Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa đã sống lại thật rồi, Alléluia!
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:13 31/03/2012
CHÚA NHẬT PHỤC SINH, năm B
Mc 16, 1-8
Tin Mừng Phục Sinh được công bố một cách rõ ràng và mạnh mẽ, bởi vì đã có Thứ Sáu Thánh, thì cũng có Chúa Nhật Phục Sinh. Tin Mừng Phục Sinh là Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong đời sống của nhân loại, trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chúa đã sống lại thật rồi : Alléluia.Alléluia.Alléluia.
Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô đã viết thế này :” Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.Việc kẻ chết sống lại cũng vậy : gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chổi dậy là thân thể có thần khí “ (1 Co 15,37.42-44 ).
Còn cũng trong đoạn 15 gửi tín hữu Côrintô 20-22,49, thánh Phaolô viết:” Nhưng không phải thế ! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại.Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống…Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến “.
Thánh Phaolô còn nhắc nhở chúng ta rằng: “ Không phải chỉ tới lúc chết chúng ta mới được thông phần Phục Sinh với Chúa Giêsu, nhưng ngay bây giờ giữa cuộc sống đời tạm này, chúng ta vẫn có thể thông phần với sự chết và sự sống lại của Ngài, miễn là chúng ta sẵn sàng mở rộng tâm hồn ra với Ngài để đón nhận Ngài và sống đời sống của Ngài như thánh Phaolô đã nói :” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “.
Vâng, Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết theo ý Chúa Cha, Ngài vô tội, nhưng Ngài đã gánh tội của nhân loại, của mỗi người để rồi quảng đại, hy sinh chết trên thập giá để cứu độ và giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi, yếu hèn. Cái chết của Ngài nói lên tất cả tâm tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta.
Ca nhập lễ ngày lễ Phục Sinh đã hát vang lên :” Chúa sống lại thật rồi. Ha-lé-lui-a. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền.Đến muôn đời muôn thuở. Ha-lé-lui-a “ Hoặc trong ca hiệp lễ chúng ta đọc thấy :” Đức Kitô đã chịu sát tế, làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vậy chúng ta hãy dùng bánh không men.Là lòng chân thật và tinh tuyền. Để ăn mừng đại lễ “ ( 1Co 5, 7-8 ).
Sứ điệp Phục Sinh luôn chứng minh Đức Giêsu đã sống lại và Tin Mừng Phục Sinh là Đức Giêsu Kitô luôn hoạt động trong thế giới và nơi tâm hồn mỗi con người. Mỗi lần chúng ta yêu thương nhau, yêu thương người khác là chúng ta đang tham dự vào quyền năng Phục Sinh của Chúa Giêsu. Mỗi lần chúng ta tin tưởng nhau dẫu chúng ta cảm thấy như bị lừa dối là chúng ta vẫn đang tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Mỗi lần chúng ta tiếp tục thắp sáng hy vọng, dẫu hy vọng có thể bị nhạt nhòa là chúng ta đang tiếp tục tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Sứ điệp Phục Sinh là không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, không có gì tách khỏi khỏi sự chết vì chính Chúa đã vì yêu thương, gánh tội trần gian và chết cho trần gian, sống lại khải hoàn. Tin Mừng Phục Sinh là tất cả chúng ta được lôi kéo tới chân thập giá để lãnh nhận ơn cứu độ bởi vì chỉ nơi thập giá ơn cứu độ mới chứa chan nơi Người.
Lạy Cha từ ái, ngày hôm nay Đức Giêsu đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời. Nay, chúng con đang hoan hỷ mừng Người sống lại, xin Cha ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Đấng Phục Sinh. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật Phục Sinh.Thánh lễ chính ngày ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Điều gì chứng minh Chúa đã sống lại ?
2.Chúa Phục Sinh đã hiện ra với ai đầu tiên ?
3.Tại sao người phụ nữ lại được Chúa Phục Sinh giao nhiệm vụ loan báo sứ điệp Phục Sinh ?
4.Rabboni nghĩa là gì ?
5.Tại sao Chúa Giêsu lại đánh bại thần chết ?
Mc 16, 1-8
Tin Mừng Phục Sinh được công bố một cách rõ ràng và mạnh mẽ, bởi vì đã có Thứ Sáu Thánh, thì cũng có Chúa Nhật Phục Sinh. Tin Mừng Phục Sinh là Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong đời sống của nhân loại, trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chúa đã sống lại thật rồi : Alléluia.Alléluia.Alléluia.
Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô đã viết thế này :” Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.Việc kẻ chết sống lại cũng vậy : gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chổi dậy là thân thể có thần khí “ (1 Co 15,37.42-44 ).
Còn cũng trong đoạn 15 gửi tín hữu Côrintô 20-22,49, thánh Phaolô viết:” Nhưng không phải thế ! Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại.Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống…Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến “.
Thánh Phaolô còn nhắc nhở chúng ta rằng: “ Không phải chỉ tới lúc chết chúng ta mới được thông phần Phục Sinh với Chúa Giêsu, nhưng ngay bây giờ giữa cuộc sống đời tạm này, chúng ta vẫn có thể thông phần với sự chết và sự sống lại của Ngài, miễn là chúng ta sẵn sàng mở rộng tâm hồn ra với Ngài để đón nhận Ngài và sống đời sống của Ngài như thánh Phaolô đã nói :” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “.
Vâng, Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết theo ý Chúa Cha, Ngài vô tội, nhưng Ngài đã gánh tội của nhân loại, của mỗi người để rồi quảng đại, hy sinh chết trên thập giá để cứu độ và giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi, yếu hèn. Cái chết của Ngài nói lên tất cả tâm tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta.
Ca nhập lễ ngày lễ Phục Sinh đã hát vang lên :” Chúa sống lại thật rồi. Ha-lé-lui-a. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền.Đến muôn đời muôn thuở. Ha-lé-lui-a “ Hoặc trong ca hiệp lễ chúng ta đọc thấy :” Đức Kitô đã chịu sát tế, làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vậy chúng ta hãy dùng bánh không men.Là lòng chân thật và tinh tuyền. Để ăn mừng đại lễ “ ( 1Co 5, 7-8 ).
Sứ điệp Phục Sinh luôn chứng minh Đức Giêsu đã sống lại và Tin Mừng Phục Sinh là Đức Giêsu Kitô luôn hoạt động trong thế giới và nơi tâm hồn mỗi con người. Mỗi lần chúng ta yêu thương nhau, yêu thương người khác là chúng ta đang tham dự vào quyền năng Phục Sinh của Chúa Giêsu. Mỗi lần chúng ta tin tưởng nhau dẫu chúng ta cảm thấy như bị lừa dối là chúng ta vẫn đang tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Mỗi lần chúng ta tiếp tục thắp sáng hy vọng, dẫu hy vọng có thể bị nhạt nhòa là chúng ta đang tiếp tục tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Sứ điệp Phục Sinh là không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, không có gì tách khỏi khỏi sự chết vì chính Chúa đã vì yêu thương, gánh tội trần gian và chết cho trần gian, sống lại khải hoàn. Tin Mừng Phục Sinh là tất cả chúng ta được lôi kéo tới chân thập giá để lãnh nhận ơn cứu độ bởi vì chỉ nơi thập giá ơn cứu độ mới chứa chan nơi Người.
Lạy Cha từ ái, ngày hôm nay Đức Giêsu đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời. Nay, chúng con đang hoan hỷ mừng Người sống lại, xin Cha ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Đấng Phục Sinh. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật Phục Sinh.Thánh lễ chính ngày ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Điều gì chứng minh Chúa đã sống lại ?
2.Chúa Phục Sinh đã hiện ra với ai đầu tiên ?
3.Tại sao người phụ nữ lại được Chúa Phục Sinh giao nhiệm vụ loan báo sứ điệp Phục Sinh ?
4.Rabboni nghĩa là gì ?
5.Tại sao Chúa Giêsu lại đánh bại thần chết ?
Thánh Phanxicô và mầu nhiệm thập giá
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM.
07:10 31/03/2012
Thánh Phanxicô và mầu nhiệm thập giá
Thánh Phanxicô có lòng sùng kính thật đặc biệt đối với mầu nhiệm Nhập thể và mầu nhiệm Thập giá. Hai mầu nhiệm này đều cho ngài cảm nhận một cách mãnh liệt sự khiêm hạ thẳm sâu của Chúa và tình yêu Chúa dành cho loài người chúng ta. Thánh Phaolô trong thư Philipphê cũng có cái nhìn như thế:
“ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nôi lệ, trở nên giống người phàm sống như người trần thế. – Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Cuộc đời Kitô hữu nào cũng là cuộc đời đi theo Chúa Kitô, Người là con đường, là sự thật và sự sống. Thánh Phanxicô thì muốn đặc biệt bước theo Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh.
Thánh giá trong cuộc đời thánh Phanxicô.
Lòng khiêm hạ quảng đại đã thúc đẩy Thiên Chúa tự hạ cho đến mức tận cùng là sự hiến thân hoàn toàn của Chúa Kitô. Phanxicô ca ngợi lòng khiêm hạ này, được thể hiện đặc biệt qua sự thương khó cứu độ của Chúa Kitô. Mầu nhiệm thập giá đi theo thánh nhân suốt cuộc đời, từ khi hoán cải cho đến lúc từ giã cuộc sống trần gian. Không ai diễn ta nổi, không ai hiểu nổi lòng sùng kính của ngài đối với thánh giá Chúa; đó là khẳng định mạnh mẽ của Celanô, người đầu tiên viết truyện thánh Phanxicô (x. 2Cel.203). “Thị kiến” Chúa Kitô trên tượng thánh giá trong nhà nguyện San Đamianô cất tiếng nói với ngài vào đầu thời ngài mới hoán cải và chưa biết rõ Chúa muốn ngài phải sống như thế nào, đã đánh động Phanxicô đến độ cao nhất. Cêlanô nhận xét : “Phép lạ thật lạ lùng, chưa từng nghe nói đến bao giờ! …Từ giờ phút ấy, tâm hồn chàng đã tan chảy ra khi nghe tiếng Người yêu dấu nói với mình. Cũng từ đấy, chàng không thể cầm nước mắt, thậm chí còn khóc lóc lớn tiếng khi nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô như thể Cuộc Khổ Nạn ấy hằng diễn ra trước mắt vậy” (2 Cel. 11). Kỷ niệm sự thương khó in sâu trong tâm trí ngài đến nỗi –theo lời Thánh Bonaventura – “ngài liên lỉ nhớ tới Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong tâm hồn (…). Ngài ước ao được biến đổi hoàn toàn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh. Một trong những việc tôn kính riêng của ngài là, -trong suốt bốn mươi ngày sau lễ Hiển Linh, tức là thời gian Chúa rút lui vào trong hoang địa, - ngài cũng tìm kiếm sự cô tịch và giam mình trong căn phòng nhỏ bé để chuyên tâm cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa không ngừng, đồng thời với việc ăn chay nhiệm nhặt hết sức có thể. Ngài dành cho Chúa Kitô một tình yêu nồng nàn, và Đấng ngài yêu mến đáp lại bằng một lòng âu yếm thân tình, đến độ người tôi tớ Thiên Chúa nghĩ là mình nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Cứu Thế hầu như liên lỉ. Bản thân ngài đã nhiều lần thố lộ với các bạn đồng hành của mình về điều đó” (Đại truyện, ch 9, số 2).
Một đề tài suy niệm mà ngài ưa thích chính là mầu nhiệm Chúa chịu thương khó. Và chính ngài đã soạn ra một bộ kinh Thần tụng về cuộc Khổ nạn (nay chúng ta gọi là Kinh Vượt Qua). Trong bộ kinh này, Cha Thánh ca ngợi không những cuộc khổ nạn của Chúa với tâm tình tri ân, nhưng là tất cả công trình cứu độ của Chúa Kitô, trong đó tình yêu Thiên Chúa đổ xuống trên ta một cách rạng rỡ.
Tình yêu là động lực.
Những biểu lộ tâm tình được hai sử gia Celanô và Bonaventura nhắc lại trên đây, không phải chỉ là những rung cảm, những xúc động, bởi vì cho dù mãnh liệt đến đâu, xúc động và rung cảm cũng vẫn nằm ở phạm vi tình cảm mà thôi. Tâm tình cảm mến và hơn nữa tâm tình đồng cảm –com-passio- đã chiếm hết con người Phanxicô. Sự đồng cảm sâu xa này vượt quá phạm vi tình cảm thuần túy. Cha Kajetan Esser một nhà nghiên cứu có uy tín về linh đạo Thánh Phanxicô khẳng định: “Phanxicô để cho mầu nhiệm thương khó thấm nhập vào thể xác và tâm hồn mình và ngài đón nhận nó với tất cả sinh lực của mình” . Còn sử gia Celanô thì giải thích: “ Người của Thiên Chúa cảm thấy một nhiệt tình say sưa đối với thánh giá Chúa, dù nơi công cọng hay khi ở một mình. Vừa bắt đầu phụng sự dưới ngọn cờ của Chúa chịu đóng đinh, thánh giá đã in dấu sâu đậm vào đời ngài” (3Cel.2) Biến cố Chúa chịu đóng đinh hiện ra với Thánh Phanxicô trên núi La Verna dưới hình một thiên thần sốt mến và đã in năm dấu thánh trên thân xác ngài , -đó là một sự xác nhận bề ngoài của Chúa về sự đồng hình đồng dạng bề trong của Phanxicô với Đấng chịu đóng đinh.
Tất nhiên, con người nhạy cảm đặc biệt nơi Thánh Phanxicô cũng ảnh hưởng trên đời sống thiêng liêng của ngài. Nhưng tình cảm mà thôi không thể triền miên chi phối trí khôn và ý chí ngài suốt một cuộc đời khắc khổ và đầy thử thách như thế. Động lực đích thật là tình yêu, tình yêu nóng cháy của ngài đáp lại tình yêu vô biên của Chúa. Ngài thường than thở: “Ôi tình yêu không được yêu!”. Celanô làm chứng cho điều này: “Trong số các từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ thông thường, ngài không thể nghe đến mấy chữ ‘tình yêu của Chúa’ mà trong lòng không cảm thấy xao xuyến. Mỗi khi nghe nói đến ‘tình yêu của Chúa’ lập tức ngài bị thôi thúc, bị kích động, bị đốt cháy; các chữ ấy giống như một cái phím từ bên ngoài gẩy lên các dây đàn bên trong tâm hồn ngài” (2 Cel 196).
Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người ấy. Thánh Phanxicô đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng vậy. Thời gian xảy ra phép lạ Năm Dấu là thời gian Cha Thánh cầu nguyện dài ngày trên núi La Verna và được hưởng nhiều ơn an ủi của Chúa. Đặc biệt là vào sáng sớm ngày lễ Suy tôn Thánh Giá 14 tháng 9 năm 1224, ngài hướng về phía đông mà than thở: “Lạy Chúa Giêsu Kitô của con, trước lúc qua khỏi đời này, con xin Chúa ban cho con hai ân huệ: một là xin Chúa cho con cảm thấy trong tâm hồn và ngoài thể xác nỗi đau đớn Chúa chịu trong giờ khổ nạn; hai là xin cho con cảm thấy trong trái tim con tình yêu vô biên đã nung nấu Chúa và đưa Chúa đến chỗ chịu một khổ hình lớn lao dường ấy cho loài người tội lỗi chúng con” (Troisième considération sur les stigmates). Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.
Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan-sinh. Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu.
Vài hậu quả thực hành.
Việc đi theo Chúa Kitô phải ngang qua mầu nhiệm thánh giá cứu độ, không còn con đường nào khác; nhưng không được hiểu điều này như một định mệnh khốn khổ mà như ý muốn thanh luyện mình và đón nhận thánh ý Chúa, được tham dự vào Mầu nhiệm Chúa Kitô Đấng cứu độ. Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Nhưng không có gì lấy mất khỏi chúng ta niềm vui được sống hiệp thông với Chúa Kitô, và đợi chờ nơi Người ơn cứu độ của chúng ta.
Chúng ta hãy nhắc lại: Thánh Phanxicô không coi việc bắt chước Chúa Kitô đau khổ trong nhãn giới lập công đền tội. Nhãn giới này vẫn có thể che dấu một thứ ích kỷ nào đó. Đối với thánh nhân, đây là một sự đáp trả biết ơn của kẻ, sau khi đã suy gẫm về sự “hủy mình ra không” của Chúa Kitô, tự cảm thấy bị thúc bách phải bắt chước sự trần trụi hoàn toàn của Chúa bằng đời sống đền tội.
Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Tự kiểm.
1.Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô nghèo khó, khiêm nhường và chịu đóng đinh, đời sống của tôi hiện nay có gì trái nghịch với đời sống của Người không?
2. Thánh Phanxicô thường than thở : “Ôi tình yêu không được yêu lại”. Ca dao Việt Nam nói: Cha mẹ thương con như trời như bể, con thương cha mẹ con kể từng ngày. Chúa còn thương tôi hơn trời hơn bể nữa. Tôi có cố gắng lấy tình con thảo đáp lại tình Chúa yêu tôi không, hay tôi sống như một kẻ làm công, một kẻ hay tính toán chi li với Chúa, một đứa con hay phàn nàn kêu ca hoặc chỉ biết ngửa tay xin …?
3. “ Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người. Thánh Phanxicô đối với Chúa chịu đóng đinh cũng vậy”. Còn tôi?... “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26,40).
4. “Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân”. Hãy nhìn lại bản thân về điểm này.
30.3.2012
Thánh Phanxicô có lòng sùng kính thật đặc biệt đối với mầu nhiệm Nhập thể và mầu nhiệm Thập giá. Hai mầu nhiệm này đều cho ngài cảm nhận một cách mãnh liệt sự khiêm hạ thẳm sâu của Chúa và tình yêu Chúa dành cho loài người chúng ta. Thánh Phaolô trong thư Philipphê cũng có cái nhìn như thế:
“ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nôi lệ, trở nên giống người phàm sống như người trần thế. – Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Cuộc đời Kitô hữu nào cũng là cuộc đời đi theo Chúa Kitô, Người là con đường, là sự thật và sự sống. Thánh Phanxicô thì muốn đặc biệt bước theo Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh.
Thánh giá trong cuộc đời thánh Phanxicô.
Lòng khiêm hạ quảng đại đã thúc đẩy Thiên Chúa tự hạ cho đến mức tận cùng là sự hiến thân hoàn toàn của Chúa Kitô. Phanxicô ca ngợi lòng khiêm hạ này, được thể hiện đặc biệt qua sự thương khó cứu độ của Chúa Kitô. Mầu nhiệm thập giá đi theo thánh nhân suốt cuộc đời, từ khi hoán cải cho đến lúc từ giã cuộc sống trần gian. Không ai diễn ta nổi, không ai hiểu nổi lòng sùng kính của ngài đối với thánh giá Chúa; đó là khẳng định mạnh mẽ của Celanô, người đầu tiên viết truyện thánh Phanxicô (x. 2Cel.203). “Thị kiến” Chúa Kitô trên tượng thánh giá trong nhà nguyện San Đamianô cất tiếng nói với ngài vào đầu thời ngài mới hoán cải và chưa biết rõ Chúa muốn ngài phải sống như thế nào, đã đánh động Phanxicô đến độ cao nhất. Cêlanô nhận xét : “Phép lạ thật lạ lùng, chưa từng nghe nói đến bao giờ! …Từ giờ phút ấy, tâm hồn chàng đã tan chảy ra khi nghe tiếng Người yêu dấu nói với mình. Cũng từ đấy, chàng không thể cầm nước mắt, thậm chí còn khóc lóc lớn tiếng khi nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô như thể Cuộc Khổ Nạn ấy hằng diễn ra trước mắt vậy” (2 Cel. 11). Kỷ niệm sự thương khó in sâu trong tâm trí ngài đến nỗi –theo lời Thánh Bonaventura – “ngài liên lỉ nhớ tới Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong tâm hồn (…). Ngài ước ao được biến đổi hoàn toàn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh. Một trong những việc tôn kính riêng của ngài là, -trong suốt bốn mươi ngày sau lễ Hiển Linh, tức là thời gian Chúa rút lui vào trong hoang địa, - ngài cũng tìm kiếm sự cô tịch và giam mình trong căn phòng nhỏ bé để chuyên tâm cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa không ngừng, đồng thời với việc ăn chay nhiệm nhặt hết sức có thể. Ngài dành cho Chúa Kitô một tình yêu nồng nàn, và Đấng ngài yêu mến đáp lại bằng một lòng âu yếm thân tình, đến độ người tôi tớ Thiên Chúa nghĩ là mình nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Cứu Thế hầu như liên lỉ. Bản thân ngài đã nhiều lần thố lộ với các bạn đồng hành của mình về điều đó” (Đại truyện, ch 9, số 2).
Một đề tài suy niệm mà ngài ưa thích chính là mầu nhiệm Chúa chịu thương khó. Và chính ngài đã soạn ra một bộ kinh Thần tụng về cuộc Khổ nạn (nay chúng ta gọi là Kinh Vượt Qua). Trong bộ kinh này, Cha Thánh ca ngợi không những cuộc khổ nạn của Chúa với tâm tình tri ân, nhưng là tất cả công trình cứu độ của Chúa Kitô, trong đó tình yêu Thiên Chúa đổ xuống trên ta một cách rạng rỡ.
Tình yêu là động lực.
Những biểu lộ tâm tình được hai sử gia Celanô và Bonaventura nhắc lại trên đây, không phải chỉ là những rung cảm, những xúc động, bởi vì cho dù mãnh liệt đến đâu, xúc động và rung cảm cũng vẫn nằm ở phạm vi tình cảm mà thôi. Tâm tình cảm mến và hơn nữa tâm tình đồng cảm –com-passio- đã chiếm hết con người Phanxicô. Sự đồng cảm sâu xa này vượt quá phạm vi tình cảm thuần túy. Cha Kajetan Esser một nhà nghiên cứu có uy tín về linh đạo Thánh Phanxicô khẳng định: “Phanxicô để cho mầu nhiệm thương khó thấm nhập vào thể xác và tâm hồn mình và ngài đón nhận nó với tất cả sinh lực của mình” . Còn sử gia Celanô thì giải thích: “ Người của Thiên Chúa cảm thấy một nhiệt tình say sưa đối với thánh giá Chúa, dù nơi công cọng hay khi ở một mình. Vừa bắt đầu phụng sự dưới ngọn cờ của Chúa chịu đóng đinh, thánh giá đã in dấu sâu đậm vào đời ngài” (3Cel.2) Biến cố Chúa chịu đóng đinh hiện ra với Thánh Phanxicô trên núi La Verna dưới hình một thiên thần sốt mến và đã in năm dấu thánh trên thân xác ngài , -đó là một sự xác nhận bề ngoài của Chúa về sự đồng hình đồng dạng bề trong của Phanxicô với Đấng chịu đóng đinh.
Tất nhiên, con người nhạy cảm đặc biệt nơi Thánh Phanxicô cũng ảnh hưởng trên đời sống thiêng liêng của ngài. Nhưng tình cảm mà thôi không thể triền miên chi phối trí khôn và ý chí ngài suốt một cuộc đời khắc khổ và đầy thử thách như thế. Động lực đích thật là tình yêu, tình yêu nóng cháy của ngài đáp lại tình yêu vô biên của Chúa. Ngài thường than thở: “Ôi tình yêu không được yêu!”. Celanô làm chứng cho điều này: “Trong số các từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ thông thường, ngài không thể nghe đến mấy chữ ‘tình yêu của Chúa’ mà trong lòng không cảm thấy xao xuyến. Mỗi khi nghe nói đến ‘tình yêu của Chúa’ lập tức ngài bị thôi thúc, bị kích động, bị đốt cháy; các chữ ấy giống như một cái phím từ bên ngoài gẩy lên các dây đàn bên trong tâm hồn ngài” (2 Cel 196).
Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người ấy. Thánh Phanxicô đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng vậy. Thời gian xảy ra phép lạ Năm Dấu là thời gian Cha Thánh cầu nguyện dài ngày trên núi La Verna và được hưởng nhiều ơn an ủi của Chúa. Đặc biệt là vào sáng sớm ngày lễ Suy tôn Thánh Giá 14 tháng 9 năm 1224, ngài hướng về phía đông mà than thở: “Lạy Chúa Giêsu Kitô của con, trước lúc qua khỏi đời này, con xin Chúa ban cho con hai ân huệ: một là xin Chúa cho con cảm thấy trong tâm hồn và ngoài thể xác nỗi đau đớn Chúa chịu trong giờ khổ nạn; hai là xin cho con cảm thấy trong trái tim con tình yêu vô biên đã nung nấu Chúa và đưa Chúa đến chỗ chịu một khổ hình lớn lao dường ấy cho loài người tội lỗi chúng con” (Troisième considération sur les stigmates). Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.
Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan-sinh. Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu.
Vài hậu quả thực hành.
Việc đi theo Chúa Kitô phải ngang qua mầu nhiệm thánh giá cứu độ, không còn con đường nào khác; nhưng không được hiểu điều này như một định mệnh khốn khổ mà như ý muốn thanh luyện mình và đón nhận thánh ý Chúa, được tham dự vào Mầu nhiệm Chúa Kitô Đấng cứu độ. Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Nhưng không có gì lấy mất khỏi chúng ta niềm vui được sống hiệp thông với Chúa Kitô, và đợi chờ nơi Người ơn cứu độ của chúng ta.
Chúng ta hãy nhắc lại: Thánh Phanxicô không coi việc bắt chước Chúa Kitô đau khổ trong nhãn giới lập công đền tội. Nhãn giới này vẫn có thể che dấu một thứ ích kỷ nào đó. Đối với thánh nhân, đây là một sự đáp trả biết ơn của kẻ, sau khi đã suy gẫm về sự “hủy mình ra không” của Chúa Kitô, tự cảm thấy bị thúc bách phải bắt chước sự trần trụi hoàn toàn của Chúa bằng đời sống đền tội.
Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Tự kiểm.
1.Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô nghèo khó, khiêm nhường và chịu đóng đinh, đời sống của tôi hiện nay có gì trái nghịch với đời sống của Người không?
2. Thánh Phanxicô thường than thở : “Ôi tình yêu không được yêu lại”. Ca dao Việt Nam nói: Cha mẹ thương con như trời như bể, con thương cha mẹ con kể từng ngày. Chúa còn thương tôi hơn trời hơn bể nữa. Tôi có cố gắng lấy tình con thảo đáp lại tình Chúa yêu tôi không, hay tôi sống như một kẻ làm công, một kẻ hay tính toán chi li với Chúa, một đứa con hay phàn nàn kêu ca hoặc chỉ biết ngửa tay xin …?
3. “ Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người. Thánh Phanxicô đối với Chúa chịu đóng đinh cũng vậy”. Còn tôi?... “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26,40).
4. “Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân”. Hãy nhìn lại bản thân về điểm này.
30.3.2012
Cuộc thương khó của Đức Giêsu Thành Nazareth trong vòng 24 tiếng đồng hồ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:11 31/03/2012
Cuộc thương khó của Đức Giêsu Thành Nazareth
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo. Trong Tuần Thánh này, Phụng vụ Lời Chúa công bố các bài Thương khó của Chúa Giêsu:
- Chúa Nhật Lễ Lá: Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66); Năm B thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47); Năm C thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56).
- Thứ Sáu Tuần Thánh: Thánh Gioan (18,1 – 19,42).
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu. Như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Trong TUẦN THÁNH, đọc lại Thánh Kinh và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó để thêm lòng yêu mến Chúa.
1- TIỆC VƯỢT QUA ?
a) Câu hỏi đầu tiên là: Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ?
“Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua”. (Mt 26,17-19).
Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô: “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.
Chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề:
1.Nếu lễ Vượt Qua là Đại lễ của người Do Thái thì tuyệt đối không thể xử án và thi hành án, nhất là án tử, vì sẽ làm cho cả thành ra ô uế và sẽ không thể cử hành đại lễ.
2.Theo thông lệ vào ngày 14 NISAN, tức là RẰM THÁNG GIÊNG của người Do Thái, người ta sẽ giết chiên vào lúc 13 giờ trưa và 18 giờ sẽ khởi đầu ăn lễ Vượt Qua. Nếu Đức Giêsu thực sự ăn lễ Vượt Qua, thì sẽ không thể xảy ra cuộc hành hình được !
3.Như thế chúng ta sẽ thấy thánh Gioan có thể cho biết giờ giấc chính xác nhất. Khi Philatô đưa Đức Giêsu cho dân chúng thấy ECCE HOMO ! NÀY LÀ NGƯỜI: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (Ga 19,14).
4.Nếu nói theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu bị ĐÓNG ĐINH là giờ giết chiên. Như thế khi Đức Giêsu “ăn lễ Vượt Qua”, thì chưa đến giờ giết chiên [Đương nhiên thánh Gioan muốn nhấn mạnh chính Đức Giêsu là CHIÊN ĐÍCH THỰC BỊ SÁT TẾ] như thế, tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu không thể có chiên Vượt Qua được ! Thực sự, cả 4 Phúc Âm đều nói về lễ Vượt Qua, nhưng đọc kỹ, chúng ta không thấy nói về con chiên nào cả.
5.Một vấn đề mới nẩy sinh: có được phép ăn lễ Vượt Qua MÀ KHÔNG CÓ CHIÊN hay không ? Chúng ta thấy:
-Không phải tất cả mọi người Do Thái đều có đủ tài chánh để lên Giêrusalem, tức là họ vẫn phải ở nhà. Theo sách Luật, cứ 10 đàn ông, phải giết một con chiên. Một người vị vọng trong làng hay là người gia trưởng trong gia đình sẽ giết chiên.
-Nhưng nếu có một thôn xóm quá nghèo, không có tiền mua chiên thì sao ? Họ vẫn có quyền ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Những người phải đi làm xa xôi, trên biển, trên rừng…không có chiên, vẫn phải ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên.
-Nhóm Qumran chống lại phụng vụ Đền Thờ Giêrusalem. Họ có thời biểu ăn lễ Vượt Qua không giống thời biểu của Đền Thờ. Theo Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả thuộc về nhóm Qumran này.
-Chúng ta biết, sau phép lạ làm cho Lazarô sống lại, Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án. Người không thể đi lại công khai giữa dân chúng được : “Từ ngày đó, họ quyết định giết Ðức Giêsu. Vậy Ðức Giêsu không đi lại công khai giữa người Dothái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Épraim. Người ở lại đó với các môn đệ. Lễ Vuợt Qua của người Do thái đã gần. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem trước lễ Vượt Qua để thanh tẩy mình. Họ tìm Ðức Giêsu và đứng trong Ðền Thờ bàn tán với nhau: "Các ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ không lên dự lễ chăng?". Còn các thượng tế và người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.” (Ga 11,53-57).
- Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nói: Đức Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Người cùng các môn đệ ăn lễ thật lặng lẽ, “trong bí mật”, vì đang bị lùng bắt. Đó cũng là lý do không có chiên.
b) Diễn tiến một bữa tiệcVượt Qua
Tiệc Vượt Qua phải bắt đầu vào lúc 18 giờ và kéo dài đến 24 giờ đêm. Người ta căn cứ vào 4 tuần rượu để chia tiệc này ra làm 4 phần:
1. Chén rượu thứ nhất: khai vị
Khi ngồi vào bàn tiệc, người ta uống chén đầu tiên; ăn cuộn rau đắng, chấm vào chén giấm chua màu gạch đỏ, để nhớ đến những ngày khổ nạn bên Ai Cập. Mỗi thực khách đều có chén rượu riêng của mình, nhưng trước mặt người chủ tiệc, có một chén rượu to, sẽ được trao cho mọi người theo nghi thức và mọi người uống chung. Chúng ta căn cứ vào chén này để nói về tiệcVượt Qua.
“Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa". Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến".(Lc 22,14-18)
2. Chén thứ hai: mở đầu buổi tiệc
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua: chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Bắt đầu tiệc, người chủ tiệc long trọng cầm tấm bánh chúc lành cho bữa tiệc. ĐÂY LÀ LÚC ĐỨC GIÊSU TRUYỀN PHÉP BÁNH. Các môn đệ kinh ngạc vì Đức Giêsu không đọc công thức truyền thống, nhưng chủ ý nói đến: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".(Lc 22,19).
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
3. Chén thứ ba: Chén chúc tụng
“Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22,20).
Sau khi ăn xong, tất cả những gì dư thừa đều dọn xuống. Đây là lúc Đức Giêsu TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Chúng ta thấy có hai lần truyền phép, nhưng cách nhau bằng một bữa tiệc. Đầu tiệc truyền phép trên bánh, sau đó là bữa ăn: người ta ăn cả một con chiên và uống thoải mái. SAU BỮA TIỆC, ĐỨC GIÊSU MỚI TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Nên chúng ta không lấy làm lạ, khi trong Thánh lễ, chúng ta nghe đọc “SAU BỮA ĂN TỐI”.
Sau chén CHÚC TỤNG, người ta sẽ đọc phần đầu của những thánh vịnh HALLEL (Tv 105-107). Rồi tiếp tục trao đổi với nhau.
4. Chén thứ tư: chén kết thúc tiệc
Khi muốn kết thúc tiệc, tức khoảng 24 giờ. Người chủ tiệc cất tiếng đọc phần cuối các Thánh Vịnh Hallel (Tv 111-115), sau đó các thực khách đều uống chung chén rượu cuối cùng và rời bàn tiệc: lúc đó khoảng 24 giờ khuya.
“Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Ðức Giêsu nói với các ông: "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không". Ðức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani”. (Mt 26,30-36)
2- GIẾTSEMANI - BỊ BẮT VÀ HỎI CUNG
Tại sao Đức Giêsu đến Vườn cây dầu Giếtsêmani ?
Có 2 lý do:
1) Vào lễ Vượt Qua dân chúng kéo về Giêrusalem quá đông (trên nửa triệu người, trong khi thành Giêrusalem chỉ đủ sức chứa 200 ngàn mà thôi), không đủ chỗ nơi hàng quán; thêm nữa, người nghèo không có tiền để vào nhà trọ, nên phần đông tấp vào vườn cây dầu ngoài thành để ngủ qua đêm.
2) Vào thời gian thành phố đầy người, những phần tử bất hảo tụ tập lại trong vườn cây dầu, đặc biệt là nhóm Zelốt, “nhóm dao găm”. Chúng ta cũng nên nhớ, lúc đó Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án và bắt mọi người “ai biết Người ở đâu” phải chỉ điểm. Đức Giêsu phải trốn lẫn trong đám dân ô hợp. Có lẽ Người thường đến trú một góc nào đó trong vườn, mà Giuđa rất quen thuộc, nên dễ dàng chỉ điểm: Sau khi nói những lời đó, Ðức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với môn đệ đi vào. Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.” (Ga 18,1)
a. Ai bắt Đức Giêsu ?
Các Phúc Âm đều nói:
-“ Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. Kẻ nộp Ðức Giêsu đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận". Vừa tới, Giuđa tiến lại gần Người và nói: "Thưa Thầy!", rồi hôn Người. Họ liền tra tay bắt Người. Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nói đứt tai. Ðức Giêsu nói với họ: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt tôi như bắt một tên cướp vậy? Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Ðền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm". Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.” (Mc 14,43-52).
-“Rồi Ðức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Ðền Thờ và kỳ mục đến bắt Người” (Lc 22,52)
-Phúc Âm thánh Gioan viết: “Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại.”(Ga 18,12).
Các Phúc Âm Nhất Lãm đều chỉ nói những người của Đền Thờ đến bắt Đức Giêsu, nhưng cách nói của thánh Gioan làm chúng ta liên tưởng đến cơ đội của La mã. Chúng ta biết: vào dịp lễ Vượt Qua, tất cả các tư tế và các thầy Lêvi phải tựu về Giêrusalem. Vào thời của Đức Giêsu, nhiều tác giả cho rằng có khoảng 20 ngàn tư tế và 20 ngàn Lêvi. Các thầy Lêvi lo trật tự Đền Thờ. Có lẽ chính họ là những người đi bắt Đức Giêsu. Thêm nữa, cũng trong thời gian này, để giữ an ninh trật tự, quan tổng trấn La mã phải có mặt tại Giêrusalem. Chúng ta cũng biết các cuộc nổi loạn của người Do Thái đều xảy ra trong các dịp này.
Vườn Giêtsêmani là nơi tụ tập rất đông quần chúng, nhất là những nhóm nổi loạn chống người La mã, buộc lòng lính tráng phải cánh gác. Chắc chắn hằng đêm phải có lính rảo trong vườn này. Một đám đông từ Đền Thờ đến vây bắt Đức Giêsu như tù nhân, sẽ gây lộn xộn trong vườn, buộc lòng lính La mã phải xuất hiện. Như thế trong cuộc vây bắt Đức Giêsu, các thầy Lêvi của Đền thờ là chủ chốt; các Phúc Âm cũng nói đến sự có mặt của “các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục”(Lc 22,52), nhưng cũng có mặt quan quân La mã.
b. Cuộc xử án trong đêm
-“Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.”(Mt 26,57; x.Mc 14,53); “ Họ bắt Ðức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế…(c.63) Những kẻ canh giữ Ðức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. (c.64) Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?" (c.65) Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
Chúng ta thấy Phúc Âm Nhất Lãm chỉ nói về việc Đức Giêsu bị điệu đến “Thượng Tế”, trong khi thánh Gioan nói rõ có 2 cuộc xử án ban đêm: tại nhà Hannas, sau đó tại nhà Kaiphas. Chúng ta thấy rõ âm mưu của Công Nghị (Sanhedrin) quyết bắt và giết Đức Giêsu: ngay trong đêm [sái Luật] mà đã có các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó !
“Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Ðức Giêsu đến ông Khanna là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó… Vị thượng tế tra hỏi Ðức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. Ðức Giêsu trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Dothái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì". Ðức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?". Ðức Giêsu đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?". Ông Khanna cho giải Người đến thượng tế Caipha, Người vẫn bị trói.” (Ga 18, 12-13. 19-24).
-Chúng ta biết từ thời đế quốc La mã đô hộ xứ Israel (năm 64 tcn), họ muốn đặt ai làm thượng thì họ đặt không cần đến chi tộc nhà Aaron gì cả. Ai không làm thỏa mãn họ là trong vòng 1 năm họ sẽ truất phế và đưa kẻ khác lên thay. Thế mà Hannas đã làm Thượng tế trong vòng 19 năm, tiếp đó Kaiphas là con rể, trước sau còn 5 người con của Hannas cũng làm thượng tế. Như thế chúng ta biết nhà Hannas đã qụy lụy đế quốc La mã như thế nào.
-Mỗi năm chỉ có một thượng tế mà thôi ! Nhưng những vị cựu thương tế cũng được gọi chung là thượng tế như câu Ga 18,19. Nhiều lúc họ được gọi chung là các “vị thượng tế”, cách nói này thường để gọi các vị cựu thượng tế.
-Cuộc xử nơi nhà Hannas nhắm vào giáo lý của Đức Giêsu, vì sợ người rao giảng phản động chống lại người La mã. Còn nơi Kaiphas và Công Nghị, Đức Giêsu bị tra hỏi về sứ vụ của Đấng Messia:
-“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: "Chúng tôi nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Ðền Thờ Khác, không phải do tay người phàm!" Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ không ăn khớp với nhau.” (Mc 14,55-59)
-Chúng ta sẽ thấy lời tuyên bố “phá Đền Thờ” làm cho Công nghị rất tức tối. Với họ việc đụng đến Đền thờ và Lề Luật là phạm thượng. Đền thờ là nơi duy nhất Thiên Chúa ngự giữa trần gian, đảm bảo sự thánh thiện của toàn dân. Lời tuyên bố của Đức Giêsu mang ý niệm phá vỡ không những Đền Thờ bằng gạch đá, nhưng cả Đền thờ tinh thần là Do Thái giáo. Đây là điều xúc phạm mà Công nghị ghim trong lòng để có thể giết Đức Giêsu. Chúng ta cũng thấy lời kết án này của Công nghị sẽ vang lên mãi trong thời bách hại Kitô giáo; tỉ dụ chúng ta thấy trong lời kết án Stêphanô: “Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xức phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa". Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Ðồng. Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét ấy sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta". (Cv 6,13-14); hay như, người Do Thái nêu lên lý do để bắt thánh Phaolô: “ Khi sắp hết thời gian bảy ngày, những người Dothái từ Axia đến thấy ông trong Ðền Thờ thì sách động toàn thể đám đông và tra tay bắt ông. Họ tri hô: "Hỡi đồng báo Ítraen, giúp một tay nào ! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này ! Nó còn đem cả mấy người Hylạp vào Ðền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế". Họ nói thế là vì trước đó họ đã thấy ông Tơrôphimô, người Êphêxô, cùng đi với ông Phaolô trong thành, và họ nghĩ ông Phaolô đã đưa ông ấy vào Ðền Thờ.” (Cv 21, 27-29).. Qua những chứng cứ này có thể khắng định: Đức Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ, và đây là sự kiện lịch sử !
-Theo Luật Do Thái, để kết án một người nào, cần phải có hai nhân chứng đồng thuận với nhau: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội một lỗi nào; về bất cứ lỗi nào người ấy phạm, phải căn cứ vào lời của hai nhân chứng hay căn cứ vào lời của ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15).
- “Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?". Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?". Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa?. Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: "Hãy nói tiên tri đi!" Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi.” (Mc 14,60-65).
- “Con Đấng Đáng Chúc Tụng”. Người Do Thái không bao giờ dám kêu đến Danh Thiên Chúa, nhưng phải nói tránh đi. “Đấng Đáng Chúc Tụng” chính là Thiên Chúa ! Câu hỏi sẽ là “Ông có phải là Con Thiên Chúa không ?”. Nơi Phúc Âm thánh Luca, câu hỏi đi vào trực tiếp: “Ông có phải là Đấng Messia thì nói cho chúng tôi biết” (Lc22,67). Đức Giêsu trả lời: “Phải ! chính thế !”(Mc 14,62). Thực ra câu tuyên xưng này không có gì là phạm thượng cả. Sau này chúng ta sẽ thấy những người đứng đầu các cuộc nổi dậy, đều tự xưng mình là Đấng Messia: tỉ dụ như Bar Kochbar vào năm 135 scn. Chính câu nói tiếp theo mới gây xúc động cho Công nghị: “Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến”. Trong câu này Đức Giêsu đã sử dụng hai đoạn sách Thánh: Tv 110,1 và Đn 7,13. Chúng ta đọc trong Tv 110,1: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bẹ dưới chân con.” Việc ngồi bên hữu, tức là sử dụng quyền năng của Thiên Chúa, một vị trí ngang hàng với Thiên Chúa. Lời nói phạm thượng đã được nêu lên: “Ông là con người mà dám xem mình ngang hành với Thiên Chúa”. Câu Đn 7,13 nói về thị kiến: “Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.” Thường hình ảnh này được sử dụng để nói về Đấng Phán xét chung thẩm. Hai câu trích dẫn đều nói về thiên tính của Đức Giêsu, đồng thời cũng mang tính hăm dọa “những kẻ thù” trong cuộc xét xử chung thẩm.
- “Vị thượng tế liền xé áo mình ra”. Nghe từ “xé” sẽ nghĩ rằng ông sẽ xé toang áo ra, nhưng thực sự việc rất đơn giản: chiếc áo trắng dài mà người Do Thái thường mặc, không có nút nào cả, nơi cổ khoét rộng để lọt đầu, ngay cổ áo có hai dây nhỏ để cột cổ áo. Khi “xé”, vị thượng tế chỉ cần bức đứt hai sợi dây nhỏ này mà thôi. Hành động này rất phổ biến trong dân Do Thái:
a- khi nghe tin một người thân qua đời, khi nghe tin tức thống khổ của nhiều người, của cả dân tộc. Thái độ nói lên sự buồn khổ !
b- ý nghĩa thứ hai là khi nghe một lời phạm thượng ! bức xúc niềm tin, đau khổ không thể chịu được ! Đương nhiên một khi vị thượng tế “xé” áo mình ra vì lời phạm thượng, lập tức tất cả các vị tư tế, kỳ lão đang hiện diện cũng phải “xé” áo mình ra ! Thế là bản án đã mặc nhiên ký kết.
- Dù có 2 cuộc hỏi cung ban đêm, nhưng xử án ban tối không có giá trị đối với Lề Luật Do Thái.
Sau khi xử án xong, họ nhốt Đức Giêsu vào trong một phòng trong đền thờ, chờ đến sáng.
- Như thấy trong Lc 22,66: “Khi trời sáng đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Ðồng”. Bản án chỉ có hiệu lực khi xử ban ngày. Vì thế, Công nghị phải họp lại, nhắc lại cuộc xử ban đêm một cách vội vã, để đem Người sang dinh tổng trấn: “Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (c.62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (c.63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (c.64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết.
- Chúng ta biết từ khi đế quốc La mã đô hộ, Công nghị không còn quyền kết án và thi hành án tử. Đây là quyền của đế quốc La mã. Vì thế, Công nghị, một khi muốn giết Đức Giêsu, phải đưa đến Tổng Trấn.
3- CUỘC XỬ ÁN NƠI DINH PHILATO
Câu hỏi từ 2 ngàn năm nay được đưa ra, nhưng vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU ?
- Đọc Phúc Âm thánh Matthêu, chúng ta thấy một lời nói thật chua chát: “Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!" Toàn dân đáp lại: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (Mt 27,24-25). Có lẽ từ câu nói này cộng thêm sự bách hại và nguyền rủa của người Do Thái mà nẩy sinh lòng thù ghét người Do Thái trong Kitô giáo ! Cả lịch sử Giáo hội đều cho thấy bóng đen của phong trào ANTISEMITISMUS đưa đến các SHOA, những trại tập trung của Đức Quốc Xã. Dấu ấn đen tối này cho đến nay vẫn chưa được rửa sạch. Luôn luôn kitô hữu vẫn cho Công nghị Do Thái là nhân tố chính đưa đến cái chết của Chúa. Thực sự, kẻ thi hành bản án là người La mã. Chúng ta nhớ trong cuộc nổi dậy lần thứ nhất chống người La mã vào những năm 66-70 scn của người Do Thái, kết thúc bằng cuộc tàn phá Đền Thờ Giêrusalem. Trong cuộc nổi dậy, tất cả kitô hữu đều rời khỏi thành Giêrusalem trước cuộc chiến, vì thế đối với người Do Thái, các kitô hữu đều là những kẻ phản bội. Từ ngày đó trong 18 lời chúc tụng mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải đọc hằng ngày, đã thêm vào một lời nguyền rủa người kitô hữu. Sự xung khắc giữa kitô hữu và người Do Thái càng ngày càng lớn dần đến hôm nay.
- Kitô hữu ghét cay ghét đắng người Do Thái, thì ngược lại người La mã mới là tác nhân chính, đóng đinh Đức Giêsu, nhưng lại có cảm tình với kitô hữu. Không phải kitô hữu thương gì người La mã, nhưng sau khi người Do Thái nguyền rủa và bách hại kitô hữu, buộc kitô hữu phải lánh nạn vào trong đế quốc; đồng thời đế quốc là vùng truyền giáo mới mà kitô hữu cần gây cảm tình. Thế nên trong các Phúc Âm đã gia giảm bớt tội “giết Chúa” cho người La mã.
- Philatô không muốn dây dưa vào vấn đề tôn giáo; điều quan trọng của ông là chính trị và quân sự. Phúc Âm thánh Marcô ghi một câu: “Bởi ông (Philatô) thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Vì thế, tổng trấn tìm cách tha Đức Giêsu. Ông đã thực hiện 3 lần, nhưng đều thất bại, đành phải ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu: “Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người” (Ga 19,12)
- Lần thứ nhất: Philatô đã gởi Đức Giêsu đến với Herôđê, hy vọng là người đồng hương, Hêrôđê dễ dàng tha cho Đức Giêsu: “Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Người thuoäc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho gửi Người đến vua Hêrôđê, lúc ấy đang có mặt tại Giêrusalem. Vua Hêrôđê thấy Ðức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hêrôđê cùng với bọn lính tỏ ra khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô. Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.”(Lc 23, 6-12).
- Lần thứ hai: cho dân Do Thái chọn lựa giữa Đức Giêsu và Baraba: “Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha cho một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Dothái cho các người không?. Họ lại la lên rằng: "Ðừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!" Mà Baraba là một tên cướp”(Ga 18,39).
- Lần thứ ba: đánh đòn Đức Giêsu: “ Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: Kính chào Vua dân Dothái!, rồi vả vào mặt Người. Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Dothái: "Ðây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy". Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Ðây là người!" Khi vừa thấy Ðức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Ðóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy. Người Dothái đáp lại: Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa. Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Ðức Giêsu: Ông từ đâu mà đến?. Nhưng Ðức Giêsu không trả lời. Ông Philatô mới nói với Người: Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?. Ðức Giêsu đáp lại: Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn".(Ga 19,1-11).
4- CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÁNH ĐÒN
Bà thánh Têrêsa Cả trong một đêm Giáng sinh, khi thấy tấm ảnh Chúa chịu đánh đòn, đã xúc động và ăn năn trở lại. Chúng ta chỉ nghe Chúa Giêsu chịu đánh đòn, nhưng như thế nào, không ai biết cả. Ngày nay, nhân cuộc khám phá TẤM KHĂN LIỆM THÀNH TURINÔ, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc đánh đòn này.
Dựa theo các dấu roi trên thân xác tử tội được đặt trong khăn liệm, các nhà khoa học đã kết luận:
- Vì các vết roi còn ghi lại trên đầu, lưng, hai cánh tay và bên hông, các nhà khoa học xác định: người bị đánh đòn bị trói khom lưng vào một trụ đá, hoàn toàn đưa lưng cho lý hình dễ đánh. Tử tội gần như ôm cột đá.
- Cây roi có một cáng dài độ nửa thước, phía trên có 5 sợi dây da. Mỗi dây có buộc thêm 5 cục chì. Như thế, một roi đánh vào đầu hay thân xác người tử tội, gồm 25 chục chì.
- Căn cứ vào các vết roi, các nhà khoa học cho rằng ít nhất là 10 người đã đánh đòn Đức Giêsu. Chúng ta biết đó là những người lính La mã lực lưỡng, khỏe mạnh. Họ đánh để cười nhạo người Do Thái, để trả thù, vì người Do Thái mà họ phải xa quê hương, vì người Do Thái mà nhiều người trong họ đã bị giết do nhóm Zelốt. Tất cả cơn giận của lính La mã trút lên người Đức Giêsu. Họ đánh đập không còn phân biệt đâu là đầu, đâu là thân mình.
- Sau trận đòn, Đức Giêsu đã mê man vì xuất huyết nội. Những ngọn roi đập vào đầu, vào lưng gây xuất huyết trong sọ, trong phổi. Nếu không bị đóng đinh, Đức Giêsu cũng phải chết vì trận đòn này.
Sau trận đòn là cuộc chế nhạo người Do Thái: “Lính điệu Ðức Giêsu vào bên trong dinh, tức là dinh tổng trấn và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng chào bái Người: "Vạn tuế đức vua dân Dothái!" Chúng dùng cây sậy đập đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. Chế giễu chán, chúng lột áo điều Người ra để đóng đinh vào thập giá.” (Mc 15,16-20).
5- CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ
“(14) Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Dothái: "Ðây là vua các người!" (15) Họ liền la lớn: "Ðem đi! Ðem nó đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda". (16) Bấy giờ ông Philatô trao Ðức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều nói đến việc có người vác thập giá đỡ cho Đức Giêsu. Phúc Âm thánh Gioan không đá động gì đến:
-“Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Ðức Giêsu. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ”. (Mc 15,21-22)
-“Ðang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người”. (Mt 27,32).
-“Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu” (Lc 23,26).
“Có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó”. Ba Phúc Âm Nhất lãm đều cho tên ông là “Simon gốc Kyrênê”, có lẽ là KYRENAIKA, đây là một vùng ở Bắc Phi, có lẽ là nơi một số người Do Thái bị bắt lưu đày sang nơi đó. Hình ảnh một người cùng vác thập giá với Đức Giêsu gợi lên cho người tín hữu một ấn tượng rất mạnh: CÙNG VÁC THẬP GIÁ VỚI ĐỨC KITÔ. Để xác minh con người này, cộng đoàn tiên khởi truy tìm và ghi lại cả tên của hai người con của ông: Alêxanđê và Ruphô.
Thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chổ hành hình, tức là đồi Gôlghôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang (PATIBULUM) đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Theo (Ga 19,25), Đức Giêsu bị treo trên một STAURÓS. Stauros là một thứ thập giá hình chữ T, tức là không có phần trên, ló lên khỏi cây ngang. Nhưng đại đa số đều xem Đức Giêsu bị đóng đinh trên một thập giá (CRUZ) và động từ được dùng để chỉ việc đóng đinh là ANASTAUROO. Ít khi nói thập giá của Đức Giêsu là ZYLON (CÂY GỖ) như Cv 5,30 và Gl 3,13. Zýlon gợi lên lời nguyền rủa trong Đnl 21,22 ( “khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh em đã treo nó lên “cây”, nhưng anh em phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh em không được làm cho đất của anh em ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em làm gia nghiệp”)
Tại sao phải có người vác thập giá của Đức Giêsu ? Theo các nhà khoa học, sau trận đòn do 10 người lực lưỡng đánh bằng roi có gắn những cục chì, Đức Giêsu bị xuất huyết nội và đã mê man. Người đi không còn vững và có thể chết bất cứ lúc nào. Vì cần phải để cho Đức Giêsu sống cho đến lúc đóng đinh, nên quân lính cố giữ lấy mạng sống của Người, đành cho ông nhà quê vác hộ.
6- ĐỨC GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Thường những bức tranh hay tượng đều vẻ Đức Giêsu bị đóng đinh ngay giữa lòng bàn tay. Nay dựa vào khăn liệm thành Turinô, các nhà khoa học khẳng định: nếu đóng đinh vào giữa lòng bàn tay, khi bị treo lên, đinh sẽ làm tét bàn tay, làm cho thân của người tử tội bị đổ xuống, vì không có một điểm tựa nào chắc chắn. Thế nên, đinh đóng nơi tay, sẽ đóng dưới cùm tay, giữa hai xương cánh tay. Xương cùm tay sẽ giữ cho thân thể người tử tội không bị đổ xuống.
Về đinh đóng ở bàn chân, có thể một đinh dài đóng cả hai bàn chân để chồng lên nhau, hoặc đóng rời từng bàn chân vào thập giá.
Theo các nhà khoa học, tử tội bị treo trên thập giá, có thể sống lây lất từ 3 đến 7 ngày. Để kéo dài thời gian cho tử tội đứng trên thập giá, lý hình thường đóng thêm một cái bệ ở thập giá để tử tội có thể dựa mông vào, hoặc một bệ nhỏ dưới hai bàn chân để giữ thân xác tử tội lại. Vì thế có những họa sĩ vẻ Đức Giêsu bị đóng hai chân trực tiếp vào bệ nhỏ được đóng thêm vào thập giá.
Về Đức Giêsu:
-Đức Giêsu đứng trên cây thập giá bao nhiêu tiếng đồng hồ ? Theo Thánh Luca, Người bị đóng đinh vào lúc 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi cho đến giờ thứ chín” (Lc 23,44). Thánh Matthêu cũng ghi nhận như thế : “Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín” (Mt 27, 45). Còn Thánh Gioan lại cho con đường thập tự bắt đầu vào lúc12 giờ trưa: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng 12 giờ trưa” (Ga 19, 14). Trong khi đó thánh Marcô là xác định: “Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba” (Mc 15,25). Giờ nào đây ? Chắc chắn không thể chấp nhận giờ của Thánh Marcô được, lý do biết bao chuyện phải diễn ra trước lúc đóng đinh: xử án vào lúc 6 giờ sáng tại Công Nghị; đoàn lũ đưa Đức Giêsu đến dinh Pilatô, lại đưa đến nhà Hêrôđê, rồi trở lại dinh Pilatô, đánh đòn, chế nhạo, con đường thập tự …Biết bao sự kiện như vậy không thể diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ được. Có thể nói 3 Phúc Âm khác đã cho giờ chính xác. Vậy Thánh Marcô muốn nói gì ? Thực ra chúng ta biết, người Do Thái phải đọc kinh vào những giờ giấc nhất định trong ngày: 6 giờ sáng, 9 giờ, 12 giờ, 3 giờ chiều và 6 giờ chiều. Biến cố đóng đinh được đưa vào giờ phụng vụ như một biến cố thánh thiêng dâng lên Thiên Chúa, như một lời cầu kinh, như một lễ vật.
-Người bị đóng đinh cùng với hai tên gian phi: “Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái” (Lc 23,33).
-“ (33) Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ, (34) chúng cho người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một cht m khơng chịu uống. (35) Ðĩng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. (36) Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. (Mt 27,33-36). Theo thói quen, khi có những cuộc đóng đinh như thế (chúng ta biết bản án đóng đinh dành cho những người nổi loạn, nhưng đối với người Do Thái đây là những anh hùng dám nổi dậy để chống đế quốc La mã, vì chỉ muốn giải phóng dân chúng – thế nên chúng ta không lạ gì khi dân chúng chọn Barabbas [BAR ABBA – CON CỦA CHA một tước danh của Đấng Messias ] hơn là Đức Giêsu), có rất nhiều phụ nữ đi theo, khi tới Gôlgôtha, họ cho tử tội uống rượu pha với mộc dược, để họ ngất đi quên chút đau đớn. Ở đây chúng ta thấy không phải phụ nữ mà là lính La mã, những người hành hình Chúa.
-Bản án kê khai tội phản loạn: “Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nadarét, Vua dân Dothái". Trong dân Do thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ỏ gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hípri, Latinh và Hylạp. Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Dothái". "Ông Philatô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"(Ga 19,19-22).
-Trên thập giá Đức Giêsu đã bị sỉ nhục:
+ Do các thượng tế, kinh sư và kỳ mục: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo”(Lc 23,35)
+ “Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Mi là kẻ phá được Ðền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ítraen! bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"(Mt 27, 39-43)
+ Người gian phi: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".(Lc 23, 39-43).
7- ĐỨC GIÊSU CHẾT
-“Sao Ngài bỏ rơi con”. Đứng trên thập giá, Đức Giêsu đã kêu lên như thế. Thiên Chúa Cha có bỏ rơi Đức Giêsu hay không ? Thần học sẽ trả lời câu nói này. Nếu đúng theo Luật Do Thái vào lúc 13 giờ, Đền Thờ sẽ thổi tù và, báo hiệu giờ giết chiên theo Luật đã đến, các kỳ mục phải trở về Đền Thờ, mọi người phải đem chiên đến Đền Thờ cho các thầy tư tế giết. Và khi giết chiên như thế, cả Đền thờ đều đọc Thánh vịnh 22 (21):
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?
Dù con thảm thiết kêu gào
Nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời
Nhiều nhà Thánh Kinh cho rằng trong lúc mê man, Đức Giêsu vẫn còn nghe được văng vẵng tiếng tù giết chiên. Và như một người Do Thái đạo đức, Người đã nhớ đến Thánh Vịnh giết chiên. Nhưng Thánh vịnh này lại ám hạp ngay lúc Chúa còn phải đứng trên thập giá.
-“ Ðức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Ðức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa".” (Mc 15, 37-39).
- Chúng ta đã nói: người tử tội bị đóng đinh có thể sống lây lất từ 3 ngày đến 7 ngày. Tại sao Đức Giêsu chết quá mau như vậy. Tất cả các nhà khoa học đều cho rằng vì trận đòn quá độc ác, Đức Giêsu đã xuất huyết nội qua nhiều và đã mê man từ sau trận đòn đó. Người còn đứng vững trên thập giá mấy tiếng đồng hồ như thế, phải nói rằng Người rất khoẻ mạnh.
- “Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác:Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu.” (Ga 19, 31-37)
Người ta đã đâm Chúa, máu và nước chảy ra, tức là những giọt nước và máu cuối cùng trong thân xác Người còn đọng lại nơi con tim, cũng đã chảy ra hết, cũng đã được ban cho nhân loại. Đức Giêsu không tiếc gì với chúng ta. Người trao ban cho chúng ta tất cả không những mạng sống của Người, mà ngay cả giọt máu cuối cùng, Người cũng không dành lại cho mình. Đây là dấu chứng tình yêu tuyệt đối của một Thiên Chúa: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là TÔI HẰNG HỮU” (Ga 8,28). Người lính đâm cạnh sườn, để bảo đảm Đức Giêsu đã chết thật. Ít nhất sự kiện lịch sử này cũng đủ minh chứng là Đức Giêsu đã chết thật, vì có những người cho rằng Đức Giêsu chỉ bị ngất đi, rồi sau đó tỉnh lại và trốn thoát. Các môn đệ mới dựng nên câu chuyện Chúa đã phục sinh. Lý thuyết này thật không vững, nhưng vẫn có những người muốn phá đổ Kitô giáo, loại huyền thoại, loại tất cả những gì siêu nhiên nơi Kitô giáo, biến Kitô giáo trở thành một triết lý trần tục, mang tính dối trá. Thêm nữa, sau khi bị đâm thâu như thế, Người được chôn trong huyệt đá với cả trăm cân mộc dược, hương trầm, như thế cũng đủ làm cho người ta chết.
“Sau đó, ông Giôxép, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ðức Giêsu xuống. Ông Giôxép này là một môn đệ theo Ðức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxép đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Ðức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà cuốn, theo tục lệ chôn cất của người Dothái. Nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Ðức Giêsu ở đó”.(Ga 19, 38-42).
Tại sao những kẻ gian phi bị đánh dập ống chân ?
“Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,31-34).
Chúng ta đã nói, nếu không có gì đặc biệt, người tử tội bị đóng đinh có thể sống trên cây thập giá từ 3 ngày đến 7 ngày. Tai sao đánh gập ống chân, họ lại chết quá mau ? Chúng ta cũng đã nói, thường lý hình cũng làm một bệ nhỏ để người tử tội có thể dựa vào hay đứng lên trên. Khi bị đánh gãy ống chân, họ không còn điểm tựa, chỉ còn hai tay bị treo trên thập giá. Sức hút của trái đất làm cho máu của họ chảy xuống, không thể nào lên tới đầu được và như thế chỉ trong vòng 15 phút là họ phải chết vì máu không lên được não: não thiếu dưỡng khí !
Việc chôn cất Chúa phải hoàn tất trước 18 giờ chiều, vì là giờ khởi đầu Đại Lễ Vượt Qua. Ngày thứ nhất trong tuần Đức Giêsu đã chỗi dậy: “Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Ðang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?. Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại".(Lc 24,1-7).
Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
TUẦN THÁNH, chúng ta cùng bước theo con đường thập giá của Đức Kitô. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.
Các Giờ Phụng Vụ trong Tuần này thường kéo dài nhiều giờ; nhưng đây là dịp để chúng ta hy sinh nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa và sống các Mầu Nhiệm trong Tuần Thánh.
Xin hãy cầu nguyện cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta hy sinh nhiều hơn trong sự suy ngẫm các mầu Nhiệm cuộc đời đau khổ, chịu nạn, chịu chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại với Chúa trong đời sống trong sạch, hoà hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
(Viết theo “Giáo trình Bí Tích Thánh Thể”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 1996; “Giáo trình Kitô học”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 2007- Cha Giáo Aug. Nguyễn Văn Trinh.)
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là mục đích chính yếu của mầu nhiệm Nhập Thể (x. Dt 9,26; 2,14-15; Mc 10,45). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng của Tin Mừng (1Cr 15, 1.3b). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là rất cần thiết cho ơn cứu độ chúng ta (x. Ga 3,14-15; 12,24). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là đối tượng quan trọng trong Nước Trời (x. Lc 9,30-31; Kh 5,8-9). Như thế, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô là nền tảng cơ bản cho Kitô giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều dựa vào cuộc đời của vị sáng lập, còn Kitô giáo dựa vào cái chết của Con Thiên Chúa.
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, được xem là trọng tâm và là đỉnh cao của phụng vụ Kitô giáo. Trong Tuần Thánh này, Phụng vụ Lời Chúa công bố các bài Thương khó của Chúa Giêsu:
- Chúa Nhật Lễ Lá: Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66); Năm B thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47); Năm C thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56).
- Thứ Sáu Tuần Thánh: Thánh Gioan (18,1 – 19,42).
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu. Như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Trong TUẦN THÁNH, đọc lại Thánh Kinh và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó để thêm lòng yêu mến Chúa.
1- TIỆC VƯỢT QUA ?
a) Câu hỏi đầu tiên là: Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ?
“Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua”. (Mt 26,17-19).
Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô: “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.
Chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề:
1.Nếu lễ Vượt Qua là Đại lễ của người Do Thái thì tuyệt đối không thể xử án và thi hành án, nhất là án tử, vì sẽ làm cho cả thành ra ô uế và sẽ không thể cử hành đại lễ.
2.Theo thông lệ vào ngày 14 NISAN, tức là RẰM THÁNG GIÊNG của người Do Thái, người ta sẽ giết chiên vào lúc 13 giờ trưa và 18 giờ sẽ khởi đầu ăn lễ Vượt Qua. Nếu Đức Giêsu thực sự ăn lễ Vượt Qua, thì sẽ không thể xảy ra cuộc hành hình được !
3.Như thế chúng ta sẽ thấy thánh Gioan có thể cho biết giờ giấc chính xác nhất. Khi Philatô đưa Đức Giêsu cho dân chúng thấy ECCE HOMO ! NÀY LÀ NGƯỜI: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (Ga 19,14).
4.Nếu nói theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu bị ĐÓNG ĐINH là giờ giết chiên. Như thế khi Đức Giêsu “ăn lễ Vượt Qua”, thì chưa đến giờ giết chiên [Đương nhiên thánh Gioan muốn nhấn mạnh chính Đức Giêsu là CHIÊN ĐÍCH THỰC BỊ SÁT TẾ] như thế, tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu không thể có chiên Vượt Qua được ! Thực sự, cả 4 Phúc Âm đều nói về lễ Vượt Qua, nhưng đọc kỹ, chúng ta không thấy nói về con chiên nào cả.
5.Một vấn đề mới nẩy sinh: có được phép ăn lễ Vượt Qua MÀ KHÔNG CÓ CHIÊN hay không ? Chúng ta thấy:
-Không phải tất cả mọi người Do Thái đều có đủ tài chánh để lên Giêrusalem, tức là họ vẫn phải ở nhà. Theo sách Luật, cứ 10 đàn ông, phải giết một con chiên. Một người vị vọng trong làng hay là người gia trưởng trong gia đình sẽ giết chiên.
-Nhưng nếu có một thôn xóm quá nghèo, không có tiền mua chiên thì sao ? Họ vẫn có quyền ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Những người phải đi làm xa xôi, trên biển, trên rừng…không có chiên, vẫn phải ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên.
-Nhóm Qumran chống lại phụng vụ Đền Thờ Giêrusalem. Họ có thời biểu ăn lễ Vượt Qua không giống thời biểu của Đền Thờ. Theo Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả thuộc về nhóm Qumran này.
-Chúng ta biết, sau phép lạ làm cho Lazarô sống lại, Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án. Người không thể đi lại công khai giữa dân chúng được : “Từ ngày đó, họ quyết định giết Ðức Giêsu. Vậy Ðức Giêsu không đi lại công khai giữa người Dothái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Épraim. Người ở lại đó với các môn đệ. Lễ Vuợt Qua của người Do thái đã gần. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem trước lễ Vượt Qua để thanh tẩy mình. Họ tìm Ðức Giêsu và đứng trong Ðền Thờ bàn tán với nhau: "Các ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ không lên dự lễ chăng?". Còn các thượng tế và người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.” (Ga 11,53-57).
- Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nói: Đức Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Người cùng các môn đệ ăn lễ thật lặng lẽ, “trong bí mật”, vì đang bị lùng bắt. Đó cũng là lý do không có chiên.
b) Diễn tiến một bữa tiệcVượt Qua
Tiệc Vượt Qua phải bắt đầu vào lúc 18 giờ và kéo dài đến 24 giờ đêm. Người ta căn cứ vào 4 tuần rượu để chia tiệc này ra làm 4 phần:
1. Chén rượu thứ nhất: khai vị
Khi ngồi vào bàn tiệc, người ta uống chén đầu tiên; ăn cuộn rau đắng, chấm vào chén giấm chua màu gạch đỏ, để nhớ đến những ngày khổ nạn bên Ai Cập. Mỗi thực khách đều có chén rượu riêng của mình, nhưng trước mặt người chủ tiệc, có một chén rượu to, sẽ được trao cho mọi người theo nghi thức và mọi người uống chung. Chúng ta căn cứ vào chén này để nói về tiệcVượt Qua.
“Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa". Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến".(Lc 22,14-18)
2. Chén thứ hai: mở đầu buổi tiệc
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua: chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Bắt đầu tiệc, người chủ tiệc long trọng cầm tấm bánh chúc lành cho bữa tiệc. ĐÂY LÀ LÚC ĐỨC GIÊSU TRUYỀN PHÉP BÁNH. Các môn đệ kinh ngạc vì Đức Giêsu không đọc công thức truyền thống, nhưng chủ ý nói đến: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".(Lc 22,19).
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
3. Chén thứ ba: Chén chúc tụng
“Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22,20).
Sau khi ăn xong, tất cả những gì dư thừa đều dọn xuống. Đây là lúc Đức Giêsu TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Chúng ta thấy có hai lần truyền phép, nhưng cách nhau bằng một bữa tiệc. Đầu tiệc truyền phép trên bánh, sau đó là bữa ăn: người ta ăn cả một con chiên và uống thoải mái. SAU BỮA TIỆC, ĐỨC GIÊSU MỚI TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Nên chúng ta không lấy làm lạ, khi trong Thánh lễ, chúng ta nghe đọc “SAU BỮA ĂN TỐI”.
Sau chén CHÚC TỤNG, người ta sẽ đọc phần đầu của những thánh vịnh HALLEL (Tv 105-107). Rồi tiếp tục trao đổi với nhau.
4. Chén thứ tư: chén kết thúc tiệc
Khi muốn kết thúc tiệc, tức khoảng 24 giờ. Người chủ tiệc cất tiếng đọc phần cuối các Thánh Vịnh Hallel (Tv 111-115), sau đó các thực khách đều uống chung chén rượu cuối cùng và rời bàn tiệc: lúc đó khoảng 24 giờ khuya.
“Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Ðức Giêsu nói với các ông: "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không". Ðức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani”. (Mt 26,30-36)
2- GIẾTSEMANI - BỊ BẮT VÀ HỎI CUNG
Tại sao Đức Giêsu đến Vườn cây dầu Giếtsêmani ?
Có 2 lý do:
1) Vào lễ Vượt Qua dân chúng kéo về Giêrusalem quá đông (trên nửa triệu người, trong khi thành Giêrusalem chỉ đủ sức chứa 200 ngàn mà thôi), không đủ chỗ nơi hàng quán; thêm nữa, người nghèo không có tiền để vào nhà trọ, nên phần đông tấp vào vườn cây dầu ngoài thành để ngủ qua đêm.
2) Vào thời gian thành phố đầy người, những phần tử bất hảo tụ tập lại trong vườn cây dầu, đặc biệt là nhóm Zelốt, “nhóm dao găm”. Chúng ta cũng nên nhớ, lúc đó Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án và bắt mọi người “ai biết Người ở đâu” phải chỉ điểm. Đức Giêsu phải trốn lẫn trong đám dân ô hợp. Có lẽ Người thường đến trú một góc nào đó trong vườn, mà Giuđa rất quen thuộc, nên dễ dàng chỉ điểm: Sau khi nói những lời đó, Ðức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với môn đệ đi vào. Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ.” (Ga 18,1)
a. Ai bắt Đức Giêsu ?
Các Phúc Âm đều nói:
-“ Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. Kẻ nộp Ðức Giêsu đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận". Vừa tới, Giuđa tiến lại gần Người và nói: "Thưa Thầy!", rồi hôn Người. Họ liền tra tay bắt Người. Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nói đứt tai. Ðức Giêsu nói với họ: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt tôi như bắt một tên cướp vậy? Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Ðền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm". Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.” (Mc 14,43-52).
-“Rồi Ðức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Ðền Thờ và kỳ mục đến bắt Người” (Lc 22,52)
-Phúc Âm thánh Gioan viết: “Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại.”(Ga 18,12).
Các Phúc Âm Nhất Lãm đều chỉ nói những người của Đền Thờ đến bắt Đức Giêsu, nhưng cách nói của thánh Gioan làm chúng ta liên tưởng đến cơ đội của La mã. Chúng ta biết: vào dịp lễ Vượt Qua, tất cả các tư tế và các thầy Lêvi phải tựu về Giêrusalem. Vào thời của Đức Giêsu, nhiều tác giả cho rằng có khoảng 20 ngàn tư tế và 20 ngàn Lêvi. Các thầy Lêvi lo trật tự Đền Thờ. Có lẽ chính họ là những người đi bắt Đức Giêsu. Thêm nữa, cũng trong thời gian này, để giữ an ninh trật tự, quan tổng trấn La mã phải có mặt tại Giêrusalem. Chúng ta cũng biết các cuộc nổi loạn của người Do Thái đều xảy ra trong các dịp này.
Vườn Giêtsêmani là nơi tụ tập rất đông quần chúng, nhất là những nhóm nổi loạn chống người La mã, buộc lòng lính tráng phải cánh gác. Chắc chắn hằng đêm phải có lính rảo trong vườn này. Một đám đông từ Đền Thờ đến vây bắt Đức Giêsu như tù nhân, sẽ gây lộn xộn trong vườn, buộc lòng lính La mã phải xuất hiện. Như thế trong cuộc vây bắt Đức Giêsu, các thầy Lêvi của Đền thờ là chủ chốt; các Phúc Âm cũng nói đến sự có mặt của “các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục”(Lc 22,52), nhưng cũng có mặt quan quân La mã.
b. Cuộc xử án trong đêm
-“Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.”(Mt 26,57; x.Mc 14,53); “ Họ bắt Ðức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế…(c.63) Những kẻ canh giữ Ðức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. (c.64) Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?" (c.65) Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
Chúng ta thấy Phúc Âm Nhất Lãm chỉ nói về việc Đức Giêsu bị điệu đến “Thượng Tế”, trong khi thánh Gioan nói rõ có 2 cuộc xử án ban đêm: tại nhà Hannas, sau đó tại nhà Kaiphas. Chúng ta thấy rõ âm mưu của Công Nghị (Sanhedrin) quyết bắt và giết Đức Giêsu: ngay trong đêm [sái Luật] mà đã có các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó !
“Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Dothái bắt Ðức Giêsu và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Ðức Giêsu đến ông Khanna là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó… Vị thượng tế tra hỏi Ðức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. Ðức Giêsu trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Dothái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì". Ðức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?". Ðức Giêsu đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?". Ông Khanna cho giải Người đến thượng tế Caipha, Người vẫn bị trói.” (Ga 18, 12-13. 19-24).
-Chúng ta biết từ thời đế quốc La mã đô hộ xứ Israel (năm 64 tcn), họ muốn đặt ai làm thượng thì họ đặt không cần đến chi tộc nhà Aaron gì cả. Ai không làm thỏa mãn họ là trong vòng 1 năm họ sẽ truất phế và đưa kẻ khác lên thay. Thế mà Hannas đã làm Thượng tế trong vòng 19 năm, tiếp đó Kaiphas là con rể, trước sau còn 5 người con của Hannas cũng làm thượng tế. Như thế chúng ta biết nhà Hannas đã qụy lụy đế quốc La mã như thế nào.
-Mỗi năm chỉ có một thượng tế mà thôi ! Nhưng những vị cựu thương tế cũng được gọi chung là thượng tế như câu Ga 18,19. Nhiều lúc họ được gọi chung là các “vị thượng tế”, cách nói này thường để gọi các vị cựu thượng tế.
-Cuộc xử nơi nhà Hannas nhắm vào giáo lý của Đức Giêsu, vì sợ người rao giảng phản động chống lại người La mã. Còn nơi Kaiphas và Công Nghị, Đức Giêsu bị tra hỏi về sứ vụ của Đấng Messia:
-“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: "Chúng tôi nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Ðền Thờ Khác, không phải do tay người phàm!" Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ không ăn khớp với nhau.” (Mc 14,55-59)
-Chúng ta sẽ thấy lời tuyên bố “phá Đền Thờ” làm cho Công nghị rất tức tối. Với họ việc đụng đến Đền thờ và Lề Luật là phạm thượng. Đền thờ là nơi duy nhất Thiên Chúa ngự giữa trần gian, đảm bảo sự thánh thiện của toàn dân. Lời tuyên bố của Đức Giêsu mang ý niệm phá vỡ không những Đền Thờ bằng gạch đá, nhưng cả Đền thờ tinh thần là Do Thái giáo. Đây là điều xúc phạm mà Công nghị ghim trong lòng để có thể giết Đức Giêsu. Chúng ta cũng thấy lời kết án này của Công nghị sẽ vang lên mãi trong thời bách hại Kitô giáo; tỉ dụ chúng ta thấy trong lời kết án Stêphanô: “Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xức phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa". Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Ðồng. Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét ấy sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta". (Cv 6,13-14); hay như, người Do Thái nêu lên lý do để bắt thánh Phaolô: “ Khi sắp hết thời gian bảy ngày, những người Dothái từ Axia đến thấy ông trong Ðền Thờ thì sách động toàn thể đám đông và tra tay bắt ông. Họ tri hô: "Hỡi đồng báo Ítraen, giúp một tay nào ! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này ! Nó còn đem cả mấy người Hylạp vào Ðền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế". Họ nói thế là vì trước đó họ đã thấy ông Tơrôphimô, người Êphêxô, cùng đi với ông Phaolô trong thành, và họ nghĩ ông Phaolô đã đưa ông ấy vào Ðền Thờ.” (Cv 21, 27-29).. Qua những chứng cứ này có thể khắng định: Đức Giêsu đã thanh tẩy Đền Thờ, và đây là sự kiện lịch sử !
-Theo Luật Do Thái, để kết án một người nào, cần phải có hai nhân chứng đồng thuận với nhau: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội một lỗi nào; về bất cứ lỗi nào người ấy phạm, phải căn cứ vào lời của hai nhân chứng hay căn cứ vào lời của ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15).
- “Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?". Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?". Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa?. Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: "Hãy nói tiên tri đi!" Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi.” (Mc 14,60-65).
- “Con Đấng Đáng Chúc Tụng”. Người Do Thái không bao giờ dám kêu đến Danh Thiên Chúa, nhưng phải nói tránh đi. “Đấng Đáng Chúc Tụng” chính là Thiên Chúa ! Câu hỏi sẽ là “Ông có phải là Con Thiên Chúa không ?”. Nơi Phúc Âm thánh Luca, câu hỏi đi vào trực tiếp: “Ông có phải là Đấng Messia thì nói cho chúng tôi biết” (Lc22,67). Đức Giêsu trả lời: “Phải ! chính thế !”(Mc 14,62). Thực ra câu tuyên xưng này không có gì là phạm thượng cả. Sau này chúng ta sẽ thấy những người đứng đầu các cuộc nổi dậy, đều tự xưng mình là Đấng Messia: tỉ dụ như Bar Kochbar vào năm 135 scn. Chính câu nói tiếp theo mới gây xúc động cho Công nghị: “Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến”. Trong câu này Đức Giêsu đã sử dụng hai đoạn sách Thánh: Tv 110,1 và Đn 7,13. Chúng ta đọc trong Tv 110,1: “Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bẹ dưới chân con.” Việc ngồi bên hữu, tức là sử dụng quyền năng của Thiên Chúa, một vị trí ngang hàng với Thiên Chúa. Lời nói phạm thượng đã được nêu lên: “Ông là con người mà dám xem mình ngang hành với Thiên Chúa”. Câu Đn 7,13 nói về thị kiến: “Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.” Thường hình ảnh này được sử dụng để nói về Đấng Phán xét chung thẩm. Hai câu trích dẫn đều nói về thiên tính của Đức Giêsu, đồng thời cũng mang tính hăm dọa “những kẻ thù” trong cuộc xét xử chung thẩm.
- “Vị thượng tế liền xé áo mình ra”. Nghe từ “xé” sẽ nghĩ rằng ông sẽ xé toang áo ra, nhưng thực sự việc rất đơn giản: chiếc áo trắng dài mà người Do Thái thường mặc, không có nút nào cả, nơi cổ khoét rộng để lọt đầu, ngay cổ áo có hai dây nhỏ để cột cổ áo. Khi “xé”, vị thượng tế chỉ cần bức đứt hai sợi dây nhỏ này mà thôi. Hành động này rất phổ biến trong dân Do Thái:
a- khi nghe tin một người thân qua đời, khi nghe tin tức thống khổ của nhiều người, của cả dân tộc. Thái độ nói lên sự buồn khổ !
b- ý nghĩa thứ hai là khi nghe một lời phạm thượng ! bức xúc niềm tin, đau khổ không thể chịu được ! Đương nhiên một khi vị thượng tế “xé” áo mình ra vì lời phạm thượng, lập tức tất cả các vị tư tế, kỳ lão đang hiện diện cũng phải “xé” áo mình ra ! Thế là bản án đã mặc nhiên ký kết.
- Dù có 2 cuộc hỏi cung ban đêm, nhưng xử án ban tối không có giá trị đối với Lề Luật Do Thái.
Sau khi xử án xong, họ nhốt Đức Giêsu vào trong một phòng trong đền thờ, chờ đến sáng.
- Như thấy trong Lc 22,66: “Khi trời sáng đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Ðồng”. Bản án chỉ có hiệu lực khi xử ban ngày. Vì thế, Công nghị phải họp lại, nhắc lại cuộc xử ban đêm một cách vội vã, để đem Người sang dinh tổng trấn: “Vị thượng tế lại hỏi Người: "Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không?" (c.62) Ðức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". (c.63) Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (c.64) Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Tất cả đều lên án Người đáng chết.
- Chúng ta biết từ khi đế quốc La mã đô hộ, Công nghị không còn quyền kết án và thi hành án tử. Đây là quyền của đế quốc La mã. Vì thế, Công nghị, một khi muốn giết Đức Giêsu, phải đưa đến Tổng Trấn.
3- CUỘC XỬ ÁN NƠI DINH PHILATO
Câu hỏi từ 2 ngàn năm nay được đưa ra, nhưng vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU ?
- Đọc Phúc Âm thánh Matthêu, chúng ta thấy một lời nói thật chua chát: “Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!" Toàn dân đáp lại: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (Mt 27,24-25). Có lẽ từ câu nói này cộng thêm sự bách hại và nguyền rủa của người Do Thái mà nẩy sinh lòng thù ghét người Do Thái trong Kitô giáo ! Cả lịch sử Giáo hội đều cho thấy bóng đen của phong trào ANTISEMITISMUS đưa đến các SHOA, những trại tập trung của Đức Quốc Xã. Dấu ấn đen tối này cho đến nay vẫn chưa được rửa sạch. Luôn luôn kitô hữu vẫn cho Công nghị Do Thái là nhân tố chính đưa đến cái chết của Chúa. Thực sự, kẻ thi hành bản án là người La mã. Chúng ta nhớ trong cuộc nổi dậy lần thứ nhất chống người La mã vào những năm 66-70 scn của người Do Thái, kết thúc bằng cuộc tàn phá Đền Thờ Giêrusalem. Trong cuộc nổi dậy, tất cả kitô hữu đều rời khỏi thành Giêrusalem trước cuộc chiến, vì thế đối với người Do Thái, các kitô hữu đều là những kẻ phản bội. Từ ngày đó trong 18 lời chúc tụng mà bất cứ người Do Thái nào cũng phải đọc hằng ngày, đã thêm vào một lời nguyền rủa người kitô hữu. Sự xung khắc giữa kitô hữu và người Do Thái càng ngày càng lớn dần đến hôm nay.
- Kitô hữu ghét cay ghét đắng người Do Thái, thì ngược lại người La mã mới là tác nhân chính, đóng đinh Đức Giêsu, nhưng lại có cảm tình với kitô hữu. Không phải kitô hữu thương gì người La mã, nhưng sau khi người Do Thái nguyền rủa và bách hại kitô hữu, buộc kitô hữu phải lánh nạn vào trong đế quốc; đồng thời đế quốc là vùng truyền giáo mới mà kitô hữu cần gây cảm tình. Thế nên trong các Phúc Âm đã gia giảm bớt tội “giết Chúa” cho người La mã.
- Philatô không muốn dây dưa vào vấn đề tôn giáo; điều quan trọng của ông là chính trị và quân sự. Phúc Âm thánh Marcô ghi một câu: “Bởi ông (Philatô) thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người” (Mc 15,10). Vì thế, tổng trấn tìm cách tha Đức Giêsu. Ông đã thực hiện 3 lần, nhưng đều thất bại, đành phải ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu: “Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người” (Ga 19,12)
- Lần thứ nhất: Philatô đã gởi Đức Giêsu đến với Herôđê, hy vọng là người đồng hương, Hêrôđê dễ dàng tha cho Đức Giêsu: “Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Người thuoäc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho gửi Người đến vua Hêrôđê, lúc ấy đang có mặt tại Giêrusalem. Vua Hêrôđê thấy Ðức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hêrôđê cùng với bọn lính tỏ ra khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô. Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.”(Lc 23, 6-12).
- Lần thứ hai: cho dân Do Thái chọn lựa giữa Đức Giêsu và Baraba: “Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha cho một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Dothái cho các người không?. Họ lại la lên rằng: "Ðừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!" Mà Baraba là một tên cướp”(Ga 18,39).
- Lần thứ ba: đánh đòn Đức Giêsu: “ Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: Kính chào Vua dân Dothái!, rồi vả vào mặt Người. Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Dothái: "Ðây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy". Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Ðây là người!" Khi vừa thấy Ðức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Ðóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô bảo họ: Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy. Người Dothái đáp lại: Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa. Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Ðức Giêsu: Ông từ đâu mà đến?. Nhưng Ðức Giêsu không trả lời. Ông Philatô mới nói với Người: Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?. Ðức Giêsu đáp lại: Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn".(Ga 19,1-11).
4- CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÁNH ĐÒN
Bà thánh Têrêsa Cả trong một đêm Giáng sinh, khi thấy tấm ảnh Chúa chịu đánh đòn, đã xúc động và ăn năn trở lại. Chúng ta chỉ nghe Chúa Giêsu chịu đánh đòn, nhưng như thế nào, không ai biết cả. Ngày nay, nhân cuộc khám phá TẤM KHĂN LIỆM THÀNH TURINÔ, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc đánh đòn này.
Dựa theo các dấu roi trên thân xác tử tội được đặt trong khăn liệm, các nhà khoa học đã kết luận:
- Vì các vết roi còn ghi lại trên đầu, lưng, hai cánh tay và bên hông, các nhà khoa học xác định: người bị đánh đòn bị trói khom lưng vào một trụ đá, hoàn toàn đưa lưng cho lý hình dễ đánh. Tử tội gần như ôm cột đá.
- Cây roi có một cáng dài độ nửa thước, phía trên có 5 sợi dây da. Mỗi dây có buộc thêm 5 cục chì. Như thế, một roi đánh vào đầu hay thân xác người tử tội, gồm 25 chục chì.
- Căn cứ vào các vết roi, các nhà khoa học cho rằng ít nhất là 10 người đã đánh đòn Đức Giêsu. Chúng ta biết đó là những người lính La mã lực lưỡng, khỏe mạnh. Họ đánh để cười nhạo người Do Thái, để trả thù, vì người Do Thái mà họ phải xa quê hương, vì người Do Thái mà nhiều người trong họ đã bị giết do nhóm Zelốt. Tất cả cơn giận của lính La mã trút lên người Đức Giêsu. Họ đánh đập không còn phân biệt đâu là đầu, đâu là thân mình.
- Sau trận đòn, Đức Giêsu đã mê man vì xuất huyết nội. Những ngọn roi đập vào đầu, vào lưng gây xuất huyết trong sọ, trong phổi. Nếu không bị đóng đinh, Đức Giêsu cũng phải chết vì trận đòn này.
Sau trận đòn là cuộc chế nhạo người Do Thái: “Lính điệu Ðức Giêsu vào bên trong dinh, tức là dinh tổng trấn và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng chào bái Người: "Vạn tuế đức vua dân Dothái!" Chúng dùng cây sậy đập đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. Chế giễu chán, chúng lột áo điều Người ra để đóng đinh vào thập giá.” (Mc 15,16-20).
5- CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ
“(14) Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Dothái: "Ðây là vua các người!" (15) Họ liền la lớn: "Ðem đi! Ðem nó đi! Ðóng đinh nó vào thập giá!" Ông Philatô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?" Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda". (16) Bấy giờ ông Philatô trao Ðức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều nói đến việc có người vác thập giá đỡ cho Đức Giêsu. Phúc Âm thánh Gioan không đá động gì đến:
-“Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Ðức Giêsu. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ”. (Mc 15,21-22)
-“Ðang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người”. (Mt 27,32).
-“Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu” (Lc 23,26).
“Có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó”. Ba Phúc Âm Nhất lãm đều cho tên ông là “Simon gốc Kyrênê”, có lẽ là KYRENAIKA, đây là một vùng ở Bắc Phi, có lẽ là nơi một số người Do Thái bị bắt lưu đày sang nơi đó. Hình ảnh một người cùng vác thập giá với Đức Giêsu gợi lên cho người tín hữu một ấn tượng rất mạnh: CÙNG VÁC THẬP GIÁ VỚI ĐỨC KITÔ. Để xác minh con người này, cộng đoàn tiên khởi truy tìm và ghi lại cả tên của hai người con của ông: Alêxanđê và Ruphô.
Thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chổ hành hình, tức là đồi Gôlghôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang (PATIBULUM) đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Theo (Ga 19,25), Đức Giêsu bị treo trên một STAURÓS. Stauros là một thứ thập giá hình chữ T, tức là không có phần trên, ló lên khỏi cây ngang. Nhưng đại đa số đều xem Đức Giêsu bị đóng đinh trên một thập giá (CRUZ) và động từ được dùng để chỉ việc đóng đinh là ANASTAUROO. Ít khi nói thập giá của Đức Giêsu là ZYLON (CÂY GỖ) như Cv 5,30 và Gl 3,13. Zýlon gợi lên lời nguyền rủa trong Đnl 21,22 ( “khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh em đã treo nó lên “cây”, nhưng anh em phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh em không được làm cho đất của anh em ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em làm gia nghiệp”)
Tại sao phải có người vác thập giá của Đức Giêsu ? Theo các nhà khoa học, sau trận đòn do 10 người lực lưỡng đánh bằng roi có gắn những cục chì, Đức Giêsu bị xuất huyết nội và đã mê man. Người đi không còn vững và có thể chết bất cứ lúc nào. Vì cần phải để cho Đức Giêsu sống cho đến lúc đóng đinh, nên quân lính cố giữ lấy mạng sống của Người, đành cho ông nhà quê vác hộ.
6- ĐỨC GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Thường những bức tranh hay tượng đều vẻ Đức Giêsu bị đóng đinh ngay giữa lòng bàn tay. Nay dựa vào khăn liệm thành Turinô, các nhà khoa học khẳng định: nếu đóng đinh vào giữa lòng bàn tay, khi bị treo lên, đinh sẽ làm tét bàn tay, làm cho thân của người tử tội bị đổ xuống, vì không có một điểm tựa nào chắc chắn. Thế nên, đinh đóng nơi tay, sẽ đóng dưới cùm tay, giữa hai xương cánh tay. Xương cùm tay sẽ giữ cho thân thể người tử tội không bị đổ xuống.
Về đinh đóng ở bàn chân, có thể một đinh dài đóng cả hai bàn chân để chồng lên nhau, hoặc đóng rời từng bàn chân vào thập giá.
Theo các nhà khoa học, tử tội bị treo trên thập giá, có thể sống lây lất từ 3 đến 7 ngày. Để kéo dài thời gian cho tử tội đứng trên thập giá, lý hình thường đóng thêm một cái bệ ở thập giá để tử tội có thể dựa mông vào, hoặc một bệ nhỏ dưới hai bàn chân để giữ thân xác tử tội lại. Vì thế có những họa sĩ vẻ Đức Giêsu bị đóng hai chân trực tiếp vào bệ nhỏ được đóng thêm vào thập giá.
Về Đức Giêsu:
-Đức Giêsu đứng trên cây thập giá bao nhiêu tiếng đồng hồ ? Theo Thánh Luca, Người bị đóng đinh vào lúc 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi cho đến giờ thứ chín” (Lc 23,44). Thánh Matthêu cũng ghi nhận như thế : “Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín” (Mt 27, 45). Còn Thánh Gioan lại cho con đường thập tự bắt đầu vào lúc12 giờ trưa: “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng 12 giờ trưa” (Ga 19, 14). Trong khi đó thánh Marcô là xác định: “Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba” (Mc 15,25). Giờ nào đây ? Chắc chắn không thể chấp nhận giờ của Thánh Marcô được, lý do biết bao chuyện phải diễn ra trước lúc đóng đinh: xử án vào lúc 6 giờ sáng tại Công Nghị; đoàn lũ đưa Đức Giêsu đến dinh Pilatô, lại đưa đến nhà Hêrôđê, rồi trở lại dinh Pilatô, đánh đòn, chế nhạo, con đường thập tự …Biết bao sự kiện như vậy không thể diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ được. Có thể nói 3 Phúc Âm khác đã cho giờ chính xác. Vậy Thánh Marcô muốn nói gì ? Thực ra chúng ta biết, người Do Thái phải đọc kinh vào những giờ giấc nhất định trong ngày: 6 giờ sáng, 9 giờ, 12 giờ, 3 giờ chiều và 6 giờ chiều. Biến cố đóng đinh được đưa vào giờ phụng vụ như một biến cố thánh thiêng dâng lên Thiên Chúa, như một lời cầu kinh, như một lễ vật.
-Người bị đóng đinh cùng với hai tên gian phi: “Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái” (Lc 23,33).
-“ (33) Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ, (34) chúng cho người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một cht m khơng chịu uống. (35) Ðĩng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. (36) Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. (Mt 27,33-36). Theo thói quen, khi có những cuộc đóng đinh như thế (chúng ta biết bản án đóng đinh dành cho những người nổi loạn, nhưng đối với người Do Thái đây là những anh hùng dám nổi dậy để chống đế quốc La mã, vì chỉ muốn giải phóng dân chúng – thế nên chúng ta không lạ gì khi dân chúng chọn Barabbas [BAR ABBA – CON CỦA CHA một tước danh của Đấng Messias ] hơn là Đức Giêsu), có rất nhiều phụ nữ đi theo, khi tới Gôlgôtha, họ cho tử tội uống rượu pha với mộc dược, để họ ngất đi quên chút đau đớn. Ở đây chúng ta thấy không phải phụ nữ mà là lính La mã, những người hành hình Chúa.
-Bản án kê khai tội phản loạn: “Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nadarét, Vua dân Dothái". Trong dân Do thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ỏ gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng Hípri, Latinh và Hylạp. Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Dothái". "Ông Philatô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy!"(Ga 19,19-22).
-Trên thập giá Đức Giêsu đã bị sỉ nhục:
+ Do các thượng tế, kinh sư và kỳ mục: “Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo”(Lc 23,35)
+ “Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Mi là kẻ phá được Ðền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ítraen! bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"(Mt 27, 39-43)
+ Người gian phi: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".(Lc 23, 39-43).
7- ĐỨC GIÊSU CHẾT
-“Sao Ngài bỏ rơi con”. Đứng trên thập giá, Đức Giêsu đã kêu lên như thế. Thiên Chúa Cha có bỏ rơi Đức Giêsu hay không ? Thần học sẽ trả lời câu nói này. Nếu đúng theo Luật Do Thái vào lúc 13 giờ, Đền Thờ sẽ thổi tù và, báo hiệu giờ giết chiên theo Luật đã đến, các kỳ mục phải trở về Đền Thờ, mọi người phải đem chiên đến Đền Thờ cho các thầy tư tế giết. Và khi giết chiên như thế, cả Đền thờ đều đọc Thánh vịnh 22 (21):
Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao ?
Dù con thảm thiết kêu gào
Nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời
Nhiều nhà Thánh Kinh cho rằng trong lúc mê man, Đức Giêsu vẫn còn nghe được văng vẵng tiếng tù giết chiên. Và như một người Do Thái đạo đức, Người đã nhớ đến Thánh Vịnh giết chiên. Nhưng Thánh vịnh này lại ám hạp ngay lúc Chúa còn phải đứng trên thập giá.
-“ Ðức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Ðức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa".” (Mc 15, 37-39).
- Chúng ta đã nói: người tử tội bị đóng đinh có thể sống lây lất từ 3 ngày đến 7 ngày. Tại sao Đức Giêsu chết quá mau như vậy. Tất cả các nhà khoa học đều cho rằng vì trận đòn quá độc ác, Đức Giêsu đã xuất huyết nội qua nhiều và đã mê man từ sau trận đòn đó. Người còn đứng vững trên thập giá mấy tiếng đồng hồ như thế, phải nói rằng Người rất khoẻ mạnh.
- “Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác:Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu.” (Ga 19, 31-37)
Người ta đã đâm Chúa, máu và nước chảy ra, tức là những giọt nước và máu cuối cùng trong thân xác Người còn đọng lại nơi con tim, cũng đã chảy ra hết, cũng đã được ban cho nhân loại. Đức Giêsu không tiếc gì với chúng ta. Người trao ban cho chúng ta tất cả không những mạng sống của Người, mà ngay cả giọt máu cuối cùng, Người cũng không dành lại cho mình. Đây là dấu chứng tình yêu tuyệt đối của một Thiên Chúa: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là TÔI HẰNG HỮU” (Ga 8,28). Người lính đâm cạnh sườn, để bảo đảm Đức Giêsu đã chết thật. Ít nhất sự kiện lịch sử này cũng đủ minh chứng là Đức Giêsu đã chết thật, vì có những người cho rằng Đức Giêsu chỉ bị ngất đi, rồi sau đó tỉnh lại và trốn thoát. Các môn đệ mới dựng nên câu chuyện Chúa đã phục sinh. Lý thuyết này thật không vững, nhưng vẫn có những người muốn phá đổ Kitô giáo, loại huyền thoại, loại tất cả những gì siêu nhiên nơi Kitô giáo, biến Kitô giáo trở thành một triết lý trần tục, mang tính dối trá. Thêm nữa, sau khi bị đâm thâu như thế, Người được chôn trong huyệt đá với cả trăm cân mộc dược, hương trầm, như thế cũng đủ làm cho người ta chết.
“Sau đó, ông Giôxép, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ðức Giêsu xuống. Ông Giôxép này là một môn đệ theo Ðức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxép đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Ðức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà cuốn, theo tục lệ chôn cất của người Dothái. Nơi Ðức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Ðức Giêsu ở đó”.(Ga 19, 38-42).
Tại sao những kẻ gian phi bị đánh dập ống chân ?
“Hôm đó là ngày áp lễ, người Dothái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,31-34).
Chúng ta đã nói, nếu không có gì đặc biệt, người tử tội bị đóng đinh có thể sống trên cây thập giá từ 3 ngày đến 7 ngày. Tai sao đánh gập ống chân, họ lại chết quá mau ? Chúng ta cũng đã nói, thường lý hình cũng làm một bệ nhỏ để người tử tội có thể dựa vào hay đứng lên trên. Khi bị đánh gãy ống chân, họ không còn điểm tựa, chỉ còn hai tay bị treo trên thập giá. Sức hút của trái đất làm cho máu của họ chảy xuống, không thể nào lên tới đầu được và như thế chỉ trong vòng 15 phút là họ phải chết vì máu không lên được não: não thiếu dưỡng khí !
Việc chôn cất Chúa phải hoàn tất trước 18 giờ chiều, vì là giờ khởi đầu Đại Lễ Vượt Qua. Ngày thứ nhất trong tuần Đức Giêsu đã chỗi dậy: “Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Ðang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?. Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại".(Lc 24,1-7).
Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giêsu đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
TUẦN THÁNH, chúng ta cùng bước theo con đường thập giá của Đức Kitô. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.
Các Giờ Phụng Vụ trong Tuần này thường kéo dài nhiều giờ; nhưng đây là dịp để chúng ta hy sinh nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa và sống các Mầu Nhiệm trong Tuần Thánh.
Xin hãy cầu nguyện cho nhau để trong những ngày trọng đại này, chúng ta hy sinh nhiều hơn trong sự suy ngẫm các mầu Nhiệm cuộc đời đau khổ, chịu nạn, chịu chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta được chết đi với tội lỗi, cải thiện đời sống để được cùng sống lại với Chúa trong đời sống trong sạch, hoà hợp yêu thương và nhiệt thành phụng sự Chúa và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
(Viết theo “Giáo trình Bí Tích Thánh Thể”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 1996; “Giáo trình Kitô học”, ĐCV Thánh Giuse Sài gòn 2007- Cha Giáo Aug. Nguyễn Văn Trinh.)
Thánh Phanxicô và mầu nhiệm thập giáThánh Phanxicô và mầu nhiệm thập giá
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM.
08:13 31/03/2012
Thánh Phanxicô có lòng sùng kính thật đặc biệt đối với mầu nhiệm Nhập thể và mầu nhiệm Thập giá. Hai mầu nhiệm này đều cho ngài cảm nhận một cách mãnh liệt sự khiêm hạ thẳm sâu của Chúa và tình yêu Chúa dành cho loài người chúng ta. Thánh Phaolô trong thư Philipphê cũng có cái nhìn như thế:
“ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nôi lệ, trở nên giống người phàm sống như người trần thế. – Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Cuộc đời Kitô hữu nào cũng là cuộc đời đi theo Chúa Kitô, Người là con đường, là sự thật và sự sống. Thánh Phanxicô thì muốn đặc biệt bước theo Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh.
Thánh giá trong cuộc đời thánh Phanxicô.
Lòng khiêm hạ quảng đại đã thúc đẩy Thiên Chúa tự hạ cho đến mức tận cùng là sự hiến thân hoàn toàn của Chúa Kitô. Phanxicô ca ngợi lòng khiêm hạ này, được thể hiện đặc biệt qua sự thương khó cứu độ của Chúa Kitô. Mầu nhiệm thập giá đi theo thánh nhân suốt cuộc đời, từ khi hoán cải cho đến lúc từ giã cuộc sống trần gian. Không ai diễn ta nổi, không ai hiểu nổi lòng sùng kính của ngài đối với thánh giá Chúa; đó là khẳng định mạnh mẽ của Celanô, người đầu tiên viết truyện thánh Phanxicô (x. 2Cel.203). “Thị kiến” Chúa Kitô trên tượng thánh giá trong nhà nguyện San Đamianô cất tiếng nói với ngài vào đầu thời ngài mới hoán cải và chưa biết rõ Chúa muốn ngài phải sống như thế nào, đã đánh động Phanxicô đến độ cao nhất. Cêlanô nhận xét : “Phép lạ thật lạ lùng, chưa từng nghe nói đến bao giờ! …Từ giờ phút ấy, tâm hồn chàng đã tan chảy ra khi nghe tiếng Người yêu dấu nói với mình. Cũng từ đấy, chàng không thể cầm nước mắt, thậm chí còn khóc lóc lớn tiếng khi nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô như thể Cuộc Khổ Nạn ấy hằng diễn ra trước mắt vậy” (2 Cel. 11). Kỷ niệm sự thương khó in sâu trong tâm trí ngài đến nỗi –theo lời Thánh Bonaventura – “ngài liên lỉ nhớ tới Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong tâm hồn (…). Ngài ước ao được biến đổi hoàn toàn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh. Một trong những việc tôn kính riêng của ngài là, -trong suốt bốn mươi ngày sau lễ Hiển Linh, tức là thời gian Chúa rút lui vào trong hoang địa, - ngài cũng tìm kiếm sự cô tịch và giam mình trong căn phòng nhỏ bé để chuyên tâm cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa không ngừng, đồng thời với việc ăn chay nhiệm nhặt hết sức có thể. Ngài dành cho Chúa Kitô một tình yêu nồng nàn, và Đấng ngài yêu mến đáp lại bằng một lòng âu yếm thân tình, đến độ người tôi tớ Thiên Chúa nghĩ là mình nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Cứu Thế hầu như liên lỉ. Bản thân ngài đã nhiều lần thố lộ với các bạn đồng hành của mình về điều đó” (Đại truyện, ch 9, số 2).
Một đề tài suy niệm mà ngài ưa thích chính là mầu nhiệm Chúa chịu thương khó. Và chính ngài đã soạn ra một bộ kinh Thần tụng về cuộc Khổ nạn (nay chúng ta gọi là Kinh Vượt Qua). Trong bộ kinh này, Cha Thánh ca ngợi không những cuộc khổ nạn của Chúa với tâm tình tri ân, nhưng là tất cả công trình cứu độ của Chúa Kitô, trong đó tình yêu Thiên Chúa đổ xuống trên ta một cách rạng rỡ.
Tình yêu là động lực.
Những biểu lộ tâm tình được hai sử gia Celanô và Bonaventura nhắc lại trên đây, không phải chỉ là những rung cảm, những xúc động, bởi vì cho dù mãnh liệt đến đâu, xúc động và rung cảm cũng vẫn nằm ở phạm vi tình cảm mà thôi. Tâm tình cảm mến và hơn nữa tâm tình đồng cảm –com-passio- đã chiếm hết con người Phanxicô. Sự đồng cảm sâu xa này vượt quá phạm vi tình cảm thuần túy. Cha Kajetan Esser một nhà nghiên cứu có uy tín về linh đạo Thánh Phanxicô khẳng định: “Phanxicô để cho mầu nhiệm thương khó thấm nhập vào thể xác và tâm hồn mình và ngài đón nhận nó với tất cả sinh lực của mình” . Còn sử gia Celanô thì giải thích: “ Người của Thiên Chúa cảm thấy một nhiệt tình say sưa đối với thánh giá Chúa, dù nơi công cọng hay khi ở một mình. Vừa bắt đầu phụng sự dưới ngọn cờ của Chúa chịu đóng đinh, thánh giá đã in dấu sâu đậm vào đời ngài” (3Cel.2) Biến cố Chúa chịu đóng đinh hiện ra với Thánh Phanxicô trên núi La Verna dưới hình một thiên thần sốt mến và đã in năm dấu thánh trên thân xác ngài , -đó là một sự xác nhận bề ngoài của Chúa về sự đồng hình đồng dạng bề trong của Phanxicô với Đấng chịu đóng đinh.
Tất nhiên, con người nhạy cảm đặc biệt nơi Thánh Phanxicô cũng ảnh hưởng trên đời sống thiêng liêng của ngài. Nhưng tình cảm mà thôi không thể triền miên chi phối trí khôn và ý chí ngài suốt một cuộc đời khắc khổ và đầy thử thách như thế. Động lực đích thật là tình yêu, tình yêu nóng cháy của ngài đáp lại tình yêu vô biên của Chúa. Ngài thường than thở: “Ôi tình yêu không được yêu!”. Celanô làm chứng cho điều này: “Trong số các từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ thông thường, ngài không thể nghe đến mấy chữ ‘tình yêu của Chúa’ mà trong lòng không cảm thấy xao xuyến. Mỗi khi nghe nói đến ‘tình yêu của Chúa’ lập tức ngài bị thôi thúc, bị kích động, bị đốt cháy; các chữ ấy giống như một cái phím từ bên ngoài gẩy lên các dây đàn bên trong tâm hồn ngài” (2 Cel 196).
Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người ấy. Thánh Phanxicô đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng vậy. Thời gian xảy ra phép lạ Năm Dấu là thời gian Cha Thánh cầu nguyện dài ngày trên núi La Verna và được hưởng nhiều ơn an ủi của Chúa. Đặc biệt là vào sáng sớm ngày lễ Suy tôn Thánh Giá 14 tháng 9 năm 1224, ngài hướng về phía đông mà than thở: “Lạy Chúa Giêsu Kitô của con, trước lúc qua khỏi đời này, con xin Chúa ban cho con hai ân huệ: một là xin Chúa cho con cảm thấy trong tâm hồn và ngoài thể xác nỗi đau đớn Chúa chịu trong giờ khổ nạn; hai là xin cho con cảm thấy trong trái tim con tình yêu vô biên đã nung nấu Chúa và đưa Chúa đến chỗ chịu một khổ hình lớn lao dường ấy cho loài người tội lỗi chúng con” (Troisième considération sur les stigmates). Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.
Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan-sinh. Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu.
Vài hậu quả thực hành.
Việc đi theo Chúa Kitô phải ngang qua mầu nhiệm thánh giá cứu độ, không còn con đường nào khác; nhưng không được hiểu điều này như một định mệnh khốn khổ mà như ý muốn thanh luyện mình và đón nhận thánh ý Chúa, được tham dự vào Mầu nhiệm Chúa Kitô Đấng cứu độ. Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Nhưng không có gì lấy mất khỏi chúng ta niềm vui được sống hiệp thông với Chúa Kitô, và đợi chờ nơi Người ơn cứu độ của chúng ta.
Chúng ta hãy nhắc lại: Thánh Phanxicô không coi việc bắt chước Chúa Kitô đau khổ trong nhãn giới lập công đền tội. Nhãn giới này vẫn có thể che dấu một thứ ích kỷ nào đó. Đối với thánh nhân, đây là một sự đáp trả biết ơn của kẻ, sau khi đã suy gẫm về sự “hủy mình ra không” của Chúa Kitô, tự cảm thấy bị thúc bách phải bắt chước sự trần trụi hoàn toàn của Chúa bằng đời sống đền tội.
Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Tự kiểm.
1.Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô nghèo khó, khiêm nhường và chịu đóng đinh, đời sống của tôi hiện nay có gì trái nghịch với đời sống của Người không?
2. Thánh Phanxicô thường than thở : “Ôi tình yêu không được yêu lại”. Ca dao Việt Nam nói: Cha mẹ thương con như trời như bể, con thương cha mẹ con kể từng ngày. Chúa còn thương tôi hơn trời hơn bể nữa. Tôi có cố gắng lấy tình con thảo đáp lại tình Chúa yêu tôi không, hay tôi sống như một kẻ làm công, một kẻ hay tính toán chi li với Chúa, một đứa con hay phàn nàn kêu ca hoặc chỉ biết ngửa tay xin …?
3. “ Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người. Thánh Phanxicô đối với Chúa chịu đóng đinh cũng vậy”. Còn tôi?... “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26,40).
4. “Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân”. Hãy nhìn lại bản thân về điểm này.
30.3.2012
“ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nôi lệ, trở nên giống người phàm sống như người trần thế. – Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Cuộc đời Kitô hữu nào cũng là cuộc đời đi theo Chúa Kitô, Người là con đường, là sự thật và sự sống. Thánh Phanxicô thì muốn đặc biệt bước theo Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh.
Thánh giá trong cuộc đời thánh Phanxicô.
Lòng khiêm hạ quảng đại đã thúc đẩy Thiên Chúa tự hạ cho đến mức tận cùng là sự hiến thân hoàn toàn của Chúa Kitô. Phanxicô ca ngợi lòng khiêm hạ này, được thể hiện đặc biệt qua sự thương khó cứu độ của Chúa Kitô. Mầu nhiệm thập giá đi theo thánh nhân suốt cuộc đời, từ khi hoán cải cho đến lúc từ giã cuộc sống trần gian. Không ai diễn ta nổi, không ai hiểu nổi lòng sùng kính của ngài đối với thánh giá Chúa; đó là khẳng định mạnh mẽ của Celanô, người đầu tiên viết truyện thánh Phanxicô (x. 2Cel.203). “Thị kiến” Chúa Kitô trên tượng thánh giá trong nhà nguyện San Đamianô cất tiếng nói với ngài vào đầu thời ngài mới hoán cải và chưa biết rõ Chúa muốn ngài phải sống như thế nào, đã đánh động Phanxicô đến độ cao nhất. Cêlanô nhận xét : “Phép lạ thật lạ lùng, chưa từng nghe nói đến bao giờ! …Từ giờ phút ấy, tâm hồn chàng đã tan chảy ra khi nghe tiếng Người yêu dấu nói với mình. Cũng từ đấy, chàng không thể cầm nước mắt, thậm chí còn khóc lóc lớn tiếng khi nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô như thể Cuộc Khổ Nạn ấy hằng diễn ra trước mắt vậy” (2 Cel. 11). Kỷ niệm sự thương khó in sâu trong tâm trí ngài đến nỗi –theo lời Thánh Bonaventura – “ngài liên lỉ nhớ tới Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong tâm hồn (…). Ngài ước ao được biến đổi hoàn toàn trong Chúa Kitô chịu đóng đinh. Một trong những việc tôn kính riêng của ngài là, -trong suốt bốn mươi ngày sau lễ Hiển Linh, tức là thời gian Chúa rút lui vào trong hoang địa, - ngài cũng tìm kiếm sự cô tịch và giam mình trong căn phòng nhỏ bé để chuyên tâm cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa không ngừng, đồng thời với việc ăn chay nhiệm nhặt hết sức có thể. Ngài dành cho Chúa Kitô một tình yêu nồng nàn, và Đấng ngài yêu mến đáp lại bằng một lòng âu yếm thân tình, đến độ người tôi tớ Thiên Chúa nghĩ là mình nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Cứu Thế hầu như liên lỉ. Bản thân ngài đã nhiều lần thố lộ với các bạn đồng hành của mình về điều đó” (Đại truyện, ch 9, số 2).
Một đề tài suy niệm mà ngài ưa thích chính là mầu nhiệm Chúa chịu thương khó. Và chính ngài đã soạn ra một bộ kinh Thần tụng về cuộc Khổ nạn (nay chúng ta gọi là Kinh Vượt Qua). Trong bộ kinh này, Cha Thánh ca ngợi không những cuộc khổ nạn của Chúa với tâm tình tri ân, nhưng là tất cả công trình cứu độ của Chúa Kitô, trong đó tình yêu Thiên Chúa đổ xuống trên ta một cách rạng rỡ.
Tình yêu là động lực.
Những biểu lộ tâm tình được hai sử gia Celanô và Bonaventura nhắc lại trên đây, không phải chỉ là những rung cảm, những xúc động, bởi vì cho dù mãnh liệt đến đâu, xúc động và rung cảm cũng vẫn nằm ở phạm vi tình cảm mà thôi. Tâm tình cảm mến và hơn nữa tâm tình đồng cảm –com-passio- đã chiếm hết con người Phanxicô. Sự đồng cảm sâu xa này vượt quá phạm vi tình cảm thuần túy. Cha Kajetan Esser một nhà nghiên cứu có uy tín về linh đạo Thánh Phanxicô khẳng định: “Phanxicô để cho mầu nhiệm thương khó thấm nhập vào thể xác và tâm hồn mình và ngài đón nhận nó với tất cả sinh lực của mình” . Còn sử gia Celanô thì giải thích: “ Người của Thiên Chúa cảm thấy một nhiệt tình say sưa đối với thánh giá Chúa, dù nơi công cọng hay khi ở một mình. Vừa bắt đầu phụng sự dưới ngọn cờ của Chúa chịu đóng đinh, thánh giá đã in dấu sâu đậm vào đời ngài” (3Cel.2) Biến cố Chúa chịu đóng đinh hiện ra với Thánh Phanxicô trên núi La Verna dưới hình một thiên thần sốt mến và đã in năm dấu thánh trên thân xác ngài , -đó là một sự xác nhận bề ngoài của Chúa về sự đồng hình đồng dạng bề trong của Phanxicô với Đấng chịu đóng đinh.
Tất nhiên, con người nhạy cảm đặc biệt nơi Thánh Phanxicô cũng ảnh hưởng trên đời sống thiêng liêng của ngài. Nhưng tình cảm mà thôi không thể triền miên chi phối trí khôn và ý chí ngài suốt một cuộc đời khắc khổ và đầy thử thách như thế. Động lực đích thật là tình yêu, tình yêu nóng cháy của ngài đáp lại tình yêu vô biên của Chúa. Ngài thường than thở: “Ôi tình yêu không được yêu!”. Celanô làm chứng cho điều này: “Trong số các từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ thông thường, ngài không thể nghe đến mấy chữ ‘tình yêu của Chúa’ mà trong lòng không cảm thấy xao xuyến. Mỗi khi nghe nói đến ‘tình yêu của Chúa’ lập tức ngài bị thôi thúc, bị kích động, bị đốt cháy; các chữ ấy giống như một cái phím từ bên ngoài gẩy lên các dây đàn bên trong tâm hồn ngài” (2 Cel 196).
Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người ấy. Thánh Phanxicô đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng vậy. Thời gian xảy ra phép lạ Năm Dấu là thời gian Cha Thánh cầu nguyện dài ngày trên núi La Verna và được hưởng nhiều ơn an ủi của Chúa. Đặc biệt là vào sáng sớm ngày lễ Suy tôn Thánh Giá 14 tháng 9 năm 1224, ngài hướng về phía đông mà than thở: “Lạy Chúa Giêsu Kitô của con, trước lúc qua khỏi đời này, con xin Chúa ban cho con hai ân huệ: một là xin Chúa cho con cảm thấy trong tâm hồn và ngoài thể xác nỗi đau đớn Chúa chịu trong giờ khổ nạn; hai là xin cho con cảm thấy trong trái tim con tình yêu vô biên đã nung nấu Chúa và đưa Chúa đến chỗ chịu một khổ hình lớn lao dường ấy cho loài người tội lỗi chúng con” (Troisième considération sur les stigmates). Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.
Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan-sinh. Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu.
Vài hậu quả thực hành.
Việc đi theo Chúa Kitô phải ngang qua mầu nhiệm thánh giá cứu độ, không còn con đường nào khác; nhưng không được hiểu điều này như một định mệnh khốn khổ mà như ý muốn thanh luyện mình và đón nhận thánh ý Chúa, được tham dự vào Mầu nhiệm Chúa Kitô Đấng cứu độ. Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Nhưng không có gì lấy mất khỏi chúng ta niềm vui được sống hiệp thông với Chúa Kitô, và đợi chờ nơi Người ơn cứu độ của chúng ta.
Chúng ta hãy nhắc lại: Thánh Phanxicô không coi việc bắt chước Chúa Kitô đau khổ trong nhãn giới lập công đền tội. Nhãn giới này vẫn có thể che dấu một thứ ích kỷ nào đó. Đối với thánh nhân, đây là một sự đáp trả biết ơn của kẻ, sau khi đã suy gẫm về sự “hủy mình ra không” của Chúa Kitô, tự cảm thấy bị thúc bách phải bắt chước sự trần trụi hoàn toàn của Chúa bằng đời sống đền tội.
Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
Tự kiểm.
1.Là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô nghèo khó, khiêm nhường và chịu đóng đinh, đời sống của tôi hiện nay có gì trái nghịch với đời sống của Người không?
2. Thánh Phanxicô thường than thở : “Ôi tình yêu không được yêu lại”. Ca dao Việt Nam nói: Cha mẹ thương con như trời như bể, con thương cha mẹ con kể từng ngày. Chúa còn thương tôi hơn trời hơn bể nữa. Tôi có cố gắng lấy tình con thảo đáp lại tình Chúa yêu tôi không, hay tôi sống như một kẻ làm công, một kẻ hay tính toán chi li với Chúa, một đứa con hay phàn nàn kêu ca hoặc chỉ biết ngửa tay xin …?
3. “ Khi yêu ai hết lòng, tự nhiên người ta ao ước được nên giống với người mình yêu, đặc biệt là được cùng chịu khổ (com-passio) với kẻ ấy, và nếu có thể được, chịu khổ thay cho người. Thánh Phanxicô đối với Chúa chịu đóng đinh cũng vậy”. Còn tôi?... “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26,40).
4. “Nghịch cảnh, đau khổ, từ bỏ không phải là những điều người Kitô hữu tìm kiếm, nhưng đón nhận chúng khi chúng đến, coi đó như những cơ hội hiến dâng mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân”. Hãy nhìn lại bản thân về điểm này.
30.3.2012
Tình yêu trải rộng
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
09:16 31/03/2012
TÌNH YÊU TRẢI RỘNG
Chúng ta đang xúc động, diễn lại hình ảnh dân Do Thái ngày xưa cầm lá phấp phới trên tay, và đặc biệt là cử chỉ cảm động nhất, đó là họ trải áo lót đường cho Chúa đi. Một nghi thức đón vua, nhưng không phải là cờ quạt, không phải là nhung lụa mà là những ngành lá xanh của tự nhiên. Những ngành lá với những hoa trái mà người dân đã chăm sóc từ mầu đất, và nhất là áo của họ, họ trải ra lót đường cho Chúa đi. Không phải là lụa là gấm vóc, nhưng Chúa muốn đi trên những con đường của gai góc, trên con đường Thập Giá.
Hôm nay, trên những tấm áo của những người nghèo. Tấm áo là tất cả những gì họ có và họ có thể làm được. Họ dùng áo của mình để trải lót đường như là trải thảm để đón Chúa. Chúa Giêsu cũng không đi ngựa mà Ngài cưỡi trên con lừa. Một biểu hiện của hiền lành, khiêm tốn. Một biểu hiện bình dân và gần gũi với tất cả mọi người.
Việc Chúa tiến vào thành Giêrusalem hôm nay, không mang tính long trọng bề ngoài, nhưng cho chúng ta thấy một vị Vua Tình Yêu đang đến với dân Ngài. Một của lễ hiền lành, khiêm nhường và bước đi trong yêu thương. Những người Do Thái, không phải tất cả mọi người, hôm nay đón Chúa, đều đã thắp lên niềm hy vọng. Vì có nhiều người đón Chúa vào ngày Chúa nhật, tung hô: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”(Mc 11,9). Nhưng thứ Sáu Khổ Nạn thì lại hô to: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào Thập Giá”(Mt 27,22).
Chúng ta hãy cùng thắp lên niềm hy vọng để không bị liệt vào những người lầm lạc của Chúa nhật thì reo vang: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”, thứ Sáu Khổ Nạn lại là những người hô to: “Đóng đinh nó đi!” Chúng ta hãy vào số những người
“Dân nghèo lao động khổ đau.
Vui nghe Lời Chúa kêu cầu Chúa thương”. (thơ Đức Hồng y Phạm Đình Tụng)
Những người nghèo ấy đã nhận ra tình thương của Chúa khi Chúa tiến vào Giêrusalem, không phải là để vang khúc khải hoàn chiến thắng của nhà binh. Cũng không phải là để chiếm một vương quốc của bất cứ quốc gia nào. Nhưng Chúa vào thành Giêrusalem để chịu nạn, chịu chết mà cứu chuộc nhân loại. Một tình yêu, một hiến tế!
Ngày hôm nay, chúng ta đi đón Chúa cũng phải đáp trả bằng tình yêu, không phải bằng lý trí, không phải bằng ảo tưởng, nhưng duy nhất là tình yêu và niềm hy vọng. Giờ đây, Chúa tiến vào Giêrusalem, chúng ta sẽ tưởng niệm và nhìn vào đền thờ như Giêrusalem là trung tâm của tôn giáo, của tâm linh, của mọi nguồn ơn phúc, để khi tiến vào nhà thờ, chúng ta được theo chân Đức Kitô – Đấng đã hiến mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha. Ước mong, chúng ta hãy hợp lời với dân Do Thái xưa luôn hô vang: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
Đức Giêsu Kitô đã đến với chúng ta không phải trong vương quyền, trong uy lực nhưng Ngài đến trong quyền năng và tình yêu thương vô cùng của vị Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin Chúa đến với chúng con hôm nay
như Chúa đến với dân Do Thái năm xưa.
Xin Chúa đón nhận tấm lòng chúng con hôm nay
vì cũng đang muốn trải rộng
để Chúa đến với từng cõi lòng chúng con
và đón nhận những ngành lá, mầu xanh của nhân đức,
phấp phới trên đôi tay của chúng con.
Xin Chúa đón nhận cho từng bước đi của chúng con,
Chúng con đi vào Giêrusalem
để chịu đau khổ với Chúa trong Tuần Thương Khó
và hy vọng được Phục Sinh vinh quang trong ngày Chúa Phục Sinh.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng con. Amen.
Hôm nay, trên những tấm áo của những người nghèo. Tấm áo là tất cả những gì họ có và họ có thể làm được. Họ dùng áo của mình để trải lót đường như là trải thảm để đón Chúa. Chúa Giêsu cũng không đi ngựa mà Ngài cưỡi trên con lừa. Một biểu hiện của hiền lành, khiêm tốn. Một biểu hiện bình dân và gần gũi với tất cả mọi người.
Việc Chúa tiến vào thành Giêrusalem hôm nay, không mang tính long trọng bề ngoài, nhưng cho chúng ta thấy một vị Vua Tình Yêu đang đến với dân Ngài. Một của lễ hiền lành, khiêm nhường và bước đi trong yêu thương. Những người Do Thái, không phải tất cả mọi người, hôm nay đón Chúa, đều đã thắp lên niềm hy vọng. Vì có nhiều người đón Chúa vào ngày Chúa nhật, tung hô: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”(Mc 11,9). Nhưng thứ Sáu Khổ Nạn thì lại hô to: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào Thập Giá”(Mt 27,22).
Chúng ta hãy cùng thắp lên niềm hy vọng để không bị liệt vào những người lầm lạc của Chúa nhật thì reo vang: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”, thứ Sáu Khổ Nạn lại là những người hô to: “Đóng đinh nó đi!” Chúng ta hãy vào số những người
“Dân nghèo lao động khổ đau.
Vui nghe Lời Chúa kêu cầu Chúa thương”. (thơ Đức Hồng y Phạm Đình Tụng)
Những người nghèo ấy đã nhận ra tình thương của Chúa khi Chúa tiến vào Giêrusalem, không phải là để vang khúc khải hoàn chiến thắng của nhà binh. Cũng không phải là để chiếm một vương quốc của bất cứ quốc gia nào. Nhưng Chúa vào thành Giêrusalem để chịu nạn, chịu chết mà cứu chuộc nhân loại. Một tình yêu, một hiến tế!
Ngày hôm nay, chúng ta đi đón Chúa cũng phải đáp trả bằng tình yêu, không phải bằng lý trí, không phải bằng ảo tưởng, nhưng duy nhất là tình yêu và niềm hy vọng. Giờ đây, Chúa tiến vào Giêrusalem, chúng ta sẽ tưởng niệm và nhìn vào đền thờ như Giêrusalem là trung tâm của tôn giáo, của tâm linh, của mọi nguồn ơn phúc, để khi tiến vào nhà thờ, chúng ta được theo chân Đức Kitô – Đấng đã hiến mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha. Ước mong, chúng ta hãy hợp lời với dân Do Thái xưa luôn hô vang: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
Đức Giêsu Kitô đã đến với chúng ta không phải trong vương quyền, trong uy lực nhưng Ngài đến trong quyền năng và tình yêu thương vô cùng của vị Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin Chúa đến với chúng con hôm nay
như Chúa đến với dân Do Thái năm xưa.
Xin Chúa đón nhận tấm lòng chúng con hôm nay
vì cũng đang muốn trải rộng
để Chúa đến với từng cõi lòng chúng con
và đón nhận những ngành lá, mầu xanh của nhân đức,
phấp phới trên đôi tay của chúng con.
Xin Chúa đón nhận cho từng bước đi của chúng con,
Chúng con đi vào Giêrusalem
để chịu đau khổ với Chúa trong Tuần Thương Khó
và hy vọng được Phục Sinh vinh quang trong ngày Chúa Phục Sinh.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại hội giới trẻ thế giới: “ Anh em hãy là những vị truyền giáo đầy nhiệt tình phấn khởi ”
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:03 31/03/2012
Đại hội giới trẻ thế giới: “ Anh em hãy là những vị truyền giáo đầy nhiệt tình phấn khởi ”
Năm 1984 đức cố giáo hoàng Á Thánh Gioan Phaolô đệ nhị đã đề ra sáng kiến ngày đại hội giới trẻ thế giới về gặp gỡ nhau học hỏi hâm nóng cách sống đức tin vào Chúa. Sáng kiến này của ngài được nồng nhiệt đón nhận, như làn gió mới tươi mát thổi vào đời sống Giáo Hội.
Ngày đại hội giới trẻ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày Chúa nhật lễ lá, 15.04.1984 ở Roma. Năm sau vào Chúa nhật lễ Lá, 31.03.1985, cũng diễn ra ở Roma với gần bốn trăm ngàn bạn trẻ về tham dự ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Từ thời điểm đó, ngày đại hội giới trè thế giới được tổ chức hằng năm vào ngày Chúa nhật lễ Lá ở khắp các Giáo phận Công giáo trên thế giới. Nhưng cách khoảng 2 hay 3 năm Đại hội giới trẻ thế giới được tổ chức rộng cho toàn thế giới ở một quốc gia, như hồi tháng tám năm 2001 đã diễn ra đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 26. ở bên Spanien với 1, 7 triệu bạn trẻ tham dự. Đại hội giới trẻ thế giới lần tới thứ 28. sẽ diễn ra ở nước Brasilien ngày 23. - 28.tháng bảy 2013.
Sáng kiến Đại Hội giới trẻ thế giới do Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đề xướng đã ăn rễ sâu trong nếp sống đức tin đạo Công giáo. Hay nói theo ngôn ngữ của khao khảo cứu Kinh thánh đã có „ Sitz im Leben“. Và để liên tục duy trì nếp sống đạo đức mang chiều kích văn hóa rộng mở này, vào ngày Chúa nhật lễ Lá 01.04.2012 Đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 27. được tổ chức ở cấp các Giáo phận mỗi quốc gia.
Mỗi kỳ Đại hội giới trẻ thế giới đều có một chủ đề nòng cốt làm hướng đi đích điểm tinh thần cho ngày Đại hội do Đức Thánh Cha chọn đề ra.
Năm nay Đức giáo Hòang Benedictô 16. đã đề ra chủ đề „ Anh em hãy vui mừng trong Chúa vào mỗi thời gian.“ ( Thư gửi Philiphe 4,4).
Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới thứ 27. năm 2012 về sống niềm vui trong Chúa được trình bày theo bảy hướng nhìn nơi bản thân cuộc sống tinh thần con người:
1. Trái tim con người chúng ta được tạo thành cho niềm vui
2. Thiên Chúa là nguồn suối niềm vui chân thật
3. Hãy bảo tồn gìn giữ niềm vui Chúa Kitô trong tâm hồn
4. Niềm vui của tình yêu mến
5. Niềm vui của sự ăn năn trở lại
6. Niềm vui trong những thử thách
7. Nhân chứng của niềm vui
Trong thời đại ngày hôm nay có nhiều thử thách cùng sự đau khổ buồn phiền và lộn xộn chao đảo nơi đời sống xã hội, nên “ niềm vui là một tờ chứng nhận quan trọng cho vẻ đẹp và sự tin tưởng của đức tin Kitô giáo” như lời Đức giáo hoàng viết.
Trong đời sống hôm nay cũng có nhiều người sống trong hồ nghi lo âu, họ cảm thấy đời sống trống rỗng, dù họ có dư đủ về của cải vật chất. Để có niềm vui “ chúng ta được kêu gọi sống trong tình yêu và sự chân thật” như đức giáo hoàng Benedictô 16. đã nhắc lại lời của Pier Giorgio Frassati va Chiara Badano, họ là nhân chứng sống đơn giản vì tin tưở ng rằng “ một tín hữu Chúa Kitô chân chính không bao giờ sống trong nghi nan buồn sầu, cũng không đối mặt với thử thách qua sức chịu đựng”.
Niềm vui chân chính của Kitô giáo không là “ sự chạy trốn khỏi thực tế đời sống”, nhưng là một “sức mạnh siêu nhiên”, giúp đối diện sống với những vấn đề xảy đến trong đời sống hằng ngày.
Người ta thường vẽ hình ảnh của Kitô giáo như là một đề nghị đời sống “đè nén sự tự do, chống đi ngược lại sự tìm kiếm hạnh phục và niềm vui”. Điều này không đúng với sự thật. Người tín hữu Chúa Kitô “ là những người có đời sống hạnh phúc niềm vui. Vì họ biết rằng, họ không sống lẻ loi một mình. Nhưng họ được bàn tay Chúa che chở dẫn dắt”
Đức giáo hoàng nhắn nhủ người trẻ hãy chỉ cho thế giới biết, đức tin mang đến hạnh phúc và niềm vui chân thật trọn vẹn cùng lâu dài bền bỉ “ khi sống theo cung cách Kitô giáo đôi khi gặp vướng phải mệt mỏi chán chường, anh em hãy chứng tỏ mình là người sống làm chứng cho ánh sáng của niềm vui hạnh phúc phát nguồn từ đức tin…
Anh em hãy là những vị truyền giáo đầy nhiệt tình phấn khởi cho việc tái rao truyền lại tin mừng”.
Lễ Lá 01.04.2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Năm 1984 đức cố giáo hoàng Á Thánh Gioan Phaolô đệ nhị đã đề ra sáng kiến ngày đại hội giới trẻ thế giới về gặp gỡ nhau học hỏi hâm nóng cách sống đức tin vào Chúa. Sáng kiến này của ngài được nồng nhiệt đón nhận, như làn gió mới tươi mát thổi vào đời sống Giáo Hội.
Ngày đại hội giới trẻ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày Chúa nhật lễ lá, 15.04.1984 ở Roma. Năm sau vào Chúa nhật lễ Lá, 31.03.1985, cũng diễn ra ở Roma với gần bốn trăm ngàn bạn trẻ về tham dự ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Từ thời điểm đó, ngày đại hội giới trè thế giới được tổ chức hằng năm vào ngày Chúa nhật lễ Lá ở khắp các Giáo phận Công giáo trên thế giới. Nhưng cách khoảng 2 hay 3 năm Đại hội giới trẻ thế giới được tổ chức rộng cho toàn thế giới ở một quốc gia, như hồi tháng tám năm 2001 đã diễn ra đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 26. ở bên Spanien với 1, 7 triệu bạn trẻ tham dự. Đại hội giới trẻ thế giới lần tới thứ 28. sẽ diễn ra ở nước Brasilien ngày 23. - 28.tháng bảy 2013.
Sáng kiến Đại Hội giới trẻ thế giới do Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đề xướng đã ăn rễ sâu trong nếp sống đức tin đạo Công giáo. Hay nói theo ngôn ngữ của khao khảo cứu Kinh thánh đã có „ Sitz im Leben“. Và để liên tục duy trì nếp sống đạo đức mang chiều kích văn hóa rộng mở này, vào ngày Chúa nhật lễ Lá 01.04.2012 Đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 27. được tổ chức ở cấp các Giáo phận mỗi quốc gia.
Mỗi kỳ Đại hội giới trẻ thế giới đều có một chủ đề nòng cốt làm hướng đi đích điểm tinh thần cho ngày Đại hội do Đức Thánh Cha chọn đề ra.
Năm nay Đức giáo Hòang Benedictô 16. đã đề ra chủ đề „ Anh em hãy vui mừng trong Chúa vào mỗi thời gian.“ ( Thư gửi Philiphe 4,4).
Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới thứ 27. năm 2012 về sống niềm vui trong Chúa được trình bày theo bảy hướng nhìn nơi bản thân cuộc sống tinh thần con người:
1. Trái tim con người chúng ta được tạo thành cho niềm vui
2. Thiên Chúa là nguồn suối niềm vui chân thật
3. Hãy bảo tồn gìn giữ niềm vui Chúa Kitô trong tâm hồn
4. Niềm vui của tình yêu mến
5. Niềm vui của sự ăn năn trở lại
6. Niềm vui trong những thử thách
7. Nhân chứng của niềm vui
Trong thời đại ngày hôm nay có nhiều thử thách cùng sự đau khổ buồn phiền và lộn xộn chao đảo nơi đời sống xã hội, nên “ niềm vui là một tờ chứng nhận quan trọng cho vẻ đẹp và sự tin tưởng của đức tin Kitô giáo” như lời Đức giáo hoàng viết.
Trong đời sống hôm nay cũng có nhiều người sống trong hồ nghi lo âu, họ cảm thấy đời sống trống rỗng, dù họ có dư đủ về của cải vật chất. Để có niềm vui “ chúng ta được kêu gọi sống trong tình yêu và sự chân thật” như đức giáo hoàng Benedictô 16. đã nhắc lại lời của Pier Giorgio Frassati va Chiara Badano, họ là nhân chứng sống đơn giản vì tin tưở ng rằng “ một tín hữu Chúa Kitô chân chính không bao giờ sống trong nghi nan buồn sầu, cũng không đối mặt với thử thách qua sức chịu đựng”.
Niềm vui chân chính của Kitô giáo không là “ sự chạy trốn khỏi thực tế đời sống”, nhưng là một “sức mạnh siêu nhiên”, giúp đối diện sống với những vấn đề xảy đến trong đời sống hằng ngày.
Người ta thường vẽ hình ảnh của Kitô giáo như là một đề nghị đời sống “đè nén sự tự do, chống đi ngược lại sự tìm kiếm hạnh phục và niềm vui”. Điều này không đúng với sự thật. Người tín hữu Chúa Kitô “ là những người có đời sống hạnh phúc niềm vui. Vì họ biết rằng, họ không sống lẻ loi một mình. Nhưng họ được bàn tay Chúa che chở dẫn dắt”
Đức giáo hoàng nhắn nhủ người trẻ hãy chỉ cho thế giới biết, đức tin mang đến hạnh phúc và niềm vui chân thật trọn vẹn cùng lâu dài bền bỉ “ khi sống theo cung cách Kitô giáo đôi khi gặp vướng phải mệt mỏi chán chường, anh em hãy chứng tỏ mình là người sống làm chứng cho ánh sáng của niềm vui hạnh phúc phát nguồn từ đức tin…
Anh em hãy là những vị truyền giáo đầy nhiệt tình phấn khởi cho việc tái rao truyền lại tin mừng”.
Lễ Lá 01.04.2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Những suy tư của Đức giáo hoàng Benedictô XVI ngày lễ Lá
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:06 31/03/2012
Những suy tư của Đức giáo hoàng Benedictô XVI ngày lễ Lá
1. Cuộc hành hương
„ Cuộc rước kiệu lá của chúng ta hôm nay nói lên hình ảnh thật sâu xa sống động là chúng ta cùng với Chúa Giêsu hành trình trên đường hành hương, trên con đường ở nơi cao đến với Thiên Chúa nguồn sự sống. Đó là đường lên dốc cao. Đó là cuộc hành trình mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người chúng ta. Nhưng chúng ta có thể có sức dẻo dai đi lên dốc được không? Phải chăng con đường leo dốc không đòi hỏi vượt qúa sức chịu đựng chúng ta? Vâng, con đường này vượt trên ngoài khả năng riêng của chúng ta. Con người luôn luôn có ao ước đạt „ bằng như Thiên Chúa“ – chính họ muốn lên tới đỉnh cao của Thiên Chúa.
Trong những tìm tòi phát minh của trí tuệ con người qui hướng sau cùng về điểm, có cánh bay để có thể lên cao, không bị lệ thuộc ràng buộc, hòan toàn tự do như Thiên Chúa vậy.
Nhiều trường hợp con người đã gặt hái thành công: chúng ta có thể bay ca xa. Vòng chung quanh thế giới địa cầu con người chúng ta có thể nhìn tận mắt, nghe tận tai và nói chuyện được. Và dẫu vậy cũng là sức nặng kéo ghì chúng ta xuống. Với khả năng của chúng ta không phải chỉ co sự tốt lành nảy sinh, cả những khả thể sự dữ, sự xấu xa cũng trở nên lớn hơn và đứng chắn ngang như làn sấm chớp đe dọa trong lịch sử. „
Chúa nhật lễ lá 17.04.2011
2. Lên thành Giêrusalem
„Chúa Giêsu tiếp tục đi lên Giêrusalem“ , khi chúng ta đọc những lời này trong phúc âm trong mối tương quan suốt cả cuộc đời Chúa Giêsu, Đấng luôn tiếp tục đi tới ngày tận cùng của thời gian, chúng ta có thể khám phá ra những bình diện khác nhau của đích điểm đền thánh Giêrusalem.
Trước hết, Giêrusalem là một thành phố, nơi duy nhất có đền thờ Thiên Chúa được xây cất vào thời điểm lúc đó. Địa điểm này như thế nói lên hai điểm: duy chỉ Thiên Chúa cho toàn thể thế giới vượt qua mọi địa điểm cùng thời gian, Thiên Chúa là chủ công trình sáng tạo.
Thiên Chúa mà mọi con ngưoòi trong thâm tâm đi tìm kiếm và cách nào đó nhận biết ngài.. Vị Thiên Chúa này có tên đã tự mặc khải cho con người trong lịch sử đời sống, khởi đi từ tổ phụ Abraham. Vị Thiên Chúa to lớn không cùng tận đồng thời là Thiên Chúa gần gũi sát cạnh.
Ngài là Thiên Chúa không thể bị nhốt đóng khung trong một ngôi tòa nhà, ngài muốn sống ở giữa con người. Giêrusalem với ngôi đền thờ là nơi chốn của gặp gỡ giữa Thiên Chúa với dân của người. Nơi đây Ngài muốn được tôn vinh thờ phượng, và nơi đó Ngài đến với con người chúng ta. Từ thời vua Davít, Giêsurusalem là nơi chốn của bniềm hy vọng. Giêrusalem liên quan mật thiết với niềm trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế, với niềm hy vọng Thiên Chúa là vị vua sẽ đến trong trần gian cùng tạo lập vương quốc cho con người. „
Chúa nhật lễ Lá 28.03.2010
3. Vị vua vinh hiển
„ Các Bạn là chứng nhân cho Chúa Kitô, Đấng là vị vua vinh hiển, là vua của chúng ta. Ngài tỏ cho chúng ta tình yêu thương và lòng từ tâm thương xót của người. Đây là điều chân thật làm thay đổi đời sống các Bạn cùng củng cố đức tin và niềm hy vọng.“
Kinh truyền tin ngày lễ Lá 16.03.2008
4. Sự trung thành
„ Trong phụng vụ ngày Chúa nhật lễ Lá , không lâu sau lời tung hô „ Hosana“ của dân chúng hân hoan đón mừng Chúa Giêsu vào thánh Giêsusalem diễn ra tiếp đến lời gào thét „đóng đinh nó đi!“ trong bài tường thuật sự thương khó của Chúa Giêsu. Hai cung cách đối xử này nằm sát cạnh liền bên nhau, và thể hiện cho thấy sự thay đổi của trái tim tình cảm con người rõ rệt. Chúng ta cầu xin Chúa trong tuần thánh này gìn giữ chúng ta sống trung thành với Chúa. Xin ân đức của Ngài xuống trên anh em, Đấng đã trải qua sự chết và đã sống lại.“
Kinh truyền tin ngày lễ Lá 17.04.2011
1. Cuộc hành hương
„ Cuộc rước kiệu lá của chúng ta hôm nay nói lên hình ảnh thật sâu xa sống động là chúng ta cùng với Chúa Giêsu hành trình trên đường hành hương, trên con đường ở nơi cao đến với Thiên Chúa nguồn sự sống. Đó là đường lên dốc cao. Đó là cuộc hành trình mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người chúng ta. Nhưng chúng ta có thể có sức dẻo dai đi lên dốc được không? Phải chăng con đường leo dốc không đòi hỏi vượt qúa sức chịu đựng chúng ta? Vâng, con đường này vượt trên ngoài khả năng riêng của chúng ta. Con người luôn luôn có ao ước đạt „ bằng như Thiên Chúa“ – chính họ muốn lên tới đỉnh cao của Thiên Chúa.
Trong những tìm tòi phát minh của trí tuệ con người qui hướng sau cùng về điểm, có cánh bay để có thể lên cao, không bị lệ thuộc ràng buộc, hòan toàn tự do như Thiên Chúa vậy.
Nhiều trường hợp con người đã gặt hái thành công: chúng ta có thể bay ca xa. Vòng chung quanh thế giới địa cầu con người chúng ta có thể nhìn tận mắt, nghe tận tai và nói chuyện được. Và dẫu vậy cũng là sức nặng kéo ghì chúng ta xuống. Với khả năng của chúng ta không phải chỉ co sự tốt lành nảy sinh, cả những khả thể sự dữ, sự xấu xa cũng trở nên lớn hơn và đứng chắn ngang như làn sấm chớp đe dọa trong lịch sử. „
Chúa nhật lễ lá 17.04.2011
2. Lên thành Giêrusalem
„Chúa Giêsu tiếp tục đi lên Giêrusalem“ , khi chúng ta đọc những lời này trong phúc âm trong mối tương quan suốt cả cuộc đời Chúa Giêsu, Đấng luôn tiếp tục đi tới ngày tận cùng của thời gian, chúng ta có thể khám phá ra những bình diện khác nhau của đích điểm đền thánh Giêrusalem.
Trước hết, Giêrusalem là một thành phố, nơi duy nhất có đền thờ Thiên Chúa được xây cất vào thời điểm lúc đó. Địa điểm này như thế nói lên hai điểm: duy chỉ Thiên Chúa cho toàn thể thế giới vượt qua mọi địa điểm cùng thời gian, Thiên Chúa là chủ công trình sáng tạo.
Thiên Chúa mà mọi con ngưoòi trong thâm tâm đi tìm kiếm và cách nào đó nhận biết ngài.. Vị Thiên Chúa này có tên đã tự mặc khải cho con người trong lịch sử đời sống, khởi đi từ tổ phụ Abraham. Vị Thiên Chúa to lớn không cùng tận đồng thời là Thiên Chúa gần gũi sát cạnh.
Ngài là Thiên Chúa không thể bị nhốt đóng khung trong một ngôi tòa nhà, ngài muốn sống ở giữa con người. Giêrusalem với ngôi đền thờ là nơi chốn của gặp gỡ giữa Thiên Chúa với dân của người. Nơi đây Ngài muốn được tôn vinh thờ phượng, và nơi đó Ngài đến với con người chúng ta. Từ thời vua Davít, Giêsurusalem là nơi chốn của bniềm hy vọng. Giêrusalem liên quan mật thiết với niềm trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế, với niềm hy vọng Thiên Chúa là vị vua sẽ đến trong trần gian cùng tạo lập vương quốc cho con người. „
Chúa nhật lễ Lá 28.03.2010
3. Vị vua vinh hiển
„ Các Bạn là chứng nhân cho Chúa Kitô, Đấng là vị vua vinh hiển, là vua của chúng ta. Ngài tỏ cho chúng ta tình yêu thương và lòng từ tâm thương xót của người. Đây là điều chân thật làm thay đổi đời sống các Bạn cùng củng cố đức tin và niềm hy vọng.“
Kinh truyền tin ngày lễ Lá 16.03.2008
4. Sự trung thành
„ Trong phụng vụ ngày Chúa nhật lễ Lá , không lâu sau lời tung hô „ Hosana“ của dân chúng hân hoan đón mừng Chúa Giêsu vào thánh Giêsusalem diễn ra tiếp đến lời gào thét „đóng đinh nó đi!“ trong bài tường thuật sự thương khó của Chúa Giêsu. Hai cung cách đối xử này nằm sát cạnh liền bên nhau, và thể hiện cho thấy sự thay đổi của trái tim tình cảm con người rõ rệt. Chúng ta cầu xin Chúa trong tuần thánh này gìn giữ chúng ta sống trung thành với Chúa. Xin ân đức của Ngài xuống trên anh em, Đấng đã trải qua sự chết và đã sống lại.“
Kinh truyền tin ngày lễ Lá 17.04.2011
Vatican chấp thuận việc ban phép lành cho thai nhi trong bụng mẹ
Bùi Hữu Thư
18:14 31/03/2012
Hoa Thịnh Đốn, ngày 29 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Vatican đã chấp thuận việc phổ biến "Nghi thức ban phép lành cho một thai nhi trong bụng mẹ" (Rite for the Blessing of a Child in the Womb,) sẽ được ấn hành bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, theo một thông cáo gửi giới truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Nghi thức sẽ là một cuốn sách tổng hợp và sẽ được gửi đến các giáo xứ trước ngày Lễ Các Bà Mẹ (Mothers' Day.)
Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích của Tòa Thánh Rôma đã chấp thuận việc áp dụng nghi thức này.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo ở Galveston-Houston, chủ tịch Uỷ Ban các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Committee on Pro-Life Activities of the USCCB) nói: "Tôi được khích lệ về sự đẹp đẽ của việc ban phép lành cho một đời sống còn trong bụng mẹ."
"Tôi không thể nghĩ được một ngày nào tốt đẹp hơn để công bố tin này hơn là ngày Lễ Truyền Tin, khi chúng ta tưởng nhớ việc Mẹ Maria nói 'Xin Vâng' với Thiên Chúa và sự nhập thể của hài nhi trong bụng Mẹ đã cứu chuộc thế gian."
Việc ban phép lành được chuẩn bị để yểm trợ cho các bậc cha mẹ đang chờ đợi sự ra đời của một đứa con, và để khuyến khích các giáo xứ cầu nguyện và công nhận quà tặng đặc biệt là thai nhi trong bụng mẹ, và để cổ võ cho việc tôn kính đời sống bên trong xã hội. Việc này có thể được thực hiện trong Thánh Lễ cũng như ngoài Thánh Lễ.
Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích của Tòa Thánh Rôma đã chấp thuận việc áp dụng nghi thức này.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo ở Galveston-Houston, chủ tịch Uỷ Ban các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Committee on Pro-Life Activities of the USCCB) nói: "Tôi được khích lệ về sự đẹp đẽ của việc ban phép lành cho một đời sống còn trong bụng mẹ."
"Tôi không thể nghĩ được một ngày nào tốt đẹp hơn để công bố tin này hơn là ngày Lễ Truyền Tin, khi chúng ta tưởng nhớ việc Mẹ Maria nói 'Xin Vâng' với Thiên Chúa và sự nhập thể của hài nhi trong bụng Mẹ đã cứu chuộc thế gian."
Việc ban phép lành được chuẩn bị để yểm trợ cho các bậc cha mẹ đang chờ đợi sự ra đời của một đứa con, và để khuyến khích các giáo xứ cầu nguyện và công nhận quà tặng đặc biệt là thai nhi trong bụng mẹ, và để cổ võ cho việc tôn kính đời sống bên trong xã hội. Việc này có thể được thực hiện trong Thánh Lễ cũng như ngoài Thánh Lễ.
Top Stories
Vietnam: Hero to zero - The Communist Party sticks to its principles and the economy stalls
Economist.com
15:30 31/03/2012
AMID the bustling trade and raucous traffic of the Vietnamese capital, innumerable banners exhort citizens to “Celebrate the Spring, Celebrate the Party.” These days, Hanoians do not have much to celebrate. Not long ago, Vietnam was one of the developing world’s pin-ups. Now it is lagging badly.
The most immediate concern is inflation, which last year rose to above 20% for the second time in three years (see chart). Vietnam now has Asia’s highest inflation rate, a fact that government censors have asked local journalists to stop reporting. Thousands of businesses have gone bankrupt, property prices have collapsed and banks and state-owned enterprises (SOEs) are riddled with bad debts.
The reversal has been sudden. Vietnam’s GDP increased by more than 8% a year from 2003 to 2007, when the country attracted a surge of foreign investment. Now the World Bank is predicting that growth will average 6% a year in the five-year period up to the end of 2012. McKinsey, a consultancy, argues that unless Vietnam boosts its labour productivity by more than half, growth is likely to dwindle to below 5%. That will be well short of the government’s target of 7-8%. As McKinsey argues, “the difference sounds small, but it isn’t.” By 2020, Vietnam’seconomy could be almost a third smaller than it would have been had economy continued to grow at 7% a year.
Everyone, even communist leaders, agrees on the main reasons for the slowdown. The poorly run, corrupt and wasteful SOEs, which account for about 40% of output, weigh the economy down. The formula of low-wage, low-cost manufacturing no longer works as it once did. Countries such as Cambodia and Bangladesh now undercut Vietnam in cheap manufactures. Yet the country has failed to move up the value-chain into more productive activities and higher-tech goods.
Frustratingly, however, realising this and doing something about it seem to be two different things in the minds of Vietnam’s communist rulers. A few optimists were hoping for changes at a three-day meeting of senior party cadres last month. Alas, there was a lot of breast-beating and little else. Nguyen Phu Trong, the general secretary of the Communist Party, urged the party to reform if it wanted to avoid an existential threat. But although his speech was made public, the rest of the meeting—in time-honoured fashion—took place behind closed doors.
Calls by the party to reform or die are not new. “They’ve been saying that for 20 years,” says Carl Thayer, an expert on Vietnamese politics at the AustralianDefenceForce Academy in Canberra. What is missing, now as in the past, is any detailed plan about how to implement reforms such as restructuring the clunky state-owned sector, streamlining public investment and improving transparency. Nine executives from Vinashin, a debt-ridden state-owned shipbuilder, went on trial on March 27th charged with mismanaging state resources. It is the biggest case of its kind for several years, but the politicians who encouraged and financed the company’s grandiose expansion, including the prime minister, are not likely to be held to account.
Even if there were a change of mind at the top, it would still be difficult for leaders to implement change throughout the system. Power in Vietnam is more dispersed than in neighbouring China, and vested interests in business and politics are bigger obstacles to change. Moreover, whereas China’s Communist Party has had some success in reinventing itself as an Ivy League-style networking club for the elite, its comrades in Vietnam appear stuck in the past. The legitimacy won by military victories more than a generation ago is fading into distant memory, and Vietnamese leaders’ claim to economic competence is increasingly difficult to sustain.
(Source: http://www.economist.com/node/21551538)
The reversal has been sudden. Vietnam’s GDP increased by more than 8% a year from 2003 to 2007, when the country attracted a surge of foreign investment. Now the World Bank is predicting that growth will average 6% a year in the five-year period up to the end of 2012. McKinsey, a consultancy, argues that unless Vietnam boosts its labour productivity by more than half, growth is likely to dwindle to below 5%. That will be well short of the government’s target of 7-8%. As McKinsey argues, “the difference sounds small, but it isn’t.” By 2020, Vietnam’seconomy could be almost a third smaller than it would have been had economy continued to grow at 7% a year.
Everyone, even communist leaders, agrees on the main reasons for the slowdown. The poorly run, corrupt and wasteful SOEs, which account for about 40% of output, weigh the economy down. The formula of low-wage, low-cost manufacturing no longer works as it once did. Countries such as Cambodia and Bangladesh now undercut Vietnam in cheap manufactures. Yet the country has failed to move up the value-chain into more productive activities and higher-tech goods.
Frustratingly, however, realising this and doing something about it seem to be two different things in the minds of Vietnam’s communist rulers. A few optimists were hoping for changes at a three-day meeting of senior party cadres last month. Alas, there was a lot of breast-beating and little else. Nguyen Phu Trong, the general secretary of the Communist Party, urged the party to reform if it wanted to avoid an existential threat. But although his speech was made public, the rest of the meeting—in time-honoured fashion—took place behind closed doors.
Calls by the party to reform or die are not new. “They’ve been saying that for 20 years,” says Carl Thayer, an expert on Vietnamese politics at the AustralianDefenceForce Academy in Canberra. What is missing, now as in the past, is any detailed plan about how to implement reforms such as restructuring the clunky state-owned sector, streamlining public investment and improving transparency. Nine executives from Vinashin, a debt-ridden state-owned shipbuilder, went on trial on March 27th charged with mismanaging state resources. It is the biggest case of its kind for several years, but the politicians who encouraged and financed the company’s grandiose expansion, including the prime minister, are not likely to be held to account.
Even if there were a change of mind at the top, it would still be difficult for leaders to implement change throughout the system. Power in Vietnam is more dispersed than in neighbouring China, and vested interests in business and politics are bigger obstacles to change. Moreover, whereas China’s Communist Party has had some success in reinventing itself as an Ivy League-style networking club for the elite, its comrades in Vietnam appear stuck in the past. The legitimacy won by military victories more than a generation ago is fading into distant memory, and Vietnamese leaders’ claim to economic competence is increasingly difficult to sustain.
(Source: http://www.economist.com/node/21551538)
Observatory on religious freedom in Rome against fundamentalism and relativism
Bernardo Cervellera
09:58 31/03/2012
The new institution is expected to collect, check and release information on violations of religious freedom in the world. It will be helped in its task by Italian and Vatican diplomats. Dangers to religious freedom are not only found in countries like Nigeria or Pakistan but also in Western nations where a dominant laicism has expelled God from society.
Rome (AsiaNews) - In a world of violent fundamentalisms and intolerant relativism, where atheistic and ultra-religious states marginalise and persecute minorities, it is important to have an institution that can assess religious freedom around the world. For this purpose, Italy and the Vatican have jointly set up an Observatory on Religious Freedom based in Rome.
The proposal was made public at a meeting held at the Italian Embassy to the Holy See in a room of the beautiful Borromeo Palace. Aid to the Church in Need Foundation President Card Mauro Piacenza, Secretary for Relations with States Mgr Dominique Mamberti, Italian Foreign Minister Giulio Terzi di Sant'Agata and Rome Mayor Gianni Alemanno spoke at the event. Italy's Ambassador to the Holy See Francesco Maria Greco acted as moderator.
Mayor Alemanno said that the idea of an observatory was first thought as an "ideal gift" to Benedict XVI back in 2009. For the mayor, Rome, in terms of religious freedom, is most qualified place because it is the "headquarter" of one the largest religious communities in the world, the Catholic Church. It is also one of the freest cities in the world, with Europe's largest mosque and the world's oldest diasporic Jewish community.
In his address, Foreign Minister Terzi spoke about what Italy's diplomatic efforts on behalf of religious freedom in a number of countries, together with the European Union and in cooperation with the Vatican.
Card Piacenza explained the notion of religious freedom, indicating what risk factors may jeopardise it. Citing John Paul II and Benedict XVI, he described religious freedom as the "mother" of all freedoms, the litmus test to measure the state of human rights in a country.
To respect religious freedom, we need "reason and truth," the cardinal noted. Without them, arbitrariness, which rules religious fundamentalisms, prevails as so does relativism, which leads us towards nothingness, with the danger of destroying the bases of democracy. "The prevailing relativism is the least favourable ground for religious freedom," he said.
What concerns the prelate is the dominant culture of the West, which "has expelled God", and tries to undermine further its social importance.
"Rediscovering the 'public role of God', i.e. the presence and role of God in history and society, is consequently the essential premise to exercise religious freedom. Society will more fully guarantee the religious freedom of its citizens when it will stop excluding God from the public sphere."
Mgr Mamberti, who is just back from the papal trip to Mexico and Cuba, cited Benedict XVI, who emphasised to Cubans (and the government of Raul Castro) the importance of religious freedom as a source of creativity and social harmony.
The secretary for Relations with States expressed his concern not only for what is happening in countries like Nigeria and Pakistan, but also in the West.
In his view, intolerance can be seen at three levels, namely that of cultural hostility, legal discrimination (for instance, the presence of crucifixes in Italy) and violent crimes of persecution.
These levels stand on a slippery slope and people can easily go from one to the other.
Rome (AsiaNews) - In a world of violent fundamentalisms and intolerant relativism, where atheistic and ultra-religious states marginalise and persecute minorities, it is important to have an institution that can assess religious freedom around the world. For this purpose, Italy and the Vatican have jointly set up an Observatory on Religious Freedom based in Rome.
The proposal was made public at a meeting held at the Italian Embassy to the Holy See in a room of the beautiful Borromeo Palace. Aid to the Church in Need Foundation President Card Mauro Piacenza, Secretary for Relations with States Mgr Dominique Mamberti, Italian Foreign Minister Giulio Terzi di Sant'Agata and Rome Mayor Gianni Alemanno spoke at the event. Italy's Ambassador to the Holy See Francesco Maria Greco acted as moderator.
Mayor Alemanno said that the idea of an observatory was first thought as an "ideal gift" to Benedict XVI back in 2009. For the mayor, Rome, in terms of religious freedom, is most qualified place because it is the "headquarter" of one the largest religious communities in the world, the Catholic Church. It is also one of the freest cities in the world, with Europe's largest mosque and the world's oldest diasporic Jewish community.
In his address, Foreign Minister Terzi spoke about what Italy's diplomatic efforts on behalf of religious freedom in a number of countries, together with the European Union and in cooperation with the Vatican.
Card Piacenza explained the notion of religious freedom, indicating what risk factors may jeopardise it. Citing John Paul II and Benedict XVI, he described religious freedom as the "mother" of all freedoms, the litmus test to measure the state of human rights in a country.
To respect religious freedom, we need "reason and truth," the cardinal noted. Without them, arbitrariness, which rules religious fundamentalisms, prevails as so does relativism, which leads us towards nothingness, with the danger of destroying the bases of democracy. "The prevailing relativism is the least favourable ground for religious freedom," he said.
What concerns the prelate is the dominant culture of the West, which "has expelled God", and tries to undermine further its social importance.
"Rediscovering the 'public role of God', i.e. the presence and role of God in history and society, is consequently the essential premise to exercise religious freedom. Society will more fully guarantee the religious freedom of its citizens when it will stop excluding God from the public sphere."
Mgr Mamberti, who is just back from the papal trip to Mexico and Cuba, cited Benedict XVI, who emphasised to Cubans (and the government of Raul Castro) the importance of religious freedom as a source of creativity and social harmony.
The secretary for Relations with States expressed his concern not only for what is happening in countries like Nigeria and Pakistan, but also in the West.
In his view, intolerance can be seen at three levels, namely that of cultural hostility, legal discrimination (for instance, the presence of crucifixes in Italy) and violent crimes of persecution.
These levels stand on a slippery slope and people can easily go from one to the other.
Cuba declares Good Friday a holiday at Pope's request
Nelson Acosta
15:38 31/03/2012
HAVANA (Reuters) - Cuba has declared next week's Good Friday as a holiday in recognition of a request by Pope Benedict and his "transcendental visit" to the island, state media said on Saturday.
The communist government will decide later whether to make Good Friday, the day Christians commemorate Christ's death, a permanent holiday, it said.
It will be celebrated this year on April 6.
Benedict requested the holiday, part of Easter celebrations, in a meeting on Tuesday in Havana with President Raul Castro, the Vatican said.
After Cuba's 1959 revolution, then leader Fidel Castro ended religious holidays as part of the transformation to communism.
He reinstated Christmas to honor a request by Pope John Paul when he visited Cuba in 1998, in a trip that marked a turn for the better in Church-state relations, which have improved in recent years.
Benedict, who came to Cuba for three days starting on Monday after a stop in Mexico, urged change on the island and asked that the Church be able to do more in a time of potentially painful transition.
President Castro, who succeeded older brother Fidel Castro in 2008, has undertaken economic reforms that will include the slashing one million jobs from government payrolls.
(Reporting by Nelson Acosta; Editing by Jeff Franks and Sandra Maler)
The communist government will decide later whether to make Good Friday, the day Christians commemorate Christ's death, a permanent holiday, it said.
It will be celebrated this year on April 6.
Benedict requested the holiday, part of Easter celebrations, in a meeting on Tuesday in Havana with President Raul Castro, the Vatican said.
After Cuba's 1959 revolution, then leader Fidel Castro ended religious holidays as part of the transformation to communism.
He reinstated Christmas to honor a request by Pope John Paul when he visited Cuba in 1998, in a trip that marked a turn for the better in Church-state relations, which have improved in recent years.
Benedict, who came to Cuba for three days starting on Monday after a stop in Mexico, urged change on the island and asked that the Church be able to do more in a time of potentially painful transition.
President Castro, who succeeded older brother Fidel Castro in 2008, has undertaken economic reforms that will include the slashing one million jobs from government payrolls.
(Reporting by Nelson Acosta; Editing by Jeff Franks and Sandra Maler)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày tĩnh tâm cho các cộng tácv viên Caritas Giáo Phận Hải Phòng
Caritas Hải Phòng
08:17 31/03/2012
HẢI PHÒNG - Bác Ái là một trong ba thực hành chính của Mùa Chay Thánh, năm nay Caritas Giáo Phận Hải Phòng, dưới sự hướng dẫn của Cha giám đốc Caritas Giáo Phận, đã tổ chức Tĩnh tâm cho các tình nguyện viên Caritas trong Mùa chay Thánh.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm các cộng tác viên thuộc ba giáo hạt Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng, đã có mặt tại giáo xứ Xâm Bồ để tham gia tĩnh tâm.
Buổi tĩnh tâm được khai mạc với việc chầu Thánh Thể, trong lời nguyện Cha Giuse Phạm Cao Đỉnh chính xứ Xâm Bồ đã dâng lên Chúa những tâm tình tạ ơn đồng thời Ngài cũng dâng những thành quả của công việc mà các cộng sự viên đã làm được trong năm qua.
Tiếp nối sau giờ chầu Cha giám đốc Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã chia sẻ gợi đi từ bài Tin Mừng Thánh Luca “Những ai là người thân cận của tôi”(Lc 10,29). Ngài đã nhấn mạnh đến sự vô cảm của con người thời nay, với bản thân, gia đình, xã hội và Giáo Hội, Ngài mời gọi anh chị em cộng tác viên hãy noi gươi hình ảnh của người Samaria nhân hậu, hãy mở rộng con tim trao ban niềm vui, sự bình an cho những người đau khổ và nghèo khó.
Sau giờ chia sẻ, Cha giám đốc đã đưa ra những câu hỏi cho các nhóm thảo luận, xoay quanh đề tài “ sự vô cảm”, mọi người thảo luận một cách nghiêm túc và hồ hởi với bài thu hoạch rất phong phú phù hợp với nội dung của đề tài. Sau đó Ngài đã đúc kết lại đề tài với những ý tưởng của các nhóm đã thảo luận và xây dựng. Ngài cũng mở ra một hướng tương lai cho công việc phục vụ của mỗi thành viên.
Buổi chiều, Cha Xứ Xâm Bồ tiếp tục giúp cho các cộng tác viên, đời sống cầu nguyện khi thực thi cộng việc bác ái.
Để tiếp nối tâm tình cầu nguyện các thiện nguyện viên đã suy niệm đường Thánh Gía theo mười bốn chặng thương khó của Đức Giêsu, các thiện nguyện viên đã cùng nhau vác Thánh Gía Chúa, như được chia sẻ sự đau khổ với Chúa Kitô nhưng cũng là gánh vác những nỗi đau khổ nghèo khó của anh chị em mà mỗi người đang phục vụ.
Sau phần suy niệm đường Thánh Gía là nghi thức sám hối, mọi thành viên như được trở về với tình yêu thương của Thiên Chúa và quyết tâm dấn thân trong sứ vụ yêu thương và phục vụ.
Đỉnh cao của ngày tĩnh tâm là Thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng chủ sự. Trong bài giảng Ngài đã nhấn mạnh Bác Ái Kitô Giáo là công việc phục vụ vô vị lợi và không tính toán, công việc Bác Ái không phải để cho nhiều người biết đến để khen ngợi mà là những việc làm âm thầm thể hiện tình yêu thương của Chúa đến cho mọi người. Mỗi người đều có thể thắp nên một ngọn nến của niềm tin yêu và hy vọng, ánh nến đó sẽ xua đi những bóng đêm của sự nghèo khó, sẽ làm cho sức nóng được lan tỏa đến tới những tâm hồn lạnh giá những người đau khổ cô thế, cô thân…
Kết thúc Thánh lễ Cha giám đốc Caritas đại diện cho các thiện nguyện viên cám ơn Đức Cha, Qúy Cha và cộng Đoàn dân Chúa đã chung tay trong những công việc Bác Ái của Giáo Phận trong thời gian qua và xin sự cộng tác nhiều hơn nữa để những công việc Bác Ái của Giáo Phận Hải Phòng ngày một phát triển hơn.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm các cộng tác viên thuộc ba giáo hạt Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng, đã có mặt tại giáo xứ Xâm Bồ để tham gia tĩnh tâm.
Buổi tĩnh tâm được khai mạc với việc chầu Thánh Thể, trong lời nguyện Cha Giuse Phạm Cao Đỉnh chính xứ Xâm Bồ đã dâng lên Chúa những tâm tình tạ ơn đồng thời Ngài cũng dâng những thành quả của công việc mà các cộng sự viên đã làm được trong năm qua.
Tiếp nối sau giờ chầu Cha giám đốc Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã chia sẻ gợi đi từ bài Tin Mừng Thánh Luca “Những ai là người thân cận của tôi”(Lc 10,29). Ngài đã nhấn mạnh đến sự vô cảm của con người thời nay, với bản thân, gia đình, xã hội và Giáo Hội, Ngài mời gọi anh chị em cộng tác viên hãy noi gươi hình ảnh của người Samaria nhân hậu, hãy mở rộng con tim trao ban niềm vui, sự bình an cho những người đau khổ và nghèo khó.
Sau giờ chia sẻ, Cha giám đốc đã đưa ra những câu hỏi cho các nhóm thảo luận, xoay quanh đề tài “ sự vô cảm”, mọi người thảo luận một cách nghiêm túc và hồ hởi với bài thu hoạch rất phong phú phù hợp với nội dung của đề tài. Sau đó Ngài đã đúc kết lại đề tài với những ý tưởng của các nhóm đã thảo luận và xây dựng. Ngài cũng mở ra một hướng tương lai cho công việc phục vụ của mỗi thành viên.
Buổi chiều, Cha Xứ Xâm Bồ tiếp tục giúp cho các cộng tác viên, đời sống cầu nguyện khi thực thi cộng việc bác ái.
Để tiếp nối tâm tình cầu nguyện các thiện nguyện viên đã suy niệm đường Thánh Gía theo mười bốn chặng thương khó của Đức Giêsu, các thiện nguyện viên đã cùng nhau vác Thánh Gía Chúa, như được chia sẻ sự đau khổ với Chúa Kitô nhưng cũng là gánh vác những nỗi đau khổ nghèo khó của anh chị em mà mỗi người đang phục vụ.
Sau phần suy niệm đường Thánh Gía là nghi thức sám hối, mọi thành viên như được trở về với tình yêu thương của Thiên Chúa và quyết tâm dấn thân trong sứ vụ yêu thương và phục vụ.
Đỉnh cao của ngày tĩnh tâm là Thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng chủ sự. Trong bài giảng Ngài đã nhấn mạnh Bác Ái Kitô Giáo là công việc phục vụ vô vị lợi và không tính toán, công việc Bác Ái không phải để cho nhiều người biết đến để khen ngợi mà là những việc làm âm thầm thể hiện tình yêu thương của Chúa đến cho mọi người. Mỗi người đều có thể thắp nên một ngọn nến của niềm tin yêu và hy vọng, ánh nến đó sẽ xua đi những bóng đêm của sự nghèo khó, sẽ làm cho sức nóng được lan tỏa đến tới những tâm hồn lạnh giá những người đau khổ cô thế, cô thân…
Kết thúc Thánh lễ Cha giám đốc Caritas đại diện cho các thiện nguyện viên cám ơn Đức Cha, Qúy Cha và cộng Đoàn dân Chúa đã chung tay trong những công việc Bác Ái của Giáo Phận trong thời gian qua và xin sự cộng tác nhiều hơn nữa để những công việc Bác Ái của Giáo Phận Hải Phòng ngày một phát triển hơn.
Họp mặt các đại biểu giáo phận Bắc Ninh
LM Đaminh Nguyễn Xuân Trường
08:21 31/03/2012
KỲ HỌP MẶT GIÁO PHẬN BẮC NINH LẦN THỨ NHẤT NĂM 2012
“Đất chúng ta trổ sinh hoa trái” (Tv 85,13)
Kính gửi cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Bắc Ninh,
Xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã cho các đại biểu từ khắp nơi trong Giáo Phận qui tụ về Trung Tâm Mục Vụ như anh chị em dưới mái nhà Cha chung. Kỳ Họp Mặt đã tạo cơ hội cho mọi thành phần Dân Chúa tham gia công cuộc xây dựng gia đình Giáo Phận theo định hướng Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010: cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống như những hoa trái của các thánh tử đạo Bắc Ninh.
2. Kỳ Họp Mặt được khai mạc với thánh lễ tại quảng trường Trung Tâm Mục Vụ, có sự tham dự đông đảo của anh chị em tín hữu. Lời Chúa trong thánh lễ nhấn mạnh hình ảnh Chúa Giêsu hy sinh trên cây Thánh Giá vươn cao làm trổ sinh hoa trái cứu độ, ban sự sống đích thực cho nhân loại. Trong suốt 3 ngày họp chính thức, dưới sự chủ tọa của Đức Cha, sau khi cùng nhau dâng Thánh lễ và đọc giờ Kinh Sáng, các đại biểu lắng nghe những bài thuyết trình và tham luận, rồi họp tổ thảo luận và chia sẻ kết quả cho nhau trong giờ đúc kết, và mỗi ngày được khép lại bằng giờ lần hạt Mân Côi và Chầu Thánh Thể. Kỳ Họp Mặt bế mạc bằng nghi thức tế tưởng niệm 100 vị đầu mục tử đạo và Thánh lễ truyền chức linh mục cho hai thày phó tế như biểu tượng sống động của đất Giáo Phận trổ sinh hoa trái.
3. Xác tín rằng, Giáo Hội là hoa trái của tình yêu gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa và tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô, giáo phận Bắc Ninh, giữa muôn vàn thử thách trong dòng lịch sử, vẫn vươn lên nhờ sự quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa: “Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì. Hỏi người đời làm chi tôi được?”(Tv 118,6). Các thánh và các vị đầu mục tử đạo Bắc Ninh như những hạt giống chịu chôn vùi vào lòng đất làm trổ sinh muôn vàn hoa trái. Thế nên, hôm nay, chúng ta được mời gọi cùng nhau tiếp bước các ngài sống đức tin, gắn liền với cội nguồn Ba Ngôi và cây Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hy sinh phục vụ. Kỳ Họp Mặt đề cao vai trò của đời sống thiêng liêng, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí tích. Cụ thể, cần học hỏi và suy gẫm Lời Chúa, để Lời Ngài thực sự thấm vào máu thịt và định hướng cho đời sống của chúng ta, nhờ đó sinh những hoa trái của Chúa Thánh Thần và giảm bớt tính thế gian xác thịt (x. Gl 5,16-26).
4. Vì Giáo Hội là hoa trái trổ sinh từ tình yêu của Thiên Chúa, nên mọi thành phần trong Giáo Phận được mời gọi sống hiệp thông với nhau làm nên một đại gia đình có Chúa là Cha và mọi người là anh chị em một nhà. Sự hiệp thông bắt đầu từ trong mỗi gia đình, rồi đến các hội đoàn, các xứ họ, các cộng đoàn thánh hiến, các thành phần Dân Chúa, để rồi tất cả làm nên sự hiệp thông chung của đại gia đình Giáo Phận. Cuộc họp mặt nhấn mạnh đến các linh mục cần làm gương và là người kiến tạo sự hiệp nhất trong các cộng đoàn. Muốn được như thế, chính mỗi người cần có sự hiệp thông thân mật với Thiên Chúa. Khi mọi người đều hướng về Chúa thì đương nhiên sẽ sinh hoa trái là sự xích lại gần nhau và hiệp thông với nhau. Gia đình cầu nguyện cùng nhau thì gắn bó với nhau.
5. Sự hiệp thông trong tình yêu như thế không bó gọn trong cộng đoàn tín hữu Giáo Phận, nhưng được mở ra với những anh chị em khác qua sứ vụ loan báo Tin Mừng. Loan báo Tin Mừng không phải là áp đặt một tôn giáo, nhưng là chia sẻ một tình yêu vĩ đại nhất, tình yêu cho đi đến cùng của Thiên Chúa. Như thế, trước tiên, mỗi tín hữu cần siêng năng cầu nguyện để mang trong mình những tâm tư của Đức Kitô Giêsu (x. Pl 2,5). Từ đó, mỗi Kitô hữu sẽ có được hồn tông đồ, sống chứng nhân và kể chuyện Chúa Giêsu cho người khác.
6. Ưu tư của các đại biểu là làm thế nào để thực thi các chiều kích Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ đang khi cộng đoàn tín hữu trong Giáo Phận chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn (1,38%)? Kỳ Họp Mặt đã tập trung vào 3 điểm chính: (1) gia đình, (2) linh mục, (3) giáo dục nhân bản và đức tin. Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm là những người thầy đầu tiên giáo dục đức tin cho con cái. Trong mỗi giáo xứ, cha xứ phải là mẫu gương trong đời sống cầu nguyện, là người kiến tạo sự hiệp thông và là chứng nhân sống động của Tin Mừng yêu thương.
7. Cuộc Họp Mặt Giáo Phận kỳ I đã kết thúc nhưng mở ra những niềm hy vọng mới. Tất cả những ý kiến của đại biểu sẽ được đúc kết và đưa về các xứ họ, các đoàn thể để học hỏi, rút kinh nghiệm và đóng góp thêm ý kiến cho kỳ họp mặt lần thứ II trước lễ Đức Mẹ Mân Côi năm 2012.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Mân Côi và các thánh tử đạo Bắc Ninh, xin Chúa làm trổ sinh nhiều hoa trái trong đại gia đình Giáo Phận chúng ta.
Làm tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Bắc Ninh, ngày 31.03.2012
THAY MẶT BAN THƯ KÝ,
Linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường
Trưởng ban
Thánh lễ phong chức cho 2 tân Linh mục tại giáo phận Bắc Ninh
Thùy Chi
08:29 31/03/2012
BẮC NINH – Vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy, ngày 31.3.2012 tại Quảng trường Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã phong chức Linh mục cho hai Phó tế là Vicente Mai Viết Long (sinh năm 1954) và Vicente Nguyễn Hải Du (sinh năm 1952). Cùng đồng tế với Đức cha Cosma có cha Antôn Nguyễn Văn Uy – Đặc trách Ơn gọi Giáo phận Hải Phòng, và hơn 100 linh mục triều dòng đến từ Tổng giáo phận Hà Nội, giáo phận Bùi Chu, giáo phận Hải Phòng, giáo phận Phát Diệm cùng với linh mục đoàn Bắc Ninh.
Xem hình ảnh
Lễ phong chức Linh mục lần này nằm trong dịp tưởng niệm 150 năm 100 vị Đầu mục của giáo phận Bắc Ninh đã chịu tử vì Đạo (4.4.1862 – 4.4.2012) và tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh 2012 (27-30.3.2012). Tính đến ngày 31.3.2012, Giáo phận Bắc Ninh đã có 62 linh mục.
Trước khi Đức cha giáo phận ban phép lành cho hai tân chức và cộng đoàn, ngài chia sẻ và có đôi lời cầu chúc: “Trong buổi tưởng niệm 150 năm 100 vị Đầu mục của giáo phận Bắc Ninh đã chịu tử vì Đạo, có một câu thơ mà tôi nhắc lại trong lúc đồng tế, cũng như lúc diễn nguyện, đó là:
“Tấm kình lặn, cánh hồng bay.
Sóng cồn chẳng sợ, gió lay chẳng sờn”.
Câu thơ nói về các vị đầu mục Bắc Ninh đã chịu tử vì đạo cách đây 150 năm. Xin các ngài giúp hai cha mới cũng trở nên như con cá kình giữa đại dương và như con chim hồng ở trên trời. Dù sóng, dù gió, không sờn lòng. Xin cho các cha một lòng với Chúa, với Hội Thánh, và cách riêng là với giáo phận Bắc Ninh thân yêu”.
Được biết, đến ngày 15.6.2012, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt sẽ truyền chức linh mục cho 6 Phó tế, khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, trong đó 5 thầy thuộc giáo phận Bắc Ninh và 1 thầy dòng Đồng Công. Đó là, thầy Đaminh Nguyễn Văn Công, thầy Giuse Trần Đức Huyên, thầy Giuse Nguyễn Văn Quân, thầy Giuse Trần Quang Thu, thầy Phêrô Đỗ Công Viên và thầy Giuse Maria Nguyễn Đức Huy (dòng Đồng Công).
Xem hình ảnh
Lễ phong chức Linh mục lần này nằm trong dịp tưởng niệm 150 năm 100 vị Đầu mục của giáo phận Bắc Ninh đã chịu tử vì Đạo (4.4.1862 – 4.4.2012) và tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh 2012 (27-30.3.2012). Tính đến ngày 31.3.2012, Giáo phận Bắc Ninh đã có 62 linh mục.
Trước khi Đức cha giáo phận ban phép lành cho hai tân chức và cộng đoàn, ngài chia sẻ và có đôi lời cầu chúc: “Trong buổi tưởng niệm 150 năm 100 vị Đầu mục của giáo phận Bắc Ninh đã chịu tử vì Đạo, có một câu thơ mà tôi nhắc lại trong lúc đồng tế, cũng như lúc diễn nguyện, đó là:
“Tấm kình lặn, cánh hồng bay.
Sóng cồn chẳng sợ, gió lay chẳng sờn”.
Câu thơ nói về các vị đầu mục Bắc Ninh đã chịu tử vì đạo cách đây 150 năm. Xin các ngài giúp hai cha mới cũng trở nên như con cá kình giữa đại dương và như con chim hồng ở trên trời. Dù sóng, dù gió, không sờn lòng. Xin cho các cha một lòng với Chúa, với Hội Thánh, và cách riêng là với giáo phận Bắc Ninh thân yêu”.
Được biết, đến ngày 15.6.2012, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt sẽ truyền chức linh mục cho 6 Phó tế, khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, trong đó 5 thầy thuộc giáo phận Bắc Ninh và 1 thầy dòng Đồng Công. Đó là, thầy Đaminh Nguyễn Văn Công, thầy Giuse Trần Đức Huyên, thầy Giuse Nguyễn Văn Quân, thầy Giuse Trần Quang Thu, thầy Phêrô Đỗ Công Viên và thầy Giuse Maria Nguyễn Đức Huy (dòng Đồng Công).
Văn Hóa
Tâm Tình Mùa Chay: Con người yếu đuối bệnh hoạn
Tuyết Mai
11:09 31/03/2012
Cuộc đời và sức khỏe của tôi hiện giờ chỉ trông mong vào sự quan phòng của Chúa. Tôi được chẩn đoán có bệnh tiểu đường đã lâu lắm rồi, nhưng vì vừa đi làm, không thích đến ngồi chờ đợi để gặp bác sĩ, không thích bị lấy máu, và không muốn biết sự thật. Cho nên đến giờ phút này, do sự cảm nghiệm bản thân, bao nhiêu lần hai cánh tay bị rũ liệt, bị stroke nhẹ vì không thể đọc kinh theo và thoáng bị mất trí nhớ.
Biết sợ hãi và biết sợ bị bán thân bất toại, nên tôi liền xin hẹn để được gặp bác sĩ. Để được ông chẩn đoán cho đúng với bệnh tình của tôi hiện nay, sau khi có kết quả thử máu. Sự thật thì bao giờ cũng làm cho chúng ta ra thất vọng não nề, vì độ đường của tôi nay không thể làm ngơ cho được, mà ngược lại phải được kiểm soát thật chặt chẽ. Tôi nghe mà cảm thấy ngao ngán và sợ sệt làm sao. Lấy máu cho người ta thì tôi không sợ. Lấy máu cho chính tôi, tôi cũng chẳng sợ. Phụ mổ trong phòng mổ tôi cũng chẳng sợ. Nhưng Chúa ơi! Tôi thấy đầu cây kim mà phải tự đâm vào đầu ngón tay của mình, sao tôi thấy rùng rợn quá!!!.
Bác sĩ bắt tôi một ngày phải thử tiểu đường 2 lần, sáng trước khi ăn và tối 2 tiếng sau khi ăn. Lần đầu tôi tự chích vào đầu ngón tay của tôi, tôi đã nhìn cây kim mà khóc than với Chúa tôi rằng ôi Thưa lậy Chúa, chỉ có thế này thôi mà con đã phải khóc than cùng Chúa. Còn con nhìn Chúa trên Thập Tự mỗi một cái gai đâm sâu vào đầu của Chúa kia thì sao?. Bốn cây đinh to đâm lún sâu vào tay chân Chúa làm bể hết cả mọi cái xương trong đấy, thế mới biết con người của chúng con chỉ là một lũ chết nhát và rất sợ đau đớn Chúa ơi!.
Vì tôi biết sợ bị bán thân bất toại, nên cũng đã rất cố gắng để dùng cầu thang mà tập thể dục hằng ngày, bớt ăn không như trước đây nữa và tập ăn rau cải cho thật nhiều trong tất cả mọi bữa ăn. Tập đến khi hai cái đầu gối muốn không lết được nữa và mồ hôi đầm đìa, thì tôi lại than thở với Chúa tôi rằng ôi lậy Chúa, con cũng lê bước theo Chúa lên Núi Sọ đây, nhưng tôi nhìn lên Chúa tôi thì thấy Ngài đầm đìa và bê bết những vết loang của máu bám khô vào áo Chúa. Nhìn thấy Ngài ôm cây Thánh Giá ngã lên ngã xuống. Máu không ngừng tuôn đổ. Tôi mới hiểu được rằng quả tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại thật vô biên và thật Người yêu thương chúng ta vô điều kiện.
Hiểu được bản tánh yếu đuối của con người nên chúng ta mới phải luôn bám vào Chúa nhiều hơn. Vì không có cái dại nào cho bằng chúng ta chỉ biết bám vào những thứ mà không đem cho chúng ta sự lợi nào, ngoài cái chết muôn đời bị đày trong hỏa ngục. Thật phải trong Mùa Chay này, chúng ta lại càng phải biết chạy đến cùng Đức Mẹ Maria, để xin Mẹ giúp chúng ta hướng lên Thập Giá để cùng được đóng đanh chết cho tội lỗi của chúng ta. Xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.
Quả thật con người có thân xác bệnh hoạn như chúng ta thì ai cũng phải cần được đến gặp bác sĩ để được điều trị và nghe theo tất cả những lời khuyên bổ ích, ngay cả tự chích vào đầu ngón tay của mình, tự chích thuốc vào bụng của mình. Vâng, nghe theo cả sự kiêng cữ trong vấn đề ăn uống, và tập thể dục. Sống một cuộc sống buông thùa, tham mê ăn uống không tiết độ, sẽ dẫn thân xác của chúng ta bị đặt nằm muôn đời trên chiếc giường của định mệnh. Phần đông chúng ta ai cũng được chứng kiến cái cảnh không mấy thích đấy trên người thân thương trong gia đình của chúng ta. Nhất là từ những người lớn tuổi trong họ hàng giòng tộc.
Đồng thời con người của chúng ta ai cũng phải biết quan tâm và lo sợ cho phần hồn của chúng ta, gấp ngàn lần cái thân xác hay chết này!. Bởi linh hồn mới là có sự sống muôn đời. Thân xác thì một ngày nào đó, nó cũng sẽ phải thối và tan đi trong lòng đất. Muốn có sự sống muôn đời, chúng ta phải biết chạy đến cùng Mẹ Maria, để Mẹ sẽ dẫn dắt chúng ta đi trên con đường ngay thẳng, biết hướng lên và hướng về nơi Con Mẹ là Trên Trời. Nơi có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu. Nơi sẽ không còn sinh, bệnh, lão, tử.
Hết thảy chúng ta là con người, với thân xác yếu đuối, dở chịu đựng, lại chẳng mấy ai muốn hy sinh cho ai cả!. Tất tất mọi điều chúng ta làm, chỉ muốn cho thân xác ngày một phì …. ra mà thôi!. Nếu chúng ta biết sợ khi thấy tâm hồn của chúng ta ngày một bệnh hoạn thì xin hãy lấy cái hẹn gấp để được đến gặp vị Bác Sĩ Giêsu rất nhân từ này. Bác Sĩ Giêsu này ông rất Nổi Tiếng là trị bệnh rất hay và rất mát tay. Người mù, què quặt, điếc, phong cùi, hoại huyết, cảm sốt, bị quỷ nhập, Ông chữa được hết, mà chẳng tốn đồng xu nào. Có chết thối 3 ngày rồi, ông cũng chữa cho sống lại, nếu ông muốn.
Lậy Chúa Giêsu Ngài rất nhân từ của chúng con! Xin Ngài chữa chúng con cho hết mọi bệnh tật tâm hồn vì chỉ có Ngài mới là vị bác sĩ muốn cho chúng con được khỏi bệnh. Mà không muốn nuôi con bệnh giống nhiều ông trên trần gian này. Chỉ có Ngài mới có thể chữa linh hồn cho chúng con được sạch trắng trong. Để chúng con còn có cơ hội được về Trời, hưởng phúc vinh muôn đời bên ba ngôi Thiên Chúa, Mẹ Maria, các đạo binh Thiên Thần, các Thánh, cùng toàn thể anh chị em trên Trời. Amen.
Biết sợ hãi và biết sợ bị bán thân bất toại, nên tôi liền xin hẹn để được gặp bác sĩ. Để được ông chẩn đoán cho đúng với bệnh tình của tôi hiện nay, sau khi có kết quả thử máu. Sự thật thì bao giờ cũng làm cho chúng ta ra thất vọng não nề, vì độ đường của tôi nay không thể làm ngơ cho được, mà ngược lại phải được kiểm soát thật chặt chẽ. Tôi nghe mà cảm thấy ngao ngán và sợ sệt làm sao. Lấy máu cho người ta thì tôi không sợ. Lấy máu cho chính tôi, tôi cũng chẳng sợ. Phụ mổ trong phòng mổ tôi cũng chẳng sợ. Nhưng Chúa ơi! Tôi thấy đầu cây kim mà phải tự đâm vào đầu ngón tay của mình, sao tôi thấy rùng rợn quá!!!.
Bác sĩ bắt tôi một ngày phải thử tiểu đường 2 lần, sáng trước khi ăn và tối 2 tiếng sau khi ăn. Lần đầu tôi tự chích vào đầu ngón tay của tôi, tôi đã nhìn cây kim mà khóc than với Chúa tôi rằng ôi Thưa lậy Chúa, chỉ có thế này thôi mà con đã phải khóc than cùng Chúa. Còn con nhìn Chúa trên Thập Tự mỗi một cái gai đâm sâu vào đầu của Chúa kia thì sao?. Bốn cây đinh to đâm lún sâu vào tay chân Chúa làm bể hết cả mọi cái xương trong đấy, thế mới biết con người của chúng con chỉ là một lũ chết nhát và rất sợ đau đớn Chúa ơi!.
Vì tôi biết sợ bị bán thân bất toại, nên cũng đã rất cố gắng để dùng cầu thang mà tập thể dục hằng ngày, bớt ăn không như trước đây nữa và tập ăn rau cải cho thật nhiều trong tất cả mọi bữa ăn. Tập đến khi hai cái đầu gối muốn không lết được nữa và mồ hôi đầm đìa, thì tôi lại than thở với Chúa tôi rằng ôi lậy Chúa, con cũng lê bước theo Chúa lên Núi Sọ đây, nhưng tôi nhìn lên Chúa tôi thì thấy Ngài đầm đìa và bê bết những vết loang của máu bám khô vào áo Chúa. Nhìn thấy Ngài ôm cây Thánh Giá ngã lên ngã xuống. Máu không ngừng tuôn đổ. Tôi mới hiểu được rằng quả tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại thật vô biên và thật Người yêu thương chúng ta vô điều kiện.
Hiểu được bản tánh yếu đuối của con người nên chúng ta mới phải luôn bám vào Chúa nhiều hơn. Vì không có cái dại nào cho bằng chúng ta chỉ biết bám vào những thứ mà không đem cho chúng ta sự lợi nào, ngoài cái chết muôn đời bị đày trong hỏa ngục. Thật phải trong Mùa Chay này, chúng ta lại càng phải biết chạy đến cùng Đức Mẹ Maria, để xin Mẹ giúp chúng ta hướng lên Thập Giá để cùng được đóng đanh chết cho tội lỗi của chúng ta. Xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.
Quả thật con người có thân xác bệnh hoạn như chúng ta thì ai cũng phải cần được đến gặp bác sĩ để được điều trị và nghe theo tất cả những lời khuyên bổ ích, ngay cả tự chích vào đầu ngón tay của mình, tự chích thuốc vào bụng của mình. Vâng, nghe theo cả sự kiêng cữ trong vấn đề ăn uống, và tập thể dục. Sống một cuộc sống buông thùa, tham mê ăn uống không tiết độ, sẽ dẫn thân xác của chúng ta bị đặt nằm muôn đời trên chiếc giường của định mệnh. Phần đông chúng ta ai cũng được chứng kiến cái cảnh không mấy thích đấy trên người thân thương trong gia đình của chúng ta. Nhất là từ những người lớn tuổi trong họ hàng giòng tộc.
Đồng thời con người của chúng ta ai cũng phải biết quan tâm và lo sợ cho phần hồn của chúng ta, gấp ngàn lần cái thân xác hay chết này!. Bởi linh hồn mới là có sự sống muôn đời. Thân xác thì một ngày nào đó, nó cũng sẽ phải thối và tan đi trong lòng đất. Muốn có sự sống muôn đời, chúng ta phải biết chạy đến cùng Mẹ Maria, để Mẹ sẽ dẫn dắt chúng ta đi trên con đường ngay thẳng, biết hướng lên và hướng về nơi Con Mẹ là Trên Trời. Nơi có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu. Nơi sẽ không còn sinh, bệnh, lão, tử.
Hết thảy chúng ta là con người, với thân xác yếu đuối, dở chịu đựng, lại chẳng mấy ai muốn hy sinh cho ai cả!. Tất tất mọi điều chúng ta làm, chỉ muốn cho thân xác ngày một phì …. ra mà thôi!. Nếu chúng ta biết sợ khi thấy tâm hồn của chúng ta ngày một bệnh hoạn thì xin hãy lấy cái hẹn gấp để được đến gặp vị Bác Sĩ Giêsu rất nhân từ này. Bác Sĩ Giêsu này ông rất Nổi Tiếng là trị bệnh rất hay và rất mát tay. Người mù, què quặt, điếc, phong cùi, hoại huyết, cảm sốt, bị quỷ nhập, Ông chữa được hết, mà chẳng tốn đồng xu nào. Có chết thối 3 ngày rồi, ông cũng chữa cho sống lại, nếu ông muốn.
Lậy Chúa Giêsu Ngài rất nhân từ của chúng con! Xin Ngài chữa chúng con cho hết mọi bệnh tật tâm hồn vì chỉ có Ngài mới là vị bác sĩ muốn cho chúng con được khỏi bệnh. Mà không muốn nuôi con bệnh giống nhiều ông trên trần gian này. Chỉ có Ngài mới có thể chữa linh hồn cho chúng con được sạch trắng trong. Để chúng con còn có cơ hội được về Trời, hưởng phúc vinh muôn đời bên ba ngôi Thiên Chúa, Mẹ Maria, các đạo binh Thiên Thần, các Thánh, cùng toàn thể anh chị em trên Trời. Amen.
Chúa hiện diện trong phép Thánh Thể
Giuse Thẩm Nguyễn
19:44 31/03/2012
Chúa hiện diện trong phép Thánh Thể
Đã bao lần tôi đến nhà thờ, tham dự Thánh Lễ Misa và rước Chúa vào lòng với một tâm trạng hững hờ, không cảm nhận được sự hiên diện của Chúa . Việc rước Chúa của tôi như một thói quen, như việc thường làm khi tham dự Thánh Lễ.
Tôi đã cố ngắm nhìn và dùng cả trí tưởng tượng của mình nữa để hình dung miếng bánh đã trở thành thịt Chúa và rượu nho trở thành máu Chúa là thế nào! Tôi đã thất bại vì tôi không thấy gì khác nơi tấm bánh và rượu trước và sau khi linh mục truyền phép cả .
Khi tôi rước lễ, tôi ăn bánh thì tôi vẫn thấy mùi bánh và khi tôi uống rượu tôi vẫn thấy mùi của rượu. Đôi khi ngay lúc đó, tai tôi còn vang vọng tiếng những người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? (Ga6, 53).
Không phải dễ dàng để tin ngay vào một việc xem ra rất khó tin này nếu tôi dựa vào lý trí hạn hẹp của tôi.
Là một tín hữu Công Giáo, tôi được Giáo Hội dạy rằng khi linh mục cầm lấy bánh và rượu, đọc lời truyền phép thì bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu thật. Tôi đã tin như thế với lòng yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.
Tin là phó thác vào Đấng mình tin, bước đi với Người vào một thế giới nhiệm mầu mà tôi không hiểu biết gì. Tôi như người mù đi giữa dòng xe cộ lao nhanh vun vút, phó mặc sự an toàn của bản thân và tin tưởng bước đi theo Đấng dẫn dắt mình. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đưa ra một vài ví dụ đơn giản, Ngài so sánh việc tôi không nhìn thấy trí thông minh nhưng tôi biết phân biệt giữa người có trí thông minh và người không có; cũng như tôi không nhìn thấy dòng điện, nhưng ánh sáng của ngọn đèn, sức nóng của microwave cho tôi biết có dòng điện.
Đức tin đem lại sự bằng an trong tâm hồn. Đức tin giúp tôi sống trong tinh thần phó thác bằng cách dám giao cả đời sống, ước mơ, tương lai mình trong sự định đoạt của Thiên Chúa.
Tin không thôi chưa đủ, tôi phải nuôi dưỡng và củng cố đức tin của tôi qua việc cầu nguyện và học hỏi.Trong một lớp Kinh Thánh, Cha giảng phòng đã cho tôi biết Thánh Kinh là kho tàng quý giá nhất mà tôi có thể tìm ra tất cả mọi giải pháp cho những vấn nạn của cuộc đời.
Lần giở từng trang Kinh Thánh và đọc với lòng yêu mến, trong tinh thần cầu nguyện, tôi đã xúc động khi Chúa nói về phép Thánh Thể: "Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời". Người giảng dạy những điều này tại Hội đường Caphar-naum.(Ga 6,53,60).
Cũng theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể trong một hoàn cảnh như thế này,"Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1).
Và đây là cách Chúa lập phép Thánh Thể:"Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."(Mt 26: 26 -29; Lc 22: 14 -20; ICo 11: 23 -25 ).
Nếu tấm bánh chỉ là biểu tượng như một số người quan niệm, thì Chúa đã không nói ĐÂY LÀ MÌNH THÀY và ĐÂY LÀ MÁU THÀY. Nếu tôi đã tin rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ này chỉ qua phán một lời, thì cũng vậy, việc thiết lập bí tích Thánh Thể cũng nằm trong quyền phép của Chúa.
Khi tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể nghĩa là tôi xác tín rằng khi tôi ăn bánh và uống rượu là tôi ăn thịt Chúa và uống máu Chúa thật . Có Chúa thì cuộc sống của tôi phải khác. Khác như thế nào thì tôi không hình dung ra được, nhưng nhất định phải khác với những ngày tháng tôi sống không có Chúa. Tôi phải yêu Chúa nhiều hơn, tôi phải bám chặt lấy Chúa hơn và tất cả mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của tôi đều phải quy hướng về Chúa. Mục đích cuộc sống của tôi cũng chỉ là được yêu mến Chúa.
Nếu Chúa đã thực sự ở trong lòng tôi mà tôi vẫn giữ lối sống đạo như tôi đã từng có thì chắc chắn có điều gì không ổn rồi. Lối sống đạo nửa nạc nửa mỡ, lối sống đạo nay siêng năng nhà thờ, mai thờ ơ lãnh đạm, lối sống đạo thích thì làm, không thích thì thôi, nhất định sẽ không phải là lối sống đạo của người đã tin thật Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể .
Lối sống đạo cơ hội, tuỳ hứng, lúc nóng lúc lạnh, không bỏ đạo hẳn mà cũng chẳng giữ đạo trọn vẹn là lối sống đạo của nhiều người hiện nay. Họ cũng chẳng bao giờ quan tâm đến việc làm sao để sống đạo cho tốt hơn. Tất cả như là một thói quen. Tình trạng sống đạo như thế đã được Thánh Kinh mô tả là “Ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, Ta sẽ mửa ngươi ra khỏi miệng ta” (Kh3, 16).
Trong những phút suy tư về lối sống đạo của mình, tôi tự đặt câu hỏi xem tôi có tin thật Chúa ngự thật trong phép Thánh Thể không. Câu trả lời đến rất nhanh là có. Tôi tin Chúa ngự trong phép Thánh Thể. Câu hỏi kế tiếp là nếu có Chúa trong phép Thánh Thể mà sao tôi vẫn đối xử như không có Ngài vậy. Tôi vẫn đi nhà thờ nhưng tôi vẫn sống như không có Chúa.
Cuộc sống của tôi không thể là cuộc sống có hai mặt, mặt trái và mặt phải, sống đạo nơi nhà thờ và cuộc sống thật ngoài đời. Nếu tôi tin Chúa đến và ở lại trong tâm hồn tôi thì lối sống trần thế phải là hệ quả tốt đẹp, phản ánh việc sống đạo nơi nhà thờ của tôi. Tôi yêu Chúa thì tất cả đời sống của tôi phải hướng về Chúa , còn ngược lại nếu tôi chọn thế gian thì mọi thứ chỉ nhằm cho nhu cầu đời này thôi.Tôi không thể cùng lúc làm tôi hai chủ như Chúa đã dạy,"Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."(Lc 16,13)
Bây giờ mỗi lần quý trước nhà Tạm, tôi đều vận dụng lòng trí để tin rằng Chúa Giêsu đang thực sư hiện diện qua những chiếc bánh nhỏ trong đó. Những chiếc bánh không phải là biểu tượng mà chính là Chúa Giêsu, một Thiên Chúa trọn vẹn, quyền năng. Ngài ẩn mình trong chiếc bánh này để tôi có thể đến với Ngài dễ dàng hơn .Tôi đến để thờ lạy, cảm tạ, yêu mến và tâm sự với Ngài .
Phép Thánh Thể là bí tích tình yêu, tình yêu của người đi xa để lại vật kỷ niệm cho người ở lại. Chúng ta vẫn thường làm thế, cho nên có người luôn giữ vật kỷ niệm của người thân trong mình. Kỷ vật có thể là cái nhẫn bạc, cái bông tai cũ, một chiếc khăn..Xét về giá trị vật chất thì không đáng bao nhiêu, nhưng đối với những người yêu nhau thì kỷ vật là vô giá. Kỷ vật Chúa để lại cho tôi chính là Mình và Máu Chúa. Chúa muốn đồng hành và gắn bó với tôi qua những thăng trầm của cuộc đời,"Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).Chính Chúa Giêsu cũng đã cầu nguyện với Chúa Cha: "Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành" (Ga.17,24)
Tình yêu Chúa dành cho tôi cao vời, bao la quá. Chúa đã chết để cứu tôi qua vũng lầy tội lỗi, cho tôi được phúc làm con Chúa. Chúa lại ban cho tôi được sống, một đời sống dồi dào ân sủng qua việc nuôi tôi bằng chính Mình và Máu của Chúa qua phép Thánh Thể."Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" (Ga 6, 56)
Tôi nhớ lại đoạn Phúc Âm của Thánh Gioan, "Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.(Ga 11,21)
Cũng vậy, nếu chúa hiện diện thực sự trong phép Thánh Thể, nếu Chúa ở đây, Chúa ở với tôi thì tôi cũng sẽ không chết, tôi sẽ không phạm tội nữa . Tôi sẽ biết quên mình để phục vụ Chúa qua anh chị em , qua những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những nguời bị bỏ rơi. Tôi sẽ nhìn mọi người qua ánh mắt nhân từ hiền hậu của Chúa. Tôi sẽ nói với mọi người bằng lời yêu thương của Chúa. Tôi sẽ phản ảnh dung nhan Chúa qua đời sống của tôi và tôi cũng sẽ bắt chước Thánh Phaolô mà nói rằng “Tôi sống, không phải tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20), và "Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 38).
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đã bao lần tôi đến nhà thờ, tham dự Thánh Lễ Misa và rước Chúa vào lòng với một tâm trạng hững hờ, không cảm nhận được sự hiên diện của Chúa . Việc rước Chúa của tôi như một thói quen, như việc thường làm khi tham dự Thánh Lễ.
Tôi đã cố ngắm nhìn và dùng cả trí tưởng tượng của mình nữa để hình dung miếng bánh đã trở thành thịt Chúa và rượu nho trở thành máu Chúa là thế nào! Tôi đã thất bại vì tôi không thấy gì khác nơi tấm bánh và rượu trước và sau khi linh mục truyền phép cả .
Khi tôi rước lễ, tôi ăn bánh thì tôi vẫn thấy mùi bánh và khi tôi uống rượu tôi vẫn thấy mùi của rượu. Đôi khi ngay lúc đó, tai tôi còn vang vọng tiếng những người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? (Ga6, 53).
Không phải dễ dàng để tin ngay vào một việc xem ra rất khó tin này nếu tôi dựa vào lý trí hạn hẹp của tôi.
Là một tín hữu Công Giáo, tôi được Giáo Hội dạy rằng khi linh mục cầm lấy bánh và rượu, đọc lời truyền phép thì bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu thật. Tôi đã tin như thế với lòng yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.
Tin là phó thác vào Đấng mình tin, bước đi với Người vào một thế giới nhiệm mầu mà tôi không hiểu biết gì. Tôi như người mù đi giữa dòng xe cộ lao nhanh vun vút, phó mặc sự an toàn của bản thân và tin tưởng bước đi theo Đấng dẫn dắt mình. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đưa ra một vài ví dụ đơn giản, Ngài so sánh việc tôi không nhìn thấy trí thông minh nhưng tôi biết phân biệt giữa người có trí thông minh và người không có; cũng như tôi không nhìn thấy dòng điện, nhưng ánh sáng của ngọn đèn, sức nóng của microwave cho tôi biết có dòng điện.
Đức tin đem lại sự bằng an trong tâm hồn. Đức tin giúp tôi sống trong tinh thần phó thác bằng cách dám giao cả đời sống, ước mơ, tương lai mình trong sự định đoạt của Thiên Chúa.
Tin không thôi chưa đủ, tôi phải nuôi dưỡng và củng cố đức tin của tôi qua việc cầu nguyện và học hỏi.Trong một lớp Kinh Thánh, Cha giảng phòng đã cho tôi biết Thánh Kinh là kho tàng quý giá nhất mà tôi có thể tìm ra tất cả mọi giải pháp cho những vấn nạn của cuộc đời.
Lần giở từng trang Kinh Thánh và đọc với lòng yêu mến, trong tinh thần cầu nguyện, tôi đã xúc động khi Chúa nói về phép Thánh Thể: "Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời". Người giảng dạy những điều này tại Hội đường Caphar-naum.(Ga 6,53,60).
Cũng theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể trong một hoàn cảnh như thế này,"Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1).
Và đây là cách Chúa lập phép Thánh Thể:"Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."(Mt 26: 26 -29; Lc 22: 14 -20; ICo 11: 23 -25 ).
Nếu tấm bánh chỉ là biểu tượng như một số người quan niệm, thì Chúa đã không nói ĐÂY LÀ MÌNH THÀY và ĐÂY LÀ MÁU THÀY. Nếu tôi đã tin rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ này chỉ qua phán một lời, thì cũng vậy, việc thiết lập bí tích Thánh Thể cũng nằm trong quyền phép của Chúa.
Khi tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể nghĩa là tôi xác tín rằng khi tôi ăn bánh và uống rượu là tôi ăn thịt Chúa và uống máu Chúa thật . Có Chúa thì cuộc sống của tôi phải khác. Khác như thế nào thì tôi không hình dung ra được, nhưng nhất định phải khác với những ngày tháng tôi sống không có Chúa. Tôi phải yêu Chúa nhiều hơn, tôi phải bám chặt lấy Chúa hơn và tất cả mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của tôi đều phải quy hướng về Chúa. Mục đích cuộc sống của tôi cũng chỉ là được yêu mến Chúa.
Nếu Chúa đã thực sự ở trong lòng tôi mà tôi vẫn giữ lối sống đạo như tôi đã từng có thì chắc chắn có điều gì không ổn rồi. Lối sống đạo nửa nạc nửa mỡ, lối sống đạo nay siêng năng nhà thờ, mai thờ ơ lãnh đạm, lối sống đạo thích thì làm, không thích thì thôi, nhất định sẽ không phải là lối sống đạo của người đã tin thật Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể .
Lối sống đạo cơ hội, tuỳ hứng, lúc nóng lúc lạnh, không bỏ đạo hẳn mà cũng chẳng giữ đạo trọn vẹn là lối sống đạo của nhiều người hiện nay. Họ cũng chẳng bao giờ quan tâm đến việc làm sao để sống đạo cho tốt hơn. Tất cả như là một thói quen. Tình trạng sống đạo như thế đã được Thánh Kinh mô tả là “Ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, Ta sẽ mửa ngươi ra khỏi miệng ta” (Kh3, 16).
Trong những phút suy tư về lối sống đạo của mình, tôi tự đặt câu hỏi xem tôi có tin thật Chúa ngự thật trong phép Thánh Thể không. Câu trả lời đến rất nhanh là có. Tôi tin Chúa ngự trong phép Thánh Thể. Câu hỏi kế tiếp là nếu có Chúa trong phép Thánh Thể mà sao tôi vẫn đối xử như không có Ngài vậy. Tôi vẫn đi nhà thờ nhưng tôi vẫn sống như không có Chúa.
Cuộc sống của tôi không thể là cuộc sống có hai mặt, mặt trái và mặt phải, sống đạo nơi nhà thờ và cuộc sống thật ngoài đời. Nếu tôi tin Chúa đến và ở lại trong tâm hồn tôi thì lối sống trần thế phải là hệ quả tốt đẹp, phản ánh việc sống đạo nơi nhà thờ của tôi. Tôi yêu Chúa thì tất cả đời sống của tôi phải hướng về Chúa , còn ngược lại nếu tôi chọn thế gian thì mọi thứ chỉ nhằm cho nhu cầu đời này thôi.Tôi không thể cùng lúc làm tôi hai chủ như Chúa đã dạy,"Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."(Lc 16,13)
Bây giờ mỗi lần quý trước nhà Tạm, tôi đều vận dụng lòng trí để tin rằng Chúa Giêsu đang thực sư hiện diện qua những chiếc bánh nhỏ trong đó. Những chiếc bánh không phải là biểu tượng mà chính là Chúa Giêsu, một Thiên Chúa trọn vẹn, quyền năng. Ngài ẩn mình trong chiếc bánh này để tôi có thể đến với Ngài dễ dàng hơn .Tôi đến để thờ lạy, cảm tạ, yêu mến và tâm sự với Ngài .
Phép Thánh Thể là bí tích tình yêu, tình yêu của người đi xa để lại vật kỷ niệm cho người ở lại. Chúng ta vẫn thường làm thế, cho nên có người luôn giữ vật kỷ niệm của người thân trong mình. Kỷ vật có thể là cái nhẫn bạc, cái bông tai cũ, một chiếc khăn..Xét về giá trị vật chất thì không đáng bao nhiêu, nhưng đối với những người yêu nhau thì kỷ vật là vô giá. Kỷ vật Chúa để lại cho tôi chính là Mình và Máu Chúa. Chúa muốn đồng hành và gắn bó với tôi qua những thăng trầm của cuộc đời,"Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).Chính Chúa Giêsu cũng đã cầu nguyện với Chúa Cha: "Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành" (Ga.17,24)
Tình yêu Chúa dành cho tôi cao vời, bao la quá. Chúa đã chết để cứu tôi qua vũng lầy tội lỗi, cho tôi được phúc làm con Chúa. Chúa lại ban cho tôi được sống, một đời sống dồi dào ân sủng qua việc nuôi tôi bằng chính Mình và Máu của Chúa qua phép Thánh Thể."Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" (Ga 6, 56)
Tôi nhớ lại đoạn Phúc Âm của Thánh Gioan, "Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.(Ga 11,21)
Cũng vậy, nếu chúa hiện diện thực sự trong phép Thánh Thể, nếu Chúa ở đây, Chúa ở với tôi thì tôi cũng sẽ không chết, tôi sẽ không phạm tội nữa . Tôi sẽ biết quên mình để phục vụ Chúa qua anh chị em , qua những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những nguời bị bỏ rơi. Tôi sẽ nhìn mọi người qua ánh mắt nhân từ hiền hậu của Chúa. Tôi sẽ nói với mọi người bằng lời yêu thương của Chúa. Tôi sẽ phản ảnh dung nhan Chúa qua đời sống của tôi và tôi cũng sẽ bắt chước Thánh Phaolô mà nói rằng “Tôi sống, không phải tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20), và "Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 38).
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế.
Giuse Thẩm Nguyễn