Ngày 08-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một cuộc đổi mới
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
03:01 08/01/2012
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA B
+++
A. DẪN NHẬP

Hôm nay Phụng vụ kết thúc mùa Giáng sinh và bắt đầu mùa thường niên. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa khởi đầu cho mùa thường niên này.

Việc Chúa Giêsu nài ép Gioan làm phép rửa cho mình khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Ngài là Đấng “vô tội” tại sao lại xin chịu phép rửa sám hối như một tội nhân ? Ngài làm như vậy là vì ngay từ đầu đời sống công khai, Ngài đã thực hiện trọn vẹn ý Cha, như người “Tôi Tớ vâng phục” mà các tiên tri đã loan báo. Ngài sẵn sàng vâng phục chấp nhận cái chết trên thập giá. Phép Rửa bằng máu này dẫn tới và thánh hiến phép rửa bằng nước.

Việc làm của Chúa Giêsu giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa Phép Rửa Tội của chúng ta. Nhờ phép rửa tội, chúng ta được nhận lại làm con Chúa, được thừa hưởng Nước Trời. Do đó, chúng ta phải dấn thân trọn vẹn để sống với Chúa trong tình hiệp nhất yêu thương, sống trọn vẹn tình con đối với Cha, sống sao cho xứng danh Kitô hữu để làm vinh danh Cha trên trời.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 42,1-4.6-7

Khi ấy dân Do thái bị thử thách nặng nề, phải đi đầy ở Babylon. Để khích lệ họ, tiên tri Isaia loan báo : họ vinh dự được Thiên Chúa chọn làm đầy tớ lý tưởng của Ngài, có trách nhiệm giới thiệu Thiên Chúa cho dân ngoại.

Đây là bài thứ nhất trong 4 bài ca về Người Tôi Tớ trong sách đệ nhị Isaia. Vì được Thánh Thần ngự trên mình, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa là Đấng mạnh mẽ và sẽ chiến thắng mọi kẻ thù. Nhưng Ngài không thích dùng bạo lực, trái lại, Ngài yêu thương cứu vớt những kẻ tội lỗi yếu đuối, “không lớn tiếng, không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn leo lét”.

Tất cả những nét Isaia mô tả Người Tôi Tớ đều được thực hiện nơi Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu sẽ đảm nhận vai trò Người Tôi Tớ. Vai trò này, Ngài sẽ hoàn thành khi biến tôn giáo của đức tin thành một sự ưng thuận thắm tình con thảo mà mọi người đều có thể nói lên, dù người ấy thuộc bất cứ nền văn hoá hay quốc gia nào. Theo gương Đức Kitô, các Kitô hữu cũng phải thực hiện nhiệm vụ trên.

+ Bài đọc 2 : Cv 10,34-38

Đây là phần đầu bài giảng của thánh Phêrô ở Cêsarêa cho ông Corneliô, viên sĩ quan Rôma và gia đình của ông để giúp họ hoán cải và chịu phép rửa. Đây là một việc làm có tính cách cách mạng vì từ trước đến nay các tông đồ chưa nghĩ đến việc cho người ngoại gia nhập Giáo hội.

Trong bài nói chuyện với người Do thái, Phêrô cho biết sở dĩ Ngài dám làm như vậy vì “Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai, hễ ai thực hành sự công chính, đều được Ngài đón nhận”. Chính Đức Giêsu Nazareth đã được Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng xức dầu tấn phong Ngài và Ngài đã đi khắp nơi để ban phát ơn lành.

+ Bài Tin mừng : Lc 3,15-16.21-22

Cả 3 bài Tin mừng của lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa có rất nhiều điểm giống nhau. Chúng ta có thể chia bài Tin mừng thành 2 phần :

* Phần một : Ông Gioan thanh minh là mình không phải là Đấng Kitô như người ta tưởng. Có Đấng sẽ đến sau ông và cao trọng hơn ông. Hiện nay ông chỉ rửa họ bằng nước, còn Đấng đến sau sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.

* Phần hai : Đức Giêsu nhận phép rửa của ông Gioan và trong nghi lễ này Đức Giêsu được tấn phong làm Đấng Messia, Đấng Cứu thế. Đó chính là ý nghĩa việc Thánh Thần hiện xuống,”các tầng trời mở ra”, cách diễn tả lấy lại của Isaia 63,11-14.19 khi công bố tấn phong một vị giải phóng mới. Có tiếng nói từ trời vang trên Đức Giêsu, tiếng nói ấy cũng thuộc về nghi thức phong vương một vị vua mới :”Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Một cuộc đổi mới

I. NGÀY LỄ PHONG VƯƠNG

Phụng vụ hôm nay, nhất là bài Tin mừng, gợi lên cho chúng ta ý tưởng về ngày lễ phong vương. Thánh Marcô cho chúng ta biết Đức Giêsu chịu phép rửa của ông Gioan ở sông Giorđan. Chính khi Đức Giêsu được dìm trong nước và được kéo lên thì trời mở ra và có Thánh Thần hiện xuống dưới hình chim bồ câu và tiếng nói từ trời vang xuống :”Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Đây là tiếng của Thiên Chúa Cha nói với Đức Giêsu để nhận Ngài làm Con. Lời nói ấy khiến chúng ta nghĩ đến một nghi lễ phong vương.

Ngày xưa, khi một người được phong lên làm vua thì phải trải qua một cuộc lễ phong vương với nghi thức gồm 3 phần, và hôm nay Đức Giêsu cũng đã thực hiện 3 phần ấy :

- Phải tắm rửa sạch sẽ.
- Phải được xức dầu.
- Và được tôn xưng làm vua.

1. Phải tắm rửa sạch sẽ

Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông Giorđan bởi tay ông Gioan Tẩy giả. Chỉ ai không trong sạch mới cần tắm rửa. Vậy, Đức Giêsu là chiên của Thiên Chúa, một con chiên trong sạch vô tì tích, tại sao lại phải tẩy rửa tội lỗi ? Thưa, Ngài làm như vậy là để hòa đồng với con người khiêm nhường để từ đó dạy ta rằng muốn vào Nước Trời, phải ăn năn sám hối, cải thiện đời sống và phải tắm gội tâm hồn cho trong sạch :”Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được xem thấy Chúa”.

2. Phải được xức dầu

Đức Giêsu được Thánh Thần xức dầu tấn phong. Trong bài đọc 2, thánh Phêrô nói :”Đức Giêsu thành Nazareth được Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng và xức dầu tấn phong cho Ngài”.

Tiên tri Isaia đã nói trước và chính Đức Giêsu đọc đoạn sách của Isaia ở hội đường Do thái :”Thánh Thần Chúa ngự trên tôi : Vì Chúa đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đem Tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa...”(Is 61,1-3). Và Đức Giêsu đã kết luận : hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về Ngài.

3. Ngài được phong vương

Đức Giêsu được tôn phong làm vua, là Đấng Messia, là Chúa Cứu thế.
Trong Tin mừng, Thánh Marcô nói :”Khi Ngài vừa ở dưới nước lên thì Trời mở ra, Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài và có tiếng từ trời phán:”Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Đây là lời tuyên phong long trọng Đức Giêsu là Vua, là Con Thiên Chúa.

II. Ý NGHĨA VIỆC CHỊU PHÉP RỬA

1. Phép rửa của Gioan và của Đức Giêsu

Chúng ta thấy có sự khác nhau giữa phép rửa của Gioan và của Chúa Giêsu. Phép rửa của Gioan chỉ là dấu hiệu của sự ăn năn sám hối. Người Do thái đến cho Gioan làm phép rửa là để được ăn năn các tội mình để được ơn tha thứ. Còn Chúa Giêsu Kitô, con người vô tội, không thể lãnh nhận Phép rửa với hướng đó. Vậy Ngài đến xin rửa không phải là cho mình, mà là cho người khác, vì người khác. Ngài chịu phép rửa là nói lên, từ nay, Ngài chung số phận với người tội lỗi và đó là tất cả ý nghĩa đời Ngài và cuộc đời này chỉ hoàn tất với phép rửa cuối cùng, của sự chết (Mc 10,38 ; Lc 12,50) vì chết là cùng chung số phận của con người tội lỗi, con người bị sa ngã, và là số phận bi đát nhất.

Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa “tái sinh”. Nó ban cho mọi người một đời sống toàn vẹn. Giải thích về đời sống mới này, thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu vừa mới được rửa tội như sau :”Khi được rửa tội là anh em được mai táng với Đức Kitô, và trong phép rửa tội, anh em cũng được sống lại với Đức Kitô. Anh em đã bị chết về mặt tâm linh nhưng giờ đây Thiên Chúa đã mang anh em đến nguồn sống cùng với Đức Kitô”(Cl 2,12-13).

2. Lý do Đức Giêsu chịu phép rửa

Việc Đức Giêsu tự nguyện đến xin chịu phép rửa của Gioan không nhằm ăn năn sám hối tội lỗi như bao người khác, vì Ngài là Đấng vô tội (Dt 5,15b ; 7,26). Nhưng qua hành động này, Ngài muốn chia sẻ thân phận yếu hèn và cảm thông với các tội nhân để sau này sẽ chịu chết đền tội thay cho họ. Đàng khác, việc toàn thân Chúa Giêsu được Gioan dìm xuống nước sông Giorđan, chính là hình bóng của phép rửa mà Ngài sẽ phải chịu trong mầu nhiệm tử nạn và phục sinh sau này (x.Rm 6,3-4). Và từ mầu nhiệm phục sinh, Chúa Giêsu thiết lập bí tích rửa tội để nhờ đó tái sinh các tín hữu và đổi mới họ nhờ nước và Thánh Thần. Đây cũng là điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa (x.Ga 3-6 ; Tt 3,5).

Ngoài ra, việc Đức Giêsu đến xin chịu phép rửa của Gioan còn là cơ hội để ông thi hành sứ mệnh tiền hô đi trước dọn đường và làm chứng cho Ngài. Ngài chịu phép rửa của Gioan để sẽ làm cho phép rửa bằng nước trở thành bí tích rửa tội trong Chúa Thánh Thần (x.Mc 1,8) và lửa (x.Lc 3,16; Cv 2,3-4).

3. Ý nghĩa Bí tích rửa tội

Trước khi về trời, Đức Giêsu lập bí tích rửa tội khi Ngài nói với các môn đệ :”Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 26,20).

Chúng ta xem lại phép rửa của Gioan Tiền hô : phép rửa của Gioan Tiền hô chỉ là một nghi thức tượng trưng, có mục đích nhắc nhở và thúc giục người ta ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Phép rửa này không có khả năng tẩy xóa tội lỗi, không có năng lực ban ơn thánh. Bởi vì phép rửa này không phải là một bí tích, đúng như Gioan đã quả quyết, đồng thời Ngài cũng giới thiệu một phép rửa khác, phép rửa của Chúa Giêsu, là phép rửa bằng Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Chúa Giêsu là một bí tích thông ban Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng tới nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngoài, còn thực sự là được rửa bằng Thánh Thần, biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Nước Trời.

Khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Ngài. Chúng ta vào đời khi được sinh ra và vào đạo của Thiên Chúa khi được rửa tội. Trong nghi thức rửa tội chúng ta được dìm trong nước hoặc đổ nước trên đầu để chỉ việc tẩy rửa khỏi tội tổ tông và mọi tội riêng, được tái sinh làm con cái của Chúa và gia nhập vào Giáo hội. Vì thế, Giáo hội coi bí tích rửa tội như một cuộc tái sinh, người được rửa tội trở thành một con người mới. Họ thấy đâu là ơn gọi và định mệnh của con người, đâu là ý nghĩa của cuộc đời.

Truyện : Tôi mới có 2 tuổi.
Có một cụ già, mãi tới khi 80 tuổi mới lãnh nhận phép rửa tội. Bắt đầu từ đó cụ sống một đời rất gương mẫu. Hai năm sau, cụ hấp hối. Có người muốn biết cụ bao nhiêu tuổi. Cụ dõng dạc trả lời :”Tôi mới có hai tuổi. Tám mươi năm trước khi rửa tội là những năm chết. Tôi mới bắt đầu sống thật khi tôi chịu phép rửa tội”. Thật là chí lý (Phạm văn Phượng, Chia sẻ TM Chúa nhật, B, tr 38).

III. BÍ TÍCH RỬA TỘI VÀ CHÚNG TA

Ngày nay, mỗi người chúng ta đã được chịu phép rửa tội để trở thành Kitô hữu, con Thiên Chúa, con của Giáo hội. Bí tích rửa tội là cửa ngõ đưa ta vào trong Giáo hội và Nước Trời. Vậy bí tích rửa tội có tương quan gì với chúng ta không, và chúng ta phải sống thế nào cho xứng với hồng ân ấy ?

1. Một cuộc đổi mới.

Chúng ta là những con người tội lỗi, nhờ phép rửa tội chúng ta được tẩy sạch mọi tội lỗi để trở nên con người mới trong trắng, xứng đáng làm con của Đấng đã phán :”Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng thánh”. Tuy thế, sống giữa trần gian đầy cám dỗ, nhiều khi tấm áo tắng trong ngày chịu phép rửa tội đã bị hoen ố vì những hành vi xấu xa của ta, nên phải cố gắng đổi mới cuộc sống của ta theo câu tâm niệm vua Thành Thang đã viết vào trong bồn tắm :”Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”: mỗi ngày nên mới, ngày ngày nên mới, ngày tới phải nên mới. Vua cho rằng : người ta phải gột rửa con tim cho sạch tội nhơ như thân xác phải tắm rửa hằng ngày (X. Đại học I,1).

Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng bản thân nghĩa là phải lột bỏ con người cũ tội lỗi mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện như thánh Phaolô đã dạy. Phương pháp giáo dục của người xưa vẫn còn tính cách thời sự nơi chúng ta : Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.Theo trật tự của cuộc cách mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết.

Truyện : Thay đổi chính mình.
Linh mục Anthony de Mello kể lại tâm sự của một nhà hiền triết như sau :

Nhìn lại cuộc sống đã qua, nhà hiền triết thú nhận : Lúc thiếu thời tôi là một kẻ hiếu động. Trong sự hăng hái của tuổi trẻ tôi thường xin Chúa cho tôi sức mạnh biến đổi trái đất này trở nên tốt hơn.

Khi được nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa làm được gì cả, chưa thay đổi được bất cứ người nào. Tôi lại đổi lời cầu nguyện cho thiết thực hơn :”Lạy Chúa, giờ đây con chỉ xin Chúa cho con khả năng thay đổi cuộc sống của những người con tiếp xúc hằng ngày thôi”.

Nhưng rồi khi tuổi đời sắp hết, tôi thấy rằng mình quá cao vọng và ảo tưởng, tôi lại thay đổi lời cầu nguyện như sau :”Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi chính bản thân con”.

Nếu từ tuổi thanh xuân tôi đã cầu nguyện như thế, thì có lẽ tôi không phải hối tiếc vì đã sống một đời sống vô ích.

2. Tập sống khiêm nhường

Việc Đức Giêsu đến xin ông Gioan làm phép rửa làm cho chúng ta phải suy nghĩ : Đức Giêsu được Gioan giới thiệu là “Con chiên Thiên Chúa”, một con chiên vô tì tích tại sao lại đến chịu phép rửa để xin được ơn tha tội như mọi người tội lỗi đến xin ? Thánh Matthêu coi cử chỉ đó như là thực hiện “chương trình khiêm hạ và phục vụ” mà các tiên tri đã báo trước (Mt 3,14-15). Đức Giêsu chịu phép rửa để nêu gương cho ta về sự khiêm nhường, Ngài nhận mình là người có tội như mọi người để hòa đồng với mọi người, để giúp cho con người luôn có tinh thần sám hối, tự hạ trước mặt Chúa:”Trong các con ai làm lớn nhất phải xử như kẻ nhỏ nhất. Ai làm đầu kẻ khác phải coi mình như tôi tớ”(Lc 22,26).

Theo nhà Phật, con người có ba chứng nguy hiểm nhất : tham, sân, si.
- Tham là vì ích kỷ.
- Sân là vì tự ái.
- Si là vì ngu muội.

Trong ba chứng bệnh nói đây thì “Sân” là khó diệt hơn cả. Bởi vì lòng tự ái (kiêu ngạo) là một thói xấu sống dẻo dai bậc nhất, đến nỗi thánh Phanxicô Salêsiô phải nói :”Nó chỉ ngưng hoạt động 15 phút sau khi tôi chết”.

Các bậc hiền nhân quân tử đều coi đức “khiêm tốn” là căn bản trong công việc cải tạo con người. Tính tự ái (kiêu ngạo) buộc con người vào dục vọng, làm cho họ phải đảo điên, thì lòng khiêm tốn sẽ là phương tiện giải thoát, đem lại thế quân bình, tức là sự bằng yên cho tâm hồn.
Truyện : Vừa thì đứng
Một hôm Khổng Tử tới thăm miếu vua Hoàn Công nước Lỗ, thấy một chiếc lọ đứng nghiêng nghiêng, ngài hỏi, thì người giữ miếu cho biết :
- Cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua hằng để bên ngai vàng hầu làm gương.
Ngài nói :
- Ta vốn nghe đồn nhà vua có một bảo vật, bỏ không thì nghiêng, đổ nước vào vừa phải thì đứng thẳng, mà đổ đầy thì lại ngã. Có lẽ là vật này chăng ?
Rồi ngài bảo học trò múc nước thí nghiệm thì quả nhiên đúng như thế.
Bấy giờ ngài mới trịnh trọng giảng giải :
- Thông minh thánh trí nên giữ bằng cách ngu muội. Có công to trong thiên hạ nên giữ bằng cách khiêm cung. Sức khỏe hơn người nên giữ bằng cách nhút nhát. Giầu có bốn biển nên giữ bằng cách bố thí và thái độ nhún nhường. Đó là lối san sẻ bớt đi để khỏi đầy tràn mà sụp đổ vậy”.

3. Sống xứng danh Kitô hữu

Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta được gọi là Kitô hữu. Danh xưng Kitô hữu là chỉ một người thuộc về Chúa Kitô, là người được mang danh Chúa Kitô, là Kitô khác, là Chúa Kitô nối dài. Để sống xứng đáng với danh hiệu đó, chúng ta phải có nhiều nỗ lực, nhiều khi phải đau khổ, hy sinh, nhục nhã, chịu nhiều phiền toái, thua thiệt...nhưng đó là giá phải trả để chúng ta đạt được niềm vui đích thực trong cuộc đời làm con Chúa.

Truyện : Tên con là Phliliphê.
Một hôm, người ta đem đến trình vua Philiphê một thanh niên bị bắt quả tang ăn trộm. Vua nhìn thẳng vào mặt hắn và hỏi :
- Tên mày là gì ?
Anh ta rụt rè thưa :
- Thưa tên con là Philiphê ạ.
Vua trợn mắt nói tiếp :
- - Mày là Philiphê trùng với tên tao mà mày lại đi ăn trộm à? Mày làm ô danh tao. Vậy mày phải làm một trong hai việc : một là phải đổi tên đi, hai là phải thay đổi cách sống...

Chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa tội và đã được trở thành con Thiên Chúa. Được làm con Thiên Chúa là một tước hiệu vô cùng cao quí, một hồng ân lớn lao Chúa ban cho con người. Nhưng chúng ta đã sống thế nào với hồng ân cao qúi ấy ? Cha trên trời có hài lòng với chúng ta không?

Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Chúa Cha đã phán :”Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Vậy Cha trên trời có hài lòng với chúng ta không ? Chúng ta đã trở thành con Chúa và được mang danh hiệu là Kitô hữu, vì vậy, nỗ lực của cúng ta là phải luôn cố gắng sống xứng đáng với danh hiệu ấy để được Chúa hài lòng với chúng ta.



 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:41 08/01/2012
TRANH GIÀNH CHIM NHẠN
N2T

Hai anh em nhìn trên không thấy một con chim nhạn lớn, người anh lấy cung tên ra vừa chuẩn bị bắn vừa nói:
- “Bắn được nó là có thể hầm thịt”.
Người em lập tức nói:
- “Không, nên kho chua ngọt”.
Hai anh em tranh luận hồi lâu, bèn đi mời một bô lão phân giải. Bô lão nói đem con nhạn chia đôi, một nửa hầm và một nửa kho, lúc ấy hai anh em mới không tranh nhau nữa.
Nhưng, khi hai anh em trở lại tìm con nhạn, thì con nhạn lớn ấy đã bay đi mất tiêu rồi !

Suy tư:
Chưa bắn nhạn mà hai anh em đã tranh chấp nên kho hay nên hầm thịt nhạn; nhạn chưa bắn được mà anh em đã đem nhau đi nhờ người khác phân giải làm sao để nấu thịt nhạn. Rốt cuộc con nhạn bay mất.
Thời nay có những người chưa làm quan mà đã đe hàng tổng, chưa làm nên chức phận gì mà đã lên mặt lếu láo với người khác, cho nên xã hội vẫn còn nhiều bất công xảy ra; thời nay có những người cậy thế người khác để bắt chẹt anh chị em mình; thời nay có những người chỉ mới được cái chân dân phòng khu phố, nhưng đã tưởng mình là đại tướng trong khu vực hạch xách bà con lối xóm của mình, cho nên thù hận chất thêm thù hận.
Cái được cái biết nửa vời thường làm cho con người ta ra kiêu ngạo, nhưng cái tham vọng và hiếu thắng càng làm cho người ta mất cả lý trí và lương tâm hơn.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:44 08/01/2012
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

Tin Mừng: Mc 1, 7-11
“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.


Anh chị em thân mến,
Thân phận làm người là thân phận cao quý (chỉ sau các thiên thần) trong các loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã dựng nên, nhưng càng cao quý hơn khi chính thân phận được dựng nên bởi bùn đất này lại được trở nên làm con cái của Thiên Chúa, ơn nghĩa cao trông này bởi đâu mà có, chắc chắn không phải bởi công nghiệp của tổ tiên, cũng không phải bởi công lao của chính bản thân mình, nhưng là chính bởi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà rõ ràng và cụ thể nhất chính là nơi con người của Đức Chúa Giê-su. Ngài là ai với thân phận của mình ?

1. Thân phận con người.
Thân phận con người nơi Đức Chúa Giê-su được thấy rõ nhất là giây phút này đây: giây phút Ngài tự nguyện xuống sông Gio-đan để xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, một sự tự nguyện mà thánh Gioan Tẩy Giả –qua tác động của Thánh Thần- đã phải sững sờ kinh ngạc thốt lên: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”

Hành vi tự nguyện trở thành tội nhân của Ngài đã nâng cao giá trị của tình liên đới giữa người với nhau, Ngài đã đồng hóa mình như là một tội nhân để thông cảm, rộng lượng và chấp nhận những người tội lỗi, những người mà xã hội hôm nay gọi là “thành phần bất hảo”, để họ trở thành những người anh em chị em với mình.

Con người thời nay, ai cũng tự cho mình là những bậc thầy của người khác, cho nên họ thường hay kết án, chỉ trích tha nhân; ai cũng muốn tách mình ra khỏi đám người tội lỗi, và lẫn tránh người anh em chị em khi họ sa cơ thất thế, và thế là họ đã đi ngược lại với hành vi tự nguyện của Đức Chúa Giê-su: Đấng vô tội đã trở thành tội nhân, để vô số tội nhân được trở nên người thân cận của Ngài.

2. Thân phận Thiên Chúa
Nơi giòng sông Gio-đan có rất nhiều người đến xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa để tỏ lòng sám hối, nhưng sự sám hối này chưa hoàn hảo vì nước chưa được thánh hóa, hay nói cách khác, họ chỉ hối hận những việc làm không chính đáng của mình qua lời giảng dạy của thánh Gioan Tẩy Giả mà thôi, còn sự tha tội thì phép rửa của thánh Gioan Tẩy Giả không “đủ sức” để làm.

Đức Chúa Giê-su đến, và Ngài đã xuống sông để chịu phép rửa như bao người khác, hành vi khiêm tốn của Đấng-Thiên-Chúa-làm-người này, đã thực sự làm cho nước có một giá trị tuyệt đối –rửa sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn của con người nơi bí tích Rửa Tội-

Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng thánh hóa nước, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền làm cho con người từ trong vũng bùn tội lỗi được trở nên trắng như tuyết trong nước Rửa Tội, vị Thiên Chúa đó đang lẫn lộn trong đám người xuống sông Gio-đan xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình, và qua phép rửa tượng trưng này, Ngài đã thánh hóa những kẻ tin vào Ngài được trở nên con Thiên Chúa và là người anh em với Ngài nơi bí tích Rửa Tội.

Con người ngày nay thường hay “tạt nước” vào mặt anh chị em bằng những thái độ hống hách và những lời nói khiếm nhã, họ muốn người khác phải tôn trọng họ, nhưng nơi họ, một chút tôn trọng anh chị em cũng không có, họ coi thường người khác trong chính hành vi ngôn ngữ của mình.

3. Bí tích Rửa tội – Ấn tích của sự sống lại.
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta nhớ lại ngày hồng ân của mỗi người, đó là ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa, được thông phần vào cuộc giáng sinh, khổ nạn, và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô.

Sau khi Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, thì Ngài công khai rao giảng Tin Mừng về Nước Trời, Tin Mừng về Nước Trời chính là “kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình”, không những Ngài rao giảng, mà Ngài còn thi ân giáng phúc cho mọi người, để làm chứng cho họ biết rằng: chính Ngài chứ không phải người nào khác, mới có quyền cứu độ và tha tội cho nhân loại, chính Ngài, chứ không một ai khác, mới thật sự là Đấng phán xét nhân loại.

Chúng ta đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, cũng có nghĩa là chúng ta có đủ tư cách để tiếp tục sứ mạng loan truyền Tin Mừng cứu độ của Đức Chúa Giê-su cho mọi người, do đó chúng ta cần phải học hỏi và noi gương của Ngài: yêu thương anh em như chính mình. Đành rằng chúng ta không bị treo trên thập giá như Ngài để cứu độ anh em, đành rằng chúng ta không sống lại sau khi chết được ba ngày như Ngài để ban ơn cứu độ cho anh em, nhưng mỗi người trong chúng ta cũng có thể chết cho cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ích kỉ của mình để anh em chị em được thoải mái, hoặc là chúng ta có thể hi sinh những thói quen khiến người khác không bằng lòng, thì cũng giống như chúng ta đã sống lại với con người mới trong đức ái rồi vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:47 08/01/2012
N2T

5. Con nên từ bỏ mình, vác thánh giá đi theo Đức Chúa Giê-su. Lời này, có rất nhiều người nghe không lọt tai. Họ phải biết đến ngày phán xét còn có rất nhiều lời khó nghe, đó là lời mà Đức Chúa Giê-su nói với người dữ: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt ta mà vào lửa đời đời”.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Lễ Hiển Linh: Thiên Chúa không bao giờ nói lời vĩnh biệt
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:46 08/01/2012
LỄ HIỂN LINH (2012)

Thiên Chúa không bao giờ nói lời vĩnh biệt

1. Thiên Chúa không nói lời "vĩnh biệt" :

Kể từ khi "cửa địa đàng đóng lại", nhân loại cứ ngỡ rằng, rồi đây "đất trời nghìn trùng xa cách", Thiên Chúa sẽ bặt vô âm tín trong cõi vĩnh hằng.

Nhưng mọi sự đã không như thế. Vì Thiên Chúa vẫn là "Thiên Chúa của tình thương", nên Ngài vẫn tìm đường đến với nhân loại, như lời khẳng định trong Kinh Nguyện Thánh Thể thứ 4 :

"Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì tội bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền sư chết. Thật vậy, Cha đã thương cứu giúp mọi người, để những ai tìm Cha đều gặp Cha..."

Và rồi, sau bao nhiêu cuộc "hiển linh ngoạn mục" của thời Cựu ước, sau bao nhiêu cuộc tỏ mình, mặc khải, giao ước qua các vị sứ ngôn, đã đến lúc Thiên Chúa "hiển linh" cách rõ ràng, hiện thực qua chính Người Con Một được ban tặng cho thế giới.

"Cha đã yêu thương thế gian, đến nổi khi tới thời viên mãn, Cha đã sai Con Một đến làm Đấng Cứu Độ chúng con..." (KNTT IV).

Nhưng cũng thật "tội cho Thiên Chúa". Trong chính cuộc tỏ mình quan trọng nhất khi Con Chúa giáng sinh làm người, thì dân Bêlem, Giêrusalem, những người đã bao đời nghiền ngẫm các lời tiên báo về sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế, đã ngủ vùi trong thái độ lãnh đạm, thờ ơ, vô cảm. May mắn cho Đấng Emmanuel, chính trong cuộc hiển linh có một không hai đó đã có các mục đồng Bêlem đế thờ lạy, và như truyện kể của Tin Mừng hôm nay, các các đạo sĩ Phương đông theo ánh sao lạ dẫn đường, đến cung bái.

Qua thời Tân Ước, hình như Thiên Chúa đã chọn một cung cách "hiển linh" rất đời thường, rất bình dị, rất nhân bản, mà đôi khi, qua lăng kính nhuốm màu trần tục, kiêu hảnh, giả hình, nhân loại khó mà nhận ra dấu vết của Ngài.

Mà đúng thật như thế. Từ lúc sinh ra cho đến mãi 30 tuổi, Vị Cứu Thế Giêsu, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa, âm thầm sống như một kẻ cùng đinh lao động ; cho nên, nào có ai nhận ra em bé Giêsu con bà Maria, hay chàng thanh niên Giêsu con bác phó mộc Giuse trong căn hộ nghèo nàn ở làng quê Na-da-rét kia là Đấng Mêsia thiên hạ đợi trông, là “Con Vua Đa-vít”, là “Đấng Kitô” phải đến để cứu độ loài người ! Và nhất là làm sao con người lại nhận ra Ngài khi Ngài "hiển linh" trong chính những con người nghèo hèn khốn nạn, như chính Ngài đã minh họa trong "Dụ Ngôn ngày phán xét :

"Vì xưa ta đói, các ngươi đã không cho ăn ; Ta khát, các ngươi đã không cho uống ; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước ; Ta trần truồng các ngươi đã không cho mặc ; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." (Mt 25, 42-43)...

Và còn thê thảm hơn nữa, Ngài hiển linh trong thân phận của một tên tù mạt hạng, bị quân dữ "dần cho te tua" và sắp bị lên án tử mà quan Tổng Trấn Philatô đã mỉa mai giới thiệu cho đám đông : "Ecce Homo" (Nầy là Người)..., hay như tấm bảng để nhạo cười nhục mạ treo trên thập giá : INRI (Giêsu Na-da-rét Vua dân Do Thái).

Thế nhưng, chúng ta cũng đừng quên rằng : đã có một vài lần, Ngài đã "hiển linh" trong cung cách rất trang trọng, uy nghiêm, để minh chứng vai trò và sứ mệnh của một Đấng Kitô do chính Chúa Cha sai đến : đó là biến cố của buổi sáng huy hoàng bên bờ sống Gio-đa-nô, khi “trời mở ra, có tiếng Chúa Cha phán : “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta...”, hay khi “hàng trăm lít nước lã đột nhiên biến thành rượu ngon” để tiệc cưới ở Cana khỏi một phen bẽ bàng vì tai nạn “rượu thiếu”...thì một số ít người mới dần dần nhận ra : “Ông nầy quả là Con Thiên Chúa”.

Và rồi, trong 3 năm công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Kitô trong quyền năng của Chúa Thánh Thần đã thực hiện “hàng trăm cuộc hiển linh” như thế : cho kẻ điếc nghe, kẻ câm nói, kẻ què đi, kẻ phung cùi được lành sạch, kẻ chết cũng hồi sinh ; quát bảo cuồng phong, cuồng phong im tiếng, dùng vài tấm bánh với mấy con cá nhỏ nuôi dư dật mấy ngàn người, tự mình bước đi trên sóng nước, biến hình rạng rỡ trên núi Ta-bo...Nhờ vậy, mà không ít người đã thấy và đã tin, đã gặp và đã trở thành môn sinh, đã chọn và trung thành cho tới chết.

Quả thật, như trong trong Bài đọc 1 hôm nay, qua cái nhìn và cảm nhận của sứ ngôn I-sa-i-a chúng ta lại được chỉ bảo rằng : nếu không có ánh sáng của Thiên Chúa hiển linh, nếu Thiên Chúa không "cắm dùi ở giữ nhân loại" để trở thành Đấng Emmanuel, thì mãi mãi nhân loại bị giam cầm trong bóng tối sự chết, thì Belem, hay Giêrsalem cũng chỉ là những địa danh mờ nhạt mất hút trong muôn ngàn địa chỉ của nhân loại, chứ không thể rạng rỡ huy hoàng như Isaia loan báo :

“Kìa bóng tôí bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân ; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua Chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước…”

2. Hãy là những vì sao trong cuộc đời.

Kể từ khi Con Một được ban tặng cho thế giới, kể từ khi “Vị Hoàng Tử Bình An đã chấp chánh đăng quang”, cho dù một cuộc đăng quang chẳng giống ai, một cuộc “hiển linh” ngược đời : với mảo gai và thập giá, với tủi nhục và đau thương, với ngày Thứ Sáu thảm sầu trên đồi Sọ, nhất là với “ngày Thứ Nhất trong tuần khi phục sinh từ cõi chết…thì một “luồng sáng đã chiếu rọi khắp địa cầu”, Thánh Linh với lửa sáng rạng ngời đã nhen lên khắp cùng bờ cõi trái đất.

Thánh Phaolô đã xác nhận điều nầy trong thư gởi giáo đoàn Ê-Phê-sô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc 2 hôm nay :

“…nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là : trong Đức Kitô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”

Kể từ lần xuất hiện của ngôi sao lạ dẫn dắt đưa đường cho Ba Vua Phương Đông đến cung bái Hài Nhi Giêsu, cho đến mãi hôm nay trên vòm trời thế giới đã không ngừng xuất hiện những “ánh sao lạ” diệu kỳ, cho dù đó không là những phép lạ cả thể...mà giản đơn chỉ là những con người bằng xương bằng thịt :

- như tên dân chài xứ Ga-li-lê bị đóng đinh ngược đầu xuống đất mang tên Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên của Kitô giáo,

- như như một Maria Goretti, mới 14 tuổi mà đã can đảm thà lãnh mấy chục nhát dao đâm cho tới chết chẳng thà mất đức khiết tịnh,

- hoặc như một Maximilien Kolbe sẵn sàng chết thay cho bạn tù, như một Têrêsa Calcutta quyết chọn những người nghèo nhất bị bỏ rơi trong xã hội để phục vụ và yêu thương, một Anrê Phú Yên vui tươi hớn hở đi đến pháp trường thọ án tử hình mà miệng không ngớt mời gọi mọi người “đem tình yêu đáp trả tình yêu, lấy mạng sống báo đến mạng sống...”...

Phải chăng chính nhờ hàng hàng lớp lớp những “ánh sao lạ” tuyệt vời đó, những chứng nhân anh hùng đó, mà muôn dân muôn nước hôm nay đã lần lượt tiến bước về “Bê-lem”, tiến tới giếng Rửa tội, tiến về mái ấm Giáo Hội để gặp gỡ tôn thờ Đức Giêsu-Kitô, Đấng Cứu thế. Họ mang về cho Chúa Giêsu những của lễ đạc biệt : thay cho "vàng" là lòng vâng phục kính yêu, thay cho nhủ hương là niềm tin yêu phó thác, thay cho mộc dược là trái tim son sắt trung thành.

Và như thế, mầu nhiệm Hiển Linh không chỉ là cuộc “cử hành tưởng niệm Ba Vua Phương Đông triều bái Chúa” mà còn là “cử hành ra đi”, cử hành cuộc sống chứng nhân và truyền giáo, cử hành mầu nhiệm “Sứ Vụ” của Dân Chúa như trong định hướng Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam. Sống mầu nhiệm Hiển Linh hôm nay cũng có nghĩa là biết từng ngày can đảm bỏ lại đằng sau “vương quốc cuả Hê-rô-đê”, đó là tránh xa những nẻo đường dẫn tới dục vọng và đam mê đen tối, ích kỷ và hận thù, tham lam ác độc...để "theo lối khác mà trở về", là lối của công bình chính trực, của bác ái yêu thương, của hy sinh từ bỏ...

Tóm lại, nếu “Hiển Linh” đó là mầu nhiệm “Thiên Chúa tỏ mình” thì đây cũng là lời mời gọi chúng ta lên đường tiến về phía của Thiên Chúa, của hang đá máng cỏ, của Ngôi Lời Nhập Thể, của Đấng Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, của mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành mọi ngày trên bàn thờ trần thế, mà tiếng gọi mời của Chúa chưa bao giờ ngừng tắt :

"Nầy đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta" (Kh 3,20).

Và như thế, cho dù mùa Giáng Sinh có qua đi, sao lạ, máng cỏ không còn nữa, lễ Hiển Linh đã khép lại...thì chúng ta vẫn luôn tìm thấy Chúa hiện diện và đồng hành với chúng ta, trong thế giới, mọi ngày, mãi mãi. Bởi chưng, Thiên Chúa không bao giờ nói lời vĩnh biệt với con người. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: “Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con”
Jos. Tú Nạc, NMS
08:17 08/01/2012
“Hãy đứng dậy và đi đi, đức tin của con đã cứu con.” (Lk 17: 19), đây là đề tài thông điệp của ĐTC Benedict XVI dành cho Ngày Bệnh nhân Thế giới lần thứ 20. Dưới đây là toàn văn thông điệp của Đức Thánh Cha:

Anh Chị Em thân mến,

Nhân Ngày Bệnh nhân Thế giới, mà chúng ta sẽ kỷ niệm vào ngày 11 tháng hai, 2012, tưởng niệm Đức Mẹ Lộ Đức. Tối mong muốn tất cả những người bệnh tật đau yếu đang ở những nơi chăm sóc hoặc được chăm sóc bởi gia đình với tất cả sự an ủi tinh thần của tôi, bày tỏ đến từng người trong họ sự lo lắng và xúc động của toàn Giáo Hội. Trong lời chào yêu thương và độ lượng của từng cuộc đời con người, trên hết tất cả của những cuộc sống yếu đuối và bệnh tật. Một Ki-tô hữu hãy thể hiện diện mạo quan trọng về chứng tá Tin Mừng của mình dù là nam hay nữ, theo gượng Đức Ki-tô, người mà đã cúi mình trước những đau khổ tinh thần và thể xác của con người để chữa lành cho họ.

1/. Năm nay, năm mà liên quan đến những chuẩn bị cấp bách cho Ngày thế giới Tôn trọng những bệnh nhân sẽ được cử hành ở Đức ngày 11 tháng Hai, năm 2012 và tập trung vào hình ảnh Tin Mừng gương mẫu của người Samria Tử tế (xem Luca 10: 29-37), tôi muốn đăt vào vị trí quan trọng của “những nghi thức tôn giáo chữa lành bệnh tật,” để nói về nghi lễ tôn giáo của sự Sám hối, Hòa giải và của Phép Xức dầu Bệnh nhân, diue962 mà hàn thành tự nhiên trong cộng đồng Thánh thể.

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giê-su với mười người phong cùi, đã được thuật lại trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca (xem Lk. 17: 11-19), và đặc biệt là những lời mà Chúa đã phán với một người trong số họ, “Hãy đứng dậy và đi đi, đức tin của anh đã cứu anh” (v. 19), giúp chúng ta trở nên ý thức được sự quan trọng của đức tin đối với những ai phải gánh chịu đau khổ và bệnh tật, được xích lại gần Thiên Chúa. Trong cuộc gặp gỡ của họ với Người, họ có thể trải nghiệm một cách thực tế rằng người mà tin tưởng sẽ không bao giờ bị cô đơn! Thiên Chúa, thật vậy, trong Con Một của Người, đã không bỏ mặc chúng ta trước những sầu não, khổ đau, và mong chữa lành cho chúng ta trong những vực thẳm của tâm hồn chúng ta (xem Mk. 2: 1-12)

Đức tin của người phong cùi cô độc kia nhận biết rằng mình đã được khỏi bệnh, tràn trề sửng sốt và hân hoan, không giống như những người khác, lập tức đi lại trước Chúa Giê-su để tỏ lòng biết ơn của mình, cho phép chúng ta hiểu rằng một lần nữa có được sức khỏe là dấu chỉ của một điều gì đó còn quý giá hơn là lành lặn thể lý, đó là dấu chỉ của ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Ki-tô. Điều đó thấy được sự diễn tả qua lời của Chúa Giê-su: đức tin của anh đã cứu anh. Người mà trong đau khổ và bệnh hoạn đã nguyện cầu Thiên Chúa đoan chắc tình yêu của Thiên Chúa không hờ hững với mình,và rằng tình yêu của Giáo Hội cũng vậy, sự rộng mở vào lúc công cuộc cứu độ của Chúa, sẽ không bao giờ thất hẹn. Sực lành lặn thể lý, một biểu hiện bên ngoài của ơn cứu độ sâu xa nhất, thật vậy nó bậc lộ sự quan trọng mà con người – trong sự vẹn toàn linh hồn và thể xác của mình – được Chúa chữa lành. Mỗi nghi lễ tôn giáo, dành cho vấn đề đó, thể hiện, khích động thâm tình của tự thân Thiên Chúa, người mà, bằng một đường lối quảng đại vô điều kiện, “chạm vào chúng ta qua những thứ vật chất … để dành hết tâm trí vào sự phục vụ của mình, tạo chúng thành những khí cụ của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta và chính Người” (Bài giảng, Chrism Mass, 1/ 4/ 2010). “sự hiệp nhất giữa sáng tạo và cứu chuộc có thể chứng kiến. Những nghi lễ tôn giáo là sự thể hiện cách chữa trị cho đức tin của chúng ta, là điều ấp ủ toàn bộ con người, thể xác lẫn linh hồn’ (Bài giảng, Chrism Mass, 21/ 4/ 2011).

Nhiệm vụ chủ yếu của Giáo Hội vẫn là việc công bố Vương quốc của Thiên Chúa, “Nhưng sự tối quan trọng này phải là một tiến trình hàn gắn: ‘băng bó những khổ đau’ (Is. 61: 1)” (Ibid), phù hợp với nhiệm vụ mà Chúa Giê-su đã giao phó cho các môn đệ của Người (xem Lk. 9: 1-2; Mt. 10: 1, 5; Mk. 6: 7-13). Tiếp theo việc lành lặn thể lý và sự tái tạo là những đau đớn linh hồn vì lẽ đó giúp chúng ta hiểu tốt hơn về “những nghi lễ tôn giáo chữa lành bệnh tật.”

2/. Nghi thức Sám hối thường được đặt ở vị trí trung tâm phản ảnh của những Mục tử của Giáo Hội, nhất là vì sự tối quan trọng của nó trong cuộc hành trình đời sống Ki-tô giáo, để thấy rằng “toàn bộ sức mạnh của nghi thức Sám nối tồn tại trong việc tu chỉnh chúng chúng ta trước vẻ mỹ miều của Thiên Chúa và tham gia với Người trong tình hữu nghị mật thiết” (Catechism of the Catholic Church, 1468). Giáo Hội, bằng việc tiếp tục công bố thông điệp về sự tha thứ và hòa giải, không bao giờ ngưng mời gọi hết thảy nhân loại để thay đổi và để tin tưởng vào Tin Mừng. Tin Mừng tao cho chính mình tiếng gọi của Thánh Phao-lô Tông đồ: “Vậy chúng ta là những sứ Giả của Đức Ki-tô, nếu một khi Thiên Chúa kêu gọi chúng ta. Chúng ta kêu xin Người nhân danh Đức Ki-tô, để được hòa giải cùng Thiên Chúa.” (2 Cor. 5:20). Chúa Giê-su trong cuộc đời của Người, đã công bố và tạo sự hiện diện lòng nhân từ của Chúa Cha. Người đến không phải để kết tội mà là để tha thứ và cứu vớt, và để cho hy vọng trong bóng tối âm u của tội lỗi và để cho cuộc sống vĩnh hằng, thật vây trong nghi thức Sám hối, trong “dược phẩm của lời thú tội.” Sự trải qua tội lỗi không trở thành thoái hóa rơi vào tuyệt vọng mà là những cuộc gặp gỡ với Đấng Yêu Thương tha thứ và thay đổi hoàn toàn (xem John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Reconciliato et Paenitentia, 31). Thiên Chúa, “giàu lòng nhân từ” (Eph. 2: 4), giống như người trong dụ ngôn Tin Mừng (xem Lk. 15: 11-32), không khép chặt tim mình đối với bất kỳ đứa con nào mà hãy mong chờ chúng, tìm kiếm chúng, giơ tay đón chúng nơi mà sự hất hủi của ủi an của chúng giam hãm trong cô lập và cách ly, và hãy kêu gọi chúng đoàn tụ quanh bàn của mình, trong hân hoan của lễ mừng thứ tha và hòa hợp. Lúc khổ đau, trong cái mà người ta có thể bị cám dỗ để tự buông xuôi theo bi quan và thất vọng, thật vậy có thể được biến đổi trong một lúc gia ân để quay lại với chính mình, giống như người con trong dụ ngôn ấy, suy nghĩ lại và để cuộc sống con người, nhận ra những sai trái và lỗi lầm, khát khao, mong mỏi sự an ủi, vỗ về của Cha, và theo lối mòn về nhà mình, luôn luôn và bất kỳ nơi đâu luôn trông chừng cuộc đời của chúng ta và chờ đợi chúng ta để ban cho chúng ta từng người con quay về với Người món quà tràn đầy hòa hợp và hân hoan.

3/.Từ một bài đọc trong những Tin Mừng, điều đó đã phô diễn minh nhiên rằng Chúa Giê-su luôn tỏ ra quan tâm một cách đặn biệt với những người bệnh tật. người không chỉ gửi đi những môn đệ của Người để chăm sóc những người thương tật (xem Mt. 10: 8; Lk. 9: 2) mà còn bổ nhiệm cho họ một nghi thức tôn giáo đặc biệt: Xức Dầu Bệnh nhân, thư của Thánh Gia-cô-bê đã chứng thực sự hiện diện của việc làm nghi thức tôn giáo này rồi trong cộng đồng Ki-tô giáo đầu tiên (xem 5: 14-16): bằng việc Xức Dầu Bệnh nhân, kèm theo lời cầu nguyện của những thầy cả, toàn bộ Giáo Hội giao phó bệnh nhân trước sự đau khổ và tôn vinh Thiên Chúa đề người có thể làm dịu những nỗi đau của họ và cứu chữa họ; thật vậy Giáo Hội đã đôn đốc họ hãy tự mình hiệp nhất một cách thiêng liêng trước cuộc khổ nạn và tử nạn của Đức Ki-tô để bằng cách nào đó góp phần với những việc lành phúc đức của Dân Chúa.

Nghi thức tôn giáo này dẫn dắt chúng ta thưởng ngoạn sự huyền nhiệm gấp đôi của Núi Cây Dầu, nơi mà Chúa Giê-su chính mình thấy phải đương đầu bời con đường Đức Chúa Cha đã vạch ra cho Người, cong đường Thương Khó của Người, hành động tối cao của tình yêu; và người đã chấp nhận. Vào giờ phút đau đớn thống khổ đó, Người là trung gian, “tự thân chịu đựng, tự thân chấp nhận những đau đớn và thống khổ của thế gian, chuyển thành tiếng kêu khóc trước Thiên Chúa, mang nó đến trước đôi mắt và đôi tay của Thiên Chúa, và thật vậy đã mang nó đến trước khoảnh khắc của sự cứu chuộc” (Lectio Divina, cuộc họp với các linh mục chính xứ của Roma 18 tháng Hai, 2010). Bằng việc Xức Dầu Bệnh nhân, vấn đề xức dầu là để ban cho chúng ta, nên hãy nói, “ Như dược phẩm của Thiên Chúa … mà giờ đây bảo đảm với chúng ta về ơn lành của Người, ban cho chúng ta sức mạnh và sự ủi an, vì cùng lúc chỉ ra phía bên kia những giây phút bệnh tật hướng về sự chữa lành cuối cùng, sự phục sinh (xem Jas. 5: 14)” (ibid).

Nghi thức tôn giáo này hôm nay đáng để suy gẫm tường tận hơn về cả hai sự phản hồi thần học và bằng sự cứu giúp mục vụ trong số bệnh nhân. Qua sự cảm kích riêng tư về nội dung của những lời cầu phụng vụ thích nghi với những hoàn cảnh con người khác nhau liên kết với bệnh tật và không chỉ khi mà một người nam hay nữ kết liễu đời họ (xem Catechism of the Catholic Church, 1514), Xức Dầu Bệnh nhân không nên coi như “một nghi thức không quan trọng” khi được so sánh với người khác. Sự chú ý và chăm sóc mục vụ cho những người bệnh, trong lúc, nói một cách khác, dấu chỉ nhạy cảm của Thiên Chúa hướng tới những ai đau khổ, vì nghi thức này mang lợi điểm tâm linh đối với những linh mục cũng như toàn bộ cộng đồng Ki-tô giáo, trong ý thức rằng những gì được thực hiện cho người hèn mọn nhất, là thực hiện cho chính Chúa Giê-su (xem Mt. 25: 40).

4/. Khi xem xét “những nghi thức tôn giáo chữa lành,” Thánh Augustine khẳng định: “Thiên Chúa chữa khỏi tất cả những yếu đuối của bạn. đừng sợ, vì thế, tất cả những yếu đuối của bạn sẽ được chữa lành … duy nhất bạn phải cho phép Người và bạn không được cự tuyệt đôi tay của Người” (Exposition on Psalm 102, 5; PL 36, 1319 – 1320). Đây là những khí cụ quý gái của hồng ân Thiên Chúa để giúp người bệnh tự mình tuân theo dù nam hay nữ lúc này tràn ngập trước mầu nhiện tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Cùng với hai nghi thức tôn giáo này, tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của Phép Ban Thánh Thể. Được lãnh nhận lúc bệnh tật, điều đó góp phần vào một phương thức nhất quán để tạo sự thay đổi này, liên kết con người cùng tham dự Mình và Máu Đức Ki-tô trước sự hiến tế mà người tạo bằng bản thân với Đức Chúa Cha để cứu độ cho tất cả. Đặc biệt toàn bộ cộng đồng tu sỹ và cộng đồng giáo xứ, nên chú ý, cam đoan khả năng thường xuyên lãnh nhận Lễ ban Thánh Thể, đối với những người vì lý do sức khỏe và tuổi tác, không thể tới nơi phụng tự. Trong trường hợp này, những anh chị em này có thể được tạo cơ hội khả năng mạnh mẽ mối quan hệ của họ đối với Đức Ki-tô, bị đóng đinh trên thập giá và đã sống lại, tham gia, thông qua đời sống của họ dâng hiến cho tình yêu của Chúa Ki-tô, trong sứ vụ nặng nề của Giáo Hội. Từ quan điểm này, đó là điều quan trọng để giúp các linh mục những người mà đã cống hiến việc làm khiêm tốn của mình trong những bệnh viện, trong những viện dưỡng lão và trong những nhà dành cho những người đau yếu, để họ cảm thấy đó thực sự là “những tu sỹ của bệnh nhân,” những dấu chỉ và những khí cụ từ bi của Đức Ki-tô, những người mà phải chìa tay ra với mọi người bị ám ảnh bởi khổ đau.” (Thông điệp Ngày Bệnh nhân Thế giới XVIII, 22 tháng Mười Một, 2009).

5/.Đề tài của Thông điệp cho Ngày Bệnh nhân Thế giới XX này, “Hãy đứng lên va2di9 đi, đức tin của con đã cứu con,” hướng về Năm Đức Tin sắp diễn ra bắt đầu vào ngày 11 tháng Mười, 2012, một cơ duyên thuận lợi và quí báu để tái khám phá sức mạnh và vđẹp của đức tin, để khảo sát những nội dung của nó, và để cho thấy nhân chứng đối với nó trong đời sống hàng ngày (xem Apostolic Letter Porta Fidei, 11 tháng Mười, 2011). Tôi mong muốn được cổ vũ những người bệnh tật và đau khổ luôn thấy một mấu neo an toàn trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng việc lắng nghe Lời Chúa, bởi lời nguyện cá nhân, và bằng những nghi lễ tôn giáo, trong lúc mà tôi mời gọi các mục tử luôn sẵn sàng cử hành những nghi lễ cho người bệnh. Noi theo gương vị Mục tử Nhân hiền khi căn dắt những con chiên được giao phó, các linh mục nên tràn đầy niềm vui, lưu ý những người hèn yếu, những người ngu ngơ và những người tội lỗi, thể hiện, biểu đạt lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa bằng những lời trấn an hy vọng (xem Thánh Augustine, Letter 95, 1: PL 33, 351-352).

Đối với tất cả những người làm việc trong lĩnh vực y tế, và với những gia đình, người mà thấy trong những người thân của mình của mình diện mạo đau đớn của chúa Giê-su, tôi lặp lại lời cảm ơn của tôi và là của Giáo Hội, bởi vì, bằng giám định chuyên môn của họ và trong thầm lặng, thậm chí không có sự tuyên xưng Danh Thánh Đức Ki-tô, họ đã bày tỏ người một cách thầm kín (xem Bài giảng, Chrism Mass, 21 tháng Tư, 2011).

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nhân lành và Chăm sóc Bệnh nhân, chúng con dâng lên Mẹ sự đoái trông tín thác của chúng con và lời nguyện cầu của chúng con, xinh lòng từ bi của Mẹ, đã bộc lộ khi Mẹ đứng bên cạnh Con của Mẹ sinh thì trên Thánh Giá, hãy trợ giúp và giữ vững đức tin, hy vọng của mỗi người đớn đau và bệnh tật trên chuyến hành trình hàn gắn những vết thương thể xác và tinh thần!

Tôi đoam quyết với các bạn bằng tất cả hồi tưởng trong lời cầu nguyện của tôi và tôi ban mỗi người trong các bạn một Phép lành Giáo hoàng đặc biệt.
 
Nga: Chính Thống giáo mừng lễ Giáng Sinh
Nguyễn Trọng Đa
09:48 08/01/2012
Nga: Chính Thống giáo mừng lễ Giáng Sinh

Mátxcơva - Chính thống giáo Nga mừng lễ Chúa Giáng Sinh ở 60 quốc gia trên toàn thế giới. Đêm 6-1, hơn sáu ngàn tín hữu tụ tập tại nhà thờ chính tòa Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc ở Mátxcơva, tham dự Thánh lễ do Đức Thượng Phụ Kirill cử hành. Trong hàng ghế đầu, có sự hiện diện của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, phu nhân là bà Svetlana, nhiều nhân vật chính trị Nga và quan chức chính quyền.

Tuy nhiên, Thủ tướng Vladimir Putin đón Giáng sinh tại nhà thờ chính tòa Chúa Hiển Dung ở St Petersburg, nơi ông được rửa tội vào năm 1952.

Chính thống giáo Nga đón mừng lễ Giáng Sinh theo lịch Julian. Lễ này chậm hơn 13 ngày so với lễ Giáng sinh của người Công giáo, Tin Lành, một số Chính Thống Giáo khác - chẳng hạn như Tòa Thượng phụ Đại kết - và thế giới thế tục.

Ngày 7-1 đánh dấu sự kết thúc kiêng thịt, kẹo và rượu, vốn bắt đầu từ ngày 28-11, và là một ngày lễ nghỉ quốc gia.

Vào cuối buổi lễ phụng vụ, Đức Thượng phụ Kirill đã kêu gọi tất cả các Kitô hữu tại Nga, Ukraine và Belarus hãy duy trì đức tin mạnh mẽ của họ vào Thiên Chúa, nhìn vào Chúa như là “mặt trời chân lý của Thiên Chúa, và trong ánh sáng của sự thật này, hãy hiểu những gì là tốt và những gì là ác tội, sự cứu rỗi đúng và sai, và sự chết."

Theo Thượng Phụ, nhiều người trong xã hội đương đại "không kết nối bất kỳ ánh sáng của sự thật nào với hang đá Bêlem: họ tiếp tục tôn thờ ngẫu tượng và liên kết sự thật với sức mạnh và quyền bính của nhân loại."

Trong thông điệp nhân lễ Giáng Sinh, Đức Thượng phụ Kirill đã nhắc nhở các tín hữu rằng "Thiên Chúa đã làm người để cho thế giới thấy tình yêu của Ngài, và giúp những người muốn lắng nghe lời Chúa tìm được sự viên mãn của cuộc sống."

Theo truyền thống, Đức Thượng phụ cũng chúc mừng lễ Giáng sinh cho các phi hành gia Nga trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), qua đường dây liên lạc trực tiếp với họ từ Toà Thượng phụ.

Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Nga, bắt đầu với Tổng thống Medvedev, sử dụng Twitter để gửi lời chúc mừng lễ Giáng Sinh. Ngoại trừ thủ tướng Putin, người tiếp tục xem thường việc xử dũng mạng Internet.

Theo một cuộc thăm dò của trung tâm độc lập Levada, 65% người Nga mừng lễ Giáng sinh. Tòa Thượng Phụ Mátxcơva là điểm tham chiếu cho khoảng 150 triệu tín hữu, 30.000 nhà thờ và 800 tu viện ở 60 quốc gia trên khắp thế giới.

Ngày 7-1, lễ Giáng Sinh Chính Thống giáo được tổ chức tại Georgia, Serbia, Giêrusalem, các tu sĩ trên Núi Athos, người Công giáo-Hi Lạp tại Ukraine. (AsiaNews 7-1-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XX
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:37 08/01/2012
“Ai tin thì không bao giờ cô đơn“

Dưới đây là bản dịch sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XX, được cử hành vào ngày 11 tháng 2, ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Văn bản được ký ngày 20 tháng 11, 2011.

* * *



“Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con” (Lc 17:19)


Anh
chị em thân mến,

Nhân Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, mà chúng ta sẽ cử hành vào ngày 11 Tháng 2 năm 2012, là ngày Lễ kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức, tôi muốn nhắc lại sự gần gũi tinh thần của tôi với tất cả mọi bệnh nhân là những người đang ở những nơi săn sóc hoặc được chăm sóc trong gia đình của họ, bày tỏ cho mỗi người trong họ sự quan tâm và cảm tình của toàn thể Hội Thánh. Trong việc rộng rãi và yêu thương chào đón mỗi đời sống của con người, trên hết là của những người yếu đuối và bệnh tật, một Kitô hữu diễn tả một khía cạnh quan trọng của việc làm chứng cho Tin Mừng của mình, theo gương Đức Kitô, Đấng đã cúi xuống trước những đau khổ vật chất và tinh thần của con người để chữa lành cho họ.

1. Năm nay, là năm có những chuẩn bị tức thời cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân sẽ được tổ chức tại Đức Quốc vào ngày 11 tháng 2 năm 2013 và sẽ chú tâm vào nhân vật biểu tượng của Tin Mừng là người Samaritanô nhân hậu (x. Lc 10:29-37), tôi muốn nhấn mạnh đến “các bí tích chữa lành”, nghĩa là nói về bí tích Thống Hối và Hòa Giải cùng bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, là những bí tích được hoàn thành cách tự nhiên trong việc Hiệp Thông Thánh Thể (Rước Lễ).

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với mười người phong cùi, được Tin Mừng của Thánh Luca kể lại (x. Lc 17:11-19), và đặc biệt là những lời Chúa nói với một người trong họ, “Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con” (câu 19), giúp chúng ta ý thức được tầm quan trọng của đức tin đối với những người lại gần Chúa trong khi đang chịu gánh nặng đau khổ và bệnh tật. Trong cuộc gặp gỡ của họ với Người, họ có thể thực sự cảm nghiệm rằng ai tin thì không bao giờ cô độc! Quả thực, Thiên Chúa, trong Con của Ngài, không bỏ mặc cho chúng ta một mình chịu đựng những nỗi thống khổ và đau khổ của mình, nhưng gần gũi chúng ta, giúp chúng ta chịu đựng chúng, và mong muốn chữa lành cho chúng ta ở tận đáy lòng chúng ta (x. Mc 2:1-12).

Đức tin của người bị bệnh phong cùi cô đơn này, đầy ngạc nhiên và vui mừng khi thấy mình đã được chữa lành, và không giống như những người khác, lập tức trở lại với Chúa Giêsu bày tỏ lòng biết ơn của mình, cho phép chúng ta nhận ra rằng sức khỏe mà anh ta vừa phục hồi là một dấu chỉ của một điều gì đó quý giá hơn việc chỉ được lành mạnh về thể lý, nó là một dấu chỉ về ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Kitô; nó tìm thấy cách diễn tả trong những lời của Chúa Giêsu: Đức tin của con đã cứu con. Ai trong đau khổ và bệnh tật cầu nguyện cùng Chúa thì chắc chắn rằng tình yêu của Thiên Chúa sẽ không bao giờ từ bỏ họ, và tình yêu của Hội Thánh, là sự kéo dài trong thời gian công trình cứu độ của Chúa, sẽ không bao giờ thất bại. Chữa lành thể lý, là cách diễn tả bên ngoài của ơn cứu độ sâu xa nhất, vì thế cho thấy tầm quan trọng mà con người - trong tình trạng trọn vẹn của linh hồn và thể xác - đối với Chúa. Cho nên, mỗi bí tích diễn tả và khởi động sự gần gũi của Chính Thiên Chúa, là Đấng bằng một cách hoàn toàn tự hiến, “chạm đến chúng ta qua những sự vật thể chất... mà Người sử dụng vào việc phục vụ của Người, biến chúng thành công cụ của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta với Chính Người “(Bài giảng, Thánh Lễ Truyền Dầu, ngày 1 tháng 4 năm 2010). “Sự hiệp nhất giữa việc tạo dựng và cứu chuộc được trở thành hữu hình. Các bí tích là một cách diễn tả về thể lý của đức tin của chúng ta, là điều bao trùm toàn thể con người, thể xác và linh hồn.” (Bài giảng, Thánh Lễ Truyền Dầu, ngày 21 tháng 4 năm 2011).

Nhiệm vụ chính của Hội Thánh chắc chắn là loan báo Nước Thiên Chúa, “Nhưng chính sự loan báo này phải là một tiến trình chữa lành: ‘băng bó những tấm lòng tan nát’ (Is 61:1)” (ibid), theo nhiệm vụ mà Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ của Người (x. Lc 9:1-2; Mt 10:1,5-14, Mc 6:7-13). Như thế, sự đi đôi giữa sức khỏe thể lý và đổi mới sau những tan nát của tâm hồn giúp chúng ta hiểu “các bí tích chữa lành” một cách rõ hơn.

2. Bí tích Thống Hối thường là quan tâm chính của các mục tử Hội Thánh, đặc biệt vì tầm quan trọng rất lớn của nó trong hành trình của đời sống Kitô hữu,vì: “Toàn thể sức mạnh của bí tích Thống Hối bao gồm việc phục hồi chúng ta trong ân sủng Thiên Chúa, và liên kết chúng ta với Người trong tình bằng hữu mật thiết” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 1468). Hội Thánh, trong việc tiếp tục công bố sứ điệp tha thứ và hòa giải của Chúa Giêsu, không ngừng mời gọi toàn thể nhân loại hoán cải và tin vào Tin Mừng. Hội Thánh biến lời mời gọi của Thánh Tông Đồ Phaolô thành của riêng mình: “Vì vậy, chúng tôi là những người đại diện cho Ðức Kitô, như chính Thiên Chúa khuyên dạy qua chúng tôi. Vậy, thay mặt Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa” (2 Cor 5:20). Chúa Giêsu, trong cuộc đời của Người, đã công bố và làm cho lòng thương xót của Chúa Cha được hiện diện. Người đã đến không phải để lên án nhưng để tha thứ và cứu độ, để ban hy vọng trong bóng tối sâu thẳm nhất của đau khổ và tội lỗi, và để ban sự sống đời đời; do đó trong bí tích Thống Hối, trong “thuốc xưng tội”, kinh nghiệm về tội lỗi không biến thành tuyệt vọng nhưng trở thành dịp gặp gỡ Tình Yêu tha thứ và biến đổi (x. Gioan Phaolô II, Tông Huấn huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục Reconciliatio et Paenitentia, 31).

Thiên Chúa, “giàu lòng thương xót” (Eph 2:4), như người cha trong dụ ngôn Tin Mừng (x. Lc 15:11-32), không đóng cửa lòng mình đối với bất kỳ con cái nào của Ngài, nhưng chờ đợi họ, tìm kiếm họ, đến với họ ở nơi mà sự từ chối hiệp thông của họ đang giam hãm họ trong sự cô lập và phân cách, và mời gọi họ tụ tập quanh bàn của Ngài, trong niềm vui của lễ tha thứ và hòa giải. Như thế, thời gian đau khổ, trong đó một người có thể bị cám dỗ buông xuôi theo chán chường và tuyệt vọng, có thể được biến đổi thành thời gian ân huệ cũng như trở lại với chính mình, và như người con hoang đàng trong dụ ngôn, để nghĩ lại về cuộc sống của mình, nhận ra những sai lỗi và thất bại của mình, khao khát vòng tay của Người Cha, và theo con đường về nhà Ngài. Đấng, trong tình yêu cao cả của Ngài, luôn luôn và ở khắp mọi nơi, trông nom cuộc đời chúng ta, và đang chờ đợi chúng ta để ban cho mỗi đứa con trở về với Ngài món quà hòa giải và niềm vui hoàn toàn.

3. Từ việc đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy rõ ràng rằng Chúa Giêsu tỏ ra đặc biệt quan tâm đến những người bệnh tật. Người không chỉ gửi các môn đệ của Người để chăm sóc vết thương của họ (x. Mt 10:8; Lc 9:2; 10:9) nhưng cũng thiết lập cho họ một bí tích cụ thể: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Thư của Thánh Giacôbê minh chứng sự hiện diện của hành động bí tích này trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi (x. 5:14-16): qua bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, kèm với lời cầu nguyện của các kỳ mục, toàn thể Hội Thánh trao phó người bệnh cho Chúa Chịu Đau Khổ và Vinh Hiển để Người có thể làm giảm bớt sự đau khổ của họ và cứu họ; quả thật, Hội Thánh khuyên họ kết hợp chính mình cách thiêng liêng với Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Đức Kitô để nhờ đó, góp phần vào lợi ích của dân Thiên Chúa.

Bí tích này dẫn chúng ta đến việc chiêm niệm về Mầu Nhiệm Đôi của Núi Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu thấy mình đối diện một cách bi thảm với con đường mà Chúa Cha đã vạch ra cho Người, đó là con đường Khổ Nạn, hành động yêu thương tối cao; và Người đã chấp nhận nó. Trong giờ sầu khổ ấy, Người là Đấng Trung Gian, “mang trong mình, tự mình gánh lấy sự đau khổ và khổ nạn của thế gian, biến đổi nó thành một tiếng kêu lên cùng Thiên Chúa, đưa nó ra trước mắt và vào tay Thiên Chúa và do đó thực sự mang nó đến thời điểm cứu độ “(Lectio Divina, Buổi họp với Linh Mục Giáo Xứ của Roma, ngày 18 tháng 2 năm 2010). Nhưng “Vườn Cây Dầu cũng là nơi mà từ đó Người đã lên cùng Chúa Cha, và như thế là nơi cứu chuộc... Mầu Nhiệm đôi này của núi Cây Dầu cũng luôn luôn ‘hoạt động’ trong dầu bí tích của Hội Thánh... là dấu chỉ của của Thiên Chúa nhân lành vươn tay ra chạm đến chúng ta” (Bài giảng, Thánh Lễ Truyền Dầu, ngày 1 tháng 4, 2010). Trong bí tích Xức Dầu Bệnh, đặc tính bí tích của dầu được ban cho chúng ta, có thể nói là, “như thuốc của Thiên Chúa... mà giờ đây đảm bảo cho chúng ta sự tốt lành của Ngài, ban cho chúng ta sức mạnh và sự an ủi, nhưng đồng thời chỉ vượt quá thời điểm đau yếu đến việc chữa lành sau cùng, là sự sống lại (x. Gc 5:14)” (ibid.).

Bí tích này xứng đáng được kể đến ngày nay trong cả suy tư thần học lẫn trong thừa tác vụ mục vụ giữa các bệnh nhân. Qua một sự lượng giá đúng đắn về nội dung của những lời cầu nguyện phụng vụ được thích nghi với những tình trạng khác nhau của con người liên quan đến bệnh tật, và không chỉ khi một người ở cuối đời của mình (x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 1514), không nên coi bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân gần như “một bí tích phụ” so với những bí tích khác. Trong khi việc quan tâm và chăm sóc mục vụ cho người bệnh, một đàng là một dấu chỉ về sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với những người đang đau khổ, đàng khác mang lại lợi ích tinh thần cho các linh mục cũng như toàn thể cộng đồng Kitô hữu trong việc ý thức rằng những gì mà chúng ta làm cho những người bé nhỏ nhất là làm cho Chúa Giêsu (x. Mt 25:40).

4. Về “các bí tích chữa lành”, thánh Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa chữa lành tất cả các bệnh tật của bạn. Cho nên, đừng sợ, tất cả các yếu đuối của bạn sẽ được chữa lành... Bạn chỉ cần để cho Ngài chữa lành cho bạn và không được từ chối bàn tay của Ngài.” (Chú Giải Thánh Vịnh 102, 5, 36 PL, 1319-1320). Các bí tích này là những công cụ quý giá của ân sủng Thiên Chúa giúp con người thích nghi một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết với Mầu Nhiệm Sự Chết và Phục Sinh của Đức Kitô. Cùng với hai bí tích này, tôi cũng muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể. Được lãnh nhận trong lúc đau ốm, bí tích này góp phần một cách đặc biệt vào việc biến đổi ấy, bằng cách liên kết những ai thông phần vào Mình và Máu Đức Kitô với hy lễ mà Người đã tự hiến cho Đức Chúa Cha để cứu độ tất cả mọi người. Toàn thể cộng đồng Hội Thánh, và cộng đồng giáo xứ nói riêng, nên chú ý để đảm bảo việc có thể Rước Lễ thường xuyên của những người, vì lý do sức khỏe hoặc tuổi tác, không thể đi đến một nơi phụng tự. Bằng cách này, những anh chị em ấy được cung cấp khả năng tăng cường mối liên hệ của họ với Đức Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, tham dự, qua việc hiến dâng cuộc sống của họ cho tình yêu Đức Kitô, trong chính sứ vụ của Hội Thánh. Từ quan điểm này, điều quan trọng mà các linh mục, là những người làm những công việc kín đáo của họ trong các bệnh viện, các nhà dưỡng lão và trong nhà của người bệnh, cảm thấy họ đang thực sự là “những người phục vụ những người bệnh”, những dấu chỉ và công cụ của lòng từ bi của Đức Kitô, là Đấng phải đi đến với tất cả mọi người đang bị đánh dấu bởi đau khổ “(Thông điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XVIII, ngày 22 tháng 11 năm 2009).

Việc trở nên phù hợp với Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, là điều cũng có thể đạt được qua việc Rước Lễ thiêng liêng, có một ý nghĩa rất đặc biệt khi Thánh Thể được ban và đón nhận như Của Ăn Đàng. Ở giai đoạn đó trong cuộc đời, những lời này của Chúa lại càng có ý nghĩa: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi có sự sống đời đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6:54). Bí tích Thánh Thể, đặc biệt như Của Ăn Đàng, - theo định nghĩa của Thánh Ignatiô thành Antiokia - là “thuốc trường sinh, thuốc giải độc cho sự chết” (Thư gửi tín hữu Êphêsô, 20: PG 5, 661); bí tích của việc bước từ sự chết sang sự sống, từ thế giới này sang cùng Chúa Cha, là Đấng đang chờ đợi tất cả mọi người ở Giêrusalem trên trời.

5. Chủ đề của Sứ Điệp này cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XX là, “Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con”, cũng mong đợi năm Đức Tin sắp đến, sẽ được bắt đầu vào ngày 11 tháng 10, 2012, một dịp thuận lợi và có giá trị để tái khám phá sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin, để tìm hiểu nội dung của nó, và để làm chứng cho nó trong cuộc sống hàng ngày (x. Tông Thư Porta Fidei ngày 11 Tháng 10, 2011). Tôi muốn khuyến khích những người bệnh tật và đau khổ luôn tìm thấy một mỏ neo an toàn trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng cách lắng nghe Lời Chúa, bằng cầu nguyện cá nhân và bằng các bí tích, trong khi tôi kêu mời các mục tử hãy càng ngày càng sẵn sàng để cử hành các bí tích ấy cho người bệnh. Theo gương của Vị Mục Tử Nhân Lành và như những người hướng dẫn những đàn chiên được trao phó cho họ, các linh mục phải đầy tràn niềm vui, chú ý tới những người yếu đuối nhất, những người đơn sơ và những người tội lỗi, bằng cách bày tỏ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa qua những lời trấn an của hy vọng (x. Thánh Augustinô Thư 95, 1: PL 33, 351-352).

Đối với tất cả những người làm việc trong lĩnh vực y tế, và các gia đình là những người nhìn thấy trong người thân của họ gương mặt đau khổ của Chúa Giêsu, tôi xin nhắc lại lời cám ơn của tôi và của Hội Thánh, bởi vì, trong nghề nghiệp chuyên môn và trong sự im lặng của họ, thường thậm chí không nhắc đến Danh Đức Kitô, nhưng họ bày tỏ Người một cách cụ thể (x. Bài giảng, Thánh Lễ Truyền Dầu, 21tháng 4, 2011).

Chúng ta ngước mắt tin tưởng và dâng lởi cầu nguyện lên cùng Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót và Sức Khỏe cho những Người Đau Ốm; nguyện xin lòng từ mẫu của Mẹ, được tỏ lộ khi Mẹ đứng cạnh Con Mẹ đang sinh thì trên Thánh Giá, đồng hành cùng giữ vững đức tin và đức cậy của mỗi người bệnh tật và đau khổ trên cuộc hành trình chữa lành những vết thương thể xác và tinh thần!

Tôi đảm bảo với tất cả mọi người là tôi nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi, và tôi ban cho mỗi người trong anh chị em một phép lành Tòa Thánh đặc biệt.

Làm tại Vatican, ngày 20 tháng 1 năm 2011, Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.

BENEDICTUS PP XV
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban phép Thêm Sức tại giáo xứ An Qúy
Thùy Chi
10:05 08/01/2012
HẢI PHÒNG – Lễ Chúa Hiển Linh, Chúa nhật ngày 08.1.2012, vào lúc 8 giờ 30, Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng đã đến Giáo xứ An Quý (xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng) để ban Bí tích Thêm Sức cho 140 em thiếu nhi trong của hai giáo xứ An Quý và xứ Hội Am.

Xem hình ảnh

Ngày hôm nay trời rét đậm tăng cường, khí hậu ngoài trời là 12 độ, trời mưa nhẹ của mùa xuân đã đến. Sự hiện diện của Đức cha Giuse Vũ văn Thiên kính yêu là niềm vui hiển hiện ngay trên những nụ cười, ánh mắt vui tươi của các em thiếu nhi và cộng đoàn. Từ 8 giờ sáng, cha xứ Gioan Baptixta Nguyễn Quang Sách đã kêu gọi Ban Giáo lý viên qui tụ các em chịu phép Thêm Sức vào trong nhà thờ để ngài và các anh chị em giáo lý viên dặn dò thêm về các nghi thức trong thánh lễ, sắp xếp hàng cho ngay ngắn vì sắp tới giờ ra cổng nhà thờ đón Đức cha. Mấy lần cha xứ phải nói vào trong micro yêu cầu các em giữ trật tự nhưng tiếng thì thầm hỏi to hỏi nhỏ của các em thiếu nhi vẫn vang lên đâu đó trong nhà thờ An Quý. Em nào cũng rất vui vì hôm nay là một ngày đặc biệt, không chỉ là được gặp Đức cha giáo phận, mà còn vô cùng ý nghĩa đối với cuộc đời sống đạo của mình. Đức cha sẽ cử hành nghi thức Thêm Sức cho 140 em thiếu nhi để xin Chúa Thánh Thần đến với các em thiếu nhi sắp sửa lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, từ đây các em được lớn lên trong Chúa Thánh Thần. Xin Chúa Thánh Thần tác động trên các em bảy ơn, đó là ơn kính sợ Thiên Chúa; ơn khôn ngoan; ơn hiểu biết; ơn đạo đức; ơn thông minh; ơn biết lo liệu; và ơn sức mạnh.

Ngay khi Hội kèn và hội trống vừa cất vang tiếng nhạc thì đông đảo bà con giáo dân của ba giáo họ là Nhà xứ An Quý, họ Thanh Giáo, họ Hạ Đồng thuộc giáo xứ An Quý và bốn giáo họ thuộc giáo xứ Hội Am là họ Nhà xứ Hội Am, họ Cộng Hiền, họ Vạn Hoạch với họ Hội Bến đã tới gần như là chật kín sân nhà thờ, để được nghe tiếng trống hội và nhất là được gặp Đức cha Giuse Vũ văn Thiên – Giám mục Giáo phận Hải Phòng của mình. Các em thiếu nhi trong đợt lãnh nhận Bí tích Thêm Sức dịp này là vui nhất, xếp thành hai hàng cuối nhà thờ, trên tay các em cầm bóng bay vỗ tay rầm rầm với nhau cùng chào đón Đức cha, quí cha và quí khách đang từ ngoài đường cái tiến vào nhà thờ. Và các em biết một niềm vui bí mật của giáo xứ sẽ dành tặng cho Đức cha, quí cha với quí khách, đó chính là màn trống hội hợp tấu dàn kèn và ca đoàn trong bài Hội Nhạc Thiên Quốc. Đức cha lặng nghe, ai cũng thấy là ngài rất vui với món quà của giáo xứ vì nụ cười của ngài đã trao tặng cho toàn thể cộng đoàn và cả với các em thiếu nhi sẽ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức hôm nay. Ngài nói lời cảm ơn chân thành tới anh chị em trong Hội trống, Hội kèn và Ca đoàn và ngài chia sẻ niềm vui: “Trên đường đi từ Tòa Giám mục Hải Phòng tới giáo xứ An Quý, cha thư ký văn phòng có nói với tôi là 'Giáo xứ An Quý đón rước nhất địa phận!'.” Một tràng pháo tay ròn rã của cộng đoàn đã vang lên thay lời cảm ơn Đức cha. Sau đó, Đức cha mời gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn để bước vào thánh lễ.

Sau thánh lễ, ông Gioan Đặng Duy Phái, Trưởng Ban Giáo lý tổng hợp giải thích cho chúng tôi biết về Chương trình học Giáo lý Thêm Sức của các em. Ông Phái nói: “Được sự cho phép của cha xứ, chương trình giáo lý Thêm Sức tại Giáo xứ An Quý và xứ Hội Am chọn dùng là tài liệu do Tòa Giám mục Xuân Lộc biên soạn. Chương trình gồm 42 bài, ít nhất thì mỗi tiết một bài, dạy và hướng dẫn cho các em hiểu, cho các em sống Mầu Nhiệm Kitô giáo, đồng thời giúp các em từng bước chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để làm người Kitô hữu trưởng thành trong đức tin của Giáo Hội.” Chúng tôi cũng được cha xứ Gioan Baptixta cho hay là ngài và các anh chị Giáo lý viên luôn quan tâm tới việc học giáo lý của các em, đặc biệt là lớp các em sẽ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Trong các tiết học, giáo lý viên vận dụng những sinh hoạt giáo lý như là kể chuyện, trò chơi, hát, vũ, hò... để giúp các em thư giãn và cũng là làm sinh động tiết học giáo lý, vì lãnh nhận Bí tích Thêm Sức là lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, mà ơn Chúa Thánh Thần thì vô cùng cần thiết cho người có đạo.

Chúng tôi bước vào nhà thờ gần như là sau cùng thì thấy các em thiếu nhi đang rào rào nói chuyện và vui cười, một chiếc ghế băng năm chỗ cho người lớn nhưng các em thích lại chen ngồi 8 hay 9 em một ghế băng với nhau và còn cố ép sát nhau hơn để nhường một chỗ đầu ghế cho chúng tôi ngồi. Niềm vui thiếu nhi là thế và ngày Lễ Ban Bí tích Thêm Sức là một ngày đặc biệt đối với các em, trong cuộc đời, trong một hành trình theo Chúa mãi mãi.
 
Văn Hóa
Tình Chúa bao la
Tuyết Mai
13:57 08/01/2012
Sáng nay vợ chồng chúng con lại đến với Chúa trong Thánh Lễ sáng sớm của ngày Chúa Nhật. Ngoài trời gió quá!. Lòng hỏi Chúa sao dạo này gió bão nhiều quá, lại xẩy ra những sự việc đáng tiếc đâu đó trên địa cầu?. Thiên tai rồi lại tiếp nối thiên tai. Không một ngày nào mà thế giới ngừng chiến tranh. Không một ngày mà thế giới không gặp phải thiên tai. Không một ngày nào mà thế giới có được hòa bình. Không một ngày nào mà thế giới không thiếu người chết đói, bệnh hoạn, và đủ mọi đau khổ xẩy ra chung quanh chúng con Chúa ạ!.

Càng nhìn thấy nhiều cảnh điêu tàn, tang thương, chết chóc, và đói khổ, của anh chị em chúng con trên khắp cùng thế giới, chúng con càng phải chạy đến Chúa và dâng lên Người những lời nguyện kinh thống thiết hơn, khẩn cầu hơn, và van lơn thêm hơn nữa!. Để xin Chúa ban cho hết thảy chúng con sự bình an, tình yêu của Chúa, và sức khỏe; để chúng con sống xứng đáng làm con cái của Chúa hơn. Trong sự nhiễu nhương ấy chúng con hiện cũng đang gặp phải những khốn khó khác Chúa ạ!. Thất nghiệp và kinh tế thị trường trang sụt một cách thảm hại ảnh hưởng cả toàn thế giới. Nhà nhà đang gặp phải mọi khó khăn, nhưng không thảm hại nào cho bằng là nước mất nhà tan, chết chóc, chia lìa, phải không thưa Chúa. Nhưng cũng còn hơn không, cho rất nhiều anh chị em của chúng con, phải kiếm tìm miếng ăn cho từng bữa. Bất chấp gió bão thổi tạt, cái lạnh thấu xương, và bệnh đang hoành hành trong cơ thể.

Con càng nghĩ rằng thời buổi ngày nay, trên khí quyển của bầu trời, không còn được trong lành nữa Chúa ạ!. Độc tố của con người gây ra càng ngày càng tàn khốc và chất chứa đầy trên không khí, mà hằng ngày chúng con đang hít vô và thở ra. Đã làm cho bộ óc của con người ra khùng ra điên. Độc tố nhiễm những chất phóng xạ ấy đã chứa những chất làm cho con người ta không còn biết suy nghĩ phải trái nữa!. Mất dần đi tình người. Từ từ trở thành những zombies của thời đại, của quỷ vương ra đời, của chết chóc và hận thù. Thiên Chúa của chúng con cũng đã bị con người xua đuổi và ruồng rẫy, bỏ rơi, một cách không thương tiếc.

Có phải đó là những hình ảnh thai nhi bị móc ra khỏi bụng của người mẹ quá độc ác và quá dửng dưng, không còn biết tội lỗi tày trời là gì nữa, không còn có lương tâm, mà chỉ biết sống cho tấm thân bệnh hoạn hay chết này?. Có phải đó là hình ảnh của trẻ thơ được lớn lên không cha không mẹ, không người thân thương, không có tình người, và chết dần mòn trong sự túng thiếu, đói ăn, và bệnh tật, như tình cảnh thật đáng thương chúng ta hằng ngày chứng kiến thấy?.

Cảm tạ Chúa hằng thương yêu chúng con, nhìn lên thì chúng con chẳng bằng ai, nhưng cảm tạ Chúa thành phần giầu có vẫn còn, để hy vọng nhờ họ và sự bố thí của họ, cũng giúp cho không ít người tìm được miếng ăn và manh áo lành lặn, để anh chị em cũng cảm thấy ấm áp tình người, trong chốc lát. Còn nhìn xuống thì hỡi ôi, không sao gọi là chia sẻ cho đủ Chúa ạ!. Thật đúng với câu: “Lá rách đùm lá tả tơi”.

Tiền bạc thế trần nay ở mai đi mất ai mà lường được. Chỉ có khác ở điều chúng con phải tạo nhân đức và tu tâm tu người, cho phải đạo làm con của Chúa. Biết sống cảm tạ Chúa cho tất cả mọi điều chúng con nhận biết và thấy được. Biết cảm tạ Chúa những điều tốt lành mà Chúa sắp xếp định liệu cho chúng con trong tương lai, mà chúng con mù không thấy được những điều tốt lành ấy!. Đôi khi chúng con thường nói rằng của đi thay người, ấy cũng là hình thức nói lên để cảm tạ Thiên Chúa, còn ban cho chúng con một thân thể lành mạnh, hồn an xác lành. Không nên than thở ganh ghét với những anh chị em Chúa ban cho họ được giầu có, vì không dễ dàng giữ của đâu thưa anh chị em!. Có phải ai có nhiều sẽ trả lời cho Chúa nhiều hay không?. Ai có ít thì trả lời cho Chúa ít. Thế nên con có ít thì con cảm tạ Chúa để tâm trí con không phải xa lìa Chúa hay luôn lo việc thế gian mà không còn thời giờ dành cho Chúa.

Chỉ mong Chúa ban cho gia đình chúng con hằng ngày dùng đủ, gia đình vợ chồng con cái yêu thương sống trong hạnh phúc. Con cái ngoan hiền và có tấm lòng rộng rãi hay giúp người. Chia sẻ cùng anh chị em để thấy cuộc đời có ý nghĩa và từng ngày trôi qua không thấy chán ngán và nhàn cư vô bất thiện. Để mang lại lợi ích cho anh chị em dù ở tuổi nào. Để hy vọng chúng con là những ngọn nến luôn được thắp sáng. Để chúng con luôn là khí cụ tốt lành của Chúa. Nhất là chúng con phải biết luôn sống cảm tạ Tình Chúa mãi yêu thương chúng con. Nhất định là thế Chúa nhé, Chúa của toàn thể nhân loại con người. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chị Em
Nguyễn Ngọc Liên
22:09 08/01/2012
CHỊ EM
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Chị em, trên kính dưới nhường,
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền