Tình Hình Tổng Quát Giáo Hội Công Giáo Miến Điện

Quốc gia Myanmar hiên nay là một liên hiệp gồm nhiều đơn vị hơp thành. Yangon là thành phố thủ đô của Myannar. Toàn thể Liên Hiệp Myanmar có 14 tiểu bang và phân khu.

Giáo hội Myanmar có ba Tổng Giáo Phận Mandalay, Yangon và Taunggyi và 10 giáo phận khác là: Hakha, Kengtung, Lashio, Loikaw, Mawlamyine, Myitkyina, Pathein, Pekhon, Pyay, Taungngu.

Phật giáo là tôn giáo chủ yếu. Có chừng tất cả 600.000 người Công giáo trong các giáo phận tại Myanmar.

Vùng thành phố Mandalay cũng là vương quốc quan trọng về mặt lịch sử vào thời gian chấm dứt Hoàng triều. Mandalay la một cố đô lịch sử, một kinh đô văn hóa Myanmar, Sanana Phật Giáo và nghệ thuật và thủ công nghệ cổ truyền Myanmar, một thành phố có nhiều địa điểm lịch sử, đền đài kỷ niệm văn hóa và danh lam thắng tích Phật giáo.

Tên nguyên thủy của nó được vua Mindon tặng (1852-78), là “Yadanabon Naypyidaw”, có nghĩa là “Thành Phố Núi Kho Tàng”. Nhưng người ta biết đến tên Mandalay, dường như vì nó nằm ở chân núi Mandalay. Chỉ có hai vua cư ngụ tại Mandalay, vua Mindon và người con trai cùa ngài là vua Hsibaw (1878-85), và đây là vị vua cuối cùng của Myanmar.

Mandalay là thành phố Myanmar chứng kiến Phật giáo đến mức thịnh vượng cao nhất. Hầu hết dân Myanmar đều là Phật tử. Một số ít là Hồi giáo và Ân Giáo. Các nhóm dân tộc trong thành phố gồm ngưòi Myanmar, Kayin, Karen, Tamil và Trung Hoa. (cập nhật cuối cùng 30/5/2006).

Năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập hàng giáo phẩm Miến Điện, và giáo phận tông tòa Miền Nam Miến Điện được chia làm hai phần. Phần phía Đông lớn hơn của giáo phận tông tòa trở thành Tổng Giáo Phận Rangoon (Yangon). Phần phía Tây gồm ba quận Bassein (pathein) Myaungmya và Henzada thành Giáo Phận Bassein.

Vào năm 2003, Tổng giáo phận Yangon có 81.565 người Công giáo, tức là 0.54% của tổng số dân cư ngụ tại thủ đô Yangon.

1. Tổng Giáo Phận Yangon

Tổng Giáo Phận Yangon bao gồm toàn bộ Phân Khu Thưọng Yangon, các phần thuộc phân khu Bago, Phân khu Ayeyawaddy, và các bang Kayin va Mon. Tổng giáo phận có chung một biên giới với Thái Lan. Tổng giáo phận có một diện tích là 77.335 cây số vuông có nhiều đồi núi và đồng bằng.Toàn dân số trong tổng giáo phận là vào khoảng 15 triệu, trong đó người công giáo chỉ có 81.565 người vào năm 2003, tức 1.4% thuộc Tổng Giáo Phận Yangon. Tổng Giáo phận có 40 giáo xứ và xứ đạo phụ gồm khoảng 400 làng.

Tổng Giám mục Victor Bazin được bổ nhiệm làm người đứng đầu Tổng Giáo Phận Rangoon ngày 1/1/1955. Ngày 19/6/1971, Tổng giám mục V. Bazin về hưu và trở về Pháp ngay năm đó. Tổng Giám mục Gabriel Thohey-Gaby kế vị ngài, làm Tổng Giám Mục Rangoon. Ngày 28/9/2002, ngài về hưu và Giám Mục Sotero Phamo (Giám Mục Loikaw), được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Yangon. Ngày 24/5/2003 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục Charles Bo làm Tổng Giám Mục Yangon. Tổng giám mục nhậm chức ngày 7/6/2003 do Tổng Giám Mục Bernardini, Khâm sứ Tòa Thánh tại Liên Hiệp Myannmar chứng kiến.

Không chỉ mang lưới toàn cầu (website) của Tổng Giáo Phận là: www.yangondiomm.org

Quản Trị

Tổng giám mục Charles Bo sinh tại làng Monhla, Quận Shwebo, Phân Khu Mandalay ngày 29/10/1948. Ngài là con trai ông U John và Bà Juliana Daw Aye Tin. Ngài học tại Nhà Thỉng giảng dòng Salêdiên “Nazareth”, Anisakan, tại Pyin Oo và. Ngài hành nghề đầu tiên ngày 24/5/1970, nghề cuối cùng ngày 10/3/1976 ở Lwin từ 1962 đến 1976.

Ngài thụ phong linh mục dòng Salêdiêng tại Lashio, Bắc bang Shan, vào ngày 9/4/1976. Sau khi chịu chức, ngài làm cha xứ Loikham từ 1976 đến 1985, ngài được chyển đến nhiệm sở Anisakan làm nhà đào tạo và giám đốc chủng viên Salêdiêng Anisakan. Ngài phục vụ với tính cách Giám Quản Tông Tòa từ 1985 đến 1986, và với tính cách Bề Trên Tông Tòa, từ 1986 đến 1990. Ngài thụ phong Giám mục Lashio tại bang Shan ngày 16/12/1990.

Ngày 24/5/1996 ngài được chuyển về Giáo Phận Pathein tại Phân Khu Ayeyarwaddy và nhậm chức Giám mục Pathein ngày 25/8/1996, Trong khi làm Giám Mục Pathein, ngài được bổ nhiệm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Lashio từ tháng 5 1996 dền tháng Mười Một năm 1998 và Tổng Giáo Phận Mandalay ngày 3/4/2002 đến tháng Sáu năm 2003.

Ngày 24/5/2003 ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Yangon và nhậm chức ngày 7/6/2003

Tổng Giám Mục Bo hiện nay là Tổng Thư Ký và Thủ Quỹ của Hội Đồng Giám Mục Myanmar (CBCM) và chịu trách nhiệm Ủy BanLiên Tu Sĩ, Ủy Ban Phụng Vụ, Ủy Ban Đời Sồng Tận Hiến, Ủy Ban Đào luyện các Nhà Đào Tạo. Ủy Ban Văn Hóa và Ủy Ban Thần Học.

Địa Chỉ: Archbishop's House, 289, Theinbyu Street, Botahtaung Township P.O.11161, Yangon, Myanmar

Đt : (95) 1-392517, 245467

Fax: (95) 1-379059

Email Văn Phòng: archdygn@myanmar.com.mm

Email Cá Nhân : maungbo@baganmail.net.mm

Cha Chính: Dức Ông Gordon Anthony

Thư Ký: Cha Noel Saw Aye

Quản Lý: Cha Justin Saw Min Thide

9 cố vấn

2. Tổng Giáo Phận Mandalay

Tổng Giáo Phận Mandalay có vị trí ở giữa phần đất trung tâm Myannmar. Tổng Giáo Phận gồm khoảng 76.774 cây số vuông và gồm phần phía Nam của phân khu Saging, hầu hết toàn thể phân khu Mandalay và phần phía Đông của phân khu Magwe. Tổng Giáo Phận có các giáo phận Myitkyina, Lashio và Hakha.

Dân số Mandalay là 8.634.000 người. Mandalay không chỉ là thành phố lớn nhất thứ hai trong Liên Hiệp Myanmar, mà còn là thành phố chính tại Miền Thượng Myanmar.

Quản Trị

Tổng Giám mục Paul Zinghtung Grawng sinh ngày 20/3/1939. Ngài được truyền chức llinh mục ngày 27/3/1965 và được bổ nhiệm Giám mục Myitkyina ngày 3/4/1976. Ngài được truyền chức Giám mục vào ngày 9/7 cùng năm. Ngày 16/6/2003, Giám mục Grawng nhậm chức Tổng Giám mục Mandalay. Ngài hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Myanmar và chủ tịch Ủy Ban về Gia Đình Kitô và Ban Triết học, Đại Chủng Viện Công Giáo quốc gia. Ngài cũng là chủ tịch Animation

Địa chỉ: Archbishop House, Corner of 25th and 82nd Streets, Mandalay

Đt: (95) 2-33916

Email: paulgrawng@mandalay.net.mm

(cập nhật 30/4/2006)

3. Giáo Phận Myitkiyna

Giáo phận này là một tiêu biểu về tính phức tạp của công cuộc truyền bá Tin Mừng cho một tập thể dân cư thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, chủ yếu là người Kachin, một tiểu bang nổi tiếng trong vùng tam biên sản xuất cây thẩu và khai thác nhựa thẩu (bạch phiến) cung cấp một cách thầm kín đi nhiều nơi trên toàn cầu từ lâu trước cho đến nay.

Địa Lý

Giáo phận Myitkyina gồm có bang Kachin và mỏm phía Bắc Myanmar. Nó có chung biên giới với Ấn độ ở phía Tây và Tây Bắc, Trung Hoa ở phía Bắc và Đông. Myitkyina là giáo phận lớn nhất của Giáo hội Công Giáo tại Myanmar, bởi vì giáo phận gồm có không những bang Kachin, nhưng còn Phân Khu Sagaing (Katha, Bhamank, Lashi, Khamti, Lahe và các thị trấn Nam-Yung ) và Tây Bắc Bang Shan (Thị trấn Mobing).

Diện tích giáo phận Myitkyina là 78.000 cây số vuông, gồm có 27 giáo xứ. Đó là: Myitkyina, Sitapur, Waing Maw, Chipwi, Namsan Yang, Tanghpre, Sumprabum, Durip, Kachyihtu, Putao, Tanai, Shingbwi Yang, Khamti, Hpankant, Kamaing, Mohnyin, Mogaung, Banmaw, Nanhlaing, Mainghkat, Momauk, Sinlum, Pangkhak, Zaubung, Tingsing, Namlim Pa và Prang Hkudung.

Phàn lớn nhất của giáo phận có nhiều núi và những khoảng không ở được. Các dãy núi chạy từ Bắc xuống Nam, dọc theo sông Chindwin và Mali và Nmai ở Bắc phần, và dọc theo sông Ayeyawaddy ở Nam phần. Có thể thấy ở dây một số núi cao nhất của Myanmar, như ngọn Khkaborazi cao 5.888 m. Phần đất thấp to lớn có thể thấy chung quanh các thành phố Putao ở phía Bắc; Myitkyina là thủ đô của bang Kachin ở trung phần; Banmaw ở phía Nam; Mogang và Mony dọc theo đường xe lửa coi như Tây Nam Myitkyina, và thung lũng Hukaung ở Tây Bắc.

Dân Số

Toàn thể dân số dân thường của lãnh thổ là hơn 2.000.000 người và chủ yếu là người Miến, Shan và Kachin. Cuối năm 2004, số người Công giáo có vào khoảng 102.235 người đã rửa tội. Anh em Kitôhữu khác chủ yếu là các giáo hội: Báptít, Anh giáo, Giáo Hội Kitô (Church of Christ), và Các Công Đoàn Của Chúa Assemblies of God).

Ngôn Ngữ, Chủng Tộc

Gồm người và ngôn ngữ Miến, Kachin (Jinhpaw, Lhaovo, Lachit, Lisu, Rawang, Zaiwa và nhiều thổ ngữ), Shan, Naga, Trung Hoa, Ấn Độ, Nepal và các thổ ngữ bộ tộc khác.

Kinh Tế

Lúa gạo là sản phẩm chủ yếu thu hoạch trong bang Kachin như của quốc gia. Những sản phẩm thu hoạch thứ yếu gồm có bắp, khoai tây và đậu phụng. Có nhiều loại rau trái hầu như quanh năm. Các trái chanh họ chanh, như cam quít, nho và vú sữa, xoài, vải, dưa, mít, mận tía, lê, ổi và đu đủ, Chuối có thể tìm thấy quanh năm ở tất cả các mùa.

Các lâm sản loại gỗ quý như giá tị, và lim cũng như các loại thảo và củ rễ và các loại côn trùng, hay động vật. Rồi có ngọc bích, vàng, hồng ngọc và mỏ khoáng. Những người cư ngụ vùng đất gần các sông kiếm lợi ở rất nhiều loại cá tôm khác nhau sống trên các sông suối, Nhưng rất cần thiết tạo lập một kế hoạch giữ quân bình môi sinh.

Nghề nông là công việc chính của dân chúng. Bang cố giới thiệu nhiều phương pháp vào sản xuất nông nghiệp, các loại thóc có năng suất cao và luân canh. Bang cũng mở nhiều trung tâm làm nghề nông và trồng lúa, vừa để huấn luyện các công nhân gương mẫu vừa chứng tỏ cho dân chúng biết nên làm ruộng và vườn tược thế nào.

Giáo Dục

Tỷ lệ bách phân dân số ước đoán có biết chữ là 85% trong xứ và 78.55% riêng trong bang Kachin. Chính quyền có cố gắng đáng khen là lo mở trường học và giáo dục cho tất cả những ai cho thấy có một mức thành công nào đó trong những vùng mở rộng nhờ có phương tiện giao thông.

Có năm cấp:Trường Mẫu giáo sơ tiểu học; phổ thông trung cấp; Trường Trung Học; Trường Cao Đẳng; Trường Đại Học. Tiểu học kéo dài 5 năm, phổ thông trung cấp 4 năm và Trường Trung Học 2 năm. Có hai loại giáo dục: Cao Đẳng, Đại Học. Trường Đại Học Từ Xa và Đại Học Ban Ngày. Đối với Trường Đại Học Từ Xa, các bộ môn bị giới hạn, Đối với các Đại Học Ban Ngày thì không bị hạn chế. Dù Ban Ngày hay Từ Xa, tất cả đều tùy thuộc vào thành tích điểm ở trường trung học.

Chủ trương giáo dục của Giáo hội

Trước hết, Giáo hội mở các Trường Mấu giáo trong vùng xa xôi và trong thị xã, và mỗi năm huấn luyện các thầy giáo đến từ các giáo xứ khác nhau. Có 40 trường Mẫu giáo trong giáo phận.

Thứ đến, Giáo hội mở các trường Truyền giáo, ở đó thực sự không có các trường riêng. Các trường này gọi là các trường nhánh của bang.

Thứ ba, mỗi giáo xứ duy trì các nhà trọ, tức các nhà khách ở đó Giáo hội cung cấp đồ ăn, nơi ở và học vấn tôn giáo, và huấn luyện các thanh niên nam nữ không thể tham dự lớp học ở trường.

Thứ tư, Giáo hội bao trả việc giáo dục của các sinh viên thiếu thốn theo học các trường cao đẳng, Đại Học hay huấn nghệ. Các thanh niên không còn học trong các trường được huấn luyện nghề làm mộc, may mặc, thêu thùa, dệt, đan, trang trí, làm vườn và làm nông,... Có 3 trường dạy nghề, chừng 35 trường nội trú cho con trái và con gái và trường Truyền Giáo ở những vùng xa xôi.

Truyền Bá Tin Mừng

Các nữ tu, giáo lý viên và các thanh niên chí nguyện tích cực làm việc trong trường nội trú và tại những cộng đoàn xa xôi. Có nhiều hội đoàn nam nữ và thanh niên ở mỗi xứ. Họ cũng tích cực dấn thân trong các dịp lễ hội và thi hành các dự án của nhà xứ. Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu (Radio Veritas Asia) có những buổi phát đến các vùng xa xôi. Người Công giáo và không công giáo đều nghe và nhờ đó mà được cổ vũ nhiều về mặt thiêng liêng.

Chuyên Chở Và Giao Thông

Có dịch vụ máy bay đều đặn đến Myitkyina, Banmaw và Putao. Chính bang dành ưu tiên sửa chữa và duy trì các đường liên lạc các thị trấn chính của bang Kachin. Cũng có dịch vụ xe lửa hàng ngày giữa Myitkyina va Mandalay. Thuyền bè có thể từ Mandalay lên đến tận Banmaw và những thuyền nhỏ lượn giữa Banmaw và Myitkyna trong các mùa nước cạn thấp. Có viễn thông giữa Myitkyina và một số thị trấn lớn trong bang với các phần còn lại trong nước.

Phát Triển Lịch Sử, Thường Quyền Địa Phương

Thời các thừa sai Pháp

Một linh mục Dòng Tên, ở giữa thế kỷ 18, là nhà truyền giáo đầu tiên đã từng đi qua Bang Kachin trên đường ngài sang Trung Hoa.

Các công trình sớm trong giáo phận Myitkyina bắt đầu kể từ thời Giám mục thừa sai, Paul Ambrose Bigandet, có truyền thuyết lớn lao, thuộc hội MEP.

Ngài khi đó là Đại Diện Tông Tòa của Ava và Pegu. Chính Giám mục Bigandet đi thăm lãnh thổ miền Bắc xa xôi này năm 1856. Khi Giám Mục C. Bourdon được tấn phong Đại Diện Tông Tòa miền Bắc Miến năm 1873, điều đầu tiên ngài làm là phái cha Biet đến Banmaw (Bhamo). Cha Liyet và cha Lecome theo sau trong khoảng thời gian ngắn. Khởi đầu là tốt, nhưng bất hạnh là bệnh sốt rét (sốt rét nước đen) hoành hành và trong ba mươi năm công việc không tiến triển được nhiều. Từ 1873 đến 1901, tổng cộng có 14 linh mục chết hoặc trở về với sức khỏe suy kiệt.

Năm 1903, cha Charles Gilhordes thành lập làng Hkudung, ba mươi dặm Đông Bắc Banmaw. Từ đó các phái bộ Công giáo giữa ngươi Kachin mới đi vào phát triển. Hai nhà truyền giáo nổi bật trong thời kỳ này là cha Gilhordes (chết năm 1945) giữa người Kachin và cha Roche (chết năm 1941) giữa người Shan-Trung Hoa. Nhưng cố gắng lớn lao của các thừa sai MEP ban đầu bi ngăn trở do bệnh sốt rét quấy phá vùng này.

Thời các thừa sai Columban

Các linh mục thừa sai Columban đầu tiên đến từ Ái Nhĩ Lan, đã đem hân hoan lớn lao cho các thừa sai cựu trào.Chúa Quan Phòng lại một lần nữa ở đó đế châm ngòi toàn bộ công cuộc truyền bá Tin Mừng với sức mạnh mớí và những niềm hy vọng mới.

Cuối năm 1936, các thừa sai Colomban đầu tiên đặt chân đến Banmaw và con số này gia tăng đến 38 vị, chỉ hai năm sau khi lớp đầu tiên đến. Năm 1939, Tòa Thánh chính thức xây dựng các hạt Banmaw, Myitkyina và Katha thành giáo phận tông tòa Banmaw. Cha Patrick Usher được bổ nhiệm là Đại Diện Tông Tòa đầu tiên. Thế chiến II đã làm gián đoạn các hoạt động tuyền giáo đang lên của Banmaw. Đức Ông P. Usher không hề nao núng và can đàm nhưng chết năm 1958; được yên ủi do các công việc truyền giáo được phục hồi sau những năm tàn phá, một hy vọng mới cho tương lai của Giáo Hội vùng Banmaw-Myitkyina.

Có Cha Đặc sứ Đại diện và cha thay thế vị Đại Diện Tông tòa John Howe, kế vị Đức Ông Usher. Thế là một Giáo hôi huy hoàng được dựng lên ở Banmaw dưới sự thanh sát của cha James Cloonan.Tổng giám mục J.R.Knox lúc đó là Sứ Thân Tông Tòa ở Myanmar, chúc lành cho giáo hội năm 1960.

Năm 1961, Cơ sở Đại Diện Tông Tòa được lập thành giáo phận Myitkyina, và cùng năm đó Đức Ông John Howe được Dức Tổng Giám Mục J.U Win, thuộc Mandalay, tấn phong Giám Muc Myitkyna. Ngày 27/3/1965, Đức Ông John và Giáo hội trong giáo hạt có một trong những niềm vui lớn nhất là truyền chức cho linh mục Kachin đầu tiên do bản thân cha Paul Zinghtung Grawung.

Rất nhanh ít lâu sau biến cố bước ngoặt năm 1965, các cha Columban bắt đầu chuẩn bị cụ thề để giao phó cho hàng giáo sĩ và các giáo hữu thường lo chăm sóc giáo phận. Họ lựa chọn và huấn luyện các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và giáo hữu cho chủng viện, cho trường giáo lý viên, dậy phụng vụ và huấn luyện về tôn giáo.

Thời hàng giáo phẩm bản địa

Ngày 3/4/1976 Giám mục Howe, theo mệnh lệnh và lời chúc lành của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, truyền chức cha Paul Zingh Grawng làm Giám Mục Phụ tá. Năm tiếp sau, ngài giao toàn giáo phận cho hàng giáo sỉ bàn quốc khi đó được 10 người và các người bỏ về nhà. Các cha Columban còn lại rứt lui hoàn toàn năm 1979, cảm ta tình yêu đầy lòng thương xót của Chúa trong việc gieo trồng Vương quốc cúa Chúa trong lòng dân tộc này, và giao phó giáo phận cho Ngài, chính Ngài biết hoàn thành công việc mà các ngài cố gắng làm với tình yêu của Ngài.

Giáo phận Myitkyina giống như bất kỳ giáo phận nào trong nước đ4ã không chỉ được hưởng một chuyến đi song yên gió lặng đi xa bao lâu hoạt động truyền giáo có liên hệ tới. Những hoàn cảnh gập ghềnh và gay gothường trải đường và đoàn giáo sĩ trẻ trung đầy nghi lực nhỏ bé tìm thấy đủ can đảm để đốt sang đường mòn và đem sứ điệp Tin Mừng đến những vùng gay cấn và xa xôi. Ngày nay sau nhiều năm khó khăn, lo âu và phiền não, đau đớn và nhọc nhằn, chịu dựng và thống khổ ấy, giáo phận đã gia tăng số giáo sĩ và giáo hữu.

Kết luận

Mặc dù việc trở lại đức tin Công giáo là chậm trong suốt thời hơn mười nhà truyền giáo còn sống, đức tin Công giáo gia tăng nhanh chóng dưới thời các thừa sai Colunban, khi nhiều trung tâm truyền giáo và trường học hơn bị trục xuất năm 1966, và trường học, nhà thương và chẩn y viện bị quốc hữu hóa.

Lúc đó chỉ có một ít nhà truyền giáo có tuổi và hai linh mục bản xứ còn lại trong giáo phận. Nhưng dần dần các linh mục và các nữ tu bản địa gia tăng. Ngày nay có gần 50 linh mục, và hơn 100 nữ tu bản dịa. Cũng có các linh mục Salêdiêng, các linh mục Marist, các nữ tu Columban, các nữ tu Lasalette và một nữ tu Maryknoll. Dân số Công giáo ngày nay là trên 100.000.

(Cập nhật 25/7/2006. Tài liệu UCAN)