Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật V mùa chay năm C
Lm. Anthony Trung Thành
10:39 07/03/2016
Suy Niệm Chúa Nhật V MÙA CHAY NĂM C
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Tuần trước chúng ta được cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa qua dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15,11-32). Tuần này chúng ta lại được cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, qua lời nói và thái độ của Chúa Giêsu trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình (x. Ga 8, 11-32).
1. Tha thứ sẽ cứu sống, kết án sẽ giết chết
Tội thì đáng phạt và hình phạt nặng nhất là phải chết. Nhưng Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, trái lại Ngài muốn nó ăn năn sám hối và được sống(x. Ed 18,23). Vì vậy, Chúa Giêsu thường lui tới với người tội lỗi không phải tìm cách kết án nhưng tìm cách để tha thứ. Tha thứ để cứu sống họ. Ngài đã từng tha thứ cho Mathêu, cho Mađalêna, cho Phêrô, cho kẻ trộm lành và cho những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài cũng dạy Phêrô tha thứ cho anh em không phải bảy lần mà bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,22). Biết được tinh thần tha thứ của Chúa Giêsu như vậy, nên những người luật sĩ và biệt phái mới giăng bẫy để làm hại Ngài. Họ dẫn đến với Ngài một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, để nhờ Ngài xét xử. Cái bẫy họ giăng ra, nhằm mục đích làm cho Chúa phải tiến thoái lưỡng nan. Nếu Chúa Giêsu kết tội người phụ nữ, thì dĩ nhiên Ngài đi ngược lại với tình thương tha thứ mà lâu nay Ngài rao giảng. Mặt khác, Ngài sẽ vi phạm quyền xét xử của Đế quốc Rôma đang cai trị nước Do Thái lúc bấy giờ. Còn nếu Chúa Giêsu tha cho người phụ nữ, thì Ngài lại đi ngược lại với Luật của tiền nhân. Vì theo luật Do thái, người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình sẽ bị ném đá cho đến chết (x. Lv 20,10; Đnl 22,22). Nhưng, khi có lòng thương xót thì luôn tìm kiếm cách thế để cứu thoát. Cách thế của Chúa Giêsu lúc này là gì? Tin Mừng kể lại, sau khi nghe người Do Thái tố cáo, Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Có lẽ Ngài muốn làm thế là để giúp họ có thời gian xem xét lương tâm của mình. Đó cũng là thời gian để Ngài tìm cách giải cứu phạm nhân. Thánh Giêrônimô thì cho rằng Chúa Giêsu đang viết tội của họ. Nhưng vì họ cứ hỏi mãi, nên Chúa Giêsu đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội thì hãy ném đá chị này trước đi”(Ga 8,7). Nhưng rồi, không thấy ai ném đá, tức là không ai trong bọn họ sạch tội. Lạ lùng hơn nữa, họ im lặng và “Rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất”(Ga 8,9). Như vậy, Lòng thương xót của Chúa Giêsu đã chiến thắng. Khi chỉ còn Ngài và người phụ nữ, Ngài nói: “Tôi cũng không kết án chị đâu”(x. Ga 8,11). Không kết án, đó là bản chất của Lòng Thương Xót. Như vậy, bài học mà Chúa muốn dạy chúng ta đã rõ ràng: Nếu có Lòng Thương Xót thì sẽ tìm ra cách thế để giải quyết, cho dù sự việc có bế tắc đến đâu. Bởi vì, tình thương tha thứ bao giờ cũng cứu sống, còn kết án thì sẽ giết chết.
2. Cần sửa mình trước khi sửa anh em
Đối nghịch với Chúa Giêsu, là hạng người biệt phái và luật sĩ. Họ luôn tìm cách để kết án. Kết án có nguy cơ giết chết. Họ bắt được một người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Theo luật Môsê, họ có quyền ném đá người phụ nữ này cho đến chết. Nhưng, họ muốn bắn một mũi tên mà trúng hai đích. Đối với họ, đây là một cơ may để họ gài bẩy Chúa Giêsu. Cho nên, với thái độ đầy sát khí, họ lôi kéo người phụ nữ đến với Chúa Giêsu để gài bẩy người. Chúa Giêsu nói với họ: “Ai trong các ngươi sách tội thì hãy ném đá chị này trước đi” (Ga 8,7). Lời mời gọi xem ra nhẹ nhàng nhưng đã xoáy vào lương tâm của họ. Bởi vì, đã là con người thì ai cũng phạm tội: Không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Thông thường, càng nhiều tuổi thì lại càng nhiều tội. Chính câu chuyện Tin mừng này thôi cũng cho ta thấy những người Do Thái đã mắc hai thứ tội rất nặng: Tội thứ nhất là “Bêu xấu người phụ nữ”; tội thứ hai là “Gài bẩy” để âm mưu giết chết Chúa Giêsu. Vì vậy, Thánh Luca kể: “Họ im lặng và rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất” (Ga 8,9). Hành động rút lui của họ, chứng tỏ họ biết nhận ra tội lỗi của mình. Đó là bước đầu của sự sám hối. Hy vọng, sau đó họ sám hối thực sự để trở về với Thiên Chúa tình thương.
Bản chất của con người thường hay che dấu tội mình, nhưng lại thích khuếch trương tội người khác. Tội của mình thì bỏ vào túi đeo sau lưng, còn tội người khác thì đeo vào chiếc túi trước ngực. Người xưa nói không sai: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Bài học chúng ta rút ra cho bản thân là: Phải sửa mình trước khi sửa người khác với nguyên tắc người xưa rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
3. Từ nay đừng phạm tội nữa
Chúa Giêsu đã từng nói với người thanh niên, muốn được hưởng sự sống đời đời thì một trong những tội cần phải tránh là tội ngoại tình (x. Mt 19,18). Tội ngoại tình cũng là một trong những thứ tội phạm đến điều răn thứ 9 trong 10 điều răn của Chúa. Tội ngoại tình gây ra những hậu quả hết sức nặng nề trong đời sống gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng. Người ngoại tình sẽ đánh mất niềm tin và sự kính trọng của người phối ngẫu, dẫn đến việc đánh ghen, cãi vã, đuổi ra khỏi nhà và ly dị. Có lẽ vì lý do đó mà theo luật Do Thái, ngoại tình là một trong ba tội lớn nhất và bắt buộc phạm nhân phải chết. Hình thức xử tội ngoại tình là ném đá cho đến chết. Tại Việt Nam chúng ta, ngoại tình dẫn đến ly hôn bị phạt tù 1 năm là nội dung được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016).
Việc Chúa Giêsu tha cho người phụ nữ, không có nghĩa là Ngài coi thường tội ngoại tình, nhưng để chị ta khi đối diện với “Lòng Thương Xót” mà hoán cải đổi mới cuộc đời. Vì vậy, Ngài nói với người phụ nữ: “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa”(Ga 8,11). Chúng ta không biết sau đó cuộc sống của người phụ nữ này như thế nào. Nhưng ai cũng hy vọng chị sẽ đổi mới cuộc đời của mình giống như Mathêu, Giakêu, Mađalêna sau khi gặp Chúa Giêsu. Tức là cái mới thay thế cho cái cũ, đời sống tốt lành sẽ thay thế cho đời sống tội lỗi, như lời mời gọi của Bài đọc thứ nhất: “Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa. Ðây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện”(x. Is 43, 18-19). Chính Thánh Phaolô đã thực hiện triệt để lời mời gọi này. Sau cú ngã ngựa trên đường Đamát, Ngài đã quên đi quá khứ tội lỗi của mình và hướng tới tương lai để sống trọn ơn kêu gọi của Thiên Chúa. Ngài nói: “Tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước, tôi cứ nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn kêu gọi Thiên Chúa đã ban từ trời cao trong Ðức Giêsu Kitô”(Pl 3,13-14). Ước gì mỗi người chúng ta cũng luôn biết quên đi quá khứ tội lỗi để hướng tới tương lai, với một lòng dốc quyết mạnh mẽ “Từ nay tôi sẽ không phạm tội nữa”.
Lạy Chúa Giêsu, vì lòng thương xót, Chúa đã tìm cách để cứu người phụ nữ ngoại tình trước cái bẩy mà người Do Thái giăng ra. Xin cho mỗi chúng con có được lòng thương xót của Chúa, luôn biết nghĩ cách để cứu anh em mình hơn là kết án họ. Xin cho chúng con biết nhận ra tội lỗi của mình để thống hối ăn năn xưng tội và quyết tâm từ nay không còn phạm tội nữa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Tuần trước chúng ta được cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa qua dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15,11-32). Tuần này chúng ta lại được cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, qua lời nói và thái độ của Chúa Giêsu trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình (x. Ga 8, 11-32).
1. Tha thứ sẽ cứu sống, kết án sẽ giết chết
Tội thì đáng phạt và hình phạt nặng nhất là phải chết. Nhưng Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, trái lại Ngài muốn nó ăn năn sám hối và được sống(x. Ed 18,23). Vì vậy, Chúa Giêsu thường lui tới với người tội lỗi không phải tìm cách kết án nhưng tìm cách để tha thứ. Tha thứ để cứu sống họ. Ngài đã từng tha thứ cho Mathêu, cho Mađalêna, cho Phêrô, cho kẻ trộm lành và cho những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài cũng dạy Phêrô tha thứ cho anh em không phải bảy lần mà bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,22). Biết được tinh thần tha thứ của Chúa Giêsu như vậy, nên những người luật sĩ và biệt phái mới giăng bẫy để làm hại Ngài. Họ dẫn đến với Ngài một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, để nhờ Ngài xét xử. Cái bẫy họ giăng ra, nhằm mục đích làm cho Chúa phải tiến thoái lưỡng nan. Nếu Chúa Giêsu kết tội người phụ nữ, thì dĩ nhiên Ngài đi ngược lại với tình thương tha thứ mà lâu nay Ngài rao giảng. Mặt khác, Ngài sẽ vi phạm quyền xét xử của Đế quốc Rôma đang cai trị nước Do Thái lúc bấy giờ. Còn nếu Chúa Giêsu tha cho người phụ nữ, thì Ngài lại đi ngược lại với Luật của tiền nhân. Vì theo luật Do thái, người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình sẽ bị ném đá cho đến chết (x. Lv 20,10; Đnl 22,22). Nhưng, khi có lòng thương xót thì luôn tìm kiếm cách thế để cứu thoát. Cách thế của Chúa Giêsu lúc này là gì? Tin Mừng kể lại, sau khi nghe người Do Thái tố cáo, Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Có lẽ Ngài muốn làm thế là để giúp họ có thời gian xem xét lương tâm của mình. Đó cũng là thời gian để Ngài tìm cách giải cứu phạm nhân. Thánh Giêrônimô thì cho rằng Chúa Giêsu đang viết tội của họ. Nhưng vì họ cứ hỏi mãi, nên Chúa Giêsu đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội thì hãy ném đá chị này trước đi”(Ga 8,7). Nhưng rồi, không thấy ai ném đá, tức là không ai trong bọn họ sạch tội. Lạ lùng hơn nữa, họ im lặng và “Rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất”(Ga 8,9). Như vậy, Lòng thương xót của Chúa Giêsu đã chiến thắng. Khi chỉ còn Ngài và người phụ nữ, Ngài nói: “Tôi cũng không kết án chị đâu”(x. Ga 8,11). Không kết án, đó là bản chất của Lòng Thương Xót. Như vậy, bài học mà Chúa muốn dạy chúng ta đã rõ ràng: Nếu có Lòng Thương Xót thì sẽ tìm ra cách thế để giải quyết, cho dù sự việc có bế tắc đến đâu. Bởi vì, tình thương tha thứ bao giờ cũng cứu sống, còn kết án thì sẽ giết chết.
2. Cần sửa mình trước khi sửa anh em
Đối nghịch với Chúa Giêsu, là hạng người biệt phái và luật sĩ. Họ luôn tìm cách để kết án. Kết án có nguy cơ giết chết. Họ bắt được một người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Theo luật Môsê, họ có quyền ném đá người phụ nữ này cho đến chết. Nhưng, họ muốn bắn một mũi tên mà trúng hai đích. Đối với họ, đây là một cơ may để họ gài bẩy Chúa Giêsu. Cho nên, với thái độ đầy sát khí, họ lôi kéo người phụ nữ đến với Chúa Giêsu để gài bẩy người. Chúa Giêsu nói với họ: “Ai trong các ngươi sách tội thì hãy ném đá chị này trước đi” (Ga 8,7). Lời mời gọi xem ra nhẹ nhàng nhưng đã xoáy vào lương tâm của họ. Bởi vì, đã là con người thì ai cũng phạm tội: Không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Thông thường, càng nhiều tuổi thì lại càng nhiều tội. Chính câu chuyện Tin mừng này thôi cũng cho ta thấy những người Do Thái đã mắc hai thứ tội rất nặng: Tội thứ nhất là “Bêu xấu người phụ nữ”; tội thứ hai là “Gài bẩy” để âm mưu giết chết Chúa Giêsu. Vì vậy, Thánh Luca kể: “Họ im lặng và rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất” (Ga 8,9). Hành động rút lui của họ, chứng tỏ họ biết nhận ra tội lỗi của mình. Đó là bước đầu của sự sám hối. Hy vọng, sau đó họ sám hối thực sự để trở về với Thiên Chúa tình thương.
Bản chất của con người thường hay che dấu tội mình, nhưng lại thích khuếch trương tội người khác. Tội của mình thì bỏ vào túi đeo sau lưng, còn tội người khác thì đeo vào chiếc túi trước ngực. Người xưa nói không sai: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Bài học chúng ta rút ra cho bản thân là: Phải sửa mình trước khi sửa người khác với nguyên tắc người xưa rằng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
3. Từ nay đừng phạm tội nữa
Chúa Giêsu đã từng nói với người thanh niên, muốn được hưởng sự sống đời đời thì một trong những tội cần phải tránh là tội ngoại tình (x. Mt 19,18). Tội ngoại tình cũng là một trong những thứ tội phạm đến điều răn thứ 9 trong 10 điều răn của Chúa. Tội ngoại tình gây ra những hậu quả hết sức nặng nề trong đời sống gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng. Người ngoại tình sẽ đánh mất niềm tin và sự kính trọng của người phối ngẫu, dẫn đến việc đánh ghen, cãi vã, đuổi ra khỏi nhà và ly dị. Có lẽ vì lý do đó mà theo luật Do Thái, ngoại tình là một trong ba tội lớn nhất và bắt buộc phạm nhân phải chết. Hình thức xử tội ngoại tình là ném đá cho đến chết. Tại Việt Nam chúng ta, ngoại tình dẫn đến ly hôn bị phạt tù 1 năm là nội dung được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016).
Việc Chúa Giêsu tha cho người phụ nữ, không có nghĩa là Ngài coi thường tội ngoại tình, nhưng để chị ta khi đối diện với “Lòng Thương Xót” mà hoán cải đổi mới cuộc đời. Vì vậy, Ngài nói với người phụ nữ: “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa”(Ga 8,11). Chúng ta không biết sau đó cuộc sống của người phụ nữ này như thế nào. Nhưng ai cũng hy vọng chị sẽ đổi mới cuộc đời của mình giống như Mathêu, Giakêu, Mađalêna sau khi gặp Chúa Giêsu. Tức là cái mới thay thế cho cái cũ, đời sống tốt lành sẽ thay thế cho đời sống tội lỗi, như lời mời gọi của Bài đọc thứ nhất: “Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa. Ðây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện”(x. Is 43, 18-19). Chính Thánh Phaolô đã thực hiện triệt để lời mời gọi này. Sau cú ngã ngựa trên đường Đamát, Ngài đã quên đi quá khứ tội lỗi của mình và hướng tới tương lai để sống trọn ơn kêu gọi của Thiên Chúa. Ngài nói: “Tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước, tôi cứ nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn kêu gọi Thiên Chúa đã ban từ trời cao trong Ðức Giêsu Kitô”(Pl 3,13-14). Ước gì mỗi người chúng ta cũng luôn biết quên đi quá khứ tội lỗi để hướng tới tương lai, với một lòng dốc quyết mạnh mẽ “Từ nay tôi sẽ không phạm tội nữa”.
Lạy Chúa Giêsu, vì lòng thương xót, Chúa đã tìm cách để cứu người phụ nữ ngoại tình trước cái bẩy mà người Do Thái giăng ra. Xin cho mỗi chúng con có được lòng thương xót của Chúa, luôn biết nghĩ cách để cứu anh em mình hơn là kết án họ. Xin cho chúng con biết nhận ra tội lỗi của mình để thống hối ăn năn xưng tội và quyết tâm từ nay không còn phạm tội nữa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 07/03/2016
7. TIẾNG CHUÔNG CÓ KHÁC LẠ.
Có một vị tăng già, mỗi lần lên Phật đường tụng kinh rất là lâu giờ, nhưng hơi thì ngắn miệng thì khô nên cần phải uống một vài ly rượu hâm nóng sau đó mới có thể tiếp tục.
Nhưng cũng như mọi lần, từ phật đường đi vào trong phòng hâm rượu thì bỏ phí thời gian quá dài, sợ người ta nói, nên treo một cái chuông đồng trước phật đường, ngấm ngầm ra lệnh cho các đệ tử, nói một thứ ám ngữ cố định, lúc mỗi lần gõ “tang tang lang lang leng keng” thì đem đến cho lão tăng một ly rượu nóng.
Đệ tử tuân mệnh nên mỗi lần nghe tiếng chuông thì hâm rượu. Sau mấy ngày, đệ tử lạc mất âm thanh của tuồng kịch này mà quên hâm rượu cho lão tăng, lão tăng trách đệ tử:
- “Hôm nay tâm của con làm gì mà tiếng chuông cũng không nghe ?”
Đệ tử sợ thầy trách tội bèn nói đưa đẩy:
- “Tiếng chuông hôm nay không giống như tiếng chuông mấy ngày trước.”
Lão tăng hỏi:
- “Tiếng chuông khác nhau như thế nào ?”
Trả lời:
- “Tiếng chuông ngày hôm nay chỉ là lạnh lẽo im lìm, vì có khác như vậy nên con không hâm rượu.”
Lão tăng hiểu ý, chỉ cười mà không hỏi lại.
(Khải Nhan lục)
Suy tư 7:
Đức Chúa Giê-su đã nghiêm khắc lên án các kinh sư và những người biệt phái Pha-ri-siêu: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-siêu giả hình ! Các ngươi nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ, cho nên các ngươi sẽ bị kết án nghiêm khắc.”
Ai cầu nguyện lâu giờ với Chúa thì Ngài rất thích bởi vì tình yêu thì cần phải như thế, nhưng “cầu nguyện lâu giờ” này sẽ mất đi ý nghĩa của nó khi có sự giả tạo dối trá chen vào. Tình yêu giả tạo là tình yêu còm cỏi không sinh khí, cầu nguyện giả tạo dối trá lâu giờ thì kéo án phạt xuống trên mình.
“Cầu nguyện lâu giờ” cũng có nghĩa là tự mình bày vẽ ra thêm những điều ngoài quy định lễ nghi của Giáo Hội, có nhiều tín hữu nghèo cả năm không dám xin cha sở một lễ giỗ giáp năm công khai để cầu nguyện cho cha mẹ, vì có nhiều giáo xứ cha sở định mức bổng lễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Cấp 1 thì có ca đoàn hát, treo cờ; cấp 2 thì chỉ có hát mà không treo cờ; cấp 3 thì âm thầm bỏ vào cái hòm thùng xin lễ (không định ngày) ở dưới nhà thờ. Sự phân định này đã làm cho không ít các giáo dân nghèo cảm thấy mình bị bỏ rơi, và do đó sinh ra nhiều tự ti mặc cảm với ông cha sở...
Cũng có nhiều vị mục tử rất hào phóng không “cầu nguyện lâu giờ”, nhưng tình cảm của các ngài được trãi rộng trên mọi giáo hữu, anh không có tiền để xin lễ giỗ cho cha mẹ ư ? Chỉ cần nói với các ngài ngày kỵ giỗ của cha mẹ, là các ngài ghi vào sổ và công bố cho giáo dân biết để đi dâng lễ hiệp ý cầu nguyện. Không “cầu nguyện lâu giờ” nhưng Thiên Chúa rất yêu thích các ngài vì thái độ hào phóng và yêu thương của các ngài đối với các con chiên của mình.
Trọng điểm của tình yêu là ở đó, biết nhu cầu của người yêu để quan tâm và đáp trả, bằng không thì chỉ là tiếng chuông kêu khác lạ và lạc điệu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một vị tăng già, mỗi lần lên Phật đường tụng kinh rất là lâu giờ, nhưng hơi thì ngắn miệng thì khô nên cần phải uống một vài ly rượu hâm nóng sau đó mới có thể tiếp tục.
Nhưng cũng như mọi lần, từ phật đường đi vào trong phòng hâm rượu thì bỏ phí thời gian quá dài, sợ người ta nói, nên treo một cái chuông đồng trước phật đường, ngấm ngầm ra lệnh cho các đệ tử, nói một thứ ám ngữ cố định, lúc mỗi lần gõ “tang tang lang lang leng keng” thì đem đến cho lão tăng một ly rượu nóng.
Đệ tử tuân mệnh nên mỗi lần nghe tiếng chuông thì hâm rượu. Sau mấy ngày, đệ tử lạc mất âm thanh của tuồng kịch này mà quên hâm rượu cho lão tăng, lão tăng trách đệ tử:
- “Hôm nay tâm của con làm gì mà tiếng chuông cũng không nghe ?”
Đệ tử sợ thầy trách tội bèn nói đưa đẩy:
- “Tiếng chuông hôm nay không giống như tiếng chuông mấy ngày trước.”
Lão tăng hỏi:
- “Tiếng chuông khác nhau như thế nào ?”
Trả lời:
- “Tiếng chuông ngày hôm nay chỉ là lạnh lẽo im lìm, vì có khác như vậy nên con không hâm rượu.”
Lão tăng hiểu ý, chỉ cười mà không hỏi lại.
(Khải Nhan lục)
Suy tư 7:
Đức Chúa Giê-su đã nghiêm khắc lên án các kinh sư và những người biệt phái Pha-ri-siêu: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-siêu giả hình ! Các ngươi nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ, cho nên các ngươi sẽ bị kết án nghiêm khắc.”
Ai cầu nguyện lâu giờ với Chúa thì Ngài rất thích bởi vì tình yêu thì cần phải như thế, nhưng “cầu nguyện lâu giờ” này sẽ mất đi ý nghĩa của nó khi có sự giả tạo dối trá chen vào. Tình yêu giả tạo là tình yêu còm cỏi không sinh khí, cầu nguyện giả tạo dối trá lâu giờ thì kéo án phạt xuống trên mình.
“Cầu nguyện lâu giờ” cũng có nghĩa là tự mình bày vẽ ra thêm những điều ngoài quy định lễ nghi của Giáo Hội, có nhiều tín hữu nghèo cả năm không dám xin cha sở một lễ giỗ giáp năm công khai để cầu nguyện cho cha mẹ, vì có nhiều giáo xứ cha sở định mức bổng lễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Cấp 1 thì có ca đoàn hát, treo cờ; cấp 2 thì chỉ có hát mà không treo cờ; cấp 3 thì âm thầm bỏ vào cái hòm thùng xin lễ (không định ngày) ở dưới nhà thờ. Sự phân định này đã làm cho không ít các giáo dân nghèo cảm thấy mình bị bỏ rơi, và do đó sinh ra nhiều tự ti mặc cảm với ông cha sở...
Cũng có nhiều vị mục tử rất hào phóng không “cầu nguyện lâu giờ”, nhưng tình cảm của các ngài được trãi rộng trên mọi giáo hữu, anh không có tiền để xin lễ giỗ cho cha mẹ ư ? Chỉ cần nói với các ngài ngày kỵ giỗ của cha mẹ, là các ngài ghi vào sổ và công bố cho giáo dân biết để đi dâng lễ hiệp ý cầu nguyện. Không “cầu nguyện lâu giờ” nhưng Thiên Chúa rất yêu thích các ngài vì thái độ hào phóng và yêu thương của các ngài đối với các con chiên của mình.
Trọng điểm của tình yêu là ở đó, biết nhu cầu của người yêu để quan tâm và đáp trả, bằng không thì chỉ là tiếng chuông kêu khác lạ và lạc điệu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 07/03/2016
<
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
font color="#7030A0">28. Không đoan chính là làm nhục sự khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dùng các vết thương nơi tay chân, để đền bù chuộc lại những hành động bừa bãi của chúng ta.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cảm ơn lòng trung thành của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine
Đặng Tự Do
04:01 07/03/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một lá thư cảm ơn và tri ân của ngài với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là Tổng Giám mục chính tòa Kiev và là nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục, cùng với các thành viên khác trong ủy ban thường trực Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã có cuộc họp tại Rôma và đưa ra một tuyên bố trong đó các vị khẳng định sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Các vị đã được Đức Thánh Cha tiếp sau đó vào sáng thứ Bẩy 05 tháng Ba.
Trong thư gửi Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng khoảng bảy mươi trước, trong một bối cảnh tư tưởng và chính trị thù hận, đã tồn tại “những ý tưởng chống lại sự tồn tại của Giáo Hội của các hiền huynh, và đã dẫn đến việc tổ chức một Thượng Hội Đồng giả hiệu tại Lviv, và nhiều trong nhiều thập kỷ sau đó đã gây ra đau khổ cho các mục tử và các tín hữu”.
“Trước ký ức đau buồn của những sự kiện này, chúng ta cúi đầu với lòng biết ơn sâu sắc trước những người, bất chấp những cái giá đắt đỏ của đau khổ và thậm chí tử đạo, tiếp tục làm chứng cho niềm tin của mình và theo dòng thời gian đã thể hiện sự đóng góp lớn lao cho Giáo Hội trong tình hiệp thông với người Kế Vị Thánh Phêrô”.
Đồng thời, “với đôi mắt sáng ngời của cùng một đức tin, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu Kitô, để đặt nơi Người, chứ không phải nơi công lý của loài người, tất cả hy vọng của chúng ta”.
“Chúa Kitô là nguồn gốc thực sự niềm tin của chúng ta trong hiện tại cũng như tương lai, khi chúng ta được mời gọi để loan báo Tin Mừng giữa những khổ đau và khó khăn”.
Đức Thánh Cha sau đó bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự trung thành của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine và khuyến khích họ là “những nhân chứng không mệt mỏi cho niềm hy vọng và cho tương lai tươi sáng hơn của anh chị em chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ tình đoàn kết với các mục tử và tín hữu trong những thời điểm khó khăn “được đánh dấu bởi những đau thương của chiến tranh”
Đức Tổng Giám Mục, cùng với các thành viên khác trong ủy ban thường trực Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã có cuộc họp tại Rôma và đưa ra một tuyên bố trong đó các vị khẳng định sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Các vị đã được Đức Thánh Cha tiếp sau đó vào sáng thứ Bẩy 05 tháng Ba.
Trong thư gửi Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng khoảng bảy mươi trước, trong một bối cảnh tư tưởng và chính trị thù hận, đã tồn tại “những ý tưởng chống lại sự tồn tại của Giáo Hội của các hiền huynh, và đã dẫn đến việc tổ chức một Thượng Hội Đồng giả hiệu tại Lviv, và nhiều trong nhiều thập kỷ sau đó đã gây ra đau khổ cho các mục tử và các tín hữu”.
“Trước ký ức đau buồn của những sự kiện này, chúng ta cúi đầu với lòng biết ơn sâu sắc trước những người, bất chấp những cái giá đắt đỏ của đau khổ và thậm chí tử đạo, tiếp tục làm chứng cho niềm tin của mình và theo dòng thời gian đã thể hiện sự đóng góp lớn lao cho Giáo Hội trong tình hiệp thông với người Kế Vị Thánh Phêrô”.
Đồng thời, “với đôi mắt sáng ngời của cùng một đức tin, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu Kitô, để đặt nơi Người, chứ không phải nơi công lý của loài người, tất cả hy vọng của chúng ta”.
“Chúa Kitô là nguồn gốc thực sự niềm tin của chúng ta trong hiện tại cũng như tương lai, khi chúng ta được mời gọi để loan báo Tin Mừng giữa những khổ đau và khó khăn”.
Đức Thánh Cha sau đó bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự trung thành của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine và khuyến khích họ là “những nhân chứng không mệt mỏi cho niềm hy vọng và cho tương lai tươi sáng hơn của anh chị em chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ tình đoàn kết với các mục tử và tín hữu trong những thời điểm khó khăn “được đánh dấu bởi những đau thương của chiến tranh”
Niên Giám Tòa Thánh năm 2016: Dân số Công Giáo tăng đến gần 1.3 tỷ
Đặng Tự Do
06:51 07/03/2016
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 5 tháng Ba, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết từ năm 2005 đến năm 2014, dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng từ 1,115,000,000 (tức là 17.3% dân số thế giới) lên đến 1,272,000,000 (tức là 17.8% dân số thế giới).
Trong suốt thời gian đó, dân số Công Giáo đã tăng 41% ở châu Phi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở châu Phi trong cùng thời kỳ là 23.8%. Như vậy, dân số Công Giáo đã tăng gần gấp đôi mức tăng dân số,
Tại châu Á, dân số Công Giáo đã tăng 20%, trong khi mức tăng dân số tại lục địa này là 9.6%. Như vậy, số người Công Giáo tăng hơn gấp đôi mức tăng dân số.
Trong suốt khoảng thời gian đó, số giáo dân tăng lên 11.7% ở Bắc và Nam Mỹ, 2% ở châu Âu và châu Đại Dương 15.9%.
Trong năm 2014, gần một nửa (cụ thể là 48%) người Công Giáo trên thế giới sống ở Bắc và Nam Mỹ. 22.6% sống ở châu Âu, 17% ở châu Phi, 10.9% ở châu Á, và 0.8% tại châu Đại Dương.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số linh mục tăng từ 406,411 vị lên đến 415,792 vị, trong khi số lượng phó tế vĩnh viễn tăng từ 33,000 lên đến 44,566. Số linh mục tăng đáng kể ở châu Phi (32.6%) và châu Á (27.1%), trong khi lại giảm ở châu Âu (8%). 97.5% số phó tế vĩnh viễn sống ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hoặc châu Âu.
Mặc dù tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, số nam tu trên toàn thế giới đã giảm từ 54,708 năm 2005 xuống còn 54,559 vào năm 2014, trong khi số lượng nữ tu đã giảm 10.8% xuống chỉ còn 682,729 vị.
Sự gia tăng trên toàn thế giới về số lượng các chủng sinh đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Phaolô II, cụ thể là từ 63,882 vị vào năm 1978 tăng đến 114,439 vào năm 2005 và lên đến 120,616 vào năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống còn 116,939 vào năm 2014.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số lượng chủng sinh tăng vọt ở châu Phi ở mức 30.9% và châu Á 29.4% nhưng giảm mạnh ở châu Âu 21.7% và giảm ở Bắc và Nam Mỹ 1.9%.
Số liệu thống kê vừa nêu trích từ Niên Giám Tòa Thánh năm 2016 và phiên bản 2014 của Thống kê Giáo Hội thường niên - Annuarium Statisticum Ecclesiae, cả hai tài liệu đều sẽ sớm được phát hành.
Trong suốt thời gian đó, dân số Công Giáo đã tăng 41% ở châu Phi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở châu Phi trong cùng thời kỳ là 23.8%. Như vậy, dân số Công Giáo đã tăng gần gấp đôi mức tăng dân số,
Tại châu Á, dân số Công Giáo đã tăng 20%, trong khi mức tăng dân số tại lục địa này là 9.6%. Như vậy, số người Công Giáo tăng hơn gấp đôi mức tăng dân số.
Trong suốt khoảng thời gian đó, số giáo dân tăng lên 11.7% ở Bắc và Nam Mỹ, 2% ở châu Âu và châu Đại Dương 15.9%.
Trong năm 2014, gần một nửa (cụ thể là 48%) người Công Giáo trên thế giới sống ở Bắc và Nam Mỹ. 22.6% sống ở châu Âu, 17% ở châu Phi, 10.9% ở châu Á, và 0.8% tại châu Đại Dương.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số linh mục tăng từ 406,411 vị lên đến 415,792 vị, trong khi số lượng phó tế vĩnh viễn tăng từ 33,000 lên đến 44,566. Số linh mục tăng đáng kể ở châu Phi (32.6%) và châu Á (27.1%), trong khi lại giảm ở châu Âu (8%). 97.5% số phó tế vĩnh viễn sống ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hoặc châu Âu.
Mặc dù tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, số nam tu trên toàn thế giới đã giảm từ 54,708 năm 2005 xuống còn 54,559 vào năm 2014, trong khi số lượng nữ tu đã giảm 10.8% xuống chỉ còn 682,729 vị.
Sự gia tăng trên toàn thế giới về số lượng các chủng sinh đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Phaolô II, cụ thể là từ 63,882 vị vào năm 1978 tăng đến 114,439 vào năm 2005 và lên đến 120,616 vào năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống còn 116,939 vào năm 2014.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số lượng chủng sinh tăng vọt ở châu Phi ở mức 30.9% và châu Á 29.4% nhưng giảm mạnh ở châu Âu 21.7% và giảm ở Bắc và Nam Mỹ 1.9%.
Số liệu thống kê vừa nêu trích từ Niên Giám Tòa Thánh năm 2016 và phiên bản 2014 của Thống kê Giáo Hội thường niên - Annuarium Statisticum Ecclesiae, cả hai tài liệu đều sẽ sớm được phát hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô: Các nữ tu bị sát hại là những vị thánh thời nay
LM. Gioan Lê Quang Tuyến
09:43 07/03/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô: Các nữ tu bị sát hại là những vị thánh thời nay
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Bốn nữ tu đã bị giết tại Yemen là những vị tử đạo thời nay và là những nạn nhân của sự dửng dưng.
Trong bài nói chuyện với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nữ tu bị giết hại thuộc Dòng"Thừa Sai Bác Ái" của Mẹ Teresa và những người đang phục vụ trong một nhà dưỡng lão, đã bị tấn công hôm thứ Sáu bởi các tay súng ở thành phố Aden. Bày tỏ sự cảm thông gần gũi của mình với các thành viên nhà dòng, Đức Thánh Cha nói “các nữ tu đã đổ máu của mình vì Giáo Hội" và họ không chỉ là những nạn nhân của những kẻ tấn công nhưng còn là nạn nhân của "sự dửng dưng trong thế giới toàn cầu hóa này."
Các nữ tu nằm trong số 16 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công của bọn khủng bố đã cướp phá một nhà dưỡng lão.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ca ngợi một dự án đại kết dành cho các gười tỵ nạn đến Châu Âu như “một dấu hiệu cụ thể của cam kết vì hòa bình và sự sống."
Đức Thánh Cha mô tả các "nỗ lực" của dự án như một thực tại nối kết tình huynh đệ với sự an toàn cho phép sự di dân an toàn của những người đang chạy trốn chiến tranh và bạo lực, đó là "một trăm người tị nạn đã tới Ý, và trong số những người này là những người vị thành niên, người bệnh tật, người tàn tật, những người goá phụ vì chiến tranh cùng con cái mình và những người già cả. "
Nhóm này đến Roma tháng trước đại diện cho một làn sóng di dân đầu tiên theo kế hoạch của 1.000 người tị nạn đặc biệt dễ bị tổn thương từ các trại tị nạn ở Lebanon, Morocco và Ethiopia.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài rất vui mừng vì sáng kiến này là một sự đại kết được sự hỗ trợ của cộng đồng Thánh Egidio, Liên đoàn Thừa Sai của Giáo Hội Ý, các Waldensian và Giáo Hội Methodist.
Trong khi đó, trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày về dụ ngôn người con hoang đàng, ngài nói rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do để phạm sai lầm, nhưng Thiên Chúa luôn luôn chờ đón chúng ta trở với Gia đình trong vòng tay rộng mở.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết thương xót như Chúa Cha là Đấng thường xót, và ngài cảnh báo chống lại tính kiêu căng và kiêu ngạo mà nó có thể xuất phát từ cảm xúc của sự công bình. Ngài nói: Thái độ đó là sự gian ác. Thiên Chúa đón nhận những người biết nhận ra tội lỗi của mình.
Đức Thánh Cha kết luận bài giáo lý của mình khi nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và hướng về chúng ta với tình nhân hậu khi chúng ta chạy đến với Chúa sau khi đã đi hoang.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận "Thiên Chúa đón nhận chúng ta, và phục hồi nhân phẩm của chúng ta như là những người con của Thiên Chúa."
LM. Gioan Lê Quang Tuyến
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Bốn nữ tu đã bị giết tại Yemen là những vị tử đạo thời nay và là những nạn nhân của sự dửng dưng.
Trong bài nói chuyện với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nữ tu bị giết hại thuộc Dòng"Thừa Sai Bác Ái" của Mẹ Teresa và những người đang phục vụ trong một nhà dưỡng lão, đã bị tấn công hôm thứ Sáu bởi các tay súng ở thành phố Aden. Bày tỏ sự cảm thông gần gũi của mình với các thành viên nhà dòng, Đức Thánh Cha nói “các nữ tu đã đổ máu của mình vì Giáo Hội" và họ không chỉ là những nạn nhân của những kẻ tấn công nhưng còn là nạn nhân của "sự dửng dưng trong thế giới toàn cầu hóa này."
Các nữ tu nằm trong số 16 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công của bọn khủng bố đã cướp phá một nhà dưỡng lão.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ca ngợi một dự án đại kết dành cho các gười tỵ nạn đến Châu Âu như “một dấu hiệu cụ thể của cam kết vì hòa bình và sự sống."
Đức Thánh Cha mô tả các "nỗ lực" của dự án như một thực tại nối kết tình huynh đệ với sự an toàn cho phép sự di dân an toàn của những người đang chạy trốn chiến tranh và bạo lực, đó là "một trăm người tị nạn đã tới Ý, và trong số những người này là những người vị thành niên, người bệnh tật, người tàn tật, những người goá phụ vì chiến tranh cùng con cái mình và những người già cả. "
Nhóm này đến Roma tháng trước đại diện cho một làn sóng di dân đầu tiên theo kế hoạch của 1.000 người tị nạn đặc biệt dễ bị tổn thương từ các trại tị nạn ở Lebanon, Morocco và Ethiopia.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài rất vui mừng vì sáng kiến này là một sự đại kết được sự hỗ trợ của cộng đồng Thánh Egidio, Liên đoàn Thừa Sai của Giáo Hội Ý, các Waldensian và Giáo Hội Methodist.
Trong khi đó, trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày về dụ ngôn người con hoang đàng, ngài nói rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do để phạm sai lầm, nhưng Thiên Chúa luôn luôn chờ đón chúng ta trở với Gia đình trong vòng tay rộng mở.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết thương xót như Chúa Cha là Đấng thường xót, và ngài cảnh báo chống lại tính kiêu căng và kiêu ngạo mà nó có thể xuất phát từ cảm xúc của sự công bình. Ngài nói: Thái độ đó là sự gian ác. Thiên Chúa đón nhận những người biết nhận ra tội lỗi của mình.
Đức Thánh Cha kết luận bài giáo lý của mình khi nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và hướng về chúng ta với tình nhân hậu khi chúng ta chạy đến với Chúa sau khi đã đi hoang.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận "Thiên Chúa đón nhận chúng ta, và phục hồi nhân phẩm của chúng ta như là những người con của Thiên Chúa."
LM. Gioan Lê Quang Tuyến
Cha xứ người Congo đang phục vụ tại TGP München từ chức sau khi bị dọa giết đến 5 lần
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
13:26 07/03/2016
Cha xứ người Congo đang phục vụ tại TGP München từ chức sau khi bị dọa giết đến 5 lần
Trong thánh lễ Chúa Nhật, 06.3.2016 tại làng Zorneding thuộc miền Nam Bayern, cha xứ gốc Congo cho biết sẽ từ chức vào đầu tháng 4 và sẽ đi đến nhiệm sở khác trong giáo phận vì tại địa phương này hai nhà chính trị thuộc đảng CSU (Xã hội Thiên Chúa giáo) đã công khai bày tỏ sự chống đối người ngoại quốc và nhắm vào cá nhân của cha Olivier với danh từ thoá mạ chủng tộc „Neger“ để chỉ dành cho người da đen.
Tổng Giáo Phận München und Freising lên án trong một tuyên bố báo chí "trật đường rầy phân biệt chủng tộc của một nhà chính trị địa phương". Sau đó sự chỉ trích lan rộng trên toàn nước Đức khiến cho ông Johann Haindl không còn đường thối lui nên đã phải từ chức trong nhiệm vụ phó chủ tịch hội đồng thành phố vào tháng 11.2015.
Tổng Giáo Phận München und Freising chấp nhận đơn từ chức của cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, ông Bernhard Kellner, người phát ngôn của TGP cho biết hôm thứ hai, 07.2.2016: "Chúng tôi lấy làm đáng tiếc và luôn ở bên cạnh cha."
Nguyên nhân xảy ra tại làng Zorneding
Trong tháng 10.2015, bà chủ tịch đảng CSU địa phương Sylvia Boher nhận định về bài tường thuật tị nạn trong làng Zorneding. Bà nói về người tị nạn là một "cuộc xâm lăng". Nội dung: „Bayern sẽ hầu như tràn ngập bởi những người tị nạn. Nó như là một cuộc xâm lăng. Những người di cư từ châu Phi Eritrea được gọi là người tị nạn nghĩa vụ quân sự.“
Sau đó Hội Đồng Giáo Xứ St. Martin đã phản đối và đòi đảng CSU địa phương phải tháo gỡ hình ảnh của hai tháp chuông nhà thờ là biểu tượng quan trọng của làng Zorneding ra khỏi tờ quảng cáo chính trị của họ.
Ít lâu sau, phó chủ tịch đảng CSU, ông Johann Haindl phản công trên báo điạ phương Ebersberger theo cách rất vô học: „Ông ta (ám chỉ Cha xứ) phải thận trọng, không thì ông Brem (cha xứ cũ của Zorneding) cho ngửi đít vào mặt, hỡi ông da đen của chúng tôi.“
Những lời phát biểu của các chính trị gia địa phương làm cho bầu khí đối với người dân làng Zorneding càng xấu đi. Khi sự việc xảy ra thì cha xứ Olivier có trả lời phỏng vấn với tờ báo lớn của Đức Süddeutsche Zeitung trong tháng 10.2015 là ngài không cảm thấy bị loại trừ trong làng Zorneding. Nhưng sau đó cha xứ Olivier nhận được nhiều lá thư viết và Email có nội dung mạ lị, bao gồm cả sự đe dọa đến tính mạng. Như trong một thư viết theo thời Đức quốc xã: „Mày bắt đầu được đưa đến Auschwitz“ (Trại tập trung giết người nhiều nhất nằm ở Balan), hoặc cha Olivier bị đe dọa bằng miệng rằng „sau thánh lễ tối hôm nay mày sẽ ngã xuống“… Trong đó có ba trường hợp cha Olivier đã ra khai báo với cơ quan an ninh.
Zorneding là một làng trong vùng Bayern nằm ở ven chân núi của rặng Alpen thuộc quận Ebersberg với độ cao 555 mét và có khoảng 9 ngàn dân cư.
Nhà thờ xứ Thánh Martin được xây dựng từ thế kỷ 17. Từ năm 2012 cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, 66 tuổi đến từ xứ Congo được TGP München und Freising bổ nhiệm cai quản giáo xứ, ngài có học vị tiến sĩ triết học, chịu chức linh mục năm 1979 và sau đó đã gia nhập giáo phận München từ năm 2009. Hiện tại cha đã nhập tịch là một công dân Đức.
Ngày đầu tuần thứ hai hôm nay, qua việc từ chức của cha xứ ở làng Zorneding đã làm cho giới truyền thông đăng tải mau chóng. Các trang mạng chính trị và mạng xã hội đã phẫn nộ về vụ việc tại Zorneding.
Chủ tịch làng Zorneding, ông Piet Mayr (CSU) bày tỏ sự hối tiếc, ông nói trong truyền hình Bayern Rundfunk: "Tôi thực sự xin lỗi với cha Olivier Ndjimbi-Tshiende". Ông Mayr tin rằng sự cố Zorneding không được đại diện cho dân làng, "điều này không phản ánh tâm trạng chung ở các nơi trên nước Đức."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Tổng Giáo Phận München und Freising lên án trong một tuyên bố báo chí "trật đường rầy phân biệt chủng tộc của một nhà chính trị địa phương". Sau đó sự chỉ trích lan rộng trên toàn nước Đức khiến cho ông Johann Haindl không còn đường thối lui nên đã phải từ chức trong nhiệm vụ phó chủ tịch hội đồng thành phố vào tháng 11.2015.
Tổng Giáo Phận München und Freising chấp nhận đơn từ chức của cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, ông Bernhard Kellner, người phát ngôn của TGP cho biết hôm thứ hai, 07.2.2016: "Chúng tôi lấy làm đáng tiếc và luôn ở bên cạnh cha."
Nguyên nhân xảy ra tại làng Zorneding
Trong tháng 10.2015, bà chủ tịch đảng CSU địa phương Sylvia Boher nhận định về bài tường thuật tị nạn trong làng Zorneding. Bà nói về người tị nạn là một "cuộc xâm lăng". Nội dung: „Bayern sẽ hầu như tràn ngập bởi những người tị nạn. Nó như là một cuộc xâm lăng. Những người di cư từ châu Phi Eritrea được gọi là người tị nạn nghĩa vụ quân sự.“
Sau đó Hội Đồng Giáo Xứ St. Martin đã phản đối và đòi đảng CSU địa phương phải tháo gỡ hình ảnh của hai tháp chuông nhà thờ là biểu tượng quan trọng của làng Zorneding ra khỏi tờ quảng cáo chính trị của họ.
Ít lâu sau, phó chủ tịch đảng CSU, ông Johann Haindl phản công trên báo điạ phương Ebersberger theo cách rất vô học: „Ông ta (ám chỉ Cha xứ) phải thận trọng, không thì ông Brem (cha xứ cũ của Zorneding) cho ngửi đít vào mặt, hỡi ông da đen của chúng tôi.“
Những lời phát biểu của các chính trị gia địa phương làm cho bầu khí đối với người dân làng Zorneding càng xấu đi. Khi sự việc xảy ra thì cha xứ Olivier có trả lời phỏng vấn với tờ báo lớn của Đức Süddeutsche Zeitung trong tháng 10.2015 là ngài không cảm thấy bị loại trừ trong làng Zorneding. Nhưng sau đó cha xứ Olivier nhận được nhiều lá thư viết và Email có nội dung mạ lị, bao gồm cả sự đe dọa đến tính mạng. Như trong một thư viết theo thời Đức quốc xã: „Mày bắt đầu được đưa đến Auschwitz“ (Trại tập trung giết người nhiều nhất nằm ở Balan), hoặc cha Olivier bị đe dọa bằng miệng rằng „sau thánh lễ tối hôm nay mày sẽ ngã xuống“… Trong đó có ba trường hợp cha Olivier đã ra khai báo với cơ quan an ninh.
Zorneding là một làng trong vùng Bayern nằm ở ven chân núi của rặng Alpen thuộc quận Ebersberg với độ cao 555 mét và có khoảng 9 ngàn dân cư.
Nhà thờ xứ Thánh Martin được xây dựng từ thế kỷ 17. Từ năm 2012 cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, 66 tuổi đến từ xứ Congo được TGP München und Freising bổ nhiệm cai quản giáo xứ, ngài có học vị tiến sĩ triết học, chịu chức linh mục năm 1979 và sau đó đã gia nhập giáo phận München từ năm 2009. Hiện tại cha đã nhập tịch là một công dân Đức.
Ngày đầu tuần thứ hai hôm nay, qua việc từ chức của cha xứ ở làng Zorneding đã làm cho giới truyền thông đăng tải mau chóng. Các trang mạng chính trị và mạng xã hội đã phẫn nộ về vụ việc tại Zorneding.
Chủ tịch làng Zorneding, ông Piet Mayr (CSU) bày tỏ sự hối tiếc, ông nói trong truyền hình Bayern Rundfunk: "Tôi thực sự xin lỗi với cha Olivier Ndjimbi-Tshiende". Ông Mayr tin rằng sự cố Zorneding không được đại diện cho dân làng, "điều này không phản ánh tâm trạng chung ở các nơi trên nước Đức."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Sinh viên Mỹ bị Bắc Hàn bắt giữ cầu nguyện trước các ký giả xin Chúa giải thoát anh khỏi ngục tù cộng sản
Đặng Tự Do
17:31 07/03/2016
Anh Otto Warmbier phải "cúi đầu nhận tội" |
Tội cực kỳ nghiêm trọng của anh Otto Warmbier là dám thò tay từ trong phòng khách sạn đang trú ngụ ở Bình Nhưỡng để lấy cắp làm kỷ niệm một bích chương tuyên truyền được căng ngay bên ngoài cửa sổ.
Vì tội này, Otto Warmbier, đã bị giam cầm ở Bắc Triều Tiên kể từ ngày 2 tháng Giêng năm nay. Bắc Triều Tiên cho rằng hành động của anh đã được “xúi giục và lèo lái bởi chính phủ Hoa Kỳ” là điều anh nhất mực kêu oan và trước các phương tiện truyền thông anh đã cầu nguyện xin Chúa giải thoát anh khỏi nỗi oan ức này và cứu anh ra khỏi ngục tù cộng sản.
Khoảng 6,000 người phương Tây đến thăm Bắc Hàn mỗi năm - và Bắc Triều Tiên có một lịch sử lâu dài của việc giam giữ tùy tiện người nước ngoài, đặc biệt là bỏ tù công dân Hoa Kỳ. Hầu hết du khách đến đây vì tò mò muốn biết về cuộc sống đằng sau những mảnh cuối cùng của bức màn sắt, và bỏ qua những lời chỉ trích nói rằng đô la của họ đang chống đỡ cho một chế độ hà khắc nhất thế giới.
Ngày tuyên thánh cho Mẹ Têrêxa sẽ được ấn định vào ngày 15 tháng Ba
Đặng Tự Do
15:45 07/03/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tổ chức một công nghị Hồng Y tại Vatican vào ngày 15 tháng 3, trong đó ngài sẽ ký sắc lệnh tuyên thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa thành Kolkata và bốn vị khác.
Ngày giờ và địa điểm của những buổi lễ tuyên thánh cho các vị dự kiến sẽ được công bố ngay sau công nghị Hồng Y này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức chuẩn y việc tuyên thánh cho Mẹ Teresa vào ngày 17 Tháng Mười Hai 2015, sau khi công nhận các phép lạ chữa lành qua lời cầu bầu của Mẹ cho một người đàn ông Brazil bị áp xe não.
Mẹ Teresa đã được tuyên Chân Phước tại Rôma vào ngày 19 Tháng 10 năm 2003, sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận sự chữa lành kỳ diệu cho một người phụ nữ Ấn Độ bị một khối u trong bụng.
Mẹ Têrêxa tục danh là Agnes Gonxha Bojaxhiu là người Albania, sinh ngày 26 tháng Tám năm 1910, tại Skopje, hiện nay thuộc Macedonia. Mẹ qua đời ở Kolkata, trước đây gọi là Calcutta, vào ngày 05 Tháng Chín 1997.
Mẹ được Giáo Hội trìu mến gọi là “vị thánh của máng chuyển” tình yêu vô điều kiện cho người nghèo, bị bỏ rơi và bị thiệt thòi. Mẹ giành được nhiều danh hiệu quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1979.
Ngày giờ và địa điểm của những buổi lễ tuyên thánh cho các vị dự kiến sẽ được công bố ngay sau công nghị Hồng Y này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức chuẩn y việc tuyên thánh cho Mẹ Teresa vào ngày 17 Tháng Mười Hai 2015, sau khi công nhận các phép lạ chữa lành qua lời cầu bầu của Mẹ cho một người đàn ông Brazil bị áp xe não.
Mẹ Teresa đã được tuyên Chân Phước tại Rôma vào ngày 19 Tháng 10 năm 2003, sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận sự chữa lành kỳ diệu cho một người phụ nữ Ấn Độ bị một khối u trong bụng.
Mẹ Têrêxa tục danh là Agnes Gonxha Bojaxhiu là người Albania, sinh ngày 26 tháng Tám năm 1910, tại Skopje, hiện nay thuộc Macedonia. Mẹ qua đời ở Kolkata, trước đây gọi là Calcutta, vào ngày 05 Tháng Chín 1997.
Mẹ được Giáo Hội trìu mến gọi là “vị thánh của máng chuyển” tình yêu vô điều kiện cho người nghèo, bị bỏ rơi và bị thiệt thòi. Mẹ giành được nhiều danh hiệu quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1979.
Đại diện Tòa Thánh nói: Nợ của các nước nghèo phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn của quan hệ kinh tế thế giới
Đặng Tự Do
17:34 07/03/2016
Đức Ông Richard Gyhra, Đại diện lâm thời của Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc |
Ngài đã phát biểu như trên tại một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
“Sự phụ thuộc lẫn nhau này nên phát khởi một khái niệm mới và rộng hơn về tình đoàn kết trong đó tôn trọng sự bình đẳng của tất cả các dân tộc, chứ không phải là dẫn đến sự bất bình đẳng và bất công, mà tối hậu là sự thống trị của các cường quốc mạnh nhất, hành động theo những lợi ích quốc gia ích kỷ,” Đức Ông. Gyhra nói.
Sau 13 năm vất vả, sách giáo lý Công Giáo đã được dịch ra tiếng Urdu
Đặng Tự Do
16:36 07/03/2016
Cha Robert cho biết thêm:
“Chúng tôi rất hài lòng là công việc đã được hoàn thành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Ấn bản đầu tiên của sách Giáo lý, bởi Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Công Giáo Pakistan đã được hoàn thành với một mức giá khiêm tốn, và sẽ có ích cho việc dạy giáo lý ở tất cả các cấp, cho trẻ em, thanh niên và người lớn.”
Ngài nhận định rằng cuốn sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo bắng tiếng Urdu cũng sẽ có hiệu quả cho các cuộc đối thoại liên tôn.
Ngài nói: “Nhiều người Hồi giáo có thế giá tại Pakistan đã chúc mừng và có ý định sử dụng nó để hiểu rõ hơn về đức tin Công Giáo và Giáo Hội”
Giáo Hội Công Giáo Ukraine xác nhận hiệp thông với Tòa Rôma
Vũ Văn An
18:41 07/03/2016
Ai cũng biết, sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa Kirill và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một tuyên bố chung đã được ký kết và long trọng công bố với sự hiện diện đầy cung kính của Chủ Tịch Cuba, Raul Castro. Tuy nhiên, tuyên bố lịch sử này bị người Công Giáo Ukraine kịch liệt phản đối cho rằng Vatican đã bán đứng họ. Người ta sợ vì thế sẽ có sự rạn nứt lớn giữa Giáo Hội Công Giáo Ukraine và Tòa Rôma.
Nhưng như mọi người đã thấy, Đức Phanxicô, trong cuộc họp báo trên không trên đường từ Mễ Tây Cơ trở lại Rôma, đã nhấn mạnh tới mối liên hệ thâm tình giữa cá nhân ngài và Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, hiện đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, ngầm cho thấy Đức Tổng Giám Mục rất hiểu ngài.
Cảm thức của Đức Phanxicô hoàn toàn được biện minh, vì thứ Bẩy vừa qua, Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã chính thức tái xác nhận tình hiệp thông trọn vẹn của họ với Tòa Rôma do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầm đầu.
Thực vậy, thứ Bẩy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các vị lãnh đạo Thượng Hội Đồng Thường Trực của Giáo Hội Ukraine, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevhchuk. Vị này quả quyết rằng “Chúng tôi tái xác nhận điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chúng tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Bất chấp chiến tranh, đói kém, và bách hại trên đất nước từng gây ra tử vong cho khoảng 15 triệu người, thượng hội đồng thường trực vẫn đã kêu gọi Đức Giao Hoàng hỗ trợ nhân dân đau khổ của họ.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố của thượng hội đồng:
Là các mục tử, chúng tôi lên tiếng nhân danh nhân dân của chúng tôi
trước Đức Thánh Cha và trước thế giới:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nghe chúng tôi”
“Chúng tôi tới đây để tái xác nhận sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Thánh Cha và xin ngài hỗ trợ nhân dân đau khổ của Ukraine trong Năm Thánh Lòng Thương Xót”, Đức Sviatoslav Shevhchuk tuyên bố như thế. “Và Đức Thánh Cha đã nghe chúng tôi”.
Tại Rôma, ngày áp kỷ niệm năm thứ 70 thượng hội đồng giả Lviv, Nhà Lãnh Đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp, Đức Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav, và các thành viên của Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tới Rôma để hội kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Tổng Giám Mục noi rằng “chúng tôi tái khẳng định điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chug tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp và Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tiến hành các cuộc hội họp, thảo luận với các đại diện của Tòa Thánh, và đã soạn một lời tuyên bố công khai lên án sự xâm lăng và cuộc chiến tranh lai căng tại Ukraine và công khai chỉ trích nỗi đau khổ của hàng triệu người đàn ông, đàn ba và trẻ em vô tội. Giáo Hội kết án các sự tàn ác, các vụ băt cóc, giam cầm và tra tấn các công dân Ukraine tại Donbas và Crimea, nhất là các lạm dụng nhằm vào các cộng đồng tôn giáo và các nhóm sắc tộc, nhất là người Tatars theo Hồi Giáo, cũng như các vi phạm rộng rãi quyền công dân và nhân phẩm của hàng triệu người.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp không ngừng cầu nguyện và cổ vũ cho hòa bình, và hôm nay, các nhà lãnh đạo của nó kêu gọi Đức Thánh Cha và thế giới giúp chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Cuộc chiến tranh lai căng không hề tuyên chiến đang tiếp diễn, hiện đang bị dư luận thế giới đẩy qua bên lề, đã ảnh hưởng tới 5 triệu người. Nó đã gây ra 10,000 cái chết, hàng chục ngàn thương tích gây tê liệt, và biến hơn hai triệu người thành vô gia cư. Các phương tiện qủy quái của cuộc chiến lai căng đã đem lại cái sốc hậu chấn thương cho hàng trăm ngàn người và gây ra sự thiệt hại mênh mông về kinh tế và xã hội. Phần lớn hạ tầng cơ sở kỹ nghệ của xứ sở đã bị phá hủy và đồng tiền của nó bị mất 2 phần 3 gía trị làm nghèo khổ toàn bộ dân số 45 triệu người. Bản sắc Ukraine đã bị bôi lọ một cách tàn nhẫn bởi chiến dịch tuyên truyền quốc tế tinh vi và được tài trợ hậu hĩnh. Đức Tổng Giam Mục nói rằng “Thưa Đức Thánh Cha, nhân dân đang đau khổ và họ đang chờ vòng tay của Đức Thánh Cha”. “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ ràng rằng ngài sẽ hành động”.
Thế kỷ 20 là một thời đau khổ không thể tả đối với Ukraine. Hai Thế Chiến, các nạn diệt chủng, trận đói kém do kế hoạch nhà nước, và cuộc thanh trừng sắc tộc gây chết chóc cho 15 triệu người. Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, một Giáo Hội mà theo lịch sử luôn liên đới với dân tộc mình và các đau khổ của họ, đã bị Statin đàn áp dã man. Người Xô Viết tìm cách phân rẽ nó với hiệp thông Công Giáo, nhất là với Giám Mục Rôma. Chế độ Stalin đặt Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp ra ngoài vòng pháp luật, biến nó thành giao hội lớn nhất trên thế giới bị ngăn cấm, bằng một hành động bạo lực và thao túng không hợp giáo luật mà các sử gia gọi là “Thượng Hội Đồng Giả Lviv” được tổ chức trong các ngày 8 đến 10 tháng Ba năm 1946. Các nhà cầm quyền Xô Viết giam cầm mọi giám mục, hàng trăm giáo sĩ và hàng chục ngàn tín hữu và chuyển nhượng mọi tài sản của Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp cho Giáo Hội Chính Thống của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoặc trưng dụng nó cho các mục tiêu thế tục.
Nhưng Giáo Hội đã phục hồi cách lạ lùng và đang là một cơ thể triển nở, năng động hoạt động khắp Ukraine và khắp bốn châu lục, với một hàng giáo sĩ trẻ trung và một hàng giáo dân tận tụy được linh hứng bởi gương sáng các vị tử đạo thế kỷ 20.
Đức Tổng Giám Mục thưa với Đức Thánh Cha rằng: “Đối với các người Ukraine thống thuộc các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo khác và ngay cả các công dân thế tục, Đức Thánh Cha là thẩm quyền luân lý hoàn cầu nói lên sự thật. Tiếng nói sự thật này đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Ukraine đang đau khổ. Nếu nhân dân không nghe hay không hiểu tiếng nói này, họ sẽ trở nên mù mờ, lo lắng, và cảm thấy bị bỏ quên. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người ta không thể giải quyết các vấn đề đại kết mà gây hại cho toàn bộ Giáo Hội Công Giáo Đông Phương”.
Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng “Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp sẵn sàng cung cấp việc quản trị có trách nhiệm, trong sáng, có cơ sở đại kết cho sự trợ giúp của quốc tế, phục vụ nhân dân Ukraine bất phân biệt sắc tộc, sở thích chính trị hay ngôn ngữ hoặc thống thuộc tôn giáo. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác vào kế hoạch được phối trí tốt gồm các cơ quan của chính phủ và không của chính phủ. Đau khổ hiện nay đã đủ rồi. Ta có thể phòng ngừa nó. Hàn gắn nó. Ta hãy biến ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’ thành một thực tại cho dân tộc Ukraine”.
Nhưng như mọi người đã thấy, Đức Phanxicô, trong cuộc họp báo trên không trên đường từ Mễ Tây Cơ trở lại Rôma, đã nhấn mạnh tới mối liên hệ thâm tình giữa cá nhân ngài và Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, hiện đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, ngầm cho thấy Đức Tổng Giám Mục rất hiểu ngài.
Cảm thức của Đức Phanxicô hoàn toàn được biện minh, vì thứ Bẩy vừa qua, Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã chính thức tái xác nhận tình hiệp thông trọn vẹn của họ với Tòa Rôma do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầm đầu.
Thực vậy, thứ Bẩy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các vị lãnh đạo Thượng Hội Đồng Thường Trực của Giáo Hội Ukraine, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevhchuk. Vị này quả quyết rằng “Chúng tôi tái xác nhận điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chúng tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Bất chấp chiến tranh, đói kém, và bách hại trên đất nước từng gây ra tử vong cho khoảng 15 triệu người, thượng hội đồng thường trực vẫn đã kêu gọi Đức Giao Hoàng hỗ trợ nhân dân đau khổ của họ.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố của thượng hội đồng:
Là các mục tử, chúng tôi lên tiếng nhân danh nhân dân của chúng tôi
trước Đức Thánh Cha và trước thế giới:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nghe chúng tôi”
“Chúng tôi tới đây để tái xác nhận sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Thánh Cha và xin ngài hỗ trợ nhân dân đau khổ của Ukraine trong Năm Thánh Lòng Thương Xót”, Đức Sviatoslav Shevhchuk tuyên bố như thế. “Và Đức Thánh Cha đã nghe chúng tôi”.
Tại Rôma, ngày áp kỷ niệm năm thứ 70 thượng hội đồng giả Lviv, Nhà Lãnh Đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp, Đức Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav, và các thành viên của Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tới Rôma để hội kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Tổng Giám Mục noi rằng “chúng tôi tái khẳng định điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chug tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp và Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tiến hành các cuộc hội họp, thảo luận với các đại diện của Tòa Thánh, và đã soạn một lời tuyên bố công khai lên án sự xâm lăng và cuộc chiến tranh lai căng tại Ukraine và công khai chỉ trích nỗi đau khổ của hàng triệu người đàn ông, đàn ba và trẻ em vô tội. Giáo Hội kết án các sự tàn ác, các vụ băt cóc, giam cầm và tra tấn các công dân Ukraine tại Donbas và Crimea, nhất là các lạm dụng nhằm vào các cộng đồng tôn giáo và các nhóm sắc tộc, nhất là người Tatars theo Hồi Giáo, cũng như các vi phạm rộng rãi quyền công dân và nhân phẩm của hàng triệu người.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp không ngừng cầu nguyện và cổ vũ cho hòa bình, và hôm nay, các nhà lãnh đạo của nó kêu gọi Đức Thánh Cha và thế giới giúp chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Cuộc chiến tranh lai căng không hề tuyên chiến đang tiếp diễn, hiện đang bị dư luận thế giới đẩy qua bên lề, đã ảnh hưởng tới 5 triệu người. Nó đã gây ra 10,000 cái chết, hàng chục ngàn thương tích gây tê liệt, và biến hơn hai triệu người thành vô gia cư. Các phương tiện qủy quái của cuộc chiến lai căng đã đem lại cái sốc hậu chấn thương cho hàng trăm ngàn người và gây ra sự thiệt hại mênh mông về kinh tế và xã hội. Phần lớn hạ tầng cơ sở kỹ nghệ của xứ sở đã bị phá hủy và đồng tiền của nó bị mất 2 phần 3 gía trị làm nghèo khổ toàn bộ dân số 45 triệu người. Bản sắc Ukraine đã bị bôi lọ một cách tàn nhẫn bởi chiến dịch tuyên truyền quốc tế tinh vi và được tài trợ hậu hĩnh. Đức Tổng Giam Mục nói rằng “Thưa Đức Thánh Cha, nhân dân đang đau khổ và họ đang chờ vòng tay của Đức Thánh Cha”. “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ ràng rằng ngài sẽ hành động”.
Thế kỷ 20 là một thời đau khổ không thể tả đối với Ukraine. Hai Thế Chiến, các nạn diệt chủng, trận đói kém do kế hoạch nhà nước, và cuộc thanh trừng sắc tộc gây chết chóc cho 15 triệu người. Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, một Giáo Hội mà theo lịch sử luôn liên đới với dân tộc mình và các đau khổ của họ, đã bị Statin đàn áp dã man. Người Xô Viết tìm cách phân rẽ nó với hiệp thông Công Giáo, nhất là với Giám Mục Rôma. Chế độ Stalin đặt Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp ra ngoài vòng pháp luật, biến nó thành giao hội lớn nhất trên thế giới bị ngăn cấm, bằng một hành động bạo lực và thao túng không hợp giáo luật mà các sử gia gọi là “Thượng Hội Đồng Giả Lviv” được tổ chức trong các ngày 8 đến 10 tháng Ba năm 1946. Các nhà cầm quyền Xô Viết giam cầm mọi giám mục, hàng trăm giáo sĩ và hàng chục ngàn tín hữu và chuyển nhượng mọi tài sản của Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp cho Giáo Hội Chính Thống của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoặc trưng dụng nó cho các mục tiêu thế tục.
Nhưng Giáo Hội đã phục hồi cách lạ lùng và đang là một cơ thể triển nở, năng động hoạt động khắp Ukraine và khắp bốn châu lục, với một hàng giáo sĩ trẻ trung và một hàng giáo dân tận tụy được linh hứng bởi gương sáng các vị tử đạo thế kỷ 20.
Đức Tổng Giám Mục thưa với Đức Thánh Cha rằng: “Đối với các người Ukraine thống thuộc các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo khác và ngay cả các công dân thế tục, Đức Thánh Cha là thẩm quyền luân lý hoàn cầu nói lên sự thật. Tiếng nói sự thật này đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Ukraine đang đau khổ. Nếu nhân dân không nghe hay không hiểu tiếng nói này, họ sẽ trở nên mù mờ, lo lắng, và cảm thấy bị bỏ quên. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người ta không thể giải quyết các vấn đề đại kết mà gây hại cho toàn bộ Giáo Hội Công Giáo Đông Phương”.
Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng “Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp sẵn sàng cung cấp việc quản trị có trách nhiệm, trong sáng, có cơ sở đại kết cho sự trợ giúp của quốc tế, phục vụ nhân dân Ukraine bất phân biệt sắc tộc, sở thích chính trị hay ngôn ngữ hoặc thống thuộc tôn giáo. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác vào kế hoạch được phối trí tốt gồm các cơ quan của chính phủ và không của chính phủ. Đau khổ hiện nay đã đủ rồi. Ta có thể phòng ngừa nó. Hàn gắn nó. Ta hãy biến ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’ thành một thực tại cho dân tộc Ukraine”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Văn Hóa Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney 2016
Diệp Hải Dung
09:53 07/03/2016
Ngày Văn Hóa Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney 2016
Tối Chúa Nhật 06/03/2016 khoảng hơn 700 người đã đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Heights Sydney tham dự Ngày Văn Hóa của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney với chủ đề “ Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân” nhân dịp kỷ niện ghi dấu 40 năm đời Linh Mục, 43 năm Ca trưởng, 45 năm sáng tác, ghi dấu tác phẩm thứ 83 Hành Trình Với Mẹ của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi.
Xem Hình
Trước khi khai mạc, 4 MC Minh Châu, Trường Giang, Bích Ngọc và Công Khanh giới thiệu nhạc phẩm Hành Trang Tuổi Trẻ do các ca viên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng hợp ca để chào mừng qúy Cha, quý Sơ, quý Quan khách và mọi người. Sau đó khai mạc tất cả mọi người trong nhà hàng đều đứng nghiêm trang với nghi thức chào cờ Úc Việt và Cờ Đức Mẹ.
Anh Nguyễn Quốc Hào Liên Ca Đoàn trưởng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự Ngày Văn Hóa với chủ đề Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân 2016. Kế tiếp Cha Nguyễn Khoa Toàn, Cựu Tuyên úy Trưởng CĐCGVN TGP Sydney, lên phát biểu và chia sẻ về Ngày Văn Hóa và phát hành tác phẩm. Cha Toàn khen ngợi Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã gặt hái và đóng góp lớn rất nhiều cho Cộng Đồng về sự bảo tồn văn hóa Việt Nam và chính những đại tác phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi là những món qùa tinh thần hữu ích giúp cho mọi người.
Sau đó là nghi thức phát hành đại tác phẩm, quý Cha Paul Văn Chi, Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, cùng quý Cựu Liên Ca Đoàn Trưởng Giuse Vũ Đức Thắng, Andrew Trần Đăng Cao, Giuse Nguyễn Quốc Hào, Giuse Hoàng Minh Hùng, cùng mở tấm vải phủ tác phẩm Hành Trình Với Mẹ để ra mắt mọi người. Cha Paul Văn Chi cám ơn Mẹ Maria La Vang đã ban cho Cha cùng với Liên Ca Đoàn được có ngày hôm nay để ra mắt và phát hành đại tác phẩm Hành Trình Với Mẹ như một lời Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân và Cha ngỏ lời cám ơn 16 Ca đoàn đã sinh hoạt trong Cộng Đồng xuyên suốt hơn 27 năm qua được gói ghém và thể hiện trong đại tác phẩm Hành Trình Với Mẹ, sẽ được phân phát cho tất cả các anh chị em ca viên trong Liên Ca Đoàn và quý quan khách gồm: Đại Tác Phẩm Hành Trình Với Mẹ ghi dấu những nơi Đức Mẹ hiện ra trên thế giới. DVD Documentary một tài liệu giá trị. DVD Karaoke , và Double CDs góp nhặt 30 ca khúc cảm tạ tri ân…
Tiếp đến là phần văn nghệ do các anh chị em trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tứ Ca, Hợp Ca, vũ và nhạc cảnh với những nhạc phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi như Ca Dao Mẹ Dịu Hiền, Tìm Về Mẹ Yêu, Chiều Mưa Cầu Mẹ, Tình Hồng Dâng Hiến..v..v..
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney và anh Hà Cao Thắng Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Ca Đoàn và Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi. Ngoài ra còn có các quan khách trong Cộng Đồng, các cơ quan truyền thông báo chí, VietCatholic, đài SBTN, đài Vietface TV, Văn Nghệ Tuần Báo, Dân Việt cũng tham dự
Chương trình văn nghệ còn lồng thêm phần xổ số lấy hên may mắn và tặng quà cho người may mắn. Trước khi kết thúc bế mạc một lần nữa, Chị Đinh Thị Nhung đại diện Liên Ca đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, qúy quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Ngày Văn Hóa với Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria La Vang chúc lành cho tất cả mọi người và Liên Ca đoàn cùng hợp ca nhạc phẩm Gần Nhau Trao Cho Nhau kết thúc bế mạc Ngày Văn Hóa Liên Ca Đoàn 2016.
Diệp Hải Dung
Tối Chúa Nhật 06/03/2016 khoảng hơn 700 người đã đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Heights Sydney tham dự Ngày Văn Hóa của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney với chủ đề “ Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân” nhân dịp kỷ niện ghi dấu 40 năm đời Linh Mục, 43 năm Ca trưởng, 45 năm sáng tác, ghi dấu tác phẩm thứ 83 Hành Trình Với Mẹ của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi.
Xem Hình
Trước khi khai mạc, 4 MC Minh Châu, Trường Giang, Bích Ngọc và Công Khanh giới thiệu nhạc phẩm Hành Trang Tuổi Trẻ do các ca viên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng hợp ca để chào mừng qúy Cha, quý Sơ, quý Quan khách và mọi người. Sau đó khai mạc tất cả mọi người trong nhà hàng đều đứng nghiêm trang với nghi thức chào cờ Úc Việt và Cờ Đức Mẹ.
Anh Nguyễn Quốc Hào Liên Ca Đoàn trưởng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự Ngày Văn Hóa với chủ đề Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân 2016. Kế tiếp Cha Nguyễn Khoa Toàn, Cựu Tuyên úy Trưởng CĐCGVN TGP Sydney, lên phát biểu và chia sẻ về Ngày Văn Hóa và phát hành tác phẩm. Cha Toàn khen ngợi Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã gặt hái và đóng góp lớn rất nhiều cho Cộng Đồng về sự bảo tồn văn hóa Việt Nam và chính những đại tác phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi là những món qùa tinh thần hữu ích giúp cho mọi người.
Sau đó là nghi thức phát hành đại tác phẩm, quý Cha Paul Văn Chi, Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, cùng quý Cựu Liên Ca Đoàn Trưởng Giuse Vũ Đức Thắng, Andrew Trần Đăng Cao, Giuse Nguyễn Quốc Hào, Giuse Hoàng Minh Hùng, cùng mở tấm vải phủ tác phẩm Hành Trình Với Mẹ để ra mắt mọi người. Cha Paul Văn Chi cám ơn Mẹ Maria La Vang đã ban cho Cha cùng với Liên Ca Đoàn được có ngày hôm nay để ra mắt và phát hành đại tác phẩm Hành Trình Với Mẹ như một lời Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân và Cha ngỏ lời cám ơn 16 Ca đoàn đã sinh hoạt trong Cộng Đồng xuyên suốt hơn 27 năm qua được gói ghém và thể hiện trong đại tác phẩm Hành Trình Với Mẹ, sẽ được phân phát cho tất cả các anh chị em ca viên trong Liên Ca Đoàn và quý quan khách gồm: Đại Tác Phẩm Hành Trình Với Mẹ ghi dấu những nơi Đức Mẹ hiện ra trên thế giới. DVD Documentary một tài liệu giá trị. DVD Karaoke , và Double CDs góp nhặt 30 ca khúc cảm tạ tri ân…
Tiếp đến là phần văn nghệ do các anh chị em trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tứ Ca, Hợp Ca, vũ và nhạc cảnh với những nhạc phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi như Ca Dao Mẹ Dịu Hiền, Tìm Về Mẹ Yêu, Chiều Mưa Cầu Mẹ, Tình Hồng Dâng Hiến..v..v..
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney và anh Hà Cao Thắng Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Ca Đoàn và Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi. Ngoài ra còn có các quan khách trong Cộng Đồng, các cơ quan truyền thông báo chí, VietCatholic, đài SBTN, đài Vietface TV, Văn Nghệ Tuần Báo, Dân Việt cũng tham dự
Chương trình văn nghệ còn lồng thêm phần xổ số lấy hên may mắn và tặng quà cho người may mắn. Trước khi kết thúc bế mạc một lần nữa, Chị Đinh Thị Nhung đại diện Liên Ca đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, qúy quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Ngày Văn Hóa với Tâm Tình Cảm Tạ Tri Ân. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria La Vang chúc lành cho tất cả mọi người và Liên Ca đoàn cùng hợp ca nhạc phẩm Gần Nhau Trao Cho Nhau kết thúc bế mạc Ngày Văn Hóa Liên Ca Đoàn 2016.
Diệp Hải Dung
Gia đình Kiệm Tân thăm các cháu cô nhi Kontum
Trương Trí
10:26 07/03/2016
GIA ĐÌNH KIỆM TÂN MANG TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA ĐẾN VỚI CÁC CHÁU CÔ NHI KON TUM
Gia đình Kiệm Tân là một tập thể đến từ nhiều Giáo xứ thuộc vùng Gia Kiệm, Gia Tân, Giáo phận Xuân Lộc. Là những con người gồm cả những thanh niên cho đến những cụ già trên 80 tuổi, họ có một điểm chung là yêu thương tha nhân như chi lời Chúa Giêsu đã dạy.
Xem Hình
Nhân dịp Mùa Chay cũng là những ngày đầu năm mới, Gia đình Kiệm Tân theo sự mời gọi của Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã mang Lòng Thương xót của Chúa đến với các cháu cô nhi vùng Kon Tum đang được các Nữ tu dòng Ảnh Phép lạ nuôi dưỡng. Những phần quà được trao cho Nhà Mẹ và các nhà Vinh Sơn gồm: 1.500kg gạo; 350kg mì tôm; 2 thùng sữa tươi; 35 bao quần áo; 2 bao giày dép; 4 thùng bánh kẹo và bút viết cùng nhiều vật phẩm khác. Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc công ty Gốc Thịnh là một người lương dân ở Sài Gòn, khi nghe tin đoàn đi tặng quà cũng đã gởi tặng 100kg mì tôm. Ngoài những phần quà, khi đến thăm những Nhà Cô nhi, một số người đã cảm thông hoàn cảnh khó khăn của các Nữ tu nên đã trao tặng một số tiền để giúp các nữ tu có điều kiện chăm lo cho các cháu, tổng số tiền cũng lên đến gần 10 triệu đồng.
Sau khi thăm và tặng quà cho các cháu, đoàn đã hành hương viếng Đức Mẹ Măng Đen, Mẹ của Lòng Thương xót. Đoàn đã kính cẩn lần lượt dâng lên Mẹ những nén hương thơm và sốt sắng dâng tràng chuỗi Mân Côi tạ ơn Mẹ đã gìn giữ đoàn bình an trên suốt chặng đường hơn 1 ngàn cây số.
Về đến Hội Dòng Ảnh Phép lạ thì trời đã tối và khá mõi mệt nhưng mọi người cũng đã sốt sắng hiệp với Hội Dòng tham dự 24 giờ Chầu Thánh Thể theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha.
Đến 20 giờ, đoàn chuẩn bị ăn cơm thì Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kontum, Phêrô Nguyễn Vân Đông đã đến thăm và nhận 50 phần quà gồm gạo, mì tôm và quần áo mà đoàn đã dành riêng cho Ngài để giúp các bản làng xa xôi.
Sáng Chúa Nhật thứ IV mùa Chay, sau Thánh lễ, đoàn đã đến chào thăm Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị. Ngài đã ân cần thăm hỏi và ban Phép lành chúc mọi người lên đường bình an. Ngài cũng mong Đoàn cố gắng quan tâm giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn của Kon Tum này.
Trương Trí
Gia đình Kiệm Tân là một tập thể đến từ nhiều Giáo xứ thuộc vùng Gia Kiệm, Gia Tân, Giáo phận Xuân Lộc. Là những con người gồm cả những thanh niên cho đến những cụ già trên 80 tuổi, họ có một điểm chung là yêu thương tha nhân như chi lời Chúa Giêsu đã dạy.
Xem Hình
Nhân dịp Mùa Chay cũng là những ngày đầu năm mới, Gia đình Kiệm Tân theo sự mời gọi của Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã mang Lòng Thương xót của Chúa đến với các cháu cô nhi vùng Kon Tum đang được các Nữ tu dòng Ảnh Phép lạ nuôi dưỡng. Những phần quà được trao cho Nhà Mẹ và các nhà Vinh Sơn gồm: 1.500kg gạo; 350kg mì tôm; 2 thùng sữa tươi; 35 bao quần áo; 2 bao giày dép; 4 thùng bánh kẹo và bút viết cùng nhiều vật phẩm khác. Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc công ty Gốc Thịnh là một người lương dân ở Sài Gòn, khi nghe tin đoàn đi tặng quà cũng đã gởi tặng 100kg mì tôm. Ngoài những phần quà, khi đến thăm những Nhà Cô nhi, một số người đã cảm thông hoàn cảnh khó khăn của các Nữ tu nên đã trao tặng một số tiền để giúp các nữ tu có điều kiện chăm lo cho các cháu, tổng số tiền cũng lên đến gần 10 triệu đồng.
Sau khi thăm và tặng quà cho các cháu, đoàn đã hành hương viếng Đức Mẹ Măng Đen, Mẹ của Lòng Thương xót. Đoàn đã kính cẩn lần lượt dâng lên Mẹ những nén hương thơm và sốt sắng dâng tràng chuỗi Mân Côi tạ ơn Mẹ đã gìn giữ đoàn bình an trên suốt chặng đường hơn 1 ngàn cây số.
Về đến Hội Dòng Ảnh Phép lạ thì trời đã tối và khá mõi mệt nhưng mọi người cũng đã sốt sắng hiệp với Hội Dòng tham dự 24 giờ Chầu Thánh Thể theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha.
Đến 20 giờ, đoàn chuẩn bị ăn cơm thì Cha Tổng Đại diện Giáo phận Kontum, Phêrô Nguyễn Vân Đông đã đến thăm và nhận 50 phần quà gồm gạo, mì tôm và quần áo mà đoàn đã dành riêng cho Ngài để giúp các bản làng xa xôi.
Sáng Chúa Nhật thứ IV mùa Chay, sau Thánh lễ, đoàn đã đến chào thăm Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị. Ngài đã ân cần thăm hỏi và ban Phép lành chúc mọi người lên đường bình an. Ngài cũng mong Đoàn cố gắng quan tâm giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn của Kon Tum này.
Trương Trí
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thớ xứ Dầu Tiếng, Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
19:00 07/03/2016
THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ THỜ GIÁO XỨ DẦU TIẾNG
Nhà thờ Giáo xứ Dầu Tiếng tọa lạc tại thị trấn Dầu Tiếng, là nơi xa xôi của tỉnh Bình Dương, nơi có hồ nước Dầu Tiếng với dung lượng lớn, đã thu hút nhiều người về định cư, trong đó có nhiều người Công Giáo.
Giáo xứ Dầu Tiếng tọa lạc cách Thành phố Thủ Dầu Một 50 km, cách TP Hồ Chí Minh 80Km về hướng tây bắc, và cách Hồ Dầu Tiếng 7km về hướng nam. Giáo xứ Dầu Tiếng được hình thành từ những năm 1926, do một số giáo dân di cư từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung , được người Pháp tuyển mộ vào để làm công nhân đồn điền cao su Michelin
Xem Hình
9 giờ sáng ngày 6/3/2016, Trong khuôn viên nhà thờ, tiếng kèn đồng, tiếng trống cổ truyền, cùng với tiếng vỗ tay của đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ chào mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục giáo phận Phú Cường, về dâng lễ Tạ ơn và cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới.
Cùng hiệp dâng có Cha xứ Giuse Nguyễn Thái Nghĩ và 7 cha trong hạt Bến Cát. Tham dự có nhiều tu sĩ nam nữ. Quý đại diện Chính quyền tỉnh Bình Dương và huyện Dầu Tiếng, Quý đại diện các tôn giáo bạn và đông đảo bà con giáo dân xa gần.
Trước lễ, Cha xứ Giuse Nguyễn Thái Nghĩ: thay mặt bà con giáo dân trong xứ gửi lời chào đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chính quyền tỉnh huyện và toàn thể bà con hiện diện. Tiếp theo, ông Đại diện hội đồng giáo xứ giới thiệu đôi nết về giáo xứ Dầu Tiếng. Theo đó giáo xứ đã được hình thành và phát triển hơn 100 năm qua, với nhiều thay đổi của thời cuộc. Ngôi nhà thờ cũng cần phát triển theo thời đại, từ phên tre vách nứa đến tường xây tô cột gỗ, số người tham dự thánh lễ cũng hạt chế. Số giáo dân gia tăng cấp số ngàn, vì thế ngôi nhà thờ cũng phải được cơi nới rộng thêm.
Từ 02/07/2013 đến nay : Cha Giuse Nguyễn Thái Nghĩ được Đức Giám Mục bổ nhiệm về nhận xứ, lúc đầu ngài cũng sửa chữa tôn tạo nhiều hạng mục, nhưng cũng vẫn thấy không ổn, bởi vá víu nhiều chỗ, nhất là diện tich nhà thờ đã trở nên nhỏ hẹp không đủ chỗ cho số giáo dân ngày càng tăng. Cuối cùng ngài đã lấy ý kiến giáo dân và đệ trình lên Đức Giám Mục để xin xây lại nhà thờ, với tổng thể công trình nhà thờ, nhà mục vụ, đền đài, công viên theo lối kiến trúc mang nét cổ điển pha lẫn hiện đai, thống nhất và hợp lý, hiệu quả, gồm 800 chỗ ngồi, mái ngói, với tháp chuông cao 42m. (Trích: bài đọc tiểu sử giáo xứ do ông đại diện giáo xứ đọc trong buổi lễ)
Sau phần phụng vụ Lời Chúa và bài giảng Chúa Nhật thứ 4 mùa chay, Đức Cha Giuse đã xuống làm phép diện tích đất xây dựng nhà thờ và viên đá mới. Đức Cha đã rảy nước phép quanh khu đất trong sự hiệp thông cầu nguyện của hơn 1000 người. Đức Cha Giuse làm phép viên đá mới và gắn viên đá vào nền móng, chính thức việc xây ngôi nhà thờ mới đã bắt đầu, cộng đoàn vỗ tay đón mừng sự kiện này.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, xin nhậm lời Dân Chúa đang tha thiết khẩn nguyện cho công trình xây dựng Nhà Chúa được luôn yêu thương và lien kết với nhau. Xin cho công trình này được mau hoàn tất để chúng con có nơi thờ phượng Chúa và lãnh nhận các Mầu Nhiệm Thánh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha chánh xứ Giuse đã có lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chính quyền các câp, quý đại diện các tôn giáo bạn và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng cầu nguyện và ủng hộ việc xây dựng ngôi nhà thờ này. Cha cũng cảm ơn quý ân nhân, quý mạnh thường quân trong và ngoài nước đã góp công góp của cho việc xây dựng nhà thờ cũng như cho buổi lễ hôm nay.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành toàn xá. Ca đoàn hát bài “Ca nguyện xây Thánh Đường”. Bài hát viết riêng cho giáo xứ Dầu Tiếng của nhạc sĩ Hải Nguyễn.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Nhà thờ Giáo xứ Dầu Tiếng tọa lạc tại thị trấn Dầu Tiếng, là nơi xa xôi của tỉnh Bình Dương, nơi có hồ nước Dầu Tiếng với dung lượng lớn, đã thu hút nhiều người về định cư, trong đó có nhiều người Công Giáo.
Giáo xứ Dầu Tiếng tọa lạc cách Thành phố Thủ Dầu Một 50 km, cách TP Hồ Chí Minh 80Km về hướng tây bắc, và cách Hồ Dầu Tiếng 7km về hướng nam. Giáo xứ Dầu Tiếng được hình thành từ những năm 1926, do một số giáo dân di cư từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung , được người Pháp tuyển mộ vào để làm công nhân đồn điền cao su Michelin
Xem Hình
9 giờ sáng ngày 6/3/2016, Trong khuôn viên nhà thờ, tiếng kèn đồng, tiếng trống cổ truyền, cùng với tiếng vỗ tay của đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ chào mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục giáo phận Phú Cường, về dâng lễ Tạ ơn và cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới.
Cùng hiệp dâng có Cha xứ Giuse Nguyễn Thái Nghĩ và 7 cha trong hạt Bến Cát. Tham dự có nhiều tu sĩ nam nữ. Quý đại diện Chính quyền tỉnh Bình Dương và huyện Dầu Tiếng, Quý đại diện các tôn giáo bạn và đông đảo bà con giáo dân xa gần.
Trước lễ, Cha xứ Giuse Nguyễn Thái Nghĩ: thay mặt bà con giáo dân trong xứ gửi lời chào đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chính quyền tỉnh huyện và toàn thể bà con hiện diện. Tiếp theo, ông Đại diện hội đồng giáo xứ giới thiệu đôi nết về giáo xứ Dầu Tiếng. Theo đó giáo xứ đã được hình thành và phát triển hơn 100 năm qua, với nhiều thay đổi của thời cuộc. Ngôi nhà thờ cũng cần phát triển theo thời đại, từ phên tre vách nứa đến tường xây tô cột gỗ, số người tham dự thánh lễ cũng hạt chế. Số giáo dân gia tăng cấp số ngàn, vì thế ngôi nhà thờ cũng phải được cơi nới rộng thêm.
Từ 02/07/2013 đến nay : Cha Giuse Nguyễn Thái Nghĩ được Đức Giám Mục bổ nhiệm về nhận xứ, lúc đầu ngài cũng sửa chữa tôn tạo nhiều hạng mục, nhưng cũng vẫn thấy không ổn, bởi vá víu nhiều chỗ, nhất là diện tich nhà thờ đã trở nên nhỏ hẹp không đủ chỗ cho số giáo dân ngày càng tăng. Cuối cùng ngài đã lấy ý kiến giáo dân và đệ trình lên Đức Giám Mục để xin xây lại nhà thờ, với tổng thể công trình nhà thờ, nhà mục vụ, đền đài, công viên theo lối kiến trúc mang nét cổ điển pha lẫn hiện đai, thống nhất và hợp lý, hiệu quả, gồm 800 chỗ ngồi, mái ngói, với tháp chuông cao 42m. (Trích: bài đọc tiểu sử giáo xứ do ông đại diện giáo xứ đọc trong buổi lễ)
Sau phần phụng vụ Lời Chúa và bài giảng Chúa Nhật thứ 4 mùa chay, Đức Cha Giuse đã xuống làm phép diện tích đất xây dựng nhà thờ và viên đá mới. Đức Cha đã rảy nước phép quanh khu đất trong sự hiệp thông cầu nguyện của hơn 1000 người. Đức Cha Giuse làm phép viên đá mới và gắn viên đá vào nền móng, chính thức việc xây ngôi nhà thờ mới đã bắt đầu, cộng đoàn vỗ tay đón mừng sự kiện này.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, xin nhậm lời Dân Chúa đang tha thiết khẩn nguyện cho công trình xây dựng Nhà Chúa được luôn yêu thương và lien kết với nhau. Xin cho công trình này được mau hoàn tất để chúng con có nơi thờ phượng Chúa và lãnh nhận các Mầu Nhiệm Thánh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha chánh xứ Giuse đã có lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chính quyền các câp, quý đại diện các tôn giáo bạn và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng cầu nguyện và ủng hộ việc xây dựng ngôi nhà thờ này. Cha cũng cảm ơn quý ân nhân, quý mạnh thường quân trong và ngoài nước đã góp công góp của cho việc xây dựng nhà thờ cũng như cho buổi lễ hôm nay.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành toàn xá. Ca đoàn hát bài “Ca nguyện xây Thánh Đường”. Bài hát viết riêng cho giáo xứ Dầu Tiếng của nhạc sĩ Hải Nguyễn.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mới Bên Thềm
Thérésa Nguyễn
20:02 07/03/2016
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ngắm hoa tươi nở bên thềm
Tạ ơn Thượng đế Xuân về đâu đây.
(tn)