Phát Triển Lạ Lùng Của Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên

I. Vài Nét Lịch sử Triều Tiên hay Hàn quốc

1. Lịch sử Triều Tiên trải dài từ Thời H ạ Cổ Thạch cho đến hiện nay. Đồ gốm Triều Tiên được biết sớm nhất có niên đại vào khoảng 8000 năm trước công nguyên, và giai đoạn Tân Thạch bắt đầu trước 6000 năm trước CN. Theo sau là thời Đồng Thau vào khoảng năm 2500 trước CN. Vương quốc Gojoseon (Joseon Cổ) được thành lập năm 2353 trước CN, cuối cùng trải rộng từ bán đảo đến một phần lớn Mãn châu. Vào khoảng thế kỷ III trước CN, nước này tan rã thành nhiều nước kế thừa nhau.

2. Vào đầu công nguyên, Tam quốc (Goguryeo, Silla, và Baekje) chinh phục các nước kế thừa Gojoseon và đến thống trị bán đảo và phần lớn Mãn Châu.Vào giai đoạn này, người Triều Tiên đóng một vai trò quan trọng chuyển tiếp các tiến bộ văn hóa, giúp hình thành nền văn hóa và chính trị sớm của Nhật. Hồ sơ kiểm tra từ Nhật Bản ban đầu cho thấy hầu hết các thị tộc quí phái Nhật Bản có vết tích dòng dõi từ bán đảo Triều Tiên. Hoàng đế Nhật bản hiện nay phát biểu rằng: “Trong Biên Niên Nhật Bản có ghi rằng người Mẹ của Hoàng Đấ Kammu là thuộc dòng dõi vua Muryeong ở Baeakje”, và “Tôi tin rằng điều may mắn là thấy nền văn hóa và tài năng ấy được truyền từ Triều Tiên sang Nhật Bản”.

Các vương quốc Triều Tiên cạnh tranh với nhau cả về kinh tê lẫn quân sự. Trong khi Goguryeo và Baekje hùng mạnh hơn về nhiều lãnh vực,và nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng của Trung quốc, quyền lực của Silla đần mở rộng vượt qua Triều Tiên, và cuối cùng lập được quốc gia thống nhất đầu tiên để bao gồm hầu hết bàn đảo Triều Tiên vào năm 676.

Người ta thường gọi thời kỳ này là Silla thống nhất. Tuy nhiên chắng bao lâu sau khi Goguryeo sụp đổ, tướng Goguryeo trước kia là Dae Joyeong, lãnh đạo một nhóm người Triều Tiên sang miền Đông Mãn Châu và lập nên nước Balhae (698 AD - 926 AD) kế thừa nước Goguryeo. Sau khi Balhae bị đánh bại năm 926, Phần đông dân chúng nước này được Thái Tử lãnh đạo hội nhập vào Goryeo.

3. Chính nước Silla thống nhất sụp đổ tan tành vào cuối thế kỷ IX, nhường bước cho thời kỳ nhiễu nhương Tam Quốc muộn (892-936). Thời kỳ này kết thức với việc thiết lập triều đại Goryeo. Trong suốt thời kỳ Goryeo, luật lệ được lập thành bộ, hệ thống phục vụ dân chính được đem vào, và Phật giáo thịnh đạt. Năm 1238, đế quốc Mông cổ xâm lăng, và sau ba mươi năm chiến tranh, hai bên ký kết một thỏa ước hòa bình.

Năm 1392, tướng Yi Seong-gye thiết lập triều đại Joseon (1392-1910), sau một chính biến. Sejong đại đế (1418-1450) phổ biến Hangul, thứ mẫu tự Triều Tiên, như ngôn ngữ thay thế cho chữ Hán trước kia đã từng là hệ thốngchữ viết duy nhất. Thời ký này chứng kiến những tiến bộ về văn hóa và kỹ thuật học. Giữa những năm 1592-1598, Nhật Bản xâm lăng Triều Tiên, nhưng cuối cùng, đẩy lui dược quân Nhật, nhờ những nỗ lực hải quân của Đô Đốc Yi Sun-sin, lục quân kháng cự và Trung Hoa viện trợ. Trong các thập niên 1620 và thập niên 1630, Joseon bị triều đại Mãn Thanh xâm lăng.

Bắt đầu những năm 1870, Nhật Bản bắt đầu, buộc Triều Tiên phải ra khỏi quĩ đạo ảnh hưởng Trung Hoa, di vào tầm ảnh hưởng của mình. Năm 1895. Nữ Hoàng Myeongseong của Triều Tiên bị các nhân viên Nhất Bản ám sát. Năm 1905, Nhật Bản buộc Triều Tiên ký Hòa Ước Eulsa, biến Triều tiên thành một nước bảo hộ và năm 1910, thôn tính luôn Triều Tiên, mặc dù không bên nào được coi là bền vững về luật pháp. Cuộc kháng chến Triều Tiên chống Nhật Bản chiếm đóng được bộc lộ trong Phong Trào ngày 1/3/1919 quần chúng bất bạo động tập thể. Sau đó Phong Trảo Giải Phóng Triều Tiên, phối hợp với chính phủ lâm thời của Cộng Hòa Triều Tiên, chủ động phần lớn ở Mãn Châu, Trung Hoa và Tây Bá Lọi Á láng giềng.

4. Với việc đánh bại Nhật Bản năm 1945, Liên Hiệp Quốc phát triển các kế hoạch cho một nền hành chính ủy nhiệm do Liên Xô và Hoa Kỳ, nhưng kế hoạch đã nhanh chóng bị hủy bỏ. Năm 1948, các chính phủ được thiết lập, nước dân chủ Nam Triều Tiên và Bắc Triều tiên Cộng sản được phân chia ở vĩ tuyến 38. Các căng thẳng vì phân chia nổi lên trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950, khi Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên.

Chính phủ lâm thời của Cộng Hòa Triều Tiên được thành lập tại Thượng Hải, Trung Hoa trong một hậu quả của phong trào ngày 1/3. Phong trào này phói hợp cố gắng giải phóng với kháng chiến chống lại việc Nhật kiểm soát. Một số thành tựu của Chính Phủ lâm thời gồm có Trận đánh Chingshanli năm 1920, và cuộc phục kích ban lãnh đạo quân sự Nhật Bản tại Trung Hoa năm 1932. Chính phủ lâm thời được coi như chính phủ theo pháp lý (de jure) của nhân dân Triều Tiên giữa giai đoạn 1919 đến 1948, và tính chất hợp pháp củ nó được bảo lưu làm lời đầu Hiến Pháp của Nam Triều Tiên.

Những cuộc nổi dậy liên tục kháng Nhật, như cuộc nổi dậy trên khắp nước của sinh viên tháng 11/1929, dẫn đến việc tăng cường chế độ quân quản năm 1931. Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Trung Nhật năm 1937 và Thế Chiến II, người Nhật cố tiêu diệt Triều Tiên như một quốc gia. Việc thờ tự tại đền Shinto của Nhật là bắt buộc. Giáo trình nhà trường được triệt để sửa đổi, để loại trừ việc dậy bằng ngôn ngữ Triều Tiên và lịch sử bên trong Triều Tiên. Việc tiếp tục chính thứ văn hóa Triều Tiên bắt đầu là bất hợp phap. Ngôn ngữ Triều Tiên bị tẩy chay và người Triều Tiên bị buộc phải lấy tên Nhật. Nhiều đồ thủ công nghệ văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay đem về Nhật. Cho đến nay, nhiều nghệ phẩm Triều tiên có giá thường có thể thấy, trong các viện bảo tàng Nhật hay nơi những nhà sưu tập tư nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và viẹc học lịch sử Hàn bị tẩy chay ở trường đại học với các sách giáo khoa bị đốt cháy, phá hủy hay trở thành bất hợp pháp mà Cơ quan Lịch Sử Triều Tiên xem qua. Theo một thám quật do chính phủ Nam Triều Tiên thực hiện, 75.311 di vật văn hóa đã bị lấy đi khỏi Triều Tiên. Nhật Bản có 34.369, Hoa Kỳ có 17.803.

Một số ngườiTriều Tiên bỏ bán đảo Triếu Tiên sang Mãn Châu và Primorsky Krai. Các người Triều Tiên tại Mãn châu làm thành những nhóm kháng chiến đượcbiết là Dongnipgun (Quân Đội Giải Phóng). Quân đội này có thể đi vào ra khỏi vùng biên giới Trung Triều, đánh du kích với các lực lượng Nhật. Những đội quân du kích có thể hội họp với nhau trong thập niên 1940, như Quân Đọi Giải Phóng Triều Tiên. Quân đội giải phóng liên minh tham dự vào các hoạt dộng tại Trung Hoa và các nơi ở Đông Nam Á. Hàng nhiều chục ngàn người Nhật cũng tham gia Quân Đội Giải Phóng Các Dân tộc, và Quân Đội Giải Phóng quốc gia.

Trong Thế chiến II, người Triều Tiên bị buộc phải yểm trợ nỗ lực của Nhật, Nhiều vạn người bị cương bách xung vảo quân sự của Nhật Bản. Khoảng 200.000 con gái và phụ nữ, hầu hết là từ Triều Tiên và Trung Hoa đến, bị cưỡng bách xung vào làm nô lệ tình dục được gọi hoa mỹ là “Phụ Nữ Giải Sầu”.
Lịch Sử Phân Chia Nam Bắc Triều Tiên

1. Việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản, việc sụp đổ sớm hơn của Đức Quốc Xã, phối hợp với những thay đổi về chính trị và ý thức hệ toàn cầu, dẫn đến việc phân chia Triều Tiên thành hai vùng chiếm đóng thực sự bắt đầu ngày 8/9/1945, với Hoa Kỳ quản trị nửa phía Nam bán đảo, và Liên Xô nắm giữ khu vực phía Bắc vĩ tuyến 38. Chính quyền lâm thời không được biết đến, chủ yếu vì Mỹ hiểu lầm cho rằng chính quyền đó quá đứng về phía Cộng Sản. Cuộc phân chia có nghĩa là tạm thời và và có ý trờ thành một nước Triều Tiên thống nhất cho dân tộc Triều Tiên, cho đến khi Hoa Ký, Anh, Liên Xô và Công Hòa Trung Hoa có thể dàn xếp một nền hành chánh ủy nhiệm.

Tại hội nghị Cairo ngày 22/11/1943, người ta đã đồng ý rằng Triều Tiên sẽ được tự do “theo đúng chiều hướng của nó là Triều Tiên sẽ trở nên tự do và độc lập”; ở cuộc hội nghị Yalta về sau vào tháng 2/1945, người ta đồng ý thiết lập một ban ủy nhiệm bốn cường quốc cai quản Triều Tiên. Ngày 9/9/1945, chiến xa Xô Viết từ Tây Bá Lơi Á vào Bắc Triều Tiên,hầu như không hề gặp kháng chiến. Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh ngày 15/8/1945.

Tháng 12/1945, một hội nghị nhóm họp tại Moscow để thảo luận tương lai Triều Tiên, Một ban ủy nhiệm trong năm năm đưọc thảo luận và một ban liên hợp Xô-Mỹ được thành lập. Ban họp nhau không định kỳ tại Seoul, nhưng bế tắc về vấn đề thiết lập một chính phủ quốc gia. Tháng 9/1947, với không có giải pháp nào trông thấy, Hoa Kỳ đưa vấn đề Triều Tiên ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

2. Những hy vọng ban đầu cho một nước Triều Tiên độc lập thống nhất mau chóng tan thành mấy khói các chính sách về cuộc chiến tranh lạnh, và những người chống cộng chống đối kế hoạch ban ủy nhiệm, đưa đến việc thiết lập năm 1948 hai quốc gia riêng biệt với hoàn toàn đối lập về hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội. Vào ngày 12/12/1948, nghị quyết 195 tại Đại Hội Đồng III nhìn nhận cộng hòa Triều Tiên là chính phủ hợp pháp độc nhất của Triều Tiên. Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khi Bắc Triều tiên chọc thủng vĩ tuyến 38 xâm lăng miền Nam, chấm dứt bất kỳ hy vọng nào tái thống nhất hòa bình vào lúc đó.
Lịch sử Nam Triều Tiên chính thức bắt đầu với việc thành lập Nam Triều Tiên năm 1948.

Trong cuộc hậu quả cuộc chiến, việc chiếm đóng Triều Tiên chấm dứt với cuộc đầu hàng của Nhật trong thế chiến II năm 1945, Triều Tiên bị chia ở vĩ tuyến 38 theo sắp xếp của Liên Hiệp Quốc, được Liên Xô cai trị ở miền Bắc và Hoa Kỳ ở miền Nam. Người Xô Viết và người Mỹ đã không thể đồng ý thi hành một Ban Ủy Nhiệm Liên Hiệp về Triều Tiên. Điều này dẫn đền vào năm 1948 việc thanh lập những chính quyền tách biệt, và mỗi chính quyền đầu cho là chính phủ hợp thức của Toàn Thể Triều Tiên.

3. Lịch sử sau đó của Nam Triều Tiên được đánh dấu bằng những thới kỳ xen kẽ chế độ cai trị dân chủ và chuyên quyền. Chính phủ dân sự theo qui ước được đếm số từ Nền Cộng Hòa thứ Nhất cùa Syngman Rhee cho đến nền cộng hòa thứ sáu đương thời. Nền Cộng Hỏa thứ I biện bác là dân chủ khi khởi đầu, trở thành ngày càng chuyên quyền cho đến khi sụp đổ năm 1960. Nền cộng hòa thứ hai dân chủ mạnh mẽ, nhưng bị lật đổ chỉ chưa đầy một năm, và được thay thế bằng một chế độ cai trị chuyên quyền quan sự. Nền cộng hòa thứ ba, thứ tư, và thứ năm trên danh nghĩa là dân chủ, nhưng nhiều người coi là nối tiếp chế độ quân sự.Với cộng hòa thứ Sáu, quốc gia dần dàn được ổn định thành một chế độ dân chủ tự do.

Từ ban đầu, Nam Triều Tiên đã chứng kiến phát triến cơ bản về giáo dục, kinh tế và văn hóa. Từ thập niên 1960, quốc gia đã phát triển từ một nước nghéo nhất châu Á thành một nước thịnh vương nhất của lục địa, nhất là ở mức thứ ba, đã phát triển đột ngột. Từ thập niên 1990, âm nhạc bình dân Triều Tiên, kịch nghệ, phim ảnh truyền hính đã trở nên bình dân khắp Miền Đông và Đông Nam Á, trong một hiện tượng nổi tiếng là “Làn Sóng Triều Tiên”.

II. Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên Tổ Chức Ngăn Nắp Thống Nhất

Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Triều Tiên là thành phần thuộc về Giáo Hội Công giáo Toàn Cầu, dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều ở Rôma.

Giáo Hội Công Giáo Nam Triều Tiên

Giáo Hội Công giáo tại Nam Triều Tiên có hơn 5, 1 triệu người - tức hơn 10% dân số. Nam Triều Tiên có số các thánh lớn thứ tư (từ 1984). Có thể tỷ lệ những người Công giáo Triều Tiên hiện nay cao hơn tỷ lệ người Công giáo so với dân số toàn quốc tại Việt Nam. Như thế tình hình Công Giáo có nhiều thay đổi tại Á Đông. Có 15 giáo phận gồm có ba tổng giáo phận Seoul, Taegu và Gwangju, và thường hạt quân đội.

* Giáo Tỉnh Seoul gồm có:
Tồng Giáo phận Seoul Seoul và các giáo phận Chuncheon, Incheon, Daejeon, Uijeongbu, Wonju

* Giáo Tỉnh Daegu gồm có:
Tổng Giáo Phận Daegu và các giáo phận Andong, Cheongju, Masan, Busan

* Giáo Tỉnh Gwangju gồm có:
Tổng Giáo Phận Gwangju và các giáo phận Jeju, Jeonju
Thường Hạt Quân Đội: Thường Hạt Quân Đội Nam Triều Tiên

Giáo Hội Công Giáo Bắc Triều Tiên Và Đạo Tại Gia.

1. Giáo Hội Công giáo Rôma tại Bắc Triều Tiên cũng là thành phần thuộc giáo hội Công giáo Rôma toàn cầu, dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều tại Rôma.

Giáo Hội này thống nhất về mặt giáo hội với Nam Triều Tiên, gồm có hai giáo phận Pyongyang và Hamheung (đều là hai giáo phận nhánh của giáo phận thủ đô).

Vì thế, các Giám mục Nam Triều Tiên phục vụ với tính cách Giám quản Tông Tòa.
Tổng giám mục Seoul làm giám quản tông tòa Giáo phận Pyongyang
Giám mục Chuncheon làm Giám Quản Tông Tòa Giáo phận Hamheung.

2. Ngoài hai giáo phận đó, còn có một Lãnh Hạt Tu Viện Dokwon tại Bắc Triều Tiên. Đấy là giáo tòa duy nhất ngoài châu Âu. Bề Trên tu viện đã không có người trong hơn 50 năm, cho đến khi cha Francis Ri được chỉ định làm bề trên năm 2005. Lãnh Hạt Tu viện không bao giờ được thống nhấtvới, hay thay đổi thành giáo phận giả định, là vì thiếu hoạt động giáo hội hữu hiệu trong hạt này, từ khi Nam Bắc Triều Tiên phân ly vào cuối thế chiến II.

Có chừng 3.000 người Công giáo Bắc Triều Tiên ngày nay, so sánh với con số 55.000 trước khi giải phóng khỏi Nhật Bản năm 1945. Giáo Hội Changchung tại Pyongyang là Giáo Hội duy nhất trong nước. Hầu hết những người Công giáo phải thự hảnh đức tin của họ tại các việc thờ phụng trong nhà riêng. Chính quyền Cộng Sản không có quan hệ ngoai giao với Vatican, và không có hàng giáo sĩ Công giáo nào được phép hoạt động trong lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Tổng Giáo Phận Seoul

Lãnh thổ Tổng Giáo Phận Seoul bao gồm một diện tích là 605 km2 phần thuộc thủ đô, và tỉnh Hwanghae, một khu vực rộng 16.744 km2 ở Bắc Hàn (Triều tiên). Miền Seoul thuộc giáo hội gồm Tổng Giáo Phận thủ đô Seoul với các giáo phận phụ thuộc là Chunchon, Daejeon, Incheon, Suwon, Uijeongbu và Wonju. Các giáo phận Pyongyang và Hamhung và lãnh hạt tu viện Dokwon, tất cả tại Bắc Hàn đều là các giáo phận phụ thuộc Tổng Giáo Phận Seoul.

Năm 1992, Hồng Y Stephen Kim đem vào Tông Giáo Phận Seoul Phong Trào Cộng Đoàn Kitô Nhỏ (SCC), khi đó làm Tổng Giám Mục Seoul. Lúc đó, Giám Mục Phụ Tá Kang Woo-il nói mỗi giáo xứ ở Seoul có chừng 7.000 người Công giáo, nhưng khoảng 90% thiếu những mối liên lạc giáo xứ mạnh mẽ và cảm thấy xa lạ. Muốn ứng phó với vấn đề, Tổng Giáo Phận chọn mẫu SCC làm nòng cốt truyền bá Tin Mừng trong thiên niên kỷ mới.

Tổng Giáo Phận thích ứng quan niệm SCC vào trong hệ thống hạt giáo xứ, trong đó mỗi người trong giáo xứ thuộc về một SCC trên nguyên tắc. Qua SCC, giáo hữu thường có thể đóng một vai trò tích cực và họp đều đặn để suy nghĩ về phức âm, giáo hội và những quan tâm xã hội.

Ở vị trí trung tâm bán đao Triều Tiên, Seoul đã là thủ đô của Triều Tiên từ thời triều đại Joseon (1392-1910) di chuyển thủ đô đến Seoul năm 1394. Tên “Seoul” xuất xứ từ từ cổ "Seorabeol" hay "Seobeol," có nghĩa "thủ đô." (Hán Thành).

Seoul là một đầu mối nền kinh tế quốc gia, đóng một vai trò nòng cốt trong việc lưu chuyển tự do các tài nguyên quốc gia và thủ đô. Đa số lớn các văn phòng chính và phụ của các nhóm kinh doanh lớn và các tổ hợp đa quốc tất cả đều tập trung ở Seoul. Theo Bộ Tài Chính và Kinh Tế Hàn Quốc, thu nhập đầu người của Nam Triều Tiên là US$14,162 vào thời điểm tháng 12/2004.

Vì Nam Triều Tiên áp dụng hệ thống tự quản địa phương năm 1995, dân chúng Seoul bầu cử thị trưởng và các thành viên hội đồng thành phố. Đô trưởng của Chính quyền Thủ Đô Seoul thuộc về Đáng Đại Quốc (Grand National Party). Trong 102 thành viên của Hội Đồng Thủ Đô Seoul, thì 86 người thuộc về Đảng Đại Quốc Gia (GNP), đảng đối lập quốc gia chính; 7 cho Đảng Uri, đảng đang nắm quyền cai trị quốc gia; 8 cho đảng Dân Chủ Thiên Niên Kỷ, một đảng đối lập nhỏ; và 1 cho đảng Lao Động Dân chủ.

Tại Seoul, có nhiều máy phát thanh và nhiều trạm truyền hình quốc gia và địa phương. Hấu hết các gia đình đều trang bị máy điện thoại và mạng lưới toàn cậu siêu tốc. Hầu hết mỗi cá nhân đều có điện thoại di động.

Hạ tầng chuyên chờ của Seoul được trang bị tốt. Hệ thống xe điện chuyên chở đi khắp nước và các đường xe lửa cao tốc (KTX) chở đến Busan và Gwangjutrong vòng ba tiếng. Rồi hệ thống tám đường ngàm bao gồm tất cả thành phố, và hệ thống xe buýt công cộng của Seoul nổi tiếng tiện nghi. Có một sân bay quốc nội ở Gimpo, đôi khi hoạt động như một sân bay quốc tế.Ngày nay Inchon có sân bay quốc tế thường xuyên chính thức tại phía Tây Bắc thủ đô Hàn Thành

Dân Số

Dân số tại Seoul vào cuối năm 2004 là 10.287.487, 21% so với dân số toàn quốc là 49.052.988 người. Hầu hết cư dân là người dân tộc Triều Tiên, và có khoảng 100.000 người ngoại quốc.

Khí Hậu

Seoul có khí hậu ôn đới và có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 12,2o Celsius. Lương mưa trung bình năm là 1.344.2 mm. Hầu hết trời mưa tập trung vào các tháng mưa theo chu kỳ gió mùa từ tháng Sáu đến tháng Chín.

Địa Hình

Seoul có núi bao bọc chung quanh như núi Bukhan ở phía Bắc, núi Gwanak ở phía Nam và Namsan ở giữa thành phố. Sông Hàn chảy qua thành phố chia cắt thành phố thủ đô làm hai phần. Hai bên giao dịch chính với nhau bằng cây cầu bắc qua sông Hàn.

Ngôn Ngữ

Tiếng Triều Tiên chuẩn đang được dùng. Anh ngữ là một môn học bắt buộc trong các trường, được nói và hiểu trong lãnh vực kinh doanh và du lịch. Tất cả các dấu hiệu giao thông đều bằng tiếng Anh, Hoa và Hàn.

Không chỉ mạng lưới toàn cầu là (bằng tiếng Hàn): http://www.catholic.or.kr

Vào thời điểm tháng 31/12/2004, tổng giáo phận Seoul có 1.276.634 triệu người Công giáo đã rửa tội, biểu thị 12,4% tổng dân số 10.287.487 người trong lãnh thổ giáo phận. Vào thời gian đó, tổng giáo phận có 206 giáo xứ với các linh mục thường trú và hai trạm truyền giáo. Trong năm 2004, tổng giáo phận có 31.482 trường hợp rửa tội.

Ngoài số người Công giáo đã rửa tội kể trên, còn có những thành viên của các giáo phái khác chừng 2.200.000, hay 21%. Tín đồ của các tôn giáo không Kitô (Phật giáo hay Phật giáo Won,… chừng 2.510.000 hay 24.4%. Những người vô tôn giáo chừng 4.780.000, hay 46.5%.

Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk sinh ngày 7/12/1931 tại Seoul. Ngài được truyền chức linh mục ngày 18/3/1961, và được bổ nhiệm giám mục Cheongju ngày25/6/1970. Ngài được truyền chức giám mục ngày 3/10/1970. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Seoul ngày 30/5/1998. Ngài nhậm chức ngày29/6/1998. Ngài cũng được bổ nhiệm giám quản tông tỏa giáo phận Pyongyang ngày 6/5/1998. Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XXVI nâng ngài lên hàng ngũ Hồng Y ngày 24/3/2006.

Tổng giám mục Cheong là một thành viên của ủy ban giáo mục bốn người của Hội Đồng Giám Mục Triều Tiên (CBCK): Ủy Ban Giám Mục về các giáo sĩ và tu sĩ, Ủy Ban Giám Mục về Giáo Lý, Ủy Ban Giám Mcụ Đặc Biệt về Hòa Giải Nhân Dân Hàn quốc và Ủy Ban Giám Mục Cổ Võ việc phong chân phước và phong thánh. Ngài là chủ tịch Ban về Vụ giáo luật của HĐGMTT và diều giải viên của Hội Truyền Giáo Ngoại quốc và Học Viện Sư Phạm Giáo Lý Công Giáo.

Địa chỉ: 2-ga 1, Myeong-dong, Jung-gu, Seoul, 100-809
Đt: (82) 2-727-2005
Fax: (82) 2-777-6660
Email: sect@seoul.catholic.or.kr

Tổng Giáo Phận có 14 vị thường quyền quá khứ. Hiện nay có thêm các vị phụ tá, như
Có các giám mục phụ tá: Andrew Yeom Soo-jung, sinh ngày 5/12/1943 tại Anseong, Gyeonggi
Giám mục Lucas Kim Woon-hoe sinh ngày 18/10/1944, tại Seoul; Giám mục Basil Cho Kyu-man sinh ngày 8/6/1955, Busan.

Tài liệu:
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_North_Korea
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_South_Korea
  • http://www.ucanews.com/
Cập nhật cuối cùng ngày 7/7/2006