Ngày 05-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Phiếm Đạo Đời – Suy tư Lời Chúa trong cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
02:44 05/03/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư Lời Chúa qua cuộc sống - Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay

“Năm xưa, khi tôi bước chân ra đi,”

Đôi ta cùng đứng bên hàng tường vi.

Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi,

Đừng nói tiếng phân ly.

(Hoàng Quý – Cô Láng Giềng)

(1Cr 6: 19)

Lại nói thêm một lần nữa, “Em” đây vẫn không là “Em” của tôi, khi em nói: “Em sẽ chờ”. Và tôi đây, cũng chẳng là đấng bầy “tôi” hôm nay, đâu đấy nhé! Bởi giờ đây, hôm nay, “tôi” đây cũng đã khác nhiều. Khác, là bởi vì: bây giờ tôi đã biết. Biết rằng:

“Tan mơ, trời xuân đôi môi thắm.

Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền.

Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn, dâng sóng.

Tan vỡ cuộc tình duyên.”

(Hoàng Quý – bđd)

Một lần nữa, lại thêm câu nói: đôi mắt của tôi đây, vẫn cứ “nhung đen mầu hạt huyền”, thật rất đúng. Thật hơn nữa, cả vào lúc: “tan mơ, trời xuân đôi môi thắm”. Cả vào khi “tan vỡ cuộc tình duyên.” Tình của tôi. Của em. Của mọi người, rày có vỡ tan/tan vỡ vì toàn thân tôi/thân em, nay cũng khác. Khác xưa, rất nhiều. Khác, cả một nỗi: người người vẫn nhìn tôi/nhìn em suốt nhiều hồi, cũng đâu nhận ra. Bởi, tôi và em, nay xem ra thế nào ấy. Bởi, toàn thân em/thân tôi bây giờ cứ lủng lẳng những khoen vàng vòng xanh trắng. Có “vân cẩu” vần vũ, với trăng sao. Bởi, mình tôi/mình em và mình người trẻ bây giờ, những đeo mang đủ mọi hình thù, khiến người nghệ sĩ khi xưa lại hát thêm:

“Hôm nay, trời xuân bao tuơi thắm,

Dừng gót, phiêu linh về thăm nhà.

Chân bước, trên đường đầy hoa đào rơi.

Tôi đã, hình dung nét ai đang cười.”

(Hoàng Quý – bđd)

Nét ai đang cười. Người có cười, đâu phải vì họ muốn hân hoan, chào đón một ai đó. Dù người đó, có là em. Mọi người cười, có thể vì vẫn nghĩ: tôi và em, nay như thể từ hành tinh nọ chợt bay đến. Mọi người cười, có thể vì hôm nay, vẫn nghe hát:

“Cô láng giềng ơi!

Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi.

Chân bước xa xa dần, miền quê.

Ai biết cho bao giờ, tôi về...”

(Hoàng Quý – bđd)

Vâng. “Nét ai đang cười” mà tôi “hình dung (được)”, có thể là nét của em. Của, cô láng giềng ngày xưa ấy, cũng rất quen. Có thể là, của cộng đoàn buổi xa xưa thời tôi sống, nay mỗi người mỗi vẻ, vẫn cứ nhìn tôi/nhìn em bằng dáng vẻ xót xa. Cách biệt. Dị kỳ. Dị và kỳ, đến độ bạn bè gặp lại ai cũng hỏi. Cũng đưa ra một nhận định, như bạn Đạo nọ đã thẳng thắn phát biểu một cách công khai, như sau:

“Mấy năm gần đây, tôi thấy nhiều người lạ cũng như quen, dám cả gan vi phạm chốn “đền Chúa Thánh Thần”, rất trân trọng. Điều tôi muốn nói, là: ý chừng thiên hạ nay chẳng còn coi truyền thống đạo đức ra trò trống gì hết. Cái gì mà: trên mình họ, cứ “tòong teng” đủ mọi thứ. Nhìn thật kỹ, lại thấy có người còn vẽ đủ mọi hình thù xanh/đỏ, coi rất chướng. Vẽ thế rồi, lại còn phô trương khu vực kín đáo của thân mình có hình thù kỳ dị cho mọi người coi, thế có chết không. Hỏi ra mới biết, đó là nét “xâm mình” mà họ cho là tuyệt phẩm nghệ thuật, ở trên người. Thú thật, bản tôi cứ phải kêu lên: nghệ thuật đâu không biết, riêng tôi vẫn nghĩ là: các vị này vô hình chung đã đụng chạm vào truyền thống đạo đức nhân vị, của con người. Mà, một khi đụng chạm như thế, trước sau gì cũng sẽ bị Trời Phật quở mắng/trách phạt, cho coi. Vậy, ai có con có cháu vẫn đua đòi theo kiểu Tây/kiểu Mỹ, hãy coi chừng kẻo chúng sẽ xa rời lẽ Đạo.” (Phát biểu của một chị đạo đức rất Vêrônica trong buổi họp bàn chuyện nhân gian, sau giờ kinh tối lần hạt chung)

Là buổi họp mặt góp ý sau kinh tối, nên các vị nói ở đây có nhiều thứ để kể cho nhau nghe. Có vị nọ, có dáng dấp rất trí thức, đã xin mọi người quay về giòng lịch sử xưa cũ để xem xét những chuyện dễ có khunh hướng chạm vào truyền thống đạo đức của Đạo mình, ngõ hầu mọi người được yên tâm. Vị ấy bảo rằng:

“Tập tục vẽ hình trên thân thể, người xưa gọi là “xâm mình”, có từ thời cổ sử. Tôi nhớ, vào năm 1991 người dân ở nước Ý và Áo Quốc gì đó đã tìm ra một xác đông lạnh nằm trên núi tuyết có lịch sử lâu đời đến 3,300 năm trước Công nguyên. Trên thân xác người này, các nhà khảo cổ tìm thấy những hình xâm vân cẩu, rất lạ kỳ. Ở giữa hình, có cây thập tự với 6 đường cắt ngang. Có đường, dài tới 15cm.

Nhiều nhà khảo cổ khác cũng đã tìm ra ở Ai Cập, một số xác ướp có niên đại lên tới cả 2000 năm trước công nguyên, nữa. Ngay ở Ai Cập vào thời cổ sử, người ta cũng tìm ra xác của những người bị giam giữ có khắc tên của vị thần hoặc chữ Pha-ra-ô mà họ sùng bái.

Người Do thái cũng có một số tập tục liên quan đến chuyện sùng bái phụng thờ ngẫu thần của ngoại giáo. Cũng có tập tục rất lạ, không theo tập tục hoặc đạo đức của Do thái giáo. Vào thời Môsê, luật Do thái ngăn cấm chuyện vẽ hình lên thân xác con người nữa. Bản tôi có người bạn theo Tin Lành, một hôm, trong lúc đề cập đến chuyện này, anh ta nói với tôi là anh đọc sách Lêvi thấy có đoạn viết như sau: “Ngươi không được phép để những dấu cắt trên da thịt người chết hoặc có hình vẽ khó coi, trên thân xác của ngươi. Ta là Giavê Thiên Chúa nói với người điều đó.” (x. Lv 19: 28)

Chả là, câu chuyện bàn về những điều lạ trong thói quen giữ Đạo ngày hôm nay, nên bà con trong cuộc xem ra thấy quá hấp dẫn, bèn góp giọng cho vui, như sau:

“Theo tôi, con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Bởi thế, nên không ai được phép vẽ hình gì, dù chỉ một thánh giá nhỏ trên thân xác của mình hết. Nói cách khác, không chỉ mỗi hồn người được Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài thôi, mà cả thân xác mình nữa. Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa, thì bọn mình lại càng phải tôn kính hình ảnh lành thánh ấy nữa chứ!”

Nghe chuyện, một nữ lưu ra chiều am hiểu nhiều truyện được viết trong Kinh thánh, đã tham gia ý kiến, như sau:

“Đọc Sách thánh, tôi nhớ một đoạn trong đó thánh Phaolô viết cho bổn đạo của ngài rằng: Anh em có biết rằng thân xác của anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự, hay không? Và anh em có được thân xác này, là do ân huệ Chúa ban không? Nếu vậy, anh em phải làm sáng danh Chúa bằng thân xác rất đáng kính trọng của mình chứ!”

Tham dự buổi đọc kinh tối hôm ấy, bần đạo chẳng dám đưa ra ý kiến nào hết, sợ mọi người cho rằng mình chẳng biết gì mà cũng thưa thốt, bởi thế nên hôm ấy thắng bé cứ là “dựa cột mà nghe”, thôi. Hẹn rằng, khi về nhà sẽ nghiên cứu thêm cho rõ, rồi sẽ hạ hồi tính lại. Nay nghiên cứu tuy chưa kỹ, bần đạo cũng đã biết, rằng: ở một số nước, tục lệ cắt da/xỏ thịt trên tai hoặc trên môi; hoặc tục vẽ lên thân người mình, là cách làm cho thân xác mình đẹp hơn lên. Có thể là, với nền văn hoá khác, những thứ ấy là để nói lên chức vụ/địa vị của người xâm/xỏ trong xã hội nhỏ của mình, mà thôi.

Đằng khác, nhiều nơi cũng có y hệt một tập tục giống như thế. Họ làm thế, là cốt ý chống đối chuyện gì đó vẫn có, trong phong tục/tập quán của dân tộc. Nhiều nơi, nhiều bộ tộc, vẫn giữ tục lệ cắt da/xỏ thịt, để chứng tỏ cho mọi người biết lòng can đảm của họ. Hoặc, người ấy chỉ muốn thề nguyền sẽ tuân thủ điều gì đó, trước mặt thần linh mà họ sùng bái. Có người làm vậy, là do tật bạo dâm/khổ dâm, thôi. Nói cách khác, đó cũng chỉ là thói tục rất khác người, và khác đời, ít khi thấy.

Có người còn duy trì phong tục/tập quán của bộ tộc, cứ thích vẽ lên người những hình thù quái đản, ghê rợn như hình quỷ hình ma, đầu lâu thần chết, hoặc cả đến hình thù Satan quỷ dữ, nữa. Nhất nhất, chỉ để chứng tỏ rằng họ không chịu thuần phục Thượng Đế hoặc vị thần dân tộc, mà bộ tộc cứ muốn du nhập vào xã hội.

Nhiều tập tục của Tây phương còn tiến bộ đến độ xâm/xỏ nhiều nơi trên mặt trên mũi, trên mí mắt/miệng lưỡi, thậm chí cả những nơi thầm kín trên thân xác mình nữa. Có người lại cho đó là cung cách để phô bày nét độc đáo, mới lạ của mình. Họ muốn những gì thật khác người, dù hình thù ấy có dị hợm lạ kỳ đi nữa, cũng chẳng sao! Có vị lại muốn tỏ ra là mình có tự do. Vẫn làm chủ thân xác mình. Như muốn bảo với mọi người rằng: tôi muốn làm gì thì tôi làm. Làm, trên thân tôi chứ có xâm phạm thân mình của ai khác đâu mà sao cứ thắc mắc. Ai không thích, xin đi chỗ khác chơi, nhờ bạn tí!

Đành rằng, mỗi người mỗi ý. Nhưng nói cho cùng, cũng nên quan tâm đến sức khoẻ của mình và của người chứ! Có loại xâm/xỏ trên mặt/mũi hoặc bộ phận nào khác trên thân xác, dễ gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Đâu phải cứ xâm/xỏ cho thoả thích, để rồi khi nào chán sẽ bôi bỏ, cũng dễ thôi. Có trường hợp, chủ nhân muốn bôi bỏ hình thù xâm/xỏ đã chết dí trên thân mình, lúc đó có không thích nữa, cũng quá trễ. Bởi có bôi bỏ cách nào đi nữa, cũng sẽ để lại vết sẹo hoặc phản ứng phụ, rất khó coi.

Thật ra thì vấn đề này, cho đến nay, không thấy sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nhắc nhở gì đến chuyện ấy. Tuy nhiên, truyền thống trong Đạo, cũng tuỳ trường hợp, hoặc hoàn cảnh riêng biệt mà giải quyết. Thành thử, cuối cùng vấn đề vẫn là: chuyện mình làm, dù chỉ ảnh hưởng lên thân xác của riêng mình thôi, cũng liên quan đến người khác, trong nhóm hội cộng đoàn mình chung sống.

Để vấn đề không trở nên bi quan, phức tạp cũng nên đi vào truyện kể nhè nhẹ, sau đây:

“Truyện rằng:

Đệ tử nọ, một hôm cảm thấy đau khổ vì cha mẹ, bạn bè cứ chỉ tríchkhích bác những chuyện anh lỡ lầm vẽ vài hình trên thân xác của anh, lại coi đó như chuyện tày trời. Đổ sụp. Anh rất khổ, đến độ anh không bỏ được nỗi oán hờn, thù ghét cả bạn bè, lẫn người thân. Anh bèn tìm đến vị linh hướng lâu nay là người hiểu biết nhiều sự, vẫn giúp anh giải quyết chuyện riêng tư, theo cung cách dễ dàng. Nhẹ nhàng. Có tịnh tâm, suy nghĩ. Anh hỏi vị linh hướng một câu cũng nhẹ nhàng không kém:

-Thế, thày khuyên con phải làm gì bây giờ? Rũ bỏ nỗi ghen ghét, oán thù chăng?

Bậc thày linh hướng đáp:

-Anh hãy ngồi xuống mà tịnh tâm, và tha thứ cho những người ấy.

Ít hôm sau, đệ tử khổ đau tâm can, trở lại vấn kế một lần nữa. Anh thưa với thày:

-Dạ thưa thày, con đã thứ tha hết mọi người rồi. Kể như xong.

Nghe vậy, vị linh hướng lại nói tiếp:

-Như thế vẫn chưa xong đâu. Anh hãy về mà tịnh tâm. Mở lòng mình ra mà yêu thương hết mọi người. Cả những người đả kích/khích bác anh nữa.

-Thưa thày. Tha thứ thôi, đã là chuyện khó. Nay con phải thương yêu họ nữa sao? Thôi được, cứ để con cố gắng.

Tuần lễ sau, người đệ tử lại đến với bậc thày để vấn kế. Hôm ấy, anh tươi tỉnh khoe với thày mình là anh đã làm được việc thương yêu những người đối xử không phải phép với anh. Vị thày nghe vậy, bèn gật gù bảo:

-Như thế rất tốt. Giờ thì, anh hãy về cố gắng mà tịnh tâm, tri ân họ. Bởi, nếu họ không làm thế, thì anh đâu có cơ hội tiến bước trên con đường tâm linh với tâm tịnh.

Lần sau đó, người đệ tử trở lại với thày mình, lòng những tin rằng: lần này mình học được nhiều điều từ vị linh hướng rất biết điều, nên đã biết ơn mọi người, cả đến bạn bè người thân hoặc kẻ thù không ưa thích mình, và anh học được bài học tha thứ, lẫn yêu thương. Bậc thày linh hướng nghe anh kể, bỗng cười nhẹ nói:

-Vậy, anh hãy về mà tịnh tâm hơn nữa. Bởi, những người từng trách móc, chê bai hay ghét anh vì những việc anh làm, là họ đóng đúng vai trò của họ chứ có lầm lỗi gì đâu mà anh phải tha với thứ…”

Thôi thì, tha thứ hay bỏ qua những chỉ trích của mọi người về việc mình hành xử khi lầm lỡ hoặc xâm/xỏ có cố ý hay không, cũng cứ nên về với tâm tình của người nghệ sĩ trên mà ngâm nga ba câu cuối, để rồi sẽ nhớ đến mình, đến người. Dù, người đó là cô/là cậu láng giềng này khác, vẫn cứ hát:

“Cô láng giềng ơi!

Thôi thế không còn nhớ đến tôi.

Đến phút êm đềm ngày xưa kia.

Khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!

Tuy cách xa phương trời tôi không hề,

Quên bóng ai bên bờ đường quê.

Đôi mắt đăm đăm tìm phương về.”

(Hoàng Quý – bđd)

Hát rồi, này bạn hãy cùng tôi, ta trở về với vị linh hướng/hướng linh hồn nào khác trong nhà Đạo, cũng nhẹ nhàng, trầm tĩnh, rất thiết tha, khi thánh nhân nói:

“Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em

là Đền Thờ của Thánh Thần sao?

Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em

là Thánh Thần chính Thiên Chúa ban cho anh em.

Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa,

vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em.

Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.”

(1 Cr 6: 19-20)

Vậy thì, một lần nữa, hỡi tôi và hỡi bạn, ta cứ bình tâm mà suy nghĩ về những lời của thánh nhân hôm trước, để rồi sẽ nhẹ nhàng nghe theo lời khuyên của các đấng bậc linh hướng rất chí thân, và cũng rất hiền. Để rồi, mọi người sẽ đối xử với nhau cũng nhẹ nhàng tình thân như xưa. Dù, người này người nọ, có làm những chuyện khó coi, như xâm/xỏ. Rất lạ kỳ. Dị hợm.

Dù gì đi nữa. Tình thân thương của người anh/người chị trong cộng đoàn Nước Trời, ở trần thế, vẫn quan trọng hơn việc vẽ voi những hình thù dị hợm, của riêng ai. Nhận định như thế xong, bần đạo lại sẽ mời bạn mời tôi, ta hãy hát câu ca ý nhị của nghệ sĩ trên, hát rằng:

“Cô láng giềng ơi!

Tuy cách xa phương trời, tôi không hề.

Quên bóng ai bên bờ đường quê.

Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về…”

(Hoàng Quý – bđd)

Đúng thế. Hãy chờ tôi về. Dù, tôi mang hình thù thế nào đi nữa. Vẫn nhớ rằng:

“Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.

Đừng nói đến phân ly.”

(Hoàng Quý – bđd)

Phân ly hay chia cách, vẫn không là ý hướng của người anh/người chị chúng ta, nơi nhà Đạo.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn xin mọi người

đừng nói tiếng phân ly,

cả vào khi tôi, khi bạn

đã lỡ lầm làm những chuyện xấu xa, lạ kỳ.

Rất dị hợm.

“Anh trở lại con đường lên núi biếc,

thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 4: 1-11

Đường lên núi biếc, dù mây bay từ đó vẫn cô đơn. Cô đơn, với nỗi niềm Chúa cảm nghiệm cảnh tình người phàm khi Ngài vật vã với băn khoăn, rất thử thách.

Trình thuật tuần đầu Mùa Chay hôm nay, kể cho ta nghe tâm tình của Chúa khi Ngài bị thử thách/cám dỗ, đến như thế. Thử thách/cám dỗ, là những thử và thách suốt 40 ngày đêm nơi hoang vu, sa mạc. 40 ngày đêm, nói lên chuỗi ngày dài một đời, Chúa từng trải nhiều thử thách/cám dỗ mãi đến ngày Ngài kết tận hành trình nơi đồi cao chốn vắng, rất Calvary.

Chốn vắng Calvary xưa, có thử thách/cám dỗ đưa Chúa vào với mê say để Ngài không thực hiện được ý định Cha đưa ra. Mê say, còn là thử thách/cám dỗ đặt ra với Chúa, rất nhiều lần.

Thử thách/cám dỗ đặt ra, qua cung cách Cha muốn Ngài thực hiện vai trò của Đấng Mêsia có quyền uy trên cả hoàng đế La Mã, như thánh Mátthêu từng ghi. Thử thách/cám dỗ là thách đố khả năng giải quyết khó khăn do đế quốc La Mã đem lại. Thử thách/cám dỗ, còn là thách thức chức năng Chúa nhận từ Cha, hầu giúp con dân loài người sống yên hàn, lành lặn. Thử thách/cám dỗ, còn là thách đố và thử xem Chúa có nhắm mắt làm ngơ nỗi đau của mọi người, để rồi sẽ trao cho Cha giải quyết mọi việc.

Thử thách/cám dỗ cướp tay trên quyền uy của đế quốc, để rồi Ngài cũng sẽ hành xử hệt như thế. Thử thách/cám dỗ đặt ra với Đức Giêsu, là thách Ngài giành lại quyền uy của hoàng đế La Mã, rồi cũng sẽ ăn trên ngồi chốc, bức bách dân con lớp người ở dưới. Bởi, một khi đã có quyền hành là có quyền để hành người khác, hệt như vậy. Bởi thế nên, Đức Giêsu chối bỏ mọi lợi lộc dành cho kẻ có quyền. Ngài chối bỏ quyền đối xử với mọi người theo cung cách ấy. Ngài đả kích không chỉ giới cầm quyền La Mã thôi, nhưng Ngài còn chỉ trích chính những uy và quyền ấy nữa. Ngài chọn đường lối không quyền lực, nhưng vẫn sống. Sống với người không quyền, trong “Vương Quốc” của Ngài.

Thử thách/cám dỗ thứ hai, là thách đố khả năng giải quyết tình trạng nghèo đói trên thế giới. Thời của Chúa, có đến 95% người dân Galilê ở dưới mức tối thiểu, để sống còn. Dân lành thời đó, không đủ cơm bánh và cá, mà qua ngày. Họ cứ lần lượt rơi vào vòng lao lý, tật bệnh hoặc chết yểu. Một số trường hợp, do Hêrôđê tạo ra. Ông lập chương trình xây cất nhiều toà nhà đồ sộ. Lại đánh thuế cao khiến dân đen chịu không nổi đến độ không còn gì để ăn. Để sống nữa.

Thử thách/cám dỗ cuối cùng đến với Đức Giêsu, là thách đố để xem Ngài có khả năng kích động dân đen, khiến họ căm phẫn quyết chống lại quyền uy của vua quan/lãnh chúa, thời ấy không? Thử thách/cám dỗ, là dỗ dành Chúa đòi lại cơm áo gạo tiền cho dân lành hèn hạ thấp cổ bé họng, ở bên dưới. Thử thách/cám dỗ đưa ra với Chúa, là xem Chúa có hành xử như vua quan mọi thời. Hoặc, Ngài sẽ còn đối xử tệ bạc hơn cả vua quan thời đó, khi có quyền. Nhưng, Đức Giêsu đã chối từ quan niệm coi mình như Đấng ban phát mọi thứ, hầu thoả mãn đòi hỏi của mọi người. Ngài chọn đường lối khác hẳn mọi vua quan/lãnh chúa, ngõ hầu trở nên Đấng Mêsia do Cha định đoạt. Ngài không chấp nhận đường lối của vua quan ở trần gian chỉ biết hưởng thụ, cho thoả thích.

Với Tin Mừng thánh Mátthêu, thử thách/cám dỗ lớn nhất đưa ra với Chúa, là chỉ lo chuyện lành thánh, cốt khuynh loát những điều do Cha định đoạt, mà chỉ theo ý mình. Khuynh loát, để Cha phải can thiệp mà giải quyết các khó khăn chốn gian trần. Và, buộc Cha Ngài phải làm thế, ngay tức thì. Thử thách/cám dỗ này nguy hiểm hơn thứ gì hết, vì đụng chạm đến đền đài thánh thiêng, lẫn nguyện đường, và cả cuộc sống ngoan hiền, ngõ hầu dẫn dụ Cha sửa đổi mọi chuyện để thuận theo ý Con, chứ không theo ý Cha.

Người đời thời của Chúa, vẫn muốn tuân theo đường lối giản đơn, rặt như thế. Họ là những người ở Qumran. Những kẻ từng dấn bước theo chân Gioan Tẩy Giả, cả vào lúc khó khăn, đầy bức bách. Và, thử thách/cám dỗ đây, là muốn chế ngự quyền uy thánh thiêng của Chúa. Là, kiểm soát lòng thương xót của Ngài. Thử thách/cám dỗ đây, là nghĩ rằng lòng đạo của mình còn lớn lao/cao cả hơn lòng xót thương của Cha. Và, Đức Giêsu nhận ra rằng: nếu thế thì Chúa Cha không là Thiên Chúa đích thực là Cha của Ngài. Ngài thực sự đã chọn đồng hành với Cha Ngài. Và kết cục, Ngài chọn thuận theo ý Cha, chứ không theo ý riêng của chính Ngài. Và, chọn lựa này mới thật là chọn lựa khác biệt.

Nếu Đức Giêsu không chọn quyền hành để đánh bạt đối thủ là đế quốc La Mã rất sừng xỏ, không chọn ban phát mọi sự hợp nhu cầu/đòi hỏi của mọi người, cũng chẳng cướp tay trên quyền uy có từ Cha, thì thử thách/cám dỗ đưa ra cho Ngài, là thách thức gì? Thử thách/cám dỗ ấy là sống đích thực đời người phàm. Đời, của những người con không có quyền cũng chẳng có uy. Những kẻ luôn thiếu thốn đủ mọi thứ. Chọn lựa của Ngài, là cùng chung số phận với những người nghèo hèn ấy. Ngài chọn lựa sống như họ, để rồi Ngài đi vào tương quan đích thực với dân đen, hèn kém, chẳng trông đợi vào ai.

Điều này, thoạt nghe chẳng có gì mới mẻ, hoặc hấp dẫn. Nhưng, mục tiêu Đức Giêsu nhắm đến là như thế. Là, thâu thập dân con mọi người vào với tình thương của Cha. Là, sẽ không một ai bị gạt ra ngoài nhóm hội/cộng đoàn thân thương để chung sống. Nhóm ấy, cộng đoàn ấy vẫn có Chúa, có Cha vào mọi lúc. Bởi, chính Cha đang ở ngay trong nhóm. Bởi, chính cộng đoàn là nhóm hội của Cha, đã có được tình thương yêu, hy vọng. Hy vọng, mọi người sẽ sống chung và sống cùng. Cùng sống. Cùng lướt vượt mọi khó khăn, rất đồng đều. Đó chính là đường lối Chúa chọn sống.

Ngài lướt vượt mọi thử thách/cám dỗ Ngài theo đường khác. Cám dỗ ấy, Ngài thấy rất rõ, suốt đường đời Ngài từng trải. Và, nay Ngài trở về với những gì là căn bản của chính con người. Trở về với con người đích thực, trước/sau mọi thử thách/cám dỗ. Ngài trở về, cả vào lúc những người khó nghèo/bần hàn kia đã quay lưng chống lại Ngài. Vì thế, đế quốc mới giết hại Ngài. Vì thế, Chúa Cha mới không kịp nghe tiếng Ngài kêu cầu, nơi vườn cây Dầu.

Và đâychính là thông điệp gửi đến với Hội thánh, hôm nay. Thông thường, Hội thánh vẫn muốn thi đua với thế gian, ngoài đời. Vẫn muốn đấu tranh tạo phần thắng, hầu lấy lại quyền uy chính trị, từng luột mất. Lấy lại quyền, để tạo uy hùng dũng mãnh, trên chúng dân. Thông thường, Hội thánh vẫn muốn thi đua với các tổ chức bác ái, quyết lấy lại uy tín bằng việc ban phát các phẩm vật cho dân đen nghèo hèn. Thông thường, Hội thánh từng tìm cách tỏ ra mình những muốn sống đời lành thánh để kéo Chúa về cùng phe, để Ngài sẽ đi theo con đường mình đang thực hiện. Quả là, Hội thánh nay cũng gặp thử thách/cám dỗ như Đức Giêsu, ở thời hôm trước.

Bản thân ta cũng thế. Ta vẫn muốn trở thành nhân vật quan trọng có khả năng giải quyết mọi vấn đề; để rồi, sẽ lôi kéo Chúa vào phe mình, mỗi khi cần. Thông thường, ta cũng muốn chối bỏ những thử thách/cám dỗ, rất tương tự. Bởi thế nên, hãy đề cao cảnh giác cả vào khi ta đã khá giả và trở nên mạnh mẽ, cũng nên biết mình chỉ là kẻ hèn mọn, vẫn phải sống với những khó khăn không dứt bỏ. Bằng không, nhiều lúc ta vẫn cứ nghĩ mình là kẻ sở hữu cả Đức Chúa. Chăm lo cho Chúa, rất nhiều điều. Vì nghĩ thế, nên ta cứ cho rằng mình đang theo Đức Giêsu và chính mình đang là Chúa, nữa không chừng?

Thật sự, hãy nhớ rằng mọi người cũng như ta, chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt trong đám đông quần chúng. Cũng chỉ là phận hèn loài người được Chúa đoái thương. Được Chúa ban phát đôi điều để có thể sống sót, sống còn với mọi người. Có thể những gì Chúa ban cho ta, không là bánh/là cá, như người Do thái khi xưa từng học biết. Nhưng, ta học biết để Chúa trở thành chính Chúa. Và, qua học hỏi, ta khám phá ra rằng ta được Chúa đi bước trước, là để Ngài vẫn thương ta. Vẫn muốn ta về với Ngài

Hãy cảm tạ Cha đã để Đức Giêsu lướt thắng mọi thử thách/cám dỗ, được như thế. Hãy nguyện cầu, để Hội thánh của ta cũng được thế. Hãy chúc nhau có được cơ may lướt thắng được chính con người mình. Lướt thắng mọi thử thách/cám dỗ vẫn xảy đến với mình, vào mọi lúc. Có thế, ta mới an tâm bước vào Mùa Chay thánh. Có thế, ta mới thấy vui được Chúa dẫn đưa ta ra khỏi mọi thử thách/cám dỗ, rất trần gian.

Trong hân hoan dấn bước như thế, ta hãy cùng dân con ở đời ngâm nga đôi lời thơ ý nhị, rằng:

“Anh trở lại, con đường lên núi biếc,

Thương mây bay, từ đó vẫn cô đơn.

Những bông hoa, còn có nửa linh hồn,

Những lá cỏ, nghiêng vai tìm mộng ảo.”

(Đinh Hùng – Cánh Chim Dĩ Vãng)

Rất chí lý. Bông hoa kia, có khi chỉ còn nửa linh hồn vẫn cứ “nghiêng vai tìm mộng ảo”, thì tôi và anh sẽ chẳng tìm lối đi không thử thách. Để, sẽ thấy Chúa, thấy Cha ở phía trước đang giơ tay đón chờ. Chờ tôi, chờ anh bấy lâu nay. Ở mọi thời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch
 
Hãy xây ngôi nhà cuộc đời mình trên Lời Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
06:00 05/03/2011
CHÚA NHẬT 9 MÙA THƯỜNG NIÊN A

Đnl 11: 18, 26-28,32; Tv 31; Rm 3: 21-25a.28; Matthêu: 7:21-27

Sách Đệ Nhị Luật mà chúng ta đọc hôm nay tiếp theo những lời Môisê nói về việc Thiên Chúa đã chăm sóc và nuôi nấng họ ra sao. Ông nhắc cho dân chúng nhớ rằng Thiên Chúa thì không hay thay đổi, kiểu như rày đây mai đó, nhưng Ngài đã đi vào giao ước với họ. Sau khi điểm qua những phép lạ mà Thiên Chúa thực hiện cho họ, Môisê giờ đây khuyến khích họ giữ những điều Luật dạy, nếu như họ muốn tiếp tục sống trong mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa. Trong ánh sáng mà nhờ đó họ biết Thiên Chúa, làm thế nào họ có thể làm khác đi được?

Chủ đề ân sủng, trải dài suốt trong Sách thánh, được Môisê tóm kết như sau: Thiên Chúa đã chọn một dân nô lệ và mỏng dòn, và đã giải thoát họ. Tất cả là vì Chúa đã đi bước trước, chứ chẳng phải vì dân Israel tốt lành gì hơn các dân tộc xung quanh. Nếu giờ đây họ nhận những gì Chúa đã làm cho họ, thì làm sao lại không giữ luật Chúa và phục tùng Thiên Chúa, Đấng đã giải phóng họ? Thiên Chúa không bắt ép họ trong một kiểu nô lệ mới bằng cách đòi họ phải tuân phục. Nhưng, giờ đây họ là dân tự do, họ được quyền chọn lựa, “Những lời tôi nói đây, anh em hãy ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu”.

Thời tôi còn trẻ, tôi thấy những người Dothái giáo hàng xóm giữ những giáo huấn này khá là chặt chẽ từng chữ. Họ viết những hộp kinh, “ống đựng bản luật của người Dothái”, cột vào cổ tay hay đeo trên trán. Những chiếc hộp nhỏ này đựng các câu trích dẫn Kinh thánh, có thể từ Luật được ghi trong Đệ nhị luật. Những ghi nhớ cụ thể như thế có thể mời gọi họ diễn tả đức tin của mình trong cuộc sống thường nhật. Những dấu chỉ bên ngoài như thế sẽ đi vào nội tâm, không chỉ đối với người Dothái, nhưng cả đối với chúng ta nữa. Tôi tự hỏi chẳng lẽ những quyển Kinh thánh mà rất nhiều người trong chúng ta có ở nhà lại không có được vai trò như những hộp kinh mà những người Dothái nhiệt thành đem theo bên mình hay sao? Kinh thánh đặt trên bàn có nhắc nhớ chúng ta cầm lên đọc và cầu nguyện hay không? Hay đó cũng chỉ là một quyển sách lớn trên bàn trong phòng khách của chúng ta thôi?

Đâu là những lời gay gắt mà Đức Giêsu phê phán những người chỉ gọi Ngài bằng những lời tán tụng (“Lạy Chúa, Lạy Chúa…”), nhưng cuộc sống của họ lại chẳng phản ảnh những gì môi miệng họ thưa thốt. Họ đã không ghi nhớ lời của Ngài và không để cuộc sống của học được những lời ấy hướng dẫn – rốt cuộc thì Ngài đâu có phải là Chúa của họ.

Thế chẳng phải lạ lắm sao? Chẳng phải Đức Giêsu nói rằng những người gọi Ngài “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” cũng nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ nhân danh Ngài đấy sao? Họ chẳng tuyên xưng và hành động nhân danh Ngài đấy sao? Thế tại sao Ngài lại muốn từ chối và đuổi họ ra ngoài?

Đức Giêsu vừa kết thúc Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta đã nghe từng phần Bài Giảng này từ Chúa Nhật thứ IV (30 tháng Giêng). Giờ đây, khi Ngài kết thúc những giáo huấn của mình, thì Ngài đang mời gọi các môn đệ của Ngài và cả chúng ta nữa, chứng tỏ rằng chúng ta đã nghe và hiểu những gì Ngài dạy, bằng cách thực hành những lời ấy. Điều đó hơn cả việc nói tiên tri, trừ quỷ hay làm “những phép lạ” nhân danh Ngài. Điều mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh là “những việc lạ” mà chúng ta sẽ thực hiện phải là mô phỏng theo Bài Giảng trên Núi mà xây dựng đời sống chúng ta: yêu kẻ thù, giúp kẻ túng thiếu, tha cho những ai xúc phạm đến ta, … Chúng ta không thể nói mình tin vào Chúa Giêsu, chỉ bằng cách gọi “Lạy Chúa! Lạy Chúa!”, mà lại không thực hành những gì Ngài dạy chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi.

Chú ý đến dụ ngôn ngắn mà Đức Giêsu dùng để nhấn mạnh đến quan điểm của Ngài. Lũ lụt xảy đến với cả những ai nghe và thực hành lời Ngài, cũng như những người chỉ nghe suông. Niềm tin không đảm bảo cho chúng ta rằng sẽ không gặp phải bão tố cách này hay cách khác trong cuộc đời này. Điều khác biệt là nếu chúng ta ghi nhớ những gì Đức Giêsu dạy bảo và sống cuộc đời mình theo giáo huấn của Ngài, chúng ta sẽ có được một nền móng vững chắc để đứng trên đó khi chúng ta phải đối diện với những sóng gió của bạo bệnh, bắt bớ, thất vọng, thất bại, chỉ trích, …

Ngôi nhà là nơi chúng ta tìm nơi trú ngụ, bảo vệ, sự ấm áp và an toàn. Vì thế, Đức Giêsu dùng hình ảnh ngôi nhà trong dụ ngôn này như thể muốn nói: “Hãy dùng lời của Ta làm ngôi nhà của anh em: sống trong đó; được những lời ấy nuôi dưỡng; tìm kiếm sự hướng dẫn trong những lúc khó khăn; khám phá trong Lời của Ta sự ấm áp của việc được Thiên Chúa đón nhận khi anh em thất bại; và tìm nơi đó sức mạnh của Thiên Chúa khi anh em cần đến. Hãy dùng lời của Ta làm ngôi nhà của anh em, anh em sẽ không thất vọng. Ở lại trong lời của Ta sẽ giúp anh em đứng vững trong những lúc khó khăn”.

Còn đây là hình ảnh ít thấy trong Kinh thánh mà tôi có được. Một trong những dấu hiệu của xã hội tạm bợ của chúng ta chính là sự phổ biến của những căn nhà di động, tôi thấy chúng khi đi trên những con đường cao tốc ở Mỹ. Vì thế, hôm nay có thể Đức Giêsu nói với chúng ta rằng lời của Ngài giống như một ngôi nhà di động. Nó cùng đi với chúng ta suốt cuộc đời khi chúng ta di chuyển. Trong đó chúng ta tìm được nơi trú ngụ, dinh dưỡng, chỉ dẫn và sự đón nhận khi cuộc sống của chúng ta có những biến động.

Đức Giêsu có lẽ cũng muốn nói đến một loại “nhà” khác nữa – đó là cộng đoàn tín hữu, là Giáo hội. Trong một thời gian khá dài Kinh thánh chỉ là một quyển sách đóng trong một lịch sử Công giáo gần đây. Làm sao mà chúng ta có thể xây dựng cuộc sống của chúng ta khi mà chỉ nghe những lời này cách gián tiếp qua những câu giáo lý hỏi thưa? Khi còn trẻ (cả những năm đại học) hiếm khi tôi được nghe một bài giảng dựa trên Sách Thánh. Ngày nay, Sách Thánh không chỉ được tôn vinh trên những nơi đáng kính trong thánh đường của chúng ta, nhưng luôn luôn, chúng là nguồn mạch cho những bài giảng mà chúng ta nghe. Hay, ít ra là nên như thế.

Có lẽ chúng ta cũng chẳng phải là những Kitô hữu tốt hơn cha ông chúng ta. Nhưngg nếu Giáo hội, gia đình của chúng ta, được xây trên đá tảng là Lời của Đức Giêsu nói với chúng ta, thì chúng ta có cơ may được nghe Lời Chúa, ghi tạc vào lòng và hình thành đời sống chúng ta theo đó. Hy vọng là thế.

Hãy hy vọng rằng, ngày càng có nhiều nhà giảng thuyết lấy những bài đọc được chỉ định để nghiêm túc biến nó thành ngôi nhà mà trong đó họ soạn bài giảng và giảng, từ nơi trung tâm đó, những hoa trái của Lời trổ sinh. Mong rằng, những ai nghe các bài giảng dựa trên Kinh thánh đó sẽ khao khát hơn nữa để tìm kiếm cách thức làm cho Kinh thánh trở nên ngôi nhà của họ bằng cách biến chúng thành những lời cầu nguyện và chiêm niệm hằng ngày.

Trong những chuyến đi của tôi, tôi phát hiện ra một số giáo xứ có tổ chức những nhóm nhỏ chia sẻ Kinh thánh – thật tuyệt vời khi cùng lắng nghe Lời Chúa với những người khác và chia sẻ với nhau những gì chúng ta có thể áp dụng điều chúng ta nghe được. Hoặc, sử dụng hình ảnh của Đức Giêsu dùng hôm nay, chúng ta lắng nghe Lời Chúa nhờ đó chúng ta xây nhà trên đá. Bão tố chắc chắn sẽ đến bất ngờ trong cuộc đời ta. Nhưng Đức Giêsu hứa chúng ta sẽ đứng vững trong những thời khắc đó nếu chúng ta xây cuộc đời mình trên lời của Ngài.

Tôi tự hỏi đối với những người ngoại giáo, đức tin của chúng ta hiển hiện ra sao? Nếu họ ở cùng chúng ta một tuần liệu họ có thể thấy nơi hành động của chúng ta biểu lộ những gì chúng ta tin tưởng hay không? Đấng mà chúng ta tin? Khi chúng ta nói: “Lời nói rẻ bèo”. Phải chăng chúng ta đang sống đức tin của mình, bằng mọi giá, hay tất cả chỉ là lời nói và rồi chúng ta lẩm bẩm: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” trong khi chẳng thèm bày tỏ những lời ấy bằng hành động đức tin.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp

9th Sunday in Ordinary Time (A)

Deut. 11: 18, 26-28,32; Psalm 31; Romans 3: 21-25; Matthew 7:21-27

Our Deuteronomy reading today is preceded by Moses’ reviewing for the people how God has cared for and nourished them. He reminds them that God is not fickle, here today and gone tomorrow, but has entered into covenant with them. After enumerating the wonders God has performed on their behalf, Moses now encourages them, if they are to continue living in good relationship with God, to accept the words of the Law. In the light of what they have come to know about God, how could they do otherwise?

The theme of grace, that flows through all of the Bible, is summed up by Moses: God has chosen an enslaved and fragile people and led them to freedom. All this was because God took the initiative, not because the Israelites were any more worthy than the other people around them. Now, if they realize what God has done for them, how could they not want to observe God’s law and serve this God who had set them free? God is not forcing them into another form of slavery by demanding obedience. Rather, now that they are a free people, they have a choice, "Take these words of mine into your heart and soul. Bind them at your wrist as a sign, and let them be a pendant on your forehead."

In the neighborhood of my youth I saw Jewish men who took these teachings quite literally. They wore prayer boxes, "phylacteries," bound around their wrists and on their foreheads. These small boxes contained biblical quotes, probably from the Law spelled out in Deuteronomy. Presumably those physical reminders would call them to an expression of their faith in their daily lives. The external signs had to be interiorized, not only for Jewish believers, but for us as well. I wonder if the Bibles many of us have in our homes might not serve the same purpose as those phylacteries worn by devout Jewish men? When we see the Bible sitting on the table is it a daily reminder to pick it up to read and pray from it? Or, is it just another large book on our coffee tables?

Which is why Jesus lambastes those who merely call on him with exalted words and titles ("Lord, Lord…."), but whose lives don’t reflect the titles their lips profess. They have not taken his words to heart and governed their lives by them–he is not their Lord after all.

That’s strange isn’t it? Doesn’t Jesus say that the ones who call him "Lord, Lord," also prophesy, drive out demons and do mighty works in his name? Aren’t they professing and acting in his name? Why does he want to reject them and cast them out?

Jesus just completed the Sermon on the Mount. We have been hearing parts of the Sermon since the fourth Sunday (January 30th). Now, as he concludes his teachings, he is calling his disciples and us, to show that we have heard and understood his teachings, by acting on them. This involves more than prophesying, driving out demons and doing other "mighty deeds" in his name. The point Jesus seems to be making is that the "mighty deeds" we are to perform have to do with modeling our lives on the Sermon on the Mount by: loving our enemies; giving to those in need; forgiving those who offend us, etc. We can’t say we have faith in Jesus, just by calling him "Lord, Lord," without putting the works Jesus spells out in the Sermon into action.

Note the brief parable Jesus gives to underline his point. The floods came to both those who heard his words and acted on them and those who did not. Faith is no guarantee that we will not have to deal with storms of one kind or another in our lives. The difference is that if we take to heart what Jesus has said and fashion our lives according to his teachings, we will have a solid foundation on which to stand as we face the stormy winds of sickness, persecution, disappointment, failure, criticism, etc.

Home is a place where we go to find shelter, protection, warmth and safety. Hence, Jesus uses a house image in the parable, as if to say, "Make my words your home: live in them; be nourished by them; seek their guidance in hard times; discover in my words the warmth of God’s acceptance when you fail; and find in them God’s strength when you need it. Make my words your home, they will not let you down. Residing in my words will enable you to stand firm during hard times."

Here is a less-than-biblical image that comes to me. One of the signs of our transient society is the prevalence of mobile homes, which I see as I travel the highways of our country. So, perhaps Jesus would say to us today that his word is like a mobile home. It travels with us through life as we travel. In it we find shelter, nourishment, direction and adaptability when our life’s setting changes.

Jesus may also have been referring to another kind of "house"–the community of believers, the church. For so long the scripture was a closed book in our recent Catholic history. How could we have built our lives on Jesus’ words if we only heard them indirectly through catechism questions and answers? Rarely in my youth (right up through my college years) did I hear a sermon based on the scriptures. Now the scriptures are not only enthroned in a place of honor in our sanctuaries but, almost always, they are the source for the preaching we hear. Or, at least they should be!

We may not be any better Christians now than in former days. But if the church, our home, is built on the rock of Jesus’ word to us, there is a good chance each of us will hear God’s Word, take it to heart and fashion our lives according to it.

Let’s hope! Let’s also hope that more and more preachers take the appointed Scripture readings seriously enough to make a home in them during their preaching preparation and then preach, from that centering place, the fruits the Word provides. Let’s also hope that those who hear such biblically-based preachings are moved to hunger for more and find ways to make the scriptures their home by turning to them in daily prayer and meditation.

In my travels I discover parishes offering participation in small scripture reflection groups–excellent opportunities to hear the Word of God with others and share how we can put into action what we hear. Or, to use Jesus’ image today, we hear the Word of God so as to build our house on rock. Storms will inevitably come into our lives. But Jesus promises we can still stand firm at those times if we have built on the solid foundation of his word.

I wonder how evident our faith is to an outside observer? If they spent a week with us would they be able to see by our actions what we believe? In whom we believe? As we say, "Talk is cheap." Are we living our faith, despite the costs, or it is all talk and we are muttering, "Lord, Lord," while not backing those words by faith- revealing actions?
 
Những ngày lễ mừng trong tháng Ba
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:39 05/03/2011
Những ngày lễ mừng trong tháng Ba

Hằng năm theo Dương lịch bước sang tháng Ba, khí trời lạnh rét mùa Đông bên Âu Châu đã giảm bớt nhiều. Ngoài thiên nhiên nhiều loài cây cỏ bắt đầu nhú lộc non báo hiệu mùa Xuân đang tới. Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa nắng ấm dài giờ hơn xua đẩy lui bóng tối mùa Đông ảm đạm xa dần.

Đó là chu kỳ tứ thời bát tiết tuần hoàn trong thiên nhiên.

Trong đời sống xã hội nhân loại, ngày 08.03. hằng năm khởi sự từ năm 1911 là ngày Phụ nữ thế giới. Năm nay 2011, ngày này có kỷ niệm 100 năm thành lập.

Trong đời sống đạo Công giáo có hai ngày lễ mừng lớn liên quan nhiều cùng mật thiết tới đức tin đạo Công giáo: lễ kính Thánh Giuse ngày 19.03., và lễ Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức mẹ Maria ngày 25.03.

Ngoài ra thông thường vào tháng ba hằng năm cũng là thời điểm mùa Chay thánh trong Gíao Hội Công giáo, 40 ngày trước đại lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết

1. Lịch sử ngày lễ Thánh Giuse 19.03.

Thánh Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu ở trần gian. Thánh Giuse trong dòng lịch sử Giáo Hội rất sớm, như sử sách để lại, từ thời năm 850 đã được mừng kính vào ngày 19.03. hằng năm. Vào thời trứơc đó trong đời sống xã hội có lễ hội mừng nữ Thần Mineva, một vị Thần quan thầy của người lao động.

Khi đức tin Công giáo loan truyền bén rễ sâu vào đời sống xã hội, người ta đã lấy ngày này mừng kính Thánh Giuse làm quan thầy của người lao động, thay vào chỗ mừng Thần Mineva theo tục lệ xã hội.

Năm 1479 Đức giáo hoàng Sixtus IV. chính thức công nhận ngày 19.03. là ngày lễ kính Thánh Giuse. Và từ năm 1621 ngày lễ kính này được ghi trong lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo Rôma.

Đức Giáo Hoàng Clementô X. năm 1670 đã nâng ngày này thành ngày lễ trọng. Năm 1714 Đức giáo hoàng Clemtô XI. đã cho soạn thảo ngày lễ này có lời nguyện bản văn lễ riêng. Đức giáo hoàng Benedictô XIII. đã cho tên Thánh Giuse vào kinh cầu các Thánh.

Xưa trong đời sống đức tin người Công giáo, phái nam, thường hay lấy Thánh Giuse là tên Thánh bổn mạng cho đời mình. Đây là tập tục đạo đức tốt lành.

Nhiều gia đình, xứ đạo cũng tôn kính Thánh Giuse là vị Thánh hộ phù cho đời sống.

Thánh Giuse được yêu mến tôn kính dù ngài chỉ để dấu vết sự âm thầm trong đời sống mình, và một tâm hồn tỉnh thức.

2. Lịch sử ngày lễ Truyền tin 25.03.

Ngày lễ này đã được mừng trong Giáo Hội từ giữa thế kỷ thứ 6. ở vùng Constantinopel. Đến thế kỷ thứ 7. ngày lễ này được công nhận mừng ở bên Roma.

Trong Giáo Hội Chính Thống lễ Truyền tin là một trong 12 lễ chính. Từ khi có cải tổ về Phụng vụ năm 1969 lễ này trở thành lễ trọng trong Giáo Hội Công giáo.

Lễ Truyền tin vào ngày 25.03. hằng năm, tính theo ngày tháng niên lịch, đúng chín tháng trước ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người ngày 25.12.. Vì thế còn gọi lễ này lễ báo tin Chúa Giêsu, đấng là mùa Xuân, là mặt trời công chính sẽ sinh ra đến trong trần gian.

Ngày 25.03. theo nhiều vùng là lúc bắt đầu mùa Xuân trong thiên nhiên. Và vào thời gian cuối tháng Ba ánh sáng mặt trời càng chiếu tỏa trong trời đất càng nhiều giờ hơn vào ban ngày.

Hai yếu tố âm dương hòa hợp nẩy sinh tạo nên một sự sống mới. Đó là định luật thiên nhiên do Thiên Chúa đã tạo dựng như vậy. Nhưng nơi Đức Mẹ Maria thụ thai thì lại khác. Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là sự sống, đã tác dụng gầy dựng sự sống Chúa Giêsu trong cung lòng đức mẹ Maria. (Lc 1,28-38)

Cả hai biến cố ngày lễ Thiên Thần đã đóng vai trò sứ gỉa làm trung gian cho ý định của Thiên Chúa được thực hiện nơi con người trên trần gian.

3. Vai trò của Thiên Thần

Theo Kinh Thánh thuật lại cả hai ngày lễ kính Thánh Giuse 19.03. và truyền tin cho Đức Mẹ Maria 25.03., đều có sự hiện diện của Thiên Thần đóng vai trò trung gian quan trọng giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất.

Thiên Thần hiện đến báo tin cho Ông Giuse ba lần trong giấc ngủ lần thứ nhất Thiên Thần đánh thức giải thoát tâm trí ông đang lo nghĩ về ý định bỏ ra đi tìm phương trời xa ẩn dật sống một mình ( Mt 1,20-24); lần thứ hai cũng trong giấc ngủ, Thiên Thần đánh thức Ông dậy đem Hài nhi Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập để tránh sự dữ xảy ra cho trẻ Giêsu đang bị lùng bắt; và lần thứ ba cũng trong giấc ngủ báo tin đem Mẹ Maria và trẻ Giêsu trở về quê cũ Nadareth sinh sống.

Ông thánh Giuse ngủ, nhưng tâm trí Ông tỉnh thức nghe được lời Thiên Thần nói. Như thế có thể nói, như sách Diễm Ca diễn tả: Tôi ngủ, nhưng trái tim tâm hồn tôi tỉnh thức! ( Diễm ca 5, 2).

Ông Giuse không hốt hoảng hoài nghi. Sự hiện diện cùng lời nhắn của Thiên Thần Chúa trong giấc ngủ mang đến cho Ông giải đáp phải làm thế nào để có lối thoát khỏi bối bối nguy nan đang đè nặng tâm trí ông. Ông nghe và âm thầm làm như lời Thiên Thần bảo cho tâm trí ông trong giấc ngủ.

Như bao phụ nữ khác xưa nay, Đức Mẹ Maria cũng đã hoảng hốt khi thấy Thiên Thần, một người lạ mặt đến vào nhà mình, và còn hơn thế nữa lại chào bằng lời lẽ khác thường: Chào Bà đầy ơn phúc! Cùng nói cho biết, Bà sẽ thụ thai sinh con!

Rõ ràng là một cơn xốc mạnh xảy đến bao trùm toàn thể con người thiếu nữ Maria.

Sau cơn hoài nghi hoang mang cùng thắc mắc, Đức Mẹ đã chấp nhận lời giải thích của Thiên Thần về ý định của Thiên Chúa: Xin cứ xảy đến cho tôi như lời Thiên Thần truyền! ( Lc 1, 38)

Trong đời sống con người, chúng ta rất hay gặp phải những trường hợp hoang mang hoài nghi, không biết phải xử sự làm sao cho đúng, cho phải đạo chính đáng.

Những lời chỉ dẫn cố vấn hữu ích của người khác giúp giải quyết được việc. Nhưng nhiều khi cũng có giới hạn của nó.

Với người đặt niềm tin vào Thiên Chúa, lời cầu nguyện cùng lắng nghe tiếng Chúa nói âm thầm trong tâm hồn luôn là ánh sáng soi dẫn tìm được lối đi đúng đường.

Mỗi người ai cũng có Thiên Thần bản mệnh hằng cùng đồng hành trong đời sống từ khi thành hình trong cung lòng mẹ cho tới ngày sau cùng của đời sống.

Vị này che chở bảo vệ, chỉ đường dẫn lối cho ta, dù ta không thấy ngài.

Tháng Ba 2011
 
Xây nhà trên đá
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:49 05/03/2011
Chúa Nhật 9 thường niên A

Tự đáy lòng mỗi người, nhất là người trẻ, đều ước muốn có một ngôi nhà để “an cư lạc nghiệp”, một căn nhà riêng và bền vững, để mỗi khi trở về nhà mình thì tìm được niềm vui ở đó. Ước mơ trong căn nhà có lương thực mỗi ngày và nhất là có tình yêu và hạnh phúc, cảm thông, chia sẻ và tha thứ. Ngày hôm nay, dù có chứng kiến nhiều ngôi nhà bị sụp đổ và tan vỡ, nhưng chúng ta đừng sợ ước mơ điều đó. Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta khát khao hạnh phúc vô biên. Tất cả chúng ta được mời gọi để xây dựng một ngôi nhà đời mình.

Nhưng làm sao để xây dựng ngôi nhà đó? Đây là câu hỏi chắc chắn phải được đặt ra cho chúng ta không chỉ một lần và nhiều lần. Mỗi ngày câu hỏi đó phải ở trước cặp mắt của lòng ta: làm sao để xây dựng ngôi nhà cuộc đời mình?

Trong bài Tin Mừng Thánh Matthêu (Mt 7,21-27), Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy xây nhà trên đá. Chỉ như thế ngôi nhà đó mới không sẽ bị sụp đổ khi gặp giông tố bão táp kéo đến.

- Nhưng xây nhà trên đá có nghĩa là gì? Xây nhà trên đá trước hết là xây trên Đức Kitô và với Đức Kitô. Bởi vì Đức Kitô được gọi là nền tảng, là viên đá góc cho tòa nhà được vững (x. 1 Pt 2,4). Vì thế, Thánh Phaolô đã mời gọi: “Anh em đã nhận Đức Giêsu Kitô làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hiệp với Người. Anh em hãy bén rể sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô” (Cl 2, 6-7). Xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Kitô có nghĩa là gặp gỡ Người, gắn bó với Người, hiến thân cho Người và bước đi với Người trong cuộc sống này; là đặt tất cả ước muốn, khát vọng và cả dự phóng tương lai đời mình vào Đức Kitô.

- Xây nhà trên đá có nghĩa là gì? Có nghĩa là xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng Lời Chúa. Lời đó là ngọn đèn soi cho ta bước, là ánh sáng soi đường ta đi. Quả thế, Chúa Giêsu nói: “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá” (Mt 7, 24). Ở đây không đề cập đến những lời trống rỗng được nói bởi bất kỳ một người nào, nhưng là những lời của Chúa Giêsu. Cũng không phải là lắng nghe một người nào bất kỳ, nhưng là lắng nghe Chúa Giêsu. Và không phải thực hành một điều gì bất kỳ, nhưng là thực hành những Lời của Chúa Giêsu. Vì chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời (x. Ga 6,68).

- Xây nhà trên đá có nghĩa là gì? Có nghĩa là xây dựng đời mình trên niền tin vững chắc vào Chúa trong khi ý thức rằng sẽ có những nghịch cảnh xảy đến với chúng ta. Vì thế, Chúa Kitô nói tới “mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào” (Mt 7,25). Những hiện tượng tự nhiên này trở thành những hình ảnh về rất nhiều những nghịch cảnh của cuộc đời mà mỗi người chúng ta phải đối diện. Đức Kitô không hứa xây dựng một căn nhà mà không bao giờ có mưa to, nước lớn, bão tố... nhưng Ngài báo trước việc xây dựng ngôi nhà đó luôn luôn có sự thử thách và khó khăn. Như thế, Đức tin phải trải qua những thử thách mới trở thành mạnh mẽ, sống động và lớn lên.

- Cuối cùng, xây nhà trên đá có nghĩa là gì? Nghĩa là xây dựng với sự khôn ngoan Tin Mừng. Không thể không có lý khi Chúa Giêsu so sánh những ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành thì giống như người khôn ngoan xây nhà trên đá. Quả thế, người ngu dại thì xây nhà trên cát, “gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 21, 26-27). Đây là biểu tượng của những ai xây đựng đời mình dựa trên những gì chóng qua của thế gian, chỉ dựa trên tiền bạc, quyền lực, hưởng lạc và danh vọng... nhưng lại xa lạ với Lời của Chúa Giêsu và nhất là đi ngược với Lời của Người; là những người xây dựng đời mình trên sức tự riêng của mình, mà quên cậy dựa vào ơn Chúa. Ngôi nhà xây trên cát sẽ không đảm bảo được đứng vững khi có những lúc sóng gió bão táp kéo đến. Ngược lại, người khôn ngoan xây nhà trên đá là những người xây dựng đời mình dựa trên ơn Chúa, trên sức mạnh của Thiên Chúa. Dù khó khăn thử thách người đó vẫn đứng vững, vì người đó có sự khôn ngoan của Tin Mừng.

Chúng ta đừng sợ để trở thành khôn ngoan, nghĩa là không sợ để xây dựng đời mình trên đá tảng là Đức Kitô! Amen!
 
Cầu xin thánh cả Giuse
Trầm Thiên Thu
09:54 05/03/2011
Thánh Giuse trọn khiết trinh
Gương sáng gia đình: Hiền phụ, phu quân
Sớm chiều lao động chuyên cần
Làm nhiều, nói ít, vợ con được nhờ

Xin thương giúp các mẹ cha
Đồng tâm nhất trí chăm lo gia đình
Yêu thương con cái hết tình
Và luôn dạy chúng tâm linh đạo, đời
Trước tiên phải biết làm người
Rồi sau đó muốn là ai thì là
Dù là bác sĩ, kỹ sư,…
Sống đời đôi lứa hay là đi tu
Cầu xin Thánh Cả Giuse
Ngày đêm hướng dẫn, chở che bước đời
Vuông tròn đạo nghĩa làm người
Và làm con Đức Chúa Trời sớm hôm

GIAO KẾT TRĂM NĂM

Đôi tim giao kết trăm năm
Cuộc đời mãi mãi đồng hành cùng nhau
Một lần kết ước trầu cau
Thuyền tình khẳm khối tình yêu thắm nồng
Yêu thương nhau trọn một lòng
Thủy chung son sắt vuông tròn trước sau
Gieo vui hạnh phúc vượt sầu
Thi ca phổ nhạc ngọt ngào hòa âm.
 
Xây nhà trên đá
Lm. Phêrô Hồng Phúc
18:00 05/03/2011
XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ

Người ta nói: “Con đường xa nhất là con đường từ trán tới lòng bàn tay”. Nghĩa là con đường từ lý thuyết tới thực hành là con đường xa vời vợi. Vì không phải cứ lý thuyết là thực hành được ngay. Đây là điều mà Chúa Giêsu đã từng nói với dân Do Thái rằng: “Những luật sĩ và Pharisiêu họ ngồi trên tòa Môisê, giảng luật của Môisê thì các ngươi nghe nhưng đừng noi theo hành vi của họ vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ không hề lúc lắc ngón tay lay thử”(Mt 23, 1-4).
Rõ ràng rằng sự so sánh giữa những lãnh đạo Do Thái với Chúa Giêsu, chúng ta thấy khác hẳn nhau. Chúa Giêsu dạy và làm. Còn những người dạy luật của Môisê nhưng không hề lúc lắc ngón tay lay thử. Xét về phương diện bên ngoài thì giống như hai tòa nhà, mà Chúa Giêsu đã đưa ra hình ảnh, giống nhau từ mặt đất trở lên không có gì khác biệt. Cái khác biệt là ở nền móng và nền móng này bình thường cũng không có gì khác nhau, khi mưa sa nước lũ tràn vào, lúc đó người ta mới thấy hai hậu quả khác nhau. Nhà xây trên cát thì đổ sập, còn nhà xây trên móng đá thì an toàn. Chính vì thế mà người ta nói “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Có phải trải qua những sóng gió ba đào của cuộc đời, có phải qua những thử thách thì mới biết được người ta có thực sự là có đức hay không. Chúa Giêsu dạy chúng ta những điều chân lý và thực hành làm gương cho chúng ta. Ngài, tiên liệu, và mạc khải cho chúng ta những điều để cho chúng ta được sống. Nói tóm lại, Chúa Giêsu tuyên bố “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6). Là con đường của sự thực tế, là đường hướng để chúng ta bước tới, là sự thật, là chân lý để giải thoát chúng ta khỏi những lầm đường lạc lối và là sự sống cho chúng ta được hạnh phúc. Chính vì vậy, những người chỉ có lý thuyết “không phải những người nào chỉ có 'Lạy Chúa, lạy Chúa' là được vào Nước Trời”(Mt 7, 21). Người Tôi Tớ Chúa - Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói;

-Có thứ Công giáo vụ lợi,
-Có thứ Công Giáo lý lịch,
- Có thứ Công giáo xu thời,
- Có thứ Công giáo danh dự.

Chúa chỉ chấp nhận hạng Công giáo trăm phần trăm, Công giáo vô điều kiện: “Họ đã bỏ mọi sự mà theo Ngài” (Lc 5,11)”. (ĐHV 261)
Công giáo lý lịch là chỉ có tên mà không có đời sống đức tin; Công giáo xu thời đó là lúc mà gặp khó khăn thì bỏ, còn lúc thấy vui thì đi; Công giáo danh dự là những người chỉ biết đến địa vị còn không phải là người sống thực hành đức tin để đạt tới ơn cứu độ. Thậm chí danh xưng là người Công giáo nhưng đời sống của họ lại không giống Chúa. Như Mahatma Gandi nói: “Tôi mến Chúa Kitô nhưng mà tôi ghét người Kitô hữu vì họ không giống Chúa Kitô. Vì nếu họ nên giống Chúa Kitô thì người dân Ấn Độ chúng tôi đã trở lại đạo từ lâu rồi”. Vậy là người Kitô hữu của chúng ta là những người mà nếu không sống Kitô hữu 100% chỉ có là Kitô hữu lý lịch, xu thời và danh dự như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói thì, chúng ta đâu có được vào Nước Trời.

Không phải những người nói “Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời” nhưng là những người “thực hành theo ý của Cha Ta”. Với điều này, Chúa Giêsu nhắc chúng ta phải thực hành trong đời sống. Bởi vì mang danh là người Kitô hữu, nếu chúng ta không thực sự sống xứng đáng thì Kitô hữu danh dự ấy không cứu nổi mình, đã vậy, chúng ta còn khép Chúa Kitô lại. Như Công đồng Vaticano II nói: “Lắm lúc người Kitô hữu phải chịu trách nhiệm về sự phát sinh vô thần. Vì thay vì làm chứng về đời sống làm chứng nhân cho Chúa Kitô thì họ lại khép lại”. Như vậy, chúng ta được mang danh là người Kitô hữu thì phải sống 100% giống Chúa Kitô. Nói như vậy thì đòi hỏi quá cao. Nhưng mức của chúng ta được ở mức nào thì hãy thực hành như Đức Giêsu đã đòi hỏi. “Hãy yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn và yêu anh em như chính mình” (Lc 10,27). Đó là những việc thực hành trong đời sống hàng ngày. Đức tin dạy chúng ta yêu thương mọi người và dành tâm lực vì Nước Chúa. Còn khi nào người ta chỉ sống trong khái niệm về lý thuyết, chỉ thuộc lòng định nghĩa về Nước Trời thì chưa đủ. Để vào được Nước Trời, người ta phải theo sát dấu chân của Đức Kitô và nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta mới đạt tới hạnh phúc Nước Trời. Cho nên, nếu người ta chỉ danh xưng mình là Kitô hữu nhưng người ta lại sống lý thuyết mà không thực hành thì hình ảnh mà Chúa đưa ra “Ngôi nhà xây trên cát” thật là thực tế, đơn sơ mà thật sâu sắc. Bởi vì nhà xây là nhà không có nền móng, nó sẽ sụp đổ khi bão táp phong ba ập tới. Thế nên nền tảng đức tin vững chắc chính là những gì mà chúng ta phải cầu xin hàng ngày. “Lạy Thày xin ban thêm đức tin cho chúng con”(Lc 17,5). Là bởi vì, con nói con tin, nhưng con đã không thực sự thấy Chúa hiện diện. Con nói con sẵn sàng, nhưng khi Chúa đòi hỏi con đâu đáp ứng. Giống như câu chuyện sau:

Một người kia ngã từ trên triền núi xuống, may thay anh ta vớ được cành cây chìa ra ngoài. Nhưng anh ta biết rằng không thể bám như thế suốt đêm được, cho nên anh ngửa mặt lên trời cầu nguyện “Chúa ơi, xin cứu con với!”. Tiếng từ trời vọng xuống: “Ta cứu con, nhưng con có tin là Ta cứu được con không?” Anh khẩn khoản: “Thưa Chúa, con tin chứ. Con tin con mới kêu cầu Chúa”. Tiếng từ trời lại vọng xuống: “Vậy nếu con tin Ta cứu được con thì hãy buông tay ra”. Anh ta buông tay phải, anh lại nắm cành cây bằng tay trái. Anh ta buông tay trái, anh ta lại nắm lấy cành cây bằng tay phải. Anh ta nghĩ rằng bỏ ra thì chết. Cho nên cuối cùng anh ta cứ nắm giữ khư khư cành cây đó. Tin, nhưng khi Thiên Chúa bảo bỏ tay ra thì anh ta không dám bỏ. Sáng hôm sau người ta thấy một người chết vì lạnh cứng, tay nắm chặt cành cây, chân chỉ cánh mặt đất nửa mét.
Đêm tối anh ta không nhìn thấy gì, giá anh ta nghe lời Chúa thì anh ta sống. Nhưng anh ta tin cành cây, anh ta chết. Đức tin của anh ta yếu kém.

Thực hành là một chuyện, lý thuyết là chuyện khác. Nếu người ta không nắm được lý thuyết, nhưng người ta biết lắng nghe và thực hành thì còn tốt hơn là người giỏi lý thuyết mà chẳng thực hành. Người Việt Nam nói: “Nói một trăm thước không bằng bước một gang”. Vì bước một gang còn có thực tế, còn nói một trăm thước thì mới chỉ là trên đầu lưỡi. Đời sống đức tin của chúng ta thực sự là một cuộc thách đố. Chỉ có khái niệm thì không làm được gì. Một cuộc ra đi như Abraham là đức tin thực hành. Một cuộc đánh đổi như Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người”(Pl 3,8-9); Một cuộc lột xác như Phêrô bỏ chài bỏ lưới, bỏ cha mình ở đó để đi theo Đức Kitô biến từ lưới cá lên lưới người và từ Phêrô là đá trở nên nền tảng vững chắc đến nỗi cửa hỏa ngục mở ra cũng không thể làm gì được Hội Thánh của Thầy trên đá này. Đó là những bước đi thực hành của Giáo Hội, của các thánh.

Lạy Chúa Giê su Kitô,
Chúng con vẫn đọc Kinh Tin Kính hàng tuần.
Chúng con vẫn mang danh Kitô hữu suốt đời.
Nhưng chúng con có thực hành
theo lời tuyên xưng của Kinh Tin Kính hay không?
có thực hành xứng đáng làm người Ki tô hữu hay không?
Điều đó còn đòi hỏi chúng con
cần thực hành trong đời sống.
Chừng nào, chúng con còn sợ hãi vác Thánh Giá hàng ngày theo Chúa.
Chừng nào, chúng con chưa dám hiến mạng sống mình vì Thầy,
chưa dám hiến mạng sống mình vì Phúc Âm
thì chúng con chưa thể được vào Nước Trời.
Chừng nào, chúng con chưa bán hết tất cả những gì mình có
để đổi lấy đức bác ái yêu thương người anh em.
Chừng đó,chân chúng con còn bám mặt đất
và miệng lưỡi chúng con còn ăn mầu đất.
Xin cho chúng con biết ngước nhìn lên trời cao
và sống đức tin thực hành mỗi ngày. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Caritas quốc tế đang cùng Caritas Ai Cập cứu trợ người di cư tại Libya
Linh Tiến Khải
10:17 05/03/2011
ROMA: Tổ chức Caritas quốc tế đang cùng Caritas Ai Cập và tổ chức bác ái Hoa Kỳ phối hợp công tác cứu trợ hàng chục ngàn công nhân nước ngoài đang phải chạy trốn bạo lực tại Libia.

Phái đoàn của Caritas quốc tế đã được gửi tới tận nơi để quan sát lượng định tình hình và đưa ra kế hoạch cứu trợ cấp thời. Hiện có 6.000 công nhân nước ngoài tại Salloum, trong vùng biên giới giữa Ai Cập và Libia. Và mỗi ngày có thêm khoảng 5.000 khác tuốn về Salloum. Đa số các công nhân là người Sudan gốc vùng Darfur. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc các nước khác như Nigeria, Mali, Ciad, Camerun, Etiopia, Sierra Leone, Cộng hòa dân chủ Congo, Liberia, Burkina Faso và Côte d'Ivoire. Các công nhân Á châu gốc Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam. Công tác cứu trợ khó khăn vì nhiều người không có giấy tờ gì, và các quốc gia của họ cũng không có tòa đại sứ tại Libia.

Ông Jason Belanger, thuộc văn phòng tổ chức bác ái Hoa Kỳ tại Ai Cập cho biết tình hình hiện nay yên ổn. Đại đa số là nam giới, và họ ngủ ngay ngoài trời. Vệ sinh là cả một vấn đề lớn đối với con số người đông như thế. Tổ chức Caritas hiện đang cung cấp cho họ nước uống, thực phẩm, cũng như các dụng cụ vệ sinh và khăn trải giường, cũng như cố vấn cho những người bị chấn thương tinh thần.

Theo tổ chức Di cư quốc tế cho tới ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua, đã có gần 180.000 công nhân rời bỏ Libia. Trong đó có hơn 79.000 người di cư sang Ai Cập, hơn 91.000 sang Tunisia và 2.500 sang Niger. Tại Libia có tất cả 2,5 triệu công nhân nước ngoài, trong đó có 1 triệu người Ai Cập.

Mặt khác, Đức Cha Maroun Elias Lahham Tổng Giám Mục Tunisi cũng cho biết trong các ngày qua đã có 3 nữ tu thuộc các dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, Đức Bà Sion và các nữ tu của thánh Giuse tới miền biên giới Tunisia và Libia cộng tác với một hiệp hội giáo dân tin lành để cứu trợ các bà mẹ phải chạy trốn. Các chị cũng đem theo một số tiền của Đức Tổng Giám Mục để mua sữa cho các con nhỏ của các bà mẹ này. Đức Cha cho biết làn sóng di cư tị nan này ảnh hưởng rất lớn trên xã hội Tunisia, vì phải bất thần tiếp đón 100.000 anh chị em khốn khổ này. Trong vùng biên giới và đảo Djeraba có các chuyến bay hồi hương các công nhân gốc Ai Cập. Giáo Hội cũng đóng góp phần mình, nhưng nó chỉ là một giọt nước trong đại dương (CD 3-3-2011; FIDES 4-3-2011).
 
ĐTC khuyến khích các chủng sinh Roma dấn thân sống ơn gọi là chi thể Giáo hội
Linh Tiến Khải
10:19 05/03/2011
ROMA - Chiều mùng 4-3-2011 Đức Thánh Cha đã viếng thăm đại chủng viện Roma. Ngài khích lệ các chủng sinh dấn thân đáp trả tiếng gọi của tình yêu kitô ràng buộc nhưng khiến cho con người được tự do.

Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa một đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Ephêxô và khẳng định rằng sự hiệp nhất của Giáo Hội không phải là một dấu ấn bị áp đặt từ bên ngoài, nhưng là hoa trái của một sự đồng ý, của một dấn thân sống và hành xử như Chúa Giêsu, nhờ sức mạnh Thần Khí của Người. Tình yêu kitô là một ràng buộc trao ban tự do. Một ràng buộc nối kết các tín hữu với nhau cũng như với Thiên Chúa. Nó không phải là một dây xích khiến bị thương hay làm tê cứng đôi tay nhưng để cho chúng tự do. Duy trì sự hiệp nhất của tinh thần bao gồm việc sống khiêm nhường, hiền dịu và cao thượng của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc khổ nạn. Cần phải có đôi tay và con tim bị trói buộc bởi dây tình yêu mà chính Người đã chấp nhận vì chúng ta bằng cách trở thành tôi tớ chúng ta.

Để được như thế cần canh tân ơn của bí tích Rửa Tội. Ơn thánh không tự động làm nảy sinh ra một cuộc sống trung thực, nhưng cần sự cộng tác với ý chí và dấn thân kiên trì... Mỗi người đều được Chúa gọi với tên riêng, nhưng ơn gọi đó liên quan tới toàn Giáo Hội, vì chúng ta được mời gọi sống trong thân mình của Giáo Hội, trong thực tại cụ thể của chủng viện của giáo xứ. Cả khi chúng ta không thích thân mình đó, Giáo Hội vẫn là dây hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta hiệp thông với Chúa Kitô bằng cách chấp nhận tính cách thân mình đó của Giáo Hội Người, của Thần Khí nhập thể. Chúng ta phải ý thức được vẻ đẹp của con đường đồng hành với các bạn hữu trên trời và dưới đất. Vì ơn gọi kitô băt đầu với một lời mời gọi và sẽ luôn luôn là một câu trả lời cho tới cùng.

Đức Thánh Cha đã ở lại dùng bữa tối với ban giám đốc và gần 150 đại chủng sinh của Đại chủng viện Roma (RG 4-3-2011)
 
Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican nhắm tái khám phá ‘sự sốt sắng nguyên thủy’ cuả việc theo chân Chúa Kitô
Bùi Hữu Thư
17:35 05/03/2011
Vatican, ngày 4 tháng 3, 2011 / 12:46 pm (CNA/EWTN News).- Bản tóm lược mới được phổ biến của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa nói về nhu cầu của Giáo Hội là tái khám phá “sự sốt sắng nguyên thủy” – bằng cách nhấn mạnh nhu cầu về Thiên Chúa của xã hội và sự khả dĩ có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô.

Ngày 4 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục trình bầy lên Đức Thánh Cha Benedict XVI một tài liệu 65 trang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng năm tới. Trong cuộc hội họp từ ngày 7 đến 28 tháng 10, 2012, các giám mục và các tham dự viên khác đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về viễn tượng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề nghị đức tin Kitô bằng các phương thức khác.

Một mục tiêu của tân phúc âm hóa, theo các hướng dẫn mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục là làm sống lại sự sốt mến cho đức tin Kitô trong các dân tộc trong lịch sử vốn dĩ là Công Giáo.

Các nhà soạn thảo tài liệu “Tân Phúc Âm Hoá,” viết: “Phải nhắm làm sống lại sự sốt mến nguyên thủy nơi các Kitô hữu, đây là một sứ vụ mới cần có sự tham dự của tất cả các thành phần của cộng đồng dân Chúa.”

Họ giải thích: “Phúc Âm, phải được hiểu không như là một cuốn sách hay một học thuyết, nhưng như một ngôi vị: là Đức GIêsu Kitô, là chính Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người.”

Đức Tổng Giám Mục Eterovic ghi nhận là bản tóm lược của Thượng Hội Đồng Giám Mục cũng vạch ra một sự khác biệt rõ ràng giữa hai loại hoạt động truyền giáo đương thời.

Một mặt, có “hoạt động thường xuyên của Giáo Hội,” nhắm vào những người chưa biết Chúa Giêsu Kitô.” Nhưng sứ vụ này, ngài giải thích, khác với “tân phúc âm hoá – được nhắm vào những người đã lìa xa Giáo Hội, những người đã được rửa tội, nhưng không được phúc âm hóa đầy đủ.”

Để đem những người này trở về, các nhà tổ chức Thượng Hội Đồng tin rằng Giáo Hội phải đối phó với một số thách đố các Kitô hữu đang gặp phải trong “bối cảnh xã hội và văn hóa” ngày nay.

Trong tài liệu được trình bầy lên Đức Thánh Cha, họ liệt kê một số thách đố sẽ được mang ra thảo luận trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2012 – kể cả việc thế tục hóa xã hội, sự biến chuyển của nền kinh tế hoàn vũ, và lãnh vực chính trị.

Công trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới có liên quan mật thiết với việc thiết lập mới đây một Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ cho Tân Phúc Âm Hóa của Đức Thánh Cha Benedict XVI, để tái tạo đức tin Kitô giáo tại những nơi chốn đã bị suy yếu.

Trong văn thư thành lập hội đồng mới tháng 10 năm 2010, Đức Thánh Cha Benedict nói ngài hy vọng “là toàn thể Giáo Hội sẽ để cho mình được tái sinh bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, và có thể tuyên xưng cho thế giới hiện đại với một sức mạnh truyền giáo để vổ võ cho tân phúc âm hóa.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những chuyến thăm viếng giáo dân Công giáo tại Lào quốc và nhu cầu truyền giáo
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
10:09 05/03/2011
VINH 04/04/2011. Trong mỗi chuyến đi thăm anh chị em Legio Mariae tại đất nước Lào, chúng tôi lại có dịp để suy tư đến công việc truyền giáo của các cha thừa sai Paris & Dòng O.M.I., Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ (The Missionary Oblates of Mary Immaculate), họ đã hiện diện và để lại những dấu tích Đức Tin dũng cảm, không chỉ bằng lời rao giảng mà dùng máu đào để tô điểm cho giang sơn Lào có nét đẹp như hôm nay.

Xem hình ảnh

Ngoài lịch trình công tác, chúng tôi ghé vài danh lam thắng cảnh, thăm số buôn làng công giáo xa xôi trong miền quê hẻo lánh, các vùng núi thường nằm giáp Việt nam đó là những vùng truyền giáo của các cha Hội Thừa sai Paris. Hai đất nước Việt Nam – Lào có vị trí địa lý liền núi, liền sông dẫn đến việc cộng đồng người Việt ở Lào chiếm số lượng đông nhất trong các cộng đồng người nước ngoài ở Lào và cũng rất thuận tiện cho các nhà truyền giáo từ Việt qua Lào, trong những cuộc bắt đạo ráo riết tại đất nước này, có một số linh mục rút về vùng cao nguyên nơi các xứ đạo của giáo phận Vinh để trú ẩn, một số cha bị dẫn độ về tới sông Ngàn Sâu thì bị chết ở đó, khi giáo dân phát hiện xác thánh đã đem về an táng nay còn mộ địa của các ngài tại xứ Vinh Hội, Hương Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.

Các vị Tử đạo tại nước Lào

1. Lm. Giuse Thạo Tiến (người Lào), sinh 5.12.1918 ở Mường Xôi, Hủa Phăn; học tại Hữu Lễ (Thanh Hoá), ĐCV Liễu Giai (Hà Nội), ĐCV Sài Gòn; tử vì đạo tại Ta Lang, Hủa Phăn, 2.6.1954
2. Lm. Gioan-B. Malo Lộc, M.E.P., sinh 1899 tại Pháp, thừa sai tại Trung Quốc, rồi tại Tha-Khék; tử vì đạo trên sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, 28.3.1954
3. Lm. Rơnê Dubroux Đức, M.E.P., Bản Pa-lay, Chăm-pa-xắc, 1914-1959
4. Giáo lí viên Phaolô Đào Hùng (người Hmông), Kiu-ca-chăm, 1941-1960
5. Lm. Mariô Borzaga Gia, O.M.I., Kiu-ca-chăm, Luông Pha-băng, 1932-1960
6. Lm. Lu-y Leroy Vương, O.M.I., Bản Pha, Xiêng Khoảng, 1923-1961
7. Lm. Micae Coquelet Liệu, O.M.I., Sốp Xiêng, Xiêng Khoảng, 1931-1961
8. Giao lí viên Giuse Vũ Thái (người Thái Lan), Xa-vẳn-nạ-khệt, 1933-1961
9. Lm. Nô-en Tenaud Tấn, M.E.P., Xa-vẳn-nạ-khệt, 1904-1961
10. Lm. Vinh Sơn L’Hénoret Lĩnh, O.M.I., Bản Ban, Xiêng Khoảng, 1921-1961
11. Lm. Mạc-xen Denis Định, M.E.P., Khăm Muộn, 1919-1961
12. Lm. Gioan Wauthier Thiệu, O.M.I., Bản Na, Xiêng Khoảng, 1926-1967
13. Cậu Tôma Khâm Phương (ng. Lavên), Pắk Song, Chăm-pa-xắc, 1952-1968
14. Lm. Luxian Galan Lâm, M.E.P., Pắk Song, Chăm-pa-xắc, 1921-1968
15. Lm. Giuse Boissel Sơn, O.M.I., Hạt Y-ệt, Bô-li-khăm-xay, 1909-1969
16. Giao lí viên Luca Đức Hy (ng. Khơmú), Đen Đin, Viêng Chăn, 1938-1970
17. Trưởng họ đạo Mai Xam ‘Bố Nhân Bình’ (ng. Khơmú), Đen Đin, 1934-1970

Đất nước Lào cũng là nơi “tha hương cầu thực” cho người Việt vào những năm đói của thể kỷ trước như năm 1945 & năm 1954. Trong thời kỳ Pháp thuộc, một bộ phận dân các tỉnh miền Trung, miền Bắc đã di cư sang Lào sinh cơ lập nghiệp, một số người Việt đã quyết định ở lại gắn bó cuộc đời với miền đất này, một số đông ở vùng quê không còn biết tiếng Việt, vì đã trải qua nhiều thế hệ và có khoảng 20.000 người và tiếp tục được bổ sung, đa số sống ở Thủ đô và các thành phố lớn như Viêng Chăn (6.000 người), Champasac (5.000 người), Savannakhet (3.000 người), Khammuon (2.000 người)… Bà con Việt kiều ở Thủ đô Viêng Chăn nói chung và ở các tỉnh có đông đảo bà con Việt kiều sinh sống như Parkse, Luông Pha Băng (cố đô Lào). Ở Thủ đô Viêng Chăn, trường Tiểu học Nguyễn Du đã được nâng cấp lên thành trường trung học khang trang, sạch đẹp, hiện đại vào bậc nhất của Thủ đô Viêng Chăn. Bắt đầu từ niên khóa 2008-2009. Hiện nay con số người Việt lao động tại Lào gần như tăng gấp đôi con số người Việt đinh cư.

Các cộng đồng Công giáo ở Lào sống gắn bó với nhau, tại nhà thờ chính tòa giáo phận Viêng-chăn - Đức Giám Mục Jean Khamsé Vithavong, O.M.I., mỗi chúa nhật dâng lễ bằng 3 thứ tiếng, Lào, Anh, Việt, dù tuổi cao nhưng ngài rất quý chuộng các nhà truyền giáo đến với đất nước Lào.

Mặc dầu Phật giáo được xem là quốc giáo, nhưng với một giáo lý hời hợt nên cũng không khó lắm,khi dạy cho họ hiểu biết về đức tin công giáo, có một điều khó khăn nhất các vùng quê, vùng ven đô là cái nghèo kéo theo cái thời gian họ đi kiếm lương thực.

Sau buổi sinh hoạt với các presium mới thành lập tại Paksé chúng tôi có gặp Đức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Giám Quản Tông Tòa Paksé, ngài rất vui mừng đoán tiếp Ngài cho biết: «Chính phủ cũng đã hiểu rằng sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo không tạo nên mối nguy hiểm nào». Theo Ngài, nổi lo âu hàng đầu là việc đào tạo các linh mục, số linh mục rất ít và các chủng sinh hiếm hoi, cũng như việc đào tạo các giáo lý viên. Ngài cho biết thêm, khó khăn hiện nay là tìm người thừa kế không dễ dàng chút nào. Đức Cha Ling giải thích: theo hướng thay đổi kinh tế và cởi mở của chính phủ ở Vientiane, các quan chức đã thay đổi đôi chút cái nhìn của họ về Giáo Hội Công Giáo: «các vị lãnh đạo đã hiểu rằng Giáo Hội mang lại sự trợ giúp xã hội và tôn giáo». Nhất là nhờ cuộc viếng thăm của Sứ thần Tòa Thánh ở Vientiane, đã đánh tan biết bao thành kiến, mặc dù chỉ diễn ra ở thủ đô mjuwng có ảnh hưởng rất lớn tới các tỉnh thành khác; ở cấp bậc địa phương, các quan chức bớt gây khó khăn khi cấp giấy phép cần thiết cho việc xây dựng những nơi thờ tự. Ngài nói thêm chúng tôi đang hội nhập các giá trị Kitô giáo vào trong truyền thống và các lễ hội tôn giáo của Lào để chúng tôi tìm cách gần gũi và sống hòa đồng với mọi người.

Cuối cùng chúng tôi được đón tiếp tại tòa giám mục Thakhek, Đức Giám Mục Jean-Marie -Vianney Prida Inthirath. Ngài được tấn phong ngày 10-04-2010. Ngài có một phong cách bình dân, khiêm tốn, hài hòa và vui tính nhưng thánh thiện, Ngài nói tiếng Pháp thông thạo và biết đôi tiếng Việt, ưu tư của hàng đàu của Ngài là đào tạo nhân sự & Truyền giáo, số linh mục & ứng sinh linh mục tại giáo phận Ngài đông nhất trong 4 giáo phận của Lào. Hiện nay được 9 linh mục và khoảng 30 các thầy & dự tu. trong giáo phận của Ngài có 2 hội dòng Mến Thánh Giá & Hội dòng Bác Ái của Mẹ Ture. Ngài rất có lòng sùng kính Đức Mẹ nên rất yêu mến hội đoàn Legio Mariae. Mong ước của Ngài cho giáo hội Lào được phát triển mạnh mẽ như giáo hội Việt Nam…..

Người Lào rất tin vào các thần linh và kính trọng các tu sĩ Phật Giáo cũng các linh mục tu sĩ công giáo”.

Cha Bunlieta gốc Việt là (Cha Hiền). Ngài đã từng học thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, năm 1975 ngài phải chia tay anh em Việt Nam để về nước, nay ngài là giám đốc chủng viện Thakhek, mặc dù bận công việc đào tạo các chủng sinh nhưng ngài còn phải trông coi 4 xứ đạo, một trung tâm dạy nghề cho các em nghèo. Ngài nói khi ngài dạy giáo lý cho giáo dân thì cán bộ hoặc các sư sãi đến ngồi nghe là chuyện bình thường. Cha Bunlieta cho biết mỗi chúa nhật ngài phải đi lại 200 kilomet dâng thánh lễ cho chừng 1.200 giáo dân tại 10 giáo họ. Trung bình mỗi năm có khoảng 20 người được rửa tội. Ngài cũng làm xây dựng các trung tâm dạy nghề, cung cấp lương thực và thuốc men cho người nghèo.

Chính bởi sự gần gũi với thiên nhiên, giữa đạo và đời như vậy nên người Lào có lối sống rất hiền hòa, trầm lặng. Họ luôn mong muốn hòa bình và yên ổn giống như triết lý của nhà Phật & giáo lý của Chúa Kitô vậy. Chúng ta có thể sống ở Lào một thời gian dài, nhưng sẽ không hề nghe thấy sự ồn ào gây gỗ to tiếng như ở Việt Nam.

Như lời Đức Giám Mục Jean-Marie -Vianney Prida Iinthirath nói với chúng tôi, kính mời các nhà truyền giáo mạnh dạn đến với đất nước Vạn Tượng như các nhà Thừa sai thuở xưa đã không ngần ngại đến với những người nghèo khổ và đã rao giảng Tin Mừng cho họ.
 
Tin Đáng Chú Ý
Trans-fat trong mì ăn liền: ngăn chặn trước khi quá muộn
Sống Vui Khỏe
10:28 05/03/2011
Theo thống kê chưa đầy đủ gần đây nhất tại Việt Nam cho thấy, sử dụng mì ăn liền đã trở thành thói quen không thể thiếu với mức tiêu thụ từ 1-3 gói/người/ tuần. Tuy nhiên ít ai biết được rằng chính món ăn vô cùng quen thuộc này lại là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch. Bởi hiện nay có nhiều loại mì ăn liền có chứa Trans fat- chất béo đáng sợ là “hung thủ” gây nên các chứng bệnh về đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành…

Tích lũy Trans fat- hành trình chết chóc

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm thuộc Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM đã phát hiện Trans fat có trong nhiều sản phẩm mì gói đang tiêu thụ trên thị trường với con số đáng giật mình: có tới 38% mẫu mì gói có chứa Trans fat. Trans fat được các nhà sản xuất “ưa chuộng” như vậy là bởi loại chất béo độc hại này rất “đắc lực” trong việc “kéo dài tuổi thọ” và làm cho sợi mì “có vẻ ngon hơn” trong mắt người tiêu dùng. Như thế một lượng Trans fat không thể chuyển hóa đã được nạp vào cơ thể khi bạn thưởng thức những tô mì nóng hổi thơm ngon. Sau đó chất béo này sẽ dần dần tích lũy lại và gây ra các chứng bệnh tim mạch, đột quỵ nguy hiểm cho bạn cùng gia đình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trans fat gây tăng mức cholesterol xấu trong máu dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Ngoài ra, khi xâm nhập và đông đặc trong máu, chất béo này tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch máu, dần dần bịt kín mạch máu, hậu quả là làm cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới còn cho thấy bệnh tim mạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 17.5 triệu người và Trans fat là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong. Nghiên cứu của bang British Columbia (Canada) còn chỉ ra Trans fat gây hại cho tim hơn bất kỳ chất béo nào khác. Theo TS. Nguyễn Bạch Yến, Phó Viện Trưởng Viện Tim Mạch - BV. Bạch Mai cho biết: “Chính chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn nhiều loại thức ăn chứa chất béo nguy hại Trans fat trong bữa ăn hằng ngày đã gây nên tình trạng rối loạn lipid máu dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ cho người tiêu dùng”.

Chống lại Trans fat: Bắt đầu từ thay đổi thói quen!

Tại Việt Nam, trong khi chưa có bất cứ quy định nào của cơ quan quản lý thực phẩm về Trans fat, nhưng đã có nhà sản xuất mì ăn liền tiên phong trong việc ghi rõ thông tin không có chứa Trans fat trên bao bì sản phẩm. Điều này được xem như là một bước tiến trong nhận thức của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Trước đó, trên thế giới, “cuộc chiến” chống lại Trans fat thực sự đã “bùng nổ” khi ở một số quốc gia, các tổ chức phi chính phủ kết hợp với người tiêu dùng triển khai rầm rộ những hoạt động biểu tình, tẩy chay các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng Trans fat. Hành động này đã buộc các nhà sản xuất phải cam kết không dùng dầu chiên chứa Trans fat và ghi rõ sản phẩm không chứa chất béo độc hại này trên bao bì. Tại Đan Mạch, Anh, Hoa Kì, Canada, từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành luật cấm dùng các loại dầu có chứa hàm lượng cao Trans fat hoặc yêu cầu các công ty sản xuất thực phẩm phải ghi rõ hàm lượng chất này trên bao bì.

Như vậy, trong lúc chờ đợi những quy định về việc hạn chế Trans fat được ban hành và thực thi ở Việt Nam, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chối từ các sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ, điển hình là các sản phẩm có chứa Trans fat. Hãy chống lại Trans fat bằng cách thay đổi thói quen lựa chọn mì gói ngay từ hôm nay bằng cách chỉ lựa chọn sản phẩm có in rõ thông tin không có Trans fat trên bao bì!.

(Nguồn: http://www.nestle.com.vn/forum/default.aspx?g=posts&t=4554)
 
Văn Hóa
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời: Sơ khảo văn -4
Người Làm Vườn và Trăng Thập Tự
07:52 05/03/2011
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI: SƠ KHẢO VĂN - 4

Những ngày Tết đã qua, mùa Xuân chỉ còn chút âm hưởng phảng phất đâu đây và cuộc thi viết cũng đang tiến dần đến cao trào. Đây cũng là lúc những chiêm niệm, những suy tư đã đến độ chín muồi. Những ngòi bút trở nên sắc bén hơn, sâu lắng hơn trong việc thể hiện tâm tình dành cho Thánh Giuse, mẫu gương của đời sống khiết tịnh. Số lượng bài vở cũng tăng dần như cuộc đua đến hồi tăng tốc, đầy kịch tính và quyết liệt! Có thể không phải vì giải thưởng, mà chỉ vì sợ cuộc thi khép lại sẽ không còn cơ hội nói lên tâm tình của mình. Có tác giả còn đề nghị sau cuộc thi này nên thêm phần “Hậu Nhánh Huệ Nước Trời”. Quý giá thay! Giữa cuộc sống xô bồ hôm nay, nhiều người trẻ vẫn rất quan tâm và tôn vinh Đức Khiết Tịnh với mẫu gương sống động là Thánh Cả Giuse. Ban Tổ Chức xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một số bài tiêu biểu đã qua sơ khảo đợt 4; đồng thời cũng xin kính cám ơn quý tác giả đã nhiệt tình đem đến cho cuộc thi những suy tư sâu sắc và mới mẻ của mình.

Người Làm Vườn và Trăng Thập Tự.


Mã số bài: V029
ĐOÁ HUỆ TRINH


1. Hai chị em vừa đi vừa nói chuyện nên đã đến giếng đầu làng lúc nào không hay. Chị Cléopas chưa múc nước vội, chị nhìn Maria, hãnh diện vì mình có một cô em xinh như thế! Bỗng như phát hiện một điều gì lạ thường, chị hỏi nhỏ như chỉ để Maria nghe:

- Có phải em đang mang thai không? Chị thấy em đẹp hẳn lên, đầy đặn hơn. Sao? Giuse biết chưa?

Maria cúi đầu duyên dáng, khả ái, nơi cô toát ra sự thanh khiết mà Thiên Chúa phú ban cho nàng. Cô em nói nhỏ với chị:

- Em chưa nói gì với Giuse! Chiều qua, anh ấy đến nhà, ở chơi khá lâu… Khi anh về, em tiễn ra cổng, anh không nói gì; rồi anh đi nhanh như chạy, không quay lại nhìn vào mắt em như mọi khi. Anh ấy vốn ít nói, bây giờ anh lại trở nên trầm lắng hơn! Phần em, em không biết làm sao để tỏ bày điều bí nhiệm THIÊN CHÚA đã ban cho em… Em chỉ biết cầu xin Thiên Chúa biểu lộ chương trình của Người, vì “không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được!” (Lc1,37).

Chị Cléopas không hiểu điều em mình nói, chỉ biết yên lặng lắng nghe em, linh cảm Thiên Chúa đang thực hiện điều gì đó thì cô không khả đạt, cô sửa soạn lại giây gàu để lấy nước…hai chị em vui vẻ lấy nước cho nhau rồi cùng về…

2. Trằn trọc suốt đêm! Lòng nặng trĩu, Giuse không thể hiểu điều gì đã xảy ra với Maria, hôn thê yêu quý của chàng, cô gái mỹ miều đã thành hôn với chàng… Vì ngay trong ngày đính hôn, cả hai đã cầu nguyện, đã cùng nguyện thề giữ sự thanh khiết toàn vẹn, như Đoá Huệ đẹp nhất để hiến dâng cho Đấng Đáng Chúc Tụng. Sao bây giờ, chỉ mấy tháng xa nhà? Mà thật lạ! Nàng vẫn thanh thoát, đôi mắt trong sáng, thánh thiện, không thấy dấu gì nơi cô ta vương nhiễm tục lụy, trừ cái ngoại hình của cô ta! Chà, lại còn… Thỉnh thoảng cô ta nhẹ đặt tay lên bụng, khép đôi mi như cầu nguyện, như tỏ lòng âu yếm đối với thai… Không thể hiểu! Chàng đặt nhiều giả thuyết để có thể làm sáng tỏ: Hay ta đến gặp cha mẹ nàng? Gặp nàng? Viết cho nàng một lá thư? Nàng có biết rằng, ta chỉ cần nói ra(!)… là nàng sẽ bị lôi kéo đi, bị ném đá cho đến chết, một cái chết tức tưởi và nhục nhã? Không! Không! Không phải như vậy! Ai cứu tôi? Ai trả lời tôi? Hay ta âm thầm ra đi? Đi thật xa! Còn nếu ta đưa nàng về, thì ta đâu có trách nhiệm gì đối với cái thai nàng đang mang? Thai không phải của ta. Ta không thể! Ta nên âm thầm ra đi “dĩ đào vi thượng sách” vậy! Mọi ý nghĩ xô đẩy, đảo lộn… Cuối cùng, Giuse nguyện cầu trong vực thẳm của nỗi đau chưa có lối thoát và chàng thiếp đi.

3. Vầng sáng tràn ngập cả căn phòng, phủ lấy Giuse. Có tiếng phán từ ánh sáng đó… Giuse trở mình, giơ tay che đôi mắt: “Nầy Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông sẽ đặt tên cho Con Trẻ là GIÊSU” (Mt 1,20-22). Tiếng phán rõ ràng uy nghiêm, Giuse không để rơi một từ nào! Một cuộc thần hiện chăng? Giuse đưa tay dụi mắt xem thực hay mơ? Bây giờ, anh lại rơi vào một thắc mắc khác: Có nên tin vào giấc mơ không? Đó là thánh ý Thiên Chúa soi tỏ cho ta chăng? Giuse cố lục lại trong tâm trí xem Đấng Tổ Phụ nào được Thiên Chúa tỏ mình qua việc báo mộng!?! Dần dần, Giuse lấy lại được an tĩnh, chàng mỉm cười, nhanh chóng chỗi dậy, đứng lên, đưa tay mở cánh cửa cho ánh sáng bình minh tràn vào phòng, rồi sửa soạn thật nhanh, chạy mau ra vườn hái ít hoa, tay cầm món quà gì đó, rồi đi thẳng đến nhà nhạc gia, đến nhà vị hôn thê:

– Maria! Maria! - Giuse lên tiếng gọi. Chẳng đợi Maria trả lời, chàng đã xuất hiện nơi cửa, thân thương lẫn hồi hộp, Giuse nói với Maria:

- Anh đến xin cha mẹ cho anh đón em về.

Rồi Giuse trao vào tay Maria mấy cánh hoa còn long lanh sương sớm và món quà:

- Đây, chiếc khăn tặng em, em quàng lên khi bà con đến rước dâu. Chiếc khăn thêu cánh huệ em thích và anh cũng rất thích…

Maria nhìn vị hôn phu, trìu mến tin tưởng. Tự đáy lòng, Maria dâng lên niềm cảm mến trước huyền nhiệm sâu thẳm mà Thiên Chúa đã tỏ bày. Nàng lên tiếng hỏi:

- Khi nào thì rước dâu, anh?

Chàng trả lời liền:

- Ngay hôm nay!

Cả hai thinh lặng cảm nhận sâu xa đặc ân cao cả Thiên Chúa ban cho Nhà Israel.

Đêm ấy, người ta thấy trên bầu trời Nadarét một vùng sáng lung linh huyền ảo, các vì sao nhảy múa, còn tại nhà cô Maria, các thiếu nữ xinh đẹp xúng xính bên cô dâu, họ vui vẻ hân hoan đợi chàng rể Giuse đến: “Sơn hà nở rộ hoa tươi và mùa ca hát vang trời về đây, tiếng chim gáy văng vẳng trên khắp đồng quê ta.” (DTC 2,12)

Mã số bài: V031
HOA HUỆ THỨC GIẤC


Đêm qua tôi nằm mơ. Một cơn mơ nhẹ nhàng và êm ái. Cơn mơ đi qua để lại trong tôi một niềm thành kính. Trong giấc mơ tôi gặp một cụ già chống gậy, Ngài bước đến và tặng tôi bông hoa màu trắng tinh tuyền. Dung nhan Ngài không như những ảnh tượng mà tôi đã từng chiêm ngưỡng và cũng chẳng giống những gì có trong trí tưởng tượng của tôi…

Trước cửa một gia đình trong khu tập thể công nhân nghèo có mảnh vườn nhỏ luôn ngập tràn sắc trắng nhẹ nhàng quyện lẫn mùi hương thanh khiết. Những nụ cười hạnh phúc luôn ngập tràn trong ngôi nhà nhỏ ấy. Mặt trời rực sáng phía chân trời rọi xuống bậc thềm nơi hai vợ chồng đang ngồi đón bình minh và ngắm những bông huệ khẽ vươn lên sau một đêm dài.

- Hai tháng nữa sinh con, anh sẽ đặt tên con là gì?

- Ừ nhỉ! Anh nghĩ nếu sinh con gái mình sẽ đặt tên là Huệ còn nếu sinh con trai mình sẽ đặt tên là Khiết…

Một nụ cười nở rạng rỡ trên khuôn mặt người phụ nữ với đôi má ửng hồng tựa vầng dương vừa thức giấc và làn da trắng mịn như cánh huệ đang bung mình trong ánh bình minh. Người đàn ông đưa cánh tay của mình đặt lên vai người phụ nữ, anh ghì sát vợ vào lòng nhẹ nhàng hôn lên má một nụ hôn nồng ấm.

- Em cứ vào giường nằm nghỉ để anh đi xếp hàng!

- Vâng anh đi nhanh rồi về với em nhé!

Chiếc xe đạp Phượng Hoàng lao vút vào con phố nhỏ. Hôm nay là ngày nghỉ, cảnh người xếp hàng chen lấn nhau trước cửa hàng bách hóa cứ đông như trẩy hội.

Khi mặt trời lên đến đỉnh đầu, tiếng xe lóc cóc mới về đến sân, cánh cửa khép hờ nửa đóng nửa mở, trong nhà không có lấy một tiếng động nhỏ. Như có linh cảm về điều chẳng lành sắp đến, người đàn ông lao vụt vào nhà bỏ mặc chiếc xe đạp từ từ đổ xuống sân làm mấy bìa đậu vỡ tung tóe. Người phụ nữ đang nằm bất động trên sàn nhà giữa một vũng máu đỏ ngầu lênh láng…

- Chỉ có thể cứu một trong hai!

- Khô…ông… thể cứu cả hai mẹ con sao, bác sĩ?

- Xin lỗi! Chúng tôi đã làm hết sức! Anh hãy quyết định ngay đi!

Những giọt nước lặng lẽ rơi trên khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông. Ông không nói gì mà đi vào một góc khuất của bệnh viện…

Ngày tôi sinh là một ngày như vậy đấy, một ngày định mệnh đối với cha tôi, vừa chào đón một người thân nhưng cũng lại phải vĩnh biệt một người thân.

…Hôm nay là Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh, tôi đem chiếc xe đạp cũ ra để kiểm tra và lau chùi. Tôi ngắm thật kỹ tất cả những chi tiết của chiếc xe đã đi cùng cha tôi suốt cả cuộc đời để nuôi tôi khôn lớn, tối nay tôi sẽ đi dâng lễ trên chính chiếc xe đạp giữ đầy kỉ niệm buồn vui này. Tôi đang tra dầu vào xích thì có một người đàn ông lai một đứa trẻ chừng mười ba mười bốn tuổi trên chiếc xe Phượng Hoàng dừng trước cửa phòng khách.

- Mời bác uống nước!

- Vâng! Con cám ơn Cha! Hôm nay con đến đây để xin dâng hiến cho Chúa đứa con trai duy nhất của con. Xin Cha dạy bảo cháu giúp con.

- Thật tuyệt! Tôi luôn sẵn sàng đón nhận vì đây là trách nhiệm của tôi. Thế mẹ cháu đâu mà không đến cùng?

- Thưa Cha! Mẹ cháu đã mất khi sinh cháu...!

Những giọt nước khẽ rơi trên khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông. Tôi lặng đi, cổ họng như cứng đơ lại khiến tôi không nói nên lời có một cái gì đó đang bóp chặt trái tim tôi. Tôi khẽ đưa mắt lên nhìn, một đứa trẻ có đôi mắt trong veo, thân hình mảnh khảnh yếu đuối. Trong miền kí ức xa xăm những hình ảnh của tôi hai mươi sáu năm về trước như đang hiện ra trước mắt.

…Trong giấc mơ đêm qua tôi đã gặp cha. Cha tôi đã tặng tôi bông hoa màu trắng tinh tuyền. Ngoài vườn những bông huệ đang bung mình để đón ánh nắng sau một đêm dài.

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2010.

Mã số bài: V032
CHUYỆN CỦA HAI NGƯỜI


Vào năm thứ hai đại học, chúng tôi quen nhau trong một lần trường tổ chức đi dã ngoại. Em học khoa Văn, dưới tôi một lớp. Tôi, một chàng trai khoa Toán cũng thuộc vào loại “điển trai” trong lớp, lại thêm cái mác “lớp trưởng”, nên quanh tôi những “vệ tinh” không phải là thiếu. Nhà tôi nghèo lại ở xa thành phố. Ngày tôi lên trường nhập học, mẹ tiễn tôi ra tận bến đò. Mẹ bảo: “Gắng mà học cho giỏi để đổi đời, con ạ. Bố mẹ chỉ có mình con, lên thành phố phải gắng mà giữ mình, chứ trên đó nhiều “cạm bẫy” lắm đấy!” Nói xong, mẹ giúi một vật gì đó vào túi áo tôi rồi vội vàng quay đi giấu những giọt nước đang từ khóe mắt trào ra. Lên tới thành phố, tôi mới mở gói giấy đó ra xem, thì ra đó là tấm ảnh ông Thánh Giuse với gương mặt hiền lành và nhân từ. Một tay Ngài bế Chúa Hài Đồng, còn tay kia cầm một cành huệ trắng tinh. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy đến cùng Giuse”. Tôi ngắm nhìn bức ảnh hồi lâu và chợt nhận ra rằng đây chính là thông điệp mà mẹ tôi muốn nhắn gửi…

Sau những ngày đầu bỡ ngỡ, tôi nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống chốn thị thành. Những lo toan của cuộc sống học hành, thi cử cứ cuốn tôi vào vòng xoáy của cuộc đời lúc nào tôi không hay biết. Những lá thư tôi viết về thăm nhà cứ thưa dần rồi gần như mất hẳn…

Thế rồi tôi quen em và chúng tôi đến với nhau. Em là một tiểu thư con nhà giàu, trẻ trung, xinh đẹp và thực dụng. Gia đình chỉ có một cô con gái, nên tất cả đều tập trung đầu tư cho em. Mới là sinh viên mà em chẳng thiếu gì: Từ xe tay ga, điện thoại di động đời mới đến quần áo hàng hiệu… Toàn là những thứ đắt tiền! Có lần em bảo:

- Yêu ai thì yêu cho hết mình, đến khi không thích nữa thì “say goodbye”; kiểu như lời trong bài “Hát với dòng sông” của nhạc sĩ Quốc An: “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc…”

Nghe em nói, tôi thấy sởn da gà. Không hiểu sao những lời như thế lại có thể thốt ra từ cặp môi của một người như em chứ?! Thế mà chúng tôi lại yêu nhau, yêu nhau say đắm nữa là khác. Tuy nhiên, cả tôi và em đều đoan hứa sẽ không vượt quá giới hạn trong tình yêu cho đến khi là của nhau thực sự.

Rồi một lần sinh nhật em, em mời tất cả những bạn học cùng lớp. Tôi, với tư cánh là “người nhà” đã chứng minh cho mọi người thấy sự đảm đang, tháo vát và một chút ga-lăng của một chàng sinh viên năm cuối. Em xinh tươi trong bộ váy mới bố mẹ tặng nhân ngày sinh nhật của cô con gái “rượu”. Tiệc tan, mọi người ra về. Trong căn phòng trọ chỉ còn lại tôi và em. Có lẽ trong bữa tiệc, em đã uống rượu nên người em thoang thoảng hơi men. Hồi đầu mới yêu nhau, em bảo em không biết uống rượu và cũng không thích những người uống rượu. Nhưng có lẽ hôm nay vui quá nên em “phá lệ” chăng?!

Trời đã về khuya, ngoài trời lất phất mấy hạt mưa. Không khí có vẻ lạnh, tôi chợt nhớ ra rằng mới lập đông được mấy hôm. Khu nhà trọ đã đóng cửa im lìm. Xa xa vẳng lại mấy tiếng chó sủa làm phá tan màn đêm yên tĩnh. Mọi sự đã được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tôi lúng túng chẳng biết làm gì nữa định bụng xin phép ra về. Nơi tôi ở trọ cách xa chỗ em ở. Nếu có “cuốc” xe đạp về cũng phải mất ba mươi phút đồng hồ.

Hay là… mình ngủ lại đây một đêm?! Em ở một mình, vả lại hàng xóm mọi người đều đã ngủ cả… Không được, nhỡ ai thấy thì sao? Có sao đâu! Sinh viên bây giờ đầy cặp thuê phòng “góp gạo thổi cơm chung” sống với nhau như vợ chồng, có khi lại còn là “mốt” thời thượng nữa ấy chứ, mình ở lại một đêm có là gì!? Mà hình như em say mất rồi. Có lẽ đêm nay em cần đến mình. Mình về lúc này, nhỡ có xảy ra chuyện gì với em thì mình biết ăn nói ra sao?...

Những ý nghĩ miên man cứ dồn dập đến trong tâm trí tôi. Tôi đang băn khoăn không biết chọn cách giải quyết nào thì bỗng nhận thấy một đôi bàn tay trắng nõn nà đang nhẹ nhàng mơn trớn đôi vai tôi. Tôi nhận ra mùi nước hoa quen thuộc dường như đang ở sát bên tai. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì đôi bàn tay đó đã xoay người tôi lại. Em nói trong hơi thở gấp gáp: “Anh, anh hãy làm gì đi chứ!?” Tôi như người chết đứng. Lúc này tôi mới nhận ra rằng em thật đẹp. Chiếc váy mới ôm sát lấy thân hình thon thả của em… Tất cả đều lên tiếng mời mọc! Người tôi cứ nóng dần lên. Thằng đàn ông trong tôi bỗng đâu chỗi dậy. Phải làm gì bây giờ ? Thôi kệ, cứ thử một lần xem sao! Không được, không thể như thế được! Rồi chẳng biết động lực nào, tôi đẩy người em ra và chạy ào ra cửa. Tôi lập cập dắt chiếc xe đạp “cà tàng” của mình đi nhanh ra ngõ. Tôi còn nghe như tiếng nấc nghẹn ngào của em. Em nói trong nước mắt “Anh tệ lắm!” rồi lao vào giường khóc nức nở…

Tôi cứ mải miết đạp xe như người mộng du. Vâng, có lẽ tôi “tệ” thật! Đối với trào lưu xã hội hôm nay tôi thực sự là một thằng “khờ”. Nhưng không hiểu sao tôi lại cảm thấy lòng thanh thản. Tôi vừa vượt qua một cơn thử thách. Lần đầu tiên kể từ ngày yêu em tôi đã làm cho em phải khóc. Tôi có lỗi chăng ? Không, tôi đã làm đúng. Em cứ khóc đi, khóc cho với đi nỗi tủi sầu. Tôi cũng muốn khóc lắm chứ. Làm người đàn ông, đứng trước một người con gái xinh đẹp như em, ai mà chẳng ước ao… Thế nhưng, em có biết không, anh muốn giữ mối tình của chúng mình thật đẹp, thật trong sáng, như lời chúng mình đã đoan hứa, để những gì mình dành cho nhau trong ngày thành hôn được trọn vẹn. Có thể em sẽ giận tôi, có thể sẽ từ mặt tôi vì lòng tự trọng của em đã bị xúc phạm. Không. Tôi tin ở em. Một người con gái thông minh và giàu nghị lực như em chắc sẽ hiểu và thông cảm cho cách xử sự của tôi. Và… và chúng mình sẽ lại đi bên nhau trên con đường quen thuộc, giữa những luống huệ đang mùa đơm hoa. Em còn nhớ không, có lần em bảo em thích nhất loài hoa này vì hoa huệ là biểu tượng của sự trinh trắng mà!

Mã số bài: V033
TƯỢNG ĐÁ THÁNH GIUSE


Thân phận tôi là đá. Trước đây tôi chỉ là một tảng đá xấu xí không ra hình dạng nào, ngày ngày nằm nắng phơi mưa giữa trời không chốn dung thân. Sau đó tôi được người ta đem về và đục đẽo tôi trở thành tượng Thánh Giuse thật hoàn hảo. Nhờ sự suy tư rất sâu sắc, cùng với bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã tạo cho tôi một hình ảnh Thánh Giuse thật trẻ trung với thân hình vạm vỡ đầy sức sống, khuôn mặt khôi ngô sáng suốt nhưng thật khiêm tốn, tay Ngài đang ẵm trẻ Giêsu và tay kia cầm nhành Huệ trắng để tượng trưng cho sự trinh khiết của Ngài. Từ ngày tôi được làm phép và đặt trên cung thánh trong ngôi thánh đường, tôi đã có chỗ trú thân và không sợ mưa nắng nữa. Tôi luôn được nghe tiếng nguyện lời kinh, được chứng kiến biết bao cuộc đời đau khổ, buồn phiền, cũng như niềm vui và lòng biết ơn của mọi người khi đến với Thánh Giuse. Tôi rất sung sướng và hạnh phúc khi tôi là hình tượng giúp tâm hồn họ hướng về vị Thánh Giuse quyền uy đang ở trước tôn nhan Thiên Chúa, ngày đêm Ngài cầu thay nguyện giúp cho họ, và để họ vượt qua mọi khó khăn ở chốn gian trần như khi xưa Ngài đã từng cảm nếm.

Vào một buổi chiều thật buồn bã, một cô gái tuổi đôi mươi đã đến bên tôi và tâm sự:

“Gối uốn tay vòng trước tượng Cha

Hương trinh huệ trắng ngát thơm nhà.

Thân gầy mảnh khảnh mang thai nhỏ,

Trí rối hoang mang đứng ngã ba.

Cuộc sống nhiều khi đầy sóng gió

Đời người lắm lúc chẳng yên gia.

Xin ơn Thánh Cả, ơn vui sống,

Hát hát ca ca hát hát ca

Tên con là Huệ, tên của một loài hoa mang màu trắng tinh tuyền, loài hoa mà Cha đang có trên tay với biết bao ý nghĩa: Sự trong sạch thanh cao, sự thanh khiết, sự trở về của hạnh phúc và chan chứa của tình yêu. Con đến với Cha đây do một người bạn gái đã chia sẻ tâm sự và khuyên con hãy tới cầu xin với Thánh Cả Giuse khi gặp thử thách. Cô ấy tên Trinh và là người bạn gái thân thiết của con, cô rất ngoan đạo, được giáo dục trong gia đình công giáo, dù nhà nghèo nhưng vẫn luôn vui sống và yêu đời. Cô nói rằng là cô luôn noi gương Thánh Giuse về sự khó nghèo, hiền lành và đặc biệt là đức khiết tịnh. Về phần con là một người ngoại đạo, con rất được cưng chiều vì là con một trong nhà. Gia đình con giàu có và không thiếu thốn gì vật chất nhưng con luôn cảm thấy tâm hồn sao mà trống rỗng thiếu mất cái gì đó rất quí báu. Và không gì khác đó chính là tình yêu, sự cảm thông chia sẻ của cha mẹ con. Họ nghĩ cứ cho con thật nhiều tiền và đáp ứng mọi nhu cầu vật chất thì con sẽ hạnh phúc, họ cứ lao vào xã hội mà kiếm thêm thật và thật nhiều tiền nhưng không đoái hoài gì đến điều con thật sự đang cần thiết! Thế là, để bù đắp vào khoảng trống đó, con đã tìm cho con một người bạn trai và nghĩ rằng đó là nơi con có thể yêu và được yêu. Con yêu anh ấy thật lòng và con đã trao cái gì là quí giá nhất của đời con gái cho anh nhưng con lại gặt được nỗi đắng cay thất vọng thật xót xa. Con đã có thai và anh ta đã bắt phá cái thai vô tội này, đứa nhỏ trong bụng đang hiện diện trước mặt Cha đây… Anh nói rằng bữa nay chuyện phá thai rất dễ dàng và đầy dẫy ngoài xã hội, tội gì mang cho cực khi ta còn quá trẻ. Ôi, con đã lầm!!! Thật là ghê tởm khi anh ta nói điều đó. Anh đã bỏ con. Bây giờ đây con rất cô đơn và đau khổ, con thực sự đang đứng giữa ngã ba đường để chọn lựa cho tương lai của mình. Nhưng lạy Cha, con tin rằng Cha sẽ giúp con vượt qua nỗi đau khổ này mà vui sống. Con biết sự trinh trắng của hoa huệ không còn trong con nữa, nhưng con cần đến sự khôn ngoan của nó như nó đã khôn ngoan ngoi lên khỏi bùn và vươn lên thật cao tránh mọi vết nhơ. Bây giờ con quyết giữ cái thai này, sẽ cố gắng vươn lên sống tốt, chăm sóc và yêu thương. Đây cũng là lời khuyên của Trinh, bạn con. Điều quan trọng là con muốn nói với những bậc cha mẹ, hãy yêu thương và quan tâm gần gũi con cái hơn. Những người trẻ đang yêu nhau hãy quí trọng nhau, gìn giữ sự trinh tiết và có trách nhiệm cùng nhau…”

Thế là ba năm đã bặt đi, Huệ trở lại với đứa con trai dễ thương và người chồng mới cưới, cùng theo sau là cô bạn Trinh tay mang bó huệ thơm ngát của lòng biết ơn Thánh Giuse. Một điều bất ngờ đó là Huệ đã theo đạo với người chồng công giáo, anh là bạn của Trinh. Huệ yêu anh, anh cũng rất yêu Huệ và nhận đứa bé như con ruột của mình.

Còn biết bao nhiêu câu chuyện mà tôi đã được chứng kiến. Tôi xác tín điều này, với lời cầu nguyện thành tâm và đầy lòng tin tưởng vào Thánh Giuse, Đấng rất có quyền uy, công đức vô bờ trước mặt Thiên Chúa, sẽ cầu bầu cho mọi người được ơn như ý.

Mã số bài: V- 034
HỒNG ÂN


Trông thấy Hồng, ông Phán liền quát:

- Con kia! Đi đâu mà giờ này mới về hả?

Giọng Hồng run run:

- Thưa ba! Hôm nay xe của con bị hỏng nên con mới về trễ ạ!

Nghe vậy, ông Phán gắt lên:

- Thôi đi! Tao quá biết rồi. Mẹ con mày lúc nào cũng tìm lý do để biện minh thôi.

Hồng cúi đầu, lặng lẽ bước vào nhà. Bà Phán thấy con bị mắng oan, liền nhẹ nhàng bảo:

- Ông cứ hay nghi ngờ con cái. Tội nghiệp nó! Ông đừng la nó kẻo…

Chưa nói dứt câu, ông Phán đã lớn tiếng:

- Bà bênh nó à? Đúng là mẹ nào con nấy mà, lúc nào cũng leo lẻo cái miệng.

Bà Phán đành lủi thủi vào bếp, lòng buồn lắm mà chẳng biết nói gì…

Bữa cơm gia đình chiều hôm ấy thật tẻ nhạt, ảm đạm. Bà bồi hồi nhớ lại mười năm trước, ông Phán là người chồng mà bà luôn hãnh diện, nể phục. Ngày ấy, ông Phán là một người đàn ông khá điển trai và đạo đức. Ông làm nghề thợ mộc, tuy không giàu có nhưng gia đình lúc nào cũng ấm cúng và hạnh phúc… Đang chìm trong suy tưởng, bà bỗng giật mình vì tiếng ông Phán cáu gắt:

- Trời ơi! Nhà này dư muối hay sao mà canh hôm nay mặn thế? Bà muốn giết tôi phải không?

Tiếng la mắng của ông Phán đã đưa bà trở về với thực tại. Đêm nay cả nhà lại không đọc kinh chung với nhau. Kể từ ngày rượu trở thành bạn tâm giao thì kinh kệ dường như đã trở nên xa lạ với ông, nhiều khi ông còn bỏ cả lễ Chúa nhật. Bà Phán chỉ còn biết khóc và thầm thỉ với Chúa để xin Ngài đổi mới con người của ông. Mọi trách nhiệm, mọi công việc, ông Phán đều đùn đẩy cho vợ. Ngay cả việc chở Cu Tí đi học, ông Phán cũng né tránh.

Hôm nay đi lễ về, Cu Tí reo lên:

- Ba mẹ ơi! Ngày mai là ngày 1/5, lễ kính thánh Giuse Thợ, con được cô và các bạn chúc mừng vì có ba làm nghề thợ mộc, giống như Chúa Giêsu cũng có cha làm nghề thợ mộc vậy. Con vui lắm, con cảm ơn ba!

Nghe tiếng con trẻ, ông Phán không nói gì nhưng trong lòng ông dường như đang nghĩ ngợi điều gì đó... Và rồi, ông quyết định đi xưng tội để ngày mai đi lễ cho cả nhà được vui.

Chiều hôm sau, cả nhà cùng nhau đi lễ thật sốt sắng. Bà Phán rất vui vì đã lâu rồi ông Phán mới cùng vợ con đi lễ như vậy. Trong bài giảng hôm ấy, cha sở nhấn mạnh đến những phẩm chất đáng quý của Thánh Nhân: Chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con, nhất là chu toàn bổn phận làm chồng, làm cha trong gia đình.

Từ lúc đi lễ về, gương mặt ông Phán có vẻ đăm chiêu đến nỗi nhiều lúc bà Phán hỏi gì, ông cũng không biết nữa. Ăn tối xong, ông Phán đi nằm sớm nhưng ông không tài nào ngủ được. Những lời giảng của cha sở chiều nay cứ lởn vởn trong tâm trí ông. Những cảnh chửi mắng, đánh đập vợ con cứ in sâu vào tận đáy lòng làm ông cứ trằn trọc mãi. Ông chợt thấy hối hận vì những lầm lỗi của mình và ông đã khóc... Những giọt nước mắt ân hận chảy dài trên hai gò má của một người đàn ông lầm lỗi.

Sáng hôm sau, ông thức dậy sớm và vui vẻ đưa Cu Tí đi học. Bà Phán nhìn ông đầy kinh ngạc như không tin vào những gì mình đã trông thấy nhưng rồi bà chợt nhận ra sự chân thành thể hiện trong đôi mắt của chồng. Bà thầm tạ ơn Thánh Giuse đã đoái thương nhậm lời cầu khẩn của bà nên ông Phán mới thay đổi như thế. Bữa trưa hôm ấy cả nhà có mặt đông đủ bên mâm cơm đạm bạc, chợt ông Phán lên tiếng:

- Tôi xin lỗi Mình và các con vì bấy lâu nay tôi đã sống tệ bạc quá sức. Tôi hứa từ nay sẽ là một người chồng tốt và một người cha có trách nhiệm với con cái.

Một tràng pháo tay giòn giã thay cho lời chúc mừng. Bà Phán chìm đắm trong những giọt nước mắt hạnh phúc. Ngoài trời mưa bắt đầu rơi, những giọt mưa hòa tan với những giọt nước mắt của bà Phán như muốn cảm thông, chia sẻ niềm vui và hạnh phúc của gia đình.

Mã số bài: V-036
MẸ TÔI


Ngày còn bé tôi thường theo bà đi nhà thờ, đặc biệt là vào tháng dâng hoa kính Đức Mẹ. Quê tôi ngày ấy không sầm uất như bây giờ. Làng tôi là làng toàn tòng Công giáo, dân cư sống riêng ra một khoảnh, cách đường quốc lộ khoảng mười lăm phút đi bộ. Ngôi nhà thờ quê tôi nằm ngay chính giữa làng, mặt hướng về phía con đê chạy ngoằn nghoèo. Quê tôi vào tháng Hoa kính Đức Mẹ vui như ngày hội. Từ cả tháng trước, bọn trẻ đã được các xơ tập dâng Hoa Năm Sắc. Người dân thường có thói quen mua hoa dâng kính Đức Mẹ. Mỗi lần theo bà đi lễ, tôi thường được bà giao cho “trọng trách” ôm một bó hoa huệ to. Nghe đâu, để có được những bông hoa huệ này, bà tôi đã phải dành dụm từ những đồng tiền các con cho ăn quà hay phòng khi yêu đau bà uống thuốc. Nhưng việc mua hoa dâng Đức Mẹ đối với bà không đơn thuần chỉ là một thói quen mà còn là cái gì đó thiêng liêng lắm. Bà bảo hoa huệ tượng chưng cho sự khiết trinh, có lẽ vì thế mà bà đặt tên cho mẹ tôi là Huệ.

Nghe bà kể, ngày còn con gái, mẹ đẹp nổi tiếng trong làng. Mẹ còn là một ca viên xuất sắc trong giáo xứ nữa. Dù lao động vất vả, suốt ngày dãi nắng dầm mưa, nhưng nước da mẹ lúc nào cũng trắng hồng. Thêm vào đó, mẹ còn có mái tóc đen mượt và dài gần đến đầu gối. Nhiều người bảo, mẹ có đôi mắt hiền và đẹp như Đức Mẹ Đồng Trinh. Chính vì thế mà ngày còn trẻ, mẹ là niềm mơ ước của biết bao chàng trai trong và ngoài làng. Ban đầu, đến với mẹ toàn là những chàng công tử con nhà giàu. Nhưng rồi mẹ nhận ra rằng họ đến không phải vì tình yêu chân thành mà chỉ vì những cảm xúc tầm thường; đơn giản là chỉ muốn chiếm đoạt! Mẹ đã phải vất vả lắm mới tránh được những cám dỗ, mời mọc. Có những người xấu bụng, sau khi không chinh phục được trái tim của mẹ, đã quay ra tìm cách bôi nhọ danh tiết của mẹ. Lại nhớ lại chuyện bà Su-sa-na trong Cựu Ước bị hai lão già giở trò, khi không làm gì được bà thì chúng quay ra tìm cách vu khống để làm hại bà. Nhưng rất may cho bà đã có cậu bé Đanien đứng ra bênh vực và vạch trần bộ mặt thật của hai lão già ấy. Còn mẹ thì gần như đơn thương độc mã, bởi vì ngày ấy nhà bà ngoại nghèo lại không có thế giá gì, nên chẳng ai đứng về phía mình cả. Nhiều lúc oan ức, mẹ chỉ biết âm thầm chịu đựng những lời xì xào bàn tán, thậm chí cả những lời thóa mạ từ miệng lưỡi người đời. Những lúc như thế, bà và mẹ chỉ biết ôm nhau khóc và cùng hướng về bàn thờ Đức Mẹ, nơi có những cành huệ trắng đang tỏa ngát hương thơm. Sau những lần ấy, mẹ trở nên trầm lặng hơn…

Thế rồi một tình yêu chân thành cũng đến với mẹ. Người ấy là một thanh niên ở làng bên. Tình yêu của hai người cứ triển nở dần theo năm tháng, một tình yêu chân thành không nhuốm mùi của nhục dục. Hai người đang say mê tận hưởng tình yêu đôi lứa thì người con trai ấy nhận được lệnh phải lên đường nhập ngũ. Hai bên gia đình tính làm đám cưới nhưng vì thời gian quá gấp gáp, nên chẳng kịp chuẩn bị gì cả. Tình yêu của mẹ và người ấy cả làng trên xóm dưới đều biết, mối tình của họ như đã được chứng thực, tuy nhiên phép đạo chưa xong.

Đêm chia tay của mẹ và người ấy thật cảm động. Dưới ánh trăng quê sáng vằng vặc, bên tháp chuông giáo đường, hai người trao cho nhau những tình cảm mặn nồng, cùng những lời hứa sẽ trọn đời bên nhau, rằng mẹ sẽ chung thủy chờ ngày người ấy trở về. Hứa thì hứa vậy, chứ chiến tranh lúc bấy giờ đang đến hồi ác liệt, ngày đi thì có ngày về thì chưa biết thế nào…

- Hay là chúng mình có con với nhau Huệ nhé? - Người ấy ôm ghì mẹ vào lòng và nói trong hơi thở ấm áp.

- Nhưng chúng mình đã làm phép cưới đâu! - Mẹ nhẹ nhàng đáp lại.

- Cả làng đều biết chúng mình yêu nhau rồi còn gì! Mai anh lên đường rồi, sau này về hợp thức hóa sau cũng được. Chiều anh một lần này thôi Huệ nhé! - Người ấy nói như van nài.

Tim mẹ đập mỗi lúc một nhanh. Ừ! Hay là… Nhỡ anh ấy đi lần này không về nữa thì sao? Hơn nữa, anh lại là con một trong gia đình. Nếu anh có mệnh hệ nào thì... Mẹ nghĩ mà cảm thấy xiêu lòng. Trong đầu mẹ hiện lên biết bao câu hỏi. Chẳng lẽ trao thân cho một người mình thực sự yêu thương lại là có tội? Nhưng nếu làm thế liệu…!!!

Đêm mỗi lúc một khuya. Sương xuống mỗi lúc một dày làm ướt cả những chùm hoa mẫu đơn. Mẹ gục đầu vào bờ vai lực lưỡng của người ấy…

- Anh còn nhớ câu ca dao đã có lần anh đọc cho em nghe không?

- Câu ca dao nào cơ? - Người ấy vừa hỏi vừa đưa tay vuốt mái tóc dài và mượt của mẹ.

- Anh không nhớ thật à, thế thì để em đọc cho anh nhé:

“Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ.

Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau”.

Người ấy siết chặt mẹ vào người mình nói trong giọng run run:

- Huệ! Cảm ơn em nhiều lắm. Hãy tha thứ cho sự nông nổi của anh. Em can đảm hơn anh tưởng. Đến lúc này, anh càng xác tín: Em là người phụ nữ duy nhất của đời anh. Nhất định em phải đợi anh về nhé!

Mẹ như trở nên nhỏ bé trong vòng tay của người ấy.

- Vâng, nhất định em sẽ đợi anh trở về…

Người ấy là cha tôi bây giờ. Sau đúng một năm, ngày đất nước hoàn toàn giải phóng tôi cất tiếng khóc chào đời. Cho đến bây giờ, mỗi lần kể lại câu chuyện tình của bố và mẹ, mẹ vẫn kể với tất cả niềm hãnh diện, như một lời nhắc bảo cho thế hệ cháu con.

Mã số bài: V-037
MỘT GIẤC MƠ


Tôi cố gắng vùng vẫy nhưng chẳng hiểu sao người tôi cứ bất động. Hai thằng quỷ tiếp tục lôi tôi vào vũng tối thẳm sâu. Một thằng cười hềnh hệch:

- Mày nợ tụi tao nhiều quá rồi, giờ là lúc mày phải trả thôi.

Nó nghẹo đầu nhìn tôi đắc ý rồi tiếp tục gầm gừ:

- Bao nhiêu lần mày ăn chơi sa đoạ đều do công sức tụi tao cám dỗ mới có được, chẳng phải dễ dàng gì đâu!

Tên còn lại không nói gì chỉ gừ gừ trong cổ họng như nó là quỷ câm vậy. Bóng tối đen kịt, có cảm giác thứ bóng tối này rất đặc, muốn thoát ra dễ thường phải lấy xẻng mà xúc mới được. Nhưng kỳ lạ thay, dù tối đến thế, tôi vẫn nhìn thấy tường tận sự xấu xa, ghê tởm của hai thằng quỷ, nhất là cặp mắt oán hận của tên quỷ câm. Chúng đỏ rực trong đêm tối như hai hòn than hồng. Tôi chống cự trong tuyệt vọng niềm kinh hãi chưa từng có trong đời tôi. Đang khi tôi gần như buông xuôi thì trước mắt tôi bỗng sáng lòa. Hai thằng quỷ đờ ra như tượng đá trong thoáng chốc, rồi chúng buông tay để mặc tôi rơi xuống đất. Cả hai đưa tay bụm mặt, thân hình co rúm lại trong một tư thế quái gở và toàn thân lông lá của chúng dựng đứng cả lên. Chúng gầm rú trong cổ họng những tiếng gì tôi không thể hiểu được. Đến bây giờ tôi mới nhìn thấy đứng giữa vùng sáng rực rỡ là một Thánh Nhân. Rất nhanh chóng tôi nhận ra ngay Ngài chính là Thánh Cả. Dáng đứng của Ngài vừa uy nghi vừa hiền hậu. Trên đầu Ngài, một vầng hào quang rực rỡ, chính ánh sáng từ vầng hào quang này đã bao phủ toàn thân Ngài. Tôi bỗng nhiên quên mất hai thằng quỷ và sự khủng khiếp mà chúng mang đến cho tôi. Lòng tôi tràn ngập một niềm hạnh phúc và sự bình an thanh thoát. Tôi cứ trố mắt ra chiêm ngắm dung nhan Thánh Cả, gương mặt hiền hậu, cương nghị với hàm râu quai nón rậm làm tôi vững dạ. Thánh Nhân hướng ánh mắt nghiêm khắc về hai tên quỷ, chúng càng gào rú kinh hãi hơn. Những âm thanh ghê rợn đến chết khiếp nhưng ở cạnh Thánh Nhân tôi không còn thấy sợ hãi nữa. Hai thằng quỷ vẫn cố điên cuồng chống lại ánh mắt của Thánh Nhân, chúng không chịu bỏ con mồi lại. Thánh Nhân nhẹ vung tay về phía chúng, một mùi hương ngào ngạt, thanh thoát bỗng toả lan ra không gian, hai thằng quỷ gào to một tiếng khủng khiếp rồi biến nhanh như điện xẹt. Thì ra trên tay Thánh Nhân đang cầm một nhánh huệ trắng và hai thằng quỷ đã chạy vội vàng khi Thánh Nhân vung nhánh huệ về phía chúng. Nhánh huệ tượng trưng cho đức khiết trinh của Thánh Cả. Tôi vội vàng quỳ dậy để cám ơn Thánh Cả, Người nhìn tôi trìu mến nhưng vẫn chẳng nói lời nào, chỉ khẽ đập nhánh huệ lên đầu tôi rồi thân hình cứ mờ dần như tan vào không khí. Tôi chồm theo rối rít gọi tên Ngài và vấp chân vào một mô đất. Tôi ngã sấp xuống nền đất và bừng tỉnh dậy.

Thì ra tôi đã lăn từ trên tấm phản xuống đất thật! Giấc ngủ trưa mệt nhọc đã đưa tôi vào giấc mơ, một giấc mơ vừa kinh hoảng lại vừa có hậu. Mồ hôi ướt đẫm người tôi nhưng tôi không để ý. Tôi quỳ ngay ngắn trước ảnh Thánh Gia, nghiêm trang làm dấu Thánh Giá và dâng lời tạ ơn đến Ba Đấng. Mắt đăm đăm nhìn gương mặt hiền lành của Thánh Cả và nhánh huệ Người cầm trên tay, tôi long trọng hứa sẽ hoán cải tâm hồn, và nhất là gìn giữ đức khiết tịnh theo gương của Thánh Nhân, xa lánh con đường truỵ lạc.

Mã số bài: V-038
MỘT THOÁNG VỀ ANH


Anh! Thế là đã hơn một năm chúng mình đi quá giới hạn tình bạn rồi. Chúng mình đang đi trên con đường “chết trong lòng một ít”. Hình ảnh của anh lúc nào cũng tràn ngập trong tâm trí của em.

Nhớ những lúc dỗi hờn, tắt điện thoại, làm anh cuống cuồng chạy đến nhà trọ của em, rối rít xin lỗi mặc dù có đôi lúc em dỗi hờn vô cớ. Có những lúc em rơi lệ vì anh, những giọt nước mắt cùng với nỗi buồn da diết vì vắng anh khi hai đứa giận nhau. Những lúc giận anh em càng nhớ anh nhiều hơn.

Có người nói: “Khi những người đang yêu giận hờn nhau là lúc mà họ đang thêm vị cho tình yêu, làm tình yêu bớt tẻ nhạt”. Có lẽ vậy, sau những lúc giận hờn em càng yêu anh hơn, những giây phút ở bên nhau dường như thú vị hơn vì mình đã hiểu nhau thêm.

Những lúc gần gũi nhau, em thường mơ tưởng đến những nụ hôn say đắm anh đặt lên môi em, tim em đập loạn nhịp, trời đất như quay cuồng, em lâng lâng như đi vào thế giới thần tiên, em sợ sẽ không kiềm chế được bản thân, sẽ đi vào vết xe đổ của nhiều người mà trước đây em từng khinh bỉ họ. Nhưng anh chưa bao giờ đi quá giới hạn. Anh đã nói với em rằng: “Anh yêu em và luôn tôn trọng em, anh cũng muốn em được mọi người tôn trọng. Anh sẽ giữ gìn em đến khi anh có được em. Hoặc vì lí do nào đó chúng ta không đến được với nhau thì người đến sau cũng sẽ yêu và tôn trọng em”. Anh làm em càng yêu và kính trọng anh hơn.

Nhiều lúc em nói với anh chúng mình không hợp nhau về tôn giáo, nhà anh theo đạo Phật còn nhà em theo đạo Thiên Chúa, khó mà đến với nhau được. Anh bảo: “Anh yêu em và sẽ làm tất cả để có em. Anh sẽ theo đạo cùng em”

Để chứng minh lời nói, anh đã đi lễ cùng em. Mỗi tối thứ bảy anh bắt em đi ngủ sớm để sáng kịp đi lễ. Sáng chúa nhật, mở cửa, anh đã chỉnh tề đứng chờ.

Nhớ lần đầu cùng em đến nhà thờ, anh rụt rè bước vào thánh đường, em đã đứng cùng anh để anh khỏi bỡ ngỡ. Thánh lễ đầu tiên, anh chăm chú nghe linh mục giảng Tin Mừng, chăm chú như uống từng lời. Ra về, anh bảo em: “Anh chưa hiểu hết về những nghi lễ của thánh lễ, em giúp anh nha!”

Em giúp anh giải đáp những thắc mắc của bài giảng bằng cách lấy Tân Ước làm ví dụ dẫn chứng. Cho anh mượn quyển Kinh Thánh, anh cùng em chia sẻ Tin Mừng mỗi tuần

Tự lúc nào, anh đã trở thành một con chiên ngoan đạo Nhiều lúc em tự thấy hổ thẹn vì mang danh là người Công Giáo mà lắm khi em lười biếng trong việc thờ phượng Chúa. Anh làm em phải suy nghĩ về đời sống đạo của mình, trở nên sốt sắng hơn khi tham dự thánh lễ.

Có lần bỗng dưng anh nói với em: “Khi nào được rửa tội, anh sẽ chọn Thánh Giuse làm quan thầy”. Em bỡ ngỡ hỏi: “Sao vậy?” Và em nhớ như in khuôn mặt trầm ngâm của anh lúc đó: “Vì anh thấy Thánh Giuse tuyệt vời quá, tình yêu của Người cao đẹp quá! Giá như thế hệ trẻ hiện nay được học biết về Người, có lẽ họ đã tránh cho mình rất nhiều bất hạnh! Nhờ Người mà anh hiểu được YÊU LÀ CHO ĐI CHỚ KHÔNG PHẢI CHIẾM HỮU…”

Em hạnh phúc khi mình cùng bước bên nhau đến thánh đường. Em hỏi anh đã cầu nguyện gì với Chúa? Anh trả lời: “Anh xin Chúa cho mình được biết sống cho nhau và sống vì nhau mãi mãi”.

Em thầm tạ ơn Chúa đã gửi đến cho em một môn đệ của Thánh Giuse giữa những “yêu vội, sống cuồng” hôm nay.

Mã số bài: V-039
CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG


“Sao rồi, tính khi nào cho anh uống rượu hồng đây cô bé?” Vẫn với ánh mắt đanh đá, đôi môi cong nũng nịu em trả lời tôi: “Anh mà đợi uống rượu hồng của em thì hơi lâu rồi đó, em nói rồi, anh đi tu thì em cũng ở vậy luôn, xem như là em đi tu cho giống anh mà!”

“Chết, sao em lại nói như vậy, anh khác em chứ làm sao giống được, anh muốn noi gương Cha Thánh Giuse, vị thánh bổn mạng của mình để sống đời sống dâng hiến cho Thiên Chúa, sống phục vụ mọi người với một tình yêu không chia sẻ, còn em không đi tu thì phải có gia đình chứ!”

Em thoáng buồn, đôi mắt không còn vẻ đanh đá nữa mà sâu thẳm bên trong là một nỗi buồn sâu lắng. “Ơ, em biết rồi, chúng mình hãy noi gương Thánh Gia, noi gương Cha Giuse và Đức Mẹ sống một cuộc đời khiết trinh trọn vẹn, dâng lên Thiên Chúa tình yêu bé nhỏ vì một tình yêu lớn hơn phải không anh?”

Kể từ ngày tôi cất bước sống đời sống dâng hiến, em đã rất buồn và đau đớn lắm, nhưng em hiểu chỉ có tình yêu Thiên Chúa, tình yêu thương đối với tất cả mọi người mới là tình yêu cao cả nhất. Em vẫn sống, vẫn vui vẻ, vẫn đơn sơ với những công việc phục vụ ở Giáo xứ, em thích cắm hoa để dâng lên Thiên Chúa, Đức Mẹ và Cha Thánh Giuse. Và bao giờ em cũng nhớ dâng lên Cha Thánh Giuse một bó Huệ trắng ngần, như lúc trước, mỗi dịp lễ quan thầy của tôi em vẫn luôn nhớ tặng tôi một cành hoa huệ trắng rồi đùa: “Nhớ sống cho giống Cha Giuse nha anh!”

Ngày về thăm quê, tôi gặp lại em, vẫn ánh mắt trìu mến, yêu thương như ngày nào chúng tôi cùng cắp sách đến trường. Tôi thầm cảm tạ Chúa vì đã ban cho tôi có một người yêu thương tôi như vậy và còn cao quý hơn khi em cùng tôi dâng lên Thiên Chúa tình yêu đơn sơ, trong trắng để hiến dâng cho Chúa cả cuộc đời, cảm ơn em! Mỗi lần gặp em, tôi vẫn thấy trái tim mình xao động lắm, tâm trí tôi bối rối mỗi khi nghĩ đến em. Tôi đã phải đấu tranh rất nhiều, cầu nguyện rất nhiều để xin ơn Chúa, xin Cha Thánh Giuse giúp tôi vượt qua cuộc chiến đấu quyết liệt giữa lý trí và trái tim, vượt qua sự giằng co giữa hai sự lựa chọn: “Chúa ơi, con ước ao sống một đời sống như Cha Thánh Giuse, con muốn dâng cho Chúa cả cuộc đời con, nhưng con cũng là một con người yếu đuối, mỏng dòn, làm sao con có thể chiến thắng cái bản ngã trong lòng con, xin ban cho con lòng yêu mến thật nhiều, lòng trông cậy vững vàng và một niềm tin son sắt. Lạy Cha Thánh Giuse, xưa Cha đã vững lòng trông, cậy, mến để sống một niềm tin trọn vẹn giữa cuộc đời đầy gian khó và bách hại, xin giúp sức cho con…”

Hôm nay với chiếc áo dòng trên người ai cũng bảo tôi trông thật đơn sơ, thánh thiện, tất cả đều là ơn của Chúa, tự sức tôi, tôi không thể làm được gì.

Em vẫn thế, vẫn đơn sơ, ngoan hiền với công việc phục vụ Giáo xứ, vẫn với nụ cười tươi và ánh mắt đanh đá khi trả lời câu hỏi của tôi: “Bao giờ cho anh uống rượu mừng?”

Mã số bài: V-042
NGÔI NHÀ PHÍA BÊN KIA


Lũ về.

Ông trùm Khoan chạy về nhà, hổn hển.

- Mẹ. . ơi… nước ngập, mau đi thôi.

- Không! Tôi chẳng đi đâu cả.

Như hiểu ra chuyện của Mẹ và vợ, ông trùm Khoan năn nỉ.

- Mẹ đừng giận nhà con.

- Không giận sao được, anh suốt ngày ở nhà thờ. Còn vợ anh ngày nào cũng kẻ liệt. Tôi cũng là kẻ liệt đấy chứ. Năm nào cũng lũ, tôi quen rồi.

Ông trùm Khoan giọng nghẹn ngào.

- Làng bị ngập, người đầu tiên con nghĩ tới là mẹ.

- Rồi ai nữa? Gịong bà cụ chùng xuống.

- Chỉ có mẹ là số một.

- Thế cũng được!

Vừa nói, bà cụ tất bật lấy những thứ cần thiết rồi hai mẹ con chạy ra khỏi nhà.

- Lúc nãy, mẹ mau lẹ thì bây giờ con đã đưa thêm được mấy người nữa.

- Cứ từ từ, sống chết đối với tôi đều là của Chúa. Nhưng tôi ngao ngán cho cái làng của mình, bao nhiêu năm nghèo, lụt chẳng đầu tư, lúc tai nạn ập tới mới kêu gọi cứu trợ, cứu nạn. Con hãy lo cho cái làng nghèo của mình, đừng mượn danh nghĩa của người nghèo mà lấy của người nghèo, nhắm mắt chẳng mang theo được.

- Mẹ biết nhiều thông tin thế!

- Tôi còn biết Hội Thánh Giuse của anh có bao nhiêu tiền để giúp xây nhà phía bên kia nữa. Anh giúp thì giúp nhé, đừng có đi lại với con mẹ ở trong cái nhà đó. Nó đã làm khổ tôi và khổ anh một thời đấy.

- Mà thôi, để lúc khác tôi nói, tới cổng nhà xứ rồi, tôi vào một mình.

Ông trùm Khoan đội mưa đến nhà cụ Văn. Nhìn thấy cụ ngoài cổng, ông liền nói:

- Cha Xứ đang chờ Cụ ở bến.

- Thế còn cái nhà bên kia, anh có đến cứu không?

- Ai cũng cứu hết cụ à!

- Thế thì tốt, anh sang mà đưa họ đi, để tôi đi một mình, kẻo không kịp.

- Cụ lẹ lên, cháu đi đây.

Quen đường quen ngõ, loáng một cái, cụ đã có mặt trên thuyền.

Ông trùm Khoan lại chạy nước rút sang nhà bên kia, miệng lẩm bẩm: Cứu người là quan trọng. Cái nhà bên kia đã làm tiêu tan bao sự nghiệp của ta. “Cứu hay loại bỏ?”, giữa ác và thiện làm ông day dứt.

- Lạy Chúa, xin thương xót con.

Ông có thói quen đọc như thế mỗi khi gặp sự khó.

Ông nhớ đến hội Thánh Giuse của ông, nhớ ngày gia nhập hội, ông quyết tâm sống theo Thánh Ý Chúa, công chính và bao dung. Lời Chúa đã soi vào ông qua những lần ông suy niệm Tin Mừng, “ tha bẩy mươi lần bẩy”.

Ông còn đang suy nghĩ thì một giọng phụ nữ đã kề sát bên.

- Đêm khuya, ai còn đến đây?

- Ông trùm Khoan đây. Bà mau đưa ông ra khỏi nhà.

Người phụ nữ nắm tay ông.

Ông khựng lại, một khoảng lặng trong đêm tối. Quá khứ, sự dại khờ, sự đắc thắng và bất lực của một đời người đã làm cho hai người chao đảo.

- Xin Chúa giúp con.

Ông bật thành tiếng.

Như hiểu được sự nguy hiểm của thác nước đổ về, người phụ nữ chạy vào nhà:

- Dậy mau lên chạy lũ ông ơi.

- Ông Khoan ơi, nhà tôi đã liệt 3 tháng nay, xin giúp tôi.

Vất vả lắm, mọi người mới đưa được người bệnh lên bờ. Ông trùm Khoan nói:

- Cha cứ đưa họ về trước, con xuống là chìm thuyền, lát cha quay lại đón con.

Thuyền đã đi xa, Ông trùm Khoan muốn lả đi.

- Anh Khoan, em xin lỗi.

Hai bàn tay lạnh giá của bà Tiến nắm chặt tay ông trong tiếng khóc nghẹn ngào. Bất ngờ vì sự hiện diện của bà Tiến, ông hỏi:

- Bà không lên thuyền mà lại ở đây làm gì?.

- Chồng em, nó bị phạt và em cũng bị phạt.

- Sao bà lại nghĩ méo mó về lòng nhân từ của Chúa. Bà phải cảm nhận được hôm nay tôi đến nhà bà cũng là ơn Chúa thúc đẩy tôi.

- Vâng, nơi đây chỉ có hai chúng ta. Anh hãy vào trong nhà của em.

Người phụ nữ nép vào lòng ông. Ông nhẹ nhàng đẩy ra.

- Bà phải có bổn phận với chồng bà.

- Không, em đang cần anh.

Tay bà nắm chặt cánh tay ông trùm Khoan. Ông thấy nóng trong người. Nói rất mạnh mẽ:

- Bà không được đụng vào người tôi cho dù cả ngày hôm nay tôi đã mệt.

- Nếu anh không chấp nhận em, em không còn gì để mà gắn bó với mảnh đất khô cằn này nữa. Em đi đây!

Bà Tiến phóng xuống sông. Thuyền cha xứ chợt tới, gần chìm vì sức nặng của người phụ nữ rơi một cách không định hướng ngay giữa cabin, tròng trành rồi đâm vào bờ.

Mã số bài: V-043
NHÁNH HUỆ ÂN SỦNG


Thánh Giuse như một bí tích; như một mặt nhật, chứa đựng huyền nhiệm của sự thinh lặng thánh. Chính nơi Giuse nhân loại nhận ra sự cậy trông vô biên của kiếp người. Cá nhân con người này, không thể chiến đấu với bản năng sinh tồn nơi bản thân nếu không có ơn trợ giúp đến từ Thiên Chúa.

Thánh Giuse đã phó thác đời mình cho Chúa dẫn đi trong suốt hành trình của thân phận làm người. Nơi Thánh Giuse ta gặp lại thân phận của chính mình. Khiết tịnh là một thực tại sâu xa cụ thể của chính con người. Không ai biết mình hơn mình biết về chính mình. Khuynh hướng giới tính trở thành nhu cầu trọng yếu của đời sống con người. Thân xác con người được dựng nên để yêu thương, để phản ứng, để cảm giác, để rung cảm, để tìm tòi, để được thỏa mãn ở cấp độ thể lý; thân xác tìm sự tương quan nên một để được thỏa mãn bản năng của giới tính và bản năng sinh tồn. Nó như hai mặt của đồng tiền, cùng lúc con người khắc khoải tự hướng vươn lên, khát vọng này đặt con người vào một cuộc nội chiến đầy cheo leo. Cái mỏng dòn của bản ngã, nó như hình với bóng rình rập bám chặt vào trong xương máu và chi phối tất cả sinh hoạt trong đời sống. Câu hỏi được đặt ra: ngày hôm nay, với đà tiến của khoa học và hội nhập văn hóa của nhân loại; khiết tịnh còn có ý nghĩa và ảnh hưởng gì trên nền luân lý nữa không? Từ những dao động trên khiến con người có khuynh hướng bị phân mảnh giữa hai cực hồn và xác.

Đối với Thánh Giuse sự chiến đấu triền miên này theo dòng thời gian ai là người thấu cảm? Trong đời sống trực diện nhận một đứa trẻ làm con cùng với trách nhiệm hết lòng yêu thương đến tận căn. Chìm sâu trong thân phận làm người, ai có thể kiểm soát tất cả các hành vi và đảm nhận mình có thể thi hành cách trọn vẹn. Đây là dấu hỏi trong thinh lặng thánh, chính trong thinh lặng giúp Giuse can đảm đón nhận, đi cho đến cùng kiếp phàm nhân và tìm Thánh Ý Thiên Chúa mỗi ngày, chấp định luật của xã hội. Một sự bảo hộ hợp pháp của Giuse trong vai trò éo le của người cha trên danh nghĩa. Một mãnh lực tiềm ẩn cuộc nội chiến bắt đầu chuyển động nơi Thánh Giuse; mối bận tâm của con người Chúa này lại trở thành con người phàm nhân. Đón nhận một Ađam mới về nhà tội lỗi mình. Tại sao tôi được Thiên Chúa viếng thăm? Chính trong lúc này cái tự do vô tận nơi con người, có cái gì thật cao cả, thật vô biên đang xảy ra. Giờ đây, Thiên Chúa lại đang cần con người và hồi hộp chờ đợi cái gật đầu “xin vâng” nơi Giuse. Nhánh huệ của nước trời đã bừng sáng lên vẻ đẹp huy hoàng cho nhân loại một cách phi thời gian.

Tiếng “xin vâng” của tự do mang tính quyết liệt, chính Giuse đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Nơi Thánh Giuse nhân loại đón nhận món quà, một báu vật, chính Thiên Chúa ban tặng được Giuse diễn tả và dâng hiến như bí tích của nhân đức khiết tịnh. Thiên Chúa đã có dự tính và chuẫn bị cho Giuse, Thiên Chúa đã dẫn Giuse hoàn thành sứ mạng thiên sai. Chỉ trong đức tin và tình yêu Giuse thể hiện sự tròn đầy và thánh thiện của tiếng xin vâng trong thinh lặng.

Thánh Giuse đã đi đến cùng thân phận làm người, để Thánh Ý Chúa nên trọn, chính nơi thân phận đó ta nhận ra hào quang của tình yêu Thiên Chúa xuống trên con người. Hoàn vũ dâng lên lời tạ ơn Thiên Chúa. Thánh Giuse xứng đáng là nhánh huệ của nước Trời.

Mã số bài: V-044
THÁNH GIUSE: TÌNH YÊU TÍN TRUNG


Đọc lại Tin Mừng và qua những kinh nguyện khẩn cầu Thánh Cả Giuse, chúng ta nghiệm ra rằng, Thánh Cả là một con người luôn khiêm tốn. Sự từ tâm, lòng quảng đại, bao dung của Thánh Cả đã giúp ngài luôn thuộc trọn về Thiên Chúa. Với niềm tin nồng nhiệt của tuổi thanh niên, Thánh Cả đã cố gắng sống một cuộc đời đẹp lòng Thiên Chúa nhất, để hy vọng đẩy mau việc xây dựng một dân tộc mới mẻ hơn, thánh thiện hơn. Cây gậy nở hoa hay bông huệ mà người ta đặt vào tay Thánh Cả trên nhiều tượng ảnh cũng chẳng kém tính cách tượng trưng hơn chòm râu bạc đại lão của Ngài. Ta có thể nhận ra ở đó một tượng trưng hữu ích: Theo truyện truyền khẩu mà các văn bản nguỵ thơ phổ bá, cây gậy nở hoa nhắc nhở sự Thiên Chúa đặc tuyển Thánh Cả làm hiền phu độc nhất được chọn lựa trong cả một đám đông đảo thanh niên. Bông huệ gợi lên đức thanh tịnh hết sức lạ lùng của Đấng hiền phu trinh khiết ấy. Nhưng cử chỉ cầm một bông hoa, một cử chỉ rất ít thích hợp với một đấng trượng phu, cũng chỉ có nghĩa làm cho Thánh Cả trở thành một con người ước lệ, là che khuất nhân cách một bậc tu mi nam tử của Ngài. Tuổi thanh niên của Thánh Cả là một mùa xuân không bao giờ cạn ý thơ; có cả một mùa hoa nở bên trong đời Ngài, cuộc đính hôn của Thánh Cả đã đặc biệt phô bày mùa hoa ấy. Thánh Cả là một người trầm lặng và chính trong sự im lặng, Thánh Cả đã âm thầm chịu nỗi đau khổ gây ra do sự kiện Ngài nhận thấy Đức Maria sắp sinh một người con. Ngài biết chịu khổ mà không thốt ra nửa lời, không tỏ ra phân nét. Là một người trầm lặng, Thánh Cả trở thành một bài học sống động cho thời đại chúng ta và cho thế giới chúng ta. Con người rất ít nói đó đã có thể suy tư một cách hết sức sáng suốt; Ngài đã cảm thấy, đã chiêm niệm với một tâm trí rất tự do; Ngài đã không hề xáo động, để lắng nghe Đấng Ngôi Lời lên tiếng, và đã tiếp nhận nền minh triết của Thiên Chúa trao cho. Thánh Cả có thể dạy cho loài người biết nín lặng để mến yêu hơn lên mãi…

Đức thanh tịnh của Thánh Cả chứa chất cả một mầu nhiệm ân sủng. Thiên Chúa đã ban một ân sủng ngoại thường cho Đấng đã trở nên phu quân đồng trinh của Đức Maria, để biết Ngài nên một người trong sạch hoàn toàn, cả nơi tâm hồn cả nơi cách cư xử. Không bao giờ Thánh Cả tỏ ra mảy may khiếm nhã nào xúc phạm đến những tâm tình rất trong trắng của Đức Thánh Trinh Nữ, vì linh hồn Thánh Cả đã được thánh hiến sâu xa. Một mối phúc được Chúa Giêsu tuyên bố đã soi sáng rõ cho ta ý nghĩa sự trong trắng đồng trinh của Thánh Cả Giuse: “Phúc cho những tâm hồn trong trắng, vì họ sẽ nhìn thấy Thiên Chúa”. Qua ánh nhìn mà đức thanh tịnh dành giữ cho ngài, thánh cả Giuse đã nhìn thấy Thiên Chúa; Thánh Cả nhìn thấy Chúa trong mối tình mật thiết cao cả, và có thể chiêm ngưỡng tuỳ thích, gần ngay bên. Nơi Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa hiện diện ngay đó, và ban mình cho Thánh Cả là người có tâm hồn không bao giờ để cho đức trắng trong của mình bị lu mờ. Trong linh hồn trung tín của Thánh Cả Giuse, Thiên Chúa đã tìm thấy sự kiện Người đi tìm nơi loài người. Chúa đã nhận được câu trả lời cho tình người yêu thương mà Người luôn luôn chờ đợi, một câu trả lời quảng đại, quyết đáp, bền dai. Người có một tình yêu vĩnh cửu, mà Người không thể toại nguyện, nếu gặp nơi những kẻ Người yêu thương chỉ có một tình yêu mỏng manh, giăng mắc những lần đổi dạ thay lòng, thoạt một trở ngại vừa mọc lên đã vội vàng tan vỡ.

Nơi Thánh Cả Giuse, Thiên Chúa đã hân hoan vì gặp được một tình yêu trọng nghĩa thuỷ chung, một tình yêu vàng đá âm thầm hiến dâng tất cả. “Tình yêu nhen nhúm đã là đẹp, nhưng còn có một yếu tố đẹp hơn nữa: Đó là tình yêu trung tín đá vàng”

Mã số bài: V-045
ANH RỂ


Anh hí hửng gọi tôi và mẹ vào xem mặt vợ anh sáng nay trông hồng hào hơn. Tôi và mẹ đều biết chẳng có biến đổi gì trên khuôn mặt chị nhưng vẫn chạy vào gật gù cho anh vui. Anh và chị tôi cưới nhau hơn hai năm thì chị bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, phải sống đời sống thực vật vĩnh viễn. Nỗi đau quá lớn khiến anh gục ngã, nhưng rồi anh lại đứng lên, mạnh mẽ và cương nghị. Anh biết anh là chỗ dựa cho vợ, cho đứa con còn bi bô cười nói. Anh cũng trở nên quan trọng đối với tôi và mẹ từ ngày anh dọn đến ở rể trong căn nhà không có đàn ông.

Lúc mới quen anh, chị vẫn dẫn tôi theo trong các lần hẹn hò đầu tiên. Chị đẹp, hiền lành, đảm đang như một cô gái Hà thành. Tôi lại tinh nghịch, ương bướng và thường bắt anh phải khổ sở vì những trò tinh quái của mình. Dù nói chuyện với tôi anh vẫn dõi ánh mắt nồng nàn tình cảm về phía chị. Tôi nhận ra ở anh trái tim của một người đàn ông nhân hậu, ánh mắt biết cười và khuôn mặt điển trai. Hôm ba người đi xem xi-nê, tôi nhảy vào ngồi giữa anh chị. Phim không có gì xúc động mà nước mắt tôi cứ chảy. Chị cười bảo em gái chị mà cũng có nước mắt ư? Anh xoa đầu tôi khiến tôi càng nức nở. Tôi chỉ là đứa em gái của anh thôi sao… Tôi không đi chơi với anh chị nữa. Tôi cố tránh mặt anh mỗi lúc anh ghé chơi. Có lẽ anh đã nhận ra điều mà tôi nhắn gửi trong ánh mắt và trong sự lảng tránh của mình. Ngày anh chị cưới nhau tôi khóc nức nở. Bà con khen chị em tôi thương yêu, quấn quýt nhau. Anh chỉ im lặng…

Chị tôi nằm lặng lẽ như vậy đã bảy năm. Bảy năm anh tận tụy chăm sóc vợ từng chút một. Anh thầm thỉ kể cho vợ nghe những kỷ niệm ngày xưa, những chuyện của ngày hôm nay. Anh cũng kể cả những trò nghịch ngợm khi xưa của tôi. Chiều nào tan sở tôi cũng tranh thủ về nấu cơm cho cả nhà. Mâm cơm có mẹ, anh, tôi và đứa cháu. Căn bếp ấm cúng và thân thương vô cùng khiến tôi tưởng mình là đứa con dâu, là vợ và là mẹ trong mâm cơm chiều ấy. Anh và mẹ vẫn hối tôi lấy chồng, anh còn hứa sẽ chăm sóc mẹ và chị. Tôi biết lấy ai bây giờ, người tôi yêu đang sống trong nhà của tôi, vẫn ngồi ăn cùng bàn và còn nhéo tai tôi như một đứa em gái bé bỏng. Bao giờ anh mới xem tôi là người lớn và dành một chỗ nhỏ bé trong trái tim của anh cho tôi. Anh có thấy chăn gối lạnh lùng khi vợ mình vẫn nằm đấy, anh có biết vì những bữa cơm với anh mà tôi bỏ bạn bè, bỏ cả sở thích đi lang thang buổi chiều và những chuyến công tác xa nhà…

Một chiều đi ngang qua nhà thờ tôi thấy anh đứng lặng lẽ trước tượng Thánh Giuse với bó huệ trắng trong tay. Anh có những khoảng tâm hồn mà tôi không thể biết cũng như những khoảng cách mà anh khéo léo tạo ra giữa tôi và anh. Tan lễ anh níu tay tôi ở lại một chút. Anh và tôi ngồi dưới tàn cây phượng đỏ rực che bóng mát cho tượng Thánh Giuse. Anh kể về những lời hứa chung thủy của anh và chị trước Thánh Giuse.

Anh nói sẽ không bao giờ bội ước với chị và với Thánh Giuse mặc dù có những lúc anh mệt mỏi và khao khát có một người vợ chung chăn gối… Tôi lặng nhìn xuống bàn tay lạnh lẽo của mình. Anh đã trả lời ngay cả khi tôi chưa nói!

“Lạy Thánh Giuse, xin Ngài giữ gìn anh cho trọn con đường chung thủy, và xin cũng giữ gìn con nữa!”

Mã số bài: V-046
NHAN


Nhan dắt theo đứa con gầy đét, đen thui thủi về quê. Đoạn đường từ cổng làng về đến nhà ngắn ngủn nhưng đi qua biết bao ánh mắt. Những người nhà quê chẳng thèm ý tứ khi phóng những ánh mắt xoi mói vào hai mẹ con Nhan. Những thanh niên trong làng nhìn hai mẹ con Nhan cười kinh khỉnh. Có bà đi chợ về, đon đả chào hỏi rồi nhìn thằng bé mà phán: “Con thằng Hoàng, không trật vào đâu được!”

Trước kia nhà Hoàng và nhà Nhan không có hàng rào, ranh giới. Hai đứa con của anh và mấy đứa cháu của Nhan có chung sân chơi dưới gốc cây trứng gà tán rộng. Cái cây đó mọc lên chưng hửng giữa hai mảnh đất khiến mấy đứa con nít lúc hờn giận nhau lại chỉ vào gốc cây mà tranh giành chuyện đất cát. Khi thấy anh và Nhan thường trò chuyện thân mật thì bố Nhan làm một cái hàng rào ngăn hai mảnh đất. Cái hàng rào mỏng manh đó không ngăn nổi mấy đứa con nít chuyền tay nhau trái ổi, không ngăn nổi ánh mắt Nhan len lén nhìn qua bên xem giờ này anh đang làm gì. Nhan biết tình yêu của mình không chính đáng vì anh đã có gia đình, nhưng cô không ngăn được con tim mình nổi lên lộn nhịp khi bắt gặp ánh mắt biết cười của anh. Tình cảm của hai người được bọc trong cái vỏ tình bạn từ thời niên thiếu, lúc còn chơi trò cô dâu chú rể trên sân nhà thờ. Những câu chuyện giữa hai nhà dần trở nên vui vẻ như trước. Tụi con nít bẻ mấy thanh tre để có chỗ chui qua chui về. Cái hàng rào trở nên xiêu vẹo, nhòe nhoẹt, không còn chướng tai gai mắt như trước. Rồi một ngày Nhan phát hiện mình có thai! Tình yêu vụng trộm đã gieo vào lòng cô một mầm sống. Cái thai làm xáo trộn cuộc sống hai nhà. Mẹ cô suốt ngày khóc thút thít, vợ anh ngất mấy lần phải chở đi bệnh viện. Cái hàng rào được làm lại dày hơn…

Nhan phải về nhà cậu em tận Long An để sinh nở. Căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa những tán tre rậm. Bàn thờ, ảnh tượng trong nhà đã bị em Nhan dọn sạch trong một cơn say rượu. Còn sót lại tấm ảnh Thánh Giuse. Tấm ảnh bằng nhựa nên dù bị ném mấy lần cũng không vỡ. Ảnh họa Thánh Giuse, Chúa Hài Nhi và nhánh huệ trắng trong tay Ngài. Nhan cũng có một cái như thế. Bố tặng hai chị em hai tấm ảnh Thánh Giuse và căn dặn hai chị em phải bắt chước Ngài trong cuộc sống khiết tịnh, trong sạch trong cách ăn, nết ở. Tấm ảnh đã cùng cô sống những ngày trong sáng thời thiếu nữ. Nhan cảm thấy xấu hổ khi nhìn Thánh Giuse. Cô đã làm điều có lỗi với Ngài, với gia đình cô, gia đình anh, và với chính cô nữa. Những ngày sống tại nhà em, Nhan có cơ hội để suy nghĩ về những lầm lỗi của mình và khao khát một con đường trở lại, một cuộc sống thân tình với gia đình mình, với cả gia đình anh nữa. Cô cầu xin Thánh Giuse giúp cô vượt qua cuộc sinh nở và can đảm quay về, đối diện với anh mà không còn bị chao đảo như trước, để cô có thể xóa nhòa những thương tổn đã gây ra cho mọi người, nhất là vợ con anh!...

Nhan quỵ xuống bàng hoàng nhìn căn nhà anh bây giờ chỉ còn lại mấy liếp tranh mục vương vãi trên nền đất cũ. Cô không ngăn được dòng nước mắt khi chính cô đã khiến gia đình anh phải gặp nỗi buồn phiền. Cô không kịp nói với vợ anh lời xin lỗi. Cô thầm thỉ cầu mong vợ chồng anh ở một nơi mới sẽ quên đi những tháng ngày không vui vẻ mà sống hạnh phúc. Sự hối hận giúp cô khao khát sống một cuộc sống tốt đẹp

hơn. Nỗi buồn mà cô gây nên sẽ bị xóa nhòa bởi một cuộc sống với nỗ lực thay đổi. Cô sẽ sống mạnh mẽ, sẽ nuôi con khôn lớn và dạy con biết quý trọng đức khiết tịnh và hạnh phúc của người khác.

Mã số bài: V-047
GỬI NGƯỜI YÊU THƯƠNG!


Biết Hoài Lan là một cô gái có hoài bão nên Minh Trung không lấy làm ngạc nhiên lắm khi nghe Lan chia sẻ rằng cô chọn con đường tu trì. Là đôi bạn thân từ thưở nhỏ, cùng quê, cùng trường, lớn lên thành phố kẻ trước người sau nhưng rồi cũng gặp nhau. Âu cũng là cái duyên số của kiếp người! Giữa hai người có tiến triển tình cảm cũng không là chuyện lạ! Trung chỉ không hiểu là sao Lan lại chọn con đường tu trì Lan đã đi. Một năm dần trôi qua! Những dịp lễ hội là những kỷ niệm xưa ùa về trong tâm trí Trung. Kỷ niệm ấy bây giờ như vết xót mà thời gian như muối, như chanh cứ xát vào cho lòng Trung thêm khó hiểu và thêm xót… Ba năm nữa trôi đi trong lặng im… Ngày kia, Lan nhận được một lá thư Trung gửi.

“ Hoài Lan thân mến!

Thời gian đã bốn năm rồi! Nhanh quá phải không Lan? Lan khỏe không? Trung vẫn còn nhớ hoài ngày tiễn Lan đi mà không trong lòng không sao hiểu được… Có lẽ Lan ngạc nhiên lắm khi biết rằng, bây giờ Trung cũng như Lan rồi đó!...”

Địa chỉ ngoài bì thư không ghi rõ tên nhà dòng nhưng Lan biết Trung không nói dối. Cầm bút, Lan ngồi viết thư hồi âm cho Trung.

“Minh Trung thân mến!

Nhận được thư của Trung, Lan rất vui và tin những gì Trung đã viết. Lòng tin của Lan đối với Trung vẫn như bạn bè thuở nào. Bây giờ, Lan càng vui hơn nữa khi con đường Lan đi, Trung hiểu và cùng chia sẻ.

Trung ơi!

Con người chúng ta được Thiên Chúa dựng nên là bởi tình yêu. Do đó, trái tim con người cũng phải đập và sống nhịp yêu thương. Quy luật đó tự nhiên lắm! Ai cũng có nhu cầu yêu và được yêu. Ngày Lan đi, Lan không dám giải thích cho Trung vì e rằng sẽ làm tổn thương tình cảm của Trung vì lúc đó Lan hiểu được tình cảm Trung dành cho Lan. Lan chỉ biết cầu nguyện để một ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ cho Trung câu trả lời. Cảm ơn Trung đã không ích kỷ. Cảm ơn Trung đã giúp cho Lan được toại nguyện với ước mơ của mình. Yêu thương là để cho người mình yêu được hạnh phúc chứ không giữ cho riêng mình. Yêu thương là không mong đáp trả. Trước khi Lan bắt đầu cho mình sự dấn thân giữa một cuộc sống đầy xô bồ, chen lấn, ích kỷ, chà đạp lẫn nhau thì Trung đã cho Lan một gương sáng, một tấm lòng quảng đại rồi đó! Lan đã ghi nhớ điều ấy suốt những năm tháng qua để nhắc nhớ cho chính mình vẫn còn đó sự ấm áp của ngọn nến hy vọng tình người. Bây giờ, con đường Lan đi, Trung cũng đã dấn bước rồi đó! Lan vui lắm khi có thêm người cùng chia sẻ mà nhất là người thân yêu, người hiểu mình. Chúng ta cùng nhau minh chứng cho mọi người cuộc sống này không chỉ có sự chiếm hữu; hạnh phúc cuộc đời sẽ không bao giờ cạn nếu con người luôn biết ra khỏi chính mình để cho đi. Trung có thấy sự lạ lùng và huyền diệu của tình nghĩa con người không? Chúng ta chỉ như hạt muối trong lòng biển cả; nhưng dù chỉ là hạt muối còn có vị mặn cho đời hơn là hạt vô vị, lạnh lẽo, cô độc phải không Trung? Chúng ta không chọn đời sống hôn nhân như thế không có nghĩa là chúng ta không biết yêu thương. Ngược lại, chúng ta cần phải có một trái tim dễ yêu và để cho trái tim mình càng mở rộng mà không tìm lấy ngõ hẹp cho riêng mình. Trong những lời khấn của đời tu mà chúng ta sẽ tuyên khấn lấy, lời khấn khiết tịnh không chỉ nghĩa là sống độc thân vì lý tưởng, được thuộc trọn về Thiên Chúa mà còn là lời khấn yêu thương nữa. Thiên Chúa là tình yêu mà!”

Rời chân khỏi bưu điện, Lan thanh thản bước trên lối đường quen thuộc. Lan hiểu rằng không có từ ngữ nào có thể nói hết suy tư trong lòng cho Trung hiểu cũng như không tỏ bày hết điều Lan cảm nghiệm. Niềm hạnh phúc trong Lan là Lan hiểu cuộc đời vẫn còn có điều cao quý hơn là những gì nắm bắt được… Và Lan tin người bạn thuở thiếu thời trong sáng, ngây thơ ấy cũng sẽ tìm được niềm hạnh phúc trong con đường đã chọn. Ở phương trời ấy, người bạn thân thiết ngày xưa giờ đã thành người đồng chí hướng. Lan tin rằng, người bạn đó sẽ luôn cùng Lan gặp gỡ trong kinh nguyện hướng về Đấng Tối Cao, cầu nguyện cho Lan.

Thật không gì hạnh phúc cho bằng có một người bạn tốt hiểu mình, yêu thương mình và tôn trọng mình!

Mã số bài: V-048
HÃY THA THỨ CHO ANH


Tốt nghiệp xuất sắc đại học kinh tế. Gia đình - như đã hứa - khen thưởng cho Mai một chuyến du lịch về miền thùy dương cát trắng Nha Trang.

Bỏ lại sau lưng nỗi lo âu mệt mỏi của những tháng ngày ôn học… Mai say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp của Mũi Né, của đồi cát, bãi Dương và nhất là cảnh non nước hữu tình của Mũi Cà-ná… Dưới biển xanh những chiếc tàu đang rẽ sóng, tung bọt nước trắng xóa! Cạnh dãy núi Vĩnh Hảo, đoàn tàu lửa hụ còi uốn lượn ngoằn ngoèo như dải lụa muôn sắc trên đường ray.

Qua một đêm nghỉ ngơi, sáng hôm sau cả nhà đi ra biển. Bãi biển Nha Trang hôm nay nắng đẹp, đủ để làm cho làn da mọi người ửng hồng… Trong số du khách thả bộ, rong chơi và hứng gió, cũng có các Ma Xơ bước đi chậm rãi khoan thai dưới hàng dương. Nhìn những nét đẹp dịu hiền, đơn sơ, trong trắng của các Xơ, ý nghĩ đi tu chợt lóe lên trong đầu Mai.

***

Tiếng chuông ngoài cổng tu viện vang lên, Mai vội ra mở… Nàng kinh ngạc khi nhận ra người khách đó là Hùng:

- Anh Hùng, anh còn đến đây làm gì nữa?! Xin đừng quấy rầy em.

- Mai à, anh không thể quên em được, đừng bỏ anh… Về với anh đi!

- Em đã ước nguyện dâng hiến đời mình cho Chúa rồi, làm sao em có thể về với anh được!?!

Trước khi từ giã gia đình bước vào cuộc sống tu trì, Hùng và Mai đã có một khoảng thời gian thơ ấu vui đùa bên nhau… Hai nhà chỉ cách nhau có một giậu mùng tơi, thi thoảng cả hai cùng ú à trêu ghẹo nhau mỗi khi mẹ kêu đi hái lá mùng tơi về nấu canh… Ngày lại ngày qua, hai đứa cùng lớn lên theo năm tháng, cùng đi chung một con đường, cùng học chung dưới mái trường làng… Và rồi cũng đến lúc nhộng kia phải hóa mình thành bướm, nụ kia cũng phải hé nở thành hoa… Những e ấp, thẹn thùng của tuổi đôi mươi đã làm cho hai đứa không còn hồn nhiên như trước nữa! Cho đến một ngày nọ, cũng bên rào giậu, thay vì hái lá mùng tơi, Hùng đã nắm chặt tay Mai với ánh mắt đắm đuối, khát khao… Giật tay ra khỏi Hùng, Mai chạy ù một mạch vào nhà, lòng xao xuyến bâng khuâng cái cảm giác lạ lùng khó tả! Văng vẳng sau lưng tiếng mẹ:

- Con làm sao vậy? Lá mùng tơi để đâu rồi?

Vào giờ kinh tối ở tu viện hôm đó, Mai đã khóc rất nhiều! Nhớ lời Mẹ dặn dò: Nếu có gì khó khăn trong cuộc sống, hoặc muốn giữ mình trinh khiết; thì ngoài việc cầu xin cùng Đức Mẹ, con hãy chạy đến cùng Thánh Giuse… Vì Ngài là Đấng Công Chính, xưa kia vì vâng lời Thiên Sứ, Ngài đã tìm cách để bảo vệ Thanh danh cho Đức Mẹ và giữ cho Đức Mẹ được Đồng Trinh trọn đời, Ngài đã tin tưởng và chấp nhận sự việc Đức Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế (dù biết rõ là không phải do mình tạo ra) và hết lòng chăm lo chu toàn bổn phận là Chồng, là Cha... Mai quì xuống bên tượng Thánh Giuse, thành khẩn cầu xin cho mình và cho Hùng.

***

“…Mai, em là của tôi, mãi mãi em là của tôi, em không được đi đâu hết…” Vừa nói Hùng vừa ôm quàng lấy Mai cấu xé, gào thét để tìm cách thỏa mãn dục vọng của mình. Tưởng rằng sắp sửa chiếm đoạt được thân xác của Mai, bỗng Hùng thấy phía dưới mông mình đau rát:

- Này anh kia, anh đã có gia đình, sao không lo chu toàn bổn phận mà còn muốn lăng nhăng?!

Ngoái đầu nhìn lại, Hùng thấy Thánh Giuse và cành huệ trắng trên tay Ngài, đã biến thành cây gai nhọn hoắc, giơ lên giơ xuống trên đầu… Quá sợ hãi, Hùng cúi lạy van xin:

- Con đã biết tội rồi, xin Thánh Cả tha thứ.

Thánh Giuse lên tiếng:

- Chính Mai là người đã cầu xin cho con, thế mà con còn tính hãm hại cô ấy à?!

Quay sang Mai, Hùng khẩn khoản:

- Hãy tha thứ cho anh, cám ơn em!

***

Tiếng chuông đồng hồ báo thức đã kéo Hùng ra khỏi giấc mộng, đưa tay quệt giọt mồ hôi lấm tấm trên trán… Nhìn vợ và con đang say giấc nồng, Hùng thầm cảm ơn Thánh Giuse đã gìn giữ chàng khỏi cơn cám dỗ tội lỗi.

Mã số bài: V-049
NẮNG SỚM TINH KHÔI


Nhìn Quyên bước ra từ trong xe hoa, tay ôm bó hồng trắng muốt, chiếc váy cưới đơn giản cũng màu trắng, với khuôn mặt thanh tú ngây thơ như thiên thần khiến người khó tính như bà Lan mẹ Hoàng cũng phải mỉm cười, hài lòng hạnh phúc. Yêu Quyên vì chính Quyên nên Hoàng vẫn luôn tự nhủ: “Cho dù là người đến trước hay sau, đối với Hoàng, nàng vẫn là tất cả!” Dù không quá cổ điển hay quá tân thời, nhưng với Hoàng, sự nết na dịu dàng đằm thắm nơi người mẹ yêu dấu của chàng đã có những ảnh hưởng thật sự không nhỏ trên chàng, trên đại gia đình của chàng. Mẹ Hoàng không ngớt khoe với mọi người về cái nết của người con dâu mới, còn Bố thì bảo: “Phúc cho mày khi lấy được nó, thời buổi này hiếm ít có người con gái nào đoan trang nết hạnh như thế! Nó là của hiếm đấy!”

Lời của Bố khiến Hoàng luôn cảm thấy mình thật may mắn và diễm phúc. Không quá quan trọng về sự trinh nguyên của người yêu, nhưng Hoàng thật sự hạnh phúc khi biết Quyên đã dành tặng cho anh sự trinh tiết của người con gái trong đêm tân hôn, một sự bất ngờ hiếm hoi, trong thời buổi hiện đại hôm nay.

Vào khoảng nửa năm sau khi quen nhau, mỗi khi hai đứa có dịp gần gũi nhau, “thằng đàn ông” trong Hoàng luôn hối thúc Hoàng táy máy chân tay. Điều đó cũng dễ hiểu, vì khi ấy Hoàng đang là chàng trai sung sức, còn Quyên thì như “lúa vừa trổ đòng”, mỗi lần gần nhau thì cứ y như có một ma lực nào đó thôi thúc Hoàng “dở trò”. Cứ mỗi lần như thế Hoàng lại phục Quyên sát đất, nàng có nhiều cách đánh trống lảng mà Hoàng không thể giận và cũng không thể “lấn sân” được! Có lần Hoàng tưởng là đã “bẫy” được Quyên; Quyên không bỏ chạy, không giận dỗi, không hét toáng lên, nhưng chân thành nghiêm nét mặt, Quyên nói: “Nếu yêu em thật sự, anh phải tôn trọng em chứ, Anh có biết em cũng là con người, là người con gái, em cũng có những khao khát cháy bỏng chẳng kém gì anh, nhưng em và anh, cả hai chúng ta hãy chờ đợi cho đến khi chúng ta được chính thức được nên vợ nên chồng. Hơn nữa vì là con nhà có đạo em càng muốn Chúa chúc phúc cho đêm hợp hôn của chúng ta, sau đó rồi em sẽ dành cho anh sự tinh khôi vào đêm ấy”. Hôm ấy, Hoàng giận dỗi bỏ đi không quay đầu lại vì nghĩ rằng Quyên không yêu chàng thực sự, nên đã không chứng minh tình yêu đối với chàng bằng sự dâng hiến. Hoàng nghĩ Quyên đã không yêu chàng thật lòng mà còn lên giọng dạy đời nữa. Chưa từ bỏ ý định đó, nên có lần bố mẹ Hoàng có dịp đi xa vài ngày chỉ có một mình ở nhà, Hoàng gọi điện bảo Quyên tới chơi và nấu nướng cho hai đứa ăn luôn thể. Hoàng nghĩ là có thể “bẫy ” được Quyên. Mãi sau này Hoàng mới biết là mình đã không giăng được mồi mà còn bị “bẫy” lại. Thực tình Hoàng đã muốn lợi dụng nhà vắng người, rủ Quyên đến để được “yêu trọn vẹn”. Ai ngờ, Quyên còn “lém” hơn Hoàng khi bày trò đi xem hát, xem kịch, đi chơi Suối Tiên. Vẫn cho Hoàng những ngày vui thư giãn bên nhau, nhưng quyên cũng thật khôn ngoan để tránh được “sự cố không hay” với mình. Trước mặt bà Lan và ông Quân, bố mẹ Hoàng, Quyên không bao giờ chấp nhận những cử chỉ âu yếm của Hoàng, có lần chỉ có hai đứa ngồi ở phòng khách, lợi dụng bà Lan lên lầu, Hoàng đã ôm Quyên và hôn lên má Quyên, ngay lúc ấy Quyên vội nghiêm mặt nhắc khéo: “Ngồi ngoan, kẻo mẹ xuống ngay đấy!” Phải công nhận là không đạt được mục đích thì Hoàng tức thật, nhưng thái độ của Quyên đáng cho Hoàng nể mặt khâm phục. Không thể không yêu người con gái đoan trang và khôn ngoan ấy. Vì Thánh kinh đã chẳng nói: “Tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và nhận được ơn Đức Chúa ban cho. Cửa nhà, tài sản là gia nghiệp của cha ông, còn người vợ khôn ngoan là do Đức Chúa. Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quí giá vượt xa châu ngọc… do những việc nàng làm” (Cn 18, 22; 19,4; 31,10-31) đấy ư?

Những ngày trăng mật trôi đi cái vèo, ngày mai lại phải về với nhịp đập thường nhật của cuộc sống, nhưng những cảm xúc tuyệt vời của những ngày đầu hạnh phúc trong đời sống hôn nhân sẽ “thắp lửa” cho những chặng đường sắp tới trong đời sống gia đình của Hoàng và Quyên. Hoàng tự nhủ là sẽ yêu thương và tôn trọng Quyên mãi mãi trong mọi ngày sống của cuộc đời. Bởi có được Quyên, một “của hiếm thời hiện đại” là Hoàng đã thật sự hạnh phúc lắm rồi! Những cảm xúc tinh khôi được ban tặng từ Quyên trong những giây phút đầu đời của cuộc sống lứa đôi sẽ giúp cho “con ngựa chứng này” không xa đường lạc lối.

Quyên như một món quà quí với Hoàng và với cả gia đình của Hoàng, bởi Quyên vừa là một cô gái đảm đang, đoan trang nết na, vừa có một lối sống lành mạnh, có cách ứng xử thật khôn ngoan, bất chấp những trào lưu sống thác loạn của giới trẻ trong thời đại “mở” như hiện nay. Hoàng nhận thấy nơi Quyên một sự hoà hợp giữa nét đẹp hiện đại và truyền thống của người con gái Việt Nam da vàng. Đám bạn của Hoàng cũng mừng và “ghen tỵ” với Hoàng bởi niềm hạnh phúc vô bờ Hoàng đang có. Hoàng đang ngất ngây với những giây phút hạnh phúc nhất trong đời, Hoàng ước gì con gái sau này của Hoàng cũng được giáo dục, để biết giữ gìn, tu dưỡng bản thân để khi bước vào đời sống hôn nhân, con gái của Hoàng không phải mặc cảm xấu hổ, bị dằn vặt bởi quá khứ, nhưng được người phối ngẫu thốt lên: “Em về, nắng sớm tinh khôi”.

Mã số bài: V-050
TÂM TÌNH CÙNG CHA THÁNH - 1


Lạy Cha Thánh Giuse!

Có lẽ Cha sẽ rất ngạc nhiên khi đọc những dòng tâm sự của con, một người trẻ xốc nổi và đầy đam mê, lại có thể dành đôi phút lắng lòng để tỏ bày cùng Cha những ẩn tình sâu kín nhất.

Chính con cũng bất ngờ về con! Một sự xoáy động tâm linh rất kỳ lạ cứ dâng lên và thúc bách con hướng về Cha, để nhận ra đâu là một cách sống đẹp, sống hay và sống khôn ngoan nhất.

Đã từ lâu, con cứ nghĩ rằng một cuộc sống đẹp là sống trọn vẹn những gì mình thích. Sống hay là sống đúng đam mê bản chất và sống khôn ngoan là sống cho chính bản thân mình, vì mỗi người chỉ có một cuộc sống và chỉ sống một lần thôi!

Tư tưởng thời đại này bám rễ trong con, tạo nên những giá trị ảo mà con cứ một mực bám víu coi như một chuẩn mực hiện sinh. Con không hiểu về nhân đức. Con không khái niệm đúng nghĩa về sự Khiết Tịnh… Thế nên, con chỉ sống theo cách của con, cách mà trần đời định hướng hoàn toàn cho sự thỏa mãn cá vị, để rồi tất cả trong con là vội vã sống, tranh giành nhau sống và xem người khác chỉ là nấc thang để con thỏa mãn chính mình.

Con quên rằng Thiên Chúa mới là Điểm Xuất Phát và Điểm Đến của con, chứ không phải là bản thân con và những dáng vẻ ảo diệu của chất thể. Sao cuộc sống con không hướng về Người nhưng lại đi tìm những hình ảnh thoáng qua, để rồi trong con luôn là sự dày vò và dằn xé vì những hành động nông nỗi của mình?!

Lạy Cha Thánh Giuse!

Câu trả lời đúng nhất mà con học được từ Cha đó là con không có một đời sống cầu nguyện thật lòng và liên lỉ như Cha. Con xem Thiên Chúa chỉ như một người khách con cần, để khi khốn cùng phiền muộn con mở cửa đón vào cậy nhờ, khi vui sướng thỏa mãn con lại đóng cửa mời ra để trái tim mặc nhiên hưởng thụ.

Trong khi Cha luôn hướng về Thiên Chúa bằng một tâm hồn trong sạch, một đời khiết tịnh thanh cao. Đức Khiết Tịnh tỏ hiện trước hết ở nơi Cha là sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa trong sự đáp trả không tính toán. Tâm hồn Cha không vướng bận đam mê làm chật chội trái tim dành cho Người. Cha không muốn chất thể và tinh thần Cha vương nhiễm tì vết làm hoen nhơ của lễ đời Cha cung tiến Thiên Chúa. Cha muốn dâng cho Thiên Chúa sự cao trọng nhất của Cha, đó là một cuộc sống thanh sạch, chỉ cung chứa Thánh Ý Thiên Chúa và hiện thực mọi Ý Định của Người mà thôi!

Cha đến với Thiên Chúa một cách thật lòng và trọn vẹn. Mọi giây phút đời Cha luôn là lời cầu nguyện tinh khiết: Ước mong và sống đẹp lòng Đấng Cứu Độ.

Cuộc sống đẹp phải là như thế! Cuộc sống hay phải giống như vậy và một cuộc sống khôn ngoan phải nên như cách sống của Cha trong Thiên Chúa.

Có bao giờ con dành cho Thiên Chúa đủ tâm tình một giờ trong ngày để sống trong Người và múc lấy Nguồn ân sủng trác tuyệt đâu?! Có bao giờ con biết để trái tim trống rỗng và thanh sạch để cung chứa và yêu mến Thánh Ý Thiên Chúa đâu?! Khi không có đời cầu nguyện trong Đức Khiết Tịnh, làm sao con nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa để yêu mến, để vâng phục và thực hiện?!

Con chẳng biết mình còn lại gì với với Thiên Chúa vì tất cả thời gian con dùng cho mọi sở thích và ham muốn riêng tư của con hết rồi!

Lạy Cha Thánh Giuse!

Con mong Cha giúp con một ý chí mạnh mẽ trong ân sủng, để con biết buông bỏ những gì làm vướng bận trái tim con đến với Thiên Chúa.

Xin Cha khẩn nguyện Thánh Linh cho con Ơn Biết Lo Liệu, để con dùng thời gian một cách xứng hợp nhất trong việc hướng về Thiên Chúa, làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn là làm vui thích bản thân con.

Xin Cha ôm lấy con trong Đức Khiết Tịnh nguyện cầu, để con lớn lên tinh tuyền trong Tình Yêu Thiên Chúa, nơi mà con sẽ thơm hương bát ngát huệ thắm cùng Cha. Amen!

Mã số bài: V-051
TÂM TÌNH CÙNG CHA THÁNH – 2


Lạy Cha Thánh Giuse!

Sức trẻ trong con với bao xung động bản năng mãnh liệt. Bản năng ấy quá dào dạt khiến con luôn thích khám phá, thích chinh phục và khao khát chiếm hữu. Con không thể tránh né dòng chảy xung năng đang cuồn cuộn trong huyết quản mình, cũng như con không thể khư khư ôm lấy tư tưởng đè nén để dằn vặt cuộc sống.

Năng lực giới tính và những xung động này đều là quà tặng từ Thiên Chúa, nhằm giúp con phát triển đúng với giới tính và chất thể mình. Nếu khác đi, con không phải là con nữa… Các yếu tố sinh lực góp phần điều tiết và vận động sự tiến triển nội thân, khiến con trở nên lớn mạnh, sung mãn, chuẩn bị cho tố chất cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo sự sống.

Đây là viên ngọc quý của tuổi thanh xuân, mà mọi thời khắc đều mang lại ý nghĩa và giá trị của một đời người. Con không thể lợi dụng nó hay lao theo sự thúc đẩy mù quáng không hạn chế của nó, để thỏa mãn mọi nhu cầu bản năng.

Con thích cái đẹp, nên con nhìn ngắm mọi vẻ đẹp. Điều đó thật ý vị vì Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả cho sự chiêm ngưỡng vinh quang Người, nhưng đáng tiếc là con chỉ muốn sở hữu cái đẹp đó cho riêng bản thân. Thế là, con dùng mọi phương cách để lôi kéo, tranh giành, ngay cả hủy hoại cái đẹp đó nữa. Chính sự chiếm đoạt để thỏa mãn ước muốn vị kỷ mới làm cho con trở thành vấn nạn của chính con!

Sự ham muốn chiếm hữu một cách vô độ khiến con thành nô lệ và đi vào những hệ lụy sai trái, chứ không phải bản năng và xung động đam mê nơi con. Con phải hiểu điều này để con không ngụy biện cho những đòi hỏi và thỏa mãn nhất thời.

Lạy Cha Thánh Giuse!

Câu trả lời hay nhất mà con học được từ Cha đó là con không biết đặt đam mê và khát vọng của con vào Thiên Chúa. Trái lại, con quy chiếu tất cả vào chính bản thân mình như một giá trị người khác phải theo.

Con quên rằng chính Đức Giêsu mới là Vẻ Đẹp Toàn Hảo của mọi nét đẹp. Tất cả đều phải quy hướng về Người như Người luôn hướng về Thiên Chúa. Khi con đặt những nét đẹp nhất thời con yêu chuộng hơn Vẻ đẹp Toàn Hảo vĩnh cửu, trước hay sau gì con cũng luôn khắc khoải và dằn vặt vì tính mau qua của điều con ham thích.

Cha cũng mang trong mình một khát vọng sâu xa, có thể nói khát vọng và đam mê của Cha mãnh liệt hơn con nhiều, vì Cha đã sống trọn vẹn cuộc sống Cha chỉ cho một khát vọng duy nhất: Khát vọng yêu mến và phụng sự Đấng Thiên Sai. Cha đã hướng mọi năng lực và xung động bản thân vào Thiên Chúa. Cha biểu hiện các xung năng của mình qua việc đi theo Sự Thiện và làm theo Sự Thiện. Cha lấy Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, làm chuẩn mực cho mọi giá trị Vẻ Đẹp và Cha đặt mọi nét đẹp và sự rung động của tâm hồn vào trước Vẻ Đẹp và ưu phẩm của Người. Chính vì thế mà mọi sự trở nên hài hòa, sinh động và uyển chuyển.

Phần con, có bao giờ con đặt trọn vẹn khát vọng của con vào Thiên Chúa đâu?! Chẳng khi nào con quy chiếu mọi cảm nhận bản năng của con về Người?! Thiên Chúa như vắng bóng trước từng quyết định của con. Con muốn khẳng định mình, nhưng con không làm chủ được xung động bản năng. Chẳng trách vì sao cuộc sống con bất an và luôn nghiêng chiều theo mọi khuynh hướng bản năng và đam mê trần thế!

Lạy Cha Thánh Giuse!

Xin hãy thổi lên ngọn lửa khát vọng Thiên Chúa trong con, để ngọn lửa ấy thanh luyện những xung động bản năng của con, trở nên dòng chảy dạt dào lòng mến sống cho Sự Thiện.

Xin làm cho con yêu thích chiếm hữu Thiên Chúa và chỉ một mình Người mà thôi!

Xin hãy nâng đỡ và dìu bước con đi trong ân sủng của Thiên Chúa, để mọi suy nghĩ, ước muốn và cảm nhận của con trước nét đẹp trần hoàn này đều quy về Đức Giêsu - Vẻ Đẹp Toàn Hảo con luôn hướng về. Amen!