Ngày 19-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống-Chết
Lm Vũđình Tường
00:52 19/03/2021
Sống và chết là hai thực tại không ai có thể chối cãi. Sống chết ở hai thái cực khác nhau, nhưng liên quan với nhau như bóng với hình. Có sự sống ắt có sự chết. Cái chết của thứ này là nguồn sống của thứ khác. Trâu bò ăn cỏ nhưng sản phẩm chúng thải ra lại thành thực phẩm cho cây cỏ. Cành khô gẫy xuống trở thành nơi che mưa nắng cho côn trùng, cành xay mục nát lại là thực phẩm cho rau cỏ, hoa quả. Tôm cá ăn rau, rong, rêu, trong khi con người lại thưởng thức tôm, thịt, cá.

Đức Kitô đưa ra hai hình ảnh gần gũi, quen thuộc, hình ảnh 'thời gian' và hình ảnh 'hạt lúa tan rữa' để nói về hình ảnh sống và chết. Hình ảnh 'thời gian' dùng riêng cho chính Ngài, và hình ảnh 'hạt lúa tan rữa' dùng chung cho toàn thể nhân loại, và cho từng cá nhân. Khi môn đệ Đức Kitô giới thiệu nhóm dân ngoại cho Đức Kitô, Ngài nói với họ:

'Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa rơi vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác'. Gn 12,24

Không có sự chết, không có sự sống mới. Hạt lúa chết đi biểu tượng của hy sinh, thí mạng sống mình để cho hạt nảy mầm, sinh trăm trái mới. Đức Kitô hy sinh thân xác mình mang lại sự sống trường sinh cho toàn thể nhân loại. Sự sống mới tốt lành, trong sáng, giầu mạnh hơn sự sống cũ. Hạt lúa chết sinh nhiều hạt mới là hình ảnh Đức Kitô hiến sự sống của chính Ngài, để toàn thể nhân loại có được sự sống mới. Cái chết của một người mang lại sự sống cho muôn người. Điều này mình Thiên Chúa có thể thực hiện được. Ngoài Ngài ra không ai trên trần gian có thể làm được điều huyền diệu đó.

Chữ 'Giờ của Con Người' mang nhiều í nghĩa khác nhau. Thứ nhất, đây là giờ Đức Kitô làm sáng Danh Chúa Cha. Thứ hai, đây là giờ Đức Kitô cảm thấy tâm hồn Ngài đau buồn đến chết được. Đây là giờ Đức Kitô tự nguyện thi hành thánh í Chúa Cha để ban sự sống trường sinh cho những ai nhận Ngài là Thiên Chúa của họ. Thứ ba, đây là giờ nhân loại được nghe tiếng Chúa Cha từ trời cao phán bảo thêm một lần nữa. Thứ tư, đây là giờ Tin Mừng Đức Kitô loan báo khởi sự bắt rễ, vươn xa đến tận cùng trái đất. Giờ mà dân ngoại nhận biết Đức Kitô là Chúa đất trời. Thứ năm, đây là giờ Đức Kitô chính thức tuyên chiến cùng thần dữ, thần tà của dối trá, tối tăm. Cuộc chiến Đức Kitô tự hy sinh thân xác mình trên thập tự, để ba ngày sau sống lại vinh quang, ban sự sống mới cho toàn thể nhân loại. Sự sống mới ban cho mọi người và những ai thành tâm đón nhận sự sống trở thành con Thiên Chúa; những ai từ chối sự sống mới Đức Kitô ban, họ còn vất vả tiếp tục tìm kiếm nguồn sống nơi trần thế, nơi vật thể. Họ chỉ có thể tìm thấy cuộc sống tạm bợ nơi trần thế. Trần thế không có sự sống trường sinh. Bởi không có nên tìm suốt đời cũng không gặp.

Đức Kitô chết và sống lại vinh quang. Ngài không bao giờ chết nữa. Những ai tin theo Ngài linh hồn họ cũng sẽ không phải chết. Thân xác chết đi theo luật tự nhiên, nhưng tâm linh họ không chết, ma quỉ không còn tự tung, tự tác, hành hạ tâm linh Kitô hữu, vì Đức Kitô chiến thắng thần chết nên Ngài bảo vệ những ai thuộc về Ngài. Tin theo Đức Kitô, nhận sự sống mới. Sự sống mới đòi sống đời sống mới. Đời sống mới Đức Kitô ban, và Ngài hướng dẫn, chỉ bảo. Tin theo Đức Kitô, thờ phượng một mình Ngài. Điều đó làm Sáng Danh Chúa Cha. Kitô hữu làm Sáng Danh Chúa Cha bằng cách kết hợp cuộc sống mình vào cuộc sống Đức Kitô.

Những ai yêu mến Đức Kitô, Ngài mời gọi họ cùng chung sống trong nước Chúa. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quí mến người đó. Gn 12,26

Kitô hữu hưởng sự sống trường sinh nơi nước Chúa, hưởng hoà bình, hoan lạc trong tình yêu Chúa. Hãy chia sẻ điều lành thánh đến với các anh em khác.

TiengChuong.org

Life And Death

In the natural world, life and death are the two realities, and they sustain each other. The death of something means life for others, and living is on the expense of others' death. Such as, animals consume grass and their waste becomes nutrition for grass and weeds. Dead branches become homes for insects, and mulch for trees and vegetables. Fish and poultry consume grass, and weeds for their survival, while we enjoy sea food and poultry.

Jesus used two familiar images: 'the hour and a wheat grain' to talk about His own death, and His resurrection, that gave a new life for those who welcome Him in their lives. The image of 'The Hour' applied to Jesus alone, and the image of 'a wheat grain' had its universal implication, which applied to each individual. When Jesus' disciples told Him about the Gentiles who would like to meet Him, Jesus knew that it was a hint for something big to happen, and also His 'Hour' was coming. He told them: 'Now the hour has come for the Son of Man to be glorified. I tell you, most solemnly, unless a wheat grain falls on the ground and dies, it remains only a single grain; but if it dies, it yields a rich harvest' John 12,23-24.

The death of a wheat grain indicates that without sacrifice, there is no new life. Jesus' physical death was necessity to bring new life for the human race. The new life was rich, and abundant. A wheat grain that died to 'yield a rich harvest' implied what Jesus lost was our gain. The death of one person gives life for all people. Jesus alone was to lose His life, so that we would have abundant life in Him. Life here means eternal life, which Jesus alone has to offer.

The word 'The Hour' has several interpretations. First, it was 'The Hour' for Jesus to give glory to God the Father. Second, it was 'The Hour' Jesus felt His soul was in troubled, and yet He went ahead to carry out His Father's will. Third, it was 'The Hour' for the world to hear God's voice from heaven for the last time. Fourth, it was 'The Hour' for the expansion of the Good News to the rest of the world. Fifth, 'The Hour' indicated the time Jesus was going to confront evil of the world, and His love for us was plainly displayed on the cross. Jesus' death and resurrection were available for people to make choices to follow or to reject Him. Those who chose to be Jesus' disciples have found a new life in Him; those who chose to follow the way of the world continued to search for a new life in the world's materials.

Jesus has died and resurrected once and for all. There is no need for us to die anymore. Jesus has gained a new life for those who follow His way. Having a new life in Christ requires us to conform our lives to Jesus' way of life. Accepting Jesus as our Lord, and worshipping Him alone is a way to give glory to God. We are able give glory to God, because we join our voice with Jesus to praise God. Those who join Jesus would be with Him as He once said: 'Wherever I am, my servant will be there too. If anyone serves me, my Father will honour him. v 26'.

We enjoy God's gift of love; we need to share that joyous gift with others.
 
Nhà lãnh đạo không chức danh
Lm. Minh Anh
02:41 19/03/2021
NHÀ LÃNH ĐẠO KHÔNG CHỨC DANH

“Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, Thánh Giuse, thành viên ‘ít ỏi’ nhất trong gia đình Thánh Gia, vẫn là chủ và cách nào đó, ngài được coi là một ‘nhà lãnh đạo không chức danh’, một nhà lãnh đạo quan trọng được chọn để hướng dẫn giai đoạn khởi đầu của công trình cứu độ; vậy mà Ngài lại âm thầm đến mức Tin Mừng Marcô và Gioan không mảy may nhắc đến. Đã 150 năm, Mẹ Giáo Hội chọn Thánh Giuse là Quan Thầy Giáo Hội Hoàn Vũ. Kỷ niệm biến cố này, trong hoàn cảnh dịch bệnh, vai trò người cha gia đình quan trọng hơn bao giờ hết; vì lý do đó, Đức Phanxicô chọn năm nay là Năm Thánh Giuse.

Quyền hành không phải lúc nào cũng đến từ sự vượt trội về mặt đạo đức hay trí tuệ; đặc biệt, quyền hành đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa thường chọn một người nhất định nào đó để hoàn thành một nhiệm vụ trong ‘Gia Đình Đức Tin’ của Người; người ấy dạy dỗ, thánh hoá và cai quản những ai Chúa trao cũng như công việc Người uỷ thác. Thánh Giuse đã sống trước lời Chúa Giêsu, “Người làm lớn giữa anh em sẽ là người phục vụ anh em”. Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, Thánh Giuse đã tự đặt mình âm thầm, khiêm tốn “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi”. Ngài không hề mong mỏi một chút vinh quang, danh dự, tiếng tăm của Chúa Giêsu và Đức Maria; ngài chỉ ước mong phục vụ.

Thánh Giuse như một kiểu mẫu điển hình nói lên cách thức Thiên Chúa tuyển chọn và sử dụng những công cụ khiêm tốn để thực hiện ý muốn kỳ vĩ của Người. Thiên Chúa không sử dụng những người máy, các thiết bị hay những thây ma để thực hiện kế hoạch của Người một cách vô tâm. Trong lịch sử, Giáo Hội ‘chứa đầy những công cụ’ không hoàn hảo, thậm chí đã gây bao tai tiếng và chia rẽ; Giáo Hội đã phải trả giá vì các nhà lãnh đạo ngổ ngáo của mình khắp các quốc gia. Vậy mà, bất chấp những bất xứng của các khí cụ này, ‘chân lý, ân sủng và nơi trú ẩn’ vẫn tiếp tục được cung cấp cho những ai đã được rửa tội trong gia đình Giáo Hội, gia đình của Vị Chủ Tể Thần Linh.

Như tất cả các vị thánh khác, Thánh Giuse có tính cách độc đáo riêng của ngài. Có thể ngài có những đặc điểm ‘khá khiêm tốn’, nhưng chính những khiếm khuyết này hoàn toàn không gây ra một trở ngại nào; trái lại, trở thành những ‘điểm son’ để Đức Maria và Chúa Giêsu vâng phục ngài, yêu mến ngài và nhường quyền làm chủ cho ngài trong gia đình Thánh Gia. Mẹ Maria và Chúa Giêsu vui vẻ, bình an và hạnh phúc để tuân theo ý muốn của ‘nhà lãnh đạo không chức danh’ Thiên Chúa đã ban cho họ, bất chấp sự vượt trội về mặt siêu hình, đạo đức, tâm linh và trí tuệ của hai Đấng.

Truyền thống cổ đại cho rằng, Thánh Giuse lớn hơn nhiều so với Đức Mẹ; điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng là Thánh Kinh cho biết, Thánh Giuse thuộc dòng dõi Đavít, được gọi là công chính như Tin Mừng hôm nay nói đến; là người cha hợp pháp của Đấng Cứu Độ Thế Giới, có bạn trăm năm là Mẹ Thiên Chúa; là cha nuôi của Chúa Giêsu, một thợ mộc, “con của bác thợ mộc”.

Đúng vậy, với vỏ bọc bên ngoài của một con người ‘khá khiêm tốn’, Thiên Chúa đã đặt một kho tàng với những phẩm tính thần linh trong con người Thánh Giuse. Trong Tông Thư Patris Corde, Đức Thánh Cha ca ngợi sự cao thượng của ‘nhà lãnh đạo không chức danh’ này, “Sự cao thượng của tâm hồn Thánh Giuse ở chỗ, những gì ngài học được từ lề luật đã được ngài sống trong tình bác ái”. Chính lòng bác ái thúc đẩy “Thánh Giuse biết cách yêu thương với thái độ tự do phi thường; ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà luôn nghĩ về cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Ngài tìm được hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự hiến; nơi ngài, chúng ta không bao giờ thấy nỗi thất vọng mà chỉ thấy niềm tin tưởng và hy vọng. Sự thinh lặng kiên nhẫn của ngài dẫn tới những thể hiện cụ thể của lòng tin”.

Anh Chị em,

Như Thánh Cả Giuse, hầu hết chúng ta là những nhà ‘nhà lãnh đạo không chức danh’, vậy mà âm thầm hay công khai, Thiên Chúa vẫn trao cho chúng ta những phần việc không ai có thể thay thế; và một điều chúng ta đừng quên là Thiên Chúa luôn kỳ vọng nơi chúng ta. Cuộc sống càng khó khăn, con cái càng khó dạy, chúng ta lại càng đến với Thánh Giuse để học nơi ngài cách lãnh đạo gia đình, lãnh đạo cộng đoàn, lãnh đạo một lớp học. Đó có thể là một gia đình nhỏ bé, một cộng đoàn khiêm tốn; thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn trao cho chúng ta những phần vụ lớn lao hơn mà chúng ta sẽ ngạc nhiên đến sững sờ. Đó là một thế giới đang đau khổ, hàng tỷ người chưa biết Chúa Kitô; đó là một Giáo Hội cần lời cầu nguyện và hy sinh; đó là những anh chị em đang thiếu thốn của ăn phần hồn lẫn phần xác. Và như thế, như Thánh Giuse, trong mọi đấng bậc, chúng ta đóng một vai trò không thể thay thế trong việc bảo vệ Chúa Kitô và loan truyền Tin Mừng của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Thánh Cả Giuse, “Quan Thầy Bầu Chữa Hội Thánh”; “Đấng nâng đỡ gia thất chúng con”; cũng là “Đấng che chở kẻ giữ mình đồng trinh”, xin cầu cho chúng con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Những nghịch lý Tin Mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:52 19/03/2021
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Những nghịch lý Tin Mừng
Gr 31,31-34; Hr 5,7-9; Ga 12,20-33

Trong Tin Mừng Chúa Nhật này, Chúa Giêsu nói đến những nghịch lý Tin Mừng như là những quy luật tất yếu để đạt tới hạnh phúc đích thực. Đó là nghịch lý thập giá, chết sẽ sống và cho sẽ nhận lại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng giáo huấn.

1- Nghịch lý I: Giờ thập giá, giờ vinh quang

Đối với cái nhìn thế gian, thập giá được coi là một nhục hình tồi tệ nhất. Những ai bị treo trên thập giá là đáng bị nguyền rủa, bị chúc dữ, cả Thiên Chúa cũng ruồng bỏ họ. Trong thời đế quốc Rôma, thập giá là một hình phạt dành cho các phạm nhân, cho lớp bần đinh, nô lệ, những tên đạo tặc hay phiến loạn. Tội nhân thường bị đánh đòn, sau đó phải vác thanh ngang tới pháp trường. Tử tội bị lột hết áo quần và bị đóng đinh vào khổ giá cho đến chết mà không được an táng, nhưng phải phơi thây làm mồi cho dã thú. Vì tính cách nhục nhã như vậy nên không ai muốn làm anh hùng bằng cái chết trên thập giá.

Tuy nhiên, Tin Mừng thánh Gioan nói rằn, giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang. Bởi thế, Gioan trình bày Tin Mừng của mình thành hai phần: phần các dấu chỉ và phần vinh quang. Phần các dấu chỉ gồm các phép lạ và hành vi Chúa làm. Phần vinh quang thuật lại cuộc thương khó và phục sinh của Người.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!” Quả thế, giờ mà toàn bộ sứ mạng Chúa Giêsu hướng tới là giờ thập giá, là kairos, giờ quyết định cho vận mạng thế giới. Giờ tử nạn trên thập giá là giờ mà Người phải đi qua để tới vinh quang với Chúa Cha. Đây một nghịch lý khó hiểu nhưng lại là chân lý nền tảng nhất của Kitô giáo. Bởi thế, Chúa Giêsu quả quyết: “Phần tôi, khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”

Thật vậy, theo thần học của thánh Gioan, thập giá trở thành nơi bộc lộ vinh quang Thiên Chúa: Người tỏ vinh quang của tình yêu khi ban Con Một mình cho nhân loại; nơi Đức Giêsu, thập giá không còn phải là một nhục hình nhưng là ngai tòa mà Người thực thi vương quyền, không phải vương quyền trần thế nhưng là vương quyền của tình yêu. Thập giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho loài người.

Khi nói về nghịch lý của thập giá, thánh Phaolô tuyên bố: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ... Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,22-25).

2- Nghịch lý II: chết để sống

Thứ đến, nghịch lý thứ hai là dụ ngôn về hạt lúa mì: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24).

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với người đương thời bằng nhiều hình ảnh từ đồng ruộng vốn rất gần gũi họ. Chẳng hạn như dụ ngôn người gieo giống, mùa gặt, hay vườn nho, cây nho v.v… Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại một cách tự nhiên ở phạm vi nông nghiệp. Cũng như những hình ảnh và dụ ngôn khác, hình ảnh hạt lúa mì được Chúa dùng để chuyển tải cho chúng ta một giáo huấn mà xem ra rất nghịch lý nhưng rất ý nghĩa và hiện sinh liên quan đến chính Người và các môn đệ Người, bao gồm cả chúng ta.

Quả thật, hạt lúa mì ở đây trước hết là chính Người, Đức Giêsu Kitô. Như một hạt lúa mì gieo vào lòng đất, Ngôi Lời được Thiên Chúa Cha gieo vào thế gian. Người đã trút bỏ vinh quang (kenosis), trở nên người phàm hèn như chúng ta. Người đã chịu khổ nạn trên thập giá và nhờ quyền năng của Thánh Thần, Thiên Chúa đã làm cho Người phục sinh (x. Pl 2,1-6). Cái chết và sự phục sinh của Người mang lại muôn vàn hoa trái cho nhân loại giống như hạt lúa mì chấp nhận chết đi, nó sinh nhiều bông hạt khác. Nhờ đó, sự dữ và thế lực sự chết bị hủy diệt, con người được sống và được ơn cứu độ, Giáo Hội được sinh ra từ cạnh sườn Người.

Hình ảnh hạt lúa mì chết đi cũng được áp dụng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta. Cũng như hạt lúa mì không được gieo vào lòng đất, điều gì sẽ xảy ra? Hoặc chim trời đến ăn mất, hoặc nó bị khô héo, hư hoại, hoặc bị bán đi làm lương thực và sự sống của nó kết thúc. Nhưng nếu nó được gieo vào ruộng đất, nó thối đi, rồi mọc lên, sẽ sinh nhiều bông hạt. Một cách tương tự, nếu con người không được biến đổi nhờ đức tin và phép rửa, hay không chấp nhận hy sinh và rèn luyện, mà chỉ sống ở bình diện tự nhiên, chỉ sống ích kỷ cá nhân, họ sẽ kết thúc với sự nghèo nàn và hủy diệt. Ngược lại nếu con người tin vào Thiên Chúa và chấp nhận hy sinh và hiệp thông với Chúa Kitô, bấy giờ, họ sẽ trổ sinh nhiều hạt giống mới, họ sẽ được phong phú nơi bản thân mình.

Như thế, với hình ảnh hạt lúa mì, Đức Giêsu đưa ra cho chúng ta một quy luật để sống: phải qua đau khổ để tới vinh quang. Nếu không chết đi, thì sẽ không có sự sống. Không vất vả, không có kết quả.

3- Nghịch lý III: “Giữ sẽ mất, cho sẽ được”

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu còn thêm một nghịch lý thứ ba nữa: “Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25; x. Mt 16,25). Nghịch lý này rất khác với lý luận con người. Chúng ta thường nghĩ rằng “cho là mất, cất là còn.” Nên người ta tìm mọi cách chiếm hữu, tích lũy, hưởng thụ tối đa cho mình. Trong khi đó Chúa Giêsu nói “cho sẽ tìm lại.” Đây chính là chân lý và quy luật để chúng ta tìm thấy hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Quả thế, sự sống trong chúng ta không dừng lại trong mình. Nó có sức mạnh lan tỏa, kết hợp, sáng tạo. Nếu chúng ta cố giữ nó lại, nó sẽ chết và làm cho chúng ta chết. Không một ai trong chúng ta có thể sống trọn vẹn, viên mãn mà không cố gắng trao ban sự sống mà mình đã lãnh nhận, đã hội nhập, đã phát trưởng. Chúng ta chỉ có thể làm triển nở sự sống ấy khi biết trao ban và phục vụ tha nhân. Phần thưởng mà Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta như Lời Chúa hứa: “Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12,26b). Như thánh Phanxicô Assisi nói: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời.”

Khi nói đến nghịch lý hiến dâng, nhà thần học Michel Quoist quả quyết: “Cuộc sống được hiến dâng sẽ không bị mất gì cả… Cuộc sống này còn được trao lại cho bạn gấp trăm lần. Khi Đức Giêsu ở trên thập giá, đã nói với Cha Người: “Con xin phó dâng cuộc đời con trong tay Cha” (x. Lc 23,46). Người đã dâng cho Chúa Cha cuộc sống của Người, cùng với cuộc sống của bạn và cuộc sống của toàn thế giới. Chúa Cha đã chấp nhận tất cả, và ba ngày sau, Người đã trao lại cho Chúa Giêsu tất cả đã được hiển dung, phục sinh.” (Michael Quoist, Xây dựng con người nhân bản, Nxb. Tôn Giáo, Tp. HCM 200, 141).

Câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp về chàng Narcissus cũng minh chứng cho nghịch lý này: Anh ta chỉ yêu mình, say đắm mình và ngắm mình trên mặt hồ và để chiếm hữu mình nên nhảy xuống nước. Rốt cuộc anh ta chết!

Xin Chúa Giêsu ban ơn nâng đỡ để chúng ta có đủ can đảm đi vào đường lối và logic mà Người đã mở ra. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Hạt lúa mì cao cả mãi trổ sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
04:55 19/03/2021
CHÚA NHẬT THỨ V MÙA CHAY NĂM B

HẠT LÚA MÌ CAO CẢ MÃI TRỔ SINH

Chúa Giêsu phán: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, nó sinh nhiều bông hạt”. Vậy hình tượng hạt lúa mà Chúa nói là gì?

1. Hình tượng hạt lúa nơi Thánh giá Chúa Kitô.

Nhìn vào khía cạnh cứu chuộc, nếu Chúa Kitô không chấp nhận hiến tế đời mình, chúng ta chẳng nhận được hiệu quả nào của ơn cứu chuộc. Chính trong sự tự hiến tế lớn lao ấy, Chúa Kitô trao cho ta sự sống của chính Thiên Chúa. Vì thế, cái chết khổ hình của Chúa Kitô là bằng chứng ơn cứu chuộc chúng ta.

Nhưng trong mầu nhiệm Thánh giá, không chỉ một mình Chúa Kitô, mà còn là chính Thiên Chúa tự hiến cho ta. Chúa Cha tự hiến mình khi trao ban chính Người Con Duy Nhất, sinh ra tự lòng mình. Chúa Con tự hiến mình, khi chấp nhận hóa thân làm người, chia sẻ đến cùng cái kiếp người mong manh của loài người, và chết đau thương như một tử tội để trao ban sự sống cho loài người.

Hiểu về mầu nhiệm tự hiến của Thiên Chúa như thế, ta cũng có thể áp dụng hình ảnh hạt lúa được gieo cho Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã hiến mình cho ta trước. Sáng kiến cứu độ phát xuất từ nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa cúi mình để nâng ta lên trong sự tự hiến ấy. Vì thế, Thiên Chúa là hạt lúa nguồn, hạt lúa mẹ đã hiến mình cho ta, đã chết lặng trong thương đau tột cùng vì ta trong cái chết đau đớn của Chúa Kitô, Con Một của Ngài.

Cũng chính trong sự chết đau đớn của Chúa Kitô, Thiên Chúa tiếp tục mời gọi chúng ta hãy tự hiến tế chính mình như Ngài, để nên hạt lúa gieo vào lòng đời cho anh chị em của ta.

Sự dâng hiến của Thiên Chúa và của Chúa Kitô chính là động lực thúc đẩy ta sống cho anh chị em của mình. Sự tự hiến của Thiên Chúa và của Chúa Kitô đòi ta chui ra khỏi vỏ ốc ích kỷ, ra khỏi những bận tâm, toan tính, vun quén cho mình để sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa.

2. Các thánh Tử đạo.

Hình tượng hạt lúa cũng làm ta nhớ tới các thánh Tử đạo đã hy sinh mạng sống để hạt giống đức tin sinh nhiều hoa trái. Hội Thánh Việt Nam chỉ là một Hội Thánh non trẻ, đã hiến dâng bao nhiêu người con suốt nhiều thế kỷ bắt đạo, cho đến nay, con số ấy vẫn không ai biết chính xác.

Bất cứ ở đâu trên mảnh đất châu Á này, nếu Đức tin được rao giảng, thì ở đó lại thấm đẫm dòng máu các anh hùng Tử đạo. Con số các thánh Tử đạo càng tăng lên theo cấp số nhân nếu ta quay nhìn cả Giáo Hội hoàng vũ qua mấy ngàn năm. Không có thời buổi nào, không có thế kỷ nào, không có Hội Thánh địa phương nào mà không bắt đầu được sinh ra từ máu Tử đạo.

Gần đây, các Đức Giáo Hoàng tuyên khá nhiều vị thánh, hầu hết các vị là các Tử đạo thời đại mới. Máu Tử đạo cứ tiếp tục đổ, càng đổ bao nhiêu, đức tin càng lớn, sức sống của Hội Thánh Chúa Kitô càng căng tràn, mạnh mẽ bấy nhiêu.

Chúa Kitô, Hạt Lúa Mì Anh Trưởng rơi xuống đất, làm nảy sinh vô vàng hạt lúa. Những hạt lúa từ thời đại này sang thời đại khác tiếp tục trổ sinh bông hạt.

Các thánh Tử đạo, đến lượt mình, nhìn lên Thánh giá Chúa để rồi xông pha bước tới, chấp nhận thân phận hạt lúa mì nát tan được gieo trong lòng thế giới. Cứ như thế, hoa quả của đức tin, hoa quả của hòa bình đang tươi nở khắp nơi trong Hội Thánh và trên thế giới.

Có một nguyên tắc rất kỳ diệu, rất nhiệm mầu, nhưng đã trở nên rất bình thường: Giáo Hội càng bị bắt bớ khốc liệt, người Công Giáo càng bị giết hại đẫm máu, thì Hội Thánh càng sống mãnh liệt và mau chóng lan rộng, đức tin của người Công Giáo càng được tôi luyện và trưởng thành.

Ngày nay có biết bao anh chị em tiếp tục nhìn vào Thánh giá Chúa Kitô mà dấn thân xây dựng, gìn giữ, bảo vệ đức tin và kiến tạo hòa bình, làm nảy sinh tình yêu khắp nơi, quên cả sức lực, quên cả bản thân để danh Chúa rạng ngời, Nước Chúa trị đến, cuộc sống bình an, thịnh vượng hơn.



Những hạt lúc mì cứ rơi xuống, rồi lại sinh hoa kết quả, hết lớp này đến lớp khác. Ngày nào đức tin còn bị bắt bớ, thế giới vẫn tồn tại bất công, sự sống bị chà đạp, ngày ấy vẫn còn những hạt lúa mì rơi xuống và vô vàn bông lúa mì trỗ sinh.

Chúa Kitô, Đấng đã sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, và sống lại vì tình yêu, luôn là mãnh lực cuốn hút muôn người hiến dâng mạng sống, và lưu danh ngàn đời.

Chúa Kitô, hạt Lúa Mì cao cả làm trổ sinh vô vàn bông hạt tươi tốt…
 
Chúa yêu liều thân cứu độ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:07 19/03/2021
CHÚA YÊU LIỀU THÂN CỨU ĐỘ

Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu tuyên bố con đường cứu độ xuyên qua sự chết và sống lại của Ngài: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” Con đường cứu độ của Chúa cũng là đường đời môn đệ Chúa theo bước, đó là chấp nhận chết đi như hạt giống để sinh được nhiều bông hạt.

1. Chúa chết mở đường cứu độ. Chúa Giêsu như hạt giống Chúa Cha gieo vào thế giới này. Hạt giống Giêsu đã dấn thân hy sinh, đã tự nguyện chết đi để trổ sinh sự sống cứu độ muôn loài. Cuộc đời Chúa chấp nhận tự huỷ như hạt giống được gieo vào lòng đất. Dẫu là Thiên Chúa tối cao, mà Ngài lại chấp nhận mang thân phận con người nơi đất thấp, hơn nữa, còn sẵn lòng chấp nhận chết trên thập giá và mai táng trong mồ. Rồi như hạt giống khi chết đi lại nẩy mầm sự sống mới, Chúa đã chết và phục sinh vinh quang mở đường Nước Trời.

2. Con người được kéo lên cao. Cái chết cứu độ của Chúa Giêsu đã bày tỏ một lối sống cao đẹp đích thực: Sống không chỉ giới hạn chăm lo cho riêng bản thân mình, mà còn biết mở ra sống xả thân chăm lo cho người khác; sống không chỉ giới hạn vun vén cho cuộc sống trần gian đời này, mà còn biết lo xa cho cho sự sống đời đời trên Nước Trời. Chúa kéo con người lên một lối sống cao đẹp của tình yêu hy sinh dâng hiến phục vụ tha nhân và phụng sự Thiên Chúa.

Như hình ảnh ngọn nến chấp nhận tiêu hao thì mới cháy sáng, như trái tim luôn quảng đại bơm dòng máu cống hiến cho toàn thân thể sự sống, mỗi người chúng ta được mời gọi sống quy luật hạt giống tự hủy như Chúa Giêsu đã sống, đó là dám dấn thân hy sinh làm trổ sinh những hoa trái tươi đẹp, những hoa trái đem lại tình thương và sự sống ơn cứu độ. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 19/03/2021

52. Tôi công đánh tình cảm lệch lạc không phải vì để được triều thiên vinh quang, không phải vì để lập công lao, cũng không phải để tu sửa đức hạnh, nhưng chỉ là vì cứu linh hồn người khác để Đức Chúa Giê-su vui thích mà thôi.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 19/03/2021
95. KHẢO THÍ HỒ ĐỒ

Giữa năm Chính Hòa, các cử nhân đi khảo thí đều phải nói ra ý nghĩa của kinh sách.

Có một thí sinh chuyên nghiên cứu “Châu Lễ”, đề thi như sau: “Cấm tiêu hành giả” (1).

Anh học trò ấy bèn trình bày và phát huy đề thi như sau:

- “Phàm là người trộm cướp gian dâm, ban ngày không thể biểu lộ hành tung, nhất định phải chờ ban đêm kết phường kéo bè để làm điều xấu, do không để lộ tung tích nên rất khó bắt, nên tiên vương ra lệnh truyền chức quan gọi là “tư tẩm thị” (2) , và lập ra luật cấm người đi ban đêm, ai phạm pháp thì bắt tội người ấy, quyết không khoan thứ, đây là việc làm rất thích nghi. Nếu không, thì giống như Tế Dư ngủ ngày trong “luận ngữ” thì làm sao có thể đắc tội với Khổng lão phu tử của ông ta chứ?”

Quan chấm thi coi xong thì cho rằng bài viết không có lý, có thể là không biết dẫn chứng Tề Dư ngủ ngày là dụng ý làm sao, bèn kêu thí sinh ấy lại chất vấn, thí sinh trả lời:

- “Ban ngày không phải là giờ ngủ, nhưng Tế Dư lại ngủ ban ngày, mục đích của hắn ta là để đợi đến ban đêm thì đi ra để làm càn làm bậy, cho nên Khổng lão phu tử căn cứ theo luật cấm người đi ban đêm để chửi hắn ta một trận”.

(Tiếu Tán)

Suy tư 95:

Đi thi, quan trọng nhất là hiểu đề thi, quan trọng thứ nhì là hiểu ý nghĩa của bài mình làm, bởi vì không hiểu đề thi thì không làm đúng đề, không hiểu bài mình làm thì giám khảo cũng chẳng biết mình thi cái gì.

Cầu nguyện, quan trọng nhất là có đức tin, quan trọng thứ nhì là phải có lòng yêu mến, bởi vì không có đức tin thì không thể được nhậm lời, không có lòng mến thì lời cầu nguyện chỉ là lời cầu xin giả tạo đầu môi chót lưỡi mà thôi.

Anh học trò diễn đạt ý bài thi rất chi tiết nhưng bị hạch hỏi bởi vì anh ta không hiểu đề thi. Cũng vậy, có rất nhiều người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì kể lể rất chi tiết nổi thống khổ của mình, cầu nguyện rất lâu giờ, và kể công kể trạng mình đã giúp đỡ người này, đỡ đần người kia rất là chi li chặt chẻ, nhưng không được Thiên Chúa nhậm lời, bởi vì họ không hiểu ý nghĩa của việc cầu nguyện, cũng như không hiểu khi cầu nguyện thì phải như thế nào !

Cầu nguyện với tâm tình tin yêu và phó thác thì chắc chắn là được Thiên Chúa nhậm lời.

(1) Cấm người đi ban đêm.

(2) Quan chuyên coi việc ngủ nghỉ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 19/03/2021
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY

Tin Mừng: Ga 12, 20-33.

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.”


Bạn thân mến,

Hạt lúa mà Đức Chúa Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm nay là ám chỉ về Ngài, bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày rồi vụt vươn lên sống lại, và trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại tội lỗi. Trong niềm tin xác tín ấy, tôi xin chia sẻ với bạn ba hạt lúa tốt được gieo vào trong thế gian:

1. Đức Chúa Giê-su là hạt lúa được Đức Chúa Cha đem từ trời xuống gieo vào lòng thế giới, không phải để làm kiểng cho đẹp, nhưng là để trở thành cây lúa tốt tươi nặng trĩu những bông lúa tốt, để không những trở thành lương thực nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, mà còn là lương thực nuôi sống phần xác của họ nữa.

Đức Chúa Giê-su –hạt lúa bởi trời- đã chịu nhiều đau khổ trong tâm hồn, bởi những người vỗ ngực tự hào mình là con cái của Thiên Chúa, nhưng lại ghét ghen với người nhân danh Thiên Chúa mà đến, họ chính là những thầy thông luật, những người biệt phái và kinh sư tước cao trọng vọng giữa dân Do Thái; và chính Đức Chúa Giê-su cũng bị những đòn voi roi vọt đánh vào nơi thân xác của mình, cũng bởi những người vì kiêu ngạo mà coi sĩ diện lớn hơn cả lề luật của Thiên Chúa. Và cuối cùng chính Ngài đã bị chết và chôn trong huyệt đá ba ngày thì sống lại, và trở nên nguồn ơn cứu độ cho những kẻ tin vào Ngài...

2. Hội Thánh là hạt lúa được gieo giữa lòng đời, không phải do con người gieo vãi, nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su chọn hạt giống và gieo xuống đất, cũng như tất cả hạt giống lúa giống khác, Hội Thánh cũng đã bị phong ba bảo táp, thù trong giặc ngoài, mà nếu không phải do bàn tay của Đức Chúa Giê-su gieo trồng, thì chắc chắn Hội Thánh sẽ bị khai tử ngay từ những giây phút đầu tiên khi nằm trong lòng đất là thế gian.

Nhưng Hội Thánh là hạt lúa đã lớn lên và trưởng thành trong đau khổ và thử thách, nhờ đó mà nảy sinh nhiều vô số những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su và được cứu độ. Chính vì được Đức Chúa Giê-su gieo xuống đất và được Đức Chúa Thánh Thần chăm sóc và lãnh đạo, nên qua mọi thời đại, Hội Thánh vẫn cứ mãi sống động và tồn tại cho đến khi Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang.

3. Mỗi một người Ki-tô hữu là một hạt lúa được gieo vào giữa xã hội trong môi trường sống của mình, cũng như Đức Đức Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu cũng bị thế gian chê cười và cho là dại dột vì đã tin vào Đấng bị treo trần truồng trên thập giá, nhưng giữa những chống đối tứ bề ấy thì người Ki-tô hữu vẫn luôn là hạt lúa tốt tươi, làm cho người khác phải nhìn nhận sức sống từ nơi con người của họ. Mặc cho những bất công đau khổ vì đức tin hay vì cuộc sống đè nặng trên con người của họ, họ vẫn cứ mãi là hạt lúa tốt được gieo vào lòng đất là xã hội, để rồi qua lời nói và việc làm của họ mà người ta nhận ra được Thiên Chúa là tình yêu đang hiện diện nơi con người của họ.

Bạn thân mến,

Chính bạn là hạt lúa được Đức Chúa Giê-su gieo vào nơi mảnh đất tốt, bởi vỉ từ chung quanh nơi bạn đang ở có nhiều người đang cần bạn quan tâm; từ nơi bạn ở đi đến nhà thờ rất gần, và bạn có thể đến đó để được múc nguồn ơn sủng tưới gội cho tâm hồn của mình; từ nơi bạn ở có đầy đủ mọi phương diện vật chất của con người, để từ đó bạn có thể phục vụ tha nhân tốt hơn, đó chính là mảnh đất tốt để bạn gieo Lời Chúa cho những người mà hằng ngày bạn tiếp xúc với họ, chính nơi mảnh đất ấy, bạn sẽ là hạt lúa phải trổ sinh nhiều bông hạt khác bằng những việc lành và phúc đức của mình.

Hạt lúa gieo vào lòng đất nếu không chết đi thì sẽ không sinh nhiều bông hạt khác, cũng vậy, người Ki-tô hữu nếu không chết đi cho cái tôi của mình, thì cũng sẽ không trở thành hạt lúa tốt tươi được...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay 21/3/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
18:38 19/03/2021

BÀI ĐỌC I: Gr 31, 31-34

“Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa”.

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Chúa phán: “Ðây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập; giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng”. Chúa phán: “Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta”. Chúa phán: “Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: “Ngươi hãy nhìn biết Chúa”, vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng”.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 50, 3-4. 12-13. 14-15

Ðáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).

1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.

2) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.

3) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.

BÀI ĐỌC II: Dt 5, 7-9

“Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”.

Bài trích thư gởi tín hữu Do-thái.

Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 12, 26

Chúa phán: “Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”.

PHÚC ÂM: Ga 12, 20-33

“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một thiên thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Naumann: Đạo Công Giáo mâu thuẫn của Biden gây hiểu lầm và hoang mang
Đặng Tự Do
16:38 19/03/2021


Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Atlantic rằng có một vấn đề nghiêm trọng là Ông Joe Biden trong khi xưng mình là người Công Giáo lại công khai ủng hộ các hành động mâu thuẫn với các giáo huấn của Giáo Hội như vấn đề phá thai.

“Tôi muốn bảo vệ người dân của mình khỏi bị lừa. Đức Tổng Giám Mục Naumann nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Atlantic xuất bản vào ngày 14 tháng 3. Những hành động của ông ta, ngay bây giờ, thực sự gây hiểu lầm”, Đức Cha Naumann nói “Chúng thực sự tạo ra sự nhầm lẫn cho mọi người về những gì Giáo hội tin và dạy”.

“Rõ ràng, tổng thống không tin những gì chúng tôi tin về sự thánh thiêng của cuộc sống con người, nếu không ông ấy đã không thực hiện những hành động như hiện nay. Chưa hết, ông ta vẫn tiếp tục lãnh nhận Bí tích Thánh Thể”, vị tổng giám mục nói.

“Chúng tôi không thể đánh giá tâm hồn ông ta. Nhưng chúng tôi coi hành động này là một tội ác nghiêm trọng về mặt đạo đức”.

Ngài so sánh việc rước Thánh Thể với một tuyên xưng đức tin “về tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo thánh thiện tin tưởng, giảng dạy và công bố, là những gì đã được Thiên Chúa mạc khải”.

Điều này làm cho hành vi của Biden trở thành một “điểm gây lầm lạc”.

Đối với Đức Tổng Giám Mục Naumann, hành động này của ông Joe Biden là một thách thức đối với chứng tá của Giáo hội.

“Từ trước đến nay, chúng tôi chưa từng thực sự phải đối mặt với một loại thách đố trong đó chúng tôi có một vị tổng thống là người Công Giáo dấn thân, nhưng lại là người đóng vai trò mâu thuẫn với hầu hết các giáo huấn nền tảng về luân lý của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục nói và than thở rằng Biden có những hành động trái ngược với niềm tin và suy nghĩ của người Công Giáo, và khi bị chất vấn, Biden hoặc thư ký báo chí của ông ta lại một lần nữa mô tả ông ta là “một người Công Giáo sùng đạo”.

“Cho dù ông ta có ý định hay không, ông ấy về cơ bản nói với mọi người, ‘Bạn có thể vừa là một người Công Giáo tốt vừa có thể làm những điều tương tự’”, Đức Cha Naumann nói.

Biden đã từng ủng hộ một số giới hạn về tài trợ phá thai nhưng chính quyền của ông đã mạnh mẽ chống lại các hạn chế phá thai và Tu chính án Hyde, là chính sách giúp hạn chế hầu hết các khoản tài trợ liên bang cho việc phá thai.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhận định rằng có “một sự nghiêm trọng đạo đức tương tự” giữa việc thực hiện phá thai hoặc hỗ trợ ai đó phá thai và một số chính sách ủng hộ phá thai của Biden, như chấm dứt Tu chính án Hyde.

“Chúng rõ ràng không phải là những thứ giống hệt nhau. Nhưng ông ấy chính thức hợp tác trong việc phá thai bằng hành động của mình. Ông ta làm cho việc phá thai trở nên dễ dàng, quảng bá nó, thậm chí giúp trả tiền cho nó. Ông ta còn muốn buộc mọi người khác cũng phải làm điều này, ngay cả khi nó vi phạm lương tâm của họ”.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhắc lại tuyên bố vào tháng 11 năm 2019 của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ gọi phá thai là “vấn đề tối nghiêm trọng của thời đại chúng ta”.

“Nó tấn công đời sống con người vô tội trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Nó xảy ra trong bối cảnh gia đình và tấn công mối quan hệ quý giá nhất của con người: đó là quan hệ giữa một người mẹ và một hài nhi. Và trước số lượng tăng chóng mặt các ca phá thai - người ta không thấy có vấn đề trước số lượng sinh mạng bị hủy hoại”.

Tờ Atlantic hỏi Đức Tổng Giám Mục Naumann rằng liệu ngài có tin rằng các giám mục Công Giáo nên cảnh cáo một cách rộng rãi hơn các viên chức ủng hộ phá thai không được rước lễ và nên cấm các linh mục cho họ rước lễ.

“Tôi tin rằng chúng tôi có nghĩa vụ trong tư cách là các mục tử phải cố gắng làm việc vì thiện ích thiêng liêng của họ. Nếu một thành viên trong cuộc sống công cộng đang làm những điều trái với đạo đức, thì tôi hoặc mục tử của họ cần giúp họ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc họ đang làm”.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 2 với Catholic World Report, Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh trách nhiệm của các giám mục trong việc sửa sai Biden khi cần thiết.

“Mặc dù mọi người đã trao cho vị tổng thống này quyền lực và thẩm quyền, nhưng ông ấy không thể định nghĩa thế nào là một người Công Giáo và thế nào là giáo huấn đạo đức Công Giáo”, ngài nói, đồng thời cảnh báo rằng Biden đang “chiếm đoạt vai trò của các giám mục và khiến mọi người bối rối”.

“Tổng thống nên ngừng tự nhận mình là một người Công Giáo sùng đạo, và thừa nhận rằng quan điểm của ông ấy về việc phá thai là trái với giáo huấn đạo đức Công Giáo”, Đức Cha Naumann nói với Catholic World Report. “Sẽ là một cách tiếp cận trung thực hơn từ ông ta khi nói rằng ông ta không đồng ý với Giáo hội của mình về vấn đề quan trọng này và rằng ông ta đã hành động trái với giáo huấn của Giáo hội”.
Source:Catholic News Agency
 
Năm Niềm Vui Yêu Thương Gia Đình: Chứng từ của Leonardo và Valentina Nepi
Vũ Văn An
18:54 19/03/2021

Hélène Ginabat của Zenit, ấn bản tiếng Pháp, ngày 18 háng 3, tường trình rằng: trong cuộc họp báo ngày 18 tháng 3 của Bộ Giáo Dân để giới thiệu Năm “Niềm Vui Yêu Thương Gia Đình”, Leonardo và Valentina Nepi, cặp vợ chồng trẻ, đã có bài phát biểu, nhấn mạnh tới việc gia đình “là nguồn các giá trị tích cực đối với toàn thể cộng đoàn”. Đó chính là lý do năm “Niềm Vui Yêu Thương Gia Đình” này là “khoảnh khắc thích hợp” để “ý thức sứ mệnh Giáo Hội của chúng ta” và góp phần vào việc truyền giảng Tin Mừng bằng cách để mình “can dự một cách quảng đại vào việc công bố Kitô Giáo”. Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Leonard và Valentina Nepi:

Phát biểu của Leonardo Nepi



Chúng tôi rất vui mừng được có mặt ở đây hôm nay với tư cách là một cặp vợ chồng, trong năm nay dành riêng cho “Niềm Vui Yêu Thương Gia Đình”, mong muốn được sống trong một tinh thần đổi mới việc mình thuộc về Giáo hội, vào một thời điểm được đánh dấu bằng tình trạng khẩn trương rất đau đớn về sức khỏe nhưng cũng bằng các viễn ảnh can thiệp cụ thể, nhờ vào việc khai triển các vắc-xin. Chính trong chân trời hy vọng này, chúng tôi hoan nghênh lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc trải nghiệm nội dung của Tông Huấn Amoris Laetitia trong tất cả sự phong phú của nó.

Trong cuộc sống gia đình hàng ngày của chúng ta, khi kiên trì đề nghị với chúng ta sử dụng ba câu "làm ơn", "cám ơn" và "xin lỗi", Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, và giữa vợ chồng nói riêng, tự bảo vệ bằng việc khởi sự với những lời nói và cử chỉ bề ngoài đơn giản, nhưng bắt nguồn từ các thái độ cởi mở, tôn trọng, kiên nhẫn, tin tưởng, chia sẻ và tha thứ sâu sắc. Đây là những nền tảng của một mối liên hệ gia đình yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày, trong các niềm vui cũng như các khó khăn.

Lời kêu gọi yêu thương và hòa hợp trong gia đình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể được hoan nghênh bởi những người sống cuộc hôn nhân như một bí tích, nhưng nó cũng là một lời kêu gọi phổ quát: năm nay trước hết là thời điểm thích đáng để vun đắp các mối liên hệ hôn nhân và gia đình tốt đẹp. Chúng ta cũng hy vọng rằng gia đình có thể được coi trọng hơn trong xã hội: cổ vũ chiều kích xã hội của gia đình, khả năng giáo dục con cái, làm sinh động các nơi chốn và cộng đồng bằng các giá trị tích cực và sáng tạo, bằng cách nuôi dưỡng đối thoại giữa các thế hệ, chỉ có thể có những hiệu quả có ích cho toàn xã hội.

Trong gia đình, chúng ta trải nghiệm nhu cầu chia sẻ, không cảm thấy cô đơn, học được rằng "chúng ta có thể làm tốt" và trong tình yêu thương gia đình, chúng ta tìm thấy câu trả lời cho các nhu cầu này. Đối với chúng tôi là một cặp vợ chồng và là cha mẹ của một bé gái năm tuổi, điều quan trọng là có thể gặp gỡ các gia đình khác và chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi, để tránh sự cô lập vốn không tốt cho bất cứ ai.

Trên hết, trong thời điểm hiện tại khi tình trạng gián cách do tình trạng y tế khẩn cấp áp đặt, chúng tôi đã cố gắng sống sáng tạo cùng với cha mẹ và bạn bè của mình, bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số mà chúng tôi có sẵn và đã quen thuộc với chúng. Chắc chắn, cuộc gặp gỡ đích thân luôn thâm hậu hơn và không thể thay thế hoàn toàn bằng cuộc gọi điện video, nhưng phương thuốc được cung cấp cho chúng tôi bởi những kỹ thuật này rất quan trọng và chúng tôi đã tận dụng nó, nhất là cho các cuộc gặp gỡ của chúng tôi trong giáo xứ, trong đó chúng tôi cầu nguyện và chia sẻ việc đọc Lời Chúa với các gia đình khác. Bầu không khí cộng đồng, được xây dựng bởi nhiều năm tình bạn trong Chúa Kitô, cũng được biểu lộ trong các cuộc hội ngộ trực tuyến này: luôn có sự trao đổi quan điểm về tuần lễ qua, về các mối liên hệ với con cái chúng tôi, về điều chúng tôi hy vọng cho những ngày sắp tới, về sinh hoạt của Giáo hội chúng ta.

Vì thế, sức mạnh của gia đình không bị cạn kiệt trong cảnh thân mật của mái ấm chúng tôi, vì nó là nguồn các giá trị tích cực cho toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, chúng tôi tin rằng Năm nay là thời điểm thích hợp nhất để ý thức được sứ mệnh giáo hội của chúng tôi, trong đó chúng tôi tham gia với tư cách là một gia đình, chứ không chỉ ở bình diện bản thân. Phép rửa và phép hôn phối làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân sống động của tình yêu Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đã đáp lại lời mời gọi của Người bằng niềm vui và sự can đảm. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng chúng ta, các gia đình, có thể cảm thấy dấn thân góp phần vào việc truyền giảng Tin Mừng và để mình can dự một cách quảng đại vào việc công bố Kitô Giáo. Chúng ta là các nhân chứng sống động của vẻ đẹp mà gia đình có thể phát biểu.

Phát biểu của Valentina Nepi:



Điều căn bản là việc công bố trên trước hết liên kết những người trẻ tuổi nhất, nghĩa là những người được mời gọi biện phân ơn gọi của họ và thành lập các gia đình của ngày mai. Thực thế, những hạt giống của cuộc công bố này được gieo từ lúc trẻ tuổi và điều quan trọng là mục vụ gia đình và mục vụ giới trẻ phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Là một cặp vợ chồng quen biết và được đào tạo tại giáo xứ Saione, ở Arezzo, chúng tôi đã cảm nghiệm được vẻ đẹp của đời sống Kitô hữu từ thời niên thiếu, khi những người trẻ khác, lớn hơn chúng tôi một chút, cam kết dành cho chúng tôi các cơ hội đầy tình huynh đệ và gặp gỡ. Họ là những nhà sinh động trẻ tuổi, thậm chí đôi khi còn là những cặp mới đính hôn, mà nhiều người sau đó đã kết hôn. Chúng tôi nhớ kỹ ngày cưới của từng cặp! Chúng tôi biết ơn họ vì tình bạn mà họ đã dành cho chúng tôi, bất chấp sự chênh lệch tuổi tác, được họ coi là không đáng lưu ý khi chúng tôi cầu nguyện với nhau, tham gia vào các công việc từ thiện và giải trí với nhau.

Với nhiều người trong số họ, kinh nghiệm cộng đồng này vẫn tiếp diễn ngày nay, nhưng chính khi chúng tôi còn là thiếu niên, điều quan trọng là thấy các cặp đính hôn và kết hôn cống hiến thời gian cách miễn phí cho chúng tôi, cho chúng tôi, những người còn trẻ, được sinh động bởi cảm thức cộng đồng Kitô hữu mạnh mẽ. Theo gương sáng này, sau này, cả chúng tôi nữa cũng đã dấn thân vào việc sinh động hóa hậu thêm sức, bằng cách chia sẻ vẻ đẹp và trách nhiệm của việc sinh động hóa một nhóm thiếu niên do cha xứ hướng dẫn. Chúng tôi đặc biệt nhớ đến kinh nghiệm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne năm 2005, nhưng cả các tuần mùa hè trên núi, các khóa tĩnh tâm, các buổi gặp gỡ chia sẻ chiều thứ Bảy về các chủ đề mà giới trẻ quan tâm, sinh động hóa quần chúng, các công việc bác ái.

Là những cặp đính hôn, điều đó đôi khi đòi hỏi phải tìm được sự cân bằng giữa các quan điểm khác nhau liên quan đến các hoạt động sẽ được đề nghị với các bạn trẻ và không thiếu những giây phút căng thẳng để có được sự nhất trí và tự tỏ ra hợp nhất với nhau trước nhóm. Chúng tôi tin rằng đó là một cuộc đào tạo căn bản để học cách đương đầu một cách tương kính, bằng cách duy trì tinh thần này là chúng tôi không tìm cách tự khẳng định mình trong tương quan với người khác, mà chúng tôi đối thoại (đôi khi một cách mạnh mẽ!) vì lợi ích của cộng đồng. Ngày nay cũng thế, trong việc giáo dục con gái chúng tôi, Ilaria, năm tuổi, có thể có chuyện quan điểm của chúng tôi khác nhau về một số điểm, nhưng chúng tôi luôn tìm cách khắc phục những khác biệt này qua đối thoại và bằng cách chứng tỏ mình hợp nhất.
Khi nghĩ lại những năm tháng dấn thân trong giáo xứ, với tư cách là những người trẻ, chúng ta không thể không nghĩ rằng những năm này cũng là những năm đào tạo hôn nhân, đối thoại cởi mở, xử lý các trách nhiệm chung để vượt qua các khủng hoảng, nghĩa là, việc xây dựng cái chúng tôi dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và dựa trên sự hỗ trợ của Thiên Chúa. Do đó, chúng tôi tin chắc rằng Năm nay là một cơ hội tuyệt đẹp để tái phát động một phương thức mục vụ hàng ngang, có khả năng truyền cho những người trẻ vẻ đẹp của tình yêu gia đình Kitô giáo.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan Viện Carmel Huế Khai Mạc Năm Thánh Mừng Kỷ Niệm 25 Tái Hoạt Động Tại Huế
Trương Trí
08:00 19/03/2021
Sau năm 1975, do biến động của lịch sử, Dòng Carmel Huế không còn hoạt động và chính quyền quản lý cơ sở nhà đất này. Mãi đến năm 1996, sau khi Đức Nguyên Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như Thể nhậm chức Tổng Giám mục Huế thì cơ sở Dòng Kín Carmel được chính quyền giao lại và đi vào hoạt động. Còn nhớ vào thời điểm đó có 3 Đan sĩ từ Sài Gòn quay trở về Huế trên chuyến tàu Thống nhất tiếp nhận và bắt tay vào việc tái thiết cơ sở vật chất. Từ hai bàn tay trắng, các Đan sĩ đã dần dần hồi phục Tu viện một cách thần kỳ. Không chỉ ơn gọi Đan sĩ mà Dòng Ba Cát Minh cũng được hoạt động khá đông, hội viện trãi rộng trên khắp Giáo phận. Đây cũng là một nhân tố tích cực cho hoạt động của Đan viện được hiệu quả hơn.

Xem Hình

Dòng Kín Carmel là một Đan viện mà các Đan sĩ quanh năm chỉ chuyên tâm cầu nguyện và sinh hoạt trong phạm vi bốn bức tường kín. Ngay cả Đức Tổng Giám Mục, các Linh mục và thân nhân đến thăm cũng chỉ được tiếp xúc qua các ô vuông của một khung cửa sắt và được che một tấm màn.

Vậy mà ơn gọi của Dòng Kín Carmel vẫn cứ ngày càng đông, chính vì vậy mà từ Dòng Carmel Huế đã tách ra và lập thêm Đan viện Carmel tại Đà Lạt.

Mừng kỷ niệm 25 năm tái hoạt động tại Huế cũng là dịp Mừng Năm Đặc biệt về Thánh Cả Giuse mà Đức Thánh Cha Phanxico khai mạc vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 với Tông huấn Patris Corde (Trái tim Người Cha). Chiều ngày 19 tháng 3, lễ Kính Thánh Giuse, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã long trọng dâng Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh mừng 25 năm Đan viện Carmel Huế tái hoạt động.

Dịp này Đức Tổng Giám Mục cũng làm phép Tháp chuông của Đan viện và tượng Cha Thánh Gioan Thánh giá.

Trước khi đi vào Thánh lễ, một Đan sĩ linh mục thay mặt Đan viện công bố Phép lành của Đức Thánh Cha và Tông sắc của Tòa Ân giải Tối cao về việc ban ơn Toàn xá nhân dịp Đan viện Carmel Huế Khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 25 năm tái hoạt động.

Thay mặt toàn thể Tổng Giáo phận Huế, Đức Tổng Giám Mục nói lời chúc mừng tất cả Chị em trong Đan viện và Hội Dòng Ba Cát Minh.

Sau Thánh lễ, Đan sĩ đại diện Đan viện bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha. Cảm ơn Đức Tổng Giám Mục đã luôn yêu thương nâng đỡ Chị em trong Đan viện và cả Dòng Ba Cát Minh.

Đức Tổng Giám Mục ban Phép lành Toàn xá cho Cộng đoàn tham dự Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh hôm nay. Ngài cũng đã ghi vào sổ Lưu niệm của Đan viện, sau đó linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh cũng ghi những dòng lưu niệm vào số Lưu bút của Đan viện.

Trương Trí
 
Bổ Nhiệm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Hà Tĩnh
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
08:24 19/03/2021
Bổ Nhiệm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Hà Tĩnh

WHĐ (19.03.2021) - Hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà Giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh “trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).

Tiểu sử Đức Giám Mục Luy Nguyễn Anh Tuấn

▪ Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1962 tại Quảng Nam, Đà Nẵng

▪ 1969 – 1979: Học các trường Lasan Mossard, Lasan Taberd Saigon, Trần Quốc Tuấn

▪ 1979 – 1984: Học Đại học Tổng hợp (Khoa học Tự nhiên) Tp. HCM, tốt nghiệp Cử nhân Toán-Tin học

▪ 1993 – 1999: Tu học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon

▪ Thụ phong Linh mục ngày 30 tháng 06 năm 1999 tại nhà thờ Chánh Toà Đức Bà Sài Gòn

▪ 1999 – 2001: Linh mục phụ tá giáo xứ Phú Nhuận, trợ giảng sinh ngữ tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

▪ 2001 – 2006: Học tại Học viện Gia Đình Gioan-Phaolô II (Đại học Lateranensis), Roma; tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học (S.T.D) chuyên biệt về Hôn nhân và Gia đình

▪ 2006: Học về Đào tạo Ơn gọi tại Đại học Gregoriana, Roma

▪ 2006 – 2014: Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM

▪ 2007 – 2013: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM

▪ 2007 – 2017: Trưởng ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM; Thư ký Uỷ Ban Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

▪ 2007 – 2017: Giám đốc Nhà Huấn luyện Tiền Chủng viện Thánh Phaolô Lộc (Dự bị Đại Chủng viện) của TGP Saigon - Tp. HCM

▪ 2009 – 2014: Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (Giáo tỉnh Saigon)

▪ 2014 – 2018: Chánh Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam

▪ Ngày 25 tháng 08 năm 2017 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh (hiệu toà Catrum). Được truyền chức Giám mục ngày 14 tháng 10 năm 2017, khẩu hiệu Giám mục: “Này con đây”

▪ Ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hà Tĩnh

▪ Tại Đại hội lần thứ XIV (30/9/2019 – 04/10/2019) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Luy được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh dụ ngôn hạt lúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:17 19/03/2021
Qúa trình một hạt giống to như hạt lúa, hạt bầu bí, hay nhỏ li ti ti như một hạt cải, khi được gieo xuống nền đất với thời gian cùng điều kiện mưa nắng, sẽ được kích thích biến đổi thành mầm sức sống phát triển lớn lên thành cây có cành lá xanh tươi mang đến hoa trái, là một qúa trình tự nhiên trong thiên nhiên.

Qúa trình này Đấng Tạo Hóa càn khôn đã phú bẩm ký thác vào nơi mỗi giống loại thảo mộc trong công trình thiên nhiên ngay từ lúc vũ trụ được tạo dựng lúc khởi đầu.

Qúa trình phát triển này là hình ảnh diễn tả về sự khởi đầu đổi mới vươn lên trong dòng lịch sử đời sống xưa nay của nhân loại.

Chúa Giêsu Kitô trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian cũng dùng hình ảnh qúa trình này làm dụ ngôn về đời sống thiêng liêng:

“Quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt” (Ga 12, 24).

Vậy Chúa Giêsu muốn nói đến trong dụ ngôn hạt lúa chất chứa sứ điệp gì?

Chúa Giêsu dùng hình ảnh hạt lúa gieo xuống đất bị biến đổi mục nát rồi mới nẩy mầm thành cây tươi tốt sinh hoa kết trái, có ý hướng nói về sự hy sinh dấn thân chịu đựng đến chết trên cây thập tự của ngài có gía trị mang lại sự sống ơn cứu chuộc cho linh hồn con người thoát ra khỏi hình phạt tội lỗi.

Và Chúa Giêsu còn muốn dùng hình ảnh ngôn ngữ này gửi đi sứ điệp cho đời sống con người nữa: con đường hạt lúa giống.

Đời sống con người ai cũng mong muốn cho mình cùng cầu chúc cho người khác luôn có bình an mạnh khoẻ. Vì bình an sức khoẻ thể xác cùng tinh thần là món qùa tặng châu báu Trời cao ban cho con người.

Nhưng có được như lòng mong ước đó không luôn luôn diễn xảy ra trong đời sống con người. Vì những thử thách, sự cố bất ngờ về bệnh tật sức khỏe thể xác tinh thần tâm trí hầu như ập xẩy đến nhiều. Như lúc này bệnh đại dịch vi trùng Corona lây lan đe doạ sức khoẻ đời sống nhân loại từ hơn năm qua xảy ập đến bất ngờ, vẫn còn đang kéo dài gây hoang mang chao đảo, làm ngưng trệ tê liệt mọi sinh hoạt đời sống!

Vì thế, con người luôn hằng phải chịu đựng và chiến đấu để bảo vệ gìn giữ hạt giống qùa tặng sức khoẻ đời sống của Trời cao ban tặng.

Đạt được thành công cho đời sống về học hành, về nghề nghiệp làm ăn sinh sống là điều ai cũng mong muốn cho mình và cầu chúc cho người khác nữa.

Nhưng để đạt được thành công, buộc phải nỗ lực đầu tư không chỉ thời giờ, mà còn cả sức lực thề xác cũng như tinh thần là điều kiện cần thiết.

Sự nỗ lực đầu tư này đòi hỏi phải luôn cố gắng hy sinh dấn thân đến độ đổ mồi hôi kiên trì từng bước chấm nhỏ, và có khi bằng cả nước mắt đau khổ nữa!

Hạt gìống đời sống mỗi người cũng phải qua qúa trình biến đổi phát triển như một hạt giống trong thiên nhiên nơi nền đất.

Đời sống cha mẹ ngày xưa đã trải qua những hoàn cảnh không mấy thuận lợi tốt đẹp cho đời sống mình. Khi có con cha mẹ nào cũng mong muốn sự tốt đẹp sau này cho con mình. Mong sao chúng không phải gặp, hay ít phải vướng mắc vào điều không thuận lợi, như mình đã vướng mắc vào ngày trước. Vì thế họ nỗ lực hy sinh xây dựng kiến tạo vun xới cho đời sống con cái mình được tốt đẹp thuận lợi như lòng mong muốn.

Đó là điều chan chứa ý hướng tốt đẹp lành thánh hữu ích. Nhưng đời sống mỗi con người trải dài như một con đường lên xuống quanh co, có nhiều uốn khúc trong cũng như đục của một dòng sông, cùng khác nhau. Và không ai có thể ấn định đời sống cho chính mình cùng cho người khác được theo như mong muốn. Những bất ngờ, những bất định lên xuống xảy đến khác nhau cho từng người, cho từng giai đoạn quãng đường đời sống.

Vì thế, từ khi mở mắt chào đời bước chân vào đời sống, mỗi người được Đấng Tạo Hóa ban cho sự sống thân xác cũng như tinh thần khác nào là hạt lúa giống đời sống có những thử thách riêng biệt, những bất ngờ xảy đến, mà không ngờ lường trước được.

Nên đòi hỏi từng giai đoạn phải nỗ lực hy sinh dấn thân chịu đựng để vượt qua. Hạt giống đời sống mà Đấng Tạo Hóa ban cho mỗi người đòi buộc phải được gieo vào nền đất phải biến đổi mới phát triển thành cây tươi tốt mang lại bông hoa trái được.

Đời sống làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, trong chiều tương quan giữa con người với nhau, và cùng trong chiều tương quan với nhiên nhiên luôn phải trải qua con đường hạt lúa giống được gieo vãi trên nền đất biến đổi phát triển thành cây xanh tốt có bông hoa trái.

„ Cái tôi của ta ví như những hạt cây có dầu. Nếu được nghiềm nát ra, nếu được lọc sạch, cái tôi có thể trở thành đầu cbữa bệnh, dầu xức cho thơm, dầu để thắp sáng.

Cái tôi của ta ví như hạt lúa. Nếu chịu thối đi, để góp phần vào những hy sinh của Chúa Giêsu, nó sẽ có phần trong việc mở mang Nước Trời.

Nếu con đường người môn đệ là con đường hạt lúa, thì dù ở bậc nào, dù mang chức quyền nào, dù ở hoàn cảnh nào, gía trị thực sự của ta vẫn phải qui chiếu vào con đường hạt lúa.“ ( Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, Con đường hạt lúa, 19.03.2003).

Đời sống của con người được dệt đan kết thành tựu do bởi chuỗi những cố gắng hy sinh dấn thân chịu đựng.

Hạt giống đời sống đó khi trải qua qúa trình hy sinh dấn thân được biến đổi sẽ nẩy nở phát triển sinh cành lá bông trái tươi tốt mang ích lợi cho đời sống riêng cũng như chung, nhất là cho đời sống tinh thần đạo đức.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Lich Sử Lòng Sùng Kính Thánh Giuse Trong Giáo Hội
Mt. Nguyễn Khắc Hy PSS
13:21 19/03/2021
Lich Sử Lòng Sùng Kính Thánh Giuse Trong Giáo Hội

Nói đến lòng sùng kính thánh Giuse, chúng ta không ngạc nhiên khi nghe một số sử gia cho rằng giáo hội không có những bằng chứng cụ thể về lòng sùng kính thánh nhân trong ngàn năm đầu tiên của giáo hội.

Lời nói này không hẳn là sai lầm, nhưng cũng không thật sự chính xác. Vì nếu tìm kiếm những nghi lễ được công nhận và ghi vào lịch phụng vụ giáo hội rõ ràng, có hệ thống, hay tìm bằng chứng phổ biến lòng sùng kính thánh Giuse rộng rãi như Mẹ Maria hay các thánh tử vì đạo, thì chắc không có nhiều. Nhưng nếu tìm hiểu phong tục, tập quán nhiều giáo hội địa phương, chúng ta vẫn nhận ra lòng sùng kính dành cho thánh Giuse được giáo dân trân quý từ rất sớm, và thường là hoà nhập với lòng sùng kính Chúa Giêsu và Mẹ Maria (kính thánh gia). Điều cần biết là trong suốt lịch sử giáo hội, không bao giờ vắng bóng lòng sùng kính thánh Giuse, chỉ “khi tỏ, khi mờ” mà chúng ta sẽ học hỏi thêm sau đây.

Thánh Giuse Trong Những Thế Kỷ Đầu

Như đã nói trên, lòng sùng kính thánh Giuse trong thời gian đầu của giáo hội không thật sự rõ ràng, và cũng có thể được coi là tỉ lệ thuận với những gì văn chương hay sách thời đó ghi lại. Nghĩa là rất ít những tài liệu tìm được nói đến lòng sùng kính thánh nhân.

Câu hỏi đơn giản là tại sao? Câu trả lời lại đơn giản hơn, vì với những ai học lịch sử giáo hội đều nhận ra rằng, 5 thế kỷ đầu tiên của giáo hội là thời kỳ lạc giáo ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến đời sống giáo dân, chiếm hữu quá nhiều thời gian tranh tụng giữa các thần học gia và các giám mục, ảnh hưởng toàn bộ đời sống Kitô hữu đến nỗi người ta nói rằng trên mọi ngõ hẻm, người ta luôn nghe những tranh tụng về lạc giáo.[1]

Vì lạc giáo liên quan Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi đã ảnh hưởng đến từng bước đi của Giáo Hội, nên việc thánh Giuse không được chú ý đến nhiều là điều dễ hiểu.

Ở đây tôi muốn chúng ta hiểu là trong lịch sử, người ta tìm ra nhiều hình ảnh và tượng Giuse trong những thế kỷ đầu tiên, nhưng phần lớn những hình ảnh hay tượng này trong bối cảnh chung của gia đình Nazareth hay câu chuyện giáng sinh với sự hiện diện của Đạo Sĩ và Mục Đồng.

Ví dụ, ở hang toại đạo Roma, người ta tìm ra hình vẽ Giuse trên tường một ngôi mộ, tuy nhiên, vì hình vẽ không rõ ràng nên nhiều người không đồng ý với luận điểm này. Hay một tấm bia đá được nhiều nhà khảo cổ cho là có giá trị tạc hình Giuse ở mộ Priscilla vẽ ba đạo sĩ đến thờ lạy hài nhi Giêsu, có mẹ Maria và thánh Giuse với ngôi sao lạ.[2] Một số những ngôi mộ thế kỷ 5 và 6, có hình của thánh Giuse nhưng cùng đứng chung với các đạo sĩ, hay đúng hơn hình ảnh câu chuyện giáng sinh. Điều đặc biệt ở đây là hầu hết những hình ảnh thời kỳ này diễn tả Giuse trưởng thành, đạo mạo nhưng không là một người lớn tuổi, già nua.[3]

Rõ ràng nhất là sáu hình đá ghép (mosaic) trong nhà thờ Đức Bà Cả ở Rome được Đức Giáo Hoàng Sixtux III xây năm 435 để tưởng nhớ công đồng Ephesus (họp năm 431). Những hình đá ghép (mosaic) này nhằm mục đích vinh danh Mẹ Maria vì công đồng này tuyên xưng Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa.[4] Trong những cảnh đó, Giuse xuất hiện ở giây phút truyền tin, lúc sinh con, giây phút dâng con trong đền thờ, và cuộc trốn chạy qua Ai Cập.

Nhưng sớm nhất và ngay tại Đất Thánh, theo tường trình của Đức Giám Mục Arculf, người đến hành hương vùng thánh địa vào thế kỷ 7, thì tại làng Nazareth có 2 ngôi nhà thờ được xây dựng – một kính nhớ Mầu Nhiệm Truyền Tin, một để kính nhớ nơi ở của Giuse – Maria – Giêsu, cũng là ngôi nhà của thánh Giuse.[5] Ngôi nhà xây trên căn nhà Giuse, theo truyền thuyết, được xây dựng dưới thời đại đế Constantine (313-337) để kính thánh gia.[6]

Ở Ai cập, thầy tu người Pháp tên Barnard ghi lại tại thành phố Faramah, một ngôi nhà nguyện được xây dựng kính thánh Giuse vì Ngài đã đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu tạm trú ở đó trên đường tị nạn.[7] Với Kitô hữu bên Ai Cập, giáo hội địa phương ở đây có những lễ kính thánh Giuse từ thế kỷ thứ 4, nhưng rõ nhất là trong lịch phụng vụ của người Copts vào thế kỷ 7 đã ghi ngày 20 tháng 7 để kính nhớ ngày thánh nhân qua đời.[8] Đây có thể là nghi lễ phụng vụ chính thức đầu tiên được giáo hội địa phương (Ai Cập) sùng kính cách trọng thể và có hệ thống.[9] Với giáo hội tây phương, ta không thấy ngày lễ kính thánh Giuse cho đến sau thế kỷ 11.[10]

Lòng sùng kính thường đi đôi với những giáo huấn thần học. Ở phương tây (thường được hiểu là Giáo Hội Công Giáo Roma), những giáo huấn và lập luận thần học về thánh Giuse được ghi nhận nhiều vào đầu thế kỷ 15, như những bài viết của Pierre d’Ailly (1350-1420) và Jean Gerson (1363-1429), của hai thần học gia ở Paris (Pháp).[11] Isidoro de Isolani (1480-1550) dòng Đa Minh, xuất bản cuốn Summa De Donis Sancti Joseph (năm 1522) ở Ý. Đây là tác phẩm được xem như luận thuyết đầu tiên mang tính hệ thống và nghiên cứu nói đến thần học thánh Giuse.[12] Và từ đó, có nhiều bài viết hơn về thánh Giuse, và đi kèm với sự hiểu biết này là lòng sùng kính Ngài gia tăng đáng kể trong giáo hội.[13]

Lễ thánh Giuse trong giáo hội Đông Phương Byzantine

Với giáo hội Đông Phương, thần học của các giáo phụ vùng Hy Lạp ảnh hưởng rất lớn đến đời sống giáo hội trong những thế kỷ đầu, và trọng tâm vẫn là đối đầu với những lạc giáo liên quan đến Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, giáo hội Đông Phương Byzantine không thật sự phát triển lòng sùng kính thánh Giuse đáng kể, mà phần lớn dựa vào những ý tưởng của thánh Augustine và Jerome ở tây phương, và một số những ý tưởng của thánh Gioan Kim Khẩu. Và kết quả là thần học làm nền tảng lòng sùng kính thánh Giuse được phát triển ở giáo hội Đông Phương Byzantine, và như thế họ đã thoát ra ngoài ảnh hưởng các giáo phụ Hy Lạp.[14]

Điều đáng chú ý ở đây là ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng khi những người nói tiếng Hy Lạp không thật sự thấu hiểu giáo huấn của giáo hội tây phương (thánh Augustin – Jerome) viết bằng tiếng Latin. Vì thế, giáo dân Đông Phương tự tìm cho mình những cơ sở của lòng sùng kính thánh Giuse qua việc đặt niềm tin vào các Ngụy Thư, một việc phổ biến thời bấy giờ. Vì không có chuyên môn để chọn lọc tài liệu, những Kitô hữu đã đón nhận những nguồn truyền tụng đôi khi không có căn cứ, hay những chuyện mang tính thổi phồng và thêm gia vị của pháp thuật, của thần tiên. Và cũng chính những Kitô hữu này gắn nhãn cho những chuyện được kể này đến từ miệng các giáo phụ để nâng cao tầm đáng tin của những chuyện trong Ngụy Thư. Từ đó, một số sách sử ghi lại những sự kiện lịch sử mà không quan tâm là điều đó có đúng hay không.

Một sự kiện khác xảy ra trong thế kỷ 7-8, tranh luận căng thẳng dẫn đến cả chiến tranh ở miền Đông về sự kiện “icon,”[15] lòng sùng kính dành cho Mẹ Maria (mà lúc đó đã đạt đỉnh cao) càng mạnh mẽ hơn, kể cả lòng sùng kính dành cho cha mẹ của Maria - là Joachim và Anna - cũng tăng theo. Vì nhu cầu mục vụ, nhiều người đòi hỏi muốn biết thêm về Mẹ Maria, về thân thế gia đình Mẹ, và dĩ nhiên có cả thánh Giuse… nên nhiều chuyện được truyền tụng từ vùng này qua vùng khác để trả lời thắc mắc giáo dân mà không được thanh lọc.

Điều “bất công” với thánh Giuse là so với Mẹ Maria, giáo dân bên Phương Đông lúc bấy giờ mô tả thánh nhân là một người góa vợ, lớn tuổi, có con cái (là anh em với Chúa Giêsu như trong Tin Mừng nhắc đến), và không kể Ngài là chồng Mẹ Maria,[16] cho dù câu chuyện thánh Giuse được tuyển chọn qua dấu lạ của chim bồ câu bay ra từ cây gậy (theo ngụy thư Giacobe). Hình ảnh thánh Giuse ở đây hoàn toàn khác với giáo hữu Tây phương tôn vinh Ngài, là một người đồng trinh (tư tưởng thánh Jerome), một người đóng góp lớn trong công trình cứu chuộc.

Lễ kính thánh Giuse ở Phương Đông xuất hiện trong giáo hội sau năm 800. Thời kỳ này, thầy tu Joseph Melodus đã làm thơ và viết bài ca tụng thánh Giuse.[17] Lịch phụng vụ đầu tiên ghi ngày kính thánh Giuse ở Phương Đông là sau thế kỷ 10 được soạn, không phải ở Constantinople mà ở một nhà Dòng thánh Sabas ở Palestine. Chính từ cái nôi lòng sùng kính Giuse này (ngay tại vùng đất thánh Palestine) mà lòng sùng kính được lan tỏa khắp miền đông sau năm 1000.[18]

Về phương diện thần học, việc sùng kính thánh Giuse luôn liên quan đến gia đình Nazareth, và nhất là mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Giêsu. Nên lễ kính thánh nhân được xem như một kéo dài của lễ giáng sinh, và vì thế, lễ được ấn định vào Chúa Nhật sau lễ giáng sinh. Cũng theo cái nhìn thần học, mầu nhiệm giáng sinh là mầu nhiệm Thiên Chúa cứu chuộc con người, nên Chúa nhật trước lễ Giáng sinh được ấn định mừng kính các tổ phụ Abraham, Isaac, và Jacob. Sau một thời gian, lễ kính này được thay đổi để kính tất cả các thánh tổ phụ (mà Thánh Kinh thường gọi là những Người Công Chính trước mặt Thiên Chúa) từ Adam cho đến thánh Giuse (vì thế, nó còn có tên là Chúa Nhật các Tổ Phụ).[19]

Việc tách rời ngày kính thánh Giuse ra khỏi dịp Giáng sinh được thực hiện bên Phương Tây, vì nhận ra rằng thánh nhân xứng đáng có vị trí riêng trong lịch phụng vụ mà không phải dựa vào sự kiện nào.

Tóm, ngày nay, lòng sùng kính thánh Giuse mạnh mẽ ở Phương Tây hơn Phương Đông, nhưng khởi điểm lòng sùng kính Ngài phải được kể là từ bên Phương Đông, nhất là vùng Trung Đông và Ai Cập.

SÙNG KÍNH GIUSE Ở TÂY PHƯƠNG (GIÁO HỘI ROMA)

Ngay sau khi thánh Jerome chết năm 420, một cuốn lịch ghi tên các thánh tử vì đạo mang tên Jerome.[20] Nhưng các sử gia tin rằng tác giả đã viết rồi lấy Jerome ghi vào với mục đích tạo thêm sự tín nhiệm của lịch. Trong lịch, tên thánh Giuse được ghi chung với Mẹ Maria và Chúa Giê su trong lễ giáng sinh.

Đến đầu thế kỷ 7, sau khi tiên tri Mohammed đấng sáng lập Hồi Giáo qua đời (năm 632), Hồi Giáo phát triển nhanh chóng đến những vùng chung quanh Trung Đông và Bắc Phi. Đi đến đâu, Hồi Giáo xóa đi người dấu vết của Kitô giáo. Vì để bảo vệ chứng tích ở Đất Thánh và lấy lại những gì đã mất, nhiều cuộc Thập Tự Chinh được Kitô hữu phát động trong giáo hội nhằm đẩy lùi ảnh hưởng Hồi Giáo.[21]

Ở Âu châu, từ đầu thế kỷ 8, Hồi Giáo cũng bắt đầu xâm chiếm và gây nhiều cuộc chiến với Kitô hữu kéo dài trong hơn 300 năm. Với tính hiếu chiến và hung bạo, phe Hồi Giáo xóa hết người chứng tích tôn giáo và văn hóa của giáo hội. Thời đó, các tu viện, đặc biệt là các dòng Biển Đức, đã dành nhiều thời gian để sao chép những tác phẩm có giá trị cho giáo hội như các bài giảng, lịch phụng vụ, lịch sử…. Nhiều tu viện sao chép các nghi thức phụng vụ, trong đó có lời nguyện và nghi lễ sùng kính Mẹ Maria đi kèm với thánh Giuse. Vì chiến tranh, chúng ta đã mất rất nhiều những tài liệu quý báu này.

Tài liệu các nhà Dòng còn lại hôm nay là lời dạy của thánh Bede, giám mục Rabanus Maurus, các thần học gia Alcuin, Paschasius Radbertus, Walafried Strabo, thầy Remigius thành Auxerre (Pháp)… là những người đã đóng góp những suy tư về thần học từ khoảng thế kỷ 7-11, trong đó có nhắc đến vai trò thánh Giuse. Chính lời dạy của những vị này là nền tảng đưa lòng sùng kính Giuse vào phụng vụ ở Tây Phương, và thường bắt đầu từ trong các tu viện.

Lòng sùng kính thánh Giuse được viện phụ Walafried Strabo ở Reichenau (từ 839-849) tôn vinh khi dạy rằng chính thánh nhân, đã cùng với Mẹ Maria, đóng vài trò thay đổi nhân loại. Thầy dòng Biển Đức Remigius của Auxerre (chừng năm 900) cũng nâng thánh Giuse lên một vai trò đặc biệt trong chương trình cứu chuộc. Chính tại tu viện Reichenau là nơi rất sớm đưa thánh Giuse vào lịch phụng vụ ở Âu Châu ngày 19 tháng 3 trong hai bản sao tìm thấy khoảng 827-842.[22] Không chỉ ở Reichenau mà ta còn tìm thấy lịch ghi ngày kính thánh Giuse cũng vào 19 tháng 3 ở Ái Nhĩ Lan. Từ đây, người ta tìm thấy nhiều nhà Dòng và các nhà thờ ở vùng bắc nước Pháp, ở Bỉ cũng ghi ngày lễ kính thánh nhân.[23]

Nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao lại là ngày 19 tháng 3?

Một số sử gia cho là ngày 19 tháng 3 hiện tại có thể là kết quả của một sự lựa chọn trùng hợp ngẫu nhiên, bên cạnh sự hiểu lầm trong lịch sử.

Trước năm 700, ngày 20/3 là ngày kính Giuse theo lịch phụng vụ ở Âu Châu, được ghi trong lịch và được nhiều nơi cử hành. Điều này có nguồn gốc là chiếu theo Lịch Các Thánh (Hieronymite martyrology), ngày 20/3 là ngày kính tổ phụ Giuse trong Cựu Ước, con tổ phụ Jacob, sau này bị bán qua Ai Cập nhưng làm quan trong triều Pharaoh (xem sách Sáng Thế chương 37-42).

Khi các tu viện ở Âu Châu mừng kính lễ Giuse này, một số thắc mắc vậy đâu là lễ kính thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu. Để thỏa mãn lòng sùng kính của các tín hữu, nhiều nhà Dòng bắt đầu lấy một ngày trước ngày lễ kính tổ phụ Giuse Cựu Ước làm ngày kính thánh Giuse Tân Ước, tức ngày 19/3.

Và từ đó, khi lòng sùng kính thánh Giuse gia tăng, thì vai trò tổ phụ Giuse (20/3) cũng lu mờ dần. Và trong lịch được sao chép lại của tu viện Reichenau, ngày kính tổ phụ Giuse không còn nữa, mà chỉ còn lại một tên “Giuse” nhập hai ngày kính thành một ngày là 19/3.[24] Và cũng từ đầu thế kỷ 12, lòng sùng kính thánh Giuse lên cao và phổ biến ở Âu châu.

Thần Học Hỗ Trợ Lòng Sùng Kính

Lòng sùng kính nhờ giáo dân hiểu thêm về thánh Giuse qua giáo lý. Thời kỳ này phát triển một số những bài viết thần học nói đến Giuse, đáng chú ý là các thần học gia Rupert thành Deutz (1075/80-1129), Hugh of St. Victor (1096-1141), Peter Lombard (1096-1160), thánh Albert Cả (1200-1280), thánh Thomas Aquinas (1225-1274), nhưng nhiều bài viết đáng kể là thánh Bernard (1090-1153).[25]

Chính thánh Bernard dòng Biển Đức đã có những suy niệm và so sánh giữa Giuse Cựu Ước với Giuse Tân Ước, và tiền đề cho nhiều bài suy niệm sau này. Trước đó, các thánh giáo phụ thường chú giải Kinh Thánh với hình ảnh Giuse Cựu Ước là tiên báo hình ảnh Chúa Giêsu đến để cứu muôn dân, nhưng không ai so sánh 2 Giuse với nhau. Thánh Bernard cũng là tác giả nhiều bài suy niệm lễ được dùng trong dịp lễ kính thánh Giuse, hay làm bài đọc trước thánh lễ, và cả những lời nguyện trong lễ (xem các Lời Nguyện trong Sách Lễ Roma).

Một vị thánh khác cũng đóng góp rất nhiều lòng sùng kính thánh Giuse giai đoạn này là thánh Bonaventura dòng Phanxicô (1221-1274). Thánh nhân nói đến thánh Giuse trong Chú Giải Tin Mừng Luke của mình. Ngài đề cao đức công chính, sự kết hợp thuần khiết thánh thiện và hoàn hảo của thánh Giuse và Mẹ Maria, và nhắc đến thánh Giuse là gương mẫu phục vụ gia đình Nazareth.[26] Theo tư tưởng của thánh nhân, những tu sĩ Phanxicô khác như Peter John Olivi (1248-1298), Ubertine thành Casale (1259-1329), và Bartholomew thành Pisa (chết 1401) và Bernardine thành Siena (chết 1444) có những bài viết ca tụng công đức thánh Giuse.[27]

Đây là nền tảng để lòng sùng kính thánh Giuse không còn mang tính cách cá nhân, nhưng được giáo hội quan tâm đưa vào lịch phụng vụ kèm theo những giáo huấn đề cao thánh nhân.

Nếu phải tóm tắt lịch sử lòng sùng kính thánh Giuse trong 1500 đầu tiên của giáo hội (vì ta lấy công đồng Trent thế kỷ 16 làm bước ngoặc), thì ta có thể nói rằng 500 năm đầu tiên của giáo hội, lòng sùng kính thánh Giuse không thật sự đáng kể. Nguyên nhân chính là thời kỳ này phải đối đầu với quá nhiều những lạc giáo về Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần, về Thiên Chúa… Nhiều công đồng được triệu tập, đặc biệt là 4 công đồng đầu tiên (Nicaea 325 – Constantinople 381- Ephesus 431 – Chalcedon 451) để xác định nhiều tín lý trong giáo hội.

Trong 500 năm tiếp theo, lòng sùng kính Giuse mang tính cá nhân và cục bộ theo từng địa phương, mà phần lớn trong các tu viện khắp Châu Âu và Châu Phi.

Đến 500 năm thứ ba, lòng sùng kính thánh nhân được đưa vào phụng vụ, và được tôn kính có hệ thống, nhưng vẫn còn mang tính địa phương hơn là cho toàn giáo hội, nghĩa là có nơi kính, nhưng nhiều nơi khác không biết.

Chỉ sau công đồng Trent (thế kỷ 16), đặc biệt là sau 1870, thánh Giuse thật sự được giáo hội tôn vinh xứng đáng với con người của Ngài như ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm sau đây.

SAU CÔNG ĐỒNG TRENT ĐẾN NAY

Sau công đồng Trent (1545-1563), phong trào Cải Cách Tin Lành phát triển mạnh, và tất cả những lễ nghi sùng kính các thánh, kẻ cả Me Maria, đều bị lên án và tấy chay.[28] Để bảo vệ căn tính Công Giáo, giáo dân lại tăng cường lòng sùng kính bí tích thánh thể, các thánh, Mẹ Maria, và dĩ nhiên trong đó có lòng sùng kính thánh Giuse.[29] Vua vùng Bohemia (thuộc nước Đức ngày nay) là Ferdinand III đã công bố thánh Giuse là “Đấng Gìn Giữ Hòa Bình” năm 1655, và con ông là Leopold I đã công bố thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ toàn thể đế quốc Áo. Khi con đầu của hoàng đế sinh ra, ông đặt tên con là Giuse, dù tên này chưa được dòng tộc ông dùng bao giờ.

Trong thời kỳ Leopold I cai trị, quân Hồi Giáo người Turk tấn công Âu Châu. Sau khi tướng John Sobieski đánh thắng quân Hồi năm 1683, hoàng đế Leopold I đã dâng chiến thắng Vienna này dưới sự bảo trợ của thánh Giuse, đồng thời viết thư thông báo cho Đức Giáo Hoàng Innocent XI ngày 5 tháng 2 năm 1684 tin chiến thắng, và xin thiết lập lễ kính thánh Giuse vào Chúa nhật thứ 3 mùa Phục Sinh. Lời thỉnh nguyện này đã không được chấp nhận.[30] Nhưng bù lại, Đức Giáo Hoàng Innocent XI lại chấp nhận thỉnh nguyện của vua Tây Ban Nha Charles II xin đặt thánh Giuse làm quan thầy nước Tây Ban Nha năm 1689 (mà truyền thống người Tây Ban Nha vẫn tin là xác thánh Giacobe được chôn ở Santiago de Compostela, và thánh nhân là quan thầy Tây Ban Nha – và ngày nay vẫn còn hiệu lực). Điều này không được chấp thuận dễ dàng vì một nhóm quan tướng không thích nhà vua, lại đang muốn dùng cơ hội này chống đối bằng cách cố giữ hình ảnh thánh Giacobe là quan thầy đất nước, và không muốn đổi qua thánh Giuse.

Kết quả là vì lý do chính trị lúc bấy giờ, cùng với sự chống đối của nhiều phía, nên quyết định xin đặt thánh Giuse làm quan thầy Tây Ban Nha bị tuyên bố “vô hiệu lực” vào năm 1690, và như thế là việc đặt thánh Giuse làm quan thầy Tây Ban Nha được xem như chưa bao giờ xảy ra.[31]

Sự kiện đánh động lòng dân, những người không có tiếng nói chính trị. Người dân phản ứng bằng cách lấy tên “José” (Giuse) đặt tên con, và trở thành tên phổ biến nhất trong xã hội. Năm 1890, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã phục hồi lễ kính thánh Giuse cho Tây Ban Nha, và vài tháng sau đó, Ngài ban sắc lệnh tương tự cho Bồ Đào Nha.[32]

Nước Đức thời kỳ này chia rẽ vì Cải Cách Tin Lành với Công Giáo và vì nhiều tranh giành chính trị khác, nhưng năm 1661, vị hoàng tử và cũng là giám mục Bernard von Galen đã được phép Tòa Thánh dâng hiến nước Đức cho thánh Giuse. Ngày 7 tháng 7 năm 1661, đức cha Bernard cùng dân chúng kiệu tượng thánh Giuse trong thành Munich, và năm 1662, hội đồng giám mục Đức chỉ thị cho tu sĩ và giáo sĩ truyền bá kiến thức và lòng sùng kính thánh Giuse, đặc biệt là xin Ngài cầu bầu trong giờ lâm chung.[33]

Thánh Giuse Trong Phụng Vụ Giáo Hội

Lòng sùng kính thánh Giuse dâng cao thúc đẩy giáo hội chính thức đưa các nghi lễ kính thánh nhân vào phụng vụ chính thức của giáo hội. Truyền thống phụng vụ có thứ hạng trong danh sách kính các vị trên thiên đàng theo óc tưởng tượng và sự hiểu biết của con người trần thế. Các thứ tự được xếp hạng như Mẹ Maria, rồi đến Tổng lãnh thiên thần Micae và các thiên thần, thánh Gioan Tẩy Giả, thánh Giuse, cách thánh Tổ phụ trong Cựu Ước, các thánh triên tri, thánh Phêrô và Phaolô, Andrew, John, các tông đồ và thánh sử v.v…

Sự sắp hạng là dựa vào cách con người hiểu việc Thiên Chúa lựa chọn hay cắt đặt những cá nhân hay nhóm người có vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ, bắt đầu với mầu nhiệm Nhập Thể, rồi mầu nhiệm Chết-Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Theo cách sắp xếp này, ta nhận ra thánh Giuse có vị trí ngay sau Gioan Tấy Giả, vị tiền hô, dọn đường cho Đức Kitô. Lý do của lựa chọn này dựa một phần vào câu nói Chúa Giê su: “Tôi nói cho anh em biết: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan” (Lk 7:28).[34]

Dưới thời ĐGH Sixtus IV (1471-1484), lễ kính thánh Giuse được nâng lên lễ trọng, và được ĐGH Pius V (1566-1572) tiếp tục ghi vào lịch hội thánh. Năm 1621, ĐGH Gregory XV chỉ định lễ kính thánh Giuse là “lễ buộc”, nhưng tiếc là lệnh này không được phổ biến cho mọi nơi chấp hành. ĐGH Urban VIII lặp lời yêu cầu này vào dịp lễ năm 1642. Đến 1670, ĐGH Clement X nâng lễ kính thánh Giuse lên lễ trọng bậc hai (chỉ còn đứng sau bậc nhất).

Bây giờ đã có lễ đặc biệt, nhưng vẫn chưa có giờ kinh phụng vụ đi kèm với lễ, một đặc quyền của các thánh. Kinh phụng vụ của thánh Giuse ban đầu được ĐGH Innocent VIII (1484-1492) thiết lập, nhưng đến 1522 được thay thế bằng một bản khác. Khi Clement XI lên ngôi giáo hoàng năm 1700, Ngài soạn kinh mới cho thánh Giuse và đưa vào lịch giáo hội dùng năm 1714. Là một người có lòng sùng kính thánh Giuse đặc biệt, Clement XI chết vào ngày lễ thánh Giuse năm 1721.

Điều đáng ghi nhớ nữa là thời trung cổ Kinh Cầu Các Thánh không có tên thánh Giuse.[35] Giáo hội Bologna (Tây Ban Nha) thêm tên Giuse vào Kinh Cầu năm 1350. Các tu viện dòng Đa Minh và Cát Minh (Camêlô) tự động thêm tên thánh Giuse vào Kinh Cầu từ trước 1500. Đến 1684, hoàng đế Leopold I xin ĐGH Innocent XI đưa tên thánh nhân vào Kinh Cầu, nhưng lời thỉnh cầu này không được trả lời, vì theo tài liệu ĐGH Clement XI không muốn mở ra một tiền lệ thay đổi Kinh Cầu thường xuyên. ĐGH Innocent XIII cũng nhận được yêu cầu từ hoàng đế Charles VI (Đức) xin đưa tên thánh Giuse vào Kinh Cầu Các Thánh, nhưng cũng như vị tiền nhiệm, Ngài không phê chuẩn. Phải chờ đến năm 1726, ĐGH Benedict XIII phê chuẩn thêm tên thánh Giuse vào Kinh Cầu Các Thánh.

Bước ngoặc là khi ĐGH Pius IX (1846-1878) tái xác nhận cho toàn giáo hội lễ thánh Giuse là lễ trọng năm 1847, và quy định Chúa Nhật thứ ba sau lễ Phục Sinh (sau này đổi thành thứ Tư tuần ba sau Phục Sinh), đây là một lễ kính khác được thiết lập thêm vào lễ đã có ngày 19/3.

Đến ngày 8 tháng 12 năm 1870, ĐGH Pius IX lại còn công bố thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ giáo hội hoàn vũ, và chính thức nâng ngày lễ 19/3 thành lễ trọng bậc nhất. Cũng trong năm 1870 này, có 38 trong số 42 Hồng Y cùng với 220 giám mục xin Công Đồng Vatican I ghi tên thánh Giuse vào lịch kính đặc biệt trong phụng vụ Giáo Hội. Ngày 18/3 năm 1909, ĐGH Pius X (1903-1914) phê chuẩn thêm Kinh Cầu Thánh Giuse (như Kinh Cầu Mẹ Maria hay Kinh Cầu Thánh Tâm… đã có trước) vào trong danh sách kinh cầu của giáo hội, và chỉ định tuần Bát Nhật (tám ngày) bắt đầu từ thứ Tư của tuần Chúa nhật thứ Hai sau Phục Sinh để mừng lễ Giuse. [36]

Sắc lệnh tòa thánh ngày 24 tháng 4 năm 1956 xóa bỏ lễ kính thánh Giuse được thiết lập thêm bởi ĐGH Pius IX, và thay bằng lễ Thánh Giuse Thợ ngày 1/5. Lễ Giuse thợ được ĐGH Pius XII công bố nhân kỷ niệm 10 năm Hội Thợ Thuyền Kitô hữu Ý ngày 1 tháng 5 năm 1955 (nhưng 1 năm sau mới có sắc lệnh).

Năm 1962, ĐGH John XXIII thêm tên thánh Giuse vào vào Kinh Tạ Ơn I trong sách lễ Roma,[37] và năm 2013, ĐGH Francis đã thêm tên Ngài và Kinh Tạ Ơn II, III và IV trong thánh lễ hằng ngày.[38]

Kết Luận

Thánh Giuse được gọi là “người công chính” (Mt 1:19), và chính vì thế, Ngài được Kitô hữu tôn sùng. Đức công chính của Ngài là hồng ân, và sự thánh thiện là cố gắng cá nhân đã được Thiên Chúa chọn làm cha nuôi Đức Giêsu, và làm bạn Mẹ Maria. Trong mọi thời, thánh Giuse luôn được sùng kính, nhưng rất khiêm nhường so với Mẹ Maria.

Ngài là Đấng Bảo Trợ Giáo Hội, và được Kitô hữu tín thác như người bạn đồng hành với chúng ta trong giờ lâm tử.

Năm thánh Giuse nhắc ta nhớ lời thánh nữ Teresa Avila: “không việc gì tôi xin với thánh Giuse mà không được nhậm lời.”

Nhận ra những khó khăn giáo hội đang trải qua, và thấu hiểu thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ Giáo Hội, chúng ta cầu xin Ngài chở che giáo hội và mọi Kitô hữu sống vững đức tin trong giai đoạn đầy thử thách này.


Mt. Nguyễn Khắc Hy PSS

[1] Lạc giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất lúc bấy giờ có tên lạc giáo Arius, đặt theo tên của một thầy tu ở Alexandria (Ai Cập). Lạc giáo Arius đặt câu hỏi về thiên tính Chúa Giêsu, trong khi công nhận nhân tính Ngài, và kết luận rằng Chúa Giêsu không thể là Thiên Chúa vì Ngài được Thiên Chúa dựng nên. Ảnh hưởng lạc giáo Arius rất lớn và lâu dài trong giáo hội. Bên cạnh lạc giáo này còn nhiều lạc giáo vây quanh như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, ân sủng và tự nhiên, sự khác nhau của Thiên Chúa Cựu Ước và Tân Ước (Marcionism), chức vự tư tế với ơn thánh (Donatism), Chúa Giêsu có một hoặc hai bản tính (monophysitism), nhóm thuyết ngộ đạo (gnosticism)….

[2] Trong Tân Ước, Priscilla là vợ Aquila, hai vợ chồng được nhắc đến trong sách Công Vụ Tông Đồ (Acts 18:2-3; 18; 26) thư gởi Roma (16:3), thư Corintô (1 Cor 16:19) và thư gởi Timôtê (1 Tim 4:19), và hai người là bạn đồng nghiệp với thánh Phaolô. Là một Kitô hữu gốc Do Thái, bà cùng chồng là Aquila, được Kitô hữu thời kỳ đầu tôn kính trong lịch ngày 8 tháng 7. Xem thêm Anthony Maas, “Aquila and Priscilla”, trong The Catholic Encyclopedia. Vol. 1. New York: Robert Appleton Company, 1907.

[3] Xem Henri Rondet, Saint Joseph (P. J. Kenedy & Sons) NY, 1956), p. 14-15.

[4] Công đồng Ephesus (431) tuyên xưng danh hiệu Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa (nguyên gốc Hy lạp là “theotokos” nghĩa là “người cưu mang Thiên Chúa”. Quyết định công bố danh hiệu này để chống lại lạc giáo của Nestorius, một giám mục Constantinople lúc bấy giờ. Nestorius tranh luận rằng Mẹ Maria là “Christotokos”, là Mẹ Chúa Kitô nhưng không thể là Mẹ Thiên Chúa được, vì Mẹ là con người. Công đồng Ephesus muốn mọi người hiểu rằng Chúa Giêsu có hai bản tính, vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Vì thế, khi Mẹ Maria cưu mang Đức Giêsu, Mẹ cưu mang Thiên Chúa – theotokos. Giáo hội La mã dịch danh hiệu này với từ dễ hiểu: Mẹ Thiên Chúa. Xem thêm J.F. Bethune-Baker, Nestorius and His Teachings: A Fresh Examination of the Evidence (1998), p. 58; Carl E. Braaten – Robert W. Jenson; Mary, Mother of God (William B. Eerdmans Publishing Company, 2004) p. 84; Jaroslav Pelikan,Mary Through the Centuries (Yale University Press, 1998) p. 55; và nhất là cuốn Leo D. Davis, The First Seven Ecumenical Councils (325-787): Their History and Theology (Michael Glazier 1st ed. 1988).

[5] Xem Francis L. Filas, Joseph, the Man Closest to Jesus, p. 478.

[6] Xem Nicephorus, Historia Ecclesiastica, 8, 30 (PL 146, 113).

[7] Xem Nicephorus, Historia Ecclesiastica, 8, 30 (PL 121, 571).

[8] Ta thường gọi người Copts là giống dân Bắc Phi, sống phần lớn ở Ai Cập, Lybia, Sudan và chung quanh vùng trung đông. Kitô hữu Copts tin rằng thánh sử Mark là người thành lập cộng đoàn tiên khởi của họ ở Ai Cập. Vì một vài điểm khác biệt với các hội thánh Kitô hữu khác về tín lý liên quan đến Chúa Giêsu Kitô, nên giáo hộp Copts đã tách rời sau năm 451, và hiện tại không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo Roma. Cuốn Ngụy Thư “Lịch Sử Giuse Thợ Mộc” mà chúng ta có dịp nói đến trong bài trước đây, là sản phẩm đến từ vùng đất Ai Cập này, và cũng chính vì sách đó mà lòng sùng kính thánh Giuse được hình thành ở đây. Điều ngạc nhiên là trong tài liệu này, thánh Giuse không được đề cao như những tài liệu khác về đức trinh khiết và thánh thiện, mà còn được tả là một người đàn ông góa vợ yếu ớt và hay than van. Xem Francis F. Filas, Joseph, the Man Closet to Jesus,. 478-479.

[9] Lễ nhớ ngày thánh Giuse qua đời, 20 tháng 7, được thiết lập ở Ai Cập, và có sự liên kết với địa danh mà người ta tin là gia đình Nazareth đã cư ngụ khi qua Ai Cập. Trong vài thế kỷ, lòng sùng kính này phát triển khắp Ai Cập. Có lẽ vì cộng đoàn Coptic (Ai Cập) không liên lạc (hiệp thông) với các giáo hội khác ở tây phương, nên lễ này không được truyền qua tây phương. Xem Francis L. Filas, Joseph: The Man Closest to Jesus (Boston: St. Paul Editions, 1962), p. 479.

[10] Từ sau năm 1000, lễ kính thánh Giuse dần dần được truyền bá bắt đầu từ dòng tu thánh Sabas ở Palestine đến các giáo hội phương đông, nơi thánh Giuse được kính như vị tổ phụ cuối cùng của Cựu Ước. Bên tây phương, thánh Giuse xuất hiện trong danh sách kính các thánh từ thế kỷ thứ 9, và một thánh lễ kính Ngài được ghi ngày 19 tháng 3 trong lịch phụng vụ ở Ái Nhĩ Lan. Lòng sùng kính thánh nhân được lan truyền khắp giáo hội tây phương, và được Roma ghi vào sổ kính chính thức của giáo hội năm 1479. Nhưng phải chờ đến năm 1621 thì lễ kính thánh Giuse mới được phổ cập cho toàn thể giáo hội. Xem Filas, Joseph: The Man Closest to Jesus, 482–83.

[11] Xem Pierre d'Ailly, Tractatus de 12 honoribus S. Joseph; Jean Gerson, Considérations sur S. Joseph.

[12] Summa de donis S. Ioseph – Tổng Hợp Những Cống Hiến của Thánh Giuse. Bản gốc bằng tiếng Latin, được dịch ra tiếng Tây Ban Nha trong Bonifacio Llamera, Teología de San José, Biblioteca de autores cristianos, 108 (Madrid: Editorial Católica, 1953); bảng tiếng Pháp do nhà xuất bản Wentworth Press, in 2018.

[13] Đến thế kỷ 13, các đại thánh như Bernard, Thomas Aquinas và Gertrude là những tiên phong quảng bá lòng sùng kính thánh Giuse trong dòng tu của mình. Đến thế kỷ 14, các dòng tu Phanxico và Đaminh cũng cử hành lễ kính trong dòng mình. Thế kỷ 15, các thánh như Bernardine thành Siena, thánh tiến sĩ John Gerson… có nhiều bài suy niệm về thánh Giuse được dân chúng ưa chuộng. Ở Tây Ban Nha, chính thánh nữ Teresa Avia (1515-1582) đã chỉ định cộng đoàn dòng tu cải cách của Ngài có lễ kính thánh Giuse, và lời suy niệm cúa Ngài bất hủ: “Không có gì tôi xin với thánh Giuse mà không được nhận lời.” Đến thế kỷ 17, lòng sùng kính thánh Giuse lớn mạnh ở Pháp và những nước thuộc địa của Pháp ở Châu Phi và châu Á. Xem thêm tài liệu trong Jean Jacquinot SJ (1605-1653) “La Gloire de Saint Joseph représentée dans ses principales grandeurs”, p. 156-158 (Julien Lanier & Cie, 1854), p. 156-158 và The Church and the Christian Soul của Alice Lady (Louvat. NY 1923) p. 171.

[14] Tư tưởng thánh Basil, thánh Gregory Nazianzen, và thánh Gregory thành Nyssa (Tam Nhân Cappodocia) là trụ cột hình thành hệ thống tín lý mà chúng ta tuyên xưng đức tin trong kinh tin kính (Nicee) ngày nay. Vì các vị này không nói nhiều đến thánh Giuse, nên giáo dân không biết nhiều đến thánh nhân để sùng kính.

[15] Icon là một dạng vẽ trên gỗ hay tường hình các thánh, Chúa, thiên thần. Sự kiện gây tranh cãi rất căng thẳng về việc sử dụng icon trong việc phụng tự (tiếng Anh là iconoclastic Controversy) ở đế quốc Byzantine thế kỷ 8 và 9 là do hiểu lầm trong nội bộ Kitô hữu ở Đông Phương lúc bấy giờ (ngày nay, đa số những giáo hội vùng này thuộc Chính Thống Giáo). Trong khi một số giáo dân bênh vực việc dùng hình tượng “icon” như một phương tiện để cầu nguyện, nâng cao tư duy tâm linh, và thờ phượng Thiên Chúa, thì một số khác, với sự hỗ trợ của Hồi Giáo lúc bấy giờ, chống lại tư tưởng này vì cho rằng trong Cựu Ước cấm tạc vẽ hình tượng Thiên Chúa dưới mọi hình thức (Exo 20:4), và dễ đem đến việc thờ tà thần. Thực ra, sự tranh cãi có nguyên nhân chính trị nhiều hơn là tôn giáo. Tìm hiểu thêm, ta có thể xem John Beckwith, Early Christian and Byzantine Art (2nd ed.) (Yale university, 1979); J. Haldon và L. Brubaker, Byzantium in the Iconoclast Era, 680-850: A History (Cambridge University Press, 2011) và Peter Brown, "A Dark-Age Crisis: Aspects of the Iconoclastic Controversy," English Historical Review 88/346 (1973): 1–33.

[16] Ở đây chúng ta cần hiểu cách thức cắt nghĩa luật của người Roma và người Do Thái. Theo luật Roma, hôn nhân thành sự khi hai người có ăn ở với nhau. Với người Do Thái, khi hai người đồng ý kết hôn thì đủ để tạo nên một hôn nhân thành sự. Đây cũng là sự khác nhau khi nghiên cứu về luật theo tư tưởng thánh Augustine và theo tư tưởng luật Teutonic (Đức).

[17] Thầy Joseph Melodus chết ở Constantinople thời thượng phụ Photius. Điều khiến nhiều sử gia tranh luận là người ta không tìm thấy lễ kính thánh Giuse trong thời Photius, nhưng một số khác cho rằng lễ kính Ngài đã có rồi, căn cứ vào thơ và bài viết của J. Melodus. Muốn biết thêm, xem lịch các thánh của Constantinople Graeco-Slavic được hai cha Delehaye SJ và Martinov SJ viết.

[18] Xem Francis L. Filas, Joseph: The Man Closest to Jesus, p. 482-483.

[19] Từ ý tưởng tôn kính các thánh tổ phụ, giáo hội Phương Đông dần dần tập trung lấy ngày Chúa Nhật sau Giáng Sinh để kính hai nhân vật thánh đặc biệt trong Cựu Ước liên quan trực tiếp đến Chúa Giêsu Kitô, đó là vua thánh David và thánh Giuse.

[20] Trong giáo hội, từ xưa đã có lịch ghi ngày kính các thánh, nhất là các thánh tử vì đạo (tiếng Anh thường dùng là Martyrology), nhưng lịch này không có tính cách toàn giáo hội mà chỉ mang tính cách địa phương. Vì thế nhiều vị thánh được kính trong một địa phương, sau thời gian vùng đó không còn Kitô hữu (do Hồi Giáo đô hộ), thì không còn ghi trong lịch nữa, hay ta không xác định được nhân vật đó là ai. Thánh Giuse được ghi vào trong lịch chung của giáo hội nhiều địa phương khác nhau. Hiện tại lịch kính các thánh được cải tổ sau Công Đồng Vatican II, đã bỏ đi nhiều những người không biết rõ ràng.

[21] Muốn thêm tài liệu, xem Thomas Asbridge, The Crusades: The Authoritative History of the War for the Holy Land (Harper&Collins publisher, 2010); và Thomas F. Madden, The Concise History of the Crusades (Rowman & Littlefield, 2013).

[22] Từ thế kỷ thứ 5, lịch ghi ngày kính các thánh được coi là của thánh Jerome (tên tiếng Anh là Hieronymite Martyrology) có thể là bản gốc tu viện Reichenau dùng làm tài liệu. Các sử gia tin rằng tu viện Reichenau có bản sao làm khoảng năm 800, nhưng bị thất lạc, nhưng bản hiện tại được sao khoảng năm 827-842.

[23] Xem Analecta Bollandiana, 72 (1954), 357-362. Xem Joseph Seitz Die Verhrung des hl. Joseph in ihrer geschichtlichen Entwicklung bis zum Konzil von Trient dargestellt (herder, Freiburg in Breisgau, 1908) về những bản cảo sớm hơn của danh sách các thánh (martyrology) và mục liệt kê tên thánh Giuse.

[24] Trong Hieronymite Martyrologies ghi: “Ngày thứ 13 của Calends của tháng Tư. Ở Antioch, kính thánh Giuse.” Nhưng bên cạnh đó, một sự nhầm lẫn cũng mang tính lịch sử nữa là khi chép lại những bản cảo, ngày 19/3 cũng là ngày kính các thánh tử vì đạo Phi Châu: “Ở Phi Châu, có Bassus, Lucellus, Fiscianus, Pomerus, Joserus, Appolonus, Saturninus, Bassus, Basilia và 7 người khác nữa.” Trong số những tên này tên “Joserus” cứ bị đánh vần sai thành “Jusserus”, rồi “Josenus” và cuối cùng là “Josippus.” Nhiều người cho rằng “Josippus” là cách đánh vần khác của “Josephus.” Và những ai đọc bản cảo của tu viện Richenau martyrologies thì thấy tên “Joserus” của Phi Châu không còn, và thay vào đó tên Joseph, cha nuôi Chúa Giêsu. Xem thêm trong Francis L. Filias, Joseph: The Man Closest to Jesus, p. 492.

[25] Trong thế kỷ 13, thánh Gertrude cũng là Đấng tiên phong đóng góp đáng kể việc quảng bá lòng sùng kính Giuse. Trong “Cuộc Sống và Mặc Khải của thánh Gertrude”, thánh nhân có thị kiến là trong ngày lễ truyền tin, khi Tin Mừng được công bố và khi tên Giuse là bạn Maria được xướng lên, thì các thánh trên thiên đàng nghiên mình kính cẩn tỏ lòng kính trọng thánh nhân.

[26] Xem, Éphrem Longpré, O.F.M., “Le Patronage de saint Joseph d’après l’école franciscaine du XIIIe siècle” trong Le Patronage de Saint Joseph, Actes du Congrès d’études, Fides, Montreal, 1956, p. 235.

[27] Xem, Éphrem Longpré, O.F.M., “Le Patronage de saint Joseph d’après l’école franciscaine du XIIIe siècle”, p. 216-254.

[28] Cải Cách Tin Lành được mở đầu với Martin Luther, một linh mục dòng Augustine, khi ông công bố 95 Yêu Cầu thay đổi trong giáo hội vào năm 1517. Trong bối cảnh bấy giờ, lời kêu gọi của ông được nhiều người đáp ứng, và tạo nên làn sóng chống đối dẫn đến tách biệt khỏi Giáo Hội Công Giáo từ đầu thế kỷ 16. Xem thêm với nhiều thông tin trong Owen Chadwick, A History of Christianity (Griffin pub. 1998); Justo L. González, The Story of Christianity, Vol. 2: The Reformation to the Present Day (San Francisco: Harper, 1985); McGrath, Alister E McGrath, Christian Theology: An Introduction (Wiley-Blackwell, 6th ed; 2016).

[29] Xem Henri Rondet SJ, Saint Joseph, (P. J. Kenedy & Son, NY, 1956), p. 25.

[30] Xem Otto Pfulf, “Die Verehrung des hl. Joseph in der Geschichte” in Stimmen aus Maria – Laach, 38 (1890), p. 294.

[31] Xem Francis L. Filas, Joseph: The Man Closest to Jesus, p. 553.

[32] Thư Đức Giáo Hoàng Leo XIII gởi Tây Ban Nha ASS 22, 462; gởi Bồ Đào Nha, Sanc. Dom. No. Leonis Papae XIII Allocutiones Epistolae, Constitutiones, Desclée de Brouwer, 1894, 4, 53 (3 tháng 6 năm 1890)

[33] Xem Francis L. Filas, Joseph: The Man Closest to Jesus, p. 555.

[34] Có nhiều tranh cãi việc xếp hạng thánh Gioan Tẩy Giả trước thánh Giuse trong hạng mục tôn kính hay trong kinh cầu các thán, vì truyền thống coi Gioan Tẩy Giả như vị tiên tri cuối cùng giao thời giữa Cựu Ước và Tân Ước. Lối hiểu và sắp xếp này hiện không còn được hiểu và áp dụng trong giáo hội. Xin xem Bulletin Paroissial Liturgique (Mar-Apr 1931), và bài viết trả lời câu hỏi này trong số Jun-Aug 1931. Coi thêm Liturgische Zeitschrift, vol III, no. 12 1930-31. Dĩ nhiên không ai tranh luận vai trò của Mẹ Maria là cao hơn cả.

[35] Kinh Cầu Các Thánh khá phổ biến trong giáo hội, và bắt đầu với các thánh tử vì đạo ở Roma và vùng phụ cận trong thời gian đầu của giáo hội. Đến thế kỷ 10, Kinh Cầu Các Thánh có danh sách cố định với những thánh đã được giáo hội công nhận lâu đời. Kinh Cầu Mẹ Maria và Kinh Cầu Thánh Tâm… cũng được phổ biến để Kitô hữu học hỏi như một bài giáo lý, và một lời cầu nguyện.

[36] Tuần bát nhật này đã không còn trong lịch phụng vụ mới ngày nay.

[37] ĐGH Gioan XXIII công bố tự sắc (motu proprio) 13/11/1962 đưa tên thánh Giuse vào Kinh Tạ Ơn I trong thánh lễ, và có hiệu lực 8/12/1962. Tôi trích ra đây một đoạn trong Kinh Tạ Ơn I đế tham khảo: “Hiệp thông cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ: Trước hết Ðức Ma-ri-a vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ của Ðức Giêsu Ki-tô, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con; sau là thánh Giu-se, bạn Ðức Trinh Nữ, các thánh Tông Ðồ và tử đạo, thánh Phê-rô và Phao-lô, An-rê, (Gia-cô-bê, Gio-an, Tô-ma,...), cùng toàn thể các thánh, vì công nghiệp và lời cầu khẩn của các ngài, xin Chúa phù hộ chúng con trong mọi sự…”

[38] Sắc lệnh “Paternas vices” được ĐGH Francis công bố, và thánh bộ Bí Tích và Kỷ Luật xuất bản ngày 1/5/2013.
 
VietCatholic TV
Đại nghịch bất đạo trầm trọng tại Ấn Độ - linh mục đánh Giám Mục của mình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:36 19/03/2021


1. Đại nghịch bất đạo trầm trọng tại Ấn Độ - linh mục đánh Giám Mục của mình

Một linh mục Công Giáo của giáo phận Ajmer, hiện đang phải đối mặt với cáo buộc lạm dụng tình dục, đã tấn công giám mục của mình, cha tổng đại diện đã cho biết như trên.

Trong thông báo đề ngày 9 tháng 3, Cha Cosmos Shekhawat, linh mục tổng đại diện của giáo phận Ajmer cho rằng cuộc tấn công “rất đáng tiếc” đã diễn ra ngay tại Tòa Giám mục hai ngày trước đó.

Đức Cha Pius Thomas D'Souza của giáo phận Ajmer đã thuật lại việc ngài bị tấn công bởi Cha Varghese Palappallil, là người hiện đang chờ Tòa Thánh giải quyết vụ tố cáo lạm dụng tính dục.

Thông báo bày tỏ tình đoàn kết của giáo phận với Đức Cha và bảo đảm với ngài lời cầu nguyện của các tín hữu.

Đức Cha D'Souza, Giám Mục thứ sáu của giáo phận Ajmer từ ngày 19 tháng Giêng năm 2013 đến nay, cho biết ngài đã bị tấn công khi đang ăn trưa vào ngày 7 tháng 3. Khi ngài chuẩn bị đứng dậy sau bữa ăn lúc 1 giờ chiều, Cha Palappallil đã đến phòng ăn.

“Vì anh ấy là linh mục của giáo phận nên tôi đã ngồi xuống đợi và anh ấy đến ngồi gần tôi”, vị giám mục giải thích: “Không để mất thời gian, vị linh mục bắt đầu tranh luận về trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tính dục từ một phụ nữ đã có gia đình. “Tôi đã giải thích với cha ấy rằng tôi không liên quan gì đến vụ việc này vì nó đang chờ giải quyết ở Rôma, theo các thủ tục của Giáo luật và tôi không chống lại cha ấy.”

Cha Palappallil sau đó bật dậy và bắt đầu tấn công vị giám mục.

“Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì anh ta đã giáng cho tôi một cú thật mạnh vào mặt gần mắt. Kính của tôi rơi xuống đất. Trước khi tôi có thể nắm bắt được tình hình, cha ấy đã giáng cho tôi một cú nữa vào cổ”, Đức Cha D'Souza nghẹn ngào nói.

Trong lúc đó, một linh mục khác là Cha Henry Moras đến ăn trưa và vội vàng chạy đến giải cứu cho vị giám mục.

“Đau quá không thể đứng được, tôi tiếp tục ngồi trên ghế của mình,” vị giám mục nói và cho biết thêm rằng kẻ tấn công ngài liên tục yêu cầu ngài phải bổ nhiệm đến một giáo xứ khác với hiệu lực ngay lập tức.

“Tôi đã nói với Cha Varghese rằng hãy đợi cho đến khi vụ kiện cáo buộc tình dục kết thúc, một lần nữa, cha ấy lại giáng một đòn vào ngực và nâng bổng chiếc ghế của tôi lên”.

Cha Moras phải nhào vào ôm vị giám mục trước khi ngài bị quật xuống đất.

“Anh ta tấn công tôi như thể anh ta đã lên kế hoạch trước”, Đức Cha D'Souza than thở và lấy làm buồn là vụ tấn công diễn ra ngay giữa Mùa Chay.
Source:Matters India

2. Đức Tổng Giám Mục Naumann nói: Đạo Công Giáo mâu thuẫn của Biden gây hiểu lầm và hoang mang

Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Atlantic rằng có một vấn đề nghiêm trọng là Ông Joe Biden trong khi xưng mình là người Công Giáo lại công khai ủng hộ các hành động mâu thuẫn với các giáo huấn của Giáo Hội như vấn đề phá thai.

“Tôi muốn bảo vệ người dân của mình khỏi bị lừa. Đức Tổng Giám Mục Naumann nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Atlantic xuất bản vào ngày 14 tháng 3. Những hành động của ông ta, ngay bây giờ, thực sự gây hiểu lầm”, Đức Cha Naumann nói “Chúng thực sự tạo ra sự nhầm lẫn cho mọi người về những gì Giáo hội tin và dạy”.

“Rõ ràng, tổng thống không tin những gì chúng tôi tin về sự thánh thiêng của cuộc sống con người, nếu không ông ấy đã không thực hiện những hành động như hiện nay. Chưa hết, ông ta vẫn tiếp tục lãnh nhận Bí tích Thánh Thể”, vị tổng giám mục nói.

“Chúng tôi không thể đánh giá tâm hồn ông ta. Nhưng chúng tôi coi hành động này là một tội ác nghiêm trọng về mặt đạo đức”.

Ngài so sánh việc rước Thánh Thể với một tuyên xưng đức tin “về tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo thánh thiện tin tưởng, giảng dạy và công bố, là những gì đã được Thiên Chúa mạc khải”.

Điều này làm cho hành vi của Biden trở thành một “điểm gây lầm lạc”.

Đối với Đức Tổng Giám Mục Naumann, hành động này của ông Joe Biden là một thách thức đối với chứng tá của Giáo hội.

“Từ trước đến nay, chúng tôi chưa từng thực sự phải đối mặt với một loại thách đố trong đó chúng tôi có một vị tổng thống là người Công Giáo dấn thân, nhưng lại là người đóng vai trò mâu thuẫn với hầu hết các giáo huấn nền tảng về luân lý của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục nói và than thở rằng Biden có những hành động trái ngược với niềm tin và suy nghĩ của người Công Giáo, và khi bị chất vấn, Biden hoặc thư ký báo chí của ông ta lại một lần nữa mô tả ông ta là “một người Công Giáo sùng đạo”.

“Cho dù ông ta có ý định hay không, ông ấy về cơ bản nói với mọi người, ‘Bạn có thể vừa là một người Công Giáo tốt vừa có thể làm những điều tương tự’”, Đức Cha Naumann nói.

Biden đã từng ủng hộ một số giới hạn về tài trợ phá thai nhưng chính quyền của ông đã mạnh mẽ chống lại các hạn chế phá thai và Tu chính án Hyde, là chính sách giúp hạn chế hầu hết các khoản tài trợ liên bang cho việc phá thai.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhận định rằng có “một sự nghiêm trọng đạo đức tương tự” giữa việc thực hiện phá thai hoặc hỗ trợ ai đó phá thai và một số chính sách ủng hộ phá thai của Biden, như chấm dứt Tu chính án Hyde.

“Chúng rõ ràng không phải là những thứ giống hệt nhau. Nhưng ông ấy chính thức hợp tác trong việc phá thai bằng hành động của mình. Ông ta làm cho việc phá thai trở nên dễ dàng, quảng bá nó, thậm chí giúp trả tiền cho nó. Ông ta còn muốn buộc mọi người khác cũng phải làm điều này, ngay cả khi nó vi phạm lương tâm của họ”.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhắc lại tuyên bố vào tháng 11 năm 2019 của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ gọi phá thai là “vấn đề tối nghiêm trọng của thời đại chúng ta”.

“Nó tấn công đời sống con người vô tội trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Nó xảy ra trong bối cảnh gia đình và tấn công mối quan hệ quý giá nhất của con người: đó là quan hệ giữa một người mẹ và một hài nhi. Và trước số lượng tăng chóng mặt các ca phá thai - người ta không thấy có vấn đề trước số lượng sinh mạng bị hủy hoại”.

Tờ Atlantic hỏi Đức Tổng Giám Mục Naumann rằng liệu ngài có tin rằng các giám mục Công Giáo nên cảnh cáo một cách rộng rãi hơn các viên chức ủng hộ phá thai không được rước lễ và nên cấm các linh mục cho họ rước lễ.

“Tôi tin rằng chúng tôi có nghĩa vụ trong tư cách là các mục tử phải cố gắng làm việc vì thiện ích thiêng liêng của họ. Nếu một thành viên trong cuộc sống công cộng đang làm những điều trái với đạo đức, thì tôi hoặc mục tử của họ cần giúp họ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc họ đang làm”.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 2 với Catholic World Report, Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh trách nhiệm của các giám mục trong việc sửa sai Biden khi cần thiết.

“Mặc dù mọi người đã trao cho vị tổng thống này quyền lực và thẩm quyền, nhưng ông ấy không thể định nghĩa thế nào là một người Công Giáo và thế nào là giáo huấn đạo đức Công Giáo”, ngài nói, đồng thời cảnh báo rằng Biden đang “chiếm đoạt vai trò của các giám mục và khiến mọi người bối rối”.

“Tổng thống nên ngừng tự nhận mình là một người Công Giáo sùng đạo, và thừa nhận rằng quan điểm của ông ấy về việc phá thai là trái với giáo huấn đạo đức Công Giáo”, Đức Cha Naumann nói với Catholic World Report. “Sẽ là một cách tiếp cận trung thực hơn từ ông ta khi nói rằng ông ta không đồng ý với Giáo hội của mình về vấn đề quan trọng này và rằng ông ta đã hành động trái với giáo huấn của Giáo hội”.
Source:Catholic News Agency

3. Tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo về tình trạng của Miến Điện sau khi hàng trăm người đã bị giết

Hôm Chúa Nhật 14 tháng 3 là ngày cầu nguyện cho Miến Điện, một ngày sau đó, Đức Hồng Y Charles Bo, là Tổng Giám Mục Yangon và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã có bài phát biểu sau.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Anh chị em thân mến:

Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến anh chị em vì những lời cầu nguyện của anh chị em cho Miến Điện vào lúc này. Hôm qua chính thức là Ngày Cầu nguyện Toàn cầu hàng năm cho Miến Điện, và hôm nay những người bạn của tôi trong CSW đã tổ chức sự kiện này để gắn kết mọi người lại với nhau, để suy ngẫm và cầu nguyện cho người dân Miến Điện. Tôi không thể ở bên anh chị em 'trực tiếp' do chênh lệch múi giờ, nhưng tôi rất biết ơn vì anh chị em đã cho tôi cơ hội để gửi thông điệp này.

Miến Điện ngày nay đang ở trong một chương khác của bóng tối, đổ máu và đàn áp. Sau một thập kỷ cải cách và mở cửa, trong đó - mặc dù có nhiều thách thức và những đám mây bão tố trên đường - chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời bắt đầu mọc trên vùng đất xinh đẹp của chúng tôi và viễn cảnh - dù mong manh hay dễ chao đảo – đã xuất hiện trong một bình minh mới dân chủ, tự do, hòa bình và công lý. Tuy nhiên, ngày nay chúng tôi đã bị đẩy lùi lại hơn một thập kỷ, quay trở lại cơn ác mộng của cảnh quân đội đàn áp, tàn bạo, bạo lực và độc tài.

Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, chúng ta đã chứng kiến lòng dũng cảm, sự dấn thân và sự sáng tạo đáng kinh ngạc của nhân dân chúng ta, thể hiện trên khắp đất nước trong các cuộc biểu tình hàng nghìn người hết ngày này sang ngày khác của họ. Họ đã thể hiện quyết tâm không cho phép nền dân chủ và tự do vốn khó khăn lắm mới giành được, và hy vọng hòa bình của họ bị đánh cắp. Đó là một cảnh ngoạn mục và một nguồn cảm hứng tuyệt vời. Ý thức thống nhất và đoàn kết trong sự đa dạng - với những người thuộc các sắc tộc và các tôn giáo khác nhau đến với nhau vì cùng một mục đích - là điều đáng chú ý.

Nhưng điều đó đã phải đối mặt với những viên đạn, những trận đòn, đổ máu và đau buồn. Rất nhiều người đã bị giết hoặc bị thương trên đường phố của chúng tôi, và hàng ngàn người đã bị bắt và mất tích.

Và ở các tiểu bang sắc tộc của chúng tôi, bao gồm cả những nơi mà các thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết cách đây vài năm, quân đội lại một lần nữa tấn công dân thường, khiến hàng nghìn người phải di dời và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã tồn tại nhưng giờ đây còn nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, trong những thời kỳ đen tối, và tăm tối này, chúng ta nghe thấy tiếng Chúa kêu gọi Giáo hội tiếp tục là nhân chứng, là công cụ cho công lý, hòa bình và hòa giải, là tay chân của Ngài trong việc trợ giúp người nghèo và những người đang phải sợ hãi, để chống lại hận thù bằng tình yêu.

Chúng ta nghe thấy giọng nói đó trong sách Tiên Tri Isaia 65: 17-21, bài đọc đầu tiên trong phụng vụ Thánh lễ của Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới ngày hôm nay. “Ðây Thiên Chúa phán: ‘Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu... Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho’”.

Hay những lời đầu tiên của Thánh Vịnh 29 mà chúng ta đọc hôm nay: “Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con”.

Hay bài Tin Mừng hôm nay - theo Thánh Gioan - kể câu chuyện về một quan chức trong triều mà Chúa Giêsu đã gặp ở Cana, Galilê, có con trai bị bệnh và xin Chúa Giêsu chữa cho. Chúa Giêsu nói: “Hãy về nhà, con trai của ông sẽ sống”.

Trong ba đoạn này, chúng ta nghe thấy thông điệp hy vọng là trọng tâm của đức tin của chúng ta - và chúng tôi, Giáo hội ở Miến Điện, giữ vững thông điệp đó. Chúng tôi sẽ cầu nguyện và làm việc cho một Miến Điện mới được sinh ra từ thảm kịch hiện tại này, một Miến Điện nơi thực sự mọi con người đều có phần như nhau ở đất nước này và quyền bình đẳng đối với các quyền tự do cơ bản, một Miến Điện nơi tôn vinh sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo và nơi chúng ta tận hưởng hòa bình thực sự, một Miến Điện nơi những người lính bỏ súng xuống, lùi lại sau quyền lực và làm những gì mà một đội quân đúng nghĩa phải làm là bảo vệ chứ không phải là tấn công người dân. Một Miến Điện mà Thiên Chúa nói - như Chúa Giêsu đã nói với người cha có đứa con sắp chết trong Phúc âm - “Con ông sẽ sống. Cháu sẽ được sống”. Một Miến Điện vươn lên trở lại từ đống tro tàn.

Làm sao chúng ta đạt được điều đó? Thưa: Bằng đức tin, lời cầu nguyện, tình yêu, đối thoại và lòng can đảm. Bằng cách nói lên sự thật, công lý, tự do, hòa bình và dân chủ.

Và vì vậy chúng tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em hơn bao giờ hết.

Xin hãy cầu nguyện cho viễn kiến này của Miến Điện.

Xin hãy cầu nguyện cho những người hiện đang gặp nguy hiểm, đang ẩn náu, di dời, bị cầm tù, bị thương hoặc đau buồn.

Xin hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ của chúng tôi - cho Aung San Suu Kyi và các đồng nghiệp của bà - và cho các nhà lãnh đạo của các quốc gia dân tộc và tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Và xin hãy cầu nguyện cho Tướng Min Aung Hlaing và quân đội, như Chúa đã hoán cải tâm hồn Saolô trên con đường tới Damascus, Ngài sẽ thay đổi trái tim của họ, khiến họ lùi lại và ngăn họ đưa Miến Điện đi sâu hơn vào con đường xung đột, đàn áp và phá hủy.

Xin hãy cầu nguyện - ngay cả bây giờ, sau tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong sáu tuần qua - cho kết quả của cuộc bầu cử, trong đó ý chí của người dân được thể hiện rất rõ ràng, được tôn trọng và để Miến Điện tiến tới một con đường dân chủ thực sự, được tháp tùng bởi đối thoại, hòa giải, công lý và hòa bình.

Xin hãy cầu nguyện trong khi Miến Điện, trong Mùa Chay này, một lần nữa phải bước vào cuộc hành trình lên đồi Canvê và Golgotha trong thực tạo, một cuộc hành trình mà chúng tôi đã thực hiện trong suốt bảy thập kỷ qua, để chúng tôi trong tư cách là một quốc gia vẫn có thể sớm nhìn thấy sự hồi sinh của mình, là Lễ Phục sinh của chúng tôi.

Xin Chúa phù hộ cho anh chị em.
Source:Archdiocese of Yangon