Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:25 17/02/2009
TU LUYỆN
Các đệ tử rất muốn biết sư phụ mỗi buổi sáng ở trong vườn hoa trầm mặc tu luyện pháp môn gì. Sư phụ nói: “Nếu ta tỉ mỉ nhìn, thì ta sẽ thấy sự tả tơi của đám hoa hồng.”
- “Tại sao phải nhìn tỉ mỉ mới có thể nhìn thấy hoa hồng ?” các đệ tử hỏi.
- “Để ta khỏi nhìn thấy cái ta nhìn, không phải là đám hoa hồng, mà là tồn đọng ấn tượng trong đầu óc mà thôi.” đại sư trả lời.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Phương pháp dẫn khí khi luyện khí công là tập trung tư tưởng vào một điểm tưởng tượng, và dẫn nó đi khắp châu thân, cái điểm tưởng tượng ấy không có thật nhưng nằm ở trong thân thể con người, và chỉ có khi trầm tư chú ý thì mới có thể nắm bắt được nó mà thôi.
Tập trung tư tưởng khi cầu nguyện cũng như thế, chỉ nhìn thấy Chúa trước mặt, và nhìn thấy Chúa trên những con người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho họ, cũng như những ân sủng mà Chúa ban cho để soi sáng tâm hồn, để nhìn thấy những tội lỗi bất xứng của chúng ta với tình yêu bao la của Thiên Chúa mà thôi.
Không ai nhìn thấy ân sủng của Thiên Chúa, nhưng những ai có đức tin thì dễ dàng nhìn thấy và nắm bắt được ân sủng của Ngài trong cuộc sống của mình, vì ân sủng không phải là một ấn tượng, nhưng là một hiệu quả của đức tin mà Chúa ban cho những ai thành tâm suy niệm, và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống của mình.
Suy tư, chuyên tâm cầu nguyện thì có thể nhìn thấy được Chúa qua cuộc sống của mình và của người khác.
Đó chính là công phu tu luyện của sự chìm đắm trong cầu nguyện của người có đức tin luôn kết hợp với Chúa vậy.
N2T |
Các đệ tử rất muốn biết sư phụ mỗi buổi sáng ở trong vườn hoa trầm mặc tu luyện pháp môn gì. Sư phụ nói: “Nếu ta tỉ mỉ nhìn, thì ta sẽ thấy sự tả tơi của đám hoa hồng.”
- “Tại sao phải nhìn tỉ mỉ mới có thể nhìn thấy hoa hồng ?” các đệ tử hỏi.
- “Để ta khỏi nhìn thấy cái ta nhìn, không phải là đám hoa hồng, mà là tồn đọng ấn tượng trong đầu óc mà thôi.” đại sư trả lời.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Phương pháp dẫn khí khi luyện khí công là tập trung tư tưởng vào một điểm tưởng tượng, và dẫn nó đi khắp châu thân, cái điểm tưởng tượng ấy không có thật nhưng nằm ở trong thân thể con người, và chỉ có khi trầm tư chú ý thì mới có thể nắm bắt được nó mà thôi.
Tập trung tư tưởng khi cầu nguyện cũng như thế, chỉ nhìn thấy Chúa trước mặt, và nhìn thấy Chúa trên những con người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho họ, cũng như những ân sủng mà Chúa ban cho để soi sáng tâm hồn, để nhìn thấy những tội lỗi bất xứng của chúng ta với tình yêu bao la của Thiên Chúa mà thôi.
Không ai nhìn thấy ân sủng của Thiên Chúa, nhưng những ai có đức tin thì dễ dàng nhìn thấy và nắm bắt được ân sủng của Ngài trong cuộc sống của mình, vì ân sủng không phải là một ấn tượng, nhưng là một hiệu quả của đức tin mà Chúa ban cho những ai thành tâm suy niệm, và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống của mình.
Suy tư, chuyên tâm cầu nguyện thì có thể nhìn thấy được Chúa qua cuộc sống của mình và của người khác.
Đó chính là công phu tu luyện của sự chìm đắm trong cầu nguyện của người có đức tin luôn kết hợp với Chúa vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 17/02/2009
N2T |
83. Nếu chúng ta đem ý chí của mình dâng hiến cho Thiên Chúa, thì có thể khơi dậy sự kết hợp giữa Ngài với chúng ta là kẻ thấp hèn.
(Thánh Terese of Avila)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:28 17/02/2009
N2T |
27. Đối diện với đau khổ trước để giải quyết vấn đề, sau đó hưởng thụ vui vẻ càng lớn hơn.
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:36 17/02/2009
B. CON GÁI THÌ DỊU HIỀN HƠN CON TRAI
Thiên Chúa tạo dựng nên con gái như một cánh hoa biết nói, mà hoa thì dù lớn hay nhỏ, hoa dại hay hoa trong vườn, hoa đồng nội hay hoa thành phố nếu biết cười thì vẫn là những bông hoa đẹp, không của người này thì cũng của người khác, phải không các bạn ?
Do đó, mà trên thế gian này, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có không biết bao nhiêu là các văn sĩ thi nhân, tốn không biết bao nhiêu là giấy mực đễ ca ngợi con gái, ca ngợi vẻ đẹp, ca ngợi vẻ dịu hiền và đảm đang của con gái, đó chính là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho con người khi tạo dựng nên người phụ nữ đầu tiên là bà E-va trong vườn Địa Đàng.
Sách Sáng Thế ký đã thuật việc Thiên Chúa tạo nên người nữ như sau: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người” ( St 2, 22).như thế thì đã rõ, người nữ đã được tạo dựng nên bởi người nam và vì người nam, bởi vì Đức Chúa đã nói như thế này khi thấy người nam cô độc một mình: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó" (St 2, 18), , một trợ tá tương xứng, chứ không phải một trợ tá vượt qua người đàn ông. Do đó, cái quan trọng và là nét nổi bật nhất của người nữ trợ tá là tính dịu hiền, đoan trang, dễ thương. Chúng ta sẽ chia sẻ về ba đức tính này.
1. Tính dịu hiền.
Người nam thích nhất con gái có tính dịu hiền, tức là dịu dàng và hiền hậu, mà con gái có tính dịu dàng và hiền hậu thì ai cũng mến cũng thích chứ không riêng gì bọn con trai, bởi vì như đã nói ở phần CON TRAI ở trên, thì con trai khi chọn bồ (người yêu) thì đa phần là chọn sắc đẹp, nhưng để chọn vợ thì luôn chọn cô gái nào có tính dịu dàng và hiền hậu, bởi vì không một ông chồng nào thích một người vợ có tính khí như đàn ông, cũng không chọn cho mình một người vợ mà tính như bà chằn, và bởi vì đàn ông chọn vợ là không chỉ chọn vợ mà thôi, nhưng chọn người làm mẹ của những đứa con, chọn người làm quản gia cho gia đình, chọn người biết dạy dỗ con cái nên người, và chọn người làm bạn tri kỷ để chia sẻ với mình khi công việc và lo lắng quá đè nặng trên vai họ.
Như vậy, tính dịu hiền là một đức tính mà dứt khoát người con gái nào cũng phải có, vì đó chính là điều tự nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho họ, để họ trở nên người trợ tá đắc lực cho người chồng tương lai của mình.
Thời nay, có những người con gái coi nhẹ tính dịu dàng của mình, họ cứ tưởng rằng chơi thật mô-đen, nhảy nhót cho nhiều, ăn chơi bạt mạng là “có điểm” với bọn con trai, hoặc có sắc đẹp là đủ rồi, thừa sức hạ gục bọn con trai ham gái. Đúng, các bạn gái ấy có thừa sức để hạ gục bọn đại gia ham gái vì nhan sắc của mình, thừa sức hạ gục bọn con trai vì tính chịu chơi của mình, nhưng những người con gái ấy không thể nào hạ gục được bọn đàn ông con trái ấy khi họ muốn lấy các cô làm vợ tương lai, bởi vì một cô gái đẹp nhưng cái nết quá xấu thì không thể làm vợ tốt được, một cô gái đi vũ trường nhiều hơn đi trường học thì không thể là một người trợ tá đắc lực cho chồng tương lai.
Có những phụ nữ thành đạt nhưng vẫn cứ hối hận vì quá khứ của mình quá bê bối: có người ban ngày lên giảng đường, tối làm vợ bé cho đại gia; có người sáng đi học, tối đi làm gái bao; có người đêm đêm làm gái nhảy ở vũ trường sáng mắt nhắm mắt mở đến giảng đường.v.v…họ hối hận cho mình và lấy làm có tội với người chồng đang chung sống của mình, và chắc chắn cuộc đời của họ luôn bị ám ảnh bởi chuyện này, và họ sợ rằng một ngày náo nó chồng biết được quá khứ thì hạnh phúc bây giờ sẽ bị sứt mẽ…
Tính dịu hiền của người con gái là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho họ, là một đức tính bù đắp cho tính cứng rắn đôi lúc cộc cằn của người chồng, do đó mà con gái cần phải hiểu và ý thức mình là một thiếu nữ, nên cần phải sống cách dịu dàng với mọi người.
Có một vài người con gái háo thắng, nên khi cần tranh luận với bạn trai thì hét thật to, vung tay múa chân, họ nghĩ phải như thế mới chứng tỏ mình là người có học thức, biết lý luận, họ quên mất một điều là con trai không thích con gái có thái độ như thế, dù đó là người yêu của họ.
Tính dịu hiền của con gái không phải tự trên trời rơi xuống mà có, nhưng chính họ phải luyện tập mỗi ngày trong cuộc sống của họ, bởi vì con gái được ví như bông hoa biết nói, mà bông hoa thì không cứng cỏi ngang ngạnh, nhưng dịu dàng mịn màng và ai cũng thích ngắm và muốn làm chủ nó.
Nếu bạn là người Ki-tô hữu thì đức tính dịu dàng này bạn phải học hỏi từ nơi Đức Mẹ Maria, bởi vì Mẹ được mọi người qua mọi thời đại ca tụng là người có phúc, bởi vì Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ những điều kỳ diệu ( Lc 1, 48-49).
2. Đoan trang
Có lúc nào bạn gái tự hỏi mình: tôi có phải là một cô gái đoan trang không ? Đoan trang tức là nết na đạo hạnh, là người không ồn ào ỏng ẹo giữa đám đông, không liếc mắt đưa tình trong những buổi dạ tiệc, nghiêm trang và thân thiện khiến cho ai cũng vui thích khi nói chuyện với mình.
Thời nay có nhiều con gái mới lớn đã trở thành những cao thủ của những cuộc chơi thâu đêm, trở thành những con bướm về đêm trong các phòng trà ca nhạc, thậm chí, đánh mất luôn cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình trong khói thuốc và rượu bia, những cô gái này tự cho mình là người của thời đại a còng (@), và phải như thế mới chứng tỏ được bản lĩnh của mình với các bạn, nhất là với các bạn trai, thế rồi đến một ngày nào đó sực tỉnh thì thấy mình đã thân tàn ma dại, và có khi, không còn muốn sống trên cõi đời này nữa.
Đoan trang cũng chính là nét đẹp đạo đức của người con gái, đàn ông con trai thích tán ngẫu nói dóc với các cô gái chịu chơi, nhưng khi chọn vợ cho mình, thì những cô gái chịu chơi ấy không có trong danh sách chọn làm vợ của họ, bởi vì, dù rằng bây giờ là thời đại tiên tiến, thời đại mà người ta cho việc nam nữ sống thử là chuyện bình thường, thì người đàn ông con trai cũng luôn luôn chọn cho mình một người vợ đoan trang đức hạnh, cho nên các bạn gái đừng nghĩ rằng cứ ga lăng chịu chơi hết mình thì sẽ chiếm được quả tim của các chàng, coi chừng lầm to đó.
Có những bạn gái ban đầu vốn rất dè dặt chừng mực trong cách sống, từ nhà cho đến trường, được thầy cô đánh giá cao về hạnh kiểm, và bạn bè thì nể phục vì tính kín đáo và nết na của mình. Nhưng rồi cách sống chừng mực nết na này không được lâu, vì những bạn gái này đã vấp phải một sai lầm, đó là tính tự tin thái quá về khả năng sống của mình: họ cho rằng mình sống rất tự chủ, có lập trường và nhất là họ ỷ vào sự phán đoán của mình, nên đã không ngần ngại kết bạn với những người bạn có hạnh kiểm xấu, mà thói xấu của bạn bè thì như vết dầu loang, từ từ ngấm vào trong ngôn hành của họ mà họ không biết, rồi một ngày nào đó tự dưng mọi người nhìn những cô gái này bằng ánh mắt xa lạ và khinh bỉ, bởi vì nét dịu hiền đoan trang nơi họ không còn nữa, họ đã trở thành những cô gái xa lạ với lời khuyên bảo của bố mẹ và thầy cô, và thế rồi họ như những trái banh cứ lăn dấn xuống dốc mà không một vật gì có thể cản họ lại.
Đoan trang không có nghĩa là cứ ngồi lý trong nhà cả ngày không tiếp xúc với ai, đoan trang cũng không có nghĩa là phải e lệ mặt mày lúc nào cũng e thẹn, nhưng đoan trang chính là ngôn hành luôn biểu hiện nét dịu dàng của con gái, khi nói thi như có nét cười và khi cười thì như đóa hoa hàm tiếu làm ngây ngất lòng người nhưng vẫn có nét nghiêm trang như hoa huống dương.
(còn tiếp)
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thiên Chúa tạo dựng nên con gái như một cánh hoa biết nói, mà hoa thì dù lớn hay nhỏ, hoa dại hay hoa trong vườn, hoa đồng nội hay hoa thành phố nếu biết cười thì vẫn là những bông hoa đẹp, không của người này thì cũng của người khác, phải không các bạn ?
Do đó, mà trên thế gian này, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có không biết bao nhiêu là các văn sĩ thi nhân, tốn không biết bao nhiêu là giấy mực đễ ca ngợi con gái, ca ngợi vẻ đẹp, ca ngợi vẻ dịu hiền và đảm đang của con gái, đó chính là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho con người khi tạo dựng nên người phụ nữ đầu tiên là bà E-va trong vườn Địa Đàng.
Sách Sáng Thế ký đã thuật việc Thiên Chúa tạo nên người nữ như sau: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người” ( St 2, 22).như thế thì đã rõ, người nữ đã được tạo dựng nên bởi người nam và vì người nam, bởi vì Đức Chúa đã nói như thế này khi thấy người nam cô độc một mình: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó" (St 2, 18), , một trợ tá tương xứng, chứ không phải một trợ tá vượt qua người đàn ông. Do đó, cái quan trọng và là nét nổi bật nhất của người nữ trợ tá là tính dịu hiền, đoan trang, dễ thương. Chúng ta sẽ chia sẻ về ba đức tính này.
1. Tính dịu hiền.
Người nam thích nhất con gái có tính dịu hiền, tức là dịu dàng và hiền hậu, mà con gái có tính dịu dàng và hiền hậu thì ai cũng mến cũng thích chứ không riêng gì bọn con trai, bởi vì như đã nói ở phần CON TRAI ở trên, thì con trai khi chọn bồ (người yêu) thì đa phần là chọn sắc đẹp, nhưng để chọn vợ thì luôn chọn cô gái nào có tính dịu dàng và hiền hậu, bởi vì không một ông chồng nào thích một người vợ có tính khí như đàn ông, cũng không chọn cho mình một người vợ mà tính như bà chằn, và bởi vì đàn ông chọn vợ là không chỉ chọn vợ mà thôi, nhưng chọn người làm mẹ của những đứa con, chọn người làm quản gia cho gia đình, chọn người biết dạy dỗ con cái nên người, và chọn người làm bạn tri kỷ để chia sẻ với mình khi công việc và lo lắng quá đè nặng trên vai họ.
Như vậy, tính dịu hiền là một đức tính mà dứt khoát người con gái nào cũng phải có, vì đó chính là điều tự nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho họ, để họ trở nên người trợ tá đắc lực cho người chồng tương lai của mình.
Thời nay, có những người con gái coi nhẹ tính dịu dàng của mình, họ cứ tưởng rằng chơi thật mô-đen, nhảy nhót cho nhiều, ăn chơi bạt mạng là “có điểm” với bọn con trai, hoặc có sắc đẹp là đủ rồi, thừa sức hạ gục bọn con trai ham gái. Đúng, các bạn gái ấy có thừa sức để hạ gục bọn đại gia ham gái vì nhan sắc của mình, thừa sức hạ gục bọn con trai vì tính chịu chơi của mình, nhưng những người con gái ấy không thể nào hạ gục được bọn đàn ông con trái ấy khi họ muốn lấy các cô làm vợ tương lai, bởi vì một cô gái đẹp nhưng cái nết quá xấu thì không thể làm vợ tốt được, một cô gái đi vũ trường nhiều hơn đi trường học thì không thể là một người trợ tá đắc lực cho chồng tương lai.
Có những phụ nữ thành đạt nhưng vẫn cứ hối hận vì quá khứ của mình quá bê bối: có người ban ngày lên giảng đường, tối làm vợ bé cho đại gia; có người sáng đi học, tối đi làm gái bao; có người đêm đêm làm gái nhảy ở vũ trường sáng mắt nhắm mắt mở đến giảng đường.v.v…họ hối hận cho mình và lấy làm có tội với người chồng đang chung sống của mình, và chắc chắn cuộc đời của họ luôn bị ám ảnh bởi chuyện này, và họ sợ rằng một ngày náo nó chồng biết được quá khứ thì hạnh phúc bây giờ sẽ bị sứt mẽ…
Tính dịu hiền của người con gái là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho họ, là một đức tính bù đắp cho tính cứng rắn đôi lúc cộc cằn của người chồng, do đó mà con gái cần phải hiểu và ý thức mình là một thiếu nữ, nên cần phải sống cách dịu dàng với mọi người.
Có một vài người con gái háo thắng, nên khi cần tranh luận với bạn trai thì hét thật to, vung tay múa chân, họ nghĩ phải như thế mới chứng tỏ mình là người có học thức, biết lý luận, họ quên mất một điều là con trai không thích con gái có thái độ như thế, dù đó là người yêu của họ.
Tính dịu hiền của con gái không phải tự trên trời rơi xuống mà có, nhưng chính họ phải luyện tập mỗi ngày trong cuộc sống của họ, bởi vì con gái được ví như bông hoa biết nói, mà bông hoa thì không cứng cỏi ngang ngạnh, nhưng dịu dàng mịn màng và ai cũng thích ngắm và muốn làm chủ nó.
Nếu bạn là người Ki-tô hữu thì đức tính dịu dàng này bạn phải học hỏi từ nơi Đức Mẹ Maria, bởi vì Mẹ được mọi người qua mọi thời đại ca tụng là người có phúc, bởi vì Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ những điều kỳ diệu ( Lc 1, 48-49).
2. Đoan trang
Có lúc nào bạn gái tự hỏi mình: tôi có phải là một cô gái đoan trang không ? Đoan trang tức là nết na đạo hạnh, là người không ồn ào ỏng ẹo giữa đám đông, không liếc mắt đưa tình trong những buổi dạ tiệc, nghiêm trang và thân thiện khiến cho ai cũng vui thích khi nói chuyện với mình.
Thời nay có nhiều con gái mới lớn đã trở thành những cao thủ của những cuộc chơi thâu đêm, trở thành những con bướm về đêm trong các phòng trà ca nhạc, thậm chí, đánh mất luôn cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình trong khói thuốc và rượu bia, những cô gái này tự cho mình là người của thời đại a còng (@), và phải như thế mới chứng tỏ được bản lĩnh của mình với các bạn, nhất là với các bạn trai, thế rồi đến một ngày nào đó sực tỉnh thì thấy mình đã thân tàn ma dại, và có khi, không còn muốn sống trên cõi đời này nữa.
Đoan trang cũng chính là nét đẹp đạo đức của người con gái, đàn ông con trai thích tán ngẫu nói dóc với các cô gái chịu chơi, nhưng khi chọn vợ cho mình, thì những cô gái chịu chơi ấy không có trong danh sách chọn làm vợ của họ, bởi vì, dù rằng bây giờ là thời đại tiên tiến, thời đại mà người ta cho việc nam nữ sống thử là chuyện bình thường, thì người đàn ông con trai cũng luôn luôn chọn cho mình một người vợ đoan trang đức hạnh, cho nên các bạn gái đừng nghĩ rằng cứ ga lăng chịu chơi hết mình thì sẽ chiếm được quả tim của các chàng, coi chừng lầm to đó.
Có những bạn gái ban đầu vốn rất dè dặt chừng mực trong cách sống, từ nhà cho đến trường, được thầy cô đánh giá cao về hạnh kiểm, và bạn bè thì nể phục vì tính kín đáo và nết na của mình. Nhưng rồi cách sống chừng mực nết na này không được lâu, vì những bạn gái này đã vấp phải một sai lầm, đó là tính tự tin thái quá về khả năng sống của mình: họ cho rằng mình sống rất tự chủ, có lập trường và nhất là họ ỷ vào sự phán đoán của mình, nên đã không ngần ngại kết bạn với những người bạn có hạnh kiểm xấu, mà thói xấu của bạn bè thì như vết dầu loang, từ từ ngấm vào trong ngôn hành của họ mà họ không biết, rồi một ngày nào đó tự dưng mọi người nhìn những cô gái này bằng ánh mắt xa lạ và khinh bỉ, bởi vì nét dịu hiền đoan trang nơi họ không còn nữa, họ đã trở thành những cô gái xa lạ với lời khuyên bảo của bố mẹ và thầy cô, và thế rồi họ như những trái banh cứ lăn dấn xuống dốc mà không một vật gì có thể cản họ lại.
Đoan trang không có nghĩa là cứ ngồi lý trong nhà cả ngày không tiếp xúc với ai, đoan trang cũng không có nghĩa là phải e lệ mặt mày lúc nào cũng e thẹn, nhưng đoan trang chính là ngôn hành luôn biểu hiện nét dịu dàng của con gái, khi nói thi như có nét cười và khi cười thì như đóa hoa hàm tiếu làm ngây ngất lòng người nhưng vẫn có nét nghiêm trang như hoa huống dương.
(còn tiếp)
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Đức Giêsu tha tội và chữa lành người bại liệt
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
03:41 17/02/2009
ĐỨC GIÊSU THA TỘI VÀ CHỮA LÀNH NGƯỜI BẠI LIỆT
(2,1-12 – CN VII TN - B)
1.- Ngữ cảnh
Chương 1 Mc là một chương có những âm vang chiến thắng khải hoàn. Vào dịp Phép Rửa, Đức Giêsu đã được Chúa Cha (và Chúa Thánh Thần) làm chứng cho. Tại hoang địa, Người đã thắng quỷ và các thiên thần đã đến phục vụ Người. Rồi bốn môn đệ đã bỏ mọi sự mà đi theo Người. Lời Người rao giảng để loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, và nhất là các phép lạ lẫy lừng Người thực hiện, đã lôi kéo các đám đông đến với Người. Mọi sự dường như xuôi chảy tốt đẹp.
Chương 1 của TM II cho thấy loài người là nạn nhân của các bệnh tật và ma quỷ: Đức Giêsu chữa lành các bệnh nhân và giải thoát những người bị quỷ ám. Chương 2 cũng nói đến những người bệnh được Đức Giêsu chữa lành (2,3-12; 3,1-5), nhưng bàn đặc biệt đến các trở ngại lớn cho tương quan của loài người với Thiên Chúa và với nhau; những trở ngại này, Đức Giêsu sẽ loại trừ bằng cách ban cho loài người một sự hiệp thông mới.
Sự việc Đức Giêsu chữa lành người bại liệt Caphácnaum đánh dấu một khúc quanh: kể từ nay, không phải Đức Giêsu chỉ có những người ái mộ mà thôi. Cuộc chiến đấu đã manh nha; lúc đầu thì manh nha ở bình diện những tranh luận (2,1–3,6: năm cuộc tranh luận).
Sự cố tha tội và chữa lành người bại liệt được đặt vào đầu chuỗi năm cuộc tranh luận. Ba truyện ở giữa (bữa ăn với những người tội lỗi: 2,15; tranh luận về ăn chay: 2,18; bứt các bông lúa: 2,23) là một đơn vị có từ trước được xây dựng theo cùng một lược đồ (x. ba câu thắc mắc ở 2,16.18.24), nhắm đến những vấn đề lương thực và lối xử sự xã hội của Đức Giêsu hoặc của các môn đệ. Hai truyện chữa người bại liệt (2,1-12) và người bại tay (3,1-6) rất có thể cũng đã có trước Mc, được thêm vào đầu và cuối chuỗi này, và được triển khai dưới dạng tranh luận.
Tuy nhiên, Mc đã ghi dấu ấn cá nhân vào chuỗi này. Hầu chắc chính ngài đã tháp truyện về ơn gọi của Lêvi vào đây để minh họa tư cách của Đức Giêsu là Đấng đến để gọi những người tội lỗi: Ngài đã nghĩ tới cộng đoàn của ngài là cộng đoàn gốc Dân ngoại. Có thể nhận ra ở đây có một cấu trúc đồng tâm (đóng khung) (Mourlon Bearnaert):
a. Chữa người bại liệt (2,1-9),
b. khẳng định về quyền của Con Người (2,10-12),
c. hoạt động của Đức Giêsu (2,13-17),
d. những logia của Đức Giêsu về chàng rể bị đem đi (2,18-22),
c’. những hoạt động của các môn đệ và những phản ứng của Đức Giêsu (2,23-26),
b’. khẳng định về quyền làm chủ của Con Người (2,27-28),
a’. chữa lành người bại tay (3,1-6).
Chuỗi này có một tầm quan trọng đặc biệt trong Mc bởi vì nó chiếm trọn thời gian đầu trong sứ vụ công khai của Đức Giêsu. Chẳng mấy chốc tương quan giữa Đức Giêsu và giới lãnh đạo Do-thái giáo đã đến chỗ đoạn tuyệt (3,6). Ngay trước cuộc Khổ nạn, sứ vụ của Đức Giêsu cũng sẽ chấm dứt bằng một loạt năm xung đột khác (11,27–12,37). Toàn thể sứ vụ của Đức Giêsu như thế được đóng khung trong những cảnh đối đầu. Đấy đúng là một phân đoạn mang tính “chiến đấu”. Không có nơi nào khác, ngoại trừ trong các bài tường thuật về Khổ nạn, các đối thủ lại tỏ ra năng động như thế, họ nối tiếp nhau mà rình rập Đức Giêsu thường xuyên (kinh sư: 2,6; kinh sư thuộc nhóm Pharisêu: 2,16; Pharisêu: 2,23; nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê: 3,6).
Nhân vật trung tâm là Đức Giêsu với những lời nói đanh thép, vén mở cho thấy bản thân và sứ mạng của Người. Có hai nhóm ít rõ nét hơn, là đám đông và các môn đệ, làm thành cử toạ chứng kiến các cuộc xung đột này.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Mở (2,1-2);
2) Tường thuật phép lạ (2,3-5a.11-12);
3) Tranh luận (dường như được thêm vào sau) (2,5b-10).
3.- Vài điểm chú giải
- Vài ngày sau (1): Chi tiết này không cho ta biết được gì rõ ràng cả.
- ở nhà (en oiko|): Từ Hy-lạp oikos (và oikia) là “nhà”. Vì ở đây, từ oikô không có mạo từ đi trước, không kèm theo tính từ nào cả, người ta cho rằng đó là “ngôi nhà” đã nói trước, nghĩa là nhà của Simôn và Anrê (1,29) mà Đức Giêsu coi như “nhà mình”. Nhưng vì rất có thể 2,1-2 chỉ là một bản tóm tắt, nên ngôi nhà cũng chỉ có một ý nghĩa biểu tượng. Ở đây chính là nơi Đức Giêsu giảng dạy và tha tội; ở xa hơn, “nhà” sẽ là nơi quy tụ những người “thi hành ý muốn của Thiên Chúa” và làm thành gia đình thiêng liêng của Đức Giêsu (Mc 3,20.31-35). So sánh với các TMNL khác, ta thấy Mc có 6 lần dùng từ oikos hoặc oikia theo nghĩa đặc biệt: 2,1 (en oikô); 3,20; 7,17; 9,28 (eis oikon); 9,33 (en tê oikia) và 10,10 (eis tên oikian). Các cụm từ này là những công thức-kiểu mẫu để nói là “ở bên trong”, được dùng để đối lập không gian riêng tư với không gian công cộng. Trong tất cả những trường hợp có sự hiện diện của đám đông, “[ngôi] nhà” diễn tả một không gian tách riêng.
- người ta tụ tập lại, đông đến nỗi (2): Tiếng tăm và sự thu hút của Đức Giêsu đã đạt tới một đỉnh cao. Người ta kéo đến để chờ đợi những điều thiện hảo trần thế.
- Người giảng lời cho họ (2): Cách dùng đúng từ ngữ “Lời” (logos) không kèm theo túc từ, để chỉ “Tin Mừng”, là cách không thông thường. Trong các sách Tin Mừng, đây là cách riêng của Mc (x. 4,14-20; 4,33). Thật ra, đây là công thức thuộc về ngôn ngữ truyền giáo của Kitô giáo sơ khai (x. Cv 4,19.31; 8,25; 11,29 …). Với Lc, có thể nói Lời được nhân-cách-hoá: Lời có những người giúp việc (Cv 6,4; 20,24); Lời bảo đảm bằng uy lực của mình như một nhân vật (Cv 6,7; 19,20; x. Lc 1,80; 2,40), hoặc như hạt giống (Lc 8,11; x. Mc 4,14-20).
Phaolô cũng dùng từ Lời theo một nghĩa tuyệt đối (1 Tx 1,6; 2 Tm 4,2), nhưng thông thường hơn, ngài thêm một bổ ngữ vào: Lời “Thiên Chúa” (1 Tx 2,13; x. 2 Cr 2,17; Rm 9,6; Ep 6,17…), Lời “của Đức Kitô” (Rm 10,17; Cl 3,16), Lời “sự thật” (1 Cr 6,7; Ep 1,13; Cl 1,5), Lời “hoà giải” (2 Cr 5,19), Lời “[ban] sự sống” (Pl 2,16).
- chõng: Từ Hy-lạp krabattos là cái giường của bệnh nhân nghèo (chỉ có trong Mc, Ga và Cv), đối lại với kline, “giường ngủ”, “giường tiệc”.
- … bốn người khiêng … dỡ mái…, rồi thả người bại liệt (cc. 3-4): Mc miêu tả sống động như thế, nhưng Mt chỉ giữ lại có một chi tiết: “thấy họ có lòng tin như vậy” (Mt 9,2). Ta có thể tự hỏi “họ” là ai, thì Mc có đó để trả lời: “họ” là “bốn người” khiêng (c. 3) và hẳn là người bại liệt nữa. Còn Lc thì thích nghi với kiểu kiến trúc Hy-lạp nên đã thay sân thượng bằng đất nhồi rơm bằng “mái ngói” (Lc 5,19). Những chi tiết của bản văn Mc, vì không có giá trị giáo lý, hẳn là thuộc một sự việc đã thật sự xảy ra.
- Thấy họ có lòng tin (5): Đức tin là điều kiện để có phép lạ: đây là tư tưởng được Mc ưa chuộng. Người thích trở lại đó: khi kết thúc sứ vụ tại Nadarét, Người sẽ không ngần ngại nói rằng Đức Giêsu “đã không thể làm phép lạ nào tại đó… vì họ không tin” (Mc 6,5-6). Bởi vì khẳng định này quá mạnh, Mt đã sửa lại một chút (x. Mt 13,58: “không làm được nhiều phép lạ…”). Cũng chỉ Mc ghi giữ lại cuộc đối thoại của Đức Giêsu với cha của cậu bé bị động kinh: đây là cuộc đối thoại phong phú về những giáo huấn nói tới tương quan giữa đức tin và phép lạ (x. 9,21-24). Thật ra không phải chỉ có tác giả TM II mới nói đến vai trò của đức tin trong việc đón nhận các phép lạ (x. Mt 8,13; 9,22.28-29; 15,28) hoặc trong việc tha tội (x. Lc 7,48-50; Cv 10,43; 13,38), nhưng Người đã nhấn mạnh về đức tin hơn các tác giả khác trong một số trường hợp.
- ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau … (12): Đây là câu kết đúng với lược đồ cổ điển của các bài tường thuật về phép lạ. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên sửng sốt này chỉ là bước đầu tiên đưa tới đức tin. Có hai lần Mc ghi nhận như thế: khi Đức Giêsu đi trên mặt nước (6,52); khi Người nói đến từ bỏ và loan báo Thương Khó (10,32t). Cần phải thực hiện một hành trình nội tâm lâu dài và nhất là dưới ánh sáng của Thiên Chúa, để chuyển đi được từ sự sửng sốt sang niềm tin (x. Mc 8,27-29; 9,22-24). Lc còn nêu rõ hơn nữa khoảng cách giữa sự ngạc nhiên đơn thuần và đức tin (so sánh Lc 2,19 với 2,18; Cv 2,7.12 với 2,37).
- Này con, con đã được tha tội rồi (5b): Câu này vừa nêu bật ân huệ chan chứa tình thương vừa khẳng định việc tha tội, qua đó chứng tỏ quyền lực siêu phàm của Đức Giêsu (x. cc. 7.8-12).
Trong tình trạng hiện nay của bản văn Mc, câu nói này của Đức Giêsu là một câu nói bí nhiệm, một mashâl.
Tội là một xúc phạm đến Thiên Chúa (x. 2 Sm 12,13). Là Đấng bị xúc phạm, chỉ Thiên Chúa mới có thể tha tội (x. Is 43,25). Người Do-thái không như chúng ta lo lắng về những phương diện tâm lý và xã hội của tội. Đối với họ, đây là một thực tại chủ yếu “hướng thần”.
Về phương diện ngữ pháp, câu nói của Đức Giêsu là một thụ-đọng-cách để ám chỉ Thiên Chúa là chủ từ (x. Mt 6,9-10; Lc 12,20). Như vậy, hẳn là các kinh sư, chuyên viên Kinh Thánh, đã có thể hiểu câu nói của Đức Giêsu theo nghĩa: “Thiên Chúa đã tha tội cho con rồi”, tuy có qua trung gian là Đức Giêsu. Nhưng lại cũng rõ ràng là Đức Giêsu muốn đi xa hơn, bởi vì ngay sau đó, Người minh nhiên khẳng định rằng Người (“Con Người”) có quyền (exousia) tha tội (c. 9).
- Ông ta nói phạm thượng!(7): Dưới mắt các kinh sư, không thể chấp nhận được rằng một con người lại cho là mình có quyền tha tội. Như thế là tự cho rằng mình có quyền của Thiên Chúa, và như thế là phạm thượng (x. Lc 7,49).
Có nhiều sấm ngôn hứa ban ơn tha tội vào thời cánh chung (x. Hs 14,5; Mk 7,18-19; Gr 31,34; Ed 16,63; 36,25t; Is 43,25; …). Tuy nhiên, không có một sấm ngôn nào gán cho Đấng Mêsia quyền này cả. Quả thật, các Bài Ca về Người Tôi Tớ của Đức Chúa có cho thấy một tương quan giữa Người Tôi Tớ và tội của loài người: Người sẽ gánh lấy hình phạt do các tội ấy; Người sẽ đền tạ các tội này bằng cái chết của mình (Is 53). Nhưng các Bài ca ấy không nói rằng Người có quyền tha tội.
Thật ra, Đức Giêsu không dựa trên sấm ngôn này mà là một sấm ngôn khác: sấm ngôn Đanien nói về Con Người (Đn 7,13t). Bởi vì theo Mc, chính là trong cuộc tranh luận tại Caphácnaum (2,10), mà lần đầu tiên Đức Giêsu tự gọi mình bằng danh hiệu “Con Người”. Đây là sấm ngôn Đanien:
“Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền (exousia) thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (7,13-14).
Từ ngữ quyền được dùng 3 lần trong hai câu này: đây là từ chìa khoá. Quyền mà Con Người nhận là quyền thẩm phán cánh chung (Đn 7,10).
Đức Giêsu trích sấm ngôn Đanien khi loan báo rằng Người sẽ trở lại vào lúc tận thế trong tư cách là thẩm phán (diễn từ về Đền thờ bị phá: Mc 13,26 //; trước Thượng Hội Đồng: Mc 14,62). Cũng như các kinh sư ở Caphácnaum, các thành viên Thượng Hội Đồng sẽ cho rằng lời khẳng định của Đức Giêsu là phạm thượng và kết án Người phải chết: cuộc chiến đấu đã khởi sự tại Caphácnaum sẽ kết thúc tại Thượng Hội Đồng.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Mở (1-2)
Mở đầu chương 2, Mc lại cho thấy Đức Giêsu với hoạt động riêng và trong bối cảnh sinh hoạt của Người: “Người giảng lời cho họ”, còn “dân chúng tụ họp lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết” (c. 2). Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, còn dân chúng thì say mê lắng nghe lời Người giảng day.
* Tường thuật phép lạ (3-5a.11-12)
Một người đau khổ được giới thiệu với Đức Giêsu; người ta chờ đợi Đức Giêsu chữa anh ta lành. Ở đây có nhiều chi tiết lạ lùng. Làm thế nào hình dung ra được cảnh một nhóm trèo lên xé rách mái một ngôi nhà trong khi có một nhóm khác đang quy tụ trong nhà? Chúng ta thử nghĩ đến tiếng ồn và bụi bặm mà xem! Làm thế nào họ có thể mở một lỗ hổng đúng ngay nơi có Đức Giêsu? Chẳng lẽ họ không chờ được sao? Tại sao lại đi phá hỏng mái nhà? Tại sao lại kể với chúng ta là có bốn người khiêng? Làm thế nào Mc (không có ở đó) biết những gì các kinh sư đang thầm nghĩ? Đã có khi Đức Giêsu từ chối coi tội là một hình phạt dành cho tội (x. Ga 9,2-3), thế mà ở đây Người lại tha tội cho người chỉ đến để xin chữa lành, trước khi làm phép lạ (c. 5a.b). Cả những người khiêng lẫn người bại liệt đều không nói gì cả, đấy không phải là điều lạ lùng sao?
Từ tất cả những điểm nhận xét này, rõ ràng chúng ta không được hiểu theo mặt chữ những gì đọc được ở đây. Đức Giêsu đã thật sự chữa lành một người bại liệt, nhưng có nhiều yếu tố đã được thêm vào bản văn để giáo huấn. Chúng ta không bận tâm về chuỗi các sự cố, nhưng chỉ tập trung chú ý vào những gì Mc muốn nói với chúng ta, bằng ngôn ngữ biểu tượng. Chúng ta biết rằng Luật Do-thái buộc loại trừ những kẻ tàn tật khỏi cộng đồng con cái Israel (x. Lv 21,18). Việc người bại liệt được phép đi vào nhà trong đó các kinh sư đang có mặt gợi nhớ đến việc anh ta bị loại trừ khỏi dân Thiên Chúa. Những người tội lỗi không được đến với những người công chính, bởi vì người ta nghĩ là chính Thiên Chúa cũng loại trừ họ. Như thế, người bại liệt tượng trưng cho phần nhân loại sống xa Thiên Chúa và không thể đạt tới ơn cứu độ. Sự chữa lành chỉ có thể đến từ trên cao, như một ân huệ. Con số những người khiêng có tính biểu tượng: số 4, trong Kinh Thánh, có nghĩa là toàn thể thế giới.
Tại sao người bại liệt không thể đến với Đức Giêsu? Bởi vì các thủ lãnh tôn giáo đã quy định rằng những kẻ tội lỗi không được đến gần những người công chính. Trở ngại chỉ có thể vượt qua bằng cách phá ngôi nhà trong đó các kinh sư đang có mặt. Ngoài ra cũng chính các kinh sư dạy rằng một người không thể được chữa lành nếu trước đó tội lỗi của người ấy chưa được tha.
Bài tường thuật đã xác định rằng Đức Giêsu đã hành động “khi thấy họ có lòng tin như vậy”, nghĩa là không những người bại liệt mà cả những người khiêng. Lòng tin của những người khiêng có thể xin được Đức Giêsu chữa lành về thể lý, như trường hợp lòng tin của một người cha (x. 9,17-27); nhưng đức tin của người bại liệt là điều kiện để anh được tha tội. Vì thế, tuy bản văn không nói ra minh nhiên, ta hiểu là có ám chỉ đức tin của người bệnh nữa.
* Tranh luận (5b-10)
Có những tác giả cho rằng đoạn văn kể lại cuộc tranh luận này do Giáo Hội soạn ra sau này, để nêu bật ý nghĩa sâu xa của phép lạ. Có những người lại nghĩ rằng Đức Giêsu đã thật sự nói những lời ấy trước khi làm phép lạ, nên đã để phép lạ tùy thuộc cuộc tranh luận. Nhưng trong cả hai giả thuyết, “mũi nhọn” của bài vẫn y nguyên: Đức Giêsu có quyền tha tội. Đây là điều mà các kinh sư không thể chấp nhận được: “Ông ấy nói phạm thượng! Ai có thể tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?”. Đàng khác, người bại liệt lại không làm một việc gì để xứng đáng với ơn tha tội. Đức Giêsu đã công bố rằng Thiên Chúa lấy sáng kiến và ban ơn tha tội cho con người mà không đòi hỏi điều kiện. Chính phép lạ đã xảy ra để chứng thực những lời Đức Giêsu nói.
+ Kết luận
Trong khung cảnh của TM II, sự việc Đức Giêsu chữa lành người bại liệt này là một khúc quanh. Con đường Đức Giêsu đi đã bắt đầu hướng về cuộc Thương Khó. Lc cũng muốn cho thấy định hướng này ngay vào đầu sứ vụ của Đức Giêsu (Nadarét: Lc 4,28-30). Còn với tác giả Mt, chính nơi cuộc thăm viếng của các đạo sĩ, nơi cuộc tàn sát các anh hài Bêlem, mà ngài đã thấy phác ra các biến cố Núi Sọ. Trong Mc, đáp lại năm cuộc tranh luận ở đầu sứ vụ, là năm cuộc tranh luận ở cuối sứ vụ (2,1–3,6; 11,27–12,37): thể văn “đóng khung”.
Điều đã làm cho các kinh sư và người Pharisêu hết sức khó chịu, các Kitô hữu lại coi là yếu tố cốt yếu giúp tin vào Đức Giêsu. Họ đã thấy nơi việc tha tội công trình tuyệt hảo của Đấng Mêsia (x. Cl 1,14).
5.- Gợi ý suy niệm
1. Do lối hành động tội lỗi, chúng ta từ khước vâng phục Thiên Chúa và thay vì quay về với Ngài, chúng ta quay về với những khuynh hướng và dự phóng của chúng ta. Do đó, chúng ta phá hỏng tình hiệp thông với Ngài. Cuối cùng, chúng ta tách khỏi Ngài và không còn có thể giao hòa với Ngài bằng sức riêng chúng ta được. Bị tách ra khỏi Thiên Chúa là điều hụt hẫng to lớn nhất của loài người chúng ta. Nhưng đến đây, Đức Giêsu can thiệp. Lời uy quyền của Người giải thoát con người khỏi những hậu quả tai hại do dùng tự do cách sai lạc và ban cho con người một đời sống mới nhờ hiệp thông với Thiên Chúa. Đức Giêsu tha tội không phải theo kiểu là Người “che phủ” các lỗi lầm lại, y như thể Người “không thấy” các điều xấu xa. Người “tha thứ” bằng cách biến đổi trái tim con người, chữa con người khỏi tật nguyền luân lý và làm cho con người nên tốt. Điều mà bài Tin Mừng hôm nay muốn nhấn mạnh, đó là: hoán cải không phải là công việc của con người, mà là một ân huệ của Thiên Chúa.
2. Trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta đã gặp những người “bại liệt” (do bệnh tật, do tật xấu, do hoàn cảnh xã hội, do thành kiến …). Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta cũng đang được Chúa Kitô mời gọi trở thành “tay”, “chân” để giúp những anh chị em đang bị bế tắc đó có thể đến được ngôi nhà, nơi Đức Giêsu đang hiện diện, để nhận được ơn giải thoát? Chúng ta có ý thức rằng cộng đoàn chúng ta đã được Đức Kitô giao phó nhiệm vụ và quyền lực công bố ơn cứu độ cho tất cả những người bệnh tật?
3. Chúng ta có biết vui sướng khi khám phá và hoan nghênh chân lý, bất kể nó từ đâu đến chăng, như thánh Phaolô đã viết: “Đức mến vui khi thấy điều chân thật” (1 Cr 13,6)? Thật ra, để khám phá ra chân lý tại bất cứ nơi đâu, nơi bất cứ con người nào, cần phải có hảo ý trước. Các kinh sư trong bài Tin Mừng không có hảo ý trước. Trong cuộc sống, có những người chỉ có thể tái xây dựng đời sống của họ, nếu họ có một người bạn chân thật sẵn sàng dẫn họ đến với Đức Kitô.
Thứ Tư Lễ Tro
LM. Ignatiô Hồ Thông
03:54 17/02/2009
THỨ TƯ LỄ TRO
Vào Thứ Tư Lễ Tro nầy, ngưỡng cửa Mùa Chay, Phụng Vụ Lời Chúa nhằm nhắc nhở chúng ta ý nghĩa của thời gian cầu nguyện, sám hối và đức ái như chuẩn bị tâm hồn tiếp đón mầu nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm tha thứ và ban sự sống.
Ge 2: 12-18
Bài đọc I được trích dẫn từ sách Giô-en, vị ngôn sứ kêu gọi hoán cải trong thời kỳ tai ương hoạn nạn. Vị ngôn sứ cho thấy quyền năng của việc cầu nguyện, sám hối và nhất là hoán cải tận đáy lòng như thế nào để đạt được ơn tha thứ của Thiên Chúa.
2Cr 5: 20-6: 2
Trong thư thứ hai gởi cho các tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu hãy làm hòa với Thiên Chúa nhờ, bởi và trong Đức Ki tô, nhờ đó họ có thể thay đổi cuộc sống.
Mt 6: 1-18
Tin Mừng Mát-thêu ghi lại giáo huấn của Đức Giê-su liên quan đến việc bố thí, cầu nguyện và ăn chay, những hành vi mà chúng ta phải chu toàn đừng bận lòng về những xét đoán của người đời, nhưng chỉ dưới cái nhìn của Chúa Cha, Đấng thấu suốt những gì kín đáo.
BÀI ĐỌC I (Ge 2: 12-18)
Ngôn sứ Giô-en kêu gọi toàn thể dân chúng Giu-đa hãy sám hối và nguyện cầu: hãy ra sức khẩn nài Thiên Chúa và xin ơn tha thứ, vì hai tai họa đã giáng xuống trên quê hương: một năm hạn hán gây tang tóc và nạn châu chấu hoành hành. Thậm chí người ta không còn mang hiến lễ hằng ngày đến Đền Thờ: không còn dầu, rượu, bột (Ge 1: 4-12, 16-20; 2: 2-11).
Không thể định vị biến cố về phương diện lịch sử, vì chúng ta không biết ngôn sứ Giô-en đã sống vào thời đại nào: có thể vào cuối thế kỷ thứ bảy trước Công Nguyên, trước cuộc lưu đày Ba-by-lon, hay có thể đầu thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, sau cuộc lưu đày. Mặt khác, vị ngôn sứ đưa ra hai thiên tai mà ông miêu tả như một ví dụ điển hình của cơn thịnh nộ của Gia-vê vào ngày Chung Thẩm.
1. Sám Hối:
Ngôn sứ kêu mời hãy hết lòng trở về với Chúa đi đôi với những cử chỉ sám hối: ăn chay, khóc lóc, thống thiết than van, xé áo, những cử chỉ gợi ra những nghi thức tang chế và diễn tả những tâm tình buồn phiền của con người trước tội lỗi của mình; ăn chay hổ trợ lời cầu nguyện và cũng diễn tả thái độ khiêm hạ.
Nhưng ông không nhấn mạnh những cử chỉ nầy. Điều cốt thiết là "thay lòng đổi dạ": "Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng".
Hết lòng trở về với Thiên Chúa không phải thực hiện trong nỗi xao xuyến nhưng trong niềm tin tưởng. Thiên Chúa tỏ mình ra "nhân hậu và từ bi, chậm giận và giàu tình thương" như Thiên Chúa tự định nghĩa về mình trước Mô-sê (Xh 34: 6). Với lời cầu nguyện chân thành, "biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại mà hối tiếc vì đã giáng họa".
2. Hiệp nhau cầu nguyện:
Trước những tai ương, toàn dân, dù các cụ già, thiếu nhi, hay trẻ thơ, tân lang hay tân nương, hãy hiệp nhau mà khẩn khoản van nài Thiên Chúa.
Tân lang được nêu lên ở đây vì Luật cho phép họ miễn trừ mọi công tác và nghĩa vụ quân sự trong cộng đoàn một năm: "Khi một người đàn ông mới cưới vợ, thì người ấy không phải đi lính, và người ta sẽ không bắt làm công tác nào; người ấy sẽ được miễn, được ở nhà một năm, và sẽ là niềm vui cho người vợ mới cưới" (Đnl 24: 5). Nhưng trong trường hợp nầy, tất cả quyền ưu tiên phải nhường chỗ cho sự liên đới và hiệp thông trong lời cầu nguyện.
Còn các tư tế phải khóc than và nguyện cầu "giữa tiền đình và tế đàn". Tế đàn ở đây là bàn thờ dâng hiến lễ toàn thiêu được định vị ở sân trong của Đền Thờ, được gọi "sân Tư Tế". Khi người ta đến đây qua hàng hiên phía tây, người ta ở trong tiền sảnh, đối diện với bàn thờ dâng hiến lễ toàn thiêu, và qua đó, đối mặt với chính thánh điện mà người ta hướng lời cầu nguyện về. Chính ở nơi tiền sảnh này mà ngôn sứ Giô-en đặt các tư tế Đền Thờ trong tư thế cầu nguyện.
Với việc hoán cải tận đáy lòng và những lời khẩn nguyện chân thành, Thiên Chúa đã đáp trả (ngôn sứ gợi lên sau đó tai ương chấm dứt, sự phồn vinh trở lại và mưa xuống trên các đồng cỏ, vân vân).
BÀI ĐỌC II (2Cr 5: 20-6: 2).
Thánh Phao-lô với tư cách "sứ giả thay mặt Đức Ki tô" cũng kêu gọi các tín hữu Cô-rin-tô hãy hoán cải.
Chúng ta biết rằng trong thư thứ hai gởi cho các tín hữu Cô-rin-tô nầy, thánh nhân phác họa một bức tranh về Sứ Vụ Tông Đồ, với tầm mức cao cả và phần thưởng của nó. Theo cách nầy, ngài trả lời cho các tín hữu Cô-rin-tô, những người đã tìm cách coi thường lời rao giảng của ngài và đàm tiếu về tước vị Tông Đồ của ngài.
Thánh Phao-lô vặn lại. Ngài biết rất rõ ngài chỉ là khí cụ của Thiên Chúa, chỉ là người trung gian, nhưng người trung gian đã được Thiên Chúa ủy quyền với tư cách là "sứ giả thay mặt Đức Ki tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy". Xa hơn một chút, thánh nhân tự định nghĩa về mình là "cộng tác viên của Thiên Chúa".
Một trong những sứ vụ Tông Đồ được giao phó cho ngài mà thánh nhân gọi là "thừa tác viên của sự hòa giải". Từ ngữ "hòa giải" không được dùng thông thường trong các thư của thánh nhân, nhưng lại tóm gọn thành quả hy tế của Đức Ki tô: hòa giải con người với Thiên Chúa.
Thánh nhân sẽ khai triển hai khía cạnh cốt yếu của sự hòa giải: Hòa giải là sáng kiến của Thiên Chúa và có giá trị tức thời.
1. Sáng kiến của Thiên Chúa.
"Nhân danh Đức Ki tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa". Qua diễn ngữ nầy, thánh Phao-lô cho hiểu rằng hòa giải đến từ sáng kiến của Thiên Chúa, ân ban nầy đứng hàng đầu và nhưng không, Thiên Chúa phải trả một giá rất đắc, bởi vì Đức Ki tô, "Đấng chẳng biết tội là gì, Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người".
Nhưng lời van xin chúng ta "hãy làm hòa với Thiên Chúa" nầy không hàm chứa một thái độ thụ động. Thánh nhân thường nói ở nơi khác: "Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giê-su Ki tô" (Rm 6: 11; Cl 2: 13, Ep 2: 3-4, vân vân). Nếu anh em đã đón nhận ân ban nầy (nhờ phép Rửa Tội), phải làm cho ân sủng mà anh em nhận được đâm bông kết trái.
2. Giá trị tức thời:
Thành quả của việc hòa giải với Thiên Chúa nhờ Đức Ki tô mặc khải rằng ngày cứu độ đã đến. Thánh Phao-lô trích dẫn sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị gởi cho những người lưu đày ở Ba-by-lon để loan báo cho họ giờ giải thoát sắp đến gần:
"Ta sẽ nhận lời ngươi vào thời ta thi ân,
phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ" (Is 49: 8).
Thánh nhân đặt lời trích dẫn nầy vào thời hiện tại: "Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ", bởi vì sấm ngôn đã được ứng nghiệm. Diễn ngữ "ngày Ta cứu độ" mang ý nghĩa kinh thánh: "thời đại". Thời đại nầy được hiểu giữa biến cố Phục Sinh và ngày Quang Lâm của Đức Giê-su, tức thời chung cuộc, thời mà cuộc hoán cải của muôn dân sẽ được thực hiện. Nhưng đối với mỗi người Ki tô hữu, cuộc hoán cải không được trì hoản: chính bây giờ là lúc thuận tiện, bây giờ là lúc phải tận dụng thời gian ngắn ngũi nầy để thánh hóa bản thân mình.
TIN MỪNG (Mt 6: 1-18)
Đoạn trích Tin Mừng nầy thuộc phần thứ hai của diễn từ trên núi.
Đức Giê-su vừa thiết lập một sự song đối giữa những giới luật Mô-sê và những đòi hỏi mới mà Ngài đề xuất ("Anh em đã nghe Luật dạy…Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết"). Ngài đặt dấu nhấn trên việc nội tâm hóa luật luân lý.
Ở đây, Ngài đan cử những ví dụ rất thích đáng và đối lập hai thái độ; vì thế, Ngài chọn ba việc thiện của Do thái giáo: bố thí, cầu nguyện và ăn chay.
1. Bố thí:
Huấn thị bố thí được ghi trong Lề Luật: "Anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng; thật vậy vì việc đó, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ chức phúc cho anh emtrong mọi việc anh em làm và mọi công trình tay anh em thực hiện. Vì trong đất của anh em sẽ không thiếu người nghèo, nên tôi truyền cho anh em: hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong miền đất của anh em" (Đnl 15: 7-11). Huấn thị nầy chiếm một chỗ quan trọng trong văn chương kinh sư. Các sách khôn ngoan cũng thường ca ngợi nó. Nhờ Tin Mừng Gioan mà chúng ta biết rằng Đức Giê-su, dù nghèo, cũng đã thực thi bố thí một cách kín đáo (Ga 13: 29). Bố thí không phải là một cử chỉ phô trương cho thiên hạ thấy, bởi vì Thiên Chúa là "Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo".
2. Cầu nguyện:
Đối với việc cầu nguyện, Đức Giê-su căn dặn cũng theo một cách thức như vậy: "Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh em". Đức Giê-su đã nêu gương. Các tác giả Tin Mừng, đặc biệt thánh Lu-ca tường thuật cho chúng ta rằng Đức Giê-su thường tách riêng một mình để cầu nguyện "trong nơi vắng vẽ", "trên núi cao cô tịch", vào lúc đêm xuống.
Đức Giê-su không dị nghi với việc cầu nguyện cộng đoàn, huống chi lời cầu nguyện phụng vụ. Rõ ràng Ngài không bao giờ công bố bất cứ lời nào chống lại hội đường; Ngài đã tham dự phụng tự hội đường, ở đó Ngài đã ngỏ lời; chính Ngài, Ngài đã công khai cầu nguyện trước các môn đệ và trước đám đông. Nhưng việc cầu nguyện mà Ngài lên án là đạo đức giả, chính là cầu nguyện cốt nhằm cho thiên hạ thấy mà ngợi khen mình.
Cầu nguyện là đi vào trong mối tương quan thân thiết với Thiên Chúa, Đấng ngự trong cõi thâm sâu của lòng bạn.
3. Ăn chay:
Luật Mô-sê chỉ đòi buộc một ngày ăn chay đó là ngày lễ Xá tội. Nhưng cũng có những ăn chay tùy ý, ăn chay tùy hoàn cảnh và ăn chay vì lòng đạo đức. Người Biệt phái ăn chay vì lòng đạo đức vào thứ hai và thứ năm.
Đức Giê-su đòi hỏi một sự biệt phân tinh tế trong việc thực hành ăn chay; khi ăn chay, đừng làm ra vẻ gì là mình ăn chay để không ai thấy là anh ăn chay ngoài trừ "Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo". Bài học về lòng khiêm hạ và tôn trọng sự thật. Hành vi tôn giáo có thể không đạt được mục đích nếu ý hướng sai lầm.
Nhưng điều Đức Giê-su đặc biệt muốn mặc khải, được lập lại đến ba lần như điệp khúc, đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi thâm sâu nhất của con người. Đây là tôn giáo "thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và sự thật" mà Đức Giê-su đã mặc khải cho người phụ nữ Sa-ma-ri.
Chúa chữa bệnh bất toại xác hồn
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
04:18 17/02/2009
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN B
CHÚA CHỮA BỆNH BẤT TOẠI XÁC HỒN
+++
A. DẪN NHẬP
Trên thế giới này có rất nhiều người bị bệnh bại liệt. Có người bị bán thân bất toại, có người bị toàn thân bất toại. Đối với những người bị bại liệt nhẹ, y học có thể chữa được, còn những người bị nặng thì vô phương cứu chữa, chỉ còn chờ chết. Tâm lý của những bệnh nhân đó là cô đơn, đau khổ và thất vọng.
Đức Giêsu cũng tỏ lòng trắc ẩn đối với những bệnh nhân ấy nên đã chữa lành cho một người bị bại liệt. Nhưng cách chữa bệnh của Ngài hôm nay hơi khác thường: thay vì chữa bệnh như thường lệ, Ngài lại tha tội cho bệnh nhân trước rồi mới chữa bệnh sau. Việc làm này khiến các Luật sĩ vã Biệt phái rất tức giận.
Tuy nhiên, Đức Giêsu làm như thế là ngầm bảo họ rằng Ngài có quyền tha tội vì Ngài là Thiên Chúa. Việc làm này cũng nhắc nhở chúng ta phải chữa trị bệnh bại liệt tâm hồn. Phải chú trọng đến sức khỏe phần hồn hơn phần xác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 43,18-19.21-22.24b-25
Trong cảnh lưu đầy ở Babylon, Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Isaia mà yên ủi dân, làm cho họ yên tâm và trông cậy vào Chúa. Theo đó:
- Về phía con người: Tuy đã bỏ Chúa mà đi theo thần ngoại và phạm tội phản nghịch chống lại Chúa, nhưng thôi, đừng để cho mình bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi đã phạm trong quá khứ vì Ngài sẽ làm nên “cái gì mới mẻ”.
- Về phía Thiên Chúa: Ngài luôn trung tín, Ngài sẽ xóa bỏ tội ác và sẽ không nhớ đến tội ác ấy. Nếu Ngài đã giải thoát các tổ phụ thì Ngài cũng sẽ giải thoát dân Ngài đang bị lưu đầy để họ được sống tự do..
+ Bài đọc 2: 2 Cr 1,18-22
Thánh Phaolô bị tín hữu Côrintô trách móc là không thành thực vì đã hứa với họ đến thăm mà lại không đến. Họ trách là ngài giả dối. Thánh Phaolô bào chữa và trả lời một cách giản dị rằng Ngài là thừa tác viên của Đức Kitô, Đấng là tiếng “có” cho mọi lời hứa của Thiên Chúa. Nói như vậy là Ngài có ý nói cho họ biết rằng Ngài luôn luôn theo gương Đức Kitô, Ngài luôn trung thành với lời đã hứa.
+ Bài Tin mừng: Mc 2,1-12
Có thể trình thuật về việc chữa lành người bất toại này được hình thành từ hai truyền thống: một truyền thống kể lại việc chữa bệnh, một truyền thống kể lại cuộc tranh luận với các luật sĩ về quyền tha tội của Con Người.
Qua phép lạ này ta thấy Đức Giêsu đã ban cho người bất toại và thân nhân của anh được hai ơn trọng đại: chữa lành người bất toại và nhất là tha tội cho anh nữa. Ngài tha tội trước rồi mới chữa lành sau.
Nhưng dù sao, trung thành với tư tưởng của Đức Giêsu, cộng đoàn sơ khai đã xem việc chữa lành người bất toại như là dấu chỉ tha tội được ban cho thời Thiên Sai. Ai mới có quyền tha tội ? Chỉ có một mình Thiên Chúa. Vậy nếu Đức Giêsu tha tội được thì chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúa chữa người bất toại.
Ở Giêrusalem, danh tiếng Đức Giêsu đã vang dội khắp nơi do việc giảng dạy và làm phép lạ. Vì thế, Ngài không công khai vào các đô thị đông người vì e sự bồng bột của dân chúng làm hỏng chương trình của Ngài. Sau đó ít ngày, Ngài quay trở lại Capharnaum, dân chúng biết tin kéo đến đông đảo vây quanh nhà Ngài để xin chữa bệnh, họ tỏ ra mộ mến và khâm phục Ngài. Chính tại đây Ngài đã làm phép lạ chữa bệnh cho người bất toại và việc này làm cho nhóm luật sĩ và biệt phái ganh tức và rất khó chịu.
I. NÓI VỀ BỆNH BẤT TOẠI
1. Nguyên do của căn bệnh này
Bệnh bất toại hay bại liệt thường do đứt hay tắc mạch máu não do những chứng áp huyết cao, đau màng óc, chấn thương sọ não, sưng bướu óc, sưng cơ tim, kinh phong hay do vi khuẩn phá hủy tủy sống. Y học ngày nay có thể giải phẫu để nối mạch máu, lấy bướu máu, chạy điện hay trị liệu vật lý để chữa bệnh tê liệt nhẹ. Đối với chứng bất toại là tê liệt nặng thì khoa học hoàn toàn bất lực. Hiện nay có nhiều người bán thân bất toại hay bất toại hoàn toàn chỉ còn chờ chết thôi (Theo Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, B, tr 119).
2. Liên quan giữa bệnh và tội
Hôm nay chúng ta thấy Đức Giêsu chữa bệnh hơi lạ. Cách chữa bệnh này hơi khác thường. Ai cũng biết bại liệt là bất lực, vừa là nỗi khổ cho chính mình vừa là gánh nặng cho thân nhân. Chắc chắn Đức Giêsu thấy nơi người bại liệt nỗi đau khổ về thể xác. Nhưng tại sao câu đầu tiên Ngài nói với anh ta là lời tha tội ? Anh ta có tội gì chăng nên mới bị bại liệt như vậy? Người Do thái có quan niệm như thế: bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh là người có tội, trường hợp của ông Gióp đã nói lên điều đó. Bệnh càng nặng tức là lỗi càng nhiều và càng nặng, thì bệnh tật càng phát ra bên ngoài tương xứng.
Chắc chắn là Đức Giêsu không đồng ý với quan niệm này. Nhưng chỉ sau này người ta mới tìm ra mầu nhiệm của đau khổ và bệnh tật. Tội lỗi và bệnh tật là hai vấn đề riêng biệt, không liên can gì với nhau; bởi vì có người vừa bệnh vừa có tội, có người bệnh mà không có tội, có người có tội mà lại không bệnh. Cho nên khi Chúa nói:”Tội con được tha rồi” là Chúa muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội.
II. ĐỨC GIÊSU CHỮA NGƯỜI BẤT TOẠI
1. Cách thả người bất toại xuống
Nhà ở Palestine có nóc bằng phẳng, nơi ấy thường là chỗ dùng nghỉ ngơi thanh tịnh, nên có một cầu thang ở bên ngoài để leo lên. Cách lợp nhà đã gợi ý cho 4 người đó nghĩ ra cách giải quyết. Nóc nhà gồm những cây xà rất thẳng, đặt từ vách này sang vách kia, mỗi cây cách nhau khoảng một mét, khoảng trống giữa các cây xà được làm bằng phên gỗ mềm trét đất sét nên thường có cỏ mọc xanh khá nhiều trên các nhà tại xứ Palestine. Khoét một lỗ hổng giữa hai cây xà là việc làm rất dễ dàng. Vậy, bốn người khoét một khoảng trống giữa hai cây xà và dòng cáng người bại liệt xuống ngay dưới chân Đức Giêsu. Thấy cảnh tượng này, Đức Giêsu rất xúc động vì họ có lòng tin mạnh mẽ cả nơi bốn người khiêng và cả người bất toại. Ngài âu yếm nhìn người bất toại và nói:”Hỡi con, tội con đã được tha rồi”.
2. Việc tha tội cho người bất toại
Một cách bình thường chúng ta thấy Đức Giêsu đã chữa bệnh một cách bất bình thường: Ngài không chữa bệnh ngay mà lại tha tội cho người bất toại trước đã. Nhưng tại xứ Palestine vào thời Đức Giêsu, đó là việc hết sức tự nhiên, và chẳng ai chối cãi cả. Dân Do thái thật sự kết hợp tội lỗi với đau đớn. Họ lý luận rằng nếu ai đó gặp đau khổ thì chắc chắn người ấy đã phạm tội. Các ra-bi có câu:”Chẳng có kẻ ốm đau nào được lành trước khi tất cả tội lỗi người ấy được tha”.
Đức Giêsu chữa bệnh bằng cách nói:”Tội lỗi con được tha”. Đức Giêsu không nói: Ta tha tội cho con. Nhưng Ngài cũng không nói nhân danh ai mà tội được tha, cho dù nhân danh Đức Giavê, như trường hợp Nathan nói với vua Đavít xưa (Sm 12,13). Ngài không đọc một lời nguyện nào, không nại đến một quyền lực nào bên trên, Ngài chỉ tuyên bố: Tội được tha. Như vậy, Ngài muốn cho ta thấy, chính Ngài đã tha tội và tha chính lúc Ngài nói. Ngài có ý khẳng định rằng Ngài là Thiên Chúa vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
3. Luật sĩ và vấn đề tha tội
Khi nghe Đức Giêsu nói:”Tội con được tha”, họ rất tức bực. Các luật sĩ không nghe lầm cũng không hiểu lầm. Họ hiểu đúng lời tuyên bố của Chúa. Tha tội là quyền năng thuộc riêng về Thiên Chúa. Chiếm quyền đó cho mình là phạm thượng. Nhưng các ông chưa dám phát biểu ra ngoài, mới nghĩ trong bụng, vì các ông thấy dân chúng mộ mến Chúa quá mà !
Các luật sĩ là những người chứng kiến phép lạ ấy. Họ không bại liệt về thể xác, nhưng họ lại bị bại liệt về tinh thần. Có thể nói: họ có chứng bại liệt trong trái tim, bởi vì họ không cảm nhận được nỗi khổ của người bại liệt, và cũng không cảm nhận được niềm vui của người ấy khi được chữa khỏi. Họ còn mắc chứng bại liệt trong trí khôn, bởi vì họ không hiểu được, hay đúng hơn, họ không muốn hiểu lời Chúa cắt nghĩa. Chúa bảo họ rằng: Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa thật rõ ràng. Một trí khôn bình thường có thể hiểu ra ngay, nhưng họ không muốn hiểu. Rồi họ còn mắc chứng bại liệt trong lương tâm, bởi vì họ quyết tâm làm hại Chúa mà lương tâm họ không áy náy gì. Đúng lý ra khi thấy Chúa nhân lành, cư xử tốt, cứu giúp người bệnh tật, thì họ phải vui, phải ca ngợi Chúa. Nhưng không, họ bực tức và tìm cách làm hại Ngài.
III. BỆNH BẤT TOẠI THIÊNG LIÊNG
1. Tha tội trước khi chữa bệnh
Để ý nhận xét, chúng ta thấy Đức Giêsu đã tha tội cho người bất toại trước khi chữa xác anh ta. Điều này cho ta thấy rõ Chúa quan tâm tới việc chữa bệnh phần hồn hơn là chữa bệnh phần xác. Chúa lấy sự trong sạch tâm hồn làm vấn đề quan trọng hơn sự khỏe mạnh phần xác. Điều này Chúa dạy chúng ta phải chú trọng đến sức khoẻ phần hồn hơn phần xác. Phải dành ưu tiên cho phần hồn, nhiều khi phải chịu thiệt thòi về phần xác.
Truyện: Bá tước Joinville và vua Louis.
Bá tước Joinville là bạn thân của vua thánh Louis. Chính ông đã thuật lại câu chuyện sau đây: Ngày kia ông và vua thánh Louis thấy một người mắc bệnh phong ghê gớm. Vua hỏi ông:
- Khanh ưng gì: Phạm tội trọng hay là bị bệnh phung ?
- Tâu bệ hạ, hạ thần thà phạm 30 tội trọng còn hơn là mắc bệnh phung.
Vua liền quở ông ta:
- Khanh nói như một người điên hoặc một người đãng trí. Phần ta, ta thà mắc 30 lần bệnh phung còn hơn là phạm một tội trọng. Đối với linh hồn, tội lỗi là bệnh nặng nề hơn cả bệnh phung đối với thể xác.
2. Hãy xin ơn tha tội
Tội lỗi chính là hình thức bại liệt gây hậu quả nghiêm trọng tới tất cả chúng ta. Tội lỗi đặt một rào cản giữa chúng ta và Thiên Chúa. Tuy nhiên Đức Giêsu thấu hiểu sự yếu đuối của một tội nhân, và Ngài quan tâm đến việc chữa trị bệnh thiêng liêng cho chúng ta. Mục đích của Ngài là giải thoát chúng ta, cho chúng ta bước vào cuộc sống tình nghĩa với Thiên Chúa. Mặc cho chúng ta hay vô ơn bạc nghĩa, Ngài vẫn cứ một mực yêu thương chúng ta và mong mỏi chúng đừng quay lưng trở bước, đừng tưởng nhớ bám víu vào những tội lỗi ngày qua (Bài đọc 1).
Tha thứ là điều tuyệt vời nhất và là cách chữa lành sâu xa nhất mà một người có thể cảm nghiệm được. Một trong những quà tặng qúi giá nhất mà Đức Kitô trao cho Giáo hội chính là quyền năng tha thứ, để rồi Giáo hội sẵn sàng ban phát lại cho chúng ta qua tác vụ của bất cứ Linh mục nào. Những lời tha thứ Đức Kitô nói với người bại liệt ngày xưa thì nay lại được nói với chúng ta qua Bí tích Hoà giải. Tất cả chúng ta đều bị bại liệt do một thứ tội lỗi nào đó và lúc ấy chúng ta lại cần đến những lời chữa lành của Chúa Giêsu hơn là chúng ta tưởng. Thật là ngốc nghếch dại dột nếu chúng ta cứ nằm lỳ trong chiếc chõng ọp ẹp của tâm hồn chịu cảnh tê bại trong tội lỗi chỉ vì sợ sệt hay ngại ngùng tìm đến toà cáo giải. Chúa Giêsu và những vị Linh mục của Ngài luôn thao thức ngóng chờ bất cứ ai muốn trở về với nguồn ân sủng.
Truyện: Chú khỉ vui mừng
Thầy Andrew, một nhà truyền giáo Hoà lan, được mệnh danh là “tên buôn lậu của Thiên Chúa”, vì thầy buôn lậu Kinh thánh vào những nước cấm phổ biến Thánh kinh.
Ngày kia, thầy mua được một con khỉ. Không bao lâu, thầy nhận thấy khi chú khỉ rất khó chịu khi chú bị chạm vào phần thắt lưng. Sau khi xem xét thật kỹ, thầy khám phá ra một vết sưng vòng quanh hông chú khỉ. Hóa ra là khi còn bé, chú khỉ đã bị người ta dùng một sợi dây kẽm buộc quanh hông, và cho tới nay sợi dây này vẫn còn nằm trong thân xác chú. Càng lớn lên thì sợi thép đó lặn sâu vào da thịt chú
Chiều hôm ấy, thầy Andrew cẩn thận tháo sợi dây sắt đó ra bằng cách: thầy cào sạch vùng lông chung quanh sợi dây, rồi cẩn thận cắt sợi dây và kéo ra khỏi da thịt con vật. Suốt thời gian này, chú khỉ kiên nhẫn nẵm yên chịu đau, mắt chú nhắm nghiền lại. Ngay khi sợi dây thép được lấy ra, chú khỉ mừng rỡ nhảy lui nhảy tới rồi ôm chặt vai thầy Andrew.
Thế là chú khỉ được tự do thoải mái, không còn bực bội khó chịu như trước nữa. Không thể diễn tả nổi chú khỉ hạnh phúc biết bao.
Ắt hẳn người bại liệt trong Tin mừng trong Tin mừng hôm nay cũng hết sức vui mừng khi được Đức Giêsu tha tội và chữa khỏi bệnh bại liệt. Giờ đây, anh không còn bị tội lỗi và bệnh hoạn trói buộc nữa.
3. Cải thiện đời sống tâm linh
Chúng ta nên biết rằng ý thức về tội không có nghĩa là đánh mất giá trị làm người mà chỉ là nhìn nhận một chân lý khách quan: con người là tạo vật vừa dòn mỏng vừa vĩ đại trước mặt Thiên Chúa. Con người dòn mỏng nên dễ sa ngã. Con người vĩ đại do tự do mà Thiên Chúa ban cho: con người có quyền nói “có” hoặc nói “không” với Thiên Chúa. Nói “không” với Thiên Chúa là phạm tội, vì từ chối tình thương và sự hướng dẫn của Ngài. Ý thức về tội là nhìn nhận quyền năng và lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa và đồng thời là nhìn nhận sự thật có tính giải phóng về bản thân mình: giải phóng khỏi tình trạng tội lỗi và đưa con người vào mối hiệp thông với Thiên Chúa.
Cần phải kiên trì đổi mới hằng ngày, mỗi ngày một chút, tuy chậm nhưng vẫn tiến bộ theo khẩu hiệu mà vua Thành Thang viết vào trong bồn tắm của mình: ” Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Trong việc thăng tiến đời sống thiêng liêng, Chúa không đòi kết quả mà chỉ đòi sự cố gắng của chúng ta. Cứ dùng sức mạnh của mình mà tiến, đồng thời dựa vào ơn trợ giúp Chúa ban, chúng ta sẽ thành công, như tục ngữ Pháp nói:”Aide-toi, le Ciel t’aidera”: anh hãy tự giúp mình đi rồi Trời sẽ giúp.
Có mới thì nới cũ ra,
Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.
(Ca dao)
Muốn tiến bộ, cần phải nhìn nhận những tội lỗi và thiếu sót của mình. Nếu không biết mình tội lỗi thì làm sao cải thiện con người mình được ? Và còn một phương thế nữa để chúng ta có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, đó là đến với bí tích Hoà giải, khiêm nhường xưng tội mình, Chúa sẽ ban ơn tha thứ và ban ân sủng để giúp ta vững bước. Đây là kinh nghiệm của hội “Cai rượu” được trình ầy dưới đây:
Chương trình “Alcholis Anonymous” (Cai rượu) là một trong chương trình thành công nhất trong việc hướng dẫn người ta trở lại với cuộc sống lành mạnh. Không một chương trình nào lại có hiệu quả thay đổi cuộc sống bằng chương trình này. Chúng ta hãy xem xét 5 bước đầu tiên của chương trình mà mỗi hội viên đều phải thực hành như sau:
Bước thứ nhất: Chúng ta phải nhìn nhận sức cám dỗ mãnh liệt của rượu và vì nó đời sống chúng ta trở nên lộn xộn.
Bước thứ hai: Chúng ta tin rằng có một sức mạnh lớn hơn chúng ta, có thể chữa lành chúng ta.
Bước thứ ba: Chúng ta quyết định phó thác đời mình để Chúa chăm sóc, một khi chúng ta đã hiểu Ngài.
Bước thứ tư: Chúng ta can đảm hồi tâm suy nghĩ về chính mình.
Bước thứ năm: Chúng ta thú nhận với Chúa, với chính mình và với một người thứ ba khác tất cả mọi sai trái của mình. Bước cuối cùng là bước then chốt hơn hết. Theo cẩm nang của hội Alcholis Anonymous thì đây là bước khó khăn và cũng là bước cần thiết nhất trong tất cả, vì có nhiều hội viên vì lo sợ và ái ngại phải làm bước cuối cùng này nên họ đã thất bại.
(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 210)
Qua phép lạ chữa bệnh người bất toại trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy bằng lòng để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì Ngài đã làm cho người bất toại. Chúng ta hãy trình diện với Chúa Giêsu trong bí tích Hoà giải và lắng nghe Ngài nói với chúng ta những gì Ngài đã nói với người bất toại: ”Tội lỗi của con đã được tha”. Tiếp đó, bài Tin mừng mời ta cảm nghiệm sự giải thoát mà người bất toại ấy từng cảm nhận sau khi đã bị ràng buộc đớn đau quá lâu trong bệnh tật và trong tội lỗicủa anh.
Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
CHÚA CHỮA BỆNH BẤT TOẠI XÁC HỒN
+++
A. DẪN NHẬP
Trên thế giới này có rất nhiều người bị bệnh bại liệt. Có người bị bán thân bất toại, có người bị toàn thân bất toại. Đối với những người bị bại liệt nhẹ, y học có thể chữa được, còn những người bị nặng thì vô phương cứu chữa, chỉ còn chờ chết. Tâm lý của những bệnh nhân đó là cô đơn, đau khổ và thất vọng.
Đức Giêsu cũng tỏ lòng trắc ẩn đối với những bệnh nhân ấy nên đã chữa lành cho một người bị bại liệt. Nhưng cách chữa bệnh của Ngài hôm nay hơi khác thường: thay vì chữa bệnh như thường lệ, Ngài lại tha tội cho bệnh nhân trước rồi mới chữa bệnh sau. Việc làm này khiến các Luật sĩ vã Biệt phái rất tức giận.
Tuy nhiên, Đức Giêsu làm như thế là ngầm bảo họ rằng Ngài có quyền tha tội vì Ngài là Thiên Chúa. Việc làm này cũng nhắc nhở chúng ta phải chữa trị bệnh bại liệt tâm hồn. Phải chú trọng đến sức khỏe phần hồn hơn phần xác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 43,18-19.21-22.24b-25
Trong cảnh lưu đầy ở Babylon, Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Isaia mà yên ủi dân, làm cho họ yên tâm và trông cậy vào Chúa. Theo đó:
- Về phía con người: Tuy đã bỏ Chúa mà đi theo thần ngoại và phạm tội phản nghịch chống lại Chúa, nhưng thôi, đừng để cho mình bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi đã phạm trong quá khứ vì Ngài sẽ làm nên “cái gì mới mẻ”.
- Về phía Thiên Chúa: Ngài luôn trung tín, Ngài sẽ xóa bỏ tội ác và sẽ không nhớ đến tội ác ấy. Nếu Ngài đã giải thoát các tổ phụ thì Ngài cũng sẽ giải thoát dân Ngài đang bị lưu đầy để họ được sống tự do..
+ Bài đọc 2: 2 Cr 1,18-22
Thánh Phaolô bị tín hữu Côrintô trách móc là không thành thực vì đã hứa với họ đến thăm mà lại không đến. Họ trách là ngài giả dối. Thánh Phaolô bào chữa và trả lời một cách giản dị rằng Ngài là thừa tác viên của Đức Kitô, Đấng là tiếng “có” cho mọi lời hứa của Thiên Chúa. Nói như vậy là Ngài có ý nói cho họ biết rằng Ngài luôn luôn theo gương Đức Kitô, Ngài luôn trung thành với lời đã hứa.
+ Bài Tin mừng: Mc 2,1-12
Có thể trình thuật về việc chữa lành người bất toại này được hình thành từ hai truyền thống: một truyền thống kể lại việc chữa bệnh, một truyền thống kể lại cuộc tranh luận với các luật sĩ về quyền tha tội của Con Người.
Qua phép lạ này ta thấy Đức Giêsu đã ban cho người bất toại và thân nhân của anh được hai ơn trọng đại: chữa lành người bất toại và nhất là tha tội cho anh nữa. Ngài tha tội trước rồi mới chữa lành sau.
Nhưng dù sao, trung thành với tư tưởng của Đức Giêsu, cộng đoàn sơ khai đã xem việc chữa lành người bất toại như là dấu chỉ tha tội được ban cho thời Thiên Sai. Ai mới có quyền tha tội ? Chỉ có một mình Thiên Chúa. Vậy nếu Đức Giêsu tha tội được thì chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúa chữa người bất toại.
Ở Giêrusalem, danh tiếng Đức Giêsu đã vang dội khắp nơi do việc giảng dạy và làm phép lạ. Vì thế, Ngài không công khai vào các đô thị đông người vì e sự bồng bột của dân chúng làm hỏng chương trình của Ngài. Sau đó ít ngày, Ngài quay trở lại Capharnaum, dân chúng biết tin kéo đến đông đảo vây quanh nhà Ngài để xin chữa bệnh, họ tỏ ra mộ mến và khâm phục Ngài. Chính tại đây Ngài đã làm phép lạ chữa bệnh cho người bất toại và việc này làm cho nhóm luật sĩ và biệt phái ganh tức và rất khó chịu.
I. NÓI VỀ BỆNH BẤT TOẠI
1. Nguyên do của căn bệnh này
Bệnh bất toại hay bại liệt thường do đứt hay tắc mạch máu não do những chứng áp huyết cao, đau màng óc, chấn thương sọ não, sưng bướu óc, sưng cơ tim, kinh phong hay do vi khuẩn phá hủy tủy sống. Y học ngày nay có thể giải phẫu để nối mạch máu, lấy bướu máu, chạy điện hay trị liệu vật lý để chữa bệnh tê liệt nhẹ. Đối với chứng bất toại là tê liệt nặng thì khoa học hoàn toàn bất lực. Hiện nay có nhiều người bán thân bất toại hay bất toại hoàn toàn chỉ còn chờ chết thôi (Theo Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, B, tr 119).
2. Liên quan giữa bệnh và tội
Hôm nay chúng ta thấy Đức Giêsu chữa bệnh hơi lạ. Cách chữa bệnh này hơi khác thường. Ai cũng biết bại liệt là bất lực, vừa là nỗi khổ cho chính mình vừa là gánh nặng cho thân nhân. Chắc chắn Đức Giêsu thấy nơi người bại liệt nỗi đau khổ về thể xác. Nhưng tại sao câu đầu tiên Ngài nói với anh ta là lời tha tội ? Anh ta có tội gì chăng nên mới bị bại liệt như vậy? Người Do thái có quan niệm như thế: bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh là người có tội, trường hợp của ông Gióp đã nói lên điều đó. Bệnh càng nặng tức là lỗi càng nhiều và càng nặng, thì bệnh tật càng phát ra bên ngoài tương xứng.
Chắc chắn là Đức Giêsu không đồng ý với quan niệm này. Nhưng chỉ sau này người ta mới tìm ra mầu nhiệm của đau khổ và bệnh tật. Tội lỗi và bệnh tật là hai vấn đề riêng biệt, không liên can gì với nhau; bởi vì có người vừa bệnh vừa có tội, có người bệnh mà không có tội, có người có tội mà lại không bệnh. Cho nên khi Chúa nói:”Tội con được tha rồi” là Chúa muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội.
II. ĐỨC GIÊSU CHỮA NGƯỜI BẤT TOẠI
1. Cách thả người bất toại xuống
Nhà ở Palestine có nóc bằng phẳng, nơi ấy thường là chỗ dùng nghỉ ngơi thanh tịnh, nên có một cầu thang ở bên ngoài để leo lên. Cách lợp nhà đã gợi ý cho 4 người đó nghĩ ra cách giải quyết. Nóc nhà gồm những cây xà rất thẳng, đặt từ vách này sang vách kia, mỗi cây cách nhau khoảng một mét, khoảng trống giữa các cây xà được làm bằng phên gỗ mềm trét đất sét nên thường có cỏ mọc xanh khá nhiều trên các nhà tại xứ Palestine. Khoét một lỗ hổng giữa hai cây xà là việc làm rất dễ dàng. Vậy, bốn người khoét một khoảng trống giữa hai cây xà và dòng cáng người bại liệt xuống ngay dưới chân Đức Giêsu. Thấy cảnh tượng này, Đức Giêsu rất xúc động vì họ có lòng tin mạnh mẽ cả nơi bốn người khiêng và cả người bất toại. Ngài âu yếm nhìn người bất toại và nói:”Hỡi con, tội con đã được tha rồi”.
2. Việc tha tội cho người bất toại
Một cách bình thường chúng ta thấy Đức Giêsu đã chữa bệnh một cách bất bình thường: Ngài không chữa bệnh ngay mà lại tha tội cho người bất toại trước đã. Nhưng tại xứ Palestine vào thời Đức Giêsu, đó là việc hết sức tự nhiên, và chẳng ai chối cãi cả. Dân Do thái thật sự kết hợp tội lỗi với đau đớn. Họ lý luận rằng nếu ai đó gặp đau khổ thì chắc chắn người ấy đã phạm tội. Các ra-bi có câu:”Chẳng có kẻ ốm đau nào được lành trước khi tất cả tội lỗi người ấy được tha”.
Đức Giêsu chữa bệnh bằng cách nói:”Tội lỗi con được tha”. Đức Giêsu không nói: Ta tha tội cho con. Nhưng Ngài cũng không nói nhân danh ai mà tội được tha, cho dù nhân danh Đức Giavê, như trường hợp Nathan nói với vua Đavít xưa (Sm 12,13). Ngài không đọc một lời nguyện nào, không nại đến một quyền lực nào bên trên, Ngài chỉ tuyên bố: Tội được tha. Như vậy, Ngài muốn cho ta thấy, chính Ngài đã tha tội và tha chính lúc Ngài nói. Ngài có ý khẳng định rằng Ngài là Thiên Chúa vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
3. Luật sĩ và vấn đề tha tội
Khi nghe Đức Giêsu nói:”Tội con được tha”, họ rất tức bực. Các luật sĩ không nghe lầm cũng không hiểu lầm. Họ hiểu đúng lời tuyên bố của Chúa. Tha tội là quyền năng thuộc riêng về Thiên Chúa. Chiếm quyền đó cho mình là phạm thượng. Nhưng các ông chưa dám phát biểu ra ngoài, mới nghĩ trong bụng, vì các ông thấy dân chúng mộ mến Chúa quá mà !
Các luật sĩ là những người chứng kiến phép lạ ấy. Họ không bại liệt về thể xác, nhưng họ lại bị bại liệt về tinh thần. Có thể nói: họ có chứng bại liệt trong trái tim, bởi vì họ không cảm nhận được nỗi khổ của người bại liệt, và cũng không cảm nhận được niềm vui của người ấy khi được chữa khỏi. Họ còn mắc chứng bại liệt trong trí khôn, bởi vì họ không hiểu được, hay đúng hơn, họ không muốn hiểu lời Chúa cắt nghĩa. Chúa bảo họ rằng: Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa thật rõ ràng. Một trí khôn bình thường có thể hiểu ra ngay, nhưng họ không muốn hiểu. Rồi họ còn mắc chứng bại liệt trong lương tâm, bởi vì họ quyết tâm làm hại Chúa mà lương tâm họ không áy náy gì. Đúng lý ra khi thấy Chúa nhân lành, cư xử tốt, cứu giúp người bệnh tật, thì họ phải vui, phải ca ngợi Chúa. Nhưng không, họ bực tức và tìm cách làm hại Ngài.
III. BỆNH BẤT TOẠI THIÊNG LIÊNG
1. Tha tội trước khi chữa bệnh
Để ý nhận xét, chúng ta thấy Đức Giêsu đã tha tội cho người bất toại trước khi chữa xác anh ta. Điều này cho ta thấy rõ Chúa quan tâm tới việc chữa bệnh phần hồn hơn là chữa bệnh phần xác. Chúa lấy sự trong sạch tâm hồn làm vấn đề quan trọng hơn sự khỏe mạnh phần xác. Điều này Chúa dạy chúng ta phải chú trọng đến sức khoẻ phần hồn hơn phần xác. Phải dành ưu tiên cho phần hồn, nhiều khi phải chịu thiệt thòi về phần xác.
Truyện: Bá tước Joinville và vua Louis.
Bá tước Joinville là bạn thân của vua thánh Louis. Chính ông đã thuật lại câu chuyện sau đây: Ngày kia ông và vua thánh Louis thấy một người mắc bệnh phong ghê gớm. Vua hỏi ông:
- Khanh ưng gì: Phạm tội trọng hay là bị bệnh phung ?
- Tâu bệ hạ, hạ thần thà phạm 30 tội trọng còn hơn là mắc bệnh phung.
Vua liền quở ông ta:
- Khanh nói như một người điên hoặc một người đãng trí. Phần ta, ta thà mắc 30 lần bệnh phung còn hơn là phạm một tội trọng. Đối với linh hồn, tội lỗi là bệnh nặng nề hơn cả bệnh phung đối với thể xác.
2. Hãy xin ơn tha tội
Tội lỗi chính là hình thức bại liệt gây hậu quả nghiêm trọng tới tất cả chúng ta. Tội lỗi đặt một rào cản giữa chúng ta và Thiên Chúa. Tuy nhiên Đức Giêsu thấu hiểu sự yếu đuối của một tội nhân, và Ngài quan tâm đến việc chữa trị bệnh thiêng liêng cho chúng ta. Mục đích của Ngài là giải thoát chúng ta, cho chúng ta bước vào cuộc sống tình nghĩa với Thiên Chúa. Mặc cho chúng ta hay vô ơn bạc nghĩa, Ngài vẫn cứ một mực yêu thương chúng ta và mong mỏi chúng đừng quay lưng trở bước, đừng tưởng nhớ bám víu vào những tội lỗi ngày qua (Bài đọc 1).
Tha thứ là điều tuyệt vời nhất và là cách chữa lành sâu xa nhất mà một người có thể cảm nghiệm được. Một trong những quà tặng qúi giá nhất mà Đức Kitô trao cho Giáo hội chính là quyền năng tha thứ, để rồi Giáo hội sẵn sàng ban phát lại cho chúng ta qua tác vụ của bất cứ Linh mục nào. Những lời tha thứ Đức Kitô nói với người bại liệt ngày xưa thì nay lại được nói với chúng ta qua Bí tích Hoà giải. Tất cả chúng ta đều bị bại liệt do một thứ tội lỗi nào đó và lúc ấy chúng ta lại cần đến những lời chữa lành của Chúa Giêsu hơn là chúng ta tưởng. Thật là ngốc nghếch dại dột nếu chúng ta cứ nằm lỳ trong chiếc chõng ọp ẹp của tâm hồn chịu cảnh tê bại trong tội lỗi chỉ vì sợ sệt hay ngại ngùng tìm đến toà cáo giải. Chúa Giêsu và những vị Linh mục của Ngài luôn thao thức ngóng chờ bất cứ ai muốn trở về với nguồn ân sủng.
Truyện: Chú khỉ vui mừng
Thầy Andrew, một nhà truyền giáo Hoà lan, được mệnh danh là “tên buôn lậu của Thiên Chúa”, vì thầy buôn lậu Kinh thánh vào những nước cấm phổ biến Thánh kinh.
Ngày kia, thầy mua được một con khỉ. Không bao lâu, thầy nhận thấy khi chú khỉ rất khó chịu khi chú bị chạm vào phần thắt lưng. Sau khi xem xét thật kỹ, thầy khám phá ra một vết sưng vòng quanh hông chú khỉ. Hóa ra là khi còn bé, chú khỉ đã bị người ta dùng một sợi dây kẽm buộc quanh hông, và cho tới nay sợi dây này vẫn còn nằm trong thân xác chú. Càng lớn lên thì sợi thép đó lặn sâu vào da thịt chú
Chiều hôm ấy, thầy Andrew cẩn thận tháo sợi dây sắt đó ra bằng cách: thầy cào sạch vùng lông chung quanh sợi dây, rồi cẩn thận cắt sợi dây và kéo ra khỏi da thịt con vật. Suốt thời gian này, chú khỉ kiên nhẫn nẵm yên chịu đau, mắt chú nhắm nghiền lại. Ngay khi sợi dây thép được lấy ra, chú khỉ mừng rỡ nhảy lui nhảy tới rồi ôm chặt vai thầy Andrew.
Thế là chú khỉ được tự do thoải mái, không còn bực bội khó chịu như trước nữa. Không thể diễn tả nổi chú khỉ hạnh phúc biết bao.
Ắt hẳn người bại liệt trong Tin mừng trong Tin mừng hôm nay cũng hết sức vui mừng khi được Đức Giêsu tha tội và chữa khỏi bệnh bại liệt. Giờ đây, anh không còn bị tội lỗi và bệnh hoạn trói buộc nữa.
3. Cải thiện đời sống tâm linh
Chúng ta nên biết rằng ý thức về tội không có nghĩa là đánh mất giá trị làm người mà chỉ là nhìn nhận một chân lý khách quan: con người là tạo vật vừa dòn mỏng vừa vĩ đại trước mặt Thiên Chúa. Con người dòn mỏng nên dễ sa ngã. Con người vĩ đại do tự do mà Thiên Chúa ban cho: con người có quyền nói “có” hoặc nói “không” với Thiên Chúa. Nói “không” với Thiên Chúa là phạm tội, vì từ chối tình thương và sự hướng dẫn của Ngài. Ý thức về tội là nhìn nhận quyền năng và lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa và đồng thời là nhìn nhận sự thật có tính giải phóng về bản thân mình: giải phóng khỏi tình trạng tội lỗi và đưa con người vào mối hiệp thông với Thiên Chúa.
Cần phải kiên trì đổi mới hằng ngày, mỗi ngày một chút, tuy chậm nhưng vẫn tiến bộ theo khẩu hiệu mà vua Thành Thang viết vào trong bồn tắm của mình: ” Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Trong việc thăng tiến đời sống thiêng liêng, Chúa không đòi kết quả mà chỉ đòi sự cố gắng của chúng ta. Cứ dùng sức mạnh của mình mà tiến, đồng thời dựa vào ơn trợ giúp Chúa ban, chúng ta sẽ thành công, như tục ngữ Pháp nói:”Aide-toi, le Ciel t’aidera”: anh hãy tự giúp mình đi rồi Trời sẽ giúp.
Có mới thì nới cũ ra,
Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.
(Ca dao)
Muốn tiến bộ, cần phải nhìn nhận những tội lỗi và thiếu sót của mình. Nếu không biết mình tội lỗi thì làm sao cải thiện con người mình được ? Và còn một phương thế nữa để chúng ta có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, đó là đến với bí tích Hoà giải, khiêm nhường xưng tội mình, Chúa sẽ ban ơn tha thứ và ban ân sủng để giúp ta vững bước. Đây là kinh nghiệm của hội “Cai rượu” được trình ầy dưới đây:
Chương trình “Alcholis Anonymous” (Cai rượu) là một trong chương trình thành công nhất trong việc hướng dẫn người ta trở lại với cuộc sống lành mạnh. Không một chương trình nào lại có hiệu quả thay đổi cuộc sống bằng chương trình này. Chúng ta hãy xem xét 5 bước đầu tiên của chương trình mà mỗi hội viên đều phải thực hành như sau:
Bước thứ nhất: Chúng ta phải nhìn nhận sức cám dỗ mãnh liệt của rượu và vì nó đời sống chúng ta trở nên lộn xộn.
Bước thứ hai: Chúng ta tin rằng có một sức mạnh lớn hơn chúng ta, có thể chữa lành chúng ta.
Bước thứ ba: Chúng ta quyết định phó thác đời mình để Chúa chăm sóc, một khi chúng ta đã hiểu Ngài.
Bước thứ tư: Chúng ta can đảm hồi tâm suy nghĩ về chính mình.
Bước thứ năm: Chúng ta thú nhận với Chúa, với chính mình và với một người thứ ba khác tất cả mọi sai trái của mình. Bước cuối cùng là bước then chốt hơn hết. Theo cẩm nang của hội Alcholis Anonymous thì đây là bước khó khăn và cũng là bước cần thiết nhất trong tất cả, vì có nhiều hội viên vì lo sợ và ái ngại phải làm bước cuối cùng này nên họ đã thất bại.
(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 210)
Qua phép lạ chữa bệnh người bất toại trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy bằng lòng để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì Ngài đã làm cho người bất toại. Chúng ta hãy trình diện với Chúa Giêsu trong bí tích Hoà giải và lắng nghe Ngài nói với chúng ta những gì Ngài đã nói với người bất toại: ”Tội lỗi của con đã được tha”. Tiếp đó, bài Tin mừng mời ta cảm nghiệm sự giải thoát mà người bất toại ấy từng cảm nhận sau khi đã bị ràng buộc đớn đau quá lâu trong bệnh tật và trong tội lỗicủa anh.
Lm Giuse Đinh lập Liễm Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Như hoa hướng dương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:08 17/02/2009
Chúa nhật VII B (Mc 2,1-12)
Dưới ánh nắng mặt trời, người nào, vật nào cũng tạo ra một bóng đen. Tấm gương nào cũng có mặt trái của nó. Người tốt, người xấu đan xen trong cuộc đời. Việc hay việc dỡ lẫn lộn trong đời sống. Có hai loại người trong xã hội: bi quan và lạc quan. Người bi quan nhìn cuộc đời qua kính đen, chỉ thấy người xấu việc xấu. Người lạc quan nhìn cuộc đời bằng kính hồng, luôn thấy cái tốt cái đẹp của cuộc sống.
Câu chuyện Phúc âm hôm nay, Thánh sử Maccô kể về hai hạng người đến với Chúa Giêsu: bốn người khiêng một ngươi bất toại và các kinh sư.
1. Bốn người bạn.
Bốn người khiêng, nhiệt thành làm việc bác ái tương trợ, tận tình giúp đỡ bệnh nhân. “Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống”. Vì dân chúng quá đông, nên bốn người khiêng bệnh nhân không sao đến gần Chúa Giêsu được. Họ có sáng kiến táo bạo, khiêng bệnh nhân lên mái nhà theo lối đi cầu thang phía ngoài, lên bên trên dỡ mái nhà. Maccô không ghi lại nhà đó là của ai, cũng không nói người chủ nhà có đòi bồi thường vì mái nhà của họ bị dỡ hay không. Có lẽ ngày xưa mái nhà làm đơn giản và dân làng quen biết nhau nên họ thông cảm với người bất toại, không đòi bồi thường. Theo nhà chú giải Thánh Kinh William Barclay diễn tả.Mái nhà người Do Thái sống ở Palestine được làm bằng một số cây đà, đặt ngang từ tường này sang tường kia cách nhau khoảng một mét. Khoảng trống giữa các cây đà là những tấm phên bằng gỗ mềm có trét đất sét, và lớp trên cùng có phủ một lớp đất sét trộn với vôi. Do đó mái nhà rất bằng phẳng. Thường có cỏ mọc xanh tươi. Người ta dùng chổ này để nghỉ ngơi hóng mát yên tĩnh. Bốn người khiêng đã gỡ các miếng phên gỗ nằm giữa hai cây đà để làm lối đưa chiếc chõng với bệnh nhân xuống ngay trước mặt Chúa Giêsu. Thấy thiện chí và lòng tin của bốn anh bạn này, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi"; “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác chõng mà về!”. “Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ”.
Người bất toại đã lành mạnh, anh vui sướng hạnh phúc.Từ bao năm tháng bị tê liệt tay chân, không đi lại được, phải nằm liệt giường liệt chiếu, chạy thầy chạy thuốc mà không khỏi bệnh. Đời anh kể như tàn phế. Không thể đi làm, anh trở nên gánh nặng cho người khác. Có lúc anh cảm thấy tuyệt vọng, chán chường. Bại liệt thân xác đã làm anh dần dần tê liệt tâm hồn. Gặp được Chúa Giêsu, anh vui sướng hân hoan, anh nhảy mừng “lập tức anh đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người“. Anh đã được Chúa chữa lành phần xác. Anh “tung tăng“ đi lại, như bao người khác. Cử chỉ “đứng lên vác chõng mà về” nói lên sự lành mạnh thể lý và sức khỏe đủ để chu toàn bổn phận của một con người. Anh biết ơn Chúa Giêsu và “ngợi khen“ Thiên Chúa. Tâm hồn anh được đổi mới. Niềm tin vào Đấng Cứu Thế đã khởi đầu đem mùa xuân hy vọng cho đời anh.
Tin Mừng Maccô trong những Chúa nhật vừa rồi và hôm nay khắc hoạ dung mạo Chúa Giêsu. Vị lương y quyền năng và nhân hậu. Chúa hấp dẫn lôi cuốn đám đông. Chúa ở đâu thì dân chúng đến bao quanh không còn chỗ chen chân. Chúa thu hút đến lạ lùng. Lời giảng dạy đầy uy quyền. Quyền phép siêu phàm chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, tẩy trừ mọi thứ ma quỷ.
Con người cần phải mở lòng và tin tưởng vào Chúa.
Thánh Phaolô xác tín:" Tôi biết tôi đã tin vào ai " ( 2Tm 1 ).
Thánh vịnh 12 reo vui:
" Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa.
Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.
Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban "
( Tv 12, 6).
Thánh vịnh 9 hân hoan:
"Lạy Chúa, con xin kể muôn việc lạ Chúa làm.
Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa.
Đàn hát, kính dâng Ngài, lạy Đấng Tối Cao" ( Tv 9, 2-3 ).
2. Các Kinh sư.
Trái với thái độ thiện chí tương trợ của bốn người bạn, nhóm Kinh sư luôn tìm cách bắt bẻ kết án loại trừ.
Nghe Chúa nói: “Này con, tội con được tha rồi”, các kinh sư thắc mắc "Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?". Họ lập luận: hoặc là ông này phạm thượng, vì chỉ là người mà dám tha tội cho kẻ khác, hoặc là ông có quyền như Thiên Chúa? Nếu là con người, thì làm sao ông ta có quyền tha tội? Nếu ông ta là Thiên Chúa, thì tín điều “chỉ có một Giavê độc nhất mà thôi”, làm sao có thể dung hòa ? Chúa Giêsu lại hỏi họ: “Điều nào dễ hơn ?” Cả hai câu hỏi điều vượt quá sức con người. Chúa Giêsu làm được cả hai. Người tuyên bố tha tội cho người bại liệt, rồi lại chữa anh ta khỏi bệnh. Người Do thái quan niệm, bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh tật đều là người có tội. Bệnh càng nặng, tội càng nhiều. Chúa Giêsu không chấp nhận lối nhìn ấy. Đối với Chúa, bệnh tật và tội lỗi là hai vấn đề riêng biệt. Có thể có người vừa có bệnh vừa có tội, nhưng có người có bệnh mà không có tội, có người có tội mà không có bệnh. Khi nói:“Này con, tội con đựoc tha rồi” là Chúa Giêsu muốn khẳng định Ngài là Thiên Chúa, có quyền tha tội. Đối với người Do thái chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Bất cứ ai tự xưng mình có thể làm được như vậy là sỉ nhục Thiên Chúa, là phạm thượng, mà hình phạt đối với tội lộng ngôn, phạm thượng là bị ném đá cho đến chết (x.Lv 24,16). Chúa Giêsu hỏi họ: “Bảo rằng tội lỗi con đã được tha” hay “đứng dậy vác chõng mà đi, thì câu nào dễ hơn?”. Cuộc tranh luận đạt tới đỉnh cao trong lời công bố long trọng của Chúa Giêsu "Này con, con đã được tha tội rồi; đứng dậy vác chõng mà đi. Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ “. Thấy phép lạ nhãn tiền, các Kinh sư bàng hoàng kinh ngạc, họ lại một phen bị “gậy ông đập lưng ông”. Đó cũng là hậu quả của lối nhìn bi quan, cách sống cố chấp hay bắt bẻ kết án người khác.
3. Như hoa hướng dương.
Một triết gia bảo rằng: Hãy quay về phía mặt trời, bạn sẽ không thấy cái bóng đen sau lưng.
Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động, nghĩa là sự phát triển của cây tùy theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía có ánh sáng. Rể cây có quang hướng động âm nên mọc về phía tối. Ánh sáng chiếu soi trên muôn loài loài cây cỏ. Khi mùa xuân về, nắng ấm xóa tan cái lạnh lẽo của mùa đông. Cây xanh tươi. Hoa đua nở để mùa hè kết trái. Năng lượng mặt trời là nguồn gốc mọi năng lượng của chính sự sống trên trái đất. Nhờ năng lượng mặt trời, cây cỏ mọc lên rồi lớn dần xanh tươi, cung cấp lương thực cho động vật. Con người được nuôi sống nhờ động thực vật.
Ánh nắng mặt trời rọi chiếu trên hồ ao, sông biển. Nước bốc lên thành mây rồi tụ lại thành mưa. Mưa rơi xuống đất tạo thành khe suối sông ngòi chảy xuôi về biển cả. Muôn loài đều hướng về mặt trời đón nhận ánh sáng. Giữa muôn loài, có loài hoa.Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà còn hoa luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời với cánh hoa rộng mở. Hoa hướng dương chỉ nhìn thấy ánh sáng. Trong lòng nó chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua. Cơn mưa ập tới. Hoa hướng dương cúi đầu xuống. Rồi lại ngữa mặt lên cao chiêm ngưỡng ánh mặt trời. Hoa hướng dương là hình ảnh những con người sống lạc quan yêu đời yêu người.
Người lạc quan có trái tim rộng mở hướng về người khác.
Người lạc quan luôn sống yêu thương, đem ấm áp cho mọi người xung quanh.
Ánh mặt trời soi chiếu muôn loài.Tình yêu Thiên Chúa trao ban cho muôn người. Ai biết mở lòng hướng về Thiên Chúa, người ấy sẽ luôn đón nhận dồi dào tình yêu và ân sủng để sống lạc quan tin yêu.
Dưới ánh nắng mặt trời, người nào, vật nào cũng tạo ra một bóng đen. Tấm gương nào cũng có mặt trái của nó. Người tốt, người xấu đan xen trong cuộc đời. Việc hay việc dỡ lẫn lộn trong đời sống. Có hai loại người trong xã hội: bi quan và lạc quan. Người bi quan nhìn cuộc đời qua kính đen, chỉ thấy người xấu việc xấu. Người lạc quan nhìn cuộc đời bằng kính hồng, luôn thấy cái tốt cái đẹp của cuộc sống.
Câu chuyện Phúc âm hôm nay, Thánh sử Maccô kể về hai hạng người đến với Chúa Giêsu: bốn người khiêng một ngươi bất toại và các kinh sư.
1. Bốn người bạn.
Bốn người khiêng, nhiệt thành làm việc bác ái tương trợ, tận tình giúp đỡ bệnh nhân. “Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống”. Vì dân chúng quá đông, nên bốn người khiêng bệnh nhân không sao đến gần Chúa Giêsu được. Họ có sáng kiến táo bạo, khiêng bệnh nhân lên mái nhà theo lối đi cầu thang phía ngoài, lên bên trên dỡ mái nhà. Maccô không ghi lại nhà đó là của ai, cũng không nói người chủ nhà có đòi bồi thường vì mái nhà của họ bị dỡ hay không. Có lẽ ngày xưa mái nhà làm đơn giản và dân làng quen biết nhau nên họ thông cảm với người bất toại, không đòi bồi thường. Theo nhà chú giải Thánh Kinh William Barclay diễn tả.Mái nhà người Do Thái sống ở Palestine được làm bằng một số cây đà, đặt ngang từ tường này sang tường kia cách nhau khoảng một mét. Khoảng trống giữa các cây đà là những tấm phên bằng gỗ mềm có trét đất sét, và lớp trên cùng có phủ một lớp đất sét trộn với vôi. Do đó mái nhà rất bằng phẳng. Thường có cỏ mọc xanh tươi. Người ta dùng chổ này để nghỉ ngơi hóng mát yên tĩnh. Bốn người khiêng đã gỡ các miếng phên gỗ nằm giữa hai cây đà để làm lối đưa chiếc chõng với bệnh nhân xuống ngay trước mặt Chúa Giêsu. Thấy thiện chí và lòng tin của bốn anh bạn này, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi"; “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác chõng mà về!”. “Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ”.
Người bất toại đã lành mạnh, anh vui sướng hạnh phúc.Từ bao năm tháng bị tê liệt tay chân, không đi lại được, phải nằm liệt giường liệt chiếu, chạy thầy chạy thuốc mà không khỏi bệnh. Đời anh kể như tàn phế. Không thể đi làm, anh trở nên gánh nặng cho người khác. Có lúc anh cảm thấy tuyệt vọng, chán chường. Bại liệt thân xác đã làm anh dần dần tê liệt tâm hồn. Gặp được Chúa Giêsu, anh vui sướng hân hoan, anh nhảy mừng “lập tức anh đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người“. Anh đã được Chúa chữa lành phần xác. Anh “tung tăng“ đi lại, như bao người khác. Cử chỉ “đứng lên vác chõng mà về” nói lên sự lành mạnh thể lý và sức khỏe đủ để chu toàn bổn phận của một con người. Anh biết ơn Chúa Giêsu và “ngợi khen“ Thiên Chúa. Tâm hồn anh được đổi mới. Niềm tin vào Đấng Cứu Thế đã khởi đầu đem mùa xuân hy vọng cho đời anh.
Tin Mừng Maccô trong những Chúa nhật vừa rồi và hôm nay khắc hoạ dung mạo Chúa Giêsu. Vị lương y quyền năng và nhân hậu. Chúa hấp dẫn lôi cuốn đám đông. Chúa ở đâu thì dân chúng đến bao quanh không còn chỗ chen chân. Chúa thu hút đến lạ lùng. Lời giảng dạy đầy uy quyền. Quyền phép siêu phàm chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, tẩy trừ mọi thứ ma quỷ.
Con người cần phải mở lòng và tin tưởng vào Chúa.
Thánh Phaolô xác tín:" Tôi biết tôi đã tin vào ai " ( 2Tm 1 ).
Thánh vịnh 12 reo vui:
" Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa.
Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.
Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban "
( Tv 12, 6).
Thánh vịnh 9 hân hoan:
"Lạy Chúa, con xin kể muôn việc lạ Chúa làm.
Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa.
Đàn hát, kính dâng Ngài, lạy Đấng Tối Cao" ( Tv 9, 2-3 ).
2. Các Kinh sư.
Trái với thái độ thiện chí tương trợ của bốn người bạn, nhóm Kinh sư luôn tìm cách bắt bẻ kết án loại trừ.
Nghe Chúa nói: “Này con, tội con được tha rồi”, các kinh sư thắc mắc "Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có quyền tha tội?". Họ lập luận: hoặc là ông này phạm thượng, vì chỉ là người mà dám tha tội cho kẻ khác, hoặc là ông có quyền như Thiên Chúa? Nếu là con người, thì làm sao ông ta có quyền tha tội? Nếu ông ta là Thiên Chúa, thì tín điều “chỉ có một Giavê độc nhất mà thôi”, làm sao có thể dung hòa ? Chúa Giêsu lại hỏi họ: “Điều nào dễ hơn ?” Cả hai câu hỏi điều vượt quá sức con người. Chúa Giêsu làm được cả hai. Người tuyên bố tha tội cho người bại liệt, rồi lại chữa anh ta khỏi bệnh. Người Do thái quan niệm, bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh tật đều là người có tội. Bệnh càng nặng, tội càng nhiều. Chúa Giêsu không chấp nhận lối nhìn ấy. Đối với Chúa, bệnh tật và tội lỗi là hai vấn đề riêng biệt. Có thể có người vừa có bệnh vừa có tội, nhưng có người có bệnh mà không có tội, có người có tội mà không có bệnh. Khi nói:“Này con, tội con đựoc tha rồi” là Chúa Giêsu muốn khẳng định Ngài là Thiên Chúa, có quyền tha tội. Đối với người Do thái chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Bất cứ ai tự xưng mình có thể làm được như vậy là sỉ nhục Thiên Chúa, là phạm thượng, mà hình phạt đối với tội lộng ngôn, phạm thượng là bị ném đá cho đến chết (x.Lv 24,16). Chúa Giêsu hỏi họ: “Bảo rằng tội lỗi con đã được tha” hay “đứng dậy vác chõng mà đi, thì câu nào dễ hơn?”. Cuộc tranh luận đạt tới đỉnh cao trong lời công bố long trọng của Chúa Giêsu "Này con, con đã được tha tội rồi; đứng dậy vác chõng mà đi. Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ “. Thấy phép lạ nhãn tiền, các Kinh sư bàng hoàng kinh ngạc, họ lại một phen bị “gậy ông đập lưng ông”. Đó cũng là hậu quả của lối nhìn bi quan, cách sống cố chấp hay bắt bẻ kết án người khác.
3. Như hoa hướng dương.
Một triết gia bảo rằng: Hãy quay về phía mặt trời, bạn sẽ không thấy cái bóng đen sau lưng.
Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động, nghĩa là sự phát triển của cây tùy theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía có ánh sáng. Rể cây có quang hướng động âm nên mọc về phía tối. Ánh sáng chiếu soi trên muôn loài loài cây cỏ. Khi mùa xuân về, nắng ấm xóa tan cái lạnh lẽo của mùa đông. Cây xanh tươi. Hoa đua nở để mùa hè kết trái. Năng lượng mặt trời là nguồn gốc mọi năng lượng của chính sự sống trên trái đất. Nhờ năng lượng mặt trời, cây cỏ mọc lên rồi lớn dần xanh tươi, cung cấp lương thực cho động vật. Con người được nuôi sống nhờ động thực vật.
Ánh nắng mặt trời rọi chiếu trên hồ ao, sông biển. Nước bốc lên thành mây rồi tụ lại thành mưa. Mưa rơi xuống đất tạo thành khe suối sông ngòi chảy xuôi về biển cả. Muôn loài đều hướng về mặt trời đón nhận ánh sáng. Giữa muôn loài, có loài hoa.Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà còn hoa luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời với cánh hoa rộng mở. Hoa hướng dương chỉ nhìn thấy ánh sáng. Trong lòng nó chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua. Cơn mưa ập tới. Hoa hướng dương cúi đầu xuống. Rồi lại ngữa mặt lên cao chiêm ngưỡng ánh mặt trời. Hoa hướng dương là hình ảnh những con người sống lạc quan yêu đời yêu người.
Người lạc quan có trái tim rộng mở hướng về người khác.
Người lạc quan luôn sống yêu thương, đem ấm áp cho mọi người xung quanh.
Ánh mặt trời soi chiếu muôn loài.Tình yêu Thiên Chúa trao ban cho muôn người. Ai biết mở lòng hướng về Thiên Chúa, người ấy sẽ luôn đón nhận dồi dào tình yêu và ân sủng để sống lạc quan tin yêu.
Học và Sống Năm Thánh Kinh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
20:36 17/02/2009
Học và Sống Năm Thánh Kinh
Bài 8 - Các Nghĩa của Thánh Kinh - Phần 2
Trong bài trước chúng ta đã bàn đến nghĩa văn tự và các nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Từ thời Cải Cách Tin Lành đến nay, tuy có những tiến bộ về việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu Thánh Kinh, nhưng bốn ý nghĩa của Thánh Kinh, là nghĩa văn tự, nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, vẫn là những ý nghĩa căn bản hướng dẫn người Công Giáo trong việc đọc Thánh Kinh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp bàn đến sự khác biệt giữa cách giải thích Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành hiện đại.
Phong trào Cải Cách đem đến cho nó một tiêu điểm để giải thích Thánh Kinh khác khi Lutherô dùng câu của Thánh Phaolô “chúng ta đã được nên công chính nhờ Đức Tin” (Rom 5:1) như là chìa khóa để hiểu tất cả Thánh Kinh. Lutherô và những nhà cải cách sau ông tránh cách giải thích ẩn dụ, và bắt đầu nhấn mạnh đến cách giải thích Thánh Kinh theo nghĩa văn tự. Trong Công Giáo thì không có mấy thay đổi so với lập trường giải thích có từ thời Trung Cổ với bốn ý nghĩa của Thánh Kinh. Đến thời Khai Minh, người ta tôn lý trí làm tiêu chuẩn tối hậu cho mọi kiến thức, và các phương pháp giải thích Thánh Kinh bắt đầu thay đổi. Người ta bắt đầu đặt vấn đề về quyền bính và truyền thống. Phương pháp khoa học cũng khởi sự lấn át tất cả mọi lãnh vực nghiên cứu. Sự phát triển nhanh chóng của kiến thức theo sau sự phát triển của khoa học, cùng với những khám phá về khảo cổ, đưa đến những câu hỏi quan trọng về sự chính xác về lịch sử và khoa học của Thánh Kinh.
Phương pháp phân tích (phê bình) lich sử xuất hiện từ thế kỷ thứ 18 đã bá chủ nghành chú giải Thánh Kinh từ đó, và tiếp tục ảnh hưởng đến việc chú giải Thánh Kinh hiện đại. Phương pháp này không phải chỉ là một phương pháp; nó sử dụng nhiều phương pháp trong cố gắng giải thích Thánh Kinh trong phạm vi lịch sử và văn chương của nó, cùng trong việc tìm kiếm ý nghĩa mà các tác giả có ý nói đến. Phương pháp này chú ý đến lịch sử của bản văn và việc thành hình bản văn từ những nguồn truyền khẩu hay văn viết đã có từ trước; phương pháp này thảo luận về những hình thức của bản văn, và việc soạn thảo văn bản cuối cùng. Nó cần sự hỗ trợ của nhiều nghành khác nhau như ngữ học, khảo cổ, xã hội học, nhân chủng học, giả thuyết văn tự, và so sánh các tôn giáo, để cố gắng xác định ý nghĩa của đoạn văn trong phạm vi lịch sử và văn chương. Những người sử dụng phương pháp này đã không chấp nhận những tiền giả định về sự chính xác về lịch sử của bản văn Thánh Kinh và việc hình thành những tín điều dựa trên Thánh Kinh.
Khi phương pháp phân tích lịch sử đi vào các đại học và bắt đầu thắng thế trong các chủng viện Tin Lành, thì phái cơ bản đứng lên và khăng khăng tin vào tính không sai lỗi của Thánh Kinh trong mọi lãnh vực hiểu biết và giữ lấy những điều căn bản của Đức Tin Kitô giáo như đã được xác định từ trước. Vì thế Tin Lành có hai trường phái cực đoan trong việc giải thích Thánh Kinh. Một trường phái dựa hoàn toàn vào phương pháp phân tích lịch sử để bác bỏ những gì trong Thánh Kinh mà họ cho rằng không có căn bản lịch sử vững chắc. Họ chỉ tin vào những gì họ có thể chứng minh được qua lịch sử hay khoa học. Một trường phái khác thì cho rằng từng chữ trong Thánh Kinh là Lời mà Thiên Chúa đọc cho tác giả viết. Những Lời này hoàn toàn được áp dụng theo nghĩa đen trong mọi hoàn cảnh và thời đại, cho nên người ta phải hiểu Lời Chúa hoàn toàn theo nghĩa văn tự mà không cần biết hoàn cảnh lịch sử của bản văn. Phần còn lại thì chung dung, nhưng không có một đường lối nào thống nhất trong việc giải thích Thánh Kinh. Chính vì thế mà có bao nhiêu cách giải thích khác nhau thì có bấy nhiêu giáo phái Tin Lành khác nhau.
Trong vòng Công Giáo vào thời đầu của Thế Kỷ 20, các nhà chú giải Thánh Kinh bắt đầu bàn đến nghĩa trọn vẹn (sensus plenior) của Thánh Kinh. “Nghĩa trọn vẹn được định nghĩa như là ý nghĩa thâm sâu của bản văn, mà Thiên Chúa có ý nói, nhưng không được tác giả nhân loại diễn tả cách đầy đủ”.[1] Người ta tìm thấy nghĩa trọn vẹn này khi các tác giả sau của Thánh Kinh gán cho những câu trước đó một ý nghĩa mới, như việc Thánh Matthêu dùng Isaia 7:14 (Mt 1:23) để nói về Đức Mẹ thụ thai Đức Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh; hoặc khi các tín điều sau đó hay định nghĩa của Công Đồng gán cho một câu văn Thánh Kinh một ý nghĩa, như định nghĩa về Tội Nguyên Tổ dựa vào Roma 5:12-21.[2] Khó mà phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa trọn vẹn và nghĩa thiêng liêng.[3] Nghĩa trọn vẹn để nguyên nghĩa văn tự, nhưng khẳng định rằng đoạn văn có được một ý nghĩa mới sau Đức Kitô.
Nghĩa trọn vẹn của một bản văn, dù do ý định của Thiên Chúa, người ta cũng không thấy được cho đến khi sự trọn vẹn của Mặc Khải được thực hiện nơi Đức Kitô. Thảo luận về nghĩa trọn vẹn vẫn còn tiếp tục, nhưng phần lớn bị lấn át bởi việc sử dụng phương pháp phân tích lịch sử trong số các nhà chú giải Công Giáo từ giữa thế kỷ thứ 20. Từ năm 1943, khi Đức Thánh Cha Piô XII ban hành Thông Điệp Divino Afflante Spiritu cho phép dùng những phương pháp giải thích Thánh Kinh hiện đại đến nay, các nhà chú giải Công Giáo đã đua nhau sừ dụng phương pháp phân tích lịch sử trong việc chú giải Thánh Kinh, đôi khi thái quá, mà thiếu thận trọng như Đức Thánh Cha Piô XII đã viết:
“Trong thời đại chúng ta, quả thật là có quá nhiều thắc mắc và những khó khăn mới, cho nên nhờ ơn Thiên Chúa, những phương tiện và trợ cụ mới cũng được cung cấp cho các nhà chú giải Thánh Kinh.. . . Vậy nhà chú giải, với sự cẩn trọng và không bỏ qua bất cứ ánh sáng nào đến từ những cuộc nghiên cứu mới đây, cố gắng xác định đặc tính và những hoàn cảnh riêng bìệt của tác giả Thánh Kinh, thời đại mà các ngài sống, các nguồn văn viết hay truyền khẩu mà tác giả ấy đã tham khảo và những hình thức diễn tả mà tác giả đã dùng.” (số 33)
Lập trường của ĐTC Piô XII được Công Đồng Vaticanô II tái xác nhận trong tài liệu Dei Verbum[4] và lại một lần nữa trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh.
Từ thời các Giáo Phụ Sơ Khai qua thời Trung Cổ, cho đến thế giới hiện đại, việc giải thích Thánh Kinh đã tăng trường và phát triển, với mỗi thời đại kế tiếp nhau áp dụng những nguyên tắc chú giải hay nhất của thời đại mình để xác định ý nghĩa của Thánh Kinh. Ngôn ngữ về “các nghĩa của Thánh Kinh” không còn được các học giả hiện đại sử dụng nữa. Dù những người đang sử dụng phương pháp phân tích Thánh Kinh thường khăng khăng cho rằng một bản văn chỉ có một nghĩa, càng ngày người ta càng công nhận rằng có nhiều tầng lớp ý nghĩa trong một bản văn.
Các học giả Thánh Kinh hiện đại, phần lớn là những người dùng những phương pháp phân tích lịch sử, nhấn mạnh đến những gì mà bản văn có ý nói đến trong phạm vi lịch sử và văn chương, nhưng với Thánh Kinh, chúng ta đứng trước một bản văn sống động là bản văn tiếp tục có ý nghĩa đối với những cộng đồng Đức Tin coi nó là bản văn thánh. Vì thế, chúng ta không thể chỉ chú ý đến điều mà bản văn có ý nói, mà còn phải coi nó có ý nghĩa gì đối với cộng đồng tín hữu. Chúng ta tiếp tục đi lại giữa nghĩa văn tự và thiêng liêng của bản văn trong khi cố gắng tìm xem Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta hôm nay. Đồng thời, khi đọc Thánh Kinh, chúng ta phải đọc theo trong Hội Thánh và theo Truyền Thống sống động của Hội Thánh, vì như Timothy Michael Milinovich đã viết: “Đã không thể có Thánh Kinh nếu khộng có Thánh Truyền, và Thánh Kinh không thể tiếp tục tồn tại nếu không có sự bảo trì và giáo huấn của Huấn Quyền”.[5]
viết theo bài “The Senses of Scripture” của Pauline A. Viviano, PhD, và “Basic of Biblical Literacy” của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 141.
[2] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 141
[3] Brown, The Sensus Plenior of Sacred Scripture, 12
[4] Dei Verbum, 3:11-12.
[5] Basic of Biblical Literacy của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vai trò thiết yếu của Gia đình
Vũ Văn An
06:08 17/02/2009
Vai trò thiết yếu của gia đình
Các tranh luận công khai về tư thế của gia đình và hôn nhân tiếp tục được nhiều người tham gia như thế nào, thì các phí tổn xã hội do việc tan vỡ hôn nhân cũng thế.
Nhật báo Người Quan Sát (Observer) ngày 25 tháng 1, 2009 tường trình rằng: một cuộc nghiên cứu mới đây tại Anh cho hay ly dị đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho người đàn ông và mang lại thiệt hại nhiều hơn cho người đàn bà. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Stephen Jenkins, một trong các giám đốc tại Viện Nghiên Cứu Xã Hội và Kinh Tế (Institute for Social and Economic Research) và là chủ tịch Hội Đồng Các Hiệp Hội Quốc Tế Nghiên Cứu về Lợi Tức và Thịnh Vượng. Theo Jenkins, khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, lợi tức để ra của người cha gia tăng khoảng một phần ba. Ngược lại, và bất kể có con hay không, lợi tức trung bình sau khi ly dị của người đàn bà giảm tới một phần năm và còn bị ảnh hưởng tai hại nhiều năm sau.
Theo tường trình của tờ Người Quan Sát, cuộc thăm dò của Jenkins là cuộc nghiên cứu đầu tiên có tính dài hạn về lợi tức và hôn nhân tan vỡ. Jenkins nhận thấy tỷ lệ nghèo khó nơi những người đàn bà ly dị là 27%, gần như ba lần cao hơn so với người phối ngẫu trước đây của họ.
Thiệt hại về kinh tế không phải là thất lợi duy nhất có liên hệ tới ly dị. Tờ Sydney Morning Herald ngày 10 tháng Bẩy tường trình rằng một cuộc nghiên cứu tại Úc Đại Lợi, công bố vào năm ngoái, cho thấy tác động về xúc cảm và xã hội do ly dị đem lại khiến người ta còn cảm thấy nó cả hàng thập kỷ sau đó. Một nhóm nghiên cứu do David de Vaus, thuộc trường đại học La Trobe ở Melbourne, đứng đầu, đã trình bày các kết luận của họ tại một hội nghị do Viện Nghiên Cứu Gia Đình Úc (Australian Institute of Family Studies) tổ chức. Nhóm này so sánh sinh phúc (well-being) của khoảng 2,200 người Úc tuổi từ 55 tới 74. Những người ly dị không những bị khủng hoảng trong các năm đầu sau khi hôn nhân tan vỡ, mà họ còn có nguy cơ dễ cảm thấy thiếu một ai đó để tâm sự và thấy mình kém thoải mái với gia đình và sức khoẻ.
Chủ yếu
Đức Bênêđíctô XVI gần đây khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội trong sứ điệp gửi cho các người tham dự đọc kinh mân côi tại cuộc gặp gỡ nhân Ngày Thế Giới Các Gia Đình lần thứ sáu tổ chức tại Mexico City.
Trong sứ điệp phát hình ngày 17 tháng 1, Đức Giáo Hoàng cho hay: gia đình là “tế bào chủ yếu của xã hội”. Ngài giải thích: “Vì vai trò chủ yếu của mình trong xã hội, gia đình có quyền đòi cho bản sắc riêng của mình được thừa nhận, chứ không bị lẫn lộn với các hình thức sống chung khác”.
Thành thử ra, Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu rằng gia đình đặt căn bản trên một người đàn ông và một người đàn bà phải nhận được đủ mức hỗ trợ về luật lệ, tài chánh và xã hội. Tầm quan trọng về xã hội của đời sống gia đình không phải chỉ là điều được Giáo Hội khẳng định mà thôi. Jennifer Roback Morse, cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Hoover của Đại Học Stanford và hiện là chuyên viên nghiên cứu tại Viện Acton Chuyên Nghiên Cứu Tôn Giáo và Tự Do, mới đây đã cho ấn hành ấn bản thứ hai cuốn “Tình Yêu và Khoa Kinh Tế Học” (Love and Economics) do nhà Ruth Institute Books in. Một trong các phần của Sách được đặt tựa là “Tại Sao Không Có Gì Thay Thế Được Gia Đình?” (Why There is No Substitute for the Family). Gia đình không thể thay thế được không những theo nghĩa cha mẹ đứa trẻ phải đóng một vai trò độc đáo trong đời em, mà còn vì chính định chế gia đình cũng không có gì thay thế được.
Morse quả quyết rằng vai trò hàng đầu của gia đình có tính tương quan. Rõ ràng có những gia đình thể hiện trách vụ đó tốt hơn các gia đình khác, nhưng không một định chế nào khác có thể thể hiện trách vụ ấy tốt hơn gia đình.
Không phải là nhiệm ý
Theo Morse, ta không nên dựa vào sự kiện có những gia đình thất bại mà vội kết luận rằng định chế gia đình chỉ có tính nhiệm ý (optional). Morse quả quyết rằng “Nếu ta có thể duy trì gia đình ở bình diện cá thể và bản thân, ta chả cần gì tới các kế sách vĩ đại nhằm thay thế nó ở bình diện xã hội”. Cô tóm lược các khám phá của nhiều cuộc nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu chứng tỏ các hậu quả tai hại đối với các trẻ em được nuôi dưỡng trong các gia đình chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ: nào là nghèo đói, nào là học hành kém và có nhiều vấn đề thuộc tác phong.
Morse cho rằng: trách vụ nuôi dưỡng con cái quá nặng nề đối với một người làm cha hoặc mẹ đơn lẻ. Đàng khác, các hình thức như sống chung hay cha ghẻ cũng không thể đem lại được cùng một phúc lợi như đối với một gia đình có cả hai cha mẹ máu mủ.
Theo Morse, vai trò của người cha không phải chỉ có tính cách kinh tế mà thôi. Sự đóng góp của ông vào việc phát triển tinh thần của con cái là điều phần đông đã bị xã hội không đếm xỉa tới. Cô bảo: “Vấn đề thực sự không phải là liệu người đàn ông và người đàn bà có khác nhau hay không nhưng là làm thế nào để sự khác nhau kia giúp mỗi người đóng gópđiều gì đó thật độc đáo vào việc phát triển tinh thần của con cái”.
Nhận định về các thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng trong qui phạm luân lý và tập quán tính dục của mấy thập niên qua, Morse nhận định rằng các thay đổi ồ ạt trong các thập niên 60 và 70 hứa hẹn sẽ đem lại hạnh phúc và thoả mãn trong tự do không hạn chế. Bây giờ kinh nghiệm nhìn lại, ta có thể kết luận rằng khả năng biết duy trì các cam kết mới là hồng phúc đem lại hạnh phúc và thoả mãn sâu xa. Cô kết luận: “Giờ đây, phần đông người trưởng thành sẵn sàng học tập lại bất cứ điều gì họ có thể học tập được về cuộc hôn nhân lâu dài, vì ích lợi bản thân và vì ích lợi của con cái họ nữa”. Theo Morse, tự do bao giờ cũng có giới hạn. Mọi thế hệ đều không được tự ý định nghĩa lại gia đình và các trói buộc của nó. Morse cho rằng ta không thể miễn chước được một số nhân đức và trói buộc.
Nền tảng
Một quan điểm như thế cũng đã được phát biểu bởi Đức Hồng Y Seán Brady, tổng giám mục Armagh và là giáo chủ của toàn thể Ái Nhĩ Lan, trong một bài diễn văn vào năm ngoái tại Hội Nghị Céifin ngày 4 tháng Mười Một. Chủ đề của bài diễn văn là: “Gia đình là nền tảng của xã hội”.
Theo Đức HY, gia đình xây dựng trên hôn nhân quả là nền tảng của xã hội. Chân lý đó do chính Thiên Chúa mạc khải trong Thánh Kinh, nhưng nó cũng là một trong những giá trị nhân bản quí giá nhất. Sinh phúc của hôn nhân và gia đình, do đó, là quan tâm công cộng và có tính hết sức nền tảng đối với ích chung. Nhà nước, vì thế, phải xem sét và chăm sóc hai định chế ấy một cách đặc biệt.
Đức HY giải thích thêm: “các mối liên hệ khác, dù có tính tính dục hay không, thẩy đều là hậu quả của quan tâm riêng. Chúng không có cùng một liên hệ nền tảng với lợi ích của xã hội và với việc dưỡng dục con cái như gia đình dựa trên hôn nhân”.
Khi yêu cầu cho gia đình dựa trên hôn nhân được nhà nước hỗ trợ, Đức HY muốn minh định rằng ý của ngài không phải là trừng phạt những người quyết định chọn sống các loại liên hệ khác. “Chúng tôi chỉ muốn duy trì nguyên tắc này là gia đình, đặt căn bản trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, có liên hệ mật thiết với lợi ích của xã hội đến nỗi nó đáng được chăm sóc và bảo vệ cách đặc biệt”.
Cam kết
Đức Hồng Y Brady cũng nhấn mạnh rằng: “Mối nối kết giữa cam kết công khai đối với cuộc hôn nhân kéo dài suốt đời, và sự vững ổn của đơn vị gia đình, cũng như vai trò khác biệt của người và và của người mẹ trong việc sinh sản và giáo dục con cái, mang lại cho hôn nhân một mối liên hệ độc đáo và khác biệt về phẩm tính với xã hội hơn là bất cứ hình thức liên hệ nào”.
Đức Bênêđíctô XVI, trong sứ điệp nhân thánh lễ ngày 18 tháng 1 kết thúc Cuộc Gặp Mặt Thế Giới Các Gia Đình, đã quả quyết rằng gia đình là nền tảng không thể thiếu được của xã hội. Ngài giải thích: “Chúng ta đã tiếp nhận sự sống từ người khác, sự sống ấy đã được phát triển và trưởng thành nhờ các chân lý và giá trị học được trong mối tương quan và hiệp thông với người khác… Chính trong gia đình người ta học để sống thực, biết quí trọng sự sống và sức khỏe, tự do và hòa bình, công lý và sự thật, việc làm, hòa hợp và kính trọng”. Đó là một chân lý đúng cho mọi nền văn hóa và xã hội.
Theo Cha John Flynn LC, Zenit 8 tháng 2 năm 2009
Các tranh luận công khai về tư thế của gia đình và hôn nhân tiếp tục được nhiều người tham gia như thế nào, thì các phí tổn xã hội do việc tan vỡ hôn nhân cũng thế.
Nhật báo Người Quan Sát (Observer) ngày 25 tháng 1, 2009 tường trình rằng: một cuộc nghiên cứu mới đây tại Anh cho hay ly dị đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho người đàn ông và mang lại thiệt hại nhiều hơn cho người đàn bà. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Stephen Jenkins, một trong các giám đốc tại Viện Nghiên Cứu Xã Hội và Kinh Tế (Institute for Social and Economic Research) và là chủ tịch Hội Đồng Các Hiệp Hội Quốc Tế Nghiên Cứu về Lợi Tức và Thịnh Vượng. Theo Jenkins, khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, lợi tức để ra của người cha gia tăng khoảng một phần ba. Ngược lại, và bất kể có con hay không, lợi tức trung bình sau khi ly dị của người đàn bà giảm tới một phần năm và còn bị ảnh hưởng tai hại nhiều năm sau.
Theo tường trình của tờ Người Quan Sát, cuộc thăm dò của Jenkins là cuộc nghiên cứu đầu tiên có tính dài hạn về lợi tức và hôn nhân tan vỡ. Jenkins nhận thấy tỷ lệ nghèo khó nơi những người đàn bà ly dị là 27%, gần như ba lần cao hơn so với người phối ngẫu trước đây của họ.
Thiệt hại về kinh tế không phải là thất lợi duy nhất có liên hệ tới ly dị. Tờ Sydney Morning Herald ngày 10 tháng Bẩy tường trình rằng một cuộc nghiên cứu tại Úc Đại Lợi, công bố vào năm ngoái, cho thấy tác động về xúc cảm và xã hội do ly dị đem lại khiến người ta còn cảm thấy nó cả hàng thập kỷ sau đó. Một nhóm nghiên cứu do David de Vaus, thuộc trường đại học La Trobe ở Melbourne, đứng đầu, đã trình bày các kết luận của họ tại một hội nghị do Viện Nghiên Cứu Gia Đình Úc (Australian Institute of Family Studies) tổ chức. Nhóm này so sánh sinh phúc (well-being) của khoảng 2,200 người Úc tuổi từ 55 tới 74. Những người ly dị không những bị khủng hoảng trong các năm đầu sau khi hôn nhân tan vỡ, mà họ còn có nguy cơ dễ cảm thấy thiếu một ai đó để tâm sự và thấy mình kém thoải mái với gia đình và sức khoẻ.
Chủ yếu
Đức Bênêđíctô XVI gần đây khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội trong sứ điệp gửi cho các người tham dự đọc kinh mân côi tại cuộc gặp gỡ nhân Ngày Thế Giới Các Gia Đình lần thứ sáu tổ chức tại Mexico City.
Trong sứ điệp phát hình ngày 17 tháng 1, Đức Giáo Hoàng cho hay: gia đình là “tế bào chủ yếu của xã hội”. Ngài giải thích: “Vì vai trò chủ yếu của mình trong xã hội, gia đình có quyền đòi cho bản sắc riêng của mình được thừa nhận, chứ không bị lẫn lộn với các hình thức sống chung khác”.
Thành thử ra, Đức Bênêđíctô XVI yêu cầu rằng gia đình đặt căn bản trên một người đàn ông và một người đàn bà phải nhận được đủ mức hỗ trợ về luật lệ, tài chánh và xã hội. Tầm quan trọng về xã hội của đời sống gia đình không phải chỉ là điều được Giáo Hội khẳng định mà thôi. Jennifer Roback Morse, cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Hoover của Đại Học Stanford và hiện là chuyên viên nghiên cứu tại Viện Acton Chuyên Nghiên Cứu Tôn Giáo và Tự Do, mới đây đã cho ấn hành ấn bản thứ hai cuốn “Tình Yêu và Khoa Kinh Tế Học” (Love and Economics) do nhà Ruth Institute Books in. Một trong các phần của Sách được đặt tựa là “Tại Sao Không Có Gì Thay Thế Được Gia Đình?” (Why There is No Substitute for the Family). Gia đình không thể thay thế được không những theo nghĩa cha mẹ đứa trẻ phải đóng một vai trò độc đáo trong đời em, mà còn vì chính định chế gia đình cũng không có gì thay thế được.
Morse quả quyết rằng vai trò hàng đầu của gia đình có tính tương quan. Rõ ràng có những gia đình thể hiện trách vụ đó tốt hơn các gia đình khác, nhưng không một định chế nào khác có thể thể hiện trách vụ ấy tốt hơn gia đình.
Không phải là nhiệm ý
Theo Morse, ta không nên dựa vào sự kiện có những gia đình thất bại mà vội kết luận rằng định chế gia đình chỉ có tính nhiệm ý (optional). Morse quả quyết rằng “Nếu ta có thể duy trì gia đình ở bình diện cá thể và bản thân, ta chả cần gì tới các kế sách vĩ đại nhằm thay thế nó ở bình diện xã hội”. Cô tóm lược các khám phá của nhiều cuộc nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu chứng tỏ các hậu quả tai hại đối với các trẻ em được nuôi dưỡng trong các gia đình chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ: nào là nghèo đói, nào là học hành kém và có nhiều vấn đề thuộc tác phong.
Morse cho rằng: trách vụ nuôi dưỡng con cái quá nặng nề đối với một người làm cha hoặc mẹ đơn lẻ. Đàng khác, các hình thức như sống chung hay cha ghẻ cũng không thể đem lại được cùng một phúc lợi như đối với một gia đình có cả hai cha mẹ máu mủ.
Theo Morse, vai trò của người cha không phải chỉ có tính cách kinh tế mà thôi. Sự đóng góp của ông vào việc phát triển tinh thần của con cái là điều phần đông đã bị xã hội không đếm xỉa tới. Cô bảo: “Vấn đề thực sự không phải là liệu người đàn ông và người đàn bà có khác nhau hay không nhưng là làm thế nào để sự khác nhau kia giúp mỗi người đóng gópđiều gì đó thật độc đáo vào việc phát triển tinh thần của con cái”.
Nhận định về các thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng trong qui phạm luân lý và tập quán tính dục của mấy thập niên qua, Morse nhận định rằng các thay đổi ồ ạt trong các thập niên 60 và 70 hứa hẹn sẽ đem lại hạnh phúc và thoả mãn trong tự do không hạn chế. Bây giờ kinh nghiệm nhìn lại, ta có thể kết luận rằng khả năng biết duy trì các cam kết mới là hồng phúc đem lại hạnh phúc và thoả mãn sâu xa. Cô kết luận: “Giờ đây, phần đông người trưởng thành sẵn sàng học tập lại bất cứ điều gì họ có thể học tập được về cuộc hôn nhân lâu dài, vì ích lợi bản thân và vì ích lợi của con cái họ nữa”. Theo Morse, tự do bao giờ cũng có giới hạn. Mọi thế hệ đều không được tự ý định nghĩa lại gia đình và các trói buộc của nó. Morse cho rằng ta không thể miễn chước được một số nhân đức và trói buộc.
Nền tảng
Một quan điểm như thế cũng đã được phát biểu bởi Đức Hồng Y Seán Brady, tổng giám mục Armagh và là giáo chủ của toàn thể Ái Nhĩ Lan, trong một bài diễn văn vào năm ngoái tại Hội Nghị Céifin ngày 4 tháng Mười Một. Chủ đề của bài diễn văn là: “Gia đình là nền tảng của xã hội”.
Theo Đức HY, gia đình xây dựng trên hôn nhân quả là nền tảng của xã hội. Chân lý đó do chính Thiên Chúa mạc khải trong Thánh Kinh, nhưng nó cũng là một trong những giá trị nhân bản quí giá nhất. Sinh phúc của hôn nhân và gia đình, do đó, là quan tâm công cộng và có tính hết sức nền tảng đối với ích chung. Nhà nước, vì thế, phải xem sét và chăm sóc hai định chế ấy một cách đặc biệt.
Đức HY giải thích thêm: “các mối liên hệ khác, dù có tính tính dục hay không, thẩy đều là hậu quả của quan tâm riêng. Chúng không có cùng một liên hệ nền tảng với lợi ích của xã hội và với việc dưỡng dục con cái như gia đình dựa trên hôn nhân”.
Khi yêu cầu cho gia đình dựa trên hôn nhân được nhà nước hỗ trợ, Đức HY muốn minh định rằng ý của ngài không phải là trừng phạt những người quyết định chọn sống các loại liên hệ khác. “Chúng tôi chỉ muốn duy trì nguyên tắc này là gia đình, đặt căn bản trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, có liên hệ mật thiết với lợi ích của xã hội đến nỗi nó đáng được chăm sóc và bảo vệ cách đặc biệt”.
Cam kết
Đức Hồng Y Brady cũng nhấn mạnh rằng: “Mối nối kết giữa cam kết công khai đối với cuộc hôn nhân kéo dài suốt đời, và sự vững ổn của đơn vị gia đình, cũng như vai trò khác biệt của người và và của người mẹ trong việc sinh sản và giáo dục con cái, mang lại cho hôn nhân một mối liên hệ độc đáo và khác biệt về phẩm tính với xã hội hơn là bất cứ hình thức liên hệ nào”.
Đức Bênêđíctô XVI, trong sứ điệp nhân thánh lễ ngày 18 tháng 1 kết thúc Cuộc Gặp Mặt Thế Giới Các Gia Đình, đã quả quyết rằng gia đình là nền tảng không thể thiếu được của xã hội. Ngài giải thích: “Chúng ta đã tiếp nhận sự sống từ người khác, sự sống ấy đã được phát triển và trưởng thành nhờ các chân lý và giá trị học được trong mối tương quan và hiệp thông với người khác… Chính trong gia đình người ta học để sống thực, biết quí trọng sự sống và sức khỏe, tự do và hòa bình, công lý và sự thật, việc làm, hòa hợp và kính trọng”. Đó là một chân lý đúng cho mọi nền văn hóa và xã hội.
Theo Cha John Flynn LC, Zenit 8 tháng 2 năm 2009
Đức Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Hàn Quốc đã qua đời hưởng thọ 86 tuổi
Trần Hoàn Chỉnh
08:20 17/02/2009
SEOUL – Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan, hồng y tiên khởi của Hàn Quốc đã qua đời ngày 16 tháng 2 tại Seoul, thọ 86 tuổi.
Theo nguồn tin từ Tổng Giáo Phận Seoul, Đức Hồng Y qua đời vì tuổi già vào lúc 6 giờ 12 phút tối ngày 16 tại bệnh viện St. Mary tại Seoul. Linh cữu của ngài sẽ được quàn tại Nhà thờ Chính tòa Myeongdong của Seoul. Một viên chức thuộc Tổng Giáo Phận cho biết việc chuẩn bị cho tang lễ đến nay vẫn chưa hoàn tất dù Đức Hồng Y qua đời 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Đức Hồng Y Kim sinh ngày 8 tháng 5 năm 1922 tại Daegu trong thời gian Triều Tiên bị Nhật đô hộ. Ngài được trao tác vụ linh mục vào ngày 15 tháng 9 năm 1951 đang lúc xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và được tấn phong giám mục Giáo Phận Masan năm 1966.
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Seoul năm 1968. Chỉ một năm sau ngài được Đức Thánh Cha đã trao mũ hồng y và trở thành hồng y trẻ nhất thế giới (46 tuổi) lúc đó và là hồng y tiên khởi của Giáo Hội Hàn Quốc.
Năm 1998 ngài xin về hưu khỏi chức vụ Tổng Giám Mục Seoul và Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Pyongyang ở phía Bắc Hàn Quốc. Đức Giám Mục Nicholas Cheong Jin-suk, hiện nay là hồng y đã kế nhiệm ngài 2 vị trí trên.
Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng Giám Mục Seoul, Đức cố Hồng Y đã kêu gọi các thành phần Dân Chúa: “hạ tường cao, lấp hào sâu đang phong tỏa Hội Thánh. Hãy bước tiến giữa lòng xã hội”. Ngài mong Giáo Hội phục vụ người nghèo như Công Đồng Vatican II đã dạy.
Đức cố Hồng Y và giáo hội địa phương của ngài được xem như những người bảo vệ nhân quyền chống lại những thể chế độc tài ở thập niên 70 và 80. Nhà thờ Chính Tòa Myeongdong Seoul được ví như là biểu tượng cho lòng khao khát dân chủ của người dân. Nhiều người dân Hàn Quốc đã gọi Đức cố Hồng Y là người bảo vệ của nhân quyền và dân chủ.
Con đường trở thành linh mục của ngài không hề dễ dàng. Ngài đã bị ép buộc làm việc cho quân đội Nhật trong suốt chiến tranh thế giới II khi ngài là một chủng sinh.
Đức Hồng Y Kim cũng là người có công trong việc thành lập Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu. Sự đóng góp của ngài cho Giáo Hội tại Á Châu đã được biết đến khi ngài là một trong 3 vị chủ tọa của các phiên họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Vatican năm 1998.
Đức Hồng Y Kim cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như “Công bình xã hội”, “Cầu nguyện cho hòa bình”, “Thiên Chúa là Tình Yêu”, “Hòa bình trên trái đất” và “Sống như một con người”. Ngài cũng đã xuất bản hồi ký với tựa đề “Hãy yêu thương nhau”.
Trong suốt thời gian nghỉ hưu, Đức Hồng Y luôn phải bận rộn chuẩn bị nhưng bài diễn văn và tham dự những cuộc vận động và những cuộc gặp gỡ dân chúng.
Theo nguồn tin từ Tổng Giáo Phận Seoul, Đức Hồng Y qua đời vì tuổi già vào lúc 6 giờ 12 phút tối ngày 16 tại bệnh viện St. Mary tại Seoul. Linh cữu của ngài sẽ được quàn tại Nhà thờ Chính tòa Myeongdong của Seoul. Một viên chức thuộc Tổng Giáo Phận cho biết việc chuẩn bị cho tang lễ đến nay vẫn chưa hoàn tất dù Đức Hồng Y qua đời 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Đức Hồng Y Kim sinh ngày 8 tháng 5 năm 1922 tại Daegu trong thời gian Triều Tiên bị Nhật đô hộ. Ngài được trao tác vụ linh mục vào ngày 15 tháng 9 năm 1951 đang lúc xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và được tấn phong giám mục Giáo Phận Masan năm 1966.
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Seoul năm 1968. Chỉ một năm sau ngài được Đức Thánh Cha đã trao mũ hồng y và trở thành hồng y trẻ nhất thế giới (46 tuổi) lúc đó và là hồng y tiên khởi của Giáo Hội Hàn Quốc.
Năm 1998 ngài xin về hưu khỏi chức vụ Tổng Giám Mục Seoul và Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Pyongyang ở phía Bắc Hàn Quốc. Đức Giám Mục Nicholas Cheong Jin-suk, hiện nay là hồng y đã kế nhiệm ngài 2 vị trí trên.
Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng Giám Mục Seoul, Đức cố Hồng Y đã kêu gọi các thành phần Dân Chúa: “hạ tường cao, lấp hào sâu đang phong tỏa Hội Thánh. Hãy bước tiến giữa lòng xã hội”. Ngài mong Giáo Hội phục vụ người nghèo như Công Đồng Vatican II đã dạy.
Đức cố Hồng Y và giáo hội địa phương của ngài được xem như những người bảo vệ nhân quyền chống lại những thể chế độc tài ở thập niên 70 và 80. Nhà thờ Chính Tòa Myeongdong Seoul được ví như là biểu tượng cho lòng khao khát dân chủ của người dân. Nhiều người dân Hàn Quốc đã gọi Đức cố Hồng Y là người bảo vệ của nhân quyền và dân chủ.
Con đường trở thành linh mục của ngài không hề dễ dàng. Ngài đã bị ép buộc làm việc cho quân đội Nhật trong suốt chiến tranh thế giới II khi ngài là một chủng sinh.
Đức Hồng Y Kim cũng là người có công trong việc thành lập Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu. Sự đóng góp của ngài cho Giáo Hội tại Á Châu đã được biết đến khi ngài là một trong 3 vị chủ tọa của các phiên họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Vatican năm 1998.
Đức Hồng Y Kim cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như “Công bình xã hội”, “Cầu nguyện cho hòa bình”, “Thiên Chúa là Tình Yêu”, “Hòa bình trên trái đất” và “Sống như một con người”. Ngài cũng đã xuất bản hồi ký với tựa đề “Hãy yêu thương nhau”.
Trong suốt thời gian nghỉ hưu, Đức Hồng Y luôn phải bận rộn chuẩn bị nhưng bài diễn văn và tham dự những cuộc vận động và những cuộc gặp gỡ dân chúng.
Tro tàn còn lại - cơn cháy rừng khủng khiếp tại Úc châu
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
09:16 17/02/2009
TRO TÀN CÒN LẠI
(Hiến dâng những nạn nhân của cuộc cháy rừng tại Victoria – Uc châu 7-2-09)
Ngày 7/2/2009 vừa qua là ngày nóng nhất trong lịch của tiểu bang Victoria, Uc châu khi khí hậu tăng lên tới 46.7 độ C. Ngày đó đã trở thành “Ngày Thứ Bảy Đen” (Black Saturday) trong lịch sử tiểu bang Victoria, vì trong ngày này cơn cháy rừng đã làm tiêu rụi đi hơn 1800 cơ sở và nhà cửa, tàn phá hơn 800 ngàn mẫu rừng và cướp đi 187 sinh mạng. Đâ là cuộc cháy rừng ghê sợ và dữ dằn nhất trong lịch sử tiểu bang. Thị trấn thiệt hại nặng nhất là Kinglakes, một địa danh du lịch của tiểu bang với đồi núi trùng trùng điệp và hồ nước trong xanh, nơi cung cấp nước cho tiểu bang.
Đi từ St Andrew tới Kinglake là đoạn đường 10 cây số đèo núi hiểm trở đầy thơ mộng với rừng cây cao vút ngày xưa, nay chi còn thân cây trơ trọi cháy đen. Đây kia ven đường là những căn nhà mắc tiền do những người khá gỉa dưỡng gìa hay những người thích đời sống núi đồi ở... nay chỉ còn là đống gạch vụn! Không còn cây con hay cỏ nên người đi qua có thể nhìn thấu suốt qua thung lung lên tới các đỉnh núi.
Đó là thảm cảnh của nạn cháy rừng do thiên nhiên, thời tiết cực nóng mà cũng do con người khùng điên châm ngòi đốt! Lửa đã biến địa danh thiên đường trần thế này thành địa ngục trần gian! Lửa đã tiêu hủy tất cả bao nhiêu công sức dựng xây của con người thành đống tro tàn!
Nhìn về khía cạnh hữu hình vật chất, hình như con người thất bại trước sự ác! Con người bị đè bẹp trước sức mạnh hủy phá của lửa, của sự dữ... Con người như chùng lại trước những thảm cảnh thương đau như bị tiêu tán tất cả tài sản, như bị chết tất tưởi, ngộp ngạp thảm khốc trong những ngọn lửa hừng hực tàn ác!
Nhưng nhìn về khía cạnh linh thiêng, chưa bao giờ những người Uc mủi lòng rộng mở tâm hồn để ra tay chia sẻ và trợ giúp nhau như hiện nay. Chỉ vài giờ sau cơn cháy rừng, đáp lại lời mời gọi của các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như chính quyền tiểu bang và liên bang, người người hoặc các công ty ùn ùn đưa các phẩm vật tới các thí điểm tiếp nhận dân chúng của các vùng bị cháy... Đồ đạc nhiều đến độ phải kêu gọi ngừng mang các phẩm vật tới mà chỉ nhận sự giúp đỡ về hiện kim. Nội trong vòng một tuần lễ mà thôi, các cơ quan từ thiện đã nhận hoặc hứa nhận cả 70 triệu với một đất nước mà dân số sấp xỉ 20 triệu mà thôi! Còn chính quyền tiểu bang cũng như liên bang hứa trợ giúp các nạn nhân, để xây dựng lại các thị trấn và làng mạc nông trại bị hủy diệt bình địa hầu sớm khôi phục lại cuộc sống như xưa. Riêng cộng đồng người Việt tỵ nạn chưa đầy 300 ngàn người mà trong hai giờ quyên góp qua đài SBS, số tiền đã thu được trên 200 ngàn... Tính cho tới hôm nay con số hẳn vượt xa các sắc tộc khác.
Lý do gì đã làm cho người Việt chúng ta quảng đại đóng góp như vậy? Phải chăng vì lòng biết ơn! Chúng ta biết ơn nhân dân Uc đã rộng mở vòng tay đón chúng ta và giúp chúng ta xây dựng lại cuộc sống mới tại đất nước này. Hôm nay chúng ta đã tạm ổn định và nhớ tới tấm lòng của nhân dân Úc xưa kia mà rộng tay yểm trợ: người thì $50, $100 hay vài trăm hoặc như nhà hàng Thuận An Sunshine đã dành trọn vốn lẫn lời trong một ngày thứ sáu cuối tuần để yêm trợ cho các nạn nhân với số tiền $4,000 đô... Thật là những tấm lòng vàng!
Tro tàn còn để lại sau cơn cháy rừng này cần một thời gian dài để phục hồi! Nhưng tình yêu đã vực nhân dân và đất nước Úc trỗi dậy, kiên cường mạnh mẽ để yêu thương xây dựng và đây là điểm son qua cơn hoạn nạn!
Mùa Chay đã về nhắc nhở chúng ta là tro bụi, một mai sẽ trở về bụi tro; nhưng linh hồn chúng ta siêu thăng trong niềm tin yêu hy vọng vào trời ơn thánh! Chúng ta vươn lên khỏi ngụp nặn của hiềm khích, của hận thù, của xác thân hạ hèn để vươn bay lên trời ân thánh, sống yêu thương phục vụ Chúa và tha nhân.
Ước mong sau mùa Chay là phục sinh quang vinh thì sau cơn cháy rừng tàn khốc vừa qua, từ tro tàn sẽ mọc lên những ngôi nhà yêu thương, những trường học ê a tiếng tuổi thơ, những hội trường sinh hoạt, thánh đường để qui tụ dân chúng lại chia sẻ buồn vui cuộc đời hay những nhà thương để chữa lành các căn bệnh xác thân... Như thủ tướng Kevin Rudd đã công bố chi dùng số tiền 42 tỷ để ưu tiên cho các công cuộc kể trên hay như thủ hiến Brumby của tiểu bang nói: “Chúng ta hay coi nỗi đau của các nạn nhân cháy rừng như chính nỗi đau của gia đình chúng ta!”... vì vậy ai ai cũng mở lòng mình ra chia sẻ.
Đối với chúng ta, chúng ta mở tâm lòng ra chia sẻ vì tình người, vì lòng biết ơn mà còn vì tình yêu Chúa hối thúc chúng ta...
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Chủ nhiệm
Anh chị Hưởng và Thủy cùng ba cháu Mi, Huy Vi sống sót trong đường tơ kẽ tóc của cơn cháy rừng
DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP NẠN NHÂN CHÁY RỪNG VICTORIA (tiếp theo)
- Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick $1300.00
- Tuân Huyền – Vic $200.00
- Bích Anh – Vic $100.00
- Dòng Ba Đaminh huynh đoàn Thánh Đaminh Khảm – Vic $660.00
- Lưu Ngọc Sơn $50.00
- Hải Hạnh – Vic $300.00
- Sally Ann Nguyễn – Vic $100.00
- Toàn Nguyễn – Vic $100.00
- Trúc Hoa – Vic $100.00
- Đặng Thanh Liêm – Vic $50.00
- Minh Ngọc – Vic $100.00
- Quỳnh Kiều – Vic $100.00
- Gđ Trần Sữa – Vic $100.00
- Bích Liên – Vic $100.00
- Bà Mười – Vic $50.00
- Khâm Nguyệt – Vic $50.00
- Nguyễn Kim – Vic $400.00
- An danh (bà cố) – Vic $350.00
- Đào Toản – Vic $300.00
- Lê Xuân Bích – Vic $200.00
- Lê Công Trường – Vic $200.00
- Lê Quang Phẩm – Vic $200.00
- Hoàng Đức Trinh – Vic $100.00
- Phạm Văn Tá – Vic $200.00
- LittleNhi – NSW $100.00
- Đinh Xuân Cường – Vic $150.00
- Thanh Nguyễn – Vic $200.00
- Văn Nguyễn – Vic $50.00
ình ảnh cháy còn sót lại tại thị trấn Kinglake |
(Hiến dâng những nạn nhân của cuộc cháy rừng tại Victoria – Uc châu 7-2-09)
Ngày 7/2/2009 vừa qua là ngày nóng nhất trong lịch của tiểu bang Victoria, Uc châu khi khí hậu tăng lên tới 46.7 độ C. Ngày đó đã trở thành “Ngày Thứ Bảy Đen” (Black Saturday) trong lịch sử tiểu bang Victoria, vì trong ngày này cơn cháy rừng đã làm tiêu rụi đi hơn 1800 cơ sở và nhà cửa, tàn phá hơn 800 ngàn mẫu rừng và cướp đi 187 sinh mạng. Đâ là cuộc cháy rừng ghê sợ và dữ dằn nhất trong lịch sử tiểu bang. Thị trấn thiệt hại nặng nhất là Kinglakes, một địa danh du lịch của tiểu bang với đồi núi trùng trùng điệp và hồ nước trong xanh, nơi cung cấp nước cho tiểu bang.
Đi từ St Andrew tới Kinglake là đoạn đường 10 cây số đèo núi hiểm trở đầy thơ mộng với rừng cây cao vút ngày xưa, nay chi còn thân cây trơ trọi cháy đen. Đây kia ven đường là những căn nhà mắc tiền do những người khá gỉa dưỡng gìa hay những người thích đời sống núi đồi ở... nay chỉ còn là đống gạch vụn! Không còn cây con hay cỏ nên người đi qua có thể nhìn thấu suốt qua thung lung lên tới các đỉnh núi.
Đó là thảm cảnh của nạn cháy rừng do thiên nhiên, thời tiết cực nóng mà cũng do con người khùng điên châm ngòi đốt! Lửa đã biến địa danh thiên đường trần thế này thành địa ngục trần gian! Lửa đã tiêu hủy tất cả bao nhiêu công sức dựng xây của con người thành đống tro tàn!
Nhìn về khía cạnh hữu hình vật chất, hình như con người thất bại trước sự ác! Con người bị đè bẹp trước sức mạnh hủy phá của lửa, của sự dữ... Con người như chùng lại trước những thảm cảnh thương đau như bị tiêu tán tất cả tài sản, như bị chết tất tưởi, ngộp ngạp thảm khốc trong những ngọn lửa hừng hực tàn ác!
Nhưng nhìn về khía cạnh linh thiêng, chưa bao giờ những người Uc mủi lòng rộng mở tâm hồn để ra tay chia sẻ và trợ giúp nhau như hiện nay. Chỉ vài giờ sau cơn cháy rừng, đáp lại lời mời gọi của các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như chính quyền tiểu bang và liên bang, người người hoặc các công ty ùn ùn đưa các phẩm vật tới các thí điểm tiếp nhận dân chúng của các vùng bị cháy... Đồ đạc nhiều đến độ phải kêu gọi ngừng mang các phẩm vật tới mà chỉ nhận sự giúp đỡ về hiện kim. Nội trong vòng một tuần lễ mà thôi, các cơ quan từ thiện đã nhận hoặc hứa nhận cả 70 triệu với một đất nước mà dân số sấp xỉ 20 triệu mà thôi! Còn chính quyền tiểu bang cũng như liên bang hứa trợ giúp các nạn nhân, để xây dựng lại các thị trấn và làng mạc nông trại bị hủy diệt bình địa hầu sớm khôi phục lại cuộc sống như xưa. Riêng cộng đồng người Việt tỵ nạn chưa đầy 300 ngàn người mà trong hai giờ quyên góp qua đài SBS, số tiền đã thu được trên 200 ngàn... Tính cho tới hôm nay con số hẳn vượt xa các sắc tộc khác.
Lý do gì đã làm cho người Việt chúng ta quảng đại đóng góp như vậy? Phải chăng vì lòng biết ơn! Chúng ta biết ơn nhân dân Uc đã rộng mở vòng tay đón chúng ta và giúp chúng ta xây dựng lại cuộc sống mới tại đất nước này. Hôm nay chúng ta đã tạm ổn định và nhớ tới tấm lòng của nhân dân Úc xưa kia mà rộng tay yểm trợ: người thì $50, $100 hay vài trăm hoặc như nhà hàng Thuận An Sunshine đã dành trọn vốn lẫn lời trong một ngày thứ sáu cuối tuần để yêm trợ cho các nạn nhân với số tiền $4,000 đô... Thật là những tấm lòng vàng!
Tro tàn còn để lại sau cơn cháy rừng này cần một thời gian dài để phục hồi! Nhưng tình yêu đã vực nhân dân và đất nước Úc trỗi dậy, kiên cường mạnh mẽ để yêu thương xây dựng và đây là điểm son qua cơn hoạn nạn!
Mùa Chay đã về nhắc nhở chúng ta là tro bụi, một mai sẽ trở về bụi tro; nhưng linh hồn chúng ta siêu thăng trong niềm tin yêu hy vọng vào trời ơn thánh! Chúng ta vươn lên khỏi ngụp nặn của hiềm khích, của hận thù, của xác thân hạ hèn để vươn bay lên trời ân thánh, sống yêu thương phục vụ Chúa và tha nhân.
Ước mong sau mùa Chay là phục sinh quang vinh thì sau cơn cháy rừng tàn khốc vừa qua, từ tro tàn sẽ mọc lên những ngôi nhà yêu thương, những trường học ê a tiếng tuổi thơ, những hội trường sinh hoạt, thánh đường để qui tụ dân chúng lại chia sẻ buồn vui cuộc đời hay những nhà thương để chữa lành các căn bệnh xác thân... Như thủ tướng Kevin Rudd đã công bố chi dùng số tiền 42 tỷ để ưu tiên cho các công cuộc kể trên hay như thủ hiến Brumby của tiểu bang nói: “Chúng ta hay coi nỗi đau của các nạn nhân cháy rừng như chính nỗi đau của gia đình chúng ta!”... vì vậy ai ai cũng mở lòng mình ra chia sẻ.
Đối với chúng ta, chúng ta mở tâm lòng ra chia sẻ vì tình người, vì lòng biết ơn mà còn vì tình yêu Chúa hối thúc chúng ta...
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Chủ nhiệm
Anh chị Hưởng Thủy cùng Lm chủ nhiệm trước ngôi nhà tạm trú đã bị cháy |
Anh chị Hưởng và Thủy cùng ba cháu Mi, Huy Vi sống sót trong đường tơ kẽ tóc của cơn cháy rừng
Anh Hưởng tìm chút kỷ niệm trong đống tro tàn đổ nát |
DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP NẠN NHÂN CHÁY RỪNG VICTORIA (tiếp theo)
Hai cháu Huy và Vi sống sót sau cơn cháy rừng hiệm tạm trú trong một gia đình người Úc |
- Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick $1300.00
- Tuân Huyền – Vic $200.00
- Bích Anh – Vic $100.00
- Dòng Ba Đaminh huynh đoàn Thánh Đaminh Khảm – Vic $660.00
- Lưu Ngọc Sơn $50.00
- Hải Hạnh – Vic $300.00
- Sally Ann Nguyễn – Vic $100.00
- Toàn Nguyễn – Vic $100.00
- Trúc Hoa – Vic $100.00
- Đặng Thanh Liêm – Vic $50.00
- Minh Ngọc – Vic $100.00
- Quỳnh Kiều – Vic $100.00
- Gđ Trần Sữa – Vic $100.00
- Bích Liên – Vic $100.00
- Bà Mười – Vic $50.00
- Khâm Nguyệt – Vic $50.00
- Nguyễn Kim – Vic $400.00
- An danh (bà cố) – Vic $350.00
- Đào Toản – Vic $300.00
- Lê Xuân Bích – Vic $200.00
- Lê Công Trường – Vic $200.00
- Lê Quang Phẩm – Vic $200.00
- Hoàng Đức Trinh – Vic $100.00
- Phạm Văn Tá – Vic $200.00
- LittleNhi – NSW $100.00
- Đinh Xuân Cường – Vic $150.00
- Thanh Nguyễn – Vic $200.00
- Văn Nguyễn – Vic $50.00
Những điều ĐGH nên biết về Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
Phụng Nghi
17:27 17/02/2009
Tuần này, bà Chủ tịch Hạ viện Hoa kỳ Nancy Pelosi sẽ gặp Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Vatican. Sau khi Thượng nghị sĩ Ted Kennedy bị suy nhược vì bệnh tật, Pelosi đã nghiễm nhiên trở thành người lãnh đạo những thành viên Công giáo bất đồng trong Quốc hội Mỹ.
Chỉ có Pelosi là thích hợp thay thế vào chỗ của Kennedy. Tháng giêng năm 2006, khi trở thành Chủ tịch Hạ viện, bà đã chọn Linh mục Dòng Tên Robert Drinan làm người cử hành thánh lễ ăn mừng. Linh mục Drinan nay đã qua đời, là giáo sư dạy luật nhiều năm tại trường Đại học Georgetown, đã là kiến trúc sư của những lý luận hiện nay được dùng làm lớp vỏ che đậy cho những chính trị gia Công giáo nào muốn lẩn tránh vấn đề phá thai. Nỗ lực đó khởi đầu từ năm 1964, khi linh mục Drinan là một trong một nhóm nhỏ những nhà thần học đã đến thăm viếng Hyannis Port tiểu bang Massachusetts, để dậy dỗ cho người trong gia tộc Kennedy cách mưu mẹo về vấn đề phá thai trong lãnh vực chính trị.
Thánh tích 100% bỏ phiếu ủng hộ phá thai của Pelosi – theo lời tổ chức phò phá thai NARAL – đã là chuyện thường xuyên trong giới những đảng viên Dân chủ theo đạo Công giáo tại Hạ viện Mỹ, nhưng có lẽ Pelosi là người lớn lối nhất trong bọn họ. Chẳng hạn, trong bản dự thảo đầu tiên về tổng số tiền dùng để kích hoạt kinh tế, hàng triệu đôla dùng cho việc ngừa thai đã bị cắt bỏ, nhưng chỉ có mình Pelosi đứng lên bênh vực cho quỹ này.
Tháng 8 năm ngoái, bà đã đưa ra những lời bình luận kỳ quặc về Giáo hội trong chương trình truyền hình Meet the Press (Gặp gỡ Báo chí) đến nỗi đã đơn thương độc mã làm nguy hiểm cho nỗ lực tìm tới các cử tri Công giáo của Tổng thống Barack Obama. Để ủng hộ cho lập trường ủng hộ phá thai của mình, khi được hỏi khi nào thì sự sống bắt đầu, bà đã khẳng định: “Hàng bao nhiêu thế kỷ, các vị tiến sĩ của Giáo hội đã không thể nào xác định được điều đó.” Lời bình luận của bà đã khơi động phản ứng khiển trách không phải chỉ từ vị Tổng giám mục George Niederauer trong giáo phận San Francisco, mà còn từ hàng chục vị giám mục khác nữa.
Vì thế, tin Pelosi sẽ gặp Đức giáo hoàng Bênêđictô đã loan truyền nhanh như một đám cháy qua các blogs Công giáo (nhật ký trên mạng) từ hôm thứ Năm tuần qua. Nhiều người Công giáo, ghê tởm đường lối chính trị phò phá thai cuồng tín của bà, đã phẫn nộ ngay cả đến việc Đức giáo hoàng bằng lòng tiếp kiến bà. Họ quên rằng Đức thánh cha là nguyên thủ của một quốc gia và thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp các nước, bất kể lập trường của những vị này như thế nào đối với những vấn đề Giáo hội cho là quan trọng.
Tuy nhiên việc Đức giáo hoàng gặp Pelosi cũng là điều hay, bởi vì người ta không bao giờ có thể coi nhẹ ảnh hưởng do sự hiện diện của ngài. Cũng còn một điều đáng nhớ, đó là, nếu nghi thức ngoại giao của những lần gặp gỡ trước đây vẫn giữ nguyên, thì Đức thánh cha sẽ đưa ra những ý kiến chính thức với báo giới trước bất cứ cuộc hội kiến riêng nào. Rất có thể là Bênêđictô sẽ đưa ra những lời bình luận chỉ trích chính quyền Obama đã chấm dứt Chính sách Đô thị Mexcio (Mexico City Policy, chính sách của chính phủ Mỹ cấm các tổ chức phi chính phủ không được dùng quỹ viện trợ Hoa kỳ vào những dịch vụ phá thai), và cảnh báo tân Quốc hội về việc thông qua Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act).
Tháng 7 năm 2001, trong lần đầu gặp Tổng thống George W. Bush, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra những nhận xét phê phán nhẹ nhàng lập trường của Tổng thống về vấn đề nghiên cứu tế bào phôi gốc, và giới báo chí chỉ nói về vấn đề đó mà không đề cập đến đề tài nào khác. Do đó, sẽ có điều thích thú khi so sánh phản ứng của giới truyền thông trước những điều Bênêđictô có thể phát biểu về Pelosi và Obama.
Cũng quan trọng như việc Pelosi hội kiến với Đức thánh cha là tất cả những gì liên quan đến bà khi tới thăm viếng Vatican. Bà có tham dự thánh lễ không? Bà có rước Mình thánh không? Có bao nhiêu người trong giới truyền thông sẽ hiện diện? Hình ảnh cuộc tiếp đón bà sẽ truyền đi trên khắp thế giới rầm rộ như thế nào? Có bao nhiêu người trong nhóm bạn Công giáo ủng hộ phá thai đi theo bà?
Quý vị có thể biết chắc là Pelosi sẽ đạo diễn cuộc thăm viếng này để đạt được tới mức tối đa cái căn cước Công giáo của mình – tới mức chắc chắn là sẽ có tấm hình bà đầu choàng khăn voan đi vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Dĩ nhiên, đáng lẽ là bà sẽ bị từ chối không được rước lễ, nhưng điều đó khó xảy ra. Bất cứ linh mục nào cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của Pelosi cũng sẽ được chọn lựa trước để tránh cảnh bối rối cho bà Chủ tịch và đoàn tuỳ tùng của bà. Nhưng tôi không loại bỏ việc đại loại sẽ có sự phản kháng nào đó từ nhóm các sinh viên Công giáo chính thống và các chủng sinh đang theo học tại Roma.
Căn cứ vào tính cách khoa trương mà Pelosi sẽ nhận được trong chuyến đi này, tổng giám mục Niederauer nên phát hành một bản tuyên bố công khai nhắc lại những lời chỉ trích của ngài về lập trường ủng hộ phá thai của bà – và hơn nữa, nếu sau này bà lên rước lễ, ngài nên từ chối không đưa Mình Thánh Chúa cho bà. Nếu ngài im lặng, ngài có thể cảm thấy bối rối khi các vị giám mục Hoa kỳ khác, thay mặt ngài và nhân danh Giáo hội, phê phán Pelosi.
Linh mục Tom Euteneuer đã có một lập trường táo bạo, bày tỏ niềm tin tưởng rằng Pelosi phải bị công khai và chính thức rút phép thông công. Bất hạnh thay, lời tuyên bố công khai đó của ngài ít có hy vọng xảy ra: Các vị giám mục không muốn bị coi như bị sai bảo phải thực hiện những việc do người đứng đầu tổ chức Quốc tế Sinh mạng Con người (Human Life International, viết tắt là HLI), hay do bất cứ người hoạt động tông đồ Công giáo nào khác đưa ra về vấn đề đó. Nhưng người bạn tốt của chúng ta tại tổ chức HLI đã rất đúng khi đưa ra ý kiến đó.
Nguồn: Deal W. Hudson, giám đốc InsideCatholic.com
Tổ chức Quốc tế Sinh mạng Con người (Human Life International, viết tắt là HLI) là một tổ chức tại Mỹ của nhóm người Công giáo phò sinh, do linh mục Paul Marx thành lập năm 1981, trụ sở đặt tại Front Royal, Virginia,, hiện nay do linh mục Thomas J. Euteneuer lãnh đạo. Tổ chức này hiện có 99 văn phòng tại 80 quốc gia, được coi là tổ chức quốc tế, phò sinh, phò gia đình, phò phụ nữ lớn nhất thế giới.
Tuy là một tổ chức Công giáo và người thành lập đã được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ, nhưng HLI cũng nhận được sự hợp tác của nhiều tổ chức khác ngoài Công giáo.
Chỉ có Pelosi là thích hợp thay thế vào chỗ của Kennedy. Tháng giêng năm 2006, khi trở thành Chủ tịch Hạ viện, bà đã chọn Linh mục Dòng Tên Robert Drinan làm người cử hành thánh lễ ăn mừng. Linh mục Drinan nay đã qua đời, là giáo sư dạy luật nhiều năm tại trường Đại học Georgetown, đã là kiến trúc sư của những lý luận hiện nay được dùng làm lớp vỏ che đậy cho những chính trị gia Công giáo nào muốn lẩn tránh vấn đề phá thai. Nỗ lực đó khởi đầu từ năm 1964, khi linh mục Drinan là một trong một nhóm nhỏ những nhà thần học đã đến thăm viếng Hyannis Port tiểu bang Massachusetts, để dậy dỗ cho người trong gia tộc Kennedy cách mưu mẹo về vấn đề phá thai trong lãnh vực chính trị.
Thánh tích 100% bỏ phiếu ủng hộ phá thai của Pelosi – theo lời tổ chức phò phá thai NARAL – đã là chuyện thường xuyên trong giới những đảng viên Dân chủ theo đạo Công giáo tại Hạ viện Mỹ, nhưng có lẽ Pelosi là người lớn lối nhất trong bọn họ. Chẳng hạn, trong bản dự thảo đầu tiên về tổng số tiền dùng để kích hoạt kinh tế, hàng triệu đôla dùng cho việc ngừa thai đã bị cắt bỏ, nhưng chỉ có mình Pelosi đứng lên bênh vực cho quỹ này.
Tháng 8 năm ngoái, bà đã đưa ra những lời bình luận kỳ quặc về Giáo hội trong chương trình truyền hình Meet the Press (Gặp gỡ Báo chí) đến nỗi đã đơn thương độc mã làm nguy hiểm cho nỗ lực tìm tới các cử tri Công giáo của Tổng thống Barack Obama. Để ủng hộ cho lập trường ủng hộ phá thai của mình, khi được hỏi khi nào thì sự sống bắt đầu, bà đã khẳng định: “Hàng bao nhiêu thế kỷ, các vị tiến sĩ của Giáo hội đã không thể nào xác định được điều đó.” Lời bình luận của bà đã khơi động phản ứng khiển trách không phải chỉ từ vị Tổng giám mục George Niederauer trong giáo phận San Francisco, mà còn từ hàng chục vị giám mục khác nữa.
Vì thế, tin Pelosi sẽ gặp Đức giáo hoàng Bênêđictô đã loan truyền nhanh như một đám cháy qua các blogs Công giáo (nhật ký trên mạng) từ hôm thứ Năm tuần qua. Nhiều người Công giáo, ghê tởm đường lối chính trị phò phá thai cuồng tín của bà, đã phẫn nộ ngay cả đến việc Đức giáo hoàng bằng lòng tiếp kiến bà. Họ quên rằng Đức thánh cha là nguyên thủ của một quốc gia và thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp các nước, bất kể lập trường của những vị này như thế nào đối với những vấn đề Giáo hội cho là quan trọng.
Tuy nhiên việc Đức giáo hoàng gặp Pelosi cũng là điều hay, bởi vì người ta không bao giờ có thể coi nhẹ ảnh hưởng do sự hiện diện của ngài. Cũng còn một điều đáng nhớ, đó là, nếu nghi thức ngoại giao của những lần gặp gỡ trước đây vẫn giữ nguyên, thì Đức thánh cha sẽ đưa ra những ý kiến chính thức với báo giới trước bất cứ cuộc hội kiến riêng nào. Rất có thể là Bênêđictô sẽ đưa ra những lời bình luận chỉ trích chính quyền Obama đã chấm dứt Chính sách Đô thị Mexcio (Mexico City Policy, chính sách của chính phủ Mỹ cấm các tổ chức phi chính phủ không được dùng quỹ viện trợ Hoa kỳ vào những dịch vụ phá thai), và cảnh báo tân Quốc hội về việc thông qua Dự luật Tự do Chọn lựa (Freedom of Choice Act).
Tháng 7 năm 2001, trong lần đầu gặp Tổng thống George W. Bush, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra những nhận xét phê phán nhẹ nhàng lập trường của Tổng thống về vấn đề nghiên cứu tế bào phôi gốc, và giới báo chí chỉ nói về vấn đề đó mà không đề cập đến đề tài nào khác. Do đó, sẽ có điều thích thú khi so sánh phản ứng của giới truyền thông trước những điều Bênêđictô có thể phát biểu về Pelosi và Obama.
Cũng quan trọng như việc Pelosi hội kiến với Đức thánh cha là tất cả những gì liên quan đến bà khi tới thăm viếng Vatican. Bà có tham dự thánh lễ không? Bà có rước Mình thánh không? Có bao nhiêu người trong giới truyền thông sẽ hiện diện? Hình ảnh cuộc tiếp đón bà sẽ truyền đi trên khắp thế giới rầm rộ như thế nào? Có bao nhiêu người trong nhóm bạn Công giáo ủng hộ phá thai đi theo bà?
Quý vị có thể biết chắc là Pelosi sẽ đạo diễn cuộc thăm viếng này để đạt được tới mức tối đa cái căn cước Công giáo của mình – tới mức chắc chắn là sẽ có tấm hình bà đầu choàng khăn voan đi vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Dĩ nhiên, đáng lẽ là bà sẽ bị từ chối không được rước lễ, nhưng điều đó khó xảy ra. Bất cứ linh mục nào cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của Pelosi cũng sẽ được chọn lựa trước để tránh cảnh bối rối cho bà Chủ tịch và đoàn tuỳ tùng của bà. Nhưng tôi không loại bỏ việc đại loại sẽ có sự phản kháng nào đó từ nhóm các sinh viên Công giáo chính thống và các chủng sinh đang theo học tại Roma.
Căn cứ vào tính cách khoa trương mà Pelosi sẽ nhận được trong chuyến đi này, tổng giám mục Niederauer nên phát hành một bản tuyên bố công khai nhắc lại những lời chỉ trích của ngài về lập trường ủng hộ phá thai của bà – và hơn nữa, nếu sau này bà lên rước lễ, ngài nên từ chối không đưa Mình Thánh Chúa cho bà. Nếu ngài im lặng, ngài có thể cảm thấy bối rối khi các vị giám mục Hoa kỳ khác, thay mặt ngài và nhân danh Giáo hội, phê phán Pelosi.
Linh mục Tom Euteneuer đã có một lập trường táo bạo, bày tỏ niềm tin tưởng rằng Pelosi phải bị công khai và chính thức rút phép thông công. Bất hạnh thay, lời tuyên bố công khai đó của ngài ít có hy vọng xảy ra: Các vị giám mục không muốn bị coi như bị sai bảo phải thực hiện những việc do người đứng đầu tổ chức Quốc tế Sinh mạng Con người (Human Life International, viết tắt là HLI), hay do bất cứ người hoạt động tông đồ Công giáo nào khác đưa ra về vấn đề đó. Nhưng người bạn tốt của chúng ta tại tổ chức HLI đã rất đúng khi đưa ra ý kiến đó.
Nguồn: Deal W. Hudson, giám đốc InsideCatholic.com
Tổ chức Quốc tế Sinh mạng Con người (Human Life International, viết tắt là HLI) là một tổ chức tại Mỹ của nhóm người Công giáo phò sinh, do linh mục Paul Marx thành lập năm 1981, trụ sở đặt tại Front Royal, Virginia,, hiện nay do linh mục Thomas J. Euteneuer lãnh đạo. Tổ chức này hiện có 99 văn phòng tại 80 quốc gia, được coi là tổ chức quốc tế, phò sinh, phò gia đình, phò phụ nữ lớn nhất thế giới.
Tuy là một tổ chức Công giáo và người thành lập đã được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ, nhưng HLI cũng nhận được sự hợp tác của nhiều tổ chức khác ngoài Công giáo.
Đức Thánh Cha gửi lời phân ưu đến Hồng Y Nam Hàn
Bùi Hữu Thư
19:04 17/02/2009
Đức Thánh Cha gửi lời phân ưu đến Hồng Y Nam Hàn
VATICAN ngày 16, tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ lòng hiệp thông với Nam Hàn về sự ra đi vĩnh viễn ngày hôm nay ở tuổi 86, của Tổng Giám Mục Hán Thành đã về hưu là Hồng Y Stephen Kim Sou-Hwan.
Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-Hwan |
Đức Thánh Cha gửi điện văn chia buồn cho người kế vị Hồng Y Kim là Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jinsuk.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jinsuk |
Một trong những vị lãnh đạo tôn giáo được tôn kính nhất của Nam Hàn, Hồng Y Kim là người bênh vực nhân quyền và cổ võ cho nền dân chủ dưới chính thể độc tài chuyên chế cứng rắn của quân đội.
Một giới chức của giáo phận Hán Thành cho hay Đức Hồng Y Kim đã nhập viện từ năm ngoái, và qua đời vì sức khỏe yếu kém. Giáo phận cũng cho hay những lời cuối cùng của Đức Hồng Y là “cám ơn mọi người."
Đức Thánh Cha Benedict XVI viết trong điện văn là ngài “hết sức đau buồn trước ai tín về cái chết của Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-Hwan, tôi xin gửi đến ngài và toàn dân Nam Hàn lời thành kính phân ưu của tôi."
Đức Thánh Cha tiếp: "Tưởng nhớ lại với lòng biết ơn về bao năm dài Đức Hồng Y Kim đã tận hiến cho việc phục vụ cộng đồng Công Giáo Hán Thành và trung thành trợ giúp Giáo Hoàng như một thành viên của Hồng Y Đoàn, tôi xin được hiệp thông với ngài để cầu xin Thiên Chúa nhân lành vô cùng sẽ ban phần thưởng cho công lao của ngài và đón tiếp linh hồn cao thượng của ngài vào niềm vui và sự bình an của Nước Trời.
"Với các than nhân của Đức Hồng Y Kim và tất cả những ai tham dự thánh lễ an táng ngài, tôi xin gửi đến quý vị phép lành của tôi như một cam kết về niềm an ủi và sức mạnh trong Thiên Chúa."
Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan sanh trưởng trong một gia đình Công Giáo tại Daegu, Nam Hàn, ngài là em út trong gia đình 7 anh chị em.
Hồng Y Kim được thụ phong linh mục năm 1951 và được bổ nhiệm làm giám mục Masan năm 1966. Năm 1968 ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Hán Thành, và năm sau được tấn phong Hồng Y. Ở tuổi 47 ngài là thành viên trẻ tuổi nhất của Hồng Y Đoàn vào thời đó.
Hồng Y Kim về hưu năm 1998.
Tổng giáo phận Hán Thành sẽ tổ chức nghi thức an táng cho ngài ngày 20 tháng 2, 5 ngày sau các thánh lễ cầu hồn.
Với cái chết của ngài, Hồng Y Đoàn bây giờ có 188 thành viên, gồm có 115 vị có quyền bầu phiếu và 73 vị không bầu phiếu.
Top Stories
Vatican delegation arriving in Vietnam could face ‘enormous difficulties’
Catholic News Agency
21:13 17/02/2009
Hanoi, Vietnam, Feb 16, 2009 / 08:57 pm (CNA).- A Vatican diplomatic delegation began its sixteenth annual visit to Vietnam on Sunday following a year of Church-state clashes concerning the ownership of confiscated church properties. One Vietnamese priest said the delegation faces “enormous difficulties” in its planned talks with government officials.
Arriving at the Archbishopric of Hanoi, the delegation was welcomed by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh, priests, religious and thousands of students, Fr. J.B. An Dang tells CNA.
The delegation was composed of Archbishop Pietro Parolin, Undersecretary for Relations with States; Msgr. Francis Cao Minh Dung, head of the Bureau of Southeast Asian Affairs at the Secretariat of State; and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples.
After a welcoming ceremony described as “very energetic and enthusiastic,” the delegation met with the archbishop.
On Monday and Tuesday the delegation will have meetings with government authorities at the Foreign Ministry and the Central Committee on Religious Affairs concerning the diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.
On Feb. 12 the Vietnamese government announced that the meetings will “discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See.” Local Catholic sources believe that will not be the main topic, Fr. An Dang reports.
Since September 2008, the Vietnamese government has repeatedly asked for the removal of Archbishop Joseph Ngo. The Archbishop has suffered a long period of virtual house arrest, a public defamation campaign conducted by state-run media, and has endured public threats of violence and death aimed at him personally.
He attracted the government’s ire through his strong support for Catholic protests seeking the return of confiscated Church properties.
“The government raised the issue [of the archbishop’s transfer] with the Vietnam Conference of Catholic Bishops and was frankly rejected by the bishops,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “But it will try again. The Vatican delegation will face enormous difficulties.”
Bishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, in a Feb. 13 letter asked Catholics in Vietnam for “intensive prayers and sacrifices as a sign of solidarity and the love for the Church.”
Following the talks with government officers in Hanoi, the Vatican delegation will have meetings with the Executive Committee of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and with Vietnamese archbishops.
The delegation will then visit the dioceses of Thai Binh and Bui Chu in North Vietnam.
“The situation of the Church in Vietnam has been somewhat improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation,” Fr. An Dang tells CNA. “However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Typically, the government still requires consultation on the appointment of bishops and the selection of candidates for the priesthood.”
He explained that church property is another source of conflict, saying:
“Many properties that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners.”
Welcome ceremony at Hanoi Archbishoporic |
Archbishop Joseph Ngo and Msgr. Francis Cao Minh Dung |
Msgr. Pietro Parolin and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong |
The delegation was composed of Archbishop Pietro Parolin, Undersecretary for Relations with States; Msgr. Francis Cao Minh Dung, head of the Bureau of Southeast Asian Affairs at the Secretariat of State; and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples.
After a welcoming ceremony described as “very energetic and enthusiastic,” the delegation met with the archbishop.
On Monday and Tuesday the delegation will have meetings with government authorities at the Foreign Ministry and the Central Committee on Religious Affairs concerning the diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.
On Feb. 12 the Vietnamese government announced that the meetings will “discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See.” Local Catholic sources believe that will not be the main topic, Fr. An Dang reports.
Since September 2008, the Vietnamese government has repeatedly asked for the removal of Archbishop Joseph Ngo. The Archbishop has suffered a long period of virtual house arrest, a public defamation campaign conducted by state-run media, and has endured public threats of violence and death aimed at him personally.
He attracted the government’s ire through his strong support for Catholic protests seeking the return of confiscated Church properties.
“The government raised the issue [of the archbishop’s transfer] with the Vietnam Conference of Catholic Bishops and was frankly rejected by the bishops,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “But it will try again. The Vatican delegation will face enormous difficulties.”
Bishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, in a Feb. 13 letter asked Catholics in Vietnam for “intensive prayers and sacrifices as a sign of solidarity and the love for the Church.”
Following the talks with government officers in Hanoi, the Vatican delegation will have meetings with the Executive Committee of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and with Vietnamese archbishops.
The delegation will then visit the dioceses of Thai Binh and Bui Chu in North Vietnam.
“The situation of the Church in Vietnam has been somewhat improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation,” Fr. An Dang tells CNA. “However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Typically, the government still requires consultation on the appointment of bishops and the selection of candidates for the priesthood.”
He explained that church property is another source of conflict, saying:
“Many properties that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners.”
Thousands welcome the Vatican delegation to Hanoi
Catholic World News
21:16 17/02/2009
A Vatican delegation began its annual visit to Vietnam on Sunday, February 15. The visit, the 16th in a series of annual trip by Vatican diplomats to Vietnam, came after a difficult year, which saw Catholic activists clash repeatedly with the Communist regime over the ownership of Church properties that had been seized by the government.
Arriving in Hanoi, the visitors from Rome-- led by Msgr. Pietro Parolin, the Vatican's Undersecretary of State-- were greeted by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh, and a welcoming crowd made up of thousands of students as well as priests and religious. The Vietnamese hierarchy had alerted their people to Vatican visit, and encouraged Catholics to join in greeting them.
After an enthusiastic welcome ceremony, the delegation met with Archbishop Joseph Ngo.
During the next two days the Vatican officials will meet with government officials, concentrating on the foreign ministry and the committee for religious affairs. The Vietnamese government acknowledged last week that the talks are designed to explore "the possibility of establishing diplomatic relations with the Holy See."
However, Vietnamese Catholics are convinced that the goal of restoring diplomatic ties, although it had been on the Vatican agenda for years, will not be the top priority in this year's exchanges. More likely the talks will focus on rising Church-state tensions.
Since last September, the Vietnamese government has been asking for the removal of Archbishop Joseph Ngo, who has suffered a long period of virtual house arrest and an aggressive public campaign of vilification in the state-controlled media. The government has blasted the archbishop for his strong support of Catholic protests asking for the return of confiscated Church properties.
“The government raised the issue [of the archbishop’s transfer] with the Vietnam Conference of Catholic Bishops, and was frankly rejected by bishops,” said Father Joseph Nguyen from Hanoi. “But it will try again. The Vatican delegation will face enormous difficulties.”
Sharing the same concerns, in a letter to Vietnamese Catholics dated February 13, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, chairman of the country's episcopal conference, asked the faithful for “intensive prayers and sacrifices as a sign of solidarity and the love for the Church.”
After talks with government officers in Hanoi, the delegation will have meetings with the Vietnamese Catholic hierarchy. Then the Vatican officials will visit the Thai Binh and Bui Chu dioceses in the north.
The annual visits by Vatican diplomats have brought about a gradual easing of the restrictions on free exercise of religion in Vietnam. But the government continues to restrict the activities of the Church, requiring consultation on the appointment of new bishops and recruits for seminary training. The status of Church-owned properties still being held by the government has provided another source of tension, particularly in the past year. Many properties that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners.
Arriving in Hanoi, the visitors from Rome-- led by Msgr. Pietro Parolin, the Vatican's Undersecretary of State-- were greeted by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh, and a welcoming crowd made up of thousands of students as well as priests and religious. The Vietnamese hierarchy had alerted their people to Vatican visit, and encouraged Catholics to join in greeting them.
Welcome ceremony at Hanoi Archbishoporic |
Archbishop Joseph Ngo and Msgr. Francis Cao Minh Dung |
Msgr. Pietro Parolin and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong |
During the next two days the Vatican officials will meet with government officials, concentrating on the foreign ministry and the committee for religious affairs. The Vietnamese government acknowledged last week that the talks are designed to explore "the possibility of establishing diplomatic relations with the Holy See."
However, Vietnamese Catholics are convinced that the goal of restoring diplomatic ties, although it had been on the Vatican agenda for years, will not be the top priority in this year's exchanges. More likely the talks will focus on rising Church-state tensions.
Since last September, the Vietnamese government has been asking for the removal of Archbishop Joseph Ngo, who has suffered a long period of virtual house arrest and an aggressive public campaign of vilification in the state-controlled media. The government has blasted the archbishop for his strong support of Catholic protests asking for the return of confiscated Church properties.
“The government raised the issue [of the archbishop’s transfer] with the Vietnam Conference of Catholic Bishops, and was frankly rejected by bishops,” said Father Joseph Nguyen from Hanoi. “But it will try again. The Vatican delegation will face enormous difficulties.”
Sharing the same concerns, in a letter to Vietnamese Catholics dated February 13, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, chairman of the country's episcopal conference, asked the faithful for “intensive prayers and sacrifices as a sign of solidarity and the love for the Church.”
After talks with government officers in Hanoi, the delegation will have meetings with the Vietnamese Catholic hierarchy. Then the Vatican officials will visit the Thai Binh and Bui Chu dioceses in the north.
The annual visits by Vatican diplomats have brought about a gradual easing of the restrictions on free exercise of religion in Vietnam. But the government continues to restrict the activities of the Church, requiring consultation on the appointment of new bishops and recruits for seminary training. The status of Church-owned properties still being held by the government has provided another source of tension, particularly in the past year. Many properties that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ thánh Gioan Bosco tại ĐCV Vinh-Thanh
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
14:14 17/02/2009
VINH = Do không thể tổ chức mừng vào chính ngày lễ (31 – 1 – 2009) trong dịp nghỉ Tết Kỷ Sửu, nên thánh lễ mừng Bổn mạng Gioan Bosco của anh em chủng sinh Khóa X, Đại Chủng viện Vinh – Thanh đã được dịch vào sáng nay, 17 – 2 – 2009.
Tham dự thánh lễ tại Nhà nguyện Đại Chủng viện, có Cha Bề Trên J.B. Nguyễn Khắc Bá, quý Cha trong Ban giảng huấn cùng toàn thể anh em chủng sinh ba Khóa VIII, IX và X.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, linh thiêng và thật sốt sắng. Tâm tình bài hát Nhập lễ đã làm cho anh em cảm thấy trào dâng khát vọng làm tông đồ Chúa: “Đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi, đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường…”. Giữa muôn vàn bước chân ấy, dấu chân thánh Bosco đã in đậm trên hành trình chứng nhân cho tình yêu Chúa, cho hạnh phúc đồng loại nói chung và những người trẻ nói riêng.
Cha chủ tế Phaolô Bùi Đình Cao đã dành cho anh em những tâm tình chia sẻ về cuộc đời và linh đạo của Cha thánh Gioan Bosco thật đánh động và hữu ích. Mặc dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Gioan Bosco đã vượt thắng bằng tình yêu và nghị lực. Trong thời gian sống học tập tại chủng viện, thánh nhân đã thao thức sống với những người trẻ; tình yêu đã thôi thúc ngài dành tâm lực cho lớp trẻ để cảm hóa họ: “Tôi đã hứa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng vẫn dành cho giới trẻ nghèo khổ”, “Ước gì giới trẻ hiểu rằng họ được yêu mến”… Trước thực trạng của đời sống xã hội ngày hôm nay, linh đạo Gioan Bosco vẫn còn nguyên giá trị đối với những ai có thiện chí duy trì nền tảng đời sống gia đình cũng như phẩm giá những người trẻ. Chúng ta không thể làm ngơ trước tình trạng xuống cấp đến mức báo động của hệ thống giáo dục hiện nay.
“Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua… Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan học đường. Những học sinh ở tuổi ngây thơ đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác… Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối… Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe dọa tương lai của Giáo hội, xã hội và dân tộc Việt Nam”.
(Trích Thư Mục Vụ 2008 Về Môi Trường Giáo Dục Gia Đình Công Giáo của HĐGMVN)
Quả thực, Giáo hội và xã hội đang cần những tâm hồn biết học hỏi nơi Thánh Don Bosco, luôn thao thức, quan tâm và dành tình yêu thương đối với những người trẻ thiếu giáo dục, với môi trường giáo dục đang trong tình trạng báo động hiện nay.
Trong lời nguyện chung, cộng đoàn Chủng viện đã hiệp tâm cùng anh em chủng sinh Khóa X, dâng lên Thiên Chúa lời cầu cho các vị mục tử và giới trẻ luôn ý thức sứ mệnh xây dựng Giáo hội và xã hội, cho các vị lãnh đạo quốc gia biết quan tâm đến giới trẻ để xã hội giảm bớt những trẻ lang thang cơ nhỡ, những mảnh đời bất hạnh; cho anh em chủng sinh biết noi gương Thánh Don Bosco, quảng đại hy sinh dâng hiến đời mình cho Chúa và tha nhân…
Kết lễ, anh em cùng hát Kinh Tạ Ơn với tâm tình cảm tạ yêu mến thiết tha. Tri ân Chúa vì Ngài đã ban cho thời đại hôm nay hình mẫu một nhà giáo dục lý tưởng là Thánh Goan Bosco; tri ân Chúa vì Ngài đã dùng Thánh Gioan Bosco như người Cha – người Thầy – và người Anh đã và đang sát cánh cùng những chủng sinh trẻ trên bước đường hướng tới trở thành công cụ đắc lực giáo dục – cảm hóa các tâm hồn.
Theo Dấu Chân Thánh Bổn Mạng
Nhận Thánh Gioan Bosco làm bổn mạng, anh em Chủng sinh Khóa X vinh dự học tập nơi Cha thánh tinh thần hăng say trong công việc, đặc biệt là đức ái nồng nhiệt, sự tận tâm của ngài hoàn toàn cho các tâm hồn… như chính ngài đã xác quyết: “ Tất cả cuộc đời cha dành cho các con !” (Phụng vụ chư thánh theo lịch Rôma, tr.107). Những “ Gioan Bosco” Khóa X, ĐCV Vinh – Thanh hôm nay đã và đang chứng tỏ sống động là những người rất nhạy cảm trước nỗi đau của tha nhân, sẵn sàng chia sẻ, hầu có thể làm vơi bớt phần nào nỗi đau ấy. Tận dụng thời gian rỗi những ngày Chúa Nhật, anh em Khóa X đã chia thành các tổ, nhóm nhỏ cùng với anh em trong Trường tìm đến với các trẻ em ở Làng S.O.S (Vinh), đến với những người nghèo khổ, yếu đau, tàn tật, neo đơn… tại những vùng lân cận như Trung Hậu, Trang Nứa, Bùi Ngọa, Bố Sơn, hay Bệnh viện Nghi Lộc, Bệnh viện Nhi (Vinh)… Anh em không chỉ dành cho “những người bạn” ấy lời thăm hỏi ân cần, chân thành, chia sẻ những phần quà mà còn khích lệ, động viên họ ( đối với những người có Đức tin) hãy lạc quan phó dâng, kết hiệp những đau khổ với Đức Kitô, Đấng đã chịu chết và Phục sinh vinh hiển. Một bài học về Đức ái rất quan trọng là, khi gặp gỡ tiếp xúc với các đối tượng ấy, anh em cảm thấy mình trưởng thành rất nhiều trong việc nhận diện tầm giá trị của ĐAU KHỔ trong tương quan với TÌNH YÊU KITÔ; như lời thầy Ch. (chủng sinh Khóa X) đã bộc bạch: “ Có tiếp cận với người khổ đau, mình mới có thể cảm thông và biết dấn thân xoa dịu những khổ đau ấy !”.
Hy vọng, với những gì mà anh em chủng sinh Khóa X đã học và sống theo gương Đức ái mục tử của Thánh Bổn mạng Gioan Bosco, sẽ là một phần cơ bản trong hành trang phục vụ của anh em mai ngày. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Bổn mạng, ban cho anh em đức ái nồng nhiệt, lòng nhiệt tâm rao truyền Tình Yêu Chúa giữa lòng đời hôm nay.
Tham dự thánh lễ tại Nhà nguyện Đại Chủng viện, có Cha Bề Trên J.B. Nguyễn Khắc Bá, quý Cha trong Ban giảng huấn cùng toàn thể anh em chủng sinh ba Khóa VIII, IX và X.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, linh thiêng và thật sốt sắng. Tâm tình bài hát Nhập lễ đã làm cho anh em cảm thấy trào dâng khát vọng làm tông đồ Chúa: “Đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi, đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường…”. Giữa muôn vàn bước chân ấy, dấu chân thánh Bosco đã in đậm trên hành trình chứng nhân cho tình yêu Chúa, cho hạnh phúc đồng loại nói chung và những người trẻ nói riêng.
Cha chủ tế Phaolô Bùi Đình Cao đã dành cho anh em những tâm tình chia sẻ về cuộc đời và linh đạo của Cha thánh Gioan Bosco thật đánh động và hữu ích. Mặc dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Gioan Bosco đã vượt thắng bằng tình yêu và nghị lực. Trong thời gian sống học tập tại chủng viện, thánh nhân đã thao thức sống với những người trẻ; tình yêu đã thôi thúc ngài dành tâm lực cho lớp trẻ để cảm hóa họ: “Tôi đã hứa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng vẫn dành cho giới trẻ nghèo khổ”, “Ước gì giới trẻ hiểu rằng họ được yêu mến”… Trước thực trạng của đời sống xã hội ngày hôm nay, linh đạo Gioan Bosco vẫn còn nguyên giá trị đối với những ai có thiện chí duy trì nền tảng đời sống gia đình cũng như phẩm giá những người trẻ. Chúng ta không thể làm ngơ trước tình trạng xuống cấp đến mức báo động của hệ thống giáo dục hiện nay.
“Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua… Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan học đường. Những học sinh ở tuổi ngây thơ đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác… Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối… Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe dọa tương lai của Giáo hội, xã hội và dân tộc Việt Nam”.
(Trích Thư Mục Vụ 2008 Về Môi Trường Giáo Dục Gia Đình Công Giáo của HĐGMVN)
Quả thực, Giáo hội và xã hội đang cần những tâm hồn biết học hỏi nơi Thánh Don Bosco, luôn thao thức, quan tâm và dành tình yêu thương đối với những người trẻ thiếu giáo dục, với môi trường giáo dục đang trong tình trạng báo động hiện nay.
Trong lời nguyện chung, cộng đoàn Chủng viện đã hiệp tâm cùng anh em chủng sinh Khóa X, dâng lên Thiên Chúa lời cầu cho các vị mục tử và giới trẻ luôn ý thức sứ mệnh xây dựng Giáo hội và xã hội, cho các vị lãnh đạo quốc gia biết quan tâm đến giới trẻ để xã hội giảm bớt những trẻ lang thang cơ nhỡ, những mảnh đời bất hạnh; cho anh em chủng sinh biết noi gương Thánh Don Bosco, quảng đại hy sinh dâng hiến đời mình cho Chúa và tha nhân…
Kết lễ, anh em cùng hát Kinh Tạ Ơn với tâm tình cảm tạ yêu mến thiết tha. Tri ân Chúa vì Ngài đã ban cho thời đại hôm nay hình mẫu một nhà giáo dục lý tưởng là Thánh Goan Bosco; tri ân Chúa vì Ngài đã dùng Thánh Gioan Bosco như người Cha – người Thầy – và người Anh đã và đang sát cánh cùng những chủng sinh trẻ trên bước đường hướng tới trở thành công cụ đắc lực giáo dục – cảm hóa các tâm hồn.
Theo Dấu Chân Thánh Bổn Mạng
Nhận Thánh Gioan Bosco làm bổn mạng, anh em Chủng sinh Khóa X vinh dự học tập nơi Cha thánh tinh thần hăng say trong công việc, đặc biệt là đức ái nồng nhiệt, sự tận tâm của ngài hoàn toàn cho các tâm hồn… như chính ngài đã xác quyết: “ Tất cả cuộc đời cha dành cho các con !” (Phụng vụ chư thánh theo lịch Rôma, tr.107). Những “ Gioan Bosco” Khóa X, ĐCV Vinh – Thanh hôm nay đã và đang chứng tỏ sống động là những người rất nhạy cảm trước nỗi đau của tha nhân, sẵn sàng chia sẻ, hầu có thể làm vơi bớt phần nào nỗi đau ấy. Tận dụng thời gian rỗi những ngày Chúa Nhật, anh em Khóa X đã chia thành các tổ, nhóm nhỏ cùng với anh em trong Trường tìm đến với các trẻ em ở Làng S.O.S (Vinh), đến với những người nghèo khổ, yếu đau, tàn tật, neo đơn… tại những vùng lân cận như Trung Hậu, Trang Nứa, Bùi Ngọa, Bố Sơn, hay Bệnh viện Nghi Lộc, Bệnh viện Nhi (Vinh)… Anh em không chỉ dành cho “những người bạn” ấy lời thăm hỏi ân cần, chân thành, chia sẻ những phần quà mà còn khích lệ, động viên họ ( đối với những người có Đức tin) hãy lạc quan phó dâng, kết hiệp những đau khổ với Đức Kitô, Đấng đã chịu chết và Phục sinh vinh hiển. Một bài học về Đức ái rất quan trọng là, khi gặp gỡ tiếp xúc với các đối tượng ấy, anh em cảm thấy mình trưởng thành rất nhiều trong việc nhận diện tầm giá trị của ĐAU KHỔ trong tương quan với TÌNH YÊU KITÔ; như lời thầy Ch. (chủng sinh Khóa X) đã bộc bạch: “ Có tiếp cận với người khổ đau, mình mới có thể cảm thông và biết dấn thân xoa dịu những khổ đau ấy !”.
Hy vọng, với những gì mà anh em chủng sinh Khóa X đã học và sống theo gương Đức ái mục tử của Thánh Bổn mạng Gioan Bosco, sẽ là một phần cơ bản trong hành trang phục vụ của anh em mai ngày. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Bổn mạng, ban cho anh em đức ái nồng nhiệt, lòng nhiệt tâm rao truyền Tình Yêu Chúa giữa lòng đời hôm nay.
Phái Đoàn Ngoại Giao Toà Thánh Thăm Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Hà Nội
Chủng sinh lớp 2002 Đại chủng viện Hà Nội tĩnh tâm tại đan viện Xitô Châu Sơn
Nguyễn Xuân Trường
16:04 17/02/2009
Chủng sinh lớp 2002 Đại chủng viện Hà Nội tĩnh tâm tại đan viện Xitô Châu Sơn
Ngay khi trở lại Đại chủng viện Hà Nội sau kì nghỉ tết âm lịch, theo chương trình của Nhà Trường, 54 chủng sinh lớp 2002 dưới sự dẫn dắt của cha linh hướng Giuse Phan Thiện Ân và cha giảng tĩnh tâm Giuse Nguyễn Thể Hiện, Cssr, đã lại rời Đại chủng viện đi tĩnh tâm tại đan viện Xitô Châu Sơn, thuộc tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Kì tĩnh tâm kéo dài một tuần từ ngày 6 - 12/2/2009 nhằm chuẩn bị cho các chủng sinh lãnh nhận tác vụ phó tế.
Ngày 25/3/2009 tới, tại nguyện đường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội sẽ có thánh lễ phong chức phó tế cho các chủng sinh đủ điều kiện cần thiết. Các ứng viên phải là những chủng sinh đang học thần học năm thứ tư, được Ban Giám đốc và Ban Giáo sư Đại chủng viện xét thấy xứng đáng và được Đức Giám mục giáo phận địa phương đồng ý cho lãnh nhận tác vụ phó tế tại Đại chủng viện. Việc phong chức phó tế cho các chủng sinh trước khi ra trường cũng nằm trong chương trình đào tạo mới của Đại chủng viện Hà Nội.
Trong những ngày tĩnh tâm, cha giảng phòng mời gọi anh em chủng sinh chiêm ngắm gương thánh Phaolô. Qua sách Công vụ Tông đồ và các thư của thánh Phaolô, cha giảng phòng đã đúc rút một số điểm nổi bật về những kinh nghiệm và cảm nghiệm tâm linh của thánh Phaolô, những dấn thân hi sinh phục vụ cộng đoàn Hội thánh và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của thánh nhân và những di chúc mục vụ quí báu của Ngài. Cha mời gọi chủng sinh lấy gương sáng thánh Phaolô soi chiếu vào cuộc đời theo Chúa của mỗi người trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Trong cùng thời gian, cha Linh hướng Giuse đã dành một loạt bài huấn đức về Phụng vụ và Mục vụ nhằm chuẩn bị cho các ứng viên thi hành sứ vụ sắp tới. Ngày cuối của kì tĩnh tâm, anh em chủng sinh còn được hân hạnh nghe đức viện phụ Đaminh Phạm Văn Hiền trình bày về sám hối dựa vào lòng Chúa xót thương.
Cũng nên biết rằng Đan viện Xitô Châu Sơn đã chuẩn bị lo liệu nơi ăn chốn ở hết sức đầy đủ và chu đáo cho đoàn tĩnh tâm.
Kì tĩnh tâm mang lại nhiều ích lợi cho anh em chủng sinh, nhất là anh em có thời gian gặp gỡ Chúa một cách đặc biệt. Qua đó, giúp anh em cảm nghiệm sống động hơn tình thương của Thiên Chúa và ý thức sâu sắc hơn về sứ vụ phục vụ Tin Mừng. Anh em được Chúa chọn gọi không phải vì họ giỏi giang hay đạo đức nhưng chính là vì Chúa yêu thương họ (Rm 9,16). Để thực thi sứ vụ phục vụ và rao giảng Tin Mừng mang lại sự sống, nguyện xin Thiên Chúa làm cho mỗi chủng sinh ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô (Rm 8,29), để trở nên mọi sự cho mọi người (1Cr 9,19-23). Ước mong mỗi chủng sinh luôn ý thức khơi dậy nơi mình những ơn huệ của Thiên Chúa và không hổ thẹn làm chứng cho Chúa, cho Giáo hội (2Tm 1,6-8).
Ngay khi trở lại Đại chủng viện Hà Nội sau kì nghỉ tết âm lịch, theo chương trình của Nhà Trường, 54 chủng sinh lớp 2002 dưới sự dẫn dắt của cha linh hướng Giuse Phan Thiện Ân và cha giảng tĩnh tâm Giuse Nguyễn Thể Hiện, Cssr, đã lại rời Đại chủng viện đi tĩnh tâm tại đan viện Xitô Châu Sơn, thuộc tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Kì tĩnh tâm kéo dài một tuần từ ngày 6 - 12/2/2009 nhằm chuẩn bị cho các chủng sinh lãnh nhận tác vụ phó tế.
Ngày 25/3/2009 tới, tại nguyện đường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội sẽ có thánh lễ phong chức phó tế cho các chủng sinh đủ điều kiện cần thiết. Các ứng viên phải là những chủng sinh đang học thần học năm thứ tư, được Ban Giám đốc và Ban Giáo sư Đại chủng viện xét thấy xứng đáng và được Đức Giám mục giáo phận địa phương đồng ý cho lãnh nhận tác vụ phó tế tại Đại chủng viện. Việc phong chức phó tế cho các chủng sinh trước khi ra trường cũng nằm trong chương trình đào tạo mới của Đại chủng viện Hà Nội.
Trong những ngày tĩnh tâm, cha giảng phòng mời gọi anh em chủng sinh chiêm ngắm gương thánh Phaolô. Qua sách Công vụ Tông đồ và các thư của thánh Phaolô, cha giảng phòng đã đúc rút một số điểm nổi bật về những kinh nghiệm và cảm nghiệm tâm linh của thánh Phaolô, những dấn thân hi sinh phục vụ cộng đoàn Hội thánh và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của thánh nhân và những di chúc mục vụ quí báu của Ngài. Cha mời gọi chủng sinh lấy gương sáng thánh Phaolô soi chiếu vào cuộc đời theo Chúa của mỗi người trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Trong cùng thời gian, cha Linh hướng Giuse đã dành một loạt bài huấn đức về Phụng vụ và Mục vụ nhằm chuẩn bị cho các ứng viên thi hành sứ vụ sắp tới. Ngày cuối của kì tĩnh tâm, anh em chủng sinh còn được hân hạnh nghe đức viện phụ Đaminh Phạm Văn Hiền trình bày về sám hối dựa vào lòng Chúa xót thương.
Cũng nên biết rằng Đan viện Xitô Châu Sơn đã chuẩn bị lo liệu nơi ăn chốn ở hết sức đầy đủ và chu đáo cho đoàn tĩnh tâm.
Kì tĩnh tâm mang lại nhiều ích lợi cho anh em chủng sinh, nhất là anh em có thời gian gặp gỡ Chúa một cách đặc biệt. Qua đó, giúp anh em cảm nghiệm sống động hơn tình thương của Thiên Chúa và ý thức sâu sắc hơn về sứ vụ phục vụ Tin Mừng. Anh em được Chúa chọn gọi không phải vì họ giỏi giang hay đạo đức nhưng chính là vì Chúa yêu thương họ (Rm 9,16). Để thực thi sứ vụ phục vụ và rao giảng Tin Mừng mang lại sự sống, nguyện xin Thiên Chúa làm cho mỗi chủng sinh ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô (Rm 8,29), để trở nên mọi sự cho mọi người (1Cr 9,19-23). Ước mong mỗi chủng sinh luôn ý thức khơi dậy nơi mình những ơn huệ của Thiên Chúa và không hổ thẹn làm chứng cho Chúa, cho Giáo hội (2Tm 1,6-8).
LM Maurice Vidal thuyết trình về “Thần học hiện tại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ'' tại Trung Tâm Mục Vụ Huế
LM Nguyễn Vinh Gioang
16:34 17/02/2009
HUẾ - Chiều ngày 16 tháng 02 năm 2009, theo lời mời của Ban Thường Huấn Linh mục Giáo Phận Huế, các thành phần linh mục, đại chủng sinh Huế, tu sĩ nam nữ và một số giáo dân, đến tại Trung Tâm Mục Vụ Huế để tham dự buổi thuyết trình của linh mục Maurice Vidal, thuộc Hội Xuân Bích Pháp, về đề tài “Thần học hiện đại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ”.
Xem hình ảnh>
Buổi thuyết trinh bắt đầu lúc 14 giờ 30.
Đức Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, và Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cũng đến tham dự.
Trước buổi thuyết, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đán, giới thiệu cha Vidal với những lời lẽ như sau.
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá
Quý Cha, quý Bề Trên và tu sĩ nam nữ,
Quý thính giả,
Hôm nay, chúng ta đến đây để nghe cha Maurice Vidal thuyết trình về đề tài “Thần học hiện tại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ”.
Thời giờ không nhiều. Dự kiến sau khi cha Vidal nói chuyện, chúng ta sẽ có 15 phút giải lao, sau đó là trao đổi cho đến 5giờ 15. Vì thế, con xin rất vắn tắt trong phần giới thiệu nầy. Vắn tắt, còn do ý muốn của chính cha Vidal, vì lòng khiêm tốn truyền thống của một linh mục Xuân Bích và của riêng ngài.
Cha Vidal sinh năm 1932, thụ phong linh mục năm 1954, khi mới 22 tuổi.
Cha gia nhập Hội Linh mục Xuân Bích tỉnh hội Pháp và sang học tại Rôma cho đến năm 1958 với bằng cử nhân Thánh Kinh và tiến sĩ thần học.
Cha về phục vụ tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Issy-les-Moulineaux suốt 50 năm, cho đến khi được nghỉ hưu năm 2008.
Trong thời gian đó, cha còn giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Paris 30 năm, từ năm 1968 đến năm 1998, và được đại học nầy tặng danh hiệu giáo sư danh dự.
Ngoài ra, cha còn giảng dạy tại École Cathédrale, một đại học công giáo do đức hồng y Lustiger sáng lập, và tại viện đào tạo các nhà đào tạo, thường gọi tắc là IFEC, do Hội Đồng Giám Mục Pháp thành lập với sự cộng tác tích cực của Tỉnh Hội Linh Mục Xuân Bích Pháp.
Cha còn phụ trách Ban Nghiên Cứu (Bureau d’ Études et de Recherches) của Tỉnh Hội Xuân Bích Pháp và là Đại Diện Giám mục của Tổng Giáo phận Paris chuyên trách việc cho phép xuất bản các sách báo công giáo, chúng ta quen nói là “cho ỉmpimatur”.
Hiện nay, cha nghỉ hưu, nhưng chỉ nghỉ việc giảng dạy tại Issy-les-Moulineaux và Đại Học Công giáo Paris.
Đây là lần đầu tiên cha đến Việt Nam, nhưng cha đã có lòng quý mến đất nước nầy từ lâu, qua các cha Xuân Bích du học tại Pháp và các học trò của ngài, như cha Nguyễn Văn Chánh của chúng ta đây, người đã tham dự một khóa đào tạo tại IFEC, và người tổ chức buổi nói chuyện nầy theo ý của Đức Tổng Giám Mục.
Là nhà thần học chuyên về khoa Giáo Hội học, cha đã cho xuất bản nhiều đầu sách về Giáo Hội, mà hai cuốn mới nhất, là “À quoi sert l’Église?” năm 2008 và “La liberté d’un théologien”, “L’Église que je cherche à comprendre” đầu năm nay. Ngoài ra, cha còn đóng góp rất nhiều bài viết trong các sách do nhiều tác giả viết hay các tập san.
Cuốn “Từ điển các thần học gia và thần học Kitô giáo” (Dictionnaire des théologiens et de la théologie chrétienne) do nhà xuất bản Bayard phát hành năm 1975, đã viết về cha:
- “Cha Vidal muốn mình rất chú ý đến cội nguồn tân ước của Giáo Hội, với những giai đoạn lịch sử của Giáo Hội và những thắc mắc hiện đại về Giáo Hội. Với một lối suy tư vừa uyển chuyển, vừa đông đặc, cha đề ra những điểm tham chiếu nền tảng. Cuốn sách củac cha mang tựa đề “L’Église, peuple de Dieu dans l’ histoire des hommes” ( Giáo Hội, Dân của Thiên Chúa trong lịch sử loài người) xuất bản năm 1975 là một tác phẩm cần tham chiếu.”
- Nhà xuất bản Bayard giới thiệu cha trong cuốn sách “À quoi sert l’ Église?” (Giáo Hội dể làm gì?), xuất bản năm vừa qua:
- “Với tất cả những ai thắc mắc về tương lai và công dụng ngày nay của Giáo Hội, Maurice Vidal đề ra một quy trình lịch sử và thần học đưa dẫn tới tận những nền móng của lý do hiện hữu và sứ mạng của Giáo Hội. Cha đã không né tránh những vấn đề khó khăn trong những mối liên hệ giữa với Chúa Kitô, với dân Israel và với những giáo Hội Kitô khác. Tập khảo luận nầy là tập sách duy nhất cho ta thấy rõ ràng đến thế những chủ đề thần học, lịch sử và xã hội về vai trò và chức năng của Giáo Hội.”
Đa số thính giả hôm nay dễ hiểu cha Vidal hơn, cha đã cho một bản tóm lược được dịch ra tiếng Việt mà chúng ta có trong tay, và cha Giuse Hồ Thứ, người đang được cha Vidal hướng dẫn làm luận án tiến sĩ thần học, sẽ thông dịch.
Trong phần trao đổi, chúng ta có thể đặt ra mọi vấn đề liên quan đến Giáo Hội học, ngoài cả chủ đề thuyết trình hôm nay.
Sau phần giới thiệu của Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích, thuyết trình viên, linh mục thần học gia Maurice Vidal trình bày đề tài: “Thần học hiện đại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ.”
Theo tài liệu được phân phát để theo giỏi bài thuyết trình, thính giả biết được hai xác đinh trong phần nhập đề.
Theo xác định thứ nhất, thần học hiện đại về Giáo Hội là một sự “tiếp nhận” (réception) tích cực, suy tư và giải thích giáo huấn Công Đồng Vatican II, dựa trên nguồn mạch đức tin.
Xác định thứ hai liên quan đến các hệ quả mục vụ có tương quan với tác vụ của các mục tử Giáo Hội, tức các thừa tác viên thánh.
Thuyết trình viên trình bày hai phần chính về Giáo Hội. Phần chính thứ nhất, là đề tài “Giáo Hội là Dân Thiên Chúa”, và phần chính thứ hai, là đề tài “Giáo Hội là Bí tích của Ơn Cứu Độ”.
Trong phần chính thứ nhất, Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, thuyết trình viên đề cập đến Giáo Hội là một dân tộc, được Chúa tuyển chọn và giáo dục (x.1P 2,10), chứ không phải là sự tập họp của các cá nhân (x.Ánh Sáng Muôn Dân 9). Dân nầy được nối kết bằng những liên hệ cả trong lẫn ngoài (x.Ánh Sáng Muôn Dân 14), đồng thời kết thành một dân tộc riêng, dân kitô giáo, được gọi để làm chứng rằng Chúa muốn cho hết mọi người là dân con của Người (x.Ánh Sáng Muôn Dân 9 và 13).
Giáo Hội không phải là một dân như mọi dân tộc khác. Kitô hữu không phải là phần tử của dân nầy do việc sinh ra hay do việc tuân giữ các luật chung, nhưng nhờ sự tái sinh trong Phép Rửa và thông hiệp với Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Giáo Hội trở nên Thân Thể của Đức Kitô, trong sự hiệp thông với nhau và với các Giáo Hội.
Chúa muốn mọi người và cộng đoàn giáo hội hiệp thông như vậy.
Giáo Hội là chính Đức Giêsu và Thân Thể Người. Mỗi chi thể của Đức Kitô được kêu mời hãy để cho Chúa Thánh Thần mở lòng họ am hợp với các chiều kích của Lòng Đức Kitô vốn ôm gọn cả thế giới nầy theo gương Mẹ Maria.
Sau khi trình bày Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, cha Vidal rút ra hai hệ quả mục vụ.
Hệ quả thứ nhất là Công Đồng Vatican II minh định rằng các phần tử của Giáo Hội phẩm trật có nhiệm vụ phục vụ cho sự tập họp Dân Chúa.
Công Đồng Vatican II tái xác định Bí tích Truyền Chức là bí tích nhằm kế tục các tông đồ trong nhiệm vụ mục vụ của Giáo Hội (x. Ánh Sáng Muôn Dân 20), gồm việc hành sử các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hoá và quản trị “nhân danh Đức Kitô”.
Vậy, mỗi mục tử đều mang trong mình chiều kích tông đồ và trách nhiệm đối với Giáo Hội và sứ mạng của Giáo Hội (x. Ga 21). Dĩ nhiên, điều nầy tùy thuộc vào phẩm trật chức thánh và ơn gọi, đặc sủng, hoàn cảnh và sứ vụ được trao phó cho họ (Sắc Lệnh về Linh Mục 8).
Hệ quả thứ hai là Công Đồng qui hướng hoạt động của các mục tử về mục tiêu giúp cho các tín hữu “tham dự cách trọn vẹn, ý thức và linh động” vào sự sống và sứ mạng của Giáo Hội, bắt đầu từ phụng vụ (Hiến Chế về Phụng Vụ 14; x.Ánh Sáng Muôn Dân 30, trích dẫn Êp 4,1-6, và Ánh Sáng Muôn Dân 18). Đó là trục đầu tiên của công cuộc canh tân của Công Đồng.
Trong phần chính thứ hai, “Giáo Hội là bí tích của Ơn Cứu Độ”, tác giả chủ trương rằng Công Đồng Vatican II không tạo ra ý niệm “Giáo Hội là bí tích của Ơn Cứu Độ”, nhưng Công Đồng vận dụng nó để tóm lược sứ mạng của Giáo Hội trong tình hình tôn giáo hiện nay nơi nhân loại. Sứ mạng đó, xưa cũng như nay, không gì khác hơn là “vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi nhân loại.”
Nhưng Giáo Hội không còn được xem như là con tàu mà ở ngoài nó thì bị mất linh hồn đời đời. Đúng hơn, Giáo Hội là “bí tích phổ quát của Ơn Cứu Độ” nghĩa là “dấu chỉ và phương thế giúp kết hiệp mật thiết với Chúa và hiệp nhất với mọi người” (Ánh Sáng Muôn Dân 48 và 1)
Vậy, đối với ai ở ngoài Giáo Hội (x.1Thes 4,12; Col 4,5), Giáo Hội trở nên phương thế cứu độ nhờ các hoạt động riêng và nhờ sự tham gia của các tín hữu vào việc kiến tạo thành đô nhân loại (x. Vui Mừng và Hy Vọng, chương IV),
Giáo Hội là dấu chỉ Ơn Cứu Độ nhờ các cử hành phụng vụ - bằng lời và các cử chỉ - cho thấy Thiên Chúa “không ngừng tập họp Dân Người” (Kinh Nguyện Thánh Thể, số 3) và làm việc để con người được sống dồi dào (x. Ga 5,17).
Đó là nền tảng công cuộc đối thoại mà Giáo Hội thực hiện và yêu cầu đối với các tổ chức trần thế và các tôn giáo bạn.
Tác giả rút ra hai hệ quả mục vụ.
Hệ quả thứ nhất, là các mục tử được phong chức, không phải để đảm trách hết mọi nhiệm vụ thiên sai của Giáo Hội, mà để, qua đó, biểu thị sự hiện diện và hoạt động của Đấng Phục Sinh.
Các mục tử có thể và phải tạo điều kiện giúp các tín hữu nhờ bí tích mà đến với Giáo Hội (là) bí tích, khi minh chứng rằng ngày hôm nay, chính Đức Kitô dang dạy dỗ, đang làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Cha, đang dẫn dắt chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần.
Hệ quả thứ hai là các vị giáo hoàng đương thời, luôn khích lệ các tín hữu nổ lực hoạt động cho công cuộc “tái truyền giáo” và thực hiện việc ấy nhờ liên kết “loan báo và đối thoại”. Điều nầy giả thiết mỗi người phải có đức tin sâu sắc bằng cuộc sống kết hiệp với Đức Kitô.
Sứ mạng của các mục tử là giúp anh em mình đào sâu đức tin.
Trong phần kết luận, thuyết trình viên minh định rằng Bí tích Truyền Chức hiến thánh các thừa tác viên của Giáo Hội để các ngài có thể nói và làm “nhân danh Đức Kitô”.
Bí tích Truyền Chức trao quyền cho các thừa tác viên của Giáo Hội, khiến các tín hữu có thể tin tưởng trọn vẹn vào các ngài ( là “những người tín cẩn” nói “những lời tín cẩn”, theo 2Tm,2 và 11), đồng thời, trong mọi mức độ, các ngài không còn làm gì vì mình nữa, mà để cho Vị Mục Tử duy nhất nói và làm qua các ngài.
Chính Đức Kitô đã thiết lập Hội Thánh bằng việc hiến mình làm của lễ, và phó dâng cho Chúa Cha cuộc sống của mình, của các môn đệ và của Giáo Hội.
Vừa rồi là những gì linh mục thần học gia Maurice Vidal trình bày được ghi lại tóm tắt. Linh mục thuyết trình đã trình bày đề tài một cách xác tín. Nhiều tham dự viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến Giáo Hội.
Buổi thuyết trình kết thúc lúc 17 giờ 15 phút, sau khi Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, thay mặt Đức Tổng Giám Mục Huế và toàn thể thính giả hôm nay, nói lời cám ơn Cha Vidal và trao tặng kỷ vật lưu niệm.
Tường thuật từ Trung Tâm Mục Vụ Huế, ngày 16.02.2009
Xem hình ảnh>
Buổi thuyết trinh bắt đầu lúc 14 giờ 30.
Đức Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, và Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cũng đến tham dự.
Trước buổi thuyết, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đán, giới thiệu cha Vidal với những lời lẽ như sau.
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá
Quý Cha, quý Bề Trên và tu sĩ nam nữ,
Quý thính giả,
Hôm nay, chúng ta đến đây để nghe cha Maurice Vidal thuyết trình về đề tài “Thần học hiện tại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ”.
Thời giờ không nhiều. Dự kiến sau khi cha Vidal nói chuyện, chúng ta sẽ có 15 phút giải lao, sau đó là trao đổi cho đến 5giờ 15. Vì thế, con xin rất vắn tắt trong phần giới thiệu nầy. Vắn tắt, còn do ý muốn của chính cha Vidal, vì lòng khiêm tốn truyền thống của một linh mục Xuân Bích và của riêng ngài.
Cha Vidal sinh năm 1932, thụ phong linh mục năm 1954, khi mới 22 tuổi.
Cha gia nhập Hội Linh mục Xuân Bích tỉnh hội Pháp và sang học tại Rôma cho đến năm 1958 với bằng cử nhân Thánh Kinh và tiến sĩ thần học.
Cha về phục vụ tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Issy-les-Moulineaux suốt 50 năm, cho đến khi được nghỉ hưu năm 2008.
Trong thời gian đó, cha còn giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Paris 30 năm, từ năm 1968 đến năm 1998, và được đại học nầy tặng danh hiệu giáo sư danh dự.
Ngoài ra, cha còn giảng dạy tại École Cathédrale, một đại học công giáo do đức hồng y Lustiger sáng lập, và tại viện đào tạo các nhà đào tạo, thường gọi tắc là IFEC, do Hội Đồng Giám Mục Pháp thành lập với sự cộng tác tích cực của Tỉnh Hội Linh Mục Xuân Bích Pháp.
Cha còn phụ trách Ban Nghiên Cứu (Bureau d’ Études et de Recherches) của Tỉnh Hội Xuân Bích Pháp và là Đại Diện Giám mục của Tổng Giáo phận Paris chuyên trách việc cho phép xuất bản các sách báo công giáo, chúng ta quen nói là “cho ỉmpimatur”.
Hiện nay, cha nghỉ hưu, nhưng chỉ nghỉ việc giảng dạy tại Issy-les-Moulineaux và Đại Học Công giáo Paris.
Đây là lần đầu tiên cha đến Việt Nam, nhưng cha đã có lòng quý mến đất nước nầy từ lâu, qua các cha Xuân Bích du học tại Pháp và các học trò của ngài, như cha Nguyễn Văn Chánh của chúng ta đây, người đã tham dự một khóa đào tạo tại IFEC, và người tổ chức buổi nói chuyện nầy theo ý của Đức Tổng Giám Mục.
Là nhà thần học chuyên về khoa Giáo Hội học, cha đã cho xuất bản nhiều đầu sách về Giáo Hội, mà hai cuốn mới nhất, là “À quoi sert l’Église?” năm 2008 và “La liberté d’un théologien”, “L’Église que je cherche à comprendre” đầu năm nay. Ngoài ra, cha còn đóng góp rất nhiều bài viết trong các sách do nhiều tác giả viết hay các tập san.
Cuốn “Từ điển các thần học gia và thần học Kitô giáo” (Dictionnaire des théologiens et de la théologie chrétienne) do nhà xuất bản Bayard phát hành năm 1975, đã viết về cha:
- “Cha Vidal muốn mình rất chú ý đến cội nguồn tân ước của Giáo Hội, với những giai đoạn lịch sử của Giáo Hội và những thắc mắc hiện đại về Giáo Hội. Với một lối suy tư vừa uyển chuyển, vừa đông đặc, cha đề ra những điểm tham chiếu nền tảng. Cuốn sách củac cha mang tựa đề “L’Église, peuple de Dieu dans l’ histoire des hommes” ( Giáo Hội, Dân của Thiên Chúa trong lịch sử loài người) xuất bản năm 1975 là một tác phẩm cần tham chiếu.”
- Nhà xuất bản Bayard giới thiệu cha trong cuốn sách “À quoi sert l’ Église?” (Giáo Hội dể làm gì?), xuất bản năm vừa qua:
- “Với tất cả những ai thắc mắc về tương lai và công dụng ngày nay của Giáo Hội, Maurice Vidal đề ra một quy trình lịch sử và thần học đưa dẫn tới tận những nền móng của lý do hiện hữu và sứ mạng của Giáo Hội. Cha đã không né tránh những vấn đề khó khăn trong những mối liên hệ giữa với Chúa Kitô, với dân Israel và với những giáo Hội Kitô khác. Tập khảo luận nầy là tập sách duy nhất cho ta thấy rõ ràng đến thế những chủ đề thần học, lịch sử và xã hội về vai trò và chức năng của Giáo Hội.”
Đa số thính giả hôm nay dễ hiểu cha Vidal hơn, cha đã cho một bản tóm lược được dịch ra tiếng Việt mà chúng ta có trong tay, và cha Giuse Hồ Thứ, người đang được cha Vidal hướng dẫn làm luận án tiến sĩ thần học, sẽ thông dịch.
Trong phần trao đổi, chúng ta có thể đặt ra mọi vấn đề liên quan đến Giáo Hội học, ngoài cả chủ đề thuyết trình hôm nay.
Sau phần giới thiệu của Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích, thuyết trình viên, linh mục thần học gia Maurice Vidal trình bày đề tài: “Thần học hiện đại về Giáo Hội và những hệ quả mục vụ.”
Theo tài liệu được phân phát để theo giỏi bài thuyết trình, thính giả biết được hai xác đinh trong phần nhập đề.
Theo xác định thứ nhất, thần học hiện đại về Giáo Hội là một sự “tiếp nhận” (réception) tích cực, suy tư và giải thích giáo huấn Công Đồng Vatican II, dựa trên nguồn mạch đức tin.
Xác định thứ hai liên quan đến các hệ quả mục vụ có tương quan với tác vụ của các mục tử Giáo Hội, tức các thừa tác viên thánh.
Thuyết trình viên trình bày hai phần chính về Giáo Hội. Phần chính thứ nhất, là đề tài “Giáo Hội là Dân Thiên Chúa”, và phần chính thứ hai, là đề tài “Giáo Hội là Bí tích của Ơn Cứu Độ”.
Trong phần chính thứ nhất, Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, thuyết trình viên đề cập đến Giáo Hội là một dân tộc, được Chúa tuyển chọn và giáo dục (x.1P 2,10), chứ không phải là sự tập họp của các cá nhân (x.Ánh Sáng Muôn Dân 9). Dân nầy được nối kết bằng những liên hệ cả trong lẫn ngoài (x.Ánh Sáng Muôn Dân 14), đồng thời kết thành một dân tộc riêng, dân kitô giáo, được gọi để làm chứng rằng Chúa muốn cho hết mọi người là dân con của Người (x.Ánh Sáng Muôn Dân 9 và 13).
Giáo Hội không phải là một dân như mọi dân tộc khác. Kitô hữu không phải là phần tử của dân nầy do việc sinh ra hay do việc tuân giữ các luật chung, nhưng nhờ sự tái sinh trong Phép Rửa và thông hiệp với Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Giáo Hội trở nên Thân Thể của Đức Kitô, trong sự hiệp thông với nhau và với các Giáo Hội.
Chúa muốn mọi người và cộng đoàn giáo hội hiệp thông như vậy.
Giáo Hội là chính Đức Giêsu và Thân Thể Người. Mỗi chi thể của Đức Kitô được kêu mời hãy để cho Chúa Thánh Thần mở lòng họ am hợp với các chiều kích của Lòng Đức Kitô vốn ôm gọn cả thế giới nầy theo gương Mẹ Maria.
Sau khi trình bày Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, cha Vidal rút ra hai hệ quả mục vụ.
Hệ quả thứ nhất là Công Đồng Vatican II minh định rằng các phần tử của Giáo Hội phẩm trật có nhiệm vụ phục vụ cho sự tập họp Dân Chúa.
Công Đồng Vatican II tái xác định Bí tích Truyền Chức là bí tích nhằm kế tục các tông đồ trong nhiệm vụ mục vụ của Giáo Hội (x. Ánh Sáng Muôn Dân 20), gồm việc hành sử các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hoá và quản trị “nhân danh Đức Kitô”.
Vậy, mỗi mục tử đều mang trong mình chiều kích tông đồ và trách nhiệm đối với Giáo Hội và sứ mạng của Giáo Hội (x. Ga 21). Dĩ nhiên, điều nầy tùy thuộc vào phẩm trật chức thánh và ơn gọi, đặc sủng, hoàn cảnh và sứ vụ được trao phó cho họ (Sắc Lệnh về Linh Mục 8).
Hệ quả thứ hai là Công Đồng qui hướng hoạt động của các mục tử về mục tiêu giúp cho các tín hữu “tham dự cách trọn vẹn, ý thức và linh động” vào sự sống và sứ mạng của Giáo Hội, bắt đầu từ phụng vụ (Hiến Chế về Phụng Vụ 14; x.Ánh Sáng Muôn Dân 30, trích dẫn Êp 4,1-6, và Ánh Sáng Muôn Dân 18). Đó là trục đầu tiên của công cuộc canh tân của Công Đồng.
Trong phần chính thứ hai, “Giáo Hội là bí tích của Ơn Cứu Độ”, tác giả chủ trương rằng Công Đồng Vatican II không tạo ra ý niệm “Giáo Hội là bí tích của Ơn Cứu Độ”, nhưng Công Đồng vận dụng nó để tóm lược sứ mạng của Giáo Hội trong tình hình tôn giáo hiện nay nơi nhân loại. Sứ mạng đó, xưa cũng như nay, không gì khác hơn là “vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi nhân loại.”
Nhưng Giáo Hội không còn được xem như là con tàu mà ở ngoài nó thì bị mất linh hồn đời đời. Đúng hơn, Giáo Hội là “bí tích phổ quát của Ơn Cứu Độ” nghĩa là “dấu chỉ và phương thế giúp kết hiệp mật thiết với Chúa và hiệp nhất với mọi người” (Ánh Sáng Muôn Dân 48 và 1)
Vậy, đối với ai ở ngoài Giáo Hội (x.1Thes 4,12; Col 4,5), Giáo Hội trở nên phương thế cứu độ nhờ các hoạt động riêng và nhờ sự tham gia của các tín hữu vào việc kiến tạo thành đô nhân loại (x. Vui Mừng và Hy Vọng, chương IV),
Giáo Hội là dấu chỉ Ơn Cứu Độ nhờ các cử hành phụng vụ - bằng lời và các cử chỉ - cho thấy Thiên Chúa “không ngừng tập họp Dân Người” (Kinh Nguyện Thánh Thể, số 3) và làm việc để con người được sống dồi dào (x. Ga 5,17).
Đó là nền tảng công cuộc đối thoại mà Giáo Hội thực hiện và yêu cầu đối với các tổ chức trần thế và các tôn giáo bạn.
Tác giả rút ra hai hệ quả mục vụ.
Hệ quả thứ nhất, là các mục tử được phong chức, không phải để đảm trách hết mọi nhiệm vụ thiên sai của Giáo Hội, mà để, qua đó, biểu thị sự hiện diện và hoạt động của Đấng Phục Sinh.
Các mục tử có thể và phải tạo điều kiện giúp các tín hữu nhờ bí tích mà đến với Giáo Hội (là) bí tích, khi minh chứng rằng ngày hôm nay, chính Đức Kitô dang dạy dỗ, đang làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Cha, đang dẫn dắt chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần.
Hệ quả thứ hai là các vị giáo hoàng đương thời, luôn khích lệ các tín hữu nổ lực hoạt động cho công cuộc “tái truyền giáo” và thực hiện việc ấy nhờ liên kết “loan báo và đối thoại”. Điều nầy giả thiết mỗi người phải có đức tin sâu sắc bằng cuộc sống kết hiệp với Đức Kitô.
Sứ mạng của các mục tử là giúp anh em mình đào sâu đức tin.
Trong phần kết luận, thuyết trình viên minh định rằng Bí tích Truyền Chức hiến thánh các thừa tác viên của Giáo Hội để các ngài có thể nói và làm “nhân danh Đức Kitô”.
Bí tích Truyền Chức trao quyền cho các thừa tác viên của Giáo Hội, khiến các tín hữu có thể tin tưởng trọn vẹn vào các ngài ( là “những người tín cẩn” nói “những lời tín cẩn”, theo 2Tm,2 và 11), đồng thời, trong mọi mức độ, các ngài không còn làm gì vì mình nữa, mà để cho Vị Mục Tử duy nhất nói và làm qua các ngài.
Chính Đức Kitô đã thiết lập Hội Thánh bằng việc hiến mình làm của lễ, và phó dâng cho Chúa Cha cuộc sống của mình, của các môn đệ và của Giáo Hội.
Vừa rồi là những gì linh mục thần học gia Maurice Vidal trình bày được ghi lại tóm tắt. Linh mục thuyết trình đã trình bày đề tài một cách xác tín. Nhiều tham dự viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến Giáo Hội.
Buổi thuyết trình kết thúc lúc 17 giờ 15 phút, sau khi Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, thay mặt Đức Tổng Giám Mục Huế và toàn thể thính giả hôm nay, nói lời cám ơn Cha Vidal và trao tặng kỷ vật lưu niệm.
Tường thuật từ Trung Tâm Mục Vụ Huế, ngày 16.02.2009
Tết cao niên tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
18:37 17/02/2009
TẾT CAO NIÊN TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Paris. Chủ nhật 15.12.2009: Một TẾT CAO NIÊN đã được đặc biệt tổ chức cho các bậc cao niên trong cộng đoàn. Đây là một sinh hoạt mới mà Nhóm Chuyên Gia khởi sự tổ chức, tiếp nối công việc mà Ban Mục Vụ Hôn Nhân đã khởi sự trước đây mười năm, vào năm 1999, với Lễ Thượng Thọ. Nhưng nếu lễ thượng thọ là một sinh hoạt nặng tính lễ nghi và chỉ tổ chức vào khoảng cách 7, 8 năm một lần, thì sinh hoạt cao niên lại thiên hẳn về gặp gỡ, sinh sống thường ngày và sẽ tổ chức nhiều lần trong năm, mà khởi đầu là « tết cao niên ».
1. Từ LỄ THƯỢNG THỌ đến TẾT CAO NIÊN
Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. « Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ » (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Nhà thơ Tam Nguyên Yên Ðổ, làm quan đến chức Tổng Ðốc, khi về làng vẫn đến quì lậy cụ già 80 tuổi trong làng không có chức tước gì.
Theo thuyền thống tốt đẹp ấy, cộng thêm với văn hóa hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Có gia đình tổ chức mừng từ 40, 50. Những vị thượng thọ, từ 70 tuổi trở lên, nhất là từ 80, và đặc biệt được 100 tuổi, thì lễ mừng rất lớn.
Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ, do Nhóm Mục Vụ Gia Đình lấy sáng kiến tổ chức. Bảy năm sau, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.
Ðể mừng thọ, trong những gia đình không công giáo, trước nhất người ta làm lễ gia tiên, ở nhà quê có thể làm lễ thần hoặc báo cáo với thôn giáp. Thôn giáp phải cử người đến mừng. Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, lễ mừng thượng thọ luôn luôn được cử hành trong khuôn khổ một thánh lễ. Trước nhất, đại diện cho Cộng Ðoàn, Ðức Ông Giám Ðốc chúc mừng các bậc cao niên đến tham dự lễ. Ngài cũng không quên vạch rõ mục tiêu của lễ mừng thọ là để cho mọi người trong cộng đoàn và con cháu tỏ lòng quí mến và biết ơn các vị đã có công gây dựng gia đình, gầy dựng giáo xứ. Ðồng thời ngài trình bày ý nghĩa của tuổi thọ. Theo truyền thống Việt Nam và truyền thống Công Giáo, tuổi thọ là tuổi khôn ngoan, kinh nghiệm, là điềm có phúc, là dấu hiệu lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Tuổi già cần được tôn trọng và phải được đánh giá cao.
Với những tiến bộ kỹ thuật vượt bực trong ngành y hoc, cuộc sống của con người càng ngày càng được tiên phòng và chữa trị một cách hữu hiệu; tuổi thọ càng ngày càng cao. Ở Pháp, vào năm 1900, một trẻ vừa sinh ra, có hy vọng sống thọ 48 tuổi. Một trăm năm sau, vào năm 2000, một em bé vừa sinh có quyền hy vọng sống thọ 79 tuỗi. Hiện nay, vào năm 2008, tuổi thọ trung bình của một người pháp là 80.97, trong đó nam giới ngừng ở 77.66 và nữ giới ở 84.50 tuổi. Trên tổng số 191 quốc gia được nghiên cứu trong sách CIA World Factbook ấn bản 2008[,, Việt nam đứng hàng 96, với tuổi thọ trung bình cả hai giới là là 71.07, trong đó nam giới ngưng ở 68.27 và nữ giới có thể lên 74.08.
Trong Hội Đồng mục vụ, từ hơn chục năm nay, nghĩa là từ những năm 90, nhiều tiếng nói đã gióng lên để đề nghị cộng đoàn làm một việc gì cho người cao niên. Trong buổi tọa đàm kỷ niệm năm hồng ân 60 tuổi của giáo xứ, tổ chức ngày 30.09.2007, một người đã phát biểu « Nói về tương lai tôi xin đề nghị 3 ước vọng, trong đó việc đầu tiên là xin Giáo Xứ lưu tâm hơn đến mục vụ xã hội, đặc biệt đến người già để tổ chức cho họ họp mặt, thảo luận, giải trí ».
Ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 của Hội Đồng Mục Vụ, ông tân chủ tịch đã loan báo một chương trình làm việc, trong đó có công việc lo cho các bậc cao niên. Ông nói: « Con xin được thông báo Ngày Hội Tết Cao Niên sẽ được tổ chức vào chủ nhật 15.02.09 tại Giáo Xứ bắt đầu bằng Thánh Lễ Cộng Đoàn lúc 11giờ 30. Sau nhiều năm đồng hành với Nhóm Chuyên gia / Liên Đới Nghề Nghiệp, dưới sự chỉ dạy của Cha Đinh Đồng Thượng Sách; được Ban Thường Vụ và nhóm Chuyên Gia ủy thác, Con xin loan báo một quyết định là phải tìm cách tổ chức những sinh hoạt cho các vị cao niên của Giáo Xứ. Công việc này quả là một nhu cầu chính đáng, nhưng chỉ riêng Nhóm Chuyên Gia thì không thể nào làm được, rất cần có sự hổ trợ của Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Địa Điểm Mục Vụ, Đơn Vị Mục Vụ, nhất là Liên Đới nghề Nghiệp mà con muốn nhắm đến, cũng như tất cả mọi người thiện chí. Chúng ta có thể hình dung vài sinh hoạt như tổ chức các buổi hành hương bằng phương tiện công cộng tại các nhà thờ ít người biết đến, ví dụ Notre-Dame des Victoires Quận 2, Nhà Nguyện Dòng các sơ Adoration, Quận 6 Paris. Hoặc mỗi Địa Điểm Mục Vụ có thể đăng cai tổ chức một ngày cho các vị cao niên đến tham dự thánh lễ cộng đoàn, ngày cộng đoàn, hội Tết. Việc này cần vài người hy sinh lái xe đưa đi đón về, hoặc đem lại công tác tình nguyện cho các Nhóm khác của Liên Đới Nghề Nghiệp. Hội Tết Cao Niên được tổ chức nhằm nghe các nhu cầu ưu tiên, những ước vọng thiêng liêng, văn hóa xã hội của quý cụ để xem chúng ta có thể làm gì được cho các vị cao niên mà giáo xứ ít có dịp quan tâm đến. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta trong công việc hữu ích này ».
Quả đúng như lời ông chủ tịch. Ông đã được Ban Thường Vụ và Nhóm Chuyên Gia ủy thác. Trong hai phiên họp ngày 10.06.2008 và 16.09.2008, nhóm Chuyên Gia đã nêu ra một số công việc, có thể làm đối tượng cho sinh hoạt 2009: thuyết trình, trực y-khoa trong các lễ chúa nhật, trực chuyên khoa chủ nhật thứ nhất mỗi tháng: y, nha, duợc, tâm lý, luật; Sinh hoạt cho người lớn tuổi; Giúp phát triển mạng Internet gxvn; Hướng học, hướng nghề, tìm việc; Nói về Thánh Phaolô; Nói về Văn hóa (nhóm thư viện); Nói với phụ huynh có con học giáo lý thứ bảy,.. Nhóm cũng quyết định chọn một phương pháp làm việc mới: phương pháp dự án, với 4 nguyên tắc hành động căn bản: 1- Mỗi công việc là một dự án. 2-Mọi người đều có thể tham gia nhiều dự án. 3-Nhưng mỗi dự án phải có người trách nhiệm. 4- Tất cả những người trách nhiệm dự án đều phải liên lạc và thông cảm với cha tuyên úy, là linh hồn của nhóm, để bảo đảm cho công việc được thống nhất và đi đúng hướng mục vụ mong muốn của giáo xứ.
Hai dự án có tích cách chung cho nhóm thì người trách nhiệm dự án cũng là người trách nhiệm nhóm. Đó là dự án lễ Ba vua, bổn mạng của nhóm, và dự án tham gia Đại Hội và Tiệc thân hữu Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05. Ba dự án mới cho niên khóa 2009: Thuyết trình về thánh Phaolô, do Bs Tú trách nhiệm; Hiện diện y khoa lễ 11giờ mỗi chủ nhật, do Bs Tú và Bs Hiền trách nhiệm; Sinh hoạt cao niên, do ba chuyên gia Định, Tiến Vượng đồng trách nhiệm.
Sau 4 phiên họp chuẩn bị, sinh hoạt cao niên đã được khởi đầu với TẾT CAO NIÊN, tổ chức vào chủ nhật 15.02.2009, qua hai phần: Thánh lễ xuân cao niên kỷ sửu và Tiệc văn nghệ cao niên.
2. THÁNH LỄ XUÂN CAO NIÊN 15.02.2009
11 giờ 30, ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ bước lên cung thánh và quay về cộng đoàn, ông nói: « Kính thưa Quý Cha, Quý Cụ, Cô, Bác cao niên,
Giáo Hội Việt Nam đã dành ngày mồng 2 tết để cầu nguyện cho tổ tiên ông bà, nhằm mục đích nhắc nhớ và khuyến khích con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó cũng là ý nghĩa của ngày Hội Tết Cao Niên được tổ chức hôm nay, theo sáng kiến của Nhóm Chuyên Gia, thuộc Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp của Giáo Xứ.
Bước vào Thánh Lễ Cộng Đoàn này, chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các bậc Cao Niên được luôn khoẻ mạnh, an khang, vui hưởng tuổi già. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho hàng con cái biết trân trọng thực hành chữ hiếu, bổn phận hàng đầu của mỗi kytô hữu, biết nhận ra rằng « Không bao giờ để cha mẹ phải sống cô đơn, vì các ngài, khi đến tuổi cao, cần tình thương hơn là tiền bạc, cần viếng thăm hơn là của cải ».
Trong tinh thần đó, xin mời cộng đoàn chúng ta cùng đứng lên đón chào đoàn tế lễ và cùng hiệp dâng thánh lễ ».
Đoàn tế lễ, gồm toàn ban giám đốc và hai cha khách, từ cuối nhà thờ từ từ tiến vào cung thánh. Chiêng trống ba hồi chín tiếng nổi lên nhộn nhịp đón chào. Rồi tiếng chiêng trống nhỏ dần, nhường chỗ cho bài ca « Cầu cho cha mẹ »: Xin Chúa í a chúc lành cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Con sinh đến trong đời an vui nhờ có ơn trời, và ơn cha mẹ, suốt đời coi nhẹ khổ đau. Xin choc ha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời. Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan »…. Rồi cứ thế, trong trang nghiêm và sốt sắng thánh lễ tiếp tục được cử hành trước sụ tham dự của cả cộng đoàn, trong đó, khoảng 200 khuôn mặt cao niên. Nhưng năm sự kiện độc đáo khiến các vị cao niên đến tham dự « Thánh lễ xuân cao niên » hôm nay ghi tạc một kỷ niệm đẹp.
Trước nhất là bài chia sẻ Lời Chúa của thầy sáu « cao niên » Phạm Bá Nha. Thầy chia sẻ: « Thật là ý nghĩa, hôm nay Nhóm Chuyên Gia Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức lhánh lễ xuân, chúc tuổi và tiệc xuân để mừng các vị cao niên trong cộng đoàn. Một sáng kiến mới, hay và ấm lòng trong giáo xứ. Trong dịp này, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn và đặc biệt với các vị cao niên về hai ý nghĩa của việc « Mừng tuổi xuân các vị cao niên Kỷ Sửu 2009 ».
Ý nghĩa với các vị cao niên. Trước hết là lời cảm tạ Thiên Chúa đã cho mỗi vị sống thêm một tuổi mới, trong thời gian nghỉ hưu, được thảnh thơi, được đầm ấm nhìn thấy con cháu ríu rít đến chúc tuổi, được hạnh phúc ông bà dìu nhau đi lễ, dắt nhau đi dạo. Còn cảnh nào đẹp bằng.
Cảm tạ ơn Chúa đã cho ta một năm mới, có tuổi đẹp, không phải là để đi thụt billard, đi vào sòng bạc đỏ đen, mà là để thờ phượng Chúa, như ông già Simon xưa đa thưa cùng Chúa: Lậy Chúa, tuổi con đã gìà, con chắp tay ngợi khen và cảm tạ Chúa. Và nếu Chúa muốn con ra đi, con cũng luôn sẵn sàng.
Tuổi cao niên thảnh thơi vui sống cuộc đời, sốt mến thờ phượng Chúa, và để lập công lập phúc. để đền bù lại những thiếu sót thời xuân xanh. Khi ra đi, đáp theo tiếng Chúa gọi về. Lối vào và nơi đến đẹp hay không là tùy vào thời gian sống ở trần gian này.
Tuổi cao niên còn là bóng mát, như tàn che cho con cháu. Chiều cuối tuần, con cháu ra vào tấp nập, con trai con gái, cháu nội, cháu ngoại,… Thiếp chúc mùng, thơ thăm hỏi bay đến từ Mỹ, từ Canada, từ Úc đại lợi, từ Việt Nam,…Còn cảnh nào hạnh phúc hơn !
Nhưng tuổi cao niên cũng là tuổi của bệnh tật, của trắc trở, của hao mòn. Đó không phải là điều không may, cũng không phải là điều Chúa phạt. Nhưng hãy dùng tất cả những hao mòn của thân xác đó, để cùng vác thánh giá với Chúa, cùng chịu đau khổ với Ngài.
Ý nghĩa với con cháu, họ hàng, bạn bè. Thực là một hạnh phúc cho con cháu được có ông bà, để « kính lão đắc thọ », để « Bẩm thưa ». Bẩm thưa là nết đẹp của văn hóa Việt Nam, diễn tả sự tôn kính gốc gác, cội nguồn. bày tỏ lòng hiếu thảo đối với những « Bông hồng » trong gia đình còn sống này. Hãy kính lão đắc thọ, để được tuổi cao như ông bà; Hãy nhờ và xin ông bà nội ngoại hai bên cố vấn cho để lấy được những quyết định sáng suốt khôn ngoan hơn cho cuộc sống; Hãy lợi dụng thời gian ông bà cao niên còn sống, để báo hiếu đền ơn, đến thăm hỏi, biếu tặng đồng quà, tấm bánh, để tuổi già bớt cô đơn.
Có những vị cao niên còn đủ cả gia đình, còn đủ cả con cái, cháu chắt. Nhưng cũng có những vị cao niên côi cút, không có con cháu, gia đình không còn ai. Các vị cao niên đơn độc này cần đến sự thăm viếng, hỏi han của cộng đoàn. Xin cộng đoàn hãy nhớ đến những vị cao niên không thân nhân, mệt mỏi trong các viện dưỡng lão, đau yếu trong các nhà thương !
Kết luận, xin các vị cao niên hãy dâng lên Chúa những bệnh tật của mình cũng như của các bệnh nhân cao niên khác, để xin Chúa thánh hóa bệnh, tật, đau, yếu như thánh giá đền tội và lập công, lập phúc. Cộng đoàn chúng ta, cùng với các vị cao niên, hãy cảm tạ Chúa về những hồng ân Chúa ban, để thêm tuổi, cũng như các vị cao niên, chúng ta sẽ được thêm đạo đức và thánh thiện. Làm con, làm cháu, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta được biết giữ chữ hiếu cho vẹn toàn, biết luôn luôn đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, biết nhận ra rằng « Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ».
Việc thứ hai có lẽ sẽ ghi một kỷ niệm đẹp nơi quí vị cao niên về dự Thánh Lễ Xuân Cao niên hôm nay là hai lời nguyện giáo dân, với những ý nghĩa rất đẹp, được một vị cao niên biên soạn bằng những lời văn hay, độc đáo.
Lời nguyện I
Hội Tết Cao Niên mừng Kỷ Sửu
Thanh niên tiếp nối phúc Thiên Hựu.
Măng non tiến bộ đức và tài,
Suốt cả năm nay, ơn cố cựu.
Giáo xứ là hình ảnh một đại gia đình. Tuổi cao niên thể hiện thế hệ từng trải luôn nâng đỡ con cháu. Trong thánh lễ xuân sáng nay, cao niên chúng con xin chúc tuổi Thiên Chúa là Đấng ban cho đất trời mùa xuân vĩnh cửu. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành cho các thế hệ con cháu tiếp nối, để họ biết giữ gìn công trình do các bậc đàn anh của các thế hệ trước đã khổ công gầy dựng, mà thêm khả năng và thiện chí kiện toàn các di sản ấy nơi các thế hệ trẻ. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Lời nguyện II
Thế hệ xuân hồng một ý thiêng,
Xin cho phụ mẫu được ơn riêng.
Niềm vui sức lực đều viên mãn,
Nhận lãnh hồng ân chớ muộn phiền.
Trong tâm tình thảo kính và tri ân, thế hệ con cháu chúng con nguyện xin Chúa luôn giữ gìn, che chở Đức Ông, Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế, Quý Sơ, các bậc phụ mẫu và các bậc cao niên trong cộng đoàn, để các ngài luôn là lũy tre kiên cố nâng đỡ luỹ tre xanh là các thế hệ tiếp nối. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các bậc cao niên sức khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Càng thêm tuổi, tấm gượng của các ngài càng thêm trong sáng, làm mẫu mực cho con cháu mạnh dạn phục vụ Giáo Hội, qua cộng đoàn giáo xứ. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Kỷ niệm đẹp thứ ba là hình ảnh ba cặp dâng lễ. Từ phía phải một đôi tân hôn trẻ mới lập gia đình, kề vai, sát cánh, bưng của lễ lộc Lời Chúa và hoa mai vàng.
Từ phía trái một cặp cao niên trẻ sóng đôi, dìu nhau bưng của lễ bánh chưng và trái, mứt.
Từ giữa lòng nhà thờ một đôi cao niên trẻ khác dắt nhau tiến lên, bưng của lễ bánh rượu.
Và cùng với hình ảnh đẹp dâng lễ, hẳn thật kỷ niệm thứ bốn sẽ là một bài thơ hay, tựa đề « Kinh Chiều », do linh mục thi sĩ Cung Chi soạn để « Kính tặng quí vị cao niên, Paris, ngày Tết Cao Niên, tại Giáo Xứ Việt Nam, 15.02.2009 » đã được nghệ sĩ Bích Thuận ngâm khéo, trước cộng đoàn, sau rước lễ. Thơ rằng:
« Chúa là Đấng suốt đời con nương tựa
Chớm thành hình sống động một bào thai
Chợt sinh ra rét mướt mảnh hình hài
Con đã được Chúa quan phòng che chở.
Trẻ non dại, đôi mắt nhìn bỡ ngỡ
Tuổi thanh xuân dào dạt ý xôn xao
Bước vào đời niên tráng mộng trời cao,
Chúa hướng dẫn đường đi như mục tử.
Bao nhiêu năm, bấy nhiêu năm trào ứ
Những ơn thiêng phúc lộc Chúa ân ban
Càng nhìn lại, càng cảm kích muôn vàn
Không có Chúa, đời con, đâu được thế ?
Giờ tuổi tác, từ núi đồi, dâu bể
Hướng « Nê-bô », Đất Hứa đã gần bên
Niềm an ủi cuối cùng cho « Mai-Sen »
Là hy vọng đời con lúc chiều xế.
Xin đón nhận con đi, cùng một thể
« Nào tự do, trí nhớ, lẫn quan năng
Nào nghị lực, nào ý chí sẵn sàng
Điều con có, mọi của con đang giữ
Chúa ban cho, giờ đây xin hoàn đủ
Chúa tùy nghi sắp xếp theo Chúa thôi
Gia Nghiệp con là chính Chúa: đủ rồi !
Con chỉ khát: Tình thương, Ơn Thánh Chúa.
Xin xót thương khi tuổi già héo úa
Như đã thương thời xuân sắc tươi xanh
Thủa tuyết trắng phủ kín trơ lá cành
Cần hơi ấm nhiều hơn thời hoa thắm ».
Kỷ niệm đẹp thứ năm có lẽ là ấn tượng và độc đáo nhất của Thánh Lễ Xuân Cao Niên Kỷ Sửu hôm nay là việc các vị cao niên nhận quà biếu và nhận lộc xuân đầu năm, do Đức Ông Giám Đốc và Cha Tuyên Úy trao tặng. Quà biếu là một món quà tinh thần, một lời Chúa được trích từ Thánh Kinh, trình bày rất trang nhã và ý vị trên một trang giấy in mầu, có hình diễn tả, gói gọn trong một phong bì đỏ ngày Tết. Lộc xuân là một cành hoa mai vàng, đã được chọn lựa và mua tận vườn từ hai tuần nay, ươm ủ trong một bầu khí ấm áp đủ ngày đầy tháng, nở rộ, hoành tráng. Hàng lối, rồi chen chúc, các vị cao niên và gia đình dẫn nhau lên bàn thánh nhận quà và nhận lộc xuân. Một năm mới rất nhộn nhịp, rất đạo đức, rất vui tươi đã bắt đầu !
3. TIỆC XUÂN VĂN NGHỆ CAO NIÊN KỶ SỬU 2009
Sau khi đã nhận quà và lộc xuân, các vị cao niên đã được mời qua không gian « Tiệc Xuân và Văn Nghệ Cao Niên Kỷ Sửu 2009 ». Từ cửa vào, các bạn trẻ đã đến phụ giúp Nhóm Chuyên Gia, dẫn đưa từng vị đến chỗ ngồi. Một sân khấu oai nghi, trang hoàng theo cảnh ngày Tết. Phần trên, giống như một bức hoành phi, ghi câu: « Xuân Kỷ Sửu, Mừng tuổi Quí Vị Cao Niên ». Cả giữa bức phông, một cành đào nụ hoa hồng đã được họa ra. Hai bên tả hữu một đôi câu đối: « Ơn Trời Lộc Đất - Con Cháu Thảo Hiền ». Chung quanh sân kháu ấy, tám dẫy bàn dài, mỗi bàn kê 10, 12 ghế. Hai bên tả hữu không gian tiệc xuân là hai dẫy bàn dài, trên mỗi bàn 5, 6 bếp lửa đang hâm nóng những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn. Phía cuối không gian tiệc xuân, hai dẫy bàn khác bày sẵn rượu, nước, trái cây, bánh mứt.
Trong cung nhạc ngày tết, Quí vị cao niên dan díu chào hỏi nhau, đã đã từ từ đến chỗ ngồi và an vị. Theo lời mời của chị Thanh Lý, điều hợp chương trình và xướng ngôn viên, Đức Ông Giám Đốc, Cha Tuyên Úy và Ban Tổ chức Tết Cao Niên lên sân khấu. Đức Ông, rồi Cha Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng các vị cao niên đã đáp lời mời của cha tuyên úy và ban tổ chức Chuyên Gia, đến dự Tết Cao Niên hôm nay; chúc tuổi quí vị và chúc các vị vui vẻ hưởng xuân. Đức Ông cũng đặc biệt cám ơn Cha Tuyên Úy và Nhóm Chuyên Gia đã đưa ra sáng kiến mới là tổ chức Tết và các sinh hoạt khác cho các vị cao niên.
Tiếp lời Đức Ông và Cha Tuyên Úy, ông Bùi Trọng Khang đã đại diện Ban Tổ Chức chào mừng quí vị cao niên. Ông nói: « Kính quý cụ, quý cô bác cao niên, Con rất lấy làm hân hãnh được đại diện Hội Đồng Mục Vụ, cách rêng Nhóm Chuyên Gia của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, xin có lời kính chúc Ân Sủng và Bình An đầu năm đến tất cả quý cụ hiện diện ở đây hôm nay.
Anh em Chuyên Gia phân công cho con đọc diễn văn, Con nghĩ mình bất tài làm sao thưa chuyện cho cân xứng với quá khứ dầy cộm huy hoàng của quý cụ được. Nhưng thôi, vâng lời trọng hơn của lễ. Thưq quý cụ cao niên, mời quý cụ đến đây hôm nay, chúng con chỉ ao ước được nghe quý cụ nói ra điều quí cụ mong muốn, hầu chúng con cùng đồng hành với quý cụ và tìm cách đáp ứng những ước muốn của quý cụ. Hội Tết Cao Niên được tổ chức hôm nay là nhằm lắng nghe quý cụ, xem quý cụ có những nhu cầu thiêng liêng, văn hóa, xã hội nào, hầu tìm cách làm một cái gì để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Đầu Xuân Kỷ Sửu nơi xứ lạ quê người, xin kính chúc quý cụ được sức khoẻ dồi dào, được thọ, khang, an. Chúc quý cụ hôm nay Vui xuân và Ăn ngon với một thực đơn thanh đạm mà thịnh soạn, với đầy yêu thương, tâm tình và thiện chí của Nhóm Chuyên Gia và của các bạn trẻ trong Giáo Xứ đã hy sinh ngày « Tình Yêu » để đến đây từ tối hôm qua mà chuẩn bị cho Hội Tết Cao Niên hôm nay.
Lời chào mừng của người đại diện vừa dứt, cha Tuyên Úy ban phép lành, rồi Ban tiếp tân và hầu bàn bắt đầu làm việc, từ từ mời quí vị dùng nước, dùng rượu. Rồi các món ăn được liên tiếp bưng ra. Mỗi bạn trẻ lo hầu tiếp một bàn. Các vị cao niên vui vẻ dùng tiệc trong tiếng nhạc xuân êm ả, thảnh thơi.
Tiệc gần về cuối, Ban Văn Nghệ bắt đầu xuất hiện. Một chương trình đặc biệt đã được chuẩn bị, xoay quanh tám tiết mục chuyên nghiệp và độc đáo, với sự tham dự của một ban nhạc hùng hậu và một ban trình diễn điêu luyện.
Ly rượu mừng / Ban tổ chức đồng ca với thực khách
Múa Xuân ca / do 3 Thiếu Nhi diễn múa
Đồng ca « Cảm tưởng của người già về tuổi cao niên » / Gs Phuong Oanh
Hoà tấu nhạc dân tộc Công đức sinh thành / Minh Đức
Nu Nghe Si Bich Thuan Ngam tho
Vẻ đẹp Kim Vân Kiều qua lời phổ nhạc của Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện / Thanh Vân
Vọng cổ / Minh Đức
Văn nghệ tự do (Ban Nhạc đảm trách) với thành phần nhạc sĩ: Clavier (Dac), Batterie Khanh), Basse (Khiem), Guitare solo (Chau), Guitare dem (Alain Dung), Saxo (Phat), Sono (Khoi)
Viet Nam - Viet Nam / đồng ca
Cuối tiệc, Cụ Đỗ Mạnh Tri, đã đại diện các vị cao niên lên phát biểu cảm tưởng. Cụ Chi nói: Tuổi trẻ rất đẹp. Tuổi già cũng rất đẹp. Trong đầu óc tôi, tôi thấy mình không già đi tý nào cả. Nhưng trên đường phố, qua lời chào hỏi, tôi biết mình đang già đi. Cách đây ít lâu, ra đường, gặp người việt nam, có người chào tôi « Chào bác ». Tôi giật mình. Trước đây, người ta luôn luôn chào tôi: « Chào anh ». Nay có người « Chào chú », rồi « Chào bác ». Có người lại « Chào cụ ». Tôi thấy mình thật già. Một bữa đi lễ trong một nhà thờ, gặp Đức Cha Thống, ngài chào tôi « Chào Cụ ». Về nhà, chẳng nhớ tôi đã làm gì, mà nghe nhà tôi bảo « Ông sao mà lù khù vậy ». Thế mà tôi vẫn thấy trẻ, trẻ trong đầu óc, trẻ trong tâm tư. Trong các thứ trẻ có lẽ « trẻ với người trẻ » là khó nhất. Do đó, nếu muốn trẻ với người trẻ, thì người già phải học lại với người trẻ.
Tất nhiên người cao niên cũng có kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm thì như những bó đuốc, chỉ soi sáng được cho người cầm đuốc, chứ có soi sáng cho ai khác được đâu. Nếu người ta soi sáng được cho người khác bằng nhưng kinh nghiệm của mình, thì với bao nhiêu kinh nghiệm của bao thế hệ tích lũy, dồn đọng, làm gì còn chiến tranh, làm gì còn giặc giã.
Nhưng người ta vẫn bảo rằng « ta sống là sống trong hy vọng ». Có hy vọng thì ta mới vui được. Mà muốn có hy vọng thì phải có mục tiêu. Nếu chết là hết thì hết niềm tin rồi, hết hy vọng rồi. Người công giáo ta sống vì hy vọng. Ta hy vọng, và ta biết cái gì chờ đợi ta. Trên đường hy vọng, ta đã có một Đấng để mà theo. Đấng ấy chính là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống.
Không lên phát biểu trước công chúng, nhưng 75 vị cao niên khác đã ghi phiếu liên lạc, cho địa chỉ và cho cảm tưởng. Sau đây là 37 cảm tưởng đầu tiên đã được mở ra và ghi lại.
1. "Cám ơn các Cha tổ chức cuộc vui này, làm vui tuổi già cho các con."
2. "Vô cùng khen ngợi Ban Tổ chức "Mừng tuổi quý vị Cao Niên " và hy vọng sẽ tiếp tục"
3. "Xin cám ơn quý Cha và tất cả các anh chị em. Hôm nay tổ chức hết sức chu đáo. Tất cả mọi người rất vừa lòng "
4. " Cám ơn Hội Chuyên Gia đã nghĩ tới người lớn tuổi. Hy vọng trong tương lai sẽ có những buổi gặp gỡ cho những người lớn tuổi cho đở cô đơn nơi xứ lạ quê người "
5. "Rất ấm lòng vào dịp Tết 2009. Xin thành thật cám ơn "
6. "Rất Vui cho ngày hôm nay, nếu không có ngày hôm nay thì rất buồn, và xin cám ơn Ban Tổ Chức "
7. "Rất vui với tiệc hôm nay, vì có phong tục Việt Nam, ấm cúng "
8. "Tổ chức rất chu đáo. Xin tiếp tục hoan hô "
9. "Hôm nay rất vui mừng cho những người cao niên chúng tôỉ "
10. " Mong được dự lễ như vậy nhiều hơn Vui. Thích. "
11. " Cầu xin Ơn Lành, tất cả cho tốt đẹp"
12. " Rất thành công, nên tiếp tục tổ chức "
13. "Rất là vui trong lòng của tôi hôm nay, rất là phấn khởi và các cha tổ chức rất là đẹp đẽ trong ngày hôm nay "
14. " Khen tổ chức rất chu đáo. Món ăn rất ngon "
15. " Tôi rất hoan nghênh ý kiến của Cộng Đoàn Giáo Xứ "
16. " Lần đầu tiên rất vui mừng"
17. " Rất hân hạnh được dự lễ ngày hôm nay 15/02/09. Rất Vui và rất cảm động
18. " Vui. Đặc biệt thường xuyên tham dự "
19. " Ăn ngon, Hát hay Đẹp. Tốt "
20. " Thành thật cám ơn nhiềủ "
21. " Ước mong, sẽ đến thường xuyên hơn. Hội càng ngày phát triển"
22.. " Ăn ngon thích "
23. " Tôi không có ý kiến gì hết. Tất cả đều tốt đẹp "
24. "Vui, thích. Mong được tham gia nhiều hơn "
25. " Nên có Ban Thăm Viếng người Cao Niên cô đơn, bệnh tật "
26. " Nên có những cuộc họp về tuổi già ( sức khỏe, ăn uống ) và cũng cần có những gặp gỡ,trao đổi không lệ thuộc tuổi tác "
27. "Có thể đi thăm bệnh trong Paris "
28. "Xin có dịp tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, các chương trình y tế để nâng cao việc giữ gìn sức khoẻ cho người lớn tuổi
29. " Nên cho mỗi vị cao niên biết số Tél của người trách nhiệm, để khi cần thì họ có thể liên lạc "
30. " Giữ gìn văn hóa Việt Nam. Cả Bắc lẫn Nam "
31. " Cụ có thể giúp đở cho chương trình "
32. " Bác xin làm xôi vò, Giò Thủ "
33. " Giúp Sức bằng bỏ giỏ "
34. " Rất muốn lên hát, nhưng vì bị trục trặc kỹ thuật; xin hẹn lần sau, nếu Chúa muốn "
35. " Tôi rất vui mừng khi đi dự lễ ở Mission Catholique Giáo Xứ Việt Nam. Vì được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Việt và được gặp gở bạn bè cùng một xứ sở "
36. " Nên có những tổ chức cộng đổng tại Giáo Xứ để có một sự liên kết giữa các Kitô hữu Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các linh mục "
37. " Nếu có thể được, nên có mục hướng về giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn ở trong nước để tỏ tình đơàn kết với đồng bào vùng xa xôi hẻo lánh ".. ..
Xin cám ơn các vị cao niên đã về dự TẾT CAO NIÊN được Nhóm Chuyên Gia tổ chức lần đầu tiên, ngày chủ nhật 15.02.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Paris, ngày 17 tháng 02 năm 2009
Paris. Chủ nhật 15.12.2009: Một TẾT CAO NIÊN đã được đặc biệt tổ chức cho các bậc cao niên trong cộng đoàn. Đây là một sinh hoạt mới mà Nhóm Chuyên Gia khởi sự tổ chức, tiếp nối công việc mà Ban Mục Vụ Hôn Nhân đã khởi sự trước đây mười năm, vào năm 1999, với Lễ Thượng Thọ. Nhưng nếu lễ thượng thọ là một sinh hoạt nặng tính lễ nghi và chỉ tổ chức vào khoảng cách 7, 8 năm một lần, thì sinh hoạt cao niên lại thiên hẳn về gặp gỡ, sinh sống thường ngày và sẽ tổ chức nhiều lần trong năm, mà khởi đầu là « tết cao niên ».
1. Từ LỄ THƯỢNG THỌ đến TẾT CAO NIÊN
Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. « Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ » (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Nhà thơ Tam Nguyên Yên Ðổ, làm quan đến chức Tổng Ðốc, khi về làng vẫn đến quì lậy cụ già 80 tuổi trong làng không có chức tước gì.
Theo thuyền thống tốt đẹp ấy, cộng thêm với văn hóa hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Có gia đình tổ chức mừng từ 40, 50. Những vị thượng thọ, từ 70 tuổi trở lên, nhất là từ 80, và đặc biệt được 100 tuổi, thì lễ mừng rất lớn.
Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ, do Nhóm Mục Vụ Gia Đình lấy sáng kiến tổ chức. Bảy năm sau, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.
Ðể mừng thọ, trong những gia đình không công giáo, trước nhất người ta làm lễ gia tiên, ở nhà quê có thể làm lễ thần hoặc báo cáo với thôn giáp. Thôn giáp phải cử người đến mừng. Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, lễ mừng thượng thọ luôn luôn được cử hành trong khuôn khổ một thánh lễ. Trước nhất, đại diện cho Cộng Ðoàn, Ðức Ông Giám Ðốc chúc mừng các bậc cao niên đến tham dự lễ. Ngài cũng không quên vạch rõ mục tiêu của lễ mừng thọ là để cho mọi người trong cộng đoàn và con cháu tỏ lòng quí mến và biết ơn các vị đã có công gây dựng gia đình, gầy dựng giáo xứ. Ðồng thời ngài trình bày ý nghĩa của tuổi thọ. Theo truyền thống Việt Nam và truyền thống Công Giáo, tuổi thọ là tuổi khôn ngoan, kinh nghiệm, là điềm có phúc, là dấu hiệu lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Tuổi già cần được tôn trọng và phải được đánh giá cao.
Với những tiến bộ kỹ thuật vượt bực trong ngành y hoc, cuộc sống của con người càng ngày càng được tiên phòng và chữa trị một cách hữu hiệu; tuổi thọ càng ngày càng cao. Ở Pháp, vào năm 1900, một trẻ vừa sinh ra, có hy vọng sống thọ 48 tuổi. Một trăm năm sau, vào năm 2000, một em bé vừa sinh có quyền hy vọng sống thọ 79 tuỗi. Hiện nay, vào năm 2008, tuổi thọ trung bình của một người pháp là 80.97, trong đó nam giới ngừng ở 77.66 và nữ giới ở 84.50 tuổi. Trên tổng số 191 quốc gia được nghiên cứu trong sách CIA World Factbook ấn bản 2008[,, Việt nam đứng hàng 96, với tuổi thọ trung bình cả hai giới là là 71.07, trong đó nam giới ngưng ở 68.27 và nữ giới có thể lên 74.08.
Trong Hội Đồng mục vụ, từ hơn chục năm nay, nghĩa là từ những năm 90, nhiều tiếng nói đã gióng lên để đề nghị cộng đoàn làm một việc gì cho người cao niên. Trong buổi tọa đàm kỷ niệm năm hồng ân 60 tuổi của giáo xứ, tổ chức ngày 30.09.2007, một người đã phát biểu « Nói về tương lai tôi xin đề nghị 3 ước vọng, trong đó việc đầu tiên là xin Giáo Xứ lưu tâm hơn đến mục vụ xã hội, đặc biệt đến người già để tổ chức cho họ họp mặt, thảo luận, giải trí ».
Ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 của Hội Đồng Mục Vụ, ông tân chủ tịch đã loan báo một chương trình làm việc, trong đó có công việc lo cho các bậc cao niên. Ông nói: « Con xin được thông báo Ngày Hội Tết Cao Niên sẽ được tổ chức vào chủ nhật 15.02.09 tại Giáo Xứ bắt đầu bằng Thánh Lễ Cộng Đoàn lúc 11giờ 30. Sau nhiều năm đồng hành với Nhóm Chuyên gia / Liên Đới Nghề Nghiệp, dưới sự chỉ dạy của Cha Đinh Đồng Thượng Sách; được Ban Thường Vụ và nhóm Chuyên Gia ủy thác, Con xin loan báo một quyết định là phải tìm cách tổ chức những sinh hoạt cho các vị cao niên của Giáo Xứ. Công việc này quả là một nhu cầu chính đáng, nhưng chỉ riêng Nhóm Chuyên Gia thì không thể nào làm được, rất cần có sự hổ trợ của Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Địa Điểm Mục Vụ, Đơn Vị Mục Vụ, nhất là Liên Đới nghề Nghiệp mà con muốn nhắm đến, cũng như tất cả mọi người thiện chí. Chúng ta có thể hình dung vài sinh hoạt như tổ chức các buổi hành hương bằng phương tiện công cộng tại các nhà thờ ít người biết đến, ví dụ Notre-Dame des Victoires Quận 2, Nhà Nguyện Dòng các sơ Adoration, Quận 6 Paris. Hoặc mỗi Địa Điểm Mục Vụ có thể đăng cai tổ chức một ngày cho các vị cao niên đến tham dự thánh lễ cộng đoàn, ngày cộng đoàn, hội Tết. Việc này cần vài người hy sinh lái xe đưa đi đón về, hoặc đem lại công tác tình nguyện cho các Nhóm khác của Liên Đới Nghề Nghiệp. Hội Tết Cao Niên được tổ chức nhằm nghe các nhu cầu ưu tiên, những ước vọng thiêng liêng, văn hóa xã hội của quý cụ để xem chúng ta có thể làm gì được cho các vị cao niên mà giáo xứ ít có dịp quan tâm đến. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta trong công việc hữu ích này ».
Quả đúng như lời ông chủ tịch. Ông đã được Ban Thường Vụ và Nhóm Chuyên Gia ủy thác. Trong hai phiên họp ngày 10.06.2008 và 16.09.2008, nhóm Chuyên Gia đã nêu ra một số công việc, có thể làm đối tượng cho sinh hoạt 2009: thuyết trình, trực y-khoa trong các lễ chúa nhật, trực chuyên khoa chủ nhật thứ nhất mỗi tháng: y, nha, duợc, tâm lý, luật; Sinh hoạt cho người lớn tuổi; Giúp phát triển mạng Internet gxvn; Hướng học, hướng nghề, tìm việc; Nói về Thánh Phaolô; Nói về Văn hóa (nhóm thư viện); Nói với phụ huynh có con học giáo lý thứ bảy,.. Nhóm cũng quyết định chọn một phương pháp làm việc mới: phương pháp dự án, với 4 nguyên tắc hành động căn bản: 1- Mỗi công việc là một dự án. 2-Mọi người đều có thể tham gia nhiều dự án. 3-Nhưng mỗi dự án phải có người trách nhiệm. 4- Tất cả những người trách nhiệm dự án đều phải liên lạc và thông cảm với cha tuyên úy, là linh hồn của nhóm, để bảo đảm cho công việc được thống nhất và đi đúng hướng mục vụ mong muốn của giáo xứ.
Hai dự án có tích cách chung cho nhóm thì người trách nhiệm dự án cũng là người trách nhiệm nhóm. Đó là dự án lễ Ba vua, bổn mạng của nhóm, và dự án tham gia Đại Hội và Tiệc thân hữu Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05. Ba dự án mới cho niên khóa 2009: Thuyết trình về thánh Phaolô, do Bs Tú trách nhiệm; Hiện diện y khoa lễ 11giờ mỗi chủ nhật, do Bs Tú và Bs Hiền trách nhiệm; Sinh hoạt cao niên, do ba chuyên gia Định, Tiến Vượng đồng trách nhiệm.
Sau 4 phiên họp chuẩn bị, sinh hoạt cao niên đã được khởi đầu với TẾT CAO NIÊN, tổ chức vào chủ nhật 15.02.2009, qua hai phần: Thánh lễ xuân cao niên kỷ sửu và Tiệc văn nghệ cao niên.
2. THÁNH LỄ XUÂN CAO NIÊN 15.02.2009
11 giờ 30, ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ bước lên cung thánh và quay về cộng đoàn, ông nói: « Kính thưa Quý Cha, Quý Cụ, Cô, Bác cao niên,
Giáo Hội Việt Nam đã dành ngày mồng 2 tết để cầu nguyện cho tổ tiên ông bà, nhằm mục đích nhắc nhớ và khuyến khích con cháu tỏ lòng hiếu kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó cũng là ý nghĩa của ngày Hội Tết Cao Niên được tổ chức hôm nay, theo sáng kiến của Nhóm Chuyên Gia, thuộc Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp của Giáo Xứ.
Bước vào Thánh Lễ Cộng Đoàn này, chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các bậc Cao Niên được luôn khoẻ mạnh, an khang, vui hưởng tuổi già. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho hàng con cái biết trân trọng thực hành chữ hiếu, bổn phận hàng đầu của mỗi kytô hữu, biết nhận ra rằng « Không bao giờ để cha mẹ phải sống cô đơn, vì các ngài, khi đến tuổi cao, cần tình thương hơn là tiền bạc, cần viếng thăm hơn là của cải ».
Trong tinh thần đó, xin mời cộng đoàn chúng ta cùng đứng lên đón chào đoàn tế lễ và cùng hiệp dâng thánh lễ ».
Đoàn tế lễ, gồm toàn ban giám đốc và hai cha khách, từ cuối nhà thờ từ từ tiến vào cung thánh. Chiêng trống ba hồi chín tiếng nổi lên nhộn nhịp đón chào. Rồi tiếng chiêng trống nhỏ dần, nhường chỗ cho bài ca « Cầu cho cha mẹ »: Xin Chúa í a chúc lành cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Con sinh đến trong đời an vui nhờ có ơn trời, và ơn cha mẹ, suốt đời coi nhẹ khổ đau. Xin choc ha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời. Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan »…. Rồi cứ thế, trong trang nghiêm và sốt sắng thánh lễ tiếp tục được cử hành trước sụ tham dự của cả cộng đoàn, trong đó, khoảng 200 khuôn mặt cao niên. Nhưng năm sự kiện độc đáo khiến các vị cao niên đến tham dự « Thánh lễ xuân cao niên » hôm nay ghi tạc một kỷ niệm đẹp.
Trước nhất là bài chia sẻ Lời Chúa của thầy sáu « cao niên » Phạm Bá Nha. Thầy chia sẻ: « Thật là ý nghĩa, hôm nay Nhóm Chuyên Gia Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức lhánh lễ xuân, chúc tuổi và tiệc xuân để mừng các vị cao niên trong cộng đoàn. Một sáng kiến mới, hay và ấm lòng trong giáo xứ. Trong dịp này, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn và đặc biệt với các vị cao niên về hai ý nghĩa của việc « Mừng tuổi xuân các vị cao niên Kỷ Sửu 2009 ».
Ý nghĩa với các vị cao niên. Trước hết là lời cảm tạ Thiên Chúa đã cho mỗi vị sống thêm một tuổi mới, trong thời gian nghỉ hưu, được thảnh thơi, được đầm ấm nhìn thấy con cháu ríu rít đến chúc tuổi, được hạnh phúc ông bà dìu nhau đi lễ, dắt nhau đi dạo. Còn cảnh nào đẹp bằng.
Cảm tạ ơn Chúa đã cho ta một năm mới, có tuổi đẹp, không phải là để đi thụt billard, đi vào sòng bạc đỏ đen, mà là để thờ phượng Chúa, như ông già Simon xưa đa thưa cùng Chúa: Lậy Chúa, tuổi con đã gìà, con chắp tay ngợi khen và cảm tạ Chúa. Và nếu Chúa muốn con ra đi, con cũng luôn sẵn sàng.
Tuổi cao niên thảnh thơi vui sống cuộc đời, sốt mến thờ phượng Chúa, và để lập công lập phúc. để đền bù lại những thiếu sót thời xuân xanh. Khi ra đi, đáp theo tiếng Chúa gọi về. Lối vào và nơi đến đẹp hay không là tùy vào thời gian sống ở trần gian này.
Tuổi cao niên còn là bóng mát, như tàn che cho con cháu. Chiều cuối tuần, con cháu ra vào tấp nập, con trai con gái, cháu nội, cháu ngoại,… Thiếp chúc mùng, thơ thăm hỏi bay đến từ Mỹ, từ Canada, từ Úc đại lợi, từ Việt Nam,…Còn cảnh nào hạnh phúc hơn !
Nhưng tuổi cao niên cũng là tuổi của bệnh tật, của trắc trở, của hao mòn. Đó không phải là điều không may, cũng không phải là điều Chúa phạt. Nhưng hãy dùng tất cả những hao mòn của thân xác đó, để cùng vác thánh giá với Chúa, cùng chịu đau khổ với Ngài.
Ý nghĩa với con cháu, họ hàng, bạn bè. Thực là một hạnh phúc cho con cháu được có ông bà, để « kính lão đắc thọ », để « Bẩm thưa ». Bẩm thưa là nết đẹp của văn hóa Việt Nam, diễn tả sự tôn kính gốc gác, cội nguồn. bày tỏ lòng hiếu thảo đối với những « Bông hồng » trong gia đình còn sống này. Hãy kính lão đắc thọ, để được tuổi cao như ông bà; Hãy nhờ và xin ông bà nội ngoại hai bên cố vấn cho để lấy được những quyết định sáng suốt khôn ngoan hơn cho cuộc sống; Hãy lợi dụng thời gian ông bà cao niên còn sống, để báo hiếu đền ơn, đến thăm hỏi, biếu tặng đồng quà, tấm bánh, để tuổi già bớt cô đơn.
Có những vị cao niên còn đủ cả gia đình, còn đủ cả con cái, cháu chắt. Nhưng cũng có những vị cao niên côi cút, không có con cháu, gia đình không còn ai. Các vị cao niên đơn độc này cần đến sự thăm viếng, hỏi han của cộng đoàn. Xin cộng đoàn hãy nhớ đến những vị cao niên không thân nhân, mệt mỏi trong các viện dưỡng lão, đau yếu trong các nhà thương !
Kết luận, xin các vị cao niên hãy dâng lên Chúa những bệnh tật của mình cũng như của các bệnh nhân cao niên khác, để xin Chúa thánh hóa bệnh, tật, đau, yếu như thánh giá đền tội và lập công, lập phúc. Cộng đoàn chúng ta, cùng với các vị cao niên, hãy cảm tạ Chúa về những hồng ân Chúa ban, để thêm tuổi, cũng như các vị cao niên, chúng ta sẽ được thêm đạo đức và thánh thiện. Làm con, làm cháu, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta được biết giữ chữ hiếu cho vẹn toàn, biết luôn luôn đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, biết nhận ra rằng « Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ».
Việc thứ hai có lẽ sẽ ghi một kỷ niệm đẹp nơi quí vị cao niên về dự Thánh Lễ Xuân Cao niên hôm nay là hai lời nguyện giáo dân, với những ý nghĩa rất đẹp, được một vị cao niên biên soạn bằng những lời văn hay, độc đáo.
Lời nguyện I
Hội Tết Cao Niên mừng Kỷ Sửu
Thanh niên tiếp nối phúc Thiên Hựu.
Măng non tiến bộ đức và tài,
Suốt cả năm nay, ơn cố cựu.
Giáo xứ là hình ảnh một đại gia đình. Tuổi cao niên thể hiện thế hệ từng trải luôn nâng đỡ con cháu. Trong thánh lễ xuân sáng nay, cao niên chúng con xin chúc tuổi Thiên Chúa là Đấng ban cho đất trời mùa xuân vĩnh cửu. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành cho các thế hệ con cháu tiếp nối, để họ biết giữ gìn công trình do các bậc đàn anh của các thế hệ trước đã khổ công gầy dựng, mà thêm khả năng và thiện chí kiện toàn các di sản ấy nơi các thế hệ trẻ. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Lời nguyện II
Thế hệ xuân hồng một ý thiêng,
Xin cho phụ mẫu được ơn riêng.
Niềm vui sức lực đều viên mãn,
Nhận lãnh hồng ân chớ muộn phiền.
Trong tâm tình thảo kính và tri ân, thế hệ con cháu chúng con nguyện xin Chúa luôn giữ gìn, che chở Đức Ông, Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế, Quý Sơ, các bậc phụ mẫu và các bậc cao niên trong cộng đoàn, để các ngài luôn là lũy tre kiên cố nâng đỡ luỹ tre xanh là các thế hệ tiếp nối. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các bậc cao niên sức khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Càng thêm tuổi, tấm gượng của các ngài càng thêm trong sáng, làm mẫu mực cho con cháu mạnh dạn phục vụ Giáo Hội, qua cộng đoàn giáo xứ. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Kỷ niệm đẹp thứ ba là hình ảnh ba cặp dâng lễ. Từ phía phải một đôi tân hôn trẻ mới lập gia đình, kề vai, sát cánh, bưng của lễ lộc Lời Chúa và hoa mai vàng.
Từ phía trái một cặp cao niên trẻ sóng đôi, dìu nhau bưng của lễ bánh chưng và trái, mứt.
Từ giữa lòng nhà thờ một đôi cao niên trẻ khác dắt nhau tiến lên, bưng của lễ bánh rượu.
Và cùng với hình ảnh đẹp dâng lễ, hẳn thật kỷ niệm thứ bốn sẽ là một bài thơ hay, tựa đề « Kinh Chiều », do linh mục thi sĩ Cung Chi soạn để « Kính tặng quí vị cao niên, Paris, ngày Tết Cao Niên, tại Giáo Xứ Việt Nam, 15.02.2009 » đã được nghệ sĩ Bích Thuận ngâm khéo, trước cộng đoàn, sau rước lễ. Thơ rằng:
« Chúa là Đấng suốt đời con nương tựa
Chớm thành hình sống động một bào thai
Chợt sinh ra rét mướt mảnh hình hài
Con đã được Chúa quan phòng che chở.
Trẻ non dại, đôi mắt nhìn bỡ ngỡ
Tuổi thanh xuân dào dạt ý xôn xao
Bước vào đời niên tráng mộng trời cao,
Chúa hướng dẫn đường đi như mục tử.
Bao nhiêu năm, bấy nhiêu năm trào ứ
Những ơn thiêng phúc lộc Chúa ân ban
Càng nhìn lại, càng cảm kích muôn vàn
Không có Chúa, đời con, đâu được thế ?
Giờ tuổi tác, từ núi đồi, dâu bể
Hướng « Nê-bô », Đất Hứa đã gần bên
Niềm an ủi cuối cùng cho « Mai-Sen »
Là hy vọng đời con lúc chiều xế.
Xin đón nhận con đi, cùng một thể
« Nào tự do, trí nhớ, lẫn quan năng
Nào nghị lực, nào ý chí sẵn sàng
Điều con có, mọi của con đang giữ
Chúa ban cho, giờ đây xin hoàn đủ
Chúa tùy nghi sắp xếp theo Chúa thôi
Gia Nghiệp con là chính Chúa: đủ rồi !
Con chỉ khát: Tình thương, Ơn Thánh Chúa.
Xin xót thương khi tuổi già héo úa
Như đã thương thời xuân sắc tươi xanh
Thủa tuyết trắng phủ kín trơ lá cành
Cần hơi ấm nhiều hơn thời hoa thắm ».
Kỷ niệm đẹp thứ năm có lẽ là ấn tượng và độc đáo nhất của Thánh Lễ Xuân Cao Niên Kỷ Sửu hôm nay là việc các vị cao niên nhận quà biếu và nhận lộc xuân đầu năm, do Đức Ông Giám Đốc và Cha Tuyên Úy trao tặng. Quà biếu là một món quà tinh thần, một lời Chúa được trích từ Thánh Kinh, trình bày rất trang nhã và ý vị trên một trang giấy in mầu, có hình diễn tả, gói gọn trong một phong bì đỏ ngày Tết. Lộc xuân là một cành hoa mai vàng, đã được chọn lựa và mua tận vườn từ hai tuần nay, ươm ủ trong một bầu khí ấm áp đủ ngày đầy tháng, nở rộ, hoành tráng. Hàng lối, rồi chen chúc, các vị cao niên và gia đình dẫn nhau lên bàn thánh nhận quà và nhận lộc xuân. Một năm mới rất nhộn nhịp, rất đạo đức, rất vui tươi đã bắt đầu !
3. TIỆC XUÂN VĂN NGHỆ CAO NIÊN KỶ SỬU 2009
Sau khi đã nhận quà và lộc xuân, các vị cao niên đã được mời qua không gian « Tiệc Xuân và Văn Nghệ Cao Niên Kỷ Sửu 2009 ». Từ cửa vào, các bạn trẻ đã đến phụ giúp Nhóm Chuyên Gia, dẫn đưa từng vị đến chỗ ngồi. Một sân khấu oai nghi, trang hoàng theo cảnh ngày Tết. Phần trên, giống như một bức hoành phi, ghi câu: « Xuân Kỷ Sửu, Mừng tuổi Quí Vị Cao Niên ». Cả giữa bức phông, một cành đào nụ hoa hồng đã được họa ra. Hai bên tả hữu một đôi câu đối: « Ơn Trời Lộc Đất - Con Cháu Thảo Hiền ». Chung quanh sân kháu ấy, tám dẫy bàn dài, mỗi bàn kê 10, 12 ghế. Hai bên tả hữu không gian tiệc xuân là hai dẫy bàn dài, trên mỗi bàn 5, 6 bếp lửa đang hâm nóng những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn. Phía cuối không gian tiệc xuân, hai dẫy bàn khác bày sẵn rượu, nước, trái cây, bánh mứt.
Trong cung nhạc ngày tết, Quí vị cao niên dan díu chào hỏi nhau, đã đã từ từ đến chỗ ngồi và an vị. Theo lời mời của chị Thanh Lý, điều hợp chương trình và xướng ngôn viên, Đức Ông Giám Đốc, Cha Tuyên Úy và Ban Tổ chức Tết Cao Niên lên sân khấu. Đức Ông, rồi Cha Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng các vị cao niên đã đáp lời mời của cha tuyên úy và ban tổ chức Chuyên Gia, đến dự Tết Cao Niên hôm nay; chúc tuổi quí vị và chúc các vị vui vẻ hưởng xuân. Đức Ông cũng đặc biệt cám ơn Cha Tuyên Úy và Nhóm Chuyên Gia đã đưa ra sáng kiến mới là tổ chức Tết và các sinh hoạt khác cho các vị cao niên.
Tiếp lời Đức Ông và Cha Tuyên Úy, ông Bùi Trọng Khang đã đại diện Ban Tổ Chức chào mừng quí vị cao niên. Ông nói: « Kính quý cụ, quý cô bác cao niên, Con rất lấy làm hân hãnh được đại diện Hội Đồng Mục Vụ, cách rêng Nhóm Chuyên Gia của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, xin có lời kính chúc Ân Sủng và Bình An đầu năm đến tất cả quý cụ hiện diện ở đây hôm nay.
Anh em Chuyên Gia phân công cho con đọc diễn văn, Con nghĩ mình bất tài làm sao thưa chuyện cho cân xứng với quá khứ dầy cộm huy hoàng của quý cụ được. Nhưng thôi, vâng lời trọng hơn của lễ. Thưq quý cụ cao niên, mời quý cụ đến đây hôm nay, chúng con chỉ ao ước được nghe quý cụ nói ra điều quí cụ mong muốn, hầu chúng con cùng đồng hành với quý cụ và tìm cách đáp ứng những ước muốn của quý cụ. Hội Tết Cao Niên được tổ chức hôm nay là nhằm lắng nghe quý cụ, xem quý cụ có những nhu cầu thiêng liêng, văn hóa, xã hội nào, hầu tìm cách làm một cái gì để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Đầu Xuân Kỷ Sửu nơi xứ lạ quê người, xin kính chúc quý cụ được sức khoẻ dồi dào, được thọ, khang, an. Chúc quý cụ hôm nay Vui xuân và Ăn ngon với một thực đơn thanh đạm mà thịnh soạn, với đầy yêu thương, tâm tình và thiện chí của Nhóm Chuyên Gia và của các bạn trẻ trong Giáo Xứ đã hy sinh ngày « Tình Yêu » để đến đây từ tối hôm qua mà chuẩn bị cho Hội Tết Cao Niên hôm nay.
Lời chào mừng của người đại diện vừa dứt, cha Tuyên Úy ban phép lành, rồi Ban tiếp tân và hầu bàn bắt đầu làm việc, từ từ mời quí vị dùng nước, dùng rượu. Rồi các món ăn được liên tiếp bưng ra. Mỗi bạn trẻ lo hầu tiếp một bàn. Các vị cao niên vui vẻ dùng tiệc trong tiếng nhạc xuân êm ả, thảnh thơi.
Tiệc gần về cuối, Ban Văn Nghệ bắt đầu xuất hiện. Một chương trình đặc biệt đã được chuẩn bị, xoay quanh tám tiết mục chuyên nghiệp và độc đáo, với sự tham dự của một ban nhạc hùng hậu và một ban trình diễn điêu luyện.
Ly rượu mừng / Ban tổ chức đồng ca với thực khách
Múa Xuân ca / do 3 Thiếu Nhi diễn múa
Đồng ca « Cảm tưởng của người già về tuổi cao niên » / Gs Phuong Oanh
Hoà tấu nhạc dân tộc Công đức sinh thành / Minh Đức
Nu Nghe Si Bich Thuan Ngam tho
Vẻ đẹp Kim Vân Kiều qua lời phổ nhạc của Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện / Thanh Vân
Vọng cổ / Minh Đức
Văn nghệ tự do (Ban Nhạc đảm trách) với thành phần nhạc sĩ: Clavier (Dac), Batterie Khanh), Basse (Khiem), Guitare solo (Chau), Guitare dem (Alain Dung), Saxo (Phat), Sono (Khoi)
Viet Nam - Viet Nam / đồng ca
Cuối tiệc, Cụ Đỗ Mạnh Tri, đã đại diện các vị cao niên lên phát biểu cảm tưởng. Cụ Chi nói: Tuổi trẻ rất đẹp. Tuổi già cũng rất đẹp. Trong đầu óc tôi, tôi thấy mình không già đi tý nào cả. Nhưng trên đường phố, qua lời chào hỏi, tôi biết mình đang già đi. Cách đây ít lâu, ra đường, gặp người việt nam, có người chào tôi « Chào bác ». Tôi giật mình. Trước đây, người ta luôn luôn chào tôi: « Chào anh ». Nay có người « Chào chú », rồi « Chào bác ». Có người lại « Chào cụ ». Tôi thấy mình thật già. Một bữa đi lễ trong một nhà thờ, gặp Đức Cha Thống, ngài chào tôi « Chào Cụ ». Về nhà, chẳng nhớ tôi đã làm gì, mà nghe nhà tôi bảo « Ông sao mà lù khù vậy ». Thế mà tôi vẫn thấy trẻ, trẻ trong đầu óc, trẻ trong tâm tư. Trong các thứ trẻ có lẽ « trẻ với người trẻ » là khó nhất. Do đó, nếu muốn trẻ với người trẻ, thì người già phải học lại với người trẻ.
Tất nhiên người cao niên cũng có kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm thì như những bó đuốc, chỉ soi sáng được cho người cầm đuốc, chứ có soi sáng cho ai khác được đâu. Nếu người ta soi sáng được cho người khác bằng nhưng kinh nghiệm của mình, thì với bao nhiêu kinh nghiệm của bao thế hệ tích lũy, dồn đọng, làm gì còn chiến tranh, làm gì còn giặc giã.
Nhưng người ta vẫn bảo rằng « ta sống là sống trong hy vọng ». Có hy vọng thì ta mới vui được. Mà muốn có hy vọng thì phải có mục tiêu. Nếu chết là hết thì hết niềm tin rồi, hết hy vọng rồi. Người công giáo ta sống vì hy vọng. Ta hy vọng, và ta biết cái gì chờ đợi ta. Trên đường hy vọng, ta đã có một Đấng để mà theo. Đấng ấy chính là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống.
Không lên phát biểu trước công chúng, nhưng 75 vị cao niên khác đã ghi phiếu liên lạc, cho địa chỉ và cho cảm tưởng. Sau đây là 37 cảm tưởng đầu tiên đã được mở ra và ghi lại.
1. "Cám ơn các Cha tổ chức cuộc vui này, làm vui tuổi già cho các con."
2. "Vô cùng khen ngợi Ban Tổ chức "Mừng tuổi quý vị Cao Niên " và hy vọng sẽ tiếp tục"
3. "Xin cám ơn quý Cha và tất cả các anh chị em. Hôm nay tổ chức hết sức chu đáo. Tất cả mọi người rất vừa lòng "
4. " Cám ơn Hội Chuyên Gia đã nghĩ tới người lớn tuổi. Hy vọng trong tương lai sẽ có những buổi gặp gỡ cho những người lớn tuổi cho đở cô đơn nơi xứ lạ quê người "
5. "Rất ấm lòng vào dịp Tết 2009. Xin thành thật cám ơn "
6. "Rất Vui cho ngày hôm nay, nếu không có ngày hôm nay thì rất buồn, và xin cám ơn Ban Tổ Chức "
7. "Rất vui với tiệc hôm nay, vì có phong tục Việt Nam, ấm cúng "
8. "Tổ chức rất chu đáo. Xin tiếp tục hoan hô "
9. "Hôm nay rất vui mừng cho những người cao niên chúng tôỉ "
10. " Mong được dự lễ như vậy nhiều hơn Vui. Thích. "
11. " Cầu xin Ơn Lành, tất cả cho tốt đẹp"
12. " Rất thành công, nên tiếp tục tổ chức "
13. "Rất là vui trong lòng của tôi hôm nay, rất là phấn khởi và các cha tổ chức rất là đẹp đẽ trong ngày hôm nay "
14. " Khen tổ chức rất chu đáo. Món ăn rất ngon "
15. " Tôi rất hoan nghênh ý kiến của Cộng Đoàn Giáo Xứ "
16. " Lần đầu tiên rất vui mừng"
17. " Rất hân hạnh được dự lễ ngày hôm nay 15/02/09. Rất Vui và rất cảm động
18. " Vui. Đặc biệt thường xuyên tham dự "
19. " Ăn ngon, Hát hay Đẹp. Tốt "
20. " Thành thật cám ơn nhiềủ "
21. " Ước mong, sẽ đến thường xuyên hơn. Hội càng ngày phát triển"
22.. " Ăn ngon thích "
23. " Tôi không có ý kiến gì hết. Tất cả đều tốt đẹp "
24. "Vui, thích. Mong được tham gia nhiều hơn "
25. " Nên có Ban Thăm Viếng người Cao Niên cô đơn, bệnh tật "
26. " Nên có những cuộc họp về tuổi già ( sức khỏe, ăn uống ) và cũng cần có những gặp gỡ,trao đổi không lệ thuộc tuổi tác "
27. "Có thể đi thăm bệnh trong Paris "
28. "Xin có dịp tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, các chương trình y tế để nâng cao việc giữ gìn sức khoẻ cho người lớn tuổi
29. " Nên cho mỗi vị cao niên biết số Tél của người trách nhiệm, để khi cần thì họ có thể liên lạc "
30. " Giữ gìn văn hóa Việt Nam. Cả Bắc lẫn Nam "
31. " Cụ có thể giúp đở cho chương trình "
32. " Bác xin làm xôi vò, Giò Thủ "
33. " Giúp Sức bằng bỏ giỏ "
34. " Rất muốn lên hát, nhưng vì bị trục trặc kỹ thuật; xin hẹn lần sau, nếu Chúa muốn "
35. " Tôi rất vui mừng khi đi dự lễ ở Mission Catholique Giáo Xứ Việt Nam. Vì được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Việt và được gặp gở bạn bè cùng một xứ sở "
36. " Nên có những tổ chức cộng đổng tại Giáo Xứ để có một sự liên kết giữa các Kitô hữu Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các linh mục "
37. " Nếu có thể được, nên có mục hướng về giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn ở trong nước để tỏ tình đơàn kết với đồng bào vùng xa xôi hẻo lánh ".. ..
Xin cám ơn các vị cao niên đã về dự TẾT CAO NIÊN được Nhóm Chuyên Gia tổ chức lần đầu tiên, ngày chủ nhật 15.02.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Paris, ngày 17 tháng 02 năm 2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cái giá phải trả cho thân phận bồi bút nô lệ
An Dân
01:31 17/02/2009
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO THÂN PHẬN BỒI BÚT NÔ LỆ
Tờ biên bản mà cô phóng viên Vũ Sơn Trà lập khi tiếp đoàn giáo dân và các luật sư đến khiếu nại “yêu cầu Báo Hà Nội mới đăng tin cải chính những thông tin sai sự thật về vụ án xử các giáo dân Thái Hà”, là một cú tát vào mặt chính quyền Hà Nội.
Nội dung tờ biên bản khiến nhiều người thương hại các nhà báo “vì miếng cơm manh áo đã bán tháo danh dự và nhân phẩm của mình”.
Của đáng tội, những nhà báo này đâu có quyền được nói lên chính kiến và suy nghĩ của mình. Tất cả những gì họ viết thì đều đã được sự chỉ đạo từ xa. Họ biết những gì họ viết chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người, nhưng cứ phải viết.
Cái hèn, cái nhục của một số sĩ phu Hà Thành là ở đó.
Chỉ đạo từ đầu
Thực tế, ngay khi sự việc Thái Hà xảy ra, ông Vũ Hồng Khanh đã “cung cấp các tài liệu và yêu cầu các báo lên tiếng về vụ việc Thái Hà”. Ngay lập tức hơn 600 tờ báo đồng loạt lên đồng tập thể tấn công, bôi nhọ nhằm “đánh nhanh, tiêu diệt gọn” đám giáo dân cứng đầu. Tất cả đều cung cúc tận tụy “đi theo lề phải”, nói những lời sai trái mà không biết thẹn với lương tâm và vong linh của tổ tiên mình.
Suốt thời gian diễn ra vụ việc Thái Hà, để sự chỉ đạo được thông suốt và để kìm hãm những nhà báo có thể đi lề trái, Thành ủy Hà Nội còn cử sang Báo Hà Nội mới một đảng viên – bút danh Anh Quang, không thuộc biên chế Báo Hà Nội mới, chuyên viết bài và gửi tới các báo bắt phải đăng.
Điều đáng nói là ngày 15 tháng 1 năm 2009, Hội Nhà báo Hà Nội đã trao giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố cho phóng viên đảng viên có bút danh “Anh Quang” này.
Không chỉ có vậy, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, theo nhiều nguồn tin khác nhau, Đảng ủy CA TP Hà Nội còn ra cả một văn thư đóng dấu mật gửi tới tổng biên tập tất cả các báo, đài yêu cầu “lên án, tố cáo” các giáo dân vi phạm pháp luật.
Có thể nói, trong vụ việc Giáo xứ Thái Hà, báo chí chỉ có một nhiệm vụ là công cụ đắc lực phục vụ cho chế độ. Người ta không được quyền nói điều người ta biết là đúng mà phải nói điều mà họ biết rõ là sai vì thế sự dối trá và bất lương đã đạt tới đỉnh điểm.
Phóng viên của một tờ báo lớn, sau khi viết bài đúng “lề phải” về vụ Thái Hà được xuất bản thì đã bị nhiều đồng nghiệp chỉ trích. Anh ta thanh minh rằng, khi đến Thái Hà đã rất muốn vào gặp các giáo dân và linh mục để có được thông tin khách quan nhưng bị đồng nghiệp đàn anh đi cùng cấm cản: “ĐM. Bài có sẵn rồi, hỏi làm đ. gì”. Thì ra, nội dung đã có “ở trển” gửi xuống, phóng viên chỉ cần ra hiện trường để “lấy không khí” về thêm mắm dặm muối cho khác các báo khác một chút rồi ký tên mình vào. Không phải mất mấy công sức mà nhuận bút hưởng trọn, lại còn được biểu dương, khen thưởng. Tội gì không làm.
Chỉ đạo cách bất lương
Vụ việc Thái Hà tạm lắng ngay sau phiên tòa xét xử 8 giáo dân vô tội với mức án từ cảnh cáo tới án treo cho các nạn nhân. Điều đáng nói là ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo, tất cả các báo lại đồng loạt lên đồng tập thể, đưa tin sai sự thật: “các bị cáo đều đã cúi đầu nhận tội, thừa nhận mình đã có các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật”.
Chuyện chỉ đạo và chờ chỉ đạo ở Việt Nam quả thật là câu chuyện đáng phải bàn. Tại Việt Nam, cái gì cũng phải chờ chỉ đạo.
Năm Mậu Tý, phong trào nuôi chuột Hamster nở rộ. Các phường buôn thấy có lợi nên đổ tiền đầu tư. Từ sự cảnh báo của các nhà khoa học về cái hại của chuột Hamster, các lãnh đạo chính quyền rơi vào tình cảnh bối rối, dù đã có luật rõ ràng về bảo vệ thực vật, động vật, nhưng các vị có thẩm quyền cũng phải chờ chỉ đạo và khi có chỉ đạo thì chuột Hamster đã sinh được mấy lứa và đã tràn vào môi trường tự nhiên sinh sống.
Gần đây, chỉ vì phải chờ chỉ đạo mà một con voi 7 năm tuổi đã bị chết tại Bản Đôn - Tây Nguyên.
Chỉ đạo là một việc cần. Nhưng cái gì cũng phải chờ chỉ đạo thì lại là một vấn đề khác. Nó cho thấy có một bộ phận đặc quyền đặc lợi, thiếu tôn trọng pháp luật và cả gan dám ngồi lên pháp luật.
Chỉ đạo là việc cần, nhưng vấn đề là: “ai là người chỉ đạo?” Nếu đó là một kẻ bất lương thì quả thật đó là một hiểm họa khôn lường không chỉ cho những người bị chỉ đạo mà còn cho cả những người liên hệ, rộng hơn là cho cả đất nước này.
Trong vụ việc Thái Hà, chính quyền Hà Nội đã dùng quyền chỉ đạo, nhưng đã chỉ đạo một cách bất lương, không chỉ ngồi trên pháp luật mà còn phỉ báng pháp luật; không chỉ trái với đạo đức, mà còn phỉ báng nhân phẩm con người.
Tuy nhiên, điều đáng nói là tất cả các báo đài trong nước đều đồng lòng “phụng sự” sự bất lương này. Thay vì lên tiếng tố cáo bất công, tố cáo sự bất lương của các nhà lãnh đạo thì các cơ quan báo chí, như những kẻ say máu, tấn công những người vô tội và coi đó là một thành quả trong “công cuộc xây dựng đất nước”.
Sự bất lương đạt tới đỉnh điểm khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc gặp với Bộ Công an đã hết sức khen ngợi các cơ quan công an đã tích cực đấu tranh trong vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ.
Cái giá phải trả
Những ngày qua, thông tin về vụ việc giáo dân Thái Hà kiện các cơ quan truyền thông loan tin sai sự thật đang tạo sự chú ý của công luận, nhất là đang bóc trần bộ mặt bất lương của chế độ cộng sản XHCN.
Sự kiện này cũng đang làm cho các cơ quan báo chí lúng túng, làm cho “Thành ủy” (nói theo giọng Miền Nam là Thằng Quỷ) Hà Nội phải “cúi đầu nhận tội” về những chỉ đạo bất lương của mình trước đây và nhất là đặt Ban Khoa giáo Thành ủy vào tình thế phải tìm mọi cách “xin sự khoan hồng của các nguyên đơn” khi viết giấy mời các nguyên đơn tới gặp lãnh đạo Báo Hà Nội mới vào ngày 19/2/2009.
Có lẽ, khi đứng ra chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin xuyên tạc về Đức Tổng và các giáo dân Thái Hà, chính quyền Hà Nội đã nghĩ rằng với màn đấu tố vụng về, đầy bất lương này, họ sẽ bịt miệng được những tiếng nói lương tri, tiếng nói của những người yêu sự thật và lẽ công bằng. Tuy nhiên, điều họ nghĩ đã xảy ra ngược lại, người ta không thể bóp méo sự thật, càng không thể “đấu tố” sự thật.
Nhà cầm quyền Hà Nội vì không tôn trọng sự thật và không bao giờ có sự thật nên bây giờ khi sự thật lên tiếng, thì chính họ lại trở thành “nạn nhân” của sự thật khi phải đi cửa hậu tìm sự “khoan hồng của các giáo dân”.
Đây thực sự là một sự nhục nhã cho các phóng viên bồi bút, cũng như cho những kẻ cầm quyền.
Bây giờ phải làm sao?
Trong tình thế bị đẩy vào việc phải trả lời dứt khoát, cải chính hay không, nếu là một chính thể tôn trọng sự thật, luôn sống và làm theo pháp luật thì câu trả lời thật dễ dàng. Chỉ cần đăng tin cải chính các thông tin sai sự thật và tuyên bố “các giáo dân vô tội” thế là xong, vừa tốt đời, đẹp đạo lại vừa chứng tỏ chính quyền cũng “do dân và vì dân”.
Thế nhưng, đó là nói chuyện về những cái đầu biết suy nghĩ, chứ còn, với một cái đầu bất lương, thấm nhuần tinh thần đạo đức cách mạng nuôi chí hận thù, như cái đầu của các quan chức Hà Nội; bên cạnh đó, những cái đầu bất lương này còn “phải chờ sự chỉ đạo” của những cái đầu bất lương cao cấp hơn, thì chuyện cúi mình phụng sự sự thật quả là điều khó.
Đức Giêsu nói: “Kẻ nào dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26, 52).
Những cái đầu bất lương cũng sẽ chết vì sự bất lương của mình.
Chân lý, sự thật thì vĩnh hằng. Dù cái đầu con người ta có bất lương đến mấy thì cũng không thể nào bẻ cong được chân lý.
15/2/2009
Ba mươi năm tội ác xâm lược: Đâu rồi lòng yêu nước?
J.B.Nguyễn Hữu Vinh
15:49 17/02/2009
BA MƯƠI NĂM TỘI ÁC XÂM LƯỢC: ĐÂU RỒI LÒNG YÊU NƯỚC?
Đúng ngày này ba mươi năm trước (17/2/1979) bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới nước ta. Cả đất nước vùng dậy, dù trong cơn đói kém đến kiệt quệ vẫn vững vàng tay súng với ý chí ngùn ngụt căm thù bọn xâm lăng. Hàng vạn thanh niên trai tráng lên đường, tạm biệt vợ con, người yêu thương để xông ra chiến trường giết giặc.
Cả đất nước đứng lên, cả thế giới căm hận.
Lương tâm loài người được báo động, cả thế giới phỉ nhổ vào chính sách Đại Hán bành trướng ngang ngược xâm lược nước ta với những lời hăm doạ ngổ ngáo rất du đãng: “Dạy cho Việt Nam một bài học”.
Bài hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát đi phát lại nhiều lần thôi thúc những người con đất Việt dâng lên một hào khí Thăng Long, Đông A, quyết tâm trừ giặc nước bảo vệ non sông gấm vóc của cha ông ngàn đời để lại.
Tất cả đã thề một lời không đội trời chung với lũ xâm lăng, tất cả một lời thề dù hi sinh xương máu vẫn quyết giữ vững từng mảnh đất, khóm cây bụi cỏ là giang sơn của đất nước.
Những lời thề đó như còn vang vọng đến bên tai tôi tận hôm nay, 30 năm sau.
Tôi còn nhớ, những người bạn tôi đã ra đi thề quyết tử để Tổ quốc trường tồn. Tất cả dân tộc bừng lên khí thế hào hùng giết giặc.
Hàng ngàn chiến sỹ đã đổ máu xương của mình để bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, hàng triệu gia đình chắt chiu những hạt gạo quý giá cuối cùng để gửi ra tiền tuyến. Tất cả mọi người từ già đến trẻ đều thể hiện dòng máu anh hùng yêu nước Việt Nam trong từng công việc, từng hành động từ các công trường, nhà máy, hầm mỏ và từ các cháu học sinh đến cụ già tóc bạc da mồi.
Với khí thế bừng bừng lửa hận, bọn bá quyền bành trướng Đại Hán vốn muôn đời nay vẫn không nguôi ý đồ xâm lược nước ta đã phải nhục nhã lui quân, ôm đầu máu tháo chạy.
Quân dân Việt Nam anh hùng đã ghi vào sử sách một trang vàng chiến công rực rỡ: Một lần đứng lên oai hùng, không chịu vết nhục ngàn năm bắc thuộc có cơ hội lặp lại trên đất nước Việt Nam.
Để có những chiến công vang dội đưa đến chiến thắng oai hùng đó, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống nơi tuyến đầu Tổ quốc. Bao bà mẹ, bao người vợ đã mãi mãi trên đầu những chiếc khăn tang vì đã hi sinh cho đất nước những người con anh dũng.
Bao tiền của, vật lực và mồ hôi xương máu của nhân dân đã dốc ra tiền tuyến, chi viện cho chiến trường. Tất cả đã được ghi xương, khắc cốt và viết nên dòng chữ vàng trong lịch sử Việt Nam: LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM ANH DŨNG.
Dù biết rằng, mọi cuộc chiến tranh là bất hạnh, nhưng khi kẻ thù của đất nước, của nhân dân, của dân tộc ta đã buộc chúng ta đến bước đường cùng, thì tất cả dân tộc đã biết kết liên thành một khối.
Bài ca chiến thắng ngày đó là hùng tráng, là đẫm máu và nước mắt, xen lẫn giữa những tiếng khóc chia ly, mất mát là những nụ cười mãn nguyện: Chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ giang sơn mà ngàn đời cha ông đã cố công gây dựng và trải biết bao cuộc chiến núi xương biển máu để giữ gìn.
Những người bạn tôi ra đi ngày đó, khi trở về con số hao hụt khá nhiều, đã có những con người không biết bây giờ còn nằm nơi nao trên núi rừng biên giới. Những người còn lại trở về, có những bạn không còn nguyên vẹn, một phần máu thịt để lại nơi núi rừng nào đó.
Nhưng tất cả, dù còn sống trở về hay đã vĩnh viễn không trở lại, tôi biết họ đã mãn nguyện và tự hào khi được đứng lên thay cho cả đất nước để nói với kẻ thù rằng: Đất nước này không hèn đớn và không chịu nhục: Nỗi nhục mất nước, nỗi nhục bị đô hộ và xâm lăng.
Ba mươi năm đã qua.
Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày mà ngọn lửa chiến tranh bị bọn bá quyền đốt cháy bùng lên biên giới nước ta nhằm thiêu cháy cả dân tộc trong nỗi đau đớn và nhục nhã.
Những ngày này của cả đất nước Việt Nam đang tưng bừng lễ hội, những lễ hội tốn kém và hoành tráng. Phải chăng người ta đã quên mất những chiến sỹ trận vong năm nào, người ta đã quên mất những người đã bỏ mình vì Tổ Quốc?
Trên các báo của Việt Nam tôi đã cố tìm nhưng khó tìm thấy một dòng nào về ngày này, ngày mà đất nước chúng ta thể hiện tinh thần quật cường trước ngoại xâm. Không một dòng nào về những chiến sỹ, những người dân đã bỏ mình vì Tổ Quốc trong một ngày kỷ niệm lớn lao: Ba mươi năm chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ Quốc.
Từ những tờ báo được coi là lớn ở Việt Nam như Tuổi trẻ, Thanh niên đến muôn vàn tờ báo lá cải khác, vẫn những bản tin: “vàng tăng giá, quan chức xâu xé đất tái định cư, tội phạm xã hội…” mà tuyệt nhiên không thấy một dòng nào để nói về một mốc son kỷ niệm cuộc chiến tranh vệ quốc mà bao nhiêu xương máu đã đổ.
Tôi cũng lục tìm đến tờ Hà Nội mới, tờ An ninh Thủ đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những tờ báo và nhà đài đã đi đầu và hết sức nhiệt tình trong việc bóp méo, xuyên tạc và vu khống những giáo dân, những công dân Việt Nam ở Hà Nội đang đòi công lý và sự thật qua sự việc Toà Khâm sứ và Thái Hà.
Trên tờ Hà Nội mới, nổi bật hàng chữ “Đạo đức Hồ Chí Minh” khi click vào trang Chính trị. Tuyệt không có một dòng nào về ngày kỷ niệm này. Tôi không rõ trong mục đạo đức Hồ Chí Minh có dạy người dân Việt Nam phải biết yêu quê hương đất nước và kính trọng các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mình vì giang sơn hay không mà trên tờ báo này không có một lời nào về ngày này?
Trên tờ An ninh Thủ đô, những hàng chữ chạy ngang mà tôi đọc được nổi bật là: “Vào tù vì yêu sớm, chồng đâm vợ trọng thương, lừa tình chiếm xe…” và giữa trang vẫn là những bài viết đậm mùi xuyên tạc vu cáo, kích động hằn thù tôn giáo trong cộng đồng dân tộc mà ở trong đó không thiếu những lời lẽ mùi mẽ khi kích động đám quần chúng thiếu hiểu biết, thừa hằn học về cái gọi là “Lòng yêu nước” của họ.
Nhớ lại những ngày cách đây chưa lâu, dàn đồng ca báo chí nhà nước được lệnh đã nhất loạt dùng những ngón đòn nhơ bẩn nhất để đánh phá, kích động hằn thù đối với một cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội. Thậm chí trên truyền hình Trung ương, hàng loạt bản tin, hàng loạt chương trình nhằm bôi xấu cộng đồng tôn giáo, xuyên tạc sự thật, bất chấp nhân tâm đã được ưu tiên. Khi đó những từ ngữ “lòng yêu nước, tự hào dân tộc…” trên chót lưỡi đầu môi được thể hiện một cách cuồng nộ nhất.
Đâu rồi những lời gào thét “yêu nước” đến khản giọng khi muốn nhấn chìm một lãnh tụ tôn giáo và một cộng đồng dân tộc? Đâu rồi các quan chức khi mở miệng nói về “lòng tự hào dân tộc”, “tự hào là người Việt Nam” khi xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Hà Nội nhằm làm mồi cho lũ cô hồn đòi giết người trong đêm?
Đâu rồi đám quần chúng tự phát vì “yêu nước thương nòi” đêm nào bao vây Thái Hà và Toà Khâm sứ? Đâu rồi đám “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” những đêm nào bao vây giáo dân, phá rối và khiêu khích đoàn người cầu nguyện bằng những cú hích vào mạng sườn và những bãi nước bọt nhổ vào mặt và gào lên “Như có bác Hồ…”?
Đâu rồi đám “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” đang là “đại diện của giới công giáo” yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội?
Tất cả trốn đâu hết mà để ngày này, kỷ niệm 30 năm cuộc chiến anh hùng giữ gìn đất đai thiêng liêng của Tổ quốc lại để các chiến sỹ trận vong thêm tủi nhục cho sự hi sinh của mình bởi sự lãng quên và vô cảm.
Thật đáng thương thay cho thân phận báo chí nô lệ và những con người chỉ biết tôn thờ đồng tiền bất chấp lương tâm.
Thật đáng thương thay cho cả những con người yêu nước thương nòi thật sự mà không dám hay không thể nói lên được suy nghĩ của mình.
Thật đáng thương thay cho một đất nước, khi mà cả dân tộc đang phải mím miệng, ngậm tăm trước những sự càn rỡ hống hách của bọn xâm lăng đối với bờ cõi đất nước.
Phải chăng họ đã quên, phải chăng họ đã không còn nhớ những điều không bao giờ được quên đó? Tôi không nghĩ thế. Vậy ai dạy họ quên những điều này?
Hay bởi họ bị cấm không được nhớ, không được nói ra? Ai cấm họ nói lên lòng yêu nước của mình, những người đó có yêu nước thương nòi thật sự không?
Phải chăng khi cả xã hội, cả đất nước đua nhau hò hét giành giật từng mảnh đất, tài sản của từng cá nhân, tổ chức trong nước, thì họ đã quên mất tất cả?
Đáng thương thay.
Bên tai tôi vẫn văng vẳng một câu nói 30 năm trước của Đài Tiếng nói Việt Nam về bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh rằng: “Một đất nước mà trong ngoài lục đục trên dưới không yên thiên hạ bất đồng nhân tâm ly tán thì thử hỏi có sức mạnh làm sao được”.
Hà Nội, Kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh bảo vệ Biên giới Phía Bắc 17/2/1979- 17/2/2009.
Đúng ngày này ba mươi năm trước (17/2/1979) bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới nước ta. Cả đất nước vùng dậy, dù trong cơn đói kém đến kiệt quệ vẫn vững vàng tay súng với ý chí ngùn ngụt căm thù bọn xâm lăng. Hàng vạn thanh niên trai tráng lên đường, tạm biệt vợ con, người yêu thương để xông ra chiến trường giết giặc.
Cả đất nước đứng lên, cả thế giới căm hận.
Lương tâm loài người được báo động, cả thế giới phỉ nhổ vào chính sách Đại Hán bành trướng ngang ngược xâm lược nước ta với những lời hăm doạ ngổ ngáo rất du đãng: “Dạy cho Việt Nam một bài học”.
Bài hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát đi phát lại nhiều lần thôi thúc những người con đất Việt dâng lên một hào khí Thăng Long, Đông A, quyết tâm trừ giặc nước bảo vệ non sông gấm vóc của cha ông ngàn đời để lại.
Tất cả đã thề một lời không đội trời chung với lũ xâm lăng, tất cả một lời thề dù hi sinh xương máu vẫn quyết giữ vững từng mảnh đất, khóm cây bụi cỏ là giang sơn của đất nước.
Những lời thề đó như còn vang vọng đến bên tai tôi tận hôm nay, 30 năm sau.
Tôi còn nhớ, những người bạn tôi đã ra đi thề quyết tử để Tổ quốc trường tồn. Tất cả dân tộc bừng lên khí thế hào hùng giết giặc.
Hàng ngàn chiến sỹ đã đổ máu xương của mình để bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, hàng triệu gia đình chắt chiu những hạt gạo quý giá cuối cùng để gửi ra tiền tuyến. Tất cả mọi người từ già đến trẻ đều thể hiện dòng máu anh hùng yêu nước Việt Nam trong từng công việc, từng hành động từ các công trường, nhà máy, hầm mỏ và từ các cháu học sinh đến cụ già tóc bạc da mồi.
Với khí thế bừng bừng lửa hận, bọn bá quyền bành trướng Đại Hán vốn muôn đời nay vẫn không nguôi ý đồ xâm lược nước ta đã phải nhục nhã lui quân, ôm đầu máu tháo chạy.
Quân dân Việt Nam anh hùng đã ghi vào sử sách một trang vàng chiến công rực rỡ: Một lần đứng lên oai hùng, không chịu vết nhục ngàn năm bắc thuộc có cơ hội lặp lại trên đất nước Việt Nam.
Để có những chiến công vang dội đưa đến chiến thắng oai hùng đó, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống nơi tuyến đầu Tổ quốc. Bao bà mẹ, bao người vợ đã mãi mãi trên đầu những chiếc khăn tang vì đã hi sinh cho đất nước những người con anh dũng.
Bao tiền của, vật lực và mồ hôi xương máu của nhân dân đã dốc ra tiền tuyến, chi viện cho chiến trường. Tất cả đã được ghi xương, khắc cốt và viết nên dòng chữ vàng trong lịch sử Việt Nam: LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM ANH DŨNG.
Dù biết rằng, mọi cuộc chiến tranh là bất hạnh, nhưng khi kẻ thù của đất nước, của nhân dân, của dân tộc ta đã buộc chúng ta đến bước đường cùng, thì tất cả dân tộc đã biết kết liên thành một khối.
Bài ca chiến thắng ngày đó là hùng tráng, là đẫm máu và nước mắt, xen lẫn giữa những tiếng khóc chia ly, mất mát là những nụ cười mãn nguyện: Chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ giang sơn mà ngàn đời cha ông đã cố công gây dựng và trải biết bao cuộc chiến núi xương biển máu để giữ gìn.
Những người bạn tôi ra đi ngày đó, khi trở về con số hao hụt khá nhiều, đã có những con người không biết bây giờ còn nằm nơi nao trên núi rừng biên giới. Những người còn lại trở về, có những bạn không còn nguyên vẹn, một phần máu thịt để lại nơi núi rừng nào đó.
Nhưng tất cả, dù còn sống trở về hay đã vĩnh viễn không trở lại, tôi biết họ đã mãn nguyện và tự hào khi được đứng lên thay cho cả đất nước để nói với kẻ thù rằng: Đất nước này không hèn đớn và không chịu nhục: Nỗi nhục mất nước, nỗi nhục bị đô hộ và xâm lăng.
Ba mươi năm đã qua.
Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày mà ngọn lửa chiến tranh bị bọn bá quyền đốt cháy bùng lên biên giới nước ta nhằm thiêu cháy cả dân tộc trong nỗi đau đớn và nhục nhã.
Những ngày này của cả đất nước Việt Nam đang tưng bừng lễ hội, những lễ hội tốn kém và hoành tráng. Phải chăng người ta đã quên mất những chiến sỹ trận vong năm nào, người ta đã quên mất những người đã bỏ mình vì Tổ Quốc?
Trên các báo của Việt Nam tôi đã cố tìm nhưng khó tìm thấy một dòng nào về ngày này, ngày mà đất nước chúng ta thể hiện tinh thần quật cường trước ngoại xâm. Không một dòng nào về những chiến sỹ, những người dân đã bỏ mình vì Tổ Quốc trong một ngày kỷ niệm lớn lao: Ba mươi năm chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ Quốc.
Từ những tờ báo được coi là lớn ở Việt Nam như Tuổi trẻ, Thanh niên đến muôn vàn tờ báo lá cải khác, vẫn những bản tin: “vàng tăng giá, quan chức xâu xé đất tái định cư, tội phạm xã hội…” mà tuyệt nhiên không thấy một dòng nào để nói về một mốc son kỷ niệm cuộc chiến tranh vệ quốc mà bao nhiêu xương máu đã đổ.
Tôi cũng lục tìm đến tờ Hà Nội mới, tờ An ninh Thủ đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những tờ báo và nhà đài đã đi đầu và hết sức nhiệt tình trong việc bóp méo, xuyên tạc và vu khống những giáo dân, những công dân Việt Nam ở Hà Nội đang đòi công lý và sự thật qua sự việc Toà Khâm sứ và Thái Hà.
Trên tờ Hà Nội mới, nổi bật hàng chữ “Đạo đức Hồ Chí Minh” khi click vào trang Chính trị. Tuyệt không có một dòng nào về ngày kỷ niệm này. Tôi không rõ trong mục đạo đức Hồ Chí Minh có dạy người dân Việt Nam phải biết yêu quê hương đất nước và kính trọng các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mình vì giang sơn hay không mà trên tờ báo này không có một lời nào về ngày này?
Trên tờ An ninh Thủ đô, những hàng chữ chạy ngang mà tôi đọc được nổi bật là: “Vào tù vì yêu sớm, chồng đâm vợ trọng thương, lừa tình chiếm xe…” và giữa trang vẫn là những bài viết đậm mùi xuyên tạc vu cáo, kích động hằn thù tôn giáo trong cộng đồng dân tộc mà ở trong đó không thiếu những lời lẽ mùi mẽ khi kích động đám quần chúng thiếu hiểu biết, thừa hằn học về cái gọi là “Lòng yêu nước” của họ.
Nhớ lại những ngày cách đây chưa lâu, dàn đồng ca báo chí nhà nước được lệnh đã nhất loạt dùng những ngón đòn nhơ bẩn nhất để đánh phá, kích động hằn thù đối với một cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội. Thậm chí trên truyền hình Trung ương, hàng loạt bản tin, hàng loạt chương trình nhằm bôi xấu cộng đồng tôn giáo, xuyên tạc sự thật, bất chấp nhân tâm đã được ưu tiên. Khi đó những từ ngữ “lòng yêu nước, tự hào dân tộc…” trên chót lưỡi đầu môi được thể hiện một cách cuồng nộ nhất.
Đâu rồi những lời gào thét “yêu nước” đến khản giọng khi muốn nhấn chìm một lãnh tụ tôn giáo và một cộng đồng dân tộc? Đâu rồi các quan chức khi mở miệng nói về “lòng tự hào dân tộc”, “tự hào là người Việt Nam” khi xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Hà Nội nhằm làm mồi cho lũ cô hồn đòi giết người trong đêm?
Đâu rồi đám quần chúng tự phát vì “yêu nước thương nòi” đêm nào bao vây Thái Hà và Toà Khâm sứ? Đâu rồi đám “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” những đêm nào bao vây giáo dân, phá rối và khiêu khích đoàn người cầu nguyện bằng những cú hích vào mạng sườn và những bãi nước bọt nhổ vào mặt và gào lên “Như có bác Hồ…”?
Đâu rồi đám “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” đang là “đại diện của giới công giáo” yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội?
Tất cả trốn đâu hết mà để ngày này, kỷ niệm 30 năm cuộc chiến anh hùng giữ gìn đất đai thiêng liêng của Tổ quốc lại để các chiến sỹ trận vong thêm tủi nhục cho sự hi sinh của mình bởi sự lãng quên và vô cảm.
Thật đáng thương thay cho thân phận báo chí nô lệ và những con người chỉ biết tôn thờ đồng tiền bất chấp lương tâm.
Thật đáng thương thay cho cả những con người yêu nước thương nòi thật sự mà không dám hay không thể nói lên được suy nghĩ của mình.
Thật đáng thương thay cho một đất nước, khi mà cả dân tộc đang phải mím miệng, ngậm tăm trước những sự càn rỡ hống hách của bọn xâm lăng đối với bờ cõi đất nước.
Phải chăng họ đã quên, phải chăng họ đã không còn nhớ những điều không bao giờ được quên đó? Tôi không nghĩ thế. Vậy ai dạy họ quên những điều này?
Hay bởi họ bị cấm không được nhớ, không được nói ra? Ai cấm họ nói lên lòng yêu nước của mình, những người đó có yêu nước thương nòi thật sự không?
Phải chăng khi cả xã hội, cả đất nước đua nhau hò hét giành giật từng mảnh đất, tài sản của từng cá nhân, tổ chức trong nước, thì họ đã quên mất tất cả?
Đáng thương thay.
Bên tai tôi vẫn văng vẳng một câu nói 30 năm trước của Đài Tiếng nói Việt Nam về bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh rằng: “Một đất nước mà trong ngoài lục đục trên dưới không yên thiên hạ bất đồng nhân tâm ly tán thì thử hỏi có sức mạnh làm sao được”.
Hà Nội, Kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh bảo vệ Biên giới Phía Bắc 17/2/1979- 17/2/2009.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cánh Chim
Dominic Đức Nguyễn
06:11 17/02/2009
MỘT CÁNH CHIM
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
…Như là chim xa đàn
Giấu nỗi buồn trong cánh
Hẹn hò với giấc mơ.
(Trích ca khúc của Trịnh Công Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền