Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Người
Lm Vũđình Tường
04:42 19/03/2015
Chúng ta có cha có mẹ và cha mẹ yêu thương chúng ta, chăm sóc, bảo vệ. Sau này khôn lớn chúng ta lại tiếp tục coi sóc con của chính mình, bảo vệ và yêu thương chúng. Khi tự nhận mình là ‘Con Người’ Đức Kitô không có í nói đến mối liên hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái. Đức Kitô ngụ í nói về sứ mạng của Ngài. Sứ mạng đó là Ngài đến để phục vụ mọi người. Con Người đến để phục vụ mọi người.
Khi tự nhận mình là ‘Con Người’ Đức Kitô muốn nói đến bản tính nhân loại của Đức Kitô. ‘Con Người’ đến dậy cho người ta biết khác biệt giữa sống làm người và sống nên người. ‘Con Người’ đến mang lại ơn an bình, mang tình yêu Chúa đến cho tha nhân, xoa dịu vết thương, chữa lành bệnh tật, an ủi kẻ yếu đau và kết thân cùng kẻ cô đơn cùng khổ. Biết cảm thông với nỗi khổ của mọi người, kẻ khốn cùng, chia sẻ thống khổ của đồng loại. Sống như thế là sống nên người. Sống như thế là hiện thân của tình yêu Chúa cho tha nhân. Tình yêu Chúa biến đổi cuộc sống chúng ta. Tình yêu Chúa biến đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và hướng chúng ta đến điều tốt lành. Sống theo í Thiên Chúa không nhằm mục đích thành công nhưng nhằm mục đích thành nhân, thành người có tư cách, có nhân, có nghĩa.
Khi tự nhận mình là ‘Con Người’ như mọi người điều này ngụ í nói Đức Kitô còn một bản tính khác nữa đó chính là bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Ngài vừa là Thiên Chúa thật vừa là ‘con Người thật’. Tương tự như thế chúng ta là con người nhân loại và khi tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa chúng ta thực sự trở thành con Thiên Chúa.
Thánh danh ‘Con Người’ có nguồn gốc từ tiên tri Daniel 7,13-14 khi tiên tri nói về hình ảnh con người có quyền trên toàn vũ trụ. Con người đó được ban cho quyền năng trên khắp bầu trời và quyền năng trên tất cả các loài thụ tạo dưới đất. Quyền năng đó vô cùng tận và nước cúa Ngài tồn tại muôn đời, không thế lực nào phá nổi. Mọi ngôn ngữ đều qui phục Ngài. Điều tiên tri này thể hiện nơi con người Giêsu Kitô, sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. Điều này xác định bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Khi Đức Kitô tự xưng là ‘Con Người’. Dân Do Thái lúc đó hiểu Ngài muốn nói cho họ biết Ngài là Đấng Thiên Sai.
Ngài dùng hai hình ảnh diễn tả mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Cả hai hình ảnh đều diễn tả một cách nhiệm mầu ơn cứu chuộc và ơn tái sinh. Đức Kitô hay ‘Con Người’ nhân danh nhân loại hoàn thành sứ mạng qua cái chết và sự phục sinh vinh hiển. Chết để tái sinh. Hình ảnh đầu là hình ảnh hạt lúa gieo vào lòng đất nó thối đi, rồi nên mầm, trổ sinh bông trái gấp trăm. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh treo lên cây, hình ảnh của thập tự để kéo nhân loại lên cùng Ngài. Cả hai hình ảnh đều diễn tả sự chết và cả hai hình ảnh đều diễn tả sau chết không phải là thối nát, hư mất mà là thay hình, đổi dạng tiến vào cuộc sống vinh quang. Kitô hữu đi con đường chính ‘Con Người’ đã đi, cuối đường cũng thay hình đổi dạng tiến vào cuộc sống trường sinh, vui sống cạnh ‘Con Người’ vinh quang.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Khi tự nhận mình là ‘Con Người’ Đức Kitô muốn nói đến bản tính nhân loại của Đức Kitô. ‘Con Người’ đến dậy cho người ta biết khác biệt giữa sống làm người và sống nên người. ‘Con Người’ đến mang lại ơn an bình, mang tình yêu Chúa đến cho tha nhân, xoa dịu vết thương, chữa lành bệnh tật, an ủi kẻ yếu đau và kết thân cùng kẻ cô đơn cùng khổ. Biết cảm thông với nỗi khổ của mọi người, kẻ khốn cùng, chia sẻ thống khổ của đồng loại. Sống như thế là sống nên người. Sống như thế là hiện thân của tình yêu Chúa cho tha nhân. Tình yêu Chúa biến đổi cuộc sống chúng ta. Tình yêu Chúa biến đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và hướng chúng ta đến điều tốt lành. Sống theo í Thiên Chúa không nhằm mục đích thành công nhưng nhằm mục đích thành nhân, thành người có tư cách, có nhân, có nghĩa.
Khi tự nhận mình là ‘Con Người’ như mọi người điều này ngụ í nói Đức Kitô còn một bản tính khác nữa đó chính là bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Ngài vừa là Thiên Chúa thật vừa là ‘con Người thật’. Tương tự như thế chúng ta là con người nhân loại và khi tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa chúng ta thực sự trở thành con Thiên Chúa.
Thánh danh ‘Con Người’ có nguồn gốc từ tiên tri Daniel 7,13-14 khi tiên tri nói về hình ảnh con người có quyền trên toàn vũ trụ. Con người đó được ban cho quyền năng trên khắp bầu trời và quyền năng trên tất cả các loài thụ tạo dưới đất. Quyền năng đó vô cùng tận và nước cúa Ngài tồn tại muôn đời, không thế lực nào phá nổi. Mọi ngôn ngữ đều qui phục Ngài. Điều tiên tri này thể hiện nơi con người Giêsu Kitô, sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. Điều này xác định bản tính Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Khi Đức Kitô tự xưng là ‘Con Người’. Dân Do Thái lúc đó hiểu Ngài muốn nói cho họ biết Ngài là Đấng Thiên Sai.
Ngài dùng hai hình ảnh diễn tả mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Cả hai hình ảnh đều diễn tả một cách nhiệm mầu ơn cứu chuộc và ơn tái sinh. Đức Kitô hay ‘Con Người’ nhân danh nhân loại hoàn thành sứ mạng qua cái chết và sự phục sinh vinh hiển. Chết để tái sinh. Hình ảnh đầu là hình ảnh hạt lúa gieo vào lòng đất nó thối đi, rồi nên mầm, trổ sinh bông trái gấp trăm. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh treo lên cây, hình ảnh của thập tự để kéo nhân loại lên cùng Ngài. Cả hai hình ảnh đều diễn tả sự chết và cả hai hình ảnh đều diễn tả sau chết không phải là thối nát, hư mất mà là thay hình, đổi dạng tiến vào cuộc sống vinh quang. Kitô hữu đi con đường chính ‘Con Người’ đã đi, cuối đường cũng thay hình đổi dạng tiến vào cuộc sống trường sinh, vui sống cạnh ‘Con Người’ vinh quang.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Im lặng và cô đơn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:41 19/03/2015
Chúa Nhật LỄ LÁ, năm B
Is 50, 4-7 ; Pl 2, 6-11; Mc 14, 1-15,47
IM LẶNG và CÔ ĐƠN
Cả Mùa chay chuẩn bị chúng ta đi vào cuộc thương khó, tử nạn và sống lại của Chúa. Chúa Giêsu đã được các ngôn sứ loan báo từ ngàn xưa, Ngài đã được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã sống ở trần gian 30 năm ở Nazarét, 3 năm đi giảng đạo để chuẩn bị thực hiện chương trình cứu thế của Ngài…Ngôn sứ Isaia đã viết :” Tôi đã đưa lưng chịu đòn, giơ má cho người ta giật râu.Tôi đã không che mặt khi bị măng nhiếc phỉ nhổ “. Hôm nay, Lễ Lá khai mạc Tuần Thánh, Chúa Giêsu đi vào Giêrusalem trong vinh quang, nhưng Ngài đi vào Giêrusalem để chuẩn bị cái chết nhục hình trên thập giá. Chúng ta sẽ hiểu, cảm thông và thương mến Chúa Giêsu: Ngài cô đơn và im lặng.
Năm B, Giáo Hội cho chúng ta nghe tường thuật của thánh Mác-cô về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Đọc Phúc Âm của thánh Mác-cô, chúng ta lưu ý hai điểm lớn sau đây. Điểm thứ nhất nói về sự cô đơn của Chúa và điểm thứ hai nói về sự im lặng của Chúa Giêsu. Vâng, Tin Mừng của thánh Mác-cô cho thấy càng về cuối đời, Chúa Giêsu càng cảm thấy cô đơn : cô đơn vì chính những người thân bỏ rơi mình, cô đơn vì những môn đệ là những người thân tín nhất nhưng trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã bị chính các môn đệ cưng nhất làm lơ, ngủ vùi. Ông Phêrô, ông Giacobê và ông Gioan, tất cả đều ngủ vùi khi Chúa Giêsu cầu nguyện mồ hôi đẫm máu. Trước thượng hội đồng Do Thái, không ai dám bênh vực Ngài, chỉ toàn những người tố cáo gian, Phêrô ở ngoài chối Chúa( Mc 14, 62-71 ). Chỉ có con gà trống làm chứng cho lời Ngài nói với Phêrô là sự thật ( Mc 15, 34-35 ). Còn lại mấy người phụ nữ trung thành với Người, nhưng cũng chỉ đứng xa xa mà nhìn ( Mc 15, 40 ).Trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Mác-cô viết về Chúa Giêsu thật cô đơn. Thánh Gioan cho chúng ta thấy sự trái ngược với cảnh tượng cô đơn này.: dưới chân thập giá có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria Cléophas và Maria Mađalêna ( Ga 19, 25 ).
Điểm thứ hai mà Tin Mừng Mác-cô đề cập tới là sự im lặng. So với ba Tin mừng khác, Phúc Âm của Mác-cô cho thấy Chúa Giêsu giữ im lặng tuyệt đối : trước thương hội đồng, trước mặt Philatô và trên thập giá. Chúa Giêsu chỉ trả lời thượng tế một lần, Philatô một lần và trên thập giá chỉ thốt ra có một lời mà thôi.
Tuy nhiên, sự cô đơn và im lặng.Sự đau khổ đến tột cùng như Thiên Chúa Cha hầu như cũng bỏ mình thì viên đại đội trưởng của quân đội roma đã tuyên xưng :” Quả thật Người này là Con Thiên Chúa “ ( Mc 15, 39 ).
Trình thuật của Mác-cô xem ra không văn chương, không trau chuốt, có thể là vụng về, nhưng chính cái đơn sơ ấy lại nói lên cả một Mầu Nhiệm lớn lao: Mầu Nhiệm của Sự Sống, Sự Chết và Sự Phục Sinh. Bởi vì, đứng trước Mầu Nhiệm người ta chỉ có thể thờ lạy, tạ ơn và khâm phục. Sự im lặng của Mác-cô là sự im lặng thánh. Trước Mầu Nhiệm hay trước bí mật Mêsia, người ta âm thầm, thinh lặng nội tâm để nhận ra Đấng cao cả đã :…” khước từ tất cả, mặc lấy thân phận nô lệ thấp hèn, trở nên giống một kẻ phàm nhân, cuộc đời chẳng khác chi người thế, lại còn tự hạ, sống phục tùng cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự..” ( Pl 2, 7-9 ). Chúa Giêsu là một Con người, do đó, chúng ta phải tìm gặp Người, chúng ta mới hiểu và mới tin được Người.
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một cuộc thương khó sống động: một Mầu Nhiệm của lòng tin. Chúng ta hiểu được thế nào là Chúa Giêsu: Ngài cũng biết đau, biết khổ, biết nhục nhã ê chề trước những lời nhạo báng, phỉ nhổ của quân dữ…Ngài chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con đừng uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý con mà là ý Cha “.
Vâng Tin Mừng của thánh Mác-cô là phản ảnh phần nào chính là niềm tin của thánh Phêrô. Chính vì thế, Tin Mừng của thánh Mac-cô đặt cho mọi người biết :” Chúa Giêsu là ai ? “.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “ …Hôm nay chúng ta đón rước Người. Và đây cũng là lời đầu tiên tôi muốn nói với các bạn : Hãy vui lên ! Đừng bao giờ là những người nam người nữ buồn rầu. Một Kitô hữu không bao giờ được như vậy ! Các bạn đừng bao giờ để cho mình bị thất vọng, chán chường ! Niềm vui của chúng ta không phải là một niềm vui phát sinh từ việc sở hữu nhiều sự, nhưng nó đến từ việc chúng ta đã gặp được một nhân vật : Đó là Chúa Giêsu, Người ở giữa chúng ta…”.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được kết hiệp với sự thương khó của Chúa để chúng con được chết với Chúa và được Phục sinh với Người. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng của Mác-cô là Tin Mừng thế nào ?
2.Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Mác-cô mang ý nghĩa gì ?
3.Dưới chân thập giá theo thánh Mác-cô có những ai ?
4.Thánh Gioan viết thế nào dưới chân thập giá ?
Is 50, 4-7 ; Pl 2, 6-11; Mc 14, 1-15,47
IM LẶNG và CÔ ĐƠN
Cả Mùa chay chuẩn bị chúng ta đi vào cuộc thương khó, tử nạn và sống lại của Chúa. Chúa Giêsu đã được các ngôn sứ loan báo từ ngàn xưa, Ngài đã được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã sống ở trần gian 30 năm ở Nazarét, 3 năm đi giảng đạo để chuẩn bị thực hiện chương trình cứu thế của Ngài…Ngôn sứ Isaia đã viết :” Tôi đã đưa lưng chịu đòn, giơ má cho người ta giật râu.Tôi đã không che mặt khi bị măng nhiếc phỉ nhổ “. Hôm nay, Lễ Lá khai mạc Tuần Thánh, Chúa Giêsu đi vào Giêrusalem trong vinh quang, nhưng Ngài đi vào Giêrusalem để chuẩn bị cái chết nhục hình trên thập giá. Chúng ta sẽ hiểu, cảm thông và thương mến Chúa Giêsu: Ngài cô đơn và im lặng.
Năm B, Giáo Hội cho chúng ta nghe tường thuật của thánh Mác-cô về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Đọc Phúc Âm của thánh Mác-cô, chúng ta lưu ý hai điểm lớn sau đây. Điểm thứ nhất nói về sự cô đơn của Chúa và điểm thứ hai nói về sự im lặng của Chúa Giêsu. Vâng, Tin Mừng của thánh Mác-cô cho thấy càng về cuối đời, Chúa Giêsu càng cảm thấy cô đơn : cô đơn vì chính những người thân bỏ rơi mình, cô đơn vì những môn đệ là những người thân tín nhất nhưng trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã bị chính các môn đệ cưng nhất làm lơ, ngủ vùi. Ông Phêrô, ông Giacobê và ông Gioan, tất cả đều ngủ vùi khi Chúa Giêsu cầu nguyện mồ hôi đẫm máu. Trước thượng hội đồng Do Thái, không ai dám bênh vực Ngài, chỉ toàn những người tố cáo gian, Phêrô ở ngoài chối Chúa( Mc 14, 62-71 ). Chỉ có con gà trống làm chứng cho lời Ngài nói với Phêrô là sự thật ( Mc 15, 34-35 ). Còn lại mấy người phụ nữ trung thành với Người, nhưng cũng chỉ đứng xa xa mà nhìn ( Mc 15, 40 ).Trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Mác-cô viết về Chúa Giêsu thật cô đơn. Thánh Gioan cho chúng ta thấy sự trái ngược với cảnh tượng cô đơn này.: dưới chân thập giá có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria Cléophas và Maria Mađalêna ( Ga 19, 25 ).
Điểm thứ hai mà Tin Mừng Mác-cô đề cập tới là sự im lặng. So với ba Tin mừng khác, Phúc Âm của Mác-cô cho thấy Chúa Giêsu giữ im lặng tuyệt đối : trước thương hội đồng, trước mặt Philatô và trên thập giá. Chúa Giêsu chỉ trả lời thượng tế một lần, Philatô một lần và trên thập giá chỉ thốt ra có một lời mà thôi.
Tuy nhiên, sự cô đơn và im lặng.Sự đau khổ đến tột cùng như Thiên Chúa Cha hầu như cũng bỏ mình thì viên đại đội trưởng của quân đội roma đã tuyên xưng :” Quả thật Người này là Con Thiên Chúa “ ( Mc 15, 39 ).
Trình thuật của Mác-cô xem ra không văn chương, không trau chuốt, có thể là vụng về, nhưng chính cái đơn sơ ấy lại nói lên cả một Mầu Nhiệm lớn lao: Mầu Nhiệm của Sự Sống, Sự Chết và Sự Phục Sinh. Bởi vì, đứng trước Mầu Nhiệm người ta chỉ có thể thờ lạy, tạ ơn và khâm phục. Sự im lặng của Mác-cô là sự im lặng thánh. Trước Mầu Nhiệm hay trước bí mật Mêsia, người ta âm thầm, thinh lặng nội tâm để nhận ra Đấng cao cả đã :…” khước từ tất cả, mặc lấy thân phận nô lệ thấp hèn, trở nên giống một kẻ phàm nhân, cuộc đời chẳng khác chi người thế, lại còn tự hạ, sống phục tùng cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự..” ( Pl 2, 7-9 ). Chúa Giêsu là một Con người, do đó, chúng ta phải tìm gặp Người, chúng ta mới hiểu và mới tin được Người.
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một cuộc thương khó sống động: một Mầu Nhiệm của lòng tin. Chúng ta hiểu được thế nào là Chúa Giêsu: Ngài cũng biết đau, biết khổ, biết nhục nhã ê chề trước những lời nhạo báng, phỉ nhổ của quân dữ…Ngài chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha : “Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con đừng uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý con mà là ý Cha “.
Vâng Tin Mừng của thánh Mác-cô là phản ảnh phần nào chính là niềm tin của thánh Phêrô. Chính vì thế, Tin Mừng của thánh Mac-cô đặt cho mọi người biết :” Chúa Giêsu là ai ? “.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “ …Hôm nay chúng ta đón rước Người. Và đây cũng là lời đầu tiên tôi muốn nói với các bạn : Hãy vui lên ! Đừng bao giờ là những người nam người nữ buồn rầu. Một Kitô hữu không bao giờ được như vậy ! Các bạn đừng bao giờ để cho mình bị thất vọng, chán chường ! Niềm vui của chúng ta không phải là một niềm vui phát sinh từ việc sở hữu nhiều sự, nhưng nó đến từ việc chúng ta đã gặp được một nhân vật : Đó là Chúa Giêsu, Người ở giữa chúng ta…”.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được kết hiệp với sự thương khó của Chúa để chúng con được chết với Chúa và được Phục sinh với Người. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng của Mác-cô là Tin Mừng thế nào ?
2.Cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Mác-cô mang ý nghĩa gì ?
3.Dưới chân thập giá theo thánh Mác-cô có những ai ?
4.Thánh Gioan viết thế nào dưới chân thập giá ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:11 19/03/2015
BỐN VỊ TU SĨ
Có bốn vị tu sĩ hẹn với nhau bế quan (đóng cửa) một tháng, trong một tháng này không một ai được nói lời nào.
Mới bắt đầu thì tất cả đều rất tốt, nhưng đến tối có một tu sĩ đột nhiên nhắc:
- “Không biết trước khi chúng ta bế quan, cổng lớn của tu viện đã đóng chưa nhỉ ?”
Một tu sĩ khác nói:
- “Đã nói rằng một tháng không nói chuyện, tại sao thầy lại mở miệng nói ?”
Vị tu sĩ thứ ba nói:
- “Không phải thầy cũng tự mình phá giới hay sao ?”
Vị tu sĩ thứ tư nói:
- “Cám ơn thượng đế, tôi là người duy nhất không phá giới.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Giữ gìn được cái miệng thì tránh được tai bay vạ gió, bởi vì chính cái miệng là “phát ngôn viên” những ý nghĩ tốt xấu của tâm hồn, và bởi vì “lòng có đầy thì miệng mới nói ra.” (Mt 12, 34b)
Giữ thinh lặng không nhất thiết là phải bế quan kín cổng cao tường, bởi vì khi tâm không lặng thì dù cho ở trong bốn bức tường tu viện, hay ẩn dật trong hang cùng núi thẳm thì tâm vẫn động vẫn “nói” như thường.
Có một vài người Ki-tô hữu đi đến các tu viện có bầu khí thanh tịnh để tĩnh tâm, nhưng lại đem theo điện thoại cầm tay, ăn trưa xong thì len lén ra ngoài phone cho bạn bè hoặc cho người nhà: cái tâm không tĩnh thì cái miệng tất nhiên phải động; có một vài người Ki-tô hữu tham dự tĩnh tâm của giáo xứ, nhưng cứ tụm ba tụm bảy để nói chuyện của người này đến người khác, có khi to tiếng cãi nhau, bởi vì khi tâm không tĩnh thì cái miệng phải động...
Muốn giữ được cái miệng không nói thì trước hết phải giữ cái tâm thật tĩnh, muốn giữ cái tâm thật tĩnh thì phải suy tư cầu nguyện tức là nói chuyện với Chúa, bởi vì khi chúng ta bận nói chuyện với Chúa rồi thì còn nói chuyện với ai nữa chứ !
Đó là bí quyết để giữ thinh lặng mà bốn vị tu sĩ đã quên sau khi ”mãn khóa” nhà tập hoặc mãn khóa lớp tu đức...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có bốn vị tu sĩ hẹn với nhau bế quan (đóng cửa) một tháng, trong một tháng này không một ai được nói lời nào.
Mới bắt đầu thì tất cả đều rất tốt, nhưng đến tối có một tu sĩ đột nhiên nhắc:
- “Không biết trước khi chúng ta bế quan, cổng lớn của tu viện đã đóng chưa nhỉ ?”
Một tu sĩ khác nói:
- “Đã nói rằng một tháng không nói chuyện, tại sao thầy lại mở miệng nói ?”
Vị tu sĩ thứ ba nói:
- “Không phải thầy cũng tự mình phá giới hay sao ?”
Vị tu sĩ thứ tư nói:
- “Cám ơn thượng đế, tôi là người duy nhất không phá giới.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Giữ gìn được cái miệng thì tránh được tai bay vạ gió, bởi vì chính cái miệng là “phát ngôn viên” những ý nghĩ tốt xấu của tâm hồn, và bởi vì “lòng có đầy thì miệng mới nói ra.” (Mt 12, 34b)
Giữ thinh lặng không nhất thiết là phải bế quan kín cổng cao tường, bởi vì khi tâm không lặng thì dù cho ở trong bốn bức tường tu viện, hay ẩn dật trong hang cùng núi thẳm thì tâm vẫn động vẫn “nói” như thường.
Có một vài người Ki-tô hữu đi đến các tu viện có bầu khí thanh tịnh để tĩnh tâm, nhưng lại đem theo điện thoại cầm tay, ăn trưa xong thì len lén ra ngoài phone cho bạn bè hoặc cho người nhà: cái tâm không tĩnh thì cái miệng tất nhiên phải động; có một vài người Ki-tô hữu tham dự tĩnh tâm của giáo xứ, nhưng cứ tụm ba tụm bảy để nói chuyện của người này đến người khác, có khi to tiếng cãi nhau, bởi vì khi tâm không tĩnh thì cái miệng phải động...
Muốn giữ được cái miệng không nói thì trước hết phải giữ cái tâm thật tĩnh, muốn giữ cái tâm thật tĩnh thì phải suy tư cầu nguyện tức là nói chuyện với Chúa, bởi vì khi chúng ta bận nói chuyện với Chúa rồi thì còn nói chuyện với ai nữa chứ !
Đó là bí quyết để giữ thinh lặng mà bốn vị tu sĩ đã quên sau khi ”mãn khóa” nhà tập hoặc mãn khóa lớp tu đức...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu Danh Ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:14 19/03/2015
N2T |
34. Chỉ có người nào biểu lộ tình yêu với mọi người, thì mới hoàn toàn yêu Thiên Chúa.
(Thánh Beda Venerabilis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Như hạt lúa gieo vào lòng đất và chết đi
Lm Jude Siciliano OP
23:05 19/03/2015
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (B)
Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33
NHƯ HẠT LÚA GIEO VÀO LÒNG ĐẤT VÀ CHẾT ĐI
Thiên Chúa không dễ gì bỏ rơi chúng ta. Đó là những gì ngôn sứ Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay. Thiên Chúa đã lập giao ước với dân Người tại núi Xinai (Xh 31,18). Giao ước đã được khắc vào hai tấm bia đá; một sự cam kết giữa Thiên Chúa và dân Israel. Sự che chở của Thiên Chúa tùy thuộc vào sự trung thành của dân với giao ước. Các ngôn sứ, như ngôn sứ Giêrêmia, luôn kêu gọi dân trở về với Thiên Chúa bất cứ khi nào họ rời bỏ mối tương giao với Người.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thấy những sai phạm của dân và trách mắng họ lòng chai dạ đá. “Nhưng lòng dân này thật ngoan cố, lì lợm; chúng tự tách rời và bỏ đi luôn” (Gr 5,23). Họ có Lề Luật, nhưng giao ước của họ với Thiên Chúa phải được đào sâu hơn nữa; nó phải tuôn trào từ trái tim khao khát.
Hôm nay chúng ta nghe những lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia về giao ước mới của Thiên Chúa với dân Người. Không giống như trước đây, giao ước này không còn được khắc ghi trên bia đá nhưng là vào lòng dạ của mỗi người. Với Lề Luật được ghi vào tâm khảm, mỗi người sẽ tự động thực thi ý Chúa. Họ sẽ sống những đòi hỏi của giao ước một cách cụ thể, không phải là từ những gì đã được viết ra nhưng là tuôn trào từ tâm hồn luôn hướng về Chúa.
Xưa kia, những đòi hỏi của giao ước phải được truyền đạt cho từng thế hệ. Tuy nhiên giờ đây, giao ước hứa rằng sẽ có một người thầy mới, đó chính là Thiên Chúa. “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của ta”.
Thiên Chúa dường như vẫn còn đang ghi vào lòng dạ con người. Họ thuộc về mọi dân tộc, tôn giáo và quốc gia khác nhau. Có bao nhiêu người tốt chúng ta đã từng biết hoặc nghe, họ là những người đã dành trọn cuộc đời của mình để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn như các bác sĩ và y tá đã đến Châu Phi để giúp các bệnh nhân bị nhiễm Êbôla. Những người này đã từ bỏ quê nhà êm ấm và sự nghiệp vững vàng của mình; họ đã bất chấp cả mạng sống của mình để đến với những con người đã mất hết niềm hy vọng. Một số người đã hành động vì niềm tin tôn giáo, số khác thì không. Điều gì đã khiến họ sẵn sàng hy sinh như thế? – Chính Thiên Chúa, Đấng đã khắc ghi vào lòng dạ chúng ta Lề Luật của Người, biến đổi họ.
Đó có phải là sợi dây liên kết giữa bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng không? Phải chăng Thiên Chúa cũng đã ghi khắc vào con tim của những người Hy Lạp đến với ông Philipphê và xin rằng, “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu?”.
Người ta nghĩ rằng thánh Gioan đã viết Tin Mừng này ở Êphêxô, vào khoảng năm 70 sau khi Chúa Giêsu chịu chết. Êphêxô là thành phố phồn thịnh, một trung tâm buôn bán, học thức, chính trị và tôn giáo. Nhưng đây cũng chính là nơi mà những Kitô hữu tiên khởi bị bách hại và tử đạo. Thậm chí một số người trong Giáo Hội đã phản bội những thành viên trong cộng đoàn của mình; nhưng những người khác vẫn kiên trung với niềm tin và sau đó đã lấy mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin ấy. Vì những đau khổ của họ thường là hệ quả của việc tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, nên không lạ gì khi thánh Gioan thường xuyên đề cập đến những khổ đau người Kitô hữu phải chịu ở đời này và vinh quang đang chờ đợi họ ở đời sau. “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Rõ ràng thánh Gioan không đơn thuần đề cập đến một hiện tượng trong nông nghiệp.
Tử vì đạo không phải một thực tế mà các thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải sợ hãi. Trong chuyến viếng thăm lần này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới vùng Trung Mỹ, tiêu điểm một lần nữa lại được nhắm đến những người Kitô hữu trung thành đã làm chứng bằng chính mạng sống mình trong những thập niên gần đây. Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ nâng đức Tổng Giám mục Oscar Romero, giám mục tử đạo của El Salvador, lên bậc hiển thánh khi người đến thăm đất nước này. Đức Tổng Giám mục đã bị các điền chủ giàu có và tập đoàn quân phiệt sát hại, vì họ coi người là một tên cộng sản. Giờ đây, họ sẽ phải gọi người là thánh Oscar Romero. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi… ”
Ngày 12 tháng 2 kỷ niệm 10 năm vụ giết hại nữ tu Dorothy Stang, người dấn thân bênh vực không mệt mỏi cho dân nghèo Brazil hơn 30 năm qua. Chị đã bị chống đối và đe doạ từ những điền chủ độc ác, những người này đã chặt phá rừng nhiệt đới Amazon rồi xua đuổi những người nông dân ra khỏi đấy. Đang khi những kẻ ám sát tiến đến chị trên một con đường hẻo lánh, chị đã lấy quyển sách Kinh Thánh ra và đọc lớn tiếng đoạn Tám mối phúc. Chúng bắn chị. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”
Bộ phim “Selma” nhắc nhở chúng ta về những người nam nữ anh dũng đã diễu hành với tiến sĩ King từ Selma đến Montgomery cách nay 50 năm. Nhiều người trong số họ là linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo hữu từ khắp nước Mỹ đã tham gia vào đoàn diễu hành đó. Một số bị cảnh sát đánh đập vào ngày 7 tháng 3 năm 1955, “ngày Chúa Nhật Máu”, ở Edmund Pettus Bridge. Cũng trong tháng đó, trong số những người xuống đường vì quyền dân sự, mục sư James Reeb, mục sư Hội thánh Phổ quát Độc vị đã bị sát hại. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”
Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau. Kẻ chịu tử đạo là người biết chấp nhận những hy sinh và đau đớn vì muốn trung thành với Đức Kitô và đường lối của Người. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của mình vác thập giá và bước theo Người. Nhiều khi chúng ta phải chịu đau khổ và mất mát vì những thử thách Chúa gửi đến. Tôi có thể trao tặng gì nữa cho những người đang thiếu; điều gì tôi sẽ không làm trong công việc và trong đời sống xã hội vì niềm tin của tôi; tôi dành bao nhiêu thời gian và các nguồn lực của mình cho giáo xứ và cộng đoàn; tôi sẽ bênh vực ai khi những người bạn của tôi lại dán nhãn và chụp mũ tha nhân; tôi sẽ từ bỏ điều gì để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình…?
Đức Giêsu đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi trung tín với thánh ý Chúa. “Con biết nói gì đây? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”.
Bài Tin mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của mấy người Hy Lạp với ông Philípphê, một môn đệ của Đức Giêsu. “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu.” Họ đâu muốn gặp người đại diện, song là muốn gặp chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Trong Tin Mừng Gioan, “gặp” tượng trưng cho việc đón nhận đức tin. Thánh Gioan cho rằng những người ngoại đang mong muốn “gặp”, tin vào Đức Giêsu.
Đức Giêsu dành cả cuộc đời mình chỉ để phục vụ cho dân Người (x.Rm 15,8). Những người Hy Lạp xin gặp Đức Giêsu biểu trưng cho toàn thể dân ngoại. Làm sao mà họ có thể tin vào Đức Giêsu? Đức Giêsu nói, “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu không còn hiện hữu bằng xương bằng thịt như chúng ta đây. Qua tác vụ, lời và thành tựu của cộng đoàn Kitô hữu xưa cũng như nay, người ta sẽ đến và “gặp” được Đức Giêsu.
Năm 1982, thần học gia và nhà giảng thuyết lỗi lạc dòng Tên, Walter Burghardt, cho xuất bản một quyển sách bài giảng vơi nhan đề là: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu: Những Bài Giảng Từ Đỉnh Đồi”. Trong phần giới thiệu, ông nói rằng mỗi tòa giảng cần phải được khắc câu này: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”, bởi vì câu trích này nhắc cho những nhà giảng thuyết biết đó chính là sứ mạng của họ, tức là giúp cho người nghe “gặp”, tin vào Đức Giêsu.
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34; Psalm 51; Hebrews 5: 7-9; John 12: 20-33
God simply does not give up on us. That’s what Jeremiah is telling us today. God initiated a covenant with the people at Sinai (Exodus 31:18). It was engraved on stone tablets; a mutual agreement between God and the Israelites. God’s protection would be conditioned on the people’s loyalty to the covenant. Prophets, like Jeremiah, called the people back to God whenever they wandered from their relationship with God.
Jeremiah had observed the people’s breaches and he blamed it on their hard and unresponsive hearts. "But this people’s heart is stubborn and rebellious: they turn and go away" (5:23). They had the law, but their covenant with God had to go deeper; it had to flow from a willing heart.
Today we hear Jeremiah’s anticipation of God’s new covenant with the people. Unlike the previous one, it would not be an exterior code of behavior. God would write this covenant by hand on each person’s heart. With the law written on the heart each person would act instinctively in God’s ways. They could live out the covenantal requirements in exterior acts, but the source would not be a written code. Instead, the people’s acts would flow from a heart turned to God.
Formerly the requirements of the covenant had to be taught to each new generation. But the promised covenant would have a new teacher, God. "I will place my law within them and write it upon their hearts."
God still seems to be writing on people’s hearts. These people belong to every race, religion and nation. How many good people have we known, or heard about, who have dedicated their lives to helping others? The doctors and nurses who went to Africa to help Ebola patients come to mind. They left their comfortable homes and careers and risked their lives to help a desperate people. Some did so out of religious convictions, others did not. They just wanted to serve humans in severe need. What could stir each of them to make such sacrifices? – the God who writes on our hearts and transforms them.
Is that the connection between our first reading and the gospel? Had God also written on the hearts of those Greeks who came to Philip and asked, "Sir, we would like to see Jesus?"
It is thought that John wrote his gospel in Ephesus, about 70 years after Jesus’ death. Ephesus was a sophisticated city, a center for trade, learning, government and religion. But it was also a place where early Christians were persecuted and martyred. Some in the church had even betrayed their own members; but others stayed loyal to their faith and subsequently suffered martyrdom. Since their suffering was often the consequence of professing their Christian faith, it’s no wonder John frequently alludes to the sufferings Christians must bear in their lives and the glory that awaits them in the next. "I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat. But if it dies it produces much fruit." It’s clear, John wasn’t just referring to an agricultural phenomenon.
Martyrdom isn’t just a reality the first generation Christians had to fear. With Pope Francis’ upcoming visit to Central America, focus once again has been placed on those faithful Christian witnesses who have been martyred there in recent decades. It is anticipated that the Pope will raise Archbishop Oscar Romero, the martyred bishop of El Salvador, to sainthood when he visits the country. He was killed by wealthy land owners and military people who called him a communist. Now they will have to speak of him as St. Oscar Romero. "Unless the grain of wheat dies...."
February 12 was the 10th anniversary of the murder of Sr. Dorothy Stang. For over 30 years she was a tireless advocate for the poor of Brazil. She was opposed and threatened by the ruthless land owners who were stripping the Amazon rainforest and displacing the peasants there. As her assassins approached her on an isolated road she pulled out her Bible and read aloud from the Beatitudes. They shot her. "Unless the grain of wheat dies…."
The movie "Selma" reminds us of the brave women and men who marched with Dr. King 50 years ago from Selma to Montgomery. Many were clergy, nuns, and church members from around the country who joined the marchers. Some were beaten by the police on March 7, 1955, "Bloody Sunday," at the Edmund Pettus Bridge. In the same month Rev. James Reeb, a Unitarian Universalist minister among the civil rights marchers, was murdered. "Unless the grain of wheat dies…."
There are many different forms of martyrdom. A martyr is one who accepts the sacrifices and pain which come from being faithful to Christ and his ways. Jesus invited his disciples to take up the cross and follow him. He challenges each of us to make choices that might be painful or costly. What extras will I forgo so I can give to those who lack; what will I not do in my work and social life because of my faith; how much of my time and resources go to my church and community; whom will I defend when my companions label or stereotype; what will I give up so that I can spend more time with my family, etc.?
Jesus has modeled for us the costs of being faithful to God’s will. "Yet what should I say, ‘Father save me from this hour?’ But it was for this purpose that I came to this hour."
Today’s gospel passage begins with a request put to Philip, a follower of Jesus, by some Greek inquirers. "Sir, we would like to see Jesus." They were not asking to see a painting of him. They wanted to see him in the flesh. In John’s Gospel "seeing" symbolizes coming to faith. John is suggesting that outsiders were hoping to "see," come to believe in Jesus.
In his own lifetime Jesus’ ministry was almost exclusively confined to his own people. (Romans 15:8). The Greeks who came asking to see Jesus represented the Gentile world. How would they come to believe in Jesus? Jesus said, "And when I am lifted up, I will draw everyone to myself." Jesus is no longer in the world in the flesh; but we are. Through the ministry, the words and works of the Christian community, back then and right now, people will come to "see" Jesus.
In 1982, the great Jesuit theologian and homiletician Walter Burghardt, S.J., published a book of his homilies entitled, "Sir, We Would like to See Jesus: Homilies from a Hilltop." In the Introduction he said that every pulpit should have that quote inscribed on it. "Sir, we would like to see Jesus," because that tells the preachers what their task is – to help listeners "see," come to faith, in Jesus.
Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33
NHƯ HẠT LÚA GIEO VÀO LÒNG ĐẤT VÀ CHẾT ĐI
Thiên Chúa không dễ gì bỏ rơi chúng ta. Đó là những gì ngôn sứ Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay. Thiên Chúa đã lập giao ước với dân Người tại núi Xinai (Xh 31,18). Giao ước đã được khắc vào hai tấm bia đá; một sự cam kết giữa Thiên Chúa và dân Israel. Sự che chở của Thiên Chúa tùy thuộc vào sự trung thành của dân với giao ước. Các ngôn sứ, như ngôn sứ Giêrêmia, luôn kêu gọi dân trở về với Thiên Chúa bất cứ khi nào họ rời bỏ mối tương giao với Người.
Ngôn sứ Giêrêmia đã thấy những sai phạm của dân và trách mắng họ lòng chai dạ đá. “Nhưng lòng dân này thật ngoan cố, lì lợm; chúng tự tách rời và bỏ đi luôn” (Gr 5,23). Họ có Lề Luật, nhưng giao ước của họ với Thiên Chúa phải được đào sâu hơn nữa; nó phải tuôn trào từ trái tim khao khát.
Hôm nay chúng ta nghe những lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia về giao ước mới của Thiên Chúa với dân Người. Không giống như trước đây, giao ước này không còn được khắc ghi trên bia đá nhưng là vào lòng dạ của mỗi người. Với Lề Luật được ghi vào tâm khảm, mỗi người sẽ tự động thực thi ý Chúa. Họ sẽ sống những đòi hỏi của giao ước một cách cụ thể, không phải là từ những gì đã được viết ra nhưng là tuôn trào từ tâm hồn luôn hướng về Chúa.
Xưa kia, những đòi hỏi của giao ước phải được truyền đạt cho từng thế hệ. Tuy nhiên giờ đây, giao ước hứa rằng sẽ có một người thầy mới, đó chính là Thiên Chúa. “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của ta”.
Thiên Chúa dường như vẫn còn đang ghi vào lòng dạ con người. Họ thuộc về mọi dân tộc, tôn giáo và quốc gia khác nhau. Có bao nhiêu người tốt chúng ta đã từng biết hoặc nghe, họ là những người đã dành trọn cuộc đời của mình để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn như các bác sĩ và y tá đã đến Châu Phi để giúp các bệnh nhân bị nhiễm Êbôla. Những người này đã từ bỏ quê nhà êm ấm và sự nghiệp vững vàng của mình; họ đã bất chấp cả mạng sống của mình để đến với những con người đã mất hết niềm hy vọng. Một số người đã hành động vì niềm tin tôn giáo, số khác thì không. Điều gì đã khiến họ sẵn sàng hy sinh như thế? – Chính Thiên Chúa, Đấng đã khắc ghi vào lòng dạ chúng ta Lề Luật của Người, biến đổi họ.
Đó có phải là sợi dây liên kết giữa bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng không? Phải chăng Thiên Chúa cũng đã ghi khắc vào con tim của những người Hy Lạp đến với ông Philipphê và xin rằng, “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu?”.
Người ta nghĩ rằng thánh Gioan đã viết Tin Mừng này ở Êphêxô, vào khoảng năm 70 sau khi Chúa Giêsu chịu chết. Êphêxô là thành phố phồn thịnh, một trung tâm buôn bán, học thức, chính trị và tôn giáo. Nhưng đây cũng chính là nơi mà những Kitô hữu tiên khởi bị bách hại và tử đạo. Thậm chí một số người trong Giáo Hội đã phản bội những thành viên trong cộng đoàn của mình; nhưng những người khác vẫn kiên trung với niềm tin và sau đó đã lấy mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin ấy. Vì những đau khổ của họ thường là hệ quả của việc tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, nên không lạ gì khi thánh Gioan thường xuyên đề cập đến những khổ đau người Kitô hữu phải chịu ở đời này và vinh quang đang chờ đợi họ ở đời sau. “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Rõ ràng thánh Gioan không đơn thuần đề cập đến một hiện tượng trong nông nghiệp.
Tử vì đạo không phải một thực tế mà các thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải sợ hãi. Trong chuyến viếng thăm lần này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới vùng Trung Mỹ, tiêu điểm một lần nữa lại được nhắm đến những người Kitô hữu trung thành đã làm chứng bằng chính mạng sống mình trong những thập niên gần đây. Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ nâng đức Tổng Giám mục Oscar Romero, giám mục tử đạo của El Salvador, lên bậc hiển thánh khi người đến thăm đất nước này. Đức Tổng Giám mục đã bị các điền chủ giàu có và tập đoàn quân phiệt sát hại, vì họ coi người là một tên cộng sản. Giờ đây, họ sẽ phải gọi người là thánh Oscar Romero. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi… ”
Ngày 12 tháng 2 kỷ niệm 10 năm vụ giết hại nữ tu Dorothy Stang, người dấn thân bênh vực không mệt mỏi cho dân nghèo Brazil hơn 30 năm qua. Chị đã bị chống đối và đe doạ từ những điền chủ độc ác, những người này đã chặt phá rừng nhiệt đới Amazon rồi xua đuổi những người nông dân ra khỏi đấy. Đang khi những kẻ ám sát tiến đến chị trên một con đường hẻo lánh, chị đã lấy quyển sách Kinh Thánh ra và đọc lớn tiếng đoạn Tám mối phúc. Chúng bắn chị. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”
Bộ phim “Selma” nhắc nhở chúng ta về những người nam nữ anh dũng đã diễu hành với tiến sĩ King từ Selma đến Montgomery cách nay 50 năm. Nhiều người trong số họ là linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo hữu từ khắp nước Mỹ đã tham gia vào đoàn diễu hành đó. Một số bị cảnh sát đánh đập vào ngày 7 tháng 3 năm 1955, “ngày Chúa Nhật Máu”, ở Edmund Pettus Bridge. Cũng trong tháng đó, trong số những người xuống đường vì quyền dân sự, mục sư James Reeb, mục sư Hội thánh Phổ quát Độc vị đã bị sát hại. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi…”
Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau. Kẻ chịu tử đạo là người biết chấp nhận những hy sinh và đau đớn vì muốn trung thành với Đức Kitô và đường lối của Người. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của mình vác thập giá và bước theo Người. Nhiều khi chúng ta phải chịu đau khổ và mất mát vì những thử thách Chúa gửi đến. Tôi có thể trao tặng gì nữa cho những người đang thiếu; điều gì tôi sẽ không làm trong công việc và trong đời sống xã hội vì niềm tin của tôi; tôi dành bao nhiêu thời gian và các nguồn lực của mình cho giáo xứ và cộng đoàn; tôi sẽ bênh vực ai khi những người bạn của tôi lại dán nhãn và chụp mũ tha nhân; tôi sẽ từ bỏ điều gì để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình…?
Đức Giêsu đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi trung tín với thánh ý Chúa. “Con biết nói gì đây? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”.
Bài Tin mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của mấy người Hy Lạp với ông Philípphê, một môn đệ của Đức Giêsu. “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu.” Họ đâu muốn gặp người đại diện, song là muốn gặp chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Trong Tin Mừng Gioan, “gặp” tượng trưng cho việc đón nhận đức tin. Thánh Gioan cho rằng những người ngoại đang mong muốn “gặp”, tin vào Đức Giêsu.
Đức Giêsu dành cả cuộc đời mình chỉ để phục vụ cho dân Người (x.Rm 15,8). Những người Hy Lạp xin gặp Đức Giêsu biểu trưng cho toàn thể dân ngoại. Làm sao mà họ có thể tin vào Đức Giêsu? Đức Giêsu nói, “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu không còn hiện hữu bằng xương bằng thịt như chúng ta đây. Qua tác vụ, lời và thành tựu của cộng đoàn Kitô hữu xưa cũng như nay, người ta sẽ đến và “gặp” được Đức Giêsu.
Năm 1982, thần học gia và nhà giảng thuyết lỗi lạc dòng Tên, Walter Burghardt, cho xuất bản một quyển sách bài giảng vơi nhan đề là: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu: Những Bài Giảng Từ Đỉnh Đồi”. Trong phần giới thiệu, ông nói rằng mỗi tòa giảng cần phải được khắc câu này: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”, bởi vì câu trích này nhắc cho những nhà giảng thuyết biết đó chính là sứ mạng của họ, tức là giúp cho người nghe “gặp”, tin vào Đức Giêsu.
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34; Psalm 51; Hebrews 5: 7-9; John 12: 20-33
God simply does not give up on us. That’s what Jeremiah is telling us today. God initiated a covenant with the people at Sinai (Exodus 31:18). It was engraved on stone tablets; a mutual agreement between God and the Israelites. God’s protection would be conditioned on the people’s loyalty to the covenant. Prophets, like Jeremiah, called the people back to God whenever they wandered from their relationship with God.
Jeremiah had observed the people’s breaches and he blamed it on their hard and unresponsive hearts. "But this people’s heart is stubborn and rebellious: they turn and go away" (5:23). They had the law, but their covenant with God had to go deeper; it had to flow from a willing heart.
Today we hear Jeremiah’s anticipation of God’s new covenant with the people. Unlike the previous one, it would not be an exterior code of behavior. God would write this covenant by hand on each person’s heart. With the law written on the heart each person would act instinctively in God’s ways. They could live out the covenantal requirements in exterior acts, but the source would not be a written code. Instead, the people’s acts would flow from a heart turned to God.
Formerly the requirements of the covenant had to be taught to each new generation. But the promised covenant would have a new teacher, God. "I will place my law within them and write it upon their hearts."
God still seems to be writing on people’s hearts. These people belong to every race, religion and nation. How many good people have we known, or heard about, who have dedicated their lives to helping others? The doctors and nurses who went to Africa to help Ebola patients come to mind. They left their comfortable homes and careers and risked their lives to help a desperate people. Some did so out of religious convictions, others did not. They just wanted to serve humans in severe need. What could stir each of them to make such sacrifices? – the God who writes on our hearts and transforms them.
Is that the connection between our first reading and the gospel? Had God also written on the hearts of those Greeks who came to Philip and asked, "Sir, we would like to see Jesus?"
It is thought that John wrote his gospel in Ephesus, about 70 years after Jesus’ death. Ephesus was a sophisticated city, a center for trade, learning, government and religion. But it was also a place where early Christians were persecuted and martyred. Some in the church had even betrayed their own members; but others stayed loyal to their faith and subsequently suffered martyrdom. Since their suffering was often the consequence of professing their Christian faith, it’s no wonder John frequently alludes to the sufferings Christians must bear in their lives and the glory that awaits them in the next. "I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat. But if it dies it produces much fruit." It’s clear, John wasn’t just referring to an agricultural phenomenon.
Martyrdom isn’t just a reality the first generation Christians had to fear. With Pope Francis’ upcoming visit to Central America, focus once again has been placed on those faithful Christian witnesses who have been martyred there in recent decades. It is anticipated that the Pope will raise Archbishop Oscar Romero, the martyred bishop of El Salvador, to sainthood when he visits the country. He was killed by wealthy land owners and military people who called him a communist. Now they will have to speak of him as St. Oscar Romero. "Unless the grain of wheat dies...."
February 12 was the 10th anniversary of the murder of Sr. Dorothy Stang. For over 30 years she was a tireless advocate for the poor of Brazil. She was opposed and threatened by the ruthless land owners who were stripping the Amazon rainforest and displacing the peasants there. As her assassins approached her on an isolated road she pulled out her Bible and read aloud from the Beatitudes. They shot her. "Unless the grain of wheat dies…."
The movie "Selma" reminds us of the brave women and men who marched with Dr. King 50 years ago from Selma to Montgomery. Many were clergy, nuns, and church members from around the country who joined the marchers. Some were beaten by the police on March 7, 1955, "Bloody Sunday," at the Edmund Pettus Bridge. In the same month Rev. James Reeb, a Unitarian Universalist minister among the civil rights marchers, was murdered. "Unless the grain of wheat dies…."
There are many different forms of martyrdom. A martyr is one who accepts the sacrifices and pain which come from being faithful to Christ and his ways. Jesus invited his disciples to take up the cross and follow him. He challenges each of us to make choices that might be painful or costly. What extras will I forgo so I can give to those who lack; what will I not do in my work and social life because of my faith; how much of my time and resources go to my church and community; whom will I defend when my companions label or stereotype; what will I give up so that I can spend more time with my family, etc.?
Jesus has modeled for us the costs of being faithful to God’s will. "Yet what should I say, ‘Father save me from this hour?’ But it was for this purpose that I came to this hour."
Today’s gospel passage begins with a request put to Philip, a follower of Jesus, by some Greek inquirers. "Sir, we would like to see Jesus." They were not asking to see a painting of him. They wanted to see him in the flesh. In John’s Gospel "seeing" symbolizes coming to faith. John is suggesting that outsiders were hoping to "see," come to believe in Jesus.
In his own lifetime Jesus’ ministry was almost exclusively confined to his own people. (Romans 15:8). The Greeks who came asking to see Jesus represented the Gentile world. How would they come to believe in Jesus? Jesus said, "And when I am lifted up, I will draw everyone to myself." Jesus is no longer in the world in the flesh; but we are. Through the ministry, the words and works of the Christian community, back then and right now, people will come to "see" Jesus.
In 1982, the great Jesuit theologian and homiletician Walter Burghardt, S.J., published a book of his homilies entitled, "Sir, We Would like to See Jesus: Homilies from a Hilltop." In the Introduction he said that every pulpit should have that quote inscribed on it. "Sir, we would like to see Jesus," because that tells the preachers what their task is – to help listeners "see," come to faith, in Jesus.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Parolin kết thúc viếng thăm Bạch Nga
Lm. Trần Đức Anh OP
14:26 19/03/2015
ROMA. Hôm 16-3-2015, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trở về Roma, sau 4 ngày viếng thăm tại Cộng hòa Bạch Nga (Belarus). Trước đó, hôm Chúa Nhật 15-3-2015, ĐHY đã chủ sự thánh lễ cho các tín hữu tại Nhà thờ chính tòa giáo phận thủ đô Minsk.
Trong bài giảng, ĐHY Parolin cho biết ”ĐTC Phanxicô muốn đến đây giữa anh chị em, nhưng hoàn cảnh không cho phép ước muốn này được thực hiện. Vì thế, ngài ủy thác cho tôi nhiệm vụ chuyển đến anh chị em tất cả lòng quí mến của ngài đối với dân tộc Bạch Nga, và đặc biệt là các anh chị em Công Giáo. ĐGH biết rõ anh chị em đã trải qua những thời điểm thực sự khó khăn.”
ĐHY nói: Cả trong thời kỳ gần đây, ”các linh mục đã bị phát lưu, các nhà thờ bị phá hủy, các cộng đoàn bị phân tán, trong khi một chiến dịch tuyên truyền có tổ chức qui mô được phát động nhắm xóa bỏ hình ảnh Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn các tín hữu. Tai ương mà anh chị em phải chịu thật là bao la.. ĐTC cúi mừng trước lịch sử đau thương ấy”.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói thêm rằng ”Bao nhiêu tăm tối vây quanh chúng ta, nhưng những ngày này, tôi đã nghe những tường thuật và gặp gỡ những người đã củng cố tôi trong đức tin.. Những người đã phản đối, đã nổi lên phản kháng, đứng trước những lạm dụng và bạo lực.. Ngày nay, cuộc chiến đấu chống lại những thần tượng nhỏ muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa, chống lại những ảo tưởng làm giàu dễ dàng, sự đánh mất ý thức về điều thiện và điều ác, và cả sự dửng dưng.. Anh chị em thân mến, ĐGH ủy cho tôi nói với anh chị em rằng, qua những đau khổ anh chị em đã chịu nhân danh đức tin, anh chị em là những hoa đẹp nhất trong vườn Giáo Hội và chúng tôi đang cần anh chị em. Chúng tôi không thể mất anh chị em và không để anh chị em lẻ loi”.
Trong những ngày viếng thăm Bạch Nga, ĐHY Parolin đã gặp tổng thống Aleksander Lukaschenko hôm 13-3-2015 cũng như các đại diện chính quyền và các GM nước này. Ngoài ra ngài đã đặt viên đá đầu tiên xây tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại thủ đô Minsk, và hội kiến với vị thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống tại Bạch Nga là Đức TGM Pawel.
Trong số 10 triệu dân tại Bạch Nga, có khoảng 1 triệu 500 ngàn tín hữu Công Giáo và là tôn giáo lớn thứ hai tại nước này sau Giáo Hội Chính Thống. Bạch Nga đang bị Liên hiệp Âu Châu và Hoa kỳ cô lập vì họ không chấp nhận chính sách của tổng thống Lukaschenko và coi ông là ”nhà độc tài cuối cùng ở Âu Châu”.
Hồi năm 2008, tổng thống Lukaschenko đã thỏa thuận với ĐHY Quốc vụ khanh bấy giờ là ĐHY Tarcisio Bertone về các cuộc thương thảo để tiến tới một hiệp định giữa Bạch Nga và Tòa Thánh. Nhưng các cuộc thương thảo bị khựng lại vì sự chống đối của Giáo Hội Chính Thống chiếm đa số dân tại nước này.(Apic 15-3-2015)
Trong bài giảng, ĐHY Parolin cho biết ”ĐTC Phanxicô muốn đến đây giữa anh chị em, nhưng hoàn cảnh không cho phép ước muốn này được thực hiện. Vì thế, ngài ủy thác cho tôi nhiệm vụ chuyển đến anh chị em tất cả lòng quí mến của ngài đối với dân tộc Bạch Nga, và đặc biệt là các anh chị em Công Giáo. ĐGH biết rõ anh chị em đã trải qua những thời điểm thực sự khó khăn.”
ĐHY nói: Cả trong thời kỳ gần đây, ”các linh mục đã bị phát lưu, các nhà thờ bị phá hủy, các cộng đoàn bị phân tán, trong khi một chiến dịch tuyên truyền có tổ chức qui mô được phát động nhắm xóa bỏ hình ảnh Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn các tín hữu. Tai ương mà anh chị em phải chịu thật là bao la.. ĐTC cúi mừng trước lịch sử đau thương ấy”.
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói thêm rằng ”Bao nhiêu tăm tối vây quanh chúng ta, nhưng những ngày này, tôi đã nghe những tường thuật và gặp gỡ những người đã củng cố tôi trong đức tin.. Những người đã phản đối, đã nổi lên phản kháng, đứng trước những lạm dụng và bạo lực.. Ngày nay, cuộc chiến đấu chống lại những thần tượng nhỏ muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa, chống lại những ảo tưởng làm giàu dễ dàng, sự đánh mất ý thức về điều thiện và điều ác, và cả sự dửng dưng.. Anh chị em thân mến, ĐGH ủy cho tôi nói với anh chị em rằng, qua những đau khổ anh chị em đã chịu nhân danh đức tin, anh chị em là những hoa đẹp nhất trong vườn Giáo Hội và chúng tôi đang cần anh chị em. Chúng tôi không thể mất anh chị em và không để anh chị em lẻ loi”.
Trong những ngày viếng thăm Bạch Nga, ĐHY Parolin đã gặp tổng thống Aleksander Lukaschenko hôm 13-3-2015 cũng như các đại diện chính quyền và các GM nước này. Ngoài ra ngài đã đặt viên đá đầu tiên xây tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại thủ đô Minsk, và hội kiến với vị thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống tại Bạch Nga là Đức TGM Pawel.
Trong số 10 triệu dân tại Bạch Nga, có khoảng 1 triệu 500 ngàn tín hữu Công Giáo và là tôn giáo lớn thứ hai tại nước này sau Giáo Hội Chính Thống. Bạch Nga đang bị Liên hiệp Âu Châu và Hoa kỳ cô lập vì họ không chấp nhận chính sách của tổng thống Lukaschenko và coi ông là ”nhà độc tài cuối cùng ở Âu Châu”.
Hồi năm 2008, tổng thống Lukaschenko đã thỏa thuận với ĐHY Quốc vụ khanh bấy giờ là ĐHY Tarcisio Bertone về các cuộc thương thảo để tiến tới một hiệp định giữa Bạch Nga và Tòa Thánh. Nhưng các cuộc thương thảo bị khựng lại vì sự chống đối của Giáo Hội Chính Thống chiếm đa số dân tại nước này.(Apic 15-3-2015)
Truyền thông Công Giáo và thời đại kỹ thuật số
Vũ Van An
17:09 19/03/2015
Theo hãng tin Zenit ngày 17 tháng Ba vừa qua, sức mạnh đệ nhất đẳng của truyền thông trong Giáo Hội là lôi cuốn bằng chứng tá bản thân chứ không phải tuyên truyền tôn giáo. Người Công Giáo được mời gọi hiện diện giữa các thách đố và vận hội do thời đại kỹ thuật số đem tới, bằng cách làm chứng hơn là “oanh kích” bằng tín liệu.
Đó là các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các cộng đoàn sẵn sàng chào đón, một cách cụ thể và thân ái, những người nam nữ đã tìm thấy Chúa Giêsu qua hệ thống liên mạng hòan cầu (www).
ZENIT: Đâu là các thách đố và mới lạ trong truyền thông đối với Giáo Hội ngày nay?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Tôi nghĩ rằng một trong các thách đố lớn lao mà ta phải giải quyết ngày nay, đặc biệt, là sự hiện diện của Giáo Hội trong bối cảnh do các kỹ thuật mới tạo ra. Chắc chắn, Giáo Hội lấy chứng tá bản thân làm điểm qui chiếu và Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc nhở ta điều đó, giống như các vị tiền nhiệm của ngài, và cả Đức Phaolô VI nữa trong Evangelii nuntiandi, tức văn kiện nhấn mạnh rằng Giáo Hội truyền thông bằng lôi cuốn, chứ không bằng tuyên truyền tôn giáo. Do đó, điều quan trọng là: lôi cuốn có nghĩa: người khác hiểu được sứ điệp của ta là nhờ chứng tá. Đây là sức mạnh đệ nhất đẳng của truyền thông trong Giáo Hội. Ngoài ra, chúng ta vẫn sử dụng các phương tiện truyền thống. Như báo chí, truyền thanh và truyền hình, cho dù không ai chối cãi được rằng ngày nay, các kỹ thuật mới trong truyền thông đã phát sinh ra điều ta gọi là lục địa kỹ thuật số. Do đó, tôi dám nói rằng đây là một thách đố lớn nhưng cũng là một vận may lớn.
ZENIT: Và trong cả các mạng lưới xã hội?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Trong bối cảnh lớn của các mạng lưới xã hội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho các giá trị ta vốn tin tưởng. Bởi thế, trong thông điệp đầu tiên nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Đừng sợ bước vào các mạng lưới xã hội”. Đây không phải là một kêu gọi ngây thơ. Chúng ta biết rõ các rủi ro và nguy hiểm vốn hiện diện trong các mạng lưới xã hội và trên Liên Mạng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một kiểu nói rất hay; ngài nói rằng vấn đề không phải là “oanh kích” các mạng lưới xã hội bằng các sứ điệp tôn giáo, mà chủ đề sâu xa là làm chứng; là tổng hợp cuộc sống, giữa cuộc sống tôi và Tin Mừng. Vì, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từng nhắc nhở ta, con người thời nay tin các chứng tá nhiều hơn các thầy dạy. Và nếu họ tin thầy dạy là bởi vì thầy dạy này là một chứng nhân.
Các bạn ạ, tôi muốn nói rằng đây là chủ đề ẩn tàng: chấp nhận thách đố của các kỹ thuật mới, chấp nhận thách đố sẵn sàng hiện diện trong lục địa kỹ thuật số và tuyên xưng Tin Mừng vĩ đại thẩy đều đang vang dội khắp lục địa này.
ZENIT: Điều quan trọng có phải là các hội đồng giám mục, các giáo phận và các giáo xứ nên có trang mạng được cập nhật hóa hay không?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Một lần nữa, tôi tin rằng vấn đề không hẳn là cung cấp tín liệu, mà là làm chứng bằng cuộc sống của ta. Điều bất hạnh là: quả thực, trên thế giới hiện nay, không phải mọi giáo phận đều có trang mạng riêng, huống hồ là các giáo xứ. Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng, như tôi đã thưa, ta phải nắm lấy thách đố, lượng giá và đánh giá các vận may đang được đưa tới với ta, có khả năng đối thoại với những người có lẽ chưa bao giờ bước chân vào Giáo Hội, nhưng đang bước vào các trang mạng.
ZENIT: Nhưng trang mạng có đủ không?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Ta phải thừa nhận rằng đời sống Kitô hữu không thể chỉ được sống trước màn ảnh của một máy vi tính. Cuộc sống Kitô hữu đòi phải sống trong một cộng đoàn. Rồi tôi mới có thể gặp gỡ Chúa Kitô nhờ sự giúp đỡ phong phú và có mục tiêu của một trang mạng, nhưng chỉ sau khi tôi đã tìm được một cộng đoàn chịu tiếp nhận tôi và giúp tôi khả năng đảm nhiệm cuộc hành trình đức tin cụ thể. Bởi thế, theo quan điểm của tôi, tôi chào đón các cố gắng và kế sách nhằm giúp Giáo Hội hiện diện bằng các trang mạng vui tươi, dễ mến và đầy khích lệ, những trang mạng mời gọi người ta suy tư, giúp con người nam nữ ngày nay gặp gỡ Chúa Giêsu và biết Người nhiều hơn. Tuy nhiên, sau đó, rất cần có các cộng đồng có khả năng tiếp đón, một cách cụ thể và thân ái, những người nam nữ đã từng gặp Chúa Giêsu trên Liên mạng.
ZENIT: Những người làm việc trong ngành thông tin cần phải vô tư nhưng không dửng dưng. Làm sao đạt được điều này?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Chúng ta được mời gọi trở nên đầy tớ của sự thật. Tôi nghĩ tới lời lẽ tươi đẹp của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng truyền thông của chúng ta phải phục vụ sự thật về con người. Báo chí, mọi phương tiện truyền thông của ta, phải là khí cụ của sự thật về con người. Đó là một thách đố lớn lao, vì, rõ ràng, ta sẽ gặp rủi ro. Nếu tiêu chuẩn là lợi lộc bản thân hay thành quả kinh tế nào đó, thì kết cục ta sẽ không tôn trọng con người. Thay vào đó, ở đây, thông tin của ta, truyền thông của ta, và do đó, tôi thích nói tới truyền thông hơn là thông tin, truyền thông của ta phải thực sự tập trung vào con người và luôn nói sự thật về con người. Trong bối cảnh ngày nay, là bảo vệ con người và đem lại cho con người cơ hội và vận may để họ lớn lên hòng thể hiện đầy đủ ơn gọi của họ.
ZENIT: Đức Tổng Giám Mục thấy công việc của hãng tin Zenit ra sao?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Tôi luôn biết ơn những người làm việc trong lãnh vực truyền thông có khả năng chuyên nghiệp. Ở đây, tôi cũng xin nói rằng ngày nay đang có thách đố lớn. Và, trong bối cảnh ngày nay, đó là nhận lãnh việc phục vụ sự thật này, việc phục vụ Chúa Giêsu Kitô này. Và tôi luôn nhớ điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các nhà báo: chúng ta phải là các đầy tớ của chân, thiện, mỹ.
Nhờ ba ý niệm trên, nhờ ba thực tại trên, những gì đẹp, thật và tốt đều gặp nhau trong một hợp nhất sâu xa. Tôi tin rằng: vì con người thời nay, truyền thông của ta phải phục vụ cả ba thực tại ấy.
Đó là các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các cộng đoàn sẵn sàng chào đón, một cách cụ thể và thân ái, những người nam nữ đã tìm thấy Chúa Giêsu qua hệ thống liên mạng hòan cầu (www).
ZENIT: Đâu là các thách đố và mới lạ trong truyền thông đối với Giáo Hội ngày nay?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Tôi nghĩ rằng một trong các thách đố lớn lao mà ta phải giải quyết ngày nay, đặc biệt, là sự hiện diện của Giáo Hội trong bối cảnh do các kỹ thuật mới tạo ra. Chắc chắn, Giáo Hội lấy chứng tá bản thân làm điểm qui chiếu và Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc nhở ta điều đó, giống như các vị tiền nhiệm của ngài, và cả Đức Phaolô VI nữa trong Evangelii nuntiandi, tức văn kiện nhấn mạnh rằng Giáo Hội truyền thông bằng lôi cuốn, chứ không bằng tuyên truyền tôn giáo. Do đó, điều quan trọng là: lôi cuốn có nghĩa: người khác hiểu được sứ điệp của ta là nhờ chứng tá. Đây là sức mạnh đệ nhất đẳng của truyền thông trong Giáo Hội. Ngoài ra, chúng ta vẫn sử dụng các phương tiện truyền thống. Như báo chí, truyền thanh và truyền hình, cho dù không ai chối cãi được rằng ngày nay, các kỹ thuật mới trong truyền thông đã phát sinh ra điều ta gọi là lục địa kỹ thuật số. Do đó, tôi dám nói rằng đây là một thách đố lớn nhưng cũng là một vận may lớn.
ZENIT: Và trong cả các mạng lưới xã hội?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Trong bối cảnh lớn của các mạng lưới xã hội, chúng ta được mời gọi làm chứng cho các giá trị ta vốn tin tưởng. Bởi thế, trong thông điệp đầu tiên nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Đừng sợ bước vào các mạng lưới xã hội”. Đây không phải là một kêu gọi ngây thơ. Chúng ta biết rõ các rủi ro và nguy hiểm vốn hiện diện trong các mạng lưới xã hội và trên Liên Mạng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một kiểu nói rất hay; ngài nói rằng vấn đề không phải là “oanh kích” các mạng lưới xã hội bằng các sứ điệp tôn giáo, mà chủ đề sâu xa là làm chứng; là tổng hợp cuộc sống, giữa cuộc sống tôi và Tin Mừng. Vì, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từng nhắc nhở ta, con người thời nay tin các chứng tá nhiều hơn các thầy dạy. Và nếu họ tin thầy dạy là bởi vì thầy dạy này là một chứng nhân.
Các bạn ạ, tôi muốn nói rằng đây là chủ đề ẩn tàng: chấp nhận thách đố của các kỹ thuật mới, chấp nhận thách đố sẵn sàng hiện diện trong lục địa kỹ thuật số và tuyên xưng Tin Mừng vĩ đại thẩy đều đang vang dội khắp lục địa này.
ZENIT: Điều quan trọng có phải là các hội đồng giám mục, các giáo phận và các giáo xứ nên có trang mạng được cập nhật hóa hay không?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Một lần nữa, tôi tin rằng vấn đề không hẳn là cung cấp tín liệu, mà là làm chứng bằng cuộc sống của ta. Điều bất hạnh là: quả thực, trên thế giới hiện nay, không phải mọi giáo phận đều có trang mạng riêng, huống hồ là các giáo xứ. Tuy nhiên, tôi cũng tin rằng, như tôi đã thưa, ta phải nắm lấy thách đố, lượng giá và đánh giá các vận may đang được đưa tới với ta, có khả năng đối thoại với những người có lẽ chưa bao giờ bước chân vào Giáo Hội, nhưng đang bước vào các trang mạng.
ZENIT: Nhưng trang mạng có đủ không?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Ta phải thừa nhận rằng đời sống Kitô hữu không thể chỉ được sống trước màn ảnh của một máy vi tính. Cuộc sống Kitô hữu đòi phải sống trong một cộng đoàn. Rồi tôi mới có thể gặp gỡ Chúa Kitô nhờ sự giúp đỡ phong phú và có mục tiêu của một trang mạng, nhưng chỉ sau khi tôi đã tìm được một cộng đoàn chịu tiếp nhận tôi và giúp tôi khả năng đảm nhiệm cuộc hành trình đức tin cụ thể. Bởi thế, theo quan điểm của tôi, tôi chào đón các cố gắng và kế sách nhằm giúp Giáo Hội hiện diện bằng các trang mạng vui tươi, dễ mến và đầy khích lệ, những trang mạng mời gọi người ta suy tư, giúp con người nam nữ ngày nay gặp gỡ Chúa Giêsu và biết Người nhiều hơn. Tuy nhiên, sau đó, rất cần có các cộng đồng có khả năng tiếp đón, một cách cụ thể và thân ái, những người nam nữ đã từng gặp Chúa Giêsu trên Liên mạng.
ZENIT: Những người làm việc trong ngành thông tin cần phải vô tư nhưng không dửng dưng. Làm sao đạt được điều này?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Chúng ta được mời gọi trở nên đầy tớ của sự thật. Tôi nghĩ tới lời lẽ tươi đẹp của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nói rằng truyền thông của chúng ta phải phục vụ sự thật về con người. Báo chí, mọi phương tiện truyền thông của ta, phải là khí cụ của sự thật về con người. Đó là một thách đố lớn lao, vì, rõ ràng, ta sẽ gặp rủi ro. Nếu tiêu chuẩn là lợi lộc bản thân hay thành quả kinh tế nào đó, thì kết cục ta sẽ không tôn trọng con người. Thay vào đó, ở đây, thông tin của ta, truyền thông của ta, và do đó, tôi thích nói tới truyền thông hơn là thông tin, truyền thông của ta phải thực sự tập trung vào con người và luôn nói sự thật về con người. Trong bối cảnh ngày nay, là bảo vệ con người và đem lại cho con người cơ hội và vận may để họ lớn lên hòng thể hiện đầy đủ ơn gọi của họ.
ZENIT: Đức Tổng Giám Mục thấy công việc của hãng tin Zenit ra sao?
Đức Tổng Giám Mục Celli: Tôi luôn biết ơn những người làm việc trong lãnh vực truyền thông có khả năng chuyên nghiệp. Ở đây, tôi cũng xin nói rằng ngày nay đang có thách đố lớn. Và, trong bối cảnh ngày nay, đó là nhận lãnh việc phục vụ sự thật này, việc phục vụ Chúa Giêsu Kitô này. Và tôi luôn nhớ điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các nhà báo: chúng ta phải là các đầy tớ của chân, thiện, mỹ.
Nhờ ba ý niệm trên, nhờ ba thực tại trên, những gì đẹp, thật và tốt đều gặp nhau trong một hợp nhất sâu xa. Tôi tin rằng: vì con người thời nay, truyền thông của ta phải phục vụ cả ba thực tại ấy.
Richard Williamson, vị giám mục bị tuyệt thông đến hai lần
Vũ Van An
21:53 19/03/2015
Năm nay, Lễ Thánh Giuse, vị thánh của khiêm nhường, trung thành đầy tình phụ tử, bị hoen ố phần nào do biến cố giám mục Richard Williamson bị vạ tuyệt thông tiền kết lần thứ hai. Lần đầu, năm 1988, khi ngài được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre tấn phong giám mục. Vạ tuyệt thông tiền kết này được Đức Bênêđíctô XVI tháo gỡ năm 2009 như một thiện chí mời gọi Huynh Đoàn Thánh Piô X, nhóm ly khai của Tổng Giám Mục Lefèbre, đối thoại nhằm đưa họ trở về Đoàn Chiên Duy Nhất là Giáo Hội Công Giáo. Không những không biết đánh giá thiện chí gần như tột độ ấy của vị giáo hoàng học giả và tha thiết với chính nghĩa hợp nhất này, Richard William, vốn xuất thân từ Anh Giáo, vẫn tiếp tục thái độ cực lực chống lại mọi cố gắng hàn gắn hay nhích lại gần Giáo Hội Công Giáo của nhóm. Đến độ năm 2012, ngài bị Huynh Đoàn Thánh Piô X, do Đức Cha Bernard Fellay lãnh đạo, trục xuất khỏi đoàn.
Không nản, vị giám mục này càng hung hăng hơn trong việc chống lại Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội ngài coi như “tổ ấm của sơn ca” nhưng hiện bị chiếm giữ bất công bởi bày “chim cu duy hiện đại”. Ngài cho rằng nhóm của ngài, dù tách biệt khỏi Giáo Hội Công Giáo nói chung và Huynh Đoàn Thánh Piô X nói riêng, chính là số còn lại của những con sơn ca chính hiệu:
“Bất cứ nơi nào số còn lại của những con sơn ca chính hiệu tụ tập hữu hình, tại bất cứ tổ ấm dã chiến nào, họ vẫn ở trong Giáo Hội, họ vẫn là Giáo Hội hữu hình, và lời ca tươi đẹp của họ vẫn chứng minh cho bất cứ ai có tai để nghe rằng những con chim cu vẫn chẳng là gì khác mà chỉ là những con chim cu đánh cắp tổ ấm Công Giáo mà hiện họ đang cướp giữ”.
Ngài chỉ trích các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì “đui điếc”, thiếu khả năng “phân biệt lời ca của chim cu với lời ca của sơn ca”. Và ngày 19 tháng Ba vừa qua, nhằm đúng ngày lễ Thánh Cả Giuse, ngài đã tiến thêm một bước khiến ngài bị tuyệt thông tiền kết lần thứ hai: tự ý tấn phong vị linh mục 73 tuổi làm giám mục tại tu viện Santa Cruz ở Nova Friburgo, Ba Tây. Đó là Cha Jean-Michel Faure, người từng được Tổng Giám Mục Lefèbre phong chức linh mục năm 1977 và là người cũng đã ly khai khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X để phản đối chủ trương quá mềm của Đức Cha Bernard Fellay đối với Vatican.
Cha Faure cho rằng ngài thoả thuận được tấn phong, vì “chúng tôi không thể để phong trào chống đối không có giám mục”. Ngài và giám mục Williamson cho rằng việc bất tuân Tòa Thánh là điều cần thiết, giống hệt luận điệu của Lefèbre năm 1988, và được biện minh hoàn toàn, vì như trên đã nói, chỉ có phong trào của các ngài mới duy trì sự toàn vẹn của tín lý Công Giáo mà thôi.
Huynh Đoàn Thánh Piô X và Nhà Nước Palestine
Hai thực thể này, thực ra, không có bất cứ liên hệ nào. Nhưng nhà báo John Allen Jr. thấy chúng giống nhau ở thái độ “em chả, em chả” trước đề nghị mà ai cũng cho là hậu hĩnh.
Ngắm Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu chiến thắng sau khi bác bỏ giải pháp hai nhà nước với người Palestine, không ai không nhớ tới giờ phút định mệnh năm 2000 tại Camp David khi được đề nghị chiếm giữ 92 phần trăm West Bank, Yasser Arafat đã từ khước.
Arafat có lý hay không, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận, nhưng thái độ cứng rắn của hai bên trong những năm sau đó hình như là hậu quả trực tiếp của việc từ khước trên. Tuần này, người Công Giáo cũng có một cảm giác tương tự khi nghe tin giám mục Williamson phong chức giám mục trái phép cho một linh mục, một việc, trên thực tế, càng đẩy lui xa hơn nữa các cố gắng hòa giải giữa Huynh Đoàn Thánh Piô X và Tòa Thánh.
Huynh Đoàn trên do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre thành lập năm 1970 và trở thành kiên cố khi vị Tổng Giám Mục này phong chức giám mục trái phép cho bốn linh mục, trong đó có Williamson. Nói chung, Huynh Đoàn này phản đối các cải cách cấp tiến của Công Đồng Vatican II (1962-65). Vấn đề nòng cốt của họ là Thánh Lễ La Tinh kiểu xưa, nhưng thực ra sự phản đối của họ sâu xa hơn thế: trong đó, có việc đại kết và đối thoại liên tôn cũng như cố gắng của Giáo Hội nhằm bắt tay với thế giới hiện đại.
Giống người Palestine, những người duy truyền thống của Lefèbre, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã được đề nghị gần như mọi điều họ muốn làm điều kiện tái hợp nhất: cơ cấu tài phán riêng theo giáo luật, dược tự trị khỏi điều chính họ coi là cấp tiến thái quá, và cả lời tuyên bố thừa nhận tính đa dạng hợp pháp trong việc giải thích các văn kiện của Vatican II.
Giống Arafat họ tiếp tục “em chả, em chả” và những gì khác nay đã thành lịch sử: cuộc bầu cử một vị giáo hoàng không đầu tư nhiều như thế vào các mối liên hệ với người duy truyền thống, các phong trào Công Giáo rộng lớn hơn đang làm cho việc hợp nhất với họ khó có thể diễn ra, và nay sự rạn nứt ngay trong hàng ngũ duy truyền thống.
Tuy nhiên, theo Allen, sự thật là sự hòa dịu giữa Rôma và Huynh Đoàn Thánh Piô X không hẳn giống nền hòa bình giữa Do Thái và Palestine.
Williamson hiện nay bị coi như người ngoài của Huynh Đoàn Thánh Piô X. Xét về đoản kỳ, hành vi bất tuân của ngài có thể đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa những người còn lại của Huynh Đoàn với Tòa Thánh.
Người đứng đầu Huynh Đoàn hiện là Giám Mục Bernard Fellay, một người rất thực tiễn, muốn kéo nhóm của mình ra khỏi thế bí. Nhưng hành động của ngài vốn bị giới hạn bởi các phần tử quá khích trong Huynh Đoàn. Rất có thể nhờ không còn Williamson và những người theo vị này, Đức Cha Fellay sẽ hành động mạnh bạo hơn.
Theo Allen, người ta cũng lấy làm lạ: tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với Tòa Thánh đến thế. Huynh Đoàn tự cho mình có khoảng 1 triệu tín hữu khắp thế giới. Nếu đúng như thế thì cũng chỉ là 0.01 phần trăm tổng số 1 tỷ 2 người Công Giáo hoàn cầu. Đầu tư chừng ấy tài nguyên để cố lôi kéo một con số quá nhỏ như thế xem ra có vẻ không cân xứng.
Tuy vậy, có những lý do vững vàng khiến mọi vị giáo hoàng kể từ Đức Phaolô VI hết sức cố gắng hàn gắn cuộc ly giáo.
Nền thần học Công Giáo vốn cho rằng một vị giám mục được thụ phong hợp pháp có quyền phong chức cho một giám mục khác. Bởi đó, Vatican bó buộc phải thừa nhận cha Jean Michel Faure là một giám mục sau khi Williamson phong chức cho ngài, dù vẫn cho rằng cuộc phong chức này là trái phép (illicit) và sẽ không thừa nhận bất cứ thừa tác vụ nào do ngài thi hành.
Nói cách khác, cuộc ly giáo do một giám mục đích thực lãnh đạo có thể trở thành tự sao chép, một viễn ảnh không vị giáo hoàng nào lại không muốn tránh né.
Theo Allen, có ba lý do khiến việc tái hợp nhất với Huynh Đoàn Thánh Piô X mãi mãi là một giấc mơ, kể cả thời nay.
Thứ nhất, Fellay không phải là Arafat, người sáng lập ra Tổ Chức Giải Phóng Palestine và là cha đẻ ra quốc gia theo truyền thuyết. Arafat có lẽ là nhân vật duy nhất đáng lẽ đã thuyết phục được người Palestine chịu chấp nhận đề nghị trên.
Trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, vai trò đó là vai trò của một mình Lefèbre mà thôi, không của ai khác. Thành thử khi các thương thuyết dưới thời Đức Bênêđíctô XVI đạt tới điểm “cá cắn câu”, không ai có đủ thẩm quyền kéo mọi người bước theo.
Thứ hai, trở ngại hết sức lớn lao trong cuộc thương thuyết Do Thái/Palestine là việc người Palestine nằng nặc đòi quyền “hồi hương” theo nghĩa giành lại đất đai và nhà cửa bị người Do Thái chiếm ở buổi đầu cuộc xung khắc. Dù có thể hiểu được bao nhiêu đi nữa, điều ấy cũng không thể nào xẩy ra được, khiến cho bất cứ giải pháp cuối cùng nào cũng không thể bắt đầu.
Tương tự như thế, nhiều nhà duy truyền thống coi việc chính thức từ bỏ Công Đồng Vatican II là điều kiện để hoà giải với Rôma, điều này không thể nào có được.
Như Đức Bênêđíctô, các vị giáo hoàng có thể sẵn sàng thừa nhận những cách giải thích khác đối với công đồng trên hay việc công đồng này bị áp dụng sai lạc trong một số trường hợp. Chứ thừa nhận rằng thẩm quyền giáo huấn cao cả nhất của Giáo Hội Công Giáo sai lầm là điều hoàn toàn bất khả, đi quá xa.
Thứ ba, một khi thần ly giáo đã ra khỏi chai thì khó mà bắt nó vào lại được. Sau khi đã thần thánh hóa Lefèbre vì đã tách ly khỏi Rôma, người ta sẽ tự hỏi cần bao lâu nữa mới lại có những phần tử trong nhóm duy truyền thống gặp thế đất bằng nổi sóng, chịu không thấu, mới trỗi dậy bước ra khỏi để tái hợp với Rôma.
Rất có thể cái thế ấy đang diễn ra với việc Williamson tự ý phong giám mục cho một người cũng tách ly khỏi cả Rôma lẫn Huynh Đoàn Thánh Piô X. Nhưng vẫn có người nhớ dai cho rằng chẳng nên hy vọng gì nhiều.
Không nản, vị giám mục này càng hung hăng hơn trong việc chống lại Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội ngài coi như “tổ ấm của sơn ca” nhưng hiện bị chiếm giữ bất công bởi bày “chim cu duy hiện đại”. Ngài cho rằng nhóm của ngài, dù tách biệt khỏi Giáo Hội Công Giáo nói chung và Huynh Đoàn Thánh Piô X nói riêng, chính là số còn lại của những con sơn ca chính hiệu:
“Bất cứ nơi nào số còn lại của những con sơn ca chính hiệu tụ tập hữu hình, tại bất cứ tổ ấm dã chiến nào, họ vẫn ở trong Giáo Hội, họ vẫn là Giáo Hội hữu hình, và lời ca tươi đẹp của họ vẫn chứng minh cho bất cứ ai có tai để nghe rằng những con chim cu vẫn chẳng là gì khác mà chỉ là những con chim cu đánh cắp tổ ấm Công Giáo mà hiện họ đang cướp giữ”.
Ngài chỉ trích các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì “đui điếc”, thiếu khả năng “phân biệt lời ca của chim cu với lời ca của sơn ca”. Và ngày 19 tháng Ba vừa qua, nhằm đúng ngày lễ Thánh Cả Giuse, ngài đã tiến thêm một bước khiến ngài bị tuyệt thông tiền kết lần thứ hai: tự ý tấn phong vị linh mục 73 tuổi làm giám mục tại tu viện Santa Cruz ở Nova Friburgo, Ba Tây. Đó là Cha Jean-Michel Faure, người từng được Tổng Giám Mục Lefèbre phong chức linh mục năm 1977 và là người cũng đã ly khai khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X để phản đối chủ trương quá mềm của Đức Cha Bernard Fellay đối với Vatican.
Cha Faure cho rằng ngài thoả thuận được tấn phong, vì “chúng tôi không thể để phong trào chống đối không có giám mục”. Ngài và giám mục Williamson cho rằng việc bất tuân Tòa Thánh là điều cần thiết, giống hệt luận điệu của Lefèbre năm 1988, và được biện minh hoàn toàn, vì như trên đã nói, chỉ có phong trào của các ngài mới duy trì sự toàn vẹn của tín lý Công Giáo mà thôi.
Huynh Đoàn Thánh Piô X và Nhà Nước Palestine
Hai thực thể này, thực ra, không có bất cứ liên hệ nào. Nhưng nhà báo John Allen Jr. thấy chúng giống nhau ở thái độ “em chả, em chả” trước đề nghị mà ai cũng cho là hậu hĩnh.
Ngắm Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu chiến thắng sau khi bác bỏ giải pháp hai nhà nước với người Palestine, không ai không nhớ tới giờ phút định mệnh năm 2000 tại Camp David khi được đề nghị chiếm giữ 92 phần trăm West Bank, Yasser Arafat đã từ khước.
Arafat có lý hay không, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận, nhưng thái độ cứng rắn của hai bên trong những năm sau đó hình như là hậu quả trực tiếp của việc từ khước trên. Tuần này, người Công Giáo cũng có một cảm giác tương tự khi nghe tin giám mục Williamson phong chức giám mục trái phép cho một linh mục, một việc, trên thực tế, càng đẩy lui xa hơn nữa các cố gắng hòa giải giữa Huynh Đoàn Thánh Piô X và Tòa Thánh.
Huynh Đoàn trên do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre thành lập năm 1970 và trở thành kiên cố khi vị Tổng Giám Mục này phong chức giám mục trái phép cho bốn linh mục, trong đó có Williamson. Nói chung, Huynh Đoàn này phản đối các cải cách cấp tiến của Công Đồng Vatican II (1962-65). Vấn đề nòng cốt của họ là Thánh Lễ La Tinh kiểu xưa, nhưng thực ra sự phản đối của họ sâu xa hơn thế: trong đó, có việc đại kết và đối thoại liên tôn cũng như cố gắng của Giáo Hội nhằm bắt tay với thế giới hiện đại.
Giống người Palestine, những người duy truyền thống của Lefèbre, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã được đề nghị gần như mọi điều họ muốn làm điều kiện tái hợp nhất: cơ cấu tài phán riêng theo giáo luật, dược tự trị khỏi điều chính họ coi là cấp tiến thái quá, và cả lời tuyên bố thừa nhận tính đa dạng hợp pháp trong việc giải thích các văn kiện của Vatican II.
Giống Arafat họ tiếp tục “em chả, em chả” và những gì khác nay đã thành lịch sử: cuộc bầu cử một vị giáo hoàng không đầu tư nhiều như thế vào các mối liên hệ với người duy truyền thống, các phong trào Công Giáo rộng lớn hơn đang làm cho việc hợp nhất với họ khó có thể diễn ra, và nay sự rạn nứt ngay trong hàng ngũ duy truyền thống.
Tuy nhiên, theo Allen, sự thật là sự hòa dịu giữa Rôma và Huynh Đoàn Thánh Piô X không hẳn giống nền hòa bình giữa Do Thái và Palestine.
Williamson hiện nay bị coi như người ngoài của Huynh Đoàn Thánh Piô X. Xét về đoản kỳ, hành vi bất tuân của ngài có thể đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa những người còn lại của Huynh Đoàn với Tòa Thánh.
Người đứng đầu Huynh Đoàn hiện là Giám Mục Bernard Fellay, một người rất thực tiễn, muốn kéo nhóm của mình ra khỏi thế bí. Nhưng hành động của ngài vốn bị giới hạn bởi các phần tử quá khích trong Huynh Đoàn. Rất có thể nhờ không còn Williamson và những người theo vị này, Đức Cha Fellay sẽ hành động mạnh bạo hơn.
Theo Allen, người ta cũng lấy làm lạ: tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với Tòa Thánh đến thế. Huynh Đoàn tự cho mình có khoảng 1 triệu tín hữu khắp thế giới. Nếu đúng như thế thì cũng chỉ là 0.01 phần trăm tổng số 1 tỷ 2 người Công Giáo hoàn cầu. Đầu tư chừng ấy tài nguyên để cố lôi kéo một con số quá nhỏ như thế xem ra có vẻ không cân xứng.
Tuy vậy, có những lý do vững vàng khiến mọi vị giáo hoàng kể từ Đức Phaolô VI hết sức cố gắng hàn gắn cuộc ly giáo.
Nền thần học Công Giáo vốn cho rằng một vị giám mục được thụ phong hợp pháp có quyền phong chức cho một giám mục khác. Bởi đó, Vatican bó buộc phải thừa nhận cha Jean Michel Faure là một giám mục sau khi Williamson phong chức cho ngài, dù vẫn cho rằng cuộc phong chức này là trái phép (illicit) và sẽ không thừa nhận bất cứ thừa tác vụ nào do ngài thi hành.
Nói cách khác, cuộc ly giáo do một giám mục đích thực lãnh đạo có thể trở thành tự sao chép, một viễn ảnh không vị giáo hoàng nào lại không muốn tránh né.
Theo Allen, có ba lý do khiến việc tái hợp nhất với Huynh Đoàn Thánh Piô X mãi mãi là một giấc mơ, kể cả thời nay.
Thứ nhất, Fellay không phải là Arafat, người sáng lập ra Tổ Chức Giải Phóng Palestine và là cha đẻ ra quốc gia theo truyền thuyết. Arafat có lẽ là nhân vật duy nhất đáng lẽ đã thuyết phục được người Palestine chịu chấp nhận đề nghị trên.
Trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, vai trò đó là vai trò của một mình Lefèbre mà thôi, không của ai khác. Thành thử khi các thương thuyết dưới thời Đức Bênêđíctô XVI đạt tới điểm “cá cắn câu”, không ai có đủ thẩm quyền kéo mọi người bước theo.
Thứ hai, trở ngại hết sức lớn lao trong cuộc thương thuyết Do Thái/Palestine là việc người Palestine nằng nặc đòi quyền “hồi hương” theo nghĩa giành lại đất đai và nhà cửa bị người Do Thái chiếm ở buổi đầu cuộc xung khắc. Dù có thể hiểu được bao nhiêu đi nữa, điều ấy cũng không thể nào xẩy ra được, khiến cho bất cứ giải pháp cuối cùng nào cũng không thể bắt đầu.
Tương tự như thế, nhiều nhà duy truyền thống coi việc chính thức từ bỏ Công Đồng Vatican II là điều kiện để hoà giải với Rôma, điều này không thể nào có được.
Như Đức Bênêđíctô, các vị giáo hoàng có thể sẵn sàng thừa nhận những cách giải thích khác đối với công đồng trên hay việc công đồng này bị áp dụng sai lạc trong một số trường hợp. Chứ thừa nhận rằng thẩm quyền giáo huấn cao cả nhất của Giáo Hội Công Giáo sai lầm là điều hoàn toàn bất khả, đi quá xa.
Thứ ba, một khi thần ly giáo đã ra khỏi chai thì khó mà bắt nó vào lại được. Sau khi đã thần thánh hóa Lefèbre vì đã tách ly khỏi Rôma, người ta sẽ tự hỏi cần bao lâu nữa mới lại có những phần tử trong nhóm duy truyền thống gặp thế đất bằng nổi sóng, chịu không thấu, mới trỗi dậy bước ra khỏi để tái hợp với Rôma.
Rất có thể cái thế ấy đang diễn ra với việc Williamson tự ý phong giám mục cho một người cũng tách ly khỏi cả Rôma lẫn Huynh Đoàn Thánh Piô X. Nhưng vẫn có người nhớ dai cho rằng chẳng nên hy vọng gì nhiều.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà chung giáo phận Phú Cường mừng lễ thánh Giuse
Tôma Đỗ Lộc Sơn
08:16 19/03/2015
NHÀ CHUNG GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE
10 giờ sáng ngày 19/3/2015 tại Nguyện đường Nhà Chung giáo phận Phú Cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám mục giáo phận đã dâng thánh lễ mừng kính Thánh Giuse - quan thầy Nhà Chung, quan thầy Đức Cha, nhiều quý cha, thầy và nhiều anh em giáo giáo dân.
Xem Hình
Cùng hiệp dâng thánh lễ có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Phú Cường, Cha Tồng đại diện Micae Lê văn Khâm, quý cha quản hạt, quý cha cao niên, hơn 100 cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và khoảng 500 giáo dân xa gần.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần được nghe nói về thánh Giuse, được chiêm ngưỡng thánh Giuse qua các bức hoạ và truyện tích, để rồi một lần nào đó trong đời cũng tỏ lòng ngưỡng mộ tôn kính Ngài. Điều đó thật là công bình và chính đáng, vì không phải chỉ có chúng ta mà cả Giáo Hội, qua các triều đại Giáo Hoàng với bao văn kiện viết về Ngài, và hầu hết các Dòng Tu đều đặc biệt tôn kính Ngài. Mối tương quan nào đã đặt Ngài vào một địa vị vinh dự như thế, phải chăng vì Ngài đã đi vào tận căn của đời dâng hiến, sống đời thánh hiến cách triệt để và đã trở thành nhà mô phạm tuyệt vời cho mỗi người sống đời hiến dâng?
Nhắc đến thánh Giuse, người ta liên tưởng đến mái nhà Nazareth, nơi đó Thánh Giuse đã giữ vai trò nào, chức vụ gì, gia trưởng hay tu viện trưởng? Thiết nghĩ, cả hai vai trò đó, Thánh Nhân đã làm rất tốt nên đã được người muôn đời và trong mọi hoàn cảnh đều ngưỡng mộ. Với cương vị là Cha của Chúa Giê su và là Bạn của Đức Maria, thánh Giuse quả là mẫu người gia trưởng tuyệt vời, là cột trụ vững chắc để bảo vệ và nâng đỡ gia đình qua từng sóng gió và mọi cảnh huống, cách khôn ngoan, bình tĩnh và sáng suốt;
Lời nguyện:
1. Thánh Giuse luôn yêu thương, giữ gìn Hội Thánh. Xin cho mọi thành phần Dân Chúa trong Hội Thánh luôn được thánh Giuse phù trì, để kiên vững trong niềm tin và nhiệt thành loan báo Đức Kitô cho anh chị em mình.
2. Thánh Giuse là Đấng phù hộ các gia đình. Xin cho các giáo xứ, dòng tu và những người nhận thánh Giuse làm bổn mạng/ biết noi gương thánh cả mà tận tụy phục vụ nhiệm thể Chúa Kitô.
3. “Thánh Giuse hằng yêu thương và bảo vệ Thánh Gia”. Xin cho các gia trưởng trong giáo xứ luôn sống đức tin gương mẫu, biết quên mình vì lợi ích của tha nhân, để mang lại niềm vui cho gia đình và mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn Thánh Giuse để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết theo gương thánh nhân mà mau mắn thi hành trọn ý Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10 giờ sáng ngày 19/3/2015 tại Nguyện đường Nhà Chung giáo phận Phú Cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám mục giáo phận đã dâng thánh lễ mừng kính Thánh Giuse - quan thầy Nhà Chung, quan thầy Đức Cha, nhiều quý cha, thầy và nhiều anh em giáo giáo dân.
Xem Hình
Cùng hiệp dâng thánh lễ có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Phú Cường, Cha Tồng đại diện Micae Lê văn Khâm, quý cha quản hạt, quý cha cao niên, hơn 100 cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và khoảng 500 giáo dân xa gần.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần được nghe nói về thánh Giuse, được chiêm ngưỡng thánh Giuse qua các bức hoạ và truyện tích, để rồi một lần nào đó trong đời cũng tỏ lòng ngưỡng mộ tôn kính Ngài. Điều đó thật là công bình và chính đáng, vì không phải chỉ có chúng ta mà cả Giáo Hội, qua các triều đại Giáo Hoàng với bao văn kiện viết về Ngài, và hầu hết các Dòng Tu đều đặc biệt tôn kính Ngài. Mối tương quan nào đã đặt Ngài vào một địa vị vinh dự như thế, phải chăng vì Ngài đã đi vào tận căn của đời dâng hiến, sống đời thánh hiến cách triệt để và đã trở thành nhà mô phạm tuyệt vời cho mỗi người sống đời hiến dâng?
Nhắc đến thánh Giuse, người ta liên tưởng đến mái nhà Nazareth, nơi đó Thánh Giuse đã giữ vai trò nào, chức vụ gì, gia trưởng hay tu viện trưởng? Thiết nghĩ, cả hai vai trò đó, Thánh Nhân đã làm rất tốt nên đã được người muôn đời và trong mọi hoàn cảnh đều ngưỡng mộ. Với cương vị là Cha của Chúa Giê su và là Bạn của Đức Maria, thánh Giuse quả là mẫu người gia trưởng tuyệt vời, là cột trụ vững chắc để bảo vệ và nâng đỡ gia đình qua từng sóng gió và mọi cảnh huống, cách khôn ngoan, bình tĩnh và sáng suốt;
Lời nguyện:
1. Thánh Giuse luôn yêu thương, giữ gìn Hội Thánh. Xin cho mọi thành phần Dân Chúa trong Hội Thánh luôn được thánh Giuse phù trì, để kiên vững trong niềm tin và nhiệt thành loan báo Đức Kitô cho anh chị em mình.
2. Thánh Giuse là Đấng phù hộ các gia đình. Xin cho các giáo xứ, dòng tu và những người nhận thánh Giuse làm bổn mạng/ biết noi gương thánh cả mà tận tụy phục vụ nhiệm thể Chúa Kitô.
3. “Thánh Giuse hằng yêu thương và bảo vệ Thánh Gia”. Xin cho các gia trưởng trong giáo xứ luôn sống đức tin gương mẫu, biết quên mình vì lợi ích của tha nhân, để mang lại niềm vui cho gia đình và mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn Thánh Giuse để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết theo gương thánh nhân mà mau mắn thi hành trọn ý Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
CĐCGVN Sydney mừng kính Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly
Diệp Hải Dung
08:44 19/03/2015
Sáng thứ Năm 19/03/2015 rất đông đủ giáo dân đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là Quan Thầy của Trung Tâm. Quý Cha và mọi người cùng quây quần trước tượng đài Thánh Giuse và dâng giờ đền tạ, nguyện xin Thánh Cả chúc lành cho Gia Đình và Cộng Đồng, và sau đó mọi người cung nghinh kiệu tượng Thánh Giuse tiến vào hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ.
Hình ảnh
Cha Tuyên úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm và Bổn Mạng những ai chọn Thánh Giuse là Quan Thầy và Cha cũng giới thiệu qúy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Đức Viện Phụ Đan Viện XiTô Phước Lý Vũng Tàu Matthêu Nguyễn Bá Linh, Cha Vũ Tiến Đạt và Cha Nguyễn Tầm Thường cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Tầm Thường nói về Thánh Giuse là một người Công Chính rất vâng phục thánh ý Chúa, Chúa kêu đi là đi, Chúa kêu về là về không một chút thắc mắc hay do dự. Ngài cũng chính là Quan Thầy của Giáo Hội, đặc biệt Quan Thầy của Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt hơn nữa là tình yêu của Ngài đối với gia đình..Ngày nào trong đời sống mà chúng ta lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và chúng ta có một tin yêu thương thì ngày đó chúng ta mới thật sự là một người bảo vệ gia đình con cái của chúng ta..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Ban Tuyên Úy cám ơn quý Cha và mọi người, đặc biệt chúc mừng Bổn Mạng Cha Giuse Nguyễn Tầm Thường và Cha đã giúp giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng trong 3 ngày vừa qua. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi liệc liên hoan bên nhà ăn Trung Tâm.
Hình ảnh
Cha Tuyên úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm và Bổn Mạng những ai chọn Thánh Giuse là Quan Thầy và Cha cũng giới thiệu qúy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Đức Viện Phụ Đan Viện XiTô Phước Lý Vũng Tàu Matthêu Nguyễn Bá Linh, Cha Vũ Tiến Đạt và Cha Nguyễn Tầm Thường cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Tầm Thường nói về Thánh Giuse là một người Công Chính rất vâng phục thánh ý Chúa, Chúa kêu đi là đi, Chúa kêu về là về không một chút thắc mắc hay do dự. Ngài cũng chính là Quan Thầy của Giáo Hội, đặc biệt Quan Thầy của Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt hơn nữa là tình yêu của Ngài đối với gia đình..Ngày nào trong đời sống mà chúng ta lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và chúng ta có một tin yêu thương thì ngày đó chúng ta mới thật sự là một người bảo vệ gia đình con cái của chúng ta..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Ban Tuyên Úy cám ơn quý Cha và mọi người, đặc biệt chúc mừng Bổn Mạng Cha Giuse Nguyễn Tầm Thường và Cha đã giúp giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng trong 3 ngày vừa qua. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi liệc liên hoan bên nhà ăn Trung Tâm.
Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Mừng lễ Thánh Giuse và kết thúc tĩnh tâm mùa chay.
Trằn Văn Minh
18:33 19/03/2015
Melbourne, Thánh lễ 6.30 chiều Thứ Năm 19/03/2015 tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, để mừng kính trọng thể Thánh cả Giuse và cũng để kết thúc ba ngày tĩnh tâm, chuẩn bị tâm hồn cho mọi người trong cộng đoàn dọn mình trong mùa Chay Thánh Năm 2015.
Mời coi hình
Trước khi cử hành Thánh lễ, một ca viên trong Ca Đoàn Babylon đã đọc lời giới thiệu về Thánh cả Giuse đến với cộng đoàn. Thánh lễ do Linh mục Jos Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn dâng lễ. Ca đoàn Babylon phụ trách Thánh Ca phụng vụ Thánh lễ và cũng để mừng bổn mạng.
Trong phần giảng tĩnh tâm sau hai chủ đề của hai buổi trước:
Thứ Ba 17/3 Chọn Thập Gía Chúa Giêsu.
Thứ Tư 18/3 Tôi là ai trong “hai người con.”
Và buổi kết thúc nhân lễ mừng kính Thánh cả Giuse, linh mục giảng về đề tài: Như Giuse – Bạn của Đức Trinh nữ Maria.
Thật khó để tìm được những điều so sánh giữa các Thánh với Thánh cả Giuse, nhưng có bốn chữ: “thinh lặng và khiêm nhường” lại bao trùm lên tất cả thánh đức về ngài. Linh mục chủ tế đã nói tóm gọn về Thánh Đức của Thánh Giuse bạn của Đức trinh nữ Maria và nhắn nhủ mọi người sống theo gương Ngài và trong cuộc sống có những khó khăn gì thì “hãy đến cùng Giuse.”
Sau bài giảng là giờ phút cộng đoàn quỳ gối suy niệm về những thiếu sót của mình trong đời sống để xin lỗi Chúa, xin lỗi anh em, xin lỗi mọi người chung quanh để mong được ơn tha thứ nhân mùa Chay Thánh và để dọn tâm hồn cho thanh sạch, đón nhận hồng ơn cứu độ Phục Sinh.
Sau khi được no thoả lời Chúa, được dự phần trong bữa tiệc Thánh, mọi người ra về sau ba buổi sốt sắng tham dự tĩnh tâm trong niềm vui, và hân hoan đón chờ ngày lễ trọng đại trong mùa Phục Sinh đang tới.
Mời coi hình
Trước khi cử hành Thánh lễ, một ca viên trong Ca Đoàn Babylon đã đọc lời giới thiệu về Thánh cả Giuse đến với cộng đoàn. Thánh lễ do Linh mục Jos Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn dâng lễ. Ca đoàn Babylon phụ trách Thánh Ca phụng vụ Thánh lễ và cũng để mừng bổn mạng.
Trong phần giảng tĩnh tâm sau hai chủ đề của hai buổi trước:
Thứ Ba 17/3 Chọn Thập Gía Chúa Giêsu.
Thứ Tư 18/3 Tôi là ai trong “hai người con.”
Và buổi kết thúc nhân lễ mừng kính Thánh cả Giuse, linh mục giảng về đề tài: Như Giuse – Bạn của Đức Trinh nữ Maria.
Thật khó để tìm được những điều so sánh giữa các Thánh với Thánh cả Giuse, nhưng có bốn chữ: “thinh lặng và khiêm nhường” lại bao trùm lên tất cả thánh đức về ngài. Linh mục chủ tế đã nói tóm gọn về Thánh Đức của Thánh Giuse bạn của Đức trinh nữ Maria và nhắn nhủ mọi người sống theo gương Ngài và trong cuộc sống có những khó khăn gì thì “hãy đến cùng Giuse.”
Sau bài giảng là giờ phút cộng đoàn quỳ gối suy niệm về những thiếu sót của mình trong đời sống để xin lỗi Chúa, xin lỗi anh em, xin lỗi mọi người chung quanh để mong được ơn tha thứ nhân mùa Chay Thánh và để dọn tâm hồn cho thanh sạch, đón nhận hồng ơn cứu độ Phục Sinh.
Sau khi được no thoả lời Chúa, được dự phần trong bữa tiệc Thánh, mọi người ra về sau ba buổi sốt sắng tham dự tĩnh tâm trong niềm vui, và hân hoan đón chờ ngày lễ trọng đại trong mùa Phục Sinh đang tới.
Giới gia trưởng Gx Bắc Hải mừng lễ thánh Giuse
Khổng Hữu Nguồn
19:10 19/03/2015
HỐ NAI - Cùng với Hội Thánh, chiều ngày 19/03/2015, giới Gia trưởng Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc long trọng tổ chức lễ mừng kính thánh cả Giuse bạn trăm năm Đức Mẹ.
Hình ảnh
Trước lễ là cuộc kiệu rước tượng thánh Giuse xung quanh khuôn viên nhà thờ, đoàn rước nghiêm trang trật tự, trên tay cầm bông huệ trắng tươi, lòng trí sốt mến, vừa đi vừa đọc kinh cầu thánh cả Giuse và hát thánh vịnh.
Thánh lễ do Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án chủ sự và cùng dâng lễ với ngài có Cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn và Thầy phó tế Phaolo Trần Minh Khánh.
Tham dự lễ có Quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Cộng đoàn phụng vụ và rất đông quý Ông Anh Em Gia trưởng.
Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Đaminh ngài hân hoan chúc mừng Bổn Mạng: Qúy Hội Dòng Mến Thánh Gía Xuân Lộc, Quý Ông Anh Em giới Gia trưởng Giáo xứ, các Giáo họ: Du Sinh, Văn Mạc, Hội thánh Giuse và ngài chia sẻ: “Thánh cả Giuse được tôn vinh là một người chủ gia đình gương mẫu, là một người chồng lý tưởng, xứng đáng là gương mẫu của mọi gia trưởng.
Chúng ta hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Ngài. Thánh Giuse chính là một mẫu người có đạo tuyệt hảo. Tuân hành ý Chúa đến trọn hảo. Âm thầm phục vụ mà không cần ai biết. Yêu mến Chúa Giêsu, tận tụy lo cho Con Thiên Chúa trong thời gian đầu của ơn cứu độ.
Ngài tha thiết mời gọi cộng đoàn và nhất là các người gia trưởng trong mỗi gia đình hãy đến cùng Giuse; xin thánh Cả Giuse hướng dẫn chúng ta biết bỏ mình, khiêm hạ phục vụ, nhất là phục vụ những người thân yêu trong gia đình, trọng họ đạo, trong giáo xứ; bằng tình yêu mến Chúa Giêsu như thánh cả Giuse”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha phó Đaminh đã nêu lên những nét đẹp của thánh cả Giuse và mời gọi cộng đoàn noi gương học đòi, đó là thánh Giuse không chỉ là người công chính, nhưng ngài còn là một gia trưởng trung tín đã sống và thể hiện sự vâng lời tuyệt đối trước thánh ý của Thiên Chúa cũng như sự khiêm nhường trong công việc và sứ vụ của mình.
Thánh Giuse là người trung tín và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã trung tín trong mọi việc Chúa trao phó với vai trò là người chồng và người cha trong gia đình. Và ngài kêu mời Quý Ông Anh Em Gia trưởng hãy noi gương thánh bổn mạng sống trung tín và thi hành ý Chúa để cho gia đình, xứ họ và xã hội ngày một tốt đẹp hơn”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cộng đoàn hướng về thánh Giuse hát vang bài ca “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thuở xưa…”
Nhận phép lành cuối lễ, mọi người vui sướng ra về với mái nhà thân yêu bé nhỏ của mình và màn đêm buông xuống, khắp nơi trong thành phố đã chan hòa ánh sáng đèn điện, mọi người an hưởng hạnh phúc thái bình.
Trong hội trường giáo xứ, quý vị Gia trưởng và các đội bóng vui liên hoan trao giải bóng đá Mini lần II năm 2015 của giới Gia trưởng Giáo xứ Bắc Hải.
Xin chúc mừng quý vị Gia trưởng nhân ngày lễ bổn mạng, xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh cả Giuse tuôn đổ muôn vàn ơn lành xuống trên quý vị.
Hình ảnh
Trước lễ là cuộc kiệu rước tượng thánh Giuse xung quanh khuôn viên nhà thờ, đoàn rước nghiêm trang trật tự, trên tay cầm bông huệ trắng tươi, lòng trí sốt mến, vừa đi vừa đọc kinh cầu thánh cả Giuse và hát thánh vịnh.
Thánh lễ do Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án chủ sự và cùng dâng lễ với ngài có Cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn và Thầy phó tế Phaolo Trần Minh Khánh.
Tham dự lễ có Quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Cộng đoàn phụng vụ và rất đông quý Ông Anh Em Gia trưởng.
Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Đaminh ngài hân hoan chúc mừng Bổn Mạng: Qúy Hội Dòng Mến Thánh Gía Xuân Lộc, Quý Ông Anh Em giới Gia trưởng Giáo xứ, các Giáo họ: Du Sinh, Văn Mạc, Hội thánh Giuse và ngài chia sẻ: “Thánh cả Giuse được tôn vinh là một người chủ gia đình gương mẫu, là một người chồng lý tưởng, xứng đáng là gương mẫu của mọi gia trưởng.
Chúng ta hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Ngài. Thánh Giuse chính là một mẫu người có đạo tuyệt hảo. Tuân hành ý Chúa đến trọn hảo. Âm thầm phục vụ mà không cần ai biết. Yêu mến Chúa Giêsu, tận tụy lo cho Con Thiên Chúa trong thời gian đầu của ơn cứu độ.
Ngài tha thiết mời gọi cộng đoàn và nhất là các người gia trưởng trong mỗi gia đình hãy đến cùng Giuse; xin thánh Cả Giuse hướng dẫn chúng ta biết bỏ mình, khiêm hạ phục vụ, nhất là phục vụ những người thân yêu trong gia đình, trọng họ đạo, trong giáo xứ; bằng tình yêu mến Chúa Giêsu như thánh cả Giuse”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha phó Đaminh đã nêu lên những nét đẹp của thánh cả Giuse và mời gọi cộng đoàn noi gương học đòi, đó là thánh Giuse không chỉ là người công chính, nhưng ngài còn là một gia trưởng trung tín đã sống và thể hiện sự vâng lời tuyệt đối trước thánh ý của Thiên Chúa cũng như sự khiêm nhường trong công việc và sứ vụ của mình.
Thánh Giuse là người trung tín và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã trung tín trong mọi việc Chúa trao phó với vai trò là người chồng và người cha trong gia đình. Và ngài kêu mời Quý Ông Anh Em Gia trưởng hãy noi gương thánh bổn mạng sống trung tín và thi hành ý Chúa để cho gia đình, xứ họ và xã hội ngày một tốt đẹp hơn”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cộng đoàn hướng về thánh Giuse hát vang bài ca “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thuở xưa…”
Nhận phép lành cuối lễ, mọi người vui sướng ra về với mái nhà thân yêu bé nhỏ của mình và màn đêm buông xuống, khắp nơi trong thành phố đã chan hòa ánh sáng đèn điện, mọi người an hưởng hạnh phúc thái bình.
Trong hội trường giáo xứ, quý vị Gia trưởng và các đội bóng vui liên hoan trao giải bóng đá Mini lần II năm 2015 của giới Gia trưởng Giáo xứ Bắc Hải.
Xin chúc mừng quý vị Gia trưởng nhân ngày lễ bổn mạng, xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh cả Giuse tuôn đổ muôn vàn ơn lành xuống trên quý vị.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng kín: Hãy thắng thói vô cảm.
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:03 19/03/2015
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Phú Cường
HÃY THẮNG THÓI VÔ CẢM
“Chúa không dửng dưng với chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều có chỗ trong lòng của Ngài, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và đi tìm chúng ta mỗi khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta; tình yêu không cho phép Chúa dửng dưng với những gì xảy đến với chúng ta” Đó là lời trong phần đầu của sứ điệp “Anh em hãy vững lòng” (Giac 5,8), mùa Chay 2015 của Đức Phanxicô.
Dựa trên Lời Chúa, Đức Thánh cho thấy sự ray rứt của mình về thái độ vô cảm đang diễn ra trên toàn thế giới. Với khẳng định, Thiên Chúa là Đấng không vô cảm, “Thiên Chúa không dửng dưng với chúng ta”, Đức Thánh Cha không dấu được nỗi đau thắt, khi đứng trước “hiện tượng toàn cầu hóa thói vô cảm” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Như tiếng kêu cứu thay những phận người xấu số, Đức Thánh Cha đòi cả Hội Thánh, đòi từng giáo xứ, từng cộng đoàn dòng tu, từng Kitô hữu hãy dấn thân, hãy hy sinh, hãy làm một điều gì cụ thể cho mọi người đau khổ; cho các nạn nhân của bạo quyền, bạo lực; cho việc đẩy lùi thói vô cảm, đẩy lùi sự an thân một cách độc ác của một phần lớn nhân loại.
Đức Thánh Cha thẳng thắn nói lên khao khát của mình: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo Hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo giữa lòng đại dương vô cảm!” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
I. HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM.
Chúng ta còn nhớ giây phút cảm động trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Philippines, giây phút một câu hỏi bất ngờ được cất lên từ miệng của một trẻ em: “Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”.
Đó là lời bé gái Glyzelle Iris Palomar 12 tuổi, hỏi Đức Giáo Hoàng. Em cùng một bé trai 14 tuổi là Juan Chura, đại diện những trẻ bụi đời đang được viện Tulayng Kabataan nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố của xã hội lên Đức Phanxicô, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo hoàng Học viện Santo Tomas.
Đang phát biểu chào mừng Đức Thánh Cha, - sau khi kể hoàn cảnh mình là một bé gái bị bỏ rơi, bị vất ra ngoài lề xã hội; từng sống lang thang như bao nhiêu trẻ bụi đời; quá nhiều lần chứng kiến đồng bạn bị cha mẹ bỏ, rồi sa vào cạm bẫy của sự dữ: nghiện ngập, mãi dâm, cướp bóc, tù tội, bị giết hại, bị mọi người lên án, bị chà đạp nhân phẩm, bị chà đạp quyền sống… - em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn. Em nhìn lên Đức Thánh Cha, bất ngờ đặt câu hỏi như trên. Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt và nức nở khóc. Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi khác: “Và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế?". Người ta đã phải dỗ em trước khi đưa em lên bắt tay Đức Giáo Hoàng. Ngài đã đứng dậy, bước xuống nửa đường để ôm em vào lòng.
Hình ảnh một vị Giáo hoàng rưng rưng nước mắt và bé Palomar gục mặt mình vào lòng của ngài, là hình ảnh đẹp không thể nói hết. Hình ảnh đó lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất của chuyến tông du.
“Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”. Đó là câu hỏi của một em bé. Từ câu hỏi đắng lòng ấy, ta phải thấy những câu hỏi khác: Tại sao một trẻ thơ, một chồi non của thế giới phải ngậm ngùi cất lên câu hỏi đầy thương đau? Thế giới đã làm gì, con người đã làm gì, Hội Thánh đã làm gì cho những kẻ ngày đêm sống trong đau khổ? Đặc biệt, tất cả chúng ta có thấy trách nhiệm của mình trước đau khổ của con người, để đến nỗi, một em bé phải xót xa cất lên lời hỏi đầy thách đố cho đức tin, cho ý thức tôn giáo của cả Hội Thánh?
Chúng ta hãy ra khỏi vỏ bọc đạo đức của mình. Chúng ta hãy quan sát thế giới. Chúng ta hãy liên đới với người bị đau khổ xâu xé. Chúng ta không được đứng ngoài những gì diễn ra trong thân phận nghiệt ngã của người xấu số.
Thế giới không được phép vô cảm. Hội Thánh không được phép vô cảm. Giáo xứ và các cộng đoàn không được phép vô cảm. Từng tín hữu Kitô không được phép vô cảm.
“Em ngươi đâu?” (St 4, 9), là câu hỏi Chúa đang tra vấn từng người chúng ta. Vì đó là lời Chúa hỏi, nên chúng ta phải luôn ghi tâm khắc cốt mà sống, mà hành động để trả lời cho Chúa, nhờ sự nỗ lực dấn thân của mỗi chúng ta. Hãy chiến đấu để chiến thắng sự vô cảm hằng tồn tại nơi mỗi con người.
II. ĐỌC SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2015.
Đức Thánh Cha đòi chúng ta, không phải riêng một cá nhân nào, nhưng là toàn bộ, từ cộng đoàn Hội Thánh, các cộng đoàn giáo xứ, các dòng tu, đến từng Kitô hữu, hãy tỉnh thức, đừng để thái độ vô cảm xâm lấn, thống trị mình.
1. Hội Thánh.
Dù sự vô cảm là thái độ tàn nhẫn mà thế giới có thể gây nên cho mình, Hội Thánh không được phép sợ hãi. Hãy như Chúa Kitô, chúng ta phải đi vào lòng thế giới: “Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới chúng ta, Ngài yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu rỗi chúng ta. Trong mầu nhiệm nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Con Thiên Chúa, cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất, đã mở ra một lần và luôn mãi. Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy luôn mở, qua việc công bố Lời Chúa, cử hành các bí tích, và làm chứng cho đức tin sống động nhờ đức ái (x. Gl 5,6). Nhưng thế giới lại có xu hướng thu mình lại và đóng chặt cánh cửa mà qua đó Thiên Chúa đi vào thế giới và thế giới đến với Thiên Chúa. Thế nên nếu Giáo Hội, như là bàn tay, có bị từ khước, bị nghiền nát và mang thương tích thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Qua việc trưng dẫn câu Kinh Thánh: “Nếu một chi thể đau, thì mọi chi thể cùng đau” (1Cr 12,26), Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và Hội Thánh. Không thể đơn phương chống lại căn bệnh vô cảm, chúng ta cần chiến đấu cùng toàn thể Hội Thánh.
Cả Hội Thánh nên một trong Chúa Kitô, liên kết với Chúa Kitô. Vì thế, hành động của Chúa Kitô phải trở thành hành động của cả Hội Thánh. Nếu Chúa Kitô đã cúi xuống rửa chân cho Hội Thánh, thì Hội Thánh cũng phải theo gương Chúa Kitô mà phục vụ con người. Bởi “chỉ có người nào ‘dự phần’ với Ngài (Ga 13, 18) thì mới có thể phục vụ người khác” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy sống bí tích Thánh Thể. Chỉ có nơi bí tích kỳ diệu này, “chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Thân Mình Chúa Kitô” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Hãy nhớ, Chúa Kitô không vô cảm, vì thế, khi đã là thân mình Chúa, “không có chỗ cho thói vô cảm rất thường chiếm lĩnh tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không được dửng dưng đối với nhau.‘Vì nếu một chi thể đau, thì mọi chi thể cùng đau; và nếu một chi thể được vinh dự thì mọi chi thể đều được chia sẻ niềm vui ấy’(1 Cr 12,26)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đừng chần chừ thêm nữa, nhưng hãy bắt tay làm một cái gì đó cho người bên cạnh ngay từ bây giờ. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để bày tỏ mối quan tâm này đối với người khác. Những dấu chỉ tuy bé nhỏ nhưng cụ thể này nói lên rằng chúng ta thuộc về một cộng đoàn Hội Thánh duy nhất.
2. Các giáo xứ và các cộng đoàn.
Bắt đầu từ lời hỏi: “Em ngươi đâu?” của sách Sáng thế, Đức Thánh Cha đòi từng giáo xứ, từng cộng đoàn phải trả lời những câu hỏi cấp thiết của ngài: “Những gì đã nói về Giáo Hội hoàn vũ thì cũng phải được áp dụng cho đời sống của các giáo xứ và các cộng đoàn. Các tổ chức Giáo Hội này có giúp chúng ta cảm nghiệm được mình thuộc về một thân mình duy nhất hay không? Một thân mình lãnh nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa muốn ban tặng? Một thân mình biết nhận ra và chăm sóc những phần tử yếu đuối nhất, nghèo khổ nhất và bé nhỏ nhất? Hay chúng ta trốn chạy vào một tình yêu phổ quát, ôm trọn cả thế giới mà lại không nhìn thấy người nghèo Lazarô ngồi trước cửa nhà đóng kín của chúng ta? (x.Lc 16,19-31)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta, ngay cả các thánh trên thiên quốc, dù đã hoàn thành cuộc đời trần thế, dù đã chiến thắng thói vô cảm, vẫn “không hoan hỉ vì đã quay lưng với những đau khổ của trần thế để vui mừng trong cảnh huy hoàng của riêng mình” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Để minh chứng rằng,“các thánh vẫn đồng hành với chúng ta trên đường lữ thứ”, niềm vui của các ngài chưa trọn vẹn, khi “tình yêu chưa thấm nhập vào toàn thế giới”, Đức Thánh Cha đã nhắc đến lời một vị thánh trẻ nổi tiếng: “Thánh Têrêsa Lisieux, tiến sĩ Hội Thánh, đã bày tỏ xác tín rằng niềm vui trên trời về chiến thắng của Tình yêu chịu đóng đinh vẫn chưa trọn vẹn bao lâu còn một người trên trần thế phải chịu đau khổ và khóc than: ‘Con hy vọng rằng ở trên trời con sẽ không phải ngồi không, mong ước của con là vẫn tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn’ (Thư 254 ngày 14.7.1897)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Các thánh trên trời mà còn “không phải ngồi không”, thì nhất thiết, chúng ta không được phép chểnh mảng bổn phận. Đức Thánh Cha đề nghị hai cách để giáo xứ và cộng đoàn dấn thân cho sự không vô cảm: 1. Liên kết với các thánh “trong chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh”, để đủ sức mạnh “vượt thắng thói vô cảm và cứng lòng”, 2. “Ra khỏi chính mình để dấn thân vào đời sống của xã hội rộng lớn hơn mà mình cũng là thành phần, nhất là với những người nghèo và những người ở xa Giáo Hội” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
3. Mỗi tín hữu.
Từ gợi hứng của thánh Giacôbê, “Anh em hãy vững lòng!” (Giac 5,8), Đức Giáo Hoàng đưa ra nhận xét:“Cả trong tư cách là những cá nhân, chúng ta cũng bị cám dỗ sống vô cảm. Khi bị chìm ngập trong những tin tức và hình ảnh kinh hoàng về đau khổ của con người, chúng ta thường cảm thấy mình hoàn toàn không có khả năng giúp đỡ” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Từ nhận xét ấy, Đức Phanxicô đặt vấn đề: “Phải làm gì để không bị vướng vào cái vòng xoáy khốn cùng và bất lực ấy?”. Ngài đòi mỗi cá nhân hãy giải quyết vấn đề tưởng chừng bất lực ấy, dựa trên ba nền tảng:
a. Cầu nguyện:“Chúng ta có thể hiệp thông cầu nguyện với Giáo Hội ở trần thế và Giáo Hội trên thiên quốc. Chúng ta đừng coi thường lời cầu nguyện có sức mạnh của biết bao người hiệp nhất với nhau! Sáng kiến 24 giờ cho Chúa, mà tôi mong ước sẽ được cử hành vào các ngày 13-14 tháng Ba trong toàn Giáo Hội, cả ở cấp giáo phận, sẽ là dấu chỉ cho thấy cần thiết phải cầu nguyện” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
b. Bác ái: “chúng ta có thể giúp đỡ bằng những việc bác ái, cho những người ở gần cũng như những người ở xa Giáo Hội, qua nhiều tổ chức bác ái của Giáo Hội. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để bày tỏ mối quan tâm này đối với người khác, qua những dấu chỉ –tuy bé nhỏ nhưng cụ thể– nói lên rằng chúng ta thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
c. Hoán cải: “đau khổ của người khác là một lời mời gọi hoán cải, vì sự thiếu thốn của họ nhắc nhở tôi rằng cuộc đời tôi rất mong manh, và tôi lệ thuộc vào Thiên Chúa và anh chị em mình. Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận những giới hạn của mình, thì chúng ta sẽ tin tưởng vào những khả năng vô biên mà tình yêu của Thiên Chúa dành sẵn cho chúng ta. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ khi tưởng mình có thể cứu thoát bản thân và thế giới bằng sức riêng mình” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Màu tím Mùa Chay diễn tả sự sầu khổ và lòng thống hối trong tâm hồn. Nhờ đó, mỗi Kitô hữu trở về cùng Thiên Chúa tình yêu. Ý thức thân phận mỏng dòn của mình, ta “đừng sợ”, nhưng can đảm nhìn lên Thánh giá, cậy nhờ sự chuyển cầu của Đức Maria, triều thần thánh và mọi anh chị em nơi dương thế, mà gắng sống chính tình yêu của Chúa, như Chúa yêu ta.
Với lòng chân thành, muốn thực tâm đẩy lùi thói vô cảm, từng người hãy cùng vị Cha chung tha thiết cầu nguyện: “xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa (kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu)” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Nhờ đó, con tim mỗi người trở nên đền thờ Chúa Thánh thần, Đấng dẫn dắt ta đi trên những nẻo đường tình yêu, đến với anh chị em bằng việc chia sẻ chính bản thân ta. Rồi nhờ đến cùng anh chị em, ta nhận ra sự nghèo nàn của chính mình vốn cần được Thiên Chúa làm cho đầy tràn.
Có nhận ra sự nghèo nàn của mình, ta càng dễ dàng để Chúa ưốn nắn. Nhờ đó, ta “có được một con tim mạnh mẽ và biết xót thương, ân cần và quảng đại, một con tim không thu mình lại, không vô cảm hay rơi vào cám dỗ của nạn toàn cầu hóa thói vô cảm” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
III. DỤ NGÔN NGƯỜI SAMARITANÔ NHÂN HẬU (x.Lc 10, 30-37).
Năm 2015, năm Đời Sống Thánh Hiến. Chúng ta hãy hồi tâm để ăn năn tội về những lỗi phạm đến đời thánh hiến và trong đời thánh hiến của chúng ta. Tôi thiết nghĩ, hình ảnh tư tế, Lêvi trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu đáng để chúng ta suy nghĩ mà cãi thiện đời sống, mà ăn năn thống hối theo tinh thần mùa chay, mà chết cho con người cũ, phục sinh con người mới trong ơn phục sinh của Chúa Kitô.
Kể câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô cảm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.
Tư tế là ai? Lêvi là ai? Đó là những người tương đương bậc “chân tu” thời đại. Họ là giám mục, linh mục của Chúa.
Qua hình ảnh tư tế, Lêvi, đã làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một gương mù, một phản chứng lớn vô cùng đối với chính đời dâng hiến của họ.
Mặc dù Chúa không trực tiếp kết tội, nhưng trong mấy từ “tránh qua bên kia mà đi”, cho thấy Chúa không bằng lòng. Tại sao lại tránh?
“Tránh qua bên kia” nghĩa là người bị tấn công đang bất động ngay dưới chân mình, cản bước mình. Ngay dưới chân nên mới phải “tránh” mà đi!
Họ đã bước vào đời hiến dâng, họ dạy người khác phải hy sinh, phải hướng thiện, phải chấp nhận bỏ mình vì tha nhân, sao chính họ lại không hiến thân?
Họ dạy phải nhân từ, phảy yêu thương, sao họ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại?
Thôi thì hãy cố tìm lý lẽ tốt để biện minh giúp những người đang bị “kết tội”: Họ sợ hãi! Bởi sợ nên vô tâm. Tư tế và Lêvi vô tâm đối với người bị cướp vì họ sợ nhiễm ô uế.
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết sẽ bị nhiễm ô uế.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua bên kia mà đi”.
Dù vậy, sự “kết tội” Chúa quy cho những nhà “chân tu” của dụ ngôn, khó có ngôn từ khả dĩ giúp họ có thể “chạy tội”.
Mặt khác, vì lời Chúa dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”, và các tư tế, Lêvi xưa không được phép sợ mà “tránh sang bên kia”, thì những nhà “chân tu” ngày nay càng không được phép vô cảm.
Thế nhưng, biết đâu vẫn còn những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh sống trong sự nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn như sợ không được xây nhà thờ mà đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công của giới cầm quyến.
Hoặc vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Thế giới quanh ta vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc. Cho đến nay, dù mỗi năm Hội đồng Giám mục Việt Nam họp hai lần, vẫn chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức nào phản đối, hay chí ít là kiến nghị về luật cho phép phá thai. Chính do luật này, mà ngày nay Việt Nam đã “được nâng lên” hàng “top” thế giới. Thật mỉa mai! Thật chua xót! Một quốc gia nghèo, lạc hậu, không phải vươn lên hết nghèo, hết lạc hậu, mà lại “vươn lên” hàng đầu về thảm trạng phá thai.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mảnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần chúng ta, những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Lẽ ra chúng ta phải mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình tình yêu của Thiên Chúa, thái độ âu yếm, cảm thông của Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa dạy yêu thương để sống nhân ái hơn, quan tâm hơn, gần cận anh chị em của mình hơn…
Trong khi đó, nhiều người không đứng trong hàng ngũ “chân tu” như chúng ta, thậm chí họ chỉ là người ngoại giáo như người Samari ngoại giáo, lại sống đức tin, sống lời của Chúa, sống phù hợp thánh ý Chúa, sống đúng theo lề luật Chúa.
Thật trớ trêu, thật mâu thuẫn, và đáng xấu hỗ cho những người sống đời thánh hiến có thói vô cảm của tư tế, Lêvi trong dụ ngôn: Bởi họ luôn là biểu tượng của những người sống gần Thiên Chúa, nhưng hình như lòng họ không có Chúa bao nhiêu. Còn những người Samaritanô giữa đời, cứ tưởng nơi lòng họ “chất đời” nhiều hơn “chất Chúa”, thì hành động của họ lại cho thấy lòng họ “đầy Chúa”.
Chúng ta chỉ hãy mang hình ảnh người ngoại giáo Samaritanô hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Bất cứ khi nào ý thức mình là người sống trong đời tu, ý thức mình đã hiến dâng cho Chúa, thì càng can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Hãy loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Càng sống lâu trong đời tu, những người đã thánh hiến cho Chúa càng phải học lấy tinh thần bất khả nhượng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, mà đối đầu trước mọi gai chướng, mọi thương đau, mọi cùng cực, mọi bẻ bàng của nhiều anh chị em quanh mình.
Tất cả chúng ta, dù là tu sĩ, hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm mình thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời. Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không sống vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.
Chúng ta hãy đinh ninh luôn luôn lời Chúa kết luận cho dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu: “Hãy đi, và làm như vậy” (Lc 10, 37), để dấn thân, để can đảm, để ra khỏi chính mình, để sáng danh Chúa, để làm cho không còn tình trạng “cướp”.
Chiều ngày áp lễ thánh Giuse
18.3.2015
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
HÃY THẮNG THÓI VÔ CẢM
“Chúa không dửng dưng với chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều có chỗ trong lòng của Ngài, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và đi tìm chúng ta mỗi khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta; tình yêu không cho phép Chúa dửng dưng với những gì xảy đến với chúng ta” Đó là lời trong phần đầu của sứ điệp “Anh em hãy vững lòng” (Giac 5,8), mùa Chay 2015 của Đức Phanxicô.
Dựa trên Lời Chúa, Đức Thánh cho thấy sự ray rứt của mình về thái độ vô cảm đang diễn ra trên toàn thế giới. Với khẳng định, Thiên Chúa là Đấng không vô cảm, “Thiên Chúa không dửng dưng với chúng ta”, Đức Thánh Cha không dấu được nỗi đau thắt, khi đứng trước “hiện tượng toàn cầu hóa thói vô cảm” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Như tiếng kêu cứu thay những phận người xấu số, Đức Thánh Cha đòi cả Hội Thánh, đòi từng giáo xứ, từng cộng đoàn dòng tu, từng Kitô hữu hãy dấn thân, hãy hy sinh, hãy làm một điều gì cụ thể cho mọi người đau khổ; cho các nạn nhân của bạo quyền, bạo lực; cho việc đẩy lùi thói vô cảm, đẩy lùi sự an thân một cách độc ác của một phần lớn nhân loại.
Đức Thánh Cha thẳng thắn nói lên khao khát của mình: “Tôi mong muốn biết bao rằng nơi nào Giáo Hội hiện diện, đặc biệt là các giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo giữa lòng đại dương vô cảm!” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
I. HIỆN TƯỢNG VÔ CẢM.
Chúng ta còn nhớ giây phút cảm động trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Philippines, giây phút một câu hỏi bất ngờ được cất lên từ miệng của một trẻ em: “Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”.
Đó là lời bé gái Glyzelle Iris Palomar 12 tuổi, hỏi Đức Giáo Hoàng. Em cùng một bé trai 14 tuổi là Juan Chura, đại diện những trẻ bụi đời đang được viện Tulayng Kabataan nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố của xã hội lên Đức Phanxicô, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo hoàng Học viện Santo Tomas.
Đang phát biểu chào mừng Đức Thánh Cha, - sau khi kể hoàn cảnh mình là một bé gái bị bỏ rơi, bị vất ra ngoài lề xã hội; từng sống lang thang như bao nhiêu trẻ bụi đời; quá nhiều lần chứng kiến đồng bạn bị cha mẹ bỏ, rồi sa vào cạm bẫy của sự dữ: nghiện ngập, mãi dâm, cướp bóc, tù tội, bị giết hại, bị mọi người lên án, bị chà đạp nhân phẩm, bị chà đạp quyền sống… - em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn. Em nhìn lên Đức Thánh Cha, bất ngờ đặt câu hỏi như trên. Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt và nức nở khóc. Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi khác: “Và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế?". Người ta đã phải dỗ em trước khi đưa em lên bắt tay Đức Giáo Hoàng. Ngài đã đứng dậy, bước xuống nửa đường để ôm em vào lòng.
Hình ảnh một vị Giáo hoàng rưng rưng nước mắt và bé Palomar gục mặt mình vào lòng của ngài, là hình ảnh đẹp không thể nói hết. Hình ảnh đó lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất của chuyến tông du.
“Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”. Đó là câu hỏi của một em bé. Từ câu hỏi đắng lòng ấy, ta phải thấy những câu hỏi khác: Tại sao một trẻ thơ, một chồi non của thế giới phải ngậm ngùi cất lên câu hỏi đầy thương đau? Thế giới đã làm gì, con người đã làm gì, Hội Thánh đã làm gì cho những kẻ ngày đêm sống trong đau khổ? Đặc biệt, tất cả chúng ta có thấy trách nhiệm của mình trước đau khổ của con người, để đến nỗi, một em bé phải xót xa cất lên lời hỏi đầy thách đố cho đức tin, cho ý thức tôn giáo của cả Hội Thánh?
Chúng ta hãy ra khỏi vỏ bọc đạo đức của mình. Chúng ta hãy quan sát thế giới. Chúng ta hãy liên đới với người bị đau khổ xâu xé. Chúng ta không được đứng ngoài những gì diễn ra trong thân phận nghiệt ngã của người xấu số.
Thế giới không được phép vô cảm. Hội Thánh không được phép vô cảm. Giáo xứ và các cộng đoàn không được phép vô cảm. Từng tín hữu Kitô không được phép vô cảm.
“Em ngươi đâu?” (St 4, 9), là câu hỏi Chúa đang tra vấn từng người chúng ta. Vì đó là lời Chúa hỏi, nên chúng ta phải luôn ghi tâm khắc cốt mà sống, mà hành động để trả lời cho Chúa, nhờ sự nỗ lực dấn thân của mỗi chúng ta. Hãy chiến đấu để chiến thắng sự vô cảm hằng tồn tại nơi mỗi con người.
II. ĐỌC SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2015.
Đức Thánh Cha đòi chúng ta, không phải riêng một cá nhân nào, nhưng là toàn bộ, từ cộng đoàn Hội Thánh, các cộng đoàn giáo xứ, các dòng tu, đến từng Kitô hữu, hãy tỉnh thức, đừng để thái độ vô cảm xâm lấn, thống trị mình.
1. Hội Thánh.
Dù sự vô cảm là thái độ tàn nhẫn mà thế giới có thể gây nên cho mình, Hội Thánh không được phép sợ hãi. Hãy như Chúa Kitô, chúng ta phải đi vào lòng thế giới: “Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới chúng ta, Ngài yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu rỗi chúng ta. Trong mầu nhiệm nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Con Thiên Chúa, cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất, đã mở ra một lần và luôn mãi. Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy luôn mở, qua việc công bố Lời Chúa, cử hành các bí tích, và làm chứng cho đức tin sống động nhờ đức ái (x. Gl 5,6). Nhưng thế giới lại có xu hướng thu mình lại và đóng chặt cánh cửa mà qua đó Thiên Chúa đi vào thế giới và thế giới đến với Thiên Chúa. Thế nên nếu Giáo Hội, như là bàn tay, có bị từ khước, bị nghiền nát và mang thương tích thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Qua việc trưng dẫn câu Kinh Thánh: “Nếu một chi thể đau, thì mọi chi thể cùng đau” (1Cr 12,26), Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và Hội Thánh. Không thể đơn phương chống lại căn bệnh vô cảm, chúng ta cần chiến đấu cùng toàn thể Hội Thánh.
Cả Hội Thánh nên một trong Chúa Kitô, liên kết với Chúa Kitô. Vì thế, hành động của Chúa Kitô phải trở thành hành động của cả Hội Thánh. Nếu Chúa Kitô đã cúi xuống rửa chân cho Hội Thánh, thì Hội Thánh cũng phải theo gương Chúa Kitô mà phục vụ con người. Bởi “chỉ có người nào ‘dự phần’ với Ngài (Ga 13, 18) thì mới có thể phục vụ người khác” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy sống bí tích Thánh Thể. Chỉ có nơi bí tích kỳ diệu này, “chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Thân Mình Chúa Kitô” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Hãy nhớ, Chúa Kitô không vô cảm, vì thế, khi đã là thân mình Chúa, “không có chỗ cho thói vô cảm rất thường chiếm lĩnh tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không được dửng dưng đối với nhau.‘Vì nếu một chi thể đau, thì mọi chi thể cùng đau; và nếu một chi thể được vinh dự thì mọi chi thể đều được chia sẻ niềm vui ấy’(1 Cr 12,26)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đừng chần chừ thêm nữa, nhưng hãy bắt tay làm một cái gì đó cho người bên cạnh ngay từ bây giờ. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để bày tỏ mối quan tâm này đối với người khác. Những dấu chỉ tuy bé nhỏ nhưng cụ thể này nói lên rằng chúng ta thuộc về một cộng đoàn Hội Thánh duy nhất.
2. Các giáo xứ và các cộng đoàn.
Bắt đầu từ lời hỏi: “Em ngươi đâu?” của sách Sáng thế, Đức Thánh Cha đòi từng giáo xứ, từng cộng đoàn phải trả lời những câu hỏi cấp thiết của ngài: “Những gì đã nói về Giáo Hội hoàn vũ thì cũng phải được áp dụng cho đời sống của các giáo xứ và các cộng đoàn. Các tổ chức Giáo Hội này có giúp chúng ta cảm nghiệm được mình thuộc về một thân mình duy nhất hay không? Một thân mình lãnh nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa muốn ban tặng? Một thân mình biết nhận ra và chăm sóc những phần tử yếu đuối nhất, nghèo khổ nhất và bé nhỏ nhất? Hay chúng ta trốn chạy vào một tình yêu phổ quát, ôm trọn cả thế giới mà lại không nhìn thấy người nghèo Lazarô ngồi trước cửa nhà đóng kín của chúng ta? (x.Lc 16,19-31)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta, ngay cả các thánh trên thiên quốc, dù đã hoàn thành cuộc đời trần thế, dù đã chiến thắng thói vô cảm, vẫn “không hoan hỉ vì đã quay lưng với những đau khổ của trần thế để vui mừng trong cảnh huy hoàng của riêng mình” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Để minh chứng rằng,“các thánh vẫn đồng hành với chúng ta trên đường lữ thứ”, niềm vui của các ngài chưa trọn vẹn, khi “tình yêu chưa thấm nhập vào toàn thế giới”, Đức Thánh Cha đã nhắc đến lời một vị thánh trẻ nổi tiếng: “Thánh Têrêsa Lisieux, tiến sĩ Hội Thánh, đã bày tỏ xác tín rằng niềm vui trên trời về chiến thắng của Tình yêu chịu đóng đinh vẫn chưa trọn vẹn bao lâu còn một người trên trần thế phải chịu đau khổ và khóc than: ‘Con hy vọng rằng ở trên trời con sẽ không phải ngồi không, mong ước của con là vẫn tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn’ (Thư 254 ngày 14.7.1897)” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Các thánh trên trời mà còn “không phải ngồi không”, thì nhất thiết, chúng ta không được phép chểnh mảng bổn phận. Đức Thánh Cha đề nghị hai cách để giáo xứ và cộng đoàn dấn thân cho sự không vô cảm: 1. Liên kết với các thánh “trong chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh”, để đủ sức mạnh “vượt thắng thói vô cảm và cứng lòng”, 2. “Ra khỏi chính mình để dấn thân vào đời sống của xã hội rộng lớn hơn mà mình cũng là thành phần, nhất là với những người nghèo và những người ở xa Giáo Hội” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
3. Mỗi tín hữu.
Từ gợi hứng của thánh Giacôbê, “Anh em hãy vững lòng!” (Giac 5,8), Đức Giáo Hoàng đưa ra nhận xét:“Cả trong tư cách là những cá nhân, chúng ta cũng bị cám dỗ sống vô cảm. Khi bị chìm ngập trong những tin tức và hình ảnh kinh hoàng về đau khổ của con người, chúng ta thường cảm thấy mình hoàn toàn không có khả năng giúp đỡ” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Từ nhận xét ấy, Đức Phanxicô đặt vấn đề: “Phải làm gì để không bị vướng vào cái vòng xoáy khốn cùng và bất lực ấy?”. Ngài đòi mỗi cá nhân hãy giải quyết vấn đề tưởng chừng bất lực ấy, dựa trên ba nền tảng:
a. Cầu nguyện:“Chúng ta có thể hiệp thông cầu nguyện với Giáo Hội ở trần thế và Giáo Hội trên thiên quốc. Chúng ta đừng coi thường lời cầu nguyện có sức mạnh của biết bao người hiệp nhất với nhau! Sáng kiến 24 giờ cho Chúa, mà tôi mong ước sẽ được cử hành vào các ngày 13-14 tháng Ba trong toàn Giáo Hội, cả ở cấp giáo phận, sẽ là dấu chỉ cho thấy cần thiết phải cầu nguyện” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
b. Bác ái: “chúng ta có thể giúp đỡ bằng những việc bác ái, cho những người ở gần cũng như những người ở xa Giáo Hội, qua nhiều tổ chức bác ái của Giáo Hội. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để bày tỏ mối quan tâm này đối với người khác, qua những dấu chỉ –tuy bé nhỏ nhưng cụ thể– nói lên rằng chúng ta thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
c. Hoán cải: “đau khổ của người khác là một lời mời gọi hoán cải, vì sự thiếu thốn của họ nhắc nhở tôi rằng cuộc đời tôi rất mong manh, và tôi lệ thuộc vào Thiên Chúa và anh chị em mình. Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận những giới hạn của mình, thì chúng ta sẽ tin tưởng vào những khả năng vô biên mà tình yêu của Thiên Chúa dành sẵn cho chúng ta. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ khi tưởng mình có thể cứu thoát bản thân và thế giới bằng sức riêng mình” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
Màu tím Mùa Chay diễn tả sự sầu khổ và lòng thống hối trong tâm hồn. Nhờ đó, mỗi Kitô hữu trở về cùng Thiên Chúa tình yêu. Ý thức thân phận mỏng dòn của mình, ta “đừng sợ”, nhưng can đảm nhìn lên Thánh giá, cậy nhờ sự chuyển cầu của Đức Maria, triều thần thánh và mọi anh chị em nơi dương thế, mà gắng sống chính tình yêu của Chúa, như Chúa yêu ta.
Với lòng chân thành, muốn thực tâm đẩy lùi thói vô cảm, từng người hãy cùng vị Cha chung tha thiết cầu nguyện: “xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa (kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu)” (Sứ điệp mùa Chay 2015). Nhờ đó, con tim mỗi người trở nên đền thờ Chúa Thánh thần, Đấng dẫn dắt ta đi trên những nẻo đường tình yêu, đến với anh chị em bằng việc chia sẻ chính bản thân ta. Rồi nhờ đến cùng anh chị em, ta nhận ra sự nghèo nàn của chính mình vốn cần được Thiên Chúa làm cho đầy tràn.
Có nhận ra sự nghèo nàn của mình, ta càng dễ dàng để Chúa ưốn nắn. Nhờ đó, ta “có được một con tim mạnh mẽ và biết xót thương, ân cần và quảng đại, một con tim không thu mình lại, không vô cảm hay rơi vào cám dỗ của nạn toàn cầu hóa thói vô cảm” (Sứ điệp mùa Chay 2015).
III. DỤ NGÔN NGƯỜI SAMARITANÔ NHÂN HẬU (x.Lc 10, 30-37).
Năm 2015, năm Đời Sống Thánh Hiến. Chúng ta hãy hồi tâm để ăn năn tội về những lỗi phạm đến đời thánh hiến và trong đời thánh hiến của chúng ta. Tôi thiết nghĩ, hình ảnh tư tế, Lêvi trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu đáng để chúng ta suy nghĩ mà cãi thiện đời sống, mà ăn năn thống hối theo tinh thần mùa chay, mà chết cho con người cũ, phục sinh con người mới trong ơn phục sinh của Chúa Kitô.
Kể câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô cảm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.
Tư tế là ai? Lêvi là ai? Đó là những người tương đương bậc “chân tu” thời đại. Họ là giám mục, linh mục của Chúa.
Qua hình ảnh tư tế, Lêvi, đã làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một gương mù, một phản chứng lớn vô cùng đối với chính đời dâng hiến của họ.
Mặc dù Chúa không trực tiếp kết tội, nhưng trong mấy từ “tránh qua bên kia mà đi”, cho thấy Chúa không bằng lòng. Tại sao lại tránh?
“Tránh qua bên kia” nghĩa là người bị tấn công đang bất động ngay dưới chân mình, cản bước mình. Ngay dưới chân nên mới phải “tránh” mà đi!
Họ đã bước vào đời hiến dâng, họ dạy người khác phải hy sinh, phải hướng thiện, phải chấp nhận bỏ mình vì tha nhân, sao chính họ lại không hiến thân?
Họ dạy phải nhân từ, phảy yêu thương, sao họ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại?
Thôi thì hãy cố tìm lý lẽ tốt để biện minh giúp những người đang bị “kết tội”: Họ sợ hãi! Bởi sợ nên vô tâm. Tư tế và Lêvi vô tâm đối với người bị cướp vì họ sợ nhiễm ô uế.
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết sẽ bị nhiễm ô uế.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua bên kia mà đi”.
Dù vậy, sự “kết tội” Chúa quy cho những nhà “chân tu” của dụ ngôn, khó có ngôn từ khả dĩ giúp họ có thể “chạy tội”.
Mặt khác, vì lời Chúa dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…”, và các tư tế, Lêvi xưa không được phép sợ mà “tránh sang bên kia”, thì những nhà “chân tu” ngày nay càng không được phép vô cảm.
Thế nhưng, biết đâu vẫn còn những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh sống trong sự nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn như sợ không được xây nhà thờ mà đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công của giới cầm quyến.
Hoặc vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Thế giới quanh ta vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc. Cho đến nay, dù mỗi năm Hội đồng Giám mục Việt Nam họp hai lần, vẫn chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức nào phản đối, hay chí ít là kiến nghị về luật cho phép phá thai. Chính do luật này, mà ngày nay Việt Nam đã “được nâng lên” hàng “top” thế giới. Thật mỉa mai! Thật chua xót! Một quốc gia nghèo, lạc hậu, không phải vươn lên hết nghèo, hết lạc hậu, mà lại “vươn lên” hàng đầu về thảm trạng phá thai.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mảnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần chúng ta, những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Lẽ ra chúng ta phải mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình tình yêu của Thiên Chúa, thái độ âu yếm, cảm thông của Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa dạy yêu thương để sống nhân ái hơn, quan tâm hơn, gần cận anh chị em của mình hơn…
Trong khi đó, nhiều người không đứng trong hàng ngũ “chân tu” như chúng ta, thậm chí họ chỉ là người ngoại giáo như người Samari ngoại giáo, lại sống đức tin, sống lời của Chúa, sống phù hợp thánh ý Chúa, sống đúng theo lề luật Chúa.
Thật trớ trêu, thật mâu thuẫn, và đáng xấu hỗ cho những người sống đời thánh hiến có thói vô cảm của tư tế, Lêvi trong dụ ngôn: Bởi họ luôn là biểu tượng của những người sống gần Thiên Chúa, nhưng hình như lòng họ không có Chúa bao nhiêu. Còn những người Samaritanô giữa đời, cứ tưởng nơi lòng họ “chất đời” nhiều hơn “chất Chúa”, thì hành động của họ lại cho thấy lòng họ “đầy Chúa”.
Chúng ta chỉ hãy mang hình ảnh người ngoại giáo Samaritanô hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Bất cứ khi nào ý thức mình là người sống trong đời tu, ý thức mình đã hiến dâng cho Chúa, thì càng can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Hãy loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Càng sống lâu trong đời tu, những người đã thánh hiến cho Chúa càng phải học lấy tinh thần bất khả nhượng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, mà đối đầu trước mọi gai chướng, mọi thương đau, mọi cùng cực, mọi bẻ bàng của nhiều anh chị em quanh mình.
Tất cả chúng ta, dù là tu sĩ, hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm mình thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời. Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không sống vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.
Chúng ta hãy đinh ninh luôn luôn lời Chúa kết luận cho dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu: “Hãy đi, và làm như vậy” (Lc 10, 37), để dấn thân, để can đảm, để ra khỏi chính mình, để sáng danh Chúa, để làm cho không còn tình trạng “cướp”.
Chiều ngày áp lễ thánh Giuse
18.3.2015
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Làm thế nào để được hạnh phúc?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
12:01 19/03/2015
Làm thế nào để được hạnh phúc?
Những lời cầu chúc cho nhau được may mắn hạnh phúc là câu điệp khúc luôn được lặp đi lặp lại trên môi miệng mỗi người chúng ta trong mọi dịp thuận tiện của cuộc sống: Các đại lễ tôn giáo, dịp đầu năm, dịp cưới hỏi, dịp sinh nhật mỗi người, dịp thi cử, tốt nghiệp, hành nghề, mở công ty, khai trương tiệm buôn bán, v.v…! Trong dịp đại lễ Giáng Sinh, từ các đường phố cho đến các ngõ hẻm, người ta dù vội vã đến đâu đi nữa cũng vẫn chúc mừng nhau mỗi khi gặp mặt: «chúc mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ!»
Vâng, ai nấy đều chúc cho nhau được hạnh phúc vui vẻ! Và những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường trở thành một thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong các dịch vụ thương mại, buôn bán hay giao lưu nghề nghiệp. Nhưng trong những dịp như thế, lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường chỉ là những lời nói xã giao đầu môi chóp lưỡi, chứ ít khi có chủ ý hay thành tâm thực sự. Vì thế, chúng không đưa lại niềm vui dài lâu bền vững. Trong khi đó, tất cả mọi người chúng ta - từ cụ già đến em bé, từ đàn ông đến đàn bà - ai nấy đều mong muốn được hạnh phúc, được sống một cuộc sống thực sự có hạnh phúc. Nhưng nhiều người đã ngã lòng buông xuôi, không dám nghĩ tới hay đeo đuổi chạy theo ước muốn được hạnh phúc nữa, hoặc cho mình hoặc cho người khác. Sau bao nhiêu chán nản và thất vọng ê chề, mọi ước muốn và mọi tìm kiếm hạnh phúc đã biến thành những tang tóc, những khổ đau đầy cay đắng!
Thật ra, những thất vọng hay những mơ ước hạnh phúc bất thành, chắc chắn mỗi người trong chúng ta ít hay nhiều đều đã hơn một lần trải qua. Nhưng bất hạnh nhất là những người bất đắc dĩ phải đối mặt với cái số phận quá nghiệt ngã cay đắng, phải gánh chịu những thách đố hầu như quá sức. Ở đây, tôi nghĩ tới những gia đình mà vì một chút sơ suất của một ai đó, đã để xảy ra tai nạn và cướp đi cuộc sống đang bất đầu chớm nở của những đứa con thân yêu. Tôi cũng nghĩ tới người bạn trẻ, sau một cuộc tình đầu đời sâu đậm bị tan vỡ, và nay một mình phải vật lộn với nỗi cô đơn trống trải trong một cuộc sống đầy hoang vắng. Tôi nghĩ tới đôi vợ chồng trẻ đã từng lạc quan và tin tưởng nhìn về tương lai, nên đã đi vay nợ ngân hàng và bạn bè thân quen để hiện thực những hoài vọng và dự định về kế hoạch kinh tế của mình. Nhưng bỗng nhiên người chồng bị trọng bệnh. Ðời sống gia đình rơi vào cảnh chật vật, thêm vào đó nợ nần chồng chất, bất khả thanh toán. Hay tôi nghĩ tới những người giáo dân, vì nỗi trăn trở lo lắng cho miếng cơm manh áo hằng ngày, đã bỏ quên kinh nguyện sớm tối và cả đến thánh lễ ngày Chúa Nhật. Sau cùng, tôi nghĩ tới hàng triệu đứa trẻ khắp nơi trên thế giới, chỉ một vài ngày sau khi được mở mắt chào đời, đã bị chết đói, hay nghĩ tới hàng triệu đứa bé khác đang khi còn êm đềm nằm trong dạ mẹ đã bị giết chết một cách đầy dã man: Chúng bị những chiếc kềm sắt cắt ra từng mảnh trước khi bị lôi ra khỏi bụng mẹ chúng.
Vâng, có biết bao nhiêu người thật quá bất hạnh, cả đời không hề biết hạnh phúc là gì, dù một chút xíu bé tẻo teo và chỉ trong giây lát cũng không. Thực tại đau buồn và phũ phàng đó chụp xuống trên đời con người trong suốt năm, ngay cả trong mùa Giáng Sinh, một thực tại đã làm cho nhiều người luôn cảm thấy mình hoàn toàn vô phúc và chỉ muốn tìm kiếm một sự kết liễu!
Chính số phận chàng thanh niên Giuse thành Na-da-rét, một người thợ mộc trẻ, cũng không may mắn hơn. Chàng không có may mắn và hạnh phúc như bao người khác. Chưa lâu, chàng đã đính hôn với Maria, một người con gái cùng xóm, nết na, trẻ trung và xinh đẹp. Cả hai cùng mơ ước một tương lai hạnh phúc. Nhưng bỗng chốc, giấc mơ đó đã như chiếc bong bóng nổ tan tành trước mắt Giuse khi chàng phải đối mặt với một sự thật quá phũ phàng: Maria, người hôn thê yêu dấu của chàng đã mang thai trước khi hai người cùng chung chăn gối. Trong thất vọng và đau khổ tột độ, chàng tự mỉa mai chính mình: Người con gái mà mày yêu thương đã ăn nằm và mang thai với người đàn ông khác.
Thật vậy, khi một người đã một lần thực sự yêu, yêu thật lòng, sẽ hiểu rõ được nỗi lòng của Giuse tan nát như thế nào! Sự thách đố đối với chàng to lớn và nặng nề biết bao! Hơn nữa, chàng cũng chỉ là một con người và là một con người thanh niên, mới lớn lên. Thêm vào đó còn một nỗi đau khổ phụ khác là Giuse chỉ muốn âm thầm ôm bụng chịu đựng một mình, chứ chàng không muốn hở môi, không muốn cho bất cứ ai biết nỗi lòng của chàng để được chia sẻ và ủi an, vì lòng chàng vẫn luôn yêu quí và kính trọng Maria trước sau như một. Nhưng cũng chỉ vì không muốn bộc lộ câu chuyện ra cho ai khác biết, chàng chỉ suy đi nghĩ lại trong lòng một mình và không được ai góp ý kiến cả, nên chàng càng cảm thấy mình bị chạm tự ái, bị hạ nhục và trở thành trò cười cho thiên hạ. Giuse hoàn toàn mất hết can đảm để làm lại từ đầu. Do đó, chàng đã quyết định âm thầm chia tay Maria. Chàng không muốn mình hoặc Maria phải mang lấy tiếng xấu suốt đời, bị miệng đời xì xèo dèm pha. Cuộc tình duyên hạnh phúc giữa chàng và Maria kể là chấp dứt. Theo ngôn ngữ ngày nay, người ta có thể nói rằng Giuse là người thanh niên đáng nể, chàng đã dàn xếp sự việc thật khôn ngoan khéo léo. Mặc dù cảm thấy bị người hôn thê phản bội, chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một cách hợp lý. Dĩ nhiên sự quyết định đó không hề làm chàng hạnh phúc. Toàn bộ sự cố còn tiếp tục dằn vặt trái tim chàng.
Thật ra, qua Phúc Âm chúng ta đã không hề biết được Giuse trong thực tế đã xử trí ra sao. Phúc Âm cũng không kể lại là đã xảy ra những cuộc cãi cọ hay đã nói những lời phàn nàn, như thường tình vẫn xảy ra trong các cuộc tình đổ vỡ khác! Cũng vậy, chúng ta cũng biết được rất ít về những giọt nước mắt và nỗi đau buồn của Giuse. Thánh sử chỉ tường thuật lại giấc mộng của Giuse mà thôi. Vâng, thánh Giuse luôn là con người khiêm tốn âm thầm, âm thầm như những giọt nước mắt và nỗi khổ đau của mình, và âm thầm như sứ mệnh làm người đứng sau hậu trường của «màn kịch cứu độ» mà Thiên Chúa đã giao phó cho ngài.
Còn nói về các giấc mộng hay chiêm bao. Tại sao thánh sử lại tường thuật giấc chiêm bao của Giuse?
Trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay, những giấc mộng không còn mang mấy giá trị nữa. Và những người mộng mị chiêm bao thường bị thiên hạ mỉa mai trêu chọc! Có nhiều câu phương ngôn đã nói lên thái độ coi khinh những người hay mơ mộng, như: «Mơ màng chỉ đàng chết đói» hay: «ngồi mơ mộng khi bụng rỗng mới hay», ý muốn nói những người thích mơ mộng là những người thiếu thực tế, xa lạ với cuộc sống cụ thể; «Cứ ngồi đó mà mơ mộng», ý muốn nói đến những người mà người ta cho là loại người khờ, dại dột!
Giáo sư Carl Gustav Jung (1875-1961), một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ nổi danh trên khắp thế giới, đã khám phá được ý nghĩa của thế giới chiêm bao. Ông gọi giấc mơ là ngôn ngữ của vô thức. Ngày nay các nhà chuyên môn về phân tâm học đều đồng ý cho rằng các giấc mơ rất cần thiết cho cuộc sống con người. Ai không mơ, ít là thỉnh thoảng, người đó sẽ chết, không thể sống được. Nếu một người luôn luôn bị quấy phá giấc mơ trong khi đang ngủ, người đó từ từ sẽ sinh bệnh và chết. Giấc mơ rất quan trọng cho cuộc sống.
Chính giấc mơ của Giuse đã cứu được cuộc đời anh. Giấc mơ đã mang lại cho anh niềm vui và sự hạnh phúc. Vâng, nhờ giấc mơ anh đã giải quyết được cơn khủng hoảng tình cảm và gia đình của mình. Nhờ giấc mơ anh đã tìm lại được nghị lực và sự can đảm cần thiết để vượt qua được cơn thử thách đầy nguy hiểm của đời mình. Nhờ giấc mơ anh đã được giải thoát khỏi mọi nỗi lo sợ hằng dằn vặt tâm hồn anh từ bao tháng ngày qua: lo sợ mình bị cắm sừng, bị cười chê, lo sợ Maria không còn yêu mình nữa, lo sợ thiếu vắng ơn Chúa trong cuộc sống. Thật vậy, giấc mơ đã chữa lành tâm hồn Giuse, đã hàn gắn và nối kết chàng lại với Maria trong tình yêu thương thủa đầu. Nhờ giấc mơ hạnh phúc của Giuse đã được cứu vãn. Trong cơn cùng khổ của tâm hồn Giuse, «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» đã trở nên sống động và lớn mạnh trong cung lòng Maria. Và trong chính «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» chứa ẩn trọn hạnh phúc của Giuse.
Ai không hề mơ, người đó sẽ chết! Ai được hạnh phúc trào dâng, người đó chẳng cần đến những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc nữa. «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» sẽ trở nên sống động cho những ai đói khát hạnh phúc. Ai hằng mơ ước một thế giới tươi đẹp hơn, thì người đó sẽ tìm gặp nơi «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» như là Ðấng Cứu Giúp quyền năng. Nhưng không một ai có thể chứng minh và hiểu thấu được Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi. Người hiện diện cụ thể và gần gũi trong những ai đang phải trải qua cảnh khốn cùng và sự đau khổ cùng quẫn mà vẫn có thể mơ ước. Người ở với những ai còn luôn biết hy vọng và chờ đợi một điều gì đó. Giuse đã tìm lại được sự tự tín và hạnh phúc hằng mơ ước của mình vì chàng đã hoàn toàn phó thác vào sự an bài vô cùng khôn ngoan và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Tôi xin cầu chúc cho tất cả các bạn những giấc mơ có khả năng cứu vớt, thăng tiến và làm tốt được cuộc đời, tình yêu và sinh kế làm ăn của các bạn. Tôi cầu chúc cho tất cả chúng ta sự hạnh phúc chân thật của «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» trong Đại Lễ Giáng Sinh!
(Suy Niệm Giáng Sinh 2013 theo Mt 1,18-24)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Những lời cầu chúc cho nhau được may mắn hạnh phúc là câu điệp khúc luôn được lặp đi lặp lại trên môi miệng mỗi người chúng ta trong mọi dịp thuận tiện của cuộc sống: Các đại lễ tôn giáo, dịp đầu năm, dịp cưới hỏi, dịp sinh nhật mỗi người, dịp thi cử, tốt nghiệp, hành nghề, mở công ty, khai trương tiệm buôn bán, v.v…! Trong dịp đại lễ Giáng Sinh, từ các đường phố cho đến các ngõ hẻm, người ta dù vội vã đến đâu đi nữa cũng vẫn chúc mừng nhau mỗi khi gặp mặt: «chúc mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ!»
Vâng, ai nấy đều chúc cho nhau được hạnh phúc vui vẻ! Và những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường trở thành một thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong các dịch vụ thương mại, buôn bán hay giao lưu nghề nghiệp. Nhưng trong những dịp như thế, lời cầu chúc may mắn hạnh phúc thường chỉ là những lời nói xã giao đầu môi chóp lưỡi, chứ ít khi có chủ ý hay thành tâm thực sự. Vì thế, chúng không đưa lại niềm vui dài lâu bền vững. Trong khi đó, tất cả mọi người chúng ta - từ cụ già đến em bé, từ đàn ông đến đàn bà - ai nấy đều mong muốn được hạnh phúc, được sống một cuộc sống thực sự có hạnh phúc. Nhưng nhiều người đã ngã lòng buông xuôi, không dám nghĩ tới hay đeo đuổi chạy theo ước muốn được hạnh phúc nữa, hoặc cho mình hoặc cho người khác. Sau bao nhiêu chán nản và thất vọng ê chề, mọi ước muốn và mọi tìm kiếm hạnh phúc đã biến thành những tang tóc, những khổ đau đầy cay đắng!
Thật ra, những thất vọng hay những mơ ước hạnh phúc bất thành, chắc chắn mỗi người trong chúng ta ít hay nhiều đều đã hơn một lần trải qua. Nhưng bất hạnh nhất là những người bất đắc dĩ phải đối mặt với cái số phận quá nghiệt ngã cay đắng, phải gánh chịu những thách đố hầu như quá sức. Ở đây, tôi nghĩ tới những gia đình mà vì một chút sơ suất của một ai đó, đã để xảy ra tai nạn và cướp đi cuộc sống đang bất đầu chớm nở của những đứa con thân yêu. Tôi cũng nghĩ tới người bạn trẻ, sau một cuộc tình đầu đời sâu đậm bị tan vỡ, và nay một mình phải vật lộn với nỗi cô đơn trống trải trong một cuộc sống đầy hoang vắng. Tôi nghĩ tới đôi vợ chồng trẻ đã từng lạc quan và tin tưởng nhìn về tương lai, nên đã đi vay nợ ngân hàng và bạn bè thân quen để hiện thực những hoài vọng và dự định về kế hoạch kinh tế của mình. Nhưng bỗng nhiên người chồng bị trọng bệnh. Ðời sống gia đình rơi vào cảnh chật vật, thêm vào đó nợ nần chồng chất, bất khả thanh toán. Hay tôi nghĩ tới những người giáo dân, vì nỗi trăn trở lo lắng cho miếng cơm manh áo hằng ngày, đã bỏ quên kinh nguyện sớm tối và cả đến thánh lễ ngày Chúa Nhật. Sau cùng, tôi nghĩ tới hàng triệu đứa trẻ khắp nơi trên thế giới, chỉ một vài ngày sau khi được mở mắt chào đời, đã bị chết đói, hay nghĩ tới hàng triệu đứa bé khác đang khi còn êm đềm nằm trong dạ mẹ đã bị giết chết một cách đầy dã man: Chúng bị những chiếc kềm sắt cắt ra từng mảnh trước khi bị lôi ra khỏi bụng mẹ chúng.
Vâng, có biết bao nhiêu người thật quá bất hạnh, cả đời không hề biết hạnh phúc là gì, dù một chút xíu bé tẻo teo và chỉ trong giây lát cũng không. Thực tại đau buồn và phũ phàng đó chụp xuống trên đời con người trong suốt năm, ngay cả trong mùa Giáng Sinh, một thực tại đã làm cho nhiều người luôn cảm thấy mình hoàn toàn vô phúc và chỉ muốn tìm kiếm một sự kết liễu!
Chính số phận chàng thanh niên Giuse thành Na-da-rét, một người thợ mộc trẻ, cũng không may mắn hơn. Chàng không có may mắn và hạnh phúc như bao người khác. Chưa lâu, chàng đã đính hôn với Maria, một người con gái cùng xóm, nết na, trẻ trung và xinh đẹp. Cả hai cùng mơ ước một tương lai hạnh phúc. Nhưng bỗng chốc, giấc mơ đó đã như chiếc bong bóng nổ tan tành trước mắt Giuse khi chàng phải đối mặt với một sự thật quá phũ phàng: Maria, người hôn thê yêu dấu của chàng đã mang thai trước khi hai người cùng chung chăn gối. Trong thất vọng và đau khổ tột độ, chàng tự mỉa mai chính mình: Người con gái mà mày yêu thương đã ăn nằm và mang thai với người đàn ông khác.
Thật vậy, khi một người đã một lần thực sự yêu, yêu thật lòng, sẽ hiểu rõ được nỗi lòng của Giuse tan nát như thế nào! Sự thách đố đối với chàng to lớn và nặng nề biết bao! Hơn nữa, chàng cũng chỉ là một con người và là một con người thanh niên, mới lớn lên. Thêm vào đó còn một nỗi đau khổ phụ khác là Giuse chỉ muốn âm thầm ôm bụng chịu đựng một mình, chứ chàng không muốn hở môi, không muốn cho bất cứ ai biết nỗi lòng của chàng để được chia sẻ và ủi an, vì lòng chàng vẫn luôn yêu quí và kính trọng Maria trước sau như một. Nhưng cũng chỉ vì không muốn bộc lộ câu chuyện ra cho ai khác biết, chàng chỉ suy đi nghĩ lại trong lòng một mình và không được ai góp ý kiến cả, nên chàng càng cảm thấy mình bị chạm tự ái, bị hạ nhục và trở thành trò cười cho thiên hạ. Giuse hoàn toàn mất hết can đảm để làm lại từ đầu. Do đó, chàng đã quyết định âm thầm chia tay Maria. Chàng không muốn mình hoặc Maria phải mang lấy tiếng xấu suốt đời, bị miệng đời xì xèo dèm pha. Cuộc tình duyên hạnh phúc giữa chàng và Maria kể là chấp dứt. Theo ngôn ngữ ngày nay, người ta có thể nói rằng Giuse là người thanh niên đáng nể, chàng đã dàn xếp sự việc thật khôn ngoan khéo léo. Mặc dù cảm thấy bị người hôn thê phản bội, chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một cách hợp lý. Dĩ nhiên sự quyết định đó không hề làm chàng hạnh phúc. Toàn bộ sự cố còn tiếp tục dằn vặt trái tim chàng.
Thật ra, qua Phúc Âm chúng ta đã không hề biết được Giuse trong thực tế đã xử trí ra sao. Phúc Âm cũng không kể lại là đã xảy ra những cuộc cãi cọ hay đã nói những lời phàn nàn, như thường tình vẫn xảy ra trong các cuộc tình đổ vỡ khác! Cũng vậy, chúng ta cũng biết được rất ít về những giọt nước mắt và nỗi đau buồn của Giuse. Thánh sử chỉ tường thuật lại giấc mộng của Giuse mà thôi. Vâng, thánh Giuse luôn là con người khiêm tốn âm thầm, âm thầm như những giọt nước mắt và nỗi khổ đau của mình, và âm thầm như sứ mệnh làm người đứng sau hậu trường của «màn kịch cứu độ» mà Thiên Chúa đã giao phó cho ngài.
Còn nói về các giấc mộng hay chiêm bao. Tại sao thánh sử lại tường thuật giấc chiêm bao của Giuse?
Trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay, những giấc mộng không còn mang mấy giá trị nữa. Và những người mộng mị chiêm bao thường bị thiên hạ mỉa mai trêu chọc! Có nhiều câu phương ngôn đã nói lên thái độ coi khinh những người hay mơ mộng, như: «Mơ màng chỉ đàng chết đói» hay: «ngồi mơ mộng khi bụng rỗng mới hay», ý muốn nói những người thích mơ mộng là những người thiếu thực tế, xa lạ với cuộc sống cụ thể; «Cứ ngồi đó mà mơ mộng», ý muốn nói đến những người mà người ta cho là loại người khờ, dại dột!
Giáo sư Carl Gustav Jung (1875-1961), một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ nổi danh trên khắp thế giới, đã khám phá được ý nghĩa của thế giới chiêm bao. Ông gọi giấc mơ là ngôn ngữ của vô thức. Ngày nay các nhà chuyên môn về phân tâm học đều đồng ý cho rằng các giấc mơ rất cần thiết cho cuộc sống con người. Ai không mơ, ít là thỉnh thoảng, người đó sẽ chết, không thể sống được. Nếu một người luôn luôn bị quấy phá giấc mơ trong khi đang ngủ, người đó từ từ sẽ sinh bệnh và chết. Giấc mơ rất quan trọng cho cuộc sống.
Chính giấc mơ của Giuse đã cứu được cuộc đời anh. Giấc mơ đã mang lại cho anh niềm vui và sự hạnh phúc. Vâng, nhờ giấc mơ anh đã giải quyết được cơn khủng hoảng tình cảm và gia đình của mình. Nhờ giấc mơ anh đã tìm lại được nghị lực và sự can đảm cần thiết để vượt qua được cơn thử thách đầy nguy hiểm của đời mình. Nhờ giấc mơ anh đã được giải thoát khỏi mọi nỗi lo sợ hằng dằn vặt tâm hồn anh từ bao tháng ngày qua: lo sợ mình bị cắm sừng, bị cười chê, lo sợ Maria không còn yêu mình nữa, lo sợ thiếu vắng ơn Chúa trong cuộc sống. Thật vậy, giấc mơ đã chữa lành tâm hồn Giuse, đã hàn gắn và nối kết chàng lại với Maria trong tình yêu thương thủa đầu. Nhờ giấc mơ hạnh phúc của Giuse đã được cứu vãn. Trong cơn cùng khổ của tâm hồn Giuse, «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» đã trở nên sống động và lớn mạnh trong cung lòng Maria. Và trong chính «Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi» chứa ẩn trọn hạnh phúc của Giuse.
Ai không hề mơ, người đó sẽ chết! Ai được hạnh phúc trào dâng, người đó chẳng cần đến những lời cầu chúc may mắn hạnh phúc nữa. «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» sẽ trở nên sống động cho những ai đói khát hạnh phúc. Ai hằng mơ ước một thế giới tươi đẹp hơn, thì người đó sẽ tìm gặp nơi «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» như là Ðấng Cứu Giúp quyền năng. Nhưng không một ai có thể chứng minh và hiểu thấu được Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi. Người hiện diện cụ thể và gần gũi trong những ai đang phải trải qua cảnh khốn cùng và sự đau khổ cùng quẫn mà vẫn có thể mơ ước. Người ở với những ai còn luôn biết hy vọng và chờ đợi một điều gì đó. Giuse đã tìm lại được sự tự tín và hạnh phúc hằng mơ ước của mình vì chàng đã hoàn toàn phó thác vào sự an bài vô cùng khôn ngoan và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Tôi xin cầu chúc cho tất cả các bạn những giấc mơ có khả năng cứu vớt, thăng tiến và làm tốt được cuộc đời, tình yêu và sinh kế làm ăn của các bạn. Tôi cầu chúc cho tất cả chúng ta sự hạnh phúc chân thật của «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi» trong Đại Lễ Giáng Sinh!
(Suy Niệm Giáng Sinh 2013 theo Mt 1,18-24)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên
Nguyễn Hùng
21:22 19/03/2015
Ảnh của Nguyễn Hùng
Chỗ Người ngồi
được dệt bằng những
đường cong bí ẩn, diệu kỳ,
Và tất cả những đường thẳng trơ cứng
khô khan đều bị loại bỏ.
Thy seat is
woven in wondrous mysteries of curves,
Casting away all barren lines
of straightness.
(R. Tagore-Pleiksor nth chuyển dịch)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12/03 – 18/03/2015: Đức Thánh Cha công bố Năm Thánh Từ Bi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:50 19/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 5 giờ chiều thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó. Hiện diện tại Đền thờ có một số Hồng Y và Giám Mục, linh mục và tu sĩ cùng với ngàn ngàn tín hữu.
Sau lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha, mọi người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (2,4-10) trong đó thánh nhân nói về Thiên Chúa giàu lòng từ bi đã làm cho chúng ta từ trong tội lỗi được sống lại với Chúa Kitô: nhờ ơn thánh của Chúa, chúng ta được cứu thoát. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa, chúng ta được tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô, để làm việc thiện. Tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Luca (7,36-50) kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà người biệt phái Simon. Một người đàn bà tội lỗi mang dầu thơm đến xức chân Chúa và lấy tóc mà lau. Trước phản ứng của người biệt phái, Chúa cho biết tội lỗi của bà ta tuy nhiều, nhưng đã được tha thứ vì bà đã yêu mến nhiều.
Trong bài giảng của Đức Thánh Cha đã phân tích thái độ của người đàn bà tội lỗi và của ông Simon người Biệt Phái.
Đức Thánh Cha nói:
Trước hết, chúng ta ghi nhận có tình yêu của người đàn bà tội lỗi hạ mình trước mặt Chúa, nhưng trước đó đã có tình yêu thương xót của Chúa Giêsu đối với bà, thúc đẩy bà đến gần. Giọt lệ thống hối và niềm vui rửa chân cho Thầy, tóc của bà lau khô chân Chúa với lòng biết ơn, những nụ hôn bà biểu lộ lòng quí mến thanh khiết của bà... Mỗi cử chỉ của bà nói lên tình yêu và biểu lộ ước muốn của bà mong được một sự chắc chắn vững vàng trong cuộc sống: chắc chắn mình được tha thứ. Và Chúa Giêsu ban cho bà sự chắc chắn ấy bằng cách đón nhận và tỏ cho bà tình thương của Thiên Chúa đối với bà: Thiên Chúa tha thứ cho bà rất nhiều vì bà đã yêu mến nhiều (Lc 7,47).
Trái lại, người biệt phải không tìm được con đường tình yêu. Ông ta dừng lại trong hình thức bề ngoài, không có khả năng thực hiện một bước tiến để đến gặp Chúa Giêsu Đấng ban ơn cứu độ cho ông. Simon đã mời Chúa dùng bữa, nhưng không thực sự đón tiếp Ngài.. Phán đoán của ông về người phụ nữ làm cho ông xa lìa sự thật và không để cho ông hiểu ai là người khách của ông. Ông dừng lại ở bề mặt bên ngoài và không có khả năng nhìn con tim.
Từ đó, Đức Thánh Cha nói: “Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu thúc đẩy mỗi ngừơi chúng ta đừng bao giờ dừng lại ở bề ngoài của sự việc, nhất là khi chúng ta đứng trước một con người. Chúng ta được kêu gọi nhìn xa hơn, nhắm đến con tim để thấy mỗi người có khả năng quảng đại dường nào. Không ai có thể bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa; tất cả biết con đường để đến với lòng từ bi ấy và Giáo Hội là nhà đón tiếp mọi người và không từ khước một ai.
Sau bài giảng của Đức Thánh Cha, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 48 linh mục và một số Giám Mục ban. Cả Đức Thánh Cha cũng xưng tội trước khi giải tội cho một số hối nhân. Các vị giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma, và tòa Ân giải tối cao.
Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của Đức Thánh Cha. Đây là lần thứ 2 ngài chủ sự nghi thức thống hối mùa chay với phép xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Và giống như năm ngoái, buổi lễ thống hối được nối tiếp với chương trình gọi là “24 giờ cho Chúa” do Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, đề xướng và được cử hành tại 3 thánh đường ở trung tâm Roma, trong đó các tín hữu cầu nguyện và lãnh nhận bí tích hòa giải. Có 60 linh mục tình nguyện giải tội cho các tín hữu, kể cả Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh tòa Ân giải tối cao, và tất cả các linh mục nhân viên của Tòa này.
Nhiều giáo phận trên thế giới cũng cử hành các buổi lễ tương tự trong mùa chay.
2. Đức Thánh Cha kêu gọi thần học qui trọng tâm vào lòng từ bi
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các học giả thuộc mọi ngành thần học làm sao để những lãnh vực nghiên cứu của họ phản ánh tầm quan trọng trung tâm của lòng từ bi trong Tin Mừng.
Trong thư gửi đến Đức Hồng Y Mario Poli, Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires, cũng là Đại chưởng ấn Đại học Công Giáo Á Căn Đình, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập phân khoa thần học tại đây, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Nếu không có lòng từ bi, thì nền thần học, giáo luật, và công việc mục vụ của chúng ta có nguy cơ sa lầy trong những điều nhỏ nhặt có tính chất bàn giấy, hoặc sa vào một ý thức hệ, tự bản chất, nó muốn thuần hóa mầu nhiệm. Hiểu thần học là hiểu Thiên Chúa là Tình Thương”.
Lá thư mang chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 3 tháng Ba và được công bố tại Vatican ngày 9 tháng Ba. Trong thư Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng “Sinh viên thần học tại Đại học Công Giáo Á Căn Đình phải được huấn luyện để không trở thành những thần học gia “viện bảo tàng” tích trữ các dữ kiện và thông tin về Mạc Khải mà không biết thực sự phải làm gì với những kiến thức đó; họ càng không được trở thành những người bàng quan nhìn lịch sử. Nhà thần học được đào tạo tại Đại học Công Giáo Á Căn Đình phải là một người có khả năng xây dựng quanh mình tình người, thông truyền chân lý Kitô thần linh với chiều khích thực sự là nhân bản, chứ không phải là một nhà trí thức không có tài năng, một nhà đạo đức không có lòng nhân hoặc chỉ một chuyên gia về điều thánh thiêng”.
Đức Thánh Cha cũng xác quyết rằng “Nhà thần học tốt, cũng như vị mục tử tốt, phải ‘có mùi’ của dân chúng và đường phố, và với suy tư của họ, họ đổ dầu và rượu chữa lành những vết thương của con người. Thần học phải biểu lộ Giáo Hội vốn là một ‘bệnh viện dã chiến’, sống sứ mạng cứu độ và chữa lành của mình trong thế giới.”
3. Đức Hồng Y Nhiếp Chính, Jean Louis Tauran, tuyên thệ nhậm chức
Sáng ngày 9 tháng Ba, trước mặt Đức Thánh Cha tại nhà nguyện Urbano Đệ Bát, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran đã tuyên thệ nhậm chức Hồng Y Nhiếp chính trong trường hợp trống ngôi Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức, đọc các đoạn sách phụng vụ, nhưng không có diễn văn nào. Còn Đức Hồng Y Tauran sau đó đã nói ít lời cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y Tauran người Pháp, 72 tuổi (1943) hiện nay cũng là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và ngày 20 tháng 12 năm ngoái, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm thay thế Đức Hồng Y Tarcisio Bertone trong nhiệm vụ nhiếp chính. Vị phó nhiếp chính là Đức Tổng Giám Mục Giampiero Gloder, Giám đốc trường ngoại giao Tòa Thánh.
Hồng Y nhiếp chính là vị chủ tịch của Tông Phòng (Camera Apostolica) và chăm sóc, quản lý tài sản cũng như các quyền lợi vật chất, tài sản của Tòa Thánh trong khi Tòa Thánh trống vị. Trong thời kỳ trống tòa như vậy, ngài không bị ngưng chức như các vị thủ lãnh các cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh. Ngài thi hành các công việc bình thường và đệ trình lên Hồng Y đoàn những gì quan trọng cần được phê chuẩn.
Đức Hồng Y nhiếp chính có nhiệm vụ niêm phong phòng làm việc và phòng của Đức Giáo Hoàng quá cố, cho phép những người thường ở trong căn hộ của Đức Giáo Hoàng được tiếp tục ở đó cho đến khi an táng Đức Giáo Hoàng, sau đó toàn thể căn hộ sẽ bị niêm phong.
Ngài cũng là người thông báo chính thức tin Đức Giáo Hoàng qua đời cho Đức Hồng Y giám quản Roma và toàn thể dân thành này, cũng như cho Đức Hồng Y Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y nhiếp chính, sau khi nghe ý kiến của 3 Hồng Y trưởng của 3 đẳng Giám Mục, linh mục và Phó tế, sẽ ấn định tất cả những gì liên hệ tới việc an táng Đức Giáo Hoàng quá cố. Ngài ấn định ngày bắt đầu các phiên họp của Hồng Y đoàn để chuẩn bị bầu giáo hoàng mới. Đức Hồng Y cũng lo liệu những gì cần thiết để chuẩn bị việc bầu Giáo Hoàng. Ngài cho phép chụp hình vị Giáo Hoàng quá cố để làm tài liệu..
Đức Hồng Y nhiếp chính nhận lời tuyên thệ của các Hồng Y về việc giữ bí mật liên quan tới cuộc bỏ phiếu..
Những qui định trên đây được trình bày trong Tông hiến “Universi Dominici Gregis” (Mục tử toàn thể đoàn chiên Chúa” do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 về những gì phải tuân giữ trong thời kỳ Tòa Thánh trống ngôi Giáo Hoàng.
4. Đức Thánh Cha tiếp kiến 400 linh mục trẻ và các chủng sinh
Sáng ngày 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 400 linh mục trẻ và các chủng sinh năm cuối vừa kết thúc khóa học thứ 26 về giải tội và những vấn đề lương tâm, do Tòa Ân giải tối cao tổ chức.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị ban bí tích hòa giải hãy liên tục cụ thể hóa và biểu lộ tôn nhan từ bi của Thiên Chúa. “Sống bí tích này có nghĩa là giúp anh chị em chúng ta cảm nghiệm an bình và cảm thông, về mặt nhân bản và Kitô. Không được biến Bí tích giải tội thành một thứ “tra tấn”, cần làm sao để tất cả các hối nhân, khi ra khỏi tòa giải tội cảm thấy niềm hạnh phúc trong tâm hồn, với khuôn mặt rạng ngời hy vọng, và đôi khi đẫm lệ hoán cải, và niềm hy vọng từ đó mà ra.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Bí tích giải tội, với tất cả những hành vi của hối nhân, không có nghĩa là một cuộc khảo cung nặng nề, gây khó chịu và xen vào cuộc sống. Trái lại bí tích này phải là một cuộc gặp gỡ giải thoát và đầy tình người, qua đó có thể giáo dục hối nhân về lòng từ bi, lòng từ bi này không loại trừ, nhưng bao gồm đúng đắn sự quyết tâm đền bù, sửa chữa sự ác đã phạm.”
Đức Thánh Cha không quên nhắn nhủ các cha giải tội hãy để cho mình được bí tích hòa giải giáo dục. Ngài viết: “Bao nhiêu lần chúng ta được khích lệ khi nghe những lời xưng tội. Những anh chị em đang sống tình hiệp thông đích thực với Chúa về mặt bản thân và Giáo Hội, một tình yêu chân thành đối với tha nhân. Những tâm hồn đơn sơ, có tinh thần thanh bần, hoàn toàn phó thác cho Chúa, tín thác nơi Giáo Hội, và nơi vị giải tội. .. Chúng ta học hỏi được bao nhiêu điều nơi sự hoán cải và thống hối của các anh chị em chúng ta! Họ cũng thúc đẩy chúng ta hãy xét mình: Tôi là linh mục, tôi có yêu mến Chúa, Đấng đã cho tôi trở thành thừa tác viên lòng từ bi của Chúa hay không? Là linh mục, tôi có sẵn sàng thay đổi, hoán cải như hối nhân này hay không, là người mà tôi đang phục vụ?”
5. Tòa Thánh kêu gọi lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh Địa
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, đã gửi thư đến các Giám mục giáo phận trên toàn thế giới, kêu gọi tổ chức lạc quyên vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tới đây là ngày 3 tháng Tư, để giúp đỡ các tín hữu Kitô tại Thánh Địa.
Đức Hồng Y Sandri nhắc lại truyền thống lạc quyên này, theo lời mời gọi của các vị Giáo Hoàng, để hỗ trợ cộng đồng các tín hữu và các nơi của Thánh Địa. Sự hỗ trợ này càng cần thiết trong thời điểm bi thảm hiện nay của toàn vùng Trung Đông.
Sau khi nhắc đến lời nhắn nhủ nồng nhiệt của Thánh Phaolô Tông Đồ về việc lạc quyên nơi các cộng đồng Kitô tiên khởi để giúp đỡ người nghèo ở Thánh Địa (Xc Rm 15,25-26; Gl 2,10, 1 Cr 16, 2 Cr 8-9), Đức Hồng Y Sandri viết:
“Như thánh Tông Đồ, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đặc biệt quan tâm đến những đau khổ của bao nhiêu anh chị em ở phần đất ấy của thế giới, đã trở nên thánh thiêng nhờ Máu của Con Chiên, và tình hình trong những tháng gần đây trở nên trầm trọng vì các cuộc xung đột xâu xé vùng này. Nỗi đau khổ ấy kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi sự dấn thân của tất cả chúng ta, trong kinh nguyện và mọi loại sáng kiến” (Đức Thánh Cha Phanxicô, thư gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, 21-12-2014).
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương nhắc đến thảm trạng hiện nay hàng triệu người phải trốn chạy từ Syria và Iraq, nơi tiếng súng vẫn chưa yên và con đường đối thoại và hòa hợp dường như hoàn toàn bị sa lầy, trong khi đó có sự trổi vượt oán thù điên rồ của những kẻ giết người và sự tuyệt vọng vô phương tự vệ của những bị mất tất cả sản nghiệp và bị bứng khỏi phần đất của cha ông họ. Ngài nhận xét rằng “nếu các tín hữu Kitô ở Thánh Địa được khuyên nhủ hãy hết sức chống lại mọi cám dỗ bỏ chạy, thì các tín hữu trên thế giới cũng được yêu cầu quan tâm đến số phận của các tín hữu tại Thánh Địa..”
Và Đức Hồng Y Sandri kết luận rằng “Tôi cầu mong cuộc lạc quyên này được sự đón nhận của tất cả các Giáo phận, để gia tăng sự tham gia trong tình liên đới. Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương phối hợp sự tham gia này để bảo đảm cho Thánh Địa sự nâng đỡ cần thiết đố với những nhu cầu của đời sống bình thường của Giáo Hội và mọi nhu cầu cần thiết khác”
6. Người Công Giáo Ấn phong toả xa lộ, chặn các đoàn tầu để phản đối vụ hãm hiếp một nữ tu
Làn sóng bất mãn của người Công Giáo tại Ấn đã dâng lên tới cao độ sau khi một tu viện và cũng là một trường học bị tấn công và một nữ tu 72 tuổi bị 8 tên côn đồ hãm hiếp và đánh đập tàn bạo vào đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy 14 tháng Ba.
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Bẩy, cha Dominic Gomes, Tổng đại diện của Tổng Giáo Phận Kolkata, cũng gọi là Calcultta, cho biết tu viện Chúa Giêsu và Mẹ Maria, tại Ranagath, đã bị tấn công và cướp phá trong nhiều giờ từ lúc 1 giờ sáng ngày thứ Bẩy mà không nhận được sự trợ giúp của cảnh sát.
Sau khi khống chế các nhân viên bảo vệ, bọn cướp đã trói 3 nữ tu và bắt đầu cướp phá. Nữ tu hiệu trưởng cũng là bề trên tu viện đã gọi điện thoại báo cảnh sát nhưng bọn cướp xông vào phòng của sơ lục soát, phá hoại tài sản và lấy tiền, một máy tính xách tay và điện thoại di động sau đó đã hãm hiếp sơ.
"Chúng tôi sẽ tìm ra thủ phạm là những kẻ phải bị trừng phạt. Những điều như thế này chưa bao giờ xảy ra tại bang này", Đức Cha Thomas D'Souza, Tổng Giám Mục của Kolkata nói. Kolkata là nơi Mẹ Teresa đã hoạt động trong hầu hết cuộc đời của mình. Các nữ tu tại đây rất được tôn kính.
Bạo lực chống lại các nữ tu tại Ấn đã gia tăng trong các năm gần đây. Một nữ tu 28 tuổi thuộc dòng Thừa Sai Phanxicô của Thánh Giuse đang theo học tại Chennai thuộc bang Orissa đã bị bắt cóc tại Kandhamal (một quận trong tỉnh Orissa) và bị hãm hiếp trong vòng một tuần lễ từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 7 năm 2013. Tháng 8 năm 2008, nữ tu Meena Barwa, 30 tuổi đã bị 22 người Ấn Giáo cực đoan hãm hiếp. Cảnh sát bắt được cả 22 tên nhưng 17 tên được tại ngoại hầu tra ngay tức khắc và đến nay, sau gần 5 năm, theo Đức Hồng Y Oswald Gracias, phiên tòa xử 22 tên này vẫn chưa xảy ra.
Sáng thứ Bẩy, học sinh và cha mẹ đã xuống đường để phản đối. Họ chặn đoàn tàu trên tuyến Sealdah-Ranaghat và phong tỏa Quốc lộ 34 trong nhiều giờ nhằm phản đối vụ việc. Cư dân khác tham gia với họ.
7. Những kỳ vọng của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tại Belarus
Sau khi đến Minsk tối thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nói chuyện với Đài phát thanh Vatican về kỳ vọng của ngài trong cuộc hành trình.
Đức Hồng Y cho biết mục đích chính của ngài là tăng cường quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương, và để trao những lời khích lệ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến cộng đồng Công Giáo thiểu số tại Belarus là những người đã bảo tồn và tuyên xưng đức tin của mình, ngay cả trong thời khủng bố.
Ngài cho biết thêm là chuyến thăm của ngài là một dấu hiệu của mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Belarus.
"Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này là tuyệt vời," Đức Hồng Y nói. "Thực sự, đó là ý chí của cả hai bên để tiến về phía trước trong mối quan hệ này, và để xây dựng mạnh mẽ hơn một mối quan hệ mang tính xây dựng giữa hai bên."
Khi được hỏi về cuộc xung đột ở nước láng giềng Ukraine, Đức Hồng Y Parolin đã ca tụng vai trò của Belarus trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt bạo lực.
"Đối với các nhà ngoại giao Vatican, Belarus là một nước quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh của các sự kiện đang diễn ra tại Ukraine. Tôi muốn nhấn mạnh điều này là các cuộc đàm phán đã được tổ chức và dẫn đến việc ký kết ‘Thỏa thuận Minsk’, là một bước ngoặt có thể dẫn đến một giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. "
Hôm thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Hồng Y Parolin đã gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Ngoại trưởng Vladimir Makei.
Trong các cuộc họp, Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo.
Tổng thống Lukashenko cho biết: "Chính sách của tôi về vấn đề này và các chính sách của toàn bộ nhà nước Belarus đều dựa trên một luận đề, đó là, mỗi người đều có quyền lựa chọn con đường của mình để đến với Thiên Chúa, qua các Giáo Hội. Đó là quyền của mỗi cá nhân và không ai có thể xâm phạm. Chúng tôi ngăn chặn những nỗ lực nhằm thiên vị một Giáo Hội và làm mất ổn định tình hình tôn giáo tại Belarus. "
Tổng thống nói thêm là Giáo Hội Chính Thống Giáo và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này có vai trò "rất lớn" và "vô giá" trong việc giữ gìn hòa bình và hợp tác liên tôn tại Belarus.
Đức Hồng Y Parolin cũng đã gặp gỡ Thượng Phụ Zaslavl Pavel là Thượng Phụ Chính Thống Giáo Minsk và Toàn Belarus. Đức Thượng Phụ đã mô tả cuộc họp giữa hai vị là "thân ái và cởi mở".
8. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cảnh cáo về những nhượng bộ của Tòa Thánh trong việc tấn phong Giám Mục tại Trung quốc
Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra ít quan tâm đến những nhượng bộ do Tòa Thánh đề xuất liên quan đến việc phong chức giám mục Công Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng tại Hương Cảng vào ngày 12 tháng 3, Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết Tòa Thánh có thể chấp nhận một thỏa thuận với Bắc Kinh cho phép chính phủ nước này sàng lọc các ứng viên chức Giám Mục.
Dự thảo của chính sách mới là Tòa Thánh đề ra ba ứng viên Giám Mục, Trung quốc chọn một trong ba người ấy và sau cùng Đức Giáo Hoàng chuẩn y.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng trả lời rằng Vatican phải tôn trọng "truyền thống lịch sử và thực tế của người Công Giáo ở Trung Quốc." Phát ngôn viên Trung quốc nói: "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với Vatican". Tuy nhiên, ông ta thẳng thừng bác bỏ các đề nghị của Cha Lombardi và khẳng định rằng các giám mục phải được lựa chọn bởi Hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere Della Sera, nghiã là Tin Chiều, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục hiệu toà của Hương Cảng, cảnh báo rằng "Trung Quốc chỉ muốn một sự khuất phục vô điều kiện" trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, người từng chỉ trích rất mạnh mẽ Đức Hồng Y Ivan Dias, người Ấn Độ, là cựu tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đã quay sang chỉ trích các viên chức người Ý. Ngài nói:
"Các quan chức Ý trong Giáo triều Rôma không biết rõ chế độ độc tài Trung Quốc vì họ chưa từng bao giờ phải sống qua một chế độ Cộng sản".
"Tôi luôn luôn tin tưởng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Parolin, cho đến khi tôi phát hiện ra rằng ngài đã ủng hộ quá đáng một thỏa thuận mà trong giai đoạn hiện nay sẽ chỉ là một sự khuất phục vô điều kiện. Các nhà đàm phán Trung Quốc đặt một tài liệu trên bàn yêu cầu ký vào và người của chúng ta không có khả năng hoặc sức mạnh để đưa ra các đề xuất khác. Liệu chúng ta có muốn hy sinh sự đề cử và thánh hiến các giám mục cho một cuộc đối thoại không chân thành hay không? "
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cũng nói rằng ngài đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong vòng 45 phút. Đức Giáo Hoàng đã so sánh Đức Hồng Y với cậu bé David người đã chống lại tên khổng lồ Goliath. Đức Hồng Y nói thêm: "Đức Giáo Hoàng cho thấy hoàn toàn tin tưởng tôi. Ngài không ngây thơ đâu, và sẽ không nhượng bộ những điều kiện này."
Thông tấn xã ANSA cho biết là đáp lại những nhận xét của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói rằng "có một sự sẵn sàng để nói chuyện, một cuộc đối thoại có những nhịp điệu và thời gian của nó, và chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đến một số kết quả".
9. Đức Thánh Cha công bố Năm Thánh Từ Bi
Trong bài giảng tại buổi cử hành Phụng Vụ thống hối chiều thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Thánh Cha cũng đã công bố Năm Thánh Từ Bi.
Ngài nói: “Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ‘Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).
Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm tới đây (8-12-2015) và sẽ kết thúc ngày 20-11-2016, Chúa Nhật lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ và là tôn nhan sinh động của lòng từ bi Chúa Cha. Tôi ủy thác việc tổ chức Năm Thánh này cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, để có thể linh hoạt năm này như một giai đoạn mới trên hành trình của Giáo Hội trong sứ mạng mang Tin Mừng từ bi cho mỗi người”.
“Tôi xác tín rằng toàn thể Giáo Hội có thể tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá và làm cho lòng từ bi Chúa phong phú, qua đó tất cả chúng ta được kêu gọi mang lại an ủi cho mỗi người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngay từ bây giờ tôi phó thác cho Mẹ Từ Bi, xin Mẹ ghé mắt nhìn chúng ta và canh giữ hành trình của chúng ta”.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Hàn Quốc và Mông Cổ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Giám Mục Hàn Quốc giúp các tín hữu gặp gỡ và làm chứng cho Chúa Kitô, đồng thời tăng cường việc mục vụ giới trẻ.
Trên đây là nội dung bài huấn dụ ngài trao cho 27 Giám Mục Hàn quốc và Đức Giám Mục Wenceslao Padilla của Mông Cổ, trong cuộc gặp gỡ sáng thứ Sáu 12 tháng 3, nhân dịp các vị về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Sau khi nhắc lại tấm gương của các Chân phước tử đạo Hàn quốc mà ngài tôn phong trong cuộc viếng thăm hồi tháng 8 năm ngoái, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ và thủ lãnh giáo dân trong các giáo phận thuộc quyền, hãy “làm sao để các giáo xứ, trường học và trung tâm tông đồ là những nơi gặp gỡ đích thực: gặp gỡ với Chúa, Đấng dạy chúng ta cách yêu thương và mở mắt để chúng ta nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, và gặp gỡ nhau, nhất là những người nghèo, người già, người bị bỏ quên giữa chúng ta. Khi chúng ta gặp Chúa Giêsu và cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa đối với chúng ta, thì chúng ta càng trở nên những chứng nhân có sức thuyết phục về quyền năng cứu độ của Chúa; chúng ta càng sẵn sàng chia sẻ tình yêu của chúng ta đối với Chúa và những hồng ân Chúa ban cho chúng ta..”
Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhìn nhận những cố gắng của các Giám Mục Hàn Quốc nhắm giúp người trẻ tham gia nhiều hơn vào cuộc sống và sinh hoạt của các giáo xứ, giáo phận. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm gương cho người trẻ và khẳng định rằng “Mặc dù chúng ta rao giảng chính Chúa Kitô chứ không phải chúng ta, chúng ta vẫn được kêu gọi trở nên mẫu gương cho Dân Chúa (Xc 1 Pr 5,3), để lôi kéo dân đến cùng Chúa. Người trẻ sẽ rất mau lẹ nhắc nhở chúng ta và Giáo Hội nếu cuộc sống của chúng ta không phản ánh niềm tin của chúng ta. Sự thẳng thắn của họ về vấn đề này có thể trợ giúp chúng ta, cũng như khi chúng ta tìm cách giúp các tín hữu biểu lộ niềm tin trong cuộc sống hằng ngày của họ”.
Trong ý hướng trên đây, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục luôn nghĩ đến người trẻ khi suy tư về đời sống giáo phận và khi đề ra hoặc duyệt lại các chương trình mục vụ. Ngài viết: “Anh em hãy coi giới trẻ như những người đối tác trong việc xây dựng một Giáo Hội thánh thiện, có tinh thần thừa sai và khiêm tốn hơn, một Giáo Hội yêu mến và phụng sự Chúa bằng cách phục vụ người nghèo, người cô đơn, người yếu đau và bị ở ngoài lề”
11. Phúc trình chi thu lạc quyên giúp Thánh Địa
Trong năm 2014, hơn 7 triệu rưỡi Mỹ kim đã được dùng để trợ giúp các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Thánh Địa và giúp người tị nạn Syria và Iraq.
Theo thông cáo do Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, công bố hôm 10 tháng 3, trong số ngân khoản do các giáo phận trên thế giới lạc quyên trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2014, có 2,5 triệu mỹ kim được dùng để cứu trợ cấp thời cho dân chúng tại Iraq và Syria, hơn 2 triệu 600 ngàn mỹ kim được dành để hỗ trợ nền giáo dục Công Giáo các cấp và 2 triệu 400 ngàn mỹ kim khác được dùng để tài trợ các dự án nhỏ, kể cả việc hỗ trợ Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh Địa.
Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã công bố danh sách các dự án được tài trợ nhân dịp phổ biến thư gửi các GM giáo phận trên thế giới mời gọi các vị cho tổ chức các cuộc lạc quyên theo ý Đức Thánh Cha để giúp Thánh Địa.
65% ngân khoản quyên góp được Bộ trao cho Dòng Phanxicô tại Thánh Địa là đơn vị của dòng đặc trách hầu hết các nơi thánh liên hệ tới cuộc đời Chúa Giêsu và săn sóc mục vụ cho các tín hữu trong vùng, đảm trách các trường Công Giáo, các tổ chức bác ái, đào tạo linh mục và tu sĩ. 35% ngân khoản còn lại được sử dụng để tài trợ các dự án được Bộ Đông phương chọn tại các nơi khác ở Thánh Địa, đảo Cypre, Syria, Liban, Ai Cập, Ethiopia, Eritrea, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq.
Không đồng nào được dùng để giúp Trung ương dòng Phanxicô đang bị thiếu hụt ngân sách. Một tu sĩ Phanxicô ở Thánh Địa cho biết sau khi nhận được số tiền lạc quyên từ các giáo phận, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương gửi thẳng tiền cho Dòng Phanxicô tại Thánh Địa để chi cho các dự án được chấp thuận. Trung ương dòng Phanxicô không liên hệ gì tới tiến trình này.
Trong số các dự án được chấp thuận cho Thánh Địa có việc trợ giúp các tín hữu Kitô thiểu số trong vùng, bảo trì các địa điểm khảo cổ và Đền thánh Kitô, cũng như tạo cơ hội cho các tín hữu hành hương kính viếng các nơi này như Vườn Giệtsimani, Đền thờ Mộ Thánh, nhà Tiệc Ly, Vương cung thánh đường Truyền Tin ở Nazareth, khu khảo cổ ở Magdala, Capharnaum, Núi Tabor, Cana, Núi Nebo bên Giordani, trợ giúp học bổng cho 295 sinh viên đại học, mua dụng cụ cho 10 xưởng tiểu thủ công, tu bổ một số nhà ở của các gia đình nghèo nhất ở cổ thành Jerusalem, Beit Hanina, Bethlehem..
12. Đức Thánh Cha nói: Mọi người cần quan tâm đến các học sinh đang gặp khó khăn
Trong buổi tiếp kiến sáng 14 tháng 3, dành cho 2 ngàn thành viên Hiệp Hội giáo chức Công Giáo Italia, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người quan tâm đến các học sinh đang gặp khó khăn về kinh tế và nhiều mặt khác.
Hiệp Hội giáo chức Công Giáo Italia, gọi tắt là UCIIM, được giáo sư Gesualdo Nosengo thành lập cách đây 70 năm (1944) nhắm liên kết các giáo chức trung học Công Giáo trong lý tưởng giáo dục.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, sau khi đề cao vai trò của nhà giáo dục, Đức Thánh Cha nhắc đến giới răn cao trọng nhất là mến Chúa yêu người, và đối với các giáo chức, những người “thân cận” chính là các học sinh của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Nghĩa vụ của một giáo chức tốt, nhất là giáo chức Kitô, chính là yêu thương với một cường độ mạnh mẽ hơn các học sinh khó khăn nhất, yếu nhất và bị thiệt thòi nhiều nhất. Chúa Giêsu đã nói: 'Nếu các con chỉ yêu những học sinh chăm học, có giáo dục tốt, thì các con có công trạng gì? Bất kỳ giáo chức nào cũng cảm thấy thoải mới với các học sinh ấy'. Tôi xin anh chị em hãy yêu nhiều hơn các học sinh ‘khó khăn’, những em không muốn học, những em ở trong hoàn cảnh khó khăn, những em khuyết tật và người nước ngoài, đó thực là một thách đố lớn đối với trường học ngày nay”.
Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ Hiệp hội các giáo chức Công Giáo dấn thân trong các “khu vực ngoại ô của học đường”, không thể bỏ mặc những cảnh vực này cho tình trạng bị gạt ra ngoài lề, sự dốt nát và cuộc sống bất lương. Trong một xã hội khó tìm được những điểm tham chiếu, điều cần thiết là ngừơi trẻ phải tìm được nơi học đường một điểm tham chiếu tích cực”
13. Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 thành viên Hội “Hãy Theo Thầy”
Sáng ngày 14 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 500 thành viên hiệp hội giáo dân “Hãy theo Thầy” (Seguimi), nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma, nơi có trụ sở chính của Hội. Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha khích lệ các thành viên mỗi ngày sống theo tôn chỉ của hội, đó là “Chúa Giêsu Kitô hằng sống ở trong tâm Hiệp hội 'Hãy theo Thầy'.
Ngài nói:
“Chương trình này thật là đẹp. Tôi khuyến khích chị em ngày qua ngày quyết tâm sống chương trình ấy, nghĩa là trở thành những người không qui trọng tâm vào mình, nhưng đặt trung tâm sinh tử của mình nơi Con Người sinh động của Chúa Giêsu. Đôi khi, cả trong Giáo Hội, chúng ta tưởng mình là Kitô hữu tốt vì chúng ta làm những công tác xã hội và bác ái có tổ chức qui củ. Đó thực là những điều tốt, nhưng chúng ta không được quên rằng nhựa sống mang lại sinh lực và biến đổi con tim chính là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh của Chúa Kitô. Chị em hãy để cho Chúa chiếm chỗ đứng trung tâm trong tâm hồn và hoạt động của chỉ em. Chính khi kết hiệp mật thiết với Chúa, như cành nho gắn vào gốc nho (Ga 15,1-9), chị em có thể đi tới những khu vực ngoại ô của thế giới”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lòng trung thành mà các thành viên Hiệp hội “Hãy theo Thầy” cam kết thi hành, đó là lòng trung thành với hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng là tình yêu và tự do, trung thành với giao ước ơn gọi giữa các thành viên của nhóm. Lòng trung thành trong hội 'Hãy theo Thầy' được hiểu như một giá trị luân lý tự nhiên cao cả nhất, các Hội viên tự buộc mình theo lương tâm để đáp lại tiếng gọi của Chúa, mà không cần những ràng buộc pháp lý khác do con người thiết định.”
14. Thông cáo về Năm Thánh Từ Bi
Trong thông cáo công bố sau lời tuyên bố của Đức Thánh Cha, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cho biết việc thông báo chính thức và long trọng Năm Thánh sẽ được cử hành với việc đọc và công bố tại Cửa Năm Thánh Tông Sắc vào Chúa Nhật kính lòng Từ Bi Chúa, tức là Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh 12 tháng Tư tới đây.
Nghi thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi là lễ Mở Cửa Năm Thánh. 4 đại vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Năm Thánh. Nghi thức này diễn tả tượng trưng ý niệm theo đó trong Năm Thánh, một “hành trình đặc biệt” tiến về ơn cứu độ được cống hiến cho các tín hữu. Sau lễ nghi mở Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô, cũng sẽ có lễ nghi tương tự tại 3 Đại vương cung thánh đường khác ở Roma
15. Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ giáo lý đức tin kêu gọi các Giám Mục trên thế giới
Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhắc nhở rằng các Giám Mục giáo phận trên thế giới có nghĩa vụ hoạt động để phòng ngừa những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong bài thuyết trình hôm 9 tháng 3 và được đăng trên báo “Quan sát viên Roma” của Tòa Thánh số ra ngày 12 tháng 3, Đức Hồng Y Mueller nói: “Các Giám Mục có nghĩa vụ làm sao để các linh mục trong giáo phận thuộc quyền đừng phạm các tội lạm dụng. Và nếu những tội ác đó xảy ra và được kiểm chứng thì việc xét xử thuộc thẩm quyền của Bộ giáo lý đức tin, nhưng bộ này luôn cần sự giúp đỡ và cộng tác của các vị Bản quyền cũng như các nhà giáo luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, để hành động một cách hữu hiệu và khôn ngoan”.
Đức Hồng Y Mueller được mời thuyết trình trong khuôn khổ khóa học đặc biệt tiến hành trong 2 ngày 9 và 10 tháng 3 tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana của Bộ truyền giáo về “Các tội ác nghịch bí tích thống hối”. Đức Hồng Y trình bày chung về các tội ác được Giáo Hội gọi là “Những tội ác nặng nhất” trong đó có cả những tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và ngài nhấn mạnh rằng các vị bản quyền của các giáo phận và các cộng sự viên có nghĩa vụ “phòng ngừa và cảnh giác để tránh cho các tội ác ấy khỏi xảy ra”.
Đức Hồng Y Mueller cũng nhận xét: trong vòng 15 năm qua, Giáo Hội đã phải đương đầu với “một thách đố nghiêm trọng khiến cho uy tín của Giáo Hội bị nghi ngờ vì một số tội ác của một số phần tử của Giáo Hội và vì Giáo Hội thiếu câu trả lời đối phó với tình trạng ấy
16. Tòa Thánh và Liên Hợp Quốc bênh vực tín hữu Kitô Trung Đông
Phái đoàn Tòa Thánh và nhiều nước khác tại Liên Hiệp Quốc ở Genève công bố tuyên ngôn chung bênh vực nhân quyền của các tín hữu Kitô và các cộng đồng khác ở Trung Đông.
Tuyên ngôn được sự bảo trợ của Liên bang Nga, Liban và Tòa Thánh, và được 51 quốc gia Âu Mỹ khác ký tên ủng hộ, trong đó có Hoa Kỳ, nhưng một điều đáng thất vọng là không có nước Ả Rập Hồi giáo nào chịu ký tên vào.
Tuyên ngôn được trình bày trong phiên họp ngày 13 tháng 3 của Khóa họp thứ 28 của Hội đồng Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, nhóm tại Genève và được coi như một cử chỉ liên đới với những Kitô hữu và những người thuộc các cộng đồng khác đang chịu đau khổ vì những vi phạm liên tục và trầm trọng đối với các nhân quyền của họ, nhất là tại Trung Đông.
Tuyên ngôn nhấn mạnh đến tình trạng nguy hiểm mà các tín hữu Kitô đang phải chịu tại miền này và nhìn nhận rằng những lạm dụng mà các tín hữu và những người thuộc các chủng tộc và văn hóa khác nhau phải chịu chỉ vì họ muốn thực thi tự do tôn giáo và tín ngưỡng, mà không phải chịu bách hại hoặc bị giết.
Tuyên ngôn có đoạn viết:
“Những đóng góp tích cực của các tín hữu Kitô tại các quốc gia và xã hội khác nhau ở Trung Đông là điều được nhiều người biết đến và có tính chất sáng tạo. Chúng tôi tin tưởng rằng các chính phủ, mọi vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự ở Trung Đông sẽ cùng với chúng tôi đương đầu với tình trạng nguy hiểm này bằng cách cùng nhau xây dựng một nền văn hóa sống chung hòa bình. Trong một thế giới hoàn cầu hóa, sự đa nguyên là một điều làm cho phong phú... Một tương lai mà không có các cộng đồng khác nhau ở Trung Đông sẽ có nguy cơ lớn với những hình thức mới về bạo lực, loại trừ, thiếu hòa bình và phát triển”.
Tuyên ngôn chung của Tòa Thánh và các nước kêu gọi cộng động quốc tế ủng hộ sự hiện diện từ lâu đời của mọi cộng đồng tôn giáo và chủng tộc ở Trung Đông. “Chính tại miền này các tôn giáo thế giới đã xuất hiện, kể cả Kitô giáo. Giờ đây các tôn giáo này đang bị đe dọa nghiêm trọng vì cái gọi là 'Nhà nước Hồi giáo' (Daesh, IS) và Al Qaida, cũng như các nhóm khủng bố liên kết với họ. Chúng làm gián đoạn cuộc sống của các cộng đồng ấy và tạo ra nguy cơ làm cho các Kitô hữu hoàn toàn biến mất.. Vì thế chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tái khẳng định quyết tâm tôn trọng các quyền của mỗi người, nhất là quyền tự do tôn giáo, vốn được ghi trong các văn kiện quốc tế về các quyền cơ bản của con người”
17. Đức Hồng Y Pietro Parolin than phiền cộng đồng quốc tế
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, than phiền cộng đồng quốc tế có phần dửng dưng đối với các cuộc xung đột tại Syria, Iraq và Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho giới báo chí hôm 11 tháng 3 ở Roma, Đức Hồng Y Parolin nói: “Rất tiếc là người ta quen với những tình trạng xung đột ấy, đúng vậy, tôi tin là có sự dửng dưng phần nào, cả cuộc xung đột ở Syria tiếp tục tàn hại nhưng không còn thu hút sự chú ý như đã có thể lúc ban đầu. Và đó là nguy hiểm lớn nhất: người ta quên lãng các cuộc chiến tranh và những tình trạng xung đột ấy ngày càng trở nên khó chữa trị và chúng tiếp tục gây ra nhiều đau khổ lớn lao. Cần tiếp tục quan tâm và cảnh giác, đề ra những sáng kiến có thể giúp giải quyết, mặc dù nhiều sáng kiến không đạt tới những mục tiêu ta nhắm tới”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng phê bình tình trạng sa lầy trong việc cải tổ Liên Hiệp Quốc và nói rằng: “Cho đến nay người ta chỉ ghi nhận bối cảnh thế giới đã thay đổi và không có những tác nhân như trước đây, nhưng người ta vẫn chưa tìm được giải pháp hoặc không quyết định và không chấp nhận các giải pháp cải tổ Liên Hiệp Quốc; chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh về điểm này mỗi khi có thể. Nhưng dầu sao Liên Hiệp Quốc vẫn là một phương tiện có giá trị để đương đầu với các cuộc khủng hoảng, chúng tôi vẫn luôn nói và tin điều đó, nhưng cần có một Liên Hiệp Quốc được canh tân đối với thực tại mới chúng ta đang gặp phải”.
Trả lời câu hỏi về tương quan giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, Đức Hồng Y Parolin nhìn nhận “có những tiếp xúc đang tiến hành và có ý muốn đối thoại, một cuộc đối thoại có những nhịp độ và thời gian, và chúng tôi hy vọng nó có thể mang lại vài kết quả. Nhưng tôi muốn nói rằng về những điều mà báo chí đăng tải, không có gì mới mẻ đáng kể. Có ý muốn đối thoại và có vài tiếp xúc, và chúng tôi hy vọng nó có thể được cụ thể hóa một cách rõ ràng và có tổ chức hơn”.
Đức Hồng Y Parolin đã trả lời câu hỏi của giới báo chí bên lề buổi thuyết trình của ngài tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma về đề tài “Hòa bình: hồng ân của Thiên Chúa, trách nhiệm của con người, sự dấn thân của các tín hữu Kitô”.
Trong bài thuyết trình, Đức Hồng Y nói đến vai trò của các vị Tòa Sứ Thần Tòa Thánh và hoạt động ngoại giao của các vị Giáo Hoàng, đặc biệt trong thời đại tân thời. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự dấn thân của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô, tuy rằng “sự bảo vệ này phải được thi hành đối với những nạn nhân của các cuộc xung đột, trước khi để ý đến họ thuộc một cộng đồng tôn giáo nào”. Tòa Thánh dấn thân 'củng cố công pháp quốc tế về nhân đạo' trong những tình trạng xung đột.
Đức Hồng Y Parolin minh xác rằng việc sử dụng võ lực phải được coi như giải pháp cuối cùng, và càng ngày càng cần phải hoạt động để “phòng ngừa chiến tranh” qua những phương thế như thương thuyết, đối thoại, điều đình. Trong bối cảnh này, Đức Hồng Y cầu mong trong tiến trình cải tổ giáo triều Roma, cần thiết lập một văn phòng về sự trung gian của Đức Giáo Hoàng, như một phương tiện có thể đặc biệt hữu ích trong các cuộc thương thảo quốc tế”