Ngày 08-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa chữa người phong cùi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:41 08/02/2012
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 1, 40-45

Xưa nay, bệnh phong cùi vẫn làm cho người khác e sợ, lánh xa.Dù rằng, ngày nay y khoa không còn bó tay trước bệnh phong cùi mà lúc xưa nhân loại xếp vào loại bệnh nan y…Bệnh phong vào thời Chúa Giêsu vẫn bị xếp vào loại bệnh bất trị, ai cũng phải tránh xa người bị phong cùi và người mắc bệnh phong đi đâu cũng phải la to lên:” Ô uế ! Ô uế “ ( Lv 13, 45-46 ).

Bệnh phong cùi xem ra là một hình phạt của Thiên Chúa theo quan niệm của người Do Thai. Vâng, người Do Thái cho rằng những người mắc bệnh phong cùi là những người bị Thiên Chúa chúc dữ và xã hội loại trừ. Họ bị liệt vào thành phần tội lỗi và không được tham dự bất cứ nghi lễ gì trong các hội đường. Họ phải sống xa xã hội và sống thành từng nhóm nơi các mồ mả,nơi thâm sâu cùng cốc. Họ phải la lên “nhơ bẩn, nhơ bẩn “ để mọi người nghe mà tránh xa. Do đó, chúng ta thấy hoàn cảnh của một người bị bệnh phong hủi hôm nay trong Tin Mừng của thánh Marcô. Vâng, người bị bệnh phong cùi trong Tin Mừng hôm nay có tư cách khá đặc biệt. Anh không mặc cảm, không la to như mọi khi, nhưng anh tự ý đến gặp Chúa Giêsu, và khi đến trước mặt Ngài, anh ta quỳ xuống van xin rằng :” Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch “ ( Mc 1, 40 ). Anh cùi nại vào lòng thương xót của Chúa. Anh ta không dám xin, nhưng để quyền tự do của Chúa, chữa hay không chữa tùy ý Ngài…Anh phó thác hoàn toàn vào Chúa. Anh tin tưởng và hết sức muốn Chúa chữa bệnh cho anh. Nên, chính sự đơn sơ, phó thác và tin mãnh liệt vào Chúa đã khiến Chúa chạnh lòng thương, cứu vớt, chữa lành cho anh. Lòng tin đã giúp anh :” Tôi muốn, anh sạch đi “ ( Mc 1,42 ). Phép Chúa Giêsu làm cho anh phong cùi phát xuất từ lòng tin của anh và từ quyền năng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã chạm vào người phong, một cử chỉ không được phép vì phạm luật. Nhưng Chúa vẫn làm bất chấp luật lệ Do Thái. Chúa Giêsu muốn đánh đổ những lệch lạc của người Do Thái liên quan đến lề luật. Chúa đặt tay trên người cùi khiến họ được tiếp xúc với Con- Người- Chúa- của- Chúa, nhờ đó con người được lãnh nhận ân sủng từ nơi Người. Do đó, bệnh phong biến mất và anh ta được lành sạch.

Người phong cùi trong lúc thất vọng vì mang một căn bệnh quái ác, nan y, trong khi anh bị xã hội khinh chê, loại trừ và ghép vào loại tội lỗi công khai. Anh đã tin tưởng, phó thác nơi Chúa, nên anh đã được Chúa yêu thương, cứu chữa.

Chúa Giêsu vừa tự do với lề luật, vừa lệ thuộc lề luật. Ngài bảo người phong cùi được lành sạch đi trình diện tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê. Người phong cùi giờ đây được tự do hoàn toàn, anh được nhập với xã hội đời thường, được chung sống với cộng đoàn và được hiệp thông với Thiên Chúa. Anh được trả lại phẩm giá con người, phẩm giá anh bị mất khi anh bị mang căn bệnh nan y này. Giờ anh được tự do và được vui sống. Anh mang theo mình một niềm vui khôn tả. Anh đi loan báo khắp nơi về một Đấng đã chữa lành anh là Đức Giêsu. Anh phong cùi được lành sạch đã có thể vào thành tự do, còn Đức Giêsu thì phải ở ngoài thành và đi vào nơi hoang vắng.

Bệnh phong ngày nay không còn là bệnh nan y, bất trị nữa vì y học đã tìm ra vi trùng Hansen. Nhưng những người bị bệnh phong cùi được điều trị khỏi bệnh nhưng hòa nhập tự nhiên vào xã hội bình thường như mọi người vẫn là chuyện khó. Ở đời, còn có nhiều loại bệnh, nhiều loại người chúng ta vẫn khó tới gần hay họ cũng rất khó tới với chúng ta được. Chúng ta hãy có lòng nhân từ như Chúa bởi vì chúng ta không bị bệnh phong nhưng một cách nào đó tội lỗi vẫn làm cho chúng ta giống như một loại bệnh cùi khiến chúng ta xa cách Chúa và con người.

Lạy Chúa, xin tăng thêm lòng tin cho chúng con để chúng con vững mạng đón nhận anh em chúng con dẫu họ có bị bệnh nan y trong cuộc đời. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Bệnh phong cùi đối với xã hội Do Thái xưa như thế nào ?
2.Người mắc bệnh phong cùi phải làm gì khi di chuyển ?
3.Người phong cùi phải sống làm sao ?
4.Luật Lê Vi qui định thế nào về bệnh phong cùi ?
5.Ai đã tìm ra vi trùng phong cùi ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Tu chỉnh tình huynh đệ trong Mùa Chay
Jos. Tú Nạc, NMS
07:55 08/02/2012
VATICAN – “Ngày nay, thông thường, chúng ta rất dễ nhạy cảm trước những ý tưởng bác ái và bảo dưỡng về thể chất cũng như vật chất sung mãn cho người khác, nhưng hầu như hoàn toàn im lặng về trách nhiệm tinh thần của chúng ta hướng về anh chị em của mình,” ĐTC Benedict đã nói hôm thứ Ba, kêu gọi những Ki-tô hữu trên toàn thế giới hãy nhìn lại với nhau, bằng mọi khả năng cảm nhận, vì chuẩn bị bước vào giai đoạn của Mùa Chay.

“Trong một thế giới mà đòi hỏi nững Ki-tô hữu một nhân chứng tình yêu được hồi sinh và trung thành trước Thiên Chúa, có thể mọi người trong chúng ta đều cảm thấy nhu cầu khẩn thiết để cùng nhau nô nức trông mong trong tình bác ái, phục vụ và những việc làm từ thiện,” chúng ta chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh như “những thành viên của cùng một đoàn thể.” Quan tâm đến nhau và tu chỉnh tình huynh đệ là trọng tâm thông điệp của ĐTC Benedict XVI dành cho Mùa Chay được trình bày vào hôm thứ Ba tại Vatican bởi Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unam.

Do linh ứng bởi những lời trong thư gửi tín hữu Do Thái (Heb. 10: 24): “chúng ta hãy quan tâm đến nhau, kích thích sự phúc đáp trong yêu thương và những việc thiện,” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc quan tâm” dành cho nhau, và ngài đã lên tiếng mời gọi chúng ta “đừng mãi cách ly và lãnh đạn đối với số phận của anh chị em của chúng ta.”

Ngài khuyên bảo rằng “thái độ của chúng ta duy nhất là sự tương phản: một sự lãnh đạm và vô tư nảy sinh ích kỷ và che đậy vì sự quan trọng cho ‘quyền lợi riêng tư’.” Hôm nay, “Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trở thành ‘những người giám hộ’ của anh chị em chúng ta.” Tuy nhiên, “điều răn cao trọng của tình yêu dành cho nhau” cũng đòi hỏi rằng chúng ta phải thừa nhận bổn phận của chúng ta hướng tới tha nhân và muốn những gì là điều lành cho họ “từ mọi quan điểm: vật chất, đạo đức và tinh thần.”

Đức Thánh Cha nói: “Nền văn hóa đương thời đã đánh mất ý nghĩa của cái thiện và cái ác, tuy vậy có một nhu cầu thực tế để tái xác nhận điều thiện tồn tại và sẽ chiếm lĩnh ưu thế.” “Điều thiện là bất cứ điều gì ban tăng, bảo vệ và thăng tiến cuộc sống, ái hữu và cộng đồng.” Quan tâm đối với tha nhân nghĩa là ý thức được nhu cầu của họ và “sự nguy hiểm của chúng ta có thể trở thành chai đá bởi “ một loại mất cảm giác tinh thần” là cho chúng ta bị lãnh cảm trước nỗi đau của người khác.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói sự quan tâm dành cho tha nhân, cũng bắt buộc phải quan tâm đến tinh thần của họ được sung mãn. Ngài chỉ ra một dáng vẻ của đời sống Ki-tô giáo, mà đã hoàn toàn bĩ lãng quên: tu chỉnh tình huynh đệ: “Đó là điều quan trọng để khám phá ba chiều kích của lòng bác ái Ki-tô giáo. Chúng ta không được mãi lặng thinh trước cái ác. Chúng đang nghĩ về tất cả những ai là Ki-tô hữu, hãy loại bỏ sự quý trọng thuộc con người hoặc thuần khiết sự thích hợp cá nhân, hãy thích nghi với trí lực ưu thế, thay vì cảnh báo anh chị em của mình phòng tránh những cách tư duy và hành động mâu thuẫn với chân lý và cái mà không theo con đường của đức hạnh. Sự khuyên bảo Ki-tô giáo, về phần mình, không bao giờ bị tác động bởi một tinh thần kết tội hoặc phản cung. Nó luôn hoạt động bởi tình yêu và lòng nhân từ, và nảy sinh từ sự quan tâm chân thành cho điều thiện của tha nhân.”
 
Công bố logo Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Tiền Hô
08:11 08/02/2012
Rio de Janeiro (Brasil) - Hôm 7 Tháng Hai 2012, Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã có buổi lễ công bố logo chính thức cho kỳ Đại Hội sắp tới, diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro từ ngày 23-28 Tháng Bẩy 2013. Tác giả của logo này là anh Gustavo Huguenin, 25 tuổi, đến từ Brasil. Cuộc thi thiết kế logo cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 diễn ra hồi Tháng Mười năm 2011. Với việc tác phẩm của mình được lựa chọn làm logo chính thức, anh Gustavo đã vượt qua gần 200 tác phẩm khác đến từ khắp Brasil và các quốc gia trên thế giới để trở thành người thắng cuộc.

Diễn giải: Bố cục tổng thể của logo tạo nên hình ảnh của một trái tim, mà trung tâm là Chúa Giêsu. Điều đó thể hiện rằng Ngài luôn ở trong trái tim của các môn đệ và đất nước Brasil sẽ là trung tâm của giới trẻ trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Tác giả đã khéo léo thể hiện hình ảnh cách điệu về bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế (màu vàng) được đặt trên một ngọn núi, vốn là một biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro. Hình ảnh này cũng bám sát chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19), bởi lẽ bối cảnh của câu Tin Mừng này là Chúa Giêsu đã gặp gỡ các môn đệ trên một ngọn núi sau khi Ngài phục sinh.

Hình ảnh cánh tay vượt ra cả trái tim chính là vòng tay ấm áp của Thiên Chúa dành cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Nó còn thể hiện sự chào đón nồng nhiệt, quảng đại và lòng hiếu khách của người dân Brasil đối với du khách.

Phần màu xanh lá cây (bên trên) lấy cảm hứng từ những ngọn núi đặc trưng của thành phố Rio de Janeiro. Cây Thánh Giá (màu trắng) được đặt trong đó nhằm củng cố thêm nhận thức rằng Brasil được biết đến như là miền đất của Thánh Giá (Santa Cruz). Phần màu xanh dương (bên dưới) tượng trưng cho tài nguyên biển của đất nước Brasil. Ba màu sắc: vàng, xanh lá cây và xanh dương là ba màu cơ bản của quốc kỳ Brasil.

* Logo này đã được bảo hộ tác quyền (Copyright).
 
Syria: Một mối lo ngại to lớn của Tòa Thánh
Bùi Hữu Thư
08:16 08/02/2012
Báo động của một linh mục Dòng Tên có mặt tại chỗ

ROME, Thứ hai 6 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tòa Thánh đã lập lại mối lo âu về tình hình tại Syria, với bạo lực gia tăng, và không có giải pháp. Tòa Thánh bầy tỏ sự đau lòng vì đã có biết bao nhiêu nạn nhân dân sự. Một linh mục Dòng Tên hiện diện tại chỗ đã gửi tin báo động.

Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên đã trích dẫn diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc trước ngoại giao đoàn ngày 9 tháng 1 vừa qua, trong đó ngài nói: “Chúng ta không thể thản nhiên trước những gì đang xẩy ra tại Syria. Tôi cảm thấy hết sức lo ngại cho các người dân của các quốc gia trong đó đang có nhiều căng thẳng và bạo hành, đặc biệt là tại Syria, nơi tôi mong ước sẽ chấm dứt nhanh chóng các vụ đổ máu chan hòa và sẽ có sự khởi đầu của một đối thoại có kết quả giữa các thành phần chính trị, được phụ giúp bởi sự hiện diện của các quan sát viên độc lập.”

Đài phát thanh Vatican, cách đây vài giờ đã được linh mục Dall’Oglio, Dòng Tên, sáng lập viên cộng đồng khổ tu Sirô-Công Giáo Deir Mar Musa, hoạt động tại Syria nhiều năm qua, đã xin có sự can thiệp trực tiếp về ngoại giao của Tòa Thánh, và ở đẳng cấp cao nhất. Theo cha, tình hình nghiệm trọng đòi hỏi sự huy động tất cả những người có thiện tâm.

Cha phỏng đoán là mỗ lực này cần phải chú ý đến những sự tế nhị khác nhau, đã gia tăng bởi nhiều đau khổ, đó là của các cộng đồng Kitô Chính Thống Byzantin đang duy trì những mối liên hệ mật thiết với Giáo hạt tại Moscou, và có một vai trò rất tế nhị hiện thời, đó là của những người Arménien, hiện nay đang chiếm đại đa số trong các Kitô hữu tại Syria. Theo cha, Vatican có thể nên đem ra sử dụng kinh nghiệm lâu đời về đối thoại với thế giới Hồi Giáo.

Đối với tu sĩ này, nội chiến đã khởi sự tại Syria, và có nguy cơ biến thành một sự hủy hoại (gangrène), và cha lo sợ các cộng đồng Kitô cuối cùng sẽ phải giống như các cộng đồng tại Irak. Do đó khẩn cấp phải có "một chương trình hữu hiệu" và một "nỗ lực đối thoại" với Téhéran và Moscou. Cha lo sợ sẽ có một sự "đổ vỡ của Miền Trung Đông" và ngài chỉ thấy có rất ít "viễn ảnh về dân chủ."

Cuối cùng, cũng theo nguồn tin này, linh mục Dòng Tên nghĩ điều ngài tự nhủ trái ngược lại với tất cả những hành động đàn áp hợp lý, cũng như một sự can thiệp quốc tế về quân sự.
 
Công bố logo Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Tiền Hô
08:52 08/02/2012
Công bố logo Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013

Rio de Janeiro (Brasil) - Hôm 7 Tháng Hai 2012, Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã có buổi lễ công bố logo chính thức cho kỳ Đại Hội sắp tới, diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro từ ngày 23-28 Tháng Bẩy 2013. Tác giả của logo này là anh Gustavo Huguenin, 25 tuổi, đến từ Brasil. Cuộc thi thiết kế logo cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 diễn ra hồi Tháng Mười năm 2011. Với việc tác phẩm của mình được lựa chọn làm logo chính thức, anh Gustavo đã vượt qua gần 200 tác phẩm khác đến từ khắp Brasil và các quốc gia trên thế giới để trở thành người thắng cuộc.

Diễn giải:

Bố cục tổng thể của logo tạo nên hình ảnh của một trái tim, mà trung tâm là Chúa Giêsu. Điều đó thể hiện rằng Ngài luôn ở trong trái tim của các môn đệ và đất nước Brasil sẽ là trung tâm của giới trẻ trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Tác giả đã khéo léo thể hiện hình ảnh cách điệu về bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế (màu vàng) được đặt trên một ngọn núi, vốn là một biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro. Hình ảnh này cũng bám sát chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19), bởi lẽ bối cảnh của câu Tin Mừng này là Chúa Giêsu đã gặp gỡ các môn đệ trên một ngọn núi sau khi Ngài phục sinh.

Hình ảnh cánh tay vượt ra cả trái tim chính là vòng tay ấm áp của Thiên Chúa dành cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Nó còn thể hiện sự chào đón nồng nhiệt, quảng đại và lòng hiếu khách của người dân Brasil đối với du khách.

Phần màu xanh lá cây (bên trên) lấy cảm hứng từ những ngọn núi đặc trưng của thành phố Rio de Janeiro. Cây Thánh Giá (màu trắng) được đặt trong đó nhằm củng cố thêm nhận thức rằng Brasil được biết đến như là miền đất của Thánh Giá (Santa Cruz). Phần màu xanh dương (bên dưới) tượng trưng cho tài nguyên biển của đất nước Brasil. Ba màu sắc: vàng, xanh lá cây và xanh dương là ba màu cơ bản của quốc kỳ Brasil.

Logo này đã được bảo hộ tác quyền (Copyright).

Tiền Hô
 
Nepal: các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi hòa giải
Nguyễn Trọng Đa
08:53 08/02/2012
Nepal: các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi hòa giải

"Cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ"

ROMA - "Trong khi Nepal mới trải qua một khoảng thời gian phản kháng chính trị kịch liệt, đại diện của các tôn giáo khác nhau trong cả nước đã tổ chức lần đầu tiên Tuần lễ toàn cầu Hoà hợp Liên tôn (World Interfaith Harmony Week, WIHW), một sáng kiến do Liên Hiệp Quốc đưa ra trong tháng 10-2011”, theo hãng tin ‘Eglises d'Asie’ (Các Giáo hội châu Á, EDA), cơ quan thông tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP), trong bản tin ngày 7-2.

Các đại diện tôn giáo mời gọi "cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ."

Hàng trăm đại diện các tôn giáo lớn ở Nepal đã gặp gỡ nhau tại Hội trường Học viện Quốc gia có uy tín ở Kathmandu từ ngày chủ nhật 5-2, "để thảo luận về chủ đề hòa giải liên tôn."

Bản tin của ‘Eglises d'Asie’ viết: “Trong khi các cuộc biểu tình chống lại chính sách của người theo chủ nghĩa Mao hồi tháng 8-2011 đã diễn ra liên tục trên đường phố của thủ đô, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã rao giảng sự cần thiết phải cổ vũ hòa bình giữa các cộng đồng, và duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa thế tục của nhà nước, để thoát ra khỏi sự bế tắc chính trị của đất nước.

Cuộc gặp gỡ liên tôn, vốn kết thúc vào ngày 7-2, được phối hợp tổ chức bởi Liên đoàn Hoà bình Toàn cầu (Universal Peace Federation,UPF) và các Tôn giáo vì Hòa bình (Religions for Peace).

Bản tin nói thêm: “Mỗi đại diện cộng đồng tôn giáo đã bày tỏ niềm xác tín rằng các tín hữu, của bất cứ tôn giáo nào, có chung trách nhiệm xây dựng hòa bình trong xã hội. Trong số các đại diện tôn giáo hiện diện, có Baba Damodar Gautam, chủ tịch của Liên đoàn người Ấn giáo ở Nepal (HFN), Imam Falahi Alaudin Ansari, chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo của Nepal, Thượng toạ Kalsang Lama, trụ trì tu viện Phật Pháp ở Swayambu, và Naman Upadhaya, người đứng đầu đạo Kỳ Na giáo (Jainism) ở Nepal, đã bày tỏ các lời đề nghị của mình, và các đề nghị này sẽ được chuyển đến Quốc hội lập hiến của Nepal. Đại diện Kitô hữu là Mục sư Tin lành Simon Gurung, Chủ tịch Hội đồng toàn quốc các Giáo hội Nepal, và linh mục Công giáo Bill Robins, người đã phát động một thời gian cầu nguyện tín ngưỡng, mời mọi tín hữu “hãy cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ, cho mọi bạo lực xâu xé các cộng đồng của họ."

Đại diện Liên Hiệp Quốc và đại biểu của các phong trào tôn giáo khác, như Kashi Nath Khanal, Giám đốc Giáo Hội Thống Nhất (Moon) của Nepal, Narendra Pandey, người đứng đầu cộng đồng Baha'i, hoặc vị đại diện Nepal của Brahma Kumaris, một phong trào tổng hợp từ linh ứng Ấn giáo, đã phát biểu tại cuộc gặp gỡ, xen lẫn giữa các bài thánh ca, về chủ đề tiếp cận nhau và trao đổi tín ngưỡng. (ZENIT.org 7-2-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục
Nguyễn Trọng Đa
08:55 08/02/2012
Các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục

ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Xin cha giải thích và thảo luận về các ngăn trở cho người muốn chịu chức Linh mục. Cám ơn cha. - L.B., Madison, Wisconsin (Mỹ)

Đáp: Đây là một chủ đề rất phức tạp và rơi nhiều vào lĩnh vực Giáo luật hơn là Phụng vụ. Tuy nhiên, ít nhất chúng ta có thể phác thảo các khái niệm chủ yếu được tìm thấy trong các Điều Giáo luật từ số 1040 đến số1049. Các Điều này giải quyết các ngăn trở và điều bất hợp luật đối với việc chịu chức Linh mục và hành sử chức thánh.

Đây không phải là toàn bộ các điều kiện để chịu chức Linh mục; còn có các điều kiện khác, như hoàn thành các môn học thần học cần thiết, được kết nạp vào hàng ứng viên linh mục, đã lãnh nhận tác vụ đọc sách và giúp lễ, phải tự viết đơn và ký tên vào đơn xin chịu chức linh mục, và dự tĩnh tâm theo qui định trước khi chịu chức (Xem các Điều 1033-1039).

Các điều Giáo luật liên quan mang tên:

“Những Ðiều Bất Hợp Luật Và Những Ngăn Trở Khác” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh)

Điều 1040. “Những người vướng mắc một ngăn trở nào đó hoặc vĩnh viễn, - luật gọi là "điều bất hợp luật" -, hoặc đơn thường, phải bị loại trừ không được lãnh chức thánh. Tuy nhiên, không ai bị coi là mắc ngăn trở, ngoài những ngăn trở liệt kê trong các điều luật sau đây.”

Một điều bất hợp luật là một ngăn trở vĩnh viễn, mặc dù đôi khi có sự miễn chuẩn. Một ngăn trở đơn thường có thể chấm dứt bằng các cách khác. Ví dụ, một người khi còn trẻ có hành vi ly giáo và sau đó được hòa giải với Giáo Hội, sẽ luôn cần sự miễn chuẩn trước khi chịu chức. Một người đàn ông đã lập gia đình có một ngăn trở đơn giản, vốn sẽ biến mất, nếu ông góa vợ hoặc, trong trường hợp hiếm hoi, được miễn chuẩn.

Việc miễn chuẩn này hầu hết được ban cho các cựu giáo sĩ Tin lành đã lập gia đình, khi họ được nhận vào chức linh mục. Đôi khi nó được cấp, khi cả hai vợ chồng trong một cuộc hôn nhân hợp lệ quyết định theo đuổi một ơn thiên triệu linh mục, nhưng trường hợp như vậy là hiếm có.

Vì vậy, Những Ðiều Bất Hợp Luật Và Những Ngăn Trở Khác là:

Điều 1041. “Những trường hợp ‘bất hợp luật’ để chịu chức là:

1. người mắc bệnh điên khùng, hay bị một tâm bệnh khác mà theo ý kiến các nhà chuyên môn, đương sự không thể chu toàn đúng phép thừa tác vụ cách thích đáng được;

2. người phạm tội bội giáo, lạc giáo hay ly giáo;

3. người đã kết hôn, cho dù chỉ kết hôn dân sự, khi bị ngăn trở hôn nhân vì đã thành hôn trước đó, hoặc vì có chức thánh, hay có lời khấn công khai giữ khiết tịnh trọn đời; hoặc vì đương sự kết hôn với một người nữ đã kết hôn hữu hiệu hay đã bị ràng buộc bởi lời khấn khiết tịnh như vậy;

4. người phạm tội cố sát hoặc phá thai có hiệu quả, và tất cả những người cộng tác tích cực vào các tội đó;

5. người chủ tâm cưa cắt thân thể của mình hay của người khác cách nặng nề, hoặc đã mưu toan tự vẫn;

6. người đã thi hành một hành vi thánh chức dành riêng cho Giám Mục và Linh Mục, khi không có chức thánh đó hay đã có thánh chức nhưng đã bị cấm thi hành do một hình phạt giáo luật đã tuyên bố hay tuyên kết.”

Điều 1042. “Những trường hợp ngăn trở đơn thường không được chịu chức là:

1. người nam đang có đôi bạn, trừ khi được tiến cử hợp lệ lên chức Phó Tế vĩnh viễn;

2. người đang đảm nhiệm một chức vụ hay một việc quản trị có kèm theo việc tường trình mà giáo luật điều 285 và 286 cấm giáo sĩ. Ngăn trở này chấm dứt khi đương sự hết đảm nhiệm những công việc đó, hay đã hoàn tất việc tường trình;

3. người tân tòng, trừ khi Bản Quyền xét thấy họ đã vững vàng.”

Điều 1043. “ Nếu các tín hữu Kitô giáo biết được ngăn trở đối với chức thánh, họ có bổn phận tiết lộ chúng cho Đấng Bản quyền hoặc cha xứ, trước lễ truyền chức."

Các Điều Giáo luật phân biệt giữa việc chịu chức Linh mục và hành sử chức thánh. Nói cách khác, các ngăn trở trên đây không nhất thiết làm cho việc chịu chức là không hợp lệ. Một người đàn ông có thể được truyền chức với một ngăn trở, vấn đề là liệu người ấy có thể hành sử chức thánh mình đã lãnh nhận hay không. Điều này được quy định trong các điều sau đây. Các điều này là rất rõ rằng người nào được chịu chức Linh mục, khi đang có điều bất hợp luật hoặc ngăn trở chưa được miễn chuẩn, thì bị cản trở hành sử chức thánh. Trường hợp ngoại lệ là có phạm tội trước về bội giáo, lạc giáo, ly giáo, trừ phi nó được công khai biết đến. Nếu che giấu, sự ngăn trở cản trở việc chịu chức, nhưng không cản trở việc hành sử chức thánh đã nhận.

Điều 1044 “(1) Những trường hợp bất hợp luật để hành sử các chức thánh đã lãnh nhận là:

1. người đã lãnh nhận thánh chức cách bất hợp pháp, bởi vì mắc một điều bất hợp luật để chịu chức;

2. người đã phạm tội nói đến trong điều 1041, số 2, nếu tội đã thành công khai;

3. người đã phạm tội nói đến trong điều 1041, các số 3, 4, 5, 6.

(2) Những trường hợp ngăn trở không được hành sử chức thánh là:

1. người đã chịu chức cách bất hợp pháp vì bị ngăn trở không được chịu chức.

2. người mắc bệnh điên rồ hay một tâm bệnh nào khác đến nói trong điều 1041, số 1, cho đến chừng nào Bản Quyền cho phép hành sử chức thánh, sau khi đã bàn hỏi ý kiến của nhà chuyên môn.”

Điều 1045. “Việc không biết các trường hợp bất hợp luật và các ngăn trở không giải trừ cho các đương sự.”

Điều 1046. “Các điều bất hợp luật và các ngăn trở tăng thêm lên do những nguyên nhân khác nhau, chứ không do cùng một nguyên nhân lặp đi lặp lại, trừ trường hợp bất hợp luật do tội cố sát hay phá thai có hiệu quả.

Điều 1047 “(1) Tòa Thánh dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp luật, nếu sự kiện làm nền tảng đã bị đưa ra tòa án.

(2) Tòa Thánh cũng dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp luật và các ngăn trở cấm chịu chức sau đây:

1. những bất hợp luật do tội phạm công khai nói ở điều 1041, các số 2 và 3;

2. bất hợp luật do tội phạm hoặc công khai hoặc kín đáo nói ở điều 1041, số 4;

3. ngăn trở nói ở điều 1042, số 1.

(3) Tòa Thánh cũng dành quyền miễn chuẩn các điều bất hợp luật để hành sử chức thánh đã lãnh, nói ở điều 1041, số 3, nhưng chỉ trong những trường hợp đã trở thành công khai; và nói ở điều 1041, số 4, cả trong những trường hợp còn kín đáo.

(4) Bản Quyền có thể miễn chuẩn những điều bất hợp luật và ngăn trở không dành cho Tòa Thánh.”

Điều 1048. “Trong những trường hợp còn kín và rất khẩn cấp, nếu không thể đến với Bản Quyền được, hoặc không thể đến Tòa Ân Giải Tòa Thánh khi gặp những bất hợp luật nói ở điều 1041, số 3 và 4, và có nguy cơ thiệt hại nặng hay nguy cơ mất tiếng tốt, thì ai mắc phải bất hợp luật để hành sử chức thánh vẫn có thể cứ hành sử, nhưng họ có bổn phận phải đến sớm hết sức với Bản Quyền hay Tòa Ân Giải Tòa Thánh để xin miễn chuẩn, qua trung gian cha giải tội và không cần xưng danh tánh.”

Điều 1049. “(1) Trong đơn xin chuẩn các điều bất hợp luật và các ngăn trở, phải kê khai tất cả mọi bất hợp luật và ngăn trở. Tuy nhiên, ơn miễn chuẩn tổng quát có giá trị cho cả những bất hợp luật và ngăn trở đã vô tình quên kê khai, trừ những bất hợp luật nói ở điều 1041, số 4 và những bất hợp luật khác đã đưa ra tòa án; nhưng không có giá trị cho bất hợp luật và ngăn trở đã giấu diếm vì gian ý.

(2) Nếu là bất hợp luật cố sát hoặc phá thai, thì để sự miễn chuẩn được hữu hiệu, cần phải nói rõ số lần phạm tội nữa.

(3) Ơn miễn chuẩn tổng quát về các bất hợp luật và ngăn trở cấm lãnh thánh chức, có giá trị cho mọi chức thánh.”

Có nhiều vấn đề cần được giải quyết liên quan đến việc áp dụng các điều bất hợp luật và các ngăn trở, và mỗi trường hợp phải được giải quyết theo giá trị của nó. Các chuyên viên Giáo luật tranh luận về các điểm tinh tế của luật, để biết khi nào một số ngăn trở có thể được áp dụng hay không. Ví dụ, cần phải làm gì khi điều kiện tâm thần không là thường xuyên? Liệu một người đàn ông gây ra một cái chết do lái xe thiếu thận trọng có là bị sự ngăn trở do giết người không? Liệu một nỗ lực tự tử hồ nghi có là điều bất hợp luật không? Đây chỉ là một số trong các vấn đề cần phải được giải quyết.

Cuối cùng, hầu hết các chuyên viên Giáo luật sẽ đồng ý rằng hầu hết các điều bất hợp luật và các ngăn trở sẽ không áp dụng cho một người không là Công giáo vào thời gian phạm tội, mặc dù chúng phải được cân nhắc cẩn thận trong việc đánh giá liệu một người phù hợp với việc chịu chức Linh mục không. (Zenit.org 7-2-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
Mongolie: L’Eglise catholique de Mongolie se prépare à fêter ses vingt ans d’existence
Eglises d'Asie
08:01 08/02/2012
Depuis l’établissement des relations diplomatiques avec le Saint-Siège en 1992 et l’arrivée, presque simultanée, des premiers missionnaires, l’Eglise catholique de Mongolie s’est considérablement développée, affirmant sa présence dans ce vaste pays peu peuplé, et s’investissant dans de nombreux secteurs, comme l’éducation, les activités sociales et médicales, ou encore des projets de développement.

« Dieu a fait de grandes choses pour nous ! », se réjouit Mgr Wenceslao Padilla, préfet apostolique d’Oulan-Bator. D’origine philippine, il fête lui aussi cette année ses vingt années de ministère dans le pays où il a vu se créer et grandir la communauté catholique dont il a la charge pastorale.

En 1992, à peine la nouvelle république de Mongolie naissait-elle des cendres de l’ancien Etat communiste qu’elle établissait des relations diplomatiques avec le Saint-Siège et autorisait de nouveau les missionnaires à pénétrer sur son territoire. Trois missionnaires du Cœur Immaculée de Marie (CICM), dont le futur Mgr Wenceslao Padilla, avaient été alors envoyés reconstruire les bases d’une communauté chrétienne sur les lieux où, soixante-dix ans plus tôt, la même congrégation avait créé une mission sui juris, entièrement balayée par l’avènement du communisme (1).

Aujourd’hui, la préfecture apostolique de Mongolie, érigée en 2002, compte quatre paroisses. Trois d’entre elles se trouvent dans la capitale Oulan-Bator: Ste-Marie, St Pierre-St Paul (cathédrale), le Bon Pasteur. La dernière née, Marie-Secours des chrétiens, créée en 2007 se trouve à Darhan, la deuxième ville plus importante de Mongolie. A ces communautés paroissiales, il faut également ajouter un nombre croissant de missions et de chapelles, dont Dair Ekh, Niseh, Shuwuu, Yaarmag, Zuun Mod, Arvaikheer, ou encore Bayan-Khoshuu.

Le nombre des catholiques en Mongolie, difficile à évaluer aujourd’hui en l’absence de statistiques précises, est estimé entre 420 et 700 baptisés. Quant aux membres du clergé (prêtres séculiers et religieux), leur nombre atteindrait 85 desservants parmi lesquels il faudrait compter 64 missionnaires venus de 18 pays et appartenant à une dizaine de congrégations différentes. « Nous avons fondé une Eglise locale vivante mais la presque totalité du clergé de la préfecture apostolique est d’origine étrangère, explique Mgr Padilla. Il est grand temps d’encourager les vocations, et de former des animateurs pastoraux au sein de l’Eglise locale. »

Les premiers temps de son installation, l’Eglise catholique, frappée par les besoins d’une population très démunie après des décennies passées sous un régime totalitaire, s’était investie en priorité dans des projets d’aide sociale, éducative et médicale. Avec le soutien du gouvernement, les congrégations avaient été nombreuses à créer des écoles, des foyers d’accueil, des centres de soins, des hôpitaux, des magasins d’alimentation ou encore des exploitations agricoles.

Mais aujourd’hui, la jeune communauté catholique ressent davantage la nécessité d’accorder une place plus importante à l’approfondissement de la foi et surtout à la formation de néophytes dont le nombre ne cesse de croître (selon le site de l’Eglise catholique d’Oulan-Bator, plus de 500 enfants suivent « l’école du dimanche »).

Mgr Padilla, qui se préoccupe particulièrement de la formation d’un clergé autochtone en Mongolie, s’est réjoui avec toute la communauté catholique en 2008 de l’envoi au séminaire de Daejeon, en Corée du Sud, du premier séminariste d’origine mongole, Enkh Baatar. Par ailleurs, la préfecture d’Oulan-Bator subventionne les études de jeunes catholiques à l’université de Saint-Louis de Baguio City, aux Philippines, dirigée par les CICM (2), et encourage la traduction et la publication de textes de la Bible, de catéchismes et de livres de prières usuelles destinés aux fidèles.

Dans son projet pastoral de 2012, qu’il a présenté à ses fidèles fin décembre, Mgr Padilla a souligné l’importance de la célébration des vingt années d’existence de la communauté catholique pour devenir davantage des acteurs de changement, dans les paroisses, la société, et même le pays. Revenant sur les difficultés économiques actuelles de la Mongolie, les fléaux de l’alcoolisme, du chômage, de la pauvreté, de la corruption ainsi que la disparition des valeurs morales, le prélat a mis l’accent sur le rôle que peuvent se donner les chrétiens dans la restauration de la dignité de l’être humain.

Toujours à l’occasion de cette année de célébration, Mgr Padilla a fait savoir qu’il organiserait des rencontres avec les fidèles, les membres du clergé et les congrégations, afin de connaître « les souhaits, aspirations et suggestions » de tous, des avis qui pourront également être exprimés par un questionnaire. Des événements culturels, des commémorations et des célébrations sont d’ores et déjà planifiés, ainsi que la réalisation de brochures, articles ou films vidéo destinés à faire connaître la petite Eglise de Mongolie. Des compétitions artistiques solliciteront les talents des fidèles, comme un concours de composition de chants pour l’événement (dont la remise des prix a lieu aujourd’hui 8 février) ou encore la fabrication d’objets dérivés (T-shirts, posters etc.). Les célébrations culmineront avec les commémorations de ce qui s’avère être un double anniversaire: le 4 avril, date de l’établissement des relations diplomatiques avec le Saint-Siège en 1992, et plusieurs jours de fête du 5 au 8 juillet, célébrant l’érection de la mission sui juris d’Urga (Oulan-Bator) en préfecture apostolique avec la nomination de Mgr Padilla, le 8 juillet 2002 (3).

Mais si l’Eglise catholique de Mongolie est consciente du chemin parcouru, elle sait également qu’il lui faut compter avec la nouvelle donne du paysage religieux qui ne cesse de se modifier depuis l’ouverture du pays dans les années 1990, et l’inscription de la liberté religieuse dans la Constitution. Aujourd’hui, l’Eglise catholique doit faire face à une véritable « explosion » des spiritualités, dont l’islam, qui représente environ 5 % de la population, de petits groupes de baha’is et de mormons, mais surtout de nombreuses Eglises protestantes, essentiellement évangéliques et pentecôtistes, qui se développent avec une très grande rapidité (4).

Selon les statistiques déclarées par les différentes communautés religieuses en Mongolie, les chrétiens, toutes confessions confondues, représenteraient à l’heure actuelle près de 2 % de la population mongole, laquelle suit majoritairement les pratiques d’un bouddhisme tibétain local mêlé de croyances chamaniques.

(1) Toutes les institutions religieuses de Mongolie ont connu une répression féroce à partir de 1921, date de l’instauration d’un régime marxiste inféodé à Moscou. En quelques années, les 2 500 monastères et lamaseries que comptait le pays ont disparu et les communautés chrétiennes naissantes ont été anéanties. La liberté religieuse a été rétablie en 1991 avec le retour de la démocratie.
(2) Voir EDA 506: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/mongolie/la-prefecture-apostolique-doulan-bator-envoie-ses
(3) Voir entre autres www.catholicchurch-mongolia.mn et http://solages.voila.net/Church/lieux
(4) Sur l’émergence des nouvelles religiosités en Mongolie, voir le dossier « Mongolie: le bouddhisme perd du terrain » dans le Supplément EDA n° 6 de janvier 2009: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/mongolie/supplement-eda-6-2009-le-bouddhisme-perd-du-terrain.

(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2012)
 
Haiphong: limogeage des responsables de la confiscation de l’exploitation de Doan Van Vuon
Eglises d'Asie
08:04 08/02/2012
L’ensemble de la presse officielle (1) et indépendante a diffusé la nouvelle dans l’après-midi du 7 février: les deux principaux responsables de l’opération policière qui a dépouillé Doan Van Vuon de son exploitation et de sa maison familiale le 5 janvier dernier, ont été limogés (2).

Dans une conférence de presse tenue hier dans la matinée du 7 février, le secrétaire de la section du Parti communiste de Haiphong a annoncé qu’il avait décidé de suspendre de leurs fonctions le président et le vice-président du Comité populaire du district de Tien Lang, lieu où se sont déroulés les faits. Cette décision a été prise à la suite d’un rapport rédigé par le Bureau permanent de la section du Parti communiste de Haiphong à l’intention des instances supérieures, le Bureau politique du Comité central. Selon les dires du responsable communiste de la ville de Haiphong, le rapport aurait aussi épinglé un certain nombre d’autres dirigeants du district: le directeur de la Sécurité publique, le secrétaire de la section du Parti et le président du Comité populaire de la commune.

Le secrétaire de la section du Parti communiste de Haiphong a ensuite relevé cinq erreurs et infractions commises dans cette affaire par les autorités locales. Il leur est reproché tout d’abord de n’avoir présenté à la victime aucun projet concernant l’utilisation du terrain confisqué, ni aucun contrat d’indemnisation. Le signataire de l’ordre de récupération forcée de l’exploitation s’est également rendu coupable de n’avoir entamé aucun dialogue avec Doan Van Vuon. Quant à la destruction de la maison personnelle de la victime, elle constitue une faute lourde. Enfin, le choix de la période des fêtes du Nouvel An (année du Dragon) pour mener cette opération a fait très mauvaise impression sur la population.

Le revirement des hauts dirigeants de la ville de Haiphong a été complet. Après la journée du 5 janvier au cours de laquelle l’élevage de poissons et crustacés de Doan Van Vuon avait été confisqué et sa maison détruite, les pouvoirs publics de Haiphong avaient soutenu et justifié totalement l’initiative de leurs subordonnés du district de Tiên Lang, allant jusqu’à dire que la maison avait été abattue non par leurs hommes mais par une foule en colère. Mais depuis que les hautes instances du Parti ont décidé de traiter le problème elles-mêmes, face à l’indignation générale de la population, l’attitude des autorités locales a changé radicalement. Il est également à noter que, du moins dans la version que présentent les médias officiels, rien n’est dit au sujet de l’exploitant spolié, Doan Van Vuon, qu’il s’agisse de sa culpabilité ou de son innocence.

(1) Voir par exemple Tuoi Tre du 7 février 2012: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/476550/Dinh-chi-cong-tac-lanh-dao huyen-Tien-Lang.html
(2) Concernant la chronologie de l’affaire, voir les dépêches EDA du 17 janvier 2012: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/l2019eveque-de-haiphong-vient-au-secours-d2019un-catholique-spolie-de-son-exploitation, 25 janvier 2012: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/les-habitants-de-la-commune-ou-s2019est-deroulee-la-confiscation-de-terres-du-5-janvier-dernier-signent-une-plainte-mettant-en-cause-les-propos-calomnieux-des-dirigeants-provinciaux et 3 février 2012: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/le-premier-ministre-va-presider-une-reunion-au-plus-haut-niveau-destinee-a-trouver-une-solution-a-l2019affaire-de-la-recuperation-forcee-du-terrain-de-m.-vuon-et-de-sa-famille

(Source: Eglises d'Asie, 8 février 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tưởng niệm cha cố Gérard Moussay tại Giáo xứ Hiệp Nghĩa.
Giuse V.Khanh
09:10 08/02/2012
Thánh lễ tưởng niệm cha cố Gérard Moussay tại Giáo xứ Hiệp Nghĩa.

Sáng nay,vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 8 tháng 2 năm 2012. Giáo xứ Hiệp Nghĩa long Trọng tổ chức Thánh Lễ tưởng niệm cầu cho linh hồn Cha cố Gérard Moussay Đấng thành lập Giáo xứ., Trong tâm tình tri ân, ăn quả nhớ Người trồng cây, trong Thánh Đường sáng nay tràn ngập những vòng khăn xô trắng xóa của Cộng đoàn dân Chúa tụ họp về đây trong nỗi niềm tiếc thương Cha tổ Phụ Gérard.

Xem hình

Đúng 9 giờ 10 phút giáo xứ đón tiếp Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết đến Chủ Tế Thánh Lễ., 9 giờ 15 phút Thánh Lễ bắt đầu Đoàn rước đi đầu với Thánh Gía nến cao,qúy vị niệm hương, di ảnh Cha cố G.Moussay, HĐMV Giáo xứ Hiệp Nghĩa,HĐMV các xứ bạn, Giáo xứ Tân Lý, Giáo xứ Hiệp An, Giáo xứ Tinh Hoa ,Giáo xứ Phê rô Cao,Giáo xứ Hòa Vinh, Giáo xứ Hiệp Đức tiếp đến là Qúy Tu Sỹ nam nữ Qúy Cha đồng tế cuối cùng Đức Cha Giuse chủ Tế.

Qúy vị trong đoàn rước đã kính vái trước di ảnh Cha cố và kính Ngài một nhành hoa huệ trắng tiễn biệt Người Cha yêu dấu đã vĩnh viễn ra đi .Tiếp đến một vị đại diện HĐMV đã có bài giới thiệu về tiểu sử của Cha cố G. Moussay.,

Mở đầu thánh Lễ Đức Cha Giuse chia sẻ, hôm nay tôi được mời về đây cũng như Cha tổng đại diện, Qúy Cha quản hạt, Qúy Cha ,Qúy tu sỹ nam nữ, Qúy HĐMV các Giáo xứ bạn Qúy ân nhân thân nhân và một số Qúy khách hôm nay cũng đến đây để chia sẻ niềm đau của Giáo xứ cũng như hiệp dâng thánh lễ cầu cho Cha cố G. Moussay .Trong bài giảng Đức Cha còn chia sẻ rằng Ngài đã mạn phép đại diện cho mọi thành phần trong Giáo phận gởi lời chia buồn với Cha bề trên tổng quyền của hội thừa sai Paris (MEP),nhắc đến những kỷ niệm năm xưa với Cha G. Moussay và nhắc đến Thánh Lễ hôm nay Giáo Phận chúng ta để tưởng nhớ và cầu nguyện cho LM.G. Moussay.

Cha tổng quyền đã phúc đáp, trước hết đề cao sự gắn bó thứ hai nói lên lòng biết ơn của Ngài cũng như mọi thành viên dành cho Giáo phận cách riêng và dành cho Giáo xứ hiệp Nghĩa về việc cử hành thánh lễ tưởng nhớ đến Cha G.Moussay hôm nay.

Thánh Lễ kết thúc một vị đại diện HĐMV có bài phát biểu lời cảm ơn . Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo Phận, Cha tổng đại diện ,Qúy Cha hạt Trưởng, Qúy Cha và Qúy khách., Thánh lễ kết thúc một lần nữa đoàn con giáo xứ Hiệp Nghĩa cúi đầu trước di ảnh Cha cố thân yêu xin vĩnh biệt Cha., Có những giọt nước mắt lăn đọng trên má nhăn nheo của các cụ già một thời là trụ cột giáo xứ.những ánh mắt xúc động ghi nhân công lao của Cha cố Đấng thành lập Giáo xứ.Nguyện xin Thiên Chúa là Cha luôn giang rộng vòng tay ôm cha vào lòng,xin dâng lên Mẹ Vô Nhiễm Người con đã có công đăt Tượng Đài Mẹ trên núi này.

CHÚNG CON CẦU XIN QUA SỰ CHUYỂN CẦU CỦA MẸ CHO CHA CỐ G.MOUSSAY SỚM VỀ HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA.

Giuse V.Khanh
 
Khai Mạc Khóa Huấn Luyện Sơ Cấp HĐGX Giáo Phận Thanh Hóa Năm 2012
BTT Thanh Hóa
14:00 08/02/2012
Khai Mạc Khóa Huấn Luyện Sơ Cấp HĐGX Giáo Phận Thanh Hóa Năm 2012

Vào lúc 14 giờ ngày 07/02/2012, tại nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa, lễ khai mạc khóa huấn luyện sơ cấp Hội đồng giáo xứ (HĐGX) giáo phận Thanh Hóa đã diễn ra trọng thể. Đến dự lễ khai mạc có Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, Cha chủ tịch Ủy ban giáo dân (UBGD) Phaolo Trịnh Quang Tịnh, cùng các cha hạt trưởng, quí cha trong giáo phận. Đại diện cho hội đồng các giáo xứ là 175 quí chức cũng có mặt trong khóa tập huấn kéo dài trong vòng hai ngày này.

Xem hình khóa huấn luyện

HĐGX là cánh tay phải, là những cán bộ chủ chốt bên cạnh các cha quản xứ điều hành các hoạt động của xứ đó. Giáo xứ có ổn định, có đi lên về đời sống vật chất cũng như đức tin, có tình liên đới mạnh mẽ hay không là phụ thuộc rất lớn vào lực lượng nòng cốt này. Vì vậy, như đã thành một thông lệ, bắt đầu vào một năm mới với những biến động và thử thách mới là lúc để HĐGX của giáo phận ngồi lại với nhau, cùng nhau lắng nghe, cùng nhau chuẩn bị những điều kiện mới để giúp giáo phận thăng tiến hơn trong năm sắp tới này.

Đặc biệt năm nay là năm giáo phận Thanh Hóa mừng đại lễ 80 năm tuổi cùng với năm thánh giáo phận. Công việc ngổn ngang, cuộc sống cũng phức tạp và thời thế thì đôi khi làm khó người Kitô hữu. Chính vì thế, HĐGX –sợi dây nối giữa cha xứ với giáo dân cần được củng cố về chuyên môn cũng như đức tin hơn nữa.

Điều này đã được thể hiện rất rõ trong báo cáo ngắn gọn của cha Chủ tịch UBGD. Đây là khóa huẩn luyện lần thứ ba, kéo dài từ ngày 07/02- 09/02/2012.

Đức Cha Giuse cũng khẳng định tầm quan trọng của HĐGX trong mạch sống của người Kitô hữu. Trước đây xã hội kém phát triển, quan niệm, định kiến xã hội gay gắt đối với đạo Thiên Chúa, những người tham gia phục vụ nhà thờ phải chịu nhiều thiệt thòi. Những cuộc họp, những lần tập trung như thế này vì thế mà không có điều kiện để tổ chức. Nhưng nay, tình hình xã hội đã thông thoáng hơn, chúng ta có điều kiện để hội họp, đó quả là may mắn. HĐGX là cộng tác viên của các linh mục, chất lượng hoạt động của HĐGX quyết định thành bại của các cha xứ.

“Có một thực tế là chúng ta còn mới bắt đầu, còn rất nhiều thiếu sót và bất cập”. Bất cập lớn nhất là nhân sự. Thiếu là một chuyện. Thiếu chuyên môn hoạt động, chuyên môn phục vụ mới là điều cơ bản. Và khó khăn hơn khi chưa có một giáo trình, chưa có một người đủ năng lực để “đào tạo” được một cách chính xác và căn bản cho hoạt động của HĐGX. “Vì vậy chúng ta vừa làm, vừa học hỏi, vừa kiện toàn dần dần…” Bên cạnh đó, giáo phận chúng ta cũng còn gặp khó khăn về cơ sở để đào tạo. Sắp tới giáo phận sẽ xây dựng trung tâm mục vụ và tiến tới là xây dựng các trung tâm mục vụ tại các giáo xứ. Các thành viên của HĐGX sống đạo qua cung cách phục vụ giáo xứ, phục vụ giáo phận. Dù có vất vả, dù có khó khăn nhưng chúng ta cũng hãy học cách chấp nhận, cách hi sinh và phó thác vào Đấng bảo trợ của chúng ta. Chúa sẽ luôn đồng hành cùng mỗi người chúng ta trong mỗi chặng đường.

Kết thúc bài huấn từ, Đức Cha gửi lời chúc chân thành tới các thành viên của khóa huấn luyện, từ đây mỗi người sẽ ra về với tinh thần mới, con tim mới, nhiệt thành hơn, tin yêu hơn…

Cha Tổng Đại Diện phát biểu khai mạc khóa huẩn luyện. Sau đó là giờ học đầu tiên cùng cha Giuse Vũ Thanh Long – cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh với chủ đề “Giáo dân là gì?”

Theo như bản đăng ký mà ban tổ chức nhận được cho đến 16 giờ cùng ngày đã có 175 người đăng ký khóa học, trong đó có 39 nữ và 136 nam đến từ các giáo xứ trong giáo phận.

Con số đó là nhỏ so với tương quan giáo dân trong toàn giáo phận, nhưng từ con số đó, sẽ có những giáo họ đi lên, có giáo xứ phát triển và kiện toàn nhiều mặt, đoàn kết với nhau trong yêu thương hơn…Đó mới là cái đích mà khóa học hướng đến. Chúc cho khóa học thành công với những ý nghĩa lớn lao đó…

Ban Truyền Thông
 
Tiễn đưa cha Giuse Đỗ Quang Chính, SJ, an nghĩ ngàn thu
Chỉnh Trần, S.J.
18:51 08/02/2012
THỦ ĐỨC - Vào lúc 7 giờ 30 sáng nay, toàn thể anh em Dòng Tên, quý gia đình huyết tộc, linh tông, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân đã tề tựu tại hội trường Học Viện Dòng Tên để tham dự nghi thức đóng nắp áo quan và rước linh cữu cha Giuse Đỗ Quang Chính, SJ sang nhà thờ Hiển Linh bên cạnh Học Viện của Dòng.

Xem hính ảnh

Tưởng cũng nên nhắc lại đôi chút về tiểu sử của cố Chính (chúng tôi xin được dùng danh xưng mà anh em trong Dòng thường gọi ngài). Trước khi gia nhập Dòng Tên, cố Chính đã là một linh mục triều. Sau này, vì yêu mến và khao khát sống linh đạo thánh I-nhã, ngài đã xin gia nhập Dòng Tên tại Pháp. Sau những năm tháng tu học tại Pháp, ngài trở về sát cánh cùng anh em Dòng Tên Việt Nam phục vụ cho cánh đồng truyền giáo Việt Nam.

Vốn là người đam mê nghiên cứu lịch sử, ngài đã dấn thân không mệt mỏi để nghiên cứu lịch sử đạo Công Giáo tại Việt Nam, lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, nhất là về lịch sử chữ Quốc ngữ. Nhiều tác phẩm và bài viết của ngài đã được xuất bản như: Dòng Tên trong xã hội Đại Việt, Tản mạn lịch sử Công Giáo Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá những năm đầu, Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ, Hai giám mục đầu tiên… Những tài liệu ngài để lại đã trở thành nguồn tham khảo giá trị đối với công tác nghiên cứu lịch sử.

Sau những tháng năm phục vụ, cố Chính về nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Dòng Tên Thủ Đức. Trong thời gian này, thân xác ngài phải chịu nhiều đau đớn và hành hạ do bệnh tật gây ra, nhưng tinh thần của ngài vẫn luôn vững mạnh, xác tín vào tình yêu Chúa và can đảm đón nhận những đau khổ để được kết hiệp với Chúa Giêsu nghèo khó, chịu xỉ nhục và vác thập giá mà cố đã đoan nguyện bước theo khi vào Dòng Tên. Người viết bài này vẫn còn ghi nhớ những tháng ngày được qua nhà hưu thăm viếng và cùng cầu nguyện với ngài khi người viết còn là một tập sinh. Dù không thể nói được, nhưng mỗi lần mời ngài đọc kinh, ngài đều làm dấu thánh giá cách sốt sắng và mấp máy môi cùng hiệp thông đọc kinh. Sau mỗi giờ kinh với các tập sinh, ngài đều vui vẻ giơ tay ban phép lành. Giờ đây, cố đã ra đi vĩnh viễn, chẳng thể ban phép lành nữa, nhưng với niềm tin vào Đấng Phục Sinh, chắc chắn cố vẫn cầu thay nguyện giúp cho tất cả mọi người.

Thánh Lễ an táng sáng hôm nay do cha Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ giám tỉnh Dòng Tên chủ tế. Đặc biệt trong Thánh Lễ có sự hiện diện đầy bất ngờ của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc và đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn. Vì tình thương mến dành cho anh em Dòng Tên, các ngài đã không quản ngại đường xa và công việc mục vụ bận rộn để đến hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho cha cố Giuse. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, giám đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, cha Aloisiô Lê Văn Liêu, hạt trưởng giáo hạt Thủ Đức và khoảng hơn 85 linh mục trong và ngoài Dòng, quý tu sĩ nam nữ từ nhiều hội dòng và đông đảo anh chị em giáo dân.

Trong phần giảng lễ, cha Đaminh Nguyễn Đức Hạnh, SJ thư ký Tỉnh Dòng đã chia sẻ về ý nghĩa của sự chết theo niềm tin Ki-tô giáo. Ngài nói: “Cái chết không phải như một sự cuộc chia ly làm tan nát cõi lòng, nhưng chỉ như hạt giống phải gieo vào lòng đất để trổ sinh một vụ mùa bất tận.” Với kinh nghiệm được cố Chính giới thiệu vào Dòng và được sống chung với ngài sau này, cha Đaminh đã chia sẻ vắn tắt về cuộc đời của cố Chính từ những năm tháng dấn thân mạnh mẽ cho các hoạt động tông đồ đến những năm tháng đau liệt, chịu nhiều đau khổ thể xác trên giường bệnh. Tóm kết lịch sử cuộc đời của cố Chính, ngài chia sẻ: “Cuộc đời cha toát lên lời kinh quảng đại của thánh tổ Phụ I Nhã: cuộc đời cho đi mà không tính toán, chiến đấu không ngại thương tích, làm việc không tìm nghỉ ngơi, hiến thân mà không chờ phần thưởng nào hơn là được biết mình đang thi hành Ý Chúa.”

Sau Thánh Lễ, linh cữu của cha cố Giuse được đưa về Đất thánh nằm trong khuôn viên Đan viện Biển Đức Thiên Bình, Long Thành, Đồng Nai, trong sự lưu luyến và đưa tiễn của mọi người. Đất thánh này cũng là nơi an nghỉ của cha Rô-cô Đinh Văn Trung, SJ; cha Gioan Trần Văn Nam, SJ và cha Augustino Đoàn Cao Lý, SJ.

Cuộc chia ly của cố Chính hôm nay là bức thông điệp nhắn gửi mỗi người đang bước đi trên cuộc lữ hành dương thế ý thức về tính bất toàn và giới hạn của thân phận con người. Đã là người chẳng ai có thể tránh khỏi cái chết vốn là thành phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, với niềm xác tín cậy trông vào Đức Ki-tô Phục Sinh, Đấng cũng đã trải qua kinh nghiệm đau khổ và sự chết, tất cả mọi khổ đau của cuộc đời rồi sẽ được thăng hoa trong tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.

Ad Majorem Dei Gloriam – Cho Vinh Danh Thiên Chúa Hơn
 
Hội Xuân Nhâm Thìn tại GX Các Thánh TĐVN ở phận Rottenburg-Stuttgart nhân dịp mừng 30 năm nguyệt san Dân Chúa Âu Châu
Dân Chúa Âu Châu
09:13 08/02/2012
ĐỨC QUỐC - Thứ bảy ngày 28.1.2012 vừa qua, Hội Xuân Nhâm Thìn do giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenburg-Stuttgart, đã được tổ chức tại Krebsbachhalle, thành phố Bodelshausen, cách thủ phủ Stuttgart chừng 60 cây số. Trong Thánh Lễ Cầu An cho Năm Mới và Hội Xuân Nhâm Thìn, giáo xứ cùng hiệp thông tạ ơn Chúa nhân dịp mừng 30 năm nguyệt san Dân Chúa Âu.

Xem hình ảnh



Mặc dù tiết đông lạnh giá, lại trùng với Hội Xuân của hai ba tổ chức khác trong vùng, nhưng số tham dự cũng đông đảo không kém Hội Xuân 2011 năm Tân Mão. Theo bản tin của Tagblatt „Im Jahr des Drachens - Vietnamesische Katholiken feierten ihr Neujahrsfest“ đăng tải vào ngày 30.1.2012, đặc phái viên Jürgen Jonas ghi nhận con số tham dự khoảng 1000 người.

Hội trường Krebsbachalle là một hội trường rộng rãi khang trang nhất mà giáo xứ đã thuê mướn để tổ chức Hội Xuân từ trước tới nay. Hội trường có thể chứa trên 1500 người… đáp ứng đúng với nhu cầu mơ ước của ban tổ chức Hội Xuân. Chung quanh hội trường có nhiều chỗ đậu xe và hội trường lại xa biệt khỏi khu dân cư, nên rất thuận lợi cho chương trình Hội Xuân dù chương trình kéo dài tới tận đêm khuya. Sân khấu kích thước lớn, lại được nới rộng thêm cả mét, giúp việc chuẩn bị và diễn tiến các chương trình văn nghệ được nhanh chóng hơn.

Từ xa, ai cũng có thể thấy toàn công trình dàn dựng của sân khấu với bàn thờ Tổ Quốc, cờ quốc gia (cờ vàng) với hai Rồng Vàng chầu và bản đồ Tổ Quốc, với nhiều câu đối Tết và nhất là chủ đề „Con Có Một Tổ Quốc“ chữ đỏ nổi bật trên nền vàng. Hai bên cánh gà cũng có bốn câu đối mừng Xuân mới Nhâm Thìn và mừng 30 năm Dân Chúa. Tất cả là công sức và tài năng của anh Đình Đức, đại diện cộng đoàn Heidenheim thực hiện. Ngoài ra, chung quanh hội trường còn treo nhiều bức tranh họa phong cảnh Tết Nhâm Thìn với những con rồng vàng Việt Nam hoặc phong cảnh non nước hữu tình do hoạ sĩ Bích Bình thực hiện.

Trong lời chào mừng Hội Xuân, ông Uwe Ganzenmüller thị trưởng thành phố Bodelshausen cho biết Bodelshausen là thành phố kỹ nghệ phát triển và phồn thịnh bậc nhất của tiểu bang Baden-Würtemberg với nhiều hãng xưởng đến lập nghiệp…, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Lần đầu tiên, thành phố đã mở rộng vòng tay đón tiếp cộng đồng Việt Nam nhân dịp mừng Xuân Nhâm Thìn với sự hỗ trợ tận tình của cha xứ Hubert Rother và hội đồng giáo xứ St. Peter und Paul…

Mặc dù bận bịu với công việc mục vụ vào cuối tuần, cha xứ Rother đã đề cử ông Wolf chủ tịch HĐGX Bodelshausen đến chào mừng trong phần khai mạc. Vào khoảng hơn 9 giờ tối, cha xứ Rother đã đích thân đến tham dự Hội Xuân, Ngài đã cùng Đức Ông Phương và cha xứ Stêphanô thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình Việt Nam, đồng thời hiệp thông với đoàn thanh thiếu niên giáo xứ qua sự góp mặt của các em từ nhiều cộng đoàn với sáng kiến độc đáo trong bài hợp ca: „Bên em đang có ta“, sau đó quyên góp cho các em nghèo bên Việt Nam…Hy vọng nhịp cầu thân ái đầu tiên giữa thành phố Bodelshausen, giáo xứ St. Peter-Paul và cộng đồng Công Giáo Việt Nam được khai mở và bền chặt trong tương lai.

Chủ đề Hội Xuân Nhâm Thìn 2012 năm nay „Con có một Tổ Quốc“ được trích từ bài thơ nổi tiếng được viết bằng máu và nước mắt trong nhà tù cộng sản Việt Nam của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (xin xem bài thơ đính kèm ở phần 1 dưới bản tin), đã là sợi chỉ đỏ nối kết nửa giờ cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam trước Thánh Lễ Cầu An cho Năm Mới tại nhà thờ St. Peter und Paul với Hội Xuân Nhâm Thìn tại hội trường. Sau ba hồi chiêng trống long trọng khai mạc, cộng đoàn đã sốt sắng hát Kinh Hòa Bình, dâng một chục Kinh Mân Côi và cùng đọc kinh dâng Nước Việt Nam cho Đức Mẹ, Nữ Vương Giáo Hội Việt Nam, kết thúc với bài hát „Mẹ rất nhân từ, quốc gia Việt Nam rất lầm than“.

Sau đó, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng đặc trách các nước Đông Nam Á trong Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc từ giáo đô Roma đến, đã chủ sự Thánh lễ cầu an cho năm mới Nhâm Thìn và cùng tạ ơn Chúa nhân dịp nguyệt san Dân Chúa Âu Châu mừng kỷ niệm 30 năm phục vụ (từ số ra mắt đầu Xuân Bính Tuất 1982 - đến Xuân Nhâm Thìn 2012). Cùng đồng tế với Đức Ông có cha Gioan Đinh Xuân Minh, cha xứ của giáo xứ St. Jakobus, Harheim, thuộc giáo phận Mainz và cha Dr. Micae Bùi Trần Thuấn đến từ Freising cùng với cha xứ Stêphanô Lưu, cũng là đương kim chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Âu Châu. Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với các ban ngành và ban tổ chức Hội Xuân Nhâm Thìn của giáo xứ và khoảng hơn 200 giáo dân đã tham dự Thánh Lễ. Về phía quan khách có quý nữ tu thuộc tu hội Schönstatt, quý khách của nguyệt san Dân Chúa đến từ các miền trên nước Đức.

Trong phần đầu bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Barnabê đã mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa với tất cả ban điều hành và cộng sự viên của nguyệt san Dân Chúa nhân dịp kỷ niệm 30 năm phục vụ. Sau đó, vị chủ tế mời gọi cộng đoàn suy tư về ơn gọi nên thánh của người Kitô hữu: „điều chúng ta phải mơ ước và cầu chúc cho nhau trong Năm Nhâm Thìn nầy phải là chúc “nên thánh”, “nên hoàn thiện”. (xin xem toàn bài giảng ở phần 2 dưới đây).

Cộng đoàn hiệp dâng những lời nguyện giáo dân cùng với những lễ vật đầu Xuân: trong lời nguyện thứ nhất cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho quốc thái dân an và cầu an cho giáo xứ trong năm mới. Năm em thiếu nhi dâng lên Chúa năm chim bồ câu tượng trưng cho 5 lục địa và sau đó các em treo vào cây mai vàng bên cạnh bàn thờ. Trong lời cầu nguyện thư hai, cộng đoàn cùng tiến dâng lên Chúa Xuân cặp bánh chưng xanh để xin ơn bình an và hiệp nhất cho giáo xứ, các cộng đoàn và mỗi gia đình. Khi tiến dâng mâm ngũ quả, cộng đoàn nguyện xin Chúa Xuân chúc phúc cho hoa trái của ruộng vường và thánh hoá công ăn việc làm trong năm mới. Đặc biệt lễ vật của nguyệt san Dân Chúa dâng lên Chúa là số báo đầu xuân Bính Tuất (năm 1982) và đặc san Xuân Nhâm Thìn, số 351, phát hành dịp kỷ niệm 30 năm phục vụ, toàn ban điều hành, các biên tập viên và độc giả Dân Chúa khắp nơi hiệp thông tạ ơn Chúa vì bao hồng ân trong suốt 30 năm qua. Sau cùng hiệp với bánh và rượu, cộng đoàn cùng cúi đầu khấn nguyện xin Chúa ban Mùa Xuân vĩnh cửu cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ, cho tất cả các tín hữu trong giáo xứ đã an nghỉ trong Chúa trong năm qua và đặc biệt cầu cho cha Tôma Nguyễn Đình Tuyển (RIP ngày 27.01.1998), cựu tuyên úy của cộng đoàn.

Kết thúc Thánh lễ cầu an, ông Lê Ngọc Cẩn, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenburg-Stuttgart đã đại diện toàn giáo xứ, chúc Xuân mới tuổi mới Đức Ông, quý cha, quý nữ tu, quý cụ và tất cả cộng đồng giáo dân hiện diện. Ông cũng chúc mừng cha chủ nhiệm và ban điều hành nguyệt san Dân Chúa Âu Châu nhân dịp lễ tạ ơn Chúa mừng 30 năm phục vụ. Mọi người hái Lộc Xuân, Lộc Lời Chúa cho năm mới và đến chúc tuổi Đức Ông và quý cha. Sau đó cùng quy tụ về mừng Hội Xuân tại hội trường cách đó khoảng một cây số.

Trước giờ khai mạc Hội Xuân, quan khách Đức Việt của giáo xứ và của nguyệt san Dân Chúa đã được ban tiếp tân do chị Bích Bình điều hợp tiếp đón trong phòng tiếp tân với cây mai vàng, với chậu phong lan muôn mầu rực rỡ khoe sắc với Xuân, với tà áo dài duyên dáng của các chị tiếp tân, với những ly Cocktail thơm ngon…Quý khách được khoản đãi món gỏi tôm với bánh phổng tôm, chả giò tôm đầy hương vị ngày Tết và những khoanh dứa dịu thơm của quê hương… Sau đó, mỗi quý khách nhận được 2 phiếu ăn, chia sẻ niềm vui Tết với đoàn người tham dự Hội Xuân, tự chọn những món ăn hợp với khẩu vị, được bầy bán trong mấy chục gian hàng phục vụ cho khán giả: nào bánh cuốn, bún bò Huế, phở tầu bò tầu bay, bánh chưng xanh, bánh bao Song Diễm, bánh cam, nào bánh mì kẹp thịp, chả giò, mì xào, khoai tây chiên…đủ mùi vị quê hương đón Tết.

Đúng 6 giờ chiều, chương trình Hội Xuân đã được khai mạc long trọng với ba hồi trống và lễ chào quốc kỳ Đức-Việt. Quốc kỳ cộng hoà liên bang Đức và quốc kỳ Việt Nam cộng hoà được long trọng rước lên sân khấu. Ba vị bô lão trong khăn đóng áo thụng xanh đã kính cẩn dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc, cầu cho quốc thái dân an và nguyện xin Quốc Tổ phù hộ cho con cháu trong Năm Mới Nhâm Thìn. Ca đoàn Mẹ Triển Dương đã hát bài quốc ca: “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi“ với tất cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ Việt Nam. Sau đó là nghi thức chào Quốc Kỳ và một phút mặc niệm các chiến sĩ và các đồng bào tỵ nạn đã bỏ mình vì chính nghĩa tự do.

Sau các lời chào mừng của ban tổ chức, của quý khách thành phố và giáo xứ Đức, cha xứ Stephanô đã thành tâm chúc mừng Xuân mới tuổi mới tới toàn thể quý khách cùng quý cộng đoàn hiện diện và chính thức tuyên bố khai mạc Hội Xuân Nhâm Thìn với đoàn lân Kim Hổ đến chúc mừng Năm mới toàn thể hội trường. Bốn con lân mầu sắc rực rỡ đã cống hiến những đường múa thật tuyệt vời theo nhịp trống vang dội, dồn dập để chào mừng năm mới và chúc tuổi toàn thể cộng đồng…Được biết võ đường Hắc Long của võ sư Đặng Hoàng đã cộng tác trong việc thành lập và sinh hoạt của đoàn lân Kim Hổ, nên các võ sinh Việt-Đức cùng tham gia múa lân... Đoàn lân Kim Hổ thật hùng hậu, ngoài bốn con lân, 1 tay chơi trống, 3 người gõ chiêng và chũm choẹ, còn cả chục người tùy tùng…trong vai ông địa hoặc múa lân tiếp sức. Đoàn lân đã rước vòng quanh hội trường để chúc tuổi và lãnh tiền „lì xì“ của bà con tham dự.

Riêng đoàn võ Hắc Long thật hùng hậu với hơn 40 võ sinh Việt-Đức do chính võ sư Đặng Hoàng hướng dẫn, đã biểu diễn thật hấp dẫn võ thuật trong mấy chục phút…khiến cả hội trường bị cuốn hút vào các đường biểu diễn võ công khi thì mạnh như vũ bão, lúc uyển chuyển như rồng … Cao điểm là màn biểu diễn chót của chính võ sư với cú đá nhảy cao gần hai thước để đá văng trái táo trên đầu một võ sinh người Đức cao cả 1,80 mét…sau đó đã dùng thế đá thần tốc và mạnh mẽ đủ sức đạp bể mấy tấm ván dầy chồng vào nhau do ba bốn võ sinh lực lưỡng ghì giữ …Muốn biết điều kiện ghi danh học võ, xin liên lạc qua email: haclong@hotmail.de

Chương trình Hội Xuân Nhâm Thìn đã đặc biệt xiển dương công đức phi thường và lòng ái quốc ngời sáng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã bị biệt giam 13 năm trong nhà tù cộng sản Việt Nam, qua những bản hợp ca hùng vĩ „Con có một Tổ Quốc“ trích từ bài thơ nổi tiếng nhất của Ngài và đã được nhạc sĩ Trần Thế phổ nhạc. Ban hợp ca giáo xứ năm nay do chị Bích Nhơn điều hợp thật hùng hậu với gần 50 ca viên, đến từ hầu hết các cộng đoàn của giáo xứ tham gia, có những ca viên phải vượt cả trên trăm cây số để tập dượt. Vì tinh thần yêu nước và cùng muốn góp tay xây dựng Hội Xuân của giáo xứ, nên ban hợp ca đã vượt trên mọi khó khăn, để cống hiến cho khán giả những bản hợp ca thật ý nghĩa và hào hùng qua liên khúc: „Đáp Lời Sông Núi“ của nhạc sĩ Trúc Hồ và „Việt Nam, Việt Nam“ của nhạc sĩ Phạm Duy…mời gọi con dân Việt Nam, dù ở quê nhà hay hải ngoại, hãy cùng nắm tay để đáp lại tiếng gọi khẩn thiết của Quê Cha Đất Tổ, đang đứng trên bờ vực thẳm diệt vong vì ngoại thù là giặc Tầu đang lăm le xâm lăng với sự tiếp tay hèn nhát của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Nhạc Cảnh chủ đề „Con có một Tổ Quốc“ do các diễn viên của ban vũ của giáo xứ do chị Yến Oanh điều hợp đã cống hiến quang cảnh Mùa Xuân thanh bình của Quê Hương thuở xưa…nhưng than ôi! Vì cộng sản cõng rắn cắn gà nhà, nên đất nước bị chia đôi vào năm 1954, khiến hàng triệu người phải bỏ Quê Cha Đất Tổ di cư vào Nam. Tiếp theo là cuộc chiến Nam-Bắc tương tàn trong hơn 20 năm trường, khiến bao triệu chiến sĩ bị gục ngã và đất nước bị hoàn toàn xích hoá vào ngày 30.04.1975. Khiến mấy triệu con dân Đất Việt lại một lần nữa xuyên rừng vượt biển, hàng bao trăm ngàn đã bỏ mình phơi thây trên đường vượt biên tìm tự do…Con thuyền tỵ nạn với đoàn người di cư tỵ nạn trong đêm tối giữa bao hiểm nguy đã diễn lại cảnh vượt biên hãi hùng cách đây hơn 36 năm trường. Hiện tại, cộng đồng tỵ nạn đang phát triển vững chắc về mọi phương diện, nhưng lo âu nhìn về Tổ Quốc thân yêu cách xa nghìn trùng, đang trên bờ vực thẳm vì họa xâm lăng của Tầu cộng, dưới ách thống trị độc tài gian ác của cộng sản vô thần. Tiếp sau nhạc cảnh là những hình ảnh với tựa đề bằng hai ngôn ngữ Việt Đức phơi bầy và tố cáo tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam: ác với dân, hèn với giặc!

Cũng trong nội dung của chủ đề „con có một Tổ Quốc“ nhạc cảnh „yêu người yêu đời“ do thanh thiếu niên cộng đoàn Tôma Thiện Reutlingen trình diễn, đưa khán giả quay trở về với thực tại đau thương hiện nay của dân tộc: nhân quyền bị chà đạp, sự thật bị bóp méo, mọi quyền tự do, nhất là quyền tự do tôn giáo không hề được tôn trọng, điển hình là biến cố đàn án giáo xứ Thái Hà của dòng Chúa Cứu Thế ở thủ đô Hà Nội từ mấy năm qua…và những bất công tràn lan do tham nhũng hối lộ và các vụ cưỡng chiếm đất đai nông dân và các cơ sở tôn giáo hiện nay tại Việt Nam!

Xen kẽ với các nhạc cảnh và hợp ca chủ đề „con có một Tổ Quốc“ là những màn vũ đầy tình tự dân tộc và vui Xuân với vũ khúc 12 con Giáp của các em thiếu nhi cộng đoàn Bác Ái Thánh Giuse Schorndorf, vũ khúc „tình Bắc duyên Nam“ của các thiếu nữ duyên dáng của Schordorf, vũ khúc „Mưa trên Quê Hương“ của các thiếu nữ cộng đoàn Thánh Phêro vùng Künzelsau.

Ban nhạc Cỏ Xanh của giáo xứ với tay trống chuyên nghiệp là anh Nguyên, các tay đàn thiện nghệ là các anh Công, anh Ngọc Long và anh Charly Cường (điều hợp tổng quát chương trình Hội Xuân), và các anh chị “nghệ sĩ cây nhà lá vườn“ đã cống hiến cho khán giả nhiều ca khúc đầy tình tự Quê Hương và chúc mừng Xuân mới… như đôi song ca Đan Cường và Lisa Minh trong bài ca „Đón Xuân“, ca sĩ Ngọc Long với giọng ca da diết Chế Linh ca bản „Quê Hương bỏ lại“, em Kiều Ngân ca bài „Câu chuyện đầu năm“. Đan Cường còn cống hiến khán giả ba bản đơn ca „Nur in meinem Kopf“, „Chân tình“ và „Still got the blues“ với tiếng hát thật điêu luyện sau bao ngày công phu tập luyện…

Sau phần biểu diễn võ thuật, ngoài bài đơn ca „Thuyền viễn xứ“ của anh Tiến Hoá, còn có các bài đơn ca hay song ca tiếng Anh hoặc Đức của các thanh thiếu niên như bản „One and the same“ do Vũ Thúy và Bernadette, bản „Nur noch kurz die Welt retten – Bad days“ hay bản „Medley – Bruno Mars“ do Đuc Duy và các em ban nhạc Mkaay của cộng đoàn Stuttgart, bản „Someone like you“ do Ngọc Vân đơn ca. Đây là những mầm non văn nghệ của giáo xứ được mọi người nồng nhiệt cỗ võ.

Tất cả các tiết mục chương trình văn nghệ đã được ba MC Hội Xuân năm nay là anh Khanh, chị Thủy và chị Thương giới thiệu thật điêu luyện và đầy đủ chi tiết bằng hai ngôn ngữ Việt Đức, giúp khán giả hiểu biết thêm về chủ đề và nội dung các mục sắp trình diễn…Ngoài ra ban tổ chức còn cho soạn và in ấn một tập chương trình Hội Xuân song ngữ Việt Đức, giúp các quý khách Đức có thể theo dõi các tiết mục trên sân khấu. Riêng phần chụp ảnh quay video Thánh lễ cầu an và Hội Xuân Nhâm Thìn do ông Phụng và anh Đức Mai từ cộng đoàn Stuttgart đảm trách.

Song song với mục đích bảo tồn truyền thống đón mừng Xuân mới, chúc tuổi, tạo cơ hội gặp gỡ cho quý đồng hương trong dịp đón Xuân từ nhiều năm qua, Hội Xuân của giáo xứ luôn nhắm mục đích cùng nhau làm việc thiện. Hội Xuân năm Tân Mão đã giúp trên 10.000 € qua Caritas Việt Nam và hai dự án cho các trẻ em nghèo ngoài Bắc và miền Trung. Hội Xuân Nhâm Thìn năm nay nhắm hỗ trợ cho Hội thầy thuốc Samaritanô của giáo phận Thanh Hóa giúp khám bệnh phát thuốc cho hàng ngàn đồng bào nghèo đói không phân biệt lương giáo, giúp dự án đội quân áo xanh do chương trình Lòng Thương Xót Chúa ở Sài Gòn và một dự án cho các em thiếu nhi nghèo đói…Chính vì lý do đó mà ban ẩm thực do anh chị Dung Chức điều hợp với lời kêu gọi hợp tác rộng rãi của các cộng đoàn, của các cơ sở kinh doanh Đức Việt và của nhiều anh chị em tư nhân trong giáo xứ…đã được nhiều người đáp ứng: vừa góp công, góp của và góp sức. Trước đó, ban tổ chức Hội Xuân cũng đã nhận được nhiều Slideshow của Caritas Việt Nam, nhiều hình ảnh của hội Thầy Thuốc Samaritanô giáo phận Thanh Hoá, và chị Phương Thảo đã có công tổng kết và trình chiếu cho khán giả suốt buổi văn nghệ trên màn ảnh bên cạnh sân khấu chính.

Kết thúc chương trình văn nghệ là xổ số Tombola giúp các dự án bên Quê Nhà do anh Tâm điều hợp. Đặc biệt năm nay, nhân dịp mừng 30 năm phục vụ, nguyệt san Dân Chúa đã tặng lô độc đắc trị giá khoảng 600 Euro (giá Angebot). Lô trúng thứ 2: bộ xoong nồi „Fissler Topfset Gourmet Regio“ giá trị khoảng 200 Euro (giá Angebot) và lô trúng thứ 3: máy ủi hơi „Siemens TS25420 Dampfbügelstation“ giá trị khoảng 150 Euro. Ngoài ra còn 15 lô an ủi khác trị giá từ 10-30 Euro. Nhiều lô trúng đã được một ân nhân ẩn danh của cộng đoàn Heidenheim biếu tặng Hội Xuân.

Chương trình Hội Xuân kết thúc vào khoảng 23 giờ đêm, nhưng các anh chị em trong ban điều hành Hội Xuân, các anh chị em trong ban ẩm thực và các ban khác đã phải vất vả thu dọn hội trường, xếp bàn xếp ghế, lau chùi nhà bếp xoong chảo, kiểm lại hàng trăm két nước… thu dọn các nhà vệ sinh tới gần ba giờ sáng, mặc dầu đã mệt rã rời, nhưng ai cũng tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Xuân được mọi hồng ân và biết ơn nhau vì những hợp tác hết lòng hết sức cho Hội Xuân Nhâm Thìn. Chắc chắn Hội Xuân Nhâm Thìn 2012 đã tạo cơ hội gặp gỡ cho mọi lứa tuổi đón mừng Xuân mới, nhất là góp phần bảo toàn và phát huy những truyền thống ngàn đời của Quê Hương Dân Tộc, lại chung vai sát cánh để làm việc nghĩa việc thiện. Xin tạ ơn Trời và tạ ơn nhau. (Bản tin của mõ nhà giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam)

1) Bài thơ Con Có Một Tổ Quốc của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Ðất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con. (Trích từ tập sách Ðường Hy Vọng Thơ của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

2) Bài giảng lễ kỷ niệm 30 năm Dân Chúa Âu Châu, Bodelshausen, Stuttgart 28/01/2012

“Hãy nên hoàn thiện” (Mt 5,48)

Con xin kính chào quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ,
và Anh Chị Em giáo dân thân mến trong Chúa Giêsu Kitô,

1. Thật là một vinh dự được cùng quý Cha, quý tu sĩ và anh chị em giáo dân, dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa dịp Nguyệt San DÂN CHÚA ÂU CHÂU mừng 30 năm phục vụ. Là một hạnh phúc mong gặp lại một số gương mặt thân thương có công khai phá và hy sinh phục vụ cộng đồng Công giáo Việt Nam tại hải ngoại trong công tác truyền thông ấn loát. Và là một niềm vui thiêng liêng của những người con Chúa cùng một gia đình Giáo hội, cùng một Đức tin, cùng một Phép rửa, nhất là cùng một dân tộc, một dòng máu, văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ Việt Nam, được gặp nhau trong trong bầu khí linh thiêng của những ngày đầu Xuân. Trong tâm tình nầy, một lần nữa con hân hoan và thân ái kính chào tất cả mọi người.

Đặc biệt con xin chân thành cám ơn Cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa, đã có nhã ý mời con đến đây cùng dâng thánh lễ tạ ơn với Ban Điều Hành, với cộng đoàn giáo xứ các Các Thành Tử Đạo Việt Nam nầy, để cùng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ muôn hồng ân đã lãnh nhận và khẩn nguyện nài xin Thiên Chúa thương ban muôn phúc lành cho chúng ta, cho Quê hương và Giáo hội Việt Nam.

2. Trong Lá Thư Dân Chúa số Xuân Nhâm Thìn 2012 mừng kỷ niệm 30 năm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu, Cha Chủ Nhiệm có viết như sau:

“Cách đây 30 năm vào mùa Xuân Bính Tuất 1982 nguyệt san Dân Chúa Âu Châu đã chào đời với chủ đề Xuân Tôn Giáo – Dân Tộc. Từ đó đến nay đã phát hành 350 số với các chủ đề tôn giáo, văn hóa, thời sự đạo đời về đủ mọi lãnh vực.

“Xuân Nhâm Thìn năm nay 2012, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu tròn 30 tuổi. Theo sách Luận Ngữ của Đức Khổng Tử thì “Tam thập nhi lập”: có nghĩa là khi đạt tới 30 tuổi, con người có sức tự lập, chắc chắn và vững vàng, dựa vào các kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết và suy tư đã trải nghiệm. Mừng 30 năm trong niềm tri ân và cảm tạ: Tạ ơn Trời, Tạ ơn người. Xin cúi đầu tán tạ Thiên Chúa vì muôn vàn hồng ân đã lãnh nhận... vì ý thức rằng tất cả những gì đã được hoàn thành, đều là hồng ân và đều nhắm đến phụng sự Tin Mừng Cứu Độ và phục vụ ích chung của Hội Thánh, góp phần nhỏ bé với Giáo Hội Mẹ tại Việt Nam và với Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại để tranh đấu cho công lý và hòa bình của Quê Hương Việt Nam yêu dấu.

“Tạ ơn người: xin ghi ơn bao ngàn độc giả đã, đang, và vẫn còn đồng hành với Dân Chúa từ 30 năm qua, mặc dù bao thăng trầm của cuộc sống, nhất là những khó khăn đang phải đương đầu trong cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Xin ghi ơn biết bao công lao vất vả, bao tâm huyết dấn thân của các ban điều hành tiền nhiệm cũng như đương nhiệm, của bao nhiêu cây bút, của các biên tập viên, các vị đại diện và cổ động viên, đã đồng lao cộng tác xây dựng cho Dân Chúa. Không thể nhắc lại công lao và tên của từng quý vị ân nhân tinh thần cũng như vật chất được, nhưng xin ghi ơn tất cả và xin Thiên Chúa chúc phúc”. Đó là lời của Cha Chủ Nhiệm.

Nếu được cho phép, con xin được đặt bút ký với Cha Chủ Nhiệm, hoàn toàn đồng ý và chia sẻ những tâm tình chân thành cao quý của Cha. Xin trân trọng đặt trên đĩa thánh của thánh lễ nầy tất cả những tâm tình thanh cao đó và tất cả những ưu tư cho tương lai mà Cha đã trình bày với độc giả trong Lá Thư vừa nhắc đến. Xin phó thác tất cả cho Chúa và xin Chúa vui lòng chấp nhận, chúc phúc và thánh hóa.

3. Hôm nay chúng ta cũng mừng Xuân Nhâm Thìn. Ngày Tết người ta thường chúc tuổi và chúc giàu sang phú quí cho nhau. Nhưng giàu sang, tuổi tác, sống trường thọ có phải là hạnh phúc tuyệt đối mà người tín hữu Kitô mong ước hay không? Hay phải chúc nhau điều gì khác tốt lành thánh thiêng hơn? Đời là một cuộc lữ hành về Nhà Cha trên trời, ai dừng lại để tìm hạnh phúc vật chất trần gian, sẽ không về đến quê trời và sẽ mất đi hạnh phúc vĩnh cửu.

Bài Phúc âm Thánh Mat-thêu hôm nay giúp chúng ta chỉnh định lẽ sống của chúng ta. Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em... Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi?... Nếu anh em chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 43-48).

Hãy nên hoàn thiện! Chúa Giêsu long trọng giảng những lời nầy không chỉ riêng cho các Tông đồ, nhưng cho mọi người, vì Phúc âm thuật lại rằng đoàn lũ sững sốt về lời giảng dạy của Chúa, “vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền chứ không như các kinh sư” (Mt 7,29). Đoàn lũ dân chúng nghe Chúa Giêsu bấy giờ gồm mọi thành phần, mọi giai cấp trong xã hội: gồm các ông, các bà, cha mẹ, vợ chồng, người chài lưới, giới thợ thuyền, công chức, người thu thuế, luật sĩ, thanh niên, thiếu nữ, người già, giới trẻ, người tàn tật, kẻ đui mù... Chúa Giêsu yêu cầu mọi người phải nên hoàn thiện, phải nên thánh.

Công đồng Vatican II nhắc lại cách long trọng giáo huấn Phúc âm trên đây trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân: “Tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Ðức ái” (LG 40).

Nhưng sự trọn lành, sự hoàn thiện, sự thánh thiện là gì ? Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã định nghĩa như sau: “Sự thánh thiện, hệ tại ở tình yêu, tình yêu chân thật. Hệ tại ở đức ái mà Thánh Phaolô đã mô tả, mà chúng ta gặp thấy trong đời sống của các Thánh trong Giáo hội. Sự thánh thiện của mỗi vị thánh hệ tại cốt yếu ở đức ái. Đức ái hiệp nhất và diễn tả tất cả các nhân đức. Đức ái ôm ấp tất cả, gồm tóm tất cả và đồng thời lớn hơn các nhân đức” (Bài giảng tại họ đạo thánh Barnaba, Roma, ngày 30/01/1983).

4. Con được may mắn sống ở giáo đô Rôma và được biết Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận khi ngài làm việc tại Tòa Thánh. Có lẽ chính vì vậy mà Ủy Ban điều tra phong Chân Phước cho ngài, đã hỏi qua văn thư và trực tiếp phỏng vấn về những điều con biết được về Đức cố Hồng Y của chúng ta. Một điều con biết rõ và làm chứng là: trước công chúng hay khi tâm sự riêng tư, không bao giờ nghe thấy ngài nói hay tỏ ra thái độ oán ghét và hận thù những người đã ngược đãi và gây đau khổ cho ngài. Nhưng luôn tỏ ra yêu thương và tha thứ. Phải chăng vị Tôi tớ Chúa đã sống đức ái cách anh hùng và đã đạt được mức thánh thiện ?

Đối với đại đa số người chúng ta là linh mục, tu sĩ, giáo dân thông thường, nên thánh là chu toàn giữ các giới răn Chúa và giáo huấn Phúc âm, trong khi mỗi người vẫn sống bình thường trong bậc sống của mình; nên thánh là thánh hóa và làm cho thật hoàn hảo bổn phận mình vì tình yêu Chúa và tha nhân; nên thánh là thánh hóa chính mình trong khi thi hành nghề nghiệp hằng ngày của mình; và sau cùng nên thánh là thánh hóa môi trường, làm cho nơi mình sinh sống được tốt hơn, bác ái hơn, công bình hơn, nhân đạo hơn, hiệp nhất hơn, trong khi vẫn âm thầm như “men trong bột”, như “muối ướp cuộc đời”, như “đèn sáng” giữa lòng xã hội. Các Kitô hữu đầu tiên đã sống như thế và đã cải hóa đế quốc Rôma bắt đạo thành một nước theo Kitô giáo toàn tòng.

5. Vì vậy, để kết thúc, điều chúng ta phải mơ ước và cầu chúc cho nhau trong Năm Nhâm Thìn nầy phải là chúc “nên thánh”, “nên hoàn thiện”. Và biểu tượng “trời mới, đất mới”, “Giê-ru-sa-lem mới”, mà bài đọc I và II tiên báo, nơi sẽ không còn đau khổ khóc lóc, và những người được tuyển chọn sẽ sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa là TÌNH YÊU, cũng là điều chúng ta đáng mơ ước và cầu chúc cho nhau trong thánh lễ mừng Xuân hôm nay. Amen. (Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ Tiên Lãng: Tướng Lê Đức Anh: 'Quân không cưỡng chế dân'
BBC
10:12 08/02/2012
Vụ Tiên Lãng: Tướng Lê Đức Anh: 'Quân không cưỡng chế dân'

Tướng Lê Đức Anh nói không nên dùng quân đội vào các vụ cưỡng chế đất đai

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói quân đội 'phải bảo vệ dân' và phản đối việc quân nhân tham gia cưỡng chế đất đai như ở Tiên Lãng.

Bình luận về vụ việc trước cuộc họp vào ngày 10/2 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan tới các diễn biến ở Tiên Lãng, Tướng Anh nói với báo Sài Gòn Tiếp Thị:

"Cưỡng chế anh này để giao cho anh khác như vậy là hoàn toàn sai trái,"

"Còn sự tham gia của lực lượng quân đội ở đây cũng sai. Bộ đội của ta là của dân, do dân, vì dân mà lại đi tham gia cưỡng chế."

Đại tướng Lê Đức Anh cũng chỉ trích bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng "quan liêu" khi không biết tới việc cấp dưới ở Tiên Lãng tham gia cưỡng chế và nói:

"Anh là chỉ huy mà anh còn không biết cấp dưới, người của anh làm gì thì khi giặc đến thì anh làm thế nào?

"Bộ đội, thì nhiệm vụ trước tiên, hàng đầu của anh là chống giặc ngoại xâm, thứ hai mới là giúp dân và thứ ba là tham gia sản xuất.

"Đây anh lại không bảo vệ cho dân làm ăn lại tham gia cưỡng chế. Đây là một sai lầm mà trong lịch sử đất nước ta chưa từng có."

'Sửa Hiến pháp nếu cần'

Đại tướng Lê Đức Anh cũng hoan nghênh việc tạm đình chỉ một số cán bộ của Tiên Lãng nhưng nói rằng cần "xử lý" cả các cán bộ thành phố có liên quan.

Ông nói: "...[C]hính quyền huyện Tiên Lãng đã làm sai với mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của công dân và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước.

"Tôi mong là, sau quyết định này, Chính phủ, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân và Thành ủy Hải Phòng tiếp tục xem xét, xử lý đến nơi, đến chốn các tập thể, cá nhân có sai phạm không chỉ ở huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang mà cả ở cấp chính quyền thành phố để sớm đem lại niềm tin của nhân dân.

"Tôi cũng cho rằng, nếu chính quyền đã làm sai thì sau đây cũng phải tổ chức sửa sai, đền bù thiệt hại vật chất và cả tinh thần cho gia đình công dân Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.

Vị cựu Chủ tịch nước cũng nhắc tới chuyện Mặt trận tổ quốc Tiên Lãng, mặc dù là "cơ quan giám sát của dân" nhưng đã ủng hộ chính quyền huyện trong khi cũng đặt câu hỏi "các đại biểu Quốc hội của Hải Phòng từ Tiên Lãng đến thành phố đã ở đâu?".

Về mặt luật pháp liên quan tới đất đai, ông Anh nói cần sớm "nghiên cứu để sửa đổi luật, thậm chỉ sửa cả quy định trong Hiến pháp nếu cần, cho cụ thể, rõ ràng hơn."

'Tránh xảy ra xung đột'

Hồi đầu tháng này, một vị tướng đã nghỉ hưu khác của Việt Nam cũng đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về các kinh nghiệm của ông trong việc tránh sử dụng lực lượng vũ trang trong các tranh chấp đất đai.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 nhắc tới vụ ông từ chối cho xe thiết giáp tới giải quyết tranh chấp đất đai ở Quỳnh Lưu - Nghệ An hồi năm 1992 bất chấp yêu cầu của Bí thư Tỉnh ủy.

Khi đó hai đại đội của hai xã có tranh chấp đất đai đã dàn quân đấu súng để bảo vệ khu đất mà hai xã có tranh chấp.

Tướng Thước kể lại: "Lúc đó, tôi nói rõ với lãnh đạo tỉnh, nếu vài trăm tên địch thì chẳng cần xe tăng thiết giáp, chỉ trong vòng 15 phút tôi sẽ giải quyết ngay.

"Nhưng đây là dân quân (2 xã 2 đại đội), là dân. Đưa xe tăng ra bắn ai?"

Vị cựu Tư lệnh nói ông đã điều Tham mưu trưởng Quân khu 4 cùng hai quân nhân không vũ khí tới để "tìm hiểu tình hình, tìm cách tháo gỡ tránh xảy ra xung đột."

Ông Thước nhớ lại: "Tuy là một cán bộ dày dạn trận mạc nhưng đồng chí Tham mưu trưởng vẫn băn khoăn và hỏi lại: Nếu vào em bị bắt thì làm sao?

"Tôi liền trả lời, sợ địch bắt anh tôi mới lo, chứ dân bắt anh thì việc gì phải lo,"

"Dân không "thịt" anh đâu, trái lại còn cho anh ăn nữa nếu anh giải quyết có tình có lý."

'Thương vong như trận đánh'

Trở lại vụ Tiên Lãng, Tướng Thước nói hành động của xã, huyện "có quá nhiều sai phạm".

Ông nói: "Nhiều chủ trương vi phạm về quyền hạn, vi phạm về các bước giải quyết của một vấn đề dân sự, sai phạm trong cách sử dụng lực lượng vũ trang.

"Nói để cưỡng chế nhưng bộ phận chống đối chỉ có dăm ba người. Vì sao lại huy động đến hàng mấy chục (có tin nói hàng trăm) công an và bộ đội?"

Tướng Thước nói lực lượng vũ trang đã "không sử dụng đúng dẫn đến thương vong như một trận đánh?"

Vị cựu Tư lệnh bình luận về vụ việc Tiên Lãng:

"Bài học đắt giá này, nếu giải quyết tốt cũng là chìa khóa cho việc tháo gỡ những điểm nóng về đất đai hiện nay, mà nhiều nơi bắt nguồn từ động cơ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ có chức quyền."

Vụ cưỡng chế gây thương vong cho công an và quân đội ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây chấn động dư luận trong suốt hơn một tháng qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 10/2 về vụ việc này.
 
Để vụ Tiên Lãng kết thúc sao cho ‘có hậu’
Alf Hoàng Gia Bảo
16:27 08/02/2012
Với những xử lý mà Tp.Hải Phòng đưa ra chiều qua 7/2 ‘số phận’ vụ Đoàn Văn Vươn xem như đã phần nào được định đoạt. Việc làm này được hiểu như sự ‘dọn đường’ cho cuộc họp do ông thủ tướng Dũng chủ trì và đưa ra những kết luận chính thức nay mai.

Thật ra thông tin về việc cách chức ‘bộ sậu’ lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã được dư luận đồn đoán từ trước Tết, cho nên việc này cũng không quá bất ngờ với nhiều người. Còn việc các báo điện tử của huyện Tiên Lãng và Hải Phòng mấy ngày vừa qua bỗng dưng mạnh miệng ‘cưỡng chế đúng là pháp luật, sẽ tiếp tục làm… chỉ có sợ mới không dám cưỡng chế v.v…’ nhiều khả năng đã có một cuộc ‘chạy thuốc’ bất thành nào đó với những mách nước về các ‘kẽ hở’ pháp lý do sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau trong hệ thống chằng chịt các văn bản về đất đai do nhà nước ban hành từ 1987-1993 và dựa vào ‘chiếc phao lép’ này họ phản pháo lại một số quan chức về hưu như Gs Đặng Hùng Võ (nêu đích danh) trong bài ‘một số quan chức nhầm lẫn trong vụ Tiên Lãng’ với chút hy vọng ‘vớt vát’ cho những sai phạm của mình.

Chỉ có điều họ đã nhầm bởi ngay cả khi khả năng lách luật này là có thật đi chăng nữa thì mức độ bùng nổ quá ‘khủng khiếp’ của quả bom Tiên Lãng, chức tước cấp huyện của họ chỉ còn đáng là loại ‘tép riu’, những ‘con tốt’ trong một ván cờ mà đảng CSVN đang rất cần phải thí bớt một số để chứng tỏ việc ‘chỉnh đốn đảng’ không phải là hô hào suông như trước kia.

Thêm vào đó nếu chúng ta để ý còn vai trò ‘xuyên suốt’ của ông Đại tướng Lê Đức Anh trong vụ Tiên Lãng này. Ngay từ khi vụ nổ vừa xảy ra ông đã lên án chính quyền Tiên Lãng nặng nề, rồi mới đây là sự ‘hớn hở’ “Uy tín thủ tướng tiếp tục được nâng cao” (15:06 - 07/2) ngay trước thời điểm tin đình chỉ chức vụ lãnh đạo huyện Tiên Lãng được loan đi, rõ ràng có gì đó hơi… ‘không bình thường’ trong khi ông thủ tướng Dũng mới chỉ mới yêu cầu tỉnh Hải Phòng làm rõ 3 vấn đề chứ đã chính thức ‘ra tay’ xử lý gì vụ này đâu để mà khen chê? (mà sao cũng không thấy ông đaị tướng nhắc nhở ‘phát huy quyền làm chủ tập thể trong đảng’ như xưa nữa nhỉ!?)

Trong một bàn cờ mà các nước đi lớn đã được ‘bày binh bố trận’ như vậy rồi, các ông Hiền, Ca, Thoại v.v… có mọc thêm ‘ba đầu sáu tay’ cũng khó mà lật ngược lại nổi.

Thật vậy, chẳng những mất chức nhiều người trong họ gồm cả người em ruột Lê văn Liêm chủ tịch xã Vinh Quang còn đang đứng trước nguy cơ bị truy tố về tội hủy hoại tài sản như ông bí thư Nguyễn Văn Thành đã đưa ra trong cuộc họp báo “đã giao công an thành phố khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án phá nhà trông đầm của ông Đoàn Văn Vươn để xử lý theo quy định của pháp luật”

Nói là vậy nhưng thực tế thì việc truy tố này chỉ còn mang tính thủ tục và chọn giờ ‘G’ thích hợp vì cũng ngay chiều tối qua (7/2) trên tờ Dân trí liền đưa tin Đã xác định những người phá nhà ông Vươn.

Như vậy, động thái cắt chức vài giờ trước đó có thể hiểu như là sự một sự ‘dọn đường’ khác của Tp.Hải Phòng không loại trừ khả năng cả hai anh em nhà chủ tịch sẽ cùng bị bắt tạm giam và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản, với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân (nếu tài sản bị thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên như tờ VnExpress cho biết).

Trái ngượi với số phận bấp bênh của anh em nhà chủ tịch Hiền – Liêm, tội danh ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’ của anh em nhà ‘Jacquou Vươn’ cũng đang trở thành đề tài được dư luận ‘phấn khởi’ bàn luận.

Trước hết là về tội danh ‘giết người’ mà nay ai cũng thấy đó chỉ là sự ‘chụp mũ’ của chính quyền Tiên Lãng nhằm tăng khung hình phạt lên tối đa đối với anh em Vươn – Quí. Bởi thực tế đã chẳng ai bị chết bởi loại bom gas và đạn bông cải tự chế như thế cả.

Còn với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ nay cũng ‘vô duyên’ nốt một khi ông chủ tịch Lê Văn Hiền người ký lệnh thi hành cưỡng chế vừa bị cắt chức vì bị cho là không đúng luật. Điều này cũng có nghĩa đã chẳng có cái ‘công vụ’ nào được chính quyền Tiên Lãng thi hành vào buổi sáng ‘định mệnh’ 5/1 để gia đình ông Vươn ‘chống người thi hành công vụ’ cả. Tội của họ có chăng chỉ là tự vệ bằng vũ khí trái phép mà thôi.

Việc luận tội và xét xử sao cho công bằng và hợp lý là trách nhiệm lương tâm của các quan tòa. Với những gì đã và đang xảy ra chúng ta chỉ mong sao vụ việc này sẽ trở thành khởi điểm cho những việc khác trở nên có hậu hơn:

* Trong thời buổi thông tin hiện đại như hiện nay những ai còn dám làm điều ‘bất nhân phi nghĩa’ điển hình như việc cướp đất và phá sập nhà gia đình anh Vươn khi ngày Tết cận kề vừa qua, cho dù họ có nhân danh bất cứ loại luật lệ gì, không sớm thì muộn cũng sẽ phải ‘trả giá’. Mặc dù vậy, người công giáo chúng ta chẳng ai mong điều này xảy ra giống như lời các chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền (vợ của hai anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý) đều là những người công giáo thuộc giáo xứ Súy Nẻo, Hải Phòng đã trả lời báo VietNamNet ngay sau khi có thông tin về việc kết luận xử lý bước đầu đối với tập thể, cá nhân liên quan đến vụ cưỡng chế hai chị cho biết “mong các cơ quan chức năng mau chóng vào cuộc, để làm rõ sự chân thực của câu chuyện và lấy lại niềm tin cho người dân… việc xử lý hai cán bộ trên thuộc về công tác quản lý cán bộ của chính quyền nhưng nó không phải là điều mà mình chờ đợi”.

* Ngay cả khi vụ Tiên Lãng đuợc thu xếp ổn thỏa thì dư âm của nó chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lâu dài. Thật ra sai phạm đất đai không chỉ Tiên Lãng mới có mà đã xảy ra gần như ‘cơm bữa’ khắp 3 miền lâu nay, như lời bà Lê Hiền Đức chống tham nhũng cho biết "Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất..” Cho nên việc anh em nhà chủ tịch Hiền - Liêm cùng các quan Tiên Lãng (và có thể thêm vài viên chức Hải Phòng nay mai cũng mất chức) một phần là do họ đã gặp lúc... ‘hết thời’. Trong khi các anh Vươn – Quí những người có đạo hiền lành chắc cũng chưa từng dám nghĩ sẽ có ngày ‘gặp thời’ trở nên ‘nổi tiếng’ vì chuyện súng đạn như vừa qua bao giờ. Suy cho cùng tất cả họ đều là nạn nhân của một xã hội còn quá nhiều điều bất cập, mà hoàn cảnh của họ có liên quan mật thiết đến các luật lệ chính sách đất đai còn quá nhiều điều bất hợp lý.

* Cuối cùng, bất cứ vị lãnh đạo anh minh nào khi đứng trước vụ Tiên Lãng chắc hẳn đều phải công tâm nhìn nhận gia đình anh Vươn có công nhiều hơn tội. Đơn giản chỉ vì đã có mấy ai trong chúng ta vừa bồi đắp giang sơn, vừa sản xuất giỏi, lại vừa dám mạnh dạn đấu tranh với những biểu hiện cửa quyền bất công như họ?

Sàigòn, 08/2/2012
 
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân
Thụy My
16:59 08/02/2012
Dư luận cho rằng người nông dân cần cù Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, khi qua sự kiện này có thể chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Theo ông Lê Hiếu Đằng, nếu chính quyền Việt Nam xử lý một cách công minh, thì đây sẽ là thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân. Ông cũng cho rằng Đảng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc nếu không giải quyết được tình trạng cán bộ thối nát.

Như RFI đã đưa tin, hôm qua 07/02/2012 Thành ủy Hải Phòng đã họp báo cho biết kết luận bước đầu của vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thành đã thông báo việc kỷ luật hàng loạt lãnh đạo của huyện và xã. Cụ thể là chủ tịch và phó chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác, trưởng công an huyện, bí thư đảng ủy và chủ tịch xã bị kiểm điểm.

Về việc có nên huy động quân đội vào việc cưỡng chế đất đai của người dân hay không, ông Nguyễn Văn Thành cho biết Đoàn thanh tra của chính phủ đang xem xét đúng sai. Còn việc giao đất của huyện Tiên Lãng có đúng theo Luật đất đai hay không, thì Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang kiểm tra.

Cuộc họp báo có đến 50 báo đài của Việt Nam tham dự, chứng tỏ sự chú ý của công luận về vụ này. Tuy nhiên do cuộc họp báo này chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, nên nhiều câu hỏi của các phóng viên chưa được trả lời thỏa đáng.

Trên internet hôm nay, khi gõ từ khóa « Tiên Lãng, Hải Phòng » vào Google chúng tôi đã có được ba triệu rưỡi kết quả chỉ trong vòng 0,17 giây. Báo chí trong nước cho biết hôm nay công an thành phố Hải Phòng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường nơi ngôi nhà ông Vươn đã bị san bằng, và khởi tố vụ án cố ý hủy hoại tài sản của gia đình ông. Cơ quan công tố cũng đang xem xét lại bản án sơ thẩm đối với quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng.

Dư luận tuy tạm hài lòng nhưng vẫn tiếp tục lên tiếng vì cho rằng vẫn còn nhiều viên chức địa phương có những việc làm hay phát biểu sai trái trong vụ này vẫn chưa bị xử lý. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi ở phần trên, ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên là đại tá công an cũng cho biết lý do khiến ông đã kiến nghị Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, vì giám đốc công an Hải Phòng tỏ ra không khách quan và thiếu trách nhiệm nên không thể giao cho địa phương.

Đối với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì trước sức ép của dư luận Hải Phòng đã buộc lòng phải xoa dịu, chứ chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.

"Tôi nghĩ có lẽ do sức ép của công luận nên Thành ủy Hải Phòng buộc lòng phải họp và ra quyết định để trấn an dư luận vì không thể im lặng được nữa, chứ không phải là một việc làm tự nguyện và có suy nghĩ từ một cơ quan lãnh đạo cao nhất của một thành phố như thành phố Hải Phòng. Hơn nữa là để chuẩn bị cho buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì Thành ủy Hải Phòng buộc phải có một số động thái như vậy để làm êm dịu tình hình.

Nhưng tôi cho rằng quyết định của Thành ủy Hải Phòng là chưa triệt để. Bởi vì không phải các quan chức của huyện Tiên Lãng dám đơn phương trong việc ông Vươn, mà đây tôi nghĩ là chủ trương đã được thông qua Ủy ban Nhân dân – ít nhất là Ủy ban Nhân dân Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng.

Trách nhiệm của thành phố rất nặng, chứ không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng. Lẽ ra Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Hải Phòng phải nghiêm khắc nhận lấy trách nhiệm về mình về những việc làm này, thấy được những thiếu sót của mình. Chứ không phải là hy sinh thuộc hạ để rồi mình vô can. Trong đó có những cá nhân rõ ràng là có vấn đề khi phát biểu với báo chí. Ví dụ như ông Đỗ Huy Thoại Phó chủ tịch chẳng hạn đã nói rằng vụ này là đúng pháp luật, rồi việc đập phá nhà ông Vươn là do dân đập phá, đổ thừa cho dân. Rồi ông đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng, tôi cho là việc huy động cả trăm công an và quân đội để mà giải tỏa là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Bởi vì cả một lực lượng hùng hậu mà chỉ cưỡng chế vài người dân thì hết sức ác.

Quân đội không được làm việc đó ! Không thể sử dụng lực lượng quân đội để mà đi giải tỏa được, luật pháp không cho phép. Quân đội là để bảo vệ đất nước, huy động quân đội là một sai lầm. Tôi nghĩ đáng lẽ Bộ Quốc phòng rồi các lãnh đạo của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam phải lên tiếng trong việc này, để không tạo một tiền lệ nguy hiểm, là những chính quyền địa phương dùng quân đội để đi trấn áp người dân trong việc giải tỏa để lấy lại đất đai, làm cho mâu thuẫn giữa người dân và quân đội ngày càng sâu sắc hơn."


RFI : Như vậy theo ông việc cưỡng chế vừa không đúng luật lại xảy ra trong thời điểm ngay trước Tết, tức là vừa không có tình vừa sai về lý phải không ?

Lê Hiếu Đằng: Đúng rồi. Tức là một việc làm hết sức bất nhân, hay nói cách khác là vô nhân đạo. Bởi vì đó là một người dân, mà anh hành xử như vậy thì trong tương lai sẽ có những việc khác hành xử như thế nào. Do đó mà trái với cái bản chất mà chúng ta thường hay nói : chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Vì vậy tôi nghĩ rằng sắp tới trong làm việc thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần phải thấy rõ điều này. Hơn ai hết, chính mấy ông bà ở Hải Phòng, ở Tiên Lãng là người đã phá hoại thanh danh, uy tín của Nhà nước Việt Nam. Và hậu quả vô hình của việc này là làm mất lòng tin của người dân. Thành ra có thể kết tội là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì cái hậu quả này còn hơn cả hậu quả về tiền bạc, về vật chất nữa. Hậu quả gây ra là uy tín của Nhà nước, của Đảng mất đi nghiêm trọng, và như vậy sẽ có tác hại về lâu về dài.

Do đó bây giờ người dân đang chờ thái độ xử lý kiên quyết, nghiêm khắc của Thủ tướng chính phủ, kể cả đối với cấp ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng. Để nêu gương, để làm cho những quan chức sau này có trách nhiệm hơn trước một quyết định hại đến các quyền và lợi ích của người dân như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn. Chứ nếu xử lý cách nào nhẹ tay, thì tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm, như tôi đã nói, là còn nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn sẽ xảy ra.

RFI : Thưa ông, việc một người dân chống lại đoàn cưỡng chế của nhà nước nhưng lại được đông đảo người dân trong cả nước ủng hộ, kể cả số tiền gởi về giúp gia đình ông Vươn cũng khá lớn, có lẽ chính quyền qua đó cũng thấy rõ dư luận đứng về phía nào…

Lê Hiếu Đằng: Nói thẳng ra là dân người ta ủng hộ việc làm của ông Vươn mặc dù trái luật pháp. Vì sao người ta ủng hộ ? Vì người ta thấy rằng ông Vươn đã bị hiếp đáp, bị dồn vào chân tường, và phản ứng tự vệ của ông Vươn là như vậy, vì uất ức quá phải làm. Đây là một việc làm mà chính quyền phải suy nghĩ. Đẩy người dân vào cái tình trạng đó chính là trách nhiệm của chính quyền, của những người đã gây nên sai trái đó.

Tôi nghĩ đối với ông Đoàn Văn Vươn thì phải có những tình tiết giảm nhẹ. Như báo chí có nêu, nếu bây giờ kết luận rằng chính quyền Tiên Lãng, thậm chí thành phố Hải Phòng là sai trái, thì việc làm của ông Vươn là có lý, có cơ sở của nó. Như Ô Khảm ở Quảng Đông, Trung Quốc chẳng hạn, người dân đấu tranh làm chủ đến cả ba tháng trời, và bây giờ buộc lòng chính quyền Trung Quốc phải thừa nhận quyền của người dân, và cho việc làm đó là đúng, kể cả có bạo lực.

Thế thì ở Việt Nam trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn cũng vậy. Chúng ta phải thấy rằng đó là một việc làm tuy trái với luật pháp nhưng phải tính đến trong hoàn cảnh khách quan nào đã đẩy người ta đến hành động như vậy, để mà xem xét giải quyết. Chứ không thể nói truy tố tội giết người – đây hoàn toàn không phải là tội giết người, mà là cách tự vệ của một người dân bị cô thế.

Mà tôi cho rằng cái tác dụng tích cực của vụ Đoàn Văn Vươn là thức tỉnh cho chính quyền, cho đảng Cộng sản Việt Nam thấy được tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền. Như tôi đã từng nói, nếu mà xử lý nặng tay với ông Vươn và nhẹ tay đối với những người đã gây ra vụ việc này, thì người dân không còn tin tưởng gì về nghị quyết trung ương 4, không tin lời nói và việc làm của các vị lãnh đạo có thể đi đôi với nhau. Và đó là nguy cơ bất ổn định về mặt chính trị. Nếu nói là có tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì chính là chính quyền huyện Tiên Lãng và chính quyền thành phố chứ không phải là ông Vươn.

RFI : Nhưng việc chính quyền cấp trên vào cuộc trễ như vậy có lẽ là do khiếu kiện về đất đai hiện nay quá nhiều, nên sợ phải giải quyết luôn những vụ khác. Và có lẽ chính quyền cũng sợ sẽ có những vụ chống lại người thi hành lệnh cưỡng chế như vậy.

Lê Hiếu Đằng: Thật ra không phải như vậy bởi vì đây là một vụ việc cụ thể xảy ra lần đầu tiên trong cả nước Việt Nam : chính quyền huy động cả trăm quân. Rồi việc chống trả bằng vũ khí, mặc dầu đó chỉ là đạn hoa cải để tự vệ, không phải là vũ khí hạng nặng – nó khác với những vụ việc khác.

Nếu nói rằng sợ lây lan sang những vụ việc khác, thì tôi cho rằng sẽ lây lan theo góc độ này. Là nếu xử lý nhẹ tay đối với những người có trách nhiệm gây ra vụ này, tức là chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền Hải Phòng, thì người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.

Bởi vì như chúng ta biết, vấn đề giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt – mà tôi nhớ trong một buổi làm việc ở quận 9 của anh Hồ Hữu Nhựt, nguyên Thứ trưởng chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam, anh nói coi như là cướp đất luôn. Thì rõ ràng nó sẽ lây lan ra, và đó là điều nguy hiểm nhất cho sự ổn định. Như tôi đã nói lần trước, là không có kẻ xấu hay diễn biến hòa bình nào hết, mà chính những quan chức chính quyền như ở Tiên Lãng, Hải Phòng là người gây ra hậu quả như vậy.

RFI : Và cũng như ông có nói lần trước, cái nguồn gốc sâu xa vẫn là chần chừ không muốn giao quyền sở hữu đất đai cho người nông dân, thành ra còn phải nghĩ đến việc sửa đổi lại Hiến pháp ?

Lê Hiếu Đằng: Nguyên nhân gốc là không thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân cũng như người nông dân. Thành ra đó là một kẽ hở. Nói ruộng đất là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, do đó giao vào tay một số quan chức. Mà đã nói sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước thì có thể lấy lại lúc nào cũng được.

Vì vậy hiện nay khuynh hướng chung qua các góp ý sửa đổi Hiến pháp mà chúng tôi có tham gia, thì nhiều người đã đề nghị phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân. Còn nếu trong hoàn cảnh chưa giải quyết được vấn đề này, thì thời hạn cho thuê đất phải là 50 năm, 70 năm thậm chí là 100 năm, để người dân yên tâm đầu tư công sức, trí tuệ, tiền bạc vào đây. Chứ còn nếu 15 năm, 20 năm là quá ngắn, và đây chính là động lực để phát triển sản xuất. Tôi cho rằng lý tưởng nhất, công bằng nhất và cũng rất hợp với xu thế trên thế giới hiện nay, là phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân.

RFI : Hình như đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải giải quyết một việc cụ thể như thế này phải không thưa ông ?

Lê Hiếu Đằng: Đúng, đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải đứng ra chủ trì giải quyết một vụ việc cụ thể, vì mức độ nghiêm trọng của việc này. Nếu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng mực, thì sẽ có ảnh hưởng lên toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.

Chúng tôi hy vọng với tư cách vừa là Thủ tướng, vừa là Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa là một đại biểu Quốc hội của thành phố Hải Phòng, thì Thủ tướng sẽ cân nhắc trong việc xử lý những sai phạm của huyện Tiên Lãng, của thành phố Hải Phòng để lấy lại niềm tin.

Có nhiều người gặp tôi nói như thế này: Đây là cái thời cơ để Đảng và Nhà nước lấy lại niềm tin nơi người dân. Trong một thời gian dài, niềm tin ấy đã bị mất, bị phai nhạt rất nhiều bởi những việc làm sai trái của các cấp chính quyền trong vấn đề ruộng đất, làm cho dân oan nhiều người kéo lên Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi thẳng ra Hà Nội một thời gian dài để khiếu kiện.

Tôi nghĩ đây là một cái thời cơ để khôi phục lại lòng tin. Và tôi cho rằng điều quan trọng là, đây là cơ sở để đảng và chính phủ rà soát lại tất cả những vấn đề mà hiện nay dân khiếu kiện về ruộng đất, để giải quyết một cách đúng đắn, công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Và phải xác định trách nhiệm của địa phương, tức là của cấp ủy và chính quyền tỉnh, thành phố. Như vậy sẽ tạo được niềm tin cho người dân.

RFI : Nhưng không chừng việc này cũng không dễ dàng dù là Thủ tướng vì « trên bảo dưới không nghe »…

Lê Hiếu Đằng: Về nguyên tắc, tất cả quan chức chính quyền từ cấp cơ sở cho đến quận huyện và thành phố đều là đảng viên cả. Mà như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về việc thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 về vấn đề xây dựng đảng, nếu thực hiện một cách nghiêm túc vấn đề này, xem xét trách nhiệm của những cá nhân, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành các bộ và địa phương, thì tôi cho rằng sẽ tạo một bước chuyển.

Mặc dù vấn đề không dễ, nhưng tôi nghĩ nó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của đảng, của chính phủ, nhà nước, và bên cạnh đó là hệ thống chính trị gồm Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng phải vào cuộc, để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của người dân, mà trên thực tế đang bị xâm phạm – có nhiều lúc rất nặng nề. Mà người dân không nói lên được tiếng nói của mình, đành phải có những hành động như ông Đoàn Văn Vươn. Phải làm cho được việc đó. Nếu không thì hệ thống chính trị của chúng ta sẽ chỉ là hình thức – tồn tại nhưng mà người dân không cần tìm đến, người ta không còn tin tưởng nữa.

Và đây là một thử thách hết sức lớn đối với Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay. Tôi nói thẳng là, có một câu thường nói : « Đảng là người tổ chức mọi cuộc đấu tranh thắng lợi », thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm trước tình hình một số cán bộ chính quyền, một số đảng viên thối nát, tham nhũng, gây những thiệt hại nghiêm trọng đối với người dân. Và đó là trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đảng phải gánh vác chứ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình được. Không chỉ có thể nói chung chung là phê bình kiểm điểm, rồi kêu gọi đảng viên phải giác ngộ, phải tự phê bình. Mà phải có những biện pháp dựa vào pháp luật, vào phê bình, vào sự đấu tranh của người dân, và kỷ luật những người sai phạm. Tức là sửa « lỗi hệ thống » – cả một hệ thống như vậy phải sửa đổi lại, thì mới mong thoát ra khỏi những sai phạm như ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ họp báo về vụ Tiên Lãng. Hàng triệu người dân cả nước, kể cả dư luận ngoài nước đang nóng lòng chờ đợi cách giải quyết vụ này như thế nào. Trong số vô số các ý kiến của người dân được báo chí trong nước đăng tải, có người đã đặt câu hỏi : « Thành ủy Hải Phòng rút kinh nghiệm, thế thì ông Vươn liệu có được cơ hội « rút kinh nghiệm » một cách đơn giản như thế không ? ».

Ông Đoàn Văn Vươn đang phải ngồi tù hơn một tháng nay, không hề được tiếp xúc với bất cứ ai, từ thân nhân cho đến luật sư, cho dù ông bị khởi tố vì tội « giết người », một tội danh có khung hình phạt có thể lên đến tử hình, mà theo luật Tố tụng hình sự cần có luật sư tham gia hỗ trợ. Ông không hề biết được dư luận cả nước đã phản ứng mạnh mẽ như thế nào trước vụ án chưa từng xảy ra tại Việt Nam.

Người nông dân và là kỹ sư đã đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền bạc để lấn biển, để tạo lập khu đầm thủy sản, đã bị đẩy vào đường cùng, buộc ông phải phản kháng. Hành động dũng cảm của ông có thể sẽ khiến chính phủ Việt Nam cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Cái tên Đoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, dù ông không hề muốn, như trong câu đối của Ngô Thời Nhiệm « Gặp thời thế, thế thời phải thế ».

(Nguồn: RFI)
 
Văn Hóa
Xuân Nhâm Thìn - Xuân Hy Vọng
Thanh Sơn
08:06 08/02/2012
Xuân Hy Vọng Rồng Vạng rực rỡ
Sáng Tự Do bừng vỡ đêm đen
Vượt qua bi lụy ươn hèn
Đứng lên đạp đổ xích xiềng cộng nô

Gần Thế Kỷ trong mồ nô lệ
Giống Rồng Tiên máu lệ đầy tràn
Gióng lên tiếng hát Việt Khang
Phọt ra dòng máu tiếng vang lẫy lừng

Giống Việt Tộc lẫy lừng như thế
Chưa khuất phục bất kể Tàu, Mông
Trưng Vương đạp đổ trụ đồng
Tấm gương oanh liệt má hồng Việt Nam

Giống Việt Tộc lẫy lừng như thế!
Chưa khuất phục bất kể ngoại bang
Quang Trung oanh liệt rỡ ràng
Đống Đa đại thắng, tan hoang quân tầu

Giống Việt Tộc lẫy lừng như thế
Chưa khuất phục, chẳng để người khinh
Mười năm Lê Lợi đánh Minh
Lên ngôi vương đế quang vinh ngàn đời

Giống Việt Tộc lẫy lừng như thế
Chưa khuất phục bất kể Tàu, Mông
Tấc vàng, tấc đất biết không
Bài Hịch Hưng Đạo còn thông đời đời

Giống Việt Tộc đâu hèn như thế?
Sao khuất phục dưới đế cộng nô!
Giang Sơn một lũ tội đồ
Bắt đầu từ đứa tên Hồ Chí Minh

Giống Việt Tộc chưa từng hèn thế
Mang Đất Nước để tế quân thù
Cổ kim đệ nhất chí ngu
Đem dâng Đất Nước cựu thù tiền nhân.

Xuân Hy Vọng Rồng Vàng rực rỡ
Sáng Tự Do bừng vỡ đêm đen
Ngẩng đầu lên hỡi Anh Em!
Đứng lên cứu lấy cơ đồ Việt Nam.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cò Nâu Bên Bờ
Dominic Đức Nguyễn
22:11 08/02/2012
CÒ NÂU BÊN BỜ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi..
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền