Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 26/03/2009
MINH TÂM KIẾN TÍNH
Đại sư đồng thời nhấn mạnh đến tri thức và khôn ngoan. Ông ta đã nói như thế này: “Có tri thức là do đọc sách hoặc nghe diễn thuyết.”
- “Còn khôn ngoan thì sao ?”
- “Khôn ngoan là do đọc quyển sách chính mình.”
Ông ta lại nói thêm một câu rất kỳ diệu nữa: “Đây có thể không phải là một chuyện dễ, bởi vì quyển sách này cứ mỗi phút đều có tăng lên và bổ sung.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Muốn có tri thức thì phải đọc sách đọc báo, nghe diễn thuyết và nghe giảng, bởi vì tri thức không phải tự nhiên trên trời rơi xuống, nhưng phải tìm tòi học hỏi.
Bản thân mình là một quyển sách để học sự khôn ngoan, quyển sách này được viết không phải bằng mực đen mực đỏ, nhưng bằng mồ hôi, bằng nước mắt và có khi bằng máu nữa; quyển sách này không có bớt mà chỉ có tăng thêm từng giây từng phút trong của sống của mỗi người. Ai khôn thì hiểu được nó và tìm thấy sự thành công, ai dại thì sẽ phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Nhưng người Ki-tô hữu có một quyển sách sống động và đầy sự khôn ngoan của nhân loại, đó là quyển sách Phúc Âm và cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, bởi vì Ngài chính là bậc thầy của mọi sự khôn ngoan và tri thức trên cả thiên thần, các thánh mà loài người...
N2T |
Đại sư đồng thời nhấn mạnh đến tri thức và khôn ngoan. Ông ta đã nói như thế này: “Có tri thức là do đọc sách hoặc nghe diễn thuyết.”
- “Còn khôn ngoan thì sao ?”
- “Khôn ngoan là do đọc quyển sách chính mình.”
Ông ta lại nói thêm một câu rất kỳ diệu nữa: “Đây có thể không phải là một chuyện dễ, bởi vì quyển sách này cứ mỗi phút đều có tăng lên và bổ sung.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Muốn có tri thức thì phải đọc sách đọc báo, nghe diễn thuyết và nghe giảng, bởi vì tri thức không phải tự nhiên trên trời rơi xuống, nhưng phải tìm tòi học hỏi.
Bản thân mình là một quyển sách để học sự khôn ngoan, quyển sách này được viết không phải bằng mực đen mực đỏ, nhưng bằng mồ hôi, bằng nước mắt và có khi bằng máu nữa; quyển sách này không có bớt mà chỉ có tăng thêm từng giây từng phút trong của sống của mỗi người. Ai khôn thì hiểu được nó và tìm thấy sự thành công, ai dại thì sẽ phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Nhưng người Ki-tô hữu có một quyển sách sống động và đầy sự khôn ngoan của nhân loại, đó là quyển sách Phúc Âm và cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, bởi vì Ngài chính là bậc thầy của mọi sự khôn ngoan và tri thức trên cả thiên thần, các thánh mà loài người...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 26/03/2009
N2T |
120. Trong việc nhỏ nếu không xuất chúng hơn người, thì trong việc lớn cũng sẽ không xuất chúng hơn người.
(Thánh Salvius)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:17 26/03/2009
N2T |
65. Thắng hay thua không hệ tại ở mạnh hay yếu, nhưng phải phát huy hoàn toàn tính chất đặc biệt của nội tâm mới là trọng điểm.
Ơn cứu độ chứa chan nơi Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:08 26/03/2009
CHÚA NHẬT LỄ LÁ, năm B
Mc 11, 1-10
Cứ mỗi năm khi cử hành lễ lá mỗi người chúng ta đều có những suy nghĩ, đều có những cảm nghiệm thật đẹp, thật lạ lùng.Lễ Lá là ngày lễ vui bởi vì mỗi người sẽ được phát một cành lá để cầm ta, để rước Chúa vào thành thánh như trẻ Do thái lúc xưa, nhưng đồng thời chúng ta cũng tưởng niệm lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
HAI ĐÁM RƯỚC, HAI HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC NHAU: Lễ Lá dân Do Thái, đặc biệt các trẻ em náo nức, tay cầm cành vạn tuế, trải áo trên đường, đón rước Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem như một vị cứu tinh, một vị anh hùng, một Đấng Mêsia lẫm liệt, oai phong ngồi trên mình con lừa. Dân và trẻ con hát hò, tung hô vang lừng để đón chào Đấng Mêsia như một vị vua chiến thắng. Hình ảnh vui mừng, hình ảnh tung hô Vua Giêsu trong ngày lễ lá hoàn toàn trái ngược với vài ngày sau đó, Chúa Giêsu mặt mũi tả tơi, máu me bê bết, vác cây thập giá tiến lên đồi Golgotha, không trống không kèn, không tiếng hát hò du dương, không có những cành cây xanh, không có những nhánh cây vạn tuế, mà chỉ có những lời xỉ vả, nhiếc mắng và những lời kết án hầm hồ. Thay vì những nhánh cây xanh tươi, chúng ta chỉ thấy mỗi cây thập giá nặng nề đè trên vai Chúa. Đây là hai hình ảnh, hai đám rước hoàn toàn trái ngược nhau.Có suy nghĩ kỹ về hai đám rước này, chúng ta mới cảm nghiệm được thân phận làm người của Chúa và mới nhận ra được Con-Người-Chúa-Của-Chúa.
NỖI CƠ ĐƠN CỦA CHÚA NÀO AI THẤU ?: Ngày Chúa Nhật Lễ Lá thường người ta có cảm tưởng phải nghe bài Tin Mừng khá dài và có người thấy mệt mỏi khi phải nghe các bài Tin Mừng này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải công bằng để nghe chậm rãi bài Tin Mừng của các thánh sử tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta phải dừng lại từng đọan, từng chặng để suy đi nghĩ lại về cuộc khổ hình diễm phúc của Chúa Giêsu. Chúng ta phải cảm thông với nỗi cô đơn của Chúa trong giây phút đau khổ này. Phêrô, Giacôbê và Gioan là ba môn đệ thân tín nhất của Chúa cũng đã bỏ rơi Chúa. Các ông ngủ khì mặc cho Thầy đang phải trằn trọc, đau buồn đổ mồ hôi máu.Giuđa chỉ điểm cho quan quân tới bắt Chúa bằng một nụ hôn. Tất cả các môn đệ đều sợ hãi, đều nhát đảm bỏ Chúa mà chạy trốn. Phêrô yếu nhược đến chối Thầy trước lời nói của một cô tớ gái. Chúa Giêsu bị đám đông cuồng nhiệt la ó xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Thật Chúa Giêsu đang trong tình trạng cô đơn đến tột cùng. Ngài có cảm tưởng như Cha Ngài cũng bỏ Ngài: ” Lạy Cha, sao Cha lỡ bỏ con ?”. Vâng phải dừng lại, chiêm ngắm Con-Người-Chúa-Của-Chúa trong thân phận làm người, chúng ta mới hiểu được thế nào là con người đau khổ, con người tan nát của Chúa. Ngài không còn hình tượng người khi người ta đối xử hết sức tàn nhẫn đối với Chúa. Chúng ta cảm nhận làm sao khi danh dự và phẩm giá của Chúa Giêsu bị chà đạp, họ quấy nhiễu bêu diếu chúa như thế nào; đầu bị đội mão gai thay cho mũ triều thiên, thay cho vương miện vua của Ngài. Ngài bị lột áo, chỉ còn một chút che thân mà thôi. Chúa đau khổ và cô đơn đến tột cùng.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Cuộc thương khó của Chúa Giêsu vẫn còn kéo dài cho tới ngày tận cùng thế giới. Chúa yêu thương con người, loài người và từng người. Ngài chấp nhận nỗi cô đơn cay đắng, đau khổ tột cùng để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người cho từng người.
Thập giá là nỗi khổ nhục nhưng lại là sự vinh quang cho con người. Xưa dân Do Thái đi trong sa mạc bị rắn độc cắn, khi họ nhìn lên con rắn đồng thì được cứu thoát, ngày nay với lòng tin sâu thẳm mỗi lần nhìn lên thập giá, chúng ta sẽ nhận ra lòng thương xót của Chúa và đón nhận được ơn cứu độ. Chỉ có ơn cứu độ nơi thập giá của Chúa Giêsu mà thôi bởi vì ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chấp nhận vác thập giá mà theo chân Chúa. Amen.
Mc 11, 1-10
Cứ mỗi năm khi cử hành lễ lá mỗi người chúng ta đều có những suy nghĩ, đều có những cảm nghiệm thật đẹp, thật lạ lùng.Lễ Lá là ngày lễ vui bởi vì mỗi người sẽ được phát một cành lá để cầm ta, để rước Chúa vào thành thánh như trẻ Do thái lúc xưa, nhưng đồng thời chúng ta cũng tưởng niệm lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
HAI ĐÁM RƯỚC, HAI HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC NHAU: Lễ Lá dân Do Thái, đặc biệt các trẻ em náo nức, tay cầm cành vạn tuế, trải áo trên đường, đón rước Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem như một vị cứu tinh, một vị anh hùng, một Đấng Mêsia lẫm liệt, oai phong ngồi trên mình con lừa. Dân và trẻ con hát hò, tung hô vang lừng để đón chào Đấng Mêsia như một vị vua chiến thắng. Hình ảnh vui mừng, hình ảnh tung hô Vua Giêsu trong ngày lễ lá hoàn toàn trái ngược với vài ngày sau đó, Chúa Giêsu mặt mũi tả tơi, máu me bê bết, vác cây thập giá tiến lên đồi Golgotha, không trống không kèn, không tiếng hát hò du dương, không có những cành cây xanh, không có những nhánh cây vạn tuế, mà chỉ có những lời xỉ vả, nhiếc mắng và những lời kết án hầm hồ. Thay vì những nhánh cây xanh tươi, chúng ta chỉ thấy mỗi cây thập giá nặng nề đè trên vai Chúa. Đây là hai hình ảnh, hai đám rước hoàn toàn trái ngược nhau.Có suy nghĩ kỹ về hai đám rước này, chúng ta mới cảm nghiệm được thân phận làm người của Chúa và mới nhận ra được Con-Người-Chúa-Của-Chúa.
NỖI CƠ ĐƠN CỦA CHÚA NÀO AI THẤU ?: Ngày Chúa Nhật Lễ Lá thường người ta có cảm tưởng phải nghe bài Tin Mừng khá dài và có người thấy mệt mỏi khi phải nghe các bài Tin Mừng này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải công bằng để nghe chậm rãi bài Tin Mừng của các thánh sử tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta phải dừng lại từng đọan, từng chặng để suy đi nghĩ lại về cuộc khổ hình diễm phúc của Chúa Giêsu. Chúng ta phải cảm thông với nỗi cô đơn của Chúa trong giây phút đau khổ này. Phêrô, Giacôbê và Gioan là ba môn đệ thân tín nhất của Chúa cũng đã bỏ rơi Chúa. Các ông ngủ khì mặc cho Thầy đang phải trằn trọc, đau buồn đổ mồ hôi máu.Giuđa chỉ điểm cho quan quân tới bắt Chúa bằng một nụ hôn. Tất cả các môn đệ đều sợ hãi, đều nhát đảm bỏ Chúa mà chạy trốn. Phêrô yếu nhược đến chối Thầy trước lời nói của một cô tớ gái. Chúa Giêsu bị đám đông cuồng nhiệt la ó xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Thật Chúa Giêsu đang trong tình trạng cô đơn đến tột cùng. Ngài có cảm tưởng như Cha Ngài cũng bỏ Ngài: ” Lạy Cha, sao Cha lỡ bỏ con ?”. Vâng phải dừng lại, chiêm ngắm Con-Người-Chúa-Của-Chúa trong thân phận làm người, chúng ta mới hiểu được thế nào là con người đau khổ, con người tan nát của Chúa. Ngài không còn hình tượng người khi người ta đối xử hết sức tàn nhẫn đối với Chúa. Chúng ta cảm nhận làm sao khi danh dự và phẩm giá của Chúa Giêsu bị chà đạp, họ quấy nhiễu bêu diếu chúa như thế nào; đầu bị đội mão gai thay cho mũ triều thiên, thay cho vương miện vua của Ngài. Ngài bị lột áo, chỉ còn một chút che thân mà thôi. Chúa đau khổ và cô đơn đến tột cùng.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ : Cuộc thương khó của Chúa Giêsu vẫn còn kéo dài cho tới ngày tận cùng thế giới. Chúa yêu thương con người, loài người và từng người. Ngài chấp nhận nỗi cô đơn cay đắng, đau khổ tột cùng để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người cho từng người.
Thập giá là nỗi khổ nhục nhưng lại là sự vinh quang cho con người. Xưa dân Do Thái đi trong sa mạc bị rắn độc cắn, khi họ nhìn lên con rắn đồng thì được cứu thoát, ngày nay với lòng tin sâu thẳm mỗi lần nhìn lên thập giá, chúng ta sẽ nhận ra lòng thương xót của Chúa và đón nhận được ơn cứu độ. Chỉ có ơn cứu độ nơi thập giá của Chúa Giêsu mà thôi bởi vì ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chấp nhận vác thập giá mà theo chân Chúa. Amen.
Giáo dục Kitô giáo trong đời sống gia đình - Tuần thánh năm 2009
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:23 26/03/2009
TUẦN THÁNH NĂM 2009
CHỦ ĐỀ: ” GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH “
THỨ HAI TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 12, 1-11
GIUĐA ÍCH KỶ KHÔNG PHỤC VỤ ĐÚNG NGHĨA
Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2008 có đề mục:” Giáo Dục Kitô giáo trong môi trường gia đình “, Hội Thánh Việt Nam như đang kêu mời con cái hãy quảng đại, sống đạo đích thực bằng đời sống bác ái hy sinh và phục vụ mọi người trong yêu thương để góp tay xây dựng cuộc sống gia đình theo mẫu gia đình thánh: ” Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse “.
Giuđa một bộ mặt trong nhóm 12 môn đệ đầu tiên đi theo Đức Giêsu, được Chúa Giêsu tin tưởng giao giữ túi tiền của nhóm. Đáng lẽ ông phải cần kiệm, hy sinh, quảng đại, không tiếc gì với bất cứ ai, đặc biệt các người nghèo xung quanh. Ở đây, ông đã sống phản lại lời Chúa, phản lại Tin Mừng.
Cô Maria, một người phụ nữ mang tiếng tội lỗi, nhưng cô lại có tâm hồn sám hối, có trái tim bén nhạy và tế nhị. Bình dầu thơm hảo hạng cô mang tới đổ trên chân Chúa Giêsu hôm nay và lấy tóc của cô chùi chân Chúa Giêsu chứng tỏ cô là người yêu nhiều, mến Chúa, quí Chúa hơn hết mọi người, hơn hết tiền của ở trần gian. Dầu thơm tỏa bay ngào ngạt khắp nhà cho thấy tấm lòng dạt dào kính mến Chúa của cô.
Giuđa khó chịu trước cử chỉ của Maria, nhưng đúng hơn ông tiếc của, tiếc bình nước hoa mắc tiền. Ông cho Maria là phung phí. Ông giả hình vì ông chẳng thương gì người nghèo mà chỉ vì ham của, mê tiền.Giuđa càng bộc lộ chân tướng đê hèn của ông khi ông thoả thuận nhận 30 đồng bạc, số tiền nhỏ nhoi như bán một tên nô lệ để trao nộp Chúa Giêsu cho giới lãnh đạo Do Thái.
Tại sao Giuđa lại bán Chúa ? Có lẽ đây là câu hỏi thuộc bí mật, thuộc mầu nhiệm của Thiên Chúa. Giuđa bán Chúa có thể vì bất mãn Chúa, có thể bất mãn anh em trong nhóm 12. Vì có đầu óc hẹp hòi như thế, Giuđa đã âm mưu phản Thầy, bán Thầy. Giuđa đã nhận một số tiền quá ít ỏi nhưng có lẽ đây là thoả thuận để cuộc trao đổi bán Thầy được ổn thoả và dễ chấp nhận. Đây chỉ là giá tượng trưng.
Giuđa theo Chúa và sống với anh em. Chúa dạy: ’ Hãy sống hiền lành và khiêm nhượng”. “ Thầy đến để phục vụ chứ không phải được hầu hạ”. Giuđa đã quên lời Thầy. Ông đã bộc lộ nguyên hình là một tên giả hình, cõng rắn cắn gà nhà. Ông chẳng phục vụ như lời Thầy dạy và cũng chẳng sống yêu thương mà tâm hồn đầy gian ác, hận thù, bội phản.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố niềm tin chúng con để đồng tiền đừng làm tâm trí chúng con ra mù quáng mà quên hết tình người, quên Chúa và bội phản lại Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết sống cao thượng đối với tiền của trần gian.
THỨ BA TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 13, 21-33.36-38
GIUĐA PHẢN BỘI CHÚA GIÊSU
Nếu sống đạo đích thực là yêu thương và phục vụ. Phục vụ người khác,phục vụ tha nhân vì yêu thương. Sống yêu thương để phục vụ. Giuđa đã không có đức tính như Chúa mong muốn. Chúa dạy:”…Đến để phục vụ”. Giuđa đã sống phản lại nguyên tắc của Thầy Chí Thánh. Ông ham tiền, trục lợi. Ông sống hận thù, ích kỷ và đầy tham vọng. Được Thầy tín nhiệm cho giữ chức quản lý của nhóm 12 và giao cho ông giữ túi tiền của nhóm. Ông đã không sống lời Thầy Giêsu dạy bảo.
Tin Mừng hôm nay nói lên tâm tình và tâm sự của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi Người rời các môn đệ để đi chịu chết theo ý Chúa Cha.Chúa Giêsu đã loan báo một người trong nhóm 12 sẽ phản bội Người. Chúa không nói rõ tên môn đệ nào nhưng Người làm cử chỉ, làm hiệu bằng cách trao một tấm bánh cho người đó và bảo: ” Anh làm gì thì làm mau đi”. Người môn đệ đó là Giuđa Iscariốt. Các môn đệ khác không hiểu ý Chúa và họ không biết việc Giuđa đang làm, sắp thực hiện. Họ cứ tưởng Thầy bảo Giuđa đi sắm sửa lương thực sửa soạn mừng lễ Vượt Qua hay đi giúp người nghèo vì Giuđa giữ tiền. Chúa biết rất rõ và biết tường tận việc làm của Giuđa. Do đó, Người bảo:” Anh làm gì thì làm mau đi “. Giuđa tỉnh bơ, không sợ sệt vì tội ác tày trời y sắp làm, y vẫn nhất quyết ra đi, và yên trí vì không ai biết ý đồ xấu xa, bẩn thỉu y sắp làm. Giuđa làm như thế là quyền tự do của y. Chúa không cản, không ngăn cấm. Nếu Giuđa không phản bội, Chúa đỡ bị xúc phạm và ít gây xúc động hơn cho nhân loại. Chương trình cứu rỗi của Chúa vẫn được thực hiện. Giuđa là người bị hỏng vì không có lòng sám hối.
Việc phản bội của Giuđa cũng na ná như khi con nngười phạm tội trọng. Chẳng ai muốn bị ghép tội như Giuđa, chúng ta không muốn giống Giuđa. Muốn không bị liệt vào hàng ngũ Giuđa, chúng ta đừng phạm tội phản bội Chúa, và nếu có lỡ phạm tội chúng ta mau mắn ăn năn sám hối, xin Chúa thứ tha…
Lạy Chúa Giêsu, xin thứ tha tội lỗi chúng con vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa.
THỨ TƯ TUẦN THÁNH, năm 2009
Mt 26, 14-25
GIUĐA TUYỆT VỌNG
Nỗi tuyệt vọng của Giuđa ở đây là vì Giuđa thiếu khiêm nhượng. Giuđa không tin ở lòng nhân từ của Chúa, không tin vào ánh mắt nhân hiền của Chúa có thể hoán cải đời ông. Do đó, thay vì hối hận ăn năn, đổi mới tâm hồn, hoán cải con người để xin lỗi Chúa, xin Chúa thứ tha, làm hòa với anh em. Giuđa đã ra đi trong đêm tối đồng lõa với ma quỷ, với tội ác. Giuđa đã thắt cổ tự vận, hủy hoại cuộc đời.
Tin Mừng 26, 14-25 của thánh Matthêu hôm nay ghi lại chỉ khác đoạn Phúc âm của thánh Gioan hôm qua vài chi tiết nhỏ. Chúa loan báo một người trong nhóm 12 sẽ phản bội Ngài. Cả 12 môn đệ đều bỡ ngỡ kinh ngạc. Giuđa biết việc của mình nhưng ông vẫn vờ vịt hỏi Chúa:” Ráp-bi, chẳng lẽ con sao ?”. Gioan hoàn toàn biết mình không bao giờ bội phản Thầy, nên hỏi Chúa: ” Thưa Thầy, ai vậy ?”. Còn 10 môn đệ đều hỏi Chúa:” Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao ?”. Giuđa biết chắc việc phản bội của mình và Chúa xác nhận khi trao miếng bánh cho y trong bữa ăn. Đối với người Do Thái việc trao bánh cho một người nào trong bữa ăn là dấu người ấy được yêu mến. Như vậy, Chúa Giêsu cũng đã dành cho Giuđa một tình yêu đặc biệt, và ít giờ sau đó, Chúa còn để cho Giuđa hôn Chúa trong vườn Cây Dầu. Cái hôn này đáng lẽ là cái hôn tình yêu, tình cảm giữa Thầy và môn đệ. Nhưng đây, cái hôn của Giuđa lại là cái hôn bội phản, dấu làm hiệu cho quân dữ đến bắt Chúa.
Giuđa sau đó đã nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng ông lại hoàn toàn mất niềm tin vào Chúa. Ông đã tuyệt vọng. Chính vì thế, ông đã tự vẫn để tránh cái nhìn nhân hiền của Chúa và nhìn trách móc của anh em trong nhóm.
Xin Chúa giúp chúng con đừng bao giờ tuyệt vọng như Giuđa.
THỨ NĂM TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 13, 1-15
CHÚA RỬA CHÂN, LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ và BAN GIỚI LUẬT MỚI.
Cử chỉ và việc làm của Chúa Giêsu chiều thứ năm thánh hôm nay nói lên tình yêu thương vô bờ của Người đối với các môn đệ, đối với nhân loại. Hôm nay, Chúa biết:” Người chỉ ăn lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ ở Giêrusalem”. Đây là lần chót trước khi Chúa Giêsu chấp nhận ý Chúa Cha, bị bắt, bị tra tấn, hạch sách và bị án tử treo trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Chúa sẽ ra đi và trước khi ra đi Chúa muốn trăn trối cho các môn đệ những điều cao quí nhất vì Ngài yêu thương các môn đệ sâu xa, vô bờ, vô bến. Tiền bạc, của cải, đất đai, Chúa không có. Chúa trối lại cho các môn đệ và nhân loại 03 của quí giá: “ Tình yêu thương bác ái. Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích linh mục thừa tác.
CHÚA TRAO BAN GIỚI LUẬT MỚI: Sống với các môn đệ, Chúa hằng yêu thương, tôn trọng các ông. Yêu thương là giúp đỡ nhau, chịu khổ cho nhau, sẵn sàng chết cho nhau. Chúa Giêsu đã thể hiện một tình yêu thương cao vời như thế.Do đó, trong bữa tiệc ly được tổ chức một cách rất long trọng trong một căn nhà mà Phêrô và Gioan đã mượn được của một người quen ở Giêrusalem. Bữa ăn hôm nay có rượu, có những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các bài thánh vịnh. Giữa bữa ăn, Chúa Giêsu rất xúc động bộc bạch tất cả tâm sự và tâm tình trìu mến của Người đối với các môn đệ vì đây là lần sau cùng Người ăn lễ Vượt Qua với các ông, sau bữa ăn Người sẽ bị bắt do sự đồng loã chỉ điểm của Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội,và Người sẽ bị giết chết vào ngày thứ sáu thánh. Trong bữa ăn đầy ý nghĩa và cảm động này, Chúa Giêsu muốn để lại cho các môn đệ lời trăn trối thân tình, đầy tình phụ tử của Người:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15,12 ). Trối trăn những lời thân tình với các môn đệ xong, Chúa lại muốn để lại một gương đầy khiêm nhượng cho các môn đệ noi gương, bắt chước. Chúa rửa chân cho từng môn đệ kể cả Giuđa là kẻ phản bội. Rửa chân là việc làm của các tên nô lệ. Chúa là Thầy, là Chúa mà lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Qua việc làm này, Chúa muốn dậy các môn đệ và mọi người bài học khiêm nhượng, yêu thương và phục vụ nhau dù trong những việc nhỏ thấp hèn.
CHÚA ĐỂ LẠI MÌNH MÁU NGƯỜI: Trước giờ ly biệt như bao người khác, như cha mẹ sắp qua đời, muốn trối trăn cho con cái, cháu chắt, muốn để lại cho người thân kỷ niệm, kỷ vật quí giá. Chúa không để lại cho các môn đệ và nhân loại vàng bạc, đá quí, ngọc trai, hột xoàn. Chúa muốn để lại một kỷ vật quí giá nhất, một kỷ niệm không bao giờ phai, không bao giờ tàn. Chúa muốn để lại cho môn đệ và nhân loại kỷ vật đặc biệt là chính bản thân cao quí nhất của Ngài. Tuy nhiên, thân xác của Ngài sắp bị quân dữ bắt bớ, đánh đập, giết chết. Chúa muốn biến thân xác Ngài thành của ăn trường sinh, của ăn không bao giờ hư hao được. Chính vì thế, đang khi ăn, Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn Thiên Chúa Cha, phân phát cho các môn đệ mà nói: ” Đây là Mình Thầy, hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Rồi, Chúa lại cầm chén rượu cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói:” Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.Chúa biến đổi Mình Máu Chúa trở nên lương thực thiêng liêng, linh thánh, mầu nhiệm bồi dưỡng linh hồn và thân xác con người. Đây là việc làm đầy yêu thương nhưng cũng là việc làm mang đầy tính chất đức tin, Chúa trao cho con người, cho nhân loại.
CHÚA BAN QUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO CÁC MÔN ĐỆ: Khi Chúa nói:” Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, Chúa ban quyền chức linh mục cho các môn đệ ngay trong bữa ăn Tiệc Ly lịch sử này. Nhờ Chúa thương ban chức linh mục và giám mục, các môn đệ đã làm lại việc làm của Chúa trong bữa TiệcLy và các môn đệ tức các giám mục đầu tiên đã đặt tay phong chức linh mục cho những ứng viên có đủ điều kiện lãnh nhận sứ vụ linh mục và từ các giám mục kế tiếp,các Ngài luôn sinh ra các thế hệ linh mục để thực hiện việc làm của Chúa Giêsu dưới trần thế này. Nhờ tác vụ linh mục, muôn thời, muôn thế hệ, từng giây, từng phút, từng giờ trên thế giới lúc nào cũng có thánh lễ do các linh mục cử hành để trao ban lương thực thiêng liêng cho nhân loại là Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.
Chiều hôm nay, chúng ta cử hành những nghi lễ Chúa Giêsu đã làm xưa để tưởng niệm Thầy Chí Thánh Giêsu, đã truyền dậy. Chúng ta nghĩ đến tình yêu thương bao la Chúa đã làm cho nhân loại và cho ta:” Không có tình yêu cao vời nào bằng tình yêu của Người hy sinh mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ). Với nghi thức rửa chân và lập phép Thánh Thể, chúng ta cảm tạ tri ân Chúa vì Chúa đã dậy nhân loại bài học khiêm tốn và Chúa đã để lại cho nhân loại, cho con người lương thực thiêng liêng nuôi sống linh hồn mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con biết yêu thương đoàn kết, phục vu nhau và phục vụ tha nhân cách tốt đẹp, hữu hiệu. Amen.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 18,1-19,42
CHÚA CHẾT ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC SỐNG
Ngày thứ sáu thánh vẫn là ngày dưới con mắt xác thịt của con người xem ra u ám và buồn thảm. Đây có thể là một ngày thê lương ảm đạm, ngày đau buồn vì Đức Giêsu Kitô đã chết, là một thất bại ê chề cho các môn đệ và cho những ai tin vào Người nếu nhìn theo khía cạnh con người yếu đức tin. Ngày thứ sáu thánh vẫn còn đó vì một người vô tội đã bị giết, bị treo trên thập giá rất tàn nhẫn và ác tâm. Cuốn sổ của những con người vô tội vẫn gia tăng. Họ bị oan ức, bị dầy vò, bị áp bức, bị đánh đập, doạ nạt và bị giết chết. Theo nghĩa này và nhìn ở góc độ này, ngày thứ sáu thánh là ngày tệ hại, ngày xấu xa, ngày ê chề, thê lương, đen đủi.
Với con mắt đức tin, ngày thứ sáu thánh là ngày vinh quang của Chúa, ngày vui mừng của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ vì Đức Kitô đã tự nguyện chịu chết để đem lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhiều người. Do đó, cái chết thập giá của Chúa Giêsu là sự chiến thắng oai phong của Ngài.
1.CHIÊM NGƯỠNG THẬP GIÁ: Trên thập giá, Chúa Giêsu bị dân Do Thái, thượng tế, kinh sư, biệt phái và Pharisiêu coi như đã hết, coi như bị thất bại. Bởi vì, họ tưởng đóng đinh được Chúa Giêsu là chấm dứt mọi sự. Họ tưởng rằng Chúa chết là chết luôn, chết vĩnh viễn. Họ có ngờ đâu đối với Chúa chết là sống lại, chết là toàn thắng. Thánh Augustinô đã thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người trộm lành như sau:
-Làm sao ông có thể hiểu được những gì xẩy ra bên cạnh ông, trong khi chúng tôi là những nhà chuyên môn, chúng tôi lại không hiểu được những điều Kinh Thánh ứng nghiệm ngay trước mắt chúng tôi ? Ông có đọc Kinh Thánh không ?Ông có biết ngôn sứ Isaia đã loan báo về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu như thế nào không ?
-Người trộm lành trả lời:
-Tôi chưa bao giờ học hỏi về Kinh Thánh; nhưng Chúa Giêsu đã nhìn tôi, và trong cái nhìn ấy, tôi đã hiểu được tất cả.
Đứng trước thập giá của Chúa Giêsu đặc biệt trong ngày thứ sáu thánh, chúng ta hãy thinh lặng như Đức Mẹ, như thánh Gioan và như các bà đạo đức. Thinh lặng là đi sâu vào mầu nhiệm thập giá và nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Trường hợp của người trộm dữ và người trộm lành là hai điển hình trái ngược nhau. Một người rủa Chúa, la hét to tiếng, một người im lặng nhận mình là tội nhân. Chiêm ngưỡng thập giá để chúng ta nhận ra khiếm khuyết, yếu hèn, tội lỗi của mình và thú nhận lỗi lầm xin Chúa thứ tha. Chiêm ngắm thập giá để chúng ta nhận ra tình yêu vô cùng tuyệt vời của Chúa Giêsu:” tình yêu nhân từ và tha thứ”.
Chúng ta hãy thinh lặng chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trên thập giá để nhận ra ánh mắt nhân từ và trìu mến của Chúa như Chúa đã nhìn người trộm lành, đã nhìn Đức Mẹ, thánh Gioan và những người đạo đức thân thiết. Anh mắt của Chúa có uy lực tha thứ, cảm thông và cứu vớt.
2.HÃY ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ: Học lại gương của Chúa Giêsu, đi con đường thống khổ của Chúa Giêsu là ta chiêm ngưỡng vinh quang Chúa qua sự toàn thắng tử thần của Chúa Giêsu. Đi đàng thánh giá là sống lại những chặng đường đau khổ Chúa Giêsu đã trải qua nơi trần gian này. Đàng thánh giá là phương thế đạo đức bình dân nhưng lại đầy hiệu quả.Hội Thánh kêu mời con cái chiêm ngắm thập giá và đi lại quãng đường của Thầy Chí Thánh đã đi qua. Trong năm sống đạo 2009, Hội Thánh Việt Nam mời gọi các tín hữu sống giáo dực trong môi trường gia đình. Lời Chúa là đèn soi chiếu con đường nhân loại đang đi. Nhờ Lời Chúa hướng dẫn, soi sáng, những chặng đường trong cuộc khổ nạn của Chúa sẽ là những nấc thang cho người tín hữu tới gặp Chúa và sống tốt trong gia đình.
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy để tâm hồn lắng đọng và đi sâu vào mầu nhiệm thập giá Chúa Giêsu. Ơn cứu độ chứa chan nơi thập giá của Người.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu rỗi nhân loại, xin cho chúng con luôn biết yêu mến thập giá của Chúa. Amen.
THỨ BẢY TUẦN THÁNH, năm 2009
CHIÊM NGƯỠNG NGÔI MỘ TRỐNG
Bầu khí ngày thứ bảy bao trùm thê lương, bao trùm u ám. Hội Thánh kêu mời con cái giữ thinh lặng và chiêm ngắm ngôi mộ của Chúa Giêsu. Thinh lặng nội tâm, con cái Chúa mới nghe được tiếng Chúa nói và mới đi sâu vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
Mẹ Maria, thánh Gioan và các bà đạo đức, đã thinh lặng hoàn toàn suốt trong cuộc hành trình chịu thương khó và nhất là chặng đường bước lên Núi Sọ của Chúa Giêsu. Mẹ Maria, thánh Gioan và các người phụ nữ thánh thiện đã dậy chúng ta một bài học về sự thinh lặng nội tâm. Sống hoàn toàn kết hiệp với Chúa trên thập giá là lời nói xin vâng hoàn hảo nhất mà Mẹ Maria, thánh Gioan và những người phụ nữ đạo đức đã làm. Hôm nay, Mẹ cũng mời gọi con cái Mẹ sống nội tâm hơn chấp nhận sự ồn ào, náo loạn của thế giới văn minh đang chạy đua tìm thị trường tiêu thụ, của con người đang tranh dành cạnh tranh nhau để sinh tồn, của con người đang khước từ những giá trị chân chính và chạy theo hạnh phúc, tư lợi riêng tư.
Chúng ta hãy sống tâm tình của Mẹ. Mẹ đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Giờ này, dưới chân thập giá, Mẹ thinh lặng nói lời xin vâng chấp nhận cái chết của Con như chấp nhận cái chết của mình. Mẹ đứng đó im lặng và chiêm ngắm mầu nhiệm cứu rỗi của con Mẹ. Mẹ thinh lặng bên ngôi mộ của Chúa Giêsu để suy đi gẫm lại những việc lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho Con của Mẹ. Mẹ thinh lặng trong cõi lòng quặn đau và thinh lặng trong phó thác tin yêu, trong cậy trông đợi chờ.
Hôm nay, ngày thứ bảy thánh, Hội Thánh cũng mời gọi chúng ta thinh lặng đứng bên mộ Chúa để suy niệm những việc kỳ diệu, tuyệt vời Thiên Chúa đã làm cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Giáo Hội khuyến giục chúng ta nhìn vào ngôi mộ Chúa để nghe được tiếng nói của Ngài:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
Mộ của Chúa Giêsu đang được mở ra, chúng ta hãy mai táng vào đó tất cả những gì không hợp ý Chúa, và ồn ào của cuộc sống con người để được phục sinh với Chúa Kitô trong cuộc sống mới, cuộc sống được soi chiếu bởi hai tiếng xin vâng của Mẹ Maria.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết sống tin yêu phó thác và biết chiêm ngưỡng mầu nhiệm thập giá của Chúa Giêsu. Amen.
GIÁO DỤC KITÔ TRONG MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH:
Tuần thánh năm 2009 diễn ra khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở ra lá thư mục vụ trong đó có điểm rất quan trọng là: ” Giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình “.
Môi trường gia đình là trường đào tạo mọi người bước đầu tiên để trở nên người. Môi trường này vẫn còn dõi bước từng người trong cuộc sống đời thường và nhất là đời sống đức tin. Một em bé được cưu mang trong bụng mẹ đã được hấp thụ nền giáo dục của mẹ và đứa bé được sinh ra sẽ được hấp thụ nền giáo dục của cả một gia đình. Do đó, cuộc đời của em bé có thể nói được rằng sẽ tốt hay xấu, đạo đức hay lơ là một phần lớn do môi trường đào tạo của gia đình. Trường học là môi trường thứ hai để em bé lớn lên trong tri thức và được đào tạo về đạo đức, về nhân bản vv…” Tiên học lễ, hậu học văn “. Môi trường giáo xứ là gia đình thứ hai của em bé lớn lên trong đức tin.
HÃY HỌC TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH: Một gia đình đạo đức là một gia đình sống trên thuận dưới hòa, sống hiệp nhất yêu thương và phục vụ.Mẫu gương gia đình thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là mẫu gương đại tuyệt vời để mọi gia đình công giáo noi theo, bắt chước. Nếu đứng trên bình diện thiêng liêng, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng trong gia đình Nagiarét, Chúa Giêsu vẫn sống ngoan hiền với cha mẹ, vẫn sống đạo làm con hết mực con người. Mẹ Maria và thánh cả Giuse luôn làm gương và hướng dẫn Chúa Giêsu trước mặt mọi người. Cả một gia đình hết sức hài hòa, trên thuận dưới hòa, yêu thương, hiệp nhất phục vụ lẫn nhau. Môi trường gia đình như thế sẽ làm cho con trẻ lớn lên trong đạo đức và trở nên người hữu ích cho Giáo Hội, Giáo Xứ và Xã Hội. Bởi vì, một gia đình không có đạo đức, cha mẹ không biết làm gương cho con cái, cha mẹ sống buông thả, chắc chắn con cái sẽ trở nên những người không tốt đẹp. Cha mẹtrong gia đình phải luôn là những tấm gương về mọi mặt cho con cái. Và con cái khi được sống trong một gia đình như thế, chắc chắn chúng sẽ trở nên những người con ngoan hiền, đạo đức và đầy nhân bản. Thử hỏi một gia đình thiếu đạo đức thiếu lòng kính thờ Chúa, con cái sẽ ra sao và sẽ trở nên những hạng người nào ? Thiên Chúa đã từng chúc phúc cho những gia đình cha mẹ khiêm nhường, sống đạo đức chẳng hạn gia đình của tổ phụ Giuse, của tổ phụ giacóp, của ông samson, của ông Samuel, của ông Gioan Baotixita, của Đức Trinh Nữ Maria, và của chính Đức Giêsu Kitô. Những gia đình đạo đức, thánh thiện như trên sẽ luôn là môi trường thật tốt để đào tạo con người.
TUẦN THÁNH 2009 TRONG BẦU KHÍ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH: Trong bầu khí giáo dục gia đình, tuần thánh 2009 quả thực đã gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ về cuộc sống giáo dục. Chúa đã làm người. Ngài đã chấp nhận có một gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận như thế, Chúa muốn đề cao đời sống gia đình, Chúa muốn đời sống gia đình phải là một môi trường đào tạo tốt để giáo dục con cái về đời sống đạo, đời sống nhân bản làm người. Chúa lớn lên trong một gia đình, lớn lên trong ngôi làng nhỏ bé Nagiarét có anh em họ hàng, bạn bè và người đồng hương. Rồi Chúa ra đi cũng từ một gia đình. Đời sống của Chúa là một đời sống yêu thương và phục vụ. Ngài là một nhà mô phạm giáo dục đầy tính nhân văn. Ngài không đứng trên cao để dạy người khác nhưng Ngài cùng ở, cùng đi, cùng làm việc và rồi qua nhưng công việc ấy ngài giáo dục mọi người: ” Cha Ta hằng làm việc, Ta cũng làm việc”. Chúa quả là nhà mô phạm đại tài.
Tuần thánh 2009 đưa mọi người đến với cuộc khổ hình diễm phúc của Chúa, nhưng qua cuộc khổ hình ấy, Chúa dạy mọi người hãy học cùng Người: ” Khiêm nhượng và Hiền hậu “. Chúa chỉ cho mọi người thấy chính Ngài cũng có gia đình và Ngài cũng được giáo dục trong môi trường gia đình.
Xin Chúa cho chúng ta sống tuần thánh 2009 thật sốt sắng, đạo đức và thánh thiện để mỗi người biết xây dựng gia đình mình, làm cho gia đình mình trở nên môi trường giáo dục đức tin sâu xa và bền vững. Amen.
CHỦ ĐỀ: ” GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH “
THỨ HAI TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 12, 1-11
GIUĐA ÍCH KỶ KHÔNG PHỤC VỤ ĐÚNG NGHĨA
Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2008 có đề mục:” Giáo Dục Kitô giáo trong môi trường gia đình “, Hội Thánh Việt Nam như đang kêu mời con cái hãy quảng đại, sống đạo đích thực bằng đời sống bác ái hy sinh và phục vụ mọi người trong yêu thương để góp tay xây dựng cuộc sống gia đình theo mẫu gia đình thánh: ” Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse “.
Giuđa một bộ mặt trong nhóm 12 môn đệ đầu tiên đi theo Đức Giêsu, được Chúa Giêsu tin tưởng giao giữ túi tiền của nhóm. Đáng lẽ ông phải cần kiệm, hy sinh, quảng đại, không tiếc gì với bất cứ ai, đặc biệt các người nghèo xung quanh. Ở đây, ông đã sống phản lại lời Chúa, phản lại Tin Mừng.
Cô Maria, một người phụ nữ mang tiếng tội lỗi, nhưng cô lại có tâm hồn sám hối, có trái tim bén nhạy và tế nhị. Bình dầu thơm hảo hạng cô mang tới đổ trên chân Chúa Giêsu hôm nay và lấy tóc của cô chùi chân Chúa Giêsu chứng tỏ cô là người yêu nhiều, mến Chúa, quí Chúa hơn hết mọi người, hơn hết tiền của ở trần gian. Dầu thơm tỏa bay ngào ngạt khắp nhà cho thấy tấm lòng dạt dào kính mến Chúa của cô.
Giuđa khó chịu trước cử chỉ của Maria, nhưng đúng hơn ông tiếc của, tiếc bình nước hoa mắc tiền. Ông cho Maria là phung phí. Ông giả hình vì ông chẳng thương gì người nghèo mà chỉ vì ham của, mê tiền.Giuđa càng bộc lộ chân tướng đê hèn của ông khi ông thoả thuận nhận 30 đồng bạc, số tiền nhỏ nhoi như bán một tên nô lệ để trao nộp Chúa Giêsu cho giới lãnh đạo Do Thái.
Tại sao Giuđa lại bán Chúa ? Có lẽ đây là câu hỏi thuộc bí mật, thuộc mầu nhiệm của Thiên Chúa. Giuđa bán Chúa có thể vì bất mãn Chúa, có thể bất mãn anh em trong nhóm 12. Vì có đầu óc hẹp hòi như thế, Giuđa đã âm mưu phản Thầy, bán Thầy. Giuđa đã nhận một số tiền quá ít ỏi nhưng có lẽ đây là thoả thuận để cuộc trao đổi bán Thầy được ổn thoả và dễ chấp nhận. Đây chỉ là giá tượng trưng.
Giuđa theo Chúa và sống với anh em. Chúa dạy: ’ Hãy sống hiền lành và khiêm nhượng”. “ Thầy đến để phục vụ chứ không phải được hầu hạ”. Giuđa đã quên lời Thầy. Ông đã bộc lộ nguyên hình là một tên giả hình, cõng rắn cắn gà nhà. Ông chẳng phục vụ như lời Thầy dạy và cũng chẳng sống yêu thương mà tâm hồn đầy gian ác, hận thù, bội phản.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố niềm tin chúng con để đồng tiền đừng làm tâm trí chúng con ra mù quáng mà quên hết tình người, quên Chúa và bội phản lại Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết sống cao thượng đối với tiền của trần gian.
THỨ BA TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 13, 21-33.36-38
GIUĐA PHẢN BỘI CHÚA GIÊSU
Nếu sống đạo đích thực là yêu thương và phục vụ. Phục vụ người khác,phục vụ tha nhân vì yêu thương. Sống yêu thương để phục vụ. Giuđa đã không có đức tính như Chúa mong muốn. Chúa dạy:”…Đến để phục vụ”. Giuđa đã sống phản lại nguyên tắc của Thầy Chí Thánh. Ông ham tiền, trục lợi. Ông sống hận thù, ích kỷ và đầy tham vọng. Được Thầy tín nhiệm cho giữ chức quản lý của nhóm 12 và giao cho ông giữ túi tiền của nhóm. Ông đã không sống lời Thầy Giêsu dạy bảo.
Tin Mừng hôm nay nói lên tâm tình và tâm sự của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi Người rời các môn đệ để đi chịu chết theo ý Chúa Cha.Chúa Giêsu đã loan báo một người trong nhóm 12 sẽ phản bội Người. Chúa không nói rõ tên môn đệ nào nhưng Người làm cử chỉ, làm hiệu bằng cách trao một tấm bánh cho người đó và bảo: ” Anh làm gì thì làm mau đi”. Người môn đệ đó là Giuđa Iscariốt. Các môn đệ khác không hiểu ý Chúa và họ không biết việc Giuđa đang làm, sắp thực hiện. Họ cứ tưởng Thầy bảo Giuđa đi sắm sửa lương thực sửa soạn mừng lễ Vượt Qua hay đi giúp người nghèo vì Giuđa giữ tiền. Chúa biết rất rõ và biết tường tận việc làm của Giuđa. Do đó, Người bảo:” Anh làm gì thì làm mau đi “. Giuđa tỉnh bơ, không sợ sệt vì tội ác tày trời y sắp làm, y vẫn nhất quyết ra đi, và yên trí vì không ai biết ý đồ xấu xa, bẩn thỉu y sắp làm. Giuđa làm như thế là quyền tự do của y. Chúa không cản, không ngăn cấm. Nếu Giuđa không phản bội, Chúa đỡ bị xúc phạm và ít gây xúc động hơn cho nhân loại. Chương trình cứu rỗi của Chúa vẫn được thực hiện. Giuđa là người bị hỏng vì không có lòng sám hối.
Việc phản bội của Giuđa cũng na ná như khi con nngười phạm tội trọng. Chẳng ai muốn bị ghép tội như Giuđa, chúng ta không muốn giống Giuđa. Muốn không bị liệt vào hàng ngũ Giuđa, chúng ta đừng phạm tội phản bội Chúa, và nếu có lỡ phạm tội chúng ta mau mắn ăn năn sám hối, xin Chúa thứ tha…
Lạy Chúa Giêsu, xin thứ tha tội lỗi chúng con vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa.
THỨ TƯ TUẦN THÁNH, năm 2009
Mt 26, 14-25
GIUĐA TUYỆT VỌNG
Nỗi tuyệt vọng của Giuđa ở đây là vì Giuđa thiếu khiêm nhượng. Giuđa không tin ở lòng nhân từ của Chúa, không tin vào ánh mắt nhân hiền của Chúa có thể hoán cải đời ông. Do đó, thay vì hối hận ăn năn, đổi mới tâm hồn, hoán cải con người để xin lỗi Chúa, xin Chúa thứ tha, làm hòa với anh em. Giuđa đã ra đi trong đêm tối đồng lõa với ma quỷ, với tội ác. Giuđa đã thắt cổ tự vận, hủy hoại cuộc đời.
Tin Mừng 26, 14-25 của thánh Matthêu hôm nay ghi lại chỉ khác đoạn Phúc âm của thánh Gioan hôm qua vài chi tiết nhỏ. Chúa loan báo một người trong nhóm 12 sẽ phản bội Ngài. Cả 12 môn đệ đều bỡ ngỡ kinh ngạc. Giuđa biết việc của mình nhưng ông vẫn vờ vịt hỏi Chúa:” Ráp-bi, chẳng lẽ con sao ?”. Gioan hoàn toàn biết mình không bao giờ bội phản Thầy, nên hỏi Chúa: ” Thưa Thầy, ai vậy ?”. Còn 10 môn đệ đều hỏi Chúa:” Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao ?”. Giuđa biết chắc việc phản bội của mình và Chúa xác nhận khi trao miếng bánh cho y trong bữa ăn. Đối với người Do Thái việc trao bánh cho một người nào trong bữa ăn là dấu người ấy được yêu mến. Như vậy, Chúa Giêsu cũng đã dành cho Giuđa một tình yêu đặc biệt, và ít giờ sau đó, Chúa còn để cho Giuđa hôn Chúa trong vườn Cây Dầu. Cái hôn này đáng lẽ là cái hôn tình yêu, tình cảm giữa Thầy và môn đệ. Nhưng đây, cái hôn của Giuđa lại là cái hôn bội phản, dấu làm hiệu cho quân dữ đến bắt Chúa.
Giuđa sau đó đã nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng ông lại hoàn toàn mất niềm tin vào Chúa. Ông đã tuyệt vọng. Chính vì thế, ông đã tự vẫn để tránh cái nhìn nhân hiền của Chúa và nhìn trách móc của anh em trong nhóm.
Xin Chúa giúp chúng con đừng bao giờ tuyệt vọng như Giuđa.
THỨ NĂM TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 13, 1-15
CHÚA RỬA CHÂN, LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ và BAN GIỚI LUẬT MỚI.
Cử chỉ và việc làm của Chúa Giêsu chiều thứ năm thánh hôm nay nói lên tình yêu thương vô bờ của Người đối với các môn đệ, đối với nhân loại. Hôm nay, Chúa biết:” Người chỉ ăn lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ ở Giêrusalem”. Đây là lần chót trước khi Chúa Giêsu chấp nhận ý Chúa Cha, bị bắt, bị tra tấn, hạch sách và bị án tử treo trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Chúa sẽ ra đi và trước khi ra đi Chúa muốn trăn trối cho các môn đệ những điều cao quí nhất vì Ngài yêu thương các môn đệ sâu xa, vô bờ, vô bến. Tiền bạc, của cải, đất đai, Chúa không có. Chúa trối lại cho các môn đệ và nhân loại 03 của quí giá: “ Tình yêu thương bác ái. Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích linh mục thừa tác.
CHÚA TRAO BAN GIỚI LUẬT MỚI: Sống với các môn đệ, Chúa hằng yêu thương, tôn trọng các ông. Yêu thương là giúp đỡ nhau, chịu khổ cho nhau, sẵn sàng chết cho nhau. Chúa Giêsu đã thể hiện một tình yêu thương cao vời như thế.Do đó, trong bữa tiệc ly được tổ chức một cách rất long trọng trong một căn nhà mà Phêrô và Gioan đã mượn được của một người quen ở Giêrusalem. Bữa ăn hôm nay có rượu, có những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các bài thánh vịnh. Giữa bữa ăn, Chúa Giêsu rất xúc động bộc bạch tất cả tâm sự và tâm tình trìu mến của Người đối với các môn đệ vì đây là lần sau cùng Người ăn lễ Vượt Qua với các ông, sau bữa ăn Người sẽ bị bắt do sự đồng loã chỉ điểm của Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội,và Người sẽ bị giết chết vào ngày thứ sáu thánh. Trong bữa ăn đầy ý nghĩa và cảm động này, Chúa Giêsu muốn để lại cho các môn đệ lời trăn trối thân tình, đầy tình phụ tử của Người:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15,12 ). Trối trăn những lời thân tình với các môn đệ xong, Chúa lại muốn để lại một gương đầy khiêm nhượng cho các môn đệ noi gương, bắt chước. Chúa rửa chân cho từng môn đệ kể cả Giuđa là kẻ phản bội. Rửa chân là việc làm của các tên nô lệ. Chúa là Thầy, là Chúa mà lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Qua việc làm này, Chúa muốn dậy các môn đệ và mọi người bài học khiêm nhượng, yêu thương và phục vụ nhau dù trong những việc nhỏ thấp hèn.
CHÚA ĐỂ LẠI MÌNH MÁU NGƯỜI: Trước giờ ly biệt như bao người khác, như cha mẹ sắp qua đời, muốn trối trăn cho con cái, cháu chắt, muốn để lại cho người thân kỷ niệm, kỷ vật quí giá. Chúa không để lại cho các môn đệ và nhân loại vàng bạc, đá quí, ngọc trai, hột xoàn. Chúa muốn để lại một kỷ vật quí giá nhất, một kỷ niệm không bao giờ phai, không bao giờ tàn. Chúa muốn để lại cho môn đệ và nhân loại kỷ vật đặc biệt là chính bản thân cao quí nhất của Ngài. Tuy nhiên, thân xác của Ngài sắp bị quân dữ bắt bớ, đánh đập, giết chết. Chúa muốn biến thân xác Ngài thành của ăn trường sinh, của ăn không bao giờ hư hao được. Chính vì thế, đang khi ăn, Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn Thiên Chúa Cha, phân phát cho các môn đệ mà nói: ” Đây là Mình Thầy, hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Rồi, Chúa lại cầm chén rượu cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói:” Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.Chúa biến đổi Mình Máu Chúa trở nên lương thực thiêng liêng, linh thánh, mầu nhiệm bồi dưỡng linh hồn và thân xác con người. Đây là việc làm đầy yêu thương nhưng cũng là việc làm mang đầy tính chất đức tin, Chúa trao cho con người, cho nhân loại.
CHÚA BAN QUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO CÁC MÔN ĐỆ: Khi Chúa nói:” Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, Chúa ban quyền chức linh mục cho các môn đệ ngay trong bữa ăn Tiệc Ly lịch sử này. Nhờ Chúa thương ban chức linh mục và giám mục, các môn đệ đã làm lại việc làm của Chúa trong bữa TiệcLy và các môn đệ tức các giám mục đầu tiên đã đặt tay phong chức linh mục cho những ứng viên có đủ điều kiện lãnh nhận sứ vụ linh mục và từ các giám mục kế tiếp,các Ngài luôn sinh ra các thế hệ linh mục để thực hiện việc làm của Chúa Giêsu dưới trần thế này. Nhờ tác vụ linh mục, muôn thời, muôn thế hệ, từng giây, từng phút, từng giờ trên thế giới lúc nào cũng có thánh lễ do các linh mục cử hành để trao ban lương thực thiêng liêng cho nhân loại là Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.
Chiều hôm nay, chúng ta cử hành những nghi lễ Chúa Giêsu đã làm xưa để tưởng niệm Thầy Chí Thánh Giêsu, đã truyền dậy. Chúng ta nghĩ đến tình yêu thương bao la Chúa đã làm cho nhân loại và cho ta:” Không có tình yêu cao vời nào bằng tình yêu của Người hy sinh mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ). Với nghi thức rửa chân và lập phép Thánh Thể, chúng ta cảm tạ tri ân Chúa vì Chúa đã dậy nhân loại bài học khiêm tốn và Chúa đã để lại cho nhân loại, cho con người lương thực thiêng liêng nuôi sống linh hồn mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con biết yêu thương đoàn kết, phục vu nhau và phục vụ tha nhân cách tốt đẹp, hữu hiệu. Amen.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH, năm 2009
Ga 18,1-19,42
CHÚA CHẾT ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC SỐNG
Ngày thứ sáu thánh vẫn là ngày dưới con mắt xác thịt của con người xem ra u ám và buồn thảm. Đây có thể là một ngày thê lương ảm đạm, ngày đau buồn vì Đức Giêsu Kitô đã chết, là một thất bại ê chề cho các môn đệ và cho những ai tin vào Người nếu nhìn theo khía cạnh con người yếu đức tin. Ngày thứ sáu thánh vẫn còn đó vì một người vô tội đã bị giết, bị treo trên thập giá rất tàn nhẫn và ác tâm. Cuốn sổ của những con người vô tội vẫn gia tăng. Họ bị oan ức, bị dầy vò, bị áp bức, bị đánh đập, doạ nạt và bị giết chết. Theo nghĩa này và nhìn ở góc độ này, ngày thứ sáu thánh là ngày tệ hại, ngày xấu xa, ngày ê chề, thê lương, đen đủi.
Với con mắt đức tin, ngày thứ sáu thánh là ngày vinh quang của Chúa, ngày vui mừng của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ vì Đức Kitô đã tự nguyện chịu chết để đem lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhiều người. Do đó, cái chết thập giá của Chúa Giêsu là sự chiến thắng oai phong của Ngài.
1.CHIÊM NGƯỠNG THẬP GIÁ: Trên thập giá, Chúa Giêsu bị dân Do Thái, thượng tế, kinh sư, biệt phái và Pharisiêu coi như đã hết, coi như bị thất bại. Bởi vì, họ tưởng đóng đinh được Chúa Giêsu là chấm dứt mọi sự. Họ tưởng rằng Chúa chết là chết luôn, chết vĩnh viễn. Họ có ngờ đâu đối với Chúa chết là sống lại, chết là toàn thắng. Thánh Augustinô đã thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người trộm lành như sau:
-Làm sao ông có thể hiểu được những gì xẩy ra bên cạnh ông, trong khi chúng tôi là những nhà chuyên môn, chúng tôi lại không hiểu được những điều Kinh Thánh ứng nghiệm ngay trước mắt chúng tôi ? Ông có đọc Kinh Thánh không ?Ông có biết ngôn sứ Isaia đã loan báo về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu như thế nào không ?
-Người trộm lành trả lời:
-Tôi chưa bao giờ học hỏi về Kinh Thánh; nhưng Chúa Giêsu đã nhìn tôi, và trong cái nhìn ấy, tôi đã hiểu được tất cả.
Đứng trước thập giá của Chúa Giêsu đặc biệt trong ngày thứ sáu thánh, chúng ta hãy thinh lặng như Đức Mẹ, như thánh Gioan và như các bà đạo đức. Thinh lặng là đi sâu vào mầu nhiệm thập giá và nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Trường hợp của người trộm dữ và người trộm lành là hai điển hình trái ngược nhau. Một người rủa Chúa, la hét to tiếng, một người im lặng nhận mình là tội nhân. Chiêm ngưỡng thập giá để chúng ta nhận ra khiếm khuyết, yếu hèn, tội lỗi của mình và thú nhận lỗi lầm xin Chúa thứ tha. Chiêm ngắm thập giá để chúng ta nhận ra tình yêu vô cùng tuyệt vời của Chúa Giêsu:” tình yêu nhân từ và tha thứ”.
Chúng ta hãy thinh lặng chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trên thập giá để nhận ra ánh mắt nhân từ và trìu mến của Chúa như Chúa đã nhìn người trộm lành, đã nhìn Đức Mẹ, thánh Gioan và những người đạo đức thân thiết. Anh mắt của Chúa có uy lực tha thứ, cảm thông và cứu vớt.
2.HÃY ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ: Học lại gương của Chúa Giêsu, đi con đường thống khổ của Chúa Giêsu là ta chiêm ngưỡng vinh quang Chúa qua sự toàn thắng tử thần của Chúa Giêsu. Đi đàng thánh giá là sống lại những chặng đường đau khổ Chúa Giêsu đã trải qua nơi trần gian này. Đàng thánh giá là phương thế đạo đức bình dân nhưng lại đầy hiệu quả.Hội Thánh kêu mời con cái chiêm ngắm thập giá và đi lại quãng đường của Thầy Chí Thánh đã đi qua. Trong năm sống đạo 2009, Hội Thánh Việt Nam mời gọi các tín hữu sống giáo dực trong môi trường gia đình. Lời Chúa là đèn soi chiếu con đường nhân loại đang đi. Nhờ Lời Chúa hướng dẫn, soi sáng, những chặng đường trong cuộc khổ nạn của Chúa sẽ là những nấc thang cho người tín hữu tới gặp Chúa và sống tốt trong gia đình.
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy để tâm hồn lắng đọng và đi sâu vào mầu nhiệm thập giá Chúa Giêsu. Ơn cứu độ chứa chan nơi thập giá của Người.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu rỗi nhân loại, xin cho chúng con luôn biết yêu mến thập giá của Chúa. Amen.
THỨ BẢY TUẦN THÁNH, năm 2009
CHIÊM NGƯỠNG NGÔI MỘ TRỐNG
Bầu khí ngày thứ bảy bao trùm thê lương, bao trùm u ám. Hội Thánh kêu mời con cái giữ thinh lặng và chiêm ngắm ngôi mộ của Chúa Giêsu. Thinh lặng nội tâm, con cái Chúa mới nghe được tiếng Chúa nói và mới đi sâu vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
Mẹ Maria, thánh Gioan và các bà đạo đức, đã thinh lặng hoàn toàn suốt trong cuộc hành trình chịu thương khó và nhất là chặng đường bước lên Núi Sọ của Chúa Giêsu. Mẹ Maria, thánh Gioan và các người phụ nữ thánh thiện đã dậy chúng ta một bài học về sự thinh lặng nội tâm. Sống hoàn toàn kết hiệp với Chúa trên thập giá là lời nói xin vâng hoàn hảo nhất mà Mẹ Maria, thánh Gioan và những người phụ nữ đạo đức đã làm. Hôm nay, Mẹ cũng mời gọi con cái Mẹ sống nội tâm hơn chấp nhận sự ồn ào, náo loạn của thế giới văn minh đang chạy đua tìm thị trường tiêu thụ, của con người đang tranh dành cạnh tranh nhau để sinh tồn, của con người đang khước từ những giá trị chân chính và chạy theo hạnh phúc, tư lợi riêng tư.
Chúng ta hãy sống tâm tình của Mẹ. Mẹ đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Giờ này, dưới chân thập giá, Mẹ thinh lặng nói lời xin vâng chấp nhận cái chết của Con như chấp nhận cái chết của mình. Mẹ đứng đó im lặng và chiêm ngắm mầu nhiệm cứu rỗi của con Mẹ. Mẹ thinh lặng bên ngôi mộ của Chúa Giêsu để suy đi gẫm lại những việc lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho Con của Mẹ. Mẹ thinh lặng trong cõi lòng quặn đau và thinh lặng trong phó thác tin yêu, trong cậy trông đợi chờ.
Hôm nay, ngày thứ bảy thánh, Hội Thánh cũng mời gọi chúng ta thinh lặng đứng bên mộ Chúa để suy niệm những việc kỳ diệu, tuyệt vời Thiên Chúa đã làm cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta. Giáo Hội khuyến giục chúng ta nhìn vào ngôi mộ Chúa để nghe được tiếng nói của Ngài:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
Mộ của Chúa Giêsu đang được mở ra, chúng ta hãy mai táng vào đó tất cả những gì không hợp ý Chúa, và ồn ào của cuộc sống con người để được phục sinh với Chúa Kitô trong cuộc sống mới, cuộc sống được soi chiếu bởi hai tiếng xin vâng của Mẹ Maria.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết sống tin yêu phó thác và biết chiêm ngưỡng mầu nhiệm thập giá của Chúa Giêsu. Amen.
GIÁO DỤC KITÔ TRONG MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH:
Tuần thánh năm 2009 diễn ra khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở ra lá thư mục vụ trong đó có điểm rất quan trọng là: ” Giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình “.
Môi trường gia đình là trường đào tạo mọi người bước đầu tiên để trở nên người. Môi trường này vẫn còn dõi bước từng người trong cuộc sống đời thường và nhất là đời sống đức tin. Một em bé được cưu mang trong bụng mẹ đã được hấp thụ nền giáo dục của mẹ và đứa bé được sinh ra sẽ được hấp thụ nền giáo dục của cả một gia đình. Do đó, cuộc đời của em bé có thể nói được rằng sẽ tốt hay xấu, đạo đức hay lơ là một phần lớn do môi trường đào tạo của gia đình. Trường học là môi trường thứ hai để em bé lớn lên trong tri thức và được đào tạo về đạo đức, về nhân bản vv…” Tiên học lễ, hậu học văn “. Môi trường giáo xứ là gia đình thứ hai của em bé lớn lên trong đức tin.
HÃY HỌC TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH: Một gia đình đạo đức là một gia đình sống trên thuận dưới hòa, sống hiệp nhất yêu thương và phục vụ.Mẫu gương gia đình thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là mẫu gương đại tuyệt vời để mọi gia đình công giáo noi theo, bắt chước. Nếu đứng trên bình diện thiêng liêng, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng trong gia đình Nagiarét, Chúa Giêsu vẫn sống ngoan hiền với cha mẹ, vẫn sống đạo làm con hết mực con người. Mẹ Maria và thánh cả Giuse luôn làm gương và hướng dẫn Chúa Giêsu trước mặt mọi người. Cả một gia đình hết sức hài hòa, trên thuận dưới hòa, yêu thương, hiệp nhất phục vụ lẫn nhau. Môi trường gia đình như thế sẽ làm cho con trẻ lớn lên trong đạo đức và trở nên người hữu ích cho Giáo Hội, Giáo Xứ và Xã Hội. Bởi vì, một gia đình không có đạo đức, cha mẹ không biết làm gương cho con cái, cha mẹ sống buông thả, chắc chắn con cái sẽ trở nên những người không tốt đẹp. Cha mẹtrong gia đình phải luôn là những tấm gương về mọi mặt cho con cái. Và con cái khi được sống trong một gia đình như thế, chắc chắn chúng sẽ trở nên những người con ngoan hiền, đạo đức và đầy nhân bản. Thử hỏi một gia đình thiếu đạo đức thiếu lòng kính thờ Chúa, con cái sẽ ra sao và sẽ trở nên những hạng người nào ? Thiên Chúa đã từng chúc phúc cho những gia đình cha mẹ khiêm nhường, sống đạo đức chẳng hạn gia đình của tổ phụ Giuse, của tổ phụ giacóp, của ông samson, của ông Samuel, của ông Gioan Baotixita, của Đức Trinh Nữ Maria, và của chính Đức Giêsu Kitô. Những gia đình đạo đức, thánh thiện như trên sẽ luôn là môi trường thật tốt để đào tạo con người.
TUẦN THÁNH 2009 TRONG BẦU KHÍ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH: Trong bầu khí giáo dục gia đình, tuần thánh 2009 quả thực đã gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ về cuộc sống giáo dục. Chúa đã làm người. Ngài đã chấp nhận có một gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận như thế, Chúa muốn đề cao đời sống gia đình, Chúa muốn đời sống gia đình phải là một môi trường đào tạo tốt để giáo dục con cái về đời sống đạo, đời sống nhân bản làm người. Chúa lớn lên trong một gia đình, lớn lên trong ngôi làng nhỏ bé Nagiarét có anh em họ hàng, bạn bè và người đồng hương. Rồi Chúa ra đi cũng từ một gia đình. Đời sống của Chúa là một đời sống yêu thương và phục vụ. Ngài là một nhà mô phạm giáo dục đầy tính nhân văn. Ngài không đứng trên cao để dạy người khác nhưng Ngài cùng ở, cùng đi, cùng làm việc và rồi qua nhưng công việc ấy ngài giáo dục mọi người: ” Cha Ta hằng làm việc, Ta cũng làm việc”. Chúa quả là nhà mô phạm đại tài.
Tuần thánh 2009 đưa mọi người đến với cuộc khổ hình diễm phúc của Chúa, nhưng qua cuộc khổ hình ấy, Chúa dạy mọi người hãy học cùng Người: ” Khiêm nhượng và Hiền hậu “. Chúa chỉ cho mọi người thấy chính Ngài cũng có gia đình và Ngài cũng được giáo dục trong môi trường gia đình.
Xin Chúa cho chúng ta sống tuần thánh 2009 thật sốt sắng, đạo đức và thánh thiện để mỗi người biết xây dựng gia đình mình, làm cho gia đình mình trở nên môi trường giáo dục đức tin sâu xa và bền vững. Amen.
Hạt lúa mì
Pm. Cao Huy Hoàng
03:19 26/03/2009
Chúa nhật 5 chay B
Chúa Giêsu nói với Philipphê và Anrê: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,23). Những tưởng, Ngài sẽ cho biết “được tôn vinh” như thế nào. Không ngờ, Ngài lại tiếp“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. (Ga 12,24)
Từ ngàn xưa trước, một chú bé con, một người nông dân, một người thất học, cũng hiểu được cái hình ảnh hạt lúa thân quen nầy trong cuộc sống. Gieo xuống, thối đi, nẩy mầm, sinh bông hạt. Có gì đáng ngợi ca, đáng tôn vinh! Nhưng hôm nay, hạt lúa mì thân quen quá đỗi tầm thường ấy lại là hình ảnh của một ngôi Con-Thiên-Chúa-làm-người. Hành trình làm người của Ngài giống như hành trình của một hạt lúa: được Thiên Chúa Cha gieo xuống trần gian, chấp nhận mục nát đi, hư thối đi, chết đi, nẩy mầm, và thu hồi về cho Thiên Chúa Cha muôn bông hạt vàng. Đã đến giờ Con Người được tôn vinh, được Cha tôn vinh, vì đã đến giờ Con Người làm theo ý của Thiên Chúa Cha là không giữ cho mình mạng sống ở đời này, nhưng hiến thân chịu chết để cứu chuộc muôn người. Sự chết của Con Người như cái giá tối cùng, cái giá đắt nhất, để làm đẹp ý Chúa Cha, để Chúa Cha thỏa lòng yêu con người, thỏa lòng tha thứ cho con người tội lỗi. Con Người ấy là Con Thiên Chúa, và là Thiên Chúa thật, nên cũng đã đến giờ Thiên Chúa được cả và trần gian tôn vinh vì lòng thương vô cùng của Ngài dành cho nhân loại: Hy sinh cả Con Một Mình làm giá chuộc tội tổ tông xưa.
"Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!
Ấy chính là giờ mà “hạt lúa mì của Thiên Chúa Cha” phải hư thối đi, phải chết đi, để minh chứng có một sự sống mới nẩy mầm sau cái chết ấy. Ngài xác tín có sự sống đời đời trong Thiên Chúa: “Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.(Ga 12,25) Và Ngài củng cố những ai bước theo đường Ngài, con đường hiến thân cho sự sống vĩnh cửu: “Ai phục vụ Thày, thì hãy theo Thày; và Thày ở đâu, kẻ phục vụ Thày cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thày, Cha của Thày sẽ quý trọng người ấy."(Ga 12,26) Xác tín nầy cho thấy, trước khi đến giờ mà Thiên Chúa Cha đã chờ đợi bao năm, Chúa Giêsu đã phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa Cha, minh chứng sự sống của Thiên Chúa, và để lại một bài học quí giá vô cùng về việc hiến thân.
Khác với hạt lúa mì vô tri vô giác, vì Con Người có tự do, có ý thức, có hiểu biết, có cảm giác. Nhưng lại có thể nói, Con Người trở nên hoàn toàn giống như hạt lúa mì, bằng lòng đặt tự do, ý thức, hiểu biết, cảm giác của mình vào chương trình của Thiên Chúa Cha đã định. "Bây giờ, tâm hồn Thày xao xuyến! Thày biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha."(Ga 12,27-28)
Tất vả vì Danh Cha, thánh danh của lòng thương xót vô cùng, mà Con Người đã đến cốt là để “chết cho thế gian được sống”.
Nếu nhìn vào sự sống tự nhiên của mỗi con người, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Sự sống được sinh ra từ sự chết. Cha mẹ chấp nhận chết đi một phần đời, để con được sinh ra. Cha mẹ chấp nhận hy sinh, chết đi một phần đời nữa để con được lớn lên. Sự sống thật đáng quí. Nhưng sự sống ấy còn quí hơn nữa, khi biết sẵn sàng chết đi cho sự sống mới được khai sinh. Giá trị của hạt lúa mì là chết đi để nẩy mầm cây lúa mới, và sinh muôn bông hạt.
Chúa Giêsu muốn chúng ta tiến dần đến cuộc thương khó và cái chết đau thương của Ngài. Cái chết đau thương dưới nhãn giới loài người, nhưng là cái chết làm vinh quang cho Thiên Chúa. Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đã tỏ tường qua cái chết kinh khủng nhất trong nhân loại của chính Con Một mình. Chúa Giêsu muốn chúng ta chiêm ngắm cái chết của Ngài, để tôn vinh lòng thương xót Chúa vô cùng của Chúa Cha và cùng Ngài chết cho phần rỗi của mình và của mọi người.
Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta trở nên như hạt lúa mì gieo vào trần gian. Hạt lúa mì khiêm tốn không màng tên tuổi, không màng hư danh. Hạt lúa mì chấp nhận mục nát, cứ âm thầm mục nát dưới bước chân người vô ý. Hạt lúa mì tín thác một niềm vào chương trình của Thiên Chúa. Hạt lúa mì không lo cho phinh thân phì da, nhưng bằng lòng chết đi những ước muốn ích kỷ hư hèn, chết đi những tham lam chóng qua cho sự sống đời nầy… Và hạt lúa mì chết thật cuộc đời trần thế của mình để được sự sống muôn đời với hạt lúa mì Con Thiên Chúa.
Thánh Philipphê và thánh Anrê, những người đầu tiên tiếp nhận bài học hạt lúa mì, cũng đã trở nên hạt lúa mì chết đi cho Nước Chúa trị đến. Thánh Philipphê chịu đóng đinh ngược và Thánh Andrê tay chân đóng vào chữ X.
Các thánh tông đồ cũng bước theo con đường hy sinh của Chúa Giêsu để mở rộng Hội Thánh sơ khai. Các nhà truyền giáo đã bỏ quê hương và bỏ mình trên những cánh đồng truyền giáo xa xôi cho hạt giống Tin mừng nẩy mầm. Các Thánh Tử Đạo đã đổ máu đào để nên hạt giống trổ sinh các tín hữu.
Với tín hữu giáo dân công giáo Việt Nam, hình ảnh hạt lúa mì của Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận và của biết bao linh mục, giáo dân được gieo trong lao tù, vẫn đang sống động bảo chứng cho một “đường hy vọng” dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Và gần nhất, hạt lúa mì Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt “dám mục nát” để làm chứng cho sự thật, cho công bằng của Thiên Chúa, sẵn sàng chết thay cho những người đấu tranh cho công lý. Những hạt lúa mì Thái Hà làm thức dậy biết bao hạt lúa mì đang ngủ mê trong cái ảo tưởng tự do hạnh phúc. Và cả chục triệu hạt lúa mì đang âm thầm nhẫn nhục chịu hư thối đi, chịu chết đi dưới bước chân người vô tâm hay cố tình dẫm đạp.
“ Chúa ơi thân con là thân lúa miến, gieo vào lòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh, và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha như lễ toàn thiêu”
Bài hát dâng lễ của Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm từ những năm 1975, hoặc một số bài thánh ca khác như “Như hạt miến chịu nát tan” (Lm Thành Tâm), “hạt lúa mì, gieo xuống đất…” (Lm. Phương Anh), đã nhắc nhớ các tín hữu Việt Nam về linh đạo hạt lúa mì của Chúa Giêsu trong một giai đoạn khá đặc biệt.
Có những linh mục từ lúc hãy còn trẻ đến nay đã thất thập, bát thập rồi, mà vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn chấp nhận mục nát luôn cả phần đời còn lại ở những họ đạo xa xôi nơi tuyến đầu giáo phận. Có những linh mục cả đời hiến dâng thành hạt lúa mì gieo lẫn trong những hạt cà phê miền tây nguyên, hay lẫn trong những hạt ngô rám nắng miền sơn cước! Những tu sĩ nam nữ đang dập vùi cả tuổi thanh xuân để nên niềm vui, niềm an ủi cho những người phung cùi, những người bất hạnh… Và cả đến những giáo dân Việt Nam, như những hạt lúa mì đang được gieo vào mọi ngõ ngách của cuộc đời, để hư thối đi, cho mầm Tin Mừng mọc lên giữa thời đại không cần một tin mừng nào khác hơn là hưởng thụ.
Chúa Giêsu cũng đang mời gọi bạn, mời gọi tôi, tiến vào mầu nhiệm sự chết của Ngài, tiến sâu vào giờ của hạt lúa mì mục nát, để lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa được tôn vinh khắp trong thiên hạ. Gương Chúa Giêsu “chết cho trần gian được sống”, gương của những hạt lúa mì đi trước chúng ta, trong giai đoạn của chúng ta, và chung quanh chúng ta đang thôi thúc bạn, thôi thúc tôi khẩn trương nhìn lại đời sống vị kỷ của mình, và mau mau “ coi thường mạng sống mình ở đời này, để giữ lại được cho sự sống đời đời”.
Lạy Chúa Giêsu, "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Đã đến giờ chúng con phải là hạt lúa mì chấp nhận mục nát, cho phần rỗi của chính chúng con và của anh em. Xin cho chúng con biết chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, để nhận ra lòng thương xót vô cùng của Cha, và kết hiệp với mầu nhiệm sự chết của Chúa, để được Chúa Cha thương ban hồng phúc sự sống đời đời.
Chúa Giêsu nói với Philipphê và Anrê: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,23). Những tưởng, Ngài sẽ cho biết “được tôn vinh” như thế nào. Không ngờ, Ngài lại tiếp“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. (Ga 12,24)
Từ ngàn xưa trước, một chú bé con, một người nông dân, một người thất học, cũng hiểu được cái hình ảnh hạt lúa thân quen nầy trong cuộc sống. Gieo xuống, thối đi, nẩy mầm, sinh bông hạt. Có gì đáng ngợi ca, đáng tôn vinh! Nhưng hôm nay, hạt lúa mì thân quen quá đỗi tầm thường ấy lại là hình ảnh của một ngôi Con-Thiên-Chúa-làm-người. Hành trình làm người của Ngài giống như hành trình của một hạt lúa: được Thiên Chúa Cha gieo xuống trần gian, chấp nhận mục nát đi, hư thối đi, chết đi, nẩy mầm, và thu hồi về cho Thiên Chúa Cha muôn bông hạt vàng. Đã đến giờ Con Người được tôn vinh, được Cha tôn vinh, vì đã đến giờ Con Người làm theo ý của Thiên Chúa Cha là không giữ cho mình mạng sống ở đời này, nhưng hiến thân chịu chết để cứu chuộc muôn người. Sự chết của Con Người như cái giá tối cùng, cái giá đắt nhất, để làm đẹp ý Chúa Cha, để Chúa Cha thỏa lòng yêu con người, thỏa lòng tha thứ cho con người tội lỗi. Con Người ấy là Con Thiên Chúa, và là Thiên Chúa thật, nên cũng đã đến giờ Thiên Chúa được cả và trần gian tôn vinh vì lòng thương vô cùng của Ngài dành cho nhân loại: Hy sinh cả Con Một Mình làm giá chuộc tội tổ tông xưa.
"Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!
Ấy chính là giờ mà “hạt lúa mì của Thiên Chúa Cha” phải hư thối đi, phải chết đi, để minh chứng có một sự sống mới nẩy mầm sau cái chết ấy. Ngài xác tín có sự sống đời đời trong Thiên Chúa: “Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.(Ga 12,25) Và Ngài củng cố những ai bước theo đường Ngài, con đường hiến thân cho sự sống vĩnh cửu: “Ai phục vụ Thày, thì hãy theo Thày; và Thày ở đâu, kẻ phục vụ Thày cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thày, Cha của Thày sẽ quý trọng người ấy."(Ga 12,26) Xác tín nầy cho thấy, trước khi đến giờ mà Thiên Chúa Cha đã chờ đợi bao năm, Chúa Giêsu đã phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa Cha, minh chứng sự sống của Thiên Chúa, và để lại một bài học quí giá vô cùng về việc hiến thân.
Khác với hạt lúa mì vô tri vô giác, vì Con Người có tự do, có ý thức, có hiểu biết, có cảm giác. Nhưng lại có thể nói, Con Người trở nên hoàn toàn giống như hạt lúa mì, bằng lòng đặt tự do, ý thức, hiểu biết, cảm giác của mình vào chương trình của Thiên Chúa Cha đã định. "Bây giờ, tâm hồn Thày xao xuyến! Thày biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha."(Ga 12,27-28)
Tất vả vì Danh Cha, thánh danh của lòng thương xót vô cùng, mà Con Người đã đến cốt là để “chết cho thế gian được sống”.
Nếu nhìn vào sự sống tự nhiên của mỗi con người, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: Sự sống được sinh ra từ sự chết. Cha mẹ chấp nhận chết đi một phần đời, để con được sinh ra. Cha mẹ chấp nhận hy sinh, chết đi một phần đời nữa để con được lớn lên. Sự sống thật đáng quí. Nhưng sự sống ấy còn quí hơn nữa, khi biết sẵn sàng chết đi cho sự sống mới được khai sinh. Giá trị của hạt lúa mì là chết đi để nẩy mầm cây lúa mới, và sinh muôn bông hạt.
Chúa Giêsu muốn chúng ta tiến dần đến cuộc thương khó và cái chết đau thương của Ngài. Cái chết đau thương dưới nhãn giới loài người, nhưng là cái chết làm vinh quang cho Thiên Chúa. Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đã tỏ tường qua cái chết kinh khủng nhất trong nhân loại của chính Con Một mình. Chúa Giêsu muốn chúng ta chiêm ngắm cái chết của Ngài, để tôn vinh lòng thương xót Chúa vô cùng của Chúa Cha và cùng Ngài chết cho phần rỗi của mình và của mọi người.
Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta trở nên như hạt lúa mì gieo vào trần gian. Hạt lúa mì khiêm tốn không màng tên tuổi, không màng hư danh. Hạt lúa mì chấp nhận mục nát, cứ âm thầm mục nát dưới bước chân người vô ý. Hạt lúa mì tín thác một niềm vào chương trình của Thiên Chúa. Hạt lúa mì không lo cho phinh thân phì da, nhưng bằng lòng chết đi những ước muốn ích kỷ hư hèn, chết đi những tham lam chóng qua cho sự sống đời nầy… Và hạt lúa mì chết thật cuộc đời trần thế của mình để được sự sống muôn đời với hạt lúa mì Con Thiên Chúa.
Thánh Philipphê và thánh Anrê, những người đầu tiên tiếp nhận bài học hạt lúa mì, cũng đã trở nên hạt lúa mì chết đi cho Nước Chúa trị đến. Thánh Philipphê chịu đóng đinh ngược và Thánh Andrê tay chân đóng vào chữ X.
Các thánh tông đồ cũng bước theo con đường hy sinh của Chúa Giêsu để mở rộng Hội Thánh sơ khai. Các nhà truyền giáo đã bỏ quê hương và bỏ mình trên những cánh đồng truyền giáo xa xôi cho hạt giống Tin mừng nẩy mầm. Các Thánh Tử Đạo đã đổ máu đào để nên hạt giống trổ sinh các tín hữu.
Với tín hữu giáo dân công giáo Việt Nam, hình ảnh hạt lúa mì của Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận và của biết bao linh mục, giáo dân được gieo trong lao tù, vẫn đang sống động bảo chứng cho một “đường hy vọng” dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Và gần nhất, hạt lúa mì Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt “dám mục nát” để làm chứng cho sự thật, cho công bằng của Thiên Chúa, sẵn sàng chết thay cho những người đấu tranh cho công lý. Những hạt lúa mì Thái Hà làm thức dậy biết bao hạt lúa mì đang ngủ mê trong cái ảo tưởng tự do hạnh phúc. Và cả chục triệu hạt lúa mì đang âm thầm nhẫn nhục chịu hư thối đi, chịu chết đi dưới bước chân người vô tâm hay cố tình dẫm đạp.
“ Chúa ơi thân con là thân lúa miến, gieo vào lòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh, và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha như lễ toàn thiêu”
Bài hát dâng lễ của Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm từ những năm 1975, hoặc một số bài thánh ca khác như “Như hạt miến chịu nát tan” (Lm Thành Tâm), “hạt lúa mì, gieo xuống đất…” (Lm. Phương Anh), đã nhắc nhớ các tín hữu Việt Nam về linh đạo hạt lúa mì của Chúa Giêsu trong một giai đoạn khá đặc biệt.
Có những linh mục từ lúc hãy còn trẻ đến nay đã thất thập, bát thập rồi, mà vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn chấp nhận mục nát luôn cả phần đời còn lại ở những họ đạo xa xôi nơi tuyến đầu giáo phận. Có những linh mục cả đời hiến dâng thành hạt lúa mì gieo lẫn trong những hạt cà phê miền tây nguyên, hay lẫn trong những hạt ngô rám nắng miền sơn cước! Những tu sĩ nam nữ đang dập vùi cả tuổi thanh xuân để nên niềm vui, niềm an ủi cho những người phung cùi, những người bất hạnh… Và cả đến những giáo dân Việt Nam, như những hạt lúa mì đang được gieo vào mọi ngõ ngách của cuộc đời, để hư thối đi, cho mầm Tin Mừng mọc lên giữa thời đại không cần một tin mừng nào khác hơn là hưởng thụ.
Chúa Giêsu cũng đang mời gọi bạn, mời gọi tôi, tiến vào mầu nhiệm sự chết của Ngài, tiến sâu vào giờ của hạt lúa mì mục nát, để lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa được tôn vinh khắp trong thiên hạ. Gương Chúa Giêsu “chết cho trần gian được sống”, gương của những hạt lúa mì đi trước chúng ta, trong giai đoạn của chúng ta, và chung quanh chúng ta đang thôi thúc bạn, thôi thúc tôi khẩn trương nhìn lại đời sống vị kỷ của mình, và mau mau “ coi thường mạng sống mình ở đời này, để giữ lại được cho sự sống đời đời”.
Lạy Chúa Giêsu, "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Đã đến giờ chúng con phải là hạt lúa mì chấp nhận mục nát, cho phần rỗi của chính chúng con và của anh em. Xin cho chúng con biết chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, để nhận ra lòng thương xót vô cùng của Cha, và kết hiệp với mầu nhiệm sự chết của Chúa, để được Chúa Cha thương ban hồng phúc sự sống đời đời.
5 cột trụ của đời sống thiêng liêng (1)
LM Julian Elizaldé, SJ
13:54 26/03/2009
Theo ơn gọi mà Thiên Chúa dành cho mỗi Giêsu hữu, chúng ta có thể vừa dấn thân phục vụ vừa nhìn ngắm tình yêu bao la và vô điều kiện của Thiên Chúa. Thực sự, khi nhìn ngắm tình yêu Thiên Chúa, chúng ta mới hăng hái dấn thân và hết lòng vâng phục Ngài. Như vậy, muốn vun trồng cái "nhìn ngắm đầy hứa hẹn" và xây dựng một đời sống thiêng liêng đầy tràn sức sống, chúng ta nên làm gì? Con người thiêng liêng theo linh đạo I-nhã có năm cột trụ chính:
1. Phép Thánhh Thể
2. Đời sống cầu nguyện
3. Các mối phúc thật
4. Mở lòng cho Thần Khí đích thực, và
5. Duy trì lòng nghiền ngẫm liên lì
Nguồn gốc và cùng đích cuộc sống loài người là tình yêu bao la và vô điều kiện mà Thiên Chúa dành cho mỗi người. Đức Giêsu dạy chúng ta kêu Thiên Chúa một cách thân mật: "Abba", "Bố". Đối với môn đệ của Thầy Giêsu, cách xưng hô này quá thân mật! Ai dám tự xưng là con cưng của Thiên Chúa như vậy? Đức Giêsu là người đầu tiên dám kêu Thiên Chúa là "bố". Đối với Ngài "bố thân yêu" là tâm điểm giáo lý loan báo và là nền tảng cuộc sống làm "con yêu dấu" của Thiên Chúa.
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15, 11-32), chúng ta thấy người 'bố' này là ai và đối xử với loài người như thế nào. Trong bài "Ngu để yêu" một ứng sinh nhận thấy: "Con nghĩ là người con thứ là một cậu nhóc mới tốt nghiệp 12 xong. Cậu háo thắng, ngông nghênh, ta đây, nhưng thực chất thì thiếu kinh nghiệm và kém suy tư quá trời luôn? Đáng ra, biết gia đình mình khá giả thì phải tính chuyện du học hoặc ít là học hành cho có nghề có nghiệp chứ. Chẳng có tài cán gì như cậu, khi thất thế đi chăn heo là đúng rồi. Ngu thật! Đằng sau sự ngông nghênh, coi trời bằng vung kia là cả một lỗ hổng to lớn về nhân cách. Cậu cứ đơn sơ sống theo con người tự nhiên của mình. Sẵn tiền, thừa cơ hội, cậu 'lăn xả' vào chốn phong lưu đầy phồn hoa, hào nhoáng, sắc màu. Dại hết sức! Một đấng nam nhi mà vừa kém tài, vừa kém chí như thế thì làm ăn gì được. Thất bại của cậu là lẽ dĩ nhiên. Con thấy tội nghiệp cho cậu.
Nhưng càng thương cảm cho cậu bao nhiêu, con lại càng giận người cha bấy nhiêu. Sao ông chẳng dạy dỗ, trang bị gì cho người con nhỏ dại của ông, trong suốt mười mấy năm qua, để đến giờ này nó sụp đổ dễ dành như vậy? Rồi thêm nữa, chắc ông chẳng quan tâm gì đến con cái, đến độ chia tài sản cho con mà không cần toan tính chi cả, mặc dầu con ông còn ngu khờ lắm. Đã vậy, trước khi nó ra đi cũng chẳng một lời nhắn nhủ. Ông cũng không có một phương thế nào để liên lạc với nó. Sống chết mặc bay. Tình cha con chỉ có vậy thôi sao? Buồn!
Một người cha vô tâm và thiếu tính toán như vậy mất con là đúng? Nếu dụ ngôn chỉ dừng lại ở câu 16 này thôi thì con hụt hẫng quá. May thay, còn đoạn trở về từ câu 20 đến câu 24 đã giúp con hiểu được tất cả. Thầy hay quá!
Chiêm ngắm thái độ trông ngóng, mỏi mòn chờ mong rồi òa mừng rỡ, khi đứa con trở về của người cha, con không còn dám trách ông nữa. Ông sâu sắc hơn trí hiểu của con nhiều. Té ra, ông biết rõ tính tình ngang ngược, ương bướng của đứa con thơ trẻ. Chắc ông đã từng nhiều đêm trăn trở không biết nói sao, dạy dỗ cách nào cho nó nhận nhiều được tình trạng của nó. Nó còn quá mu muội và ngu dốt. Chuyện nó bỏ nhà đi hoang chắc ông cũng lường trước rồi, nên mới hành xử nhanh như vậy. Ông chấp nhận ngu như thằng con để cứu nó. Ông chấp nhận mu muội như nó để hy vọng nó quay về với ông khi nó nhận hiểu. Gỉa như ông không chia tiền cho nó, gỉa như ông cấm đoán nó, gỉa như ông "tù" thằng con vô đạo? thì nó vẫn cứ đi. Nó đi mà không có ngày về. Nó đi luôn vì cách hành xử của ông cho nó biết ông cần danh dự, tiền tài hơn là nó. Vì yêu nên ông ngu. Vì yêu nên ông hóa ngu muội". 2
Nếu Thiên Chúa là người cha trong dụ ngôn, chúng ta phải công nhận rằng tình thương Ngài dành cho con người là tình yêu vô điều kiện. Tình yêu của Đức Kitô khi chịu nạn chịu chết và ban Phép Thánh Thể là bằng chứng tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Thiên Chúa quan phòng mỗi người với một tình yêu vô điều kiện, là nền tảng và là cùng đích cuộc sống loài người. Những biến đổi trong đời sống thiêng liêng cũng chỉ là những biến cố, những cố gắng, những tiến triển hay rút lui trên đường tìm hiểu, tin tưởng và đáp lại tình yêu vô điều kiện đó. Ngày càng biết và tin chắc vào tình thương Ngài là hoa quả đời sống thiêng liêng. Chẳng có gì quan trọng hơn là nhìn ngắm, hấp thụ và đáp lại tình yêu đó.
...
1. Bắt hứng từ Robert Spitzer, SJ. - Five Pillars of the Spiritual Life, Ignatius 20008
2. Bảo Ân, "Ngu để yêu", tr. 18-20 Ánh Dương, Nội San Bạn Đường, 2008
Cột trụ một: Phép Thánh Thể
Phép Thánh Thể là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Đức Kitô đến và ở lại với chúng ta để thương mến, chữa lành, biến đổi, quy tụ và mang bình an cho chúng ta. Khi thành lập Phép Thánh Thể, Ngài nói: "Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con". 'Mình' bao gồm thể xác lẫn tâm hồn, nghĩa là 'cả người'. Ngài dâng hiến cả người mình, kể cả tình yêu, là tình yêu vô điều kiện. Khi ban 'chén máu', lại xác nhận rằng Ngài đổ máu thay thế cho máu con cừu để ký kết giao ước mới giữa con người và Thiên Chúa; là máu Tân Ước và vĩnh cửu hứa cho chúng ta tình yêu và sức sống vĩnh viễn.
Tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô trong thập giá
Đức Kitô đã tận hiến mình cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến mình cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rõ nhất lòng vâng phục của người con cho Chúa Cha. Khi nhận lãnh sự chết Đức Giêsu đã bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con. Đức Giêsu biết, tin tưởng và thán phục Chúa Cha. Ngài biết khôn ngoan và tình thương của Chúa Cha vượt xa những gì con người có thể hiểu được.
Sự tận hiếân của Đức Kitô trên thập giá là bằng chứng tình yêu và lòng vâng phục đối với Chúa Cha, là hành động cao quý nhất của quyền tự do nhân loại, là khuôn mẫu cho những đáp trả của con người đối với Thiên Chúa, và là sự chấp nhận tuyệt đối Thiên Chúa là Thiên Chúa. Khi con người vâng phục Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của một người con, như Đức Giêsu đã làm khi chết trên thập giá, thì Thiên Chúa được vinh quang mà con người đã từ chối khi bất phục tùng.
Tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha trong thập giá và Phục Sinh của Đức Kitô
Chúa Cha khi nộp Người Con duy nhất trong tay kẻ tội lỗi, cảm thấy đau lòng như các cha mẹ khi nhìn thấy người con đau khổ. Làm như vậy Ngài bày tỏ tình thương vô bờ bến dành cho mỗi người chúng ta. Cảm động vì lòng hiếu thảo và vâng phục của Đức Giêsu, Chúa Cha ban vinh hiển cho Ngài. Và đây chính là vinh quang mà Đức Giêsu, tư tế của nhân loại, muốn chia sẻ với con người. Khi sống lại, Đức Giêsu nâng chúng ta lên chia sẻ vinh quang của Ngài. Đức Giêsu Phục Sinh sai Thần Khí của Ngài đến với con người, và chính Thần Khí này gợi lên nơi con người lòng hiếu thảo và vâng phục của người con. Ngày tận thế Ngài sẽ ban cho chúng ta vinh quang của Ngài: "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con... Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con" (Ga 17, 22-24).
Tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha và của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Thánh
Thánh Lễ là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Khi cử hành phép Thánh Thể chúng ta tưởng niệm và làm sống lại món quà Chúa Cha ban cho chúng ta lúc Chúa Kitô chịu nạn, chịu chết và phục sinh. Chúa Cha ưa thích thể hiện cùng với chúng ta món quà này trong suốt cuộc sống của chúng ta, và nhờ đó chúng ta khám phá tình thương của Ngài và lãnh nhận những hồøng ân cứu thoát chúng ta. Phép Thánh Thể cũng là món quà của Đức Kitô dành cho Chúa Cha suốt cuộc sống và đặc biệt lúc chịu nạn chịu chết. Chúa Kitô là con chiên của Tân ước đã nộp mạng sống mình để lập giao ước mới và vĩnh viễn giữa Thiên Chúa với nhân loại và giữa anh chị em với nhau. Khi chúng ta tiến đến bàn thánh tham dự bữa tiệc Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận lãnh món quà cao quý Chúa Cha ban tặng cho nhân loại là Con Yêu Dấu của Ngài; khi rước Mình Máu Đức Kitô, chúng ta kết hợp cùng với Ngài dâng hiến mình cho Chúa Cha với lòng vâng phục và hiếu thảo; chúng ta đồng cảm với tất cả anh chị em, nhất là những người chúng ta nhớ một cách đặc biệt trong Thánh Lễ đó. Đây là tâm điểm của một cuộc sống ngày càng giống cuộc sống Đức Giêsu là thượng tế nhân loại.
Khi tận hiến mình, Đức Kitô mang bình an, sự biến đổi và thống nhất đến cho chúng ta. Bình an lúc bối rối, lo sợ, bị đau khổ. Bối rối vì nguy hiểm hay vì phải đương đầu với khủng hoảng tinh thần hay thể xác. Rước Lễ xong, chúng ta thấy Ngài hiện diện và đồng hành với chúng ta trong giây phút thử thách đó. Dự Lễ hằng ngày, chúng ta nhận ra những sự biến đổi lạ lùng nơi chúng ta. Mỗi lần dâng Thánh Lễ, chúng ta thoát ra thế giới nhỏ bé của cá nhân mình để cảm thông và sống gần gũi với hết thảy anh em.
Trong Phép Thánh Thể chúng ta cầu nguyện cho cả thế giới
Theo thánh ý Đức Kitô, Thánh Thể là ân huệ cho cả thế giới. Tất cả chúng ta là nhiệm thể của Đức Kitô: "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể" (1 Cor 10, 16-17).
Ảnh hưởng của Phép Thánh Thể thật sâu xa trong cuộc sống cá nhân mình. Nhưng, Thánh Thể không bị giới hạn vào cuộc sống của từng cá nhân. "Bởi vì Bánh chúng ta ăn là Bánh bởi trời, mang sức sống cho thế gian" (Ga 6, 33). Thiên Chúa thương yêu tất cả mọi người một cách vô điều kiện. "Ngài không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Mt 18, 14). Vì quan tâm về cuộc sống tinh thần lẫn vật chất của mỗi người, Thiên Chúa tác động Hội Thánh để tiếp tục mang sức sống cho cả thế gian. Qua Hội Thánh, Thiên Chúa giơ tay nâng đỡ cả thế gian.
Lễ tế của Đức Kitô là hy lễ độc nhất và vĩnh viễn nối kết Thiên Chúa với loài người. Vì lý do đó Đức Giêsu là thượng tế duy nhất và vĩnh viễn của nhân loại. Đã chịu Phép Rửa Tội, không chỉ linh mục và tu sĩ mà cả giáo dân nữa, đều chia sẻ sứ vụ Tư Tế của Ngài. Ý thức mình chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, các Kitô hữu dâng hiến cuộc sống thường ngày của mình cho Chúa Cha, và Thánh Lễ là lúc dâng hiến mình để lập giao ước giữa Thiên Chúa với nhân loại và giữa anh chị em với nhau. Như Vatican II nói: "Nếu giáo dân chu toàn trong Thánh Thần mọi hoạt động, kinh nguyện và công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày, việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, cũng như những thử thách của cuộc sống, tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô và được thành kinh dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Thánh Chúa khi cử hành Thánh Lễ. Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài bằng hành động thánh thiện khắp nơi". (Lumen Gentium n.34)
Trong cuộc sống, có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về tinh thần không còn tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con, "Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10, 9).
Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành bàn thờ, hy lễ và tư tế trong Đức Kitô. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn lúc dâng Thánh Lễ. Lúc dâng lễ Giáo Hội dùng lời nguyện đặc biệt xin Chúa Cha sai Thánh Thần của Ngài để dâng hiến mình cho Ngài trong Đức Kitô: "Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình Máu Đức Kitô" (II), "Xin cho chúng con nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô" (III), "chúng con được Chúa Thánh Thần liên kết thành một thân thể, và trở nên hy lễ sống động trong Đức Kitô để ca tụng Cha vinh hiển" (IV).
Là chi thể của Giáo Hội, trong Thánh Lễ chúng ta cầu nguyện hiệp thông với cộng đoàn địa phương, cũng như với toàn thể Giáo Hội. Đây là 'Chiên Thiên Chúa xóa bỏ tội trần gian'. Trên thập giá, Đức Kitô nộp mình và phó mạng sống cho cả thế giới, mang tin mừng cho tất cả kẻ nghèo khó. Khi Rước Mình Thánh Chúa, nhận lãnh bình an và sức biến đổi cá nhân, chúng ta cũng dâng hiến Đức Kitô cho cả thế gian, đặc biệt cho những ai đang gặp khó khăn tinh thần hay thể xác. Thiên Chúa rất ưa thích nghe những lời nguyện và dâng hiến đó.
Phép Thánh Thể và Phụng vụ
Trong Bữa Tiệc Ly, Đức Kitô phán những lời đơn sơ, làm những hành động giản dị. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của những lời và hành động đó đã soi sáng cuộc sống phụng vụ của Giáo Hội mãi đến bây giờ. Có nhiều cách khác nhau để cử hành Thánh Lễ, trong nhà thờ chính tòa sáng láng hay tại nhà giam nghèo nàn, trên đỉnh núi với đám thanh niên hay tại nhà dưỡng lão, trong đám cưới vui vẻ hay lúc thân nhân qua đời. Phụng vụ diễn tả ý nghĩa khác nhau và sâu xa của mỗi Thánh Lễ qua nghi thức, thánh ca và lời nguyện thích hợp với mỗi hoàn cảnh.
Trong phần Thống Hối, chúng ta nêu lên sức thanh tẩy, biến đổi và mang bình an của Thánh Thể. Lúc phụng vụ Lời Chúa, chúng ta hy vọng thấu hiểu rõ hơn tin mừng chúng ta sẽ mang đến thế gian. Khi Dâng Lễ và cử hành Phép Thánh Thể, chúng ta nhắc đến cuộc thương khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Khi Rước Lễ chúng ta hiệp thông không chỉ với Đức Kitô, mà còn với cả gia đình của Chúa Cha.
Cách mỗi người cử hành Thánh Lễ mang ánh sắng và ý nghĩa cho các nghi thức, và khi thật lòng tham gia mầu nhiệm thánh, mỗi cá nhân đóng góp cho lòng sốt sắng của cộng đoàn. Cộng đoàn được thêm sốt sắng nhờ sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân được thêm sốt sáng nhờ sự đóng góp của cộng đoàn.
Kết luận
Phép Thánh Thể là sức lực hiệp nhất, là bí tích chính trong bảy bí tích, là trái tim của Giáo Hội. Vậy là chân lý căn bản của Phép Thánh Thể là tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô tận hiến mình trên thập giá để mang hòa bình, ơn tha thứ và hòa giải cho nhân loại, để chữa lành và biến đổi chúng ta đến cuộc sống muôn đời; là Đức Kitô, Con Chiên Vượt Qua, là Máu Khế Ước mới, là Con Thiên Chúa nộp mình để ban sự sống cho thế gian. Mầu nhiệm Thánh Thể thật sâu sắc! Tình yêu Đức Kitô thật bao la! Vì lý do đó, Phép Thánh Thể là cột trụ chính trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu.
Để cầu nguyện riêng: Gioan 6, 32-71
Câu hỏi để cầu nguyện và chia sẻ:
1. Khi cử hành Phép Thánh Thể, thường thường những ý nghĩa nào đánh động tôi?
2. Phép Thánh Thể thường giúp tôi đổi mới mối tương quan với Chúa và với anh em như thế nào?
3. Phép Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Cha và của Đức Kitô bằng cách nào?
4. Trong Lễ Vượt Qua, người Do Thái tưởng nhớ những biến cố nào? Đức Giêsu đã ứng nghiệm những biến cố đó ra sao?
5. Phép Thánh Thể mời gọi chúng ta tiếp tục sứ mạng nào của Đức Kitô?
...
Cột trụ hai: Đời sống cầu nguyện
Cầu nguyện là bước vào tâm tình của Thiên Chúa và mở lòng để Thiên Chúa bước vào tâm tình của chúng ta. Trong cầu nguyện chúng ta để Thiên Chúa làm chủ con tim của chúng ta, và để Thần Khí cầu nguyện trong lòng của chúng ta. Trong cuộc hành trình này, đừng nghĩ rằng chúng ta lên đường để tìm Thiên Chúa, nhưng khiêm nhường ý thức rằng Thiên Chúa đã khởi hành đi tìm chúng ta và cả nhân loại ngay từ thủa tạo thiên lập địa (St 3,9) khi con người sa ngã. Hãy ý thức rằng cầu nguyện là lúc Thiên Chúa nhẹ nhàng tác động tâm hồn chúng ta. Và khi chúng ta “cầu nguyện” là khi chúng ta đáp lại lòng mơ ước của Chúa để Thần Khí tác động, để hai tâm tình trở nên một.
Cầu nguyện là sự hiệp nhất và thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Có thể nói khi chúng ta cầu nguyện chân thành là lúc chúng ta cử hành một bí tích.
Mỗi Kitô hữu đều có thể thân mật cầu nguyện với Thiên Chúa. Thánh I-nhã tin rằng mỗi người đều có thể cảm nhận và kết thân với Thiên Chúa. Theo Karl Rahner: sự đóng góp quan trong nhất của I-nhã cho Hội Thánh là ngài tin chắc rằng mỗi Kitô hữu có thể trực tiếp cảm nhận Thiên Chúa một cách thuần tuý; và Thiên Chúa để dành hồng ân này cho mỗi Kitô hữu. Nói một cách khác: Chúa muốn nói với tất cả chúng ta và mong chúng ta có thể hiểu Ngài.
...
Các Hình Thức Cầu Nguyện Một Mình 1
Có nhiều hình thức cầu nguyện một mình. Mỗi hình thức thích hợp với một hạng người. Bằng cách thực tập nhiều lần các phương pháp khác nhau chúng ta trở nên giỏi dang khi sử dụng hình thức thích hợp cho đoạn Thánh Kinh và hòa hợp với nhu cầu cá nhân và cá tính của chúng ta. Có các hình thức sau đây:
1. Suy Niệm
Khi suy niệm chúng ta đến với đoạn Thánh Kinh như với một lá thư tình; hình thức này rất hữu ích khi cầu nguyện với những đoạn thơ như Thánh Vịnh.
Phương Pháp
• Đọc đoạn Thánh Kinh thật chậm, lớn tiếng hay thì thầm, để cho các chữ bao trùm lên bạn, và nghiền ngẫm từng chữ.
• Dừng lại ở những chữ đặc biệt làm bạn chú ý; hấp thụ chúng như người khát mong uống nước mưa trời.
• Lập lại một chữ hay một câu nhiều lần, nhận thức những cảm giác đang được đánh thức dậy. Đọc, và đọc lại đoạn Thánh Kinh nhiều lần một cách trìu mến, y như đọc một lá thư tình, hay như khi bạn hát nhẹ nhàng điệp khúc của một bài ca.
2. Chiêm Niệm
Khi chiêm niệm, chúng ta bước vào một biến cố hay một đoạn kể chuyện trong Thánh Kinh. Chúng ta bước vào đoạn này bằng sự tưởng tượng, và sử dụng tất cả các cảm quan của chúng ta.
Các nhà thần học dạy rằng qua chiêm niệm, chúng ta có thể "nhớ lại và hiện diện trong những mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô".
Thần Khí Chúa Giê-su hiện diện trong chúng ta qua phép rửa tội, dạy dỗ chúng ta y như Chúa Giê-su đã dạy dỗ các tông đồ. Thần Khí gợi lại và làm sống động các mầu nhiệm chúng ta bước vào qua việc cầu nguyện. Cũng như ở trong Thánh Thể, Chúa Giê-su lên trời đã làm hiện diện mầu nhiệm Phục Sinh, trong việc chiêm niệm, Thánh thần đem tới biến cố đặc biệt mà chúng ta chiêm niệm và Thánh thần mở tâm hồn chúng ta thấu hiểu mầu nhiệm ấy.
Phương Pháp
Trong khi chiêm niệm, chúng ta bước vào câu chuyện y như chính chúng ta có mặt ở đó:
Quan sát những gì xảy ra; lắng nghe những gì đã được nói. Trở nên một thành phần của mầu nhiệm; lãnh vai trò cuả một nhân vật. Nhìn từng nhân vật; nhân vật đó đang có kinh nghiệm gì? Nhân vật đó đang nói với ai? Nếu tôi nghe được lời Chúa nói với tôi trong đoạn Thánh Kinh đó thì có ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi, gia đình tôi, xã hội tôi?
Trong câu chuyện Thánh Kinh, chúng ta bước vào một cuộc đối thoại với Chúa Giê-su:
• Nhập bối cảnh: có mặt ở đó với Chúa và vì Chúa.
• Nhìn, nghe, quan sát các nhân vật, nhất là Đức Giê-su, ước muốn Chúa, thèm khát Chúa.
• Mở lòng cho Chúa đang hiện diện trong lòng tôi, bây giờ. Lắng nghe Chúa.
3. Cầu Nguyện Tập Trung
"Trong khi cầu nguyện tập trung, chúng ta vượt qua các ý tưởng và hình ảnh, vượt qua các cảm quan, và vượt qua trí óc lý luận tới trung tâm của tâm hồn chúng ta nơi Chúa đang làm những việc lạ lùng".
Cầu nguyện tập trung là một hình thức cầu nguyện rất giản dị, rất trong sáng, thường thì không ra lời; đó là cách mở trái tim chúng ta cho Thánh Thần đến ngự trị trong chúng ta.
Trong cầu nguyện tập trung, chúng ta tuột dốc xoáy ốc để đi sâu xuống vào tận đáy tâm hồn chúng ta. Đó là điểm yên tĩnh trong ta nơi đa số chúng ta cảm nghiệm đã được cấu tạo bởi một Thiên Chúa thương yêu đã thổi hơi thở cho chúng ta được sống. Muốn bước vào sự cầu nguyện tập trung, chúng ta phải tuyên xưng sự phụ thuộc của chúng ta vào Chúa và đầu hàng trước tinh thần yêu thương của Ngài.
"... Thánh Thần cũng đến để giúp đỡ chúng ta những lúc yếu đuối. Thánh Thần trình bày những lời cầu xin của chúng ta dưới những hình thức không thể diễn tả bằng lời..."(Rm 8:26)
Thánh thần của Chúa Giêsu kêu lớn trong chúng ta "Ab-ba, Lạy Cha" (Rm 8:15).
Phương Pháp
"Dừng lại một lát và nhận biết Ta là Thiên Chúa" (Tv 46:10).
• Ngồi yên lặng, thoải mái và dễ chịu.
• An nghỉ trong mong muốn và ao ước Chúa.
• Di chuyển vào trung tâm sâu xa của bản thể chúng ta. Sự di chuyển này có thể dễ dàng nếu tưởng tượng như khi chúng ta đang tụt xuống trong một cầu thang máy, hay khi đang bước xuống một cầu thang dài, hay khi đang leo xuống một triền núi, hay lặn sâu xuống một hồ nước.
• Trong sự yên tĩnh, cố nhận thức được sự hiện diện của Chúa; hấp thụ tình yêu Chúa một cách an bình.
4. Lời Nguyện Lặp Lại
Một hình thức cầu nguyện tập trung khác là sử dụng lời nguyện lặp lại. Lời nguyện lặp lại có thể là một chữ hay một câu. Có thể là một chữ trong đoạn Thánh Kinh, hay một chữ được xuất phát tự đáy tim chúng ta. Chữ hay câu này biểu tượng cho ta sự hiện hữu đầy đủ của Chúa.
Một hình thức thay đổi của lời nguyện lặp lại có thể bao gồm tên "Giêsu" hay hình thức đã được mệnh danh là "Kinh Giêsu", "Lạy Chúa Giêsu, Con của Chúa Trời hằng sống, xin đoái thương đến con, là kẻ có tội."
Phương Pháp
Chữ hay câu được lặp lại nhẹ nhàng, bên trong tâm hồn để cho hòa hợp với hơi thở. Thí dụ, phân nửa đầu của Kinh Giêsu được đọc trong khi hít vào, và phân nửa sau được đọc khi thở ra.
5. Đọc Chiêm Niệm
"Tôi há miệng ra; Người ban cho tôi cuốn Thánh Thư để ăn và nói,‘hãy ăn đi và cảm thấy no đủ về cuốn Thánh Thư ta cho con'. Tôi đã ăn và Thánh Thư có vị ngọt như mật ong" (Ed 3:2-3).
Một cách cầu nguyện là chiêm niệm khi đọc một đoạn Thánh Kinh hay các bài văn viết về linh thao khác.
Đọc như vậy luôn luôn giúp cho đời sống cầu nguyện của chúng ta được phong phú hơn. Phương pháp được mô tả sau đây đặc biệt có ích khi chúng ta cảm thấy khô khan nguội lạnh.
Phương Pháp
Đọc một cách chậm rãi, ngưng lại nhiều lần để cho các chữ các câu xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Khi một tư tưởng vang động sâu xa, dừng lại ở đó, để cho ý nghĩa đầy đủ của chúng xâm nhập tâm hồn chúng ta. Tận hưởng những chữ đã cảm nhận được. Đáp trả một cách tự nhiên y như khi đối thoại.
6. Viết Nhật Ký
"Nếu các bạn đọc các dòng chữ của tôi, các bạn sẽ có một khái niệm về chiều sâu tôi đã cảm nhận được trong mầu nhiệm của Chúa Kitô" (Ep 3:4).
Viết nhật ký là một hình thức viết trong chiêm niệm. Khi chúng ta đặt bút trên giấy, linh hồn và thân thể hỗ trở để giải tỏa bản thể thật sự của chúng ta.
Có sự khác biệt giữa hình thức cầu nguyện này với cách chúng ta viết nhật ký hàng ngày.
Cầu nguyện bằng nhật ký là cảm nhận trong ánh sáng mỗi khi các hình ảnh mới được phát xuất từ tiềm thức của chúng ta được ban cho những ý nghĩa mới. Cầu nguyện bằng nhật ký đòi hỏi phải bỏ sang một bên những thành kiến và những sự kiềm chế đã có sẵn.
Viết trong chiêm niệm giống như viết thư cho một người yêu. Các kỷ niệm được gợi lại, các niềm tin được làm cho sáng tỏ và tình cảm nổi giậy mãnh liệt trong chúng ta. Trong khi viết xuống chúng ta có thể khám phá rằng các cảm xúc được tăng cường và kéo dài. Vì thế viết nhật ký có thể giúp cho chúng ta nhận định được các cảm xúc bị che dấu, bị đè nén, như tức giận, sợ hãi và thù hận.
Cuối cùng, cầu nguyện bằng nhật ký có thể giúp chúng ta tôn trọng hơn những chữ những câu đã được viết trong Thánh Kinh.
Phương Pháp
Có nhiều hình thức khác nhau khi cầu nguyện bằng nhật ký:
• Viết một lá thư cho Chúa.
• Viết một cuộc đối thoại giữa chúng ta và người khác; người khác có thể là Giêsu, hay một người nào quan trọng. Cuộc đối thoại có thể được ghép theo một biến cố, một kinh nghiệm hay một giá trị. Thí dụ, sự chết, sự chia ly, sự khôn ngoan, một tài năng; và được tưởng tượng ra y như đang nói chuyện với người ấy.
• Viết câu trả lời cho một câu hỏi, chẳng hạn "Con muốn Ta làm gì cho con?" (Mc 10:51) hay "Tại sao con khóc?" (Ga 20:15).
• Để cho Giêsu hay một nhân vật khác trong Thánh Kinh nói với chúng ta qua ngòi bút của chúng ta.
7. Lặp Lại
"Tôi sẽ tiếp tục chiêm niệm về điểm trong đó tôi đã khám phá ra điều tôi mong ước, và không muốn đi xa thêm trước khi tôi hoàn toàn hài lòng." - Thánh I-nhã.
Lặp lại là việc trở về một thời gian cầu nguyện trước đó với mục đích để cho những hoạt động của Chúa ăn sâu trong trái tim chúng ta.
Qua sự lặp lại, chúng ta tô điểm cho sự nhạy cảm của chúng ta đối với Chúa và đối với cách thức Chúa nói với chúng ta qua việc cầu nguyện và trong những hoàn cảnh của cuộc đời chúng ta. Cầu nguyện lặp lại giúp cho kinh nghiệm của sự tổng hợp điều chúng ta là ai với điều Chúa đang bày tỏ cho chúng ta biết Chúa là ai.
Lặp lại là một cách để tôn kính Lời Chúa nói với chúng ta trong các buổi cầu nguyện trước. Đó là nhớ lại và suy nghĩ về một cuộc đối thoại trước đây của chúng ta với một người chúng ta yêu mến. Cũng giống như khi chúng ta nói với Chúa, "Lạy Chúa xin hãy nói lại với con điều ấy; con đã nghe thấy Chúa nói gì với con?"
Trong cuộc đối thoại tiếp theo hay lặp lại này, chúng ta mở lòng cho sự hiện diện chữa lành thông thường có mãnh lực để biến cải những sự đau buồn và bối rối chúng ta đã cảm nhận được trong các buổi cầu nguyện trước đó.
Khi lặp lại, không những các sự an ủi (vui sướng, ấm áp, bình an) được mạnh mẽ hơn, mà các sự thất vọng (đau khổ, buồn bã, và bối rối) thường đưa tới một trình độ mới để thấu hiểu và chấp nhận kế hoạch Chúa dành cho chúng ta.
Phương Pháp
Giai đoạn cầu nguyện chúng ta lựa chọn để lặp lại là buổi cầu nguyện trong đó chúng ta đã kinh nghiệm một xúc động đáng kể về vui mừng, buồn khổ hay bối rối. Cũng có thể là một giai đoạn trong đó không có gì xảy ra, có lẽ vì chúng ta thiếu chuẩn bị.
• Nhớ lại những cảm xúc của lần trước.
• Sử dụng để làm một điểm khởi đầu, một khung cảnh, môt câu chữ, hay một cảm xúc đáng kể trong lần trước.
Để cho Thánh Thần hướng dẫn các động tác nội tâm của trái tim trong buổi cầu nguyện này.
...
Giản dị hóa đời sống cầu nguyện 2
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không cầu nguyện được với một đoạn Kinh Thánh hay sách thiêng liêng nào cả. Rất có thể rằng lúc đó chúng ta cần một lối cầu nguyện tự do, giản dị và nghiền ngẫm hơn. Nhận xét đầu tiên về đời sống cầu nguyện theo I-nhã là, nếu áp dụng đúng phương pháp, đời sống cầu nguyện sẽ ngày càng giản dị, có tính cách chiêm niệm và thinh lặng. Còn nếu sau vài năm cầu nguyện theo một phương pháp nào đó, đời sống cầu nguyện chẳng có gì thay đổi, chúng ta cần xét lại lối cầu nguyện đó hoặc cách áp dụng phương pháp.
Muốn giản dị hoá đời sống cầu nguyện, điều quan trọng là biết tìm và hưởng những giây phút thinh lặng nghiền ngẫm, nhất là biết hiện diện trước mặt Thiên Chúa đang hiện diện trong lòng chúng ta. Muốn kết hiệp với Chúa như vậy, chúng ta cần ý thức mình đang sống như thế nào, sống cho ai, mình mong muốn gì. Sống ý thức và thành thật với chính mình là điều kiện cần thiết để hiện diện và kết hiệp với Chúa. (Phút Hồi Tâm có thể giúp chúng ta tiến lên trên đường này)
Khi cầu nguyện chúng ta nhắm mục đích gì? Nếu có sự biến đổi trong đời sống cầu nguyện, thì cũng có sự biến đổi trong mục đích chúng ta mong ước đạt tới. Lúc đầu, khi chúng ta muốn tìm kiếm Thiên Chúa và tâm tình với Ngài, thì có lẽ chúng ta chưa quen với tiếng nói của Ngài và chưa biết nhận ra những tác động trong tâm hồn mình. Thánh Gioan Thánh Giá nói: Thiên Chúa nói với chúng ta qua tác động trong tâm hồn. Sau một thời gian, chúng ta không cầu nguyện để tìm kiếm Thiên Chúa: Ngài đã tìm ra chúng ta rồi! Chúng ta cầu nguyện để Thiên Chúa ngày càng hiện diện trong cuộc sống chúng ta và chính chúng ta lại hiện diện nơi Ngài trong suốt cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Từ từ chúng ta biết cầm lòng cầm trí để nghiền ngẫm, có một tâm hồn tự do, trong suốt, biết tôn trọng nội tâm của mỗi người, không ép ai theo một phương pháp cầu nguyện quy tắc.
Tại sao thánh I-nhã cho rằng: trong một trăm người thường xuyên cầu nguyện, thì có chín mươi người theo ảo tưởng?
Dù đều đều và trung thành để dành thời giờ cầu nguyện, chưa chắc chúng ta đang kết hiệp với Chúa Hằng Sống. Chính sự trung thành với phương pháp lại có thể biến thành mục đích của cầu nguyện. Làm như vậy, chúng ta trung thành một cách cứng nhắc. Sở dĩ cứng nhắc có lẽ là vì chúng ta chưa tin tưởng đủ là Thiên Chúa thương mến và ưa thích chúng ta.
Trung thành với Thần Khí. Đức Kitô trung thành và đều đều cầu nguyện vì Ngài luôn mở lòng cho Thần Khí và tìm những gì đẹp lòng Chúa Cha. Cha muốn con làm gì? I-nhã cũng vậy: Spiritum ducentem sequebatur, non praeibat (I-nhã dõi theo sự hướng dẫn của Thần khí, chứ không đi trước). Chúng ta không nên đi trước Thần Khí. Ngài đóng vai trò chủ động khi chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Sự đóng góp chính của chúng ta là mang mọi phạm vi của cuộc sống đặt dưới ảnh hưởng của Thần Khí.
Vai trò của Thần Khí là nối kết chúng ta với Chúa Cha, với Đức Kitô và với anh em trong tình yêu. Chính Thần Khí là tình yêu, và tình yêu biến đổi những ai được nối kết. Việc thánh hóa con người là những biến đổi mà Thần Khí tình yêu luôn luôn mang đến khi nối kết chúng ta với Thiên Chúa và anh em trong tình yêu. Thánh I-nhã có một sư phạm riêng để giúp con người mở lòng cho Thần Khí. Đặc biệt trong Linh Thao ngài:
• cung cấp một nguyên lý nền tảng và chỉ rõ giá trị của lòng bình tâm,
• dẫn đến ăn năn hối cải qua lòng thướng xót của Chúa,
• mời kết thân với Đức Kitô với tình bạn thân thiết,
• chỉ dẫn cách chiêm niệm các mầu nhiệm cuộc sống Đức Kitô,
• ý thức sự khác nhau giữa cạm bẫy của ma quỷ và chiến thuật của Đức Kitô (Hai cờ hiệu),
• đo lường tình yêu qua các trình độ khiêm nhường (Ba trình độ Khiêm Nhường),
• mời chúng ta đối diện v?i các đam mê còn đang ràng buộc trái tim mình (Ba loại người). ..
Điều quan trọng là chúng ta hỏi: Chúa muốn con làm gì? và để Thần Khí mở mắt tâm hồn và thúc đẩy chúng ta đi từng bước một cách thoải mái, vui vẻ, tự do, thật thà và biết ơn Chúa. I-nhã chú trọng đặc biệt đến lòng biết ơn. Ngài đã vượt qua lòng tham vọng và các nết xấu khác, nhất là qua lòng biết ơn.
Bằng chứng chắc chắn chúng ta cầu nguyện với Chúa Hằng Sống là chính đời sống thường ngày. Đức Kitô nói: Qua hoa trái chúng ta biết cây. Chúng ta muốn tìm kiếm và nhận ra Thiên Chúa ? khắp mọi nơi. Chúng ta thực sự đang kết thân với Chúa qua cách chúng ta tiếp xúc với anh em, làm trọn bổn phận và biết sử dụng thời gian ngày càng vui vẻ và tràn đầy tình yêu.
Như vậy chúng ta nên cầu nguyện bao lâu? Năm 1554, cha Nadal báo cáo cho I-nhã ý muốn của tỉnh Tây Ban Nha muốn tăng thêm thời gian cho các thầy cầu nguyện. Cha I-nhã tha thiết đáp lại một người thực sự đang từ bỏ mình chỉ cần mười lăm phút để kết thân với Chúa trong cầu nguyện." 3 Mỗi người cần để dành nhiều thời giờ cầu nguyện hay ít tuỳ mình và tuỳ hoàn cảnh đang sống. Đôi khi cần 30 phút, khi khác nhiều thời giờ hơn. Điều quan trọng là suốt ngày và đều đều chúng ta 'ngưng và lắng nghe Thần Khí'. Làm như vậy Ngài sẽ biến đổi tận đáy lòng của mình nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, ngày càng đồng tâm nhất trí với Thánh Ý Chúa Cha.
...
Khó Khăn Trong Cầu Nguyện 4
Nếu các bạn trằn trọc không ngủ được, hoặc suy tư ngay trong giấc ngủ làm cách nào giúp các bạn mình cầu nguyện, nghe Chúa, các bạn đang có cùng tâm tình với thánh I Nhã. Bắt đầu hứng khởi vì đi gặp Chúa, nhưng rồi dần dần gặp trở ngại, khô khan thì chán nản và bỏ cuộc
a) Một vài lý do:
- Quan niệm sai lầm
- CN là phải nói nhiều nói giỏi, có lời hay ý đẹp; vài ngày sau cạn ý bắt đầu chán, trong khi đó CN đơn giản là một mối liên hệ mật thiết với Chúa.
- Mong đợi được rút một ích lợi nào đó.
- Cách thức CN. Phải có khuôn mẫu để cầu nguyện. Phải làm như các vị tu kín.
- Không xứng đáng
- Thiếu chuẩn bị: Nơi chốn và thời gian, tâm tình [suốt ngày]
- Trong cầu nguyện: - Không biết phải làm gì - chưa hiểu sâu xa, - Chia trí
b) Những phương cách giúp
- Giải thích những hiểu lầm
- nguyên tắc đầu tiên: đến với Chúa một cách ngay thẳng, chân thật - do đó nhấn mạnh sự hiện diện trước mặt Chúa.
- Có khi nào đến cầu nguyện làm đủ mọi thứ. .. suy nghĩ 1 lúc một vài tư tưởng đẹp, ý hay rồi xong!
- Mong ích lợi, ơn muốn xin, chờ đợi
- Mỗi người có một cá tính riêng và gặp Chúa cách khác nhau. Hoa hồng, hoa cúc phản chiếu một cách khác nhau. Môi trường hoàn cảnh khác nhau: I nhã, Têrêsa Avila, Têrêsa Hài Đồng:
Abraham: lắng nghe, tự do trong lòng và tin tưởng
Môi sen: thích lên núi, rồi chiến đấu với ơn gọi và sứ vụ Chúa giao phó
Giêrêmia: thẳng thắn với Chúa; nói lên nỗi bực dọc, kháng cự
Judith: khuyên mọi người tin tưởng, phó thác
Mẹ Maria: suy đi nghĩ lại trong lòng mọi biến cố
- Cảm tưởng không xứng đáng là người có hình ảnh sai về Thiên Chúa. Một Thiên Chúa khắt khe. [có người đến cầu nguyện, thử rồi thấy sợ, cho rằng mình không đủ sức, không đạo đức đủ]
Thiếu chuẩn bị
- Tìm Chúa trong mọi lúc; giữ một lòng hướng về Chúa luôn trong ngày
- Nơi chốn và thời gian có thể làm trở ngại nếu có những điều dễ làm chia trí, lo ra
- Cần thu xếp để có một lối sống đều hòa
Trong cầu nguyện
- Khi thấy khó cầu nguyện, không biết phải làm gì:
Cần giúp hiểu thêm về cầu nguyện là gặp gỡõ, tiếp xúc với Chúa. Xưa kia khi chưa có KinhThánh các tổ phụ cầu nguyện thế nào? Họ gặp Chúa qua lịch sử và các biến cố của cuộc sống, qua thiên nhiên. Maria nhớ trong lòng
Đó là những lúc dễ nghe tiếng Chúa - Chúa ở trong trái tim. In touch with the feelings - Mary reflects các biến cố xảy ra.
- Chia trí, distractions:
Thomas Merton nói: "If you have never had any distraction, you don't know how to pray" (Nếu chưa bao giờ có chia trí, anh không biết cầu nguyện)
Đầu óc chúng ta luôn luôn bị bao vây bởi những suy nghĩ lặt vặt suốt ngày. Không xua đuổi được, chỉ có thể làm giảm bớt. Điều nguy hại hơn là cảm thấy khó chịu, lo lắng, nản lòng. Nên thử:
• công nhận là đang chia trí, biết rằng đó là tự nhiên và không có gì nguy hiểm
• dùng ‘mantra’, chú ý nghe hơi thở
• đổi 1 chút trong cầu nguyện: đọc lạ bài KT, một vài kinh
• nếu không có cách nào khác: nói với Chúa về sự lo ra
Thái độ:
• Kiên nhẫn, sẵn sàng phí thời giờ, waste time
• Trung thành, dù có kẹt vài ngày không bỏ dở chương trình
Trong cơn sầu não, sầu khổ thiêng liêng
Đối với 1 người đã có kinh nghiệm Linh Thao, Nguyên Tắc Phân Biệt Thần Loại giúp hiểu:
• Vì chúng ta sống nguội lạnh nên khó cầu nguyện
• Chúa cho phép những khó khăn để thử xem chúng ta qúy mến Ngài hay qúy điều gì Ngài ban. Xem chúng ta có trung thành với Ngài dù gặp gian nan
• Chúng ta hiểu sự nghèo nàn và bất lực của mình
Đối với người linh hướng: chính linh hướng cũng cần phải có một đời sống cầu nguyện
• vai trò của LH: chúng ta chỉ là những người dọn đường cho Chúa
• Kiên nhẫn - Nhiều khi mình nóng lòng muốn họ nhận ra Ơn Xin và ép buộc. Điều này có thể mình làm cản trở với Chúa Thánh Thần, vì có thể họ cần thời gian nhiều hơn.
• Không cần học hỏi nhiều tài liệu Non Multa sed multum -. Cho ít nhưng giúp họ ý thức những gì xảy ra trong lòng
• khuyến khích nhưng không gò bó, giúp họ có lối cầu nguyện thích hợp
• giúp họ có ước muốn
• Để ý, lắng nghe nếu họ trong desolation thì cần khuyến khích nâng đỡ an ủi
• giúp họ hiểu nguyên tắc Phân biệt Thần Loại
• Lắng nghe và để ý những lệch lạc họ có. Giúp họ ý thức vì chính những lệch lạc có khi còn nguy hiểm hơn tội lỗi
Từ từ và theo những chuyển động trong cuộc sống:
- Lúc đầu cần nói nhiều, càng về sau càng cần ít lời khi người ta bắt đầu hiểu nhau rồi; điều này gọi là: di chuyển từ thái độ chủ động đến thái độ thụ động, đây là một biến đổi. Thánh Gioan Thánh Giá đề cập nhiều đến vấn đề này, khuyên bảo:
• bớt chủ động, thêm thụ động lúc nguyện ngắm
• thinh lặng hơn, biết nhìn nhau trong tình thương,
• mình cảm thấy hơi lo, lạc lõng, tự hỏi đang cầu nguyện ra sao. ..
Lúc đầu chúng ta điều khiển, kế tiếp Thần Khí điều khiển chúng ta, ngày càng đào sâu con người nội tâm. Đây là lúc chúng ta bình tĩnh phó thác. .. Đây là lúc chiêm ngẫm.
Tóm lại: LH là một dụng cụ của Chúa giúp anh em, hiện diện như một bí tích
...
Cầu Nguyện
Thầy Quân sj
Cách đây không lâu, tôi có gửi đến bạn một suy tư nho nhỏ về Tuổi Già và Sự Chết. Bài suy niệm đó, nếu tôi nhớ không lầm thì được khởi đi từ ý tưởng của phúc âm Luca đoạn 2, câu 22 đến câu 28, diễn tả lại chuyện cụ già Simeon ca bài ca An Bình Ra Đi. Hôm nay, xin phép bạn cho tôi dùng một đoạn phúc âm khác của Matthew nói về biến cố Chúa Giêsu biến hình để gửi đến bạn một suy tư quan trọng của mùa chay: Cầu Nguyện.
Hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi ở một điểm: biến cố Chúa biến hình cho chúng ta một hình ảnh sinh động về Thiên Chúa. Có một cái gì đó liên hệ giữa Giêsu hôm qua và chúng ta hôm nay. Bạn và tôi, thật khó mà tưởng tượng nổi sự 'biến hình' của bản thân, nhưng một lẽ nào đó, chúng ta ước mơ nó xảy đến, phải không? Ta muốn nhìn, muốn cảm thấy và trở nên một con người khác hơn cái tôi của hiện hữu. Vô số những tín hiệu ta nhận được từ thế giới quanh ta đã như là nguồn thôi thúc sự đổi thay, sự biến dạng. Dáng vẻ bề ngoài, những gì ta có, và nhất là kẻ bàng quang nghĩ gì về ta, thấy gì nơi ta.
Nỗi ám ảnh về việc thiên hạ nhìn ta dưới nhãn quang nào đã thậm chí đưa chúng ta tới một lắng lo: hình dạng ta sẽ ra sao trước mặt Thiên Chúa. Đây thật là điều nực cười vì ta cứ làm như thể Chúa chẳng thấu rõ ta là ai: trong lẫn ngoài. Có phải đó cũng chính là nguyên nhân làm ta không muốn cầu nguyện bởi vì ta sợ rằng một khi ta tâm tình với Chúa, Ngài sẽ hiểu nết xấu của ta hơn; hoặc như là ta chưa ở trong sự tuyệt hảo cần thiết? Ta nghĩ là ta cần phải sẵn sàng khi Chúa đến. Điều này đúng thôi nhưng có đôi khi ta đi xa hơn đến độ tưởng rằng ta có thể tiên đoán ngày và giờ ấy. Và rất có thể ta cũng tưởng mình sẵn sàng được theo kiểu của Phêrô, Giacôbê, Gioan hôm nay: "chúng con sẵn sàng, xin cho chúng con lập 3 lều. . . "
Tôi còn nhớ những câu chuyện của 30 ngày tĩnh tâm dài. Trong khi chiêm niệm, tôi luôn tưởng đời tôi cũng như một căn nhà ấm cúng. Tôi cứ mải miết dọn dẹp, lau rửa mỗi ngày. Cửa trước được trang hoàng kỹ lưỡng chờ Ngài đến. Mà thật, tôi chờ và khao khát Ngài. Thế nhưng hình bóng của Giêsu chưa bao giờ xuất hiện từ ngưỡng cửa đầy hoa và thảm đỏ. Ngài đã đến trong đời tôi mà không qua ngưỡng cửa ấy, bởi lúc thì Ngài vào cửa sau, khi thì chui qua ống khói, và thậm chí có lần Ngài trèo cửa sổ mà vào.
Trong lúc ta bận rộn tô vẽ cho đời mình trông cho đẹp mắt, gọn ghẽ và tuyệt hảo trước Nhan Thánh, thì lời nhắn gửi của Giêsu hôm nay lại là sự quan trọng của những biến đổi đích thực rất người. Biến đổi là công việc của Thiên Chúa, không phải là việc của ta. Thường lắm khi ta cứ bỏ lỡ một chi tiết quan trọng (như các Tông Đồ ngày xưa cũng phạm phải) là viễn tượng của sự đẹp đẽ, sự tuyệt hảo luôn được theo sau bằng những tiên đoán của Chúa Giêsu về chính những đau khổ và sự chết.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể thực thi những điều này? Tôi muốn đề nghị hôm nay về nhiệm vụ của ta trong sự 'biến hình' cho bản thân: mở lòng ra cho quyền năng của Thiên Chúa được thực thi. Và theo kinh nghiệm truyền thống thì còn gì có giá trị hơn khi ta để cho năng lực của Ngài tràn vào qua việc cầu nguyện? Bởi đó, tôi muốn chia sẻ với các bạn về đời cầu nguyện, về sự quan trọng trong cách nhìn Thiên Chúa của ta, về những lý do khiến ta bỏ lơ nguyện ngắm, những nguy cơ gặp phải khi cầu nguyện, về sự thực hành cầu nguyện trong đời sống và những hoa trái tiềm ẩn từ nó.
Trong quyển sách "Clinging", Emilie Griffin đã nói rằng cầu nguyện chẳng phải là những chi ta làm, mà là chính Chúa Kitô làm trong ta. Theo bà, cầu nguyện giúp ta 'cling' (bám chặt) vào Thiên Chúa, và giải phóng ta khỏi tư tưởng 'tự làm lấy', 'không lệ thuộc', những tư tưởng đẩy ta xa Ngài. Clinging không phải là những tư tưởng hay phương thức của cầu nguyện mà chỉ là những bước dọ dẫm, những kinh nghiệm của nó mà thôi. Bởi thế mà ngay cả Thiên Chúa khi muốn phá tan khỏi ta những bức tường ngăn cách, thì Ngài cũng đi rất từ tốn, nhẹ nhàng mà chẳng làm ta sợ hãi hay thậm chí đe dọa sự tự do của ta.
Karl Rahner đã viết: "Chẳng phải con vồ lấy Cha, nhưng chính Cha chộp lấy con". Mà Thiên Chúa này là ai mà lại chộp lấy ta trong cầu nguyện? Ta nhìn Chúa dưới nhãn quang nào?
Ta đã cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng chỉ dùng quyền năng để cho đi hay giữ lại những điều tốt, để cân đo đong đếm sự thưởng phạt, hay để gửi đến ta bao khó khăn, đau khổ hầu thử thách ta, xem ta có xứng đáng vào hưởng cuộc sống thần thánh mai hậu? Hay ta cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng dắt ta ra khỏi những khó khăn do chính ta và anh em tạo nên?
Chúng ta cần xét lại về cách nhìn Thiên Chúa thật cẩn thận để xem xem nó có thực sự giống với Thiên Chúa của Tạo Thành, của xuất hành, của Giêsu cứu đời, của Thánh Thần trong ngày Hiện Xuống, của sự huyền nhiệm, của các tiên tri những kẻ rao giảng công bình qua các thời đại - một Thiên Chúa luôn yêu thương. Nói theo kiểu Griffin: "Chúng ta được Ngài yêu chẳng phải vì ta đạo đức mà vì qua tình yêu ấy, Ngài sẽ làm ta nên đạo đức hơn".
Những lý do khiến ta ngại cầu nguyện. Khi tôi cầu nguyện, tôi chẳng có cảm giác gì hết. Sự vô cảm này lắm khi lại do chính sự thờ ơ, tự thu mình trong hệ thống phòng thủ tiềm ẩn trong lòng tôi - những thứ bảo vệ tôi khỏi cái mà tôi sợ nhất: sự chối từ. Hơn nữa, nếu tôi cầu nguyện mà không có cảm giác gì hết thì điều này đã nói gì cho tôi hay về cảm giác của Thiên Chúa lúc đó đối với tôi?
Lý do khác: khi tôi cầu nguyện, tôi không tập trung vào cái mà Thiên Chúa ban cho nhưng mà vào thứ mà Ngài còn cất dấu cứ như thể Ngài là Thiên Chúa kiểu ông già Noel, mang trong mình một danh sách dài và xét năm lần bẩy lượt xem ta làm tốt hay xấu.
Lý do thứ ba: cầu nguyện là một việc quá hiển nhiên, tìm một lối về, một ngã rẽ khi tôi chạm trán với tham vọng của đời thường. Griffin đã gọi "cầu nguyện là một manh mối còn ẩn nấp trong đồng cỏ bao la". Hay nói khác đi, cầu hoài mà chả được. Sự nhận xét này thường khởi phát từ những con người chả bao giờ cầu nguyện hoặc từ kẻ muốn biết, muốn tìm một khởi phát cho những lối thoát. Điều cần nhớ là Thiên Chúa biết cách đáp trả lời cầu của ta hơn ta tưởng, ta suy.
Đã từ lâu, tôi bỏ đi việc cầu nguyện cho người khác một cách chi tiết mà thay vào đó là xin Chúa ban cho họ những chi mà họ thực sự cần. Dĩ nhiên, khi họ gặp hoạn nạn, khổ đau về tinh thần, vật chất hay tâm lý, tôi đã xin Ngài an ủi, thêm sức và ban cho họ cảm nhận về sự hiện hữu của Ngài trong những đau khổ ấy.
Lý do chót: ta cầu nguyện mà lòng thấy khô khan vô tả. Tôi đề nghị một cách nhìn khác hơn cho cảm giác khô khan và trống rỗng của ta khi cầu nguyện. Đó là thay vì nhìn thấy sự trống rỗng, ta nhận ra cái mênh mang của lòng ta đang khao khát chờ Ngài đong đầy và dằn lắc. Há chẳng phải khi đói và lúc khát thì thức ăn và nước uống trở nên ngon hơn sao? Đây cũng chính là một trong những lý do của chay tịnh hầu giúp ta gọt dũa cho sắc khao khát được có Ngài.
Thông thường tim ta cũng giống như đầu, tay và bao tử cứ đầy ắp những thứ đẩu đâu làm ta chẳng còn chỗ chứa. Qua cầu nguyện, ta có cơ hội trỗng rỗng đủ để Ngài thực sự được chào đón. Có lẽ ngáng trở lớn nhất khi cầu nguyện là sự sợ phải im lặng. Thứ im lặng mà qua nó, ta cảm thấy cái ham muốn gần gũi, nhưng đồng thời cũng là những dằn vặt của tiến hay lui, khao khát hay chối từ. Nói một cách khác đi, cầu nguyện là nguy cơ. Mà nó là nguy cơ thật bạn ạ. Nguy cơ rằng Thiên Chúa sẽ biến đổi ta, thay cách nhìn của ta, sự hiểu biết của ta, giá trị, ưu tiên. .. và tệ hơn nữa biến ta thành một kẻ mà ta chẳng thể chấp nhận. Chúng ta có thể sẽ bắt đầu quan tâm đến giá trị khác hay anh em đồng loại theo cách làm ta không mấy thoải mái; hoặc ta ngừng quan tâm đến một số giá trị ưu tiên của riêng mình.
Hồi còn trong tập viện, một lần ngồi nói chuyện với Cha Giám Tập Pat Lee, Cha đã hỏi tôi: "Phải chăng con sợ Chúa biến đổi mình vì rất có thể Ngài sẽ đưa con đến một mẫu người mà con không chấp nhận?" Có lẽ Cha nói đúng. Mặt khác, qua cầu nguyện, ta có cơ may cảnh giác với những ấn tượng sai, những mặt nạ của đời ta và thậm chí ta có thể quên đi mà dâng hiến cái ưu tư, sợ hãi và phiền muộn của ta cho Ngài.
Như Griffin nói: "Đồng bạc duy nhất mà ta có thể dâng là chính con người của ta." Và nếu như ta keo kiệt ở điểm này thì ta chỉ cách ly mình ra khỏi cái tôi thật của ta mà thôi. Thậm chí nếu ta miễn cưỡng với Thiên Chúa thì như một bài thơ nào đã viết: "Nếu bạn chẳng thành tâm khi cầu nguyện mà chỉ dâng những tâm tư khô cạn, kiêu căng, hồ nghi cho Chúa, thì trong tình yêu bao la của Ngài, bạn nhận được đồng bạc xấu xí làm phần thưởng đã là may lắm thay."
Các bạn mến, khi chúng ta dâng Ngài thời giờ quý báu, tất cả những kiểu cách, kế hoạch, phương thức được quét sạch đi và có lẽ lần đầu tiên trong đời, ta sẽ nghe Ngài nói với ta trong chỗ lặng lẽ nhất của trái tim. Và điều Chúa nói là tên gọi của chính ta. Chỉ trong tiếng gọi và lắng nghe ấy, ta biết rằng ta thuộc về Người. Nhìn một người bạn, ta có thể nói người đó có đời sống cầu nguyện sâu sắc. Bởi họ sống rất nhân hậu, vị tha, khiêm tốn, nhẫn nại, cởi mở, bình tĩnh trước khó khăn. Vì khi cầu nguyện, đời sống nội tâm đã phủ lấp cái ngoại hình ồn ào đáng ghét.
Thế nên bạn ơi, khi cầu nguyện, đừng lo lắng cho việc nên đứng hay ngồi, quỳ hay nằm. Đừng ưu tư về việc nên đọc kinh Lạy Cha cách chậm rãi, hay đọc một đoạn Phúc Âm, cầu nguyện với nét nhạc, với Thánh Tích hay dùng Kinh Mân Côi. Phương thức luôn thay đổi mà đề tài thường dễ thương thuyết. Cầu nguyện thực sự là im lặng trước Thánh Nhan và thả hồn trong tình yêu của Thượng Đế.
Cầu nguyện tự nó không phải là thành công hay thất bại mà là đưa cái tôi của ta vào lòng Ngài, vì Thiên Chúa luôn luôn yêu ta, nhất là lúc ta trở về từ những vấp ngã. "Con muốn ở nơi những bước chân Ngài đi, bởi trước khi bước đi, Ngài đã nhìn xuống lòng đất, và qua đó Ngài thấy con mà chúc lành cho". Vâng, hãy cầu nguyện luôn vì Thiên Chúa muốn chúc lành và biến đổi con người yếu đuối của ta.
...
Cách thức cầu nguyện một mình 5
CÔNG THỨC 4 P + 1R CHO GIỜ CẦU NGUYỆN RIÊNG
P1: Presence of God: Cảm nhận sự hiện diện của Chúa
• Tìm địa điểm yên tĩnh và tư thế thoải mái.
• Để cho tâm hồn và thể xác hoà nhịp với nhau.
• Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa.
• Làm một cử chỉ tỏ lòng tôn kính Chúa.
P2: Petition for Grace: Xin ơn cho giờ cầu nguyện
• Trong mỗi bài thao luyện có một Ơn Xin được trình bày ngay trong đoạn đầu tiên dưới tiêu đề “Tôi muốn gì.”
• Suốt tuần dù khi cầu nguyện với những đoạn Kinh Thánh khác nhau, chúng ta vẫn nguyện xin cùng một Ơn Xin này.
P3: Passage of Scripture: Cầu nguyện với Kinh Thánh
Phương pháp tổng quát:
• Trong giờ cầu nguyện này, người thao luyện mấp máy môi đọc thầm đoạn Kinh Thánh mình cần cầu nguyện;
• Dừng lại ở những chữ hay câu văn làm mình phải suy nghĩ, thắc mắc vì khó hiểu, hay vì thấy tâm đắc;
• Trao đổi với Chúa và lắng nghe Ngài giảng giải, mời gọi.
• Thử hỏi xem Chúa muốn nói gì với mình qua đoạn Kinh Thánh này?
• Tôi sẽ áp dụng thế nào những gì Chúa muốn nói với tôi trong giờ cầu nguyện này?
Phương pháp chuyên biệt:
• TLV có thể cầu nguyện theo một trong ba cách: Suy niệm (meditation), chiêm niệm (contemplation) và cầu nguyện bằng xem và xét ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh (prayer of consideration).
P4: Prayer: Trò chuyện, tâm sự với Chúa
• Bằng những lời chúc tụng Chúa.
• Hoặc bằng nài xin Chúa Ơn Xin của bài cầu nguyện này.
• Hoặc bằng xin ơn để đáp trả lại mời gọi của Chúa trong giờ cầu nguyện này
• Hoặc bằng phó thác tương lai cho Chúa.
• Rồi kết thúc giờ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha.
1 R: Review: Kiểm Điểm Giờ Cầu Nguyện
Nhìn lại giờ cầu nguyện vừa qua với các câu hỏi sau:
• Cách mình vừa cầu nguyện [thời giờ, nơi chốn, phương pháp] có giúp ích không?
• Mình đã nhận được ơn gì?
• Cảm nghiệm của mình như thế nào? Vui hay buồn? Được an ủi hay sầu khổ? v.v…
• Ghi chép những điều mình kiểm điểm trên vào nhật ký cầu nguyện.
...
Lectio Divina 6
Là một phương pháp cầu nguyện bắt nguồn từ các đan viện xưa, hiện tại Lectio Divina được phổ biến trong các cộng đoàn tín hữu. Trên nguyên tắc, thì trong phương pháp cầu nguyện này chúng ta diễn tiến theo ba bước, nhưng trong thực tế, khó mà phân biệt ba giai đoạn. Song, phân chia như thế giúp ích hơn cho người muốn làm quen với phương pháp đọc Kinh Thánh này:
1.- Đọc bản văn (Lectio). Trước tiên tôi hỏi: 'Bản văn này nói gì? Tôi chú ý đọc từng chủ từ và động từ để tìm hiểu một bản văn được viết dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy đôi khi đoạn Kinh Thánh quá quen thuộc, tôi đọc đi đọc lại để đi sâu vào ý nghĩa thật của nó. Tôi đọc bản văn với một thái độ tích cực chú ý, như khi đến gần một th?ng cảnh, lúc ban đầu xem ra là một thung lũng san bằng, nhưng nơi đó từ từ xuất hiện đồi núi, suối nước, chỗ đầy ánh sáng, chỗ nằm trong bóng râm. Tôi nguyện xin Thần Khí mở mắt cho tôi thấy được ý nghĩa sâu xa của bản văn.
Bước đầu 'đọc' (lectio) mở đường cho bước sắp tới 'suy niệm' (meditatio), chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên này được kéo dài nhiều hay ít tuỳ nhu cầu: ngắn quá thì suy niệm sẽ chẳng có kết quả, lâu quá thì không còn thì giờ suy và chiêm niệm.
2.- Suy niệm (Meditatio) về những giá trị được bản văn nêu lên. Đây là cách mới nghiền ngẫm bản văn là tìm ý nghĩa của nó cho cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. 'Bản văn mang đến những giá trị nào về cách suy nghĩ và hành động của người kitô hữu?': 'Bản văn này nói với tôi điều gì?' Tôi suy niệm không chỉ với đầu óc mà còn bằng trái tim, bởi vì những giá trị đó có thể đánh động lòng tôi. Ý nghĩa sâu xa của những lời này là gì? Qua bản văn này, Đức Giê-su mời tôi sống như thế nào? Lời Chúa biến thành một cách sống.
Tuy nhiên, tôi không nên kéo dài phần suy niệm nhiều, kẻo tôi cảm thấy mãn nguyện vì đã hiểu ý nghĩa sâu và rộng của bản văn cùng liên hệ nó với cuộc sống. Thấu hiểu chưa chắc là áp dụng cho cuộc sống. Khi cầu nguyện, Chúa mở mắt và soi sáng tôi, nhưng Ngài muốn dẫn tôi xa hơn, là 'thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa' (Mk 6,8).
3.- Chiêm niệm (contemplatio) dẫn tôi đến cách cầu nguyện là thờ phượng Chúa trong 'thần khí và sự thật' (Ga 4,24). Tôi nghiền ngẫm Đức Giê-su đã thực hiện các giá trị trong cách đối xử với Chúa Cha và với tha nhân. Tôi không chỉ trao đổi ý kiến với Chúa. Tôi thờ phượng và mến yêu Đức Giê-su, dấn thân theo, hối hận xin lỗi, ngợi khen lòng nhân từ Chúa, khẩn cầu cho chính mình, cho nhân loại, cho Hội Thánh. Căn cứ vào bản văn này tôi đang cảm thấy gì: một sức lôi cuốn dịu dàng, niềm thích thú đối với một lối sống như vậy, một năng lực nội tâm và niềm hy vọng, một nỗi sợ hãi, kháng cự, muốn trốn tránh chăng? Tôi đang tìm thánh nhan Chúa và tin mừng của Ngài. Tâm hồn tôi đang kết hiệp với Thần khí Chúa. Tôi đang gặp gỡ, nói chuyện và tâm tình với chính Chúa đang kêu mời tôi. Đây chính là tâm điểm cầu nguyện.
Đây là cuộc gặp gỡ giữa Đấng Tạo Hoá và thụ tạo, giữa hai Cha con, giữa hai anh em, giữa lòng tự do của Chúa và lòng tự do của tôi. Đối tượng của chiêm niệm luôn luôn là Đức Giê-su, là Ngôi Lời Chúa Cha. Đây là lúc thuận tiện để tôi hiệp nhất với Thần Khí Chúa và mở lòng lãnh nhận đức bác ái Ngài ban cho.
Khi chiêm niệm, tôi 'tích cực' thờ phượng và mở lòng mến yêu, nhưng đây cũng là lúc tôi 'thụ động' nhận lãnh, để nhờ Thần Khí, tôi thờ phượng, ngợi khen và làm vinh hiển Chúa Cha. Đây là lúc tôi nhường chỗ trong trái tim tôi cho Thần Khí. Đây là một cuộc 'ăn năn trở về' tận gốc, bởi vì Chính Thần Khí soi sáng, tác động và yêu mến Cha trong chúng ta.
...
Cầu Nguyện Tự Phát 7
Lời nguyện tự phát là những phương cách ngắn gọn, hữu hiệu và dễ nhớ để mở lòng cho những hồng ân cần thiết trong cuộc sống, nhất là lúc gặp gian khổ, bị cám dỗ, cần được tha thứ hoặc phải tha thứ cho người khác. Chúng ta đề nghị bốn kiểu lời nguyện dành bốn hoàn cảnh thường xảy ra trong cuộc sống:
I.- Lúc chúng ta gặp thử thách, bệnh tật hoặc vấn đề làm cho mình lo âu. Lúc đó lời bộc phát tự nhiên là: Lạy Chúa, xin cứu giúp con!. Khi chúng ta chạy đến Chúa như vậy và khiêm nhường nguyện xin ơn trên, Ngài ban sức lực chịu đựng, bình an nội tâm làm cho chúng ta có thể chịu đựng một biến cố nguy hiểm, một thất bại cay đắng hay một đêm dài trên giường bệnh viện.
Có người không cầu xin vì tưởng lầm mình phải 'ráng chịu' một mình, hay là Thiên Chúa không lưu ý đến những biến cố nhỏ bé như vậy. Thực sự, Thiên Chúa thương yêu con người vô điều kiện, không chỉ nghe lời khẩn cầu mà còn muốn nâng đỡ, ủi an và đồng hành với ta lúc gian truân. Có nhiều cách khẩn cầu:
* Lần chuỗi. Kinh Kính Mừng mang những đặc tính của một bài giảng hoàn hảo và ngắn gọn. 'Kính mừng Maria, Thiên Chúa ở cùng bà,'Con lòng Bà có phúc', Bà được Thiên Chúa chúc phúc. 'Bây giờ' là thời điểm của phút hiện tại trong cuộc hành trình tại thế. Hiện tại là thời gian trong đó chúng ta phải sống còn, mà hoàn toàn không biết phải chờ Nước Chúa cho đến bao giờ. 'Trong giờ lâm tử, thời điểm cuối cùng của đời sống thể xác là cái chết. 'Cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử'.
Chuỗi mân côi rất phong phú về Thần Học. Tuy nhiên, khi lần chuỗi ít khi chúng ta nghĩ tới bản chất Thần học đó. Chúng ta tạo ra một sự thinh lặng trong tâm trí mà l?p đi l?p lại cũng chừng ấy từ ngữ. Một bình an, một sự sung sướng tuôn tràn làm ta thốt lên những từ được l?p lại. Khi lần chuỗi, chúng ta nếm nhắp những lời Thiên Thần ngỏ với mỗi người chúng ta: Thiên Chúa ở cùng người mà ban cho ta thêm sức và óc sáng suốt trong giây phút đó. Khi lần chuỗi chúng ta nhắc đến tình yêu của Đức Mẹ cảm thương và khẩn cầu cho các con đang lâm nguy, xin Thiên Chúa tìm cách, như trong tiệc cưới Cana, khi hai tân lang nghèo muốn chia sẻ niềm hân hoan với mọi người nhưng không còn rượu.
* Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nỗi đau khổ này! Cách đây mười lăm năm, ông Brendan là trưởng nhóm CLC, bị bệnh lạ lùng làm cho ông hoàn toàn tê liệt. Trong cơn bệnh, rất nhiều người viết thư chia buồn và hứa lời nguyện. Chỉ có cộng đoàn Đài Loan viết thư yêu cầu ông cầu nguyện và dâng hiến nỗi đau khổ cho những vấn đề và nhu cầu cộng đoàn đang có. Theo ông thuật lại, lá thư 'yêu cầu' này an ủi ông hơn tất cả các lá thư 'thông cảm' kia vì đã mang một ý nghĩa cho tình trạng bế tắc của mình.
Thực sự, những cơn đau khổ có thể làm cho chúng ta nản lòng và chán nản, nếu không thấy một ý nghĩa, một mục đích cho ai. Còn nếu những đau khổ của mình có một ý nghĩa, mang ích lợi cho ai, cho nhiệm thể Đức Kitô, chúng ta được nâng đỡ rất nhiều. Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nổi đau khổ này! Ước chi không một phần nào trong các nỗi đau khổ này bị phí phạm! Xin rút ích lợi cho con (cho con được thanh tẩy và thuộc về Chúa), cho anh em (được cảm thương với họ, mang hồng ân Chúa cho họ). Xin cho con nhận ra và biết ơn Chúa (và anh em đang coi sóc con) cũng như những hồng ân khác con được hưởng.
* Dâng hiến lên. Một trong những mầu nhiệm cuộc sống Kitô hữu là Thánh Ý Chúa mời chúng ta chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, tức là nối kết nhân loại và Thiên Chúa trong tình thương, trong niềm tin và trong lòng vâng phục. Đức Kitô đã tận hiến mình cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến mình cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rõ nhất lòng vâng phục của con người cho Chúa Cha. Khi nhận lãnh sự chết Đức Giêsu đã bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con. Trong cuộc sống có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về tinh thần không còn tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con, Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài (Dt 10, 9).
Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành trong Đức Kitô bàn thờ, hy lễ và tư tế. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn lúc dâng Thánh Lễ. Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình Máu Đức Kitô (II), Xin cho chúng con nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô (III).
II.- Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Trong dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế, người thu thuế chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc 18,13). Theo Đức Giê-su người này trở về nhà, thì đã được nên công chính rồi.
Lòng nhân từ của Thiên Chúa thật lạ lùng và bất ngờ. Như Giáo Hội ca tụng khi Chúa thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả (Chúa Nhật 26). Hai lời nguyện tự phát có thể giúp chúng ta mở lòng cho hồng ân nhân từ của Chúa: Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa, Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương con có thể đã gây cho người khác.
* Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa! Con xin phó thác cho Chúa lòng yếu đuối, lệch lạc và hay phạm tội của con. Vì chúng ta tin rằng tình yêu vô điều kiện của Chúa đang thanh tẩy và thánh hóa chúng ta. Trước khi chúng ta ăn năn hối cải, Thiên Chúa đánh động tâm hồn và thúc đẩy chúng ta trở về với Ngài. Chỉ có Chúa mới có sức giải thoát và biến đổi tâm hồn đuối sức và hay phản bội. Chúng ta không giấu nhược điểm được, cũng chẳng có thể tự cứu chuộc nổi mình. Như người thu thuế, chúng ta phó thác mình trong lòng thương xót của Chúa. Ngài sẽ công chính hóa chúng ta.
* Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương có lẽ con đã gây cho người khác. Thiên Chúa nhân từ không chỉ tha thứ và biến đổi chúng ta, mà còn chữa lành và hàn gắn lại những vết thương chúng ta gây cho nhau. Chúng ta cũng nên xin họ tha thứ cho mình. Lòng khiêm nhường khi xin lỗi có thể điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của hành động sai lầm đó. Đồng thời cho anh em cơ hội tha thứ cho chúng ta. Trong trường hợp họ từ chối, vì chưa sẵn sàng tha thứ, ít nhất, đã thành thật xin lỗi, chúng ta có thể lãnh nhận lòng thương xót và thứ tha của Chúa.
Nhiều khi chúng ta chẳng biết mình đã làm mất lòng, làm gương xấu, gây vết thương nơi anh em. Lúc đó có một lời nguyện sẽ mở đường cho hồng ân Chúa: Lạy Chúa, xin bù đắp, hàn gắn lại và điều chỉnh lại những thiệt hại có lẽ con đã gây ra cho anh em.
III.- Xin tha thứ cho anh em
* Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Đức Giê-su tha thiết mời chúng ta tha thứ cho nhau bảy mười lần bảy, như Chúa Cha đã từng tha thứ cho chúng ta. Ngài nhắc đi nhắc lại lời này nhiều nhất. Tại sao? Vì sự dữ gây sự dữ, bạo lực gây bạo lực, hận thù gây hận thù và trả thù gây trả thù. Là nạn nhân của ác ý bất công, mỗi lần chúng ta nhớ biến cố đó, lòng chúng ta nổi giận lại, mỗi lần thêm mạnh. Một lời nguyện tự phát rất hữu ích là: Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Chúa biết trái tim mỗi người, Chúa biết quá khứ cũng như hiện tại của chúng con. Chúa xử và lo cho cả vụ này. Con xin phó thác mọi sự trong bàn tay Chúa. Làm như vậy thường thường Chúa ban cho tâm hồn chúng ta một bình an sâu xa, thoải mái và vui vẻ rất đặc biệt.
* Cầu nguyện cho kẻ thù. Chúa nói: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5,44). Chúng ta nên thử tuân theo lời Ngài trong thực tế khi gặp người không ưa mình, có ác cảm và đôi khi muốn hại mình. Cầu nguyện thường xuyên cho họ, xin Chúa vào trái tim họ, biểu lộ tình yêu cho họ, kéo họ đến với Chúa; và chờ xem kết quả! Chúng ta sẽ lấy làm ngạc nhiên thấy 'kẻ thù' của mình đã bớt căng thẳng và ác cảm với mình, nhưng lại bắt đầu thông cảm dễ dàng hơn.
IV.- Ý Cha thể hiện dưới đất như trên trời.
Đây là lời nguyện quan trọng nhất, bao gồm tất cả những lời nguyện khác. Tại sao? Bởi vì Thiên Chúa có một kế hoạch đầy khôn ngoan và tình yêu dành cho mỗi người, mỗi tập thể: là ban sự sống và vinh quang cho chúng ta. Ngài còn mời chúng ta cộng tác với Ngài và giúp anh em sống thực sự theo kế hoạch Ngài dành cho mỗi người. Chẳng có lời nguyện nào quý báu hơn. Trong mọi hoàn cảnh: thành công hay thất bại, khỏe hay đau, khi bị cám dỗ hay lúc gặp nghịch cảnh, chúng ta tâm tình với Ngài, phơi bày các biến cố và nguyện xin: con xin vâng theo Ý Cha, xin cho Ý Cha thể hiện. Chỉ cần lưu ý một điểm: là tránh hình ảnh và thái độ sai lầm trước mặt Thiên Chúa. Nếu chúng ta quên rằng Ngài là người cha nhân hậu và khôn ngoan, tràn đầy tình yêu vô điều kiện, và coi Ngài như kẻ muốn thử thách, sửa phạt chúng ta vì tội lỗi ngày xưa, thì Thánh Ý biến thành một sự đe dọa trên đầu mình. Thay vì xin vâng theo Ý Ngài, chúng ta chỉ muốn tránh và xin Ngài để chúng ta yên trong một cuôc sống bình thường, an toàn vừa ý chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta tin tưởng Thiên Chúa là cha nhân từ, là cha của Đức Kitô, thì chúng ta hài lòng và tin tưởng cầu nguyện thường xuyên Xin Thánh Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
(còn tiếp)
1. Phép Thánhh Thể
2. Đời sống cầu nguyện
3. Các mối phúc thật
4. Mở lòng cho Thần Khí đích thực, và
5. Duy trì lòng nghiền ngẫm liên lì
Nguồn gốc và cùng đích cuộc sống loài người là tình yêu bao la và vô điều kiện mà Thiên Chúa dành cho mỗi người. Đức Giêsu dạy chúng ta kêu Thiên Chúa một cách thân mật: "Abba", "Bố". Đối với môn đệ của Thầy Giêsu, cách xưng hô này quá thân mật! Ai dám tự xưng là con cưng của Thiên Chúa như vậy? Đức Giêsu là người đầu tiên dám kêu Thiên Chúa là "bố". Đối với Ngài "bố thân yêu" là tâm điểm giáo lý loan báo và là nền tảng cuộc sống làm "con yêu dấu" của Thiên Chúa.
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15, 11-32), chúng ta thấy người 'bố' này là ai và đối xử với loài người như thế nào. Trong bài "Ngu để yêu" một ứng sinh nhận thấy: "Con nghĩ là người con thứ là một cậu nhóc mới tốt nghiệp 12 xong. Cậu háo thắng, ngông nghênh, ta đây, nhưng thực chất thì thiếu kinh nghiệm và kém suy tư quá trời luôn? Đáng ra, biết gia đình mình khá giả thì phải tính chuyện du học hoặc ít là học hành cho có nghề có nghiệp chứ. Chẳng có tài cán gì như cậu, khi thất thế đi chăn heo là đúng rồi. Ngu thật! Đằng sau sự ngông nghênh, coi trời bằng vung kia là cả một lỗ hổng to lớn về nhân cách. Cậu cứ đơn sơ sống theo con người tự nhiên của mình. Sẵn tiền, thừa cơ hội, cậu 'lăn xả' vào chốn phong lưu đầy phồn hoa, hào nhoáng, sắc màu. Dại hết sức! Một đấng nam nhi mà vừa kém tài, vừa kém chí như thế thì làm ăn gì được. Thất bại của cậu là lẽ dĩ nhiên. Con thấy tội nghiệp cho cậu.
Nhưng càng thương cảm cho cậu bao nhiêu, con lại càng giận người cha bấy nhiêu. Sao ông chẳng dạy dỗ, trang bị gì cho người con nhỏ dại của ông, trong suốt mười mấy năm qua, để đến giờ này nó sụp đổ dễ dành như vậy? Rồi thêm nữa, chắc ông chẳng quan tâm gì đến con cái, đến độ chia tài sản cho con mà không cần toan tính chi cả, mặc dầu con ông còn ngu khờ lắm. Đã vậy, trước khi nó ra đi cũng chẳng một lời nhắn nhủ. Ông cũng không có một phương thế nào để liên lạc với nó. Sống chết mặc bay. Tình cha con chỉ có vậy thôi sao? Buồn!
Một người cha vô tâm và thiếu tính toán như vậy mất con là đúng? Nếu dụ ngôn chỉ dừng lại ở câu 16 này thôi thì con hụt hẫng quá. May thay, còn đoạn trở về từ câu 20 đến câu 24 đã giúp con hiểu được tất cả. Thầy hay quá!
Chiêm ngắm thái độ trông ngóng, mỏi mòn chờ mong rồi òa mừng rỡ, khi đứa con trở về của người cha, con không còn dám trách ông nữa. Ông sâu sắc hơn trí hiểu của con nhiều. Té ra, ông biết rõ tính tình ngang ngược, ương bướng của đứa con thơ trẻ. Chắc ông đã từng nhiều đêm trăn trở không biết nói sao, dạy dỗ cách nào cho nó nhận nhiều được tình trạng của nó. Nó còn quá mu muội và ngu dốt. Chuyện nó bỏ nhà đi hoang chắc ông cũng lường trước rồi, nên mới hành xử nhanh như vậy. Ông chấp nhận ngu như thằng con để cứu nó. Ông chấp nhận mu muội như nó để hy vọng nó quay về với ông khi nó nhận hiểu. Gỉa như ông không chia tiền cho nó, gỉa như ông cấm đoán nó, gỉa như ông "tù" thằng con vô đạo? thì nó vẫn cứ đi. Nó đi mà không có ngày về. Nó đi luôn vì cách hành xử của ông cho nó biết ông cần danh dự, tiền tài hơn là nó. Vì yêu nên ông ngu. Vì yêu nên ông hóa ngu muội". 2
Nếu Thiên Chúa là người cha trong dụ ngôn, chúng ta phải công nhận rằng tình thương Ngài dành cho con người là tình yêu vô điều kiện. Tình yêu của Đức Kitô khi chịu nạn chịu chết và ban Phép Thánh Thể là bằng chứng tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Thiên Chúa quan phòng mỗi người với một tình yêu vô điều kiện, là nền tảng và là cùng đích cuộc sống loài người. Những biến đổi trong đời sống thiêng liêng cũng chỉ là những biến cố, những cố gắng, những tiến triển hay rút lui trên đường tìm hiểu, tin tưởng và đáp lại tình yêu vô điều kiện đó. Ngày càng biết và tin chắc vào tình thương Ngài là hoa quả đời sống thiêng liêng. Chẳng có gì quan trọng hơn là nhìn ngắm, hấp thụ và đáp lại tình yêu đó.
...
1. Bắt hứng từ Robert Spitzer, SJ. - Five Pillars of the Spiritual Life, Ignatius 20008
2. Bảo Ân, "Ngu để yêu", tr. 18-20 Ánh Dương, Nội San Bạn Đường, 2008
Cột trụ một: Phép Thánh Thể
Phép Thánh Thể là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Đức Kitô đến và ở lại với chúng ta để thương mến, chữa lành, biến đổi, quy tụ và mang bình an cho chúng ta. Khi thành lập Phép Thánh Thể, Ngài nói: "Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con". 'Mình' bao gồm thể xác lẫn tâm hồn, nghĩa là 'cả người'. Ngài dâng hiến cả người mình, kể cả tình yêu, là tình yêu vô điều kiện. Khi ban 'chén máu', lại xác nhận rằng Ngài đổ máu thay thế cho máu con cừu để ký kết giao ước mới giữa con người và Thiên Chúa; là máu Tân Ước và vĩnh cửu hứa cho chúng ta tình yêu và sức sống vĩnh viễn.
Tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô trong thập giá
Đức Kitô đã tận hiến mình cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến mình cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rõ nhất lòng vâng phục của người con cho Chúa Cha. Khi nhận lãnh sự chết Đức Giêsu đã bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con. Đức Giêsu biết, tin tưởng và thán phục Chúa Cha. Ngài biết khôn ngoan và tình thương của Chúa Cha vượt xa những gì con người có thể hiểu được.
Sự tận hiếân của Đức Kitô trên thập giá là bằng chứng tình yêu và lòng vâng phục đối với Chúa Cha, là hành động cao quý nhất của quyền tự do nhân loại, là khuôn mẫu cho những đáp trả của con người đối với Thiên Chúa, và là sự chấp nhận tuyệt đối Thiên Chúa là Thiên Chúa. Khi con người vâng phục Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của một người con, như Đức Giêsu đã làm khi chết trên thập giá, thì Thiên Chúa được vinh quang mà con người đã từ chối khi bất phục tùng.
Tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha trong thập giá và Phục Sinh của Đức Kitô
Chúa Cha khi nộp Người Con duy nhất trong tay kẻ tội lỗi, cảm thấy đau lòng như các cha mẹ khi nhìn thấy người con đau khổ. Làm như vậy Ngài bày tỏ tình thương vô bờ bến dành cho mỗi người chúng ta. Cảm động vì lòng hiếu thảo và vâng phục của Đức Giêsu, Chúa Cha ban vinh hiển cho Ngài. Và đây chính là vinh quang mà Đức Giêsu, tư tế của nhân loại, muốn chia sẻ với con người. Khi sống lại, Đức Giêsu nâng chúng ta lên chia sẻ vinh quang của Ngài. Đức Giêsu Phục Sinh sai Thần Khí của Ngài đến với con người, và chính Thần Khí này gợi lên nơi con người lòng hiếu thảo và vâng phục của người con. Ngày tận thế Ngài sẽ ban cho chúng ta vinh quang của Ngài: "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con... Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con" (Ga 17, 22-24).
Tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha và của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Thánh
Thánh Lễ là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Khi cử hành phép Thánh Thể chúng ta tưởng niệm và làm sống lại món quà Chúa Cha ban cho chúng ta lúc Chúa Kitô chịu nạn, chịu chết và phục sinh. Chúa Cha ưa thích thể hiện cùng với chúng ta món quà này trong suốt cuộc sống của chúng ta, và nhờ đó chúng ta khám phá tình thương của Ngài và lãnh nhận những hồøng ân cứu thoát chúng ta. Phép Thánh Thể cũng là món quà của Đức Kitô dành cho Chúa Cha suốt cuộc sống và đặc biệt lúc chịu nạn chịu chết. Chúa Kitô là con chiên của Tân ước đã nộp mạng sống mình để lập giao ước mới và vĩnh viễn giữa Thiên Chúa với nhân loại và giữa anh chị em với nhau. Khi chúng ta tiến đến bàn thánh tham dự bữa tiệc Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận lãnh món quà cao quý Chúa Cha ban tặng cho nhân loại là Con Yêu Dấu của Ngài; khi rước Mình Máu Đức Kitô, chúng ta kết hợp cùng với Ngài dâng hiến mình cho Chúa Cha với lòng vâng phục và hiếu thảo; chúng ta đồng cảm với tất cả anh chị em, nhất là những người chúng ta nhớ một cách đặc biệt trong Thánh Lễ đó. Đây là tâm điểm của một cuộc sống ngày càng giống cuộc sống Đức Giêsu là thượng tế nhân loại.
Khi tận hiến mình, Đức Kitô mang bình an, sự biến đổi và thống nhất đến cho chúng ta. Bình an lúc bối rối, lo sợ, bị đau khổ. Bối rối vì nguy hiểm hay vì phải đương đầu với khủng hoảng tinh thần hay thể xác. Rước Lễ xong, chúng ta thấy Ngài hiện diện và đồng hành với chúng ta trong giây phút thử thách đó. Dự Lễ hằng ngày, chúng ta nhận ra những sự biến đổi lạ lùng nơi chúng ta. Mỗi lần dâng Thánh Lễ, chúng ta thoát ra thế giới nhỏ bé của cá nhân mình để cảm thông và sống gần gũi với hết thảy anh em.
Trong Phép Thánh Thể chúng ta cầu nguyện cho cả thế giới
Theo thánh ý Đức Kitô, Thánh Thể là ân huệ cho cả thế giới. Tất cả chúng ta là nhiệm thể của Đức Kitô: "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể" (1 Cor 10, 16-17).
Ảnh hưởng của Phép Thánh Thể thật sâu xa trong cuộc sống cá nhân mình. Nhưng, Thánh Thể không bị giới hạn vào cuộc sống của từng cá nhân. "Bởi vì Bánh chúng ta ăn là Bánh bởi trời, mang sức sống cho thế gian" (Ga 6, 33). Thiên Chúa thương yêu tất cả mọi người một cách vô điều kiện. "Ngài không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Mt 18, 14). Vì quan tâm về cuộc sống tinh thần lẫn vật chất của mỗi người, Thiên Chúa tác động Hội Thánh để tiếp tục mang sức sống cho cả thế gian. Qua Hội Thánh, Thiên Chúa giơ tay nâng đỡ cả thế gian.
Lễ tế của Đức Kitô là hy lễ độc nhất và vĩnh viễn nối kết Thiên Chúa với loài người. Vì lý do đó Đức Giêsu là thượng tế duy nhất và vĩnh viễn của nhân loại. Đã chịu Phép Rửa Tội, không chỉ linh mục và tu sĩ mà cả giáo dân nữa, đều chia sẻ sứ vụ Tư Tế của Ngài. Ý thức mình chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, các Kitô hữu dâng hiến cuộc sống thường ngày của mình cho Chúa Cha, và Thánh Lễ là lúc dâng hiến mình để lập giao ước giữa Thiên Chúa với nhân loại và giữa anh chị em với nhau. Như Vatican II nói: "Nếu giáo dân chu toàn trong Thánh Thần mọi hoạt động, kinh nguyện và công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày, việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, cũng như những thử thách của cuộc sống, tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô và được thành kinh dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Thánh Chúa khi cử hành Thánh Lễ. Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài bằng hành động thánh thiện khắp nơi". (Lumen Gentium n.34)
Trong cuộc sống, có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về tinh thần không còn tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con, "Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10, 9).
Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành bàn thờ, hy lễ và tư tế trong Đức Kitô. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn lúc dâng Thánh Lễ. Lúc dâng lễ Giáo Hội dùng lời nguyện đặc biệt xin Chúa Cha sai Thánh Thần của Ngài để dâng hiến mình cho Ngài trong Đức Kitô: "Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình Máu Đức Kitô" (II), "Xin cho chúng con nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô" (III), "chúng con được Chúa Thánh Thần liên kết thành một thân thể, và trở nên hy lễ sống động trong Đức Kitô để ca tụng Cha vinh hiển" (IV).
Là chi thể của Giáo Hội, trong Thánh Lễ chúng ta cầu nguyện hiệp thông với cộng đoàn địa phương, cũng như với toàn thể Giáo Hội. Đây là 'Chiên Thiên Chúa xóa bỏ tội trần gian'. Trên thập giá, Đức Kitô nộp mình và phó mạng sống cho cả thế giới, mang tin mừng cho tất cả kẻ nghèo khó. Khi Rước Mình Thánh Chúa, nhận lãnh bình an và sức biến đổi cá nhân, chúng ta cũng dâng hiến Đức Kitô cho cả thế gian, đặc biệt cho những ai đang gặp khó khăn tinh thần hay thể xác. Thiên Chúa rất ưa thích nghe những lời nguyện và dâng hiến đó.
Phép Thánh Thể và Phụng vụ
Trong Bữa Tiệc Ly, Đức Kitô phán những lời đơn sơ, làm những hành động giản dị. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của những lời và hành động đó đã soi sáng cuộc sống phụng vụ của Giáo Hội mãi đến bây giờ. Có nhiều cách khác nhau để cử hành Thánh Lễ, trong nhà thờ chính tòa sáng láng hay tại nhà giam nghèo nàn, trên đỉnh núi với đám thanh niên hay tại nhà dưỡng lão, trong đám cưới vui vẻ hay lúc thân nhân qua đời. Phụng vụ diễn tả ý nghĩa khác nhau và sâu xa của mỗi Thánh Lễ qua nghi thức, thánh ca và lời nguyện thích hợp với mỗi hoàn cảnh.
Trong phần Thống Hối, chúng ta nêu lên sức thanh tẩy, biến đổi và mang bình an của Thánh Thể. Lúc phụng vụ Lời Chúa, chúng ta hy vọng thấu hiểu rõ hơn tin mừng chúng ta sẽ mang đến thế gian. Khi Dâng Lễ và cử hành Phép Thánh Thể, chúng ta nhắc đến cuộc thương khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Khi Rước Lễ chúng ta hiệp thông không chỉ với Đức Kitô, mà còn với cả gia đình của Chúa Cha.
Cách mỗi người cử hành Thánh Lễ mang ánh sắng và ý nghĩa cho các nghi thức, và khi thật lòng tham gia mầu nhiệm thánh, mỗi cá nhân đóng góp cho lòng sốt sắng của cộng đoàn. Cộng đoàn được thêm sốt sắng nhờ sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân được thêm sốt sáng nhờ sự đóng góp của cộng đoàn.
Kết luận
Phép Thánh Thể là sức lực hiệp nhất, là bí tích chính trong bảy bí tích, là trái tim của Giáo Hội. Vậy là chân lý căn bản của Phép Thánh Thể là tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô tận hiến mình trên thập giá để mang hòa bình, ơn tha thứ và hòa giải cho nhân loại, để chữa lành và biến đổi chúng ta đến cuộc sống muôn đời; là Đức Kitô, Con Chiên Vượt Qua, là Máu Khế Ước mới, là Con Thiên Chúa nộp mình để ban sự sống cho thế gian. Mầu nhiệm Thánh Thể thật sâu sắc! Tình yêu Đức Kitô thật bao la! Vì lý do đó, Phép Thánh Thể là cột trụ chính trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu.
Để cầu nguyện riêng: Gioan 6, 32-71
Câu hỏi để cầu nguyện và chia sẻ:
1. Khi cử hành Phép Thánh Thể, thường thường những ý nghĩa nào đánh động tôi?
2. Phép Thánh Thể thường giúp tôi đổi mới mối tương quan với Chúa và với anh em như thế nào?
3. Phép Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Cha và của Đức Kitô bằng cách nào?
4. Trong Lễ Vượt Qua, người Do Thái tưởng nhớ những biến cố nào? Đức Giêsu đã ứng nghiệm những biến cố đó ra sao?
5. Phép Thánh Thể mời gọi chúng ta tiếp tục sứ mạng nào của Đức Kitô?
...
Cột trụ hai: Đời sống cầu nguyện
Cầu nguyện là bước vào tâm tình của Thiên Chúa và mở lòng để Thiên Chúa bước vào tâm tình của chúng ta. Trong cầu nguyện chúng ta để Thiên Chúa làm chủ con tim của chúng ta, và để Thần Khí cầu nguyện trong lòng của chúng ta. Trong cuộc hành trình này, đừng nghĩ rằng chúng ta lên đường để tìm Thiên Chúa, nhưng khiêm nhường ý thức rằng Thiên Chúa đã khởi hành đi tìm chúng ta và cả nhân loại ngay từ thủa tạo thiên lập địa (St 3,9) khi con người sa ngã. Hãy ý thức rằng cầu nguyện là lúc Thiên Chúa nhẹ nhàng tác động tâm hồn chúng ta. Và khi chúng ta “cầu nguyện” là khi chúng ta đáp lại lòng mơ ước của Chúa để Thần Khí tác động, để hai tâm tình trở nên một.
Cầu nguyện là sự hiệp nhất và thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Có thể nói khi chúng ta cầu nguyện chân thành là lúc chúng ta cử hành một bí tích.
Mỗi Kitô hữu đều có thể thân mật cầu nguyện với Thiên Chúa. Thánh I-nhã tin rằng mỗi người đều có thể cảm nhận và kết thân với Thiên Chúa. Theo Karl Rahner: sự đóng góp quan trong nhất của I-nhã cho Hội Thánh là ngài tin chắc rằng mỗi Kitô hữu có thể trực tiếp cảm nhận Thiên Chúa một cách thuần tuý; và Thiên Chúa để dành hồng ân này cho mỗi Kitô hữu. Nói một cách khác: Chúa muốn nói với tất cả chúng ta và mong chúng ta có thể hiểu Ngài.
...
Các Hình Thức Cầu Nguyện Một Mình 1
Có nhiều hình thức cầu nguyện một mình. Mỗi hình thức thích hợp với một hạng người. Bằng cách thực tập nhiều lần các phương pháp khác nhau chúng ta trở nên giỏi dang khi sử dụng hình thức thích hợp cho đoạn Thánh Kinh và hòa hợp với nhu cầu cá nhân và cá tính của chúng ta. Có các hình thức sau đây:
1. Suy Niệm
Khi suy niệm chúng ta đến với đoạn Thánh Kinh như với một lá thư tình; hình thức này rất hữu ích khi cầu nguyện với những đoạn thơ như Thánh Vịnh.
Phương Pháp
• Đọc đoạn Thánh Kinh thật chậm, lớn tiếng hay thì thầm, để cho các chữ bao trùm lên bạn, và nghiền ngẫm từng chữ.
• Dừng lại ở những chữ đặc biệt làm bạn chú ý; hấp thụ chúng như người khát mong uống nước mưa trời.
• Lập lại một chữ hay một câu nhiều lần, nhận thức những cảm giác đang được đánh thức dậy. Đọc, và đọc lại đoạn Thánh Kinh nhiều lần một cách trìu mến, y như đọc một lá thư tình, hay như khi bạn hát nhẹ nhàng điệp khúc của một bài ca.
2. Chiêm Niệm
Khi chiêm niệm, chúng ta bước vào một biến cố hay một đoạn kể chuyện trong Thánh Kinh. Chúng ta bước vào đoạn này bằng sự tưởng tượng, và sử dụng tất cả các cảm quan của chúng ta.
Các nhà thần học dạy rằng qua chiêm niệm, chúng ta có thể "nhớ lại và hiện diện trong những mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô".
Thần Khí Chúa Giê-su hiện diện trong chúng ta qua phép rửa tội, dạy dỗ chúng ta y như Chúa Giê-su đã dạy dỗ các tông đồ. Thần Khí gợi lại và làm sống động các mầu nhiệm chúng ta bước vào qua việc cầu nguyện. Cũng như ở trong Thánh Thể, Chúa Giê-su lên trời đã làm hiện diện mầu nhiệm Phục Sinh, trong việc chiêm niệm, Thánh thần đem tới biến cố đặc biệt mà chúng ta chiêm niệm và Thánh thần mở tâm hồn chúng ta thấu hiểu mầu nhiệm ấy.
Phương Pháp
Trong khi chiêm niệm, chúng ta bước vào câu chuyện y như chính chúng ta có mặt ở đó:
Quan sát những gì xảy ra; lắng nghe những gì đã được nói. Trở nên một thành phần của mầu nhiệm; lãnh vai trò cuả một nhân vật. Nhìn từng nhân vật; nhân vật đó đang có kinh nghiệm gì? Nhân vật đó đang nói với ai? Nếu tôi nghe được lời Chúa nói với tôi trong đoạn Thánh Kinh đó thì có ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi, gia đình tôi, xã hội tôi?
Trong câu chuyện Thánh Kinh, chúng ta bước vào một cuộc đối thoại với Chúa Giê-su:
• Nhập bối cảnh: có mặt ở đó với Chúa và vì Chúa.
• Nhìn, nghe, quan sát các nhân vật, nhất là Đức Giê-su, ước muốn Chúa, thèm khát Chúa.
• Mở lòng cho Chúa đang hiện diện trong lòng tôi, bây giờ. Lắng nghe Chúa.
3. Cầu Nguyện Tập Trung
"Trong khi cầu nguyện tập trung, chúng ta vượt qua các ý tưởng và hình ảnh, vượt qua các cảm quan, và vượt qua trí óc lý luận tới trung tâm của tâm hồn chúng ta nơi Chúa đang làm những việc lạ lùng".
Cầu nguyện tập trung là một hình thức cầu nguyện rất giản dị, rất trong sáng, thường thì không ra lời; đó là cách mở trái tim chúng ta cho Thánh Thần đến ngự trị trong chúng ta.
Trong cầu nguyện tập trung, chúng ta tuột dốc xoáy ốc để đi sâu xuống vào tận đáy tâm hồn chúng ta. Đó là điểm yên tĩnh trong ta nơi đa số chúng ta cảm nghiệm đã được cấu tạo bởi một Thiên Chúa thương yêu đã thổi hơi thở cho chúng ta được sống. Muốn bước vào sự cầu nguyện tập trung, chúng ta phải tuyên xưng sự phụ thuộc của chúng ta vào Chúa và đầu hàng trước tinh thần yêu thương của Ngài.
"... Thánh Thần cũng đến để giúp đỡ chúng ta những lúc yếu đuối. Thánh Thần trình bày những lời cầu xin của chúng ta dưới những hình thức không thể diễn tả bằng lời..."(Rm 8:26)
Thánh thần của Chúa Giêsu kêu lớn trong chúng ta "Ab-ba, Lạy Cha" (Rm 8:15).
Phương Pháp
"Dừng lại một lát và nhận biết Ta là Thiên Chúa" (Tv 46:10).
• Ngồi yên lặng, thoải mái và dễ chịu.
• An nghỉ trong mong muốn và ao ước Chúa.
• Di chuyển vào trung tâm sâu xa của bản thể chúng ta. Sự di chuyển này có thể dễ dàng nếu tưởng tượng như khi chúng ta đang tụt xuống trong một cầu thang máy, hay khi đang bước xuống một cầu thang dài, hay khi đang leo xuống một triền núi, hay lặn sâu xuống một hồ nước.
• Trong sự yên tĩnh, cố nhận thức được sự hiện diện của Chúa; hấp thụ tình yêu Chúa một cách an bình.
4. Lời Nguyện Lặp Lại
Một hình thức cầu nguyện tập trung khác là sử dụng lời nguyện lặp lại. Lời nguyện lặp lại có thể là một chữ hay một câu. Có thể là một chữ trong đoạn Thánh Kinh, hay một chữ được xuất phát tự đáy tim chúng ta. Chữ hay câu này biểu tượng cho ta sự hiện hữu đầy đủ của Chúa.
Một hình thức thay đổi của lời nguyện lặp lại có thể bao gồm tên "Giêsu" hay hình thức đã được mệnh danh là "Kinh Giêsu", "Lạy Chúa Giêsu, Con của Chúa Trời hằng sống, xin đoái thương đến con, là kẻ có tội."
Phương Pháp
Chữ hay câu được lặp lại nhẹ nhàng, bên trong tâm hồn để cho hòa hợp với hơi thở. Thí dụ, phân nửa đầu của Kinh Giêsu được đọc trong khi hít vào, và phân nửa sau được đọc khi thở ra.
5. Đọc Chiêm Niệm
"Tôi há miệng ra; Người ban cho tôi cuốn Thánh Thư để ăn và nói,‘hãy ăn đi và cảm thấy no đủ về cuốn Thánh Thư ta cho con'. Tôi đã ăn và Thánh Thư có vị ngọt như mật ong" (Ed 3:2-3).
Một cách cầu nguyện là chiêm niệm khi đọc một đoạn Thánh Kinh hay các bài văn viết về linh thao khác.
Đọc như vậy luôn luôn giúp cho đời sống cầu nguyện của chúng ta được phong phú hơn. Phương pháp được mô tả sau đây đặc biệt có ích khi chúng ta cảm thấy khô khan nguội lạnh.
Phương Pháp
Đọc một cách chậm rãi, ngưng lại nhiều lần để cho các chữ các câu xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Khi một tư tưởng vang động sâu xa, dừng lại ở đó, để cho ý nghĩa đầy đủ của chúng xâm nhập tâm hồn chúng ta. Tận hưởng những chữ đã cảm nhận được. Đáp trả một cách tự nhiên y như khi đối thoại.
6. Viết Nhật Ký
"Nếu các bạn đọc các dòng chữ của tôi, các bạn sẽ có một khái niệm về chiều sâu tôi đã cảm nhận được trong mầu nhiệm của Chúa Kitô" (Ep 3:4).
Viết nhật ký là một hình thức viết trong chiêm niệm. Khi chúng ta đặt bút trên giấy, linh hồn và thân thể hỗ trở để giải tỏa bản thể thật sự của chúng ta.
Có sự khác biệt giữa hình thức cầu nguyện này với cách chúng ta viết nhật ký hàng ngày.
Cầu nguyện bằng nhật ký là cảm nhận trong ánh sáng mỗi khi các hình ảnh mới được phát xuất từ tiềm thức của chúng ta được ban cho những ý nghĩa mới. Cầu nguyện bằng nhật ký đòi hỏi phải bỏ sang một bên những thành kiến và những sự kiềm chế đã có sẵn.
Viết trong chiêm niệm giống như viết thư cho một người yêu. Các kỷ niệm được gợi lại, các niềm tin được làm cho sáng tỏ và tình cảm nổi giậy mãnh liệt trong chúng ta. Trong khi viết xuống chúng ta có thể khám phá rằng các cảm xúc được tăng cường và kéo dài. Vì thế viết nhật ký có thể giúp cho chúng ta nhận định được các cảm xúc bị che dấu, bị đè nén, như tức giận, sợ hãi và thù hận.
Cuối cùng, cầu nguyện bằng nhật ký có thể giúp chúng ta tôn trọng hơn những chữ những câu đã được viết trong Thánh Kinh.
Phương Pháp
Có nhiều hình thức khác nhau khi cầu nguyện bằng nhật ký:
• Viết một lá thư cho Chúa.
• Viết một cuộc đối thoại giữa chúng ta và người khác; người khác có thể là Giêsu, hay một người nào quan trọng. Cuộc đối thoại có thể được ghép theo một biến cố, một kinh nghiệm hay một giá trị. Thí dụ, sự chết, sự chia ly, sự khôn ngoan, một tài năng; và được tưởng tượng ra y như đang nói chuyện với người ấy.
• Viết câu trả lời cho một câu hỏi, chẳng hạn "Con muốn Ta làm gì cho con?" (Mc 10:51) hay "Tại sao con khóc?" (Ga 20:15).
• Để cho Giêsu hay một nhân vật khác trong Thánh Kinh nói với chúng ta qua ngòi bút của chúng ta.
7. Lặp Lại
"Tôi sẽ tiếp tục chiêm niệm về điểm trong đó tôi đã khám phá ra điều tôi mong ước, và không muốn đi xa thêm trước khi tôi hoàn toàn hài lòng." - Thánh I-nhã.
Lặp lại là việc trở về một thời gian cầu nguyện trước đó với mục đích để cho những hoạt động của Chúa ăn sâu trong trái tim chúng ta.
Qua sự lặp lại, chúng ta tô điểm cho sự nhạy cảm của chúng ta đối với Chúa và đối với cách thức Chúa nói với chúng ta qua việc cầu nguyện và trong những hoàn cảnh của cuộc đời chúng ta. Cầu nguyện lặp lại giúp cho kinh nghiệm của sự tổng hợp điều chúng ta là ai với điều Chúa đang bày tỏ cho chúng ta biết Chúa là ai.
Lặp lại là một cách để tôn kính Lời Chúa nói với chúng ta trong các buổi cầu nguyện trước. Đó là nhớ lại và suy nghĩ về một cuộc đối thoại trước đây của chúng ta với một người chúng ta yêu mến. Cũng giống như khi chúng ta nói với Chúa, "Lạy Chúa xin hãy nói lại với con điều ấy; con đã nghe thấy Chúa nói gì với con?"
Trong cuộc đối thoại tiếp theo hay lặp lại này, chúng ta mở lòng cho sự hiện diện chữa lành thông thường có mãnh lực để biến cải những sự đau buồn và bối rối chúng ta đã cảm nhận được trong các buổi cầu nguyện trước đó.
Khi lặp lại, không những các sự an ủi (vui sướng, ấm áp, bình an) được mạnh mẽ hơn, mà các sự thất vọng (đau khổ, buồn bã, và bối rối) thường đưa tới một trình độ mới để thấu hiểu và chấp nhận kế hoạch Chúa dành cho chúng ta.
Phương Pháp
Giai đoạn cầu nguyện chúng ta lựa chọn để lặp lại là buổi cầu nguyện trong đó chúng ta đã kinh nghiệm một xúc động đáng kể về vui mừng, buồn khổ hay bối rối. Cũng có thể là một giai đoạn trong đó không có gì xảy ra, có lẽ vì chúng ta thiếu chuẩn bị.
• Nhớ lại những cảm xúc của lần trước.
• Sử dụng để làm một điểm khởi đầu, một khung cảnh, môt câu chữ, hay một cảm xúc đáng kể trong lần trước.
Để cho Thánh Thần hướng dẫn các động tác nội tâm của trái tim trong buổi cầu nguyện này.
...
Giản dị hóa đời sống cầu nguyện 2
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không cầu nguyện được với một đoạn Kinh Thánh hay sách thiêng liêng nào cả. Rất có thể rằng lúc đó chúng ta cần một lối cầu nguyện tự do, giản dị và nghiền ngẫm hơn. Nhận xét đầu tiên về đời sống cầu nguyện theo I-nhã là, nếu áp dụng đúng phương pháp, đời sống cầu nguyện sẽ ngày càng giản dị, có tính cách chiêm niệm và thinh lặng. Còn nếu sau vài năm cầu nguyện theo một phương pháp nào đó, đời sống cầu nguyện chẳng có gì thay đổi, chúng ta cần xét lại lối cầu nguyện đó hoặc cách áp dụng phương pháp.
Muốn giản dị hoá đời sống cầu nguyện, điều quan trọng là biết tìm và hưởng những giây phút thinh lặng nghiền ngẫm, nhất là biết hiện diện trước mặt Thiên Chúa đang hiện diện trong lòng chúng ta. Muốn kết hiệp với Chúa như vậy, chúng ta cần ý thức mình đang sống như thế nào, sống cho ai, mình mong muốn gì. Sống ý thức và thành thật với chính mình là điều kiện cần thiết để hiện diện và kết hiệp với Chúa. (Phút Hồi Tâm có thể giúp chúng ta tiến lên trên đường này)
Khi cầu nguyện chúng ta nhắm mục đích gì? Nếu có sự biến đổi trong đời sống cầu nguyện, thì cũng có sự biến đổi trong mục đích chúng ta mong ước đạt tới. Lúc đầu, khi chúng ta muốn tìm kiếm Thiên Chúa và tâm tình với Ngài, thì có lẽ chúng ta chưa quen với tiếng nói của Ngài và chưa biết nhận ra những tác động trong tâm hồn mình. Thánh Gioan Thánh Giá nói: Thiên Chúa nói với chúng ta qua tác động trong tâm hồn. Sau một thời gian, chúng ta không cầu nguyện để tìm kiếm Thiên Chúa: Ngài đã tìm ra chúng ta rồi! Chúng ta cầu nguyện để Thiên Chúa ngày càng hiện diện trong cuộc sống chúng ta và chính chúng ta lại hiện diện nơi Ngài trong suốt cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Từ từ chúng ta biết cầm lòng cầm trí để nghiền ngẫm, có một tâm hồn tự do, trong suốt, biết tôn trọng nội tâm của mỗi người, không ép ai theo một phương pháp cầu nguyện quy tắc.
Tại sao thánh I-nhã cho rằng: trong một trăm người thường xuyên cầu nguyện, thì có chín mươi người theo ảo tưởng?
Dù đều đều và trung thành để dành thời giờ cầu nguyện, chưa chắc chúng ta đang kết hiệp với Chúa Hằng Sống. Chính sự trung thành với phương pháp lại có thể biến thành mục đích của cầu nguyện. Làm như vậy, chúng ta trung thành một cách cứng nhắc. Sở dĩ cứng nhắc có lẽ là vì chúng ta chưa tin tưởng đủ là Thiên Chúa thương mến và ưa thích chúng ta.
Trung thành với Thần Khí. Đức Kitô trung thành và đều đều cầu nguyện vì Ngài luôn mở lòng cho Thần Khí và tìm những gì đẹp lòng Chúa Cha. Cha muốn con làm gì? I-nhã cũng vậy: Spiritum ducentem sequebatur, non praeibat (I-nhã dõi theo sự hướng dẫn của Thần khí, chứ không đi trước). Chúng ta không nên đi trước Thần Khí. Ngài đóng vai trò chủ động khi chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Sự đóng góp chính của chúng ta là mang mọi phạm vi của cuộc sống đặt dưới ảnh hưởng của Thần Khí.
Vai trò của Thần Khí là nối kết chúng ta với Chúa Cha, với Đức Kitô và với anh em trong tình yêu. Chính Thần Khí là tình yêu, và tình yêu biến đổi những ai được nối kết. Việc thánh hóa con người là những biến đổi mà Thần Khí tình yêu luôn luôn mang đến khi nối kết chúng ta với Thiên Chúa và anh em trong tình yêu. Thánh I-nhã có một sư phạm riêng để giúp con người mở lòng cho Thần Khí. Đặc biệt trong Linh Thao ngài:
• cung cấp một nguyên lý nền tảng và chỉ rõ giá trị của lòng bình tâm,
• dẫn đến ăn năn hối cải qua lòng thướng xót của Chúa,
• mời kết thân với Đức Kitô với tình bạn thân thiết,
• chỉ dẫn cách chiêm niệm các mầu nhiệm cuộc sống Đức Kitô,
• ý thức sự khác nhau giữa cạm bẫy của ma quỷ và chiến thuật của Đức Kitô (Hai cờ hiệu),
• đo lường tình yêu qua các trình độ khiêm nhường (Ba trình độ Khiêm Nhường),
• mời chúng ta đối diện v?i các đam mê còn đang ràng buộc trái tim mình (Ba loại người). ..
Điều quan trọng là chúng ta hỏi: Chúa muốn con làm gì? và để Thần Khí mở mắt tâm hồn và thúc đẩy chúng ta đi từng bước một cách thoải mái, vui vẻ, tự do, thật thà và biết ơn Chúa. I-nhã chú trọng đặc biệt đến lòng biết ơn. Ngài đã vượt qua lòng tham vọng và các nết xấu khác, nhất là qua lòng biết ơn.
Bằng chứng chắc chắn chúng ta cầu nguyện với Chúa Hằng Sống là chính đời sống thường ngày. Đức Kitô nói: Qua hoa trái chúng ta biết cây. Chúng ta muốn tìm kiếm và nhận ra Thiên Chúa ? khắp mọi nơi. Chúng ta thực sự đang kết thân với Chúa qua cách chúng ta tiếp xúc với anh em, làm trọn bổn phận và biết sử dụng thời gian ngày càng vui vẻ và tràn đầy tình yêu.
Như vậy chúng ta nên cầu nguyện bao lâu? Năm 1554, cha Nadal báo cáo cho I-nhã ý muốn của tỉnh Tây Ban Nha muốn tăng thêm thời gian cho các thầy cầu nguyện. Cha I-nhã tha thiết đáp lại một người thực sự đang từ bỏ mình chỉ cần mười lăm phút để kết thân với Chúa trong cầu nguyện." 3 Mỗi người cần để dành nhiều thời giờ cầu nguyện hay ít tuỳ mình và tuỳ hoàn cảnh đang sống. Đôi khi cần 30 phút, khi khác nhiều thời giờ hơn. Điều quan trọng là suốt ngày và đều đều chúng ta 'ngưng và lắng nghe Thần Khí'. Làm như vậy Ngài sẽ biến đổi tận đáy lòng của mình nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, ngày càng đồng tâm nhất trí với Thánh Ý Chúa Cha.
...
Khó Khăn Trong Cầu Nguyện 4
Nếu các bạn trằn trọc không ngủ được, hoặc suy tư ngay trong giấc ngủ làm cách nào giúp các bạn mình cầu nguyện, nghe Chúa, các bạn đang có cùng tâm tình với thánh I Nhã. Bắt đầu hứng khởi vì đi gặp Chúa, nhưng rồi dần dần gặp trở ngại, khô khan thì chán nản và bỏ cuộc
a) Một vài lý do:
- Quan niệm sai lầm
- CN là phải nói nhiều nói giỏi, có lời hay ý đẹp; vài ngày sau cạn ý bắt đầu chán, trong khi đó CN đơn giản là một mối liên hệ mật thiết với Chúa.
- Mong đợi được rút một ích lợi nào đó.
- Cách thức CN. Phải có khuôn mẫu để cầu nguyện. Phải làm như các vị tu kín.
- Không xứng đáng
- Thiếu chuẩn bị: Nơi chốn và thời gian, tâm tình [suốt ngày]
- Trong cầu nguyện: - Không biết phải làm gì - chưa hiểu sâu xa, - Chia trí
b) Những phương cách giúp
- Giải thích những hiểu lầm
- nguyên tắc đầu tiên: đến với Chúa một cách ngay thẳng, chân thật - do đó nhấn mạnh sự hiện diện trước mặt Chúa.
- Có khi nào đến cầu nguyện làm đủ mọi thứ. .. suy nghĩ 1 lúc một vài tư tưởng đẹp, ý hay rồi xong!
- Mong ích lợi, ơn muốn xin, chờ đợi
- Mỗi người có một cá tính riêng và gặp Chúa cách khác nhau. Hoa hồng, hoa cúc phản chiếu một cách khác nhau. Môi trường hoàn cảnh khác nhau: I nhã, Têrêsa Avila, Têrêsa Hài Đồng:
Abraham: lắng nghe, tự do trong lòng và tin tưởng
Môi sen: thích lên núi, rồi chiến đấu với ơn gọi và sứ vụ Chúa giao phó
Giêrêmia: thẳng thắn với Chúa; nói lên nỗi bực dọc, kháng cự
Judith: khuyên mọi người tin tưởng, phó thác
Mẹ Maria: suy đi nghĩ lại trong lòng mọi biến cố
- Cảm tưởng không xứng đáng là người có hình ảnh sai về Thiên Chúa. Một Thiên Chúa khắt khe. [có người đến cầu nguyện, thử rồi thấy sợ, cho rằng mình không đủ sức, không đạo đức đủ]
Thiếu chuẩn bị
- Tìm Chúa trong mọi lúc; giữ một lòng hướng về Chúa luôn trong ngày
- Nơi chốn và thời gian có thể làm trở ngại nếu có những điều dễ làm chia trí, lo ra
- Cần thu xếp để có một lối sống đều hòa
Trong cầu nguyện
- Khi thấy khó cầu nguyện, không biết phải làm gì:
Cần giúp hiểu thêm về cầu nguyện là gặp gỡõ, tiếp xúc với Chúa. Xưa kia khi chưa có KinhThánh các tổ phụ cầu nguyện thế nào? Họ gặp Chúa qua lịch sử và các biến cố của cuộc sống, qua thiên nhiên. Maria nhớ trong lòng
Đó là những lúc dễ nghe tiếng Chúa - Chúa ở trong trái tim. In touch with the feelings - Mary reflects các biến cố xảy ra.
- Chia trí, distractions:
Thomas Merton nói: "If you have never had any distraction, you don't know how to pray" (Nếu chưa bao giờ có chia trí, anh không biết cầu nguyện)
Đầu óc chúng ta luôn luôn bị bao vây bởi những suy nghĩ lặt vặt suốt ngày. Không xua đuổi được, chỉ có thể làm giảm bớt. Điều nguy hại hơn là cảm thấy khó chịu, lo lắng, nản lòng. Nên thử:
• công nhận là đang chia trí, biết rằng đó là tự nhiên và không có gì nguy hiểm
• dùng ‘mantra’, chú ý nghe hơi thở
• đổi 1 chút trong cầu nguyện: đọc lạ bài KT, một vài kinh
• nếu không có cách nào khác: nói với Chúa về sự lo ra
Thái độ:
• Kiên nhẫn, sẵn sàng phí thời giờ, waste time
• Trung thành, dù có kẹt vài ngày không bỏ dở chương trình
Trong cơn sầu não, sầu khổ thiêng liêng
Đối với 1 người đã có kinh nghiệm Linh Thao, Nguyên Tắc Phân Biệt Thần Loại giúp hiểu:
• Vì chúng ta sống nguội lạnh nên khó cầu nguyện
• Chúa cho phép những khó khăn để thử xem chúng ta qúy mến Ngài hay qúy điều gì Ngài ban. Xem chúng ta có trung thành với Ngài dù gặp gian nan
• Chúng ta hiểu sự nghèo nàn và bất lực của mình
Đối với người linh hướng: chính linh hướng cũng cần phải có một đời sống cầu nguyện
• vai trò của LH: chúng ta chỉ là những người dọn đường cho Chúa
• Kiên nhẫn - Nhiều khi mình nóng lòng muốn họ nhận ra Ơn Xin và ép buộc. Điều này có thể mình làm cản trở với Chúa Thánh Thần, vì có thể họ cần thời gian nhiều hơn.
• Không cần học hỏi nhiều tài liệu Non Multa sed multum -. Cho ít nhưng giúp họ ý thức những gì xảy ra trong lòng
• khuyến khích nhưng không gò bó, giúp họ có lối cầu nguyện thích hợp
• giúp họ có ước muốn
• Để ý, lắng nghe nếu họ trong desolation thì cần khuyến khích nâng đỡ an ủi
• giúp họ hiểu nguyên tắc Phân biệt Thần Loại
• Lắng nghe và để ý những lệch lạc họ có. Giúp họ ý thức vì chính những lệch lạc có khi còn nguy hiểm hơn tội lỗi
Từ từ và theo những chuyển động trong cuộc sống:
- Lúc đầu cần nói nhiều, càng về sau càng cần ít lời khi người ta bắt đầu hiểu nhau rồi; điều này gọi là: di chuyển từ thái độ chủ động đến thái độ thụ động, đây là một biến đổi. Thánh Gioan Thánh Giá đề cập nhiều đến vấn đề này, khuyên bảo:
• bớt chủ động, thêm thụ động lúc nguyện ngắm
• thinh lặng hơn, biết nhìn nhau trong tình thương,
• mình cảm thấy hơi lo, lạc lõng, tự hỏi đang cầu nguyện ra sao. ..
Lúc đầu chúng ta điều khiển, kế tiếp Thần Khí điều khiển chúng ta, ngày càng đào sâu con người nội tâm. Đây là lúc chúng ta bình tĩnh phó thác. .. Đây là lúc chiêm ngẫm.
Tóm lại: LH là một dụng cụ của Chúa giúp anh em, hiện diện như một bí tích
...
Cầu Nguyện
Thầy Quân sj
Cách đây không lâu, tôi có gửi đến bạn một suy tư nho nhỏ về Tuổi Già và Sự Chết. Bài suy niệm đó, nếu tôi nhớ không lầm thì được khởi đi từ ý tưởng của phúc âm Luca đoạn 2, câu 22 đến câu 28, diễn tả lại chuyện cụ già Simeon ca bài ca An Bình Ra Đi. Hôm nay, xin phép bạn cho tôi dùng một đoạn phúc âm khác của Matthew nói về biến cố Chúa Giêsu biến hình để gửi đến bạn một suy tư quan trọng của mùa chay: Cầu Nguyện.
Hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi ở một điểm: biến cố Chúa biến hình cho chúng ta một hình ảnh sinh động về Thiên Chúa. Có một cái gì đó liên hệ giữa Giêsu hôm qua và chúng ta hôm nay. Bạn và tôi, thật khó mà tưởng tượng nổi sự 'biến hình' của bản thân, nhưng một lẽ nào đó, chúng ta ước mơ nó xảy đến, phải không? Ta muốn nhìn, muốn cảm thấy và trở nên một con người khác hơn cái tôi của hiện hữu. Vô số những tín hiệu ta nhận được từ thế giới quanh ta đã như là nguồn thôi thúc sự đổi thay, sự biến dạng. Dáng vẻ bề ngoài, những gì ta có, và nhất là kẻ bàng quang nghĩ gì về ta, thấy gì nơi ta.
Nỗi ám ảnh về việc thiên hạ nhìn ta dưới nhãn quang nào đã thậm chí đưa chúng ta tới một lắng lo: hình dạng ta sẽ ra sao trước mặt Thiên Chúa. Đây thật là điều nực cười vì ta cứ làm như thể Chúa chẳng thấu rõ ta là ai: trong lẫn ngoài. Có phải đó cũng chính là nguyên nhân làm ta không muốn cầu nguyện bởi vì ta sợ rằng một khi ta tâm tình với Chúa, Ngài sẽ hiểu nết xấu của ta hơn; hoặc như là ta chưa ở trong sự tuyệt hảo cần thiết? Ta nghĩ là ta cần phải sẵn sàng khi Chúa đến. Điều này đúng thôi nhưng có đôi khi ta đi xa hơn đến độ tưởng rằng ta có thể tiên đoán ngày và giờ ấy. Và rất có thể ta cũng tưởng mình sẵn sàng được theo kiểu của Phêrô, Giacôbê, Gioan hôm nay: "chúng con sẵn sàng, xin cho chúng con lập 3 lều. . . "
Tôi còn nhớ những câu chuyện của 30 ngày tĩnh tâm dài. Trong khi chiêm niệm, tôi luôn tưởng đời tôi cũng như một căn nhà ấm cúng. Tôi cứ mải miết dọn dẹp, lau rửa mỗi ngày. Cửa trước được trang hoàng kỹ lưỡng chờ Ngài đến. Mà thật, tôi chờ và khao khát Ngài. Thế nhưng hình bóng của Giêsu chưa bao giờ xuất hiện từ ngưỡng cửa đầy hoa và thảm đỏ. Ngài đã đến trong đời tôi mà không qua ngưỡng cửa ấy, bởi lúc thì Ngài vào cửa sau, khi thì chui qua ống khói, và thậm chí có lần Ngài trèo cửa sổ mà vào.
Trong lúc ta bận rộn tô vẽ cho đời mình trông cho đẹp mắt, gọn ghẽ và tuyệt hảo trước Nhan Thánh, thì lời nhắn gửi của Giêsu hôm nay lại là sự quan trọng của những biến đổi đích thực rất người. Biến đổi là công việc của Thiên Chúa, không phải là việc của ta. Thường lắm khi ta cứ bỏ lỡ một chi tiết quan trọng (như các Tông Đồ ngày xưa cũng phạm phải) là viễn tượng của sự đẹp đẽ, sự tuyệt hảo luôn được theo sau bằng những tiên đoán của Chúa Giêsu về chính những đau khổ và sự chết.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể thực thi những điều này? Tôi muốn đề nghị hôm nay về nhiệm vụ của ta trong sự 'biến hình' cho bản thân: mở lòng ra cho quyền năng của Thiên Chúa được thực thi. Và theo kinh nghiệm truyền thống thì còn gì có giá trị hơn khi ta để cho năng lực của Ngài tràn vào qua việc cầu nguyện? Bởi đó, tôi muốn chia sẻ với các bạn về đời cầu nguyện, về sự quan trọng trong cách nhìn Thiên Chúa của ta, về những lý do khiến ta bỏ lơ nguyện ngắm, những nguy cơ gặp phải khi cầu nguyện, về sự thực hành cầu nguyện trong đời sống và những hoa trái tiềm ẩn từ nó.
Trong quyển sách "Clinging", Emilie Griffin đã nói rằng cầu nguyện chẳng phải là những chi ta làm, mà là chính Chúa Kitô làm trong ta. Theo bà, cầu nguyện giúp ta 'cling' (bám chặt) vào Thiên Chúa, và giải phóng ta khỏi tư tưởng 'tự làm lấy', 'không lệ thuộc', những tư tưởng đẩy ta xa Ngài. Clinging không phải là những tư tưởng hay phương thức của cầu nguyện mà chỉ là những bước dọ dẫm, những kinh nghiệm của nó mà thôi. Bởi thế mà ngay cả Thiên Chúa khi muốn phá tan khỏi ta những bức tường ngăn cách, thì Ngài cũng đi rất từ tốn, nhẹ nhàng mà chẳng làm ta sợ hãi hay thậm chí đe dọa sự tự do của ta.
Karl Rahner đã viết: "Chẳng phải con vồ lấy Cha, nhưng chính Cha chộp lấy con". Mà Thiên Chúa này là ai mà lại chộp lấy ta trong cầu nguyện? Ta nhìn Chúa dưới nhãn quang nào?
Ta đã cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng chỉ dùng quyền năng để cho đi hay giữ lại những điều tốt, để cân đo đong đếm sự thưởng phạt, hay để gửi đến ta bao khó khăn, đau khổ hầu thử thách ta, xem ta có xứng đáng vào hưởng cuộc sống thần thánh mai hậu? Hay ta cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng dắt ta ra khỏi những khó khăn do chính ta và anh em tạo nên?
Chúng ta cần xét lại về cách nhìn Thiên Chúa thật cẩn thận để xem xem nó có thực sự giống với Thiên Chúa của Tạo Thành, của xuất hành, của Giêsu cứu đời, của Thánh Thần trong ngày Hiện Xuống, của sự huyền nhiệm, của các tiên tri những kẻ rao giảng công bình qua các thời đại - một Thiên Chúa luôn yêu thương. Nói theo kiểu Griffin: "Chúng ta được Ngài yêu chẳng phải vì ta đạo đức mà vì qua tình yêu ấy, Ngài sẽ làm ta nên đạo đức hơn".
Những lý do khiến ta ngại cầu nguyện. Khi tôi cầu nguyện, tôi chẳng có cảm giác gì hết. Sự vô cảm này lắm khi lại do chính sự thờ ơ, tự thu mình trong hệ thống phòng thủ tiềm ẩn trong lòng tôi - những thứ bảo vệ tôi khỏi cái mà tôi sợ nhất: sự chối từ. Hơn nữa, nếu tôi cầu nguyện mà không có cảm giác gì hết thì điều này đã nói gì cho tôi hay về cảm giác của Thiên Chúa lúc đó đối với tôi?
Lý do khác: khi tôi cầu nguyện, tôi không tập trung vào cái mà Thiên Chúa ban cho nhưng mà vào thứ mà Ngài còn cất dấu cứ như thể Ngài là Thiên Chúa kiểu ông già Noel, mang trong mình một danh sách dài và xét năm lần bẩy lượt xem ta làm tốt hay xấu.
Lý do thứ ba: cầu nguyện là một việc quá hiển nhiên, tìm một lối về, một ngã rẽ khi tôi chạm trán với tham vọng của đời thường. Griffin đã gọi "cầu nguyện là một manh mối còn ẩn nấp trong đồng cỏ bao la". Hay nói khác đi, cầu hoài mà chả được. Sự nhận xét này thường khởi phát từ những con người chả bao giờ cầu nguyện hoặc từ kẻ muốn biết, muốn tìm một khởi phát cho những lối thoát. Điều cần nhớ là Thiên Chúa biết cách đáp trả lời cầu của ta hơn ta tưởng, ta suy.
Đã từ lâu, tôi bỏ đi việc cầu nguyện cho người khác một cách chi tiết mà thay vào đó là xin Chúa ban cho họ những chi mà họ thực sự cần. Dĩ nhiên, khi họ gặp hoạn nạn, khổ đau về tinh thần, vật chất hay tâm lý, tôi đã xin Ngài an ủi, thêm sức và ban cho họ cảm nhận về sự hiện hữu của Ngài trong những đau khổ ấy.
Lý do chót: ta cầu nguyện mà lòng thấy khô khan vô tả. Tôi đề nghị một cách nhìn khác hơn cho cảm giác khô khan và trống rỗng của ta khi cầu nguyện. Đó là thay vì nhìn thấy sự trống rỗng, ta nhận ra cái mênh mang của lòng ta đang khao khát chờ Ngài đong đầy và dằn lắc. Há chẳng phải khi đói và lúc khát thì thức ăn và nước uống trở nên ngon hơn sao? Đây cũng chính là một trong những lý do của chay tịnh hầu giúp ta gọt dũa cho sắc khao khát được có Ngài.
Thông thường tim ta cũng giống như đầu, tay và bao tử cứ đầy ắp những thứ đẩu đâu làm ta chẳng còn chỗ chứa. Qua cầu nguyện, ta có cơ hội trỗng rỗng đủ để Ngài thực sự được chào đón. Có lẽ ngáng trở lớn nhất khi cầu nguyện là sự sợ phải im lặng. Thứ im lặng mà qua nó, ta cảm thấy cái ham muốn gần gũi, nhưng đồng thời cũng là những dằn vặt của tiến hay lui, khao khát hay chối từ. Nói một cách khác đi, cầu nguyện là nguy cơ. Mà nó là nguy cơ thật bạn ạ. Nguy cơ rằng Thiên Chúa sẽ biến đổi ta, thay cách nhìn của ta, sự hiểu biết của ta, giá trị, ưu tiên. .. và tệ hơn nữa biến ta thành một kẻ mà ta chẳng thể chấp nhận. Chúng ta có thể sẽ bắt đầu quan tâm đến giá trị khác hay anh em đồng loại theo cách làm ta không mấy thoải mái; hoặc ta ngừng quan tâm đến một số giá trị ưu tiên của riêng mình.
Hồi còn trong tập viện, một lần ngồi nói chuyện với Cha Giám Tập Pat Lee, Cha đã hỏi tôi: "Phải chăng con sợ Chúa biến đổi mình vì rất có thể Ngài sẽ đưa con đến một mẫu người mà con không chấp nhận?" Có lẽ Cha nói đúng. Mặt khác, qua cầu nguyện, ta có cơ may cảnh giác với những ấn tượng sai, những mặt nạ của đời ta và thậm chí ta có thể quên đi mà dâng hiến cái ưu tư, sợ hãi và phiền muộn của ta cho Ngài.
Như Griffin nói: "Đồng bạc duy nhất mà ta có thể dâng là chính con người của ta." Và nếu như ta keo kiệt ở điểm này thì ta chỉ cách ly mình ra khỏi cái tôi thật của ta mà thôi. Thậm chí nếu ta miễn cưỡng với Thiên Chúa thì như một bài thơ nào đã viết: "Nếu bạn chẳng thành tâm khi cầu nguyện mà chỉ dâng những tâm tư khô cạn, kiêu căng, hồ nghi cho Chúa, thì trong tình yêu bao la của Ngài, bạn nhận được đồng bạc xấu xí làm phần thưởng đã là may lắm thay."
Các bạn mến, khi chúng ta dâng Ngài thời giờ quý báu, tất cả những kiểu cách, kế hoạch, phương thức được quét sạch đi và có lẽ lần đầu tiên trong đời, ta sẽ nghe Ngài nói với ta trong chỗ lặng lẽ nhất của trái tim. Và điều Chúa nói là tên gọi của chính ta. Chỉ trong tiếng gọi và lắng nghe ấy, ta biết rằng ta thuộc về Người. Nhìn một người bạn, ta có thể nói người đó có đời sống cầu nguyện sâu sắc. Bởi họ sống rất nhân hậu, vị tha, khiêm tốn, nhẫn nại, cởi mở, bình tĩnh trước khó khăn. Vì khi cầu nguyện, đời sống nội tâm đã phủ lấp cái ngoại hình ồn ào đáng ghét.
Thế nên bạn ơi, khi cầu nguyện, đừng lo lắng cho việc nên đứng hay ngồi, quỳ hay nằm. Đừng ưu tư về việc nên đọc kinh Lạy Cha cách chậm rãi, hay đọc một đoạn Phúc Âm, cầu nguyện với nét nhạc, với Thánh Tích hay dùng Kinh Mân Côi. Phương thức luôn thay đổi mà đề tài thường dễ thương thuyết. Cầu nguyện thực sự là im lặng trước Thánh Nhan và thả hồn trong tình yêu của Thượng Đế.
Cầu nguyện tự nó không phải là thành công hay thất bại mà là đưa cái tôi của ta vào lòng Ngài, vì Thiên Chúa luôn luôn yêu ta, nhất là lúc ta trở về từ những vấp ngã. "Con muốn ở nơi những bước chân Ngài đi, bởi trước khi bước đi, Ngài đã nhìn xuống lòng đất, và qua đó Ngài thấy con mà chúc lành cho". Vâng, hãy cầu nguyện luôn vì Thiên Chúa muốn chúc lành và biến đổi con người yếu đuối của ta.
...
Cách thức cầu nguyện một mình 5
CÔNG THỨC 4 P + 1R CHO GIỜ CẦU NGUYỆN RIÊNG
P1: Presence of God: Cảm nhận sự hiện diện của Chúa
• Tìm địa điểm yên tĩnh và tư thế thoải mái.
• Để cho tâm hồn và thể xác hoà nhịp với nhau.
• Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa.
• Làm một cử chỉ tỏ lòng tôn kính Chúa.
P2: Petition for Grace: Xin ơn cho giờ cầu nguyện
• Trong mỗi bài thao luyện có một Ơn Xin được trình bày ngay trong đoạn đầu tiên dưới tiêu đề “Tôi muốn gì.”
• Suốt tuần dù khi cầu nguyện với những đoạn Kinh Thánh khác nhau, chúng ta vẫn nguyện xin cùng một Ơn Xin này.
P3: Passage of Scripture: Cầu nguyện với Kinh Thánh
Phương pháp tổng quát:
• Trong giờ cầu nguyện này, người thao luyện mấp máy môi đọc thầm đoạn Kinh Thánh mình cần cầu nguyện;
• Dừng lại ở những chữ hay câu văn làm mình phải suy nghĩ, thắc mắc vì khó hiểu, hay vì thấy tâm đắc;
• Trao đổi với Chúa và lắng nghe Ngài giảng giải, mời gọi.
• Thử hỏi xem Chúa muốn nói gì với mình qua đoạn Kinh Thánh này?
• Tôi sẽ áp dụng thế nào những gì Chúa muốn nói với tôi trong giờ cầu nguyện này?
Phương pháp chuyên biệt:
• TLV có thể cầu nguyện theo một trong ba cách: Suy niệm (meditation), chiêm niệm (contemplation) và cầu nguyện bằng xem và xét ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh (prayer of consideration).
P4: Prayer: Trò chuyện, tâm sự với Chúa
• Bằng những lời chúc tụng Chúa.
• Hoặc bằng nài xin Chúa Ơn Xin của bài cầu nguyện này.
• Hoặc bằng xin ơn để đáp trả lại mời gọi của Chúa trong giờ cầu nguyện này
• Hoặc bằng phó thác tương lai cho Chúa.
• Rồi kết thúc giờ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha.
1 R: Review: Kiểm Điểm Giờ Cầu Nguyện
Nhìn lại giờ cầu nguyện vừa qua với các câu hỏi sau:
• Cách mình vừa cầu nguyện [thời giờ, nơi chốn, phương pháp] có giúp ích không?
• Mình đã nhận được ơn gì?
• Cảm nghiệm của mình như thế nào? Vui hay buồn? Được an ủi hay sầu khổ? v.v…
• Ghi chép những điều mình kiểm điểm trên vào nhật ký cầu nguyện.
...
Lectio Divina 6
Là một phương pháp cầu nguyện bắt nguồn từ các đan viện xưa, hiện tại Lectio Divina được phổ biến trong các cộng đoàn tín hữu. Trên nguyên tắc, thì trong phương pháp cầu nguyện này chúng ta diễn tiến theo ba bước, nhưng trong thực tế, khó mà phân biệt ba giai đoạn. Song, phân chia như thế giúp ích hơn cho người muốn làm quen với phương pháp đọc Kinh Thánh này:
1.- Đọc bản văn (Lectio). Trước tiên tôi hỏi: 'Bản văn này nói gì? Tôi chú ý đọc từng chủ từ và động từ để tìm hiểu một bản văn được viết dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy đôi khi đoạn Kinh Thánh quá quen thuộc, tôi đọc đi đọc lại để đi sâu vào ý nghĩa thật của nó. Tôi đọc bản văn với một thái độ tích cực chú ý, như khi đến gần một th?ng cảnh, lúc ban đầu xem ra là một thung lũng san bằng, nhưng nơi đó từ từ xuất hiện đồi núi, suối nước, chỗ đầy ánh sáng, chỗ nằm trong bóng râm. Tôi nguyện xin Thần Khí mở mắt cho tôi thấy được ý nghĩa sâu xa của bản văn.
Bước đầu 'đọc' (lectio) mở đường cho bước sắp tới 'suy niệm' (meditatio), chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên này được kéo dài nhiều hay ít tuỳ nhu cầu: ngắn quá thì suy niệm sẽ chẳng có kết quả, lâu quá thì không còn thì giờ suy và chiêm niệm.
2.- Suy niệm (Meditatio) về những giá trị được bản văn nêu lên. Đây là cách mới nghiền ngẫm bản văn là tìm ý nghĩa của nó cho cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. 'Bản văn mang đến những giá trị nào về cách suy nghĩ và hành động của người kitô hữu?': 'Bản văn này nói với tôi điều gì?' Tôi suy niệm không chỉ với đầu óc mà còn bằng trái tim, bởi vì những giá trị đó có thể đánh động lòng tôi. Ý nghĩa sâu xa của những lời này là gì? Qua bản văn này, Đức Giê-su mời tôi sống như thế nào? Lời Chúa biến thành một cách sống.
Tuy nhiên, tôi không nên kéo dài phần suy niệm nhiều, kẻo tôi cảm thấy mãn nguyện vì đã hiểu ý nghĩa sâu và rộng của bản văn cùng liên hệ nó với cuộc sống. Thấu hiểu chưa chắc là áp dụng cho cuộc sống. Khi cầu nguyện, Chúa mở mắt và soi sáng tôi, nhưng Ngài muốn dẫn tôi xa hơn, là 'thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa' (Mk 6,8).
3.- Chiêm niệm (contemplatio) dẫn tôi đến cách cầu nguyện là thờ phượng Chúa trong 'thần khí và sự thật' (Ga 4,24). Tôi nghiền ngẫm Đức Giê-su đã thực hiện các giá trị trong cách đối xử với Chúa Cha và với tha nhân. Tôi không chỉ trao đổi ý kiến với Chúa. Tôi thờ phượng và mến yêu Đức Giê-su, dấn thân theo, hối hận xin lỗi, ngợi khen lòng nhân từ Chúa, khẩn cầu cho chính mình, cho nhân loại, cho Hội Thánh. Căn cứ vào bản văn này tôi đang cảm thấy gì: một sức lôi cuốn dịu dàng, niềm thích thú đối với một lối sống như vậy, một năng lực nội tâm và niềm hy vọng, một nỗi sợ hãi, kháng cự, muốn trốn tránh chăng? Tôi đang tìm thánh nhan Chúa và tin mừng của Ngài. Tâm hồn tôi đang kết hiệp với Thần khí Chúa. Tôi đang gặp gỡ, nói chuyện và tâm tình với chính Chúa đang kêu mời tôi. Đây chính là tâm điểm cầu nguyện.
Đây là cuộc gặp gỡ giữa Đấng Tạo Hoá và thụ tạo, giữa hai Cha con, giữa hai anh em, giữa lòng tự do của Chúa và lòng tự do của tôi. Đối tượng của chiêm niệm luôn luôn là Đức Giê-su, là Ngôi Lời Chúa Cha. Đây là lúc thuận tiện để tôi hiệp nhất với Thần Khí Chúa và mở lòng lãnh nhận đức bác ái Ngài ban cho.
Khi chiêm niệm, tôi 'tích cực' thờ phượng và mở lòng mến yêu, nhưng đây cũng là lúc tôi 'thụ động' nhận lãnh, để nhờ Thần Khí, tôi thờ phượng, ngợi khen và làm vinh hiển Chúa Cha. Đây là lúc tôi nhường chỗ trong trái tim tôi cho Thần Khí. Đây là một cuộc 'ăn năn trở về' tận gốc, bởi vì Chính Thần Khí soi sáng, tác động và yêu mến Cha trong chúng ta.
...
Cầu Nguyện Tự Phát 7
Lời nguyện tự phát là những phương cách ngắn gọn, hữu hiệu và dễ nhớ để mở lòng cho những hồng ân cần thiết trong cuộc sống, nhất là lúc gặp gian khổ, bị cám dỗ, cần được tha thứ hoặc phải tha thứ cho người khác. Chúng ta đề nghị bốn kiểu lời nguyện dành bốn hoàn cảnh thường xảy ra trong cuộc sống:
I.- Lúc chúng ta gặp thử thách, bệnh tật hoặc vấn đề làm cho mình lo âu. Lúc đó lời bộc phát tự nhiên là: Lạy Chúa, xin cứu giúp con!. Khi chúng ta chạy đến Chúa như vậy và khiêm nhường nguyện xin ơn trên, Ngài ban sức lực chịu đựng, bình an nội tâm làm cho chúng ta có thể chịu đựng một biến cố nguy hiểm, một thất bại cay đắng hay một đêm dài trên giường bệnh viện.
Có người không cầu xin vì tưởng lầm mình phải 'ráng chịu' một mình, hay là Thiên Chúa không lưu ý đến những biến cố nhỏ bé như vậy. Thực sự, Thiên Chúa thương yêu con người vô điều kiện, không chỉ nghe lời khẩn cầu mà còn muốn nâng đỡ, ủi an và đồng hành với ta lúc gian truân. Có nhiều cách khẩn cầu:
* Lần chuỗi. Kinh Kính Mừng mang những đặc tính của một bài giảng hoàn hảo và ngắn gọn. 'Kính mừng Maria, Thiên Chúa ở cùng bà,'Con lòng Bà có phúc', Bà được Thiên Chúa chúc phúc. 'Bây giờ' là thời điểm của phút hiện tại trong cuộc hành trình tại thế. Hiện tại là thời gian trong đó chúng ta phải sống còn, mà hoàn toàn không biết phải chờ Nước Chúa cho đến bao giờ. 'Trong giờ lâm tử, thời điểm cuối cùng của đời sống thể xác là cái chết. 'Cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử'.
Chuỗi mân côi rất phong phú về Thần Học. Tuy nhiên, khi lần chuỗi ít khi chúng ta nghĩ tới bản chất Thần học đó. Chúng ta tạo ra một sự thinh lặng trong tâm trí mà l?p đi l?p lại cũng chừng ấy từ ngữ. Một bình an, một sự sung sướng tuôn tràn làm ta thốt lên những từ được l?p lại. Khi lần chuỗi, chúng ta nếm nhắp những lời Thiên Thần ngỏ với mỗi người chúng ta: Thiên Chúa ở cùng người mà ban cho ta thêm sức và óc sáng suốt trong giây phút đó. Khi lần chuỗi chúng ta nhắc đến tình yêu của Đức Mẹ cảm thương và khẩn cầu cho các con đang lâm nguy, xin Thiên Chúa tìm cách, như trong tiệc cưới Cana, khi hai tân lang nghèo muốn chia sẻ niềm hân hoan với mọi người nhưng không còn rượu.
* Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nỗi đau khổ này! Cách đây mười lăm năm, ông Brendan là trưởng nhóm CLC, bị bệnh lạ lùng làm cho ông hoàn toàn tê liệt. Trong cơn bệnh, rất nhiều người viết thư chia buồn và hứa lời nguyện. Chỉ có cộng đoàn Đài Loan viết thư yêu cầu ông cầu nguyện và dâng hiến nỗi đau khổ cho những vấn đề và nhu cầu cộng đoàn đang có. Theo ông thuật lại, lá thư 'yêu cầu' này an ủi ông hơn tất cả các lá thư 'thông cảm' kia vì đã mang một ý nghĩa cho tình trạng bế tắc của mình.
Thực sự, những cơn đau khổ có thể làm cho chúng ta nản lòng và chán nản, nếu không thấy một ý nghĩa, một mục đích cho ai. Còn nếu những đau khổ của mình có một ý nghĩa, mang ích lợi cho ai, cho nhiệm thể Đức Kitô, chúng ta được nâng đỡ rất nhiều. Lạy Chúa, xin Chúa rút ích lợi nào đó từ nổi đau khổ này! Ước chi không một phần nào trong các nỗi đau khổ này bị phí phạm! Xin rút ích lợi cho con (cho con được thanh tẩy và thuộc về Chúa), cho anh em (được cảm thương với họ, mang hồng ân Chúa cho họ). Xin cho con nhận ra và biết ơn Chúa (và anh em đang coi sóc con) cũng như những hồng ân khác con được hưởng.
* Dâng hiến lên. Một trong những mầu nhiệm cuộc sống Kitô hữu là Thánh Ý Chúa mời chúng ta chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, tức là nối kết nhân loại và Thiên Chúa trong tình thương, trong niềm tin và trong lòng vâng phục. Đức Kitô đã tận hiến mình cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến mình cho Chúa Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rõ nhất lòng vâng phục của con người cho Chúa Cha. Khi nhận lãnh sự chết Đức Giêsu đã bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con. Trong cuộc sống có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về tinh thần không còn tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục Chúa Cha với lòng hiếu thảo của một người con, Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài (Dt 10, 9).
Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành trong Đức Kitô bàn thờ, hy lễ và tư tế. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn lúc dâng Thánh Lễ. Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình Máu Đức Kitô (II), Xin cho chúng con nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô (III).
II.- Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Trong dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế, người thu thuế chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc 18,13). Theo Đức Giê-su người này trở về nhà, thì đã được nên công chính rồi.
Lòng nhân từ của Thiên Chúa thật lạ lùng và bất ngờ. Như Giáo Hội ca tụng khi Chúa thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả (Chúa Nhật 26). Hai lời nguyện tự phát có thể giúp chúng ta mở lòng cho hồng ân nhân từ của Chúa: Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa, Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương con có thể đã gây cho người khác.
* Con xin nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa! Con xin phó thác cho Chúa lòng yếu đuối, lệch lạc và hay phạm tội của con. Vì chúng ta tin rằng tình yêu vô điều kiện của Chúa đang thanh tẩy và thánh hóa chúng ta. Trước khi chúng ta ăn năn hối cải, Thiên Chúa đánh động tâm hồn và thúc đẩy chúng ta trở về với Ngài. Chỉ có Chúa mới có sức giải thoát và biến đổi tâm hồn đuối sức và hay phản bội. Chúng ta không giấu nhược điểm được, cũng chẳng có thể tự cứu chuộc nổi mình. Như người thu thuế, chúng ta phó thác mình trong lòng thương xót của Chúa. Ngài sẽ công chính hóa chúng ta.
* Xin Chúa chữa lành và hàn gắn lại những vết thương có lẽ con đã gây cho người khác. Thiên Chúa nhân từ không chỉ tha thứ và biến đổi chúng ta, mà còn chữa lành và hàn gắn lại những vết thương chúng ta gây cho nhau. Chúng ta cũng nên xin họ tha thứ cho mình. Lòng khiêm nhường khi xin lỗi có thể điều chỉnh lại những hậu quả tai hại của hành động sai lầm đó. Đồng thời cho anh em cơ hội tha thứ cho chúng ta. Trong trường hợp họ từ chối, vì chưa sẵn sàng tha thứ, ít nhất, đã thành thật xin lỗi, chúng ta có thể lãnh nhận lòng thương xót và thứ tha của Chúa.
Nhiều khi chúng ta chẳng biết mình đã làm mất lòng, làm gương xấu, gây vết thương nơi anh em. Lúc đó có một lời nguyện sẽ mở đường cho hồng ân Chúa: Lạy Chúa, xin bù đắp, hàn gắn lại và điều chỉnh lại những thiệt hại có lẽ con đã gây ra cho anh em.
III.- Xin tha thứ cho anh em
* Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Đức Giê-su tha thiết mời chúng ta tha thứ cho nhau bảy mười lần bảy, như Chúa Cha đã từng tha thứ cho chúng ta. Ngài nhắc đi nhắc lại lời này nhiều nhất. Tại sao? Vì sự dữ gây sự dữ, bạo lực gây bạo lực, hận thù gây hận thù và trả thù gây trả thù. Là nạn nhân của ác ý bất công, mỗi lần chúng ta nhớ biến cố đó, lòng chúng ta nổi giận lại, mỗi lần thêm mạnh. Một lời nguyện tự phát rất hữu ích là: Lạy Chúa, là Đấng công chính, xin xử cho chúng con. Chúa biết trái tim mỗi người, Chúa biết quá khứ cũng như hiện tại của chúng con. Chúa xử và lo cho cả vụ này. Con xin phó thác mọi sự trong bàn tay Chúa. Làm như vậy thường thường Chúa ban cho tâm hồn chúng ta một bình an sâu xa, thoải mái và vui vẻ rất đặc biệt.
* Cầu nguyện cho kẻ thù. Chúa nói: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5,44). Chúng ta nên thử tuân theo lời Ngài trong thực tế khi gặp người không ưa mình, có ác cảm và đôi khi muốn hại mình. Cầu nguyện thường xuyên cho họ, xin Chúa vào trái tim họ, biểu lộ tình yêu cho họ, kéo họ đến với Chúa; và chờ xem kết quả! Chúng ta sẽ lấy làm ngạc nhiên thấy 'kẻ thù' của mình đã bớt căng thẳng và ác cảm với mình, nhưng lại bắt đầu thông cảm dễ dàng hơn.
IV.- Ý Cha thể hiện dưới đất như trên trời.
Đây là lời nguyện quan trọng nhất, bao gồm tất cả những lời nguyện khác. Tại sao? Bởi vì Thiên Chúa có một kế hoạch đầy khôn ngoan và tình yêu dành cho mỗi người, mỗi tập thể: là ban sự sống và vinh quang cho chúng ta. Ngài còn mời chúng ta cộng tác với Ngài và giúp anh em sống thực sự theo kế hoạch Ngài dành cho mỗi người. Chẳng có lời nguyện nào quý báu hơn. Trong mọi hoàn cảnh: thành công hay thất bại, khỏe hay đau, khi bị cám dỗ hay lúc gặp nghịch cảnh, chúng ta tâm tình với Ngài, phơi bày các biến cố và nguyện xin: con xin vâng theo Ý Cha, xin cho Ý Cha thể hiện. Chỉ cần lưu ý một điểm: là tránh hình ảnh và thái độ sai lầm trước mặt Thiên Chúa. Nếu chúng ta quên rằng Ngài là người cha nhân hậu và khôn ngoan, tràn đầy tình yêu vô điều kiện, và coi Ngài như kẻ muốn thử thách, sửa phạt chúng ta vì tội lỗi ngày xưa, thì Thánh Ý biến thành một sự đe dọa trên đầu mình. Thay vì xin vâng theo Ý Ngài, chúng ta chỉ muốn tránh và xin Ngài để chúng ta yên trong một cuôc sống bình thường, an toàn vừa ý chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta tin tưởng Thiên Chúa là cha nhân từ, là cha của Đức Kitô, thì chúng ta hài lòng và tin tưởng cầu nguyện thường xuyên Xin Thánh Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
(còn tiếp)
Vinh quang nơi thập giá
Giuse Đinh lập Liễm
14:40 26/03/2009
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY B
VINH QUANG NƠI THẬP GIÁ
+++
A. DẪN NHẬP
Con người có nhu cầu cần phải yêu và được yêu, chỉ trừ khi chết mới hết yêu. Sống mà được yêu thương là hạnh phúc. Con người mà được Thiên Chúa yêu thương thì còn hạnh phúc nào bằng. Giao ước ký kết giữa Thiên Chúa và loài người là một giao ước tình yêu, nhưng nhiều lần loài người đã phá vỡ giao ước ấy, nghĩa là chối bỏ, không chấp nhận tình yêu ấy nữa. Nhưng Thiên Chúa vẫn không nản lòng, Ngài đã nhờ các tiên tri loan báo cho loài người biết là Ngài sẽ ký kết một giao ước mới và vĩnh cửu. Và để cho ai nấy được rõ, Ngài đã muốn giao ước được ký trong máu Con của Ngài đổ ra trên thập giá. Chính Đức Giêsu đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của kẻ chết vì người mình yêu”. Ngài đã chết cho chúng ta. Giờ khổ nạn của Chúa là giờ của tình yêu mà Ngài đã loan báo trước, đồng thời cũng là giờ Ngài được tôn vinh.
Phụng vụ hôm nay nhắc cho chúng ta phải thi hành giao ước tình yêu mà Chúa đã ký kết với chúng ta trong máu Con của Ngài trên thập giá. Đáp lại tình yêu cao vời ấy, chúng ta hãy đón nhận “giờ” của Chúa là giờ của ta chúng ta, nghĩa là chúng ta sẵn sàng đón nhận những gian nan thử thách, thi hành thánh ý Chúa, chu toàn giữ lề luật Chúa như lời Chúa nói qua miệng tiên tri: “Ta sẽ đặt lề luật Ta trong lòng chúng, Ta sẽ ghi khắc luật đó vào trái tim chúng”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Gr 31,31-34
Khi dân Do thái thoát ách nô lệ của Ai cập, Thiên Chúa đã ký kết với dân một Giao ước ở chân núi Sinai, qua trung gian ông Maisen. Theo đó, Thiên Chúa sẽ là Chúa của họ và bảo vệ họ, còn họ là dân riêng của Ngài, họ phải trung thành phụng sự Ngài là Chúa tể duy nhất. Giao ước đó đã được khắc lên hai bia đá.
Nhưng qua thời gian, dân Chúa đã phản bội Ngài, phá bỏ Giao ước đã ký kết, và kết quả là họ bị quân địch đến tàn phá đất nước, dân chúng phải đi lưu đầy ở Babylon.
Tuy thế, Tiên tri Giêrêmia loan báo cho họ biết Thiên Chúa sẽ lập một giao ước mới với dân Ngài. Giao ước đó sẽ không còn ghi trên bia đá nữa, mà khắc ghi ngay trong lòng họ. Giao ước này là giao ước tình yêu. Để cho ai nấy được rõ, Ngài đã muốn cho giao ước này được ký kết trong máu của Con Ngài đổ ra trên thập giá. Giao ước mới và vĩnh cửu này nói lên tình thương lớn lao và sự tha thứ không bờ bến của Ngài: “Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lầm lỗi của chúng nữa”(Gr 31,34).
+ Bài đọc 2: Dt 5,7-9
Đức Giêsu Kitô với thân phận làm người đã hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa Cha, Ngài đã sẵn lòng chịu đau khổ đến mức tận cùng để cứu chuộc loài người bằng chính máu mình đổ ra trên thập giá. Tác giả thư Do thái hiểu rằng cuộc chịu nạn của Đức Giêsu là “căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”.
+ Bài Tin mừng: Ga 12,20-33
Nhân cơ hội có sự hiện diện của mấy người ngoại giáo gốc Hy lạp muốn gặp Đức Giêsu để tìm hiểu về Ngài, hoặc muốn trình bầy điều gì đó, nhân dịp này Ngài nói với họ về“Giờ của Ngài”. Giờ của Ngài tức là lúc Ngài bị treo trên thập giá, giờ mà Ngài được tôn vinh.
Nói theo ngôn ngữ người đời thì đó là một điều nghịch lý, nhưng với cái nhìn đức tin, thì đó lại là một niềm vinh dự vì qua cái nhục trong một thời gian vắn, một cái nhục vô lý, Đức Giêsu sẽ chiến thắng vẻ vang nhờ cuộc phục sinh của Ngài, cũng như hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi mới sinh được nhiều hạt khác: “Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,33).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Vinh quang trong khổ nhục
I. ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC TÔN VINH
Đức Giêsu nói: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,22). Ngài được tôn vinh như thế nào ? Đức Giêsu được tôn vinh không phải bằng sự giầu sang, danh vọng, quyền thế, vinh quang thế gian, Ngài được tôn vinh chính lúc bị treo trên thập giá vì Ngài đã vâng theo thánh ý Cha Ngài, Ngài chiến thắng vẻ vang trong khổ nhục.
1. Giờ của Đức Giêsu
Đức Giêsu đã cầu nguyện cùng Cha: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đến”. Giờ này là giờ nào ? Phải chăng là lúc ký giao ước mới trong máu của Ngài đổ ra trên thập giá? Đúng như vậy !
Lịch sử cứu độ qua các mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại, ta thấy có nhiều giao ước đã được thay đổi: Từ giao ước Adong (St 3,15), với Noe (St 9,1-17), với Abraham (St 17,1-27) đến lời hứa giao ước mới mà Thiên Chúa dùng tiên tri Giêrêmia loan báo (Gr 31,31-34): tất cả những lời giao ước đó đều thấy thực hiện viên mãn trong GIỜ của Đức Giêsu. Giao ước mới quả đã thực hiện lời Thiên Chúa hứa với nguyên tổ (St 315) đem lại chiến thắng cho con người, và tái lập tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa và loài người.
Đức Giêsu nói:”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Những lần khác, Đức Giêsu nhắc đến “Giờ chưa đến”(Ga 2,4; 7,30; 8,20), nhưng ở đây Ngài lại nói đến “Giờ đã đến”. Vậy “Giơ” ở đây không phải là giờ vinh quang cho bằng là “Giờ hiến tế” đem lại vinh quang cho Ngài: Giờ vinh quang của Con Người là giờ tử nạn và phục sinh của Ngài.
2. Sự vâng phục của Đức Giêsu
Khi chấp nhận mục nát như hạt giống gieo vào lòng đất với cuộc Vượt Qua trên thập giá, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn mầu nhiệm tự hủy nơi bản thân mình. Mầu nhiệm này đã bắt đầu bằng việc Nhập Thể và kéo dài trong suốt cuộc sống của Ngài. Sự tự hủy này trước hết, hệ tại ở sự vâng phục hoàn toàn của Đức Giêsu trước thánh ý của Chúa Cha. Tâm tình tuân phục đó của Đức Giêsu cũng được tỏ lộ cách cụ thể qua lời Ngài thưa với Chúa Cha, mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin làm vinh danh Cha”
Mặc dù luôn đặt ý Cha trên hết mọi sự, nhưng trong bản tính của một con người, đứng trước con đường thập giá, Đức Giêsu cũng không khỏi sợ hãi, xao xuyến, ngần ngại. Ngài sợ hãi vì trước mắt, thập giá chính là “một điều điên rồ đối với dân ngoại, là cớ vấp phạm cho người Do thái” (1 Cr 1,23). Vì thế, khi biết rằng sắp đến “giờ” của Ngài, Đức Giêsu đã phải thốt lên: “Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”.
Lắng nghe lời tâm sự tha thiết tự đáy lòng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rằng: sống vâng phục không phải là một điều dễ dàng. Sự vâng phục này đòi hỏi Đức Giêsu một sự cố gắng, kiên trì để vượt qua bản thân, sẵn sàng đón nhận các biến cố vui buồn Thiên Chúa gửi đến từng ngày trong cuộc sống; hay nói cách khác, Đức Giêsu cũng đã phải học để có thể sống vâng phục, như lời tác giả thư Do thái viết: “Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài (Đức Giêsu) đã học vâng phục do những đau khổ Ngài chịu”. Thế nhưng, chính nhờ sự vâng phục trọn vẹn đó mà Đức Giêsu khi hoàn tất “Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”.
3. Đức Giêsu chấp nhận thập giá
Với tư cách là con người như chúng ta, Đức Giêsu cũng cảm thấy sợ hãi trước đau khổ. Trong vuờn Cây Dầu Ngài cũng đã xao xuyến (x. Mt 26,38) và phải kêu xin cùng Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha”(Mt 26.39). Theo tính tự nhiên, Đức Giêsu muốn trốn tránh sự đau khổ, nhưng Ngài lại muốn tuân theo thánh ý Cha để cho Cha định liệu. Và ý của Chúa Cha là muốn cho Con Ngài chịu chết trên thập gia để cứu chuộc nhân loại.
Bài Tin mừng hôm nay cho ta thấy rõ quan niệm của Chúa đối với đau khổ, đối với mọi thánh giá trên đời.
Đức Giêsu dùng cây thánh giá như bậc thang tới vinh quang “Per Crucem ad lucem”. Quan niệm đó mới nhìn qua là một nghịch lý, song Ngài đã giải thích bằng một dụ ngôn vắn tắt và đầy ý nghĩa: dụ ngôn hạt giống: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thôi đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất và ai ghét mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời”(Ga 12,24).
Cây thánh giá còn là phương tiện chinh phục. Ngài cho biết, Ngài được giương lên cao thì cũng sẽ có nhiều người cùng được lên cao với Ngài: “Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”(Ga 12,32). Lịch sử đã chứng minh cho lời Chúa. Biết bao người đã tin theo Ngài vì cái chết đau thương đầy tình thương xót của Ngài. Biết bao người đã bỏ tất cả và cảm mến tấm lòng thương xót của Ngài. Thập giá Chúa đã in sâu vào trong lòng người ta.
Truyện: Ông đóng khố cởi trần.
Người ta kể rằng: Tin mừng Chúa được gieo rắc tại Nhật bản từ hồi thế kỷ 16 do các vị thừa sai ngoại quốc đem đến. Giáo hội Nhật tuy còn non trẻ mà đã bị cấm cách giết hại. Các vị thừa sai, vị thì bị giết, vị thì phải trục xuất, không còn một vị thừa sai nào ở lại để tiếp tục dạy giáo lý, củng cố đức tin cho họ. Ai cũng tưởng rằng Giáo hội Nhật bản đã bị xoá sổ vì suốt trong ba trăm năm không còn ai đến dạy dỗ họ. Nhưng không ngờ, khi các nhà thừa sai được phép truyền giáo lại ở Nhật, có người xưng mình là Kitô hữu. Khi được hỏi về giáo lý thì họ mù tịt, chẳng hiểu biết gì. Nhưng khi được hỏi là họ thờ ai, thì họ đã mạnh dạn thưa: “Thờ ông đóng khố cởi trần trên thập giá”!
II. CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC TÔN VINH
Những người theo Đức Kitô sẽ được tôn vinh, nhưng muốn được tôn vinh thì cũng phải có điều kiện, phải nói được như thánh Phaolô: vinh quang của ta là thánh giá Đức Kitô. Chúng ta sẽ tìm được vinh quang trong sự tự hủy, trong việc cho đi và chấp nhận thánh giá trong đời.
1. Sống theo con đường tự hủy
Thánh Phaolô đã vinh tụng Đức Giêsu trong bài thánh ca: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chất trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã tự chọn lấy cái chết để chiếm lấy sự sống. Mới nghe thì ai cũng cho là phi lý vì chết và sống trái ngược nhau, làm sao có thể dung hòa được, nhưng chết và sống không hẳn là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau: sự chết nuôi sự sống và sự sống có thể sống được là nhờ sự chết. Ta có thể đưa ra vài ví dụ:
- Nơi thực vật: những thứ được dùng làm phân bón phải chết đi thì mới trở thành chất bổ dưỡng cho cây.
- Nơi sinh vật: các thức ăn phải “tiêu” mới “hoá” thành lương thực.
- Trong cõi nhân sinh: những người già chết đi để nhường đất và hoa mầu của đất cho các thế hệ sau dùng đó mà sống.
- Ngọn nến: sáp nến phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên.
Đức Giêsu chết để cho con người sống. Sự chết của Ngài là nguồn sự sống cho chúng ta.
(Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 165)
Theo như Flor McCarthy thì “Chết là một phần của sống. Chúng ta sinh ra là để chết, hầu có thể sống sung mãn hơn”. Thực vậy,
- mỗi một hành vi khiêm tốn là một phần tính kiêu ngạo chết đi.
- mỗi một hành vi can đảm là một phần tính hèn nhát chết đi.
- mỗi một hành vi dịu dàng là một phần tính hung hăng chết đi.
- mỗi một hành vi yêu thương là một phần tính ích kỷ chết đi.
Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa dần dần sống mạnh.
Nói một cách cụ thể để áp dụng vào cuộc sống, chúng ta thử đưa ra vài trường hợp cho việc tự hủy, tức là bỏ ý riêng của mình đi để theo ý Chúa:
- Giả sử cuộc hôn nhân của chúng ta bị tan vỡ và chúng ta cần sự trợ giúp ở bên ngoài, nhưng vì quá kiêu căng chúng ta không muốn yêu cầu điều ấy. Như vậy “bắt ý riêng chết đi” có nghĩa là bắt lòng kiêu ngạo của ta chết đi và sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp.
- Hoặc giả như chúng ta được bạn bè thân tín cho biết chúng ta đang ngày càng bê tha rượu chè, nhưng chúng ta cứ tiếp tục không nghe dù tình trạng bê tha gia tăng rõ ràng. Như thế “chết cho ý riêng”có nghĩa là nhìn nhận vấn đề của chúng ta và tìm kiếm phương thuốc điều trị.
- Giả như một bạn bè hoặc một người thân trong gia đình xúc phạm đến chúng ta một cách nào đó, khiến chúng ta cứ giữ mãi mối ác cảm với người ấy. Thì “Chết cho ý riêng mình” có nghĩa là thật lòng tha thứ cho người ấy và lại tiếp tục dùng tình thương cử xử với y. Không ai nói rằng: Chết cho ý riêng mình là điều dễ dàng.
(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 97
2. Sống là phải biết cho đi
Với con đường tự hủy, Đức Giêsu đã chứng minh một chân lý xem ra có vẻ nghịch lý: « Cho là nhận” và “Chết là con đường đưa tới sự sống”. Thật vậy, với kinh nghiệm thường ngày, chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Mỗi khi chúng ta mở bàn tay để cho là lúc chúng ta có thể nhận được, và sẽ trở nên phong phú. Còn nếu chúng ta cứ nắm bàn tay lại để giữ cho chính mình, thì cũng đồng thời, chúng ta không có thể đón nhận được bất cứ điều gì. Như thế chúng ta sẽ trở nên nghèo nàn và cô đơn.
Tương tự, một người buôn bán cứ phải bỏ tiền ra để mua hàng hoá khiến tiền bạc bị hao hụt đi, nhưng nhờ vậy có hàng bán ra để thu tiền vào và có lời, khiến tiền bạc ngày càng gia tăng và trở nên giầu có. Nếu người ấy không chịu bỏ tiền ra để đầu tư, cứ giữ khư khư số tiền mình có, thì làm sao gia tăng số tiền ấy lên được ? Vậy, điều cần thiết để có là phải cho ra hay cho đi.
Cảm nghiệm sâu sắc chân lý từ mầu nhiệm tự hủy của Đức Giêsu, thánh Phanxicô Assisi, trong lời kinh Hoà bình, đã ca lên: « Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Truyện: Thánh Maximilien Kolbe
Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa: Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên “Ôi vợ và các con tôi”.
Hàng trăm dẫy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dẫy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trại trưởng. Mọi người nín thở: chuyện chưa từng có ! Viên trưởng trại đặt tay lên súng:
- Anh muốn gì ?
- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.
Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho kẻ có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đo chính là Maximilien Kolbe, một Linh mục công giáo. Cha đã được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1982.
3. Chấp nhận thánh giá trong đời
Đau khổ và hạnh phúc luôn gắn liền và đi đôi với nhau. Bài Tin mừng hôm nay giúp chúng ta áp dụng định luật ấy vào đời sống, vào cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của ta. Đức Giêsu cho biết: « Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Và Ngài cho biết lý do nào khiến Ngài được tôn vinh. Hay nói cách khác, Ngài phải sống hay làm thế nào mới được tôn vinh: « Thầy bảo thật anh em, nếu hạt giống gieo xuống đất...” Ngài còn diễn tả chân lý ấy theo kiểu khác: «Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”.
Qua những lời ấy, Đức Giêsu cho thấy sự song đôi tất yếu của một cặp yếu tố trái ngược nhau: chết đi và sinh ra, hạnh phúc và đau khổ. Hạt lúa có thể chết đi mới sinh ra những hạt khác. Con người có đau khổ mới làm cho mình và người khác hạnh phúc. Thật vậy, nếu người ta cứ sống mãi không chết, làm sao thế giới có đủ chỗ và tài nguyên cho các thế hệ con cháu sinh ra sau ? Do đó, chết là điều kiện tất yếu của sống, và đau khổ là điều kiện tối yếu của hạnh phúc. Thật vậy, trên đời, có hạnh phúc nào mà không được xây dựng trên đau khổ, hoặc của chính mình, hoặc của người khác ? Người ta nói không sai:
Có khó mới có miếng ăn,
Không dưng ai bỗng đem phần chia cho.
(Ca dao)
Trong Kinh thánh có rất nhiều câu nói lên sự đi đôi giữa sống và chết, giữa đau khổ và hạnh phúc, trong đó có vài câu chúng ta thường nghe như:
“Người đi trong nước mắt, đem hạt giống gieo trên ruộng đồng,
Người về miệng vui ca, tay ôm bó lúa ngào ngạt hương”(Tv 126,6).
hoặc:
“Nếu ta cùng chết với Ngài, nếu chúng ta cùng chịu đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài”(2Tm 2,11-12; x. Rm 6,8; 8,17).
Truyện: Thập giá chỉ đường.
Phi trường quốc tế Pensylvania là một trong những sân bay lớn nhất, hiện đại nhất trong các sân bay của Hoa kỳ. Cách sân bay chỉ khoảng cây số có một ngôi thánh đường nằm đúng vào hướng bay cuối một trong những phi đạo nhộn nhịp đón nhiều chuyến bay nhất.
Sợ tháp chuông có thể gây nguy hiểm cho các máy bay mỗi lần đáp xuống phi đạo, toàn thể giáo dân ở đây đã đồng lòng quyết định sẽ đặt trên đỉnh tháp chuông một bóng đèn nê-ông lớn bằng hình cây thánh giá. Từ đó, mỗi lần chuẩn bị đáp xuống phi đạo vào ban đêm, các phi công đều dựa vào ánh sáng tỏa ra từ cây thánh giá như thể đó là một ngọn hải đăng chỉ đường cho các con tầu cập bến an toàn.
“Lạy Chúa Giêsu, Thánh giá Chúa là một mầu nhiệm mà lý trí chúng con khó hiểu, và đứng trước mầu nhiệm này, tình cảm chúng con hoảng sợ và khước từ. Xin Chúa ban ánh sáng soi dẫn ý nghĩa cho chúng con. Xin ban cho chúng con nghị lực chấp nhận nó với tất cả những đòi hỏi của nó. Xin ban cho chúng con vui sống mầu nhiệm ấy với Chúa, ngõ hầu Nước Cha trị đến trong chúng con và khắp trần gian đến muôn thuở muôn đời”. Amen.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
VINH QUANG NƠI THẬP GIÁ
+++
A. DẪN NHẬP
Con người có nhu cầu cần phải yêu và được yêu, chỉ trừ khi chết mới hết yêu. Sống mà được yêu thương là hạnh phúc. Con người mà được Thiên Chúa yêu thương thì còn hạnh phúc nào bằng. Giao ước ký kết giữa Thiên Chúa và loài người là một giao ước tình yêu, nhưng nhiều lần loài người đã phá vỡ giao ước ấy, nghĩa là chối bỏ, không chấp nhận tình yêu ấy nữa. Nhưng Thiên Chúa vẫn không nản lòng, Ngài đã nhờ các tiên tri loan báo cho loài người biết là Ngài sẽ ký kết một giao ước mới và vĩnh cửu. Và để cho ai nấy được rõ, Ngài đã muốn giao ước được ký trong máu Con của Ngài đổ ra trên thập giá. Chính Đức Giêsu đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của kẻ chết vì người mình yêu”. Ngài đã chết cho chúng ta. Giờ khổ nạn của Chúa là giờ của tình yêu mà Ngài đã loan báo trước, đồng thời cũng là giờ Ngài được tôn vinh.
Phụng vụ hôm nay nhắc cho chúng ta phải thi hành giao ước tình yêu mà Chúa đã ký kết với chúng ta trong máu Con của Ngài trên thập giá. Đáp lại tình yêu cao vời ấy, chúng ta hãy đón nhận “giờ” của Chúa là giờ của ta chúng ta, nghĩa là chúng ta sẵn sàng đón nhận những gian nan thử thách, thi hành thánh ý Chúa, chu toàn giữ lề luật Chúa như lời Chúa nói qua miệng tiên tri: “Ta sẽ đặt lề luật Ta trong lòng chúng, Ta sẽ ghi khắc luật đó vào trái tim chúng”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Gr 31,31-34
Khi dân Do thái thoát ách nô lệ của Ai cập, Thiên Chúa đã ký kết với dân một Giao ước ở chân núi Sinai, qua trung gian ông Maisen. Theo đó, Thiên Chúa sẽ là Chúa của họ và bảo vệ họ, còn họ là dân riêng của Ngài, họ phải trung thành phụng sự Ngài là Chúa tể duy nhất. Giao ước đó đã được khắc lên hai bia đá.
Nhưng qua thời gian, dân Chúa đã phản bội Ngài, phá bỏ Giao ước đã ký kết, và kết quả là họ bị quân địch đến tàn phá đất nước, dân chúng phải đi lưu đầy ở Babylon.
Tuy thế, Tiên tri Giêrêmia loan báo cho họ biết Thiên Chúa sẽ lập một giao ước mới với dân Ngài. Giao ước đó sẽ không còn ghi trên bia đá nữa, mà khắc ghi ngay trong lòng họ. Giao ước này là giao ước tình yêu. Để cho ai nấy được rõ, Ngài đã muốn cho giao ước này được ký kết trong máu của Con Ngài đổ ra trên thập giá. Giao ước mới và vĩnh cửu này nói lên tình thương lớn lao và sự tha thứ không bờ bến của Ngài: “Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lầm lỗi của chúng nữa”(Gr 31,34).
+ Bài đọc 2: Dt 5,7-9
Đức Giêsu Kitô với thân phận làm người đã hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa Cha, Ngài đã sẵn lòng chịu đau khổ đến mức tận cùng để cứu chuộc loài người bằng chính máu mình đổ ra trên thập giá. Tác giả thư Do thái hiểu rằng cuộc chịu nạn của Đức Giêsu là “căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”.
+ Bài Tin mừng: Ga 12,20-33
Nhân cơ hội có sự hiện diện của mấy người ngoại giáo gốc Hy lạp muốn gặp Đức Giêsu để tìm hiểu về Ngài, hoặc muốn trình bầy điều gì đó, nhân dịp này Ngài nói với họ về“Giờ của Ngài”. Giờ của Ngài tức là lúc Ngài bị treo trên thập giá, giờ mà Ngài được tôn vinh.
Nói theo ngôn ngữ người đời thì đó là một điều nghịch lý, nhưng với cái nhìn đức tin, thì đó lại là một niềm vinh dự vì qua cái nhục trong một thời gian vắn, một cái nhục vô lý, Đức Giêsu sẽ chiến thắng vẻ vang nhờ cuộc phục sinh của Ngài, cũng như hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi mới sinh được nhiều hạt khác: “Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,33).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Vinh quang trong khổ nhục
I. ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC TÔN VINH
Đức Giêsu nói: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,22). Ngài được tôn vinh như thế nào ? Đức Giêsu được tôn vinh không phải bằng sự giầu sang, danh vọng, quyền thế, vinh quang thế gian, Ngài được tôn vinh chính lúc bị treo trên thập giá vì Ngài đã vâng theo thánh ý Cha Ngài, Ngài chiến thắng vẻ vang trong khổ nhục.
1. Giờ của Đức Giêsu
Đức Giêsu đã cầu nguyện cùng Cha: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đến”. Giờ này là giờ nào ? Phải chăng là lúc ký giao ước mới trong máu của Ngài đổ ra trên thập giá? Đúng như vậy !
Lịch sử cứu độ qua các mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại, ta thấy có nhiều giao ước đã được thay đổi: Từ giao ước Adong (St 3,15), với Noe (St 9,1-17), với Abraham (St 17,1-27) đến lời hứa giao ước mới mà Thiên Chúa dùng tiên tri Giêrêmia loan báo (Gr 31,31-34): tất cả những lời giao ước đó đều thấy thực hiện viên mãn trong GIỜ của Đức Giêsu. Giao ước mới quả đã thực hiện lời Thiên Chúa hứa với nguyên tổ (St 315) đem lại chiến thắng cho con người, và tái lập tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa và loài người.
Đức Giêsu nói:”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Những lần khác, Đức Giêsu nhắc đến “Giờ chưa đến”(Ga 2,4; 7,30; 8,20), nhưng ở đây Ngài lại nói đến “Giờ đã đến”. Vậy “Giơ” ở đây không phải là giờ vinh quang cho bằng là “Giờ hiến tế” đem lại vinh quang cho Ngài: Giờ vinh quang của Con Người là giờ tử nạn và phục sinh của Ngài.
2. Sự vâng phục của Đức Giêsu
Khi chấp nhận mục nát như hạt giống gieo vào lòng đất với cuộc Vượt Qua trên thập giá, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn mầu nhiệm tự hủy nơi bản thân mình. Mầu nhiệm này đã bắt đầu bằng việc Nhập Thể và kéo dài trong suốt cuộc sống của Ngài. Sự tự hủy này trước hết, hệ tại ở sự vâng phục hoàn toàn của Đức Giêsu trước thánh ý của Chúa Cha. Tâm tình tuân phục đó của Đức Giêsu cũng được tỏ lộ cách cụ thể qua lời Ngài thưa với Chúa Cha, mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin làm vinh danh Cha”
Mặc dù luôn đặt ý Cha trên hết mọi sự, nhưng trong bản tính của một con người, đứng trước con đường thập giá, Đức Giêsu cũng không khỏi sợ hãi, xao xuyến, ngần ngại. Ngài sợ hãi vì trước mắt, thập giá chính là “một điều điên rồ đối với dân ngoại, là cớ vấp phạm cho người Do thái” (1 Cr 1,23). Vì thế, khi biết rằng sắp đến “giờ” của Ngài, Đức Giêsu đã phải thốt lên: “Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”.
Lắng nghe lời tâm sự tha thiết tự đáy lòng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rằng: sống vâng phục không phải là một điều dễ dàng. Sự vâng phục này đòi hỏi Đức Giêsu một sự cố gắng, kiên trì để vượt qua bản thân, sẵn sàng đón nhận các biến cố vui buồn Thiên Chúa gửi đến từng ngày trong cuộc sống; hay nói cách khác, Đức Giêsu cũng đã phải học để có thể sống vâng phục, như lời tác giả thư Do thái viết: “Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài (Đức Giêsu) đã học vâng phục do những đau khổ Ngài chịu”. Thế nhưng, chính nhờ sự vâng phục trọn vẹn đó mà Đức Giêsu khi hoàn tất “Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”.
3. Đức Giêsu chấp nhận thập giá
Với tư cách là con người như chúng ta, Đức Giêsu cũng cảm thấy sợ hãi trước đau khổ. Trong vuờn Cây Dầu Ngài cũng đã xao xuyến (x. Mt 26,38) và phải kêu xin cùng Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha”(Mt 26.39). Theo tính tự nhiên, Đức Giêsu muốn trốn tránh sự đau khổ, nhưng Ngài lại muốn tuân theo thánh ý Cha để cho Cha định liệu. Và ý của Chúa Cha là muốn cho Con Ngài chịu chết trên thập gia để cứu chuộc nhân loại.
Bài Tin mừng hôm nay cho ta thấy rõ quan niệm của Chúa đối với đau khổ, đối với mọi thánh giá trên đời.
Đức Giêsu dùng cây thánh giá như bậc thang tới vinh quang “Per Crucem ad lucem”. Quan niệm đó mới nhìn qua là một nghịch lý, song Ngài đã giải thích bằng một dụ ngôn vắn tắt và đầy ý nghĩa: dụ ngôn hạt giống: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thôi đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất và ai ghét mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời”(Ga 12,24).
Cây thánh giá còn là phương tiện chinh phục. Ngài cho biết, Ngài được giương lên cao thì cũng sẽ có nhiều người cùng được lên cao với Ngài: “Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”(Ga 12,32). Lịch sử đã chứng minh cho lời Chúa. Biết bao người đã tin theo Ngài vì cái chết đau thương đầy tình thương xót của Ngài. Biết bao người đã bỏ tất cả và cảm mến tấm lòng thương xót của Ngài. Thập giá Chúa đã in sâu vào trong lòng người ta.
Truyện: Ông đóng khố cởi trần.
Người ta kể rằng: Tin mừng Chúa được gieo rắc tại Nhật bản từ hồi thế kỷ 16 do các vị thừa sai ngoại quốc đem đến. Giáo hội Nhật tuy còn non trẻ mà đã bị cấm cách giết hại. Các vị thừa sai, vị thì bị giết, vị thì phải trục xuất, không còn một vị thừa sai nào ở lại để tiếp tục dạy giáo lý, củng cố đức tin cho họ. Ai cũng tưởng rằng Giáo hội Nhật bản đã bị xoá sổ vì suốt trong ba trăm năm không còn ai đến dạy dỗ họ. Nhưng không ngờ, khi các nhà thừa sai được phép truyền giáo lại ở Nhật, có người xưng mình là Kitô hữu. Khi được hỏi về giáo lý thì họ mù tịt, chẳng hiểu biết gì. Nhưng khi được hỏi là họ thờ ai, thì họ đã mạnh dạn thưa: “Thờ ông đóng khố cởi trần trên thập giá”!
II. CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC TÔN VINH
Những người theo Đức Kitô sẽ được tôn vinh, nhưng muốn được tôn vinh thì cũng phải có điều kiện, phải nói được như thánh Phaolô: vinh quang của ta là thánh giá Đức Kitô. Chúng ta sẽ tìm được vinh quang trong sự tự hủy, trong việc cho đi và chấp nhận thánh giá trong đời.
1. Sống theo con đường tự hủy
Thánh Phaolô đã vinh tụng Đức Giêsu trong bài thánh ca: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chất trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã tự chọn lấy cái chết để chiếm lấy sự sống. Mới nghe thì ai cũng cho là phi lý vì chết và sống trái ngược nhau, làm sao có thể dung hòa được, nhưng chết và sống không hẳn là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau: sự chết nuôi sự sống và sự sống có thể sống được là nhờ sự chết. Ta có thể đưa ra vài ví dụ:
- Nơi thực vật: những thứ được dùng làm phân bón phải chết đi thì mới trở thành chất bổ dưỡng cho cây.
- Nơi sinh vật: các thức ăn phải “tiêu” mới “hoá” thành lương thực.
- Trong cõi nhân sinh: những người già chết đi để nhường đất và hoa mầu của đất cho các thế hệ sau dùng đó mà sống.
- Ngọn nến: sáp nến phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên.
Đức Giêsu chết để cho con người sống. Sự chết của Ngài là nguồn sự sống cho chúng ta.
(Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 165)
Theo như Flor McCarthy thì “Chết là một phần của sống. Chúng ta sinh ra là để chết, hầu có thể sống sung mãn hơn”. Thực vậy,
- mỗi một hành vi khiêm tốn là một phần tính kiêu ngạo chết đi.
- mỗi một hành vi can đảm là một phần tính hèn nhát chết đi.
- mỗi một hành vi dịu dàng là một phần tính hung hăng chết đi.
- mỗi một hành vi yêu thương là một phần tính ích kỷ chết đi.
Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa dần dần sống mạnh.
Nói một cách cụ thể để áp dụng vào cuộc sống, chúng ta thử đưa ra vài trường hợp cho việc tự hủy, tức là bỏ ý riêng của mình đi để theo ý Chúa:
- Giả sử cuộc hôn nhân của chúng ta bị tan vỡ và chúng ta cần sự trợ giúp ở bên ngoài, nhưng vì quá kiêu căng chúng ta không muốn yêu cầu điều ấy. Như vậy “bắt ý riêng chết đi” có nghĩa là bắt lòng kiêu ngạo của ta chết đi và sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp.
- Hoặc giả như chúng ta được bạn bè thân tín cho biết chúng ta đang ngày càng bê tha rượu chè, nhưng chúng ta cứ tiếp tục không nghe dù tình trạng bê tha gia tăng rõ ràng. Như thế “chết cho ý riêng”có nghĩa là nhìn nhận vấn đề của chúng ta và tìm kiếm phương thuốc điều trị.
- Giả như một bạn bè hoặc một người thân trong gia đình xúc phạm đến chúng ta một cách nào đó, khiến chúng ta cứ giữ mãi mối ác cảm với người ấy. Thì “Chết cho ý riêng mình” có nghĩa là thật lòng tha thứ cho người ấy và lại tiếp tục dùng tình thương cử xử với y. Không ai nói rằng: Chết cho ý riêng mình là điều dễ dàng.
(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 97
2. Sống là phải biết cho đi
Với con đường tự hủy, Đức Giêsu đã chứng minh một chân lý xem ra có vẻ nghịch lý: « Cho là nhận” và “Chết là con đường đưa tới sự sống”. Thật vậy, với kinh nghiệm thường ngày, chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Mỗi khi chúng ta mở bàn tay để cho là lúc chúng ta có thể nhận được, và sẽ trở nên phong phú. Còn nếu chúng ta cứ nắm bàn tay lại để giữ cho chính mình, thì cũng đồng thời, chúng ta không có thể đón nhận được bất cứ điều gì. Như thế chúng ta sẽ trở nên nghèo nàn và cô đơn.
Tương tự, một người buôn bán cứ phải bỏ tiền ra để mua hàng hoá khiến tiền bạc bị hao hụt đi, nhưng nhờ vậy có hàng bán ra để thu tiền vào và có lời, khiến tiền bạc ngày càng gia tăng và trở nên giầu có. Nếu người ấy không chịu bỏ tiền ra để đầu tư, cứ giữ khư khư số tiền mình có, thì làm sao gia tăng số tiền ấy lên được ? Vậy, điều cần thiết để có là phải cho ra hay cho đi.
Cảm nghiệm sâu sắc chân lý từ mầu nhiệm tự hủy của Đức Giêsu, thánh Phanxicô Assisi, trong lời kinh Hoà bình, đã ca lên: « Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Truyện: Thánh Maximilien Kolbe
Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa: Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên “Ôi vợ và các con tôi”.
Hàng trăm dẫy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dẫy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trại trưởng. Mọi người nín thở: chuyện chưa từng có ! Viên trưởng trại đặt tay lên súng:
- Anh muốn gì ?
- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.
Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho kẻ có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đo chính là Maximilien Kolbe, một Linh mục công giáo. Cha đã được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1982.
3. Chấp nhận thánh giá trong đời
Đau khổ và hạnh phúc luôn gắn liền và đi đôi với nhau. Bài Tin mừng hôm nay giúp chúng ta áp dụng định luật ấy vào đời sống, vào cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của ta. Đức Giêsu cho biết: « Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Và Ngài cho biết lý do nào khiến Ngài được tôn vinh. Hay nói cách khác, Ngài phải sống hay làm thế nào mới được tôn vinh: « Thầy bảo thật anh em, nếu hạt giống gieo xuống đất...” Ngài còn diễn tả chân lý ấy theo kiểu khác: «Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”.
Qua những lời ấy, Đức Giêsu cho thấy sự song đôi tất yếu của một cặp yếu tố trái ngược nhau: chết đi và sinh ra, hạnh phúc và đau khổ. Hạt lúa có thể chết đi mới sinh ra những hạt khác. Con người có đau khổ mới làm cho mình và người khác hạnh phúc. Thật vậy, nếu người ta cứ sống mãi không chết, làm sao thế giới có đủ chỗ và tài nguyên cho các thế hệ con cháu sinh ra sau ? Do đó, chết là điều kiện tất yếu của sống, và đau khổ là điều kiện tối yếu của hạnh phúc. Thật vậy, trên đời, có hạnh phúc nào mà không được xây dựng trên đau khổ, hoặc của chính mình, hoặc của người khác ? Người ta nói không sai:
Có khó mới có miếng ăn,
Không dưng ai bỗng đem phần chia cho.
(Ca dao)
Trong Kinh thánh có rất nhiều câu nói lên sự đi đôi giữa sống và chết, giữa đau khổ và hạnh phúc, trong đó có vài câu chúng ta thường nghe như:
“Người đi trong nước mắt, đem hạt giống gieo trên ruộng đồng,
Người về miệng vui ca, tay ôm bó lúa ngào ngạt hương”(Tv 126,6).
hoặc:
“Nếu ta cùng chết với Ngài, nếu chúng ta cùng chịu đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài”(2Tm 2,11-12; x. Rm 6,8; 8,17).
Truyện: Thập giá chỉ đường.
Phi trường quốc tế Pensylvania là một trong những sân bay lớn nhất, hiện đại nhất trong các sân bay của Hoa kỳ. Cách sân bay chỉ khoảng cây số có một ngôi thánh đường nằm đúng vào hướng bay cuối một trong những phi đạo nhộn nhịp đón nhiều chuyến bay nhất.
Sợ tháp chuông có thể gây nguy hiểm cho các máy bay mỗi lần đáp xuống phi đạo, toàn thể giáo dân ở đây đã đồng lòng quyết định sẽ đặt trên đỉnh tháp chuông một bóng đèn nê-ông lớn bằng hình cây thánh giá. Từ đó, mỗi lần chuẩn bị đáp xuống phi đạo vào ban đêm, các phi công đều dựa vào ánh sáng tỏa ra từ cây thánh giá như thể đó là một ngọn hải đăng chỉ đường cho các con tầu cập bến an toàn.
“Lạy Chúa Giêsu, Thánh giá Chúa là một mầu nhiệm mà lý trí chúng con khó hiểu, và đứng trước mầu nhiệm này, tình cảm chúng con hoảng sợ và khước từ. Xin Chúa ban ánh sáng soi dẫn ý nghĩa cho chúng con. Xin ban cho chúng con nghị lực chấp nhận nó với tất cả những đòi hỏi của nó. Xin ban cho chúng con vui sống mầu nhiệm ấy với Chúa, ngõ hầu Nước Cha trị đến trong chúng con và khắp trần gian đến muôn thuở muôn đời”. Amen.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Bí tích hòa giải
LM Giacôbê Tạ Chúc
15:23 26/03/2009
Bí tích hòa giải
Trong mùa chay thánh, nếu có dịp đi qua các Giáo xứ, chúng ta sẽ thấy một điều: giáo dân đến với bí tích hòa giải rất nhìêu. Không chỉ ở các nhà thờ mà tại các trung tâm hành hương: Lộ Đức, Fatima, Mễ Du, Tapao … Người ta xếp hàng chờ đợi để xưng tội. Như thế cho chúng ta một cảm nghiệm rằng: con người mãi là thụ tạo bất tòan cần ơn tha thứ.
Bí tích hòa giải cùng với Bí tích xức dầu bệnh nhân được gọi là các bí tích chữa lành. Sách giáo lý Công giáo số 1421 viết: “Đức Giêsu kiTô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người đã từng tha tội và phục hồi sức khỏe thể xác cho người bại liệt. Người muốn Hột thánh, nhờ quyền năng Thánh Thần, tíêp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Các chi thể của Hội Thánh rất cần điều này. Đó là mục đích của hai Bí tích chữa lành: Bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu bệnh nhân “. Thật vậy, xuyên suốt dòng chảy của lịch sử cứu độ, Giavê Thiên Chúa luôn là đấng CỨU TINH con ngưới, suốt hành trình nô lệ trong đất Ai cập cho đến khi định cư trong Đất hứa, Thiên Chúa qua trung gian các Tổ phụ, các Ngôn sứ luôn là Đấng che chở và bảo vệ dân Ngài. Ngay trong những khi dân Do thái phản bội. Hai chủ đề Cứu độ và Sáng tạo luôn song hành trong lịch sử thánh. Khi dựng nên con người Thiên Chúa đã muốn cho con người sống mãi trong hạnh phúc với Ngài, nhưng vì là thụ tạo bất tòan và sa ngã, con người đã phản bội lại Giao ước tình yêu. Đức Giêsu Ki tô là vị lương y chữa lành thân xác và tâm hồn của con người. Trong cuộc đời tại thế Ngài đã giơ tay và ban ơn xá giải cho rất nhiều người có lòng thống hối. Một Giakêu, một Lêvi, một Madalêna …
Mãi mãi con người vẫn cần tình thương tha thứ của Thiên chúa, nơi tòa giải tội hối nhân gặp gỡ Đấng giàu lòng xót thương, qua bàn tay của vị linh mục, con người được giao hòa với Thiên Chúa và anh em. Trong nghi thức xức tro của ngày thứ tư lễ tro, vị chủ tế đọc: “ Hãy sám hối và tin vào tin Mừng “. Đến với tòa giải tội, một cử chỉ sám hối đẹp nhất mà trong suốt mùa chay thánh này đã và đang rộn lên ở các xứ đạo hay các nơi hành hương.
Trong mùa chay thánh, nếu có dịp đi qua các Giáo xứ, chúng ta sẽ thấy một điều: giáo dân đến với bí tích hòa giải rất nhìêu. Không chỉ ở các nhà thờ mà tại các trung tâm hành hương: Lộ Đức, Fatima, Mễ Du, Tapao … Người ta xếp hàng chờ đợi để xưng tội. Như thế cho chúng ta một cảm nghiệm rằng: con người mãi là thụ tạo bất tòan cần ơn tha thứ.
Bí tích hòa giải cùng với Bí tích xức dầu bệnh nhân được gọi là các bí tích chữa lành. Sách giáo lý Công giáo số 1421 viết: “Đức Giêsu kiTô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người đã từng tha tội và phục hồi sức khỏe thể xác cho người bại liệt. Người muốn Hột thánh, nhờ quyền năng Thánh Thần, tíêp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Các chi thể của Hội Thánh rất cần điều này. Đó là mục đích của hai Bí tích chữa lành: Bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu bệnh nhân “. Thật vậy, xuyên suốt dòng chảy của lịch sử cứu độ, Giavê Thiên Chúa luôn là đấng CỨU TINH con ngưới, suốt hành trình nô lệ trong đất Ai cập cho đến khi định cư trong Đất hứa, Thiên Chúa qua trung gian các Tổ phụ, các Ngôn sứ luôn là Đấng che chở và bảo vệ dân Ngài. Ngay trong những khi dân Do thái phản bội. Hai chủ đề Cứu độ và Sáng tạo luôn song hành trong lịch sử thánh. Khi dựng nên con người Thiên Chúa đã muốn cho con người sống mãi trong hạnh phúc với Ngài, nhưng vì là thụ tạo bất tòan và sa ngã, con người đã phản bội lại Giao ước tình yêu. Đức Giêsu Ki tô là vị lương y chữa lành thân xác và tâm hồn của con người. Trong cuộc đời tại thế Ngài đã giơ tay và ban ơn xá giải cho rất nhiều người có lòng thống hối. Một Giakêu, một Lêvi, một Madalêna …
Mãi mãi con người vẫn cần tình thương tha thứ của Thiên chúa, nơi tòa giải tội hối nhân gặp gỡ Đấng giàu lòng xót thương, qua bàn tay của vị linh mục, con người được giao hòa với Thiên Chúa và anh em. Trong nghi thức xức tro của ngày thứ tư lễ tro, vị chủ tế đọc: “ Hãy sám hối và tin vào tin Mừng “. Đến với tòa giải tội, một cử chỉ sám hối đẹp nhất mà trong suốt mùa chay thánh này đã và đang rộn lên ở các xứ đạo hay các nơi hành hương.
Mỗi Tuần Một Câu Ca Dao Tục Ngữ #1
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
22:57 26/03/2009
MỖI TUẦN MỘT CÂU CA DAO TỤC NGỮ # 1
* Ma cũ bắt nạt ma mới. (Tục ngữ)
Người ta thường gọi người chết rồi là ma. Ma cũ là ma đã ở âm phủ nhiều năm rồi, còn ma mới là ma mới chết.
Ma cũ dĩ nhiên sống lâu hơn, nên biết rõ mọi phong tục tập quán, chốn âm ty, nên ra mặt thầy đời với ma mới.
Luật sống cũng vậy, người cũ bao giờ cũng ăn hiếp người mới. Trong một sở làm, người mới được tuyển vào bao giờ cũng thấy bỡ ngỡ, không quen người quen việc, thế là người vào làm trước có dịp bắt nạt, hiếp đáp. Tất nhiên trong trường hợp đó, người mới bao giờ cũng phải nhịn nhục, chiều ý, không dám làm gì.
Câu này khuyên ta: Nên đối xử hoà nhã với mọi người chung quanh. Đối với người từ xa mới đến nên tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chỉ dẫn. Đó là việc nghĩa, là tình người cần làm cho nhau, không nên hà hiếp, cậy quyền cậy thế, chẳng có chút đạo làm người.
Phó tế: Nguyễn văn Định
* Ma cũ bắt nạt ma mới. (Tục ngữ)
Người ta thường gọi người chết rồi là ma. Ma cũ là ma đã ở âm phủ nhiều năm rồi, còn ma mới là ma mới chết.
Ma cũ dĩ nhiên sống lâu hơn, nên biết rõ mọi phong tục tập quán, chốn âm ty, nên ra mặt thầy đời với ma mới.
Luật sống cũng vậy, người cũ bao giờ cũng ăn hiếp người mới. Trong một sở làm, người mới được tuyển vào bao giờ cũng thấy bỡ ngỡ, không quen người quen việc, thế là người vào làm trước có dịp bắt nạt, hiếp đáp. Tất nhiên trong trường hợp đó, người mới bao giờ cũng phải nhịn nhục, chiều ý, không dám làm gì.
Câu này khuyên ta: Nên đối xử hoà nhã với mọi người chung quanh. Đối với người từ xa mới đến nên tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chỉ dẫn. Đó là việc nghĩa, là tình người cần làm cho nhau, không nên hà hiếp, cậy quyền cậy thế, chẳng có chút đạo làm người.
Phó tế: Nguyễn văn Định
Hạt Lúa Mì!
LM. Nguyễn Hữu Thy
23:02 26/03/2009
Chúa Nhật V Mùa Chay/B:
Hạt Lúa Mì!
(Ga 12,20-33)
Ðầu bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến một cử chỉ lịch thiệp. Ðó là lúc những người Hy-lạp, vì muốn tìm hiểu ý nghĩa tôn giáo của người Do-thái trong ngày đại lễ thờ kính Thiên Chúa chân thật, đã đến Giê-ru-sa-lem và hòa mình vào trong cộng đoàn đang cùng dâng lễ.
Bây giờ họ muốn được tiếp cận với Ðức Giêsu, nhưng lại do dự không dám trực tiếp thưa chuyện với Người, mặc dù chắc chắn rằng Ðức Giêsu cũng hiểu ngôn ngữ Hy-lạp của họ. Vì thế họ đã nhờ các Tông đồ làm môi giới. Tất cả đã đến cùng Ðức Giêsu và thưa Người: «Thưa Thầy, các người Hy-lạp đây muốn gặp Thầy».
Sự phản ứng của Ðức Giêsu đã làm mọi người phải sửng sốt. Người nó: «Ðã đến giờ Con người được tôn vinh!» Nhưng điều đó có nghĩa là gì?
Sự «được tôn vinh» ở đây được dựa trên ba lý do:
1. Ðức Giêsu được nhìn nhận là Con Thiên Chúa, và không chỉ nơi người Do-thái, nhưng cả nơi mọi dân tộc, bắt đầu từ người Hy-lạp.
2. Nhưng trước khi Ðức Giêsu được nhìn nhận như thế, Người phải chịu chết đã. Ðối với Ðức Giêsu, sự chết là một sự tôn vinh, vì Người đã giữ vững lòng trung thành tuyệt đối với Chúa Cha vượt sang cả bên kia biên giới sự chết nữa.
3. Sau khi phục sinh khải hoàn từ cõi chết, Người được đón rước vào trong vinh quang của Chúa Cha và được đặt làm vua cả trời đất.
Theo quan điểm của Phúc Âm Gioan, cả ba ý nghĩa của sự tôn vinh này đều có tương quan chặt chẽ vào nhau. Chính sự tương quan chặt chẽ đó đã giúp chúng ta hiểu được những lời tiếp theo của Chúa. Tuy nhiên, ở đây nhiều bản dịch tiếng Việt có thể gây ra sự khó hiểu, nếu không nói là sự hiểu lầm, nhất là câu: «Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường (có nơi dịch là ghét) mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» (Ga 12,25). Phải chăng chúng ta cần phải ghét bỏ hay khinh thường sự hiện hữu của mình trên cõi đời này, chứ không được phép yêu quí nó? Không, dĩ nhiên là không. Chắc chắn rằng Ðức Giêsu không hề nghĩ như thế. Nếu ai nghĩ như vậy thì không còn là người tín hữu bình thường nữa, nhưng là một người bệnh hoạn; không phải là người đạo đức, nhưng là người vô ơn. Trái lại, câu nói của Chúa chỉ muốn nói đến một sự dính bén thái quá vào cuộc sống hưởng thụ, hay vào chính cả cuộc sống, một cách nô lệ, và sao nhãng hay bỏ quên những giá trị cao cả siêu việt, dù trong phạm vi trọng đại hay trong phạm vi bình thường quen thuộc.
Ở đây, vấn đề được đề cập tới là thái độ phải quyết định: Hoặc thế này hoặc thế kia, hoặc chọn điều này và bỏ điều kia, hay ngược lại; nghĩa là thái độ phải dứt khoát chọn lựa làm nhân chứng cho một điều cao cả trọng đại và đương nhiên qua đó phải hy sinh điều này và được lợi lộc điều nọ, được lợi lộc đàng này nhưng lại phải hy sinh đàng kia, vâng, có thể là cả chính mạng sống mình nữa! Trong những trường hợp như thế thì định luật được áp dụng là: Nếu ai trong trường hợp còn hồ nghi và thiếu rõ ràng mà coi trọng ước vọng sống cũng như ước vọng hạnh phúc của mình hơn cả Giới răn Thiên Chúa, người đó tự đánh mất ý nghĩa sâu xa nhất và đánh mất cả chính cái thực thể của cuộc sống mình. Dĩ nhiên đó là một sự thật chua chát! Và chính vì thế Ðức Giêsu đã nói với tất cả những người đang trong tình trạng tương tự về hạt lúa mì: «Nếu hạt lúa không được gieo vào lòng đất và chết đi, nó sẽ chỉ trơ trơ một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ sinh ra nhiều hoa trái». Ðó là một lời nói mà Người đã nói ra như để an ủi chính mình và tiếp đến là để an ủi các môn đệ của Người, những người rồi đây cũng sẽ đi trên con đường Người sắp phải đi qua, và cuối cùng là để an ủi tất cả những ai trong suốt dòng thời gian sẽ phải đứng trước một tình huống như Người, là phải chọn lựa giữa sự trung thành với sứ vụ được Thiên Chúa giao phó hay sự sống của mình.
Chúng ta thử đưa mắt nhìn vào thiên nhiên: Tất cả mọi hoa trái do mẹ đất sinh ra thật xinh đẹp tốt tươi, nhưng chúng cũng phải chết đi, phải tự giải thể chính mình để sinh sôi nẩy nở nhiều hoa trái mới khác, vì tất cả chúng đều mang trong mình hạt mầm sinh trưởng hàng ngàn vạn hạt lúa mì khác. Vậy, tuy mỗi hạt lúa mì là cả một sản phẩm kỳ diệu của thiên nhiên, nó không được phép trơ trơ tồn tại cho chính mình. Sứ mệnh của nó là khi đến phiên, nó cần phải chết đi để nhiều vô số hạt lúa mì khác có cơ hội sinh ra, và sau đó chính những hạt lúa mì này lại tiếp tục chết đi để sản xuất ra nhiều gấp bội các hạt lúa mì khác nữa. Và cái chu kỳ «chết đi và biến đổi» này cứ lại phải bắt đầu mãi. Ðó chính là biện chứng của hạt lúa mì! Ðó chính là luật lệ của thiên nhiên! Tất cả mọi người - dù Do-thái, Hy-lạp, hay bất cứ ai biết suy nghĩ - đều có thể hiểu được điều đó.
Luật thiên nhiên đó cũng được áp dụng cho con người. Chúng ta có thể bảo vệ được một phần lớn cho mạng sống của mình trước các nguy hiểm đang đe dọa. Nhưng trước sự chết, trước cái hạn định mà Tạo Hóa đã đặt ra cho chúng ta được sống trên cõi đời này, một thứ hạn định chúng ta không được phép biết và nó sẽ đến rất nhanh trong bất cứ lúc nào và đồng thời sẽ mang theo tất cả, chúng ta không thể bảo vệ cho mình được. Vì thế, nếu ai vẫn cố tình dùng hết mọi khả năng để tìm cách chạy trốn hay tránh né luật thiên nhiên này, người đó chỉ bít kín chính mình và làm hại cuộc sống mình. Ðiều đó thường xảy ra trong cuộc sống thường nhật và nó càng trở nên hiển nhiên hơn trong khi đòi phải có một quyết định có liên quan đến toàn diện cuộc sống.
Ðó là sự thật! Khi điệu ra đứng trước vành móng ngựa của tòa án nhân dân trong chế độ Ðức Quốc Xã, cha Delp đã có thể được thả tự do ngay, nếu như ngài chỉ đồng ý bỏ Dòng và không làm việc cho một nước Ðức khác với nước Ðức quân phiệt nữa. Nhưng vị Linh mục can trường đã từ chối điều đó và đã bị treo cổ. Hoặc như Ðức Cha Romeo ở San Salvador chỉ cần làm thinh trước sự bóc lột và đàn áp những người công nhân nghèo khổ, thì ngài đã không bị những viên đạn của nhóm người quyền hành Schwadronen sát hại ngay lúc ngài đang dâng lễ trên bàn thờ. Vâng, chúng ta còn có thể trưng dẫn biết bao nhân chứng khác cho chân lý này: Trong cuộc sống con người còn có điều cao cả siêu việt hơn sự nghỉ ngơi và sự sống cá nhân riêng tư của mỗi người.
Dĩ nhiên những chứng nhân can trường đó không tự đi tìm kiếm cho mình sự tử đạo hay cái chết như thế, bởi vì các ngài không phải là những kẻ quá khích ham chết, muốn dùng cái chết của mình để càng gây thêm hận thù và quá khích. Không! Các ngài là những con người hiền hòa, yêu quí cuộc sống, đồng thời các ngài cũng là những con người không sợ hãi lùi bước trước mọi nguy hiểm đến tính mạng. Những hoạt động và những gì các ngài làm đều mang lại hoa trái phong phú cho nhân loại, cho một cuộc sống có nhân bản và có phẩm giá hơn. Chính vì thế, những sức mạnh của sự dữ đã tìm cách diệt trừ họ. Tuy nhiên cái chết của các ngài càng làm cho các hoạt động của mình thêm phong phú hơn nữa. Nếu các ngài đã muốn tránh né cái chết, đã muốn cứu sống chính mình, có lẽ hoa quả của các hoạt động của các ngài chẳng những chỉ bé nhỏ tầm thường, nhưng nội tâm của các ngài cũng rất có thể đã bị bất an. Nhưng giờ đây gương hạnh can đảm của các ngài đã sáng chói, được tôn vinh và nhất là đã động viên và khích lệ được bao người khác.
Nói tóm lại, trước hết hạt lúa mì phải được gieo vào lòng đất mẹ và chết đi để có thể trở nên phong phú hơn. Vâng, trước hết Ðức Giêsu phải bị giết đi, hầu tất cả thế gian có thể nhìn thấy được sự vinh quang của Người, sự cả sáng của các thương tích Người. Khắp nơi trên thế giới con người đã học hiểu được chân lý đó. Khắp nơi trên thế giới con người đều nhìn thấy được sự chết và sự phục hồi sự sống trong thiên nhiên như là hình ảnh về sự chết và sự sống lại của những ai thuộc về Thiên Chúa. Có biết bao người tuy không phải là Kitô hữu cũng đã hiểu thấu được điều đó.
Nhưng ở đây một vấn nạn được đặt ra là trong một thời đại không phải sống dưới chế độ vật chất vô thần, nhưng dưới chế độ hưởng thụ vật chất thái quá, liệu tất cả những người Kitô hữu chúng ta còn hiểu được luật về sự hạt lúa mì nữa hay không?
Hạt Lúa Mì!
(Ga 12,20-33)
Ðầu bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến một cử chỉ lịch thiệp. Ðó là lúc những người Hy-lạp, vì muốn tìm hiểu ý nghĩa tôn giáo của người Do-thái trong ngày đại lễ thờ kính Thiên Chúa chân thật, đã đến Giê-ru-sa-lem và hòa mình vào trong cộng đoàn đang cùng dâng lễ.
Bây giờ họ muốn được tiếp cận với Ðức Giêsu, nhưng lại do dự không dám trực tiếp thưa chuyện với Người, mặc dù chắc chắn rằng Ðức Giêsu cũng hiểu ngôn ngữ Hy-lạp của họ. Vì thế họ đã nhờ các Tông đồ làm môi giới. Tất cả đã đến cùng Ðức Giêsu và thưa Người: «Thưa Thầy, các người Hy-lạp đây muốn gặp Thầy».
Sự phản ứng của Ðức Giêsu đã làm mọi người phải sửng sốt. Người nó: «Ðã đến giờ Con người được tôn vinh!» Nhưng điều đó có nghĩa là gì?
Sự «được tôn vinh» ở đây được dựa trên ba lý do:
1. Ðức Giêsu được nhìn nhận là Con Thiên Chúa, và không chỉ nơi người Do-thái, nhưng cả nơi mọi dân tộc, bắt đầu từ người Hy-lạp.
2. Nhưng trước khi Ðức Giêsu được nhìn nhận như thế, Người phải chịu chết đã. Ðối với Ðức Giêsu, sự chết là một sự tôn vinh, vì Người đã giữ vững lòng trung thành tuyệt đối với Chúa Cha vượt sang cả bên kia biên giới sự chết nữa.
3. Sau khi phục sinh khải hoàn từ cõi chết, Người được đón rước vào trong vinh quang của Chúa Cha và được đặt làm vua cả trời đất.
Theo quan điểm của Phúc Âm Gioan, cả ba ý nghĩa của sự tôn vinh này đều có tương quan chặt chẽ vào nhau. Chính sự tương quan chặt chẽ đó đã giúp chúng ta hiểu được những lời tiếp theo của Chúa. Tuy nhiên, ở đây nhiều bản dịch tiếng Việt có thể gây ra sự khó hiểu, nếu không nói là sự hiểu lầm, nhất là câu: «Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường (có nơi dịch là ghét) mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» (Ga 12,25). Phải chăng chúng ta cần phải ghét bỏ hay khinh thường sự hiện hữu của mình trên cõi đời này, chứ không được phép yêu quí nó? Không, dĩ nhiên là không. Chắc chắn rằng Ðức Giêsu không hề nghĩ như thế. Nếu ai nghĩ như vậy thì không còn là người tín hữu bình thường nữa, nhưng là một người bệnh hoạn; không phải là người đạo đức, nhưng là người vô ơn. Trái lại, câu nói của Chúa chỉ muốn nói đến một sự dính bén thái quá vào cuộc sống hưởng thụ, hay vào chính cả cuộc sống, một cách nô lệ, và sao nhãng hay bỏ quên những giá trị cao cả siêu việt, dù trong phạm vi trọng đại hay trong phạm vi bình thường quen thuộc.
Ở đây, vấn đề được đề cập tới là thái độ phải quyết định: Hoặc thế này hoặc thế kia, hoặc chọn điều này và bỏ điều kia, hay ngược lại; nghĩa là thái độ phải dứt khoát chọn lựa làm nhân chứng cho một điều cao cả trọng đại và đương nhiên qua đó phải hy sinh điều này và được lợi lộc điều nọ, được lợi lộc đàng này nhưng lại phải hy sinh đàng kia, vâng, có thể là cả chính mạng sống mình nữa! Trong những trường hợp như thế thì định luật được áp dụng là: Nếu ai trong trường hợp còn hồ nghi và thiếu rõ ràng mà coi trọng ước vọng sống cũng như ước vọng hạnh phúc của mình hơn cả Giới răn Thiên Chúa, người đó tự đánh mất ý nghĩa sâu xa nhất và đánh mất cả chính cái thực thể của cuộc sống mình. Dĩ nhiên đó là một sự thật chua chát! Và chính vì thế Ðức Giêsu đã nói với tất cả những người đang trong tình trạng tương tự về hạt lúa mì: «Nếu hạt lúa không được gieo vào lòng đất và chết đi, nó sẽ chỉ trơ trơ một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ sinh ra nhiều hoa trái». Ðó là một lời nói mà Người đã nói ra như để an ủi chính mình và tiếp đến là để an ủi các môn đệ của Người, những người rồi đây cũng sẽ đi trên con đường Người sắp phải đi qua, và cuối cùng là để an ủi tất cả những ai trong suốt dòng thời gian sẽ phải đứng trước một tình huống như Người, là phải chọn lựa giữa sự trung thành với sứ vụ được Thiên Chúa giao phó hay sự sống của mình.
Chúng ta thử đưa mắt nhìn vào thiên nhiên: Tất cả mọi hoa trái do mẹ đất sinh ra thật xinh đẹp tốt tươi, nhưng chúng cũng phải chết đi, phải tự giải thể chính mình để sinh sôi nẩy nở nhiều hoa trái mới khác, vì tất cả chúng đều mang trong mình hạt mầm sinh trưởng hàng ngàn vạn hạt lúa mì khác. Vậy, tuy mỗi hạt lúa mì là cả một sản phẩm kỳ diệu của thiên nhiên, nó không được phép trơ trơ tồn tại cho chính mình. Sứ mệnh của nó là khi đến phiên, nó cần phải chết đi để nhiều vô số hạt lúa mì khác có cơ hội sinh ra, và sau đó chính những hạt lúa mì này lại tiếp tục chết đi để sản xuất ra nhiều gấp bội các hạt lúa mì khác nữa. Và cái chu kỳ «chết đi và biến đổi» này cứ lại phải bắt đầu mãi. Ðó chính là biện chứng của hạt lúa mì! Ðó chính là luật lệ của thiên nhiên! Tất cả mọi người - dù Do-thái, Hy-lạp, hay bất cứ ai biết suy nghĩ - đều có thể hiểu được điều đó.
Luật thiên nhiên đó cũng được áp dụng cho con người. Chúng ta có thể bảo vệ được một phần lớn cho mạng sống của mình trước các nguy hiểm đang đe dọa. Nhưng trước sự chết, trước cái hạn định mà Tạo Hóa đã đặt ra cho chúng ta được sống trên cõi đời này, một thứ hạn định chúng ta không được phép biết và nó sẽ đến rất nhanh trong bất cứ lúc nào và đồng thời sẽ mang theo tất cả, chúng ta không thể bảo vệ cho mình được. Vì thế, nếu ai vẫn cố tình dùng hết mọi khả năng để tìm cách chạy trốn hay tránh né luật thiên nhiên này, người đó chỉ bít kín chính mình và làm hại cuộc sống mình. Ðiều đó thường xảy ra trong cuộc sống thường nhật và nó càng trở nên hiển nhiên hơn trong khi đòi phải có một quyết định có liên quan đến toàn diện cuộc sống.
Ðó là sự thật! Khi điệu ra đứng trước vành móng ngựa của tòa án nhân dân trong chế độ Ðức Quốc Xã, cha Delp đã có thể được thả tự do ngay, nếu như ngài chỉ đồng ý bỏ Dòng và không làm việc cho một nước Ðức khác với nước Ðức quân phiệt nữa. Nhưng vị Linh mục can trường đã từ chối điều đó và đã bị treo cổ. Hoặc như Ðức Cha Romeo ở San Salvador chỉ cần làm thinh trước sự bóc lột và đàn áp những người công nhân nghèo khổ, thì ngài đã không bị những viên đạn của nhóm người quyền hành Schwadronen sát hại ngay lúc ngài đang dâng lễ trên bàn thờ. Vâng, chúng ta còn có thể trưng dẫn biết bao nhân chứng khác cho chân lý này: Trong cuộc sống con người còn có điều cao cả siêu việt hơn sự nghỉ ngơi và sự sống cá nhân riêng tư của mỗi người.
Dĩ nhiên những chứng nhân can trường đó không tự đi tìm kiếm cho mình sự tử đạo hay cái chết như thế, bởi vì các ngài không phải là những kẻ quá khích ham chết, muốn dùng cái chết của mình để càng gây thêm hận thù và quá khích. Không! Các ngài là những con người hiền hòa, yêu quí cuộc sống, đồng thời các ngài cũng là những con người không sợ hãi lùi bước trước mọi nguy hiểm đến tính mạng. Những hoạt động và những gì các ngài làm đều mang lại hoa trái phong phú cho nhân loại, cho một cuộc sống có nhân bản và có phẩm giá hơn. Chính vì thế, những sức mạnh của sự dữ đã tìm cách diệt trừ họ. Tuy nhiên cái chết của các ngài càng làm cho các hoạt động của mình thêm phong phú hơn nữa. Nếu các ngài đã muốn tránh né cái chết, đã muốn cứu sống chính mình, có lẽ hoa quả của các hoạt động của các ngài chẳng những chỉ bé nhỏ tầm thường, nhưng nội tâm của các ngài cũng rất có thể đã bị bất an. Nhưng giờ đây gương hạnh can đảm của các ngài đã sáng chói, được tôn vinh và nhất là đã động viên và khích lệ được bao người khác.
Nói tóm lại, trước hết hạt lúa mì phải được gieo vào lòng đất mẹ và chết đi để có thể trở nên phong phú hơn. Vâng, trước hết Ðức Giêsu phải bị giết đi, hầu tất cả thế gian có thể nhìn thấy được sự vinh quang của Người, sự cả sáng của các thương tích Người. Khắp nơi trên thế giới con người đã học hiểu được chân lý đó. Khắp nơi trên thế giới con người đều nhìn thấy được sự chết và sự phục hồi sự sống trong thiên nhiên như là hình ảnh về sự chết và sự sống lại của những ai thuộc về Thiên Chúa. Có biết bao người tuy không phải là Kitô hữu cũng đã hiểu thấu được điều đó.
Nhưng ở đây một vấn nạn được đặt ra là trong một thời đại không phải sống dưới chế độ vật chất vô thần, nhưng dưới chế độ hưởng thụ vật chất thái quá, liệu tất cả những người Kitô hữu chúng ta còn hiểu được luật về sự hạt lúa mì nữa hay không?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 26/03/2009
LỘ RA
Mỗi lần có một đệ tử đến làm môn hạ, bước thứ nhất mà sư phụ dạy dỗ vẫn là không ngoại lệ:
- “Có thể con có biết một người, ông ta quyết không từ bỏ con, cho đến khi con hắt ra hơi thở cuối cùng.”
- “Ông ta là ai ?”
- “Chính là con.”
- “Có thể con biết đáp án của tất cả các vấn đề mà con có không ?”
- “Là cái gì ?”
- “Chính là bản thân con.”
- Con có thể đoán ra các phương pháp để giải quyết tất cả các vần đề của con không ?”
- “Con không đoán !”
- “Chính là con.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người là tiểu vũ trụ, nên nó cũng rất quan trọng không kém gì đại vũ trụ là thiên nhiên, và xét cho cùng thì nó tuy là tiểu vũ trụ, nhưng lại là chủ của đại vũ trụ, bởi vì bản thân của con người thì quý giá hơn đại vũ trụ nhiều.
Đại vũ trụ (thiên nhiên) thì không có linh hồn, tiểu vũ trụ (con người) thì lại có; đại vũ trụ không tự mình chọn lựa và giải quyết vấn đề, nhưng phải được Thiên Chúa an bài sắp xếp, còn tiểu vũ trụ thì Thiên Chúa cho toàn quyền tự do quyết định chọn lựa làm điều ác hay điều tốt; đại vũ trụ được tạo dựng là để phục vụ những lợi ích cho con người, và tiểu vũ trụ được tạo dựng là để nhờ đại vũ trụ mà nhận biết và ca tụng những kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa...
Bản thân con người bình thường có đầy đủ thông minh và khôn ngoan để giải đáp vấn đề, cho nên hãy tự mình giải quyết vấn đề trước rồi sau đó đến xin sư phụ chỉ giáo, đó chính là môn đệ giỏi vậy.
Một đệ tử giỏi thì đáp án đúng nhưng phương pháp thì không giống sư phụ, nên mới gọi là “hậu sinh khả úy”
N2T |
Mỗi lần có một đệ tử đến làm môn hạ, bước thứ nhất mà sư phụ dạy dỗ vẫn là không ngoại lệ:
- “Có thể con có biết một người, ông ta quyết không từ bỏ con, cho đến khi con hắt ra hơi thở cuối cùng.”
- “Ông ta là ai ?”
- “Chính là con.”
- “Có thể con biết đáp án của tất cả các vấn đề mà con có không ?”
- “Là cái gì ?”
- “Chính là bản thân con.”
- Con có thể đoán ra các phương pháp để giải quyết tất cả các vần đề của con không ?”
- “Con không đoán !”
- “Chính là con.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người là tiểu vũ trụ, nên nó cũng rất quan trọng không kém gì đại vũ trụ là thiên nhiên, và xét cho cùng thì nó tuy là tiểu vũ trụ, nhưng lại là chủ của đại vũ trụ, bởi vì bản thân của con người thì quý giá hơn đại vũ trụ nhiều.
Đại vũ trụ (thiên nhiên) thì không có linh hồn, tiểu vũ trụ (con người) thì lại có; đại vũ trụ không tự mình chọn lựa và giải quyết vấn đề, nhưng phải được Thiên Chúa an bài sắp xếp, còn tiểu vũ trụ thì Thiên Chúa cho toàn quyền tự do quyết định chọn lựa làm điều ác hay điều tốt; đại vũ trụ được tạo dựng là để phục vụ những lợi ích cho con người, và tiểu vũ trụ được tạo dựng là để nhờ đại vũ trụ mà nhận biết và ca tụng những kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa...
Bản thân con người bình thường có đầy đủ thông minh và khôn ngoan để giải đáp vấn đề, cho nên hãy tự mình giải quyết vấn đề trước rồi sau đó đến xin sư phụ chỉ giáo, đó chính là môn đệ giỏi vậy.
Một đệ tử giỏi thì đáp án đúng nhưng phương pháp thì không giống sư phụ, nên mới gọi là “hậu sinh khả úy”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Phi Luật Tân bành trướng thêm một giáo phận mới
Bùi Hữu Thư
00:14 26/03/2009
Giáo Hội Phi Luật Tân bành trướng thêm một giáo phận mới
MANILA, Phil Luật Tân, ngày 25 tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tạo dựng một giáo phận mới để công nhận sự tăng trưởng của Giáo Hội tại Phi Luật Tân.
Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân hôm nay cùng thông báo điều này kèm theo việc bổ nhiệm Giám Mục José Rojas, 52 tuổi cai quản giáo phận Libmanan.
Giáo phận xuất phát từ giáo hạt có cùng tên, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tạo lập bằng tông thư ngày 9 tháng 12, 1989. Giáo hạt được chính thức thành lập ngày 19 tháng 3, 1990.
Tháng trước, Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân chính thức xin Tòa Thánh nâng giáo hạt tại tỉnh Nam Camarines lên hàng giáo phận.
Libmanan, trực thuộc tổng giáo phận Caceres, chiếm một diện tích 1.800 cây số vuông [1,118 dặm vuông]. Dân số gồm 500.000 giáo dân, và có 51 linh mục phục vụ tại 27 giáo xứ.
Với sự tăng trưởng mới nhất này, quốc gia Á Châu có nhiều giáo dân nhất, bây giờ có 16 tổng giáo phận, 52 giáo phận, 7 phụ tỉnh, 5 giáo hạt, và trên 100 giám mục.
Giám Mục Rojas, trông coi giáo hạt trước đó, gốc tại Cebu, được tấn phong giám mục phụ Caceres tháng 9 năm 2005, sau khi đã là tổng quản và giám đốc Đại Chủng Viện.
Phi Luật Tân có dân số Công Giáo lớn hàng thứ ba sau Ba Tây và Mễ Tây Cơ.
Từ Quang Lâm tới Thần Học Thân Xác
Vũ Văn An
05:27 26/03/2009
Năm Thánh Phaolô: Từ Quang Lâm tới Thần Học Thân Xác
Đức Cha Terence Prendergast, Dòng Tên, hiện là Tổng Giám Mục Ottawa, Gia Nã Đại từ năm 2007. Ngài là một học giả Thánh Kinh, từng giảng dạy tại trường Thánh Kinh Giêrusalem. Ngài tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Đại học Fordham, cao học và tiến sĩ thần học tại Trường Thần Học Toronto, và thạc sĩ (licentiate) thần học tai Học Viện Regis. Đức cha Prendergast dạy tại Trường Thần Học Atlantic tại Halifax, nơi sau này ngài sẽ là tổng giám mục, từ năm 1975 tới năm 1981, rồi viện trưởng Học Viện Regis tại Toronto từ năm 1981 tới năm 1987 và là khoa trưởng thần học tại đó trong các năm 1991-1994. Trong mười năm nay, ngài thường xuyên giữ mục thánh kinh hàng tuần trên tờ The Catholic Register. Nhân dịp năm Thánh Phaolô, ngài có viết một số bài mà chúng tôi xin trình bày dưới đây, diễn tiến từ việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai tới các lời dạy về thân xác con người.
Chúa Kitô đến trong vinh quang
Một đêm kia, trong hành trình truyền giáo thứ hai, Thánh Phaolô được một thị kiến. Ngài thấy một người Hy-lạp khẩn khoản yêu cầu ngài: “Xin ngài hãy tới đây, tới Macedonia này giúp đỡ chúng tôi” (Cv 16:9). Đó chính là giờ phút chủ yếu trong công trình truyền bá phúc âm từ Á Châu qua Âu Châu.
Thánh Phaolô mạnh bạo công bố với người Tes-sa-lô-ni-ca rằng Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và họ tin vào sứ điệp của ngài, coi sứ điệp ấy như lời của Thiên Chúa. Họ “từ bỏ ngẫu tượng để phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật” (1Tx 1:9-10).
Lòng thành thực của họ muốn trở thành tín hữu quả là chân thực: Thánh Phaolô do đó đã có được nhiều mối thân tình sâu sắc với họ. Nhưng rồi, bỗng nhiên bách hại xẩy tới và chỉ sau một ít tuần, ngài phải chia tay với họ. Thánh nhân rất lo lắng không biết họ sẽ ra sao nếu không có ngài ở đó, dạy dỗ họ. Nhưng, sau đó, ngài được an tâm phần nào vì Ti-mô-tê cho ngài hay: tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca luôn được bình an.
Ngài bèn gửi cho họ một bức thư, chính là Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca. Các học giả đều tin rằng đây là tài liệu đầu tiên của Tân Ước được viết thành bản văn, vào khoảng năm 51. Lúc ấy, Thánh Phaolô được tin người Tes-sa-lô-ni-ca đang đau buồn về một số bằng hữu của họ mới qua đời.
Kitô hữu vốn tin vào Thiên Chúa và sự phục sinh của Chúa Kitô. Tuy nhiên, sự biệt ly với người thân yêu, hay việc thấy người thân yêu đau khổ hay mất người thân yêu, tất cả những sự kiện ấy vẫn là những kinh nghiệm đau đớn đối với chúng ta. Trong những lúc như thế, vấn đề đặt ra là đức tin, đức cậy và đức mến có thể giúp ta được gì để đương đầu với các thực tại kia. Đó chính là những tâm tư dằn vặt người Tes-sa-lô-ni-ca lúc Thánh Phaolô viết thư cho họ.
Một trong các chủ đề quan trọng của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca, vì thế, là sự “quang lâm” (parousia) của Chúa Kitô (xem 1:10; 2:19; 3:13; 4:13-18; 5:4, 9, 23). Hạn từ Hy Lạp này nghĩa đen chỉ sự hiện diện và có ý nói tới việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào lúc tận cùng thời gian, nghĩa là vào lúc tận thế. Rõ ràng Thánh Phaolô nói tới biến cố này như một hoàn tất cho chuỗi biến cố đầy cảm kích bắt đầu với cái chết, sự sống lại, lên trời và vinh hiển bên cạnh Thiên Chúa của Chúa Giêsu.
Theo Thánh Phaolô, dường như việc quang lâm ấy chẳng bao lâu nữa sẽ xẩy ra. Thực vậy, cách ngài đề cập đến nó khiến người tân tòng Tes-sa-lô-ni-ca hy vọng là chính họ sẽ được hân hạnh tham dự vào biến cố ấy. Ngoài ra, một số tân tòng còn cho rằng những người chết trước biến cố quang lâm này đã bị kết án là không xứng đáng để được chung chia giờ phút huy hoàng trong lịch sử cứu độ.
Đối với chính sự chết, Thánh Phaolô giảng giải kỹ hơn giúp tín hũu Tes-sa-lô-ni-ca biết phải nhìn mầu nhiệm sự chết ra sao. Ngài cho họ hay: tín hữu phải khóc thương trước sự mất mát người anh chị em thân thương của mình, nhưng không khóc thương theo lối những người “không có niềm hy vọng” (4:13). Đối với Kitô hữu, chết giống như ngủ lúc đêm khuya. Như một tình trạng từ đó người ta tự nhiên thức giấc (hay thức dậy) vào sáng hôm sau: chính vì thế Thánh Phaolô dùng chữ “ngày” để mô tả thời điểm Chúa Kitô “đến” (5:4).
Ngài nói rằng: người chết “đi ngủ” (an giấc) trong niềm tin vào cả Chúa Giêsu lẫn mầu nhiệm chết và sống lại của Người (4:14). Như thế, sự chết của Kitô hữu không phải là án phạt chống lại họ. Thực tế, các Kitô hữu đã qua đời và những người vẫn còn sống trong ngày quang lâm đều hợp nhất trong cùng một đức tin chung vào Thiên Chúa, Đấng đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Cho nên, Kitô hữu nào còn sống sót lúc Chúa Kitô đến đều không có lợi điểm chi hơn người đã qua đời.
Thánh Phaolô sử dụng một số hình ảnh để giải thích thực tại quang lâm. Trước nhất, ngài dùng kinh nghiệm của thế giới Hy Lạp về một cuộc kinh lý của hoàng đế tới một thành phố của nước ông, để mọi Kitô hữu nhận thức họ phải ra chào đón Chúa Kitô lúc Người “đến” khai mạc việc Người vĩnh viễn thống trị vũ trụ như thế nào. Sau đó, ngài dùng một hình ảnh khác lấy từ Cựu Ước, đó là ý niệm ‘thánh chiến” theo đó Thiên Chúa tới trợ giúp Ít-ra-en đánh bại kẻ thù của dân Chúa chọn. Theo cái nhìn này, kẻ thù cuối cùng cần đánh bại chính là “Sự Chết” (mặc dù việc đánh bại sự chết này đã được sự phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô đảm bảo).
Do đó, những thuật ngữ như “hiệu lệnh ban ra”, “tiếng tổng lãnh thiên thần” và “tiếng kèn của Thiên Chúa” (4: 16) đều là các hình ảnh rút ra từ truyền thống “thánh chiến”. Trong trận đánh sau cùng của “thánh chiến” chống lại Sự Chết này, chính Chúa Kitô sẽ đến như người đại diện Thiên Chúa để cứu các tín hữu cả sống lẫn chết khỏi nanh vuốt Sự Chết.
Hình ảnh cuối cùng được Thánh Phaolô để lại cho người đọc là hình ảnh trong đó, mọi tín hữu sẽ hiện diện với Chúa Kitô và với nhau “trên đám mây” hay “trên không trung”. Các kiểu nói này chỉ có ý nhắc tới nơi chốn mà người ta thường cho là chỗ Thiên Chúa ngụ cư, nghĩa là “ở trên trời”. Chính vì thế, Thánh Phaolô kết luận: “Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi” (4:17).
Vì Chúa Kitô quang lâm, nên sự đau đớn phải ly cách người thân yêu của chúng ta đã được mãi mãi vượt qua. Niềm xác tín này chính là nguồn ủi an cho mọi Kitô hữu (4:18). Như thế, theo quan điểm của Thánh Phaolô, trời có nghĩa là được tái hợp với người thân cũng như được kết hợp với Thiên Chúa. Còn nhiều hình ảnh khác về sự chết cũng đã được nói tới trong Thánh Kinh, nhưng Thánh Phaolô mường tượng ra rằng việc tái hợp mà ngài hy vọng có được với tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca sẽ là cuộc tập dượt cho sự sống đời đời mà tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ sau khi qua đời.
Bản chất phức tạp của tận thế
Thư thứ nhất và thư thứ hai gửi tín hữu Tes-a-lô-ni-ca đều tập trung vào giáo huấn về Ngày Quang Lâm, tức việc Chúa Giêsu sẽ đến vào ngày tận thế.
Sau khi nhận được thư thứ nhất của Thánh Phaolô, một số tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca hình như đi tới kết luận cho rằng Ngày Quang Lâm kia gần lắm rồi, đến nỗi họ ngưng không làm ăn chi nữa để lúc nào cũng sẵn sàng đón mừng Chúa Kitô đến (2 Tx 3:6-12). Chính vì thế, thư thứ hai gửi cho họ đã nhấn mạnh rằng kết luận như thế là sai lầm. Kitô hữu không được từ bỏ thách đố làm ăn lúc còn sống ở trên đời với lý do phải sẵn sàng chào đón Chúa trở lại hay vì lầm tưởng Người đã trở lại rồi.
Thánh Phaolô, dù rất mong chờ việc Chúa trở lại, nhưng luôn dấn thân vào việc chăm chỉ lao động. Ngài quả là một gương mẫu cho các Kitô hữu bắt chước. Công việc làm ăn vất vả của ngài cho thấy ta phải sống ra sao trong khi chờ mong ngày sau hết: bằng cách không trở thành gánh nặng cho người khác hay cản trở công việc của họ.
Dù hết sức mong ước được thấy Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu, Kitô hữu chúng ta phải dấn thân trọn vẹn vào các nhiệm vụ và cam kết trần thế của mình. Thái độ làm môn đệ Chúa Kitô của ta dưới ánh sáng ngày Người lại đến không phải là thái độ “hoặc là/hoặc là” (hoặc là hoàn toàn dấn thân vào việc làm ăn hoặc là mong đợi ngày Chúa đến) mà phải là “vừa/vừa” (vừa hoàn toàn dấn thân làm chứng đối với người khác qua việc lao động trong thế gian vừa sốt sắng chờ mong được thấy sự thống trị của Chúa hoàn tất vào ngày tận thế).
Cả hai thư gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca đều nói về những gì sẽ xẩy ra vào ngày sau cùng. Tuy nhiên, chúng lại rất khác nhau về chi tiết và rõ ràng thư thứ hai đã phản ảnh cả cấu trúc lẫn ngôn ngữ của thư thứ nhất. Điều ấy khiến nhiều học giả cho rằng thư thứ nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca là thư thực sự của Thánh Phaolô, còn thư thứ hai chỉ là một ngụy thư (do một người khác viết, như một người kế vị hay một người giải thích chẳng hạn, nhưng cho rằng mình có thế giá của Thánh Phaolô và nhân danh ngài mà viết).
Tuy vậy, các luận chứng không có chi có tính kết luận cả. Vì thế, tốt nhất nên coi thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca như là thư để Thánh Phaolô nói tới các vấn đề chưa được ngài nói tới trong thư thứ nhất hay để ngài xử lý các vấn nạn do việc giải thích sai thư thứ nhất kia tạo ra, nhất là về vấn đề quang lâm của Chúa Giêsu Kitô và việc ta được qui tụ lại với Người ra sao.
Trong thư thứ hai này, Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng các hình ảnh cổ truyền liên quan đến ngày sau hết của thế gian hàm chứa điều này: một số những “biến cố” khác phải xẩy ra trước khi một loạt các biến cố thuộc ngày sau hết sẽ xẩy tới (xem 2 Tx 2:3-12). Các biến cố giáo đầu kia mô tả các lực lượng xấu đang gom sức để tấn kích lần cuối cùng dân thánh của Thiên Chúa. Liên minh của Sự Chết trong trận tấn kích cuối cùng dành trái tim con người đó được miêu tả là “tên vô luật lệ”, một con người, cùng với Satan, luôn chống lại nước Thiên Chúa.
Kitô hữu, những người luôn tỉnh thức sống thực cuộc sống mình, không cần phải sợ tên vô luật lệ ấy, vì “Chúa Giêsu sẽ hạ thủ nó bằng hơi thở từ miệng của Người… bằng việc Người xuất hiện và quang lâm” (2 Tx 2:8).
Mỗi thư của Thánh Phaolô (trừ thư gửi tín hữu Galát) đều bắt đầu bằng một lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban ơn phúc cho cộng đoàn Kitô hữu qua sự sống lại của Chúa Giêsu (“theo ơn phúc của Chúa chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô”). Những lời cầu nguyện ấy có thể được coi như những khúc dạo đầu (giống như những khúc giáo đầu dẫn vào đại nhạc kịch hay những màn trình diễn lớn) trong đó các thể tài chính của thư được ngụ ý.
Lời cầu nguyện của Thánh Phaolô trong thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca chính là các câu 1:3-12. Đoạn này nói đến lòng kiên nhẫn giữa cơn bách hại của Kitô hữu và việc Chúa Kitô quang lâm sẽ chấn chỉnh mọi việc ra sao. Việc ấy sẽ đem lại vinh quang không những cho Thiên Chúa và Chúa Giêsu mà cho cả các Kitô hữu là những người bám vững vào Thiên Chúa bằng đức tin, đức cậy và đức mến (“danh của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người”).
Thiên Chúa có mục tiêu như sau: nhờ Chúa Giêsu, mọi người chúng ta sẽ được chia sẻ Nước Thiên Chúa sau khi Chúa Kitô đã thắng trận đánh sau cùng đánh bại mọi kẻ thù của Giáo Hội. Đó chính là sứ điệp đầy an ủi của thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca và của các bài đọc thánh kinh trong các tuần cuối cùng của năm phụng vụ.
Sự kiện Tân Ước hay trình bày cả một loạt phức tạp gồm nhiều hình ảnh khác nhau để mô tả ngày tận cùng của thế gian cho ta thấy Kitô hữu không nên lo lắng coi Ngày Quang Lâm như một khả thể ngày lại qua ngày. Đúng hơn, họ phải cùng một lúc vừa sẵn sàng đón chờ giờ phút Quang Lâm gần kề của Chúa vừa sẵn sàng kiên vững trong đức tin cho một chờ đợi lâu dài đối với biến cố ấy.
Cũng như đã xẩy ra trong nhiều thế kỷ qua, bất cứ ai vốn đặt hy vọng nơi Chúa Kitô phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày sau hết, luôn sẵn sàng gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô khi Người xuất hiện, vì Người từng nói: “chúng con không biết ngày giờ đâu” (Mt 24:13).
Còn một kỳ
Đức Cha Terence Prendergast, Dòng Tên, hiện là Tổng Giám Mục Ottawa, Gia Nã Đại từ năm 2007. Ngài là một học giả Thánh Kinh, từng giảng dạy tại trường Thánh Kinh Giêrusalem. Ngài tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Đại học Fordham, cao học và tiến sĩ thần học tại Trường Thần Học Toronto, và thạc sĩ (licentiate) thần học tai Học Viện Regis. Đức cha Prendergast dạy tại Trường Thần Học Atlantic tại Halifax, nơi sau này ngài sẽ là tổng giám mục, từ năm 1975 tới năm 1981, rồi viện trưởng Học Viện Regis tại Toronto từ năm 1981 tới năm 1987 và là khoa trưởng thần học tại đó trong các năm 1991-1994. Trong mười năm nay, ngài thường xuyên giữ mục thánh kinh hàng tuần trên tờ The Catholic Register. Nhân dịp năm Thánh Phaolô, ngài có viết một số bài mà chúng tôi xin trình bày dưới đây, diễn tiến từ việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai tới các lời dạy về thân xác con người.
Chúa Kitô đến trong vinh quang
Một đêm kia, trong hành trình truyền giáo thứ hai, Thánh Phaolô được một thị kiến. Ngài thấy một người Hy-lạp khẩn khoản yêu cầu ngài: “Xin ngài hãy tới đây, tới Macedonia này giúp đỡ chúng tôi” (Cv 16:9). Đó chính là giờ phút chủ yếu trong công trình truyền bá phúc âm từ Á Châu qua Âu Châu.
Thánh Phaolô mạnh bạo công bố với người Tes-sa-lô-ni-ca rằng Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và họ tin vào sứ điệp của ngài, coi sứ điệp ấy như lời của Thiên Chúa. Họ “từ bỏ ngẫu tượng để phụng sự Thiên Chúa hằng sống và chân thật” (1Tx 1:9-10).
Lòng thành thực của họ muốn trở thành tín hữu quả là chân thực: Thánh Phaolô do đó đã có được nhiều mối thân tình sâu sắc với họ. Nhưng rồi, bỗng nhiên bách hại xẩy tới và chỉ sau một ít tuần, ngài phải chia tay với họ. Thánh nhân rất lo lắng không biết họ sẽ ra sao nếu không có ngài ở đó, dạy dỗ họ. Nhưng, sau đó, ngài được an tâm phần nào vì Ti-mô-tê cho ngài hay: tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca luôn được bình an.
Ngài bèn gửi cho họ một bức thư, chính là Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca. Các học giả đều tin rằng đây là tài liệu đầu tiên của Tân Ước được viết thành bản văn, vào khoảng năm 51. Lúc ấy, Thánh Phaolô được tin người Tes-sa-lô-ni-ca đang đau buồn về một số bằng hữu của họ mới qua đời.
Kitô hữu vốn tin vào Thiên Chúa và sự phục sinh của Chúa Kitô. Tuy nhiên, sự biệt ly với người thân yêu, hay việc thấy người thân yêu đau khổ hay mất người thân yêu, tất cả những sự kiện ấy vẫn là những kinh nghiệm đau đớn đối với chúng ta. Trong những lúc như thế, vấn đề đặt ra là đức tin, đức cậy và đức mến có thể giúp ta được gì để đương đầu với các thực tại kia. Đó chính là những tâm tư dằn vặt người Tes-sa-lô-ni-ca lúc Thánh Phaolô viết thư cho họ.
Một trong các chủ đề quan trọng của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca, vì thế, là sự “quang lâm” (parousia) của Chúa Kitô (xem 1:10; 2:19; 3:13; 4:13-18; 5:4, 9, 23). Hạn từ Hy Lạp này nghĩa đen chỉ sự hiện diện và có ý nói tới việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào lúc tận cùng thời gian, nghĩa là vào lúc tận thế. Rõ ràng Thánh Phaolô nói tới biến cố này như một hoàn tất cho chuỗi biến cố đầy cảm kích bắt đầu với cái chết, sự sống lại, lên trời và vinh hiển bên cạnh Thiên Chúa của Chúa Giêsu.
Theo Thánh Phaolô, dường như việc quang lâm ấy chẳng bao lâu nữa sẽ xẩy ra. Thực vậy, cách ngài đề cập đến nó khiến người tân tòng Tes-sa-lô-ni-ca hy vọng là chính họ sẽ được hân hạnh tham dự vào biến cố ấy. Ngoài ra, một số tân tòng còn cho rằng những người chết trước biến cố quang lâm này đã bị kết án là không xứng đáng để được chung chia giờ phút huy hoàng trong lịch sử cứu độ.
Đối với chính sự chết, Thánh Phaolô giảng giải kỹ hơn giúp tín hũu Tes-sa-lô-ni-ca biết phải nhìn mầu nhiệm sự chết ra sao. Ngài cho họ hay: tín hữu phải khóc thương trước sự mất mát người anh chị em thân thương của mình, nhưng không khóc thương theo lối những người “không có niềm hy vọng” (4:13). Đối với Kitô hữu, chết giống như ngủ lúc đêm khuya. Như một tình trạng từ đó người ta tự nhiên thức giấc (hay thức dậy) vào sáng hôm sau: chính vì thế Thánh Phaolô dùng chữ “ngày” để mô tả thời điểm Chúa Kitô “đến” (5:4).
Ngài nói rằng: người chết “đi ngủ” (an giấc) trong niềm tin vào cả Chúa Giêsu lẫn mầu nhiệm chết và sống lại của Người (4:14). Như thế, sự chết của Kitô hữu không phải là án phạt chống lại họ. Thực tế, các Kitô hữu đã qua đời và những người vẫn còn sống trong ngày quang lâm đều hợp nhất trong cùng một đức tin chung vào Thiên Chúa, Đấng đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Cho nên, Kitô hữu nào còn sống sót lúc Chúa Kitô đến đều không có lợi điểm chi hơn người đã qua đời.
Thánh Phaolô sử dụng một số hình ảnh để giải thích thực tại quang lâm. Trước nhất, ngài dùng kinh nghiệm của thế giới Hy Lạp về một cuộc kinh lý của hoàng đế tới một thành phố của nước ông, để mọi Kitô hữu nhận thức họ phải ra chào đón Chúa Kitô lúc Người “đến” khai mạc việc Người vĩnh viễn thống trị vũ trụ như thế nào. Sau đó, ngài dùng một hình ảnh khác lấy từ Cựu Ước, đó là ý niệm ‘thánh chiến” theo đó Thiên Chúa tới trợ giúp Ít-ra-en đánh bại kẻ thù của dân Chúa chọn. Theo cái nhìn này, kẻ thù cuối cùng cần đánh bại chính là “Sự Chết” (mặc dù việc đánh bại sự chết này đã được sự phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô đảm bảo).
Do đó, những thuật ngữ như “hiệu lệnh ban ra”, “tiếng tổng lãnh thiên thần” và “tiếng kèn của Thiên Chúa” (4: 16) đều là các hình ảnh rút ra từ truyền thống “thánh chiến”. Trong trận đánh sau cùng của “thánh chiến” chống lại Sự Chết này, chính Chúa Kitô sẽ đến như người đại diện Thiên Chúa để cứu các tín hữu cả sống lẫn chết khỏi nanh vuốt Sự Chết.
Hình ảnh cuối cùng được Thánh Phaolô để lại cho người đọc là hình ảnh trong đó, mọi tín hữu sẽ hiện diện với Chúa Kitô và với nhau “trên đám mây” hay “trên không trung”. Các kiểu nói này chỉ có ý nhắc tới nơi chốn mà người ta thường cho là chỗ Thiên Chúa ngụ cư, nghĩa là “ở trên trời”. Chính vì thế, Thánh Phaolô kết luận: “Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi” (4:17).
Vì Chúa Kitô quang lâm, nên sự đau đớn phải ly cách người thân yêu của chúng ta đã được mãi mãi vượt qua. Niềm xác tín này chính là nguồn ủi an cho mọi Kitô hữu (4:18). Như thế, theo quan điểm của Thánh Phaolô, trời có nghĩa là được tái hợp với người thân cũng như được kết hợp với Thiên Chúa. Còn nhiều hình ảnh khác về sự chết cũng đã được nói tới trong Thánh Kinh, nhưng Thánh Phaolô mường tượng ra rằng việc tái hợp mà ngài hy vọng có được với tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca sẽ là cuộc tập dượt cho sự sống đời đời mà tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ sau khi qua đời.
Bản chất phức tạp của tận thế
Thư thứ nhất và thư thứ hai gửi tín hữu Tes-a-lô-ni-ca đều tập trung vào giáo huấn về Ngày Quang Lâm, tức việc Chúa Giêsu sẽ đến vào ngày tận thế.
Sau khi nhận được thư thứ nhất của Thánh Phaolô, một số tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca hình như đi tới kết luận cho rằng Ngày Quang Lâm kia gần lắm rồi, đến nỗi họ ngưng không làm ăn chi nữa để lúc nào cũng sẵn sàng đón mừng Chúa Kitô đến (2 Tx 3:6-12). Chính vì thế, thư thứ hai gửi cho họ đã nhấn mạnh rằng kết luận như thế là sai lầm. Kitô hữu không được từ bỏ thách đố làm ăn lúc còn sống ở trên đời với lý do phải sẵn sàng chào đón Chúa trở lại hay vì lầm tưởng Người đã trở lại rồi.
Thánh Phaolô, dù rất mong chờ việc Chúa trở lại, nhưng luôn dấn thân vào việc chăm chỉ lao động. Ngài quả là một gương mẫu cho các Kitô hữu bắt chước. Công việc làm ăn vất vả của ngài cho thấy ta phải sống ra sao trong khi chờ mong ngày sau hết: bằng cách không trở thành gánh nặng cho người khác hay cản trở công việc của họ.
Dù hết sức mong ước được thấy Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu, Kitô hữu chúng ta phải dấn thân trọn vẹn vào các nhiệm vụ và cam kết trần thế của mình. Thái độ làm môn đệ Chúa Kitô của ta dưới ánh sáng ngày Người lại đến không phải là thái độ “hoặc là/hoặc là” (hoặc là hoàn toàn dấn thân vào việc làm ăn hoặc là mong đợi ngày Chúa đến) mà phải là “vừa/vừa” (vừa hoàn toàn dấn thân làm chứng đối với người khác qua việc lao động trong thế gian vừa sốt sắng chờ mong được thấy sự thống trị của Chúa hoàn tất vào ngày tận thế).
Cả hai thư gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca đều nói về những gì sẽ xẩy ra vào ngày sau cùng. Tuy nhiên, chúng lại rất khác nhau về chi tiết và rõ ràng thư thứ hai đã phản ảnh cả cấu trúc lẫn ngôn ngữ của thư thứ nhất. Điều ấy khiến nhiều học giả cho rằng thư thứ nhất gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca là thư thực sự của Thánh Phaolô, còn thư thứ hai chỉ là một ngụy thư (do một người khác viết, như một người kế vị hay một người giải thích chẳng hạn, nhưng cho rằng mình có thế giá của Thánh Phaolô và nhân danh ngài mà viết).
Tuy vậy, các luận chứng không có chi có tính kết luận cả. Vì thế, tốt nhất nên coi thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca như là thư để Thánh Phaolô nói tới các vấn đề chưa được ngài nói tới trong thư thứ nhất hay để ngài xử lý các vấn nạn do việc giải thích sai thư thứ nhất kia tạo ra, nhất là về vấn đề quang lâm của Chúa Giêsu Kitô và việc ta được qui tụ lại với Người ra sao.
Trong thư thứ hai này, Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng các hình ảnh cổ truyền liên quan đến ngày sau hết của thế gian hàm chứa điều này: một số những “biến cố” khác phải xẩy ra trước khi một loạt các biến cố thuộc ngày sau hết sẽ xẩy tới (xem 2 Tx 2:3-12). Các biến cố giáo đầu kia mô tả các lực lượng xấu đang gom sức để tấn kích lần cuối cùng dân thánh của Thiên Chúa. Liên minh của Sự Chết trong trận tấn kích cuối cùng dành trái tim con người đó được miêu tả là “tên vô luật lệ”, một con người, cùng với Satan, luôn chống lại nước Thiên Chúa.
Kitô hữu, những người luôn tỉnh thức sống thực cuộc sống mình, không cần phải sợ tên vô luật lệ ấy, vì “Chúa Giêsu sẽ hạ thủ nó bằng hơi thở từ miệng của Người… bằng việc Người xuất hiện và quang lâm” (2 Tx 2:8).
Mỗi thư của Thánh Phaolô (trừ thư gửi tín hữu Galát) đều bắt đầu bằng một lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban ơn phúc cho cộng đoàn Kitô hữu qua sự sống lại của Chúa Giêsu (“theo ơn phúc của Chúa chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô”). Những lời cầu nguyện ấy có thể được coi như những khúc dạo đầu (giống như những khúc giáo đầu dẫn vào đại nhạc kịch hay những màn trình diễn lớn) trong đó các thể tài chính của thư được ngụ ý.
Lời cầu nguyện của Thánh Phaolô trong thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca chính là các câu 1:3-12. Đoạn này nói đến lòng kiên nhẫn giữa cơn bách hại của Kitô hữu và việc Chúa Kitô quang lâm sẽ chấn chỉnh mọi việc ra sao. Việc ấy sẽ đem lại vinh quang không những cho Thiên Chúa và Chúa Giêsu mà cho cả các Kitô hữu là những người bám vững vào Thiên Chúa bằng đức tin, đức cậy và đức mến (“danh của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người”).
Thiên Chúa có mục tiêu như sau: nhờ Chúa Giêsu, mọi người chúng ta sẽ được chia sẻ Nước Thiên Chúa sau khi Chúa Kitô đã thắng trận đánh sau cùng đánh bại mọi kẻ thù của Giáo Hội. Đó chính là sứ điệp đầy an ủi của thư thứ hai gửi tín hữu Tes-sa-lô-ni-ca và của các bài đọc thánh kinh trong các tuần cuối cùng của năm phụng vụ.
Sự kiện Tân Ước hay trình bày cả một loạt phức tạp gồm nhiều hình ảnh khác nhau để mô tả ngày tận cùng của thế gian cho ta thấy Kitô hữu không nên lo lắng coi Ngày Quang Lâm như một khả thể ngày lại qua ngày. Đúng hơn, họ phải cùng một lúc vừa sẵn sàng đón chờ giờ phút Quang Lâm gần kề của Chúa vừa sẵn sàng kiên vững trong đức tin cho một chờ đợi lâu dài đối với biến cố ấy.
Cũng như đã xẩy ra trong nhiều thế kỷ qua, bất cứ ai vốn đặt hy vọng nơi Chúa Kitô phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày sau hết, luôn sẵn sàng gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô khi Người xuất hiện, vì Người từng nói: “chúng con không biết ngày giờ đâu” (Mt 24:13).
Còn một kỳ
Sự thật trên uy thế
Bùi Hữu Thư
17:42 26/03/2009
Sự thật trên uy thế
South Bend, Indiana, ngày 25, tháng 3, 2009.
Đáp ứng những chỉ trích nặng nề về việc Đại Học Notre Dame lựa chọn Tổng Thống Obama là diễn giả trong lễ mãn khóa năm nay, Đức Giám Mục John D'Arcy điạ phận Fort Wayne-South Bend – phổ biến lời tuyên bố sau đây về việc ngài sẽ không tham dự lễ mãn khóa ngày 17 tháng 5:
Ngày 21 tháng 3, cha John Jenkins, CSC, điện thoại cho tôi hay là Tổng Thống Obama đã nhận lời làm diễn giả cho lễ mãn khóa và sẽ lãnh nhận một bằng danh dự. Chúng tôi thảo luận một lát trước khi Tòa Bạch Ốc thông báo tin này trong một buổi họp báo. Đây là lần đầu tiên tôi được biết là Notre Dame đã ngỏ lời mời.
Tổng Thống Obama mới đây đã khẳng định, và bây giờ đã trở thành chính sách của ông, sự việc ông đã từ lâu không muốn coi sự sống con người là thánh thiêng. Trong khi nói là ông coi chính trị và khoa học phải tách biệt, thực ra ông lại tách khoa học ra khỏi luân lý và đã đưa chính phủ Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong lịch sử, đến chỗ trực tiếp hỗ trợ việc tiêu diệt các mạng sống vô tội.
Đây là lần thứ 25 Đại Học Notre Dame tổ chức lễ mãn khóa trong nhiệm kỳ giám mục của tôi. Sau khi đã cầu nguyện nhiều, tôi quyết định sẽ không tham dự lễ mãn khóa lần này. Tôi không muốn coi thường vị tổng thống của chúng ta, tôi cầu nguyện cho ông và tôi cầu chúc cho ông mọi sự tốt đẹp. Tôi vẫn luôn luôn kính trọng chức vị của một Tổng Thống. Nhưng một giám mục phải giảng dậy đức tin Công Giáo “trong mùa và ngoài mùa,” và phải dậy không những bằng lời mà còn bằng cả hành động.
Quyết định của tôi không phải là một hành động chống đối bất cứ một ai, nhưng là để bảo vệ sự thật về đời sống con người.
Tôi cũng nhớ đến lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ năm 2004. “Cộng Đồng Công Giáo và các tổ chức Công Giáo không nên vinh danh những ai hành động chống lại các nguyên tắc luân lý của chúng ta. Họ không được ban tặng các ân thưởng, và cho một ai có diễn đàn coi như là ủng hộ các hành động của người ấy.” Thực vậy, giá trị của một trường Công Giáo không chỉ ở chỗ cơ sở này có lập trường nào, mà còn ở cả những gì cơ sở này chống đối.
Tôi đã nói chuuyện với giáo sư Mary Ann Glendon, người sẽ lãnh Huy Chương Laetare. Tôi đã quen biết bà nhiều năm, và rất ngưỡng mộ bà. Hai chúng tôi đều là người giảng dậy, nhưng theo hai cách thức khác nhau. Tôi đã khuyên bà nhận lãnh huy chương này và dùng cơ hội này để giúp cho việc giảng dậy của bà.
Ngay trong khi tôi tiếp tục suy tư trong cầu nguyện về những biến cố này, mà nhiều người cảm thấy bị xúc động, thì Notre Dame cũng phải cảm nhận như vậy. Thực vậy, là một Đại Học Công Giáo, trường Notre Dame phải tự hỏi, xem có phải là qua quyết định này họ đã chọn uy thế trên sự thật không.
Mặc dầu bản nghị quyết chống việc mời ông Obama đã nhanh chóng vượt quá mức 100.000 chữ ký, trường đại học vẫn giữ vững kế hoạch của họ:
Linh mục John I. Jenkins, Viện trưởng Đại Học Notre Dame nói, "Việc mời Tổng Thống Obama làm diễn giả cho lễ mãn khóa không nên được cho là đồng ý hay ủng hộ các lập trường của ông về các vấn đề, đặc biệt về việc bảo vệ mạng sống con người, kể cả việc phá thai và nghiên cứu về các tế bào phôi thai.”
Linh mục này tiếp trong một thông cáo ngày 23 tháng 3: "Tuy nhiên, chúng tôi coi việc ông viếng thăm đại học là nền tảng cho những thảo luận tích cực hơn.”
Denis K. Brown, một phát ngôn viên của đại học nói: "Chúng tôi hoàn toàn chờ đợi một vài chỉ trích và chúng tôi đã nhận được, nhưng không có gì quá mức chúng tôi dự trù. Tôi không tiên đoán việc chúng tôi sẽ hủy bỏ việc mời thổng thống."
Ông Brown cho cơ quan thông tấn Catholic News Service hay ngày 23 tháng 3 là ông đã nghe nói đa số sinh viên vui mừng về vệc lựa chọn ông Obama là diễn giả trong lễ mãn khóa năm nay, và cảm thấy hãnh diện là vị tổng thống da đen đầu tiên nhận lời mời trong số rất nhiều lời mời của các đại học khác.
Chương trình cuộc tông du của ĐGH tới Thánh Địa
Phụng Nghi
22:36 26/03/2009
VATICAN CITY (VIS) – Hôm nay Tòa thánh đã công bố chương trình chuyến tông du tới Đất Thánh từ ngày 8 đến 15 tháng 5 của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.
Đức giáo hoàng sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino ở Roma lúc 9g30 sáng ngày 8 tháng 5, và 2g30 chiều sẽ hạ cánh tại phi trường Queen Alia ở Amman, thủ đô nước Jordan. Lúc 3:30 chiều, ngài tới viếng Trung tâm Regina Pacis của thành phố Amman, sau đó đến thăm xã giao quốc vương Jordan tại cung điện hoàng gia al-Husseinye.
Sáng thứ Bẩy, 9 tháng 5, ngài đến Viếng Đài tưởng niệm Môisê trên núi Nebo, và làm phép viên đá góc trường Đại học Madaba thuộc Tòa Thượng phụ Jerusalem.
Sau khi thăm viện Bảo tàng Hashemite và Đền Hồi giáo al-Hussein bin Talal tại Amman, ngài sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo Hồi giáo, ngoại giao đoàn, và viện trưởng các trường đại học Jordan. Buổi chiều cùng ngày, ngài sẽ chủ tọa buổi đọc Kinh chiều với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào Công giáo tại nhà thờ chính tòa Thánh George tại Amman.
Sáng Chủ nhật 10 tháng 5, ngài cử hành thánh lễ và đọc Kinh Truyền tin tại vận động trường quốc tế tại Amman. Buổi chiều cùng ngày ngài dự trù sẽ thăm viếng Bethany Beyond the Jordan, là địa điểm Chúa chịu phép Thanh tẩy. Tại đây ngài sẽ làm phép đá góc tường của thánh đường Latinh và Greek-Melkite.
Ngày thứ Hai 11 tháng 5, sau khi cử hành thánh lễ riêng ở Phủ tông tòa tại Amman, ngài sẽ lên phi cơ đi Tel Aviv, thủ đô Israel. Nơi đây lúc 11g sáng sẽ có nghi lễ đón tiếp ngài tại phi trường Ben Gurion của đô thị này. Buổi chiều ngài sẽ thăm viếng xã giao tổng thống Israel tại dinh tổng thống ở Jerusalem. Sau đó, ngài sẽ thăm Đài tưởng niệm Yad Vashem và dự một phiên họp với các tổ chức phụ trách đối thoại liên tôn giáo.
Ngày thứ Ba 12 tháng 5 ngài sẽ tới thăm ngôi đền Hồi giáo Dome of the Rock trên Temple Mount ở Jerusalem và gặp vị Đại Giáo Trưởng. Ngài cũng thăm viếng Bức tường Than Khóc và gặp hai vị Trưởng giáo sĩ Do thái tại Trung tâm Hechal Shlomo. Buổi trưa, ngài sẽ đọc kinh Truyền tin với các giới chức của Thánh Địa tại Cenacle of Jerusalem và tới thăm ngắn ngủi ngôi thánh đường đồng chính tòa theo nghi lễ Latinh. Buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Thung lũng Josaphat.
Ngày thứ Tư 13 tháng 5, lúc 9g sáng, Đức thánh cha sẽ đọc bài diễn từ tại công viên trước dinh tổng thống ở Bethlehem và sau đó vào lúc 10g sẽ cử hành thánh lễ tại Công trường Máng Cỏ. Vào lúc 12g30 ngài dùng bữa trưa với các giới chức của Thánh Địa, cộng đồng dòng Thánh Phanxicô và đoàn tùy tùng của Đức giáo hoàng tại tu viện Casa Nova ở Bethlehem.
Buổi chiều, sau cuộc thăm viếng riêng tư lúc 3g30 tại Hang đá Giáng sinh, Đức giáo hoàng sẽ tới Bệnh viện Caritas Baby và ngay sau đó tới Trại Tỵ nạn Aida; nơi đây ngài sẽ đọc một diễn từ. Vào lúc 6g chiều, ngài tới thăm xã giao chủ tịch Thẩm quyền Quốc gia Palestine tại dinh chủ tịch ở Bethlehem; sau đó nghi lễ tiễn đưa sẽ diễn ra tại công trường trước dinh chủ tịch.
Ngày thứ Năm 14 tháng 5, lúc 10g sáng Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ trên Núi Precipice ở Nazareth. Vào lúc 3g50 chiều ngài sẽ gặp thủ tướng Israel tại tu viện dòng thánh Phanxicô ở đô thị này, và lúc 4g30 sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Galilee trong hội trường của Vương cung thánh đường Truyền tin; nơi đây ngài cũng sẽ đọc một bài diễn văn. Sau đó ngài sẽ viếng Hang đá Truyền tin, và tại đây lúc 5g30 sẽ chủ trì buổi hát kinh chiều cùng với các giám mục, linh mục, tu sĩ, các phong trào giáo hội và các nhân viên mục vụ.
Ngày thứ Sáu 15 tháng 5, Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ riêng lúc sáng sớm tại nhà nguyện của phái đoàn Tòa thánh tại Jerusalem, sau đó tham dự một phiên họp đại kết tại Viện Thượng phụ giáo hội Chính thống Hy lạp. Sau phiên họp ngài sẽ viếng Mộ Thánh và thăm viếng nhà thờ thánh Giacôbê tại Jerusalem, thuộc tòa thương phụ Armenian.
Sau nghi lễ tiễn đưa tại phi trường quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, phi cơ chở Đức giáo hoàng sẽ cất cánh lúc 2g chiều để về Roma, dự trù sẽ đáp xuống phi trường Ciampino vào lúc 4g50 giờ Rôma.
Đức giáo hoàng sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino ở Roma lúc 9g30 sáng ngày 8 tháng 5, và 2g30 chiều sẽ hạ cánh tại phi trường Queen Alia ở Amman, thủ đô nước Jordan. Lúc 3:30 chiều, ngài tới viếng Trung tâm Regina Pacis của thành phố Amman, sau đó đến thăm xã giao quốc vương Jordan tại cung điện hoàng gia al-Husseinye.
Sáng thứ Bẩy, 9 tháng 5, ngài đến Viếng Đài tưởng niệm Môisê trên núi Nebo, và làm phép viên đá góc trường Đại học Madaba thuộc Tòa Thượng phụ Jerusalem.
Sau khi thăm viện Bảo tàng Hashemite và Đền Hồi giáo al-Hussein bin Talal tại Amman, ngài sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo Hồi giáo, ngoại giao đoàn, và viện trưởng các trường đại học Jordan. Buổi chiều cùng ngày, ngài sẽ chủ tọa buổi đọc Kinh chiều với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào Công giáo tại nhà thờ chính tòa Thánh George tại Amman.
Sáng Chủ nhật 10 tháng 5, ngài cử hành thánh lễ và đọc Kinh Truyền tin tại vận động trường quốc tế tại Amman. Buổi chiều cùng ngày ngài dự trù sẽ thăm viếng Bethany Beyond the Jordan, là địa điểm Chúa chịu phép Thanh tẩy. Tại đây ngài sẽ làm phép đá góc tường của thánh đường Latinh và Greek-Melkite.
Ngày thứ Hai 11 tháng 5, sau khi cử hành thánh lễ riêng ở Phủ tông tòa tại Amman, ngài sẽ lên phi cơ đi Tel Aviv, thủ đô Israel. Nơi đây lúc 11g sáng sẽ có nghi lễ đón tiếp ngài tại phi trường Ben Gurion của đô thị này. Buổi chiều ngài sẽ thăm viếng xã giao tổng thống Israel tại dinh tổng thống ở Jerusalem. Sau đó, ngài sẽ thăm Đài tưởng niệm Yad Vashem và dự một phiên họp với các tổ chức phụ trách đối thoại liên tôn giáo.
Ngày thứ Ba 12 tháng 5 ngài sẽ tới thăm ngôi đền Hồi giáo Dome of the Rock trên Temple Mount ở Jerusalem và gặp vị Đại Giáo Trưởng. Ngài cũng thăm viếng Bức tường Than Khóc và gặp hai vị Trưởng giáo sĩ Do thái tại Trung tâm Hechal Shlomo. Buổi trưa, ngài sẽ đọc kinh Truyền tin với các giới chức của Thánh Địa tại Cenacle of Jerusalem và tới thăm ngắn ngủi ngôi thánh đường đồng chính tòa theo nghi lễ Latinh. Buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Thung lũng Josaphat.
Đền Dome of the Rock |
Ngày thứ Tư 13 tháng 5, lúc 9g sáng, Đức thánh cha sẽ đọc bài diễn từ tại công viên trước dinh tổng thống ở Bethlehem và sau đó vào lúc 10g sẽ cử hành thánh lễ tại Công trường Máng Cỏ. Vào lúc 12g30 ngài dùng bữa trưa với các giới chức của Thánh Địa, cộng đồng dòng Thánh Phanxicô và đoàn tùy tùng của Đức giáo hoàng tại tu viện Casa Nova ở Bethlehem.
Buổi chiều, sau cuộc thăm viếng riêng tư lúc 3g30 tại Hang đá Giáng sinh, Đức giáo hoàng sẽ tới Bệnh viện Caritas Baby và ngay sau đó tới Trại Tỵ nạn Aida; nơi đây ngài sẽ đọc một diễn từ. Vào lúc 6g chiều, ngài tới thăm xã giao chủ tịch Thẩm quyền Quốc gia Palestine tại dinh chủ tịch ở Bethlehem; sau đó nghi lễ tiễn đưa sẽ diễn ra tại công trường trước dinh chủ tịch.
Ngày thứ Năm 14 tháng 5, lúc 10g sáng Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ trên Núi Precipice ở Nazareth. Vào lúc 3g50 chiều ngài sẽ gặp thủ tướng Israel tại tu viện dòng thánh Phanxicô ở đô thị này, và lúc 4g30 sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Galilee trong hội trường của Vương cung thánh đường Truyền tin; nơi đây ngài cũng sẽ đọc một bài diễn văn. Sau đó ngài sẽ viếng Hang đá Truyền tin, và tại đây lúc 5g30 sẽ chủ trì buổi hát kinh chiều cùng với các giám mục, linh mục, tu sĩ, các phong trào giáo hội và các nhân viên mục vụ.
Ngày thứ Sáu 15 tháng 5, Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ riêng lúc sáng sớm tại nhà nguyện của phái đoàn Tòa thánh tại Jerusalem, sau đó tham dự một phiên họp đại kết tại Viện Thượng phụ giáo hội Chính thống Hy lạp. Sau phiên họp ngài sẽ viếng Mộ Thánh và thăm viếng nhà thờ thánh Giacôbê tại Jerusalem, thuộc tòa thương phụ Armenian.
Sau nghi lễ tiễn đưa tại phi trường quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, phi cơ chở Đức giáo hoàng sẽ cất cánh lúc 2g chiều để về Roma, dự trù sẽ đáp xuống phi trường Ciampino vào lúc 4g50 giờ Rôma.
Lại chuyện áo mưa
Nguyễn Kim Ngân
23:06 26/03/2009
LẠI CHUYỆN ÁO MƯA
Nhân chuyến công du Châu Phi của Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêđictô XVI, vụ ‘áo mưa’—vốn đã âm ỉ từ lâu, nhất là tại lục điạ ‘siđa’ này—lại bùng lên như một đám cháy gặp đợt gió nồm. Các trùm truyền thông ùa vào tố khổ ngài không tiếc lời. Họ ‘nhiếc’ ngài vì ngài không chịu tin rằng ‘áo mưa—condom’ là niềm hy vọng tối cao của nhân loại hòng chống lại căn bệnh thế kỷ. Họ bỉu môi trước khuyến cáo đơn sơ (và ‘ngây thơ’) của ngài: “Sống thanh khiết mới chính là giải pháp, và con người có thể làm chủ được bản năng dục tính của mình.” Cuối cùng họ kết luận: “Giáo Hoàng sai rõ ràng: sự kiện rành rành như vậy mà còn cãi,” họ gào lên như thế.
Dường như quý vị truyền thông nhìn vấn đề ‘hơi lệch.’ Vấn đề ở đây không phải là: “Đi mưa có nên mặc áo mưa không?” Hoặc là “Đi mưa, mặc áo mưa có bị ướt không?” Bởi lẽ hỏi như thế thì ai mà chẳng biết câu trả lời. Vả lại, hỏi như vậy chẳng được việc gì cả, ngoại trừ trường hợp bạn mặc áo mưa…lủng, hoặc như trong trường hợp nếu ‘trời không mưa, anh vẫn mặc áo mưa’ (không phải đổi lời bài hát ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ đầu nhé!).
Chưa có thời đại nào méo mó nghề nghiệp như thời đại hôm nay, trong khi tiến bộ khoa học thì lao đi vun vút, mà luân thường đạo lý thì xuống dốc không phanh. Người ta đem nguyên tắc trong thương mại do chủ nghĩa tiêu thụ mớm cho để méo mó áp dụng vào mọi lãnh vực khác, kể cả lãnh vực luân lý đạo đức. Người ta quảng cáo hà rầm: “càng mua càng tiết kiệm” nghe thật là lọt tai. Nhưng cho dù hấp dẫn đến đâu chăng nữa, cỡ như “mua một tặng một” chẳng hạn, ta vẫn phải coi chừng, bởi lẽ điều cần biết là mua cái gì, mặt hàng nào, và nhất là có cần mua không. Bởi đâu phải cứ rẻ là đổ xô đi mua, coi chừng mua về nhà không có chỗ mà chứa ấy chứ! Đó là chưa nói đến không khéo đó là quảng cáo của nhà…đòn (ngoài dịch vụ chôn cất, còn chuyên trị về quan…tài nữa). Trường hợp này thì thật khó xử. Hóa ra, điều tối kỵ mà quý vị làm thương mại không bao giờ hé môi là chân lý này: “Nếu không mua thì bạn sẽ tiết kiệm nhiều nhất!” Nói thế thì dẹp tiệm sớm, hay sẽ âm thầm đóng cửa sau khi đã tưng bừng khai trương.
Trường hợp áo mưa đúng y như thế. Có vẻ như đám con buôn chuyên chế áo mưa đang muốn nói rằng: “Mại dô, mại dô, cô bác ơi! Sản phẩm áo mưa chúng tôi làm ra có ‘chất lượng cao, ’ vừa rẻ, vừa bền, lại vừa đẹp nữa. Mua về xài thoải mái bà con ơi!” Có phải vì nghe như thế mà ta sẽ đổ xô đi mua về ‘mặc’ thoải mái, ‘vô tư,’ bất kể nắng mưa đêm ngày sáng trưa chiều tối chăng? Hay như trường hợp mua được con dao thật tốt, nên ta thủ trong người để ra đường gặp ai cũng “thoải mái” lụi cho một cái hầu thử xem nó tốt đến mức nào chăng?. Những cuộc chiến tranh ngụy tạo để thử vũ khí xem chừng làm đúng theo cách xử sự này.
Sự thực đau lòng là thế này: nếu quý vị nào chưa hề mang mầm căn bệnh của thế kỷ thì nếu quý vị cứ bắt chước ‘con cò mà đi ăn đêm’ thì dù có mang cả bao áo mưa chăng nữa, quý vị sớm muộn cũng sẽ lãnh đủ. Còn quý vị nào rủi thay đã lỡ bị rồi thì cả thúng áo mưa cũng bằng thừa. Y như câu chuyện có thật vừa đăng trên zenit.org hôm 25 tháng 3 vừa qua. Một nhóm phóng viên đi công tác tường trình về nạn HIV tại Phi Châu. Tại trung tâm Giao Điểm Kampala—nơi hàng ngày phải chạy chữa cho khoảng trên dưới bốn ngàn bệnh nhân HIV—khi thấy tình trạng thống khổ của những chị em phụ nữ đã nhiễm bệnh, họ chạnh lòng thương và nẩy ra ý định tốt lành là tặng cho các chị em ấy một hộp…áo mưa làm quà. Thấy thế, chị Jovine, một trong các chị em đã nhẹ nhàng nói với họ: “Chồng tôi đang hấp hối, sáu đứa con tôi sắp mồ côi đến nơi, các ông biếu tôi cái hộp quà này để làm gì?”
Sau khi kể câu chuyện giở khóc giở cười này, chị giám đốc Rose Busingye bình luận rằng: “Thật là vô lý, thậm vô lý, điều các chị em muốn đâu phải là cái hộp ‘phải gió’ kia, mà là một ai đó đến bên cạnh với một lời thông cảm vỗ về: “Đừng khóc nữa em; thôi chị nín đi…”
Rồi chị kết luận: “Giải quyết vấn đề HIV bằng áo mưa là ngừng lại ở cái ngọn chứ không phải đi đến tận cái gốc. Cái gốc này chính là một nền giáo dục, một thái độ để sống, một quyết định sáng suốt trước các hành vi dục tính.” Rồi chị lên tiếng bênh vực ĐGH rằng: “Những kẻ đả kích ngài chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền lợi của riêng họ mà thôi, trong khi đó ĐGH chẳng có quyền lợi gì để bảo vệ ngoài chính ý nghĩa của đời sống, ngoài phẩm giá của con người. Ngài đến đây vì ngài thực sự quan tâm đến chúng tôi, ngài tỏ lòng ân cần đối với lục địa Phi Châu khốn khổ này. Ngài không đến đem bom mìn làm cho nổ banh xác các em nhỏ đã quá sớm trở thành những cậu lính nhí, để rồi hóa ra tàn phế, sứt đầu, rách môi, mất tai, đến nuốt nước miếng cũng không được. Chẳng lẽ ta lại mang áo mưa đến làm quà cho chúng sao? Dịch tả, sốt rét còn giết người nhiều hơn cả HIV nữa, thế mà có ai mang thuốc aspirin hay ký ninh đến đâu; lúc nào cũng chỉ thấy áo mưa với áo mưa.”
Thay Đổi
Giải quyết HIV bằng áo mưa đúng là cách sống của con người thời đại, xem ra chỉ thích xả láng, thoải mái hưởng thụ, và ngại vất vả hy sinh, nhất là hãm mình ép xác. Đời, nói theo Francoise Sagan, là để vui chơi thỏa thích, tại sao lại phải gò bó khuôn khổ? Tự do là phải phóng túng, muốn gì làm nấy. Dường như tự do và giới hạn không bao giờ đội trời chung. Con người là tối cao, là thước đo cho tất cả mọi sự. Không có một giới luật nào có thể áp đặt trên con người cả. Con người có toàn quyền chọn lựa và quyết định cho chính mình. Nếu có thượng đế, thì ngài cũng phải chiều theo ý con người, nếu không thì sẽ bị giết chết. Giêsu Nazarét là thí dụ điển hình và rõ rệt nhất. Cứ lập luận tiếp tục như thế để rồi con người đi tới chỗ tự tôn phong mình lên làm thượng đế luôn. Nhưng làm thượng đế đâu không thấy, chỉ thấy toàn những là kiểu hành xử của loài thú, với chính mình và với đồng loại. Một nhân lọai phi-Thiên-Chúa làm sao có thể có một định mệnh nào khác được!
May quá, ĐGH đã lên tiếng xác nhận rất hùng hồn: “Con người có khả năng sống thanh khiết. Con người có thể tự chủ và làm chủ bản năng dục tính của mình được.” Cũng trong chiều hướng này, một mạng lưới toàn cầu mang tên “Metanoia Media” vừa phóng ra chủ đề “Thay Đổi Đang Tới” nhằm cho thấy một nhãn quan mới về những lời ĐGH vừa nói về áo mưa. Mạng lưới với chủ đề này giới thiệu các nhân chứng của trào lưu tiết dục (abstinence) đang được khai triển tại Nam Phi và Uganda. Nó cũng cho thấy những thành quả cũng như những thách đố khi trực diện với căn bệnh của thế kỷ.
Giám đốc điều hành mạng lưới tại Nam Phi, Norman Servais, cho biết: “Nước chúng tôi được biết đến như là thủ đô thế giới vế bệnh AIDS. Do đó, quý vị cứ việc nói vi vút về áo mưa, thế nhưng, chúng tôi sẽ cho quý vị biết rằng đó không phải là câu trả lời đâu.”
Trong khi đó, Đức Giám Mục Hugh Slattery thuộc giáo phận Tzaneen, Nam Phi, thì cho biết rằng: “Tiết dục trước khi kết hôn và trung thành khi đã kết hôn mới nhanh chóng chặn đứng được sự lan truyền của bệnh AIDS. Hôn nhân và gia đình mới chính là giải pháp của căn bệnh thế kỷ.”
Xin xem thêm: Vũ văn An, Áo Mưa và Bệnh AIDS, vietcatholic.net, 23 tháng 3, 2009
Nhân chuyến công du Châu Phi của Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêđictô XVI, vụ ‘áo mưa’—vốn đã âm ỉ từ lâu, nhất là tại lục điạ ‘siđa’ này—lại bùng lên như một đám cháy gặp đợt gió nồm. Các trùm truyền thông ùa vào tố khổ ngài không tiếc lời. Họ ‘nhiếc’ ngài vì ngài không chịu tin rằng ‘áo mưa—condom’ là niềm hy vọng tối cao của nhân loại hòng chống lại căn bệnh thế kỷ. Họ bỉu môi trước khuyến cáo đơn sơ (và ‘ngây thơ’) của ngài: “Sống thanh khiết mới chính là giải pháp, và con người có thể làm chủ được bản năng dục tính của mình.” Cuối cùng họ kết luận: “Giáo Hoàng sai rõ ràng: sự kiện rành rành như vậy mà còn cãi,” họ gào lên như thế.
Dường như quý vị truyền thông nhìn vấn đề ‘hơi lệch.’ Vấn đề ở đây không phải là: “Đi mưa có nên mặc áo mưa không?” Hoặc là “Đi mưa, mặc áo mưa có bị ướt không?” Bởi lẽ hỏi như thế thì ai mà chẳng biết câu trả lời. Vả lại, hỏi như vậy chẳng được việc gì cả, ngoại trừ trường hợp bạn mặc áo mưa…lủng, hoặc như trong trường hợp nếu ‘trời không mưa, anh vẫn mặc áo mưa’ (không phải đổi lời bài hát ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ đầu nhé!).
Chưa có thời đại nào méo mó nghề nghiệp như thời đại hôm nay, trong khi tiến bộ khoa học thì lao đi vun vút, mà luân thường đạo lý thì xuống dốc không phanh. Người ta đem nguyên tắc trong thương mại do chủ nghĩa tiêu thụ mớm cho để méo mó áp dụng vào mọi lãnh vực khác, kể cả lãnh vực luân lý đạo đức. Người ta quảng cáo hà rầm: “càng mua càng tiết kiệm” nghe thật là lọt tai. Nhưng cho dù hấp dẫn đến đâu chăng nữa, cỡ như “mua một tặng một” chẳng hạn, ta vẫn phải coi chừng, bởi lẽ điều cần biết là mua cái gì, mặt hàng nào, và nhất là có cần mua không. Bởi đâu phải cứ rẻ là đổ xô đi mua, coi chừng mua về nhà không có chỗ mà chứa ấy chứ! Đó là chưa nói đến không khéo đó là quảng cáo của nhà…đòn (ngoài dịch vụ chôn cất, còn chuyên trị về quan…tài nữa). Trường hợp này thì thật khó xử. Hóa ra, điều tối kỵ mà quý vị làm thương mại không bao giờ hé môi là chân lý này: “Nếu không mua thì bạn sẽ tiết kiệm nhiều nhất!” Nói thế thì dẹp tiệm sớm, hay sẽ âm thầm đóng cửa sau khi đã tưng bừng khai trương.
Trường hợp áo mưa đúng y như thế. Có vẻ như đám con buôn chuyên chế áo mưa đang muốn nói rằng: “Mại dô, mại dô, cô bác ơi! Sản phẩm áo mưa chúng tôi làm ra có ‘chất lượng cao, ’ vừa rẻ, vừa bền, lại vừa đẹp nữa. Mua về xài thoải mái bà con ơi!” Có phải vì nghe như thế mà ta sẽ đổ xô đi mua về ‘mặc’ thoải mái, ‘vô tư,’ bất kể nắng mưa đêm ngày sáng trưa chiều tối chăng? Hay như trường hợp mua được con dao thật tốt, nên ta thủ trong người để ra đường gặp ai cũng “thoải mái” lụi cho một cái hầu thử xem nó tốt đến mức nào chăng?. Những cuộc chiến tranh ngụy tạo để thử vũ khí xem chừng làm đúng theo cách xử sự này.
Sự thực đau lòng là thế này: nếu quý vị nào chưa hề mang mầm căn bệnh của thế kỷ thì nếu quý vị cứ bắt chước ‘con cò mà đi ăn đêm’ thì dù có mang cả bao áo mưa chăng nữa, quý vị sớm muộn cũng sẽ lãnh đủ. Còn quý vị nào rủi thay đã lỡ bị rồi thì cả thúng áo mưa cũng bằng thừa. Y như câu chuyện có thật vừa đăng trên zenit.org hôm 25 tháng 3 vừa qua. Một nhóm phóng viên đi công tác tường trình về nạn HIV tại Phi Châu. Tại trung tâm Giao Điểm Kampala—nơi hàng ngày phải chạy chữa cho khoảng trên dưới bốn ngàn bệnh nhân HIV—khi thấy tình trạng thống khổ của những chị em phụ nữ đã nhiễm bệnh, họ chạnh lòng thương và nẩy ra ý định tốt lành là tặng cho các chị em ấy một hộp…áo mưa làm quà. Thấy thế, chị Jovine, một trong các chị em đã nhẹ nhàng nói với họ: “Chồng tôi đang hấp hối, sáu đứa con tôi sắp mồ côi đến nơi, các ông biếu tôi cái hộp quà này để làm gì?”
Sau khi kể câu chuyện giở khóc giở cười này, chị giám đốc Rose Busingye bình luận rằng: “Thật là vô lý, thậm vô lý, điều các chị em muốn đâu phải là cái hộp ‘phải gió’ kia, mà là một ai đó đến bên cạnh với một lời thông cảm vỗ về: “Đừng khóc nữa em; thôi chị nín đi…”
Rồi chị kết luận: “Giải quyết vấn đề HIV bằng áo mưa là ngừng lại ở cái ngọn chứ không phải đi đến tận cái gốc. Cái gốc này chính là một nền giáo dục, một thái độ để sống, một quyết định sáng suốt trước các hành vi dục tính.” Rồi chị lên tiếng bênh vực ĐGH rằng: “Những kẻ đả kích ngài chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền lợi của riêng họ mà thôi, trong khi đó ĐGH chẳng có quyền lợi gì để bảo vệ ngoài chính ý nghĩa của đời sống, ngoài phẩm giá của con người. Ngài đến đây vì ngài thực sự quan tâm đến chúng tôi, ngài tỏ lòng ân cần đối với lục địa Phi Châu khốn khổ này. Ngài không đến đem bom mìn làm cho nổ banh xác các em nhỏ đã quá sớm trở thành những cậu lính nhí, để rồi hóa ra tàn phế, sứt đầu, rách môi, mất tai, đến nuốt nước miếng cũng không được. Chẳng lẽ ta lại mang áo mưa đến làm quà cho chúng sao? Dịch tả, sốt rét còn giết người nhiều hơn cả HIV nữa, thế mà có ai mang thuốc aspirin hay ký ninh đến đâu; lúc nào cũng chỉ thấy áo mưa với áo mưa.”
Thay Đổi
Giải quyết HIV bằng áo mưa đúng là cách sống của con người thời đại, xem ra chỉ thích xả láng, thoải mái hưởng thụ, và ngại vất vả hy sinh, nhất là hãm mình ép xác. Đời, nói theo Francoise Sagan, là để vui chơi thỏa thích, tại sao lại phải gò bó khuôn khổ? Tự do là phải phóng túng, muốn gì làm nấy. Dường như tự do và giới hạn không bao giờ đội trời chung. Con người là tối cao, là thước đo cho tất cả mọi sự. Không có một giới luật nào có thể áp đặt trên con người cả. Con người có toàn quyền chọn lựa và quyết định cho chính mình. Nếu có thượng đế, thì ngài cũng phải chiều theo ý con người, nếu không thì sẽ bị giết chết. Giêsu Nazarét là thí dụ điển hình và rõ rệt nhất. Cứ lập luận tiếp tục như thế để rồi con người đi tới chỗ tự tôn phong mình lên làm thượng đế luôn. Nhưng làm thượng đế đâu không thấy, chỉ thấy toàn những là kiểu hành xử của loài thú, với chính mình và với đồng loại. Một nhân lọai phi-Thiên-Chúa làm sao có thể có một định mệnh nào khác được!
May quá, ĐGH đã lên tiếng xác nhận rất hùng hồn: “Con người có khả năng sống thanh khiết. Con người có thể tự chủ và làm chủ bản năng dục tính của mình được.” Cũng trong chiều hướng này, một mạng lưới toàn cầu mang tên “Metanoia Media” vừa phóng ra chủ đề “Thay Đổi Đang Tới” nhằm cho thấy một nhãn quan mới về những lời ĐGH vừa nói về áo mưa. Mạng lưới với chủ đề này giới thiệu các nhân chứng của trào lưu tiết dục (abstinence) đang được khai triển tại Nam Phi và Uganda. Nó cũng cho thấy những thành quả cũng như những thách đố khi trực diện với căn bệnh của thế kỷ.
Giám đốc điều hành mạng lưới tại Nam Phi, Norman Servais, cho biết: “Nước chúng tôi được biết đến như là thủ đô thế giới vế bệnh AIDS. Do đó, quý vị cứ việc nói vi vút về áo mưa, thế nhưng, chúng tôi sẽ cho quý vị biết rằng đó không phải là câu trả lời đâu.”
Trong khi đó, Đức Giám Mục Hugh Slattery thuộc giáo phận Tzaneen, Nam Phi, thì cho biết rằng: “Tiết dục trước khi kết hôn và trung thành khi đã kết hôn mới nhanh chóng chặn đứng được sự lan truyền của bệnh AIDS. Hôn nhân và gia đình mới chính là giải pháp của căn bệnh thế kỷ.”
Xin xem thêm: Vũ văn An, Áo Mưa và Bệnh AIDS, vietcatholic.net, 23 tháng 3, 2009
Top Stories
Domani l’appello dei fedeli di Thai Ha, nuove vessazioni contro il loro avvocato
Asia-News
15:24 26/03/2009
Le autorità hanno lanciato una vera campagna persecutoria: per il legale, arresti, perquisizioni, interrogatori, minacce telefoniche, divieto di andare a Hanoi, ove si svolge il processo, ritiro della licenza per esercitare la professione. Il tutto accompagnato da articoli di diffamazione personale e professionale.
Hanoi (AsiaNews) – L’avvicinarsi del processo di appello dei fedeli della parrocchia di Thai Ha - che si terrà domani, 27 marzo – è stato accompagnato da un continuo aumento delle vessazioni e delle intimidazioni da parte delle autorità vietnamite contro il loro avvocato, Le Tran Luat.
Il legale, che tutela anche persone spogliate ingiustamente delle loro terre o vittime di altri soprusi, si occupa sia dell’appello degli otto condannati per “danneggiamento di beni statali” e “condotta disordinata” – in quanto hanno preso parte alle veglie di preghiera con le quali si chiedeva “giustizia” per la restituzione dei terreni sottratti alla loro parrocchia - sia della causa da essi intentata contro i media statali che hanno dato falsi resoconti del loro processo, in particolare attribuendo loro ammissioni di colpevolezza, mentre si erano proclamati innocenti.
Da mesi l’avvocato Luat subisce vessazioni di ogni tipo - da ultimo, il 24, a Ho Chi Minh City gli è stato ritirato il permesso di esercitare la professione – mentre è in atto una campagna di stampa che ne mette in dubbio onestà e qualità professionali.
E’ un lungo elenco: il 24 febbraio, il giornale della Sicurezza di Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) ha pubblicato un articolo nel quale affermava di aver ricevuto un gran numero di lamentele contro l’avvocato, accusandolo di guadagni fraudolenti. Il giorno dopo c’è stata una perquisizione - senza spiegazioni - operata dalla polizia nel suo studio, a Ho Chi Minh City, con il sequestro di computer e documenti;. Il 4 marzo, una assistente del legale, Ta Phong Tan, è stata presa da un gruppo di agenti in borghese, che l’ha portata in un ufficio dove l’ha sottoposta per ore ad interrogatorio. Il 12 marzo Luat è stato fermato e sottoposto a interrogatorio da parte della polizia mentre si preparava a prendere un aereo per Hanoi, proprio per vedere i suoi difesi. Il 15 marzo è stato nuovamente fermato e condotto a una cosiddetta “sessione di lavoro”.
Nello stesso periodo, mentre si registrano nuovi attacchi sui giornali, lui, la sua famiglia e i suoi collaboratori ricevono telefonate di minacce. I suoi clienti vengono avvicinati e spinti a ritirargli le cause che gli hanno affidate.
La settimana scorsa, alla vigilia del processo, gli imputati sono stati contattati da funzionari del tribunale che li hanno avvertiti della possibilità che Luat non avrebbe potuto difenderli, perché la polizia di Ho Chi Minh City era impegnata a impedirgli di arrivare a Hanoi. “Siamo stati avvertiti – scrivono in una petizione rivolta alle autorità - che la polizia di Ho Chi Minh City lo ha diffidato a venire a Hanoi per darci consigli legali”. “Ci siamo rivolti alla Corte del popolo di Hanoi, al Dipartimento di pubblica sicurezza e a quello della polizia di Ho Chi Minh City chiedendo di fare il possibile per consentirgli di venire a Hanoi per il 27 marzo, garantendo in tal modo il nostro diritto alla difesa”.
Lunedì, poi, cinque degli accusati si sono recati personalmente in tribunale e hanno insistito sul loro diritto di avere Luat come capo della loro difesa, che conta su altri due legali. Un altro accusato ha confermato di avere Luat come unico difensore.
La campagna di intimidazioni e vessazioni condotta dalle autorità ha avuto un effetto anche nel mondo cattolico: affollate veglie di preghiera per gli imputati e i loro difensori si sono svolte a Hanoi, Vinh, Ho Chi Minh City e altre province.
Hanoi (AsiaNews) – L’avvicinarsi del processo di appello dei fedeli della parrocchia di Thai Ha - che si terrà domani, 27 marzo – è stato accompagnato da un continuo aumento delle vessazioni e delle intimidazioni da parte delle autorità vietnamite contro il loro avvocato, Le Tran Luat.
Il legale, che tutela anche persone spogliate ingiustamente delle loro terre o vittime di altri soprusi, si occupa sia dell’appello degli otto condannati per “danneggiamento di beni statali” e “condotta disordinata” – in quanto hanno preso parte alle veglie di preghiera con le quali si chiedeva “giustizia” per la restituzione dei terreni sottratti alla loro parrocchia - sia della causa da essi intentata contro i media statali che hanno dato falsi resoconti del loro processo, in particolare attribuendo loro ammissioni di colpevolezza, mentre si erano proclamati innocenti.
Da mesi l’avvocato Luat subisce vessazioni di ogni tipo - da ultimo, il 24, a Ho Chi Minh City gli è stato ritirato il permesso di esercitare la professione – mentre è in atto una campagna di stampa che ne mette in dubbio onestà e qualità professionali.
E’ un lungo elenco: il 24 febbraio, il giornale della Sicurezza di Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) ha pubblicato un articolo nel quale affermava di aver ricevuto un gran numero di lamentele contro l’avvocato, accusandolo di guadagni fraudolenti. Il giorno dopo c’è stata una perquisizione - senza spiegazioni - operata dalla polizia nel suo studio, a Ho Chi Minh City, con il sequestro di computer e documenti;. Il 4 marzo, una assistente del legale, Ta Phong Tan, è stata presa da un gruppo di agenti in borghese, che l’ha portata in un ufficio dove l’ha sottoposta per ore ad interrogatorio. Il 12 marzo Luat è stato fermato e sottoposto a interrogatorio da parte della polizia mentre si preparava a prendere un aereo per Hanoi, proprio per vedere i suoi difesi. Il 15 marzo è stato nuovamente fermato e condotto a una cosiddetta “sessione di lavoro”.
Nello stesso periodo, mentre si registrano nuovi attacchi sui giornali, lui, la sua famiglia e i suoi collaboratori ricevono telefonate di minacce. I suoi clienti vengono avvicinati e spinti a ritirargli le cause che gli hanno affidate.
La settimana scorsa, alla vigilia del processo, gli imputati sono stati contattati da funzionari del tribunale che li hanno avvertiti della possibilità che Luat non avrebbe potuto difenderli, perché la polizia di Ho Chi Minh City era impegnata a impedirgli di arrivare a Hanoi. “Siamo stati avvertiti – scrivono in una petizione rivolta alle autorità - che la polizia di Ho Chi Minh City lo ha diffidato a venire a Hanoi per darci consigli legali”. “Ci siamo rivolti alla Corte del popolo di Hanoi, al Dipartimento di pubblica sicurezza e a quello della polizia di Ho Chi Minh City chiedendo di fare il possibile per consentirgli di venire a Hanoi per il 27 marzo, garantendo in tal modo il nostro diritto alla difesa”.
Lunedì, poi, cinque degli accusati si sono recati personalmente in tribunale e hanno insistito sul loro diritto di avere Luat come capo della loro difesa, che conta su altri due legali. Un altro accusato ha confermato di avere Luat come unico difensore.
La campagna di intimidazioni e vessazioni condotta dalle autorità ha avuto un effetto anche nel mondo cattolico: affollate veglie di preghiera per gli imputati e i loro difensori si sono svolte a Hanoi, Vinh, Ho Chi Minh City e altre province.
An Herrn Botschafter Rolf Schulze
LM Đan Sĩ Augustinus Phạm Sơn Hà
16:01 26/03/2009
An Herrn Botschafter Rolf Schulze
29, Trần Phú
Hà Nội, Việt Nam
Hilferuf für Rechtantwalt Le Tran Luat in Vietnam
Sehr geehrter Herr Botschafter Schulze,
In nur noch zwei Tagen werden acht Mitglieder der katholischen Thai-Ha-Pfarrgemeinde in Hanoi vor Gericht stehen. Herr Le Tran Luat ist ihr offizieller Verteidiger, der jedoch immer noch unter polizeilichem Hausarrest in Saigon steht. Er ist über 1.000 kms von seinen Mandanten entfernt, obgleich der Gerichtstermin in wenigen Tagen ist.
Am Mitte März 2008 waren sieben der Angeklagten zum Gericht gekommen, um mit Gerichtsbeamten die Verteidigungsangelegenheit zu besprechen und sie bekräftigten ihren Entschluss, dass Anwalt Le Tran Luat ihr Hauptverteidiger ist zusammen mit zwei weiteren Anwälten.
Wir möchten Sie bitten, Kontakt mit der vietnamesischen Regierung aufzunehmen, um die Freilassung von Anwalt Le Tran Luat und seiner Sekretärin Frau Ta Phong Tan zu erwirken, damit sie nach Hanoi fahren und ihre acht Mandanten aus der Thai-Ha-Kirchengemeinde verteidigen können.
Der Hausarrest für Anwalt Le Tran Luat beweist einmal mehr, dass die Regierung von Vietnam die Menschen- und Freiheitsrechte ihrer Bürger nicht gewährleistet. Wir vertrauen darauf, dass mit Ihrer Hilfe Anwalt Le Tran Luat und seine Mitarbeiter nach Hanoi fahren dürfen, um die Angeklagten vor Gericht zu vertreten. Über den angefügten Link können Sie weitere Informationen zu diesen Vorfällen und den Hintergründen bekommen: http://vietcatholic.net/News/Html/65361.htm
Wir, die Unterzeichner, schreiben Ihnen um Ihre Aufmerksamkeit auf die Verletzung der Menschenrechte durch die vietnamesische Regierung zu lenken, die es im Zusammenhang mit der gerichtlichen Berufung, angesetzt fuer den 27ten Maerz 2009, der Thai Ha Gemeindemitglieder gab.
Rechtsanwalt Le Tran Luat ist der kostenfreie Rechtsanwalt, der den Thai Ha gemeindemitgliedern kostenlose gab. Die Anklage, die faelschlicherweise gegen Sie eingebracht wurde, begann nach den Protesten im August letzten Jahres
Wegen dieser Dienstleistung ist Rechtsanwalt Le Tran Luat belaestigt und daran gehindert worden rechtzeitig zu Prozessbeginn nach Hanoi zu reisen, trotz des Antrages seiner Klienten ihnen rechtliche Unterstueztung zu gewaehren, die Ihnen nach der konstitution zustehen.
Zudem ist die Gerichtsverhandlung in einer ungewoehnlichen Gegend fern von Hanoi angesetzt, in einem Versuch die Verteidiger und alle Unterstuetzer zu anzuschrecken, die fuer Gerechtigkeit kaempfen.
Wir bitten Sie, diesen Fall zu verfolgenund Repraesentanten zu schicken, die in ORT und ZEIT angesetzt sind, sodass sie Zeuge einer gesetzwidrigen Situation und der Menschenrechtsverletzungen in Vietnam werden.
Wir hoffen, dass das Gerichtsverfahren die Unschuld der acht Menschen bestätigen wird, und dass sie von allen Vorwürfen freigesprochen werden.
Wir danken Ihnen für Ihre Bemühungen
und verbleiben mit freundlichen Grüßen
Pater Augustinus Pham OSB
Erzabtei
86941 St. Ottilien
Deutschland
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
29, Trần Phú
Hà Nội, Việt Nam
Hilferuf für Rechtantwalt Le Tran Luat in Vietnam
Sehr geehrter Herr Botschafter Schulze,
In nur noch zwei Tagen werden acht Mitglieder der katholischen Thai-Ha-Pfarrgemeinde in Hanoi vor Gericht stehen. Herr Le Tran Luat ist ihr offizieller Verteidiger, der jedoch immer noch unter polizeilichem Hausarrest in Saigon steht. Er ist über 1.000 kms von seinen Mandanten entfernt, obgleich der Gerichtstermin in wenigen Tagen ist.
Am Mitte März 2008 waren sieben der Angeklagten zum Gericht gekommen, um mit Gerichtsbeamten die Verteidigungsangelegenheit zu besprechen und sie bekräftigten ihren Entschluss, dass Anwalt Le Tran Luat ihr Hauptverteidiger ist zusammen mit zwei weiteren Anwälten.
Wir möchten Sie bitten, Kontakt mit der vietnamesischen Regierung aufzunehmen, um die Freilassung von Anwalt Le Tran Luat und seiner Sekretärin Frau Ta Phong Tan zu erwirken, damit sie nach Hanoi fahren und ihre acht Mandanten aus der Thai-Ha-Kirchengemeinde verteidigen können.
Der Hausarrest für Anwalt Le Tran Luat beweist einmal mehr, dass die Regierung von Vietnam die Menschen- und Freiheitsrechte ihrer Bürger nicht gewährleistet. Wir vertrauen darauf, dass mit Ihrer Hilfe Anwalt Le Tran Luat und seine Mitarbeiter nach Hanoi fahren dürfen, um die Angeklagten vor Gericht zu vertreten. Über den angefügten Link können Sie weitere Informationen zu diesen Vorfällen und den Hintergründen bekommen: http://vietcatholic.net/News/Html/65361.htm
Wir, die Unterzeichner, schreiben Ihnen um Ihre Aufmerksamkeit auf die Verletzung der Menschenrechte durch die vietnamesische Regierung zu lenken, die es im Zusammenhang mit der gerichtlichen Berufung, angesetzt fuer den 27ten Maerz 2009, der Thai Ha Gemeindemitglieder gab.
Rechtsanwalt Le Tran Luat ist der kostenfreie Rechtsanwalt, der den Thai Ha gemeindemitgliedern kostenlose gab. Die Anklage, die faelschlicherweise gegen Sie eingebracht wurde, begann nach den Protesten im August letzten Jahres
Wegen dieser Dienstleistung ist Rechtsanwalt Le Tran Luat belaestigt und daran gehindert worden rechtzeitig zu Prozessbeginn nach Hanoi zu reisen, trotz des Antrages seiner Klienten ihnen rechtliche Unterstueztung zu gewaehren, die Ihnen nach der konstitution zustehen.
Zudem ist die Gerichtsverhandlung in einer ungewoehnlichen Gegend fern von Hanoi angesetzt, in einem Versuch die Verteidiger und alle Unterstuetzer zu anzuschrecken, die fuer Gerechtigkeit kaempfen.
Wir bitten Sie, diesen Fall zu verfolgenund Repraesentanten zu schicken, die in ORT und ZEIT angesetzt sind, sodass sie Zeuge einer gesetzwidrigen Situation und der Menschenrechtsverletzungen in Vietnam werden.
Wir hoffen, dass das Gerichtsverfahren die Unschuld der acht Menschen bestätigen wird, und dass sie von allen Vorwürfen freigesprochen werden.
Wir danken Ihnen für Ihre Bemühungen
und verbleiben mit freundlichen Grüßen
Pater Augustinus Pham OSB
Erzabtei
86941 St. Ottilien
Deutschland
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
INDE: Les évêques demandent aux médias du monde entier de respecter le pape
Eglises d'Asie
16:26 26/03/2009
INDE: Les évêques demandent aux médias du monde entier de respecter le pape
Durant le voyage de Benoît XVI en Afrique, les médias indiens ont largement relayé leurs confrères de l’étranger disant que le pape « était complètement à côté du monde réel », à propos de ses déclarations concernant le préservatif, qui, selon lui, n’était pas l’unique réponse au drame du sida. L’une des sources citées était la célèbre revue américaine Foreign Policy, qui a classé le pape en second dans sa liste des « treize personnalités les pires de la planète »; la revue citait également des médias britanniques affirmant qu’une personne interne au Vatican avait qualifié le pontificat de Benoît XVI de « catastrophique ».
Le 25 mars dernier, le P. Babu Joseph, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), est revenu sur ces propos, « inqualifiables » selon lui. « Comment peut-on comparer un chef spirituel mondial avec ces autres personnes citées ? C’est lamentable », a-t-il confié à l’agence Ucanews (1). Foreign Policy a estimé opportun de placer le pape en position numéro deux, juste après l’Autrichien tristement célèbre Josef Fritzl, qui a séquestré et violé sa fille pendant 24 ans, lui faisant six enfants, et juste avant l’Américain Bernard Madoff, à l’origine d’un gigantesque scandale financier pour avoir détourné des sommes d’argent colossales.
La Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI) a publié le 24 mars un communiqué de presse dans lequel elle dit considérer comme « gravement irresponsables et infamants » ces propos au sujet du chef de l’Eglise catholique. Les évêques y défendent le pape, « le chef spirituel des catholiques, aimé et respecté dans le monde entier ». Ils rappellent que la communauté internationale avait écouté avec respect ses déclarations sur la récession économique ou le terrorisme.
Les médias indiens ont cité des sources vaticanes disant que le pape était isolé et ne consultait pas comme il le devrait ses conseillers. « Au sujet du préservatif par exemple, il y a des prêtres et des évêques en Afrique qui considèrent le préservatif comme une des possibilités de lutte contre le sida », lit-on dans un article s’appuyant sur des sources de presse étrangère.
Mais le texte du Conférence épiscopale indienne demande aux catholiques du monde entier de respecter les enseignements du pape. Celui-ci a si souvent incité le monde à entrer davantage « dans la l’esprit de Dieu en construisant une société fondée sur des valeurs morales et le respect de la vie », peut-on lire. « C’est le rôle moral (du pape) de diriger et de guider les consciences, celles de l’humanité en général, et celle des catholiques en particulier. »
Le pape Benoît XVI « est l’un des plus grands intellectuels des temps modernes, et est parfaitement informé des tendances actuelles qui préfigurent la dégradation morale de l’humanité », affirme encore la déclaration, signée par le secrétaire général de la CBCI, Mgr Stanislaus Fernandes, archevêque de Gandhinagar.
Le texte des évêques, pour finir, engage les catholiques comme les non-catholiques à se garder de « faire des déclarations irréfléchies » contre le chef de l’Eglise, qui a toujours « œuvré pour la paix, la réconciliation, la fraternité, l’unité et l’attention portée aux pauvres et aux laissés-pour-compte ».
(1) Ucanews, 25 mars 2009.
Durant le voyage de Benoît XVI en Afrique, les médias indiens ont largement relayé leurs confrères de l’étranger disant que le pape « était complètement à côté du monde réel », à propos de ses déclarations concernant le préservatif, qui, selon lui, n’était pas l’unique réponse au drame du sida. L’une des sources citées était la célèbre revue américaine Foreign Policy, qui a classé le pape en second dans sa liste des « treize personnalités les pires de la planète »; la revue citait également des médias britanniques affirmant qu’une personne interne au Vatican avait qualifié le pontificat de Benoît XVI de « catastrophique ».
Le 25 mars dernier, le P. Babu Joseph, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), est revenu sur ces propos, « inqualifiables » selon lui. « Comment peut-on comparer un chef spirituel mondial avec ces autres personnes citées ? C’est lamentable », a-t-il confié à l’agence Ucanews (1). Foreign Policy a estimé opportun de placer le pape en position numéro deux, juste après l’Autrichien tristement célèbre Josef Fritzl, qui a séquestré et violé sa fille pendant 24 ans, lui faisant six enfants, et juste avant l’Américain Bernard Madoff, à l’origine d’un gigantesque scandale financier pour avoir détourné des sommes d’argent colossales.
La Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI) a publié le 24 mars un communiqué de presse dans lequel elle dit considérer comme « gravement irresponsables et infamants » ces propos au sujet du chef de l’Eglise catholique. Les évêques y défendent le pape, « le chef spirituel des catholiques, aimé et respecté dans le monde entier ». Ils rappellent que la communauté internationale avait écouté avec respect ses déclarations sur la récession économique ou le terrorisme.
Les médias indiens ont cité des sources vaticanes disant que le pape était isolé et ne consultait pas comme il le devrait ses conseillers. « Au sujet du préservatif par exemple, il y a des prêtres et des évêques en Afrique qui considèrent le préservatif comme une des possibilités de lutte contre le sida », lit-on dans un article s’appuyant sur des sources de presse étrangère.
Mais le texte du Conférence épiscopale indienne demande aux catholiques du monde entier de respecter les enseignements du pape. Celui-ci a si souvent incité le monde à entrer davantage « dans la l’esprit de Dieu en construisant une société fondée sur des valeurs morales et le respect de la vie », peut-on lire. « C’est le rôle moral (du pape) de diriger et de guider les consciences, celles de l’humanité en général, et celle des catholiques en particulier. »
Le pape Benoît XVI « est l’un des plus grands intellectuels des temps modernes, et est parfaitement informé des tendances actuelles qui préfigurent la dégradation morale de l’humanité », affirme encore la déclaration, signée par le secrétaire général de la CBCI, Mgr Stanislaus Fernandes, archevêque de Gandhinagar.
Le texte des évêques, pour finir, engage les catholiques comme les non-catholiques à se garder de « faire des déclarations irréfléchies » contre le chef de l’Eglise, qui a toujours « œuvré pour la paix, la réconciliation, la fraternité, l’unité et l’attention portée aux pauvres et aux laissés-pour-compte ».
(1) Ucanews, 25 mars 2009.
Thai Ha defendants’ appeal opens tomorrow as their attorney is harassed again and again
Asia-News
22:02 26/03/2009
The authorities are conducting a campaign of persecution against the lawyer, including detention, searches, interrogation, phone threats, banning him from travelling to Hanoi where the trial is slated to take place, as well as taking away from him his licence to practice. Against all this state media is carrying out a smear campaign against him as a person and a law professional.
Hanoi (AsiaNews) – The period leading up to the trial of eight Thai Ha parishioners, which opens tomorrow, has been marked by a crescendo of harassment and intimidation by Vietnamese authorities against Le Tran Luat, the attorney representing the defendants.
The lawyer, who also represents others unfairly deprived of their property or victims of abuse, is in charge of the appeal made by the Thai Ha parishioners convicted of causing “damages to state property” and “disorderly conduct”. These charges were originally laid because the eight people involved had taken part in prayer vigils in favour of justice and the return of land taken from their parish and had sued state media for false reporting on their trial when they were wrongly quoted as admitting their guilt when in fact they had instead proclaimed their innocence loud and clear.
As a result of his involvement in the case Mr Luat has had to endure months of harassment. The latest episode occurred last Tuesday in Ho Chi Minh City when he had his licence to practice taken whilst a smear campaign by the press continued to raise doubts about his honesty and professional competence.
However, this was but one incident in a series. On 24 February for example, an article appeared in Ho Chi Minh City’s Police newspaper, Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh, claiming that several of Luat’s clients had complained about him, and accused him of making money fraudulently.
The next day police raided his Ho Chi Minh City offices, seizing computers and documents without any explanation.
On 4 March, one of Mr Luat’s aides, Ta Phong Tan, was detained by plainclothes policemen and taken to an office where she was subjected to hours of questioning.
On 12 March Luat himself was detained and interrogated just as he was getting ready to fly to Hanoi to appear in court on behalf of the eight Thai Ha defendants. Three days later he was detained again and forced to attend a ‘work session’.
Throughout this period, as the press attacked him, Mr Luat, his family and aides had to endure threatening phone calls.
Even his clients have been pressured to withdraw their cases from his care.
Last week Hanoi court officials contacted the defendants to inform them that Mr Luat might not be able to act as their legal counsel because the Ho Chi Minh City Police Department was preventing him from travelling to Hanoi.
“Recently we have learned that our attorney, Mr Le Tran Luat, was prevented by Ho Chi Minh City's police from flying to Hanoi to provide us with legal counsel,” the defendants said.
“We turned to the Hanoi People's Court, the Department of Public Security, and Ho Chi Minh City's Police Department to provide him assistance, making it possible for him to arrive in Hanoi to provide us counsel in our appeal hearing on Mar 27, 2009, thus securing our right to legal representation in accordance with due process.”
Last Monday five of the defendants went to court in person, insisting on their right to have Mr Luat as their legal counsel, which includes two other lawyers.
Another defendant said that Mr Luat is his only defence attorney.
The authorities’ campaign of intimidation and abuse has had one unexpected consequence for Catholics. The number of people flocking to prayer vigils held on behalf of the defendants and their lawyers in Hanoi, Vinh, Ho Chi Minh City and other provinces has increased.
Hanoi (AsiaNews) – The period leading up to the trial of eight Thai Ha parishioners, which opens tomorrow, has been marked by a crescendo of harassment and intimidation by Vietnamese authorities against Le Tran Luat, the attorney representing the defendants.
The lawyer, who also represents others unfairly deprived of their property or victims of abuse, is in charge of the appeal made by the Thai Ha parishioners convicted of causing “damages to state property” and “disorderly conduct”. These charges were originally laid because the eight people involved had taken part in prayer vigils in favour of justice and the return of land taken from their parish and had sued state media for false reporting on their trial when they were wrongly quoted as admitting their guilt when in fact they had instead proclaimed their innocence loud and clear.
As a result of his involvement in the case Mr Luat has had to endure months of harassment. The latest episode occurred last Tuesday in Ho Chi Minh City when he had his licence to practice taken whilst a smear campaign by the press continued to raise doubts about his honesty and professional competence.
However, this was but one incident in a series. On 24 February for example, an article appeared in Ho Chi Minh City’s Police newspaper, Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh, claiming that several of Luat’s clients had complained about him, and accused him of making money fraudulently.
The next day police raided his Ho Chi Minh City offices, seizing computers and documents without any explanation.
On 4 March, one of Mr Luat’s aides, Ta Phong Tan, was detained by plainclothes policemen and taken to an office where she was subjected to hours of questioning.
On 12 March Luat himself was detained and interrogated just as he was getting ready to fly to Hanoi to appear in court on behalf of the eight Thai Ha defendants. Three days later he was detained again and forced to attend a ‘work session’.
Throughout this period, as the press attacked him, Mr Luat, his family and aides had to endure threatening phone calls.
Even his clients have been pressured to withdraw their cases from his care.
Last week Hanoi court officials contacted the defendants to inform them that Mr Luat might not be able to act as their legal counsel because the Ho Chi Minh City Police Department was preventing him from travelling to Hanoi.
“Recently we have learned that our attorney, Mr Le Tran Luat, was prevented by Ho Chi Minh City's police from flying to Hanoi to provide us with legal counsel,” the defendants said.
“We turned to the Hanoi People's Court, the Department of Public Security, and Ho Chi Minh City's Police Department to provide him assistance, making it possible for him to arrive in Hanoi to provide us counsel in our appeal hearing on Mar 27, 2009, thus securing our right to legal representation in accordance with due process.”
Last Monday five of the defendants went to court in person, insisting on their right to have Mr Luat as their legal counsel, which includes two other lawyers.
Another defendant said that Mr Luat is his only defence attorney.
The authorities’ campaign of intimidation and abuse has had one unexpected consequence for Catholics. The number of people flocking to prayer vigils held on behalf of the defendants and their lawyers in Hanoi, Vinh, Ho Chi Minh City and other provinces has increased.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:25 26/03/2009
Nhà Thờ Võ Đắt.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban sắc lệnh cho phép Giáo Phận Phan Thiết được tổ chức Năm Toàn Xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khánh thành và làm phép tượng đài Đức Mẹ TàPao (8/12/1959- 8/12/2009).
Các lễ hành hương để lãnh ơn toàn xá:
-Các ngày 13 trong tháng tại Trung Tâm Đức Mẹ TàPao,
-Các lễ Mân côi, Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa, Truyền tin, Mẹ Thăm Viếng, Mẹ Lên Trời, Sinh nhật Đức Mẹ, tại 5 nhà thờ thuộc 5 Giáo hạt: Chính Tòa, Long Hà, Võ Đắt, Thanh Xuân, Hiệp Đức.
Hôm nay Lễ Truyền Tin, các linh mục tu sĩ nam nữ và hơn 2.000 giáo dân thuộc Giáo hạt Đức Tánh đà hành hương về Nhà thờ Võ đắt hiệp dâng thánh lễ.
Từ sáng sớm các hội viên Lêgiô Mariae thuộc Curia Võ đắt và Bắc sông đã tề tựu đông đủ tại Nhà thờ Võ đắt, tham dự ngày đại hội Acies. Thật cảm động khi hoà mình cùng lời kinh hạt và tâm tình dâng mình cho Đức Mẹ của các hội viên Lêgiô.
Cha Phaolô Nguyễn Văn Hạnh, đặc trách Lêgiô Giáo hạt cho biết, có 20 Présidium với 530 hội viên tham dư đại hội. Ngày 19.3.1995, Curia Đức Tánh được thành lập. Số hội viên tăng dần trong các giáo xứ giáo họ. Đến ngày 19.3.2001, tách ra 3 Curia: Võ đắt, Trà tân, Bắc song. Các hội viên Lêriô hoạt động truyền giáo âm thầm như những “hạt lúa gieo vào lòng đất”, họ là những hạt giống tốt cho đời xanh những mầm hy vọng tin yêu.
Sau 2 giờ sinh hoạt đạo đức, đại hội kết thúc để bắt đầu thánh lễ đồng tế.
Nhà thờ Võ đắt có sức chứa khoảng 1.800 người đã kín hết chỗ, tiền sảnh và các dãy hành lang cũng đầy người. Ngày hiệp thông mọi thành phần dân Chúa trong Giáo hạt, ai cũng muốn dự lễ, nhận ơn toàn xá.
Lễ Truyền tin là lễ chan chứa niềm vui.
Lời chào của sứ thần Gabriel là tin vui trọng đại. Truyền tin là thời khắc thiêng liêng của mầu nhiễm vĩ đại: Thiên Chúa làm người, Emmanuel.Thiên Chúa đã chuẩn bị từ ngàn xưa. Ngài hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu sự dữ”.
Phụng vụ hôm nay mừng kính Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel truyền tin, Đức Maria đã đáp lời ‘Xin vâng”, và “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”.(Ga 1,14).
Sứ Thần cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.
Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu Bà đầy ơn phước xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở cùng Bà: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.
Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.
1. Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.
Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria làm Mẹ Chúa Giêsu. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ. Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.
Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Đức Giêsu mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở.
Đảm nhận thiên chức làm mẹ, Đức Maria cưu mang Hài Nhi chín tháng mười ngày, chịu bao vất vả gian lao như mọi người mẹ trần gian mang thai sinh con. Cung lòng của Mẹ trở thành mái nhà ấm êm cho con. Mẹ dùng máu thịt của mình nuôi con từng giây phút.. Sinh con đau đớn khó nghèo. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào bằng tình thương mẫu tử. Mẹ và con cùng nhịp tim cùng nhịp đập cùng một sự sống yêu thương. Thật huyền diệu mầu nhiệm Nhập Thể.
2. Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.
Mầu nhiệm Nhập Thể thực sự bắt đầu bằng lời “Xin vâng”, đây là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).
3. Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.
Năm nay, Giáo hội Việt nam tiếp tục học hỏi và sống tinh thần “giáo dục kit6o giáo trong gia đình”. Giáo phận Phan thiết chúng ta đang sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Mọi thành phần Dân Chúa đều học hỏi đề tài: Đức Maria là thầy dạy đức tin đức cậy đức mến.
Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. (x.Thư HĐGMVN 2008).
- Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ này bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
- Đức Mẹ là thầy dạy khiêm nhường. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ thoang thoảng như một thứ hương thơm hảo hạng hấp dẫn lạ lùng. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ mặn mà như thứ mụối linh thiêng ướp mặn trần thế. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ lung linh như một thứ ánh sáng dịu mát soi sáng tâm linh con người. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ huyền diệu như một thứ âm nhạc dịu êm đi vào lòng người tới tận cõi sâu tâm linh.
- Đức Mẹ là thầy dạy về tình mẫu tử. Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.”
Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu hát này. Với giai điệu thật mượt mà, sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh thật bình dị, gần gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ.
Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả… Tình mẹ mãi mãi là như thế, dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu đâu tình mẹ cũng vẫn cứ mãi mãi là như thế.
Văn hoá Việt Nam gắn liền với cuộc sống và diễn tả tình cảm con người Việt Nam rất sâu sắc, nhất là diễn tả tình mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, mà không ai trong chúng ta có thể chối từ. Ngay chính Con Một Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Maria, người nữ Sion đã vâng phục ngay từ ngày đầu khi thiên sứ truyền tin, nhận lấy những nhọc nhằn vất vả của vai trò làm Mẹ. Mẹ đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu khổ đau như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong lòng tin, người mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con của mình trong hành trình cứu độ. Cuối cùng, người nữ ấy được Thiên Chúa đoái thương cất nhắc về Trời cả hồn lẫn xác, một trong bốn đặc ân cao cả Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ, chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu để chia sẻ với người, với đời tình yêu mà ta đã nhận được với lời tha thiết nguyện xin.
Sứ điệp Truyền tin là sứ điệp của niềm vui. Mừng vui lên.
Chúng ta vui vì bình minh ơn cứu độ đã khởi đầu nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Chúng ta vui vì Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Chúng ta vui vì ơn gọi và phẩm giá con người được nâng cao nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban sắc lệnh cho phép Giáo Phận Phan Thiết được tổ chức Năm Toàn Xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khánh thành và làm phép tượng đài Đức Mẹ TàPao (8/12/1959- 8/12/2009).
Các lễ hành hương để lãnh ơn toàn xá:
-Các ngày 13 trong tháng tại Trung Tâm Đức Mẹ TàPao,
-Các lễ Mân côi, Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa, Truyền tin, Mẹ Thăm Viếng, Mẹ Lên Trời, Sinh nhật Đức Mẹ, tại 5 nhà thờ thuộc 5 Giáo hạt: Chính Tòa, Long Hà, Võ Đắt, Thanh Xuân, Hiệp Đức.
Hôm nay Lễ Truyền Tin, các linh mục tu sĩ nam nữ và hơn 2.000 giáo dân thuộc Giáo hạt Đức Tánh đà hành hương về Nhà thờ Võ đắt hiệp dâng thánh lễ.
Từ sáng sớm các hội viên Lêgiô Mariae thuộc Curia Võ đắt và Bắc sông đã tề tựu đông đủ tại Nhà thờ Võ đắt, tham dự ngày đại hội Acies. Thật cảm động khi hoà mình cùng lời kinh hạt và tâm tình dâng mình cho Đức Mẹ của các hội viên Lêgiô.
Cha Phaolô Nguyễn Văn Hạnh, đặc trách Lêgiô Giáo hạt cho biết, có 20 Présidium với 530 hội viên tham dư đại hội. Ngày 19.3.1995, Curia Đức Tánh được thành lập. Số hội viên tăng dần trong các giáo xứ giáo họ. Đến ngày 19.3.2001, tách ra 3 Curia: Võ đắt, Trà tân, Bắc song. Các hội viên Lêriô hoạt động truyền giáo âm thầm như những “hạt lúa gieo vào lòng đất”, họ là những hạt giống tốt cho đời xanh những mầm hy vọng tin yêu.
Sau 2 giờ sinh hoạt đạo đức, đại hội kết thúc để bắt đầu thánh lễ đồng tế.
Nhà thờ Võ đắt có sức chứa khoảng 1.800 người đã kín hết chỗ, tiền sảnh và các dãy hành lang cũng đầy người. Ngày hiệp thông mọi thành phần dân Chúa trong Giáo hạt, ai cũng muốn dự lễ, nhận ơn toàn xá.
Lễ Truyền tin là lễ chan chứa niềm vui.
Lời chào của sứ thần Gabriel là tin vui trọng đại. Truyền tin là thời khắc thiêng liêng của mầu nhiễm vĩ đại: Thiên Chúa làm người, Emmanuel.Thiên Chúa đã chuẩn bị từ ngàn xưa. Ngài hiện thực lời hứa thuở ban đầu “dòng giống người nữ sẽ đạp dập đầu sự dữ”.
Phụng vụ hôm nay mừng kính Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel truyền tin, Đức Maria đã đáp lời ‘Xin vâng”, và “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”.(Ga 1,14).
Sứ Thần cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.
Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu Bà đầy ơn phước xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở cùng Bà: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.
Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.
1. Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.
Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria làm Mẹ Chúa Giêsu. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ. Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.
Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Đức Giêsu mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở.
Đảm nhận thiên chức làm mẹ, Đức Maria cưu mang Hài Nhi chín tháng mười ngày, chịu bao vất vả gian lao như mọi người mẹ trần gian mang thai sinh con. Cung lòng của Mẹ trở thành mái nhà ấm êm cho con. Mẹ dùng máu thịt của mình nuôi con từng giây phút.. Sinh con đau đớn khó nghèo. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào bằng tình thương mẫu tử. Mẹ và con cùng nhịp tim cùng nhịp đập cùng một sự sống yêu thương. Thật huyền diệu mầu nhiệm Nhập Thể.
2. Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.
Mầu nhiệm Nhập Thể thực sự bắt đầu bằng lời “Xin vâng”, đây là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).
3. Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.
Năm nay, Giáo hội Việt nam tiếp tục học hỏi và sống tinh thần “giáo dục kit6o giáo trong gia đình”. Giáo phận Phan thiết chúng ta đang sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Mọi thành phần Dân Chúa đều học hỏi đề tài: Đức Maria là thầy dạy đức tin đức cậy đức mến.
Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. (x.Thư HĐGMVN 2008).
- Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ này bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
- Đức Mẹ là thầy dạy khiêm nhường. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ thoang thoảng như một thứ hương thơm hảo hạng hấp dẫn lạ lùng. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ mặn mà như thứ mụối linh thiêng ướp mặn trần thế. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ lung linh như một thứ ánh sáng dịu mát soi sáng tâm linh con người. Sự khiêm nhường của Đức Mẹ huyền diệu như một thứ âm nhạc dịu êm đi vào lòng người tới tận cõi sâu tâm linh.
- Đức Mẹ là thầy dạy về tình mẫu tử. Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.”
Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu hát này. Với giai điệu thật mượt mà, sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh thật bình dị, gần gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ.
Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả… Tình mẹ mãi mãi là như thế, dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu đâu tình mẹ cũng vẫn cứ mãi mãi là như thế.
Văn hoá Việt Nam gắn liền với cuộc sống và diễn tả tình cảm con người Việt Nam rất sâu sắc, nhất là diễn tả tình mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, mà không ai trong chúng ta có thể chối từ. Ngay chính Con Một Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Maria, người nữ Sion đã vâng phục ngay từ ngày đầu khi thiên sứ truyền tin, nhận lấy những nhọc nhằn vất vả của vai trò làm Mẹ. Mẹ đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu khổ đau như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong lòng tin, người mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con của mình trong hành trình cứu độ. Cuối cùng, người nữ ấy được Thiên Chúa đoái thương cất nhắc về Trời cả hồn lẫn xác, một trong bốn đặc ân cao cả Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ, chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu để chia sẻ với người, với đời tình yêu mà ta đã nhận được với lời tha thiết nguyện xin.
Sứ điệp Truyền tin là sứ điệp của niềm vui. Mừng vui lên.
Chúng ta vui vì bình minh ơn cứu độ đã khởi đầu nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Chúng ta vui vì Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Chúng ta vui vì ơn gọi và phẩm giá con người được nâng cao nhờ lời “xin vâng” của Đức Mẹ.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Thánh lễ truyền chức Phó Tế cho 46 Thầy thuộc 6 giáo phận Miền Bắc Việt Nam
Gioan Đình Sơn
03:31 26/03/2009
HÀ NỘI - Vào hồi 9 giờ ngày 25/3/2009, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội chủ sự thánh lễ phong chức cho 46 thầy thuộc 6 giáo phận: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa và Phát Diệm tại nguyện đường ĐCV. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên- Giám Mục giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Giám Mục giáo phận Bắc Ninh, quý cha tổng đại diện, quý cha trong Ban Giám đốc, Ban Giáo sư và toàn thể gia đình ĐCV.
Có thể nói hôm nay là ngày vui của toàn thể Hội Thánh, cách riêng cho 6 giáo phận và đặc biệt là gia đình ĐCV Hà Nội. Hơn hết, hôm nay là ngày hồng phúc đối với mỗi tân chức, ngày “kết duyên với Đức Kitô qua Bí Tích Truyền Chức Thánh”. Sau những tháng năm miệt mài đèn sách và được huấn luyện kĩ lưỡng trong đời sống dấn thân phục vụ tại các giáo phận, nhất là trong suốt 7 năm dưới mái trường ĐCV, để hôm nay được Chúa thương chọn vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Qua Bí Tích Truyền Chức, các thầy sẽ được lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần để nên giống Đức Kitô, Đấng đến để phục vụ mọi người. Ngài đã truyền dạy: “Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa”, các thầy lãnh nhận chức phó tế hôm nay nhận thức được mối quan tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người và lưu tâm đến nhu cầu của Hội Thánh nên đã sẵn sàng quảng đại đáp ứng lời Chúa kêu gọi: “Này con đay, xin Chúa sai con”.
Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế của cha giám học Phêrô Đặng Xuân Thành, các thầy tiến lên để Đức Cha thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế- tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Đặc biệt, qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và lien kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ, nhờ ơn thánh Chúa.
Cuối thánh lễ, một thầy đại diện đã bày tỏ niềm tạ ơn Thiên Chúa, Tri ân các Đấng bản quyền và các Đức Cha, các cha, quý thân nhân và ân nhân, tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi của các thầy. Trong phút giây này, các thầy cũng không quên tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse- người thầy đức tin của mình.
Thánh lễ đã khép lại nhưng nhiệm vụ và sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới cùng lời căn dặn: phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy. Nguyện chúc các tân chức luôn dư đầy Chúa, sức mạnh để thực thi sứ mạng mới với nhiều gian lao và thử thách.
Danh sách các tân chức Phó Tế thuộc các giáo phận Miền Bắc được thụ phong phó tế hôm 25.3.2009
Tổng Giáo phận Hà Nội
1. Giuse Mai Hữu Phê - Hà Nội
2. Phanxicô X. Nguyễn Văn Xuân - Hà Nội
3. Phêrô Lại Quang Trung - Hà Nội
4. Giuse Đỗ Hữu Thoả - Hà Nội
5. Antôn Phạm Văn Giảng - Hà Nội
6. Giuse Nguỵ Thành Khương - Hà Nội
7. Giuse Hoàng Minh Giám - Hà Nội
8. Phaolô Nguyễn Huy Trình - Hà Nội
9. GioanB. Vũ Mạnh-Thái - Hà Nội
10. Gioan Nguyễn Trọng Viên - Hà Nội
11. Giuse Vũ Hào Quang - Hà Nội
12. Giuse Trần Viết Tiềm - Hà Nội
13. Giuse Nguyễn Văn Ngọc - Hà Nội
14. Giuse-Phạm Văn Tụ - Hà Nội
Giáo phận Bùi Chu
1. Giuse Bùi Văn Bá - Bùi Chu
2. Giuse Vũ Đình Lâm - Bùi Chu
3. Giuse Đinh Quang Thành - Bùi Chu
4. Vinhsơn Nguyễn Văn Tứ - Bùi Chu
5. Phanxicô X. Trịnh Xuân Thuỷ - Bùi Chu
6. Giuse Vũ Viết Hà - Bùi Chu
7. Vinhsơn Nguyễn Văn Trung - Bùi Chu
Giáo phận Hải Phòng
1. Giuse Phạm Văn Sửu - Hải Phòng
2. Phêrô Vũ Văn Thìn - Hải Phòng
3. Giuse Nguyễn Đình Dương - Hải Phòng
4. Phêrô Chanel Nguyễn Văn Hiệu - Hải Phòng
5. Tôma Nguyễn Hữu Khang - Hải Phòng
6. Gioan. B Ngô Ngọc Chuẩn - Hải Phòng
7. Phêrô Đoàn Văn Khải - Hải Phòng
Giáo phận Bắc Ninh
1. Giuse Hoàng Anh Tuấn - Bắc Ninh
2. Tôma Nguyễn Văn Phùng - Bắc Ninh
3. Đaminh Nguyễn Xuân Trường - Bắc Ninh
4. Vinhsơn Nguyễn Văn Quân - Bắc Ninh
5. Đaminh Nguyễn Văn Bích - Bắc Ninh
6. Phêrô Vêrôna Chu Quang Hoà - Bắc Ninh
Giáo phận Phát Diệm
1. Phêrô Nguyễn Trung Kiên - Phát Diệm
2. Phêrô Lê Minh Hoè - Phát Diệm
3. Phêrô Nguyễn Văn Chuyển - Phát Diệm
4. Giuse Nguyễn Văn Yêm - Phát Diệm
5. Gioan Đinh Công Lịch - Phát Diệm
6. Vinhsơn Lê Văn Minh Phát Diệm
Giáo phận Hưng Hóa
1. Giuse Nguyễn Văn Cường - Hưng Hoá
2. Giuse Nguyễn Hữu Tứ - Hưng Hoá
3. Giuse Cấn Xuân Bằng - Hưng Hoá
4. Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Hưng Hoá
5. Giuse Nguyễn Văn Ninh - Hưng Hoá
Dòng Châu Sơn:
1. Simon-Vũ Đức Nhuận - Dòng Châu Sơn.
Có thể nói hôm nay là ngày vui của toàn thể Hội Thánh, cách riêng cho 6 giáo phận và đặc biệt là gia đình ĐCV Hà Nội. Hơn hết, hôm nay là ngày hồng phúc đối với mỗi tân chức, ngày “kết duyên với Đức Kitô qua Bí Tích Truyền Chức Thánh”. Sau những tháng năm miệt mài đèn sách và được huấn luyện kĩ lưỡng trong đời sống dấn thân phục vụ tại các giáo phận, nhất là trong suốt 7 năm dưới mái trường ĐCV, để hôm nay được Chúa thương chọn vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Qua Bí Tích Truyền Chức, các thầy sẽ được lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần để nên giống Đức Kitô, Đấng đến để phục vụ mọi người. Ngài đã truyền dạy: “Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa”, các thầy lãnh nhận chức phó tế hôm nay nhận thức được mối quan tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người và lưu tâm đến nhu cầu của Hội Thánh nên đã sẵn sàng quảng đại đáp ứng lời Chúa kêu gọi: “Này con đay, xin Chúa sai con”.
Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế của cha giám học Phêrô Đặng Xuân Thành, các thầy tiến lên để Đức Cha thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế- tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Đặc biệt, qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và lien kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ, nhờ ơn thánh Chúa.
Cuối thánh lễ, một thầy đại diện đã bày tỏ niềm tạ ơn Thiên Chúa, Tri ân các Đấng bản quyền và các Đức Cha, các cha, quý thân nhân và ân nhân, tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi của các thầy. Trong phút giây này, các thầy cũng không quên tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse- người thầy đức tin của mình.
Thánh lễ đã khép lại nhưng nhiệm vụ và sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới cùng lời căn dặn: phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy. Nguyện chúc các tân chức luôn dư đầy Chúa, sức mạnh để thực thi sứ mạng mới với nhiều gian lao và thử thách.
Danh sách các tân chức Phó Tế thuộc các giáo phận Miền Bắc được thụ phong phó tế hôm 25.3.2009
Tổng Giáo phận Hà Nội
1. Giuse Mai Hữu Phê - Hà Nội
2. Phanxicô X. Nguyễn Văn Xuân - Hà Nội
3. Phêrô Lại Quang Trung - Hà Nội
4. Giuse Đỗ Hữu Thoả - Hà Nội
5. Antôn Phạm Văn Giảng - Hà Nội
6. Giuse Nguỵ Thành Khương - Hà Nội
7. Giuse Hoàng Minh Giám - Hà Nội
8. Phaolô Nguyễn Huy Trình - Hà Nội
9. GioanB. Vũ Mạnh-Thái - Hà Nội
10. Gioan Nguyễn Trọng Viên - Hà Nội
11. Giuse Vũ Hào Quang - Hà Nội
12. Giuse Trần Viết Tiềm - Hà Nội
13. Giuse Nguyễn Văn Ngọc - Hà Nội
14. Giuse-Phạm Văn Tụ - Hà Nội
Giáo phận Bùi Chu
1. Giuse Bùi Văn Bá - Bùi Chu
2. Giuse Vũ Đình Lâm - Bùi Chu
3. Giuse Đinh Quang Thành - Bùi Chu
4. Vinhsơn Nguyễn Văn Tứ - Bùi Chu
5. Phanxicô X. Trịnh Xuân Thuỷ - Bùi Chu
6. Giuse Vũ Viết Hà - Bùi Chu
7. Vinhsơn Nguyễn Văn Trung - Bùi Chu
Giáo phận Hải Phòng
1. Giuse Phạm Văn Sửu - Hải Phòng
2. Phêrô Vũ Văn Thìn - Hải Phòng
3. Giuse Nguyễn Đình Dương - Hải Phòng
4. Phêrô Chanel Nguyễn Văn Hiệu - Hải Phòng
5. Tôma Nguyễn Hữu Khang - Hải Phòng
6. Gioan. B Ngô Ngọc Chuẩn - Hải Phòng
7. Phêrô Đoàn Văn Khải - Hải Phòng
Giáo phận Bắc Ninh
1. Giuse Hoàng Anh Tuấn - Bắc Ninh
2. Tôma Nguyễn Văn Phùng - Bắc Ninh
3. Đaminh Nguyễn Xuân Trường - Bắc Ninh
4. Vinhsơn Nguyễn Văn Quân - Bắc Ninh
5. Đaminh Nguyễn Văn Bích - Bắc Ninh
6. Phêrô Vêrôna Chu Quang Hoà - Bắc Ninh
Giáo phận Phát Diệm
1. Phêrô Nguyễn Trung Kiên - Phát Diệm
2. Phêrô Lê Minh Hoè - Phát Diệm
3. Phêrô Nguyễn Văn Chuyển - Phát Diệm
4. Giuse Nguyễn Văn Yêm - Phát Diệm
5. Gioan Đinh Công Lịch - Phát Diệm
6. Vinhsơn Lê Văn Minh Phát Diệm
Giáo phận Hưng Hóa
1. Giuse Nguyễn Văn Cường - Hưng Hoá
2. Giuse Nguyễn Hữu Tứ - Hưng Hoá
3. Giuse Cấn Xuân Bằng - Hưng Hoá
4. Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Hưng Hoá
5. Giuse Nguyễn Văn Ninh - Hưng Hoá
Dòng Châu Sơn:
1. Simon-Vũ Đức Nhuận - Dòng Châu Sơn.
Phó Tế - Người Phục Vụ
Nguyễn Xuân Trường
15:35 26/03/2009
Phó Tế - Người Phục Vụ
Ngày 25.3.2009, ngày lễ Truyền Tin, tại nguyện đường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám đốc Đại chủng viện, đã chủ sự thánh lễ truyền chức phó tế cho 46 chủng sinh năm thứ tư thần học. Những chủng sinh này thuộc các giáo phận Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa và Phát Diệm. Cùng đồng tế có Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Đức cha cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh, quý cha ban giám đốc và giáo sư Đại chủng viện Hà Nội và một số quý cha thuộc các giáo phận liên hệ. Thánh lễ truyền chức diễn ra trang nghiêm, sốt sắng.
Sau bao năm tu học đào luyện, nay mong ước dấn thân của những trái tim dâng hiến đã ghi một dấu ấn quyết định khi lãnh nhận thừa tác vụ phó tế: một chức thánh để PHỤC VỤ.
Khi tìm hiểu các tài liệu nói về thừa tác vụ phó tế, thì tất cả Kinh Thánh, Phụng vụ, Giáo lý và Giáo luật đều nhấn mạnh sứ mạng nền tảng và trổi vượt của phó tế là PHỤC VỤ: phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn thờ và bác ái.
Phó tế bắt nguồn từ chính sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô- Đấng đã làm người để phục vụ và hiến dâng mạng sống. Phó tế là cánh tay phục vụ nối dài, là trái tim yêu thương mở rộng của Chúa Kitô. Nguyên ngữ Hilạp “Diakonos” diễn tả phó tế là người phục vụ. Vì vậy, có thể nói phục vụ là bản chất của phó tế.
Vì do bản chất phục vụ như thế, thì khi lãnh nhận thừa tác vụ phó tế không phải là một bước tiến lên vinh quang như nhiều lời chúc mừng, mà thực sự là một bước đi xuống, cúi xuống để phục vụ. Như thế, mọi người nhận biết thày phó tế không chỉ nhờ phẩm phục thày mặc, dây các phép thày mang, mà còn nhờ cung cách thày phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái.
Nói theo ngôn ngữ của thời đại, thì ngày các chủng sinh lãnh nhận thừa tác vụ phó tế cũng là ngày họ chính thức trở thành những “ô sin” phục vụ trong nhà Chúa. Trong đời sống xã hội, mọi ô sin đều phải gắng hoàn thành những công việc chủ nhà sai bảo, thì “ô sin” phó tế cũng phải gắng chu toàn sứ mạng phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội trao phó.
Thánh lễ lãnh nhận thừa tác vụ phó tế diễn ra đúng vào ngày lễ Truyền Tin làm nên một sự trùng hợp thật ý nghĩa. Lời Chúa trong lễ Truyền Tin cho thấy: Ngôi Hai Thiên Chúa đã trút bỏ hoàn toàn mọi vinh quang, để từ trời cao hạ mình bước xuống đất thấp nhập thể làm người phục vụ; noi gương Chúa, thày phó tế cũng phải trút bỏ “cái tôi hãnh diện” để khiêm nhường cúi xuống hi sinh phục vụ. Phần Mẹ Maria thì đã khiêm nhường thưa với sứ thần: “Tôi đây là nữ tì của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38); noi gương Mẹ, thày phó tế cũng phải khiêm nhường thưa với Chúa: Lạy Chúa, con đây là nô bộc của Ngài. Xin cứ thực hiện thánh ý Ngài trên con. Có Chúa Giêsu trong lòng, Mẹ Maria đã đon đả ra đi phục vụ mang lại niềm vui cứu độ cho gia đình bà Êlisabét. Cũng thế, khi thi hành sứ mạng phục vụ của mình, phó tế luôn phải nhằm mục đích mang lại niềm vui cứu độ cho người được phục vụ.
Có lẽ suốt cả đời phục vụ, thày phó tế không làm được những công việc to lớn, nhưng đó không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là phó tế phải dành tình yêu lớn cho từng công việc nhỏ. Tình yêu thương sẽ tự động thúc đẩy mỗi người phục vụ một cách chu đáo, tuyệt vời. Hình ảnh các bậc cha mẹ yêu thương hết tình chăm sóc, phục vụ những đứa con bé bỏng của họ đã minh chứng điều này. Phục vụ luôn là hoa trái ngọt ngào của tình yêu chân thực. Cùng với tình yêu, niềm tin phục vụ anh em là phục vụ chính Chúa sẽ khiến cho việc phục vụ trở nên thật tuyệt vời: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời” (Cl 3,23).
Phục vụ không luôn dễ dàng, vì thế rất cần có ơn Chúa giúp sức. Phục vụ không đúng cách thì không khéo chính khi mải mê làm việc lại hóa ra thành “làm hại”, vì thế rất cần có Chúa soi sáng. Sức con người mỏng manh yếu đuối, nên cần phải cậy dựa và tín thác vào Chúa là “Đấng không có gì là không thể làm được" (Lc 1,37). Phải mang Chúa trong lòng thì phó tế mới có thể phục vụ trong yêu thương đích thực, phục vụ cho sự sống trọn vẹn và phục vụ một cách khôn ngoan, khoa học.
Xin dâng lời tạ ơn Chúa đã đoái thương tuyển chọn những chủng sinh bất xứng tham dự vào sứ mạng phục vụ của Chúa. Xin cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là công ơn cha mẹ sinh thành đã một sương hai nắng dưỡng nuôi; xin tri ân công ơn đào tạo huấn luyện vất vả của quý Đức cha, quý Bề trên, quý Cha giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; xin cảm ơn quý thân nhân, ân nhân và bạn hữu đã luôn cầu nguyện, dành những tình cảm thân thương và trợ giúp quý báu cho các tân phó tế.
Cuối cùng, xin mượn lời của mẹ Têrêxa như lời nguyện ước cho các phó tế luôn biết: chìa tay ra để phục vụ và dâng trái tim để yêu thương. Nhờ đó, các phó tế luôn trung thành với những đòi hỏi của thừa tác vụ thánh và trở nên người đầy tớ tốt lành của Thiên Chúa.
Ngày 25.3.2009, ngày lễ Truyền Tin, tại nguyện đường Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám đốc Đại chủng viện, đã chủ sự thánh lễ truyền chức phó tế cho 46 chủng sinh năm thứ tư thần học. Những chủng sinh này thuộc các giáo phận Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa và Phát Diệm. Cùng đồng tế có Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Đức cha cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục giáo phận Bắc Ninh, quý cha ban giám đốc và giáo sư Đại chủng viện Hà Nội và một số quý cha thuộc các giáo phận liên hệ. Thánh lễ truyền chức diễn ra trang nghiêm, sốt sắng.
Sau bao năm tu học đào luyện, nay mong ước dấn thân của những trái tim dâng hiến đã ghi một dấu ấn quyết định khi lãnh nhận thừa tác vụ phó tế: một chức thánh để PHỤC VỤ.
Khi tìm hiểu các tài liệu nói về thừa tác vụ phó tế, thì tất cả Kinh Thánh, Phụng vụ, Giáo lý và Giáo luật đều nhấn mạnh sứ mạng nền tảng và trổi vượt của phó tế là PHỤC VỤ: phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn thờ và bác ái.
Phó tế bắt nguồn từ chính sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô- Đấng đã làm người để phục vụ và hiến dâng mạng sống. Phó tế là cánh tay phục vụ nối dài, là trái tim yêu thương mở rộng của Chúa Kitô. Nguyên ngữ Hilạp “Diakonos” diễn tả phó tế là người phục vụ. Vì vậy, có thể nói phục vụ là bản chất của phó tế.
Vì do bản chất phục vụ như thế, thì khi lãnh nhận thừa tác vụ phó tế không phải là một bước tiến lên vinh quang như nhiều lời chúc mừng, mà thực sự là một bước đi xuống, cúi xuống để phục vụ. Như thế, mọi người nhận biết thày phó tế không chỉ nhờ phẩm phục thày mặc, dây các phép thày mang, mà còn nhờ cung cách thày phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái.
Nói theo ngôn ngữ của thời đại, thì ngày các chủng sinh lãnh nhận thừa tác vụ phó tế cũng là ngày họ chính thức trở thành những “ô sin” phục vụ trong nhà Chúa. Trong đời sống xã hội, mọi ô sin đều phải gắng hoàn thành những công việc chủ nhà sai bảo, thì “ô sin” phó tế cũng phải gắng chu toàn sứ mạng phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội trao phó.
Thánh lễ lãnh nhận thừa tác vụ phó tế diễn ra đúng vào ngày lễ Truyền Tin làm nên một sự trùng hợp thật ý nghĩa. Lời Chúa trong lễ Truyền Tin cho thấy: Ngôi Hai Thiên Chúa đã trút bỏ hoàn toàn mọi vinh quang, để từ trời cao hạ mình bước xuống đất thấp nhập thể làm người phục vụ; noi gương Chúa, thày phó tế cũng phải trút bỏ “cái tôi hãnh diện” để khiêm nhường cúi xuống hi sinh phục vụ. Phần Mẹ Maria thì đã khiêm nhường thưa với sứ thần: “Tôi đây là nữ tì của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38); noi gương Mẹ, thày phó tế cũng phải khiêm nhường thưa với Chúa: Lạy Chúa, con đây là nô bộc của Ngài. Xin cứ thực hiện thánh ý Ngài trên con. Có Chúa Giêsu trong lòng, Mẹ Maria đã đon đả ra đi phục vụ mang lại niềm vui cứu độ cho gia đình bà Êlisabét. Cũng thế, khi thi hành sứ mạng phục vụ của mình, phó tế luôn phải nhằm mục đích mang lại niềm vui cứu độ cho người được phục vụ.
Có lẽ suốt cả đời phục vụ, thày phó tế không làm được những công việc to lớn, nhưng đó không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là phó tế phải dành tình yêu lớn cho từng công việc nhỏ. Tình yêu thương sẽ tự động thúc đẩy mỗi người phục vụ một cách chu đáo, tuyệt vời. Hình ảnh các bậc cha mẹ yêu thương hết tình chăm sóc, phục vụ những đứa con bé bỏng của họ đã minh chứng điều này. Phục vụ luôn là hoa trái ngọt ngào của tình yêu chân thực. Cùng với tình yêu, niềm tin phục vụ anh em là phục vụ chính Chúa sẽ khiến cho việc phục vụ trở nên thật tuyệt vời: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời” (Cl 3,23).
Phục vụ không luôn dễ dàng, vì thế rất cần có ơn Chúa giúp sức. Phục vụ không đúng cách thì không khéo chính khi mải mê làm việc lại hóa ra thành “làm hại”, vì thế rất cần có Chúa soi sáng. Sức con người mỏng manh yếu đuối, nên cần phải cậy dựa và tín thác vào Chúa là “Đấng không có gì là không thể làm được" (Lc 1,37). Phải mang Chúa trong lòng thì phó tế mới có thể phục vụ trong yêu thương đích thực, phục vụ cho sự sống trọn vẹn và phục vụ một cách khôn ngoan, khoa học.
Xin dâng lời tạ ơn Chúa đã đoái thương tuyển chọn những chủng sinh bất xứng tham dự vào sứ mạng phục vụ của Chúa. Xin cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là công ơn cha mẹ sinh thành đã một sương hai nắng dưỡng nuôi; xin tri ân công ơn đào tạo huấn luyện vất vả của quý Đức cha, quý Bề trên, quý Cha giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội; xin cảm ơn quý thân nhân, ân nhân và bạn hữu đã luôn cầu nguyện, dành những tình cảm thân thương và trợ giúp quý báu cho các tân phó tế.
Cuối cùng, xin mượn lời của mẹ Têrêxa như lời nguyện ước cho các phó tế luôn biết: chìa tay ra để phục vụ và dâng trái tim để yêu thương. Nhờ đó, các phó tế luôn trung thành với những đòi hỏi của thừa tác vụ thánh và trở nên người đầy tớ tốt lành của Thiên Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thế sự ngày nay!
congantphcm
03:18 26/03/2009
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Bán nước buôn dân cứ tà tà
Gia tài tổ quốc mang ra phá
Dâng đất cho Tàu chỉ đảng ta
Nam Quan đầu ải chốn phương xa
Địa danh lịch sử của nước nhà
Miếng mồi hữu nghị Tàu đem nhá
Cống hiến Bắc triều vẹm nhẩn nha.
Bán nước buôn dân cứ tà tà
Gia tài tổ quốc mang ra phá
Dâng đất cho Tàu chỉ đảng ta
Nam Quan đầu ải chốn phương xa
Địa danh lịch sử của nước nhà
Miếng mồi hữu nghị Tàu đem nhá
Cống hiến Bắc triều vẹm nhẩn nha.
24 giờ trước giờ xét xử phúc thẩm 8 giáo dân trong vụ Thái Hà
An Hòa
05:39 26/03/2009
HÀ NỘI - Khu vực Nhà thờ Hà Đông và Nhà thờ Thái Hà được Công an quan tâm đặc biệt. Nhà thờ Thái Hà từ nhiều tháng trước đã bị đặt máy quay phim theo dõi. Nhà thờ Hà Đông bị đặt từ hôm thứ hai 23/3/2009.
Máy quay từ toà nhà UBND thành phố Hà Đông chiếu thẳng vào cổng chính nhà thờ. Toà nhà UBND này vốn là nhà xứ của giáo xứ Hà Đông bị chính quyền chiếm trái phép từ năm 1977, hiện giáo xứ đang đòi lại.
Tuần qua, CA Hà Nội tiếp cận các cha xứ và các giáo xứ nội ngoại thành để nắm bắt tình hình và yêu cầu các linh mục phụ trách nhắc nhở giáo dân không đi ủng hô giáo dân Thái Hà. CA còn triệu tập các ông chánh trương, trùm trưởng của một số giáo xứ ở vùng phụ cận Hà Đông bắt viết cam kết.
Tại giáo xứ Hà Đông, cha xứ và các ông chánh trương trùm trưởng bị CA quan tam theo dõi đặc biệt. Cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Hinh phải phẫu thuật và đang nằm điều trị trong bệnh viện.
Tuy nhiên, tin hành lang bệnh viện cho biết: CA vẫn gọi điện thoại hỏi dò. Thậm chí còn có các nhân viên CA rình rập ở cửa phòng để dòm trộm và nghe lén, bị người chăm sóc cha phát hiện.
Tại nhà thờ Hà Đông, vào thứ sáu ngày 27/3/2009-ngày xét xử các nạn nhân vì công lý-giáo dân được thông báo là sẽ có 3 lễ: 6 h sáng, 12 h trưa và 6 h chiều.
Nhà thờ Phùng Khoang, hàng xóm của Hà Đông, nơi cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh cư trú, cũng bị giám sát chặt chẽ.
Nhà thờ Thái Hà khung cảnh vẫn bình thường. Lúc này thấy có vẻ vắng lặng hơn mọi khi. Dường như không thấy bóng các cha xuất hiện. Hình như các cha đang đi giảng đại phúc ở các nơi.
Riêng CA chìm nổi vẫn nhiều. Những người tín cẩn cho biết có nhiều gương mặt lạ xuất hiện ở sân nhà thờ và ngồi cả ngày ở đây. Ngay lúc 7 h 53, viên CA tên Bình, Đội phó Đội An ninh quận Đống Đa, đang ngồi trong quán nước ở cổng vào nhà thờ cùng mấy nhân viên khác.
Trong khi đó, mấy viên dân phòng của phường Quang Trung cứ ngênh ngang vung vẩy mấy cái gậy đi lại trước mặt tiền nhà thờ và ra vào cái đồn bảo vệ phường mới làm từ phòng đọc sách của các thiếu nhi trong khu phố mà vốn cũng là khu nhà dạy giáo lý của nhà thờ Thái Hà.
Tin vỉa hè cho biết: Ban Văn hoá -Tư tưởng Trung ương đã chỉ thị cho các báo đài tố cáo và kết án những điều mà họ gọi là “sai phạm” của linh mục và giáo dân Thái Hà, đồng thời tạo dư luận dọn đường cho phiên toà Phúc Thẩm.
Một số người đang phân vân về ngày xét xử: Trong khi giấy triệu tập gửi cho các bị cáo ghi ngày xử là 8 giờ sáng thứ sáu 27/3, thì một số người xem ti vi cho biết, Truyền hình Hà Nội hôm qua, 25/3 lại đưa tin ngày 28/3. Nếu đúng vậy, thì ở đây có sự dối trá và nhằm âm mưu gì thì ai cũng biết.
Báo Hà Nội Mới, Đài TNVN mấy hôm nay liên tục phát các bản tin chụp mũ và kết án các linh mục nhà thờ Thái Hà với những tựa đề rùng rợn: “Đâu là những lời răn và kẻ đáng bị trừng phạt?”, “Phải nghiêm trị những kẻ cố tình gây rối”, “Cần làm rõ hành vi phạm tội của một số linh mục Giáo xứ Thái Hà”. Có bài còn đặt vấn đề “tại sao cho đến nay những người này vẫn chưa phải chịu trách nhiệm hình sự?”
Nhiều người bảo các bài báo đang dọn đường cho việc trấn áp các linh mục ở đây. Tuy nhiên, HNM cũng dạy độc giả, đặc biệt là giáo dân, một rất ý nghĩa, đấy là câu kết thúc bài báo đầu tiên trong số 3 bài trên đây: “Nếu thực sự vì đức tin, thì họ phải biết sợ những điều gian dối và phải biết đâu là những điều răn mà họ cần phải vâng phục”.
Báo HNM số ra ngày hôm nay 26/3 có bài “Vì danh dự “lính” cơ động”, ca tụng Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Hà Nội. Có người coi như một bài lên dây cót cho “lính” vào cuộc trấn áp giáo dân ngày mai.
Tin vỉa hè từ quán nước quanh UBNDTP Hà Nội cho biết: Ngày 25/3 UBNDTP Hà Nội họp bàn về vụ Thái Hà. Tin cho biết tuyên bố trắng án là chuyện không bao giờ có. Nếu các giáo dân nhận tội, thì Toà giảm án bằng cách rút ngắn thời hạn tù treo và cải tạo không giam giữ. Còn trường hợp ngoan cố có thể bị bắt giữ để tái điều tra.
Trong khi đó, người bào chữa chính của vụ án là luật sư Lê Trần Luật, cho đến giờ này vẫn bị CA TP.HCM câu lưu. Khả năng ông vắng mặt tại phiên toà gần như là chắc chắn.
Máy quay từ toà nhà UBND thành phố Hà Đông chiếu thẳng vào cổng chính nhà thờ. Toà nhà UBND này vốn là nhà xứ của giáo xứ Hà Đông bị chính quyền chiếm trái phép từ năm 1977, hiện giáo xứ đang đòi lại.
Tuần qua, CA Hà Nội tiếp cận các cha xứ và các giáo xứ nội ngoại thành để nắm bắt tình hình và yêu cầu các linh mục phụ trách nhắc nhở giáo dân không đi ủng hô giáo dân Thái Hà. CA còn triệu tập các ông chánh trương, trùm trưởng của một số giáo xứ ở vùng phụ cận Hà Đông bắt viết cam kết.
Tại giáo xứ Hà Đông, cha xứ và các ông chánh trương trùm trưởng bị CA quan tam theo dõi đặc biệt. Cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Hinh phải phẫu thuật và đang nằm điều trị trong bệnh viện.
Tuy nhiên, tin hành lang bệnh viện cho biết: CA vẫn gọi điện thoại hỏi dò. Thậm chí còn có các nhân viên CA rình rập ở cửa phòng để dòm trộm và nghe lén, bị người chăm sóc cha phát hiện.
Tại nhà thờ Hà Đông, vào thứ sáu ngày 27/3/2009-ngày xét xử các nạn nhân vì công lý-giáo dân được thông báo là sẽ có 3 lễ: 6 h sáng, 12 h trưa và 6 h chiều.
Nhà thờ Phùng Khoang, hàng xóm của Hà Đông, nơi cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh cư trú, cũng bị giám sát chặt chẽ.
Nhà thờ Thái Hà khung cảnh vẫn bình thường. Lúc này thấy có vẻ vắng lặng hơn mọi khi. Dường như không thấy bóng các cha xuất hiện. Hình như các cha đang đi giảng đại phúc ở các nơi.
Riêng CA chìm nổi vẫn nhiều. Những người tín cẩn cho biết có nhiều gương mặt lạ xuất hiện ở sân nhà thờ và ngồi cả ngày ở đây. Ngay lúc 7 h 53, viên CA tên Bình, Đội phó Đội An ninh quận Đống Đa, đang ngồi trong quán nước ở cổng vào nhà thờ cùng mấy nhân viên khác.
Trong khi đó, mấy viên dân phòng của phường Quang Trung cứ ngênh ngang vung vẩy mấy cái gậy đi lại trước mặt tiền nhà thờ và ra vào cái đồn bảo vệ phường mới làm từ phòng đọc sách của các thiếu nhi trong khu phố mà vốn cũng là khu nhà dạy giáo lý của nhà thờ Thái Hà.
Tin vỉa hè cho biết: Ban Văn hoá -Tư tưởng Trung ương đã chỉ thị cho các báo đài tố cáo và kết án những điều mà họ gọi là “sai phạm” của linh mục và giáo dân Thái Hà, đồng thời tạo dư luận dọn đường cho phiên toà Phúc Thẩm.
Một số người đang phân vân về ngày xét xử: Trong khi giấy triệu tập gửi cho các bị cáo ghi ngày xử là 8 giờ sáng thứ sáu 27/3, thì một số người xem ti vi cho biết, Truyền hình Hà Nội hôm qua, 25/3 lại đưa tin ngày 28/3. Nếu đúng vậy, thì ở đây có sự dối trá và nhằm âm mưu gì thì ai cũng biết.
Báo Hà Nội Mới, Đài TNVN mấy hôm nay liên tục phát các bản tin chụp mũ và kết án các linh mục nhà thờ Thái Hà với những tựa đề rùng rợn: “Đâu là những lời răn và kẻ đáng bị trừng phạt?”, “Phải nghiêm trị những kẻ cố tình gây rối”, “Cần làm rõ hành vi phạm tội của một số linh mục Giáo xứ Thái Hà”. Có bài còn đặt vấn đề “tại sao cho đến nay những người này vẫn chưa phải chịu trách nhiệm hình sự?”
Nhiều người bảo các bài báo đang dọn đường cho việc trấn áp các linh mục ở đây. Tuy nhiên, HNM cũng dạy độc giả, đặc biệt là giáo dân, một rất ý nghĩa, đấy là câu kết thúc bài báo đầu tiên trong số 3 bài trên đây: “Nếu thực sự vì đức tin, thì họ phải biết sợ những điều gian dối và phải biết đâu là những điều răn mà họ cần phải vâng phục”.
Báo HNM số ra ngày hôm nay 26/3 có bài “Vì danh dự “lính” cơ động”, ca tụng Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Hà Nội. Có người coi như một bài lên dây cót cho “lính” vào cuộc trấn áp giáo dân ngày mai.
Tin vỉa hè từ quán nước quanh UBNDTP Hà Nội cho biết: Ngày 25/3 UBNDTP Hà Nội họp bàn về vụ Thái Hà. Tin cho biết tuyên bố trắng án là chuyện không bao giờ có. Nếu các giáo dân nhận tội, thì Toà giảm án bằng cách rút ngắn thời hạn tù treo và cải tạo không giam giữ. Còn trường hợp ngoan cố có thể bị bắt giữ để tái điều tra.
Trong khi đó, người bào chữa chính của vụ án là luật sư Lê Trần Luật, cho đến giờ này vẫn bị CA TP.HCM câu lưu. Khả năng ông vắng mặt tại phiên toà gần như là chắc chắn.
Lễ Truyền Tin đã qua, nhưng động lại trong tôi đôi điều suy nghĩ
Hạnh Nguyên
13:43 26/03/2009
Hình ảnh Mẹ Maria, một Evà mới, người mà ngàn đời trước và cả sau này vẫn luôn mãi khen ngợi: Mẹ "đầy ơn phúc ". Kể từ khi vang lên hai chữ XIN VÂNG, con người đã làm một bước giao hoà cùng Thiên Chúa.
"XIN VÂNG", nghe thật đơn giản, nhưng khi hai tiếng đó thốt lên từ môi miệng của Mẹ Maria, bộ mặt trái đất đã thật sự thay đổi.
Lễ Truyền Tin, ngày mà bằng công việc của mình, Sứ thần Gabriel đã giao hoà đất với trời, đã làm toả Ánh Bình Minh của Tình yêu vô bờ bến mà Thiên Chúa muốn ban phát cho con người nhỏ bé và thấp hèn.
Chỉ tính riêng trong Tân Ước, Sứ thần Gariel đã làm hai cuộc truyền thông vĩ đại:
- Loan báo sự sinh ra của Thánh Gioan Tiền Hô.
- Loan báo sự sinh ra của Chúa Giêsu trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Có thể nói được rằng, Sứ thần Gabriel chính là ông tổ của việc thông tin. Chính xác hơn, Ngài là Thánh Tổ của ngành truyền thông, ngành mà tự nguyên thuỷ và bản chất của nó, là mang đến cho con người niềm Vui Mừng và Hy Vọng.
Vậy thì, điểm lại ngành truyền thông nước nhà năm qua, cộm lên muôn vàn chuyện nhức nhối:
- Một số nhà báo vì sự thật vụ PMU18, phải vào tù,
- Nhiều Tổng Biên tập hoặc phó Tổng Biên tập bị các chức hoặc cảnh cáo,
- Ngay cả những Tướng ngơ ngơ như Phạm Xuân Quắc cũng bị vào tù nốt,
- Rồi thì, chiến dịch ăn theo trong việc biến Toà Khâm sứ và đất Thái Hà thành hai công viên bất đắc dĩ.
- Huy động toàn bộ guồng máy truyền thông cắt xén, bôi nhọ Đức Tổng Gíám Mục Ngô Quang Kiệt,
- Đổi trắng thay đen trong việc xét xử 8 giáo dân Thái Hà nơi phiên toà sơ thẩm ngày 8/12/2008. Nghĩa là, không "cúi đầu nhận tội" mà nói là có, nào biết sự "khoan hồng của nhà nước" là gì mà nói là nhận.
....
Những việc cần nêu như vụ Trường Sa, Hoàng Sa; cần minh bạch như biên giới lãnh thổ, cột móc 2 nước Việt Trung: lại mù mờ, qua loa, nói lấy có.
Một bức tranh ảm đạm, xám đen: không một niềm vui nào trong sinh hoạt dân chủ.
Một bức tranh không le lói chút "ánh sáng cuối đường hầm": không một tia hy vọng nào.
Kết quả: thế giới xếp loại hoạt động báo chí, truyền thông ở Việt Nam:169/173
Ngày mai, 27/3, phiên toà phúc thẩm tiếp tục xét xử vụ 8 giáo dân Thái Hà.
Báo Hà Nội mới và đài truyền hình VTV đã kịp lên khuôn phủ đầu.
Rồi thì chuyện dài của luật sư Lê Trần Luật, người bào chữa cho 8 giáo dân oan khiên: ngăn cản, đủ loại giấy mời, đóng cửa văn phòng...Có thể nói, đây là một hình thức khủng bố mới.
Tất cả nhằm làm chùn bước những đôi chân đi tìm Công Lý, nhằm làm nản lòng những ai mở miệng đòi Sự Thật.
Chúng ta, lương tri của những người đang tìm kiếm Chân Lý và Công Bằng, xin được cầu nguyện nhiều cho 8 giáo dân thái Hà trong phiên toà phúc thẩm.
Bởi vì, kể từ khi 2 tiếng XIN VÂNG diệu kỳ bật ra nơi môi miệng cô thôn nữ Maria diễm lệ:
- Ánh sáng Sự Sống đã đẩy lùi bóng đêm thần chết,
- Hoa Công Lý nẩy mầm tốt tươi trên mãnh đất cằn khô tội lỗi,
- Trái Sự Thật xua đi nổi oan khiên phiền lụy.
Và trong ngày 27/3, mai đây, chúng ta cùng nghe thấy tiếng: "Lạy Chúa, này con xin đến, để thi hành Thánh Ý Cha."
"XIN VÂNG", nghe thật đơn giản, nhưng khi hai tiếng đó thốt lên từ môi miệng của Mẹ Maria, bộ mặt trái đất đã thật sự thay đổi.
Lễ Truyền Tin, ngày mà bằng công việc của mình, Sứ thần Gabriel đã giao hoà đất với trời, đã làm toả Ánh Bình Minh của Tình yêu vô bờ bến mà Thiên Chúa muốn ban phát cho con người nhỏ bé và thấp hèn.
Chỉ tính riêng trong Tân Ước, Sứ thần Gariel đã làm hai cuộc truyền thông vĩ đại:
- Loan báo sự sinh ra của Thánh Gioan Tiền Hô.
- Loan báo sự sinh ra của Chúa Giêsu trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Có thể nói được rằng, Sứ thần Gabriel chính là ông tổ của việc thông tin. Chính xác hơn, Ngài là Thánh Tổ của ngành truyền thông, ngành mà tự nguyên thuỷ và bản chất của nó, là mang đến cho con người niềm Vui Mừng và Hy Vọng.
Vậy thì, điểm lại ngành truyền thông nước nhà năm qua, cộm lên muôn vàn chuyện nhức nhối:
- Một số nhà báo vì sự thật vụ PMU18, phải vào tù,
- Nhiều Tổng Biên tập hoặc phó Tổng Biên tập bị các chức hoặc cảnh cáo,
- Ngay cả những Tướng ngơ ngơ như Phạm Xuân Quắc cũng bị vào tù nốt,
- Rồi thì, chiến dịch ăn theo trong việc biến Toà Khâm sứ và đất Thái Hà thành hai công viên bất đắc dĩ.
- Huy động toàn bộ guồng máy truyền thông cắt xén, bôi nhọ Đức Tổng Gíám Mục Ngô Quang Kiệt,
- Đổi trắng thay đen trong việc xét xử 8 giáo dân Thái Hà nơi phiên toà sơ thẩm ngày 8/12/2008. Nghĩa là, không "cúi đầu nhận tội" mà nói là có, nào biết sự "khoan hồng của nhà nước" là gì mà nói là nhận.
....
Những việc cần nêu như vụ Trường Sa, Hoàng Sa; cần minh bạch như biên giới lãnh thổ, cột móc 2 nước Việt Trung: lại mù mờ, qua loa, nói lấy có.
Một bức tranh ảm đạm, xám đen: không một niềm vui nào trong sinh hoạt dân chủ.
Một bức tranh không le lói chút "ánh sáng cuối đường hầm": không một tia hy vọng nào.
Kết quả: thế giới xếp loại hoạt động báo chí, truyền thông ở Việt Nam:169/173
Ngày mai, 27/3, phiên toà phúc thẩm tiếp tục xét xử vụ 8 giáo dân Thái Hà.
Báo Hà Nội mới và đài truyền hình VTV đã kịp lên khuôn phủ đầu.
Rồi thì chuyện dài của luật sư Lê Trần Luật, người bào chữa cho 8 giáo dân oan khiên: ngăn cản, đủ loại giấy mời, đóng cửa văn phòng...Có thể nói, đây là một hình thức khủng bố mới.
Tất cả nhằm làm chùn bước những đôi chân đi tìm Công Lý, nhằm làm nản lòng những ai mở miệng đòi Sự Thật.
Chúng ta, lương tri của những người đang tìm kiếm Chân Lý và Công Bằng, xin được cầu nguyện nhiều cho 8 giáo dân thái Hà trong phiên toà phúc thẩm.
Bởi vì, kể từ khi 2 tiếng XIN VÂNG diệu kỳ bật ra nơi môi miệng cô thôn nữ Maria diễm lệ:
- Ánh sáng Sự Sống đã đẩy lùi bóng đêm thần chết,
- Hoa Công Lý nẩy mầm tốt tươi trên mãnh đất cằn khô tội lỗi,
- Trái Sự Thật xua đi nổi oan khiên phiền lụy.
Và trong ngày 27/3, mai đây, chúng ta cùng nghe thấy tiếng: "Lạy Chúa, này con xin đến, để thi hành Thánh Ý Cha."
Hình ảnh công an làm hàng rào cản chặn người tới phiên tòa sáng hôm nay 27.3
Ngô Tuấn
14:08 26/03/2009
Buổi cầu nguyện cho công lý tại Đền ĐMHCG Sài Gòn:
CTV CSsR
15:33 26/03/2009
SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHẾT
Chiều tối nay, 26.03.2009, lúc 17h, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp DCCT Sài Gòn, đã diễn ra buổi cầu nguyện cho công lý và sự thật, cách riêng cầu nguyện cho 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà trong phiên toà phúc thẩm ngày mai 27.03.2009.
Tham dự buổi cầu nguyện gồm 18 linh mục, hơn 60 tu sĩ DCCT và đông đảo giáo dân từ các xứ đạo trong thành phố Sài Gòn. Mở đầu buổi cầu nguyện, các hình ảnh về phiên toà sơ thẩm được trình chiếu trên màn hình rộng giữa gian cung thánh. Trước khi bước vào thành lễ, người dẫn lễ đã điểm qua nhưng tin tức liên quan đến phiên toà phúc thẩm sắp tới, đồng thời mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cách riêng cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật, cũng như cầu nguyện cho luật sự Lê Trần Luật và gia đình ông.
Chủ tế thánh lễ đặc biệt này là cha Giám tỉnh DCCT Việt Nam, Vinhsơn Phạm Trung Thành. Mở đầu ngài nhắc đến lý do của buổi cầu nguyện và kêu mời mọi người cầu nguyện cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, linh mục Bề trên chánh xứ Thái Hà, các linh mục, tu sĩ thuộc cộng đoàn DCCT Thái Hà và cách riêng 8 nạn nhân vì công lý.
Vị giảng thuyết trong thánh lễ chiều nay đã nhắc đến phiên toà cách đây hơn 2000 năm mà Đức Giêsu Nazarét, Con Thiên Chúa, đã phải chịu xét xử cách bất công. Cuối bài giảng, vị giảng thuyết kết luận “Phiên toà cách đây hơn 2000 năm đã xử tử hình, treo thập giá Con Thiên Chúa làm người. Đó là một vụ án bất công, không có sự thật, một vụ án không có chân lý. Còn phiên toà ngày mai sẽ ra sao? Có thể: “môn đệ sẽ không hơn thầy”. Song cho dù thế nào, chúng ta luôn vững tin vào quyền năng Thiên Chúa. Sau thập giá đến vinh quang. Đức Kitô đã phục sinh khải hoàn như lời Ngài phán: Thầy đã thắng thế gian. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Sự thật không thể chết.”
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp lên, hát vang lời kinh hoà bình sau mỗi lời nguyện tha thiết được một linh mục xướng lên từ giảng đài. Cuối lễ, cộng đoàn tiếp tục thắp nến, hát kinh hoà bình, tiến ra trước hang đá Đức Mẹ. Lời ca vang vang “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…” đã khép lại buổi cầu nguyện của con cái Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn hướng về Thái Hà, Hà Nội.
Chiều tối nay, 26.03.2009, lúc 17h, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp DCCT Sài Gòn, đã diễn ra buổi cầu nguyện cho công lý và sự thật, cách riêng cầu nguyện cho 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà trong phiên toà phúc thẩm ngày mai 27.03.2009.
Tham dự buổi cầu nguyện gồm 18 linh mục, hơn 60 tu sĩ DCCT và đông đảo giáo dân từ các xứ đạo trong thành phố Sài Gòn. Mở đầu buổi cầu nguyện, các hình ảnh về phiên toà sơ thẩm được trình chiếu trên màn hình rộng giữa gian cung thánh. Trước khi bước vào thành lễ, người dẫn lễ đã điểm qua nhưng tin tức liên quan đến phiên toà phúc thẩm sắp tới, đồng thời mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cách riêng cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật, cũng như cầu nguyện cho luật sự Lê Trần Luật và gia đình ông.
Chủ tế thánh lễ đặc biệt này là cha Giám tỉnh DCCT Việt Nam, Vinhsơn Phạm Trung Thành. Mở đầu ngài nhắc đến lý do của buổi cầu nguyện và kêu mời mọi người cầu nguyện cho Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, linh mục Bề trên chánh xứ Thái Hà, các linh mục, tu sĩ thuộc cộng đoàn DCCT Thái Hà và cách riêng 8 nạn nhân vì công lý.
Vị giảng thuyết trong thánh lễ chiều nay đã nhắc đến phiên toà cách đây hơn 2000 năm mà Đức Giêsu Nazarét, Con Thiên Chúa, đã phải chịu xét xử cách bất công. Cuối bài giảng, vị giảng thuyết kết luận “Phiên toà cách đây hơn 2000 năm đã xử tử hình, treo thập giá Con Thiên Chúa làm người. Đó là một vụ án bất công, không có sự thật, một vụ án không có chân lý. Còn phiên toà ngày mai sẽ ra sao? Có thể: “môn đệ sẽ không hơn thầy”. Song cho dù thế nào, chúng ta luôn vững tin vào quyền năng Thiên Chúa. Sau thập giá đến vinh quang. Đức Kitô đã phục sinh khải hoàn như lời Ngài phán: Thầy đã thắng thế gian. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Sự thật không thể chết.”
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp lên, hát vang lời kinh hoà bình sau mỗi lời nguyện tha thiết được một linh mục xướng lên từ giảng đài. Cuối lễ, cộng đoàn tiếp tục thắp nến, hát kinh hoà bình, tiến ra trước hang đá Đức Mẹ. Lời ca vang vang “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam…” đã khép lại buổi cầu nguyện của con cái Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn hướng về Thái Hà, Hà Nội.
Giết được không ?!
Hiền Thạch
15:39 26/03/2009
GIẾT ĐƯỢC KHÔNG ?!
Kính Tặng văn phòng Luật Pháp Quyền và 8 anh chị em giáo oan GX Thái Hà
Giết được không?! - Sự thật và công lý:
Là khát vọng của dân tộc Việt Nam
Là nỗi chết của cộng-sản-độc-trị
Đã kéo dài gần được. .. bảy chục năm !!!
Giết được không ?!- niền tin đã Linh Thánh
Lời nguyện cầu không thể bị hãm giam
Thành khí cụ và chính là sức mạnh
Thành ánh sáng đẩy lùi mọi tối tăm
Giết được không ?!- cứ bày binh, bố trận. ..
Chính nghĩa gì khi tàn độc vô luân
Chính nghĩa gì toàn đê hèn ngu xuẩn
Dùng bạo quyền để cưỡng hiếp lương dân
Giết được không ?!- triệu tấm lòng chân chính
Cùng hướng về ngày-hai-bảy-tháng-ba:
Ngày-sự-thật và là ngày-công-lý
Của Việt Nam của nhân loại gần, xa
Giết được không ?!- chúng tôi là tất cả:
Dân Việt Nam và tám giáo dân oan
Đã bao năm đong ngày sống tất tả
Đòi sự thật, công lý phải vuông tròn
Giết được không ?!- đã đến lúc phải chọn
" Của César phải trả lại César. .. "
Vì sự thật, Công lý là gai nhọn
Từng đâm chết bao chế độ "độc tà". /.
Kính Tặng văn phòng Luật Pháp Quyền và 8 anh chị em giáo oan GX Thái Hà
Giết được không?! - Sự thật và công lý:
Là khát vọng của dân tộc Việt Nam
Là nỗi chết của cộng-sản-độc-trị
Đã kéo dài gần được. .. bảy chục năm !!!
Giết được không ?!- niền tin đã Linh Thánh
Lời nguyện cầu không thể bị hãm giam
Thành khí cụ và chính là sức mạnh
Thành ánh sáng đẩy lùi mọi tối tăm
Giết được không ?!- cứ bày binh, bố trận. ..
Chính nghĩa gì khi tàn độc vô luân
Chính nghĩa gì toàn đê hèn ngu xuẩn
Dùng bạo quyền để cưỡng hiếp lương dân
Giết được không ?!- triệu tấm lòng chân chính
Cùng hướng về ngày-hai-bảy-tháng-ba:
Ngày-sự-thật và là ngày-công-lý
Của Việt Nam của nhân loại gần, xa
Giết được không ?!- chúng tôi là tất cả:
Dân Việt Nam và tám giáo dân oan
Đã bao năm đong ngày sống tất tả
Đòi sự thật, công lý phải vuông tròn
Giết được không ?!- đã đến lúc phải chọn
" Của César phải trả lại César. .. "
Vì sự thật, Công lý là gai nhọn
Từng đâm chết bao chế độ "độc tà". /.
Thư gửi Ngài Đại Sứ Đức tại Việt Nam: Rolf Schulze
LM Đan Sĩ Augustinus Phạm Sơn Hà
16:05 26/03/2009
Kính gửi
Ngài Đại Sứ Rolf Schulze (Đức)
29 đường Trần Phú
TP. Hà Nội Việt Nam
Kêu gọi cứu giúp Luật Sư Lê Trần Luật ở Việt Nam
Kính thưa Đại Sứ Schulze,
Chỉ còn hai ngày nữa 8 giáo dân Công Giáo thuộc Giáo Xứ Thái Hà sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội với tư cách kháng cáo. Luật Sư Lê Trần Luật mặc dù là người biện hộ chính thức cho 8 giáo dân, hiện vẫn đang bị công an CS cầm giữ tại Sàigòn, cách xa thân chủ và cách nơi xử án trong vài ngày nữa hơn 1.000 cây số.
Vào trung tuần tháng Ba 2009 vừa qua 7 giáo dân bị cáo đã đến Tòa Án gặp các viên chức, nhắc nhở họ về việc bào chữa và xác quyết với Tòa rằng Luật Sư Lê Trần Luật là người biện hộ chính thức. Luật sư Luật sẽ cộng tác với hai luật sư khác nữa trong vụ kiện này.
Chúng tôi thỉnh cầu Ngài Đại Sứ hãy liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam, can thiệp để Luật Sư Lê Trần Luật và bà Tạ phong Tần, trợ lý của ông Luật, được tự do đi Hà Nội, bào chữa cho 8 thân chủ giáo dân thuộc Giáo Xứ Thái Hà.
Việc cầm giữ Luật Sư Lê Trần Luật lại một lần nữa chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa đảm bảo các quyền tự do căn bản và nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng với sự can thiệp giúp đỡ của Ông Đại Sứ, Luật Sư Lê Trần Luật và các cộng sự viên của ông sẽ được phép đi Hà Nội bào chữa cho các bị cáo. Ngài có thể nhận thêm thông tin về vụ việc này qua: http://vietcatholic.net/News/Html/65361.htm
Chúng tôi viết thư này kính gửi Ngài để thỉnh cầu Ngài quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, liên hệ đến vụ xử phúc thẩm các giáo dân Thái Hà vào ngày 27. 03. 2009. Luật sư Lê Trần Luật bào chữa miễn phí cho giáo dân Thái Hà sau khi họ tham dự cuộc phản kháng vào tháng tám năm ngoái, bị bắt, bị xét xử trước tòa án. Luật sư Lê Trần Luật bị quấy nhiễu, bị cản trở đúng lúc ông lên đường đi Hà Nội thi hành chức nghiệp theo yêu cầu của thân chủ, phù hợp với hiến pháp và qui định của luật pháp.
Hơn nữa phiên tòa xét xử phúc thẩm lần này được tổ chức tại một nơi xa Hà Nôi một cách bất thường hòng làm nản lòng những người ủng hộ, những người biện hộ cho những giáo dân đang đấu tranh đòi công lý.
Kính xin Ngài Đại Sứ hãy cử đại diện đến địa điểm phiên tòa theo giờ đã quy định, làm nhân chứng cho sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và đồng thời là vi phạm pháp luật.
Chúng tôi hy vọng rằng tòa phúc thẩm lần này sẽ xác nhận sự vô tội của 8 giáo dân và họ sẽ được trắng án.
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào Ngài.
Linh Mục Đan Sĩ Augustinus Phạm Sơn Hà OSB
Tổng Đan Viện
86941 St. Ottilien
Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
An Herrn Botschafter Rolf Schulze
29, Trần Phú
Hà Nội, Việt Nam
Hilferuf für Rechtantwalt Le Tran Luat in Vietnam
Sehr geehrter Herr Botschafter Schulze,
In nur noch zwei Tagen werden acht Mitglieder der katholischen Thai-Ha-Pfarrgemeinde in Hanoi vor Gericht stehen. Herr Le Tran Luat ist ihr offizieller Verteidiger, der jedoch immer noch unter polizeilichem Hausarrest in Saigon steht. Er ist über 1.000 kms von seinen Mandanten entfernt, obgleich der Gerichtstermin in wenigen Tagen ist.
Am Mitte März 2008 waren sieben der Angeklagten zum Gericht gekommen, um mit Gerichtsbeamten die Verteidigungsangelegenheit zu besprechen und sie bekräftigten ihren Entschluss, dass Anwalt Le Tran Luat ihr Hauptverteidiger ist zusammen mit zwei weiteren Anwälten.
Wir möchten Sie bitten, Kontakt mit der vietnamesischen Regierung aufzunehmen, um die Freilassung von Anwalt Le Tran Luat und seiner Sekretärin Frau Ta Phong Tan zu erwirken, damit sie nach Hanoi fahren und ihre acht Mandanten aus der Thai-Ha-Kirchengemeinde verteidigen können.
Der Hausarrest für Anwalt Le Tran Luat beweist einmal mehr, dass die Regierung von Vietnam die Menschen- und Freiheitsrechte ihrer Bürger nicht gewährleistet. Wir vertrauen darauf, dass mit Ihrer Hilfe Anwalt Le Tran Luat und seine Mitarbeiter nach Hanoi fahren dürfen, um die Angeklagten vor Gericht zu vertreten. Über den angefügten Link können Sie weitere Informationen zu diesen Vorfällen und den Hintergründen bekommen:
Wir, die Unterzeichner, schreiben Ihnen um Ihre Aufmerksamkeit auf die Verletzung der Menschenrechte durch die vietnamesische Regierung zu lenken, die es im Zusammenhang mit der gerichtlichen Berufung, angesetzt fuer den 27ten Maerz 2009, der Thai Ha Gemeindemitglieder gab.
Rechtsanwalt Le Tran Luat ist der kostenfreie Rechtsanwalt, der den Thai Ha gemeindemitgliedern kostenlose gab. Die Anklage, die faelschlicherweise gegen Sie eingebracht wurde, begann nach den Protesten im August letzten Jahres
Wegen dieser Dienstleistung ist Rechtsanwalt Le Tran Luat belaestigt und daran gehindert worden rechtzeitig zu Prozessbeginn nach Hanoi zu reisen, trotz des Antrages seiner Klienten ihnen rechtliche Unterstueztung zu gewaehren, die Ihnen nach der konstitution zustehen.
Zudem ist die Gerichtsverhandlung in einer ungewoehnlichen Gegend fern von Hanoi angesetzt, in einem Versuch die Verteidiger und alle Unterstuetzer zu anzuschrecken, die fuer Gerechtigkeit kaempfen.
Wir bitten Sie, diesen Fall zu verfolgenund Repraesentanten zu schicken, die in ORT und ZEIT angesetzt sind, sodass sie Zeuge einer gesetzwidrigen Situation und der Menschenrechtsverletzungen in Vietnam werden.
Wir hoffen, dass das Gerichtsverfahren die Unschuld der acht Menschen bestätigen wird, und dass sie von allen Vorwürfen freigesprochen werden.
Wir danken Ihnen für Ihre Bemühungen
und verbleiben mit freundlichen Grüßen
Pater Augustinus Pham OSB
Erzabtei
86941 St. Ottilien
Deutschland
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
Ngài Đại Sứ Rolf Schulze (Đức)
29 đường Trần Phú
TP. Hà Nội Việt Nam
Kêu gọi cứu giúp Luật Sư Lê Trần Luật ở Việt Nam
Kính thưa Đại Sứ Schulze,
Chỉ còn hai ngày nữa 8 giáo dân Công Giáo thuộc Giáo Xứ Thái Hà sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội với tư cách kháng cáo. Luật Sư Lê Trần Luật mặc dù là người biện hộ chính thức cho 8 giáo dân, hiện vẫn đang bị công an CS cầm giữ tại Sàigòn, cách xa thân chủ và cách nơi xử án trong vài ngày nữa hơn 1.000 cây số.
Vào trung tuần tháng Ba 2009 vừa qua 7 giáo dân bị cáo đã đến Tòa Án gặp các viên chức, nhắc nhở họ về việc bào chữa và xác quyết với Tòa rằng Luật Sư Lê Trần Luật là người biện hộ chính thức. Luật sư Luật sẽ cộng tác với hai luật sư khác nữa trong vụ kiện này.
Chúng tôi thỉnh cầu Ngài Đại Sứ hãy liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam, can thiệp để Luật Sư Lê Trần Luật và bà Tạ phong Tần, trợ lý của ông Luật, được tự do đi Hà Nội, bào chữa cho 8 thân chủ giáo dân thuộc Giáo Xứ Thái Hà.
Việc cầm giữ Luật Sư Lê Trần Luật lại một lần nữa chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa đảm bảo các quyền tự do căn bản và nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng với sự can thiệp giúp đỡ của Ông Đại Sứ, Luật Sư Lê Trần Luật và các cộng sự viên của ông sẽ được phép đi Hà Nội bào chữa cho các bị cáo. Ngài có thể nhận thêm thông tin về vụ việc này qua: http://vietcatholic.net/News/Html/65361.htm
Chúng tôi viết thư này kính gửi Ngài để thỉnh cầu Ngài quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, liên hệ đến vụ xử phúc thẩm các giáo dân Thái Hà vào ngày 27. 03. 2009. Luật sư Lê Trần Luật bào chữa miễn phí cho giáo dân Thái Hà sau khi họ tham dự cuộc phản kháng vào tháng tám năm ngoái, bị bắt, bị xét xử trước tòa án. Luật sư Lê Trần Luật bị quấy nhiễu, bị cản trở đúng lúc ông lên đường đi Hà Nội thi hành chức nghiệp theo yêu cầu của thân chủ, phù hợp với hiến pháp và qui định của luật pháp.
Hơn nữa phiên tòa xét xử phúc thẩm lần này được tổ chức tại một nơi xa Hà Nôi một cách bất thường hòng làm nản lòng những người ủng hộ, những người biện hộ cho những giáo dân đang đấu tranh đòi công lý.
Kính xin Ngài Đại Sứ hãy cử đại diện đến địa điểm phiên tòa theo giờ đã quy định, làm nhân chứng cho sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và đồng thời là vi phạm pháp luật.
Chúng tôi hy vọng rằng tòa phúc thẩm lần này sẽ xác nhận sự vô tội của 8 giáo dân và họ sẽ được trắng án.
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào Ngài.
Linh Mục Đan Sĩ Augustinus Phạm Sơn Hà OSB
Tổng Đan Viện
86941 St. Ottilien
Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
An Herrn Botschafter Rolf Schulze
29, Trần Phú
Hà Nội, Việt Nam
Hilferuf für Rechtantwalt Le Tran Luat in Vietnam
Sehr geehrter Herr Botschafter Schulze,
In nur noch zwei Tagen werden acht Mitglieder der katholischen Thai-Ha-Pfarrgemeinde in Hanoi vor Gericht stehen. Herr Le Tran Luat ist ihr offizieller Verteidiger, der jedoch immer noch unter polizeilichem Hausarrest in Saigon steht. Er ist über 1.000 kms von seinen Mandanten entfernt, obgleich der Gerichtstermin in wenigen Tagen ist.
Am Mitte März 2008 waren sieben der Angeklagten zum Gericht gekommen, um mit Gerichtsbeamten die Verteidigungsangelegenheit zu besprechen und sie bekräftigten ihren Entschluss, dass Anwalt Le Tran Luat ihr Hauptverteidiger ist zusammen mit zwei weiteren Anwälten.
Wir möchten Sie bitten, Kontakt mit der vietnamesischen Regierung aufzunehmen, um die Freilassung von Anwalt Le Tran Luat und seiner Sekretärin Frau Ta Phong Tan zu erwirken, damit sie nach Hanoi fahren und ihre acht Mandanten aus der Thai-Ha-Kirchengemeinde verteidigen können.
Der Hausarrest für Anwalt Le Tran Luat beweist einmal mehr, dass die Regierung von Vietnam die Menschen- und Freiheitsrechte ihrer Bürger nicht gewährleistet. Wir vertrauen darauf, dass mit Ihrer Hilfe Anwalt Le Tran Luat und seine Mitarbeiter nach Hanoi fahren dürfen, um die Angeklagten vor Gericht zu vertreten. Über den angefügten Link können Sie weitere Informationen zu diesen Vorfällen und den Hintergründen bekommen:
Wir, die Unterzeichner, schreiben Ihnen um Ihre Aufmerksamkeit auf die Verletzung der Menschenrechte durch die vietnamesische Regierung zu lenken, die es im Zusammenhang mit der gerichtlichen Berufung, angesetzt fuer den 27ten Maerz 2009, der Thai Ha Gemeindemitglieder gab.
Rechtsanwalt Le Tran Luat ist der kostenfreie Rechtsanwalt, der den Thai Ha gemeindemitgliedern kostenlose gab. Die Anklage, die faelschlicherweise gegen Sie eingebracht wurde, begann nach den Protesten im August letzten Jahres
Wegen dieser Dienstleistung ist Rechtsanwalt Le Tran Luat belaestigt und daran gehindert worden rechtzeitig zu Prozessbeginn nach Hanoi zu reisen, trotz des Antrages seiner Klienten ihnen rechtliche Unterstueztung zu gewaehren, die Ihnen nach der konstitution zustehen.
Zudem ist die Gerichtsverhandlung in einer ungewoehnlichen Gegend fern von Hanoi angesetzt, in einem Versuch die Verteidiger und alle Unterstuetzer zu anzuschrecken, die fuer Gerechtigkeit kaempfen.
Wir bitten Sie, diesen Fall zu verfolgenund Repraesentanten zu schicken, die in ORT und ZEIT angesetzt sind, sodass sie Zeuge einer gesetzwidrigen Situation und der Menschenrechtsverletzungen in Vietnam werden.
Wir hoffen, dass das Gerichtsverfahren die Unschuld der acht Menschen bestätigen wird, und dass sie von allen Vorwürfen freigesprochen werden.
Wir danken Ihnen für Ihre Bemühungen
und verbleiben mit freundlichen Grüßen
Pater Augustinus Pham OSB
Erzabtei
86941 St. Ottilien
Deutschland
Tel. 0049819371615
Email: augustinus@ottilien.de
Nhân dân và Đảng: Quân đội bảo vệ ai - Thư ngỏ gởi qúy vị tướng lãnh quân đội Việt Nam
Trần Quốc Cường
16:24 26/03/2009
NHÂN DÂN VÀ ĐẢNG: QUÂN ĐỘI BẢO VỆ AI
Lá thư ngỏ gửi qúy vị tướng lãnh quân đội Việt Nam
Kính gởi quý vị tướng lãnh quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi là Trần Quốc Cường công dân Việt Nam, đang sống tại TPHCM. Tôi viết thư này để gởi quý vị thao thức của những người trẻ chúng tôi và của nhiếu người dân khác. Xin quý vị bớt chút thời gian đọc và có thể bàn bạc với nhau để tìm cách giải thoát cho người dân Việt Nam chúng ta khỏi ách thống trị độc tài của nhà cầm quyền Cộng Sản.
Tôi nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần đến trường, tôi thường ngang qua một doanh trại quân đội. Nhìn tấm bảng lớn “DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” cùng mấy chú bộ đội ngồi đó, tôi cảm thấy yên tâm. Hồi đó tôi hay tự hào với chúng bạn vì nhà tôi ở gần doanh trại quân đội, vì tôi cứ vô tư nghĩ rằng gần các chú bộ đội khi có chiến tranh, các chú ấy sẽ bênh vực mình. Nhưng bây giờ mỗi lần nhìn lại những tấm bảng đó tôi không còn “vô tư” như xưa nữa mà suy nghĩ thật nhiều. Những suy nghĩ của tôi là:
Suy nghĩ thứ nhất: Quân đội là của nhân dân. Tôi tin rằng mọi người đều nhất trí quân đội là của nhân dân, do dân và vì dân. Quân đội bảo vệ đất nước, bảo vệ dân. Mọi đất nước, dù ở bất cứ thể chế chính trị nào, đều có quân đội nhưng quân đội không thuộc về một thể chế chính trị hay một đảng phái mà thuộc về nhân dân. Nói cách khác, quân đội không bảo vệ thể chế chính trị hay đảng phái mà bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Khi đất nước bị xâm lăng, quân đội đứng ra đấu tranh. Khi người dân gặp hoạn nạn, quân đội đứng ra giúp đỡ. Ví dụ như những lần giúp dân sơ tán tránh bão lụt, khắc phục lại hậu quả thiên tai… Như vậy xứng danh là “Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Suy nghĩ thứ hai: Truyền thống hào hùng của quân đội ta trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chúng ta thật tự hào về truyền thống anh hùng và bất khuất của quân đội ta. Tuy rằng đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhưng hầu hết đã mang lại chiến thắng vẻ vang. Nhiều cường quốc đã phải tháo chạy trước sức phản công của quân đội ta. Chẳng cần phải nói nhiều, các trang sử vàng đó còn in đậm mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên điều khiến tôi suy nghĩ nhất là ngày nay nhân dân ta đang phải gánh chịu một cuộc đàn áp bất công trong xã hội. Xét từ ngày Đảng Cộng Sản lên nắm quyền tới nay, đất nước ta được mệnh danh là “độc lập, tự do, hạnh phúc” nhưng người dân lại không hưởng được những quyền này. Nhân dân ta vẫn phải tiếp tục gánh chịu cuộc đàn áp mới: đàn áp về tư tưởng, đàn áp bởi sự gian dối và bất công.
Về tư tưởng, người dân phải suy nghĩ và nói theo chỉ đạo của Đảng, phải khen chứ không được chê. Hậu quả của sự đàn áp này tạo ra hàng loạt những trí thức XHCN giáo điều, những trí thức mà bộ não bị xơ cứng không suy nghĩ được điều gì ngược lại ý Đảng. Chúng ta chỉ cần nghe hay đọc những bài trả lời chất vấn, phỏng vấn của các bộ trưởng, các cán bộ nhà nước thì nhận ra điều này.
Về mặt xã hội, Việt Nam ngày nay đang tràn lan sự gian dối, bất công. Gian dối len lỏi vào trong cuộc sống, công sở, học đường, đồng thời được chính thức và công khai hóa bởi những phương tiện truyền thông của Đảng và nhà nước. Các vụ báo chí bịa đặt, cắt xén, xuyên tạc thành ý của người dân là những bằng chứng. Vì gian dối nên đưa tới bất công. Những người có tâm huyết với đất nước, những người yêu mến sự thật đều bị mạt sát, trù giập, bỏ tù còn các cán bộ tham nhũng thì sống phây phây. Vụ luật sư Lê Trần Luật và 8 giáo dân trong phiên tòa phúc thẩm là một bằng chứng. Ngoài ra người dân cũng phải gánh chịu nhiều bất công do cán bộ cấp dưới làm bậy cấp trên làm ngơ. Hầu như người dân luôn là đối tượng để các cán bộ nhà nước đổ lỗi. Chẳng hạn: vụ Thái Hà và tòa Khâm Sứ cán bộ ăn cướp đất của dân, khi người ta tập trung cầu nguyện thì nó rằng phá rối trật tự công cộng; vụ sập dầm cầu chợ Đệm do cán bộ rút ruột công trình mà công nhân bị đổ lỗi bất trắc; vụ lụt ở Hà Nội là do “người dân ỷ nại vào nhà nước quá đáng”; vụ cán bộ ăn chăn tiền tết của dân nghèo là do “lòng tốt” của cán bộ “giữ tiền dùm dân”, vân vân. Tôi tự hỏi không biết mấy vụ như: ông Nguyễn Tấn Dũng qua bên Úc, ông Nguyễn Minh Triết qua Mỹ phải “chui cửa hậu” như con Cún thì do lỗi ai?
Từ những bằng chứng như thế tôi tin rằng Đảng không còn lấy dân làm gốc nữa, không còn xứng đáng là của nhân dân nữa mà chỉ là một lũ lừa bịp, trừ một số đảng viên chân chính. Nhất là qua vụ bioxide đang diễn ra thì tôi tin rằng Đảng đang là kẻ thù của nhân dân. Nếu là kẻ thù thì bằng mọi giá chúng ta phải loại trừ! Xét từ ngày nắm quyền đến nay, Đảng đã vấp phải rất nhiều sai lầm nghiêm trọng nhưng nhờ sự nhẫn nại của nhân dân nên Đảng vẫn tồn tại. Đáng lẽ Đảng phải nhận ra những sai lầm đó mà sửa chữa, thế nhưng không những không nhận ra mà lại cố chấp. Nói thẳng ra Đảng đã coi thường nhân dân, bất chấp đạo đức truyền thống, bất chấp sự thật, bất chấp tất cả chỉ để thủ lợi cho mình. Tôi nghĩ thời gian mấy chục năm qua nhân dân ta đã cắn răng chịu đựng Đảng như thế là đủ. Bây giờ phải hành động! Vấn đề là hành động như thế nào cho nhanh chóng và không đổ máu.
Nhóm nghiên cứu sinh trẻ chúng tôi trao đổi với nhau nhiều và nhận thấy rằng cách thức êm đẹp nhất là quý vị trong quân đội hãy ra tay. Vì lợi ích của dân tộc chứ không phải lợi ích của Đảng, xin quý vị hãy trao đổi bàn bạc và lên kế hoạch để xúc tiến công việc sớm nhất có thể. Nếu chúng ta không dứt khoát thì sợ rằng năm mười năm nữa đất nước chúng ta trở thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc thì thật khốn cho dân tộc ta. Kính chúc quý vị vạn sự tốt đẹp. Xin cảm ơn.
25. 3. 2009
Trần Quốc Cường
* Xin quý độc giả vui lòng giúp chúng tôi phổ biến lá thư này đến nhiều người kể cả trong các cơ quan nhà nước, nhất là giới sinh viên và các nghiên cứu sinh, những người có thao thức với vận mệnh đất nước. Xin cảm ơn quý vị.
Lá thư ngỏ gửi qúy vị tướng lãnh quân đội Việt Nam
Kính gởi quý vị tướng lãnh quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi là Trần Quốc Cường công dân Việt Nam, đang sống tại TPHCM. Tôi viết thư này để gởi quý vị thao thức của những người trẻ chúng tôi và của nhiếu người dân khác. Xin quý vị bớt chút thời gian đọc và có thể bàn bạc với nhau để tìm cách giải thoát cho người dân Việt Nam chúng ta khỏi ách thống trị độc tài của nhà cầm quyền Cộng Sản.
Tôi nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần đến trường, tôi thường ngang qua một doanh trại quân đội. Nhìn tấm bảng lớn “DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” cùng mấy chú bộ đội ngồi đó, tôi cảm thấy yên tâm. Hồi đó tôi hay tự hào với chúng bạn vì nhà tôi ở gần doanh trại quân đội, vì tôi cứ vô tư nghĩ rằng gần các chú bộ đội khi có chiến tranh, các chú ấy sẽ bênh vực mình. Nhưng bây giờ mỗi lần nhìn lại những tấm bảng đó tôi không còn “vô tư” như xưa nữa mà suy nghĩ thật nhiều. Những suy nghĩ của tôi là:
Suy nghĩ thứ nhất: Quân đội là của nhân dân. Tôi tin rằng mọi người đều nhất trí quân đội là của nhân dân, do dân và vì dân. Quân đội bảo vệ đất nước, bảo vệ dân. Mọi đất nước, dù ở bất cứ thể chế chính trị nào, đều có quân đội nhưng quân đội không thuộc về một thể chế chính trị hay một đảng phái mà thuộc về nhân dân. Nói cách khác, quân đội không bảo vệ thể chế chính trị hay đảng phái mà bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Khi đất nước bị xâm lăng, quân đội đứng ra đấu tranh. Khi người dân gặp hoạn nạn, quân đội đứng ra giúp đỡ. Ví dụ như những lần giúp dân sơ tán tránh bão lụt, khắc phục lại hậu quả thiên tai… Như vậy xứng danh là “Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Suy nghĩ thứ hai: Truyền thống hào hùng của quân đội ta trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chúng ta thật tự hào về truyền thống anh hùng và bất khuất của quân đội ta. Tuy rằng đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhưng hầu hết đã mang lại chiến thắng vẻ vang. Nhiều cường quốc đã phải tháo chạy trước sức phản công của quân đội ta. Chẳng cần phải nói nhiều, các trang sử vàng đó còn in đậm mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên điều khiến tôi suy nghĩ nhất là ngày nay nhân dân ta đang phải gánh chịu một cuộc đàn áp bất công trong xã hội. Xét từ ngày Đảng Cộng Sản lên nắm quyền tới nay, đất nước ta được mệnh danh là “độc lập, tự do, hạnh phúc” nhưng người dân lại không hưởng được những quyền này. Nhân dân ta vẫn phải tiếp tục gánh chịu cuộc đàn áp mới: đàn áp về tư tưởng, đàn áp bởi sự gian dối và bất công.
Về tư tưởng, người dân phải suy nghĩ và nói theo chỉ đạo của Đảng, phải khen chứ không được chê. Hậu quả của sự đàn áp này tạo ra hàng loạt những trí thức XHCN giáo điều, những trí thức mà bộ não bị xơ cứng không suy nghĩ được điều gì ngược lại ý Đảng. Chúng ta chỉ cần nghe hay đọc những bài trả lời chất vấn, phỏng vấn của các bộ trưởng, các cán bộ nhà nước thì nhận ra điều này.
Về mặt xã hội, Việt Nam ngày nay đang tràn lan sự gian dối, bất công. Gian dối len lỏi vào trong cuộc sống, công sở, học đường, đồng thời được chính thức và công khai hóa bởi những phương tiện truyền thông của Đảng và nhà nước. Các vụ báo chí bịa đặt, cắt xén, xuyên tạc thành ý của người dân là những bằng chứng. Vì gian dối nên đưa tới bất công. Những người có tâm huyết với đất nước, những người yêu mến sự thật đều bị mạt sát, trù giập, bỏ tù còn các cán bộ tham nhũng thì sống phây phây. Vụ luật sư Lê Trần Luật và 8 giáo dân trong phiên tòa phúc thẩm là một bằng chứng. Ngoài ra người dân cũng phải gánh chịu nhiều bất công do cán bộ cấp dưới làm bậy cấp trên làm ngơ. Hầu như người dân luôn là đối tượng để các cán bộ nhà nước đổ lỗi. Chẳng hạn: vụ Thái Hà và tòa Khâm Sứ cán bộ ăn cướp đất của dân, khi người ta tập trung cầu nguyện thì nó rằng phá rối trật tự công cộng; vụ sập dầm cầu chợ Đệm do cán bộ rút ruột công trình mà công nhân bị đổ lỗi bất trắc; vụ lụt ở Hà Nội là do “người dân ỷ nại vào nhà nước quá đáng”; vụ cán bộ ăn chăn tiền tết của dân nghèo là do “lòng tốt” của cán bộ “giữ tiền dùm dân”, vân vân. Tôi tự hỏi không biết mấy vụ như: ông Nguyễn Tấn Dũng qua bên Úc, ông Nguyễn Minh Triết qua Mỹ phải “chui cửa hậu” như con Cún thì do lỗi ai?
Từ những bằng chứng như thế tôi tin rằng Đảng không còn lấy dân làm gốc nữa, không còn xứng đáng là của nhân dân nữa mà chỉ là một lũ lừa bịp, trừ một số đảng viên chân chính. Nhất là qua vụ bioxide đang diễn ra thì tôi tin rằng Đảng đang là kẻ thù của nhân dân. Nếu là kẻ thù thì bằng mọi giá chúng ta phải loại trừ! Xét từ ngày nắm quyền đến nay, Đảng đã vấp phải rất nhiều sai lầm nghiêm trọng nhưng nhờ sự nhẫn nại của nhân dân nên Đảng vẫn tồn tại. Đáng lẽ Đảng phải nhận ra những sai lầm đó mà sửa chữa, thế nhưng không những không nhận ra mà lại cố chấp. Nói thẳng ra Đảng đã coi thường nhân dân, bất chấp đạo đức truyền thống, bất chấp sự thật, bất chấp tất cả chỉ để thủ lợi cho mình. Tôi nghĩ thời gian mấy chục năm qua nhân dân ta đã cắn răng chịu đựng Đảng như thế là đủ. Bây giờ phải hành động! Vấn đề là hành động như thế nào cho nhanh chóng và không đổ máu.
Nhóm nghiên cứu sinh trẻ chúng tôi trao đổi với nhau nhiều và nhận thấy rằng cách thức êm đẹp nhất là quý vị trong quân đội hãy ra tay. Vì lợi ích của dân tộc chứ không phải lợi ích của Đảng, xin quý vị hãy trao đổi bàn bạc và lên kế hoạch để xúc tiến công việc sớm nhất có thể. Nếu chúng ta không dứt khoát thì sợ rằng năm mười năm nữa đất nước chúng ta trở thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc thì thật khốn cho dân tộc ta. Kính chúc quý vị vạn sự tốt đẹp. Xin cảm ơn.
25. 3. 2009
Trần Quốc Cường
* Xin quý độc giả vui lòng giúp chúng tôi phổ biến lá thư này đến nhiều người kể cả trong các cơ quan nhà nước, nhất là giới sinh viên và các nghiên cứu sinh, những người có thao thức với vận mệnh đất nước. Xin cảm ơn quý vị.
Xử phúc thẩm vụ Thái Hà: yếu tố pháp lý?
Trà Mi - RFA
16:55 26/03/2009
Xử phúc thẩm vụ Thái Hà: yếu tố pháp lý?
Phiên toà phúc thẩm xét kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà sắp diễn ra vào ngày 27/3 đang thu hút sự chú ý của công luận trong và ngoài nước.
Kể từ khi vụ án Thái Hà diễn ra, sự quan tâm tập trung vào hàng loạt các phản ứng vụng về và lúng túng của chính quyền thể hiện qua các bản án treo dành cho tội “huỷ hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng”, qua việc dằng co vụ các giáo dân kiện truyền thông, hay nhiều lần trì hoãn phiên phúc thẩm.
Nay, khi thời điểm phúc thẩm gần kề thì mọi sự chú ý đang đổ dồn vào việc nhà nứơc đang tìm đủ mọi cách cấm cản luật sư của các giáo dân, không cho ông Lê Trần Luật tiếp xúc với thân chủ và tham dự phiên toà này.
Điều này có vi phạm pháp luật hay không? Trước những áp lực từ phía chính quyền như thế, liệu phiên phúc thẩm sẽ mang lại kết quả như các bị cáo mong đợi?
Mời qúy vị tìm hiểu qua cuộc trao đổi giữa Trà Mi và luật sư lão thành Trần Lâm từ Hải Phòng, người nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luật pháp tại Việt Nam và từng đảm nhiệm vai trò Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hơn 2 thập niên trứơc khi về hưu làm luật sư. Luật sư Lâm phát biểu:
Qui định của pháp luật
Luật sư Trần Lâm: Chuyện Nhà nước không cho ông Luật ra ngoài Bắc, điều đó tôi không nắm đựơc, nhưng nếu có như vậy thì tôi thấy rằng không đúng luật. Bởi vì luật sư có quyền phục vụ thân chủ, phục vụ pháp luật. Điều quan trọng là nếu không có luật sư thì làm sao vụ án này có thể xử đựơc? Chẳng lẽ một vụ án xử không có luật sư à? Nếu có làm việc đó là không đúng.
Trà Mi: Không đúng luật theo ý kiến của ông, là một chuyên gia lâu năm trong ngành luật, xin ông phân tích kỹ trong trường hợp này quyền của các bị cáo đựơc tiếp xúc luật sư, quyền đựơc có người bảo vệ trứơc toà, cũng như quyền của luật sư đi lại và làm việc với thân chủ bị vi phạm tới mức độ như thế nào?
Luật sư Trần Lâm: Đúng, nếu mà cản trở luật sư là vi phạm pháp luật rồi đấy. Trái luật. Và bị cáo có quyền không chấp nhận phiên toà.
Trà Mi: Theo chỗ chúng tôi được biết, có 3 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên phúc thẩm tới đây. Tuy nhiên, tất cả bị cáo đều xác nhận với Toà án thành phố Hà Nội rằng luật sư Luật là luật sư chính của họ. Trong trường hợp này, phiên toà có thể diễn ra?
Luật sư Trần Lâm: Tôi cũng chưa nghe về việc bị cáo nói luật sư chính-phụ, nhưng họ phải đề nghị chấp nhận luật sư của họ thì họ mới tham dự phiên toà. Họ có quyền làm điều đó.
Ví dụ bây giờ ông Luật vi phạm một việc khác ngoài vụ án này mà có quyết định bị tạm đình chỉ hoạt động thì ông không được tham gia phiên toà. Việc này thông báo cho bị cáo thì bị cáo không có quyền không chấp nhận.
Trà Mi: Nhưng chính bản thân luật sư Luật không có một văn bản nào đình chỉ hoạt động. Ông ta cũng chưa chính thức bị bắt giam, chưa bị kết tội mà…
Luật sư Trần Lâm: Mà không cho người ta tham gia phiên toà thì không biện minh đựơc. Thế nhưng chẳng hạn bây giờ ông ta ra sân bay cứ bị giữ lại mà họ không nói lý do sao cả. Thế thì bây giờ cãi vào chỗ nào? Đấy lại có những cái chuyện như vậy.
Lúc bấy giờ bị cáo chỉ có một cách là xin hoãn phiên toà. Không có luật sư của tôi thì tôi xin hoãn. Quyền của bị cáo, quyền của luật sư, trong luật đã nói tỉ mỉ rồi, tức là không ai đựơc cản trở. Có luật đấy nhưng họ thực thi chệch đi, thì sao?
Nói và Làm?
Trà Mi: Trong trường hợp như ông nói, có luật mà người ta không thực thi, các bị can và chính luật sư đó có thể làm gì để bảo vệ quyền chính đáng của họ?
Luật sư Trần Lâm: Họ chỉ có phản đối, viết đơn nọ kia, nhưng gửi người ta không giải quyết, làm thế nào được!? Thế mới là “cuộc đời”.
Trà Mi: Thưa, cuộc đời thì cũng phải theo quy luật của pháp luật, phải không thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Vâng, rõ ràng người cầm quyền thì nói thế này, nhưng đến khi thực thi nó còn thế nọ, thế kia.
Trà Mi: Nhưng pháp luật phải đựơc tôn trọng từ mọi phía, nhất là phía chính quyền…
Luật sư Trần Lâm: Vâng, cái đó thì đúng. Pháp luật là để cho mọi ngừơi tôn trọng. Trong nguyên lý, người làm ra pháp luật, ngừơi cầm cân nảy mực là người phải thực hiện đầu tiên, chứ không phải bắt người dân thực hiện. Pháp luật đã viết như thế đấy.
Trình độ dân tộc, dân trí
Trà Mi: Nhưng trong thực tế ở Việt Nam, như ông vừa nói, là thực tế “cuộc đời” khác với pháp luật. Điều này nói lên điều gì và nên đựơc hiểu như thế nào, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Vâng, cái đó là một cuộc đấu tranh lâu dài. Đó là sự tíên triển của trình độ dân tộc, dân trí. Dân trí càng cao thì pháp luật càng được đề cao. Dân trí thì không phải tự ngừơi dân chuyển động được đâu.
Dân trí phải do người cầm đầu. Ngừơi cầm đầu mà tốt thì làm cho dân trí chuyển biến. Người cầm đầu mà không đựơc tốt thì dân trí cứ lằng nhằng, bầy nhầy, không có bứơc đi ổn định để theo bứơc tiến chung của nhân loại.
Những việc như Thái Hà hay những vụ việc của mấy người dân chủ, tôi thấy vẫn còn có những sự nhức nhối. Nhưng nếu ta bình tĩnh xét từ độ thời gian có WTO tới nay, thì mỗi ngày cũng có dễ thở hơn. Tương đối thôi, tức là so sánh với cái cũ thôi. Chứ còn so sánh với các nứơc thì chưa đi đến đâu cả. Cái thay đổi chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi của mọi ngừơi.
Tôi lâu năm trong nghề, quen thuộc cũng rộng rãi, nên cái tôi gặp cũng không quá gây cấn như các anh em đồng nghiệp khác. Anh em khác, nói thật là còn bị gây cấn hơn tôi.
Bản án phúc thẩm?
Trà Mi: Thông thường phiên phúc thẩm người ta luôn mong chờ những bản án nhẹ hơn so với phiên sơ thẩm. Điều này có luôn luôn đúng không, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Đúng rồi. Phúc thẩm tức là thay đổi tiến bộ hơn, nhẹ hơn.
Trà Mi: Nguyện vọng đó có luôn luôn được thực hiện đúng như vậy không? Trong những trường hợp nào mà những bản án của phúc thẩm có thể mạnh tay hơn những gì đã quyết định ở sơ thẩm, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Không, phúc thẩm không được mạnh tay hơn. Luật pháp quy định khi đã xử sơ thẩm mà bị cáo không vừa ý kháng án lên phúc thẩm. Nhiệm vụ của phúc thẩm phải xem điều gì đáng sửa chữa thì sửa chữa, nhưng phúc thẩm không bao giờ có quyền làm cho hoàn cảnh của bị cáo xấu hơn, tức không thể tăng hình phạt, mà chỉ có giảm thôi.
Trà Mi: Đó là theo luật định phải không ạ?
Luật sư Trần Lâm: Đấy là luật, luật quốc tế.
Trà Mi: Thế còn luật ở Việt Nam thì sao ạ?
Luật sư Trần Lâm: Cũng thế thôi. Luật Việt Nam chưa bao giờ phúc thẩm có quyền làm cho tình trạng bị cáo xấu hơn.
Trà Mi: Trong trường hợp vụ kiện của các giáo dân Thái Hà hiện nay, theo kinh nghiệm lâu năm của ông trong ngành luật và theo những gì ông quan sát trong thực tế, ông có dự đoán kết quả phiên phúc thẩm sẽ như thế nào không ạ?
Luật sư Trần Lâm: Tôi nghĩ cũng có thể giảm một tí hoặc y án. Nếu người bào chữa có lý do thuýêt phục nên dẹp vụ án đi, thì nên tha đi cho không còn một ấn tượng gì. Đây không phải xử một vụ án phải, trái, đúng sai.
Đây là một vụ việc quan hệ đến dư luận, đến tôn giáo thì người ta gọi không phải là “xử”, mà đáng lý ra phải là “xử trí” một vụ việc.
Đứng về nghiệp vụ phân tích vụ này thì đây không phải là một vụ án, đưa nó thành một vụ án là không ổn. Mà đây là một vụ việc chính trị mà người lãnh đạo phải có nhiệm vụ uyển chuyển làm cho vụ việc êm đẹp.
Trà Mi: Nhưng trong trường hợp điều “êm đẹp” đó không xảy ra thì sẽ nói lên điều gì và chúng ta nên hiểu như thế nào?
Luật sư Trần Lâm: Bây giờ đã trót thế này rồi, thì tôi tin rằng xử phúc thẩm sẽ làm rất nhanh. Cũng có thể tha hay giảm án một số ngừơi. Xét về hình sự, mấy tháng án treo chẳng để giải quyết cái gì cả. Xử mấy tháng án treo, thật ra cái tác dụng của nó cũng rất hạn chế.
Trà Mi: Rất cảm ơn luật sư Trần Lâm đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này.
Luật sư Trần Lâm: Vâng.
Phiên toà phúc thẩm xét kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà sắp diễn ra vào ngày 27/3 đang thu hút sự chú ý của công luận trong và ngoài nước.
Kể từ khi vụ án Thái Hà diễn ra, sự quan tâm tập trung vào hàng loạt các phản ứng vụng về và lúng túng của chính quyền thể hiện qua các bản án treo dành cho tội “huỷ hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng”, qua việc dằng co vụ các giáo dân kiện truyền thông, hay nhiều lần trì hoãn phiên phúc thẩm.
Nay, khi thời điểm phúc thẩm gần kề thì mọi sự chú ý đang đổ dồn vào việc nhà nứơc đang tìm đủ mọi cách cấm cản luật sư của các giáo dân, không cho ông Lê Trần Luật tiếp xúc với thân chủ và tham dự phiên toà này.
Điều này có vi phạm pháp luật hay không? Trước những áp lực từ phía chính quyền như thế, liệu phiên phúc thẩm sẽ mang lại kết quả như các bị cáo mong đợi?
Mời qúy vị tìm hiểu qua cuộc trao đổi giữa Trà Mi và luật sư lão thành Trần Lâm từ Hải Phòng, người nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luật pháp tại Việt Nam và từng đảm nhiệm vai trò Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao hơn 2 thập niên trứơc khi về hưu làm luật sư. Luật sư Lâm phát biểu:
Qui định của pháp luật
Luật sư Trần Lâm: Chuyện Nhà nước không cho ông Luật ra ngoài Bắc, điều đó tôi không nắm đựơc, nhưng nếu có như vậy thì tôi thấy rằng không đúng luật. Bởi vì luật sư có quyền phục vụ thân chủ, phục vụ pháp luật. Điều quan trọng là nếu không có luật sư thì làm sao vụ án này có thể xử đựơc? Chẳng lẽ một vụ án xử không có luật sư à? Nếu có làm việc đó là không đúng.
Trà Mi: Không đúng luật theo ý kiến của ông, là một chuyên gia lâu năm trong ngành luật, xin ông phân tích kỹ trong trường hợp này quyền của các bị cáo đựơc tiếp xúc luật sư, quyền đựơc có người bảo vệ trứơc toà, cũng như quyền của luật sư đi lại và làm việc với thân chủ bị vi phạm tới mức độ như thế nào?
Luật sư Trần Lâm: Đúng, nếu mà cản trở luật sư là vi phạm pháp luật rồi đấy. Trái luật. Và bị cáo có quyền không chấp nhận phiên toà.
Trà Mi: Theo chỗ chúng tôi được biết, có 3 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên phúc thẩm tới đây. Tuy nhiên, tất cả bị cáo đều xác nhận với Toà án thành phố Hà Nội rằng luật sư Luật là luật sư chính của họ. Trong trường hợp này, phiên toà có thể diễn ra?
Luật sư Trần Lâm: Tôi cũng chưa nghe về việc bị cáo nói luật sư chính-phụ, nhưng họ phải đề nghị chấp nhận luật sư của họ thì họ mới tham dự phiên toà. Họ có quyền làm điều đó.
Ví dụ bây giờ ông Luật vi phạm một việc khác ngoài vụ án này mà có quyết định bị tạm đình chỉ hoạt động thì ông không được tham gia phiên toà. Việc này thông báo cho bị cáo thì bị cáo không có quyền không chấp nhận.
Trà Mi: Nhưng chính bản thân luật sư Luật không có một văn bản nào đình chỉ hoạt động. Ông ta cũng chưa chính thức bị bắt giam, chưa bị kết tội mà…
Luật sư Trần Lâm: Mà không cho người ta tham gia phiên toà thì không biện minh đựơc. Thế nhưng chẳng hạn bây giờ ông ta ra sân bay cứ bị giữ lại mà họ không nói lý do sao cả. Thế thì bây giờ cãi vào chỗ nào? Đấy lại có những cái chuyện như vậy.
Lúc bấy giờ bị cáo chỉ có một cách là xin hoãn phiên toà. Không có luật sư của tôi thì tôi xin hoãn. Quyền của bị cáo, quyền của luật sư, trong luật đã nói tỉ mỉ rồi, tức là không ai đựơc cản trở. Có luật đấy nhưng họ thực thi chệch đi, thì sao?
Nói và Làm?
Trà Mi: Trong trường hợp như ông nói, có luật mà người ta không thực thi, các bị can và chính luật sư đó có thể làm gì để bảo vệ quyền chính đáng của họ?
Luật sư Trần Lâm: Họ chỉ có phản đối, viết đơn nọ kia, nhưng gửi người ta không giải quyết, làm thế nào được!? Thế mới là “cuộc đời”.
Trà Mi: Thưa, cuộc đời thì cũng phải theo quy luật của pháp luật, phải không thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Vâng, rõ ràng người cầm quyền thì nói thế này, nhưng đến khi thực thi nó còn thế nọ, thế kia.
Trà Mi: Nhưng pháp luật phải đựơc tôn trọng từ mọi phía, nhất là phía chính quyền…
Luật sư Trần Lâm: Vâng, cái đó thì đúng. Pháp luật là để cho mọi ngừơi tôn trọng. Trong nguyên lý, người làm ra pháp luật, ngừơi cầm cân nảy mực là người phải thực hiện đầu tiên, chứ không phải bắt người dân thực hiện. Pháp luật đã viết như thế đấy.
Trình độ dân tộc, dân trí
Trà Mi: Nhưng trong thực tế ở Việt Nam, như ông vừa nói, là thực tế “cuộc đời” khác với pháp luật. Điều này nói lên điều gì và nên đựơc hiểu như thế nào, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Vâng, cái đó là một cuộc đấu tranh lâu dài. Đó là sự tíên triển của trình độ dân tộc, dân trí. Dân trí càng cao thì pháp luật càng được đề cao. Dân trí thì không phải tự ngừơi dân chuyển động được đâu.
Dân trí phải do người cầm đầu. Ngừơi cầm đầu mà tốt thì làm cho dân trí chuyển biến. Người cầm đầu mà không đựơc tốt thì dân trí cứ lằng nhằng, bầy nhầy, không có bứơc đi ổn định để theo bứơc tiến chung của nhân loại.
Những việc như Thái Hà hay những vụ việc của mấy người dân chủ, tôi thấy vẫn còn có những sự nhức nhối. Nhưng nếu ta bình tĩnh xét từ độ thời gian có WTO tới nay, thì mỗi ngày cũng có dễ thở hơn. Tương đối thôi, tức là so sánh với cái cũ thôi. Chứ còn so sánh với các nứơc thì chưa đi đến đâu cả. Cái thay đổi chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi của mọi ngừơi.
Tôi lâu năm trong nghề, quen thuộc cũng rộng rãi, nên cái tôi gặp cũng không quá gây cấn như các anh em đồng nghiệp khác. Anh em khác, nói thật là còn bị gây cấn hơn tôi.
Bản án phúc thẩm?
Trà Mi: Thông thường phiên phúc thẩm người ta luôn mong chờ những bản án nhẹ hơn so với phiên sơ thẩm. Điều này có luôn luôn đúng không, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Đúng rồi. Phúc thẩm tức là thay đổi tiến bộ hơn, nhẹ hơn.
Trà Mi: Nguyện vọng đó có luôn luôn được thực hiện đúng như vậy không? Trong những trường hợp nào mà những bản án của phúc thẩm có thể mạnh tay hơn những gì đã quyết định ở sơ thẩm, thưa ông?
Luật sư Trần Lâm: Không, phúc thẩm không được mạnh tay hơn. Luật pháp quy định khi đã xử sơ thẩm mà bị cáo không vừa ý kháng án lên phúc thẩm. Nhiệm vụ của phúc thẩm phải xem điều gì đáng sửa chữa thì sửa chữa, nhưng phúc thẩm không bao giờ có quyền làm cho hoàn cảnh của bị cáo xấu hơn, tức không thể tăng hình phạt, mà chỉ có giảm thôi.
Trà Mi: Đó là theo luật định phải không ạ?
Luật sư Trần Lâm: Đấy là luật, luật quốc tế.
Trà Mi: Thế còn luật ở Việt Nam thì sao ạ?
Luật sư Trần Lâm: Cũng thế thôi. Luật Việt Nam chưa bao giờ phúc thẩm có quyền làm cho tình trạng bị cáo xấu hơn.
Trà Mi: Trong trường hợp vụ kiện của các giáo dân Thái Hà hiện nay, theo kinh nghiệm lâu năm của ông trong ngành luật và theo những gì ông quan sát trong thực tế, ông có dự đoán kết quả phiên phúc thẩm sẽ như thế nào không ạ?
Luật sư Trần Lâm: Tôi nghĩ cũng có thể giảm một tí hoặc y án. Nếu người bào chữa có lý do thuýêt phục nên dẹp vụ án đi, thì nên tha đi cho không còn một ấn tượng gì. Đây không phải xử một vụ án phải, trái, đúng sai.
Đây là một vụ việc quan hệ đến dư luận, đến tôn giáo thì người ta gọi không phải là “xử”, mà đáng lý ra phải là “xử trí” một vụ việc.
Đứng về nghiệp vụ phân tích vụ này thì đây không phải là một vụ án, đưa nó thành một vụ án là không ổn. Mà đây là một vụ việc chính trị mà người lãnh đạo phải có nhiệm vụ uyển chuyển làm cho vụ việc êm đẹp.
Trà Mi: Nhưng trong trường hợp điều “êm đẹp” đó không xảy ra thì sẽ nói lên điều gì và chúng ta nên hiểu như thế nào?
Luật sư Trần Lâm: Bây giờ đã trót thế này rồi, thì tôi tin rằng xử phúc thẩm sẽ làm rất nhanh. Cũng có thể tha hay giảm án một số ngừơi. Xét về hình sự, mấy tháng án treo chẳng để giải quyết cái gì cả. Xử mấy tháng án treo, thật ra cái tác dụng của nó cũng rất hạn chế.
Trà Mi: Rất cảm ơn luật sư Trần Lâm đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này.
Luật sư Trần Lâm: Vâng.
Thái Hà đêm trước ngày xử án
DCCT Thái Hà
22:11 26/03/2009
Thư gởi các bị cáo
Luật sư Lê Trần Luật
22:20 26/03/2009
Tin tức và hình ảnh 7 giờ trước phiên phúc thẩm
PV
23:17 26/03/2009
Tin tức và hình ảnh 7 giờ trước phiên phúc thẩm
Tại Hà Đông, buổi tối, các xe tải chở hàng vào phía Hà Đông được kiểm tra nghiêm ngặt. Khác với lệ thường, dù lái xe có xuống “làm luật – lót tay” xong thì công an vẫn kiểm tra thùng xe.
Trên các ngả đường vào khu xử án hàng rào sắt nhọn được triển khai nhiều lớp trên vỉa hè. Trên đường phố, xe cảnh sát chở các nhân viên tuần tiễu, đằng sau là xe mô tô chở hai cảnh sát mang bộ đàm và công cụ hỗ trợ, dẹp các quán xá khu vực xung quanh. Trên hè phố, lực lượng công an, dân phòng mang băng đỏ tuần tra liên tục. Trên đường phố dẫn vào Hà Đông, đoạn trên cầu và dãy phố dẫn vào nơi xử, camera được lắp đặt khẩn cấp vào ngày hôm nay.
Truyền hình liên tục đưa tin kết án giáo dân, ca ngợi chính sách khoan hồng của nhà nước đã xử “đúng người, đúng tội”(!). Vẫn bài bản cũ, những người được phỏng vấn được đưa lên chưa nói nhân dân đã biết nội dung họ định nói gì. Ngay sau bản tin về vụ xử giáo dân là bản tin về đất nước xã hội chủ nghĩa anh em là Bắc Triều Tiên (được mệnh danh là côn đồ quốc tế) đang chuẩn bị thử tên lửa. Hai sự kiện đưa liên tiếp với nhau, làm người ta liên tưởng đến sự giống nhau của hai bộ máy. Một là hành động côn đồ với thế giới xung quanh, một là với những con dân của mình. Báo chí đưa tin về việc xét xử nhưng thực chất là đã kết tội thay Toà án.
Điều vui nhất, là các báo không dám đưa lên những hình ảnh chuẩn bị phiên toà ra sao và nhất định không đưa địa chỉ xử án nơi nào. Chắc nhà nước nghĩ mình không nói thì đố dân biết chỗ nào mà đến.
Không khí ngột ngạt, căng thẳng.
Tại khu vực Nhà thờ Hà Đông, ngôi nhà đối diện Nhà thờ, công an ẩn nấp trên các hành lang các tầng quan sát kỹ càng khu vực nhà thờ, khi chúng tôi đưa máy ảnh lên, họ ẩn vào sau khu vực cầu thang, nhưng sau đó lại lấp ló nhìn sang.
Trong Nhà thờ, Lúc 11 giờ 30 phút, các bà cụ vẫn chầu Thánh Thể, ngoài sân, các giáo dân vẫn ngồi canh thức chờ đến giờ G. Nhiều người tranh thủ tìm một chỗ ngủ, bất cứ chỗ nào. Một tốp công an cả nam và nữ đến Nhà thờ đi qua cửa xông vào bàn mà chẳng thèm hỏi ai, ngay lập tức một giáo dân phản ứng: “Với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép nhé”. Ngồi một lúc, không thấy ai hỏi, tốp công an này rời Nhà thờ.
Khu vực Toà án, các công an ngồi canh gác kỹ càng, cửa ra vào khu Toà án được lắp thiết bị rà vũ khí. Những con đường xung quanh, công an tuần tra liên tục.
Đã có lệnh tất cả các trường học, công sở, nhà trẻ… khu vực xung quanh Toà án đều phải nghỉ ngày mai 27/3. Học sinh ở nhà, hàng quán không được bán, cửa hàng đóng cửa, khu vực sản xuất bất cứ của nhà nước hay tư nhân đều ngừng hoạt động. Tất cả các quán cơm được lệnh không nhận cơm đặt, nhà nghỉ khách sạn không được nhận khách trú đêm nay.
Khu vực Hà Đông không nhà nào (nhất là công giáo) không được nhận khách tạm trú. Những khách đến tạm trú ở các gia đình nhà công giáo đêm nay, được cưỡng chế đưa ra khỏi khu vực Hà Đông và bỏ giữa đường, mặc muốn đi đâu thì đi, miễn là không được ở khu vực Thị xã.
Tinh thần giáo dân đang hừng hực chờ đến giờ khai toà. Tất cả khu vực có người công giáo ở Hà Nội và Hà Tây, thậm chí nghe tin là cả các tỉnh xa xôi như Hà Nam, Nam Định… công an đến tận nhà khuyên giáo dân không nên đi đến Toà ngày hôm đó. Nhiều giáo dân hỏi lại là nghe tin toà xử công khai thì tại sao lại không nên đi và các công an phải nhọc công thế để làm gì? Các công an đành chịu.
Các giáo xứ lân cận khu vực Toà án, các linh mục được công an quan tâm hỏi thăm từ lâu. Công an yêu cầu các linh mục khuyên giáo dân không nên đến Toà. Nhưng đa số đã nhận được lời chối từ rất lịch sự.
Thông tin cho biết, các nẻo đường về Hà Đông sẽ bị chặn, giáo dân nhất định đi đến nơi toà“công khai xử kín”(!) Vì vậy, có thể có những nơi giáo dân sẽ bị chặn lại từ xa.
Ngoài ra, tất cả những người đến phiên Toà xử sơ thẩm đã được công an xác định đúng địa chỉ, tên tuổi thì đều đã được công an đến tận nhà răn đe hoặc năn nỉ không đến Toà ngày mai. Một số người đã được cưỡng chế làm việc vào ngày mai với công an, nhằm ngăn chặn họ không đến khu vực xử án.
Giờ G sắp đến, xin theo dõi những thông tin về phiên Toà trong các bản tin sắp tới. Nhất là dù ở đâu, cũng xin anh chị em và cộng đồng cầu nguyện cho các nạn nhân trước “phiên toà của bóng tối và ma quỷ” này.
Hà Đông, 1 giờ ngày 27/3/2009.
Tại Hà Đông, buổi tối, các xe tải chở hàng vào phía Hà Đông được kiểm tra nghiêm ngặt. Khác với lệ thường, dù lái xe có xuống “làm luật – lót tay” xong thì công an vẫn kiểm tra thùng xe.
Trên các ngả đường vào khu xử án hàng rào sắt nhọn được triển khai nhiều lớp trên vỉa hè. Trên đường phố, xe cảnh sát chở các nhân viên tuần tiễu, đằng sau là xe mô tô chở hai cảnh sát mang bộ đàm và công cụ hỗ trợ, dẹp các quán xá khu vực xung quanh. Trên hè phố, lực lượng công an, dân phòng mang băng đỏ tuần tra liên tục. Trên đường phố dẫn vào Hà Đông, đoạn trên cầu và dãy phố dẫn vào nơi xử, camera được lắp đặt khẩn cấp vào ngày hôm nay.
Truyền hình liên tục đưa tin kết án giáo dân, ca ngợi chính sách khoan hồng của nhà nước đã xử “đúng người, đúng tội”(!). Vẫn bài bản cũ, những người được phỏng vấn được đưa lên chưa nói nhân dân đã biết nội dung họ định nói gì. Ngay sau bản tin về vụ xử giáo dân là bản tin về đất nước xã hội chủ nghĩa anh em là Bắc Triều Tiên (được mệnh danh là côn đồ quốc tế) đang chuẩn bị thử tên lửa. Hai sự kiện đưa liên tiếp với nhau, làm người ta liên tưởng đến sự giống nhau của hai bộ máy. Một là hành động côn đồ với thế giới xung quanh, một là với những con dân của mình. Báo chí đưa tin về việc xét xử nhưng thực chất là đã kết tội thay Toà án.
Điều vui nhất, là các báo không dám đưa lên những hình ảnh chuẩn bị phiên toà ra sao và nhất định không đưa địa chỉ xử án nơi nào. Chắc nhà nước nghĩ mình không nói thì đố dân biết chỗ nào mà đến.
Không khí ngột ngạt, căng thẳng.
Tại khu vực Nhà thờ Hà Đông, ngôi nhà đối diện Nhà thờ, công an ẩn nấp trên các hành lang các tầng quan sát kỹ càng khu vực nhà thờ, khi chúng tôi đưa máy ảnh lên, họ ẩn vào sau khu vực cầu thang, nhưng sau đó lại lấp ló nhìn sang.
Trong Nhà thờ, Lúc 11 giờ 30 phút, các bà cụ vẫn chầu Thánh Thể, ngoài sân, các giáo dân vẫn ngồi canh thức chờ đến giờ G. Nhiều người tranh thủ tìm một chỗ ngủ, bất cứ chỗ nào. Một tốp công an cả nam và nữ đến Nhà thờ đi qua cửa xông vào bàn mà chẳng thèm hỏi ai, ngay lập tức một giáo dân phản ứng: “Với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép nhé”. Ngồi một lúc, không thấy ai hỏi, tốp công an này rời Nhà thờ.
Khu vực Toà án, các công an ngồi canh gác kỹ càng, cửa ra vào khu Toà án được lắp thiết bị rà vũ khí. Những con đường xung quanh, công an tuần tra liên tục.
Đã có lệnh tất cả các trường học, công sở, nhà trẻ… khu vực xung quanh Toà án đều phải nghỉ ngày mai 27/3. Học sinh ở nhà, hàng quán không được bán, cửa hàng đóng cửa, khu vực sản xuất bất cứ của nhà nước hay tư nhân đều ngừng hoạt động. Tất cả các quán cơm được lệnh không nhận cơm đặt, nhà nghỉ khách sạn không được nhận khách trú đêm nay.
Khu vực Hà Đông không nhà nào (nhất là công giáo) không được nhận khách tạm trú. Những khách đến tạm trú ở các gia đình nhà công giáo đêm nay, được cưỡng chế đưa ra khỏi khu vực Hà Đông và bỏ giữa đường, mặc muốn đi đâu thì đi, miễn là không được ở khu vực Thị xã.
Tinh thần giáo dân đang hừng hực chờ đến giờ khai toà. Tất cả khu vực có người công giáo ở Hà Nội và Hà Tây, thậm chí nghe tin là cả các tỉnh xa xôi như Hà Nam, Nam Định… công an đến tận nhà khuyên giáo dân không nên đi đến Toà ngày hôm đó. Nhiều giáo dân hỏi lại là nghe tin toà xử công khai thì tại sao lại không nên đi và các công an phải nhọc công thế để làm gì? Các công an đành chịu.
Các giáo xứ lân cận khu vực Toà án, các linh mục được công an quan tâm hỏi thăm từ lâu. Công an yêu cầu các linh mục khuyên giáo dân không nên đến Toà. Nhưng đa số đã nhận được lời chối từ rất lịch sự.
Thông tin cho biết, các nẻo đường về Hà Đông sẽ bị chặn, giáo dân nhất định đi đến nơi toà“công khai xử kín”(!) Vì vậy, có thể có những nơi giáo dân sẽ bị chặn lại từ xa.
Ngoài ra, tất cả những người đến phiên Toà xử sơ thẩm đã được công an xác định đúng địa chỉ, tên tuổi thì đều đã được công an đến tận nhà răn đe hoặc năn nỉ không đến Toà ngày mai. Một số người đã được cưỡng chế làm việc vào ngày mai với công an, nhằm ngăn chặn họ không đến khu vực xử án.
Giờ G sắp đến, xin theo dõi những thông tin về phiên Toà trong các bản tin sắp tới. Nhất là dù ở đâu, cũng xin anh chị em và cộng đồng cầu nguyện cho các nạn nhân trước “phiên toà của bóng tối và ma quỷ” này.
Hà Đông, 1 giờ ngày 27/3/2009.
Bức tâm thư gửi Luật sư Lê Trần Luật
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
23:46 26/03/2009
Bức tâm thư gửi Luật sư Lê Trần Luật
Anh Lê Trần Luật thân mến
Đến hôm nay, tôi mới viết được mấy dòng này để gửi tới anh, dù những khó khăn anh đã gặp phải không chỉ mới vài ngày gần đây. Nhưng xin hãy hiểu và thông cảm cho nhau nhiều khi con người ta vẫn phải chấp nhận câu nói “lực bất tòng tâm”.
Chắc anh hiểu, để có thể nói lên những lời nói chân thành, trung thực với nhau nhiều khi cũng không phải dễ dàng. Càng khó hơn khi chúng ta muốn nói lên những điều dựa trên Sự thật, Công lý. Sự dối trá và bạo lực trong xã hội đang chúng ta đang sống lại quá nhiều, nhiều khi, để nói lên được những sự thật trong cuộc sống, thật khó lắm thay.
Gửi tới anh những dòng này là điều cách đây chỉ mấy ngày thôi tôi chưa hề nghĩ tới. Bởi, tôi vẫn cứ nghĩ rằng trên con đường ra toà ngày mai của giáo dân Thái Hà, sẽ có anh đi bên cạnh. Dù anh là một người không ở trong đạo Công giáo, nhưng những giáo dân vẫn tin tưởng và giao phó cho anh một nhiệm vụ: Bảo vệ quyền lợi cho họ theo các quy định của pháp luật trước một phiên toà mà họ là bị cáo. Họ muốn được anh hướng dẫn họ những thủ tục, những hiểu biết pháp luật để hành xử trong môi trường của một nhà nước được gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nhất là trong vụ án này.
Những tưởng rằng, đó là việc làm bình thường của một luật sư, nhưng quả thực cuộc sống không hề đơn giản, phải vậy không anh?
Những ngày qua, anh trở thành nổi tiếng trên các diễn đàn thông tin nhiều chiều, chính thống và không chính thống. Ở đó, nội dung thông tin về anh hầu như trái ngược.
Các báo của nhà nước nói anh là một con người không trung thực, một người dối trá, ăn quỵt, lừa đảo và nhiều những điều khác nữa… Nhưng trên các trang thông tin khác, anh lại là con người dũng cảm, can đảm, được sự tin tưởng và yêu mến của những người dân thấp cổ, bé họng và những người cần lao. Những người đó đang đứng bên anh và chính họ tự do, tự nguyện nói lên những điều đó.
Thôi, sự đời nhiều khi cũng đành phải để cho thực tế và thời gian phán xét, miệng lưỡi thế gian nhiều khi còn cay hơn cả ớt, sắc hơn cả dao cau, thậm chí còn độc ác hơn cả những loài rắn độc. Cha ông ta đã từng nói:
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống chi mồm thế gian.
Chắc anh đã có quá nhiều kinh nghiệm với điều này trong suốt quá trình anh đã sống, nhất là những ngày vừa qua?
Với tôi, sự kiện Thái Hà đã đưa anh đến với những người dân công giáo chúng tôi, và cũng từ sự kiện đó tôi được biết anh. Thời gian biết nhau chỉ mới mấy tháng, số lần gặp nhau chỉ mới vài ba lần, chưa đếm nổi trên đầu ngón tay của một bàn tay. Nhưng cũng như bao giáo dân Việt Nam và những người dân bình thường khác, ở anh có nhiều điều không dễ quên.
Nghĩ lại, anh cũng chỉ là một luật sư như muôn vàn luật sư khác, được học hành và sống bằng nghề nghiệp mình đã chọn, kiếm sống bằng trí tuệ sức lao động của mình. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, nghề đó cũng không phải là ít người.
Phải chân thành mà thừa nhận rằng: Trong xã hội, kể cả nghề luật sư của anh cũng không thiếu những người có thể coi là nhiều kinh nghiệm và tài giỏi hơn anh, nhưng chẳng ai biết đến họ. Thậm chí, còn có những người được người ta biết đến với sự khinh bỉ và coi thường.
Nhưng, anh đã trở thành một người nổi tiếng, một hiện tượng được nhiều người quan tâm. (Dù tốt hay xấu, thì chúng ta sẽ có thời gian để đánh giá, người đời sẽ có cái nhìn khách quan hơn sau những cơn xúc động cá nhân của mình, khi những sự thật trắng đen được chỉ rõ, vàng, thau không còn lẫn lộn, tôi tin là có ngày đó).
Điều đọng lại trong tôi và trong những người đã gặp anh, đó là sự dũng cảm hi sinh cho những nhu cầu tối thiểu trong một xã hội: Được sống trong một xã hội bình đẳng, mọi người cùng nhau đoàn kết, xây dựng đất nước này ngày càng ấm no, hạnh phúc và hùng cường. Chỉ đơn giản vậy thôi mà đã làm anh trở thành người nổi tiếng.
Qua đó, thật đáng suy nghĩ nhiều điều phải không anh? Trong một đất nước chúng ta với hơn 84 triệu dân, đầy đủ những gương mặt anh tài, đầy đủ tầng lớp trí thức, sỹ phu… học hành bằng cấp có đủ cả, thậm chí học tây học tàu cũng không thiếu. Đất nước chúng ta đã từng được tự hào khi nói về những sỹ phu Bắc Hà nêu cao khí tiết trong lịch sử. Những người dân Nam bộ chân chất “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” ngày xưa.
Nhưng ngày nay, có một luật sư chấp nhận chịu đựng những khó khăn và nhiều gian nan đứng ra bảo vệ những người Công giáo, những giáo dân Thái Hà đang đòi sự thật, công lý đòi luật pháp được thực thi qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm hiện nay, đã trở thành người nổi tiếng.
Phải chăng, nghĩ cho cùng, đó là một điều lạ, một sự lạ lùng mà ngay cả chính bản thân anh cũng không hề muốn? Đơn giản là vì đã quá ít ỏi những con người như vậy trong xã hội mình.
Anh Luật thân mến,
Những ngày đã qua và những ngày tới, điều gì sẽ đón đợi anh, có thể nhiều người đã nghĩ tới. Dù trong hoàn cảnh nào thì cũng cần nói lên điều này: Anh sẽ luôn cảm thấy thoả mãn và không ân hận với những việc mình đã làm vì sự thật, vì công lý.
Với những người Công giáo chúng tôi, sự hi sinh vì sự thật, vì công lý… đó là một nghĩa vụ và một mệnh lệnh, một niềm tin. Nhưng với những người không hoặc chưa là người Công giáo như anh, sự hi sinh này lớn lao hơn nhiều, bởi nó là lương tâm và lẽ sống. Đó là điều mà không có mấy người có được, khi xã hội đang trong cao trào suy thoái nhiều mặt: Kinh tế, đạo đức, lối sống. Vì vậy, những người Công giáo và không Công giáo càng kính trọng anh nhiều hơn.
Anh Luật thân mến,
Cũng như anh, tôi cứ nghĩ ngày mai, khi các giáo dân, các đồng đạo của mình ra Toà, tôi sẽ có mặt bên cạnh họ như một sự động viên, an ủi họ trong lúc khó khăn, cho họ đỡ cảm thấy đơn độc.
Nhưng với cả tôi, điều đó cũng không còn được là hiện thực. Ngày mai, khi các giáo dân ra Toà, tôi phải có mặt ở Cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hà Nội theo giấy triệu tập để “Hỏi về nội dung một số bài viết trên mạng internet”.
Như đã bao lần “làm việc” với họ từ trước đến nay, tôi đều khẳng định rằng: Đó là những sự thật, những điều tôi viết ra là những suy nghĩ chân thành của mình. Tôi muốn tìm một lối ra, một cách giải quyết hợp lòng dân, đượm tình người trong những sự việc vừa qua. Đặc biệt, tôi phản đối những việc làm dối trá, kỳ thị và chia rẽ đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để ngày càng hèn kém đi trước sự nhăm nhe xâm lấn của ngoại bang.
Nhưng, như anh đã biết, nhiều khi những điều mình cho là tốt, chắc gì đã hợp với người khác? Ngày nay, sự lẫn lộn trắng đen vẫn thường diễn ra ngay cả trong những điều tưởng như đơn giản nhất. Vì vậy mà vẫn có những sự việc như ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, khi các giáo dân, các thân chủ của anh đứng trước Toà, anh ngồi vọng từ Miền Nam ra đất Bắc khắc khoải nhớ về họ. Còn tôi, khi các đồng đạo của tôi đang trước vành móng ngựa của một phiên toà “công khai”, dù ở ngay Thành phố Thủ đô này, lại chỉ có thể cầu nguyện cho họ trong trụ sở Công an Thành phố Hà Nội.
Anh Luật thân mến
Với những người Công giáo chúng tôi, chúng tôi tin chắc chắn ở một điều: Công lý, Sự thật sẽ chiến thắng mọi rào cản và trở lực. Bởi Thiên Chúa, đấng tối cao sẽ nghe những lời khẩn cầu tha thiết từ nguyện vọng được sống trong an bình, trong ánh sáng của Chân lý, sự thật và lẽ công bằng của người dân nước Việt chúng ta. Để có những điều đó, đâu có phải giản đơn mà không chấp nhận khó khăn, gian khổ. Chính vì vậy, mới có những con người hùng dũng và họ đang là thân chủ của anh ra trước phiên toà ngày hôm nay. Như anh đã biết, họ ra trước toà hoàn toàn tự nguyện chấp nhận những khó khăn và gian lao như một niềm vui của sự tận hiến.
Những người Công giáo chúng tôi sẵn sàng chết cho điều mình tin, và coi đó là Hồng phúc của mình. Vì vậy, những khó khăn, gian nan gặp phải, nhiều khi chính là những Hồng ân Thiên Chúa đã ban tặng, và chúng tôi vẫn lạc quan, yêu đời trong tình yêu thương.
Lịch sử Công giáo trên đất nước này cũng đã chứng minh điều đó hết sức sống động.
Nhưng, những người chưa, hoặc không Công giáo như anh, đã hi sinh vì đơn giản chỉ là lương tâm và là lẽ sống, tình người, gặp những gian nan trắc trở, khó khăn trong cuộc sống, anh lấy gì để làm niềm tin hôm nay?
Phải chăng anh, chúng ta đã cùng tin những điều mà chúng ta đã được nghe, được đọc để hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn? Tôi chưa hiểu những điều này anh đã đọc nhiều chưa, nhưng tôi đã đọc những lời này nhiều lắm. Cũng chính vì đã đọc những lời này, mà tôi thấy mình tự tin hơn để nói lên sự thật. Đó là:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi xin nói suy nghĩ riêng của mình. Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”. (http://vietnamnet.vn/vanhoa/2007/02/662935/)
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói trong cuộc họp tổng kết năm 2005 của Hội đồng lý luận được chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đưa ngày 24/01/2006: “Tôn trọng những ý kiến khác biệt”
Ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên BCT, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội cũng nhắc lại tại cuộc mít tinh kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đảng 3/2 tại Hà Nội: “Sẵn sàng lắng nghe những ý kiến khác nhau” của các tầng lớp nhân dân.
Tôi từng nghe một cán bộ công an hàm Trung tá nói: Có những sự thật nói ra sẽ là tội ác. Nhưng tôi nghĩ rằng dù sự thật có đau đớn bao nhiêu cũng còn hơn gấp vạn lần sự dối trá, kể cả sự dối trá ngọt ngào.
Anh Luật thân mến,
Ngày hôm nay, giáo dân sẽ lại đứng trước vành móng ngựa một lần nữa với những bộ y phục tuyệt đẹp, ngẩng cao đầu để nhìn lên Thiên Chúa, hi vọng Sự thật, Công lý, Hoà Bình sớm được thành hiện thực. Tôi tin họ có đủ lòng tin nơi mục đích họ đã nhắm đến, tôi tin là họ sẽ thấy hạnh phúc và không cô đơn dù không có anh bên cạnh, không có tôi bên ngoài hàng rào, bên lề đường để hiệp thông cùng họ trong những khi khó khăn cho trọn nghĩa một người đồng đạo.
Nhưng, tôi xin nguyện cầu cùng Thiên Chúa sẽ quan phòng và luôn gìn giữ anh trong cuộc sống, trong những công việc chính nghĩa anh đã làm vì Sự thật, vì Công lý và vì những người dân nghèo khổ.
Tôi cũng tin rằng, trong những lời kinh tiếng hát vang lên của cộng đồng cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà ngày hôm nay, cũng sẽ có lời cầu nguyện cho anh.
Hà Nội, vài giờ trước phiên Toà Phúc thẩm, 27/03/2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Anh Lê Trần Luật thân mến
Đến hôm nay, tôi mới viết được mấy dòng này để gửi tới anh, dù những khó khăn anh đã gặp phải không chỉ mới vài ngày gần đây. Nhưng xin hãy hiểu và thông cảm cho nhau nhiều khi con người ta vẫn phải chấp nhận câu nói “lực bất tòng tâm”.
Chắc anh hiểu, để có thể nói lên những lời nói chân thành, trung thực với nhau nhiều khi cũng không phải dễ dàng. Càng khó hơn khi chúng ta muốn nói lên những điều dựa trên Sự thật, Công lý. Sự dối trá và bạo lực trong xã hội đang chúng ta đang sống lại quá nhiều, nhiều khi, để nói lên được những sự thật trong cuộc sống, thật khó lắm thay.
Gửi tới anh những dòng này là điều cách đây chỉ mấy ngày thôi tôi chưa hề nghĩ tới. Bởi, tôi vẫn cứ nghĩ rằng trên con đường ra toà ngày mai của giáo dân Thái Hà, sẽ có anh đi bên cạnh. Dù anh là một người không ở trong đạo Công giáo, nhưng những giáo dân vẫn tin tưởng và giao phó cho anh một nhiệm vụ: Bảo vệ quyền lợi cho họ theo các quy định của pháp luật trước một phiên toà mà họ là bị cáo. Họ muốn được anh hướng dẫn họ những thủ tục, những hiểu biết pháp luật để hành xử trong môi trường của một nhà nước được gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, nhất là trong vụ án này.
Những tưởng rằng, đó là việc làm bình thường của một luật sư, nhưng quả thực cuộc sống không hề đơn giản, phải vậy không anh?
Những ngày qua, anh trở thành nổi tiếng trên các diễn đàn thông tin nhiều chiều, chính thống và không chính thống. Ở đó, nội dung thông tin về anh hầu như trái ngược.
Các báo của nhà nước nói anh là một con người không trung thực, một người dối trá, ăn quỵt, lừa đảo và nhiều những điều khác nữa… Nhưng trên các trang thông tin khác, anh lại là con người dũng cảm, can đảm, được sự tin tưởng và yêu mến của những người dân thấp cổ, bé họng và những người cần lao. Những người đó đang đứng bên anh và chính họ tự do, tự nguyện nói lên những điều đó.
Thôi, sự đời nhiều khi cũng đành phải để cho thực tế và thời gian phán xét, miệng lưỡi thế gian nhiều khi còn cay hơn cả ớt, sắc hơn cả dao cau, thậm chí còn độc ác hơn cả những loài rắn độc. Cha ông ta đã từng nói:
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống chi mồm thế gian.
Chắc anh đã có quá nhiều kinh nghiệm với điều này trong suốt quá trình anh đã sống, nhất là những ngày vừa qua?
Với tôi, sự kiện Thái Hà đã đưa anh đến với những người dân công giáo chúng tôi, và cũng từ sự kiện đó tôi được biết anh. Thời gian biết nhau chỉ mới mấy tháng, số lần gặp nhau chỉ mới vài ba lần, chưa đếm nổi trên đầu ngón tay của một bàn tay. Nhưng cũng như bao giáo dân Việt Nam và những người dân bình thường khác, ở anh có nhiều điều không dễ quên.
Nghĩ lại, anh cũng chỉ là một luật sư như muôn vàn luật sư khác, được học hành và sống bằng nghề nghiệp mình đã chọn, kiếm sống bằng trí tuệ sức lao động của mình. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, nghề đó cũng không phải là ít người.
Phải chân thành mà thừa nhận rằng: Trong xã hội, kể cả nghề luật sư của anh cũng không thiếu những người có thể coi là nhiều kinh nghiệm và tài giỏi hơn anh, nhưng chẳng ai biết đến họ. Thậm chí, còn có những người được người ta biết đến với sự khinh bỉ và coi thường.
Nhưng, anh đã trở thành một người nổi tiếng, một hiện tượng được nhiều người quan tâm. (Dù tốt hay xấu, thì chúng ta sẽ có thời gian để đánh giá, người đời sẽ có cái nhìn khách quan hơn sau những cơn xúc động cá nhân của mình, khi những sự thật trắng đen được chỉ rõ, vàng, thau không còn lẫn lộn, tôi tin là có ngày đó).
Điều đọng lại trong tôi và trong những người đã gặp anh, đó là sự dũng cảm hi sinh cho những nhu cầu tối thiểu trong một xã hội: Được sống trong một xã hội bình đẳng, mọi người cùng nhau đoàn kết, xây dựng đất nước này ngày càng ấm no, hạnh phúc và hùng cường. Chỉ đơn giản vậy thôi mà đã làm anh trở thành người nổi tiếng.
Qua đó, thật đáng suy nghĩ nhiều điều phải không anh? Trong một đất nước chúng ta với hơn 84 triệu dân, đầy đủ những gương mặt anh tài, đầy đủ tầng lớp trí thức, sỹ phu… học hành bằng cấp có đủ cả, thậm chí học tây học tàu cũng không thiếu. Đất nước chúng ta đã từng được tự hào khi nói về những sỹ phu Bắc Hà nêu cao khí tiết trong lịch sử. Những người dân Nam bộ chân chất “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” ngày xưa.
Nhưng ngày nay, có một luật sư chấp nhận chịu đựng những khó khăn và nhiều gian nan đứng ra bảo vệ những người Công giáo, những giáo dân Thái Hà đang đòi sự thật, công lý đòi luật pháp được thực thi qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm hiện nay, đã trở thành người nổi tiếng.
Phải chăng, nghĩ cho cùng, đó là một điều lạ, một sự lạ lùng mà ngay cả chính bản thân anh cũng không hề muốn? Đơn giản là vì đã quá ít ỏi những con người như vậy trong xã hội mình.
Anh Luật thân mến,
J.B. Nguyễn Hữu Vinh |
Với những người Công giáo chúng tôi, sự hi sinh vì sự thật, vì công lý… đó là một nghĩa vụ và một mệnh lệnh, một niềm tin. Nhưng với những người không hoặc chưa là người Công giáo như anh, sự hi sinh này lớn lao hơn nhiều, bởi nó là lương tâm và lẽ sống. Đó là điều mà không có mấy người có được, khi xã hội đang trong cao trào suy thoái nhiều mặt: Kinh tế, đạo đức, lối sống. Vì vậy, những người Công giáo và không Công giáo càng kính trọng anh nhiều hơn.
Anh Luật thân mến,
Cũng như anh, tôi cứ nghĩ ngày mai, khi các giáo dân, các đồng đạo của mình ra Toà, tôi sẽ có mặt bên cạnh họ như một sự động viên, an ủi họ trong lúc khó khăn, cho họ đỡ cảm thấy đơn độc.
Nhưng với cả tôi, điều đó cũng không còn được là hiện thực. Ngày mai, khi các giáo dân ra Toà, tôi phải có mặt ở Cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hà Nội theo giấy triệu tập để “Hỏi về nội dung một số bài viết trên mạng internet”.
Giấy triệu tập |
Nhưng, như anh đã biết, nhiều khi những điều mình cho là tốt, chắc gì đã hợp với người khác? Ngày nay, sự lẫn lộn trắng đen vẫn thường diễn ra ngay cả trong những điều tưởng như đơn giản nhất. Vì vậy mà vẫn có những sự việc như ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, khi các giáo dân, các thân chủ của anh đứng trước Toà, anh ngồi vọng từ Miền Nam ra đất Bắc khắc khoải nhớ về họ. Còn tôi, khi các đồng đạo của tôi đang trước vành móng ngựa của một phiên toà “công khai”, dù ở ngay Thành phố Thủ đô này, lại chỉ có thể cầu nguyện cho họ trong trụ sở Công an Thành phố Hà Nội.
Anh Luật thân mến
Với những người Công giáo chúng tôi, chúng tôi tin chắc chắn ở một điều: Công lý, Sự thật sẽ chiến thắng mọi rào cản và trở lực. Bởi Thiên Chúa, đấng tối cao sẽ nghe những lời khẩn cầu tha thiết từ nguyện vọng được sống trong an bình, trong ánh sáng của Chân lý, sự thật và lẽ công bằng của người dân nước Việt chúng ta. Để có những điều đó, đâu có phải giản đơn mà không chấp nhận khó khăn, gian khổ. Chính vì vậy, mới có những con người hùng dũng và họ đang là thân chủ của anh ra trước phiên toà ngày hôm nay. Như anh đã biết, họ ra trước toà hoàn toàn tự nguyện chấp nhận những khó khăn và gian lao như một niềm vui của sự tận hiến.
Những người Công giáo chúng tôi sẵn sàng chết cho điều mình tin, và coi đó là Hồng phúc của mình. Vì vậy, những khó khăn, gian nan gặp phải, nhiều khi chính là những Hồng ân Thiên Chúa đã ban tặng, và chúng tôi vẫn lạc quan, yêu đời trong tình yêu thương.
Lịch sử Công giáo trên đất nước này cũng đã chứng minh điều đó hết sức sống động.
Nhưng, những người chưa, hoặc không Công giáo như anh, đã hi sinh vì đơn giản chỉ là lương tâm và là lẽ sống, tình người, gặp những gian nan trắc trở, khó khăn trong cuộc sống, anh lấy gì để làm niềm tin hôm nay?
Phải chăng anh, chúng ta đã cùng tin những điều mà chúng ta đã được nghe, được đọc để hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn? Tôi chưa hiểu những điều này anh đã đọc nhiều chưa, nhưng tôi đã đọc những lời này nhiều lắm. Cũng chính vì đã đọc những lời này, mà tôi thấy mình tự tin hơn để nói lên sự thật. Đó là:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi xin nói suy nghĩ riêng của mình. Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”. (http://vietnamnet.vn/vanhoa/2007/02/662935/)
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói trong cuộc họp tổng kết năm 2005 của Hội đồng lý luận được chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đưa ngày 24/01/2006: “Tôn trọng những ý kiến khác biệt”
Ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên BCT, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội cũng nhắc lại tại cuộc mít tinh kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đảng 3/2 tại Hà Nội: “Sẵn sàng lắng nghe những ý kiến khác nhau” của các tầng lớp nhân dân.
Tôi từng nghe một cán bộ công an hàm Trung tá nói: Có những sự thật nói ra sẽ là tội ác. Nhưng tôi nghĩ rằng dù sự thật có đau đớn bao nhiêu cũng còn hơn gấp vạn lần sự dối trá, kể cả sự dối trá ngọt ngào.
Anh Luật thân mến,
Ngày hôm nay, giáo dân sẽ lại đứng trước vành móng ngựa một lần nữa với những bộ y phục tuyệt đẹp, ngẩng cao đầu để nhìn lên Thiên Chúa, hi vọng Sự thật, Công lý, Hoà Bình sớm được thành hiện thực. Tôi tin họ có đủ lòng tin nơi mục đích họ đã nhắm đến, tôi tin là họ sẽ thấy hạnh phúc và không cô đơn dù không có anh bên cạnh, không có tôi bên ngoài hàng rào, bên lề đường để hiệp thông cùng họ trong những khi khó khăn cho trọn nghĩa một người đồng đạo.
Nhưng, tôi xin nguyện cầu cùng Thiên Chúa sẽ quan phòng và luôn gìn giữ anh trong cuộc sống, trong những công việc chính nghĩa anh đã làm vì Sự thật, vì Công lý và vì những người dân nghèo khổ.
Tôi cũng tin rằng, trong những lời kinh tiếng hát vang lên của cộng đồng cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà ngày hôm nay, cũng sẽ có lời cầu nguyện cho anh.
Hà Nội, vài giờ trước phiên Toà Phúc thẩm, 27/03/2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thông Báo
Hội Dòng Thánh Tâm Huế trợ giúp thí sinh về Huế dự thi đại học
Ts.LM. Simon Trương Quỳnh
16:15 26/03/2009
Văn Hóa
1 tháng 4: Nhớ tác giả dòng nhạc ''Cần Có Một Tấm Lòng''
Anmai, Cssr
15:48 26/03/2009
1 - 4: NHỚ TÁC GIẢ DÒNG NHẠC “CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG”
Hàng năm, đến hẹn lại lên, nhiều người yêu âm nhạc, yêu dòng nhạc mang đậm triết lý, mang đậm chất suy tư đều nhớ đến ngày giỗ của một nhạc sĩ tài hoa chuyên viết những dòng nhạc làm cho người nghe phải “vặn óc” suy tư. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ họ Trịnh không đơn giản để mà hiểu, không dễ để mà cảm. Dòng nhạc của ông nó làm sao ấy, muốn hiểu được thâm ý của ông cần phải để một chút thời gian để nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cuộc đời, nghĩ về tình yêu mới hiểu được.
Nhìn về phận người, ông đã vẽ lên hình cát bụi và sẽ trở về với bụi cát mà thôi:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
…
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay. (Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)
Cái phận con người ấy cứ mãi loanh quanh với cái con người đầy giới hạn, đầy những “bể khổ như Đức Phật đã nói được ông diễn đạt thật hay:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về (Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn)
Đến nay thì ông thanh thản và bình an trở về với cát bụi, trở về với bụi tro, trở về với Đấng Tạo Thành ra ông và ông không còn phải loay hoay cho đời mỏi mệt nữa. Chỉ những người đang còn ở lại cứ mãi loay hoay, cứ mãi khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong vòng tay của Đấng Tạo Thành thôi.
Dẫu ông biết rằng đời này là cõi tạm nhưng ông không sống hờ hững, sống nhạt nhẽo như một số người đã sống. Ông đã sống hết lòng mình, ông đã trải lòng mình ra với đời, với người. Với dòng dòng suy nghĩ về con người ấy ôn đã viết nên:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi. .. (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn)
Ít nhiều gì ông đã cảm, đã thấu và phải nói rằng ông đã sống ông mới nói ra như vậy. Mới nghe qua, nếu không suy tư, nếu không trầm tính, người nghe sẽ bảo ông bị “khùng”. “Khùng” vì lẽ làm gì mà sống cần có tấm lòng và có tấm lòng để rồi cho gió nó cuốn đi. Ông bị “khùng” nên ông mới nói như vậy vì lẽ có những người vẫn sống nhưng không có tấm lòng và họ vẫn tồn tại ấy. Thế nhưng, con người khác con vật ở chỗ có tình cảm, có suy tư và hơn con vật ở chỗ là lý trí nên sống với nhau cần lắm một tấm lòng. Quả thật, nếu con người sống với nhau mà không có tấm lòng với nhau và về nhau thì thật là bi đát, thật là vô vị.
Để diễn tả những người sống mà không có lòng với nhau bằng câu nói: “lòng người mà dạ thú”.
Vâng ! Lòng con người và cũng phải là con người thật chứ không thể nào mà dạ thú được. Vì lẽ nếu sống với nhau mà bằng dạ thú thì gây khổ cho anh chị em đồng loại biết là dường nào.
Không chỉ mình Trịnh Công Sơn mới trải nghiệm, mới khám phá được con người sống trên đời này cần có một tấm lòng nhưng có nhiều người đã trải nghiệm được tâm tình ấy. Với những người sống nặng tình nặng nghĩa thì cái tâm tình ấy, cái trải nghiệm ấy còn sâu sắc hơn là dường bao. Và những ai sống “nặng tình nặng nghĩa” sẽ sống hết mình, sống hết tình, hết sức cho đến ngày rời bỏ cõi tạm.
Là con người, đâu ai dám nói mình hoàn thiện, đâu ai dám nói mình trọn hảo. Cố nhạc sĩ họ Trịnh cũng thế, ai hiểu ông, ai cảm được ông thì mới dành cho ông một chỗ trong lòng của người đam mê nhạc của ông. Ông đã rời xa cõi tạm nhưng những người có cảm thức về con người, về tình người vẫn mãi nhớ cái con người “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” như ông. Còn những người không hiểu, không cảm thì cũng chỉ coi ông như một “kẻ lang thang”, một kẻ “khùng”, một kẻ chẳng đáng bận tâm gì trong cái cõi tạm này.
Nghĩ về cõi lòng, nghĩ về tấm lòng tôi lại nhớ đến lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô của mình: “Anh em hãy dành cho chúng tôi một chỗ trong lòng anh em. Chúng tôi đã không làm hại ai, không làm cho ai phải sạt nghiệp, không bóc lột ai. Tôi nói thế không phải để lên án anh em, vì tôi đã từng nói: anh em hằng ở trong lòng chúng tôi, sống chết chúng ta đều có nhau”. (2 Cr 7, 2-3). Ngày còn sống, Thánh Phaolô trong lối sống, lối suy nghĩ của Ngài, Ngài luôn hướng lòng về Thiên Chúa, luôn hướng về tất cả những cộng đoàn mà Ngài đã từng đi ngang qua để rao giảng Tin mừng. Dù không còn hiện diện với các cộng đoàn nhưng Thánh Phalô vẫn viết thư thăm hỏi cũng như khuyên nhủ về lối sống mà họ phải có.
Cuộc đời Thánh Phaolô cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Thánh Phaolô bị hiểu lầm, bị chà đạp, bị lên án, bị khinh bỉ nhưng Ngài sống có một tấm lòng. Chính tấm lòng mà Ngài có đã giúp Ngài vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã rời cõi tạm hơn 2000 năm, cố nhạc sĩ họ Trịnh rời cõi tạm 8 năm nhưng tấm lòng của những người “có tấm lòng” còn đâu đây. Tấm lòng hướng về anh chị em đồng loại, hướng về những người mình đã từng gặp gỡ vẫn còn thoang thoảng đâu đây với mọi người. Tấm lòng ấy như mùi hương toả ngát giữa cõi tạm này.
Biết đời là cõi tạm, biết đời là vắn vỏi và cần sống với nhau sao cho đẹp, sao cho có tấm lòng với nhau nhưng đôi lúc vì cái tôi, vì cái sĩ diện hảo bề ngoài chúng ta đã đánh mất tấm lòng cần có với anh chị em đồng loại. Vì tính ích kỷ, hơn thua anh chị em đồng loại ta đã khép lòng lại với những người sống quanh ta.
Nhớ cố nhạc sĩ họ Trịnh nhân ngày giỗ của ông, nhìn lại từng nét chấm phá trong cuộc đời Thánh Phaolô là dịp nhắc nhớ chúng ta rằng con người sống với nhau cần lắm “một tâm lòng”. Nhất là với xã hội, với con người ngày hôm nay thường quy hướng về mình, thu vén về mình thì lời mời gọi ấy càng có ý nghĩa hơn, càng có giá trị hơn.
Hàng năm, đến hẹn lại lên, nhiều người yêu âm nhạc, yêu dòng nhạc mang đậm triết lý, mang đậm chất suy tư đều nhớ đến ngày giỗ của một nhạc sĩ tài hoa chuyên viết những dòng nhạc làm cho người nghe phải “vặn óc” suy tư. Dòng nhạc của cố nhạc sĩ họ Trịnh không đơn giản để mà hiểu, không dễ để mà cảm. Dòng nhạc của ông nó làm sao ấy, muốn hiểu được thâm ý của ông cần phải để một chút thời gian để nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cuộc đời, nghĩ về tình yêu mới hiểu được.
Nhìn về phận người, ông đã vẽ lên hình cát bụi và sẽ trở về với bụi cát mà thôi:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
…
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay. (Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)
Cái phận con người ấy cứ mãi loanh quanh với cái con người đầy giới hạn, đầy những “bể khổ như Đức Phật đã nói được ông diễn đạt thật hay:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về (Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn)
Đến nay thì ông thanh thản và bình an trở về với cát bụi, trở về với bụi tro, trở về với Đấng Tạo Thành ra ông và ông không còn phải loay hoay cho đời mỏi mệt nữa. Chỉ những người đang còn ở lại cứ mãi loay hoay, cứ mãi khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong vòng tay của Đấng Tạo Thành thôi.
Dẫu ông biết rằng đời này là cõi tạm nhưng ông không sống hờ hững, sống nhạt nhẽo như một số người đã sống. Ông đã sống hết lòng mình, ông đã trải lòng mình ra với đời, với người. Với dòng dòng suy nghĩ về con người ấy ôn đã viết nên:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi. .. (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn)
Ít nhiều gì ông đã cảm, đã thấu và phải nói rằng ông đã sống ông mới nói ra như vậy. Mới nghe qua, nếu không suy tư, nếu không trầm tính, người nghe sẽ bảo ông bị “khùng”. “Khùng” vì lẽ làm gì mà sống cần có tấm lòng và có tấm lòng để rồi cho gió nó cuốn đi. Ông bị “khùng” nên ông mới nói như vậy vì lẽ có những người vẫn sống nhưng không có tấm lòng và họ vẫn tồn tại ấy. Thế nhưng, con người khác con vật ở chỗ có tình cảm, có suy tư và hơn con vật ở chỗ là lý trí nên sống với nhau cần lắm một tấm lòng. Quả thật, nếu con người sống với nhau mà không có tấm lòng với nhau và về nhau thì thật là bi đát, thật là vô vị.
Để diễn tả những người sống mà không có lòng với nhau bằng câu nói: “lòng người mà dạ thú”.
Vâng ! Lòng con người và cũng phải là con người thật chứ không thể nào mà dạ thú được. Vì lẽ nếu sống với nhau mà bằng dạ thú thì gây khổ cho anh chị em đồng loại biết là dường nào.
Không chỉ mình Trịnh Công Sơn mới trải nghiệm, mới khám phá được con người sống trên đời này cần có một tấm lòng nhưng có nhiều người đã trải nghiệm được tâm tình ấy. Với những người sống nặng tình nặng nghĩa thì cái tâm tình ấy, cái trải nghiệm ấy còn sâu sắc hơn là dường bao. Và những ai sống “nặng tình nặng nghĩa” sẽ sống hết mình, sống hết tình, hết sức cho đến ngày rời bỏ cõi tạm.
Là con người, đâu ai dám nói mình hoàn thiện, đâu ai dám nói mình trọn hảo. Cố nhạc sĩ họ Trịnh cũng thế, ai hiểu ông, ai cảm được ông thì mới dành cho ông một chỗ trong lòng của người đam mê nhạc của ông. Ông đã rời xa cõi tạm nhưng những người có cảm thức về con người, về tình người vẫn mãi nhớ cái con người “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” như ông. Còn những người không hiểu, không cảm thì cũng chỉ coi ông như một “kẻ lang thang”, một kẻ “khùng”, một kẻ chẳng đáng bận tâm gì trong cái cõi tạm này.
Nghĩ về cõi lòng, nghĩ về tấm lòng tôi lại nhớ đến lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô của mình: “Anh em hãy dành cho chúng tôi một chỗ trong lòng anh em. Chúng tôi đã không làm hại ai, không làm cho ai phải sạt nghiệp, không bóc lột ai. Tôi nói thế không phải để lên án anh em, vì tôi đã từng nói: anh em hằng ở trong lòng chúng tôi, sống chết chúng ta đều có nhau”. (2 Cr 7, 2-3). Ngày còn sống, Thánh Phaolô trong lối sống, lối suy nghĩ của Ngài, Ngài luôn hướng lòng về Thiên Chúa, luôn hướng về tất cả những cộng đoàn mà Ngài đã từng đi ngang qua để rao giảng Tin mừng. Dù không còn hiện diện với các cộng đoàn nhưng Thánh Phalô vẫn viết thư thăm hỏi cũng như khuyên nhủ về lối sống mà họ phải có.
Cuộc đời Thánh Phaolô cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Thánh Phaolô bị hiểu lầm, bị chà đạp, bị lên án, bị khinh bỉ nhưng Ngài sống có một tấm lòng. Chính tấm lòng mà Ngài có đã giúp Ngài vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã rời cõi tạm hơn 2000 năm, cố nhạc sĩ họ Trịnh rời cõi tạm 8 năm nhưng tấm lòng của những người “có tấm lòng” còn đâu đây. Tấm lòng hướng về anh chị em đồng loại, hướng về những người mình đã từng gặp gỡ vẫn còn thoang thoảng đâu đây với mọi người. Tấm lòng ấy như mùi hương toả ngát giữa cõi tạm này.
Biết đời là cõi tạm, biết đời là vắn vỏi và cần sống với nhau sao cho đẹp, sao cho có tấm lòng với nhau nhưng đôi lúc vì cái tôi, vì cái sĩ diện hảo bề ngoài chúng ta đã đánh mất tấm lòng cần có với anh chị em đồng loại. Vì tính ích kỷ, hơn thua anh chị em đồng loại ta đã khép lòng lại với những người sống quanh ta.
Nhớ cố nhạc sĩ họ Trịnh nhân ngày giỗ của ông, nhìn lại từng nét chấm phá trong cuộc đời Thánh Phaolô là dịp nhắc nhớ chúng ta rằng con người sống với nhau cần lắm “một tâm lòng”. Nhất là với xã hội, với con người ngày hôm nay thường quy hướng về mình, thu vén về mình thì lời mời gọi ấy càng có ý nghĩa hơn, càng có giá trị hơn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trong Biển Tình Ánh Sáng
Lm. Trần Cao Tường
17:47 26/03/2009
TRONG BIỂN TÌNH ÁNH SÁNG
Ảnh của Cao Tường
Đứng lên, bừng sáng lên... vì ánh sáng của ngươi đã tới rồi.
Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi.
(Isaia 60:1)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền