Phụng Vụ - Mục Vụ
Đủ lớn để đánh cược
Lm Minh Anh
02:02 10/03/2023
ĐỦ LỚN ĐỂ ĐÁNH CƯỢC
“Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa!”.
Pliny the Elder, nhà văn Rôma cùng thời Chúa Giêsu, viết về việc xây một đài tưởng niệm cao hơn 30m: “Hai vạn công nhân kéo dây và cần cẩu. Trách nhiệm và rủi ro thật lớn! Chỉ một sai sót, tháp sẽ đổ, huỷ hoại hàng năm trời làm việc. Vì thế, nhà vua ra lệnh trói con trai của kỹ sư trưởng vào đỉnh tháp; vua nghĩ, nó ‘đủ lớn để đánh cược’ cho trách nhiệm của người kỹ sư!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Đánh cược”, một trong những chủ đề của hai bài đọc Lời Chúa hôm nay! Bài đọc Sáng Thế cho thấy tình yêu quan phòng của Thiên Chúa ‘đủ lớn để đánh cược’ cậu út Giuse; qua cậu, Ngài cứu một dân tộc. Với bài Tin Mừng, ông chủ tự xây dựng vườn nho trước khi giao nó cho tá điền; ông đánh giá nó ‘đủ lớn để đánh cược’ mạng sống của các đầy tớ và cả mạng sống của con trai mình!
Thật thú vị, do lòng dạ xấu xa của những con trai Giacóp, Giuse bị bán sang Ai Cập như một nô lệ; nhưng, chính Giuse, đã là người được sai đi để chuẩn bị cho việc cứu sống cả một dân tộc. Thánh Vịnh đáp ca xác nhận bí nhiệm này, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Giuse chính là hình ảnh báo trước Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ Thế Giới sẽ cứu sống đời đời cả một nhân loại.
Vườn nho ở đây cũng là hình ảnh của Hội Thánh mà Thiên Chúa đang đặt vào tay của bạn và tôi. Ngài không chỉ giao một công việc để làm, nhưng còn trao cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời linh hồn của những người khác một cách bí ẩn! Với tất cả tình yêu thương, ông chủ đã dành cho khu vườn nhà mình những gì tốt đẹp nhất; dựng rào dậu bên ngoài, xây bồn ép bên trong, đặt tháp canh ở giữa. Ông không ở lại để giám sát chặt chẽ các tá điền; thậm chí, không đặt ra các quy tắc hay chỉ định các phương pháp; ông để các tá điền tự làm tất cả khi họ thấy phù hợp. Cũng thế, Thiên Chúa giao vườn nho Hội Thánh cho chúng ta; Ngài ban Thánh Thần để trợ giúp; Ngài biết, làm việc vườn nho của Ngài là một việc vô cùng khó khăn, và Ngài kiên nhẫn đồng hành với những thất bại của mỗi người.
Và còn hơn thế, mỗi ngày, qua các Bí Tích; đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hoà Giải, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, Ngài làm mọi thứ có thể để chống lại chủ nghĩa ích kỷ và truyền cảm hứng bằng sự hiểu biết và lòng thương xót. Lòng nhân ái của Thiên Chúa thật vô bờ, nó ‘đủ lớn để đánh cược’ với tội lỗi con người!
Anh Chị em,
“Ông cho tá điền canh tác”. Thiên Chúa trao vườn nho Hội Thánh cho bạn và tôi để chúng ta canh tác; Ngài biết, ân sủng và Thánh Thần của Ngài đủ sức làm những gì còn lại. Hội Thánh là của Chúa; các cộng đoàn lớn nhỏ là của Chúa, cũng như thân xác và linh hồn mỗi người là của Chúa! Dù đó là một giáo hội địa phương, một cộng đoàn hay một gia đình… thì Thiên Chúa vẫn là chủ; không phải chúng ta! Đúng thế, những gì Ngài trao thật quá vĩ đại. Ngài đang rất kỳ vọng nơi mỗi người chúng ta! Vì thế, đừng làm Ngài thất vọng; trái lại, bạn và tôi hãy cộng tác với ân sủng mà trổ sinh hoa trái thiêng liêng trong chính bản thân mình và giúp người khác trổ sinh hoa trái trong chính họ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, sứ mạng xây dựng Hội Thánh của con thật lớn lao; cho con xác tín rằng, sứ mạng đó đủ lớn để con dám đánh cược cả cuộc sống con, những hy sinh lớn nhỏ của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Khát vọng
Lm Thái Nguyên
02:24 10/03/2023
SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 3 MC A
https://www.youtube.com/watch?v=rxBCRAJoxys
KHÁT VỌNG
Chúa Nhật III Mùa Chay : Ga 4, 5-42.
Suy niệm
Khi đi trong sa mạc khô cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung, đoàn dân Chúa xưa trong hoang địa mới cảm thấy cái khát hành hạ người ta đến độ nào, và nhu cầu được uống nước mới bức xúc làm sao. Chính khi bị cơn khát dày vò mà họ vùng lên nổi loạn, đổ lỗi cho Môsê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy, và đòi đem vị lãnh tụ nầy ra mà ném đá (x. Xh 17, 3-7). Ngoài những cơn khát tự nhiên, con người còn có một khao khát siêu nhiên, là một khát vọng vô biên, mà không có gì làm cho no thoả. Dù có được tất cả thế gian này, thì cũng chỉ là bụi bay trong phút chốc. Mọi sự chỉ là phù vân.
Người phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng cũng đã từng trải qua cơn khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng, nhưng rồi phải lần lượt chia tay, để ở tiếp với người thứ sáu. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y như đi lấy nước. Ngày nào cũng phải lặn lội đến giếng nước xa, múc cho đầy vò rồi ngày hôm sau lại khát. Ông tổ triết hiện sinh là Arthur Schopenhauer (1788-1860) cho rằng: “Những lạc thú mà thế gian cống hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói”. Cha Anthony de Mello cũng nhận định tương tự: “Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả mãn, thoả mãn - khát khao… cứ tiếp diễn mãi không cùng”, càng về sau lại càng tăng “đô” hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu đốt vì ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
Bất ngờ một ngày giữa trưa nắng cháy, người phụ nữ này gặp được Đức Giêsu đang ngồi nghỉ bên bờ giếng Giacóp. Ngài xin chị: “Cho tôi chút nước uống!”. Chị ta rất ngạc nhiên: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?”. Lời chị nói nhắc lại cuộc bất hòa giữa hai dân tộc Do Thái và Samari đã có từ hơn 400 năm, nhưng vẫn ngấm ngầm gây oán ghét và hận thù. Đức Giêsu đã xóa bỏ sự bất hòa này bằng một thái độ khiêm tốn và bằng cách mở ra một cuộc đối thoại chân thành. Ngài còn phá bỏ sự chia rẽ khi tiếp xúc riêng tư với một người phụ nữ Samari giữa nơi công cộng, mà lại là người không tốt đẹp gì. Hành động của Đức Giêsu là một cuộc cách mạng, nhằm phá vỡ các hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, đồng thời phá vỡ các lề thói chính thống của Do Thái giáo, bằng tình yêu thương và lòng kính trọng giữa người với người.
Câu chuyện đột nhiên xoay chiều, khi Đức Giêsu cho chị ta biết, Ngài có một thứ nước lạ lùng, uống vào không còn khát nữa.
Người phụ nữ vội vã xin Ngài thứ nước kỳ diệu đó. Cũng như Nicôđêmô hiểu sai về việc tái sinh, người phụ nữ này cũng hiểu câu nói của Đức Giêsu hoàn toàn theo nghĩa đen. Cũng có thể lời nài xin của chị mang tính khôi hài, như muốn giễu cợt về nước hằng sống. Nhưng khi Đức Giêsu bảo: “Chị hãy gọi chồng chị lại”, thì lúc đó chị mới sững sờ nhận ra một sự thật là Đức Giêsu đã biết tất cả tình cảnh của chị, và chị thốt lên: “Tôi thấy ông thật là một ngôn sứ…” Chị biết là mình đã gặp được người của Thiên Chúa, nên đã trút hết nỗi lòng mình cho Đức Giêsu, không còn nghi ngại gì, và chị cũng nói lên vấn đề việc thờ phượng Thiên Chúa ở đâu mới là chính đáng?
Đức Giêsu đã trả lời rõ ràng: sự thờ phượng Thiên Chúa không còn giới hạn vào một nơi chốn nào cả. Tâm hồn con người chính là nơi quan trọng nhất để Thiên Chúa ngự trị, vì thế “Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật”.
Chị còn nói về một Đấng Kitô, khi Ngài đến sẽ loan báo cho họ biết rõ mọi sự. Đức Giêsu liền trả lời:“Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. Quá vui mừng, chị chạy về loan báo cho dân làng là mình đã gặp Đấng Kitô. Khi dân chúng ra gặp Ngài, họ cũng cảm nhận và xác tìn rằng: “Ngài thật là Đấng cứu độ trần gian”.
Qua người phụ nữ Samari, Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta: Ngài là Mạch Nước trường sinh. Thánh Augustinô sau những năm dài mê man tìm kiếm danh lợi và lạc thú trần gian, rồi cũng đến lúc chê chán, và biết bao người khác cũng thế. Cuối cùng, ngài mới khám phá ra Thiên Chúa là suối nguồn hạnh phúc của đời mình. Ai cũng mang trong mình một khát vọng vô biên, mà không gì trên thế gian này có thể lấp đầy ngoài một mình Thiên Chúa. Đúng như lời nguyện của thánh Augustinô:“Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên hồn con luôn băn khoăn thao thức, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.”
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Tâm hồn con vẫn có những khát khao,
nhưng mấy khi hiểu điều mình khao khát,
có ý nghĩa và giá trị gì không,
hay vùi mình trong bùn sâu danh vọng,
vì không nghe tiếng Chúa tự cõi lòng,
đang khơi nguồn cho khát vọng vô biên.
Con chỉ muốn chiếm ngay điều trước mắt,
bằng mọi giá để nắm bắt thành công,
nên biến những khát vọng thành tham vọng,
chứ không thành điều tốt như Chúa mong.
Ít khi con đối diện với chính mình,
để thấy điều đang diễn biến trong tâm,
và khi thiếu những giây phút lặng trầm,
con làm thành cuộc đua không đích điểm.
Nội tâm con không thiếu những rẽ phân,
những nhập nhằng và bon chen sân hận,
con xấu hổ nên che lấp bản thân,
nhưng rồi ánh sáng Chúa đã phơi trần.
Xin Chúa làm mới lại đời con,
biết được điều con phải trở bước,
hiểu được điều con phải trở về,
nghe được điều con phải trở nên,
thấy được điều con phải trở thành.
Cho con vượt lên khao khát tầm thường,
đừng lụy vướng vào tình trường thế tục,
mà lo đạt tới Chúa nguồn tình thương,
Đấng cho con được no thỏa miên trường. Amen.
Ai có thể làm đầy cơn khát ?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:16 10/03/2023
AI CÓ THỂ LÀM ĐẦY CƠN KHÁT?
CN 3 MÙA CHAY NĂM A
Nội dung Lời Chúa ba Chúa nhật đầu mùa Chay có liên hệ mật thiết.
- Chúa nhật I: bốn cuộc cám dỗ cho ba con người. Chỉ với cuộc cám dỗ đầu, tổ tông ngã nhào vì bất tuân lời Thiên Chúa, ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình.
Ba cuộc cám dỗ còn lại xảy ra với Chúa Giêsu. Chúa chiến thắng ngoan cường nhờ không ngừng sống Lời Thiên Chúa, không ngừng hiến thân cho Thiên Chúa, cho trần gian, cho công trình cứu chuộc dành cho trần gian.
Như vậy, có đến hai tấm gương phạm tội của Ađam, Evà, và chỉ có một tấm gương chiến thắng của Chúa Giêsu.
Dù là gương chiến thắng hay chiến bại trong cám dỗ, tất cả trở thành bài học kinh nghiệm dạy ta ra khỏi chính mình, sống cho Thiên Chúa, cho anh em và luôn trung thành tuân giữ Lời Thiên Chúa.
- Chúa nhật II: Đức tin chịu thử thách. Tổ phụ Abraham vâng lệnh Thiên Chúa, bỏ nhà, bỏ quê hương ra đi, bắt đầu chuỗi xin vâng trong nhiều biến cố đau đớn diễn ra suốt đời Tổ phụ.
Còn các thánh tông đồ, dù chứng kiến cuộc hiển dung vinh quang của Chúa, nhưng đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua. Các ngài phải xuống núi, phải trở về đời thực, và sẽ nếm trải nhiều thử thách lớn và đau đớn khi cùng Chúa Giêsu chấp nhận Thánh giá, không phải một thoáng qua, không là một ngày một buổi, nhưng liên tục xin vâng trong suốt quảng đời còn lại của mình.
Qua mẫu gương sống đức tin của tổ phụ Abraham, của các thánh tông đồ, Hội Thánh muốn ta vững vàng trong thử thách bằng sự cậy trông vào Chúa, dám để Chúa dẫn dắt đời mình.
- Hôm nay, Chúa nhật III: Qua gặp gỡ, đối thoại cùng phụ nữ Samari ở giếng Giacob, Chúa mạc khải, Chúa là sự sống và sự sống trường sinh.
Sự sống trường sinh Chúa ban cho chị khi thức tỉnh tâm hồn chị, giúp chị nhận ra tình trạng tội lỗi. Chúa cũng ban cho chúng ta chính sự sống ấy.
Như mọi anh chị em của mình, cũng là người, Kitô hữu dù bước theo Chúa Kitô, Đấng là chính sự sống và trao ban sự sống, vẫn không thoát khỏi những cám dỗ làm chao đảo đức tin. Có lúc vì yếu đuối, nông nổi, họ đã sa ngã thật. Sa ngã cách đớn đau như Ađam, Evà xưa.
Người Kitô hữu cũng không được đặt bên ngoài những thử thách của đời sống. Như Tổ phụ Abraham và các tông đồ, dù chân thành theo Chúa, đức tin người Kitô hữu cần được trui rèn, cần được giáo dục qua những thử thách.
Tuy nhiên, họ có lý tưởng cao cả vượt lên trên mọi thứ có thể cảm nhận, nhìn ngắm hay cầm nắm, dù những thứ ấy quý giá đến đâu. Lý tưởng cao cả ấy là sự sống trường sinh do đức tin mách bảo. Sự sống trường sinh chính là mong ước tương lai, là hy vọng vĩnh cửu, là lẽ sống của những ai tin vào Chúa và sống đức tin của mình.
Chỉ có Chúa Kitô, Nguồng Sống thật mà họ trao gởi hết tình yêu, hết niềm tin, trọn bản thân, trọn cuộc đời, mới thỏa mãn niềm thao thức trường sinh.
Vì thế, họ nỗ lực từng ngày vượt qua mọi cám dỗ, đạp trên mọi thử thách để đoạt bằng được chính Chúa, sự sống trường sinh của họ.
Chính Chúa Kitô ban ơn cần thiết để họ mạnh mẽ và can đảm sống niềm khát khao vĩnh cửu bằng tất cả lương tâm lương thiện và thánh thiện của mình.
Câu chuyện về sự gặp gỡ giữa Chúa và phụ nữ xứ Samari trên bờ giếng Giacop có một chi tiết nghịch lý thú vị, rất quan trọng đáng chúng ta lưu ý nhằm đánh thức ý thức hướng thiện của mình.
Chi tiết quan trọng đó là: Người xin nước uống trở thành người trao ban; còn người cho nước trở thành người lãnh nhận.
Chị, người được Chúa xin nước, lại là người lãnh nhận kho tàng không thể có bất cứ điều gì so sánh. Kho tàng ấy là chính Chúa, mạch suối trao ban sự trường sinh, đó là được sống chính sự sống của Chúa, sống vĩnh cửu.
Đường xa, Chúa khát nước, xin người phụ nữ cho chút nước giải khát.
Bằng hành động xin nước, Chúa giúp chị, cũng là giúp chúng ta khám phá cơn khát của mình: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: xin cho tôi uống nước, thì chắc bà sẽ xin Người và Người sẽ cho bà nước hằng sống”.
Chúa tiếp tục dẫn chúng ta vào chiếm hữu sự sống trường sinh: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Vẫn chưa đến lúc chấm hết. Càng đi xa hơn với Chúa, con người càng được phát triển đức tin. Chị phụ nữ thật thà bật thốt với tất cả lòng thành: “Tôi biết Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”.
Chỉ chờ một lời tuyên xưng quả cảm như thế, Chúa Giêsu tỏ lộ trọn vẹn bản thân: “Đấng ấy chính là Ta, người đang nói với bà đây”.
Phúc lớn cho chị vì đã vui lòng chấp nhận để Chúa dẫn lối. Và cũng sẽ phúc cho chúng ta, nếu biết mở rộng lòng đón nhận Chúa, đón nhận lời mạc khải, nhờ đó Chúa đưa chúng ta vào sự thật muôn đời bất tử là chính Chúa.
Hóa ra cần đến nước nhưng không phải là nước. Trong hoàng cảnh này, nước chỉ là biểu tượng của sự sống trường sinh. Và Chúa Giêsu, người đến xin nước không phải để uống nước, nhưng để trao ban chính mình.
Khai mở bằng một cơn khát nước của Đấng Cứu Chuộc, nhưng kết thúc không phải là một cơn, mà là cả một niềm khao khát mãnh liệt vươn tới tình yêu vĩnh cửu, vươn tới sự sống thường hằng và bình an đích thực của người đã có thể ý thức mình tội lỗi.
Bằng một cơn khát thể lý của Đấng Cứu Chuộc, đã có thể tạo đà cho nhân loại đi tới một cơn đói khát tâm linh, cần thiết để chuẩn bị nhân loại mở lòng đón nhận ơn cứu chuộc là chính Đấng Cứu Chuộc.
Hóa ra từ sự khát nước, Chúa dẫn ta đến chân lý: Tìm cách bù trừ khát vọng tâm linh bằng bất cứ sự thỏa mãn trần gian, thỏa mãn dục tính, thỏa mãn đam mê nào ngoài Thiên Chúa, người ta sẽ chới với, sẽ hụt hẫng, sẽ trống vắng, sẽ càng lúc càng đói khát hơn.
Cơn khát tâm linh, chỉ có Đấng thuộc về tâm linh mới có thể lấp đầy.
Cơn khát nước thể lý không làm người ta chết, nhưng để mình bị đói khát, thiếu thốn Thiên Chúa, người ta sẽ chết đời đời.
Cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề nước, nhưng mục đích cuối cùng không dẫn đến việc uống nước, lại dẫn đến việc nhìn lại cả quá khứ tội lỗi còn đang kéo dài đến hiện tại của một con người, giúp con người ấy ý thức mình để mà vươn lên, để mà lãnh nhận ơn bình an.
Kết thúc cho cả chủ đề liên tục trong ba Chúa nhật đầu mùa Chay: vượt thắng cám dỗ, vượt thắng thử thách để tiến đến chính Chúa Giêsu là nguồn hy vọng trường sinh của chúng ta, Hội Thánh mời gọi hãy sống mùa Chay một cách thiết thực bằng cách gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và để cho Lời ấy thấm vào con tim khối óc của mình.
Chỉ như thế, ta mới đạt được điều mà chị xứ Samari đạt được: hoán cải đời mình để tiến đến cùng Thiên Chúa, Đấng trao ban sự sống trường sinh cho ta.
Giếng tình yêu hằng sống
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:21 10/03/2023
GIẾNG TÌNH YÊU HẰNG SỐNG
Giếng là nơi người ta đến lấy nước uống, rồi gặp gỡ trò chuyện và nảy sinh tình yêu với nhau. Như thế, giếng cũng mang đặc điểm giống nhà thờ là nơi chúng ta đến uống nước hằng sống, gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, rồi nảy sinh tình mến Chúa yêu người. Chúa Giêsu thỏa mãn cơn khát yêu thương của nhân loại.
1. Khát nước. Nước đem sự sống. Không có nước thì chết. Nên khát nước là dấu chỉ diễn tả khao khát sự sống. Tuy nhiên, nước mới chỉ mang lại sự sống cho con người như sự sống sinh học của cây cối và động vật. Con người có sự sống cao hơn nên khao khát nhiều thứ mãnh liệt hơn như: khát tiền bạc, khát quyền lợi, khát danh vọng, khát tự do, khát công lý, khát hạnh phúc, và nhất là khát tình yêu.
2. Khát tình. Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa là tình yêu. Nên trong sâu thẳm lòng người luôn có một cơn khát vô biên, đó là khao khát tình yêu, điều này cũng được diễn tả thi vị trong câu ca dao: “Qua bờ giếng, liệng bờ ao. Nước thì không khát, khát khao duyên nàng.” Câu chuyện bên bờ giếng cho thấy người phụ nữ không chỉ khát nước, mà còn khát tình người, tình Chúa. Tình yêu Chúa không phải là thỏa mãn những thèm thuồng khoái cảm thân xác mà là sự no thỏa hạnh phúc tâm hồn. Tình yêu Chúa không như trung tâm mua sắm nhằm thỏa mãn cơn khát sở hữu vật chất mà như một trung tâm từ thiện mở lòng cho đi, đem hạnh phúc cho người khác.
Thánh Augustinô đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, tâm hồn con luôn khao khát cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Thánh nhân khao khát Chúa, còn tôi đang khao khát điều gì? Khát nước tự nhiên thì mở vòi, mở miệng uống, nhưng khát nước hằng sống Giêsu thì phải mở Lời Chúa, mở tâm lòng mới uống được. Amen.
Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
10:04 10/03/2023
Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình
(Suy niệm Chúa nhật 3 Mùa Chay)
Đức Ki-tô là Thiên Chúa Tình Yêu đến với nhân loại tội lỗi. Ngài là Thiên Chúa đi tìm gặp gỡ và hiệp hành với con người. Mang bản tính Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại và để cứu độ nhân loại tội lỗi, Ngài đã chấp nhận hạ mình xuống để làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Một cuộc rời bỏ địa vị từ trời cao, vị trị Thiên Chúa cao sang để mang thêm bản tính loài người, giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để cứu độ con người. Một sự hiệp hành mang tính đồng hành và nối kết. Một sự hiện diện mang lại niềm vui và bình an trọn vẹn cho con người.
Là Thiên Chúa luôn yêu thương nên luôn mong muốn cho tạo vật của mình được hạnh phúc. Vì thế, trong mọi cách thế, Thiên Chúa, tức là Đức Giê-su đã có mặt ở trần gian để nhằm gặp gỡ, kêu gọi và ban ơn lành cho con người, nhất là những ai đang còn nằm trong bóng tối của sự dữ và tội lỗi do ma quỷ gây nên. Quả thật, Thiên Chúa không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn cho nó ăn năn sám hối để được sống. Tâm tình mà Thiên Chúa luôn sẵn có đó là tâm tình tha thứ và yêu thương; là bao dung và đón nhận hơn là loại trừ và giết chết.
Nơi hình ảnh của ngày Chúa nhật 3 Mùa Chay hôm nay, chúng ta bắt gặp một vị Thiên Chúa rất gần gũi và thân thiện nơi con người Giê-su. Ngài đã đích thân đến gặp con người, ngang qua hình ảnh của người phụ nữ Samari. Với nghệ thuật khéo léo của một nhà truyền giáo lý tưởng, Đức Giê-su đã dùng cách thức đơn giản để bắt chuyện và gặp gỡ người ngoại giáo: đó là xin nước uống của chị. Chị ta đã ngăn cản Ngài ngay liền vì khoảng cách không thể chấp nhận giữa người Do Thái và người Samari. Hai đối thủ không đội trời chung từ lâu lắm rồi. Hoặc bên này hiện diện hoặc bên kia, chứ không thể hiện diện với nhau và đối thoại với nhau. Nhưng Giê-su này lại cả gan dám vượt qua ranh giới của sự khác biệt này để nói chuyện và xin nước người phụ nữ này. Phải chăng đây là vấn đề mà Đức Giê-su muốn làm sáng tỏ và phá đi những ngăn cách không mấy tốt đẹp bấy lâu. Vì là Thiên Chúa tình yêu và nối kết, nên ở đâu Thiên Chúa hiện diện, ở đó không có sự chia rẽ và hận thù. Đức Giê-su hiện diện là để kết nối giữa dân ngoại với người Do Thái. Hay nói rõ hơn, ơn cứu độ của Thiên Chúa là ơn cứu độ phổ quát. Ngay ở giây phút gặp gỡ này, chúng ta đã thấy có sự biến đổi rõ ràng: biến đổi từ cái hận thù thành cái yêu thương; biến đối từ cái ngăn cách – từ khước thành cái nối kết và đón nhận nhau.
Không những vậy, vì là Thiên Chúa thấu suốt mọi tâm can con người nên nơi cái gặp gỡ và đối thoại này, Đức Giê-su đã biết rõ thân phận và quá khứ tội lỗi của người phụ nữ. Cuộc đời cô đã có 5 đời chồng và ngay cả người đàn ông đang sống với cô cũng không phải là chồng của cô. Một sự hiểu biết tự tận căn của lòng người đối với Đức Giê-su, Thiên Chúa toàn năng. Hình ảnh năm đời chồng và sự lộn xộn trong đời sống hôn nhân của người phụ nữ bị lộ diện và bị phát giác nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta cũng không thể che đậy quá khứ tội lỗi của chính mình. Là thân phận con người, nhân vô thập toàn, chúng ta không thể không có tội, có những yếu đuối, những bất xứng, những sa ngã trước mặt Chúa và với tha nhân. Hãy gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô cách chân thành và mau mắn để được đón nhận và chữa lành; để được tha thứ và yêu thương, để biến đổi và hoán cải,… Mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ tất cả nếu chúng ta khiêm tốn đón gặp Đức Giê-su và mau mắn thú tội với Ngài để được xót thương. Quả thật, Thiên Chúa không hề mệt mỏi để tha thứ mọi lỗi lầm và tội phạm của con người, chỉ sợ con người chúng ta ngại đến với Ngài và khước từ lòng thương xót của Thên Chúa. Người phụ nữ đã nhận ra Đức Giê-su là ngôn sứ, là Đấng Ki-tô khi Ngài biết rõ thân phận quá khứ tội lỗi của mình. Niềm tin vào Đức Giê-su nơi người phụ nữ càng xác tín hơn khi cô ta đã nhanh chân chạy về làng để kể cho mọi người biết về những gì cô ta nhận được từ Đức Giê-su. Thật vậy, từ một người xa lạ, có khoảng cách, nay nhờ gặp Đức Giê-su, người phụ nữ đã được biến đổi, biến đổi tận căn. Từ con người nhút nhát, sợ hãi và có quá khứ không mấy tốt đẹp, nay nhờ gặp được Đức Giê-su, người phụ nữ đã thay đổi lối nhìn, thay đổi lòng mình và sẵn sàng trở thành môn đệ cho bà con của mình, là những người ngoại để họ nhận biết về Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ trần gian.
Còn tôi, tôi có sự biến đổi nào chưa từ khi gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô? Tôi có thật sự được biến đổi thật sụ sau mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Bao nhiêu Mùa Chay thánh đã đi qua cuộc đời của tôi, thử hỏi tôi đã tốt hơn không? Tôi có thật sự nhận ra được quá khứ tội lỗi của tôi để thay đổi và từ bỏ mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Tôi có tin chắc rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi bất xứng và yếu đuối của tôi không? Tôi có hân hoan và vui vẻ khi được tha thứ tội lỗi không? Khi được hoà giải với Chúa, tôi có muốn thật sự hoà giải với tha nhân không? Tôi đã can đảm làm chứng về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót cho anh chị em của tôi không? Có phải tôi chưa thật sự dám làm chứng hoặc giới thiệu Chúa cho anh chị em chưa cùng niềm tin vì tôi chưa sống tốt và chưa chịu biến đổi mỗi lần gặp Chúa không?
Tại sao tôi chưa làm chứng hay loan báo Tin mừng cho mọi người được? Phải chăng tôi nói một đàng nhưng làm một nẻo? Phải chăng tôi chưa kết hợp mật thiết giữa đời sống nhà thờ với đời sống xã hội?
Do đâu nhiều người chưa nhận biết Chúa, nhận biết đạo Công Giáo của tôi? Phải chăng do tôi sống ngược lại với Lời Chúa dạy: vẫn hận thù dù được dạy yêu thương; vẫn sống tham lam ích kỷ, trộm cắp dẫu được Lời Chúa nhắc nhở sống công bằng và thật thà.
Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lên núi với Đức Giê-su trong tâm tình Mùa Chay để được biến đổi, để khổ chế và cùng hiệp hành với Ngài. Và cùng nhau lên đường đi loan báo Tin mừng bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Linh mục Phaolo Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 3 Mùa Chay)
Đức Ki-tô là Thiên Chúa Tình Yêu đến với nhân loại tội lỗi. Ngài là Thiên Chúa đi tìm gặp gỡ và hiệp hành với con người. Mang bản tính Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại và để cứu độ nhân loại tội lỗi, Ngài đã chấp nhận hạ mình xuống để làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Một cuộc rời bỏ địa vị từ trời cao, vị trị Thiên Chúa cao sang để mang thêm bản tính loài người, giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để cứu độ con người. Một sự hiệp hành mang tính đồng hành và nối kết. Một sự hiện diện mang lại niềm vui và bình an trọn vẹn cho con người.
Là Thiên Chúa luôn yêu thương nên luôn mong muốn cho tạo vật của mình được hạnh phúc. Vì thế, trong mọi cách thế, Thiên Chúa, tức là Đức Giê-su đã có mặt ở trần gian để nhằm gặp gỡ, kêu gọi và ban ơn lành cho con người, nhất là những ai đang còn nằm trong bóng tối của sự dữ và tội lỗi do ma quỷ gây nên. Quả thật, Thiên Chúa không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn cho nó ăn năn sám hối để được sống. Tâm tình mà Thiên Chúa luôn sẵn có đó là tâm tình tha thứ và yêu thương; là bao dung và đón nhận hơn là loại trừ và giết chết.
Nơi hình ảnh của ngày Chúa nhật 3 Mùa Chay hôm nay, chúng ta bắt gặp một vị Thiên Chúa rất gần gũi và thân thiện nơi con người Giê-su. Ngài đã đích thân đến gặp con người, ngang qua hình ảnh của người phụ nữ Samari. Với nghệ thuật khéo léo của một nhà truyền giáo lý tưởng, Đức Giê-su đã dùng cách thức đơn giản để bắt chuyện và gặp gỡ người ngoại giáo: đó là xin nước uống của chị. Chị ta đã ngăn cản Ngài ngay liền vì khoảng cách không thể chấp nhận giữa người Do Thái và người Samari. Hai đối thủ không đội trời chung từ lâu lắm rồi. Hoặc bên này hiện diện hoặc bên kia, chứ không thể hiện diện với nhau và đối thoại với nhau. Nhưng Giê-su này lại cả gan dám vượt qua ranh giới của sự khác biệt này để nói chuyện và xin nước người phụ nữ này. Phải chăng đây là vấn đề mà Đức Giê-su muốn làm sáng tỏ và phá đi những ngăn cách không mấy tốt đẹp bấy lâu. Vì là Thiên Chúa tình yêu và nối kết, nên ở đâu Thiên Chúa hiện diện, ở đó không có sự chia rẽ và hận thù. Đức Giê-su hiện diện là để kết nối giữa dân ngoại với người Do Thái. Hay nói rõ hơn, ơn cứu độ của Thiên Chúa là ơn cứu độ phổ quát. Ngay ở giây phút gặp gỡ này, chúng ta đã thấy có sự biến đổi rõ ràng: biến đổi từ cái hận thù thành cái yêu thương; biến đối từ cái ngăn cách – từ khước thành cái nối kết và đón nhận nhau.
Không những vậy, vì là Thiên Chúa thấu suốt mọi tâm can con người nên nơi cái gặp gỡ và đối thoại này, Đức Giê-su đã biết rõ thân phận và quá khứ tội lỗi của người phụ nữ. Cuộc đời cô đã có 5 đời chồng và ngay cả người đàn ông đang sống với cô cũng không phải là chồng của cô. Một sự hiểu biết tự tận căn của lòng người đối với Đức Giê-su, Thiên Chúa toàn năng. Hình ảnh năm đời chồng và sự lộn xộn trong đời sống hôn nhân của người phụ nữ bị lộ diện và bị phát giác nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta cũng không thể che đậy quá khứ tội lỗi của chính mình. Là thân phận con người, nhân vô thập toàn, chúng ta không thể không có tội, có những yếu đuối, những bất xứng, những sa ngã trước mặt Chúa và với tha nhân. Hãy gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô cách chân thành và mau mắn để được đón nhận và chữa lành; để được tha thứ và yêu thương, để biến đổi và hoán cải,… Mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ tất cả nếu chúng ta khiêm tốn đón gặp Đức Giê-su và mau mắn thú tội với Ngài để được xót thương. Quả thật, Thiên Chúa không hề mệt mỏi để tha thứ mọi lỗi lầm và tội phạm của con người, chỉ sợ con người chúng ta ngại đến với Ngài và khước từ lòng thương xót của Thên Chúa. Người phụ nữ đã nhận ra Đức Giê-su là ngôn sứ, là Đấng Ki-tô khi Ngài biết rõ thân phận quá khứ tội lỗi của mình. Niềm tin vào Đức Giê-su nơi người phụ nữ càng xác tín hơn khi cô ta đã nhanh chân chạy về làng để kể cho mọi người biết về những gì cô ta nhận được từ Đức Giê-su. Thật vậy, từ một người xa lạ, có khoảng cách, nay nhờ gặp Đức Giê-su, người phụ nữ đã được biến đổi, biến đổi tận căn. Từ con người nhút nhát, sợ hãi và có quá khứ không mấy tốt đẹp, nay nhờ gặp được Đức Giê-su, người phụ nữ đã thay đổi lối nhìn, thay đổi lòng mình và sẵn sàng trở thành môn đệ cho bà con của mình, là những người ngoại để họ nhận biết về Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ trần gian.
Còn tôi, tôi có sự biến đổi nào chưa từ khi gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô? Tôi có thật sự được biến đổi thật sụ sau mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Bao nhiêu Mùa Chay thánh đã đi qua cuộc đời của tôi, thử hỏi tôi đã tốt hơn không? Tôi có thật sự nhận ra được quá khứ tội lỗi của tôi để thay đổi và từ bỏ mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Tôi có tin chắc rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi bất xứng và yếu đuối của tôi không? Tôi có hân hoan và vui vẻ khi được tha thứ tội lỗi không? Khi được hoà giải với Chúa, tôi có muốn thật sự hoà giải với tha nhân không? Tôi đã can đảm làm chứng về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót cho anh chị em của tôi không? Có phải tôi chưa thật sự dám làm chứng hoặc giới thiệu Chúa cho anh chị em chưa cùng niềm tin vì tôi chưa sống tốt và chưa chịu biến đổi mỗi lần gặp Chúa không?
Tại sao tôi chưa làm chứng hay loan báo Tin mừng cho mọi người được? Phải chăng tôi nói một đàng nhưng làm một nẻo? Phải chăng tôi chưa kết hợp mật thiết giữa đời sống nhà thờ với đời sống xã hội?
Do đâu nhiều người chưa nhận biết Chúa, nhận biết đạo Công Giáo của tôi? Phải chăng do tôi sống ngược lại với Lời Chúa dạy: vẫn hận thù dù được dạy yêu thương; vẫn sống tham lam ích kỷ, trộm cắp dẫu được Lời Chúa nhắc nhở sống công bằng và thật thà.
Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lên núi với Đức Giê-su trong tâm tình Mùa Chay để được biến đổi, để khổ chế và cùng hiệp hành với Ngài. Và cùng nhau lên đường đi loan báo Tin mừng bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Linh mục Phaolo Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 10/03/2023
13. Đức Mẹ Ma-ri-a là cứu viện của người cần giúp đỡ.
(Thánh Ioannes Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 10/03/2023
83. THUỐC TRƯỜNG SINH
Thời chiến quốc, có một người đi đến thành đô của nước Sở nói là đem thuốc trường sinh bất tử dâng tặng cho vua, tên vệ sĩ đoạt lấy thuốc và uống vào trong bụng.
Sở vương hạ lệnh giết chết tên vệ sĩ, vệ sĩ nói:
- “Tiên vương cũng đã tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử, nhưng tại sao lại đem ngai vàng giao cho ngài, hơn nữa nếu thuốc dâng cho ngài là trường sinh bất tử mà tôi đã nuốt xuống bụng, nếu tôi bị bệ hạ giết chết, thì không phải cần giải thích: đây không phải là thuốc trường sinh bất tử, mà chính người khách ấy đã lừa bịp bệ hạ. Nếu ngài giết chết tôi thì người trong thiên hạ sẽ nói: ai nói lời giả dối để lừa bệ hạ thì bệ hạ nghe lời ấy, người bị bệ hạ giết là người tốt vô tội.”
Sở vương chỉ còn cách là phóng thích cho tên vệ sĩ ấy.
(Chính Quốc sách)
Suy tư 83:
Đã có sinh thì phải có tử, đó là quy luật của tạo hóa.
Con người ta từ xưa đến nay ai cũng muốn mình được sống lâu trăm tuổi, một trăm tuổi là quá thọ rồi, vậy mà ít người được sống đến trăm tuổi, còn chuyện uống thuốc để trường sinh bật tử, thì quả là chuyện … thần tiên.
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết thế gian chỉ là đời tạm, đời vĩnh cửu chính là sau khi từ giã cõi đời tạm này, do đó, nếu không bỏ đời tạm này thì không thể sống đời hạnh phúc, cho nên bao lâu họ còn ở trên thế gian này, thì không thể nói đến chuyện trường sinh bất tử được. Nhưng dù không được sống trường sinh ở đời tạm này, thì họ cũng có một loại thuốc trường sinh để chuẩn bị cho cuộc sống trường sinh mai sau trên thiên đàng với Thiên Chúa, đó chính là bí tích Thánh Thể, tức là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đó chính là loại thuốc trường sinh bất tử chính hiệu vậy.
Có hai nơi để chúng ta sống đời đời: đó là thiên đàng và hỏa ngục.
Đời đời trên thiên đàng để hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, và đời đời trong hỏa ngục để chịu hình khổ với ma quỷ.
Hai nơi cũng là đời đời, tôi chọn nơi nào; hai nơi cũng là trường sinh, tôi chọn trường sinh nào?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời chiến quốc, có một người đi đến thành đô của nước Sở nói là đem thuốc trường sinh bất tử dâng tặng cho vua, tên vệ sĩ đoạt lấy thuốc và uống vào trong bụng.
Sở vương hạ lệnh giết chết tên vệ sĩ, vệ sĩ nói:
- “Tiên vương cũng đã tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử, nhưng tại sao lại đem ngai vàng giao cho ngài, hơn nữa nếu thuốc dâng cho ngài là trường sinh bất tử mà tôi đã nuốt xuống bụng, nếu tôi bị bệ hạ giết chết, thì không phải cần giải thích: đây không phải là thuốc trường sinh bất tử, mà chính người khách ấy đã lừa bịp bệ hạ. Nếu ngài giết chết tôi thì người trong thiên hạ sẽ nói: ai nói lời giả dối để lừa bệ hạ thì bệ hạ nghe lời ấy, người bị bệ hạ giết là người tốt vô tội.”
Sở vương chỉ còn cách là phóng thích cho tên vệ sĩ ấy.
(Chính Quốc sách)
Suy tư 83:
Đã có sinh thì phải có tử, đó là quy luật của tạo hóa.
Con người ta từ xưa đến nay ai cũng muốn mình được sống lâu trăm tuổi, một trăm tuổi là quá thọ rồi, vậy mà ít người được sống đến trăm tuổi, còn chuyện uống thuốc để trường sinh bật tử, thì quả là chuyện … thần tiên.
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết thế gian chỉ là đời tạm, đời vĩnh cửu chính là sau khi từ giã cõi đời tạm này, do đó, nếu không bỏ đời tạm này thì không thể sống đời hạnh phúc, cho nên bao lâu họ còn ở trên thế gian này, thì không thể nói đến chuyện trường sinh bất tử được. Nhưng dù không được sống trường sinh ở đời tạm này, thì họ cũng có một loại thuốc trường sinh để chuẩn bị cho cuộc sống trường sinh mai sau trên thiên đàng với Thiên Chúa, đó chính là bí tích Thánh Thể, tức là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đó chính là loại thuốc trường sinh bất tử chính hiệu vậy.
Có hai nơi để chúng ta sống đời đời: đó là thiên đàng và hỏa ngục.
Đời đời trên thiên đàng để hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, và đời đời trong hỏa ngục để chịu hình khổ với ma quỷ.
Hai nơi cũng là đời đời, tôi chọn nơi nào; hai nơi cũng là trường sinh, tôi chọn trường sinh nào?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 10/03/2023
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY
Tin mừng : Ga 4, 15-19b-26.39a.40-42
“Mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.
Bạn thân mến,
Noi gương Đức Chúa Giê-su trong việc đối thoại để đem Tin Mừng đến cho mọi người, tôi xin chia sẻ với các bạn hai điểm sau đây:
1. Đi trước một bước để bắt cầu.
Ai cũng biết người Do Thái và người Sa-ma-ri thì không hòa hợp với nhau, cho nên mới có chuyện tôi thờ lạy Thiên Chúa ở trên núi Ga-ra-zim, còn anh thì bái lạy Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem, từ chỗ khác biệt ấy và những khác biệt khác nữa, nên họ đã không cùng đi lại với nhau và trở thành đối địch nhau.
Đức Chúa Giê-su đã đi trước một bước: Ngài chủ động trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri và xin bà ta nước uống, và thế là Ngài đã phá tan tảng băng đóng kín giữa hai người, giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri, hơn thế nữa, chính Ngài đã mặc khải cho người phụ nữ biết Ngài chính là Đấng Mê-si-a, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo, chính Ngài đã đi trước một bước để bắt cầu cảm thông giữa những tâm hồn có thành kiến với nhau.
Chung quanh chúng ta có những tình cảm bị đóng băng vì thiếu đi sự khiêm tốn của chúng ta, chỉ cần một lời thăm hỏi chân tình khi gặp mặt, là chúng ta có thể làm cho tảng băng ấy tan rã và tạo được tình thân; chỉ cần một thái độ ân cần là chúng ta có thể bắt được chiếc cầu hữu nghị giữa chúng ta với người hàng xóm bên cạnh nhà, với người không cùng tín ngưỡng với chúng ta. Đó là bí quyết truyền giáo của Đức Chúa Giê-su khi Ngài trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri...
2. Quên mình để tha nhân thấy được Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su khi trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri đã không chỉ trích bà là người ngoại đạo, đã không nói bà là người lăng loàn trắc nết đã có bảy đời chồng, dù Ngài biết rất rõ, Ngài cũng không nói dân thành Sa-ma-ri kém lòng tin vào Ngài. Nhưng chính Đức Chúa Giê-su đã quên mình đi để cho người phụ nữ Sa-ma-ri được cảm thấy gần gủi hơn, để dễ dàng bày tỏ tâm tình của mình hơn, và như thế, chính Ngài đã làm cho bà và dân thành Sa-ma-ri nhận ra Ngài là ai, và tin vào Ngài.
Có nhiều người thích tự giới thiệu về mình cách khoe khoang khi đối diện chuyện trò với người khác, nên người ta không tìm được Thiên Chúa trong họ; lại có nhiều người trong chúng ta thích chỉ trích người khác hơn là nói lời khuyến khích, và thích nói những khuyết điểm của người khác ra hơn là cầu nguyện cho họ, nên người khác chưa nhận ra được Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ và trên con người chúng ta...
Bạn thân mến,
Chỉ cần noi gương Đức Chúa Giê-su đi trước một bước với thái độ chân thành, là chúng ta đã phá bỏ bức tường thành kiến ngăn cách giữa chúng ta với người khác; chỉ cần chúng ta đưa tay ra trước là chúng ta đã nắm được bàn tay của người bên cạnh, và làm cho cách nhìn lâu nay của họ đối với chúng ta thay đổi, cách nhìn ấy của họ chính là họ vẫn cho chúng ta là những Ki-tô hữu giả hình, vì chúng ta không sống như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Ga 4, 15-19b-26.39a.40-42
“Mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.
Bạn thân mến,
Noi gương Đức Chúa Giê-su trong việc đối thoại để đem Tin Mừng đến cho mọi người, tôi xin chia sẻ với các bạn hai điểm sau đây:
1. Đi trước một bước để bắt cầu.
Ai cũng biết người Do Thái và người Sa-ma-ri thì không hòa hợp với nhau, cho nên mới có chuyện tôi thờ lạy Thiên Chúa ở trên núi Ga-ra-zim, còn anh thì bái lạy Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem, từ chỗ khác biệt ấy và những khác biệt khác nữa, nên họ đã không cùng đi lại với nhau và trở thành đối địch nhau.
Đức Chúa Giê-su đã đi trước một bước: Ngài chủ động trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri và xin bà ta nước uống, và thế là Ngài đã phá tan tảng băng đóng kín giữa hai người, giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri, hơn thế nữa, chính Ngài đã mặc khải cho người phụ nữ biết Ngài chính là Đấng Mê-si-a, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo, chính Ngài đã đi trước một bước để bắt cầu cảm thông giữa những tâm hồn có thành kiến với nhau.
Chung quanh chúng ta có những tình cảm bị đóng băng vì thiếu đi sự khiêm tốn của chúng ta, chỉ cần một lời thăm hỏi chân tình khi gặp mặt, là chúng ta có thể làm cho tảng băng ấy tan rã và tạo được tình thân; chỉ cần một thái độ ân cần là chúng ta có thể bắt được chiếc cầu hữu nghị giữa chúng ta với người hàng xóm bên cạnh nhà, với người không cùng tín ngưỡng với chúng ta. Đó là bí quyết truyền giáo của Đức Chúa Giê-su khi Ngài trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri...
2. Quên mình để tha nhân thấy được Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su khi trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri đã không chỉ trích bà là người ngoại đạo, đã không nói bà là người lăng loàn trắc nết đã có bảy đời chồng, dù Ngài biết rất rõ, Ngài cũng không nói dân thành Sa-ma-ri kém lòng tin vào Ngài. Nhưng chính Đức Chúa Giê-su đã quên mình đi để cho người phụ nữ Sa-ma-ri được cảm thấy gần gủi hơn, để dễ dàng bày tỏ tâm tình của mình hơn, và như thế, chính Ngài đã làm cho bà và dân thành Sa-ma-ri nhận ra Ngài là ai, và tin vào Ngài.
Có nhiều người thích tự giới thiệu về mình cách khoe khoang khi đối diện chuyện trò với người khác, nên người ta không tìm được Thiên Chúa trong họ; lại có nhiều người trong chúng ta thích chỉ trích người khác hơn là nói lời khuyến khích, và thích nói những khuyết điểm của người khác ra hơn là cầu nguyện cho họ, nên người khác chưa nhận ra được Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ và trên con người chúng ta...
Bạn thân mến,
Chỉ cần noi gương Đức Chúa Giê-su đi trước một bước với thái độ chân thành, là chúng ta đã phá bỏ bức tường thành kiến ngăn cách giữa chúng ta với người khác; chỉ cần chúng ta đưa tay ra trước là chúng ta đã nắm được bàn tay của người bên cạnh, và làm cho cách nhìn lâu nay của họ đối với chúng ta thay đổi, cách nhìn ấy của họ chính là họ vẫn cho chúng ta là những Ki-tô hữu giả hình, vì chúng ta không sống như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ta Hòa Giải Với Ta - Suy Niệm Mùa Chay- Lm. Micae Nguyễn Trung Tây
Lm. Nguyễn Trung Tây
19:56 10/03/2023
Ngày 11/03: Tâm hồn khép kín – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:21 10/03/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này :
“Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
“Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’ Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.
“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...’ Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng.
“Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.’ Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’
“Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.’”
Đó là lời Chúa
Không Biên Giới
Lm Vũđình Tường
21:09 10/03/2023
Trên đường về Đất Hứa, dân chúng phàn nàn với tổ phụ Môisen là họ chết khát nơi samạc. Môisen kêu cầu lên Chúa và Chúa phán dậy Môisen làm việc lạ thường. Thay vì chỉ cho ông biết nơi có mạch nước ngầm để đào giếng, Thiên Chúa nói với Môisen dùng cây gậy đang cầm trong tay đập vào tảng đá trước mặt. Lạ lùng thay, nước tuôn ra từ tảng đá khô. Ngoại trừ Thiên Chúa ra, ai có thể làm việc ngoài sức tưởng như thế. Việc không tưởng này lại xảy ra do chính Đức Kitô thực hiện nơi cuộc đời người phụ nữ mà toàn dân kết án bà là người có cuộc sống bất hảo. Sau cuộc đàm thoại tại bờ giếng, Đức Kitô biến con tim sỏi đá của bà thành con tim biết thông cảm, biết đáp trả tình thương. Sự việc xảy ra tại làng Sychar, miền Samarita. Dân làng thất bại trong việc đòi buộc người phụ nữ thay đổi lối sống bê tha, tệ rạc. Không toại nguyện, người ta đưa lời gay gắt chỉ trích, phê bình, chống báng, kết án và cuối cùng là từ chối giao thiệp, tiếp xúc với người phụ nữ. Người phụ nữ cũng không muốn gặp mặt họ bởi bà muốn tránh cái nhìn soi bói, cái liếc khinh khi, cái vẻ mặt khinh bỉ và ngay cả cái thì thầm, kháo mép của người thích buôn điều. Để tránh đụng chạm trên, người phụ nữ chọn lúc nắng nhất, nóng nảy nhất trong ngày đi kín nước giếng, bởi chính đó là lúc vắng người. Sự việc bất thường xảy ra. Hôm nay, từ đàng xa, bà nhìn thấy có người đàn ông ngồi cạnh giếng. Bà không còn chọn lựa, nhà hết nước nên đành phải đến kéo nước. Người đó gốc Do thái, tên là Giêsu. Ngạc nhiên thay, người đó hỏi bà xin nước uống. Ngạc nhiên bởi nhiều lí do. Thứ nhất, người Do Thái không làm bạn với người Samariatanô. Thứ hai, phái nam rất hiếm nhờ phụ nữ giúp, nhất là lại là người lạ; thứ ba dân Chúa chọn không thân thiết với người ngoài tôn giáo.
Có nhiều biến chuyển, thay đổi trong câu chuyện. Thứ nhất, Đức Kitô mở đầu câu chuyện xin người phụ nữ nước uống; sự việc xảy ra chính bà xin ngược lại, bà xin Đức Kitô cho bà nước. Thứ hai, người phụ nữ nói về nước giếng, Đức Kitô nói về nước tâm linh, nước hằng sống. Thứ ba, dân làng trước đây khinh bỉ bà; giờ đây họ lắng nghe bà. Thứ tư, người phụ nữ bỏ gầu múc nước tại bờ giếng ngụ í nói trong tương lai bà không cần nó nữa. Cuối cùng, người phụ nữ từ bỏ lối sống bê tha, tệ rạc, tiến bước theo con đường lành, thánh thiện.
Đức Kitô mở đầu câu chuyện xin bà nước uống. Câu chuyện tiến xa hơn một bước; đi vào đời tư người phụ nữa. Từ đó chuyện nước giếng tiến đến chuyện nước tâm linh, nước hằng sống. Sau cùng đến loại nước thượng hảo hạng đó là nước trường sinh- Nước hằng Sống. Nước hằng sống mang í nghĩa nước đó không phải chỉ giúp cho con người có sự sống thường, mà nước đó còn có sức mạnh ban sự sống trường sinh. Để nhận được sự sống trường sinh cần thay đổi lối sống. Nuớc suối, nước sông chảy cuốn trôi rong rêu, cát bụi cùng mọi thứ trong sông. Nước trường sinh là nước hằng sống; nước chảy cuốn theo 'rác rưởi' cuộc đời người phụ nữ, rửa sạch bụi đời bà; xoá tan quá khứ bà; và ban cho bà cuộc sống mới tươi mát, trong lành.
Uống nước giếng sẽ còn khát dài dài; nhận nước trường sinh sẽ không còn phải kéo nước nữa bởi nước đó trở thành nguồn sống phát ra từ cõi lòng. Đức Kitô nói với người phụ nữ,
'Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời'. Gn 4,14.
Người phụ nữ từ nay không cần gầu kéo nước nữa. Đức Kitô biết rõ quá khứ bà nhưng Ngài không trách móc, cũng không kết án, cũng không to tiếng. Chính những điểm này khuyến khích, cổ động bà cởi mở hơn, thổ lộ cõi lòng đau khổ, uất ẩn chất ngất, thầm kín trong tim. Người phụ nữ thành khẩn thú nhận bà mong mỏi nước hằng sống nhưng không biết làm cách nào để có được. Đức Kitô nói với bà hãy đi gọi chồng bà ra gặp Ngài. Bà thành thật thú nhận,
'Tôi không có chồng'.
Đức Kitô nói với bà,
'Chị nói tôi không có chồng, là sự thật'. Gn 4,17.
Sự thật không những đã giải thoát chị, mà còn giúp chị từ từ nhận ra chân lí. Chị nói với Đức Kitô
'Thưa Ngài, tôi biết Ngài là một ngôn sứ' Gn 14,19.
Từ đó chị tỏ lộ thêm kiến thức nơi thờ phượng đấng Thiên Sai. Điều này cho biết điều chị học từ nhỏ đã không bị quên lãng. Nó bị lơ là, không thực hành nhưng không bị lãng quên. Đức Kitô nhẹ nhàng hướng dẫn chị về việc thờ phượng. Ngài nói với chị cách thờ phượng chính đáng nhất.
'Thiên Chúa là Thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật' Gn 4,24.
Nghe Đức Kitô giảng giải, đức tin chị tiến một bước dài. Chị nhận biết Ngài là Đấng Thiên Sai- Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Đức kitô tỏ lộ cho chị biết
'Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây'. Gn 4,25
Người phụ nữ vui mừng chạy về làng vừa thông báo vừa tự thú.
Có một Đấng, phải là Đấng Thiên Sai, mới biết rõ tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ (Gn 4,29). Dân làng kéo đến đông đảo. Họ lắng nghe Ngài và đồng lòng kết luận,
'Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết Người thật là Đấng Thiên Sai' Gn 4,42.
Người phụ nữ hoán cải, con tim chân thành của bà dẫn người khác đến cùng Đức Kitô.
TiengChuong.org
Boundary Crossing
On their way to the Promised Land, the chosen people complained to Moses that they had no water. Moses appealed to God. Instead of telling Moses where to dig a well, God told him to strike the rock. Surprisingly, the water gushed out from the rock. Only the Almighty God can do such an impossibility. This incredibility is going to happen at Sychar. Jesus changes the 'stony' heart of the woman to be the heart of flesh. All the villagers fail to change her 'immoral way' of life. They punish her by refusing to associate with her. She herself avoids some sort of 'unfriendly look' from her own people, and protests their negativity by whispering about her behaviour. She chooses the hottest time of the day, and also a quiet time, to draw water from the village well. From afar, she sees a man sitting next to the well. She has no alternative because she needs water. His name is Jesus, and he asks her for a drink. She feels that it is rather an unusual request; because Jews don't associate with Samaritans; men don't seek help from women, and the 'chosen people' aren't friend of the pagan.
There are twists and turns in this story. First, Jesus asks the woman for a drink; it turns out she is the one who asks for a drink. Second, the woman talks about the physical water, while Jesus talks about different kinds of water, the spiritual water. Third, her villagers judge her badly, they now listen to her. Fourth, the woman leaves her drawing bucket at the well which indicates the significant change in her life; and finally, her 'immoral way of life' changes to the way of compassion and love.
Jesus initiates the conversation by asking the woman for a drink. It then moves to the next level, the living water, and finally arrives at the highest level, the everlasting water. The living water implies both a life-changing, and also eternal life. It is life-changing because it is running water, flowing water, not stagnant water. Flowing water brings freshness and purification. It will purify the woman's life; that erase her past life as we see it later on. Drinking water from the well will get thirsty again, but the living water Jesus gives
'will never be thirsty again' because the living water 'will turn into a spring inside him, welling up to eternal life' Jn 4,14.
This indicates the woman no longer needs the bucket to draw water. Jesus knew of her past. He told her about it, without judging or condemning her; and that encouraged her to review her entire life and make changes. The woman desires to receive living water; but doesn't know how. When Jesus asks her to call her husband; her honesty reveals her inner life; she replies that
'I have no husband'.
Jesus tells her
'You are right Jn 4,17'.
The truth sets her free. The woman begins to see the stranger as a prophet.
'I see you are a prophet'.
Her faith in Jesus moves to the next level, from being a prophet to being the Messiah. She expresses her desire for the true way of worship. The case is now reversed; it is she who asks Jesus for living water. Jesus told her the true way of worship,
'The kind of worshipper the Father wants. God is spirit, and those who worship must worship in spirit and truth' Jn 4,24.
Her faith in Jesus is deepened, and is able to bear the truth; that Jesus is the Messiah- The Christ. Jesus reveals himself to her, saying,
'I who am speaking to you'. Jn 4, 25.
The woman is truly honest, making a public confession,
'He told me all I have ever done'. Jn 4, 29.
This news made the villagers come to Jesus. They listened to him and confess that
'He really is the saviour of the world'. Jn 4,42
The woman's conversion of the heart brings Jesus to others.
Có nhiều biến chuyển, thay đổi trong câu chuyện. Thứ nhất, Đức Kitô mở đầu câu chuyện xin người phụ nữ nước uống; sự việc xảy ra chính bà xin ngược lại, bà xin Đức Kitô cho bà nước. Thứ hai, người phụ nữ nói về nước giếng, Đức Kitô nói về nước tâm linh, nước hằng sống. Thứ ba, dân làng trước đây khinh bỉ bà; giờ đây họ lắng nghe bà. Thứ tư, người phụ nữ bỏ gầu múc nước tại bờ giếng ngụ í nói trong tương lai bà không cần nó nữa. Cuối cùng, người phụ nữ từ bỏ lối sống bê tha, tệ rạc, tiến bước theo con đường lành, thánh thiện.
Đức Kitô mở đầu câu chuyện xin bà nước uống. Câu chuyện tiến xa hơn một bước; đi vào đời tư người phụ nữa. Từ đó chuyện nước giếng tiến đến chuyện nước tâm linh, nước hằng sống. Sau cùng đến loại nước thượng hảo hạng đó là nước trường sinh- Nước hằng Sống. Nước hằng sống mang í nghĩa nước đó không phải chỉ giúp cho con người có sự sống thường, mà nước đó còn có sức mạnh ban sự sống trường sinh. Để nhận được sự sống trường sinh cần thay đổi lối sống. Nuớc suối, nước sông chảy cuốn trôi rong rêu, cát bụi cùng mọi thứ trong sông. Nước trường sinh là nước hằng sống; nước chảy cuốn theo 'rác rưởi' cuộc đời người phụ nữ, rửa sạch bụi đời bà; xoá tan quá khứ bà; và ban cho bà cuộc sống mới tươi mát, trong lành.
Uống nước giếng sẽ còn khát dài dài; nhận nước trường sinh sẽ không còn phải kéo nước nữa bởi nước đó trở thành nguồn sống phát ra từ cõi lòng. Đức Kitô nói với người phụ nữ,
'Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời'. Gn 4,14.
Người phụ nữ từ nay không cần gầu kéo nước nữa. Đức Kitô biết rõ quá khứ bà nhưng Ngài không trách móc, cũng không kết án, cũng không to tiếng. Chính những điểm này khuyến khích, cổ động bà cởi mở hơn, thổ lộ cõi lòng đau khổ, uất ẩn chất ngất, thầm kín trong tim. Người phụ nữ thành khẩn thú nhận bà mong mỏi nước hằng sống nhưng không biết làm cách nào để có được. Đức Kitô nói với bà hãy đi gọi chồng bà ra gặp Ngài. Bà thành thật thú nhận,
'Tôi không có chồng'.
Đức Kitô nói với bà,
'Chị nói tôi không có chồng, là sự thật'. Gn 4,17.
Sự thật không những đã giải thoát chị, mà còn giúp chị từ từ nhận ra chân lí. Chị nói với Đức Kitô
'Thưa Ngài, tôi biết Ngài là một ngôn sứ' Gn 14,19.
Từ đó chị tỏ lộ thêm kiến thức nơi thờ phượng đấng Thiên Sai. Điều này cho biết điều chị học từ nhỏ đã không bị quên lãng. Nó bị lơ là, không thực hành nhưng không bị lãng quên. Đức Kitô nhẹ nhàng hướng dẫn chị về việc thờ phượng. Ngài nói với chị cách thờ phượng chính đáng nhất.
'Thiên Chúa là Thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật' Gn 4,24.
Nghe Đức Kitô giảng giải, đức tin chị tiến một bước dài. Chị nhận biết Ngài là Đấng Thiên Sai- Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Đức kitô tỏ lộ cho chị biết
'Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây'. Gn 4,25
Người phụ nữ vui mừng chạy về làng vừa thông báo vừa tự thú.
Có một Đấng, phải là Đấng Thiên Sai, mới biết rõ tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ (Gn 4,29). Dân làng kéo đến đông đảo. Họ lắng nghe Ngài và đồng lòng kết luận,
'Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết Người thật là Đấng Thiên Sai' Gn 4,42.
Người phụ nữ hoán cải, con tim chân thành của bà dẫn người khác đến cùng Đức Kitô.
TiengChuong.org
Boundary Crossing
On their way to the Promised Land, the chosen people complained to Moses that they had no water. Moses appealed to God. Instead of telling Moses where to dig a well, God told him to strike the rock. Surprisingly, the water gushed out from the rock. Only the Almighty God can do such an impossibility. This incredibility is going to happen at Sychar. Jesus changes the 'stony' heart of the woman to be the heart of flesh. All the villagers fail to change her 'immoral way' of life. They punish her by refusing to associate with her. She herself avoids some sort of 'unfriendly look' from her own people, and protests their negativity by whispering about her behaviour. She chooses the hottest time of the day, and also a quiet time, to draw water from the village well. From afar, she sees a man sitting next to the well. She has no alternative because she needs water. His name is Jesus, and he asks her for a drink. She feels that it is rather an unusual request; because Jews don't associate with Samaritans; men don't seek help from women, and the 'chosen people' aren't friend of the pagan.
There are twists and turns in this story. First, Jesus asks the woman for a drink; it turns out she is the one who asks for a drink. Second, the woman talks about the physical water, while Jesus talks about different kinds of water, the spiritual water. Third, her villagers judge her badly, they now listen to her. Fourth, the woman leaves her drawing bucket at the well which indicates the significant change in her life; and finally, her 'immoral way of life' changes to the way of compassion and love.
Jesus initiates the conversation by asking the woman for a drink. It then moves to the next level, the living water, and finally arrives at the highest level, the everlasting water. The living water implies both a life-changing, and also eternal life. It is life-changing because it is running water, flowing water, not stagnant water. Flowing water brings freshness and purification. It will purify the woman's life; that erase her past life as we see it later on. Drinking water from the well will get thirsty again, but the living water Jesus gives
'will never be thirsty again' because the living water 'will turn into a spring inside him, welling up to eternal life' Jn 4,14.
This indicates the woman no longer needs the bucket to draw water. Jesus knew of her past. He told her about it, without judging or condemning her; and that encouraged her to review her entire life and make changes. The woman desires to receive living water; but doesn't know how. When Jesus asks her to call her husband; her honesty reveals her inner life; she replies that
'I have no husband'.
Jesus tells her
'You are right Jn 4,17'.
The truth sets her free. The woman begins to see the stranger as a prophet.
'I see you are a prophet'.
Her faith in Jesus moves to the next level, from being a prophet to being the Messiah. She expresses her desire for the true way of worship. The case is now reversed; it is she who asks Jesus for living water. Jesus told her the true way of worship,
'The kind of worshipper the Father wants. God is spirit, and those who worship must worship in spirit and truth' Jn 4,24.
Her faith in Jesus is deepened, and is able to bear the truth; that Jesus is the Messiah- The Christ. Jesus reveals himself to her, saying,
'I who am speaking to you'. Jn 4, 25.
The woman is truly honest, making a public confession,
'He told me all I have ever done'. Jn 4, 29.
This news made the villagers come to Jesus. They listened to him and confess that
'He really is the saviour of the world'. Jn 4,42
The woman's conversion of the heart brings Jesus to others.
Học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng
Lm Minh Anh
21:33 10/03/2023
HỌC CÁCH MỪNG VUI NHƯ THIÊN CHÚA VUI MỪNG
“Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”.
Spurgeon nói, “Có vẻ lạ lùng khi một số người nói quá nhiều về những gì Chúa làm cho chính họ, nhưng lại nghĩ rất ít về những gì Ngài đã làm cho người khác. Hãy vui với người khác, nói về những ơn lành tha nhân lãnh nhận; hãy ‘học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng!’. Đó cũng là những gì chúng ta gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Người anh cả tỏ ra bất bình trước bữa tiệc cha mình dành cho đứa con hoang đàng trở về. Như vậy có công bằng không khi người cha đó dường như chưa bao giờ cho anh ta một con dê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn? Câu trả lời đúng sẽ là: đây là một câu hỏi sai! Vì lẽ, anh phải ‘học cách mừng vui như cha anh vui mừng!’.
Chúng ta dễ sống theo cách luôn muốn mọi thứ phải “công bằng”. Và khi nhận thấy người khác nhận được nhiều hơn mình, chúng ta có thể tức giận và cay đắng. Nhưng hỏi liệu điều này có công bằng không, thì đây không phải là câu hỏi đúng! Lòng quảng đại và lòng nhân ái của Thiên Chúa vượt xa những gì được coi là công bằng; và nếu bạn muốn chia sẻ lòng thương xót bao la của Ngài, bạn phải học cách mừng vui như Ngài vui mừng trong lòng thương xót hải hà đó.
Trong câu chuyện này, hành động thương xót dành cho đứa con ương ngạnh của người cha chính là điều mà người anh cả cần. Anh cần biết rằng, bất kể con thứ đã làm gì trong quá khứ, cho dẫu nó đòi chia gia tài, khác nào nó mong cha chết, vì tài sản thừa kế chỉ được ban tặng sau khi cha mẹ của một người qua đời; cho dẫu nó coi mình là trung tâm dẫn đến việc cố gắng tìm kiếm hạnh phúc ở bất cứ đâu, ngoại trừ một nơi mà nó thực sự được tìm thấy: Cha! Dẫu vậy, cha nó vẫn yêu nó và vui mừng khi nó trở về. Vì vậy, nó rất cần lòng thương xót, không chỉ của cha, nhưng của anh mình nữa, để có thể tin rằng, nó đã lựa chọn đúng khi trở về.
Người anh cả đã chung thủy suốt bao năm cũng không bị đối xử bất công chút nào! Sự bất mãn của anh đến từ việc bản thân anh thiếu lòng thương xót dồi dào như cha mình. Anh không thể yêu thương đứa em ở mức độ tương tự; và do đó, đã không thấy được sự cần thiết phải đưa ra lời an ủi cậu em như một cách giúp nó hiểu rằng, nó đã được tha thứ và được chào đón trở lại. Lòng thương xót rất đòi hỏi, vượt xa những gì thoạt đầu chúng ta có thể coi là công bằng. Nếu muốn nhận được sự thương xót dồi dào, chúng ta cũng phải sẵn sàng và sẵn lòng trao tặng cho ai cần đến nó nhất, bằng việc ‘học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng’.
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay khẳng định, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”, cũng là Đấng mà ngôn sứ Mikha trong bài đọc một xác tín, “Đấng chịu đựng lỗi lầm”; “Đấng sẽ lại thương xót chúng ta. Tội lỗi chúng ta, Người chà đạp dưới chân; mọi lỗi lầm chúng ta, Người ném xuống đáy biển”.
Anh Chị em,
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”. Hôm nay, hãy suy ngẫm về việc bạn sẵn sàng trở nên nhân từ và rộng lượng như thế nào, đặc biệt là đối với những người dường như không xứng đáng với điều đó. Hãy nhắc nhở bản thân rằng, cuộc sống ân sủng không phải là công bằng; ân sủng hào phóng đến mức gây sốc! Hãy dấn thân vào lòng quảng đại sâu xa này đối với tất cả mọi người, nhất là những ai đang bị tổn thương; đồng thời, tìm cách thức mà bạn có thể ủi an người khác bằng lòng thương xót của Thiên Chúa. Nếu bạn làm thế, ‘học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng’, tình yêu thương quảng đại đó cũng sẽ ban phước dư dật cho lòng bạn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con biết ơn mãi mãi về lòng nhân ái của Chúa, cho con ‘học cách mừng vui như Thiên Chúa vui mừng’, và tỏ bày lòng thương xót đó cho những ai đang cần nhất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc Đối đầu Đồng nghị: 4 câu hỏi chính khi Con đường Đồng nghị của Đức bắt đầu cuộc họp cuối cùng
Vu Van An
14:03 10/03/2023
Trên tạp chí mạng National Catholic Register, ngày 9 tháng 3, 2023, Jonathan Liedl, đặt các câu hỏi: Liệu các giám mục Đức có vượt qua ranh giới của Vatican không? Và tại sao các giám mục 'tốt' vẫn tham gia? Dưới đây là các cốt truyện để theo dõi trong cuộc họp đang diễn ra ở Frankfurt.
Cuộc họp thứ năm và cũng là cuộc họp cuối cùng của Con đường Đồng nghị gây tranh cãi ở Đức đã bắt đầu vào thứ Năm tại Frankfurt. Cuộc họp ngày 9-11 tháng 3 sẽ hoàn thành giai đoạn bắt đầu lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019. Nhưng kết luận này có phải chỉ là chương mở đầu của một phong cách “đồng nghị” có vấn đề trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức không?
Đáng kể nhất là tại hội nghị Frankfurt, các đại biểu đồng nghị dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc thực hiện các bước để thành lập một Hội đồng Đồng nghị thường trực, do giáo dân lãnh đạo một phần để điều hành Giáo Hội Công Giáo Đức, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Vatican. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, các đại biểu dự kiến sẽ bầu 20 thành viên để cùng với 27 giáo dân và 27 giám mục đã được chọn vào Ủy ban Thượng Hội đồng, ủy ban sẽ chịu trách nhiệm xác định và thành lập Hội đồng Đồng nghị trong ba năm tới.
Nhưng Hội đồng Đồng nghị không phải là chủ đề gây tranh cãi duy nhất trong chương trình nghị sự của phiên họp kéo dài ba ngày, được tổ chức tại trung tâm hội nghị Kap Europa ở trung tâm thành phố đông dân thứ năm của Đức. Các đại biểu sẽ bỏ phiếu về một tài liệu có tên là “Sự hiện hữu của linh mục ngày nay”, một bản văn “nền tảng” hoặc thần học, trong số những thứ khác, thách thức tính hợp pháp của chức linh mục chỉ dành cho nam giới và kỷ luật độc thân, cùng các yếu tố khác. Mười “bản văn thực thi” — bao gồm các đề nghị chúc lành cho các mối quan hệ tình dục đồng tính và thành lập các hội đồng giáo phận có thể bác bỏ quyết định của một giám mục với đa số hai phần ba — cũng sẽ được bỏ phiếu tại Con đường Đồng nghị.
Mặc dù Tòa thánh đã xác nhận rằng Con đường Đồng nghị không phải là một công đồng hợp lệ về mặt giáo luật và không thể đưa ra các quyết định ràng buộc liên quan đến tín lý và thực hành ở Đức, nhưng sự kết hợp giữa thỏa thuận về ý thức hệ và áp lực đáng kể mà hàng giám mục Đức phải đối đầu sẽ có thể dẫn đến việc thực hiện trên thực tế các biện pháp được thông qua bởi Con đường Đồng nghị ở hầu hết các giáo phận của Đức. Các nhóm giáo dân quan tâm đã cảnh báo rằng, nếu không có sự can thiệp đầy đủ từ Tòa thánh, tình hình ở Đức có thể xấu đi thành một “cuộc ly giáo không sạch”, trong đó những người Công Giáo Đức trung thành bị loại khỏi đời sống Công Giáo định chế ở phần lớn nước Đức.
Dưới đây là bốn cốt truyện chính để theo dõi khi các diễn trình gây tranh cãi ở Frankfurt diễn ra.
Con đường Đồng nghị có sẽ vượt qua ranh giới của Vatican không - và nếu như thế, thì điều gì sẽ xảy ra?
Trong tất cả các yếu tố gây tranh cãi do Con đường Đồng nghị đề xuất, Tòa thánh đặc biệt nhấn mạnh đến một yếu tố: Đừng cố gắng thành lập một hội đồng đồng nghị.
Ba nhà lãnh đạo chính của Giáo triều – các Hồng Y Pietro Parolin, Luis Fadaria và Marc Ouellet – đã nói rõ điều này trong một lá thư ngày 16 tháng 1 gửi cho các giám mục Đức, viết rằng “cả Con đường Đồng nghị lẫn bất cứ cơ quan nào do nó chỉ định cũng như hội đồng giám mục đều không có thẩm quyền thành lập 'hội đồng đồng nghị' ở cấp quốc gia, giáo phận hoặc giáo xứ”. Các Hồng Y cũng chỉ ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đã chấp thuận bức thư theo hình thức đặc biệt và ra lệnh chuyển giao nó.”
Gần đây hơn, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterović, sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Đức, đã nói với các giám mục Đức vào đầu cuộc họp của họ từ ngày 27 tháng Hai đến ngày 3 tháng 1 tại Dresden rằng ngài đã “được ủy nhiệm chính thức” để xác định rằng, “theo cách giải thích chính xác” của bức thư ngày 16 tháng 1, “ngay cả một giám mục giáo phận cũng không thể thành lập một hội đồng đồng nghị ở cấp giáo phận hoặc giáo xứ”.
Nhưng đồng thời, Vatican đã vạch sẵn ranh giới của mình, Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, đã nói rõ ràng rằng Con đường Đồng nghị sẵn sàng vượt qua nó. Trong phản ứng của mình đối với bức thư ngày 16 tháng 1 của Tòa Thánh, giám mục Limburg đã bác bỏ những lo ngại của Vatican và viết rằng hội đồng giám mục “đã tái khẳng định ý chí thực hiện” ủy ban trù bị của Hội đồng Đồng nghị. Cuối tháng đó, ngài chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô là đang nắm giữ một phong cách đồng nghị không “khả thi trong thế kỷ 21”.
Trong một lá thư gửi cho các Hồng Y Giáo triều được công bố vào ngày 1 tháng 3, vị giám mục người Đức nói rằng ngài sẽ sẵn sàng đối thoại về Hội đồng Đồng nghị - nhưng chỉ “sau cuộc họp cuối cùng của Con đường Đồng nghị Đức tại Frankfurt.” Ngài cũng mô tả bài phát biểu của sứ thần Tòa Thánh trước các giám mục Đức là “gần như không thể nghe được” và nhấn mạnh tại cuộc họp báo ngày 2 tháng 3 rằng “đại đa số các giám mục ủng hộ các đề xuất cải cách của Con đường Đồng nghị Đức và muốn thấy sự thay đổi.”
Nếu Giám mục Bätzing đúng, thì các cuộc bỏ phiếu quan trọng cần theo dõi sẽ là cuộc bỏ phiếu vào thứ Sáu về bản văn thực thi, “Tham vấn và ra quyết định chung,” và cuộc bầu cử vào thứ Bảy của các thành viên Ủy ban Đồng nghị.
Sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc tham gia trước đây và rộng rãi vào điều vừa nói trên nơi các giám mục Đức sẽ cho thấy rằng thông điệp của Vatican đã không thấu tai các giám mục, đẩy trò chơi chọi gà giáo hội này lên mức nguy hiểm cao hơn và đá trái banh thẳng trở lại sân nhà của Tòa thánh.
Cho đến thời điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy không sẵn sàng thực hiện bất cứ hành động nào chống lại các giám mục Đức ngoài lời nói, mặc dù những lời hoa mỹ phát xuất từ Tòa thánh đã gia tăng trong những tháng gần đây. Nhưng nếu các giám mục Đức xúc tiến kế hoạch thành lập một Hội đồng Đồng nghị thường trực, thì đó sẽ là một dấu hiệu rõ ràng rằng ngay cả những tuyên bố mạnh mẽ nhất từ Đức Giáo Hoàng cũng không đủ để ngăn cản họ. Do đó, nếu ranh giới đỏ này bị vượt qua trong ba ngày tới ở Frankfurt, cách Vatican phản ứng có thể cho thấy liệu Đức Giáo Hoàng có sẵn sàng can thiệp hay không, không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động quyết đoán.
Còn lại bao nhiêu tính hợp pháp?
Trong thời gian dẫn tới phiên họp đồng nghị lần thứ năm, tiến trình Con đường đồng nghị đã bị thiệt hại bởi một số vụ đào ngũ đáng kể.
Cha Wolfgang Picken, người đã từng đại diện cho linh mục đoàn của Tổng giáo phận Cologne, một trong những trung tâm Công Giáo có ảnh hưởng nhất ở Đức, đã từ chức đại biểu đồng nghị vào cuối tháng 2, chỉ trích Con đường đồng nghị đã có một chương trình nghị sự được xác định trước và không xem xét đầy đủ hướng dẫn khắc phục do Rome ban hành.
Cha Picken viết trong một lá thư giải thích về việc từ chức của mình, “Những cải cách và thay đổi là cần thiết trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, tôi không thể ủng hộ sự thiếu cởi mở mà nhiều cuộc tranh luận được tiến hành trong ‘Con đường đồng nghị’ và nhiều đề xuất cải cách quá dễ dàng từ bỏ sự hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ.”
Quyết định của Cha Picken được đưa ra ngay sau sự từ chức ngày 22 tháng 2 của bốn đại biểu nổi tiếng — hai trong số họ là những người đã nhận Giải thưởng Ratzinger danh giá về thần học, và tất cả đều là phụ nữ — những người đã tuyên bố rằng họ sẽ quyết định ra khỏi Con đường đồng nghị vì những lo ngại rằng nó “gây nghi ngờ về các tín lý và niềm tin trung tâm của Công Giáo.”
Các nhà thần học Katharina Westerhorstmann và Marianne Schlosser, nhà triết học Hanna Barbara Gerl-Falkovitz, và nhà báo Dorothea Schmidt đã viết: “Các nghị quyết trong ba năm qua không chỉ đặt nghi vấn đố với các nền tảng thiết yếu của thần học Công Giáo, nhân chủng học cũng như thực hành của Giáo hội, mà còn lên công thức lại và trong một số nền tảng đã tái định nghĩa chúng hoàn toàn. Chúng tôi không thể và sẽ không chia sẻ trách nhiệm về điều đó.”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 8 tháng 3, Schmidt tiếp tục chỉ trích tiến trình đồng nghị, nói rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức “không phải là con đường đồng nghị cũng như Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức (Zdk), những thực thể “có thể nghĩ rằng nó đại diện cho tất cả người Công Giáo. Nhưng nó không đại diện cho họ." Và Maria 1.0, một phong trào giáo dân mà Schmidt là thành viên, cùng ngày đã đưa ra lời kêu gọi “tất cả các thành viên đồng nghị từ chức”.
Năm đại biểu đã từ chức trong số hơn 200 người tạo nên cơ quan của Con đường Đồng nghị có lẽ không đáng kể về mặt số lượng. Nhưng đối với một quá trình được cho là nhằm mục đích đưa ra tiếng nói cho toàn thể Giáo hội Đức, việc bỏ đi của bất cứ số lượng người tham gia nào - và đặc biệt là bốn phụ nữ - nêu ra thêm câu hỏi về tính hợp pháp đang diễn ra của Con đường Đồng nghị, hiện đang phải đối đầu với sự nghi ngờ từ khắp nơi trong Giáo hội Đức.
Tại sao các Giám mục 'Tốt' không rút lui?
Bất chấp các vụ đào ngũ đồng nghị và lời kêu gọi những người khác làm theo, có lẽ năm nhà phê bình quan trọng nhất đối với Con đường Đồng nghị vẫn đang tham gia phiên họp cuối cùng: Hồng Y Rainer Maria Woelki (Cologne), Giám mục Rudolf Voderholzer (Regensburg), Giám mục Stefan Oster (Passau), Giám mục Bertram Meir (Augsburg) và Giám mục Gregor Maria Hanke (Eichstätt).
Năm giám mục đã viết một lá thư vào ngày 21 tháng 12 cho Tòa thánh hỏi liệu họ có được yêu cầu tham gia vào ủy ban đồng nghị đang được triệu tập hay tuân theo thẩm quyền của hội đồng đồng nghị được đề xuất, một điều đã thúc đẩy lá thư ngày 16 tháng 1 của các Hồng Y Parolin, Ladaria và Ouellet gửi hàng giám mục Đức.
Xét vì mối quan tâm rõ ràng của họ đối với quỹ đạo dường như không thể tránh khỏi của Con đường Đồng nghị, và xét vì những người khác chia sẻ mối quan tâm của họ đã chọn không tham gia vào quá trình này, quả là một câu hỏi công khai tại sao năm giám mục này vẫn tham gia vào phiên họp cuối cùng. Liệu sự hiện diện của họ có nguy cơ mang lại tính đáng tin cậy cho các kết luận của nó và động thái thành lập một hội đồng đồng nghị thường trực hay không? Và họ hy vọng đạt được điều gì khi tiếp tục tham gia vào một quá trình mà Rome đã cố gắng ngăn chặn và những người chỉ trích khác đã bỏ cuộc?
Những người Công Giáo quan tâm ở Đức có thể sẽ muốn nghe câu trả lời cho những câu hỏi này từ những nhà lãnh đạo nổi tiếng đó, những người cho đến nay đã thể hiện sự sẵn sàng thách thức Con đường Đồng nghị. Chắc chắn họ sẽ được chú ý trong suốt quá trình diễn ra hội nghị Frankfurt.
Vatican đã làm đủ để hỗ trợ những tiếng nói bất đồng chưa?
Năm giám mục nói trên không phải là những người duy nhất cho thấy sự bất đồng của họ đối với một số đề xuất chính được đưa ra thông qua Con đường Đồng nghị. Như CNA Deutsch đã cung cấp tài liệu, hồ sơ công khai về các cuộc bỏ phiếu của các giám mục tại cuộc họp tháng 9 cho thấy 15-17 giám mục đã liên tục bỏ phiếu chống lại các đề xuất đi chệch khỏi giáo huấn và thực hành truyền thống của Giáo hội.
Chẳng hạn, về tài liệu gây tranh cãi đề xuất việc “đánh giá lại đồng tính luyến ái”, tám giám mục đã bác bỏ bản văn này, trong khi tám giám mục khác bỏ phiếu trắng về nó.
Tuy nhiên, tổng số giám mục không ủng hộ văn kiện này ít hơn tám giám mục so với số giám mục trước đó đã bác bỏ hoặc bỏ phiếu trắng đối với văn bản “cơ sở” về tính dục, vốn đã không đạt được 2/3 sự ủng hộ cần thiết của các giám mục Đức để được chấp nhận bởi phiên họp đồng nghị. Việc không thông qua biện pháp đã khiến ban lãnh đạo Con đường Đồng nghị thay đổi thủ tục bỏ phiếu để loại bỏ các lá phiếu kín.
Nói cách khác, sau khi những thay đổi được thực hiện để bảo đảm rằng các cuộc bỏ phiếu được công khai, tám giám mục vốn không tán thành những suy tư thần học của Con đường Đồng nghị về tính dục đã bỏ phiếu chấp nhận lời kêu gọi hành động dựa trên chính bản văn đó.
Đây có thể là một dấu chỉ cho thấy điều mà phong trào giáo dân phê bình đồng nghị Neuer Anfang (Khởi đầu mới) đã nhận xét: Một thiểu số đáng kể các giám mục Đức có thể chống lại chương trình nghị sự của Con đường Đồng nghị nhưng không có khả năng đứng vững trước áp lực đáng kể từ bên trong các định chế giáo hội— bao gồm cả các phương tiện truyền thông Công Giáo — phải chấp nhận đề xuất trừ khi Tòa thánh can thiệp đầy đủ.
Vatican chắc chắn đã gia tăng những lời chỉ trích khoa trương về Con đường Đồng nghị kể từ cuộc họp tháng Chín. Tại chuyến viếng thăm ad limina vào tháng 11 của các giám mục Đức tới Rôma, các Hồng Y Ladaria và Ouellet đã đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ về tiến trình này và kêu gọi một lệnh cấm (mà các giám mục Đức đã bác bỏ). Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 với AP, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ nhất của ngài đối với Con đường Đồng nghị cho đến nay, mô tả quá trình này là “không hữu ích cũng không nghiêm túc,” và mô tả nó là do những người theo chủ nghĩa duy ưu tú điều hành. Và trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 3, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc truyền giáo phải luôn là một công việc của Giáo hội trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo hội và không nên rơi vào “những con đường giả Giáo hội dễ dàng hơn” hoặc “áp dụng luận lý thế gian về những con số và cuộc thăm dò ý kiến, ” một lời phê bình khả hữu đối với tuyên bố liên tục của Con đường Công nghị rằng nó đang theo đuổi những thay đổi căn bản để làm cho Giáo hội trở nên khả thi hơn trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, không rõ liệu tất cả những lời nói này có đủ để thay đổi động lực tại phiên họp của Con đường Đồng nghị và cung cấp cho các giám mục còn do dự về tiến trình này sự che chở mà họ có thể cần để lên tiếng trước áp lực to lớn hay không.
Đây là trường hợp đặc biệt khi xét đến việc những người ủng hộ chương trình nghị sự Con đường Đồng nghị đã thực hiện các bước tiếp theo để hạn chế những tiếng nói bất đồng. Cuộc họp của các giám mục ở Dresden được cho là một nỗ lực của Giám mục Bätzing nhằm bảo đảm một “đường lối chung” giữa các giám mục về việc chhúc lành cho các mối quan hệ tình dục đồng tính và tránh một cuộc bỏ phiếu thất bại khác, mặc dù sau đó ngài đã cố gắng làm giảm bớt kỳ vọng cho rằng tất cả các đề xuất sẽ được thông qua. Và mới hôm qua, người ta đã xác nhận rằng Đoàn Chủ tịch của Con đường Đồng nghị, bao gồm các Giám mục Bätzing và Franz-Josef Bode, cũng như các viên chức như Irme Stetter-Karp và Thomas Södling, đã bác bỏ một cách đầy tranh cãi yêu cầu của các Giám mục Đức phải khôi phục lá phiếu kín.
Kết quả của các cuộc bỏ phiếu ở Frankfurt sẽ có ý nghĩa quan trọng — không phải chỉ để xem xem liệu các bản văn gây tranh cãi liên quan đến Hội đồng đồng nghị, việc phong chức cho phụ nữ và chúc lành đồng tính có được thông qua hay không, mà còn để lưu ý xem có thể phát hiện ra bất cứ sự khác biệt nào trong mô hình bỏ phiếu giữa các giám mục hay không. Liệu các giám mục bổ sung có tham gia vào nhóm 15-17 người đã liên tục bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng trong việc ủng hộ các đề xuất không chính thống vào tháng 9 không? Hay số lượng của họ sẽ giảm?
Câu trả lời cho câu hỏi đó, hơn bất cứ điều gì khác, có thể chỉ ra tình trạng của hàng giám mục Đức và vị trí của các giám mục trong mối quan hệ với Tòa thánh. Nó có thể gợi ý gì về các bước cần thiết tiếp theo của Vatican để duy trì sự thống nhất trong đức tin và luân lý trong Giáo hội hoàn vũ?
Cuộc họp thứ năm và cũng là cuộc họp cuối cùng của Con đường Đồng nghị gây tranh cãi ở Đức đã bắt đầu vào thứ Năm tại Frankfurt. Cuộc họp ngày 9-11 tháng 3 sẽ hoàn thành giai đoạn bắt đầu lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019. Nhưng kết luận này có phải chỉ là chương mở đầu của một phong cách “đồng nghị” có vấn đề trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức không?
Đáng kể nhất là tại hội nghị Frankfurt, các đại biểu đồng nghị dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc thực hiện các bước để thành lập một Hội đồng Đồng nghị thường trực, do giáo dân lãnh đạo một phần để điều hành Giáo Hội Công Giáo Đức, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Vatican. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, các đại biểu dự kiến sẽ bầu 20 thành viên để cùng với 27 giáo dân và 27 giám mục đã được chọn vào Ủy ban Thượng Hội đồng, ủy ban sẽ chịu trách nhiệm xác định và thành lập Hội đồng Đồng nghị trong ba năm tới.
Nhưng Hội đồng Đồng nghị không phải là chủ đề gây tranh cãi duy nhất trong chương trình nghị sự của phiên họp kéo dài ba ngày, được tổ chức tại trung tâm hội nghị Kap Europa ở trung tâm thành phố đông dân thứ năm của Đức. Các đại biểu sẽ bỏ phiếu về một tài liệu có tên là “Sự hiện hữu của linh mục ngày nay”, một bản văn “nền tảng” hoặc thần học, trong số những thứ khác, thách thức tính hợp pháp của chức linh mục chỉ dành cho nam giới và kỷ luật độc thân, cùng các yếu tố khác. Mười “bản văn thực thi” — bao gồm các đề nghị chúc lành cho các mối quan hệ tình dục đồng tính và thành lập các hội đồng giáo phận có thể bác bỏ quyết định của một giám mục với đa số hai phần ba — cũng sẽ được bỏ phiếu tại Con đường Đồng nghị.
Mặc dù Tòa thánh đã xác nhận rằng Con đường Đồng nghị không phải là một công đồng hợp lệ về mặt giáo luật và không thể đưa ra các quyết định ràng buộc liên quan đến tín lý và thực hành ở Đức, nhưng sự kết hợp giữa thỏa thuận về ý thức hệ và áp lực đáng kể mà hàng giám mục Đức phải đối đầu sẽ có thể dẫn đến việc thực hiện trên thực tế các biện pháp được thông qua bởi Con đường Đồng nghị ở hầu hết các giáo phận của Đức. Các nhóm giáo dân quan tâm đã cảnh báo rằng, nếu không có sự can thiệp đầy đủ từ Tòa thánh, tình hình ở Đức có thể xấu đi thành một “cuộc ly giáo không sạch”, trong đó những người Công Giáo Đức trung thành bị loại khỏi đời sống Công Giáo định chế ở phần lớn nước Đức.
Dưới đây là bốn cốt truyện chính để theo dõi khi các diễn trình gây tranh cãi ở Frankfurt diễn ra.
Con đường Đồng nghị có sẽ vượt qua ranh giới của Vatican không - và nếu như thế, thì điều gì sẽ xảy ra?
Trong tất cả các yếu tố gây tranh cãi do Con đường Đồng nghị đề xuất, Tòa thánh đặc biệt nhấn mạnh đến một yếu tố: Đừng cố gắng thành lập một hội đồng đồng nghị.
Ba nhà lãnh đạo chính của Giáo triều – các Hồng Y Pietro Parolin, Luis Fadaria và Marc Ouellet – đã nói rõ điều này trong một lá thư ngày 16 tháng 1 gửi cho các giám mục Đức, viết rằng “cả Con đường Đồng nghị lẫn bất cứ cơ quan nào do nó chỉ định cũng như hội đồng giám mục đều không có thẩm quyền thành lập 'hội đồng đồng nghị' ở cấp quốc gia, giáo phận hoặc giáo xứ”. Các Hồng Y cũng chỉ ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đã chấp thuận bức thư theo hình thức đặc biệt và ra lệnh chuyển giao nó.”
Gần đây hơn, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterović, sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Đức, đã nói với các giám mục Đức vào đầu cuộc họp của họ từ ngày 27 tháng Hai đến ngày 3 tháng 1 tại Dresden rằng ngài đã “được ủy nhiệm chính thức” để xác định rằng, “theo cách giải thích chính xác” của bức thư ngày 16 tháng 1, “ngay cả một giám mục giáo phận cũng không thể thành lập một hội đồng đồng nghị ở cấp giáo phận hoặc giáo xứ”.
Nhưng đồng thời, Vatican đã vạch sẵn ranh giới của mình, Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, đã nói rõ ràng rằng Con đường Đồng nghị sẵn sàng vượt qua nó. Trong phản ứng của mình đối với bức thư ngày 16 tháng 1 của Tòa Thánh, giám mục Limburg đã bác bỏ những lo ngại của Vatican và viết rằng hội đồng giám mục “đã tái khẳng định ý chí thực hiện” ủy ban trù bị của Hội đồng Đồng nghị. Cuối tháng đó, ngài chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô là đang nắm giữ một phong cách đồng nghị không “khả thi trong thế kỷ 21”.
Trong một lá thư gửi cho các Hồng Y Giáo triều được công bố vào ngày 1 tháng 3, vị giám mục người Đức nói rằng ngài sẽ sẵn sàng đối thoại về Hội đồng Đồng nghị - nhưng chỉ “sau cuộc họp cuối cùng của Con đường Đồng nghị Đức tại Frankfurt.” Ngài cũng mô tả bài phát biểu của sứ thần Tòa Thánh trước các giám mục Đức là “gần như không thể nghe được” và nhấn mạnh tại cuộc họp báo ngày 2 tháng 3 rằng “đại đa số các giám mục ủng hộ các đề xuất cải cách của Con đường Đồng nghị Đức và muốn thấy sự thay đổi.”
Nếu Giám mục Bätzing đúng, thì các cuộc bỏ phiếu quan trọng cần theo dõi sẽ là cuộc bỏ phiếu vào thứ Sáu về bản văn thực thi, “Tham vấn và ra quyết định chung,” và cuộc bầu cử vào thứ Bảy của các thành viên Ủy ban Đồng nghị.
Sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc tham gia trước đây và rộng rãi vào điều vừa nói trên nơi các giám mục Đức sẽ cho thấy rằng thông điệp của Vatican đã không thấu tai các giám mục, đẩy trò chơi chọi gà giáo hội này lên mức nguy hiểm cao hơn và đá trái banh thẳng trở lại sân nhà của Tòa thánh.
Cho đến thời điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy không sẵn sàng thực hiện bất cứ hành động nào chống lại các giám mục Đức ngoài lời nói, mặc dù những lời hoa mỹ phát xuất từ Tòa thánh đã gia tăng trong những tháng gần đây. Nhưng nếu các giám mục Đức xúc tiến kế hoạch thành lập một Hội đồng Đồng nghị thường trực, thì đó sẽ là một dấu hiệu rõ ràng rằng ngay cả những tuyên bố mạnh mẽ nhất từ Đức Giáo Hoàng cũng không đủ để ngăn cản họ. Do đó, nếu ranh giới đỏ này bị vượt qua trong ba ngày tới ở Frankfurt, cách Vatican phản ứng có thể cho thấy liệu Đức Giáo Hoàng có sẵn sàng can thiệp hay không, không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động quyết đoán.
Còn lại bao nhiêu tính hợp pháp?
Trong thời gian dẫn tới phiên họp đồng nghị lần thứ năm, tiến trình Con đường đồng nghị đã bị thiệt hại bởi một số vụ đào ngũ đáng kể.
Cha Wolfgang Picken, người đã từng đại diện cho linh mục đoàn của Tổng giáo phận Cologne, một trong những trung tâm Công Giáo có ảnh hưởng nhất ở Đức, đã từ chức đại biểu đồng nghị vào cuối tháng 2, chỉ trích Con đường đồng nghị đã có một chương trình nghị sự được xác định trước và không xem xét đầy đủ hướng dẫn khắc phục do Rome ban hành.
Cha Picken viết trong một lá thư giải thích về việc từ chức của mình, “Những cải cách và thay đổi là cần thiết trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, tôi không thể ủng hộ sự thiếu cởi mở mà nhiều cuộc tranh luận được tiến hành trong ‘Con đường đồng nghị’ và nhiều đề xuất cải cách quá dễ dàng từ bỏ sự hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ.”
Quyết định của Cha Picken được đưa ra ngay sau sự từ chức ngày 22 tháng 2 của bốn đại biểu nổi tiếng — hai trong số họ là những người đã nhận Giải thưởng Ratzinger danh giá về thần học, và tất cả đều là phụ nữ — những người đã tuyên bố rằng họ sẽ quyết định ra khỏi Con đường đồng nghị vì những lo ngại rằng nó “gây nghi ngờ về các tín lý và niềm tin trung tâm của Công Giáo.”
Các nhà thần học Katharina Westerhorstmann và Marianne Schlosser, nhà triết học Hanna Barbara Gerl-Falkovitz, và nhà báo Dorothea Schmidt đã viết: “Các nghị quyết trong ba năm qua không chỉ đặt nghi vấn đố với các nền tảng thiết yếu của thần học Công Giáo, nhân chủng học cũng như thực hành của Giáo hội, mà còn lên công thức lại và trong một số nền tảng đã tái định nghĩa chúng hoàn toàn. Chúng tôi không thể và sẽ không chia sẻ trách nhiệm về điều đó.”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 8 tháng 3, Schmidt tiếp tục chỉ trích tiến trình đồng nghị, nói rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức “không phải là con đường đồng nghị cũng như Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức (Zdk), những thực thể “có thể nghĩ rằng nó đại diện cho tất cả người Công Giáo. Nhưng nó không đại diện cho họ." Và Maria 1.0, một phong trào giáo dân mà Schmidt là thành viên, cùng ngày đã đưa ra lời kêu gọi “tất cả các thành viên đồng nghị từ chức”.
Năm đại biểu đã từ chức trong số hơn 200 người tạo nên cơ quan của Con đường Đồng nghị có lẽ không đáng kể về mặt số lượng. Nhưng đối với một quá trình được cho là nhằm mục đích đưa ra tiếng nói cho toàn thể Giáo hội Đức, việc bỏ đi của bất cứ số lượng người tham gia nào - và đặc biệt là bốn phụ nữ - nêu ra thêm câu hỏi về tính hợp pháp đang diễn ra của Con đường Đồng nghị, hiện đang phải đối đầu với sự nghi ngờ từ khắp nơi trong Giáo hội Đức.
Tại sao các Giám mục 'Tốt' không rút lui?
Bất chấp các vụ đào ngũ đồng nghị và lời kêu gọi những người khác làm theo, có lẽ năm nhà phê bình quan trọng nhất đối với Con đường Đồng nghị vẫn đang tham gia phiên họp cuối cùng: Hồng Y Rainer Maria Woelki (Cologne), Giám mục Rudolf Voderholzer (Regensburg), Giám mục Stefan Oster (Passau), Giám mục Bertram Meir (Augsburg) và Giám mục Gregor Maria Hanke (Eichstätt).
Năm giám mục đã viết một lá thư vào ngày 21 tháng 12 cho Tòa thánh hỏi liệu họ có được yêu cầu tham gia vào ủy ban đồng nghị đang được triệu tập hay tuân theo thẩm quyền của hội đồng đồng nghị được đề xuất, một điều đã thúc đẩy lá thư ngày 16 tháng 1 của các Hồng Y Parolin, Ladaria và Ouellet gửi hàng giám mục Đức.
Xét vì mối quan tâm rõ ràng của họ đối với quỹ đạo dường như không thể tránh khỏi của Con đường Đồng nghị, và xét vì những người khác chia sẻ mối quan tâm của họ đã chọn không tham gia vào quá trình này, quả là một câu hỏi công khai tại sao năm giám mục này vẫn tham gia vào phiên họp cuối cùng. Liệu sự hiện diện của họ có nguy cơ mang lại tính đáng tin cậy cho các kết luận của nó và động thái thành lập một hội đồng đồng nghị thường trực hay không? Và họ hy vọng đạt được điều gì khi tiếp tục tham gia vào một quá trình mà Rome đã cố gắng ngăn chặn và những người chỉ trích khác đã bỏ cuộc?
Những người Công Giáo quan tâm ở Đức có thể sẽ muốn nghe câu trả lời cho những câu hỏi này từ những nhà lãnh đạo nổi tiếng đó, những người cho đến nay đã thể hiện sự sẵn sàng thách thức Con đường Đồng nghị. Chắc chắn họ sẽ được chú ý trong suốt quá trình diễn ra hội nghị Frankfurt.
Vatican đã làm đủ để hỗ trợ những tiếng nói bất đồng chưa?
Năm giám mục nói trên không phải là những người duy nhất cho thấy sự bất đồng của họ đối với một số đề xuất chính được đưa ra thông qua Con đường Đồng nghị. Như CNA Deutsch đã cung cấp tài liệu, hồ sơ công khai về các cuộc bỏ phiếu của các giám mục tại cuộc họp tháng 9 cho thấy 15-17 giám mục đã liên tục bỏ phiếu chống lại các đề xuất đi chệch khỏi giáo huấn và thực hành truyền thống của Giáo hội.
Chẳng hạn, về tài liệu gây tranh cãi đề xuất việc “đánh giá lại đồng tính luyến ái”, tám giám mục đã bác bỏ bản văn này, trong khi tám giám mục khác bỏ phiếu trắng về nó.
Tuy nhiên, tổng số giám mục không ủng hộ văn kiện này ít hơn tám giám mục so với số giám mục trước đó đã bác bỏ hoặc bỏ phiếu trắng đối với văn bản “cơ sở” về tính dục, vốn đã không đạt được 2/3 sự ủng hộ cần thiết của các giám mục Đức để được chấp nhận bởi phiên họp đồng nghị. Việc không thông qua biện pháp đã khiến ban lãnh đạo Con đường Đồng nghị thay đổi thủ tục bỏ phiếu để loại bỏ các lá phiếu kín.
Nói cách khác, sau khi những thay đổi được thực hiện để bảo đảm rằng các cuộc bỏ phiếu được công khai, tám giám mục vốn không tán thành những suy tư thần học của Con đường Đồng nghị về tính dục đã bỏ phiếu chấp nhận lời kêu gọi hành động dựa trên chính bản văn đó.
Đây có thể là một dấu chỉ cho thấy điều mà phong trào giáo dân phê bình đồng nghị Neuer Anfang (Khởi đầu mới) đã nhận xét: Một thiểu số đáng kể các giám mục Đức có thể chống lại chương trình nghị sự của Con đường Đồng nghị nhưng không có khả năng đứng vững trước áp lực đáng kể từ bên trong các định chế giáo hội— bao gồm cả các phương tiện truyền thông Công Giáo — phải chấp nhận đề xuất trừ khi Tòa thánh can thiệp đầy đủ.
Vatican chắc chắn đã gia tăng những lời chỉ trích khoa trương về Con đường Đồng nghị kể từ cuộc họp tháng Chín. Tại chuyến viếng thăm ad limina vào tháng 11 của các giám mục Đức tới Rôma, các Hồng Y Ladaria và Ouellet đã đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ về tiến trình này và kêu gọi một lệnh cấm (mà các giám mục Đức đã bác bỏ). Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 với AP, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ nhất của ngài đối với Con đường Đồng nghị cho đến nay, mô tả quá trình này là “không hữu ích cũng không nghiêm túc,” và mô tả nó là do những người theo chủ nghĩa duy ưu tú điều hành. Và trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 3, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc truyền giáo phải luôn là một công việc của Giáo hội trong sự hiệp nhất với toàn thể Giáo hội và không nên rơi vào “những con đường giả Giáo hội dễ dàng hơn” hoặc “áp dụng luận lý thế gian về những con số và cuộc thăm dò ý kiến, ” một lời phê bình khả hữu đối với tuyên bố liên tục của Con đường Công nghị rằng nó đang theo đuổi những thay đổi căn bản để làm cho Giáo hội trở nên khả thi hơn trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, không rõ liệu tất cả những lời nói này có đủ để thay đổi động lực tại phiên họp của Con đường Đồng nghị và cung cấp cho các giám mục còn do dự về tiến trình này sự che chở mà họ có thể cần để lên tiếng trước áp lực to lớn hay không.
Đây là trường hợp đặc biệt khi xét đến việc những người ủng hộ chương trình nghị sự Con đường Đồng nghị đã thực hiện các bước tiếp theo để hạn chế những tiếng nói bất đồng. Cuộc họp của các giám mục ở Dresden được cho là một nỗ lực của Giám mục Bätzing nhằm bảo đảm một “đường lối chung” giữa các giám mục về việc chhúc lành cho các mối quan hệ tình dục đồng tính và tránh một cuộc bỏ phiếu thất bại khác, mặc dù sau đó ngài đã cố gắng làm giảm bớt kỳ vọng cho rằng tất cả các đề xuất sẽ được thông qua. Và mới hôm qua, người ta đã xác nhận rằng Đoàn Chủ tịch của Con đường Đồng nghị, bao gồm các Giám mục Bätzing và Franz-Josef Bode, cũng như các viên chức như Irme Stetter-Karp và Thomas Södling, đã bác bỏ một cách đầy tranh cãi yêu cầu của các Giám mục Đức phải khôi phục lá phiếu kín.
Kết quả của các cuộc bỏ phiếu ở Frankfurt sẽ có ý nghĩa quan trọng — không phải chỉ để xem xem liệu các bản văn gây tranh cãi liên quan đến Hội đồng đồng nghị, việc phong chức cho phụ nữ và chúc lành đồng tính có được thông qua hay không, mà còn để lưu ý xem có thể phát hiện ra bất cứ sự khác biệt nào trong mô hình bỏ phiếu giữa các giám mục hay không. Liệu các giám mục bổ sung có tham gia vào nhóm 15-17 người đã liên tục bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng trong việc ủng hộ các đề xuất không chính thống vào tháng 9 không? Hay số lượng của họ sẽ giảm?
Câu trả lời cho câu hỏi đó, hơn bất cứ điều gì khác, có thể chỉ ra tình trạng của hàng giám mục Đức và vị trí của các giám mục trong mối quan hệ với Tòa thánh. Nó có thể gợi ý gì về các bước cần thiết tiếp theo của Vatican để duy trì sự thống nhất trong đức tin và luân lý trong Giáo hội hoàn vũ?
Căng thẳng gia tăng vào đêm trước phiên họp đồng nghị cuối cùng của Đức
Vu Van An
17:36 10/03/2023
Theo Luke Coppen của trang mạng The Pillar, căng thẳng đang gia tăng trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức trước phiên họp cuối cùng về “con đường đồng nghị” gây tranh cãi vào tuần này.
Phát biểu vài ngày trước cuộc họp ngày 9-11 tháng Ba tại Frankfurt, đồng chủ tịch của sáng kiến Irme Stetter-Karp đã bày tỏ sự ngạc nhiên về kế hoạch của các giám mục Đức nhằm đệ trình những thay đổi đối với các tài liệu có thể gặp khó khăn để đạt được đa số hai phần ba số phiếu bầu của các giám mục.
Bà cho biết trong một báo cáo ngày 5 tháng 3 do tờ báo Welt của Đức đăng tải, “Tất cả các đại biểu, giám mục cũng như giáo dân, đã có vài tuần để sửa đổi, và bây giờ thời hạn đã qua”.
Stetter-Karp, chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) đầy quyền lực, gợi ý rằng những người tham gia cuộc họp tuần này nên quyết định xem có cho phép sửa đổi thêm hay không trước khi các bản văn được đưa ra bỏ phiếu.
Giám mục Georg Bätzing đã thông báo vào ngày 2 tháng 3, vào cuối phiên họp khoáng đại của các giám mục ở Dresden, rằng các giám mục dự định đề xuất các sửa đổi.
Chủ tịch hội đồng giám mục lưu ý rằng các giám mục đã dành ra một ngày trong phiên họp của họ để tìm kiếm sự đồng thuận về các tài liệu cuối cùng của Con đường Đồng nghị. Họ đã thực hiện bước này sau khi không đủ túc số để thông qua một bản văn về đạo đức tình dục tại cuộc họp toàn thể cuối cùng của sáng kiến vào tháng 9, gây ra các cuộc biểu tình và buộc các nhà tổ chức phải bỏ lịch trình bỏ phiếu chặt chẽ.
Trong số các bản văn phải đối đầu với các cuộc bỏ phiếu gay gắt trong tuần này là một dự thảo ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng tính, bất chấp tuyên bố của Vatican năm 2021 rằng “Giáo hội không có, và không thể có, quyền chúc lành cho sự kết hợp của những người cùng giới tính”.
Bản văn, “Các nghi thức chúc lành cho các cặp yêu nhau,” sẽ được đọc lần thứ hai vào ngày 10 tháng 3, sau đó nó có thể được chính thức thông qua như một nghị quyết của con đường đồng nghị.
Cũng đối đầu với một cuộc bỏ phiếu là một tài liệu về các vấn đề giới tính được truyền thông Công Giáo Đức mô tả là có khả năng “thậm chí còn gây tranh cãi hơn” so với bản văn chúc lành đồng tính. Tài liệu, “Đối phó với sự đa dạng phái tính,” cũng sẽ được đọc lần thứ hai vào ngày 10 tháng 3, nói rằng “tất cả các thừa tác vụ thụ phong và ơn gọi mục vụ trong Giáo hội nên mở ra cho những người liên giới tính và chuyển giới đã được rửa tội và thêm sức, những người cảm nhận được ơn kêu gọi của mình. ”
Tổng kết “ngày nghiên cứu” của các giám mục dành cho các văn kiện theo con đường đồng nghị hôm thứ Năm tuần trước, Giám mục Bätzing cho biết: “Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng các bản văn mà đặc biệt là nhiều giám mục đã bày tỏ nhu cầu phải thảo luận và nhất trí”.
“Tôi rất hy vọng rằng cuộc đấu tranh trong vài ngày qua đã giúp chúng tôi phá vỡ các rào cản đối với việc phê duyệt các bản văn, mặc dù những thay đổi vẫn là cần thiết, mà chúng tôi dự định sẽ đưa ra dưới dạng các đề nghị trong các cuộc thảo luận vào tuần tới.”
Giám mục Franz-Josef Bode, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, mô tả cuộc họp ở Dresden là “một trong những hội nghị giám mục khó khăn nhất mà tôi đã trải qua trong thời gian dài thi hành thừa tác vụ giám mục”.
Viết trên trang mạng giáo phận của mình, giám mục Osnabrück nói rằng căng thẳng đã gia tăng sau chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Đức tới Rôma vào tháng 11 và sự can thiệp gần đây của Vatican loại trừ việc thành lập một “hội đồng đồng nghị” thường trực gồm các giám mục và giáo dân cùng cai quản Giáo Hội Đức, và trước phiên chung kết của con đường đồng nghị.
Đức Cha Bode viết vào ngày 4 tháng 3 “Nó dẫn chúng tôi đến những cuộc thảo luận rất nghiêm túc và sâu sắc, đồng thời cho thấy sự đa dạng trong các cách tiếp cận và quan điểm.
“Tuy nhiên, điều này làm cho nó trở thành một thao tác về tính đồng nghị, mặc dù khá thách thức, giữa cả Rôma lẫn chúng tôi ở Đức, và giữa chúng tôi với nhau. Nhiều câu hỏi hơn câu trả lời vẫn còn đó. Một cuộc họp đồng nghị thú vị ở Frankfurt có thể được mong đợi vào tuần tới. Chúa Thánh Thần sẽ có đủ mọi điều để làm.”
Con đường đồng nghị, chính thức ra mắt vào tháng 12 năm 2019, đã tập hợp các giám mục Đức và một số giáo dân được chọn để thảo luận về bốn chủ đề chính: quyền lực, chức linh mục, phụ nữ trong Giáo hội và luân lý tính dục. Vatican đã nhiều lần tìm cách can thiệp vào dự án nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Sau khi phiên họp khoáng đại thứ năm và cũng là phiên cuối cùng theo con đường đồng nghị kết thúc vào ngày 11 tháng 3, một “ủy ban đồng nghị” gồm 27 giám mục giáo phận, 27 thành viên do Ủy ban Trung ương Giáo dân (ZdK) lựa chọn và 20 thành viên do họ cùng bầu chọn sẽ bắt đầu việc làm của nó.
Ủy ban đồng nghị dự kiến sẽ soạn thảo các kế hoạch thành lập hội đồng đồng nghị vào năm 2026. Theo một nghị quyết được con đường đồng nghị thông qua vào tháng 9, hội đồng đồng nghị sẽ là “cơ quan tư vấn và ra quyết định” sẽ “tư vấn về những phát triển lớn trong Giáo hội và trong xã hội, và sẽ đưa ra những quyết định căn bản có ý nghĩa siêu giáo phận về kế hoạch mục vụ, viễn cảnh tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận.”
Giám mục Bätzing đã chỉ ra rằng các giám mục Đức mong muốn thành lập hội đồng đồng nghị bất chấp việc Vatican nhấn mạnh rằng họ không có thẩm quyền để làm như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Rheinische Post xuất bản ngày 5 tháng 3, Irme Stetter-Karp đã chỉ trích các viên chức Vatican vì chỉ trao đổi về con đường đồng nghị với các giám mục Đức, bác bỏ những lời kêu gọi mời các nhà lãnh đạo giáo dân tham gia thảo luận về sáng kiến.
Bà cho rằng đó sẽ là “một thất bại, nhất là đối với chính các giám mục Đức, nếu một hành động ép buộc và vâng lời cuối cùng đã ngăn cản một hội đồng đồng nghị”.
Bà nói, “Chắc chắn nó sẽ gây thất vọng lớn nếu điều đó xảy ra”.
Gió hất tung mái của ngôi nhà thờ Công Giáo lịch sử Indiana
Đặng Tự Do
17:55 10/03/2023
Một nhà thờ giáo xứ ở miền nam Indiana có từ cuối thế kỷ 19 đã bị tốc mái trong một cơn bão hôm thứ Sáu.
Những bức ảnh do Giáo phận Evansville chia sẻ cho thấy mái nhà của nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse, nằm ở vùng nông thôn của Hạt Vanderburgh, nằm trong một đống đổ nát gần đó.
Cha Gene Schroeder, cha sở của nhà thờ, nói với CNA rằng mái nhà bị tốc ngay sau khi một đám tang diễn ra trong nhà thờ và trong khi lớp học đang diễn ra tại trường giáo xứ gần đó. Thật kỳ diệu, không có ai bị thương.
Cha Schroeder cho biết những cơn gió thổi thẳng mạnh mẽ đã nâng mái nhà bằng kim loại — khoảng 10 năm tuổi — hoàn toàn bị bong ra, để lại các mảnh vỡ phần lớn ở các bãi đậu xe cũng như ở sân và đường lái xe của hàng xóm. Ông cho biết cả trường học, nhà xứ và văn phòng giáo xứ đều không chịu bất kỳ thiệt hại nào. Bão gió đã gây ra hàng nghìn vụ mất điện ở khu vực ba bang Indiana, Kentucky và Illinois và làm hư hại một bệnh viện ở Evansville, 14 News đưa tin.
Chủ nhân của ngôi nhà đối diện nhà thờ nói với 14 News rằng họ đã kết hôn tại nhà thờ cách đây 59 năm. Họ nói rằng họ đã nhìn thấy, qua cửa sổ phía trước, mái nhà bị xé toạc lao về phía họ và rất biết ơn vì mái nhà đã đâm vào ga ra chứ không phải cửa sổ của họ.
Cha Schroeder cho biết vì có trần thạch cao phía trên cung thánh nên bên trong nhà thờ không bị hư hại gì. Ngài cho biết các đội đang trong quá trình đặt một tấm che tạm thời trên mái nhà để tránh thiệt hại do nước, vì dự báo sẽ có mưa vào cuối tuần này.
Cộng đồng giáo xứ là một trong những cộng đồng lâu đời nhất trong giáo phận, được thành lập vào năm 1841. Tòa nhà ban đầu của nhà thờ đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào năm 1886 và được xây dựng lại hai năm sau đó.
Cha Schroeder lưu ý: “Khi nhà thờ bị thiêu rụi vào năm 1886, họ không có bất kỳ bảo hiểm nào.”
“Nhưng chúng tôi có bảo hiểm. Tôi không biết liệu điều đó có bao gồm toàn bộ chi phí hay không, nhưng chúng tôi thật may mắn vì chúng tôi có bảo hiểm và chúng tôi có những người đang làm việc với hãng bảo hiểm mà không gặp quá nhiều khó khăn.”
Bất chấp thiệt hại cho nhà thờ, giáo xứ vẫn có thể tổ chức ngày cá chiên của giáo xứ vào ngày xảy ra cơn bão. Trong Mùa Chay giáo xứ có ngày cá chiên để giúp anh chị em kiêng thịt vào ngày thứ Sáu.
Cha Schroeder cho biết ngài đã được khích lệ bởi các cộng đồng đức tin khác trong quận qua lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất. Cộng đồng Công Giáo rất mong muốn được trợ giúp xây dựng lại nhà thờ lịch sử của mình.
“Đây là một giáo xứ nhỏ ở nông thôn theo nhiều cách, và mọi người yêu mến nhà thờ. Và tất nhiên, họ rất đau lòng khi nhìn thấy mái nhà bị thổi tung, và họ muốn làm mọi thứ có thể để sửa chữa nó”.
Source:National Catholic Register
Igor có 3% cơ hội sống sót: Tôi hiểu rằng Chúa đã cứu tôi
Đặng Tự Do
17:56 10/03/2023
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Igor had a 3% chance of survival: “I understood that God had saved me”, nghĩa là “Igor có 3% cơ hội sống sót: ‘Tôi hiểu rằng Chúa đã cứu tôi’”.
Anh Igor nói: “Tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã cứu tôi. Ngài đã cho tôi niềm hy vọng mà tôi đã đánh mất.”
Cuộc đời của Igor đã được đánh dấu bằng đau khổ và đau đớn trong nhiều năm. Anh rời Ukraine vào năm 2014 khi bắt đầu cuộc chiến ở Donbass và chuyển đến Ba Lan, nơi anh cố gắng bắt đầu lại. Nhưng một khởi đầu mới ở một đất nước xa lạ mà không biết ngôn ngữ tỏ ra rất khó khăn. Anh không có tiền, không gia đình, không chỗ dựa. Tôi hoàn toàn không một xu dính túi, mọi thứ trở thành vấn đề sống còn,” Igor nói với Aleteia.
Được rửa tội trong Giáo Hội Chính thống, Igor không thực hành và không cầu nguyện nhiều. Thỉnh thoảng, anh ấy bước vào một nhà thờ mở cửa, ngồi trên một chiếc ghế dài và cầu nguyện nhiều nhất có thể, trước những nghi ngờ và đau khổ. Một ngày nọ, anh ấy nói, “Tôi bước vào một nhà thờ. Tôi đã cầu nguyện để được giúp đỡ, và sự giúp đỡ đã đến. Một cậu bé mà tôi không ngờ tới đã cho tôi mượn tiền.” Vào thời điểm đó, Igor vẫn chưa nhận ra rằng bàn tay giúp đỡ này thực sự là sự giúp đỡ của Chúa.
Đến Giáng Sinh năm 2020, Igor lại cô đơn và khánh kiệt. Anh thừa nhận: “Thật đau đớn khi ở một mình vào thời điểm đó. Đó là một ngày trước Giáng Sinh, mọi người đang ăn mừng cùng gia đình trong khi tôi ở xa. Tôi vô cùng buồn bã. Tôi tự nhủ rằng Chúa đã bỏ rơi tôi,” anh thừa nhận. Nhưng Igor cuối cùng đã tìm được một công việc và cuối cùng cũng được nếm trải cảm giác an toàn. “Hoàn cảnh không có đủ tiền đã dạy cho tôi một bài học: biết trân trọng những gì mình đang có,” anh nói.
Ung thư: Cơ hội sống sót 3-5%
Nhưng ngay khi Igor nghĩ rằng mình đã ra khỏi những khu rừng, thì vài tháng sau, anh bị bệnh tật tấn công nặng nề. Bị ảnh hưởng bởi những cơn đau nhức dữ dội, Igor được chẩn đoán mắc chứng đau thần kinh tọa, sau đó là chứng thoát vị. Anh nhớ lại: “Các cơn đau trở nên thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Lần đầu tiên, tôi khóc vì đau. Tôi nhớ 48 giờ đau đớn liên tục.”
Thật không may, đó không chỉ là chứng thoát vị hay đau thần kinh tọa. Một chẩn đoán mới và đáng báo động hơn nhiều đã được đưa ra: một khối u ác tính có kích thước hơn 6 cm. Cơ hội sống sót của Igor được ước tính vào khoảng từ 3% đến 5%.
Việc điều trị không có tác động gì cả. Ngược lại, sức khỏe của Igor ngày một sa sút. Một vòng luẩn quẩn chuyển động. “Việc hóa trị đã làm ruột của tôi bị tổn thương nghiêm trọng. Tôi đi ngủ và thức dậy trong nỗi đau không thể tưởng tượng mỗi ngày. Tôi rơi vào tình trạng không ăn gì trong nhiều ngày, vì mỗi bữa ăn đều khiến tôi đau đớn đến mức không thể nuốt nổi bất cứ thứ gì,” Igor nói. Lần này, Igor không thể tìm thấy lối thoát. Anh ta bị ám ảnh bởi những ý nghĩ tự tử, cho đến ngày anh ta quyết định đi lễ.
“Tôi nhận ra rằng Chúa đã cứu tôi”
“Tôi ngồi trên một chiếc ghế dài, bắt đầu hát cùng mọi người. Và có lúc tôi bắt đầu khóc vì tôi chưa bao giờ khóc trong đời,” Igor nhớ lại. “Người phụ nữ bên cạnh đưa khăn giấy cho tôi. Tôi cảm thấy như thể tất cả nỗi đau mà tôi đang kìm nén trong lòng đang bắt đầu rời bỏ tôi. Sau đó, tôi nghe một bài giảng về sự khiêm nhường nói với tôi rất nhiều. Tôi cảm thấy tốt hơn bao giờ hết, an toàn, được hỗ trợ…”
Ngày hôm sau, buổi kiểm tra y tế của Igor cho kết quả rất khả quan. Mỗi ngày, chàng trai trẻ cảm thấy ngày càng tốt hơn, không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Không còn tế bào ung thư nào trong cơ thể anh.
“Tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã cứu tôi. Ngài đã cho tôi niềm hy vọng mà tôi đã đánh mất. Bây giờ tôi đang thuyên giảm. Và tôi hy vọng sẽ được khỏe mạnh trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi biết những tội lỗi mình phạm phải, nhưng tôi đang hành động để chống lại chúng, và tôi đang trở nên mạnh mẽ hơn mỗi ngày. Tôi không còn có ý định tự tử nữa.” Anh ấy đã tìm thấy Chúa và muốn tiếp tục tìm hiểu về Ngài nhiều hơn, điều mà anh ấy làm được là đi tham dự Thánh lễ ngày càng thường xuyên hơn.
Source:Aleteia
Con đường Đồng nghị Đức thông qua việc ủng hộ nghi thức chúc lành đồng tính
Vu Van An
19:00 10/03/2023
Luke Coppen của trang mạng The Pillar vừa tường trình rằng những người tham gia đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ tài liệu kêu gọi các giám mục ‘chính thức cho phép các nghi thức ban phép lành trong giáo phận của họ’, mâu thuẫn với tuyên bố năm 2021 của Vatican.
Tài liệu dài 5 trang, “Các nghi thức chúc lành cho các cặp yêu nhau,” đã được thông qua với 176 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 12 phiếu trắng ở lần đọc thứ hai, nghĩa là nó được chính thức thông qua như một nghị quyết của con đường đồng nghị.
Các giám mục Đức đã ủng hộ bản văn với 38 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 11 phiếu trắng.
Tài liệu — mâu thuẫn với tuyên bố năm 2021 của Vatican rằng “Giáo hội không có, và không thể có, quyền chúc lành cho sự kết hợp của những người đồng giới” — kêu gọi các giám mục “chính thức cho phép các nghi thức chúc lành trong giáo phận của họ cho các cặp yêu nhau, nhưng không thể tiếp cận với bí tích hôn nhân hoặc những người không thấy mình sẵn sàng bước vào hôn nhân bí tích.”
Nó giải thích: “Điều này cũng áp dụng cho các cặp đồng giới trên cơ sở đánh giá lại đồng tính luyến ái như một biến thể chuẩn mực của tình dục con người”.
Cuộc bỏ phiếu được tổ chức tại Frankfurt ngay sau bài phát biểu của Giám mục Bỉ Johan Bonny, người đã giải thích cách thức các giám mục Flemish của đất nước đã phê chuẩn một bản văn cho phép thực hiện nghi thức chúc lành cho các cặp đồng giới vào tháng 9 năm ngoái.
Bonny nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không ủng hộ cũng không phản đối bước này, cho thấy rằng đó là quyền quyết định của các giám mục địa phương nhưng nhấn mạnh rằng họ phải duy trì sự hiệp nhất.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu của phiên họp đồng nghị diễn ra, một số người tham gia đã yêu cầu bỏ phiếu kín. Vì đa số thành viên bác bỏ yêu cầu nên các phiếu bầu được liệt kê theo tên.
Trang mạng tin tức chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức cho biết một cuốn cẩm nang gồm các lời chúc lành dành cho các loại cặp khác nhau sẽ được khai triển sau cuộc bỏ phiếu.
Nó mô tả bản văn được phê duyệt như “một hình thức hơi yếu của bản văn gốc.”
Ngay sau khi những người tham gia tán thành bản văn chúc lành đồng giới, các đồng chủ tịch của Con đường đồng nghị, Giám mục Georg Bätzing và Irme Stetter-Karp, đã kêu gọi các giám mục Đức không bác bỏ các bản văn sắp tới.
Bätzing khuyên các giám mục đồng nghiệp của mình nên bỏ phiếu trắng thay vì bỏ phiếu chống lại các bản văn để chúng có thể được phiên họp thông qua.
Stetter-Karp, chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) đầy quyền lực, đã kêu gọi các giám mục lên tiếng phản đối các bản văn một cách rõ ràng trong các cuộc tranh luận.
Dường như đề cập đến một loạt các sửa đổi vào phút cuối đối với các bản văn do các giám mục yêu cầu, bà nói: “Các giám mục thân mến, các vị định lợi dụng sự sẵn lòng thỏa hiệp của chúng tôi cho đến bao giờ nữa? Đôi khi, một số người trong chúng tôi cảm thấy bị ép buộc phải hoàn thành bất cứ việc gì.”
Cuộc bỏ phiếu về việc chúc lành cho người đồng tính đã diễn ra vào ngày thứ hai của phiên họp đồng nghị lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng ở Frankfurt.
Vào ngày 9 tháng 3, ngày đầu tiên của phiên họp, những người tham gia đã tranh luận và thông qua hai bản văn.
Tài liệu “Sự hiện hữu của linh mục ngày nay” đã được thông qua với 166 phiếu thuận, 21 phiếu chống và 14 phiếu trắng, với 2/3 đa số cần thiết giữa các giám mục.
Tài liệu dài 20 trang kêu gọi “sự thay đổi hệ thống đáng kể” đối với thừa tác vụ linh mục ở Đức.
Tài liệu viết, “Cần có những thay đổi sâu sắc hơn để giúp cho lý thuyết và truyền thống Công Giáo về thừa tác vụ linh mục thực sự hội nhập văn hóa vào xã hội đương thời, và nhiều thay đổi trong số này có chiều kích Giáo hội phổ quát,”.
Bản văn thứ hai, “Việc độc thân của các linh mục – khuyến khích và cởi mở,” đã được thông qua với 179 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 16 phiếu trắng, dễ dàng đạt được đa số 2/3 trong số các giám mục.
Tài liệu dài bảy trang yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét lại “mối liên hệ của việc truyền chức với cam kết sống độc thân” trong tiến trình đồng nghị hoàn cầu.
Ngày đầu tiên của phiên họp kết thúc với màn trình diễn múa đương thời tại Nhà thờ lớn Frankfurt miêu tả cuộc khủng hoảng lạm dụng. Sự kiện này – mang tên “verantwort:ich” (một cách chơi chữ của từ tiếng Đức có nghĩa là “có trách nhiệm” và “tôi”) – có sự góp mặt của các vũ công mặc đồ đen đeo mặt nạ trắng căng trên dải ruy băng đen.
Nhóm Maria 1.0, nhóm chỉ trích con đường đồng nghị, đã mô tả màn trình diễn là “ma quỷ”.
Tổ chức này tweet: “Với sự hiện diện của Bí tích Cực thánh, họ đã trình diễn 'màn trình diễn nghệ thuật' ma quỷ này để 'đứng lên chống lại lạm dụng tình dục trong Giáo hội'”.
Phát biểu ngày 10 tháng 3, Beate Gilles, tổng thư ký của hội đồng giám mục Đức, đã bác bỏ những lời chỉ trích.
Cô nói, “Thật không thể tin được rằng màn trình diễn ‘verantwort:ich’ lại bị gọi là ma qủy. Tất nhiên, chúng tôi kiên quyết bác bỏ cáo buộc này. Sự kết hợp giữa các chứng từ của những người bị ảnh hưởng và bối cảnh nghệ thuật đã gây xúc động sâu sắc”.
Bản văn đầu tiên được tranh luận hôm thứ Sáu, “Loan báo Tin Mừng bởi giáo dân bằng lời nói và Bí tích,” đã được thông qua với 169 phiếu thuận, 17 phiếu chống và 17 phiếu trắng.
Tài liệu dài 6 trang nói rằng “các giám mục Đức nên soạn thảo một quy tắc cụ thể và xin phép Tòa thánh về việc này, theo đó bài giảng lễ cũng có thể được đảm nhận trong các cử hành Thánh Thể vào các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng bởi các tín hữu có đủ điều kiện về thần học và linh đạo do giám mục ủy quyền”.
Hai đoạn đã bị xóa khỏi bản văn trước khi nó được phê duyệt. Một đoạn nói rằng “những khả thể hồi sinh việc xưng tội của giáo dân trong bối cảnh hướng dẫn tâm linh cũng sẽ được thảo luận,” và đoạn kia nói rằng “tầm quan trọng của việc làm phép và xức dầu cho người bệnh đối với tất cả những người chăm sóc mục vụ đang tích cực chăm sóc người bệnh cũng đã được cân nhắc."
Vào ngày 10 tháng 3, những người tham gia phải xem xét tổng cộng bảy bản văn. Ngoài các bản văn về việc chúc lành đồng giới và việc giảng lễ của giáo dân, các thành viên đồng nghị đã được lên kế hoạch bỏ phiếu về:
◾ Một tài liệu dài 7 trang, “Ngăn chặn bạo lực tình dục hóa, can thiệp và đối phó với thủ phạm trong Giáo Hội Công Giáo,” đưa ra 10 đề xuất cụ thể để ngăn chặn lạm dụng tình dục và bảo đảm đối xử đồng dạng với thủ phạm. Chúng bao gồm chỉ định mỗi người phạm tội một “người quản lý hồ sơ”.
◾ Một bản văn dài 6 trang có tên “Các biện pháp chống lạm dụng phụ nữ trong Giáo hội” — tài liệu duy nhất chỉ mới đọc lần đầu — trình bày 10 đề xuất nhằm giúp đỡ “số lượng lớn người lớn và đặc biệt là phụ nữ trưởng thành” là “nạn nhân lạm dụng tinh thần hoặc tình dục trong Giáo Hội Công Giáo.” Các biện pháp bao gồm “thiết lập các quy tắc thủ tục thống nhất trong các trường hợp lạm dụng tình dục người lớn trong các mối quan hệ chăm sóc mục vụ hoặc trong các mối quan hệ phụ thuộc khác (ví dụ: nhân viên nhà thờ) cũng như lưu trữ hồ sơ rõ ràng, dễ hiểu, bao gồm một ghi chú trong hồ sơ nhân sự của người phạm tội”.
◾ Một bản văn dài 4 trang có tên “Tham vấn và ra quyết định chung,” nói rằng các giám mục giáo phận Đức nên thiết lập “cơ cấu ràng buộc về sự tham gia và đồng quyết định của tín hữu trong giáo phận mà ngài lãnh đạo,” cũng như “đưa ra quyết định trong sự tương tác ràng buộc với các cơ quan đồng nghị của giáo phận.”
◾ Một tài liệu dài 7 trang có tựa đề “Đối phó với sự đa dạng phái tính,” lập luận rằng trong Giáo hội, “những người liên giới tính và chuyển giới phải đối diện với nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục và/hoặc tinh thần, kể từ khi tín lý và luật lệ của Giáo hội đưa ra định nghĩa về tính nhị phân (binarity) theo quy luật tự nhiên, hoàn toàn không phục vụ cho căn tính của họ, chỉ định cho họ những vị trí rất bấp bênh, dễ bị tổn thương, trong khi các chiến lược của kẻ phạm tội nhắm vào những người dễ bị tổn thương như vậy”. Bản văn nói thêm rằng “tất cả các thừa tác vụ thụ phong và ơn gọi mục vụ trong Giáo hội nên mở rộng cho những người liên giới tính và chuyển giới đã được rửa tội và thêm sức, những người cảm nhận được ơn kêu gọi của họ”.
◾ Một tài liệu dài 5 trang, “Phụ nữ trong thừa tác vụ bí tích – Những viễn ảnh đối thoại với giáo hội phổ quát,” yêu cầu các giám mục Đức “vận động ở Rôma cho việc tiếp nhận phụ nữ vào chức phó tế bí tích cho tất cả các Giáo hội đặc thù mong muốn điều này dựa trên hoàn cảnh mục vụ của họ.” Liên quan đến “sự tiếp cận của phụ nữ đối với toàn bộ thừa tác vụ bí tích”, nó yêu cầu rằng “những cân nhắc về mục vụ và nghiên cứu thần học từ bối cảnh của Giáo hội địa phương Đức” phải được “đưa vào diễn ngôn của Giáo hội hoàn vũ ở tất cả các bình diện tham vấn quốc tế”.
Vào ngày 11 tháng 3, ngày cuối cùng của hội nghị, những người tham gia dự kiến sẽ xem xét một bản văn duy nhất, “Con đường đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo ở Đức.”
Nó nói: “Chúng tôi tin chắc rằng cuộc khủng hoảng của Giáo hội, thể hiện rõ qua tội ác bạo lực tình dục và sự che đậy của chúng, không phải là dấu chấm hết cho Giáo hội, mặc dù tội lỗi nặng nề”.
“Ngay trong cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa này, vẫn có cơ hội hoán cải và một khởi đầu mới. Giáo Hội Công Giáo đã mất uy tín trong nhiều lĩnh vực mà Giáo hội hy vọng sẽ lấy lại được. Điều này chỉ có thể xảy ra thông qua một sự thay đổi, ngoài việc thay đổi thái độ, còn cân nhắc đến những sửa đổi về định chế.”
Con đường đồng nghị, bắt đầu chính thức vào tháng 12 năm 2019, dự kiến sẽ kết thúc bằng một buổi lễ tại Nhà thờ chính tòa Frankfurt, kết thúc bằng cuộc diễn hành của những người tham gia ra khỏi nhà chính tòa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023 – Phần 3 – chủ đề Sứ Vụ
Khanh Lai
00:33 10/03/2023
TĨNH TÂM MÙA CHAY 2023.
CHỦ ĐỀ: SỐNG TINH THẦN GIÁO HỘI HIỆP HÀNH.
Ngày Thứ Ba tại Revesby với chủ đề “Sứ Vụ”
Ngày tĩnh tâm thứ ba, Cha giảng phòng đưa mọi người suy nghĩ với đề tài “Sứ Vụ”. Trước hết, cha nhắc mọi người về 2 đề tài của hai hôm trước là: “Hiệp Thông” đồng hành với Chúa Giêsu như 2 muôn đệ trên đường Emmaus, phúc âm chỉ nói tên một người và người kia là chính chúng ta, đề tài ngày thứ 2 là: “Tham Gia” vào Bí Tích là dấu bề ngoài Ðức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trong cho ta. Tình yêu nối kết với Đức Kitô mà mọi người chúng ta đều là anh chị em.
Cha giảng phòng mời gọi mọi người suy nghĩ về thánh giá đời mình. Như câu chuyện sau, có hai vợ chồng trẻ kia, thường cuối tuần rảnh rỗi nên vợ đi đâu chàng cũng đi theo, khi gặp bạn bè ăn nhậu, ca hát cũng đi theo, sau 25 năm cùng tổ chức lễ bạc tưng bừng, cùng dắt nhau đi vòng quanh thế giới, chẳng may trên đường trở về gặp tai nạn, cả 2 cùng chết, sau khi chết 2 vợ chồng cùng tìm đường lên Thiên Đàng, khi tới cổng Thánh Phêrô mới chặn lại hỏi công đức khi còn sống đã làm gì? Thánh Phêrô thấy cô vợ có nhiều công đức khi còn sống, có giúp đỡ nhiều anh em kém may mắn, và ngài cho vào, tới phiên ông chồng thì không có công đức gì? nên không được vào, thế là cô vợ cũng không chịu vào Thiên Đàng vì khi còn sống 2 người đi đâu cũng có nhau, thế là ông Phêrô chạy vô trình với Thiên Chúa. Một lúc sau trở ra ngài nói:
“Tình Yêu đó đủ cho con vào rồi.” Và cả 2 cùng vào. Hãy nghĩ đến tình yêu Đức Giêsu dành cho nhân loại và cho từng người chúng ta.
Cha giảng phòng nói về 2 đặc ân mà người Công Giáo Việt Nam chúng ta đã là muối men cho đời, đó là biến cố thứ nhất năm 1954 hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư vào nam, bỏ anh em, bà con, họ hàng vào nam lập giáo xứ, giáo phận và làm gương cho biết bao anh em lương giáo tin vào Thiên Chúa và gia nhập làm con Thiên Chúa.
Biến cố thứ 2 là năm 1975 cả mấy triệu người bỏ nước ra đi, định cư tại các nước tự do trên thế giới, đã và đang mang lại sức sống đạo đức cho các người sở tại, khác với các sắc dân khác, mọi người đang đi làm việc truyền giáo, ngay cả nước Úc này đã có gần 200 Linh Mục Việt Nam. Chúng ta đã là ánh sáng cho đời.
Một câu chuyện khác mà cha giảng phòng kể là, có một Linh Mục già và bị mù, nên đi đâu khó khăn, có một người kia đưa cho ngài chiếc đèn dầu để ngài đi khi trời tối, nhưng ngài nói cậu không biết tôi bị mù sao mà còn đưa đèn dầu. Người kia nói rằng trời đã tối cha không thấy đường nhưng khi cha cầm cái đèn dầu sáng này họ sẽ thấy cha mà tránh.
Khi ngài đi thì đụng phải một chàng trẻ khác đi ngược chiều, cha lớn tiếng la rằng, con không thấy cái đèn dầu sao? Chàng thanh niên trả lời rằng thưa Cha cái đèn dầu của Cha đã tắt và con không thấy Cha. Câu chuyện này gợi lại cho chúng ta biết đôi khi chúng ta tưởng là mình là ánh sáng, nhưng thực ra ánh sáng của mình đã tắt từ khi nào mà chúng ta không hay.Tình yêu chính là mối dây liên kết con người với Thiên Chúa và với nhau. Do đó, giới răn cao cả nhất của Thiên Chúa là 'giới răn tình yêu', yêu Chúa và yêu người. Con cái cần nhất là cha mẹ thương yêu nhau, có mái ấm gia đình và được lớn lên trong bình an.
Mọi người chúng ta cùng đồng hành với Chúa nhất là trong mùa chay thánh này, vì thế ban tổ chức đã trải tấm khắn mầu tím, tượng trưng cho cuộc khổ nạn, sám hối, hãy trở về với chính mình với Thiên Chúa nhân từ luôn yêu thương và đồng hành với chúng ta. 33 cây nến tượng chưng cho 33 năm của Chúa Giêsu.
Sau phần thuyết giảng là Thánh Lễ đồng tế, Lm. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Tuyết, Lm. Nguyễn Trọng Thiên và Lm. Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy trưởng, Lm. Paul Văn Chi, chủ tế Thánh Lễ.Sau Thánh lễ ông Nguyễn Ngọc Khiêm Chủ Tịch CĐCGVN TGP Sydney lên cám ơn Cha Nguyễn Trọng Thiên đã giúp cộng đoàn giảng thuyết 3 ngày trong mùa chay này.
Ông cám ơn Quý Cha Tuyên Úy và Cộng Đồng, cám ơn Ban mục vụ 3 Giáo Đoàn Cabramatta, Lakemba, Revesby, và toàn thể mọi người tới tham dự, đồng thời, Cộng Dồng trao quà lưu niệm cho cha giảng phòng.Kết thúc với nhạc phẩm Kinh Hòa Bình, lời kinh của Thánh Phanxicô Assisi, với Sứ Vụ sai đi, để mọi người ra về trong tinh thần muối men và ánh sáng
cho đời như là một “Sứ Vụ” sống đạo và thực hành đức Bác Ái, để có visa vào nước trời.
Khanh Lai tường trình
CHỦ ĐỀ: SỐNG TINH THẦN GIÁO HỘI HIỆP HÀNH.
Ngày Thứ Ba tại Revesby với chủ đề “Sứ Vụ”
Ngày tĩnh tâm thứ ba, Cha giảng phòng đưa mọi người suy nghĩ với đề tài “Sứ Vụ”. Trước hết, cha nhắc mọi người về 2 đề tài của hai hôm trước là: “Hiệp Thông” đồng hành với Chúa Giêsu như 2 muôn đệ trên đường Emmaus, phúc âm chỉ nói tên một người và người kia là chính chúng ta, đề tài ngày thứ 2 là: “Tham Gia” vào Bí Tích là dấu bề ngoài Ðức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trong cho ta. Tình yêu nối kết với Đức Kitô mà mọi người chúng ta đều là anh chị em.
Cha giảng phòng mời gọi mọi người suy nghĩ về thánh giá đời mình. Như câu chuyện sau, có hai vợ chồng trẻ kia, thường cuối tuần rảnh rỗi nên vợ đi đâu chàng cũng đi theo, khi gặp bạn bè ăn nhậu, ca hát cũng đi theo, sau 25 năm cùng tổ chức lễ bạc tưng bừng, cùng dắt nhau đi vòng quanh thế giới, chẳng may trên đường trở về gặp tai nạn, cả 2 cùng chết, sau khi chết 2 vợ chồng cùng tìm đường lên Thiên Đàng, khi tới cổng Thánh Phêrô mới chặn lại hỏi công đức khi còn sống đã làm gì? Thánh Phêrô thấy cô vợ có nhiều công đức khi còn sống, có giúp đỡ nhiều anh em kém may mắn, và ngài cho vào, tới phiên ông chồng thì không có công đức gì? nên không được vào, thế là cô vợ cũng không chịu vào Thiên Đàng vì khi còn sống 2 người đi đâu cũng có nhau, thế là ông Phêrô chạy vô trình với Thiên Chúa. Một lúc sau trở ra ngài nói:
“Tình Yêu đó đủ cho con vào rồi.” Và cả 2 cùng vào. Hãy nghĩ đến tình yêu Đức Giêsu dành cho nhân loại và cho từng người chúng ta.
Cha giảng phòng nói về 2 đặc ân mà người Công Giáo Việt Nam chúng ta đã là muối men cho đời, đó là biến cố thứ nhất năm 1954 hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư vào nam, bỏ anh em, bà con, họ hàng vào nam lập giáo xứ, giáo phận và làm gương cho biết bao anh em lương giáo tin vào Thiên Chúa và gia nhập làm con Thiên Chúa.
Biến cố thứ 2 là năm 1975 cả mấy triệu người bỏ nước ra đi, định cư tại các nước tự do trên thế giới, đã và đang mang lại sức sống đạo đức cho các người sở tại, khác với các sắc dân khác, mọi người đang đi làm việc truyền giáo, ngay cả nước Úc này đã có gần 200 Linh Mục Việt Nam. Chúng ta đã là ánh sáng cho đời.
Một câu chuyện khác mà cha giảng phòng kể là, có một Linh Mục già và bị mù, nên đi đâu khó khăn, có một người kia đưa cho ngài chiếc đèn dầu để ngài đi khi trời tối, nhưng ngài nói cậu không biết tôi bị mù sao mà còn đưa đèn dầu. Người kia nói rằng trời đã tối cha không thấy đường nhưng khi cha cầm cái đèn dầu sáng này họ sẽ thấy cha mà tránh.
Khi ngài đi thì đụng phải một chàng trẻ khác đi ngược chiều, cha lớn tiếng la rằng, con không thấy cái đèn dầu sao? Chàng thanh niên trả lời rằng thưa Cha cái đèn dầu của Cha đã tắt và con không thấy Cha. Câu chuyện này gợi lại cho chúng ta biết đôi khi chúng ta tưởng là mình là ánh sáng, nhưng thực ra ánh sáng của mình đã tắt từ khi nào mà chúng ta không hay.Tình yêu chính là mối dây liên kết con người với Thiên Chúa và với nhau. Do đó, giới răn cao cả nhất của Thiên Chúa là 'giới răn tình yêu', yêu Chúa và yêu người. Con cái cần nhất là cha mẹ thương yêu nhau, có mái ấm gia đình và được lớn lên trong bình an.
Mọi người chúng ta cùng đồng hành với Chúa nhất là trong mùa chay thánh này, vì thế ban tổ chức đã trải tấm khắn mầu tím, tượng trưng cho cuộc khổ nạn, sám hối, hãy trở về với chính mình với Thiên Chúa nhân từ luôn yêu thương và đồng hành với chúng ta. 33 cây nến tượng chưng cho 33 năm của Chúa Giêsu.
Sau phần thuyết giảng là Thánh Lễ đồng tế, Lm. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Tuyết, Lm. Nguyễn Trọng Thiên và Lm. Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy trưởng, Lm. Paul Văn Chi, chủ tế Thánh Lễ.Sau Thánh lễ ông Nguyễn Ngọc Khiêm Chủ Tịch CĐCGVN TGP Sydney lên cám ơn Cha Nguyễn Trọng Thiên đã giúp cộng đoàn giảng thuyết 3 ngày trong mùa chay này.
Ông cám ơn Quý Cha Tuyên Úy và Cộng Đồng, cám ơn Ban mục vụ 3 Giáo Đoàn Cabramatta, Lakemba, Revesby, và toàn thể mọi người tới tham dự, đồng thời, Cộng Dồng trao quà lưu niệm cho cha giảng phòng.Kết thúc với nhạc phẩm Kinh Hòa Bình, lời kinh của Thánh Phanxicô Assisi, với Sứ Vụ sai đi, để mọi người ra về trong tinh thần muối men và ánh sáng
cho đời như là một “Sứ Vụ” sống đạo và thực hành đức Bác Ái, để có visa vào nước trời.
Khanh Lai tường trình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski Thăm Và Dâng Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Sở Kiện
BTT Gx. Sở Kiện
10:09 10/03/2023
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski Thăm Và Dâng Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Sở Kiện
Sau khi thăm quan công trình nhà xứ mới hoàn thành, Đức Tổng Giám Mục đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo hội và Giáo xứ. Đầu Thánh lễ, Cha xứ Antôn Trần Quang Tiến đại diện cộng đoàn có lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, đồng thời bày tỏ tâm tình hân hoan và vui mừng khi được vị đại diện Đức Thánh Cha đến thăm và dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, khởi đi từ bài Tin Mừng, Đức Tổng Giám Mục đã cảnh báo thời nay có nhiều người muốn được mọi người biết đến, muốn được nổi tiếng, nhưng khi đã nổi tiếng thì lại quảng bá một đời sống không phù hợp với đạo lý, với sự thật và gây ảnh hưởng đến đời sống đức tin của các tín hữu. Ngài mời gọi mọi người phải hướng đến một mẫu gương đích thực là Chúa Giê-su, hãy bước theo Chúa Giê-su với đức tin nồng nàn và phải coi Chúa Giê-su là vị thầy duy nhất của cuộc đời mỗi người.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể trang nghiêm trong tâm tình sám hối của mùa Chay thánh.
Chuyến thăm viếng của Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha tuy ngắn ngủi, nhưng đem lại niềm khích lệ tinh thần và làm cho mối dây hiệp thông giữa người tín hữu với Chúa và Giáo Hội thêm khăng khít hơn.
BTT Gx. Sở Kiện
BTT Gx. Sở KiệnVào lúc 18h00 ngày 7/3/2023, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski – Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam đã đến thăm và dâng Thánh lễ tại Sở Kiện trong sự đón tiếp nồng hậu của Cha xứ, Cha phó và cộng đoàn Giáo xứ.
Sau khi thăm quan công trình nhà xứ mới hoàn thành, Đức Tổng Giám Mục đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo hội và Giáo xứ. Đầu Thánh lễ, Cha xứ Antôn Trần Quang Tiến đại diện cộng đoàn có lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, đồng thời bày tỏ tâm tình hân hoan và vui mừng khi được vị đại diện Đức Thánh Cha đến thăm và dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, khởi đi từ bài Tin Mừng, Đức Tổng Giám Mục đã cảnh báo thời nay có nhiều người muốn được mọi người biết đến, muốn được nổi tiếng, nhưng khi đã nổi tiếng thì lại quảng bá một đời sống không phù hợp với đạo lý, với sự thật và gây ảnh hưởng đến đời sống đức tin của các tín hữu. Ngài mời gọi mọi người phải hướng đến một mẫu gương đích thực là Chúa Giê-su, hãy bước theo Chúa Giê-su với đức tin nồng nàn và phải coi Chúa Giê-su là vị thầy duy nhất của cuộc đời mỗi người.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể trang nghiêm trong tâm tình sám hối của mùa Chay thánh.
Chuyến thăm viếng của Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha tuy ngắn ngủi, nhưng đem lại niềm khích lệ tinh thần và làm cho mối dây hiệp thông giữa người tín hữu với Chúa và Giáo Hội thêm khăng khít hơn.
BTT Gx. Sở Kiện
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh dòng nước hằng sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:01 10/03/2023
Hình ảnh dòng nước hằng sống
Nước là tặng vật châu báu trong dòng lịch sử vũ trụ do Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho mọi loài thụ tạo.
Hình ảnh dòng nước đóng vai trò gì trong đời sống thiên nhiên cùng đức tin tinh thần?
Khi vũ trụ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa sáng tạo, nước là chất vật thể tiên khởi được tạo dựng nên (St 1, 1-2) làm căn bản cho sự sống được Ngài sáng tạo tiếp sau đó.
Có nước sự sống mới nẩy sinh, mới phát triển tồn tại. Nước là chất lỏng, không hình hài khuôn khổ cùng mầu sắc. Nhưng rất cần thiết không thể thiếu hay bỏ qua được cho sự sống trong thiên nhiên.
Nước không có mùi vị gì. Nhưng là thực phẩm nền tảng căn bản cho cây cỏ thảo mộc, lúa mạ hoa trái mùa màng, cho thú động vật mọi giống loại sinh vật và con người luôn luôn cần phải có.
Trong vũ trụ thiên nhiên, nơi nào không có nước, như nước mưa, nước chảy ở núi rừng, trong dòng suối sông ngòi chảy tới, nơi đó trở nên khô cằn hoang vu, và khí hậu trở nên nóng bức.
Khi có nước chảy tới không chỉ sự sống được nẩy sinh phát triển, mà cả khí hậu trở nên tươi mát dễ chịu, mang lại sức khoẻ lành mạnh phấn khởi cho thể xác lẫn trí khôn tinh thần con người, cùng mọi loài thụ tạo khác trong thiên nhiên.
Nước giữ vai trò chủ chốt hàng đầu cho sự sống được nẩy sinh phát triển cùng tồn tại không chỉ về phương diện thể lý, mà nơi con người cùng loài thú vật cả phần tâm lý trí khôn tinh thần nữa.
Một em bé mới sơ sinh, khi khát, em kêu la khóc lóc đòi nước uống. Có nước uống, hay sữa mẹ, nét mặt em trở nên tươi mát toát lộ vẻ đẹp thanh bình hạnh phúc. Và từ căn bản đó em dần lớn lên khoẻ mạnh cả cơ quan phần thân xác cũng như trí khôn tinh thần.
Khi làm việc lao động tay chân hay đi đường lúc trời nắng nóng, một vài giọt nước hay một ly nước uống, cũng đủ làm cho gân cốt thể xác lẫn tinh thần con người có sức khoẻ phấn khởi hăng say thêm lên, và cả nơi thú vật cũng tương tự như vậy.
Nước thiên nhiên không do ai chế biến tạo ra. Nhưng khi một người tự nhiên xay xẩm mặt mày ngã hay ngồi xuống nền đất, vội vàng người ta mang nước dội trên khuôn mặt người đó và cho uống, sau ít phút họ tỉnh lại. Nước trở thành phương thuốc tự nhiên chữa trị hiệu qủa trong lúc nguy cấp. Và nước có sức mạnh tẩy rửa chất dơ bẩn vướng cản cho trở nên trong sạch thông thoáng.
Khi đi hành hương ở những nơi khí hậu nắng nóng nhiều, như bên đất thánh Do Thái, luôn luôn được căn dặn nhắc bảo phải mang theo chai nước để uống dọc đường.
Ngày xưa khi dân Do Thái trên đường xuất hành từ đất nước Aicập trở về quê hương đất Chúa hứa ban, trong sa mạc hoang vu không có suối nước, dòng sông, họ khát nước kêu la than trách Ông Mose và cả Thiên Chúa nữa. Và Thiên Chúa đã làm phép lạ cho họ có nước cần dùng chảy vọt lên từ lòng núi đất trong sa mạc cho suốt hành trình. Có nước uống họ có sức khoẻ phấn khởi tiếp tục con đường xuất hành. (Xh 17,7).
Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô buổi trưa nóng đã đến bờ giếng Giacóp gặp các người phụ nữ xứ Samaria đến kín múc nước về cho sinh hoạt cần dùng trong nhà, đã nói với chị phụ nữ "Nếu chị nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với chị: 'Xin cho tôi uống nước', thì chắc chị sẽ xin Người, và Người sẽ cho chị nước hằng sống"( Ga 4,10).
Qua đó Chúa Giêsu muốn nói: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là nguồn nước sự sống cho thể lý cùng tâm lý tinh thần thiêng liêng của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ thiên nhiên.
Dòng nước của Thiên Chúa, do Chúa Giêsu loan báo cho con người là dòng nước hằng sống linh thiêng, dòng nước ơn cứu độ, dòng nước tha thứ tội lỗi chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người mang lại bình an.
Đời sống con người trần gian không chỉ cần dòng nước thiên nhiên cho sự sống thân xác trí tuệ phát triền cùng sức khoẻ lành mạnh, nhưng còn cả dòng nước thiêng liêng hằng sống của Thiên Chúa do Chúa Giêsu Kitô mang đến cho trần gian, qua sự hy sinh chịu chết và sống lại của Ngài cho sự sống thần linh tâm hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nước là tặng vật châu báu trong dòng lịch sử vũ trụ do Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho mọi loài thụ tạo.
Hình ảnh dòng nước đóng vai trò gì trong đời sống thiên nhiên cùng đức tin tinh thần?
Khi vũ trụ được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa sáng tạo, nước là chất vật thể tiên khởi được tạo dựng nên (St 1, 1-2) làm căn bản cho sự sống được Ngài sáng tạo tiếp sau đó.
Có nước sự sống mới nẩy sinh, mới phát triển tồn tại. Nước là chất lỏng, không hình hài khuôn khổ cùng mầu sắc. Nhưng rất cần thiết không thể thiếu hay bỏ qua được cho sự sống trong thiên nhiên.
Nước không có mùi vị gì. Nhưng là thực phẩm nền tảng căn bản cho cây cỏ thảo mộc, lúa mạ hoa trái mùa màng, cho thú động vật mọi giống loại sinh vật và con người luôn luôn cần phải có.
Trong vũ trụ thiên nhiên, nơi nào không có nước, như nước mưa, nước chảy ở núi rừng, trong dòng suối sông ngòi chảy tới, nơi đó trở nên khô cằn hoang vu, và khí hậu trở nên nóng bức.
Khi có nước chảy tới không chỉ sự sống được nẩy sinh phát triển, mà cả khí hậu trở nên tươi mát dễ chịu, mang lại sức khoẻ lành mạnh phấn khởi cho thể xác lẫn trí khôn tinh thần con người, cùng mọi loài thụ tạo khác trong thiên nhiên.
Nước giữ vai trò chủ chốt hàng đầu cho sự sống được nẩy sinh phát triển cùng tồn tại không chỉ về phương diện thể lý, mà nơi con người cùng loài thú vật cả phần tâm lý trí khôn tinh thần nữa.
Một em bé mới sơ sinh, khi khát, em kêu la khóc lóc đòi nước uống. Có nước uống, hay sữa mẹ, nét mặt em trở nên tươi mát toát lộ vẻ đẹp thanh bình hạnh phúc. Và từ căn bản đó em dần lớn lên khoẻ mạnh cả cơ quan phần thân xác cũng như trí khôn tinh thần.
Khi làm việc lao động tay chân hay đi đường lúc trời nắng nóng, một vài giọt nước hay một ly nước uống, cũng đủ làm cho gân cốt thể xác lẫn tinh thần con người có sức khoẻ phấn khởi hăng say thêm lên, và cả nơi thú vật cũng tương tự như vậy.
Nước thiên nhiên không do ai chế biến tạo ra. Nhưng khi một người tự nhiên xay xẩm mặt mày ngã hay ngồi xuống nền đất, vội vàng người ta mang nước dội trên khuôn mặt người đó và cho uống, sau ít phút họ tỉnh lại. Nước trở thành phương thuốc tự nhiên chữa trị hiệu qủa trong lúc nguy cấp. Và nước có sức mạnh tẩy rửa chất dơ bẩn vướng cản cho trở nên trong sạch thông thoáng.
Khi đi hành hương ở những nơi khí hậu nắng nóng nhiều, như bên đất thánh Do Thái, luôn luôn được căn dặn nhắc bảo phải mang theo chai nước để uống dọc đường.
Ngày xưa khi dân Do Thái trên đường xuất hành từ đất nước Aicập trở về quê hương đất Chúa hứa ban, trong sa mạc hoang vu không có suối nước, dòng sông, họ khát nước kêu la than trách Ông Mose và cả Thiên Chúa nữa. Và Thiên Chúa đã làm phép lạ cho họ có nước cần dùng chảy vọt lên từ lòng núi đất trong sa mạc cho suốt hành trình. Có nước uống họ có sức khoẻ phấn khởi tiếp tục con đường xuất hành. (Xh 17,7).
Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô buổi trưa nóng đã đến bờ giếng Giacóp gặp các người phụ nữ xứ Samaria đến kín múc nước về cho sinh hoạt cần dùng trong nhà, đã nói với chị phụ nữ "Nếu chị nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với chị: 'Xin cho tôi uống nước', thì chắc chị sẽ xin Người, và Người sẽ cho chị nước hằng sống"( Ga 4,10).
Qua đó Chúa Giêsu muốn nói: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là nguồn nước sự sống cho thể lý cùng tâm lý tinh thần thiêng liêng của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ thiên nhiên.
Dòng nước của Thiên Chúa, do Chúa Giêsu loan báo cho con người là dòng nước hằng sống linh thiêng, dòng nước ơn cứu độ, dòng nước tha thứ tội lỗi chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người mang lại bình an.
Đời sống con người trần gian không chỉ cần dòng nước thiên nhiên cho sự sống thân xác trí tuệ phát triền cùng sức khoẻ lành mạnh, nhưng còn cả dòng nước thiêng liêng hằng sống của Thiên Chúa do Chúa Giêsu Kitô mang đến cho trần gian, qua sự hy sinh chịu chết và sống lại của Ngài cho sự sống thần linh tâm hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Prigozhin tố Shoigu mượn đao Ukraine trảm Wagner. Moscow báo động Kyiv tấn công, dân tình nhốn nháo
VietCatholic Media
03:02 10/03/2023
1. Nga đang tiến hành các cuộc tấn công ở những nơi khác trên mặt trận phía đông khi trận chiến ở Bakhmut đang diễn ra
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 10 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các lực lượng Nga vẫn đang nỗ lực bao vây thành phố Bakhmut phía đông, “tiếp cận sâu hơn với biên giới hành chính của các vùng Donetsk và Luhansk”
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân Ukraine đã “đẩy lùi vô số cuộc tấn công” xung quanh thành phố, đồng thời cho biết hơn nửa tá ngôi làng ở phía tây bắc, tây và tây nam của Bakhmut thuộc vùng Donetsk gần đây đã hứng chịu hỏa lực của đối phương. Trong các báo cáo trước, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine chỉ ra có bao nhiêu cuộc tấn công, cụm từ “vô số cuộc tấn công” lần đầu tiên được sử dụng cho thấy mức độ gia tăng xung đột trong chiến trường tại thành phố này.
Về phía Bắc của thành phố Bakhmut, các lực lượng Nga đang cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine ở Kupyansk và Lyman. 36 cuộc tấn công của quân Nga theo hướng này đã bị dập tắt.
Phía nam Bakhmut, các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công vào một số thị trấn gần các thành phố phía đông Avdiivka và Shakhtarsk.
Ở miền nam Ukraine: Các lực lượng Nga đang phòng thủ ở các khu vực phía nam Zaporizhzhia và Kherson, mà không có động tĩnh nào.
Bộ Tổng tham mưu tuyên bố rằng tại một số khu định cư do Nga xâm lược ở Kherson, “những kẻ xâm lược Nga đã tăng cường cướp bóc”, sử dụng xe tải vận chuyển đạn dược để tuồn đồ gia dụng và tài sản khác ra ngoài.
Các cuộc tấn công của Ukraine: Trong 24 giờ qua, các lực lượng Ukraine đã thực hiện bảy cuộc tấn công vào các khu vực tập trung nhân viên và thiết bị quân sự của Nga.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công một sở chỉ huy cấp Trung đoàn của Nga, 6 khu vực tập trung quân của Mạc Tư Khoa, 2 trung tâm hậu cần, 3 kho đạn dược, một trạm tác chiến điện tử và một hệ thống hỏa tiễn phòng không.
2. Điện Cẩm Linh cô lập Wagner sau các thương vong kinh hoàng tại thành phố Bakhmut
Tờ Mạc Tư Khoa Thời Báo cho biết quân Wagner trong thành phố Bakhmut kêu gọi pháo binh yểm trợ đã không được trả lời. Một đại diện của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã không được bước vào trụ sở Bộ Tư Lệnh hành quân trong khu vực Donetsk. Xem raĐiện Cẩm Linh cô lập Wagner sau các thương vong kinh hoàng tại thành phố Bakhmut.
Tờ Newsweek có bài tường trình chi tiết về diễn biến này trong bài báo có nhan đề “Kremlin Cuts Off Wagner's Direct Access”, nghĩa là “Điện Cẩm Linh cắt đứt quyền truy cập trực tiếp của Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn lính đánh thuê Wagner, tuyên bố hôm thứ Năm rằng ông ta đã bị cắt khỏi các kênh liên lạc của chính phủ do công khai kêu gọi thêm đạn dược.
Tập đoàn Wagner được cho là nhân tố chính giúp Nga giành được thắng lợi gần đây trong cuộc chiến ở Ukraine, và quân đội của Prigozhin gần đây đã có nhiều hành động ở Bakhmut.
Các báo cáo chỉ ra rằng việc Prigozhin thường xuyên chỉ trích các quan chức Nga có khả năng đã tạo ra rạn nứt giữa ông trùm lính đánh thuê và Điện Cẩm Linh.
Trong một thông báo được đăng trên kênh Telegram của mình, Prigozhin tuyên bố rằng ông ta đã bị Điện Cẩm Linh cắt đứt quyền truy cập trực tiếp vào các thông tin quốc phòng do công khai kêu gọi quân đội Wagner của ông ta phải được cung cấp thêm đạn dược.
Tập đoàn Wagner nổi lên như một nhân tố chính trong cuộc chiến ở Ukraine vào những tháng cuối năm 2022, và Prigozhin đã nhận được nhiều tường thuật trên các phương tiện truyền thông về các chiến thuật bị cáo buộc là tàn bạo và việc tuyển mộ tù nhân từ các nhà tù của ông ta. Hiện tại, Wagner được cho là đang tham gia rất nhiều vào trận chiến giành thành phố Bakhmut của Ukraine đã diễn ra trong nhiều tháng. Prigozhin trong những tuần gần đây đã nhiều lần công khai kêu gọi quân đội chính thức của Nga cung cấp cho người của ông thêm đạn dược để tiếp tục cuộc tấn công vào Bakhmut.
“Để ngăn tôi xin đạn dược, họ đã tắt tất cả các đường dây điện thoại đặc biệt của chính phủ ở tất cả các văn phòng và đơn vị Wagner... Prigozhin cho biết trên kênh Telegram của mình, theo bản dịch từ tờ Mạc Tư Khoa Thời Báo.
Prigozhin được cho là đã nói thêm, “Bây giờ tôi chỉ có thể yêu cầu cung cấp thêm thông qua các phương tiện truyền thông và... rất có thể chỉ còn cách đó.”
Thông điệp hôm thứ Năm từ Prigozhin là dấu hiệu công khai mới nhất về sự rạn nứt giữa ông trùm lính đánh thuê và các quan chức Nga, sau tuyên bố của ông ta hôm thứ Hai rằng một đại diện của Wagner đã bị từ chối tiếp cận trụ sở quân sự của Nga ở Ukraine.
Có một thời, Prigozhin được cho là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng nhóm chuyên gia cố vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hồi Tháng Giêng cho biết hai người đã xa nhau sau khi Prigozhin liên tục đưa ra những tuyên bố lên án Bộ Quốc phòng Nga.
Các vấn đề bắt đầu vào đầu năm nay khi Prigozhin cho biết quân đội Wagner của ông đứng sau việc chiếm được Soledar, một thành phố ở vùng Donetsk của Ukraine, nơi xảy ra xung đột được công bố rộng rãi giữa các lực lượng Nga và quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Putin sau đó đã không đề cập đến Tập đoàn Wagner trong khi ghi công bộ quốc phòng của mình vì thành công của Nga ở Soledar. Điều này dẫn đến việc Prigozhin nói rằng Điện Cẩm Linh đã không ghi công xứng đáng cho quân đội của ông ta vì đã giành được chiến thắng trên chiến trường.
Mặc dù Prigozhin thường xuyên chỉ trích các quan chức Nga, đặc biệt là người đứng đầu bộ quốc phòng Sergei Shoigu, Điện Cẩm Linh không thường bình luận về ông hoặc Tập đoàn Wagner của ông. Khi được các phóng viên hỏi về Prigozhin vào tháng 10, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov gọi thủ lĩnh lính đánh thuê là “đơn giản là một công dân Nga”, người “có đóng góp lớn và khả thi” cho đất nước của mình.
Jason Jay Smart, người đã tư vấn cho nhiều chiến dịch chính trị ở Âu Châu và làm phóng viên đặc biệt cho Kyiv Post, nói với Newsweek rằng bất chấp những lời chỉ trích công khai của Prigozhin, ông có thể có một số hình thức dàn xếp với Điện Cẩm Linh.
Smart nói: “Anh ấy sẽ không tấn công chính phủ như đang tấn công nó trừ khi anh ấy nhận được sự chấp thuận chính thức nào đó. Bạn không thể đi ra ngoài và nói những gì anh ấy đang nói mà không mất đầu.”
Smart nói thêm rằng điều này “khiến nhiều người kết luận rằng Putin đang cố gắng đổ lỗi cho Shoigu... Ông ấy đang sử dụng Prigozhin để làm điều đó.”
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.
3. Ukraine cho biết họ đã đánh chặn 34 trong số 84 hỏa tiễn trong cuộc oanh tạc lớn
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 10 tháng Ba, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Nga đã phóng tổng cộng 84 hỏa tiễn trong 24 giờ qua và lực lượng phòng không Ukraine đã đánh chặn 34 hỏa tiễn trong số đó.
“Đối phương cũng đã thực hiện 12 cuộc không kích, đặc biệt là sử dụng 8 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất. Một nửa trong số đó đã bị bắn hạ.”
“Mức độ đe dọa hỏa tiễn trên khắp Ukraine vẫn ở mức cao”, Đại Tá Yurii Ihnat cảnh báo.
Ban đầu, chính quyền Ukraine cho biết Nga đã bắn 81 hỏa tiễn trong cuộc tấn công, trước khi xác nhận con số hỏa tiễn lên đến 84.
Ông nhận xét rằng: “Không đạt được thành công đáng kể nào trên chiến trường, đối phương tiếp tục sử dụng các chiến thuật khủng bố, do đó vi phạm trắng trợn các quy định của Luật Nhân đạo Quốc tế”
4. “Cố ý tấn công” dân thường và mạng lưới năng lượng của Nga là một tội ác chiến tranh, người đứng đầu Liên Hiệp Âu Châu nói
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã lên án vụ tấn công hỏa tiễn mới nhất của Nga vào Ukraine trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trong một tweet, von der Leyen cho biết “Việc Nga cố ý tấn công vào dân thường và mạng lưới năng lượng là một tội ác chiến tranh.”
Zelenskiy nói rằng trong cuộc gọi, “chúng tôi hoan nghênh gói trừng phạt mới của Liên Hiệp Âu Châu và đồng ý gây sức ép hơn nữa đối với kẻ gây hấn. Chúng tôi cũng đã thảo luận chi tiết về tiến độ của Ukraine trong việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Âu Châu để bắt đầu đàm phán về việc Ukraine gia nhập trong năm nay”.
Nga đã phát động một trong những cuộc tấn công trên không lớn nhất trong năm vào hôm thứ Năm, với 84 hỏa tiễn nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine trên khắp đất nước.
Quân đội Ukraine cho biết, điều này bao gồm 6 hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal đã vượt qua được hệ thống phòng không của Kyiv. Ít nhất 11 người thiệt mạng.
5. Các hệ thống phòng không của Ukraine “không đối phó đủ tốt” chống lại hỏa tiễn siêu thanh của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 10 tháng Ba, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết các hệ thống phòng không của Ukraine không thể chống lại một số hỏa tiễn Kinzhal của Nga, trong cuộc tấn công trên diện rộng vào sáng hôm thứ Năm.
Quân đội Ukraine cho biết tổng cộng 84 hỏa tiễn đã được bắn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, trong đó có 6 hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal có khả năng vượt qua hệ thống phòng không của Kyiv.
“Họ đang sử dụng hỏa tiễn siêu thanh. Họ đang sử dụng các loại vũ khí mới và họ đang xem hệ thống phòng không của chúng ta có thể đối phó với loại hỏa tiễn này như thế nào. Các hệ thống phòng không của chúng ta không đối phó nổi với thứ này.”
Alexander Rodnyansky, cố vấn kinh tế của Tổng thống Zelenskiy vạch ra những gì ông coi là mục tiêu chiến thuật, kinh tế và chính trị của Điện Cẩm Linh cho các cuộc tấn công hôm thứ Năm, bao gồm cả những gì ông mô tả là “khủng bố kinh tế”.
Ông nói: “Họ đang gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ tới mọi người ở Ukraine - và có lẽ với một số người tị nạn của chúng ta bên ngoài Ukraine - rằng cuộc sống còn rất lâu mới trở lại bình thường mặc dù thực tế là trong những tuần gần đây đã yên tĩnh hơn.
Rodnyansky cho biết điều này có thể khiến những người tị nạn tránh xa và các doanh nghiệp ngừng đầu tư vào nước này.
Rodnyansky nói thêm: “Vấn đề là quản lý kỳ vọng và cho thấy đây là một cuộc chơi lâu dài và họ đang cố gắng lên kế hoạch cho cuộc chiến này trong nhiều năm.
Nga đã sử dụng hỏa tiễn Kinzhal, được mô tả là vũ khí siêu thanh, trong một vài trường hợp trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vào năm ngoái. Nhưng loại vũ khí mạnh mẽ hiếm khi được nhìn thấy trên bầu trời đất nước.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, lần đầu tiên nó được sử dụng là vào tháng 3 năm ngoái, và sau đó một lần nữa vào tháng 5.
6. Biden ghé qua gặp tổng thống Phần Lan và thảo luận về cam kết với Ukraine
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan vào hôm thứ Năm.
Ông cho biết, Tổng thống Joe Biden “đã nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine trước sự gây hấn của Nga”.
Thông tin mới nhất về Phần Lan và NATO: Năm ngoái, quốc gia Bắc Âu này đã từ bỏ hàng chục năm trung lập và tuyên bố sẽ tìm cách gia nhập NATO, cố gắng tăng cường an ninh sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản đối tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan vì những gì ông tuyên bố là cơ sở an ninh, và Hung Gia Lợi cũng chưa phê chuẩn việc gia nhập của cả Phần Lan và Thụy Điển vì sợ làm mất lòng người Nga.
7. Đài phát thanh và truyền hình Mạc Tư Khoa đưa ra cảnh báo không kích giả sau khi bị tấn công
Các đài phát thanh và kênh truyền hình ở Mạc Tư Khoa đã phát cảnh báo không kích giả hôm thứ Năm sau khi máy chủ của họ bị tấn công, văn phòng Bộ Tình trạng Khẩn cấp của thủ đô Nga nói với hãng thông tấn nhà nước TASS.
“Do một cuộc tấn công hack vào máy chủ của các đài phát thanh và kênh truyền hình, một cảnh báo không kích giả đã được đưa ra ở Mạc Tư Khoa. Văn phòng Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Mạc Tư Khoa xin thông báo rằng cảnh báo là sai và không có thật”, Bộ này cho biết, theo TASS.
Theo TASS, một sự việc tương tự xảy ra vào ngày 28/2, khi cảnh báo không kích giả được đưa ra tại 15 khu vực của Nga,
Đầu ngày thứ Năm, một cảnh báo không kích giả cũng đã được phát trên đài phát thanh và truyền hình ở vùng Sverdlovsk của Nga sau khi các máy chủ được sử dụng bởi các đài truyền hình ở đó cũng bị tấn công, truyền thông nhà nước cho biết.
Tưởng cũng nên nhắc lại là một biến cố tương tự đã xảy ra hôm 22 tháng Hai. Thống Đốc Belgorod là ông Vyacheslav Gladkov cho biết sáng thứ Tư 22 tháng Hai, tại các khu vực Bryansk, Kursk, Voronezh, và Belgorod, nhiều cảnh hỗn loạn đã diễn ra. Tại thị trấn Grayvoron, trong khu vực Belgorod, nơi có khoảng 6.000 dân, dân chúng nhốn nháo tìm chỗ tránh hỏa tiễn. Trong khi đó, tại thành phố Verigovka, người lái xe đi làm đã tấp vào lề đường, ngơ ngác nhìn lên bầu trời; nhiều người khác lại quay đầu xe vòng về nhà.
Cảnh hỗn loạn kéo dài gần cả buổi sáng cho đến khi Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga cho biết các đài phát thanh thương mại ở các vùng của Nga đã phát sai tin tức về cảnh báo không kích và khả năng tấn công bằng hỏa tiễn sau khi máy chủ của họ bị điện tặc tấn công.
Tin tức về cảnh báo sai đã lan truyền trên mạng xã hội vào sáng thứ Tư. Nhiều người thậm chí còn thêm mắm thêm muối cho biết chính mắt thấy hoả tiễn của Ukraine bắn vào các thành phố. Không rõ ai đứng sau vụ hack bị cáo buộc.
Theo Vyacheslav Gladkov, “Do một cuộc tấn công của tin tặc vào máy chủ của một số đài phát thanh thương mại ở một số vùng của đất nước, thông tin sai lệch đã được phát trên sóng về một cảnh báo không kích và mối đe dọa tấn công hỏa tiễn”
Ông khẳng định “Thông tin này là giả mạo và không tương ứng với thực tế. Chúng tôi yêu cầu các bạn theo dõi các tin nhắn trong các nguồn chính thức; và không tung ra các thông tin sai lệch.”
Hôm 6 tháng Ba, Vyacheslav Gladkov lại phàn nàn vì khi nghe còi báo động, lần này là báo động thiệt, dân chúng đã tỉnh bơ không tìm chỗ ẩn nấp. Một người đàn ông được cho là đã bị vết thương do mảnh đạn ở cánh tay và được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương. Đó ít nhất là một trường hợp được báo cáo.
8. Báo cáo tình báo Mỹ: Mạc Tư Khoa đã “tăng cường sự phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân” do tổn thất ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US intelligence report: Mạc Tư Khoa has “increased its reliance on nuclear weapons” due to losses in Ukraine”, nghĩa là “Báo cáo tình báo Mỹ: Mạc Tư Khoa đã “tăng cường sự phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân” do tổn thất ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Khi Nga đối phó với “thiệt hại lớn” từ cuộc chiến ở Ukraine, Mạc Tư Khoa sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực hạt nhân, không gian mạng và khả năng về không gian, các cơ quan tình báo Mỹ cho biết trong báo cáo đánh giá mối đe dọa hàng năm chưa được phân loại của họ.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia cho biết trong báo cáo, mà các quan chức tình báo đã điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện, rằng những tổn thất nặng nề trên chiến trường ở Ukraine “đã làm suy giảm năng lực thông thường trên bộ và trên không của Mạc Tư Khoa, đồng thời làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào vũ khí hạt nhân”.
“Mặc dù hoạt động không gian mạng của họ xung quanh cuộc chiến không đạt được tốc độ và tác động mà chúng ta tiên đoán, nhưng Nga sẽ vẫn là mối đe dọa mạng hàng đầu khi họ tinh chỉnh và sử dụng các khả năng gián điệp, các ảnh hưởng và các cuộc tấn công của mình”.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Avril Haines gọi những luận điệu hăm dọa “tung đòn tấn công hạt nhân” của Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nỗ lực nhằm “ngăn cản phương Tây hỗ trợ thêm cho Ukraine.”
Bà nói trước Quốc hội hôm thứ Tư: “Ông ấy có thể vẫn tự tin rằng Nga cuối cùng có thể đánh bại Ukraine về mặt quân sự và muốn ngăn chặn sự hỗ trợ của phương Tây làm đảo lộn cán cân và gây ra xung đột với NATO”.
9. Các công nhân ngành điện sẽ làm việc miễn là cần thiết để khôi phục điện sau các cuộc tấn công của Nga, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết công việc khôi phục điện cho các khu vực của đất nước bị ảnh hưởng bởi làn sóng không kích của Nga hôm thứ Năm vẫn đang được tiến hành, nhưng các nỗ lực sẽ tiếp tục “chừng nào cần thiết”.
Tổng thống cho biết tình hình ở Kharkiv và vùng Zhytomyr là khó khăn nhất.
“Một nỗ lực khác của nhà nước khủng bố nhằm tiến hành chiến tranh chống lại nền văn minh đã dẫn đến tình trạng mất điện, nhiệt và nước tạm thời ở một số khu vực và thành phố của chúng ta,” Zelenskiy nói.
Điều quan trọng là nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được khôi phục nguồn điện. Nhà máy nằm dưới sự kiểm soát của Nga, nhưng nó được vận hành chủ yếu bởi người Ukraine. Theo công ty năng lượng quốc gia, nó đang chạy ở chế độ khẩn cấp sau vụ pháo kích.
“Nga đang cố tình tạo ra những tình huống nguy cấp như vậy tại các cơ sở hạt nhân của chúng ta,” Zelenskiy nói.
Các quan chức cho biết gần một chục người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công. Tổng thống Zelenskiy bày tỏ lời chia buồn với những gia đình đó.
Đáp lại vụ tấn công tàn bạo này Ba Lan và Slovakia đã quyết định giao hết các chiến đấu cơ Mig-29 của họ cho không quân Ukraine. Tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh, Olga Skabeyeva, đã hô hào tấn công Ba Lan và Slovakia. Bình luận về diễn biến này Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết “trong chiến tranh mọi quyết định đều có những rủi ro của nó, vấn đề là chúng ta cần phải đưa ra các quyết định phù hợp với lương tâm mình. Mọi người đang chết dần chết mòn ở Ukraine, chúng ta thực sự có thể giúp đỡ họ, không có chỗ cho người Slovak nghi ngại chính trị.”
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo: Luật Putin trên đất Georgia coi Caritas và toàn bộ GH Công Giáo là đặc vụ nước ngoài
VietCatholic Media
04:52 10/03/2023
1. Nhận định của Đức Cha Giuseppe Pasotto về tình hình nguy hiểm tại Georgia
Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Pasotto, Giám Quản Tông Tòa giáo phận Kavkaz, bao gồm cả thủ đô Tbilisi, đã lập tức từ Ý trở về Georgia sau các cuộc biểu tình lớn chưa từng có.
Ngài đưa ra lời kêu gọi đừng “đi theo con đường bạo lực để giải quyết các vấn đề” mà hãy “lắng nghe với sự tôn trọng của những người có suy nghĩ khác để hiểu nơi nào có khả năng đối thoại”.
Trở về từ Ý vào tối thứ Tư 8 tháng Ba, vị giám mục thấy thành phố đang hỗn loạn. Người biểu tình xuống đường để phản đối dự luật mới được đề xuất được gọi là luật “đặc vụ nước ngoài”. Theo luật này, cá nhân và các tổ chức nhận được từ 20% thu nhập từ nước ngoài phải ghi danh với chính quyền là “đặc vụ nước ngoài”. Với luật mới này, Giáo Hội Công Giáo, Caritas và tất cả các tổ chức bác ái lập tức trở thành “đặc vụ nước ngoài” và có nguy cơ bị bắt giam hay trục xuất bất cứ lúc nào.
Luật này do Putin áp đặt lên các nước thuộc khối Liên Xô cũ và y chang như luật đang được áp dụng tại Nga.
Trong thời kỳ Liên Xô, Nga đã đưa người di dân sang các nước khác để duy trì sự thống trị đế quốc của mình. Đám con cháu người Nga thường nắm giữ các vị trí cao trong xã hội, chẳng hạn như Bidzina Ivanishvili, tài phiệt Georgia, nguyên thủ tướng, và là người sáng lập ra đảng Giấc mơ Georgia, là đảng cầm quyền hiện nay.
Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili, đang ở thăm Hoa Kỳ, đã chỉ ra rõ ràng vai trò của Putin trong vụ này. Cô thề sẽ phủ quyết luật này. Tuy nhiên, trong toàn bộ Quốc Hội do Giấc mơ Georgia chiếm ưu thế, chỉ có 13 nghị sĩ bỏ phiếu chống trên tổng số 150 nghị sĩ; nghĩa là một khi tổng thống Zourabichvili phủ quyết, 137 nghị sĩ kia sẽ bỏ phiếu phủ quyết quyết định phủ quyết của tổng thống. Tổng thống có thể giải tán Quốc Hội, và đó là lúc Putin đưa quân vào xâm lược.
Các cuộc biểu tình ở Tbilisi có nét tương đồng đáng kinh ngạc với các cuộc biểu tình năm 2013 ở Ukraine mà cuối cùng đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc Cách mạng Maidan 2014, trong đó các nhà hoạt động thân phương Tây đã buộc Tổng thống Viktor Yanukovych thân với Điện Cẩm Linh từ chức sau khi ông tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Nga.
Georgia, giống như Ukraine và Moldova, có tranh chấp lãnh thổ công khai với Mạc Tư Khoa. Y hệt như vùng Donbas của Ukraine, Nga đã dựng nên các nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia và Abkhazia—chiếm khoảng 20% lãnh thổ Georgia—kể từ chiến thắng của Mạc Tư Khoa trong Chiến tranh Nga-Georgia năm 2008.
Có một nguy cơ rất cao là giờ đây khi đã thất bại ở Ukraine, Nga có thể chiếm Georgia như một giải an ủi.
Những người biểu tình đã vượt qua các rào cản do cảnh sát dựng lên và cố gắng đột nhập vào tòa nhà Quốc hội nơi văn bản được thông qua trong lần đọc đầu tiên. Đức Tổng Giám Mục Pasotto cho biết: “Cuộc biểu tình rất lớn và kéo dài đến khuya. Cảnh sát đã cố gắng giải tán người biểu tình bằng hơi cay và vòi rồng. Hôm nay lúc ba giờ sáng đã có một cuộc biểu tình mới và những người biểu tình đã nói rằng họ sẽ tiếp tục hàng ngày cho đến khi họ loại bỏ luật này. Do đó, chúng ta cần xem ngay tình hình diễn biến như thế nào”.
Một vấn đề khiến Đức Cha lo lắng là sự hiện diện “trong số những người biểu tình có những người đã trà trộn vào để tạo ra vấn đề và kích động”.
Cũng đáng lo ngại là tín hiệu mà Quốc Hội gửi đi. “Với sự chấp thuận này các nhà lập pháp chỉ ra một quan điểm rõ ràng: chúng tôi không muốn Âu Châu. Một dấu hiệu rất mạnh mẽ bởi vì phê duyệt nó có nghĩa là nói không với việc Georgia gia nhập Âu Châu”. Đức Tổng Giám Mục Pasotto nhắc lại rằng Georgia đã nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu nhưng năm ngoái đã bị bỏ lại, có thể nói như vậy, trong “danh sách chờ đợi” trong khi vẫn trong khuôn khổ của cùng một hội nghị thượng đỉnh, 27 nhà lãnh đạo của Liên minh Âu Châu đã quyết định trao cho Ukraine và Moldova tình trạng của các quốc gia ứng cử viên cho tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu. Kể từ đó, chính phủ Georgia đã đưa ra các quyết định “đưa đất nước đến gần Nga hơn là Liên minh Âu Châu” trong khi Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng “80% dân số đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý cho NATO và Âu Châu”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng luật mới quy định rằng các công ty phi thương mại nhận được hơn 20% vốn tài trợ từ các nguồn nước ngoài được ghi danh là “đặc vụ nước ngoài”, với những hạn chế có thể có đối với hoạt động của họ. Đức Cha cảnh báo rằng ngay cả “các nhà thờ cũng có nguy cơ”. “Tất cả các tổ chức hợp pháp khi họ vượt quá 20% vốn tài trợ từ các nguồn nước ngoài sẽ được ghi danh là đặc vụ nước ngoài, với những hạn chế có thể có đối với hoạt động của họ. Ngay cả Caritas của chúng ta cũng sẽ là một trong những tổ chức đầu tiên bị ảnh hưởng vì hầu hết thu nhập của tổ chức này đều đến từ nước ngoài”. Vài ngày trước, Hội đồng Tôn giáo đã họp và biểu quyết về một tuyên bố chung, trong đó bày tỏ sự bất đồng với văn bản của luật. Đức Tổng Giám Mục cho biết “Vấn đề đối với chúng ta không phải là luật đưa ra hoặc cung cấp các trường hợp ngoại lệ bao gồm các nhà thờ và tổ chức có liên quan đến niềm tin tôn giáo. Vấn đề đối với chúng ta là chính việc xây dựng luật, bởi vì ngay cả khi các nhà thờ được miễn trừ, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ khi quyền tự do của những người khác, của các tổ chức phi chính phủ, bị tước đoạt và bị chụp mũ là các lực lượng chống chính phủ”. Do đó, câu hỏi cơ bản là phải bảo đảm thái độ “tôn trọng” đối với những gì các tổ chức phi chính phủ, Giáo hội và các tổ chức tôn giáo làm cho đất nước. “Việc kiểm tra tính minh bạch của nguồn tài trợ là đúng. Nhưng đã có luật và các công cụ bảo đảm sự minh bạch này. Ví dụ, Caritas của chúng ta khai báo rõ ràng mọi khoản thu nhập, bao nhiêu, từ đâu và được sử dụng như thế nào. Nhà nước đã có đầy đủ các phương tiện và công cụ để kiểm soát tính minh bạch của các quỹ. Hoàn toàn không cần một luật mới để bảo đảm điều đó”.
Source:SIR
Bi hài: Nửa đêm Wagner bỏ trốn khỏi Đông Bakhmut. 36 triệu của Putin nổ tung trên bầu trời thành phố
VietCatholic Media
15:45 10/03/2023
1. Nửa đêm quân Wagner bỏ trốn khỏi phía Đông thành phố Bakhmut. 13 chiến xa Nga nổ tung. Su-34 trị giá 36 triệu nổ tung trên bầu trời thành phố Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu mùng 10 tháng Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, Lực lượng Không quân đã thực hiện 13 cuộc không kích vào các cụm thiết bị và nhân lực của địch, cũng như một cuộc tấn công vào tổ hợp hỏa tiễn phòng không ngay tại vị trí khai hỏa. Đồng thời, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công một trạm kiểm soát, sáu cụm nhân lực, hai trung tâm hậu cần, ba kho đạn dược, sáu trạm tác chiến điện tử và hai hệ thống phòng không ở ngay vị trí khai hỏa của chúng.
Những nỗ lực chính của quân xâm lược tập trung vào các cuộc tấn công có tính chất thăm dò các hướng Kupiansk, Lyman, Avdiivka và Shakhtarsk. Ngày hôm qua, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi 102 cuộc tấn công tại các khu vực nói trên.
Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã ngăn chặn một nỗ lực khác của những kẻ xâm lược Nga nhằm đổ bộ các nhóm phá hoại và trinh sát lên các đảo gần Kherson, phá hủy 7 thuyền địch. Khoảng 20 Thủy Quân Lục Chiến Nga trên các thuyền này bị loại khỏi vòng chiến.
Riêng tại thành phố Bakhmut, sau một ngày giao tranh ác liệt, trong đêm thứ Năm bước sang ngày thứ Sáu, phát ngôn nhân của lực lượng liên hợp phía Đông Ukraine, Đại Tá Serhiy Cherevaty, cho biết quân Wagner đã bất ngờ rút lui khỏi bờ Đông sông Bakhmutka, nơi họ đã chiếm được vào ngày 7 tháng Ba. Đây là một vùng đất trống trải, không có chỗ ẩn nấp vì thế trong mấy ngày qua, quân Wagner đã làm mồi cho pháo binh Ukraine bắn suốt ngày đêm.
Bản thân trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cáo buộc Bộ Quốc Phòng Nga không yểm trợ pháo binh và không cung cấp đạn dược cho quân Wagner. Cho nên, có thể là ông ta rút lui chiến thuật, đợi khi tình hình thuận lợi hơn sẽ quay trở lại.
Trong bản báo cáo mới nhất, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, nhận định rằng “Hoạt động tấn công của Tập đoàn Wagner ở phía đông Bakhmut dường như đã phải tạm dừng chiến thuật, và vẫn chưa rõ liệu các chiến binh Wagner có giữ được ưu thế tác chiến trong các cuộc tấn công của Nga vào thành phố trong tương lai hay không.”
“Các chiến binh của Wagner đã tiến hành các cuộc tấn công trực diện tiêu hao rất nặng nề vào phía đông Bakhmut trong chín tháng và có khả năng không sẵn sàng vượt sông Bakhmutka để đánh vào trung tâm thành phố Bakhmut vào thời điểm này. Cuộc tấn công trực diện vào phía đông Bakhmut có thể đã tiêu tốn một lượng đáng kể nhân lực và tài nguyên của Wagner”.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, trong nỗ lực bao vây thành phố Bakhmut, lính Dù thuộc quân chính quy Nga đã mở các cuộc tấn công dọc theo xa lộ E40 Sloviansk-Bakhmut ở phía tây bắc thành phố, nhưng đã vấp phải sức kháng cự rất mạnh của hai Lữ Đoàn Cơ Giới Ukraine. 7 xe tăng Nga, và 6 xe thiết giáp bị bắn cháy trên xa lộ E40. Quân Nga bỏ chạy để lại 5 hệ thống pháo và 6 xe chuyển quân và nhiên liệu. Một nhóm chiến đấu cơ Nga được phái đến để yểm trợ cho lính Dù rút lui, một chiếc Su-34 đã bị bắn nổ tung trên bầu trời. Cả hai phi công trên chiếc máy bay xấu số không kịp thoát ra đã nổ tung theo con tầu.
Trong 24 giờ qua, tính chung các hướng 870 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 7 xe tăng, 6 xe thiết giáp, 10 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 10 Tháng Ba, 156.990 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Hơn nữa, quân đội Ukraine đã phá hủy của quân Nga 3.448 xe tăng, 6.742 xe thiết giáp, 2.475 hệ thống pháo, 491 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 256 hệ thống phòng không, 304 máy bay, 289 máy bay trực thăng, 2.107 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 907 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.337 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 240 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Vào ngày 09 tháng 3 năm 2023, Nga đã tiến hành một làn sóng gồm ít nhất 80 cuộc tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Trong cuộc tấn công, Nga đã triển khai các hỏa tiễn hành trình, các hỏa tiễn phòng không được dùng như hỏa tiễn đất đối đất, các máy bay không người lái tự sát của Iran, và một số lượng lớn bất thường hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh phóng từ trên không.
Đây là đợt tấn công tầm xa lớn đầu tiên kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2023 và có thể là một trong những đợt lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2022. Các quan chức Ukraine báo cáo có ít nhất 11 thường dân thiệt mạng.
Khoảng cách giữa các đợt tấn công có lẽ đang tăng lên vì Nga hiện cần dự trữ một lượng lớn hỏa tiễn mới được sản xuất trực tiếp từ ngành công nghiệp trước khi có thể chuẩn bị cho một cuộc tấn công đủ lớn để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine một cách đáng tin cậy.
3. Giám đốc CIA: Không ai theo dõi cuộc chiến Ukraine “chăm chú” hơn Trung Quốc
Giám đốc CIA William Burns hôm thứ Năm nhấn mạnh mức độ mà cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của Trung Quốc khi đề cập đến Đài Loan, và các quốc gia Đông Nam Á. Ông nói với các nhà lập pháp rằng “không ai theo dõi chăm chú” những gì xảy ra ở Ukraine hơn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi thực sự nghĩ rằng không ai theo dõi trải nghiệm của Vladimir Putin ở Ukraine một cách chăm chú hơn Tập Cận Bình, và tôi nghĩ rằng ông ấy đã tỉnh táo ở một mức độ nào đó, ít nhất đó là phân tích của chúng ta về mức độ mà phương Tây có thể duy trì sự đoàn kết và khả năng chúng ta chịu đựng các chi phí kinh tế ngắn hạn, nhằm áp đặt các chi phí kinh tế dài hạn còn lớn hơn đối với Nga,” Burns cho biết tại phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới.
“Đó là điều mà Chủ tịch Tập phải cân nhắc khi thoát khỏi Covid-19, cố gắng khôi phục tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, cố gắng tham gia, với phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu,” Burns nói thêm.
Những người ủng hộ việc tiếp tục hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine trong Quốc hội đã lặp lại những bình luận của Burns về Trung Quốc, lập luận với các đồng nghiệp hoài nghi của họ rằng chống lại Trung Quốc là một trong những lý do chính để tiếp tục giúp Ukraine tự vệ trước Nga.
4. 'Những tổn thất phi lý.' Một đoàn quân Nga mất tinh thần cầu xin Vladimir Putin dủ lòng thương xót—Nhưng Putin không nghe.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “‘Unjustified Losses.’ A Regiment Of Demoralized Russian Draftees Begs Vladimir Putin For Mercy—But Putin Isn’t Listening.”, nghĩa là “'Những tổn thất phi lý.' Một đoàn quân Nga mất tinh thần cầu xin Vladimir Putin dủ lòng thương xót—Nhưng Putin không nghe.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Khi tổn thất của Nga ở Ukraine ngày càng sâu vào năm ngoái, Điện Cẩm Linh đã tuyển mộ hàng ngàn người đàn ông trung niên, không phù hợp ở Irkutsk Oblast ở miền nam Siberia, cho họ một tháng huấn luyện ngắn gọn và thành lập một đơn vị quân đội mới— gọi là Trung đoàn 1439.
Trong một loạt các cuộc tấn công thảm khốc vào các vị trí của Ukraine ở Avdiivka—ở vùng Donbas phía đông Ukraine—vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, Trung đoàn 1439 đã chịu thương vong nặng nề.
“Trung đoàn chúng tôi không còn gì cả,” một người bị gọi nhập ngũ trong Trung Đoàn1439 nói với Đài Âu Châu Tự do.
Câu chuyện bi thảm của Trung đoàn 1439 là minh họa cho một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn. Mất tới 270.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương ở Ukraine trong năm đầu tiên của cuộc xâm lược, quân đội Nga ngày càng phụ thuộc vào 300.000 lính nghĩa vụ mà họ đã tuyển mộ vào năm ngoái.
Những người lính nghĩa vụ này được trang bị kém, được lãnh đạo ngớ ngẩn và —kinh nghiệm của Trung đoàn 1439 cho thấy họ đã mất tinh thần. Nhưng đừng trông đợi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng của người nhập ngũ để thúc đẩy Điện Cẩm Linh thay đổi cách thức tạo ra và triển khai lực lượng của mình.
Những người lính bị bao vây của Trung đoàn 1439 và người thân của họ đã nhiều lần cầu xin tổng thống Nga Vladimir Putin dủ lòng thương xót. Putin đã phớt lờ họ.
Trung đoàn 1439 chiến đấu như một phần của Sư đoàn Slavic số 1, thuộc quân đội của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai. Trung đoàn được yểm trợ bởi những chiếc xe tăng T-72 lỗi thời và xe chiến đấu BMP-1 được hỗ trợ bởi những khẩu pháo 2S1 lỗi thời không kém.
Sư đoàn Slavic số 1 vào cuối năm 2022 đã chiếm được làng Opytne, cách Donetsk một dặm về phía tây. Với tàn tích của Opytne dưới sự kiểm soát của Nga, Trung đoàn trong những tháng gần đây đã chuyển sự chú ý của mình sang Avdiivka, hai dặm xa hơn về phía bắc.
Người Ukraine sẵn sàng đánh đổi Opytne để lấy thời gian và cơ hội làm chảy máu lực lượng Nga và lực lượng ly khai. Avdiivka là một vấn đề khác. Quân đội Ukraine rõ ràng có ý định giữ thành phố. Lữ đoàn cơ giới số 53 của quân đội Ukraine và Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của hải quân Ukraine đã đào hầm ở phía nam Avdiivka. Lữ đoàn pháo binh 55 của quân đội hỗ trợ hỏa lực cho họ.
Hệ thống phòng thủ của Ukraine xung quanh Avdiivka rất chằng chịt. Hóa ra là quá khó khăn đối với Sư đoàn Slavic số 1 và những người nhập ngũ người Siberia từ Trung đoàn 1439.
Tổn thất nặng nề sau hàng loạt cuộc tấn công thất bại đến nỗi những người lính nghĩa vụ quân sự và vợ của họ đã 4 lần ghi đơn trực tiếp kêu gọi Putin cứu giúp. “Chúng tôi được gửi đến chiến tuyến mà không có căn cước quân sự, không có đạn dược, không được huấn luyện bài bản,” những người bị gọi nhập ngũ cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi yêu cầu tổng thống đưa chúng tôi ra khỏi khu vực giới tuyến và giải quyết vấn đề—giải quyết những người chịu trách nhiệm về sự phẫn nộ này, những người đã cử những người bị gọi nhập ngũ mà chưa chuẩn bị sẵn sàng ra tiền tuyến—và yêu cầu tổng thống tránh những cuộc tấn công lớn, những tổn thất phi lý,” Trung đoàn 1439 nói với Putin.
Các kháng cáo đã không đi đến đâu. Các quan chức quân sự đã tịch thu điện thoại của trung đoàn và bắt giữ hai binh sĩ vì tội nổi loạn. Trong những gì có thể là sự leo thang của cuộc biểu tình cấp trung đoàn, hoặc có thể là một nỗ lực để xoa dịu trung đoàn bất ổn, thống đốc của Irkutsk hôm thứ Sáu đã giao cho Trung đoàn 1439 sáu tấn xe tải, máy phát điện, quần áo mùa đông và máy bay không người lái.
Không rõ Trung đoàn 1439 còn lại bao nhiêu sức chiến đấu. Nhưng trận chiến giành Avdiivka vẫn chưa kết thúc. Trừ khi Trung đoàn 1439 thực sự tan rã, nếu không thì hoàn cảnh khủng khiếp của nó vẫn tiếp diễn.
Trong bài tường trình nhan đề “Putin Sees Spike in Mobilized Troops Refusing to 'Go to Death': Ukraine”, nghĩa là “Ukraine báo cáo: Putin chứng kiến sự gia tăng đột biến các đội quân bị gọi nhập ngũ từ chối 'đi vào cửa tử',” tờ Newsweek viết như sau:
Thứ Tư cũng chứng kiến sự xuất hiện của một video lan truyền cho thấy một trung đội quân đội Nga phàn nàn về các điều kiện và từ chối tuân theo mệnh lệnh sau khi bị gọi nhập ngũ để phục vụ trong lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
“Nhân sự đang chết dần, đây là tất cả những gì còn lại của trung đội tôi, cả Trung đoàn chỉ còn một đại đội, và bây giờ chỉ còn có thế này,” một người lính tự nhận mình là trung úy nói trong đoạn video và sau đó buông ra một tràng những tiếng chửi thề.
5. Putin mang chiến lược chiến tranh của mình đến Moldova
Hai tuần sau cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine, một video giả mạo sử dụng kỹ thuật cao nhái giọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy rất tài tình, kêu gọi các công dân Ukraine đầu hàng quân Nga vô điều kiện đã được chia sẻ trên mạng.
Đoạn video giả lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội cho thấy tổng thống Zelenskyy phát biểu trước quốc dân đồng bào và kêu gọi quân dân Ukraine “hạ vũ khí”.
Một phiên bản của video giả này đã được xem hơn 120,000 lần trên Twitter, trước khi nó bị Twitter ngăn chặn.
Khuôn mặt và giọng nói của tổng thống Zelenskyy đã được chỉnh sửa trên video bằng công nghệ Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo để tạo ra video giả mạo. Các video giả mạo sử dụng công nghệ này gọi là deepfake, có thể dịch là giả mạo tài tình, và bị cấm sử dụng.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo để làm rất giống như thế cho thấy đây hầu như không thể là sản phẩm của cá nhân. Phần lớn thông tin sai lệch đã được nêu trong video cũng cho thấy đây không thể là sản phẩm đơn thuần của các kỹ sư điện toán. Nó phải có sự phối hợp với cục tâm lý chiến của quân đội Nga.
Chiến thuật này đang được áp dụng tại Moldova. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Brings His War Strategy to Moldova”, nghĩa là “Putin mang chiến lược chiến tranh của mình đến Moldova.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Nga bị cáo buộc tuyên truyền và thông tin sai lệch ở Moldova nhằm gây bất ổn cho đất nước này.
Ví dụ bao gồm các video deepfake, tài liệu giả mạo về một cuộc xâm lược của Ukraine và những câu chuyện sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội.
Tổng thống Moldova Maia Sandu đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin âm mưu lật đổ chính phủ của đất nước cô, là điều mà cho đến nay Điện Cẩm Linh bác bỏ.
Tuy nhiên, đã có các bằng chứng cho thấy Điện Cẩm Linh đã và đang thực hiện những nỗ lực tuyên truyền tương tự như họ đã làm ở Ukraine.
Theo một báo cáo hôm thứ Năm, sự lan truyền của tuyên truyền Nga đã tăng lên khắp Moldova.
“Các nhóm xã hội dân sự và các nhà nghiên cứu truyền thông xã hội nói rằng Nga đang tăng cường nỗ lực gây bất ổn cho nhà nước thuộc Liên Xô cũ, một ứng cử viên cho tư cách thành viên Liên minh Âu Châu, thông qua tuyên truyền và thông tin sai lệch,” NPR đưa tin.
Điện Cẩm Linh từ lâu đã bị cáo buộc truyền bá tuyên truyền, kể cả ngay trước và trong những ngày đầu tiên xâm lược Ukraine vào năm ngoái. Tháng 2 này, Hội đồng Đại Tây Dương đã công bố hai báo cáo về cách Nga sử dụng các phương tiện như vậy ở Ukraine trong nỗ lực làm suy yếu khả năng chống lại quân xâm lược Nga.
Một ví dụ mà nhóm trích dẫn là các video deepfake lan truyền trên mạng xã hội cho thấy sai sự thật về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy yêu cầu quân đội của ông đầu hàng và yêu cầu công dân rời khỏi đất nước.
Tháng trước, Tổng thống Moldova Maia Sandu cáo buộc ông Putin âm mưu lật đổ chính phủ nước này. Một tuần trước khi cô Sandu đưa ra cáo buộc đảo chính, Zelenskiy cho biết trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu rằng đất nước của ông đã chặn được thông tin cho thấy Điện Cẩm Linh có kế hoạch “tiêu diệt” Moldova.
Điện Cẩm Linh đã không đề cập đến các cáo buộc truyền bá tuyên truyền ở Moldova, nhưng họ đã bác bỏ cáo buộc của Sandu rằng Nga đang cố gắng dàn dựng một cuộc đảo chính. Bộ Quốc phòng Nga còn đi xa hơn khi nói rằng Ukraine đang lên kế hoạch xâm chiếm khu vực ly khai thân Nga Transnistria ở Moldova.
“Trước khi chính phủ Ukraine nói rằng có thông tin tình báo cho thấy một cuộc đảo chính ở Moldova sẽ xảy ra, chúng tôi đã thấy các nỗ lực tuyên truyền và thông tin sai lệch của Nga nhắm vào Moldova và cả vào một liên minh tiềm năng giữa Ukraine, Moldova và Rumani,” Kyle Walter, nhà báo trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty công nghệ Logically, nói với NPR.
Mạng phát thanh công cộng báo cáo rằng các tài liệu giả mạo về một cuộc xâm lược Transnistria của Ukraine đã được người Nga lan truyền trên Telegram và Twitter. Một ví dụ khác được trích dẫn là một đoạn video từ một cuộc duyệt binh cách đây nhiều tháng đã được dán nhãn sai là cho thấy Rumani bố trí quân đội ở biên giới Moldova. Video đó cũng đã được lan truyền trên Telegram.
Theo Valeriu Paşa, chủ tịch của tổ chức tư vấn Moldova WatchDog.MD, những câu chuyện sai sự thật cũng đã được đưa lên các chương trình trò chuyện trên TV và TikTok.
Paşa nói với NPR rằng những nỗ lực tuyên truyền của Điện Cẩm Linh ở Moldova đang “miêu tả chính phủ Moldova như những con rối của phương Tây” và đang cố gắng phá hủy đất nước.
Trong khi đó, Transnistria đã trở thành tiêu đề tin tức vào hôm thứ Năm khi các quan chức ủy nhiệm của Điện Cẩm Linh trong khu vực nói rằng Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, bị cáo buộc đã cố gắng ám sát nhà lãnh đạo Transnistria Vadim Krasnoselsky.
SBU phủ nhận mọi liên quan đến vụ ám sát bị cáo buộc.
Trong một thông cáo, cơ quan này nói rằng những tuyên bố về việc SBU tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố ở Transnistria “chỉ nên được coi là một hành động khiêu khích do Điện Cẩm Linh dàn dựng”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và WatchDog.MD qua email để nhận xét.
6. Truyền thông nhà nước cho biết nhà lãnh đạo Belarus ký án tử hình đối với các quan chức và binh lính mà ông ta cho rằng phản quốc
Hãng thông tấn nhà nước Belta đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm thứ Năm đã ký một đạo luật áp dụng hình phạt tử hình đối với hành vi “phản quốc” của các quan chức chính phủ và quân đội.
Ngoài ra, luật quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi “tuyên truyền” khủng bố, làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang của đất nước, các quân đội và tổ chức quân sự khác, các tổ chức bán quân sự và vi phạm các yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước.
Quốc hội Belarus năm ngoái đã thông qua dự luật áp dụng án tử hình đối với “tội phản quốc cao độ, nhằm ngăn chặn” các hành động có thể xảy ra của “các phần tử phá hoại” trong nước, mà Lukashenko đã ký thành luật hôm thứ Năm.
Tổ chức nhân quyền Tổ chức Ân xá năm ngoái đã gọi luật này là “sự thể hiện mới nhất về sự coi thường sâu sắc của chính quyền Belarus đối với nhân quyền.”
Lukashenko, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã nói vào tháng 2 rằng “không đời nào chúng ta gửi quân đến Ukraine trừ khi các bạn định gây hấn với Belarus.”
“Nhưng đừng quên Nga là đồng minh của chúng ta — về mặt pháp lý, đạo đức và chính trị,” ông nói thêm.
Chính phủ của Lukashenko đã nhiều lần tuyên bố rằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine đã xâm nhập vào lãnh thổ của họ, nhưng không cung cấp bằng chứng.
Belarus đã giúp Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào tháng 2 năm 2022, cho phép quân đội của Điện Cẩm Linh tiến vào nước này qua biên giới Ukraine-Belarus ở phía bắc Kyiv.
7. Bộ trưởng năng lượng Ukraine cho biết hầu hết các khu vực đã có điện trở lại sau cuộc tấn công mới nhất của Nga vào cơ sở hạ tầng
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko cho biết trong một tuyên bố, các kỹ sư đã khôi phục nguồn điện ở hầu hết các khu vực nơi các cơ sở năng lượng bị hư hại do cuộc oanh tạc quy mô lớn của Nga hôm thứ Năm.
Halushchenko cho biết Nga đã sử dụng một chiến thuật mới trong cuộc tấn công quy mô lớn mới nhất của mình, phóng các loại hỏa tiễn và máy bay không người lái khác nhau cùng một lúc.
“Thật không may, cả hai cơ sở sản xuất và truyền tải, tức là các trạm biến áp đều bị tấn công. Tình hình không dễ dàng, nhưng chúng tôi có thể nói rằng nguồn điện bị hạn chế ở 14 khu vực vào ngày 9 tháng 3 đã được khôi phục. Công việc sửa chữa đang diễn ra và sẽ tiếp tục suốt ngày đêm cho đến khi nguồn điện được khôi phục hoàn toàn”, Bộ trưởng cho biết.
Đầu ngày thứ Năm, thị trưởng Kyiv cho biết các đội tiện ích đã khôi phục hoàn toàn điện ở thủ đô Ukraine, nhưng khoảng một phần ba số nhà của thành phố vẫn không có nhiệt.
Halushchenko cho biết đây là đợt pháo kích lớn thứ 15 của Nga vào hệ thống năng lượng đang bị tàn phá của Ukraine.
Làn sóng tấn công này đã buộc nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phải chuyển sang sử dụng nguồn điện dự phòng từ các máy phát điện diesel.
“Cả thế giới thấy rằng người Nga không quan tâm đến bất kỳ rủi ro nào về một vụ tai nạn hạt nhân có thể xảy ra. Và hôm nay, nhờ Ukraine luôn hỗ trợ các hệ thống an toàn của nhà máy, tất cả các máy phát điện diesel cung cấp điện dự phòng cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được sử dụng. Hiện tại, nguồn cung cấp điện cho nhà máy do Ukraine cung cấp trong hơn một năm xâm lược nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được khôi phục”, ông nói.
Bộ trưởng cho biết, đối mặt với các cuộc tấn công thường xuyên của Nga vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, các kỹ sư năng lượng của nước này đã phát triển một số cơ chế giúp họ khôi phục dịch vụ nhanh chóng bất chấp các điều kiện khắc nghiệt.
“Trong khoảng thời gian này, chúng ta đã phát triển các giải pháp kỹ thuật cho phép chúng ta giữ nguyên hệ thống. Và hôm nay chúng ta đã chứng minh điều đó: Bất chấp một cuộc tấn công lớn vào ban đêm khác, hệ thống năng lượng của Ukraine vẫn nguyên vẹn vào buổi sáng”, Halushchenko nói.
8. Thị trưởng Kyiv cho biết điện đã được khôi phục hoàn toàn sau cuộc không kích của Nga
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết hôm thứ Năm rằng các đội tiện ích đã khôi phục hoàn toàn điện ở thủ đô Ukraine, nhưng khoảng một phần ba số ngôi nhà của thành phố vẫn không có nhiệt.
“Công việc khôi phục nguồn cung cấp nhiệt đang diễn ra,” thị trưởng cho biết trong một bản cập nhật trên Telegram. Ông nói thêm: “Công ty có kế hoạch phục hồi toàn bộ nhiệt trong vòng 24 giờ.
Nga đã phát động một trong những cuộc tấn công trên không lớn nhất hôm thứ Năm với 84 hỏa tiễn nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine trên khắp đất nước. Tại Kyiv, cảnh báo không kích kéo dài gần 7 giờ trong đêm và các quan chức đã thực hiện cắt điện như một biện pháp phòng ngừa.
Trong một bài đăng trước đó, Klitschko cho biết các cuộc tấn công của Nga đã đánh sập dịch vụ cung cấp nhiệt và nước nóng tại Bệnh viện lâm sàng Oleksandrivska. Ông cho biết khoảng 700 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
Theo thị trưởng, nồi hơi di động, nhiên liệu diesel và máy phát điện đã được chuyển đến trung tâm y tế trong khi các đội sửa chữa.
Li kì: Vừa đưa quan tài ra, lốc xoáy hất tung mái nhà thờ. Igor chỉ còn 3% sống sót tìm được đức tin
VietCatholic Media
17:54 10/03/2023
1. Gió hất tung mái của ngôi nhà thờ Công Giáo lịch sử Indiana
Một nhà thờ giáo xứ ở miền nam Indiana có từ cuối thế kỷ 19 đã bị tốc mái trong một cơn bão hôm thứ Sáu.
Những bức ảnh do Giáo phận Evansville chia sẻ cho thấy mái nhà của nhà thờ Giáo xứ Thánh Giuse, nằm ở vùng nông thôn của Hạt Vanderburgh, nằm trong một đống đổ nát gần đó.
Cha Gene Schroeder, cha sở của nhà thờ, nói với CNA rằng mái nhà bị tốc ngay sau khi một đám tang diễn ra trong nhà thờ và trong khi lớp học đang diễn ra tại trường giáo xứ gần đó. Thật kỳ diệu, không có ai bị thương.
Cha Schroeder cho biết những cơn gió thổi thẳng mạnh mẽ đã nâng mái nhà bằng kim loại — khoảng 10 năm tuổi — hoàn toàn bị bong ra, để lại các mảnh vỡ phần lớn ở các bãi đậu xe cũng như ở sân và đường lái xe của hàng xóm. Ông cho biết cả trường học, nhà xứ và văn phòng giáo xứ đều không chịu bất kỳ thiệt hại nào. Bão gió đã gây ra hàng nghìn vụ mất điện ở khu vực ba bang Indiana, Kentucky và Illinois và làm hư hại một bệnh viện ở Evansville, 14 News đưa tin.
Chủ nhân của ngôi nhà đối diện nhà thờ nói với 14 News rằng họ đã kết hôn tại nhà thờ cách đây 59 năm. Họ nói rằng họ đã nhìn thấy, qua cửa sổ phía trước, mái nhà bị xé toạc lao về phía họ và rất biết ơn vì mái nhà đã đâm vào ga ra chứ không phải cửa sổ của họ.
Cha Schroeder cho biết vì có trần thạch cao phía trên cung thánh nên bên trong nhà thờ không bị hư hại gì. Ngài cho biết các đội đang trong quá trình đặt một tấm che tạm thời trên mái nhà để tránh thiệt hại do nước, vì dự báo sẽ có mưa vào cuối tuần này.
Cộng đồng giáo xứ là một trong những cộng đồng lâu đời nhất trong giáo phận, được thành lập vào năm 1841. Tòa nhà ban đầu của nhà thờ đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào năm 1886 và được xây dựng lại hai năm sau đó.
Cha Schroeder lưu ý: “Khi nhà thờ bị thiêu rụi vào năm 1886, họ không có bất kỳ bảo hiểm nào.”
“Nhưng chúng tôi có bảo hiểm. Tôi không biết liệu điều đó có bao gồm toàn bộ chi phí hay không, nhưng chúng tôi thật may mắn vì chúng tôi có bảo hiểm và chúng tôi có những người đang làm việc với hãng bảo hiểm mà không gặp quá nhiều khó khăn.”
Bất chấp thiệt hại cho nhà thờ, giáo xứ vẫn có thể tổ chức ngày cá chiên của giáo xứ vào ngày xảy ra cơn bão. Trong Mùa Chay giáo xứ có ngày cá chiên để giúp anh chị em kiêng thịt vào ngày thứ Sáu.
Cha Schroeder cho biết ngài đã được khích lệ bởi các cộng đồng đức tin khác trong quận qua lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất. Cộng đồng Công Giáo rất mong muốn được trợ giúp xây dựng lại nhà thờ lịch sử của mình.
“Đây là một giáo xứ nhỏ ở nông thôn theo nhiều cách, và mọi người yêu mến nhà thờ. Và tất nhiên, họ rất đau lòng khi nhìn thấy mái nhà bị thổi tung, và họ muốn làm mọi thứ có thể để sửa chữa nó”.
Source:National Catholic Register
2. Igor có 3% cơ hội sống sót: “Tôi hiểu rằng Chúa đã cứu tôi”
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Igor had a 3% chance of survival: “I understood that God had saved me”, nghĩa là “Igor có 3% cơ hội sống sót: ‘Tôi hiểu rằng Chúa đã cứu tôi’”.
Anh Igor nói: “Tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã cứu tôi. Ngài đã cho tôi niềm hy vọng mà tôi đã đánh mất.”
Cuộc đời của Igor đã được đánh dấu bằng đau khổ và đau đớn trong nhiều năm. Anh rời Ukraine vào năm 2014 khi bắt đầu cuộc chiến ở Donbass và chuyển đến Ba Lan, nơi anh cố gắng bắt đầu lại. Nhưng một khởi đầu mới ở một đất nước xa lạ mà không biết ngôn ngữ tỏ ra rất khó khăn. Anh không có tiền, không gia đình, không chỗ dựa. Tôi hoàn toàn không một xu dính túi, mọi thứ trở thành vấn đề sống còn,” Igor nói với Aleteia.
Được rửa tội trong Giáo Hội Chính thống, Igor không thực hành và không cầu nguyện nhiều. Thỉnh thoảng, anh ấy bước vào một nhà thờ mở cửa, ngồi trên một chiếc ghế dài và cầu nguyện nhiều nhất có thể, trước những nghi ngờ và đau khổ. Một ngày nọ, anh ấy nói, “Tôi bước vào một nhà thờ. Tôi đã cầu nguyện để được giúp đỡ, và sự giúp đỡ đã đến. Một cậu bé mà tôi không ngờ tới đã cho tôi mượn tiền.” Vào thời điểm đó, Igor vẫn chưa nhận ra rằng bàn tay giúp đỡ này thực sự là sự giúp đỡ của Chúa.
Đến Giáng Sinh năm 2020, Igor lại cô đơn và khánh kiệt. Anh thừa nhận: “Thật đau đớn khi ở một mình vào thời điểm đó. Đó là một ngày trước Giáng Sinh, mọi người đang ăn mừng cùng gia đình trong khi tôi ở xa. Tôi vô cùng buồn bã. Tôi tự nhủ rằng Chúa đã bỏ rơi tôi,” anh thừa nhận. Nhưng Igor cuối cùng đã tìm được một công việc và cuối cùng cũng được nếm trải cảm giác an toàn. “Hoàn cảnh không có đủ tiền đã dạy cho tôi một bài học: biết trân trọng những gì mình đang có,” anh nói.
Ung thư: Cơ hội sống sót 3-5%
Nhưng ngay khi Igor nghĩ rằng mình đã ra khỏi những khu rừng, thì vài tháng sau, anh bị bệnh tật tấn công nặng nề. Bị ảnh hưởng bởi những cơn đau nhức dữ dội, Igor được chẩn đoán mắc chứng đau thần kinh tọa, sau đó là chứng thoát vị. Anh nhớ lại: “Các cơn đau trở nên thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Lần đầu tiên, tôi khóc vì đau. Tôi nhớ 48 giờ đau đớn liên tục.”
Thật không may, đó không chỉ là chứng thoát vị hay đau thần kinh tọa. Một chẩn đoán mới và đáng báo động hơn nhiều đã được đưa ra: một khối u ác tính có kích thước hơn 6 cm. Cơ hội sống sót của Igor được ước tính vào khoảng từ 3% đến 5%.
Việc điều trị không có tác động gì cả. Ngược lại, sức khỏe của Igor ngày một sa sút. Một vòng luẩn quẩn chuyển động. “Việc hóa trị đã làm ruột của tôi bị tổn thương nghiêm trọng. Tôi đi ngủ và thức dậy trong nỗi đau không thể tưởng tượng mỗi ngày. Tôi rơi vào tình trạng không ăn gì trong nhiều ngày, vì mỗi bữa ăn đều khiến tôi đau đớn đến mức không thể nuốt nổi bất cứ thứ gì,” Igor nói. Lần này, Igor không thể tìm thấy lối thoát. Anh ta bị ám ảnh bởi những ý nghĩ tự tử, cho đến ngày anh ta quyết định đi lễ.
“Tôi nhận ra rằng Chúa đã cứu tôi”
“Tôi ngồi trên một chiếc ghế dài, bắt đầu hát cùng mọi người. Và có lúc tôi bắt đầu khóc vì tôi chưa bao giờ khóc trong đời,” Igor nhớ lại. “Người phụ nữ bên cạnh đưa khăn giấy cho tôi. Tôi cảm thấy như thể tất cả nỗi đau mà tôi đang kìm nén trong lòng đang bắt đầu rời bỏ tôi. Sau đó, tôi nghe một bài giảng về sự khiêm nhường nói với tôi rất nhiều. Tôi cảm thấy tốt hơn bao giờ hết, an toàn, được hỗ trợ…”
Ngày hôm sau, buổi kiểm tra y tế của Igor cho kết quả rất khả quan. Mỗi ngày, chàng trai trẻ cảm thấy ngày càng tốt hơn, không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Không còn tế bào ung thư nào trong cơ thể anh.
“Tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã cứu tôi. Ngài đã cho tôi niềm hy vọng mà tôi đã đánh mất. Bây giờ tôi đang thuyên giảm. Và tôi hy vọng sẽ được khỏe mạnh trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi biết những tội lỗi mình phạm phải, nhưng tôi đang hành động để chống lại chúng, và tôi đang trở nên mạnh mẽ hơn mỗi ngày. Tôi không còn có ý định tự tử nữa.” Anh ấy đã tìm thấy Chúa và muốn tiếp tục tìm hiểu về Ngài nhiều hơn, điều mà anh ấy làm được là đi tham dự Thánh lễ ngày càng thường xuyên hơn.
Source:Aleteia
3. Đức Hồng Y Péter Erdoẽ: Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là một niềm vui lớn
Đức Hồng Y Péter Erdoẽ, Tổng giám mục Giáo phận Esztergom-Budapest, tuyên bố rằng cuộc viếng thăm lần thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hung Gia Lợi, từ ngày 28 đến ngày 30 tháng Tư tới đây là một niềm vui lớn, không chỉ cho các tín hữu Công Giáo mà thôi.
Đức Thánh Cha đã đến Budapest lần đầu ngày 12 tháng Chín năm 2021 để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế thứ 52 tại đây, với sự tham dự của các tín hữu Công Giáo đến từ 83 quốc gia. Lần này, ngài sẽ gặp gỡ chủ yếu với các tín hữu Công Giáo Hung Gia Lợi, tuy rằng Hội đồng Giám mục địa phương cũng mời các tín hữu Công Giáo từ các nước láng giềng gặp gỡ Đức Thánh Cha, đặc biệt trong thánh lễ Chúa nhật, 30 tháng Tư, kết thúc 3 ngày viếng thăm của ngài tại Budapest.
Theo Đức Hồng Y Erdoẽ, bối cảnh của chuyến tông du này hiển nhiên là chiến tranh tại Ukraine, quốc gia láng giềng của Hung Gia Lợi. Trong chương trình, cũng có cuộc gặp gỡ đặc biệt của Đức Thánh Cha với những người tị nạn từ Ukraine. Đức Hồng Y nói với Đài Vatican rằng: Làn sóng người tị nạn Ukraine đến Hung Gia Lợi là một thách đố nghiêm trọng đối với nước này: “Chúng ta là một nước chỉ có gần 10 triệu dân cư, và có hơn một triệu rưỡi người tị nạn đến từ Ukraine trong năm ngoái. Dĩ nhiên không phải mọi người đều muốn ở lại Hung Gia Lợi, nhưng có từ 10 đến 15% muốn lưu lại đây. Vì thế, thách đố đầu tiên là cứu trợ nhân đạo. Chúng ta đón tiếp những người tị nạn tại biên giới cũng như tại thủ đô Budapest, qua Caritas quốc gia và giáo phận, và các nhóm bác ái của các giáo xứ. Hội Hiệp sĩ Malta cũng giúp đỡ rất nhiều. Chúng ta cũng phối hợp sự giúp đỡ bộc phát của các tín hữu, một số giáo xứ và tổ chức của Giáo hội. Trong số những người tị nạn, có nhiều phụ nữ và con cái họ, vì thế cũng cần phải nghĩ đến việc giáo dục. Các trường Công Giáo đáp ứng nhu cầu này.”
Sau cùng, Đức Hồng Y Erdoẽ cho biết những người tị nạn Ukraine nói tiếng Hung Gia Lợi ở vùng biên giới cũng đến, và đối với họ việc hội nhập dễ dàng hơn nhiều.