Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin Ơn Biến Đổi
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:09 21/02/2018
Xin Ơn Biến Đổi
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – B
(Mc 9, 1-9)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố Chúa Giêsu biến hình, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Marcô nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cao cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Mc 6, 30-44 ; 8, 1-10). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Mc 31, 33). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Mc 9, 5). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô” (x. Mc 8, 29). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa!” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác cho là Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x. Mc 8,28).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Mc 9, 7). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, lời Chúa Cha còn vang lên mời gọi chúng ta “vâng nghe lời Người” (Mc 9, 8).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – B
(Mc 9, 1-9)
Bước vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố Chúa Giêsu biến hình, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.
Thánh sử Marcô nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa ba ông lên núi cao cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện... bỗng có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình :
1. Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
2. Tại sao Môise và Êlia lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?
3. Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?
Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?
Chúng ta biết, trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Mc 6, 30-44 ; 8, 1-10). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Mc 31, 33). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Mc 9, 5). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?
Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Phêrô được chọn, vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô” (x. Mc 8, 29). Hơn nữa, cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa!” (Ga 21, 17). Phần Gioan, vì đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là “người môn đệ Chúa yêu” (Ga 21, 20). Còn Thánh Giacôbê, là vì phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” (Mt 20, 22), ông giữ lời và đã đi đến cùng điều ông cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.
Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môisen và Êlia?
Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về Người. Có kẻ cho Người là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác cho là Êlia, Giêrêmia hay là một tiên tri (x. Mc 8,28).
Người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó là của Thiên Chúa, không thuộc về Người. Trong lúc biến hình đàm đạo với Môisen và Êlia, Người khẳng định mình còn hơn cả Môisen và Êlia nữa. Môisen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Chúa Giêsu, Người dạy chúng ta rằng Người là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Người biến hình cùng với Êlia là người đã không chết.
Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, Phêrô đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỷ, đưa mọi người về với Đức Kitô. Êlia đã làm cho kẻ chết sống lại, các Tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môisen và Êlia hiện ra đàm đạo với mình.
Đức Giêsu biến hình để cho chúng ta được chiêm ngưỡng :
Vinh quang Ba Ngôi
Vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong biến cố Chúa biến hình. Chúa biến hình là hình ảnh loan báo trước cho biến cố Chúa Phục Sinh. Chúa mạc khải vinh quang mình cho các tông đồ với lời xác nhận của Thiên Chúa Cha: “Ðây là Con Ta Yêu Dấu!” (Mc 9, 7). Trong ánh sáng vinh quang, chúng ta nhìn thấy ánh sáng; và được Chúa Thánh Thần nâng lên, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi qua mọi muôn thế hệ .
Lắng nghe lời Đức Giêsu
Trong biến cố Chúa biến hình, chúng ta không những chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn vừa đi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, mà còn được mời gọi hãy lắng nghe Lời Chúa gửi đến. Ngoài Lề Luật nơi ông Môisen và lời tiên tri nơi sứ ngôn Êlia, lời Chúa Cha còn vang lên mời gọi chúng ta “vâng nghe lời Người” (Mc 9, 8).
Xin ơn biến đổi
Nhìn xem và lắng nghe, chiêm ngắm và vâng phục, là những con đường dẫn chúng ta lên Núi Thánh. Ở đó, Ba Ngôi Thiên Chúa được mạc khải trong vinh quang của Chúa Con.
Chúa biến hình, loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt, con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Người.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta cũng biết biến đổi : biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:42 21/02/2018
41. CHỈ DỤ CỦA PHẬT SỐNG
Có một hòa thượng rất thích uống rượu ăn thịt, hòa thượng trụ trì nhiều lần quở trách ông ta.
Hòa thượng ấy oán hận trong lòng bèn tập họp các hòa thượng khác lại, mặt mũi vẽ lăng nhăng, tay cầm gậy gỗ, uy hiếp hòa thượng trụ trì, nói:
- “Chúng ta là Tế Công hóa thân, bây giờ nhắn nhủ nhà ngươi: phật môn của chúng ta ngoài việc từ bỏ ba việc tham, sân, si ra, còn trăm thứ khác không cấm kỵ, thì uống rượu ăn thịt có quan hệ gì chứ ?”
Nói xong, giơ cao gậy muốn đánh, hòa thượng trụ trì rất sợ hãi, cúi đầu nhận tội, từ đó về sau không còn dám cấm các đồ đệ uống rượu nữa.
Quan huyện biết được, bèn bắt hòa thượng trụ trì đến trách phạt, hòa thượng trụ trì nói:
- “Tôi tình nguyện chịu lão gia phạt, chứ không dám làm sai lời chỉ dụ của phật sống !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 41:
Tham, sân, si không phải chỉ các hòa thượng mới cấm kỵ, nhưng muốn trở thành con người tốt thì ai cũng cố gắng từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống của mình.
Người Ki-tô hữu cũng phải từ bỏ tham, sân, si như những người khác, nhưng tham, sân, si không phải tự trên trời rơi xuống, cũng không phải bởi người khác...lây lan qua, nhưng nó đã có sẵn trong tim trong máu của chúng ta, và luôn đồng hành với cuộc sống của con người. Do đó, diệt tham, sân, si không phải là chuyện một sáng một chiều, và cũng không phải tự mình diệt được, vì không ai muốn tự diệt mình cả, nhưng phải nhờ ân sủng của Thiên Chúa mới có thể diệt trừ được tham, sân, si.
Từ bỏ tham, sân, si là chỉ dụ của phật chết, nhưng uống rượu ăn thịt là chỉ dụ của phật sống, đó là cái si của hòa thượng trụ trì, cho nên thà bị quan lớn phạt vì tội để cho cấp dưới lộng hành phá gới, hơn là làm sai lời (ba láp) của phật sống.
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của kẻ sống, nên lời dạy của Người cũng là lời ban sự sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một hòa thượng rất thích uống rượu ăn thịt, hòa thượng trụ trì nhiều lần quở trách ông ta.
Hòa thượng ấy oán hận trong lòng bèn tập họp các hòa thượng khác lại, mặt mũi vẽ lăng nhăng, tay cầm gậy gỗ, uy hiếp hòa thượng trụ trì, nói:
- “Chúng ta là Tế Công hóa thân, bây giờ nhắn nhủ nhà ngươi: phật môn của chúng ta ngoài việc từ bỏ ba việc tham, sân, si ra, còn trăm thứ khác không cấm kỵ, thì uống rượu ăn thịt có quan hệ gì chứ ?”
Nói xong, giơ cao gậy muốn đánh, hòa thượng trụ trì rất sợ hãi, cúi đầu nhận tội, từ đó về sau không còn dám cấm các đồ đệ uống rượu nữa.
Quan huyện biết được, bèn bắt hòa thượng trụ trì đến trách phạt, hòa thượng trụ trì nói:
- “Tôi tình nguyện chịu lão gia phạt, chứ không dám làm sai lời chỉ dụ của phật sống !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 41:
Tham, sân, si không phải chỉ các hòa thượng mới cấm kỵ, nhưng muốn trở thành con người tốt thì ai cũng cố gắng từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống của mình.
Người Ki-tô hữu cũng phải từ bỏ tham, sân, si như những người khác, nhưng tham, sân, si không phải tự trên trời rơi xuống, cũng không phải bởi người khác...lây lan qua, nhưng nó đã có sẵn trong tim trong máu của chúng ta, và luôn đồng hành với cuộc sống của con người. Do đó, diệt tham, sân, si không phải là chuyện một sáng một chiều, và cũng không phải tự mình diệt được, vì không ai muốn tự diệt mình cả, nhưng phải nhờ ân sủng của Thiên Chúa mới có thể diệt trừ được tham, sân, si.
Từ bỏ tham, sân, si là chỉ dụ của phật chết, nhưng uống rượu ăn thịt là chỉ dụ của phật sống, đó là cái si của hòa thượng trụ trì, cho nên thà bị quan lớn phạt vì tội để cho cấp dưới lộng hành phá gới, hơn là làm sai lời (ba láp) của phật sống.
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của kẻ sống, nên lời dạy của Người cũng là lời ban sự sống đời đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:45 21/02/2018
37. Con người ta do việc cầu nguyện mà được lương tâm vô tội; cầu nguyện là nguyên nhân của lương tâm vô tội và không đượm tì vết, cả hai cùng phối hợp bổ sung cho nhau.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngô n thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ II Mùa Chay B. 25.2.2018
Lm Francis Lý văn Ca
15:41 21/02/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng đồng hành với Giáo Hội và đông đảo Anh Chị Em tín hữu khắp nơi trong lộ trình Mùa Chay. Hôm nay, bắt đầu tuần lễ thứ II của Mùa Chay Thánh. Tuần vừa qua, chúng ta đã vào sa mạc với Chúa. Tuần nầy, chúng ta cùng với Ngài và ba tông đồ thân tín: Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabôrê.
Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều hướng cộng đoàn tín hữu về việc Chúa biến hình trên núi. Hình ảnh Chúa biến hình sáng láng cũng là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta sau ngày phán xét cánh chung. Nhưng để thân xác được biến đổi trở nên sáng láng, thì chúng ta phải trải qua những thử thách ở đời, như chính Chúa đã bị cám dỗ trong hoang địa và Ngài đã chiến thắng.
Chúng ta phải chiến thắng trong cuộc đời trần thế nầy trước những cơn cám dỗ, những thử thách của ma quỷ. Nếu được như thế, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng dung nhan thánh Chúa. Đó là ý nghĩa chính của thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tổ phụ Abraham được gọi là Cha của những kẻ có lòng tin. Thiên Chúa đã ban cho ông đứa con là Isaác. Dòng dõi của ông đã được Chúa chúc phúc.
TRƯỚC BÀI ĐỌC II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ dân thành Rôma, hãy luôn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ từ chối lời van xin của Dân Ngài. Chính Con Một Ngài đã ban tặng cho nhân loại như lời Ngài đã hứa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê. Qua việc biến hình nầy, Ngài muốn tỏ hiện cho 3 môn đệ - và cho cả chúng ta nữa - Ngài không phải là một người như bao người khác, nhưng là một vị Chúa oai phong.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Tổ phụ Abraham được gọi là Cha của những kẻ có lòng tin, chúng ta là con cháu của người cha đầy lòng tin đó. Giờ đây, chúng ta tin tưởng dâng lên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho tất những Anh Chị Em tin vào Chúa Kitô, luôn biết lắng nghe Lời Chúa phán dạy trong kho tàng Kinh Thánh. Xin cho giới trẻ biết ý thức sự quan trọng của việc học hỏi Lời Chúa qua những lớp giáo lý và trong những sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh chị em tân tòng đang chuẩn bị để lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh, luôn được thấm nhuần đạo lý của Phúc Âm. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho toàn thể cộng đoàn tín hữu của chúng ta nơi đây, với ơn Chúa giúp, sẽ luôn tuân giữ mùa Phục Sinh trong việc xưng tội và rước lễ, ngõ hầu, tất cả chúng ta đều được đổi mới trong Mùa Ơn Thánh Năm Nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cùng hiệp sức với Giáo Hội, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết đem về cho Giáo Hội, những Anh Chị Em nguội lạnh trể nãi trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi đuợc an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, Chúa đã kêu gọi chúng con từ bóng tối tội lỗi đến ánh sáng. Xin cho những ngày của Mùa Chay nầy sẽ trở nên ích lợi cho phần rỗi chúng con, và tha nhân cũng được hưởng nhờ lòng bác ái của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta cùng đồng hành với Giáo Hội và đông đảo Anh Chị Em tín hữu khắp nơi trong lộ trình Mùa Chay. Hôm nay, bắt đầu tuần lễ thứ II của Mùa Chay Thánh. Tuần vừa qua, chúng ta đã vào sa mạc với Chúa. Tuần nầy, chúng ta cùng với Ngài và ba tông đồ thân tín: Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabôrê.
Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay đều hướng cộng đoàn tín hữu về việc Chúa biến hình trên núi. Hình ảnh Chúa biến hình sáng láng cũng là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta sau ngày phán xét cánh chung. Nhưng để thân xác được biến đổi trở nên sáng láng, thì chúng ta phải trải qua những thử thách ở đời, như chính Chúa đã bị cám dỗ trong hoang địa và Ngài đã chiến thắng.
Chúng ta phải chiến thắng trong cuộc đời trần thế nầy trước những cơn cám dỗ, những thử thách của ma quỷ. Nếu được như thế, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng dung nhan thánh Chúa. Đó là ý nghĩa chính của thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tổ phụ Abraham được gọi là Cha của những kẻ có lòng tin. Thiên Chúa đã ban cho ông đứa con là Isaác. Dòng dõi của ông đã được Chúa chúc phúc.
TRƯỚC BÀI ĐỌC II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ dân thành Rôma, hãy luôn tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ từ chối lời van xin của Dân Ngài. Chính Con Một Ngài đã ban tặng cho nhân loại như lời Ngài đã hứa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê. Qua việc biến hình nầy, Ngài muốn tỏ hiện cho 3 môn đệ - và cho cả chúng ta nữa - Ngài không phải là một người như bao người khác, nhưng là một vị Chúa oai phong.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Tổ phụ Abraham được gọi là Cha của những kẻ có lòng tin, chúng ta là con cháu của người cha đầy lòng tin đó. Giờ đây, chúng ta tin tưởng dâng lên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho tất những Anh Chị Em tin vào Chúa Kitô, luôn biết lắng nghe Lời Chúa phán dạy trong kho tàng Kinh Thánh. Xin cho giới trẻ biết ý thức sự quan trọng của việc học hỏi Lời Chúa qua những lớp giáo lý và trong những sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh chị em tân tòng đang chuẩn bị để lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh, luôn được thấm nhuần đạo lý của Phúc Âm. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho toàn thể cộng đoàn tín hữu của chúng ta nơi đây, với ơn Chúa giúp, sẽ luôn tuân giữ mùa Phục Sinh trong việc xưng tội và rước lễ, ngõ hầu, tất cả chúng ta đều được đổi mới trong Mùa Ơn Thánh Năm Nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cùng hiệp sức với Giáo Hội, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết đem về cho Giáo Hội, những Anh Chị Em nguội lạnh trể nãi trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi đuợc an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, Chúa đã kêu gọi chúng con từ bóng tối tội lỗi đến ánh sáng. Xin cho những ngày của Mùa Chay nầy sẽ trở nên ích lợi cho phần rỗi chúng con, và tha nhân cũng được hưởng nhờ lòng bác ái của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Apple lặng lẽ gỡ bỏ Lễ Chúa Phục sinh khỏi tất cả các sản phẩm Iphone, Mac Book..
Đặng Tự Do
17:58 21/02/2018
Các Kitô hữu tìm kiếm lễ Phục sinh trên lịch iPhone của họ đã rất bối rối khi thấy rằng những gì đối với họ là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm không còn nữa. Sự thay đổi này xảy ra sau khi họ cập nhật hệ điều hành mới nhất của Apple.
Sự hoang mang phát sinh khi mọi người bắt đầu chú ý đến những ngày lễ Kitô Giáo như ngày lễ của Thánh Patrick, Ngày Valentine, Vọng Giáng sinh và Giáng sinh, Những ngày này vẫn còn được liệt kê, trong khi Lễ Phục Sinh, kỷ niệm cuộc thương khó, và phục sinh của Chúa Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết, đã biến mất. Sự thay đổi này khiến nhiều người lo ngại.
Đến nay Apple chưa đưa ra một tuyên bố chính thức về vấn đề này mặc dù đông đảo những người tiêu dùng đả lên tiếng phản đối.
Apple cung cấp một số lựa chọn trong chương trình lịch thế giới, bao gồm lịch Trung Quốc, Do Thái và Hồi giáo.
MRCTV.org cho rằng việc loại bỏ lễ Chúa Phục sinh không phải là một sai lầm ngẫu nhiên trong thảo chương, nhưng là một chọn lựa cố ý của Apple trên hệ điều hành iOS 11.2.5. Thật vậy, lịch Do Thái cũng mất đi một số ngày lễ lớn của Do Thái Giáo như Yom Kippur và Rosh Hashanah.
Theo nghiên cứu của Pew, vào năm 2015 đã có khoảng 2,3 tỷ Kitô hữu trên thế giới. Do đó, Kitô Giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Điều này đã khiến người ta đặt ra câu hỏi là tại sao các tôn giáo khác như Hồi giáo và Do Thái được Apple cung cấp lịch của riêng họ, trong khi công ty này lại có xu hướng bài Kitô như thế.
Source: Aleteia - Easter vanishes from iPhone calendars leaving Christians asking why
Sự hoang mang phát sinh khi mọi người bắt đầu chú ý đến những ngày lễ Kitô Giáo như ngày lễ của Thánh Patrick, Ngày Valentine, Vọng Giáng sinh và Giáng sinh, Những ngày này vẫn còn được liệt kê, trong khi Lễ Phục Sinh, kỷ niệm cuộc thương khó, và phục sinh của Chúa Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết, đã biến mất. Sự thay đổi này khiến nhiều người lo ngại.
Đến nay Apple chưa đưa ra một tuyên bố chính thức về vấn đề này mặc dù đông đảo những người tiêu dùng đả lên tiếng phản đối.
Apple cung cấp một số lựa chọn trong chương trình lịch thế giới, bao gồm lịch Trung Quốc, Do Thái và Hồi giáo.
MRCTV.org cho rằng việc loại bỏ lễ Chúa Phục sinh không phải là một sai lầm ngẫu nhiên trong thảo chương, nhưng là một chọn lựa cố ý của Apple trên hệ điều hành iOS 11.2.5. Thật vậy, lịch Do Thái cũng mất đi một số ngày lễ lớn của Do Thái Giáo như Yom Kippur và Rosh Hashanah.
Theo nghiên cứu của Pew, vào năm 2015 đã có khoảng 2,3 tỷ Kitô hữu trên thế giới. Do đó, Kitô Giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Điều này đã khiến người ta đặt ra câu hỏi là tại sao các tôn giáo khác như Hồi giáo và Do Thái được Apple cung cấp lịch của riêng họ, trong khi công ty này lại có xu hướng bài Kitô như thế.
Source: Aleteia - Easter vanishes from iPhone calendars leaving Christians asking why
Bàng hoàng: Thẩm phán tòa Rota lại bị buộc tội xách nhiễu tình dục và tàng trữ sách báo khiêu dâm trẻ em!
Đặng Tự Do
18:51 21/02/2018
Một thẩm phán của tòa Rota, là toà phúc thẩm cao nhất của hệ thống tư pháp Vatican, đã nhận tội trước một phiên tòa hình sự ở Ý và phải nhận một bản án 1 năm tù treo và hai tháng tù giam vì tội lạm dụng tình dục và sở hữu sách báo khiêu dâm trẻ em.
Theo báo cáo của giới truyền thông Ý, Đức ông Pietro Amenta, 55 tuổi đã bị cảnh sát Ý bắt giam sau một sự kiện diễn ra vào tháng 3 năm 2017. Amenta bị cáo buộc sờ mó một thanh niên trong một khu chợ ở Rôma. Người thanh niên này đã đi theo Amenta cho biết nhà và sau đó đã báo cáo với cảnh sát bắt giữ Amenta.
Một cuộc điều tra sau đó đã phát hiện gần 80 hình ảnh khiêu dâm trên máy tính cá nhân của Amenta, một số liên quan đến trẻ vị thành niên, dẫn đến một cáo buộc thứ hai trong vụ án.
Theo một người phát ngôn của Vatican, Amenta đã từ chức khỏi tòa Rota vào tuần vừa qua.
Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Ý, Amenta trước đây đã từng phải đối diện với những lời buộc tội tàng trữ sách báo khiêu dâm vào năm 1991 và lạm dụng tình dục vào năm 2004, mặc dù cả hai tội này đều không bị chính thức kết án. Năm 2013, chính Amenta đã than phiền với cảnh sát là bị hai người chuyển đổi giới tính cướp.
Amenta đã từng làm luật sư trong các tòa án giáo hội Ý, với tư cách là giáo sư đại học về luật Giáo hội và là một thẩm phán trong tòa án của giáo phận Rome trong nhiều năm.
Từ năm 1996 đến năm 2012, Amenta đã phục vụ như là một quan chức của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.
Phiên tòa khởi sự ngày 14 tháng 2 trong vụ kiện Amenta chỉ diễn ra hai tuần sau khi công tố viên của Vatican là Gian Piero Milone tiết lộ rằng các cuộc điều tra khác cũng đang được tiến hành và cho biết Vatican quyết tâm truy tố những tội ác này.
Ông Gian Piero Milone nói: “Các cuộc điều tra đang được tiến hành và đang trong giai đoạn sơ bộ, được thực hiện với quyết tâm nhưng được bảo mật tối đa, vì sự tôn trọng đối với tất cả những người có liên quan”.
Hình phạt dành cho Amenta của toà án dân sự Rôma không loại trừ khả năng ông ta cũng có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự hoặc các hình thức trừng phạt về mặt giáo luật trước tòa án của Giáo hội.
Vụ Amenta diễn ra vào lúc mà các công tố viên Vatican cũng đang đưa ra các cáo buộc đối với Đức ông Carlo Alberto Capella, cựu viên chức của Vatican tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington DC, là người đang phải đối mặt với các cáo buộc ở Canada theo đó đương sự đã sử dụng một máy tính ở Windsor để tải xuống và phân phối các tài liệu khiêu dâm, kể cả những hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
Các cáo buộc chống lại Capella được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyển tới Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, và Capella được triệu hồi về Rôma để đối diện với một cuộc điều tra hình sự của Vatican. Theo các báo cáo, ông hiện đang sống dưới hình thức quản chế tại Collegio dei Penitenzieri, nơi Tổng giám mục Józef Wesołowski, một nhà ngoại giao khác của Vatican, qua đời vào năm 2015 sau khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em trong thời gian làm Sứ Thần tại Cộng hòa Dominican.
Source: - Ex-Vatican judge takes plea bargain on molestation, child pornography charges
Theo báo cáo của giới truyền thông Ý, Đức ông Pietro Amenta, 55 tuổi đã bị cảnh sát Ý bắt giam sau một sự kiện diễn ra vào tháng 3 năm 2017. Amenta bị cáo buộc sờ mó một thanh niên trong một khu chợ ở Rôma. Người thanh niên này đã đi theo Amenta cho biết nhà và sau đó đã báo cáo với cảnh sát bắt giữ Amenta.
Một cuộc điều tra sau đó đã phát hiện gần 80 hình ảnh khiêu dâm trên máy tính cá nhân của Amenta, một số liên quan đến trẻ vị thành niên, dẫn đến một cáo buộc thứ hai trong vụ án.
Theo một người phát ngôn của Vatican, Amenta đã từ chức khỏi tòa Rota vào tuần vừa qua.
Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Ý, Amenta trước đây đã từng phải đối diện với những lời buộc tội tàng trữ sách báo khiêu dâm vào năm 1991 và lạm dụng tình dục vào năm 2004, mặc dù cả hai tội này đều không bị chính thức kết án. Năm 2013, chính Amenta đã than phiền với cảnh sát là bị hai người chuyển đổi giới tính cướp.
Amenta đã từng làm luật sư trong các tòa án giáo hội Ý, với tư cách là giáo sư đại học về luật Giáo hội và là một thẩm phán trong tòa án của giáo phận Rome trong nhiều năm.
Từ năm 1996 đến năm 2012, Amenta đã phục vụ như là một quan chức của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.
Phiên tòa khởi sự ngày 14 tháng 2 trong vụ kiện Amenta chỉ diễn ra hai tuần sau khi công tố viên của Vatican là Gian Piero Milone tiết lộ rằng các cuộc điều tra khác cũng đang được tiến hành và cho biết Vatican quyết tâm truy tố những tội ác này.
Ông Gian Piero Milone nói: “Các cuộc điều tra đang được tiến hành và đang trong giai đoạn sơ bộ, được thực hiện với quyết tâm nhưng được bảo mật tối đa, vì sự tôn trọng đối với tất cả những người có liên quan”.
Hình phạt dành cho Amenta của toà án dân sự Rôma không loại trừ khả năng ông ta cũng có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự hoặc các hình thức trừng phạt về mặt giáo luật trước tòa án của Giáo hội.
Vụ Amenta diễn ra vào lúc mà các công tố viên Vatican cũng đang đưa ra các cáo buộc đối với Đức ông Carlo Alberto Capella, cựu viên chức của Vatican tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington DC, là người đang phải đối mặt với các cáo buộc ở Canada theo đó đương sự đã sử dụng một máy tính ở Windsor để tải xuống và phân phối các tài liệu khiêu dâm, kể cả những hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
Các cáo buộc chống lại Capella được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyển tới Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, và Capella được triệu hồi về Rôma để đối diện với một cuộc điều tra hình sự của Vatican. Theo các báo cáo, ông hiện đang sống dưới hình thức quản chế tại Collegio dei Penitenzieri, nơi Tổng giám mục Józef Wesołowski, một nhà ngoại giao khác của Vatican, qua đời vào năm 2015 sau khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em trong thời gian làm Sứ Thần tại Cộng hòa Dominican.
Source: - Ex-Vatican judge takes plea bargain on molestation, child pornography charges
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội chợ Tết Việt Nam tại Melbourne, Australia
Khắc Thái
16:28 21/02/2018
Thánh Lễ Tạ Ơn của Cộng Đoàn Công Giáo Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Khắc Thái
20:52 21/02/2018
Bênh vực công lý và Giáo Hội
39 Năm Vẫn Chưa Biết Nhục
Phạm Trần
20:54 21/02/2018
58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói câu tuyên truyền“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì số cán bộ, đảng viên “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và “quan liêu, tham nhũng, lãng phí” tăng cao hơn bao giờ hết.
Kết qủa này là bằng chứng đảng đã hòan toàn bất lực trong kế họach “xây dựng chỉnh đốn đảng” (XDCĐĐ) bắt đầu từ Khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (1991-1997). Bây giờ, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XII, tổng cộng 27 năm XDCĐĐ mà lãnh đạo vẫn chỉ biết đổ lỗi cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” và số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh bị sa ngã trước cám dỗ của tiền tài và danh vọng, là nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng.
Như vậy, nếu ông Hồ còn sống thì hẳn ông phải xấu hổ cho những điều ông nói tại buổi lể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng (3-2-1930 / 3-2-1960).
Hồi ấy Ông nói:
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”
(Rút ở "Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng", Thơ Bác Hồ, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1971)
Nhắc lại chuyện xưa của ông Hồ để thấy nhiều điều ông nói chỉ để tuyên truyền gây ảo tưởng và hy vọng hão huyền. Các lớp lãnh đạo sau ông, từ thời Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Lê Duẩn (cầm quyền từ 10 tháng 9 năm 1960 – 10 tháng 7 năm 1986
25 năm, 303 ngày) , đến các Tổng Bí thư Trường Chinh qua Nguyễn Văn Linh (khoá VI) rồi chuyển cho Đỗ Mười (VII), Lê Khả Phiêu (VIII) đến Nông Đức Mạnh (IX và X) sang Nguyễn Phú Trọng (từ Khoá XI), tổng cộng 58 năm mà căn bệnh “suy thoái đạo đức và tư tưởng” của cán bộ, đảng viên vẫn là tiền đề của mọi vấn đề đảng còn phải đối phó.
Nhưng nếu “suy thoái đạo đức” chỉ thu gọn trong phạm vi con người của đảng thì hy vọng sửa sai vẫn có thể làm được nếu lãnh đạo quyết tâm làm đến nơi đến chốn.
Ngược lại, khi “đạo đức” và “văn minh” chỉ còn là tấm bình phong che đậy cho âm mưu xuyên tạc lịch sử thì đạo lý dân tộc và lòng yêu nước đã bị loại bỏ. Càng tệ hại và ô nhục hơn, nếu hành động ấy lại do những người có học vị cao trong xã hội được trao trọng trách bảo tồn và khai sáng đã quay lưng phản bội, theo lệnh của Bộ Chính trị để tránh gây ra phức tạp trong quan hệ Việt-Trung.
Đem suy luận này áp dụng cho hành động sợ Tầu ra mặt của Lãnh đạo đảng CSVN khi họ cố tình lãng quên xương máu của trên 40 ngàn đồng bào và bộ đội đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 -1990 thì ta biết ngay tại sao bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành ngày 18/08/2017, tuy đã dám viết “quân Trung Quốc xâm lược” nhưng vẫn hời hợt về cuộc chiến này.
39 NĂM PHẢN BỘI
Trước hết, trong 39 năm qua, mỗi khi ngày 17 tháng 2 hàng năm trở về, hàng triệu con tim người Việt trong nước đã thổn thức tưởng nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến biên giới 1979-1990, dù trong quân ngũ hay dân thường, cụ gìa, đàn bà và trẻ thơ. Nhưng ngoài những cuộc thăm viếng nghĩa trang hay tư gia lẻ tẻ của các cựu chiến binh nhớ về đồng đội cũ, tuyệt nhiên không có bất cứ tổ chức, đòan thể hay chính quyền từ trung ương xuống cơ sở nào đứng ra tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã hy sinh.
Chẳng những thế, đảng và nhà nước CSVN còn ra lệnh cho công an, công an đội lốt côn đồ ngăn chặn, bắt cóc và tấn công những người dân xuống đường tuần hành hay tập trung dâng hương tại kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm Hà Nội, hay tại Sài Gòn vào ngày 17/2.
Cũng tương tự, các cuộc tổ chức tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng Hòang Sa năm 1974 và 64 Bộ đội đã bỏ mình ở Trường Sa năm 1988 cũng bị ngăn chặn.
Về mặt báo chí truyền thông thì từ 1979 đến 2016, không báo nào hay bất cứ ai được phép khơi lại cuộc chiến biên giới. Lệnh cấm này đã được nới rộng đối với các báo “không chính thống” từ năm 2017, sau khi bị nhiều trí thức và giới sử học chỉ trích.
Tuy nhiên, các cơ quan báo chí “ruột” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Saìgòn Giải Phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Truyền hình chính phủ và Quân đội đều đồng loạt được lệnh “ngậm miệng” để được ăn tiền.
Riêng lần kỷ niệm 39 năm cuộc chiến biên giới năm nay (2018), các báo của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Infonet, VietNamNet và Tuần Việt Nam đã phổ biến một số bài viết dưới dạng nghiên cứu hay phỏng vấn về diễn tiến của cuộc chiến từ ngày 17/02/1979 cho đến các cuộc giao tranh đẫm máu Việt-Trung tại mặt trận Tỉnh Hà Tuyên cũ, đặc biệt tại Vị Xuyên.
Những bài viềt này, tuy có nhiều bằng chứng nhưng chưa được đưa vào sách sử để nói cho các thế hệ người Việt Nam sau này biết tường tận về biến cô đau thương này.
Vì vậy, những sự kiện còn thiếu trong 8 trang (từ trang 351 đến 359) của tập 14 bộ Lịch sử Việt Nam đã để lại một khỏang trốngkhó hiểu.
Bằng chứng khi nói về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc, đã có không ít thắc mắc tại sao giới viết sử của đảng CSVN phải mở đầu bằng đọan nịnh Trung Hoa thế này:”Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc.”
Sau đó, sách sử mới Việt Nam lại cố ý liên kết xung đột biên giới Việt-Trung từ năm 1976 với cuộc chiến giữa Việt Nam và Quân Khmer đỏ, do Pol Pot lãnh đạo được Bắc Kinh yểm trợ, ở biên giới Tây Nam.
Nhưng sách lại không dám nói đó là hành động của Trung Quốc dùng Khmer đỏ Pol Pot đề phá Việt Nam mà lại viết ỡm ờ thế này:”Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt – Trung (khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Tây Nam.”
Đến khi viết về cuộc chiến Việt-Trung thì sách của Việt Nam chỉ tóm tắt:”5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 — 15km, vào Cao Bằng 40 — 50km.
Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, do bị động nên không phải bộ phận nào cũng giữ vững được khả năng chiến đấu. Đoạn trích sau đây trong báo cáo của Đảng Đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam phản ánh một góc độ khác của tình hình: "Trên mặt trận chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, các đơn vị tự vệ công nhân viên chức các lâm trường, nông trường, các đoàn địa chất, các xí nghiệp, cơ quan ở sát biên giới đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều địch. Tuy nhiên, ít đơn vị chiến đấu được dài ngày do thiếu đạn, thiếu ăn, thiếu chỉ huy thống nhất với bộ đội chủ lực; một số đơn vị bỏ chạy vô tổ chức do bị động, lãnh đạo không vững vàng….".
“….Ngày 1/3/1979, Trung Quốc đề nghị đàm phán Trung – Việt ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Ngày 14/3/1979, Trung Quốc rút hết quân về nước.”
Đọc những dòng chữ “nửa sự thật” này ai cũng thấy lịch sử đã bị bóp méo có chủ trương che giấu nhiều sự thật. Bởi vì trong chiến tranh thì phải có thương vong, nhưng các nhà viết sử Cộng sản lại che giấu thương vong của phía Việt Nam trong khi họ được tự do phanh phui số tổn thất về người và quân trang của quân đội Trung Hoa
Họ cũng vẽ ra thành công bằng cách nói vắn tắt để vơ vào mà không cần phải chứng minh rằng:” Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Việt Nam cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.”
Lối viết sử mập mờ như vậy chỉ làm cho người đọc thắc mắc thêm, và tất nhiên chẳng mở mang được trí tuệ cho học sinh khi phải học những điều này trong sách Giáo Khoa.
Hơn nữa sẽ chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam, dưới thời Cộng sản cầm quyền lại phải có “nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào” để làm gì ? Ai đã ra lệnh, chi viện cho Việt Nam làm như thế, và với mục đích gì ?
Sách sử không dám giải thích vì mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế” , không những mơ hồ mà còn tiềm ẩn tổn thất về người và của mà phiá Việt Nam đã tiêu hao ở Lào trong 20 năm theo đuổi chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, và thêm 10 năm Việt Nam xâm lăng và chiếm đóng Kampuchea để đánh nhau với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1979 đến 1989.
Sau 10 năm phiêu lưu ở Cao Miên, quân Việt Nam phải rút về nước để đổi lấy bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa năm 1991, tiềp sau Hội nghị bí mật Việt-Trung ở Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu) năm 1990.
Tổn thất của Việt Nam trong 10 nămở Cao Miên được ước tính khỏang 50 ngàn quân lính chết và lối 30 ngàn bị thương, nhưng không ai biết Việt Nam hay nước nào đền bù thiệt hại này cho những gia đình có người hy sinh ?
Vậy khi sách sử Việt Nam còn thiếu minh bạch thì ai mà tin được các nhà làm sử khi họ viết trong sách mới rằng:”Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh càng được đẩy mạnh. Chiến công mới: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng, là thể hiện sự cảnh giác cao của quân và dân Việt Nam.”
Đọc những dòng này, ai cũng cảm thấy như có tiếp sức hà hơi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo nên gía trị lịch sử đã bị bị lu mờ.
Do đó,Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, PGS.TS (Phó Giáo sư-Tiến sỹ) Trần Đức Cường đã nhìn nhận “ Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến”, hoặc ông cũng “Tiếc là cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980 - 1989 chưa đưa được vào bộ sử do tư liệu hầu như không có.”
Nên biết sau khi rút quân khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn ngày 14 tháng 3 năm 1979, quân đội Trung Hoa lại mở ra mặt trận thứ hai từ 1980 đến 1990 đánh vào tỉnh Hà Tuyên (gồm Hà Giang và Tuyên Quang). Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng ác liệt và gây thương vọng nặng cho Việt Nam xẩy ra ở Vị Xuyên, nay thuộc Tỉnh Hà Giang thành lập mới từ năm 1991.
Nhưng Giáo sư Cường lại cũng “nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt - Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988.”
Gạc Ma là bãi đá trong quần đảo Trường Sa và là nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phòng thủ Việt Nam và quân xâm lược Trung Hoa ngày 14/03/1988. Có 64 lính của Quân đội nhân dân đã thiệt mạng ở đây. Gạc Ma nay nằm trong tay quân Trung Hoa cùng với một số bãi đá đã biến thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Bắc Kinh.
ĐẠO ĐỨC CỦA LỊCH SỬ
Với những thiếu sót khi biên sọan bộ lịch sử quan trọng, sau 9 năm làm việc và nghiên cứu tài liệu, thử hỏi thứ “đạo đức” và “văn minh” theo tiêu chuẩn của ông Hồ Chí Minh đặt ra năm 1960 thì những nhà viết sử Cộng sản có đáng được tưởng thưởng không ?
Họ hãy nghe Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :”“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)
Cậu chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đó là khi :”Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.
Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.
Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.
Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”
(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018 )
Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam.
Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018:”Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”
“Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam.”
(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)
Nhìn chung, nhiều biến cố đau thương của Tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị sách sử mới của Việt Nam cố tình bỏ quên.
Chẳng hạn như chi tiết này của Phóng viên Trường Sơn
:”Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ; Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ…” (Infonet, ngay 17/02/2018)
Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao ?
Phóng viên Hòang Thùy của Việtnam Express cho biết trong bài viết ngày 25/07/2014:”Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”
Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.
Với những tang thương ngất trời như thế mà ở Việt Nam vẫn có những kẻ làm tay sai cho Tầu phương bắc để rước voi về dày mồ như đã thấy ở Dự án Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.
Cách ứng xử này làm gì có “đạo đức” và “văn minh” như ông Hồ tuyên truyền cách nay 58 năm vì nó không phải là của những con người có truyền thống và văn hoá Việt Nam.
Càng đáng khinh hơn khi có những lãnh đạo đã đang tâm đánh đổi xương máu chiến sỹ và đồng bào trong chiền tranh biên giới để được yên thân với giặc Phương Bắc mà không biết hèn và nhục là gì. -/-
Phạm Trần
(02/018)
Kết qủa này là bằng chứng đảng đã hòan toàn bất lực trong kế họach “xây dựng chỉnh đốn đảng” (XDCĐĐ) bắt đầu từ Khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (1991-1997). Bây giờ, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XII, tổng cộng 27 năm XDCĐĐ mà lãnh đạo vẫn chỉ biết đổ lỗi cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” và số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh bị sa ngã trước cám dỗ của tiền tài và danh vọng, là nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng.
Như vậy, nếu ông Hồ còn sống thì hẳn ông phải xấu hổ cho những điều ông nói tại buổi lể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng (3-2-1930 / 3-2-1960).
Hồi ấy Ông nói:
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”
(Rút ở "Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng", Thơ Bác Hồ, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1971)
Nhắc lại chuyện xưa của ông Hồ để thấy nhiều điều ông nói chỉ để tuyên truyền gây ảo tưởng và hy vọng hão huyền. Các lớp lãnh đạo sau ông, từ thời Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Lê Duẩn (cầm quyền từ 10 tháng 9 năm 1960 – 10 tháng 7 năm 1986
25 năm, 303 ngày) , đến các Tổng Bí thư Trường Chinh qua Nguyễn Văn Linh (khoá VI) rồi chuyển cho Đỗ Mười (VII), Lê Khả Phiêu (VIII) đến Nông Đức Mạnh (IX và X) sang Nguyễn Phú Trọng (từ Khoá XI), tổng cộng 58 năm mà căn bệnh “suy thoái đạo đức và tư tưởng” của cán bộ, đảng viên vẫn là tiền đề của mọi vấn đề đảng còn phải đối phó.
Nhưng nếu “suy thoái đạo đức” chỉ thu gọn trong phạm vi con người của đảng thì hy vọng sửa sai vẫn có thể làm được nếu lãnh đạo quyết tâm làm đến nơi đến chốn.
Ngược lại, khi “đạo đức” và “văn minh” chỉ còn là tấm bình phong che đậy cho âm mưu xuyên tạc lịch sử thì đạo lý dân tộc và lòng yêu nước đã bị loại bỏ. Càng tệ hại và ô nhục hơn, nếu hành động ấy lại do những người có học vị cao trong xã hội được trao trọng trách bảo tồn và khai sáng đã quay lưng phản bội, theo lệnh của Bộ Chính trị để tránh gây ra phức tạp trong quan hệ Việt-Trung.
Đem suy luận này áp dụng cho hành động sợ Tầu ra mặt của Lãnh đạo đảng CSVN khi họ cố tình lãng quên xương máu của trên 40 ngàn đồng bào và bộ đội đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 -1990 thì ta biết ngay tại sao bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành ngày 18/08/2017, tuy đã dám viết “quân Trung Quốc xâm lược” nhưng vẫn hời hợt về cuộc chiến này.
39 NĂM PHẢN BỘI
Trước hết, trong 39 năm qua, mỗi khi ngày 17 tháng 2 hàng năm trở về, hàng triệu con tim người Việt trong nước đã thổn thức tưởng nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến biên giới 1979-1990, dù trong quân ngũ hay dân thường, cụ gìa, đàn bà và trẻ thơ. Nhưng ngoài những cuộc thăm viếng nghĩa trang hay tư gia lẻ tẻ của các cựu chiến binh nhớ về đồng đội cũ, tuyệt nhiên không có bất cứ tổ chức, đòan thể hay chính quyền từ trung ương xuống cơ sở nào đứng ra tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã hy sinh.
Chẳng những thế, đảng và nhà nước CSVN còn ra lệnh cho công an, công an đội lốt côn đồ ngăn chặn, bắt cóc và tấn công những người dân xuống đường tuần hành hay tập trung dâng hương tại kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm Hà Nội, hay tại Sài Gòn vào ngày 17/2.
Cũng tương tự, các cuộc tổ chức tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng Hòang Sa năm 1974 và 64 Bộ đội đã bỏ mình ở Trường Sa năm 1988 cũng bị ngăn chặn.
Về mặt báo chí truyền thông thì từ 1979 đến 2016, không báo nào hay bất cứ ai được phép khơi lại cuộc chiến biên giới. Lệnh cấm này đã được nới rộng đối với các báo “không chính thống” từ năm 2017, sau khi bị nhiều trí thức và giới sử học chỉ trích.
Tuy nhiên, các cơ quan báo chí “ruột” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Saìgòn Giải Phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Truyền hình chính phủ và Quân đội đều đồng loạt được lệnh “ngậm miệng” để được ăn tiền.
Riêng lần kỷ niệm 39 năm cuộc chiến biên giới năm nay (2018), các báo của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Infonet, VietNamNet và Tuần Việt Nam đã phổ biến một số bài viết dưới dạng nghiên cứu hay phỏng vấn về diễn tiến của cuộc chiến từ ngày 17/02/1979 cho đến các cuộc giao tranh đẫm máu Việt-Trung tại mặt trận Tỉnh Hà Tuyên cũ, đặc biệt tại Vị Xuyên.
Những bài viềt này, tuy có nhiều bằng chứng nhưng chưa được đưa vào sách sử để nói cho các thế hệ người Việt Nam sau này biết tường tận về biến cô đau thương này.
Vì vậy, những sự kiện còn thiếu trong 8 trang (từ trang 351 đến 359) của tập 14 bộ Lịch sử Việt Nam đã để lại một khỏang trốngkhó hiểu.
Bằng chứng khi nói về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc, đã có không ít thắc mắc tại sao giới viết sử của đảng CSVN phải mở đầu bằng đọan nịnh Trung Hoa thế này:”Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc.”
Sau đó, sách sử mới Việt Nam lại cố ý liên kết xung đột biên giới Việt-Trung từ năm 1976 với cuộc chiến giữa Việt Nam và Quân Khmer đỏ, do Pol Pot lãnh đạo được Bắc Kinh yểm trợ, ở biên giới Tây Nam.
Nhưng sách lại không dám nói đó là hành động của Trung Quốc dùng Khmer đỏ Pol Pot đề phá Việt Nam mà lại viết ỡm ờ thế này:”Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt – Trung (khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Tây Nam.”
Đến khi viết về cuộc chiến Việt-Trung thì sách của Việt Nam chỉ tóm tắt:”5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 — 15km, vào Cao Bằng 40 — 50km.
Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, do bị động nên không phải bộ phận nào cũng giữ vững được khả năng chiến đấu. Đoạn trích sau đây trong báo cáo của Đảng Đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam phản ánh một góc độ khác của tình hình: "Trên mặt trận chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, các đơn vị tự vệ công nhân viên chức các lâm trường, nông trường, các đoàn địa chất, các xí nghiệp, cơ quan ở sát biên giới đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều địch. Tuy nhiên, ít đơn vị chiến đấu được dài ngày do thiếu đạn, thiếu ăn, thiếu chỉ huy thống nhất với bộ đội chủ lực; một số đơn vị bỏ chạy vô tổ chức do bị động, lãnh đạo không vững vàng….".
“….Ngày 1/3/1979, Trung Quốc đề nghị đàm phán Trung – Việt ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Ngày 14/3/1979, Trung Quốc rút hết quân về nước.”
Đọc những dòng chữ “nửa sự thật” này ai cũng thấy lịch sử đã bị bóp méo có chủ trương che giấu nhiều sự thật. Bởi vì trong chiến tranh thì phải có thương vong, nhưng các nhà viết sử Cộng sản lại che giấu thương vong của phía Việt Nam trong khi họ được tự do phanh phui số tổn thất về người và quân trang của quân đội Trung Hoa
Họ cũng vẽ ra thành công bằng cách nói vắn tắt để vơ vào mà không cần phải chứng minh rằng:” Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Việt Nam cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.”
Lối viết sử mập mờ như vậy chỉ làm cho người đọc thắc mắc thêm, và tất nhiên chẳng mở mang được trí tuệ cho học sinh khi phải học những điều này trong sách Giáo Khoa.
Hơn nữa sẽ chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam, dưới thời Cộng sản cầm quyền lại phải có “nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào” để làm gì ? Ai đã ra lệnh, chi viện cho Việt Nam làm như thế, và với mục đích gì ?
Sách sử không dám giải thích vì mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế” , không những mơ hồ mà còn tiềm ẩn tổn thất về người và của mà phiá Việt Nam đã tiêu hao ở Lào trong 20 năm theo đuổi chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, và thêm 10 năm Việt Nam xâm lăng và chiếm đóng Kampuchea để đánh nhau với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1979 đến 1989.
Sau 10 năm phiêu lưu ở Cao Miên, quân Việt Nam phải rút về nước để đổi lấy bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa năm 1991, tiềp sau Hội nghị bí mật Việt-Trung ở Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu) năm 1990.
Tổn thất của Việt Nam trong 10 nămở Cao Miên được ước tính khỏang 50 ngàn quân lính chết và lối 30 ngàn bị thương, nhưng không ai biết Việt Nam hay nước nào đền bù thiệt hại này cho những gia đình có người hy sinh ?
Vậy khi sách sử Việt Nam còn thiếu minh bạch thì ai mà tin được các nhà làm sử khi họ viết trong sách mới rằng:”Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh càng được đẩy mạnh. Chiến công mới: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng, là thể hiện sự cảnh giác cao của quân và dân Việt Nam.”
Đọc những dòng này, ai cũng cảm thấy như có tiếp sức hà hơi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo nên gía trị lịch sử đã bị bị lu mờ.
Do đó,Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, PGS.TS (Phó Giáo sư-Tiến sỹ) Trần Đức Cường đã nhìn nhận “ Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến”, hoặc ông cũng “Tiếc là cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980 - 1989 chưa đưa được vào bộ sử do tư liệu hầu như không có.”
Nên biết sau khi rút quân khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn ngày 14 tháng 3 năm 1979, quân đội Trung Hoa lại mở ra mặt trận thứ hai từ 1980 đến 1990 đánh vào tỉnh Hà Tuyên (gồm Hà Giang và Tuyên Quang). Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng ác liệt và gây thương vọng nặng cho Việt Nam xẩy ra ở Vị Xuyên, nay thuộc Tỉnh Hà Giang thành lập mới từ năm 1991.
Nhưng Giáo sư Cường lại cũng “nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt - Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988.”
Gạc Ma là bãi đá trong quần đảo Trường Sa và là nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phòng thủ Việt Nam và quân xâm lược Trung Hoa ngày 14/03/1988. Có 64 lính của Quân đội nhân dân đã thiệt mạng ở đây. Gạc Ma nay nằm trong tay quân Trung Hoa cùng với một số bãi đá đã biến thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Bắc Kinh.
ĐẠO ĐỨC CỦA LỊCH SỬ
Với những thiếu sót khi biên sọan bộ lịch sử quan trọng, sau 9 năm làm việc và nghiên cứu tài liệu, thử hỏi thứ “đạo đức” và “văn minh” theo tiêu chuẩn của ông Hồ Chí Minh đặt ra năm 1960 thì những nhà viết sử Cộng sản có đáng được tưởng thưởng không ?
Họ hãy nghe Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :”“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)
Cậu chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đó là khi :”Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.
Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.
Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.
Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”
(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018 )
Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam.
Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018:”Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”
“Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam.”
(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)
Nhìn chung, nhiều biến cố đau thương của Tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị sách sử mới của Việt Nam cố tình bỏ quên.
Chẳng hạn như chi tiết này của Phóng viên Trường Sơn
:”Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ; Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ…” (Infonet, ngay 17/02/2018)
Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao ?
Phóng viên Hòang Thùy của Việtnam Express cho biết trong bài viết ngày 25/07/2014:”Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”
Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.
Với những tang thương ngất trời như thế mà ở Việt Nam vẫn có những kẻ làm tay sai cho Tầu phương bắc để rước voi về dày mồ như đã thấy ở Dự án Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.
Cách ứng xử này làm gì có “đạo đức” và “văn minh” như ông Hồ tuyên truyền cách nay 58 năm vì nó không phải là của những con người có truyền thống và văn hoá Việt Nam.
Càng đáng khinh hơn khi có những lãnh đạo đã đang tâm đánh đổi xương máu chiến sỹ và đồng bào trong chiền tranh biên giới để được yên thân với giặc Phương Bắc mà không biết hèn và nhục là gì. -/-
Phạm Trần
(02/018)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tòa Thánh sắp tái lập bang giao với Tàu ?
Hà Minh Thảo
13:43 21/02/2018
Trong ba tuần vừa qua, các cơ quan truyền thông quốc tế đã loan truyền khả năng Tòa Thánh sắp kết thúc việc đàm phán với Trung Quốc về việc Tòa Thánh sẽ chuẩn nhận 7 Ðức cha được Hội Công Giáo Yêu nước Trung quốc phong chức bất hợp pháp và có vị còn bị vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, sự kiện này đã gặp sự bất đồng ý của Ðức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục danh dự Giáo phận Hông Kông. Chúng tôi xin trình bày sự vụ, để bắt đầu, về các cơ chế mà đảng cộng sản Tàu đã thành lập để kiểm soát nghiêm ngặt tín hữu Công Giáo, ly khai khỏi Giáo hội toàn cầu…
I./ CÁC CƠ CHẾ GIÁO HỘI NHÀ NƯỚC.
Sau khi quân cộng sản chiếm toàn thể Hoa lục, Mao Trạch Ðông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01.10.1949. Sau khi hình thành chính quyền trung ương, đảng cộng sản thành lập ‘Giáo hội Yêu nước’, độc lập với Tòa Thánh và bất tuân Ðức Thánh Cha:
A. Hội Giáo hữu Công Giáo Trung Quốc Yêu nước (Trung quốc Thiên Chúa giáo Ái quốc, được viết tắt trong bài này theo tiếng Anh CPCA (Chinese Patriotic Catholic Association), là một tổ chức tôn giáo cưỡng bách tín đồ Công Giáo Tàu phải gia nhập do Vụ Tôn giáo nhà nước thành lập năm 1957 để kiểm soát mọi hoạt động của đồng bào Công Giáo với ý đồ về một ‘giáo hội’ tách hẳn với Tòa Thánh một cách: tự trị, tự chủ và tự quản, ngoài ra, nó còn mang hoàn toàn màu sắc chính trị cộng sản Tàu. Trong thông điệp Ad Apostolorum Principis ban hành ngày 29.07.1958, Ðức Giáo hoàng Piô XII bày tỏ phản ứng trước hoạt động của hội này và các ‘giám mục thành viên’. Ngài tuyên bố, những tín đồ tham gia vào hoạt động của hội, nhất là việc tự tấn phong ‘giám mục’ chưa có sự chuẩn y của Ðức Thánh Cha sẽ bị rút phép thông công.
Ðây là tổ chức duy nhất các tín đồ Công Giáo được nhà nước Tàu cộng công nhận, và do đó, các tín đồ Công Giáo nước này đều bị buộc phải là thành viên của CPCA, Giáo hội chính thức. Nhưng thực tế, không phải mọi tín đồ Công Giáo tại đây đều chấp nhận và tuân theo chỉ thị của CPCA. Các tín hữu trung thành với Ðức Giáo hoàøng, Ðấng kế vị Thánh Phêrô, được Chúa Giêsu Kitô chỉ định ‘đứng đầu Hội Thánh’, hợp thành Giáo hội hầm trú (hay thầm lặng). Bởi thế, chúng ta không thể tưởng tưởng đến một cuộc hợp tác giữa Thánh Phêrô và bạo chúa Hêrôđê.
Người ta ước lượng hiện nay tại Hoa lục có khoảng từ 10 đến 12 triệu người Công Giáo, trong số đó có khoảng 5 triệu người thuộc Giáo hội Hầm trú, số còn lại theo CPCA. Tại cấp giáo xứ, có nơi, số tín hữu chia làm hai nhóm, một số theo Giáo Hội Công Giáo Rôma và một số theo CPCA.
B. Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc, tức tên cộng sản bắt chước Hội đồng Giám mục tại các nước tự do, nơi có sự tách biệt các Tôn giáo và Nhà nước (như tại Pháp có ‘Loi de séparation des Églises et de l’État ngày 09.12.1905) là tổ chức tập hợp bắt buộc các Giám mục Công Giáo ở nước này, được nhà nước Tàu thành lập năm 1980 và nuôi ăn. Do đó, nó ly khai với Tòa Thánh để chịu sự điều khiển của đảng cộng sản Tàu, quản lý và lãnh đạo các hoạt động. Tòa Thánh không thừa nhận tổ chức này vì nó mang quá nhiều màu sắc chính trị, can thiệp thô bạo vào các truyền thống Công Giáo Rôma, đặc biệt vấn đề tấn phong Ðức cha không được sự phê chuẩn của Ðức Thánh Cha. Mặc dù chính quyền Trung Quốc và Tòa Thánh nhiều lần thiết lập đối thoại, nhưng quan điểm giáo hội quốc gia là một rào cản lớn, từ nhiều thập niên qua. Do đó, các Ðức cha người Hoa thuộc một trong ba trường hợp:
a. đương sự được tấn phong Ðức cha bất hợp pháp theo ý CPCA, không c ó sự chuẩn nhận bởi Ðức Giáo hoàng. Hậu quả, Tòa Thánh tuyên bố rút phép thông công đương sự và những ai tham gia vào việc tấn phong này, theo điều 1382 Giáo luật ;
b. đương sự được Ðức Giáo Hoàng chuẩn y và được tấn phong Ðức cha khi Bắc Kinh chưa ưng thuận. Phản ứng lại, họ tuyên bố không công nhận đây là Ðức cha, có thể đương sự sẽ gặp nhiều khó khăn từ chính quyền ;
c. được CPCA đề xuất và tấn phong Ðức cha theo ý họ. Lập tức sau đó, đương sự liên lạc với Tòa Thánh để yêu cầu được Tòa Thánh xem xét hòa giải và nối lại sự hiệp thông. Ðây là trường hợp được nhiều Vị chọn, theo thống kê.
II./ SỰ KHÓ KHĂN CHO VIỆC TRUYỀN THÁNH CHỨC ÐỨC CHA.
Vấn đề ‘Giám mục Trung quốc’ vẫn được Tòa Thánh lưu ý từ lâu vì thẩm quyền tôn giáo bị vi phạm.
A. Tìm ứng viên quốc doanh không dễ.
Ngày 06.01.2000, trong bầu không khí hy vọng Hòa bình đ ầu Tân Thiên niên kỷ, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong 12 Ðức cha tại Vatican. Lập tức, CPCA, để đáp trả, tuyên bố cũng sẽ phong chức cho 12 Ðức cha quốc doanh. Nhưng, sau đó, vì không tìm được ứng viên, họ thông báo chỉ còn 6 và cuối cùng chỉ còn 5 vì ứng viên thứ 6 thành công thoát thân trước buổi ‘phong chức’. Một người khác trong 5 vị đó vừa khóc cho biết qua điện thoại là mình đã không thành công trốn thoát. Như vậy, chức tước và quyền lợi quốc doanh vẫn chưa làm hoa mắt các Linh mục can đảm vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Trong buổi lễ hội tấn phong này, chú từ (sacristain) nhà thờ Chính tòa, các em giúp lễ đình công và các chủng sinh từ chối vào nhà thờ. Thay vào đó, hiện diện các tai mắt của đảng và nhà nước, nhưng vắng bóng giáo dân Bắc kinh. Như vậy, cũng còn hơn 50% ứng viên bị cưỡng bách làm ‘Giám mục quốc doanh’ biết từ chối việc làm làm của quỷ đỏ.
B. Tấn phong Ðức cha không chuẩn thuận của Ðức Thánh Cha.
Ngày 10.07.2012, Tòa Thánh, qua một thông cáo, cho biết:
1.- Linh mục Nhạc phúc Sanh (Joseph Yue Fusheng) nhận truyền bất hợp pháp thánh chức Đức cha ngày 06.07.2012 tại Cáp nhĩ tân (Harbin, tỉnh Hắc long giang) nên bị vạ tuyệt thông tức khắc theo Giáo luật điều 1382. Do đó, Tòa Thánh không nhìn nhận ông là Giám mục Miền giám quản Tông tòa Cáp nhĩ tân, và không có quyền bính để cai quản các linh mục và Cộng đoàn Công Giáo tại tỉnh Hắc long giang. Từ lâu, linh mục đã được Tòa Thánh cho biết không thể phê chuẩn ông và yêu cầu ông đừng chấp nhận việc truyền chức Đức cha và không được trao sứ nhiệm Giám mục vì không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha.
2. Các Giám mục tham dự cuộc truyền chức bất hợp pháp này cũng bị hình phạt như Giáo luật trù định, họ phải tường trình Tòa Thánh về sự hiện diện tại buổi lễ tôn giáo này.
3. Tòa Thánh ca ngợi các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã cầu nguyện và ăn chay để cầu cho linh mục Sanh sớm tỉnh ngộ, cho sự thánh thiện của các Giám mục và cho sự hiệp nhất Giáo Hội Công Giáo tại Tàu, đặc biệt ở Cáp Nhĩ tân.
4. Các tín hữu Công Giáo tại Trung quốc được mời gọi bênh vực và bảo tồn những gì thuộc về đạo lý và truyền thống Công Giáo. Trong những khó khăn hiện nay, hãy tín thác nhìn về tương lai, xác tín rằng Giáo hội được thiết lập trên đá tảng Phêrô và các Đấng kế vị.
5. Tin tưởng nơi ước muốn thực sự của Nhà nước Trung quốc về việc đối thoại với Tòa Thánh, Tòa Thánh cầu mong Nhà nước Trung quốc đừng có những hành vi trái ngược với sự đối thoại như thế, tránh những cuộc truyền chức Ðức cha bất hợp pháp, không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, tạo ra chia rẽ và đau khổ cho cộng đoàn Công Giáo tại đây và Giáo hội hoàn vũ.
1. Các chi tiết cuộc tấn phong bất hợp pháp ‘Ðức cha’.
Linh mục Sinh, 48 tuổi, thuộc giáo phận Hà Bắc, đã được phong chức cho giáo phận Cáp Nhĩ Tân. Tháng 12/2010, ông được tuyển chọn làm một trong ba Phó Chủ tịch CPCA, cùng với hai linh mục Phaolô Lei Shiyin (Giáo phận Lạc Sơn) và Giuse Huang Bingzhang (Giáo phận Sán Đầu). Sau đó, hai vị này trở thành Ðức cha bất hợp pháp. Do đó, ông phải noi gương họ, dù có gây khó khăn cho Tòa Thánh hay đem lại đau buồn cho giáo dân cũng mặc kệ, miễn sao nhà nước Tàu vui lòng, tăng lương (do tiền thuế người dân đóng mà) vì đồng cấp bậc và cùng chức vụ. Hơn nữa, tại Tàu, nhà nước có ‘giám mục quốc doanh’ thì ‘linh mục quốc doanh’ đâu còn giá trị như tại cái gọi là Ủy ban Ðàn két Yêu nước tại Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Ngày 03.07.2012, Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc phổ biến một văn thư cho rằng ‘Giáo hội hoàn vũ không thể chấp nhận một việc truyền chức như vậy’ vì, như Đức Thánh Cha đã ghi nhận qua Tông thư gửi tín hữu Trung quốc năm 2007, ‘‘quyền hạn chính quyền Trung Hoa là được ‘chú ý’ đến việc lựa chọn các Ðức cha, nhưng khẳng định rằng ‘việc phong chức Ðức cha bởi Đức Thánh Cha đảm bảo cho sự hiệp nhất Giáo hội và sự hiệp thông trong hàng ngũ giáo phẩm’". Những giáo sĩ tự do vâng phục chính quyền để phá vỡ sự hiệp thông này đều bị Giáo Luật ngăn cấm và đưa đến vạ tuyệt thông.
Ngày 04.07.2012, Tòa Thánh ra Thông cáo xác định việc Phong Thánh chức Đức cha và bổ nhiệm Giám mục là những hành vi tôn giáo thuộc thẩm quyền của Đức Thánh Cha vì sự hiệp nhất trong Giáo hội và lên án âm mưu tấn phong trái phép tại tỉnh Hắc Long Giang. Bộ Ngoại giao Trung quốc đã phản kháng Tòa Thánh nói rằng việc tấn phong Giám mục là công việc nội bộ của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Tân hoa xã lên tiếng ngạo mạn rằng vạ tuyệt thông của Tòa Thánh ‘không có tác dụng’ đối với các Ðức cha Trung quốc.
2. Ðồng thời, tối ngày 04.07.2012, Linh mục Giuse Triệu Hoành Xuân (Zhao Hongchun), 39 tuổi, không gia nhập CPCA, được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 cử làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Cáp Nhĩ Tân, nhưng bị các quan chức cộng sản ‘mời làm việc’ vào buổi chiều. Lúc khoảng 19 giờ, một linh mục phụ tá của Cha nhận điện thoại từ Cha cho biết ‘cuộc làm việc sẽ mất vài ngày’ với các quan chức Tôn giáo vụ. Hai linh mục phụ tá của Cha cũng bị bắt sáng ngày 06.07.2012 vì phản đối buổi lễ và việc bắt giam phi pháp Cha Xuân. Buổi chiều, sau ‘nghi lễ tấn phong’, họ đã được trả tự do. Ngoài ra, CPCA cưỡng bách sáu Giám mục hiệp thông với Đức Thánh Cha tham gia việc tấn phong. Văn phòng Tôn giáo vụ cảnh báo các linh mục không được gây trở ngại. Do đó, nhiều linh mục đi khỏi thành phố để tránh bị buộc phải tham dự buổi lễ. Do đó, Nhà thờ Chánh tòa Cáp Nhĩ Tân đã được tân trang và được đặt dưới sự kiểm soát của công an bảo vệ an ninh và mọi sự tiếp cận đều bị ngăn chặn. Trái lại, Ban tổ chức phải ngược xuôi chạy tìm một ca đoàn hát trong buổi ‘phụng vụ thánh hiến’.
C. Một trường hợp thật sự đau đớn.
Tađêô Mã Đạt Khâm (Thaddeus Ma Daqin), sinh năm 1968, là một Ðức cha người Hoa, được bổ nhiệm với sự chấp thuận của Ðức Thánh Cha và sự đồng ý của nhà nước Tàu vào ngày 07.07.2012 với Sứ vụ Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải nhưng ngay sau đó lại bị Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc thu hồi thánh chức Ðức cha và quản thúc tại Chủng viện Xà Sơn.
1. Bầu Ðức cha. Ngày 30.05.2012, CPCA thành phố Thượng Hải (Shanghai) đã tổ chức ‘bầu Ðức cha’, với ứng viên duy nhất là linh mục Tađêô Mã Đạt Khâm được đề nghị bởi CPCA, thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của đảng đối với Cha. Cuộc bầu chọn được tiến hành dưới sự chủ toạ của Đức Tổng Giám Mục Aloysius Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) với 190 người tham dự đầu phiếu. Kết quả : linh mục Mã Đạt Khâm được 160 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 28 phiếu trắng.
Theo đề nghị của Đức cha Hiền, 96 tuổi, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 cử Ðức cha Khâm vào nhiệm vụ Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải. Giáo nội ‘chính thức’ Thượng Hải lúc đó có khoảng 150.000 người Công Giáo và một con số đông hơn thuộc cộng đoàn hầm trú dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Giuse Phạm Trung Lương, 94 tuổi, và Đức cha Giuse Hình Văn Chi.
2. Truyền Thánh chức Đức cha hợp thức. Tại Tàu cộng, để tránh làm ‘mất uy phong đảng’, trước các Thánh Lễ tấn phong Đức cha được sự phê chuẩn của Ðức Thánh Cha, các Đức cha và linh mục tham dự Thánh Lễ này tập họp tại nhà nguyện Tòa Giám mục để nghe đọc sắc chỉ tấn phong Ðức cha của Ngài. Trong Thánh Lễ, với sự hiện diện của giáo dân và viên chức nhà nước, chỉ đọc các sắc lệnh phê chuẩn của đảng, nhà nước và Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc không được Tòa Thánh công nhận.
Ngày 07.07.2012, việc tấn phong Đức cha Mã Đạt Khâm, 44 tuổi, đã không ra ngoại lệ đó, nhưng sau khi sắc chỉ Đức Thánh Cha được đọc, Cha Khâm đã nói với ‘Giám mục trái phép’ Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu), giáo phận Mẫn Đông: « Ông không phải là Giám mục, ông không được đặt tay trên đầu tôi ».
Trong Thánh Lễ tại nhà thờ Chính tòa Thượng Hải, với khoảng 1.200 giáo dân hiện diện, Đức Tổng Giám Mục Kim Lỗ Hiền, chủ tế và chủ phong, đã là người đầu tiên đặt tay cầu nguyện trên đầu vị tân chức, là người sẽ kế nhiệm Ngài trong việc coi sóc Tổng Giáo phận. Kế đến, hai Đức cha phụ phong Từ Hoành Căn (Giáo phận Tô Châu) và Trầm Bân (Giáo phận Hải Môn) lần lượt đặt tay. Hai Đức cha hợp thức khác là Thái Bính Thụy (Giáo phận Hạ Môn) và Lý Tô Quang (Giáo phận Nam Xương) đã đứng tại chỗ chung với ông Chiêm Tư Lộc để ông này không lý do rời chổ đến đặt tay trên đầu vị tân chức. Đức tân Giám mục Thượng Hải cũng từ chối không uống chung chén Máu Thánh với ông Chiêm Tư Lộc.
Đa số 86 linh mục Tổng Giáo phận Thượng Hải không tham dự lễ tấn phong. Chỉ 12 vị đã hiện diện trong tổng số 30 linh mục đồng tế Thánh lễ. Đức cha mới nói rằng Người ‘hiểu lý do sự vắng mặt trong Thánh Lễ tấn phong cho tôi của một số đông các linh mục và nam nữ tu sĩ của Tổng Giáo phận’ và ‘tôi yêu mến anh chị em. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau’ (vỗ tay).
Trong lời tạ ơn, sau khi cám ơn Thiên Chúa đã chọn Đức cha, các Giám mục và tín hữu đã đến góp vui, Tân Đức cha cho biết mình đã ghi hai câu ‘Vì vinh quang Thiên Chúa’ và ‘Chúng ta nên một’ vào huy hiệu Giám mục của mình. Là Giám mục, tôi phải tận dụng sức lực mình cho Sứ Vụ này và công tác Phúc âm hóa. Do có điều phiền hà cho tôi nếu tiếp tục thi hành một vài trách nhiệm. Đó là lý do, từ khi được tấn phong này, tôi chấm dứt là thành viên Hiệp hội yêu nước. Những tràng pháo tay tán đồng và kéo dài của hơn 1.200 tín hữu dự Thánh Lễ và đã gây sững sờ cho các cán bộ tôn giáo vụ cộng sản và họ đã phẩn nộ, chửi thề…
3. Hành động tự do và dũng cảm luôn có một giá phải trả. Vài giờ sau Thánh lễ tấn phong, Đức cha Tađêô Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải được ghi nhận là mất tích. Những cử chỉ anh hùng vì Sự Thật ‘Chúng ta nên một vì vinh quang Thiên Chúa’ của Người thu hút được sự đồng ý của mọi Kitô hữu. Do đó, sáng Chúa Nhật 08.07.2012, đông đảo giáo hữu kéo đến nhà thờ Chánh tòa để chào mừng Đức tân Giám mục và hiệp thông dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa để cầu nguyện cho Quê hương và Giáo hội. Tuy nhiên, Đức tân Giám mục đã không còn quyền tự do để hiện diện và chủ tọa Thánh Lễ.
Ngày 11.07.1912, tại Hương Cảng (Hongkong), Ủy ban ‘Công lý và Hòa bình’ Giáo phận đã tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ Đức cha Mã Đạt Khâm. Cùng khoảng 20 người, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), Giám mục danh dự Giáo phận, tập hợp trước Văn phòng liên lạc chánh phủ trung ương Trung quốc, đại diện Bắc kinh tại Hương Cảng. Đức Hồng Y sinh tại Thượng Hải năm 1932, người đã Cha Giáo dạy Đức cha tân phong tại Chủng viện Sheshan từ năm 1989 đến năm 1996, nói với thông tấn xã Ucanews : « Chúng tôi biết rõ tình hình tại Trung quốc. Hiện giờ, áp lực [từ nhà cầm quyền] đang đè thật nặng trên Giáo phận Thượng Hải ».
Một thành viên Ủy ban ‘Công lý và Hòa bình’, bà Or Yan-yan, tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực mẩu tin nhắn bằng SMS được cho là của Đức cha Mã Đạt Khâm gửi các linh mục và tu sĩ Thượng Hải giải thích việc Đức cha vắng mặt trong Thánh Lễ tạ ơn, mở tay sau lễ tấn phong vì Người cần nghỉ ngơi và tĩnh tâm tại chủng viện Sheshan. Không lý do gì khiến Người phải vội vã đi tĩnh tâm mà không dâng Thánh Lễ đã dự trù trước từ lâu.
4. Sự không biết điều của người cộng sản. Đảng viên cộng sản, dù là Tàu hay Việt, giáo sĩ hay giáo dân ‘quốc doanh’, trước hết, là những nguời không biết tôn trọng sự độc lập giữa Tôn giáo và Nhà nước (độc lập chứ không là ‘biệt lập’ vì cả hai cùng hợp tác để phục vụ và mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân). Thẩm quyền của Nhà nước thuộc lãnh vực chính trị và việc bổ nhiệm Ðức cha, nhân sự của Giáo Hội Công Giáo, thuộc thẩm quyền tôn giáo (Công Giáo) do Đức Giáo Hoàng hành xử. Điều 1382 Giáo luật hiện hành quy định : « Giám mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức Giám mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh ».
Bất chấp những ‘dấu hiệu về đối thoại’ đã được Trung quốc và Tòa Thánh mong muốn’, Nhà nước Trung cộng lợi dụng điều 1382 này để gây ‘chia rẽ’, ‘xâu xé’ và ‘căng thẳng’ trong cộng đồng Công Giáo tại Trung quốc. Thực vậy, sáu Giám mục hợp thức bị buộc phải tham dự lễ nghi, ngày 06.07.2012, truyền chức cho một Đức cha không có chuẩn thuận của Đức Thánh Cha để tất cả đều bị mắc vạ tuyệt thông. Do đó, sáu Giám mục hợp thức được Tòa Thánh yêu cầu làm ‘Tờ trình’ về trường hợp riêng mình : tham dự do tự ý hay bị bắt buộc. Sự bắt buộc gây hà tỳ ưng thuận, tức không hành động tự do như ý.
Trái lại, trong Thánh Lễ truyền chức Đức cha, ngày 07.07.2012, cho linh mục Mã Đạt Khâm có chuẩn thuận của Đức Thánh Cha, Nhà nước gởi một Giám mục bị vạ tuyệt thông, nhưng đã bị ‘cô lập hóa’ nên không gây liên lụy ‘vạ tuyệt thông’ đến năm Giám mục hợp thức đồng tế Thánh Lễ.
Ngày 27.04.2013, Đức Tổng Giám Mục Aloysius Jin Luxian qua đời, Ðức cha Tađêô Mã Đạt Khâm không có mặt để tiếp nối Sứ Nhiệm của Ngài.
Theo nhiều nguồn tin thì, vào tháng 06/2016, Ðức cha Tađêô Mã Đạt Khâm đã tái gia nhập CPCA bằng bày tỏ sự ‘hối hận’ trong một bài viết trên blog. Sau đó, tin từ CPCA cho biết : « Ngày 20.01.2017, ‘linh mục’ Mã Đạt Khâm đã được bầu làm ‘thành viên bổ sung’ và giữ chức ủy viên thường trực nhiệm kỳ thứ VIII của CPCA thành phố Thượng Hải. Ðó không phải là điều ngạc nhiên vì Hội đồng Giám mục ‘quốc doanh’ đã thu hồi chức giám mục của Ngài hồi tháng 12/2012. Ngài đã bị giám sát và phải sống ẩn dật ở Chủng viện Xà Sơn (Sheshan) từ sau lễ tấn phong đó.
Có những người Công Giáo bày tỏ thất vọng về bài viết vừa rồi của Ngài khi tôn vinh ‘Hiệp hội Yêu nước’ và việc Ngài tái gia nhập hội này. Họ cho rằng hành động mới của Ngài sẽ làm chia rẽ thêm Giáo hội tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít những người Công Giáo vẫn hy vọng Ngài sẽ kiên trường và có ảnh hưởng trong Giáo phận. Về bài viết mà Ngài đã đăng trên blog hồi tháng 6/2016 thì nhiều người tự hỏi rằng đó thực sự có phải là ý nghĩ của Ngài hay không.
III./ THẨM QUYỀN PHONG THÁNH CHỨC ÐỨC CHA.
Xin lưu ý : Thánh chức Ðức cha thuộc phẩm trật Giáo sĩ (Phó tế, Linh mục, Ðức cha, Hồng Y và Ðức Thánh Cha). Giám mục là một chức vụ. Linh mục Giuse được phong Ðức cha và được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận… .
Công Giáo, tôn giáo duy nhất, vừa là Giáo hội với 1,3 tỷ tín hữu vừa là một quốc gia. Do đó, Thẩm quyêàn Ðức Thánh Cha được hành xử để lãnh đạo và điều khiển:
a) Giáo Hội Công Giáo, được thành lập từ ngày Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 33, tiếp nối Sứ Vụ từ Thánh Phêrô, Tông đồ trưởng, ủy nhiệm bởi Dức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài thi hành Sứ Vụ với sự cộng tác của Giám mục đoàn, tiếp nối các Tông đồ khác, cai quản các Giáo phận, Giáo Hội Công Giáo địa phương. Ðây là một tương quan tinh thần giữa những tín hữu cùng một Tôn giáo. Bởi thế, việc bổ nhiệm các Giám mục, cộng tác viên của Ðức Thánh Cha, do Ngài quyết định là điều thật chính đáng. Ðối với công dân nước mình, là các lãnh đạo cầm quyền được ủy quyền dân chủ qua các cuộc bầu cử trong sạch để phục vụ Công ích và Công bằng xã hội thì đồng bào đâu có cớ để chống lại nhà nước pháp quyền.
b) Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh, và Saint Siège, tiếng Pháp) là một quốc gia với Quốc trưởng là Ðức Thánh Cha được sự cộng tác của Giáo triều.Với Vatican là Thủ đô, Tòa Thánh góp mặt với Thế giới từ ngày 07.06.1929. Là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, hiện nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nhưng chưa có với Trung quốc, một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Vì tự do sống đạo và hành đạo của Kitô hữu được Thiên Chúa giao phó, các Ðức Giáo hoàng lần lượt tiếp tục tiến trình lâu dài và khó khăn để thỏa hiệp với Bắc Kinh, qua những cố gắng tiến tới việc thiết lập các liên hệ tôn giáo và ngoại giao nhằm xây dựng một khung luật pháp hợp lý, công bằng và bền vững hơn cho sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Với khoảng từ 10 đến 15 triệu người Công Giáo, dù những người này không bị bách hại thể lý, nhưng rõ ràng họ chịu nhiều xách nhiễu và hạn chế về sinh hoạt tôn giáo và bị đối đãi như một công dân hạng nhì. Do đó, Tòa Thánh quyết tâm cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, việc cải thiện này chỉ có thể thực hiện hiệp thương qua kênh ngoại giao giữa Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ ngót ¼ thế kỷ vừa qua. Ngoài ra, Tòa Thánh biết Trung Hoa là cánh đồng truyền giáo mênh mông, dù đôi khi lao đao không biết phải làm gì trong vấn đề này. Nhiều chuyên gia coi đất nước này là một ‘thị trường thiêng liêng’ thực sự có tính cạnh tranh nhất toàn cầu hiện nay.
Năm 2007, trong một lá thư lịch sử gửi người Công Giáo Trung Hoa, Đức Biển Ðức XVI cho hay việc hoà giải trọn vẹn giữa hai cơ chế Giáo hội là điều không thể một sớm một chiều mà có được, nhưng ‘để Giáo hội phải sinh hoạt hầm trú là một tình thế không bình thường’. Ngài quả quyết: chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mà thôi và khuyến khích sự hợp nhất trong việc tuyên xưng đức Tin, bằng cách dành cho Công Giáo hầm trú một tính hợp pháp nào đó và cho phép người Công Giáo tham gia Giáo Hội chính thức (được nhà nước công nhận). Thư này không được nhà nước Tàu quan tâm và cấm lưu hành trong nước.
Đã có lúc, hai bên đồng ý với nhau về việc cử nhiệm các Ðức cha cá thể. Tuy nhiên, Chủ Tịch hiện thời là Tập Cẩn Bình đang chủ trương một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, qua chính sách ‘Trung Hoa hóa’ họ. Các qui định luật mới nhằm thi hành chính sách tôn giáo này có hiệu lực từ ngày 01.02.2018. Theo đó, việc tham dự Thánh Lễ nơi hầm trú sẽ không còn được dung thứ nữa.
IV./ HIỆP THƯƠNG CÔNG NHẬN CÁC ÐỨC CHA.
Ngày 26.10.2017, Tòa Thánh gởi thư xin Ðức cha Phêrô Trang Kiến Kiên (Zhuang Jianjian), 88 tuổi, Giám mục Giáo phận Sơn Ðầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông, từ chức và trao nhiệm vụ Giám mục cho Đức cha Huang Bingzhang, được tấn bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông, 51 tuổi, thành viên Quốc hội, nhưng Ðức cha Trang đã từ chối yêu cầu này. Do đó, tháng 12/2017, Ðức cha bị buộc phải đi Bắc Kinh gặp phái đoàn Tòa Thánh, do Ðức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli (*) làm Trưởng đoàn và ba Linh mục phụ tá, để nhận lần nữa yêu cầu trên, trước sự hiện diện của các lãnh đạo CPCA và các quan chức Cơ quan Quản lý Tôn giáo.
Năm 2006, Toà Thánh đã bí mật chấp nhận việc tấn phong Ðức cha cho Linh mục Zhuang, nhưng nhà nước chỉ công nhận Ngài là linh mục. Do đó, sau khi đã trải qua những thời gian khó khăn nhất trong đời để tránh đổ vỡ cho Giáo hội Sơn Ðầu, nhưng, ngày nay, Ngài cảm thấy bị phản bội và rất buồn, nên đã bác bỏ yêu cầu vì ‘nó sẽ vi phạm các tín điều và nguyên tắc của Giáo hội’. Nếu Đức cha Zhuang đồng ý ‘nhường’, phái đoàn Tòa Thánh cho biết, Ngài có thể đề cử ba Linh mục, và một trong số đó Đức cha Huang sẽ chọn làm Tổng Đại diện của mình. Khi trở thành Giám mục chính tòa, vị này toàn quyền sa thải Tổng Ðại diện.
{Ðiều 401 Giáo luật: Khi đã trọn bảy mươi lăm tuổi, Giám mục Giáo phận được yêu cầu đệ đơn từ chức lên Ðức Thánh Cha, và Ðức Thánh Cha sẽ dự liệu sau khi đã cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, tại một nước, nhà nước vi phạm, cướp quyền Giáo hội, diệt mọi tự do nơi người dân, thì chờ gì Giáo luật được áp dụng ? Do đó, trường hợp Ðức cha Zhuang Jianjian, 88 tuổi, không phải do Ngài ‘tham quyền cố vị’, đã yêu cầu có người kế nhiệm, nhưng không được trả lời từ Tòa Thánh. Một số vị khác, dù người kế vị đã có ‘Bài sai’ với chữ ký của Đức Thánh Cha trong tay, vẫn được lệnh không tiến hành việc tấn phong vì sợ… nhà nước Ðỏ.}
Trường hợp thứ 2 là Ðức cha Giuse Quách Hỷ Tiến (Guo Xijin), 59 tuổi, Giám mục Giáo phận Mân Đông (Mindong) tỉnh Phúc Kiến, cho Ðức cha bất hợp pháp Vinh sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu), 57 tuổi và trở thành Giám mục phóù cho vị này. Theo Asia News, Đức cha Guo bị nhà nước giam cầm một tháng trước Tuần Thánh 2017. Ngài bị yêu cầu ký vào một văn kiện ‘tự nguyện rời Sứ Vụ để được nhà nước công nhận là Ðức cha. Ngày 11.02.2018, Ðức cha Quách cho biết Ngài sẽ chấp nhận yêu cầu từ chức vì ‘Lập trường nhất quán chúng ta là tôn trọng thỏa thuận được đưa ra giữa Tòa Thánh và nhà nước Tàu’ và bày tỏ quan điểm là, trong những năm gần đây, chính phủ đã ‘nới lỏng’ khi nói về vấn đề tôn giáo. Theo Giáo luật, Giám mục phó có quyền kế vị Giám mục chính toà, tức là Đức cha Quách một ngày kia có thể lấy lại quyền lãnh đạo của Ngài tại Giáo phận.
Theo thỏa thuận được hình thành, có 8 Giám mục bất hợp pháp đang chờ được Toà Thánh công nhận, nhưng một trong số đó đã qua đời. Do đó, chỉ còn 7.
V./ HAI QUAN ÐIỂM.
Bàn về thỏa thuận này, dư luận Công Giáo lưu ý nhiều tới vấn đề ‘Ðối thoại giữa Vatican và Trung Quốc’ do việc lên tiếng của hai Ðức Hồng Y, tạm gọi là am tường vấn đề, nhưng am tường ở hai bình diện khác nhau, tuy đều cùng là ‘vì Giáo hội’. Đó là Đức Hồng Y Joseph Zen và Ðức Hồng Y Pietro Parolin (*), Quốc Vụ Khanh, tức Thủ tướng Tòa Thánh, chỉ sau Đức Giáo Hoàng thôi.
A. Ðức Hồng Y Trần Nhật Quân gởi thư ngỏ.
Ngày 29.01.2018, Ðức Hồng Y (ÐHY) Trần Nhật Quân đã có thư gởi đến ‘Các bạn thân mến trong các phương tiện truyền thông’ để chia sẻ những điều sau đây vì AsiaNews đã tiết lộ một số sự kiện gần đây trong Giáo hội tại Trung Hoa. Tháng 10/2017, khi Ðức cha Zhuang nhận được thông tri đầu tiên từ Tòa Thánh đã nhờ ÐHY giúp đỡ, bằng mang thư do Ðức cha viết đến Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân tộc, kèm theo một bản sao đệ trình Đức Thánh Cha. Vì không biết bản sao đính kèm này có đến bàn làm việc Đức Phanxicô hay không. Nhưng may mắn, Đức cha Savio Hon Tai Fai (*), người Hoa, ở Rôma và có thể gặp Ðức Thánh Cha dể chào kính tạm biệt, trước khi đi Hy Lạp nhận nhiệm vụ Sứ Thần. Do đó, ÐHY nhờ Ðức cha Savio trình hai trường hợp của các Giáo phận Sơn Đầu và Mân Đông để Ngài biết. Đức Thánh Cha đã ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề này.
Ðến khi Ðức cha Zhuang, lần thứ hai, yêu cầu ÐHY mang tới Ðức Thánh Cha câu trả lời thông điệp của ‘Phái đoàn Tòa Thánh’. Ðể chắc thư đến Ðức Thánh Cha, ÐHY nhất quyết phải đi gặp mặt Ngài. Ngày 10.01.2018, ÐHY dự buổi triều kiến chung thứ Tư. Cuối buổi triều kiến, khi các Hồng Y và Ðức cha được phép ‘bacia mano’ (hôn tay) Giáo Hoàng và ÐHY đã thừa dịp này để trao tận tay Đức Thánh Cha một phong bì và thưa rõ rằng ÐHY đến Rôma chỉ vì mục đích duy nhất là mang đến Ngài một lá thư của Đức cha Zhuang, với hy vọng Ðức Thánh Cha có thể tìm ra thời gian để đọc nó (trong phong bì, có một lá thư của Đức cha Zhuang viết bằng Hoa ngữ và bản dịch sang Ý ngữ bởi ÐHY và một bức thư riêng của ÐHY).
ÐHY nhận thức rõ rằng khi làm như vậy Ngài có thể nói về những điều mà, về mặt kỹ thuật, được coi là ‘bảo mật’. Nhưng lương tâm ÐHY nói với Ngài rằng trong trường hợp này, ‘quyền chân lý’ là quan trọng hơn bất cứ ‘nghĩa vụ bảo mật’. Với niềm xác tín như vậy, ÐHY cho biết tiếp : Chiều ngày 10.01.2018, ÐHY nhận được cú điện thoại từ Santa Marta nói với Ngài rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp ÐHY vào buổi triều kiến riêng tối ngày 12.01.2018.
Cuộc trò chuyện kéo dài lối 30 phút và Ngài đã thành công trong việc truyền đạt đến Đức Thánh Cha những lo lắng từ những con cái trung thành của Ngài bên Tàu. Câu hỏi quan trọng nhất mà ÐHY nêu ra với Đức Thánh Cha là Ngài đã có thời gian ‘nhìn vào vấn đề’ (như Ngài đã hứa với Ðức cha Savio Hon). Dù có nguy cơ bị buộc tội vi phạm việc bảo mật, ÐHY quyết định cho biết là Đức Thánh Cha nói: « Có, tôi đã nói với họ (các cộng tác viên của Ðức Thánh Cha tại Tòa Thánh) đừng tạo ra một trường hợp Mindszenty khác! ». Những lời lẽ của Ðức Thánh Cha phải được hiểu như để an ủi và động viên cho các tín hữu Công Giáo hầm trú nhiều hơn ÐHY. ÐHY nghĩ thật là điều có ý nghĩa và thích hợp nhất khi Đức Thánh Cha, dựa vào lịch sử, nhắc đến Đức Hồng Y Josef Mindszenty, một trong những anh hùng Ðức Tin.
{Đức Hồng Y Josef Mindszenty là Tổng Giám mục Budapest, Hồng Y Giáo Chủ Hung Gia Lợi thời cộng sản bách hại. Ngài đã phải chịu đựng nhiều năm tù giam. Trong cuộc cách mạng ngắn ngủi (dập tan nhà nước cộng sản) năm 1956, Ngài đã được những người nổi dậy trả tự do, và trước khi Hồng Quân Liên xô dẹp tan cuộc cách mạng, Ngài tị nạn tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Dưới áp lực của Chính phủ cộng sản mới, Ngài được Toà thánh ra lệnh rời khỏi Quê hương và ngay lập tức người kế nhiệm Ngài được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm theo sở thích của Chính phủ Cộng sản). Sau đó, Ngài phải tị nạn tại Vienna (Aùo quốc) cho đến ngày 06.05.1975, được Chúa gọi ra khỏi thế gian.}
Với việc thổ lộ này, ÐHY hy vọng đã làm hài lòng ‘quyền được biết’ rất hợp pháp của giới truyền thông và của anh em tôi ở Trung Hoa.
(*) Ngày 14.09.2017, tại nhà thờ Hàng Xanh, giáo hạt Gia Ðịnh, Ðức Tổng Giám mục Savo Hon Tai-Fai, với tư cách Thư ký Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, đã đến dự Lễ khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam. Nay, Ngài là Sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp. Ngoài ra, Ðức Hồng Y Pietro Parolin và Ðức cha Claudio Maria Celli đã từng là Trưởng đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam.
B. Đức Hồng Y Parolin binh vực thương thuyết với Trung Quốc
Ngày 02.02.2018, Radio Vatican Việt ngữ đã cho phát thanh có tựa đề như trên để tường thuật về cuộc phỏng vấn của Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh dành cho thông tin xã ‘Vatican Insider’, truyền đi hôm 31.01.2018, như để trả lời cho những phê bình của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, cho rằng Vatican ‘đầu hàng nhà nước Trung Quốc’. Ngài giải thích là cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Bắc Kinh nhằm giúp các tín hữu Công Giáo tại đây ‘cảm thấy mình hoàn toàn là Công Giáo và đồng thời hoàn toàn là Trung Hoa. Tòa Thánh tìm kiếm một tổng hợp chân lý và một con đường có thể thực hành được, điều này cần có thời gian và kiên nhẫn. Trong viễn tượng đó, có thể một số người cần phải hy sinh vì thiện ích của Giáo hội. Tại nước này, không có 2 ‘Giáo Hội Công Giáo’, nhưng có 2 cộng đồng tín hữu được kêu gọi hòa giải với nhau qua những giải pháp mục vụ thực tế. Để được như thế, có thể cần yêu cầu một số người chịu hy sinh, ít hay nhiều. ‘Mặc dù tất cả không rõ ràng hoặc có thể hiểu được ngay, nhưng cần phải hoạt động trong tinh thần vâng phục con thảo đối với Ðức Thánh Cha’.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh không nói rõ đối tượng của sự hy sinh và ai được yêu cầu hy sinh. Nhưng theo báo chí, Ngài ám chỉ rõ ràng tới những lời trách cứ của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân về việc Vatican đã yêu cầu các Giám mục hợp pháp hầm trú đã trên 75 tuổi là tuổi về hưu, nhường chổ cho các Giám mục công khai không được Tòa Thánh nhìn nhận. Ngài khẳng định rằng Ðức Thánh Cha đích thân theo dõi những tiếp xúc với nhà nước Trung Quốc. Tất cả các cộng sự viên liên hệ trong vấn đề này đều hành động hòa hợp với Ðức Thánh Cha.
VI./ ÐỨC Hồng Y GIUSE TRẦN NHẬT QUÂN (陳日君, Joseph Zen Ze-kiun), sinh ngày 13.01.1932, tu sĩ thuộc Dòng Don Bosco, thụ phong Linh mục ngày 11.02.1961, tấn phong Ðức cha ngày 09.12.1996 và thăng Hồng Y ngày 24.03.2006 bởi Ðức Biển Ðức XVI. Nổi tiếng với tính bộc trực về các vấn đề như nhân quyền, tự do chính trị, và tự do tôn giáo, nên thường bị Cộng đảng Tàu chỉ trích và cấm truyền thông Tàu gọi Ngài là ‘Giám mục danh dự’ mà phải là nguyên Giám mục. Rời sứ nhiệm Tổng Giám mục Hồng Kông để nghỉ hưu ngày 15.04.2009, Ngài vẫn linh hoạt, xuất hiện nhiều trên truyền thông để nói về mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc (Tàu cộng cam đoan với chánh phủ Anh khi Anh trao trả Hồng Kông cho họ là Trung Quốc dành cho người dân Hồng Hông một thể chế tự do mà chúng thường không tôn trọng) và về bang giao giữa Tòa Thánh và Trung cộng.
Tham dự Hội thảo quốc tế PIME (Viện Giáo hoàng về Truyền giáo Hải ngoại) năm 2014 được tổ chức bởi thông tấn xã Asianews với chủ đề ‘Truyền giáo Á châu: ‘Từ Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Ðức Phanxicô’, Đức Hồng Y Quân đã nói: « Tôi hy vọng khi về lại Hồng Kong, sẽ kịp tham gia cùng những người khác để thực hiện các hành động bất tuân dân sự với phong trào Chiếm đóng trung tâm (occupy central). Dù có bị ngăn cấm hay bị bắt thì tôi cũng sẵn sàng để cảnh sát bắt giữ. Tôi hy vọng họ bỏ tù tôi vài ngày, để tôi có thời gian cầu nguyện cho tất cả các bạn sinh viên ».
Tối 28.09.2014, xuống đường biểu tình với học sinh, sinh viên, Ngài đã nói với đồng bào : « Tôi không dám nói cho mọi người Á châu, nhưng tôi tin rằng chủ đích việc truyền giáo tại Trung Quốc chính là Con Người: đó là trung tâm xã hội, xã hội thuộc về Con Người, như những cá thể được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Vì lý do này, khi phân tích vai trò quan trọng mà Giáo Hội Công Giáo đã có trong việc làm sụp đổ sự cai trị của Cộng sản tại Đông Âu, điều này khiến Bắc Kinh lo sợ việc có tự do tôn giáo ». Ngài tiếp : « Học thuyết vô thần chống đối việc Thiên Chúa đến với Con Người, và Con Người đến với Thiên Chúa. Nếu có một Thiên Chúa, mọi người sẽ thờ phượng Ngài, vì vậy hãy loại bỏ Thiên Chúa ».
Nhắc lời Thánh Gioan Phaolô II nói với Ngài ‘Tôi muốn đến Hoa Lục, tôi muốn đến Hoa Lục!’, Ðức Hồng Y cho biết : « Những gì hiện đang xảy ra tại Hồng Kông là cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo được tiếp tục diễn ra trong Giáo phận của mình: Tôi tự hào để nói rằng, nhờ những việc làm của Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giáo hội tại Hong Kong là một người bạn đồng hành của mọi người trong cuộc chiến cho dân chủ hòa bình, trung thành với Giáo huấn xã hội của Giáo hội ». Ngài luôn làm việc để Giáo hội ở Hong Kong trở nên một ‘Giáo hội cầu nối’ đến Hoa Lục. Khi phát biểu, Ngài không chỉ nói đến sự hạn chế bị đặt ra bởi Bắc Kinh trong mối quan hệ với Vatican, mà Ngài còn đưa ra việc tại sao Con Rồng Á châu này lại rất sợ việc có tự do tôn giáo.
Nói với và về Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, vào cuối tháng 10/2014, sau Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội đồng Ngoại thường về Gia đình và tuyên phong Chân Phước cho Ðức Phaolô VI, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói cùng các Hồng Y và Ðức cha khác : « Đây là một trong những người chiến đấu với chiếc ná ». Sau đó, Ðức Hồng Y giải thích: « Đức Giáo Hoàng đã ví tôi với David trong chuyện David đánh bại người khổng lồ Goliath bằng chiếc ná, và khuyến khích tôi ‘Đừng sợ, Thiên Chúa Israel ở với David’ ».
Về kinh nghiệm đối với cộng sản Tàu, ÐHY tự nhận mình là một người bi quan về vấn đề này, nhưng là sự bi quan có nền tảng do kinh nghiệm trực tiếp lâu dài của Ngài với Giáo hội ở nưóc này. Từ năm 1989 đến 1996, Ngài đã dành sáu tháng mỗi năm để dạy trong các chủng viện khác nhau thuộc cộng đồng Công Giáo chính thức. Nhờ đó, Ngài đã có cảm nghiệm trực tiếp về cảnh nô lệ và nhục nhã mà các Giám mục anh em chúng ta từng phải chịu.
VII./ TRUNG QUỐC XÀI RẤT ÐÚNG ‘ÐỒNG TIỀN, BÁT GẠO’.
Đức cha Marcelo Sánchez Sorondo, người Á Căn Đình, Hiệu trưởng Đại học Giáo Hoàng về Khoa Học kiêm Hiệu trưởng Đại học Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội tại Vatican vừa đi thăm Trung cộâng về, trả lời phỏng vấn đăng ngày 02.02.2018 trên tờ Vatican Insider, đã ca ngợi quốc gia này là nước thực hiện ‘tốt nhất’ Học thuyết xã hội Công Giáo’. Ca ngợi như vậy khi nhà nước độc tài này tiêu diệt ‘tự do tôn giáo’ và nhân quyền cùng đẻ ra các ‘hội ly giáo’ quái thai gây bao nhiêu chia cách, tranh chấp trong Giáo hội Trung hoa và khiến bao nhiêu vạn tín hữu Công Giáo bị tù vô tội
Với thánh chức Ðức cha và những chức danh khoa bảng của Ngài, giáo dân như chúng ta, chúng tôi không dám góp ý, nên xin nhường cho một giáo sĩ khác đáp trả… Linh mục Bernardo Cervellera, Giám đốc thông tấn xã Công Giáo Asia News của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo và là cựu Giáo sư Đại học tại Bắc Kinh đã phê bình : « Nhận định này gây ngỡ ngàng, hoang mang, và thậm chí là đau đớn cho nhiều người, nhất là trong bối cảnh có những nhượng bộ quá phi lý với Trung Quốc. Khi cho là nước thực hiện tốt nhất Học thuyết xã hội của Giáo hội. Ðược chở trong xe du lịch bóng láng, Đức Giám Mục hình như không biết đến các khu ổ chuột ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố khác, nơi đã diễn ra các vụ trục xuất người di cư, và áp bức tự do tôn giáo, một trụ cột trong Học thuyết này. Khen họ ở lại trong Hiệp định Khí hậu Paris là điều hợp lý nhưng đừng im lặng về hiện trạng giàu có bất chính, tham nhũng và ô nhiễm. Ca ngợi ý thức hệ Trung Quốc khiến người ta cười vào mặt Giáo hội. (Xin thêm : riêng về người Việt chúng ta, hành động mà Formosa gây thãm họa môi trường tại Miền Trung do Tàu và Việt
cộng che chở và gây bất công bồi thường thì làm gì Ðức cha biết).
Ðó là sự khôn ngoan theo kiểu cộng sản biết chi một ít tiền để mang lợi vĩ đại cho họ và thắng lợi thứ hai cho họ là ‘chia để trị’. Trong trường hợp này là sự chia rẽ giữa những giáo sĩ thấm nhuần ‘người cộng sản’ tận xương tủy và những vị ‘hy vọng người cộng sản như mình’. Kết quả ‘chính sách Ostpolitik’ cũng chỉ là những nhượng bộ của Giáo hội Ðức Kitô để việc sống đạo Kitô hữu được dễ dàng hơn. Trong khi đó, vào năm 1949, Tàu cộng chỉ là một nước kém mở mang và, hiện nay đang là một Ðại cường…
Gần đây, các Kitô hữu ở Hông Kông đã gởi thư trình bày Sự Kiện ‘Hiệp Thương’ này đến Hội đồng Giám mục các quốc gia trên thế giới.
Hà Minh Thảo
I./ CÁC CƠ CHẾ GIÁO HỘI NHÀ NƯỚC.
Sau khi quân cộng sản chiếm toàn thể Hoa lục, Mao Trạch Ðông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01.10.1949. Sau khi hình thành chính quyền trung ương, đảng cộng sản thành lập ‘Giáo hội Yêu nước’, độc lập với Tòa Thánh và bất tuân Ðức Thánh Cha:
A. Hội Giáo hữu Công Giáo Trung Quốc Yêu nước (Trung quốc Thiên Chúa giáo Ái quốc, được viết tắt trong bài này theo tiếng Anh CPCA (Chinese Patriotic Catholic Association), là một tổ chức tôn giáo cưỡng bách tín đồ Công Giáo Tàu phải gia nhập do Vụ Tôn giáo nhà nước thành lập năm 1957 để kiểm soát mọi hoạt động của đồng bào Công Giáo với ý đồ về một ‘giáo hội’ tách hẳn với Tòa Thánh một cách: tự trị, tự chủ và tự quản, ngoài ra, nó còn mang hoàn toàn màu sắc chính trị cộng sản Tàu. Trong thông điệp Ad Apostolorum Principis ban hành ngày 29.07.1958, Ðức Giáo hoàng Piô XII bày tỏ phản ứng trước hoạt động của hội này và các ‘giám mục thành viên’. Ngài tuyên bố, những tín đồ tham gia vào hoạt động của hội, nhất là việc tự tấn phong ‘giám mục’ chưa có sự chuẩn y của Ðức Thánh Cha sẽ bị rút phép thông công.
Ðây là tổ chức duy nhất các tín đồ Công Giáo được nhà nước Tàu cộng công nhận, và do đó, các tín đồ Công Giáo nước này đều bị buộc phải là thành viên của CPCA, Giáo hội chính thức. Nhưng thực tế, không phải mọi tín đồ Công Giáo tại đây đều chấp nhận và tuân theo chỉ thị của CPCA. Các tín hữu trung thành với Ðức Giáo hoàøng, Ðấng kế vị Thánh Phêrô, được Chúa Giêsu Kitô chỉ định ‘đứng đầu Hội Thánh’, hợp thành Giáo hội hầm trú (hay thầm lặng). Bởi thế, chúng ta không thể tưởng tưởng đến một cuộc hợp tác giữa Thánh Phêrô và bạo chúa Hêrôđê.
Người ta ước lượng hiện nay tại Hoa lục có khoảng từ 10 đến 12 triệu người Công Giáo, trong số đó có khoảng 5 triệu người thuộc Giáo hội Hầm trú, số còn lại theo CPCA. Tại cấp giáo xứ, có nơi, số tín hữu chia làm hai nhóm, một số theo Giáo Hội Công Giáo Rôma và một số theo CPCA.
B. Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc, tức tên cộng sản bắt chước Hội đồng Giám mục tại các nước tự do, nơi có sự tách biệt các Tôn giáo và Nhà nước (như tại Pháp có ‘Loi de séparation des Églises et de l’État ngày 09.12.1905) là tổ chức tập hợp bắt buộc các Giám mục Công Giáo ở nước này, được nhà nước Tàu thành lập năm 1980 và nuôi ăn. Do đó, nó ly khai với Tòa Thánh để chịu sự điều khiển của đảng cộng sản Tàu, quản lý và lãnh đạo các hoạt động. Tòa Thánh không thừa nhận tổ chức này vì nó mang quá nhiều màu sắc chính trị, can thiệp thô bạo vào các truyền thống Công Giáo Rôma, đặc biệt vấn đề tấn phong Ðức cha không được sự phê chuẩn của Ðức Thánh Cha. Mặc dù chính quyền Trung Quốc và Tòa Thánh nhiều lần thiết lập đối thoại, nhưng quan điểm giáo hội quốc gia là một rào cản lớn, từ nhiều thập niên qua. Do đó, các Ðức cha người Hoa thuộc một trong ba trường hợp:
a. đương sự được tấn phong Ðức cha bất hợp pháp theo ý CPCA, không c ó sự chuẩn nhận bởi Ðức Giáo hoàng. Hậu quả, Tòa Thánh tuyên bố rút phép thông công đương sự và những ai tham gia vào việc tấn phong này, theo điều 1382 Giáo luật ;
b. đương sự được Ðức Giáo Hoàng chuẩn y và được tấn phong Ðức cha khi Bắc Kinh chưa ưng thuận. Phản ứng lại, họ tuyên bố không công nhận đây là Ðức cha, có thể đương sự sẽ gặp nhiều khó khăn từ chính quyền ;
c. được CPCA đề xuất và tấn phong Ðức cha theo ý họ. Lập tức sau đó, đương sự liên lạc với Tòa Thánh để yêu cầu được Tòa Thánh xem xét hòa giải và nối lại sự hiệp thông. Ðây là trường hợp được nhiều Vị chọn, theo thống kê.
II./ SỰ KHÓ KHĂN CHO VIỆC TRUYỀN THÁNH CHỨC ÐỨC CHA.
Vấn đề ‘Giám mục Trung quốc’ vẫn được Tòa Thánh lưu ý từ lâu vì thẩm quyền tôn giáo bị vi phạm.
A. Tìm ứng viên quốc doanh không dễ.
Ngày 06.01.2000, trong bầu không khí hy vọng Hòa bình đ ầu Tân Thiên niên kỷ, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong 12 Ðức cha tại Vatican. Lập tức, CPCA, để đáp trả, tuyên bố cũng sẽ phong chức cho 12 Ðức cha quốc doanh. Nhưng, sau đó, vì không tìm được ứng viên, họ thông báo chỉ còn 6 và cuối cùng chỉ còn 5 vì ứng viên thứ 6 thành công thoát thân trước buổi ‘phong chức’. Một người khác trong 5 vị đó vừa khóc cho biết qua điện thoại là mình đã không thành công trốn thoát. Như vậy, chức tước và quyền lợi quốc doanh vẫn chưa làm hoa mắt các Linh mục can đảm vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Trong buổi lễ hội tấn phong này, chú từ (sacristain) nhà thờ Chính tòa, các em giúp lễ đình công và các chủng sinh từ chối vào nhà thờ. Thay vào đó, hiện diện các tai mắt của đảng và nhà nước, nhưng vắng bóng giáo dân Bắc kinh. Như vậy, cũng còn hơn 50% ứng viên bị cưỡng bách làm ‘Giám mục quốc doanh’ biết từ chối việc làm làm của quỷ đỏ.
B. Tấn phong Ðức cha không chuẩn thuận của Ðức Thánh Cha.
Ngày 10.07.2012, Tòa Thánh, qua một thông cáo, cho biết:
1.- Linh mục Nhạc phúc Sanh (Joseph Yue Fusheng) nhận truyền bất hợp pháp thánh chức Đức cha ngày 06.07.2012 tại Cáp nhĩ tân (Harbin, tỉnh Hắc long giang) nên bị vạ tuyệt thông tức khắc theo Giáo luật điều 1382. Do đó, Tòa Thánh không nhìn nhận ông là Giám mục Miền giám quản Tông tòa Cáp nhĩ tân, và không có quyền bính để cai quản các linh mục và Cộng đoàn Công Giáo tại tỉnh Hắc long giang. Từ lâu, linh mục đã được Tòa Thánh cho biết không thể phê chuẩn ông và yêu cầu ông đừng chấp nhận việc truyền chức Đức cha và không được trao sứ nhiệm Giám mục vì không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha.
2. Các Giám mục tham dự cuộc truyền chức bất hợp pháp này cũng bị hình phạt như Giáo luật trù định, họ phải tường trình Tòa Thánh về sự hiện diện tại buổi lễ tôn giáo này.
3. Tòa Thánh ca ngợi các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã cầu nguyện và ăn chay để cầu cho linh mục Sanh sớm tỉnh ngộ, cho sự thánh thiện của các Giám mục và cho sự hiệp nhất Giáo Hội Công Giáo tại Tàu, đặc biệt ở Cáp Nhĩ tân.
4. Các tín hữu Công Giáo tại Trung quốc được mời gọi bênh vực và bảo tồn những gì thuộc về đạo lý và truyền thống Công Giáo. Trong những khó khăn hiện nay, hãy tín thác nhìn về tương lai, xác tín rằng Giáo hội được thiết lập trên đá tảng Phêrô và các Đấng kế vị.
5. Tin tưởng nơi ước muốn thực sự của Nhà nước Trung quốc về việc đối thoại với Tòa Thánh, Tòa Thánh cầu mong Nhà nước Trung quốc đừng có những hành vi trái ngược với sự đối thoại như thế, tránh những cuộc truyền chức Ðức cha bất hợp pháp, không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, tạo ra chia rẽ và đau khổ cho cộng đoàn Công Giáo tại đây và Giáo hội hoàn vũ.
1. Các chi tiết cuộc tấn phong bất hợp pháp ‘Ðức cha’.
Linh mục Sinh, 48 tuổi, thuộc giáo phận Hà Bắc, đã được phong chức cho giáo phận Cáp Nhĩ Tân. Tháng 12/2010, ông được tuyển chọn làm một trong ba Phó Chủ tịch CPCA, cùng với hai linh mục Phaolô Lei Shiyin (Giáo phận Lạc Sơn) và Giuse Huang Bingzhang (Giáo phận Sán Đầu). Sau đó, hai vị này trở thành Ðức cha bất hợp pháp. Do đó, ông phải noi gương họ, dù có gây khó khăn cho Tòa Thánh hay đem lại đau buồn cho giáo dân cũng mặc kệ, miễn sao nhà nước Tàu vui lòng, tăng lương (do tiền thuế người dân đóng mà) vì đồng cấp bậc và cùng chức vụ. Hơn nữa, tại Tàu, nhà nước có ‘giám mục quốc doanh’ thì ‘linh mục quốc doanh’ đâu còn giá trị như tại cái gọi là Ủy ban Ðàn két Yêu nước tại Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Ngày 03.07.2012, Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc phổ biến một văn thư cho rằng ‘Giáo hội hoàn vũ không thể chấp nhận một việc truyền chức như vậy’ vì, như Đức Thánh Cha đã ghi nhận qua Tông thư gửi tín hữu Trung quốc năm 2007, ‘‘quyền hạn chính quyền Trung Hoa là được ‘chú ý’ đến việc lựa chọn các Ðức cha, nhưng khẳng định rằng ‘việc phong chức Ðức cha bởi Đức Thánh Cha đảm bảo cho sự hiệp nhất Giáo hội và sự hiệp thông trong hàng ngũ giáo phẩm’". Những giáo sĩ tự do vâng phục chính quyền để phá vỡ sự hiệp thông này đều bị Giáo Luật ngăn cấm và đưa đến vạ tuyệt thông.
Ngày 04.07.2012, Tòa Thánh ra Thông cáo xác định việc Phong Thánh chức Đức cha và bổ nhiệm Giám mục là những hành vi tôn giáo thuộc thẩm quyền của Đức Thánh Cha vì sự hiệp nhất trong Giáo hội và lên án âm mưu tấn phong trái phép tại tỉnh Hắc Long Giang. Bộ Ngoại giao Trung quốc đã phản kháng Tòa Thánh nói rằng việc tấn phong Giám mục là công việc nội bộ của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Tân hoa xã lên tiếng ngạo mạn rằng vạ tuyệt thông của Tòa Thánh ‘không có tác dụng’ đối với các Ðức cha Trung quốc.
2. Ðồng thời, tối ngày 04.07.2012, Linh mục Giuse Triệu Hoành Xuân (Zhao Hongchun), 39 tuổi, không gia nhập CPCA, được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 cử làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Cáp Nhĩ Tân, nhưng bị các quan chức cộng sản ‘mời làm việc’ vào buổi chiều. Lúc khoảng 19 giờ, một linh mục phụ tá của Cha nhận điện thoại từ Cha cho biết ‘cuộc làm việc sẽ mất vài ngày’ với các quan chức Tôn giáo vụ. Hai linh mục phụ tá của Cha cũng bị bắt sáng ngày 06.07.2012 vì phản đối buổi lễ và việc bắt giam phi pháp Cha Xuân. Buổi chiều, sau ‘nghi lễ tấn phong’, họ đã được trả tự do. Ngoài ra, CPCA cưỡng bách sáu Giám mục hiệp thông với Đức Thánh Cha tham gia việc tấn phong. Văn phòng Tôn giáo vụ cảnh báo các linh mục không được gây trở ngại. Do đó, nhiều linh mục đi khỏi thành phố để tránh bị buộc phải tham dự buổi lễ. Do đó, Nhà thờ Chánh tòa Cáp Nhĩ Tân đã được tân trang và được đặt dưới sự kiểm soát của công an bảo vệ an ninh và mọi sự tiếp cận đều bị ngăn chặn. Trái lại, Ban tổ chức phải ngược xuôi chạy tìm một ca đoàn hát trong buổi ‘phụng vụ thánh hiến’.
C. Một trường hợp thật sự đau đớn.
Tađêô Mã Đạt Khâm (Thaddeus Ma Daqin), sinh năm 1968, là một Ðức cha người Hoa, được bổ nhiệm với sự chấp thuận của Ðức Thánh Cha và sự đồng ý của nhà nước Tàu vào ngày 07.07.2012 với Sứ vụ Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải nhưng ngay sau đó lại bị Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc thu hồi thánh chức Ðức cha và quản thúc tại Chủng viện Xà Sơn.
1. Bầu Ðức cha. Ngày 30.05.2012, CPCA thành phố Thượng Hải (Shanghai) đã tổ chức ‘bầu Ðức cha’, với ứng viên duy nhất là linh mục Tađêô Mã Đạt Khâm được đề nghị bởi CPCA, thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của đảng đối với Cha. Cuộc bầu chọn được tiến hành dưới sự chủ toạ của Đức Tổng Giám Mục Aloysius Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) với 190 người tham dự đầu phiếu. Kết quả : linh mục Mã Đạt Khâm được 160 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 28 phiếu trắng.
Theo đề nghị của Đức cha Hiền, 96 tuổi, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 cử Ðức cha Khâm vào nhiệm vụ Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải. Giáo nội ‘chính thức’ Thượng Hải lúc đó có khoảng 150.000 người Công Giáo và một con số đông hơn thuộc cộng đoàn hầm trú dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Giuse Phạm Trung Lương, 94 tuổi, và Đức cha Giuse Hình Văn Chi.
2. Truyền Thánh chức Đức cha hợp thức. Tại Tàu cộng, để tránh làm ‘mất uy phong đảng’, trước các Thánh Lễ tấn phong Đức cha được sự phê chuẩn của Ðức Thánh Cha, các Đức cha và linh mục tham dự Thánh Lễ này tập họp tại nhà nguyện Tòa Giám mục để nghe đọc sắc chỉ tấn phong Ðức cha của Ngài. Trong Thánh Lễ, với sự hiện diện của giáo dân và viên chức nhà nước, chỉ đọc các sắc lệnh phê chuẩn của đảng, nhà nước và Giám mục đoàn Công Giáo Trung Quốc không được Tòa Thánh công nhận.
Ngày 07.07.2012, việc tấn phong Đức cha Mã Đạt Khâm, 44 tuổi, đã không ra ngoại lệ đó, nhưng sau khi sắc chỉ Đức Thánh Cha được đọc, Cha Khâm đã nói với ‘Giám mục trái phép’ Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu), giáo phận Mẫn Đông: « Ông không phải là Giám mục, ông không được đặt tay trên đầu tôi ».
Trong Thánh Lễ tại nhà thờ Chính tòa Thượng Hải, với khoảng 1.200 giáo dân hiện diện, Đức Tổng Giám Mục Kim Lỗ Hiền, chủ tế và chủ phong, đã là người đầu tiên đặt tay cầu nguyện trên đầu vị tân chức, là người sẽ kế nhiệm Ngài trong việc coi sóc Tổng Giáo phận. Kế đến, hai Đức cha phụ phong Từ Hoành Căn (Giáo phận Tô Châu) và Trầm Bân (Giáo phận Hải Môn) lần lượt đặt tay. Hai Đức cha hợp thức khác là Thái Bính Thụy (Giáo phận Hạ Môn) và Lý Tô Quang (Giáo phận Nam Xương) đã đứng tại chỗ chung với ông Chiêm Tư Lộc để ông này không lý do rời chổ đến đặt tay trên đầu vị tân chức. Đức tân Giám mục Thượng Hải cũng từ chối không uống chung chén Máu Thánh với ông Chiêm Tư Lộc.
Đa số 86 linh mục Tổng Giáo phận Thượng Hải không tham dự lễ tấn phong. Chỉ 12 vị đã hiện diện trong tổng số 30 linh mục đồng tế Thánh lễ. Đức cha mới nói rằng Người ‘hiểu lý do sự vắng mặt trong Thánh Lễ tấn phong cho tôi của một số đông các linh mục và nam nữ tu sĩ của Tổng Giáo phận’ và ‘tôi yêu mến anh chị em. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau’ (vỗ tay).
Trong lời tạ ơn, sau khi cám ơn Thiên Chúa đã chọn Đức cha, các Giám mục và tín hữu đã đến góp vui, Tân Đức cha cho biết mình đã ghi hai câu ‘Vì vinh quang Thiên Chúa’ và ‘Chúng ta nên một’ vào huy hiệu Giám mục của mình. Là Giám mục, tôi phải tận dụng sức lực mình cho Sứ Vụ này và công tác Phúc âm hóa. Do có điều phiền hà cho tôi nếu tiếp tục thi hành một vài trách nhiệm. Đó là lý do, từ khi được tấn phong này, tôi chấm dứt là thành viên Hiệp hội yêu nước. Những tràng pháo tay tán đồng và kéo dài của hơn 1.200 tín hữu dự Thánh Lễ và đã gây sững sờ cho các cán bộ tôn giáo vụ cộng sản và họ đã phẩn nộ, chửi thề…
3. Hành động tự do và dũng cảm luôn có một giá phải trả. Vài giờ sau Thánh lễ tấn phong, Đức cha Tađêô Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải được ghi nhận là mất tích. Những cử chỉ anh hùng vì Sự Thật ‘Chúng ta nên một vì vinh quang Thiên Chúa’ của Người thu hút được sự đồng ý của mọi Kitô hữu. Do đó, sáng Chúa Nhật 08.07.2012, đông đảo giáo hữu kéo đến nhà thờ Chánh tòa để chào mừng Đức tân Giám mục và hiệp thông dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa để cầu nguyện cho Quê hương và Giáo hội. Tuy nhiên, Đức tân Giám mục đã không còn quyền tự do để hiện diện và chủ tọa Thánh Lễ.
Ngày 11.07.1912, tại Hương Cảng (Hongkong), Ủy ban ‘Công lý và Hòa bình’ Giáo phận đã tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ Đức cha Mã Đạt Khâm. Cùng khoảng 20 người, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), Giám mục danh dự Giáo phận, tập hợp trước Văn phòng liên lạc chánh phủ trung ương Trung quốc, đại diện Bắc kinh tại Hương Cảng. Đức Hồng Y sinh tại Thượng Hải năm 1932, người đã Cha Giáo dạy Đức cha tân phong tại Chủng viện Sheshan từ năm 1989 đến năm 1996, nói với thông tấn xã Ucanews : « Chúng tôi biết rõ tình hình tại Trung quốc. Hiện giờ, áp lực [từ nhà cầm quyền] đang đè thật nặng trên Giáo phận Thượng Hải ».
Một thành viên Ủy ban ‘Công lý và Hòa bình’, bà Or Yan-yan, tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực mẩu tin nhắn bằng SMS được cho là của Đức cha Mã Đạt Khâm gửi các linh mục và tu sĩ Thượng Hải giải thích việc Đức cha vắng mặt trong Thánh Lễ tạ ơn, mở tay sau lễ tấn phong vì Người cần nghỉ ngơi và tĩnh tâm tại chủng viện Sheshan. Không lý do gì khiến Người phải vội vã đi tĩnh tâm mà không dâng Thánh Lễ đã dự trù trước từ lâu.
4. Sự không biết điều của người cộng sản. Đảng viên cộng sản, dù là Tàu hay Việt, giáo sĩ hay giáo dân ‘quốc doanh’, trước hết, là những nguời không biết tôn trọng sự độc lập giữa Tôn giáo và Nhà nước (độc lập chứ không là ‘biệt lập’ vì cả hai cùng hợp tác để phục vụ và mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân). Thẩm quyền của Nhà nước thuộc lãnh vực chính trị và việc bổ nhiệm Ðức cha, nhân sự của Giáo Hội Công Giáo, thuộc thẩm quyền tôn giáo (Công Giáo) do Đức Giáo Hoàng hành xử. Điều 1382 Giáo luật hiện hành quy định : « Giám mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức Giám mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh ».
Bất chấp những ‘dấu hiệu về đối thoại’ đã được Trung quốc và Tòa Thánh mong muốn’, Nhà nước Trung cộng lợi dụng điều 1382 này để gây ‘chia rẽ’, ‘xâu xé’ và ‘căng thẳng’ trong cộng đồng Công Giáo tại Trung quốc. Thực vậy, sáu Giám mục hợp thức bị buộc phải tham dự lễ nghi, ngày 06.07.2012, truyền chức cho một Đức cha không có chuẩn thuận của Đức Thánh Cha để tất cả đều bị mắc vạ tuyệt thông. Do đó, sáu Giám mục hợp thức được Tòa Thánh yêu cầu làm ‘Tờ trình’ về trường hợp riêng mình : tham dự do tự ý hay bị bắt buộc. Sự bắt buộc gây hà tỳ ưng thuận, tức không hành động tự do như ý.
Trái lại, trong Thánh Lễ truyền chức Đức cha, ngày 07.07.2012, cho linh mục Mã Đạt Khâm có chuẩn thuận của Đức Thánh Cha, Nhà nước gởi một Giám mục bị vạ tuyệt thông, nhưng đã bị ‘cô lập hóa’ nên không gây liên lụy ‘vạ tuyệt thông’ đến năm Giám mục hợp thức đồng tế Thánh Lễ.
Ngày 27.04.2013, Đức Tổng Giám Mục Aloysius Jin Luxian qua đời, Ðức cha Tađêô Mã Đạt Khâm không có mặt để tiếp nối Sứ Nhiệm của Ngài.
Theo nhiều nguồn tin thì, vào tháng 06/2016, Ðức cha Tađêô Mã Đạt Khâm đã tái gia nhập CPCA bằng bày tỏ sự ‘hối hận’ trong một bài viết trên blog. Sau đó, tin từ CPCA cho biết : « Ngày 20.01.2017, ‘linh mục’ Mã Đạt Khâm đã được bầu làm ‘thành viên bổ sung’ và giữ chức ủy viên thường trực nhiệm kỳ thứ VIII của CPCA thành phố Thượng Hải. Ðó không phải là điều ngạc nhiên vì Hội đồng Giám mục ‘quốc doanh’ đã thu hồi chức giám mục của Ngài hồi tháng 12/2012. Ngài đã bị giám sát và phải sống ẩn dật ở Chủng viện Xà Sơn (Sheshan) từ sau lễ tấn phong đó.
Có những người Công Giáo bày tỏ thất vọng về bài viết vừa rồi của Ngài khi tôn vinh ‘Hiệp hội Yêu nước’ và việc Ngài tái gia nhập hội này. Họ cho rằng hành động mới của Ngài sẽ làm chia rẽ thêm Giáo hội tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít những người Công Giáo vẫn hy vọng Ngài sẽ kiên trường và có ảnh hưởng trong Giáo phận. Về bài viết mà Ngài đã đăng trên blog hồi tháng 6/2016 thì nhiều người tự hỏi rằng đó thực sự có phải là ý nghĩ của Ngài hay không.
III./ THẨM QUYỀN PHONG THÁNH CHỨC ÐỨC CHA.
Xin lưu ý : Thánh chức Ðức cha thuộc phẩm trật Giáo sĩ (Phó tế, Linh mục, Ðức cha, Hồng Y và Ðức Thánh Cha). Giám mục là một chức vụ. Linh mục Giuse được phong Ðức cha và được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận… .
Công Giáo, tôn giáo duy nhất, vừa là Giáo hội với 1,3 tỷ tín hữu vừa là một quốc gia. Do đó, Thẩm quyêàn Ðức Thánh Cha được hành xử để lãnh đạo và điều khiển:
a) Giáo Hội Công Giáo, được thành lập từ ngày Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 33, tiếp nối Sứ Vụ từ Thánh Phêrô, Tông đồ trưởng, ủy nhiệm bởi Dức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài thi hành Sứ Vụ với sự cộng tác của Giám mục đoàn, tiếp nối các Tông đồ khác, cai quản các Giáo phận, Giáo Hội Công Giáo địa phương. Ðây là một tương quan tinh thần giữa những tín hữu cùng một Tôn giáo. Bởi thế, việc bổ nhiệm các Giám mục, cộng tác viên của Ðức Thánh Cha, do Ngài quyết định là điều thật chính đáng. Ðối với công dân nước mình, là các lãnh đạo cầm quyền được ủy quyền dân chủ qua các cuộc bầu cử trong sạch để phục vụ Công ích và Công bằng xã hội thì đồng bào đâu có cớ để chống lại nhà nước pháp quyền.
b) Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh, và Saint Siège, tiếng Pháp) là một quốc gia với Quốc trưởng là Ðức Thánh Cha được sự cộng tác của Giáo triều.Với Vatican là Thủ đô, Tòa Thánh góp mặt với Thế giới từ ngày 07.06.1929. Là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, hiện nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nhưng chưa có với Trung quốc, một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Vì tự do sống đạo và hành đạo của Kitô hữu được Thiên Chúa giao phó, các Ðức Giáo hoàng lần lượt tiếp tục tiến trình lâu dài và khó khăn để thỏa hiệp với Bắc Kinh, qua những cố gắng tiến tới việc thiết lập các liên hệ tôn giáo và ngoại giao nhằm xây dựng một khung luật pháp hợp lý, công bằng và bền vững hơn cho sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Với khoảng từ 10 đến 15 triệu người Công Giáo, dù những người này không bị bách hại thể lý, nhưng rõ ràng họ chịu nhiều xách nhiễu và hạn chế về sinh hoạt tôn giáo và bị đối đãi như một công dân hạng nhì. Do đó, Tòa Thánh quyết tâm cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, việc cải thiện này chỉ có thể thực hiện hiệp thương qua kênh ngoại giao giữa Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ ngót ¼ thế kỷ vừa qua. Ngoài ra, Tòa Thánh biết Trung Hoa là cánh đồng truyền giáo mênh mông, dù đôi khi lao đao không biết phải làm gì trong vấn đề này. Nhiều chuyên gia coi đất nước này là một ‘thị trường thiêng liêng’ thực sự có tính cạnh tranh nhất toàn cầu hiện nay.
Năm 2007, trong một lá thư lịch sử gửi người Công Giáo Trung Hoa, Đức Biển Ðức XVI cho hay việc hoà giải trọn vẹn giữa hai cơ chế Giáo hội là điều không thể một sớm một chiều mà có được, nhưng ‘để Giáo hội phải sinh hoạt hầm trú là một tình thế không bình thường’. Ngài quả quyết: chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mà thôi và khuyến khích sự hợp nhất trong việc tuyên xưng đức Tin, bằng cách dành cho Công Giáo hầm trú một tính hợp pháp nào đó và cho phép người Công Giáo tham gia Giáo Hội chính thức (được nhà nước công nhận). Thư này không được nhà nước Tàu quan tâm và cấm lưu hành trong nước.
Đã có lúc, hai bên đồng ý với nhau về việc cử nhiệm các Ðức cha cá thể. Tuy nhiên, Chủ Tịch hiện thời là Tập Cẩn Bình đang chủ trương một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, qua chính sách ‘Trung Hoa hóa’ họ. Các qui định luật mới nhằm thi hành chính sách tôn giáo này có hiệu lực từ ngày 01.02.2018. Theo đó, việc tham dự Thánh Lễ nơi hầm trú sẽ không còn được dung thứ nữa.
IV./ HIỆP THƯƠNG CÔNG NHẬN CÁC ÐỨC CHA.
Ngày 26.10.2017, Tòa Thánh gởi thư xin Ðức cha Phêrô Trang Kiến Kiên (Zhuang Jianjian), 88 tuổi, Giám mục Giáo phận Sơn Ðầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông, từ chức và trao nhiệm vụ Giám mục cho Đức cha Huang Bingzhang, được tấn bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông, 51 tuổi, thành viên Quốc hội, nhưng Ðức cha Trang đã từ chối yêu cầu này. Do đó, tháng 12/2017, Ðức cha bị buộc phải đi Bắc Kinh gặp phái đoàn Tòa Thánh, do Ðức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli (*) làm Trưởng đoàn và ba Linh mục phụ tá, để nhận lần nữa yêu cầu trên, trước sự hiện diện của các lãnh đạo CPCA và các quan chức Cơ quan Quản lý Tôn giáo.
Năm 2006, Toà Thánh đã bí mật chấp nhận việc tấn phong Ðức cha cho Linh mục Zhuang, nhưng nhà nước chỉ công nhận Ngài là linh mục. Do đó, sau khi đã trải qua những thời gian khó khăn nhất trong đời để tránh đổ vỡ cho Giáo hội Sơn Ðầu, nhưng, ngày nay, Ngài cảm thấy bị phản bội và rất buồn, nên đã bác bỏ yêu cầu vì ‘nó sẽ vi phạm các tín điều và nguyên tắc của Giáo hội’. Nếu Đức cha Zhuang đồng ý ‘nhường’, phái đoàn Tòa Thánh cho biết, Ngài có thể đề cử ba Linh mục, và một trong số đó Đức cha Huang sẽ chọn làm Tổng Đại diện của mình. Khi trở thành Giám mục chính tòa, vị này toàn quyền sa thải Tổng Ðại diện.
{Ðiều 401 Giáo luật: Khi đã trọn bảy mươi lăm tuổi, Giám mục Giáo phận được yêu cầu đệ đơn từ chức lên Ðức Thánh Cha, và Ðức Thánh Cha sẽ dự liệu sau khi đã cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, tại một nước, nhà nước vi phạm, cướp quyền Giáo hội, diệt mọi tự do nơi người dân, thì chờ gì Giáo luật được áp dụng ? Do đó, trường hợp Ðức cha Zhuang Jianjian, 88 tuổi, không phải do Ngài ‘tham quyền cố vị’, đã yêu cầu có người kế nhiệm, nhưng không được trả lời từ Tòa Thánh. Một số vị khác, dù người kế vị đã có ‘Bài sai’ với chữ ký của Đức Thánh Cha trong tay, vẫn được lệnh không tiến hành việc tấn phong vì sợ… nhà nước Ðỏ.}
Trường hợp thứ 2 là Ðức cha Giuse Quách Hỷ Tiến (Guo Xijin), 59 tuổi, Giám mục Giáo phận Mân Đông (Mindong) tỉnh Phúc Kiến, cho Ðức cha bất hợp pháp Vinh sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu), 57 tuổi và trở thành Giám mục phóù cho vị này. Theo Asia News, Đức cha Guo bị nhà nước giam cầm một tháng trước Tuần Thánh 2017. Ngài bị yêu cầu ký vào một văn kiện ‘tự nguyện rời Sứ Vụ để được nhà nước công nhận là Ðức cha. Ngày 11.02.2018, Ðức cha Quách cho biết Ngài sẽ chấp nhận yêu cầu từ chức vì ‘Lập trường nhất quán chúng ta là tôn trọng thỏa thuận được đưa ra giữa Tòa Thánh và nhà nước Tàu’ và bày tỏ quan điểm là, trong những năm gần đây, chính phủ đã ‘nới lỏng’ khi nói về vấn đề tôn giáo. Theo Giáo luật, Giám mục phó có quyền kế vị Giám mục chính toà, tức là Đức cha Quách một ngày kia có thể lấy lại quyền lãnh đạo của Ngài tại Giáo phận.
Theo thỏa thuận được hình thành, có 8 Giám mục bất hợp pháp đang chờ được Toà Thánh công nhận, nhưng một trong số đó đã qua đời. Do đó, chỉ còn 7.
V./ HAI QUAN ÐIỂM.
Bàn về thỏa thuận này, dư luận Công Giáo lưu ý nhiều tới vấn đề ‘Ðối thoại giữa Vatican và Trung Quốc’ do việc lên tiếng của hai Ðức Hồng Y, tạm gọi là am tường vấn đề, nhưng am tường ở hai bình diện khác nhau, tuy đều cùng là ‘vì Giáo hội’. Đó là Đức Hồng Y Joseph Zen và Ðức Hồng Y Pietro Parolin (*), Quốc Vụ Khanh, tức Thủ tướng Tòa Thánh, chỉ sau Đức Giáo Hoàng thôi.
A. Ðức Hồng Y Trần Nhật Quân gởi thư ngỏ.
Ngày 29.01.2018, Ðức Hồng Y (ÐHY) Trần Nhật Quân đã có thư gởi đến ‘Các bạn thân mến trong các phương tiện truyền thông’ để chia sẻ những điều sau đây vì AsiaNews đã tiết lộ một số sự kiện gần đây trong Giáo hội tại Trung Hoa. Tháng 10/2017, khi Ðức cha Zhuang nhận được thông tri đầu tiên từ Tòa Thánh đã nhờ ÐHY giúp đỡ, bằng mang thư do Ðức cha viết đến Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân tộc, kèm theo một bản sao đệ trình Đức Thánh Cha. Vì không biết bản sao đính kèm này có đến bàn làm việc Đức Phanxicô hay không. Nhưng may mắn, Đức cha Savio Hon Tai Fai (*), người Hoa, ở Rôma và có thể gặp Ðức Thánh Cha dể chào kính tạm biệt, trước khi đi Hy Lạp nhận nhiệm vụ Sứ Thần. Do đó, ÐHY nhờ Ðức cha Savio trình hai trường hợp của các Giáo phận Sơn Đầu và Mân Đông để Ngài biết. Đức Thánh Cha đã ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề này.
Ðến khi Ðức cha Zhuang, lần thứ hai, yêu cầu ÐHY mang tới Ðức Thánh Cha câu trả lời thông điệp của ‘Phái đoàn Tòa Thánh’. Ðể chắc thư đến Ðức Thánh Cha, ÐHY nhất quyết phải đi gặp mặt Ngài. Ngày 10.01.2018, ÐHY dự buổi triều kiến chung thứ Tư. Cuối buổi triều kiến, khi các Hồng Y và Ðức cha được phép ‘bacia mano’ (hôn tay) Giáo Hoàng và ÐHY đã thừa dịp này để trao tận tay Đức Thánh Cha một phong bì và thưa rõ rằng ÐHY đến Rôma chỉ vì mục đích duy nhất là mang đến Ngài một lá thư của Đức cha Zhuang, với hy vọng Ðức Thánh Cha có thể tìm ra thời gian để đọc nó (trong phong bì, có một lá thư của Đức cha Zhuang viết bằng Hoa ngữ và bản dịch sang Ý ngữ bởi ÐHY và một bức thư riêng của ÐHY).
ÐHY nhận thức rõ rằng khi làm như vậy Ngài có thể nói về những điều mà, về mặt kỹ thuật, được coi là ‘bảo mật’. Nhưng lương tâm ÐHY nói với Ngài rằng trong trường hợp này, ‘quyền chân lý’ là quan trọng hơn bất cứ ‘nghĩa vụ bảo mật’. Với niềm xác tín như vậy, ÐHY cho biết tiếp : Chiều ngày 10.01.2018, ÐHY nhận được cú điện thoại từ Santa Marta nói với Ngài rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp ÐHY vào buổi triều kiến riêng tối ngày 12.01.2018.
Cuộc trò chuyện kéo dài lối 30 phút và Ngài đã thành công trong việc truyền đạt đến Đức Thánh Cha những lo lắng từ những con cái trung thành của Ngài bên Tàu. Câu hỏi quan trọng nhất mà ÐHY nêu ra với Đức Thánh Cha là Ngài đã có thời gian ‘nhìn vào vấn đề’ (như Ngài đã hứa với Ðức cha Savio Hon). Dù có nguy cơ bị buộc tội vi phạm việc bảo mật, ÐHY quyết định cho biết là Đức Thánh Cha nói: « Có, tôi đã nói với họ (các cộng tác viên của Ðức Thánh Cha tại Tòa Thánh) đừng tạo ra một trường hợp Mindszenty khác! ». Những lời lẽ của Ðức Thánh Cha phải được hiểu như để an ủi và động viên cho các tín hữu Công Giáo hầm trú nhiều hơn ÐHY. ÐHY nghĩ thật là điều có ý nghĩa và thích hợp nhất khi Đức Thánh Cha, dựa vào lịch sử, nhắc đến Đức Hồng Y Josef Mindszenty, một trong những anh hùng Ðức Tin.
{Đức Hồng Y Josef Mindszenty là Tổng Giám mục Budapest, Hồng Y Giáo Chủ Hung Gia Lợi thời cộng sản bách hại. Ngài đã phải chịu đựng nhiều năm tù giam. Trong cuộc cách mạng ngắn ngủi (dập tan nhà nước cộng sản) năm 1956, Ngài đã được những người nổi dậy trả tự do, và trước khi Hồng Quân Liên xô dẹp tan cuộc cách mạng, Ngài tị nạn tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Dưới áp lực của Chính phủ cộng sản mới, Ngài được Toà thánh ra lệnh rời khỏi Quê hương và ngay lập tức người kế nhiệm Ngài được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm theo sở thích của Chính phủ Cộng sản). Sau đó, Ngài phải tị nạn tại Vienna (Aùo quốc) cho đến ngày 06.05.1975, được Chúa gọi ra khỏi thế gian.}
Với việc thổ lộ này, ÐHY hy vọng đã làm hài lòng ‘quyền được biết’ rất hợp pháp của giới truyền thông và của anh em tôi ở Trung Hoa.
(*) Ngày 14.09.2017, tại nhà thờ Hàng Xanh, giáo hạt Gia Ðịnh, Ðức Tổng Giám mục Savo Hon Tai-Fai, với tư cách Thư ký Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, đã đến dự Lễ khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam. Nay, Ngài là Sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp. Ngoài ra, Ðức Hồng Y Pietro Parolin và Ðức cha Claudio Maria Celli đã từng là Trưởng đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam.
B. Đức Hồng Y Parolin binh vực thương thuyết với Trung Quốc
Ngày 02.02.2018, Radio Vatican Việt ngữ đã cho phát thanh có tựa đề như trên để tường thuật về cuộc phỏng vấn của Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh dành cho thông tin xã ‘Vatican Insider’, truyền đi hôm 31.01.2018, như để trả lời cho những phê bình của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, cho rằng Vatican ‘đầu hàng nhà nước Trung Quốc’. Ngài giải thích là cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Bắc Kinh nhằm giúp các tín hữu Công Giáo tại đây ‘cảm thấy mình hoàn toàn là Công Giáo và đồng thời hoàn toàn là Trung Hoa. Tòa Thánh tìm kiếm một tổng hợp chân lý và một con đường có thể thực hành được, điều này cần có thời gian và kiên nhẫn. Trong viễn tượng đó, có thể một số người cần phải hy sinh vì thiện ích của Giáo hội. Tại nước này, không có 2 ‘Giáo Hội Công Giáo’, nhưng có 2 cộng đồng tín hữu được kêu gọi hòa giải với nhau qua những giải pháp mục vụ thực tế. Để được như thế, có thể cần yêu cầu một số người chịu hy sinh, ít hay nhiều. ‘Mặc dù tất cả không rõ ràng hoặc có thể hiểu được ngay, nhưng cần phải hoạt động trong tinh thần vâng phục con thảo đối với Ðức Thánh Cha’.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh không nói rõ đối tượng của sự hy sinh và ai được yêu cầu hy sinh. Nhưng theo báo chí, Ngài ám chỉ rõ ràng tới những lời trách cứ của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân về việc Vatican đã yêu cầu các Giám mục hợp pháp hầm trú đã trên 75 tuổi là tuổi về hưu, nhường chổ cho các Giám mục công khai không được Tòa Thánh nhìn nhận. Ngài khẳng định rằng Ðức Thánh Cha đích thân theo dõi những tiếp xúc với nhà nước Trung Quốc. Tất cả các cộng sự viên liên hệ trong vấn đề này đều hành động hòa hợp với Ðức Thánh Cha.
VI./ ÐỨC Hồng Y GIUSE TRẦN NHẬT QUÂN (陳日君, Joseph Zen Ze-kiun), sinh ngày 13.01.1932, tu sĩ thuộc Dòng Don Bosco, thụ phong Linh mục ngày 11.02.1961, tấn phong Ðức cha ngày 09.12.1996 và thăng Hồng Y ngày 24.03.2006 bởi Ðức Biển Ðức XVI. Nổi tiếng với tính bộc trực về các vấn đề như nhân quyền, tự do chính trị, và tự do tôn giáo, nên thường bị Cộng đảng Tàu chỉ trích và cấm truyền thông Tàu gọi Ngài là ‘Giám mục danh dự’ mà phải là nguyên Giám mục. Rời sứ nhiệm Tổng Giám mục Hồng Kông để nghỉ hưu ngày 15.04.2009, Ngài vẫn linh hoạt, xuất hiện nhiều trên truyền thông để nói về mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc (Tàu cộng cam đoan với chánh phủ Anh khi Anh trao trả Hồng Kông cho họ là Trung Quốc dành cho người dân Hồng Hông một thể chế tự do mà chúng thường không tôn trọng) và về bang giao giữa Tòa Thánh và Trung cộng.
Tham dự Hội thảo quốc tế PIME (Viện Giáo hoàng về Truyền giáo Hải ngoại) năm 2014 được tổ chức bởi thông tấn xã Asianews với chủ đề ‘Truyền giáo Á châu: ‘Từ Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Ðức Phanxicô’, Đức Hồng Y Quân đã nói: « Tôi hy vọng khi về lại Hồng Kong, sẽ kịp tham gia cùng những người khác để thực hiện các hành động bất tuân dân sự với phong trào Chiếm đóng trung tâm (occupy central). Dù có bị ngăn cấm hay bị bắt thì tôi cũng sẵn sàng để cảnh sát bắt giữ. Tôi hy vọng họ bỏ tù tôi vài ngày, để tôi có thời gian cầu nguyện cho tất cả các bạn sinh viên ».
Tối 28.09.2014, xuống đường biểu tình với học sinh, sinh viên, Ngài đã nói với đồng bào : « Tôi không dám nói cho mọi người Á châu, nhưng tôi tin rằng chủ đích việc truyền giáo tại Trung Quốc chính là Con Người: đó là trung tâm xã hội, xã hội thuộc về Con Người, như những cá thể được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Vì lý do này, khi phân tích vai trò quan trọng mà Giáo Hội Công Giáo đã có trong việc làm sụp đổ sự cai trị của Cộng sản tại Đông Âu, điều này khiến Bắc Kinh lo sợ việc có tự do tôn giáo ». Ngài tiếp : « Học thuyết vô thần chống đối việc Thiên Chúa đến với Con Người, và Con Người đến với Thiên Chúa. Nếu có một Thiên Chúa, mọi người sẽ thờ phượng Ngài, vì vậy hãy loại bỏ Thiên Chúa ».
Nhắc lời Thánh Gioan Phaolô II nói với Ngài ‘Tôi muốn đến Hoa Lục, tôi muốn đến Hoa Lục!’, Ðức Hồng Y cho biết : « Những gì hiện đang xảy ra tại Hồng Kông là cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo được tiếp tục diễn ra trong Giáo phận của mình: Tôi tự hào để nói rằng, nhờ những việc làm của Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giáo hội tại Hong Kong là một người bạn đồng hành của mọi người trong cuộc chiến cho dân chủ hòa bình, trung thành với Giáo huấn xã hội của Giáo hội ». Ngài luôn làm việc để Giáo hội ở Hong Kong trở nên một ‘Giáo hội cầu nối’ đến Hoa Lục. Khi phát biểu, Ngài không chỉ nói đến sự hạn chế bị đặt ra bởi Bắc Kinh trong mối quan hệ với Vatican, mà Ngài còn đưa ra việc tại sao Con Rồng Á châu này lại rất sợ việc có tự do tôn giáo.
Nói với và về Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, vào cuối tháng 10/2014, sau Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội đồng Ngoại thường về Gia đình và tuyên phong Chân Phước cho Ðức Phaolô VI, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói cùng các Hồng Y và Ðức cha khác : « Đây là một trong những người chiến đấu với chiếc ná ». Sau đó, Ðức Hồng Y giải thích: « Đức Giáo Hoàng đã ví tôi với David trong chuyện David đánh bại người khổng lồ Goliath bằng chiếc ná, và khuyến khích tôi ‘Đừng sợ, Thiên Chúa Israel ở với David’ ».
Về kinh nghiệm đối với cộng sản Tàu, ÐHY tự nhận mình là một người bi quan về vấn đề này, nhưng là sự bi quan có nền tảng do kinh nghiệm trực tiếp lâu dài của Ngài với Giáo hội ở nưóc này. Từ năm 1989 đến 1996, Ngài đã dành sáu tháng mỗi năm để dạy trong các chủng viện khác nhau thuộc cộng đồng Công Giáo chính thức. Nhờ đó, Ngài đã có cảm nghiệm trực tiếp về cảnh nô lệ và nhục nhã mà các Giám mục anh em chúng ta từng phải chịu.
VII./ TRUNG QUỐC XÀI RẤT ÐÚNG ‘ÐỒNG TIỀN, BÁT GẠO’.
Đức cha Marcelo Sánchez Sorondo, người Á Căn Đình, Hiệu trưởng Đại học Giáo Hoàng về Khoa Học kiêm Hiệu trưởng Đại học Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội tại Vatican vừa đi thăm Trung cộâng về, trả lời phỏng vấn đăng ngày 02.02.2018 trên tờ Vatican Insider, đã ca ngợi quốc gia này là nước thực hiện ‘tốt nhất’ Học thuyết xã hội Công Giáo’. Ca ngợi như vậy khi nhà nước độc tài này tiêu diệt ‘tự do tôn giáo’ và nhân quyền cùng đẻ ra các ‘hội ly giáo’ quái thai gây bao nhiêu chia cách, tranh chấp trong Giáo hội Trung hoa và khiến bao nhiêu vạn tín hữu Công Giáo bị tù vô tội
Với thánh chức Ðức cha và những chức danh khoa bảng của Ngài, giáo dân như chúng ta, chúng tôi không dám góp ý, nên xin nhường cho một giáo sĩ khác đáp trả… Linh mục Bernardo Cervellera, Giám đốc thông tấn xã Công Giáo Asia News của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo và là cựu Giáo sư Đại học tại Bắc Kinh đã phê bình : « Nhận định này gây ngỡ ngàng, hoang mang, và thậm chí là đau đớn cho nhiều người, nhất là trong bối cảnh có những nhượng bộ quá phi lý với Trung Quốc. Khi cho là nước thực hiện tốt nhất Học thuyết xã hội của Giáo hội. Ðược chở trong xe du lịch bóng láng, Đức Giám Mục hình như không biết đến các khu ổ chuột ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố khác, nơi đã diễn ra các vụ trục xuất người di cư, và áp bức tự do tôn giáo, một trụ cột trong Học thuyết này. Khen họ ở lại trong Hiệp định Khí hậu Paris là điều hợp lý nhưng đừng im lặng về hiện trạng giàu có bất chính, tham nhũng và ô nhiễm. Ca ngợi ý thức hệ Trung Quốc khiến người ta cười vào mặt Giáo hội. (Xin thêm : riêng về người Việt chúng ta, hành động mà Formosa gây thãm họa môi trường tại Miền Trung do Tàu và Việt
cộng che chở và gây bất công bồi thường thì làm gì Ðức cha biết).
Ðó là sự khôn ngoan theo kiểu cộng sản biết chi một ít tiền để mang lợi vĩ đại cho họ và thắng lợi thứ hai cho họ là ‘chia để trị’. Trong trường hợp này là sự chia rẽ giữa những giáo sĩ thấm nhuần ‘người cộng sản’ tận xương tủy và những vị ‘hy vọng người cộng sản như mình’. Kết quả ‘chính sách Ostpolitik’ cũng chỉ là những nhượng bộ của Giáo hội Ðức Kitô để việc sống đạo Kitô hữu được dễ dàng hơn. Trong khi đó, vào năm 1949, Tàu cộng chỉ là một nước kém mở mang và, hiện nay đang là một Ðại cường…
Gần đây, các Kitô hữu ở Hông Kông đã gởi thư trình bày Sự Kiện ‘Hiệp Thương’ này đến Hội đồng Giám mục các quốc gia trên thế giới.
Hà Minh Thảo
Tản Mạn Đời Tha Hương: Đạo Chúa Với Mùa Chay Và Lễ Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
20:45 21/02/2018
40 ngày chay tịnh
Mùa Chay là mùa trở về, sám hối, tha thứ, cầu nguyện và làm phúc bố thí. Con người mang thân phận mỏng dòn, yếu đuối và tội lỗi, cho nên sự trở về với nguồn Yêu Thương, nguồn Sức Mạnh và nguồn Ánh Sáng của Thiên Chúa thật là cần thiết. Trở về để được Chúa yêu thương; trở về để được Ngài tha thứ; trở về để được Chúa đổi mới và chữa lành và trở về để thấy rằng mình luôn yếu đuối và nhận ra mình luôn cần đến Chúa.
Lời Chúa qua tiên tri Giô-en trong sách thánh Cựu Ước : "Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng". Cần trở về với tâm hồn than khóc, sám hối ăn năn với cả trái tim. Thiên Chúa luôn nhìn những gì bên trong con người; ngược lại con người thì thường nhìn những gì ở bên ngoài. Hãy trao chiếc áo tâm hồn rách nát, sầu khổ, tội lỗi cho Chúa để Ngài thanh tẩy, chữa lành, và ban tràn đầy ơn cứu độ cho chúng ta.
Những lời khuyên nhủ cụ thể :
Nhưng nếu tôi đi thêm một bước bằng cách “không” làm điều xấu xa mà lại cố gắng “có” làm nhiều điều tốt như tham gia các công tác thiện nguyện, quyên góp, giúp đỡ và chia sẻ với tha nhân, nhất là những người nghèo khổ bần cùng trong xã hội, thì tôi trở thành một người quảng đại có lòng nhân ái biết thương người. Như vậy từ một người không phiền hà đến ai, tôi đã trở thành một người có lòng nhân ái. Tôi tưởng tôi đã làm tròn bổn phận và sống đạo đầy đủ. Nhưng tôi đã lầm vì vẫn còn thiếu sót một cái gì rất quan trọng đến độ có giá trị cứu độ tôi và người khác. Ðó chính là bong dáng Ðức Kitô. Tôi phải là người Công Giáo “không” làm điều xấu, “có” làm điều tốt nhờ Ðức Kitô, với Ðức Kitô, và trong Ðức Kitô. Như thế mới thực sự là đức ái Kitô Giáo. Ðối với Thánh Phaolô thì dù tôi chia gia tài cho người khác, hoặc ngay cả đến hiến mạng sống mình vì người khác mà không có đức ái thì tôi vẫn chẳng là gì cả. Ðiều đó có nghĩa là chia sẻ, cho đi, mà nếu không làm vì Chúa, thì vẫn chưa là Ðức ái Kitô Giáo.
Lịch sử Mùa Chay :
Trong thế kỷ II các tân tòng ăn chay hai ngày trước khi được Rửa Tội trong Đêm Vọng Phục Sinh. Từ từ thời gian chuẩn bị và ăn chay kéo dài 2, 3 và 4 tuần. Trong thế kỷ V Giáo Hội thêm lễ Tro là một nghi thức dành cho tội nhân[1] đang hoán cải và sẽ được hòa giải ngày thứ Năm Tuần Thánh. Như vậy các tân tòng và tội nhân là các ‘nhân vật quan trọng’ trong Mùa Chay đầu tiên. Lời nguyện và bài đọc của Mùa Chay thường nhắc đến tân tòng đang chuẩn bị chịu phép Rửa Tội và tội nhân đang xin được hòa giải. Rồi sau thì Mùa Chay được áp dụng cho mọi tín hữu. Thực sự mọi Ki-tô hữu đã từng là ‘tân tòng’, nên cần đi lại và đào sâu con đường đã dẫn đến phép Rửa Tội trước đây; cũng vẫn là ‘tội nhân’ nên được mời xức tro và tích cực tham gia vào Mùa Chay để ăn năn sám hối, và chuẩn bị lập lại lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội.
Công Đồng Vat II muốn đem lại đặc tính đích thực cho Mùa Chay: “Hai đặc tính của mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu phép Rửa Tội, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh, bằng sự nhiệt thành nghe lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện hơn. Hai đặc tính trên phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong Phụng Vụ lẫn giáo lý phụng vụ. Do đó:
a) Những yếu tố về phép Rửa Tội riêng cho Phụng Vụ Mùa Chay phải được sử dụng rộng rãi hơn. Một số yếu tố thuộc truyền thống xa xưa, nếu có thể, cần phải được tái lập.
b) Còn các yếu tố về việc sám hối cũng vậy. Trong khi dạy giáo lý, phải khắc ghi vào tâm trí các tín hữu, không những các hậu quả xã hội của tội mà còn chính bản chất của sám hối là ghét tội vì tội xúc phạm đến Thiên Chúa. Không được bỏ quên vai trò của Giáo Hội trong tác động sám hối và phải nhấn mạnh đến việc cầu cho các tội nhân”.
“Trong Mùa Chay, việc sám hối không những chỉ ở trong lòng và có tính cách cá nhân, mà còn phải tỏ lộ ra bên ngoài và có tính cách xã hội. Vậy hãy khuyến khích việc thực hành sám hối tùy theo khả năng của thời đại ta, của các miền khác nhau cũng như tùy hoàn cảnh các tín hữu.”
Cùng Chúa Ky Tô sống lại :
Trước khi tắt thở, Chúa phán 7 lời trên thánh giá, xin Chúa Cha tha cho kẻ giết Ngài. Kế đó là việc tang xác Chúa trong mồ đá. Họ đặt quân lính La Mã canh mồ. Nhưng phép lạ đã xảy ra vô tiền khoáng hậu : Ngày thứ 3 Chúa đã sống lại vinh hiển. Ngôi mộ thành trống hoàn toàn. Có sứ thần hiện ra xác nhận. Có nhiều nhân chứng hiện diện. Có nhiều biến cố lạ thường nối tiếp nhau. Ngài hiện ra nhiều lần an ủi và dạy dỗ các môn đệ. Ngài cũng lập Giáo hội và đặt tông đồ Phê-Rô làm đầu. Sau 40 ngày, Ngài thăng thiên về Trời long trọng, sau khi sai các môn đệ đi rao giảng tin mừng Phúc Âm cho khắp thế giới. Ngài hẹn sẽ trở lại phán xét trần gian trong dịp ‘tận thế’.
Để đón nhận được ơn Phục Sinh và để ơn Phục Sinh có thể thấm vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn, ta phải cộng tác với Chúa, tẩy trừ mọi lực lượng sự chết ra khỏi tâm hồn ta. Cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt vì ta phải chiến đấu với chính bản thân mình. Nhưng với ơn Chúa Phục Sinh trợ giúp, chắc chắn ta sẽ toàn thắng.
Linh mục Giuse Nguyễn văn Thư
Lời cầu nguyện của người chiêm niệm
Vũ Văn An
20:54 21/02/2018
Ngày 29 tháng Sáu năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký ban hành Tông Hiến Vultum Dei Quaerere, "Tìm kiếm gương mặt Thiên Chúa", về đời sống chiêm niệm nữ giới. Gần một năm sau, trong các ngày 25-29 tháng Tư năm 2017, Các Dòng Chiêm Niệm Cát Minh Nữ Hoa Kỳ đã tổ chức Hội Nghị tại St Louis, Illinois, để học hỏi về Tông Hiến này. Linh Mục Daniel Chowing, Cố Vấn Dòng Discale Carmelites, nhân dịp này, đã đọc một bài thuyết trình rất hay tựa là Cầu Nguyện Như Một Việc Biến Đổi, dựa trên Tông Hiến và linh đạo Têrêxa-Gioan Thánh Giá. Chúng tôi xin chuyển bài của Cha sang tiếng Việt.
Trong hội nghị này, tôi muốn nói về chủ đề cầu nguyện và chiêm niệm trong Tông Hiến Vultum Dei Quaerere và, cũng như trong hội nghị trước, tôi muốn suy niệm về vấn đề này dưới viễn ảnh Têrêxa/Gioan Thánh Giá.
Phần thứ tư của Tông Hiến giới thiệu các yếu tố chủ chốt của đời sống chiêm niệm. Giáo Hội nhìn nhận đời sống chiêm niệm là một đặc sủng, là hồng phúc của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, một hồng phúc sinh tồn qua nhiều thời kỳ thăng hoa và thoái hóa. Nói về đời sống chiêm niệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không định nghĩa chiêm niệm như một kinh nghiệm cầu nguyện phú bẩm vượt quá giai đoạn suy niệm suy lý mà ta có thể tìm thấy trong các trước tác của Thánh Têrêxa hay của Thánh Gioan Thánh Giá hoặc các nhà huyền nhiệm khác, và ngài cũng không định nghĩa đời sống chiêm niệm như một lối sống nội cấm, mặc dù ngài thừa nhận đời sống cầu nguyện và chiêm niệm cần được sống “trong thinh lặng và nội cấm” và trong “thâm cung lòng mình”. Ngài định nghĩa đời sống chiêm niệm là việc đi tìm dung nhan Thiên Chúa và duy trì một tình yêu vô điều kiện với Chúa Giêsu Kitô.
Đời sống cầu nguyện là một “lịch sử yêu đương say đắm dành cho Chúa và nhân loại”; một khát vọng say mê đi tìm dung nhan Thiên Chúa trong mối tương quan thân mật với Người, một tương quan diễn ra hàng ngày. Nó là một đáp trả đối với tình yêu của Chúa; tình yêu của Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta (1 Ga 4:19).
Những người chiêm niệm là tiếng nói của Giáo Hội không ngừng ca ngợi, tạ ơn, nài van và cầu bầu cho toàn thể nhân loại. Bằng cách này, họ là những đồng công nhân của Thiên Chúa, “giúp các thành viên ngã qụy của nhiệm thể vinh quang của Người chỗi dậy” (9). Là các đồng công nhân của Thiên Chúa, các người chiêm niệm có một sứ mệnh tông đồ trong Giáo Hội.
Trong cầu nguyện bản thân và cộng đồng của mình, chúng ta bước vào một sự thân mật nồng nàn hơn với Chúa và khám phá ra Chúa như kho báu đời mình. Tình thân mật của ta với Thiên Chúa lớn lên trong “thâm cung lòng mình,” trong “sự cô tịch của nội cấm,” và trong đời sống huynh đệ nơi ta cố gắng sống trung thành cuộc sống tin mừng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt Đức Maria làm mẫu mực cho đời sống chiêm niệm. Đức Maria là người đàn bà của đức tin, người lấy Thiên Chúa làm tâm điểm đời mình, vốn là “điều duy nhất cần thiết” (Lc 10:42). Người chiêm niệm là người có trái tim bị Thiên Chúa “đánh cướp”, Đấng hàn gắn lòng ta và phục hồi sự hợp nhất trong ta, do đó, giúp ta có thể nhìn sáng thế và người khác bằng con mắt đức tin và tình yêu.
Tông Hiến đề xuất việc cầu nguyện, cả phụng vụ lẫn bản thân, như là điều “căn bản để nuôi dưỡng đời sống chiêm niệm.” (16). Cầu nguyện là “cốt lõi” của đời tận hiến, và càng là thế đối với đời chiêm niệm. Đức Thánh Cha đưa ra một nhận xét quan trọng: nhiều người thời nay không biết phải cầu nguyện ra sao, hoặc họ chỉ giới hạn mối tương quan với Chúa vào lúc cần thiết mà thôi. Đối với những người khác, họ chỉ cầu nguyện vào lúc hạnh phúc. Vì lý do này, ơn gọi chiêm niệm có tính tiên tri: người chiêm niệm ca ngợi Thiên Chúa bằng Phụng Vụ Các Giờ Kinh và kết hợp với Chúa Kitô trong lời cầu nguyện bản thân cho tất cả những ai không biết cầu nguyện ra sao. Đời sống cầu nguyện của người chiêm niệm có một ý nghĩa tông đồ: đời sống cầu nguyện và chiêm niệm của họ phải ôm lấy toàn bộ nhân loại, nhất là những ai đang đau khổ.
Rất giống với chương hai của Tông Huấn Evangelii gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất việc đọc “các dấu chỉ thời đại;” ngài liệt kê một số các đau khổ đa dạng mà người ta đang chịu trong xã hội ta: các tù nhân, các di dân, các người tị nạn và các nạn nhân bị bách hại; các gia đình đang kinh qua khó khăn, người thất nghiệp, người nghèo đói, người bệnh hoạn, và những người đang khốn khổ vì nghiện ngập. Trong lời cầu nguyện của mình, ta đem tới trước Thiên Chúa các anh chị em của ta, những người, vì bất cứ lý do nào, đang không thể tới để cảm nghiệm được lòng thương xót hàn gắn của Thiên Chúa, “dù cho Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi họ.” (16) Nhờ lời cầu nguyện của mình, ta có thể hàn gắn các vết thương của anh chị em của ta và của thế giới.
Đức Thánh Cha đề ra 2 mô thức cho đời sống chiêm niệm, đó là tiên tri và cầu bầu. Mô thức đầu là Đức Maria, mẫu mực tối cao trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô. “Ngài là Mẹ và là Thầy của việc đồng dạng đồng hình với Con của ngài.” Mô thức thứ hai là Môsê, với đôi tay giơ lên để cầu nguyện, đem lại chiến thắng cho dân mình trước kẻ thù của họ. Môsê là hình ảnh hùng hồn của sức mạnh và tính hữu hiệu của việc cầu nguyện nhân danh toàn thể nhân loại và Giáo Hội, nhất là nhân danh những người dễ bị thương tổn và thiếu thốn. Giống trong quá khứ, cả ngày nay nữa, chúng ta có thể kết luận rằng số phận nhân loại được quyết định bởi “những trái tim cầu nguyện và những bàn tay giơ cao của các phụ nữ chiêm niệm.” (17) Vì lý do này, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta luôn trung thành với việc cầu nguyện cả phụng vụ lẫn tư riêng, để đừng “thích bất cứ điều gì hơn “opus Dei,” (việc làm của Chúa) vì người chiêm niệm có thừa tác vụ cầu nguyện và các cộng đồng ta sẽ trở nên “các trường cầu nguyện.”
Hai chủ đề chủ yếu nổi bật trong phần này của Tông Hiến: ý nghĩa đời sống chiêm niệm, và cầu nguyện như lời cầu bầu cho nhân loại, nhất là người đau khổ, người dễ bị thương tổn, và người nghèo.
Sống đời sống chiêm niệm
Sống đời sống chiêm niệm có nghĩa gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì như Tông Hiến đã nhắc nhở chúng ta: “trong các thập niên qua, nhiều thay đổi mau chóng có tính lịch sử đã diễn ra đòi phải đối thoại” và biện phân. Đồng thời, các giá trị chủ yếu của đời sống chiêm niệm: thinh lặng, chú ý lắng nghe, ơn gọi cuộc sống nội tâm và ổn định, có thể và phải thách đố não trạng đương thời vì các giá trị chiêm niệm có tính tiên tri và phản văn hóa trong xã hội duy tục vốn đánh mất cảm thức nội tâm. (8)
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm người chiêm niệm nghĩa là hướng cái nhìn của ta về Chúa Giêsu và để mình được người ngắm nghía ngõ hầu cái ngắm nghía của Người có thể biến đổi chúng ta và “làm chúng ta nên nhân bản hơn và giúp ta sống một cuộc sống mới mẻ.” (1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chúng ta huấn luyện cái nhìn của trái tim ta, biết hướng về tâm điểm của ta vì “tình yêu đích thực luôn có tính chiêm niệm.” (2)
Viễn kiến của Thánh Têrêxa về đời sống chiêm niệm là viễn kiến nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần trở về với cội nguồn đặc sủng của ngài.
Đặc sủng của một đan viện tu là hồng phúc ngoại thường do Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và tiếp diễn với thời gian. Hiến Pháp của các chị (năm 1991) viết rằng:
“Khởi thủy của gia đình Têrêxa trong Dòng Carmel, và ý nghĩa ơn gọi của nó trong Giáo Hội có liên hệ chặt chẽ với việc khai triển đời sống thiêng liêng của Thánh Têrêxa và đặc sủng của ngài. Cách riêng, nó phát sinh từ các ơn phúc huyền nhiệm từng thúc đẩy ngài canh tân Carmel... Kinh nghiệm huyền nhiệm của Thánh Têrêxa dẫn ngài từ từ tiến tới việc thăm dò và, có thể nói như thế, nội tâm hóa đời sống Giáo Hội, với các nỗi buồn, nát tan hợp nhất, và trên hết, việc xúc phạm Thánh Thể và chức linh mục. Diễn trình này góp phần vào việc phát triển và minh xác dự án khởi đầu của ngài. Được đánh động bởi các biến cố này, ngài đã đem lại cho đời sống mình và đời sống gia đình mới một chiều hướng tông đồ.” (1.4.5)
Các đặc sủng của một việc thành lập luôn luôn phát sinh từ các bối cảnh chính xác của lịch sử. Được Chúa Thánh Thần linh hứng, các vị sáng lập cùng với các dòng tu, tu hội và phong trào của mình đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề và nhu cầu thời đại. Ta có thể thấy điều này cả trong cuộc cải tổ theo hướng của Thánh Têrêxa. Ngài nói rõ điều này trong các chương đầu tiên của cuốn Đường Trọn Lành rằng Giáo Hội nằm ở tâm điểm quyết định của ngài trong việc thành lập Đan Viện Thánh Giuse và việc trở về với lý tưởng nguyên thủy của Carmel. Thánh Têrêxa rất mẫn cảm đối với thế giới ngài sống và các dấu chỉ thời đại.
“Lúc ấy, tin tức đến với tôi về sự tai hại đang diễn ra ở Pháp và về các tàn phá mà những người theo Luthêrô đã gây ra và việc phái đáng thương này đang lớn mạnh ra sao. Các tin tức này làm tôi buồn rầu lắm, và, như thể tôi có thể làm được gì hay là điều gì đó, nên tôi kêu van Chúa và nài xin Người cho tôi được chữa lành một sự ác như thế. Dường như tôi sẵn sàng hy sinh cả ngàn mạng sống để cứu một linh hồn trong số nhiều linh hồn đang bị mất ở đấy. Tôi hiểu rõ tôi chỉ là một người đàn bà và là một người đàn bà thảm hại và không thể làm được bất cứ điều hữu ích nào để phục vụ Chúa. Tôi vốn chỉ ước mong và vẫn còn ước mong rằng Người có quá nhiều kẻ thù và ít bạn bè như thế, nên số bạn bè ít oi này phải là những bạn bè thật tốt. Thành thử, tôi quyết tâm làm những điều bé nhỏ trong khả năng của mình; nghĩa là, sống theo các lời khuyên của Tin Mừng một cách hoàn hảo bao nhiêu có thể và cố gắng để số người ít ỏi đang sống ở đây này cũng làm y như vậy.” (W.1.2)
Vì Giáo Hội bị chia rẽ và đầy thương tích, nên Thánh Têrêxa muốn làm “điều bé nhỏ mà ngài có thể làm” để đem lại sự gàn gắn. (W.1.1.)
Kỳ sau: Phong Trào Cải Cách Thệ Phản
Trong hội nghị này, tôi muốn nói về chủ đề cầu nguyện và chiêm niệm trong Tông Hiến Vultum Dei Quaerere và, cũng như trong hội nghị trước, tôi muốn suy niệm về vấn đề này dưới viễn ảnh Têrêxa/Gioan Thánh Giá.
Phần thứ tư của Tông Hiến giới thiệu các yếu tố chủ chốt của đời sống chiêm niệm. Giáo Hội nhìn nhận đời sống chiêm niệm là một đặc sủng, là hồng phúc của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, một hồng phúc sinh tồn qua nhiều thời kỳ thăng hoa và thoái hóa. Nói về đời sống chiêm niệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không định nghĩa chiêm niệm như một kinh nghiệm cầu nguyện phú bẩm vượt quá giai đoạn suy niệm suy lý mà ta có thể tìm thấy trong các trước tác của Thánh Têrêxa hay của Thánh Gioan Thánh Giá hoặc các nhà huyền nhiệm khác, và ngài cũng không định nghĩa đời sống chiêm niệm như một lối sống nội cấm, mặc dù ngài thừa nhận đời sống cầu nguyện và chiêm niệm cần được sống “trong thinh lặng và nội cấm” và trong “thâm cung lòng mình”. Ngài định nghĩa đời sống chiêm niệm là việc đi tìm dung nhan Thiên Chúa và duy trì một tình yêu vô điều kiện với Chúa Giêsu Kitô.
Đời sống cầu nguyện là một “lịch sử yêu đương say đắm dành cho Chúa và nhân loại”; một khát vọng say mê đi tìm dung nhan Thiên Chúa trong mối tương quan thân mật với Người, một tương quan diễn ra hàng ngày. Nó là một đáp trả đối với tình yêu của Chúa; tình yêu của Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta (1 Ga 4:19).
Những người chiêm niệm là tiếng nói của Giáo Hội không ngừng ca ngợi, tạ ơn, nài van và cầu bầu cho toàn thể nhân loại. Bằng cách này, họ là những đồng công nhân của Thiên Chúa, “giúp các thành viên ngã qụy của nhiệm thể vinh quang của Người chỗi dậy” (9). Là các đồng công nhân của Thiên Chúa, các người chiêm niệm có một sứ mệnh tông đồ trong Giáo Hội.
Trong cầu nguyện bản thân và cộng đồng của mình, chúng ta bước vào một sự thân mật nồng nàn hơn với Chúa và khám phá ra Chúa như kho báu đời mình. Tình thân mật của ta với Thiên Chúa lớn lên trong “thâm cung lòng mình,” trong “sự cô tịch của nội cấm,” và trong đời sống huynh đệ nơi ta cố gắng sống trung thành cuộc sống tin mừng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt Đức Maria làm mẫu mực cho đời sống chiêm niệm. Đức Maria là người đàn bà của đức tin, người lấy Thiên Chúa làm tâm điểm đời mình, vốn là “điều duy nhất cần thiết” (Lc 10:42). Người chiêm niệm là người có trái tim bị Thiên Chúa “đánh cướp”, Đấng hàn gắn lòng ta và phục hồi sự hợp nhất trong ta, do đó, giúp ta có thể nhìn sáng thế và người khác bằng con mắt đức tin và tình yêu.
Tông Hiến đề xuất việc cầu nguyện, cả phụng vụ lẫn bản thân, như là điều “căn bản để nuôi dưỡng đời sống chiêm niệm.” (16). Cầu nguyện là “cốt lõi” của đời tận hiến, và càng là thế đối với đời chiêm niệm. Đức Thánh Cha đưa ra một nhận xét quan trọng: nhiều người thời nay không biết phải cầu nguyện ra sao, hoặc họ chỉ giới hạn mối tương quan với Chúa vào lúc cần thiết mà thôi. Đối với những người khác, họ chỉ cầu nguyện vào lúc hạnh phúc. Vì lý do này, ơn gọi chiêm niệm có tính tiên tri: người chiêm niệm ca ngợi Thiên Chúa bằng Phụng Vụ Các Giờ Kinh và kết hợp với Chúa Kitô trong lời cầu nguyện bản thân cho tất cả những ai không biết cầu nguyện ra sao. Đời sống cầu nguyện của người chiêm niệm có một ý nghĩa tông đồ: đời sống cầu nguyện và chiêm niệm của họ phải ôm lấy toàn bộ nhân loại, nhất là những ai đang đau khổ.
Rất giống với chương hai của Tông Huấn Evangelii gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất việc đọc “các dấu chỉ thời đại;” ngài liệt kê một số các đau khổ đa dạng mà người ta đang chịu trong xã hội ta: các tù nhân, các di dân, các người tị nạn và các nạn nhân bị bách hại; các gia đình đang kinh qua khó khăn, người thất nghiệp, người nghèo đói, người bệnh hoạn, và những người đang khốn khổ vì nghiện ngập. Trong lời cầu nguyện của mình, ta đem tới trước Thiên Chúa các anh chị em của ta, những người, vì bất cứ lý do nào, đang không thể tới để cảm nghiệm được lòng thương xót hàn gắn của Thiên Chúa, “dù cho Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi họ.” (16) Nhờ lời cầu nguyện của mình, ta có thể hàn gắn các vết thương của anh chị em của ta và của thế giới.
Đức Thánh Cha đề ra 2 mô thức cho đời sống chiêm niệm, đó là tiên tri và cầu bầu. Mô thức đầu là Đức Maria, mẫu mực tối cao trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô. “Ngài là Mẹ và là Thầy của việc đồng dạng đồng hình với Con của ngài.” Mô thức thứ hai là Môsê, với đôi tay giơ lên để cầu nguyện, đem lại chiến thắng cho dân mình trước kẻ thù của họ. Môsê là hình ảnh hùng hồn của sức mạnh và tính hữu hiệu của việc cầu nguyện nhân danh toàn thể nhân loại và Giáo Hội, nhất là nhân danh những người dễ bị thương tổn và thiếu thốn. Giống trong quá khứ, cả ngày nay nữa, chúng ta có thể kết luận rằng số phận nhân loại được quyết định bởi “những trái tim cầu nguyện và những bàn tay giơ cao của các phụ nữ chiêm niệm.” (17) Vì lý do này, Đức Thánh Cha thúc giục chúng ta luôn trung thành với việc cầu nguyện cả phụng vụ lẫn tư riêng, để đừng “thích bất cứ điều gì hơn “opus Dei,” (việc làm của Chúa) vì người chiêm niệm có thừa tác vụ cầu nguyện và các cộng đồng ta sẽ trở nên “các trường cầu nguyện.”
Hai chủ đề chủ yếu nổi bật trong phần này của Tông Hiến: ý nghĩa đời sống chiêm niệm, và cầu nguyện như lời cầu bầu cho nhân loại, nhất là người đau khổ, người dễ bị thương tổn, và người nghèo.
Sống đời sống chiêm niệm
Sống đời sống chiêm niệm có nghĩa gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì như Tông Hiến đã nhắc nhở chúng ta: “trong các thập niên qua, nhiều thay đổi mau chóng có tính lịch sử đã diễn ra đòi phải đối thoại” và biện phân. Đồng thời, các giá trị chủ yếu của đời sống chiêm niệm: thinh lặng, chú ý lắng nghe, ơn gọi cuộc sống nội tâm và ổn định, có thể và phải thách đố não trạng đương thời vì các giá trị chiêm niệm có tính tiên tri và phản văn hóa trong xã hội duy tục vốn đánh mất cảm thức nội tâm. (8)
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm người chiêm niệm nghĩa là hướng cái nhìn của ta về Chúa Giêsu và để mình được người ngắm nghía ngõ hầu cái ngắm nghía của Người có thể biến đổi chúng ta và “làm chúng ta nên nhân bản hơn và giúp ta sống một cuộc sống mới mẻ.” (1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn chúng ta huấn luyện cái nhìn của trái tim ta, biết hướng về tâm điểm của ta vì “tình yêu đích thực luôn có tính chiêm niệm.” (2)
Viễn kiến của Thánh Têrêxa về đời sống chiêm niệm là viễn kiến nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần trở về với cội nguồn đặc sủng của ngài.
Đặc sủng của một đan viện tu là hồng phúc ngoại thường do Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và tiếp diễn với thời gian. Hiến Pháp của các chị (năm 1991) viết rằng:
“Khởi thủy của gia đình Têrêxa trong Dòng Carmel, và ý nghĩa ơn gọi của nó trong Giáo Hội có liên hệ chặt chẽ với việc khai triển đời sống thiêng liêng của Thánh Têrêxa và đặc sủng của ngài. Cách riêng, nó phát sinh từ các ơn phúc huyền nhiệm từng thúc đẩy ngài canh tân Carmel... Kinh nghiệm huyền nhiệm của Thánh Têrêxa dẫn ngài từ từ tiến tới việc thăm dò và, có thể nói như thế, nội tâm hóa đời sống Giáo Hội, với các nỗi buồn, nát tan hợp nhất, và trên hết, việc xúc phạm Thánh Thể và chức linh mục. Diễn trình này góp phần vào việc phát triển và minh xác dự án khởi đầu của ngài. Được đánh động bởi các biến cố này, ngài đã đem lại cho đời sống mình và đời sống gia đình mới một chiều hướng tông đồ.” (1.4.5)
Các đặc sủng của một việc thành lập luôn luôn phát sinh từ các bối cảnh chính xác của lịch sử. Được Chúa Thánh Thần linh hứng, các vị sáng lập cùng với các dòng tu, tu hội và phong trào của mình đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề và nhu cầu thời đại. Ta có thể thấy điều này cả trong cuộc cải tổ theo hướng của Thánh Têrêxa. Ngài nói rõ điều này trong các chương đầu tiên của cuốn Đường Trọn Lành rằng Giáo Hội nằm ở tâm điểm quyết định của ngài trong việc thành lập Đan Viện Thánh Giuse và việc trở về với lý tưởng nguyên thủy của Carmel. Thánh Têrêxa rất mẫn cảm đối với thế giới ngài sống và các dấu chỉ thời đại.
“Lúc ấy, tin tức đến với tôi về sự tai hại đang diễn ra ở Pháp và về các tàn phá mà những người theo Luthêrô đã gây ra và việc phái đáng thương này đang lớn mạnh ra sao. Các tin tức này làm tôi buồn rầu lắm, và, như thể tôi có thể làm được gì hay là điều gì đó, nên tôi kêu van Chúa và nài xin Người cho tôi được chữa lành một sự ác như thế. Dường như tôi sẵn sàng hy sinh cả ngàn mạng sống để cứu một linh hồn trong số nhiều linh hồn đang bị mất ở đấy. Tôi hiểu rõ tôi chỉ là một người đàn bà và là một người đàn bà thảm hại và không thể làm được bất cứ điều hữu ích nào để phục vụ Chúa. Tôi vốn chỉ ước mong và vẫn còn ước mong rằng Người có quá nhiều kẻ thù và ít bạn bè như thế, nên số bạn bè ít oi này phải là những bạn bè thật tốt. Thành thử, tôi quyết tâm làm những điều bé nhỏ trong khả năng của mình; nghĩa là, sống theo các lời khuyên của Tin Mừng một cách hoàn hảo bao nhiêu có thể và cố gắng để số người ít ỏi đang sống ở đây này cũng làm y như vậy.” (W.1.2)
Vì Giáo Hội bị chia rẽ và đầy thương tích, nên Thánh Têrêxa muốn làm “điều bé nhỏ mà ngài có thể làm” để đem lại sự gàn gắn. (W.1.1.)
Kỳ sau: Phong Trào Cải Cách Thệ Phản
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đầu Năm Lên Chùa Thắp Hương
Nguyễn Bá Khanh
09:38 21/02/2018
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Đầu năm lên chùa thắp hương
Cầu may, cầu phúc, mến thương tràn đầy.
(nbk)
VietCatholic TV
Tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Rôma.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:24 21/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo thông lệ này, chiều Chúa Nhật 18 tháng 2 vừa qua, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh đã rời Vatican đi tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ sáu, 23 tháng 2.
Giống như các năm trước, các vị dùng xe bus để tới trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.
Tuần tĩnh tâm bắt đầu lúc 6 giờ chiều với buổi Chầu Mình Thánh Chúa và kinh chiều. Những ngày sau đó có kinh sáng lúc 7 giờ rưỡi, tiếp đến là bài suy niệm thứ I lúc 9 giờ rưỡi, rồi thánh lễ đồng tế.
Ban chiều lúc 6 giờ có bài suy niệm thứ II, tiếp đến là Chầu Thánh Thể và kinh chiều.
Tuần tĩnh tâm năm nay do cha Josè Tolentino de Mendonça người Bồ đào Nha thuyết giảng với chủ đề “Ca ngợi sự khát”. Cha Josè Tolentino là một thần học gia và là một thi sĩ. Ngài là phó viện trưởng đại học Công Giáo Lisbon. .
Cha Josè Tolentino giải thích rằng chủ đề này nảy sinh từ khía cạnh nhân bản của đức tin. Đức tin không phải là một ý thức hệ nhưng là một trải nghiệm. Sự khát không phải là một ý tưởng nhưng là một kinh nghiệm thực tại của cuộc sống. Trong Tin mừng Chúa Giêsu nói “Ta khát”. Cái khát này là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta trong Mùa Chay? Con người có những cái khát nhiều khi không trùng với cái khát của Thiên Chúa. Cái khát của con người cần được thanh tẩy và định hướng lại. Những cái khát nhỏ của chúng ta cần được biến đổi để sống cái khát lớn lao hơn đó là khao khát ý nghĩa, sự thật, vẻ đẹp, sự hoàn hảo và vô tận.
Trong bài suy niệm thứ nhất mở đầu cho tuần tĩnh tâm “Học ngạc nhiên”, cha Josè Tolentino trình bày những suy tư của ngài về phần thứ nhất trong đoạn Phúc âm thánh Gioan 4,5-24 nói về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samaria ở giếng Giacóp. Chúa Giêsu ngồi ở giếng Giacóp, xin người phụ nữ Samaria “Xin cho tôi uống”. Điều này làm chúng ta ngạc nhiên, làm chúng ta bất ngờ. Một người Do thái nói chuyện với một phụ nữ xứ Samaritanô là dân đối kháng với người Do thái. Chúng ta ngạc nhiên như thể Chúa Giêsu hướng đến chúng ta và xin: “Cho Ta điều con có. Mở trái tim của con. Cho Ta điều là con.” Cha José Tolentino đã bắt đầu bài suy niệm thứ nhất như thế.
Lời yêu cầu của Chúa Giêsu khiến chúng ta bối rối và không chắc chắn bởi vì “chúng ta là những người đến để uống” ở giếng, và chúng ta biết rằng khát là điều khó khăn và cần thiết. Nhưng Chúa Giêsu cảm thấy mệt mỏi vì cuộc hành trình, và ngồi gần giếng nước. Và trong Tin Mừng, những người đang ngồi để xin là những người ăn xin. Ngay cả Chúa Giêsu cũng cầu xin bố thí; “thân thể Người nếm trải mệt nhọc nhiều ngày: hao gầy vì yêu thương chăm sóc cho người khác.” Không chỉ con người là hành khất của Thiên Chúa. “Thiên Chúa cũng là một người ăn xin của con người.”
Với sự yếu đuối của mình, Chúa Giêsu “đã đến để tìm kiếm chúng ta.” “Trong vực thẳm sâu nhất và đêm tối nhất của sự yếu đuối mỏng dòn của chúng ta, hãy để chúng ta được sự khát của Chúa Giêsu hiểu và tìm kiếm.” Nó không phải là sự khát nước, nhưng là cái khát lớn hơn: “Đó là cơn khát được đến với các cái khát của chúng ta, đi vào tiếp xúc với các vết thương của chúng ta.” Người yêu cầu chúng ta: “Hãy cho Ta uống.” Cha José Tolentino đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ cho Người uống không?” Chúng ta có biết cho nhau những điều tốt không?”
Chúng ta nhận ra mình được kêu gọi, bởi vì chính Chúa là Đấng chủ động đến gặp chúng ta. “Khát khao của chúng ta lớn bao nhiêu thì mong muốn của Thiên Chúa thậm chí còn lớn hơn như thế.” Và khi Chúa Giêsu nói với người phụ nữ sự thật về cuộc đời của bà, “điều này không hạ nhục hay làm tê liệt bà ấy. Trái lại, bà cảm thấy được gặp gỡ, được thăm viếng bởi ân sủng, được giải thoát nhờ chân lý của Chúa.”
Cha giảng thuyết kết luận: Chúng ta hãy cảm thấy mình được Chúa ôm choàng, vì “Thiên Chúa biết chúng ta ở đây.” Và trong những ngày này, “hãy dừng việc học hỏi, để học biết rằng ân sủng sẽ cho cuộc sống có thể trong con người chúng ta.” Trong sâu thẵm cõi lòng mình, chúng ta hãy nói: “Lạy Chúa, con ở đây không chờ điều gì cả.” Giống như nói rằng: con ở đây chỉ chờ đợi Ngài, “chờ đợi điều Ngài cho con.”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22/02/2018: Nữ tu nhận được phép lạ Lộ Đức làm chứng cho quyền năng Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:31 21/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Người nữ tu nhận được phép lạ của Đức Mẹ Lộ Đức, sơ Bernadette Moriau, đã là nhân vật chính trên trang nhất của nhiều tờ báo tại Pháp và trên thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí vào hôm thứ Ba 13 tháng Hai do giáo phận Beauvais tổ chức, sơ Bernadette Moriau khẳng định rằng sơ không phải là một “siêu sao” như nhiều người nói nhưng chỉ là một “nữ tu bé nhỏ” vui mừng vì có thể đi lại một cách tự do trở lại.
Trong cuộc họp báo này, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin, là Giám mục Giáo phận Beauvais, nhấn mạnh đến các yếu tố “bất ngờ, tức khắc và hoàn toàn” trong sự kiện lành bệnh của sơ Bernadette Moriau. Phép lạ xảy đến với sơ Bernadette Moriau có những yếu tố giống như những phép lạ chính Chúa Giêsu đã thực hiện khi Ngài đến trong thế gian. Ngài bảo người mù sáng mắt, lập tức người ấy thoát cảnh đui mù. Ngài bảo người què đứng dậy đi, tức khắc người ấy đi được.
Bác sĩ Alessandro de Franciscis của Ủy ban Y khoa nói ông đã chủ trì các cuộc điều tra về việc lành bệnh ngoại thường của sơ và “hoàn toàn thuyết phục” rằng không có lời giải thích y khoa nào về sự kiện này.
Sơ Moriau nói với các phóng viên rằng sau khi trở về nhà dòng của mình ở gần thành phố Beauvais sau chuyến hành hương Lộ Đức và đang khi cầu nguyện trong nhà nguyện “Tôi cảm thấy một luồng sinh lực mạnh mẽ chạy khắp cơ thể mình, một sự thư giãn, ấm áp ... Tôi về phòng của mình, và ở đó có một giọng nói với tôi “tháo nẹp con ra đi”, “Thật kinh ngạc, tôi có thể đi đứng như thường”. Sơ Moriau cho biết thêm ngay lập tức sơ quăng hết tất cả cả dụng cụ trợ giúp, từ cái nẹp sắt, đến cái xe lăn và cả những ống morphine - và đi bộ 5km một vài ngày sau đó.
Sơ nói thêm “Tôi đến đây để làm chứng cho quyền năng của Đức Mẹ, chứ tôi không đến đây để làm cho các bạn tin tôi.”
Đây là sự kiện 70 được chính thức công nhận là một hành động can thiệp của Thiên Chúa tại Lộ Đức, một địa điểm hành hương ở miền Nam nước Pháp.
2. Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski về vụ thảm sát ngày Thứ Tư Lễ Tro ở Florida
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của tổng giáo phận Miami, Florida, đã kêu gọi các thành viên cộng đồng hãy “hỗ trợ lẫn nhau trong thời khắc đau buồn này” sau vụ thảm sát kinh hoàng ở trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, gần Miami khiến ít nhất 17 người bị thiệt mạng trong đó đa số là các học sinh.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói:
“Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta vẫn có thể mạnh mẽ và kiên quyết chống lại sự dữ trong tất cả các biểu hiện của nó. Xin Chúa chữa lành những người đau khổ và an ủi sự buồn bã như chúng ta khi một lần nữa lại phải đối diện như một quốc gia với một hành động bạo lực vô nghĩa và một sự dữ đáng kinh hoàng.”
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói thêm: “Thứ Tư Lễ Tro này, chúng ta bắt đầu Mùa Chay là thời khắc chúng ta được kêu gọi sám hối và hoán cải. Xin Chúa giúp chúng ta vững vàng và và kiên quyết chống lại những điều gian ác trong lòng chúng ta và trong xã hội.”
Cảnh sát đã xác định nghi phạm vụ nổ súng này là Nikolas Cruz, 19 tuổi, là cựu học sinh trường này đã bị đuổi vì lý do kỷ luật.
Cảnh sát trưởng quận Broward là ông Scott Israel cho biết vào chiều ngày Thứ Tư Lễ Tro 14 tháng 2, Cruz đã trở lại trường mang theo một khẩu súng trường AR-15 và “vô số tạp chí”. Y kích hoạt hệ thống báo động của nhà trường để học sinh tràn ra khỏi các lớp học. Lúc đó, y lạnh lùng nổ súng.
Một trợ tá cho đội túc cầu của nhà trường là huấn luyện viên Aaron Feis xông ra đỡ đạn cho các học sinh trong khi hò hét các em chạy ngược lại vào trong các lớp học để tránh bị bắn chết. Anh hùng Aaron Feis bị thương nặng và được nhà trường thông báo là đã chết sau đó vì vết thương quá nặng.
Trong số 17 người tử vong, có 12 người bị giết bên trong trường, hai người đã chết bên ngoài trường học, một người qua đường cũng bị giết chết, và hai người khác chết tại bệnh viện.
Ít nhất 14 học sinh bị thương đã được đưa đến bệnh viện. Trong số này có 5 học sinh đang trong tình trạng nguy kịch.
Hung thủ Nikolas Cruz lẩn trốn trong số các học sinh đang tìm cách thoát ra bên ngoài nhà trường nhưng đã bị cảnh sát nhận diện và bắt sống.
Trong phiên tòa khẩn cấp vào sáng ngày thứ Năm 15 tháng 2, một thẩm phán quận Broward đã tuyên án Nikolas 17 tội danh liên quan đến việc giết người với những tình tiết nghiên trọng và truyền tức khắc giam giữ như một kẻ nguy hiểm cho xã hội, không được tại ngoại hầu tra.
Trước tòa tên Nikolas Cruz mặt lạnh như tiền không lộ chút xúc động nào về tội ác của mình. Khám nhà tên Nikolas, cảnh sát cho biết tên này đã từng viết trên các mạng xã hội “ước muốn” trở thành “một sát thủ chuyên nghiệp tấn công trường học”.
3. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về vụ thảm sát trong ngày Thứ Tư Lễ Tro tại Florida
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của tổng giáo phận Galveston-Houston, là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cho biết ngài bàng hoàng trước tội ác kinh hoàng diễn ra tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas đúng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, ngày mà mọi người được kêu gọi sám hối và hoán cải.
Đức Hồng Y kêu gọi các tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ gia tăng lời cầu nguyện xin Chúa an ủi và chữa lành các nạn nhân và gia đình họ, và phó thác linh hồn những người đã chết cho Lòng Thương Xót Chúa.
Trong tuyên bố thay mặt cho các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y viết:
“Chúng tôi rất buồn trước vụ bắn giết tại quận Broward, Florida, và trước sự mất mát vô ích và bi thảm của quá nhiều mạng sống con người. Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa an ủi các gia đình đang phải than khóc và nâng đỡ những người bị thương trong tiến trình chữa lành. Người Công Giáo và nhiều Kitô hữu khác đã bắt đầu Mùa Chay ngày hôm nay. Tôi khích lệ chúng ta hiệp nhất trong những lời cầu nguyện và những hy sinh của chúng ta cho việc chữa lành và an ủi tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong những tuần qua; và cho một việc hoán cải tâm hồn. Xin cho các cộng đồng và quốc gia chúng ta sẽ được ghi dấu bởi hòa bình. Tôi cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của chúng ta trong việc kiến tạo một xã hội bớt đi những bi kịch vô nghĩa do bạo lực súng đạn gây ra. Hy vọng của chúng ta được đặt nơi Chúa, như Người đã phán hứa sau khi sống lại, “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20).
Đức Hồng Y đã nhắc đến “tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong những tuần qua” vì theo tổ chức Everytown for Gun Safety, vụ thảm sát hôm thứ Tư Lễ Tro đã là vụ nổ súng thứ 18 trong các trường học tại Hoa Kỳ từ đầu năm 2018 đến nay.
Trong một diễn biến có liên quan, ông Robert Lasky, phát ngôn viên của Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FBI, cho biết cơ quan này đã nhận được một lời cảnh báo hồi năm ngoái về một vụ thảm sát tại trường học có thể xảy ra trong tương lai.
Một người đàn ông tên Ben Bennight, đã đăng một video lên YouTube. Sau đó, ông nhận được một lời bình luận như sau: “Tôi sẽ trở thành một sát thủ trường học chuyên nghiệp”. Hoảng sợ trước lời bình luận này Ben Bennight đã liên lạc với FBI, nhưng đáng tiếc là cơ quan này không thể tìm ra người viết lời bình luận trên.
“Không có thông tin nào khác được đưa ra cùng với nhận xét đó, chúng tôi không có một chỉ dấu nào về thời gian hoặc bản sắc đích thực của người đã bình luận”, ông Robert Lasky nói.
“Các nhà điều tra không thể tìm được người bình luận”, ông nói thêm.
4. Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự đau buồn trước vụ thảm sát trong ngày thứ Tư Lễ Tro tại Florida, Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas đúng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, trong đó đa số là những người trẻ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm sát kinh hoàng này.
Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gởi đến Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của tổng giáo phận Miami, Florida thay mặt cho ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người bị thương trong bạo lực vô nghĩa này.
Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần và thể xác cho những người bị thương.
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với “tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công khủng khiếp này sự gần gũi thiêng liêng của ngài với niềm hy vọng rằng những hành động bạo lực vô nghĩa như thế sớm được chấm dứt. Ngài xin Chúa ban phép lành hòa bình và sức mạnh cho cộng đồng Nam Florida.”
Toàn văn bức điện của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh như sau:
Kính gửi Đức Cha Thomas Gerard Wenski
Tổng giám mục Miami
Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn khi được biết về vụ thảm sát xảy ra tại Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland. Ngài bảo đảm với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công hủy diệt này sự gần gũi tinh thần của mình, và cầu nguyện xin Thiên Chúa Toàn Năng cho những người chết được nghỉ ngơi đời đời, cũng như chữa lành và an ủi cho những người bị thương và những người đang phải đau buồn. Với hy vọng rằng các hành động bạo lực vô nghĩa như thế có thể sớm chấm dứt, Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu cùng Chúa ban ân sủng bình an và sức mạnh cho tất cả anh chị em.
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
5. Mùa Chay của các tín hữu Công Giáo Đông phương
Tại Tu viện thánh Phanxicô Assisi ở Bayada, phía bắc Beirut, các tín hữu đã tham dự Thánh Lễ Ngày Thứ Hai Lễ Tro vào ngày 12 tháng Hai.
Theo Lịch Phụng Vụ của Công Giáo Maronite, lễ Tro được cử hành vào ngày Thứ Hai, chứ không phải là thứ Tư, nghĩa là hai ngày trước Phụng Vụ truyền thống về Mùa Chay của Giáo Hội Latinh. Điều này cho phép người Công Giáo Maronite giữ chay đúng 40 ngày Mùa Chay, nhưng đồng thời có thể cử hành hai ngày lễ quan trọng của Giáo Hội mà việc ăn chay là không bắt buộc, đó là ngày lễ Thánh Giuse và lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ.
Cha Nidal Abourjaily, một linh mục của Giáo Hội Công Giáo Melkite, nói trong bài giảng thánh lễ trước khi xức tro.
“Thay đổi tính cách của chúng ta là một chuyện thật khó khăn, vì thế chúng ta cần cầu xin Chúa ban ơn để có thể giữ chay nghiêm nhặt”,
Cha Nidal, một tu sĩ Dòng Phanxicô và là bề trên của tu viện, nói thêm: “Việc nhịn ăn sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp những đau khổ của chúng ta với Người, và đây là điều quan trọng bậc nhất.”
Thông thường, ở Li-băng, người Công Giáo thực hành rất nghiêm nhặt các quy định họ liên quan đến việc chay tịnh trong Mùa Chay. Ví dụ, Giáo hội Maronite yêu cầu ăn chay hàng ngày từ nửa đêm cho đến 12 giờ trưa và những người có sức khoẻ tốt được khuyên bảo kiêng thịt cũng như các sản phẩm từ bơ sữa. Chúa Nhật và các ngày lễ trọng không được xem là ngày buộc ăn chay hay kiêng thịt.
Cha Nidal giải thích với Catholic News Service rằng: “Quy định về chay tịnh của Giáo Hội Công Giáo Maronite, theo cách nào đó, là một sự pha trộn từ các truyền thống Công Giáo, bao gồm Maronite, Melkite, cũng như Công Giáo La mã”
Cô Berthe Obeid, một thiếu nữ Công Giáo Melkite, nói với Catholic News Service rằng cô thuờng nhịn ăn cho đến trưa và đôi khi đến 3 giờ chiều.
Cô Obeid nói thêm: “Tôi rất thích chocolate và các loại hạt, vì thế tôi cũng cố gắng ngừng ăn những thứ này trong Mùa Chay”.
6. Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói Đức Giáo Hoàng thường xuyên gặp gỡ những nạn nhân bị lạm dụng tính dục
Hôm thứ Năm 15 tháng 2, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng thường xuyên có những cuộc gặp gỡ với những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và điều này vẫn đang diễn ra.
“Tôi có thể khẳng định rằng vài lần trong một tháng, Đức Thánh Cha có những cuộc gặp gỡ với những nạn nhân bị lạm dụng tình dục từng cá nhân cũng có và theo nhóm cũng có”, ông Greg Burke nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe các nạn nhân và cố gắng giúp họ chữa lành các vết thương nghiêm trọng do sự lạm dụng mà họ phải chịu đựng. Các cuộc họp diễn ra với một thời lượng tối đa có thể được nhằm thể hiện sự tôn trọng nỗi đau khổ của họ.”
Ông Greg Burke đã nói như trên khi được yêu cầu bình luận về một bài báo đăng trên tờ Civiltà Cattolica, là một tạp chí của dòng Tên ở Rôma.
Tờ Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Công Giáo, trong số ra cùng ngày có bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với các linh mục dòng Tên tại Lima vào ngày 19 tháng Giêng vừa qua trong chuyến thăm Peru của ngài.
Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các linh mục cùng dòng với ngài ở Peru rằng ngài thường có những cuộc gặp gỡ vào những ngày thứ Sáu với những người bị lạm dụng tình dục.
Đức Thánh Cha cho biết các cuộc họp này thường không được công bố đã cho ngài thấy rõ rằng quá trình hồi phục của những người từng bị lạm dụng “rất là khó khăn. Họ vẫn bị tan nát tâm hồn. Thật thế, bị tan nát”
Theo Đức Thánh Cha, những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục chỉ ra sự “mỏng dòn” của Giáo Hội Công Giáo. Hơn thế nữa, “chúng ta hãy nói trắng ra rằng - chúng còn cho thấy mức độ đạo đức giả của chúng ta.”
Trong những chuyến đi nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường dành thời gian với các cộng đồng dòng Tên địa phương và tổ chức các buổi hỏi đáp với các vị. Vài tuần sau, một bản sao của cuộc trao đổi được xuất bản bởi tạp chí Văn Minh Công Giáo ở Rôma.
Bản dịch các cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô với các linh mục Dòng Tên ở Chilê vào ngày 16 tháng 1 và ở Peru ba ngày sau đó đã được tạp chí Văn Minh Công Giáo công bố vào ngày 15 tháng 2 với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha.
Các linh mục dòng Tên ở Chí Lợi đã không hỏi Đức Giáo Hoàng về vụ tai tiếng lạm dụng, mặc dù đây là đầu đề của hầu hết các tờ báo địa phương, đặc biệt là do những tranh cãi đang diễn ra đối với việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm Giám Mục giáo phận Osorno vào năm 2015. Đức Cha Juan Barros đã làm Giám Mục 20 năm được tiếng là một Giám Mục thánh thiện và tận tụy với đàn chiên khi còn là Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi. Tuy nhiên, ngài bị cáo buộc bao che sự lạm dụng của cha Fernando Karadima, là thầy của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các linh mục dòng Tên ở Santiago vào cuối ngày đầu tiên của ngài ở Chi Lê. Trong ngày hôm đó ngài đã gặp một nhóm nhỏ những nạn nhân người Chí Lợi bị lạm dụng.
7. Công Giáo Hương Cảng tổ chức cầu nguyện suốt đêm để phản đối thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh.
Hàng trăm người Công Giáo ở Hương Cảng đã tổ chức một buổi cầu nguyện suốt đêm để phản đối một thỏa thuận sắp xảy ra giữa Vatican và Bắc Kinh.
Hơn 200 người đã tụ tập cầu nguyện tại nhà thờ Thánh Bonaventura dưới sự hướng dẫn của các linh mục để phản đối một thỏa thuận mà các nhà phê bình nói sẽ “bán đứng” các tín hữu Công Giáo Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn trung thành với Tòa Thánh.
“Đây là một tình huống rất nguy hiểm. Có một mối nguy hiểm thực sự về một sự ly giáo” một linh mục nói với thông tấn xã Reurers tại buổi cầu nguyện.
Anh chị em tín hữu Công Giáo Trung Quốc sinh hoạt trong hai cộng đoàn khác nhau. Một bên là cộng đoàn Giáo Hội “hầm trú”, gồm những người trung thành với Đức Giáo Hoàng; và một bên là cộng đoàn công khai do Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước lãnh đạo. Hiệp Hội này được bọn cầm quyền Bắc Kinh thành lập trong mưu toan tách Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc khỏi quỹ đạo của Vatican. Các “giám mục” công khai Trung Quốc được Lưu Bách Niên (Liu Bainian), thường được gọi là Giáo Hoàng Đen của Trung Quốc bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Rôma.
Theo thỏa thuận mới, Vatican sẽ công nhận 7 “giám mục” Trung Quốc đã bị vạ tuyệt thông vì chấp nhận để cho bọn cầm quyền Bắc Kinh tấn phong giám mục mà không có sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng. Hai vị Giám Mục hầm trú luôn trung thành với Tòa Thánh cũng bị buộc phải từ chức để trao quyền chăn dắt đàn chiên Chúa lại cho những “giám mục” đã bị vạ tuyệt thông này trông nom.
Đổi lại, Trung Quốc để cho Tòa Thánh có quyền quyết định sẽ chọn ai làm giám mục trong số các ứng viên do chính bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.
Đêm canh thức xảy ra sau khi một nhóm trí thức Công Giáo Hương Cảng đã ký một lá thư ngỏ cảnh báo về một sự “ly giáo” không thể tránh khỏi nếu Vatican tiến tới thỏa thuận này.
Bức thư nói rằng các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm “không được lòng tin của các tín hữu, và chưa bao giờ tỏ ra ăn năn công khai về tội lỗi của họ. Nếu họ được công nhận là hợp pháp, thì các tín hữu ở Trung Quốc sẽ rơi vào một tình trạng hoang mang và đau đớn, và một sự ly giáo là điều không thể tránh khỏi trong Giáo hội ở Trung Quốc “.
Bức thư nói thêm: “Chúng tôi đang lo lắng rằng thỏa thuận này không những chẳng mang lại sự bảo đảm nào cho một ít tự do giới hạn mà Giáo Hội mong muốn; mà còn làm tổn hại đến tính thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Giáo hội và gây ảnh hưởng đến sức mạnh luân lý của Giáo Hội”.
Bức thư của các trí thức Công Giáo gởi đến các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới nói tiếp rằng:
“Chúng tôi khẩn khoản xin các vị, vì tình yêu đối với dân Chúa, kêu gọi Tòa Thánh: Xin hãy suy nghĩ lại bản thỏa hiệp hiện tại, và dừng lại đừng dấn sâu thêm vào những sai lầm thật là đáng tiếc và không thể đảo ngược lại được.”
8. Hội Đồng Giám Mục Nam Phi “nhảy mừng trong hân hoan” trước việc tổng thống Jacob Zuma tuyên bố từ chức
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư Lễ Tro 14 tháng Hai, Hội Đồng Giám Mục Nam Phi tuyên bố các ngài hân hoan trước việc tổng thống Jacob Zuma tuyên bố từ chức.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi:
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Phi hân hoan chào đón việc từ chức của Tổng thống Jacob Zuma. Đây là điều đã được chờ mong quá lâu. Đối với một số người điều này có thể là một sự kiện không vui, nhưng chúng tôi kêu gọi mọi người chấp nhận quyết định của ông như một phần trong tiến trình dân chủ của chúng ta.
Thực tế là ông Zuma đã được để cho giữ vị trí cao nhất của đất nước này quá lâu rồi bất chấp những bằng chứng trong bao năm qua càng ngày càng nhiều và đầy thuyết phục về sự bất lực của ông đối với chức vụ này, làm tổn hại to lớn đến danh tiếng của đất nước chúng ta trên trường quốc tế, làm cho nền kinh tế chúng ta bị kiệt quệ, đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người nghèo nhất và những công dân dễ bị tổn thương nhất của chúng ta.
Một cách tổng quát, chúng ta có thể nhận thấy rằng triều đại Tổng thống Zuma đã làm xuống cấp các tiêu chuẩn về đạo đức và danh dự trong cuộc sống công cộng của chúng ta và đã thúc đẩy tham nhũng cũng như việc lơ là nhiệm vụ ở tất cả các cấp chính quyền.
Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Nam Phi lưu ý cẩn thận cách thức mà chính quyền của tổng thống Zuma đã để cho tình hình ra đến nông nỗi này trong 10 năm qua và chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Nam Phi cam kết thực hiện việc đánh giá lại toàn bộ các tiêu chuẩn và các cơ chế được chính quyền này lưu hành nội bộ để quy trách nhiệm một cách thích đáng.
Trong năm sinh nhật thứ 100 của Nelson Mandela, chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để chúng ta có thể trở về với lý tưởng lãnh đạo trong tinh thần phục vụ mà Nam Phi đã được ban phước trong những năm đầu của nền dân chủ.
Tuần này, Kitô hữu trên toàn thế giới đã bắt đầu mùa Mùa Chay, là thời kỳ dấn thân cho những khởi đầu mới, đả phá tính ích kỷ và những tội lỗi ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Chúng tôi cầu nguyện rằng, trong những tuần tới, khi chúng ta tiến hành cuộc hành trình thiêng liêng của chúng ta hướng đến việc đổi mới trong hy vọng Phục Sinh, đất nước chúng ta cũng sẽ bắt đầu cuộc hành trình chính trị của mình cho một tương lai đầy những hy vọng mới và đầy những quyết tâm theo đuổi những lý tưởng đã được Hiến pháp của chúng ta vạch ra.
Với tinh thần đó, chúng tôi cam kết sự hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của chúng tôi đối với chính quyền mới và tất cả những ai giữ các chức vụ công quyền ở nước ta để họ có thể phục vụ tất cả mọi người Nam Phi một cách siêng năng, trung thực và với sự liêm chính mà những người đau khổ của quốc gia này xứng đáng được hưởng.
+ Đức Tổng Giám Mục Stephen Brislin
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi.
9. Đức Hồng Y Zenari, sứ thần Tòa Thánh tại Syria, cảnh giác chiến tranh đang lan rộng tại quốc gia này
Sứ thần Tòa Thánh tại Damsacus cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc tại Syria khi cuộc xung đột tại quốc gia này bước sang năm thứ bảy
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Hồng Y sứ thần nói rằng tại Syria đang xảy ra một tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ và lương thực. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng quên những người đau khổ ở Syria.
Đức Hồng Y nói rằng bạo lực đang tiếp diễn và có nguy cơ lan rộng khiến mọi người sống trong một bầu không khí lo sợ liên tục, và nhiều gia đình không dám ra khỏi nhà và con cái họ không dám đi học.
Chính phủ Damascus hôm thứ Ba cảnh cáo rằng Israel sẽ phải đối mặt với “những điều ngạc nhiên hơn nữa” nếu quốc gia này vẫn cứ tiếp tục tấn công lãnh thổ của Syria.
Lời bình luận trên được đưa ra vài ngày sau khi các máy bay tiêm kích của Syria bắn rơi một máy bay chiến đấu F-16 của Israel đang trên đường trở về sau khi thực hiện một cuộc không kích vào các vị trí của Syria được Iran hậu thuẫn.
Ông Ayman Sussan, phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Syria, nói: “Những kẻ xâm lăng có thể tin chắc rằng chúng sẽ đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác bởi vì chúng nghĩ rằng quốc gia bị chiến tranh tàn phá này trong nhiều năm đã bị kiệt quệ không thể đáp trả lại các cuộc tấn công.”
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã kêu gọi các bên tham chiến tại Syria phải ngưng bắn ngay tức khắc vì thường dân đã phải chịu đựng quá nhiều.
Ông cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ hơn bao giờ khi quốc gia này đang chứng kiến một giai đoạn cực kỳ tàn bạo trong cuộc xung đột.
Trong một diễn biến có liên quan, Washington đã cam kết viện trợ 200 triệu đô la để ủng hộ “các nỗ lực chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Syria”. Tuy nhiên, trong thực tế số tiền này thường được chia chủ yếu cho các nhóm phiến quân chống lại chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tuyên bố tăng cường viện trợ tài chính tại Liên minh Quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo ở Kuwait, bắt đầu hôm thứ Ba 13 tháng Hai.
Cũng trong ngày thứ Ba, các quan chức quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara đã xác nhận rằng có tới 31 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng và 143 người khác bị thương kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động một chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria hồi tháng trước. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã làm tình hình tại đây thêm căng thẳng.
10. Liên Hiệp Quốc cảnh báo chiến tranh tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ
Cuộc chiến tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ trong suốt 7 năm qua kể từ khi Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ngay tức khắc trong vòng một tháng để các nguồn viện trợ có thể đến được với những thường dân đang tuyệt vọng
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong việc thông qua một quyết nghị liên quan đến Syria vào tuần trước nhưng đang xem xét một bản dự thảo mới có thể được các bên thông qua.
Nhiều giờ trước cuộc đàm phán, điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tại Syria, là ông Ali al-Zaatari, đã cho biết như sau: “Kể từ khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố hôm 6 tháng 2, khi các đại diện Liên Hiệp Quốc ở Syria kêu gọi chấm dứt chiến sự trong một tháng, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi đang chứng kiến những trang tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử cuộc xung đột này, với các báo cáo trong đó hàng ngàn thường dân vô tội bị thiệt mạng và bị thương, những cuộc tản cư khổng lồ cùng với việc phá hủy các cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả các cơ sở y tế.”
Trong tuần vừa qua, các máy bay của chính phủ Syria đã không kích dữ dội vào các khu vực của phe đối lập tại phía Đông thành phố Ghouta gần Damascus, nơi phiến quân dùng làm cứ điểm bắn hoả tiễn vào thủ đô Damascus.
Một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc Syria cũng đã khiến hàng chục ngàn gia đình phải di tản dọc theo biên giới phía bắc.
“Chúng tôi nhấn mạnh sứ điệp của chúng tôi, rằng nỗi đau khủng khiếp của dân Syria phải được dừng lại ngay tức khắc. Họ đã chịu đựng quá nhiều những áp lực từ cuộc xung đột tàn bạo này”, ông Zaatari nói.
“Tôi tái kêu gọi tất cả các bên, và những người có ảnh hưởng đối với họ, hãy lắng nghe chúng tôi và những người bị ảnh hưởng trong cuộc chiến này: xin hãy chấm dứt sự thống khổ không thể chịu đựng nổi của con người”.
Các cuộc đàm phán bắt đầu ở New York vào hôm thứ Hai 19 tháng Hai để thảo luận một bản dự thảo mới của Thụy Điển và Kuwait yêu cầu ngừng bắn trong 30 ngày và chấm dứt các cuộc bao vây.
Hơn 13.1 triệu người Syria đang cần viện trợ nhân đạo, bao gồm 6.1 triệu người đã phải di tản trong nội địa Syria trong cuộc chiến tranh kéo dài gần bảy năm này.
11. Tự sắc Imparare a congedarsi (Học cách nói lời tạm biệt) của Đức Thánh Cha Phanxicô
Hôm 12 tháng 2, Đức Thánh Cha đã ký ban hành một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc có tên là Imparare a congedarsi, nghĩa là “Học cách nói lời tạm biệt” liên quan đến việc từ chức vì lý do tuổi tác của các Giám Mục trên thế giới.
“Việc kết thúc một chức vụ trong giáo hội cần phải được coi là một phần không thể tách rời của sứ vụ đó, vì nó đòi hỏi một hình thức mới của thái độ sẵn sàng”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết như trên trong lời giới thiệu của Tự Sắc này
Những thái độ nội tâm
Đức Thánh Cha đã đưa ra một suy tư về những thái độ nội tâm nhất định là điều cần thiết cho những vị phải đối mặt với việc từ chức vì tuổi tác, cũng như đối với những vị mà chức vụ của các ngài cần phải được kéo dài do những nhu cầu thực tế. Ngài mời gọi những vị chuẩn bị rời khỏi vị trí lãnh đạo hãy “phân định qua lời cầu nguyện cách sống trong giai đoạn sắp tới, và lập ra một dự án mới cho cuộc sống.”
Đối với những vị có thể được yêu cầu phục vụ thêm sau hạn định nghỉ hưu (75 tuổi), Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “quyết định này không phải là đương nhiên, nhưng đó là một hành động cai quản, và do đó đòi hỏi đức tính thận trọng trong việc đưa ra một quyết định phù hợp”. Khi một vị được yêu cầu một cách ngoại lệ tiếp tục việc phục vụ trong một thời gian dài hơn thì “tình trạng này không thể xem là một đặc ân, hay một chiến thắng cá nhân, hoặc một ân huệ xuất phát từ sự đòi buộc của tình bạn hay một quan hệ gần gũi nào đó, và cũng không phải là một sự thưởng công vì đã làm việc hữu hiệu. Những sự gia hạn như thế chỉ nên hiểu là vì những lý do liên hệ tới công ích của Giáo Hội”. Dịp này, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị đã quảng đại từ bỏ những dự phóng mới riêng của các ngài để tiếp tục phục vụ Giáo Hội.
Dù vẫn duy trì nội dung của sắc lệnh Rescriptum ex audienia ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài muốn đưa ra một số sửa đổi cho điều 2 của văn kiện đó, như sau: “Việc thôi giữ các chức vụ mục vụ nói trên chỉ có hiệu quả từ thời điểm điều này được chấp thuận bởi thẩm quyền hợp pháp. “
Những thay đổi
Với Tự Sắc này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra hai thay đổi đối với các đạo luật trước đây:
Thứ nhất, sau khi nộp một lá thư xin từ chức, người đó vẫn giữ chức vụ cho đến khi nhận được “thông báo chấp nhận đơn từ chức” hoặc “thông báo gia hạn chức vụ”, “trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc không được xác định, sẽ được thông báo cho đương sự” (Điều 5). Điều này là một sự thay đổi đối với điều 189 triệt 3 của Bộ Giáo Luật và điều 970 triệt 1 của Bộ Giáo Luật dành cho các Giáo Hội Đông phương, trong đó quy định một thời gian nhất định là ba tháng.
Thứ hai, những người đứng đầu các cơ quan của Giáo triều Rôma, mà không phải là Hồng Y, cũng như các vị giám chức khác đang nắm giữ các chức vụ tại Tòa Thánh hoặc các vị Đại diện của Đức Giáo Hoàng không tự động ngừng giữ chức vụ khi tròn 75 tuổi. Thay vào đó, các vị phải đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha và ngài “sẽ quyết định sau khi đánh giá theo từng hoàn cảnh cụ thể” (Điều 2 và 3).
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong Tự Sắc rằng ngài “nhận thức được sự cần thiết phải cập nhật các quy tắc về thời gian và phương thức từ chức khi đạt đến độ tuổi giới hạn.” Và ngài viết rằng những gì ngài quy định “chỉ được đưa ra sau các cuộc thảo luận cần thiết.”
12. Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Jerusalem cương quyết chống lại việc đánh thuế các tài sản của Giáo hội
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Jerusalem đã chính thức yêu cầu chính quyền thành phố Jerusalem thu hồi lại tuyên bố của họ về việc áp đặt thuế địa phương đối với các tài sản của Giáo hội.
Một tuyên bố được công bố vào hôm Thứ Tư Lễ Tro của các Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo các Giáo hội tại Jerusalem nói rằng ý định áp đặt thuế địa phương lên các Giáo hội mâu thuẫn với tương quan lịch sử giữa các Giáo hội và các cơ quan dân sự trong nhiều thế kỷ qua.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng các quan chức dân sự đã luôn luôn nhìn nhận ra và tôn trọng những đóng góp to lớn của các Giáo hội Kitô như việc đầu tư hàng tỷ Mỹ Kim xây dựng các trường học, bệnh viện và nhà cửa cho người cao niên và những người chịu thiệt thòi ở Thánh Địa.
Tuyên bố nhận xét rằng việc đóng thuế đối với các Giáo hội phá hoại tính cách thiêng liêng của thành Giêrusalem, và gây nguy hiểm cho khả năng của các Giáo Hội trong việc thực hiện sứ vụ của mình trên mảnh đất này thay mặt cho các cộng đồng và các Giáo Hội trên toàn thế giới.
Các Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo các Giáo hội tại Jerusalem, vì thế, chính thức yêu cầu chính quyền địa phương rút lại tuyên bố của họ và bảo đảm rằng nguyên trạng hiện tại đã được lịch sử phân định phải được duy trì, và đặc tính thánh thiêng của Thành Thánh Giêrusalem phải được tôn trọng. Tuyên bố này được ký bởi mười ba vị thủ lãnh của Giáo hội và cộng đồng Kitô hữu hiện diện tại Jerusalem.