Giáo Hội Công Giáo Nhỏ Bé Tại Brunei Darussalam

I. Tình Hình Tổng Quát Về Brunei


Từ các thế kỷ 14 đến 16, Brunei Darussalam là ngai vị của Hồi vương giàu quyền lực trên Sabah, Sarawak và miền Hạ Phi Luật Tân. Như thế, Hồi vương hiện hành biểu thị một trong những triều đại nắm quyền liên tục cố cựu nhất trên thế giới. Vào thế kỷ 19, đế quốc Brunei Darussalam đã bị cắt xém do chiến tranh, hải tặc và việc cường quốc châu Âu bành trướng thuộc địa.

Năm 1847, Hồi vương ký một hiệp ước với Anh và năm 1888, Brunei Darussalam chính thức trở nên một nước do Anh bảo hộ. Năm 1906, chế độ Trú Sứ thành hình tại Brunei Darussalam. Một Trú Sứ Anh được bổ nhiệm làm đại biểu của chính quyền Anh, khuyến cáo Hồi vương trong mọi chuyện, trừ các tập quán truyền thống và Đạo Hồi.

Theo Thỏa ước 1959, Brunei Darussalam dành quyền tự trị trong nước và thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Năm 1971, thỏa ước được tu chính và duyệt lại, xác định độc lập hoàn toàn về nội trị, trừ các hoạt động quốc phòng và đối ngoại.

Năm 1967, Ngài Hồi Vương Haji Sir Omar Ali Saifuddien thoái vị, nhường ngôi con là Pengiran Muda Mahkota Hassanal Bolkiah. Ngày 1/1/1984 Brunei Darussalam lấy lại hoàn toàn quyến độc lập và Hồi Vương nắm giữ chức vụ Thủ Tường, Bộ Trưởng Tài Chính, và Bộ Trưởng nội Vụ, đứng đầu Nội Các gồm sáu vị.

Tháng Mười Một năm 1986, Nội Các mở rộng gồm 11 người, với việc nhà vua bỏ các chức vụ của Bộ Trưởng Tài Chính và Nội Vụ, và nắm quyền quốc phòng mà người cha cựu vương từng nắm giữ từ 1984.

Đến năm 1988 một cuộc cải tổ khác đôn Phó Bộ trưởng lên làm Bộ Trưởng, nắm đầy đủ quyền bính xác định, và lập thêm Bộ Kỹ Nghệ và Tài Nguyên nhằm thúc đẩy việc phát triển đất nước.

Vị Trí

Brunei Darussalam nằm ở Tây Bắc đảo Borneo, giữa Đông kinh tuyến 114o 04’ và 11o 23’ và Bắc vĩ tuyến 4o 00’ và 5o00’. Nước này chỉ có diện tích là 5.765 cây số vuông và một đường bờ biển dài 161 cây số dọc theo Biển Nam Trung Hoa. Nhu thế Brunei bị giới hạn do Biển Nam Trung Hoa ở phía Bắc, và các phía kia có biên giới chung với Mã Lai Á ở Sarawak.

Những Đăc Điểm Tự Nhiên

Lớp đất đai bề mặt được phát triển trên đất đá nền cổ nguyên đại thứ ba, gồm có đất cát, phiến thạch và đất sét. Miền đất phía Tây của Brunei Darssalam là vùng đất thấp có nhiều đồi núi dưới 91m, nhưng nhô lên ỏ phia trong đến khoảng 300 m. Phần phía Đông gồm chủ yếu là nền đất núi lởm chởm, cao tới 1850 mét trên mực nước biển ở Pukit Pagon. Bờ biển có một đồng bằng lên xuống theo thủy triều và lầy lội.

Khí Hậu

Brunei Darussalam có khí hậu xích đới, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, và mưa nhiều đều đặn. Nhiệt độ thay đổi từ 23-32o Celsius, trong khi mưa thay đổi quanh năm từ 2.500 mm ở vùng bờ biển cho đến 7.500 mm ở phía trong. Không có mùa ẩm rõ rệt.

Các Thành Phố

Brunei Darussalam được chia thành bốn quận, cụ thể là Brunei/Mara, Tutong, Belait và Temburong. Bandar Seri Begawan là thủ đô của Brunei Darassalam với diện tích khoảng 16 cây số vuông. Làng Nước nổi tiếng của Brunei (Kampong Water) cũng ở đây.

Các thành phố khác là Muara, khoảng 41 cây số về phía Tây Bắc. Bandar Seri Begawan nơi có cảng chính ở đó, Seria có trụ sở kỹ nghệ dầu khí, và Kuala Belait, Pekan Tutong và Bangar là các trung tâm hành chính của các quận tương ứng Belait, Tutong and Temburong.

Dân Số

Dân Số Brunei Darussalam năm 2004, ước lượng là 357,800 người (186,200 nam và 171,600 nữ).

Con số ước đoán này gồm những dân ở Brunei Darussalam. Cộng đoàn Mã Lai chỉ các nhóm bản địa Brunei gồm người Mã Lai, Kedayan, Tutong, Belait, Bisaya, Dusun và Murut, tất cả làm thành khối dân số quan trọng có 237.100 người. Nhóm bản địa khác có 12.300 người, gồm Trung Hoa 40.200 người, và các chủng tộc khác không xác định là khoảng 68.200 người.

Phân bố dân số theo quận cho thấy ở Brunei, quận Muara vẫn có tỷ lệ lớn nhất với tổng số 247.200 trong khi các quận Belait và Tutong có 59.600 người và 41.600 người. Hạt Temburong có dân số ít nhất là 9.400 tức 2.8%. [Malay, Kedayan, Tutong, Belait, Bisaya, Dusun, Murut 66.3%; Trung Hoa 11.2%; Các chủng khác 11.8%; Iban, Dayak, Kelabit 6%.]

Tôn Giáo

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Brunei Darussalam như được nói rõ trong Hiến Pháp Brunei, với Ngài Hồi Vương và Yang Di-Pertuan là người đứng đầu Hồi giáo tại đất nước này. Như thế Hồi giáo đóng một vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi người Hồi giáo tại Brunei Darussalam. Các tôn giáo khác được thực hành trong nước là Kitô giáo và Phật giáo.

Ngôn Ngữ

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Mã Lai. Các ngôn ngữ khác là tiếng Anh và tiếng Trung Hoa (nhiều thổ ngữ khác nhau).

II. Giáo Hôi Công Giáo Và Nền Văn Hóa Brunei Darussalam

Văn Hóa

Văn hóa Brunei chính thức xuất phát từ Thế Giới Mã Lai cổ đại bao trùm quần đảo Mã Lai và văn hóa này bắt nguồn từ thực tế hình thành lịch sử xã hội là nền Văn Minh Mã Lai. Căn cứ trên các sự kiện lịch sử, nhiều yếu tố văn hóa khác nhau và các nền văn hóa ngoại quốc, có một dấu ấn ảnh hưởng lên văn hóa đất nước này. Như thế, văn hóa có thể mạng đấu vết từ bốn thời kỳ khác nhau nhưng liên tục là Hồn Linh Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Kitô giáo Phương Tây. Tuy nhiên chính Hồi giáo đã đi tới kết quả là gây thương tích sâu đặm gốc rễ của đất nước này, làm thành nền văn hóa Brunei, và từ đó Brunei dần có một cung cách sống và chấp nhận Hồi Giáo làm ý thức hệ và triết lý của quốc gia.

Giáo Hội Công Giáo

Brunei Darussalam tích lũy một di sản văn hóa giàu có được duy trì mãi đến nay. Việc thiết lập Trung Tâm Nghệ Thuật và Thủ Công năm 1975 là một bằng chứng sống động bảo tồn và sáng tạo nghệ thuật thủ công của những ngày trước, khi Brunei nổi tiếng về các nghề như đóng tàu, chạm bạc, làm đồ đồng, dệt vải, cũng như đan chiếu và rổ rá.

Các vết tích và di sản nghệ thuật khác nhau của Brunei Darussalam, ngoài những thứ kể trên, còn có các loại vũ khí Mã lai, nghề chạm khắc gỗ, các trò chơi cổ truyền, các nhạc khí cổ truyền, ‘silat’ (nghệ thuật tự vệ cổ truyền) và các đồ trang sức phụ nữ.

Một số những thứ này được giữ trong Viện Bảo Tàng Brunei và Viện Bảo Tàng Kỹ Thuật Mã Lai; không những cho thế giới xem, mà quan trong nhất là cho thế hệ ngày nay chiêm ngắm và hãnh diện, và cho thế hệ tương lai phấn đấu, có lẽ có một cái gì nhắc nhở về tài năng tự nhiên của cha ông thổ dân Brunei, khả năng sáng tạo và đối mới, mà qua các thế hệ, đã được ghi khắc như một trong di sản văn hóa cổ truyền của thế giới Mã Lai.

Giáo Phận Tông Tòa Brunei Darussalam thể hiện một quyền tài phán của Giáo Hội Công giáo Rôma trên lãnh thổ Brunei, một quốc gia nhỏ bé ở bờ biển Bắc Borneo. Giáo Phận Tông Tòa do một vị đại diện Tông Tòa, hiện là Giám Mục Cornelius Sim.

Lịch Sử

Cộng đoàn Công giáo hiện nay trong xứ bắt nguồn từ hoạt động của Hội Truyền Giáo Thánh Thánh Giuse (Mill Hill Missionaries). Qua nhiều năm, Giáo hội địa phương được quản trị theo quyền tài phán của giáo hội tập trung tại Labuan, Jesselton (bây giờ là Kotobatu), Kuching và Miri bên Mã Lai Á.

Việc tách ly lãnh thổ trước kia thuộc Giáo phận Miri-Brunei (nay người ta chỉ biết là Giáo Phận Miri) lập ra Giáo hội Brunei riêng biệt. Lãnh thổ này được chỉ định là Phủ Đoãn Tông Tòa tháng 11/1997, được lãnh đạo khi đó do Đức Ông Cornelius Sim (ngài là Tổng Đại Diện Miri ở Brunei, và một linh mục) là vị Đại Diện Tông Tòa đầu tiên. Ngày 22/2/1998, Đại Diện Tông Tòa ra đời theo Sắc lệnh Đức Giáo Hoàng gửi cho cộng đoàn tín hữu, và Phủ Doãn Tông Tòa được thiết lập. Ngày 20/10/2004, chưa đầy bảy năm sau khi được thành lập, Phủ Doãn Tông Tòa được nâng lên Giáo Phận Tông Tòa. Đức Ông Sim được ưu tiên lựa chọn và tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội với tính cách vị Đại Diện Tông Tòa Đầu Tiên, mang tước hiệu Giám Mục Hiệu Tòa. Lễ nghi phong chức giám mục diễn ra ngày 21/1/2005.

Quản Trị

Giáo Phận Tông Tòa không có chưởng ấn riêng biệt, mà cũng không có nhà thờ lớn được chỉ định. Tuy nhiên một trong các giáo xứ, Nhà Thờ Đức Mẹ Lên Trời, không chính thức nhận mọi chức năng, như làm nơi ở và văn phòng của Giám mục, nhưng là xứ đạo đông nhất trong giáo phận. Không có Hội Đồng Linh Mục chính thức, mặc dù các giáo sĩ thường đến với nhau hằng tháng.

Tổng giáo phận được quản lý về mục vụ qua các Ủy Ban phụ trách về Phụng Vụ, Sư Phạm Giáo Lý, Tài Chính, Giáo Dục, Thanh Niên, Truyền Bá Tin Mừng, Đời Sống Gia Đình, Phúc Lợi Di Dân, Hoạt Động Tông Đồ Kinh Thánh và Giao Thương Xã Hội.

Các Ủy Ban do các giáo xứ được bổ nhiệm, và đại diện giáo tòa từ các giáo xứ điều khiển. Các Ủy Ban này có vai trò nuôi dưỡng một cách nhìn và điều khiển có đồng bộ giữa các giáo xứ trong nhiều khía cạnh của đời sống Kitô.

Các Giáo Xứ

Theo ước đoán thô sơ, số tín hữu có khoảng 18.000 người, mặc dù các con số có xu hướng trồi sụt, vì cộng đoàn rất chuyển động, nhất là các người Phi Luật Tân xuất ngoại, làm nên một số đông người Công giáo tại Brunei. Cũng có một số các người Trung Hoa, Nam Á và tín đồ bản địa.
Giáo Phận có ba giáo xứ tất cả đều ở ba thành phố lớn. Các giáo xứ đó là: [*Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời tại Bandar Seri Begawan; *Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội; *Nhà Thờ Thánh Gioan tại Kuala Belait.]

Cũng có một cộng đoàn Công giáo đáng kể trong quận xa xôi là Temburong, cho dù vẫn chưa có giáo xứ ở đây. Tín hữu được ba linh mục triều phục vụ, gồm có Giám mục và một Cha xứ. Không chỉ mạng của Giáo Phận Tông Tòa Brunei là: www.bruneicola.com

Giám mục DD Cornelius Sim sinh ngày 16/9/1951 tại Seria. Ngài là người Brunei đầu tiên được truyền chức ngày 26/11/1989, lễ Chúa Kitô Vua, do Giám Mục Anthony Lee Kok Hin thuộc Miri (Mã lai Á) tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Seria và nhiệm chức Đại Diện Phủ Doãn Tông Brunei Darussalam ngày 23/2/1998. Ngài được bổ nhiệm Đại Diện Giáo Phận Tông Tòa Brunei ngày 20/10/2004. Ngài được truyền chức Giám mục ngày 21/1/2005.

Địc chỉ: Church of Our Lady of the Assumption, 11, Jalan Kumbang Pasang, Bandar Seri Begawan, BS8671, Brunei Darussalam
Hộp Thư: P.O Box 527, Bandar Seri Begawan, BS 8671, Brunei Darussalam
Đt: (673) 222-2261
Fax: (673) 222-2261
Email: frcsim@brunet.bn

Tóm lại vào ngày 31/12/2005, Giáo Phận Tông Tòa Brunei Darussalam có dân số ước đoán là 18.000 người Công giáo đã rửa tội, chiếm 4.7% trong tất cả 379.444 người trên lãnh thổ. Giáo Phận có ba giáo xứ và một trạm truyền giáo. Năm 2005 Giáo Phận ghi sổ 127 trẻ em rửa tội (trong khoảng 7 năm) và 88 người lớn rửa tội.Có 48 cặp lấy nhau.

(Cập nhật cuối cùng ngày 28/3/2007. Tài liệu UCAN)