Ngày 24-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin lỗi
Lm Vũđình Tường
06:02 24/01/2014
Xin lỗi khác với thống hối. Có những lời nói xin lỗi nhưng không thống hối. Có những hành động thống hối lại thiếu lời xin lỗi. Cũng có những lời xin lỗi di kèm hành động thống hối. Tất cả mọi hành động trên đều tốt nhưng hành động cuối cùng là cao trọng hơn cả bởi nó nói lên tấm lòng chân thành của người nói lời xin lỗi. Xin lỗi khác thống hối bởi đôi khi miệng nói lời xin lỗi mà lòng không thống hối vì chủ đích làm cho người nghe hài lòng hay vì giao tế xã hội. Nghe kể xong một câu chuyện, nguời nghe đáp. Xin lỗi ạ. Rõ ràng câu nói trên không có lấy một dấu chấm phết của thống hối; trái lại còn ngụ í khiêu khích nữa là khác.

Thống hối không phải chỉ bằng lời nói suông mà phải diễn tả, biểu lộ ra cảm xúc, mà cảm xúc đó cần đến từ con tim, mới là hành động thống hối chân thành. Nếu không việc thống hối trở nên trò đùa, đóng kịch hơn là thành tâm thống hối. Hành động thống hối đi chung với cảm xúc ân hận, hối hận hay tiếc nuối sự việc đã qua dẫn đến việc tránh làm điều sai, điều đáng tiếc. Như thế mới là thống hối thật sự. Thống hối thực sự dẫn đến việc thay đổi lối sống với mục đích làm giầu đời sống tâm linh. Thống hối thực có lợi cho cả tâm hồn lẫn thể xác. Ngoài việc tâm linh dồi dào ơn Chúa, thân xác được bình an, mạnh khoẻ, thư thái và tâm lí thảnh thơi, bình phục. Thống hối trong tôn giáo là nhận biết hành động, lối sống của ta gây tổn thương đến quan hệ giữa ta và Chúa và ước ao hàn gắn lại mối quan hệ đổ vỡ. Tránh làm điều sai trái vì sợ bị phạt hay cố gắng tránh dịp tội với ước mong được hưởng hạnh phúc là điều tốt nhưng không phải là điều tuyệt hảo bởi vì thiếu vắng lòn yêu mến. Quan trọng nhất và trọn lành nhất là nhận biết tình yêu Chúa ban cho ta mà khôntg đòi ta đáp trả nên ta yêu Chúa bằng tấm lòng chân thành. Chính hành động yêu thương với tất cả tấm lòng biến tình yêu ta nên tuyệt vời vì ngoài tình yêu chân thành ra ta còn gì cao quí hơn, tốt hơn để đáp trả.

Thánh Phaolô cho biết tránh dịp tội hay cố gắng không làm dịp tội là thành quả của thống hối nhưng điều đó không bảo đảm mình sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Cứ nhìn lại những lần xưng tội chúng ta sẽ sớm nhận ra dường như lần nào cũng chỉ có bằng đó thứ, tái lập đi, lập lại trong đời, năm này qua năm khác. Vấn đề mấu chốt là chúng ta thành tâm thống hối nhưng không có quyết tâm thay đổi lối sống. Tránh không làm điều xấu chỉ là tạm bợ. Cố gắng tránh dịp tội chỉ là tạm bợ. Muốn thực sự giải quyết khúc mắc trên chúng ta cần thay đổi lối sống. Chỉ có thay đổi lối sống mới tránh tái phạm cùng thứ tội mà chúng ta thường vấp phạm. Chỉ có thay đổi lối sống mới biến ta thành tạo vật mới. Xưng tội được ví như áo dơ mang đi giặt thời gian sau áo lại dơ. Thay đổi, trở thành tạo vật mới chính là cái áo được giặt sạch và được sửa đổi, cắt xén để trở thành một cái áo mới. Thay đổi lối sống, cách ăn, nết ở giúp tránh tái phạm điều muốn sửa đổi. Thống hối để được sống gần Chúa cần phải thay đổi lối sống, thay đổi tự tận tâm can để trở nên tạo vật mới. Tạo vật mới này sống nhờ tình yêu Chúa và chia sẻ tình yêu đó cho tha nhân trong tình bác ái.

Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và ban vũ trụ cho con người. Ngài không ban vũ trụ cho một cá nhân hay một dân tộc mà ban cho mọi người vì thế mọi người đều được hưởng nhờ sáng tạo của Thiên Chúa. Có những người không đồng í với niềm tin trên nhưng thực tế không ai chối cãi được là con người dùng sự khôn ngoan và í riêng muốn dành tất cả, thâu tóm gọn lại cho mình mà không muốn chia cho ai khác. Lối sống ích kỉ, cá nhân trên thể hiện trong cuộc sống gây nên bao tang thương. Để tỏ rõ tình Chúa yêu ta Ngài sai Con một xuống thế chỉ cho con người bài học yêu thương và thứ tha. Ngài tự hiến thân trên thập tự để biểu lộ tình yêu vô bờ và kêu gọi con người sống yêu thương, bác ái và thứ tha để mọi người đều được hưởng ơn sáng tạo Ngài ban. Ngài kêu gọi hàn gắn đổ vỡ, xoa dịu đau thương và kêu gọi hãy coi sóc, bảo vệ và cùng canh tác vũ trụ vì đó là nơi duy nhất ban lại thực phẩm nuôi thân.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc họp báo của Đức Cha Claudio Maria Celli về sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới
Đặng Tự Do
01:16 24/01/2014
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 23 tháng Giêng, Đức Cha Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã trình bày với giới truyền thông sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô cho “Ngày Truyền Thông Thế Giới” sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội vào Chúa Nhật trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, năm nay là ngày 01 tháng Sáu.

Sứ điệp đã được Đức Thánh Cha Phanxicô ấn ký vào ngày 24 tháng Giêng lễ Thánh Phanxicô Đệ Salê, bổn mạng các nhà truyền thông.

Phù hợp với chủ đề chính của triều đại giáo hoàng của ngài, sứ điệp tập trung vào việc sử dụng các phương pháp truyền thông hiện đại để xây dựng "một cuộc gặp gỡ đích thực."

Trong bối cảnh mạng lưới Internet đang thống trị cách thức mọi người tiếp cận với nhau, thông điệp kêu gọi mọi người suy nghĩ những gì sâu xa hơn là tiến trình kết nối với nhau.

Đức Cha Claudio Maria Celli nói:

"Chúng ta đang sống trong một thời kỳ của những trận tuyết lở những thông tin liên lạc: các bài viết, âm thanh, tất cả mọi thứ và đôi khi, đó chính là những khó khăn cho nhiều người trong việc phân định xem những thông điệp nào có thể phục vụ tốt nhất trong việc tìm kiếm chân lý."

Có hai khái niệm được xem là trung tâm trong sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đầu tiên đó là sự gần gũi, là sự thu hẹp các khoảng cách địa lý khiến cho con người ngày này trở nên láng giềng với nhau.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha viết:

“Trong thế giới này, các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn; làm cho chúng ta cảm thấy rõ ràng hơn mình thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, thúc đẩy chúng ta liên đới và nghiêm túc dấn thân cho một cuộc sống xứng đáng hơn. Việc truyền thông tốt đẹp giúp chúng ta gần nhau hơn và biết nhau rõ hơn, liên kết với nhau hơn.”

Khái niệm thứ hai xoay quanh vai trò truyền giáo của Giáo Hội.

Đức Cha Claudio Maria Celli nói tiếp:

"Ngày càng có nhiều những môn đệ Chúa Giêsu sử dụng các mạng xã hội, và Đức Giáo Hoàng mời gọi họ tất cả hãy là những chứng nhân của Chúa Kitô trong cuộc sống hàng ngày và trong môi trường kỹ thuật số."

Ngài giải thích rằng trong sứ điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để giải thích về trách nhiệm của chúng ta trong phương thức chúng ta giao tiếp với nhau ngày hôm nay.

Vận tốc thông tin mau lẹ vượt quá khả năng suy tư và phán đoán của chúng ta đến mức môi trường truyền thông có thể giúp chúng ta tăng trưởng, hoặc trái lại, nó làm cho chúng ta hoang mang mất định hướng. Khi truyền thông có mục đích chủ yếu là khuyến dụ người ta tiêu thụ hoặc lèo lái con người, thì chúng ta đứng trước một sự gây hấn mạnh mẽ, như sự tấn công người bị cướp đánh và bỏ mặc người ấy sống dở chết dở bên đường, như chúng ta đọc thấy trong dụ ngôn.

Đức Thánh Cha viết:

“Tôi thường lập lại điều này: tôi thà muốn một Giáo Hội đi ra đường mà gặp tai nạn, hơn là một Giáo Hội bị cái thứ bệnh tự tham chiếu chính mình. Và những con đường ở đây chính là những nẻo đường của thế giới nơi người dân sống, nơi chúng ta thực sự có thể tìm tới họ, qua hành động và qua lòng quí mến. Trong số những con đường ấy, cũng có cả những con đường kỹ thuật số, những con đường đầy chật người bị thương, là những người nam nữ đang tìm ơn cứu độ hoặc một niềm hy vọng. Sứ điệp Kitô cũng có thể nhờ mạng Internet mà đi tới ‘tận cùng bờ cõi trái đất’. Mở rộng những cánh cửa nhà thờ cũng có nghĩa là mở toang những cánh cửa ấy trong môi trường kỹ thuật số, hoặc để cho dân chúng đi vào, dù họ ở trong hoàn cảnh sống thế nào đi nữa, hoặc để cho Tin Mừng có thể vượt qua những ngưỡng cửa đền thờ và ra đi gặp gỡ mọi người. Chúng ta được mời gọi làm chứng về một Giáo Hội là nhà của tất cả mọi người. Chúng ta có khả năng thông truyền khuôn mặt của một Giáo Hội như thế hay không?”

Và Đức Thánh Cha kết luận:

“Ước gì hình ảnh người Samaritano nhân lành, băng bó các vết thương của người bị đánh, đổ dầu và rượu trên vết thương, trở nên một hình ảnh đẹp hướng dẫn chúng ta. Ước gì sự truyền thông của chúng ta là dầu thơm thoa dịu đau khổ và là rượu ngon mang lại hoan lạc. Sự rạng ngời của chúng ta không đến từ sự trang điểm hoặc sắp xếp dàn cảnh đặc biệt, nhưng từ sự kiện chúng ta, với lòng yêu thương và dịu dàng, trở nên người thân cận của người mà chúng ta thấy bị thương trên đường. Anh chị em đừng sợ trở thành những công dân trong môi trường kỹ thuật số. Sự quan tâm và hiện diện của Giáo Hội trong thế giới truyền thông thực là điều quan trọng, để đối thoại với con người ngày nay và dẫn họ đến gặp Chúa Kitô: một Giáo Hội đồng hành biết cùng đi với mọi người. Trong bối cảnh này, cuộc cách mạng các phương tiện truyền thông xã hội và thông tin là một thách đố lớn lao và đầy thú vị, đòi phải có những nghị lực mới mẻ và óc sáng tạo mới để thông truyền cho tha nhân vẻ đẹp của Thiên Chúa.”
 
Các bạn trẻ Tây Ban Nha may mắn mời được Đức Thánh Cha cầu nguyện trực tuyến chung với họ
Đặng Tự Do
03:24 24/01/2014
Joaquín và Santiago là hai trong số những bạn trẻ đã sáng lập ra mạng “May Feelings” - “Những cảm xúc tháng Hoa” - là một mạng cầu nguyện Công Giáo đã thành công trong việc mời Đức Thánh Cha Phanxicô tham gia cầu nguyện với mạng lưới của họ.

Mạng xã hội “Những cảm xúc tháng Hoa” là hoa trái của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid. Tháng 5, là tháng người Tây Ban Nha và nhiều dân tộc khác gọi là Tháng Hoa kính Đức Mẹ qua những tràng chuỗi Mân Côi. Tháng 5/2012, các bạn trẻ Tây Ban Nha đã thành lập mạng lưới này với mục tiêu là để kết nối những người muốn xin người khác cầu nguyện cho họ với những người sẵn sàng cầu nguyện.

Cha Fabian Baez, vị linh mục người Á Căn Đình đã được Đức Thánh Cha Phanxicô mời lên chiếc popemobile của ngài, là then chốt trong toàn bộ câu chuyện này.

Bạn Santiago Requejo cho biết:

“Cha Fabian là ‘đại sứ thiện chí’ của nhóm Những cảm xúc tháng Hoa ở Á Căn Đình. Khi đang xem tin tức ở nhà, chúng taôi đột nhiên thấy chiếc xe popemobile dừng lại và sau đó cha Fabian được mời lên xe. Chúng tôi đã liên lạc ngay lập tức với cha và nhờ ngài chúng tôi đã có may mắn được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi triều yết chung mới đây."

“Những cảm xúc tháng Hoa” hiện có hơn 100,000 người sử dụng từ 112 quốc gia trên thế giới.

Mỗi ngày “Những cảm xúc tháng Hoa” đăng lên khoảng 2,000 lời xin cầu nguyện mới. Đây có thể được xem là 'mạng tinh thần’ kết nối người Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới.
 
“Nơi sinh: Việt Nam” xếp thứ hai trong số những vị khấn trọn tại Hoa Kỳ năm 2013
Đặng Tự Do
03:54 24/01/2014
Trong một thống kê vừa được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ công bố vào tuần này, trong 107 vị khấn trọn sống đời thánh hiến trong năm 2013, đông nhất là những vị sinh ở Mỹ, kế đến là những vị sinh ở Việt Nam. Trong những vị sinh ở Mỹ cũng có những vị có cha mẹ là người Việt Nam.

Tuổi trung bình của các vị là 37 tuổi. Hầu hết xuất thân từ những gia đình Công Giáo thuần thành có từ 4 con trở lên, thường xuyên đọc kinh Mân Côi và tham gia những giờ chầu Thánh Thể. 18% những vị này là những người cải đạo sang Công Giáo, tiêu biểu là ở tuổi 22. 77% có cả cha lẫn mẹ là người Công Giáo trong khi 46% cho biết có thân nhân là linh mục hay nữ tu. 42% là con lớn nhất trong gia đình và 17% là con út. 41% đã tốt nghiệp đại học. 64% làm việc toàn thời gian trước khi đi tu. 24% đã từng dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ít nhất là một lần trước khi đi tu. 39% cho biết đã được khích lệ để bước vào đời sống thánh hiến nhờ gương sáng của các linh mục giáo xứ.
 
Tổng thống François Hollande gặp Đức Thánh Cha, không đem theo phu nhân nào hết
Đặng Tự Do
05:25 24/01/2014
Tổng thống François Hollande và ĐTGM Georg Gänswein
Sáng thứ Sáu 24 tháng Giêng, lúc 10:30, trong một diễn biến hiếm hoi, Centro Televisivo Vaticano đã truyền hình trực tiếp những hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tổng thống François Hollande từ lúc vị tổng thống Pháp bước xuống xe hơi và được Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đón tiếp đưa vào điện Tông Tòa.

Điều này chưa từng xảy ra trong các buổi tiếp kiến riêng của các vị Giáo Hoàng với các nguyên thủ quốc gia, kể cả với siêu cường Hoa Kỳ. Một đồng nghiệp người Ý giải thích một cách hài hước là việc truyền hình trực tiếp của Tòa Thánh trong dịp này là vì “tính minh bạch” (trasparenza). Những hình ảnh được Centro Televisivo Vaticano truyền đi trong 56 phút cho thấy tổng thống François Hollande đã đi một mình – không kèm theo một phu nhân nào hết (tạ ơn Chúa).

Hai vị đã nói chuyện riêng trong khoảng 20 phút. Sau đó, tổng thống đã giới thiệu với Đức Thánh Cha các thành viên trong phái đoàn. Ông François Hollande đã tặng Đức Thánh Cha một cuốn sách về Thánh Phanxicô Thành Assisi. Đức Thánh Cha đã tặng lại ông một huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài.

Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, ông François Hollande đã được Đức Hồng Y tân cử Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh tiếp kiến.

Hôm 9 tháng Giêng, phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tổng thống Pháp, ông François Hollande, tại điện Tông Tòa của Vatican vào ngày 24 tháng Giêng.

Chỉ một ngày sau tạp chí Closer của Anh, trong ấn bản tiếng Pháp đã phơi bày trước công chúng Pháp những hình ảnh liên quan đến tai tiếng ái tình của tổng thống François Hollande với nữ diễn viên Julie Gayet.

François Hollande, sinh năm 1954, đã từng là người Công Giáo nhưng sau đó bỏ đạo. Ông kết hôn với bà Ségolène Royal, và sinh được 4 người con trong thời gian chung sống 30 năm. Ông hiện sống với nữ ký giả Valérie Trierweiler của tờ Paris Match, người đã công khai dọn vào sống chung với ông tại điện Élysée, và vẫn thường tháp tùng ông trong những cuộc công du chính thức.

Vì chuyện này, nữ ký giả Valérie Trierweiler, 48 tuổi đã phải vào nhà thương hôm 10 tháng Giêng. Ông Hollande thừa nhận đã có "những khoảnh khắc đau đớn" trong mối quan hệ với Valerie Trierweiler. Ông nói rằng ông sẽ làm rõ câu chuyện của mình với nữ diễn viên Julie Gayet trước chuyến viếng thăm Washington được dự trù sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng Hai tới đây.

Vài giờ trước khi François Hollande đến Vatican, một quả bom tự chế đã phát nổ ở mặt tiền của một hiệp hội có liên hệ với Đại Sứ Quán Pháp cạnh Toà Thánh. Cảnh sát nói không có ai bị thương, nhưng một vài cửa sổ của tòa nhà đã bị vỡ và ba chiếc xe hơi đậu trên đường phố đã bị hư hại.
 
Ghen tương và đố kỵ là những cánh cửa mà qua đó ma quỷ xâm nhập vào thế giới.
Nguyễn Việt Nam
07:28 24/01/2014
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm, 23 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về ghen tương và đố kỵ như những cánh cửa mà qua đó ma quỷ xâm nhập vào thế giới. Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài liên quan đến bài đọc Một trích từ sách Samuel Quyển Thứ Nhất, thuật lại rằng, sau khi những dũng sĩ được tuyển chọn đã thắng được quân Phi-li-tinh nhờ sự can đảm của Đa-vít, những người phụ nữ Israel đã tràn ra đường phố ca hát và nhảy múa, và để gặp vua Sau-lơ. Sau-lơ rất đỗi hạnh phúc nhưng có một điều ông không hài lòng. Nghe những người phụ nữ hát vang ca ngợi Đa-vít, "cay đắng và nỗi buồn" xuất hiện trong trái tim của Sau-lơ. Ông đã rất giận dữ với những lời hát này.

Như thế, "một chiến thắng vĩ đại đã biến thành một thất bại to lớn trong trái tim nhà vua, người đang phải gặm nhấm cùng một niềm cay đắng đã làm tan nát con tim Cain."

Lúc Chúa hỏi Cain “Sao ngươi tức giận? Sao sắc mặt ngươi tối sầm như thế?” thần sắc của Cain lúc đó thế nào, thì thần sắc của Sau-lơ giờ đây cũng thế.

Đức Thánh Cha giải thích rằng "con sâu của ghen tương dẫn đến sự oán giận, ganh ghét, cay đắng và kích thích cả những phản ứng bản năng như giết đối phương đi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Sau-lơ và Cain đều quyết tâm giết người . Chính ghen tương và đố kỵ đã khiến Sau-lơ quyết định giết Đa-vít đi.

Thực tế này cùng được lặp đi lặp lại ngày hôm nay trong trái tim chúng ta. Đó là những trăn trở dằn vặt tim ta, khiến ta không thể chấp nhận việc anh chị em chúng ta có được một cái gì đó mà chúng ta không có. Và do đó "thay vì ca ngợi Thiên Chúa, như những người phụ nữ Israel đã làm trong chiến thắng" chúng ta muốn rút lui vào chính mình để "hầm cho nhừ cảm xúc của chúng ta, luộc đi luộc lại chúng trong nồi nước lèo cay đắng."

Ghen tương và đố kỵ là những cánh cửa thông qua đó ma quỷ thâm nhập vào thế giới này. Chính Kinh Thánh đã khẳng định như thế: "qua những đố kỵ của ma quỷ mà cái ác đã nhập vào thế giới".

Ghen tương và đố kỵ mở tung cửa cho mọi điều ác, gây ra xung đột thậm chí giữa các tín hữu với nhau. Đức Thánh Cha đã đề cập một cách rõ ràng cuộc sống của các cộng đồng Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng khi một số thành viên ghen tương và đố kỵ, các cộng đoàn này kết thúc trong chia rẽ. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi sự chia rẽ này là một "chất độc cực mạnh", tương tự như chất độc được tìm thấy trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, trong trình thuật về câu chuyện của Cain và Abel .

Đức Thánh Cha cũng đã mô tả những gì xảy ra trong con tim của một người đang chất chứa những ghen tương và đố kỵ. Đầu tiên là cay đắng: “người ghen tương và đố kỵ là một người cay đắng, người ấy không hát, không ngợi ca, không biết niềm vui là gì, vì mải miết kiếm tìm những gì người khác có mà mình không có”. Và thật là không may, cay đắng “lây lan qua toàn bộ cộng đoàn” vì tất cả những người rơi vào trạng thái nhiễm chất độc này trở thành “những kẻ gieo vãi đắng cay”.

Hoa quả độc hại thứ hai của ghen tương và đố kỵ là tin đồn. Có những người không thể chấp nhận để cho bất cứ ai khác có được bất cứ điều gì và do đó, “giải pháp là đạp người khác xuống, để tôi vươn lên một chút cao hơn. Và công cụ để thực hiện điều này là tin đồn: cứ tìm đi và bạn sẽ thấy rằng ghen tương và đố kỵ luôn ẩn núp đằng sau những tin đồn.”

Tin đồn chia rẽ các cộng đoàn, và phá hủy cộng đoàn. Nó là vũ khí của ma quỷ. Bao nhiêu cộng đoàn Kitô hữu xinh đẹp mà chúng ta đã từng thấy họ thăng tiến mạnh mẽ dường nào nhưng sau đó những con sâu của ganh ghét và đố kỵ chui vào một số thành viên của cộng đoàn và nỗi buồn ập đến khi họ có hành vi phạm tội.

Do đó, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chớ quên bài học của Sau-lơ: sau một chiến thắng vĩ đại, một quá trình thất bại có thể bắt đầu ngay tức khắc. Thánh Gioan Tông Đồ cảnh cáo chúng ta: “Ai ghét anh em mình thì là một kẻ giết người.” Và một người ghen tị là một người đang bắt đầu ghét anh em mình.

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với niềm hy vọng rằng: “Hôm nay, trong Thánh Lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta, để hạt giống của ghen tương và đố kỵ không thể được gieo giữa chúng ta, để ghen tương và đố kỵ không có chỗ trong con tim chúng ta, và trong trái tim của cộng đoàn chúng ta. Như thế, chúng ta có thể tiếp tục vui vẻ ca ngợi Chúa. Ân sủng giúp chúng ta không rơi vào nỗi buồn, vào sự oán giận, vào ghen tương và đố kỵ là một hồng ân lớn lao.”
 
Đức Thánh Cha tiếp Tòa Thượng Thẩm Rota
LM. Trần Đức Anh OP
11:28 24/01/2014
VATICAN. Sáng ngày 24-1-2014, trong buổi tiếp kiến đầu tiên dành cho Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma nhân dịp khai mạc năm tư pháp mới, ĐTC Phanxicô đã nêu rõ những đức tính thiết yếu của vị thẩm phán tòa án của Giáo Hội.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có khoảng 150 người, trong đó có hơn 20 vị thẩm phán của tòa Rota thuộc nhiều quốc tịch, các luật sư và viên chức khác, dưới sự điều động của vị niên trưởng là Đức Ông Pio Vito Pinto.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhấn mạnh rằng ”chiều kích pháp lý và chiều kích mục vụ trong thừa tác vụ của Giáo Hội không đối nghịch nhau, vì cả hai đều góp phần thực hiện mục tiêu và sự thống nhất hoạt động của Giáo Hội. Hoạt động tư pháp của Giáo Hội, trong tư cách là việc phục vụ cho sự thật trong công lý, có ý nghĩa sâu xa về mục vụ, vì nhắm đạt tới thiện ích cho các tín hữu và xây dựng cộng đoàn Kitô.. Vì thế, chức vụ của vị thẩm phán là một công tác phục vụ Dân Chúa, nhắm củng cố sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu với nhau và giữa họ với cộng đoàn Giáo Hội”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nêu rõ ba đặc tính thiết yếu của vị thẩm phán tòa án Giáo Hội:

- Trước tiên về mặt con người, vị thẩm phán phải trưởng thành về nhân bản, được biểu lộ qua phán đoán thanh thản, không để những quan điểm cá nhân của mình lèo lái. Thẩm phán phải có khả năng biết rõ tâm thức và những khát vọng hợp pháp của cộng đồng mà mình phục vụ, và không thể thực thi một thứ công lý vụ luật và trừu tượng, trái lại biết thích ứng với những đòi hỏi của thực tại cụ thể.

- Thứ hai về mặt pháp lý: ngoài những kiến thức về giáo luật và thần học, khi thi hành sứ vụ, vị thẩm phán phải có phán đoán khách quan và công chính, không thiên vị. Ngoài ra khi hành động vị thẩm phán phải để cho mình được ý hướng bảo vệ sự thật hướng dẫn, trong niềm tôn trọng luật pháp, không bỏ qua tính chất tế nhị và tình người của vị mục tử các linh hồn.

- Sau cùng về mặt mục vụ, vị thẩm phán phải có tinh thần mục vụ chân thành, trong tư cách là người biểu lộ mối quan tâm mục vụ của Đức Giáo Hoàng và các GM. Thẩm phán là người làm mục vụ công lý, được kêu gọi xử lý và phán đoán về tình trạng của các tín hữu tìm đến thẩm phán với niềm tín thác, noi gương vị Mục Tử nhân lành chăm sóc con chiên bị thương. Vì thế, thẩm phán phải được đức bác ái mục tử linh hoạt” (SD 24-1-2014)
 
100,000 người Pháp gởi thư cho Đức Thánh Cha trước cuộc tiếp kiến François Hollande. Quảng trường Thánh Phêrô bị dọa đánh bom.
Nguyễn Việt Nam
13:46 24/01/2014
Tổng thống Pháp François Hollande đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp lúc 10:30 sáng 24 tháng Giêng, trong một cuộc nói chuyện tập trung vào tự do tôn giáo, đạo đức sinh học, di dân và gia đình nhưng tránh đề cập đến những vấn đề liên quan ít nhiều đến những tai tiếng xung quanh cuộc sống riêng tư của Tổng thống Pháp .

Hollande - người đã phải đối mặt với một sự suy giảm uy tín trầm trọng trước những thất bại về kinh tế, những lời hứa hẹn không được thực hiện cũng như những tai tiếng về mối quan hệ của ông với một nữ diễn viên trẻ - đã có những mâu thuẫn với Giáo Hội trên hàng loạt vấn đề, đặc biệt là chiến dịch quyết tâm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và an tử.

Hơn 100,000 người Công Giáo Pháp đã ký một bức thư ngỏ gởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước cuộc họp, bày tỏ "sự khó chịu sâu sắc" của họ với chính quyền của Hollande. Không ít người bày tỏ hy vọng cuộc tiếp kiến đừng xảy ra.

Tòa Thánh đã công bố lịch trình cuộc tiếp kiến với tổng thống Pháp một ngày trước khi vụ tai tiếng ái tình của ông François Hollande nổ ra trên báo chí.

Có thể vì những thông lệ ngoại giao và đường lối đối thoại, cuộc tiếp kiến đã diễn ra. Trong một diễn biến được xem là họa hiếm, Tòa Thánh đã trực tiếp truyền hình toàn bộ cuộc gặp gỡ trong vòng 56 phút.

Một tuyên bố ngắn gọn được Tòa Thánh đưa ra sau cuộc họp cho biết Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với ông François Hollande về các vấn đề "như gia đình, đạo đức sinh học, tôn trọng các cộng đồng tôn giáo và bảo vệ những nơi thờ phượng."

Tuyên bố của Tòa Thánh chỉ ra rằng tự do tôn giáo là một vấn đề quan trọng trong cuộc thảo luận này, và trong bài phát biểu của mình sau cuộc họp, Hollande xác nhận rằng ông đã nói với Đức Giáo Hoàng về đất nước của mình như một thành trì "bảo vệ tự do tôn giáo ở khắp mọi nơi" Ông nói rằng Pháp là "quê hương của quyền con người và tự do lương tâm."

Nhà lãnh đạo Pháp cũng tiết lộ rằng ông đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng gặp gỡ một phái đoàn liên minh nổi dậy Syria. Về điểm này, François Hollande, một người đã từng là người Công Giáo nhưng nay đã bỏ đạo cũng có những mâu thuẫn gay gắt với Tòa Thánh. Pháp đã hỗ trợ các phiến quân chống lại tổng thống Bashar al-Assad và là nguồn cung cấp súng đạn cho họ, trong khi Vatican chủ trương rằng không có giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng Syria. Tòa Thánh xác tín rằng bạo lực không dẫn tới đâu ngoài chết chóc, hủy diệt và một tương lai bất định.

Sáng sớm ngày thứ Sáu, quảng trường Thánh Phêrô đã bị phong tỏa vì có người đe dọa đe dọa đánh bom trước chuyến thăm của Hollande. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, cảnh sát Italia kết luận rằng đây chỉ là một lời đe dọa xuông. Tuy nhiên, cảnh sát đang điều tra khả năng rằng các mối đe dọa này có liên quan đến một quả bom đã phát nổ ở trung tâm của Rôma trước mặt tiền của một hiệp hội có liên hệ với Đại Sứ Quán Pháp cạnh Toà Thánh. Cảnh sát nói không có ai bị thương, nhưng một vài cửa sổ của tòa nhà đã bị vỡ và ba chiếc xe hơi đậu trên đường phố đã bị hư hại.
 
Đức Thánh Cha nói Kitô hữu phải xây dựng những nhịp cầu đối thoại, đừng để lòng oán giận sưng lên trong con tim chúng ta
Nguyễn Việt Nam
14:16 24/01/2014
“Kitô hữu phải xây dựng những nhịp cầu đối thoại, chứ không phải những bức tường của sự oán giận.” Đây là những lời của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu 24 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về cuộc xung đột giữa vua Sau-lơ và Đa-vít là trọng tâm của bài Cựu Ước được đọc trong ngày.

Đức Giáo Hoàng nói: “Đa-vít đã có cơ hội để giết Sau-lơ, nhưng ông chọn một con đường khác: con đường đối thoại, để kiến tạo hòa bình.”

“Tất cả các Kitô hữu, luôn luôn phải nên đi theo con đường hòa giải, đó là con đường Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta. Để dự phần vào cuộc đối thoại, điều quan trọng là phải nhu mì, khiêm nhường, ngay cả sau một cuộc tranh cãi hoặc một cuộc chiến. Điều quan trọng là phải linh hoạt, đừng cứng nhắc đến mức gây ra đổ vỡ.”

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng không dễ dàng gì để xây dựng đối thoại, đặc biệt là khi chúng ta đang chia rẽ vì oán giận. “Chúng ta đều biết rằng để được nhu mì, khiêm nhường, chúng ta phải nuốt đi rất nhiều những tự hào - nhưng chúng ta bắt buộc phải làm như vậy, vì đó là cách chúng ta kiến tạo hòa bình, với sự khiêm nhường .”

“Khiêm nhu có thể là khó khăn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “nhưng để cho lòng oán giận sưng lên trong con tim của chúng ta thì còn tồi tệ hơn nhiều lần so với cố gắng để xây dựng một nhịp cầu đối thoại. Khi chúng ta cho phép sự bất bình phát triển, chúng ta kết thúc nơi sự cô lập trong ‘nồi canh đắng’ của hận thù.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều quan trọng là không nên chần chừ quá lâu sau một cơn bão, sau một vấn đề. Hãy kiến tạo ngay những nhịp cầu đối thoại càng sớm càng tốt, bởi vì thời gian làm cho các bức tường bất bình càng lúc càng cao thêm, giống như loài cỏ dại phát triển thật nhanh - và khi bức tường oán giận và chia cách đã quá cao, hòa giải trở nên khó khăn hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: “Tôi sợ những bức tường, những bức tường cứ cao lên vun vút hàng ngày, chất chồng những oán giận và hận thù. Chúng ta hãy theo gương của Đa-vít, người đã đánh bại hận thù với một thái độ khiêm cung”
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Hoa Kỳ tháng Chín năm 2015?
Trần Mạnh Trác
18:30 24/01/2014
Trích dẫn hai nguồn tin cao cấp của Vatican, ông John Allen viết trên báo National Catholic Reporter (NCR) rằng Đức Giáo Hoàng mong muốn tham dự Hội nghị thế giới gia đình sẽ được tổ chức tại Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, HK, vào ngày 22 cho tới 27 tháng 9 năm 2015.

Hội nghị thế giới gia đình là một đại hội bắt đầu từ hai thập kỷ trước bởi Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. (1994), Hội Nghị tổ chức ba năm một lần tại một thành phố khác nhau. Hội nghị tại Philadelphia sẽ là Hội nghị lần thứ 8.

Chuyến viếng thăm cuả đức Phanxicô có thể sẽ bao gồm một cuộc viếng thăm trụ sở LHQ tại New York và đọc một thông điệp trước Đại hội đồng LHQ bởi vì đaị hội đồng cũng có phiên họp hàng năm vào lúc đó.

Nguổn tin chính thức cuả Vatican chưa xác nhận tin này, thông thường họ chỉ xác nhận khi đã có một lịch trình chắc chắn, nhưng ông Kenneth Gavin, giám đốc truyền thông của Tổng Giáo Phận Philadelphia, cho biết trong một tuyên bố rằng " Hội nghị thế giới của gia đình có truyền thống được sự tham dự bới Đức Giáo Hoàng," và cho biết họ đã có kế hoạch đón tiếp Đức Thánh Cha.

Một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hoa Kỳ sẽ được coi như là một dấu hiệu ghi nhận tầm quan trọng cuả dân số Latinh đang phát triển nhanh chóng tại Hoa Kỳ.

"Sẽ là một sự kiện rất thú vị đối với những người dân gốc Tây Ban Nha mà đa số là Công Giáo khi có một giáo hoàng đầu tiên từ Châu Mỹ Latinh đến thăm", Đức Giám Mục Thomas Paprocki của Springfield, Illinois cho biết.

" Theo như tôi biết, Ngài chưa bao giờ đến thăm Hoa Kỳ, và là một mục tử của Giáo Hội phổ quát thì việc Ngài hiểu biết hơn về đàn chiên ở đây sẽ lả một lợi ích lớn cho Ngài, và đồng thời người dân ở đây cũng có dịp hiểu biết hơn về Đức Thánh Cha, " ĐGM Paprocki nói.

"Một trong những thách thức của Ngài sẽ là ngôn ngữ, Ngài không nói nhiều thứ tiếng như các vị tiền nhiệm, " ĐGM Paprocki nói. " Chân Phước Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Benedict có thể dễ dàng nói chuyện bằng tiếng Anh. Nhưng Đức Phanxicô không thoải mái hoặc thành thạo tiếng Anh. "

Nếu cuộc tông du Hoa Kỳ thành hình thì đây sẽ là lần thứ hai Đức Phanxicô hoàn tất những ý nguyện cuả Đức Thánh Cha Benedictô, lần trước đó là đại Hội Thế Giới Giới Trẻ tại Brazil và lần này, Hội nghị thế giới gia đình, cũng đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI dự định và lên kế hoạch từ năm 2012.

Lần sau cùng Philadelphia được vinh dự đón tiếp một vị Giáo Hoàng là vào năm 1979, lúc đó có tới 1 triệu người đã tham dự thánh lễ cuả đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại đai lộ Ben Franklin Parkway.
 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: tôn giáo độc thần và bạo lực
Vũ Văn An
20:04 24/01/2014
Theo tin của VIS (Sở Thông Tin của Tòa Thánh), ngày 16 tháng Giêng vừa qua, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã cho công bố tài liệu mới tựa là “Thiên Chúa Ba Ngôi, và Tính Đơn Nhất của Nhân Loại: Thuyết Độc Thần Kitô Giáo và Việc Nó Chống Lại Bạo Lực”, sau gần 5 năm nghiên cứu. Bản văn tài liệu này được đăng trên tập san La Civilta Cattolica, số 3926, ngày 18 tháng Giêng, 2014, là tập san thường cho công bố bản tiếng Ý các tài liệu của Ủy Ban. Và kể từ ngày 16 tháng Giêng, nó cũng đã xuất hiện trên trang mạng www.laciviltacattolica.it cũng như trên trang mạng www.vatican.va. Hiện mới chỉ có bản tiếng Ý, các bản dịch khác hiện đang được tiến hành. Tuy nhiên, một dẫn nhập tóm lược tài liệu bằng tiếng Anh đã có trên trang mạng của Tòa Thánh.

Căn cứ vào dẫn nhập này, thì tài liệu nói trên là kết quả của cuộc nghiên cứu về một số khía cạnh trong ngôn từ của Kitô Giáo về Thiên Chúa, nhất là để trả lời các lý thuyết cho rằng giữa chủ nghĩa độc thần và bạo lực có một mối liên kết tất yếu. Bản văn này được soạn thảo bởi một tiểu ban bao gồm Cha Peter Damian Akpunonu, Cha Gilles Emery, O.P., Đức TGM Savio Hon Tai-Fai, S.D.B., Đức Cha Charles Morerod, O.P., Cha Thomas Norris, Cha Javier Prades Lopez, Đức Cha Paul Rouhana, Cha Pierangelo Sequeri, Cha Guillermo Zuleta Salas, và chủ tịch tiểu ban là Cha Fr. Philippe Vallin.

Được chính Đức Bênêđíctô ủy nhiệm năm 2008, trong cố gắng tìm cách đối thoại với nền văn hóa đương đại, tiểu ủy ban đã nhóm họp từ năm 2009 tới năm 2013, để thảo luận vấn đề. Vấn đề cũng đã được đem ra thảo luận tại các phiên họp toàn thể của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Bản văn hiện nay đã được Ủy Ban chấp thuận chính thức vào ngày 6 tháng 12 năm 2013, sau đó, đã đệ lên vị chủ tịch của Ủy Ban là Đức TGM Gerhard L. Muller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đã cho phép công bố nó.

Điểm chủ yếu của tài liệu là để chứng minh rằng bạo lực là hình thức thoái hóa nhất của tôn giáo trong khi niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất là “nguyên lý và nguồn gốc của yêu thương giữa những con người nhân bản”. Tài liệu vì thế nhằm trả lời các luận chứng cho rằng có “một mối liên kết nội tại giữa thuyết độc thần và bạo lực”, bằng cách chứng tỏ rằng các luận chứng này phản ảnh “một số hiểu lầm” đối với “ý nghĩ chân chính của Kitô Giáo về Thiên Chúa duy nhất”.
Thực ra, theo tài liệu, phạm trù độc thần “quá chung chung” (generic) vì nó không phân biệt các truyền thống khác nhau giữa Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo.

Tài liệu cũng chống lại việc người ta dựa vào văn hóa để đơn giản coi như chỉ còn có hai thứ để chọn lựa đó là chủ nghĩa độc thần, tất yếu dẫn tới bạo lực, và chủ nghĩa đa thần, được coi là khoan dung hơn.

Tài liệu nhìn nhận rằng Thánh Kinh chứa đựng một số điển hình “bạo lực trực tiếp hay gián tiếp có liên lụy tới Thiên Chúa”. Như việc Thiên Chúa hủy diệt thế giới trong biến cố Hồng Thủy, hay thiêu rụi Sôđôm và Gômôra, cũng như một số hoàn cảnh Thiên Chúa ra lệnh cho Dân Do Thái tận diệt các đạo quân hay các thành thị chiếm được làm lễ tế Người.

Trong khi bác bỏ bất cứ lối giải thích nào đối lập “vị Thiên Chúa độc ác của Cựu Ước với vị Thiên Chúa tốt lành của Tân Ước”, tài liệu nhận định rằng Thánh Kinh Do Thái được viết cho nền văn hóa bộ lạc, vốn “chằng chịt quện lẫn vào thứ triết lý sống bao gồm ý niệm thánh thiêng cổ xưa về danh dự và hy sinh, về tranh chấp và trả đũa, về chiến tranh và chinh phục”.

Mặt khác, tài liệu cũng cho rằng các bức họa trái ngược nhau về bạo lực trong Thánh Kinh chứng tỏ có sự biến hóa nơi các thái độ đối với bạo lực, với “viễn ảnh sẽ từ từ khắc phục nó” nhờ đức tin vào Thiên Chúa.

Tài liệu cũng cho rằng "Biến cố Chúa Giêsu Kitô, một biến cố đã biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho mọi người, đã giúp trung lập hóa việc coi tôn giáo biện minh cho bạo lực. Cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô là điều then chốt đối với việc hoà giải mọi con người nhân bản”.

Các tác giả liên kết tình yêu Chúa Ba Ngôi với sự hoà hợp của xã hội: nhờ các bí tích, con người nam nữ trở thành con cái Thiên Chúa và anh chị em của nhau, thực hiện được một sự hợp nhất thiêng liêng có thể cổ vũ một “nền văn hóa nhân bản nối kết xã hội và thắng vượt các thù nghịch giữa các dân tộc”.

Bạo lực mà người ta cho là do tôn giáo thúc đẩy thực ra thường bị lèo lái bởi quyền lợi kinh tế và chính trị, là các quyền lợi chuyên lợi dụng đức tin và có khuynh hướng phỉ báng tôn giáo nhân danh chủ nghĩa nhân bản lầm lạc.

Tuy thế, các tác giả cảnh cáo rằng tôn giáo cần phải luôn thanh tẩy chính mình, kẻo sa vào cơn “cám dỗ đổi chác sức mạnh thần linh lấy sức mạnh phàm trần, là sức mạnh cuối cùng sẽ đi vào con đường bạo lực”.

Một chứng từ hợp luận lý

Có bình luận gia cho rằng tài liệu này được công bố đúng vào lúc Đức Phanxicô sắp sửa viếng thăm Do Thái vào tháng Năm tới, nhằm cổ vũ cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Thực thế, tài liệu này bao hàm nhiều ý nghĩa và hệ luận địa chính trị và liên tôn. Theo nó, mọi cộng đồng tôn giáo và các nhà lãnh đạo của họ phải nhận thức rõ ràng rằng xử dụng tới bạo lực và sợ hãi chắc chắn sẽ hủ hóa kinh nghiệm tôn giáo. Nhìn nhận rằng nó mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần phổ quát của tôn giáo là một khả thể trong bất cứ truyền thống lịch sử nào của tôn giáo.

Phản bội tinh thần tôn giáo như trên được thấy rõ nhất tại những nơi bạo lực được tạo ra vì quyền lợi kinh tế và xã hội là những quyền lợi chỉ lạm dụng các mẫn cảm tôn giáo của quần chúng mà thôi. Loại lạm dụng này giống như loại lạm dụng nhằm làm nhục các chứng tá đức tin. Cho rằng họ làm thế vì lợi ích của quần chúng và các cùng đích nhân bản cao quí, mà thực sự là để che đậy các tư lợi kinh tế và chính trị.

Ngày 17 tháng Giêng, khi tường trình việc công bố tài liệu trên, hãng tin Zenit nhấn mạnh lời tài liệu nói rằng “Các suy nghĩ của chúng tôi mang hình thức một chứng từ hợp luận lý, chứ không phải một luận điểm có tính hộ giáo. Thực vậy, Đức Tin Kitô Giáo coi việc khích động bạo lực nhân danh Thiên Chúa là việc hủ hóa tồi tệ nhất đối với tôn giáo”.

Tài liệu nói thêm: Kitô Giáo “đạt tới xác tín đó nhờ mạc khải của Thiên Chúa về chính sự sống của Người, là sự sống do Chúa Giêsu Kitô mang tới cho chúng ta”. Theo tài liệu, Giáo Hội “ý thức rõ ràng rằng làm chứng cho đức tin này đòi hỏi sự luôn sẵn sàng hồi tâm: điều này cũng bao hàm thái độ parrhesia nào đó, tức việc phải can đảm và thành khẩn tự phê chính mình”.

Tài liệu gồm 5 chương: Các hoài nghi đối với thuyết độc thần; Sáng kiến của Thiên Chúa trong Hành Trình Nhân Bản; Thiên Chúa, Đấng cứu ta khỏi bạo lực; Đức tin đương đầu với toàn bộ sức mạnh của lý trí; Con Cái Thiên Chúa Bị Rải Rác và Được Tụ Tập.

Sandro Magister, trong bài nhận định ngày 21 tháng Giêng, trích dẫn câu sau đây của tài liệu: “Đối với đức tin Kitô Giáo, bạo lực nhân danh Thiên Chúa là một lạc giáo không hơn không kém” và ngược lại, việc tôn trọng tự do tôn giáo phát sinh từ chính ý niệm của Kitô Giáo về Thiên Chúa, một điều họ coi như một tín điều.

Bản chất Ba Ngôi làm Kitô Giáo khác các tôn giáo độc thần khác

Tài liệu cho rằng bản chất Ba Ngôi của Kitô Giáo đã phân biệt tôn giáo này với các hình thức tôn giáo độc thần khác và là căn bản cho “tính nghiêm chỉnh bất phản hồi trong lệnh cấm của Tin Mừng đối với mọi lây lan giữa tôn giáo và bạo lực”.

Tuy có bạo lực tôn giáo trong lịch sử, nhưng tài liệu nhìn nhận thời hiện tại là một “kairos”, tức giờ phút quyết định trong đó Kitô Giáo dứt khoát từ khước bạo lực. Việc từ khước này phải được coi như một dấu chỉ đối với mọi người thuộc bất cứ tín ngưỡng nào. Vì “mọi cộng đồng tôn giáo và tất cả những ai có trách nhiệm giám sát chúng cần phải nhìn nhận một cách rõ ràng rằng nại tới bạo lực và khủng bố chắc chắn và đã được chứng minh là sẽ làm cho kinh nghiệm tôn giáo ra hủ hóa”.

Điều ấy cũng đúng đối với những ai lạm dụng tôn giáo vì quyền lợi chính trị và kinh tế dưới chiêu bài phục vụ các mục tiêu nhân bản cao cả nhất.

Tuy nhiên, điều khiến Sandro lưu ý là cùng ngày trên, tờ Hufington Post cho đăng tải tuyên ngôn dài 36 trang của Khalid Sheikh Mohammed, người chủ mưu triệt hạ Tòa Tháp Đôi của New York và hiện bị giam giữ tại Guantanamo.

Khalid cho rằng kinh Kôrăng ngăn cấm việc sử dụng bạo lực để truyền bá Hồi Giáo, thật khác với quan điểm có tính quân phiệt của anh ta trước đó. Thực vậy, trước đây, anh ta từng nói với ủy ban quân sự rằng “bổn phận tôn giáo lớn nhất của tôi là đánh phạt qúy vị về tội bất tín”. Nhưng nay, anh ta tìm cách làm cho tòa quân sự trở lại Hồi Giáo bằng cách thuyết phục họ và bằng suy tư thần học. Anh ta đi xa đến nỗi dám quả quyết rằng “Kinh thánh Kôrăng ngăn cấm chúng tôi sử dụng vũ lực làm phương tiện cải đạo” và “chân lý và thực tại không bao giờ xuất hiện bằng bắp tay và sức mạnh nhưng bằng tâm trí và sự khôn ngoan”.

Khalid dùng phần lớn bản tuyên ngôn của anh ta để cố gắng thuyết phục những người bắt giam, truy tố và làm luật sư cho anh ta rằng con đường dẫn tới hạnh phúc thật chính là Hồi Giáo. Theo anh ta, thế giới Tây Phương “đã lỡ mất con đường chân chính dẫn tới hạnh phúc” và họ “như người ngư phủ đi tìm cá nơi sa mạc hay người thợ săn đi bắt nai nơi đáy biển”. Vì “hạnh phúc không phải chỉ tìm thấy nơi tiền bạc, nghe âm nhạc, khiêu vũ, hay sống cuộc sống tự gọi là tự do”.
Anh ta phê phán đủ mọi khía cạnh của xã hội Tây Phương từ những máy chơi “game” tới bình đẳng hôn nhân, tỷ lệ tự tử trong quân đội, cảnh quá tải tại các nhà tù Mỹ, bệnh AIDS, các liên hợp kỹ nghệ quân sự, thuyết biến hóa, tai tiếng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo, tới các quan điểm của Nixon về Hồi Giáo và quan điểm “thập tự chinh” của Bush. Và cho rằng nền luân lý Tây Phương đã phá sản: “các cộng đồng của họ đã bị hủy diệt vì tỷ lệ cao về ly dị, hiếp dâm, trộm cướp, giết người, tự tử, AIDS, và đôi khi trầm cảm, phá sản, phá thai, ma túy, đồng tính, vô gia cư, xáo trộn tâm lý, bệnh tâm thần và phần lớn các nhà tù Mỹ đã quá sức chứa và tội ác thì khắp nơi do mọi chủng tộc và tiểu bang gây ra”.

Anh ta có dùng thì giờ trong tù để đọc Thánh Kinh và đã dành 11 trang trong bản tuyên ngôn này để nói về Thánh Kinh và Kitô Giáo trong cố gắng thuyết phục người đọc từ bỏ đức tin để theo Hồi Giáo. Anh ta tôn kính Chúa Giêsu Kitô nhưng thù nghịch đối với các giáo sĩ vì coi họ đã làm sai lạc sứ điệp của Người trong hai thế kỷ thứ ba và thứ bốn.

Khalid cho rằng các soạn giả Thánh Kinh không biết sử dụng “ngôn từ nhã nhặn”, và những “câu truyện tình dục” trong Cựu Ước “được viết bởi những giáo sĩ Do Thái hủ bại” nhằm bán chạy sách để kiếm nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên, anh ta vẫn bênh vực cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi, từng gây tử thương cho hàng ba ngàn người vô tội và đẩy toàn bộ thế giới vào một thời kỳ bất ổn tột độ, vì coi nó như một hành động “tự vệ được mọi luật hiến pháp và quốc tế thừa nhận như là quyền của tất cả những ai bị mất lãnh thổ và nhân dân của mình bị tất công”.
 
Top Stories
Healing at the heart of Christian Unity week
Vatican Radio
12:48 24/01/2014
2014-01-24 Vatican - On Saturday, January 25th, Pope Francis will preside at ecumenical Vespers in the Basilica of St Paul Outside the Walls with members of the many different Christian Churches present here in Rome. The celebration marks the closing of the annual Week of Prayer for Christian Unity which has been exploring the theme, taken from St Paul’s first letter to the Corinthians, “Has Christ been divided?” Throughout the week, clergy and congregations have been preaching and worshipping in different churches, attending conferences and discussions on the ecumenical dialogues and praying for the Holy Spirit’s guidance in the search for healing and unity among all Christ’s followers.

Following a celebration of the Word at Rome’s Centro Pro Unione for ecumenical dialogue and formation, Philippa Hitchen spoke with Rev Mary Styles, an assistant curate at All Saints Anglican parish to find out more about the ministry of healing people and communities ……

Mary explains that her first career was in medicine and her great passion was healing people. After coming to Rome 13 years ago, she felt a calling from God to work for the Church, but she still sees healing as central to her new ministry, a fulfillment of her original calling in medicine....

All Saints Church, she says, holds a monthly healing service, a simple Eucharistic liturgy which includes the laying on of hands, prayers for healing and annointing with oils.....

Healing, she says, is also the essence of the Week of Prayer for Christian Unity because it is connected to the need to listen to the call and the encounter with Jesus.....In Paul's letter to the Corinthians that we've been focused on this week, the Apostle thanks God for the gifts which Our Lord gives to the Church......if we used better those gifts to edify each other, rathan than keeping them for ourselves, that would lead to the healing of the Christian community
 
French President Hollande comes to Vatican
Vatican Radio
12:49 24/01/2014
2014-01-24 Vatican - Pope Francis received French President Francois Hollande in a private audience in the Vatican at 10.30 this morning. Following that encounter, Hollande went on to meet with the Secretary of State and Cardinal-designate Pietro Parolin. The last time a French head of State visited the Vatican was in October 2010, when former president Nicolas Sarkozy was received by Benedict XVI. Today’s meeting represents the eighth official visit by a president of the V French Republic to the Vatican.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội ngộ mừng tất niên của Linh mục đoàn và HĐMV các giáo xứ thuộc GP Vinh
Nguyễn Trần
09:47 24/01/2014
Cuối năm là thời khắc thật thiêng liêng và ý nghĩa để tất cả chúng ta cùng cảm nghiệm về những gì đã diễn ra trong suốt năm qua, đồng thời cùng cất lên tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa, vì qua vòng quay của thời gian, của đất trời, Ngài vẫn không ngừng tuôn đổ hồng phúc xuống trên nhân loại: “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”(Tv 65,12)

Hình ảnh

Đó cũng là tất cả tâm nguyện được gói trọn trong thánh lễ mừng tất niên của Linh mục đoàn và Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong toàn giáo phận tại Nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài sáng ngày 23.01.2013. Tất cả cùng quy tụ bên vị Cha chung Giáo phận “sở dâng” lên Thiên Chúa trong “ngày Ông Táo về trời”. Năm cũ với những khó khăn, khổ đau, phiền muộn đã trôi qua và một năm mới mở ra với nhiều niềm vui và an bình hơn cho quê hương và Giáo phận.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã gợi lại tâm tình của Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô:“Thưa anh em, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Đức Giêsu Kitô ban cho chúng ta ân sủng và bình an... Trong Đức Giêsu Kitô anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và biết các mầu nhiệm của Ngài”. Đó là lý do sâu thẳm nhất, cao cả nhất, lý do tận cùng của tất cả những lời tri ân, cảm tạ mà chúng ta phải và có thể dâng lên Thiên Chúa. Cảm tạ vì tình thương của Ngài, vì chương trình cứu độ, vì những gì Ngài đã làm qua Giáo Hội. Cảm tạ vì lời mời gọi của Ngài trong những ngày đầu của công cuộc cứu độ qua Đức Maria:“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1,49).

Năm qua, bất chấp những khó khăn, những thử thách và có khi bị bách hại đã xảy đến trên Giáo phận, cộng đoàn giáo phận Vinh vẫn cảm nhận bàn tay nhân hậu và sự quan phòng của Chúa, Ngài vẫn làm những điều diệu kì, những điều mà trước khi xảy ra ta không ngờ được:“Chúa đã vẽ những vòng tròn thành những đường thẳng và những đường thẳng thành những con đường chính nhất”. Đồng thời nhìn lại một năm qua, chúng ta cũng nhận thấy có rất nhiều điều để trông hướng, để tin tưởng và hy vọng.

Đức Cha Phaolô chia sẻ thêm: Nhìn vào sự chuyển vận của vũ trụ đất trời, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và kính phục vì sự sắp đặt tinh vi của Đấng Tạo Hóa. Tự nhiên quả là diệu kì, vũ trụ quả là bao la huyền bí, từ đó càng khẳng định thêm rằng, trên cuộc đời của mỗi người, Chúa quan phòng luôn có những chương trình và dự phóng dành cho chúng ta, như nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận đã có lần nói: “Có một sự tổ chức trên những nét đại thể của số phận con người, mà không hề mất ý chí tự do của nó. Càng đi sâu vào đời sống, tôi càng nhủ thầm với mình rằng có một sự kiện không thể đơn giản chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên”, đó là những bằng chứng hùng hồn nhất cho sự hiện diện của Đấng tạo hóa. Nơi sâu thẳm nhất của tạo vật là “hạt của Chúa”, hạt của sự sống, của tình yêu, của sự quan phòng và trên hết là hạt của ơn cứu độ.

Tâm tình ngày lễ cuối năm càng thêm trang trọng và đầm ấm qua lời chúc xuân của Cha Phêrô Nguyên Văn Vinh, đại diện Linh mục đoàn gửi tới vị Chủ chăn Giáo phận, tới Đức Cha Phụ tá, quý Đức Cha. Đặc biệt là lời chúc tết và chúc mừng lễ Quan thầy của Đức Cha Phaolô Maria; cầu chúc Đức Cha luôn mạnh khỏe trong tuổi già và tràn đầy ân lộc Chúa qua lời bầu cử của Thánh Phaolô quan thầy.

Tiếp đến là lời cám ơn cuả Đức Cha Phaolô Maria và đáp từ của vị chủ chăn Giáo phận; chúc mừng năm mới tới quý Cha, cảm ơn vì sự cộng tác của quý Cha trong công việc của Giáo phận trong suốt năm qua và trao gửi đoàn chiên của Giáo phận nơi quý Cha xứ. Đồng thời, qua Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, Đức Giám Mục Phaolô gửi lời chúc xuân tới mọi gia đình thuộc giáo phận Vinh.

Buổi tất niên kết thúc bằng tiệc liên hoan bên ly rượu xuân, tràn đầy niềm vui của tình Chúa, tình người. Nguyện xin Mẹ giáo phận luôn đồng hành và cầu bầu cho chúng con trong năm mới này.
 
Nhật Ký Tĩnh tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết 20-24/01/2014
Lm Nguyễn Hữu An
09:56 24/01/2014
Nhật Ký Tĩnh tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết
Ngày cuối: 24-1-2014.

- 5giờ: Lễ tạ ơn, bế mạc tuần phòng tại Nhà thờ Chính tòa. Mừng lễ Thánh Phaolô trở lại, bổn mạng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha mang thánh hiệu Phaolô.

Đức Cha Phaolô chia sẻ đôi điều.

Tân phúc âm hóa không phải là một Tin mừng mới. Bản chất và nội dung của Tin mừng trước sau như một. Nhưng con người của thời đại mới với nhiều đổi mới có liên quan đến cách sống, cách nghĩ, cách làm và cả môi trường sinh sống. Vì thế mô hình loan báo Tin mừng cần phải mới.

Chúa Giêsu diễn tả Tin mừng trong tâm trạng và ngôn ngữ của người Do thái. Thánh Phaolô rao giảng cho dân ngoại, diễn tả Tin mừng bằng ngôn ngữ và môi trường sống của người Hy lạp. Hôm nay, chúng ta loan Tin mừng cho người Việt nam ta, nên cần đồng cảm, chia sẻ tâm tư và cuộc sống của đồng bào, để cho họ thấy Tin mừng gần gũi và có thể giúp họ có một niềm hy vọng nơi niềm tin của chúng ta.

Các nội dung căn bản:

- Vấn đề hoán cải. Đây là lời khởi đầu của Gioan Tẩy giả và của chính Chúa Kitô. Người thời đại đang bị cuộc sống mới cuốn hút vào phong trào tục hóa, tương đối hóa các chân lý, duy hưởng thụ vật chất. Tân phúc âm hóa nhằm trang bị lại cho con người niềm vào Thiên Chúa và niềm hy vọng nơi Ngài. Đó là con đường hoán cải.

- Tin mừng Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu. Ngài là nguồn hạnh phúc cho con người. Nơi Ngài có tất cả niềm ước mơ chính đáng mà con người hằng khao khát.Cuộc loan Tin mừng hôm nay cần nhấn mạnh đến tình yêu.

-Sự sống trong Đức Kitô. Đây là phần thưởng cho những ai sống với Đức Kitô bằng tình yêu của Ngài.

Cuối thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện cám ơn quý Đức Cha, quý Tu sĩ và cộng đoàn Dân Chúa trong giáo phận đã hiệp thông cầu nguyện cho các linh mục suốt tuần phòng này.

Ngài cũng chúc mừng bổn mạng Đức Cha Phaolô, nguyên Giám mục Phan Thiết và là vị sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội. Nhờ lời chuyển cầu của thánh quan thầy, xin Chúa ban cho Đức Cha an khỏe phần xác và nhiệt thành hăng say trong việc tông đồ dân ngoại theo gương thánh Phaolô. Chúc mừng quý cha mang thánh hiệu Phaolô, được sự che chở và chuyển cầu của ngài mà được tràn đầy ơn Chúa trong đời sống của mình.

- 8giờ: Hội thảo mục vụ.
- 10giờ30: Chầu Thánh Thể tạ ơn.
Đức Cha Giuse dâng những tâm tình tạ ơn.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể.

Tạ ơn Chúa đã thương triệu tập chúng con về đây. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được hiện diện trước nhan Thánh Chúa. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được chia sẻ cùng một chương trình, cùng trao đổi về một đề tài và cùng sống dưới một mái nhà chung để ở đây giữa tình huynh đệ đậm đà, chúng con cảm nhận được trên cao chính là tình thương dẫn dắt của Chúa. Tạ ơn Chúa đã luôn hiện diện giữa chúng con, cho chúng con được gặp gỡ Chúa bất cứ lúc nào và chính trong Bí tích Thánh thể, Chúa vẫn sẵn sàng nghe lời tâm sự của từng anh em linh mục chúng con. Chúng con đến bên Chúa qua những giờ kinh lễ, những giờ chung và cũng có những phút lòng bên lòng để thân thưa với Chúa câu chuyện cuộc đời của chúng con. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con cùng được suy niệm một đề tài, mong có chữ “mới” trong cuộc đời mình cũng như trong thực hành mục vụ, phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội. Người ta vẫn thường bảo “phu phụ tự kính như tân” đã nên một xương một hình rồi mà vẫn phải coi nhau như khách để mới có được những nét mới trong tình yêu từng ngày. Chúng con đã được Chúa gọi, Chúa chọn và đã có thời gian phục vụ Chúa trong lý tưởng linh mục, chúng con ngày ngày vẫn được cận kề thực thi sứ vụ của mình gắn bó với Bí tích Thánh thể và dịp tĩnh tâm này chính là lúc chúng con cũng được đổi mới và Chúa cũng đã tác động trong tâm hồn từng anh em chúng con để có được những nét mới phù hợp trong công cuộc phục vụ, cách riêng trong chủ đề phúc âm hóa đời sống gia đình.

Con người yêu nhau cũng luôn luôn có những nét mới. Những con người như chúng con đã được Chúa tuyển chọn và cũng đã thân thưa với Chúa trong tình yêu, chúng con cũng mong có những nét đổi mới như thế, để ngày ngày chúng con làm những việc xem ra lập đi lập lại, nhưng tâm hồn chúng con biết cảm nhận những nét tươi mới, nhất là nét mới ấy không phải do chúng con chủ quan mong muốn mà chính là ơn Chúa luôn luôn tuôn đổ trên chúng con.

Tạ ơn Chúa, tuần tĩnh tâm đã qua đi với tất cả những nét tích cực. Chúng con đã nhận định và chia sẻ. Nhưng tuần tĩnh tâm có để lại những hiệu quả làm biến đổi trong nếp nghĩ cũng như trong cách phục vụ của chúng con tại trong cộng đoàn Chúa trao phó hay không là do chúng con nhận từ tình yêu của Chúa nhiều hay ít. Tất nhiên, tình yêu Chúa có đó luôn bao la nhưng điều chúng con sợ là trái tim của chúng con quá chật hẹp, quá bận rộn để không có thể đón nhận lấy tình yêu của Chúa cách tròn đầy được. Vì vậy, chính trong niềm tạ ơn sáng nay, chúng con cũng chân thành xin lỗi Chúa, chúng con cúi đầu tạ tội và hướng đến tương lai cũng trong niềm cảm tạ này, chúng con cũng muốn dâng lên Chúa chút gì đó thuộc về đời sống chúng con, đó chính là lời tuyên hứa của các anh em linh mục chúng con hôm nay trước nhan thánh Chúa trước Thánh thể Chúa. Đây chính là dấu chứng của niềm tạ ơn và cũng là dấu chứng của một mong ước đi lên.

Ơn gọi linh mục vẫn tuyệt đối dựa vào sáng kiến của Chúa, dẫu chúng con cúi đầu đấm ngực nhận là mình bất toàn, dẫu chúng con có cách này cách khác, Chúa vẫn tiếp tục đón nhận chúng con và vẫn tiếp tục ban ơn để chúng con có thể chu toàn nhiệm vụ. Vì vậy, trong niềm tạ ơn, chúng con cũng kính dâng Chúa tất cả tương lai của đời mục vụ chúng con. Những ngày thánh sắp tới xin cho mỗi anh em chúng con trong khi tiếp nhận hồng ân của Chúa cũng quyết tâm có được mùa xuân trong hồn và mùa xuân bên ngoài dành cho tất cả những người chúng con được trao trong trách vụ phục vụ của mình. Xin Chúa đón nhận lấy tấm lòng thành, tấm lòng dẫu nhỏ bé nhưng luôn luôn chân thành của từng anh em chúng con, chúng con tạ ơn Chúa.

Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, Giám mục và từng Linh mục Phó tế đặt tay lên Thánh Kinh lập lại lời nguyện tận hiến: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ” (TV 15,7).

Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục.

Sau bữa tiệc tất niên, mọi người ra về, tâm hồn được tiếp thêm lửa nhiệt thành cho sứ vụ phúc âm hóa trong công tác mục vụ hàng ngày.

Giáo phận Phan thiết hiện có 85 giáo xứ, 31 giáo họ, với 175.849 giáo dân. Dân số Tỉnh Bình thuận: 1.244.914 dân. Tỉ lệ: 14,1%.

Tổng số linh mục: 125 vị. Trong đó: 10 vị hưu dưỡng, 8 vị du học và 107 vị đang làm mục vụ. Có 21 Phó tế và 152 Chủng sinh.


Nhật Ký Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết
Ngày thứ tư: 23-1-2014.

1. Buổi Sáng

- 5giờ: Khởi đầu ngày mới với ý chỉ: cầu nguyện cho các Linh mục đã qua đời (37 vị).
Kinh Sáng – Nguyện gẫm.
Cha Tổng Đại Diện nguyện gẫm.

Lạy Chúa Giêsu, sáng nay chúng con tiếp tục suy gẫm về việc Tân phúc âm hóa bản thân linh mục, cùng suy nghĩ về Đức Ái Mục Tử như là nguyên lý và nền tảng của con người và sứ vụ linh mục.

Đọc Tin mừng: Ga 13,1-11 – Yêu đến cùng.

Để trở nên người mục tử theo gương Đức Kitô, đức ái mục tử vẫn là điểm quy chiếu cũng là nguyên tắc. Trang Tin mừng giúp khám phá ra tình yêu đến cùng của Đức Giêsu.

- Rửa chân

Tin mừng thuật lại trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đứng dậy cởi áo ngoài ra, lấy khăn thắt lưng, rồi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là bước thứ nhất của yêu thương đến cùng, yêu đến nỗi tự hạ mình xuống để phục vụ tận tình, khiêm tốn như người tôi tớ đối với ông chủ. Cởi áo diễn tả sự từ bỏ cương vị của Ngài là Thầy và là Chúa. Phêrô kinh hoàng trước cử chỉ đó. Nhưng Chúa Giêsu dạy cho biết để ông được tham dự hiến tế của Thầy. Đồng thời Chúa Giêsu dạy phải noi gương mà làm như thế cho anh em. Không thẻ phục vụ, không thể đem lại cứu độ, nếu không đổ máu ra, không tự hạ thẳm sâu, không chấp nhận nhục nhã trong cuộc đời mình.

- Yêu kẻ phản bội

Chúa Giêsu trao miếng bánh cho Giuđa. Chúa biết Giuđa phản bội, nhưng Ngài vẫn yêu và không rút lại tình yêu đó, đúng như Ngài đã dạy phải yêu thương cả những địch thù, tha thứ, làm ơn, cầu nguyện cho họ.

- Các con hãy yêu nhau

Giới luật yêu thương phát xuất từ Chúa Cha: Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Các con hãy yêu mến nhau (Ga 13,34). Đây chính là agapê, là từ bỏ tất cả, trao ban tất cả cho người mình yêu (eros: tình yêu xác thịt mang tính chiếm đoạt; storgê là tình yêu huyết thống gia đình; philia là tình bạn hữu). Chúa Cha yêu Con nên trao ban tất cả cho Con. Chúa Giêsu yêu các môn đệ nên trao tất cả cho họ. Và cácmôn đệ được mời yêu thương chia sẻ, trao ban cho nhau, để nhờ đó mà thiên hạ nhận ra là môn đệ của Thầy. Yêu là từ bỏ, là trao ban, là hiến thân vì hạnh phúc của kẻ mình yêu.

- Trao ban Đức Mẹ và Thần Khí

Yêu đến cùng qua việc trao ban Đức Mẹ và Thần Khí

Khi bị treo lên thập giá, Chúa Giêsu mạc khải Ngài là “Ta Là”. Đấng Ta Là ấy trao cho người môn đệ yêu mến, tức cho tất cả chúng ta người mẹ yêu quý của Ngài. Từ đó Đức Maria là Eva mới của Dân mới được thiết lập qua giao ước mới, là mẹ của toàn nhân loại, và của mỗi người. Tại tiệc cưới Cana, dù Giờ chưa đến, nhưng qua sự can thiệp của Đức Maria, Chúa Giêsu vẫn làm cho nước hóa thành rượu ngon dư tràn; nay Giờ đã đến, chắc chắn qua sự chuyển cầu của người mẹ mà Người đã mạc khải và trăn trối, Người ban cho ta thứ rượu mới ân tình, là tình yêu, là ân sủng tràn đầy cho chính cuộc tử nạn và phục sinh mang lại.

Chúa Giêsu gục đầu trao Thần Khí. Từ cảnh sườn đâm thâu, máu và nước chảy ra. Nước chỉ nguồn ân sủng dồi dào. Máu chỉ sự hiến tế đem lại hiểu quả là ơn thánh hóa thể hiện nơi nước. Các nhà chú giải hiểu là bí tích Rửa tội và Thánh Thể như nguồn sống của Giáo Hội. Chúa Giêsu gục đầu biểu lộ sự vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa Cha, và từ cái chết ấy Người trao ban Thần Khí cho Hội Thánh. Hồng ân Thần khí này được trình bày nơi máu và nước chảy ra. Trong cuộc dạ đàm với Nicôđêmô, Chúa Giêsu đã mạc khải cho Nicôđêmô: nếu không tái sinh bởi trên, tức bởi nước và Thánh Thần thì không được vào Nước Trời. Nước và ThánhThần giờ đây được trao ban cho Hội Thánh nhờ sự tử nạn của Ngài.

- Sống yêu thương và phục vụ theo gương Đức Kitô

Chúa chọn gọi ai là để trao ban sứ mệnh: Abraham được gọi để thành tổ phụ dân riêng của Chúa, Môisê trở nên người lãnh đạo giải phóng dân Chúa khỏi nô lệ Aicập, các ngôn sứ để công bố Lờicủa Chúa cho dân. Khi chọn gọi các Tông đồ, Chúa Giêsu đã trao sứ mệnh mà chính Người đã nhận từ nơi Cha: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em… Anh em hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng, thâu nạp các môn đệ, rửa tội cho họ nhân dnah Cha và Con và ThánhThần”. Cũng thế, linh mục được chọn gọi để thực thi cùng một sứ mệnh của Đấng đã chọn gọi mình, và theo cùng cung cách của Ngài, Ngài là vị mục tử tốt lành hăàng quan tâm yêu thương đoàn chiên, biết và gọi tên từng con chiên, đi trước dẫn đoàn chiên đến đồng cỏ xanh suối nước trong, bảo vệ đoàn chiên khỏi sói dữ hoặc kẻ cướp, lặn lội tìm chiên lạc, băng bó chiên thương tích, tập họp chiên tản mác… Ngài mãi mê rao giảng Tin mừng không biết mệt mỏi. Ngì chữa lành các bệnh nhân, cúi xuống trên tội nhân để ban ơn tha thứ, đối thoại với mọi hạng người để tạo cho họ niềm vui và hy vọng cuuộc sống mới. Ngài làm bánh ra nhiều nuôi đoàn dân đông đảo trong hoang địa. đối với các môn đệ, Ngài nhẫn nại dạy dỗ, rút ruột tâm sự với họ trước khi vào khổ nạn, coi họ như bạn, rửa chân để làm gương khiêm tốn phục vụ. Cuối cùng, Ngài đã yêu đến cùng, đến hiến mình chịu chết để ban sự sống.

Tóm lại, linh mục được chọn gọi để được sai đi phục vụ theo gương Đức Kitô, “Đấng đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí hiến mạng sống”. Ngài đã từng dạy các Tông đồ phải khiêm tốn phục vụ và phục vụ cách vô vị lợi vì đã được nhận lãnh nhưng không phải ban phát nhưng không: “Ai muốn làm lớn thì phải trở nên kẻ rốt hết, ai muốn cầm đầu thì phải làm tôi tớ anh em”. Chính qua việc yêu thương phục vụ này mà linh mục mới thực sự mang lấy chiều kích hiến tế của Đức Giêsu Kitô, Mục tử tối cao. Chỉ qua cánh cửa hy tế ấy mà linh mục mới thật sự là Alter Christus, vị mục tử như lòng Chúa mong ước, và cũng chỉ qua cánh cửa hy tế ấy mà linh mục với có thể dẫn đoàn chiên đến đồng cỏ xanh của an vui vô tận.

- 5giờ 45: Thánh lễ. Đức Cha Giuse chủ tế và suy niệm Tin mừng (Mc 3,7-12).

Khác với bầu khí Phúc Âm của hai ngày trước vốn nặng nề với ánh mắt rình rập của mấy ông biệt phái, trích đoạn Tin mừng hôm nay được xem như một thoảng với đoàn người lũ lượt tìm đến với Chúa Giêsu, gặp Người để tìm đụng chạm đến Người, và cũng tìm tuyên xưng vào Người. Bỏ qua những chi tiết mang tính tường thuật, người ta có thể khái quát để nhận ra đây là những cách thế khác nhau trên lộ trình đức tin.

- Trước hết là tìm gặp Chúa Giêsu

Dân chúng từ nhiều vùng địa lý khác nhau, kẻ ở Galilê tận miền Bắc, người ở Giuđea miền cực Nam, một số đến từ giáo đô Giêrusalem, thậm chí có cả những người cư ngụ nơi vùng dân ngoại. Họ nghe tiếng Chúa Giêsu và tuôn đến với Người rất đông, đông đến nỗi dẫm đạp lên nhau. Mỗi người có tâm tư riêng, nhưng chắc chắn có chung một nguyện vọng là được đến gần Đấng mà mình trông ngóng. Có thể hình dung đây là bước cơ bản của người thao thức kiếm tìm chân lý, và một khi nhận được chân lý rồi thì nhiệt thành tìm gặp. Chúa Giêsu đã chiều lòng họ bằng cách cho tất cả họ có cơ hội đồng đều. Ai tìm Người cũng gặp được Người. Ai mong ước cũng sẽ nhìn thấy Người.

- Kế đến là tìm đụng chạm đến Chúa Giêsu.

Tìm chạm đến Chúa Giêsu. Niềm tin sớm muộn sẽ dẫn tới một bước xa hơn, có thể gọi là một bước nâng cao, là tìm chạm đến Đấng mà mình mong đợi. Cảnh tượng đủ loại những bệnh nhân vươn tay chạm đến Chúa Giêsu để được chữa lành là một hình ảnh thật cảm động về mặt nhân sinh nhưng cũng giàu gợi ý về mặt tin tưởng. Nếu như tin là một tiếp xúc thật sự với Chúa Giêsu thì tìm chạm đến Chúa để cuộc sống được thay đổi. Mặt thể lý được chữa lành, tận tâm hồn được tha thứ chính là cách diễn tả cụ thể của lòng tin.

Ngày nay, khi mà con người khó có cơ hội để trình diện, để đụng chạm đến nhau, thì lòng mong ước đụng chạm, chạm đến, rờ đến Chúa Giêsu phải là một gợi ý mời gọi mỗi người chúng ta cũng biết gần gũi với dân chúng của mình.

- Tuyên xưng vào Chúa Giêsu.

Cách thế cao hơn trên hành trình đức tin được thấy trong bài Tin mừng hôm nay là việc tuyên xưng ra ngoài miệng như những thần dữ phủ phục kêu lên “Ngài là Con Thiên Chúa”. Không biết việc đặt trên môi thần dữ lời tuyên xưng này có ý nghĩa gì, xin dành cho những nhà chú giải, nhưng việc đặt lời tuyên xưng ở cuối trình thuật Phúc Âm hôm nay lại cho thấy điểm đến của việc tìm Chúa Giêsu chính là cuộc gặp gỡ vượt trên những ghi nhận của giác quan, được đọng lại trong tấm lòng, được xưng ra bằng lời tuyên tín. Lời tuyên xưng này sẽ có âm vang trong suốt cả cuộc đời không chỉ như là một kỷ niệm hồng ân mà còn mở rộng ra hướng sống, thoát tỏa ra ngoài bằng những việc thiện hảo.

Thưa anh em.

Trong tuần tĩnh tâm linh mục với chủ đề Tân phúc âm hóa, chúng ta cũng đến với Chúa Giêsu qua những chặng đường,chặng đường ấy là gặp gỡ, là chạm đến, là tuyên xưng để rồi cùng sống mầu nhiệm thánh giá với Chúa Giêsu, như những bài suy niệm, như những bài giảng được nêu lên trong tuần này.

Xin cho anh em linh mục chúng ta biết canh tân khi đã gặp được Chúa trong Kinh Thánh cũng như trong tình huynh đệ với nhau. Chúng ta tiếp nhận sức sống mới khi chạm đến Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể thì cũng biết truyền thông đức tin cho mọi người. Có lẽ lời nguyện của chúng ta trong ngày áp chót tuần tĩnh tâm là xin Chúa hoàn tất những gì người đã khởi sự trong cuộc đời của mỗi linh mục chúng ta. Amen.

- 8giờ: Đức Cha giảng phòng.

Bài chia sẻ 6

CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH

1. Cơ cấu của chương XVI

Chúng ta tới chặng III và cũng là chặng sau cùng của hành trình theo Chúa theo Tin Mừng thánh Marcô khi người môn đệ trở thành người tông đồ.Chặng chót này được cắt nghĩa trong chương XVI của Tin Mừng thánh Marcô. Chương này rất ngắn, chỉ có 20 câu. Chỉ có thế mà các nhà chú giải thánh kinh cũng còn bàn cãi nữa. Họ nói là chỉ có 8 câu đầu là của thánh Marcô viết, còn lại là thêm vào sau. Chúng ta không cần để ý nhiều đến cuộc bàn cãi này, mà cứ nhận bản văn đã được Giáo Hội công nhận và truyền lại từ trước đến nay để suy niệm và tìm hiểu sứ điệp thiêng liêng cho cuộc đời theo Chúa.

Câu hỏi cần phải đặt ra để suy niệm là: Các môn đệ có thái độ nào khi nghe tin Chúa sống lại và việc Chúa sống lại có ảnh hưởng gì đến đời sống của người môn đệ muốn chân thành theo Chúa?

2. Thái độ của các môn đệ: không tin

Đọc chương cuối của Tin Mừng thánh Marcô chúng ta không thể không ngạc nhiên thấy các môn đệ không tin là Chúa sống lại và thánh Marcô nhấn mạnh về thái độ này và có thể nói là không những các môn đệ không tin, mà còn cứng lòng và ương ngạnh. Khi thánh nữ Maria Madalena đã gặp được Chúa sống lại và về thuật lại cho các môn đệ của Chúa, nhưng “Họ (nhóm Mười Một) … không tin” (c.11). Ngay sau đó, cc.12-13 lại lặp lại thái độ không tin của các môn đệ lần nữa: “Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này.” Và tiếp theo ngay đó, c. 14, thánh Marcô kể: “Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người đã sống lại”.

3. Thái độ của Chúa

Các yếu tố xảy ra cách hết sức dồn dâp. Như chúng ta đã thấy, những cc. 11 và 13 nói đến thái độ hoài nghi của các môn đệ, rồi c. 14 thì thuật lại việc Chúa trách các môn đệ là đã cứng lòng không chịu tin những người đã được gặp Chúa sau khi Chúa đã sống lại, ngay c. 15-16, thánh Marcô viết: Người nói với các ông: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.”

Thái độ của Chúa thật là kỳ diệu. Cho dù các môn đệ yếu đuối, tội lỗi, hoài nghi và hơn nữa, còn cứng lòng và tâm tư còn xa cách Chúa rất nhiều, Chúa vẫn tin tưởng các ông và phó thác sứ mệnh của mình trong tay các ông.

4. Những hệ luận cho cuộc đời và sứ mệnh của nguời linh mục

c) Tương quan thân tình với Chúa là nến tảng của cuộc đời và sứ mệnh của người linh mục.

Như chúng ta đã nói trên đây, trong chương XVI, thánh Marcô cho thấy rõ ràng là các môn đệ không tin là Chúa đã sống lại. Như vậy, chúng ta gặp lại vấn đề đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong chương IV. Đó là sự ngu dốt của các môn đệ; họ không có khả năng hiểu các hành động của Chúa và những điều Chúa nói (Is 55,8-9).

Tuy nhiên, có một sự khác biệt về viễn tượng và bối cảnh của vấn đề trong chương IV và chương XVI. Ở chương IV vấn đề không hiểu Chúa được đặt trong bối cảnh của các phép lạ Chúa làm và những lời Chúa giảng dạy, còn ở chương XVI thì vấn đề được đặt trong bối cảnh của các chứng tá về Chúa Sống Lại. Do đó, vấn đề không phải chỉ là hiểu giáo lý của Chúa, nhưng là nhận biết Người trong cách thức hiện diện mới sau khi Người sống lại để kết hiệp với Người trong mối tương quan thân thiết và để Người thực sự trở thành trung tâm cuộc sống của người môn đệ để làm chứng về Đấng mình biết, như thánh Phaolô nói với người môn đệ yếu quí Timôthêô: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tim 1,12).

Những chứng tá của các Tông đồ đều là những chứng tá trực tiếp của một liên hệ thân tình với Chúa (1 Ga 1,3-4; Cv 10,39-42). Trong thời đại chúng ta, ĐTC Phaolô VI diễn tả một cách tương tự trong Tông huấn “Loan báo Tin Mừng” (Evangelii Nuntiandi) như sau: “Thế giới kêu nài những người rao giảng Tin Mừng hãy nói về một Thiên Chúa mà họ đã biết và tiếp xúc như thể thấy Đấng Vô hình” (x. Dt 11, 21); (EN 76).

d) Khả năng chấp nhận và cộng tác với những con người bất toàn. Thái độ của Chúa khi tin tưởng phó thác sứ mệnh của mình cho các môn phải là nền tảng và nguồn gợi hứng cho thái độ của các môn đệ với nhau. Mặc dù họ là những người bất toàn và còn cứng lòng mà vẫn được Chúa chấp nhận và tin tưởng, có lý nào họ không biết tin tưởng lẫn nhau?

e) Công việc tông đồ là lời đáp trả lòng mong ước của Chúa. Để thấy rõ hơn đặc tính căn bản của việc tông đồ là sự đáp trả lòng mong ước của Chúa, chúng ta có thể nhận xét cơ cấu của những câu tường thuật liên quan đến việc này: Mc 16,15-20. Trong phần này, hai câu chính là c. 15 và c. 20, còn các câu 16-19 là những câu bổ túc cho c. 15. Vì vậy, để thấy rõ ý tưởng, chúng ta cần đọc c. 20 ngay sau c. 15: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo… Do đó, các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”

Do đó, sứ mệnh của các linh mục có một số đặc tính:

- Chiều kích truyền giáo là thiết yếu cho sứ vụ của các linh mục: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Tuy phải dấn thân cụ thể tại một nơi chốn, nhưng lòng rộng mở để ôm ấp tất cả nhân loại. Hai yếu tố “cụ thể” và “phổ quát” hay nói theo ngôn từ thường dùng thì hoạt động mục vụ, lo cho giáo dân và hoạt động truyền giáo, hướng tới anh chị em lương dân phải trộn lẫn với nhau trong tâm hồn và hoạt động của mỗi linh mục. Nhưng thử hỏi yếu tố truyền giáo đã có được bao nhiêu trong tâm hồn và sinh hoạt của các linh mục? Nhiều ý kiến cho là yếu tố truyền giáo còn rất lu mờ trong sinh hoạt của các giáo xứ. Nhiều khi anh chị em lương dân sống ngay trong giáo xứ mà cha xứ cũng không biết, hay có biết cũng chẳng bao giờ nghĩ đến một tác động tông đồ nào đối với họ, nói chi đến những anh chị em lương dân ở xa? Năm Đức Tin đòi phải có một cuộc canh tân rộng lớn và sâu đậm để ra đi truyền giáo, vì “tình yêu Chúa Kitô chúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14).

- Lý do căn bản của việc phục vụ không phải vì mình thích hay vì dân chúng cần mình, nhưng vì Chúa sai đi. Dân chúng mong chờ và đón nhận người linh mục không phải như một nhân vật quan trọng, tài giỏi, nhưng như sứ giả của Chúa. Kinh nhgiệm cho thấy khi một linh mục đi chung với người khác, cho dù người đó có nhiều tuổi hơn, dân chúng vẫn chào linh mục trước, vì họ nhìn đó là người của Chúa. Vì vậy, trong suốt cuộc hành trình dấn thân tông đồ, phải làm sao giữ được mối giây liên kết mật thiết với Chúa.

- Nếu muốn nói cho tới tận căn nguyên ngọn nguồn của đời linh mục thì phải nói là không mơ ước làm tốt, làm đẹp cho thế giới, nhưng mơ ước được trở thành máng thông để Thiên Chúa có thể làm tốt, làm đẹp cho thế giới và để Thiên Chúa có thể chúc phúc cho dân chúng. Cốt tủy của cuộc đời linh mục không hệ tại ở chỗ mình có thể làm tốt làm đẹp cho thế giới, nhưng là trở thành dụng cụ để Thiên Chúa có thể chúc phúc cho nhân loại.

- Vấn đề căn bản của việc tông đồ truyền giáo

Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là các linh mục phải bỏ tất cả các hoạt động và công việc phục vụ rồi vào nhà thờ ngồi đọc kinh suốt ngày, nhưng là cần phải làm thế nào để Chúa Giêsu có thể phục vụ được dân chúng qua các hoạt động và sự phục vụ giúp đỡ của mình. Đây thực là khía cạnh căn bản của đời sống linh mục. Nhiều người bề ngoài xem ra chẳng làm được gì hữu ích cho dân chúng, xã hội, nhưng trong thực tế, có khi họ lại làm tốt, làm đẹp cho tha nhân hơn cả những người hỳ hục hoạt động và đổ nhiều mồ hôi nước mắt. Vấn đề căn bản không phải là công việc làm, nhưng là tinh thần hướng dẫn cuộc sống và công việc làm. Và với tinh thần đó, mỗi người phải sống và hành động theo khả năng, sức lực và hoàn cảnh của riêng mình theo chương trình của Chúa Quan Phòng.

f) Hành trình thiêng liêng của linh mục, tông đồ truyền giáo

Trong Tin Mừng thánh Marcô, khi sai các môn đệ đi làm việc tông đồ, Chúa đã căn dặn một số điều kiện căn bản: “Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; chỉ đi dép, nhưng không được mặc hai áo choàng.” (Mc 6,7-9).

Bỏ tất cả để không còn gì bám víu ngoài Thiên Chúa và để Chúa có thể là trung tâm cuộc đời và công việc phục vụ của người linh mục. Theo nghĩa này thì cuộc hành trình thiêng liêng của đời linh mục dấn thân trong nhiệm vụ tông đồ và truyền giáo là cuộc thanh luyện để có được sự Tự Do Nội Tâm. Nếu không có tự do nội tâm, người ta sẽ không nghe thấy tiếng Chúa, mà chỉ nghe thấy lộn xộn muôn tiếng ồn ào chen lấn. Cần phải thanh luyện cho lòng mình được tự do thanh thản trước tất cả thụ tạo: danh vọng, tiền bạc, chức vụ, gia đình, làng nước, thành công, thất bại... (Mt 10,37-39). Nói cho cùng thì vấn đề không phải do các thực tại gây lên, nhưng tại con tim của người linh mục làm chúng thành méo mó. Nhiều thực tại không xấu, nhưng con tim của con người sa đọa l2m cho chúng ra xấu.

Chính vì vậy mà đời sống thiêng liêng tông đồ thường được ví von như cuộc hành trình vào sa mạc: vất tất cả, chỉ giữ lại một vật duy nhất. Đó là NƯỚC. Có thể thiếu tất cả, nhưng nếu thiếu nước thì sẽ chết khô trong sa mạc.

Nếu người linh mục không giữ được tự do nội tâm và coi tất cả là tương đối: gia đình, xứ sở, chức vị, quyền lợi, của cải, các dự tính, các chương trình, cả chương trình mục vụ, thì chúng sẽ trở thành ngẫu tượng trong con tim, làm mờ ám tâm trí. Kết quả là người đó sẽ không nhìn thấy gì khác hơn là mấy ngẫu tượng. Nếu không có tự do nội tâm, người ta sẽ không nghe thấy tiếng Chúa. Bí quyết nằm ở chỗ theo Chúa với tất tâm hồn để Chúa là trung tâm cuộc đời và lúc đó mới có thể trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và là hiện thân của Chúa trong môi trường sống và hoạt động.

Tới đây, chúng ta cũng có thể dùng một biểu đồ để cắt nghĩa những điểm căn bản trong cuộc hành trình theo Chúa:

- 9giờ: Cha Tổng Đại Diện thay mặt linh mục đoàn cám ơn Đức Cha giảng phòng.

Trọng kính Đức Cha giảng phòng.

Qua 6 bài giảng thật sâu sắc, Đức Cha đã chia sẻ cho chúng con những kiến thức, kinh nghiệm, những tâm tư về việc Tân Phúc Âm Hóa Linh Mục, nhằm khơi gợi lại cho chúng con lòng nhiệt thành yêu mến Chúa, yêu mến Hội Thánh và các linh hồn. Vì không thiếu linh mục, nhưng thiếu các linh mục nhiệt thành. Từ những suy niệm Tin mừng Marcô, Đức Cha đã giúp chúng con rà soát và canh tân lại ơn gọi linh mục và hành trình theo Chúa của mình, do tình thương nhưng không của Thiên Chúa để chúng con biết đến những người tội lỗi và những người đang quằn quại đau thương giữa biết bao hoành hành của sự dữ, hầu loan báo cho họ sứ điệp đầu tiên của Chúa Giêsu: “Thời giờ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy sám hối và tin vào Tin mừng” và thực hành lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi về trời “Hãy đi loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Trong hành trình theo Chúa và khi thi hành sứ vụ linh mục, đã có những lúc chúng con rơi vào tình trạng hời hợt, do không đi vào tâm tư của Chúa mà chỉ hành động theo ý riêng tư. Cũng đã có những lần chúng con rơi vào khủng hoảng do thiếu niềm xác tín vào quyền uy của Chúa, chỉ biết tìm cậy dựa nơi trần thế. Tuy nhiên, Chúa vẫn yêu thương, vẫn tin nơi chúng con. Người vẫn đồng hành, thúc giục chúng con dấn thân để tham dự vào mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người, để cuối cùng chúng con được can đảm và nhiệt thành với sứ vụ phúc âm hóa nhân loại mà Chúa Giêsu Phục sinh đã trao phó.

Nghe mà thích, càng nghe và càng muốn nghe mãi. Tuy nhiên, như Đức Cha Giuse của giáo phận chúng con đã nhắc nhở trong huấn từ khai mạc. Lắng nghe là một hồng ân, nghe là để cho Chúa Thánh Thần tác động mà ra sức thực hành, chúng con cố gắng thực hành những gì đã được Đức Cha hướng dẫn để có thể tân phúc âm hóa chính mình mà thực hiện việc tân phúc âm hóa những người đã trao phó. Nhưng trước hết và trên hết, vẫn luôn là việc nối kết mật thiết với Chúa Giêsu. Chúng con hết lòng cảm ơn Đức Cha thật nhiều. Cảm ơn về tất cả: về những lời giảng dạy, về sự hiện diện, về sự đồng hành, về sự hiệp thông cầu nguyện, và về những tâm tình tha thiết mà Đức Cha dành cho chúng con. Xin Chúa trả công bội hậu cho Đức Cha và tuôn tràn phúc lành cho Đức Cha, chúc lành cho mọi công việc mục vụ của Đức Cha trong tư cách là Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc, Giám Đốc Đại Chủng Viện, và Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Xuân Giáp Ngọ đã đến gần, chúng con thành tâm kính chúc Đức Cha một năm mới tràn đầy ơn Chúa, được luôn an khang thánh đức và gặt hái được nhiều thành quả trong công tác tông đồ mục tử của Đức Cha. Cũng qua Đức Cha, xin cho phép chúng con kính chúc mừng năm mới Đức Cha Đaminh, Đức Ông Tổng Đại Diện và toàn thể quý cha trong giáo phận, quý đại chủng sinh trong đại chủng viện.

Một lần nữa chúng con xin thành tâm cảm ơn Đức Cha và bày tỏ lòng cảm mến sâu sắc của chúng con.

Kính chúc minh niên Đức Cha cùng với những lời cảm ơn và tất cả những tâm tình yêu mến ấy, chúng con chỉ biết dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm gói ghém tất cả tâm tình biết ơn và yêu mến của chúng con.

Chia tay trong bầu khí lưu luyến, các linh mục phó tế học trò hàn huyên mãi với cha giáo kính yêu. Đức Cha giảng phòng trở về Xuân lộc với nhiều công việc bề bộn cuối năm.

Các linh mục và phó tế thinh lặng, xét gẫm, cầu nguyện và viếng Thánh Thể.

- 10giờ 45: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
- 11giờ 30: Cơm trưa.

1. Buổi chiều
- Hội thảo mục vụ

Ngày tĩnh tâm thứ tư được kết thúc bằng kinh tối và tâm tình tạ ơn. Nguyện xin cho các Linh Mục đã qua đời được hưởng nhan thánh Chúa.

Nhật Ký Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết
Ngày thứ ba: 22-1-2014.

1. Buổi Sáng

- 5giờ: Khởi đầu ngày mới với ý chỉ: cầu nguyện cho Ơn Gọi.

Kinh Sáng – Nguyện gẫm.

Cha Tổng Đại Diện nguyện gẫm.

Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, chúng con hết lòng kính tin và thờ lạy Chúa. Xin ban Thần khí Chúa trên chúng con trong giờ nguyện ngắm này, soi sáng chúng con suy gẫm về đời sống mục vụ của linh mục chúng con.

Lạy Chúa, từ giữa muôn người, Chúa đã chọn gọi chúng con, cất nhắc lên chức linh mục để hành động nhân danh và trong ngôi vị Đức Kitô khi rao giảng tin mừng, ban bí tích rửa tội, cử hành Thánh Thể, ban ơn hòa giải… Linh mục chia sẻ sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô là phục vụ sự sống và hạnh phúc của con người: Ta đến để chiên Ta được sống và sống dồi dào (Ga 10,10). Xin cho chúng con biết nhìn lại công việc mục vụ hàng ngày của chúng con, nhờ đó biết thi hành theo gương Đức Kitô Mục tử.

Đọc Tin mừng: Mc 1,21-28 - Sứ mệnh Mục Tử.

“Linh mục là chủ chăn của giáo xứ đã được trao phó để thi hành các nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản, với sự cộng tác của các linh mục khác hay phó tế, và cả của giáo dân” (x. GL 519).

- Sứ vụ giáo huấn

Các ngôn sứ trong Cựu ước được Chúa sai đến với dân để nói thay Chúa và nhân danh Chúa, giúp dân nhận biết thánh ý Ngài và thi hành, đồng thời hứa hẹn cho họ tương lai tốt đẹp. Đức Giêsu là ngôn sứ tuyệt hảo và là viên mãn của mạc khải. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói, Người nói nơi Đức Kitô, Con Một của Người (Ga 1,18; Dt 1,1-2). Do đó, linh mục được sai đi để giảng dạy theo mẫu mực Đức Giêsu, vị mục tử tối cao và tốt lành: Ngài rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa, rao giảng cho người nghèo, rao giảng bằng dụ ngôn, rao giảng khắp nơi (trong các Hội đường, trên núi, ngoài bãi biển, các làng mạc, thành phố, trong Đền thờ), giảng dạy như người có quyền làm cho dân chúng cảm phục, rao giảng bằng chính cuộc sống, rao giảng không biết mỏi mệt…

Sắc lệnh về chức vụ và Đời sống các Linh mục xác định: “Dân Chúa được đoàn tụ trước hết là nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống; lời này phải được đặt biệt tìm thấy nơi miệng lưỡi các linh mục…. Vì thế, dù khi các ngài công khai giảng thuyết để loan truyền mầu nhiệm Chúa Kitô cho những người chưa tin, dù khi dạy giáo lý hay giải thích giáo thuyết của Giáo Hội… trong mọi trường hợp, phận sự của các linh mục không phải là giảng dạy sự thông biết của mình, nhưng là giảng dạy Lời Chúa và khẩn thiết mời gọi mọi người cải thiện và nên thánh”.

Chỉ nam Linh mục của Thánh bộ Truyền giáo nhấn mạnh: bổn phận của người rao giảng Tin mừng là truyền thông Lời Chúa một cách trung thực của một tôi tớ khiêm nhường, chứ không phải do sự khôn ngoan của loài người. Nhiệm vụ rao giảng đòi hỏi các linh mục phải soạn bài giảng kỹ lưỡng, truyền thông những kho báu vĩnh cửu của Thánh Kinh, Thánh Truyền, quyền giáo huấn và đời sống Giáo Hội. Bên cạnh việc dạy và tổ chức giáo lý, việc giảng lễ chiếm vị trí quan trọng, nhằm công bố mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, giúp người nghe tham dự sâu xa hơn và cử hành Thánh Thể và sống đời môn đệ Chúa Kitô cách mạnh mẽ hơn. Vì thế, giảng lễ phải được khơi nguồn từ đời sống thiêng liêng đích thực như thánh Tôma nhấn mạnh: “giảng là chia sẻ hoa trái của chiêm ngắm”. Linh mục cần tiếp cận cuộc sống của thính giả và những trào lưu tư tưởng cũng như các sinh hoạt văn hóa, nhờ đó mới có thể công bố Lời Chúa bằng ngôn ngữ thời đại và đáp ứng khát vọng của con người hôm nay. Đức Thánh Cha Phaolô VI nhắc nhở: tin điều mình giảng, sống điều mình tin, giảng điều mình sống.

- Sứ vụ thánh hóa

Sự thánh hóa cộng đoàn trước hết là do ân sủng của Đức Kitô chết và sống lại, và nhờ các ân huệ của Chúa ThánhThần. Linh mục là công cụ của Thiên Chúa qua việc cử hành các bí tích, nhất là Thánh Thể, giúp thánh hóa đoàn dân Chúa được ủy thác. Vì thế, linh mục cần lo cho mọi tín hữu được lãnh nhận các bí tích cách hữu hiệu bằng việc chuẩn bị cho họ, giúp họ hiểu được ý nghĩa của bí tích lãnh nhận và sống bí tích đó trong đời sống. Sở dĩ việc sống đạo của tín hữu sa sút, đức tin yếu kém là vì các bí tích được lãnh nhận không thẩm thấu và tác động trong tâm hồn và đời sống của họ.

Chỉ nam Linh mục nhắc nhủ: Khi cử hành Phụng vụ và các bí tích, linh mục cố đạt tới ý nghĩa sâu xa của phụng vụ, giúp giáo dân hiểu biết và sống các bí tích, tránh coi bí tích như ảo thuật, lo cho giáo dân dọn mình lãnh nhận các bí tích cách xứng đáng. Chỉ nam nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của Bí tích Thánh Thể, nhất là cổ vũ tham dự Thánh lễ cách tích cực và sống động, cổ vũ việc rước lễ, tôn sùng Thánh Thể. Các chủ chăn cử hành bí tích giải tội cách siêng năng. Những thái độ của linh mục chủ sự: sốt sắng bề trong và bề ngoài, tránh vội vàng cẩu thả. Tuân giữ những quy tắc của phụng vụ: cử chỉ, ngôn từ và lễ phục… nêu gương sáng cho cộng đoàn.

Mang lấy thân phận mỏng dòn, linh mục thánh hóa tín hữu nhờ việc cử hành các bí tích in personna Christi. Linh mục cần đắm mình nơi nguồn suối ơn thánh, để có thể đưa ơn thánh xuống trên mọi người. Đừng để mình trở thành những máng rỉ sét hoặc những kênh rác rưởi hôi thối. Nếu không có ơn Chúa và sự cầu nguyện của mọi người, mình cũng chỉ là một bình sành dễ vỡ.

- Sứ vụ quản trị.

Chúa Giêsu là vị mục tử hiền lành và khiêm nhường. Ngài quy tụ, chăn dắt, che chở và sẵn sàng chết vì đoàn chiên. Đối với Ngài, làm vua là phục vụ, lãnh đạo là làm tôi tớ: “Tôi sống giữa anh em như người tôi tớ”. Ngài dạy các môn để sống phục vụ theo gương Ngài là Đấng đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình. Linh đạo của đời linh mục là yêu thương đàn chiên theo gương vị mục tử tốt lành: “Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường”.

Presbyterorum Ordinis dạy: Thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là chủ chăn theo phận vụ mình, các linh mục nhân danh giám mục tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất. Để thi hành thừa tác vụ này, các linh mục được trao ban quyền thiêng liêng để kiến thiết Giáo Hội. Trong việc kiến thiết này, các linh mục phải theo gương Chúa mà đối xử rất nhân đạo với hết mọi người.

Pastores dabo vobis (số 25) dạy linh mục phải thi hành chức vụ cai quản đoàn dân Chúa bằng đức ái mục tử theo gương Đức Kitô. Tình yêu này luôn xuất hiện như một lời đáp trả tình yêu đi trước, tự do và nhưng không của Thiên Chúa trong Đức Kitô.

- Thi hành sứ vụ trong sự trung tín với Chúa và liên đới với dân

Thư gởi Do thái trình bày hai tư cách nổi bật của Đức Giêsu thượng tế: trung tín với Thiên Chúa và liên đới với anh em mình. Đây chính là kim chỉ nam cho các linh mục trong việc dấn thân phục vụ Giáo Hội.

Ông Môsê được nhìn ngắm như tiền ảnh của Đức Kitô. Môsê trung tín với Chúa vì là người tâm phúc của Thiên Chúa, không hề làm gì mà không hỏi ý của Chúa. Sự trung tín của Môsê được biểu lộ đầu tiên qua câu chuyện ông gặp Thiên Chúa tỏ ra cho ông qua bụi gai bốc cháy mà không tàn lụi. Môsê cởi giày phủ phục vì nhận ra mình phàm nhân trước Thiên Chúa chí thánh. Sau đó ông được Chúa trao sứ mệnh giải phóng dân Chúa. Mối tương quan gần gũi với Chúa ngày càng sâu xa và Môsê khao khát được thấy dung nhan Thiên Chúa. Chúa nói với ông không thể nhìn thấy Người mà lại sống (Xh 33,20); tuy vậy, Chúa vẫn chiều ông cho ông được nhìn thấy Người khi Người đi ngang qua. Nhưng ông cũng chỉ nhìn thấy sau lưng. Trung tín với Chúa nhưng Môsê không xa cách anh em, ngược lại luôn hướng về dân. Ông không đặt mình trên hay ngoài dân, nhưng hoàn toàn liên đới, đồng hóa với dân, ngay cả nhận lãnh trách nhiệm về tội của dân. Cuối cùng ông nằm xuống trên núi Nêbo, gần bên dân mà không qua miền đất hứa.

Đức Kitô hằng trung tín với Chúa Cha bằng sự vâng phục thánh ý Cha cách trọn vẹn. Ngài liên đới với dân và yêu thương họ đến cùng. Đó chính là mẫu mực của linh mục khi sống và thi hành sứ vụ mục tử. Càng gần Chúa càng liên đới với dân… và càng liên đới với dân lại càng đẹp lòng Chúa.

- Kết luận

Nghe Tin mừng phần hai dụ ngôn Tình Cha: “lúc ấy người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một đầy tớ mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: em cậu đã trở về và ông nhà đã cho giết bê béo vì thấy cậu ấy trở về bình yên mạnh khỏe. Người anh liền nổi giận, không chịu vào …”.

Người anh cả chỉnh chu làm việc, không có giờ giải trí và cũng chẳng muốn cho ai giải trí vui đùa. Điều nghiêm trọng nằm ở ngay trái tim hơn là những lời lẽ thốt ra, đó chính là lòng ganh tị ở tận tâm can. Sự ganh tị là nọc độc tiêm nhiễm nhiều cộng đoàn Kitô giáo và là cội rễ của sự tự hủy nơi các Kitô hữu, kể cả nơi các linh mục. Mỗi người tìm cách bảo vệ lãnh thổ của mình và khó lòng chấp nhận sự khác biệt của người khác. Sự ganh tị đâm rễ sâu trong nhiều vết thương, nhiều đau khổ, thất vọng, trong một cuộc đời lẽ ra đã muốn được cho đi trọn vẹn: Cha coi, con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh, vậy mà tại sao nó lại được ưu đãi mà không phải là con…

Trong Nhiệm Thể, tất cả chúng ta đều lệ thuộc nhau. Tình huynh đệ, sự hiệp thông là trái tim của Tin mừng và xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau tự nguyện và tự do. Thánh Phaolô đã đề cập đến trong 1Cr 12. Sự sống nơi thân thể Đức Kitô tùy thuộc vào sự hòa hợp của các chi thể. Không ai có được hết mọi đặc sủng. Không ai vừa là chân, là tay, tai, mắt, vừa là ngôn sứ vừa là mục tử… Mỗi người đều nhận từ anh em điều mình đang thiếu, và đó là niềm vui của chúng ta khi ngày lại ngày được sống sự phụ thuộc lẫn nhau bắt ngồn từ tình huynh đệ và đồng thời làm cho tình huynh đệ lớn lên. Khước từ định luật ấy là nguyên nhân gây khó khăn và khổ đau. Ai trong chúng ta, một ngày nào đó, lại chẳng bị cám dỗ nghĩ rằng mình tốt lành hơn anh em nhưng lại ít được Chúa hoặc giám mục ưu đãi hơn; và rồi thảm kịch Cain và Abel lại có thể diễn ra!

Thi hành sứ vụ mục tử, linh mục chúng ta phải noi gương Đức Giêsu, người Anh Cả, để dám thưa với Chúa: Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con (Gn 17,24). Giáo xứ này, dân này, giới trẻ này, những kẻ bất hạnh này… Cha giao cho con, Cha muốn ơn cứu độ của Cha đến với họ, vì không ai cướp được chúng khỏi tay Cha… Con quyết đưa thằng em út hư đốn về cho Cha để đáp lại lời Cha than thở: em con đã làm cha lo biết mấy, do đó, con đinh ninh rằng con ít được thương yêu hơn nhưng đâu có đúng. Con cái, đứa nào cũng được cha yêu, mỗi đứa một cách. Con là con cả, đứa con của mối tình đầu thời trai trẻ. Còn em con là đứa nhỏ có thể được cưng chiều, tính tình thất thường, nó về ta phải mừng chứ vì đã mất nay tìm lại được. Hãy vui với cha, hãy mở lòng con ra vì nó là em con kia mà.

- 5giờ 45: Thánh lễ. Đức Cha Giuse chủ tế và suy niệm Tin mừng (Mc 3,1-6).

Nếu như hôm qua đi bên các môn đệ đang đói bụng, tuốt lúa để mà ăn trên cánh đồng, Chúa Giêsu đã hướng người ta về với bổn phận tôn giáo phải có về ngày sabat, thì hôm nay giữa hội đường nơi cử hành phận vụ thiêng liêng, Chúa Giêsu lại mở ra một hướng sống đạo giữa đời thường. Đó là biểu hiện tình thương đối với những người cùng khổ một cách nhẹ nhàng. Ngài dạy con người phải quan tâm làm việc thiện với những chỉ dẫn.

- Chỉ dẫn trước hết là với tấm lòng tự nguyện.

Không biết khi gọi người bại tay ra đứng giữa hội đường Chúa Giêsu muốn nhắm đến điều gì, nhưng đặt trong bối cảnh cử hành của ngày sabat, người ta thấy Chúa Giêsu có ý công khai hóa việc người sắp thực hiện, dù chẳng cần ai kêu xin, đồng thời dựa trên tình huống này, Người dạy dỗ dân chúng những bài học liên quan. Một việc thiện như là chữa lành người tật bệnh, Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều lần với những cách thế khác nhau, khi thì trực tiếp, lúc lại gián tiếp. Còn ở đây dường như Người muốn nhắn nhủ làm việc thiện. Vẫn biết ăn thì có mời, làm có khiến; nhưng cứu người, nhất là nhắm đến ơn rỗi của người ta là một việc cấp bách, phải tự nguyện làm thôi.

- Chỉ dẫn thứ hai là phải kiên trì.

Khi thấy cử tọa không trả lời câu hỏi đưa ra, thậm chí còn làm ngơ, lòng chai dạ đá, Chúa Giêsu,như thánh Marcô mô tả, đã có ánh nhìn không vui. Đặt mình trong hoàn cảnh như Chúa Giêsu hôm đó, chắc là nhiều người chúng ta đã dễ dàng hoặc buông ra những lời buồn bực, hoặc nóng ruột với sự buồn chán. Nhưng không nản, Chúa Giêsu kiên trì thực hiện công việc của mình. Người chữa lành kẻ tật nguyền, để qua đó ta hiểu làm việc thiện không phải lúc nào cũng dễ dàng và dễ chịu đâu. Người làm việc thiện cần kiên trì vượt qua những thử thách, cách riêng sự thiếu đồng cảm hay sự vô cảm của những người chung quanh.

- Chỉ dẫn thứ ba là sự dũng cảm.

Câu kết của bài Tin mừng hôm nay thật đáng ngại: người biệt phái và phe hêrôđê có bao giờ ngồi chung bàn hay đi chung đường với nhau đâu, thế mà, vì muốn tìm cách hãm hại Chúa Giêsu, họ lại kết thân với nhau để nhỏ to bàn mưu tính kế, dò xét rình rập hòng đưa Chúa Giêsu vào cạm bẫy. Quả đáng sợ lòng dạ người đời. Nhưng Chúa Giêsu không biểu lộ một chút sợ hãi nào. Người chữa lành người có tay bại liệt kia như muốn chỉ ra rằng việc thiện cũng như bất cứ việc gì luôn cần đến sự dũng cảm vượt thắng khó khăn của hoàn cảnh, và nhất nữa là vượt thắng sự sợ hãi vốn thường trú trong tim của nhiều người.

Anh em linh mục thân mến,

Chúng ta là người phân phát các mầu nhiệm thánh, về mặt lý thuyết cũng là người làm việc thánh, việc thiện trong phận vụ của mình. Nhưng về mặt thực hành nhiều khi cũng gặp phải những điều không mong muốn, không chờ đợi như là dễ nóng nảy hoặc ngược lại, dễ nản lòng. Vì thế, xin cho linh mục chúng ta được thêm kiên trì và nhiều dũng cảm hơn nữa khi thi hành nhiệm vụ mục vụ. Theo ý hướng cầu nguyện của ngày tĩnh tâm hôm nay, cách riêng xin cho những người trẻ nhận ra nơi linh mục chúng ta những mẫu gương quảng đại, để tới phiên mình, họ biết đáp trả tiếng gọi để sẵn sàng phục vụ Chúa trong thiên chức linh mục một cách trọn vẹn với một tâm hồn sẵn sàng, nhất là với lòng nhiệt thành cần thiết của đời mục tử.

- 8giờ: Đức Cha giảng phòng.

Bài chia sẻ 4

KHỦNG HOẢNG ƠN GỌI

1. Cuộc khủng hoảng của sứ mệnh của Chúa Giêsu

Sau những lời tường thuật tương đối vắn vỏi ở chương I & II về những thành công, về đám đông dân chúng ùa nhau chạy theo Chúa, khi sang đến chương III, thánh Marcô bắt đầu nói ngay đến những khó khăn Chúa gặp phải trong sứ vụ của Ngài. Mc 3,6 nói đến cuộc âm mưu của nhóm pharisiêu và hêrôdiani tìm cách giết Chúa: sau phép lạ Chúa chữa lành người bị bại tay. Sự chống đối bắt đầu từ các luật sĩ và nhóm pharisiêu từ từ lan rộng ra dân chúng và kéo theo luôn dân Nazaret cùng quê với Ngài. Nhiều người lúc trước đã theo Chúa lòng đầy vui mừng phấn khởi, bây giờ bắt đầu rút lại và từ từ bỏ luôn. Chúng ta có thể đọc qua mấy câu trong sách Tin Mừng để thấy rõ hoàn cảnh khó khăn của Chúa: Mc 3,6; Mc 3,20-21; Mc 3,22; Mc 5,17. Cứ thế, sang đến chương XII, Chúa Giêsu nói về mình như viên đá bị người xây nhà loại bỏ vứt đi, nhưng lại trở nên viên đá nền tảng (Mc 12,1-12).

Về phần Chúa Giêsu, sách Tin Mừng thuật lại nhiều câu nói lên sự đau lòng, đôi khi tâm tình hầu như phẫn nộ trước thái độ của dân chúng: Mc 3,5; Mc 8,12-13; Mc 9,19.

2. Cuộc khủng hoảng của các môn đệ

Dĩ nhiên các môn đệ cũng bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng tông đồ của Chúa một cách rất đau đớn. Cuộc khủng hoảng sứ mệnh của Chúa biến thành cơn khủng hoảng cuộc đời của họ. Họ bắt đầu hoài nghi giá trị sứ điệp của Chúa và hoài nghi chính bản thân Ngài (x. Ga 6,60). Dân chúng và cả một số môn đệ cũng cho là lời Ngài nói chướng tai nên bỏ về (Ga 6,48-62), còn Giuđa, một trong 12 môn đệ gần gũi nhất cũng mưu mô đi nộp Ngài lấy tiền.

Theo kinh nghiệm thì khủng hoảng ơn gọi có thể có nhiều nguồn gốc, chẳng hạn, bị dục vọng lôi cuốn, hoặc vì một tư lợi nào đó. Dựa vào hoàn cảnh của các tông đồ, nguồn gốc chính yếu của cơn khủng hoảng ơn gọi là sự hồ nghi về Chúa và về giáo huấn của Người. Các vấn nạn nổi lên theo hai chiều hướng:

a) Nhìn vào cuộc sống cá nhân của mình, cuộc đời cũng vẫn nhằng lằng vậy, vẫn mấy tính mê tật xấu ấy hay có khi còn thấy tệ hơn. Không phải hễ thêm tuổi là thêm khôn ngoan và ơn thánh như sách Tin Mừng nói về Chúa (Lc 2,52). Từ hoài nghi về khả năng của mình, người ta chuyển sang hoài nghi về sức mạnh của ơn thánh và về giá trị của Tin Mừng.

b) Nhìn chung quanh trong môi trường sống và nhìn xa ra ngoài xã hội, một số vấn nạn có thể nảy ra trong đầu óc: “Tại sao Tin Mừng lại không thay đổi được thế giới?” “Tại sao Tin Mừng, nếu là Lời hằng sống của Chúa, lại không được dân chúng đón nhận; nhiều người rất tốt, sống lương thiện đâu có cần Tin Mừng?” Người môn đệ bắt đầu hồ nghi về giá trị của Chúa Giêsu và Tin Mừng Ngài đem đến. Nhưng thường thì các hoài nghi không được nói lên các rõ ràng và mặc nhiên mà được diễn tả cách ẩn tàng qua thái độ, qua cuộc sống. Đức Tin trở thành truyện riêng tư của người linh mục, chứ không phải kho tàng quý báu người linh mục đã khám phá được và ao ước dâng tặng cho thế giới.

Đối với giới linh mục, tu sĩ thì nghi vấn được đặt ra liên quan đến giá trị của ơn gọi linh mục, tu sĩ đối với Giáo Hội và thế giới. Thế nên nảy ra một hiện tượng là có những linh mục, tu sĩ chạy theo nếp sống của người đời; hay hiện tượng một số linh mục tự hào hãnh diện vì biết được một đôi kiến thức chuyên môn, chứ không hãnh diện vì đã khám phá được kho tàng Tin Mừng hoặc tự hào là một chuyên viên này nọ, chứ không vui mừng là linh mục, tu sĩ.

3. Chúa giáo huấn các môn đệ

Bị dân chúng khưóc từ và chống đối,Chúa Giêsu lánh xa đám đông và quy tụ nhóm môn đệ gần Ngài để dạy dỗ và giáo huấn họ, bằng lời nói (các dụ ngôn) và bằng việc làm (phép lạ).

a) Dụ ngôn

Trong phần này của sách Tin Mừng, Chúa dùng 3 dụ ngôn để giải đáp các thắc mắc như mây mờ đang vẩn đục trong tâm trí các môn đệ.

- Dụ ngôn I: Người gieo giống (Mc 4,1-20). Dụ ngôn này trả lời trực tiếp vấn nạn của các môn đệ vì sao Tin Mừng không được đón nhận hay vì sao lại không đem lại kết quả. Tin Mừng là Lời Chúa thì tự bản tính là tốt và sinh hoa kết quả, tuy nhiên không phải tất cả tùy thuộc vào Lời Chúa, mà một phần cũng tùy vào sự tự do của con người nữa. Đây là một khía cạnh cốt tủy của mầu nhiệm Nước Trời: mầu nhiệm tình yêu, được dâng tặng và đề nghị, có thể được chấp nhận, nhưng cũng có thể bị bỏ qua, thậm chí có thể bị từ khước, quẳng đi.

Tại sao Lời Chúa không mang lại hoa trái? Điều chi đã ngăn cản? Dụ ngôn người gieo giống đưa ra 3 lý do qua 3 hình ảnh: đường đi với chim chóc, đá sỏi và, sau cùng, bụi gai.

- Đường đi và chim chóc: trong phần cắt nghĩa dụ ngôn, Chúa cắt nghĩa hình ảnh “chim chóc” bằng hình ảnh “satan” (Mc 4,15). “Satan” là gì? Để hiểu ý nghĩa của biểu tượng này, chúng ta cần đọc Mc 8,32-33 nói đến việc Chúa tiên báo tuần thương khó và cái chết nhục nhã trên Thánh Giá và Phêrô tìm cách can ngăn Chúa, nhưng Chúa quở trách ông là satan, vì ông không nghĩ tưởng theo Thiên Chúa mà theo người ta, vì ông cắt nghĩa chương trình của Chúa theo phạm trù nhân loại.

- Đá sỏi: hình ảnh này là biểu tượng của tình trạng một người sống hời hợt ngoài da. Đứng trên phương diện chú giải, hình ảnh này rất dễ hiểu, nhưng áp dụng vào cuộc sống thì lại khó khăn diệu vợi, vì người sống hời hợt nông cạn thường không muốn trở về với lòng mình; trái lại hay lao mình vào thế giới của hoạt động vì sợ thinh lặng, thứ thinh lặng làm cho nhìn vào lòng mình. Hơn nữa, trong những điều kiện sống hằng ngày, người sống hời hợt xem ra cũng chẳng thua kém ai. Nhưng chỉ khi gặp khó khăn thử thách, khi có chi đụng chạm đến quyền lợi và danh dự cá nhân hay phe nhóm, lúc đó mới nhận ra được cái phẩm thực sự của tâm hồn.

- Bụi gai: Đây là trường hợp của những người đầy thành tâm thiện chí, muốn đón nhận Lời Chúa, nhưng lại để cho lòng mình chi phối bởi thú vui, những bận tâm lo lắng của cuộc đời: một chương trình mục vụ, sự thành công thất bại, danh thơm tiếng tốt, chức vụ, lợi lộc, sức khỏe, gia đình...

Điều cần phải để tâm là cả những công việc tông đồ mục vụ cũng có thể cản trở không để cho Lời Chúa mang hoa trái trong cuộc đời của mình.

- Dụ ngôn II: Hạt giống tự động mọc lên (Mc 4,26-29).

Với dụ ngôn trước, Chúa muốn dạy các môn đệ phải biết nhìn thực tế cách trung thực, với dụ ngôn này, Chúa muốn dạy các môn đệ phải nuôi lòng tin tưởng vào sức mạnh của Lời Chúa (Dt 4,12). Vì vậy, không được nản lòng trước các khó khăn, chống đối nói là đất không mầu mỡ và cần phải chờ thời, khi có điều kiện tốt hơn. Trái lại, phải gieo giống luôn luôn với lòng can đảm, nhẫn nại và kiên trì. Điều duy nhất cần phải để ý và vấn tâm luôn là nếu đã gieo giống tốt, giống trung thực của Tin Mừng.

- Dụ ngôn III: Hạt cải (Mc 4,30-32).

Dụ ngôn này là một trả lời trực tiếp cho các vấn nạn của các môn đệ. Bây giờ họ chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng như hạt cải, sẽ mọc lên và trở thành to lớn. Cũng như dụ ngôn trước, dụ ngôn này có mục đích đánh tan các ngờ vực đang làm nản lòng các môn đệ để phà một niềm tin mới. Nước Trời lan tỏa, biến đổi cách âm thầm trong lương tâm con người như nắm men từ từ biến đổi đấu mì trong thinh lặng, không ồn ào (Mt 13,33; Lc 13,21).

b) Phép lạ

Cùng với các dụ ngôn, Chúa còn dùng các phép lạ để giáo huấn các môn đệ của Ngài.

- Dẹp yên cơn bão (Mc 4,35-41): Bài tường thuật phép lạ kết thúc bài tường thuật với nhận xét về thái độ của các môn đệ: “Tất cả họ đều sợ sệt và nói với nhau: 'Ngài là ai mà cả gió biển đều phải vâng phục'“ (Mc 4,41).

Với phép lạ này, một lần nữa Chúa muốn dẫn các môn đệ đi vào tinh thần của Chúa và nuôi lòng tin tưởng vào Ngài cho dù người ta có bỏ Ngài, cho dù có những chống đối ồn ào. Chúa ngủ để cho giông tố kéo lên, không phải vì bất lực. Nếu cứ động chút là la lối trừng trị thì còn chi là sự kiên nhẫn của tình yêu.

- Phép lạ giải thoát người bị quỷ ám (Mc 5,1-20). Đây là một người bị quỷ ám, đúng hơn bị một bầy quỷ ám, nên chi chưa từng ai bao giờ chế ngự được, nhưng bây giờ thì tùng phục Chúa. Phép lạ này, cũng như phép lạ trước, nói lên cách rõ ràng không ai chối cãi được, quyền năng của Chúa chế ngự cả đoàn quỷ dữ. Các phép lạ này thực là quá đủ để trấn an tâm hồn đang dao động của các môn đệ để gây cho họ lòng tin tưởng vững chắc vào Ngài.

- Phép lạ hoá bánh I (Mc 6,30-44).

Chúng ta đứng trước hai thái độ rất bí nhiệm của Chúa gây rất nhiều khó khăn cho cách suy nghĩ bình thường của con người. Thái độ I: Giữa lúc dân chúng, kẻ lui, người tới tấp nâp để xin các môn đệ giúp đỡ, mà họ tới đông đến nỗi các môn đệ không có giờ ăn, Chúa bảo tất cả phải đi. Thái độ II: Chúa bảo các môn đệ lo cho 5 ngàn người ăn, không tính đàn bà con nít. Điều kéo sự chú ý của chúng ta là lệnh truyền của Chúa. Ngài truyền các môn đệ làm một truyện không thể được và cũng không có lý. Không phải Chúa chống lại lý lẽ, nhưng Chúa vượt lên trên lý lẽ loài người vì lý của Ngài khác lý của loài người. Vì vậy, muốn theo Chúa, người môn đệ phải thay đổi não trạng và tâm thức để đi vào cái lý của Chúa và để cho Chúa hướng dẫn theo con đường của Ngài.

- Phép lạ hoá bánh II (Mc 8,1-10): Điều đặc biệt ở đây là tâm tình Chúa biểu lộ trước khi làm phép lạ: “Ta cảm thấy thương hại đám dân này...” (Mc 8,2-3; x. Mc 1,41; Mc 5,34).

Chúa nâng niu trong lòng tình yêu thương dịu hiền đối với đám đông dân chúng. Nhưng đám dân chúng đó là ai? Là những người có thái độ mập mờ. Họ theo Ngài, họ tìm Ngài, họ xin xỏ ân huệ của Ngài, nhưng rồi họ sẽ từ bỏ Ngài, và trong những ngày Chúa chịu nạn, chính họ sẽ hô to đả đảo đòi đóng đanh Ngài hay, ít nữa, chấp thuận hay làm thinh trước bản án bất công Ngài phải chịu. Đó là đám đông dân chúng Ngài tỏ lòng thương yêu và tận tụy phục vụ.

Với những phép lạ, một đàng Chúa muốn khơi dậy lòng tin tưởng trong tâm hồn các môn đệ; đàng khác, Chúa cũng kêu mời các ông kiên trì làm điều lành và phục vụ dân chúng như Ngài, thứ dân chúng với những thái độ mập mờ khó hiểu.

4. Đề nghị gợi ý cho giây phút cầu nguyện và suy niệm

a) Suy niệm Lời Chúa để chiếu soi cuộc đời tông đố nếu có những hình thức của khủng hoảng và thái độ, phản ứng trước khủng hoảng để biến đổi khủng hoảng thành dịp thăng tiến trên đường theo Chúa: Mc 3,5-6; Mc 3,20-22; Mc 5,17; Mc 6,1-6; Mc 8,11-13; Mc 9,19; Mc 10,28; Mc 12,1-12; Mc 15,14-15; Mt 19,27-30; Ga 6,48-70.

b) Suy niệm Lời Chúa trong các đoạn sách nói về các dụ ngôn và phép lạ để học nơi các môn đệ thấm nhuần các suy luận và tinh thần của Chúa.

Dụ ngôn: Mc 4,1-20; Mc 4,26-29; Mc 4,30-32.

Phép lạ: Mc 4,35-41; Mc 5,1-20; Mc 5,21-43; Mc 6,30-44; Mc 8,1-10.

c) Xác nhận lại lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, vào giáo huấn, tiêu chuẩn và lối sống của Ngài: Mc 6,31; Mc 8,29; Ga 6,68.

Sau khi nghe giảng, các linh mục và phó tế thinh lặng, xét gẫm, cầu nguyện và viếng Thánh Thể.

- 10giờ 45: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
- 11giờ 30: Cơm trưa.

2. Buổi chiều

Bài chia sẻ 5

DẤN THÂN CHO CHÚA

Linh đạo của môn đệ Chúa trong sách Tin Mừng thánh Marcô gồm 3 giai đoạn chính yếu: giai đoạn I, người môn đệ phải tập nhìn để hiểu mầu nhiệm của Chúa; giai đoạn II, người môn đệ được kêu mời dấn thân cho Chúa, có nghĩa là tham dự cụ thể vào mầu nhiệm của Chúa, chấp nhận tất cả các hậu quả của mầu nhiệm Chúa cho cuộc sống của mình; giai đoạn III, người môn đệ trở thành tông đồ, có nghĩa là được sai đi để thông truyền mầu nhiệm Chúa Sống Lại cho thế giới và cho mọi thụ tạo.

Từ ngày đầu đến giờ, chúng ta đã cố gắng làm công việc của giai đoạn I. Bây giờ chúng ta muốn bước sang giai đoạn II.

Biến cố đánh dấu bước biến chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn II là việc tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô tại Cesarea di Philippê: “Thầy là Đấng Cứu Thế” (Mc 8,29). Sự kiện này là biến cố nồng cốt đánh dấu một bước tiến mới về phẩm trong cuộc hành trình thiêng liêng của người môn đệ, trong mối dây liên lạc với Chúa Giêsu, vì việc tuyên xưng đức tin là kết quả của cái nhìn mới về mầu nhiệm Chúa Giêsu, cái nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Mattêô ghi lại câu đáp của Chúa như sau: “Hỡi Simon, con Giona, con có phúc vì không phải phàm nhân mặc khải cho con điều này, nhưng chính Cha ta trên trời” (Mt 16,17). Phêrô đã nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhờ được nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa. Nhìn bằng con mắt của Chúa là điều cốt tủy.

Nếu được lắp cặp mắt của Chúa thì tất cả đều đổi mới và nếu cách nhìn được đổi mới thì mối tương quan cũng mới. Đó là mối tương quan thân tình với Chúa, biết Chúa, biết mầu nhiệm của Ngài, không như một lý thuyết trừu tượng, nhưng như một kinh nghiệm sống; đó là cái biết của con tim. Do đó, Chúa Giêsu không còn là một thực tại đứng đó để chiêm ngắm và hâm mộ, nhưng là một nhân vật sống động để thương yêu, để sống hiệp thông và để dấn thân. Có thể ví đây như mối tình kết nghĩa vợ chồng vì giờ đây, người môn đệ không những chỉ nghe biết về Chúa Giêsu mà đã được Ngài chinh phục. Khi chưa được chinh phục để “kết nghĩa vợ chồng” với Chúa, thì không thể nói đến việc dâng hiến mạng sống cho Chúa và dấn thân gắn liền số mệnh của mình với cái may cái rủi của Chúa, như được diễn tả trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philiphê (Pl 3,7-9).

Giờ đây, người môn đệ đã tiến vào mối tình “kết nghĩa vợ chồng” với Chúa (lời tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô: Mc 8,30) sách Tin Mừng viết: “Và Ngài bắt đầu giảng dạy là Con Người sẽ phải chịu đau khổ rất nhiều...” (Mc 8,31). Đó là 3 lần Chúa tiên báo cuộc tử nạn của Ngài và tất cả sứ điệp của Chúa ở giai đoạn này đều quy tụ về 3 lời tiên báo này.

1. Sau lời tiên báo I về tuần thương khó, thánh Marcô cắt nghĩa ngay các điều kiện để theo Chúa (Mc 8,34-38). Có 3 điều kiện để theo Chúa.

a) “Ai muốn theo tôi thì hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo tôi”. Điều kiện này đòi buộc môn đệ Chúa chấp nhận tất cả các hậu quả, các khó khăn, bất tiện gắn liền với cuộc đời của một môn đệ và tông đồ của Chúa. Điều kiện này không là gì khác hơn là sự thành thật và rõ ràng trong lựa chọn của cuộc sống. Không ai có thể tự xưng là môn đệ của Chúa rồi đi sống và hành động như chẳng phải là môn đệ của Ngài, hay nói cách cụ thể thì không thể xưng mình là môn đệ Chúa, nhưng trong cuộc sống lại chạy theo cách suy tưởng, các tiêu chuẩn và cách sống trần thế của xã hội.

Nhưng cụ thể hơn nữa thì cần phải áp dụng điều kiện này vào ơn gọi và bậc sống riêng của từng người. Tất cả cùng được kêu gọi làm môn đệ Chúa, nhưng linh mục, tu sĩ, giáo dân mỗi ơn gọi và bậc sống có những nếp sống khác nhau. Cái khó là biểu lộ công khai lý lịch, danh xưng của mình không luôn luôn là một thú vui, nhất là khi danh xưng đó không được chấp nhận và có thể gây ra những phiền phức, nguy hiểm, hay đòi phải có một nếp sống và cách hành động không theo bản năng tự nhiên.

b) “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, nhưng ai bằng lòng mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.

Điều kiện thứ hai đòi người môn đệ của Chúa phải biết tổ chức tất cả cuộc sống nhằm phục vụ Chúa. Nên chi người môn đệ phải quy tụ tất cả sức lực, tất cả khả năng để phục vụ Tin Mừng. Hai người có thể cùng thí mạng sống, nhưng một người thí mạng sống vì tình yêu Chúa, người kia thí mạng mạng sống vì môt dục vọng, hay vì lợi lộc, tiền bạc, danh giá... Đối với người môn đệ, lý do phải là Chúa và Tin Mừng của Ngài. Tâm tình này có thể được diễn tả cách hùng hồn qua mấy lời của thánh Phaolô (Pl 3,7-8; 1 Cr 9,19-23).

c) “Ai hổ thẹn vì Ta và vì lời của Ta trước thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Ngài ngự đến cùng với các thiên thần, trong vinh quang của Cha Ngài”.

Chúa đòi môn đệ của Ngài phải can đảm trung thành với Ngài, với tinh thần của Ngài, tiêu chuẩn và cách sống của Ngài để làm chứng cho Ngài cả khi Ngài bị từ chối và tinh thần, tiêu chuẩn sống của Ngài không được người đời chấp nhận, mà ngược lại, còn bị chỉ trích chê bai. Trong bối cảnh của một xã hội, nếp sống và văn minh tục hóa hôm nay, các sứ điệp Tin Mừng Giáo Hội phải rao giảng quả là tiếng kêu trong sa mạc. Trong bầu khí đó, nhất là dưới sức ép của các phương tiện truyền thông không thuận lợi cho Tin Mừng, nhiều môn đệ Chúa sợ sệt lặng thinh không dám nói lên sứ điệp Tin Mừng mình có bổn phận phải rao giảng hay có khi lèo lái nói úp mở vô thưởng vô phạt để khỏi bị chê là cổ lỗ, lỗi thời hay để được tung hô vạn tuế. Để trung thành với Tin Mừng của Chúa và dám nói lên điều mình tin, cho dù có là thiểu số, cần phải có ý tưỏng rõ ràng và lòng cương quyết nhưng khiêm nhượng. Thái độ này là hoa trái của sự xác tín phát xuất từ cuộc sống đã được soi sáng và biến đổi bởi Tin Mừng trên mọi khía cạnh: ý tưởng, tâm tình. Ngoài ra, thái độ này cũng là kết quả của tinh thần trách nhiệm tông đồ (Đnl 18,19-20).

2. Sau lời tiên báo II, thánh Marcô cắt nghĩa 3 vấn đề.

a) Vấn đề thứ nhất được đặt ra vì cuộc bàn cãi giữa các môn đệ để coi xem ai là người lớn nhất (Mc 9,35; x. Mc 10,43-44).

Tham dự vào mầu nhiệm của Chúa và để cho mầu nhiệm ấy soi sáng và hướng dẫn cuộc sống có nghĩa là thay đổi tận gốc rễ tinh thần và tâm thức để tổ chức cuộc sống và các hành động theo tinh thần khiêm nhượng và phục vụ.

b) Vấn đề thứ hai được đặt ra do Gioan (Mc 9,38-40)

Tham dự vào mầu nhiệm của Chúa và sống theo mầu nhiệm ấy có nghĩa chấp nhận cuộc chiến đấu nội tâm chống lại não trạng phe nhóm đảng phái để học đức thương yêu, lòng nhân từ và tinh thần hiệp thông, phả bỏ mọi bức tường vô hình ngăn cách, phân chia trong con tim. Các bức tường phân cách và loại trừ thì nhiều lắm, chẳng hạn, gia đình họ hàng, gốc gác địa phương, ngôn ngữ, chủng tộc, tình nghĩa bạn bè, ý thức hệ, tư lợi...

Các cơ cấu, thực thể này có quyền hiện hữu, nhưng vấn đề là phải hiện hữu trong tinh thần hòa hợp với các thực thể khác.

c) Vấn đề thứ ba là dịp nên cớ vấp phạm (Mc 9,42-48).

Vấn đề ở đây có hai vế. Vế thứ nhất là chính mình là cớ vấp phạm cho người khác. Vế thứ hai là mình là nạn nhân của cớ vấp phạm. Vế thứ nhất nói nên tính cách nghiêm trọng của việc làm gương mù gương xấu. Tính cách nghiêm trọng càng trở nên nặng nề đối với một linh mục vì được mọi người nhìn vào như mẫu gương mô phạm. Do đó, thái độ và hành động của một linh mục có sức lôi cuốn rất lớn đối với người khác. Một gương mù, gương xấu gây ra do một linh mục có thể dẫn nhiều người rơi vào tình trạng lương tâm mù. Chúa nói là “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.”.

Vế thứ hai là chính mình là nạn nhân của cớ vấp phạm và cớ vấp phạm có thể thân thiết như chân, như tay, như mắt vậy. Chúa bảo nếu chúng trở thành dịp tội thì hãy chặt nó hãy móc no quảng đi. Điều kiện ở đây nói đến thái độ nội tâm đứng trước các dịp tội. Sống theo mầu nhiệm Chúa là có thái độ dứt khoát để cắt đứt những tình trạng mập mờ và quyết định đó nhiều khi gây ra những đớn đau xót xa, có lẽ còn đau hơn chặt chân tay hay móc mắt vì nhiều khi những tình trạng đó rất quý giá và gắn liền với con tim.

Các nhà giáo dục, theo truyền thống kitô hay theo truyền thống nhân bản, tất cả đều đồng ý là một người không biết từ bỏ một điều được phép thì sẽ không có khả năng từ bỏ một điều không được phép; ai không trung thành với công việc bổn phận hằng ngày và kêu la gầm trời vì một vài truyện trái ý nho nhỏ thì không thể tin tưởng được. Điều này, chính Chúa cũng đã nói trong Tin Mừng thánh Luca: “Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn” (Lc 16,10).

3. Sau lời tiến báo III, thánh Marcô thuật lại điều hai anh em con ông Giêbêđêô xin và điều Chúa trả lời (Mc 10,35-39).

Tham dự vào mầu nhiệm của Chúa là uống chén của Ngài phải uống, chịu phép rửa Ngài phải chịu. Điều đó có nghĩa là biết đương đầu với bất công, nhục nhã và bách hại theo cách thức của Chúa và trong tinh thần của Ngài; có nghĩa là vẫn một mực yêu thương cả trong đau khổ, không nuôi oán hận, căm phẫn, không chống đối hay lập kế trả thù bất cứ ai, kể cả những người là nguyên nhân của đau khổ. Lúc gần chết trên Thánh Giá, Chúa còn xin ơn tha tội cho những người đóng đinh Ngài (Lc 23,34).

Khi thuật lại các lời tiên báo của Chúa về cuộc tử nạn, thánh Marcô nhấn mạnh rất nhiều là các môn đệ không hiểu ý nghĩa những lời của Chúa (x. Mc 9,32). Khiêm nhượng, phục vụ kín đáo, tha thứ, thương yêu cho dù có bị xỉ nhục, bất công và bách hại là một giáo lý khó có thể hiểu và chấp nhận được. Rồi còn nói tới sống lại sau khi chết. Thực, coi như truyện hoang đường!

4. Đề nghị gợi ý cho giây phút cầu nguyện và suy niệm

Suy niệm Lời Chúa để hiểu sâu sa hơn các đòi hỏi của ơn gọi theo Chúa trong cuộc đời linh mục để áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời, nhất là những hoàn cảnh được nói đến trực tiếp trong đoạn sách Tin Mừng nói trên.

Mc 8,27-30; Mc 8,31-38; Mc 9,30-50; Mc 10,32-52; Phi 3,7-8; 1Co 9,19-23; Lc 5,4-5; Lc 16,10.

Sau khi nghe giảng, mỗi linh mục phó tế thinh lặng cầu nguyện và viếng Chúa.

- 5giờ40: Kinh chiều.
- 6giờ: Cơm tối.
- 7g30: Hạt Bắc Tuy phụ trách Giờ Chầu Thánh Thể.

Ngày tĩnh tâm thứ ba được kết thúc bằng kinh tối và tâm tình tạ ơn. Xin dâng lên Chúa các Ơn Gọi Linh Mục trong Giáo Hội cũng như trong Giáo phận. Xin cho mỗi ngày có thêm các bạn trẻ biết lắng nghe đáp lại tiếng Chúa và dấn thân phục vụ các phần rỗi trong thiên chức linh mục. Xin Chúa cho các bạn trẻ có lòng nhiệt thành đáp lại tiếng Chúa.

Nhật Ký Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết
Ngày thứ hai: 21-1-2014.

Hình ảnh

1. Buổi Sáng

- 5giờ: Khởi đầu ngày mới với ý nguyện: xin ơn thánh hóa các linh mục. Phụng vụ ngày lễ kính thánh Anê Trinh Nữ Tử Đạo.

Kinh Sáng – Nguyện gẫm.

Cha Tổng Đại Diện nguyện gẫm.

Chủ đề tuần tĩnh tâm linh mục Giáo phận 2014 là “Tân phúc âm hóa để chuyển thông đức tin”, đề tài đã được THĐGM thế giới bàn tới trong kỳ họp XIII vào tháng 10.2012. Thư chung của HĐGM VN họp từ 7–12.10.2013 đã xác định đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong những năm sắp tới là Tân phúc âm hóa. Để thực hiện công việc Tân phúc âm hóa gia đình, giáo xứ, xã hội, Thư mục vụ đã xác quyết trước tiên cần tân phúc âm hóa chính bản thân, theo lối “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Những bài nguyện gẫm tuần tĩnh tâm gợi ý về việc tân phúc âm hóa bản thân linh mục. Việc tân phúc âm hóa mời gọi mỗi linh mục phải xuất hành ra khỏi chính mình, khỏi “cái trì trệ, hẹp hòi và thiếu nhiệt huyết” để gặp Chúa cách cá vị trong tương quan thân tình, nhìn thấy mùa xuân Giáo Hội đang rộng mở và nhiệt thành xây dựng, canh tân Giáo Hội, cụ thể trong Giáo phận thân yêu.

Trong hướng này, xin gợi ý nhìn lại bước đường theo Chúa qua hồng ân linh mục, việc thực thi sứ mệnh mục vụ trong tương quan với Chúa và tha nhân và nổ lực nên thánh qua đời sống yêu thương bằng đức ái mục tử.

Đọc Tin mừng: Ga 1,35-41- Hành trình theo Chúa Giêsu.

Trang Tin mừng Gioan thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ để thiết lập nhóm 12. Nhóm 12 được tuyển lựa trong thử thách sau khi đám đông dân chúng và phần lớn các môn đệ bỏ Chúa khi nghe diễn từ về Bánh Hằng Sống.

Mỗi người được Chúa gọi một cách, nhưng tựu chung họ đã sẵn sàng đáp lại để bước theo Chúa trong đời sống mới: sống chung với Chúa và với nhau, được Chúa giáo huấn cách đặc biệt, được tháp tùng Chúa trên mọi nẻo đường truyền giáo và sau cùng được Chúa sai đi loan Tin mừng.

Hãy nhìn xem thái độ và sự đáp trả của họ.

- Từ bỏ

Gioan và Anrê đang là môn đệ của Gioan Tẩy giả, bình thản và nhẹ nhàng sống bên cạnh tôn sư, nhưng khi được thầy chỉ cho biết Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, hai người đã từ giã thầy và bước đi theo sau Chúa. Chính Chúa mở đầu lời mời gọi: “Hãy đến mà xem”. Hai ông đã hoàn toàn từ bỏ tất cả, đi theo Chúa, ở với Chúa và khám phá ra Chúa chính là Đấng Messia. Từ bỏ vẫn luôn là thái độ căn bản để bước đi theo Chúa.

Lc 9 cũng nói về điều kiện căn bản để theo Chúa khi Người tiến lên Giêrusalem, đó là từ bỏ quyết liệt những tham vọng trần thế, những quan hệ tình cảm dù là tình cảm thiêng liêng gia đình, những bắt cá hai tay…Từ bỏ gia đình, mạng sống để từ nay sống cho Chúa với Chúa trong tâm tình hiến dâng và hiến thân trọn vẹn.

- Tin và yêu mến.

Simon được Anrê dẫn đến với Chúa. Nhìn ông, Chúa đổi tên thành Kêpha, nghĩa là Đá. Đặt tên cho ai là nói lên lòng yêu mến, ước muốn và làm chủ người ấy. Đáp lại, Phêrô đã tin, sẵn sàng phục tùng Chúa, theo Chúa cách nhiệt thành và ngày càng yêu mến Chúa nồng thắm. Còn lâu lắm ông mới thật sự trở thành Đá như Chúa muốn. Ông phải kinh qua biết bao thanh luyện, thử thách, có khi vấp ngã nặng nề…nơi Phêrô đen xen vừa là chiều cao của lòng tin và yêu mến, vừa là chiều sâu của sa ngã lỗi phạm…mãi đến khi cương quyết thưa với Chúa ba lần “Thầy biết con yêu mến Thầy”, ông mới thật sự được Chúa trao quyền chăn dắt đoàn chiên con chiên mẹ của Người và thật sự bước theo Người (Ga 21,19).

- Chấp nhận và tín thác.

Philipphê bất ngờ gặp Chúa trên đường. Với tất cả sự đơn sơ chất phác của ngươòi nông dân nghèo ít học, ông đã từng nghe biết Chúa mà lòng thầm mong ước được theo Người. Bất chợt, niềm ước mơ nay thành hiện thực. Chúa mời gọi ông. Không chút đắn đo hay tự ti về thân phận, ông vui mừng đáp trả và hoàn toàn tín thác vào Chúa.

- Để Lời Chúa soi dẫn

Philipphê là nông dân chất phác nhưng lại quen với nhà trí thức Nathanael. Ông coi việc được Chúa mời và theo Chúa là một hạnh phúc nhất trên đời, nên vội vàng tâm sự với Nathanael. Nathanael đang ngồi dưới gốc cây vả truy tầm Kinh Thánh … “Nazaret nào có chi hay!”. Dù nói thế vì Kinh Thánh không nói gì đến làng quê bé nhỏ ấy, nhưng tình bạn thôi thúc, vả lại Lời Kinh Thánh luôn là động cơ thúc đẩy, ông tò mò muốn xem cho biết. Thế là Chúa Giêsu đã gọi ông.

- Cần được thanh luyện

Ngoài các Tông đồ ta còn gặp được những ơn gọi khác mà người được gọi chưa nhận ra. Họ phải mất một thời gian dài thanh luyện mới đón nhận. Đọc lại câu chuyện ông Nicôđêmô, một biệt phái tầm cỡ có cảm tình với Chúa, đến gặp Chúa ban đêm, vì sợ dư luận dị nghị, nhất là vì ông còn mang nặng trong mình biết bao cồng kềnh của luật lệ, truyền thống, mà chưa có lòng tin vào Chúa. Chúa đã dạy ông cần phải tái sinh bởi trên. Không hiểu gì lúc đó, nhưng ông vẫn ngấm ngầm tìm hiểu, và sau ba năm được thanh luyện, khi Chúa chịu tử nạn, ông mới ngộ ra giáo huấn và lời mời gọi của Chúa, để đích thân đến xin mai táng Chúa trong mồ an nghỉ.

Đặc biệt hơn cả là trường hợp của Phaolô qua biến cố Đamas, Chúa Phục sinh đã biến một Saolô nhiệt thành bắt đạo thành một Phaolô Tông đồ.

Việc tân phúc âm hóa bản thân mời xem xét lại hành trình đáp trả ơn gọi. Ơn gọi Linh mục không phải chỉ là lúc khởi đầu khi được Giám mục đặt tay, nhưng là chương trình của Chúa phác họa trên bản thân đòi phải thực hiện mỗi ngày, mỗi giây phút. Do đó rà soát lại việc đáp trả ơn gọi là việc làm liên lỷ. Hãy rà lại sự từ bỏ, xem lại lòng tin và lòng yêu Chúa, xét lại niềm tín thác, thái độ đối với Lời Chúa, và ngay cả những thanh luyện qua thử thách.

Đời sống linh mục ngày nay đang phải đối diện với ba vấn đề lớn: giáo lý, kỷ luật, lòng đạo đức. Vì thế, tân phúc âm hóa bản thân đòi xuất phát lại từ Đức Kitô: say mê Đức Kitô bằng cách hướng về Người, sống hiệp thông với giám mục, linh mục đoàn với giáo dân, lương dân và sẵn sàng lên đường phục vụ theo gương Chúa Giêsu, Đấng đến không phải để được người ta hầu hạ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình.

Các Tông đồ đã được Thiên Chúa chọn gọi, đã sẵn sang từ bỏ mọi sự để theo Chúa.

Thánh Phaolô trong (1Tim 3,14) nhắc cho môn đệ Timôthêô hãy luôn khơi lại ngọn lửa hồng ân đã lãnh nhận hầu có sức vượt thắng mọi trở ngại cam go trên bước đường sứ vụ. Thánh Gioan Kim Khẩu mời gọi mỗi linh mục cũng phải luôn khơi lên ngọn lửa hồng ân linh mục.

Bước theo Chúa để trở thành mục tử như lòng Chúa mong ước kêu gọi mỗi linh mục phải trổi vượt về giáo lý, lòng đạo đức, tư cách và lòng nhiệt thành đối với các linh hồn. Tự nguyện sống độc thân khiết tịnh là để hoàn toàn sống vô vị lợi. Khiết tịnh để tự do yêu mến mọi người, sống cho mọi người. Xin Chúa cho chúng con trung thành bước theo Chúa, phụng sự Chúa nơi bàn thánh, nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên. Amen.

- 5giờ 45: Thánh lễ. Đức Cha Giuse chủ tế và suy niệm Tin mừng (Mc 2,23-28).

Giáo huấn của Chúa Giêsu về ngày sabat được diễn ra theo kiểu biện chứng.

Mở đầu là quan điểm cứng nhắc của nhóm biệt phái. Con người lệ thuộc vào ngày sabat. Tiếp theo là cái nhìn phản biện của Chúa Giêsu: ngày sabat thuộc về con người, để cuối cùng câu nói Con Người làm chủ ngày sabat đã trở thành kết luận mời gọi thể hiện lòng đạo theo một tinh thần mới.

- Trước hết, con người vì ngày sabat

Không chỉ nhóm biệt phái mà có thể nói người Do Thái cùng thời đều đóng khung đời sống tôn giáo bằng những quy trình quy định cứng nhắc của lề luật. Vẫn biết Sách Thánh là ánh sáng thượng tôn với những sự tích cụ thể. Nhưng luật lệ lại là phần nổi nhiều khi nhận chìm hết ý nghĩa cần phải nắm vững. Ngày sabat với những quy định tỉ mỉ ban đầu nhằm giúp con người ý thức phải nghỉ ngơi cũng như phải chu toàn phận vụ phụng thờ Thiên Chúa. Nhưng sau này khi đi lệch trọng tâm để chỉ quan tâm đến việc giữ luật mà quên đi tinh thần sống luật, người ta đã rơi vào thái độ vụ luật, vụ hình thức làm hỏng hết lối sống đạo đức.

- Thứ đến, ngày sabat vì con người

Điều chỉnh lại thái độ ấy, Chúa Giêsu thông qua đề tài ngày sabat, một mặt làm đảo lộn nếp nghĩ và cách hành xử tôn giáo không còn phù hợp của mấy ông biệt phải, mặt khác đề cao yếu tố con người với tất cả ý thức và tự do trước Thiên Chúa là Đấng lân mẫn, yêu thương. Ngày sabat được lập ra vì con người, chứ không phải ngược lại, con người vì ngày sabat. Lý luận rất xác đáng, khẩu ngữ còn đanh thép, không những đánh gục đối phương mà con đánh đổ cả một tường lũy từ lâu đã được dựng lên nhằm cản trở làn gió thay đổi và nhằm bảo vệ một thứ lợi ích cục bộ của một số nhân sự tôn giáo dưới danh xưng là biệt phái, tức là nhóm tách biệt ra khỏi tôn giáo, một nhóm lợi ích mang màu sắc tôn giáo.

- Làm chủ ngày sabat.

Kết thúc tranh luận, Chúa Giêsu tuyên bố “Con Người làm chủ ngày sabat”. Tất nhiên không phải con người chung chung viết thường như chúng ta đây, mà là Con Người viết Hoa chính là Chúa Giêsu. Thật vậy, bằng mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Chúa Giêsu khi bước vào vinh quang đã được đặt làm thủ lãnh, làm Đức Chúa. Cũng từ đó, ngày sabat của đạo cũ đã nhường chỗ cho đạo mới với tên gọi mới là ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, cách gọi tục hóa của ngày hôm nay, ngày Chúa Nhật, nghĩa là ngày của Chúa, hay là ngày Chúa biểu lộ chủ quyền. Ngày sabat Cựu Ước đã khép lại và ngày Chúa Nhật Tân Ước đã lên ngôi. Cuộc tranh luận năm xưa về ngày sabat là thế, có cọ sát nhưng cũng có ánh sáng mở ra tinh thần sống ngày của Chúa với một tâm thức rõ rệt hơn.

Xin cho mỗi người anh em linh mục trong ngày cầu xin ơn thánh hóa biết cử hành ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa với lòng sốt sắng, nhằm tôn thờ Chúa, thánh hóa bản thân, cũng như mỗi con người được trao phó cho mình. Ở đây cũng xa gần nhắc nhở những anh em trong cương vị là cha sở, là quản xứ cần chu toàn nhiệm vụ dâng lễ cho giáo dân, tức là lễ họ, theo giáo luật điều 534. Đồng thời cũng hướng dẫn mỗi người chúng ta biết thể hiện lòng tin của mình một cách tích cực qua việc nghỉ ngơi phải lẽ, phải trung thành chu toàn phận vụ đạo đức cũng như nhiệt thành làm việc bác ái trong ngày Chúa Nhật, cách riêng trong những ngày đang hướng đến nẻo đi Tân Phúc Âm Hóa cho Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo Hội Toàn Cầu. Mỗi anh em linh mục là những cán bộ trong chương trình lớn lao này. Xin cho Phúc Âm được thể hiện trong chính cuộc sống của anh em. Chúng ta không cần nói nhiều bằng lời, nhưng nói bằng chính cuộc đời của mình. Và đó là chứng từ cuốn hút và đem lại hiệu quả gắn bó với ngày Chúa Nhật, không phải chỉ bằng những nhiệm vụ mình được chu toàn, nhưng mà bằng chính lòng yêu mến của mình dành cho Thiên Chúa, Đấng làm chủ. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội để minh chứng lòng tin yêu gắn bó của mình với chính Đấng mà mình đã phó thác cuộc đời, nhất là hôm nay xin nhờ lời chuyển cầu của Thánh Anê Trinh Nữ Tử Đạo cho mỗi anh em cũng đi đến cùng trong lựa chọn dứt khoát của mình, đồng thời cũng thể hiện một cuộc sống hạnh phúc gắn bó tin yêu với Đấng mà chúng ta đã chọn lựa và với Đấng đã chọn chúng ta làm tôi tớ của Ngài trong chương trình Tân Phúc Âm Hóa.

- 8giờ: Đức Cha giảng phòng.

Bài chia sẻ 2

ƠN GỌI “HÃY THEO THẦY”


Việc canh tân nhiệt huyết tông đồ trong đời sống linh mục phải đi vào tận gốc rễ, nền tảng.. Sự thiếu lòng hăng say trong sứ mệnh làm cho đời linh mục trở thành hời hợt, nhàm chán và máy móc có thể vì vị linh mục chưa hiểu tới ngọn nguồn ý nghĩa của ơn gọi và thực lòng chấp nhận những đòi hỏi của ơn gọi này, nhưng cũng có thể vì những quyến rũ hào nhoáng của môi trường đang cuốn hút tâm trí hoặc sau một hành trình dài, cuộc đời cũng giống như một chiếc xe, lăn lộn trên nhiều quãng đường, kéo theo nhiều bụi bặm, đất bùn và bị loang lổ, méo mó đây đó.

Tin Mừng thánh Marcô thuật lại 3 câu truyện về ơn gọi bổ túc lẫn nhau.

1. Ơn gọi của 4 môn đệ đầu tiên (Mc 1,16-20).

- Bối cảnh ơn gọi. Ơn gọi của 4 môn đệ được thánh Marcô thuật lại từ câu 16 đến câu 20 của chương 1. Ngay trước đó (c. 15), thánh Marcô ghi lại sứ điệp đầu tiên khi Chúa bắt đầu cuộc đời công khai: “Thời gian đã mãn hạn, Nước Thiên Chúa đã gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Như vậy, ơn gọi của các môn đệ được lồng trong bối cảnh của sứ điệp đầu tiên, như thể Chúa đi tìm người cộng tác để thực hiện sứ mệnh đó. Do đó, sứ mệnh của linh mục cũng chính là sứ mệnh của Chúa được diễn tả trong Mc 1,15 với 3 nhiệm vụ: 1) Loan báo cho nhân loại biết là Nước Thiên Chúa đã gần, tức là nói về Thiên Chúa; 2) Kêu mời thế giới ăn năn thống hối; 3) Mời gọi thế giới đón nhận Tin Mừng để được hưởng nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Ba nhiệm vụ trên đây áp dụng trong thế giới hôm nay chắc chắn đặt ra nhiều vấn nạn cho sứ mệnh của linh mục. Có lẽ câu hỏi nền tảng nhất cần phải đặt ra là: liệu các linh mục có thao thức, trăn trở tìm cách loan báo những sứ điệp trên đây không? Thao thức đó, trăn trở đó chắc sẽ không thể nhen nhúm lên được trong lòng một linh mục chưa thực sự xác tín, với kinh nghiệm sống của mình, Chúa Giêsu thực là nguồn sống, là Đấng Cứu Độ của nhân loại và Tin Mừng của Ngài đúng là con đường đưa đến sự sống và hạnh phúc.

- Ơn gọi và thái độ của các môn đệ. Khi được Chúa kêu gọi, các ngài liền bỏ tất cả để theo Chúa. Tất cả đây là gì? Tin Mừng thánh Marcô nói đến ba yếu tố các môn đệ đã bỏ ngay. Đó là thuyền, lưới, cha và những thanh niên giúp việc. Có lẽ đây là mấu chốt cho rất nhiều vấn đề trong đời sống linh mục. Người ta chấp nhận theo Chúa, nhưng người ta không chấp nhận bỏ tất cả vì Chúa.

2. Ơn gọi của Lêvi (Mc 2,13-14)

Trước tiên, ơn gọi là một truyện ngạc nhiên bất ngờ. Thứ hai, ơn gọi cũng là một sự chọn lựa của Chúa. Lý do của ơn gọi phải tìm trong con tim của Chúa, trong chương trình cứu độ của Ngài. Hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài. Có lẽ lịch sử dân Israel có thể cắt nghĩa được lý do ơn gọi (x. Đnl, 7,6-8). Vì vậy, đến muôn đời phải cảm tạ Chúa (Tv 8,5; Tv 116,12-13).

Phần Lêvi, cũng giống 4 môn đệ đầu tiên, vừa khi được Chúa kêu gọi, ông đã bỏ tất cả để theo Ngài (Mc 1,18.20; 2,14).

Bối cảnh của ơn kêu gọi: một điều đặc biệt cần lưu ý là ơn kêu gọi của Lêvi được lồng trong khung cảnh các tội nhân: truyện 4 người khiêng một người bất toại đến Chúa Giêsu để xin Ngài chữa lành bệnh (Mc 2,1-12) và Chúa tha tội (Mc 2,5); Chúa ngồi ăn tiệc chung với mấy người tội lỗi để mặc cho nhóm biệt phái lẩm bẩm chỉ trích (Mc 2,16) và lời của Chúa: “Không phải người lành cần thầy thuốc, nhưng bệnh nhân; tôi không đến để gọi kẻ công chính, nhưng gọi người tội lỗi” (Mc 2,17).

Câu truyện ơn gọi của Lêvi mở suy tư của chúng ta ra hai hướng.

a) Từ kinh nghiệm sống của một người sung sướng khám phá ra là mình được thương yêu mặc dù có nhiều tội họ có khả năng cảm thông và thương yêu các tội nhân, thông truyền sự vui mừng hạnh phúc của ơn cứu độ và chỉ đường, chỉ lối cho các tội nhân thành tâm thống hối muốn ăn năn hối cải.

b) Như Chúa Giêsu, linh mục của Chúa cần tập gần gũi với các tội nhân với tình yêu cứu độ. Người ta nói nhiều đến tình yêu đối với người nghèo. Điều này trúng và cần thiết Tuy nhiên, trung tâm của lịch sử ơn cứu độ là tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi. Hơn nữa, kinh nghiệm sống cũng cho chúng ta biết, điều khó thực sự không phải là yêu người nghèo và người đau ốm, nhưng là yêu người tội lỗi.

3. Lựa chọn Mười Hai Tông Đồ (Mc 3,13-19)

- Bối cảnh: Tin Mừng thánh Marcô thuật lại cảnh tượng đám dân chúng rất đồng đảo tụ tập lại chung quanh Chúa Giêsu (Mc 3,7-8) và Người chữa lành tất cả (Mc 3,10-11; x. Mt 4,24-25).

Như vậy, ơn gọi của 12 tông đồ được lồng trong bối cảnh nhân loại đau khổ, bị dày xéo bởi mọi sự dữ đủ loại, vật chất, thể lý, đạo đức, thiêng liêng nên chạy đến tìm Chúa và muốn được sờ mó đến Ngài để được cứu chữa. Chính trong bối cảnh của một nhân loại đau khổ mà chúng ta có thể hiểu được sự quan trọng và tất cả chiều kích thâm sâu của ơn gọi linh mục, tận hiến để phục vụ thế giới. Chúa kêu gọi các linh mục để rồi lại sai họ trở lại chính nhân loại đau khổ đó để đem đến ơn cứu độ của Chúa. Viễn tượng của ơn gọi linh mục cũng đặt ra một câu hỏi nền tảng về sự hiện diện và các công tác mục vụ của các linh mục: Cần làm thế nào để sự hiện diện của chúng ta như linh mục của Chúa có thể trở nên như bình pha lê trong suốt qua đó dân chúng có thể thấy được Chúa Giêsu? Phải phục vụ thế nào để dân chúng có thể thông hiểu và cảm nghiệm được tình thương yêu của Chúa, chứ không chỉ thấy tình thương yêu và sự cảm thông riêng tư nhân loại của chúng ta? Sự hiện diện, công việc phục vụ và tình thương yêu của chúng ta quan trọng và cần thiết trong chiều hướng là môi giới thông truyền Chúa Giêsu và ơn thánh của Người.

Như vậy thì để chu toàn mục đích ơn gọi, tâm hồn người linh mục phải mở ra hai hướng: hướng ra thế giới và hướng lên Chúa Giêsu. Với tâm hồn tông đồ, linh mục phải biết mang trong tim tất cả các vấn đề của nhân loại với tất cả sức mạnh của tình thương yêu cứu độ của Chúa Giêsu. Nếu người linh mục chỉ lao mình vào các vấn đề của thế giới mà không thấm nhuần đến độ đồng hóa được tình yêu của Chúa Giêsu thì sẽ chán nản trước muôn vàn vấn đề khó khăn và phức tạp của thế giới, hoặc sẽ trở nên bạo động, chia rẽ và đập phá tất cả.

Ơn gọi: Có tất cả 7 câu, trong đó có hai câu chính là c.13-14.

c. 13: “Rồi Ngài lên núi và gọi những người Ngài muốn và họ đến với Ngài”. Câu này rất vắn gọn, nhưng lại rất súc tích, đặc biệt có 3 cụm từ.

- “Ngài lên núi”: Theo một số nhà chú giải, hình ảnh Chúa lên núi gợi lại 3 hình ảnh: 1) Môsê lên núi Sinai để lãnh bia Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân của Người (Xh 24,1-17); 2) Chúa Giêsu lên Núi Sọ để dâng hiến chính mình; 3) hình ảnh của thời Cánh Chung khi những tôi trung của Chúa thuộc mọi dân tộc, quốc gia, tiếng nói tiến lên núi thánh, tụ họp trước ngai Con Chiên để đi vào Tiệc cưới với Con Chiên (Kh 14,1-4; 19,7-9). Ơn gọi linh mục là ơn gọi phục vụ để dẫn đưa Dân Chúa vào tình yêu Giao ước với Chúa và gìn giữ cho Giao Ước đó được vẹn toàn. Về chiều kích của sứ mệnh, có một sự chuyển biến từ hình ảnh Mosê lên núi Sinai đến hình ảnh Con Chiên ở trên Núi Thánh. Trong khi Môsê trên núi Sinai thì hạn hẹp trong giới hạn của dân Israel, Con Chiên trên Núi Thánh thì mở toang cửa, mời gọi toàn thể nhân loại thuộc mọi dân, mọi nước, mọi tiếng nói. Như vậy, ngay từ nguồn gốc, ơn gọi đã đưa người linh mục vào viễn tượng phổ quát của sứ mệnh hay trong ngôn ngữ hôm nay, chúng ta nói là viễn tượng truyền giáo. Bổn phận của linh mục không chỉ giới hạn trong công tác mục vụ, lo cho các giáo dân trong giáo xứ của mình, mà phải lo cho phần rỗi cho mọi người, kể cả anh chị em lương dân trong vùng trách nhiệm của mình là giáo xứ, giáo phận và trên toàn thể thế giới. Cuộc dấng hiến trên Núi Sọ là gạch nối giữa núi Sinai và Núi Thánh thời Cánh Chung.

- “Ngài gọi những người Ngài muốn”: Chữ quan trọng nhất ở đây là động từ “muốn”, dịch từ nguyên văn Hy lạp “Etelen” (ἤθελεν). Bản Giêrusalem tiềng Anh thì dịch là “wanted”; tiếng Pháp thì dịch là “voulait”. Không có động từ nào trong các ngôn ngữ tân thời lột được tất cả chiều sâu của nguyên văn Hy lạp. “Etelen” không chỉ có nghĩa là muốn, nhưng là ao ước một cách tha thiết, đã cân nhắc kỹ càng và giữ kín trong lòng.

- “Và họ đến với Ngài”: nguyên văn tiếng Hy lạp là “kai apenthon prós autón” (καὶ ἀπῆλθον πρὸς αὐτόν). Trong các ngôn ngữ tân thời, động từ “đến” diễn tả trước tiên ý tưởng địa dư, nói đến sự thay đổi vị trí từ chỗ này sang chỗ khác, trong khi động từ Hy lạp thì hàm chứa trước tiên thái độ linh thiêng của nội tâm. Sự di chuyển địa dư chỉ là một diễn tả bề ngoài của sự lựa chọn bên trong nội tâm. Vì vậy, “đến với Ngài” có nghĩa là chấp nhận Ngài, đồng hoá với Ngài, với tâm tình, ý nghĩ, với cách sống và với lập trường của Ngài và với số phận của Ngài, cả trong những hoàn cảnh khó khăn, có nguy hiểm đến tính mạng.

c. 14: “Ngài thiết lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Ngài và cũng để sai họ đi rao giảng với quyền năng trừ quỷ”.

Câu 14 có 3 cụm từ giúp chúng ta hiểu rõ ràng và sâu đậm ý nghĩa của ơn gọi:

- “Thiết lập Nhóm Mười Hai”: Chúa gọi đích danh từng người, nhưng không để riêng rẽ, mà lập thành một nhóm và đặt một người đứng đầu. Đây là một nhóm có qui củ vững chắc. Từ thực tại này của ơn gọi, trong Giáo Hội có Giám Mục Đoàn, rồi tại các giáo phận có Linh Mục Đoàn qui tụ chung quanh Đức Giám Mục giáo phận, hiệp nhất với nhau dựa trên chức thánh đã lãnh nhận và do đó, thương yêu nhau và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm mục vụ trong giáo phận, dưới sự chỉ đạo của Đức Giám Mục giáo phận. Tinh thần Linh-Mục-Đoàn vượt lên trên tình bạn, tình anh em cùng lớp, tình cảm địa phương. Nếu không có tinh thần linh-mục-đoàn, các thực thể dựa trên tình nghĩa nhân loại sẽ dễ dàng biến thành phe đảng, gây chia rẽ, nghi kỵ và cản trở hoạt động tông đồ.

- “Ở với Ngài” có nghĩa là thiết lập một mối giây liên lạc mất thiết bền chặt để sống hiệp nhất đến độ gắn bó và đồng hoá với Ngài, để thông phần vào số mệnh của Ngài và quyền năng của Ngài.

- “Để sai họ đi rao giảng”. Mục đích thứ hai của ơn gọi là sai đi rao giảng (một vài bản văn nói rõ chính xác: rao giảng Tin Mừng). Cần phải chú ý đến sự thay đổi chủ từ. Trong khi động từ “ở” (ở với Ngài), chủ từ là các tông đồ; động từ “sai đi” thì chủ từ lại chuyển ngay sang Chúa (để Chúa Giêsu có thể sai các ông đi). Điều này có nghĩa là trong công việc mục vụ truyền giáo, Chúa vẫn đóng phần chủ động trực tiếp. Qua các tông đồ, chính Chúa tiếp tục hoạt động để cứu vớt và canh tân thế giới. Chân lý này cũng được thánh Gioan diễn tả trong chương sau cùng của sách Tin Mừng của ngài. Sau khi đã hỏi Phêrô có yêu mến mình không và đã trao sứ mệnh cho Phêrô, Chúa nói: “Thầy bảo thật cho con biết: lúc còn trẻ con tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con chẳng muốn.” (Ga 21,18).

Mục đích thứ nhất của ơn gọi (ở với Ngài) là bí quyết. Ở với Ngài để biết Ngài, để sống hiệp thông mật thiết với Ngài và để thấm nhuần tinh thần của Ngài. Bằng không thì mặc dù có bôn ba năm châu bốn biển, có hỳ hục đổ mồ hôi máu ra thì cũng chỉ lợi dụng danh Chúa, lợi dụng Tin Mừng để làm công việc riêng của mình và rao giảng chính mình.

4. Đề nghị gợi ý cho giây phút cầu nguyện và suy niệm

a) Suy niệm Lời Chúa để hiểu sâu sa về ý nghĩa, mục đích và các đòi hỏi của ơn gọi linh mục: Mc 1,16-20; Mc 2,13-14; Mc 3,7-19; Mt 4,23-25; Đnl 7,6-11.

b) Ôn lại lịch sử ơn gọi của chính mình để sống cuộc đời linh mục với lòng hăng say hơn: sống lại những giây phút quyết định trên đường đáp lại tiếng Chúa kêu gọi; sống trong lòng cảm tạ thâm sâu vì ơn gọi; tâm tình ngạc nhiên sửng sốt trước tình yêu của Chúa đã kêu gọi; lặp lại quyết định dấn thân đáp lại tiếng Chúa gọi: 2Tm 1,6; Tv 8; Tv 116,12-19; Lc 1,46-50.

Sau khi nghe giảng, các linh mục và phó tế thinh lặng, xét gẫm, cầu nguyện và viếng Thánh Thể.

- 10giờ 45: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
- 11giờ 30: Cơm trưa.

2. Buổi chiều

Bài chia sẻ 3

THEO CHÚA CÁCH HỜI HỢT

1. Xa cách tâm tư của Chúa


Một điều rất hiển nhiên chúng ta có thể thấy dễ dàng trong Tin Mừng thánh Marcô là mặc dù đã chấp nhận theo Chúa, các môn đệ vẫn không hiểu Ngài, không hiểu mầu nhiệm của Ngài, không hòa hợp với tinh thần, tiêu chuẩn sống, tâm thức và cách sống của Ngài.

Từ chương IV, điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc, đến nỗi có thể coi đây là một vấn đề rất quan trọng trên bước đường theo Chúa. Đoạn thuật lại cơn bão Chúa khiến trở nên thanh bình (Mc 4,35-41) kết thúc với nhận xét nói lên sự kinh ngạc đồng thời cũng nói lên một điều tỏ tường là các môn đệ vẫn chưa hiểu Chúa chi cả mặc dầu họ đã theo Chúa và ở với Ngài từ lâu (Mc 4,41; x. Mc 6,49-52).

Phần Chúa Giêsu, có rất nhiều câu nói, nhiều lời khuyên răn và khiển trách theo chiều hướng này: Mc 3,5, Mc 4,9, Mc 4,23, Mc 4,40, Mc 6,6, Mc 8,17, Mc 8,33.

Mấy lời trưng dẫn trên đủ để nói lên tình trạng nông cạn hời hợt của các môn đệ. Họ đã chấp nhận theo Chúa, nhưng vẫn chưa thực sự đặt mình vào vị thế của Chúa; tư tưởng, tâm thức và tiêu chuẩn sống của họ vẫn chưa ăn khớp với Chúa.

Có lẽ cũng cần ngừng lại nơi đây để coi xem tình trạng của các môn đệ trong sách Tin Mừng có thể gặp nơi các môn đệ của Chúa trong công việc tông đồ tận hiến hôm nay. Chúng ta thử nghĩ đến Bài Giảng trên Núi nói về Phúc Thật dẫn đưa đến thanh thoát nội tâm để tựa dựa vào Chúa và do đó đạt được an bình thực sự; trong khi đó, ngày nay người ta coi cuộc sống lý tưởng là sống hợp lý theo thước đo của nhân loại: Mt 5,44-48; Mc 2,15-17; Mt 9,10-13; Mt 5,20-48; Mc 3,31-35.

Nhiều khi, xem ra người ta chưa đọc Tin Mừng. Tâm thức và cuộc sống còn rất xa xôi đối với Tin Mừng cho dù có nói bao lời đẹp đẽ và tuyên ngôn long trọng.

2. Khiêm nhượng nhìn nhận sự dốt nát

Khởi điểm của tất cả cuộc hành trình là lòng khiên nhượng chấp nhận sự thật là mình chưa hiểu hay ít nữa là chưa thực sự thâm hiểu mầu nhiệm của Chúa. Tình trạng rất thực, nhưng ít có linh mục muốn nhìn nhận. Thế nhưng Thiên Chúa, qua ngôn sứ Isaia, lại nhấn mạnh về thực tại này: Is 55,8-9; x. Is 40,13-14; Rm 11,33-35; x. 1 Cr 2,13; Mc 8,31-33.

Ở đây, cần phải nhắc lại lời kêu gọi của Chúa ngay khi Ngài bắt đầu cuộc đời công khai: “Thời gian đã mãn hạn, Nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy ăn năn thống hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Từ “ăn năn thống hối” dịch nguyên tự Hy lạp “metanoéite. “Metanoéite” (μετανοεῖτε) là một động từ kép gồm hai từ “meta” và “nóesis”. “Meta” là vượt ra khỏi, vượt lên trên (tiếng anh: beyond); “nóesis” là cách nhận thức, cách hiểu biết theo khả năng của con người. Vì vậy, nếu muốn nói cho trúng thì phải dịch là “Thời gian đã mãn hạn, Nước Thiên Chúa đã gần kề. Vậy anh em hãy thay đổi cách nhận thức, vượt lên khỏi cách nhìn thường tình của nhân loại mà tin vào Tin Mừng”. Tại sao vậy? Thưa vì hiện đang nhìn trật nên mới làm bậy. Vì vậy, điều quan trọng là phải đổi cách nhìn. Nếu chỉ đổi cách làm mà vẫn nhìn trật thì chỉ là quét lớp sơn bên ngoài.

Vì vậy, khiêm nhường chấp nhận chưa hiểu thấu đáo tinh thần của Chúa quả là căn bản, vì chỉ khi nào người ta xác tín là chưa thấy, chưa hiểu, lúc đó người ta mới cố công tìm kiếm, miệt mài học hỏi và khiêm nhượng lắng nghe. Biết bao linh mục rối loạn trước các hoàn cảnh khó khăn thay vì trở về lòng mình để lắng nghe trong tinh thần khiêm nhượng như Đức Mẹ (Lc 2,19; Lc 2,51). Suy niệm để tìm hiểu con đường của Chúa, nhiều khi rất khác xa các tiêu chuẩn và tính toán theo cái lý sự của loài người (Is 55,8-9; Rm 11,33-35; 1Cr 1,22-25).

Nhưng liệu con người có thể hiểu được Thiên Chúa hay không? Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” trả lời là được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người có khả năng hiểu biết và mến yêu Đấng đã tạo dựng nên mình (VMHV 12), còn thư gửi tín hữu Roma thì nói là lý trí con người có thể hiểu biết được Thiên Chúa khi chiêm ngắm vũ trụ, các loài đã được Thiên Chúa tạo dựng (Rm 1,19-23).

Như vậy tại sao người ta lại không hiểu biết được đường lối của Thiên Chúa. Vẫn theo thư gửi tín hữu Roma, lý do là vì người ta đã chiều theo các dục vọng (Rm 1,24-32).

Như vậy, con người không hiểu được đường lối của Thiên Chúa vì có những cản trở. Giới hạn trong sách Tin Mừng thánh Marcô, chúng ta có thể nói đến hai trở ngại chính yếu: cạm bẫy của ma quỷ và sự cứng lòng.

3. Lướt thắng các trở ngại

a) Cạm bẫy của quỷ ma

Cản trở lớn lao đầu tiên là cạm bẫy lừa lọc của ma quỷ (Mt 4,1-11).Điều đáng chú ý nhất là trong các cám dỗ, ma quỷ không mớm những điều hoàn toàn sai lạc, nhưng thường thì đưa ra các sự thật trúng một nửa và diễn tả cách hồ đồ. Thêm vào đó, ma quỷ lại còn dựa vào các luận chứng lấy trong Sách Thánh. Chính vì vậy, các cám dỗ mới hấp dẫn và, vì đó, người ta mới dễ bị lừa, ngay cả những người quảng đại cũng có thể bị lừa và mất hồn.

Để tránh cạm bẫy của ma quỷ, phải có những điều kiện sau đây:

- Điều kiện I: cần phải yêu chuộng sự thinh lặng, thứ thinh lặng nội tâm..
- Điều kiện II: cần một tâm hồn thành thực để điểm mặt các lý chứng hồ đồ và các cạm bẫy của kiêu căng, tư lợi và đam mê dục vọng để gọi chúng với chính tên của chúng để khỏi đánh lừa chính mình.
- Điều kiện III: cần phải có tinh thần chuyên cần tìm kiếm Chúa qua sự lắng nghe tiếng Chúa, với tất cả tấm lòng trìu mến (Gr 15,16).

- Điều kiện IV: cần tinh thần khiêm nhượng (1 Pr 5,5), nhưng có lẽ đây lại là điều thiếu nhiều nhất. Trong thời đại của chúng ta, có Gandhi, sau nhiều năm chân thành tìm kiếm chân lý, đã đi đến một kết luận tương tự: “Các dụng cụ tìm kiếm Chân Lý thật là đơn sơ, nhưng cũng thật là khó khăn. Khó khăn đối với một người kiêu căng ngạo mạn, nhưng đối với một em bé vô tội thì không có chi khó khăn cả. Người muốn đi tìm chân lý phải khiêm nhượng hơn tro bụi và chỉ khi đó mới hy vọng đón nhận được đôi tia ánh sáng” (M.K. Gandhi, Antiche come le montagne, a cura di Sarveoakku Radhakrishnan, Edizioni di Comunità, Milano 1963, p. 96).

b) Cứng lòng

Trở ngại thứ hai trên cuộc hành trình hiểu và theo Chúa là sự cứng lòng. Đây là một trong các vấn đề Chúa nói nhiều lần trong Tin Mừng: Mc 3,5; Mc 8,17.

Cứng lòng là gì? Đây là con tim bị đóng phèn, con tim ương ngạnh, con tim chai đá. Một số bản văn nguyên thủy, thay vì danh từ pórosis (πώρωσις τñς καρδíας) có nghĩa là sự cứng cỏi thì viết là pérosis (điếc). Ý nghĩa này có rõ hơn một chút trong phần cắt nghĩa vì sao Chúa hay dùng dụ ngôn (Mc 4,12). Để hiểu đoạn văn này, cần phải đọc thêm hai đoạn bổ túc: Ga 12,37-40; Is 6,9-10.

Đây là con tim vô cảm, ương ngạnh, cố chấp trong sai lầm và khép kín trước những nhắc nhở của tình yêu. Càng được kêu gọi, càng khép kín và xa lánh (Os 11,1-2.7). Vậy cần phải đặt ra ở đây một câu hỏi: Tại sao con tim lại khép kín cách cố chấp? Điều gì làm cho nó trở nên chai đá và đui mù? Trước câu hỏi đó, Tin Mừng thánh Marcô trả lời qua một số sự kiện và dụ ngôn sau đây:

i. Sự kiện các môn đệ hái lúa mì (Mc 2,23-28; Mc 4,24).

Vấn đề ở đây là thái độ của một tâm hồn hẹp hòi nửa vời, không biết cho mà chỉ đòi quyền lợi của mình, nên chi phản bội lại chính ý nghĩa và bản tính của luật lệ tuân giữ (Mt 5,20-48; x. Lc 18,11-12).

ii. Chữa lành một người bị bại tay (Mc 3,1-6)

Tại sao họ lại nhắm mắt trước sự thật sờ sờ trước mắt như thế? Có thể có 4 lý do: 1) Dục vọng xui khiến và che lấp (Họ rình để xem Chúa có làm gì không để có cớ mà tố cáo Người); 2) Thiếu sự thành thực nội tâm; 3) Tính kiêu căng tự ái: sợ mất mặt, mất danh dự, thế giá nếu chấp nhận sự thật; 4) Sợ các hậu quả: nếu chấp nhận sự thật thì phải thay đổi tất cả nếp sống hay có khi cũng phải từ bỏ các nguồn lợi xã hội, vật chất... Cho nên tốt nhất là chối bỏ hết. Tưởng thế là dễ và yên thân, nhưng đó lại là đầu mối của biết bao lỗi lầm và tội ác, vì tâm hồn ra chai đá. Trong thần học luân lý, khi nói về lương tâm thì có vấn đề lương tâm đui mù. Đó là thứ lương tâm không còn khả năng phân biệt lành dữ. Vì vậy, nhiều khi người ta nói là lương tâm yên hàn, nhưng thực ra có khi là lương tâm đui mù.

iii. Dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,1-20): dụ ngôn này nói lên nhiều hoàn cảnh: có hạt rơi trên đường đi, có hạt rơi trong đá sỏi; có hạt rơi giữa bụi gai và cuối cùng có hạt rơi vào đất tốt. Mỗi hoàn cảnh nói lên một vấn đề, nhưng ở giai đoạn này, chúng ta có thể để ý đặc biệt đến hoàn cảnh của hạt giống rơi giữa bụi gai. Đây là tình trạng của một linh mục để cho lòng mình bị chi phối và lấn án bởi những lo lắng, bận tâm, ưu tư thường ngày, kể cả các lo lắng bận tâm mục vụ. Khi một người để cho lo lắng chi phối thì đâu còn lòng trí nào mà nghe ai, nói chi nghe tiếng Chúa. Điều quan trọng cần để ý là vấn đề không ở tại số lượng các công việc, mà thái độ của tâm hồn trước cuộc đời và nhiệm vụ tông đồ. Đó là thái độ của một tâm hồn chỉ biết xoay vần chung quanh mình nên tất cả đều bị bóp nghẹt. Các ngôn ngữ tây phương phát xuất từ tiếng latinh có hai danh tự (lấy tiếng Anh làm ví dụ): occupation và pre-occupation. Occupation là công việc phải làm; pre-occupation là thái độ trước công việc phải làm. Một người có thể phải làm nhiều việc, nhưng vẫn giữa được tâm hồn thanh thản; một người khác có lẽ chỉ làm đôi ba việc, mà tâm hồn lại lo lắng bồn chồn. Các lý do của sự lo lắng bận tâm có thể có nhiều, nhưng xét cho cùng thì căn nguyên của nó chính là tâm hồn lấy chính mình là nền tảng cho cuộc đời và các hoạt động của mình.

4. Đề nghị gợi ý cho giây phút cầu nguyện và suy niệm

a. Tâm tình khiêm tốn để nhận biết mình còn rất xa vời cách suy nghĩ của Chúa để học nơi Đức Mẹ tinh thần chiêm niệm: Is 55,8-9; Is 40,13-14; Rm 11,33-35; 1 Cr 2,13; 1 Cr 1,22-25; Lc 2,19.51.

b. Đối chiếu nếp sống của mình và các lý tưởng đang theo đuổi với lý tưởng sống của Tin Mừng để thấm nhuần tinh thần và cảm nghĩ của Chúa Giêsu: Mt 5,3-12 (Mối Phúc Thật); Mt 5,20-48 (sự công chính mới và tình yêu đối với kẻ thù địch); Mc 2,15-17; Mt 9,10-13 (yêu thương kẻ tội lỗi); Mc 1,40-2,12 (yêu thương kẻ yếu kém và những người bị khinh chê, loại trừ); Mc 3,31-35 (nền tảng và tiêu chuẩn mới của các mối liên lạc).

c. Nhận diện các mưu mô quỷ quyệt của cha đẻ các sự lường gạt để quyết định chiến đấu chống lại và loại trừ các nguyên nhân làm cho tâm hồn chai đá: Mc 2,23-28; Mc 3,1-6.22-30; Mc 4,1-20.24-25; Mt 4,1-11; 1 Pr 5,5; Ed 36,25-27.

Sau khi nghe giảng, linh mục đoàn thinh lặng cầu nguyện và viếng Chúa.

- 5giờ40: Kinh chiều.
- 6giờ: Cơm tối.
- 7g30: Hạt Phan Thiết phụ trách Giờ Chầu Thánh Thể.

Ngày tĩnh tâm thứ hai được kết thúc bằng kinh tối và tâm tình tạ ơn. Xin dâng lên Thánh Gia các gia đình trong toàn thể giáo phận.

Nhật Ký Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết
Ngày Thứ Nhất
Thời gian: 20-24/01/2014

Chủ đề: TÂN PHÚC ÂM HÓA
Giảng phòng: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – GM Phụ Tá Giáo phận Xuân lộc.

Hình ảnh

Theo Giáo luật 1983: buộc các giáo sĩ (Phó Tế, Linh Mục, Giám Mục) tham dự các cuộc tĩnh tâm theo qui định của luật địa phương (x. điều 276 triệt 2, khoản 4). Bởi thế, hằng năm theo truyền thống, mọi thành phần trong bậc giáo sĩ của Giáo phận đều tập trung về Tòa Giám Mục để tham dự tuần tĩnh tâm năm.

Năm nay, tuần tĩnh tâm bắt đầu từ thứ hai ngày 20 đến thứ sáu ngày 24.01.2014, những ngày đầu năm mới dương lịch 2014 và cũng là những ngày cận Tết Giáp Ngọ.

Toà Giám Mục với khuôn viên thoáng rộng, yên tĩnh tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện. Chữ “Tĩnh” ở đây là đặt nặng vấn đề thinh lặng để nhìn lại. Điều kiện tiên quyết của tĩnh tâm chính là sự im lặng. Từ thinh lặng đó mình mới có thể nuôi dưỡng những suy tư của mình một cách lâu dài được. Bầu khí thinh lặng của tĩnh tâm cũng giúp anh em linh mục hồi tâm xét mình mà thực thi những lần sám hối cách đúng mức. Thinh lặng cũng là bác ái đối với những anh em linh mục khác chung quanh mình. Bầu khí thinh lặng cũng là bầu khí bên ngoài giúp cho cộng đoàn cũng như giúp cho từng linh mục sống tinh thần cầu nguyện. Và đồng thời tĩnh tâm cũng là một cơ hội để anh em linh mục gặp gỡ, giải quyết những phận vụ thiêng liêng của mình.

1. Khai mạc

Đúng 8h30 sáng thứ hai ngày 20.01.2014, có 118 linh mục (đang làm mục vụ và hưu dưỡng) cùng 20 phó tế thuộc Giáo phận đã có mặt tại Tòa Giám Mục để chuẩn bị bước vào Tuần Tĩnh Tâm Năm.

10h00, Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh, thay mặt linh mục đoàn chào mừng hai Đức Cha Giuse.

Kính thưa Đức Cha Giuse - Giám Mục Phan Thiết. Hôm nay toàn thể anh em linh mục và phó tế trong giáo phận hân hoan về đây dưới mái nhà chung để tham dự tuần tĩnh tâm theo luật định. Chúng con kính chào Đức Cha là mục tử tối cao của Giáo phận, vị lãnh đạo kính yêu của chúng con, người anh cả thân thương quý mến của chúng con. Xin Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác cho Đức Cha. Xin Đức Cha cùng đồng hành cầu nguyện cho anh em chúng con trong tuần phòng này.

Kính thưa Đức Cha Giuse, GM phụ tá GP Xuân lộc. Chúng con hân hoan đón chào và tri ân Đức Cha. Vì yêu thương và hiệp thông nên Đức Cha đã sẵn lòng đáp lời mời của Đức Cha chúng con, dẫu lúc này Đức Cha rất bề bộn với công việc mục tại Giáo phận và tại ĐCV Xuân lộc, nhưng đã đến đây giảng huấn và chia sẻ cho chúng con những kiến thức và kinh nghiệm về Phúc Âm Hóa là đề tài ruột của Đức Cha. Chúng con xin lắng nghe và học hỏi thật nhiều nơi những gì Đức Cha trao đổi như Đức Cha đã viết trong bài chia sẻ thứ nhất “điều quan trọng là lắng nghe và vâng phục”,để chúng con có thể chu toàn cách tốt nhất sứ vụ tại giáo phận và nơi giaó xứ mình phụ trách, nhất là năm nay năm “Phúc âm hóa gia đình” theo định hướng hướng mục vụ của GHVN. Xin Chúa chúc lành cho Đức Cha,cho những dự định trong công tác mục vụ, kính chúc Đức Cha an khỏe và hạnh phúc trong những ngày sống với chúng con.

Chúng con kính chào hai Đức Cha.

Tiếp theo, Đức Cha phòng bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha Giuse đã ưu ái mời ngài đến Phan thiết để chia sẽ. Rất hân hoan gặp gỡ Linh Đoàn Giáo Phận Phan Thiết, được chia sẻ những tâm tình,được tham dự những thao thức mục vụ, cùng giúp nhau gặp Chúa.Trân trọng cám ơn.

10h20: Đức Giám Mục Giáo Phận ban huấn từ khai mạc.

Hân hoan chào mừng quí Cha cùng quí Phó tế đã về đông đủ để tham dự Tuần Tĩnh Tâm Năm. Giám Mục, Linh Mục, Phó tế làm nên linh mục đoàn giáo phận. Giữ bầu khí thinh lặng, với thái độ lắng nghe, đó là hồng ân do Chúa Thánh Thần tác động.

Huấn dụ mở đầu là mục đích của Tĩnh Tâm.


Năm xưa Chúa Giêsu cùng các môn đệ rong ruổi rao giảng Tin Mừng. Chúa dạy các môn đệ lui vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi.

Ngày nay, các linh mục làm việc mục vụ suốt một năm, dịp tĩnh tâm để quy tụ lại trong mái nhà chung giáo phận để “nghỉ ngơi”. Tĩnh tâm như thế có tính “nghỉ ngơi” chung nên cần tuân theo thời khóa biểu và những quy định. Ước mong quý cha “nghỉ ngơi” đúng nghĩa.

2. Về mặt xã hội: tính lại sổ đời.

Ngoài những giờ chung cộng đoàn, anh em có nhiều giờ riêng để tính đoán sổ đời mục vụ năm qua.

Việc gì, bởi tại, làm sao?

Ở đâu, ai biết, bao lâu, khi nào?

Xét mình về mọi phương diện: tâm linh, nhân bản, mục vụ, trí thức. Đặc biệt các` lãnh vực nhạy cảm như: tiền, tình và quyền.

Hoạch định chương trình năm mới hợp với khả năng của mình và hiệu quả cho cộng đoàn Dân Chúa. Cần dựa vào kinh nghiệm bản thân, kinh phí địa phương và kinh nguyện phó dâng hàng ngày.

3. Tình huynh đệ.

Chỉ Nam Linh Mục, số 19, gọi tình huynh đệ linh mục là linh đạo đặc thù của linh mục giáo phận.Linh đạo linh mục giáo phận vừa có tính bí tích, vừa có tính mục vụ. Tình huynh đệ này là tình huynh đệ giữa những người được thánh hiến bởi bí tích truyền chức thánh, nên mang tính bí tích của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa (x. 1Ga 4,7-21). Tính chất giáo phận của tình huynh đệ này không được diễn tả qua một định chế như tình huynh đệ trong các cộng đoàn dòng tu, nhưng mang tính mục vụ và hướng đến dân Chúa. Linh đạo linh mục giáo phận được tái khám phá nơi tình huynh đệ. So với hoạt động mục vụ, tình huynh đệ diễn tả sự hiệp thông trong Giáo Hội cách cơ bản hơn.

Đây là thời gian quý báu để anh em cũng cố tình huynh đệ dành cho nhau. Cầu nguyện cho nhau.

4. Về phương diện thiêng liêng

Tĩnh tâm là thời gian gặp gỡ Thiên Chúa, cầu nguyện và suy tư. Lắng nghe tiếng Chúa trong tương quan gần gũi thân mật. Đây cũng là dịp chia sẻ bàn hỏi những vấn đề mục vụ với các anh em nhiều kinh nghiệm hơn. Dành thời gian xét mình xưng tội.

Tĩnh Tâm với phong thái lắng nghe sẽ là một hồng ân mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho tuần phòng này.

Bài chia sẻ 1.

Sau giờ kinh trưa, Đức Cha giảng phòng bắt đầu bài chia sẻ 1.

I. Dẫn vào tuần Tĩnh Tâm

1. Tĩnh tâm: ý nghĩa, mục đích và điều kiện

Trong đời sống linh mục có 3 sinh hoạt thiêng liêng, tuy liên hệ và gần gũi nhau, nhưng là ba sinh hoạt khác nhau, với những đặc tính và mục đích riêng của mỗi sinh hoạt.
- Khóa học hỏi thần học, tu đức, mục vụ: nhắm cập nhật các tư tưởng thần học, tu đức, mục vụ, nhất là trong bối cảnh của xã hội nơi các linh mục phục vụ.
- Buổi chia sẻ mục vụ: nhắm trao đổi các kinh nghiệm mục vụ để nhờ đó, mỗi người có thể rút ra những bài học áp dụng để công việc mục vụ của mình được kết quả tốt đẹp hơn
- Tĩnh tâm: nhắm giúp mỗi linh mục đi vào chiều sâu của lòng mình để lắng nghe Lời Chúa và lấy Lời Chúa chiếu soi, thanh luyện, biến đổi đời sống của mình trong ơn gọi và trong sứ vụ linh mục.

Cả ba sinh hoạt đều có tính cách thiêng liêng, nhưng trong khi đối với Khóa học hỏi thần học, tu đức và Buổi chia sẻ mục vụ, đối tượng là công việc làm và những người hưởng nhờ công việc làm của linh mục, đối tượng của Tĩnh tâm là chính con người linh mục. Đây là điểm khó khăn của Tĩnh tâm, vì một đàng, nhịp sinh hoạt và nếp sống của xã hội hôm nay làm cho lòng người dễ hướng ngoại và dao động; đàng khác, tự nhiên người ta rất ngại trở về lòng mình để nhận diện con người thực của mình và để thay đổi. Điều này lại càng là một cám dỗ cho linh mục vì linh mục thường đứng vào vị thế của người giảng dạy, hướng dẫn người khác, hoặc là người điều hành, chỉ đạo thực hiện các chương trình lớn nhỏ. Tâm lý tự nhiên của linh mục chẳng muốn nghe ai, nhất là nếu người đó lại nói cho mình về những điều mình cần coi lại và có khi cần phải sửa đổi. Do đó, người ta chỉ tìm kiếm những ý tưởng mới, nhưng toàn là những tư tưởng thần học, tu đức hay mục vụ, hoặc những nhận xét về việc làm hay vấn đề và hoàn cảnh của người khác chứ không phải là những vấn đề của lòng mình.

Hai yếu tố tâm linh quyết định để tuần Tĩnh Tâm đem lại kết quả, làm mới cuộc đời là LẮNG NGHE VÀ SẴN SÀNG VÂNG PHỤC. Hai yếu tố này lại cần có hai yếu tố khác chuẩn bị: Thinh lặng và tự do nội tâm, thanh thoát trước tất cả những gì không phải là Chúa. Nếu được như vậy thì chúng ta sẽ cảm nhận được bầu khí thánh thiện, trầm lắng trong sự hiện diện của Chúa.

2. Đề tài

Đề tài được Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận chỉ định cho tuần Tĩnh tâm này là “TÂN-PHÚC-ÂM-HÓA”. Đây là đề tài của thời đại. Trước tiên phải nói đến việc ĐTC Bênêdicttô XVI cho thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng lo việc cổ võ Tân-phúc-âm-hóa vào ngày 21.9.2010. Tiếp theo là Thượng Hội Đồng Giám Mục XII tại Roma từ 7 - 28 /10/2012 với đề tài “Tân-phúc-âm-hóa để thông truyền đức tin kitô”. Tại Á châu, đề tài Tân-phúc-âm-hóa đã được nói đến trong Tông huấn “Hội Thánh tại Á Châu” (Ecclesias in Asia) và nhất là qua suy tư của Tổng Đại Hội lần X của FABC nhóm họp tại TGM Xuân Lộc 10-16/12/2012 cũng lấy Tân-phúc-âm-hóa làm đề tài chính yếu. Sau cùng, Thư chung của HĐGM Việt Nam ngày 10/10/2013 vừa qua cũng xoay vần chung quanh việc Tân phúc âm hóa với đề tài “Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam và công cuộc Tân-phúc-âm-hóa”.

Các văn kiện nói trên là những suy tư quảng diễn và áp dụng cho hoàn cảnh của Châu Á và Việt Nam những giáo huấn của ĐTC Chân Phước Gioan Phaolô II, của ĐTC Bênêdictô XVI và Thương Hội Đồng Giám Mục lần XII, theo đó, từ “Tân phúc âm hóa” nói đến việc canh tân theo hai chiều hướng:

- Chiều hướng thần học - mục vụ: thế giới đang trải qua những cuộc biến chuyển sâu rộng làm thay đổi não trạng con người, làm rúng động các cơ cấu văn hóa, xã hội và cả tôn giáo vì ảnh hưởng đến các giáo hữu, ngay chính trong Đức Tin của họ. Do đó, cần phải “Tân-phúc-âm-hóa”. Tân là mới: mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả (ĐTC Gioan Phaolô II) để người thời đại có thể hiểu được Tin Mừng của Chúa.

- Chiều hướng tu đức: cuộc chuyển mình của thế giới ảnh hướng đến cả giới linh mục, tu sĩ, làm cho nhiều vị bị dao động trong tinh thần, lung lay trong lòng tin, biến chất trong cuộc sống, mất nhuệ khí và lòng nhiệt thành trong nhiệm vụ. Do đó, công tác Tân-phúc-âm-hóa nhắm đến việc khơi dậy lòng hăng say, nhiệt thành tông đồ nhờ vào lòng say mến Chúa Giêsu.

Theo đặc tính của tuần Tĩnh tâm, đề tài Tân-phúc-âm-hóa sẽ được trình bày trong chiều hướng Tu đức. Điều này xem ra còn cần thiết, ngay tại Châu Á này. ĐTGM Socrates Villegas, Chủ Tịch HĐGM Phi luật Tân mới có một lời phát biểu mà nhiều cơ quan truyền thông nhắc đi nhắc lại. Ngài nói: “Anh em linh mục thân mến, chúng ta đã trở thành thứ mục tử giữ nhà, chỉ lo “bảo trì” Giáo Hội, chạy theo chương trình hằng ngày. Chúng ta phải ra ngoài, đi thăm các khu ổ chuột, các nhà thương, chúng ta phải dạy giáo lý, thăm viếng các gia đinh... Vấn đề không phải là thiếu linh mục, nhưng thiếu lòng nhiệt thành”.

Nhu cầu tối quan trọng và khẩn cấp của đời sống linh mục hôm nay là tìm lại sự xác tín và niềm vui của ơn gọi linh mục. Giáo Hội không chỉ đơn giản cần có thêm nhiều linh mục, nhưng cần có những linh mục hạnh phúc và hăng say nhiệt thành, dám sống chết cho Chúa như thánh Phaolô (2Co 5,14: Charitas Christi urget nos), sẵn sàng chịu thiệt thòi vì Chúa Giêsu. Giáo Hội cần một thế hệ linh mục thấm nhuần tinh thần của Chúa đến độ trở thành hiện thân của Ngài. Tất cả con người của linh mục mang chất Giêsu và do đó, nhìn thấy người linh mục là người ta phải liên tưởng đến Chúa Giêsu. Trong viễn tượng nói trên, hành trình theo Chúa trong Tin Mừng thánh Marcô có thể rất hữu ích cho chúng ta trong cố gắng khơi lên ngọn lửa nhiệt thành trong tâm hồn.

II. Tin mừng theo thánh Marcô

1. “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Như đã chép trong sách ngôn sứ Isaia:

Này đây, ta sai sứ giả của ta đi trước con để dọn đường cho con...” (Mc 1,1-2). Với mấy lời đơn sơ đó, thánh Marcô đã loan báo cho chúng ta một mẩu tin chất chứa hy vọng vì đó là mẩu tin cả nhân loại đã chờ đợi từ ngàn đời và là một mẩu tin gây ngạc nhiên ngoài sự tưởng tượng.

Danh từ “Khởi đầu” dịch từ nguyên văn Hy Lạp “Arche” (ἀρχή) và danh từ này có thể dịch bằng nhiều từ, nhưng đa số các tác giả đều dịch là “khởi đầu” hay “nguyên thủy” vì từ này gợi lại các lời đầu tiên của Sách Khởi Nguyên (Genesis): “Tự khởi đầu (nguyên thủy) Thiên Chúa đã dựng nên Trời và Đất...” (St 1,1tt) và tiếp theo là lời tường thuật tố tiên loài người phạm tội với lời hứa ơn cứu độ (St 3,15).

Lồng vào bối cảnh Sáng thế, nguồn tin loan báo của Sách Tin Mừng có một tầm mức quan trọng đặc biệt vì động chạm đến căn nguyên gốc rễ của lịch sử loài người và mối ước muốn thâm sâu nhất của con người muốn tìm kiếm Thiên Chúa là ơn cứu độ và là nguồn sống. Sự thật này đã được thánh Agostinô diễn tả cách tuyệt vời trong cuốn “tự thú” của ngài.

Ước muốn thứ hai là ước muốn của Thiên Chúa. “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”. Danh từ “Kitô” (hy lạp: Χριστός) dịch từ danh từ Do Thái “Messia” là Đấng Cứu Độ Thiên Chúa đã hứa ngay từ thời sáng tạo thế gian, ngay sau khi tổ tông loài người phạm tội.

2. “Con là con yêu dấu của Cha và Cha vẫn được hài lòng về con” (Mc 1,11).

Trong Tin Mừng thánh Marcô, lời của Chúa Cha xem ra là lời nói với Chúa Con, nhưng trong Tin Mừng thánh Mathêô, câu nói trên là lời Chúa Cha nói với dân chúng để giới thiệu Chúa Con với họ (x. Mt 3,16-17). Ý nghĩa này sẽ trở lên rõ ràng hơn trong câu Chúa Cha nói với ba môn đệ trên núi Tabor được thuật lại trong sách Tin Mừng thánh Marcô. Thiên Chúa hiến tặng cho chúng ta chính Con yêu dấu của Ngài; Ngài giới thiệu với chúng ta và mời gọi chúng ta lắng nghe Con yêu dấu của Ngài: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các con hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7).

Và từ giây phút đó, đám đông dân chúng từ trước vẫn lũ lượt kéo nhau đến nghe Gioan, giờ đây bắt đầu để ý đến Chúa Giêsu và từ từ bỏ Gioan để đến với Ngài. Để thấy rõ hình ảnh dân chúng đang chuyển hướng về Chúa Giêsu, chúng ta có thể đọc mấy câu sau đây: Mc 1,21-28; Mc 1,32-33; Mc 1,36-37; Mc 1,45.

3. Một cuộc giằng co trong tâm hồn

Thế nhưng, thực thế đâu có đơn giản. Ước muốn tìm kiếm Chúa, tuy thâm sâu trong lòng người và tuy Chúa không ngưng mời gọi, ước muốn đó vẫn có thể bị làm cho nhạt nhòa, che lấp, thậm chí bị từ khước và chống đối. Vấn đề này, thực ra, đã xảy ra ngay từ thuở ban đầu như được diễn tả trong sách Sáng Thế, chương III. Loài người khao khát Chúa, nhưng đồng thời sợ Chúa, nên chạy trốn, giả điếc làm ngơ hay có khi còn từ khước và chống đối Chúa, tạo. Chính trong thực tại này anh em linh mục chúng ta phải thực hiện sứ mệnh linh mục của mình. Sứ mệnh này trở thành thách đố hai chiều: chính mình và những người khác như đối tượng của sứ mệnh linh mục của mình. Trong bối cảnh này, hình ảnh thánh Gioan Tẩy Giả hiện lên như một mẫu gương: “Gioan Tẩy Giả đã tới và làm phép rửa trong sa mạc, rao giảng phép rửa ăn năn thống hối để được tha thứ tội lỗi” (Mc 1,4).

4. Đề nghị gợi ý cho giây phút cầu nguyện và suy niệm.

a) Tạo cho mình một khoảng trống chung quanh và trong lòng để lắng nghe lời loan báo đầy vui mừng và ngạc nhiên đã từ lâu trông chờ: “Đây là con Ta yếu dấu. Hãy nghe lời Ngài”.
b) Thử hỏi lòng mình xem trong các hoạt động tông đồ, mình thực sự muốn thực hiện điều gì? Có phải nhắm tạo điều kiện, trợ giúp cho dân chúng gặp Chúa không? Có băn khoăn, lo lắng khi thấy giới trẻ hôm nay lơ là đời sống đạo đức không, hay “sống chết mặc bay”?

Sau khi nghe giảng, các linh mục và phó tế thinh lặng, xét gẫm, cầu nguyện và viếng Thánh Thể.
5giờ40: Kinh chiều chung tại nhà nguyện.
6giờ: Cơm tối.
7g30: Cha Hạt trưởng Hạt hàm Thuận Nam chủ sự Giờ Chầu Thánh Thể.

Ngày tĩnh tâm thứ nhất được kết thúc bằng tâm tình tạ ơn và kinh tối.

Xin kính dâng Tuần Tĩnh Tâm cùng toàn thể Giáo Phận Phan Thiết lên Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Xuân Giáp Ngọ đang về trên mọi miền đất nước. Xuân tâm hồn đang đến với linh mục đoàn. Ước mong mọi thành phần Dân Chúa hiệp thông cầu nguyện.
 
Cuộc họp Liên Tu Sĩ miền Tây Bắc Hoa Kỳ
Lm Tuấn Nguyễn
19:54 24/01/2014
PORTLAND - Cuộc họp Liên Tu Sĩ miền Tây Bắc Hoa Kỳ năm nay được tổ chức tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Portland, Oregon do cha Cha Phạm Hữu Đạt làm chánh xứ hỗ trợ cùng với cha Bùi Quyết, Bề Trên Tu Đoàn Nhà Chúa, và Sơ Nguyễn Thị Trinh, phụ trách Hội dòng MTG Đà Lạt tại Oregon. Anh chị em đã vất vả hy sinh chuẩn bị cho ngày Họp Mặt Liên Tu Sĩ thật vui và ý nghĩa.

Hình ảnh

Cha Quyết nhân dịp năm con Ngựa đã cho Anh Chị Em thưởng thức những món ăn đặc biệt nam con ngựa. ha Đạt làm thịt 10 con vịt “giời”, Sister Trinh và các chị em nhà dòng thì có một nồi bún riêu to lại rất nhiều các món ăn vừa ngon vừa lạ. Lại còn có các Sisters từ Công Gô tới nữa. Những tiếng pháo dòn vang và những chia sẻ thật bổ ích.

Anh Chị Em Liên tu sĩ trong miền đã hy sinh thời gian quí báu để đến họp mặt, ăn chung, chơi chung, lại còn được lãnh lì xì nữa. Đặc biệt nữa là có những giờ kinh chung và cuối cùng là cùng nhau dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho ơn gọi trên mảnh đất Hoa Kỳ này. Xin cảm ơn Cha Trần Văn Điều đã giảng thuyết một bài giảng thật hay và ý nghĩa.

Họp mặt lần tới sẽ được tổ chức tại Seattle, ngày giờ sẽ được thông báo sau.

Nhân dịp này kính mời các Anh Chị Em có thể được bớt chút thời gian tới tham dự Thánh Lễ Tất Niên, làm phép Ngôi Nhà Thờ và Cơ Sở mới của giáo xứ các Thánh TĐVN tại Seattle. Thánh Lễ lúc 7 pm gày thứ Năm, 30 tháng 1 năm 2014. (6801 S. 180th St. Tukwila, WA 98122) do Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain, Tổng Giám Mục Seattle chủ tế.

Chúng ta hy vọng được gặp lại nhau trong những ngày gần đây.
 
Thông Báo
Cáo phó: Thân phụ LM Trần Thanh Xuân qua đời tại Bến Tre
Tang Gia
09:36 24/01/2014
CÁO PHÓ:
Trong niềm tin cậy phó thác vào Đức Kitô Phục sinh, chúng con/tôi xin báo tin đến
Quí Đức Cha, quí Cha, quí Tu sĩ nam nữ, quí Hội đoàn Công Giáo Tiến hành trong Giáo xứ nhà,
quí Họ hàng Quyến thuộc, quí Giáo dân trong Giáo xứ nhà và quí Bạn hữu xa gần:

Ông Inhaxiô Trần Văn Trịnh,
(thân phụ của Lm Trần Thanh Xuân)
đã qua đời ngày 16 Tháng 01/2014 tại Bến Tre.
Thánh lễ an táng được cử hành tại Thánh đường Giáo xứ An Hiệp.
Còn nghi thức an táng được cử hành tại nghĩa trang GX An Hiệp.

Đặc biệt chúng con/tôi xin báo tin đến Quí Cha, Quí Nam nữ Tu sĩ trong dòng họ nội & ngoại:
Linh Mục Phạm Năng Trí, VN
Ðức Ông Trần Văn Khả, Ý Ðại Lợi
Lm Trần Bình Trọng, Hoa Kì
Linh Mục Phạm Hữu Thiết, VN
Lm Trần Công Nghị, Hoa Kì
Lm Trần Xuân Lãm, Gia Nã Đại
Lm Mục Lưu Ðình Vinh, Hoa Kì
Nữ Tu Phạm Thị Tám, VN
Nữ Tu Phạm Thị Dự, VN
Nữ Tu Phạm Thị Thục, Pháp quốc
Nữ Tu Trần Thị Thiên Hương, VN
Nữ Tu Nguyễn Thị Huê, VN
Nữ tu Hoàng Thị Lan, VN
Nữ tu Trần Thu Hà, Hoa Kì
Nữ tu Trần Thu Hương, VN
Nữ tu Trần Thị Hường, Hoa Kì
Nữ tu Vũ Thị Bích Thảo, VN
Nữ tu Trần Thuỳ Trang, VN

Cáo Phó này thay thế thiệp tang.
Đại diện Tang Quyến: Lm Trần Thanh Xuân
 
Văn Hóa
Tuổi Già hải ngoại và Niềm vui Internet
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
13:22 24/01/2014
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.

Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều là dân ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền… một loại ma túy tinh thần nào đó.

Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.

Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.

Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.

Tuổi già và Internet tại Hoa Kỳ

Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ Nov 2004 lên 17.5 triệu Nov 2009. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.

Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter.

Trong số 1360 cụ được thăm dò thì có 27% đã kết nối vào các trang mạng xã hội.

Internet giúp họ có thêm kiến thức về thế giới. 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và con cháu.

Phúc trình của Nielson Company cho biết email cá nhân là cách liên lạc phổ biến nhất của các cụ trên 65 tuổi, sau đó là xem và in bản đồ, thời tiết, xem hóa đơn, trả tiền online, xem và gởi hình ảnh, đọc và nghe tin tức, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, hoạch định kế hoạch đi du lịch, nghiên cứu thực đơn nấu nướng, tham khảo tình hình tài chánh, thị trường chứng khoán…

Một cái ghiền dễ thương

Một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT Survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.

Cao niên và Internet.

Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì:

* 21% trả lời hai ngày
* 19% trả lời vài ngày
* một trong năm người trả lời là họ có thể chịu đựng được một tuần lễ.
*Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi.

Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như hơi thiếu một cái gì đó rất quan trọng.
Nói chung, 28% người được thăm dò nhìn nhận họ dành rất ít thời giờ cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử.
Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vật lộn trên giừơng!

Xem email bất cứ chỗ nào

- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem. Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.
- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.
- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.
- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.
- 37% check email lúc họ đang lái xe.
- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng toilet.

Chơi game và nghe nhạc

Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.
34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.
Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.

Internet thay đổi lối sống của nhiều người

- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.
- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.
- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái laptop hoặc qua iphone cá nhân.

Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua iphone. Giới trẻ thường trao đổi tin tức cho nhau qua email.

Mười websites dẫn đầu về số lần truy cập 2011-2012

1- Google-USA
2-Facebook-USA
3- Youtube- USA
4- Yahoo-USA
5- Baidu.com-China
6- Wikipedia-USA
7- Blogger-USA
8- Window Live-USA
9- Twitter-USA
10- QQ.com-China

Internet sau khi qua đời: nỗi lo của người thân còn sống

Chúng ta tự hỏi, sau khi mình chết thì những trang mạng, facebook, compte email, v.v… của mình sẽ ra sao?
Sau đây là tóm lược từ bài Internet après la mort của Protegez vous.ca

Facebook:
Trên 300 triệu người sử dụng. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v.v…
Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người quá cố. Lúc đó chỉ có những bạn của facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng.

Khi có lời yêu cầu từ gia đình, facebook sẽ đóng compte lại.

Gmail
Thân nhân có thể xin phép để được xem Gmail của người quá cố. Họ phải chứng minh là đại diện chánh thức và là người có trách nhiệm trong việc thừa kế. Phải trưng giấy khai tử và các bằng chứng đã có gởi message Gmail lúc trước, khi người đó còn sống. Các chứng từ có thể gởi cho Gmail bằng Fax hoặc qua bưu điện.

Yahoo
Lề lối bảo mật của Yahoo cao hơn Gmail và Hotmail. Trong bất cứ trường hợp, Yahoo không bao giờ cho phép người thân vào xem compte điện thư của người đã quá cố. Thân nhân có quyền xin Yahoo đóng compte lại.
Theo Yahoo, thân nhân có quyền vào xem compte người quá cố nếu tên của họ có ghi trong di chúc.

Window live hotmail
Hotmail tự động đóng bất cứ compte nào nếu không sử dụng trong 270 ngày và địa chỉ sẽ được phân phát cho người mới.
Muốn vào xem compte của người quá cố, người thân phải chứng ninh họ là người thừa kế, trình bằng lái xe và tờ khai tử. Có thể gởi qua fax hoặc bằng bưu điện.

Myspace
Không có đường lối rõ rệt. Khi có yêu cầu của thân nhân, Myspace có thể xóa bỏ compte của người đã chết.

Internet và tôi

Internet đã giúp tôi trau dồi thêm kiến thức, giải trí và thoát ly phần nào ra khỏi nỗi niềm cô đơn của tuổi hoàng hôn.

Bước đầu làm quen với Internet cũng rất khó khăn vì lớn tuổi nên rất bảo thủ và rất e ngại những kỹ thuật quá mới mẻ.

Nhưng các con tôi thì nhất quyết kéo, đẩy ông già tía của chúng nó vô làm quen với internet cho kịp với bước tiến của xã hội. Thú thật tôi rất lo.

Chủ động là thằng con trai của tôi. Lúc đó đang học trung học. Nó đi mua máy móc, lúc đầu thì mấy cái desktop PC to tổ chảng. Mua về nó tháo mở bung cái máy ra, lấp ráp thêm bộ phận nầy, gắn thêm cái nọ, load thêm chương trình kia…Nó tự làm. Tôi không biết nó học ở đâu và từ bao giờ nên tôi ngại quá. Lỡ ráp vô máy không chạy thì mất toi tiền. Nhưng rồi mọi việc cũng đều tốt đẹp.

Sau một thời gian vài năm, nó biểu tôi quăng bỏ đi vì máy đó “hết hay”, chạy chậm và to quá, quê lắm. Mua laptop hay hơn, nhanh hơn và gọn hơn. Nó nói sao thì tôi nghe vậy chớ mình có biết ất giáp gì đâu. Chỉ biết hỏi nó là có tốn tiền lắm không.

Rồi nó chỉ tôi các cách sử dụng căn bản, load cho tôi cái fonts VN và một số program cần thiết khác, chỉ cách mở file, gởi bài đi v,v…Mấy cái chuyên như scan virus thì nó làm cho tôi lúc nào thấy cần vì nó nghĩ là nếu có chỉ tôi cũng không chắc gì tôi làm được như ý nó muốn.

Thế rồi năm 2006, nó lấy vợ và dọn sang miền Tây Canada lập nghiệp và làm việc luôn trong ngành computer… Nó đi qua bên dó xa gần 4000 km làm tôi chới với, biết hỏi ai bây giờ mỗi khi có problem về computer hay internet? Lo lắm. Lúc còn ở chung nhà với tôi, mỗi khi có rắc rối về máy móc, TV, đèn duốc, laptop, v.v… hay không hiểu cái gì thì tôi chỉ cần réo lên một tiếng là nó chạy lại liền. Nó chỉ cần gõ lên bàn phím lốc cốc 6-7 cái là ok hết. Tôi cố nhìn theo nhưng không kịp. Có khi nó làm chậm lại và nói tôi phải nhìn cho kỹ, kỳ tới nếu có xảy ra problem nầy thì gõ y như vậy. Rồi nó trấn an tôi. “Không có gì phải lo hết. Nếu có problem, báo cho con biết con sẽ sửa cho”. Lúc đầu tôi không mấy hiểu nó muốn nói gì nhưng lúc sau nầy hể có problem là tôi email hay phone cho nó. Nó trả lời là phải gõ nút nầy nút nọ thì mình làm y vậy là ok.

Nếu thấy trường hợp khó thì nó nói “ Đừng tắt Internet, để tối con sửa cho. Goodnight Pa” Khi đó thi tôi mới hiểu là nó làm remote assistance.

Sáng sớm hôm sau, khi nhìn lên màn hình laptop thấy Notepad ghi chữ DONE.

Thở phào nhẹ nhõm.

Thật ra, có nhiều khi chuyện không có gì, chỉ cần gõ “dúng nút” là được. Sau nầy tôi “biết khôn” hơn, mỗi khi có problem lạ thì tôi vô google tìm trong các forum của những nạn nhân có cùng một vấn đề như mình. Họ chỉ cách giải quyết. Tóm lại vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu thì thấy khó vì chưa quen cách sử dụng mà thôi.

Tại sở làm, các đồng nghiệp của tôi đều thuộc thế hệ trẻ tuổi nên sử dụng computer và internet là chuyện quá tự nhiên. Họ chỉ dẫn tôi làm cái gì thì tôi biết cái đó, đủ để làm việc mà thôi. Tây họ gọi kiểu nầy là vừa làm vừa học (apprendre sur le tas).Còn khó quá, thì phone cho technical assistance của cơ quan nó giúp.

Còn nhớ, vào những năm 90, mỗi khi gởi rapport hay công văn thì thường là phải đánh máy và gởi qua bưu điện, vừa mất thời gian và vừa lâu lắc hết sức. Sau đó thì lần lần các thủ tục hành chánh đều đuợc làm bằng computer hết. Mỗi nhân viên CFIA đều được cơ quan cấp cho một địa chỉ email cá nhân với mã số đặc biệt của nhà nước… để sử dụng trong nội bộ với nhau.

Cao niên và Internet. Vui buồn một kiếp tha hương

“…Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, nên các bạn lớn tuổi của tôi đã có thêm được một nguồn vui mới – khiến làm tăng thêm phẩm chất của cuộc sống – và như vậy là có thêm điều kiện để thực hiện được cái lý tưởng “Sống lâu và Sống có ích” như nhiều người đã tâm niệm từ bấy lâu nay...”(Ngưng trích, Đoàn Thanh Liêm- Niềm vui của tuổi già trong thời đại internet)

Nhờ internet mà từ hơn 8 năm nay tôi thưòng xuyên gõ bài gởi đi khắp bốn phương trời…Đó là một niềm vui, một hobby của tôi trong tuổi xế chiều.

Tôi gõ để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị trầm cảm, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...

Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn.

Tôi rất vui sướng vì ít ra mình cũng có nhiều may mắn và tự do làm được những gì mình ưa thích trên đời.

“Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương”
(Lam Phương- Kiếp tha hương)
Vidéo Khánh Ly –Kiếp tha hương (Lam Phương) http://www.youtube.com/watch?v=T6cJh9xOo6Y

Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không?

Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, xì ke, ghiền casino, v.v…

Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, cải thiện mối giao tiếp xã hội, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức, v.v…

Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống!

Có nghiên cứu gần đây của Đại học Los Angeles cho thấy người già cả mà ghiền Internet thì tốt lắm vì các cụ sẽ cải thiện được trí nhớ rất nhiều. Theo thăm dò cá nhân, có lối 90% cao niên thường xem Internet trong ngày. Nhờ sử dụng internet mà các cụ cảm thấy bớt lẻ loi trống vắng nên bớt bị trầm cảm.

Theo Phoenix Center, việc sử dụng thường xuyên internet rất tốt cho sức khỏe tâm thần của người già và giúp cho họ tránh được bệnh trầm cảm và bệnh lú lẫn Alzheimer.Một khảo cứu của Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior, đại học UCLA Hoa Kỳ cũng kết luận là Internet giúp kích thích não và cải thiện trí phán đoán.

[Theo các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần thì vấn đề trầm cảm (depression) có khuynh hướng gia tăng trong nhóm người trung niên và cao niên VN sống tại Little Saigon-Quận Cam].(Theo newamericamedia. org-More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression)

“Mental health professional and community volunteer Suzie Dong-Matsuda explained that although mental problems tends to be stigmatized among Vietnamese Americans, she is witnessing an increase in adults in midlife and older who seek help for depression among Vietnamese Americans in Orange County’s Little Saigon.”

Kết luận

Càng về già, cái gì cũng lần lần mất bớt đi hết…Cũng may, Internet đem đến những nguồn vui ảo giúp chúng ta sống những ngày còn lại không đến đổi quá vô vị.

Duy chỉ còn lại một vấn đề nho nhỏ là đôi khi em LapTop bị một sồ bà xem như là một tình địch đáng ngại của họ. Chuyện các bà ghen với cái computer cũng rất thường hay thấy xảy ra lắm.

Nhiều ông ôm computer suốt ngày, không thèm ngó ngàng gì đến chuyện trong nhà ngoài ngõ và thậm chí còn quên luôn sự hiện diện của bà nhà nữa nên bị mấy bả ghen, tức, cằn nhằn cự nự thì cũng không có gì là oan đâu.

Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó.

Nó là kho tàng kiến thức, nhưng dồng thời cũng là một cái thùng rác vĩ đại.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?

Câu trả lời cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.

Thôi, nếu thích quá thì cứ việc làm, cứ việc ghiền thả cửa đi. Đây là xứ tự do mà.

Lo làm chi cho thêm mệt. Cứ vui vẻ an hưởng tuổi già phải không các bạn./.

Tham khảo:
- JWT Survey: US users seriously addicted to Internet, cell phone http://www.marketingcharts.com/television/jwt-survey-us-users-seriously- addicted-to-internet-cell-phones-1718/
- 10 most visited websites 2011-2012 http://exploredia.com/10-most-visited-websites-2011-2012/
- Internet usage among seniors increasing http://www.holidaytouch.com/Retirement-101/senior-living-articles/activities-and-lifestyle/internet-usage-among-seniors-increasing
- Internet addict…Jusqu’où êtes vous prêt à aller. http://www.selda-prey.com/article-13074785.html
- Internet après la mort http://www.protegez-vous.ca/technologie/internet-et-mort.html
- Bùi Văn Đỗ- Internet với người Việt cao niên ở nước ngoài http://www.viethoa.nl/pagina66.html
- More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression http://newamericamedia.org/2012/04/more-older-vietnamese-american-seeking-help-for-depression.php
- Đoàn Thanh Liêm-Niềm vui của tuổi già trong thời đại Internet http://www.danchimviet.info/archives/77905/niem-vui-cua-tuoi-gia-trong-thoi-dai-internet/2013/07
- Đất Việt-Khi tình nhân là... cái laptop http://news.zing.vn/Khi-tinh-nhan-la-cai-laptop-post39987.html

Montreal, Jan 24, 2014
(Nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-219888_15-2/)
 
Ba trụ đầu rau nấu bếp
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:47 24/01/2014
Theo phong tục tập quán văn hóa Á Đông Việt Nam, vào ngày 23. Tháng Chạp có tập tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời.

Tập tục văn hóa dân gian này tuy vậy cũng ẩn hiện phần nào tâm linh đời sống con người.

Nói đến Ông Táo là nói về nhà bếp nấu ăn. Ngày xưa, và ngày nay ít nhiều nơi vẫn còn, ở vùng thôn quê, nhà bếp đun thổi bằng rơm rạ, bằng trấu vỏ lúa, bằng củi than. Nên bếp nấu theo cổ truyền có ba trụ hình khối vuông chữ nhật, trên đầu đẽo nghiêng sâu độ ba phân đắp nặn nung bằng đất, hay đẽo gọt bằng đá, quen gọi là „ đầu rau“. Ba trụ đầu rau này cao chừng từ hai tới ba mươi phân. Ba trụ đặt ba góc cách nhau theo hình tam giác rộng to nhỏ tủy theo vòng chu vi cái nồi đặt bên trên ba trụ đầu rau. Mặt trước ba đầu rau là cửa để cho rơm rạ, than củi vào đốt lửa lên đun nấu.

Bếp có ba trụ đầu rau kê lên như thế vững chắc, nồi cơm, canh, nồi nước bên trên không bị lung lay nghiêng đổ.

Vậy hình ảnh ba trụ đầu rau táo qun ở nhà bếp có thể nói gì với chúng ta về đức tin đạo giáo?

Trong dân gian bên tây phương cũng có câu nói ca ví: Con số ba là con số tốt đẹp.

Ba trụ đầu rau kê chụm gần lại nhau thành một cái bếp cho việc nấu nướng làm liên tưởng đến thuyết tam vị nhất thể. Và với người Công Giáo làm nhớ đến mầu nhiệm căn bản của đức tin: Một Chúa Ba Ngôi.

Ngay từ lúc con em mình còn thơ ấu, các bà mẹ thường cầm bàn tay nhỏ bé của chúng vẽ hình thánh giá trên trán, trên ngực em và đọc lời kinh:‘‘ Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen‘‘ trước bữa ăn, mỗi khi uống thuốc và trước khi đi ngủ. Bà làm chuyện này vì thói quen đạo đức tốt lành của mình và muốn gieo vào tâm hồn con mình thói quen cùng tâm tình đạo đức này.

Đây là việc đạo đức đơn sơ nhưng căn bản biểu lộ tâm tình biết ơn sâu thẳm vào Thiên Chúa, Đấng là chủ vạn vật trời đất và là nguồn sự sống. Và tập quán này cũng còn muốn nói lên: Xin Thiên Chúa chúc lành cho của ăn, cho giấc ngủ và cho cuộc đời của con!

Câu kinh và dấu thánh giá nói lên ý nghĩa gì ?

Câu kinh ngắn gọn này hàm chứa điều căn bản sâu thẳm và rất khó cắt nghĩa của niềm tin: Mầu nhiệm Thiên Chúa ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – Một Chúa nhưng có ba ngôi.

Trong đời sống có nhiều điều ta không thể nhìn thấy, nhưng chỉ có thể cảm thấy như tình yêu, hạnh phúc, không khí, sự sống và Thiên Chúa.

Không nhìn thấy, nhưng cảm thấy điều đó nhất là khi nhìn thấy một biểu tượng. Như khi nhìn thấy hình trái tim, ta liên tưởng ngay đến tình yêu, đến sự sống. Khi nhìn thấy chim bồ câu, ta nghĩ ngay đến hoà bình. Khi nhìn thấy hai chiếc nhẫn cưới, đó là biểu tượng của tình yêu hôn nhân giữa hai người nam nữ. Khi nhìn thấy cây nến cháy, ta cảm thấy không khí ấm cúng thi vị hay tấm lòng chân thành đang cầu xin khấn nguyện...

Trong thiên nhiên có những yếu tố, thường là ba, nối liền với nhau để tạo nên một liên đới chung và mang lại sự hài hoà hỗ tương cần thiết cho vạn vật như đất, nước và không khí; chiều sâu, chiều cao và chiều rộng – không gian ba chiều; quá khứ, hiện tại và tương lai. ( Những) Ba yếu tố này tạo nên một liên kết chung, nếu thiếu một yếu tố, mối liên kết sẽ không thành.

Cũng như những biểu tượng trên đây, một Thiên Chúa mà có ba ngôi, không phải là một người có ba đầu hay ba thân mình, cũng không phải ba Chúa, nhưng là ba Ngôi Vị: Thiên Chúa, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tạo nên một Thiên Chúa.

Thiên Chúa Cha, ngôi thứ nhất, Đấng tạo dựng trời đất, con người cùng vạn vật trong hoàn vũ.

Chúa Con, ngôi hai, chính là Chúa Giêsu, Đấng xuống thế làm người mang sứ điệp tin mừng tình yêu từ trời cao xuống cho con người.

Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba, là hơi thở sự sống cho công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Các Thánh Giáo Phụ, những bậc học giả lỗi lạc có đời sống đạo đức thánh thiện cao sâu, khi suy niệm về mầu nhiệm Một Chúa mà có ba ngôi, đã dùng hình ảnh mặt trời, tia sáng chiếu toả từ đó và hơi ấm của mặt trời để thử cắt nghĩa như sau:

Đức Chúa Cha, ngôi thứ nhất, được ví như mặt trời. Mặt trời ai cũng biết to lớn vô cùng tận và rất xa diệu vợi ngoài tầm nhìn của con mắt loài người

Từ mặt trời phát toả ra luồng tia sáng chiếu dọi xuống trần gian. Ánh quang từ mặt trời chiếu ra là hình ảnh Chúa Giêsu, ngôi thứ hai, xuống thế làm người.

Khi ánh quang chiếu dọi xuống trần gian mọi sinh vật được sưởi ấm và có sự sống. Hơi ấm sự sống là hình ảnh Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba Thiên Chúa.

Chúa Giê su khi truyền cho các Tông đồ đi giảng đạo và làm phép thanh tẩy cho mọi người tin theo Chúa, ngài trao cho các ông một công thức: Làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Phép Rửa niềm tin trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

Bà mẹ cầm tay con mình làm dấu thánh giá cho em và mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá bắt đầu từ trên trán và đọc: Nhân danh Cha: Vâng, Thiên Chúa Cha ở trên cao, người hằng giơ tay che chở phù hộ con.

Đoạn đưa tay xuống ngực và đọc: Và Con: Vâng, Chúa Giê su xuống trần gian làm người sống ở giữa trần gian.

Sau đó đưa tay sang hai bên trái và phải nơi hai vai và đọc: Và Thánh Thần: vâng, Chúa Thánh Thần, đấng bao bọc cuộc đời con, mang đến cho con sự sống.

Và sau cùng hai tay chắp lại trước ngực và đọc:Amen: Con xin tin như vậy!

Một công thức ngắn gọn với cử chỉ của đôi bàn tay trên thân mình mỗi người, nhưng hàm chứa điều căn bản sâu thẳm của đức tin vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi.

Những hình ảnh biểu tượng này giúp cắt nghĩa suy niệm phần nào về một mầu nhiệm niềm tin vượt quá tầm hiễu biết của con người chúng ta. Và lẽ tất nhiên mỗi người, tuỳ theo ân đức của Chúa Thánh Thần ban cho, có những suy tư khác nhau về mầu nhiệm niềm tin này. Cắt nghĩa hay hình ảnh không phải là niềm tin, nhưng giúp soi dẫn hướng về điều tin và giúp cách thực hành niềm tin cho sống động trong đời sống thôi.

Niềm Tin đó không phải là một công thức đọc ngoài miệng, nhưng sống động nơi thân xác con người. Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn và hằng đồng hành trong cuộc đời con người.

Ngày tiễn Ông Táo, 23. Tháng Chạp năm Qúy Tỵ

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đào Nở Vườn Nhà
Nguyễn Đức Cung
22:21 24/01/2014
ĐÀO NỞ VƯỜN NHÀ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sân nhà đào nở cỏ xanh
Đâu cần thịt mỡ dưa hành: vẫn xuân!
(nđc)
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News