Ngày 11-03-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư ký của ba vị giáo hoàng xúc động phát biểu về Đức Bênêđictô
Vũ Văn An
13:04 11/03/2014
Đức ông Alfred Xuereb phục vụ dưới triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, rồi sau đó là thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI, tiếp tục vai trò với Đức Phanxicô cho tới nay, và mới đây được bổ nhiệm là tổng thư ký của Tân Văn Phòng Kinh Tế.

Nhân dịp kỷ niệm một năm từ nhiệm của Đức Bênêđíctô, Đức Ông đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn khá cảm động. Ngài nói tới những dấu hiệu dẫn tới việc từ nhiệm này. Lời ngài: “Một thời gian trước khi có công bố, tôi đã rất ngỡ ngàng trước thái độ trầm lặng hết sức cao độ của Đức Bênêđíctô lúc ở phòng áo trước khi cử hành Thánh Lễ. Giờ gỉa thiết khởi đầu Thánh Lễ là 7 giờ sáng. Tuy nhiên, đôi khi người ta nghe được tiếng đồng hồ tại Sân Thánh Damasus, nhưng ngài vẫn tiếp tục trầm lặng suy nghĩ. Ngài cầu nguyện. Có cả một thời kỳ ngài suy nghĩ rất lâu hơn bao giờ hết. Tôi có cảm giác rõ rệt rằng một điều gì đó rất quan trọng đang diễn ra trong tâm hồn Đức Giáo Hoàng, hẳn ngài đang cầu nguyện cho một ý chỉ hết sức đặc biệt gì đó. Tôi không biết chính xác đó là điều gì, nhưng có lẽ đó là thời điểm của cuộc chiến nội tâm mà ngài đã trải qua trước khi đạt tới quyết định anh hùng là từ nhiệm.

“Tin từ nhiệm trên đã được ngài đích thân thông báo cho chúng tôi. Tôi được chính ngài đích thân vời tới. Tôi ngồi xuống trước bàn giấy của ngài. Mặc dù đây không phải là lần đầu được vời như thế này, tôi có linh cảm mình sẽ được thông tri một điều rất quan trọng. Hiển nhiên, không ai mong điều ấy cả. Ngài thanh thản, giống như một ai đó vừa kinh qua một cuộc chiến đấu và đã thắng vượt được giây phút do dự. Ngài trầm tĩnh như một người biết mình đang ở trong thánh ý Chúa.

“Vừa nghe tin, phản ứng đầu tiên của tôi là: “không, thưa Đức Thánh Cha!Tại sao Đức Thánh Cha không suy nghĩ thêm chút nữa?” Rồi tôi khựng lại và tự nói với mình: “Ai biết được là ngài đã xem xét quyết định này từ lâu rồi!”. Trở về với tâm trí tôi như một làn chớp là những giây phút thật dài và trầm tư cầu nguyện trước Thánh Lễ và tôi chăm chú lắng nghe lời ngài. Mọi việc đã được quyết định cả rồi. Hai lần, ngài nhắc đi nhắc lại với tôi: “Đức ông sẽ đi với đức tân giáo hoàng”. Có lẽ ngài có trực giác trước; tôi không biết. Ngày tôi chia tay với Đức GH Bênêđíctô tại Castel Gandolfo, tôi khóc nức nở và cám ơn ngài vì tình cha con vĩ đại của ngài.

“Từ đó, sự việc đã thay đổi lớn đối với tôi. Tôi bị khủng hoảng cứ khóc hoài; thật rất khó cho tôi xa lìa Đức GH Bênêđíctô XVI. Ngày 11 tháng Hai, 2013, tại Phòng Mật Nghị, tôi ngồi trên chiếc ghế bên cạnh ngài. Lúc ngài đọc, tôi bật khóc. Người ngồi bên cạnh thúc cùi chỏ nói với tôi: xin đức ông kìm hãm một chút vì tôi cũng đâu có vui gì. Tôi rất ngạc nhiên trước các phản ứng của các vị Hồng Y ngồi phía trước tôi. Tôi còn nhớ Đức HY Giovanni Battista Re, người không thể tin ở tai mình.

“Tại bàn ăn hôm đó, chúng tôi nói về việc trên và tôi thưa với Đức GH Bênêđíctô: “Nhưng thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha vẫn hết sức thanh thản”. Ngài trả lời một cách cương quyết: “đúng thế”. Quyết định đã được thực hiện và thông báo, nay thì tùy chúng tôi có vâng theo chọn lựa lớn lao của ngài hay không: chọn lựa sự cai quản mà thoạt đầu xem ra như chọn lựa việc từ bỏ cai quản. Bởi thế, sau khi mật nghị chấm dứt, nhiều vị Hồng Y, trong đó có vị vì không nghe có vị vì nghe mà không hiểu tiếng La Tinh, nên đã lại gần hai Đức HY Angelo Sodano và Giovanni Battista Re để hiểu rõ hơn Đức Bênêđíctô đã nói gì. Đức Thánh Cha tiếp tục thanh thản cho tới ngày chót, ngay cả lúc tới Castel Gandolfo".

Theo Đức Ông Xuereb, Đức Bênêđíctô xác tín điều Chúa yêu cầu ngài trong lúc đó. Chính ngài tuyên bố: “Tôi không còn đủ sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh của mình nữa, sứ mệnh của tôi đã chấm dứt. Tôi từ nhiệm để nhường chỗ cho một vị khác nhiều sức khỏe hơn tôi để dẫn dắt Giáo Hội tiến lên”. Vì Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa Kitô, chứ không phải của Đức GH Bênêđíctô.

Vào dịp này, rất nhiều người đã gửi thư tới vấn an Đức Bênêđíctô XVI. Đức Ông Xuereb xác nhận điều này và cho hay: “Tôi nhớ rất rõ. Sau ngày 28 tháng Hai, 2013, hàng ngàn lá thư bắt đầu gửi tới Castel Gandolfo. Quả là điều gây ấn tượng. Thoạt đầu không có bao nhiêu. Mọi người được tự do viết cho Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, điều đáng yêu là được thấy lá thư nào cũng kèm theo một đồ vật gì đó: một đồ thủ công, một bản nhạc, một cuốn lịch, một bức vẽ. Dường như họ muốn nói: ‘Cám ơn Đức Thánh Cha vì mọi điều ngài đã làm; chúng con đánh giá cao sự hy sinh Đức Thánh Cha làm cho chúng con. Chúng con không những muốn bày tỏ các tình cảm này, mà còn muốn kính dâng Đức Thánh Cha một đồ vật gì đó của chúng con nữa’.

“Trong số các thư từ nói trên, nhiều thư là của trẻ em. Tôi chất đầy gía sách các thư từ nhận được. Dĩ nhiên, Đức Thánh Cha đâu có thì giờ đọc hết được, vì ngài còn có trăm ngàn việc khác để làm. Một buổi tối kia, khi đi ngang qua, tôi thưa với ngài: ‘Đức Thánh Cha thử nhìn xem, đây là thư đến hôm nay, trong đó, nhiều thư là của trẻ em’. Ngài quay lại tôi và nói: “Chúng là những lá thư rất đẹp đẽ”. Tôi rất đỗi ngạc nhiên trước sự dịu dàng của ngài đối với trẻ em. Đức Bênêđictô luôn có đặc tính dịu dàng. Có lẽ ngài muốn nói thêm: ‘ngược với những là thư làm tôi lo lắng, những lá thư tạo vấn đề cho tôi’. Tôi nghĩ những lá thư này giống như một đối cực giúp ngài cảm thấy được yêu mến".

Về thời gian có cơ mật viện bầu giáo hoàng, Đức Ông Xuereb cho hay Đức GH hưu trí đặt “nhiều hoài mong nơi cơ mật viện, nơi cuộc bầu cử… Ngài muốn được biết vị nào sẽ là người kế nhiệm mình. Gây xúc động cho tôi hơn cả là cú điện thoại mà Đức Tân Giáo Hoàng lập tức gọi cho Đức GH Bênêđíctô. Tôi đang ở bên cạnh ngài, trao cho ngài máy nghe. Thật hết sức xúc động khi nghe Đức Bênêđíctô thưa: ‘Thưa Đức Thánh Cha, con xin cám ơn Đức Thánh Cha, vì Đức Thánh Cha đã nghĩ đến con. Con hứa ngay bây giờ sự vâng lời Đức Thánh Cha của con; con hứa sẽ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha!’. Được nghe những lời này từ một con người tôi từng sống bên cạnh và là Đức Giáo Hoàng của tôi, được nghe như thế này bỗng dâng lên trong tôi một bồi hồi khôn tả”.

Thế rồi cuộc chia tay giữa “cha con” cũng phải diễn ra. Đức Ông Xuereb mô tả giây phút đó như sau: “Tôi ở với ngài từ hai tới ba ngày sau khi Đức GH Phanxicô đã được bầu. Tôi nhớ từng phút một lúc phải chia tay ngài, vì, có thể nói như thế, đó là giây phút xé lòng tôi. Tôi sống gần 8 năm bên cạnh một người yêu tôi như người cha, người đã giúp tôi cơ hội tham dự vào sự tin cẩn luôn luôn đáng kính, nhưng rất thân mật, và thế là ngày chia tay cũng đã tới. Đức GH Bênêđíctô đã viết một lá thư rất tốt đẹp, mà ngài trao cho tôi một bản, được tôi lưu giữ như bảo vật; trong thư này, ngài thưa với đức tân giáo hoàng một số các ưu điểm của tôi. Có lẽ ngài tránh không nói tới các khuyết điểm của tôi… Ngài đoan hứa với đức tân giáo hoàng sẽ để tôi hoàn toàn được tự do.

“Tôi cũng nhớ cung cách tôi gói ghém đồ đạc cá nhân. Người ta bảo tôi: ‘đức ông phải nhanh lên vì đức tân giáo hoàng cần tới đức ông, ngài đang phải tự mình mở thư từ. Ngài chỉ có một mình; không ai giúp ngài cả. Xin đức ông chuyển đồ đạc tới mau’.

“Tôi không biết điều gì đang diễn ra tại Nhà Thánh Mácta; đến việc Đức GH Phanxicô không có thư ký, tôi cũng không biết. Thế rồi giây phút xúc động cũng đã tới, khi tôi bước vào văn phòng Đức Bênêđíctô để đích thân chào từ biệt ngài. Sau đó còn là bữa trưa, nhưng tôi chào kính ngài lúc đó và thưa với ngài: ‘Thưa Đức Thánh Cha, thật khó cho con phải xa Đức Thánh Cha. Con cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều về những gì Đức Thánh Cha đã làm cho con’. Lòng biết ơn của tôi không hẳn do sự kiện ngài đã trao tôi cho đức tân giáo hoàng, như có người từng viết, mà là do tình cha con vĩ đại của ngài. Đức GH Bênêđíctô không xúc động trong những giây phút này. Ngài đứng thẳng, tôi qùy gối như thường lệ mỗi khi muốn hôn nhẫn của ngài. Không những ngài cho phép tôi hôn nhẫn, mà còn nâng tay lên chúc lành cho tôi. Chúng tôi chia tay nhau như thế. Rồi chúng tôi ăn trưa, nhưng tôi chẳng làm sao nói nên lời”.

Về duyên do nào ngài trở thành thư ký thứ hai của Đức Bênêđíctô, Đức Ông Xuereb cho hay: “Lúc đó, tôi đang làm việc tại Loggia thứ hai trong tư cách giáo phẩm tại tiền sảnh chuyên tháp tùng các nhân vật được yết kiến riêng tại Thư Phòng. Một ngày kia, tôi được thông báo: ‘Đức Giáo Hoàng muốn nói chuyện với đức ông’. Tôi rất xúc động thấy mình được ngồi trên cùng một chiếc ghế mà trong nhiều năm, đầu tiên dưới triều Đức Gioan Phaolô II, rồi dưới triều Đức Bênêđíctô, tôi từng mời các thượng khách và tháp tùng họ tới bàn giấy Đức Giáo Hoàng.

“Đức Bênêđíctô XVI muốn nói chuyện riêng với tôi, và đã nói những lời hết sức tốt đẹp đối với tôi: ‘như đức ông biết, Đức Ông Mietek nay phải trở về Ukraine. Chúng tôi rất bằng lòng với ngài và tôi nghĩ đức ông có thể thay thế ngài. Tôi biết, đức ông từng ở Đức, cho nên biết ít nhiều tiếng Đức’. Tôi thưa lại rằng tôi đã ở Munster, tôi từng hành nghề tại một nhà thương, điều mà Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã biết. Ngài cũng biết rằng khu vực nơi tôi từng sống và cả giáo xứ cũng như cha xứ nữa vì ngài vốn từng sống gần đó và dạy học tại đó. Ngài biết hai vị giáo sư: Giáo Sư Pieper và một thần học gia tên là Pasha. Vì nhà của ngài bị bom tiêu hủy nên ngài được cùng những người tôi vốn ở trọ mời tới ở. Đức Thánh Cha cũng nói ít điều về Malta và thêm: ‘dĩ nhiên, bây giờ ai có nhiệm vụ nấy’. Tôi hiểu ngay là chúng tôi phải bắt tay vào việc ngay. Và thế là tôi bắt tay khởi đầu công việc”.

Đức Ông Xuereb cũng tiết lộ nhiều chi tiết cho thấy Đức Bênêđíctô XVI rất quan tâm tới người khác. Ngài tiếp tục truyền thống tốt đẹp của Đức Gioan Phaolô II là cầu nguyện theo ý chỉ của những người xin. Đức Ông cho hay: “Các ý cầu nguyện hầu như ngày nào cũng được gửi tới. Nhiều ý cầu nguyện này không được chuyển tới từ văn phòng thư ký riêng mà trực tiếp từ Phủ Quốc Vụ Khanh. Với các ý cầu nguyện này, chúng tôi thường trả lời rằng Đức Giáo Hoàng sẽ cầu nguyện chung trong lời cầu nguyện của ngài. Nhưng quả Đức Bênêđíctô rất quan tâm tới chúng: biết bao bệnh tật ta không biết đến, và biết bao gia đình phải kinh qua thảm kịch bệnh hoạn! Ngài không những nghĩ tới người bệnh mà cả gia đình họ ngày đêm, giáng sinh hay phục sinh, hè hay đông, phải chăm sóc người bệnh. Biết bao gia đình âu lo vì đứa bé vừa sinh đã lâm bệnh! Và nếu có ý cầu nguyện nào từ Malta gửi tới, nhất là từ thành phố của tôi, ngài đều hỏi: ‘Đức ông có biết những người này không?’ Đôi khi tôi thưa lại rằng có, tôi có biết họ, những khi khác, tôi thưa không. Nhưng điều làm tôi thán phục là sau đó mấy hôm, hơn một lần, sau khi đọc Kinh Mân Côi ở trong Vườn xong, ngài quay qua hỏi tôi ‘Đức ông có tin tức gì của Ông X, người mà đức ông nói với tôi trước đây không?’ Nhiều lần, tôi thưa lại là không may người ấy đã qua đời, thì ngài liền trầm lặng và lập tức đọc kinh cầu hồn cho họ, điều này làm tôi hết sức ngạc nhiên. Ngài cũng mời tôi cùng cầu nguyện với ngài cho họ. Vị giáo hoàng có cả hàng ngàn việc phải làm, cả hàng ngàn việc phải suy nghĩ, vậy mà vẫn coi việc cầu nguyện cho người bệnh là thừa tác vụ rất quan trọng của mình. Tôi có thói quen đặt một mẩu giấy với tên người xin cầu nguyện trong một chiếc hộp đặt ở bàn qùy của ngài. Tôi biết ngài thường nhìn hết lượt các mẩu giấy này. Chúng sẵn ở đó. Tôi không bao giờ vứt các mẩu giấy ấy đi trừ khi ngài bảo thế”.

Theo Đức Ông Xuereb, Đức Gioan Phaolô II mãi mãi là “Đức Giáo Hoàng” của Đức Bênêđíctô. “Đúng thế. Ngài gọi (Đức Gioan Phaolô II) là ‘Đức Giáo Hoàng’. Khi ngài nói ‘Đức Giáo Hoàng’, thoạt đầu, chúng tôi chẳng hiểu chi. Ngài coi mình như một người cộng tác với ‘Đức Giáo Hoàng’. Tôi nghĩ ngài phục vụ ‘Đức Giáo Hoàng’ một cách trung thành không những vì ngài biết về phương diện thần học ‘người thừa kế Phêrô’ có nghĩa gì mà còn vì lòng tôn kính đặc biệt đối với Đức Giáo Hoàng mà ngài từng nhận được qua nền giáo dục trong bầu khí tôn giáo tại Bavaria xưa. Theo nghĩa này, phục vụ ‘Đức Giáo Hoàng’ là một ơn phúc hết sức vĩ đại”.

Về mối tương quan giữa Đức Gioan Phaolô II và Đức HY Ratzinger, Đức Ông Xuereb cho biết: “chỉ có một lần duy nhất tôi được tham dự cuộc gặp gỡ giữa Đức HY Ratzinger và Đức GH Gioan Phaolô II, đó là dịp Cả Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, mà Đức HY là bộ trưởng, được yết kiến Đức Gioan Phaolô II. Tôi chỉ có thể xác nhận điều mà mọi người đều đã nhận định, đó là: Đức Gioan Phaolô rất tín nhiệm Đức HY Ratzinger, ngài tìm tới Đức HY để hỏi quan điểm hay để soạn thảo hoặc sửa lại một số văn kiện. Nguyên sự kiện Đức Gioan Phaolô II nhiều lần không chấp nhận đơn từ chức của Đức HY Ratzinger, người lúc đó đã mừng thượng thọ 75 tuổi từ lâu, cho thấy ngài không muốn mất một người tín cẩn, một cộng tác viên như thế. Ở đây, tôi cũng thấy một khía cạnh khác của sự thánh thiện nơi Đức Gioan Phaolô II và đó là cái nhìn xa của ngài. Ngài thấy trước khá xa và có lẽ đã đoán trước Đức HY Ratzinger sẽ là người kế nhiệm mình”.

Đức Ông Alfred Xuereb sinh tại Malta. Thời gian phục vụ Tòa Thánh của ngài bắt đầu dưới triều Đức Gioan Phaolô II, năm 2001, tại bộ phận thứ nhất của Phủ Quốc Vụ Khanh. Sau đó, ngài trở thành cộng tác viên của Đức Cha James Harvey tại Phủ Giáo Hoàng và từ năm 2003, ngài đảm nhiệm chức vụ Giáo Phẩm của tiền sảnh giáo hoàng, nghĩa là vị giáo chủ có trách nhiệm giới thiệu với Đức GH các khách qúy được ngài tiếp kiến riêng tại Tông Điện. Trong thời gian này, Đức Ông Xuereb có cơ hội được biết Đức Gioan Phaolô II một cách gần gũi hơn. Từ tháng Chín, 2007, cùng với Đức Cha Georg Gänswein, ngài đảm nhiệm chức năng thư ký thứ hai của Đức Bênêđíctô XVI. Trước Đức Ông, chức năng đó của đức ông người Ba Lan là Don Mieczyslaw Mokrzycki, nay là Tổng Giám Mục Lemberg, Ukraine. Sau khi Đức HY Jorge Mario Bergoglio được bầu làm giáo hoàng, Đức Ông được cử làm thư ký riêng đầu tiên của ngài.
 
Truyền thông như một thách đố say mê
Linh Tiến Khải
12:29 11/03/2014
Phỏng vấn Linh Mục Antonio Spadaro về sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông

Ngày 23-1-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông, cử hành ngày mùng 1 tháng 6 năm 2014 về đề tài ”Truyền thông phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực”.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha đề cao tiềm năng của các phương tiện truyền thông làm cho mọi người xích lại gần nhau. Ngài kêu gọi các tín hữu dấn thân trong lãnh vực này noi gương các tâm tình và hành động của người Samaritano nhân lành.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông Xã Hội, giới thiệu trong buổi họp báo sáng ngày 23-1-2014.

Trong sứ điệp, tuy cảnh giác về những khía cạnh tiêu cực mà các mạng truyền thông và xã hội có thể gây ra, nhưng Đức Thánh Cha nhiệt liệt cổ võ tín hữu dấn thân trong lãnh vực truyền thông, để làm chứng cho Chúa Kitô và cho ơn cứu độ của Chúa.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng vận tốc thông tin mau lẹ vượt qúa khả năng suy tư và phán đoán của con người, và không giúp thực hiện một việc diễn tả chính mình một cách có suy xét và đúng đắn. Cần phải phục hồi ý nghĩa của thái độ sống chậm rãi và bình tĩnh. Điều này đòi hỏi thời gian giữ thinh lặng để lắng nghe. Ngoài ra, cũng cần phải kiên nhẫn, nếu muốn hiểu người khác biệt với chúng ta.

Trong sứ điệp có thể ghi nhận rằng Đức Thánh Cha dùng vài từ chìa khóa như: sự gần gũi, gặp gỡ và đối thoại. Chúng xoay quanh gương mặt của người Samaritano nhân hậu, được Đức Thánh Cha chỉ cho thấy như mẫu gương đối với các nhân viên làm việc trong lãnh vực truyền thông.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Antonio Spadaro, Giám đốc nguyệt san ”Văn Minh Công Giáo” của dòng Tên, dành cho phái viên Alessandro Gisotti của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng, về sứ điệp này.

Hỏi: Thưa cha, cha có nhận xét gì về sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới truyền thông, nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông năm 2014 này không?

Đáp: Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng rất thích truyền thông, bởi vì ngài có một kiểu mục vụ tiếp xúc trực tiếp với con người. Vì vậy, đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ. Nền ”văn hóa truyền thông” đụng độ trực tiếp với nền ”văn hóa gạt bỏ”, nghĩa là đụng độ với nền văn hóa chia rẽ, các chia rẽ thuộc loại kinh tế, ý thức hệ. Việc thông truyền và gặp gỡ ở trung tâm là con tim trong quan niệm của Đức Bergoglio về cuộc sống và về Giáo Hội. Do đó, nếu phải tóm tắt ý niệm nền tảng trong sứ điệp của Đức Thánh Cha, thì tôi sẽ nói rằng đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ, tức là đến gần. Có một loại cách mạng Copernic của sự truyền thông, nơi ở trung tâm không có sứ điệp, nhưng có các con người thông truyền. Đây là điều rất tân tiến, rất hiện đại, bởi vì chúng ta biết rằng các mạng lưới ngày nay xây dựng một sự truyền thông hoàn toàn tập trung vào các tương quan. Vì thế, nếu không có tương quan, thì không có truyền thông.

Hỏi: Thưa cha, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy một mẫu gương, xem ra độc đáo đối với một nhà báo, đối với một nhân viên truyền thông, đó là mẫu gương của người Samariano nhân hậu. Con thích định nghĩa quyền lực của truyền thông như là ”sự gần gũi”. Đúng thế, sự gần gũi là trung tâm điểm. Riêng cha thì cha nghĩ sao?

Đáp: Sự gần gũi là trung tâm, đúng như thế. Vì vậy hình ảnh người Samaritano nhân hậu là một hình ảnh rất là mạnh mẽ; và đàng khác, Đức Hồng Y Bergoglio đã dùng hình ảnh này hồi năm 2002, khi nói với giới truyền thông tại thủ đô Buenos Aires. Sứ điệp này là hoa trái của một nghiền gẫm và suy tư lâu dài về vấn đề này. Thật rất là đẹp, khi dụ ngôn tin mừng trở thành mẫu gương quy chiếu cho một người truyền thông. Người Samaritano nhân hậu đến gần và săn sóc các thương tích, các vết thương, trợ giúp người gặp khó khăn. Một cách cụ thể đối với một nhân viên truyền thông kitô điều này có nghĩa là trao ban tiếng nói cho những người không có tiếng nói, bênh vực các quyền của họ, làm cho gương mặt của người vô hình trở thành hữu hình.

Hỏi: Trong sứ điệp này cũng như trong các sứ điệp cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha đề cập nhiều tới hệ thống liên mạng internet. Ngài đã dùng một hình ảnh rất đẹp. Đức Thánh Cha nói: ”Mạng vi tính có thể là một nơi giầu tình nhân bản, không phải một mạng gồm các dây nhợ, nhưng là gồm các bản vị con người”. Có phải thế không thưa cha?

Đáp: Vâng. đây là một ý niệm nòng cốt khác nữa, bởi vì truyền thông trước hết chính là một sự truyền thông giữa các con người với nhau. Như vậy, Mạng lưới truyền thông không giống như mạng lưới dẫn nước hay mạng lưới dẫn khí đốt, mà là mạng lưới xây dựng một môi trường thông truyền. Thực ra, như Đức Thánh Cha đã nói rằng không có Mạng lưới, không có Internet, nhưng đó là cuộc sống của chúng ta; chúng ta, các bản vị con người ở trong Mạng lưới, chứ không ai khác. Cuộc sống chúng ta là một mạng lưới các tương quan. Thề rồi, các dây cáp, các dây mạng, nếu chúng ta muốn, đương nhiên có thể giúp chúng ta, và còn hơn thế nữa chúng phải giúp chúng ta - và đây là ơn gọi của Mạng lưới truyền thông - chúng phải giúp chúng ta hiệp nhất hơn, có một sự thông truyền trực tiếp hơn, có thể vượt thắng các hàng rào và các chướng ngại. Có một quan niệm kitô mạnh mẽ, một quan niệm hầu như tiên tri của Mạng truyền thông. Mạng truyền thông được hiểu như là ơn của Thiên Chúa ban cho con người, bởi vì nhờ có nó mà con người có thể hiệp nhất với nhau hơn.

Hỏi: Thưa cha Spadaro, một phần đáng kể trong sứ điệp của Đức Thánh Cha được dành cho sự đối thoại, và đương nhiên trong trường hợp này sứ điệp không chỉ quy chiếu về cuộc đối thoại giữa những người hoạt động trong nghề truyền thông. Đức Thánh Cha viết như sau: ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ các tư tương riêng của mình, nhưng là tử bỏ yêu sách rằng các tư tưởng phải duy nhất và tuyệt đối: Ở đây, trong một cách thức nào đó, người ta tiếp nhận được ẩn số triều đại của Đức Thánh Cha, có đúng thế không?

Đáp: Chắc chắn rồi, bởi vì đối thoại có nghĩa là nói với một người không phải để thuyết phục họ về các tư tưởng riêng của mình, đây không phải là một cuộc đối thoại. Đối thoại có nghĩa là đối chiếu với các người khác, khi biết người khác có thể giúp tôi hiểu rõ và tốt hơn. Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước tới sự thật duy nhất. Khi đó việc cố thủ trong các tư tưởng cá nhân hay các truyền thống ngôn ngữ, đảng phái vv.. có nghĩa là ngăn cản dòng chảy của truyền thông. Đây là một đề tài rất thân thiết với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã nhiều lần nói rằng Giáo Hội phải tháp mình vào cuộc đối thoại với con người ngày nay, chính là để hiểu tốt hơn các chờ mong, các hy vọng và các nghi ngờ của con người. Như vậy, kiểu đối thoại chính là một kiểu đối thoại triệt để, bằng cách hiểu nó không phải chỉ như là một kiểu làm, nhưng như chính nõi tủy của Tin Mừng, của sự rộng mở cho thế giới.

Hỏi: Và sứ điệp kết thúc với chính sự rộng mở, với chân trời và cái nhìn hướng về tương lai. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Việc cách mạng các phương tiện truyền thông đòi hỏi các năng lực tươi mát và một óc tưởng tượng mới”. Cả ở đây nữa cũng có một thúc đẩy đi ra ngoài, một sự hăng hái mà Đức Thánh Cha trao ban cho các nhân viên truyền thông, có phải thế không, thưa cha?

Đáp: Vâng. Ở đây Đức Thánh Cha nói lên một điều rất quan trọng, đó là truyền thông là một thách đố say mê - đây là một kiểu nói của ngài - và nó đòi hỏi năng lực. Như vậy, không thể giao việc truyền thông cho một thói quen máy móc nhàm chán, kiểu văn phòng báo chí, chỉ dừng lại việc thông báo vài câu đã có sẵn. Như vậy, nó đòi hỏi năng lực, ước muốn truyền thông, cường độ, nhưng cũng đòi hỏi một trí tưởng tượng mới. Đây là điều rất hay, nghĩa là cần phải nhìn các sự vật một cách khác. Trí tưởng tượng kitô là một trí tưởng tượng, nhờ hình ảnh của người Samaritano nhân hậu, có khả năng nhào nặn. Tạo hình cho một sự truyền thông cũng có nghĩa là một kiểu cùng sống với nhau. Đôi khi Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Niềm vui Phúc Âm về một thủy triều hơi lộn xộn, một loại ”đoàn lữ hành liên đới”, trong đó chúng ta được dìm vào. Tất cả chúng đều là các hình ảnh đánh động con người ngày nay, nhưng diễn tả Giáo Hội phải trà trộn như thế nào, phải nhào nặn mình như thế nào với nhân loại này, để thông truyền sứ điệp Tin Mừng cho nó. (RG 24-1-2014)
 
Top Stories
Chine: Lettre ouverte d'un dissident chinois pour « la protection des droits de l’homme » dans son pays
Eglises d'Asie
11:41 11/03/2014
Plus de 1 200 personnes ont désormais signé la lettre ouverte au président chinois Xi Jinping, en faveur de la « protection des droits de l’homme », rapporte The Sunday Examiner, depuis Hongkong, le 8 mars dernier.

Ce document, publié le 4 février 2014 et intitulé « La stabilité s’établit sur la protection des droits », émane d'un dissident bien connu, Qin Yongmin, qui renouvelle régulièrement ses appels pour l'instauration de principes démocratiques en Chine.

Résidant à Wuhan, dans le Hubei, Qin Yongmin, 57 ans, n’en est pas à sa première lettre ouverte au président chinois. Dans cette septième tentative, le militant, qui a passé plus de 20 ans de sa vie en prison pour sa lutte en faveur des droits de l’homme, critique la politique répressive de Pékin qui, selon lui, « s’est encore accentuée depuis 2012 ».

Qin Yongmin a lui-même a été brièvement détenu en décembre dernier alors qu’il planifiait de se rendre à Pékin afin de faire enregistrer auprès du ministère des Affaires civiles le groupe qu'il venait de fonder; China Human Rights Watch (1).

Le dissident avait déjà été condamné à huit ans de prison pour « propagande contre-révolutionnaire et subversion » (de 1981 à 1989) et à deux ans de camp de « rééducation par le travail » en 1993, après avoir écrit un document intitulé « Peace Charter ».

En 1998, devenu rédacteur en chef de la China Human Rights Observer Newsletter, il a été de nouveau emprisonné pour avoir fondé le China Democracy Party (CDP), un groupe indépendant réclamant une amélioration des droits de l’Homme, avec Wang Youcai et Xu Wenli. Qin Yongmin, qui avait tenté, en vain, de faire enregistrer son parti, avait fini par être arrêté pour « menaces contre la sécurité de l’Etat » et condamné, cette fois, à douze ans de prison (2).

Dans sa dernière Lettre ouverte à Xi Jinping, le dissident récidive en soumettant au gouvernement chinois cinq recommandations. En premier lieu, qu’il soit permis aux organisations de défense des droits de l’homme d’être enregistrées officiellement. Ensuite, que ces dernières puissent collaborer avec le gouvernement, ce qui ne pourra se faire que par la création d’un ministère des Droits de l’homme, ayant pour but de garantir les droits démocratiques comme la liberté d’expression et d’opinion, la liberté de la presse, ou encore le droit de rassemblement et de manifestation. Et enfin, que des mesures sévères soient prises par les autorités concernant les violations des droits de l’homme.

A ce titre, la Lettre se félicite de la sanction prise par le Parti à l’encontre du membre du Politburo et chef de la Sécurité publique, Zhou Yongkang, auquel Qin Yongmin attribue la plus grande part des responsabilités dans le durcissement du régime et la répression de toute dissidence.

La recrudescence des cas d’arrestations de simples citoyens au titre de « la sécurité de l’Etat », ou pour avoir « simplement exercé leur droit à la liberté d’expression », a été particulièrement visible ces deux dernières années, affirmait fin février le militant sur le site Human Rights in China.

Un avis partagé par les nombreux avocats spécialistes des droits de l’homme qui sont signataires de la Lettre, comme Li Xiangyang, qui exerce au Shandong. Citant un grand nombre d’emprisonnements, d’arrestations abusives et même de « suicides » ou disparitions inexpliquées, ce dernier décrit l’année 2013 comme ayant été « la pire de toutes ».

Quant à Jiang Tianyong, avocat à Pékin, il a rappelé sur les ondes de Radio Free Asia en mandarin le 31 décembre dernier que « si 2013 avait été, en comparaison des années passées, l’année au cours de laquelle on avait vu le plus de débats publics sur la Constitution (...) , elle avait été également une année de totale régression dans ce même domaine, ce qui était particulièrement inquiétant ».

La même constatation avait été déjà faite en septembre dernier par la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong. Pour la première fois, la commission avait déposé une plainte devant les Nations Unies concernant « les violations des droits de l’homme et de la liberté religieuse » à l'encontre de l’Eglise catholique en Chine populaire, du fait du durcissement de la politique du gouvernement chinois.

Signalant « une aggravation des atteintes aux droits de l’homme en général » sur le continent chinois, la Commission ‘Justice et Paix’ de Hongkong avait détaillé lesdites violations, au regard des textes de référence que sont la Déclaration universelle des droits de l’homme et le Pacte international relatif aux droits civils et politiques.

Sur la base de ces différentes constatations, attestant de l’augmentation de la politique répressive de Pékin dans tous les domaines de la vie citoyenne, Qin Yongmin à la fin de sa Lettre appelle à « une campagne coup de poing » contre les violations des droits de l’homme, même s’il admet être sans grande illusion concernant l’effet de son admonestation sur la politique gouvernementale. « Nous sommes sous un régime dictatorial (...) et n’avons aucun moyen de protester à part celui-ci ... », expliquait-il encore sur le site de la Tibetan Review le 7 février dernier.

Comme tous les autres signataires qui ont choisi de braver les représailles certaines du régime communiste, il sait que cette septième Lettre risque de n’aboutir qu’à une nouvelle arrestation suivie très probablement d'une nouvelle détention. (eda/msb)


(1) La police, qui avait suivi Qin Yongmin dès son départ de Wuhan, a demandé au militant « d’interrompre son voyage vers le Nord », une fois arrivé dans la province du Henan, ont rapporté Radio Free Asia ainsi que le site d’information tibétain Phayul. Le groupe China Human Rights Watch, dont le dissident comptait demander l'enregistrement à Pékin, aurait compté alors près d’une centaine de membres.

(2) Les deux autres co-fondateurs, Wang Youcai et Xu Wenli, ont été condamnés respectivement à 11 et 13 ans de prison. Tous les deux se sont exilés aux Etats-Unis à l’expiration de leur peine.

(Source: Eglises d'Asie, le 11 mars 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Thuận Nghĩa khai mạc tĩnh tâm mùa Chay
Pv Vĩnh Nghĩa
11:54 11/03/2014
Linh khí u tịnh mùa Chay đang đánh thức nội tâm người tín hữu trở về với Đức Kitô để sống và cảm nghiệm tình yêu vô biên của Ngài. Sa mạc hoá tâm hồn, chay tịnh đời sống là chìa khoá đưa chúng ta bước theo Đức Kitô trên hành trình thập giá. Hầu giúp cộng đoàn có sự trải nghiệm ấy trong mùa Chay thánh, từ ngày 9/3/2014-20/3/2014, giáo hạt Thuận nghĩa đã mời các chuyên viên tĩnh tâm cho các giới trong toàn giáo hạt nhà.

Hình ảnh

Chương trình tĩnh tâm cho các giới được chia thành 4 đợt tại các giáo cụm: Thanh Dạ (Thanh Dạ, Thanh Xuân, Lộc Thuỷ, Xuân An), Yên Hoà (Yên Hoà, Sơn Trang), Thuận Nghĩa (Thuận Nghĩa, Thuận Giang), Song Ngọc (Song Ngọc, Cầm Trường, Vĩnh Yên, Phú Yên, Mành Sơn).

Lúc 19h ngày 9/3/2014, chương trình được khai mạc tại giáo xứ Thanh Dạ. Sau lời phát biểu của cha quản hạt Antôn nguyễn Văn Đính, hai sơ Maria Hồng Quế và Maria Hồng Hà đã dành hơn hai giờ tĩnh tâm cho giới trẻ. Mặc dầu thời tiết mưa lạnh, nhưng buổi tĩnh tâm đã thu hút đông đảo các bạn trẻ đến từ các giáo xứ Thanh Dạ, Thanh Xuân, Lộc Thuỷ, Xuân An. Với chủ đề “Bước theo Chúa Kitô nguồn ánh sáng” quý sơ đã đưa dẫn các bạn trẻ trở về thực trạng khủng hoảng xã hội hôm nay và giúp họ tìm về Thập giá Chúa Kitô là nguồn sống vĩnh cửu.

Trong hai ngày 10/3 và 11/3, với chủ đề “Yêu như Chúa yêu” và “Phúc Âm hoá đời sống gia đình”, các chuyên viên tiếp tục tĩnh tâm cho giới gia trưởng và giới hiền mẫu trong cụm. Chương trình tĩnh tâm sẽ được tiếp tục cho đến hết ngày 20/3/2014 ở các cụm khác.

Giữa cuộc sống bề bộn và có nhiều biến đổi như hôm nay, nhiều người Kitô hữu có nguy cơ “bỏ rơi” Chúa và đánh mất căn tính của mình. Tĩnh tâm mùa Chay là dịp thuận tiện để mỗi người nhìn lại mình, hoán cải và xin ơn trên tha thứ.
 
Chương trình tập huấn Giáo lý tại giáo hạt Đồng Tháp
Nghi Lộc
11:58 11/03/2014
GP VINH - Sáng thứ Hai, ngày 10.03.2014, các thầy cô Giáo lý viên trong Giáo hạt Đông Tháp đã tập trung về giáo xứ Nghi Lộc để tham dự chương trình tập huấn Giáo lý viên của giáo hạt.

Hình ảnh



Đây là đợt tập huấn thường kỳ của Giáo hạt Đông Tháp. Trước đây, các đợt tập huấn thường kéo dài trong 3 ngày. Từ năm nay giáo hạt tổ chức trong thời gian 1 tuần.



Đợt tập huấn lần này tại giáo xứ Nghi Lộc bắt đầu từ thứ Hai 10.03.2014 và kết thúc vào thứ Bảy 10.03.2014. Chương trình do Ban Giáo lý của Giáo hạt tổ chức, do các giảng viên của Giáo phận về giảng dạy. Đợt tập huấn nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các thầy cô Giáo lý viên trong toàn hạt.



Đợt tập huấn năm nay của Giáo hạt Đông Tháp được tổ chức tại 3 giáo xứ: Nghi Lộc, Vạn Phần và Kẻ Dừa.



- Tại Nghi Lộc gồm giáo xứ chủ nhà và các giáo xứ: Phi Lộc, Phú Linh, Xuân Phong, Trung Song, Vĩnh Hoà.



- Tại Vạn Phần gồm: Vạn Phần, Đông Tháp, Bến Đén, Yên Lý.



- Tại Kẻ Dừa gồm: Kẻ Dừa, Đăng Cao, Đức Lân, Phú Vinh, Phúc Lộc.



Sau đây, BBT Giáo xứ Nghi Lộc trân trọng gửi đến quý độc giả và anh chị em một vài hình ảnh trong ngày khai mạc đợt tập huấn Giáo lý viên tại Giáo xứ Nghi Lộc.
 
Thánh lễ làm phép nghĩa trang TGM Xã Đoài: Tâm tình đạo hiếu với các bậc tiền nhân
Trung Hòa
15:43 11/03/2014
VINH - "Chim có tổ, cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tiên". Chân lý ngàn đời ấy vọng lên trong tâm thức mỗi chúng ta một lời gọi mời về tinh thần đạo hiếu với các bậc tổ tiên, những thế hệ đã hy sinh cho chúng ta hôm nay. Sự trùng phùng hội ngộ giữa đạo hiếu vốn là cốt lõi tinh tuý của văn hoá Việt với Giáo lý Kitô giáo, đã dấy lên trong tâm thức người Công Giáo Việt Nam một sự bén nhạy, đậm chất Tin mừng về đạo hiếu.

Hình ảnh

Ý nghĩa đó đã được diễn tả rất sống động và sâu đậm trong buổi chiều ngày 9.3.2014 tại nghĩa trang Toà Giám mục Xã Đoài, nhân ngày hoàn tất công việc trùng tu nghĩa trang này. Một buổi chiều với nhiều cử hành linh thiêng, sốt mến và liên đới sâu xa.

Trước hết là nghi thức niệm hương diễn ra trang trọng, xúc động và linh thánh, khi quý Đức Cha, quý cha và đầy đủ mọi thành phần dân Chúa thinh lặng cung kính dâng nén hương tưởng niệm các tiền nhân, những người đã lao lung vất vả dựng xây Giáo phận nhà. Làn khói hương ngút cao hoà trong tiếng chiêng trầm ấm, dấy lên nơi cộng đoàn hiện diện những xúc cảm tràn trào về lòng hiếu đạo, vọng lên những ý nguyện tâm thành:

“Vọng ngưỡng trời cao, bái tạ Đấng Chủ Tế Càn Khôn - muôn đời hiện hữu
Tri ân Tiên Tổ - tận lực lao tâm, dựng xây sản nghiệp.”


Ý nguyện đó lại được dâng lên trọng thể qua thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Ngay đầu thánh lễ, trong khung cảnh hiệp thông của gia đình Giáo phận, ngài đã gợi lên những tâm tình thảo hiếu của các thế hệ cháu con hôm nay khi được thừa hưởng những gia sản mà tiền nhân đã dành được bằng cả nước mắt, mồ hôi và máu. "Uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ người trồng cây."

Qua bài Tin mừng Chúa Nhật I Mùa Chay, Đức Cha Phaolô đã mời gọi mọi người hãy luôn ý thức bản chất yếu đuối của phận người, để từ đó biết cậy dựa vào Chúa mà chiến đấu chống lại các chước cám dỗ. Mùa Chay không chỉ nhắc nhở chúng ta một tinh thần tỉnh thức mà còn mời gọi chúng ta thi triển tình bác ái trong đời sống. Nó được biểu tỏ qua thái độ tri ân, báo đáp đối với các bậc tiền nhân. Tinh thần ấy thúc bách chúng ta cố gắng chu toàn sứ vụ của mình.

Trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã long trọng làm phép nghĩa trang. Nơi đây có phần mộ của các linh mục, các chủng sinh, các nữ tu và những người phục vụ cho Giáo phận đã yên nghỉ. Năm 1970, nghĩa trang Tòa Giám mục Xã Đoài được Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (lúc đó đang là cha Quản lý) di dời từ vùng đất Cồn Kỳ thuộc xã Nghi Diên vào khuôn viên nhà thờ Chính tòa như hiện nay. Gần một năm qua, được sự gợi mở và tạo điều kiện của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cha Quản lý Antôn Trần Văn Công đã cho quy hoạch lại tổng thể và trùng tu, tôn tạo, với sự cộng tác của một số doanh nhân trong Giáo phận Vinh.

Qua những cử hành trọng thể và linh thiêng trên mảnh đất mà bao chứng nhân Đức tin đã yên nghỉ, cộng đoàn Giáo phận Vinh vừa biểu tỏ tâm tình đạo hiếu với các bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện quyết tâm dựng xây, phát triển Giáo phận nhà.
 
Văn Hóa
Cảm nhận cùng Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen : Đời đẹp quá '
Đinh Văn Tiến Hùng
15:40 11/03/2014
ĐỜI ĐẸP QUÁ !

-Ngày 6/3/14, ĐGM Daniel Jenky, giáo phận Peoria, Illinois,HK thông báo rằng các chuyên gia không thể giải thích về mặt y khoa, trường hợp 1 em bé 3 tuổi đã được khôi phục sự sống sau khi chết non. Các nhận viên đã cố gắng cứu chữa em, nhưng không thành công. Cha mẹ em đã cầu nguyện với ĐTGM Fulton Sheen, em đã được cứu sống và hiện đang sống khỏe mạnh- Biến cố này khiến án phong Chân Phước cho Ngài tiến thêm một bước đáng khích lệ. ( Nguồn: Vietcatholic )

* Cảm nhận cùng Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen
qua chương trình truyền hình nổi tiếng’Life is Worth Living’
( Cuộc Đời Đáng Sống)- vì Đời Đẹp Quá!

*”Chắc chắn con sẽ có một tương lai,
Và hy vọng của con sẽ không thành mây khói”
( Châm ngôn 10: 2 )


Đời sẽ qua mau như cơn gíó thoảng,
Hãy vui lên đừng buông tiếng thở dài,
Dấn bước vào sẽ thấy đẹp tương lai,
Gạt u sầu là ngàn hoa đua nở!

Đời đẹp quá!
Tại sao lòng xao động?
Những đêm khuya,
Trăn trở thức một mình,
Nhìn ánh trăng
Qua khung cửa lung linh,
Ta say ngắm
Muôn vì sao lấp lánh.

Đời đẹp quá!
Buổi bình minh bừng tỉnh,
Nghe tiếng chim
Đang ca hót ríu ran.
Nhìn ra vườn
Khóm cúc đã nở vàng,
Lòng rạo rực
Với tình xuân chan chứa.

Đời đẹp quá!
Bao tuổi thơ yêu mến,
Vươn mần non
Mang sức sống Thiên thần.
Tuổi thanh xuân
Tràn nhựa sống dâng dâng,
Xây mộng đẹp
Miên man đầy hy vọng.

Đời đẹp quá!
Tuổi xế chiều nhạt nắng,
Mắt mơ màng
Nương dõi cánh chim bay,
Từng cụm mây
Đan quyện sắc ngất ngây,
Bỗng đột biến
Tan trong làn gíó thoảng.

Đời đẹp quá!
Làm chi mà hốt hoảng?
Đêm chập chờn
Ngày vội vã u sầu,
Tìm kiếm gì ?
Mê tích luỹ sang giàu,
Khi nằm xuống
Tất cả đều vĩnh biệt.

Đời đẹp quá!
Mà sao ta không biết?
Sống vui lên
Và gieo rắc yêu thương,
Đừng bày trò
Say cuộc đấu hí trường,
Dìm nhân loại
Trong đau thương tàn khốc.

Đời đẹp quá!
Đừng nghĩ mình cô độc,
Nhận hồng ân
Mà Thượng Đế trao ban,
Sống mỗi ngày
Là diễm phúc muôn vàn
Hãy hân hoan
Vì cuộc đời diễm tuyệt.

Đời đẹp quá!
Ôi! Cuộc Đời Đáng Sống (*)
Sống tin yêu
Đón vĩnh phúc nhiệm màu,
Đẹp đời mình !
Đẹp cho cả thế nhân !
Vì mọi người
Đều là con Thiên Chúa !

Đinh Văn Tiến Hùng

* Ghi chú: ĐTGM Fulton Sheen nổi tiếng là một học giả uyên bác và hùng biện.
Năm 1951 Ngài đã thực hiện chương trình truyền hình Life is Worth Living lối cuốn
hàng chục triệu người say mê theo dõi và cũng là nhà truyền thông tôn giáo duy nhất
được trao tặng giải Emmy-Một cuốn phim về cuộc đời Ngài sẽ phát hành nhan đề:
“Archbishop Fulton J.Sheen:Servant of All – TGM Fulton Sheen:Tôi Tớ của Mọi Người”.
Hiện nay Ngài đã được tôn lên bậc Tôi Tá Chúa và chờ Án phong Chân Phước.
(Nguồn: trích dẫn CNA-EWTN News)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sách Phúc Âm
Diệp Hải Dung Australia
21:29 11/03/2014
SÁCH PHÚC ÂM
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Người ta không chỉ sống bằng lương thực hàng ngày,
mà bằng lời của Chúa để được sống đời đời…
(MT. 4:4)