Giáo Hội Công Giáo Tí Hon Tại Bhutan

I. Giới Thiệu Khuôn Mặt Sơn Nữ Thần Tiên Bhutan

Địa Lý

Bhutan toàn là núi non, có kích thước bằng nửa bang Indiana, ở sườn núi phia Đông Nam dãy Himãlạpsơn, giáp ranh với Tây Tạng về phía Bắc và Đông, và với Ấn Độ về phía Nam và Tây. Quang cảnh ở đây gồm có một dãy trùng điệp núi cao vót và lởm chởm và các thung lũng cao trung bình 7.315 m.

Tổ chức chính quyền theo chế độ quân chủ. Vương quốc Bhutan có nhà cầm quyền là vua Jigme Khesar Namgyal Wangchukin (2006). Thủ tướng là:Lyonpo Khandu Wangchuk (2006). Tổng diện tích 47,000 sq km2.

Dân số (2007): 2.327.849 (tỷ lệ tăng trưởng: 2, 1%); sinh xuất: 33,3/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 96,4/1000; tuổi thọ: 55,2; mật độ trên dậm vuông: 128. Thủ đô và thành phố lớn nhất (2003): Thimphu (chính thức), 60.200. Ngôn ngữ: Dzongkha (chính thức), Thổ ngữ Tây Tạng (nơi những người Bhotes), Thổ ngữ Nepal ( giữa người Nepal). Nhân chủng: Bhote 50%, dân tộc Nepal 35%, bản điạ hay bộ tộc di cư 15%. Tôn giáo: Phật giáo Lama 75%, Ấn giáo có ảnh hưởng Ấn Độ và Nepal 25%. Tỷ lệ biết chữ: 42% (1995).

Toát lược kinh tế: GDP/PPP (2003): $2.9 tỉ; theo đầu người $1.400. Tỷ lệ tăng trưởng thật: 5.3%. Đơn vị tiền tệ: Ngultrum. Lạm phát: 3% (2002). Đất trồng: 3%. Nông: gạo, bắp, huỳnh tinh, cam chanh, hạt, sản phẩm sữa, trứng. Lao động: không biết; chú thích: thiếu lao động có tay nghề giỏi; nông 93%, công và thương 25%, còn dịch vụ 5%. Kỹ nghệ; xi mang, sản phẩm gỗ, sản phậm chế biền, đồ uống có rượu, calcium carbide

Tài nguyên: gỗ, thủy lực, thạch cao, calcium carbide. Xuất: $154 triệu f.o.b. (2000): điện (cho Ấn Độ), đậu khấu, thạch cao, gỗ, thủ công nghiệp, xi măng, trái cây, đá quí, gia vị. Nhập: $196 triệu (c.i.f., 2000 ): nhiên liệu, dầu bôi trơn, hạt, máy móc và chi tiết rời, xe cộ, vải vóc, gạo. Bạn hàng lớn: Ấn Độ, Bangladesh, Nhật, Đức, Áo (2004).

Giao thông: Điện thoại, đường giây chính đang dùng: 25.200 (2003); điện thoại di dộng: 22,000 (2005). Trạm phát thanh: AM 0, FM 1, sóng ngắn; 1 (2004).Trạm truyền hình: 1 (2005). Người mời mạng toàn cầu: 985 (2003). Người xử dụng mạng toàn cầu: 15,000 (2003).

Chuyên chở: Đường xe lửa: 0 km. Xa lộ: tổng cộng: 4.007 km; có lát đường; 24 km; không lát đường: 3.983 km (2002). Cảng: không. Sân bay: 2 (2004).

Tranh Chấp Quốc Tế

Chừng 104.000 người tị nạn Bhutan sống ở Nepal, 90% trong đám ấy cư ngụ trong bảy trại Tạm cư tị nạn do Phủ Cao Uỷ Liên Hiệp quốc tổ chức. Bhutan cộng tác với Ấn Độ trục xuất những người chủ trương ly khai Ấn Độ.

Lịch Sử

Mặc dù thám sát khảo cổ tại Bhutan bị hạn chế, vẫn có bằng chứng cho thấy nền văn minh miền nàycó niên đại ít nhất từ năm 2000 trước Công nguyên. Thổ dân Bhutan được biết là người Monpa, mà người ta tin là di chuyển từ Tây Tạng đến. Tên truyền thống của quốc gia nhỏ bé này từ thế kỷ XVII là nước Drukyul, nghĩa là đất của người Drokpa (người Rồng), một chỉ dẫn cho thấy chỉ có hiện diện của Phật giáo Tây Tạng. Tín ngưỡng này vẫn còn được thực hành tại Vương quốc Himãlạpsơn..

Trong nhiều thế kỷ, Bhutan hình thành từ các miền giành thái ấp phong kiến, cho đến khi các miền này được thống nhất dưới thời vua Ugyen Wangchuck năm 1907. Người Anh nắm một số quyền kiểm soát dính dấp vào công việc của Bhutan, nhưng không hề khai thác nó làm thuộc địa thực dân. Cho đến những năm 1960, phần lớn Bhutan vẫn bị cô lập với các phần thế giới còn lại, và dân chúng vẫn sống cuộc đời thanh bình cổ truyền, làm ngề nông và buôn bán. Nếp sống này vẫn còn nguyên như thế trong nhìều thế kỷ. Tuy nhiên sau khi Trung Hoa xâm lăng Tây Tạng, thì Bhutan tăng cường các mối liên lạc, và tiếp xúc với Ấn Độ trong nỗ lực tránh khỏi số phận như Tây Tạng.

Các đường lộ và những quan hệ khác với Ấn Độ bắt đầu chấm dứt tình trạng cô lập. Trong thập niên 1960, Bhutan cũng được hiện đại hóa về xã hội, bãi bỏ nạn nô lệ và hệ thống đẳng cấp, giải phóng phụ nữ, và thi hành cải cách ruộng đất. Năm 1985, Bhutan đã có những mối liên lạc ngoại giao đầu tiên với các quốc gia ngoài châu Á.

Một chiến dịch ủng hộ nếp sống dân chủ nổi lên năm 1991. Chính phủ cho rằng cuộc nổi dậy đó có nhiều dân nhập cư tham gia rộng rãi. Kết quả là chừng 100.000 phần tử dân sự Nepal hoặc bị đuổi hay được khuyến khích để di cư ra ngoài. Hầu hết trong số người ấy vượt biên giới trở về Nepal. Chính tại đó họ được cấp nhà ở trong các trại tị nạn do Liên Hiệp Quốc quản trị. Họ tiếp tục sống mòn mỏi ở đó một thập niên sau.

Năm 1998, vua Jigme Singye Wangchuck, nhà cầm quyền cha truyền con nối thứ tư của Bhutan, đã tự nguyện tước bỏ nền quân chủ tuyệt đối của mình, và tháng 3/2005 đã ban hành một hiến pháp dự thảo (vẫn chưa đem trung cầu dân ý). Bản thảo đó phác họa những kế hoạch, thay đổi quốc gia sang chế độ dân chủ lưỡng đảng. Tháng 12/2006, ông thoái vị nhường ngôi cho con ông, và Thái Tử Jigme Khesar Namgyal Wangchukin lên làm vua.

II. Giáo Hội Công Giáo Non Yểu Tại Bhutan

Hai dòng tu - Dòng Tên (1963) và và Dòng Don Bosco (Salê diêng) (1965) - được mời đến xứ này để điều khiển các trường học. Các tu sĩ Don Bosco bị trục xuất thàng 2/1982, vì bị cáo là đem người vào đạo (proselytism). Vị thừa sai Công giáo duy nhất được phép ở lại trong xứ là một Linh mục Dòng Tên người Canada, phục vụ người Công giáo ở đó từ1963 cho đến khi ngài chết năm 1991.

Người ta nghĩ là có một số ít chừng hơn 500 người Công giáo trong xứ, và các Kitô hữu thuộc mọi giáo phái đều bị bách hại. Tôn giáo chính thức là Phật giáo, và các phái bộ truyền giáo Công giáo đã bị không được cho vào. Về lãnh thổ, Bhutan ở đưới quyền tài phán của giáo phận Darrjeeling bên Ấn Độ.

Vào Chủ Nhật Lễ Lá ngày 8/4/2001, cảnh sát Bhutan đến nhà thờ và ghi tên các tín đồ và đe dọa vị mục tử bằng việc bắt tù sau khi thẩm vấn. Điều bất hợp pháp cho các Kitôhữu là nhóm họp phụng vụ công khai và thường các linh mục bị từ chối chiếu khán cho vào nước.

Linh mục Công giáo người Bhutan đầu tiên, là Kinley Tshering, được truyền chức năm 1986. Ngài được phép đi lại tự do tại Bhutan, và cử hành Lễ Giáng Sinh vì đó là ngày sinh nhật của ngài, ngày 24/12/1945.

Tài liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Bhutan
  • http://www.infoplease.com/ipa/A0107341.html