Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 02/01/2011
A ĐỔ VẬT
Quách thị là vợ của thái úy Vương Diễn đời nhà Tấn, là người thân thiết của Tấn Huệ đế tư mã Trung hoàng hậu, bà ta nhờ sự quan hệ này nên đi đâu cũng vơ vét tiền bạc, tham lam không chán. Vương Diễn rất ghét bà ta về hành vi tham tiền bạc này, cho nên bình thường không bao giờ nói đến chữ tiền với bà ta, nhưng Quách thị đi đâu cũng lấy việc tham tiền này làm vui thú.
Một hôm, bà ta muốn chọc ghẹo Vương Diễn, cố ý sai đầy tớ gái đem tiền vung vãi chung quanh giường. Vương Diễn sáng sớm thức dậy, nhìn thấy dưới đất toàn là tiền, không cách gì bước xuống giường được, bèn lớn tiếng kêu bọn tớ gái, nói: “Đem “a đổ vật” này dọn đi chỗ khác”, Vương Diễn kiên quyết không nói chữ “tiền”, nhưng dùng chữ “a đổ vật” để thay thế, những người sau này bắt chước ông ta, gọi tiền là “a đổ vật”.
(Cử khuyết, a đổ vật)
Suy tư:
Nói đến tiền thì ai cũng thích, bởi vì con người ta không ai là không thích tiền, ngay cả người tu hành cũng thích tiền, bởi vì con người ta quan niệm rằng có tiền là có tất cả…
Thích tiền và cần tiền tuy là không giống nhau nhưng nó chỉ cách nhau có một sợi tóc mà thôi, thích tiền thì giống như Quách thị vợ của thái thú Vương Diễn, cần tiền thì giống như các nhà làm từ thiện cần tiền để lo cho người nghèo, giống như các cha sở cần tiền để xây dựng nhà thờ nhà xứ. Nhưng khi cần tiền và có tiền rồi thì tự nhiên lại thích tiền, cho nên người ta mới có câu nói mĩa mai: đi đông đi tây xin tiền để “xây cất”, tức là xây một nửa và cất làm của mình một nửa là như thế.
Các thánh nam nữ vì không tham tiền tham bạc, nên bán tất cả gia tài của mỉnh mà cho người nghèo để trở nên nhẹ nhàng để vào Nước Trời.
Những người dâng mình làm tôi Chúa thì cũng như thế, họ hứa từ bỏ tiền bạc danh vọng để sống khó nghèo như Chúa Giê-su Ki-tô, nên đời này họ không thiếu gì cả, mà lại còn được giàu sang ở đời sau trên thiên đàng nữa.
Nhưng mấy ai còn nhớ được chân lý đó khi thấy tiền ? Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Quách thị là vợ của thái úy Vương Diễn đời nhà Tấn, là người thân thiết của Tấn Huệ đế tư mã Trung hoàng hậu, bà ta nhờ sự quan hệ này nên đi đâu cũng vơ vét tiền bạc, tham lam không chán. Vương Diễn rất ghét bà ta về hành vi tham tiền bạc này, cho nên bình thường không bao giờ nói đến chữ tiền với bà ta, nhưng Quách thị đi đâu cũng lấy việc tham tiền này làm vui thú.
Một hôm, bà ta muốn chọc ghẹo Vương Diễn, cố ý sai đầy tớ gái đem tiền vung vãi chung quanh giường. Vương Diễn sáng sớm thức dậy, nhìn thấy dưới đất toàn là tiền, không cách gì bước xuống giường được, bèn lớn tiếng kêu bọn tớ gái, nói: “Đem “a đổ vật” này dọn đi chỗ khác”, Vương Diễn kiên quyết không nói chữ “tiền”, nhưng dùng chữ “a đổ vật” để thay thế, những người sau này bắt chước ông ta, gọi tiền là “a đổ vật”.
(Cử khuyết, a đổ vật)
Suy tư:
Nói đến tiền thì ai cũng thích, bởi vì con người ta không ai là không thích tiền, ngay cả người tu hành cũng thích tiền, bởi vì con người ta quan niệm rằng có tiền là có tất cả…
Thích tiền và cần tiền tuy là không giống nhau nhưng nó chỉ cách nhau có một sợi tóc mà thôi, thích tiền thì giống như Quách thị vợ của thái thú Vương Diễn, cần tiền thì giống như các nhà làm từ thiện cần tiền để lo cho người nghèo, giống như các cha sở cần tiền để xây dựng nhà thờ nhà xứ. Nhưng khi cần tiền và có tiền rồi thì tự nhiên lại thích tiền, cho nên người ta mới có câu nói mĩa mai: đi đông đi tây xin tiền để “xây cất”, tức là xây một nửa và cất làm của mình một nửa là như thế.
Các thánh nam nữ vì không tham tiền tham bạc, nên bán tất cả gia tài của mỉnh mà cho người nghèo để trở nên nhẹ nhàng để vào Nước Trời.
Những người dâng mình làm tôi Chúa thì cũng như thế, họ hứa từ bỏ tiền bạc danh vọng để sống khó nghèo như Chúa Giê-su Ki-tô, nên đời này họ không thiếu gì cả, mà lại còn được giàu sang ở đời sau trên thiên đàng nữa.
Nhưng mấy ai còn nhớ được chân lý đó khi thấy tiền ? Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 02/01/2011
Chương 32:
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.
(Lc 5, 32)
THỐNG HỐI
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.
(Lc 5, 32)
N2T |
1. Con người ta nếu khi phạm tội mà trong lòng buồn bực thống hối, khiêm tốn nhẫn nhục chịu đựng, thì Thiên Chúa lập tức trở lại với họ.
(Thánh Terese of Lisieux)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin: “Người đã đến và ở giữa chúng tôi, và chúng tôi đã được chiêm ngưỡng vinh quang của Người”
Lưu Minh Gian
09:57 02/01/2011
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh
Roma sáng Chúa nhật mùng 02 tháng 01 năm 2011.
Ngày Chúa nhật đầu năm mới, trước giờ Kinh Truyền Tin, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã tập trung kín cả Quảng Trường Thánh Phêrô, phần từ hang đá Giáng Sinh về phía Đền Thờ. Đúng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc. Sau khi đưa tay chào các tín hữu hiện diện dưới Quảng Trường, Đức Thánh Cha đã có một bài huấn từ ngắn gởi đến mọi người. Ngài nói:
Anh chị em thân mến
Một lần nữa cho tôi gởi đến anh chị em lời chúc mừng năm mới. Tôi gởi lời cám ơn đến tất cả những người đã dành cho tôi những sứ điệp về sự hiệp thông và gần gũi thiêng liêng.
Phụng vụ của ngày Chúa nhật hôm nay cho chúng ta nghe lại một lần nữa Lời Dẫn Nhập của Tin Mừng theo Thánh Gioan, là Lời đã được tuyên xướng trọng thể trong ngày lễ Giáng Sinh. Dưới dạng của một bài Thánh Ca, bản văn tuyệt vời này diễn tả Mầu Nhiệp Nhập Thể, là Mầu Nhiệm đã được rao giảng bằng chính kinh nghiệm tai nghe mắt thấy của các tông đồ, đặc biệt là Thánh Gioan, vị thánh mà chúng ta đã cốt ý cử hành lễ mừng hôm 27 tháng 12 vừa qua. Thánh Cromazio di Aquileia khẳng định rằng: “Gioan là vị thánh trẻ nhất trong số tất cả các môn đệ của Chúa; là người trẻ nhất về tuổi tác, nhưng lại già dặn nhất trong đức tin” (Sermo II, 1 De Sancto Iohanne Evangelista, CCL 9a, 101).
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời là Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa”(Ga 1,1), Đây là những lời khởi đầu chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng theo Thánh sử Gioan, người vốn được truyền thống so sánh với hình ảnh của con chim đại bàng. Thánh sử đã vượt lên trên lịch sử của nhân loại để tìm kiếm sự cao sâu của Thiên Chúa. Nhưng liền sau đó, theo gương Thầy mình, Thánh sử đưa chúng ta trở về với chiều kích trần thế, Ngài viết: “Ngôi Lời đã làm người” (Ga 1, 14). Ngôi Lời là một thực tại sống động: một Thiên Chúa thông truyền và làm cho chính mình trở thành Con Người. (J. RATZINGER, Teologia della liturgia, LEV 2010, 618). Quả thế, Thánh Gioan làm chứng rằng: “Người đã đến và ở giữa chúng tôi, và chúng tôi đã được chiêm ngưỡng vinh quang của Người”(Ga 1,14). Thánh Leo Cả cũng bình giải: “Người đã hạ mình xuống để nhận lấy thân phận con người của chúng ta, mà không huỷ đi sự cao cả của Người”(Tractatus XXI, 2, CCL 138, 86-87). Chúng ta lại đọc thấy trong Lời Dẫn Nhập: “Từ nguồn sung mãn của Người, chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”(Ga 1, 16). “Đâu là ân sủng đầu tiên mà chúng ta được lãnh nhận?” Thánh Augostino đã tự hỏi và đã trả lời: “Đó là Đức tin”. Rồi ngay sau đó, Thánh nhân liền bổ sung: ân sủng thứ hai là “sự sống đời đời”(Tractatus in Ioh. III, 8.9, CCL 36, 24.25).
Giờ đây, tôi xin chuyển qua tiếng Tây Ban Nha để nói với hàng ngàn gia đình đang họp mặt tại Madrid. Tôi gởi lời chào thân ái đến đông đảo các mục tử và các tín hữu đang họp nhau tại Plaza de Colón của thành phố Madrid để vui mừng cử hành ngày tôn vinh giá trị của hôn nhân và gia đình dưới chủ đề: “Gia đình Kitô giáo, niềm hy vọng cho Châu Âu”.
Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy nên mạnh mẽ trong tình yêu và sự khiêm nhường để chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Giáng Sinh, là mầu nhiệm vẫn tiếp tục nói với con tim chúng ta, và trở nên một trường dạy cho gia đình và tình huynh đệ. Cái nhìn âu yếm tình mẫu tử của Đức Trinh Nữ Maria, sự bảo vệ yêu thương của Thánh Cả Giuse, và sự hiện diện hiền lành của Hài Nhi Giêsu… là một bức tranh mẫu mực về một gia đình Kitô giáo, là đền thánh thực sự của sự trung tín, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, là nơi thông truyền đức tin, đức cậy và sức mạnh của lửa yêu mến. Tôi khuyến khích mọi người sống ơn gọi Kitô hữu hãy canh tân lại nhiệt huyết bên trong chính gia đình, như là những người phục vụ đích thực của tình yêu, là những người chào đón, đồng hành và bảo vệ cho sự sống. Hãy làm cho gia đình của các bạn trở nên mái nhà nuôi dưỡng các nhân đức và là môi trường toả sáng của sự chân thật. Nhờ sự hướng dẫn bởi ân sủng của Thiên Chúa, gia đình các bạn có thể khôn ngoan nhận định tiếng gọi của Thiên Chúa dành cho những ai được mời bước theo Người. Với những tâm tình này, tôi hết lòng phó thác cho Thánh Gia tất cả những mục đích và kết quả của cuộc họp mặt này, để nhờ đó, gia đình của chúng ta không ngừng trở nên những vương quốc của tình yêu, của sự trao ban và của lòng quảng đại. Nguyện xin Chúa luôn chúc lành cho tất cả các bạn.
Trước mặt Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà Đức Giêsu đã trao phó như người Mẹ cho “người môn đệ được Ngài yêu dấu”, chúng ta xin ơn sức mạnh để sống như những người con cái “được Thiên Chúa sinh ra” (cfr Ga 1, 13), để chúng ta biết đón nhận nhau và thể hiện với nhau tình yêu thương huynh đệ.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha gởi đến moi người lời kêu gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu Ai-Cập. Ngài nói:
Sáng hôm qua, tôi đau đớn khi nhận được tin tức về cuộc tấn công nghiêm trọng vào cộng đoàn Kitô giáo Copt ở vùng Alessandria thuộc Ai-Cập. Hành động chết người này, cũng giống như việc đặt bom hẹn giờ gần nhà của những tín hữu công giáo ở Iraq để ép buộc họ phải bỏ nhà ra đi, làm phiền lòng Thiên Chúa và tất cả mọi người chúng ta. Mới hôm qua thôi chúng ta đã cầu nguyện cho hoà bình và bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng. Đứng trước chiến lược bạo lực đang đe doạ các tín hữu Kitô giáo và để lại hậu quả cho toàn thể mọi người, tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân của họ. Tôi khuyến khích các cộng đoàn giáo hội hãy kiên vững trong đức tin và trong chứng tá bất bạo động mà Tin Mừng đã dạy cho chúng ta. Tôi cũng nghĩ đến nhiều những người làm công việc mục vụ bị giết chết trong năm 2010 ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chúng ta cũng nhớ đến họ trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta hiệp thông với nhau trong Đức Kitô, Đấng là niềm hy vọng và bình an của chúng ta.
Sau lời kêu gọi, Đức Thánh Cha gởi lời chúc mừng đến các tín hữu hành hương đang hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin. Trong ngày Chúa nhật đầu năm mới, Ngài cầu chúc tất cả mọi người được bình an và những điều tốt lành trong Thiên Chúa.
Roma sáng Chúa nhật mùng 02 tháng 01 năm 2011.
Ngày Chúa nhật đầu năm mới, trước giờ Kinh Truyền Tin, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã tập trung kín cả Quảng Trường Thánh Phêrô, phần từ hang đá Giáng Sinh về phía Đền Thờ. Đúng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc. Sau khi đưa tay chào các tín hữu hiện diện dưới Quảng Trường, Đức Thánh Cha đã có một bài huấn từ ngắn gởi đến mọi người. Ngài nói:
Anh chị em thân mến
Một lần nữa cho tôi gởi đến anh chị em lời chúc mừng năm mới. Tôi gởi lời cám ơn đến tất cả những người đã dành cho tôi những sứ điệp về sự hiệp thông và gần gũi thiêng liêng.
Phụng vụ của ngày Chúa nhật hôm nay cho chúng ta nghe lại một lần nữa Lời Dẫn Nhập của Tin Mừng theo Thánh Gioan, là Lời đã được tuyên xướng trọng thể trong ngày lễ Giáng Sinh. Dưới dạng của một bài Thánh Ca, bản văn tuyệt vời này diễn tả Mầu Nhiệp Nhập Thể, là Mầu Nhiệm đã được rao giảng bằng chính kinh nghiệm tai nghe mắt thấy của các tông đồ, đặc biệt là Thánh Gioan, vị thánh mà chúng ta đã cốt ý cử hành lễ mừng hôm 27 tháng 12 vừa qua. Thánh Cromazio di Aquileia khẳng định rằng: “Gioan là vị thánh trẻ nhất trong số tất cả các môn đệ của Chúa; là người trẻ nhất về tuổi tác, nhưng lại già dặn nhất trong đức tin” (Sermo II, 1 De Sancto Iohanne Evangelista, CCL 9a, 101).
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời là Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa”(Ga 1,1), Đây là những lời khởi đầu chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng theo Thánh sử Gioan, người vốn được truyền thống so sánh với hình ảnh của con chim đại bàng. Thánh sử đã vượt lên trên lịch sử của nhân loại để tìm kiếm sự cao sâu của Thiên Chúa. Nhưng liền sau đó, theo gương Thầy mình, Thánh sử đưa chúng ta trở về với chiều kích trần thế, Ngài viết: “Ngôi Lời đã làm người” (Ga 1, 14). Ngôi Lời là một thực tại sống động: một Thiên Chúa thông truyền và làm cho chính mình trở thành Con Người. (J. RATZINGER, Teologia della liturgia, LEV 2010, 618). Quả thế, Thánh Gioan làm chứng rằng: “Người đã đến và ở giữa chúng tôi, và chúng tôi đã được chiêm ngưỡng vinh quang của Người”(Ga 1,14). Thánh Leo Cả cũng bình giải: “Người đã hạ mình xuống để nhận lấy thân phận con người của chúng ta, mà không huỷ đi sự cao cả của Người”(Tractatus XXI, 2, CCL 138, 86-87). Chúng ta lại đọc thấy trong Lời Dẫn Nhập: “Từ nguồn sung mãn của Người, chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”(Ga 1, 16). “Đâu là ân sủng đầu tiên mà chúng ta được lãnh nhận?” Thánh Augostino đã tự hỏi và đã trả lời: “Đó là Đức tin”. Rồi ngay sau đó, Thánh nhân liền bổ sung: ân sủng thứ hai là “sự sống đời đời”(Tractatus in Ioh. III, 8.9, CCL 36, 24.25).
Giờ đây, tôi xin chuyển qua tiếng Tây Ban Nha để nói với hàng ngàn gia đình đang họp mặt tại Madrid. Tôi gởi lời chào thân ái đến đông đảo các mục tử và các tín hữu đang họp nhau tại Plaza de Colón của thành phố Madrid để vui mừng cử hành ngày tôn vinh giá trị của hôn nhân và gia đình dưới chủ đề: “Gia đình Kitô giáo, niềm hy vọng cho Châu Âu”.
Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy nên mạnh mẽ trong tình yêu và sự khiêm nhường để chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Giáng Sinh, là mầu nhiệm vẫn tiếp tục nói với con tim chúng ta, và trở nên một trường dạy cho gia đình và tình huynh đệ. Cái nhìn âu yếm tình mẫu tử của Đức Trinh Nữ Maria, sự bảo vệ yêu thương của Thánh Cả Giuse, và sự hiện diện hiền lành của Hài Nhi Giêsu… là một bức tranh mẫu mực về một gia đình Kitô giáo, là đền thánh thực sự của sự trung tín, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, là nơi thông truyền đức tin, đức cậy và sức mạnh của lửa yêu mến. Tôi khuyến khích mọi người sống ơn gọi Kitô hữu hãy canh tân lại nhiệt huyết bên trong chính gia đình, như là những người phục vụ đích thực của tình yêu, là những người chào đón, đồng hành và bảo vệ cho sự sống. Hãy làm cho gia đình của các bạn trở nên mái nhà nuôi dưỡng các nhân đức và là môi trường toả sáng của sự chân thật. Nhờ sự hướng dẫn bởi ân sủng của Thiên Chúa, gia đình các bạn có thể khôn ngoan nhận định tiếng gọi của Thiên Chúa dành cho những ai được mời bước theo Người. Với những tâm tình này, tôi hết lòng phó thác cho Thánh Gia tất cả những mục đích và kết quả của cuộc họp mặt này, để nhờ đó, gia đình của chúng ta không ngừng trở nên những vương quốc của tình yêu, của sự trao ban và của lòng quảng đại. Nguyện xin Chúa luôn chúc lành cho tất cả các bạn.
Trước mặt Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà Đức Giêsu đã trao phó như người Mẹ cho “người môn đệ được Ngài yêu dấu”, chúng ta xin ơn sức mạnh để sống như những người con cái “được Thiên Chúa sinh ra” (cfr Ga 1, 13), để chúng ta biết đón nhận nhau và thể hiện với nhau tình yêu thương huynh đệ.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha gởi đến moi người lời kêu gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu Ai-Cập. Ngài nói:
Sáng hôm qua, tôi đau đớn khi nhận được tin tức về cuộc tấn công nghiêm trọng vào cộng đoàn Kitô giáo Copt ở vùng Alessandria thuộc Ai-Cập. Hành động chết người này, cũng giống như việc đặt bom hẹn giờ gần nhà của những tín hữu công giáo ở Iraq để ép buộc họ phải bỏ nhà ra đi, làm phiền lòng Thiên Chúa và tất cả mọi người chúng ta. Mới hôm qua thôi chúng ta đã cầu nguyện cho hoà bình và bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng. Đứng trước chiến lược bạo lực đang đe doạ các tín hữu Kitô giáo và để lại hậu quả cho toàn thể mọi người, tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân của họ. Tôi khuyến khích các cộng đoàn giáo hội hãy kiên vững trong đức tin và trong chứng tá bất bạo động mà Tin Mừng đã dạy cho chúng ta. Tôi cũng nghĩ đến nhiều những người làm công việc mục vụ bị giết chết trong năm 2010 ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chúng ta cũng nhớ đến họ trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta hiệp thông với nhau trong Đức Kitô, Đấng là niềm hy vọng và bình an của chúng ta.
Sau lời kêu gọi, Đức Thánh Cha gởi lời chúc mừng đến các tín hữu hành hương đang hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin. Trong ngày Chúa nhật đầu năm mới, Ngài cầu chúc tất cả mọi người được bình an và những điều tốt lành trong Thiên Chúa.
Tín đồ Công giáo Ai Cập bị đánh bom khi đang cầu nguyện tại nhà thờ
VOA
11:00 02/01/2011
Tín đồ Công giáo Ai Cập cầu nguyện tại nhà thờ bị đánh bom
Các tín đồ Hồi giáo và Công giáo cầm kinh Quran và thánh giá xuống đường tuần hành lên án vụ đánh bom chết người
Các tín đồ Công giáo đã dự một buổi lễ cầu nguyện ngày hôm nay tại một nhà thờ Công giáo Coptic, một ngày sau khi một vụ đánh bom tự sát làm 21 người chết và hàng chục người bị thương.
Khi các tín đồ tụ tập cầu nguyện, người ta vẫn nhìn thấy các vết máu từ vụ tấn công sáng sớm thứ Bảy.
Các nhân chứng cho biết sau vụ đánh bom, các tín đồ Công giáo Coptic đã tìm cách tấn công một đền thờ Hồi giáo ở phía đối diện với nhà thờ. Ẩu đả đã xảy ra, khiến có thêm người bị thương.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã lên án vụ đánh bom và kêu gọi cộng đồng Hồi giáo và Công giáo ở nước này không nên bị chia rẽ trước điều ông gọi là các hành động khủng bố.
Ông Mubarak nói rằng vụ tấn công là sản phẩm của ‘những bàn tay nước ngoài’. Ông cam kết sẽ đánh bại những kẻ âm mưu tấn công vào an ninh của Ai Cập.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã lên án vụ đánh bom.
Vụ tấn công xảy ra bên ngoài nhà thờ nơi các tín đồ trước đó cầu nguyện đón năm mới.
Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm gây ra vụ nổ.
Các tín đồ Công giáo đã dự một buổi lễ cầu nguyện ngày hôm nay tại một nhà thờ Công giáo Coptic, một ngày sau khi một vụ đánh bom tự sát làm 21 người chết và hàng chục người bị thương.
Khi các tín đồ tụ tập cầu nguyện, người ta vẫn nhìn thấy các vết máu từ vụ tấn công sáng sớm thứ Bảy.
Các nhân chứng cho biết sau vụ đánh bom, các tín đồ Công giáo Coptic đã tìm cách tấn công một đền thờ Hồi giáo ở phía đối diện với nhà thờ. Ẩu đả đã xảy ra, khiến có thêm người bị thương.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã lên án vụ đánh bom và kêu gọi cộng đồng Hồi giáo và Công giáo ở nước này không nên bị chia rẽ trước điều ông gọi là các hành động khủng bố.
Ông Mubarak nói rằng vụ tấn công là sản phẩm của ‘những bàn tay nước ngoài’. Ông cam kết sẽ đánh bại những kẻ âm mưu tấn công vào an ninh của Ai Cập.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã lên án vụ đánh bom.
Vụ tấn công xảy ra bên ngoài nhà thờ nơi các tín đồ trước đó cầu nguyện đón năm mới.
Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm gây ra vụ nổ.
Thống kê tại Vatican cho thấy số người tham dự các sinh hoạt của Đức Thánh Cha gia tăng một chút
Bùi Hữu Thư
20:31 02/01/2011
VATICAN (CNS) – Trên 2 triệu 270 ngàn khách hành hương và thăm viếng đã đến để được đích thân diện kiến Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Vatican hay tại nhà nghỉ mát mùa hè ở Castel Gandolfo trong năm 2010.
Giám quản Tư Dinh Đức Thánh Cha đã phổ biến bản thống kê hàng năm ngày 30 tháng 12, 2010, và cho biết: Đám đông gồm có những người tham dự các buổi triều kiến chung hàng tuần, các buổi triều kiến đặc biệt với Đức Thánh Cha, hay các nghi lễ phụng vụ ngài cử hành hay các buổi đọc kinh Truyền Tin mỗi Chúa Nhật tại Vatican hay tại nhà nghỉ mát của ngài.
Con số thống kê cho năm 2010 lớn hơn con số năm 2009 khi hơn 2 triệu 240 ngàn người đã tới; năm 2008 có trên 2 triệu 210 ngàn khách hành hương và thăm viếng.
Trong khi các con số này cho thấy có một sự gia tăng liên tục, vẫn còn thua kém năm 2007 với trên 2 triệu 800 ngàn và năm 2006 khi có 3 triệu 200 ngàn khách thăm viếng.
Theo thống kế năm 2010, có 493.000 người tham dự một trong số 45 buổi triều kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha.
Năm 2010, có 178.150 người thuộc các nhóm có những buổi triều kiến riêng với Đức Thánh Cha.
Trong năm 2010, các Thánh Lễ và buổi cầu nguyện của Đức Thánh Cha thu hút được 381.500 người, và các buổi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ của ngài tụ tập được 1 triệu 220 ngàn người tới Quảng Trường Thánh Phêrô hay sân trong của nhà nghỉ mát của ngài tại Castel Gandolfo, ở phía nam Rôma.
Giám quản Tư Dinh Đức Thánh Cha đã phổ biến bản thống kê hàng năm ngày 30 tháng 12, 2010, và cho biết: Đám đông gồm có những người tham dự các buổi triều kiến chung hàng tuần, các buổi triều kiến đặc biệt với Đức Thánh Cha, hay các nghi lễ phụng vụ ngài cử hành hay các buổi đọc kinh Truyền Tin mỗi Chúa Nhật tại Vatican hay tại nhà nghỉ mát của ngài.
Con số thống kê cho năm 2010 lớn hơn con số năm 2009 khi hơn 2 triệu 240 ngàn người đã tới; năm 2008 có trên 2 triệu 210 ngàn khách hành hương và thăm viếng.
Trong khi các con số này cho thấy có một sự gia tăng liên tục, vẫn còn thua kém năm 2007 với trên 2 triệu 800 ngàn và năm 2006 khi có 3 triệu 200 ngàn khách thăm viếng.
Theo thống kế năm 2010, có 493.000 người tham dự một trong số 45 buổi triều kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha.
Năm 2010, có 178.150 người thuộc các nhóm có những buổi triều kiến riêng với Đức Thánh Cha.
Trong năm 2010, các Thánh Lễ và buổi cầu nguyện của Đức Thánh Cha thu hút được 381.500 người, và các buổi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ của ngài tụ tập được 1 triệu 220 ngàn người tới Quảng Trường Thánh Phêrô hay sân trong của nhà nghỉ mát của ngài tại Castel Gandolfo, ở phía nam Rôma.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa
Martin Lê Hoàng Vũ
09:13 02/01/2011
SAIGÒN - Chiều ngày 1 tháng 1, ngày đầu năm dương lịch 2011, cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa đã mừng lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tất cả mọi thành phần trong giáo xứ, từ các cháu thiếu nhi, các anh thanh niên, các bà mẹ đã hiện diện đông đủ vào thánh lễ ban chiều. Hôm nay, ca đoàn Thánh Mẫu của các bà mẹ Công giáo cũng mừng lễ bổn mạng.
Xem hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu với cuộc rước trọng thể xung quanh nhà thờ. Trước đó, ông trưởng ban Phụng vụ đọc lời dẫn vào thánh lễ, hướng cộng đoàn đến ý nghĩa của thánh lễ, và sắp xếp thứ tự đoàn rước. Cuộc rước tôn kính Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa được bắt đầu với tiếng kèn tây, tiếng trống dân tộc càng làm cho bầu khí phụng vụ của ngày lễ thêm rộn ràng tươi vui.
Thánh lễ do cha chánh xứ Vĩnh Hòa, GB Vũ Mạnh Hùng chủ tế, cùng với cha Giuse Trần Văn Lộc đồng tế. Lời kêu mời mở đầu của cha chánh xứ giúp cho mọi người nhìn lên Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa với một cái nhìn thật gần gũi. Mẹ Maria là nụ cười đáp lại đình thương của Thiên Chúa. Ngày đầu năm Giáo hội dẫn đưa chúng ta đến với Đức Mẹ, xin Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành cho chúng ta.
Trong phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, cha chính xứ tiếp tục nói với cộng đoàn về vai trò của Đức Mẹ trong đời sống người Kitô hữu. Chúng ta có một điểm tựa vững chắc là Đức Mẹ, để chúng ta bước đi trong năm mới. Vì Đức Mẹ đã cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha, có từ trước muôn đời. Chúa Giêsu là nguồn gốc thần linh. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cho nên Gíáo Hội gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Trong phần này, Cha nhắc đến lời kinh Kính Mừng quen thuộc để nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Đức Mẹ trong đời sống người tín hữu “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng ta là kẻ có tội. khi nay và trong giờ lâm tử”. Cha chính xứ cũng nói về niềm vui và hy vọng trong năm mới. Chúng ta vui mừng và hy vọng vì có Đức Mẹ ở bên phù trợ.
Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể của cha chánh xứ. Như thế, Giáo xứ Vĩnh Hòa khởi đầu Năm mới 2011 với Mẹ Maria, phó dâng giáo xứ và mọi snh hoạt của giáo xứ cho Mẹ Maria, xin Mẹ chỉ bảo đàng lành hướng dẫn chúng ta trong đời sống đức tin.
Xem hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu với cuộc rước trọng thể xung quanh nhà thờ. Trước đó, ông trưởng ban Phụng vụ đọc lời dẫn vào thánh lễ, hướng cộng đoàn đến ý nghĩa của thánh lễ, và sắp xếp thứ tự đoàn rước. Cuộc rước tôn kính Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa được bắt đầu với tiếng kèn tây, tiếng trống dân tộc càng làm cho bầu khí phụng vụ của ngày lễ thêm rộn ràng tươi vui.
Thánh lễ do cha chánh xứ Vĩnh Hòa, GB Vũ Mạnh Hùng chủ tế, cùng với cha Giuse Trần Văn Lộc đồng tế. Lời kêu mời mở đầu của cha chánh xứ giúp cho mọi người nhìn lên Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa với một cái nhìn thật gần gũi. Mẹ Maria là nụ cười đáp lại đình thương của Thiên Chúa. Ngày đầu năm Giáo hội dẫn đưa chúng ta đến với Đức Mẹ, xin Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành cho chúng ta.
Trong phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, cha chính xứ tiếp tục nói với cộng đoàn về vai trò của Đức Mẹ trong đời sống người Kitô hữu. Chúng ta có một điểm tựa vững chắc là Đức Mẹ, để chúng ta bước đi trong năm mới. Vì Đức Mẹ đã cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha, có từ trước muôn đời. Chúa Giêsu là nguồn gốc thần linh. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cho nên Gíáo Hội gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Trong phần này, Cha nhắc đến lời kinh Kính Mừng quen thuộc để nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Đức Mẹ trong đời sống người tín hữu “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng ta là kẻ có tội. khi nay và trong giờ lâm tử”. Cha chính xứ cũng nói về niềm vui và hy vọng trong năm mới. Chúng ta vui mừng và hy vọng vì có Đức Mẹ ở bên phù trợ.
Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể của cha chánh xứ. Như thế, Giáo xứ Vĩnh Hòa khởi đầu Năm mới 2011 với Mẹ Maria, phó dâng giáo xứ và mọi snh hoạt của giáo xứ cho Mẹ Maria, xin Mẹ chỉ bảo đàng lành hướng dẫn chúng ta trong đời sống đức tin.
Hội diễn Thánh ca Hạt Cam Ranh giáo phận Nha Trang
PM. Cao Huy Hoàng
09:20 02/01/2011
NHA TRANG 1-1-2011 - Nếu Phụng Vụ kết thúc Mùa Giáng Sinh bằng một lễ Giáng Sinh cho Lương Dân dưới tên gọi là Lễ Hiển Linh, thì GP Nha Trang cũng hiệp lòng với Phụng Vụ để tiếp tục tiếng ca các Thiên Thần “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người lòng ngay” gửi đến muôn người bằng cuộc Hội Diễn Thánh Ca ở hai nơi có đông lương dân là GX Phú Nhơn Hạt Cam Ranh và Giáo Xứ Vĩnh Phước, Hạt Nha Trang.
Xem hình ảnh
Tại Giáo Xứ Phú Nhơn Hạt Cam Ranh, 13g chiều 1-1-2011, nhằm ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa, Ngày Đầu Năm mới 2011, hơn 1200 ca trưởng ca viên của 16 Giáo Xứ thuộc Hạt Cam Ranh trong nhiều sắc màu đồng phục tuyệt đẹp, đã tập trung đông đủ để chuẩn bị cho buổi Hội Diễn Thánh Ca Giáng Sinh.
Tiếng vỗ tay chen tiếng chiêng trống tưng bừng chào đón Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, vị Cha Chung Giáo Phận, chào đón 17 cha chánh và phó xứ, cùng Ban Thánh Nhạc Nha Trang về tham dự buỗi Hội Diễn.
Hơn 1200 tiếng hát mở đầu bằng bài ca “Hang Bêlem” bất hủ của Cố Nhạc sĩ Hải Linh, rung động tâm hồn đông đảo Giáo dân và lương dân tham dự.
Một phút tưởng niệm các ca trưởng và ca viên đã qua đời, cùng kinh lạy Cha và lời nguyện cho các linh hồn được về hợp tiếng cùng ca đoàn Thiên Quốc, thật cảm động.
Cha Hạt Trưởng mở lời chào kính Đức Cha, luôn ưu ái cho Thánh Nhạc và Hạt Cam Ranh nói riêng, tri ân Đức Cha luôn hiện diện trong các buổi Hội Diễn của Hạt. Cha cũng cảm ơn Ban Thánh Nhạc, Cha Đặc trách Thánh Nhạc Giáo Hạt, quí Cha sở, Cha phó và các ca trưởng ca viên đã nỗ lực cho Buổi Hội Diễn. Cha chúc mừng Năm Mới Đức Cha và mọi người.
Huấn từ Khai Mạc của Đức Cha Giuse thật ngắn gọn và súc tích: “Cảm ơn Cha Hạt trưởng và quí Cha cùng tất cả các ca trưởng ca viên Hạt Cam ranh hôm nay cùng với ca đoàn các Thiên Thần hợp xướng Bài ca Vinh Danh Thiên Chúa trong Đêm Hồng Phúc. Trong niềm hân hoan ấy, Cha chúc lành và tuyên bố khai mạc buổi Hội Diễn”
Cùng tiếng vỗ tay, chuông, chiêng, trống, Đội Trống GX Ba Ngòi cất tiếng chào Đức Cha, các Cha và buổi Hội diễn bằng một bài trống điệu nghệ.
Buổi Hội Diễn gồm 19 tiết mục và kéo dài 4 tiếng đồng hồ.
Lm Ns. Mi Trầm, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tổng kết nhận xét của các Ns Bạch Hồng Hải, Liên Bình Định, PM. Cao Huy Hoàng và Ca trưởng Lê Kim Thúy với niềm vui thật lạ:
Ca Đoàn Giáo xứ Ba Ngòi, do Ca trưởng Giuse Trần Anh Vũ hợp xướng bài “Địa Cầu Đầy Ân Sủng Chúa” của PM. CHH cùng với 70 diễn viên trống và múa do Biên Đạo Kim Nhạn dàn dựng công phu. Tiếng hát điêu luyện, tiếng trống đều, nhịp múa đẹp khắp thánh đường và kết bằng đội hình chữ S tuyệt đẹp, tạo nên ấn tưởng khởi đầu long trọng đáng nhớ cho buổi Hội Diễn. Rất đáng khen.
với tay nhịp thanh thoát của ca trưởng Anna Lê Thị Hiệp và chất giọng hợp xướng tốt, Ca Đoàn GX Phú Nhơn đã thực hiện bài “Mầu nhiệm của tình thương” của Lm Kim Long và Xuân Ly Băng thành công thật tuyệt vời.
Hợp xướng “Chuông Mừng” của Lm Mi Trầm do ca trưởng Micae Ngô Ngọc Trung và ca đoàn Gx Bắc Vĩnh trình bày thật rộn ràng cuốn hút với kỷ thuật tốt.
Hợp xướng “Đêm Mầu Nhiệm” của Ngọc Linh, do ca trưởng Đặng Phúc Hải và Ca Đoàn của GX Hòa bình -Gx mới thành lập- hay quá! bất ngờ làm cả thánh đường im phắc tận hưởng từng lời ca của đêm mầu nhiệm.
Ca đoàn GX Vinh Trang với hợp xướng “Ca vang mừng Chúa Giáng Sinh” do ca trưởng Giuse Nguyễn Hữu Hạnh diễn cảm tâm tình thật hồn nhiên đáng yêu như bản chất của quê hương Vinh Trang đơn sơ thánh thiện.
Một bất ngờ lớn lại xuất hiện khi Ca đoàn Giáo Xứ Phú Phong, cũng một GX mới thành lập thực hiện bài “ Khúc Ca Mặt Trời” của cố NS. Hải Linh do Sr. Maria Trần Minh Hòa điều khiển, như một ca đoàn rất tương lai chuyên nghiệp.
Thay đổi không khí, các em nhi đồng GX Tân Bình dâng Chúa Hài Đồng vũ khúc “Chúc mừng Giáng sinh” thật duyên dáng.
Ca trưởng Giuse Mai Hà cùng Ca đoàn GX Vĩnh Thái chuyển đến mọi người “Tâm Sự Một Đêm Đông” của Lm. Văn Chi đầy cảm động, tâm tình mến yêu Chúa Hài Đồng thể hiện tên từng khuôn mặt.
“Trường Ca Giáng Sinh An Bình” của Ngọc Linh do ca trưởng Phêrô Trần Văn Hà Ca đoàn GX Hòa Yên thực hiện công phu, đượm đầy kỷ, mỹ thuật hợp xướng, xứng danh truyền thống hợp xướng đẹp của Gx Hòa Yên từ những 35 năm nay.
Ca Đoàn Thánh Linh GX Vĩnh An toàn một màu đỏ sang trọng của Chúa Thánh Thần, do ca trưởng Antôn Trần Văn Khương với bài hợp xướng “Say Noel” của Lm. Kim Long phổ thơ Xuân Ly băng cùng cố NS Hải Linh hợp soạn, nổi bật cả trang phục, lời ca cùng kỷ thuật hợp xướng tốt, ấn tượng.
Một lần nữa, cả thánh đường im phắc lắng lòng với hợp xướng bất hủ “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Lm. Phaolo Đạt được trình bày với kỷ thuật hợp xướng điêu luyện từ chất giọng đến diễn cảm do ca đoàn Gx Tân Bình, Giáo Xứ của Cha Hạt Trưởng, dưới sự điều khiển của ca trưởng lão thành đầy kinh nghiệm Phêrô Đặng Ngọc Hùng.
Ca đoàn Nghĩa Phú đi vào “Đêm Huyền Diệu” của Ns. Thu An với ca trưởng Giuse Nguyến Ánh Ngọc, dặt dìu, du dương, huyền diệu.
Các em thiếu nhi Hòa yên với vũ khúc “Hoan ca mừng Giáng Sinh” sôi động, náo nhiệt, tưng bừng.
Một kỳ công đối với Ca Đoàn Xuân Ninh, rất chuyên nghiệp theo tay nhịp xuất thần của ca trưởng GB Trần Quốc Triều điều khiển bài hợp xướng “Giao Duyên” của Lm. Kim Long và Xuân Ly Băng, một hợp xướng mà theo Cha Kim Long là luôn luôn khó. Nhưng, nếu có Cha Kim Long ở đây, hy vọng Cha sẽ hài lòng, như tất cả mọi người đang rất hài lòng với thành công của GX Xuân Ninh.
“Mùa Xuân Cứu Thế” của Lm. Kim Long và XLB lại tiếp tục thành công với ca đoàn GX Suối Hòa do ca trưởng Phêrô Đường Nguyễn Hoàn Khải điều khiển rất tâm tình.
Ca đoàn Hòa Do khoan thai rồi sôi nổi đầy kỷ, mỹ thuật khi thực hiện bài “Đêm nay, Đêm Huyền Diệu của Ns. Vũ Đình Ân, phổ thơ Lê Minh Bình Dương, do ca trưởng kinh nghiệm Giuse Trần Anh Sơn điều khiển.
“Ca khúc Giáng Sinh” của Ns. Nguyễn Duy với tiếng hát hồn nhiên tuyệt vời của Ca đoàn GX Vĩnh Bình do ca trưởng GB. Nguyễn văn Thương điều khiển nhẹ nhàng, êm ả.
“Noel về”, bài múa của các em Gx Phú Nhơn đem lại cho mọi người niềm vui linh thiêng quá.
Và cuối cùng, có phải Ban Tổ Chức đã khéo sắp xếp? Bài Hợp Xướng của mọi mùa Giáng Sinh mà Lm. Hoài Đức và Nguyễn Khắc Xuyên đã đặt hết tâm tình cho tín hữu Việt nam: “Cao Cung Lên” do Ca Đoàn Giáo Xứ Hòa Nghĩa đông, hợp xướng đều, solo đẹp, phụ họa đạt, do ca trưởng GB. Võ Hải Trưng điều khiển đồng nhất đến độ đạt đỉnh điểm hợp xướng…
Lm. Ns Mi Trầm cảm ơn Cha Hạt Trưởng, Cha Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo hạt Cam Ranh, và đặc biệt cảm ơn các Cha sở đã ưu ái và tạo điều kiện tốt nuôi dưỡng và phát triển các ca đoàn.
Cha biểu dương các ca trưởng và ca viên đã cống hiến cho Thánh Nhạc vì “nhiệt thành Nhà Chúa”, và ước ao các ca trưởng ca viên tham gia các Khóa Thánh Nhạc hằng năm của Giáo Phận, để các ca đoàn mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn.
Có thể nói, Cha Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo Hạt là người vui mừng nhất? Đúng vậy, vui và rất xúc động khi buổi Hội Diễn đã hoàn tất. Ngài nói lên tâm tình Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha, Cha Hạt Trưởng, Ban Thánh Nhạc, quí Cha sở, quí Tu sĩ Nam Nữ, tất cả cac ca trưởng và ca viên. Giọng nói của Ngài không giấu được niềm vui và xúc động một cách khiêm tốn, thánh thiện.
Trong huấn từ bế mạc, Đức Cha Giuse lại ngắn gọn, súc tích: “Điệu nhạc Đêm Noel vang mãi, ngân mãi… xuyên qua không gian, xuyên qua thời gian, và hôm nay về đậu trên đất Phú Nhơn Hạt Cam Ranh nầy. Nơi đây, chúng ta đã cùng các Thiên Thần ca mừng Chúa Giáng Sinh, với hết khả năng, vưois hết tâm tình. Cha biểu dương các Cha hạt trưởng, Cha Trưởng Ban Tổ chức, các Cha sở và tất cả các con. Bây giờ hãy cùng Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, chúng ta vỗ tay mừng Chúa… Vỗ nữa… thật dài… Ca mừng Chúa Giáng Sinh. Cha Tuyên bố bế mạc Hội Diễn Thánh ca Giáng Sinh Hạt Cam Ranh”.
Hòa theo lời mời gọi của Đức Cha, bài “Hội Nhạc Thiên Quốc’ vang lên thánh thiện.
Một buổi chiều đầu năm mới thật ý nghĩa. Mọi người lương giáo được tận hưởng một bữa tiệc hợp xướng, uống từng lời ca ngọt ngào, nhấm từng cung đàn thanh thoát, và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp cao sang thánh thiện của Thánh Ca Hợp Xướng, một loại hình âm nhạc cao của Giáo Hội mà thiết tưởng mỗi ca đoàn không thể thiếu trong sinh hoạt thánh nhạc.
Xem hình ảnh
Tại Giáo Xứ Phú Nhơn Hạt Cam Ranh, 13g chiều 1-1-2011, nhằm ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa, Ngày Đầu Năm mới 2011, hơn 1200 ca trưởng ca viên của 16 Giáo Xứ thuộc Hạt Cam Ranh trong nhiều sắc màu đồng phục tuyệt đẹp, đã tập trung đông đủ để chuẩn bị cho buổi Hội Diễn Thánh Ca Giáng Sinh.
Tiếng vỗ tay chen tiếng chiêng trống tưng bừng chào đón Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, vị Cha Chung Giáo Phận, chào đón 17 cha chánh và phó xứ, cùng Ban Thánh Nhạc Nha Trang về tham dự buỗi Hội Diễn.
Hơn 1200 tiếng hát mở đầu bằng bài ca “Hang Bêlem” bất hủ của Cố Nhạc sĩ Hải Linh, rung động tâm hồn đông đảo Giáo dân và lương dân tham dự.
Một phút tưởng niệm các ca trưởng và ca viên đã qua đời, cùng kinh lạy Cha và lời nguyện cho các linh hồn được về hợp tiếng cùng ca đoàn Thiên Quốc, thật cảm động.
Cha Hạt Trưởng mở lời chào kính Đức Cha, luôn ưu ái cho Thánh Nhạc và Hạt Cam Ranh nói riêng, tri ân Đức Cha luôn hiện diện trong các buổi Hội Diễn của Hạt. Cha cũng cảm ơn Ban Thánh Nhạc, Cha Đặc trách Thánh Nhạc Giáo Hạt, quí Cha sở, Cha phó và các ca trưởng ca viên đã nỗ lực cho Buổi Hội Diễn. Cha chúc mừng Năm Mới Đức Cha và mọi người.
Huấn từ Khai Mạc của Đức Cha Giuse thật ngắn gọn và súc tích: “Cảm ơn Cha Hạt trưởng và quí Cha cùng tất cả các ca trưởng ca viên Hạt Cam ranh hôm nay cùng với ca đoàn các Thiên Thần hợp xướng Bài ca Vinh Danh Thiên Chúa trong Đêm Hồng Phúc. Trong niềm hân hoan ấy, Cha chúc lành và tuyên bố khai mạc buổi Hội Diễn”
Cùng tiếng vỗ tay, chuông, chiêng, trống, Đội Trống GX Ba Ngòi cất tiếng chào Đức Cha, các Cha và buổi Hội diễn bằng một bài trống điệu nghệ.
Buổi Hội Diễn gồm 19 tiết mục và kéo dài 4 tiếng đồng hồ.
Lm Ns. Mi Trầm, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tổng kết nhận xét của các Ns Bạch Hồng Hải, Liên Bình Định, PM. Cao Huy Hoàng và Ca trưởng Lê Kim Thúy với niềm vui thật lạ:
Ca Đoàn Giáo xứ Ba Ngòi, do Ca trưởng Giuse Trần Anh Vũ hợp xướng bài “Địa Cầu Đầy Ân Sủng Chúa” của PM. CHH cùng với 70 diễn viên trống và múa do Biên Đạo Kim Nhạn dàn dựng công phu. Tiếng hát điêu luyện, tiếng trống đều, nhịp múa đẹp khắp thánh đường và kết bằng đội hình chữ S tuyệt đẹp, tạo nên ấn tưởng khởi đầu long trọng đáng nhớ cho buổi Hội Diễn. Rất đáng khen.
với tay nhịp thanh thoát của ca trưởng Anna Lê Thị Hiệp và chất giọng hợp xướng tốt, Ca Đoàn GX Phú Nhơn đã thực hiện bài “Mầu nhiệm của tình thương” của Lm Kim Long và Xuân Ly Băng thành công thật tuyệt vời.
Hợp xướng “Chuông Mừng” của Lm Mi Trầm do ca trưởng Micae Ngô Ngọc Trung và ca đoàn Gx Bắc Vĩnh trình bày thật rộn ràng cuốn hút với kỷ thuật tốt.
Hợp xướng “Đêm Mầu Nhiệm” của Ngọc Linh, do ca trưởng Đặng Phúc Hải và Ca Đoàn của GX Hòa bình -Gx mới thành lập- hay quá! bất ngờ làm cả thánh đường im phắc tận hưởng từng lời ca của đêm mầu nhiệm.
Ca đoàn GX Vinh Trang với hợp xướng “Ca vang mừng Chúa Giáng Sinh” do ca trưởng Giuse Nguyễn Hữu Hạnh diễn cảm tâm tình thật hồn nhiên đáng yêu như bản chất của quê hương Vinh Trang đơn sơ thánh thiện.
Một bất ngờ lớn lại xuất hiện khi Ca đoàn Giáo Xứ Phú Phong, cũng một GX mới thành lập thực hiện bài “ Khúc Ca Mặt Trời” của cố NS. Hải Linh do Sr. Maria Trần Minh Hòa điều khiển, như một ca đoàn rất tương lai chuyên nghiệp.
Thay đổi không khí, các em nhi đồng GX Tân Bình dâng Chúa Hài Đồng vũ khúc “Chúc mừng Giáng sinh” thật duyên dáng.
Ca trưởng Giuse Mai Hà cùng Ca đoàn GX Vĩnh Thái chuyển đến mọi người “Tâm Sự Một Đêm Đông” của Lm. Văn Chi đầy cảm động, tâm tình mến yêu Chúa Hài Đồng thể hiện tên từng khuôn mặt.
“Trường Ca Giáng Sinh An Bình” của Ngọc Linh do ca trưởng Phêrô Trần Văn Hà Ca đoàn GX Hòa Yên thực hiện công phu, đượm đầy kỷ, mỹ thuật hợp xướng, xứng danh truyền thống hợp xướng đẹp của Gx Hòa Yên từ những 35 năm nay.
Ca Đoàn Thánh Linh GX Vĩnh An toàn một màu đỏ sang trọng của Chúa Thánh Thần, do ca trưởng Antôn Trần Văn Khương với bài hợp xướng “Say Noel” của Lm. Kim Long phổ thơ Xuân Ly băng cùng cố NS Hải Linh hợp soạn, nổi bật cả trang phục, lời ca cùng kỷ thuật hợp xướng tốt, ấn tượng.
Một lần nữa, cả thánh đường im phắc lắng lòng với hợp xướng bất hủ “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Lm. Phaolo Đạt được trình bày với kỷ thuật hợp xướng điêu luyện từ chất giọng đến diễn cảm do ca đoàn Gx Tân Bình, Giáo Xứ của Cha Hạt Trưởng, dưới sự điều khiển của ca trưởng lão thành đầy kinh nghiệm Phêrô Đặng Ngọc Hùng.
Ca đoàn Nghĩa Phú đi vào “Đêm Huyền Diệu” của Ns. Thu An với ca trưởng Giuse Nguyến Ánh Ngọc, dặt dìu, du dương, huyền diệu.
Các em thiếu nhi Hòa yên với vũ khúc “Hoan ca mừng Giáng Sinh” sôi động, náo nhiệt, tưng bừng.
Một kỳ công đối với Ca Đoàn Xuân Ninh, rất chuyên nghiệp theo tay nhịp xuất thần của ca trưởng GB Trần Quốc Triều điều khiển bài hợp xướng “Giao Duyên” của Lm. Kim Long và Xuân Ly Băng, một hợp xướng mà theo Cha Kim Long là luôn luôn khó. Nhưng, nếu có Cha Kim Long ở đây, hy vọng Cha sẽ hài lòng, như tất cả mọi người đang rất hài lòng với thành công của GX Xuân Ninh.
“Mùa Xuân Cứu Thế” của Lm. Kim Long và XLB lại tiếp tục thành công với ca đoàn GX Suối Hòa do ca trưởng Phêrô Đường Nguyễn Hoàn Khải điều khiển rất tâm tình.
Ca đoàn Hòa Do khoan thai rồi sôi nổi đầy kỷ, mỹ thuật khi thực hiện bài “Đêm nay, Đêm Huyền Diệu của Ns. Vũ Đình Ân, phổ thơ Lê Minh Bình Dương, do ca trưởng kinh nghiệm Giuse Trần Anh Sơn điều khiển.
“Ca khúc Giáng Sinh” của Ns. Nguyễn Duy với tiếng hát hồn nhiên tuyệt vời của Ca đoàn GX Vĩnh Bình do ca trưởng GB. Nguyễn văn Thương điều khiển nhẹ nhàng, êm ả.
“Noel về”, bài múa của các em Gx Phú Nhơn đem lại cho mọi người niềm vui linh thiêng quá.
Và cuối cùng, có phải Ban Tổ Chức đã khéo sắp xếp? Bài Hợp Xướng của mọi mùa Giáng Sinh mà Lm. Hoài Đức và Nguyễn Khắc Xuyên đã đặt hết tâm tình cho tín hữu Việt nam: “Cao Cung Lên” do Ca Đoàn Giáo Xứ Hòa Nghĩa đông, hợp xướng đều, solo đẹp, phụ họa đạt, do ca trưởng GB. Võ Hải Trưng điều khiển đồng nhất đến độ đạt đỉnh điểm hợp xướng…
Lm. Ns Mi Trầm cảm ơn Cha Hạt Trưởng, Cha Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo hạt Cam Ranh, và đặc biệt cảm ơn các Cha sở đã ưu ái và tạo điều kiện tốt nuôi dưỡng và phát triển các ca đoàn.
Cha biểu dương các ca trưởng và ca viên đã cống hiến cho Thánh Nhạc vì “nhiệt thành Nhà Chúa”, và ước ao các ca trưởng ca viên tham gia các Khóa Thánh Nhạc hằng năm của Giáo Phận, để các ca đoàn mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn.
Có thể nói, Cha Đặc Trách Thánh Nhạc Giáo Hạt là người vui mừng nhất? Đúng vậy, vui và rất xúc động khi buổi Hội Diễn đã hoàn tất. Ngài nói lên tâm tình Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Cha, Cha Hạt Trưởng, Ban Thánh Nhạc, quí Cha sở, quí Tu sĩ Nam Nữ, tất cả cac ca trưởng và ca viên. Giọng nói của Ngài không giấu được niềm vui và xúc động một cách khiêm tốn, thánh thiện.
Trong huấn từ bế mạc, Đức Cha Giuse lại ngắn gọn, súc tích: “Điệu nhạc Đêm Noel vang mãi, ngân mãi… xuyên qua không gian, xuyên qua thời gian, và hôm nay về đậu trên đất Phú Nhơn Hạt Cam Ranh nầy. Nơi đây, chúng ta đã cùng các Thiên Thần ca mừng Chúa Giáng Sinh, với hết khả năng, vưois hết tâm tình. Cha biểu dương các Cha hạt trưởng, Cha Trưởng Ban Tổ chức, các Cha sở và tất cả các con. Bây giờ hãy cùng Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, chúng ta vỗ tay mừng Chúa… Vỗ nữa… thật dài… Ca mừng Chúa Giáng Sinh. Cha Tuyên bố bế mạc Hội Diễn Thánh ca Giáng Sinh Hạt Cam Ranh”.
Hòa theo lời mời gọi của Đức Cha, bài “Hội Nhạc Thiên Quốc’ vang lên thánh thiện.
Một buổi chiều đầu năm mới thật ý nghĩa. Mọi người lương giáo được tận hưởng một bữa tiệc hợp xướng, uống từng lời ca ngọt ngào, nhấm từng cung đàn thanh thoát, và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp cao sang thánh thiện của Thánh Ca Hợp Xướng, một loại hình âm nhạc cao của Giáo Hội mà thiết tưởng mỗi ca đoàn không thể thiếu trong sinh hoạt thánh nhạc.
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 2010 Giáo hội Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận Lạng Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
09:23 02/01/2011
LẠNG SƠN, Trong không khí của ngày đầu năm dương lịch, mọi thành phần Dân Chúa trong khắp giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa để hiệp ý với Đức Giám mục giáo phận tạ ơn Chúa về một năm đã qua, cầu bình an cho năm mới, đặc biệt, tham dự thánh lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ở cấp giáo phận.
Xem hình ảnh
Nói về Năm Thánh 2010 ở Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân chia sẻ: “Nhìn lại Năm Thánh 2010 của Giáo phận, tuy là một giáo phận truyền giáo bé nhỏ, vừa ít giáo dân vừa thiếu nhân sự, nên chưa thể tổ chức những hoạt động hội thảo riêng mỗi giới, hay những chương trình lớn cho Năm Thánh. Tuy nhiên, lời kinh nguyện Năm Thánh mỗi ngày vang lên tại các nhà thờ đã để lại cho mỗi tâm hồn lắng đọng cầu khẩn cùng Chúa; sự tin mến trong tâm tình Tạ Ơn Chúa vì biết bao Ơn lành Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội Việt-nam và Giáo phận miền biên giới Lạng Sơn-Cao Bằng. Cùng biết ơn các vị tiền nhân và các Đấng bậc đã góp phần cho sự hình thành và phát triển giáo phận. Hiểu biết lịch sử để cùng sám hối, và cố gắng canh tân bản thân để xây dựng Giáo phận. Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt-Nam đã giúp mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận thêm sự hiểu biết, hiệp nhất, yêu thương đón nhận Ơn Thánh và sống tinh thần gia đình của Chúa nơi gia đình Giáo phận Lạng sơn”.
Hướng tới ngày đại lễ Bế mạc Năm Thánh sẽ được cử hành long trọng tại thánh địa Lavang thuộc Tổng Giáo phận Huế, các nghi thức và thánh lễ Bế mạc ở cấp giáo phận đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, thấm tình gia đình nhưng đầy trang trọng, thiêng thánh trong ngôi nhà thờ chính tòa vùng sơn cước.
Ngay từ sáng sớm, các linh mục, nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân đã về tụ họp trong khuôn viên nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, để gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, thăm hỏi nhau trong ngày đầu năm mới. Tuy phải trải qua những hành trình xa xôi, với bao vất vả mệt nhọc bởi sự hiểm trở quanh co của miền rừng núi, nhưng trên nét mặt mỗi người, vẫn ánh lên niềm vui, sự hân hoan của gặp gỡ và thân tình. Một Năm Thánh vừa kết thúc, đã để lại trong mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận những cảm nghiệm thật đặc biệt về ơn Chúa, về mầu nhiệm – hiệp thông và sứ vụ của Giáo hội, của mỗi người trong lòng xã hội và thế giới hôm nay. Theo Đức cha Giuse: “Đây là dịp để chúng ta nhìn lại Năm Thánh đã qua với bao Ơn lành của tình thương Thiên Chúa để xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho hành trình làm nhân chứng cho Niềm Tin và Tín thác vào Thiên Chúa qua Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập”.
Vào lúc 9h30, đoàn đồng tế từ khuôn viên Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ Chính Tòa, giữa lời ca “Đây mùa hồng ân” thật sâu sắc và ý nghĩa. Trong nhà thờ Chính Tòa, cộng đồng Dân Chúa hiện diện thật đông đảo, với Đức Giám mục, Cha Tổng đại diện, Cha Đại diện, quý Cha quản hạt, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu, và anh chị em giáo dân…đây thật sự trở nên một Giáo hội địa phương thu nhỏ, đầy tình nghĩa, sự gắn bó, liên đới và hiệp nhất.
Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, đại diện Giám mục giáo phận, đã long trọng tuyên đọc Sứ Điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010 gửi tới mọi thành phần Dân Chúa.
Bước vào Thánh lễ, Đức cha Giuse đã chào mừng sự hiện diện đông đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận vào ngày đầu năm mới, để tham dự thánh lễ đặc biệt: Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ở cấp Giáo phận. Đây thật là sự quy tụ của tình hiệp nhất và yêu thương. Nơi nhà thờ Chính Tòa, hình ảnh Giáo hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ được diễn tả thật sống động. Đức cha Giuse trịnh trọng công bố: “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mời gọi chúng ta cử hành Năm Thánh 2010 để Tạ Ơn, Sám hối, Canh tân và Hòa giải. Chúng ta đã sống tâm tình Năm Thánh 2010 với bao Ơn Lành của Thiên Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, cho mỗi giáo xứ, cho giáo phận chúng ta, cũng như cho tất cả Giáo hội Việt-Nam. Trong tâm tình hiệp thông với Giáo Hội Việt-Nam hướng tới ngày Bế Mạc Năm Thánh 2010 tại Thánh Địa La vang ngày 06 tháng 01 năm 2011 tới. Hôm nay, tại Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận chúng ta cử hành lễ bế mạc Năm Thánh 2010; tôi xin công bố: CHÍNH THỨC BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt-nam tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng của chúng ta. Nguyện xin tình thương của Chúa ban mọi ơn lành trên tất cả chúng ta”.
Tiếp theo lời công bố của Đức cha Giuse, cộng đoàn Phụng vụ tham dự nghi thức Sám hối đặc biệt và nghi thức Giải Tội cộng đồng. Mọi người sốt sắng hồi tâm và sám hối những lầm lỗi của chính mình, của gia đình, của Giáo hội và cùng nhau chân thành tạ lỗi trước mặt Thiên Chúa và mọi người, đồng thời cùng nhau khiêm tốn xin Thiên Chúa và mọi người thứ tha để mọi thành phần dân Chúa trở nên những khí cụ bình an của Chúa, sống Tin mừng Tình Yêu Chúa và thông chia ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse đã chia sẻ với Cộng đoàn Phụng vụ về những ý nghĩa của Năm Thánh vừa qua, khởi đi từ Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa, đặt trong khung cảnh của ngày đầu năm Dương lịch, mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Ngài mời gọi Cộng đoàn: “Trong ngày Bế Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt-Nam cấp Giáo phận, chúng ta cùng ghi nhớ những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi chúng ta trong Năm Thánh, cũng là dịp để chúng ta cùng suy tư những giá trị chọn lựa trong đời sống Kitô hữu”. Ngài quảng diễn về các chủ đề quan trọng: Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế; Xây dựng Hội Thánh như một gia đình; Cùng nhau thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse nhấn mạnh: “Trong giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay, còn biết bao người chưa biết Chúa, còn biết bao người chưa bao giờ được nghe về Chúa, còn biết bao người chưa thấy người tín hữu Kitô sống mầu nhiệm của niềm tin và tình yêu từ Chúa Giêsu Kitô; ngoài ra những thách đố cho người trẻ hôm nay như nạn phá thai, ma túy, mãi dâm, sự hiểu biết lệnh lạc về tính dục, mất phương hướng cho những giá trị và luân lý của sự thiện là những thách đố thật lớn lao cho người trẻ. Chính những lứa tuổi khác cũng có những thách đố về chính đức tin về đời sống đạo cũng đang mời gọi chính chúng ta cùng nhau thể hiện ơn gọi Kitô hữu, và thực hiện sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và nền văn minh tình thương. Học nơi Đức Mẹ Maria, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và ghi nhớ những Hồng ân Chúa, những công đức của các bậc tiền nhân để góp phần xây dựng Giáo hội của Chúa Kitô nơi Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng. Chúng ta cùng dâng Năm Mới 2011 lên Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với lời cầu khẩn thiết tha, xin Mẹ luôn cầu bầu cùng Thiên Chúa cho giáo phận chúng ta ngày càng yêu thương, hiệp nhất, thể hiện đức tin để loan báo Tin Mừng Cứu Độ trong Giáo Hội và nơi thế giới hôm nay”.
Thánh lễ tiếp tục với những lời khẩn nguyện, những bài thánh ca, hòa với những tâm tình tri ân cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa đã ban một Năm Hồng Phúc, đồng thời nguyện xin cho năm mới, cho hành trình sống niềm Tin và Chứng Tá được tràn đầy phúc lành của Người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đã nói lên tâm tình cảm ơn Đức cha Giuse về những thao thức mục vụ, những sự dấn thân đầy tình tông đồ mà ngài đã và đang thực hiện để giáo phận ngày một phát triển và thăng tiến về mọi phương diện; đồng thời cầu chúc ngài một năm mới bình an, đầy tràn hồng ân của Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria. Những bó hoa tươi thắm như gói ghém bao tâm tình được dâng tặng Đức cha Giuse trong niềm vui và sự hân hoan của mọi thành phần Dân Chúa.
Đức cha Giuse bày tỏ sự cảm ơn mọi thành phần Dân Chúa trong Năm Thánh qua đã tích cực sống hành trình niềm tin và trung thành trong ơn gọi theo Chúa để xây dựng giáo phận ngày một tươi đẹp hơn. Ngài cũng cầu chúc mọi người được mạnh khỏe, an lành và xin Thiên Chúa ban hồng ân tràn đầy trên mọi người.
Thánh lễ kết thúc với Phép lành trọng thể của Đức cha Giuse. Sau đó, mọi người hiện diện tiến ra tiền sảnh của nhà thờ chính tòa để chụp hình lưu niệm, và chào thăm Đức cha, quý Cha cùng mọi người.
Xem hình ảnh
Nói về Năm Thánh 2010 ở Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân chia sẻ: “Nhìn lại Năm Thánh 2010 của Giáo phận, tuy là một giáo phận truyền giáo bé nhỏ, vừa ít giáo dân vừa thiếu nhân sự, nên chưa thể tổ chức những hoạt động hội thảo riêng mỗi giới, hay những chương trình lớn cho Năm Thánh. Tuy nhiên, lời kinh nguyện Năm Thánh mỗi ngày vang lên tại các nhà thờ đã để lại cho mỗi tâm hồn lắng đọng cầu khẩn cùng Chúa; sự tin mến trong tâm tình Tạ Ơn Chúa vì biết bao Ơn lành Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội Việt-nam và Giáo phận miền biên giới Lạng Sơn-Cao Bằng. Cùng biết ơn các vị tiền nhân và các Đấng bậc đã góp phần cho sự hình thành và phát triển giáo phận. Hiểu biết lịch sử để cùng sám hối, và cố gắng canh tân bản thân để xây dựng Giáo phận. Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt-Nam đã giúp mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận thêm sự hiểu biết, hiệp nhất, yêu thương đón nhận Ơn Thánh và sống tinh thần gia đình của Chúa nơi gia đình Giáo phận Lạng sơn”.
Hướng tới ngày đại lễ Bế mạc Năm Thánh sẽ được cử hành long trọng tại thánh địa Lavang thuộc Tổng Giáo phận Huế, các nghi thức và thánh lễ Bế mạc ở cấp giáo phận đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, thấm tình gia đình nhưng đầy trang trọng, thiêng thánh trong ngôi nhà thờ chính tòa vùng sơn cước.
Ngay từ sáng sớm, các linh mục, nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân đã về tụ họp trong khuôn viên nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, để gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, thăm hỏi nhau trong ngày đầu năm mới. Tuy phải trải qua những hành trình xa xôi, với bao vất vả mệt nhọc bởi sự hiểm trở quanh co của miền rừng núi, nhưng trên nét mặt mỗi người, vẫn ánh lên niềm vui, sự hân hoan của gặp gỡ và thân tình. Một Năm Thánh vừa kết thúc, đã để lại trong mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận những cảm nghiệm thật đặc biệt về ơn Chúa, về mầu nhiệm – hiệp thông và sứ vụ của Giáo hội, của mỗi người trong lòng xã hội và thế giới hôm nay. Theo Đức cha Giuse: “Đây là dịp để chúng ta nhìn lại Năm Thánh đã qua với bao Ơn lành của tình thương Thiên Chúa để xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho hành trình làm nhân chứng cho Niềm Tin và Tín thác vào Thiên Chúa qua Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập”.
Vào lúc 9h30, đoàn đồng tế từ khuôn viên Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ Chính Tòa, giữa lời ca “Đây mùa hồng ân” thật sâu sắc và ý nghĩa. Trong nhà thờ Chính Tòa, cộng đồng Dân Chúa hiện diện thật đông đảo, với Đức Giám mục, Cha Tổng đại diện, Cha Đại diện, quý Cha quản hạt, quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu, và anh chị em giáo dân…đây thật sự trở nên một Giáo hội địa phương thu nhỏ, đầy tình nghĩa, sự gắn bó, liên đới và hiệp nhất.
Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, đại diện Giám mục giáo phận, đã long trọng tuyên đọc Sứ Điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010 gửi tới mọi thành phần Dân Chúa.
Bước vào Thánh lễ, Đức cha Giuse đã chào mừng sự hiện diện đông đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận vào ngày đầu năm mới, để tham dự thánh lễ đặc biệt: Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ở cấp Giáo phận. Đây thật là sự quy tụ của tình hiệp nhất và yêu thương. Nơi nhà thờ Chính Tòa, hình ảnh Giáo hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ được diễn tả thật sống động. Đức cha Giuse trịnh trọng công bố: “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mời gọi chúng ta cử hành Năm Thánh 2010 để Tạ Ơn, Sám hối, Canh tân và Hòa giải. Chúng ta đã sống tâm tình Năm Thánh 2010 với bao Ơn Lành của Thiên Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, cho mỗi giáo xứ, cho giáo phận chúng ta, cũng như cho tất cả Giáo hội Việt-Nam. Trong tâm tình hiệp thông với Giáo Hội Việt-Nam hướng tới ngày Bế Mạc Năm Thánh 2010 tại Thánh Địa La vang ngày 06 tháng 01 năm 2011 tới. Hôm nay, tại Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận chúng ta cử hành lễ bế mạc Năm Thánh 2010; tôi xin công bố: CHÍNH THỨC BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt-nam tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng của chúng ta. Nguyện xin tình thương của Chúa ban mọi ơn lành trên tất cả chúng ta”.
Tiếp theo lời công bố của Đức cha Giuse, cộng đoàn Phụng vụ tham dự nghi thức Sám hối đặc biệt và nghi thức Giải Tội cộng đồng. Mọi người sốt sắng hồi tâm và sám hối những lầm lỗi của chính mình, của gia đình, của Giáo hội và cùng nhau chân thành tạ lỗi trước mặt Thiên Chúa và mọi người, đồng thời cùng nhau khiêm tốn xin Thiên Chúa và mọi người thứ tha để mọi thành phần dân Chúa trở nên những khí cụ bình an của Chúa, sống Tin mừng Tình Yêu Chúa và thông chia ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse đã chia sẻ với Cộng đoàn Phụng vụ về những ý nghĩa của Năm Thánh vừa qua, khởi đi từ Sứ điệp của Đại hội Dân Chúa, đặt trong khung cảnh của ngày đầu năm Dương lịch, mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Ngài mời gọi Cộng đoàn: “Trong ngày Bế Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt-Nam cấp Giáo phận, chúng ta cùng ghi nhớ những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi chúng ta trong Năm Thánh, cũng là dịp để chúng ta cùng suy tư những giá trị chọn lựa trong đời sống Kitô hữu”. Ngài quảng diễn về các chủ đề quan trọng: Hội Thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế; Xây dựng Hội Thánh như một gia đình; Cùng nhau thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô.
Kết thúc bài giảng, Đức cha Giuse nhấn mạnh: “Trong giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay, còn biết bao người chưa biết Chúa, còn biết bao người chưa bao giờ được nghe về Chúa, còn biết bao người chưa thấy người tín hữu Kitô sống mầu nhiệm của niềm tin và tình yêu từ Chúa Giêsu Kitô; ngoài ra những thách đố cho người trẻ hôm nay như nạn phá thai, ma túy, mãi dâm, sự hiểu biết lệnh lạc về tính dục, mất phương hướng cho những giá trị và luân lý của sự thiện là những thách đố thật lớn lao cho người trẻ. Chính những lứa tuổi khác cũng có những thách đố về chính đức tin về đời sống đạo cũng đang mời gọi chính chúng ta cùng nhau thể hiện ơn gọi Kitô hữu, và thực hiện sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và nền văn minh tình thương. Học nơi Đức Mẹ Maria, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và ghi nhớ những Hồng ân Chúa, những công đức của các bậc tiền nhân để góp phần xây dựng Giáo hội của Chúa Kitô nơi Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng. Chúng ta cùng dâng Năm Mới 2011 lên Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với lời cầu khẩn thiết tha, xin Mẹ luôn cầu bầu cùng Thiên Chúa cho giáo phận chúng ta ngày càng yêu thương, hiệp nhất, thể hiện đức tin để loan báo Tin Mừng Cứu Độ trong Giáo Hội và nơi thế giới hôm nay”.
Thánh lễ tiếp tục với những lời khẩn nguyện, những bài thánh ca, hòa với những tâm tình tri ân cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa đã ban một Năm Hồng Phúc, đồng thời nguyện xin cho năm mới, cho hành trình sống niềm Tin và Chứng Tá được tràn đầy phúc lành của Người.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đã nói lên tâm tình cảm ơn Đức cha Giuse về những thao thức mục vụ, những sự dấn thân đầy tình tông đồ mà ngài đã và đang thực hiện để giáo phận ngày một phát triển và thăng tiến về mọi phương diện; đồng thời cầu chúc ngài một năm mới bình an, đầy tràn hồng ân của Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria. Những bó hoa tươi thắm như gói ghém bao tâm tình được dâng tặng Đức cha Giuse trong niềm vui và sự hân hoan của mọi thành phần Dân Chúa.
Đức cha Giuse bày tỏ sự cảm ơn mọi thành phần Dân Chúa trong Năm Thánh qua đã tích cực sống hành trình niềm tin và trung thành trong ơn gọi theo Chúa để xây dựng giáo phận ngày một tươi đẹp hơn. Ngài cũng cầu chúc mọi người được mạnh khỏe, an lành và xin Thiên Chúa ban hồng ân tràn đầy trên mọi người.
Thánh lễ kết thúc với Phép lành trọng thể của Đức cha Giuse. Sau đó, mọi người hiện diện tiến ra tiền sảnh của nhà thờ chính tòa để chụp hình lưu niệm, và chào thăm Đức cha, quý Cha cùng mọi người.
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại Giáo phận Vinh
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:25 02/01/2011
VINH - Hiệp thông với toàn thể Giáo hội Việt nam, sáng Chúa Nhật Lễ Hiển Linh cũng là cao điểm tuần Chầu Đền Tạ của Giáo xứ chính tòa Xã Đoài, Giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức lễ bế mạc Năm Thánh 2010.
Xem hình ảnh
Bầu khí vui tươi, hy vọng của những ngày đầu năm mới 2011 đã tạo cho thánh lễ bế mạc thêm phần ý nghĩa và sốt mến hơn trước muôn phúc lành mà Thiên Chúa đã ban xuống trên Giáo hội Việt nam và đại Gia đình Giáo phận Vinh trong Năm Thánh. Thánh lễ đã quy tụ sự hiện diện đông đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, không chỉ nói lên căn tính của mầu nhiệm hiệp thông nơi Giáo hội và còn biểu tỏ thao thức của Giáo đoàn Vinh trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng hôm nay.
Chủ sự và giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện Hiển linh như “Lễ Giáng Sinh đầy đủ và trọn vẹn nhất”. Mầu nhiệm Hiển linh có liên hệ mật thiết đến căn tính của Giáo hội trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Con đường mà các “đạo sỹ” xưa đến tìm gặp Đấng Cứu Độ đã mở ra nhãn quan mới mẻ cho nhân loại trong hành trình khám phá gương mặt đích thực của Đức Kitô, để từ đó có thể biến đổi thế giới này ngày một trở nên nhân bản – nhân vị và nhân ái hơn.
Sau thánh lễ bế mạc, Đức Cha Phaolô Maria cùng quý cha đồng tế, quý nam nữ tu sỹ - chủng sinh và đông đảo bà con giáo dân đã tham dự giờ chầu đền tạ trọng thể. Qua mầu nhiệm Thánh Thể, Giáo đoàn Vinh cảm nghiệm tình thương lớn lao mà Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận nhà, cho Giáo hội Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ giữa những thử thách đau thương để ươm lên những hạt mầm Đức tin. Tâm tình tri ân – cảm tạ - cầu xin của đoàn con Vinh trước Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là ước nguyện, thao thức của hết thảy những ai đang thiện chí dấn thân cho sứ vụ kiến tạo hòa bình, yêu thương của Giáo hội.
Sống Mầu Nhiệm Hiệp Thông và Sứ Vụ trong Năm Thánh, Giáo phận Vinh đã thể hiện tinh thần liên đới mật thiết và nỗ lực thực thi lời mời gọi chứng nhân. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, học hỏi các tài liệu liên quan đến Năm Thánh ở phương diện lý thuyết, mọi thành phần Dân Chúa tại Vinh đã ý thức sâu xa và năng động đem các giá trị Tin Mừng vào cuộc sống. Dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Bề trên Giáo phận, Giáo đoàn Vinh đang từng bước xúc tiến công cuộc rao giảng Tin Mừng một cách toàn diện và hiệu quả.
Năm Thánh đã kết thúc. Nhưng với Giáo phận Vinh, những hoa trái thiêng liêng đã thu nhận được đang trổ sinh Mùa Hồng Ân mới – Mùa tiếp nối truyền thống Đức tin dồi dào, sinh động của tổ tiên để ươm gieo tin yêu, hy vọng giữa lòng Giáo hội Việt Nam hôm nay.
Xem hình ảnh
Bầu khí vui tươi, hy vọng của những ngày đầu năm mới 2011 đã tạo cho thánh lễ bế mạc thêm phần ý nghĩa và sốt mến hơn trước muôn phúc lành mà Thiên Chúa đã ban xuống trên Giáo hội Việt nam và đại Gia đình Giáo phận Vinh trong Năm Thánh. Thánh lễ đã quy tụ sự hiện diện đông đủ của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, không chỉ nói lên căn tính của mầu nhiệm hiệp thông nơi Giáo hội và còn biểu tỏ thao thức của Giáo đoàn Vinh trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng hôm nay.
Chủ sự và giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện Hiển linh như “Lễ Giáng Sinh đầy đủ và trọn vẹn nhất”. Mầu nhiệm Hiển linh có liên hệ mật thiết đến căn tính của Giáo hội trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Con đường mà các “đạo sỹ” xưa đến tìm gặp Đấng Cứu Độ đã mở ra nhãn quan mới mẻ cho nhân loại trong hành trình khám phá gương mặt đích thực của Đức Kitô, để từ đó có thể biến đổi thế giới này ngày một trở nên nhân bản – nhân vị và nhân ái hơn.
Sau thánh lễ bế mạc, Đức Cha Phaolô Maria cùng quý cha đồng tế, quý nam nữ tu sỹ - chủng sinh và đông đảo bà con giáo dân đã tham dự giờ chầu đền tạ trọng thể. Qua mầu nhiệm Thánh Thể, Giáo đoàn Vinh cảm nghiệm tình thương lớn lao mà Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận nhà, cho Giáo hội Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ giữa những thử thách đau thương để ươm lên những hạt mầm Đức tin. Tâm tình tri ân – cảm tạ - cầu xin của đoàn con Vinh trước Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là ước nguyện, thao thức của hết thảy những ai đang thiện chí dấn thân cho sứ vụ kiến tạo hòa bình, yêu thương của Giáo hội.
Sống Mầu Nhiệm Hiệp Thông và Sứ Vụ trong Năm Thánh, Giáo phận Vinh đã thể hiện tinh thần liên đới mật thiết và nỗ lực thực thi lời mời gọi chứng nhân. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, học hỏi các tài liệu liên quan đến Năm Thánh ở phương diện lý thuyết, mọi thành phần Dân Chúa tại Vinh đã ý thức sâu xa và năng động đem các giá trị Tin Mừng vào cuộc sống. Dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Bề trên Giáo phận, Giáo đoàn Vinh đang từng bước xúc tiến công cuộc rao giảng Tin Mừng một cách toàn diện và hiệu quả.
Năm Thánh đã kết thúc. Nhưng với Giáo phận Vinh, những hoa trái thiêng liêng đã thu nhận được đang trổ sinh Mùa Hồng Ân mới – Mùa tiếp nối truyền thống Đức tin dồi dào, sinh động của tổ tiên để ươm gieo tin yêu, hy vọng giữa lòng Giáo hội Việt Nam hôm nay.
Lễ Bế Mạc Năm Thánh: Ngày 1 tháng 1 năm 2011 - Bên Mẹ La Vang
Ban Thông Tin
10:03 02/01/2011
LAVANG - Chủ nhật, 02 Tháng 1 2011 17:59. Mỗi lần về bên Mẹ, lòng tôi cảm thấy nao nao một niềm hạnh phúc, sung sướng như con thơ sà vào lòng Mẹ yêu, để đón nhận nguồn suối ngọt ngào, một sự chăm sóc yêu thương, đầy cảm thông.
Hôm nay, ngày 01/01/2011, tại Linh Địa Mẹ La Vang, Đức Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Phụ Tá, Quý Cha trong Ban Tổ Chức, Ban Phụng Tự và Ban Diễn Nguyện Bế Mạc Năm Thánh 2010, cùng đông đảo các diễn viên, từ các em thanh thiếu niên, đến Quý Ông, Quý Bà và Quý Gia trưởng, ngay từ sáng sớm đã hiện diện tại khu Lễ Đài, chuẩn bị cho việc tổng duyệt Chương trình Diễn Nguyện.
Khí lạnh của những ngày đông đã dịu dần, bầu trời sáng trong, ánh nắng nhạt nhẹ chiếu tỏa một hơi ấm, làn gió rung rinh những dải lụa đỏ và những bông hoa trắng trên các lối sẽ đi rước kiệu. Theo thói quen, việc đầu tiên của tôi là đến dưới chân Mẹ, tuy bức tượng mới Mẹ La Vang chưa được mài nhẵn, sáng bóng, mà chỉ mới được 10% như những người thợ đang làm cho biết, nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt hiền từ, biểu tỏ đầy sự quan tâm, yêu thương của Mẹ La Vang. Mẹ như đang nhìn con cái Mẹ với cái nhìn trìu mến, lắng nghe. Mẹ như khe khẽ động viên mỗi người kể hết những ưu tư, băn khoăn, những buồn vui trong cuộc sống của mình cho Mẹ. Tôi đã kể Mẹ nghe về nỗi lo lắng, sự chuẩn bị của hết mọi người, từ Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, đến toàn thể Quý Ông bà và anh chị em giáo dân ở khắp các miền đất nước và ở hải ngoại nữa. Mẹ nghe và Mẹ đón nhận, để Mẹ chuyển cầu và xin ơn cần thiết cho công việc của mỗi người. Tôi tin Mẹ luôn là người nối kết mối dây hiệp thông, yêu thương sâu xa giữa các con cái Mẹ bằng cách thức riêng của tấm lòng một người Mẹ. Chính sức mạnh từ trái tim nhân hậu của Mẹ bao phủ trên mỗi người, khiến họ nhiệt tâm, hăng say, quên mình phục vụ theo khả năng, theo điều kiện và sáng kiến riêng của mỗi người. Ngay việc những lều trại trắng tinh được dựng lên ngày càng hoàn thiện, đầy khắp vùng Linh Địa Mẹ, cũng đủ cho thấy tấm lòng rộng rãi, sẵn sàng góp công, góp của nhiều con dân.
Đúng 8 giờ 30, 285 em thanh thiếu niên hai Giáo xứ Phủ Cam, Nước Ngọt bắt đầu tập dượt lại các tiết mục đã được chuẩn bị lâu nay, và hôm nay là với khu Lễ Đài mới này. Các em luôn nghiêm túc, chăm chỉ theo sự hướng dẫn của Quý Chị trong ban Biên đạo múa. Các em di chuyển đội hình theo lời kinh, tiếng hát. Các em cũng ý thức được mình đang cộng tác vào việc đưa dẫn tâm tình cầu nguyện, sốt sắng qua các vũ điệu, bước đi của mình. Sau một khoảng thời gian miệt mài tập diễn, các em tạm nghỉ ngơi để nhường lại lễ đài cho Đoàn diễu hành 26 lá cờ biểu trưng của các Giáo Phận. Trời trưa, ánh nắng gắt gao hơn, mọi người cũng đã thấm mệt, nhưng vì lo lắng cho công việc chung, nên hầu như tất cả đều tận dụng thời gian hiếm hoi để tranh thủ tập tành.
Đến 14g00, Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Cha Phan Xuân Thanh, Ban tổ chức, Cha Dương Quỳnh Trưởng Ban Phụng tự, Cha Phêrô Nguyễn Trọng, Trưởng Ban Diễn Nguyện, Cha Minh Anh, Phó Ban Diễn Nguyện, Cha Tiến Lộc và Thầy Đình Bảng là MC, Chị Madalena Huỳnh Thị Thành, Cô Thanh Sâm, Chị Thanh Thúy, là những Biên đạo, và đông đảo các Soeur Dòng Saint Paul bắt đầu buổi Tổng duyệt đầy đủ các tiết mục từ đầu đến cuối chương trình.
Chủ đề của buổi diễn nguyện là “Cùng Mẹ Loan Báo Tin Mừng”. Nội dung thể hiện gồm ba chương: Chương một là “Lời hứa Thiên Chúa tỏ mình”; Chương hai là “Thiên Chúa tỏ mình” và Chương ba là “Sống Tin Mừng - Phục vụ".
18g15 buổi tổng duyệt kết thúc, chỉ thiếu một tiết mục của anh em Tây Nguyên vì ở xa chưa về được. Những góp ý, những điều cần lưu tâm...đều được các Biên Đạo và các Diễn viên đón nhận và vui vẻ điều chỉnh, để buổi diễn nguyện tâm tình và sốt sắng hơn.
Ánh mặt trời không còn nữa, đêm tối lấn dần cả không gian, mọi người cùng lên xe trở về nhà sau khi đã chào giã biệt Mẹ La Vang. Một ngày mệt nhọc trôi qua, những cố gắng, những hy sinh... dệt nên muôn triệu đóa hồng của lòng yêu mến mà đoàn con tha thiết trao dâng Mẹ.
Tôi tin chắc Mẹ sẽ không bao giờ thua lòng quảng đại của mỗi người chúng ta. Mẹ sẽ ban phúc lành tràn trào trên mỗi người, mỗi gia đình, Giáo xứ và toàn thể Giáo Hội.
Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 đang mở ra những chân trời đầy tin yêu và hy vọng thánh thiện nhờ những hy sinh, cố gắng này.
(Nguồn: tonggiaophanhue.net)
Khí lạnh của những ngày đông đã dịu dần, bầu trời sáng trong, ánh nắng nhạt nhẹ chiếu tỏa một hơi ấm, làn gió rung rinh những dải lụa đỏ và những bông hoa trắng trên các lối sẽ đi rước kiệu. Theo thói quen, việc đầu tiên của tôi là đến dưới chân Mẹ, tuy bức tượng mới Mẹ La Vang chưa được mài nhẵn, sáng bóng, mà chỉ mới được 10% như những người thợ đang làm cho biết, nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt hiền từ, biểu tỏ đầy sự quan tâm, yêu thương của Mẹ La Vang. Mẹ như đang nhìn con cái Mẹ với cái nhìn trìu mến, lắng nghe. Mẹ như khe khẽ động viên mỗi người kể hết những ưu tư, băn khoăn, những buồn vui trong cuộc sống của mình cho Mẹ. Tôi đã kể Mẹ nghe về nỗi lo lắng, sự chuẩn bị của hết mọi người, từ Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, đến toàn thể Quý Ông bà và anh chị em giáo dân ở khắp các miền đất nước và ở hải ngoại nữa. Mẹ nghe và Mẹ đón nhận, để Mẹ chuyển cầu và xin ơn cần thiết cho công việc của mỗi người. Tôi tin Mẹ luôn là người nối kết mối dây hiệp thông, yêu thương sâu xa giữa các con cái Mẹ bằng cách thức riêng của tấm lòng một người Mẹ. Chính sức mạnh từ trái tim nhân hậu của Mẹ bao phủ trên mỗi người, khiến họ nhiệt tâm, hăng say, quên mình phục vụ theo khả năng, theo điều kiện và sáng kiến riêng của mỗi người. Ngay việc những lều trại trắng tinh được dựng lên ngày càng hoàn thiện, đầy khắp vùng Linh Địa Mẹ, cũng đủ cho thấy tấm lòng rộng rãi, sẵn sàng góp công, góp của nhiều con dân.
Đúng 8 giờ 30, 285 em thanh thiếu niên hai Giáo xứ Phủ Cam, Nước Ngọt bắt đầu tập dượt lại các tiết mục đã được chuẩn bị lâu nay, và hôm nay là với khu Lễ Đài mới này. Các em luôn nghiêm túc, chăm chỉ theo sự hướng dẫn của Quý Chị trong ban Biên đạo múa. Các em di chuyển đội hình theo lời kinh, tiếng hát. Các em cũng ý thức được mình đang cộng tác vào việc đưa dẫn tâm tình cầu nguyện, sốt sắng qua các vũ điệu, bước đi của mình. Sau một khoảng thời gian miệt mài tập diễn, các em tạm nghỉ ngơi để nhường lại lễ đài cho Đoàn diễu hành 26 lá cờ biểu trưng của các Giáo Phận. Trời trưa, ánh nắng gắt gao hơn, mọi người cũng đã thấm mệt, nhưng vì lo lắng cho công việc chung, nên hầu như tất cả đều tận dụng thời gian hiếm hoi để tranh thủ tập tành.
Đến 14g00, Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Cha Phan Xuân Thanh, Ban tổ chức, Cha Dương Quỳnh Trưởng Ban Phụng tự, Cha Phêrô Nguyễn Trọng, Trưởng Ban Diễn Nguyện, Cha Minh Anh, Phó Ban Diễn Nguyện, Cha Tiến Lộc và Thầy Đình Bảng là MC, Chị Madalena Huỳnh Thị Thành, Cô Thanh Sâm, Chị Thanh Thúy, là những Biên đạo, và đông đảo các Soeur Dòng Saint Paul bắt đầu buổi Tổng duyệt đầy đủ các tiết mục từ đầu đến cuối chương trình.
Chủ đề của buổi diễn nguyện là “Cùng Mẹ Loan Báo Tin Mừng”. Nội dung thể hiện gồm ba chương: Chương một là “Lời hứa Thiên Chúa tỏ mình”; Chương hai là “Thiên Chúa tỏ mình” và Chương ba là “Sống Tin Mừng - Phục vụ".
18g15 buổi tổng duyệt kết thúc, chỉ thiếu một tiết mục của anh em Tây Nguyên vì ở xa chưa về được. Những góp ý, những điều cần lưu tâm...đều được các Biên Đạo và các Diễn viên đón nhận và vui vẻ điều chỉnh, để buổi diễn nguyện tâm tình và sốt sắng hơn.
Ánh mặt trời không còn nữa, đêm tối lấn dần cả không gian, mọi người cùng lên xe trở về nhà sau khi đã chào giã biệt Mẹ La Vang. Một ngày mệt nhọc trôi qua, những cố gắng, những hy sinh... dệt nên muôn triệu đóa hồng của lòng yêu mến mà đoàn con tha thiết trao dâng Mẹ.
Tôi tin chắc Mẹ sẽ không bao giờ thua lòng quảng đại của mỗi người chúng ta. Mẹ sẽ ban phúc lành tràn trào trên mỗi người, mỗi gia đình, Giáo xứ và toàn thể Giáo Hội.
Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 đang mở ra những chân trời đầy tin yêu và hy vọng thánh thiện nhờ những hy sinh, cố gắng này.
(Nguồn: tonggiaophanhue.net)
Thư của Cha Giám tỉnh DCCT
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
10:38 02/01/2011
Thư của Cha Giám tỉnh DCCT
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Kính thưa anh em,
Gần đây có những dư luận từ một số vị có chức sắc trong Giáo Hội là “Dòng Chúa Cứu Thế bị Tòa Thánh khiển trách” hoặc “Dòng Chúa Cứu Thế bị kiện sang Tòa Thánh”, tôi biết anh em không hoang mang vì anh em biết tình trạng cụ thể của chúng ta, nhưng anh em cần được biết thông tin chính xác, để anh em khi có thể bạch hóa vấn đề hoặc hiểu một cách rõ ràng tường tận. Vì thế tôi xin trình bày cho anh em rõ.
Ngày 22.12.2010, tôi nhận được thư của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho, Chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Giáo Lý và Đức Tin, nội dung thư cảnh báo tôi về việc Nhà sách Đức Mẹ cung cấp bộ sách chú giải Kinh Thánh của William Barcley (thư đính kèm). Ngay lập tức tôi đã kiểm tra công việc của Nhà sách, thu hồi toàn bộ số sách trên và đề nghị Nhà sách làm thủ tục hoàn lại cho Nhà sách Đức Bà. Tôi cũng đã có thư trình bày, xin lỗi và cám ơn Đức Cha Phaolô (thư đính kèm).
Ngày 26.12.2010, tôi nhận được thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, trong thư ngài gởi chỉ vỏn vẹn có: Thư tố cáo gởi sang Tòa Thánh về việc bộ sách chú giải Kinh Thánh (đính kèm) và thư của Đức Hồng Y Bộ Trưởng Thánh bộ Truyền Giáo (đính kèm).
Như thế sự thể đã rõ. Người chịu trách nhiệm chính là Cha Huỳnh Công Minh, Chánh xứ Nhà Thờ Đức Bà, Giám Đốc Nhà sách Đức Bà, và Dòng Phaolô Thiện Bản, đơn vị trực tiếp tổ chức sửa bài, đọc bản thảo, làm thủ tục cấp phép, in ấn, lưu trữ và phát hành. Chúng ta chỉ nhận cung cấp như các nhà nhận cung cấp lẻ khác. Cha Giám Đốc Nhà sách Đức Mẹ đã nhận trách nhiệm trước cộng đoàn Sàigòn về việc không đọc kỹ nội dung sách trước khi nhận cung cấp lẻ, chúng ta thông cảm, làm sao có thể đọc được hết một cách kỹ lưỡng tất cả các sách Công giáo.
Qua tìm hiểu, tôi được biết thêm, sách được dịch bởi một linh mục giáo sư Chủng Viện, cựu học viên Giáo Hoàng Học Viện, hiện đang cư trú tại thành phố Sàigòn (sách không có tên dịch giả).
Đó là sự thật của thông tin “Dòng Chúa Cứu Thế bị Tòa Thánh khiển trách” hoặc “Dòng Chúa Cứu Thế bị kiện sang Tòa Thánh”. Xin anh em gia tăng cầu nguyện cho Nhà Dòng chúng ta được kiên vững, cho những ai không có thiện ý đối với Nhà Dòng chúng ta được nhận biết sự thật.
Kính chào anh em trong Đức Kitô Cứu Thế.
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Kính thưa anh em,
Gần đây có những dư luận từ một số vị có chức sắc trong Giáo Hội là “Dòng Chúa Cứu Thế bị Tòa Thánh khiển trách” hoặc “Dòng Chúa Cứu Thế bị kiện sang Tòa Thánh”, tôi biết anh em không hoang mang vì anh em biết tình trạng cụ thể của chúng ta, nhưng anh em cần được biết thông tin chính xác, để anh em khi có thể bạch hóa vấn đề hoặc hiểu một cách rõ ràng tường tận. Vì thế tôi xin trình bày cho anh em rõ.
Ngày 22.12.2010, tôi nhận được thư của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho, Chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Giáo Lý và Đức Tin, nội dung thư cảnh báo tôi về việc Nhà sách Đức Mẹ cung cấp bộ sách chú giải Kinh Thánh của William Barcley (thư đính kèm). Ngay lập tức tôi đã kiểm tra công việc của Nhà sách, thu hồi toàn bộ số sách trên và đề nghị Nhà sách làm thủ tục hoàn lại cho Nhà sách Đức Bà. Tôi cũng đã có thư trình bày, xin lỗi và cám ơn Đức Cha Phaolô (thư đính kèm).
Ngày 26.12.2010, tôi nhận được thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, trong thư ngài gởi chỉ vỏn vẹn có: Thư tố cáo gởi sang Tòa Thánh về việc bộ sách chú giải Kinh Thánh (đính kèm) và thư của Đức Hồng Y Bộ Trưởng Thánh bộ Truyền Giáo (đính kèm).
Như thế sự thể đã rõ. Người chịu trách nhiệm chính là Cha Huỳnh Công Minh, Chánh xứ Nhà Thờ Đức Bà, Giám Đốc Nhà sách Đức Bà, và Dòng Phaolô Thiện Bản, đơn vị trực tiếp tổ chức sửa bài, đọc bản thảo, làm thủ tục cấp phép, in ấn, lưu trữ và phát hành. Chúng ta chỉ nhận cung cấp như các nhà nhận cung cấp lẻ khác. Cha Giám Đốc Nhà sách Đức Mẹ đã nhận trách nhiệm trước cộng đoàn Sàigòn về việc không đọc kỹ nội dung sách trước khi nhận cung cấp lẻ, chúng ta thông cảm, làm sao có thể đọc được hết một cách kỹ lưỡng tất cả các sách Công giáo.
Qua tìm hiểu, tôi được biết thêm, sách được dịch bởi một linh mục giáo sư Chủng Viện, cựu học viên Giáo Hoàng Học Viện, hiện đang cư trú tại thành phố Sàigòn (sách không có tên dịch giả).
Đó là sự thật của thông tin “Dòng Chúa Cứu Thế bị Tòa Thánh khiển trách” hoặc “Dòng Chúa Cứu Thế bị kiện sang Tòa Thánh”. Xin anh em gia tăng cầu nguyện cho Nhà Dòng chúng ta được kiên vững, cho những ai không có thiện ý đối với Nhà Dòng chúng ta được nhận biết sự thật.
Kính chào anh em trong Đức Kitô Cứu Thế.
Giáo điểm Truyền giáo Bổng Điền đón Tết Dương Lịch
Thanh Quang CSsR
12:22 02/01/2011
THÁI BÌNH - Để góp phần vào việc truyền giáo, đón giao thừa, đón Tết Dương lịch, chúng tôi đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ “hoành tráng” và ý nghĩa vào lúc 7 giờ 30 phút tối 31.12.2010.
Xem hình ảnh
Đêm văn nghệ đã được sự góp mặt của các Giáo Xứ: Tường Loan (thuộc Giáo Phận Hà Nội), Giáo Xứ Đại Lại (thuộc Giáo Phận Hà Nội), Các Xứ, Họ thuộc Giáo Phận Thái Bình như Giáo Xứ Hoàng Xá, Giáo Xứ Nguyệt Lãng, Giáo Xứ Nghĩa Chính, Giáo Xứ Thuận Nghiệp, Giáo Họ Tăng Bổng, Giáo Họ Đống Cao, Giáo Họ Thượng Điền, Giáo Họ Bổng Điền, Giáo Họ Vô Ngại. Do có sự đóng góp của nhiều Giáo Xứ Giáo Họ như vậy nên đêm văn nghệ đón giao thừa quá phong phú và vui nhộn, ý nghĩa và thiết thực.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ là rút số trúng thưởng và câu hỏi phụ về kiến thức giáo lý, kiến thức thường thức ngang qua các con số. Nhờ vậy, đêm văn nghệ càng thêm sôi động.
Các phần quà trúng thưởng rất hấp dẫn: giải độc đắc là một chiếc xe đạp, rồi đồng hồ, chậu thau, ca uống nước,…
Năm nay, ngoài anh chị em Công Giáo ra, anh chị em lương dân cũng chiếm một nửa, vì vậy, phần thưởng cũng chia đều. Một em lương dân đã trúng được giải độc đắc khiến nhiều người Công Giáo khen ngợi: “Thế mới chí phải! Thế mới tuyệt!”.
Sau phần văn nghệ là thánh lễ giao thừa. Một thánh lễ quá sốt sắng, trang nghiêm và ý nghĩa khi có sự hiện diện của cha Xứ Nguyệt Lãng, cha Dòng Đồng Công Quản Nhiệm Giáo Họ Đống Cao, cha Quản Nhiệm Giáo Họ Bổng Điền, đặc biệt là có sự góp mặt của các ca viên ca đoàn thuộc một Giáo Họ của Giáo Xứ Đại Lại (Giáo Phận Hà Nội). Khi thánh lễ kết thúc, nhiếu người trầm trồ khen: “Họ hát hay quá!”.
Đêm đón giao thừa, đón năm mới 2011 đã để lại trong lòng người tham dự ấn tượng đẹp, một niềm vui sâu thẳm, một thông điệp an bình khó mờ phai.
Xem hình ảnh
Đêm văn nghệ đã được sự góp mặt của các Giáo Xứ: Tường Loan (thuộc Giáo Phận Hà Nội), Giáo Xứ Đại Lại (thuộc Giáo Phận Hà Nội), Các Xứ, Họ thuộc Giáo Phận Thái Bình như Giáo Xứ Hoàng Xá, Giáo Xứ Nguyệt Lãng, Giáo Xứ Nghĩa Chính, Giáo Xứ Thuận Nghiệp, Giáo Họ Tăng Bổng, Giáo Họ Đống Cao, Giáo Họ Thượng Điền, Giáo Họ Bổng Điền, Giáo Họ Vô Ngại. Do có sự đóng góp của nhiều Giáo Xứ Giáo Họ như vậy nên đêm văn nghệ đón giao thừa quá phong phú và vui nhộn, ý nghĩa và thiết thực.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ là rút số trúng thưởng và câu hỏi phụ về kiến thức giáo lý, kiến thức thường thức ngang qua các con số. Nhờ vậy, đêm văn nghệ càng thêm sôi động.
Các phần quà trúng thưởng rất hấp dẫn: giải độc đắc là một chiếc xe đạp, rồi đồng hồ, chậu thau, ca uống nước,…
Năm nay, ngoài anh chị em Công Giáo ra, anh chị em lương dân cũng chiếm một nửa, vì vậy, phần thưởng cũng chia đều. Một em lương dân đã trúng được giải độc đắc khiến nhiều người Công Giáo khen ngợi: “Thế mới chí phải! Thế mới tuyệt!”.
Sau phần văn nghệ là thánh lễ giao thừa. Một thánh lễ quá sốt sắng, trang nghiêm và ý nghĩa khi có sự hiện diện của cha Xứ Nguyệt Lãng, cha Dòng Đồng Công Quản Nhiệm Giáo Họ Đống Cao, cha Quản Nhiệm Giáo Họ Bổng Điền, đặc biệt là có sự góp mặt của các ca viên ca đoàn thuộc một Giáo Họ của Giáo Xứ Đại Lại (Giáo Phận Hà Nội). Khi thánh lễ kết thúc, nhiếu người trầm trồ khen: “Họ hát hay quá!”.
Đêm đón giao thừa, đón năm mới 2011 đã để lại trong lòng người tham dự ấn tượng đẹp, một niềm vui sâu thẳm, một thông điệp an bình khó mờ phai.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nên đọc bản dịch Kinh Thánh nào?
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
10:15 02/01/2011
NÊN ĐỌC BẢN DỊCH KINH THÁNH NÀO?
LTG. Có người đã đề nghị dùng chữ Thánh Kinh, thay vì Kinh Thánh. Thiết tưởng đây là một từ Hán Việt được xử dụng thông thường đến nỗi dường như đã bị Việt hóa rồi. Nếu như vậy thì phải nói cho đúng văn phạm trong ngôn ngữ nước ta. Chữ Kinh (Lời của Chúa) là danh tự, Thánh là tĩnh tự. Trong tiếng Việt, danh tự luôn luôn đi trước tĩnh tự. Thí dụ: Người ta nói “cây xanh” chứ không ai nói “xanh cây”cả. Như vậy chữ Kinh Thánh chuẩn hơn.
Nếu người đọc dùng Kinh Thánh bằng tiếng Việt thì không là một vấn đề lớn vì cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có vài bản dịch Công Giáo. Bản dịch Kinh Thánh mới nhất vừa được phát hành ở Việt Nam năm 1999 đã do “Nhóm Giờ Kinh” dịch thuật. Bên các giáo hội Tin Lành, cũng đã có bản dịch Kinh Thánh toàn bộ do Bible Society (Hội Kinh Thánh) xuất bản.
Tuy nhiên, nếu người đọc, nhất là giới trẻ, dùng Kinh Thánh bằng tiếng Anh thì cần lưu ý một vài điểm quan trọng để tránh tình trạng “tìm không ra” đoạn Kinh Thánh mình muốn trích dẫn.
Lý do? Các bản dịch của bên Tin Lành đã không có 7 quyển sách trong Cựu Ước mà Công Giáo đã công nhận. Trong đó có các quyển Tôbia (Tobit) và Huấn Ca (Ecclesiasticus hay Sirach) mà giới trẻ thích trích dẫn vào dịp lễ hôn phối (Tob. 8:5-7; Sir. 26:1-4, 13-17).
Người ta cần ngược dòng lịch sử để có một cái nhìn tổng quát và tương đối khách quan về việc hình thành bộ Kinh Thánh.
CÁC BẢN DỊCH CỦA NGƯỜI DO THÁI
Người Do Thái có thể đã bắt đầu có các văn bản Kinh Thánh từ thế kỷ 12 trước Công Nguyên (B.C.) và việc hệ thống hóa các văn bản ấy được tiếp diễn liên tục trong khoảng một ngàn năm. Cuối cùng các văn bản ấy được công nhận cách chính thức là giáo huấn của Chúa đã mạc khải cho dân của Ngài qua sự linh ứng cho người viết. Toàn bộ những “quyển sách” được công nhận này được gọi là Qui Ðiển (Canon).
Kinh Thánh được tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ công sức của những người sao chép (Copyists hay Scribes) mà một vài dịch giả gọi là “Ký Lục.” Truyền thống này còn được tiếp tục sang thời Tân Ước cho đến khi nhân loại có các ấn bản Kinh Thánh đầu tiên vào thế kỷ thứ 15 sau Công Nguyên (A.D.)
Tuy nhiên các văn bản cổ thời nhất đã bị thất lạc hay bị hủy hoại vì thời gian hoặc chiến tranh. Quyển sách thánh được coi là cổ nhất là sách của tiên tri Isaiah và một số văn bản rời rạc của các sách khác đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 (B.C.)
Ngoại trừ một vài bản được viết bằng tiếng A-ram (Aramaic), toàn bộ Cựu Ước của người Do Thái đã được viết bằng tiếng Do Thái (Hebrew). Ðến sau thời lưu đày (thế kỷ thứ VI, B.C.), tiếng Aram đã trở nên thông dụng trong những cộng đồng Do Thái do đó các bản dịch Kinh Thánh đã chuyển qua tiếng Aram.
Ðến thời vua Alexander Ðại Ðế (Thế Kỷ IV, B.C.) và về sau, tiếng Hi Lạp đã trở nên thông dụng trong khắp miền Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Các bản dịch Kinh Thánh lại được chuyển qua tiếng Hi Lạp. Văn bản Kinh Thánh bằng tiếng Hi Lạp nổi tiếng nhất là bộ Ngũ Kinh (Pentateuch) năm quyển sách thánh đầu tiên trong Cựu Ước mà người Do Thái gọi là “Torah” hay Lề Luật. Bản dịch này có tên là “Septuagint” mà tiếng Việt gọi là bản “Thất Thập” hay bản “Bảy Mươi.” Chữ Septuagint được dùng trong Cựu Ước để chỉ 70 nhân vật đứng đầu trong dân (Kỳ Mục) được tuyển chọn để làm phụ tá cho ông Môi-Sen (Xuất hành 24:1). Tương truyền rằng bản dịch này đã được hoàn tất bởi 70 hay 72 học giả thuộc cộng đồng Do Thái ở Alexandria (Ai cập) vào khoảng năm 250 B.C.
Cũng vào thời này, một số sách khác đã xuất hiện và được các cộng đồng Do Thái công nhận. Ðó là các quyển: Tôbia, Judith, Macabê 1 và 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruch, và một ít văn bản bổ túc cho các sách Esther và Daniel.
Sang thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên, người Kitô giáo đã công nhận toàn bộ Cựu Ước theo bản dịch Hi Lạp cùng với những sách mới. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thế kỷ này, hội đồng Do Thái đã có khuynh hướng dùng lại bản Hebrew và vì có tinh thần bài Kitô giáo, nên họ đã họp ở Jamnia và quyết định rằng chỉ có các sách viết bằng tiếng Hebrew và cho đến quyển Ezra là được cho vào qui điển. Như vậy là họ đã không công nhận 7 quyển sách mới có trong bản dịch Hi Lạp. Ít nhiều họ đã xử dụng những quyển sách thánh nói trên trải qua hơn ba thế kỷ. Sau này người ta còn tìm biết được rằng có nhiều phần trong các quyển sách được kể là có trước Ezra. Như vậy tính theo thời gian, Ezra đã được viết cùng lúc hay sau những quyển sách mới!
Toàn bộ Tân Ước gồm 27 quyển đã được viết bằng tiếng Hi Lạp, cho đến ngày nay vẫn được tất cả các Kitô hữu, (gồm Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống v.v...) công nhận.
BẢN DỊCH TIẾNG LA TINH
Trong thời đế quốc La Mã (Roman Empire) tiếng La Tinh đã là ngôn ngữ thông dụng. Một vài sách trong Kinh Thánh đã được dịch qua tiếng La Tinh, nhưng thiếu đồng nhất và nhiều sơ sót. Do đó, năm 382, Ðức Giáo Hoàng Damasus I đã “sai” thánh Jerome, (tiếng Việt có người phiên âm là Hiêrônimô, có lẽ theo tiếng Tây Ban Nha) nghiên cứu và dịch toàn bộ Kinh Thánh qua tiếng La Tinh.
Thánh Jerome đã phải làm việc ròng rã trong hơn 20 năm. Tương truyền rằng có khi ngài đã xử dụng một căn hầm ngay dưới nền nhà thờ nơi Chúa sinh ra ở Bethlehem để dịch thuật. Thánh nhân đã xử dụng bản Cựu Ước tiếng Do Thái, bản Hi Lạp Septuagint, những bản đã được dịch qua tiếng La Tinh. Phần Tân Ước, ngài đã dịch từ nguyên bản tiếng Hi Lạp.
Công trình dịch thuật của thánh Jerome đã hoàn tất vào năm 405 và bản dịch này được gọi là Vulgata “the Common Version” (Bản dịch Thông Dụng). Kể từ đó bộ Kinh Thánh Vulgata đã được xử dụng cách chính thức trong giáo hội Công Giáo. Năm 1546, trước những cao trào cải cách (Reformation) và dịch thuật Kinh Thánh khác, các nghị phụ trong công đồng Trent đã tuyên dương thánh Jerome và tái xác định sự chính thức của bộ Vulgata trong giáo hội Công Giáo Roma.
NHỮNG BẢN DỊCH TIẾNG ANH
Kitô Giáo đã được rao giảng ở Anh Quốc hơn một ngàn năm trước khi có bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Bản dịch đầu tiên là do công sức của nhóm ông John Wyclif hoàn thành vào năm 1382. Họ đã dịch toàn bộ Kinh Thánh từ bản Vulgata. Nhóm của ông Wyclif đã bị Tòa Thánh La Mã (Roma) kết án vì họ đã làm việc này mà không có phép.
Người thứ hai là ông William Tyndale (1494-1536). Ông này đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhà nhân bản học (humanist) Erasmus và nhà cải cách (hay thệ phản - protestant) Martin Luther, người đã chống giáo hội Công Giáo La Mã, cũng dịch Tân Ước qua tiếng Ðức. Từ năm 1525, ông Tyndale sống ở Cologne (Ðức) dịch bộ Tân Ước và lén gửi về Anh. Vì vậy, ông đã bị giáo hội Anh, lúc ấy chưa tách rời khỏi giáo hội La Mã, kết án là theo bè rối “Lu-Te-Rô” (Luther), và “giết chết sự thật.”. Ông bắt đầu dịch Cựu Ước từ bản tiếng Do Thái vào năm 1530. Nhưng việc chưa thành thì ông đã bị bắt ở Antwerp và bị xử tử năm 1536.
Trong khi đó, năm 1535, vua Anh Quốc là Henry VIII đã đưa nước Anh tách rời khỏi giáo hội La Mã. Những người muốn dịch Kinh Thánh được tự do phổ biến các bản dịch của họ.
Năm 1535, bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Anh được ông Miles Coverdale cho xuất bản. Ông này đã dùng các tài liệu từ bản tiếng La Tinh, bản dịch qua tiếng Ðức của Luther và Zwingli, cũng như từ tài liệu chưa hoàn tất của ông Tyndale.
Năm 1537, bản dịch chưa hoàn tất của ông Tyndale được một người bạn tên là John Rogers tiếp tục và cho xuất bản.
Năm 1539, ông Richard Taverner cho xuất bản bản dịch của ông với phần Cựu Ước dựa trên các bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.
Cũng trong năm 1539, một bản dịch tự cho là Kinh Thánh Vĩ Ðại, in bản lớn 15” (inches) và 9”, có ấn tín cho phép và lệnh của vua Anh Quốc là mỗi nhà thờ Anh Giáo phải trưng bày một ấn bản này. Tuy nhiên, phần nội dung đa số chỉ in lại bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.
Một số bản dịch bằng tiếng Anh khác được in ở Geneva (Thụy Sĩ) trong thời nữ hoàng Mary (theo Công Giáo) 1553-58. Qua thời nữ hoàng Elizabeth I (theo Anh Giáo) các bản dịch này lại được tự do xuất bản ở Anh, trong đó có bản nổi tiếng “Geneva Bible.”
Giáo hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church – cần nói rõ để phân biệt với một vài giáo hội cũng tự xưng là Công Giáo, nhưng không thuộc quyền Đức Giáo Hoàng) có bản dịch bằng tiếng Anh cho phần Tân Ước năm 1581. Bản này mang tên Rheims (Đức) vì các dịch giả đã làm việc ở đây. Ðến năm 1609, toàn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Anh, dựa trên bản La Tinh Vulgata đã hoàn tất. Bản dịch này mang tên “Douay Bible” vì đó là tên của một thị trấn Pháp nơi phần dịch thuật đã được thực hiện. Bản này đã được ÐGM Challoner tu chính vào năm 1750.
Bản dịch khá nổi tiếng của Tin Lành, “King James”, do lệnh của vua nước Anh: James I, ra đời vào năm 1611. Ðây là công trình của một số học giả ở hai đại học Oxford và Cambridge. Phần tài liệu, các học giả này đã dựa trên tất cả các bản dịch tiếng Anh trước, kể cả bản Douay của Công Giáo, các tài liệu bằng tiếng Do Thái và Hi Lạp, một phần từ bản Vulgata, và ngay cả bản dịch bằng tiếng Ðức của ông Luther. Nhưng bản dịch có ảnh hưởng nhiều nhất trên bộ King James là phần của ông Tyndale.
Sau này các học giả đã khám phá ra rằng bản King James đã có nhiều nơi không chính xác, nhất là trong các tài liệu Do Thái và Hi Lạp mà các học giả đã trích dẫn. Có những từ đã hoàn toàn mang ý nghĩa khác. Như họ đã dùng chữ “allege: dẫn chứng cách không chắc chắn” thay vì “prove: minh chứng” (Acts 17:3); chữ “conversation: đàm thoại” thay vì “behavior: cư xử” (2 Cor. 1:12); “prevent: ngăn cản” thay vì “precede: đi trước” (1 Thes. 4:15); “reprove: khiển trách” thay vì “decide: quyết định” (Is. 11:4); “communicate: thông tri, truyền thông” thay vì “share: phân chia” (Gal. 6:6).
Do đó, năm 1870 giáo hội Anh Giáo đã cử một ủy ban dịch lại bộ Kinh Thánh. Bộ này hoàn thành vào năm 1881 và mang tên “the English Revised Version” (Bản dịch Tu Chính Anh Ngữ.)
Năm 1901 “The American Standard Version” (Bản dịch Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ) ra đời.
Năm 1952, “The Revised Standard Version” (Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính) hoàn tất. Bản này còn được mệnh danh là bản dịch hòa đồng tôn giáo (Ecumenical) vì đây là công trình làm việc chung của các học giả Tin Lành, Công Giáo và Do Thái (cho phần Cựu Ước). Những vị này đã đã đến từ Anh Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại.
Về phía Công Giáo, Hội Ðồng Giám Mục Hoa kỳ đã cho phổ biến bản dịch “Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên” (the New American Bible) vào năm 1970. Bản này tự nhận là đã dùng những tài liệu cổ thời nhất, trung thực nhất từ những văn bản bằng các thứ tiếng Do Thái, Aram, và Hi Lạp. Các tài liệu mới tìm được ở Qumran (gần Biển Chết) cũng được dùng để bổ túc cho những văn bản đã có.
Các sách không có trong bản Do Thái được gọi là “Qui Ðiển Thứ” (Deuterocanonical Books). Các giáo hội Tin Lành vào thời mới phân chia, vì muốn tách biệt hẳn với giáo hội Công Giáo đã gọi các sách này là “Ngụy Thư” (Apocrypha).
Phía giáo hội Công Giáo ngay từ đầu đã không công nhận và gọi là ngụy thư một số sách trong Cựu Ước đã có trong qui điển của Kinh Thánh Hi Lạp như: Esdras 1 và 2, Prayer of Mannasseh, Maccabê 3 và 4, Thánh Vịnh số 151. Những quyển này thường lập lại những sách đã có và thêm những chi tiết không cần thiết như Esdras 1 và 2 đối với Ezra và Nehemiah. Một số văn bản Tân Ước (không được in trong Kinh Thánh Kitô giáo) cũng bị cho là ngụy thư.
NÊN ÐỌC BẢN DỊCH KINH THÁNH NÀO?
Trở lại vấn nạn nói trên, người Công Giáo có thể sẽ không tìm thấy đoạn Kinh Thánh mình muốn, nếu xử dụng các bản dịch của những giáo hội Tin Lành. Các sách trong “qui điển thứ” xem ra được xử dụng khá nhiều trong phụng vụ Công Giáo. Từ các thánh lễ hôn phối như đã trích dẫn ở trên đến thánh lễ an táng (sách Khôn Ngoan 3:1-9; 2 Mac.12:43-46) và thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật, ngày thường, cũng như các lễ kính riêng, đã xử dụng tất các sách nói trên, nhất là hai quyển Huấn ca và Khôn Ngoan.
Hiện tại, có ít nhất ba bản dịch Kinh Thánh Công Giáo: Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên (the New American Bible), Bản Dịch Tiêu chuẩn Tu Chính (the Revised Standard Version) ấn bản Công Giáo, và Bản Dịch Anh Ngữ Ngày Nay (Today’s English Version).
Ðể hiểu Kinh Thánh cách sâu xa và rộng rãi hơn, độc giả nên dùng cuốn “Chú Giải Kinh Thánh Jerome” (the Jerome Biblical Commentary) do nhà Prentice-Hall, New Jersey, 1968. Có 80 đề tài gồm cả Cựu lẫn Tân Ước do các chuyên viên Kinh Thánh Công Giáo diễn giải.
Nếu người đọc muốn có bản dịch đầy đủ nhất vớt tất cả các phần qui điển thứ và ngụy thư thì nên dùng bộ “the Revised Standard Version, Common Bible, with the Apocrypha/ Deuterocanonical Books, an Ecumenical Edition” do nhà xuất bản Collins ở New York, năm 1973.
Những ai muốn đọc thêm thì có bộ đối chiếu bốn bản dịch thông dụng nhất của các giáo hội Tin Lành: “the Layman’s Parallel Bible” do nhà Zondervan Bible Publishers ở Grand Rapids, Michgan, 1974, ấn bản thứ ba. Bộ này có các bản dịch King James, Modern Language, Living, và Revised Standard.
TÌM HIỂU CÁC SÁCH TRONG QUI ÐIỂN THỨ
Thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhìn qua những sách thánh trong qui điển thứ. Ít nhất là để xem các tài liệu giáo huấn quí giá này thực sự có đáng bỏ đi không.
Sách Tobia: Ðược viết vào khoảng năm 200 BC, có thể là ở Palestine và bằng tiếng Aram. Sách đề cao bổn phận đối với người đã qua đời và việc lành, bác ái, ý nghĩa đời sống gia đình. Ðặc biệt sách đã nói đến hôn nhân trong tinh thần Kitô giáo và ơn Chúa quan phòng trong đời sống hàng ngày.
Sách Judith: Ðược viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2 BC ở Palestine, giữa lúc khí thế cách mạng do nhóm Macabê lãnh đạo đang nổi lên mãnh liệt trong lòng dân Do Thái. Sách đề cao lòng sốt sắng cầu nguyện và tuân giữ luật thanh sạch của Chúa. Khi đẹp lòng Chúa thì Ngài có thể dùng chỉ một phụ nữ yếu đuối mà đánh bại được đạo quân hùng mạnh đang định tiêu diệt dân của Ngài.
Sách Macabê I: Ðược viết vào khoảng năm 100 BC, nhằm vào lịch sử tôn giáo thay vì chính trị hay quân sự. Tác giả nói đến những thất bại, khốn cùng như sự trừng phạt của Chúa; ngược lại, chiến thắng là phần thưởng của Ngài đối với những người trung tín, dám đứng lên bảo vệ đức tin.
Sách Macabê II: Ðây không phải là sách viết tiếp tục cho quyển I. Thể văn cũng khác, nhất là lại được viết bằng tiếng Hi Lạp cách không hoàn chỉnh; người viết cũng không thuộc thành phần “sử gia.” Tuy nhiên sách này được coi là quan trọng vì những quả quyết về việc kẻ chết sống lại, sự cần thiết của những lời cầu nguyện cho kẻ qua đời, các thánh cầu bầu, hình phạt đời sau, và phần thưởng cho những người tử vì đạo. Ðây là những điểm quan trọng mà các sách khác trong Cựu Ước không đề cập rõ ràng lắm.
Sách Khôn Ngoan: Ðược viết “lại” bằng tiếng Hi Lạp vì vua Solomon đã được coi là tác giả của quyển này. Trong bản dịch Hi Lạp, sách được gọi là “Sự Khôn Ngoan của Solomon.” Tuy nhiên, cũng có thể tác giả đã “gán” cho Solomon như để có sự bảo trợ của một vị khôn ngoan trong lịch sử dân Chúa. Sách nêu lên vai trò của sự khôn ngoan trong đời sống con người đồng thời so sánh số phận người khôn ngoan và kẻ gian ác trong lúc sống cũng như sau khi chết.
Sách Huấn Ca: Sách được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái) vào khoảng năm 190 B.C. Sau đó sách được dịch qua tiếng Hi Lạp và mang tên là “Sự khôn ngoan của Giêsu con của Sirach” (the Wisdom of Jesus the Son of Sirach). Nhưng khi được dịch qua La Tinh, sách lại mang tên Ecclesiasticus có lẽ để nhấn mạnh đến việc giáo hội chính thức chấp nhận và xử dụng. (Không nên nhầm sách này với quyển Ecclesiastes: Giảng Viên) Tuy nhiên trong các bản tiếng Anh, sách được vắn tắt gọi là Sirach. Sách nói về khởi đầu của sự khôn ngoan là việc kính sợ Thiên Chúa; khôn ngoan đem lại tươi trẻ, hạnh phúc; về vận mạng con người và việc thưởng phạt của Chúa.
Sách Baruch: Theo lời mở đầu thì sách được ông Baruch, thư ký của tiên tri Jeremiah viết tại Babylon và gửi về Jerusalem để đọc trong các cuộc hội họp phụng vụ. Theo sách này, khôn ngoan được đồng hóa với Lề Luật; Jerusalem được nhân cách hóa nói chuyện với dân bị đi đày và khuyến khích sự tin tưởng vào ơn cứu độ của Chúa. Một đoạn trong bản dịch Hi Lạp của sách Baruch đã được tìm thấy ở một trong các hang Qumran. Các thử nghiệm cho thấy bản dịch đó đã được viết vào khoảng năm 100 B.C.
Khi dịch bộ Kinh Thánh, thánh Jerome đã có những ưu tư về việc có nên dịch cả những quyển sách mới nói trên, chỉ có trong qui điển Hi Lạp mà không có trong qui điển Hebrew. Cuối cùng thì thánh nhân đã dịch hết vì những giáo huấn giá trị trong các sách ấy cũng như vì vâng lời bề trên.
Các Kitô hữu ngày nay cần tự hỏi: Khi Chúa linh ứng cho ai viết ra những mạc khải của Ngài, không lẽ Ngài chỉ muốn những mạc khải ấy hiện hữu trong một thời kỳ (hơn ba thế kỷ đối với người Do Thái hay hơn mười thế kỷ đối với những anh em Tin Lành) rồi bị thải đi? Thật khó mà biện minh cho điều này. Có chăng chỉ vì con người đã để cho những yếu tố chính trị, quyền lực, lấn át tiếng gọi thiết tha và chân thực của Ngài.
Hãy để cho sự khôn ngoan của Chúa ngự trị trong tim, trong óc của mình, người đọc sẽ tự tìm thấy đâu là chân lý.
LTG. Có người đã đề nghị dùng chữ Thánh Kinh, thay vì Kinh Thánh. Thiết tưởng đây là một từ Hán Việt được xử dụng thông thường đến nỗi dường như đã bị Việt hóa rồi. Nếu như vậy thì phải nói cho đúng văn phạm trong ngôn ngữ nước ta. Chữ Kinh (Lời của Chúa) là danh tự, Thánh là tĩnh tự. Trong tiếng Việt, danh tự luôn luôn đi trước tĩnh tự. Thí dụ: Người ta nói “cây xanh” chứ không ai nói “xanh cây”cả. Như vậy chữ Kinh Thánh chuẩn hơn.
Nếu người đọc dùng Kinh Thánh bằng tiếng Việt thì không là một vấn đề lớn vì cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có vài bản dịch Công Giáo. Bản dịch Kinh Thánh mới nhất vừa được phát hành ở Việt Nam năm 1999 đã do “Nhóm Giờ Kinh” dịch thuật. Bên các giáo hội Tin Lành, cũng đã có bản dịch Kinh Thánh toàn bộ do Bible Society (Hội Kinh Thánh) xuất bản.
Tuy nhiên, nếu người đọc, nhất là giới trẻ, dùng Kinh Thánh bằng tiếng Anh thì cần lưu ý một vài điểm quan trọng để tránh tình trạng “tìm không ra” đoạn Kinh Thánh mình muốn trích dẫn.
Lý do? Các bản dịch của bên Tin Lành đã không có 7 quyển sách trong Cựu Ước mà Công Giáo đã công nhận. Trong đó có các quyển Tôbia (Tobit) và Huấn Ca (Ecclesiasticus hay Sirach) mà giới trẻ thích trích dẫn vào dịp lễ hôn phối (Tob. 8:5-7; Sir. 26:1-4, 13-17).
Người ta cần ngược dòng lịch sử để có một cái nhìn tổng quát và tương đối khách quan về việc hình thành bộ Kinh Thánh.
CÁC BẢN DỊCH CỦA NGƯỜI DO THÁI
Người Do Thái có thể đã bắt đầu có các văn bản Kinh Thánh từ thế kỷ 12 trước Công Nguyên (B.C.) và việc hệ thống hóa các văn bản ấy được tiếp diễn liên tục trong khoảng một ngàn năm. Cuối cùng các văn bản ấy được công nhận cách chính thức là giáo huấn của Chúa đã mạc khải cho dân của Ngài qua sự linh ứng cho người viết. Toàn bộ những “quyển sách” được công nhận này được gọi là Qui Ðiển (Canon).
Kinh Thánh được tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ công sức của những người sao chép (Copyists hay Scribes) mà một vài dịch giả gọi là “Ký Lục.” Truyền thống này còn được tiếp tục sang thời Tân Ước cho đến khi nhân loại có các ấn bản Kinh Thánh đầu tiên vào thế kỷ thứ 15 sau Công Nguyên (A.D.)
Tuy nhiên các văn bản cổ thời nhất đã bị thất lạc hay bị hủy hoại vì thời gian hoặc chiến tranh. Quyển sách thánh được coi là cổ nhất là sách của tiên tri Isaiah và một số văn bản rời rạc của các sách khác đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 (B.C.)
Ngoại trừ một vài bản được viết bằng tiếng A-ram (Aramaic), toàn bộ Cựu Ước của người Do Thái đã được viết bằng tiếng Do Thái (Hebrew). Ðến sau thời lưu đày (thế kỷ thứ VI, B.C.), tiếng Aram đã trở nên thông dụng trong những cộng đồng Do Thái do đó các bản dịch Kinh Thánh đã chuyển qua tiếng Aram.
Ðến thời vua Alexander Ðại Ðế (Thế Kỷ IV, B.C.) và về sau, tiếng Hi Lạp đã trở nên thông dụng trong khắp miền Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Các bản dịch Kinh Thánh lại được chuyển qua tiếng Hi Lạp. Văn bản Kinh Thánh bằng tiếng Hi Lạp nổi tiếng nhất là bộ Ngũ Kinh (Pentateuch) năm quyển sách thánh đầu tiên trong Cựu Ước mà người Do Thái gọi là “Torah” hay Lề Luật. Bản dịch này có tên là “Septuagint” mà tiếng Việt gọi là bản “Thất Thập” hay bản “Bảy Mươi.” Chữ Septuagint được dùng trong Cựu Ước để chỉ 70 nhân vật đứng đầu trong dân (Kỳ Mục) được tuyển chọn để làm phụ tá cho ông Môi-Sen (Xuất hành 24:1). Tương truyền rằng bản dịch này đã được hoàn tất bởi 70 hay 72 học giả thuộc cộng đồng Do Thái ở Alexandria (Ai cập) vào khoảng năm 250 B.C.
Cũng vào thời này, một số sách khác đã xuất hiện và được các cộng đồng Do Thái công nhận. Ðó là các quyển: Tôbia, Judith, Macabê 1 và 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruch, và một ít văn bản bổ túc cho các sách Esther và Daniel.
Sang thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên, người Kitô giáo đã công nhận toàn bộ Cựu Ước theo bản dịch Hi Lạp cùng với những sách mới. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thế kỷ này, hội đồng Do Thái đã có khuynh hướng dùng lại bản Hebrew và vì có tinh thần bài Kitô giáo, nên họ đã họp ở Jamnia và quyết định rằng chỉ có các sách viết bằng tiếng Hebrew và cho đến quyển Ezra là được cho vào qui điển. Như vậy là họ đã không công nhận 7 quyển sách mới có trong bản dịch Hi Lạp. Ít nhiều họ đã xử dụng những quyển sách thánh nói trên trải qua hơn ba thế kỷ. Sau này người ta còn tìm biết được rằng có nhiều phần trong các quyển sách được kể là có trước Ezra. Như vậy tính theo thời gian, Ezra đã được viết cùng lúc hay sau những quyển sách mới!
Toàn bộ Tân Ước gồm 27 quyển đã được viết bằng tiếng Hi Lạp, cho đến ngày nay vẫn được tất cả các Kitô hữu, (gồm Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống v.v...) công nhận.
BẢN DỊCH TIẾNG LA TINH
Trong thời đế quốc La Mã (Roman Empire) tiếng La Tinh đã là ngôn ngữ thông dụng. Một vài sách trong Kinh Thánh đã được dịch qua tiếng La Tinh, nhưng thiếu đồng nhất và nhiều sơ sót. Do đó, năm 382, Ðức Giáo Hoàng Damasus I đã “sai” thánh Jerome, (tiếng Việt có người phiên âm là Hiêrônimô, có lẽ theo tiếng Tây Ban Nha) nghiên cứu và dịch toàn bộ Kinh Thánh qua tiếng La Tinh.
Thánh Jerome đã phải làm việc ròng rã trong hơn 20 năm. Tương truyền rằng có khi ngài đã xử dụng một căn hầm ngay dưới nền nhà thờ nơi Chúa sinh ra ở Bethlehem để dịch thuật. Thánh nhân đã xử dụng bản Cựu Ước tiếng Do Thái, bản Hi Lạp Septuagint, những bản đã được dịch qua tiếng La Tinh. Phần Tân Ước, ngài đã dịch từ nguyên bản tiếng Hi Lạp.
Công trình dịch thuật của thánh Jerome đã hoàn tất vào năm 405 và bản dịch này được gọi là Vulgata “the Common Version” (Bản dịch Thông Dụng). Kể từ đó bộ Kinh Thánh Vulgata đã được xử dụng cách chính thức trong giáo hội Công Giáo. Năm 1546, trước những cao trào cải cách (Reformation) và dịch thuật Kinh Thánh khác, các nghị phụ trong công đồng Trent đã tuyên dương thánh Jerome và tái xác định sự chính thức của bộ Vulgata trong giáo hội Công Giáo Roma.
NHỮNG BẢN DỊCH TIẾNG ANH
Kitô Giáo đã được rao giảng ở Anh Quốc hơn một ngàn năm trước khi có bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Bản dịch đầu tiên là do công sức của nhóm ông John Wyclif hoàn thành vào năm 1382. Họ đã dịch toàn bộ Kinh Thánh từ bản Vulgata. Nhóm của ông Wyclif đã bị Tòa Thánh La Mã (Roma) kết án vì họ đã làm việc này mà không có phép.
Người thứ hai là ông William Tyndale (1494-1536). Ông này đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhà nhân bản học (humanist) Erasmus và nhà cải cách (hay thệ phản - protestant) Martin Luther, người đã chống giáo hội Công Giáo La Mã, cũng dịch Tân Ước qua tiếng Ðức. Từ năm 1525, ông Tyndale sống ở Cologne (Ðức) dịch bộ Tân Ước và lén gửi về Anh. Vì vậy, ông đã bị giáo hội Anh, lúc ấy chưa tách rời khỏi giáo hội La Mã, kết án là theo bè rối “Lu-Te-Rô” (Luther), và “giết chết sự thật.”. Ông bắt đầu dịch Cựu Ước từ bản tiếng Do Thái vào năm 1530. Nhưng việc chưa thành thì ông đã bị bắt ở Antwerp và bị xử tử năm 1536.
Trong khi đó, năm 1535, vua Anh Quốc là Henry VIII đã đưa nước Anh tách rời khỏi giáo hội La Mã. Những người muốn dịch Kinh Thánh được tự do phổ biến các bản dịch của họ.
Năm 1535, bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Anh được ông Miles Coverdale cho xuất bản. Ông này đã dùng các tài liệu từ bản tiếng La Tinh, bản dịch qua tiếng Ðức của Luther và Zwingli, cũng như từ tài liệu chưa hoàn tất của ông Tyndale.
Năm 1537, bản dịch chưa hoàn tất của ông Tyndale được một người bạn tên là John Rogers tiếp tục và cho xuất bản.
Năm 1539, ông Richard Taverner cho xuất bản bản dịch của ông với phần Cựu Ước dựa trên các bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.
Cũng trong năm 1539, một bản dịch tự cho là Kinh Thánh Vĩ Ðại, in bản lớn 15” (inches) và 9”, có ấn tín cho phép và lệnh của vua Anh Quốc là mỗi nhà thờ Anh Giáo phải trưng bày một ấn bản này. Tuy nhiên, phần nội dung đa số chỉ in lại bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.
Một số bản dịch bằng tiếng Anh khác được in ở Geneva (Thụy Sĩ) trong thời nữ hoàng Mary (theo Công Giáo) 1553-58. Qua thời nữ hoàng Elizabeth I (theo Anh Giáo) các bản dịch này lại được tự do xuất bản ở Anh, trong đó có bản nổi tiếng “Geneva Bible.”
Giáo hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church – cần nói rõ để phân biệt với một vài giáo hội cũng tự xưng là Công Giáo, nhưng không thuộc quyền Đức Giáo Hoàng) có bản dịch bằng tiếng Anh cho phần Tân Ước năm 1581. Bản này mang tên Rheims (Đức) vì các dịch giả đã làm việc ở đây. Ðến năm 1609, toàn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Anh, dựa trên bản La Tinh Vulgata đã hoàn tất. Bản dịch này mang tên “Douay Bible” vì đó là tên của một thị trấn Pháp nơi phần dịch thuật đã được thực hiện. Bản này đã được ÐGM Challoner tu chính vào năm 1750.
Bản dịch khá nổi tiếng của Tin Lành, “King James”, do lệnh của vua nước Anh: James I, ra đời vào năm 1611. Ðây là công trình của một số học giả ở hai đại học Oxford và Cambridge. Phần tài liệu, các học giả này đã dựa trên tất cả các bản dịch tiếng Anh trước, kể cả bản Douay của Công Giáo, các tài liệu bằng tiếng Do Thái và Hi Lạp, một phần từ bản Vulgata, và ngay cả bản dịch bằng tiếng Ðức của ông Luther. Nhưng bản dịch có ảnh hưởng nhiều nhất trên bộ King James là phần của ông Tyndale.
Sau này các học giả đã khám phá ra rằng bản King James đã có nhiều nơi không chính xác, nhất là trong các tài liệu Do Thái và Hi Lạp mà các học giả đã trích dẫn. Có những từ đã hoàn toàn mang ý nghĩa khác. Như họ đã dùng chữ “allege: dẫn chứng cách không chắc chắn” thay vì “prove: minh chứng” (Acts 17:3); chữ “conversation: đàm thoại” thay vì “behavior: cư xử” (2 Cor. 1:12); “prevent: ngăn cản” thay vì “precede: đi trước” (1 Thes. 4:15); “reprove: khiển trách” thay vì “decide: quyết định” (Is. 11:4); “communicate: thông tri, truyền thông” thay vì “share: phân chia” (Gal. 6:6).
Do đó, năm 1870 giáo hội Anh Giáo đã cử một ủy ban dịch lại bộ Kinh Thánh. Bộ này hoàn thành vào năm 1881 và mang tên “the English Revised Version” (Bản dịch Tu Chính Anh Ngữ.)
Năm 1901 “The American Standard Version” (Bản dịch Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ) ra đời.
Năm 1952, “The Revised Standard Version” (Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính) hoàn tất. Bản này còn được mệnh danh là bản dịch hòa đồng tôn giáo (Ecumenical) vì đây là công trình làm việc chung của các học giả Tin Lành, Công Giáo và Do Thái (cho phần Cựu Ước). Những vị này đã đã đến từ Anh Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại.
Về phía Công Giáo, Hội Ðồng Giám Mục Hoa kỳ đã cho phổ biến bản dịch “Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên” (the New American Bible) vào năm 1970. Bản này tự nhận là đã dùng những tài liệu cổ thời nhất, trung thực nhất từ những văn bản bằng các thứ tiếng Do Thái, Aram, và Hi Lạp. Các tài liệu mới tìm được ở Qumran (gần Biển Chết) cũng được dùng để bổ túc cho những văn bản đã có.
Các sách không có trong bản Do Thái được gọi là “Qui Ðiển Thứ” (Deuterocanonical Books). Các giáo hội Tin Lành vào thời mới phân chia, vì muốn tách biệt hẳn với giáo hội Công Giáo đã gọi các sách này là “Ngụy Thư” (Apocrypha).
Phía giáo hội Công Giáo ngay từ đầu đã không công nhận và gọi là ngụy thư một số sách trong Cựu Ước đã có trong qui điển của Kinh Thánh Hi Lạp như: Esdras 1 và 2, Prayer of Mannasseh, Maccabê 3 và 4, Thánh Vịnh số 151. Những quyển này thường lập lại những sách đã có và thêm những chi tiết không cần thiết như Esdras 1 và 2 đối với Ezra và Nehemiah. Một số văn bản Tân Ước (không được in trong Kinh Thánh Kitô giáo) cũng bị cho là ngụy thư.
NÊN ÐỌC BẢN DỊCH KINH THÁNH NÀO?
Trở lại vấn nạn nói trên, người Công Giáo có thể sẽ không tìm thấy đoạn Kinh Thánh mình muốn, nếu xử dụng các bản dịch của những giáo hội Tin Lành. Các sách trong “qui điển thứ” xem ra được xử dụng khá nhiều trong phụng vụ Công Giáo. Từ các thánh lễ hôn phối như đã trích dẫn ở trên đến thánh lễ an táng (sách Khôn Ngoan 3:1-9; 2 Mac.12:43-46) và thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật, ngày thường, cũng như các lễ kính riêng, đã xử dụng tất các sách nói trên, nhất là hai quyển Huấn ca và Khôn Ngoan.
Hiện tại, có ít nhất ba bản dịch Kinh Thánh Công Giáo: Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên (the New American Bible), Bản Dịch Tiêu chuẩn Tu Chính (the Revised Standard Version) ấn bản Công Giáo, và Bản Dịch Anh Ngữ Ngày Nay (Today’s English Version).
Ðể hiểu Kinh Thánh cách sâu xa và rộng rãi hơn, độc giả nên dùng cuốn “Chú Giải Kinh Thánh Jerome” (the Jerome Biblical Commentary) do nhà Prentice-Hall, New Jersey, 1968. Có 80 đề tài gồm cả Cựu lẫn Tân Ước do các chuyên viên Kinh Thánh Công Giáo diễn giải.
Nếu người đọc muốn có bản dịch đầy đủ nhất vớt tất cả các phần qui điển thứ và ngụy thư thì nên dùng bộ “the Revised Standard Version, Common Bible, with the Apocrypha/ Deuterocanonical Books, an Ecumenical Edition” do nhà xuất bản Collins ở New York, năm 1973.
Những ai muốn đọc thêm thì có bộ đối chiếu bốn bản dịch thông dụng nhất của các giáo hội Tin Lành: “the Layman’s Parallel Bible” do nhà Zondervan Bible Publishers ở Grand Rapids, Michgan, 1974, ấn bản thứ ba. Bộ này có các bản dịch King James, Modern Language, Living, và Revised Standard.
TÌM HIỂU CÁC SÁCH TRONG QUI ÐIỂN THỨ
Thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhìn qua những sách thánh trong qui điển thứ. Ít nhất là để xem các tài liệu giáo huấn quí giá này thực sự có đáng bỏ đi không.
Sách Tobia: Ðược viết vào khoảng năm 200 BC, có thể là ở Palestine và bằng tiếng Aram. Sách đề cao bổn phận đối với người đã qua đời và việc lành, bác ái, ý nghĩa đời sống gia đình. Ðặc biệt sách đã nói đến hôn nhân trong tinh thần Kitô giáo và ơn Chúa quan phòng trong đời sống hàng ngày.
Sách Judith: Ðược viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2 BC ở Palestine, giữa lúc khí thế cách mạng do nhóm Macabê lãnh đạo đang nổi lên mãnh liệt trong lòng dân Do Thái. Sách đề cao lòng sốt sắng cầu nguyện và tuân giữ luật thanh sạch của Chúa. Khi đẹp lòng Chúa thì Ngài có thể dùng chỉ một phụ nữ yếu đuối mà đánh bại được đạo quân hùng mạnh đang định tiêu diệt dân của Ngài.
Sách Macabê I: Ðược viết vào khoảng năm 100 BC, nhằm vào lịch sử tôn giáo thay vì chính trị hay quân sự. Tác giả nói đến những thất bại, khốn cùng như sự trừng phạt của Chúa; ngược lại, chiến thắng là phần thưởng của Ngài đối với những người trung tín, dám đứng lên bảo vệ đức tin.
Sách Macabê II: Ðây không phải là sách viết tiếp tục cho quyển I. Thể văn cũng khác, nhất là lại được viết bằng tiếng Hi Lạp cách không hoàn chỉnh; người viết cũng không thuộc thành phần “sử gia.” Tuy nhiên sách này được coi là quan trọng vì những quả quyết về việc kẻ chết sống lại, sự cần thiết của những lời cầu nguyện cho kẻ qua đời, các thánh cầu bầu, hình phạt đời sau, và phần thưởng cho những người tử vì đạo. Ðây là những điểm quan trọng mà các sách khác trong Cựu Ước không đề cập rõ ràng lắm.
Sách Khôn Ngoan: Ðược viết “lại” bằng tiếng Hi Lạp vì vua Solomon đã được coi là tác giả của quyển này. Trong bản dịch Hi Lạp, sách được gọi là “Sự Khôn Ngoan của Solomon.” Tuy nhiên, cũng có thể tác giả đã “gán” cho Solomon như để có sự bảo trợ của một vị khôn ngoan trong lịch sử dân Chúa. Sách nêu lên vai trò của sự khôn ngoan trong đời sống con người đồng thời so sánh số phận người khôn ngoan và kẻ gian ác trong lúc sống cũng như sau khi chết.
Sách Huấn Ca: Sách được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái) vào khoảng năm 190 B.C. Sau đó sách được dịch qua tiếng Hi Lạp và mang tên là “Sự khôn ngoan của Giêsu con của Sirach” (the Wisdom of Jesus the Son of Sirach). Nhưng khi được dịch qua La Tinh, sách lại mang tên Ecclesiasticus có lẽ để nhấn mạnh đến việc giáo hội chính thức chấp nhận và xử dụng. (Không nên nhầm sách này với quyển Ecclesiastes: Giảng Viên) Tuy nhiên trong các bản tiếng Anh, sách được vắn tắt gọi là Sirach. Sách nói về khởi đầu của sự khôn ngoan là việc kính sợ Thiên Chúa; khôn ngoan đem lại tươi trẻ, hạnh phúc; về vận mạng con người và việc thưởng phạt của Chúa.
Sách Baruch: Theo lời mở đầu thì sách được ông Baruch, thư ký của tiên tri Jeremiah viết tại Babylon và gửi về Jerusalem để đọc trong các cuộc hội họp phụng vụ. Theo sách này, khôn ngoan được đồng hóa với Lề Luật; Jerusalem được nhân cách hóa nói chuyện với dân bị đi đày và khuyến khích sự tin tưởng vào ơn cứu độ của Chúa. Một đoạn trong bản dịch Hi Lạp của sách Baruch đã được tìm thấy ở một trong các hang Qumran. Các thử nghiệm cho thấy bản dịch đó đã được viết vào khoảng năm 100 B.C.
Khi dịch bộ Kinh Thánh, thánh Jerome đã có những ưu tư về việc có nên dịch cả những quyển sách mới nói trên, chỉ có trong qui điển Hi Lạp mà không có trong qui điển Hebrew. Cuối cùng thì thánh nhân đã dịch hết vì những giáo huấn giá trị trong các sách ấy cũng như vì vâng lời bề trên.
Các Kitô hữu ngày nay cần tự hỏi: Khi Chúa linh ứng cho ai viết ra những mạc khải của Ngài, không lẽ Ngài chỉ muốn những mạc khải ấy hiện hữu trong một thời kỳ (hơn ba thế kỷ đối với người Do Thái hay hơn mười thế kỷ đối với những anh em Tin Lành) rồi bị thải đi? Thật khó mà biện minh cho điều này. Có chăng chỉ vì con người đã để cho những yếu tố chính trị, quyền lực, lấn át tiếng gọi thiết tha và chân thực của Ngài.
Hãy để cho sự khôn ngoan của Chúa ngự trị trong tim, trong óc của mình, người đọc sẽ tự tìm thấy đâu là chân lý.
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Anna Hoàng Thị Duyên đã tạ thế tại Gò Vấp
Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Bích Thuỷ
09:30 02/01/2011
Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
Trân trọng kính báo: Người chị em chúng con
Nữ tu ANNA HOÀNG THỊ DUYÊN
Sinh ngày 09 tháng 8 năm 1923 tại Phương Thượng – Ninh Bình
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 11 giờ 00’ Chúa Nhật, ngày 02 tháng 01 năm 2011
Tại Tu viện Nhà Mẹ, 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp.
Hưởng thọ 88 tuổi - Khấn Dòng 67 năm.
Nghi thức tẩm liệm: 6 giờ 00’ Thứ Hai, ngày 03 tháng 01 năm 2011
Nghi thức di quan: 5 giờ 45’ Thứ Ba, ngày 04 tháng 01 năm 2011
Thánh lễ đồng tế An Táng sẽ được cử hành vào lúc:
6 giờ 00’ Thứ Ba, ngày 04 tháng 01 năm 2011 tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp.
Sau đó sẽ được An táng tại nghĩa trang An Dưỡng Viện Phát Diệm, Phường 15, Gò Vấp.
Chúng con kính xin Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Bề Trên,
Quý Chị Tổng Phụ Trách các Hội dòng Mến Thánh Giá, Quý Tu sĩ Nam Nữ và Quý Vị
thương cầu nguyện cho linh hồn Anna – người chị em của chúng con sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
Tm. Hội Dòng
Tổng Phụ Trách
Văn Hóa
Ngợi ca ngày hiệp nhất
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
14:47 02/01/2011
(Ngày GH.Anh giáo trở về hiệp thông với HTCông giáo)
Quay về với Mẹ bên Cha
Con xưa mặc lại áo hoa Thập hình.
Yêu nhiều ơn sủng huyền linh
Đẹp sao huynh đệ, đệ huynh chung Lời
Một Cha, một Mẹ trên trời
Một Cha, một Mẹ cõi đời dương gian
“Mưa Giêsu”(*) rửa tội nhân
Mưa ngà ngọc sáng hồng ân diệu kỳ !
Cây cầu gẫy đổ lối đi
Con đường khúc khuỷu góc gai thuở nào!
Bao đời nuốt lệ buồn rầu
Ngập tràn phiền muộn vì đâu chia lìa ?
Bây giờ hiệp nhất sớm khuya
Xin cùng Hội Thánh ngợi ca nhiệm màu:
Duy nhất biến đổi bể dâu
GIÊSU cứu chuộc, MẸ cầu bầu thay.
Ghi chú (*): tựa bài thơ”Mưa Giêsu”của tác giả Trầm Thiên Thu
Con xưa mặc lại áo hoa Thập hình.
Yêu nhiều ơn sủng huyền linh
Đẹp sao huynh đệ, đệ huynh chung Lời
Một Cha, một Mẹ trên trời
Một Cha, một Mẹ cõi đời dương gian
“Mưa Giêsu”(*) rửa tội nhân
Mưa ngà ngọc sáng hồng ân diệu kỳ !
Cây cầu gẫy đổ lối đi
Con đường khúc khuỷu góc gai thuở nào!
Bao đời nuốt lệ buồn rầu
Ngập tràn phiền muộn vì đâu chia lìa ?
Bây giờ hiệp nhất sớm khuya
Xin cùng Hội Thánh ngợi ca nhiệm màu:
Duy nhất biến đổi bể dâu
GIÊSU cứu chuộc, MẸ cầu bầu thay.
Ghi chú (*): tựa bài thơ”Mưa Giêsu”của tác giả Trầm Thiên Thu
Muối cho đời
Đinh văn Tiến Hùng
14:55 02/01/2011
Không còn cách gì,chỉ có việc đổ ra ngoài cho người ta giẫm đạp mà thôi”
( Mt.5:13 và Mc.9:50 & Lc.14:34-35 )
+ Chúa ơi! Xin kéo con lên !
Kẻo con chìm đắm giữa miền trùng khơi.
Biến con thành ‘Muối cho đời’,
Đậm đà Hương vị,mặn mà Yêu thương.
+ Muối là vật tầm thường ai cũng biết,
Nhưng rất cần trong đời sống xưa nay,
Muối thấm đượm cho cuộc sống hàng ngày,
Muối tựa khí trời dưỡng nuôi thân xác.
Nơi núi rừng đổ ầm ầm dòng thác,
Các bản nghèo dân Thiểu Số Cao Nguyên,
Qúi hạt muối như lưu giữ lời nguyền,
Vì thân thể dẻo dai nhờ hạt muối.
Bao năm tháng gông cùm nơi biên giới,
Những người tù nghe hạt muối lên hương,
Muối biến mặn thành ngọt lịm chất đường,
Vì mùi vị tan hoà vào nghiệt ngã.!
Đã bao giờ giữa ngàn khơi biển cả,
Ngập mênh mông biển mặn phủ trùng dương,
Thân xác ta vẫn cảm nghiệm khác thường,
Như đang thiếu một chất gì khó tả ?
Trong cuộc sống đua chen và vội vã,
Say men đời cùng khúc nhạc hoan ca,
Dù tràn đầy với phú qúi vinh hoa,
Vẫn vang vọng nơi tâm hồn trống vắng ?
‘Muối cho đời !’-Để tâm hồn lắng đọng !
Mà nhìn vào Thế giới của Hôm nay:
‘Văn hoá Sự chết’-Tội ác phơi bày,
Vì Muối nhạt làm tan đi Mần Sống.
Đây Chúa dạy ta bài học sống động,
Trong Phúc Âm xác quyết một Tín điều:
Lòng lạnh lẽo khi đã mất Tin Yêu,
Như Muối nhạt làm thức ăn hư nát.
Vì các ngươi chính là Muối cho Đất,
Muối nhạt rồi còn xử dụng được gì,
Ném ra ngoài đồ vô dụng bỏ đi,
Cho bước chân người giẫm lên chà đạp!
+ Ôi! Muối nhạt vị hồn con tan nát,
Xin ươm đầy lòng khao khát Tin Yêu,
Cho đời con khỏi hoang lạnh cô liêu,
Như Muối ướp mặn mà trong Yêu mến
(*)Cảm nghiệm theo’ Salt of the Earth’ của ĐGH/Benedict 16.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tận Hiến
Lm. Tâm Duy
21:57 02/01/2011
TẬN HIẾN
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Con không biết chọn gì đây dâng Ngài
Riêng con chỉ có tim gầy
Dẫu là tục lụy đọa đày mà thôi
Dám xin dâng hiến Chúa Trời
Để làm lễ vật cuộc đời riêng con
Con tin Chúa vẫn đoái thương
Vì con sám hối, cậy trông chân thành.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Con không biết chọn gì đây dâng Ngài
Riêng con chỉ có tim gầy
Dẫu là tục lụy đọa đày mà thôi
Dám xin dâng hiến Chúa Trời
Để làm lễ vật cuộc đời riêng con
Con tin Chúa vẫn đoái thương
Vì con sám hối, cậy trông chân thành.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền