Giáo Hội Công Giáo ở đảo quốc thần tiên bé nhỏ Cộng Hòa Vanuatu

I. Vanuatu, Quần Đảo Nam Thái Bình Dương

Địa Lý

Vanuatu là một quần đảo gồm 83 hải đảo nằm giữa Tân Caledonia va Fiji ở Nam Thái Bình Dương. Chi tiết cụ thể hơn nữa. quần đả này nằm ở vị trí 1.750 cây số đông Úc Châu, cách New Caledonia 500 cây số về hướng Tây Bắc, Tây Fiji và nam quần đảo Solomon.

Trong tất cả 83 đảo ấy, thì 14 hòn nhô lên khỏi mực nước biển các diện tích hơn 100 cây số, từ đảo lớn nhất đến nhỏ nhất có cáo đảo:

Espiritu Santo (3956 km²/1527 mi²), Malakula (2041 km²/788 mi²), Efate (900 km²/350 mi²), Erromango (888 km²/343 mi²), Ambrym (678 km²/262 mi²), Tanna (555 km²/214 mi²), Pentecost (491 km²/190 mi²), Epi (445 km²/172 mi²), Ambae or Aoba (402 km²/155 mi²), Vanua Lava (334 km²/129 mi²), Gaua 328 km²/127 mi²), Maewo (304 km²/117 mi²), Malo (180 km²/70 mi²) and Anatom or Aneityum (159 km²/65 mi²).

Chính quyền tổ chức theo chế độ cộng hòa. Ngoài Tổng Thống, Cộng Hòa Vanuatu có Thủ tướng là Han Lini (2004), với diện tích là 12.200 cây số vuông, dân số ước lượng năm 2006 là 208.869 người, tỷ lệ tăng trưởng 1, 5%, sinh suất 22.7/1000, tử suất trẻ sơ sinh: 53.8/1000, tuổi thọ trung bình là: 62.9, mật độ dân số là 37 người trên một cây số vuông.

Kinh đô và thành phố lớn nhất là Port Vila có 35.300 người.



Phân Khu Hành Chánh

Từ năm 1994, Vanuatu đã được phân chia thành sáu tỉnh:: Malampa, Penama, Sanma, Shefa, Tafea, Torba



Ngôn ngữ: tiếng Bislama 23% (thứ tiếng Melanesian trộn lẫn tiếng Anh), Anh 2%, Pháp 1%, (cà ba thứ tiếng đều chính thức); hơn 100 thổ ngữ địa phương 73%. Chủng tộc: Ni-Vanuatu 98.5%, khác 1.5% (1999). Theo ước đoán năm 1979 thì tỷ lệ biết đọc biết viết là: 53%.

Các nơi có giao dịch buôn bán với Thái Lan, Mã Lai Á, Nhật Bản, Bỉ, Trung Hoa, Đài Loan, Úc Đại Lợi, Tân Gia Ba, Tân Tây Lan, Fiji và Hoa Kỳ (năm 2004).

Tranh chấp Quốc Tế: Vanuatu và Pháp đều đòi hỏi các đảo Matthew và Hunter ở phía Đông New Caledonia.

Lịch Sử

Nhiều trong các đảo Vanuatu đã có người ở trong nhiều ngàn năm trước với chứng cớ khảo cổ lâu đời từ 1.300 trước Công Nguyên.

Năm 1606 một đoàn thám hiểm Tây Ban Nha do các nhà hải hành Luis Váez de Torres cầm đầu, và Pedro Fernández de Quirós trở thành người đầu tiên từ châu Âu tới quần đảo này mà lúc đó họ tin là thưộc về Terra Australis. Người Châu Âu bắt đầu đến cư ngụ tại Đảo vào cuối thế kỷ 18, sau khi nhà thám hiểm Anh James Cook viếng thăm đảo lần thứ hai và đặt tên Tân Hebrides

Chế Độ Công Quản Liên Hợp Anh Pháp (1887-1980)

Năm 1887 các đảo này đặt dưới quyền quản trị của một ban hải quân Anh Pháp liên hợp. Năm 1906, người Pháp và Anh đồng ý hình thức công quản chung trên quần đảo Tân Hebrides.

Nền kinh tế đồn điền của các đảo dựa cơ bản trên lao động công nhân mà người Pháp nhập cảng từ Việt Nam sang, trở nên thịnh vượng cho đến thập niên 1920, thời gian các thị trường cần đến những sản phẩm đó sa sút. Có thể nhân dịp giữa hai thế chiến I và II, người Pháp đưa nhiều thanh niên lao động Việt Nam qua dấy.

Nhiều bệnh tật do các nhà truyền giáo, các nhà buôn bán gỗ đàn hương (sandalwood), và nhiều người khác mang đến khiến cho dân số giảm từ gần một triệu người năm 1800, xuống còn 45.000 người năm 1935.

Vanuatu phải chịu thói buôn bán nô lệ da đen. Theo đó một nửa dân số đàn ông người lớn của một số đảo trở nên những người lao động cà răng ở Châu Úc.

Trong Thế Chiến II, các đảo Efate và Espiritu Santo đã được dùng làm các căn cứ quân sự của phe đồng minh. Sau chiến tranh, những người Melanesian bản địa bắt đầu vận động bên hành lang nghị viện cho nền độc lập của các đảo.

Tranh Đấu Giành Độc Lập Cho Đảo Quốc (1960-1980)

Trong các năm 1960 dân tộc ni-Vaniatu bắt đầu khẩn thiết đòi tự quản và về sau được độc lập hẳn. Các dân ngụ cư người Pháp và các công nhân đồn điền ở Espiritu Santo nổi dậy ngắn ngủi vào tháng 5/1980. Ngưòi Pháp, Anh và Papua Guinea gửi quân đến, dẹp tan cuộc nổi loạn. Theo lời chính phủ mới nói, cuộc nổi loạn được Quỹ Phoenix, do một nhóm người Mỹ cánh hữu thành lập, tài trợ.

Chù quyền đầy đủ cuối cùng được cả hai quốc gia châu Ấu trao mgày 30/7/1980 và Vanuatu trở nên một nước Cộng Hòa trong Khối Thịnh Vương Chung Các Quốc Gia. Vì thế Vanuatu gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1981 và Các Quốc Gia Không Liên Kết năm 1983.

Xáo Trộn Chính Trị (Thập Niên 1990)

Trong thập niên 1990, Vanuatu trải qua một thời kỳ bất ổn chính trị cuối cùng đưa đến một chính quyền tản quyền nhiều hơn. Lực Lượng Lưu Động Vanuatu, một nhóm bán quân sự, tiến hành chính biến năm 1996 vì tranh cãi tiền lương. Có dư luận gán cho chính phủ Maxime Carlot Korman tham ô. Nhiều cuộc bầu cử được triệu tập từ năm 1997 và mới đây năm 2004.

Đến tháng Bảy năm 2002, Thủ tướng trước kia là Barak Sope được người ta tín là có lừa đảo. Alfred Maseng được bầu làm tổng thống tháng Tư năm 2004, nhưng ông này lại bị buộc phải xuống vì thành tích trọng tội bị tiết lộ. Tháng Tám 2004, Kalkot Mataskelekele, được bầu chọn trong số 16 ứng viên, làm tổng thống mới. Ông là tổng thống đầu tiên của xứ sở có trình độ đại học.

Hầu hết các đảo có nhiều núi non và có nguồn gốc núi lửa và có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Các thành phố lớn nhất của quốc gia là Port Vila nằm trên đảo Efate, và Luganville trên đảo Espiritu Santo. Điểm cao nhất tại Vanuatu là ngọn núi Tabwemasana, cao 1.879m trên đảo Espiritu Santo. Có nhiều núi lửa hoạt động tại Vanuatu, gồm có ngọn Lopevi cũng như nhiều núi phun lửa ngầm dưới nước. Hoạt động của núi lửa hay diễn ra. Có nguy hiểm thường xuyên là có núi vụ phun lửa lớn, mà vụ phun lửa cuối cùng xảy ra năm 1945. Mưa trung bình vào khoảng 2.360 mm hằng năm, nhưng có thể cao tới 4.000 mm tại các đảo miền Bắc.

Vanuatu được nhìn nhận là một vùng kinh tế lãnh thổ rõ rệt, được biết là các rừng có mưa Vanuatu. Vanuatu là một phần thuộc về vùng kinh tế châu Úc, mà cũng còn có lân bang Tân Calodenia và các đảo Solomon, cũng như châu Úc, Tân Guinea và Tân Tây Lan.

Nền kinh tế đặt nền tảng cơ bản trên cuộc sống tự tồn thấp hay nền canh nông có qui mô nhỏ chỉ đủ cung cấp cuộc sống cho 65% dân chúng. Nghề đánh cá, dịch vụ tài chính ngoài khơi và du lịch (với khoàng chừng 50.000 du khách tham quan năm 1997) là những trụ cột của nền kinh tế. Các trữ lượng khoáng chất chưa được quan tâm đủ; nhà nước không có trữ lượng về dầu khí. Một công nghiệp nhẹ và nhỏ cung ứng cho thị trường địa phương.

Vanuatu với dân số khoảng 221.506 người. Hầu hết dân chúng là người thôn quê, mạc dù Port Vila và Luganville có đông tới mấy chục ngàn người. Các cư dân Vanuatu hay Ni-Vanuatu phần đông thuộc gốc gác Melanesian, với một ít người còn lại có hỗn chủng với dòng máu Âu Châu, Á Châu và những người ở hải đảo Thái Bình Dương. Ba hòn đ3ảo về mặt lịch sử là do người Polynesians khai thác từ lâu.

Văn Hóa

Văn hóa rất đa dạng, xuất phát từ các dị biệt địa phương va ảnh hưởng ngoại quốc. Vanuatu có thể được chia làm ba vùng văn hóa quan trọng:

Tại miền Bắc phú cường được thành hình do có bao nhiêu thứ ta có thể phô bày. Lợn, nhất là những con đã có vòi tròn được coi là một biểu tượng phú cường khác.

Tại miền Trung, nhiều hệ thống văn hóa Melanesian cổ truyền hơn thống trị.

Tại miền Nam, một hệ thống phức tạp danh hiệu được ban tặng với nhiều đặc quyền kèm theo đang phát triển.

Các thanh niên đều trải qua lễ nghi khi đến dậy thì khác nhau đế giới thiệu họ vào thế hệ trưởng thành, thường đó là tục cắt bao qui đầu (cắt bì).

Âm Nhạc

Đa số dân chúng Vanuatu chơi nhạc theo kiểu cổ truyền, gồm có việc hiều biết chơi trống cồng có khe (slit drums và slit gongs), cũng như các nhạc khí khác nhau được biểu diễn trong cácdịp khiêu vũ và lễ hội làng xã. Lại có âm nhạc bình dân nhất, tại Vanuatu cả ở thành thị lẫn nông thôn, người ta biếtđó là nhạc "ban nhạc dây - string band"; nó phối hợp các nhạc khí đàn guitars, ukulele và dân ca.

Mới đây âm nhạc Vanuatu, như một công nghiệp, phát triển nhanh trong thập niên 1990, và nhiều ban nhạc đã thành hình mang căn tính ni-Vanuatu rõ rệt.Các kiểu nhạc thương mại hiện đại thường được chơi trong thành phố là nhạc Zouk va Reggaeton, Reggaeton là một chế biến nhạc hip-hop bẳng tiếng Tây Ban Nha, chơi theo một đánh gõ đặc trưng và nhất là chơi trong các câu lạc bộ ban đêm của Vanuatu, mà cử tọa hầu hết là người phương Tây và du khách.

Tôn Giáo

Kitô giáo là tôn giáo trổi vượt ở Vanuatu gồm có nhiều giáo phái khác nhau. Giáo Hội Trưởng Lão có chừng một phần ba dân số là đông đảo tín đồ nhất, chiếm khoảng hơn 30%. Công Giáo Rôma và Anh giáo là một nhóm đông đảo khác, mỗi giáo hội chiềm chừng 15% dân số. Các tín đồ khác là Cơ Đốc Phục Lâm, Hội Thánh Đấng Christ, Tác Vụ Neil Thomas hay "NTM", các giáo phái Kitô khác 14%, cũng như nhiều tôn giáo và giáo phái khác, không tôn giáo 1%. Đạo Hồi tại Vanuatuchỉ gồm khoảng 100-200 người theo.

Vì nhiều đặc tính hiện đại mà các binh sĩ trong Thế Chiến II mang theo họ, khi họ đến đảo, nhiều kiểu thờ tự tàu chở hàng phát triển. Nhiều người biến mất dần, nhưng tín ngưỡng bản địa như (kể cả tục thờ tàu chở đồ Jon Frum) 6% trên đảo Tanna, có cả tín đồ trong quốc hội.

Một nhóm làng xã trên đảo Tanna đươc biết có thờ tự cả Ông Hoàng Philip của Anh. Người làng tin vào một truyện cổ có1 thần núi da nhợt, đi phiêu lưu vượt biển đi tìm một người đàn bà uy quyền đế cưới làm vợ. Ông Hoàng Philip, sau khi thăm viếng hải đảo với người vợ mới cưới là Nữ Hoàng Elizabeth, hợp với cốt truyện đó và vì thế ông được tôn kính và còn được coi như một thần quanh đảo Tanna.

Giáo Dục

Tại Port Vila và hai vị trí khác là trung tâm của Viện Đại Học Nam Thái Bình Dương, một cơ sở giáo dục đồng sở hữu của 12 nước Thái Bình Dương. Khuôn viên Vanuatu chỉ có ngành luật duy nhất ở trường đại học.

II. Giáo Hội Công Giáo Vanuatu

Giáo Phận Công giáo tại Vanuatu là một giáo hội nhánh của Tổng Giáo Phận Noumea. Giáo Phận được thành lập năm 1901 là Phủ Doãn Tông Tòa New Hebrides và được nâng lên Giáo Phận Đải Diện Tông Tòa năm 1904. Năm 1966, giáo phận này dược nâng lên làm giáo phận chính thức của Port Vila với Đức Ông Isidore-Marie-Victor Douceré, S. M. (1901–1939).

Giáo hội Công giáo nơi đây chỉ chiếm khoảng 15% dân số, có nghĩa là khoảng hơn 20.000 tín đồ trong tổng dân số hơn hai trăm nghìn người. Đấy là một tỷ lệ có ý nghĩa trong cộng đồng Melanesian-Polynesian này.

Từ năm 1939 đến 2007, đã có các vị: Jules Halbert, S. M. (1939–1954), Louis-Jean-Baptiste-Joseph Julliard, S. M. (1955–1976), Francis-Roland Lambert, S. M. (1976–1996), Michel Visi (1996– May 19, 2007),

Theo tạp chí Pacific News và Linh Mục Nguyễn Hữu Quảng, Giám MụcVanuatu Michel Visi chết vào lúc được 52 tuổi. ĐGM Visi-Michel, Giám mục nước Vanuatu đã ra đi vào đúng lễ Chúa lên trời 20/5/2007 trong một giấc ngủ êm đềm.

Vị giám mục đầu tiên bản xứ rất bình dị, yêu thương mọi người, nhiệt thành rao giảng tin mừng cho dân tộc của mình trên các hải đảo hoang dã… Cách riêng Ngài đã yêu thương người Việt tại Vanuatu rất nhiều. Ngài đã về với Chúa hưởng dương 53 tuổi, 24 năm tận hiến và 10 năm làm chủ chiên của nước Vanuatu, những hải đảo thần tiên của Thái Bình Dương.

Tài Liệu http://en.wikipedia.org/wiki/Vanuatu, http://www.infoplease.com/ipa/A0108132.html