Bộ Mặt Đầy Màu Sắc Của Giáo Hội Công Giáo Georgia

I. Tổng Quan Về Cộng Hòa Georgia

Địa Lý

Tên chính thức là Cộng Hòa Georgia. Tên tiếng Georgia là Sakartvelo; tên Georgia được dùng trong ngôn ngữ châu Ấu là gốc từ ngữ Ba Tư gorji, có nghĩa là thuộc về Georgia. Dân số: 5.334.000 (năm 2003, ước tính có 5.126.000). Thủ đô: T'Bilisi (1, 24 triệu). Ngôn ngữ: Georgian (chính thức), Armenian, Nga. Tiếng Georgia là thành phần thuộc gia đình ngôn ngữ Kartvelian trong nhòm ngôn ngữ Caucasus. Dân tộc Georgia chiếm 70% dân số, Armenia, Nga, Azerbaijan, và Ossetia là những nhóm thiểu số đáng kể. Mật độ: 74 người trên 1 km2. Khoảng 60% dân số sống ở thành thị.

Vị trí: 42° 00' vĩ độ Bắc, 43° 30' kinh độ Đông. Georgia giáp ranh với Nga về phía Bắc, với Azerbaijan về phía Đông; với Azerbaijan, Armenia, và Turkey về phía Nam; và với Biển Đen về phía. Georgia gồm có những nước cộng hòa tự trị là Abkhazia và Ajaria (Adzharia) và miền Nam Ossetia tự trị. Toàn vùng này có diện tích khoảng 69.700 km2. Đất đai được chia thành 9 hạt và 65 miền. Đơn vị tiển tệ: Lari.

Hình thể đất: Georgia là một xứ có nhiều núi non. Dãy núi Caucasus gồ ghề trải rộng khắp một phần ba miền Bắc và Nam. Trong khi ở miền Trung và nam, dãy Caucasus nhỏ hơn thống quát cảnh quan. Điểm cao nhất xứ (100% bên trong biên giới) là ngọn núi Kazbek lên cao tới 5.047m.

Núi Shkhara, cao hơn một ít mét và các dốc phía Nam quay ra trước mặt Georgia, nhưng hầu hết nó ở bên Nga, ngay phía Đông Nam núi Elbrus. Nó lên cao đến 5.068m. Đỉnh cao nhất của châu Âu (Núi Elbrus) ở ngay trên biên giới phía Bắc Georgia cao tới 5,633m. Miền đất thấp Kolkhida quay mặt ra Biển Đen ở phía Tây, mà nhiều sông nhỏ tát nước toàn vùng này. Các sông quan trọng nhất là sông Kura (Núi Kvari) chảy ở phía Đông tử Thổ Nhĩ Kỳ sang và song Rioni, chảy qua một thung lũng rộng đổ ra Biển Đen.

Tôn giáo:

Kitô giáo, Chinh thống, Hồi, khác. Gần hai phần ba người Georgia là những Kitô hữu Chính thống.

Kinh tế;

Nông là chính dù đất trồng hiếm hoi. Nông sản chính: dưa, rau cỏ, nho, bắp, khoai tây, trà. Công: thủy điện, trữ lượng mỏ quặng (mangan, quăng sắt, molybdenum và vàng), nhiên liệu hóa chất (than đá và dầu lửa), Kỹ nghệ; sản xuất sắt, thép, xi măng, thực phẩm chế biến, lọc dầu lửa và vải sợi. Hai thanh phô nghỉ mát bên bờ biển Đen là Sukhumi and Batumi.

Lịch Sử

Trong khoảng 500 năm trước Công nguyên, miền Tây Georgia được người Hy Lạp Ionian khai thác làm thuộc địa. Phần phía Tây được biết là Colchis, còn miền Đông là Iberia. Kitô giáo được đem vào trong thế kỷ IV công nguyên. Đế quốc Ba Tư và Byzance khi đó đánh nhau để giành quyền kiểm soát Georgia cho đến thế kỷ VI, khi miền này bị người Ả Rập chinh phục.

Thời Vương Triều Dòng Họ Bagrat (XI-XXIX)

Vào thế kỷ XI, vua Bagrat III thống nhất các lãnh địa Georgia làm thành một vương quốc, trừ T’bilisi. Đấy là một tiểu vương quốc (đầt do một tiểu vương, hay một hoàng tử Thổ cai trị) dưới quyền điều khiển của người Thổ Seljuk. Năm 1122, Vua David II, một trong những miêu duệ của Bagrat, đánh đuổi người Thỏ và thu hồi lại T’bilisi. Dưới thời Nữ Hoàng Tamar mà nền cai trị của bà choán cả thế kỷ XII và XIII, vương quốc Georgia lên đển tột đỉnh và phát triển đến mức gồm cả hầu hết miền đất Caucasia. Nền văn hóa Georgia cũng trải qua một thời đại hoàng kim trong thời kỳ này. Rồi đến thể kỷ XIII, quân đội Mông Cổ xâm chiếm đất đai vương quốc Georgia. Khoảng cuối thế kỷ XIII, vương quốc Georgia tan rã hoàn toàn do kết quả việc người Mông Cổ xâm lăng.

Vào đầu thập niêm 1500, các đế quốc Iran và Ottoman xâm lược Georgia. Năm 1553, hai cường quốc Hồi giáo chia nhau lãnh thổ Georgia: Iran lấy phía Đông và người Ottoman chiếm phía Tây. Người Iran và Ottoman đánh nhau giành quyền kiểm soát hoàn toàn Georgia cho đến cuối thập niên 1550, khi ngươi Ottoman đị đẩy lui.

Vào thập niên 1720 người Ottoman cố tiến hành một cuộc chinh phục mới, nhưng người Iran lại đẩy lui lần nữa. Iran khi đó đặt vương quốc Kartli của Georgia dưới quyền cai trị của các người hoàng gia Bagrat. Con cháu dòng họ Bagrat bắt ngưồn từ vùng đất biên giới giữa Georgia và Armenia. Khởi đầu một triều đại Armenia, một chi nhánh của dòng họ Bagrat cuối cùng trở thành Georgia.

Năm 1762, Erekle của dòng họ Bagrat hợp nhất lại các vùng Kartli và Kakhet của Georgia thành một vương quốc Georgia mới, mà bao gồm phần lớn vùng Georgia ngày nay. Trong cuối thập niên 1700, vua Erekle quay sang Nga tìm cách bảo vệ chống lại ngoại quốc, trước nhất bởi Iran, chinh phục. Năm 1783 nhà vua chấp nhận quyền bá chủ của Nga, đổi lại Nga bảo đảm giữ gìn các biên giới của vương quốc. Tuy nhiên, các lực lượng cướp phá T’bilisi năm 1795. Năm 1801, Nga truất phế nhà vua dòng Bagrat và thôn tính miền Tây Imereti thuộc Georgia năm 1810, và phần còn lại của miền Tây Georgia giữa 1829 và 1878.

Số Phận Đa Đoan Của Georgia Dưới Thời Liên Xô (1917-1992)

Đế quốc Nga sụp đổ trong cuộc Cách Mạng Nga năm 1917, và một nhà nước Georgia độc lập được thành lập tháng 5/1918. Những người Mensheviks, tức là những người chủ nghĩa xã hội, lúc đầu kiểm soát chính quyền Georgia. Tuy nhiên, năm 1921 trong cuộc nội chiến Nga, Hồng Quân Nga xâm lăng theo mệnh lệnh của các viên chức Bolsheviks, Joseph Stalin và Grigory “Sergo” Ordzhonikidze, cả hai đều là người bản địa Georgia. Khi ra lệnh xâm lăng, thì Stalin và Ordzhonikidze chống lại ý muốn của nhà lãnh đạo Bolshevik, Vladimir Lenin.

Georgia bấy giờ ở dưới quyền kiểm soát của phe Bolsheviks (sau này người ta biết là những người Cộng sản). Stalin lúc đó đang điều khiển công việc quốc tịch từ chính quyền trung ương tại Moscow. Từ quan điểm này, ông ấp ủ kế hoạch gộp Georgia với Armenia và Azerbaijan. Liên hợp này nhắm hình thành một thực thể chính trị mới: Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Bên Kia Caucasus (SFSR). Vào tháng 12/1922, khi Liên Xô (USSR) được thành lập với bốn cộng hòa thành viên, một trong các nước công hòa này là SFSR Bên Kia Caucasus (Transcaucasian). Tuy nhiên năm 1936 Cộng Hòa Bên Kia Caucasus (Transcaucasia) bị giải tán, và Georgia trở thành một nước Xô Viết thành viên riêng, như Armenia và Azerbaijan. Nước Cộng Hòa Georgia được gọi là Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Georgia (SSR).

Đồng thời, vào tháng 7/1921, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Tự Trị Ajarian (ASSR) được hình thành bên trong Georgia. Abkhazia khởi đầu là một Cộng Hòa Xô Viết riêng biệt, nhưng năm 1921 nước đó được hoà lẫn với Georgia, và năm 1931 nước đó bị xuống cấp theo qui chế một nước cộng hòa tự trị. Vào tháng 4/1922 chính quyền Xô Viết dựng nên một thực thể chính trị Nam Ossetia và chỉ định lãnh thổ này là một miền tự trị bên trong Georgia, trong khi phần đất đối nhiệm miền Bắc ở bờ bên kia vùng Đại Caucasus, Bắc Ossetia (bấy giờ là Alania, trở thành phần thuộc về Liên Xô).

Người Georgia mãnh liệt chống lại nền cai trị của Xô Viết, nhưng khoảng năm 1924, nhiều người Georgia bất đồng chính kiến đã bị xử tử, và những người khác bị bỏ tù theo mệnh lệnh của chính quyền trung ương ở Moscow. Ngay cả những người quốc gia tích cực, từng là thành viên của Đảng Cộng Sản Georgia, chính đảng độc nhất được hành động theo chức năng, đều bị bắt giam với toan tính quét sạch tất cả mọi xu hướng quốc gia trong nước cộng hòa.

Cuối thập niên 1920, Stalin tự lập hành nhà lãnh đạo vô địch của Liên Xô, và mở đầu chế độ gia đình trị kéo dài đến khi ông chết vào năm 1953. Người kết giao gần gũi với Stalin là Lavrenty Beria, phục vụ với tư cách bí thư thứ nhất của Đảng Cộng Sản Transcaucasia, và rồi của Đảng Cộng Sản Georgia, suốt thập niên 1930. Trong cuộc Đại Thanh Trưng (1936-1938) - một chiến dịch khủng bố nhằm củng cố quyền độc tài của Stalin - Beria cộng tác với Stalin thực hiện nhiều cuộc bắt bớ và hành quyết các viên chức, nhà trí thức và các công dân nào có vai vế.

Trong Thế Chiến II (1939-1945), Stalin ra lệnh trục xuất toàn nộ các nhóm thiếu số, nhất là người Turkic, khỏi Georgia và phần còn lại của Caucasia, lấy cớ là họ sẽ ủng hộ các cường quốc thuộc phe Trục tấn công. Sau khi Stalin chết, một tiến trình tự do hóa được biết là phi Stalin hóa được thực hiện khắp Liên Xô, dưới thời nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev.

Năm 1972 Eduard Shevardnadze được bổ nhiệm làm bí thư thứ nhất của Đảng Cộng Sản Georgia, một vị trí ông nắm giữ cho đến khi ông được cất nhắc đứng đầu Bộ Ngoại Giao Xô Viết năm 1985. Trong thập niên 1980 Shevardnadze trở nên người ủng hộ bộc trực cho các chính sách của nhà lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev.

Georgia Dưới Thời Mở Cửa (Glasnost) Và Tái Cấu Trúc (Perestroika) (1985-1992)

Tuy nhiên, các chính sách glasnost’ (tiếng Nga có nghĩa “Cởi Mở”) và perestroika ("tái cấu trúc") của Gorbachev, được giới thiệu trong giữa thập niên 1980 đã khiến nhiều người Abkhazia and Ossetia tại Georgia bắt đầu khuấy động đòi tăng thêm quyền tự trị. Cọ xát giữa chính quyền Georgia và các nhóm dân tộc thiểu số gia tăng, sau khi Xô Viết Tối Cao Georgia (cơ chế lập pháp) thông qua luật pháp lấy ngôn ngữ Georgia như ngôn ngữ quốc gia chính thức năm 1989.

Ngày 9/4 năm đó, những người biểu tình ở T’bilisi đòi Abkhazia vẫn là thành phần thuộc về Georgia và bênh vực Georgia được độc lập khỏi Liên Xô (USSR). Họ bị các lực lượng an ninh Xô Viết tấn công. Mười chin người bị giết chết và nhiều người khác bị tổn thương, kết quả làm cho tình cảm chống Xô Việt gia tăng.

Vào cuối thập niên 1980, các chế độ Cộng Sản sụp đổ tại nhiều nước Đông Ấu, đã củng cố phong trào độc lập đang vùng lên tại các cộng hòa Xô Viết. Lần đầu tiên trong thời kỳ Xô Viết, các chính đảng, khác Đảng Cộng sản, được phép tham gia vào các cuộc bầu cử vào Xô Viết Tối Cao Georgia, triệu tập vào tháng 11/1990. Đảng Cộng Sản Georgia mất độc quyền nắm quyền lực, với đa số phiếu bầu cho liên minh Bàn Tròn Tự Do của các đảng ủng hộ độc lập. Zviad Gamsakhurdia, lãnh tụ liên minh và một người bất đồng chính kiến có tinh thần quốc gia lâu đời, trở thành chủ tịch cơ cấu lập pháp mới, và thực tế (de facto) là người đứng đầu quốc gia.

Tháng 4/1991, Xô Viết Tối Cao Georgia tuyên bố nước Cộng hòa độc lập khỏi Liên Xô (USSR). Tháng Tám, Đảng Cộng Sản Liên Xô (CPSU) sụp đổ, sau khi những người Cộng Sản bảo thủ làm hỏng mưu toan chính biến chống lại Gorbachev, và vào Tháng Mười Hai, Liên Xô chính thức sụp đổ.

Thời Độc Lập Khỏi Chế Độ Xô Viết Nga (1992-2007). Trào Shevardnadze

Tháng 5/1991 Gamsakhurdia được chọn lựa làm chủ tịch thứ nhất của Georgia. Cuộc tranh đấu bên trong nghiêm trọng phát triển rất nhanh sau đó, và tháng Chín và Mười, một số đảng đối lập cào giác Gamsakhurdia áp đặt một kiểu lãnh đạo độc đoàn và một chuỗi những cuộc biểu tình diễn ra, đòi ông phải từ chức.

Gamsakhurdia trả lời bằng cách ra lệnh bắt giam các nhà lãnh đạo đối lập, và tuyên bố tình trang khẩn cấp tại T’bilisi. Tháng Mười Hai, cuộc đấu tranh vũ trang bùng nổ tại thủ đô và các lực lượng đối lập bao vây Gamsakhurdia trong hành dinh của chính quyền Gamsakhurdia. Một số người ủng hộ ông chạy trốn khỏi thủ đô vào đầu tháng 1/1992. Phe đối lập truất phế ông. Chức vụ Tổng Thống của Georgia bị hủy bỏ.

Tháng Ba, viên chức Xô Viết trước kia là Shevardnadze, được tuyển chọn để lãnh đạo đất nước, với tư cách quyền chủ tịch của Hội Đồng Quốc Gia (theo thể thức lập pháp mới của quốc gia). Shevardnadze được nhân dân tuyển cử vào chức vị này về sau trong năm đó. Những người theo phò Gamsakhurdia có nhiều mưu toan dùng vũ lục, phục chức cho ông, nhưng các mưu toan này đều thất bại. Gamsakhurdia chết vào cuối năm 1993 hay đầu năm 1994 trong tình huống không bao giờ được hoàn toàn sáng tỏ.

Sau khi độc lập, các nhóm thiểu số Ossetia and Abkhazia của Georgia, tiếp tục tìm kiếm mức tự trị lớn hơn cho các miền của họ, những họ phải đối diện với tình cảm quốc gia, đang tăng dần lên giữa đa số người Georgia. Những cuộc đánh nhau tàn bạo giữa người Ossetia and Georgia đã bắt đầu năm 1989, đánh nhau tiếp diễn tại Nam Ossetia, cho đến khi một lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội hầu hết là của Nga được triển khai năm 1992.

Rồi tháng Bảy năm đó, các lãnh tụ Abkhazia tuyên bố độc lập cho nước cộng hòa của họ. Nhà chức trách Georgia gửi quân đội đến Abkhazia, và cuộc đánh nhau lớn nổ ra trong vùng. Khoảng tháng 10/1993 các lực lượng Abkhazia đánh đuổi dân quân Georgia và hơn 200.000 người dân tộc Georgia ra khỏi Abkhazia. Trong cùng tháng đó chính phủ Georgia gia nhập Khối Thịnh Vượng các Quốc Gia Độc Lập (CIS) để có thể giành thắng được yểm trợ quân sự của Nga. Tháng 2/1994 Nga và Georgia đạt tới một thỏa thuận cho Nga giữ ba căn cứ quân sự trên lãnh thổ Georgia, đổi lại Nga phải huấn luyện và tiếp liệu quân sự cho Gerogia.

Tháng 4/1994 một thỏa hiệp do Liên Hiệp Quốc bảo trợ được đạt tới. Thỏa hiệp đó thiết lập một cuộc ngưng bắn tại Abkhazia, một lực lượng gồm các quân gìn giữ hoà bình Nga 2500 người được bảo đảm. Thỏa hiệp cũng thiết lập các ban giám sát hồi hương những người Georgia, đã chạy trốn khói khu vực này. Khoảng cuối năm, chừng 30.000 người tị nạn được báo cáo đã trở về nhà của họ trong vùng. Theo thỏa hiệp, Abkhazia phải vẫn là phần đất thuộc về Georgia, trong khi duy trì một mức tự trị cao. Khi Abkhazia chấp nhận hiến pháp riêng của mình tháng Mười Một, tuy nhiên vẫn tự tuyên bố là một quốc gia độc lập. Tháng 2/1995, Ban lãnh đạo Abkhazia thong báo rằng nước cộng hòa này đã bỏ các yêu sách dòi ly khai hoàn toàn với Georgia, và thay vào đó sẻ nhấn mạnh vào một cơ cấu đồng liên bang của hai quốc gia có chủ quyền.

Tháng 8/1995 cơ cấu lập pháp chấp thuận một hiến pháp mới, phục hồi chức vụ tổng thống và thiết lập một bộ phận lập pháp 235 thành viên. Hiến pháp này không xác định rõ qui chế lãnh thổ của Abkhazia và Nam Ossetia.

Tháng Mười Một, các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thồng diễn ra tại Georgia. Các cuộc bầu cử này đã không được triệu tập tại Abkhazia và Nam Ossetia, vì tại đó thỉnh thoảng vẫn tiếp tục có cácđdụng cham diễn ra. Shevardnadze được bầu cử với đa số áp đảo, và giành hơn 70% số phiếu bầu. Đảng của ông, Liên Hiệp Công Dân Georgia, giành số chỗ ngồi cao nhất trong cơ quan lập pháp.

Tháng 1/1996, các lãnh tụ CIS đồng ý, theo yêu cầu của Shevardnadze, áp đặt các biện pháp chế tài chống lại Abkhazia, cho đến khi xứ này đồng ý gia nhập lại Georgia.Tháng 11/1996, cả Abkhazia lẫn Nam Ossetia triệu tập các cuộc bầu cử địa phương, nhưng chính phù Georgia tuyên bố là không thành. Tuy nhiên vào khoàng cuối năm, các chính quyền Georgia và Nam Ossetia đạt tới một thỏa hiệp dể trách việc dùng vũ lực chống lại nhau và Georgia cam kết không áp đặt các biện pháp chống lại Nam Ossetia. Đầu năm 1997, nhiều người Georgia tị nạn, được báo cáo, là đã hồi hương. Một dàn xếp chính trị đối với qui chế lãnh thổ của hai miền đã không được đạt tới, vào cuối năm 1997, và quân đội Nga tiếp tục duy trì một hiện diện gìn giữ hòa bình. Hơn 30.000 người trốn khỏi nhà họ tại Abkhazia vào tháng 5/1998, vì lại mới đánh nhau lại giữa các lực lượng ly khai và thân Georgia

Tháng 1/1998, Tổng thống Shevardnadze sống sót sau một mưu toan ám sát, khi đoàn mô tô hộ tống của ông bị một nhóm người vũ trang với vũ khí và máy phóng lựu đan tấn công tại T’bilisi. Tổng thống đã sống só, sau một cuộc ám sát khác trong đời ông năm 1995. Bốn hay năm người ủng hộ Gamsakhurdia đã bị bắt giữ tháng đó, nhưng Shevardnadze tố cáo các lực lượng phản động tại Nga đã đạo diễn và tham gia vào cuộc tấn công đó.

Tháng 4/2000 Shevardnadze giành thằng lơi một cuộc bầu cử lướt thắng khác cho một nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai. Tuy nhiên, những phản kháng, cáo giáo gian lận đang gia tăng Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11/2002. Thêm vào đó, nghèo nàn lan rộng khiến Shevardnadze phải tử chức khỏi chức vụ tháng 11/2003. Tháng 1/2004 Mikhail Saakashvili (1968– ), một luật sư được giáo dục phương Tây, từng tố chức những cuộc phản đối chống lại Shevardnadze, giành thắng lợi lấn lướt trên cương lĩnh chống tham nhũng, hứa hẹn có quan hệ tốt với Nga và phương Tây. Saakashvili, đã phục vụ với tư cách là bộ trưởng tư pháp, được bổ nhiệm từ năm 2000 đến năm 2002, khi ông từ chức và lập ra một đảng đối lập là Phong Trào Quốc Gia.

Thời Hậu Shevardnadze (2003-2007)

Theo sau cuộc khủng hoảng gán ghép gian lận phiều bầu trong đợt bầu cử quốc hội năm 2003, Eduard Shevardnadze từ chức tổng thống ngày 23/11/2003 trong cuộc Cách Mạng Hồng không đổ máu. Vị tổng thống tạm thời là phát ngôn viên của quốc hội đã ra đi (việc thay thế nó bị bãi bỏ), ông Nino Burjanadze.

Ngày 4/1/2004 Mikheil Saakashvili, lãnh tụ của Phong Trào Quốc Gia –Dân Chủ (NMD) (Phong trào Quốc Gia) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống củq quốc gia và được khánh thành ngày 25/1. Đợt bầu cử quốc hội mới được triệu tập vàu 28/3. Trong cuộc bầu cử đó, NMD được một đa số ghế ngồi rộng lớn (với khoảng 75% số phiếu bầu) và chỉ có một đảng khác đạt tới 7% ngưỡng bầu (phe Đối Lập Hữu Phái với khoảng 7, 5%). Cuộc bầu cử được tin là một trong những cuộc bầu cử tự do nhất, từng được triệu tập trong nước Georgia độc lập. Mặc dù vậy, một cuộc vùng lên căng thẳng diễn ra giữa chính quyền trung ương và nhà lãnh đạo Ajarian là Aslan Abashidzevá tác động đến các cuộc bầu cử trong vùng này. Dù nhìn nhận tiến bộ, tổ chức OSCE đã lưu ý khuynh hướng lạm dụng các tài nguyên quản trị quốc gia có lợi cho đảng cầm quyền.

Căng thẳng giữa chính quyền trung ương và chính quyền Ajaria ngày càng tăng thêm sau đợt bầu cử cho đến cuối tháng Tư. Cao điểm lên tới ngày 1/5, khi Abashidze trả lời các mưu toan quân sự do Georgia thực hiện, gần vùng có ba cây cầu nối Ajaria và các phần khác của Georgia, bắc qua sông Choloki, đã cho nổ tung. Ngày 5/5, Abashidze bị buộc phải trốn khỏi Georgia khi những cuộc biểu tình của quần chúng tại Batumi kêu gọi ông từ chức và Nga gia tăng áp lực bằng cách triển khai viên bí thư Hội Đồng An Ninh Igor Ivanov.

Ngày 3/2/2005 thủ tướng Zurab Zhvania bị cho là đã chết vì đầu dộc carbon monoxide, trong một cuộc dò rỉ hơi khí rõ ràng ở nhà Raul Usupov làm phó tổng trấn miền Kvemo Kartli. Về sau bạn thân của Zhvania và liên minh lâu dài, Bộ Trưởng Tài Chính Zurab Nogaideli đã được tông thống Saakashvili bổ nhiệm vào vị trí này.Từ khi lên cầm quyền năm 2003, Saakashvili has boosted spending vào lực lượng vũ trnang trong nước và gia tăng kích thước toàn thể quân đội lên khoảng 26.000. Từ con số này, 5.000 người đã được huấn luyện theo kỹ thuật tiền tiến bởi các huấn luyên viên quân sự Hoa Kỳ. Một số trong những quân lính này đã đóng tại Iraq, như thành phần thuộc liên quân quốc tế trong miền, phục vụ tại Baqubah và Khu Xanh ở Baghdad.

Vào tháng 5/2005 Tiểu Đoàn Bộ Binh XIII ("Shavnabada") trở thành tiểu đoànđầy đủ thứ I phục vụ ở ngoài Georgia. Đơn vị này chịu trách nhiệm về hai điểm kiểm soát và Khu Xanh, và giữ an ninh cho Quốc Hội Iraq. Tháng 10/2005, đơn vị này được thay thế Tiểu Đoàn XXI Bộ Binh Các binh sĩ của tiểu đoàn XIII mặc đồ chiến đấu (combat patches), của đơn vị mà họ phục vụ dườí quyền, đó là Sư Đoàn Bộ Binh III. Chính quyền Georgia đòi phục hồi “trật tự hiến định” tại miền Kodori Gorge Thượng, phần đất duy nhất của miền tách ly Abkhazia do Georgia kiểm soát Georgia trong một ít năm qua, đã giảm bớt nạn tham ô một cách có ý nghĩa. Tổ chức “Trong Sạch Quốc Tế (Transparency International) xếp Geogia vào số liên hợp thứ 99 trên thế giới trong Bảng Chỉ số Nhận Hồi Lộ năm 2006 (2006 Corruption Perceptions Index) (với số 1 là được coi như quốc gia iít tham nhũng nhất) Đấy là một tiến bộ có ý nghĩa về Chỉ Số Nhận Tham Ô năm 2005 của Georgia, ở đó Georgia được đánh giá số liên hợp thứ 130.

II. Giáo Hội Công Giáo Tại Georgia

Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Georgia là một thành phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Rôma Toàn Cầu đặt dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều tạ Rôma.

Có xấp xỉ 80.000 người Công giáo tại Georgia – có người xác định là khoảng 2% toàn thể dân số.

Ngày nay hầu hết dân số Georgia giữ đạo Kitô Chính Thống của Giáo Hội Chính thống Georgia chiếm 82.0%. Tuy nhiên Georgia có một lịch sử lâu dài hoà họp tôn giáo bên trong biên giới, dù các tranh chấp lịch sử vẫn diễn với các quốc gia chung quanh. Các nhóm thiểu số tôn giáo khác nhau đã sống ở Georgia trong nhiều ngàn năm và các kỳ thị tôn giáo thì thực sự không ai biết đến trong xứ.

Các nhóm tôn giáo thiểu số Hồi giáo (9,9%); Tông Truyền Armenia (3,9%); Giáo Hội Chính thống Nga (2,0%); Công giáo Rôma (0,8%) (con số này không thích hợp với 80.000 người Công giáo Rôma nói trên). 0,8% những người được ghi trong kiểm tra năm 2002 tử khai họ là người theo đạo khác và 0,7% khai là không theo tôn giáo nào.

Tài liệu:

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Georgia_%28country%29
  • http://worldatlas.com/webimage/countrys/europe/ge.htm
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Georgia_(country)
  • http://www.osgf.ge/all/ika/history_of_georgia.htm
  • http://www.history.com/encyclopedia.do?vendorId=FWNE.fw..ge032200.a#FWNE.fw..ge032200.a
  • http://findarticles.com/p/articles/mi_m1584/is_n19_v5/ai_15454602/pg_5
  • http://www.crwflags.com/fotw/flags/ge_1918.html