Con Đường Gập Ghềnh Của Giáo Hội Công Giáo Kyrgyzstan

I. Tổng Quát Về Nước Kyrgyzstan

Địa Lý

Kyrgyzstan (trước kia Kirghizia) là một xứ sở lởm chởm, với dãy Thiên Sơn che phủ gần 95% toàn thể lãnh thổ này. Các đỉnh núi quanh năm có băng tuyết che phủ. Kyrgyzstan giáp ranh với Kazakhstan ở phía Bắc và Tây Bắc, Uzbekistan về phía Tây Nam, Tajikistan về phía Nam, và Trung Hoa về phía Đông Nam. Nước này lớn cùng cỡ với tiểu bang Nebraska của Hoa Kỳ. Tổ chức chính quyền theo chế độ cộng hòa lập hiến. Nước Cộng Hòa Kyrgyz có tên quốc gia chính thức là Kyrgyz Respublikasy. Tổng thống: Kurmanbek Bakiyev (2005); Thủ Tướng Almaz Atambayev (2007. Diện tích đất: 191,300 km2; tổng diện tích 198,500 km2

Dân số theo ước đoán năm 2006 là: 5.213.898; (Kyrgyz, 52,4%; Nga, 18%; Uzbek, 12.9%; Ukrainian, 2,5%; Đức,2,4%; khác, 1,8%) (tỷ lệ tăng trưởng 1,3%); sinh suất: 22,8/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 34,5/1000; tuổi thọ: 68,5; mật độ trên dậm vuông 68. Thủ đô và thành phố lớn nhất theo ước lượng 2003: Bishkek (trước kia Frunze), 824.900. Thành phố lớn khác: Osh 225.600; Đơn vị tiền tệ: Som
Dân tộc: Kyrgyz 64,9%, Uzbek 13,8%, Nga 12,5%, Dungan 1,1%, Ukrainian 1%, Uygur 1%, khác 5,7% (1999). Tôn giáo: Hồi giáo 75%; Chính thống Nga 20%; khác 5%; tỷ lệ biết chữ: 97% (1989)

Đất trồng trọt: 7%. Nông ngiệp: thuốc lá, bong, khoai tây, rau cỏ, nho, trái cây và dâu; cừu, dê, gia súc, len. Sức lao động: 2,7 triệu (2000); nông 55%, công 15%, dịch vụ 30% (2000). Kỹ nghệ: máy móc nhỏ, hang dệt, chế biến thực phẩm, xi măng, máy điện, vàng, kim khí hiếm. Tài nguyên thiên nhiên: thủy điện, quăng vàng và quí kim, tha đá, dầu khí, quặng nepheline, thủy ngân, bismuth, chì, kẽm, đồng.

Xuất: $759 triệu f.o.b. (2005): bông, len, thịt, thuốc lá, vàng, thủy ngân, uranium, khí, thủy lực, máy móc, giày dép. Nhập: $937.4 triệu f.o.b. (2005): dầu khí, máy móc và trang bị, hóa chất, thực phẩm thô. Bạn hàng chính: UAE, Nga, Trung Hoa, Kazakhstan, Thụy sĩ, Thổ (2004).

Trạm truyền hình: các trạm lặp lại khắp nước, chuyển tiếo chưng trình từ Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, và Thổ (1997). Máy truyền hình: 210.000 (1997). Nhà cung cấp dịch vụ mạng toàn cầu (ISPs): không rõ. Người xử dụng mạng toàn cầu: 51.600 (2001).

Chuyên chở: Đường xe lửa 420 km (2002). Xa lộ: tổng cộng: 18.500 km; trải nhựa: 16.854 km (kể cả 140 km đường cao tốc); chưa lát đá: 1.646 km (1999). Thủy lộ: 600 km (1990). Cảng: Balykchy (Ysyk-Kol hay Rybach'ye). Sân bay: 68 (2002).

Tranh Chấp Quốc Tế

Toà án hiến định Kyrgyzstan đã qui định rằng 1.270 km2 đã nhừng cho Trung Hoa trong thỏa thuận định biên giới năm 2000 là được chuyển theo luật. Việc xác định biên giới với Kazakhstan phần lớn hoàn tất chỉ với một diện tích rất nhỏ. Tranh chấp trong Thung Lũng Isfara làm chậm hoàn thành việc định biên giới với Tajikistan. Tranh chấp nghiêm trọng với Uzbekistan chung quanh các hóc đất Uzbek và các nỗ lực định biên giới có tiến triển.

Lịch Sử

Người bản địa Kyrgyz là dân tộc Turkic là từng cư ngụ ở vùng Thiên Sơn thời cổ đại, Theo truyền thống, họ là những dân du muc chăn nuôi theo đồng cỏ. Trong thập niên 1900 người Nga thực dân hóa rộng khắp và các cư dân Nga dành được nhiều đất nông nghiệp tốt nhất. Điều này khiến dân Kyrgyz nổi loạn, nhưng không thành công và nhiều tai hại năm 1916.

Kyrgyzstan trở nên thành phần thuộc Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô Viết trong năm 1924 và thành một nước tự trị năm 1926. Nó theo chế độ cộng hòa, thành viên của Liên Xô năm 1936. Người Xô Viết buộc người Kyrgyz phải bỏ nền văn hóa du mục của họ và đem nghề làm nông trại đến cùng với kỹ thuật sản xuất công nghiệp vào xã hội của họ.

Kyrgyzstan tuyên bố độc lập thoát khỏi Liên Xô ngày 31/8/1991. Ngày 21/12/1991, Kyrgyzstan gia nhập Khối Thịnh Vương Chung Các Quốc Gia Độc Lập. Nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) năm 1992 và chấp nhận chương trình kinh tế điều trị xung kích. Các người bầu cử ủng hộ các hoạt động thị trường trong cuộc trưng cầu, được triệu tập thàng 1/1994. Năm 1996, các người bầu cử kiếu trung cầu dân ý đã hậu thuẫn một cách áp đảo những thay đổi hiến định được đã đề nghị, và nhưthế làm tăng thêm quyền lực của tổng thống.

Có một tình trạng phân chia dân tộc và kinh tế giữa miền Bắc phát triểnn hơn với dân số Kyrgyz và miền Nam nghèo khó, được từng làm thành với người Uzbeks và một nhóm đa dạng nhiểu chủng tộc khác nhau. Khoảng 50% trong toàn thể dân số sống dưới mức nghèo khổ năm 2003.

Từ 1999, nhiều nhóm vũ trang Hồi giáo triệt để, mà người ta tin là từ Uzbekistan hay Tajikistan, đã nhiều lần tấn công và bắt cóc vào các doanh trại trong vùng núi Kyrgyzstan.

Trong đợt bầu cử triệu tập ngày 30/10/2000, Tổng thống Askar Akayev dễ dàng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lại, với gần 75% phiếu bầu. Tuy nhiên, việc bầu cử bị ngăn trở vì người ta cho là có gian lận, và làm giảm bớt yêu sách Kyrgyzstan muốn làm đòn trung tâm nền dân chủ Trung Á. Thế là có lần ở vị trí một nhà lãnh đạo bình dân, lập trường của Akayev bị suy giảm vì bị tố cáo là kết quả của chủ nghĩa gia đình trị và tham ô.

Năm 2001, Kyrgyzstan cho phép quân độ của Hoa Kỳ và bảy nước khác trấn đóng trong xứ, nhằm yểm trợ những cố gắng chống lại Taliban và al-Qaeda trú ở lân bang Afghanistan. Năm 2002, bắt đầu xây dựng một căn cứ không lực Mỹ bên ngoài Bishkek. Tháng 2/2003, một cuộc trưng cầu có nhiều tranh cãi mở rộng quyền lực của Akayev, và thàng Sáu quốc hội dành cho ông đưọc miễn truy tố suốt đời.

Tháng 2 và 3/2005 các quan sát viên quốc tế và các lãnh tự đối lập phán đoàn những cuộc bầu cử quốc hội là bị nhơ bẩn, và họ làm nổi lên những cuộc phản kháng mạnh mẽ trong xứ. Ngày 24/3, khi chống đối lan rộng đến thủ đô, thì Tổng thống Akayev chạy trốn khỏi nước, và ông loan báo từ chức ngày 4/4. Lãnh tụ phe đôi lập Kurmanbek Bakiyev lên làm tổng thống và thủ tướng lâm thời cho đến khi bầu cử ngày 10/7. Trong cuộc bầu cử đó, ông giành được chức tổng thống với 88,7% phiều bầu. Felix Kulov trở thành thủ tướng. Là một lãnh tụ đối lập, trước kia ông đã bị tống thống Akayev ngồi tù cho đến xảy ra chính biến 24/3.

Trong năm 2006, nhiều cuộc phản đối công khai diễn ra, đòi hỏi cải tổ hiến pháp và gây áp lực buộc chính quyền phải làm sách nạn tham ô. Đáp ứng lại những phản đối, Tổng thống Bakiyev ký một hiến pháp mới vào thàng 11, hạn chế các quyền lực của ông.Tuy nhiên, một tháng sau, dưới áp lực của Bakiyev, Quốc hội phục hồi một số quyền lực của ông. Thủ tướng Kulov từ nhiệm vào tháng 12. Quốc hội hai lần làm thui chột các nỗ lực của Bakiyev muốn đặt lại Kulov làm thủ tướng. Tháng 1/2007, quốc hội chấp thuận Azim Isabekov làm thủ tướng. Ông từ nhiệm chức vụ đó tháng Ba, và Bakiyev bổ nhiệm lãnh tụ đối lập Almaz Atambayev làm thủ tướng, tạm thời đẩy lui cuộc khủng hoảng chnh trị.

II. Tình hình Giáo Hội Công Giáo Kyrgyzstan

Giáo hội Công giáo Rôma tại Kyrgyzstan là thành phần thuộc về giáo hội Công giáo toàn cầu dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo triều tại Kyrgyzstan - khoảng 0.5% dân số. Không có giáo phận nào trong xứ, nhưng có một phái bộ truyền giáo “sui iuris”.

1. Theo Báo Cáo Quyền Tự Do Tôn giáo Quốc tế do Phòng Dân Chủ Nhân Quyền và Lao Động phổ biến ngày 26/10/2001, thì Ủy Ban Quốc Gia Về Tôn Giáo Vụ (SCRA) khuyến khích tinh thần khoan dung tôn giáo và xem xét chung về luật lệ đối với tôn giáo.

Theo nghị định của Tổng thống năm 1997, tất cả các tổ chức tôn giáo phải được đăng ký với SCRA. Cơ quan này phải nhìn nhận tổ chức đăng ký là một tổ chức tôn giáo. Mỗi hội đoàn phải đăng ký riêng biệt.
Một tổ chức tôn giáo cũng phải đăng ký với Bộ Tư Pháp ngõ hầu có qui chế là một thực thế pháp lý (tư cách pháp nhân) - cần thiết để sở hữu tài sản riêng, mở trương mục ngân hang và mặt khác hoạt động theo các khế ước. Nếu một tổ chức tôn giáo dấn thân hoạt động thương mại, thì buộc phài đóng thuế phù hợp với bộ luật thuế.

Trong thực tế, Bộ không bao giờ đăng ký một tổ chức tôn giáo mà không có đăng ký trước với SCRA. Tiến trình đăng ký của Bộ đôi khi kềng càng, trung bình mất cả tháng trời, nhưng không tổ chức tôn giáo nào bị từ chối, sau khi đã làm hết các thủ tục cần thiét.

Có hơn 300 nhóm tôn giáo đã đăng ký, trong đó 210 là Kitôgiá. Nhiều tổ chức tôn giáo, kể cả giáo hội Công giáo Rôma đã báo là có khó khăn đăng ký với ủy Ban Nhà Nước Về Tôn Giáo Vụ. Đa số các tổ chức này là các hội đoàn Kitô giáo nhỏ. Theo một luật sư ngoại quốc, giúp chính quyền cải cách luật pháp, thì có nhiều tới 55 giáo hội Kitô nhỏ đã không đăng ký với SCRA.

2. Giáo hội Công giáo Rôma của xứ này có số thành viên chiếm khoảng 80% các công dân Kyrgyz. Giáo Hội này vẫn là một tổ chức tôn giáo ngoại quóc không đăng ký, dù Pháí Bộ Truyền Giáo Rôma tại xứ sở cố gắng đăng ký với SCRA. Giáo Hội Công Giáo của Bishkek đầu tiên có được qui chế pháp lý dưới thời Xô Viết năm 1969. Tuy nhiên cơ quan SCRA lưu ý giáo hội rằng giáo hội sẽ phải đang ký lại như một tôn giáo ngoại quốc trong xứ, sau khi Tổng thống ban hành nghị định 319 năm 1996. Tòa Thánh thiết lập Phái Bộ Truyền Giáo Công Giáo tại Kyrgyzstan "sui juris"năm 1997, và một đại diện từ Vatican có tham quan xứ này tháng 6/2001 để gặp gỡ với các thành viên SCRA về việc đăng ký. Giáo Hội thống nhất đã được đăng ký như một tổ chức xã hội hơn là một tồ chức tôn giáo, có qui chế “bán chính thức”.

Các nhóm truyền giáo khác nhau hoạt động tự do, măc dù họ được yêu cầu phải đăng ký với chính quyền.
Chính quyền rõ ràng ngăn cấm việc giảng dậy tôn giáo (hay chủ nghĩa vô thần) trong các trường công.

Tài liệu
http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2001/5598.htm
http://www.infoplease.com/ipa/A0107698.html
http://www.gcatholic.com/dioceses/data/countryKG.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Kyrgyzstan