Ngày 24-01-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùng Ba Tết: Ân Sủng Trời Cao
Nguyễn Trung Tây
01:06 24/01/2023
□ Nguyễn Trung Tây
Mùng Ba Tết: Ân Sủng Trời Cao


Mùng Ba Tết là ngày chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời Tạ Ơn cho những thành quả đã được ban tặng trong một năm vừa trôi qua. Trong Thánh Lễ Mùng Ba Tết người tín hữu cũng cầu xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ tràn đầy ân sủng của thiên đàng và chúc lành cho những thành quả và công ăn việc làm trong năm mới.

Bởi thế, trong thánh lễ Mùng Ba Tết, người tín hữu có dip lắng nghe câu chuyện Sáng Tạo của dòng lịch sử ơn cứu độ. Theo như Sáng Thế Ký 2: 4b-9, 15, từ những ngày đầu tiên của trời và đất, khi đó đất chưa nhuộm mầu xanh. Tất cả chỉ là hoang địa và sa mạc. Không có sự sống. Không có cỏ cây. Không có sinh vật. Và Thiên Chúa khiến một nguồn nước từ lòng đất đen vươn cao lên, tưới ướt đẫm khuôn mặt khô cằn của hoang địa và sa mạc. Bởi dòng nước mát, đất khô trở thành đất ướt. Từ đất ướt, Thiên Chúa bắt đầu tạo dựng nên người Đất. Thiên Chúa thổi hơi thở vào, và anh chàng Đất trở thành sinh vật sống. Từ đất ướt, Thiên Chúa cũng dựng nên cây cối xanh tươi. Và đặc biệt, Ngài dựng nên Vườn Địa Đàng chỉ dành riêng cho con người.

Theo như Bài đọc thứ Nhất trong thánh lễ Mùng Ba Tết, Thiên Chúa chính là nguyên nhân, là nguồn mạch, và là động lực duy nhất đã biến đổi đất hoang địa, thôi không còn sa mạc, nhưng trở thành đất mầu mỡ xanh tươi. Và từ đất mầu mỡ, Thiên Chúa tạo dựng nên con người trong hình ảnh của Ngài. Cũng từ đất mầu mỡ, cây cối, nương đồng, và Vườn Địa Đàng lần lượt xuất hiện cho những nhu cầu cần thiết của con người, và cho con người. Không có Thiên Chúa, không có nước. Không có dòng nước mát lạnh tướt đẫm ướt khuôn mặt của trái đất, không có nhân loại và mầu xanh trên mặt quả địa cầu.

Trong cùng một tâm tình ngợi ca Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành trời đất, con người, và nương đồng xanh tươi, người Việt Nam có bài đồng dao,

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cầy.
Lấy đầy bát cơm.
Lấy rơm đun bếp.


Trong bài đồng dao này, người tín hữu Việt Nam nhận ra Ông Trời trong nền văn hóa Việt Nam là nguyên nhân chính và động lực duy nhất đã khiến mưa trời tuôn đổ, tưới ướt đẫm sa mạc cỏ úa và hoang địa nứt khô của trái đất. Không có Ông Trời, không có mưa. Không có những hạt mưa, người ta sẽ chết nứt môi khô lưỡi. Không có những hạt nước từ trời cao tuôn rơi, đất tiếp tục khô cằn. Đất khô cằn không phải là đất mầu mỡ để người ta cầy cấy. Không cầy không cấy, không có lúa mạ xanh tươi. Không có lúa mạ xanh tươi, nhân gian sẽ chết đói như trận đói Ất Dậu 1945. Không có lúa mạ xanh, không có lúa vàng. Không có lúa vàng thơm mùi lúa mới, người Việt Nam không có rơm thổi nấu những hạt gạo ngọc trời cao gửi tặng.

Suy Niệm
Cả hai, bài đọc thứ Nhất trong Thánh Lễ của Mùng Ba Tết (Gen 2:4b-9, 15) và bài đồng dao Lạy Trời Mưa Xuống đều chia sẻ chung với nhau một quan điểm thần học về Thiên Chúa và con người, đó là, Thiên Chúa hay Ông Trời là Đấng duy nhất đã ban phát ân sủng cho mọi người, cho bạn, và cho tôi trong 365 ngày vừa qua. Cho nên, vào ngày Mùng Hai Tết, chúng ta hãy hướng lòng lên Thiên Chúa để tạ ơn cho những hạt nước ân sủng mà Ngài đã ban tặng cho bạn và tôi trong một năm vừa qua. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ những hạt nước ân sủng xuống trên bạn và tôi trong năm mới.

Lời Nguyện
Lạy Chúa, vào ngày Mùng Ba Tết, con xin tạ ơn Chúa cho những thành quả mà Ngài đã trao ban gửi tặng cho con trong năm vừa qua. Xin Thiên Chúa tiếp tục thánh hóa con và đời sống mà Ngài sẽ ban tặng cho riêng con trong những ngày ân sủng sắp tới.□
(Trích Suy Niệm Người Ra Nương Đồng sẽ xuất bản năm 2023)
 
25/01: Cú Ngã Ngựa Ân Sủng – Kính Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:22 24/01/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô

Khi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười một môn đệ và) nói: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh".

Đó là lời Chúa
 
Các mối phúc, tinh hoa Tin Mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:33 24/01/2023

CHÚA NHẬT IV MÙA THƯỜNG NIÊN
Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
CÁC MỐI PHÚC, TINH HOA TIN MỪNG

Trang Tin Mừng của Chúa Nhật này là một trong những trang Kinh Thánh đẹp nhất của Kitô giáo. Bởi lẽ, đây là bài giảng hay nhất của Chúa Giêsu, được thánh Mátthêu gọi là các mối phúc. Các bậc thầy tu đức xem các mối phúc là luật tối thượng của đời sống Kitô hữu. Mặc dầu đây là những lời mời gọi của Chúa Giêsu, chứ không phải lệnh truyền, nhưng các mối phúc tạo nên chuẩn mực nền tảng của đời sống luân lý, là magna charta về tính xác thực của mỗi Kitô hữu. Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu cách vắn gọn từng mối phúc.

Mối phúc thứ nhất:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).

So với Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu chỉ nói cách đơn sơ là “người nghèo khó,” còn Mátthêu thì nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó.” Luca muốn nói đến sự từ bỏ triệt để bằng sự nghèo khó vật chất và thực tế. Đối với Mátthêu, sự khó nghèo được nói ở đây, không bao giờ là một hiện tượng thuần túy vật chất. Sự nghèo khó vật chất tự nó không phải là một nhân đức, không mang lại ơn cứu độ. Vì tâm hồn của những kẻ trắng tay có thể chai cứng, bị đầu độc, trở nên xấu xa, hay trong thâm tâm họ đầy sự thèm khát của cải, quên dần Thiên Chúa và bị của cải bên ngoài xâu xé.

Ở đây Mátthêu muốn nhấn mạnh “sự nghèo khó trong tâm hồn.” Nghĩa là những người có thái độ đúng đắn với của cải vật chất, không để mình dính bén trước những cám dỗ của tiền bạc và sở hữu vật chất; nhưng dám từ bỏ lối nghĩ, não trạng, để mở ra và đón nhận những mới mẻ; những người sống khiêm tốn, vị tha, tự do cho sứ vụ, sẵn sàng phục vụ tha nhân; họ hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đó là sự nghèo khó về tinh thần, họ sẽ được chúc phúc. Theo thánh Mátthêu và Luca, những người này cùng nhận được lời hứa: “Vì Nước Trời là của họ.” Đó là phần thưởng dành cho họ. Họ sẽ được thuộc về Chúa, được ở trong Nước Chúa.

Mối phúc thứ hai:
“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4).

Chúng ta đừng hiểu phúc này cho những hạng người ẻo lả, kiểu “bún thiu,” nhưng cho những người nhẫn nại, kiên nhẫn, người biết chịu đựng, đau khổ nhiều, nhưng không bao giờ nổi loạn, chống đối và bạo hành, những người biết chờ đợi mà không nóng giận; cho những người không lấy ác báo ác, nhưng lấy ân báo oán, cho người sống chan hòa, nhân ái với mọi người. Người bạo hành gặp khó khăn buông xuôi, người hiền lành thì kiên gan vững chí. Họ là người bám lấy Chúa, tin tưởng vào Chúa, phó thác cho Chúa. Nếu thế giới này có những con người sống hiền lành như thế, thế giới sẽ trở nên hòa bình. Họ sẽ được chúc phúc vì cuối cùng họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Mối phúc thứ ba:
“Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5).

Sầu khổ có tốt không? Sao lại được chúc phúc? Có hai loại sầu khổ: sầu khổ khi mất hy vọng, không còn tin tưởng vào tình yêu và từ trong thâm tâm phá vỡ chân lý, gây đổ vỡ con người, nhưng cũng có sầu khổ phát xuất từ sự lay động của chân lý, giúp con người sám hối, chống lại điều xấu. Giuđa nằm trong sự sầu khổ thứ nhất, còn Phêrô ở trong sầu khổ thứ hai. Như thế, sự sầu khổ mà Chúa nói là sự không thỏa hiệp với điều xấu, là cách thức chống lại điều xấu mọi người đang làm. Đối với thế gian, người ta tìm cách bách hại những người này và làm cho họ sầu khổ vì sống công chính. Nhưng họ sẽ được Thiên Chúa an ủi và hứa ban Nước Trời, đó là sự an ủi và phần thưởng đích thực.

Mối phúc thứ tư:
“Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6).

Sự công chính theo Cựu Ước là cách diễn tả sự trung thành với lề luật, trung thành với Lời Chúa, như các ngôn sứ khuyến khích. Đó là việc tuân giữ con đường đúng đắn do Thiên Chúa vạch cho, mà trọng tâm là thập giới. Tân Ước quan niệm người công chính là người sống theo đức tin. Người tin là người công chính, người “bước theo đường lối của Chúa” (x. Tv 1). Ở đây nhấn mạnh đến những người tìm kiếm những gì cao hơn, tìm kiếm sự công chính đích thực, sự thiện hảo chân thực. Đó là những người luôn dám lên đường để tìm kiếm chân lý, tình yêu và Thiên Chúa, những người có sự rung động nội tâm, có khả năng lắng nghe và nắm bắt những dấu chỉ mà Thiên Chúa gửi đến dù rất nhỏ. Edith Stein đã có lần nói: “Nếu ai luôn khắc khoải đi tìm chân lý, thì họ đang ở trên con đường dẫn đến Đức Kitô.”
Những người đói khát sự công chính sẽ được chúc phúc vì sự đói khát này sẽ dẫn họ đến với Thiên Chúa, đến với Đức Kitô và vì thế trần gian sẽ mở rộng để đón Nước Thiên Chúa.

Mối phúc thứ năm:
“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).

Người biết thương xót là người có trái tim của Thiên Chúa, biết cảm thông và cảm thương với những nỗi đau của đồng loại, nhất là của những người nghèo khổ. Đó là những người biết tha thứ, những người có sáng kiến, vì không có gì cách mạng, mới mẻ cho bằng một người, đang lúc xung đột, bổng nhiên tha thứ. Đó là người dám làm cái gì mới mẻ và sáng tạo như Cha chúng ta trên trời. Là những người đối xử tử tế với những người vô liêm sỉ với mình, giúp đỡ những kẻ quay lưng lại với chúng ta: đó mới là những cử chỉ tự do và sáng tạo. Họ sẽ được chúc phúc.

Mối phúc thứ sáu:
“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).

Mối phúc này nói về những người có tâm hồn đơn sơ, thanh sạch và không ô uế, vì một con tim biết yêu không chấp nhận những gì có thể làm hại, làm suy yếu hoặc gây nguy hiểm cho tình yêu ấy. Trái tim là trung tâm điểm của toàn bộ đời sống con người, nơi đó phát xuất mọi điều thiện hay ác. Bởi thế, Kinh Thánh sử dụng trái tim để mô tả những ý định thật sự của chúng ta, những điều chúng ta thật sự tìm kiếm và mong muốn, vượt xa tất cả những vẻ bề ngoài. Sách Châm Ngôn khuyên: “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ” (Cn 4,23). Không có gì bị sự giả dối vấy bẩn mà có được giá trị thật sự trong mắt Chúa. Mối phúc này cũng muốn nói đến tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Một con tim biết yêu mến là một tâm hồn trong sạch. Chúa Giêsu hứa rằng những ai có lòng trong sạch “sẽ thấy Thiên Chúa.” Giữ cho lòng mình khỏi vướng tất cả những gì làm cho tình yêu hoen ố: đó là sự thánh thiện.

Mối phúc thứ bảy:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).

Đây là mối phúc dành cho những ai không thể yên tâm sống trong tình trạng tranh giành, xung đột không lối thoát… Phúc cho những ai không thể chịu được câu: “Đành chịu vậy,” “biết làm sao bây giờ.” Cần phân biệt hòa bình khác hẳn với an phận. Không gì vất vả bằng việc thiết lập hòa bình thật sự giữa hai người. Không gì xáo trộn bằng việc để cho có sự bình an của Chúa. Cần phải có sự trong suốt hoàn toàn. Chúa chỉ ban bình an của Người cho những ai dám tự hiến mình cho Người vô điều kiện. Lời chúc phúc này mời gọi chúng ta phải sống và làm những gì Chúa Con làm, để có thể trở thành những người con của Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người được giao hòa với Thiên Chúa và với bản thân mới có thể thiết lập được hòa bình chung quanh mình và tỏa ra ngoài xã hội.

Mối phúc thứ tám:
“Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,10).

Đây là lời cảnh báo của Chúa về tình trạng Hội Thánh mà họ đang sống. Hội Thánh trở thành đối tượng bị bách hại, bị bách hại vì “lẽ công chính.” Những người bị bách hại vì sống công chính là những người sống từ sự công chính của Thiên Chúa. Chính Đức Kitô bị đóng đinh là người công chính bị bách hại. Người trở thành mẫu mực cho sự công chính và ơn cứu độ. Vì thế, lời chúc phúc là lời mời gọi bước theo Đấng bị đóng đinh, lời mời gọi cho từng người cũng như cho cả Hội Thánh.

Chúa Giêsu còn thêm:
“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12).

Lời chúc phúc dành cho những ai bị bách hại vì đức tin, bị tố cáo, đấu tố, và bêu xấu vì Chúa Kitô cho thấy điều mới mẻ: Đức Giêsu hứa ban niềm vui, phấn khởi và phần thưởng lớn lao cho họ, Chúa sẽ ân thưởng xứng đáng cho những ai đã sống như thế.

Như vậy, tám mối phúc là đặc điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã sống nghèo khó, khiêm nhường, hiền hòa, nhân từ, kiến tạo hòa bình, bị bắt bớ. Các mối phúc dẫn đưa chúng ta vào chính đời sống của Thiên Chúa, mở ra con đường đích thực cao cả của Tin Mừng và thực hiện sự vĩ đại của ơn gọi con người. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Có thể thay đổi thế giới
Lm. Minh Anh
15:01 24/01/2023

CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
“Người này là lợi khí Ta chọn”.

“Thập giá, cột thu lôi của ân sủng, làm tắt cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, để chỉ còn lại ánh sáng tình yêu Ngài! Trên đường Đamas, một Saolô hung hãn đã bị cột thu lôi của ân sủng quật ngã, và con người này đã khám phá sức hút của Thần Khí; nhờ đó, đã ‘có thể thay đổi thế giới!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh Phaolô, một con người bị “ân sủng và tình yêu Chúa quật ngã”; đúng hơn, một vị thánh mà sự cải đạo của ngài, có thể nói, là một trong những sự kiện quan trọng nhất sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo. Thật khó để nhấn mạnh quá mức ảnh hưởng của ngày lễ hôm nay, lễ kính một con người, một vị thánh bị ân sủng quật ngã, cuốn theo Thần Khí; một người đã ‘có thể thay đổi thế giới!’.

Để hiểu tầm quan trọng của một sự kiện lớn nhỏ, hãy xét xem mọi thứ sẽ như thế nào nếu sự kiện đó đã không bao giờ xảy ra! Đây là tiền đề của bộ phim “It’s a Wonderful Life”, “Cuộc Đời Tuyệt Vời” của F. Capra; Capra so sánh cuộc sống thực tế với một kịch bản giả định, “Nếu không như thế, điều gì sẽ xảy ra?”. Điều gì sẽ xảy ra nếu Phaolô chưa bao giờ trở lại? Chưa bao giờ viết một lá thư? Chưa bao giờ xuống tàu cho một hành trình truyền giáo? Điều đó có thể giả định một cách thuyết phục rằng, bản thân thế giới, không chỉ Giáo Hội, có lẽ sẽ trông ‘rất khác’ nếu không nói là ‘khá xa lạ’ so với ngày nay. Có lẽ, Kitô giáo vẫn sẽ giới hạn ở Palestine trong nhiều thế kỷ nữa, trước khi lan ra Âu Châu; có thể, Kitô giáo đã rẽ phải thay vì rẽ trái, và tất cả Trung Hoa, Ấn Độ sẽ theo văn hoá Công Giáo như Âu Châu ngày nay. Không thể nói được! Nhưng tác động quy mô toàn cầu từ việc Phaolô cải đạo cho thấy ý nghĩa của việc trở lại nơi một con người vốn đã bị cuốn hút bởi Thần Khí, con người đó ‘có thể thay đổi thế giới’ như thế nào! Tại sao? Bởi lẽ, Phaolô đã quá say mê Chúa Kitô, “đã là lợi khí” Ngài chọn!

Dẫu Công Vụ Tông Đồ không nói rõ các chi tiết chung quanh cuộc trở lại, nhưng các nghệ sĩ thích vẽ lại một Phaolô bị ném khỏi yên ngựa trên đường Đamas. Đang khi quờ quạng trên mặt đường, Phaolô nghe, “Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?”, chứ không nghe, ‘Sao ngươi bắt bớ những người theo Ta?’. Rõ ràng, Chúa Kitô và Hội Thánh là một; bắt bớ Hội Thánh là bắt bớ Chúa Kitô. Phaolô tin điều các Kitô hữu đã tin trong nhiều thế kỷ, và vẫn tin cho đến ngày nay. Yêu mến Chúa Kitô là yêu mến Hội Thánh và ngược lại. Hội Thánh không chỉ là phương tiện chuyên chở mặc khải, nhưng Hội Thánh thực sự là một phần trong sự mặc khải của Thiên Chúa; và nhất là với Chúa Kitô, Hội Thánh gồm những con người đã định hướng theo Ngài, được cuốn hút bởi Thần Khí, trở nên “lợi khí”, đó là những con người ‘có thể thay đổi thế giới!’.

Kitô hữu là những “lợi khí” đã được định hướng! Kitô hữu không biết mình đi đâu, đi với ai, làm gì… khác nào cô bé Alice trong chuyện cổ tích “Alice Ở Xứ Thần Tiên”. Trong cuộc trò chuyện giữa cô bé và con mèo Cheshire, Alice hỏi, “Bạn vui lòng cho tôi biết, tôi nên đi con đường nào từ đây?”; con mèo trả lời, “Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nơi bạn muốn đến”. Alice bảo, “Tôi không quan tâm lắm!”; “Vậy thì bạn hãy đi theo con đường nào không quan trọng!”, con mèo trả lời. Kitô hữu biết mình đi đâu, đi với ai, làm gì!

Anh Chị em,

“Người này là lợi khí Ta chọn”. Khác với Alice lẻ loi trong xứ sở diệu kỳ, cuộc cải đạo của Phaolô tiết lộ rằng, Kitô hữu là người dò dẫm tìm đường dẫn đến Thiên Chúa. Đến với Chúa, bạn không đi một mình nhưng đi với tư cách thành viên của Hội Thánh vì bạn đã tháp nhập vào Hội Thánh trong ngày rửa tội; cũng từ ngày đó, bạn trở nên “lợi khí” của Ngài! Phaolô đã đến với Chúa qua biến cố Đamas; cũng bằng cách đó, trên những ‘Đamas’ của mình, sau khi bị quật ngã, bị cuốn hút bởi Thánh Thần, bạn và tôi đến với Chúa! Và như Phaolô, con người say mê Chúa Kitô, đã thay đổi thế giới; thì bạn và tôi, một khi say mê Ngài, chúng ta cũng ‘có thể thay đổi thế giới’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, hôm nay, kết thúc tuần cầu nguyện cho các Giáo Hội Kitô hiệp nhất, xin cho con luôn là “lợi khí”, đừng là “hung khí” của Chúa, hầu con cũng ‘có thể thay đổi thế giới!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 24/01/2023

11. Đức ái thì nhẫn nhục trong nghịch cảnh, tự chế trong hoàn cảnh thuận lợi, anh dũng trong đau khổ, khi làm việc thiện thì vui vẻ, khi bị cám dỗ thì rất vững vàng, khi tiếp đãi người thì cực kỳ hào phóng sảng khoái, trong tình anh em thật thì phấn khởi khác thường, trong tình anh em giả thì sẽ rất nhẫn nại, khi bị nhục mạ thì trấn tĩnh, trong phẫn nộ thì an tịnh, trong thù hận thì thiện lương, trong nguy hiểm thì không nghĩ làm hại người khác, trong tội ác thì sám hối, trong chân lý thì thoải mái.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 24/01/2023
44. MƯỢN DAO CẮT MŨI

Ngụy vương tặng cho Sở vương một mỹ nữ, Sở vương rất yêu cô gái.

Phu nhân là Trịnh Tú biết được, cũng hết sức trang điểm cho mỹ nữ càng thêm đẹp mê hồn hơn, thậm chí tất cả y phục, đồ chơi mà cô ta thích, bà cũng đều cung cấp cho đầy đủ.

Sở vương nói:

- “Phu nhân đã biết rõ là trẫm rất yêu thương người đẹp mới đến kia, vậy mà phu nhân còn yêu thích người đẹp hơn cả trẫm nữa, có thể thấy phu nhân như một hiếu tử phụng dưỡng song thân, như một trung thần phục vụ tổ quốc!”

Trịnh Tú biết Sở vương không hoài nghi về sự ghen ghét của mình, bèn nói với mỹ nữ đó:

- “Đại vương rất yêu thích em, nhưng lại không thích cái mũi của em, khi nào gặp đại vương thì em nên che cái mũi lại, như thế thì đại vương sẽ sủng ái em mãi mãi.”

Thế là người đẹp mỗi khi gặp đại vương liền dùng tay áo mà che mũi lại, Sở vương hỏi Trịnh Tú:

- “Tại sao mỗi khi gặp ta thì mỹ nữ phải che mũi lại?”

Trịnh Tú đáp:

- “Thiếp nói ra, ngài có nổi giận không?”

Sở vương càng thêm tò mò, Trịnh Tú trả lời:

- ”Nó nói rằng, nó ghét nhất là mùi hôi nơi thân thể của đại vương.”

Sở vương đùng đùng giận dữ, hạ lệnh cho thị nữ cắt mất cái mũi của mỹ nữ.

( Hàn Phi Tử )

Suy tư 44:

Đàn bà cũng như đàn ông, ai cũng có máu ghen, nhưng ghen một cách khoa học thì ít người được như Trịnh Tú. Nói khoa học vì bà ta ghen có thứ tự lớp lang, có kế hoạch lâu dài mà không bị ai nghi ngờ, kể cả Sở vương.

Trên thế giới có rất nhiều người tan gia bại sản cũng vì đàn bà; có rất nhiều ông vua mất nước cũng vì đàn bà; đó là vì đam mê sắc đẹp của đàn mà mà sinh ra lú lẫn, chứ vì ghen mà mất nước thì hầu như hiếm thấy.

Đàn bà càng đẹp thì càng ghen, đó là chuyện thường tình, Trịnh Tú chắc chắn không đẹp hơn mỹ nữ, nhưng kinh nghiệm tình trường và hiểu lòng Sở vương thì hơn hẳn mỹ nữ, cho nên Sở vương cùng mỹ nữ cả hai đều mắc mưu bà ta mà không biết.

Tất cả linh mục, tu sĩ nam nữ từ bỏ ơn thiên triệu cao quý của mình để hoàn tục phần lớn là vì tình, mà tình thì bắt đầu từ nét duyên dáng và đẹp đẽ của phụ nữ, và ma quỷ càng lợi dụng sắc đẹp ấy để tấn công họ. Sắc đẹp và sự duyên dáng tự nó thì không phải là tội, nhưng tội chính là trái tim của chúng ta “nhúc nhích” lệch lạc mà không điều chỉnh cho ngay, tức là không cầu nguyện và tránh xa những dịp nguy hiểm làm cho mình phạm tội.

Ma quỷ cũng rất ghen ghét khi chúng ta một lòng một dạ đi theo Đức Chúa Giê-su.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chìa Khóa Hạnh Phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:06 24/01/2023
Chìa Khóa Hạnh Phúc

Suy Niệm Chúa Nhật IV - Năm A

(Mt 5, 1-12a )

Phụng vụ Lời Chúa nhật thứ IV thường niên A năm nay thật là ý nghĩa khi chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng (Mt 5, 1-12a) đã đọc trong Thánh lễ Giao thừa, chúng ta có thể khẳng định rằng : Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc. Suy diễn này không có quá ảo tưởng, vì vào khởi đầu của Kitô giáo, các thành phần của Giáo hội cũng được gọi là "những người diễm phúc". Thiên Chúa là Hạnh Phúc, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc, nên Ngài thi ân giáng phúc cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta không chỉ hạnh phúc tạm thời, mà còn hạnh phúc luôn mãi cả đời này và đời sau. Quả thực, người kitô nhờ Bí tích Rửa tội, được kết hiệp với Chúa Giêsu là Quả Phúc nơi cung lòng Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc, nên chúng ta hạnh phúc là lẽ đương nhiên.

Ngày đâu năm, chúng ta đã đi chúc tết nhau, ngoài bánh chưng, bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc. Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau là bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn... người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.

Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là nguồn mạch mọi ân phúc, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Đoạn Tin Mừng đọc trong Thánh lễ hôm nay minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).

Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mt 5,1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo Chúa Giêsu lại là những người có phúc.

Phần đông chúng ta nghĩ ngay đến phương diện vật chất. Suy nghĩ như vậy không thể nào đúng được. Chúa Giêsu nói phúc cho những ai có tinh thần khó nghèo chứ không nhất thiết phải thực sự nghèo khó. Bài giảng trên Núi nói về Nước Trời chứ không nói đến nước thế gian.

Khó nghèo là còn thiếu ơn cứu độ của Chúa, là muốn được ơn cứu độ ấy nhiều hơn, nhưng không có khả năng và còn bị trăm nghìn cản trở, là thiếu thốn thật sự và chỉ còn biết trông đợi vào lượng từ bi phong phú của Chúa, là đang đi trên đường về Nước Trời nên không dừng lại nơi một tạo vật nào mà chỉ bắt chước Phaolô: bỏ mọi sự lại đằng sau, lao thẳng về phía trước, theo ơn Chúa kêu gọi.

Hiểu như vậy thì nhất thiết phải nói mọi người đều khó nghèo. Chúa đã dạy, người giàu có khó vào Nước Trời vì người giàu thường cậy của, tin vào mình. Tinh thần khó nghèo được Chúa nhắc đến đầu tiên trong Bài giảng trên Núi, là phúc đầu tiên trong các mối phúc thật, mà là điều kiện đi trước để có các mối phúc thật sau. Ðó là cơ sở để phát huy mọi nhân đức, để đón nhận ơn cứu độ dẫn đến hạnh phúc Nước Trời.

Tiên tri Sôphônia kêu gọi người ta: Hãy tìm công chính và sự hiền lành nếu muốn được Thiên Chúa chúc phúc che chở trong ngày Chúa thịnh nộ. Là vì Chúa sẽ chỉ để sót lại một dân khó nghèo, thiếu thốn. Chính họ mới là những kẻ được chăn dắt, yên hàn, hạnh phúc.

Còn thánh Phaolô thì khẳng định dân khó nghèo thiếu thốn mà Chúa hứa để sót lại đó, chính là chúng ta, những thành phần không và chẳng ra gì, mà Chúa đã chọn để đổ đầy sự khôn ngoan, công chính và cứu rỗi cho chúng ta.

Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó, mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó, không cậy dựa vào tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc.

Chúa Giêsu là hiện thận của Chúa Cha là Hạnh Phúc, Người cũng muốn chúng ta có được hạnh phúc, nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10).

Đầu Xuân Năm Mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong Năm Mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục Đa Minh gây tranh cãi hướng dẫn tĩnh tâm tháng 10 cho các giám mục khi bắt đầu Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vu Van An
18:00 24/01/2023

Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, hôm thứ Hai, ngày 23 tháng 1 năm 2023, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã thông báo rằng phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị sẽ bắt đầu bằng cuộc tĩnh tâm ba ngày do một nhà thuyết giáo dòng Đa Minh chủ trì, người có những tuyên bố về đồng tính luyến ái trước đây đã gây tranh cãi.



Theo Đức Hồng Y, linh mục Dòng Đa Minh Timothy Radcliffe sẽ dẫn đầu các giám mục Công Giáo và những người tham gia Phiên họp toàn thể Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục trong một cuộc tĩnh tâm gần Rôma từ ngày 1 đến 3 tháng 10 theo lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Cha Radcliffe, 77 tuổi, từng là người đứng đầu Dòng Đa Minh từ năm 1992 đến năm 2001. Những tuyên bố không chính thống của ngài, đặc biệt là những tuyên bố về đồng tính luyến ái, trước đây đã gây tranh cãi trong Giáo hội.

Trong Báo cáo Pilling của Anh giáo năm 2013, Radcliffe đã viết rằng khi xem xét các mối quan hệ đồng tính, “chúng ta không thể bắt đầu với câu hỏi liệu nó được phép hay bị cấm! Chúng ta phải hỏi ý nghĩa của nó là gì và nó có tính thánh thể bao xa. Chắc chắn nó có thể đại lượng, dễ bị tổn thương, dịu dàng, hỗ tương và bất bạo động. Vì vậy, theo nhiều cách, tôi nghĩ nó có thể diễn tả sự tự hiến của Chúa Kitô.”

Đức Hồng Y Hollerich đã thông báo về việc tĩnh tâm của Thượng Hội đồng Giám mục tại một cuộc họp báo của Vatican vào ngày 23 tháng 1 nhằm cổ vũ một buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô để phó thác công việc của Thượng Hội đồng Giám mục cho Thiên Chúa.

Đức Hồng Y Hollerich nói, “Thượng hội đồng không phải là về chính trị của Giáo hội. Nó nói về việc lắng nghe Thánh Thần của Thiên Chúa và cùng nhau tiến lên và cầu nguyện. Như vậy sẽ có một điểm khác so với các Thượng hội đồng khác. Sau buổi canh thức cầu nguyện, các giám mục và những người tham gia thượng hội đồng sẽ lên đường để tĩnh tâm ba ngày. Như thế, chúng ta bắt đầu bằng việc cầu nguyện, bằng việc lắng nghe Chúa Thánh Thần”.

Cả hai cuộc tĩnh tâm của các giám mục và canh thức cầu nguyện đại kết sẽ diễn ra trong những ngày ngay trước Phiên họp toàn thể thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, thường được gọi là Thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Phiên họp thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ diễn ra trong hai phiên. Phiên đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023 và phiên thứ hai vào tháng 10 năm 2024.

Tại cuộc họp báo, Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng ngài “không bận tâm… rằng có những quan điểm khác nhau trong Giáo Hội Công Giáo,” nhưng ngài coi “những căng thẳng… là điều gì đó tích cực” đối với thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Ngài nói, “Chúng ta không cần thượng hội đồng trong Giáo Hội Công Giáo để trải nghiệm những căng thẳng. Đã có những căng thẳng mà không có thượng hội đồng và những căng thẳng này xuất phát từ thực tế là mỗi người thành thật muốn thấy hoặc chia sẻ cách chúng ta có thể theo Chúa Kitô và loan báo Chúa Kitô trong thế giới ngày nay. Đó là nguồn gốc của sự căng thẳng”.

“Bây giờ trong tài liệu cho giai đoạn châu lục của thượng hội đồng, chúng ta thấy căng thẳng cũng là một điều gì đó tích cực. Bởi vì để có một căn lều, bạn cần một chút căng thẳng. Nếu không, lều sẽ sụp đổ. Và tôi nghĩ rằng thượng hội đồng, lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe tinh thần, cầu nguyện cùng nhau, đồng hành cùng nhau trên đường đi, sẽ làm lắng dịu các căng thẳng tồi tệ. Vì vậy, chúng ta không muốn những căng thẳng xấu phá hủy Giáo hội, nhưng đôi khi những căng thẳng tốt là cần thiết cho sự hòa hợp.”

Đức Hồng Y Hollerich, người phục vụ với tư cách là tổng tường trình viên của tiến trình thượng hội đồng hoàn cầu kéo dài 4 năm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Truyền thông Vatican vào tháng 10 năm ngoái rằng ngài tin rằng việc Giáo hội chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng giới, điều mà Bộ Giáo lý Đức tin đã ra phán quyết chống lại, không phải là một vấn đề đã được giải quyết yên ổn.

Tuyên bố của Đức Hồng Y được đưa ra để trả lời một câu hỏi phỏng vấn về quyết định của các giám mục Công Giáo Bỉ ủng hộ khả năng ban phép lành cho sự kết hợp của các cặp đồng tính – bất chấp Vatican.

“Thành thật mà nói, câu hỏi dường như chưa mang tính quyết định đối với tôi,” Đức Hồng Y Hollerich nói với L’Osservatore Romano như thế trong một cuộc phỏng vấn cũng được Vatican Media công bố vào ngày 24 tháng 10 năm 2022.

Trong cuộc họp báo hôm nay, Đức Hồng Y Hollerich nói rằng ngài hy vọng rằng thượng hội đồng sẽ dẫn đến “một mùa xuân mới của chủ nghĩa đại kết”.

Buổi canh thức cầu nguyện đại kết, được gọi là “Cùng nhau: Cuộc Quy tụ dân Chúa,” sẽ do Cộng đồng Taizé chủ trì trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng Chín.

Những người trẻ tuổi từ 18 đến 35 thuộc mọi truyền thống Kitô giáo được mời tham dự điều mà Vatican mô tả trong một thông cáo báo chí là “sự kiện tiếp theo Ngày Giới trẻ Thế giới” với việc ngợi ca và thờ phượng bằng âm nhạc và lời cầu nguyện Taizé.

Theo trang mạng của mình, hơn 50 nhóm Kitô giáo đại diện cho nhiều giáo phái đã hợp tác với dự án canh thức cầu nguyện, bao gồm Hội đồng Giáo Hội Thế giới, Liên đoàn Luthêrô Thế giới và Tòa Giám mục Châu Âu của Chính thống giáo Hy Lạp.

Vatican đã mời các đại diện đại kết phát biểu tại cuộc họp báo về buổi canh thức, bao gồm tổng giám mục Anh giáo Ian Ernest, tổng giám mục Giáo Hội Tông đồ Armenia Khajag Barsamian, và Thầy Alois, bề trên của Cộng đồng đại kết Taizé. Mục sư Christian Krieger, chủ tịch của Liên đoàn Tin lành Pháp, cũng tham gia từ xa.

Năm ngoái, Vatican đã ban hành một lá thư yêu cầu các giám mục Công Giáo mời các nhà lãnh đạo Chính thống giáo và Tin lành địa phương tham gia vào giai đoạn địa phương của thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Ernest, người phục vụ với tư cách là đại diện riêng của tổng giám mục Canterbury tại Tòa thánh và lãnh đạo Trung tâm Anh giáo ở Rome, suy nghĩ rằng ngài “cảm thấy tư cách người tham gia hơn là người quan sát” tại phiên khai mạc của thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2021 bởi vì "tiếng nói của tôi đã được lắng nghe trong các cuộc thảo luận nhóm."

Ernest nói, “Tiến trình đồng nghị này do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi xướng sẽ chắp cánh cho sự đoàn kết đại kết của chúng ta, cho nhiệm vụ của chúng ta là cùng nhau tiến bước, và để xem chúng ta có thể giúp đỡ tốt nhất như thế nào trước sự đau khổ của những người sống trong hoàn cảnh đau khổ của thế giới tan vỡ này”.
 
Giáo dân làm Lê Lai cứu Cha Sở ở Ikulu-Pari
Đặng Tự Do
18:07 24/01/2023


Các tay súng hôm thứ Năm đã bắt cóc ông Kefas Ishaya, Giáo lý viên của Nhà thờ Công Giáo Thánh Monica, Ikulu-Pari, tại Chawai Chiefdom thuộc bang Kaduna.

Thông tấn xã Nigeria, gọi tắt là NAN, báo cáo rằng các tay súng đã chọn vị Giáo lý viên này khi họ không thể bắt được Cha Joseph Shekari, người không có mặt trong nhà thờ khi đó.

Cha Shekari, người đã bị bắt cóc trong hoàn cảnh tương tự vào tháng 2 năm 2022, đã đi ra khỏi làng và không có mặt trong cuộc tấn công lần thứ hai.

Giáo xứ đã tổ chức Lễ tạ ơn hàng năm vào hôm Chúa Nhật và các thành viên của giáo xứ nghi ngờ những kẻ bắt cóc đang nhắm vào số tiền thu được trong buổi lễ sau khi đã thành công hồi tháng 2 năm 2022.

Ông Sunday Bage, Chủ tịch Khu vực Ikulu của Giáo xứ, nói với NAN rằng những kẻ bắt cóc đã đến “khoảng 9 giờ 30 tối”

“Cảm ơn Chúa, Cha đã đi xức dầu bệnh nhân. Họ đã không bắt được ngài, nên họ đã chọn Giáo lý viên của chúng tôi”.

“Họ lôi vị Giáo lý viên vào bụi rậm. Họ lấy điện thoại của anh ta. Chúng tôi đã gọi đến đường dây nhưng nó cứ đổ chuông,” anh ấy nói với NAN.

Ông nói rằng có rất nhiều tay súng và cứ nổ súng lẻ tẻ, khi di chuyển qua Nhà thờ, trường học và nhà xứ để tìm Cha Shekari.

Những người hàng xóm nói với NAN rằng các tay súng đã đột nhập vào nhà Cha Shekari sau khi nhảy qua hàng rào.

Họ được cho là đã dùng đá và đạn để phá cửa chính của ngôi nhà.

“Ngay lập tức chúng xông vào nhà, lục soát khắp nơi.

“Họ kiểm tra gầm giường, tủ quần áo, phòng tắm và nhà bếp.

“Họ thậm chí còn kiểm tra trần nhà, nhưng Cha đã đi khỏi. Thành ra, họ đã không bắt được ngài.

“Trong cơn tức giận, họ đã bắt Giáo lý viên của chúng tôi. Khi chúng tôi bắt liên lạc được, anh ấy nói đang ở với họ trong rừng.

“Đó là một tình huống rất đáng buồn. Điều này thật tàn khốc. Họ kéo Giáo lý viên trên mặt đất như một con chó,” một phụ nữ có vẻ sợ hãi nói với NAN.

Cô nhớ lại rằng cách đây không lâu, Cha Shekari đã bị bắt cóc và được giải cứu sau khi trả “một khoản tiền chuộc khổng lồ”.

“Họ lại đến bắt ngài. May mắn thay, ngài đã không ở đó. Đây thực sự là một khoảng thời gian đen tối đối với chúng tôi”

Thông tấn xã Nigeria nhắc nhớ rằng Cha Shekari bị các tay súng bắt cóc vào tháng 2 năm 2022.

Trong cuộc tấn công vào tháng Hai năm ngoái, đầu bếp của Cha Shekari, là anh Sati Musa, đã bị các tay súng bắn chết khi cố gắng bảo vệ vị linh mục.

Một trưởng lão của cộng đoàn, ông Yohanna Madaki, đã lưu ý rằng những kẻ bắt cóc rõ ràng đã nhắm vào con số 2 triệu thu được từ buổi lễ tạ ơn hàng năm.

Năm nay, Giáo xứ tổ chức Lễ tạ ơn hàng năm vào Chúa Nhật, 15 tháng Giêng, và những kẻ bắt cóc đã tấn công vào ngày Thứ Năm, 19 tháng Giêng.
Source:/sundiatapost.com
 
Đức Tổng Giám Mục cho rằng Cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoạt động tại Ukraine là điều không nên làm
Đặng Tự Do
18:08 24/01/2023


Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã phản đối dự thảo luật cấm các hoạt động của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Ukraine, nói rằng biện pháp này không chỉ có vấn đề về tự do tôn giáo mà còn biến những người ủng hộ Nga thành những người tử vì đạo.

Phát biểu với hãng thông tấn Ukraine Pravda, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk khi được hỏi về dự thảo luật đệ trình lên quốc hội Ukraine cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, cho biết: “Tôi không muốn đưa ra các quy định cho các nhà lập pháp của chúng ta nhưng tôi nghi ngờ về tác dụng của điều đó.”

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói, điều này là do Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã từng chính thức bị cấm hoạt động dưới chế độ cộng sản của Liên Xô.

“Chúng tôi sống sót trong thầm lặng. Hơn nữa, chính việc chúng tôi là một giáo hội tử đạo không trở thành một giáo hội hợp tác với chính quyền Xô Viết đã cứu vãn thẩm quyền đạo đức của chúng tôi,” ngài cho biết như trên, và nhấn mạnh rằng một giáo hội bị cấm “không có nghĩa là sự tồn tại của nó chấm dứt”.

Ngài nói, một Giáo Hội “không chỉ là một cấu trúc tôn giáo, không phải là một tổ chức nào đó có hiến chương, một nhà lãnh đạo, một trung tâm tôn giáo. Giáo hội là tập hợp những người dân cũng có những quyền được hiến pháp quy định. Chừng nào còn có những người hướng về Chính thống giáo Mạc Tư Khoa ở Ukraine, thì Giáo Hội đó vẫn sẽ tồn tại – ngay cả khi, theo luật của nhà nước, nó bị coi là bất hợp pháp.”

Ngài lập luận rằng việc cấm Giáo Hội ở cấp chính thức sẽ “mang lại cho Giáo Hội này cơ hội tử vì đạo” và sẽ cho phép những người trung thành với Mạc Tư Khoa “thực sự đi vào sự phản đối thầm lặng”.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết gần đây ngài đã nói với một nhà lập pháp Ukraine rằng, “Nếu bạn muốn duy trì vĩnh viễn Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Ukraine, hãy cấm nó.”

Mặt khác, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng cho biết mỗi quốc gia có quyền và trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc gia của mình và nếu có “những kẻ phản bội”, bất kể tôn giáo của họ, là mối đe dọa thực sự trong thời kỳ thiết quân luật, “họ phải được xác định và, tuân thủ tất cả các luật, thực hiện các bước tiếp theo.”

“Bạn không nên bị bách hại vì thuộc về một cấu trúc Giáo Hội nào đó, không. Nhưng đối với những tội ác chống lại đất nước chúng ta, ở đây tất cả chúng ta đều bình đẳng”.

Ngài đề nghị đặt vấn đề về việc cấm Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa “theo một cách khác” để làm rõ rằng biện pháp này “không thực sự nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo của ai đó.”

Ngài nói, vấn đề là “người hàng xóm phía bắc của chúng ta, kẻ đang giết chúng ta ngày hôm nay, không thể sử dụng bất kỳ nhà thờ nào cho mục đích địa chính trị của mình.”

Vào tháng 3 năm ngoái, một dự thảo luật đã được đệ trình lên các đại biểu của Verkhovna Rada, là quốc hội đơn viện của Ukraine, cấm Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, bao gồm cả Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP – một nhánh của Chính thống giáo Nga ở Ukraine – không được hoạt động trên lãnh thổ Ukraine.

Dự thảo luật quy định rằng tất cả tài sản thuộc về Nhà thờ Chính thống Nga và các cơ quan chức năng của nó, bao gồm các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức hội đồng và chính quyền giáo phận, sẽ được kiểm kê và quốc hữu hóa trong vòng 48 giờ sau khi dự luật được phê chuẩn.

Tất cả các cộng đồng tôn giáo, tu viện và trường thần học thuộc Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa được phép thay đổi sự phụ thuộc của họ trong 14 ngày kể từ khi luật có hiệu lực.

Ngay cả khi không có dự luật của quốc hội, một số thành phố của Ukraine đã thực hiện các bước để cấm Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa trong các lãnh thổ địa phương của họ, bao gồm cả thành phố phía tây Uzhhorod.

Hôm thứ Năm, dự luật đã được đệ trình lên quốc hội, cấm Giáo hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa trong trường hợp nhà chức trách phát hiện giáo hội này thông đồng với Nga.

Cụ thể, dự luật bao gồm các sửa đổi đối với luật hiện hành khiến bất kỳ hoạt động nào của các tổ chức tôn giáo được quản lý bên ngoài Ukraine và có trụ sở chính đặt tại một quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine đều không thể thực hiện được.

Dự luật được chuẩn bị theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy, người vào ngày 11 tháng 12 đã yêu cầu quốc hội đệ trình một biện pháp cấm các tổ chức tôn giáo “có trung tâm ảnh hưởng trong liên bang Nga” và xem xét kỹ lưỡng UOC-MP về mối quan hệ với Mạc Tư Khoa.

Việc đệ trình dự luật vào ngày 19 Tháng Giêng là một trong những diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột kéo dài đang diễn ra ở Ukraine, hiện đang ở tháng thứ mười một sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, châm ngòi cho một cuộc chiến tổng lực khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, bị thương và hàng triệu người phải di dời.

Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill – người đã lên tiếng bảo vệ cuộc chiến trên cơ sở tôn giáo – trong một bài giảng gần đây đã cảnh báo rằng mong muốn đánh bại Nga của phương Tây đã có “những hình thức rất nguy hiểm” và cầu nguyện rằng Chúa sẽ “soi sáng những kẻ điên rồ đó và giúp họ hiểu ra rằng bất kỳ mong muốn tiêu diệt nước Nga nào cũng đồng nghĩa với ngày tận thế.”
Source:Crux
 
Đức Hồng Y ca ngợi đời sống gương mẫu của vị thẩm phán người Ý bị Mafia sát hại
Đặng Tự Do
18:09 24/01/2023


Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp pháp và công lý, đồng thời trích dẫn nhân chứng mẫu mực của Chân phước Rosario Livatino, một thẩm phán Ý đã bị Mafia sát hại.

Đức Hồng Y đã đưa ra nhận xét của mình tại một hội nghị được tổ chức vào ngày 18 Tháng Giêng tại Thượng viện Ý về tính liên quan liên tục của cuộc đời Chân phước Rosario Livatino.

Đức Hồng Y Parolin lưu ý rằng Chân Phước Livatino là “một nhân vật kỳ diệu” bởi vì “ngài là một Kitô hữu toàn diện, người biết cách sống trọn vẹn đức tin của mình khi thực thi một nghề nghiệp đặc biệt tế nhị như ngành tư pháp, và đã đưa ra những cách giải thích phù hợp và áp dụng công lý của mình theo các nguyên tắc Kitô giáo..”

Đề cập đến vụ ám sát Livatino ở tuổi 37, Đức Hồng Y Parolin nói rằng cuộc đời của ngài “không phải là vô ích,” bởi vì “mọi cử chỉ quảng đại, mọi hành động yêu thương, mọi hy sinh mạng sống của mình, mọi hy sinh nhân danh Chúa đều được luôn được tưởng thưởng và đơm hoa kết trái.”

Đức Hồng Y nói rằng vị chân phước người Ý này có thể là một mẫu mực cho các thẩm phán, vì ngài biết cách kết hợp công lý và bác ái bằng cách đặt “con người ở trung tâm”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng công lý “cũng là một nỗ lực của nhà nước và cộng đồng để có thể phục hồi” tất cả những người đã gia nhập hàng ngũ “phạm pháp và phạm tội”.

Tiểu sử tóm tắt

Chân Phước Rosario Angelo Livatino sinh ngày 3 tháng 10 năm 1952 tại thị trấn Canicattì trên đảo Sicily. Anh quyết định theo nghề giống như cha mình và vào Trường Luật học ở Palermo. Livatino đã hoàn thành khóa học luật của mình với điểm số cao nhất ở tuổi 22.

Ngày 21 tháng 8 năm 1989, Livatino được bổ nhiệm làm thẩm phán phụ trách phòng ngừa của tòa án tỉnh Agrigento. Ở vị trí đó, Livatino phụ trách một số vụ tố tụng chống lại các thành viên của Mafia bị kết án tù chung thân.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 1990, Livatino bị bốn người chặn đường khi anh đang lái xe hơi của mình. Giữa lúc nổ súng, anh ta cố gắng ra khỏi xe và cố gắng chạy. Bị thương nặng, Livatino tấp vào lề đường và một trong những tay sát thủ đã kết liễu mạng sống anh. Người đàn ông đã kết liễu cuộc đời của thẩm phán là Gaetano Puzzangaro, người đã cung cấp một trong những bằng chứng cho lý do phong chân phước cho Livatino.

Sau cái chết của Livatino, người ta tìm thấy một cuốn Kinh thánh đầy ghi chú trên bàn làm việc của anh, nơi anh luôn để một cây thánh giá.

Vào tháng 12 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận sự tử đạo của Rosario Angelo Livatino, và Livatino được phong chân phước vào ngày 9 tháng 5 năm 2021, tại thành phố Agrigento của Sicilia.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm vui vỡ oà: cảnh đón Xuân cuả Gx ĐMHCG Garland, TX
Trần Mạnh Trác - Phạm Thái Hùng
14:51 24/01/2023
Đúng là một niềm vui “vỡ oà”.

Được cởi trói sau 3 năm đại dịch, giáo dân Gx ĐMHCG ở Garland TX nay có dịp cùng nhau vui Tết thoải mái, con cái từ các nơi trở về xum họp, gia đình có thể cùng nhau mừng xuân và tiệc tùng văn nghệ tưng bừng do Gx tổ chức...và hơn thế nữa, trong ngôi nhà thờ thân yêu, giaó dân lại có thể ngồi “chen lấn” một cách “thoải mái”, để có dịp cảm nhận thế nào là “hơi ấm tình người” trong muà Đông giá lạnh, và còn được phát “lì xì” và nhận “lộc” sau khi lễ xong.

Mỗi khi lễ xong, người ta đã ùa nhau tiến lên bàn thờ và chen lấn nhau ở trên đó...

Để làm chi vậy? Xin thưa để chụp hình lưu niệm.

Hai cây hoa đào và hoa mai, vươn cao một cách nghệ thuật trên những chậu hoa cúc, dàn dựng thành một cảnh quan cuả nét đẹp miền quê Việt Nam, với quang gánh và nón lá, với trái quả và câu đối đỏ, đã là sức thu hút làm cho mọi người phải tiến lại gần để chiêm ngưỡng và đua nhau bấm máy.

Lần đầu tiên ở đây chúng tôi chứng kiến có một sự “đại náo thiên cung” như thế, mà các vị quan chức cuả nhà thờ, vốn là rất kỷ luật chặt chẽ, lại tỏ ra khoan dung “lảnh mặt làm ngơ” (theo cách nói cuả một vị bô lão).

Không hiểu sự việc là có “phép” cuả cha xứ hay chỉ là một sự “dung dưỡng” cuả các quan chức trong ngày đầu xuân, tuy nhiên chúng tôi cũng xin minh xác cùng quí độc giả là ngôi nhà thờ cuả Gx này, được xây theo mẫu cuả giáo phận có nhà nguyện Thánh Thể riêng, cho nên khi không có thánh lễ thì Mình Thánh Chuá đã được di chuyển đi, cho nên không có vấn đề “Phạm Thánh” ở đây...Hy vọng rằng qua sự chiêm ngưỡng nghệ thuật nói trên, mọi người sẽ tới gần Chuá hơn, ít ra là được “bước vào Cung Thánh Chuá Trời” mỗi dịp Xuân về.

Ngoài những hình ảnh trình bầy trong album sau đây, chúng tôi còn có video sẽ phát hành sau, xin quí độc giả nhớ đón xem.

Xem hình ảnh
 
Văn Hóa
Mùng Ba Tết: Năm Tuổi Năm Xui
Nguyễn Trung Tây
00:14 24/01/2023
Nguyễn Trung Tây
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG

Mùng Ba Tết: Năm Tuổi Năm Xui


Sáng Mùng Ba Tết, vợ nói với chồng,
— Anh! Năm nay năm tuổi của anh đó.
Tối hôm qua, thức khuya chơi lô tô. Chồng giờ buồn ngủ, mắt nhắm mắt mở cất giọng hững hờ,
— Năm tuổi. Ừ, rồi thì sao?
Vợ cự nự,
— Ừ! Rồi thì sao! Vậy mà anh cũng nói được! Cẩn thận đó ông tướng! Năm tuổi là năm xui. Người đụng tới năm tuổi làm ăn lỗ lã, đụng đâu thua đó!
Quên mất hôm nay mùng ba Tết, vợ thản nhiên kể chuyện xui,
— Lần em dính năm tuổi, đầu năm kiếm việc, vác đơn tới đâu, mộc xù theo tới đó. Kiếm được việc làm, đang ngồi làm ngon lành, hãng kêu nhân viên đứng lên. Anh cai thông báo, hãng hết hàng. Quân ta xếp hàng kéo nhau ra bãi đậu xe. Cả bọn lái xe tới sở thất nghiệp, xin tiền trợ cấp!
Vợ hứng thú với “trường ca năm tuổi năm xui,”
— Tưởng thế là xong, hết xui. Ai ngờ, giữa năm, mẹ gọi điện thoại qua nói, “Mẹ cần tiền gấp”. Em lên phố gửi $2000 đô về Việt Nam. Họ hẹn trong vòng một ngày, người nhà mình sẽ nhận được tiền liền. Một tuần sau, mẹ em gọi qua, “Ủa, con đã gửi tiền về cho mẹ chưa?” Em phóng xe tới tiệm. Khi đó mới biết cửa tiệm đã bị niêm phong rồi. Hóa ra tên ông chủ tiệm xuất hiện trong danh sách “The Most Wanted” của Sở Cảnh Sát Liên Bang, mà lại còn đứng đầu bảng. Well! Well! Well!
Vợ nuốt nước miếng, chấm dứt chuyện xui,
— Năm tuổi năm xui, cho nên nó xui tới bến luôn. Cuối năm, em đụng xe hai lần. Mà lần nào cũng oan hết trơn! Người ta đụng mình rõ ràng. Thế mà họ cãi, họ nói mình đụng họ. Xui hết chỗ nói.
Chồng ôm ngực, thở dốc,
— Em! Em! Mới Mùng Ba Tết mà em đe dọa quá. Làm sao anh sống cho qua con trăng này. Please!
Vợ cười xòa, nụ cười ăn chắc mặc bền,
— Em biết. Cho nên anh biết chi không? Sáng nay thánh lễ Mùng Ba, em xin hai ý lễ. Một lễ, em xin Chúa phù hộ công việc của hai vợ chồng mình. Lễ kia, em cầu bình an cho anh, bởi năm nay, anh dính năm tuổi!
— Sướng nhá! Tự nhiên “năm nay năm tuổi, em xin ý lễ cầu bình an cho anh”. Hết chối nhé. Mê tín dị đoan rồi người đẹp ơi.
— Ông tướng! Nói vậy mà cũng nói. Có kiêng thì mới có lành chứ.
Chồng khoanh hai tay trước ngực như người đứng hầu việc cửa nhà quan,
— Mai tôi lên bẩm trình với Frère Trưởng Ban Giáo Lý, “Con bẩm với Quan Frère. Hôm Mùng Ba Tết cô giáo nòng cốt Ban Giáo Lý dám xin nguyên một ý lễ cầu bình an cho ông chồng của cô ấy. Bởi năm nay ông chồng xui, dính ngay năm tuổi.”
Vợ cộ mắt,
— Anh dám?
— Ơ, ơ! Người đẹp. Đừng quên, hôm nay Mùng Ba Tết. Ai vừa mới nhắc nhở, “Có kiêng có lành?”

Lời Chúa
Ðức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Ðức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Êđen, để cày cấy và canh giữ đất đai. Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người vào ngôi vườn Êđen để cày cấy và chăm sóc khu Vườn (Genesis 2:9, 15).

Suy Niệm
Con người sau khi được tạo dựng được Thiên Chúa đưa vào Vườn Địa Đàng để cày cấy và chăm sóc ngôi Vườn chung của nhân loại (Stk 2:15). Ngày Mùng Ba Tết do đó trở thành ngày thánh hóa công việc. Hy vọng rất nhiều Tết Dân Tộc sẽ tạo ra nhiều hứng khởi mới, để con người chung góp một bàn tay, xây dựng trái đất trở thành một khu Vườn xanh tươi cho tất cả mọi sinh vật trên quả địa cầu.

Lời Nguyện
Lạy Chúa, hôm nay Mùng Ba Tết, xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm của chúng con để chúng con trở thành những người cày cấy cho địa cầu xanh tươi mà Thiên Chúa đã tặng ban cho nhân loại và tất cả mọi sinh vật.□
(Trích Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam - Tập II, NXB Văn Học Press & Sống, 2023)
 
VietCatholic TV
Nga đánh lớn ở Bakhmut, ngày đầu 720 lính tử trận, 2 chiếc Su-25 nổ tung. Viện trợ khẩn cấp cho Kyiv
VietCatholic Media
03:24 24/01/2023


1. Thiết giáp trứ danh của Nga bị bắn cháy cùng 2 máy bay Su25 và một máy bay trực thăng Ka-5223.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 24 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, các cuộc giao tranh đã bùng lên tại thành phố Bakhmut, sau một vài ngày tương đối lắng đọng. Các cuộc giao tranh chỉ diễn ra lẻ tẻ tại thành phố Kreminna, và trong vùng Zaporizhzhia.

Trong khu vực thành phố Bakhmut, quân Nga bao gồm quân chính quy và một số lớn quân Wagner đã mở 23 cuộc tấn công biển người vào thành phố từ phía Đông, đó là chưa kể khoảng 100 vụ pháo kích.

Trong các diễn biến mới nhất chưa có trong bản thống kê, lực lượng phòng không đã bắn hạ 2 Su-25, và một trực thăng Ka-5223 của Nga lên yểm trợ cho bộ binh Nga; hai hỏa tiễn dẫn đường Kh-59 và một máy bay không người lái Orlan-10 cũng bị bắn rớt.

Trong khu vực Zaporizhzhia, quân Nga không đủ sức mở các cuộc tấn công lớn mà chỉ tấn công lẻ tẻ có tính chất thăm dò. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, cũng có hơn 50 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến trong các cuộc đụng độ với các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine ở khu vực Zaporizhzhia.

Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết “Quân xâm lược đã tiến hành các chiến dịch tấn công ở khu vực Zaporizhzhia gần Mali Shcherbaky. Theo dữ liệu cập nhật, trong các cuộc giao tranh với các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine, những kẻ xâm lược đã mất hơn 50 người. Ngoài ra, chín đơn vị vũ khí và thiết bị quân sự các loại đã bị phá hủy bao gồm một xe tăng, sáu xe chiến đấu bộ binh và một xe thiết giáp Tiger, thường được coi là loại xe thiết giáp tiên tiến nhất của Nga.”

Bộ Tổng tham mưu thông báo rằng số lượng quân xâm lược bị thương trong khu vực Kherson tạm thời bị xâm lược đã tăng lên đáng kể kể từ đầu tháng Giêng. Các bệnh viện địa phương đã đầy. Tất cả những người bị thương nặng đều được tập trung tại các cơ sở y tế của khu vực. Chỉ một số nhỏ được gửi đến Crimea tạm thời bị xâm lược để tiếp tục điều trị. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết Lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy một chiếc thuyền của nhóm phá hoại Nga gần Kherson.

Ngoài ra, tại một số khu định cư của quận Sievierodonetsk thuộc vùng Luhansk, quân xâm lược Nga đang cố gắng bằng mọi cách có thể để cô lập người dân địa phương về mặt thông tin, đặc biệt là không có truyền hình và thông tin di động của Ukraine.

Trong 24 giờ qua, 720 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng, 8 xe thiết giáp, 2 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Giêng, 121.480 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Hơn nữa, quân đội Ukraine đã phá hủy 3.150 xe tăng Nga, 6.276 xe thiết giáp, 2.146 hệ thống pháo, 447 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống phòng không, 287 máy bay, 277 máy bay trực thăng, 1.894 máy bay không người lái tác chiến và chiến thuật, 749 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 4.936 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 193 thiết bị đặc biệt.

2. Chiến thuật tàn bạo của Wagner ở Ukraine được tiết lộ bởi báo cáo tình báo

Các chiến binh của Tập đoàn Wagner đã trở thành lực lượng bộ binh dùng một lần trong cuộc tấn công của Nga ở miền đông Ukraine, nhưng một tài liệu tình báo quân sự của Ukraine cho thấy mức độ hiệu quả củahọ xung quanh thành phố Bakhmut — và mức độ khó khăn trong việc chống lại quân Wagner.

Wagner là một nhà thầu quân sự tư nhân được điều hành bởi nhà tài phiệt Yevgeny Prigozhin, người rất nổi bật trên tiền tuyến trong những tuần gần đây — và luôn nhanh chóng lên tiếng giành công đối với Bộ Quốc Phòng Nga. Các chiến binh Wagner đã tham gia rất nhiều vào việc chiếm Soledar, cách Bakhmut vài dặm về phía đông bắc và các khu vực xung quanh thị trấn.

Báo cáo của Ukraine, đề ngày tháng 12 năm 2022, kết luận rằng Wagner đại diện cho một mối đe dọa duy nhất ở cự ly gần, ngay cả khi chịu thương vong nặng nề. “Cái chết của hàng nghìn binh sĩ Wagner không quan trọng đối với xã hội Nga,” báo cáo khẳng định.

“Các nhóm tấn công không rút lui khi chưa có lệnh… Một nhóm rút lui trái phép sẽ bị trừng phạt bằng hành quyết tại chỗ.”

Các đoạn điện thoại do một nguồn tình báo Ukraine thu được và chia sẻ với CNN cũng cho thấy thái độ tàn nhẫn trên chiến trường. Trong một lần, người ta nghe thấy một người lính nói về một người khác đã cố gắng đầu hàng người Ukraine. Người lính Wagners đã bắt được anh ta và cắt đứt bộ phận sinh dục của nạn nhân.

Theo đánh giá của Ukraine, các chiến binh Wagner bị thương thường bị bỏ lại trên chiến trường trong nhiều giờ. “Bộ binh xung kích không được phép tự mình mang thương binh ra khỏi chiến trường, vì nhiệm vụ chính của họ là tiếp tục tấn công cho đến khi đạt được mục tiêu. Nếu cuộc tấn công thất bại, rút lui cũng chỉ được phép diễn ra vào ban đêm.”

3. Quan chức quân sự Mỹ cho biết Nga đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ mới để củng cố tiền tuyến

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết Nga đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ mới tới củng cố tiền tuyến ở Ukraine trong vài tháng qua.

Quan chức này cho biết các tân binh Nga mới bị gọi nhập ngũ đã tạo ra rất ít sự khác biệt trong cuộc xung đột, khi đến tiền tuyến, họ “được trang bị kém, không được đào tạo” và cứ thế “lao ra chiến trường”.

Nga đã gửi quân đến thay thế hoặc tăng viện cho các đơn vị hiện có thay vì hình thành các đơn vị mới. Tân binh bắt đầu đến chiến trường ngay sau khi Nga tuyên bố huy động 300.000 tân binh vào tháng 10.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã ước lượng Nga mất đến 188.000 binh lính và sĩ quan bao gồm cả những người thiệt mạng trong hành động và bị thương trong chiến đấu.

4. Liên Hiệp Âu Châu phê duyệt 500 triệu EUR viện trợ quân sự cho Ukraine

Hội đồng Đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu đã đạt được thỏa thuận chính trị về một đợt viện trợ quân sự khác cho Ukraine trị giá 500 triệu EUR. Các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu cũng đã phê duyệt 45 triệu EUR cho sứ mệnh huấn luyện quân sự của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine.

Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết điều này tại một cuộc họp báo ở Brussels hôm thứ Hai sau cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu.

“Hôm nay chúng ta đã đạt được thỏa thuận chính trị cho đợt hỗ trợ quân sự thứ bảy với khoản bổ sung 500 triệu EUR và một biện pháp hỗ trợ bổ sung trị giá 45 triệu EUR cho lực lượng Ukraine đang được huấn luyện bởi sứ mệnh huấn luyện quân sự của chúng ta Điều này nâng tổng số hỗ trợ quân sự lên 3,6 tỷ EUR,” Borrell nói.

Ông lưu ý rằng tổng số tiền viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược quân sự của Nga đã lên tới 49 tỷ EUR. Nó bao gồm hỗ trợ quân sự, tài chính, kinh tế và nhân đạo. Điều này đưa Liên Hiệp Âu Châu lên vị trí đầu tiên trong số các nhà tài trợ quốc tế cho Ukraine.

5. Bộ Trưởng Ngoại Giao Kuleba cho biết vấn đề cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine ở giai đoạn cuối

Vấn đề cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine đang ở giai đoạn cuối, “nửa bước” cuối cùng vẫn chưa được thực hiện.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Tôi đã nói, và tôi có thể nhắc lại một lần nữa, rằng chúng ta chỉ còn nửa bước để giải quyết vấn đề xe tăng. Chúng ta đã nhận được Challenger từ Vương Quốc Anh, điều mà chúng ta từng nói là không thể. Chúng ta đã nhận được xe tăng của Pháp - loại nhẹ cho đến nay. Chúng ta nghe nói rằng Pháp đang xem xét việc cung cấp xe tăng Leclerc. Tôi không nghi ngờ gì về việc chúng ta sẽ có xe tăng Leopard. Chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng”

Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine lưu ý rằng sẽ là vấn đề cho Đức nếu nước này cung cấp mọi loại vũ khí cho Ukraine bởi vì “đối với quốc gia này, có những chi tiết cụ thể phải được tính đến. Nhưng cuối cùng, chúng ta luôn đạt được kết quả cần thiết, và lần này chúng ta sẽ đạt được kết quả tương tự,” Bộ trưởng Kuleba nói.

Nhận xét về sự chậm trễ của Đức trong việc giải quyết vấn đề cung cấp xe tăng cho Ukraine, ông lưu ý rằng phía Ukraine thông báo cho các đối tác Đức rằng họ đưa ra quyết định này càng sớm thì càng ít binh lính Ukraine đổ máu và càng ít đất Ukraine bị xâm lược..

Theo Kuleba, Ukraine nỗ lực hết sức để thúc giục Đức và các nước khác ở mọi cấp độ. “Những sự kết hợp ngoại giao tuyệt vời như vậy đang được thực hiện, mọi người đều bận rộn với Leopards, và chúng ta sẽ đạt được kết quả,” ông nói.

Như tin đã đưa, ngày 19 Tháng Giêng, Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov đã kêu gọi các quốc gia có xe tăng Leopard 2 nên cung cấp cho Ukraine.

Vào ngày 21 Tháng Giêng, Reznikov tuyên bố rằng mặc dù việc cung cấp xe tăng cho Ukraine chưa được công bố tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, nhưng các quốc gia sở hữu xe tăng Leopard sẽ bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện cho xe tăng Ukraine.

6. Chiến tranh ở Ukraine sẽ tiêu tốn của Đức 175 tỷ EUR trong năm nay

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 175 tỷ EUR vào năm 2023. Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne đã cho biết như trên.

Nghiên cứu cho biết: “Cuộc chiến ở Ukraine và tất cả các mối đe dọa kinh tế liên quan đến nó sẽ tiêu tốn khoảng 175 tỷ euro giá trị gia tăng. Sau khi điều chỉnh theo giá, con số này tương ứng với khoảng 4,5% thu nhập quốc dân hay GDP”. Theo báo cáo, điều này tương ứng với việc mất đi sự thịnh vượng 2.000 euro cho mỗi cư dân của Đức.

Trong ba năm qua, người Đức đã phải chấp nhận những tổn thất to lớn về sự thịnh vượng, như các phép tính cho thấy: năm đại dịch 2020 đã chứng kiến sự mất mát giá trị gia tăng 175 tỷ EUR do phong tỏa và sự không chắc chắn. Vào năm 2021, một khoản lỗ GDP khác là 125 tỷ EUR. Đối với năm 2022, khoản lỗ có thể lên tới gần 120 tỷ EUR. Tổng cộng, thiệt hại sản xuất sẽ lên tới 595 tỷ EUR vào cuối năm 2023.

Đức vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng khi cuộc khủng hoảng đại dịch đã biến thành cuộc khủng hoảng vì cuộc chiến Nga ở Ukraine. Đồng thời, các chuyên gia xác định các vấn đề khác nhau liên quan đến chiến tranh. Trong số đó có mối nguy hiểm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là mối đe dọa về sự gián đoạn và tình trạng khẩn cấp trong cơ sở hạ tầng quan trọng; chi phí cao không chỉ đối với điện và khí đốt mà còn đối với các dịch vụ thượng nguồn và nguyên liệu thô, đe dọa khả năng cạnh tranh. Kết quả là, khi tính đến các rủi ro, các công ty quyết định chống lại các khoản đầu tư theo kế hoạch.

Đồng thời, tình hình cũng có tác động tiêu cực đến người mua: các hộ gia đình tư nhân đang cố gắng giảm bớt số hàng hóa hơn.

“Tình hình vẫn rất mong manh. Tình hình đặc biệt sẽ khiến chúng ta bận rộn trong những tháng tới và sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng,” nhà kinh tế Michael Grömling của IW cho biết.

7. Đức bắt đầu gửi hệ thống Patriot tới Ba Lan

Từ hôm thứ Hai, Bộ Quốc Phòng Liên Bang Đức, thường được gọi là Bundeswehr, đã bắt đầu việc chuyển giao hai trong số ba khẩu đội đầu tiên của hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot cho Ba Lan.

Các hệ thống phòng không sẽ được triển khai tới các vị trí tác chiến trong khu vực thành phố Zamosc ở đông nam Ba Lan, cách biên giới Ukraine khoảng 60 km và cách thành phố Lviv của Ukraine 110 km. Cần lưu ý rằng bên cạnh địa điểm triển khai là một ga trung chuyển đường sắt quan trọng cho hàng hóa dân sự và quân sự đến Ukraine.

Các binh sĩ Bundeswehr đã có mặt tại Ba Lan kể từ ngày 16 Tháng Giêng để bảo đảm việc lắp đặt các bộ phận của hệ thống vũ khí cùng với quân Ba Lan. Các đơn vị được tích hợp vào hệ thống phòng thủ không phận của NATO ở sườn phía đông.

Mục đích của động thái này, như được giải thích bởi Bundeswehr, là để “bảo vệ không phận Ba Lan và củng cố sườn phía đông của NATO”.

Tổ hợp Patriot bao gồm một phương tiện điều khiển hỏa lực, radar giám sát và điều khiển hỏa lực, máy phát điện và một phương tiện mang hỏa tiễn phòng không được trang bị từ 4 đến 16 hỏa tiễn đánh chặn.

Như đã đưa tin, Đức đã cung cấp cho Ba Lan hệ thống phòng không Patriot sau khi hai người đàn ông ở Ba Lan thiệt mạng do mảnh vỡ hỏa tiễn trong một cuộc không kích lớn của Nga vào Ukraine vào tháng 11 năm ngoái.

8. Latvia trục xuất Đại Sứ Nga để bày tỏ tình đoàn kết với Estonia

Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã nói với Đại Sứ Estonia rằng ông phải ra đi chậm nhất là vào ngày 7 tháng Hai và cả hai nước sẽ được đại diện tại thủ đô của nhau bằng một đại biện lâm thời thay vì một đại sứ.

Trước diễn biến này, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkēvičs cho biết, Latvia sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo cho đại sứ Nga của nước này rời khỏi nước này trước ngày 24 tháng 2.

Ông cho biết quyết định này được đưa ra để thể hiện “tình đoàn kết” với Estonia, quốc gia mà Nga trước đó đã cáo buộc “hoàn toàn bài Nga”.

Giải thích quyết định trục xuất Đại Sứ Estonia, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết điều này là để đáp lại một động thái của Estonia nhằm giảm quy mô của đại sứ quán Nga ở Tallinn. Thực ra, Estonia cũng chỉ làm theo một số các quốc gia khác. Sau khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, hàng loạt các quốc gia đã yêu cầu đại sứ quán Nga giảm số nhân viên sứ quán đông một cách kỳ lạ. Họ lo ngại rằng nhiều người trong số các nhân viên ngoại giao này không làm công việc ngoại giao nhưng tham gia vào các hoạt động gián điệp.

Maria Zakharova nói: “Trong những năm gần đây, giới lãnh đạo Estonia đã cố tình phá hủy toàn bộ các mối quan hệ với Nga. Tâm tình hoàn toàn bài Nga, việc nuôi dưỡng thái độ thù địch đối với đất nước của chúng ta đã được Tallinn nâng lên thành chính sách của nhà nước”.

Bà ta nói thêm: “Chế độ Estonia đã nhận những gì xứng đáng.”

9. 'Còn quá sớm' để thảo luận liệu Putin có tái tranh cử vào năm 2024 hay không, Điện Cẩm Linh nói

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết còn “quá sớm” để nói về khả năng tái tranh cử vào năm 2024 của tổng thống Nga, Vladimir Putin.

Khi được hỏi liệu Putin có định tranh cử nhiệm kỳ mới hay không, Peskov nói: “Tổng thống chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này”.

Khi được hỏi liệu Điện Cẩm Linh đã bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử hay chưa, ông Peskov cho biết “còn quá sớm” để nói về điều đó vì Điện Cẩm Linh có “rất nhiều vấn đề thời sự”.

Năm 2021, Putin đã ký một đạo luật cho phép ông ta ra tranh cử tổng thống hai lần nữa trong đời, có khả năng giữ ông tại vị cho đến năm 2036. Nếu ông tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2036, nhiệm kỳ của ông sẽ vượt qua cả nhiệm kỳ của Joseph Stalin, người đã cầm quyền. Liên Xô trong 29 năm.
 
Tín hữu ngã lòng sau vụ sát hại dã man lính Nga đào ngũ. Các quốc gia nguy hiểm nhất với chức tư tế
VietCatholic Media
05:27 24/01/2023


1. Vụ lính đào ngũ Nga gây đau đớn cho các tín hữu Chính Thống Giáo Nga

Ký giả Will Stewart của tờ The Mirror có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “,” nghĩa là “Lính Nga, 31 tuổi, đào ngũ bị người bị mặt bắn chết sau khi bỏ trốn về nhà gặp vợ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Thi thể của Dmitry Perov được tìm thấy trên cánh đồng tuyết ở làng Novouglyanka, vùng Lipetsk, của Nga. Người lính đào ngũ được cho là đã trốn khỏi căn cứ quân sự của mình ở Ukraine để được đoàn tụ với vợ

Một lính đào ngũ của Putin chạy trốn khỏi căn cứ quân sự của mình ở Ukraine đã bị một tay thiện xạ người Nga bắn chết.

Các phương tiện truyền thông Nga cho biết Dmitry Perov, 31 tuổi, đã đi khoảng 350 dặm tới Lipetsk ở miền tây nước Nga để được đoàn tụ với vợ.

Thi thể của anh được tìm thấy trên một cánh đồng tuyết ở làng Novouglyanka.

Có những lo ngại rằng vụ giết anh ta là một ví dụ máu lạnh cho những người khác không dám rời bỏ lực lượng vũ trang của Vladimir Putin.

Một video cho thấy anh ta đang trên hành trình về nhà, dường như để gặp vợ mình là Ekaterina Perova, 25 tuổi và trên đường đi, anh ta đã ở lại với mẹ ở vùng Voronezh một vài ngày.

Các nhà chức trách cho rằng anh Perov đã rời khỏi đơn vị quân đội của mình được trang bị vũ khí tự động và đạn dược, đồng thời cáo buộc rằng anh đã chống lại việc bắt giữ 5 ngày sau khi bị phát hiện.

Nga đã cưỡng bức hàng trăm nghìn người đàn ông nhập ngũ và người ta tin rằng tỷ lệ đào ngũ cao hơn mức được thừa nhận.

Cơ quan thực thi pháp luật nói rằng sau một cuộc săn lùng, anh ta đã bị “phát hiện và thanh lý”.

Một báo cáo trích dẫn các nguồn chính thức cho biết: “Anh ta không có mối đe dọa nào đối với cư dân. Các hoạt động điều tra đã được thực hiện.”

Anh ta được các phương tiện truyền thông nhà nước miêu tả là một tên tội phạm nguy hiểm, trong khi kênh Telegram Malyuta Skuratov nhận xét rằng khẳng định cho rằng anh ta là một “con chó điên” là không có bằng chứng. Kênh này cho biết: “Toàn bộ tội ác của anh ta cho đến nay chỉ là từ bỏ trái phép một đơn vị quân đội.”

Theo kênh Malyuta Skuratov, anh ta chưa về đến nhà thì đã bị một tay bắn tỉa của mật vụ Nga đón ở đầu làng bắn chết. Người vợ Ekaterina Perova đã được thông báo đi nhận xác chồng đưa về nhà chôn cất một cách lặng lẽ. Vấn đề là nhà thờ Chính Thống Giáo ở làng Novouglyanka đã từ chối làm lễ an táng cho anh ta, khoét sâu thêm đau thương cho người vợ trẻ, và người dân trong làng. Không có giáo luật nào cấm làm lễ an táng cho một người đào ngũ.

Vụ hành quyết anh ta dường như là “để mắt tới tương lai” trong bối cảnh có những nghi ngờ rằng Putin sẽ phát động một đợt huy động quân lớn mới bất chấp những lời phủ nhận chính thức. Theo nghĩa này, đó là một lời cảnh báo cho những tân binh hiện tại và tương lai rằng không nên nổi loạn.

Nhà báo Mikhail Maglov nhận xét: “Giờ đây, không chỉ những kẻ mà chính quyền gọi là khủng bố mới bị 'thanh lý'“.

Perov đang phục vụ trong đơn vị quân đội số 11045 của trung đoàn trinh sát 344.

“Có lẽ sẽ không ai biết tại sao người lính rời khỏi khu vực chiến đấu,” một báo cáo khác cho biết.

Mùa hè năm ngoái, Nga đã trải qua một cuộc di cư ồ ạt của những người đàn ông cố gắng trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ để chiến đấu ở Ukraine.

Vào đầu tháng 9, có một hàng dài 18 km dọc theo biên giới Nga và Georgia với những người cố trốn lệnh của Putin.

Bây giờ, đã có báo cáo rằng Nga đang xử tử công khai những binh sĩ bất chấp mệnh lệnh của Putin ở Ukraine.

Các báo cáo từ những người lính trốn thoát đã thú nhận với lực lượng Ukraine về các vụ hành quyết mà họ nói là được thực hiện công khai.

Các tù nhân của nhóm Wagner gây tranh cãi của Nga, là nhóm có những kẻ giết người, hiếp dâm và buôn bán ma túy ở tuyến đầu, đã ra đầu thú với quân Ukraine. Và họ nói rằng họ đã chứng kiến những vụ hành quyết công khai bởi chính các nhà lãnh đạo của họ.

Tờ Daily Star đưa tin một người lính bị bắt đã nói: “Những ai không tuân lệnh sẽ bị loại bỏ – và việc này được thực hiện công khai”.

Nhóm Wagner do Yevgeniy Prigozhin điều hành, sử dụng các cựu tù nhân để chiến đấu trên tuyến đầu, và được mệnh danh là 'vũ khí bí mật nguy hiểm nhất của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine'.
Source:Mirror

2. Venezuela: Đức Cha Basabe của giáo phận Barquisimeto bị chế độ Maduro xúc phạm và đe dọa. Cả Hội đồng Giám mục cũng bị tấn công.

Hơn 90 linh mục thuộc giáo phận Barquisimeto, do Đức Cha Víctor Hugo Basabe cai quản với tư cách là Giám Quản Tông Tòa, đã lên án mạnh mẽ những tuyên bố của Diosdado Cabello, một nhà lãnh đạo địa phương của chế độ Maduro, khi ông này tung ra những luận điệu chống lại Giáo hội Venezuela, và đặc biệt là chống lại chính Đức Cha Basabe.

Trong bài giảng nhân dịp lễ Divina Pastora, bổn mạng của Venezuela, Đức Giám Mục đã tố cáo tình hình kinh tế và xã hội nghiêm trọng của đất nước và yêu cầu chấm dứt những quả “bong bóng kinh tế giả tạo”, tức là là khoa trương mị dân của chế độ về những thánh tích kinh tế tưởng tượng bất chấp thực tế nghèo đói và siêu lạm phát của quốc gia.

Vì lý do này, Cabello đã đả kích Đức Cha Basabe bằng những lời chửi rủa và lăng mạ, cáo buộc bài giảng của ngài là một bài phát biểu chính trị đầy ác ý. Đồng thời, ông ta cũng công kích Hội đồng Giám mục bằng những từ ngữ hạ cấp.

Về phần mình, các linh mục của Barquisimeto bảo đảm rằng “tình trạng của chúng tôi với tư cách là mục tử không tách rời chúng tôi hoặc miễn trừ chúng tôi khỏi thực tế của chúng tôi với tư cách là công dân, nhận thức được tình hình mà người dân của chúng tôi đang trải qua”. Do đó, “chúng tôi sử dụng quyền tự do, dân chủ và hiến định của chúng tôi, với tư cách là một công dân tự do, để bày tỏ ý kiến của mình về thực tế của đất nước, nơi có những khó khăn rõ ràng là không thể phủ nhận”. Các quan chức nhà nước được yêu cầu “gác lại sự kiêu ngạo và khiêm tốn lắng nghe, phản ánh và tham gia vào việc tìm kiếm những cải tiến cho mọi công dân”.

Căng thẳng gay gắt đã diễn ra trong thời gian gần đây giữa nhà độc tài Nicolás Maduro với các Giám Mục và cả với Tòa Thánh.

Đức Hồng Y Pietro Parolin từng là sứ thần Tòa thánh tại Venezuela từ năm 2009 đến năm 2013, trong những năm cuối cùng của Hugo Chávez trên cương vị tổng thống. Năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Parolin làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Tháng 7 năm ngoái, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã gởi một lá thư cho các nhà lãnh đạo kinh doanh Venezuela khuyến khích đối thoại để vượt qua cuộc khủng hoảng trong nước. Tuy nhiên, Nicolás Maduro, nhà độc tài của Venezuela, gọi lá thư này của ngài là “rác rưởi”, “độc ác”, “đầy hận thù” và “đáng hoài nghi”.

Dưới chính quyền xã hội chủ nghĩa của Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực cũng như các biến động chính trị và xã hội, với tình trạng thiếu lương thực và thuốc men trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao, mất điện và siêu lạm phát. Hơn bốn triệu người Venezuela đã di cư kể từ năm 2015.

Trong một chương trình truyền hình ngày 21 tháng 7, 2021 Maduro nói rằng “khi mọi người đang nói về sản xuất, đoàn kết vì tổ quốc Venezuela, nhằm vượt qua khủng hoảng kinh tế, thì ở đây xuất hiện một linh mục hoàn toàn vô danh, tôi không biết ông ta là đức ông hay giám mục, và ông ấy đọc một lá thư được cho là của Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, người từng là đại sứ của Vatican tại Venezuela”.

Theo tuần báo Semana của Colombia, bức thư đã được đọc tại sự kiện này bởi Đức Cha Ricardo Aldo Barreto Cairo, một Giám Mục Phụ Tá của thủ đô Caracas, là người mà Maduro đã cố ý miệt thị khi gọi là “một linh mục hoàn toàn vô danh”.


Source:SIR

3. Bốn quốc gia Mỹ Latinh trong số 50 quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với các Kitô hữu

Tổ chức Open Doors đã công bố một bảng xếp hạng cập nhật về 50 quốc gia hàng đầu trên thế giới nơi các Kitô hữu bị đàn áp nhiều nhất và bốn quốc gia Mỹ Latinh đã lọt vào danh sách này.

Cuộc nghiên cứu tiết lộ rằng “số tín hữu Chúa Kitô bị ngược đãi lên đến tổng cộng 360 triệu người trên toàn thế giới”.

Kể từ năm 1993, Open Doors đã công bố bảng xếp hạng hàng năm về 50 quốc gia trong đó các tín hữu Kitô bị bách hại nặng nề nhất.

Theo nghiên cứu, Colombia là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu ở Mỹ Châu và đứng thứ 22 trên toàn thế giới.

Bất chấp thực tế là hầu hết cư dân của nó theo ktgktg, những người theo Chúa Giêsu ở các vùng nông thôn “chịu sự ngược đãi từ chính cộng đồng bản địa của họ”.

Nghiên cứu Open Doors lưu ý rằng ở Colombia, “các nhóm du kích vũ trang và các băng đảng vẫn kiểm soát và tranh giành phần lớn lãnh thổ quốc gia”.

Đối với những nhóm này, Giáo Hội được coi là “mối đe dọa đối với quyền lực và sự ổn định của họ, đặc biệt khi các thành viên băng đảng trở thành Kitô hữu và lìa bỏ hàng ngũ của họ, hoặc những người lãnh đạo Giáo Hội lên tiếng chống lại bạo lực và tham nhũng”.

Quốc gia Mỹ Châu Latinh tiếp theo trong danh sách các quốc gia nguy hiểm nhất đối với Kitô hữu là Cuba, đứng thứ 27, nơi Giáo hội liên tục bị đàn áp bởi chế độ cộng sản.

Nghiên cứu lưu ý: “Các nhà hoạt động Kitô hoặc lãnh đạo Giáo Hội lên tiếng chống tham nhũng hoặc các vấn đề chính trị có thể bị bắt và bỏ tù.

“Chính quyền biên soạn một cơ sở dữ liệu về các nhà thờ và các linh mục được coi là 'phản cách mạng', điều mà những Kitô hữu này lo sợ sẽ là một cách khác để theo dõi và kiểm soát họ.

Mễ Tây Cơ đứng thứ 38 trong danh sách này và là quốc gia nguy hiểm thứ ba đối với các Kitô hữu ở Mỹ Latinh.

Ở đất nước Aztec có khoảng 150 băng nhóm tội phạm có tổ chức được tài trợ bởi các băng đảng ma túy hùng mạnh hàng đầu thế giới.

Nghiên cứu giải thích rằng những Kitô hữu sống trong các khu vực do các nhóm này thống trị thường xuyên bị đe dọa vì dám lên tiếng chống lại tội phạm.

Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn bởi “sự bất ổn chính trị và sự trừng phạt góp phần vào việc thiếu công lý.”

Quốc gia Mỹ Latinh thứ tư và đứng cuối cùng trong danh sách 50 quốc gia hàng đầu là Nicaragua. Quốc gia này hiện đang được cai trị bởi chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo.

Open Doors nhận xét rằng “Các nhà thờ Công Giáo Rôma dễ bị chính phủ bách hại nhất”.

Ngoài ra, “chính phủ đặc biệt thù địch với các nhà thờ đã cung cấp nơi trú ẩn và chăm sóc cho người dân trong các cuộc biểu tình lan rộng nổ ra chống lại chế độ độc tài của đất nước vào năm 2018.”

Đứng đầu danh sách do Open Doors công bố là Bắc Triều Tiên, quốc gia tiếp tục là một quốc gia “cực kỳ thù địch với các Kitô hữu”.

“Nếu bị chính quyền phát hiện, các tín hữu hoặc bị đưa đến các trại lao động như những tù nhân chính trị với điều kiện sống hết sức tồi tệ, hoặc bị giết ngay tại chỗ — và gia đình của họ cũng sẽ chịu chung số phận”.

Ở Bắc Triều Tiên, “Kitô giáo được coi là mối đe dọa đặc biệt đối với ý thức hệ độc tài và sự cai trị man rợ của chế độ.”

Theo sau Bắc Triều Tiên trong danh sách là các quốc gia Hồi giáo chiếm đa số Somalia, Yemen, Eritrea, Libya, Nigeria, Pakistan, Iran, Afghanistan và Sudan.

Ông Marco Cruz, giám đốc của Open Doors, tin rằng để giải quyết cuộc đàn áp kinh hoàng này, “cần phải biết thực tế mà anh em chúng ta đang phải đối mặt,” ông nói.

Ngoài ra, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản ứng với bạo lực này “với tình yêu tột độ”.

Ông kết luận: “Tình yêu này thôi thúc chúng ta cầu nguyện và hành động để đáp ứng nhu cầu của anh em chúng ta, giúp họ luôn vững vàng trong tình yêu xua tan mọi sợ hãi”.


Source:Catholic News Agency
 
Lính Dù Nga thua siểng niểng, Đại Tướng Tư Lệnh Binh Chủng mất chức. 139 xe tăng Leopard cho Ukraine
VietCatholic Media
15:30 24/01/2023


1. Putin bãi chức một Đại Tướng Nga từng được ông ta khen ngợi rối rít

Theo Bộ Quốc phòng Anh, một vị tướng hàng đầu của Nga, người giám sát việc rút các lực lượng của Mạc Tư Khoa khỏi khu vực Kherson, miền nam Ukraine hai tháng trước, “có khả năng” đã bị sa thải khỏi vị trí chỉ huy tác chiến chủ chốt trong cuộc chiến.

Trong một bản cập nhật thông tin tình báo, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết Đại Tướng Mikhail Teplinsky “là sĩ quan thực địa phụ trách việc Nga rút quân tương đối thành công khỏi phía tây Sông Dnipro vào tháng 11 năm 2022 và ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi tại Nga với tư cách là một nhà chỉ huy có năng lực và thực dụng”.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm, vẫn chưa rõ liệu Teplinsky có tiếp tục được bổ nhiệm với tư cách là người đứng đầu Lực lượng Dù của Nga, gọi tắt là VDV, hay không.

Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh:

Có nhiều khả năng là Đại Tướng Mikhail Teplinsky đã bị cách chức khỏi vị trí một trong những chỉ huy chiến trường chủ chốt của Nga ở Ukraine.

Teplinsky là sĩ quan trên chiến trường phụ trách việc rút quân tương đối thành công của Nga khỏi phía tây Dnipro vào tháng 11 năm 2022 và ông đã nhận được những lời khen ngợi ở Nga với tư cách là một chỉ huy có năng lực và thực dụng.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Teplinsky có còn giữ lại quyền hạn cố hữu của mình với tư cách là người đứng đầu lực lượng Dù của Nga, gọi tắt là VDV, hay không.

Có khả năng thực tế là tranh cãi về các nhiệm vụ mà VDV được giao đã góp phần khiến anh ta bị sa thải: gần đây VDV thường được giao phó các vai trò phòng thủ mà theo truyền thống được giao cho bộ binh cơ giới.

Việc Teplinsky bị sa thải có thể là một dấu hiệu khác của sự chia rẽ liên tục trong hàng lãnh đạo chiến trường của Nga khi Tướng Valery Gerasimov cố gắng áp đặt quyền hạn cá nhân của mình đối với chiến dịch.

2. Thêm 3 trực thăng Nga bị bắn rơi ở thành phố Bakhmut. Vương Quốc Anh giao cho Ukraine trực thăng chống tầu ngầm

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 24 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân phòng thủ Ukraine vừa bắn rớt thêm 3 chiếc trực thăng trên bầu trời thành phố Bakhmut.

Vào buổi sáng, quân Nga đã pháo kích Kupiansk ở vùng Kharkiv, các tòa nhà dân cư bị tấn công, và một đám cháy lớn bùng phát.

Tại Crimea bị xâm lược, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã lục soát nhà của sáu người Tatar. Họ đã bị giam giữ. Người thân của họ không biết họ đang ở đâu.

Tại khu vực Donetsk, 3 thường dân thiệt mạng do pháo kích của Nga trong đêm qua và 3 người khác bị thương.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng cho biết Ukraine đã nhận được 3 máy bay trực thăng Sea King của Vương Quốc Anh. Sea King được thiết kế chủ yếu để thực hiện chiến tranh chống tàu ngầm.

3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg 'tự tin' sớm có giải pháp về xe tăng Đức

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tin tưởng rằng liên minh sẽ sớm tìm ra giải pháp về việc cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine, ông nói sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Đức hôm thứ Ba.

“Vào thời điểm quan trọng này của cuộc chiến, chúng ta phải cung cấp các hệ thống hạng nặng hơn và tiên tiến hơn cho Ukraine, và chúng ta phải làm điều đó nhanh hơn,” ông Stoltenberg nói với các phóng viên khi đứng cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius.

“Vì vậy, tôi hoan nghênh cuộc thảo luận của chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đã thảo luận về vấn đề xe tăng chiến đấu. Các cuộc tham vấn giữa các đồng minh sẽ tiếp tục và tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm có giải pháp”, ông Stoltenberg nói thêm.

Pistorius cho biết không có sự mất đoàn kết giữa các đồng minh về việc gửi xe tăng chiến đấu hạng nặng tới Ukraine và nhấn mạnh rằng Berlin sẽ hành động nhanh chóng nếu có quyết định tích cực về việc này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng NATO không được tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine.

Trong một diễn biến khác, văn phòng Thủ tướng cho biết Đức đã chính thức nhận được yêu cầu tái xuất xe tăng Leopard của Ba Lan. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cũng cho biết Đức hiện đã nhận được yêu cầu chính thức của Ba Lan về việc tái xuất xe tăng Leopard sang Ukraine.

4. Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức có thể cung cấp 139 xe tăng chiến đấu Leopard

Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức có thể cung cấp 139 xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine nếu được yêu cầu, một phát ngôn viên của công ty nói với tập đoàn truyền thông RND.

Đức đang chịu áp lực mạnh mẽ từ Ukraine và một số đồng minh NATO, chẳng hạn như Ba Lan, để cho phép Kyiv được cung cấp xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất ngõ hầu có thể phòng thủ trước cuộc xâm lược của Nga.

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cho đến nay vẫn chưa cung cấp xe tăng hoặc cho phép các nước NATO khác làm như vậy.

Rheinmetall có thể giao 29 xe tăng Leopard 2A4 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 và thêm 22 chiếc cùng loại vào khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, phát ngôn nhân cho biết.

5. Quan chức Tòa Bạch Ốc bác bỏ những tuyên bố cho rằng tranh cãi về việc cung cấp xe tăng cho Ukraine đang chia rẽ NATO.

John Kirby, điều phối viên hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ về truyền thông chiến lược, đã bác bỏ quan điểm cho rằng việc Đức do dự trong việc cung cấp xe tăng quân sự tiên tiến cho Ukraine đang chia rẽ NATO.

Ông khẳng định: “Thật là thổi phồng quá đáng khi nói rằng đang có sự chia rẽ trong liên minh hoặc bằng cách nào đó gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia ở Ukraine bởi vì có một sự chần chừ về việc cung cấp xe tăng”.

Một số đồng minh phương Tây tiếp tục gây sức ép để Đức cho phép chuyển giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 hiện đại cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, cho biết trước đó vào thứ Hai rằng một quyết định sẽ được đưa ra “sớm”, khi các Bộ trưởng Ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu nhóm họp tại Brussels để đàm phán vào thứ Hai.

Kirby khẳng định rằng “Với cuộc chiến này ở Ukraine, NATO chưa bao giờ đoàn kết chặt chẽ hơn kể từ năm ngoái” nhưng thừa nhận liên minh “sẽ không bao giờ đồng ý về mọi khía cạnh của mọi quyết định”.

“Điều thực sự quan trọng cần nhớ là đây là những quyết định quốc gia, chúng là những quyết định có chủ quyền,” ông nói.

“Tôi chắc chắn không thể nói thay cho người Đức về những tính toán của họ về xe tăng Leopard. Leopards rất tốt và có rất nhiều những xe tăng đó ở lục địa Âu Châu, và chắc chắn, chúng có thể hiệu quả trên chiến trường. Nhưng một lần nữa, những gì Đức làm, họ phải quyết định,” Kirby nói thêm. “Họ phải giải quyết vấn đề này một cách có chủ quyền.”

6. Thụy Điển vấp phải rào cản mới nhất trong nỗ lực trở thành thành viên NATO

Các quyết định của NATO được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, có nghĩa là tất cả 30 Quốc Hội của các quốc gia thành viên liên minh phải chấp thuận cho Thụy Điển và Phần Lan tham gia. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên duy nhất chưa thông qua tư cách thành viên của họ, với lý do lo ngại khủng bố. Một diễn biến phức tạp vừa xảy ra: Trong một cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển, một chính trị gia đã đốt kinh Koran. Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lý do đó, để không thông qua tư cách thành viên của Thụy Điển. Tình hình còn phức tạp hơn khi Phần Lan tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với Thụy Điển, và chỉ vào NATO khi cùng vào với Thụy Điển.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Sweden Hits Latest Roadblock to NATO Membership”, nghĩa là “Thụy Điển vấp phải rào cản mới nhất trên đường trở thành thành viên NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Việc Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đã vấp phải rào cản mới nhất vào hôm thứ Hai.

Cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 vừa qua đã thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan bắt đầu nỗ lực gia nhập NATO, một liên minh quân sự gồm các nước Âu Châu và Bắc Mỹ. Cả hai quốc gia sẽ cần sự hỗ trợ nhất trí từ các quốc gia thành viên NATO hiện tại để được gia nhập, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu lên những lo ngại về những gì họ coi là thái độ lỏng lẻo của họ đối với các chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd, gọi tắt là PKK, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đã gia tăng trong những tuần gần đây trong bối cảnh các cuộc biểu tình của phe cực hữu và người Kurd ở Stockholm. Trong một cuộc biểu tình, một chính trị gia cực hữu đã đốt kinh Koran, cuốn sách thánh của đạo Hồi, đã gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đe dọa sẽ hủy bỏ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển vì vụ việc này.

“Những người cho phép những lời báng bổ như vậy trước đại sứ quán của chúng ta không còn có thể mong đợi sự ủng hộ của chúng ta đối với tư cách thành viên NATO của họ”, ông Erdogan cho biết hôm thứ Hai.

Ông nói thêm: “Nếu bạn yêu mến các thành viên của các tổ chức khủng bố và kẻ thù của đạo Hồi rất nhiều đến mức bảo vệ họ, thì chúng ta khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của họ cho an ninh của đất nước bạn.”

Theo hãng tin AP, ông Erdogan cho biết tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là “không xảy ra”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói với Reuters rằng “đây là một quyết định và sự đồng thuận mà Phần Lan và Thụy Điển sẽ phải đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ.” Tuy nhiên, ông không nêu rõ liệu chính quyền Hoa Kỳ có tin rằng tranh chấp sẽ dẫn đến việc Thụy Điển vĩnh viễn bị loại khỏi liên minh hay không.

Vẫn chưa biết liệu vụ việc có ảnh hưởng đến tư cách thành viên của Phần Lan hay không.

Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan dường như đã thực hiện một số bước tiến trong những tháng trước cuộc biểu tình mới nhất. Vào tháng 6, họ đã đồng ý với một thỏa thuận có thể mở đường cho tư cách thành viên của họ.

Thỏa thuận giải quyết những lo ngại về an ninh của ông Erdogan, cam kết “sự đoàn kết và hợp tác bền vững trong cuộc chiến chống khủng bố, dưới mọi hình thức và biểu hiện, vốn tạo nên mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của các nước Đồng minh cũng như hòa bình và an ninh quốc tế”.

Erdogan mang lại chiến thắng cho cuộc chiến chống NATO của Putin.

Vladimir Putin sẽ là một trong những người được hưởng lợi khi tư cách thành viên NATO của Thụy Điển bị chặn.

Putin đã ủng hộ việc chống lại sự mở rộng của liên minh, điều mà ông coi là xâm phạm ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Trong những tháng dẫn đến cuộc xâm lược Ukraine, Putin đã lên án khả năng Ukraine tham gia liên minh.

Tuy nhiên, tư cách thành viên của Ukraine hiện không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên NATO bao gồm cả Hoa Kỳ, vì điều này xem ra là một thách thức trực tiếp đến Nga.

Mạc Tư Khoa đã đe dọa trả đũa nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Putin cũng cho biết “việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự vào lãnh thổ này chắc chắn sẽ kích động phản ứng của chúng ta”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Thụy Điển để bình luận.

7. Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan đã báo hiệu có thể tạm dừng các cuộc thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan, mà ông nói là do áp lực của cuộc bầu cử sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với Thụy Điển, Phần Lan đã được 29 quốc gia trong liên minh quân sự chấp nhận là thành viên, nhưng quá trình này vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn. Tehran phản đối những gì họ tuyên bố là chứa chấp và bảo vệ các nhóm chống Thổ Nhĩ Kỳ.

Reuters đưa tin Pekka Haavisto đã nói rằng tình hình đang “bận rộn” vì các cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ và cần có thời gian chờ đợi. Haavisto cho biết ông đã nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm qua và ông dự kiến sẽ có một khoảng thời gian tạm dừng trong vài tuần. Ông nói rằng ông không thấy bất kỳ lý do nào để Phần Lan tiến tới tiến trình trước Thụy Điển và rằng các cuộc đàm phán nên tiếp tục theo hình thức ba bên.

Haavisto cho biết Nato vẫn mong muốn bao gồm cả Phần Lan và Thụy Điển cùng lúc vì điều này sẽ tạo thuận lợi cho kế hoạch phòng thủ.

Cuộc tổng tuyển cử Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 5, khi các cử tri sẽ chọn một tổng thống và một quốc hội mới.

8. Đại sứ Nga tại Estonia, Vladimir Lipaev, đã cáo buộc phương Tây trang bị vũ khí cho quốc gia vùng Baltic này để có thể tấn công St. Petersburg.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass trích lời đại sứ nói với kênh Soloviev Live TV:

Người Anglo-Saxon quan tâm đến việc tạo ra một tiền đồn chống Nga ở đây để gây áp lực lên Liên bang Nga. Và chúng ta đang nói về áp lực kinh tế, chính trị, văn hóa và cả về quân sự.

Estonia đang tích cực trang bị vũ khí, không rõ tại sao, các loại vũ khí thông thường có khả năng tấn công vào St. Petersburg. Một hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn tầm trung đang được tạo ra.

Lời nói của ông được đưa ra trong một tuần căng thẳng ngoại giao giữa Nga và các nước láng giềng quanh biển Baltic. Hôm qua, Nga cho biết họ đang hạ cấp quan hệ ngoại giao với Estonia, cáo buộc Tallinn “hoàn toàn bài Nga”. Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã thông báo với Đại Sứ Estonia rằng ông phải rời đi vào tháng tới và cả hai nước sẽ chỉ còn đại biện lâm thời tại thủ đô của nhau thay vì đại sứ.

Latvia cho biết họ sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Nga và thông báo cho đại sứ Nga ở nước này phải ra đi trước ngày 24 tháng 2.

9. Cải tổ nhân sự lớn tại Kyiv

Cố vấn tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cho biết cuộc cải tổ nhân sự ngày hôm nay cho thấy Volodymyr Zelenskiy đang phản ứng trước “yêu cầu quan trọng của công chúng” rằng công lý phải được áp dụng cho tất cả mọi người. “Các quyết định nhân sự của Zelenskiy minh chứng cho các ưu tiên chính của nhà nước. Tổng thống nhìn và nghe xã hội. Và anh ấy trực tiếp đáp ứng một yêu cầu quan trọng của công chúng là công lý cho tất cả mọi người,”

Phó chánh văn phòng tổng thống, Kyrylo Tymoshenko, thứ trưởng quốc phòng Vyacheslav Shapovalov và một phó tổng công tố đã rời chức vụ của họ như một phần của cuộc cải tổ vào đầu ngày hôm nay.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Shapovalov từ chức với lý do 'truyền thông cáo buộc' tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Vyacheslav Shapovalov, chịu trách nhiệm cung cấp thực phẩm và trang thiết bị cho quân đội, đã từ chức, viện dẫn “những cáo buộc của giới truyền thông” về tham nhũng mà ông và Bộ Quốc Phòng cho là vô căn cứ.

Một tuyên bố trên trang web của Bộ Quốc phòng cho biết việc Shapovalov từ chức là “một hành động xứng đáng” sẽ giúp duy trì lòng tin đối với Bộ Quốc Phòng.

Một sắc lệnh chấp nhận đơn từ chức của Tymoshenko, phó Chánh Văn Phòng tổng thống đã được công bố trên trang web của tổng thống.

Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai rằng những thay đổi nhân sự sẽ được công bố trong tuần này trong chính phủ, các khu vực và trong lực lượng an ninh sau những cáo buộc tham nhũng gần một năm sau cuộc xâm lược của Nga.

Tymoshenko, 33 tuổi, là phó chánh văn phòng tổng thống từ năm 2019, giám sát các khu vực và chính sách khu vực. Anh ấy cũng đã làm việc với Zelenskiy trong chiến dịch bầu cử của mình, giám sát nội dung truyền thông và sáng tạo.

Reuters đưa tin: “Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, theo truyền thông Ukraine, Tymoshenko đã dính vào một số vụ bê bối liên quan đến việc sử dụng xe hơi đắt tiền cho mục đích cá nhân.” Tymoshenko đã phủ nhận tất cả các cáo buộc.”

Kyrylo Tymoshenko, phó chánh văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết ông “biết ơn tất cả người dân Ukraine vì đã tin tưởng vào công việc của chúng tôi”.

“Tôi biết ơn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, vì sự tin tưởng của ông ấy và cơ hội để làm những việc tốt mỗi ngày và mỗi phút.”

“Tôi biết ơn mọi người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực. Cùng nhau, chúng ta đã quản lý để xây dựng đội ngũ mạnh nhất trong cả nước. Các bạn thật sự rất đáng khen. Các bạn là những chiến binh thực sự của ánh sáng!”

“Tôi cảm ơn thị trưởng của các thành phố. Vì mang tính xây dựng trong các tranh chấp. Cảm ơn đội ngũ tuyệt vời của Ban Giám đốc Chính sách Khu vực của Văn phòng Tổng thống. Nếu không có các bạn, sẽ không có gì xảy ra. Tôi biết ơn tất cả người Ukraine vì đã tin tưởng vào công việc của chúng tôi”.

“Cảm ơn Lực lượng Vũ trang đã bảo vệ đất nước của chúng ta. Tôi cảm ơn vợ và con trai tôi, đã hiểu và hỗ trợ. Thật vinh dự! Hẹn sớm gặp lại.”

Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã xác nhận việc Tymoshenko từ chức vào thứ Ba, một ngày sau khi tổng thống báo hiệu sẽ có những thay đổi về “nhân sự” trong chính phủ Ukraine, mà không nêu tên những người bị ảnh hưởng cụ thể.
 
Cướp vào nhà xứ khảo tiền, giáo dân làm Lê Lai cứu Cha sở. Gương của vị thẩm phán Ý bị Mafia sát hại
VietCatholic Media
18:06 24/01/2023


1. Giáo dân làm Lê Lai cứu chúa cho một linh mục ở Ikulu-Pari

Các tay súng hôm thứ Năm đã bắt cóc ông Kefas Ishaya, Giáo lý viên của Nhà thờ Công Giáo Thánh Monica, Ikulu-Pari, tại Chawai Chiefdom thuộc bang Kaduna.

Thông tấn xã Nigeria, gọi tắt là NAN, báo cáo rằng các tay súng đã chọn vị Giáo lý viên này khi họ không thể bắt được Cha Joseph Shekari, người không có mặt trong nhà thờ khi đó.

Cha Shekari, người đã bị bắt cóc trong hoàn cảnh tương tự vào tháng 2 năm 2022, đã đi ra khỏi làng và không có mặt trong cuộc tấn công lần thứ hai.

Giáo xứ đã tổ chức Lễ tạ ơn hàng năm vào hôm Chúa Nhật và các thành viên của giáo xứ nghi ngờ những kẻ bắt cóc đang nhắm vào số tiền thu được trong buổi lễ sau khi đã thành công hồi tháng 2 năm 2022.

Ông Sunday Bage, Chủ tịch Khu vực Ikulu của Giáo xứ, nói với NAN rằng những kẻ bắt cóc đã đến “khoảng 9 giờ 30 tối”

“Cảm ơn Chúa, Cha đã đi xức dầu bệnh nhân. Họ đã không bắt được ngài, nên họ đã chọn Giáo lý viên của chúng tôi”.

“Họ lôi vị Giáo lý viên vào bụi rậm. Họ lấy điện thoại của anh ta. Chúng tôi đã gọi đến đường dây nhưng nó cứ đổ chuông,” anh ấy nói với NAN.

Ông nói rằng có rất nhiều tay súng và cứ nổ súng lẻ tẻ, khi di chuyển qua Nhà thờ, trường học và nhà xứ để tìm Cha Shekari.

Những người hàng xóm nói với NAN rằng các tay súng đã đột nhập vào nhà Cha Shekari sau khi nhảy qua hàng rào.

Họ được cho là đã dùng đá và đạn để phá cửa chính của ngôi nhà.

“Ngay lập tức chúng xông vào nhà, lục soát khắp nơi.

“Họ kiểm tra gầm giường, tủ quần áo, phòng tắm và nhà bếp.

“Họ thậm chí còn kiểm tra trần nhà, nhưng Cha đã đi khỏi. Thành ra, họ đã không bắt được ngài.

“Trong cơn tức giận, họ đã bắt Giáo lý viên của chúng tôi. Khi chúng tôi bắt liên lạc được, anh ấy nói đang ở với họ trong rừng.

“Đó là một tình huống rất đáng buồn. Điều này thật tàn khốc. Họ kéo Giáo lý viên trên mặt đất như một con chó,” một phụ nữ có vẻ sợ hãi nói với NAN.

Cô nhớ lại rằng cách đây không lâu, Cha Shekari đã bị bắt cóc và được giải cứu sau khi trả “một khoản tiền chuộc khổng lồ”.

“Họ lại đến bắt ngài. May mắn thay, ngài đã không ở đó. Đây thực sự là một khoảng thời gian đen tối đối với chúng tôi”

Thông tấn xã Nigeria nhắc nhớ rằng Cha Shekari bị các tay súng bắt cóc vào tháng 2 năm 2022.

Trong cuộc tấn công vào tháng Hai năm ngoái, đầu bếp của Cha Shekari, là anh Sati Musa, đã bị các tay súng bắn chết khi cố gắng bảo vệ vị linh mục.

Một trưởng lão của cộng đoàn, ông Yohanna Madaki, đã lưu ý rằng những kẻ bắt cóc rõ ràng đã nhắm vào con số 2 triệu thu được từ buổi lễ tạ ơn hàng năm.

Năm nay, Giáo xứ tổ chức Lễ tạ ơn hàng năm vào Chúa Nhật, 15 tháng Giêng, và những kẻ bắt cóc đã tấn công vào ngày Thứ Năm, 19 tháng Giêng.
Source:/sundiatapost.com

2. Đức Tổng Giám Mục cho rằng Cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoạt động tại Ukraine là điều không nên làm

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã phản đối dự thảo luật cấm các hoạt động của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Ukraine, nói rằng biện pháp này không chỉ có vấn đề về tự do tôn giáo mà còn biến những người ủng hộ Nga thành những người tử vì đạo.

Phát biểu với hãng thông tấn Ukraine Pravda, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk khi được hỏi về dự thảo luật đệ trình lên quốc hội Ukraine cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, cho biết: “Tôi không muốn đưa ra các quy định cho các nhà lập pháp của chúng ta nhưng tôi nghi ngờ về tác dụng của điều đó.”

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói, điều này là do Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã từng chính thức bị cấm hoạt động dưới chế độ cộng sản của Liên Xô.

“Chúng tôi sống sót trong thầm lặng. Hơn nữa, chính việc chúng tôi là một giáo hội tử đạo không trở thành một giáo hội hợp tác với chính quyền Xô Viết đã cứu vãn thẩm quyền đạo đức của chúng tôi,” ngài cho biết như trên, và nhấn mạnh rằng một giáo hội bị cấm “không có nghĩa là sự tồn tại của nó chấm dứt”.

Ngài nói, một Giáo Hội “không chỉ là một cấu trúc tôn giáo, không phải là một tổ chức nào đó có hiến chương, một nhà lãnh đạo, một trung tâm tôn giáo. Giáo hội là tập hợp những người dân cũng có những quyền được hiến pháp quy định. Chừng nào còn có những người hướng về Chính thống giáo Mạc Tư Khoa ở Ukraine, thì Giáo Hội đó vẫn sẽ tồn tại – ngay cả khi, theo luật của nhà nước, nó bị coi là bất hợp pháp.”

Ngài lập luận rằng việc cấm Giáo Hội ở cấp chính thức sẽ “mang lại cho Giáo Hội này cơ hội tử vì đạo” và sẽ cho phép những người trung thành với Mạc Tư Khoa “thực sự đi vào sự phản đối thầm lặng”.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết gần đây ngài đã nói với một nhà lập pháp Ukraine rằng, “Nếu bạn muốn duy trì vĩnh viễn Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Ukraine, hãy cấm nó.”

Mặt khác, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng cho biết mỗi quốc gia có quyền và trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc gia của mình và nếu có “những kẻ phản bội”, bất kể tôn giáo của họ, là mối đe dọa thực sự trong thời kỳ thiết quân luật, “họ phải được xác định và, tuân thủ tất cả các luật, thực hiện các bước tiếp theo.”

“Bạn không nên bị bách hại vì thuộc về một cấu trúc Giáo Hội nào đó, không. Nhưng đối với những tội ác chống lại đất nước chúng ta, ở đây tất cả chúng ta đều bình đẳng”.

Ngài đề nghị đặt vấn đề về việc cấm Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa “theo một cách khác” để làm rõ rằng biện pháp này “không thực sự nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo của ai đó.”

Ngài nói, vấn đề là “người hàng xóm phía bắc của chúng ta, kẻ đang giết chúng ta ngày hôm nay, không thể sử dụng bất kỳ nhà thờ nào cho mục đích địa chính trị của mình.”

Vào tháng 3 năm ngoái, một dự thảo luật đã được đệ trình lên các đại biểu của Verkhovna Rada, là quốc hội đơn viện của Ukraine, cấm Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, bao gồm cả Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP – một nhánh của Chính thống giáo Nga ở Ukraine – không được hoạt động trên lãnh thổ Ukraine.

Dự thảo luật quy định rằng tất cả tài sản thuộc về Nhà thờ Chính thống Nga và các cơ quan chức năng của nó, bao gồm các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức hội đồng và chính quyền giáo phận, sẽ được kiểm kê và quốc hữu hóa trong vòng 48 giờ sau khi dự luật được phê chuẩn.

Tất cả các cộng đồng tôn giáo, tu viện và trường thần học thuộc Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa được phép thay đổi sự phụ thuộc của họ trong 14 ngày kể từ khi luật có hiệu lực.

Ngay cả khi không có dự luật của quốc hội, một số thành phố của Ukraine đã thực hiện các bước để cấm Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa trong các lãnh thổ địa phương của họ, bao gồm cả thành phố phía tây Uzhhorod.

Hôm thứ Năm, dự luật đã được đệ trình lên quốc hội, cấm Giáo hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa trong trường hợp nhà chức trách phát hiện giáo hội này thông đồng với Nga.

Cụ thể, dự luật bao gồm các sửa đổi đối với luật hiện hành khiến bất kỳ hoạt động nào của các tổ chức tôn giáo được quản lý bên ngoài Ukraine và có trụ sở chính đặt tại một quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine đều không thể thực hiện được.

Dự luật được chuẩn bị theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy, người vào ngày 11 tháng 12 đã yêu cầu quốc hội đệ trình một biện pháp cấm các tổ chức tôn giáo “có trung tâm ảnh hưởng trong liên bang Nga” và xem xét kỹ lưỡng UOC-MP về mối quan hệ với Mạc Tư Khoa.

Việc đệ trình dự luật vào ngày 19 Tháng Giêng là một trong những diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột kéo dài đang diễn ra ở Ukraine, hiện đang ở tháng thứ mười một sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, châm ngòi cho một cuộc chiến tổng lực khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, bị thương và hàng triệu người phải di dời.

Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill – người đã lên tiếng bảo vệ cuộc chiến trên cơ sở tôn giáo – trong một bài giảng gần đây đã cảnh báo rằng mong muốn đánh bại Nga của phương Tây đã có “những hình thức rất nguy hiểm” và cầu nguyện rằng Chúa sẽ “soi sáng những kẻ điên rồ đó và giúp họ hiểu ra rằng bất kỳ mong muốn tiêu diệt nước Nga nào cũng đồng nghĩa với ngày tận thế.”
Source:Crux

3. Đức Hồng Y ca ngợi đời sống gương mẫu của vị thẩm phán người Ý bị Mafia sát hại

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp pháp và công lý, đồng thời trích dẫn nhân chứng mẫu mực của Chân phước Rosario Livatino, một thẩm phán Ý đã bị Mafia sát hại.

Đức Hồng Y đã đưa ra nhận xét của mình tại một hội nghị được tổ chức vào ngày 18 Tháng Giêng tại Thượng viện Ý về tính liên quan liên tục của cuộc đời Chân phước Rosario Livatino.

Đức Hồng Y Parolin lưu ý rằng Chân Phước Livatino là “một nhân vật kỳ diệu” bởi vì “ngài là một Kitô hữu toàn diện, người biết cách sống trọn vẹn đức tin của mình khi thực thi một nghề nghiệp đặc biệt tế nhị như ngành tư pháp, và đã đưa ra những cách giải thích phù hợp và áp dụng công lý của mình theo các nguyên tắc Kitô giáo..”

Đề cập đến vụ ám sát Livatino ở tuổi 37, Đức Hồng Y Parolin nói rằng cuộc đời của ngài “không phải là vô ích,” bởi vì “mọi cử chỉ quảng đại, mọi hành động yêu thương, mọi hy sinh mạng sống của mình, mọi hy sinh nhân danh Chúa đều được luôn được tưởng thưởng và đơm hoa kết trái.”

Đức Hồng Y nói rằng vị chân phước người Ý này có thể là một mẫu mực cho các thẩm phán, vì ngài biết cách kết hợp công lý và bác ái bằng cách đặt “con người ở trung tâm”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng công lý “cũng là một nỗ lực của nhà nước và cộng đồng để có thể phục hồi” tất cả những người đã gia nhập hàng ngũ “phạm pháp và phạm tội”.

Tiểu sử tóm tắt

Chân Phước Rosario Angelo Livatino sinh ngày 3 tháng 10 năm 1952 tại thị trấn Canicattì trên đảo Sicily. Anh quyết định theo nghề giống như cha mình và vào Trường Luật học ở Palermo. Livatino đã hoàn thành khóa học luật của mình với điểm số cao nhất ở tuổi 22.

Ngày 21 tháng 8 năm 1989, Livatino được bổ nhiệm làm thẩm phán phụ trách phòng ngừa của tòa án tỉnh Agrigento. Ở vị trí đó, Livatino phụ trách một số vụ tố tụng chống lại các thành viên của Mafia bị kết án tù chung thân.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 1990, Livatino bị bốn người chặn đường khi anh đang lái xe hơi của mình. Giữa lúc nổ súng, anh ta cố gắng ra khỏi xe và cố gắng chạy. Bị thương nặng, Livatino tấp vào lề đường và một trong những tay sát thủ đã kết liễu mạng sống anh. Người đàn ông đã kết liễu cuộc đời của thẩm phán là Gaetano Puzzangaro, người đã cung cấp một trong những bằng chứng cho lý do phong chân phước cho Livatino.

Sau cái chết của Livatino, người ta tìm thấy một cuốn Kinh thánh đầy ghi chú trên bàn làm việc của anh, nơi anh luôn để một cây thánh giá.

Vào tháng 12 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận sự tử đạo của Rosario Angelo Livatino, và Livatino được phong chân phước vào ngày 9 tháng 5 năm 2021, tại thành phố Agrigento của Sicilia.
Source:Catholic News Agency
 
Cảnh giác: Chỉ 44 giờ sau vụ Trần Hữu Cần, sát thủ cao niên Á Châu Xuân Ly Trát vừa lấy mạng 7 người
VietCatholic Media
22:55 24/01/2023


7 người thiệt mạng trong vụ 'bạo lực nơi làm việc' rõ ràng ở Half Moon Bay khi California hứng chịu 3 vụ xả súng hàng loạt trong vòng 44 giờ

Người đàn ông 66 tuổi bị tình nghi giết bốn người tại một trang trại nấm ở California và ba người khác ở một địa điểm gần đó hôm thứ Hai là một nhân viên của trang trại, Cảnh sát trưởng quận San Mateo Christina Corpus cho biết hôm thứ Ba.

Cảnh sát trưởng cho biết: “Tất cả các bằng chứng chúng tôi có đều chỉ ra đây là một ví dụ về bạo lực tại nơi làm việc. Mối liên hệ duy nhất được biết giữa các nạn nhân và nghi phạm là họ có thể từng là đồng nghiệp.”

Vụ giết người đánh dấu vụ thảm sát thứ hai ở California trong ba ngày liên quan đến các nạn nhân và nghi phạm người Mỹ gốc Á. Corpus cho biết các nạn nhân của Hạt San Mateo là người Á Châu hoặc gốc Tây Ban Nha.

Trong khi động cơ vẫn còn là một bí ẩn, vụ giết người ở Vịnh Bán Nguyệt có một số điểm tương đồng với vụ tàn sát ở Công viên Monterey. Đó là nơi mà cụ Trần Hữu Cần, 72 tuổi, đã bắn 20 người – giết chết 11 người – trong dịp đón Tết Nguyên đán cuối tuần, nhà chức trách cho biết.

Cả hai trường hợp đều có mối quan hệ với cộng đồng người Mỹ gốc Á. Và kẻ xả súng hoặc kẻ tình nghi trong mỗi vụ đều là người gốc Á và lớn tuổi hơn nhiều so với độ tuổi trung bình 33 tuổi của những thủ phạm xả súng hàng loạt, theo Viện Rockefeller của chính phủ.

Tại quận San Mateo, nghi phạm Chunli Zhao phiên âm ra tiếng Việt là Xuân Lý Trát đã bị bắt giam khoảng hai giờ sau cuộc gọi đầu tiên với cảnh sát khi anh ta đang đậu tại bãi xe của đồn cảnh sát với một khẩu súng ngắn bán tự động trong xe. Vẫn không rõ là ông ta đến đó để đầu thú hay ông ta đang làm theo đúng lý luận của phim Tầu, chỗ an toàn nhất chính là chỗ nguy hiểm nhất. Sau khi gây án xong, Xuân Ly Trát, lái xe tới bãi đậu xe của đồn cảnh sát, ngồi ung dung hút thuốc trong khi máy bay trực thăng của cảnh sát đang vần vũ tìm ông ta ở những nơi khác. Một nhân viên cảnh sát đã tinh ý phát hiện ông ta và cảnh sát đã quật ngã ông ta khi lôi ra khỏi xe.

“Một số nạn nhân là người Trung Quốc, thủ phạm là người Trung Quốc và đây là một cộng đồng nông nghiệp – họ là công nhân nông nghiệp,” Thị trưởng Half Moon Bay Deborah Penrose cho biết hôm thứ Ba.

Các quan chức ở Hạt San Mateo đã tìm thấy bốn người chết và một người bị thương tại một trang trại trồng nấm. Một lát sau, ba người nữa được tìm thấy đã chết gần một cơ sở vận tải đường bộ khoảng hai dặm ở Half Moon Bay. Các nhà chức trách xác định những người thiệt mạng là 5 người đàn ông trưởng thành và 2 phụ nữ trưởng thành, đồng thời cho biết thêm rằng người bị thương là một người đàn ông đang được điều trị tại một trung tâm chấn thương vì những vết thương của anh ta.

Văn phòng cảnh sát trưởng cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Xuân Ly Trát là “đồng nghiệp hoặc đồng nghiệp cũ” của các nạn nhân tại mỗi địa điểm nổ súng.

Cùng buổi tối hôm đó, lại có thêm nhiều cuộc đổ máu nữa – lần này là ở thành phố Oakland thuộc Vùng Vịnh. Một người đã thiệt mạng và bảy người khác bị thương đang trong tình trạng ổn định, cảnh sát ở đó cho biết.

Cảnh sát trưởng cho biết vụ tấn công là “một vụ bạo lực tại nơi làm việc”, trong đó nghi phạm tấn công vào những người cụ thể.

Cảnh sát cho biết: “Chúng tôi tin rằng anh ta có cơ hội làm tổn thương người khác, nhưng anh ta chỉ tấn công vào những cá nhân cụ thể mà anh ta nhắm đến và rượt đuổi.

Phát ngôn nhân của công ty nói với CNN rằng tay súng sống ở địa điểm nổ súng đầu tiên. Phát ngôn viên David Oates cho biết tài sản đó, trước đây gọi là Trang trại Nấm Núi, đã được một công ty có tên là California Terra Garden mua lại vào tháng 3 năm 2022 và có một số nhà di động và xe kéo cho nhân viên ngủ lại tại tài sản đó.

Oates cho biết tay súng bị tình nghi đã sống ở đó ít nhất là từ tháng 3, mặc dù anh ta đã làm việc ở trang trại lâu hơn.

Oates cho biết trang trại trồng nấm và “các loại thảo mộc cấp thực phẩm khác” như húng quế và oregano.

Tất cả các nhân viên “đã được kiểm tra lý lịch và không có gì cho thấy bất cứ điều gì như thế này có thể xảy ra,” phát ngôn nhân nói thêm.

Trong một tuyên bố phản hồi về vụ tấn công, California Terra Garden cho biết họ “bị sốc và đau buồn trước sự mất mát vô nghĩa của bốn người bạn và nhân viên lâu năm của chúng tôi, và chúng tôi cầu nguyện cho thành viên trong nhóm vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.”

Không có dấu hiệu đỏ trước đó, cảnh sát trưởng nói

Nghi phạm, người không được cơ quan thực thi pháp luật địa phương biết đến trước khi nổ súng, đã sở hữu hợp pháp một vũ khí bán tự động đã được ghi danh dưới tên anh ta, cảnh sát trưởng nói với CNN vào sáng thứ Ba.

Trước tuần này, nghi phạm nổ súng “không có bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào,” Corpus nói. “Không có gì có thể nâng cao hoặc khiến chúng tôi có bất kỳ mối quan tâm nào với anh ta vào thời điểm này, trước khi xảy ra sự việc này.”

Cảnh sát trưởng cho biết thêm vụ tấn công nhấn mạnh nhu cầu thảo luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Cảnh sát trưởng nói: “Đây là một trong những vấn đề mà một người nào đó sơ ý, và những người vô tội đã bị giết.”

“Chúng ta chỉ cần xem xét nó từ một đường lối đa hướng, bởi vì không chỉ có súng, mà còn có những cá nhân tiếp cận với súng và những cá nhân đang mắc bệnh tâm thần hoặc những người bị căng thẳng về tinh thần,” cô nói thêm.

Một nhân viên của trang trại nấm vẫn đang cố gắng đối phó với tình trạng bạo lực diễn ra nói với CNN rằng anh ta đã chạy tìm chỗ ẩn nấp khi nghi phạm nổ súng và sau đó nhìn thấy kẻ xả súng chạy trốn khỏi hiện trường trên một chiếc xe nâng hàng.

“Tôi vẫn còn sợ hãi khi cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra,” nhân viên này cho biết, người yêu cầu giấu tên vì cuộc điều tra của cơ quan thực thi pháp luật đang diễn ra. “Tôi không hiểu.”

Nhân viên ước tính có khoảng hai chục người làm việc tại trang trại. Ông cho biết khoảng nửa tá là người Trung Quốc trong khi số còn lại là người nhập cư gốc Latinh và hai nhóm thường giao tiếp thông qua cử chỉ tay hoặc thông dịch viên vì rào cản ngôn ngữ.

Nhân viên nói với CNN rằng anh ta và Xuân Ly Trát là đồng nghiệp tại trang trại và cả hai đều làm việc vào hôm thứ Hai. Anh ta nói rằng anh ta đã biết nghi phạm trong khoảng sáu năm và coi anh ta là người “rất thân thiện” và là một “chàng trai tốt”, đồng thời nói thêm rằng anh ta không biết điều gì có thể đã thúc đẩy vụ tấn công.

Khi nghe thấy tiếng súng, nhân chứng cho biết anh đã cố gắng trốn cùng một số đồng nghiệp khác, lo lắng rằng tay súng có thể bắn về hướng của họ. Sau đó, nhân viên chạy đến một nạn nhân bên ngoài nhà kính, nhưng thấy người đó chảy nhiều máu và nhận ra “đã quá muộn”.

Khi tiếng súng ngừng, nhân chứng nói với CNN rằng anh ta nhìn thấy nghi phạm lái xe rời khỏi hiện trường trên một chiếc xe nâng hàng.

'Bi kịch nối tiếp bi kịch'

Thống đốc California Gavin Newsom đang ở bệnh viện gặp gỡ các nạn nhân bị thương trong vụ xả súng ở Công viên Monterey thì ông “bị kéo đi để được thông báo về một vụ xả súng khác – lần này là ở Half Moon Bay,” ông nói.

“Bi kịch nối tiếp bi kịch,” Newsom viết trên Twitter.

Thống đốc đã đến thăm Half Moon Bay vào thứ Ba để gặp gỡ gia đình của những người thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Quận San Mateo.

Tổng thống Joe Biden nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội “hành động nhanh chóng” và cấm vũ khí tấn công. Ông nói trong một tuyên bố hôm thứ Ba: “Chúng tôi biết tai họa bạo lực súng đạn trên khắp nước Mỹ đòi hỏi phải có hành động mạnh mẽ hơn.

Thị trưởng của Monterey Park, vẫn còn bàng hoàng trước cảnh tàn sát trong thành phố của mình, đã gửi lời chia buồn tới những người đang đau buồn ở Half Moon Bay.

“Tôi biết điều gì sắp xảy ra với họ trong vài ngày tới,” Thị trưởng Henry Lo cho biết, đồng thời đề nghị hỗ trợ trong “con đường dài phục hồi” của họ.

Concord Farms cho biết trong một tuyên bố với CNN: “Chúng tôi rất xúc động và rất mong muốn có thêm thông tin từ chính quyền cũng như các cuộc điều tra của họ. “Trái tim của chúng tôi hướng về các nạn nhân, gia đình của họ và cộng đồng người Mỹ gốc Hoa – từ Half Moon Bay đến Monterey Park.”

Cộng đồng Half Moon Bay phải đoàn kết hàn gắn – và hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết bạo lực súng đạn – Giám sát viên Ray Mueller của Quận San Mateo cho biết.

“Có những người nông dân bị ảnh hưởng tối nay; có trẻ em tại hiện trường tại các sự việc. Đây là một bi kịch thực sự đau lòng trong cộng đồng của chúng tôi,” ông Mueller nói.

Mueller đã nói về tổn thất về sức khỏe tâm thần mà bạo lực đã gây ra trong cộng đồng và kêu gọi mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là khi thành phố đang cố gắng phục hồi sau tác động của trận lũ lụt chết người gần đây trải dài trên nhiều vùng rộng lớn của bang.

“ Hãy tận dụng dịch vụ tư vấn về khủng hoảng sức khỏe tâm thần hiện có,” anh ấy nói, đồng thời cho biết thêm rằng bất kỳ ai cũng có thể liên hệ với đường dây nóng của quận. “Bạn không cô đơn.”

Phó Thị trưởng Half Moon Bay Joaquin Jimenez cũng kêu gọi cư dân tìm kiếm sự tư vấn về sức khỏe tâm thần.

“Đây là thứ mà chúng ta có thể xem trên tin tức. Đừng bao giờ nghĩ rằng nó sẽ đến và tấn công nhà mình,” Jimenez nói. “Hôm nay, Cộng đồng của chúng ta là tin tức hàng đầu. Cộng đồng của chúng ta đã bị ảnh hưởng.”