Ngày 22-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiếng khóc đầu đời
Thanh Thanh
11:04 22/03/2010
Khi sinh ra mà không khóc là chuyện lạ. Còn khóc là chuyện bình thường.

Khóc để bắt đầu cho một hành trình mới. Khóc để vượt qua từng chặng đường của hành trình. Và khóc để hoàt tất một hành trình. Hành trình tiến thân, hiến thân và dấn thân.

Khóc cho một thực tế phũ phàng, và khóc cho những đau thương triền miên. Khóc cho những bất trắc xảy đến, và khóc cho những tai họ giáng xuống.

Hành trình lớn lên và trưởng thành của con người gắn liền với khóc. Muốn vui để nhận thì phải khóc để buông. Buông đi mọi sự để nhận lãnh mọi cơ hội mới, giúp phát triển nhân bản, trí thức, đạo đức, nhân cách, tình yêu, bao dung, tha thứ…

Nhất là, nhiều người phải khóc để thể hiện được thiện chí, nhẫn nhục, bác ái, tình yêu, hy sinh vì Thiên Chúa và vì đồng loại, mà lại đón nhận được kết quả là lãnh cảm, soi mói, chỉ trích, chống báng, tẩy chay, lên án, giết chết. Đức Giêsu là một ví dụ. Đức Mẹ cũng không hơn gì.

Nếu ra khỏi lòng mẹ thì khóc để đón nhận một tiến trình thành người, thì khi lãnh nhận bí tích cũng là lúc tín hữu khóc cho một hành trình làm con Chúa. Còn hơn thế nữa, khi lãnh nhận chức thánh, khi thề hứa hiến thân, cũng là bắt đầu khóc cho con đường tông đồ theo Chúa.

Mẹ chúng ta khóc

Ta sẽ hiểu và thương cảm nhiều hơn khi nhìn vào đời Mẹ.

Khi Mẹ lên tiếng xin vâng, chính là lúc mẹ cất tiếng chào đời lần thứ hai, để bắt đầu một bước ngoặt mới. Bước đi theo Chúa.

. Mẹ đã khóc vì có thể bị hiểu lầm mang thai mà không có chồng (Mt 1,18-25).

. Mẹ đã khóc vì có thể bị ném đá cho chết vì đã mang thai (Đnl 22,21).

. Mẹ đã khóc vì sợ người thân yêu trong gia đình sẽ bị liên luỵ để đời bởi mình.

. Mẹ đã khóc vì vất vả không nơi để trọ khi chuyển dạ, chọn chuồng lừa để dựa lưng, sinh nở.

. Mẹ đã khóc khi sinh con ở hang lừa, điều mà không người mẹ nào muốn vậy dành cho con.

. Mẹ đã khóc khi phải đem con còn non nữa phải trốn sang Ai Cập, vì vua Hêrôđê. Một đoạn đường không dài, khoảng 150km, nhưng đây là đường samạc khó khăn hiểm trở. Đoạn đường lànhít dữ nhiều. Đến nỗi đội quân của Rôma, Aicập cũng phải khiếp run.

. Mẹ đã khóc khi nghe ông Simêon nói về con mình sẽ là duyên cớ cho nhiều người vấp ngã, là dấu hiệu bị người đời chống báng. Phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà (Lc 2,34-35).

. Mẹ đã khóc khi mất con sau sau cuộc hành hương khi tại Giêrusalem (Lc 2,41-50).

. Mẹ đã khóc khi con mình bị chính người đồng hương coi thường khinh khi (Mt 13,57).

. Mẹ đã khóc khi con mình bị môn đệ bỏ trốn nơi vườn cây dầu.

. Mẹ đã khóc khi con mình bị môn đệ phản bội đem bán lấy ba mươi đồng bạc (Mt 26,14-16).

. Mẹ đã khóc khi nhóm môn đệ phỉ báng tình thương của con mẹ khi đổi bằng cái hôn.

. Mẹ đã khóc khi nhóm môn đệ bỏ con mình mà trốn chạy khi gặp nạn (Mt 26,56).

. Mẹ đã khóc khi con mình bị khạc nhổ đánh đập (Mt 26,67).

. Mẹ đã khóc khi môn đệ chối bỏ con mình (Mt 26,69-75).

. Mẹ đã khóc khi con mình bị lên án, đội mão gai, chế giễu, vác thập giá (Mt 27,27-33).

. Mẹ đã khóc khi con mình bị đóng đinh trên thập giá giữa hai tên trộm cướp (Mt 27,35-38).

. Mẹ đã khóc vì không thể làm được gì tốt hơn cho con mình ngoài chuyện đứng lặng yên dưới chân thập giá nhìn con mình chết dần.

Hành trình theo Chúa của Mẹ thật gian nan. Niềm vui của Mẹ có lẽ không gì khác ngoài việc luôn được ở cùng con mình. Chính vì muốn theo chân con mình mà cuộc đời mẹ, đã phải khóc, khóc nhiều lắm trong đời.

Chúng ta có khóc?

. Ta có khóc vì đã xúc phạm đến Chúa hay tha nhân không?

. Ta có khóc vì cuộc đời lười biếng bê tha của mình không?

. Ta có khóc vì chưa thực tâm chừa tội, chưa quyết từ bỏ tật xấu trong đời không?

. Ta có khóc vì những lý tưởng cao đẹp lại bị lãng quên không?

. Ta có khóc vì những cay đắng mình gây ra cho gia đình, cho người khác không?

. Ta có khóc vì tình yêu đã nhận mà chưa một lần đáp trả không?

. Ta có khóc vì những khô khan ươn lười của thân xác không?

. Ta có khóc vì những chai lỳ, cố chấp và kiêu căng không?

. Ta có khóc vì những gương xấu đã làm cho người thân hay không?

. Ta có khóc vì những đam mê bất chính gây chia rẽ, đổ vỡ tình cảm, đạo đức không?

. Ta có khóc vì những cớ vấp phạm cho người yếu về đức tin, kiến thức và nhân cách không?

. Ta có khóc vì những điều tốt lành có thể làm được mà lại bỏ qua không?.

. Ta có khóc vì những ơn lành Chúa ban lại đem chôn vùi, không sinh lợi gì không?

. Ta có khóc vì những bình an Chúa ban lại để cho hận thù chiếm chỗ suốt đời không?

. Ta có khóc vì đã phí phạm thời gian Chúa ban cho các dịp vui chơi hưởng thụ không?

. Ta có khóc vì đã phí phạm sức khoẻ cho những việc không nên và không đáng làm không?

. Ta có khóc vì đã phí phạm tài năng, không phục vụ Giáo hội và mọi người không?

. Ta có khóc vì đã phí phạm ơn Chúa để phục vụ những sự dưới đất, tầm thường không?

Ta có chấp nhận khóc để buông bỏ mọi sự là quá khứ, là xấu để nắm lấy cơ hội mới, giúp hoàn thiện bản thân không?

Mỗi lần xin vâng là mỗi lần khóc. Mỗi lần chấp nhận từ bỏ ma quỷ để lắng nghe tiếng Chúa và thực hành, là mỗi lần khóc. Bởi ta phải từ bỏ bản thân, ý riêng để theo đường nên thánh.

Vậy ta bắt chước Đức Mẹ để xin vâng, dù phải khóc, khóc nhiều.

Khóc để trưởng thành và vượt qua, để từ bỏ và hy sinh, để chấp nhận và đón nhận. Khóc để nhẫn nại, nhẫn nhịn và nhẫn nhục. Khóc để sám hối, thanh luyện và sửa lỗi. Khóc để thành thân và thành người thì nên khóc. Vì mỗi lần khóc là dấu chỉ của lớn lên, của phát triển và thăng tiến. Nhờ những lần khóc ấy mà con người tiến gần tới hoàn thiện.
 
Chúa nhật Lễ Lá và Tuần Thánh
LM. Anphong Trần Đức Phương
16:11 22/03/2010
CHÚA NHẬT LỄ LÁ VÀ TUẦN THÁNH

CHÚA NHẬT LỄ LÁ (Chúa Nhật Thương Khó) (Phẩm phục màu đỏ) kính nhớ việc Chúa Giêsu long trọng vào Thành Giêrusalem (Phần Rước Lá) và cuộc Khổ Nạn của Chúa (Thánh Lễ), và mở đầu Tuần Thánh. Trước Thánh Lễ, có nghi thức Làm Phép Lá và Rước Lá (mọi người cầm cành lá trên tay) để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long trọng vào Thành Giêrusalem và được dân chúng nồng nhiệt đón rước: Họ chặt cành lá và lấy cả áo trải trên đường để đón rước Chúa vào Thành: Tay cầm cành lá thiên tuế, miệng hô to: “Hoan hô! Hoan hô Đấng nhân danh Chúa mà đến!... (Gioan 12: 12-14). Trước phần Rước Lá, có đọc Bài Phúc Âm (Năm C, Luca 19: 28-40) nói về biến cố trọng đại này. (Lá đã được làm phép, chúng ta nên mang về để trên bàn thờ gia đình cho đến trước ngày Thứ Tư Lễ Tro năm sau, sẽ đưa đến Nhà Thờ đốt làm tro dùng để xức tro).

Tiếp theo phần Rước Lá trang nghiêm và long trọng là Thánh Lễ với bầu khí hướng về cuộc khổ nạn của Chúa. Bài Đọc I (Isaia 50: 4-7: Bài Ca thứ ba về người tôi tớ Chúa) diễn tả sự nhẫn nhục “người Tôi tớ Chúa” phải chịu đựng trong cuộc khổ nạn để cứu chuộc nhân loại. Bài Đọc II (Philiphê 2: 6-11) diễn tả sự hy sinh của Chúa để trở nên như một người phàm và vâng lời chịu khổ nạn, chịu chêt để cứu chuộc tội lỗi nhân loại và sau đó Ngài đã được tôn vinh. Bài Phúc Âm (Năm C, Luca 22: 14-23, 56) là Bài Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô từ Bữa Tiệc Ly đến cuộc khổ nạn và chết trên Thánh Giá, tháo xác Chúa xuống và an táng trong mồ.

Với Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta bước vào tuần lễ quan trọng nhất trong năm Phụng Vụ để kỷ niệm những ngày cuối cùng trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu và chuẩn bị mừng ngày Chúa sống lại trong vinh quang, vì thế gọi là Tuần Thánh (Holy Week): Các Bài Đọ Sách Thánh các ngày Thứ Hai (Bài Đọc I: Isaia 42: 1-7), Bài Phúc Âm: Gioan 12: 1-11), Thứ Ba (Bài Đọc I: Isaia 49: 1-6; Bài Phúc Âm: Gioan 13: 21-33, 36-38), Thứ Tư (Bài Đọc I: Isaia 50: 4-9; Bài Phúc Âm: Matthêu 26: 14-25) không phân biệt Năm Chẵn, Năm Lẻ.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH (Holy Thursday) tưởng niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục. Buổi sáng chỉ có Thánh Lễ Đồng Tế làm phép Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chính Tòa của mỗi Giáo Phận do Đức Giám Mục chủ tế và các Linh Mục trong Giáo phận đồng tế để biểu lộ sự hiệp nhất và hiệp thông với Đức Giám Mục giáo phận. Vì lý do mục vụ, Thánh Lễ làm phép Dầu Thánh có thể chuyển vào một ngày nào trước đó để toàn thể Linh Mục, Tu sĩ nam nữ và Giáo dân có thể tham dự đông đủ hơn. Phần Phụng Vụ Lời Chúa gồm Bài Đọc I (Isaia 61: 1-3, 6-8), Bài Đọc II (Khải Huyền 1: 5-8), Bài Phúc Âm (Luca 4: 16-21). Sau bài giảng của Đức Giám Mục hướng về chức Linh Mục, là nghi thức lặp lại Lời Hứa Trung Thành trong Sứ Mệnh linh mục của các Linh Mục trước mặt Đức Giám Mục và cộng đồng Dân Chúa. Tiếp theo, Đức Giám Mục làm phép các Dầu Thánh để các linh mục mang về Nhà Thờ Giáo xứ của mình dùng (trong suốt năm) vào việc cử hành các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Xức Dầu Bệnh nhân: Dầu Dự Tòng (O.S.), Dầu Thánh (S.C hay O.C.), Dầu Bệnh nhân (O.I.). Sau đó là phần cử hành Phụng Vụ Thánh Thể như thường lệ, mọi người được mời gọi rước cả Mình và Máu Thánh Chúa.

Buổi chiều thứ Năm Tuần Thánh, tại mỗi nhà thờ giáo xứ long trọng cử hành Thánh Lễ (đồng tế) vào giờ thuận tiện để giáo dân trong xứ có thể tham dự đông dủ. Thánh Lễ chiều nay kỷ niệm Bữa Ăn Tình Thương “Agape” (Bữa Tiệc Ly): Chúa Giêsu và các Tông Đồ ăn Lễ Vượt Qua với nhau, sau đó Chúa Giêsu ra đi tự nộp mình để chịu chết chuộc tội nhân loại. Trong Bữa Ăn Tình Thương này, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ để thanh tẩy các ngài và dạy các ngài bài học khiêm tốn phục vụ lẫn nhau trong tình thương; sau đó, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục. bài Đọc I (Sách Xuất Hành 12: 1-8, 11-14), Bài Đọc II (Sách 1 Corintô 11: 23-26), Bài Phúc Âm (Gioan 13: 1-15). Sau bài giảng là nghi thức Rửa Chân; tiếp đó là phần Phụng Vụ Thánh Thể như thường lệ.

Sau Thánh Lễ là phần kiệu Mình Thánh Chúa đến Bàn Thờ Phụ và chầu Thánh Thể chung đến nửa đêm. Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta được thêm lòng sùng kính Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể và dâng nhiều hy sinh hãm mình và cầu nguyện xin Ơn Thánh Hóa cho các Linh Mục trên toàn thế giới, đặc biệt trong Nam Linh Mục này.

THỨ SÁU TUẦN THÁNH (Good Friday) (ăn chay và kiêng thịt) kỷ niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa. Hôm nay không có cử hành Thánh Lễ, nhưng có cuộc tưởng niệm sự Thương Khó Chúa vào buổi chiều (thích hợp nhất là vào lúc 3 giờ chiều): Phần I là Phụng Vụ Lời Chúa (Bài Đọc I: Isaia 52: 13-53 ?; Bài Đọc II: Thư gởi Do Thái 4: 14-16, 5: 7-9); Bài Thương Khó: Gioan 18: 1-19, 42); tiếp theo là những lời nguyện cho các nhu cầu của Giáo Hội và Thế Giới. Phần II là Suy Tôn Thánh Giá và Hôn Kính Thánh Giá. Phần III: Long trọng rước Mình Thánh Chúa trở lại Bàn Thờ Chính, đọc Kinh Lạy Cha và cho chịu Lễ và Lời Nguyện Kết Thúc. Hôm nay, các giáo xứ thường tổ chức Ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể vào giờ thích hợp để tất cả giáo dân cùng tham dự đông đủ.

Hôm nay, chúng ta ăn chay kiêng thịt, và dâng nhiều hy sinh, hãm mình để tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa và cầu xin cho bao nhiêu người đang đau khổ trên thế giới vì chiến tranh, thiên tai, bệnh hoạn, nghèo đói. Xin cho mọi người chúng ta biết can đảm “vác Thánh Giá hàng ngày theo chân Chúa.”

THỨ BẢY TUẦN THÁNH (Holy Saturday): Hợp cùng Mẹ Maria Sầu Bi, chúng ta tiếp tục cuộc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa, đặc biệt Chúa chịu táng trong mồ. Không cử hành Thánh Lễ cho đến giờ cử hành Đêm Vọng Phục Sinh.

ĐÊM VỌNG PHỤC SINH (giờ thích hợp nhất là vào nửa đêm): Phần I: Làm phép Nến Phục Sinh ở cuối nhà thờ (đèn trong nhà thờ tắt tối), long trọng rước Nến lên Cung Thánh với ba lần quỳ gối tôn kính và hát to câu “Ánh Sáng Chúa Kitô!” (Cộng Đoàn thưa “Tạ Ơn Chúa!”), rồi long trọng tuyên bố Tin Mừng Phục Sinh, mọi người đứng và cầm nến cháy sáng trên tay (lửa từ Cây Nến Phục Sinh được châm truyền sang cho nến của giáo dân). Phần II: Phục vụ Lời Chúa gồm các Bài Đọc trong Cựu Ước (7 Bài). Sau mỗi bài Đọc và Đáp Ca là Lời Cầu Nguyện thích hợp. Sau các Bài Đọc Cựu Ước thì long trọng hát kinh Vinh Danh và rung chuông (chỉ sự vui mừng, hoan hỉ, vì Chúa đã phục sinh); sau đó, Chủ Tế đọc Lời Cầu Nguyện, rồi đọc bài Thánh Thư (Roma 6: 3-11), rồi long trọng hát Alleluia và Đáp Ca và đọc Bài Phúc Âm (Năm C, Luca 24: 1-12). Phần III: Phụng vụ Phép Rửa Tội: Đọc Kinh Cầu Các Thánh, làm phép Nước Rửa Tội; ban phép Rửa Tội và Thêm Sức cho các dự tòng; lập lại Lời Tuyên Hứa khi chịu Phép Rửa Tội và vẩy Nước Thánh trên Cộng Đoàn. Vì đã có lời tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội, nên không đọc Kinh Tin Kính, nhưng có đọc Lời Nguyện Giáo Dân; sau đó tiếp tục phần Phụng Vụ Thánh Thể như thường lệ.

Các Giờ Phụng Vụ trong Tuần Thánh thường kéo dài nhiều giờ; nhưng đây là dịp để chúng ta hy sinh nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa và sống các Mầu Nhiệm trong Tuần Thánh.

Xin hãy cầu nguyện chung cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta hy sinh nhiều hơn trong sự suy ngẫm các mầu Nhiệm cuộc đời đau khổ, chịu nạn, chịu chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại với Chúa trong đời sống trong sạch, hoà hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
 
Chuyện tình có hậu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:40 22/03/2010
Thứ Hai sau Chúa Nhật V Mùa Chay

Hàng năm theo niên lịch phụng vụ, để chuẩn bị cho đại lễ Giáng Sinh, Hội Thánh không chỉ dành quãng thòi gian mùa Vọng mà còn dành một tuần đặc biệt từ 17-24/12 như thời gian chuẩn bị gần. Tuần đặc biệt này có các bài đọc riêng để giúp tín hữu y thức hơn. Để đón mừng đại lễ Phục Sinh, đón mừng mầu nhiệm Khổ Nạn –Phục Sinh của Đức Kitô thì có những ngày mùa chay thánh và tuần lễ chuẩn bị gần, khởi từ Chúa nhật thứ V mùa chay. Xin chia sẻ đôi nét suy nghĩ được gợi ý từ hai bài đọc của ngày thứ hai tuần đặc biệt này: bài trích sách tiên tri Đaniel kể về chuyện bà Suzana và bài trích tin mừng thánh Gioan về chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang.

MẠC KHẢI HÉ MỞ CHUYỆN CÓ HẬU THEO CÔNG LÝ

(Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)

Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.

Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì dễ khác biệt. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm 35 riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.

Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.

CHUYỆN TƯỞNG NHƯ THIẾU CÔNG MINH NHƯNG CÓ HẬU VÔ CÙNG

(Ga 8,1-11 )

Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm độc do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự ác độc nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.

Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Ngài lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.

Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu. Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Ngài lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói, Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Ngài tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “ Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tôi lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống”. (x.Ed 18,23).

CHUYỆN TÌNH CÓ HẬU NHƯNG THẬT NGHỊCH LÝ

Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.

Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.

Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là thà yêu lầm còn hơn bỏ sót. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu vậy.
 
Khấn Hứa Xin Vâng
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
17:49 22/03/2010
Ngày truyền tin được xem như ngày khấn hứa của Đức Maria, để lãnh nhận sứ vụ Mẹ Thiên Chúa. Trong vai trò của người khấn hứa, bao gồm: phó thác tùy thuộc vào Thiên Chúa, đón nhận sứ vụ sẵn sàng để được sai đi, trổ sinh hoa trái. Cả ba điều này thể hiện một cách tuyệt diệu trong cuộc đời Mẹ Maria.

Tùy thuộc vào Thiên Chúa:

Tùy thuộc trước tiên là một hành động hướng về Thiên Chúa. Những biến cố xảy ra trong cuộc đời đều quy về Thiên Chúa để học biết ý định yêu thương của Người.

Giống như Môisê, đứng trước sứ vụ khó khăn khi gặp vua Pharaon, thuyết phục cho dân được ra đi đã không được đáp lời mà còn chịu thêm những hình phạt nặng hơn. Môisê kêu cầu lên Chúa: “Lạy Chúa, tại sao Ngài đã làm khổ dân này? Tại sao Ngài đã sai con đi? Từ khi con đến với Pha-ra-ô để nhân danh Ngài mà nói, thì vua ấy làm khổ dân này, và Ngài chẳng giải thoát dân Ngài gì cả!” (Xh 5, 22).

Hướng về Thiên Chúa tìm câu trả lời trong hiện tại, dù là một hiện tại bế tắc. Trong trường hợp của bà Xara, cô cưới bảy người chồng mà người nào cũng bị chết trước khi sống đời sống vợ chồng với cô. Đau buồn vì mang tiếng sát phu, chịu nhục mạ đến nỗi nghĩ đến tự tử, nhưng rồi cô còn nhớ đến cha già và chạy đến Chúa: “Giờ đây, mặt con hướng về Chúa, mắt con nhìn lên Ngài. Xin Chúa phán, thì con sẽ được biến khỏi mặt đất và không còn phải nghe những lời nhục mạ nữa. Lạy Chúa Tể, Ngài biết con trong sạch, không hề vương ô uế của đàn ông; con đã không làm ô danh chính mình cũng không làm ô danh cha con trên đất khách lưu đày. Con là con một của cha con, và người đâu có con nào khác để thừa kế; người cũng không có anh em cận thân, không còn ai trong họ hàng, để con phải giữ thân làm vợ người ấy. Con đã mất cả bảy người chồng, vậy con còn sống nữa làm chi? Nếu Chúa không ưng làm cho con chết, thì lạy Chúa, xin đoái nghe con kể lể nỗi nhục nhằn." (Tb 3, 12 – 15)

Cuộc đời của Đức Maria, cũng trải qua những câu hỏi lớn trong cuộc đời, thay vì đi tìm những câu trả lời của người đời, Đức Maria đi tìm câu trả lời của Thiên Chúa qua những điều Sách Thánh thuật lại. Cuộc đời con người chúng ta cũng thế, để hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa cũng hãy đi tìm câu trả lời từ Thiên Chúa. Và cũng để thấy rằng cuộc đời phận nhỏ mỗi người được Chúa đoái thương, thêm niềm xác tín “Nào muôn dân khắp cõi địa cầu, hãy hướng về Ta, thì các ngươi sẽ được cứu độ, vì Ta là Thiên Chúa, chẳng còn chúa nào khác”. (Is 45, 22).

Xin vâng:

Xin vâng là một hành vi khấn hứa, không chỉ dừng lại ở một giai đoạn mà là cam kết cả một cuộc đời. Bởi hành vi có tính quyết định hệ trọng cho cả cuộc đời nên đòi hỏi một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa. Lời khấn hứa tự đáy lòng muốn đáp lại tiếng Chúa mời gọi, một lời khấn hứa bước sang một cuộc đời khác, đầy tính quả cảm và khiêm nhường, nhận biết chính mình trong phận nhỏ yếu đuối trước những vấn đề lớn lao của Thiên Chúa. Kinh nghiệm chỉ ra trong suốt chiều dài lịch sử, con người chỉ làm được những gì thật bé nhỏ nhưng kết quả lớn lao là do chính Thiên Chúa thực hiện. Bí quyết sống xin vâng của Mẹ Maria là để “ý muốn Thiên Chúa thành sự nơi mình” (x. Lc 1, 38).

Con người xin vâng là thực hiện hết khả năng nơi mình có thể, như Mẹ Maria, thiên chức làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, đón nhận hết khả năng của mình là đón nhận người con với hết lòng vâng phục Thánh Ý. Không phải là đứa con của sự ngẫu nhiên mà là người con Thiên Chúa trao cho. Khi người cha mẹ quyết định cưu mang con mình với tâm tình như thế, thì đã là một đáp trả nên thánh ngay trong khung cảnh gia đình. Từ xin vâng quyết định đó, người cha, người mẹ đã bước sang một bước ngoặt khác, không còn sống cho chính mình nữa mà là sống để cho người con được sống và sống dồi dào. Mẹ Maria không làm gì khác hơn với vai trò người Mẹ nhưng Mẹ luôn làm mọi việc bình thường ấy trong lòng vâng phục theo ý Thiên Chúa.

Sinh nhiều hoa trái.

Kết quả và thành tựu nơi người con là triều thiên của cha mẹ. Chúa Giêsu là triều thiên của Thánh Giuse và Mẹ Maria trong cuộc đời gương mẫu của Người. Gia đình sẽ thật diễm phúc khi có người con đức độ, hạnh tiến trên đường nhân đức và thu phục nhiều nhân tâm. Hạt sinh một trăm, khởi đi từ một hạt chết đi và ở đất tốt. Cuộc đời Xin vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa luôn là mảnh đất tốt, bởi vì Thánh Ý Thiên Chúa là yêu thương và mang lại hạnh phúc toàn vẹn cho nhân loại. “Con người không chỉ sống bằng cơm bánh mà còn nhờ Lời Thiên Chúa” (Mt 4, 4). Cha mẹ là người nuôi dưỡng con cái bằng cơm bánh và còn có một lương thực khác cần thiết để nuôi dưỡng cả cha mẹ lẫn con cái, đó là “lương thực của Thầy là thi hành theo ý Cha và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). Nơi Mẹ Maria con người thấy được hoa trái tốt là, là hiệu quả của cuộc đới xin vâng. Gian nan thử thách, vui buồn, tất cả là những chất liệu cần thiết của một đời xin vâng và kết quả cho thấy cuộc đời là một cảm tạ: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 1, 46).

Kính lạy Mẹ Maria, Mẹ đã sống một đời khấn hứa trong xin vâng, xin cho chúng con là những người trần thế như Mẹ, đang lãnh nhận sứ vụ của Thiên Chúa, cũng biết theo gương Mẹ sống cuộc đời chúng con để trở thành lời cảm tạ: “Linh hồn con ngợi khen Thiên Chúa”. Với hết lòng yêu mến Thiên Chúa và phục vụ anh chị em chúng con, xin dâng Mẹ những dòng suy tư.
 
Bài Đọc Chúa Nhật Chịu Nạn Tuần Thánh Năm (Lễ Lá)
Phụng Vụ
18:08 22/03/2010
Bài Đọc Chúa Nhật Chịu Nạn Tuần Thánh Năm (Lễ Lá)

RƯỚC LÁ

BÀI PHÚC ÂM: Lc 19, 28-4

"Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi trước lên Giêrusalem. Và xảy ra là khi Người đến gần Bếtphaghê và Bêtania, giáp núi gọi là núi Cây Dầu, Người sai hai môn đệ đi và bảo rằng: "Các con hãy đến làng trước mặt kia, vừa vào làng, các con sẽ gặp con lừa con cột sẵn đó chưa ai cỡi bao giờ; các con hãy mở dây mà dẫn về. Và nếu có ai hỏi các con "Tại sao các ông mở dây?", thì hãy nói thế này: "Vì Chúa cần dùng đến nó". Hai người được sai ra đi, và gặp lừa con đứng đó như Chúa đã bảo. Hai ông đang mở dây lừa con, thì chủ nó hỏi r?ng: "Sao các ông mở dây lừa con?" Hai ông đáp: "Vì Chúa cần đến nó". Hai ông dắt lừa về cho Chúa Giêsu, trải áo lên mình lừa và đặt Chúa lên trên. Dọc đàng, người ta trải áo trên lối đi. Khi Người đến gần triền núi Cây Dầu, tất cả đoàn môn đệ hân hoan lớn tiếng ca ngợi Chúa về mọi phép lạ họ đã thấy mà rằng: "Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời". Một vài người biệt phái trong đám đông nói cùng Người rằng: "Thưa Thầy, xin hãy mắng các môn đệ Ngài đi". Chúa Giêsu nói: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên". Đó là lời Chúa.

THÁNH LỄ

BÀI ĐỌC I: Is 50, 4-7

"Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười,
nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn".
(Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa)

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 21, 8-9. 17-18a. 19-20. 23-24

Đáp: Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con? (c. 2a)

Xướng: 1) Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương". - Đáp.

2) Đứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con. - Đáp.

3) Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Đấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ. - Đáp.

4) Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. "Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa, toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!" - Đáp.

BÀI ĐỌC II: Pl 2, 6-11

"Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Chúa Giêsu Kitô, tuy là Đthân phậnđThiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang. Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Pl 2, 8-9

Chúa Kitô vì chúng ta,
đã vâng lời cho đến chết,
và chết trên thập giá.
Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người,
và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

BÀI THƯƠNG KHÓ: Lc 22, 14 - 23. 56 (bài dài)

"Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".

C. Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Luca.

Đến giờ, Chúa Giêsu vào bàn ăn với mười hai tông đồ và bảo các ông: "Thầy đã tha thiết ước ao ăn Lễ Vượt Qua này với các con trước khi chịu khổ nạn. Thầy bảo các con, Thầy sẽ chẳng bao giờ ăn lễ này nữa, cho đến khi lễ này được thực hiện trong nước Thiên Chúa". C. Rồi Người cầm chén, tạ ơn và phán: "Các con hãy lãnh nhận chén này mà chia cho nhau: Thầy bảo cho các con biết: Thầy sẽ không uống thứ nho này nữa cho đến khi nước Thiên Chúa đến!" C. Đoạn Người cầm bánh và tạ ơn, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Này là Mình Ta hiến ban vì các con, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". C. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén mà phán: "Chén này là Tân ước trong Máu Ta sẽ đổ ra vì các con. Vả lại này tay kẻ nộp Ta đang ở gần Ta, ngay trên bàn này. Đành rằng Con Người sẽ ra đi như đã được ấn định, nhưng vô phúc cho kẻ nộp Người!" C. Bấy giờ các ông bắt đầu hỏi nhau xem ai trong nhóm họ là kẻ làm điều đó. Giữa các ông cũng xảy ra một cuộc tranh giành xem ai trong họ được coi là cao trọng hơn hết. Nhưng Người bảo: "Vua chúa các dân ngoại thì thống trị dân, và những kẻ có quyền hành trên dân thì bắt dân gọi mình là ân nhân. Phần các con, thì không như thế, vì ai cao trọng hơn các con thì hãy trở thành như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu, hãy trở thành như người hầu bàn. Vì người ngồi ăn và kẻ hầu hạ, ai trọng hơn, nào chẳng phải là người ngồi ăn ư? Thế mà Thầy, Thầy ở giữa các con như người hầu hạ. Còn các con, các con đã kiên trì với Thầy trong các cơn gian nan của Thầy, và Thầy xếp đặt nước trời cho các con như Cha Thầy đã xếp đặt cho Thầy, để các con sẽ được ăn uống đồng bàn trong nước Thầy, và được ngồi trên toà xét xử mười hai chi tộc Israel!" C. Rồi Chúa nói: "Simon, Simon, này ma quỷ đã đòi sàng các con như sàng gạo, nhưng Ta đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Và phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin". C. Ông thưa Người: S. "Lạy Thầy, con sẵn sàng theo Thầy, dù vào tù hay đi chịu chết". C. Nhưng Người đáp: "Phêrô, Thầy bảo cho con biết: hôm nay khi gà chưa gáy, con đã chối rằng không biết Thầy". C. Và Người bảo các ông: "Khi Thầy sai các con đi không mang theo túi tiền, không bị, không giày dép, nào các con có thiếu thốn sự gì không?" C. Các ông thưa: S. "Không thiếu gì cả". C. Vậy Người nói: "Nhưng bây giờ ai có túi tiền, hãy cầm lấy, ai có bị, cũng hãy làm như vậy, và ai không có gươm, thì hãy bán áo choàng mình mà mua lấy gươm. Vì Thầy bảo các con hay: còn điều này chép về Thầy cũng cần phải được ứng nghiệm: 'Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác'. Vì mọi điều đã chép về Thầy phải được hoàn tất". C. Các ông thưa Người: S. "Thưa Thầy, này có hai thanh gươm đây". C. Và Người bảo: "Đủ rồi".

C. Đoạn Người ra đi lên núi cây ôliu như thường lệ. Các môn đệ cũng đi theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ". C. Rồi Người đi xa các ông một quãng bằng ném một hòn đá và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cất chén này xa con. Nhưng xin đừng theo ý con muốn, một theo ý Cha". C. Bấy giờ có thiên thần từ trời hiện ra an ủi Người. Và lâm cơn hấp hối, Người cầu nguyện thiết tha hơn, và mồ hôi Người chảy ra như những giọt máu rơi xuống đất. Cầu nguyện xong, Người đứng dậy, trở lại chỗ các môn đệ, và thấy các ông còn đang ngủ vì buồn sầu. Người liền bảo: "Các con ngủ ư? Hãy dậy và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ". C. Người còn đang nói, thì này đây một lũ đông, và một người trong nhóm Mười Hai là Giuđa dẫn đầu. Hắn lại gần Chúa Giêsu để hôn Người. Chúa Giêsu bảo hắn: "Giuđa, ngươi lấy cái hôn để nộp Con Người ư?" C. Thấy các sự sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi: S. "Thưa Thầy, chúng con có nên dùng gươm mà chém không?" C. Và một người trong các ông chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt tai phải. Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo: "Thôi, đủ rồi". C. Và Người sờ vào tai người đầy tớ ấy mà chữa cho y lành lại. Rồi Chúa Giêsu bảo các kẻ đến bắt Người gồm các thượng tế, trưởng vệ binh đền thờ và kỳ lão rằng: "Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư? Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ giữa các ngươi mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng đây là giờ của các ngươi và của quyền lực tối tăm". C. Chúng liền bắt Người và điệu tới nhà thầy thượng tế. Còn Phêrô đi theo xa xa.

Họ đốt lửa ngay giữa sân và ngồi vòng quanh, Phêrô cũng ngồi lẫn với họ. Một đứa đầy tớ gái thấy ông ngồi gần lửa, thì nhìn kỹ ông và bảo: S. "Cả ông này cũng theo hắn". C. Nhưng ông chối và nói: S. "Này chị, tôi đâu quen biết người ấy". C. Một lát sau, có người khác nhìn ông và nói: S. "Chính ông cũng là người trong bọn đó". C. Nhưng Phêrô đáp: S. "Này anh, đâu có phải tôi". C. Chừng một giờ sau, một người khác lại quả quyết rằng: S. "Đúng ông này cũng theo người ấy: vì ông ta cũng là người xứ Galilêa". C. Phêrô đáp: S. "Này anh, tôi không biết anh muốn nói gì?" C. Khi ông còn đang nói, thì lập tức gà liền gáy. Chúa Giêsu quay lại nhìn Phêrô. Bấy giờ Phêrô mới sực nhớ lời Chúa đã bảo ông trước: Khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần. Phêrô liền ra ngoài và khóc lóc thảm thiết.

Những kẻ canh giữ người, nhạo cười và đánh đập Người. Chúng che mặt Người, vả mặt mà hỏi Người rằng: S. "Hãy đoán xem ai đánh ngươi đó". C. Và chúng còn thốt ra nhiều lời khác nhục mạ Người. Vừa sáng ngày, các kỳ lão trong dân, các thượng tế và các luật sĩ hội lại và cho điệu Người ra trước công nghị mà nói: S. "Nếu ông là Đấng Kitô, hãy nói cho chúng tôi hay". C. Người trả lời: "Tôi có nói, các ông cũng chẳng tin tôi, và nếu tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời và cũng chẳng tha tôi. Nhưng từ giờ đây, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng". C. Mọi người đều hỏi lại: S. "Vậy ông là Con Thiên Chúa ư?" C. Người đáp: "Các ông nói đúng, Ta là Con Thiên Chúa". C. Bấy giờ họ nói: S. "Chúng ta còn cần chứng cớ chi nữa? Vì chính chúng ta cũng nghe y nói". C. Đoạn tất cả bọn họ đứng dậy và giải Người đến Philatô.

Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: S. "Chúng tôi đã thấy người này xúi giục dân nổi loạn, ngăn cản nộp thuế cho Cêsarê, và còn tự xưng là Kitô Vua". C. Philatô bảo các thượng tế và đám đông rằng: S. "Ta không thấy người này có tội gì". C. Nhưng họ cố nài rằng: S. "Người này đã làm náo động dân chúng, giảng dạy khắp xứ Giuđêa, bắt đầu từ Galilêa đến đây". C. Philatô vừa nghe nói đến Galilêa, liền hỏi cho biết có phải đương sự là người xứ Galilêa không. Và khi đã biết Người thuộc thẩm quyền Hêrôđê, quan liền sai giải Người cho Hêrôđê cũng có mặt tại Giêrusalem trong những ngày ấy. Hêrôđê thấy Chúa Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu, ông ao ước thấy Người, bởi đã nghe nói về Người rất nhiều, và hy vọng xem Người làm một vài phép lạ. Nhà vua hỏi Người rất nhiều lời, nhưng Người không đáp gì hết. Trong khi ấy, các thượng tế và luật sĩ ở đó tố cáo Người dữ dội. Còn Hêrôđê cùng các quan lính thì khinh dể và nhạo báng Người, đoạn khoác cho Người một cái áo choàng trắng và gởi trả Người cho Philatô. Chính ngày đó, Hêrôđê và Philatô trở thành bạn hữu, vì trước kia họ là thù địch với nhau.

Bấy giờ Philatô triệu tập các thượng tế, các thủ lãnh và dân chúng lại, rồi bảo họ: S. "Các ngươi đã nộp cho ta người này như một kẻ xúi giục dân làm loạn, nhưng đây ta đã tra xét trước mặt các ngươi, và ta không thấy người này phạm tội nào trong những tội các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng thấy như vậy, vì ta đã cử các ngươi đến nhà vua và nhà vua cũng không thấy có chi đáng tội chết cả. Vậy ta sẽ cho sửa phạt, rồi tha đi". C. Mỗi dịp lễ, quan tổng trấn phải phóng thích cho họ một người tù. Vậy toàn dân đồng thanh kêu lên: S. "Hãy giết người này, và tha Baraba cho chúng tôi". C. Tên này vì dấy loạn trong thành và giết người, nên đã bị tống ngục. Nhưng Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: S. "Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá!" C. Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: S. "Người này đã làm gì xấu? Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tử hình. Vậy ta sẽ trừng phạt, rồi tha đi". C. Chúng lại la lớn tiếng, nhất định đòi đóng đinh Người vào thập giá, và tiếng la hét của chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu. Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là kẻ mà chúng đã xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng.

Khi điệu Người đi, chúng bắt một người xứ Xyrênê, tên Simon, ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác thập giá theo sau Chúa Giêsu. Đám đông dân chúng theo Người, có cả mấy người phụ nữ khóc thương Người. Nhưng Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại bảo họ rằng: "Hỡi con gái Giêrusalem, đừng khóc thương Ta, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi. Vì này, sắp đến ngày người ta sẽ than rằng: "Phúc cho người son sẻ, phúc cho những lòng không sinh nở và những vú không nuôi con". Bấy giờ người ta sẽ lên tiếng với núi non rằng: "Hãy đổ xuống đè chúng tôi", và nói với các gò nổng rằng: "Hãy che lấp chúng tôi đi". Vì nếu cây tươi còn bị xử như vậy, thì gỗ khô sẽ ra sao?" C. Cùng với Người, chúng còn điệu hai tên gian ác nữa đi xử tử. Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu và một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm". C. Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Dân chúng đứng đó nhìn xem, và các thủ lãnh thì cười nhạo Người mà rằng: S. "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn". C. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: S. "Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi". C. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: "Người này là vua dân Do-thái". Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: S. "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". C. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: S. "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn Ông này, Ông có làm gì xấu đâu?" C. Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: S. "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". C. Chúa Giêsu đáp: "Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

C. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu, tối tăm liền bao trùm cả mặt đất cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa. Lúc đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng: "Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha". C. Nói đoạn, Người trút hơi thở.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Thấy sự việc xảy ra, viên sĩ quan ca tụng Thiên Chúa rằng: S. "Ông này quả thật là người công chính". C. Và tất cả dân chúng có mặt thấy cảnh tượng đó, và chứng kiến những sự việc xảy ra, liền đấm ngực trở về.

Đứng xa xa, có những kẻ quen biết Người, và mấy phụ nữ đi theo Người từ xứ Galilêa, họ cũng chứng kiến. Tuy nhiên, có một công nghị viên tên là Giuse, người tốt lành và công chính. Ông này đã không đồng ý với mưu toan và hành động của các công nghị viên khác, ông quê ở thành Arimathia trong xứ Giuđêa, chính ông cũng trông đợi nước Chúa. Ông đến gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Đoạn ông hạ xác Người xuống, liệm trong khăn và táng trong mồ đã đục sẵn, nơi chưa táng xác ai. Hôm đó là ngày chuẩn bị và sắp bước sang ngày Sabbat. Trong khi đó, những người phụ nữ đã đi với Người từ xứ Galilêa, cũng theo đến xem mồ và xác Người được táng như thế nào. Rồi các bà về sửa soạn thuốc thơm và dầu thơm. Nhưng trong ngày Sabbat, các bà nghỉ theo đúng luật.

Hoặc đọc bài vắn này: Lc 23, 1-49

C. Khi ấy, tất cả công nghị đứng dậy và giải Người đến Philatô. Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: S. "Chúng tôi đã thấy người này xúi giục dân nổi loạn, ngăn cản nộp thuế cho Cêsarê, và còn tự xưng là Kitô Vua". C. Philatô bảo các thượng tế và đám đông rằng: S. "Ta không thấy người này có tội gì". C. Nhưng họ cố nài rằng: S. "Người này đã làm náo động dân chúng, giảng dạy khắp xứ Giuđêa, bắt đầu từ Galilêa đến đây". C. Philatô vừa nghe nói đến Galilêa, liền hỏi cho biết có phải đương sự là người xứ Galilêa không. Và khi đã biết Người thuộc thẩm quyền Hêrôđê, quan liền sai giải Người cho Hêrôđê cũng có mặt tại Giêrusalem trong những ngày ấy. Hêrôđê thấy Chúa Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu, ông ao ước thấy Người, bởi đã nghe nói về Người rất nhiều, và hy vọng xem Người làm một vài phép lạ. Nhà vua hỏi Người rất nhiều lời, nhưng Người không đáp gì hết. Trong khi ấy, các thượng tế và luật sĩ ở đó tố cáo Người dữ dội. Còn Hêrôđê cùng các quan lính thì khinh dể và nhạo báng Người, đoạn khoác cho Người một cái áo choàng trắng và gởi trả Người cho Philatô. Chính ngày đó, Hêrôđê và Philatô trở thành bạn hữu, vì trước kia họ là thù địch với nhau.

Bấy giờ Philatô triệu tập các thượng tế, các thủ lãnh và dân chúng lại, rồi bảo họ: S. "Các ngươi đã nộp cho ta người này như một kẻ xúi giục dân làm loạn, nhưng đây ta đã tra xét trước mặt các ngươi, và ta không thấy người này phạm tội nào trong những tội các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng thấy như vậy, vì ta đã cử các ngươi đến nhà vua và nhà vua cũng không thấy có chi đáng tội chết cả. Vậy ta sẽ cho sửa phạt, rồi tha đi". C. Mỗi dịp lễ, quan tổng trấn phải phóng thích cho họ một người tù. Vậy toàn dân đồng thanh kêu lên: S. "Hãy giết người này, và tha Baraba cho chúng tôi". C. Tên này vì dấy loạn trong thành và giết người, nên đã bị tống ngục. Nhưng Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: S. "Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá!" C. Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: S. "Người này đã làm gì xấu? Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tử hình. Vậy ta sẽ trừng phạt, rồi tha đi". C. Chúng lại la lớn tiếng, nhất định đòi đóng đinh Người vào thập giá, và tiếng la hét của chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu. Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là kẻ mà chúng đã xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng.

Khi điệu Người đi, chúng bắt một người xứ Xyrênê, tên Simon, ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác thập giá theo sau Chúa Giêsu. Đám đông dân chúng theo Người, có cả mấy người phụ nữ khóc thương Người. Nhưng Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại bảo họ rằng: "Hỡi con gái Giêrusalem, đừng khóc thương Ta, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi. Vì này, sắp đến ngày người ta sẽ than rằng: "Phúc cho người son sẻ, phúc cho những lòng không sinh nở và những vú không nuôi con". Bấy giờ người ta sẽ lên tiếng với núi non rằng: "Hãy đổ xuống đè chúng tôi", và nói với các gò nổng rằng: "Hãy che lấp chúng tôi đi". Vì nếu cây tươi còn bị xử như vậy, thì gỗ khô sẽ ra sao?" C. Cùng với Người, chúng còn điệu hai tên gian ác nữa đi xử tử. Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu và một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm". C. Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Dân chúng đứng đó nhìn xem, và các thủ lãnh thì cười nhạo Người mà rằng: S. "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn". C. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: S. "Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi". C. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: "Người này là vua dân Do-thái". Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: S. "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". C. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: S. "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn Ông này, Ông có làm gì xấu đâu?" C. Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: S. "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". C. Chúa Giêsu đáp: "Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu, tối tăm liền bao trùm cả mặt đất cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa. Lúc đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng: "Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha". C. Nói đoạn, Người trút hơi thở.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Thấy sự việc xảy ra, viên sĩ quan ca tụng Thiên Chúa rằng: S. "Ông này quả thật là người công chính". C. Và tất cả dân chúng có mặt thấy cảnh tượng đó, và chứng kiến những sự việc xảy ra, liền đấm ngực trở về.

Đứng xa xa, có những kẻ quen biết Người, và mấy phụ nữ đi theo Người từ xứ Galilêa, họ cũng chứng kiến.
 
Bài hát: Sao Chúa nỡ bỏ con
Lệ Hà
18:20 22/03/2010
Xin nghe bài hát ờ cuối bài



Sao Chúa nỡ bỏ con
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 22/03/2010
KHÔNG THÁNH

N2T


Ngày xưa có một vị tăng khổ hạnh, suốt đời sống độc thân, lấy trách nhiệm và tôn chỉ để khắc chế tính dục của con người.

Khi hạn đến và ông ta chết, đệ tử không ngớt khóc than nên không lâu sau đó cũng chết. Khi đến nơi một thế giới khác, đệ tử ngạc nhiên không thể tin cảnh tượng trước mắt mình: một cô gái đẹp tuyệt luân đang ngồi trên đầu gối vị thầy yêu quý của mình.

Đột nhiên, anh ta nghĩ đến ân sư của mình suốt đời không nữ sắc nên giờ đây được thưởng, cảm giác kinh hải từ từ biến mất, anh ta tiến tới, nói: “Thưa thầy, bây giờ con hiểu được sự công chính ở trên trời, thầy sống ở thế gian rất khắc khổ nghiêm nhặt, giờ đây lên thiên đàng vừa vặn hưởng thụ sự báo đáp.”

Sư phụ có vẻ như rất là khổ não, nói: “Đồ ngốc, ở đây không phải là thiên đàng, ta cũng không phải đang hưởng thụ sự báo đáp - cô ta đang chịu xử phạt đấy.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Sư phụ suốt đời này tu hành, sống độc thân nhưng cuối cùng khi kết thúc cuộc sống trần thế thì lại không được hưởng phúc thiên đàng thì sư phụ thật là người vô phúc, bởi vì đời này không được hưởng thụ mà đời sau cũng chẳng được hạnh phúc. Tại sao vậy ?

Thưa, tại vì sư phụ chỉ là tu hành bên ngoài mà thôi, nhưng bên trong lòng thì đầy những ước muốn hưởng thụ những của cải vật chất thế gian; sư phụ chỉ sống độc thân bên ngoài mà thôi, nhưng trong lòng thì ham muốn dục vọng chẳng khác chi người không tu hành. Như thế có phải là tội nghiệp không, bởi vì “tiền mất mà tật thì vẫn mang”, tức là uổng công phí sức tu hành cả đời, cuối cùng thì chẳng được gì cả.

Khi có đôi giày vừa chân, dây nịt vừa lưng thì chúng ta quên mất nó hiện hữu.

Cũng vậy, khi chúng ta tu hành giữ các lề luật cách máy móc, rồi tự tôn tự tại cho là chẳng ai hơn mình, mà quên mất mình là ai ? Là người tu hành để nên giống Chúa hay là người nô lệ cho các luật lệ ? Ha ha ha...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 22/03/2010
N2T


6. Khi một linh hồn kết hợp với Chúa Giê-su trên thánh giá, thì việc làm cho họ vinh quang nhất là hy vọng mình có thể cùng bị đóng đinh vào thập giá cùng chết như Ngài vậy.

(Thánh Ambrosius)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 22/03/2010
N2T


396. Đối với người luôn suy nghĩ thì cuộc sống giống như hài kịch; đối với người chỉ dựa vào cảm giác thì cuộc sống giống như bi kịch.

 
Thinh lặng và cô tịch đời sống Đan Tu Viện
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
20:58 22/03/2010
THINH LẶNG VÀ CÔ TỊCH ĐAN TU

Cha Guillaume Jedrzejczak chào đời năm 1957 tại miền Bắc nước Pháp trong một gia đình thợ thuyền. Thân phụ là nhân viên hầm mỏ. Năm 1975 Guillaume khám phá ra cuộc sống đan tu và năm 1982 chính thức gia nhập Đan Viện Xitô ở Mont des Cats (Bắc Pháp). Năm 1997 thầy Guillaume thụ phong Linh Mục và cùng lúc được bầu làm Viện Phụ. Cha thi hành chức vụ trong vòng 12 năm cho đến tháng 8 năm 2009 thì xin từ chức. Xin nhường lời cho Cha nói về niềm vui và cái khắc khổ trong cuộc sống đan tu.

Lần đầu tiên tôi đến Đan Viện ngay sau khi đậu Tú Tài. Trước đó vào năm 15 tuổi tôi được ơn hoán cải nội tâm và làm cuộc hành trình thiêng liêng đơn độc. Giờ đây tôi muốn tiếp tục cuộc hành trình với người khác. Nhưng Cha Viện Phụ không chấp nhận vì thấy tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ trở lại Đan Viện 5 năm sau và chính thức trở thành đan sĩ năm 25 tuổi. Tôi ước ao sống Phúc Âm trong Cộng Đoàn. Cộng Đoàn là lý tưởng lôi cuốn tôi. Thế nhưng Cộng Đoàn mang một chiều kích khác trong cuộc sống đan tu. Bởi vì, Đan Viện nối kết những người cùng một lý tưởng nhưng mỗi đan sĩ tiếp tục cuộc hành trình trong cô tịch.

Đan sĩ sống cùng lúc hai chiều kích riêng và chung. Cuộc sống chung làm nổi bật nét cô tịch và cho phép mỗi đan sĩ khám phá ra nét phong phú nơi người anh em trong Cộng Đoàn. Cuộc sống cô tịch là một hồng ân, một món quà đối với đan sĩ Xitô. Nó là nét đặc thù của cuộc sống khổ tu. Cô tịch làm cho đan sĩ cảm nghiệm thế nào là khác biệt giữa anh em nhưng không bao giờ khép kín vào chính mình. Nếu không, cô tịch trở thành nặng nề. Đây là điểm quan trọng trong cuộc sống khổ tu Xitô.

Thật thế, đan sĩ Xitô chúng tôi cảm nghiệm cái tột cùng của sự cô đơn trong mức độ một người có thể chịu đựng. Thế nhưng đó không phải là cái cô đơn trống rỗng và vô nghĩa. Trái lại, cô đơn được Một Người nâng đỡ. Người đó chính là Đức GIÊSU KITÔ, THIÊN CHÚA nhập thể làm người. Ngài có dung nhan. Và dung nhan thánh của Ngài thật quan trọng. Thế nhưng sự hiện diện cũng là sự khiếm diện. Trình thuật Tin Mừng về sự Phục Sinh cho thấy Đức Chúa GIÊSU KITÔ vừa tỏ hiện vừa vắng mặt. Đây cũng là ý nghĩa Đức Tin Công Giáo:

- Tin nơi THIÊN CHÚA vắng mặt nhưng thật sự hiện diện.

Bao lâu còn sống nơi trần gian chúng ta không được diễm phúc chiêm ngắm THIÊN CHÚA mặt đối mặt. Nói khác đi, chúng ta chỉ thấy Ngài đàng sau lưng. Và chính sự hiện diện của THIÊN CHÚA đã giữ tôi ở lại Đan Viện Xitô cho đến hôm nay, mặc dầu không thiếu những chiến đấu và thử thách.

Cuộc sống đan tu là ”chiếc hộp dội tiếng” khác thường. Thật thế, nơi Đan Viện, các đan sĩ trút bỏ tất cả những gì là hời hợt là vô ích và chỉ giữ lại cái chính yếu làm nên thực tại cuộc sống. Thế nhưng, trong cuộc sống đan tu, các việc đơn giản như ăn uống, đi đứng, lao động, đụng chạm, ngủ nghỉ, cầu nguyện thật lâu giờ trong thinh lặng lại mang nét ”bén-nhạy”. Trong trường hợp này, cái ”nhạy-cảm” bỗng trở thành siêu-nhạy-cảm. Nghĩa là chỉ cần một trái ý nhỏ nhặt cũng có thể khiến cho đan sĩ cảm thấy khó chịu như đứng trước một sự việc to tát. Và đây là thử thách mà đan sĩ thường gặp phải trong đời sống đan tu. Vượt thoát thử thách này đan sĩ sẽ đạt đến chiều kích siêu nhiên vô cùng phong phú.

Ngày hôm nay tôi hiểu rằng THIÊN CHÚA nhậm lời chúng ta cầu xin theo cách thức của Ngài. THIÊN CHÚA luôn luôn muốn điều lành cho con người, mặc dầu con người không luôn luôn thấy được điều đó. Đức Tin là như thế. Không Thấy nhưng vẫn Tin. Có khác biệt rất lớn giữa Đức Tin và lòng tin tưởng. Tin tưởng ai tức là biết rõ về sự đáng tin của người ấy. Trong khi Đức Tin đi xa hơn. Đức Tin ở bên trên những gì tôi hiểu được. Tin rằng THIÊN CHÚA yêu thương tôi bằng cách thức tôi không hiểu là điều khó, nhưng chính vì thế mà Đức Tin ban cho tôi niềm tự do nội tại thật cao cả.

Trong cuộc sống đan tu, Lời Chúa luôn cho tôi những khám phá bất ngờ bởi lẽ Lời Chúa mang rất nhiều nghĩa. Thánh Jean Cassien sống vào thế kỷ thứ V nói rằng:

- Lời Chúa lớn lên với người đọc.

Lời Chúa là gương soi giúp khám phá ra chúng ta là ai qua cái nhìn của THIÊN CHÚA đặt trên chúng ta. Đối với các Giáo Phụ thì phương thế tối hảo để biết con người chính là lắng nghe THIÊN CHÚA. Đó cũng là phương thế mà các đan sĩ gọi là Lectio divina - Đọc và suy gẫm Lời Chúa.

Hiểu biết THIÊN CHÚA và hiểu biết chính mình qua Lời Chúa. Một điểm khác cũng làm tôi ngạc nhiên trong cuộc sống đan tu là mối hiệp thông huynh đệ. Các đan sĩ trẻ tuổi thường nghĩ rằng để có thể hiểu nhau cần phải nói chuyện, trao đổi. Thế rồi dần dần theo thời gian các đan sĩ khám phá ra rằng chính trong thinh lặng triền miên - đôi khi kéo dài nhiều ngày nhiều tháng - lại khiến các đan sĩ hiểu biết nhau nhiều hơn.

Thinh Lặng và Cô Tịch không tách rời nhau nhưng liên kết chặt chẽ trong chiều sâu đích thật nhất. Càng sống gần THIÊN CHÚA con người càng đến gần anh chị em mình.

... Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU đi cùng với các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Ngài nói với các ông: ”Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện”. Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông: ”Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy”. Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: ”Lạy CHA, nếu có thể được, xin cho Con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý CHA”. Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: ”Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: ”Lạy CHA, nếu Con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý CHA” (Matthêu 26,36-42).

(”Croire Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.260, Octobre 2009, trang 6-9)
 
Quá khứ thương đau
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
21:31 22/03/2010
Tội lỗi là một quá khứ thương đau của mỗi người trải qua nó. Âm ỉ không ai lên án nhưng lòng vẫn nhói đau khi trong hiện tại nó chợt về. Quá khứ cứ dày lên sau những thời gian sống. Thật khó nguôi ngoai nhưng lại càng thấy đau khổ hơn nữa khi nó trở về với những lời tố cáo. Làm sao có thể quên được quá khứ, khi nó cứ từng ngày được bươi móc lên bởi chính mình và do người khác?

Chúng ta đi tìm ở nơi Chúa Giêsu một phương thuốc.

Có một lần:

Có một lần Chúa ngồi trên đất và viết, đó là một lần duy nhất Ngài viết, để lại bút tích, ghi lại những điều. Nhưng chẳng ai biết Ngài viết gì khi người phụ nữ ngoại tình bị đem ra để quyết định ném đá hay không? Chẳng ai biết Ngài viết gì và ai cũng biết Ngài ghi lại trên đất. Đất sẽ bị cát bụi phủi đi sau cơn gió lớn, bút tích sẽ xóa nhòa sau cơn mưa đổ trên nền đất. Ngài không ghi nhớ vào tâm trí Ngài cái quá khứ buồn đau của con người, Ngài để gió cuốn đi, mưa xóa nhòa đi. Một lần Ngài viết nhưng lại là nhiều lần nhắc nhớ Ngài đã quên tội lỗi con người đã phạm. Quá khứ thương đau, thôi nhớ làm gì. Đứng dậy ngài bảo người phụ nữ: “Còn Ta, Ta cũng không kết án chị đâu, hãy về và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).

Có một lần, Ngài đã nói nhưng là nhiều lần Ngài đã tha thứ: “tội con đã được tha”. Thiên Chúa không trách cứ tội con người khi con người thật sự về với Chúa. Tình yêu là phương dược chữa lành cho con người như một lần Ngài đã nói: “Ta đến để chúng sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Tình yêu và gặp gỡ tình yêu là chẳng bao giờ nhắc đến quá khứ và “Thiên Chúa là Tình Yêu”.

Có nhiều lần con người ghi nhớ tội nhau không ghi trên đất mà ghi trong tâm trí, để rồi hờn giận nhau, khi cần để lên án nhau. Ghi nhớ trong tâm trí nên lòng cũng nhiều bất an vì thiếu vắng tình yêu thật sự. Ghi nhớ một lần và in trí mãi là hành vi làm ngột ngạt mất tình yêu. Đến với nhau bằng những gượng ép, bằng những chấp nhận tạm thời và bằng những giả tạo. Khi con người không tha thứ tất cả thì chẳng tha thứ gì cả. Không tha thứ cho mình và cũng khó nhiều lần tha thứ cho anh chị em. Đó là dấu chứng con người thiếu tình yêu.

Lòng nhân từ và tình yêu của Chúa, xin Ngài dạy chúng con.

Đừng nhắc lại.

Có một lần Isaia đã nói Lời Thiên Chúa cho dân: "Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, đừng nhắc về những việc thuở trước. Đây Ta sắp làm một việc mới” (Is 43, 18).

Tình yêu thì không nhắc lại quá khứ như dụ ngôn người cha nhân từ khi đón đưa con hoang đàng trở về, chẳng nhắc đến tội người con mà cũng không để người con nhắc lại tội của nó. Tình yêu của Thiên Chúa là đón lấy tất cả để chữa lành tất cả. Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa đón lấy tất cả ở trong Chúa Giêsu Kitô. Trong Phúc Âm, chẳng lúc nào tội nhân đến với Chúa mà không được chữa lành. Mỗi người đều được chữa lành bằng những phương dược khác nhau của Tình Yêu. Chúa Giêsu không thổi tắt niềm hy vọng của con người dù khi nó có leo lét.

Chúa yêu thương nên một lần Chúa nói với dân Do Thái khi xôn xao về việc mấy người Galilê bị Philatô giết chết: “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.” (Lc 13, 3). Sám hối là khi nhớ lại tội hãy đến với Chúa Giêsu trong tòa giải tội để xin Ngài tha thứ. Tội đã được tha thứ là tội Chúa đã quên đi và nhắc nhớ con người tội nhân: “Đừng nhớ lại, đừng nhắc lại”, đừng mãi u buồn trong phận mỏng giòn của mình làm chi, hãy nghe lời Chúa nói: “Đây Ta sẽ mở cho các ngươi một con đường mới”. “Khách đường mới hát khúc tân ca đừng hát những bản nhạc cũ tình cũ làm chi”. (Tự thuật, Augustine).

Lạy Chúa, trong tình yêu tha thứ của Chúa, chúng con mới có thể quên đi quá khứ thương đau do tội lỗi chúng con gây ra.

Quên đi chặng đường đã qua.

“Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi ?

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ?

Huống đường đi còn lắm bước gian truân” (Dậy mà đi, Tố Hữu)

Thanh Phaolô đã viết trong tâm thư gửi cộng đoàn Philipphê: “Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt. Thưa anh em, tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Ki-tô Giê-su”. (Pl 3, 12- 14).

Con người đang trên đường lao tới đích, nhắm đích hoàn thiện mà chạy tới. Trên con đường tới hoàn thiện ấy, chắc chắn có những điều chưa hoàn thiện, bởi lẽ con người đang trong thời gia chín dần trong Ơn Cứu độ. Thế nên, tha thứ cho chính mình cũng là động thái biết mình yếu đuối mỏng giòn, cần cậy nhờ vào sức mạnh Tình Yêu của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa kêu gọi trên đường toàn thiện nên cũng chính Người cho chúng ta gặt hái được toàn thiện trong Chúa Giêsu Kitô.

Ở nơi Chúa là Tình yêu, không còn sợ hãi những bóng đêm của quá khứ, không còn sợ hãi ở trong yếu thế. Tình yêu làm cho vững mạnh, tình yêu là cứu thoát, mở lối tương lai, đổ đầy nhiệt huyết để tiến bước về phía trước.

Lạy Chúa, xin cho con người đang đau buồn trong quá khứ đã qua bởi tội lỗi, xin cho gặp được Tình Yêu của Chúa để thấy được lối thoát.

Có một lần Ngài nói yêu thương con người và một lần mãi mãi ấy Người đã đến để mang lấy tất cả khổ đau của con người, để mãi mãi con người nhìn lên Thánh giá Ngài chịu treo, dù chỉ một lần, thấy được niềm vui ngày cứu thoát mở ra vĩnh cửu.
 
Có Một Lần
joshkimt
21:37 22/03/2010
Có một lần Chúa Giêsu, Người ngồi viết trên đất, đó là một lần Người ngồi viết khi người ta đang kết án chị phụ nữ ngoại tình. Người viết gì, chẳng ai rõ, cũng chẳng để lại dấu tích.

Có lẽ một lần Người muốn viết tội lỗi trên nền đất, để gió cuốn đi, để mưa làm mất dấu tích. Có lẽ một lần thay cho tất cả, Người chẳng để vào tâm trí những gì con người đã lỗi phạm, kẻ vu cáo, người tội lỗi công khai và cả những người còn đang giấu mặt.

Có một lần, Người đã đặt câu hỏi cho nhiều người bẽn lẽn rút lui từng người một, từ người lớn tuổi đến những người nhỏ tuổi. Một câu hỏi làm bộc lộ nhiều tâm tư: “ai trong các ngươi sạch tội?”. Chẳng ai sạch tội xin nhiều lần được thứ tha.

Có một lần người ta bắt Người quyết định, ném đá hay không người phụ nữ ngoại tình. Người lặng thinh, ngồi viết trên đất và cuối cùng cũng ngỏ lời: “tôi cũng không kết án chị” và chẳng bao giờ kết án với người hối lỗi.

Có một lần, một lần và nhiều lần nữa Người thinh lặng trước bao sự chế giễu, cố ý gài bẫy, vu khống người vô tội. Người thinh lặng để gánh lấy những sầu đau của con người và chịu chết thay trên Thập Giá.

Có một lần, Người viết câu tình yêu, không phải trên đất mà trong trái tim chịu đâm thâu trên Thánh Giá, để tất cả những ai đến với Người đều được cứu thoát.

Một lần của Người và nhiều lần con người mãi suy tư về hành động của Người và lúc nào cũng dường như mới mẻ trong khám phá.

Câu chuyện một lần viết trên đất còn mãi, những gì đã viết thì không còn, dấu tích xưa cũng chẳng có. Chỉ biết một lần và nhiều lần Chúa vẫn nói: “Tội lỗi ngươi, Ta đã quên rồi”, “hãy về và đừng phạm tội nữa”.

Một lần xin cho con hoán cải và trong nhiều lần xin cho con trái tim của Chúa biết mau quên, tha thứ và yêu thương.
 
Ba quyết tâm Mùa Chay cuộc đời
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định
21:45 22/03/2010
Mùa Chay 40 Ngày là Cuộc Đời Tôi

1- Tôi quyết tâm không nóng giận, to tiếng, lật bàn, xô ghế, tình tứ ngang trái, làm bất ổn trong Gia đình, gây khổ sở cho vợ chồng, cha mẹ,... Ăn uống say sưa, ngủ nghỉ li bì, lười biếng việc vặt trong nhà và nơi sở làm.. Không nói hành nói xấu người vắng mặt v.v…Vì tất cả những tật xấu trên như những con sâu nhỏ bằng đầu đũa, đục khoét dần thân cây thể xác và tâm hồn tôi, từ mấy chục năm nay sẽ đến ngày ngã gục bi thảm !!!

2- Tôi quyết tâm không tham lam tiền tài, địa vị, sắc đẹp, ăn uống say sưa. Tôi coi tất cả là phượng tiện để tìm Chúa chứ không là cứu cánh cuộc đời. Tôi luôn tu luyện thể xác cũng như đời sống tâm linh bằng việc suy niệm Lời Chúa hàng ngày. Tôi không lợi dụng chức quyền Chúa ban rồi hà hiếp, bóc lột người dưới quyền tôi để trục lợi. Tôi không nịnh bợ kẻ giầu và khinh chê người nghèo. Tôi luôn mở nụ cười với mọi người.

3- Tôi luôn tỉnh thức trước sự giầu sang phú qúy tạm bợ, vì Ngày của Chúa đã đến gần, bộ mặt thế gian này đang qua đi, trước các biến cố… Tôi coi những sự vui buồn, thử thách lớn nhỏ là dịp may trong 40 ngày Chay cuộc đời này, để có dịp sám hối sửa mình. Đừng để như cây vả không trái, Chúa nói: “May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông chặt nó đi.” (x. Luca 13, 6 - 9)

Danh Ngôn: Thánh nhân giống người thường là có huyết khí; nhưng khác người thường là có chí khí.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa thánh Vatican tung ra mạng Twitter bằng 6 ngôn ngữ
Phụng Nghi
10:47 22/03/2010
VATICAN CITY, MARCH 21, 2010 (Zenit.org).- Tòa thánh Vatican đã đột nhập vào lãnh vực mạng lưới xã hội Twitter bằng 6 ngôn ngữ cuối tuần vừa qua.

(Twitter là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ, những thông điệp ngắn, gọi là tweet, kiểu như một dạng blog nhỏ (microblog), qua một máy điện toán hay một smartphone (smartphone là một điện thoại di động có các khả năng cao, vận hành gần giống như một mày điện toán nhỏ, hay đôi khi chạy bằng nhu liệu theo một hệ thống điều hành điện toán, tạm gọi là điện thoại thông minh, người Tầu gọi là "trí năng thủ cơ").

Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được đưa lên trang mạng của tác giả theo dạng text và chuyển đến nhóm người ghi danh (gọi là follower). Người gửi có thể giới hạn việc phân phối các mẩu tin trong nhóm bằng hữu hay phổ biến rộng rãi cho mọi người. Người sử dụng có thể gửi hoặc nhận các mẩu tin qua Twitter website, Short Message Service (SMS) hoặc các ứng dụng ngoại vi. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí nhưng người sử dụng có thể phải trả lệ phí cho các hãng điện thoại khi gửi text message qua SMS.

Thành lập bởi Jack Dorsey từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống.)



Kênh tiếng Anh của Vatican Twitter có thể truy cập tại http://twitter.com/news_va_en.

Các ngôn ngữ khác là:

Tiếng Ý: http://twitter.com/news_va_it

Tiếng Spanish: http://twitter.com/news_va_es

Tiếng Pháp: http://twitter.com/news_va_fr

Tiếng Đức: http://twitter.com/news_va_de

Tiếng Bồ đào nha: http://twitter.com/news_va_pt

Qua những kênh Twitter này, đài phát thanh Vatican và các nguồn truyền thông khác của Tòa thánh sẽ phát đi các dữ kiện về những tin tức và nội dung đa thể dạng (multimedia) có lợi ích đặc biệt cho cuộc sống của Giáo hội.

Tòa thánh Vatican cũng còn tung ra một trang mạng mới http://www.vatican.va/resources để trình bầy các tin tức đa thể dạng (multimedia) về những đề tài hiện nay đang được quan tâm.

Việc tung ra hai nguồn thông tin mới trên mạng Internet trùng hợp với ngày công bố Lá thư của Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi người Công giáo Ireland về cuộc khủng hoảng lạm dụng Tình dục của giáo sĩ.

Từ hơn một năm qua Tòa thánh Vatican cũng đã có kênh Youtube riêng bằng 4 ngôn ngữ (Anh, Đức, Ý và Spanish), có thể truy cập tại: www.youtube.com/vatican
 
Tội ác khủng khiếp của lục địa Âu Châu: mỗi năm có 1.200.000 trẻ vô sinh bị giết chết
LM. Nguyễn Hữu Thy
11:50 22/03/2010
Tội ác khủng khiếp của lục địa Âu Châu: mỗi năm có 1.200.000 trẻ vô sinh bị giết chết

Brüssel: Ngày nay tại Âu Châu, một lục địa vốn được khai sáng bởi giáo huấn tình thương của Kitô giáo, nguyên nhân đứng hàng đầu gây ra cái chết cho con người là nạn phá thai. Chỉ trong phạm vi lãnh thổ 27 nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu (EU) mà thôi, mỗi ngày đã có khoảng 3.300 trẻ sơ sinh bị giết chết một cách vô cùng dã man ngay trong cung lòng của mẹ chúng. Theo thống kê thì trong 27 nước thành viên của Cộng đồng, cứ 26 giây đồng hồ có một cuộc phá thai được thực hiện, tức mỗi giờ có tới 138 thai nhi bị giết chết trước khi các em được cất tiếng khóc chào đời và được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Đó là những thống kê do tập tài liệu của viện nghiên cứu về gia đình của Tây Ban Nha „Institute for family Policies“ (IPF) đưa ra và nay được giới thiệu ở Brüssel. Tập hồ sơ của công trình nghiên cứu này dày 40 trang với tựa đề „Sự phá thai tại Âu Châu và tại Tây Ban Nha 2010“ đã ghi nhận là nguyên trong năm 2008 ở 27 nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu đã có tới 1.207.646 đứa trẻ vô sinh bị giết chết một cách vô nhân đạo bằng nhiều cách thế khác nhau qua tệ nạn phá thai: Hoặc người ta dùng kềm cho vào tử cung người mẹ và kéo dựt thai nhi ra khỏi đó; hoặc người ta dùng kéo luồn vào tử cung người mẹ rồi cắt nát óc và thân thể các em ra từng mãnh nhỏ, nếu thai nhi đã quá lớn, sau đó họ dùng máy hút các phần thân thể kia ra khỏi lòng mẹ và vất vào thùng rác như những đồ hôi thúi. Các nhà chuyên môn phỏng đoán là năm 2008 trong toàn lục địa Âu Châu, tức gồm 27 nước thành viên của Cộng đồng EU và các nước Âu Châu khác ngoài Cộng đồng, trong số đó kể cả Nga Sô, có khoảng 2.900.000 trẻ em vô sinh bị giết chết qua tội ác phá thai. Con số các trẻ vô sinh bị giết chết đó tương đương với tổng số dân cư của các nước Âu Châu sau đây hợp lại: Estland (1triệu 3), Zypern (800.000), Luxemburg (500.000) và Malta (400.000).

Tập tài liệu thống kê cho hay trong 15 nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu trước khi mở rộng và thâu nhận thêm các nước Đông Âu thì trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2008, trung bình mỗi năm có khoảng trên 70.000 trường hợp phá thai hay 8,3%. Và Tập tài liệu về tội ác phá thai này cũng cho hay Tây Ban Nha là nước đứng hàng đầu trong tệ nạn phá thai này. Tại bán đảo Ibérie này, một đất nước tuy trên 80% dân chúng là người Công Giáo, nhưng lại do Đảng xã hội cầm quyền mà đứng đầu là thủ tướng Zapatero, cho ban hành một đạo luật (27.2.2010) cho phép được tự do phá thai nhất thế giới, qua đó tội ác phá thai lại càng tăng nhanh một cách kỷ lục. Theo tập tài liệu thì trong vòng mười năm qua ở Tây Ban Nha trung bình mỗi năm có khoảng 62.000 trường hợp phá thai. Như vậy, trong toàn thể các vụ phá thai tại các nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu cũ (EU) thì đã có 87% xảy tại Tây Ban Nha.

Nhưng theo tập tài liệu, nếu tính thêm 5 năm trước đó nữa, tức trong vòng 15 năm vừa qua, trên toàn lãnh thổ 27 nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu có trên 20.000.000 trẻ vô sinh bị giết chết ngay trong cung lòng mẹ chúng. Đa số các vụ phá thai trên xảy ra tại: Rumänien (4.070.000), Pháp (3.080.000), Anh (2.980.000), Ý (1.990.000), Đức (1.850.000), Tây Ban Nha (1.100.000).

Và tập tài liệu cũng cho hay rằng lý do chính của hiện tượng số dân chúng sút giảm trầm trọng và số người già tăng lên tại Âu Châu hiện nay là nạn phá thai. Trong 15 năm vừa qua, con số dân chúng dưới 14 tuổi tại 27 nước thành viên của Cộng đồng Âu Châu giảm xuống như sau: 89 triệu vào năm 1993, đến năm 2008 chỉ còn 78,4 triệu, tức giảm mất 10,6 triệu người. Và chính trong khoảng thời gian các năm này tại phần đất của 27 quốc gia thành viên Cộng Đồng Âu Châu đã có trên 20.000.000 trẻ vô sinh bị giết chết trong lòng mẹ. Nguyên năm 2008, trong số 6.500.000 người phụ nữ mang thai thì đã có tới 1.200.000 thai nhi, tức 18,3%, bị giết chết.

Ông Carlo Casini, chủ tịch „Phong trào đòi quyền sống“ tại Ý cho rằng đây hẳn là một „cơn khủng hoảng trầm trọng về các giá trị luân lý của lục địa Âu Châu“. Và ông còn tiếp: „Nếu chúng ta không thay đổi được não trạng con người, thì chúng ta sẽ không thể vượt lên trên được thảm trạng Âu Châu này“.

Còn bà Claudia Kaminski, chủ tịch phong trào „Hành động cho quyền sống của tất cả mọi người“ tại Đức, đã bày tỏ là bà „bị sốc mạnh“ trước các kết quả do tập tài liệu IPF trên đưa ra. Theo bà Kaminski, chính phủ CHLB Đức có trách nhiệm phải đưa vấn đề phá thai vào trong nghị trình các cuộc gặp gỡ cấp nhà nước và các cuộc hội đàm giữa các vị lãnh đạo các chính phủ. Bà Kaminski khẳng định: „Thật là một điều không thể chấp nhận được, đó là một đàng các nước thành viên của EU phàn nàn kêu ca về sự sút giảm dân số trầm trọng trong Cộng đồng, còn một đàng khác họ lại bất động ngồi nhìn cảnh hàng loạt trẻ em bị giết chết một cách dã man trong cung lòng của mẹ chúng qua tệ nạn phá thai, xảy ra ngay trên phạm vi trách nhiệm của mình“.

Nhưng người ta tự hỏi: Tại sao những con người được sinh ra và lớn lên trên một lục địa vốn được khai sinh bởi Kitô giáo, vốn chịu ảnh hưởng sâu xa nền văn minh Kitô giáo, mà lại mau chóng biến thành những kẻ giết người và cho phép giết người một cách dã man như thế? Đâu là lương tri lành mạnh và nhân bản của con người văn minh?

Hiện tượng đen tối này tố cáo chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa vô luân lý, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tự do xác thịt, chủ nghĩa hưởng thụ quá trớn, v.v… đang thống trị và đang tìm cách dìm sâu cả lục địa Âu Châu vào hố diệt vong.

Vì thế, vào năm 1917, khi thế giới đang phải đứng trước hiểm họa cộng sản vô thần bùng nổ ở Nga Sô đe dọa trầm trọng sự sống còn của thế giới, thì Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thân hành hiện ra ở Fatima để mách bảo cho con cái loài người cách thức chống trả lại một cách có hiệu quả, đó là thực hành ba mệnh lệnh hết sức đơn giản của Mẹ:

• Ăn năn cải thiện cuộc sống,

• lần hạt Mân Côi mỗi ngày,

• tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.

Vậy ngày nay cả nhân loại nói chung và lục địa Âu Châu nói riêng lại đang phải đối mặt với những đe dọa còn nguy hiểm hơn bội phần, mà dấu hiệu khởi đầu là tội ác giết hàng triệu thai nhi một cách vô cùng man rợ với sự bao che của luật pháp, thì nhân loại càng cần phải thực hành các mệnh lệnh trên của Mẹ Maria một cách khẩn thiết hơn bao giờ hết, nếu họ muốn được sống và muốn được cứu rỗi.

Lm Nguyễn Hữu Thy
 
Đức Thánh Cha Benedicto sẽ tặng thánh tượng Đức Bà Cát Minh cho nước Chí Lợi
Dominic David Tran
18:00 22/03/2010
Đức Thánh Cha Benedicto sẽ tặng thánh tượng Đức Bà Cát Minh cho nước Chí Lợi

SANTIAGO, Chí Lợi, (CNA) Ngày 22/03/2010 Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu CNA cho biết Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 sẽ trao tặng một Thánh tượng Đức Mẹ Nuí Cát- Minh mới cho đất nước Chí Lợi, Nam Mỹ trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư tuần này 24 tháng Ba năm 2010. Thánh tượng Đức Mẹ núi Cát-Minh (Our Lady of Mt. Carmel) sẽ được thánh du khắp đất nước Chí-Lợi để đem lại sự an uỉ cho các nạn nhân chịu nhiều thiệt hại trong trận động đất xảy trong ngày 27 tháng Hai vừa qua.

Theo thông cáo báo chí cho biết Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz, Tổng Giám Mục TGP thủ đô Santiago, Đức cha Alejandro Goic Karmelic Giám Mục Giáo phận Rancagua, và Đức Cha Santiago Silva Retamales Giám mục Phụ tá Giáo phận Valparaiso sẽ cùng tham dự buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tuần này.

Đức Giáo Hoàng sẽ làm phép thánh tượng Đức Mẹ Nuí Cát-Minh và gởi đến như quà tặng

của Tòa Thánh Vatican đến Giáo hội Công giáo và nhân dân nước Chí-Lợi nhân dịp Quốc khánh Kỷ niệm 200 Năm thành lập quốc gia Chí-Lợi (1810-2010).

Thánh tượng Đức Mẹ Nuí Cát-Minh sau đó sẽ được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican chính thức trao cho Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Chí-Lợi khi ngài cùng đồng tế với toàn thể Hội Đồng Giám Mục Chí-Lợi trong một Đại Lễ sẽ được tổ chức vào tuần đầu tháng Tư năm 2010.
 
Thư của Đức GH Bênêđíctô XVI gửi Người Công Giáo Ái Nhĩ Lan (2)
Vũ Văn An
22:36 22/03/2010
9. Với trẻ em và giới trẻ Ái Nhĩ Lan

Cha muốn gửi tới các con lời khích lệ đặc biệt. Cảm nghiệm về Giáo Hội của các con rất khác với cảm nghiệm của cha mẹ và ông bà các con. Thế giới đã thay đổi nhiều kể từ ngày các ngài ở tuổi các con. Ấy thế nhưng mọi người, thuộc mọi thế hệ, đều được mời gọi đi cùng một đường đời, bất chấp hoàn cảnh của họ ra sao. Tất cả chúng ta đều bị tai tiếng xấu hổ vì tội lỗi và sa phạm của một số thành viên trong Giáo Hội, nhất là các thành viên đã được chọn cách đặc biệt để hướng dẫn và phục vụ giới trẻ. Nhưng chính trong Giáo Hội các con mới tìm thấy Chúa Giêsu Kitô, Đấng vẫn là một ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi (xem Dt 13:8). Người yêu thương các con và hiến mạng sống Người cho các con trên Thánh Giá. Các con hãy tìm kiếm mối liên hệ bản thân với Người trong tình hiệp thông của Giáo Hội Người, vì Người sẽ không bao giờ phản bội lòng tin tưởng của các con! Chỉ có Người mới có thể thỏa mãn các khát vọng sâu xa nhất của các con và đem lại cho đời các con ý nghĩa sâu sắc nhất bằng cách hướng dẫn nó vào đường phục vụ người khác. Các con hãy dõi mắt nhìn lên Chúa Giêsu và sự tốt lành của Người, và đặt ngọn lửa niềm tin trong trái tim các con. Cùng với các đồng bào Công Giáo Ái Nhĩ Lan của các con, cha trông mong các con trở thành các môn đệ trung thành của Chúa và đem niềm hứng khởi và lý tưởng của các con, những thứ đang rất cần, để tái thiết và canh tân Giáo Hội yêu quí của các con.

10. Với các linh mục và tu sĩ Ái Nhĩ Lan

Tất cả chúng ta đều đau đớn vì tội lỗi của anh em ta, những người đã phản bội niềm tin cậy thánh thiêng hay thất bại không xử lý một cách công chính và có trách nhiệm các cáo buộc về lạm dụng. Trước các bất bình và phẫn nộ do việc đó gây nên, không những nơi các tín hữu giáo dân mà cả nơi anh chị em và cộng đoàn tu trì của anh chị em, nhiều người trong anh chị em đích thân cảm thấy ngã lòng, có khi còn cảm thấy bị bỏ rơi nữa. Tôi cũng biết rằng dưới mắt một số người, anh chị em còn bị tai tiếng vì liên lụy, và bị cho là phải chịu một phần trách nhiệm vì những sai phạm của người khác. Vào lúc đau buồn này, tôi muốn nhìn nhận sự tận tụy trong cuộc sống linh mục, tu trì và tông đồ của anh chị em, và mời gọi anh chị em hãy tái khẳng định đức tin của anh chị em vào Chúa Kitô, đức ái của anh chị em vào Giáo Hội và đức cậy của anh chị em vào lời hứa cứu độ, sự tha thứ và ơn canh tân nội tâm của Phúc Âm. Bằng cách đó, anh chị em sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy: đâu có tội đấy có nhiều ơn thánh hơn nữa (xem Rm 5:20).

Tôi biết: nhiều người trong anh chị em đang ngã lòng, ngỡ ngàng và tức giận bởi cung cách một số các vị bề trên của anh chị em xử lý các vấn đề này. Thế nhưng, điều chủ yếu là anh chị em hãy hợp tác chặt chẽ với các vị có thẩm quyền và hỗ trợ để bảo đảm rằng các biện pháp đưa ra nhằm đáp ứng cuộc khủng hoảng này phải thực sự có tinh thần Phúc Âm, công chính và hữu hiệu. Trên hết, tôi khẩn khoản xin anh chị em trở nên những con người của cầu nguyện một cách rõ nét hơn nữa, can đảm bước theo con đường hồi tâm, thanh tẩy và hoà giải. Bằng cách đó, Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan sẽ rút tỉa được sự sống và sức sống mới từ chứng tá của anh chị em đối với sức mạnh cứu rỗi của Chúa Kitô, một sức mạnh đã trở thành hữu hình nơi cuộc sống của anh chị em.

11. Với các anh em giám mục của tôi

Không thể chối cãi được việc một số trong anh em và các vị tiền nhiệm của anh em đã thất bại, đôi lúc hết sức nặng nề, không áp dụng các quy định lâu đời của giáo luật đối với tội ác lạm dụng trẻ em. Nhiều lầm lỗi nặng nề đã mắc phải trong việc đáp ứng các lời cáo buộc. Tôi nhìn nhận việc không dễ gì nắm được phạm vi và sự phức tạp của vấn đề, có được tín liệu đáng tin cậy và đưa ra các quyết định chính xác dưới ánh sáng các lời khuyên mâu thuẫn nhau của các chuyên viên. Tuy thế, cũng phải nhìn nhận rằng các sai lầm nhiêm trọng về phán đoán đã được đưa ra, nhiều trường hợp thiếu cả sự lãnh đạo nữa. Tất cả những điều ấy đã phá hoại nghiêm trọng uy tín và sự hữu hiệu của anh em. Tôi đánh giá cao các cố gắng mà anh em đã đưa ra để sửa sai các lỗi lầm của quá khứ và đảm bảo rằng chúng sẽ không tái xuất hiện nữa. Bên cạnh việc hoàn toàn thi hành các qui định của bộ giáo luật để giải quyết các trường hợp lạm dụng trẻ em, anh em hãy tiếp tục hợp tác với các nhà cầm quyền dân sự trong phạm vi thẩm quyền của họ. Rõ ràng, các bề trên dòng cũng phải làm như thế. Các ngài cũng phải tham gia các cuộc thảo luận mới đây tại Rôma nhằm thiết lập ra một phương thức rõ ràng và nhất quán đối với các vấn đề này. Điều bắt buộc là các qui định về an toàn cho trẻ em của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan phải được liên tục xem sét lại và cập nhật hóa cũng như được áp dụng một cách đầy đủ và vô tư, phù hợp với giáo luật.

Chỉ có hành động cương quyết được thi hành một cách hoàn toàn trung thực và trong sáng mới tái lập được lòng kính trọng và thiện chí của nhân dân Ái Nhĩ Lan đối với Giáo Hội mà chúng ta đã hiến trọn cả đời phục vụ. Điều này, trước hết và trên hết, phải phát sinh từ việc tự xét mình, tự thanh tẩy nội tâm và canh tân tâm linh. Nhân dân Ái Nhĩ Lan có quyền chờ đợi anh em trở nên những con người của Thiên Chúa, những con người thánh thiện, biết sống đơn giản, biết theo đuổi cuộc hồi tâm hàng ngày của bản thân. Vì họ, như lời của Thánh Augustinô, anh em là giám mục; thế nhưng, cùng với họ anh em được mời gọi trở thành môn đệ của Chúa Kitô (xem Bài Giảng 340,1). Bởi thế, tôi khuyên anh em hãy canh tân ý thức trách nhiệm trước Thiên Chúa, lớn mạnh trong tình liên đới với nhân dân của mình và sâu sắc hóa quan tâm mục vụ của anh em đối với mọi thành viên trong đoàn chiên của anh em. Cách riêng, tôi yêu cầu anh em chú ý tới cuộc sống thiêng liêng và luân lý của từng người trong các linh mục của anh em. Hãy lấy đời sống anh em mà nêu gương sáng cho họ, gần gũi họ, lằng nghe các quan tâm của họ, khích lệ họ trong lúc khó khăn và khêu tỏ ngọn lửa tình yêu của họ với Chúa Kitô và cam kết phục vụ anh chị em của họ.

Cả các tín hữu giáo dân nữa cũng nên được khuyến khích dự phần thích đáng vào cuộc sống của Giáo Hội. Hãy lo liệu để họ được đào luyện cách nào đó giúp họ có thể trình bày Phúc Âm cách mạch lạc và đầy thuyết phục giữa lòng xã hội ngày nay (xem 1Pr 3:15) và hợp tác trọn vẹn hơn nữa vào sinh hoạt và sứ mệnh của Giáo Hội. Điều này ngược lại sẽ giúp anh em một lần nữa trở nên những nhà lãnh đạo đáng tin cậy và những nhân chứng cho chân lý cứu rỗi của Chúa Kitô.

12. Với mọi tín hữu Ái Nhĩ Lan

Cảm nghiệm của người trẻ về Giáo Hội luôn phải đem lại hoa trái trong một cuộc gặp gỡ bản thân và hiến sinh với Chúa Giêsu Kitô trong một cộng đồng yêu thương và nuôi dưỡng. Trong môi trường ấy, nên khích lệ người trẻ lớn mạnh tới tầm cỡ trọn vẹn cả về mặt nhân bản lẫn mặt thiêng liêng, phải vươn tới những lý tưởng cao cả của thánh thiện, của bác ái và chân lý, và rút được cảm hứng từ truyền thống tôn giáo và văn hóa vĩ đại hết sức phong phú. Trong xã hội càng ngày càng tục hóa của ta, nơi đến cả các Kitô hữu chúng ta đôi khi cũng thấy khó mà nói tới chiều kích siêu việt trong cuộc hiện sinh của mình, ta cần phải tìm ra những cách thế mới mẻ để chuyển giao cho giới trẻ vẻ đẹp và sự phong phú của tình bạn với Chúa Giêsu Kitô trong hiệp thông của Giáo Hội Người. Để đối đầu với cuộc khủng hoảng hiện nay, các biện pháp xử lý một cách công chính các tội phạm cá thể là điều thiết yếu, tuy nhiên tự chúng, các biện pháp này không đủ: cần có một cái nhìn mới để gây hứng cho các thế hệ hiện nay và mai sau biết trân quí ơn phúc đức tin chung. Nhờ bước theo con đường đã được Phúc Âm vạch ra, nhờ tuân giữ các giới răn và nhờ mỗi ngày một mô phỏng cách gần gũi hơn diện mạo Chúa Chúa Giêsu Kitô, anh chị em chắc chắn sẽ cảm nghiệm được sự canh tân sâu sắc hiện đang rất cần trong lúc này. Tôi mời gọi anh chị em hãy vững tiến trên con đường ấy.

13. Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, chính vì quan tâm sâu sắc tới tất cả anh chị em trong thời điểm đau đớn này trong đó sự mỏng dòn của phận người đã được biểu hiện một cách sắc nét đến thế, tôi muốn tỏ bày những lời này để khích lệ và hỗ trợ. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ tiếp nhận chúng như dấu chỉ sự gần gũi thiêng liêng của tôi và lòng tin tưởng của tôi đối với khả năng của anh chị em có thể giải đáp các thách đố của lúc này bằng cách rút tỉa hứng khởi và sức mạnh canh tân từ các truyền thống cao thượng của Ái Nhĩ Lan vốn trung thành với Phúc Âm, bền vững trong đức tin và kiên định trong việc theo đuổi sự thánh thiện. Trong tình liên đới với tất cả anh chị em, tôi khẩn thiết cầu xin để nhờ ơn Chúa, các thương tích gây ra cho rất nhiều cá nhân và gia đình được chữa lành và cho Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan cảm nhận được một mùa tái sinh và canh tân thiêng liêng.

14. Giờ đây, tôi muốn đề nghị với anh chị em một số sáng kiến cụ thể để giải quyết tình thế.

Lúc kết thúc cuộc gặp mặt với các giám mục Ái Nhĩ Lan, tôi xin các ngài lấy Mùa Chay năm nay làm mùa cầu nguyện xin Chúa đổ xuống trên Giáo Hội tại quê hương anh chị em lòng thương xót của Người và các ơn thánh thiện và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Giờ đây, tôi mời gọi tất cả anh chị em dành các việc đền tội Thứ Sáu hàng tuần, trong khoảng một năm, bắt đầu từ nay cho tới Lễ Phục Sinh năm 2011, cho ý hướng này. Tôi xin anh chị em dâng việc ăn chay, cầu nguyện, đọc Sách Thánh và các việc từ thiện của anh chị em để được ơn chữa lành và canh tân cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Tôi khuyến khích anh chị em khám phá như mới bí tích Hoà Giải và năng tiếp nhận hơn nữa sức mạnh biến đổi do ơn thánh nó đem lại.

Nên chú ý cách riêng tới việc thờ lạy Thánh Thể, và trong mọi giáo phận, nên có những nhà thờ hay nhà nguyện đặc biệt dành cho mục đích này. Tôi yêu cầu các giáo xứ, các chủng viện, các tu viện và đan viện tổ chức các giờ thờ lạy Thánh Thể, để mọi người có cơ hội tham dự. Nhờ việc sốt sắng cầu nguyện trước sự hiện diện thực sự của Chúa, anh chị em có thể đền tạ các tội lạm dụng từng gây hại biết bao, đồng thời nài xin ơn sức mạnh đổi mới và một ý thức truyền giáo sâu sắc hơn cho mọi giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Tôi tin tưởng rằng chương trình này sẽ dẫn tới việc tái sinh của Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan trong sự viên mãn của chân lý Thiên Chúa, vì chính chân lý sẽ giải phóng chúng ta (xem Ga 8:32).

Đàng khác, sau khi đã tham khảo và cầu nguyện về vấn đề này, tôi có ý định sẽ tông du một số giáo phận tại Ái Nhĩ Lan, cũng như môt số chủng viện và dòng tu. Các sắp xếp cho chuyến tông du, một chuyến tông du có mục đích trợ giúp Giáo Hội địa phương trên đường canh tân, sẽ được thực hiện với sự hợp tác với các cơ quan của Giáo triều Rôma và Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan. Các chi tiết sẽ được thông báo kịp thời.

Tôi cũng đề nghị để một kỳ Đại Phúc toàn quốc được tổ chức cho mọi giám mục, linh mục và tu sĩ. Tôi hy vọng rằng nhờ tận dụng sự chuyên môn của các nhà giảng thuyết và cấm phòng có kinh nghiệm của Ái Nhĩ Lan cũng như của nhiều nơi khác, và nhờ khám phá như mới các tài liệu của công đồng, các nghi thức phụng vụ của lễ truyền chức và khấn dòng, và giáo huấn mới đây của giáo hoàng, anh chị em sẽ đánh giá sâu sắc hơn ơn gọi tương ứng của mình, cũng như tái khám phá các nguồn cội đức tin của anh chị em trong Chúa Giêsu Kitô và uống no thoả từ giếng nước hằng sống mà Người đã hiến tặng anh chị em qua Giáo Hội.

Trong năm linh mục này, tôi xin giới thiệu với anh chị em diện mạo Thánh Gioan Maria Vianney, người từng hiểu sâu sắc mầu nhiệm của chức linh mục. Ngài viết: “Linh mục giữ chìa khóa kho tàng trên trời: chính linh mục mở cửa: ngài là quản lý của Chúa nhân lành; người quản trị mọi của cải của Người”. Cha xứ Ars hiểu rõ một cộng đoàn sẽ hạnh phúc lớn lao biết bao khi được một linh mục tốt lành và thánh thiện phục vụ: “một mục tử nhân lành, một mục tử như lòng Chúa muốn, là kho tàng vĩ đại nhất mà Chúa nhân lành đã ban cho một giáo xứ, và là một trong những ơn phúc quí giá nhất của lòng Thương Xót Chúa”.

Nhờ sự cầu bầu của Thánh Gioan Maria Vianney, ước chi chức linh mục ở Ái Nhĩ Lan được lên sinh lực trở lại, và ước chi toàn thể Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan ngày một biết đánh giá ơn phúc lớn lao là thừa tác vụ linh mục.

Nhân dịp này, tôi xin cám ơn trước tất cả những ai sẽ tham gia vào việc tổ chức chuyến tông du và Tuần Đại Phúc, cũng như nhiều người khắp Ái Nhĩ Lan đang làm việc cho sự an toàn của trẻ em trong các môi trường của Giáo Hội. Từ ngày người ta bắt đầu hiểu đầy đủ tính trầm trọng và phạm vi của vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong các cơ quan Công Giáo, Giáo Hội đã làm rất nhiều công việc tại nhiều vùng khắp thế giới để giải quyết và sửa chữa nó. Dù không được bỏ qua bất cứ cố gắng nào nhằm cải thiện và cập nhật hóa các thủ tục hiện nay, tôi cũng được khích lệ nhờ sự kiện này: các thực hành hiện nay nhằm bảo vệ an toàn do các Giáo Hội địa phương đưa ra đang được nhiều nơi trên thế giới coi là mẫu mực để các định chế khác noi theo.

Tôi muốn kết thúc Thư này bằng một lời cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, lời cầu mà tôi gửi tới anh chị em với tình quan tâm của một người cha đối với con cái mình và với tình âu yếm của một người đồng Kitô hữu, từng xấu hổ và đau lòng bởi những gì đang xẩy ra trong Giáo Hội yêu quí của chúng ta. Khi sử dụng lời cầu nguyện này trong gia đình, giáo xứ và cộng đoàn của anh chị em, cầu xin Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria che chở và hướng dẫn mỗi người trong anh chị em được hợp nhất gần gũi hơn với Con của ngài, Đấng chịu đóng đinh và đã chỗi dậy. Với tình âu yếm lớn lao và lòng tin không xoay chuyển vào các lời hứa của Chúa, tôi thân ái ban cho tất cả anh chị em phúc lành toà thánh của tôi như một đoan hứa ban sức mạnh và bình an trong Chúa.

Từ điện Vatican, ngày 19 tháng 3 năm 2010, Lễ Thánh Giuse.

Benedictus XVI, Giáo Hoàng

Lời cầu nguyện cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan

Lạy Thiên Chúa của cha ông chúng con,

Xin đổi mới chúng con trong sự thật vốn là sự sống và là sự cứu độ của chúng con,

Trong hy vọng vốn hứa ban tha thứ và canh tân nội tâm,

Trong đức ái vốn thanh tẩy và mở cửa lòng chúng con

Để yêu Chúa và yêu từng anh chị em của chúng con trong Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Xin cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan đổi mới sự dấn thân lâu đời của họ

vào việc giáo dục giới trẻ trong đường sự thật và sự thiện, sự thánh thiện và quảng đại phục vụ xã hội.

Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi, bào chữa và hướng dẫn,

xin Chúa linh hứng cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan một mùa xuân mới của thánh thiện và nhiệt thành tông đồ.

Xin cho buồn sầu và nước mắt của chúng con,

Các cố gắng thành thực của chúng con nhằm sửa lại các sai lầm trong quá khứ,

Và mục đích cương quyết tu chỉnh của chúng con

Mang lại một mùa gặt ơn thánh dồi dào

để chúng con thâm hậu hóa đức tin

trong các gia đình, giáo xứ, trường học và cộng đồng,

để xã hội Ái Nhĩ Lan tiến bộ về thiêng liêng

lớn mạnh về bác ái, công lý, hân hoan và hoà bình

trong toàn thể gia đình nhân loại.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi,

Tin tưởng vào sự che chở âu yếm của Đức Maria,

Nữ Vương Ái Nhĩ Lan và là Mẹ chúng con,

của Thánh Patrick, Thánh Brigid và toàn thể các thánh,

Chúng con xin trao phó chúng con, con cháu chúng con

và mọi nhu cầu của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan

cho Chúa

Amen.
 
Ngày Hôm Sau của Cải Tổ Y Tế.
Trần Mạnh Trác
23:25 22/03/2010
Ngay khi số phiếu 216 được rao lên trong đêm Chúa Nhật, đó là số tối thiểu cần thiết để thông qua đạo luật “Bảo vệ Bệnh nhân và Cung cấp dịch vụ Y tế với giá phải chăng“ ("Đạo luật "), thì những nhân viên tòa Bạch Cung đã hò reo và vỗ vai nhau uống mừng chiến thắng. Nhưng có lẽ đó chỉ là một trong những cuộc ăn mừng ít ỏi diễn ra kể cả cuộc lễ màu mè để phê chuẩn Đạo Luật sẽ diễn ra vào thứ Ba. Tỷ số sít sao 219/212 để thông qua Đạo Luật cho thấy đây là một đạo luật gây chia rẽ nhất trong lịch sử. Không hề có một phiếu của Công Hòa và ngay cả trong nội bộ Dân Chủ, nếu nhóm DB Stupak đã không nhập hội thì đạo luật đã bị đánh bại thảm thương.

Nhóm Stupak, một nhóm DB Công Giáo phò sự sống đã có công đưa ngôn ngữ chống phá thai vào dự luật của Hạ Viện trong tháng 11 vừa qua, nhưng khi đưa lên Thượng Viện thì tòan thể dự luật Hạ Viện đã bị lọai và Thượng Viện đưa ra một dự luật mới trong đó những ngôn ngữ chống phá thai hòan tòan bị gạt ra ngòai.

Dự luật của Thượng Viện bị nhiều chỉ trích, nào là có nhiều khỏan tài trợ cho phá thai, thuế mới không đánh vào giới nhà giầu mà lại nhắm vào quyền lợi của các nghiệp đòan (Cadillac plan), quyền lợi Medicare sẽ bị giảm và thuế đánh trên Medicare lại gia tăng.

Trước một đạo luật nhiều khuyết điểm như thế thì không thể trách đảng Cộng Hòa thừa cơ dồn đảng Dân Chủ vào ngõ bí. Chiến lược của họ là ép cho Dân Chủ vào một tình huống tiến thóai lưỡng nan, ủng hộ đạo luật thất nhân tâm thì sẽ bị cử tri chống trong kỳ bầu cử sắp tới, mà thất bại sau một cuộc bàn cãi kéo dài gần một năm trời thì sẽ bị tê liệt không thể thông qua bất kỳ một đạo luật nào khác.

Vì thế cố gắng của Obama tìm một đồng thuận lưỡng đảng đã thất bại, và trong tình thế đảng Dân Chủ đã mất đa số tuyệt đối để chống filibuster (60 phiếu), thì phương cách để thông qua một đạo luật còn dang dở là dùng tiến trình hòa giải ngân sách (reconciliation), nghĩa là Hạ Viện phải thông qua nguyên văn dự luật nhiều khuyết điểm của Thượng Viện, sau khi luật đó được ban hành thì Hạ Viện và Thượng Viện sẽ thông qua những sửa đổi về ngân sách, những hòa giải ngân sách này thì chỉ cần đa số tương đối là 216 phiếu ở Hạ Viện và 51 phiếu trên Thượng Viện là đủ.

Bài tóan là làm sao tìm ra số sửa đổi tối đa, nghĩa là bỏ hay thêm nhiều điều khỏan mà vẫn duy trì đủ túc số 51 trên Thượng Viện và 216 dưới Hạ Viện. Nhưng cho tới những ngày cuối cùng túc số này vẫn chưa đạt được. Giải pháp là thuyết phục nhóm Stupak bằng nhiều cách, thứ nhất là dùng sức ép chính trị và tuyên truyền, và đã tìm thêm được vài phiếu, và thứ hai là đưa vào đạo luật ngôn ngữ chống phá thai. Nhưng việc đưa ngôn ngữ chống phá thai là không khả thi vì đó không thuộc phạm vi ngân sách. Và nếu đề nghị một tu chánh án thì may lắm chỉ kiếm được có 55 phiếu ở Thượng Viện mà thôi.

Trong những giờ cuối của cuộc tranh luận quốc gia về Cải Tổ Y Tế, Obama đã nhượng bộ nhóm Stupak bằng cách đồng ý ký một sắc lệnh ngăn cấm dùng tiền Liên Bang cho chi phí phá thai và duy trì những điều khỏan bảo vệ quyền lương tâm.

Với sự nhượng bộ vào phút chót này, Đạo luật đã được thông qua.

Nhưng hầu như không có ai nhẩy mừng.

Những nhóm đầu tiên đáng lẽ phải vui mừng là nhửng nhóm phò phá thai ồn ào như NOW (National Organization for Women), NARAL Pro-Choice America và Catholic for Choice, nhưng họ đều ra thông cáo phản đối mạnh mẽ Sắc Lệnh của Obama, với những lời lẽ nặng nề như “Obama đã làm mất lòng tin của giới phụ nữ” (Obama Breaks Faith with Women) hoặc “nguyên tắc cấp tiến đang phải trực diện xung đột với các nhượng bộ” (progressive principles are in direct conflict with many of the compromises) hoặc các dân biểu “đã quay lưng lại giới phụ nữ nghèo” ("turned their backs on poor women.")

Còn trên chiến tuyến phò sự sống, ngay lập tức hội The Susan B. Anthony List đã tuyên bố hủy bỏ huy chương "Defender of Life" (“Người bảo vệ sự sống”) dự định trao cho DB Stupak. Ủy ban National Right to Life Committee gạt bỏ tầm quan trọng của lời hứa của Obama như là một cách để tìm tác dụng chính trị mà thôi. Và tuy các Giám Mục Công Giáo chưa tuyên bố gì, nhưng Richard Doerflinger phó chủ tịch ủy ban phò sự sống cho biết “Chúng tôi kết luận là một Sắc Lệnh hành pháp thì không đủ để gác lên trên hoặc sửa đổi những vấn đề của một đạo luật, cho nên điều chúng ta cần là thay đổi luật”.(”our conclusion has been that an executive order cannot override or change the central problems in the statute. Those need a legislative fix,")

Một sắc lệnh của hành pháp có hiệu lực gì không? Dĩ nhiên là có, đó là ý kiến của Timothy Stoltzfus Jost, giáo sư luật của Washington and Lee University School of Law. “Một lệnh của hành pháp thì có hiệu lực của một luật” và sẽ không thể bị kiện chừng nào mà “vị tổng thống hành sử đúng quyền hạn là người đứng đầu các cơ quan hành pháp và không đi ngược với thể lệ hiện hành”.

Nhưng một vị tổng thống có thể đổi ý và thay đổi sắc lệnh tùy tiện. Dựa vào những lời hứa cuội trong quá khứ, không ai có thể tin rằng Obama sẽ trung thành với Stupak một cách lâu dài.

Cho nên về lâu về dài, cuộc chiến giữa sự sống và phá thai sẽ còn nhiều gay cấn.
 
Top Stories
Chine: Les pressions s’accumulent en vue d’une révision de la politique de l’enfant unique
Eglises d'Asie
16:18 22/03/2010
Eglises d’Asie, 22 mars 2010 – A l’été 2007, réagissant à des informations récurrentes selon lesquelles la politique de l’enfant unique, mise en place en 1979, allait être remise en cause, un porte-parole de la Commission nationale pour la population et le planning familial démentait officiellement qu’une réforme soit à l’étude en ce domaine et affirmait « ne pas voir de changement majeur intervenir avant 2010 » (1). Un peu moins de trois ans plus tard, tandis que l’année 2010 correspond à la mise en place d’un nouveau plan quinquennal, les pressions appelant à une révision de cette politique démographique s’accumulent.

A l’Assemblée nationale populaire, dont la session annuelle plénière a commencé le 5 mars dernier, un groupe de représentants a ouvertement remis en question la politique de l’enfant unique, appelant à une réforme déjà demandée depuis plusieurs années dans de nombreux cercles académiques. Signe du caractère désormais non tabou de cette remise en question, le Quotidien du peuple, le journal du Parti, s’en est fait l’écho: « Un groupe de législateurs fait pression pour assouplir la politique de planification familiale en Chine, faisant valoir qu’elle n’est plus adaptée à l’époque et cause des problèmes économiques et sociaux. »

Lors de la mise en place de la politique de l’enfant unique, à l’époque de Deng Xiaoping, la mesure avait été présentée comme ponctuelle et devant être appliquée durant une génération, le temps pour le pays de se remettre debout économiquement sans avoir à supporter le poids d’une démographie jugée pénalisante. Au fil des années, cette politique avait toutefois acquis un statut supérieur: intégrée au consensus politique cimentant les dirigeants de la Chine post-Mao, elle était devenue intouchable, ou, plus exactement, au regard des souffrances humaines et sociales induites par sa mise en place et son maintien, son éventuel abandon était devenu synonyme d’un risque politique tel qu’aucun des principaux du pays n’a souhaité le prendre.

Aujourd’hui, plus d’une génération a passé depuis 1979 et le Parti et le gouvernement laissent plus aisément transparaître les tensions qui les traversent à propos d’une éventuelle réforme de la politique de l’enfant unique. Le Nanfang Zhoumo, hebdomadaire cantonais du week-end connu pour la vivacité de sa ligne éditoriale, a ainsi récemment fait état de l’expérimentation menée, dans la plus grande discrétion, dans le district de Yicheng. Situé au cœur d’une région minière et rurale du Shanxi, ce district échappe à la politique de l’enfant unique dans la mesure où, depuis un quart de siècle, la politique de réduction de la natalité n’y est pas conduite par la contrainte mais par un système de normes laissant plus de liberté aux parents. Ainsi, l’âge légal au mariage y est de trois années plus élevé qu’ailleurs. Les couples ont droit d’emblée à deux enfants, pourvu qu’un écart de six ans soit respecté entre les deux naissances. Au-delà, la stérilisation est « encouragée ». Depuis vingt-cinq ans que dure l’expérience, ses résultats sont présentés comme encourageants: la population du district a crû de 20,7 % contre 25 % au niveau national, et le ratio des sexes à la naissance y est conforme à la normale (106 garçons pour 100 filles à la naissance, là où la préférence culturelle et sociale pour les mâles a mené ce ratio au plan national à 119 garçons pour 100 filles).

Bizarrement, le Nanfang Zhoumo relate l’expérience menée à Yicheng comme un scoop, alors même que l’exception Yicheng était connue de longue date des démographes et avait fait l’objet de présentations dans la presse, y compris étrangère (2). Quoi qu’il en soit, il semble qu’à travers la relation des prises de position de parlementaires à l’Assemblée nationale populaire et par l’entremise d’articles de presse, certains, en Chine, mettent en avant la nécessité pour le pays de réviser sa politique démographique. Jusqu’ici menée au nom d’un impératif purement quantitatif, la diminution à marche forcée de la natalité ne cache désormais plus les conséquences sociologiques et économiques qu’elle a provoquées. Pour autant que les données statistiques officielles soient fiables, les chiffres laissent entrevoir un vieillissement rapide de la population dans un pays où le système des retraites est loin d’être généralisé. En 2008, les plus de 60 ans représentaient 8 % de la population; ils seront 25 % en 2050. Par ailleurs, conséquence de la masculinisation de la société, d’ici à quelques années, ce sont environ 40 millions d’hommes qui ne trouveront pas d’épouse.

Selon des commentateurs chinois, un des obstacles les plus importants à une vraie réforme de la politique de l’enfant unique réside dans l’administration même qui est responsable de son application. La Commission nationale pour la population et le planning familial représente en effet des dizaines de milliers de fonctionnaires pour qui la réduction du taux de fécondité à 1,8 enfant par femme demeure un objectif inchangé, quand bien même certains démographes en Chine affirment que le taux réel est déjà inférieur à 1,8. Dans un pays qui globalement s’enrichit mais dont chaque entité administrative locale est devenue financièrement autonome et doit générer des rentrées fiscales, les amendes pour naissance hors quota représentent une source non négligeable de revenus.

Enfin, les études les plus récentes montrent que, dans les principaux centres urbains mais aussi de plus en plus souvent dans les campagnes, les jeunes parents ne sont pas disposés à avoir de nombreux enfants. Lorsqu’ils sont interrogés, ils font état de leur désir pour un ou deux enfants, voire pour aucun enfant, et mettent en avant la nécessité de payer des études, coûteuses, à leur progéniture et le désir d’améliorer leur propre niveau de consommation.

(1) Voir EDA 468

(2) Voir, par exemple, Christian Science Monitor, 27 février 2007.

(Source: Eglises d'Asie, 22 mars 2010)
 
VIETNAM: De nouveaux détails sur le projet de construction du nouveau centre de pèlerinage de Notre-Dame de La Vang
Eglises d'Asie
16:19 22/03/2010
Eglises d’Asie, 22 mars 2010 – Quelques questions restaient encore en suspens, à propos de la construction d’une nouvelle basilique et du réaménagement global du centre national de pèlerinage marial de La Vang. Elles concernaient le partage des responsabilités dans la réalisation du projet et les mécanismes mis en place à l’intérieur du concours pour assurer le meilleur choix possible. Après la dernière réunion d’information, qui a rassemblé un certain nombre de collaborateurs éventuels (1), un texte mis en ligne sur le site du sanctuaire de Notre-Dame de La Vang a apporté des réponses (2). On y trouve en effet d’importantes précisions sur le sujet.

L’article souligne qu’il s’agit là d’un projet de la Conférence épiscopale du Vietnam, dont l’archevêque de Huê, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, est le représentant officiel. Ce sont, en effet, les évêques, lors de leur récente assemblée à Vung Tao, qui ont approuvé le projet global présenté par l’archevêque de Huê. C’est également la Conférence des évêques qui constituera le jury chargé d’établir le choix définitif après un premier tri effectué par un jury technique. A ce projet, collabore également très étroitement la commission épiscopale pour l’art sacré, présidée par Mgr Pierre Tran Dinh Tu, évêque de Phu Cuong.

De nombreuses précisions ont été apportées concernant les prochaines étapes à franchir avant le début des travaux, qui aura lieu au mois de janvier 2011. La date limite pour l’envoi des projets a été fixée au 30 juillet 2010. Pour le moment, quinze entreprises ont déjà fait part de leur intention de concourir. Deux d’entre elles ont leur siège à l’étranger, l’une est allemande et l’autre américaine. Les projets seront exposés au sanctuaire de La Vang, du 12 au 15 août 2010, pendant le grand rassemblement annuel de l’Assomption. Un jury technique sera invité à venir siéger sur place du 16 au 30 août pour y juger de la valeur des plans et des projets présentés. A l’issue de ce concours, un premier, second et troisième prix seront décernés ainsi que deux prix d’encouragement. Les cinq dossiers retenus par le premier jury seront ensuite exposés à Huê, Hanoi, Saigon, environ deux semaines dans chaque lieu. Ils seront ensuite présentés aux évêques au mois d’octobre 2010 à l’occasion de leur assemblée biannuelle. Un jury religieux sera alors constitué par les évêques. Il sera chargé de choisir le projet définitif à partir duquel sera édifié le centre de pèlerinage avec sa basilique.

Beaucoup d’autres démarches devront encore être accomplies, la signature des contrats avec les entreprises, les demandes d’autorisation de construire auprès des autorités locales, l’élaboration d’un projet détaillé, etc. Le 6 janvier 2011 aura lieu la clôture de l’Année sainte dans le sanctuaire de La Vang. Ce jour-là, la première pierre du centre de pèlerinage sera solennellement posée.

Après la confiscation de la vingtaine d’hectares constituant le domaine du sanctuaire de La Vang à l’issue du changement de régime de 1975, plusieurs années d’attente s’étaient écoulées et de nombreux contacts et réunions avaient eu lieu. Enfin, les autorités provinciales finirent par transmettre au comité de gestion du sanctuaire les 20 ha du domaine de La Vang. Le comité se chargea alors de négocier avec un certain nombre d’exploitants agricoles ayant occupé le terrain pour les indemniser et aider à leur réinstallation. Enfin, sous la présidence de l’archevêque de Huê, et en relation étroite avec la commission d’art sacré, fut élaboré le projet global présenté par la suite à la Conférence épiscopale, approuvé par elle et, ensuite, proposé comme sujet de concours aux entreprises et aux architectes.

(1) Voir EDA 525
(2) www.duanlavang.com

(Source: Eglises d'Asie, 22 mars 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay và Thánh Lễ tiếng Việt khai mạc Cộng Đoàn Thánh Giuse Scarborough
Dominic David Trần & Norm Chu Lan
08:43 22/03/2010
Tĩnh Tâm Mùa Chay và Thánh Lễ tiếng Việt khai mạc Cộng Đoàn Thánh Giuse Scarborough ngày 21/03/2010

SCARBOROUGH, Canada: Trong hai buổi chiều tối ngày 19 và 20/03 năm 2010 tại St. Rose of Lima Church, (tọa lạc tại số 3216 Lawrence Avenue East), Scarborough bà con giáo dân Công giáo Việt Nam tại Scarborough và các vùng phụ cận đã sốt sắng tham dự tĩnh tâm Mùa Chay 2010 với hai diễn giả chính là Linh Mục Francis Vũ Thế Toàn SJ, Tu sĩ Dòng Tên từ California, Hoa Kỳ và bà Elizabeth Nguyễn Thu-Hồng, em ruột của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Xem hình cộng đoàn thánh Giuse tại Scarborough, Ontario, Canada

Linh mục Francis Vũ Thế Toàn đã tập trung vào đề tài Thiên Chúa quan phòng mọi sự cho thế gian và cuộc đời phàm nhân chúng ta qua trình thuật Cựu Ước về cuộc đời hai anh em Jacob và Esau, cho đến chuyện ông Giuse bị các anh bán làm nô lệ tại Ai cập. Cuộc đời của ông Giuse làm tể tướng của Vương quốc Ai cập ngày sau cũng như ông Giuse được trao quyền điều khiển và chuẩn bị chống đói cho nước Ai cập và cho cả gia tộc của Jacob. Điểm nhấn mạnh về những giấc mơ và thị kiến Thiên Chúa sáng soi và quan phòng cho dân Chúa cũng như một số các điều liên quan khác. Ông Giuse đã tuyên bố với các anh em rằng đừng buồn và hãy quên chuyện đã bán ông làm nô lệ cho người Ai cập mà hãy nhớ đến những thi kiến Thiên Chúa đã soi sáng cho ông và ông đã kể lại cho cha và các anh nghe trước đây. Hãy vui mừng vì Thiên Chúa thương xót và quan phòng cho ông đi trước để cứu giúp gia tộc nhà Jacob.

Đan xen với phần giảng phòng của LM Francis Vũ Thế Toàn SJ, là phần chia xẻ cảm nghiệm thực về cuộc đời phục vụ và tu đức của Đức cố Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình của Giáo Triều Roma, nguyên Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sài-Gòn. Bên cạnh những kỷ niệm về cuộc đời phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội trong đó có mười ba năm "thực thi thánh ý Chúa, làm những việc Chúa chọn" tại quê huơng Việt Nam như Đức cố Hồng Y Francis Xavier đã ghi lại trong tác phẩm lừng danh trên thế giới "Đường Hy Vọng". Những kỷ vật đặc biệt đã theo ngài trong 13 năm bước trên con đường phục vụ cho "Vui Mừng và Hy Vọng" đã được trưng bày cho mọi người xem tận mắt (xem hình kèm theo). Những tâm tình đặc biệt về tu đức của Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie nối dài con đường Hy vọng mà Đức cố Hồng Y tiếp tục trên khắp thế giới đã được bà Elizabeth chia xẻ lại trên nhiều khía cạnh; là em gái Đức Hồng Y, là người tín hữu Công Giáo và là người Việt Nam. Có thể nói trên một cảm thức nào đó qua nét mặt, qua ánh mắt, qua tiếng nói dạt dào chân tình và lôi cuốn của bà Elizabeth làm cho người nghe được phần lớn được gặp lại những gì đã cảm nghiệm qua các các phẩm tu đức đã xuất bản cũng như trực tiếp gặp và nghe Đức cố Hồng Y thuyết giảng. Cũng trong buổi tĩnh tâm này "Kinh Xin Ơn" cầu cho Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận đã được trao cho mọi người tham dự và cùng xướng nguyện.

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng của người Việt tại Canada, chiều hôm nay Chúa Nhật thứ 5 mùa Chay năm 2010 vào lúc 3:45PM tại Giáo Xứ St. Rose of Lima Church, Scarborough Thánh Lễ tiếng Việt đã khai mạc Cộng Đoàn Thánh Giuse cho người tín hữu Công giáo Việt Nam-Canada tại Scarborough và các vùng phụ cận.

Cùng đồng tế với Linh mục Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở St. Rose of Lima Church là: -LM nghĩa phụ Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, Cộng Đoàn Đức Mẹ La-Vang, Ss. Salvador da Mundo-Mississauga; LM Giuse Trần Tập, Cha Sở St. Cecilia's Church Toronto kiêm Quản Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto; LM Giuse Lý Chí Hùng CSJB, The Chinese Martyrs Catholic Church- Markham; LM ĐaMinh Bùi Quyền, Guardian Angels Parish-Orillia; LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy, Our Lady of Peace-Etobicoke; LM Phao-lô Nguyễn Văn Duy, St. Ann's Parish-Ancaster; và LM Francis Vũ Thế Toàn SJ, Tu sĩ Dòng Tên đến từ California-Hoa-Kỳ.

Cùng hiệp ý thông công còn có các Nữ Tu sĩ: Sơ Têrêsa Ngô Thị Hoài-Bích SSPC, Bề Trên và các nữ tu và dự tu của Dòng Missionary Sisters of St. Peter Claver-Toronto; Sơ Rose Trần Thị Hải, Dòng Sisters of St. John the Baptist-Hamilton; Sơ Mary Trần Thị Hà và đông đảo các nữ tu và dự tu của Dòng Carmelite Sisters-Toronto.

Đồng tham dự thánh lễ còn có hơn 1300 tín hữu Công giáo Việt Nam và đại diện Hội Đồng Mục Vụ, Ban Ngành Đoàn thể từ các Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam tại Toronto, North York, Mississauga, Scarborough, Guelph-Kitchener-Waterloo, Hamilton, Windsor, London, Markham, Richmond Hill, Whitby, Oshawa, Ajax-Pickering và từ các vùng lân cận khác trên khắp vùng Đại Thủ phủ Toronto và Ontario.

Đặc biệt còn có bà Elizabeth Nguyễn Thu Hồng, em gái của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Bà là đồng diễn giả Tĩnh tâm Mùa Chay trong hai ngày qua tại Cộng Đoàn này. Ông Christian Chen, chồng của bà Elizabeth cùng tham dự thánh lễ này.

Sau bài hát nhập lễ, LM Giuse Phạm Hồng Chương, chủ tế đã giới thiệu qúy Linh mục đồng tế, qúy tu sĩ và toàn thể bà con giáo dân Công giáo Việt Nam đã tham dự thánh lễ trọng đại này. LM Giuse Phạm Hồng Chương cũng tuyên bố Thánh Lễ này cũng để trọng kính Thánh Cả Giuse, quan thày của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, của cả Giáo Hội Công Giáo Canada và Việt Nam. Thánh Cả Giuse được chọn là Đấng bảo trợ cho Cộng Đoàn Thánh Giuse tại St. Rose of Lima-Scarborough và các vùng phụ cận. Thánh lễ trọng thể này cũng để cầu nguyện cho tất cả tín hữu mang thánh hiệu Giuse (Joseph cho phái nam và Josephine cho phái nữ), trong đó có các LM đồng tế với Cha Sở Giuse Phạm Hồng Chương: LM Giuse Trần Tập, LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy, và LM Giuse Lý Chí Hùng (vị giáo sĩ phục vụ được ba ngôn ngữ Việt-Hoa-Anh).

Để chính thức khai mạc Thánh Lễ bằng tiếng Việt tại Scarborough và các vùng phụ cận, Linh mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá đã thay mặt Linh mục đoàn tuyên đọc Văn thư của Tòa Tổng Giám Mục Toronto bằng cả hai ngôn ngữ Anh-Việt. Văn thư gởi đến LM Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở Giáo Xứ Rose of Lima; và tuyên bố chính thức rằng nhằm đáp ứng và giúp đỡ nhu cầu ngày một tăng lên của cộng đoàn người Công giáo Việt Nam-Canada tại Scarborough và các vùng phụ cận; Hội Đồng Giáo Phận của Tổng Giáo Phận Toronto đồng ý và đồng thuận cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam tại Nhà thờ của Giáo Xứ St. Rose of Lima- Scarborough vào lúc 4:30PM chiều các Chúa Nhật hàng tuần kể từ ngày 21 tháng Ba năm 2010. Thay mặt cho Đấng Bản quyền Tổng Giáo phận Toronto, Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá kiêm Chưởng Ấn Tổng Giáo phận Toronto nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân trên cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Scarborough và vùng phụ cận và mọi người.

Sau phần phụng vụ các bài đọc trích sách Tiên tri Isaia Is 43,16-23 và Thư của thánh Phao-lô tông đồ gởi tín hữu Philipphê Pl 3, 8-14- LM Francis Vũ Thế Toàn SJ đã tuyên đọc Phúc Âm; Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Gioan Ga 8, 1-11.

Đại diện cho Linh mục đoàn, LM Francis Vũ Thế Toàn SJ đã nêu bật điểm chính yếu của các bài đọc và Phúc âm trong thánh lễ hôm nay. " Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa." " Anh em thân mến, tôi coi mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì người, tôi đành chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bón, để lợi được Đức Kitô, và được ở trong Người... Không phải là tôi đã đạt đến cùng đích, hoặc đã trở nên hoàn hảo, nhưng tôi đang đuổi theo để chiếm lấy, bởi vì chính tôi cũng đã được Đức Giêsu chiếm lấy. Anh em thân mến, chính tôi chưa tin rằng tôi đã chiếm được, nhưng tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước...."

Dựa trên các nền tảng ấy, LM Francis Vũ Thế Toàn đã chia xẻ về cung cách hành xử và thái độ của những người đã hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt qủa tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?" Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người.. .. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: "Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó.. ... Chúa Giêsu bảo: Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa."

Ít nhất qua ngã ba cuộc đời với những ngã rẽ tội dữ, tội đời chồng chất với những cố tật của phàm nhân; bệnh có thể chữa được chứ tật thì không thể, người ta có thể nhận thấy ba dạng người và thái độ hành xử: - Thứ nhất, những con người đã dứt khoát đã vứt đá và quay lưng đi trở về với chính họ. -Thứ hai, những người mở ngã, hoặc lừng khừng nửa chừng không ném ngay nhưng tùy thời đem viên đá đi ném vào nơi khác hay ném vào người khác. -Thứ ba, những người cầm cố qúa khứ- xét đoán kẻ khác, bênh đỡ mình dựa vào dĩ vãng, hận thù, họ không ném viên đá đi nhưng bỏ vào tuí mang theo làm hành trang để ném kẻ khác.

Trong tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta sống cho Thiên Chúa và như thánh Phao Lô đã nói không phải là tôi sống mà là Thiên Chúa sống trong tôi. Vượt qua những ngã ba qúa khứ, ngã rẽ tâm tình buồn đau, cùng tha thứ cho nhau và cùng tin tưởng vào Lòng Chúa thương xót- chúng ta sẽ bỏ lại dĩ vãng buồn tủi, qúa khứ tội lỗi để chỉ sống cho hiện tại, hướng về phía trước có những ngã ba mới; ngã ba đầy hy vọng trong chân trời mới đầy yêu thương và ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Cũng chính trong gia phả của Chúa Giêsu, nơi tổ tiên có những con người tội lỗi và qúa khứ đau buồn và qua sám hối, ăn năn thì sự tha thứ và ân phúc cứu độ của Thiên Chúa đã thay đổi, hoán cải cuộc đời các vị đó tốt đẹp hơn như Đức cố Hồng Y đã chia xẻ trong Tĩnh tâm tại Giáo triều Roma.

Kinh khấn Thánh Giuse và bài hát Cảm tạ Hồng Ân đã kết thúc Thánh Lễ tiếng Việt khai mạc Công Đoàn Thánh Giuse-Scarborough vào lúc 6:15PM cùng ngày. LM Giuse Phạm Hồng Chương đã cảm ơn qúy Linh mục, Tu Sĩ, bà Elizabeth Nguyễn Thu Hồng và đồng bào Công Giáo Việt Nam đến tham dự thánh lễ đặc biệt này. Sau phần LM Giuse Phạm Hồng Chương cảm ơn ban tổ chức và các thiện nguyện viên đã góp sức, tặng qùa và phục vụ trong các ngày tĩnh tâm vừa qua và trong đại lễ hôm nay, các bó hoa tươi đẹp cũng đã được kính tặng đến các Linh mục đồng tế, Tu sĩ Francis Vũ Thế Toàn SJ và bà Elizabeth Nguyễn Thu Hồng.

Sau đó toàn thể Cộng đoàn đã cùng chung vui tiệc mừng khai mạc Cộng đoàn Giuse, Cha Sở Giuse Phạm Hồng Chương đã xướng kinh chúc lành và cắt bánh khai mạc tiệc mừng. Với đông đảo người tham dự cả trong thánh lễ và tiệc mừng; cầu chúc cho cộng đoàn Giuse-Scarborough và các vùng phụ cận sẽ là một cộng đoàn bền vững đức tin và kiên cường đạo đức, một gia đình đoàn kết và luôn sát cánh cầu nguyện bên nhau như khẩu hiệu mừng Năm Thánh Linh Mục của Giáo Xứ St. Rose of Lima. Cũng theo như tâm nguyện của Cha Sở Giuse Phạm Hồng Chương thay vì xin danh xưng là "Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thứ hai tại Toronto" thì LM Giuse Phạm xin chọn cộng đoàn Thánh Giuse,"... tuy là xóm nhỏ khó nghèo nhưng trong ơn Thánh Gia được vui sống yên hàn. ..chứ không điêu tàn." Một điều không quên rằng St. Rose of Lima với hơn 21,000 giáo dân và là một trong ba Giáo Xứ lớn nhất của Tổng Giáo phận Toronto, mỗi Chúa Nhật thì Cha Sở Giuse Phạm cử hành đến 06 Thánh Lễ. Nguyện xin hồng ân của Thiên Chúa Ba Ngôi và lời bầu cử của Thánh Cả Giuse luôn ở cùng LM Giuse Phạm Hồng Chương và Cộng đoàn Việt Nam tại Scarborough và các vùng phụ cận.

Biên tập Dominic David Trần + Hình ảnh Norm Chu-Lan
 
ĐHY George Pell TGM Sydney Gặp Gỡ Giới Trẻ tại Giáo Xứ Cabramatta
Diệp Hải Dung
16:28 22/03/2010
SYDNEY - Tối thứ sáu vừa qua 19/03/2010 Đức Hồng Y George Pell Tổng Gíam Mục Sydney đã đến Giáo Xứ Thánh Tâm vùng Cabramatta cùng với khoảng 250 Bạn Trẻ tham dự buổi hội thảo với chủ đề “Without God We Are Nothing.” Đây là buổi hội thảo Giáo lý theo cánh thức của Đại Hội Giới Trẻ toàn thế giới vào năm 2008 vừa qua.

Xem hình ảnh

Cha Phêrô Dương Thanh Liêm cho biết thêm rằng chương trình hội thảo Giáo lý sẽ được diển ra hàng tháng trong năm nay, và sẽ có một vị Giám Mục về để hướng dẫn các bạn trẻ, trong đó có ĐHY George Pell, Đức Cha Terry Brady, Đức Cha Julian Porteous, Đức Cha Eugene Hurley Giáo Phận Darwin và Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge Thủ đô Canberra. Cha Liêm nói rằng “đây là dịp giúp các bạn trẻ tạI Sydney đến với nhau trong tinh thần học hỏi và dấn thân trong đời sống Đức Tin.”

Đây là buổi hội thảo giáo lý rất sống động do các bạn trẻ đảm tránh. Chương trình bắt đầu vào lúc 7g30 tối bằng những bài hát Thánh ca trẻ sống động, kế tiếp các bạn chào đóng nhau rồi cùng nhau hát những bài hát có những động tác đi kèm làm cho buổi hội thảo thật vui nhộn. Sao đó một bạn trẻ chia sẽ về cảm nghiệm của mình trong đời sống Đức Tin. Tiếp theo là bài giáo huấn của ĐHY. Trong bài giáo huấn ĐHY đã nhấn mạnh về tình yêu và lòng thương xót Thiên Chúa.

ĐHY cũng ngỏ lời cám ơn các bạn trẻ và cha Phêrô Dương Thanh Liêm đã và đang phục vụ Giáo Hôi trong công việc hướng dẫn các bạn trẻ. Sau bài giáo huấn của ĐHY Cha Phêrô Dương Thanh Liêm có đôi lời cám ơn ĐHY đã đến cùng đồng hành với giới trẻ, Cha nhất mạnh rằng ĐHY đến là vì từng bạn trẻ không chỉ riêng ai, và các bạn trẻ đã cám ơn ĐHY với những tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Kế tiếp là các bạn trẻ đã đưa ra rất nhiều câu hỏi, cũng như những ưu tư nguyện vọng của các bạn trẻ hôm nay và ĐHY đã giải đáp thỏa đáng. Sau phần chia sẻ, là nghi thức Chầu Thánh Thể và cùng cầu nguyện với ĐHY. Buổi hội thảo giáo lý kết thúc lúc 9g30 tối.

Diệp Hải Dung
 
Đức cha Bắc Ninh về dâng lễ tại giáo xứ Bỉ Nội
Nguyễn Xuân Trường
17:02 22/03/2010
BẮC NINH - Ngày 21.3.2010 - Chúa Nhật thứ V Mùa chay, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã về thăm viếng và dâng thánh lễ ban ơn toàn xá tại giáo xứ Bỉ Nội. Cùng đồng tế với đức cha có cha chánh xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu, cha quản hạt Bắc Giang Giuse Nguyễn Huy Tảo và một vài cha khác. Đông đảo tín hữu trong và ngoài giáo xứ đã tới tham dự thánh lễ ngồi chật kín bên trong và xung quanh nhà thờ.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Bỉ Nội là một giáo xứ vừa nhỏ vừa nghèo, nằm cách tòa giám mục Bắc Ninh 45 km về hướng bắc. Giáo xứ có 920 giáo dân thuộc 9 họ đạo: Bỉ, Nội, Châu Sơn, Khánh Già, Ngọc Lĩnh, Yên Hà, Ngọc Sơn, Thọ Điền và Trũng nằm rải rác trong hai huyện Việt Yên và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Họ đạo Châu Sơn lớn nhất có 230 giáo dân và họ đạo Ngọc Sơn nhỏ nhất chỉ có vỏn vẹn 20 giáo dân. Trong số các họ đạo này có một họ đạo chưa có nhà thờ, vài họ đạo khác tuy đã có nhà thờ nhưng lại sắp đổ!

Đầu thánh lễ, đức cha mời gọi cộng đoàn hiệp ý dâng thánh lễ không chỉ cầu nguyện cho cộng đoàn Công giáo của giáo xứ, mà còn cầu nguyện cho hết mọi người trong vùng lãnh thổ của giáo xứ.

Trong bài giảng, đức cha làm nổi bật niềm vui của con người được Thiên Chúa tha thứ và cứu độ trong cả 3 bài đọc và Thánh Vịnh đáp ca. Đức cha đã cho cộng đoàn thấy Thiên Chúa trong Kitô giáo là Thiên Chúa của tương lai. Thiên Chúa không chấp nhận giam hãm, khóa chặt con người trong quá khứ tội lỗi đau đớn của họ, mà Thiên Chúa luôn mở một cánh cửa cho họ hướng về tương lai. Thế nên chúng ta đừng cứ giam mình trong mặc cảm về tội, mà cần có thái độ như thánh Phaolô: tôi quên đi chặng đường đã qua (chặng đường tội lỗi) để lao mình về phía trước.

Rồi với tài kể chuyện sở trường, đức cha đã kể những câu chuyện về các bà sửa kinh: thay vì tôi thú nhận tôi đã phạm tội nhiều thì lại sửa là tôi tố cáo nó đã phạm tội nhiều; chuyện về người phụ nữ không chồng mà có tới 3 đứa con và sống dường như đã bỏ đạo. Nhưng nhờ chị bạn lôi kéo đến lãnh nhận bí tích hòa giải, cha giải tội đã hỏi chị là có muốn làm thánh không? Rồi chị đã đổi đời từ vực thẳm tội lỗi lên đồi cao của thánh thiện. Tất cả các chuyện đều nhắm làm nổi bật hình ảnh Thiên Chúa bao dung tha thứ, không đóng đinh con người vào tội lỗi quá khứ, mà luôn mở cánh cửa tương lai đầy hi vọng cho mọi người.

Cuối lễ một vị đại diện giáo xứ nói lời cảm ơn: Đức cha đã mang cả một tấm lòng lớn đến cho một giáo xứ nhỏ.

Đáp từ, cha quản hạt Giuse thay lời đức cha khích lệ tín hữu đừng mặc cảm về giáo xứ mình nhỏ bé, ít giáo dân. Cái gì quí thì thường là hiếm. Thế nên ít giáo dân hóa ra lại quí. Ngài mời gọi tín hữu hãy sống làm men muối giữa lòng đời. Qua đời sống chứng nhân yêu thương, Thiên Chúa sẽ ban ơn lành cho cả vùng đất của giáo xứ, và đồng thời, những anh em lương dân sẽ nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi mỗi người tín hữu Công giáo.

Cuối lễ, đức cha chụp hình lưu niệm với mọi người như muốn gửi lại muôn vàn yêu thương cho giáo xứ Bỉ Nội nhỏ bé này.
 
Các bạn trẻ vùng Arlington-Ft Worth "Vươn lên cho Chúa Kitô"
Dominic Thiện
17:11 22/03/2010
FORT WORTH, TX - Ngày 20/03/2010, khoảng 300 bạn trẻ Việt thuộc ba giáo xứ vùng Arlington-Ft. Worth đã tham dự Youth Rally 2010, chủ đề “Stand for Christ” (Vươn Lên cho Chúa Kitô) tại hội trường giáo xứ Chúa Kitô Vua.

Được biết đây là lần thứ 3 mà các GX (Chúa Kitô Vua, Đức Mẹ Fatima, và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam) trong vùng đã cộng tác để thay phiên nhau tổ chức ngày họp mặt giới trẻ (youth rally) vào mùa Chay hằng năm. Chủ đích chính là tạo cơ hội cho các bạn trẻ gặp gỡ Chúa Kitô qua các sinh hoạt vui tươi, các bài thuyết trình, ca tụng nguyện với Thánh Thể, bí tích Sám Hối và Thánh Lễ Misa. Năm nay, ban tổ chức đã mời một vị linh mục hoạt bát và trẻ trung đến từ Augusta/Georgia để giúp các bạn trẻ cảm nhận được thế nào là “Stand for Christ”?

Qua bài giảng thuyết ban sáng và ban chiều, Cha Martinô Nguyễn Bá Thông đã chia sẻ bằng tiếng Anh và dùng hình ảnh cũng như những đoạn video ngắn để giúp các bạn trẻ am tường về cuộc sống. Hai tư tưởng chính mà cha Thông muốn nhấn mạnh khi mời gọi các bạn trẻ “vươn lên cho Chúa Kitô”:

1. cần biết mình là ai,

2. ý thức sự tai hại do truyền thông xã hội gây ra.

Cha Thông nhắc nhở các bạn trẻ rằng các bạn khó vượt qua những trở ngại và sự cám dỗ trong cuộc sống, nếu “chưa biết con người mình” là ai, mình có những giá trị nhân bản, những khả năng và sở thích nào. Xã hội và truyền thông biết nhiều về tính tình và lối sống của mỗi thế hệ còn hơn chính mình. Cha cảnh giác các bạn trẻ rằng “truyền thông xã hội” (social media) đã tận dụng kỹ thuật truyền thông (cell phone, TV, phim ảnh) và mạng nối (internet) để đầu độc và tuyên truyền những tư tưởng chiều chuộng xác thịt và những giả tưởng (fantasy) để khuyến khích người ta phạm tội. Những tệ nạn như khiêu dâm (pornography) đã “dẫn chúng ta rời xa khỏi những vẻ đẹp tự nhiên mà Chúa đã định” cho con người. Vì vậy các bạn trẻ phải cẩn thận khi sử dụng các phương tiện truyền thông này và cần gắn bó với Chúa qua sự cầu nguyện liên lỉ và một đời sống tâm linh chững chạc.

Ngoài ra cha còn khuyên các bạn đừng bắt chước thái độ “who care” (bất cần biết đến ai) và “V.I.P.” (nhân vật quan trọng) bằng những thí dụ. Nhiều bạn trẻ hư hỏng và sa đọa trong vũng lầy tội lỗi phần nào cũng vì những thái độ không tốt này.

Ngoài hai bài giảng thuyết, giờ chầu Thánh Thể và Sám Hối, các bạn được băng nhạc trẻ Clandestine giúp hướng dẫn phần ca tụng nguyện (worship & praise). Các bạn trẻ cùng nhau vui múa và ca tụng Chúa như Vua Đa-vít đã “nhảy múa hết sức mình trước nhan ĐỨC CHÚA” (2 Sam 6:14). Cộng thêm vào chương trình là các màn kịch (skits) do các bạn trẻ của mỗi GX đóng góp để giúp giải thích và gây cảm xúc về những luân lý đạo đức. Buổi tập hợp giới trẻ đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng các bạn trẻ và gây tình bằng hữu.

Em Laura (GX CTTĐVN) chia sẻ rằng: “Em thích những mẫu truyện [cha Thông kể lại] và những màn kịch của buổi tập hợp này” và em cũng vui vì được quen với các bạn mới. Bạn Khang (CTTĐVN) và Vi (Thiếu Nhi Chúa Kitô Vua) thích phần ca tụng nguyện vì các bạn được cùng dâng lời ca tiếng hát với ban nhạc. Bạn Vi còn chia sẻ thêm rằng đây là lần tham dự đầu tiên. Em đã “cảm thấy phấn khởi và mở lòng ra với Chúa trong suốt buổi rally.” Nói chung, ba bạn trẻ được phỏng vấn ở trên đều có ấn tượng tốt, và không ngần ngại để tham gia các buổi tập hợp giới trẻ trong tương lai.

Lời đúc kết mà cha Thông muốn các bạn trẻ ghi nhớ trong thâm tâm là “Chúa không cần biết các bạn đã ngã bao nhiêu lần. Người chỉ đếm những lần bạn vươn lên sau khi ngã.” Có lẽ bạn Laura và các bạn khác đồng ý điểm này, vì em nhận rằng bài học mà riêng em cảm nhận được là cần “giúp đỡ những người khác, cầu nguyện nhiều để vượt thắng các ước muốn [xác thịt]”. Trong bài giảng của thánh lễ kết buổi rally, cha còn thách đố các bạn “Hãy mở lòng ngay từ bây giờ để vươn lên cho Chúa Kitô. Đừng chờ đến ngày mai, hoặc tuần tới hay tháng tới.” Lời thách thức này không chỉ áp dụng cho các bạn trẻ, nhưng còn là lời mời gọi đối với tất cả mọi người.
 
Thông tin về việc tổ chức mừng Năm Thánh của Giáo Hội Việt trong giáo phận Osaka.
LM Cao Sơn Thân, S.J
19:39 22/03/2010
Trong niềm vui chung của Giáo Hội Việt Nam về Năm Thánh 2010, Liên Cộng Đoàn Công Giáo Miền Tây, Nhật Bản xin vui mừng thông báo về chương trình tổ chức mừng Năm Thánh dự định được tổ chức theo lịch trình sau đây.

Xin kính mời toàn thể giáo dân công giáo Việt Nam đang sinh sống trên đất Nhật cố gắng sắp xếp thời gian cùng về tham dự và hưởng những ơn ích thiêng liêng trong năm Đại Hồng Phúc này.

Các tín hữu ở xa muốn tham dự từ chiều hôm trước ngày lễ, xin liên hệ trước với các trưởng ban đại diện của mỗi vùng để được hướng dẫn phương tiện đi lại và tiện sắp xếp nơi ăn chốn nghỉ.

1. Tại giáo xứ Yao
Tối thứ Bảy ngày 8/5, từ 19:00 đến 21:00, học hỏi về Năn Thánh, tĩnh tâm, xưng tội,
Sáng Chủ Nhật ngày 9/5, thánh lễ đồng tế lúc 10:00 do Đức TGM Ikenaga chủ tế.
Liên hệ với anh trưởng ban đại diện Nguyễn Thế Huy: 090-1919-4049
hoặc anh Khánh: 080-3112-6941

2. Tại giáo xứ Takatori (Kobe)
Tối thứ Bảy ngày 26/6, từ 19:00 đến 21:00, học hỏi về Năn Thánh, tĩnh tâm, xưng tội,
Sáng Chủ Nhật ngày 27/6, thánh lễ đồng tế lúc 10:00 do Đức TGM Ikenaga chủ tế.
Liên hệ với anh trưởng ban đại diện Lê Trọng Trí: 080-5701-6395

3. Tại giáo xứ Nibuno (Himeji)
Từ 13:00 chiều thứ Bảy ngày 14/8, học hỏi về Năm Thánh, tĩnh tâm và giải tội
Sáng Chủ Nhật ngày 15/8, Đại Lễ Mừng Năm Thánh và Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời lúc 10:00 do Đức TGM Ikenaga chủ tế.
Liên hệ với anh Khổng Minh Trang: 090-4767-0945

4. Tại giáo xứ chính toà Tamatsukuri (Osaka)
Tối ngày thứ Bảy 11/12, từ 19:00 đến 21:00, học hỏi về NT, tĩnh tâm, xưng tội
Chiều Chủ Nhật ngày 12/12, thánh lễ đồng tế lúc 15:30 do Đức TGM Ikenaga chủ tế.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Phùng Ngọc Hưng, Trưởng ban đại diện Liên Cộng Đoàn Công Giáo Miền Tây Nhật
〒654-0038 Kobe-shi, Nagata-ku, Wakamatsu-cho 1-2-11
Tel. 090-3277-8207
Hoặc linh mục Cao Sơn Thân, S.J
takasinsgjp@yahoo.co.jp
 
Tin Đáng Chú Ý
Đạo luật lịch sử về cải tổ y tế đang được đưa tới Tổng Thống Obama ký
Bùi Hữu Thư
09:30 22/03/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNN) – Tổng thống Obama sẽ ký một đạo luật lịch sử với $875 tỉ Mỹ Kim để cải tổ y tế tại Tòa Bạch Ốc ngày thứ ba, theo tin tức của các giới chức đảng Dân Chủ biết rõ về việc chuẩn bị này.

Dự luật đã được Hạ Viện thông qua đêm Chúa Nhật và đã được Thượng Viện chấp thuận vào tháng Mười Hai vừa qua.

Một số các tu chính khác đã được Hạ Viện thông qua vẫn còn cần được Thượng Viện chấp thuận. Các giới chức ghi nhận rằng Thượng Viện không thể bắt đầu thảo luận về các tu chính này trước khi tổng thống Obama ký dự luật này thành đạo luật.

Việc cải tổ y tế bây giờ lại phải đối phó với Thượng Viện một lần nữa

Dự luật được bỏ phiếu với 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống sau hơn một năm trời tranh cãi chua cay giữa hai đảng phái. Tất cả 178 dân biểu Cộng Hòa đều chống, cùng với 34 dân biểu Dân Chủ.

Các dân biểu Hạ Viện đã bỏ phiếu thế nào?

Biện pháp được coi là sự bành trướng lớn nhất của việc chính phủ Liên Bang bảo đảm cho việc săn sóc sức khỏe kể từ khi Medicare và Medicaid được ban hành trên 40 năm về trước.

Kế hoạch $940 tỉ Mỹ Kim được dự trù sẽ cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho khoảng 32 triệu người dân Hoa Kỳ hiện nay không có. Đây là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu là có được bảo hiểm cho tất cả mọi người đã được tất cả các tổng thống Dân Chủ kiếm tìm kể từ tổng thống Harry Truman.

Dự luật này có đáng làm đối với tổng thống Obama không?

Đa số người Mỹ bây giờ sẽ bị đòi hỏi phải có bảo hiểm sức khỏe hay phải trả một số tiền phạt. Các chủ nhân các hãng lớn sẽ bị đòi hỏi phải cung cấp bảo hiểm cho công nhân nếu không sẽ bị trừng phạt về tài chánh. Tổng số tiền mỗi cá nhân phải bỏ tiền túi ra để trả sẽ có giới hạn và các hãng bảo hiểm sẽ bị ngăn cấm không được từ chối bảo hiểm dựa trên phái tính hay các tình trạng sức khỏe có sẵn.

Các tu chính có tính cách dung hòa sẽ gia tăng chi phí tổng quát cho dự luật vì sẽ gia tăng việc tài trợ bảo hiểm cho các gia đình trung lưu và nghèo khó. Biện pháp này sẽ giảm thiểu thuế vụ về dự luật đối với các kế hoạch bảo hiểm đắt tiền.

Nhiều dân biểu cho hay họ sẽ không bỏ phiếu cho dự luật của Thượng Viện nếu không được hứa hẹn rõ ràng ràng là các nghị sĩ sẽ chấp thuận các tu chính.

Tổng Thống Obama nói sau khi bỏ phiếu: "Đây là những gì sẽ thay đổi. Việc thông qua đạo luật về săn sóc sức khỏe “không phải là một chiến thắng của một đảng phái nào… Đây là chiến thắng của người dân Hoa Kỳ và là một chiến thắng của lẽ phải thông thường.”

Tổng thống nói việc cải tổ thành công chứng tỏ rằng người Hoa Kỳ “vẫn còn có thể thực hiện những công trình to lớn."
 
Văn Hóa
Cho con gối đầu vào ngực Chúa
Tuyết Mai Texas
11:20 22/03/2010
cho con gối đầu vào ngực Chúa
ngon giấc nồng say, giấc nồng say
ấm áp đời con trong cánh tay
rót bên tai lời tình khe khẽ

hát nữa đi, đừng thôi! Chúa nhé!
cho con ngon giấc tới bình minh
đêm rất xinh ngày sẽ rất xinh,
con hạnh phúc, đời luôn có Chúa

cánh hoa kia sớm nở, chiều héo úa
nhưng hồn con luôn mãi một mùa xuân
bởi tình yêu chan chứa đến vô ngần
ngày với Chúa, đêm bình an trong Chúa

cho con gối đầu vào ngực Chúa
nghe nhịp tim rộn rã tình dâng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Chim
Dominic Đức Nguyễn
22:13 22/03/2010

CÁNH ĐỒNG CHIM



Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Thênh thang xanh biếc tiết lành trong

Nghìn dáng chim muông giữa cánh đồng

Chen chúc trắng phau, tranh lộng gió

Cả đàn chung sống giữa bầu không. .

(Trích thơ của Đặng Xuân Linh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền