Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa khởi sự hành hiệp : thiên thời, địa lợi, nhân hoà ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
20:52 26/01/2014
Chúa khởi sự hành hiệp : thiên thời, địa lợi, nhân hoà ?
CN 3 TN
Thời kinh tế thị trường, ta thấy khá quen thuộc với việc tiếp thị. Trước khi tung một sản phẩm, người ta xem thời điểm thuận lợi không, địa điểm thuận lợi không, và người tiêu thụ có đón nhận sản phẩm đó không. Gần như là thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Công ty giầy kia phái nhân viên đến vùng nọ để nghiên cứu thị trường xem có bán được giày không. Anh trở về báo cáo : ở đó không ai đi giày hết, làm sao bán !
Một công ty giày khác phái nhân viên đến cũng vùng đó để nghiên cứu thị trường xem có bán được giày không. Anh trở về báo cáo : ở đó chưa ai đi giày hết, cho nên đưa giày đến là đắt như tôm tươi. Người làm ăn tốt là người thức thời.
Hôm nay Cha Giêsu khởi sự sứ vụ của Người. Thời điểm, địa điểm, nhân sự có thuận lợi không ? Có thiên thời địa lợi nhân hoà không ? Ta thử xét xem
1. Thời điểm. Chúa Giêsu bắt đầu chức vụ là việc Gioan bị cầm tù. Nhiệm vụ dọn đường của ông đã xong, vai phụ lui vào hậu trường để nhân vật chính xuất hiện. Nếu Gioan chưa bị tù, vẫn tiếp tục rao giảng và làm phép rửa, thì chưa phải lúc cho Đức Giêsu khởi sự. Việc Gioan bị tù như là thời điểm thuận lợi, trời cho (thiên thời), Chúa Giêsu biết đã đến lúc, đến thời Thiên Chúa Cha muốn Ngài phải bắt tay vào việc.
2. Địa điểm : Chúa Giêsu chọn Galilê, phía Bắc chứ không như Gioan, chọn Giuđê, phía Nam. Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60cs, nhưng dân cư sống đông đúc vì là miền đất phì nhiêu nhất Xứ Thánh. Đất hẹp, người đông, Chúa Giêsu đã khởi sự thi hành chức vụ trong vùng đất có rất đông người được nghe Ngài. Kết quả là đại đa số quần chúng được nghe Tin Mừng.
Galilê không những là xứ đông dân cư nhưng dân cư ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón nhận những ý niệm mới. Josephus nói về người Galilê : "Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên họ cũng là những người hào hùng nhất". Đặc tính bẩm sinh của người Galilê khiến việc truyền giảng cho họ rất thuận lợi.
Vậy là địa điểm đi liền với dân cư. Địa lợi thì nhân hoà.
Tuy nhiên nhân ở đây còn có nghĩa là nhân sự. Chúa chọn ai để cộng tác với ngài, nhân sự này có hoà với thiên thời địa lợi không.
3. Nhân sự. Trong số những người Galilê nghe Chúa, Chúa chú ý tới hai cặp anh em. Họ đều là những ngư phủ hành nghề trên biển Galilê. Thật lý thú khi chúng ta biết họ là hạng người nào. Họ không phải là những học giả uyên bác, hoặc những người có ảnh hưởng lớn, họ không giàu sang, không có địa vị trong xã hội. Họ cũng không phải là những người nghèo mạt mà chỉ là những công nhân bình thường không thân thế quan trọng mà chắc chắn cũng không có tương lai xán lạn. Họ là những người đánh cá, nhiều học giả cho rằng những ngư phủ lành nghề có một số đức tính thiết yếu sau đây để trở thành những tay đánh lưới người: Ta sẽ xét 3 chữ :
chữ thời
-Thấy thời cơ: người đánh cá khôn ngoan biết rõ thời điểm có cá hay không có cá. Người ấy phải biết khi nào nên và khi nào không nên thả lưới. Người giảng đạo tốt phải biết chọn thời điểm. Có khi người đời hoan nghênh chân lý, có lúc lại chối bỏ. Có khi chân lý cảm hóa lòng họ mà cũng có lúc khiến lòng họ cứng cỏi chống đối. Người giảng khôn ngoan biết lúc nào phải nói và lúc nào nên yên lặng.
-Biết dùng mồi thích hợp: cá này ưa mồi này, cá khác thích mồi khác. Phaolô nói: "Tôi trở nên mọi cách đối với mọi người để may ra được một vài người". Người thầy khôn ngoan biết rằng cùng một cách trình bày thì không thể thuyết phục được hết mọi hạng người. Có hạng ưa ngọt, có hạng thích thẳng tuồn tuột.
chữ nhẫn
-Kiên nhẫn: phải biết kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cá cắn mồi, nếu cứ sốt ruột và dời chỗ luôn thì không bao giờ thành người thợ câu được. Một tay lưới người giỏi cũng cần phải kiên nhẫn. Công việc truyền giảng và dạy dỗ rất hiếm có kết quả nhanh chóng. Chúng ta phải tập chờ, luyện đợi.
-Bền chí: người ấy phải học không bao giờ ngã lòng, nhưng luôn luôn thua keo này bày keo khác. Đánh bắt mẻ cá này không được con nào thì vung lưới bắt mẻ khác. Thầy giảng dạy không được phép ngã lòng khi công việc dường như chẳng có kết quả gì. Thầy phải sẵn sàng làm lại ! Thua keo này bày ngay keo khác.
chữ dũng
- Can đảm: người Hi lạp thuở xưa, khi cầu khẩn các thần phù hộ, thì thường nói : "thuyền tôi quá nhỏ mà biển cả thì quá lớn." Người đánh cá phải liều mình đương đầu với sóng to gió lớn. Người giảng đạo tốt phải ý thức rằng bao giờ cũng có sự nguy hiểm trong việc nói chân lý cho người đời. Người rao giảng chân lý phải sẵn sàng hy sinh, kể cả sự sống và danh dự của mình.
Người ấy phải biết can đảm thừa nhận những hạn chế của mình, phải khám phá ra những địa hạt mình có thể làm và địa hạt nào mình bị giới hạn. Lại phải can đảm biết ẩn mình :
- Biết ẩn mình: nếu ngư phủ lộ diện, dầu chỉ là cái bóng, cá cũng không cắn câu. Thầy giảng dạy khôn ngoan không bao giờ tìm cách giới thiệu mình mà giới thiệu Chúa Giêsu. Mục đích của thầy là khiến mắt người ta không chăm chú vào mình mà chăm chú vào chính Chúa Giêsu .
Để khởi đầu chức vụ Chúa Giêsu đã chọn lựa Galilê là miền đất được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp nhận hạt giống Tin Mừng. Nơi phân đoạn Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu ý thức rõ rệt mình là Đấng Thiên Sai, biết Sứ mạng cứu nhân độ thế, biết phương cách để thi hành sứ mạng đó : đúng thời, đúng nơi, đúng người. Nói kiểu Đông phương chúng ta : thiên thời, địa lợi, nhân hòa...
Nhưng mà cũng không phải nhân đó mà cứ trùm chăn chờ thời !
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(với một số gợi ý từ cha Hàm)
CN 3 TN
Thời kinh tế thị trường, ta thấy khá quen thuộc với việc tiếp thị. Trước khi tung một sản phẩm, người ta xem thời điểm thuận lợi không, địa điểm thuận lợi không, và người tiêu thụ có đón nhận sản phẩm đó không. Gần như là thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Công ty giầy kia phái nhân viên đến vùng nọ để nghiên cứu thị trường xem có bán được giày không. Anh trở về báo cáo : ở đó không ai đi giày hết, làm sao bán !
Một công ty giày khác phái nhân viên đến cũng vùng đó để nghiên cứu thị trường xem có bán được giày không. Anh trở về báo cáo : ở đó chưa ai đi giày hết, cho nên đưa giày đến là đắt như tôm tươi. Người làm ăn tốt là người thức thời.
Hôm nay Cha Giêsu khởi sự sứ vụ của Người. Thời điểm, địa điểm, nhân sự có thuận lợi không ? Có thiên thời địa lợi nhân hoà không ? Ta thử xét xem
1. Thời điểm. Chúa Giêsu bắt đầu chức vụ là việc Gioan bị cầm tù. Nhiệm vụ dọn đường của ông đã xong, vai phụ lui vào hậu trường để nhân vật chính xuất hiện. Nếu Gioan chưa bị tù, vẫn tiếp tục rao giảng và làm phép rửa, thì chưa phải lúc cho Đức Giêsu khởi sự. Việc Gioan bị tù như là thời điểm thuận lợi, trời cho (thiên thời), Chúa Giêsu biết đã đến lúc, đến thời Thiên Chúa Cha muốn Ngài phải bắt tay vào việc.
2. Địa điểm : Chúa Giêsu chọn Galilê, phía Bắc chứ không như Gioan, chọn Giuđê, phía Nam. Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60cs, nhưng dân cư sống đông đúc vì là miền đất phì nhiêu nhất Xứ Thánh. Đất hẹp, người đông, Chúa Giêsu đã khởi sự thi hành chức vụ trong vùng đất có rất đông người được nghe Ngài. Kết quả là đại đa số quần chúng được nghe Tin Mừng.
Galilê không những là xứ đông dân cư nhưng dân cư ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón nhận những ý niệm mới. Josephus nói về người Galilê : "Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên họ cũng là những người hào hùng nhất". Đặc tính bẩm sinh của người Galilê khiến việc truyền giảng cho họ rất thuận lợi.
Vậy là địa điểm đi liền với dân cư. Địa lợi thì nhân hoà.
Tuy nhiên nhân ở đây còn có nghĩa là nhân sự. Chúa chọn ai để cộng tác với ngài, nhân sự này có hoà với thiên thời địa lợi không.
3. Nhân sự. Trong số những người Galilê nghe Chúa, Chúa chú ý tới hai cặp anh em. Họ đều là những ngư phủ hành nghề trên biển Galilê. Thật lý thú khi chúng ta biết họ là hạng người nào. Họ không phải là những học giả uyên bác, hoặc những người có ảnh hưởng lớn, họ không giàu sang, không có địa vị trong xã hội. Họ cũng không phải là những người nghèo mạt mà chỉ là những công nhân bình thường không thân thế quan trọng mà chắc chắn cũng không có tương lai xán lạn. Họ là những người đánh cá, nhiều học giả cho rằng những ngư phủ lành nghề có một số đức tính thiết yếu sau đây để trở thành những tay đánh lưới người: Ta sẽ xét 3 chữ :
chữ thời
-Thấy thời cơ: người đánh cá khôn ngoan biết rõ thời điểm có cá hay không có cá. Người ấy phải biết khi nào nên và khi nào không nên thả lưới. Người giảng đạo tốt phải biết chọn thời điểm. Có khi người đời hoan nghênh chân lý, có lúc lại chối bỏ. Có khi chân lý cảm hóa lòng họ mà cũng có lúc khiến lòng họ cứng cỏi chống đối. Người giảng khôn ngoan biết lúc nào phải nói và lúc nào nên yên lặng.
-Biết dùng mồi thích hợp: cá này ưa mồi này, cá khác thích mồi khác. Phaolô nói: "Tôi trở nên mọi cách đối với mọi người để may ra được một vài người". Người thầy khôn ngoan biết rằng cùng một cách trình bày thì không thể thuyết phục được hết mọi hạng người. Có hạng ưa ngọt, có hạng thích thẳng tuồn tuột.
chữ nhẫn
-Kiên nhẫn: phải biết kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cá cắn mồi, nếu cứ sốt ruột và dời chỗ luôn thì không bao giờ thành người thợ câu được. Một tay lưới người giỏi cũng cần phải kiên nhẫn. Công việc truyền giảng và dạy dỗ rất hiếm có kết quả nhanh chóng. Chúng ta phải tập chờ, luyện đợi.
-Bền chí: người ấy phải học không bao giờ ngã lòng, nhưng luôn luôn thua keo này bày keo khác. Đánh bắt mẻ cá này không được con nào thì vung lưới bắt mẻ khác. Thầy giảng dạy không được phép ngã lòng khi công việc dường như chẳng có kết quả gì. Thầy phải sẵn sàng làm lại ! Thua keo này bày ngay keo khác.
chữ dũng
- Can đảm: người Hi lạp thuở xưa, khi cầu khẩn các thần phù hộ, thì thường nói : "thuyền tôi quá nhỏ mà biển cả thì quá lớn." Người đánh cá phải liều mình đương đầu với sóng to gió lớn. Người giảng đạo tốt phải ý thức rằng bao giờ cũng có sự nguy hiểm trong việc nói chân lý cho người đời. Người rao giảng chân lý phải sẵn sàng hy sinh, kể cả sự sống và danh dự của mình.
Người ấy phải biết can đảm thừa nhận những hạn chế của mình, phải khám phá ra những địa hạt mình có thể làm và địa hạt nào mình bị giới hạn. Lại phải can đảm biết ẩn mình :
- Biết ẩn mình: nếu ngư phủ lộ diện, dầu chỉ là cái bóng, cá cũng không cắn câu. Thầy giảng dạy khôn ngoan không bao giờ tìm cách giới thiệu mình mà giới thiệu Chúa Giêsu. Mục đích của thầy là khiến mắt người ta không chăm chú vào mình mà chăm chú vào chính Chúa Giêsu .
Để khởi đầu chức vụ Chúa Giêsu đã chọn lựa Galilê là miền đất được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiếp nhận hạt giống Tin Mừng. Nơi phân đoạn Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu ý thức rõ rệt mình là Đấng Thiên Sai, biết Sứ mạng cứu nhân độ thế, biết phương cách để thi hành sứ mạng đó : đúng thời, đúng nơi, đúng người. Nói kiểu Đông phương chúng ta : thiên thời, địa lợi, nhân hòa...
Nhưng mà cũng không phải nhân đó mà cứ trùm chăn chờ thời !
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(với một số gợi ý từ cha Hàm)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và chúc Tết Nguyên Đán
LM. Trần Đức Anh OP
12:39 26/01/2014
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26-1-2014, ĐTC Phanxicô đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông, ngài mời gọi các tín theo tiếng Chúa gọi, đồng thời cũng kêu gọi hòa bình cho Ucraine, cầu nguyện cho các bệnh nhân phong cùi.
50 ngàn tín hữu đã tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô dù trời khá lạnh. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng tại miền Galilea, kêu gọi những người khiêm hạ làm môn đệ theo Chúa. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay kể lại khởi đầu đời sống công khai của Chúa Giêsu nơi các thành thị và làng mạc xứ Galilea. Sứ mạng của Chúa không khởi đầu từ Jerusalem, nghĩa là từ trung tâm tôn giáo, xã hội và chính trị, nhưng từ một vùng ngoại biên, bị những người Do Thái giữ đạo nghiêm ngặt, coi rẻ vì sự hiện diện của các dân tộc khác nhau trong vùng ấy, vì thế, Ngôn Sứ Isaia đã gọi đó là ”miền Galilea của dân ngoại” (Is 8,23).
”Đó là một vùng biên giới, một vùng chuyển tiếp nơi có nhiều người thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác biệt gặp gỡ nhau. Vì thế, miền Galilea trở thành địa điểm biểu tượng sự cởi mở của Tin Mừng đối với mọi dân tộc. Về phương diện đó, miền Galilea giống thế giới ngày nay: nhiều nền văn hóa cùng hiện diện, cần được đối chiếu và gặp gỡ nhau. Cả chúng ta hằng ngày vẫn ở trong một ”miền Galilea của dân ngoại”, và trong bối cảnh đó, chúng ta có thể cảm thấy kinh hãi và chiều theo cám dỗ muốn xây dựng những vòng đai để được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng không được dành riêng cho một phần nhân loại, Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người. Đó là một Tin Vui dành cho những ai đang chờ mong, có lẽ cho cả những người không chờ đợi gì cả và cũng chẳng có sức mà tìm kiếm hay yêu cầu.
Khi khởi hành từ Galilea, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không ai bị loại khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, đúng hơn, Thiên Chúa muốn khởi hành từ ngoại biên, từ những người rốt cùng, để đi tới tất cả mọi người. Ngài dạy chúng ta một phương pháp, và phương pháp của Ngài diễn tả nội dung, nghĩa là lòng từ bi của Chúa Cha. ”Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn cần phân định xem đâu là con đường Chúa muốn, nhưng tất cả chúng ta đều được mời gọi chấp nhận lời kêu gọi này, đó là: hãy ra khỏi tình trạng thoải mái của mình và can đảm đi tới mọi vùng ngoại biên đang cần được ánh sáng Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 20).
Chúa Giêsu chẳng những bắt đầu sứ mạng của Ngài từ một nơi ở ngoài trung tâm, nhưng còn từ những người thấp kém nữa. Để chọn các môn đệ đầu tiên và các tông đồ tương lai, Chúa tìm tới những trường dạy các ký lục và các nhà thông luật, nhưng là những người khiêm hạ và đơn sơ, quyết tâm chuẩn bị đón nhận Nước Chúa đến. Chúa Giêsu đi gọi họ tại nơi họ làm việc, bên bờ hồ: họ là những người đánh cá. Ngài kêu gọi họ và họ theo Ngài ngay lập tức. Họ bỏ lưới và đi theo Ngài: cuộc sống của họ trở thành một cuộc phiêu lưu ngoại thường và hấp dẫn.
ĐTC nói:
Các bạn thân mến, ngày nay Chúa cũng kêu gọi! Ngài tiến qua những nẻo đường của đời sống thường nhật của chúng ta. Ngày hôm nay, trong lúc này đây, Chúa đi qua quảng trường này. Chúa kêu gọi chúng ta hãy đi với Ngài, cộng tác với Ngài cho Nước Thiên Chúa, tại các miền ”Galilea” thời nay. Mỗi người trong anh chị em hãy suy nghĩ, Chúa đi qua hôm nay, Chúa đang nhìn tôi. Ngài nói gì với tôi? Và nếu có ai trong anh chị em cảm thấy Chúa đang nói ”Hãy theo Thầy”, thì hãy can đảm, đi theo Chúa. Chúa không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng. Hãy nghe tiếng Chúa gọi trong tâm hồn đi theo Chúa. Chúng ta hãy để cho cái nhìn, tiếng nói của Chúa đi tới chúng ta, và chúng ta hãy đi theo Ngài! ”Để niềm vui Tin Mừng đi tới tận bờ cõi trái đất và không ngoại biên nào bị thiếu ánh sáng của Chúa”(Ibid. 288).
Ngày Thế giới các bệnh nhân phong cùi
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC chào thăm mọi người, ngài nói thêm rằng:
”Hôm nay là Ngày Thế giới các bệnh nhân phung cùi. Bệnh này tuy đã giảm bớt, nhưng đáng tiếc là nó vẫn còn nơi nhiều người sống trong tình trạng lầm than cùng cực. Điều quan trọng là duy trì tình liên đới sống động với các anh chị em ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và tất cả những người trợ giúp họ, và bằng nhiều cách, đang dấn thân đánh bại căn bệnh này”.
”Tôi cũng gần gũi trong kinh nguyện với Ucraine, đặc biệt là những người đã bị thiệt mạng trong những ngày này và với gia đình họ. Tôi cầu mong rằng sẽ có một cuộc đối thoại xây dựng giữa các cơ chế và xã hội dân sự, và tránh những mọi hành vi bạo động. Ước gì trong tâm hồn mỗi người tinh thần hòa bình và sự tìm kiếm công ích được trổi vượt!
Lên án vụ thiêu một em bé 3 tuổi
ĐTC nhắc đến vụ 1 em bé 3 tuổi ở nam Italia bị bọn mafia thiêu hủy cùng với gia đình. Ngài nói: ”Hôm nay, có bao nhiêu trẻ em tại Quảng trường này! Rất đông đảo! Tôi cũng muốn nghĩ đến em Cocò Campolong, mới 3 tuổi, đã bị thiêu trong xe ở Cassano allo Jonio. Sự tàn ác như thế đối với một em bé như vậy dường như chưa bao giờ có trong lịch sử tội ác. Chúng ta hãy cầu nguyện với em Cocò, chắc chắn em đang ở trên trời với Chúa Giêsu, cầu cho những kẻ đã phạm tội ác này, để họ thống hối và hoán cải, trở về cùng Chúa.
Chúc Tết các dân tộc Á đông
ĐTC nói: ”Trong những ngày tới đây, hàng triệu người sống tại Viễn Đông hoặc rải rác tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những người Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, mừng Tết nguyên đán. Tôi cầu chúc tất cả mọi người được một cuộc sống vui tươi và hy vọng. Ước gì niềm khát khao tình huynh đệ không thể dập tắt được trong tâm hồn họ, tìm được trong gia đình ấm cúng như một nơi ưu tiên trong đó tình huynh đệ có thể được khám phá, được giáo dục và thực thi. Đây sẽ là một đóng góp quí giá cho việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn, trong đó an bình được hiển trị.
Đề cao gương tân Chân Phước hoàng hậu Cristina di Savoia
ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước hoàng hậu Maria Cristina di Savoia, hôm thứ bẩy 25-1-2014 tại Napoli. ”Chân phước sống vào giữa thế kỷ 19, là Hoàng hậu của hai miền Sicilia. Người là một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu xa và rất khiêm nhường, biết gánh vác những đau khổ của dân, trở thành người mẹ đích thực của người nghèo. Tấm gương bác ái đặc biệt của Người làm chứng rằng đời sống tốt đẹp theo Phúc Âm là điều có thể trong mọi môi trường và hoàn cảnh xã hội.
ĐTC chào các phái đoàn hành hương và sau cùng ngài đặc biệt chào các em thiếu nhi thuộc phong trào Công Giáo tiến hành Italia, được ĐHY Giám quản Agostino Vallini tháp tùng, kết thúc cuộc lữ hành hòa bình. Hai em bé một nam một nữ Matteo và Sarah đã đọc một sứ điệp ngắn và thả hai con chim bồ câu hòa bình.
50 ngàn tín hữu đã tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô dù trời khá lạnh. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng tại miền Galilea, kêu gọi những người khiêm hạ làm môn đệ theo Chúa. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay kể lại khởi đầu đời sống công khai của Chúa Giêsu nơi các thành thị và làng mạc xứ Galilea. Sứ mạng của Chúa không khởi đầu từ Jerusalem, nghĩa là từ trung tâm tôn giáo, xã hội và chính trị, nhưng từ một vùng ngoại biên, bị những người Do Thái giữ đạo nghiêm ngặt, coi rẻ vì sự hiện diện của các dân tộc khác nhau trong vùng ấy, vì thế, Ngôn Sứ Isaia đã gọi đó là ”miền Galilea của dân ngoại” (Is 8,23).
”Đó là một vùng biên giới, một vùng chuyển tiếp nơi có nhiều người thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác biệt gặp gỡ nhau. Vì thế, miền Galilea trở thành địa điểm biểu tượng sự cởi mở của Tin Mừng đối với mọi dân tộc. Về phương diện đó, miền Galilea giống thế giới ngày nay: nhiều nền văn hóa cùng hiện diện, cần được đối chiếu và gặp gỡ nhau. Cả chúng ta hằng ngày vẫn ở trong một ”miền Galilea của dân ngoại”, và trong bối cảnh đó, chúng ta có thể cảm thấy kinh hãi và chiều theo cám dỗ muốn xây dựng những vòng đai để được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng không được dành riêng cho một phần nhân loại, Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người. Đó là một Tin Vui dành cho những ai đang chờ mong, có lẽ cho cả những người không chờ đợi gì cả và cũng chẳng có sức mà tìm kiếm hay yêu cầu.
Khi khởi hành từ Galilea, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không ai bị loại khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, đúng hơn, Thiên Chúa muốn khởi hành từ ngoại biên, từ những người rốt cùng, để đi tới tất cả mọi người. Ngài dạy chúng ta một phương pháp, và phương pháp của Ngài diễn tả nội dung, nghĩa là lòng từ bi của Chúa Cha. ”Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn cần phân định xem đâu là con đường Chúa muốn, nhưng tất cả chúng ta đều được mời gọi chấp nhận lời kêu gọi này, đó là: hãy ra khỏi tình trạng thoải mái của mình và can đảm đi tới mọi vùng ngoại biên đang cần được ánh sáng Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 20).
Chúa Giêsu chẳng những bắt đầu sứ mạng của Ngài từ một nơi ở ngoài trung tâm, nhưng còn từ những người thấp kém nữa. Để chọn các môn đệ đầu tiên và các tông đồ tương lai, Chúa tìm tới những trường dạy các ký lục và các nhà thông luật, nhưng là những người khiêm hạ và đơn sơ, quyết tâm chuẩn bị đón nhận Nước Chúa đến. Chúa Giêsu đi gọi họ tại nơi họ làm việc, bên bờ hồ: họ là những người đánh cá. Ngài kêu gọi họ và họ theo Ngài ngay lập tức. Họ bỏ lưới và đi theo Ngài: cuộc sống của họ trở thành một cuộc phiêu lưu ngoại thường và hấp dẫn.
ĐTC nói:
Các bạn thân mến, ngày nay Chúa cũng kêu gọi! Ngài tiến qua những nẻo đường của đời sống thường nhật của chúng ta. Ngày hôm nay, trong lúc này đây, Chúa đi qua quảng trường này. Chúa kêu gọi chúng ta hãy đi với Ngài, cộng tác với Ngài cho Nước Thiên Chúa, tại các miền ”Galilea” thời nay. Mỗi người trong anh chị em hãy suy nghĩ, Chúa đi qua hôm nay, Chúa đang nhìn tôi. Ngài nói gì với tôi? Và nếu có ai trong anh chị em cảm thấy Chúa đang nói ”Hãy theo Thầy”, thì hãy can đảm, đi theo Chúa. Chúa không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng. Hãy nghe tiếng Chúa gọi trong tâm hồn đi theo Chúa. Chúng ta hãy để cho cái nhìn, tiếng nói của Chúa đi tới chúng ta, và chúng ta hãy đi theo Ngài! ”Để niềm vui Tin Mừng đi tới tận bờ cõi trái đất và không ngoại biên nào bị thiếu ánh sáng của Chúa”(Ibid. 288).
Ngày Thế giới các bệnh nhân phong cùi
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC chào thăm mọi người, ngài nói thêm rằng:
”Hôm nay là Ngày Thế giới các bệnh nhân phung cùi. Bệnh này tuy đã giảm bớt, nhưng đáng tiếc là nó vẫn còn nơi nhiều người sống trong tình trạng lầm than cùng cực. Điều quan trọng là duy trì tình liên đới sống động với các anh chị em ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và tất cả những người trợ giúp họ, và bằng nhiều cách, đang dấn thân đánh bại căn bệnh này”.
”Tôi cũng gần gũi trong kinh nguyện với Ucraine, đặc biệt là những người đã bị thiệt mạng trong những ngày này và với gia đình họ. Tôi cầu mong rằng sẽ có một cuộc đối thoại xây dựng giữa các cơ chế và xã hội dân sự, và tránh những mọi hành vi bạo động. Ước gì trong tâm hồn mỗi người tinh thần hòa bình và sự tìm kiếm công ích được trổi vượt!
Lên án vụ thiêu một em bé 3 tuổi
ĐTC nhắc đến vụ 1 em bé 3 tuổi ở nam Italia bị bọn mafia thiêu hủy cùng với gia đình. Ngài nói: ”Hôm nay, có bao nhiêu trẻ em tại Quảng trường này! Rất đông đảo! Tôi cũng muốn nghĩ đến em Cocò Campolong, mới 3 tuổi, đã bị thiêu trong xe ở Cassano allo Jonio. Sự tàn ác như thế đối với một em bé như vậy dường như chưa bao giờ có trong lịch sử tội ác. Chúng ta hãy cầu nguyện với em Cocò, chắc chắn em đang ở trên trời với Chúa Giêsu, cầu cho những kẻ đã phạm tội ác này, để họ thống hối và hoán cải, trở về cùng Chúa.
Chúc Tết các dân tộc Á đông
ĐTC nói: ”Trong những ngày tới đây, hàng triệu người sống tại Viễn Đông hoặc rải rác tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những người Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, mừng Tết nguyên đán. Tôi cầu chúc tất cả mọi người được một cuộc sống vui tươi và hy vọng. Ước gì niềm khát khao tình huynh đệ không thể dập tắt được trong tâm hồn họ, tìm được trong gia đình ấm cúng như một nơi ưu tiên trong đó tình huynh đệ có thể được khám phá, được giáo dục và thực thi. Đây sẽ là một đóng góp quí giá cho việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn, trong đó an bình được hiển trị.
Đề cao gương tân Chân Phước hoàng hậu Cristina di Savoia
ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước hoàng hậu Maria Cristina di Savoia, hôm thứ bẩy 25-1-2014 tại Napoli. ”Chân phước sống vào giữa thế kỷ 19, là Hoàng hậu của hai miền Sicilia. Người là một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu xa và rất khiêm nhường, biết gánh vác những đau khổ của dân, trở thành người mẹ đích thực của người nghèo. Tấm gương bác ái đặc biệt của Người làm chứng rằng đời sống tốt đẹp theo Phúc Âm là điều có thể trong mọi môi trường và hoàn cảnh xã hội.
ĐTC chào các phái đoàn hành hương và sau cùng ngài đặc biệt chào các em thiếu nhi thuộc phong trào Công Giáo tiến hành Italia, được ĐHY Giám quản Agostino Vallini tháp tùng, kết thúc cuộc lữ hành hòa bình. Hai em bé một nam một nữ Matteo và Sarah đã đọc một sứ điệp ngắn và thả hai con chim bồ câu hòa bình.
Ghi danh tham dự buổi tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày lễ Tình Nhân
Nguyễn Việt Nam
18:54 26/01/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng đầu tiên về nhiều lĩnh vực. Ngày 14 tháng Hai sắp tới, ngài sẽ có thêm danh hiệu mới là Đức Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ những người hứa hôn.
Cha Carlos Simon Vazquez thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho biết:
"Vâng, đây sẽ là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng gặp rất nhiều đôi uyên ương. Cụ thể là những người đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân . "
Buổi gặp gỡ sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 2 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican với chủ đề “Niềm vui của lời ưng thuận là muôn đời”. Đó sẽ là một cách để gạt qua một bên tất cả những thứ chuẩn bị bên ngoài để đưa trở lại những điều cơ bản này: đó là tình yêu và sự tha thứ.
Cha Carlos nói tiếp:
"Vâng hôn nhân là về hạnh phúc và niềm vui, nhưng nó cũng kèm theo sự hy sinh, nỗ lực và dành thời gian cho nhau."
Nghiên cứu cho thấy năm đầu tiên của hôn nhân thường là khó khăn nhất. Với tỷ lệ ly hôn không ngớt gia tăng trên toàn cầu, những nhà tổ chức hy vọng chống lại vấn đề này với một thế hệ mới của những đôi được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sẵn sàng kết hôn.
Trong quá khứ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra khá nhiều những lời khuyên trực tiếp. Hôm 4 tháng 10 năm ngoái, tại Assisi, khi bày tỏ sự thất vọng của mình trước những đôi vợ chồng giận hờn, oán ghét, chiến đấu chống lại nhau và sau đó chia tay sau nhiều năm chung sống, ngài đã chia sẻ một số lời khuyên cho những đôi vợ chồng mới cưới.
Đức Thánh Cha nói:
"Muốn tranh luận thì cứ tranh luận, chén dĩa bắt đầu bay, cứ để chúng bay. Nhưng không bao giờ chờ cho đến cuối ngày rồi mà vẫn chưa tái lập hòa bình. Đừng bao giờ! "
Cha Carlos nhấn mạnh:
"Tình yêu là một cái gì đó bạn phải tìm hiểu, phát triển và đưa vào thực hành. Cần phải học biết tha thứ và dành thời gian cho nhau."
Những đôi hứa hôn muốn tham dự buổi gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng trong ngày lễ tình nhân cần gửi thư điện tử trực tiếp cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tại địa chỉ events@family.va trước ngày 30 tháng Giêng.
Cha Carlos Simon Vazquez thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho biết:
"Vâng, đây sẽ là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng gặp rất nhiều đôi uyên ương. Cụ thể là những người đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân . "
Buổi gặp gỡ sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 2 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican với chủ đề “Niềm vui của lời ưng thuận là muôn đời”. Đó sẽ là một cách để gạt qua một bên tất cả những thứ chuẩn bị bên ngoài để đưa trở lại những điều cơ bản này: đó là tình yêu và sự tha thứ.
Cha Carlos nói tiếp:
"Vâng hôn nhân là về hạnh phúc và niềm vui, nhưng nó cũng kèm theo sự hy sinh, nỗ lực và dành thời gian cho nhau."
Nghiên cứu cho thấy năm đầu tiên của hôn nhân thường là khó khăn nhất. Với tỷ lệ ly hôn không ngớt gia tăng trên toàn cầu, những nhà tổ chức hy vọng chống lại vấn đề này với một thế hệ mới của những đôi được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sẵn sàng kết hôn.
Trong quá khứ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra khá nhiều những lời khuyên trực tiếp. Hôm 4 tháng 10 năm ngoái, tại Assisi, khi bày tỏ sự thất vọng của mình trước những đôi vợ chồng giận hờn, oán ghét, chiến đấu chống lại nhau và sau đó chia tay sau nhiều năm chung sống, ngài đã chia sẻ một số lời khuyên cho những đôi vợ chồng mới cưới.
Đức Thánh Cha nói:
"Muốn tranh luận thì cứ tranh luận, chén dĩa bắt đầu bay, cứ để chúng bay. Nhưng không bao giờ chờ cho đến cuối ngày rồi mà vẫn chưa tái lập hòa bình. Đừng bao giờ! "
Cha Carlos nhấn mạnh:
"Tình yêu là một cái gì đó bạn phải tìm hiểu, phát triển và đưa vào thực hành. Cần phải học biết tha thứ và dành thời gian cho nhau."
Những đôi hứa hôn muốn tham dự buổi gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng trong ngày lễ tình nhân cần gửi thư điện tử trực tiếp cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tại địa chỉ events@family.va trước ngày 30 tháng Giêng.
Đức Phanxicô: chiều kích pháp lý và chiều kích mục vụ không mâu thuẫn nhau
Vũ Văn An
21:37 26/01/2014
Tin Zenit ngày 24 tháng Giêng cho hay: Đức Phanxicô đã tiếp các thanh lý viên, các viên chức và luật sư của Tòa Thượng Thẩm Rôma (Rota), nhân dịp long trọng khai mạc Năm Pháp Lý.
Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã nói với mọi người rằng chiều kích pháp lý và chiều kích mục vụ không hề mâu thuẫn nhau trong thừa tác vụ của Giáo Hội. “vì cả hai đều gặp nhau ở việc thể hiện các mục tiêu và sự thống nhất hành động của Giáo Hội. Hoạt động pháp lý trong Giáo Hội, vốn được hình dung như là việc phục vụ chân lý trong công lý, trên thực tế, có ý hướng mục vụ sâu sắc, vì nó nhằm mục đích mưu cầu điều tốt cho tín hữu và xây dựng cộng đồng Kitô Giáo.
Hoạt động này làm cho quyền cai quản phát triển một cách đặc biệt, vì được qui hướng vào việc chăm sóc tâm linh cho dân Chúa và, do đó, được hoàn toàn lồng vào lộ trình và sứ mệnh của Giáo Hội. Thành thử, tác vụ pháp lý quả là một “diakonia” thực sự, tức việc phục vụ dân Chúa nhằm củng cố sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu cá nhân, và giữa họ với toàn thể Giáo Hội.
Sau đó, Đức Phanxicô đã đặc biệt nói tới sự đóng góp của các thẩm phán: “tôi muốn nói sơ qua tới khuôn mạo của một thẩm phán trong Giáo Hội. Trước nhất, là khuôn mạo nhân bản: nơi một thẩm phán, người ta đòi phải có sự trưởng thành về nhân bản, được biểu lộ qua sự thanh thản trong phán đoán và không lụy vào quan điểm cá nhân. Phần khác của trưởng thành nhân bản là khả năng đi xuống gặp gỡ tâm thức và hoài mong hợp pháp của cộng đoàn mà họ phục vụ.
Nhờ thế, họ là người giải thích ý hướng của cộng đoàn (animus communitatis), là thứ ý hướng lên đặc điểm cho phần dân Chúa đang tiếp nhận việc làm của họ, và họ sẽ có khả năng thực hành thứ công lý không phải chỉ có tính pháp chế hay trừu tượng, mà được thích ứng với nhu cầu của thực tế cụ thể. Thành thử, họ sẽ không hài lòng với việc chỉ hời hợt hiểu biết thực tế của những người đang đợi phán quyết của họ, mà sẽ nhận ra nhu cầu phải đào sâu hoàn cảnh của những người mình đang xử lý, nghiên cứu thấu đáo các hành vi và mọi yếu tố có ích cho việc phán quyết.
“Khía cạnh thứ hai là pháp lý. Để thừa hành thừa tác vụ của mình, ngoài các đòi hỏi tất yếu về học thuyết pháp lý và thần học, một thẩm phán còn phải có kỹ năng khôn khéo về luật lệ, khách quan trong phán đoán và hợp tình hợp lý (equity), phán quyết công bằng không nao núng và thiên vị. Hơn nữa, hoạt động của họ còn phải được hướng dẫn bởi ý hướng bảo vệ sự thật, tôn trọng luật lệ, không sao lãng tính tinh tế và tình người vốn là của riêng người mục tử các linh hồn.
“Khía cạnh thứ ba là mục vụ. Bao lâu còn là người nói lên quan tâm mục vụ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, vị thẩm phán không những đòi phải tỏ rõ mình có khả năng chuyên môn, mà còn phải có tinh thần phục vụ chân chính. Họ là người phục dịch công lý, được kêu gọi xử lý và phán quyết hoàn cảnh của tín hữu tin tưởng chạy đến với mình, mô phỏng Đấng Chăn Chiên Lành luôn săn sóc con chiên bị thương. Chính vì thế, họ được thúc đẩy bởi đức ái mục vụ, tức đức ái mà Thiên Chúa vốn đổ xuống tâm hồn ta qua “Chúa Thánh Thần đã được ban cho ta” (Rm 5:5). Thánh Phaolô viết: Đức ái “cột chặt mọi sự lại với nhau thành một hòa hợp hoàn hảo” (Cl 3:14) và đồng thời tạo linh hồn cho chức năng của vị thẩm phán trong Giáo Hội”.
Nói với mọi người liên hệ, Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng “thừa tác vụ của anh em, vì được sống trong niềm vui và sự thanh thản vốn phát xuất từ chỗ được làm việc ở nơi Chúa đã đặt để chúng ta, nên là một việc phục vụ Chúa-Tình Yêu hết sức đặc biệt, Đấng luôn gần gũi mọi người. Phía sau mọi thực hành, mọi chức vụ, mọi vụ án, đều là những con người đang chờ mong công lý". Ngài khuyên mọi người tiếp tục nhiệm vụ một cách “thận trọng và hiền từ”.
Hoạt động này làm cho quyền cai quản phát triển một cách đặc biệt, vì được qui hướng vào việc chăm sóc tâm linh cho dân Chúa và, do đó, được hoàn toàn lồng vào lộ trình và sứ mệnh của Giáo Hội. Thành thử, tác vụ pháp lý quả là một “diakonia” thực sự, tức việc phục vụ dân Chúa nhằm củng cố sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu cá nhân, và giữa họ với toàn thể Giáo Hội.
Sau đó, Đức Phanxicô đã đặc biệt nói tới sự đóng góp của các thẩm phán: “tôi muốn nói sơ qua tới khuôn mạo của một thẩm phán trong Giáo Hội. Trước nhất, là khuôn mạo nhân bản: nơi một thẩm phán, người ta đòi phải có sự trưởng thành về nhân bản, được biểu lộ qua sự thanh thản trong phán đoán và không lụy vào quan điểm cá nhân. Phần khác của trưởng thành nhân bản là khả năng đi xuống gặp gỡ tâm thức và hoài mong hợp pháp của cộng đoàn mà họ phục vụ.
Nhờ thế, họ là người giải thích ý hướng của cộng đoàn (animus communitatis), là thứ ý hướng lên đặc điểm cho phần dân Chúa đang tiếp nhận việc làm của họ, và họ sẽ có khả năng thực hành thứ công lý không phải chỉ có tính pháp chế hay trừu tượng, mà được thích ứng với nhu cầu của thực tế cụ thể. Thành thử, họ sẽ không hài lòng với việc chỉ hời hợt hiểu biết thực tế của những người đang đợi phán quyết của họ, mà sẽ nhận ra nhu cầu phải đào sâu hoàn cảnh của những người mình đang xử lý, nghiên cứu thấu đáo các hành vi và mọi yếu tố có ích cho việc phán quyết.
“Khía cạnh thứ hai là pháp lý. Để thừa hành thừa tác vụ của mình, ngoài các đòi hỏi tất yếu về học thuyết pháp lý và thần học, một thẩm phán còn phải có kỹ năng khôn khéo về luật lệ, khách quan trong phán đoán và hợp tình hợp lý (equity), phán quyết công bằng không nao núng và thiên vị. Hơn nữa, hoạt động của họ còn phải được hướng dẫn bởi ý hướng bảo vệ sự thật, tôn trọng luật lệ, không sao lãng tính tinh tế và tình người vốn là của riêng người mục tử các linh hồn.
“Khía cạnh thứ ba là mục vụ. Bao lâu còn là người nói lên quan tâm mục vụ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, vị thẩm phán không những đòi phải tỏ rõ mình có khả năng chuyên môn, mà còn phải có tinh thần phục vụ chân chính. Họ là người phục dịch công lý, được kêu gọi xử lý và phán quyết hoàn cảnh của tín hữu tin tưởng chạy đến với mình, mô phỏng Đấng Chăn Chiên Lành luôn săn sóc con chiên bị thương. Chính vì thế, họ được thúc đẩy bởi đức ái mục vụ, tức đức ái mà Thiên Chúa vốn đổ xuống tâm hồn ta qua “Chúa Thánh Thần đã được ban cho ta” (Rm 5:5). Thánh Phaolô viết: Đức ái “cột chặt mọi sự lại với nhau thành một hòa hợp hoàn hảo” (Cl 3:14) và đồng thời tạo linh hồn cho chức năng của vị thẩm phán trong Giáo Hội”.
Nói với mọi người liên hệ, Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng “thừa tác vụ của anh em, vì được sống trong niềm vui và sự thanh thản vốn phát xuất từ chỗ được làm việc ở nơi Chúa đã đặt để chúng ta, nên là một việc phục vụ Chúa-Tình Yêu hết sức đặc biệt, Đấng luôn gần gũi mọi người. Phía sau mọi thực hành, mọi chức vụ, mọi vụ án, đều là những con người đang chờ mong công lý". Ngài khuyên mọi người tiếp tục nhiệm vụ một cách “thận trọng và hiền từ”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chia sẻ một sự kiện đáng suy nghĩ cho tương lai của cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam.
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
10:35 26/01/2014
Cùng với lời chúc Xuân, tôi xin được chia sẻ một sự kiện đáng suy nghĩ cho tương lai của cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam.
Ba năm qua tôi có dịp quen biết một số gia đình tại một xã còn vắng bóng Đạo Chúa. Ở đó có một người đàn ông mắc phải một căn bệnh khá nặng. Cách đây ba tuần, tôi mời một bác sĩ Công Giáo đến thăm. Bác sĩ xem mạch, thấy rằng người ta đã cho thuốc đúng nhưng theo quy định của quỹ bảo hiểm, mỗi lần đến khám chỉ được cấp thuốc 5 ngày, không đủ liều lượng nên bệnh vẫn kéo dài, không khỏi. Vị bác sĩ thấy vậy hứa sẽ ủng hộ 20 ngày thuốc. Tôi nhờ một sinh viên là cháu của bệnh nhân đến lấy thuốc chuyển về cho dượng của em. Một tuần sau, bác sĩ cho biết vẫn chưa có ai đến lấy thuốc. Tôi hỏi lại em sinh viên thì được biết người dượng gọi lên bảo em không được nhận thuốc. Kinh ngạc, tôi gọi điện hỏi thì vợ ông trả lời như sau:
- Xin cha thông cảm. Chúng con rất muốn nhưng trong dòng họ người ta không cho. Họ nói nếu nhận mà không theo Đạo thì không được, mà theo thì lại càng không được hơn.
- Chị hiểu lầm rồi. Chúng tôi thấy anh bị bệnh hiểm nghèo thì giúp, không đòi hỏi anh chị phải theo Đạo.
- Chúng con biết vậy nhưng trong dòng họ người ta không cho, bảo vì ông bác sĩ không lấy tiền, chúng con sẽ phải mang ơn mang nghĩa.
Vị bác sĩ đã phải giải quyết bằng cách viết cho họ một toa thuốc 20 ngày liền và để họ tự đi mua.
Câu chuyện có vẻ lạ lùng và khá bất thường nhưng thực tế ẩn đàng sau đó lại khá thông thường. Người ta thà bị đau lâu ốm dài, cũng có nghĩa là thà chết, chứ không thà theo đạo Chúa! Một chọn lựa ngược với các thánh Tử vì đạo của ta! Vì đâu? Trong mắt những người bà con lương dân đã quen biết nhiều với người Công Giáo, Đạo Chúa hết sức tốt. Ngược lại, với những người ở những vùng xa, không có dịp trực tiếp gặp gỡ những người Công Giáo tốt, thì với họ Đạo Chúa hết sức xấu. Hơn nửa thế kỷ phổ biến quyển Tây Dương Gia Tô Bí Lục, rồi những sách vở phim ảnh xuyên tạc, bôi nhọ Đạo Chúa tràn lan đủ loại, và những bài học “nghiêm túc” trên ghế nhà trường ở các cấp học được nhồi nhét liên tục mãi cho đến nay, làm sao người ta không suy nghĩ như thế cho được?
Điều ấy quý vị và các bạn đã quá rõ. Cái chi tiết mới tôi muốn nhấn mạnh ở đây là áp lực của Dòng họ. Hiện nay đang rộ lên phong trào kết nối tình nghĩa dòng họ ở khắp nơi trong nước, nhiều dòng họ đã tiến tới đại hội cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đây là cơ hội bằng vàng cho người Công Giáo gặp gỡ anh chị em đồng tộc lương dân và hóa giải những ngộ nhận đáng buồn kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta không quan tâm thì các dòng họ, khi siết chặt hàng ngũ như thế, sẽ là những thành trì kiên cố để đề kháng chống lại ảnh hưởng của Tin mừng. Theo tôi biết, sức đề kháng ấy rất lớn, bởi lẽ sự liên kết dòng họ này thường cũng đi đôi với việc phát triển niềm tin về phong thủy và nhiều sự mê tín khác…
Mùa Xuân đến và ơn cứu rỗi có nở hoa trên quê hương chúng ta chăng là còn tùy nơi sự đóng góp của từng con cái Chúa, vừa biết dấn thân đến với anh chị em lương dân vừa mở rộng cửa đón mời họ. Nếu quý vị và các bạn muốn góp một cánh én cho mùa Xuân ấy, xin mời xem một sáng kiến gặp gỡ lương dân, qua bài chia sẻ 05, “Dưới mái từ đường của trăm họ”, có thể truy cập dễ dàng tại:
- http://www.vietcatholic.net/News/Html/116246.htm
- http://gpquinhon.org/qn/news/truyen-giao/Loan-bao-Tin-Mung-cho-nguoi-cung-dong-ho-I-1524/#.UuRb-tJuots
- conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=66&ia=11712
Nguyện chúc quý vị và các bạn một cái Tết ý nghĩa, một Mùa Xuân an lành hạnh phúc và một Năm Mới thu hoạch nhiều kết quả cho mùa gặt Nước Trời.
Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Ba năm qua tôi có dịp quen biết một số gia đình tại một xã còn vắng bóng Đạo Chúa. Ở đó có một người đàn ông mắc phải một căn bệnh khá nặng. Cách đây ba tuần, tôi mời một bác sĩ Công Giáo đến thăm. Bác sĩ xem mạch, thấy rằng người ta đã cho thuốc đúng nhưng theo quy định của quỹ bảo hiểm, mỗi lần đến khám chỉ được cấp thuốc 5 ngày, không đủ liều lượng nên bệnh vẫn kéo dài, không khỏi. Vị bác sĩ thấy vậy hứa sẽ ủng hộ 20 ngày thuốc. Tôi nhờ một sinh viên là cháu của bệnh nhân đến lấy thuốc chuyển về cho dượng của em. Một tuần sau, bác sĩ cho biết vẫn chưa có ai đến lấy thuốc. Tôi hỏi lại em sinh viên thì được biết người dượng gọi lên bảo em không được nhận thuốc. Kinh ngạc, tôi gọi điện hỏi thì vợ ông trả lời như sau:
- Xin cha thông cảm. Chúng con rất muốn nhưng trong dòng họ người ta không cho. Họ nói nếu nhận mà không theo Đạo thì không được, mà theo thì lại càng không được hơn.
- Chị hiểu lầm rồi. Chúng tôi thấy anh bị bệnh hiểm nghèo thì giúp, không đòi hỏi anh chị phải theo Đạo.
- Chúng con biết vậy nhưng trong dòng họ người ta không cho, bảo vì ông bác sĩ không lấy tiền, chúng con sẽ phải mang ơn mang nghĩa.
Vị bác sĩ đã phải giải quyết bằng cách viết cho họ một toa thuốc 20 ngày liền và để họ tự đi mua.
Câu chuyện có vẻ lạ lùng và khá bất thường nhưng thực tế ẩn đàng sau đó lại khá thông thường. Người ta thà bị đau lâu ốm dài, cũng có nghĩa là thà chết, chứ không thà theo đạo Chúa! Một chọn lựa ngược với các thánh Tử vì đạo của ta! Vì đâu? Trong mắt những người bà con lương dân đã quen biết nhiều với người Công Giáo, Đạo Chúa hết sức tốt. Ngược lại, với những người ở những vùng xa, không có dịp trực tiếp gặp gỡ những người Công Giáo tốt, thì với họ Đạo Chúa hết sức xấu. Hơn nửa thế kỷ phổ biến quyển Tây Dương Gia Tô Bí Lục, rồi những sách vở phim ảnh xuyên tạc, bôi nhọ Đạo Chúa tràn lan đủ loại, và những bài học “nghiêm túc” trên ghế nhà trường ở các cấp học được nhồi nhét liên tục mãi cho đến nay, làm sao người ta không suy nghĩ như thế cho được?
Điều ấy quý vị và các bạn đã quá rõ. Cái chi tiết mới tôi muốn nhấn mạnh ở đây là áp lực của Dòng họ. Hiện nay đang rộ lên phong trào kết nối tình nghĩa dòng họ ở khắp nơi trong nước, nhiều dòng họ đã tiến tới đại hội cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đây là cơ hội bằng vàng cho người Công Giáo gặp gỡ anh chị em đồng tộc lương dân và hóa giải những ngộ nhận đáng buồn kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta không quan tâm thì các dòng họ, khi siết chặt hàng ngũ như thế, sẽ là những thành trì kiên cố để đề kháng chống lại ảnh hưởng của Tin mừng. Theo tôi biết, sức đề kháng ấy rất lớn, bởi lẽ sự liên kết dòng họ này thường cũng đi đôi với việc phát triển niềm tin về phong thủy và nhiều sự mê tín khác…
Mùa Xuân đến và ơn cứu rỗi có nở hoa trên quê hương chúng ta chăng là còn tùy nơi sự đóng góp của từng con cái Chúa, vừa biết dấn thân đến với anh chị em lương dân vừa mở rộng cửa đón mời họ. Nếu quý vị và các bạn muốn góp một cánh én cho mùa Xuân ấy, xin mời xem một sáng kiến gặp gỡ lương dân, qua bài chia sẻ 05, “Dưới mái từ đường của trăm họ”, có thể truy cập dễ dàng tại:
- http://www.vietcatholic.net/News/Html/116246.htm
- http://gpquinhon.org/qn/news/truyen-giao/Loan-bao-Tin-Mung-cho-nguoi-cung-dong-ho-I-1524/#.UuRb-tJuots
- conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=66&ia=11712
Nguyện chúc quý vị và các bạn một cái Tết ý nghĩa, một Mùa Xuân an lành hạnh phúc và một Năm Mới thu hoạch nhiều kết quả cho mùa gặt Nước Trời.
Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Giáo xứ Phú Bình : Hội ngộ Mùa Xuân
Martin Lê Hoàng Vũ
20:10 26/01/2014
SAIGÒN - Sáng ngày 26.1.2014 tại Hội trưởng giáo xứ Phú Bình, Sài gòn thật nhộn nhịp khác thường với nhiều tiếng trao đổi nói chuyện vui vẻ.Hôm nay, giáo xứ tổ chức phát 200 phần quà quà Tết cho các cụ già, cho những người neo đơn, những người bệnh hoạn vả những người nghèo trong địa bàn giáo xứ, không phân biệt lương giáo.
Hình ảnh
Sau khi đi một vòng hội trường để thăm hỏi và chào đón từng người.Khoảng 9 g 30 cha chánh xứ Phú Bình Giuse Nguyễn Văn Niệm nói vài lời tâm tình với mọi người trong cuộc gặp gỡ.Cha nói lên niềm xúc động trước sự hiện diện đông đủ của mọi người được. Phần quả cho mỗi người tuy nhỏ bé, nhưng đây là dịp gặp gỡ ngồi lại với nhau, ăn bánh, uống nước trà và trò chuyện với nhau. Những năm trước cha đã đến thăm từng gia đình, năm nay vì lớn tuổi, cha bước sang tuổi 76 không thể đến thăm từng gia đình được, nên giáo xứ tổ chức ngày hội ngộ mùa xuân.Nét mới này của giáo xứ Phú Bình đã được mọi người đón nhận.Buổi sáng hôm nay, mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, nhiều cụ còn đi lại bình thường đã kéo lê những bước chân mệt mỏi của mình đến nhà thờ, nhiều cụ phải trống gậy, nhiều cụ ngồi xe lăn, có cụ được gia đình con cháu đưa tới, tất cả mọi người đều vui tươi.Nhiều cụ lớn tuổi do bệnh tật có khi nhà ở sát vách nhau mà chẳng bao giờ được gặp mặt nhau, nhưng nhân cuộc hội ngộ này, các cụ đã ngồi lại với nhau và trao đổi thăm hỏi nhau.
Sau khi cùng với quý vị HĐMVGX phát quà xuân,cha cầu chúc năm mới mọi người được sức khỏe an khang và hẹn gặp lại tất cả trong năm tới. Cha hy vọng đây là nét đẹp của Mùa xuân nơi giáo xứ Phú Bình.
Được biết, những phần quà tết này là những đóng góp của bà con giáo dân trong xứ, Cha chánh xứ cùng với HĐMVGX tổ chức, các vị trong hội Legio Mariae đón tiếp
Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Phú Bình cuộc hội mùa xuân, thể hiện lòng thảo hiếu của con cái. Và xin phó thác các cụ cao niên cho Tình Thương quan phòng của Thiên Chúa, để các ngài luôn được sống khỏe mạnh vui tươi trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời.
Hình ảnh
Sau khi đi một vòng hội trường để thăm hỏi và chào đón từng người.Khoảng 9 g 30 cha chánh xứ Phú Bình Giuse Nguyễn Văn Niệm nói vài lời tâm tình với mọi người trong cuộc gặp gỡ.Cha nói lên niềm xúc động trước sự hiện diện đông đủ của mọi người được. Phần quả cho mỗi người tuy nhỏ bé, nhưng đây là dịp gặp gỡ ngồi lại với nhau, ăn bánh, uống nước trà và trò chuyện với nhau. Những năm trước cha đã đến thăm từng gia đình, năm nay vì lớn tuổi, cha bước sang tuổi 76 không thể đến thăm từng gia đình được, nên giáo xứ tổ chức ngày hội ngộ mùa xuân.Nét mới này của giáo xứ Phú Bình đã được mọi người đón nhận.Buổi sáng hôm nay, mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, nhiều cụ còn đi lại bình thường đã kéo lê những bước chân mệt mỏi của mình đến nhà thờ, nhiều cụ phải trống gậy, nhiều cụ ngồi xe lăn, có cụ được gia đình con cháu đưa tới, tất cả mọi người đều vui tươi.Nhiều cụ lớn tuổi do bệnh tật có khi nhà ở sát vách nhau mà chẳng bao giờ được gặp mặt nhau, nhưng nhân cuộc hội ngộ này, các cụ đã ngồi lại với nhau và trao đổi thăm hỏi nhau.
Sau khi cùng với quý vị HĐMVGX phát quà xuân,cha cầu chúc năm mới mọi người được sức khỏe an khang và hẹn gặp lại tất cả trong năm tới. Cha hy vọng đây là nét đẹp của Mùa xuân nơi giáo xứ Phú Bình.
Được biết, những phần quà tết này là những đóng góp của bà con giáo dân trong xứ, Cha chánh xứ cùng với HĐMVGX tổ chức, các vị trong hội Legio Mariae đón tiếp
Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Phú Bình cuộc hội mùa xuân, thể hiện lòng thảo hiếu của con cái. Và xin phó thác các cụ cao niên cho Tình Thương quan phòng của Thiên Chúa, để các ngài luôn được sống khỏe mạnh vui tươi trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam tổng kết sinh hoạt năm 2013
Trương Trí
12:20 26/01/2014
Tổng kết năm 2014:
Chiều ngày 25.1.2014, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tổ chức Tổng kết hoạt động năm 2013. Tham dự buổi Tổng kết có Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa, quý Cha Phó, Ban Thường vụ HĐGX, Ban Trị sự 12 Khu vực và Trưởng phó các Ban nghành đoàn thể trong giáo xứ, tổng số thành phần tham dự trên 300 người.
Hình ảnh
I. Khai mạc buổi Tổng kết, Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa đánh giá sự phát triển của giáo xứ rất vững mạnh xứng đáng là một giáo xứ chính tòa, giáo xứ đầu tàu của Tổng Giáo phận Huế. Được như vậy là nhờ vào lòng đạo đức, nhờ vào đức Tin của mỗi một người trong giáo xứ, đồng thời cũng nhờ vào đức ái của cộng đoàn, từ đó ân sủng của Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống cho giáo xứ chúng ta. Trải qua trên 300 năm, giáo chính tòa Phủ Cam đã không ngừng phát triển, đó cũng là nhờ công đức cao dày của các linh mục cựu quản xứ qua các thời kỳ, sự nhiệt thành của HĐGX và sự tận tâm tận lực của các ban nghành đoàn thể. Chúng ta có bổn phận phải duy trì truyền thống tốt đẹp đó, muốn được như vậy chúng ta phải có trách nhiệm đào tạo nhân lực cho thế hệ tương lai được bền bỉ, làm muối men và ánh sáng cho lớp trẻ sau này. Cha Tổng Đại diện thay mặt giáo xứ xin tri ân các Đức Giám Mục Giáo phận, các linh mục cựu quản xứ, đặc biệt cha cố Phaolô Nguyễn Kim Bính và cha Phaolô Nguyễn Trọng đã dày công vun đắp cho giáo xứ có được một bộ mặt vững vàng và tươi sáng như ngày hôm nay. Ngài cũng xin tri ân các vị Trùm họ và Câu họ qua các thời kỳ, mà Thánh Tử đạo Phaolô Tống Viết Bường là gương sáng rạng ngời cho HĐGX hôm nay noi theo và chọn làm bổn mạng.
II. Báo cáo tổng kết, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt giáo xứ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse và các Thánh đã ban cho giáo xứ chúng ta nhiều ơn lành. Trong tình hiệp nhất yêu thương, chúng ta cùng nhau tổng kết tình hình hoạt động của Giáo xứ trong một năm qua, đề ra phương hướng thực hiện cho năm 2014 được tốt hơn. Ông Chủ tịch đã báo cáo hết sức chi tiết những hoạt động của từng ban nghành đoàn thể:
1/ Tổng số giáo dân hiện có là 5.716 người, trong đó có 2.683 nam và 3.033 nữ, có 230 cụ già trên 75 tuổi.
2/ Điều hành giáo xứ được đặt dưới sự chỉ đạo của Cha Quản xứ và 2 Cha Phó. Ban thường vụ HĐGX có 9 người, Ban Trị sự 12 Khu vực có 253 người, ngoài ra còn có các vị phụ trách các ban nghành và các đoàn thể.
3/ Trong năm qua giáo xứ đã rửa tội cho 126 người, trong đó có 42 tân tòng; 82 em được rước lễ lần đầu; thêm sức 176 em; 71 đôi đwọc lãnh nhận bí tích hôn phối.
4/ Trong năm qua, giáo xứ đã tổ chức thành công các lễ lớn, đón tiếp nhiều đoàn thể đến thăm nhà thờ và dâng thánh lễ tạ ơn. Nhất là Đêm Hoan ca Giáng sinh được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Giáo phận đã diễn ra tốt đẹp, được nhiều người khen ngợi. Đặc biệt, như đánh giá của Cha Tổng Đại diện: Đêm Hoan ca không chỉ là buổi văn nghệ mà còn là một hình thức truyền giáo, tiết mục Truyền tin do một em lương dân đóng vai Thánh Giuse, em này mặc dù chưa hoàn toàn nhận biết Chúa nhưng hàng ngày vẫn luôn cầu nguyện cho ông bà nội là những quan chức được sức khỏe.
Những buổi đọc kinh tháng Đức Mẹ, tháng Mân côi và những phiên chầu Thánh thể tại La Vang luôn sốt sắng với đông người tham dự.
5/ Ban Giáo lý có 127 giáo lý viên với 1.211 giáo lý sinh theo học hàng tuần. Ngôi nhà Mục vụ dù chưa hoàn thiện, nhưng cơ bản đã đưa vào hoạt động, các em rất phấn khởi khi có được nơi học tập khang trang và đầy đủ tiện nghi học tập.
6/ Ban Chung sự Hiếu đạo càng ngày càng được củng cố, tận tâm trong những chuyến phục vụ được mọi người yêu thương và quý trọng, đặc biệt những gia đình lương dân tỏ lòng thán phục.
7/ Ca đoàn Phủ Cam thật là hùng hậu, mỗi ca đoàn được phân công phụ trách hát vào những dịp lễ khác nhau; nhất là các dịp lễ lớn tại La Vang. Ca đoàn Bê Lem gốm các em thiếu nhi rất dễ thương vẫn phụ trách được những thánh lễ mà mình đảm nhận.
III. Chị Maria Nguyễn Thị Nga, đặc trách Ban Văn hóa xã hội báo cáo hoạt động của Ban. Là ban nghành chuyên việc chăm lo đời sống cho người già neo đơn bệnh tật, những gia đình nghèo khổ và giáo dục thanh thiếu niên nên Ban Văn hóa xã hội chịu nhiều áp lực về kinh tế. Nhưng với sự nhiệt thành và nỗ lực, trong năm qua Ban Văn hóa xã hội đã trao tổng cộng gần 300 triệu tiền học bỗng, giúp cho các em thuộc diện gia đình khó khăn nhưng chăm học. Ngoài ra, hàng năm đều tổ chức thưởng cho các em thi đỗ vào đại học chính quy.
Về Xã hội, năm qua đã cấp 8 tấn gạo và gần 80 triệu đồng cho những gia đình khó khăn, các cụ già neo đơn không phân biệt lương giáo trên địa bàn giáo xứ.
IV. Ông Giacôbê Nguyễn Quang Hân, Trưởng ban tài chính giáo xứ báo cáo tình hình tài chính của giáo xứ: năm qua đã thu được trên 1,1 tỷ đồng, trong đó tiền oi gần 700 triệu. Là một giáo xứ chính tòa nên việc chi phí rất tốn kém, nhất là thường xuyên tổ chức các Đại lễ và đón tiếp các phái đoàn. Nguồn thu chủ yếu lại nhờ vào tiền oi hàng tuần, nhưng tạ ơn Chúa vì sự rộng tay của cộng đoàn giáo xứ và khách quý từ nơi khác về dự lễ.
V. Cha Phó Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng báo cáo việc xây dựng Nhà Mục vụ: Là một ước mơ từ bao đời nay của giáo xứ, đến nay đã thành hiện thực mặc dù chưa hoàn thiện. Thời gian qua, tất cả các lớp giáo lý đều đã được tập trung học tại Nhà Mục vụ mới, với tiện nghi tương đối đầy đủ các em đã có phần nào phấn khởi và nhiệt tình trong học hỏi lời Chúa. Theo báo cáo của Cha Phó phụ trách việc xây dựng, cho đến thời điểm hiện tại, tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ 038 triệu. Trong đó, kể từ khi phát động lời mời gọi đồng hương Phủ Cam trong nước và hải ngoại cũng như các ân nhân xa gần tính đến nay đã gần 4 năm, tổng số tiền quyên được là gần 5 tỷ. Như vậy số còn lại hơn 6 tỷ theo Cha quản xứ cho biết do một số ân nhân dấu tên giúp mà gọi là Chúa quan phòng cho giáo xứ chúng ta.
Cha quản xứ mời gọi mọi người dâng lời cảm tạ hồng ân bao la Chúa đã ban cho giáo xứ, đồng thời cũng cầu nguyện và tri ân các vị ân nhân đã nỗ lực trong công cuộc xây dựng Nhà Mục vụ.
Lễ Mừng thọ:
Sáng hôm nay, Chúa Nhật 26.1.2014, giáo xứ đã long trọng tổ chức lễ Mừng thọ và xức dầu cho hơn 230 cụ già và các nữ tu dòng Mến Thánh giá trên 75 tuổi trong giáo xứ.
Có một số cụ già yếu phải ngồi xe lăn do con cháu đẩy đến nhà thờ, các cụ là những tấm gương mẫu mực về lòng đạo đức cho con cháu và hậu thế noi theo. Như lời Cha Quản xứ nói: Giáo xứ tồn tại và phát triển như hôm nay là nhờ vào sự nhiệt thành của các cụ lúc còn trẻ, đến lúc tuổi già thì các cụ dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ. Trong số các cụ, vẫn còn rất nhiều cụ đã trên 75, thâm chí trên 80 tuổi vẫn hăng say phục vụ giáo xứ không mệt mỏi. Chính vì thế, Thánh lễ hôm nay, giáo xứ không chỉ mừng thọ mà còn là dịp tri ân đối với các cụ.
Phần phụng vụ Thánh lễ do các cụ đảm trách, dù già cả nhưng các cụ vẫn đọc sách Thánh rất mạch lạc và rõ ràng. Phần dâng lễ thật sốt sắng dù cho các cụ ngồi xe lăn. Cha chủ tế xuống tận xe đón nhận lễ vật do các cụ dâng lên.
Dịp này, Ban Văn hóa xã hội đã trao tặng mỗi cụ một chiếc khăn thọ làm kỷ niệm và một suất quà trị giá 100 ngàn. Vật chất tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng của giáo xứ đối với các cụ.
Cuối Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa thay mặt giáo xứ nói lời chúc thọ các cụ và bày tỏ sự tri ân của giáo xứ đối với các cụ.
Đại diện các cụ cao niên đã dâng lời tạ ơn Cha Quản xứ, quý Cha Phó, HĐGX và cộng đoàn đã yêu thương nâng đỡ các cụ khi tuổi già sức yếu. Nhất là dành riêng một Thánh lễ đặc biệt để cầu nguyện cho các cụ một cách trọng thể sáng mai nay.
Chiều ngày 25.1.2014, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tổ chức Tổng kết hoạt động năm 2013. Tham dự buổi Tổng kết có Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính tòa, quý Cha Phó, Ban Thường vụ HĐGX, Ban Trị sự 12 Khu vực và Trưởng phó các Ban nghành đoàn thể trong giáo xứ, tổng số thành phần tham dự trên 300 người.
Hình ảnh
I. Khai mạc buổi Tổng kết, Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa đánh giá sự phát triển của giáo xứ rất vững mạnh xứng đáng là một giáo xứ chính tòa, giáo xứ đầu tàu của Tổng Giáo phận Huế. Được như vậy là nhờ vào lòng đạo đức, nhờ vào đức Tin của mỗi một người trong giáo xứ, đồng thời cũng nhờ vào đức ái của cộng đoàn, từ đó ân sủng của Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống cho giáo xứ chúng ta. Trải qua trên 300 năm, giáo chính tòa Phủ Cam đã không ngừng phát triển, đó cũng là nhờ công đức cao dày của các linh mục cựu quản xứ qua các thời kỳ, sự nhiệt thành của HĐGX và sự tận tâm tận lực của các ban nghành đoàn thể. Chúng ta có bổn phận phải duy trì truyền thống tốt đẹp đó, muốn được như vậy chúng ta phải có trách nhiệm đào tạo nhân lực cho thế hệ tương lai được bền bỉ, làm muối men và ánh sáng cho lớp trẻ sau này. Cha Tổng Đại diện thay mặt giáo xứ xin tri ân các Đức Giám Mục Giáo phận, các linh mục cựu quản xứ, đặc biệt cha cố Phaolô Nguyễn Kim Bính và cha Phaolô Nguyễn Trọng đã dày công vun đắp cho giáo xứ có được một bộ mặt vững vàng và tươi sáng như ngày hôm nay. Ngài cũng xin tri ân các vị Trùm họ và Câu họ qua các thời kỳ, mà Thánh Tử đạo Phaolô Tống Viết Bường là gương sáng rạng ngời cho HĐGX hôm nay noi theo và chọn làm bổn mạng.
II. Báo cáo tổng kết, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt giáo xứ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse và các Thánh đã ban cho giáo xứ chúng ta nhiều ơn lành. Trong tình hiệp nhất yêu thương, chúng ta cùng nhau tổng kết tình hình hoạt động của Giáo xứ trong một năm qua, đề ra phương hướng thực hiện cho năm 2014 được tốt hơn. Ông Chủ tịch đã báo cáo hết sức chi tiết những hoạt động của từng ban nghành đoàn thể:
1/ Tổng số giáo dân hiện có là 5.716 người, trong đó có 2.683 nam và 3.033 nữ, có 230 cụ già trên 75 tuổi.
2/ Điều hành giáo xứ được đặt dưới sự chỉ đạo của Cha Quản xứ và 2 Cha Phó. Ban thường vụ HĐGX có 9 người, Ban Trị sự 12 Khu vực có 253 người, ngoài ra còn có các vị phụ trách các ban nghành và các đoàn thể.
3/ Trong năm qua giáo xứ đã rửa tội cho 126 người, trong đó có 42 tân tòng; 82 em được rước lễ lần đầu; thêm sức 176 em; 71 đôi đwọc lãnh nhận bí tích hôn phối.
4/ Trong năm qua, giáo xứ đã tổ chức thành công các lễ lớn, đón tiếp nhiều đoàn thể đến thăm nhà thờ và dâng thánh lễ tạ ơn. Nhất là Đêm Hoan ca Giáng sinh được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Giáo phận đã diễn ra tốt đẹp, được nhiều người khen ngợi. Đặc biệt, như đánh giá của Cha Tổng Đại diện: Đêm Hoan ca không chỉ là buổi văn nghệ mà còn là một hình thức truyền giáo, tiết mục Truyền tin do một em lương dân đóng vai Thánh Giuse, em này mặc dù chưa hoàn toàn nhận biết Chúa nhưng hàng ngày vẫn luôn cầu nguyện cho ông bà nội là những quan chức được sức khỏe.
Những buổi đọc kinh tháng Đức Mẹ, tháng Mân côi và những phiên chầu Thánh thể tại La Vang luôn sốt sắng với đông người tham dự.
5/ Ban Giáo lý có 127 giáo lý viên với 1.211 giáo lý sinh theo học hàng tuần. Ngôi nhà Mục vụ dù chưa hoàn thiện, nhưng cơ bản đã đưa vào hoạt động, các em rất phấn khởi khi có được nơi học tập khang trang và đầy đủ tiện nghi học tập.
6/ Ban Chung sự Hiếu đạo càng ngày càng được củng cố, tận tâm trong những chuyến phục vụ được mọi người yêu thương và quý trọng, đặc biệt những gia đình lương dân tỏ lòng thán phục.
7/ Ca đoàn Phủ Cam thật là hùng hậu, mỗi ca đoàn được phân công phụ trách hát vào những dịp lễ khác nhau; nhất là các dịp lễ lớn tại La Vang. Ca đoàn Bê Lem gốm các em thiếu nhi rất dễ thương vẫn phụ trách được những thánh lễ mà mình đảm nhận.
III. Chị Maria Nguyễn Thị Nga, đặc trách Ban Văn hóa xã hội báo cáo hoạt động của Ban. Là ban nghành chuyên việc chăm lo đời sống cho người già neo đơn bệnh tật, những gia đình nghèo khổ và giáo dục thanh thiếu niên nên Ban Văn hóa xã hội chịu nhiều áp lực về kinh tế. Nhưng với sự nhiệt thành và nỗ lực, trong năm qua Ban Văn hóa xã hội đã trao tổng cộng gần 300 triệu tiền học bỗng, giúp cho các em thuộc diện gia đình khó khăn nhưng chăm học. Ngoài ra, hàng năm đều tổ chức thưởng cho các em thi đỗ vào đại học chính quy.
Về Xã hội, năm qua đã cấp 8 tấn gạo và gần 80 triệu đồng cho những gia đình khó khăn, các cụ già neo đơn không phân biệt lương giáo trên địa bàn giáo xứ.
IV. Ông Giacôbê Nguyễn Quang Hân, Trưởng ban tài chính giáo xứ báo cáo tình hình tài chính của giáo xứ: năm qua đã thu được trên 1,1 tỷ đồng, trong đó tiền oi gần 700 triệu. Là một giáo xứ chính tòa nên việc chi phí rất tốn kém, nhất là thường xuyên tổ chức các Đại lễ và đón tiếp các phái đoàn. Nguồn thu chủ yếu lại nhờ vào tiền oi hàng tuần, nhưng tạ ơn Chúa vì sự rộng tay của cộng đoàn giáo xứ và khách quý từ nơi khác về dự lễ.
V. Cha Phó Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng báo cáo việc xây dựng Nhà Mục vụ: Là một ước mơ từ bao đời nay của giáo xứ, đến nay đã thành hiện thực mặc dù chưa hoàn thiện. Thời gian qua, tất cả các lớp giáo lý đều đã được tập trung học tại Nhà Mục vụ mới, với tiện nghi tương đối đầy đủ các em đã có phần nào phấn khởi và nhiệt tình trong học hỏi lời Chúa. Theo báo cáo của Cha Phó phụ trách việc xây dựng, cho đến thời điểm hiện tại, tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ 038 triệu. Trong đó, kể từ khi phát động lời mời gọi đồng hương Phủ Cam trong nước và hải ngoại cũng như các ân nhân xa gần tính đến nay đã gần 4 năm, tổng số tiền quyên được là gần 5 tỷ. Như vậy số còn lại hơn 6 tỷ theo Cha quản xứ cho biết do một số ân nhân dấu tên giúp mà gọi là Chúa quan phòng cho giáo xứ chúng ta.
Cha quản xứ mời gọi mọi người dâng lời cảm tạ hồng ân bao la Chúa đã ban cho giáo xứ, đồng thời cũng cầu nguyện và tri ân các vị ân nhân đã nỗ lực trong công cuộc xây dựng Nhà Mục vụ.
Lễ Mừng thọ:
Sáng hôm nay, Chúa Nhật 26.1.2014, giáo xứ đã long trọng tổ chức lễ Mừng thọ và xức dầu cho hơn 230 cụ già và các nữ tu dòng Mến Thánh giá trên 75 tuổi trong giáo xứ.
Có một số cụ già yếu phải ngồi xe lăn do con cháu đẩy đến nhà thờ, các cụ là những tấm gương mẫu mực về lòng đạo đức cho con cháu và hậu thế noi theo. Như lời Cha Quản xứ nói: Giáo xứ tồn tại và phát triển như hôm nay là nhờ vào sự nhiệt thành của các cụ lúc còn trẻ, đến lúc tuổi già thì các cụ dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ. Trong số các cụ, vẫn còn rất nhiều cụ đã trên 75, thâm chí trên 80 tuổi vẫn hăng say phục vụ giáo xứ không mệt mỏi. Chính vì thế, Thánh lễ hôm nay, giáo xứ không chỉ mừng thọ mà còn là dịp tri ân đối với các cụ.
Phần phụng vụ Thánh lễ do các cụ đảm trách, dù già cả nhưng các cụ vẫn đọc sách Thánh rất mạch lạc và rõ ràng. Phần dâng lễ thật sốt sắng dù cho các cụ ngồi xe lăn. Cha chủ tế xuống tận xe đón nhận lễ vật do các cụ dâng lên.
Dịp này, Ban Văn hóa xã hội đã trao tặng mỗi cụ một chiếc khăn thọ làm kỷ niệm và một suất quà trị giá 100 ngàn. Vật chất tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng của giáo xứ đối với các cụ.
Cuối Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa thay mặt giáo xứ nói lời chúc thọ các cụ và bày tỏ sự tri ân của giáo xứ đối với các cụ.
Đại diện các cụ cao niên đã dâng lời tạ ơn Cha Quản xứ, quý Cha Phó, HĐGX và cộng đoàn đã yêu thương nâng đỡ các cụ khi tuổi già sức yếu. Nhất là dành riêng một Thánh lễ đặc biệt để cầu nguyện cho các cụ một cách trọng thể sáng mai nay.
Tản mạn chuyện đi đạo và Tết xa quê tại Matxcova, Nga sô
Peter Dũng
12:24 26/01/2014
Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi sơ khai đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam....
Hình ảnh
Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong hệ thống lễ hội văn hóa tại Việt Nam. Đây là lễ hội của gia đình, dòng tộc, được tổ chức trên qui mô cả nước, để ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Mấy tiếng “về quê ăn Tết” không chỉ là một khái niệm “đi – về”, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp này, người Việt Nam ta có tục lệ thăm hỏi và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Đó cũng là tâm tình, ước muốn của mỗi người con xa xứ mỗi dịp Xuân về. Những ngày cuối năm viết đôi dòng tự sự, chia sẻ chuyện đạo, chuyện đời, tết xa quê của người con trên xứ sơ Nga sô.
Chuyện đi đạo ở Matxcova: Thắp sáng niềm tin
Đã hơn bảy tháng rồi, nhanh thật, kể từ lúc máy bay cất cánh rời phi trường Nội Bài đem tôi đến với xứ sở Nga sô bước vào một trang khác của cuộc đời mình, cuộc sống mưu sinh. Và cũng chừng đó thời gian tôi thiếu đi lương thực cho tâm hồn mình, không còn những buổi sinh hoạt SVCG như thời sinh viên, không còn nhưng buổi tập hát ca đoàn cho giáo xứ, và cả những ngày lễ Chúa Nhật, bổn phận, niềm vui của người Ki tô hữu cũng họa hoằn lắm mới tham gia được. Đó cũng là cái thiếu chung của những người Công Giáo chấp nhận xa quê đi mưu sinh tha phương ở xứ sở này. Ở đất nước mà tư tưởng chính trị còn nặng mùi cộng sản, cách điều hành của nhà cầm quyền còn đậm chất giang hồ, phia phít… thì việc những người nhập cư bị kì thị, phân biệt đối xử, gây khó dễ bởi chính quyền và người bản xứ như là một tiền lệ. Người Việt nói chung và người Công Giáo Việt nói riêng ở Matcova này cũng không nằm ngoài tiền lệ đó, đi đâu cũng phải trốn tránh, chui lủi vì nếu gặp phải công an, Khuligan (người xấu), hay bọn đầu trọc… thì phiền phức, tiền mất tật mang, nên việc đi lại, tham gia lễ lại, thăm hỏi lẫn thể hiện tình liên đới của những người đồng hương, những người cùng niềm tin…cũng vì thế mà thưa thớt, nhạt dần.
Ngày 23 tháng 6, 1997, quốc hội Nga chấp thuận một đạo luật chỉ công nhận có bốn tôn giáo được coi là hợp pháp ở Nga vì được coi như là thuộc truyền thống Nga: Chính thống giáo Nga, Do Thái giáo, Hồi giáo và Phật Giáo. Mọi tôn giáo khác đều được coi là những giáo phái giống nhau, không đáng được bảo vệ. Mục đích của đạo luật là để chống các tôn giáo giả mạo, không chân thật, đặc biệt là những tôn giáo xâm nhập vào Nga sau khi Liên Bang Xô-Viết sụp đổ theo lý thuyết. Trong luật này, Công Giáo được xếp ngang hàng là một tôn giáo giả mạo như là các giáo phái Unitarian hay Nhân chứng Jehovah. Bởi vậy người Công Giáo ở xứ sở Nga sô này chịu rất nhiều thiệt thòi, khó khăn trong việc tham dự thánh lễ và đón nhận bí tích. Ở Matxcova chỉ có hai nhà thờ dành cho người Công Giáo là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Moskva và Nhà thờ St Luis do dòng Mẹ về trời quản nhiệm, người Việt mình thì thường tham gia di lễ ở Nhà thờ St Luis vì nhà thờ nằm trong một ngõ nhỏ có ít cảnh sát qua lại nên tránh được việc kiểm tra giấy tờ, hơn nữa ở đây lại có Cha Long dòng Mẹ về trời, một người con của Gx Thanh Dạ, Gp Vinh (là tu sĩ đầu tiên của Việt Nam vừa được truyền chức ở Nga ngày 24/11/2013) phục vụ nên có Thánh lễ bằng tiếng Việt tiện cho việc tham gia các nghi thức phụng vụ của kiều bào Công Giáo.
Cũng vì những khó khăn đó mà bà con Công Giáo đi làm ăn xa ở xứ sở Nga sô này luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm linh và luôn mong muốn được thuận tiện được tham gia thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Có lẽ cũng hiểu được tâm tình và sự thiếu thốn của bà con kiều bào xa xứ, được sự cho phép của Đức Giám Mục Giáo phận Vinh và tâm tình quan tâm tới con chiên xa xứ của các Linh mục trong Giáo phận, hàng năm vào những dịp thuận tiện các cha xứ, các soeur đã sang xứ sở Nga sô giúp đỡ kiều bào tĩnh tâm và lãnh nhận bí tích. Đó luôn là khát khao mong mỏi của bà con kiều bào Công Giáo ở Liên Bang Nga, thiết nghĩ với sự quan tâm của bề trên các Giáo phận có bà con đi lao động, làm việc, học tập ở đây, trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện hơn cho Linh mục, tu sĩ sang giúp đỡ các kiều bào Công Giáo xa xứ tĩnh tâm, lãnh nhận các bí tích thì thật đáng quý.
Ước mong rằng được sự đồng hành che chở của Chúa và Mẹ Maria cùng sự quan tâm của bề trên các Giáo phận cộng đồng kiều bào Công Giáo sẽ ngày càng lớn lên trong tâm tình sống đạo. Thắp sáng niềm tin Kitô giáo trên xứ sơ Nga sô.
Tết xa quê: Nhớ lắm !
Khi quê nhà muôn cỏ cây rạo rực
Nhựa chuyển cành nảy lộc đón chào Xuân,
Thì nơi con tuyết phủ dầy, lạnh buốt
Hàng bạch dương đứng trơ trụi âm thầm.
Vào lúc ở quê nhà rạo rực Hoa Đào, Hoa Mai nở, mọi người náo nức đón Tết Nguyên Đán Âm lịch, thì bên này vẫn còn tuyết rơi mù mịt, băng giá tới 10, có khi tới 15, 20 độ âm, chẳng có vẻ gì là Tết cả. Dù vậy, người Việt không bao giờ quên cái Tết Âm lịch đã ăn sâu vào tiềm thức của mình. Người có điều kiện thì về Việt Nam ăn Tết, với giá vé đắt kinh khủng, có chuyến lên tới 47 nghìn rúp khứ hồi, tương đương với 1 nghìn 400 đô. Đa số thì ở lại.
Khi tôi viết những dòng này, thì đến Tết Nguyên Đán cũng chỉ còn mấy ngày. Nhưng rồi nó sẽ diễn ra tương tự như nhiều năm trước. Người ta sắm sửa ăn Tết Ta to hơn Tết Tây. Quà cáp biếu nhau, phong bao lì xì cho trẻ em nhiều hơn. Tuy Tết to nhưng với người kinh doanh ngoài chợ, Tết lại chỉ diễn ra chỉ được có một ngày.
Bởi vì Tết của ta, người Tây đâu có nghỉ. Ai làm việc trong cơ quan của nước sở tại cũng chỉ xin nghỉ được một ngày. Còn ai buôn bán ngoài chợ, nghỉ một buổi nghĩa là toi mất khoảng 5 đến 600 đô tiền thuê chỗ. Tiền thuê chỗ phải đóng trước cả tháng, nghỉ ngày lễ người ta cũng chẳng trừ cho một đồng nào. Ở Chợ Liu, tiền thuê quầy bán hàng có diện tích 15 m2 trung bình 500 đến 600 nghìn rúp 1 tháng. Nghĩa là khoảng gần 20 nghìn đô. Đấy mới chỉ là tiền thuê chỗ thôi. Con số này, khi tôi nói ra, nhiều người trong nước kinh ngạc, trợn tròn mắt, họ không thể tưởng tượng nổi. Người Việt kinh doanh buôn bán ở Nga chịu nhiều áp lực kinh khủng. Bà con chỉ dám nghỉ chợ để ăn Tết ngày mồng Một âm, còn lại gần như 360 ngày làm việc quần quật. Có năm, người ta tính: Mồng Một năm nay là ngày đẹp, đi bán mở hàng lấy may, mồng hai mới nghỉ ăn Tết. Những công nhân ở xưởng may cũng phải làm việc quần quật, bị giữ trong khuân viên của xưởng điều kiện ăn ở khổ sở vất vả vô cùng. Hay những công nhân xây dựng lam việc giữa mùa đông rét buốt này cực nhọc vô cùng, cái lạnh thấu xương thịt nước thì đóng băng nên muốn sú hồ để làm phải đun băng cho tan ra. Nếu chỉ tính riêng cường độ lao động, có thể nói đa số bà con người Việt ở chợ Liu, chợ Chim, hay công nhân xưởng may, xây dựng, trồng rau có thể được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tuy chỉ có một ngày, nhưng mọi người chuẩn bị cho nó rất kỹ. Tết Nguyên Đán của ta trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì thế, những ngày Giáp Tết, trên cánh cửa các quầy hàng người Tàu đỏ rực những dòng câu đối. Ở cửa mỗi căn hộ có người Tàu thuê, họ thường dán chữ Phúc lộn ngược, nghĩa là Phúc “đảo”, “đảo” đồng âm với “đáo” (đến). Phúc đã đến nhà là không bước ra nữa. Một số người Việt được các đối tác làm ăn người Tàu tặng cho chữ này, cũng đem về dán ngược như họ. Các chủ Chợ, Chủ TTTM thường có quà tặng các chủ quầy bán hàng trong khu vực mình quản lý: Một túi đựng chai Sâm panh hoặc Vodka, một cặp bánh chưng hoặc hộp Mứt, kèm theo cuốn lịch. Những nơi có điều kiện đón Tết tập trung đông người thì trang trí có phông chữ, làm cành đào giả, khéo đến nỗi trông xa cứ y như thật. Có chủ doanh nghiệp chơi sang, thì mua cành đào thật từ trong nước chuyển sang bằng máy bay. Dù là đào thật hay đào giả, nhìn thấy màu hoa, cộng với chiếc bánh chưng bày ngày Tết, ta cũng thấy quê hương Tổ quốc như gần lại, vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
Các dịch vụ Tết năm nào cũng hái ra tiền. Các quầy hàng khô “đánh” mứt và phong bì lì xì đỏ từ Việt Nam sang. Bánh chưng thì từ khoảng hơn chục năm trở lại đây, không phải đánh từ Việt Nam sang nữa, chỉ cần chở lá dong sang bằng đường hàng không, gói tại chỗ, giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ gói bánh chưng theo đơn đặt hàng của các công ty, của các quầy hàng khô, các gia đình. Gà trống quê dùng để cúng tất niên, được các dịch vụ về nông thôn đặt trước hàng tháng, chở về Matxcơva bán với giá cao gấp 4-5 lần gà thường.
Người Việt và người Tàu ở lẫn trong thành phố hơn chục triệu dân, chỉ như vài giọt nước trong biển lớn. Dẫu có vui cũng chỉ trong một nhóm nhỏ, trong một không gian nhỏ. Tết Dương thì tha hồ đốt pháo hoa cùng người Tây, nhưng Tết ta tuyệt đối không. Vì đốt pháo sẽ kinh động đến người xung quanh. Vì thế, Tết ta thật im lìm. Người ta gọi điện chúc Tết nhau qua điện thoại. Gần nhà thì rủ nhau sang uống rượu. Chỉ có cánh sinh viên sống tập trung có điều kiện vui vẻ nhiều hơn… Họ mời bạn bè quốc tế cùng vui Tết, để qua đó quảng bá phong tục và văn hóa Việt.
Người Việt tổ chức đón Tết Nguyên Đán cho khỏi quên nguồn cội của mình, giữ lại một tập tục văn hóa đã ngấm vào máu thịt, chứ ở phương trời băng giá mù mịt tuyết giăng, dù có tổ chức cho to thế nào chăng nữa, vẫn không ra phong vị Tết quê nhà. Nó thiếu nhiều thứ lắm. Trong lòng mỗi người, đều ao ước có một ngày được ăn Tết đoàn tụ thực sự ở quê hương.
Xuân tha hương sầu thương về quê mẹ.
Tết xa nhà buồn bã nhớ quê cha.
Làm sao không nhớ mỗi khi xuân về? Làm sao không buồn khi mưa tuyết rơi trắng xóa hai hàng Nga sô ? Làm sao không hoài niệm khi trời đất đang chuyển giao, quê nhà đang vui mừng đón tết ? Nhớ lắm những phiên chợ tết ngày cuối năm, nhớ lắm cảnh họ tộc đoàn viên sửa sang nghĩa trang trong ngày tảo mộ, nhớ lắm những lời chúc tết, những phong bao lì xì làm đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đợi. Bất giác nghĩ đến mấy câu thơ của Châu Hồng Thủy.
Tết quê nghèo nhưng đoàn viên hạnh phúc
Vẫn sâu đằm trong ký ức tuổi thơ.
Và con biết giao thừa này mẹ khóc
Nhắc đứa con ở xứ tuyết không về…
Matxcova những ngày cuối năm
Hình ảnh
Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong hệ thống lễ hội văn hóa tại Việt Nam. Đây là lễ hội của gia đình, dòng tộc, được tổ chức trên qui mô cả nước, để ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Mấy tiếng “về quê ăn Tết” không chỉ là một khái niệm “đi – về”, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp này, người Việt Nam ta có tục lệ thăm hỏi và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Đó cũng là tâm tình, ước muốn của mỗi người con xa xứ mỗi dịp Xuân về. Những ngày cuối năm viết đôi dòng tự sự, chia sẻ chuyện đạo, chuyện đời, tết xa quê của người con trên xứ sơ Nga sô.
Chuyện đi đạo ở Matxcova: Thắp sáng niềm tin
Đã hơn bảy tháng rồi, nhanh thật, kể từ lúc máy bay cất cánh rời phi trường Nội Bài đem tôi đến với xứ sở Nga sô bước vào một trang khác của cuộc đời mình, cuộc sống mưu sinh. Và cũng chừng đó thời gian tôi thiếu đi lương thực cho tâm hồn mình, không còn những buổi sinh hoạt SVCG như thời sinh viên, không còn nhưng buổi tập hát ca đoàn cho giáo xứ, và cả những ngày lễ Chúa Nhật, bổn phận, niềm vui của người Ki tô hữu cũng họa hoằn lắm mới tham gia được. Đó cũng là cái thiếu chung của những người Công Giáo chấp nhận xa quê đi mưu sinh tha phương ở xứ sở này. Ở đất nước mà tư tưởng chính trị còn nặng mùi cộng sản, cách điều hành của nhà cầm quyền còn đậm chất giang hồ, phia phít… thì việc những người nhập cư bị kì thị, phân biệt đối xử, gây khó dễ bởi chính quyền và người bản xứ như là một tiền lệ. Người Việt nói chung và người Công Giáo Việt nói riêng ở Matcova này cũng không nằm ngoài tiền lệ đó, đi đâu cũng phải trốn tránh, chui lủi vì nếu gặp phải công an, Khuligan (người xấu), hay bọn đầu trọc… thì phiền phức, tiền mất tật mang, nên việc đi lại, tham gia lễ lại, thăm hỏi lẫn thể hiện tình liên đới của những người đồng hương, những người cùng niềm tin…cũng vì thế mà thưa thớt, nhạt dần.
Ngày 23 tháng 6, 1997, quốc hội Nga chấp thuận một đạo luật chỉ công nhận có bốn tôn giáo được coi là hợp pháp ở Nga vì được coi như là thuộc truyền thống Nga: Chính thống giáo Nga, Do Thái giáo, Hồi giáo và Phật Giáo. Mọi tôn giáo khác đều được coi là những giáo phái giống nhau, không đáng được bảo vệ. Mục đích của đạo luật là để chống các tôn giáo giả mạo, không chân thật, đặc biệt là những tôn giáo xâm nhập vào Nga sau khi Liên Bang Xô-Viết sụp đổ theo lý thuyết. Trong luật này, Công Giáo được xếp ngang hàng là một tôn giáo giả mạo như là các giáo phái Unitarian hay Nhân chứng Jehovah. Bởi vậy người Công Giáo ở xứ sở Nga sô này chịu rất nhiều thiệt thòi, khó khăn trong việc tham dự thánh lễ và đón nhận bí tích. Ở Matxcova chỉ có hai nhà thờ dành cho người Công Giáo là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Moskva và Nhà thờ St Luis do dòng Mẹ về trời quản nhiệm, người Việt mình thì thường tham gia di lễ ở Nhà thờ St Luis vì nhà thờ nằm trong một ngõ nhỏ có ít cảnh sát qua lại nên tránh được việc kiểm tra giấy tờ, hơn nữa ở đây lại có Cha Long dòng Mẹ về trời, một người con của Gx Thanh Dạ, Gp Vinh (là tu sĩ đầu tiên của Việt Nam vừa được truyền chức ở Nga ngày 24/11/2013) phục vụ nên có Thánh lễ bằng tiếng Việt tiện cho việc tham gia các nghi thức phụng vụ của kiều bào Công Giáo.
Cũng vì những khó khăn đó mà bà con Công Giáo đi làm ăn xa ở xứ sở Nga sô này luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm linh và luôn mong muốn được thuận tiện được tham gia thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Có lẽ cũng hiểu được tâm tình và sự thiếu thốn của bà con kiều bào xa xứ, được sự cho phép của Đức Giám Mục Giáo phận Vinh và tâm tình quan tâm tới con chiên xa xứ của các Linh mục trong Giáo phận, hàng năm vào những dịp thuận tiện các cha xứ, các soeur đã sang xứ sở Nga sô giúp đỡ kiều bào tĩnh tâm và lãnh nhận bí tích. Đó luôn là khát khao mong mỏi của bà con kiều bào Công Giáo ở Liên Bang Nga, thiết nghĩ với sự quan tâm của bề trên các Giáo phận có bà con đi lao động, làm việc, học tập ở đây, trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện hơn cho Linh mục, tu sĩ sang giúp đỡ các kiều bào Công Giáo xa xứ tĩnh tâm, lãnh nhận các bí tích thì thật đáng quý.
Ước mong rằng được sự đồng hành che chở của Chúa và Mẹ Maria cùng sự quan tâm của bề trên các Giáo phận cộng đồng kiều bào Công Giáo sẽ ngày càng lớn lên trong tâm tình sống đạo. Thắp sáng niềm tin Kitô giáo trên xứ sơ Nga sô.
Tết xa quê: Nhớ lắm !
Khi quê nhà muôn cỏ cây rạo rực
Nhựa chuyển cành nảy lộc đón chào Xuân,
Thì nơi con tuyết phủ dầy, lạnh buốt
Hàng bạch dương đứng trơ trụi âm thầm.
Vào lúc ở quê nhà rạo rực Hoa Đào, Hoa Mai nở, mọi người náo nức đón Tết Nguyên Đán Âm lịch, thì bên này vẫn còn tuyết rơi mù mịt, băng giá tới 10, có khi tới 15, 20 độ âm, chẳng có vẻ gì là Tết cả. Dù vậy, người Việt không bao giờ quên cái Tết Âm lịch đã ăn sâu vào tiềm thức của mình. Người có điều kiện thì về Việt Nam ăn Tết, với giá vé đắt kinh khủng, có chuyến lên tới 47 nghìn rúp khứ hồi, tương đương với 1 nghìn 400 đô. Đa số thì ở lại.
Khi tôi viết những dòng này, thì đến Tết Nguyên Đán cũng chỉ còn mấy ngày. Nhưng rồi nó sẽ diễn ra tương tự như nhiều năm trước. Người ta sắm sửa ăn Tết Ta to hơn Tết Tây. Quà cáp biếu nhau, phong bao lì xì cho trẻ em nhiều hơn. Tuy Tết to nhưng với người kinh doanh ngoài chợ, Tết lại chỉ diễn ra chỉ được có một ngày.
Bởi vì Tết của ta, người Tây đâu có nghỉ. Ai làm việc trong cơ quan của nước sở tại cũng chỉ xin nghỉ được một ngày. Còn ai buôn bán ngoài chợ, nghỉ một buổi nghĩa là toi mất khoảng 5 đến 600 đô tiền thuê chỗ. Tiền thuê chỗ phải đóng trước cả tháng, nghỉ ngày lễ người ta cũng chẳng trừ cho một đồng nào. Ở Chợ Liu, tiền thuê quầy bán hàng có diện tích 15 m2 trung bình 500 đến 600 nghìn rúp 1 tháng. Nghĩa là khoảng gần 20 nghìn đô. Đấy mới chỉ là tiền thuê chỗ thôi. Con số này, khi tôi nói ra, nhiều người trong nước kinh ngạc, trợn tròn mắt, họ không thể tưởng tượng nổi. Người Việt kinh doanh buôn bán ở Nga chịu nhiều áp lực kinh khủng. Bà con chỉ dám nghỉ chợ để ăn Tết ngày mồng Một âm, còn lại gần như 360 ngày làm việc quần quật. Có năm, người ta tính: Mồng Một năm nay là ngày đẹp, đi bán mở hàng lấy may, mồng hai mới nghỉ ăn Tết. Những công nhân ở xưởng may cũng phải làm việc quần quật, bị giữ trong khuân viên của xưởng điều kiện ăn ở khổ sở vất vả vô cùng. Hay những công nhân xây dựng lam việc giữa mùa đông rét buốt này cực nhọc vô cùng, cái lạnh thấu xương thịt nước thì đóng băng nên muốn sú hồ để làm phải đun băng cho tan ra. Nếu chỉ tính riêng cường độ lao động, có thể nói đa số bà con người Việt ở chợ Liu, chợ Chim, hay công nhân xưởng may, xây dựng, trồng rau có thể được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tuy chỉ có một ngày, nhưng mọi người chuẩn bị cho nó rất kỹ. Tết Nguyên Đán của ta trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì thế, những ngày Giáp Tết, trên cánh cửa các quầy hàng người Tàu đỏ rực những dòng câu đối. Ở cửa mỗi căn hộ có người Tàu thuê, họ thường dán chữ Phúc lộn ngược, nghĩa là Phúc “đảo”, “đảo” đồng âm với “đáo” (đến). Phúc đã đến nhà là không bước ra nữa. Một số người Việt được các đối tác làm ăn người Tàu tặng cho chữ này, cũng đem về dán ngược như họ. Các chủ Chợ, Chủ TTTM thường có quà tặng các chủ quầy bán hàng trong khu vực mình quản lý: Một túi đựng chai Sâm panh hoặc Vodka, một cặp bánh chưng hoặc hộp Mứt, kèm theo cuốn lịch. Những nơi có điều kiện đón Tết tập trung đông người thì trang trí có phông chữ, làm cành đào giả, khéo đến nỗi trông xa cứ y như thật. Có chủ doanh nghiệp chơi sang, thì mua cành đào thật từ trong nước chuyển sang bằng máy bay. Dù là đào thật hay đào giả, nhìn thấy màu hoa, cộng với chiếc bánh chưng bày ngày Tết, ta cũng thấy quê hương Tổ quốc như gần lại, vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
Các dịch vụ Tết năm nào cũng hái ra tiền. Các quầy hàng khô “đánh” mứt và phong bì lì xì đỏ từ Việt Nam sang. Bánh chưng thì từ khoảng hơn chục năm trở lại đây, không phải đánh từ Việt Nam sang nữa, chỉ cần chở lá dong sang bằng đường hàng không, gói tại chỗ, giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ gói bánh chưng theo đơn đặt hàng của các công ty, của các quầy hàng khô, các gia đình. Gà trống quê dùng để cúng tất niên, được các dịch vụ về nông thôn đặt trước hàng tháng, chở về Matxcơva bán với giá cao gấp 4-5 lần gà thường.
Người Việt và người Tàu ở lẫn trong thành phố hơn chục triệu dân, chỉ như vài giọt nước trong biển lớn. Dẫu có vui cũng chỉ trong một nhóm nhỏ, trong một không gian nhỏ. Tết Dương thì tha hồ đốt pháo hoa cùng người Tây, nhưng Tết ta tuyệt đối không. Vì đốt pháo sẽ kinh động đến người xung quanh. Vì thế, Tết ta thật im lìm. Người ta gọi điện chúc Tết nhau qua điện thoại. Gần nhà thì rủ nhau sang uống rượu. Chỉ có cánh sinh viên sống tập trung có điều kiện vui vẻ nhiều hơn… Họ mời bạn bè quốc tế cùng vui Tết, để qua đó quảng bá phong tục và văn hóa Việt.
Người Việt tổ chức đón Tết Nguyên Đán cho khỏi quên nguồn cội của mình, giữ lại một tập tục văn hóa đã ngấm vào máu thịt, chứ ở phương trời băng giá mù mịt tuyết giăng, dù có tổ chức cho to thế nào chăng nữa, vẫn không ra phong vị Tết quê nhà. Nó thiếu nhiều thứ lắm. Trong lòng mỗi người, đều ao ước có một ngày được ăn Tết đoàn tụ thực sự ở quê hương.
Xuân tha hương sầu thương về quê mẹ.
Tết xa nhà buồn bã nhớ quê cha.
Làm sao không nhớ mỗi khi xuân về? Làm sao không buồn khi mưa tuyết rơi trắng xóa hai hàng Nga sô ? Làm sao không hoài niệm khi trời đất đang chuyển giao, quê nhà đang vui mừng đón tết ? Nhớ lắm những phiên chợ tết ngày cuối năm, nhớ lắm cảnh họ tộc đoàn viên sửa sang nghĩa trang trong ngày tảo mộ, nhớ lắm những lời chúc tết, những phong bao lì xì làm đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đợi. Bất giác nghĩ đến mấy câu thơ của Châu Hồng Thủy.
Tết quê nghèo nhưng đoàn viên hạnh phúc
Vẫn sâu đằm trong ký ức tuổi thơ.
Và con biết giao thừa này mẹ khóc
Nhắc đứa con ở xứ tuyết không về…
Matxcova những ngày cuối năm
Văn Hóa
Năm Ngọ mạn đàm về Ngựa
Đinh Văn Tiến Hùng
19:57 26/01/2014
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.”
( Kim- Vân- Kiều / Nguyễn Du )
-“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.”
( Chinh Phụ ngâm/ Đoàn thị Điểm )
-“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu,
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.”
( Tì bà hành/ Bạch cư Di )
-“Ngựa hồng đã đến bên hiên,
Chị ơi! Lưng ngựa trên yên vắng người!..
Nhẹ nhàng em hãy buông rèm xuống,
Chị sợ bên sông bóng ngựa chìm!”
( Mòn mỏi/Thanh Tịnh )
-“Sáng nay vô số lá vàng rơi,
Người gái trinh kia đã chết rồi!
Có một chiếc xe màu trắng đục,
Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi,
Đem đi một chiếc quan tài trắng,
Và những bông hoa trắng lạnh người,
Cất bước theo sau những người khăn áo trắng,
Khóc đưa linh hồn trong trắng mãi không thôi. “
( Hồn trinh nữ/Nguyễn Bính )
Tôi đã yêu thích ngựa ngay từ những năm tháng còn cắp sách đến trường qua những vần thơ trên. Có chủ quan và lãng mạn không khi mà những vần thơ mang bóng dáng người và ngựa quyện vào nhau tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ: hùng tráng, thanh thoát, lãng mạn, u buồn…còn mãi ẩn dấu trong tâm hồn ?
Theo niên lịch Đông Phương, năm nay là Giáp Ngọ (năm con ngựa), đặt tên do cách ghép của 10 can và 12 chi, nên cứ 12 năm lại có năm Ngọ và đúng 60 năm sau năm Giáp Ngọ quay trở lại. Ngọ, Ngựa gọi theo Hán tự là Mã. Ngựa đứng hàng thứ 7 trong 12 con giáp, đến sau chú rắn tinh quái và trước cụ dê xồm. Ngựa có nhiều giống với nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đen, hồng, nâu, vằn. Thân ngựa thon dài, đẹp nhất là chiếc bờm mền mại cuốn lộng trong gió khi ngựa lướt nhanh với tiếng hí vang trời, thật hào hùng! Giống ngựa Shire Anh quốc to lớn nhất, cao tới 1m80. Còn loại nhỏ nhất là Falabella, Argentina cao không qúa 70cm. Ngựa sống lâu từ 25- 30 năm. Con Sugar Puff sống đến 56 năm được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Loại đẹp mã được ưa thích nhất là ngựa bạch. Chẳng thế mà các tiểu thư cứ ngơ ngẩn mơ màng mong gặp được chàng bạch mã, cũng như xưa người vợ trẻ nhẫn nhục vất vả nuôi chồng ăn học để mong có ngày ‘ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau’. Ngựa là giống thú hoang, nhưng đã xuất hiện bên con người hơn 6000 năm trước, đầu tiên tại Ukraine sau tràn qua Mông Cổ, Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập, rồi Hy Lạp, La Mã…Sở dĩ ngựa được thuần hóa và nói đến nhiều vì đặc tính trung thành, đa dụng và trở nên thân thương bình dị qua ngôn ngữ như: tuấn mã, chiến mã, đẹp mã, binh mã, kỵ mã, thám mã, mã phu, mã thượng, mã lực …Con gái mới lớn mơn mởn đào tơ gọi là ‘trổ mã’. Con trai cao ráo sáng sủa gọi là ‘tốt mã’ và nếu cậu nào hung hăng ỷ vào sức lực giống ‘ngựa non háu đá’ sẽ bị chê trách. Còn cứng đầu khó dạy như ‘ngựa bất kham’ thì hết thuốc chữa. Có cải tà qui chánh nhưng chẳng được bao lâu lại ‘ngựa quen đường cũ’. Người quân tử đã hứa làm điều gì phải thực hiện cho đúng vì một lời nói ra 4 ngựa khó theo ‘nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy’. Còn kẻ tiểu nhân như anh chàng Sở Khanh sau khi chiếm được nàng Kiều bèn ‘quất ngựa truy phong’. Có chí sẽ ‘mã đáo công thành’, vì ai chẳng mong được ‘lên xe xuống ngựa’. Nên biết chung vui chia buồn cùng đồng loại ‘một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ’. Vì đoàn kết hợp quần mới gây sức mạnh ‘ngựa chạy có bày, chim bay có bạn’. Nhưng nhớ phải luôn thận trọng, đừng nhẹ dạ nghe lời đường mật để khỏi ‘đau như bị ngựa đá’ và có khi lại bị lôi ra ‘trước vành móng ngựa’. Cũng đừng để lôi cuốn vào lối sống ‘mã tầm mã, ngưu tầm ngưu’ và tránh xa bọn ‘đầu trâu mặt ngựa’ như lũ Công an côn đồ Việt Cộng.
Chỉ sự bền chí sẽ thành công vì đường dài mới biết sức ngựa ‘trường đồ tri mã lực’. Nên có câu :
-Ngựa mạnh chẳng quản đường dài,
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng. Biết bao người can đảm ‘một mình một ngựa’ như đi vào chỗ không người.
Tục ngữ xưa có câu ‘Trai chưa vợ, như ngựa không cương’ không biết các chàng trai độc thân ngày nay có phản đối không ?
Thật là trái ngược với các cô không thích sống một mình :
-Có chồng như ngựa có cương,
Đắng cay cũng chịu, vui thương được nhờ.
Cũng đừng quá mệt mỏi bon chen, hãy an nhiên trong cuộc sống :
-Ngựa ô chẳng cỡi, cỡi bò,
Đường ngay chẳng chạy, chạy dò loanh quanh.
Nên tùy hoàn cảnh mà sống như Hàn Tín chịu nhục luồn trôn anh hàng thịt để đợi thời :
-Khôn ngoan ở đất nhà bay,
Dù cho ngụa cỡi đến đây phải luồn.
Xưa chiến sĩ chết ngoài chiến trường vì Tổ Quốc, lấy da ngựa bọc thây ( mã cách khỏa thi ); cũng như ngày nay người chết vì Dân Nước được phủ kỳ trên áo quan.
Những nguyên thủ quốc gia thường bị bàn tay lông lá ngoại nhân hay đảng phái chính trị trong nước lật đổ đưa người khác lên thay thế hòng ‘thay ngựa giữa dòng’ như Tổng Thống Ngô đình Diệm bị người Mỹ âm mưu cùng 1 số tướng lãnh sát hại, đưa tên tướng bất tài vô đức lên để Đất Nước rơi vào tay bọn Cộng Sản tham tàn ngu dốt.
Câu ‘cỡi ngựa xem hoa’, người ta nói đó là sáng kiến đầu tiên của ông thi sĩ Homer Hy lạp, sau nhiều người bắt chước với dụng ý xấu. Về điểm này bọn CSVN khai thác như một tuyệt chiêu, bịp mắt những phái đoàn, tổ chức nhân quyền, cứu trợ …quốc tế muốn tham quan VN. Khi trong tù Việt Cộng, người viết cùng anh em tù nhân đã bị lùa vào rừng lao động, chỉ để lại 1 số tù ‘mẫu’ ăn mặc sạch sẽ và được ‘mớm’ những câu trả lời khi có phái đoàn ngoại quốc đến thăm trại tù.
Ngựa được thuần hóa và huấn luyện nên rất tinh khôn, giai sức, trung thành, sống chết bên chủ, rong ruổi đêm trường, vượt suối trèo non nơi chiến địa. Nhiều con ngựa trở thành những chiến mã nổi tiếng như: Xích Thố của Quan Vân Trường, Địch Lô của Lưu Bị, Ô Truy với Hạng Võ,
Kinh Phàm với Tào Thực, Bạch Long với Triệu Vân hay Khoái Hạng của Tôn Quyền và Bạch long mã cùng Đường Huyền Tông đi thỉnh kinh…
Những vó ngựa tung trời của Thành Cát Tư Hãn mở bạt ngàn biên cương Mông Cổ qua câu nói lưu đời ‘Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, nơi đó cây cỏ không mọc được’. Và những chiến xa dũng mãnh trong những chiến trận thư hùng còn âm vang cổ sử Hy Lạp, La Mã …
Trong binh pháp xưa ngựa là 1 trong 5 thành tố quan trọng để chiến thắng : lãnh thổ- Dân tộc- Chính quyền- Văn hóa và ‘xa mã chiến’. Thời Nho học xưa kia Kẻ sĩ phải tinh thông 6 tài nghệ : Lễ- Nhạc- Xạ- Thư- Số- Ngự (cỡi ngựa).
Cổ Thi có câu ‘Hồ mã tế Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’ ( Dịch: Ngựa Hồ hí gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam ).Truyện tả về loài chim Việt sinh ở phía Nam nước Tàu, bay sang phương Bắc kiếm ăn, những luôn chọn cành cây phía Nam làm tổ. Còn ngựa Hồ ở nước Hồ phương
Bắc là giống ngựa to khỏe, giỏi leo núi, người Tàu mua về làm ngựa chiến, nhưng mỗi khi tuyết rơi, gió lạnh từ phương Bắc thổi về lại hí vang nhớ quê cũ. Ta thường dùng tích này để chỉ những người xa quê hương luôn nhớ về Tổ Quốc.
Ngựa là quí vật và hữu dụng như thế, nhưng đối với các vua chúa Trung Hoa xưa chỉ là món chơi kì quắc dã man gọi là ‘trảm mã trà hay hầu trà’
Người ta huấn luyện cho những con khỉ leo lên vách núi Tuyết Sơn, Tứ Xuyên hái búp non của loại trà đặc biệt đem xuống cho ngựa ăn.Dịch vị ngựa tiết ra ngấm vào trà, sau đó mổ dạ dầy lấy trà ra sao làm thành hoàng trà trảm mã . Năm 2013 vừa xảy ra vụ xì-căng-đăng (scandal)về thịt ngựa giả thịt bò tại Âu châu gây ồn ào trong giới hẩu-xực. Quí Vị nào thích ăn thịt bò cao cấp Kobe hãy coi chừng ‘treo đầu bò, bán thịt ngựa’.
Trong dân gian có câu ‘Tái Ông mất ngựa’ đã trở nên quen thuộc như một thành ngữ để chỉ cái may trong cái rủi. Truyện kể xưa Tái Ông có con ngựa quí đi mất, hàng xóm đến chia buồn. Nhưng ít lâu sau, ngựa trở về lại dẫn theo con ngựa quí nữa, hàng xóm đến chung vui. Khi có 2 con ngựa quí, công tử mai mê thú cỡi ngựa nên bị què. Giặc ngoại xâm tiến đánh đất nước, tất cả trai tráng phải lên đường tòng quân ngăn giặc.
Con trai Tái Ông mang tật nên được miễn dịch. Chinh chiến chấm dứt, thanh niên đi 10 chết 7 còn 3, hàng xóm đến chúc mừng ông. Thật may mắn là nhờ Tái Ông đã bị mất ngựa! Trong cuộc đời chúng ta cũng đôi khi rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Cổ văn VN để lại truyện dạy đời thật thú vị : ‘Lục súc tranh công’ gồm 6 con vật ‘trâu- chó-ngựa- dê- gà- lợn’ tượng trưng cho 6 vị đứng đầu Lục bộ triều đình tranh nhau công trạng, giống như chú ngựa khoe khoang công sức mình :
-‘Tao đã từng đi quán về quê,
Đà bao trận đánh Nam dẹp Bắc,
Đã nhiều thuở ngăn thành thủ phủ,
Lại ghe phen đột phá xông tên,
Đàng xa xôi ngàn dặm quan sơn,
Ngựa phi đệ một giờ liền thấu!...’
Sống tại nước Cờ Hoa, nam nhi cảm thấy bực mình vì thua cả vật cưng, nhưng nếu quí ngài đọc giai thoại thi hào Tô Đông Pha ‘Đổi người đẹp lấy ngựa’ sẽ được an ủi phần nào. Vì thích ngựa quí, họ Tô đã đem người hầu là nàng Xuân Nương đổi lấy ngựa họ Tưởng. Ông Tưởng được người đẹp hứng chí thốt lên lời thơ:
-‘Tiếc gì con ngựa đẹp như mây,
Ơn bác cho tôi đổi gái này,
Giờ mất nhạc vàng rung bóng nguyệt,
Nhưng thêm má phấn bạn làng say’
Họ Tô cảm khái đáp lại cũng để an ủi Xuân Nương và mong nàng thông cảm thú mê ngựa của mình :
-‘Cô Xuân đi vậy cũng xa xăm,
Dẫu chẳng kêu ca chớ giận ngầm,
Vì nỗi non sông nhiều hiểm trở,
Đổi người lấy ngựa phải đành tâm’
Xuân Nương vừa có sắc lại thi tài, uất ức vì bị khinh rẻ đã ứng khẩu đáp lại :
-‘Chém cha cái kiếp của đàn bà,
Khổ sướng trăm bề há khổ ta,
Giờ mới biết người thua giống vật,
Sống làm chi nữa trách ai mà!’
Đọc xong nàng đập đầu vào thân cây mà tự vận.
Bài ca của Lý Diên Niên có câu “ Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc “ ý nói :’ ngoảnh lại một cái xiêu thành, ngoảnh lại cái nữa đổ nước’, chỉ sức mạnh của mỹ nhân làm điên đảo lòng người khiến giang sơn sụp đổ. Thi hào Nguyễn Du đã mượn điển tích này mô tả sắc đẹp nàng Kiều ‘Một hai nghiêng nước nghiêng thành’. Cũng thế sắc đẹp của mỹ nhân trong cổ sử Hy Lạp đã khiến thành Troy sụp đổ.
– Ngựa gỗ thành Troy : Vào khoảng năm 1200 trước Tây lịch trận chiến xảy ra giữa Hy Lạp và thành Troy. Lý do quân Hy Lạp vây đánh thành là vì công tử Paria con quốc vương Priam bắt công chúa Helene nhốt trong thành Troy, nên vua Hy Lạp mang chiến thuyền giải vây cho con gái. Sau 10 năm vây hãm vẫn không phá được thành quá kiên cố. Tướng sĩ đôi bên tổn thất nhiều, quân Hy Lạp nản lòng rút lui, dân chúng trong thành phấn khởi hưởng không khí thanh bình.
Nhưng vào một buổi sáng sớm người chăn cứu lén ra ngoài thì thấy những lều địch bỏ trống và các chiến thuyền đã rời bến. Một con ngựa gỗ khổng lồ để lại trên bãi biển hoang vắng. Dân trong thành ùa ra ngắm nghía trầm trồ thán phục, bảo nhau : ‘Chắc quân Hy Lạp để lại lễ vật dâng kính nữ thần Athena của chúng ta’. Rồi kéo ngựa gỗ vào thành mở tiệc liên hoan vui chơi nhảy nhót, ăn uống say sưa. Gần về sáng quân sĩ và dân chúng ngủ như chết. Lúc này, các dũng sĩ Hy Lạp từ trong bụng ngựa gỗ thoát ra, mở cửa thành cho những chiến thuyền gọn nhẹ đã kịp quay trở lại xông vào thành đánh phá. Dân quân thành Troy bừng tỉnh, không kịp trở tay, hốt hoảng bỏ chạy đè lên nhau mà chết.
Quân Hy Lạp chiếm thành Troy và giải cứu công chúa Helene.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ một thời chinh chiến năm nào khi còn đang phục vụ trong một binh chủng hào hùng của Quân lực VNCH. Mỗi lần trước khi xuất kích, tôi luôn kiểm tra cẩn thận vũ khí, lương thực binh sĩ đem theo, vì đôi khi bi-đông nước lại là bi- đông rượu mà các tửu sĩ gọi là’nước mắt quê hương’ dùng làm xúc tác khi lâm trận. Những chàng trai này men rượu đã làm cảm giác họ phiêu bồng như các tráng sĩ xưa say men trên mình ngựa trước khi xông vào chốn sa trường như lời thơ bất hủ của thi sĩ Vương Hàn :
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dịch: ‘Bồ đào rót chén dạ quang,
Giục ẩm tì bà mã thượng thôi, Muốn say trên ngựa tiếng đàn giục đi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Xưa nay chinh chiến ai về,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.” Nằm say bãi cát ai chê mặc người’ (Trần Mộng Tú)
Huyền sử Việt Nam lưu lại 2 câu truyện về ngựa sắt và ngựa đá nổi tiếng biểu tượng ý chí ngoan cường và lòng yêu nước của dân tộc, khiến trời cũng cảm động sai thần mã xuống giúp dân ta dẹp giặc ngoại xâm .
-Ngựa đá nhà Trần: Sau khi Trần Hưng Đạo 2 lần đại phá quân Mông Cổ, đất nước thái hòa. Vua Trần nhân Tông đi thăm lăng miếu, bái tạ tổ tiên đã ban quốc thái dân an. Bỗng nhà vua thấy những con ngựa đá trước lăng miếu các vị tiên đế chân lấm vết bùn. Vua cho là các vị đã linh ứng giáng trần cỡi ngựa dẹp giặc giúp nước, ngài liền sai lấy nghiên bút phụng đề 2 câu thơ bất hủ :
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, ( Dịch : Xã tắc hai lần nhọc ngựa đá,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu” Non sông ngàn thuở vững âu vàng )
Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn ca đã ca tụng Phù Đổng :
-‘Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào,
Trận mây theo ngọn gió đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan,
Áo nhung cởi lại Linh San,
Chốc đà thoát nợ trần hoàn lên tiên…’
Thế mà tên hề Nguyễn minh Triết đã tự ví mình như Phù Đổng sau khi hết thời sẽ lui về vui thú điền viên ( nhưng hắn đã không thuộc bài lịch sử lớp ba trường làng, vì Phù Đổng sau khi dẹp giặc về trời chứ không phải về vườn như hắn )- Càng lố bịch hơn như Hồ chí Minh đứng trước đền vua Hùng dám so sánh mình với Quốc Tổ:’ Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước’. Thật là một lũ trơ trẽ bỉ ổi !
Ngựa không chỉ xuất hiện trong văn chương sử sách, còn thấy trong tranh thủy mạc hay sơn mài tuyệt tác ghi lại những sử tích nổi tiếng như tranh sơn mài vẽ 8 con ngựa phi nước đại gọi là ‘Bát tuấn đồ’, chính là 8 ngựa kéo xe cho vua Chu Mục Vương đi tuần thú khắp nơi.
Phim ăn khách một thời diễn tả đoàn xe ngựa nô nức về Miền Viễn Tây tìm vàng với những trận đụng độ thư hùng giữa những chàng Cao-bồi
can đảm và người Da Đỏ thiện chiến trên mình ngựa. Phim Ben Hur đã giành được 11 Oscar- vô địch từ trước đến nay- cũng do một phần đóng góp cực kỳ hoành tráng của kỵ mã chiến xa.
Ngoài ra, ngựa còn dùng để mua vui giải trí như: đua ngựa, cờ đá ngựa, cờ tướng, bài tam cúc….Hai nhạc bản nổi tiếng vẫn thường nghe văng vẳng đâu đây: ‘Ngựa phi đường xa, Vết thù trên lưng ngựa hoang,…’, hay bản dân ca Nam bộ Lý ngựa ô. Nhạc Sĩ Phạm Duy có sáng tác bản trường ca Ngựa hồng….
Những cuộc diễn hành Rose Parade hàng năm với những chú ngựa sắc màu rực rỡ bước theo tiếng nhạc nhịp nhàng lôi cuốn khán giả.
Những lễ đăng quang, sinh nhật, hôn lễ của hoàng gia Anh quốc kéo dài với đoàn xa mã lộng lẫy tốn biết bao công quĩ.
Tại Hoa Kỳ kỹ nghệ Đua ngựa và Cỡi ngựa được tổ chức khá qui mô, chỉ riêng Nam California đã có 3 trường đua lớn là Oak Tree, Arcadia- Hollywood Park, Los Angeles- Los Alamitos, Orange County.
Một số bạn trẻ thích loại xe Mustang của hãng Ford nhưng chắc không nghĩ đó là tên giống ngựa hoang nổi tiếng Miền Viễn Tây Hoa Kỳ.
Còn có nhiều’ bố già và xú tướng’ ngày xưa mê mệt các em Gái Nhảy chuyên nghiệp- để ‘thân bại danh liệt’- chắc rành từ Ca-ve do tiếng Pháp Cavaliere nghĩa là kỵ mã. Truyện tình bi thảm của ‘kỵ nữ’ Cẩm Nhung đã vang động một thời.
Lịch sử Việt Nam có những năm Ngọ đáng ghi nhớ:
-Mậu Ngọ (1078) : Danh tướng Lý thường Kiệt phá giặc Tống trên sông Như Nguyệt với bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của VN :
“Nam Quốc sơn hà nam đế cư, ( Dịch : Đất nước là của vua Nam,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Sách trời đã phân định rõ ràng,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Cớ sao bọn giặc lại xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư “ Các ngươi sẽ bị phá tan tành ! )
-Nhâm Ngọ (1282) : Vua nhà Trần mở Hội Bình Than bàn kế chống Nguyên Mông lần thứ 2.
-Bính Ngọ (1426) : Vua Lê Lợi đại thắng tại Chúc Động.
-Bính Ngọ (1786) : Tây Sơn khởi nghĩa, vua Quang Trung thống nhất Sơn Hà.
-Mậu Ngọ (1858) : Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở cuộc xâm lăng đầu tiên Việt Nam.
-Canh Ngọ (1930) : Hồ chí Minh- tên đầy tớ Nga Tàu- lập đảng Cộng Sản Việt Nam.
-Giáp Ngọ (1954) : Hiệp định Paris chia đôi Việt Nam (20/7/54)
-Giáp Ngọ (1954) : Chí sĩ Ngô đình Diệm nhậm chức Thủ Tướng (7/7/54) và là người thành lập Đệ I Việt Nam Cộng Hòa.
-Giáp Ngọ (2014) : Hy vọng tiền đồ Đất Nước tươi sáng qua lời sấm ký của cụ Trạng Trình, người viết xin giành suy đoán cao minh của Quí Vị:
“ Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời sa-tăng,
Ngựa lồng quỉ mới nhăn rằng,
Cha con dòng họ thày tăng hết thời !...”
Truyện’đời’ về ngựa đã nhiều, nhưng vẫn không quên truyện ‘đạo’.
Trong Cựu Ước, ngựa được nói đến nhiều như : đám tang của Gia-Cóp- cha tể tướng Giu-se, Ai Cập- được hộ tống bởi đoàn kỵ mã của nhà vua hay 600 chiến xa của Ai Cập bị lấp vùi trong sóng biển khi đuổi theo dân Irael do Moi-Sen hướng dẫn vượt qua Biển Đỏ… Còn trong Tân Ước, lừa được nhắc đến nhiều hơn. Thời đế quốc La- Mã cai trị Do Thái, ngựa chỉ dùng cho vua quan và giới quí tộc, còn người dân thường dùng lừa. Thánh Giu-se đưa Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng trốn sang Ai Cập trên mình lừa. Chúa được dân chúng rước vào thành Jerusalem,
Ngài cỡi lừa là phương tiện của người bị áp bức cai trị.
Xin kể về truyện ‘Hai con ngựa của thày phó tế George A.Haloulakos’ :
“ Cạnh nhà tôi có 1 cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút, thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống như những con ngựa khác. Tuy nhiên, nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra một con bị mù. Trên đường về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại phía sau.
Chắc chủ nhân nó thương hại không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn, chính điều này đã thành câu truyện tuyệt vời.
Đứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung phát ra từ cái đai nhỏ vây quanh cổ con ngựa bé hơn, chắc là con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù chu đáo thế nào.
Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn. Nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không bị lạc.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn khiếm khuyết, hoạn nạn hay khó khăn.
Người luôn mang đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Đôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm, mà Thượng Đế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Nhưng khi khác, chúng ta là con ngựa sáng dẫn đường giúp người khác nhìn thấy…”
“Tôi vẫn mải nhìn: Khi Chiên con đã mở ấn thư nhất, thì tôi nghe Sinh vật thứ nhất hô như tiếng sấm: Hãy đến! Tôi nhìn, thì này một con ngựa bạch và người cỡi nó mang chiếc cung; người ấy được ban tặng triều thiên và xuất chinh đắc thắng để chiến thắng.
Khi Ngài mở ấn thứ hai, tôi nghe Sinh vật thứ hai hô: Hãy đến! Một con ngựa xích thố xuất hiện, còn người cỡi nó được lệnh đánh bạt bình an ra khỏi cõi đất, để cho thiên hạ sát hại lẫn nhau và người ấy được ban tặng một thanh kiếm lớn.
Khi Ngài mở ấn thứ ba, tôi nghe Sinh vật thứ ba hô: Hãy đến! Tôi nhìn, thì này một con ngựa màu huyền, người cỡi nó tay cầm cân, tôi nghe như giữa các sinh vật có tiếng nói: một thưng lúa miến giá một đồng quan! Ba thưng lúa miến giá một đồng quan! Còn dầu và rượu, thì người đừng làm hư!
Khi Ngài mở ấn thứ tư, tôi nghe tiếng Sinh vật thư tư hô: Hãy đến! Tôi nhìn, thì này một con ngựa màu lục và người cỡi nó mang danh ôn dịch, có âm phủ theo sau. Đã ban quyền cho người ấy trên phần tư cõi đất, để giết bằng gươm giáo, đói kém, ôn dịch và thứ dữ trên đất.”
( Gioan-Khải Huyền 6: 6- 8 )
Mỗi sáng thức giấc sớm, tôi nghe văng vẳng đâu đây tiếng vó ngựa lọc cọc trên đường phố còn phủ sương mù. Chiếc xe thổ mộ chất đầy hoa trái, từ ngoại ô vào thành phố trong những ngày giáp Tết. Tôi có hoài cổ không khi đang sống giữa đô thị choáng ngập ánh đèn màu của quốc gia văn minh nhất hoàn cầu; nhưng sao vẫn nhớ tiếc những năm tháng thanh bình dân dã nơi quê nhà !
Kính chúc Quí Vị Năm Giáp Ngọ An Khang Hạnh Phúc !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Ghi chú hình từ trên xuống : Bát Tuấn Đồ - Ngựa Sắt Phù Đổng – Xe Thổ Mộ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Tết
Diệp Hải Dung
22:32 26/01/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung (Hình chụp tại Canley Heights, Sydney, Australia)
Bánh Chưng dưa Hấu Mai vàng
Bánh Dầy câu đối rộn ràng đón Xuân.
(DHD)