Phụng Vụ - Mục Vụ
Bước theo Đức Giêsu trên đường thập giá
LM. Đan Vinh
10:02 18/03/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG : CHÚA NHẬT LỄ LÁ C
Lc 19,28-40 ; Is 50,4-7 ; Pl 2,6-11 ; Lc 22,14-23,56
BƯỚC THEO ĐỨC GIÊSU TRÊN ĐƯỜNG THẬP GIÁ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 19,28-40
(28) Đức Giêsu nói những lời ấy xong, Người đi đầu, tiến lên Giêrusalem. (29) Khi đến gần làng Bếtphaghê và làng Bêtania, bên triền núi gọi là núi Ôliu, Người sai hai môn đệ và bảo: (30) “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. (31) Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra”, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó”. (32) Hai người được sai ấy ra đi và thấy y như Người đã nói. (33) Các ông đang tháo dây lừa, thì những người chủ con lừa nói với các ông: “Tại sao các anh lại tháo con lừa ra?” (34) Hai ông đáp: “Chúa cần đến nó”. (35) Các ông dắt lừa về cho Đức Giêsu, rồi lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giêsu lên. (36) Người tới đâu, người ta cũng lấy áo mình trải xuống đường. (37) Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. (38) Họ hô lên: “Chúc tụng Đức vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!”(39) Trong đám đông có vài người thuộc nhóm Pharisêu nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy quở trách môn đệ Thầy đi chứ!” (40) Người đáp: “Tôi bảo các ông: Họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!”.
2. Ý CHÍNH:
Hai bài Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần:
- Phần thứ nhất (Lc 19,28-40): Tường thuật việc Đức Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem để làm vua Thiên Sai.
- Phần thứ hai (Lc 22,14-23,56): Tường thuật việc Đức Giêsu thi hành sứ vụ Thiên Sai bằng con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang”. Bài Thương Khó quá dài nên sẽ được đọc trong sách Tân Ước hay trong Bài Tin Mừng CN Lễ Lá năm C.
3. CHÚ THÍCH:
- C 28-34: + Người đi đầu: Với tư cách là Vua Mêsia, Đức Giêsu can đảm đi đầu như một mục tử đi trước dẫn đường cho đoàn chiên theo sau (x. Ga 10,4). + Tiến lên Giêrusalem: Đức Giêsu từ thành Giê-ri-cô tiến lên thủ đô Giêrusalem. Giêrusalem nằm trên đỉnh núi cao hơn mặt biển 700 mét, nơi Đức Giêsu sẽ hoàn tất sứ vụ cứu độ bằng việc chịu chết và sống lại. + Làng Bêtania: Tên một ngôi làng nhỏ nằm trên triền núi Ôliu về hướng Đông, cách Giêrusalem khoảng 5 cây số. Làng này có nhà của ba chị em là Mátta, Maria và Ladarô. Đức Giêsu và các môn đệ thường nghỉ lại đây mỗi lần hành hương về Giêrusalem (x. Mt 21,17). + Con lừa: Theo quan niệm của Cựu ước, lừa là một con vật giống như con ngựa, dành cho đức vua và các nhà quý tộc cưỡi. Ápsalôm là con trai vua Đa-vít cũng đã cưỡi lừa trong cuộc nổi loạn chống lại vua cha Đavít (x. 2 Sm 18,9). + Chưa ai cưỡi bao giờ: Nghĩa là đang còn tinh tuyền chưa bị mang ách trên cổ (x. Ds 19,2), nên xứng đáng cho Vua Thiên Sai sử dụng (x.1 Sm 6,7). + Vì “Chúa” cần đến nó: Dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu được môn đệ gọi là “Chúa” hay “Chủ”. Đây là tước hiệu được gán cho Đức Giêsu từ thời Giáo hội sơ khai. Từ ngữ này diễn tả mầu nhiệm Đức Giêsu vừa là Con Người vừa là Con Thiên Chúa (x. Rm 10,9 ; Pl 2,10-11).
- C 35-38: + Các ông dắt lừa về, lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giêsu lên: Những chi tiết này gợi lại cuộc đăng quang lên làm vua của nhà vua Salômôn do vua cha là Đavít đã chuẩn bị trước (x. 1V 1,33.38.40). Việc Đức Giêsu ngồi trên mình lừa thay vì ngựa chiến nhằm diễn tả sứ vụ của Người là vua Thiên Sai hòa bình, chinh phục lòng người bằng tình yêu thương thay vì bằng bạo lực chiến tranh. + “Chúc tụng Đức Vua.”..: là lời Thánh vịnh 117,25-26 được hát ca tụng Đức Chúa trong các buổi lễ long trọng khi đòan rước tiến vào Đền thờ.
- C 39-40: + Thưa Thầy, Thầy quở mắng môn đệ Thầy đi chứ: những người Pharisêu nhắc Đức Giêsu cấm môn đệ hò hét tôn vinh Người, vì họ không tin Người là Vua Thiên Sai. + “Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên”: Không gì có thể ngăn cản thành Giêrusalem nghênh đón Đức Giêsu vào Thành đăng quang như một Đấng Thiên Sai. Số phận của Thành Giêrusalem là sẽ bị tàn phá bình địa vì tội đã từ chối đón nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (x. Lc 19,44).
4. MẤY GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG LUCA (Lc 22,14-23,56) :
+ Đức Giêsu tình nguyện chịu chết để cho tội nhân được sống: Theo Luca, thập giá là dấu chỉ của lòng thương xót của Chúa, thể hiện qua cuộc khổ nạn của Người: Cuộc khổ nạn chính là “Giờ của kẻ thù và của quyền lực tối tăm” (x. Lc 22,53). Chính khi đón nhận chén đắng thập giá, Đức Giêsu đã biểu lộ tình thương đối với các tội nhân khi chữa tên đầy tớ thầy cả thượng phẩm bị các môn đệ chém đứt tai (x. Lc 22,51), khi nhìn ông Phêrô để nhắc ông về tội vừa chối Thầy ba lần (x. Lc 22,61), khi xin Chúa Cha tha tội cho những kẻ giết hại mình (x. Lc 23,34), khi hứa ban phần thưởng thiên đàng cho kẻ trộm lành có lòng hối cải (x. Lc 23,43)… Như vậy: Đức Giêsu đã tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay và sống lại để ban sự sống cho lòai người chúng ta.
+ Đức Giêsu là “Chúa”: Trong khu vườn tại núi Ôliu, các môn đệ đã gọi Đức Giêsu là Chúa khi hỏi: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không?” (x. Lc 22,49); Tại phiên tòa của Thượng Hội đồng Do thái, các quan tòa cũng hỏi Đức Giêsu về tước vị Con Thiên Chúa như sau: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao ?” (x. Lc 22,70).
+ Đức Giêsu giữ im lặng trước Hêrôđê: Hêrôđê nghe đồn về tài làm phép lạ của Đức Giêsu và muốn gặp Người, hy vọng được xem Người làm phép lạ. Nhưng Người đã giữ im lặng khiến nhà vua tức giận và truyền mặc áo trắng cho Người (x. Lc 23,8-9). Trong suốt cuộc sống, Đức Giêsu thường không thỏa mãn những đòi hỏi Người làm phép lạ như vậy (x.Lc 4,9-12).
+ Đức Giêsu nêu gương cầu nguyện và vâng phục thánh ý Chúa Cha: Trước khi bị bắt, Người đã cầu nguyện và trải qua cơn đau khổ tột cùng (x. Lc 22,39-46). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa (x. Lc 22,46). Trước khi tắt thở, Người đã cầu nguyện phó dâng linh hồn vào trong tay Chúa Cha (x. Lc 23,46). Người luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha qua lời cầu nguyện: “Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (x. Lc 22,42).
+ Đức Giêsu muốn mọi người đều được gia nhập vào Nước Trời để được hưởng ơn cứu độ: Chỉ những kẻ bất tín, và làm tay sai cho ma quỷ như các đầu mục dân Do thái mới bị loại ra khỏi Nước Trời (x. Lc 11,40-54). Họ đã đòi quan tổng trấn Philatô kết án tử hình cho Người cách bất công (x. Lc 23,2), đang khi ông “không tìm ra một tội nào đáng phải chết” và muốn tha cho Người. Khi chứng kiến các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng Rôma đã phải thốt lên rằng: “Đây thật là một người công chính!” (Lc 23,47); Còn dân chúng Do thái thì bỏ ra về, vừa đi vừa đấm ngực ăn năn vì đã trót vào hùa với những kẻ gian ác để giết hại một người công chính (x. Lc 23,48).
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sau khi ăn miếng bánh,Giuđa liền đi ra. Lúc đó trời đã tối”(Ga 13,30).
2. CÂU CHUYỆN:
1) DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU:
Một trong những nhà danh họa nổi tiếng nhất người Hoà Lan là Rembrandt, sống vào thế kỷ 17, với bức tranh "ba thập giá" của ông mô tả về cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Nhìn vào tác phẩm, mọi người đêu bị thu hút chú ý vào trung tâm bức tranh: giữa thập giá của hai tên bất lương, nổi bật lên thập giá của Chúa Giêsu. Dưới chân thập giá Chúa là cả một đám đông mà gương mặt người nào cũng đằng đằng sát khí... Qua đó Rembrandt muốn khẳng định rằng: Tất cả mọi người đều góp phần vào tội đã đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.
Nhìn kỹ vào đám đông này, người ta thấy nổi lên một gương mặt mà các nhà chuyên môn đều khẳng định đó là khuôn mặt của nhà danh hoạ Rembrandt, tác giả của bức tranh.
Tại sao giữa đám đông của những kẻ đằng đằng sát khí, Rembrandt lại cố tình vẽ chen vào khuôn mặt của mình? Lời giải thích hợp lý duy nhất đó là ý thức về tội lỗi. Rembrandt muốn thú nhận rằng: chính tội lỗi của ông hôm nay đã góp phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu lên cây thập giá xưa kia. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng: mọi người đều phải sám hối tội lỗi...
2) MỘT CUỘC SĂN ĐÊM:
Tuần báo THIS WEEK đã đăng bài giới thiệu với độc giả một vườn bách thú nổi tiếng tên là Nai Hăng Tinh (Night Hunting)- “Cuộc săn đêm”. Đây là một vườn bách thú duy nhất trên thế giới mở cửa vào mỗi buổi tối từ 19g30 đến 24g00. Vườn tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 40 mẫu tây. Vườn bách thú này hiện có trên 1000 con thú thuộc 100 chủng loại khác nhau,. Chúng đến từ khắp các quốc gia trên thế giới. Trong số này có khoảng 40 con thuộc lọai thú quý hiếm. Mỗi đêm có khỏang 3000 du khách đến tham quan cảnh sống của các thú vật về đêm. Dưới ánh sáng mờ ảo, thú vật xem ra đang chìm đắm trong giấc ngủ thư thái và bình an.
Tuy nhiên ông giám đốc vườn bách thú lại cho biết suy nghĩ của ông như sau: “Một trong những điều đáng lo ngại của chúng tôi là hành động nghịch phá của một số du khách. Chẳng hạn: Một số người thì đập mạnh vào chuồng của thú dữ, số khác thì la lối om sòm phá tan sự thinh lặng cần cho việc thưởng lãm vẻ đẹp tự nhiên”. Và tờ báo bình luận bằng một câu đáng cho chúng ta suy nghĩ, và cũng phù hợp với tâm tình người tín hữu phải có trong Tuần Thánh này: “Bóng đêm làm cho nhiều loài thú hoang thiếp ngủ, nhưng lại làm cho thú tính trong lòng một số người thức dậy !”.
3. THẢO LUẬN: Trong những ngày mùa Chay này, mỗi người chúng ta nên làm những việc cụ thể nào để xua trừ bóng tối tội lỗi ra khỏi con người của chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Ý nghĩa của Lễ Lá: Phụng vụ Lễ Lá gợi lên cho chúng ta ba ý nghĩa như sau.
-Một là “Giờ đã đến”: Lễ Lá tưởng niệm cuộc khải hòan của Đức Giêsu vào thành Giêrusalem trước khi chịu khổ nạn, là dấu chỉ “giờ” đã đến: Đức Giêsu biết mình phải làm gì và đã chấp nhận đi con đường Chúa Cha đã định là “qua đau khổ thập giá để vào vinh quang phục sinh”, như hạt lúa mì rơi xuống đất có chết đi mới sinh nhiều bông hạt.
-Hai là tôn vinh Vua hòa bình. Ðây là lần đầu tiên Đức Giêsu để cho dân chúng tung hô Người: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời". Người ngồi trên lừa khải hòan vào thành Giêrusalem. Cũng vì việc này mà sau đó Người đã bị xét xử và bị kết án tử hình thập giá. Bản án của Người được viết bằng ba thứ tiếng: Do thái, La tinh và Hy lạp như sau: "Giêsu Nadarét Vua dân Do Thái". khai mào một vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc của yêu thương và an bình như Người đã nói với Philatô: "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng tôi".
-Ba là suy niệm về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu: Qua bài Thương Khó, Hội Thánh nhắc nhở các tín hữu hãy liên kết sự đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày với sự đau khổ của Đức Giêsu trên cây thập giá. Khi chấp nhận chịu đựng các điều trái ý gặp phải hằng ngày là chúng ta cùng chia sẻ gánh nặng của Đức Giêsu. Từ nay đau khổ và sự chết không làm cho con gười thất vọng, nhưng là đường dẫn đưa vào trong vinh quang phục sinh.
2) Chúng ta phải làm gì?:
-Kết hiệp với cuộc tử nạn của Đức Giêsu: Chấp nhận đi theo Đức Giêsu trên đường thánh giá là chúng ta sẵn sàng đón nhận mọi nỗi đau khổ do bệnh tật cũng như các tai nạn và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, liên kết với sự đau khổ của Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn. Hãy năng cầu nguyện với Chúa Cha noi gương Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi".
-Tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ “Phải tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ! Vì tinh thần thì mau lẹ, nhưng xác thịt lại yếu hèn !” Tỉnh thức và cầu nguyện đồng nghĩa với bước đi trong ánh sáng của Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính. Ánh sáng đó chính là Lời Chúa. Chỉ có Chúa Giêsu mới “là con đường, là sự thật và là sự sống”. Bước đi trong ánh sáng của Người, vâng nghe Lời Người, chắc chắn chúng ta sẽ không bị lạc lối, sẽ chiến thắng được các cơn cám dỗ của ma quỷ và sẽ đạt tới quê trời hạnh phúc muôn đời.
-Quyết tâm sống tình yêu thương cụ thể: bằng việc giúp đỡ một người đang gặp khó khăn hoặc người đang đau khổ tinh thần lấy lại niềm vui và hy vọng. Tập nhìn những người đau khổ bệnh tật không được chăm sóc như Chúa Giêsu bị bỏ rơi trên cây thập gía, và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa Giêsu, để sau này được Người ban thưởng hạnh phúc Nước Trời (x Mt 25,40).
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊSU,
Vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để làm của ăn nuôi dưỡng chúng con, xin cho những người nghèo luôn có cơm ăn áo mặc hằng ngày.
Vì Chúa đã xao xuyến trong vườn cây Dầu, xin cho chúng con đủ sức đương đầu với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con biết can đảm bênh vực công lý.
Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo báng, xin cho các người bé mọn được tôn trọng nhân phẩm.
Vì Chúa đã chịu vác thập giá nặng nề, xin cho những ai đang đau khổ trên giường bệnh, nhận được sự nâng đỡ ủi an.
Vì Chúa đã bị lột áo và bị đóng đinh vào thập giá, xin cho sự hiền hòa nhân ái luôn chiến thắng bạo lực hung tàn.
Vì Chúa đã giang tay chịu chết trên thập giá, xin cho các đôi vợ chồng đang xa lìa được nối lại tình yêu ban đầu.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan, xin cho chúng con biết vui vẻ đón nhận mọi sự khó xảy đến và phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH – HHTM
QUA THẬP GIÁ VÀO TRONG VINH QUANG
1. TIN MỪNG: Lc 22,14-23.
2. SUY NIỆM:
1) CUÔC KHẢI HOÀN CỦA ĐỨC GIÊSU VÀO THÀNH GIÊRUSALEM:
- Đức Giêsu đã cưỡi lừa:
Lừa là một con vật hiền hoà, khác hẳn loài ngựa dành cho chiến tranh. Tiên tri Giacaria đã tiên báo sự kiện này khi tuyên sấm: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.” (Dcr 9,9).
- Là Vua Thiên Sai mang lại hòa bình:
Hôm nay, khi Đức Giêsu cưỡi lừa vào thành, Người đã khẳng định mình chính là Đấng Thiên Sai vì đã thực hiện và mặc khải về sứ mạng thiên sai của Người. Thế nhưng, khi chọn cưỡi trên con lừa hiền lành vào thành, Đức Giêsu cho thấy Người không phải là một ông vua Thiên Sai chinh chiến, dùng bạo lực bắt kẻ thù khuất phục mình, nhưng là Vua Thiên Sai khiêm hạ thể hiện qua việc làm: Quỳ gối rửa chân cho môn đồ chứ không bắt người dưới hầu hạ mình. Người liên kết muôn dân lại thành dân Thánh của Thiên Chúa, không phải là để đi giao chiến với các dân khác, nhưng để kêu gọi sự hợp tác chống lại giặc nghèo đói, dốt nát, gian ác bất công… Người đến không phải để kết án, nhưng để ban ơn tha thứ. Người không phá đổ bức tường ngăn cách giữa dân Do thái và chư dân, nhưng kêu mời mọi người bỏ cái tôi ích kỷ tự ái để vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người, cùng chịu đóng đinh và chịu chết, được an táng trong nồ và ngày thứ ba từ trong cõi chết trỗi dậy... Còn chúng ta hôm nay có sẵn lòng đáp trả lời mời gọi đi theo Người không?
2) THÁI ĐỘ CỦA ĐỨC GIÊSU TRƯỚC CÁC BIẾN CỐ:
- Sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa Cha:
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình" (Lc 22,15). Trong khi ăn Lễ Vượt Qua, Người đã lập phép Thánh Thể, tiên báo Giuđa sẽ phản nộp Thầy. Người dạy kẻ làm đầu phải biết hầu thiên hạ. Người tiên báo Phêrô sẽ chối Thầy. Rồi Thầy trò đi ra núi Cây Dầu (x. Lc 22,19-38). Tại đây, Người cầu nguyện xin vâng ý Cha để đi con đường “qua đau khổ vào vinh quang”, dù trái với ý mình: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42). Khi Giuđa dẫn dân quân Đền thờ đến bắt, Người vẫn tỏ thái độ bình tĩnh: nhẹ nhàng nhắc bảo Giuđa về việc xấu xa đang làm với hy vọng đánh thức lương tâm của người môn đệ đã vì quyền vì lợi mà trở thành kẻ phản bội (x. Lc 22,48). Người cũng tỏ lòng nhân hậu ra tay chữa lành người đầy tớ vị thượng tế vừa bị Phêrô chém đứt tai (x. Lc 22,51). Người cũng quan tâm đến thái độ hèn nhát chối Thầy ba lần của Phêrô (x. Lc 22,54-60). Khi nghe tiếng gà gáy, Người đã đưa mắt nhìn Phêrô vừa phạm tội để nhắc bảo, khiến ông đã nhớ lại lời Thầy mới tiên báo và ông đã hồi tâm sám hối khóc lóc thảm thiết (x. Lc 22,61-62).
- Nhẫn nhịn chịu đựng sự xét xử bất công:
Đức Giêsu vẫn tỏ ra bình tĩnh khi bị đưa ra xét xử trước Thượng Hội Đồng Do thái với việc kết án bất công của Hội Đồng này (x. Lc 22,66-71). Rồi Người bị điệu ra trước tòa tổng trấn Philatô rồi tòa vua Hêrôđê. Người luôn khẳng định về vai trò cứu thế của mình. Cuối cùng Người đã bị quan Philatô chịu áp lực của quần chúng Do Thái, đã kết án tử hình thập giá cho Người (x. Lc 23,1-25).
- Luôn khoan dung dù đang gặp thử thách đau khổ:
Trên đường lên Núi Sọ, dù phải mang vác thập giá nặng nề, dù thân xác bị nhiều roi đòn thương tích và đói khát, Người được Simôn Kyrenê vác đỡ thập giá (Lc 23,26). Người vẫn quan tâm nói lời an ủi mấy người phụ nữ đi theo (x. Lc 23,. Trên thập giá lúc sắp tắt thở, Người đã nghe người trộm có lòng tin cậy bày tỏ lòng ăn năn sám hối và hứa ban Nước Trời đầu tiên cho anh. Người cầu xin Chúa Cha tha tội cho đám đông dân chúng bị khích động và quân lính hành hình tàn ác vì họ không ý thức việc làm của mình.
- Tin vào sức mạnh của tình thương:
Tình thương vô biên của Đức Giêsu chính là ngọn đèn xua tan bóng đêm thù hận ghét ghen trong lòng mọi người. Tình thương của Chúa vượt trên mọi hận thù gian ác, và bất trung phản bội của con người… Tình yêu của Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi sự chết và sẽ mang lại niềm vui ơn cứu độ cho những ai thành tâm tin cậy và quyết tâm theo con đường thập giá “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Chúa Giêsu.
3) NHÌN LẠI MÌNH QUA CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU:
Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, ta sẽ nhận ra con người thật của mình để hồi tâm sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống trong những ngày này.
- Hình ảnh người môn đệ yếu đuối Phêrô:
Phêrô, một người luôn tự hào về tình yêu mãnh liệt dành cho Thầy, nhưng rồi lại tỏ ra hèn nhát khi chối Thầy trước những kẻ hèn kém là các tôi tớ giúp việc cho thượng tế (x. Lc 22,56-60). Nhưng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô sau tiếng gà gáy khiến ông nhớ lại lời Thầy tiên báo trong bữa tiệc ly trước đó: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần”, và ông đã ra ngoài khóc lóc thảm thiết (Lc 22,61-62). Ngày hôm nay vẫn không thiếu những tiếng gà cảnh báo và ánh mắt yêu thương của Chúa trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có tỉnh ngộ và cấp thời hồi tâm sám hối như Phêrô không?
- Hình ảnh người môn đồ phản bội Giuđa:
Giuđa, một người được Chúa chọn vào Nhóm 12, được yêu thương và trao ban trách nhiệm quản lý tiền bạc phục vụ cộng đoàn, luôn được theo sát bên Thầy, được chứng kiến bao phép lạ Thầy làm, nghe biết bao lời Thầy giảng dạy. Nhưng tất cả những điều tốt đẹp này đã vỡ tan như bèo bọt khi Giuđa chọn theo quyền lực thế gian và tiền tài vật chất để bán nộp Thầy với giá buôn một nô lệ. Anh ta còn tình nguyện trở thành tay sai khi tình nguyện dẫn đầu những kẻ thù ghét để chỉ điểm bắt Thầy bằng cái hôn là một dấu chỉ yêu thương. Chúng ta hôm nay cũng hành xử như Giuđa khi vẫn giữ đạo kinh lễ, vẫn làm việc tông đồ… nhưng lại có lối sống dễ dãi, sa đà vào các thói hư như ăn nhậu say sỉn, quậy làng phá xóm, cờ bạc đỏ đen hoặc buôn gian bán lận!
- Hình ảnh quan Tổng Trấn Philatô hèn nhát và vô trách nhiệm:
Dù là người đầy quyền lực, nhưng quan Philatô vẫn bị sự sợ hãi làm lu mờ lương tri trong việc xét xử con người vô tội là Đức Giêsu: Nỗi lo bị dân chúng nổi loạn, sợ bị mất chức mất quyền đang chiếm hữu, không làm chủ được quyết định của mình trước áp lực của đám đông đang gào thét. Philatô không đủ bản lãnh để quyết định theo lương tâm là tha cho Đức Giêsu mà ông biết rõ là vô tội. Ngày hôm nay có lẽ mỗi người chúng ta nhiều lần cũng đã hành xử hèn nhát và vô trách nhiệm khi không dám lên tiếng bênh vực công lý, che chở người dân lương thiện thân cô thế cô, đang bị những thế lực gian ác hè nhau hãm hại …
- Hình ảnh vua Hêrôđê xảo quyệt cố chấp đã bị Đức Giêsu loại bỏ:
Có lẽ chúng ta cũng nhiều lần hành xử giống vua Hêrôđê bị Đức Giêsu gọi là “tên cáo già” do có lối hành xử quỷ quyệt gian ác bất công của ông (x. Lc 13,31-33). Trong cuộc xử án Đức Giêsu, vua Hêrôđê cũng về Giêrusalem dự lễ Vượt Qua. Quan Philatô nghe biết Đức Giêsu là người Galilê nên cho điệu Người tới dinh của vua Hêrôđê cho ông xét xử. Hêrôđê háo hức muốn gặp Đức Giêsu để thỏa tính tò mò muốn xem Người thi thố phép lạ giống như xem trò ảo thuật (x. Lc 23,8-9). Nhưng Đức Giêsu đã giữ im lặng không trả lời khiến vua Hêrôđê tức giận truyền mặc áo trắng cho Người để coi Người như một kẻ mất trí, rồi trả Người lại cho quan Philatô tiếp tục xét xử (x. Lc 23,9-11). Ngày hôm nay có lẽ nhiều lần chúng ta đi theo Chúa không phải để làm môn đệ Người, nhưng để được Người thỏa mãn các yêu cầu theo như sở thích. Khi không được Chúa ban ơn như ý, nhiều người trong chúng ta cũng đã mất đức tin và chạy theo bói toán đồng cốt và các trò mê tín khác… Hãy xin Chúa ban cho chúng ta bỏ theo con đường gian ác tội lỗi theo thói thế gian, chiều theo sự yếu đuối xác thịt và các cám dỗ của ma quỷ. Xin cho chúng ta luôn theo con đường hẹp, leo dốc, khiêm nhường phục vụ của Đức Giêsu, là đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời đời sau.
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã trải qua sự lo buồn đổ mồ hôi máu trong Vườn Cây Dầu, xin cho mỗi người chúng con đủ sức đối diện với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để luôn bỏ đi ý riêng mà vâng theo thánh ý Thiên Chúa.
Vì Chúa đã bị người đời kết án bất công, xin cho chúng con lòng can đảm dám lên tiếng bênh vực chân lý, bảo vệ những người thân cô thế cô khỏi bị kẻ gian ác đàn áp bóc lột
Vì Chúa bị những quan lính hành hạ nhạo cười, xin cho phẩm giá của những người nghèo, các phụ nữ và trẻ em được mọi người tôn trọng và bảo vệ.
Vì Chúa đã vác cây thập giá nặng nề trên vai đến nơi hành hình, xin cho những ai đang chịu đau khổ do bệnh tật, nghèo khổ, thất bại… thấy mình được ơn Chúa trợ giúp và được nhiều người cảm thông nâng đỡ.
Vì Chúa đã bị quân lính lột áo và chịu đóng đanh chân tay vào thập giá cách ô nhục, xin cho mỗi người chúng con biết can trường chấp nhận gian khổ, biết lấy nhu thắng cương, lấy sự hiền hoà khoan dung chiến thắng bạo lực hung tàn.
Vì Chúa dang tay chịu chết trên cây thập giá để giao hòa nhân loại với Chúa Cha, xin cho mọi người dù khác nhau về dân tộc, tiếng nói, tôn giáo, chính kiến… vẫn có thể chung tay hợp tác xây dựng một Trời Mới Đất Mới ngày một an hòa hạnh phúc hơn.
Vì Chúa đã khải hoàn phục sinh, xin cho chúng con biết đi theo Chúa, chấp nhận đi theo con đường ”qua đau khổ vào trong vinh quang”, cùng chịu chết với Chúa để cùng được phục sinh với Chúa sau này. Amen.
LM ĐAN VINH - HHTM
Lc 19,28-40 ; Is 50,4-7 ; Pl 2,6-11 ; Lc 22,14-23,56
BƯỚC THEO ĐỨC GIÊSU TRÊN ĐƯỜNG THẬP GIÁ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 19,28-40
(28) Đức Giêsu nói những lời ấy xong, Người đi đầu, tiến lên Giêrusalem. (29) Khi đến gần làng Bếtphaghê và làng Bêtania, bên triền núi gọi là núi Ôliu, Người sai hai môn đệ và bảo: (30) “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. (31) Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra”, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó”. (32) Hai người được sai ấy ra đi và thấy y như Người đã nói. (33) Các ông đang tháo dây lừa, thì những người chủ con lừa nói với các ông: “Tại sao các anh lại tháo con lừa ra?” (34) Hai ông đáp: “Chúa cần đến nó”. (35) Các ông dắt lừa về cho Đức Giêsu, rồi lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giêsu lên. (36) Người tới đâu, người ta cũng lấy áo mình trải xuống đường. (37) Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. (38) Họ hô lên: “Chúc tụng Đức vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!”(39) Trong đám đông có vài người thuộc nhóm Pharisêu nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy quở trách môn đệ Thầy đi chứ!” (40) Người đáp: “Tôi bảo các ông: Họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!”.
2. Ý CHÍNH:
Hai bài Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần:
- Phần thứ nhất (Lc 19,28-40): Tường thuật việc Đức Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem để làm vua Thiên Sai.
- Phần thứ hai (Lc 22,14-23,56): Tường thuật việc Đức Giêsu thi hành sứ vụ Thiên Sai bằng con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang”. Bài Thương Khó quá dài nên sẽ được đọc trong sách Tân Ước hay trong Bài Tin Mừng CN Lễ Lá năm C.
3. CHÚ THÍCH:
- C 28-34: + Người đi đầu: Với tư cách là Vua Mêsia, Đức Giêsu can đảm đi đầu như một mục tử đi trước dẫn đường cho đoàn chiên theo sau (x. Ga 10,4). + Tiến lên Giêrusalem: Đức Giêsu từ thành Giê-ri-cô tiến lên thủ đô Giêrusalem. Giêrusalem nằm trên đỉnh núi cao hơn mặt biển 700 mét, nơi Đức Giêsu sẽ hoàn tất sứ vụ cứu độ bằng việc chịu chết và sống lại. + Làng Bêtania: Tên một ngôi làng nhỏ nằm trên triền núi Ôliu về hướng Đông, cách Giêrusalem khoảng 5 cây số. Làng này có nhà của ba chị em là Mátta, Maria và Ladarô. Đức Giêsu và các môn đệ thường nghỉ lại đây mỗi lần hành hương về Giêrusalem (x. Mt 21,17). + Con lừa: Theo quan niệm của Cựu ước, lừa là một con vật giống như con ngựa, dành cho đức vua và các nhà quý tộc cưỡi. Ápsalôm là con trai vua Đa-vít cũng đã cưỡi lừa trong cuộc nổi loạn chống lại vua cha Đavít (x. 2 Sm 18,9). + Chưa ai cưỡi bao giờ: Nghĩa là đang còn tinh tuyền chưa bị mang ách trên cổ (x. Ds 19,2), nên xứng đáng cho Vua Thiên Sai sử dụng (x.1 Sm 6,7). + Vì “Chúa” cần đến nó: Dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu được môn đệ gọi là “Chúa” hay “Chủ”. Đây là tước hiệu được gán cho Đức Giêsu từ thời Giáo hội sơ khai. Từ ngữ này diễn tả mầu nhiệm Đức Giêsu vừa là Con Người vừa là Con Thiên Chúa (x. Rm 10,9 ; Pl 2,10-11).
- C 35-38: + Các ông dắt lừa về, lấy áo choàng của mình phủ lên lưng lừa, và đặt Đức Giêsu lên: Những chi tiết này gợi lại cuộc đăng quang lên làm vua của nhà vua Salômôn do vua cha là Đavít đã chuẩn bị trước (x. 1V 1,33.38.40). Việc Đức Giêsu ngồi trên mình lừa thay vì ngựa chiến nhằm diễn tả sứ vụ của Người là vua Thiên Sai hòa bình, chinh phục lòng người bằng tình yêu thương thay vì bằng bạo lực chiến tranh. + “Chúc tụng Đức Vua.”..: là lời Thánh vịnh 117,25-26 được hát ca tụng Đức Chúa trong các buổi lễ long trọng khi đòan rước tiến vào Đền thờ.
- C 39-40: + Thưa Thầy, Thầy quở mắng môn đệ Thầy đi chứ: những người Pharisêu nhắc Đức Giêsu cấm môn đệ hò hét tôn vinh Người, vì họ không tin Người là Vua Thiên Sai. + “Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên”: Không gì có thể ngăn cản thành Giêrusalem nghênh đón Đức Giêsu vào Thành đăng quang như một Đấng Thiên Sai. Số phận của Thành Giêrusalem là sẽ bị tàn phá bình địa vì tội đã từ chối đón nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (x. Lc 19,44).
4. MẤY GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG LUCA (Lc 22,14-23,56) :
+ Đức Giêsu tình nguyện chịu chết để cho tội nhân được sống: Theo Luca, thập giá là dấu chỉ của lòng thương xót của Chúa, thể hiện qua cuộc khổ nạn của Người: Cuộc khổ nạn chính là “Giờ của kẻ thù và của quyền lực tối tăm” (x. Lc 22,53). Chính khi đón nhận chén đắng thập giá, Đức Giêsu đã biểu lộ tình thương đối với các tội nhân khi chữa tên đầy tớ thầy cả thượng phẩm bị các môn đệ chém đứt tai (x. Lc 22,51), khi nhìn ông Phêrô để nhắc ông về tội vừa chối Thầy ba lần (x. Lc 22,61), khi xin Chúa Cha tha tội cho những kẻ giết hại mình (x. Lc 23,34), khi hứa ban phần thưởng thiên đàng cho kẻ trộm lành có lòng hối cải (x. Lc 23,43)… Như vậy: Đức Giêsu đã tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay và sống lại để ban sự sống cho lòai người chúng ta.
+ Đức Giêsu là “Chúa”: Trong khu vườn tại núi Ôliu, các môn đệ đã gọi Đức Giêsu là Chúa khi hỏi: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không?” (x. Lc 22,49); Tại phiên tòa của Thượng Hội đồng Do thái, các quan tòa cũng hỏi Đức Giêsu về tước vị Con Thiên Chúa như sau: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao ?” (x. Lc 22,70).
+ Đức Giêsu giữ im lặng trước Hêrôđê: Hêrôđê nghe đồn về tài làm phép lạ của Đức Giêsu và muốn gặp Người, hy vọng được xem Người làm phép lạ. Nhưng Người đã giữ im lặng khiến nhà vua tức giận và truyền mặc áo trắng cho Người (x. Lc 23,8-9). Trong suốt cuộc sống, Đức Giêsu thường không thỏa mãn những đòi hỏi Người làm phép lạ như vậy (x.Lc 4,9-12).
+ Đức Giêsu nêu gương cầu nguyện và vâng phục thánh ý Chúa Cha: Trước khi bị bắt, Người đã cầu nguyện và trải qua cơn đau khổ tột cùng (x. Lc 22,39-46). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa (x. Lc 22,46). Trước khi tắt thở, Người đã cầu nguyện phó dâng linh hồn vào trong tay Chúa Cha (x. Lc 23,46). Người luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha qua lời cầu nguyện: “Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (x. Lc 22,42).
+ Đức Giêsu muốn mọi người đều được gia nhập vào Nước Trời để được hưởng ơn cứu độ: Chỉ những kẻ bất tín, và làm tay sai cho ma quỷ như các đầu mục dân Do thái mới bị loại ra khỏi Nước Trời (x. Lc 11,40-54). Họ đã đòi quan tổng trấn Philatô kết án tử hình cho Người cách bất công (x. Lc 23,2), đang khi ông “không tìm ra một tội nào đáng phải chết” và muốn tha cho Người. Khi chứng kiến các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng Rôma đã phải thốt lên rằng: “Đây thật là một người công chính!” (Lc 23,47); Còn dân chúng Do thái thì bỏ ra về, vừa đi vừa đấm ngực ăn năn vì đã trót vào hùa với những kẻ gian ác để giết hại một người công chính (x. Lc 23,48).
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sau khi ăn miếng bánh,Giuđa liền đi ra. Lúc đó trời đã tối”(Ga 13,30).
2. CÂU CHUYỆN:
1) DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU:
Một trong những nhà danh họa nổi tiếng nhất người Hoà Lan là Rembrandt, sống vào thế kỷ 17, với bức tranh "ba thập giá" của ông mô tả về cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Nhìn vào tác phẩm, mọi người đêu bị thu hút chú ý vào trung tâm bức tranh: giữa thập giá của hai tên bất lương, nổi bật lên thập giá của Chúa Giêsu. Dưới chân thập giá Chúa là cả một đám đông mà gương mặt người nào cũng đằng đằng sát khí... Qua đó Rembrandt muốn khẳng định rằng: Tất cả mọi người đều góp phần vào tội đã đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.
Nhìn kỹ vào đám đông này, người ta thấy nổi lên một gương mặt mà các nhà chuyên môn đều khẳng định đó là khuôn mặt của nhà danh hoạ Rembrandt, tác giả của bức tranh.
Tại sao giữa đám đông của những kẻ đằng đằng sát khí, Rembrandt lại cố tình vẽ chen vào khuôn mặt của mình? Lời giải thích hợp lý duy nhất đó là ý thức về tội lỗi. Rembrandt muốn thú nhận rằng: chính tội lỗi của ông hôm nay đã góp phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu lên cây thập giá xưa kia. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng: mọi người đều phải sám hối tội lỗi...
2) MỘT CUỘC SĂN ĐÊM:
Tuần báo THIS WEEK đã đăng bài giới thiệu với độc giả một vườn bách thú nổi tiếng tên là Nai Hăng Tinh (Night Hunting)- “Cuộc săn đêm”. Đây là một vườn bách thú duy nhất trên thế giới mở cửa vào mỗi buổi tối từ 19g30 đến 24g00. Vườn tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 40 mẫu tây. Vườn bách thú này hiện có trên 1000 con thú thuộc 100 chủng loại khác nhau,. Chúng đến từ khắp các quốc gia trên thế giới. Trong số này có khoảng 40 con thuộc lọai thú quý hiếm. Mỗi đêm có khỏang 3000 du khách đến tham quan cảnh sống của các thú vật về đêm. Dưới ánh sáng mờ ảo, thú vật xem ra đang chìm đắm trong giấc ngủ thư thái và bình an.
Tuy nhiên ông giám đốc vườn bách thú lại cho biết suy nghĩ của ông như sau: “Một trong những điều đáng lo ngại của chúng tôi là hành động nghịch phá của một số du khách. Chẳng hạn: Một số người thì đập mạnh vào chuồng của thú dữ, số khác thì la lối om sòm phá tan sự thinh lặng cần cho việc thưởng lãm vẻ đẹp tự nhiên”. Và tờ báo bình luận bằng một câu đáng cho chúng ta suy nghĩ, và cũng phù hợp với tâm tình người tín hữu phải có trong Tuần Thánh này: “Bóng đêm làm cho nhiều loài thú hoang thiếp ngủ, nhưng lại làm cho thú tính trong lòng một số người thức dậy !”.
3. THẢO LUẬN: Trong những ngày mùa Chay này, mỗi người chúng ta nên làm những việc cụ thể nào để xua trừ bóng tối tội lỗi ra khỏi con người của chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Ý nghĩa của Lễ Lá: Phụng vụ Lễ Lá gợi lên cho chúng ta ba ý nghĩa như sau.
-Một là “Giờ đã đến”: Lễ Lá tưởng niệm cuộc khải hòan của Đức Giêsu vào thành Giêrusalem trước khi chịu khổ nạn, là dấu chỉ “giờ” đã đến: Đức Giêsu biết mình phải làm gì và đã chấp nhận đi con đường Chúa Cha đã định là “qua đau khổ thập giá để vào vinh quang phục sinh”, như hạt lúa mì rơi xuống đất có chết đi mới sinh nhiều bông hạt.
-Hai là tôn vinh Vua hòa bình. Ðây là lần đầu tiên Đức Giêsu để cho dân chúng tung hô Người: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời". Người ngồi trên lừa khải hòan vào thành Giêrusalem. Cũng vì việc này mà sau đó Người đã bị xét xử và bị kết án tử hình thập giá. Bản án của Người được viết bằng ba thứ tiếng: Do thái, La tinh và Hy lạp như sau: "Giêsu Nadarét Vua dân Do Thái". khai mào một vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc của yêu thương và an bình như Người đã nói với Philatô: "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng tôi".
-Ba là suy niệm về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu: Qua bài Thương Khó, Hội Thánh nhắc nhở các tín hữu hãy liên kết sự đau khổ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày với sự đau khổ của Đức Giêsu trên cây thập giá. Khi chấp nhận chịu đựng các điều trái ý gặp phải hằng ngày là chúng ta cùng chia sẻ gánh nặng của Đức Giêsu. Từ nay đau khổ và sự chết không làm cho con gười thất vọng, nhưng là đường dẫn đưa vào trong vinh quang phục sinh.
2) Chúng ta phải làm gì?:
-Kết hiệp với cuộc tử nạn của Đức Giêsu: Chấp nhận đi theo Đức Giêsu trên đường thánh giá là chúng ta sẵn sàng đón nhận mọi nỗi đau khổ do bệnh tật cũng như các tai nạn và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, liên kết với sự đau khổ của Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn. Hãy năng cầu nguyện với Chúa Cha noi gương Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi".
-Tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ “Phải tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ! Vì tinh thần thì mau lẹ, nhưng xác thịt lại yếu hèn !” Tỉnh thức và cầu nguyện đồng nghĩa với bước đi trong ánh sáng của Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính. Ánh sáng đó chính là Lời Chúa. Chỉ có Chúa Giêsu mới “là con đường, là sự thật và là sự sống”. Bước đi trong ánh sáng của Người, vâng nghe Lời Người, chắc chắn chúng ta sẽ không bị lạc lối, sẽ chiến thắng được các cơn cám dỗ của ma quỷ và sẽ đạt tới quê trời hạnh phúc muôn đời.
-Quyết tâm sống tình yêu thương cụ thể: bằng việc giúp đỡ một người đang gặp khó khăn hoặc người đang đau khổ tinh thần lấy lại niềm vui và hy vọng. Tập nhìn những người đau khổ bệnh tật không được chăm sóc như Chúa Giêsu bị bỏ rơi trên cây thập gía, và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa Giêsu, để sau này được Người ban thưởng hạnh phúc Nước Trời (x Mt 25,40).
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊSU,
Vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để làm của ăn nuôi dưỡng chúng con, xin cho những người nghèo luôn có cơm ăn áo mặc hằng ngày.
Vì Chúa đã xao xuyến trong vườn cây Dầu, xin cho chúng con đủ sức đương đầu với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con biết can đảm bênh vực công lý.
Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo báng, xin cho các người bé mọn được tôn trọng nhân phẩm.
Vì Chúa đã chịu vác thập giá nặng nề, xin cho những ai đang đau khổ trên giường bệnh, nhận được sự nâng đỡ ủi an.
Vì Chúa đã bị lột áo và bị đóng đinh vào thập giá, xin cho sự hiền hòa nhân ái luôn chiến thắng bạo lực hung tàn.
Vì Chúa đã giang tay chịu chết trên thập giá, xin cho các đôi vợ chồng đang xa lìa được nối lại tình yêu ban đầu.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan, xin cho chúng con biết vui vẻ đón nhận mọi sự khó xảy đến và phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH – HHTM
QUA THẬP GIÁ VÀO TRONG VINH QUANG
1. TIN MỪNG: Lc 22,14-23.
2. SUY NIỆM:
1) CUÔC KHẢI HOÀN CỦA ĐỨC GIÊSU VÀO THÀNH GIÊRUSALEM:
- Đức Giêsu đã cưỡi lừa:
Lừa là một con vật hiền hoà, khác hẳn loài ngựa dành cho chiến tranh. Tiên tri Giacaria đã tiên báo sự kiện này khi tuyên sấm: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.” (Dcr 9,9).
- Là Vua Thiên Sai mang lại hòa bình:
Hôm nay, khi Đức Giêsu cưỡi lừa vào thành, Người đã khẳng định mình chính là Đấng Thiên Sai vì đã thực hiện và mặc khải về sứ mạng thiên sai của Người. Thế nhưng, khi chọn cưỡi trên con lừa hiền lành vào thành, Đức Giêsu cho thấy Người không phải là một ông vua Thiên Sai chinh chiến, dùng bạo lực bắt kẻ thù khuất phục mình, nhưng là Vua Thiên Sai khiêm hạ thể hiện qua việc làm: Quỳ gối rửa chân cho môn đồ chứ không bắt người dưới hầu hạ mình. Người liên kết muôn dân lại thành dân Thánh của Thiên Chúa, không phải là để đi giao chiến với các dân khác, nhưng để kêu gọi sự hợp tác chống lại giặc nghèo đói, dốt nát, gian ác bất công… Người đến không phải để kết án, nhưng để ban ơn tha thứ. Người không phá đổ bức tường ngăn cách giữa dân Do thái và chư dân, nhưng kêu mời mọi người bỏ cái tôi ích kỷ tự ái để vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người, cùng chịu đóng đinh và chịu chết, được an táng trong nồ và ngày thứ ba từ trong cõi chết trỗi dậy... Còn chúng ta hôm nay có sẵn lòng đáp trả lời mời gọi đi theo Người không?
2) THÁI ĐỘ CỦA ĐỨC GIÊSU TRƯỚC CÁC BIẾN CỐ:
- Sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa Cha:
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình" (Lc 22,15). Trong khi ăn Lễ Vượt Qua, Người đã lập phép Thánh Thể, tiên báo Giuđa sẽ phản nộp Thầy. Người dạy kẻ làm đầu phải biết hầu thiên hạ. Người tiên báo Phêrô sẽ chối Thầy. Rồi Thầy trò đi ra núi Cây Dầu (x. Lc 22,19-38). Tại đây, Người cầu nguyện xin vâng ý Cha để đi con đường “qua đau khổ vào vinh quang”, dù trái với ý mình: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42). Khi Giuđa dẫn dân quân Đền thờ đến bắt, Người vẫn tỏ thái độ bình tĩnh: nhẹ nhàng nhắc bảo Giuđa về việc xấu xa đang làm với hy vọng đánh thức lương tâm của người môn đệ đã vì quyền vì lợi mà trở thành kẻ phản bội (x. Lc 22,48). Người cũng tỏ lòng nhân hậu ra tay chữa lành người đầy tớ vị thượng tế vừa bị Phêrô chém đứt tai (x. Lc 22,51). Người cũng quan tâm đến thái độ hèn nhát chối Thầy ba lần của Phêrô (x. Lc 22,54-60). Khi nghe tiếng gà gáy, Người đã đưa mắt nhìn Phêrô vừa phạm tội để nhắc bảo, khiến ông đã nhớ lại lời Thầy mới tiên báo và ông đã hồi tâm sám hối khóc lóc thảm thiết (x. Lc 22,61-62).
- Nhẫn nhịn chịu đựng sự xét xử bất công:
Đức Giêsu vẫn tỏ ra bình tĩnh khi bị đưa ra xét xử trước Thượng Hội Đồng Do thái với việc kết án bất công của Hội Đồng này (x. Lc 22,66-71). Rồi Người bị điệu ra trước tòa tổng trấn Philatô rồi tòa vua Hêrôđê. Người luôn khẳng định về vai trò cứu thế của mình. Cuối cùng Người đã bị quan Philatô chịu áp lực của quần chúng Do Thái, đã kết án tử hình thập giá cho Người (x. Lc 23,1-25).
- Luôn khoan dung dù đang gặp thử thách đau khổ:
Trên đường lên Núi Sọ, dù phải mang vác thập giá nặng nề, dù thân xác bị nhiều roi đòn thương tích và đói khát, Người được Simôn Kyrenê vác đỡ thập giá (Lc 23,26). Người vẫn quan tâm nói lời an ủi mấy người phụ nữ đi theo (x. Lc 23,. Trên thập giá lúc sắp tắt thở, Người đã nghe người trộm có lòng tin cậy bày tỏ lòng ăn năn sám hối và hứa ban Nước Trời đầu tiên cho anh. Người cầu xin Chúa Cha tha tội cho đám đông dân chúng bị khích động và quân lính hành hình tàn ác vì họ không ý thức việc làm của mình.
- Tin vào sức mạnh của tình thương:
Tình thương vô biên của Đức Giêsu chính là ngọn đèn xua tan bóng đêm thù hận ghét ghen trong lòng mọi người. Tình thương của Chúa vượt trên mọi hận thù gian ác, và bất trung phản bội của con người… Tình yêu của Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi sự chết và sẽ mang lại niềm vui ơn cứu độ cho những ai thành tâm tin cậy và quyết tâm theo con đường thập giá “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Chúa Giêsu.
3) NHÌN LẠI MÌNH QUA CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU:
Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, ta sẽ nhận ra con người thật của mình để hồi tâm sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống trong những ngày này.
- Hình ảnh người môn đệ yếu đuối Phêrô:
Phêrô, một người luôn tự hào về tình yêu mãnh liệt dành cho Thầy, nhưng rồi lại tỏ ra hèn nhát khi chối Thầy trước những kẻ hèn kém là các tôi tớ giúp việc cho thượng tế (x. Lc 22,56-60). Nhưng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô sau tiếng gà gáy khiến ông nhớ lại lời Thầy tiên báo trong bữa tiệc ly trước đó: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần”, và ông đã ra ngoài khóc lóc thảm thiết (Lc 22,61-62). Ngày hôm nay vẫn không thiếu những tiếng gà cảnh báo và ánh mắt yêu thương của Chúa trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có tỉnh ngộ và cấp thời hồi tâm sám hối như Phêrô không?
- Hình ảnh người môn đồ phản bội Giuđa:
Giuđa, một người được Chúa chọn vào Nhóm 12, được yêu thương và trao ban trách nhiệm quản lý tiền bạc phục vụ cộng đoàn, luôn được theo sát bên Thầy, được chứng kiến bao phép lạ Thầy làm, nghe biết bao lời Thầy giảng dạy. Nhưng tất cả những điều tốt đẹp này đã vỡ tan như bèo bọt khi Giuđa chọn theo quyền lực thế gian và tiền tài vật chất để bán nộp Thầy với giá buôn một nô lệ. Anh ta còn tình nguyện trở thành tay sai khi tình nguyện dẫn đầu những kẻ thù ghét để chỉ điểm bắt Thầy bằng cái hôn là một dấu chỉ yêu thương. Chúng ta hôm nay cũng hành xử như Giuđa khi vẫn giữ đạo kinh lễ, vẫn làm việc tông đồ… nhưng lại có lối sống dễ dãi, sa đà vào các thói hư như ăn nhậu say sỉn, quậy làng phá xóm, cờ bạc đỏ đen hoặc buôn gian bán lận!
- Hình ảnh quan Tổng Trấn Philatô hèn nhát và vô trách nhiệm:
Dù là người đầy quyền lực, nhưng quan Philatô vẫn bị sự sợ hãi làm lu mờ lương tri trong việc xét xử con người vô tội là Đức Giêsu: Nỗi lo bị dân chúng nổi loạn, sợ bị mất chức mất quyền đang chiếm hữu, không làm chủ được quyết định của mình trước áp lực của đám đông đang gào thét. Philatô không đủ bản lãnh để quyết định theo lương tâm là tha cho Đức Giêsu mà ông biết rõ là vô tội. Ngày hôm nay có lẽ mỗi người chúng ta nhiều lần cũng đã hành xử hèn nhát và vô trách nhiệm khi không dám lên tiếng bênh vực công lý, che chở người dân lương thiện thân cô thế cô, đang bị những thế lực gian ác hè nhau hãm hại …
- Hình ảnh vua Hêrôđê xảo quyệt cố chấp đã bị Đức Giêsu loại bỏ:
Có lẽ chúng ta cũng nhiều lần hành xử giống vua Hêrôđê bị Đức Giêsu gọi là “tên cáo già” do có lối hành xử quỷ quyệt gian ác bất công của ông (x. Lc 13,31-33). Trong cuộc xử án Đức Giêsu, vua Hêrôđê cũng về Giêrusalem dự lễ Vượt Qua. Quan Philatô nghe biết Đức Giêsu là người Galilê nên cho điệu Người tới dinh của vua Hêrôđê cho ông xét xử. Hêrôđê háo hức muốn gặp Đức Giêsu để thỏa tính tò mò muốn xem Người thi thố phép lạ giống như xem trò ảo thuật (x. Lc 23,8-9). Nhưng Đức Giêsu đã giữ im lặng không trả lời khiến vua Hêrôđê tức giận truyền mặc áo trắng cho Người để coi Người như một kẻ mất trí, rồi trả Người lại cho quan Philatô tiếp tục xét xử (x. Lc 23,9-11). Ngày hôm nay có lẽ nhiều lần chúng ta đi theo Chúa không phải để làm môn đệ Người, nhưng để được Người thỏa mãn các yêu cầu theo như sở thích. Khi không được Chúa ban ơn như ý, nhiều người trong chúng ta cũng đã mất đức tin và chạy theo bói toán đồng cốt và các trò mê tín khác… Hãy xin Chúa ban cho chúng ta bỏ theo con đường gian ác tội lỗi theo thói thế gian, chiều theo sự yếu đuối xác thịt và các cám dỗ của ma quỷ. Xin cho chúng ta luôn theo con đường hẹp, leo dốc, khiêm nhường phục vụ của Đức Giêsu, là đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời đời sau.
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã trải qua sự lo buồn đổ mồ hôi máu trong Vườn Cây Dầu, xin cho mỗi người chúng con đủ sức đối diện với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để luôn bỏ đi ý riêng mà vâng theo thánh ý Thiên Chúa.
Vì Chúa đã bị người đời kết án bất công, xin cho chúng con lòng can đảm dám lên tiếng bênh vực chân lý, bảo vệ những người thân cô thế cô khỏi bị kẻ gian ác đàn áp bóc lột
Vì Chúa bị những quan lính hành hạ nhạo cười, xin cho phẩm giá của những người nghèo, các phụ nữ và trẻ em được mọi người tôn trọng và bảo vệ.
Vì Chúa đã vác cây thập giá nặng nề trên vai đến nơi hành hình, xin cho những ai đang chịu đau khổ do bệnh tật, nghèo khổ, thất bại… thấy mình được ơn Chúa trợ giúp và được nhiều người cảm thông nâng đỡ.
Vì Chúa đã bị quân lính lột áo và chịu đóng đanh chân tay vào thập giá cách ô nhục, xin cho mỗi người chúng con biết can trường chấp nhận gian khổ, biết lấy nhu thắng cương, lấy sự hiền hoà khoan dung chiến thắng bạo lực hung tàn.
Vì Chúa dang tay chịu chết trên cây thập giá để giao hòa nhân loại với Chúa Cha, xin cho mọi người dù khác nhau về dân tộc, tiếng nói, tôn giáo, chính kiến… vẫn có thể chung tay hợp tác xây dựng một Trời Mới Đất Mới ngày một an hòa hạnh phúc hơn.
Vì Chúa đã khải hoàn phục sinh, xin cho chúng con biết đi theo Chúa, chấp nhận đi theo con đường ”qua đau khổ vào trong vinh quang”, cùng chịu chết với Chúa để cùng được phục sinh với Chúa sau này. Amen.
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các cử hành Phụng Vụ trong Tam Nhật Thánh tại Vatican và Giêrusalem
Đặng Tự Do
16:54 18/03/2016
Thứ Năm Tuần Thánh
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.
Trong khi đó, tại Thánh Điạ Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối đời của Ngài, lúc 8h sáng thứ Năm 24 tháng Ba, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh. Trong Thánh Lễ, Đức Thượng Phụ cũng lặp lại nghi thức rửa chân. Sau đó, ngài làm phép các loại dầu thánh cho các bệnh nhân và cho các tân tòng, và dầu thánh hiến.
Lúc 9 giờ tối, cha Pierbattista Pizzaballa là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani được trực tiếp truyền hình trên nhiều kênh truyền hình thế giới.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.
Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.
Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.
Tại Vatican, lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành nghi thức Suy Tôn Thánh Giá tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.
Thứ Bẩy Tuần Thánh
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 26 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh Lễ Vọng Phục sinh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Chúa Nhật Phục Sinh
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Phục sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Tiếp theo đó, từ ban công chính của đền thờ, ngài sẽ đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.
Trong khi đó, tại Thánh Điạ Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối đời của Ngài, lúc 8h sáng thứ Năm 24 tháng Ba, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh. Trong Thánh Lễ, Đức Thượng Phụ cũng lặp lại nghi thức rửa chân. Sau đó, ngài làm phép các loại dầu thánh cho các bệnh nhân và cho các tân tòng, và dầu thánh hiến.
Lúc 9 giờ tối, cha Pierbattista Pizzaballa là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani được trực tiếp truyền hình trên nhiều kênh truyền hình thế giới.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.
Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.
Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.
Tại Vatican, lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành nghi thức Suy Tôn Thánh Giá tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.
Thứ Bẩy Tuần Thánh
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 26 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh Lễ Vọng Phục sinh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Chúa Nhật Phục Sinh
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Phục sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Tiếp theo đó, từ ban công chính của đền thờ, ngài sẽ đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng tin rằng “cuộc chiến” giữa Công Giáo và Tin Lành đã tới hồi kết thúc
Đặng Tự Do
17:25 18/03/2016
Trong bài thứ Năm, và cũng là bài cuối cùng trong chương trình tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, hôm thứ Sáu 18 tháng Ba, Cha Raniero Cantalamessa dòng Capuchin Phanxicô, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng, bày tỏ tin tưởng rằng “cuộc chiến” giữa Công Giáo và Tin Lành có lẽ đã tới hồi kết thúc.
Cha Cantalamessa nói rằng bên cạnh các cuộc thảo luận về tín lý, một phong trào đại kết liên quan đến những cuộc gặp gỡ cá vị với Thiên Chúa và sự hòa giải con tim đã làm cho các cộng đồng Kitô hữu xích lại gần nhau hơn trong những thập kỷ gần đây. Khi thế giới đang tiến đến kỷ niệm 500 của cuộc Cải Cách Tin Lành, cha Cantalamessa nói rằng các nhà lãnh đạo Kitô giáo cần phải tập trung vào những niềm tin mà họ cùng chia sẻ, chứ không phải là tranh cãi về công thức tín lý.
Ngài nói rằng các mâu thuẫn giữa người Công Giáo và Tin Lành thường được dựa trên sự hiểu lầm giáo huấn của Thánh Phaolô về sự công chính hóa. Ngài giải thích: Những gì vị Tông Đồ muốn khẳng định trong chương thứ Ba của thư gởi các tín hữu Rôma là trên tất cả không phải chúng ta được công chính hóa bởi đức tin mà chúng ta được nên công chính nhờ đức tin nơi Chúa Kitô; cũng thế chúng ta được công chính hóa chủ yếu nhờ những ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trọng tâm trong giáo huấn của Thánh Phaolô về sự công chính hóa.
Cha Cantalamessa cho rằng bằng cách đặt niềm tin vào Chúa Kitô, người Công Giáo và Tin lành có thể vượt qua những khác biệt. “Những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa người Công Giáo và Tin lành đã qua rồi, và chúng ta còn bao nhiêu điều phải làm hơn là chiến đấu với nhau!”
Cha Cantalamessa nói rằng bên cạnh các cuộc thảo luận về tín lý, một phong trào đại kết liên quan đến những cuộc gặp gỡ cá vị với Thiên Chúa và sự hòa giải con tim đã làm cho các cộng đồng Kitô hữu xích lại gần nhau hơn trong những thập kỷ gần đây. Khi thế giới đang tiến đến kỷ niệm 500 của cuộc Cải Cách Tin Lành, cha Cantalamessa nói rằng các nhà lãnh đạo Kitô giáo cần phải tập trung vào những niềm tin mà họ cùng chia sẻ, chứ không phải là tranh cãi về công thức tín lý.
Ngài nói rằng các mâu thuẫn giữa người Công Giáo và Tin Lành thường được dựa trên sự hiểu lầm giáo huấn của Thánh Phaolô về sự công chính hóa. Ngài giải thích: Những gì vị Tông Đồ muốn khẳng định trong chương thứ Ba của thư gởi các tín hữu Rôma là trên tất cả không phải chúng ta được công chính hóa bởi đức tin mà chúng ta được nên công chính nhờ đức tin nơi Chúa Kitô; cũng thế chúng ta được công chính hóa chủ yếu nhờ những ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trọng tâm trong giáo huấn của Thánh Phaolô về sự công chính hóa.
Cha Cantalamessa cho rằng bằng cách đặt niềm tin vào Chúa Kitô, người Công Giáo và Tin lành có thể vượt qua những khác biệt. “Những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa người Công Giáo và Tin lành đã qua rồi, và chúng ta còn bao nhiêu điều phải làm hơn là chiến đấu với nhau!”
Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ xao xuyến
Đặng Tự Do
17:40 18/03/2016
Khả thể có một chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Armenia vào tháng Sáu năm nay đang được thảo luận tại Vatican, Cha Federico Lombardi đã cho biết như trên hôm 18 tháng Ba.
Phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng nói rằng đang có những thảo luận theo đó Đức Thánh Cha sẽ thăm Armenia vào cuối tháng Sáu. Tuy nhiên lịch trình chính thức vẫn chưa được thiết lập.
Cha Lombardi nói rằng các báo cáo lưu hành trong các phương tiện truyền thông, theo đó Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Armenia từ ngày 22 đến 26, là không chính xác. Ngài khuyên các phóng viên chờ đợi một thông báo chính thức để tránh nhầm lẫn.
Khả thể có một chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Armenia đã lập tức gây chú ý trên các phương tiện truyền thông trong những ngày qua vì Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra đặc biệt nhạy cảm về vấn đề này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 5 tháng Sáu năm 2013, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Thánh Cha đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 và gọi đó là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.”
Cũng vào dịp Phục sinh năm ngoái, Đức Thánh Cha lại một lần nữa nhắc lại chuyện này. Ngài nói rằng tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915 "đặt trước chúng ta bóng tối của mysterium iniquitatis - mầu nhiệm sự ác". Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên hôm 09 tháng Tư, 2015 với một nhóm các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia sang Rôma để tham dự lễ tuyên phong Thánh Grêgôriô thành Narek là tiến sĩ Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 11 tháng Tư, 2015.
Trong buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng buổi lễ này, diễn ra trong bối cảnh của Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, có thể "chữa lành mọi vết thương và đẩy mạnh các cử chỉ cụ thể của sự hòa giải và hòa bình giữa hai quốc gia [Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia] mà đến nay vẫn chưa đạt được một sự đồng thuận hợp lý về việc giải thích những sự kiện đáng buồn này."
Đức Giáo Hoàng đã vinh danh dân tộc Armenia đã đón nhận đức tin Kitô vào năm 301, là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một lịch sử lâu dài và đáng tự hào đã đem lại cho các Kitô hữu ngày nay "một gia sản đáng ngưỡng mộ về tâm linh và văn hóa."
Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay một số các Kitô hữu Armenia sinh sống tại hải ngoại lại một lần nữa gặp nguy hiểm. Ngài đặc biệt nhắc đến các tín hữu sinh sống tại Aleppo, Syria, nơi "mà một trăm năm trước đây đã là một nơi trú ẩn an toàn cho những người sống sót" nạn diệt chủng gây ra bởi những người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng nói rằng đang có những thảo luận theo đó Đức Thánh Cha sẽ thăm Armenia vào cuối tháng Sáu. Tuy nhiên lịch trình chính thức vẫn chưa được thiết lập.
Cha Lombardi nói rằng các báo cáo lưu hành trong các phương tiện truyền thông, theo đó Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Armenia từ ngày 22 đến 26, là không chính xác. Ngài khuyên các phóng viên chờ đợi một thông báo chính thức để tránh nhầm lẫn.
Khả thể có một chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Armenia đã lập tức gây chú ý trên các phương tiện truyền thông trong những ngày qua vì Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra đặc biệt nhạy cảm về vấn đề này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 5 tháng Sáu năm 2013, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Thánh Cha đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 và gọi đó là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.”
Cũng vào dịp Phục sinh năm ngoái, Đức Thánh Cha lại một lần nữa nhắc lại chuyện này. Ngài nói rằng tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915 "đặt trước chúng ta bóng tối của mysterium iniquitatis - mầu nhiệm sự ác". Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên hôm 09 tháng Tư, 2015 với một nhóm các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia sang Rôma để tham dự lễ tuyên phong Thánh Grêgôriô thành Narek là tiến sĩ Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 11 tháng Tư, 2015.
Trong buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng buổi lễ này, diễn ra trong bối cảnh của Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, có thể "chữa lành mọi vết thương và đẩy mạnh các cử chỉ cụ thể của sự hòa giải và hòa bình giữa hai quốc gia [Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia] mà đến nay vẫn chưa đạt được một sự đồng thuận hợp lý về việc giải thích những sự kiện đáng buồn này."
Đức Giáo Hoàng đã vinh danh dân tộc Armenia đã đón nhận đức tin Kitô vào năm 301, là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một lịch sử lâu dài và đáng tự hào đã đem lại cho các Kitô hữu ngày nay "một gia sản đáng ngưỡng mộ về tâm linh và văn hóa."
Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay một số các Kitô hữu Armenia sinh sống tại hải ngoại lại một lần nữa gặp nguy hiểm. Ngài đặc biệt nhắc đến các tín hữu sinh sống tại Aleppo, Syria, nơi "mà một trăm năm trước đây đã là một nơi trú ẩn an toàn cho những người sống sót" nạn diệt chủng gây ra bởi những người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ.
Pakistan bất ngờ công nhận lễ Phục Sinh là ngày nghỉ lễ
Đặng Tự Do
17:53 18/03/2016
Quốc hội Pakistan đã thông qua một nghị quyết công nhận lễ Phục Sinh là một ngày nghỉ lễ cho các Kitô hữu.
Thông thường việc công nhận như thế thường là một nhượng bộ ngoại giao nào đó. Chẳng hạn như trường hợp Cuba công nhận ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là quốc lễ vào năm 2012. Ngày 9 tháng Tư năm 2012 là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên được Cuba tổ chức như một ngày nghỉ trong nhiều thập kỷ, theo sau một yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 gửi đến Chủ tịch Raul Castro trong chuyến viếng thăm đảo quốc này từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Ba năm 2012.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo Pakistan chào đón quyết định này. Tuy nhiên các vị cho rằng một ưu tiên cấp bách hơn là việc bảo vệ các quyền của các tôn giáo thiểu số.
Nghị quyết cũng công nhận hai ngày lễ Holi và Diwali của Ấn Giáo.
Nghị quyết này, được đưa ra Quốc Hội bởi một nhà lập pháp Ấn Độ giáo, là một cử chỉ quan trọng đối với tôn giáo thiểu số ở Pakistan nơi người Hồi giáo chiếm đa số.
Thông thường việc công nhận như thế thường là một nhượng bộ ngoại giao nào đó. Chẳng hạn như trường hợp Cuba công nhận ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là quốc lễ vào năm 2012. Ngày 9 tháng Tư năm 2012 là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên được Cuba tổ chức như một ngày nghỉ trong nhiều thập kỷ, theo sau một yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 gửi đến Chủ tịch Raul Castro trong chuyến viếng thăm đảo quốc này từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Ba năm 2012.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo Pakistan chào đón quyết định này. Tuy nhiên các vị cho rằng một ưu tiên cấp bách hơn là việc bảo vệ các quyền của các tôn giáo thiểu số.
Nghị quyết cũng công nhận hai ngày lễ Holi và Diwali của Ấn Giáo.
Nghị quyết này, được đưa ra Quốc Hội bởi một nhà lập pháp Ấn Độ giáo, là một cử chỉ quan trọng đối với tôn giáo thiểu số ở Pakistan nơi người Hồi giáo chiếm đa số.
Caritas Italiana công bố tài liệu cho thấy 4.5 triệu người Syria phải lưu vong
Đặng Tự Do
18:00 18/03/2016
Caritas Italiana, các cơ quan cứu trợ và phát triển của Giáo Hội tại Ý, đã công bố một bản báo cáo dài 24 trang đánh dấu kỷ niệm năm thứ năm cuộc nội chiến tại Syria.
Theo Caritas, cuộc chiến tranh, đã làm thiệt mạng hơn 260,000 người, đã khiến 12.5 triệu người rời bỏ nhà cửa của họ: tám triệu người đã phải lánh nạn trong nội bộ Syria, và 4.5 triệu người phải lưu vong ra nước ngoài. Đa số người tị nạn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Li Băng và Iraq.
Kêu gọi thế giới tiếp tục hỗ trợ người tị nạn, Caritas khẩn thiết kêu gọi việc đấu tranh cho hòa bình "ở cấp độ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế."
Theo Caritas, cuộc chiến tranh, đã làm thiệt mạng hơn 260,000 người, đã khiến 12.5 triệu người rời bỏ nhà cửa của họ: tám triệu người đã phải lánh nạn trong nội bộ Syria, và 4.5 triệu người phải lưu vong ra nước ngoài. Đa số người tị nạn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Li Băng và Iraq.
Kêu gọi thế giới tiếp tục hỗ trợ người tị nạn, Caritas khẩn thiết kêu gọi việc đấu tranh cho hòa bình "ở cấp độ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Flemington mừng lễ Acies.
Trần Văn Minh
05:22 18/03/2016
Melbourne, vào lúc 3 chiều Thứ Sáu 18/03/2016. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Hội đồng Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với đông đủ các hội viên Legio Mariae hoạt động và tán trợ thuộc các đơn vị đã về dự đại lễ Acies 2016.
Mời xem hình
Comitium khai mạc chương trình nguyện kinh Tessera và lần chuỗi Mân côi kinh Catena. Tiếp đến được Cha Linh giám Giuse Trần Ngọc Tân huấn dụ về ý nghĩa của sự dâng mình, một nghi thức phụng vụ mà người quân binh của Mẹ cử hành mỗi năm. Khi chúng ta tận hiến, là chúng ta tận hiến cho Chúa qua Mẹ, chúng ta tận hiến những sự mọn hèn của chúng ta, qua tay Mẹ thì sẽ được Mẹ biến đổi thành của lễ thanh cao mà dâng lên Chúa, sẽ đẹp lòng Chúa hơn.
Sau lời huấn dụ, Comitium cử hành nghi thức dâng mình. Cha Linh giám mở đầu đặt tay lên trái cầu, với lời dâng mình của đạo quân Đức Mẹ lên cho vị Nữ tướng tối cao: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con. Toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.” Đông đảo đoàn quân binh Legio đủ mọi lứa tuổi đã tiến lên dâng mình trước Huy hiệu Legio.
Ca đoàn Tin yêu Legio Mariae Comitium đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ rất Thánh lời khẩn nguyện thiết tha, như lời nguyện ước để xin Mẹ đón nhận và hướng dẫn đoàn con là đạo binh Mẹ chiến đấu để cứu các linh hồn khỏi hư mất. Kết thúc nghi thức dâng mình, Cha linh giám đã đọc lời nguyện và toàn thể hội viên Legio Mariae đã đọc kinh kết thúc. Nghỉ giải lao trước khi nghe Linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng giảng thuyết tĩnh tâm mùa Chay chung cùng toàn thể cộng đoàn.
Trước khi cử hành Thánh lễ đồng tế, Linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng Dòng Biển Đức đến từ Hoa Kỳ, một linh mục giảng thuyết nổi tiếng với nhiều bài giảng trên Youtube mà rất nhiều người đã được nghe. Lần đầu tiên đến với cộng đoàn để giúp cộng đoàn trong Mùa Đại Phúc với một đề tài thật tuyệt vời:
“Lời Chúa trong Phụng vụ Mùa Chay và lời Chúa trong đời thường.” Đã được đông đảo giáo dân khắp nơi về đón nhận lời Chúa qua tài thuyết giảng.
Lời Chúa đã được vị linh mục dẫn giải thật sâu sắc, với những kiến thức rộng rãi trong kinh thánh, đã thu hút mọi người chú ý lắng nghe và những gợi ý thực hành lời Chúa trong những ngày chay Thánh để tìm về cùng Chúa đón nhận sự yêu thương tha thứ.
Thánh lễ đồng tế đã được cử hành để mọi người hiện diên cùng hiệp dâng lên Chúa lời cảm tạ muôn hồng ân đến vời cộng đoàn trong những năm tháng qua. Thánh lễ cũng để cùng Giáo Hội mừng kính Thánh cả Giuse, vị Thánh với lòng công chính, đức khiêm nhường, vâng phục để làm cho danh Chúa được cả sáng.
Mời xem hình
Comitium khai mạc chương trình nguyện kinh Tessera và lần chuỗi Mân côi kinh Catena. Tiếp đến được Cha Linh giám Giuse Trần Ngọc Tân huấn dụ về ý nghĩa của sự dâng mình, một nghi thức phụng vụ mà người quân binh của Mẹ cử hành mỗi năm. Khi chúng ta tận hiến, là chúng ta tận hiến cho Chúa qua Mẹ, chúng ta tận hiến những sự mọn hèn của chúng ta, qua tay Mẹ thì sẽ được Mẹ biến đổi thành của lễ thanh cao mà dâng lên Chúa, sẽ đẹp lòng Chúa hơn.
Sau lời huấn dụ, Comitium cử hành nghi thức dâng mình. Cha Linh giám mở đầu đặt tay lên trái cầu, với lời dâng mình của đạo quân Đức Mẹ lên cho vị Nữ tướng tối cao: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con. Toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.” Đông đảo đoàn quân binh Legio đủ mọi lứa tuổi đã tiến lên dâng mình trước Huy hiệu Legio.
Ca đoàn Tin yêu Legio Mariae Comitium đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ rất Thánh lời khẩn nguyện thiết tha, như lời nguyện ước để xin Mẹ đón nhận và hướng dẫn đoàn con là đạo binh Mẹ chiến đấu để cứu các linh hồn khỏi hư mất. Kết thúc nghi thức dâng mình, Cha linh giám đã đọc lời nguyện và toàn thể hội viên Legio Mariae đã đọc kinh kết thúc. Nghỉ giải lao trước khi nghe Linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng giảng thuyết tĩnh tâm mùa Chay chung cùng toàn thể cộng đoàn.
Trước khi cử hành Thánh lễ đồng tế, Linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng Dòng Biển Đức đến từ Hoa Kỳ, một linh mục giảng thuyết nổi tiếng với nhiều bài giảng trên Youtube mà rất nhiều người đã được nghe. Lần đầu tiên đến với cộng đoàn để giúp cộng đoàn trong Mùa Đại Phúc với một đề tài thật tuyệt vời:
“Lời Chúa trong Phụng vụ Mùa Chay và lời Chúa trong đời thường.” Đã được đông đảo giáo dân khắp nơi về đón nhận lời Chúa qua tài thuyết giảng.
Lời Chúa đã được vị linh mục dẫn giải thật sâu sắc, với những kiến thức rộng rãi trong kinh thánh, đã thu hút mọi người chú ý lắng nghe và những gợi ý thực hành lời Chúa trong những ngày chay Thánh để tìm về cùng Chúa đón nhận sự yêu thương tha thứ.
Thánh lễ đồng tế đã được cử hành để mọi người hiện diên cùng hiệp dâng lên Chúa lời cảm tạ muôn hồng ân đến vời cộng đoàn trong những năm tháng qua. Thánh lễ cũng để cùng Giáo Hội mừng kính Thánh cả Giuse, vị Thánh với lòng công chính, đức khiêm nhường, vâng phục để làm cho danh Chúa được cả sáng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về ăn chay kiêng thịt
Nguyễn Trọng Đa
10:05 18/03/2016
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về ăn chay kiêng thịt
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 1-3-2016 về ăn chay và kiêng thịt, một số độc giả góp ý thêm như sau.
Một độc giả nhận thấy một sự thiếu vắng quan trọng trong câu trả lởi của tôi: "Trong câu trả lời dài và đầy kỹ thuật của cha, cha không hề nhắc đến Chúa Giêsu Kitô. Liệu mùa Chay của chúng ta đã quá nằm ngang, đến nỗi bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa, cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, bị lãng quên chăng?”.
Tôi xin trả lời: đây hoàn toàn là lỗi tại tôi (mea culpa), tôi xin nhận lỗi; vì đôi khi sự cố gắng cho được chính xác về mặt kỹ thuật đã làm mờ các điều cốt yếu.
Một độc giả khác, ở Anh quốc, sửa chữa một lỗi xem ra là khác nhau giữa các khu vực. “Thưa cha, cha đã viết: "Các Giám Mục của Vương Quốc Anh đã có một quy định tương tự, nhưng cách đây vài năm, Hội Đồng quyết định trở lại việc thực hành truyền thống kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm”. Con nghĩ rằng có lẽ cha muốn nói về Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales. Trong khi đó, Hội đồng Giám mục Scotland (vẫn nằm trong Vương quốc Anh) đã qui định rằng mỗi người Công Giáo có thể tùy ý chọn kiêng thịt mọi ngày thứ Sáu trong năm, và Hội đồng không thay đổi lập trường này".
Một độc giả ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo bày tỏ sự không hài lòng cho một phần câu trả lời của tôi: "Con đã chờ đợi để biết được các lý do thật sự của việc kiêng thịt liên quan đến mùa Chay, là giai đoạn chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Liệu sự việc không ăn thịt trong mùa Chay là tự động sản sinh sự hoán cải trong mùa Chay, và chuẩn bị cho lễ Phục Sinh không? Cha nói: “Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường". Câu trả lời này của cha không thuyết phục con, bởi vì cha cũng có thể tìm thấy bữa ăn rất xa hoa mà không có thịt. Cha có thể tìm thấy cá đắt hơn thịt. Còn người ăn chay trường thì sao? Như thế liệu việc kiêng thịt là quan trọng, hoặc có cái gì đó sâu sắc hơn chăng? Còn các người tuân giữ trung thành với tập tục cổ xưa của Giáo Hội nhưng không thực hiện hoán cải đời sống thì sao, thưa cha? Liệu đó không phải là lối sống của người biệt phái sao?”.
Bạn thân mến, trên thực tế, nếu đó là câu trả lời đầy đủ của tôi, thì tôi cũng sẽ không thỏa mãn. Tuy nhiên, trong khi có lẽ tôi đã không nhấn mạnh đủ đến sự chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, tôi tin rằng tôi đã giải quyết sự ưu tư của bạn rồi. Thí dụ, tôi nói:
"Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta trong luật thiêng liêng cao hơn của đức ái và sự tự chủ.
“Mục đích thiêng liêng này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do để loại trừ thịt vào những ngày sám hối. Có một niềm tin phổ biến rằng thịt có nghĩa là khiêu gợi và kích thích các dục vọng cơ bản của con người. Việc từ bỏ các thực phẩm thịt được coi là một phương tiện tuyệt vời chọ sự chinh phục bản thân bướng bỉnh và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
“Mục đích khổ hạnh và thiêng liêng của việc ăn chay và kiêng thịt cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao các việc này đã luôn được gắn với việc bố thí.
“Bằng cách này, nó không có nghĩa là bỏ bò bít tết để ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường.
“Vì thế chúng ta có dư chút tiền của để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình, và cũng rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất. Ngay cả một người Công Giáo ăn chay trường cũng có thể thực hành kiêng thịt bằng cách thay thế một thức ăn đắt tiền hơn trong chế độ ăn uống, bằng một cái gì đó đơn giản hơn”.
Ăn chay và kiêng thịt, giống như bất kỳ sự thực hành tôn giáo nào, dễ sa vào sự cám dỗ của sự giả hình và lối sống của người biệt phái. Tuy nhiên, sự thách thức là sống chúng như chúng có nghĩa để được sống, và không để chúng sang một bên vì có nguy hiểm. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta không làm sự gì một cách tuyệt đối cả. Như Mẹ Têrêxa, sẽ được tuyên thánh ngày 4-9 tới, đã viết:
"Việc tốt bạn làm hôm nay, mọi người sẽ thường quên ngày mai. Nhưng bạn hãy vẫn cứ làm tốt.
"Hãy trao cho thế giới cái tốt nhất bạn có, và nó là không bao giờ đủ. Nhưng cứ cho đi cái tốt nhất của bạn.
"Bạn thấy đấy, trong phân tích cuối cùng, là giữa bạn và Chúa; chứ không bao giờ là giữa bạn và họ". (Zenit.org 15-3-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 1-3-2016 về ăn chay và kiêng thịt, một số độc giả góp ý thêm như sau.
Một độc giả nhận thấy một sự thiếu vắng quan trọng trong câu trả lởi của tôi: "Trong câu trả lời dài và đầy kỹ thuật của cha, cha không hề nhắc đến Chúa Giêsu Kitô. Liệu mùa Chay của chúng ta đã quá nằm ngang, đến nỗi bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa, cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, bị lãng quên chăng?”.
Tôi xin trả lời: đây hoàn toàn là lỗi tại tôi (mea culpa), tôi xin nhận lỗi; vì đôi khi sự cố gắng cho được chính xác về mặt kỹ thuật đã làm mờ các điều cốt yếu.
Một độc giả khác, ở Anh quốc, sửa chữa một lỗi xem ra là khác nhau giữa các khu vực. “Thưa cha, cha đã viết: "Các Giám Mục của Vương Quốc Anh đã có một quy định tương tự, nhưng cách đây vài năm, Hội Đồng quyết định trở lại việc thực hành truyền thống kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm”. Con nghĩ rằng có lẽ cha muốn nói về Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales. Trong khi đó, Hội đồng Giám mục Scotland (vẫn nằm trong Vương quốc Anh) đã qui định rằng mỗi người Công Giáo có thể tùy ý chọn kiêng thịt mọi ngày thứ Sáu trong năm, và Hội đồng không thay đổi lập trường này".
Một độc giả ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo bày tỏ sự không hài lòng cho một phần câu trả lời của tôi: "Con đã chờ đợi để biết được các lý do thật sự của việc kiêng thịt liên quan đến mùa Chay, là giai đoạn chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Liệu sự việc không ăn thịt trong mùa Chay là tự động sản sinh sự hoán cải trong mùa Chay, và chuẩn bị cho lễ Phục Sinh không? Cha nói: “Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường". Câu trả lời này của cha không thuyết phục con, bởi vì cha cũng có thể tìm thấy bữa ăn rất xa hoa mà không có thịt. Cha có thể tìm thấy cá đắt hơn thịt. Còn người ăn chay trường thì sao? Như thế liệu việc kiêng thịt là quan trọng, hoặc có cái gì đó sâu sắc hơn chăng? Còn các người tuân giữ trung thành với tập tục cổ xưa của Giáo Hội nhưng không thực hiện hoán cải đời sống thì sao, thưa cha? Liệu đó không phải là lối sống của người biệt phái sao?”.
Bạn thân mến, trên thực tế, nếu đó là câu trả lời đầy đủ của tôi, thì tôi cũng sẽ không thỏa mãn. Tuy nhiên, trong khi có lẽ tôi đã không nhấn mạnh đủ đến sự chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, tôi tin rằng tôi đã giải quyết sự ưu tư của bạn rồi. Thí dụ, tôi nói:
"Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta trong luật thiêng liêng cao hơn của đức ái và sự tự chủ.
“Mục đích thiêng liêng này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do để loại trừ thịt vào những ngày sám hối. Có một niềm tin phổ biến rằng thịt có nghĩa là khiêu gợi và kích thích các dục vọng cơ bản của con người. Việc từ bỏ các thực phẩm thịt được coi là một phương tiện tuyệt vời chọ sự chinh phục bản thân bướng bỉnh và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
“Mục đích khổ hạnh và thiêng liêng của việc ăn chay và kiêng thịt cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao các việc này đã luôn được gắn với việc bố thí.
“Bằng cách này, nó không có nghĩa là bỏ bò bít tết để ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường.
“Vì thế chúng ta có dư chút tiền của để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình, và cũng rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất. Ngay cả một người Công Giáo ăn chay trường cũng có thể thực hành kiêng thịt bằng cách thay thế một thức ăn đắt tiền hơn trong chế độ ăn uống, bằng một cái gì đó đơn giản hơn”.
Ăn chay và kiêng thịt, giống như bất kỳ sự thực hành tôn giáo nào, dễ sa vào sự cám dỗ của sự giả hình và lối sống của người biệt phái. Tuy nhiên, sự thách thức là sống chúng như chúng có nghĩa để được sống, và không để chúng sang một bên vì có nguy hiểm. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta không làm sự gì một cách tuyệt đối cả. Như Mẹ Têrêxa, sẽ được tuyên thánh ngày 4-9 tới, đã viết:
"Việc tốt bạn làm hôm nay, mọi người sẽ thường quên ngày mai. Nhưng bạn hãy vẫn cứ làm tốt.
"Hãy trao cho thế giới cái tốt nhất bạn có, và nó là không bao giờ đủ. Nhưng cứ cho đi cái tốt nhất của bạn.
"Bạn thấy đấy, trong phân tích cuối cùng, là giữa bạn và Chúa; chứ không bao giờ là giữa bạn và họ". (Zenit.org 15-3-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lễ Lá
Nguyễn Đức Cung
18:07 18/03/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Suy niệm Chúa Nhật Lể Lá:
Cuộc đời đầy ắp thăng trầm.
Vinh danh Thiên Chúa
khi thăng tiến.
Vững tin nơi Ngài
lúc khổ đau.
(nđc phóng ngữ)
Palm Sunday thought:
Life is full of ups and downs.
Glorify God during the ups and
fully trust Him during the downs.
(Unknown)