Ngày 28-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật I Mùa Chay A
Lm. Jude Siciliano, OP
00:57 28/02/2020


Sáng Thế 2: 7-9; 3: 1-7; T.vịnh 50; Rôma 5: 12-19; Mátthêu 4: 1-11

Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Sự cám dỗ đã được nói đến trong các bản văn của Kinh thánh Do thái và trong cả Phúc âm nữa.

Sách Sáng Thế trình bày câu chuyện quen thuộc về việc tạo dựng con người và những cách cám dỗ con người. Không có ai có mặt ở đó để ghi lại công việc tạo dựng, nhưng chúng ta điều biết những câu chuyện đó không được ghi nhận theo cách nhìn của khoa học, hay mang tính biên niên sử. Thật ra thì các các sử gia xưa viết theo khái niệm tổng thể của sự việc như từ ngày (một lần tác diễn). Tác giả quan sát được việc hiện thực đang diễn ra. Và câu hỏi được đặt ra của họ; cũng có thể là câu hỏi của chúng ta thời nay. Chúng ta bởi đâu mà đến? Làm sao chúng ta trở thành con người từ mớ hổn độn của vạn vật như ngày hôm nay? Tôi là ai? Thiên Chúa có phần việc gì trong đời sống của chúng ta, và trong đời sống của thế giới?

Ngay từ đầu sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng trời đất, và cứ sau mỗi ngày chúng ta được biết là "Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp". Tất cả mọi sự Thiên Chúa tạo dựng đều được tốt đẹp. Bài sách Sáng Thế đọc hôm nay nói đến sự tạo dựng con người (viết vào lối năm 1,000 trước Công Nguyện) như sau: Sự tốt đẹp của con người không được công bố, chúng ta hãy tự hiểu. Thiên Chúa lầy từ bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật. Thật rất tiếc là việc tạo dựng người nữ không được nói đến. Trái lại, trong bài đọc hôm nay, người nữ là người bị cám dỗ đầu tiên vì ăn trải cấm, và sau đó thuyết phục chồng cùng ăn.

Chúng ta luôn luôn nghĩ trái cấm mà ông Adong và bà Eva ăn là trái táo. Nhưng trong câu chuyện không xác nhận đó là trái gì. Ngay cả đến điểm chính của câu chuyện, hai ông bà phạm tội không gọi lỗi phạm đó là "tội tổ tông" Đó không phải là tên gọi trong Kinh Thánh. Chúng ta thường đổ tội cho những sự dữ trong thế gian là bởi ông Adong và bà Eva khởi sự trước. Để làm giãm nhẹ cho hành vi vấp phạm của chúng ta để trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng ta nói "nếu không phải do bởi ông Adong và bà Eva vấp phạm, thì chúng ta sẽ không phạm tội, và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp, như trước kia Thiên Chúa đã tạo dựng" Đổ lỗi như thế để làm nhẹ đi trách nhiệm chính của chủng ta phải không? Thật đáng thương cho loài người, chịu tội vì việc mà chúng ta không thực hiện.

Có thật phải là chúng ta sinh ra trong một thế giới đầy tội lỗi và chúng ta "thừa hưởng" tội lỗi vì chúng ta bị ảnh hưởng và bị cám dỗ bởi tội lỗi không? Sách Sáng Thế nói là chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta bắt đầu là con người tốt. Nhưng chúng ta được tự do chọn điều chúng ta nghĩ sẽ phải làm để trở nên “như Chúa". Chúng ta nhận sự cám dỗ của tội. Tội lỗi lan rộng, không phải vì chúng ta được sinh ra trong tội lỗi, nhưng vì tội lỗi luôn hiện diện trong xã hội và thế giới nơi chúng ta sinh trưởng.

Hôm nay thánh Phao lô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta phải liên kết với nhau trong tội lỗi. Nhưng, nhờ Chúa Kitô chúng ta đã được "giải thoát" khỏi tội lỗi của mình. Chúa Kitô đã phá bỏ quyền lực của tội lỗi luôn đè nặng trên chúng ta và trong sự phục sinh của Chúa Kitô; Ngài đã toàn thắng sự chết.

Bài Phúc âm của thánh Mátthêu nói về sự khởi đầu của cơn cám dỗ của Chúa Giêsu khác với sự vấp phạm trong hoàn cảnh sa ngã của chúng ta. Khung cảnh nơi Chúa Giêsu bị cám dỗ không phải là khu vườn tươi tốt của địa đàng nhưng là một nơi hoang địa. Như khi con người được dựng nên bởi Adong thì bây giờ Chúa Giêsu là "Adong Mới". Sự cám dỗ có khác biệt. Nhưng, kẻ gây chước cám dỗ cũng chính là kẻ đã cám dỗ ông Adong và bà Eva trong hình thù con rắn: Để tìm vinh quang của chính mình và dùng quyền lực đó cho chính lợi ích của họ. Đó là "tội tổ tông" đã dùng thân xác của mỗi người trong chúng ta qua sự tự do lựa chọn chống lại ý định của Thiên Chúa.

Có sự đồng sắc thái giữa sự cám dỗ của tổ tiên chúng ta và những sự cám dỗ của Chúa Giêsu. Nhưng, Chúa Giêsu chọn phương cách của Thiên Chúa, là không hành sự nhằm để cho Ngài tự hài lòng với chính uy quyền của mình. Thế nên, Chúa Giêsu không muốn Thiên Chúa làm theo ý Ngài mong muốn. Chúa Giêsu làm điều mà thường con người không muốn làm, đó là Ngài luôn đặt để Thiên Chúa lêntrước hết.

Thánh Mátthêu không chỉ nói đến một dịp cám dỗ mà Chúa Giêsu gặp. Từ lúc này cho đến khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá Chúa Giêsu có thể đã bị cám dỗ nhiều lần trong việc xử dụng dùng quyền năng của Ngài cho vương quốc của Ngài ở trần gian. Chúa Giêsu chắc có đủ ảnh hưởng trên dân chúng, qua các điều Ngài giảng dạy và các phép lạ Ngài làm để tập họp được một đạo binh hùng mạnh nhằm lật đổ sự thống trị và đô hộ của La mã và đem đến vinh quang cho Ísrael... Đối với dân chúng, Chúa Giêsu như là mội vị vua vĩ đại của Ísrael giống như vua Solomon hay vua David. Chúa Giêsu không muốn chấp nhận vì đó là quyền năng của quỹ dữ trao cho Ngài cai trị các "vương quốc của trần gian".

Như câu chuyện trình bày trong các sự cám dỗ trong hoang địa, Chúa Giêsu không chấp nhận những quyền uy và quyền hành. Trái lại, suốt trong những năm Ngài thi hành sứ vụ, Ngài đã hy sinh lần này đến lần khác cho các tín hữu và tôi tớ khổ cực trung thành với Chúa Cha. Chúa Giêsu không chịu chấp nhận dấu chỉ của quỹ dử cám dỗ Ngài. Ngài không gieo mình xuống để các thiên sứ sẽ ra tay nâng đỡ chở che cho Ngài khỏi vấp chân vào đá để chứng minh là Thiên Chúa ở về phía Ngài. Ngài cũng không muốn làm cho dân chúng tin vào Ngài vì Ngài làm phép lạ như làm bánh hóa nhiều cho đám đông quần chúng. Ngài muốn để việc đó cho các môn đệ Ngài.

Trong khi Ngài chịu treo trên cây thập giá, sự cám dỗ trong hoang địa lại trở lại một lần nữa "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì xuồng khỏi thập giá xem nào (Mt 27:40). Chúa Giêsu chống lại sự cám dỗ cuối cùng đó để tránh khỏi sự đau đớn như khi Ngài đã tỏ ra lúc Ngài vứa bắt đầu sứ vụ. Vì những lý do mầu nhiệm, Chúa Giêsu không chấp nhận những gì trông như việc dễ dàng mà quỹ dữ cám dỗ. Vậy Ngài có thể cứu dân Ngài vì Ngài là một vị vua hùng mạnh có quyền uy? Vậy Ngài có thể chấp nhận sự khen ngợi của đân chúng không? Trái lại, chịu sự nhục mạ Ngài đã chịu khi đi qua Giêrusalem đến nơi bị treo trên cây thập giá phải không?

Sau sự bị giam cầm, nổi đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. Chúng ta có thể chấp nhận mầu nhiệm đời sống của Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta là phải bước qua sự đau khổ và sự chết mới đến được một đời sống mới phải không? Và chúng ta vẫn chưa chấp nhận sự sống đời sau phải không? Khi, nhân danh Chúa Giêsu, người Kitô hữu phải chịu khổ cực; nhưng nhờ quyền năng của Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta qua Chúa Kitô, sự đau khổ và buồn phiền bây giờ có thể được hoán đổi thành đới sống sâu đậm và luôn luôn vui vẻ.

Mùa Chay kêu gọi chúng ta hãy vác thánh giá Chúa Kitô, theo con đường của người tôi tớ đau khổ, và theo Ngài đi vào nơi tối tăm là nơi Ngài sẽ chia sẽ ánh sáng và đời sống mới của Ngài cho chúng ta. Chúng ta khước từ sự cám dỗ, của sự nhiệt tình tìm tiền của, tìm danh vọng có thể làm chúng ta xao lãng mất sự chú trọng vào tìm kiếm tình thương yêu của Thiên Chúa và theo Con của Ngài hằng yêu dấu để chúng ta chỉ tôn vinh Ngài mà thôi.

Thánh Mátthêu bắt đầu câu chuyện cám dỗ của Chúa Giêsu với lời "Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa". Chúng ta hợp cùng Thần Khí đó qua Bí Tích rữa tội, vì phép rữa đã giúp chúng ta chống lại cám dỗ hằng ngày là chọn chúng ta hơn là chọn Thiên Chúa. Cám ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể nhận thấy và chấp nhận đới sống của Chúa Giêsu ban cho chúng ta bây giờ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


1st SUNDAY OF LENT (A)
Genesis 2: 7-9; 3: 1-7; Psalm 51; Romans 5: 12-19; Matthew 4: 1-11

On this first Sunday of Lent temptation accounts are before us in both the Hebrew text and the gospel account.

Genesis presents the familiar account of the creation of the humans and their succumbing to temptation. No one was around to record the creation events; we know they are not scientific or historical accounts. Rather, the ancient author writes from the perspective of his (presuming it was a male) day. What he saw in his time was a prevailing reality; the questions the people of his day would have had are ours as well. Where did we will come from? How did we wind up in the mess we are in? Who am I? What is God’s role in our lives and the life of the world?

In the beginning of Genesis God created the world and, after each day, we are told quite plainly, "God saw that it was good...." All of it is good. Today’s passage of the creation of humans (written around 1000 BCE) follows. The goodness of humans is not announced, it is depicted. God forms the first human by hand and breathes the divine life into him. It is a shame the creation of the woman is skipped over. Instead, in today’s reading she is depicted as the first to give into temptation by eating the forbidden fruit and then persuading her husband to do the same.

We have always identified the fruit Adam and Eve ate as an apple. It is not named in the account. More to the point: neither is their disobedience called "original sin." It is not a biblical name. We have blamed our sins and the world’s evils on Adam and Eve. Which diminishes our responsibility for our actions. "If it weren’t for Adam and Eve…" – we tend to say – "we wouldn’t sin and the world would be a better place, the way God originally planned it." Making that excuse removes the responsibility from ourselves, doesn’t it? Poor unfortunate humans, victims of something we had nothing to do with.

It is true that we are born into a sinful world and we "inherit" sin because we are influenced and seduced by it. Genesis tells us that we were made in the image of God – we started out good. But we choose what we think will make us "like gods." We accede to the allure of sin. Sin spreads, not because we are born with it, but because of its presence in the society and world we are born into.

Paul reminds us today we are united by our sin, but through Christ we have been set free, "acquitted" of our sin. Christ has broken the power of sin has over us and in Christ’s resurrection even death has been conquered.

Matthew’s temptation account begins the reversal of our fallen condition. The setting for Jesus’ temptation is not the lush garden, but a desert place. Just as humanity was summed up in Adam, now Jesus is the "new Adam." The temptations differ, but the deceiver is making the same pitch to Jesus as the serpent did to Adam and Eve: to seek one’s glory and to use power for one’s own benefit. It is the "original sin" that takes flesh in each of us by the deliberate choices we make counter to God’s will.

There is a parallel between the temptation of our first parents and those presented to Jesus. But Jesus chooses God’s ways, not his own satisfaction. He refuses to force God’s hand to serve his own ambition. Jesus does what humans often do not – He puts God first.

Matthew is not illustrating just one moment of temptation Jesus faced. From this point on, right up to his crucifixion, Jesus could have given into temptation to use power to achieve an earthly kingdom. He certainly had enough influence over the people, by his preachings and miracles, to gather an army of followers to attempt an overthrow of the Roman domination and to restore glory to Israel. To the people Jesus looked like a successor to Israel’s great kings, like Solomon and David. Jesus would not accept what the devil was offering him, rule over the "kingdoms of the world."

As demonstrated in the desert temptations, Jesus shuns such use of power and claims of authority. Instead, throughout the years of his ministry, he commits himself over and over to be the faithful and suffering servant of his Father. Jesus refused to give the signs of proof the tempter asked for; he did not throw himself off the parapet of the Temple to be rescued by angels and prove that God was on his side. Nor would He pressure people to believe in him by performing spectacles like providing bread for the masses of people. He would leave that for us his disciples.

While he hung on the cross the desert temptation was put before him again, "If you are the Son of God, come down from the cross" (26:40). He resisted that last temptation to avoid suffering, as he had done from the beginning of his ministry. For some mysterious reason Jesus did not accept, what seemed like, the easy way proposed by the tempter. Couldn’t he have saved his people by being a powerful king? Couldn’t he have accepted the admiration of his people, instead of the scorn he received as he traveled to Jerusalem, to wind up on the cross?

After the rejection, pain and then death Jesus suffered, came the resurrection. Can we accept the mystery Jesus’ life presents to us: that through suffering and death new life comes? And we’re not just talking about the next life, are we? When, in the name of Jesus the Christian suffers, by God’s power, revealed to us in Christ, present pain and sadness can be changed into deeper life and sustained joy.

Lent invites us to take up Christ’s cross, the way of the suffering servant, and follow him into darkness where he will share his light and new life with us. We reject the tempter’s ploy: no wealth, or power, or fame, can divert us from our focus on loving God and following the beloved Son, to whom we alone give honor.

Matthew begins the account of Jesus’ temptations saying, "The Spirit led Jesus into the desert…." We are united to that same Spirit through our baptism, that enables us to resist the daily temptations to choose self over God. Thanks to the Spirit we can see and accept the life Jesus lived and offers to us now.
 
Cám dỗ, nguy cơ và cơ may
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:02 28/02/2020


Chúa Nhật I Mùa Chay A
St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11

Với Chúa Nhật I Mùa Chay năm A, phụng vụ Lời Chúa hướng sự chú ý chúng ta tới chủ đề cám dỗ. Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bài đọc. Nếu ma quỷ xuất hiện như là một kẻ thù nguy hiểm nhất của con người, thì Đức Giêsu là người chiến thắng tất cả các cám dỗ và cạm bẫy của ma quỷ, trở thành khuôn mẫu tuyệt hảo cho tất cả những ai đang bị cám dỗ.

Bài đọc I trích từ sách Sáng Thế (St 2,7-9;3,1-7), kể cho chúng ta nghe lại câu chuyện sa ngã của nguyên tổ do những lời mời mọc ngọt ngào của con rắn. Ađam va Evà bị cám dỗ ăn trái cấm từ “cây biết lành biết dữ” (x. St 3,1-7). Họ đã sa ngã, xa rời Thiên Chúa, đánh mất sự sống và sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của mọi sự thiện hảo. Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về một sự kiện lịch sử là nhân loại ngay từ đầu đã phạm tội và không có khả năng giải phóng mình khỏi tội lỗi và sự dữ. Nhân loại cần đến ơn cứu độ, sự hoàn nguyên đến từ Thiên Chúa.

Trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 5,12-19), thánh Phaolô cho chúng ta lời giải đáp về mầu nhiệm cứu độ của nhân loại mà Đức Kitô đã mang lại qua mầu nhiệm thương khó, tử nạn và phục sinh: “Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính” (Rm 5,19).

Bài Tin Mừng (Mt 4,1-11) giới thiệu với chúng ta kinh nghiệm của Đức Giêsu trong sa mạc, nơi Người bị cám dỗ và chống lại Satan như thế nào.

Chúng ta hãy nhìn vào ba cơn cám dỗ của Đức Giêsu: Cơn cám dỗ thứ nhất: trong lúc đói lã, ma quỷ đề nghị Người biến những viên đá thành bánh để ăn. Đây là cám dỗ đặc trưng về vật chất. Nhưng Đức Giêsu trả lời: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Đức Giêsu đã từ chối cám dỗ này và sống phó thác vào Chúa Cha, vì đối với Người có một thứ thức ăn quan trọng hơn “bánh mì” đó là Lời Chúa và thi hành theo ý Cha.
Cơn cám dỗ thứ hai là: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi!” (Mt 4,6). Đây là cám dỗ về lòng kiêu ngạo. Ma quỷ gợi lên sự ngờ vực, thách thức về tình yêu của Chúa Cha đối với Người, và đề nghị Người sử dụng quyền của mình để làm những cảnh ngoạn mục, tìm kiếm sự vỗ tay của đám đông. Trong câu trả lời: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Mt 4,7), Chúa Giêsu cho thấy Người là Con đích thực của Thiên Chúa, Người đã chọn một cách sống trong khiêm tốn, ẩn dật, và không cần phải bắt Thiên Chúa làm theo ý mình để biểu lộ tình yêu đối với mình. Cách đơn giản Người sống tin tưởng vào Chúa Cha.

Cuối cùng, cám dỗ thứ ba liên quan đến lòng khát khao quyền lực: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9). Một cách công khai, ma quỷ để lộ mục đích của nó: hãy thờ lạy tôi chứ không phải Thiên Chúa, bạn sẽ có tất cả. Chúa Giêsu trả lời bằng một lối sống thực sự chỉ có tôn thờ và phục vụ một mình Thiên Chúa mà thôi.

Quả thật, cả ba cám dỗ của Đức Giêsu là “ba con đường dễ dãi để không trải qua thập giá” (Fulton Sheen), nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận con đường thập giá, với một tình yêu và lòng phó thác hoàn toàn vào Cha. Như thế, Người đã chiến thắng và như thế qua thập giá, Người cứu độ chúng ta.

Cũng như Đức Giêsu, ngày hôm nay chúng ta sống trong thế giới này, một thế giới đầy cám dỗ, và cám dỗ hôm nay được mặc nhiều dáng vẻ hấp dẫn và đẹp đẽ. Đằng sau những cám dỗ là ma quỷ, kẻ thù luôn dấu mặt. Kẻ được định nghĩa bởi Gioan như là cha đẻ của sự dối trá (x. Ga 8,44), một kẻ thù rất nguy hiểm không bao giờ ngủ, luôn sẵn sàng thử thách chúng ta. Và như nhà thơ Baudelaire nói: “Sự quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho con người không tin rằng nó hiện hữu.”

Chúng ta đừng sợ hãi vì Đức Kitô đã chiến thắng Satan. Chúng ta hãy học hỏi từ Đức Giêsu, để chiến đấu với ma quỷ bằng sức mạnh của Lời Chúa, bằng khí cụ ăn chay, cầu nguyện và việc bác ái. Hãy học nơi Người để tỉnh thức luôn, để nói KHÔNG với ma quỷ và thưa VÂNG với Thiên Chúa. Đặc biệt như Đức Giêsu, chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời, trở nên nhạy cảm và dễ bảo với Người. Nếu chúng ta bước đi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ chiến thắng các cám dỗ, và qua những thử thách đó, chúng ta sẽ trưởng thành hơn trong đức tin và trong tình yêu với Thiên Chúa và với mọi người. Đó là tin vui và cùng với niềm vui này, chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay hướng về niềm vui phục sinh của Đức Kitô, Chúa Chúng ta. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Cám dỗ lìa xa Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
04:28 28/02/2020


Mùa Chay là mùa sám hối trở về với Chúa. Phải trở về vì trong đời sống luôn có những cơn cám dỗ lôi kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa. Thế nên, Chúa Nhật đầu Mùa Chay luôn kể câu truyện Chúa Giêsu chịu cám dỗ và vượt thắng cám dỗ.

Nhắc đến 3 cơn cám dỗ, thường chúng ta hiểu đó là những cám dỗ về vật chất, quyền lực, và danh vọng. Đó là những điều mà con người khao khát nên dễ bị cám dỗ. Và người ta bị sa ngã khi tuyệt đối hóa vật chất, quyền lực, danh vọng, coi nó là tất cả, và bất chấp tất cả để đạt được những điều đó. Khi bị sa chước cám dỗ như thế thì các mối liên hệ tình nghĩa yêu thương giữa người với người, các trật tự hài hòa tốt đẹp trong xã hội bị phá hỏng, bị hủy hoại tận gốc rễ.

Tuy nhiên, trong bình diện tôn giáo, thì 3 cơn cám dỗ không chỉ phá hỏng liên hệ giữa con người với nhau, nhưng nguy hiểm hơn, nó còn phá hỏng liên hệ giữa con người với Thiên Chúa. Khởi đầu quỷ cám dỗ về sự nghi ngờ Thiên Chúa khi nó bảo Đức Giêsu “Nếu ông là Con Thiên Chúa” thì hóa đá thành bánh đi, thì nhảy xuống khỏi đền thờ đi. Rồi cuối cùng quỷ cám dỗ từ bỏ Thiên Chúa và thờ luôn quỷ khi nó bảo Đức Giêsu “nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Khủng khiếp và nguy hiểm của cơn cám dỗ là ở chỗ này: người ta bị cám dỗ bỏ tôn thờ Chúa để tôn thờ ma quỷ! Đây là cơn cám dỗ lớn nhất, nguy hiểm nhất, kinh khủng nhất của thời đại ngày nay.

Phúc đức thay, Đức Giêsu đã vượt qua các cơn cám dỗ nhờ Lời Chúa và niềm tin yêu Chúa khi Ngài mạnh mẽ tuyên bố rằng: người ta sống nhờ Lời Chúa, chớ thử thách Thiên Chúa, và phải tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi. Lời Chúa và niềm tin yêu Chúa chính là vũ khí mạnh nhất giúp chúng ta vượt qua các cơn cám dỗ rất hấp dẫn nhưng đầy nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Amen.

----- Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa tuần này
https://www.youtube.com/watch?v=sh0_fNUtVic&t=377s
 
Vác Thập Giá
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:07 28/02/2020
Trong ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã ba lần tiên báo cuộc khổ hình thập giá mà Người phải chịu bởi tay các Kỳ lão, Thượng Tế và Luật sĩ ở Giêrusalem (x.Mt 16,21;17,22-23;20,17-19). Vậy có thể khẳng định rằng khổ nạn thập giá của Người không phải là dữ kiện ngẫu nhiên mà có thể xem là tất yếu như một giá phải trả để Người đạt mục tiêu hoàn thành sứ mạng của mình. Thử hỏi nếu Chúa Giêsu sống vào thời này thì Người có phải chịu tử nạn với án hình thập giá không và bởi tay của những ai? Câu hỏi quả là không dễ trả lời.

Nào chúng ta cùng xét xem án hình thập giá thời Chúa Giêsu là gì? Chủ thể áp đặt nó chính là Chính Quyền đế quốc Rôma đang đô hộ nước DoThái lúc bấy giờ. Đế quốc Rôma áp đặt thứ án hình tàn bạo ấy lên đám dân bị trị để kìm hãm họ trong kiếp đời nô lệ. Quan Philatô đã dùng án hình ác độc này để trừng trị những người Do Thái nổi lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và qua đó dập tắt những ý chí những ai muốn giành lại sự độc lập cho dân tộc. Như thế, những người bị án hình ấy chính là những người quả cảm không cam chịu cảnh kiếp nô lệ. Họ yêu nước, thương dân, can đảm chịu mọi gian nguy để cho dân tộc mình được hưởng sự độc lập tự do.

Với Chúa Giêsu thì sao đây? Chắc chắn khổ hình thập giá mà Người gánh chịu không phải là giá phải trả cho sự độc lập tự do của dân tộc giới hạn trong lãnh vực chính trị và đất nước Do Thái của Người. Dưới ánh sáng đức tin thì chúng ta tin nhận Chúa Giêsu gánh lấy khổ hình thập giá là để giải thoát nhân loại chúng ta khỏi vòng nô lệ của thần dữ hầu đưa nhân loại trở về cảnh đời tự do của người con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên việc Chúa Giêsu chỉ rõ danh phận những người áp đặt khổ hình thập giá trên Người đó là các Luật sĩ, Kỳ Lão, Thượng tế ở Giêrusalem lúc bấy giờ khiến chúng ta cần suy nghĩ đôi điều. Phải chăng một cách nào đó, một phần nào đó họ đã và đang là “công cụ” của thần dữ kìm giữ con người nói chung và cách riêng dân Chúa thời ấy trong cảnh kiếp nô lệ? Xin đừng quên họ là những người lãnh đạo cao cấp về tôn giáo lúc bấy giờ.

Trong phiên tòa xét tội Chúa Giêsu thì các vị lãnh đạo tôn giáo lúc ấy đã cho người làm chứng tố cáo Người đã từng muốn “phá hủy” Đền thờ Giêrusalem và sẽ xây lại trong ba ngày (x.Mt 26,61; Mc 14,58). Chính Chúa Giêsu đã nói điều đó và Người khẳng định là sẽ xây lại Đền thờ không phải do tay người phàm. Sự việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem, Người bện dây thừng thành roi đánh đuổi những người buôn bán chiên bò ra khỏi Đền thờ và hất tung bàn ghế những người đổi tiền là một trong những nguyên cớ khiến các vị lãnh đạo Do Thái giáo lúc ấy quyết định giết Người.

Tin Mừng thứ tư tường thuật rằng sau khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy Chí Thánh, các môn đệ nhớ lại dữ kiện này và tin rằng Đền thờ đây chính là thân thể Thầy mình (x.Ga 2,22). Tuy nhiên hai từ Đền thờ nhắc nhớ chúng ta đến cơ chế và luật lệ của một Giáo hội. Phải chăng cái cơ chế của Do Thái giáo lúc bấy giờ đã xơ cứng và không ít luật lệ do những người lãnh đạo đề ra đã không phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Ngoài ra còn phải kể đến lối sống giả hình và sự tham lam vô độ của nhiều lãnh đạo mà Chúa Giêsu đã thẳng thừng phê bình, khiển trách.

Trở lại với câu hỏi ở trên: nếu Chúa Giêsu sống vào thời này thì Người có phải chịu tử nạn với án hình thập giá không và bởi tay của những ai? Một câu hỏi khiến chúng ta cần xét suy và thực lòng sám hối nếu cái cơ chế Giáo Hội Công Giáo chúng ta đang bị xơ cứng lãnh vực nào đó và một vài luật lệ của chúng ta chưa thực sự giúp đoàn tín hữu sống đời tự do của con cái Thiên Chúa, nếu không muốn nói là đang kìm hãm đoàn dân Chúa sống nội hàm của lời Kinh Lạy Cha.

Theo thiển ý thì những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc cải tổ cơ chế giáo triều, nhiều lời huấn dụ của Ngài nhấn mạnh đến tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, lối sống và cung cách xử thế thân tình và gần gủi của Ngài là một trong những việc thanh tẩy Đền thờ vậy. Ai muốn theo Chúa Kitô và làm môn đệ của Người thì phải vác lấy thập giá mà thôi. Bản thân tôi, tôi tin rằng Đức Phanxicô đang vác thập giá theo chân Thầy Giêsu.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
22:08 28/02/2020
10. Khi con làm việc thiện thì không được kiêu ngạo, bởi vì sự phán đoán của Thiên Chúa thì không giống sự phán đoán của con người, rất nhiều lần con người thích thú thì Thiên Chúa lại chán ghét. (sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
22:31 28/02/2020
57. ÔNG TÚC XÔNG VÀO NHÀ

Người Phúc Kiến châu Giang là thái thú Ông Túc, tuổi tác cao nên hồ đồ, cấp trên phái mấy người trẻ đến để thay thế cho ông ta.

Một hôm, tân thái thú đến, bàn giao mọi thủ tục xong, nhưng Ông Túc vẫn ngồi ở vị trí chủ nhân, tân thái thú vừa mới đến cũng không nỡ so bì.

Một lúc sau thì đứng lên đi về nhà ở, Ông Túc cũng đi thẳng về nội phủ của quan, tân thái thú vội vàng chặn lại nói:

- “Việc này thì không được, việc này thì không được”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 57:

Tham quyền cố vị là cái tật xấu của con người, là cái tham lam của con người, bởi vì không ai có thể đứng vững trước cám dỗ của quyền lực chức vị nếu không có ơn Thiên Chúa giúp.

Biết mình lớn tuổi phải về hưu nhưng vẫn cứ bám vào cái địa vị đã bàn giao cho người khác, đó là một chứng cớ để tố cáo mình là người tham quyền cố vị, và là mầm mống của sự phân chia bè phái trong nội bộ trong cộng đoàn bây giờ và sau này.

Việc gì cũng có giới hạn của nó, nhưng sự tham lam thì không bao giờ có giới hạn trong cuộc sống của con người: tham lam làm cho con người ta mất dần sự khôn ngoan, tham lam làm cho người hiền lành trở thành kẻ cộc cằn, tham lam làm cho người độc ác thêm ác độc, tham lam làm cho người thông minh trở thành kẻ xảo quyệt, làm cho người thân thành kẻ xa lạ, làm cho bạn bè trở thành kẻ thù và tham lam làm cho kẻ anh minh thành kẻ hồ đồ...

Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều tin rằng quyền uy chức vụ đều để dành cho người có tài đức, cho nên họ sẵn sàng từ bỏ chức vụ khi thấy mình không còn làm được, chứ không tham lam cố giữ cho bằng được nó, đó chính là sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa nhật 1 mùa chay
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
22:52 28/02/2020
Chúa Nhật I MÙA CHAY (A)

Tin mừng: Mt 4, 1-11

“Đức Chúa Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ”.


Anh chị em thân mến,

Mở đầu Chúa Nhật mùa chay năm nay, Giáo Hội mời chúng ta cùng đi với Đức Chúa Giê-su vào hoang địa để chia sẻ với Ngài những thử thách do ma quỷ đem đến, đó cũng là những thử thách mà trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã gặp phải, mà chúng ta gọi đó là ba thù: ma quỷ, xác thịt và thế gian.

1- Kẻ thù thứ nhất là ma quỷ, là sự cám dỗ làm cho chúng ta ham danh vọng quyền hành, và nó là một căn bệnh bất trị của con người, cho nên có rất nhiều người vì ham một chút danh vọng nay còn mai mất, mà bỏ tiền của ra mua chức tước, để rồi trở thành những bạo chúa của người dân vô tội...

Ham danh vọng cũng đồng nghĩa với sự khoe khoang và kiêu ngạo, bởi vì nếu không ham mê danh vọng, thì không có chuyện khoe khoang rồi dẫn đến kiêu ngạo với mọi người. Đó là mơ ước của những người kiêu căng thích thống trị và hách dịch với tha nhân, nên họ không ngần ngại bán đứng anh em để tiến thân, và có khi, hãm hại anh em bạn bè để được nắm quyền lực, do đó mà có rất nhiều người đã trở thành kẻ lừa thầy phản bạn trong xã hội hôm nay. Quyền hành, tự nó là một trật tự mà Thiên Chúa đã đặt ra để giữ gìn trật tự trong vũ trụ, nhưng nó cũng là một cám dỗ và là con dao bén nhọn cho những ai sử dụng không đúng quyền hạn của mình, đó là con mồi mà ma quỷ đã dùng để đánh bại rất nhiều người, kể cả những người dâng mình làm tôi tớ Chúa.

2- Kẻ thù thứ hai là xác thịt, là ước muốn đam mê xác thịt, là hậu quả của việc có tiền và có quyền và hưởng thụ, nghĩa là khi con người ta có tiền của vật chất thì bước tiếp theo là thích quyền hành, thích có danh vọng địa vị quyền hành, và khi có danh vọng quyền hành rồi thì bước tiếp theo là muốn hưởng thụ xác thịt, là thỏa mãn thú tính trong con người của mình.

Đã có biết bao nhiêu người thân bại danh liệt vì đam mê xác thịt, có biết bao nhiêu người vì một chút đam mê thỏa mãn xác thịt mà mang họa vào thân, không những ở đời này mà còn ở đời sau nữa. Con người ta là một động vật có lý trí, biết phân biệt phải trái, biết nhận ra đâu là điều thiện và đâu là sự ác, cho nên sống tiết chế dục vọng của mình là làm cho tâm hồn của mình ngày càng nhẹ nhàng hướng lòng lên trời cao, nơi mà Thiên Chúa dành cho những ai có tâm hồn trong sạch sẽ được hưởng nhan thánh của Ngài.

3- Kẻ thù thứ ba là thế gian, tức là muốn sống hưởng thụ tiền tài vật chất, là một thứ ham thích của những người chỉ biết lo đến thân xác của mình làm sao cho đẹp, cho béo tốt, cho sung sức, mà không hề nghĩ rằng thân xác này rồi cũng có ngày sẽ thành tro bụi. Người sống hưởng thụ thì luôn tìm cách thỏa mãn các giác quan của mình, cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu chăng nữa, bởi vì họ đã quá nuông chiều theo thân xác của mình.

Ai cũng thích hưởng thụ những thành quả do tay mình làm nên và cảm thấy đó là điều hợp lý, nhưng mấy ai biết rằng vì hưởng thụ và chiều theo giác quan mà nguyên tổ của chúng ta đã phạm tội và bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Có người lấy cái ăn cái uống làm một thú vui hưởng thụ, nên họ đã không ngần ngại đánh mất nhân cách của mình trong những cuộc nhậu thâu đêm với tửu và sắc; lại có người lấy việc đua đòi vật chất làm thú hưởng thụ của mình, nên họ không ngần ngại đem tiền đi mua sắm những đồ vật không cần thiết để khoe của và khoe sự giàu có của mình...

Anh chị em thân mến,

Mùa chay là mùa hồng ân của Thiên Chúa đổ xuống trên tâm hồn của chúng ta, là mưa ân huệ của tình yêu xuống trên chúng ta là những con người tội lỗi. Ma quỷ, xác thịt và thế gian là ba cơn cám dỗ mà Đức Chúa Giê-su phải chịu và đã chiến thắng, cũng là ba sợi xích trói buộc chúng ta chết cứng trên bả danh lợi của thế gian, nhưng Đức Chúa Giê-su đã quả quyết rằng: con người ta sống không bởi cơm bánh, tức là vật chất, cũng không cậy vào thế lực hay danh vọng của thế gian để tồn tại, nhưng là phải sống bằng lời của Thiên Chúa, cũng như cậy vào sức mạnh của ân sủng của Ngài để được sống đời đời.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong suốt mùa chay thánh này, để mỗi người trong chúng ta ý thức mình là một tội nhân không xứng đáng đón nhận ơn lành của Thiên Chúa, để chúng ta chia sẻ với cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su qua những đau khổ của tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 1 tháng Ba 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
23:12 28/02/2020
Bài Ðọc I: St 2, 7-9; 3, 1-7

"Nguyên tổ được tạo thành, và phạm tội".

Trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một vật sống.

Thiên Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết thiện ác.

Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người nữ rằng: "Có phải Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong vườn?" Người nữ nói với con rắn: "Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: "Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết". Rắn bảo người nữ: "Không, các ngươi không chết đâu! Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra, và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh". Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17

Ðáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa

Xướng: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.

Xướng: Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.

Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con..

Xướng: Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. -

Bài Ðọc II: Rm 5, 12-19

"Chỗ mà tội lỗi đã đầy tràn, thì ân sủng đã đầy dàn dụa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Trước khi có lề luật, đã có tội ở trần gian. Nhưng nếu không có luật, thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm. Ađam là hình ảnh Ðấng sẽ tới.

Nhưng sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Ðức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính.

Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.

Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm

Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.

PHÚC ÂM: Mt 4, 1-11

"Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh". Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'".

Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Ðền thờ, rồi nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá". Chúa Giêsu đáp: "Cũng có lời chép rằng: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi".

Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi". Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: "Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài". Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha không khoẻ. Tòa Thánh đóng cửa các hang toại đạo vì coronavirus
Đặng Tự Do
01:13 28/02/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thể tham dự một nghi thức sám hối truyền thống với các linh mục của Giáo phận Rôma vì bị cảm nhẹ, Vatican đã cho biết như trên.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói rằng do có “một chút không khoẻ”, nên Đức Thánh Cha muốn ở lại tại nhà trọ Thánh Matta thay vì đến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô tham dự nghi thức sám hối vào sáng thứ Năm 27 tháng Hai.

Tuy nhiên, những công việc khác sẽ được tiến hành bình thường. Theo Vatican, chiều thứ Năm, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên của Phong trào Khí hậu Toàn cầu của giới Công Giáo tại một trong các phòng họp của đại thính đường Phaolô Đệ Lục.

Tin tức Đức Giáo Hoàng bị cảm xảy ra khi Ý đang trong tình trạng báo động cao độ do sự lây lan của coronavirus. Theo ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự của Ý, cho biết đến nay, 650 người đã bị nhiễm virus này. Trong đó, 17 người đã chết. Phần lớn những người bị nhiễm bệnh nằm ở khu vực phía bắc nước Ý trong hai vùng Bologna và Veneto.

Trong buổi triều yết chung hàng tuần vào ngày thứ Tư Lễ Tro 26 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã giảm giao tiếp với mọi người ở quảng trường Thánh Phêrô. Ngài bắt tay chỉ một vài người trước khi bắt đầu bài huấn đức của mình. Đức Thánh Cha đã đi vòng quanh quảng trường trên chiếc popemobile. Ngài vẫy tay và ban phép lành cho mọi người từ xa, và tài xế hình như đã được chỉ thị không dừng lại đón bất kỳ đứa trẻ nào như thông lệ Đức Thánh Cha vẫn làm.

Khi kết thúc buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã bảo đảm với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus về sự gần gũi và những lời cầu nguyện của ngài. Đức Thánh Cha nói rằng những lời cầu nguyện của ngài cũng được gởi đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các viên chức công quyền đang làm việc chăm chỉ để giúp đỡ bệnh nhân và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh hiểm nghèo này.

Lúc 4g30 chiều thứ Tư Lễ Tro, trong cuộc rước từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma, nhiều lần người ta thấy Đức Thánh Cha bước đi loạng choạng.

Tòa Thánh đã quyết định đóng cửa tất cả các hang toại đạo từ trước đến nay vẫn thường mở cửa cho công chúng vì sự bùng phát coronavirus tại Italia.

Đức Ông Pasquale Iacobone cho biết quyết định này được đưa ra để bảo vệ các du khách và các hướng dẫn viên làm việc trong không gian chật hẹp dưới lòng đất.

Đức Ông Iacobone, thư ký của Ủy ban Tòa Thánh về Khảo cổ học, nói với Reuters rằng việc các nhóm du khách chen chúc trong không gian nhỏ, hẹp dưới điều kiện ẩm ướt trong hầm mộ tạo điều kiện lý tưởng cho virus lây lan.

Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh sẽ tĩnh tâm Mùa Chay từ chiều Chúa Nhật 01 đến sáng thứ Sáu 06 tháng 03 năm 2020.

Giống như sáu năm trước đây, tuần tĩnh tâm sẽ diễn ra tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Ðây là một khu vực biệt lập, có 12 hécta rừng cây bao quanh, chỉ đón nhận những người đến tĩnh tâm và không đón nhận khách du lịch, theo ý muốn của chân phước Giacomo Albarione.

Cho đến nay, danh tánh vị giảng tĩnh tâm vẫn chưa được công bố. Chi tiết này gây ra các đồn đoán không biết Đức Thánh Cha có đi dự được tuần tĩnh tâm này không, và liệu tuần tĩnh tâm này có được tổ chức hay không.

Trong số các vị giảng tĩnh tâm trước đây, có hai linh mục sau đó đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Hồng Y, đó là Ðức Hồng Y Angelo De Donatis, hiện là Hồng Y Giám quản Rôma, và Ðức Hồng Y José Tolentino de Mondonxa, người Bồ Ðào Nha, Phó Viện trưởng Ðại học Công Giáo ở Lisbon và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm thư viện và Văn khố trưởng của Tòa Thánh.

Lazio, khu vực xung quanh Vatican, đã có ba trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, bao gồm một cặp vợ chồng đến từ Vũ Hán, Trung Quốc, là tâm chấn của dịch bệnh. Cả ba đã khỏi virus và sẽ sớm được xuất viện, Bộ Y tế Italia cho biết.

Tính cho đến sáng thứ Sáu, có 48 quốc gia trên thế giới báo cáo đã bị lây nhiễm coronavirus.

Nam Hàn báo cáo có 2,022 trường hợp nhiễm coronavirus. Cho đến nay, con số tử vong đã lên đến 13 người.

Nhật Bản đã quyết định đóng cửa tất cả các trường học.

Trong khi đó, Arab Saudi hủy bỏ các cuộc hành hương đến Mecca.

Tại Iran, chính quyền nước này cho biết cựu đại sứ của Iran cạnh Tòa Thánh là ông Hadi Khosrowshahi đã chết vì coronavirus vào hôm thứ Năm. Iran cho biết số người chết ở quốc gia này vì coronavirus lên 26 người, với 245 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus.

Tại Hoa lục, tính đến 10 giờ sáng thứ Sáu 28 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay còn gọi là COVID-19, hay có một tên khác nữa là virus Tập Cận Bình, đã tăng lên đến 2,800 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 78,824 người. Những con số này do bọn cầm quyền đưa ra. Theo các nguồn tin địa phương, nó không phản ánh đúng sự thật.


Source:Catholic Herald
 
Đức Thánh Cha phải hủy bỏ các buổi tiếp kiến chính thức vào ngày thứ Sáu vì tình trạng sức khoẻ
Đặng Tự Do
06:52 28/02/2020
Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô, năm nay 83 tuổi, đã cử hành thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 28 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta như thường lệ, và đã chào đón những người tham dự sau khi kết thúc thánh lễ. Ngài cũng đã cố gắng giữ lịch trình các cuộc tiếp kiến riêng đã được dự trù, nhưng đành phải hủy bỏ các cuộc tiếp kiến chính thức.

Trước đó, hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã hủy bỏ một thánh lễ với các linh mục Rôma tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.

Những hình ảnh ghi được vào chiều thứ Tư Lễ Tro, 26 tháng Hai, cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô ho nhiều bên trong nhà thờ thánh Anselmo, của dòng Biển Đức, trước khi bắt đầu một cuộc rước đến Vương cung thánh đường Thánh Sabina, cách đó khoảng 500m. Trong cuộc rước, Đức Thánh Cha lộ vẻ mệt mỏi và nhiều lần bước đi loạng choạng.

Tòa Thánh chưa đưa ra chính xác tình trạng sức khoẻ của Đức Phanxicô. Tuy nhiên, người ta có thể thấy ngài ho và hắt hơi trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tuần này.

Nói chung, Đức Thánh Cha có sức khỏe tốt. Ngài bị mất một phần phổi khi còn trẻ vì bệnh liên quan đến đường hô hấp và bị đau thần kinh tọa, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.

Theo ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự của Ý, cho biết tính đến chiều thứ Năm 27 tháng Hai, 650 người tại Ý đã bị nhiễm coronavirus này. Trong đó, 17 người đã chết. Phần lớn những người bị nhiễm bệnh nằm ở khu vực phía bắc nước Ý trong hai vùng Bologna và Veneto.


Source:Crux
 
Muà tranh cử ở Hoa Kỳ: Các giáo sĩ ở bên Mỹ có nên tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ không?
Trần Mạnh Trác
12:20 28/02/2020
Các giáo sĩ Công Giáo ở Hoa Kỳ có nên đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu phiếu sơ bộ không? Câu trả lời là không, ít ra là ở Minnesota, theo khuyến cáo cuả văn phòng Hội Đồng các Giám Mục cuả tiểu bang.

Đức Tổng Giám Mục Hebda, giám mục tổng giáo phận St. Paul-Minneapolis, cũng vừa email cho tất cả các linh mục và phó tế là không nên tham gia vào các cuộc bầu cử sơ bộ vì lá phiếu (bí mật) cuả mọi cá nhân trong cuộc bầu cử sơ bộ này có thể được các đảng phái công khai hoá theo hướng thuận lợi cho họ.

Theo thông tấn xã CNA thì nói chung, các linh mục không nên tham gia hoạt động chính trị đảng phái, và văn phòng Hội Đồng các Giám Mục Công Giáo Minnesota cũng khuyên các giám mục của tiểu bang rằng, những thông tin liên quan đến sự tham gia và lựa chọn lá phiếu của một linh mục ở đây có thể được công khai, do đó việc một linh mục đi bỏ phiếu ngày 3 tháng 3 tới gọi là ‘Ngày Thứ Ba Siêu Việt’ (Super Tuesday) sẽ là ‘thiếu thận trọng’ (imprudent), theo lời ông Jason Adkins, giám đốc điều hành văn phòng Hội Đồng GMCG Mimmesota, gừi cho CNA ngày 27 tháng 2.

Trên nguyên tắc việc bò phiếu cuả một cử tri ở một trường tiểu học ở bang Minnesota vẫn là bí mật, nhưng vị chủ tịch cuả một đảng chính trị có thể biết được những cử tri nào đã bỏ phiếu cho đảng cuả mình trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Vì thế sau khi cảnh báo các linh mục và phó tế không nên tham dự cuộc bỏ phiếu, Đức Tổng Giám Mục Bernie Hebda của St. Paul-Minneapolis nhấn mạnh rằng tuy đạo luật miễn thuế cho các nhà thờ không cấm các giáo sĩ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ và các giáo sĩ có thể ủng hộ các ứng cử viên với tư cách cá nhân, tuy nhiên, vì các dữ liệu về bầu cử sơ bộ có thể trở nên công khai và việc làm cuả một giáo sĩ có thể được coi là hoạt động chính trị "đảng phái", do đó Giáo hội không khuyến khích các giáo sĩ tham gia vì lý do truyền giáo, chứ không phải vì thuế, Đức Tổng Giám Mục Hebda nói.

Hơn nữa, theo bà Kinda Cross, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Minnesota, thì quy trình bầu cử sơ bộ cuả tiểu bang đòi hỏi một người tham gia phải chấp nhận các nguyên tắc của một đảng như là một điều kiện bỏ phiếu.

Điều này thu hẹp việc tham gia vào những người sẵn sàng công khai chấp thuận bản cương lĩnh chính trị của một đảng tại bang Minnesota.

Lời khuyến cáo của ông Adkins được xây dựng dựa trên những lo ngại về hoạt động đảng phái của các linh mục.

Tránh các hoạt động chính trị đảng phái giúp đảm bảo rằng một linh mục giữ được bản sắc cuả mình là một nhân chứng đáng tin cậy của Tin Mừng, ông Adkins nói.

Đặc biệt là trong hoàn cảnh phân cực chính trị như ngày nay, khả năng của một linh mục có thể dẫn dắt lương tâm cho giáo dân phụ thuộc một phần vào khả năng của ngài có vượt qua được sự chia rẽ đảng phái và không bị xáo trộn bởi những nghi ngờ về đảng phái.

Nhắc lại Bộ Giáo Luật (Canon) năm 1983 cấm các giáo sĩ Công Giáo đảm nhiệm một chức vụ công quyền có quyền lực dân sự. Cấm các linh mục tham gia tích cực trong các đảng chính trị và hiệp hội lao động, trừ phi đấng Bản Quyền cuả Giáo Hội xét rằng cần phải bảo vệ quyền của Giáo hội hoặc là để thúc đẩy lợi ích chung.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, trong ấn bản tháng 2 năm 2020 về việc hướng dẫn giáo dân, đã mô tả vai trò bổ sung của các giáo sĩ trong xã hội. Là người lãnh đạo cuả Giáo hội, các giáo sĩ nên tránh việc ủng hộ hoặc chống lại các ứng cử viên, nhưng chỉ nên hoàn thành trách nhiệm giảng dạy các nguyên tắc đạo đức, giúp người Công Giáo hình thành lương tâm của họ và khuyến khích các tín hữu làm tròn nhiệm vụ trong đời sống chính trị.

“Giáo hội tham gia vào quá trình chính trị nhưng không phải là đảng phái. Giáo hội không ủng hộ một ứng cử viên hoặc một đảng. Nguyên tắc của Giáo Hội là bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm của con người và bảo vệ những người yếu đuối và dễ bị tổn thương”.
 
Con đường đồng nghị Đức có nguy cơ sụp đổ sau sự ra đi của Đức Hồng Y Marx và Cha Langendörfer, thư ký Hội Đồng Giám Mục Đức
Vũ Văn An
17:34 28/02/2020
Ai cũng biết vai trò nổi bật của Đức Hồng Y Marx trong cái gọi là “con đường đồng nghị” đang diễn ra tại Đức. Vị Hồng Y này đã tuyên bố không ra tranh cử chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức nữa và trong kỳ họp sắp tới của Hội Đồng Giám Mục này, một vị tân chủ tịch sẽ được bầu để thay thế Đức Hồng Y Marx. Dù ngài tuyên bố vẫn tích cực làm việc để “con đường đồng nghị” đi đến thành công. Nhưng người ta có quyền hoài nghi viễn ảnh ấy khi vị thư ký lâu năm và gây nhiều ảnh hưởng của Hội Đồng là Cha Hans Langendörfer cũng vừa tuyên bố rời khỏi chức vụ.



Thực vậy, theo Edward Pentin, Cha Hans Langendörfer, Dòng tên, một trong những nhân vật gây nhiều ảnh hưởng nhất trong Giáo Hội Đức, vừa bất ngờ công bố việc ngài sẽ không còn đứng đầu văn phòng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Đức nữa.

Tin tức về việc ra đi của ngài hôm thứ Ba vừa qua tiếp liền ngay sau quyết định cũng bất ngờ không kém của Đức Hồng Y Reinhard Marx, người, ngày 11 tháng Hai, đã công bố sẽ thôi làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.

Giống Đức Hồng Y Marx, vị linh mục 68 tuổi này, người từng làm tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục từ năm 1996, cho hay ngài tin rằng “nay đã đến lúc phải trao văn phòng này vào tay những người trẻ tuổi hơn”.

Theo hãng tin Katholisch.de, ngài cũng cho biết một nam giáo dân hay một nữ giáo dân có thể là người kế nhiệm ngài, một việc, nếu được tiến hành, sẽ là “lần đầu tiên” trong lịch sử 172 năm của Hội Đồng, một thừa tác viên không thụ phong giữ chức vụ này.

Là tổng thư ký hơn 1 phần tư thế kỷ nay, cha Langendörfer được nhiều người coi là nhân vật gây nhiều ảnh hưởng đàng sau phần lớn các quyết định lớn lao của hàng giáo phẩm Đức.

Vốn là cựu phụ tá nghiên cứu cho nguyên thủ tướng Đức Helmut Kohl, Cha Langendörfer nổi tiếng là chiến thuật gia thông minh, nổi tiếng về kỹ năng chính trị, và một người nắm quyền kiểm soát đáng kể đối với bộ máy truyền thông của Giáo Hội.

Gần đây, ngài là nhân vật hàng đầu đứng đàng sau Giáo Hội trong con đường đồng nghị kéo dài 2 năm ở Đức, một con đường nhằm xử lý “những vấn đề then chốt” phát xuất từ cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhưng các nhà phê bình thì cho là đe dọa giáo huấn của Giáo Hội và có thể dẫn Giáo Hội Đức tới chỗ ly giáo.

Ngay trước con đường đồng nghị vào tháng trước, ngài nói với một nhật báo Đức rằng “không thể nào chấp nhận được việc mọi vấn đề có liên quan tới hội đồng phải được quyết định ở Rôma và được đưa ra mà không có sự tham gia của các Giáo Hội địa phương. Ngài cũng nói rằng “không có chuyện ngăn cấm nói đến việc phong chức cho phụ nữ” trong diễn trình đồng nghị, bất chấp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dứt khoát loại trừ khả thể này trong văn kiện Ordinatio Sacerdotalis năm 1994.

Ngài cũng có tiếng gây ảnh hưởng đáng kể đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon mới đây, một Thượng Hội Đồng, phần lớn nhờ các cố gắng của ngài, đã được Giáo Hội Đức hỗ trợ rất nhiều, nhằm mục đích du nhập các nữ phó tế và giáo sĩ có gia đình vào Giáo Hội Đức.

Năm 2015, Cha Langendörfer đứng phía sau các thay đổi gây tranh cãi đối với luật lệ lao động của Giáo Hội Đức, khi, lần đầu tiên, cho phép các định chế Công Giáo được sử dụng các nhân viên Công Giáo ly dị và tái hôn theo dân luật và những người sống trong các cuộc kết hợp đồng tính.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Catholic Register năm 2017, ngài bênh vực việc thay đổi trên. Ngài nói rằng điều quan trọng “là giữ các tiêu chuẩn của luật lao động ở Đức” và “không cần thiết” phải đòi hay phải mong chờ cùng một tác phong nơi một y tá ở một bệnh viện Công Giáo y như nơi một giáo dân phục vụ trong một giáo xứ.

Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ngài bênh vực thuế nhà thờ của Đức, vốn là nguồn tạo nên sự giầu có mênh mông của Giáo Hội Công Giáo tại một quốc gia nhưng cũng là điều các nhà phê bình cho là đã dẫn tới việc giảm đi nhà thờ, nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội hàng năm, và tha hóa về tín lý.

Cha Langendörfer nói rằng “không tùy thuộc cá nhân” tự quyết định không trả thuế chỉ vì họ bất đồng với các quyết định của Giáo Hội”. Ngài cho biết thêm “nếu bạn tự loại bỏ bạn, bạn sẽ loại bỏ bạn khỏi tư cách thành viên của Giáo Hội”.

Là tổng thư ký, ngài cũng là người đứng đầu Hiệp Hội Các Giáo Phận Đức (VDD), một cơ quan công cộng được thành lập năm 1968 và hoạt động như một cơ quan dân chính của Hội Đồng Giám Mục Đức và gây nhiều ảnh hưởng đối với các vấn đề luật lệ và kinh tế của giáo phận.

Năm 2011, Cha Langendörfer phải đối diện với các tiết lộ gây tai tiếng cho rằng Hiệp Hội Các Giáo Phận Đức sở hữu cơ sở Verlagsgruppe Weltbild GmbH, một cơ sở bán sách lớn nhất ở Đức, chỉ thua Amazon, nhưng đã in ấn nhiều sách khiêu dâm và có đầu tư buôn bán trong kỹ nghệ khiêu dâm.

Cha Lagendörfer, người cũng là thành viên trong hội đồng quản trị của nhóm Weltbild, sống thoát tai tiếng sau khi nhân viên của Hiệp Hội phát biểu việc họ “hoàn toàn tin tưởng” ở cha, tuy nhiên chủ tịch của Hiệp Hội là Klaus Donaubauer phải từ chức.

Về các vấn đề hàng ngày, Cha Lagendörfer làm việc chặt chẽ với phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, Matthias Kopp, người vốn học việc với Cha Langendörfer. Theo một nguồn tin thân cận với Giáo Hội Đức, hai người này điều hành các phương tiện truyền thông trong Giáo Hội Đức “một cách rất tinh tế và đầy chính trị, ẩn đàng sau các bức màn”. Theo nguồn tin này, Cha Langendörfer có sự kiểm soát đặc biệt đối với trang mạng của Giáo Hội Đức, Katholisch.de.
 
Các tín hữu Công Giáo rước kiệu cầu mưa tại Sicily, Italia.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:40 28/02/2020
Ở Sicily, Italia trời đã không mưa trong ba tháng và mùa màng dự kiến sẽ ít ỏi. Vì lý do này, giáo phận Caltanissetta đã cổ súy các tín hữu cầu nguyện và cử hành Thánh lễ cầu mưa.

Hàng trăm người chăn nuôi và trồng trọt của những vùng phụ cận đi rước kiệu với cây thánh giá cổ xưa của đền thờ Chúa tại Bilìci tiến lên dưới ánh mặt trời ở vùng nông thôn mở rộng, cùng với bức tượng thánh Antôn Viện Phụ, người bảo vệ các nông dân, Họ tiến đến gần Marianopoli trong khu vực Caltanissetta là vùng sâu nhất Sicily, nơi đã không mưa trong ba tháng và dự kiến các vụ thu hoạch sẽ ít ỏi như trong nhiều năm qua. Hạn hán trên đảo trong mùa đông này đã tạo ra thảm họa thiên nhiên. Những người đã dũng cảm chọn ở lại và làm việc ở đây, tập trung trong lời cầu nguyện xin mưa theo nghi thức cổ xưa, mà giáo phận Caltanissetta đã mời tất cả các tín hữu tham gia, cùng với việc cử hành Thánh lễ do vị Tổng đại diện Giuseppe La Placa, ngay tại Đền thánh Bilìci có từ thế kỷ thứ mười bảy, tại ngã tư giữa hai giáo phận Caltanissetta và Cefalù trong tỉnh Palermo.

«Tôi đã thấy rất nhiều người có mặt ở đây - Đức ông La Placa nói - không phải vì tò mò, mà là để bày tỏ đức tin của họ. Chúng tôi đã cầu xin với tất cả niềm tin của chúng tôi rằng thiên tai hạn hán có thể kết thúc. Nước và mưa luôn là biểu tượng cho mối quan hệ của Thiên Chúa với con người: bầu trời lấy nước từ trái đất và trả lại nước cho con người. Chúng tôi cầu xin món quà nước mưa, những hoa quả của cánh đồng của chúng tôi. Chúng tôi cầu xin phép lạ: đó là sự xen kẽ của thời gian và mùa màng". Trong thời đại biến đổi khí hậu, sự xen kẽ tự nhiên của các mùa màng cũng có thể trở thành một phép lạ và thế giới của vùng nông thôn được huy động do lời cầu nguyện. Vùng Marianopoli có nhiều người tham gia nhiều nhất trong số các đám rước diễn ra trên khắp Sicily: ở Carini tỉnh Palermo, ở Gibellina và ở Poggioreale trong khu vực Trapani, trên bờ biển và vùng nội địa nơi hạn hán kéo dài nhiều tháng. Ngũ cố cứng và những ngũ cốc Sicilia cổ đại là nguyên liệu thô quý giá đang lấy lại thị phần, tương phản với các loại ngũ cốc nhập khẩu bị ô nhiễm bởi glyphosate mà Coldiretti đã chiến đấu trong nhiều năm với một chiến dịch thông tin ngược dòng thách thức các công ty đa quốc gia của GMO để hỗ trợ những sản xuất sinh học.

Hiệp hội những người trồng trực tiếp ở Sicily trong nhiều tuần đã nêu lên ra những dữ liệu bi kịch về cuộc khủng hoảng sản xuất và khí hậu nghiêm trọng nhất của thế kỷ mới: ít hơn 75% lượng mưa trong một năm, ít hơn 72 triệu mét khối nước trong các hồ chứa, cũng có nguy cơ cung cấp thiếu nước mùa hè cho các thành phố, nhiệt độ khoảng 20°: một mùa xuân giả thậm chí đã thay đổi nhịp điệu của những con ong, với triển vọng sản xuất mật ong không đủ và lãng phí. Không có nước mưa, thậm chí không thể bón phân cho đất. Hàng trăm trang trại bị thiếu thức ăn cho súc vật và đã bắt đầu đầu cơ giá cỏ khô ảnh hưởng đến nông dân chăn nuôi bò sữa. Hạn hán cho thấy biến đổi khí hậu là một trường hợp khẩn cấp cụ thể, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của những người trồng trọt, ngay cả ở vùng ngoại ô phía Tây phong phú, như hôm nay Sicily cầu nguyện cho mưa.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire
 
VietCatholic TV
Cáo trạng của nhà văn Trung Hoa: Bạo chúa Tập Cận Bình là tấn thảm họa của Trung Hoa và thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:04 28/02/2020
Mã Kiến (Ma Jian -马建) là một nhà văn quê ở Thanh Đảo (Qingdao -青岛), Trung Quốc. Ông rời Bắc Kinh chạy sang Hương Cảng vào năm 1987, xin tị nạn với tư cách là một nhà bất đồng chính kiến; và sau khi bán đảo này bị bàn giao lại cho Trung Quốc, ông chuyển đến London. Tất cả sách của ông đều bị cấm ở Trung Quốc.

Trên tờ The Guardian của Anh, ông đã viết một bài có nhan đề “Xi Jinping has buried the truth about coronavirus” nghĩa là “Tập Cận Bình đã chôn vùi sự thật về coronavirus.”

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Trong 70 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hết lần này đến lần khác đẩy đất nước vào các thảm họa do con người gây ra, từ trận Đại đói kém kinh hoàng, đến cuộc Cách mạng Văn hóa và vụ Thảm sát Thiên An Môn; từ việc đàn áp mạnh mẽ nhân quyền ở Hương Cảng và Tây Tạng, đến việc giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các trại tập trung khổng lồ. Các vụ che đậy và tham nhũng của các quan chức đã nhân lên gấp bội số người chết vì thiên tai, từ virus Sars đến trận động đất ở Tứ Xuyên.

Giờ đây, việc đối phó sai lầm trước dịch bệnh coronavirus của Tập Cận Bình phải được thêm vào danh sách các tội ác nhục nhã của đảng cộng sản. Với những vụ bùng phát nghiêm trọng xảy ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Ý, rõ ràng con virus là chế độ toàn trị của Tập đang đe dọa sức khỏe và quyền tự do không chỉ của người dân Trung Quốc, mà của tất cả chúng ta ở khắp mọi nơi.

Tầm nhìn ngớ ngẩn, tự phóng đại huênh hoang của Tập nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo đảng vào năm 2012, hắn tuyên bố “giấc mơ Trung Quốc” xoay quanh khái niệm trẻ hóa quốc gia, hứa hẹn rằng đất nước sẽ khá giả vào dịp kỷ niệm bách chu niên thành lập đảng cộng sản vào năm 2021, và hoàn toàn tiên tiến đến mức bá chủ kinh tế toàn cầu trước dịp kỷ niệm bách chu niên thành lập cộng hòa nhân dân Trung Quốc 2049. Tập thề rằng, đến lúc đó, thế giới sẽ phải cúi đầu nhìn nhận rằng chế độ độc tài độc đảng của hắn vượt trội hơn so với mớ hỗn độn của nền dân chủ tự do.

Bằng cách tự bổ nhiệm mình thành “đại đế suốt đời”, Tập hiện nay có quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo đảng nào kể cả Mao Trạch Đông, và đã nghiền nát tất cả những thành phần bất đồng chính kiến bằng cách cố gắng để xây dựng một nhà nước độc tài công nghệ cao. Đảng Cộng sản là một mầm bệnh xảo quyệt đã lây nhiễm cho người dân Trung Quốc kể từ năm 1949. Nhưng dưới sự cai trị của Tập, nó đã đạt tới hình thức độc ác nhất của nó, cho phép chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ trong khi tái khẳng định sự kiểm soát xã hội của chủ nghĩa Lênin. Lời hứa về sự giàu có và vinh quang quốc gia đã khiến nhiều người dân Trung Quốc mù quáng không nhìn thấy những sợi xích quanh chân họ, và những hàng rào dây thép gai quanh các trại tập trung ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Trong một bài phát biểu hôm 31 tháng 12 năm 2019, Tập báo trước một năm mới đầy hân hoan như “một cột mốc đầy ý nghĩa trong việc thực hiện mục tiêu một trăm năm đầu tiên!” Đương nhiên, hắn không đề cập gì đến dịch viêm phổi bí ẩn được báo cáo trước đó bởi cơ quan y tế ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã được thông báo, nhưng người dân Trung Quốc phần lớn bị giữ chặt trong bóng tối. Làm thế nào những con siêu vi vô hình có thể được phép làm giảm bớt vinh quang trong giấc mơ Trung Quốc của Tập?

Trong bất kỳ thời kỳ khủng hoảng nào, đảng luôn luôn đặt sự sống còn của mình lên trên phúc lợi của người dân. Lý Văn Lương, một bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện trung ương Vũ Hán, đã trở thành biểu tượng bi thảm của thảm họa này. Vào ngày 30 tháng 12, anh ta đã thông báo cho các bạn học cũ của mình trên WeChat rằng bảy người bị nhiễm coronavirus bí ẩn, khiến anh ta nhớ đến Sars (loại virus đã giết chết gần 800 người vào năm 2003), đang bị cách ly tại bệnh viện của anh ta và khuyên họ nên tự bảo vệ mình. Trong bất kỳ xã hội bình thường nào, điều này sẽ không thể bị coi là âm mưu lật đổ chính quyền - nhưng ở Trung Quốc, ngay cả một hành động nhỏ của lòng tốt, một cảnh báo thận trọng và riêng tư cho đồng nghiệp, có thể khiến một người gặp nguy hiểm chính trị. Vào ngày 3 tháng Giêng, bác sĩ Lương bị cảnh sát cảnh cáo - sau đó anh ta quay trở lại làm việc và trong vài ngày bị nhiễm virus.

Trong hai tuần sau đó – tức là thời gian mong manh của cơ hội ngăn chặn dịch bệnh- bọn cầm quyền tuyên bố vấn đề đã được kiểm soát. Nhưng coronavirus lạnh lùng với những ham muốn duy ý chí của những kẻ đê tiện. Không bị khống chế, nó tiếp tục lây lan. Tới lúc mà Tập quyết định cho dân chúng biết về các ổ dịch, tức là ngày 20 tháng Giêng, và ra lệnh “kiên quyết ngăn chặn”, tình trạng đã trở nên quá muộn.

Vào ngày 23 tháng Giêng, Vũ Hán đã bị cô lập. Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, tại một buổi tiếp tân tại Bắc Kinh, Tập chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải “chạy đua với thời gian và theo kịp với lịch sử để thực hiện mục tiêu một trăm năm đầu tiên của giấc mơ Trung Quốc là trẻ hóa dân tộc”. Các videos trên WeChat và Weibo đã tiết lộ sự rỗng tuếch trong tham vọng của Tập. Có những thước phim về những đại lộ vắng vẻ trong những thành phố bị ảnh hưởng. Các xác chết trên hè phố. Một phụ nữ trên ban công của một tòa nhà sang trọng gõ vào một cái chiêng và kêu la hốt hoảng giữa thinh không: “Mẹ tôi đang hấp hối, cứu chúng tôi với!”

Khi bác sĩ Lương nằm trên giường hấp hối vào ngày 30 tháng Giêng, anh đã tiết lộ sự thật về trải nghiệm của mình đối với dịch bệnh. Anh đã nói chuyện với tờ New York Times về thất bại của các quan chức trong việc công bố các thông tin quan trọng về virus cho công chúng, và nói với tờ Tài Tân có trụ sở ở Bắc Kinh rằng: “Một xã hội lành mạnh không thể chỉ có một tiếng nói.” Trong chỉ một câu đó thôi, anh đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật Trung Quốc. Tập ngăn chặn sự thật và thông tin để tạo ra hoang tưởng về một xã hội “hài hòa”. Nhưng sự hòa hợp chỉ có thể nổi lên từ một số lượng lớn các tiếng nói khác nhau, chứ không phải từ lời độc thoại của một tên bạo chúa.

Sau sự bùng nổ nỗi đau và sự tức giận của công chúng trước cái chết của bác sĩ Lương, vào ngày 06 tháng Hai, bọn cầm quyền nhượng bộ, và ca ngợi chính vị bác sĩ mà họ đã từng bịt miệng như “một anh hùng”. Nhưng đằng sau hậu trường, sự bách hại vẫn tiếp tục: một số người đã lên tiếng về cách thức bọn cầm quyền đối phó với dịch bệnh đã bị giam giữ.

Trong màn sương dày đặc của thảm họa, mọi người cuối cùng cũng hiểu rằng nếu bọn cầm quyền không quan tâm đến cuộc sống hay quyền tự do của con người, thì có tiền cũng không thể cứu được mạng sống mình. Cơ man các gia đình đã bị virus giết chết hết khi hơn 70 triệu người bị giam giữ trong nhà. Các quan chức Trung Quốc hôm nay đã báo cáo 78,500 ca nhiễm trùng và 2,744 trường hợp tử vong, chủ yếu ở Hồ Bắc. Nhưng không ai tin tưởng vào các số liệu của đảng. Điều chắc chắn duy nhất về những con số, do nó đưa ra, là chúng chỉ là những con số mà đảng cộng sản muốn bạn phải tin. Trong một nỗ lực để thay đổi câu chuyện sau cái chết của bác sĩ Lương, đảng đã kêu gọi chiến tranh nhân dân chống lại virus, và đã hô hào các nhà báo hãy thay thế các “nội dung tiêu cực” trên các phương tiện truyền thông xã hội với những “câu chuyện cảm động từ tuyến đầu của cuộc chiến chống căn bệnh này”. Đã từng chôn vùi sự thật về tai họa của Cách mạng Văn hóa và các tội ác khác trước đó, giờ đây đảng lại đang lôi kéo quốc gia trở về quá khứ Maoist của mình.

Ngôn ngữ chính thức đang bị ô nhiễm một lần nữa với những biệt ngữ quân sự; xã hội đang bị chia rẽ một lần nữa thành các nhóm đối kháng - không phải là giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, mà là những người bị nhiễm chống lại những người chưa bị nhiễm bệnh. Cảnh sát nông thôn hãnh diện đăng các videos về các cuộc tấn công tàn bạo của họ vào những công dân dám mạo hiểm ra khỏi nhà mà không đeo khẩu trang y tế.

Các phương tiện truyền thông nhà nước đã đăng tải hình ảnh một y tá mang thai trong bộ đồ hazmat phục vụ ở tiền tuyến. Rồi cũng có những bệnh nhân đeo khẩu trang y tế trong một bệnh viện dã chiến khác được kết nạp đảng trên giường bệnh của họ, vui vẻ giơ nắm đấm lên trời khi họ cam kết trung thành với Tập. Đối với bất cứ ai có lương tâm, những cá nhân buồn thảm này trông giống như nạn nhân của một giáo phái vô nhân đạo. Chính cái niềm tin mù quáng cho rằng những hình ảnh như thế có thể thúc đẩy một “năng lượng tích cực” nào đó, cho thấy cái vực thẳm đạo đức mà chủ nghĩa toàn trị đã dìm dân tộc Trung Hoa vào.

Trong khi dịch bệnh vẫn đang tiếp tục hoành hành, Tập đã ra lệnh cho đất nước phải quay trở lại làm việc, tất cả nhằm bảo đảm rằng các mục tiêu kinh tế trong kế hoạch cho thế kỷ 21 của hắn ta phải được được đáp ứng. Tất nhiên, tên bạo chúa vẫn đang cố giữ cho giới tinh hoa chính trị được an toàn, bằng cách hoãn Đại hội Nhân dân Toàn Quốc vào tháng Ba. Có còn cần thêm bằng chứng nào nữa không, để cho thấy giấc mơ Trung Quốc cho mọi người dân của Tập chỉ là một sự giả tạo?


Source:The Guardian

 
Đáng ngại: ĐTC phải hủy bỏ thánh lễ vì không khỏe. Hang toại đạo đóng cửa vì sợ coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:21 28/02/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thể tham dự một nghi thức sám hối truyền thống với các linh mục của Giáo phận Rôma vì bị cảm nhẹ, Vatican đã cho biết như trên.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói rằng do có “một chút không khoẻ”, nên Đức Thánh Cha muốn ở lại tại nhà trọ Thánh Matta thay vì đến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô tham dự nghi thức sám hối vào sáng thứ Năm 27 tháng Hai.

Tuy nhiên, những công việc khác sẽ được tiến hành bình thường. Theo Vatican, chiều thứ Năm, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên của Phong trào Khí hậu Toàn cầu của giới Công Giáo tại một trong các phòng họp của đại thính đường Phaolô Đệ Lục.

Tin tức Đức Giáo Hoàng bị cảm xảy ra khi Ý đang trong tình trạng báo động cao độ do sự lây lan của coronavirus. Theo ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự của Ý, cho biết đến nay, 650 người đã bị nhiễm virus này. Trong đó, 17 người đã chết. Phần lớn những người bị nhiễm bệnh nằm ở khu vực phía bắc nước Ý trong hai vùng Bologna và Veneto.

Trong buổi triều yết chung hàng tuần vào ngày thứ Tư Lễ Tro 26 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã giảm giao tiếp với mọi người ở quảng trường Thánh Phêrô. Ngài bắt tay chỉ một vài người trước khi bắt đầu bài huấn đức của mình. Đức Thánh Cha đã đi vòng quanh quảng trường trên chiếc popemobile. Ngài vẫy tay và ban phép lành cho mọi người từ xa, và tài xế hình như đã được chỉ thị không dừng lại đón bất kỳ đứa trẻ nào như thông lệ Đức Thánh Cha vẫn làm.

Khi kết thúc buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã bảo đảm với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus về sự gần gũi và những lời cầu nguyện của ngài. Đức Thánh Cha nói rằng những lời cầu nguyện của ngài cũng được gởi đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các viên chức công quyền đang làm việc chăm chỉ để giúp đỡ bệnh nhân và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh hiểm nghèo này.

Lúc 4g30 chiều thứ Tư Lễ Tro, trong cuộc rước từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức đến Vương cung Thánh Đường Thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Rôma, nhiều lần người ta thấy Đức Thánh Cha bước đi loạng choạng.

Tòa Thánh đã quyết định đóng cửa tất cả các hang toại đạo từ trước đến nay vẫn thường mở cửa cho công chúng vì sự bùng phát coronavirus tại Italia.

Đức Ông Pasquale Iacobone cho biết quyết định này được đưa ra để bảo vệ các du khách và các hướng dẫn viên làm việc trong không gian chật hẹp dưới lòng đất.

Đức Ông Iacobone, thư ký của Ủy ban Tòa Thánh về Khảo cổ học, nói với Reuters rằng việc các nhóm du khách chen chúc trong không gian nhỏ, hẹp dưới điều kiện ẩm ướt trong hầm mộ tạo điều kiện lý tưởng cho virus lây lan.

Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh sẽ tĩnh tâm Mùa Chay từ chiều Chúa Nhật 01 đến sáng thứ Sáu 06 tháng 03 năm 2020.

Giống như sáu năm trước đây, tuần tĩnh tâm sẽ diễn ra tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Ðây là một khu vực biệt lập, có 12 hécta rừng cây bao quanh, chỉ đón nhận những người đến tĩnh tâm và không đón nhận khách du lịch, theo ý muốn của chân phước Giacomo Albarione.

Cho đến nay, danh tánh vị giảng tĩnh tâm vẫn chưa được công bố. Chi tiết này gây ra các đồn đoán không biết Đức Thánh Cha có đi dự được tuần tĩnh tâm này không, và liệu tuần tĩnh tâm này có được tổ chức hay không.

Trong số các vị giảng tĩnh tâm trước đây, có hai linh mục sau đó đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Hồng Y, đó là Ðức Hồng Y Angelo De Donatis, hiện là Hồng Y Giám quản Rôma, và Ðức Hồng Y José Tolentino de Mondonxa, người Bồ Ðào Nha, Phó Viện trưởng Ðại học Công Giáo ở Lisbon và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm thư viện và Văn khố trưởng của Tòa Thánh.

Lazio, khu vực xung quanh Vatican, đã có ba trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, bao gồm một cặp vợ chồng đến từ Vũ Hán, Trung Quốc, là tâm chấn của dịch bệnh. Cả ba đã khỏi virus và sẽ sớm được xuất viện, Bộ Y tế Italia cho biết.

Tính cho đến sáng thứ Sáu, có 48 quốc gia trên thế giới báo cáo đã bị lây nhiễm coronavirus.

Nam Hàn báo cáo có 2,022 trường hợp nhiễm coronavirus. Cho đến nay, con số tử vong đã lên đến 13 người.

Nhật Bản đã quyết định đóng cửa tất cả các trường học.

Trong khi đó, Arab Saudi hủy bỏ các cuộc hành hương đến Mecca.

Tại Iran, chính quyền nước này cho biết cựu đại sứ của Iran cạnh Tòa Thánh là ông Hadi Khosrowshahi đã chết vì coronavirus vào hôm thứ Năm. Iran cho biết số người chết ở quốc gia này vì coronavirus lên 26 người, với 245 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus.

Tại Hoa lục, tính đến 10 giờ sáng thứ Sáu 28 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay còn gọi là COVID-19, hay có một tên khác nữa là virus Tập Cận Bình, đã tăng lên đến 2,800 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 78,824 người. Những con số này do bọn cầm quyền đưa ra. Theo các nguồn tin địa phương, nó không phản ánh đúng sự thật.


Source:Catholic Herald

 
Tình trạng sức khoẻ của ĐTC chưa khả quan, phải hủy bỏ các buổi tiếp kiến chính thức hôm thứ Sáu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:13 28/02/2020
Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô, năm nay 83 tuổi, đã cử hành thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 28 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta như thường lệ, và đã chào đón những người tham dự sau khi kết thúc thánh lễ. Ngài cũng đã cố gắng giữ lịch trình các cuộc tiếp kiến riêng đã được dự trù, nhưng đành phải hủy bỏ các cuộc tiếp kiến chính thức.

Trước đó, hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã hủy bỏ một thánh lễ với các linh mục Rôma tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.

Những hình ảnh ghi được vào chiều thứ Tư Lễ Tro, 26 tháng Hai, cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô ho nhiều bên trong nhà thờ thánh Anselmo, của dòng Biển Đức, trước khi bắt đầu một cuộc rước đến Vương cung thánh đường Thánh Sabina, cách đó khoảng 500m. Trong cuộc rước, Đức Thánh Cha lộ vẻ mệt mỏi và nhiều lần bước đi loạng choạng.

Tòa Thánh chưa đưa ra chính xác tình trạng sức khoẻ của Đức Phanxicô. Tuy nhiên, người ta có thể thấy ngài ho và hắt hơi trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tuần này.

Nói chung, Đức Thánh Cha có sức khỏe tốt. Ngài bị mất một phần phổi khi còn trẻ vì bệnh liên quan đến đường hô hấp và bị đau thần kinh tọa, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.

Theo ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự của Ý, cho biết tính đến chiều thứ Năm 27 tháng Hai, 650 người tại Ý đã bị nhiễm coronavirus này. Trong đó, 17 người đã chết. Phần lớn những người bị nhiễm bệnh nằm ở khu vực phía bắc nước Ý trong hai vùng Bologna và Veneto.


Source:Crux