Giáo Hội Công Giáo Phức Tạp Tại Armenia

I. Nhìn chung về nước Armenia

Địa Lý

Armenia ở vị trí miền Nam Caucasus và là nước cộng hòa nhỏ nhất trong mười nước cộng hòa Xô Viết Nước này giáp ranh với Georgia về phía Bắc, Azerbajan về phía Đông, Iran về phía Nam và Thổ về phía Tây. Armenia thời nay là một phân số cúa tầm cỡ nước Armenia cổ đại. Một vùng đất có núi lởm chởm và những ngọn núi lửa đã tắt. Đỉnh cao nhất là Núi Aragats, cao13.435 thước Anh (4.095 m).

Tổ chức chính quyền là chế độ Cộng Hòa. Thủ tướng Andranik Markarian chết đột ngột tháng 3/2007. Bộ Trưởng Quốc Phòng là Serzh Sarkisyan lên thay thế ông.Tên nước chính thức là: Hayastani Hanrapetut'yun. Tổng thống: Robert Kocharian (1998). Thủ tướng: Serzh Sarkisyan (2007)

Diện tích đất: 29.800 km2); tổng diện tích 29.800 km2). Dân số ước lượng năm 2007 là: 2.971.650 (tỷ lệ tăng trưởng: –0,1%); (Armenian, 93%; khác, Kurds, Ukrainians, và Nga); sinh suất: 12,3/1000; tỷ suất trẻ sơ sinh: 2,7/1000; tuổi thọ: 72,1; mật độ trên dậm vuông: 258. Thủ đô và thành phố lớn nhất năm 2003: Yerevan, 1.462.700 (khu thủ đô), 1.267.600 (nội thị). Các thành phố lớn khác: Vanadzor, 147.400; Gyumri (Leninakan), 125.300; Abovian, 59.300. Đơn vị tiền tệ: Dram.

Ngôn ngữ: Armenian 98%, Yezidi, Nga. Dân tộc: Armenian 97.9%,Nga 0.5%, Kurds 1.3%,khác 0.3% (2001). Tôn giáo; Armenian tong truyền 95%, các kitô hữ khác 4%, Yezidi 1%. Biết chữ: 99% (1989)

Đất trồng: 16,78%. Nông: trái cây (nhất là nho), rau cỏ, súc vật. Lực lượng lao động: 1,2 triệu, nông 45%, công 25%, dịch vụ 30% (2002). Kỹ nghệ: chế biến kim cương, công cụ máy cắt kim loại, máy gò ép, động cơ điện, lốp xe, đồ mặc đan, đồ mây, giầy dép, vải lụa, hóa chất, xe tải, công cụ, đồ điện tử nhỏ, chế tạo trang sức, pát triển phần mềm, chế biến thức ăn, rượu mạnh. Tài nguyên thiên nhiên: trữ lượng nhỏ vàng, đồng, Molybdenum, kẽm alumina.

Xuất: $800 triệu f.o.b. (2005): kim cương, sản phẩm quăng mỏ, thực phẩm thô, năng lương. Nhập: $1.5 tỉ f.o.b. (2005): khí thiên nhiên, dầu lửa, thuốc lá, thực phẩm thô, kim cương. Các bạn hang lớn: Bỉ, Do Thái, Đức, Nga, Hoa Kỳ, Hoa Lan, Iran, Georgia, UAE, Ukraine, Ý, Pháp.

Trạm Truyề hình: 3 (cộng thêm một số lớn các trạm truyền tiếp) (1998). Hiệu mang toàn cầu: 8.852 (2005). người xử dụng mạng toàn cầu: 150.000 (2005).

Chuyên chở: đường xe lửa: tổng cộng: 845 km (2004). Xa lộ:tổng cộng: 7,633 km; đã lát: 7.633 km (kể cả 1.561 km đường cao tốc) (2003). Sân bay: 16 (2005).

Lịch Sử

Là một trong nững nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, có lúc, Armenia gồm có Ngọn Núi Ararat, mà truyền thống Kinh Thánh đồng hóa với ngọn núi tàu Noah đã đậu sau cơn đại hồng thủy. Đấy là nước đầu tiên trên thế giới tiếp nhận Kitô giáo làm tôn giáo của mình (khoảng năm 300 công nguyên).

Vào thế kỷ VI trước công nguyên, người Armenians đã cư ngụ ở vương quốc Urartu (tên Assyria có nghĩa là núi Ararat), đã suy đồi. Dưới triều Tigrane Đại Đế (khoảng 95–55 trước công nguyên), đế quốc đạt đến cực thịnh và trở nên một trong những nước hùng mạnh nhất tại châu Á, trải rộng từ biển Caspian đến Địa Trung Hải. Tuy nhiên trong hầu hết quá trình lịch sử lâu dài của xứ này, Armenia đã liên tục bị nhiều đế quốc xâm lược. Dưới các lực lượng ngoải quốc đe dọa thống trị liên tục, người dân Armenians trở nên có tính chất toàn thế giới, cũng như là những người bảo vệ quyết liệt nền văn hóa và các truyền thống của họ.

Trải qua nhiều thế kỷ Armenia đã lần lượt bị người Hy Lạp, Rôma, Ba Tư, Byzantin, Mông Cổ, Ả Rập, Thổ Ottoman và Nga chinh phục.

Từ thế kỷ XVI qua Thế Chiến I, nhiều phần đất Armenia đã bị người Thổ Ottoman kiểm soát Họ là kẻ xâm lăng tàn bạo nhất, ít ra đối với người Armenian. Dưới quyền người Thổ Ottoman, người Armenians đã từng bị kỳ thị, bách hại về tôn giáo, phải chịu sưu cao thuế năng và bị nhiều lần tấn công bằng vũ lực. Đáp lại người Armenian đã khuấy động vì tinh thần yêu nước, ngưòi Thổ đã tàn sát nhiều ngàn dân Armenian năm 1894 và năm 1896. Cuộc tàn sát kinh khiếp nhất diễn ra tháng 4/1915 trong Thế Chiến I, khi người Thổ ra lệnh trục xuất dân chúng Armenian đến sa mạc Syria và Mesopotamia.

Theo đa số các sử gia, khoảng từ giữa con số 600.000 và 1,5 triệu người Armenians bị giết hại hay chết tất tưởi vì đói khát. Cuộc tàn sát người Armenian được coi như nạn diệt chủng đấu tiên trong thế kỷ XX. Thổ Nhĩ Kỳ không nhận là đã diễn ra một cuộc diệt chủng như thế và cho rằng một số ít hơn nhiều đã chết trong cuộc nội chiến.

Sau khi người Thổ bị đánh bại trong Thế Chiến I, nước Cộng Hòa Độc Lập Armenia được thành lập ngày 28/5/1918, nhưng chỉ sống sót đến ngày 29/11/ 1920, khi nước này bị quân đội Xô Viết thôn tinh. Ngày 12/3/1922, người Xô Viết gộp bà nước Georgia, Armenia, và Azerbaijan, làm thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Bên Kia Dãy Caucasus, và trở nên thành phần thuộc về Liên Bang Xô Viết (USSR). Năm 1936, sau cuộc tái tổ chức, Armenia trở nên một nước Cộng Hòa Thành Viên Riêng Biệt của Liên Xô. Ngày 23/9/1991, Armenia tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô sắp sụp đổ.

Năm 1988, Armenia dần dần dính dấp vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với Azerbaijan về dẻo đất Nagorno-Karabakh, mà cả hai nước đều đòi quyền sở hữu. Đa số đẻo đất đó có những người Kitô hữu Armenian muốn ly khai khỏi Azerbaijan, và hoặc trở nên thành phần thuộc về Armenia hay được độc lập đầy đủ. Chiến tranh nổ ra giữa hai nước Armenia và Azerbaijan trong miền này từ 1992–1994, và kết quả là tổn thất 30.000 người. Ngày nay Armenia thực sự kiểm soát vùng này, mặc dù đã không có giải pháp chính thức nào.

Một cộng đồng hải ngoại Armenian thành hình trong suốt lịch sử đất nước qua một cuộc xuất cư liên tiếp lớn lao đặc biệt, từ khi được độc lập khỏi Liên Xô. Một con số ước lượng là khoảng 60% trong tổng dân số 8 triệu người dân Armenians trên toàn cầu đang sống ngoài quốc gia. Riêng tại Hoa Kỳ và Nga mỗi nước có một triệu người Armenia đến cư ngụ. Các cộng đoàn người Armenia quan trọng khác có mặt tại Georgia, Pháp, Iran, Lebanon, Syria, Á Căn Đình, và Canada.

Tranh Chấp Quốc Tế

Armenia yểm trợ những người dân tộc Armenia chủ trương ly khai ở Nagorno-Karabakh và từ đầu thập niên 1990, đã dùng quân sự chiếm 16% đất Azerbaijan - Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác tại Âu Châu (Organization for Security and Cooperation in Europe -OSCE) tiếp tục làm trung gian trong cuộc tranh chấp. Hơn 800.000 người hầu hết là dân tộc Azerbaijani, đã bị đuổi khỏi vùng đất bị chiếm đóng và Armenia. Khoảng 230.000 người dân tộc Armenia tìm đường xuyên qua Armenia để nối tiếp với khu đất ngoài. Biên giới với Thổ vẫn bi đóng vì tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh. Các nhóm chủng tộc Armenia ở vùng Javakheti thuộc Georgia cố tìm nhiều quyền tự trị hơn. Hằng nhiều chục ngàn người Armenia xuất cư, nhất là sang Nga, để tìm việc làm.

II. Giáo Hội Công Giáo Armenia

Giáo Hội Công giáo Roma ở Armenia là thành phần thuộc về giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu đặt dưới quyền điều khiển tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều tại Roma

Có khoảng 110.000 người Công giáo tại Armenia, chiếm khoảng 4% toàn dân số. Trước nạn diệt chủng Armenia, một số miền lịch sử của Armenia, như Artvin và Cilicia có một số lớn người Công giáo Armenian. Các nhóm này trở nên thành phần thuộc về cộng đồng hải ngoại Armenia toàn cầu, trước hết chạy trốn đến các nước châu Mỹ La tinh như Á Căn Đình.

Có hai quyền tài phán lãnh thổ trong nước - một Qiám Quản Tông Tòa với những người thuộc Nghi Lễ La tinh và mộ vị Thường Quyền đối với những người theo Nghi Lễ Armenia. Nghi Lễ Armenia gồm những người công giáo khác tại Đông Âu thuộc Nghi Lễ Armenia.

Người Công giáo đã luôn luôn sống phần nào tách biệt khỏi các cộng đoàn Tông Truyền Armenia và việc hôn nhân khác nghi lễ thì không nhiều.Một số người Công Giáo Tông Truyền nói đến người công giáo Armenia là “chân thành”, đó là từ xuất phát từ ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Công giáo Pháp trong vùng.

Giáo Hội Công Giáo Armenia là một Giáo Hội Công Giáo Phương Đông Sui Juris bên trong Giáo Hội Công Giáo. Về mặt lịch sử Giáo Hội này rõ ràng một ly giáo, tách khỏi Giáo Hội Tông Truyền Armenia. Đó là một Giáo Hội Hiệp Thông Hoàn Toàn và tùy thuộc vào quyền uy của Đức Giáo Hoàng Rôma như được qui định theo giáo luật phương Đông

Sau khi Giáo Hội Tông Truyền Armenia, cùng với thành phần còn lại của Chính Thống Giáo Phương Đông, chính thức phá vỡ hiệp thông với các giáo hội Chalcedonia, thì nhiều giám mục Armenia đã có nhiều cố gắng phục hồi tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Năm 1195, trong khi diễn ra cuộc thập tự chinh, Giáo hội của vương quốc Cilicia đi đến hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Tình trạng hiệp thông đó kéo dài, đến khi Cilicia bị người Manluk chinh phục năm 1375.

Hiệp nhất về sau được tái lập trong khi diễn ra công đồng Florence năm 1439, nhưng thực sự không có tác dụng nào cho đến năm 1740, khi Abraham-Pierre Ardzivian trước đó trở lại Công Giáo, được chọn làm Giáo Phụ của Sis.Hai năm sau, Đức Giáo Hoàng Bênêditô XIV chính thức thiết lập Giáo Hội Công Giáo Armenia. Trụ sở của Tòa Giáo Phụ sau này được chuyển đền Antelias, Bắc Beyrut. Năm 1749, Giáo Hội Công Giáo Armenia xây dựng một tu viện ở Bzoummar, Lebanon. Trong khi diễn ra cuộc diệt chủng khủng khiếp người Armenia năm 1915-1918, giáo hôi phân tán giữa những nước láng giềng, chủ yếu là Lebanon và Syria.

Giáo Hội Công Giáo Armenia cũng chỉ về giáo hội được thành hình do những người Armenian sống tại Ba Lan năm 1620 sau Nikolaj (Nicholas) Torosowicz thống nhất với Leopolis. Chính Nicolaj là người từ đó đã thiết lập giao ước với Giáo Hội Công Giáo Armenia cổ xưa hơn. Một số đông các thành viên của giáo hội đó di cư đến Thụy Điển, giữ riêng chương của mình.

Giáo phụ hiện nay là Nerses Bedros XIX. Giáo Hội la một trong các Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ Đông Phương và dùng Nghi Lễ và ngôn ngữ Armenia trong phụng vụ.

Ngày nay có nhiều cộng đoàn Công Giáo Armenia đáng kể tại Á Căn Đình, Armenia, Châu Úc, Canađa, Pháp,Lebanon, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.

Giáo Hội Công Giáo Rôma hay Giáo Hội Công Giáo là một giáo Hội Kitô hoàn toàn hiệp thông với Vị Giám Mục Rôm hiện này là Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI. Giáo hội này có vết tích bắt nguồn từ cộng đoàn Kitô giáo nguyên thủy được Chúa Giêsu Kitô thiết lập và do 12 Tông đồ truyền dạy, nhất là Thánh Phêrô. Theo quan niện phổ biến, Giáo Hội Công giáo là giáo hội Kitô lớn nhất, biểu thị khoảng một phân nửa các tín đồ Kitô, và là tố chức lớn nhất trong bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới. Theo Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội, con số tín đồ được ghi nhận của Giáo Hội Công Giáo vào cuối năm 2005 là 1.114.966.000, tức là khoảng một phần sáu dân số thế giới.

Giáo Hội Công giáo toàn cầu được làm thành với một giáo Hội Phương Tây hay La Tinh và 22 Giáo Hội Đặc Biệt Tự Trị Công Giáo Phương Đông. Tất cả các giáo hội này tin cậy vào Giám Mục Rôma, một mình hay cùng với Hội Đồng Các Giám Mục, như chức quyền cao nhất trên trần thế về các vấn đề đức tin, luân lý và quản trị. Giáo hội đó được chia thành nhiều khu vực tài phán, thường căn cứ vào lãnh thổ. Đơn vị lãnh thổ tiêu chuẩn do một giám mục đứng đầu được gọi là giáo phận trong giáo hội La Tinh và một giáo khu (éparchy) trong các giáo hội phương Đông. Vào cuối năm 2006, toàn thể số các khu vực tài phán hay giáo tòa này là 2.782 đơn vị trên khắp thế giới.

Tài liệu:

http://en.wikipedia.org/wiki/Catholic_Church

http://www.infoplease.com/ipa/A0107292.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Armenian_Catholic_Church