Ngày 25-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoa Quả Thánh Linh
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:13 25/01/2011
Cảm nghiệm Sống # 89= HOA QUẢ THÁNH LINH

CÁI TÂM LÀM CON NGƯỜI RA Ô UẾ

Trong guồng máy phức tạp của con người, CÁI TÂM thật vô cùng quan trọng. Bên trong chúng ta là nơi tích luỹ một đống tật xấu nhơ bẩn và một kho tàng đức hạnh. Đức Giêsu khẳng định: “Những cái gì từ miệng phát xuất ra là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.” ( Mt 15, 18)

Con người trong sạch cũng do tâm, mà dơ bẩn cũng do tâm. Chính tâm tạo Thiên Đàng, cũng chính tâm gây địa ngục. Tâm nâng đỡ đưa con người lên, cũng chính tâm hạ thấp, đưa con người xuống: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống.” (Mt 15, 19)

Vậy tôi phải làm gì để con người không ra ô uế?

1- Giữ tâm tôi an vui, bình tâm: lắng đọng, không ô nhiễm những điều xấu xa như không tham dục, không tức giận, si mê, nghĩ xấu.

* Tâm tôi tuyệt nhiên thanh khiết và hoàn toàn trong sạch, không chút bợn nhơ như mặt gương được chùi bóng.

*Tâm tôi tẩy sạch mọi hận thù, hung bạo, tàn ác, ganh tỵ…

*Tâm tôi không đau khổ, không bệnh hoạn, buồn phiền, lo âu.

* Tôi biểu hiện vui mừng, bình an, hoàn toàn tráng kiện, mạnh khoẻ.

Giờ đây khắp thân tôi từ lóng xương bắp thịt, mọi tế bào đều thấm nhuần những tư tưởng từ bi bác ái. Tôi thể hiện tâm hồn cao thượng.

2- Nhờ Thần Khí Chúa: tràn đầy trong tôi như một thành trì kiên cố, nhờ Lời Chúa là ánh sáng cắt đứt mọi tư tưởng tiêu cực, mọi xúc động thù nghịch, để tôi không bị nô lệ và hoàn toàn tự do thực hiện:

*Tôi không cảm cảm xúc trước cơn thịnh nộ xấu xa của kẻ khác.

*Tôi lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy tâm từ bi đối với hận thù.

*Tôi lấy lòng nhẫn nhục, nhân hậu đáp lại hung bạo, nóng giận.

* Tôi lấy tâm hoan hỉ trả lại lòng ganh tỵ, đê hèn, tranh chấp...

*Tâm tôi tuyệt nhiên bình thản, và là thành lũy của từ bi, đức hạnh.

3- Khi tôi sống theo Thần Khí: là để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tâm linh, thì tôi không còn làm thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép,, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sứa, chè chén và những điều khác giống như vậy.(Gl 5, 19-21). Rõ ràng là bạn thấy ở Việt Nam và thế giới hôm nay, mỗi ngày xảy ra bao nhiêu là tội ác như thánh Phaolô đã nói ở trên.

4- Người Tín hữu luôn chiến đấu giữa thiện và ác: dầu Thánh Thần ngự trong tâm hồn, tính xác thịt vẫn nghe tiếng gọi xấu, kích thích những đam mê. Bảng liệt kê trên đã nói đến 4 loại tội: Tội xác thịt - Tội đến Chúa - Tội đến anh em và tội đến chính mình. Khi nói về Đức yêu thương, Phaolô cũng qủa quyết với 8 điều không được làm: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tự lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật.” (1 Cor 13, 4-6)

5- Tôi ước mong cho mọi người: thoát khỏi những đau khổ trên và được an vui, hạnh phúc. Tâm tôi không còn chứa chấp một điểm vị kỷ nào, vì đã vượt lên mọi hình thức chia rẽ riêng tư, không bị giam hãm trong tư tưởng hẹp hòi, không chịu ảnh hưởng của tình thần đấu tranh gia cấp, quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo. Tôi nhìn tất cả mọi người là bạn đồng hành trong Tình yêu của Thiên Chúa.

6- Khi tôi quyết tu luyện cái tâm này: thì chính là Chúa Thánh Linh đã thực sự biến đổi, tái sinh để thân tâm tôi được thấm nhuần đức trọn lành của Thiên Chúa Toàn năng. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Tâm là lòng, ý cũng là lòng” ý nói tư tưởng cũng như cảm xúc của con người đều phát xuất từ trong lòng mà ra.Tôi xin gởi thân tâm này trong lòng thương xót bao la của Đức Giêsu Kitô.

7- Vì Đức Kitô đã giải phóng tôi: khỏi mọi ách nô lệ của Lề Luật. Nếu trở lại với Lề Luật là đoạn tuyện với Đức Kitô,. Ngươì Tín hữu không thể vừa làm tôi Lề Luật, vừa sống theo Thần Khí Chúa Kitô. Thành ngữ Hán Việt có câu: “Tâm động qủy thần trí” câu này nói về mọi âm mưu đen tối không phải chỉ tôi biết, mà quỉ thần đều biết. Nếu sợ tội thì nên làm điều lành. Phaolô cũng khuyên tôi đừng quay về với Lề Luật là chỉ giữ các nghi thức bên ngoài.!

Như vậy, hoa trái Thánh Linh sẽ được thực hiện hoàn toàn trong Cái Tâm của tôi, xem quả thì biết cây: “Còn hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, Hoan lạc, Bình an, Nhẫn nhục, Nhân hậu, Từ tâm, Trung tín, Hiền hoà, Tiết độ (Galat 5, 22-23).

Phó tế: GB.Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Giải tội vả tha tội tập thể
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:37 25/01/2011
Hỏi: xin Cha giải thích rõ trường hợp nào được phép xưng tội tập thể.

Trả lời: Khi nói đến việc cử hành nghi thức sám hối và hòa giải cộng đồng hay tập thể (rite of communal penance and reconciliation), thì cần phân biệt 2 trường hợp sau đây:

I-Vào những dịp có đông người xưng tội như mùa Vọng (Advent) và mùa Chay (Lent), nhiều giáo xứ thường cử hành nghi thức sám hối cộng đồng (communal penance) trong đó giáo dân được tập trung lại trong nhà thờ để nghe các bài Kinh thánh nói về sự sám hối và ơn tha thứ của Chúa qua bí tích hòa giải (reconciliation). Linh mục chủ sự sẽ giảng qua về ý nghĩa sám hối và hòa giải để giúp mọi người hồi tâm xét mình và đọc kinh ăn năn tội chung (act of contrition). Sau đó mọi người sẽ đi xưng tội riêng với linh mục (individual confessions), nghe lời khuyên, nhận việc đền tội và lãnh ơn tha thứ (absolution)trong tòa giải tội. Sau đó cùng nhau tham dự phần kết thúc buổi sám hối chung và ra về. Dĩ nhiên cần có nhiều linh mục ngồi tòa trong những dịp này.

Đây là hình thức sám hối và hòa giải cộng đồng khá thông thường ngày nay trong nhiều giáo xứ ở Mỹ.

II-Xưng tội và tha tội tập thể (general confession and general absolution):

Tuy nhiên, có những trường hợp không cho phép hối nhân có thì giờ xưng tội riêng với linh mục. Thí dụ, trong vùng đang có chiến tranh khốc liệt diễn ra, hay trong những tai biến bất ngờ như đắm tầu, tai nạn phi cơ, động đất, sóng thần (tsunami) v.v khiến nhiều người lâm cơn nguy tử mà không còn kịp giờ để xưng tội riêng với linh mục, hay không đủ linh mục để giải tội riêng cho từng người được. Trong những trường hợp khẩn trương này, giáo luật cho phép như sau:

Luật số 961:

triệt 1: Không thể ban ơn xá giải chung một lần cho nhiều người khi chưa có xưng tội cá nhân trước, trừ trường hợp:

1-khi gần cơn nguy tử và một linh mục hay nhiều linh mục không có đủ thì giờ nghe từng hối nhân xưng tội.

2-khi có sự khẩn thiết trầm trọng, nghĩa là, khi có số đông hối nhân nhưng không có đủ cha giải tội để nghe từng người xưng tội hợp lệ trong một thời gian thích đáng đến nỗi hối nhân phải thiệt mất ơn xá giải hay không được rước lễ. Tuy nhiên không được coi là có sự khẩn thiết thực sự khi không có đủ linh mục giải tội chỉ vì có số đông người muốn xưng tội như trong các dịp đại lễ hay hành hương.

Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng: “Trong những trường hợp có tính nghiêm trọng, thì có thể cử hành nghi thức hòa giải cộng đồng với việc xưng tội và tha tội tập thể (general confession and general absolution). Lý do nghiêm trọng này có thể là cơn nguy tử gần kề mà không có đủ thời giờ cho hối nhân xưng tội riêng với linh muc. Lý do nghiêm trọng cũng có thể là có quá nhiều người muốn xưng tội nhưng không có đủ linh mục để giải tội riêng trong một thời lượng hợp lý khiến cho nhiều hối nhân không được lãnh ơn bí tích và rước lễ trong một thời gian dài mà không vì lỗi của họ. Trong trường hợp này, việc lãnh ơn tha tội chung (tập thể) chỉ hữu hiệu với điều kiện hối nhân phải có ý muốn đi xưng các tội trọng trong thời gian đòi hỏi. Giám mục địa phận là vị thẩm phán quyết định những điều kiện nào cho phép tha tội tập thể. Con số đông tín hữu kéo đến nhân dịp các lễ trọng, hoặc trong các dịp hành hương, không được coi là trường hợp khẩn trương nghiêm trọng.” (SGLGHCG, số 1483)

Nói rõ hơn, chỉ trong trường hợp thực sự khẩn trương như có tai nạn khiền nhiều người có thể nguy tử, hoặc trong một giáo xứ có quá đông người muốn xưng tội trong những dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh mà một mình cha xứ không có đủ giờ để giải tội cá nhân cho từng người được thì có thể xin phép Đức Giám Mục đia phương để của hành nghi thức tha tội tập thể.

Nghĩa là việc xưng và tha tội tập thể chỉ được cử hành hợp pháp trong những hoàn cảnh mà giáo lý, giáo luật cho phép cùng với chỉ dẫn cụ thể của Giám mục giáo phận mà thôi. Nói khác đi, khi không có lý do chính đáng theo giáo luật và qui định của Đấng bản quyền địa phương, thì không ai được tự tiện cử hành thể thức bất thường này.Nghĩa là, không giáo xứ nào, dù là thuộc địa phận hay thuộc Dòng tu, hoặc cá nhân linh mục nào được tùy tiện gom nhiều người lại để cử hành bí tích hòa giải tập thể ngoài những hoàn cảnh mà giáo lý, giáo luật cho phép như đã nói ở trên.

Điều quan trọng cần lưu ý là cho dù được tha tội chung hay tập thể (general absolution) trong một trường hợp khẩn trương hay nguy tử, nhưng nếu hối nhân biết mình có tội trọng đang khi lãnh ơn tha tội tập thể, thì vẫn buộc phải đi xưng tội riêng sau khi cơn nguy tử hay hoàn cảnh khẩn trương đã trôi qua (đọc kỹ câu giáo lý ghi trên)

Tóm lại, việc xưng tội cá nhân, nhất là xưng các tội trọng là việc cần thiết để được lãnh ơn tha thứ của Chúa qua tác vụ của Giáo Hội, thể hiện cụ thể qua tác vụ của linh mục có nặng quyền (faculty) tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi).

Giáo Hội nói rõ: “thú nhận tội mình với linh mục là một phần chủ yếu của bí tích giải tội. Khi xưng tội, hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà mình đã phạm sau khi xét mình cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai giới răn sau cùng của bản Thập giới; bởi vì các tội này làm cho linh hồn bị thương tổn hơn hết và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rõ.” (Sđd, số 1456).

Việc xưng tội và tha tội tập thể chỉ là trường hợp hạn hữu được phép cử hành trong những hoàn cảnh thật hạn hữu mà thôi.
 
Lời cầu nguyện nhân ngày Lễ kính thánh Phaolô trở lại, Tông Đồ Của Chúa
Tuyết Mai
11:26 25/01/2011
Lậy Chúa! Xin cho tất cả chúng con là phường tội lỗi đây được trở nên tông đồ của Chúa; giống như Thánh Phaolô của Chúa xưa. Thật không thể tưởng tượng được, một con người ngang tàng dữ dằn và chuyên lùng kiếm những ai theo Chúa, bắt bớ đem họ về để tra tấn và giết chết. Quả thật làm con người chúng ta không thể nào hiểu được Thánh Ý Chúa như thế nào!?. Có phải rằng Thánh Phaolô xưa kia cũng thuộc thành phần vô thần và theo chủ nghĩa hà khắc ác độc đối với những ai theo đạo Chúa?. Cũng như ngày nay trên thế giới cũng còn vài quốc gia đang thờ chủ nghĩa cộng sản vậy!. Nhưng chúng ta đâu được biết Chúa sẽ chọn và tuyển bao nhiêu người trong những quốc gia độc tài và độc quyền đó?. Trong quá khứ cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều người sống một cuộc sống vô thần chẳng tin có Đấng Tối Cao nào trong vũ trụ cả!. Tất cả Chúa của họ là tiền tài, thế lực, và công danh sự nghiệp. Ngoài ra tất cả chỉ là chuyện tầm phào; do con người tạo nên một Đấng để họ thờ phượng. Rồi bất chợt một ngày họ được Ánh Sáng Chúa chiếu sáng trên tâm hồn, trái tim, và trong lòng của họ. Do một sự sắp xếp giống như vô tình, nhưng đấy thật sự là sự sắp xếp của Chúa. Chương trình của Ngài dành cho từng người chúng ta thật không ai có thể hiểu nổi cho được. Nhưng sự chuyển đổi đó cho một tâm hồn đang trống trải, không hy vọng, không ngày mai, tuyệt vọng, và chán nản; như bừng tỉnh dậy do Ánh Sáng Chúa chiếu soi trên con người của họ như một phép lạ và là sự nhiệm mầu để giúp Chúa một bàn tay tiếp nối. Để một người thật tội lỗi nhờ ơn Chúa nay đã được thay đổi toàn diện, từ trong ra ngoài. Phải gọi là Phép Lạ vì họ như từ cõi chết nay được sống lại trong Tình Yêu Chúa Kitô, sau khi họ được nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần.

Thật tuyệt diệu thay! Thật hạnh phúc và sung sướng thay! Một con người trước kia chưa nhận biết Chúa đã sống một cuộc sống như một tên tù chung thân; bị trói buộc trong một guồng máy sống mà hoàn toàn không được tự do cho chính bản thân mình. Muốn giầu có thì phải có địa vị thật cao; mà có địa vị thật cao thì lại càng bị ràng buộc vào những điều lệ do chế độ Cộng Sản họ đặt ra. Càng cao bao nhiêu thì tội ác càng nhiều. Tội ác càng nhiều mới đạt được thành tích cao. Cuộc đời cứ thế trôi hoài, trôi mãi trong những tháng năm dài sống bất mãn, dưới những con mắt luôn dò xét và dòm chừng lẫn nhau. Chế độ độc tài và độc đoán thường hay đả kích nhau, dành ghế, dành quyền, và dành những bổng lộc lớn. Nhưng sự thật trong cuộc sống của ngày hôm nay, nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì dù cho một quốc gia có được tự do trong mọi lãnh vực thì con người ta cũng vẫn bị trói buộc vào những thứ chóng qua chóng tàn. Danh vọng, thế lực, và tiền tài. Ngày nay chúng ta thật sự cần những thánh nhân như Thánh Phaolô, có lòng nhiệt thành và nhiệt huyết, từ bỏ cuộc sống cũ nhờ Ơn Chúa Thánh Thần; để được tái sinh trong ân nghĩa Chúa. Có được ơn Chúa Thánh Thần, con người sẽ được Thần Khí biến đổi và thánh hóa; sống một cuộc sống có ý nghĩa, trách nhiệm, chí hướng, tích cực, và có cùng đích hơn. Không ngờ Chúa chỉ nhờ một người như Thánh Phaolô (là người ngoại đạo) lại tích cực hơn cả trong sự dẫn dắt những con người lầm đường lạc hướng, biết đi theo con đường chính nghĩa mà Thiên Chúa đã mạc khải cho ngài và trọng trách của ngài là đem tất cả trở về cho Chúa.

Chúng ta đã được học hỏi rất nhiều nơi Thánh Phaolô, vì ngài được Chúa tuyển chọn cách rất đặc biệt, giao cho ngài một trọng trách mà chính ngài đã phải gặp nhiều khó khăn cũng giống như mọi tông đồ Chúa gặp phải là bắt bớ, tù đầy, và cuối cùng chết cho Chúa cách rất xứng đáng. Thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng cảm thấy Thánh Phaolô rất gần gũi với chúng ta; vì ngài là con người trước kia ác độc, dùng quyền của mình mà uy hiếp gian cầm ngay cả giết chết con người của Chúa. Sống mà chẳng biết tương lai mình đi về đâu; và chắc rằng chẳng tin có cuộc sống vĩnh cửu thì ông Giêsu là ai ngài cần gì để biết. Với cái tánh sẵn có là hung hãn và dữ tợn của ngài thì ai tin vào ông Giêsu ấy, đều bị ngài bắt và giết dù là nam hay nữ.

Lậy Chúa Giêsu! Chính Ngài đã đánh bại cái tánh hung hãn ấy của Thánh Phaolô. Chiếu soi Ánh Sáng an bình của Ngài trên thánh nhân. Biến đổi toàn diện con người của ngài, để trở nên con người hữu ích của Chúa. Xin Chúa cũng biến đổi chúng con ngày nên giống Chúa. Dẫu chúng con đã được ơn Chúa Thánh Thần từ cái ngày còn được ẵm bồng. Nhưng vì cuộc đời chung quanh chúng con đã làm chúng con ra hư hỏng ra đốn mạt Chúa ơi!. Có phải vì chúng con luôn yếu đuối luôn tham lam nên luôn sống xa Chúa. Sống ở trên đời chúng con chỉ có hai sự lựa chọn, một là bỏ tất cả để được có Chúa, hai là bỏ Chúa để có được mọi thứ phù du chóng qua. Xin cho chúng con có can đảm để nhìn vào sự thật và biết chọn cuộc sống vĩnh cửu muôn đời ở mai sau; vì đó mới là cùng đích và đó mới là sự khôn ngoan khi chúng con biết chọn Chúa. Amen.
 
Nẻo về Hạnh Phúc
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:58 25/01/2011
Chúa Nhật 4 thường niên (Matthêu 5, 1-12)

Thi đàn Trung Quốc từ cổ chí kim nổi lên một tên tuổi lớn, đó là nhà thơ Lý Bạch, thời Thịnh Đường (701 – 762). Ông tự xem mình như tiên ông bị lưu đày xuống thế. Ông ưa sống kiếp lãng du, say mê vẻ đẹp đất trời, vẻ đẹp sông núi, trăng sao…
Theo truyền tụng nhân gian, vào một đêm trăng tỏ, Lý Bạch buông thuyền xuôi theo giòng sông Thái Trạch lấp lánh ánh trăng đêm. Ông đàn hát ngâm vịnh và uống rượu thưởng thức trăng.
Càng về khuya, men rượu nồng bốc lên càng làm ngây ngất lòng thi sĩ. Sông nước, cảnh vật lúc ấy càng huyền ảo nên thơ. Ông cảm thấy mình như đang lạc vào chốn bồng lai. Mảnh trăng diệu huyền in hình dưới làn nước lung linh như đang gọi mời ông tao ngộ.
Thế là ông nhoài mình qua mạn thuyền, cúi thật sâu xuống nước để ôm lấy vầng trăng mà ông say đắm lâu nay.
Than ôi! Ông đã bỏ hình bắt bóng và giòng sông oan nghiệt đã kết liễu đời ông.
Trên cao, vầng trăng thật như đang mỉm cười chế giễu ông.
***
Truyền thuyết về nhà thơ họ Lý cũng là một bức tranh sống động diễn tả thực trạng của người thời đại. Nhân loại hôm nay đang khao khát kiếm tìm hạnh phúc, nhưng họ đâu biết rằng Thiên Chúa là Cội Nguồn của hạnh phúc.
Như thể chỉ có một vầng trăng thật in thành hàng tỷ chiếc bóng trăng trên các ao hồ khe suối, thì cũng chỉ có một Cội Nguồn Hạnh Phúc (là Thiên Chúa) toả xuống vô vàn mảnh vụn hạnh phúc nơi các sự vật phù du ở đời.
Thế là thay vì tìm về Cội Nguồn hạnh phúc là Thiên Chúa, người ta dại dột đâm đầu vào những chiếc bóng của hạnh phúc nơi những tạo vật phù du.
Quả thế, người ta tưởng hạnh phúc nằm nơi bạc tiền, của cải, nơi lạc thú vật chất... nên người ta đâm đầu vào đó như những những con thiêu thân lao vào lửa, như Lý Bạch nhào xuống nước tìm trăng.


Thời thanh xuân, Augustino là con người khao khát hạnh phúc cách mãnh liệt. Anh bôn ba kiếm tìm hạnh phúc trong văn chương và triết lý, trong dục vọng và lạc thú trần gian... nhưng Anh đã thất vọng ê chề và cảm thấy tâm hồn chất ngất sầu đau. Mãi đến năm ba mươi ba tuổi, Augustino mới cảm thấy tất cả những lạc thú trần gian chỉ là ảo ảnh của hạnh phúc, chẳng khác chi bóng trăng in hình đáy nước và Anh ngộ ra rằng chỉ có Thiên Chúa mới là ‘Vầng Trăng’ thật, là Hạnh Phúc thật mà thôi. Bấy giờ, với tâm hồn tràn đầy hoan lạc, Augustino kêu lên: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Ngài nên hồn con thổn thức khôn nguôi cho đến khi được an nghỉ trong Ngài”.
***
Qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta tám nẻo đường đưa nhân loại về cội nguồn hạnh phúc, đó là tám mối phúc thật. Ai bước theo tám nẻo đường nầy chắc chắn sẽ đi đến Cội Nguồn Hạnh Phúc là Thiên Chúa, là Nước Trời, là Đất hứa. Tám nẻo đường đó được liệt kê như sau:
* Tinh thần nghèo khó: biết nhận ra sự nghèo nàn của nội tâm mình, nhận biết rằng mình không là gì cả, tất cả những gì ta có là của Chúa ban...
* Cư xử hiền lành, biết nhường biết nhịn và mềm mỏng với mọi người...
* Chấp nhận sầu khổ hơn là gây khổ đau cho người khác …
* Khao khát trở nên người công chính,
* Đầy lòng xót thương, đối xử nhân ái với mọi người...
* Tâm hồn trong sạch, không chất chứa điều tà, điều gian ác, điều bất công...
* Chung tay xây dựng hoà bình, sống hoà thuận với mọi người cũng như làm cho mọi người hoà thuận với nhau…
* Sẵn lòng chịu bách hại vì sống công chính thanh liêm …

Nẻo về Hạnh Phúc đã rộng mở.
Bí quyết vào Nước Trời đã được giải bày.
Vấn đề còn lại là chúng ta có chấp nhận bước theo con đường mà Chúa đã đề nghị với chúng ta hay không.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:36 25/01/2011
QUAN ÂM NGÀN TAY

N2T


Người mặt rỗ Vương Nhị mới học hớt tóc, khi hớt tóc cho người ta, thoáng cái làm người ta có vết xước, anh ta vội vàng lấy tay đè mạnh. Nhưng sau đó anh ta khi hớt tóc lại gây ra nhiều vết xước khác, năm ngón tay không đủ để đè hết các vết thương, thế là anh ta than trời, nói:

- “Ái dà, té ra hớt tóc thật là khó, cần phải sinh thành phật Quan Âm có ngàn tay mới được”.

Suy tư:

Mới học việc thì chắc chắn sẽ vụng về khi thực tập, không ai mới học nghề mà lại thành thạo như thợ lành nghề được, do đó mà cần phải có sự chăm chỉ và nhẫn nại.

Có một vài người Ki-tô hữu mới học được vài môn học về Kinh Thánh, thế là về đến nhà xứ thì cãi tay đôi với cha sở về câu này câu nọ trong Kinh Thánh, to tiếng khoe khoang với mọi người là mình học lớp này lớp nọ của linh mục này linh mục rất nổi tiếng.v.v...

Học hỏi Kinh Thánh là học hỏi Lời Chúa và để sống Lời Chúa cho tốt hơn trong cuộc sống, chứ không phải để cãi tay đôi với cha sở, chứ không phải để khoe khoang với mọi người. Họ như người mới học hớt tóc muốn trở thành thợ giỏi trong tức khắc, cho nên làm chảy máu khách hàng của mình khi hớt tóc. Cũng vậy, họ cũng làm chảy máu trong tim của cha sở vì tính kiêu ngạo của họ, họ cũng làm các giáo dân khác cảm thấy đau trong lòng khi họ cãi chày cãi cối với cha sở mà họ mới bập bẹ học vài thứ căn bản thiếu đầu thiếu đuôi.

Khiêm tốn và nhẫn nại là nền tảng cho sự thành công của người mới học việc, chứ không phải trở thành phật Quan Âm ngàn tay mới giỏi. Học Kinh Thánh càng phải có lòng khiêm tốn và đức tin mới có thể đạt ngộ Lời Chúa trong đó, chứ không phải chỉ ỷ lại vào trí thông minh mà thôi.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 25/01/2011
N2T


14. Dù lương tâm tôi có thể gánh vác tất cả những tội nó có thể phạm, thì tôi vẫn cứ phải thống hối, tìm đến nép vào lòng Chúa chúng ta, tôi biết Ngài nhân từ biết bao đối với tất cả những lãng tử quay đầu trở về.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Đầu Xuân chia sẻ về tình hình diễn biến phức tạp
+ Giám Mục Gioan B. Bùi Tuần
19:08 25/01/2011
"Phức tạp", đó là những chữ, những lời, được đọc và được nghe nhiều trong mấy tháng qua.

Tình hình phức tạp, diễn biến phức tạp. Thực tế đã qua đúng là như vậy. Thực tế đang tới chắc cũng là thế. Tính cách phức tạp và mức độ phức tạp có thể rất khó lường.

Mọi phức tạp đều ảnh hưởng đến đời sống đạo. Nhân dịp đầu Xuân, tôi xin chia sẻ vài nhận xét khiêm tốn của tôi.

1. Cảnh lẫn lộn tốt xấu

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh cánh đồng có lúa tốt nhưng cũng có cỏ lùng chen vào: Lúa tốt do chủ trồng. Cỏ lùng do kẻ xấu gieo. Cả lúa cả cỏ cùng mọc xanh tươi. Đến mùa gặt, chủ mới phân loại. Lúa thì được giữ trong kho. Cỏ thì đem đi đốt (x. Mt 13,24-30).

Những lời Chúa phán trên đây cho chúng ta thấy tính cách phức tạp của cuộc đời. Sống ở đâu cũng là sống trong một xã hội, sống với những cơ cấu và sống chung cùng những người khác. Đó là một thứ cánh đồng. Cỏ lùng, mà Chúa nói, là những người xấu, việc xấu. Chúng phát sinh và phát triển. Cảnh lẫn lộn đó cũng thấy ngay cả trong Hội Thánh.

Cảnh lẫn lộn đó càng ngày càng phức tạp hơn, khi việc xấu người xấu lại khéo đội lốt việc tốt người tốt. Thời Chúa Giêsu, Người khuyên dân chúng đừng theo loại xấu đó. Nhưng phức tạp càng thêm phức tạp, khi những người đạo đức giả đó trở thành một giai cấp quyền lực trong đạo. Chính họ đã bày mưu giết Chúa Giêsu.

Tất nhiên, chương trình cứu độ của Chúa không chấm dứt ở đó.

Tôi có cảm tưởng là cuộc phấn đấu giữa thiện và ác trên thực tế Hội Thánh nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng cũng đang diễn biến phức tạp. Chắc chắn sau cùng Chúa sẽ thắng. Nhưng trong hành trình đi tới chiến thắng cuối cùng, các môn đệ Chúa phải triệt để trung thành với Chúa. Tuy nhiên, trên thực tế ai trong chúng ta dám nói là mình không bao giờ phạm tội. Thành ra, chính chúng ta gọi là tốt, mà cũng không luôn tốt. Tốt xấu lẫn lộn ngay trong chính mình ta. Bao lần mạnh đâu theo đó một cách tuỳ tiện. Tình hình mất ý thức về tội đang phát triển một cách đáng ngại. Hiện tượng không biết và không cần phân biệt đúng sai cũng đang phổ biến mạnh.

2. Cảnh không thi hành ý Chúa

Từ ít năm nay, nhất là trong Năm Thánh vừa qua, một phong trào được nở rộ, đó là phong trào học hỏi về đạo. Phải nói ngay là những phong trào đó bề ngoài coi như đạo đức. Nhưng chất lượng không phải đâu cũng hoàn toàn mang Tin Mừng. Nguyên nhân hoặc ở nội dung thiếu vắng lời Chúa, hoặc ở người dạy trống vắng đời sống nội tâm, hoặc ở người học hời hợt, không chủ ý học để hành.

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phân loại và đánh giá người ta một cách đơn giản. Một loại là những người nghe lời Chúa mà không thực hành, một loại là những người nghe lời Chúa mà thực hành. Những người không thực hành thì bị phạt, những người thực hành thì được thưởng. Xin đọc lại nguyên văn đoạn Phúc Âm đó:

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Thầy mà nói tiên tri, nhân danh Thầy mà trừ quỷ, nhân danh Thầy mà làm nhiều phép lạ đó sao? Bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác.

"Vậy, ai nghe lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví như người ngu xây nhà trên cát. Gặp mưa sa nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ tan tành" (Mt 7,21-27).

Những lời Chúa Giêsu phán trên đây làm tôi khiếp sợ. Nhân danh Chúa nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ, những việc như thế thường được coi là những việc đạo đức do người đạo đức mới làm được, thế mà Chúa Giêsu lại không nghĩ như vậy. Chúa Giêsu để ý đến ý hướng khi ta làm những việc lành. Chẳng hạn, tôi dâng thánh lễ đúng phụng vụ, thì việc đó luôn sinh hiệu quả tốt. Nhưng nếu tôi dâng thánh lễ với mục đích chỉ để làm kinh tế hay để khoe khoang và trong tình trạng mang tội trọng, thì tôi dâng lễ sai thánh ý Chúa, đáng bị Chúa phạt.

Nghe lời Chúa, nhưng không thi hành lời Chúa đang là một lối sống đạo khá bình thường.

Một tình hình nữa đang diễn biến phức tạp, đó là: Càng ngày càng thêm kinh mới. Càng ngày càng mọc lên những công trình xây cất mới. Càng ngày càng thêm nhiều tổ chức mới. Tất cả đều nhân danh Chúa. Nhưng, nếu xét về sự thực thi Tám mối phúc, thì xem ra xa lạ. Nếu thế, thì lối sống đạo của chúng ta đang trở thành một thứ phức tạp cực kỳ nguy hiểm.

Ấy là chưa nói tới những việc gieo rắc hận thù, gian dối, phân hoá, dưới nhãn hiệu "nhân danh Chúa". Những phức tạp như thế, xem ra đang được tự do phát triển một cách bình thường. Đó là một diễn biến phức tạp có khả năng đưa Hội Thánh Việt Nam rời xa Tin Mừng.

Một diễn biến phức tạp khác rất nguy hiểm, đó là cảnh đi vào con đường thênh thang.

3. Cảnh đi vào con đường buông thả

Trong Phúc Âm Chúa Giêsu phán: "Hãy qua cửa hẹp mà vào thiên đàng, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường hẹp thì đưa tới sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy" (Mt, 7,13-14).

Lời Chúa phán trên đây vốn được kính trọng, nhưng xem ra không luôn được thực hành nghiêm túc. Thậm chí, ngay cả việc nhắc đến lời đó, cũng đã và đang bị hạn chế. Lý do sau cùng chỉ vì người ta muốn được an tâm đi theo lối sống tự do hưởng thụ. Lối sống tự do hưởng thụ đang là một mời gọi của đà phát triển kinh tế và tự do. Tự do và hưởng thụ, nếu thực thi trong những ranh giới được phép, thì vẫn cần cảnh giác, kẻo dễ sa vào hư hỏng. Đạo đức Phúc Âm khuyên người môn đệ Chúa hãy tự hy sinh, tự từ bỏ cả nhiều cái được phép hưởng, vui sống khó nghèo để góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn và đổi mới Hội Thánh.

Trên thực tế tại Hội Thánh Việt Nam, nhiều người vốn coi trọng việc đi vào cửa hẹp, đi trên đường hẹp, theo lời Chúa dạy. Họ sống từ bỏ mình một cách quảng đại, âm thầm. Đang khi đó, không thiếu người lại đi vào cửa rộng đường rộng. Phạm vi tự do càng ngày càng rộng thêm. Nhiều người tự cho phép mình được làm những gì mình thích. Ranh giới tự do cũng do họ tự đặt ra cho mình. Thậm chí một số người có vẻ quả quyết họ và Chúa Thánh Thần là một trong một phương diện nào đó. Họ mở ra một chân trời quyền lực rộng lớn, để tự quyết định.

***

Những diễn biến phức tạp trên đây khiến chúng ta lo ngại. Nhưng bên cạnh đó, đang phát triển những diễn biến đáng mừng. Đó là những phong trào đạo đức trở về với Đức Kitô và thánh giá của Người. Tôi tin Mùa Xuân thiêng liêng đang và sẽ đến với Hội Thánh chúng ta từ thánh giá của Đức Kitô. Chính sự từ bỏ quảng đại theo gương Đức Kitô mới là yếu tố chính của tình yêu cứu độ.
 
Phúc cho những ai ….
Tuyết Mai
23:48 25/01/2011
Phúc cho những ai …. Trong phúc thật tám mối, cũng là điều thật khó hiểu cho rất nhiều người. Phải nói tất cả những Lời dậy dỗ của Chúa, đòi hỏi phải lắng tai nghe, mở trái tim, mở tấm lòng, thì mới có thể hiểu và thấm nhuần những Lời Chúa dậy; còn như không cũng giống như Chúa nói chuyện cho khúc cây nó nghe vậy!. Thứ nhất vì con người thường bận bịu và bon chen quá! Không có thời giờ cho chính mình để nghỉ ngơi, mà không quần quật trong cuộc sống ngày lại ngày quay cuồng này!. Con người chúng ta bị vật chất chúng kềm chế và như không thể nào thoát ra được. Cái quỹ đạo mà con người đang đi trên đó là một quỹ đạo dẫn chúng ta đến sự chết; sự chết từ từ; chết một cách rất là khoa học nếu chúng ta không biết để dừng lại. Thử hỏi anh chị em nhé, cuộc sống hằng ngày của chúng ta ra sao? Có khác lắm với những người máy được tạo ra để làm quần quật từ sáng sớm cho đến giờ công xưởng đóng cửa?. Về đến nhà thì lại quần quật chuyện ở nhà; nào là bếp núc, chăm lo cho các con học hành, có khi phải làm tiếp việc trong sở đem về nhà làm vì bị chậm trễ. Có rất nhiều khi chúng ta quá mệt mỏi, về nhà quát tháo tất cả mọi người. Từ trên xuống dưới ai cũng coi chúng ta như là quái vật. Làm quá, ôm đồm quá rồi đổ bệnh, trở thành mối lo cho cả gia đình. Trong khi thực tế không nhất thiết phải như vậy!?.

Tám mối phúc thật Chúa dậy chúng ta có trên sách vở đàng hoàng và đã biết bao nhiêu thế kỷ qua, con người vẫn dửng dưng những bài học thật giá trị để dậy con người biết sống cho chính mình và cho anh chị em. Tám mối phúc thật là gì mà không ngoài trọng tâm là yêu tha nhân như chính mình thì sẽ được Thiên Chúa tưởng thưởng ban cho chúng ta Nước Trời. Tinh thần khó nghèo là gì nếu chúng ta không nhìn xuống và khiêm nhường hạ mình cùng với anh chị em cùng khổ; còn nếu chúng ta Chúa ban cho có cơ hội làm ăn giầu có mà chỉ biết nghĩ cho chính mình thì Nước Trời sẽ không bao giờ là Nơi mà chúng ta có thể đến. Rồi thì phúc cho những ai ăn ở hiền lành vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. Hiền và Lành là đức tánh thật tốt thật khiêm hạ, đáng được làm con Đức Chúa Trời, vì họ là người luôn nhường nhịn, chịu thương, chịu khó, kiên nhẫn, có tấm lòng bác ái, và biết hy sinh. Sự hiền lành của một con người dễ biến họ trở nên thánh trong một thế giới đầy những tranh dành, ghen ghét, và hận thù. Nhờ họ mà ân oán sẽ được giải trừ và nên gương tốt cho nhiều người bắt chước theo.

Phúc cho những ai đau buồn vì họ sẽ được ủi an. Thật phải khi chúng ta chứng kiến những cảnh nhà tan cửa nát, bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu điêu tàn, người thân vĩnh biệt ra đi mãi mãi. Nỗi niềm đau ấy ai có thể xoa dịu cho vơi được đây? Nhưng cũng không thiếu những con người có tấm lòng vàng bỏ nhà bỏ cửa đi ủy lạo và động viên cho nhau, những khi có sự cố đau lòng xẩy ra, khắp mọi chốn mọi nơi. “Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. (Mt 5, 1-12a).

Tóm lại trong tám mối phúc thật, Chúa dậy con người phải có tấm lòng biết xót thương, chia sẻ, thông cảm, trợ giúp nhau thì mới được Nước Trời là Nơi và là Nhà vĩnh cửu muôn đời của chúng ta. Dù là cuộc sống ngay tại bây giờ rất nhiều khi chúng ta oán trách Thiên Chúa, vì Ngài không công bằng và đồng đều. Người thì giầu nứt cả vách, giầu tiền giầu của, mua gì cũng được. Người thì quá khổ sở và cùng cực cả một cuộc đời. Nhưng có phải định mệnh của một con người là do Thiên Chúa định đoạt và sắp đặt, không ai có quyền được chọn lựa ra đời hay không. Giầu có hoặc bần hèn. Có học thức hay ngu dốt. Địa vị trong xã hội hay chỉ đi ở đợ cho người. Nhưng có phải Chúa luôn thương những người nghèo khổ và tật bệnh?. Thật phải Chúa đã yêu con người vì đến thời kỳ, Chúa đi Rao Giảng cho muôn dân, và chữa lành tất cả những căn bệnh hiểm nghèo và tật nguyền cho họ. Chúa dùng dụ ngôn ông Lazarô nghèo ghẻ lở và ông phú hộ giầu có kia, sau khi cả hai cùng chết đi thì ông Lazarô được thưởng lên Trời còn người phú hộ giầu có kia phải xuống hỏa ngục muôn đời. Cả hai thế giới gần như giáp ranh nhưng không bên nào có thể qua lại được; chỉ vì khi còn sống ông phú hộ đã vì vô tình để một người ghẻ chốc sống trước nhà mình, mà không mảy may giúp đỡ.

Thế giới của ngày hôm nay cũng không khác với thế giới của ngày hôm qua, và Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn đời. Ai muốn vào Nước Trời thì hãy sống như Lời của Chúa dậy là có đem Lời Ngài ra thực hành, thì dù chúng ta Chúa ban cho dư đầy nhưng cũng biết san sẻ cho những người cùng khổ; hay chúng ta có nghèo khổ cũng biết chia sẻ cho những kẻ khốn cùng hơn ta. Được thế Nước Trời sẽ là của tất cả mọi người chứ không thiên vị một ai. Vì thế gian là cõi tạm và là nơi để chúng ta rèn luyện nhân đức. Vì không ai có thể sống muôn đời mà không qua cái chết và không ai tránh khỏi vào hỏa ngục nếu chúng ta sống ích kỷ và thờ ơ với anh chị em rất cần đến chúng ta.

Lậy Chúa! Lời của Chúa là Lời hằng sống; ai nghe mà đem ra thực hành sẽ không luống công!. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Đón tiếp đón Giáo Hội Lutheran Evangelical của Đức
Paul Bùi Nguyên Tâm
11:25 25/01/2011
VATICAN (VIS) - Sáng 24/01 tại Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đón nhận được một nhóm từ Evangelical Lutheran Church của Đức, người đã đến Rome để kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.

Tiếp chuyện với nhóm bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc đối thoại giữa Công giáo và Lutheran đã bắt đầu từ 50 năm trước, mặc dù thực tế vẫn tồn tại sự khác biệt về thần học trong các lĩnh vực cơ bản nhất định, tiến bộ to lớn đã được thực hiện theo hướng thống nhất, và đặt nền móng cho một tâm linh và hiệp thông trong đức tin.

Tại thời điểm hiện tại, Đức Giáo Hoàng nhận xét, một số người cảm thấy rằng mục tiêu của sự thống nhất đầy đủ và rõ ràng giữa các Kitô hữu dường như ngày càng xa hơn. Trong bối cảnh này, Ngài lưu ý rằng Ngài đã chia sẻ sự quan tâm của nhiều Kitô hữu những hoa quả của những nỗ lực đại kết là không nhìn thấy được. Tuy nhiên,Ngài đã tiếp tục đối thoại đại kết theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục là một công cụ cơ bản để khắc phục những trở ngại, và Ngài tái khẳng định sự đóng góp quan trọng của cuộc tranh luận thần học để giúp hiểu được các câu hỏi chưa được trả lời.

Benedict XVI cũng đã nói về sự cần thiết cho một vị trí được chia sẻ trên các câu hỏi liên quan đến quốc phòng, nhân phẩm của con người, và về các vấn đề lớn mà về gia đình, hôn nhân và tình dục.

Cuối cùng, Ngài chỉ ra rằng năm 2017 sẽ đánh dấu kỷ niệm năm trăm của ấn phẩm Những luận điểm của Martin Luther, trong đó đã dẫn đến sự phân chia giữa người Công giáo và Lutheran. Trong bối cảnh này, Ngài nhấn mạnh rằng cho cả hai bên kỷ niệm cần phải được đặc trưng bởi hân hoan chiến thắng nhưng không phải bởi một đại kết mà điểm nổi bật chia sẻ đức tin trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngày đó cũng sẽ là một cơ hội để phản ánh về những nguyên nhân của sự phân chia và thực hiện một tinh thần hiệp nhất. Đồng thời, Đức Giáo Hoàng nói, nó sẽ là một dịp để đánh giá 1.500 năm đã có trước các cải cách, các di sản trong đó được chia sẻ bởi cả hai người Công giáo và Lutheran.

Đức Thánh Cha kết luận bằng cách kêu gọi cầu nguyện với Chúa Thánh Thần giúp đỡ trong việc tiếp tục cuộc hành trình hướng tới sự thống nhất, mà không cần nghỉ ngơi trên vinh quang của những gì đã đạt được.
 
Đức Thánh Cha nói: ''Tin Mừng không phải là một thông điệp độc quyền"
Paul Bùi Nguyên Tâm
18:58 25/01/2011
Vatican City, (EWTN / CNA) - ĐTC Benedict XVI nói trong một thông báo về các nỗ lực truyền giáo rằng Tin Mừng không phải là một thông điệp "độc quyền" cho một vài người ưu tú nhưng nó là món phải được chia sẻ và là "một tin tức tốt lành cần được loan báo.

Ngày 25 tháng 1, Vatican đã phát hành thông báo chính thức của Giáo hoàng về ngày Chúa Nhật Truyền Giáo thứ 85 sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 2011. Sự kiện này được tổ chức bởi Thánh Bộ Truyền Giáo Đức tin và là dành cho người Công giáo trên toàn thế giới để cầu nguyện cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay là: "Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em."

Đức Giáo Hoàng Benedict đã mở lời nhận xét của mình bằng cách nhấn mạnh rằng "công bố Tin Mừng là dành cho tất cả mọi người."

"Giáo hội tồn tại để truyền giáo," Ngài nói. "Hoạt động của GH phù hợp với lời của Chúa Kitô và dưới ảnh hưởng của ân sủng và lòng nhân đức của Ngài, trở nên đầy đủ và thật sự hiện diện trong tất cả các cá nhân và tất cả các dân tộc để dẫn họ đến đức tin trong Chúa Kitô."

Nhiệm vụ truyền bá Phúc Âm, sau đó, "đã mất dần tính cấp bách của nó," Đức Giáo Hoàng nói. Giáo Hội không thể "nghỉ ngơi dễ dàng" với ý nghĩ rằng "có những người vẫn không biết Chúa Kitô, người đã không hề nghe thông điệp của Ngài về sự cứu rỗi."

Giáo hoàng Benedict cũng chỉ ra số lượng ngày càng tăng của các cá nhân đã được nghe Phúc âm nhưng đã quên nó, bỏ rơi nó, hoặc không còn tự nhận mình với Giáo Hội. Ngài nói rằng trong thời hiện đại, ngay cả các xã hội truyền thống Kitô giáo cũng "không sẵn lòng đón nhận Tin Mừng."

Ngài trích dẫn một sự thay đổi văn hóa - chịu ảnh hưởng của toàn cầu hóa và thuyết tương đối ngày càng tăng - tác động đến tâm tính và lối sống "mà bỏ qua thông điệp Tin Mừng như thể Thiên Chúa không tồn tại, và coi trọng việc tìm kiếm hạnh phúc, thu nhập dễ dàng, sự nghiệp và thành công như mục tiêu của cuộc sống, thậm chí trả giá bằng các giá trị đạo đức. "

Đối với những người nghe và tin rằng, Đức Giáo Hoàng cho biết, các Phúc Âm "không phải là đặc quyền độc quyền của những người nhận được nó, nhưng là một món quà được chia sẻ, một tin tức tốt để được loan báo."

"Đây là món quà cam kết, giao phó không chỉ cho vài người, nhưng để cho tất cả mọi người đã rửa tội," Ngài nhấn mạnh.

ĐGH Benedict lưu ý rằng nhiệm vụ của phúc âm hóa ủy thác cho Giáo Hội là một quá trình phức tạp bao gồm "các yếu tố khác nhau." Hoạt động truyền giáo phải "duy trì sự đoàn kết và duy trì các tổ chức cần thiết để thiết lập và củng cố Giáo Hội," cũng như góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân ở các nước bị ảnh hưởng nhất bởi các vấn đề đói nghèo, suy dinh dưỡng, bệnh tật và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

"Vì vậy, bằng cách tham gia chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ của Chúa Kitô, các Kitô hữu trở thành người xây dựng hòa bình và đoàn kết mà Chúa Kitô đã cho chúng ta, và họ hợp tác trong việc đạt được kế hoạch của Thiên Chúa cứu rỗi cho nhân loại".
 
ĐTC: Phúc Âm hóa mà không có sự tương trợ đối với những người bị áp bức thì không thể được chấp nhận
Bùi Hữu Thư
19:16 25/01/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “không thể chấp nhận” nếu việc Phúc Âm hóa không đề cập đến những vấn đề khẩn cấp về nạn nghèo đói, bất công và áp bức.

Đức Thánh Cha nói trong diễn từ gửi cho Chúa Nhật Truyền Giáo Quốc Tế 2011: Không quan tâm đến các vấn đề trần thế của đời sống tức là lãng quên giáo huấn của Phúc Âm là yêu tha nhân đang đau khổ và thiếu thốn và “điều này không phù hợp với đời sống của Chúa Giêsu,” là phối hợp việc rao giảng Tin Mừng với việc chữa lành các bệnh tật cho mọi người.

Việc cử hành Chúa Nhật Truyền Giáo Quốc Tế hàng năm sẽ được tổ chức tại Vatican và tại đa số các quốc gia vào ngày 23 tháng 10.

Trong điện văn được đọc bằng tiếng Ý ngày 25 tháng 1 tại Vatican, Đức Thánh Cha chú trọng đến trách nhiệm của mỗi Kitô hữu đã rửa tội là phải loan báo sứ điệp Phúc Âm cho tất cả mọi người nam và nữ ở khắp cùng trái đất.

Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta không thể thản nhiên về sự kiện là sau 2.000 năm vẫn có những người chưa biết Chúa Kitô và vẫn chưa được nghe biết sứ điệp cứu rỗi của Người.”

Điện văn nói: Cũng không kém quan trọng là sự thay đổi về văn hóa tại các quốc gia có truyền thống Kitô giáo khi họ lãng quên hay từ bỏ đức tin Kitô và hiện đang “chống cưỡng lại việc mở lòng ra” cho chiều kích của tôn giáo và tín ngưỡng.

Điện văn của Đức Thánh Cha nói: Toàn cầu hoá và thuyết tương đối đã nuôi dưỡng sự lan tràn của một não trạng và lối sống “tuyên dương việc tìm kiếm sự hưởng thụ và giầu có dễ dàng và coi chức nghiệp và sự thành công là những mục tiêu trong đới sống, bất kể đến các giá trị luân lý.”

Điện văn nói: Đem Phúc Âm đến cho mọi người là “dịch vụ quý giá nhất giáo hội có thể cung cấp cho nhân loại và cho tất cả mọi cá nhân đang kiếm tìm những lý lẽ sâu xa để sống đời sống cho trọn vẹn.”

Điện văn của Đức Thánh Cha nói: Nhưng Phúc Âm hóa là một “thể thức phức tạp” bao gồm việc tương trợ đối với những ai đang thiếu thốn.

Điện văn nói: Người Công Giáo được mời gọi yểm trợ các xứ truyền giáo ngoại quốc và đề cao con người nhân bản.

Điện văn nói: Đức Thánh Cha Phaolô VI nhấn mạnh rằng “điều không thể chấp nhận là Phúc Âm hoá có thể bỏ qua những vấn đề liên quan đến việc phát triển con người, đến công lý và việc giải phóng khỏi mọi hình thức áp bức, dĩ nhiên là phải tôn trọng việc tự chủ trong chính trường.
 
Top Stories
Al Azhar also expected in Assisi
Asia-News
12:09 25/01/2011
Suspension of dialogue with the Vatican concerns Egyptian Church. For days, Patriarch Naguib, spokesman for the bishops and Catholic communities has submitted to the Egyptian government and the imam of Al Azhar, the Arabic translation of the Pope's speech that led to the apparent freeze. Accusations against Al Jazeera, of intentionally misrepresenting the papal message. In both east and west growing need for real religious freedom against terrorism and secularism.

Rome (AsiaNews) - The decision of Al Azhar to "freeze" dialogue with the Vatican continues to surprise and pain Egyptian Christians. The spokesman of the Coptic Catholic Church, Fr. Rafic Greich has expressed regret over the Islamic University’s decision and his hopes that dialogue will resume. Vatican figures above all hope that Al Azhar will not miss the meeting with representatives of world religions in Assisi in October, wanted by Benedict XVI to remember the 25 years since the first meeting - at the time of John Paul II - and revive the "spirit of Assisi".

Unfortunately, Al Azhar and the Egyptian government continue to criticize the pope's words who – they maintain - asked the Western governments to defend Christians on New Year’s day. In addition, they accuse the pope of only being concerned for Christians and of not taking to heart "the violence faced by Muslims in Iraq and Afghanistan".

In fact, the pontiff's words were: “the threatening tensions of the moment and, especially, before the discrimination, abuse and religious intolerance that today are striking Christians in particular (cf. ibid., n. 1), I once again address a pressing invitation not to give in to discouragement and resignation. I urge everyone to pray so that the efforts made by various parties to promote and build peace in the world may be successful. For this difficult task words do not suffice; what is needed is the practical and constant effort of the leaders of Nations, and it is necessary above all that every person be motivated by the authentic spirit of peace, to be implored ever anew in prayer and to be lived in daily relations in every environment”.

The satellite channel al-Jazeera, and many Western media short circuited in their titles, summarizing the words of Benedict XVI in a "The Pope calls on Western governments to defend the Christians in the Middle East." In short, a new kind of crusade.

It must be said that throughout the past few weeks and several times, Card. Antonios Naguib, head of the Assembly of Catholic Patriarchs and Bishops of Egypt, publically explianed the true meaning of the pope’s words. A Catholic delegation, headed by Greek Melkite Patriarch Gregorios III, has visited Mahmoud Hamdi Zaqzouq, Minister of Waqfs (Islamic Religious Affairs), to hand him the Arabic translation of Benedict XVI’s address and clarify the ambiguity caused by al Jazeera that "attempts to sow confusion and stir relations between Egypt and in particular Al Azhar and the Catholic Church."

According to Fr. Greich, Al Jazeera deliberately turned the papal declaration into a "request for Western governments to protect Christians," while the pope only asked local governments to protect all citizens from terrorism.

A week ago, another Catholic delegation - including the auxiliary bishops of Alexandria, Mgr. Youhanna Golte and Mgr Boutros Fahim, along with Fr Greich - visited the Imam of Al Azhar, Sheikh Ahmad Al Tayyib to present him the actual statements of the pope and shed more light on Al Jazeera’s manipulation thereof. At the end of the encounter Al Tayyib and the delegation agreed that Al Azhar would publish a statement on their meeting.

"Instead of the press statement - said Father Greich - we were shocked by the announcement of the freezing of dialogue between Al Azhar and the Vatican”.

The growing feeling among experts is that the freezing of the dialogue between the Vatican and Al Azhar is a smokescreen to conceal Egypt’s responsibility for the Alexandria attack. From the very start the Egyptian government denounced "foreign hands" behind the massacre of Christians, stressing that "Christians and Muslims in Egypt are one nation."

This declaration of innocence is not totally true. In fact, the Christians in Egypt face discrimination on many levels (construction of churches, repairs, employment in public positions, etc.. .). Moreover, the government has one nothing to stop the growth of fundamentalism and fanaticism, which are the bedrock of terrorism.

From this point of view, in the aftermath of the attack in Alexandria, the Catholic Church has made a series of requests of the government (new laws on religious buildings; restructuring of the school curricula to erase discrimination, fair trials and the imposition of sentences for those who encourage fanaticism, ..)[1].

Instead, the government continues to favour the track of foreign terrorists, and is slow to address the problems of discrimination within its own borders.

To a certain extent, Egypt is behaving like many Western governments. These, too, after the bombings in Baghdad and Alexandria, cried terrorism, failing to realise that the crux of the problem of Christians safety lies within governments that prefer to sacrifice the followers of Jesus, rather than risk unhinging the Muslim world. Thus they do not help religious freedom, on the contrary, the leave the door open for fanaticism.

On the other hand, Western governments should not be invoked to launch wars and sanctions, but to strengthen cultural dialogue, to support education (an area that is becoming increasingly controlled by al Qaeda), to suggest effective reciprocity.

Under the shadow of this shameful situation of political inanity, both Eastern and Western, the real value of the meeting in Assisi and its "spirit" becomes increasingly relevant. As in the days of John Paul II, in no way does it want to be seen as a sort of "UN of religions", a watered-down syncretism of identities. Rather, the global meeting aims to be a symbol.

Its "spirit" wants to emphasize two elements: that religion and religions are not a problem for the world, but a resource. That they can live together and are not destined towards an inevitable clash of civilizations.

In this sense, the Assisi proposal aims, as a positive gesture, to counter the problems which undermine global peace as identified by the Pope; terrorism and secularism. The first because it uses violence to impose one religion, the other because it marginalizes the religious energies of society, reduces freedom of religion, and humiliates the dignity of all persons to the material dimension alone.

(André Azzam collaborated)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tất niên của sinh viên Công giáo Cổ Nhuế
Jos Luân
11:31 25/01/2011
HÀ NỘI - Chiều tối ngày 24/11/2011 (21 tháng Chạp), tại nhà thờ Hoàng Thôn – Cổ Nhuế, Cha xứ cùng quý cha đồng tế và sinh viên Công giáo miền Cổ Nhuế đã cùng hiệp dâng thánh lễ tất niên tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao hồng ân Ngài đã ban trong suốt một năm qua.

Xem hình ảnh

Những ngày cuối năm, người ta thường dành thời gian để nhìn nhận lại những việc đã làm được và những điều còn chưa làm được. Sau một năm với những nỗ lực trong học tập; với những thành quả đã đạt được, với những điều còn cần phải cố gắng; và cả những niềm vui, những nỗi buồn của đời sinh viên...Thánh lễ tất niên là dịp để các bạn sinh viên quy tụ với nhau, cùng nhau chia sẻ và nhìn nhận lại bản thân. Thày Phó tế trong bài chia sẻ với các bạn sinh viên đã nói: “ Sau biết bao những cố gắng, những lo lắng cho việc học tập, các bạn cần phải biết dừng lại. Dừng lại để nhìn nhận lại bản thân. Dừng lại để biết được mình là ai? Mình như thế nào? Dừng lại để xác định cho mình hướng đi thật đúng đắn...”

Với tinh thần và sức trẻ, cầu chúc các bạn sinh viên Công giáo miền Cổ Nhuế sẽ ngày càng lớn mạnh trong Thiên Chúa Tình Yêu!
 
Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho mừng lễ thánh Phaolô Tông đồ trở lại
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
11:51 25/01/2011
MỸ THO - Sáng sớm ngày hôm nay, 25.02.2011, vào lúc 5h20 Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho – chủ tế thánh lễ tại nhà nguyện của Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, Tỉnh Dòng Mỹ Tho để mừng kính Thánh Phaolô tông đồ trở lại, mừng Bổn Mạng và Bế Mạc Năm Thánh 2010 của Hội Dòng. Cùng đồng tế trong thánh lễ với Đức Cha có Cha Tổng Đại Diện, Cha Dom. Đinh Quang Vinh dòng Don Bosco, Cha Philípphê Trần Bá Lộc, Cha Giuse Nguyễn Tuấn Hải, Cha GBt. Nguyễn Nhựt Cương. Tham dự thánh lễ có khoảng 120 nữ tu và tu sinh của Tỉnh Dòng; trong số đó có các soeur đang phục vụ ở các cộng đoàn không quá xa thành phố Mỹ Tho cũng về tham dự ngày Đại Lễ của Hội Dòng.

Trong Nhà Nguyện tuy nhỏ nhưng rất thân thiện và ấm áp, thánh lễ đã diễn ra trong bầu không khí thánh thiện và sốt sắng; hòa cùng những bài thánh ca được chuyển tải bằng những tiếng hát réo rắt véo von của các soeur, càng làm tăng thêm lòng sốt mến của những con tim sẵn sàng hiến dâng cho tình yêu Thiên Chúa.

Trong phần dẫn nhập đầu lễ, sau khi chào Cha Tổng Đại Diện, quí Cha, Soeur Bề Trên Giám Tỉnh và mọi thành phần trong toàn Tỉnh Dòng, Đức Cha Phaolô hướng mọi người vào trong những ý nghĩa thâm sâu của ngày lễ. Trước hết Đức Cha gợi lên ý nghĩa của việc mừng kính Thánh Phaolô Tông đồ trở lại, ngày Bổn Mạng của Nhà Dòng, và còn quan trọng hơn thế nữa, đó là hôm nay Bế Mạc Năm Thánh của Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho. Đức Cha mời gọi mọi người hãy sốt sắng dâng thánh lễ này với trọn niềm tin yêu và hy vọng, đồng thời cũng vui sướng vì tin rằng Tỉnh Dòng sẽ hiệp nhất và phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai tươi sáng.

Trong bài giảng theo Tin Mừng Mc 16,15-18, Đức Cha Phaolô giải thích rằng ngoài Nhóm Mười Hai đã được Chúa Giêsu tuyển chọn ra, còn một vị Tông Đồ đặc biệt, có biệt danh là “Tông Đồ dân ngoại”, biệt danh đó không ai có, ngoại trừ Phaolô. Phaolô xứng đáng với biệt danh này, vì tình yêu của ông, vì sự tranh đấu và những hy sinh của ông cho lương dân, nhưng quan trọng hơn cả là vì ý muốn của Chúa Giêsu. Đức Cha cũng đã dùng những diễn từ rất hay và sống động để mô tả và nhấn mạnh về mối tương quan của thánh Phaolô với Chúa Giêsu, đó là một “tiếng sét ái tình”, “tiếng sét ái tình đã đánh trúng tim ông, mạnh đến nỗi làm cho ông từ trên lưng ngựa ngã xuống đất,” … “Tiếng sét ái tình đã thay đổi cả cuộc đời ông, và để lại dấu vết không phai mờ trong tim ông, làm cho ông không bao giờ quên Đấng Chúa Phục Sinh đã đến tìm gặp ông. Và tình yêu của ông đối với Chúa Kitô lúc nào cũng đậm đà, mặn nồng giống như một tình nhân đối với người tình của mình.”

Để kết thúc bài giảng, Đức Cha liên hệ và so sánh mối tương quan giữa Phaolô với Đức Giêsu, và mối tương quan giữa Giáo Hội với những người bách hại các Kitô hữu ngày nay bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngài nói: “Hiện nay còn biết bao nhiêu người Kitô hữu phải chịu đau khổ, bị ức hiếp, bị kỳ thị, bị hành hạ, bị khủng bố khắp năm châu bốn bể. Chúng ta hãy nghĩ đến họ như nghĩ đến Chúa Kitô, thương mến họ như thương mến Chúa Kitô. Biết bao nhiêu người Kitô hữu khác bị người đời khinh dễ, nhạo cười, vì một mực đeo đuổi những giá trị của Tin Mừng, nhất quyết thi hành giáo huấn của Chúa Kitô! Chính chúng ta cũng có thể bắt bớ Chúa, không bằng vũ lực bên ngoài, nhưng bằng nhiều cách làm đau lòng Người không kém. Ví dụ mỗi lần ta không đón nhận sự thúc đẩy nội tâm do Tình yêu của Chúa, mỗi lần bỏ qua một nghĩa vụ ta không ưa thích, mỗi lần quay lưng với thập giá của Chúa, không chấp nhận hy sinh đau khổ với Chúa và vì Chúa, mỗi lần từ khước một người anh chị em mà Chúa gởi tới trên đường đời của ta. Mỗi lần ta phê phán gay gắt, hay có cử chỉ thù nghịch với tha nhân.”

Những lời giáo huấn của Đức Cha vừa nâng đỡ, vừa thúc đẩy đời sống cá nhân và cộng đoàn của Hội Dòng rất nhiều. Cộng đoàn phụng vụ đã ghi nhận và tin yêu rằng, Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và ban ơn để thăng tiến Giáo Hội không ngừng.

Sau bài giảng, Thánh lễ diễn tiến như thường lệ. Sau khi đọc lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha Phaolô long trọng ban phép lành toàn xá cho cộng đoàn phụng vụ với những điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 6 giờ 17 phút sáng cùng ngày. Sau thánh lễ, soeur Bề Trên Giám Tỉnh và quí soeur đã mời Đức Cha và quí Cha dùng điểm tâm buổi sáng cùng quí soeur tại phòng ăn trong bầu khí thân thiện và chia sẻ. Tất cả cùng vui mừng cảm tạ Thiên Chúa vì Hồng ân Chúa ban trong Năm Thánh vừa qua, và những hồng phúc trong ngày Đại lễ kính thánh Phaolô.
 
Hân hoan kính mừng Đại lễ Kim Khánh Giám Mục Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
12:37 25/01/2011
Đại lễ Kim Khánh Giám Mục Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện
(22.01.1961-22.01.2011)
"Thực Hành và Chân Lý" (1Gioan 3, 18-19)


Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam và Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu xin hân hoan chúc mừng Đại lễ Kim Khánh Giám Mục (50 năm), mừng 79 năm Linh mục (20.2.2011) và mừng đại thọ 105 tuổi (13.03.2011) của Ðức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, nguyên Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, Kinh Sĩ Danh Dự của Nhà Thờ Chính Tòa Nice/Pháp (Chanoine d´Honneur de la Basilique Cathédrale Ste Marie - Ste Réparate).

Xin hiệp thông tạ ơn Thiên Chúa với Đức Cha, với thân bằng quyến thuộc, với giáo phận Vĩnh Long và toàn thể Giáo Hội Việt Nam vì muôn hồng ân trong 50 năm Giám Mục, 79 năm linh mục và 105 năm cuộc đời của Đức Cha.

Hết lòng nguyện chúc Đức Cha đại Phúc, đại Lộc, đại Thọ và đại Thánh Đức.

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
TM/ ban điều hành

Sau đây là đôi dòng về Ðức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện.

- Sinh ngày 13.03.1906 tại họ đạo Ba Trinh, Cái Côn, Sóc Trăng.
- Thụ phong linh mục ngày 20.02.1932 tại Nam Vang.
- 1932 Giáo Sư nhà giảng Banam, Cam Bốt.
- 1936 Phó xứ Họ Ðạo Hoa Lang.
- 1941 Cha Sở Họ Ðạo Cù Lao Tây.
- 1954 Sáng lập tờ báo Thực Hành làm cơ quan liên lạc trong địa phận.
- 1955 Cha Sở Họ Ðạo Năng Gù, Long Xuyên.
- 1955 Cha Sở nhà thờ Chính Tòa Cần Thơ.
- 1956 Cha chính địa phận Cần Thơ, lập một nhà in tại Cần Thơ để in ấn sách đạo.
- 24.11.1960 Ðược bổ nhiệm làm giám mục Giáo Phận Vĩnh Long.
- 22.01.1961 Thụ phong giám mục trước Vương Cung Thánh Ðường Sàigòn với khẩu hiệu “Thực Hành và Chân Lý”.
- 03.04.1961 Chính thức nhận Giáo Phận Vĩnh Long.

Đức Cha Antôn Thiện là giám mục thứ 19 trong các vị giám mục Việt Nam, chịu chức cùng ngày 22.01.1961 với các Đức Cha sau đây:
* Micae Nguyễn Khắc Ngữ (1909 - 2009).
* Giuse Trần Văn Thiện (1908 - 1989).
* Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921 - 1988).

Bốn vị nói trên đã chịu chức trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, khi Giáo Hội Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử quan trọng.

Sau 400 năm Tin Mừng được rao giảng ở Việt Nam (từ năm 1533), Giáo Hội Việt Nam mới có vị giám mục bản xứ đầu tiên là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng vào năm 1933. Tuy nhiên 27 năm sau, khi Giáo Hội Việt Nam có những dấu hiệu trưởng thành dưới sự dìu dắt của các vị giám mục bản xứ, Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chính thức thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vào ngày 24.11.1960, nâng các giáo phận tông tòa trên toàn lãnh thổ Việt Nam lên hàng giáo phận chính tòa, trực thuộc ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn với ba vị tổng giám mục. Cùng ngày này Tòa Thánh quyết định thiết lập thêm 3 giáo phận mới trong giáo tỉnh Sài Gòn: Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên.

Có những địa phận mới và vì sự thuyên chuyển của một số giám mục trong giai đoạn nầy, Tòa Thánh đã bổ nhiệm 4 vị giám mục:
- ĐGM Nguyễn Văn Thiện, giám mục thứ hai của giáo phận Vĩnh Long (thay thế ĐGM Ngô Đình Thục được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Huế).
- ĐGM Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục đầu tiên của giáo phận Long Xuyên.
- ĐGM Trần Văn Thiện, giám mục tiên khởi của giáo phận Mỹ Tho.
- ĐGM Nguyễn Kim Điền, giám mục thứ hai của giáo phận Cần Thơ (thay thế ĐGM Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Sài Gòn).

Tên của 4 vị được ghi trong văn kiện lịch sử là sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, được ký vào ngày 24.11.1960.

Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện là giám mục thứ hai của Giáo Phận Vĩnh Long kể từ khi Giáo Phận này được thiết lập vào năm 1938. Tuy nhiên, trên một phương diện khác, ngài là giám mục chính tòa tiên khởi của Vĩnh Long, được nâng lên hàng giáo phận chính tòa theo sắc chỉ nói trên.

Hơn 7 năm chăm sóc Giáo Phận Vĩnh Long (24.11.1960-18.09.1968), Ngài nhận thấy cánh đồng bao la, thợ gặt ít, nên Ngài đã khởi xướng và thành lập trung tâm Tu Hội Truyền Giáo: một cho Nam Giới (giao cho Cha Raphae Nguyễn Văn Diệp), một cho Nữ Giới (Cha Phaolô Ngợi đảm trách). Năm 1961, Đức Cha lập Trung Tâm Truyền Giáo tại Ngã Ba Cần Thơ (cơ sở II Tiểu Chủng Viện) để huấn luyện những người có năng lực đi giúp việc truyền giáo: dạy giáo lý, đi thăm viếng...

Với tâm hồn tông đồ nhiệt thành, Đức Cha Antôn đã tổ chức tại Trung Tâm Truyền Giáo hơn 30 khóa huấn luyện Quới Chức và các Hội Đoàn, đào tạo nên những tông đồ giáo dân cho Họ Đạo và cho xã hội. Năm 1961 và 1962 mỗi tuần đều có mở khóa, đến 1963 ban huấn luyện đi mở khóa trong các Họ Đạo.

Năm 1964 Trung Tâm nầy được sửa chữa để làm Đại Chủng Viện cho 3 giáo phận trong vùng (Cần Thơ, Vĩnh Long và Mỹ Tho) và Trung tâm Truyền Giáo được di dời về Cầu Vồng. Năm 1964 Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long khai giảng khoá đầu tiên dưới sự hướng dẫn và đào tạo của các Linh mục Tu Hội Xuân Bích.

Từ cuối năm 1964 Đức Cha Antôn đã cho xây cất Nhà Thờ Chính Tòa với một phần vật liệu do Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục để lại, ở Ngã Ba Cần Thơ, theo mô hình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phỏng theo mẫu con tàu to lớn của ông Noe trong sách Cựu ước.

Năm 1965, Đức Cha Antôn quyết định sử dụng nhà thờ Chính Toà mới, tuy chưa hoàn thành, tổ chức lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Giám Mục Cần Thơ.

Năm 1965, do lòng yêu mến Đức Mẹ sâu xa nồng nhiệt, Đức Cha Antôn cho thành lập trung tâm hành hương Fatima, thu hút giáo hữu gần xa hành hương để thêm lòng yêu mến và tôn kính Đức Mẹ.

Ngài có ý định hợp nhất Hội Dòng Mến Thánh Giá thành một thay vì hai Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum và Cái Mơn, nên Ngài cho xây dựng một nhà đệ tử chung. Năm 1970 nhà nầy thành hình và được giao cho Cha Giacôbê Trần Văn Quyển phụ trách.

Nếu không có trở ngại vì tình thế, nếu có đủ phương tiện vật chất, chắc chắn công trình của Đức Cha Antôn đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Phận.

- 1968 Ðức Cha Antôn bị đau mắt vì khói lửa và hơi độc, do đau buồn vì những hư hại của Giáo Phận do trận tổng công kích Tết Mậu Thân gây ra.

Mắt càng ngày càng mờ, Đức Cha Antôn đi chữa trị ở nhiều nơi, các bác sĩ chuyên khoa địa phương và chuyên khoa Ngoại Quốc đều bó tay.

- 12.07.1968 Đức Cha Antôn đệ đơn xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, trở thành Giám Mục Hiệu Tòa Spello, sau đó đi chữa bệnh mắt tại Pháp và Nhật nhưng không khỏi. Ở Nhật ngài mang thêm bệnh sạn trong túi mật phải giải phẫu. Ngài được tin Tòa Thánh chấp nhận cho từ chức. Ngài bay về Vĩnh Long để tham dự những lễ quan trọng: Ngày 12.09.1968, Ngài phụ phong trong lễ Tấn Phong Tân Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu tại Vương Cung Thánh Đường Sàigòn. Ngài dự lễ tri ân do các Linh Mục trong Giáo Phận Vĩnh Long tổ chức ngày 18.09.1968, và hai ngày sau đó, ngài về hưu ở nhà hưu dưỡng Giáo Phận Cần Thơ.

Ngài vẫn còn hy vọng và tiếp tục đi chữa bệnh mắt. Năm 1975 không thể trở về quê hương, Ngài nghỉ hưu tại Nice/Pháp.

- 1986 Ðức Cha tham dự Ðại Hội Công Giáo Việt Nam tại Königstein/ Ðức.

- 19.06.1988 Ðức Cha Antôn là Vị Giám Mục Việt Nam duy nhất tham dự và đồng tế cùng với Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong thánh lễ tôn phong 117 Vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam tại Rôma.

Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện để lại cho Giáo Phận Vĩnh Long một giáo phận với đầy đủ các cơ sở cần thiết và trên đà phát triển. Ngài để lại nhiều kỷ niệm tinh thần và vật chất cho thế hệ đã qua và để lại âm hưởng đức tin cho thế hệ sắp đến. Để nhớ đến vị cựu chủ chăn của giáo phận, năm 2006 giáo phận Vĩnh Long đã tổ chức lễ Tạ Ơn Sinh Nhật thứ 100 của Ðức Cha và luôn luôn cầu nguyện cho Ngài.

Huy hiệu giám mục của Ðức Cha Antôn có hình cây dừa và hai cụm mây xanh. Ngài nói: "Cây dừa tượng trưng cho sự kiên nhẫn và bền bĩ, cây dừa phải trồng lâu năm mới sinh hoa trái, thời gian sống của cây dừa bền lâu hơn nhiều cây khác."

Hiện nay Ðức Cha Antôn là Giám Mục cao niên nhất thế giới và là Vị Giám Mục Việt Nam đầu tiên được hồng ân tạ ơn 50 năm giám mục. Ngài luôn theo dõi tình hình Giáo Hội Hoàn Vũ và nhất là Giáo Hội Việt Nam, mỗi ngày với chuỗi mân côi Ngài cầu nguyện cho Giáo Hội và đặc biệt cho giáo phận Vĩnh Long. Tuổi thượng thọ nhưng Ðức Cha còn nhớ rất nhiều về lịch sử của Giáo Hội. Ngài là một chứng nhân của lịch sử Giáo Hội Việt Nam.

Ngày 22 tháng 01 năm 2011 xin hiệp thông với Đức Cha Antôn tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân Ngài đã ban xuống trên Đức Cha trong suốt 50 năm qua và nguyện xin Thiên Chúa ban cho Đức Cha những gì tốt đẹp nhất theo Thánh Ý Chúa.

(Nguồn: VietKathMission – KA)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên tài âm nhạc Frédéric Chopin
Trâm Thiên Thu
10:34 25/01/2011
Việc chẩn đoán này khả dĩ giải thích một số vấn đề sức khỏe đã “hành hạ” nhà soạn nhạc thiên tài của Ba lan trong cuộc đời ngắn ngủi của ông.

Âm nhạc của Frédéric Chopin gây cảm động và diễn cảm. Nhà soạn nhạc và chơi dương cầm này là người ốm yếu và chết trẻ khi mới 39 tuổi. Qua nhiều năm, các chuyên gia đã đề nghị nhiều cách chẩn đoán vấn đề sức khỏe của ông, từ rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) tới bệnh phổi. Một cuộc phân tích mới đã có một lý thuyết khác.

Các nhà nghiên cứu nói rằng Chopin thường xuyên bị ảo giác, có những đợt u uất và các triệu chứng khác cho thấy ông bị chứng động kinh (epilepsy). Phát hiện này có thể có cách nhìn khác về thiên tài âm nhạc Chopin và cuộc đời ngắn ngủi của ông.

Manuel Várquez Caruncho, chuyên gia X quang tại Xeral-Calde Hospital Complex ở Lugo, Tây ban nha, nói: “Ảo giác của Chopin được coi là cách biểu hiện một tâm hồn nhạy cảm, một con người lãng mạn. Chúng tôi nghĩ rằng nên tách cách nhìn lãng mạn ra khỏi thực tế để có thể hiểu hơn về con người này”. Kết quả khám nghiệm tử thi của Chopin đã thất lạc từ lâu, nhưng nhiều khoa học gia và sử gia đã viết về sức khỏe của nhà soạn nhạc thiên tài này.

Chopin sinh năm 1810, luôn khổ sở vì khó thở và sốt. Ông ốm yếu, thường bị ho và bị nhiễm trùng phổi. Hồi nhỏ ông bị tiêu chảy, lớn lên bị đau đầu dữ dội, rồi ông bị chứng u uất hành hạ. Cách chẩn đoán thường được đề nghị nhất về vấn đề sức khỏe của Chopin là u xơ nang (cystic fibrosis) và thiếu alpha 1-antitrypsin – một dạng bệnh phổi di truyền. Người ta không nghĩ ông bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và bệnh tim.

Chắc chắn bệnh phổi đã cướp sinh mạng của Chopin. Nhưng với kinh nghiệm của một chuyên gia, Várquez Caruncho đã xem bệnh án của nhà soạn nhạc này, ông chú ý các triệu chứng có vẻ cho thấy chứng rối loạn tai biến (seizure disorder) – bệnh này chưa hề được nhắc đến trong bệnh án của Chopin. Várquez Caruncho rất thích nhạc Chopin nên đã mải mê nghiên cứu các tài liệu về Chopin, kể cả “Lịch Sử Đời Tôi” (The History of My Life) của George Sand – nữ tiểu thuyết gia người Pháp. George Sand và Chopin đã có những năm yêu nhau từ giữa thập niên 1830.

Chuyên viên X quang Várquez Caruncho chú ý tới những chi tiết “ăn khớp” với chứng rối loạn tai biến. Trong một lá thư gởi cho con gái của bà Sand, Chopin cho biết tại sao ông đột ngột rời khỏi phòng khi đang chơi bản Sonate cung Si giáng thứ trong buổi hòa nhạc năm 1848: “Tôi bất chợt thấy trong thùng đàn dương cầm có những sinh vật bị nguyền rủa như đã xảy ra với tôi vào một đêm sầu thảm tại tu viện Carthusian”.

Sand viết về “những kẻ khủng bố và ma quỷ” mà Chopin không thể vượt qua. Bà nhắc đến “nỗi lo về sự tưởng tượng của ông”. Chính Chopin cũng diễn tả cảm giác “xa xôi – như thường có trong khoảng không gian xa lạ nào đó”.

Várquez Caruncho chú ý một số cách mô tả sự ảo giác của Chopin như phức tạp, thị giác và tái phát, kéo dìa từ 2 phút trở lên, và Chopin có thể nhớ chính xác các chi tiết. Thị giác đôi khi khiến ông cảm thấy xa rời thực tế. Chúng thường xuất hiện vào chiều tối hoặc kèm theo sốt.

Várquez Caruncho và nhà thần kinh học Francisco Brañas Fernández viết trên trên tạp chí Medical Humanities: “Vì Chopin không nghe nói đến tình trạng sức khỏe tinh thần của mình, ông không thể bị tâm thần phân liệt (schizophrenia), trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực hoặc các dạng rối loạn tâm thần (psychosis)”. Dựa vào các đặc điểm về ảo giác, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể Chopin bị chứng đau nửa đầu (migraines) với sự thoáng qua và độc tố của thuốc.

Người ta cho rằng Chopin bị chứng động kinh thùy thái dương (temporal lobe epilepsy), có thể tạo u sầu và ảo giác vì sợ hãi, lo lắng, mất ngủ và trầm cảm. Chấn động không nhất thiết ảnh hưởng bệnh. Bệnh này thường là dạng động kinh cục bộ và chỉ ảnh hưởng một phần não, chưa thấy mô tả khi Chopin còn sống. Một nhà thần kinh học xác định bệnh này hơn 10 năm sau khi Chopin qua đời năm 1861.

Barbara Dworetzky – trưởng khoa động kinh, EEG và Giấc ngủ tại Brigham và Bệnh viện phụ nữ ở Boston – nói: “Việc chẩn đoán chứng động kinh thùy thái dương được người ta đồng ý là vẫn có thể có cách giải thích khác”. Chopin đã dùng thuốc phiện (opium) như thuốc, và thuốc phiện có thể gây ảo giác. Cũng có thể bệnh phổi của Chopin đã làm não mất oxygen, dẫn đến ảo giác.

Nếu lý thuyết mới là đúng, Chopin không là người nổi tiếng đầu tiên bị chứng động kinh thùy thái dương. Joan of Arc và Vincent Van Gogh cũng đã bị coi là bị chứng bệnh này.

Dù sao thì bạn bè của Chopin thường coi ảo giác của ông là cách thể hiện của thiên tài và bản chất nhạy cảm của ông. Phát hiện mới này cho thấy các thời kỳ này chỉ là triệu chứng của một chứng rối loạn nào đó chưa xác định. Dworetzky nói: “Đa số những người bị động kinh đều là chính họ, và rồi họ cũng bị tai biến. Không phải chứng động kinh khiến họ trở nên thông minh và là thiên tài”.

(Chuyển ngữ từ Discovery News)
 
Hãy yêu thương vợ mình
Tuyết Mai
10:40 25/01/2011
Nguyện xin Chúa Kitô luôn chúc lành cho quý ông để có được trái tim nhân ái và nhân hậu, được giống như Thánh Cả Giuse, mà biết yêu quý vợ của mình; sau mới đến yêu thương người khác (others). Tôi xin được hỏi quý ông chồng nhé! Trong gia đình ai là người thiệt thòi nhiều nhất?. Thưa lẽ dĩ nhiên là quý bà vợ rồi!. Tôi xin được nhắc nhở công việc hằng ngày của chúng tôi, để nhắc quý ông nên nhớ rằng chúng tôi hằng ngày đầu tắt mặt tối, chẳng một lúc nào được nghỉ ngơi. Cả đời chỉ biết bận rộn với công việc ngoài hãng xưởng. Trách nhiệm đi làm đi ăn để đóng góp sở hụi trong gia đình, so với các đấng mày râu thì xin thưa chúng tôi đã góp bằng một nửa!?. Có khi lương của chúng tôi lại hơn cả quý ngài nữa đấy nhé!. Về nhà thì xin thưa công việc của quý ông góp vào như thế nào?. Trong khi chúng tôi phải thật lẹ thay quần áo cho nhanh bay vào bếp để lo cho bữa cơm tối của gia đình. Các ông có phụ các con làm bài tập ở trường đem về nhà không?. Các ông có phụ gì trong nhà bếp không?. Hay các ông để mặc vợ con ở nhà làm gì thì làm, còn các ông lấy xe đi đâu?. Giải sầu hay giải khuây?. Đi ngủ, coi TV, hoặc ngồi chễm chệ trên máy computer suốt hằng giờ, rồi thì đến giờ cơm thì ngang nhiên vào dùng bữa?.

Phải công nhận phái nữ của chúng tôi đã bị ràng buộc vào cuộc đời của quý ông ngay cái ngày mà chúng ta đứng trước bàn thờ Chúa mà thề nguyền là cả hai sẽ nên một. Nhưng các ông thì khác. Các ông thề nên một nhưng tùy cái và tùy sự việc mà nên một mà thôi!. Thí dụ các ông rất là ích kỷ khi ràng buộc quý bà trở thành một với ông; là một với ông ngay cả những gì mà quý ông bắt buộc quý bà phải làm; mà không cần phải hội ý kiến gì với chúng tôi cả! Thưa đó là gia đình của ngày xưa, không thích hợp ở ngày nay nữa!. Có đôi khi chúng tôi chưa kịp nói gì thì đã trả lời dùm ý cho chúng tôi rồi!. Thưa đấy là sai lắm đó!. Chúng tôi là vợ của quý ông chứ có phải người làm không công của quý ông đâu!. Đi đâu về đến nhà chẳng biết ai chọc giận ngoài kia, thì liền về nhà đổ trên đầu vợ của mình. Ơ hay nhỉ, chúng tôi có phải là con của quý ngài đâu, hay người làm của quý ngài đâu nhỉ! Xin hãy xét ngay vai vế của mình, xem mình là ai? Vua trong nhà hay là chủ nhà? Để chúng tôi còn sắp xếp lại trên dưới cho có thứ tự trong nhà nhé thưa quý ông?.

Tôi không biết bên VN mướn người làm chắc rẻ lắm! Nhưng làm vợ của quý ông thì hẳn là rẻ hơn mướn người làm nhiều. Những ông nào mà độc thân thử đi mướn người làm thử xem nhé! Xem chịu nổi tiền được bao nhiêu tháng trời là cháy túi?. Mướn người về nhà chỉ để nấu cơm hai bữa một tháng rẻ cũng 1000 Dollars. Mướn người về nhà mỗi ngày một giờ đồng hồ để dậy chúng học và làm bài tập ở trường đem về nhà làm; một giờ là 10 Dollars. Mướn người giữ trẻ nít hằng ngày đến thì giá khác một tháng rẻ cũng 1200 Dollars; còn muốn họ ở luôn trong nhà để vừa coi trẻ và vừa lo chuyện nhà cửa bếp núc nấu ăn, trông chừng nhà, v.v…. lương có thể rẻ hơn vì họ ăn ở luôn trong nhà chúng ta. Chưa kể những việc vặt khác mà người vợ phải gánh vác mà người làm họ không chịu làm và có thể làm được?????. Xem qua quý ông đã chóng quay mày mặt chưa?. Ở đây là tôi xin thưa quý ông không được la mắng người làm vì đó là phạm luật hành hung người bị kiện thưa là quý ông ra tòa mà ngồi; vừa tốn biết bao nhiêu tiền bạc lại vừa mất thời giờ. Nhẹ thì chỉ tốn tiền và thời gian, nhưng nặng là vào tù.

Ở đây tôi chỉ xin thưa quý ông là hãy lắng lòng lại; xem ai là người mà mình luôn cần đến trong suốt cuộc đời của mình?. Sự thật không phải quý bà đâu nhé! Mà hoàn toàn là quý ông cần đến chúng tôi. Vì theo thống kê cho thấy rõ ràng là khi quý ông có vợ nhà thì sức khỏe của quý ông sống lâu sống khỏe hơn chúng tôi rất nhiều; vì có phải tất cả quý bà đều lo lắng cho quý ông?. Thế thì tại sao quý ông lại hành xử với vợ của mình tệ đến như thế?. Tôi đã làm việc ở những trung tâm người già và cảm thấy rất là bất mãn và thất vọng nơi quý ông chồng vô cùng. Chẳng lẽ Chúa lại sanh ra tất cả người đàn ông trên thế gian này đều ngược đãi và bạc đãi vợ mình như vậy hay chăng?. Mười cặp mà tôi thấy thì đều cả mười chúng tôi là người vợ có chồng bị stroke thì đều chăm lo cho quý ông hết mực; như lo thuốc men cặn kẽ; đút cơm, chùi …., tắm rửa thơm tho, còn thỉnh thoảng đẩy ra ngoài công viên hóng mát cho quý ông không cảm thấy buồn. Nhưng ngược lại mười cặp khác mà quý bà bị stroke thì quý ông đối xử rất tệ; cảm thấy sự chăm sóc là một cực hình; vợ cần việc vệ sinh thì liền lớn tiếng mà quát tháo; đấy là nơi chỗ công cộng không hiểu ngay tại tư gia quý ông sẽ hành xử thế nào trên các bà???. Chỉ có một cặp mà tôi thấy rất là dễ thương vì người chồng lo cho vợ tương đối là phải đạo; hỏi ra thì tại bà nhà trước đây đã có trái tim tha thứ cho ông khi ông làm chuyện không phải với bà. Bà đã tha thứ quá khứ cho ông trong suốt thời gian dính díu với người ta, mà lại cho ông đem theo thằng nhỏ qua Mỹ ở chung với cả gia đình; nên vì cái nghĩa đó mà ông bây giờ rất chịu khó với bà vợ yếu bệnh hơn ông.

Ngày Lễ Tình Yêu cũng sắp đến, tôi chỉ xin quý ông nên suy nghĩ và xét lại chính mình xem quà cáp, hoa tặng cho vợ, và những lời trong thơ, có thật với lòng mình và có xứng đáng với những hy sinh mà vợ đã cho mình suốt thời gian dài qua?. Xin Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trợ giúp quý ông biết sống thế nào cho phải đạo làm chồng làm cha trong gia đình. Vì tình yêu thương không thể nào mua được bằng tiền và nhất là đòi hỏi để được có; mà phải chịu thương chịu khó, chia sẻ, yêu thương, tương kính như tân, biết trân quý vợ mình từng ngày một; và phải biết cám ơn (appreciate) những gì hằng ngày (daily) vợ làm cho mình. Rất mong lắm thay!.
 
Văn Hóa
Lạy Thiên Chúa (Te Deum)
Ngô xuân Tịnh, CVK
10:09 25/01/2011
Lạy Thiên Chúa duy nhất Chúa

Chúng con quỳ lạy ngợi ca hát mừng

Ngài là Đức Chúa, tuyên xưng.

Trường tồn vạn đại hát mừng danh Cha

Cả toàn hoàn vũ bao lạ

Trước nhan thánh Chúa chói lòa uy linh

Tổng Thần phủ phục sấp mình

Thiên thần và cả đạo binh Nước Trời

Tạ ơn chúc tụng khôn ngơi

Vang lên bất tận những lời tung hô:

Thánh, Thánh, Chí Thánh... vang xa

Càn khôn Chúa tể, Đấng là thánh thiêng.

Đất trời rợp ánh vinh quang

Của Thiên Chúa Đấng mọi đàng uy linh

Tông Đồ ca ngợi nhiệt tình

Sứ Ngôn chúc tụng uy danh của Ngài

Tử Đạo oai dũng tỏ bày

Máu đào minh chứng về Ngài tín trung

Mọi nơi trần thế khắp cùng

Hội Thánh hoan hỷ tuyên xưng vững vàng:

Chúa Cha lẫm liệt uy hùng

Chúa Con chí ái với cùng Ngôi Ba,

Chúa Thánh Thần Đấng chính là

Ủi an hướng dẫn đậm đà yêu thương.

Lạy Ki-tô Đấng miền trường

Là Con Thiên Chúa yêu thương vĩnh hằng.

Chính Ngài là Chúa vinh quang

Yêu thương nhân loại chẳng màng ngôi cao

Xác phàm nhân thế mặc vào

Trong lòng Trinh Nữ được trao kiếp người

Nhờ thân xác Ngài vâng lời

Chúa Cha, giải thoát tội đời thế nhân

Sống trong bể khổ lầm than

Ra tay chiến thắng tử thần vẻ vang

Mở toang cánh cửa thiên đàng

Cho ai lòng họ sẵn sàng vững tin

Ngài đang hiển trị ngự trên

Ngai tòa vinh hiển cạnh bên Cha hiền

Vào ngày kết thúc thế trần

Chính Ngài trở lại vinh quang gian trần

Công minh xét xử thế nhân

Lạy Ngài phù hộ chúng con phận hèn

Máu Ngài châu báu tuôn tràn

Yêu thương rửa sạch thế gian tội tình

Xin cùng với cả thiên đình

Dâng lời cảm tạ chúc vinh danh Ngài
 
Trả nợ cuối năm
Trâm Thiên Thu
10:11 25/01/2011
Mưa lâm thâm những giọt cuối năm

Như món nợ cuối cùng trời trả cho đất

Để trần gian an tâm đón Tết

Giàu nghèo gì ai cũng có một mùa Xuân

Giai điệu yêu thương vang ngân

Trời đất giao hòa chân thành tha thứ

Bỏ qua cho nhau những gì của năm cũ

Cùng dìu nhau đón năm mới an bình

Vạt nắng vàng tô sắc thắm ân tình

Điệu nhạc Xuân phổ vần thơ Tết

Những đôi môi nở đóa cười hạnh phúc

Trả nợ cuối năm và hẹn nhau đón giao thừa

Những ngày cuối tháng Chạp, Canh Dần
 
Tao cũng muốn...
lykhách
11:57 25/01/2011
Tao cũng muốn về quê một chuyến
Lái Honda lạng quạng lên thăm mày
Ghé chợ bên đường lượm con gà, chú vịt
Lên đánh tiết canh nhậu bữa vô tư say

Ừ, nhớ chứ, Tết nào xa lắc ấy
Cỡi honda vất tên bạn xuống mương
Cả hai thằng té lấm lem mình mẩy
Bởi mưa Xuân ướt nhẹp bấy bùn đường

Mới đấy gần mười năm mày nhỉ
Thời gian nghĩ lại thấy giựt mình
Cầm tinh tuổi tý mà tánh như tuổi khỉ
Đời lắm cây cao leo nhánh rung rinh

Nhưng Tết năm này chắc không về mày ạ
Công việc, vợ con…vướng lắm chuyện gần xa
Tết nhứt bên này chẳng có gì nói cả
Đến Chúa Xuân cũng ở bển chẳng qua

Tao cũng muốn về lại lắm chứ mày
Thèm dạo những chợ hoa đầy đào cúc lan mai
Ngắm hoa xuân nhớ cái thời còn ưa…chọc gái
Ai cũng khen xinh, thiệt con cái nhà ai!

Thuở Tết đầy lòng nên gì cũng khang khác
Vạn thọ, mồng gà…dậy ngào ngạt ý Xuân
Những loài hoa khơi bao tâm tình thất lạc
Chỉ Tết mới mang về bộn ý cũ bâng khuâng!

Rượu Tây có khi không ngon hơn Đế quê nhà mày ạ
Đế chẳng thơm phưng phức như rượu Tây
Gọi Đế, mà Đế đếch vị gì vương giả
Nhưng ngọt môi bởi ăn…Tết quê hương phải không mày?

Ấy thế cũng như ăn ngon do nấu bởi vợ hiền
(Vợ dữ, xơi mỹ vị cũng vô duyên)
Cũng thế rượu ngon chẳng cần danh tiếng
Tửu trà dở ngon cũng tuỳ người tương diện

Tao vẫn nhớ bữa trưa mồng Một ở nhà mày
Ruồi bu đầy dĩa thịt mỡ bóng nhẫy
Chờ tụi mày mãi ăn, nói… không thấy
Tao rút thịt ra từ đáy dĩa rất nhanh tay

Sao xứ mình giờ lắm ruồi muỗi quá
Chúng vô tư như cái chính phủ này
Của dân cái gì cũng liếm láp
Của chung cắp thò thụt quen tay!

Nghĩ mà thương cho dân mình mày ạ
Có kẻ đời qua chưa sống được phận người
Tao nghĩ nếu mà tao làm… chủ tịch
Hoặc bí thư, thủ tướng… chắc độn thổ mất thôi!

Dân khổ thế mà quan lại sướng thế
Nhà sang, xe xịn, đồ hiệu, ăn nhậu đề huề
“Hành” với “chính” thì hành dân là chính
Đầy tớ là ai? quan hay dân? trường kiếp lê thê!

Thù đếch thù, nhưng mà giận mày ạ
Những kẻ ngồi trên ăn bổng lộc của dân
Thế kỷ này mà còn mãi mồm dối trá
Kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội…rõ bất nhân!

Còn sót bốn đứa: Trung, Triều, Việt Nam, Cu-ba
“Đại đểu” chức đầu dành cho các chú… “Tàu lạ”
“Đại bựa” phải bầu Triều-Tiên có kiểu ăn xin láu cá
“Đại dại” khỏi bầu, dòng họ Fi-den họ Cu chúng nó
Còn “đại bịp” quán quân giựt giải chính….đảng ta!

Mà Tết lại lan man chi tới chính trị
Bởi tánh tao hay quàng xiên lắm chuyện khỉ
Nhưng xét cùng chính trị, chính em… nghĩ cho rõ kỹ
Là ưu tư làm người trong thời buổi lắm thị phi!

Hôm nay xém Tết rồi đấy mày
Ông Táo về trời đã một hai bữa nay
Cá chép Việt Nam gầy, vượt vũ môn khó nhảy
Chắc nhờ Mỹ, Nga bám tên lửa mà bay

Vài hàng thăm mày cùng quý quyến của mày
Vợ con chắc vẫn thế nhom gầy?
Bữa đực cái kiếp nhà nông mày quá biết đấy
Khổ hơn trâu, cày suốt kiếp trắng tay

Tết nghèo cũng dăm xị mày nhỉ
Mày uống bên kia, tao uống bên ni
Nửa vòng trái đất nhậu kiểu…duy ý chí
Nghĩa là nghĩ tới nhau, rồi ai nấy nâng ly!

Chúc nhé? Tân Xuân Kính Chúc
Mọi sự bình an, sức khoẻ chừng mực
Khó mà giàu, nhưng chúc mày năm nay đỡ phần cơ cực
Tâm thần vô tư trong đất nước lắm điều…thấy tức!

Tao chúc tao năm tới ráng về
Thằng da còn vàng lang bạt xa quê
Tao vẫn vậy, tâm tình tao vẫn thế
Ít nói hơn, nhưng tâm sự đùm đề!
 
Xuân đỉnh cao
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
12:03 25/01/2011
Em đã tới rồi xin ở lại
Chốn Non Cao mãi mãi mùa Xuân
Có chim ca hót khúc ân tình
Có chuông chiều vọng bóng Thần linh.

Mùa Xuân này chu kỳ viên miễn
Của mai vàng đào nhụy sương sa
Của cổ thụ già bóng rợp hiền hòa
Thương giáo đường xinh em bé đã qua.

Đỉnh Cao ơi, bây giờ gió lộng
Chở mãi Kinh Thư đến xứ Người
Em cũng một lòng chung ước nguyện
Gửi gấm trần gian chút uyên duyên.

Thánh Tình ơi, bây giờ vần vũ
Mưa non cao trắng cả một vùng
Mưa dạt dào đẹp tợ dòng sông
Ngân giang thiên đỉnh rực đêm rằm.

Linh hồn ơi, bây gìơ phiêu bạt
Trên lối mòn cỏ mươt nhung êm
Ánh trăng vui sắc phủ cõi miền
Từng bước mơ hạnh ngộ Ý hiền.

“Nẻo về của Ý” rực hương trời (1)
“Hòa âm điền dã” nhạc chơi vơi (2)
Em ở Non Cao say đào hạnh
Sắc hồng Thánh Thể cho tuyệt vời !

Ơn cao mở rộng cửa đền rồi
Đỉnh cao em đứng quên cả đời
Quên em tưởng nhập vùng vời vợi
Thanh thoát huyền mơ Ý nơi nơi …!

Em đã đến đây xin ở đây
Chôn mộ tương lai dẫu mê cay
Em ươm Chân lý từ muôn kiếp
“Chết” đi hoa nở mộ tình này !

(Ngợi ca ơn gọi tu trì)
(1) Tựa đề tác phẩm “Nẻo Về Của Ý” - Tác giả Nhất Hạnh
(2) Tựa đề dịch phẩm “Hòa Âm Điền Dã” - Dịch giả Bùi Giáng
 
Xuân tình yêu
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
12:05 25/01/2011
Vào đây với Anh trong giáo đường
Để hò hẹn năm tháng ngát trầm hương
Bao lâu rồi tràn đầy mơ mộng
Ta vẫn chưa được giây tơ hồng nối chặt.

Nhờ Ngài chứng giám với bao lời cầu nguyện
Đại diện Hội Thánh, cộng đoàn thân thiện
Lời thủy chung đoan thệ rất chân thành
Bí tích Hôn nhân biến thành sự thật.

Cùng bản tình ca lúc nhặt, lúc khoan
Lúc reo vui, lúc du dương, dìu dặt
Anh xỏ tay Em chiếc nhẫn cưới Vàng
Em cũng vậy trao Anh tim hôn ước.

Ôi, Ngài bao dung lo liệu đủ điều
Dưới trần thế tình yêu hòa hạnh phúc
Vườn Ê-đen khôi phục lại ban đầu
Gương Thánh Gia, trường thánh ca bất tận !

Đấy, Em thấy chưa
Hương tình yêu tràn vương sực nức
Bí tích Hôn nhân trong Thánh lễ ngọt ngào
Ngài ban tặng loài người hình hài Thượng đế…

Lễ xong,
Anh nắm tay Em ra về rộn rã
Mùi thơm hôn phối lan tỏa con đường quen
Quyện quanh Cô dâu xinh xắn, dễ thương
Mọi người đều hiểu… mùi hưong Bí tích…

Dây tơ trời nối kết chỉ hai người
Anh và Em nên một mãi muôn đời
Được lưu truyền thiên thu từng thế hệ
Bí tích Hôn nhân diệu kỳ, ai tìm cũng gặp …

(Ngợi ca Bí Tích Hôn Nhân)
 
Xuân hoài hương
Trâm Thiên Thu
19:01 25/01/2011
Xuân về, Tết đến, kiếp xa quê

Cái nỗi hoài hương cứ bộn bề

Canh cánh bên lòng từng phút chốc

Bồi hồi tâm trí mỗi ngày qua

Người còn có một nơi sum họp

Mình chẳng biết đâu chốn trở về

Đơn độc ngày Xuân nên chẳng Tết

Khác chi thường nhật, hóa buồn so!

Xuân Tân Mão – 2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nến - Candle
Richard Drysdale
22:17 25/01/2011
NẾN - Candle

Ảnh của Richard Drysdale

Đêm khuya về em lại ngồi lặng lẽ

Nhớ đến Ai, một thuở kỉ niệm xưa

Ngọn nến tàn nét mặt đẫm nước mưa

Em đang khóc hay ông Trời nhỏ lệ?

(Trích thơ của Khánh Quỳnh)

I light my candle,

melting it clear

the air whispers,

sometimes too near.

My candle burns

yellow, blue, white,

I keep it going

all through the night..

(By May Richardson)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền