Giáo Hội Kazakhstan Đang Chập Chững

Địa Lý Tự Nhiên Và Nhân Văn

Kazakhstan nằm ở phía Bắc các nước cộng hòa Trung Á, và có biên giới chung với Nga ở phía Bắc, Kyrgystan và Uzbekistan ở phía Nam, và biển Caspian và một phần Turkmenistan ở phía Tây. Nó có hầu hết 1.177 dặm, với 1.894 cây số đường bờ biển trên Biển Caspian. Kazakhstan lớn khoảng bốn lần bang Texas. Lãnh thổ hầu như là đất thảo nguyên với đồng bẳng vả cao nguyên.

Chính quyền được tổ chức theo chế độ Cộng Hòa. Đó là nước Cộng Hòa Kazakhstan (Qazaqstan Respublikasy). Tổng Thống là Ông Nursultan A. Nazarbayev (được bầu từ 1990 đến nay). Thủ Tướng là Karim Masimov (2007)

Diện tích đất liền là 1,030,810 dặm vuông (2,669,800 cây số vuông); tổng diện tích là 1,049,150 dặm vuông (2,717,300 câys số vuông).
Dân số ước định năm 2006 là 15,233,244 (tỷ lệ tăng trưởng: 0.3%); sinh suất: 16.0/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 28.3/1000;tuổi thọ trung bình: 66.9; mật độ dân số trên một dăm vuông : 15

Thủ đô ước định năm 2003 là Astana, 288,200 (trước kia là Aqmola); thủ đô từ năm 1997).

Các thành phố lớn nhất là: Almaty (thủ đô trước kia), 1,045,900; Karaganda, 404,600; Shymkent, 333,500; Taraz, 305,700; Pavlodar, 299,500; Ust-Kamenogorsk, 288,000; Aqtöbe, 234,400.

Ngôn ngữ: Kazak (Qazaq) 64%; tiếng Nga) 95% (ước lượng năm 2001).

Ngôn ngữ chính thức của Kazakhstan là tiếng Kazakh thuộc về nhóm ngôn ngữ Turkic. Hệ thống chữ viết Kazakh dựa trên căn bản chữ Cyrillic có thay đổi một ít theo tiếng Kazakh.

Các nhóm dân tộc

Kazakhstan là một nước đa chủng. Có hơn một trăm nhóm dân tộc, và bảy nhóm có dân số lớn. Năm 1999, tình hình phân bố như sau: Kazak (Qazaq) 53.4%, Nga 30%, Ukrainia 3.7%, Uzbek 2.5%, Đức 2.4%, Tatar 1.4%, Uygur 1.4%,khác 4.9%.
Đến năm 2004, người Kazakh chiếm 57,19% dân số, Nga 27,24 %, Ukrainia 3,14%, Uzbeks 2.74 %, Đức 1,59% và các thành phần khác 8.1 %.
Người Nga cơ bản sống ở phía Bắc và trong các khu vực thành thị lớn trong khi người Kazakhs thườ sống đông đảo ở miến Nam và các khu vực nông thôn. Các đại diện các nhiều quốc gia Slavonic khác sống trong các thành phố lớn hay gần quanh đó.
Tôn giáo: Hồi giáo 47%, Chính Thống Nga 44%, Tin Lành 2%, khác 7%.

Lịch Sử

Người bản địa Kazakh là người Turk du mục, từng thuộc về nhiều đoàn của bày dân du mục Kazakh. Họ tụ tập với nhau trong các chỗ định cư và sống trong các lều hình vòm được làm bằng dạ gọi là yurts. Các bộ tộc du cư theo mùa để tìm đồng cỏ cho các bày cừu, ngựa và dê ăn. Dù có người đứng đầu, các người Kazakh ít khi được đoàn kết lại thành một quốc gia dưới quyền một người lãnh đạo lớn.

Các bộ tộc của họ sa vào quyền cai trị Mông Cổ trong thế kỷ 13 và họ được các khan (tộc trưởng) Tartar thống trị, mãi đến khi khu vực này bị Nga chinh phục thế kỷ 18. Một số lãnh thổ của nước Kazakhstan hiện nay thuộc về đế quốc Nga. Rồi dần dần người Nga chiếm hết lãnh thổ.

Sau cuộc cách mang Bolchevik thành lập Liên Bang Xô Viết, Kazkhstan trở nên một phần thuộc vào Cộng Hòa Tự Trị Kirgiz do nhà chức trách Xô Viết lập nên năm 1920, và năm 1925 thực thể này lấy tên là Cộng Hòa Xô Viết Tự Trị Kazakh (Kazakh ASSR). Sau năm 1927, chính quyền Xô viết bắt đầu buộc những người Kazakh du mục phải định cư trên các nông trường tập thể nhà nước, và người Xô Viết tiếp tục chính sách của sa hoàng khuyến khích đông người Nga và Slav đến định cư trong vùng.

Giữa thế kỷ XX, Kazakhstan là một nơi đầy ải các kẻ thù của chế độ Cộng Sản. Trong thập niên 1950, lãnh tụ Xô Viết Nikita Khruschev bắt đầu chương trình Đất Hoang đưa nhiều di dân Slavonic sang Kazakhstan, cơ bản là ở phía Bắc.

Vì vùng này phát triển cực lực về nông nghiệp, và chính quyền Xô Viết dùng nơi này làm vùng đất thử nghiệm vũ khí nguyên tử, nhiều vấn đề môi sinh trầm trọng phát sinh vào cuối thế kỹ XX. Cùng với các nước cộng hòa Trung Á, Kazakhstan được độc lập khỏi chế độ Xô viết đang trên đường suy sụp năm 1991. Kazakhstan công bố làm thành viên trong Khối Thịnh Vương Chung của các quốc gia độc lập ngày 21/12/1991, cùng với mười nước công hòa Xô Viết khác trước kia. Năm 1993, quốc gia chấp nhận với đa số áp đảo Hỏa Ước Không Không Phổ Biến Hạt Nhân.

Tổng thống Nursultan Nazarbayev cấu trúc lại và củng cố nhiều hoạt động của chính phủ năm 1997, loại bỏ một phần ba các bộ và cơ quan chính quyền. Năm 1997, Astana (trước kia Aqmola)được chọn làm thủ đô mới của quốc gia thay thế thành phố Almaty, dù thành phố này lớn nhất nước.
Tháng Giêng năm 1999, Nazarbayev tuyên thệ nhậm chức trong bảy năm nữa, mặc dù đợt bầu cử bị nhiều người chỉ trích, khi có một lãnh tụ phe đối lập thiếu phẩm chất về kỹ thuật. Dù chuyên đoán, Nazarbayev, từng cai trị Kazakhstan từ 1989 (khi nước này vẩn còn thuộc về Liên Xô), vì ông là một lãnh tụ được nhiều người biết đến.

Kazakhstan có tiềm năng trở nên một trong những nước giàu có nhất vùng Trung Á vì giàu mỏ khoáng và nguồn lợi dầu khí; hơn nữa, chủ trương một nền kinh tế tự do của nước này cũng khuyến khích phương Tây mạnh dạn đầu tư hơn. Năm 2000, dầu khí được phát hiện trong phần đất Kazakhstan ở vùng biển Caspian. Người ta tin rằng đó là công cuộc tìm thấy dầu lớn nhất trong vòng ba mươi năm. Vào tháng Ba, năm 2001,một ống dẫn dầu được xây dựng, chuyên chở dầu từ bãi Tengiz đến cảng Novosibirsk bên Biển Đen của Nga. Năm 2004, Kazakhstan ký một thỏa ước, cho Trung Hoa xây dựng một đường ống dẫn dầu đến biên giới Trung Hoa.

Nhưng khi triển vọng kinh tế bùng nổ, thì những nguyên tắc dân chủ vẫn tiếp tục tàn héo. Trong bảy năm qua, tổng thống đã xách nhiễu ngành truyền thông độc lập, bắt giam các lãnh tụ đối lập, và thông qua luật lệ có tác dụng khiến các chính đảng mới thực tế không thể thành lập được.

Vào tháng Mười Hai năm 2005, Tổng thống Nazarbayev được tái bầu cử với 91 % số phiếu. Vào tháng 5/2007, Quốc Hội bầu phiếu không chịu những giới hạn về nhiệm kỳ chức vụ, như vậy cho Tổng thống Nazarbayev được ở lại vô hạn định trong chức vụ. Tháng Sáu, Nazarbayev giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử vào tháng Tám, hai năm trước thời hạn dự liệu. Phe đối lập tham phiền rằng chuyển biến này không dành cho họ thời gian thích hợp để tranh cử.
Thủ tướng Daniyal Akhmetov từ chức vào tháng 1/2007, không nêu lý do cho việc làm đó. Ông được thay thế bằng Karim Masimov, Phó Thủ Tướng trước kia.

Các Tranh Chấp Quốc Tế

Kazakhstan và Trung Hoa đã giải quyết các tranh chấp về biên giới và đang cố xác định những biên giới mở rộng để kiểm soát việc di dân, hoạt động và buôn bán bất hợp pháp. Việc xác định biên giới với Nga được dự định hoàn tất năm 2003. Việc xác định biên cương với Turkmenistan và Uzbekistan cũng đã hoàn thanh nhất là định đường hầm biên giới. Việc định biên giới với Kyrgyzstan được hoàn tất phần lớn. Các hiệp ước thềm biển có khoảng cách bằng nhau, đã được ký kết với Azerbaijan và Nga trong vung biển Caspian, nhưng không thực hiện nghị quyết phân chia các cột nước giữa bất kỳ quốc gia nào có bờ biển; không có nghị quyết biên giới thềm biển Caspian với Turkmenistan.

Giáo phận Chúa Ba Ngôi Cực Thánh Almaty

Giáo Phận này nằm ở vị trí miền Nam Kazakhstan, gồm bốn miền của Kazakhstan rải rắc chung quanh trung tâm Almaty.
Năm 1991, sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, thì Kazakhstan trở nên độc lập. Năm 1993, Kazakhstan phê chuẩn hiến pháp hậu Xô Viết đầu tiên, và tháng Ba 1994, nước cộng hòa
tổ chức bầu cử đa đảng tự do đầu tiên, từ khi được độc lập.

Các Kitô hữu đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên lãnh thổ Kazakhstan hiện tại vào thời Trung Cổ, những dưới áp lực của Hồi giáo, các cộng đồng Kitô giáo biến mất. Kitô giáo xuất hiện lần thứ hai là khi Kazakhstan trở nên một nước cộng hòa Xô Viết, khi nhiều người châu Âu bị đưa đến Kazakhstan như người Đức, Ba Lan và Ukrainia.

Sau khi Kazakhstan độc lập, chỉ có một giám mục duy nhất phục vụ nước này, cũng như toàn thể các cộng hòa Trung Á. Ngày 6/8/1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lập ra giáo phận Karaganda và Almaty, giám quản tông tòa Astana và Atyrau, từ giám quản tông tòa duy nhất trước kia cho quốc gia Trung Á Kazakhstan.
Ngày 17/5/2003, giám quản tông tòa Astana thành Tổng Giáo Phận và giám quản tông tòa thành giáo phận.

Chính Quyền Địa Phương

Kazakhstanđưọc chia thành 14 tỉnh, Các thành phố lớn nhât trogn giáo phận là Amaty và Shymkent. Almaty la thủ đô trước kia của Kazakhstan, từng được dùng làm trung tâm quốc gia, từ khi Kazakstan được thành lập một nước Cộng Hòa Tự Trị Xô Viết năm 1925.

Giáo Dục

Trình độ giáo dục rất cao. Chuơng trình là giảng dậy cho 100% người biết đọc biết viết. Chương trình này bắt đầu ở Kazakhstan dưới thời Xô Viết, và bây giờ việc biết đọc biết viết cho ngưới lớn tỷ lệ là gân được 100%. Các trường tiểu và trung đều thực hiện chương trình giáo dục miễn phí. Giáo dục tiểu và trung học kéo dài tất cả là 11 năm.
Có nhiều cơ sở giáo dục học vấn chuyên biệt trong các lãnh vực như y khoa, kinh tế học và kỹ thuật dân chính. Các Trường đại học chính trong xứ gồm Trường Đại Học quốc gia Kazakh, Trường Đại Học Quốc Gia Qrahandy và Trường Đại Học Sư Phạm quốc gia Kazakh.

Khí Hậu

Khí hậu Kazakhstan có tính chất đại lục khắc nghiệt, có đặc điểm mù hè nóng và mủa đông lạnh giá. Miền Nam có khí hậu êm dịu hơn và mùa hè nóng hơn miền Bắc và miền Trung. Tùy thuộc từng miền nhiệt độ trung bình hằng ngày vào tháng Giêng là khoảng từ -19o đến -4o Celsius, và tháng Bảy từ 19-26 o Celsius. Nhiệt độ cưc đại mùa hè có thể lên tới 45o và mùa đông có thể xuống tới -45o.

Dân Số Công Giáo

Vào thời điểm tháng 5/2007, có khoảng 1.1000 người Công giáo đã rửa tội trong lãnh thổ của Giáo Phận Chúa Ba Ngôi Cự Thánh Almaty. Họ làm thành gần 1% ttoàn dân số của lãnh thổ. Giáo phận có 9 giáo xứ và 6 trung tam truyền giáo. Có 12-15 trường hợp mỗi năm
Dân số trong giáo phận: Tín đồ Công Giáo đã rửa tội hay gần 1%. Thành viwên của các giáo phái Kitô khác ước chừng 28%. Các tín đồ của các tôn giáo khác (hầu hết là Hồi giáo) 70%.

Giám mục Henry Theophilus Howaniec, OFM sinh ngày 14/2/ 1931, tại Chicago, Illinois, U.S.A. trong một gia đình thuộc dân tộc Ba Lan. Ngài được truyền chức linh mục ngày 14/6/2000. Ngài chịu chức Giám mục ngày 29/11/2000. Từ 4/11/1993, ngài đã làm việc tại Kazakhstan. Ngày 7/7/1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài đứng đầu Giáo Phận tân lập Chúa Ba Ngôi Cực Thánh Almaty.
Địa Chỉ:: Kabanbay Batyra 77/16, 050 000, Almaty, Main Post Office, P. Box 108, Kazakhstan
Đt: (7) 3272-726 240; 726 415
Fax: (7) 3272-616 776
Email: diocese-almaty@nursat.kz

Tổng Đại Diện: Cha Jan Bogumil Bednarski, OFM
Địa Chỉ: Kabanbay Batyra 77/16, 050 000, Almaty, Main Post office, P. Box 108, Kazakhstan
Đt: (7) 3272-726 240; 726 415
Fax: (7) 3272-616 776
Email: bogbed@mail.ru

(Cập nhật cuối cùng ngày 25/6/2007. Tài liệu UCAN)