Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng Chúa thương xót
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
15:52 10/04/2012
Chúa nhật 2 Phục Sinh B: Lòng Chúa thương xót: (Tđcv 4, 32-35; 1Ga 5, 1-6; Ga 20, 19-31)
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và nói rằng: Bình an cho các con (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật. Chúa Giêsu đã hứa: Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em (Ga 14,2).
Chúa Phục Sinh đã từng bước củng cố lại lòng tin yêu nơi các tông đồ. Ngài cảm thông sự yếu đuối, nỗi đau đớn và sợ hãi của các ông. Với lòng nhân hậu và khoan dung, Chúa không trách cứ về sự nghi ngờ và cứng lòng tin của các tông đồ. Tôma đòi hỏi được thọc ngón tay vào bàn tay Chúa, Chúa cho ông toại nguyện: Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin."(Ga 20,27). Đức tin là nhân đức đối thần. Gọi là đức tin vì cần xác tín trong sự phó thác hoàn toàn. Các tông đồ đã nhìn thấy Chúa tận mắt, sờ tận tay và đối thoại trực tiếp với Chúa. Đây sự sự thật rõ ràng. Chúa Giêsu nói với Tôma rằng: Vì con đã xem thấy thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin. Các tông đồ đón nhận tin vui với niềm hân hoan vui sướng có Chúa ở cùng.
Khi hiện ra với các tông đồ, Chúa không kể lại sự thống khổ mà Chúa đã phải trải qua. Chúa hiện đến với các tông đồ và chúc bình an. Với lòng khoan dung nhân hậu, Chúa khởi lại từ đầu để qui tụ các tông đồ đang tản mác, an ủi khích lệ, củng cố niềm tin và sai các ông ra đi làm nhân chứng Chúa Kitô sống lại. Chúa không muốn khơi dậy sự yếu đuối hay hèn nhát của các ông. Chúa muốn các tông đồ hướng về phía trước và ra đi làm nhân chứng cho tình yêu. Lòng thương xót của Chúa vượt qua mọi biên giới tính toán hạn hẹp và ích kỷ của con người. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót nhân loại trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúa đã xóa sạch mọi vết nhơ tội lỗi, lầm lạc và yếu hèn của mọi người.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong dịp lễ phong thánh cho Dì Maria Faustina Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót (1905-1938), Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã loan báo rằng Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy Sunday). Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời này tới đời kia. Mỗi một lời nói, hành động và ý muốn của Chúa đều diễn tả tình yêu nhân lành và lòng xót thương. Sự tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mọi người đón nhận một cách rộng rãi chân thành. Chương trình cứu độ của Chúa là một giao ước của tình yêu. Đây là tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân và tình yêu vô điều kiện. Không mấy ai có thể đáp trả tình yêu thương xót của Chúa cho cân xứng. Chúa chính là nguồn tình yêu tuôn đổ trong tâm hồn con người. Mọi người được ngụp lặn trong tình yêu lòng thương xót của Chúa.
Những tâm tình và lời cầu nguyện được gồm tóm trong lời kinh: Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu Cha, Chúa chúng con. Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Chuỗi hạt Lòng Thương Xót: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới. Kết thúc: Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Có nhiều người say mê cầu nguyện và tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Những lời kinh đọc và những sự suy gẫm mang lại phần ích lợi cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta cảm nhận được tình Chúa yêu thương. Trái tim bị đâm thâu luôn đầy ắp yêu thương, chúng ta chẳng cộng thêm điều gì cho Chúa. Điều quan trọng là chúng ta hãy sống những tâm tình từ bi, nhân hậu như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta. Học nơi lòng thương xót của Chúa, chúng ta cũng phải trải rộng lòng xót thương của ta tới những người chung quanh. Chúng ta không chỉ ngồi chiêm ngắm, ca hát, suy gẫm, cảm thông, khóc than về cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết của Chúa nhưng chúng ta hãy sống tinh thần xót thương. Chúa Giêsu đã dậy: Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Mt 5,7).
Chúa Giêsu chúc phúc cho ai biết xót thương người. Xót thương là biết cảm thông những nhu cầu cần thiết cả về tâm linh lẫn thể chất của người khác. Xót thương là muốn đem yêu thương hòa giải vào những nơi tranh chấp, oán ghét và hận thù. Xót thương là cùng chia xẻ cơm áo gạo tiền cho người đói khổ cùng khốn. Xót thương là sống thứ tha và rộng lòng quảng đại. Việc tốt luôn luôn là một hạt giống tốt. Thực hành một việc tốt, dù nhỏ mọn cũng sẽ sinh nhiều bông hạt tốt lành. Lòng xót thương cứ thế mà nhân lên và sinh xôi nẩy nở. Hãy nhớ việc bác ái cần có thái độ: Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 6,3). Điều hạnh phúc nhất là chúng ta sẽ được Chúa xót thương.
Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa (Lord Jesus, I trust in you). Tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa, chúng ta không còn sợ bị cô đơn hay bị sai lầm lạc lối. Chỉ nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm ra lẽ sống và cùng đích của cuộc đời. Con đường Chúa đã mở ra cho chúng ta rất rõ ràng minh bạch. Chúa đã khuyên dạy chúng ta về bổn phận đối với Thiên Chúa, cách đối xử với tha nhân và thái độ sống nội tâm cầu nguyện, bác ái, tha thứ, chân thật và yêu thương. Lời Chúa là tin mừng và là lời hằng sống cho mọi người trong mọi thời. Hãy chú tâm học hỏi, suy gẫm và đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương là dường nào.
Chưa từng có ai chạy đến xin ơn Chúa, mà Chúa chối từ. Thánh Matthêô diễn tả: Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ (Mt 4,24). Chúa Giêsu đã chữa lành cho từng người và từng tâm hồn. Chúa động chạm đến vết thương sâu kín riêng tư của họ. Chúa quan tâm đến đời sống tâm linh và nội tâm của từng người. Chúa chữa họ qua quyền năng của ý muốn, lời nói và cử chỉ hành động. Chỉ cần họ có lòng tin vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dậy: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7,7). Chúng ta hãy cầu xin Chúa với lòng chân thành và tin tưởng. Chúa sẽ xót thương.
Chúng ta cùng cầu xin cho được ơn an bình, theo lời cầu của linh mục trong phần Hiệp Lễ: Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con". Xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa; xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và xin nhậm lời chúng con khẩn nguyện.
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và nói rằng: Bình an cho các con (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật. Chúa Giêsu đã hứa: Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em (Ga 14,2).
Chúa Phục Sinh đã từng bước củng cố lại lòng tin yêu nơi các tông đồ. Ngài cảm thông sự yếu đuối, nỗi đau đớn và sợ hãi của các ông. Với lòng nhân hậu và khoan dung, Chúa không trách cứ về sự nghi ngờ và cứng lòng tin của các tông đồ. Tôma đòi hỏi được thọc ngón tay vào bàn tay Chúa, Chúa cho ông toại nguyện: Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin."(Ga 20,27). Đức tin là nhân đức đối thần. Gọi là đức tin vì cần xác tín trong sự phó thác hoàn toàn. Các tông đồ đã nhìn thấy Chúa tận mắt, sờ tận tay và đối thoại trực tiếp với Chúa. Đây sự sự thật rõ ràng. Chúa Giêsu nói với Tôma rằng: Vì con đã xem thấy thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin. Các tông đồ đón nhận tin vui với niềm hân hoan vui sướng có Chúa ở cùng.
Khi hiện ra với các tông đồ, Chúa không kể lại sự thống khổ mà Chúa đã phải trải qua. Chúa hiện đến với các tông đồ và chúc bình an. Với lòng khoan dung nhân hậu, Chúa khởi lại từ đầu để qui tụ các tông đồ đang tản mác, an ủi khích lệ, củng cố niềm tin và sai các ông ra đi làm nhân chứng Chúa Kitô sống lại. Chúa không muốn khơi dậy sự yếu đuối hay hèn nhát của các ông. Chúa muốn các tông đồ hướng về phía trước và ra đi làm nhân chứng cho tình yêu. Lòng thương xót của Chúa vượt qua mọi biên giới tính toán hạn hẹp và ích kỷ của con người. Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót nhân loại trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúa đã xóa sạch mọi vết nhơ tội lỗi, lầm lạc và yếu hèn của mọi người.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2000, trong dịp lễ phong thánh cho Dì Maria Faustina Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót (1905-1938), Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã loan báo rằng Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy Sunday). Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời này tới đời kia. Mỗi một lời nói, hành động và ý muốn của Chúa đều diễn tả tình yêu nhân lành và lòng xót thương. Sự tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót được mọi người đón nhận một cách rộng rãi chân thành. Chương trình cứu độ của Chúa là một giao ước của tình yêu. Đây là tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân và tình yêu vô điều kiện. Không mấy ai có thể đáp trả tình yêu thương xót của Chúa cho cân xứng. Chúa chính là nguồn tình yêu tuôn đổ trong tâm hồn con người. Mọi người được ngụp lặn trong tình yêu lòng thương xót của Chúa.
Những tâm tình và lời cầu nguyện được gồm tóm trong lời kinh: Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu Cha, Chúa chúng con. Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Chuỗi hạt Lòng Thương Xót: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới. Kết thúc: Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Có nhiều người say mê cầu nguyện và tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Những lời kinh đọc và những sự suy gẫm mang lại phần ích lợi cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta cảm nhận được tình Chúa yêu thương. Trái tim bị đâm thâu luôn đầy ắp yêu thương, chúng ta chẳng cộng thêm điều gì cho Chúa. Điều quan trọng là chúng ta hãy sống những tâm tình từ bi, nhân hậu như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta. Học nơi lòng thương xót của Chúa, chúng ta cũng phải trải rộng lòng xót thương của ta tới những người chung quanh. Chúng ta không chỉ ngồi chiêm ngắm, ca hát, suy gẫm, cảm thông, khóc than về cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết của Chúa nhưng chúng ta hãy sống tinh thần xót thương. Chúa Giêsu đã dậy: Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Mt 5,7).
Chúa Giêsu chúc phúc cho ai biết xót thương người. Xót thương là biết cảm thông những nhu cầu cần thiết cả về tâm linh lẫn thể chất của người khác. Xót thương là muốn đem yêu thương hòa giải vào những nơi tranh chấp, oán ghét và hận thù. Xót thương là cùng chia xẻ cơm áo gạo tiền cho người đói khổ cùng khốn. Xót thương là sống thứ tha và rộng lòng quảng đại. Việc tốt luôn luôn là một hạt giống tốt. Thực hành một việc tốt, dù nhỏ mọn cũng sẽ sinh nhiều bông hạt tốt lành. Lòng xót thương cứ thế mà nhân lên và sinh xôi nẩy nở. Hãy nhớ việc bác ái cần có thái độ: Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh (Mt 6,3). Điều hạnh phúc nhất là chúng ta sẽ được Chúa xót thương.
Tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa (Lord Jesus, I trust in you). Tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa, chúng ta không còn sợ bị cô đơn hay bị sai lầm lạc lối. Chỉ nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tìm ra lẽ sống và cùng đích của cuộc đời. Con đường Chúa đã mở ra cho chúng ta rất rõ ràng minh bạch. Chúa đã khuyên dạy chúng ta về bổn phận đối với Thiên Chúa, cách đối xử với tha nhân và thái độ sống nội tâm cầu nguyện, bác ái, tha thứ, chân thật và yêu thương. Lời Chúa là tin mừng và là lời hằng sống cho mọi người trong mọi thời. Hãy chú tâm học hỏi, suy gẫm và đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương là dường nào.
Chưa từng có ai chạy đến xin ơn Chúa, mà Chúa chối từ. Thánh Matthêô diễn tả: Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ (Mt 4,24). Chúa Giêsu đã chữa lành cho từng người và từng tâm hồn. Chúa động chạm đến vết thương sâu kín riêng tư của họ. Chúa quan tâm đến đời sống tâm linh và nội tâm của từng người. Chúa chữa họ qua quyền năng của ý muốn, lời nói và cử chỉ hành động. Chỉ cần họ có lòng tin vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dậy: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7,7). Chúng ta hãy cầu xin Chúa với lòng chân thành và tin tưởng. Chúa sẽ xót thương.
Chúng ta cùng cầu xin cho được ơn an bình, theo lời cầu của linh mục trong phần Hiệp Lễ: Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con". Xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa; xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và xin nhậm lời chúng con khẩn nguyện.
Lòng Chúa Thương Xót trong Kinh Thánh
Trầm Thiên Thu
15:59 10/04/2012
LỜI NGỎ: Bài viết này dựa vào Tông thư “Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót” [Rich in Mercy (Anh ngữ), Dives in Misericordia (La ngữ)] của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Đây là loại bài “cao cấp” nên rất khó lĩnh hội ngay, vì thế bạn cần đọc chậm và suy nghĩ nhiều theo linh hứng của Chúa Thánh Thần. Đừng đọc cả một lúc, mỗi lần đọc một ít. Chúc bạn được Chúa Thánh Thần linh hứng để hiểu đúng linh đạo này.
Khi diễn tả Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), các sách Cựu ước dùng 2 cách diễn tả đặc biệt, mỗi câu đều có một sắc thái khác nhau về ngữ nghĩa.
Trước hết, thuật ngữ “hesed” ngụ ý một thái độ sâu sắc của “lòng tốt”. Khi điều này được thiết lập giữa hai cá nhân, họ không chỉ muốn tốt cho nhau mà họ còn tin tưởng nhau bằng sự thầm hứa trong lòng, và trung thành với nhau. Vì “hesed” cũng có nghĩa về ân huệ hoặc yêu thương, điều này xảy ra đúng theo nền tảng của lòng trung thành. Sự thật là sự tận tụy được nói tới không chỉ là đặc tính luân lý mà còn hầu như là đặc tính pháp lý tạo sự khác biệt.
Cựu ước dùng từ “hesed” để nói về Thiên Chúa, điều này luôn xảy ra khi liên kết với giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân Israel. Đối với Thiên Chúa, giao ước này là tặng phẩm và ân huệ dành cho dân Israel. Do đó, Thiên Chúa đã hứa tôn trọng giao ước, “hesed” cũng cần một ý nghĩa hợp pháp phù hợp với giao ước.
Lời hứa theo pháp lý về phần Thiên Chúa bắt buộc dân Israel không được vi phạm giao ước và phải tôn trọng các điều kiện của giao ước. Nhưng ở điểm này, “hesed” không là pháp lý, được mặc khải phương diện sâu xa hơn, cho thấy chính nó là gì ngay từ đầu, nghĩa là tình yêu đã được trao ban, tình yêu mạnh hơn sự phản trắc và ân sủng mạnh hơn tội lỗi.
Lòng tín trung này đối với con-gái-bất-trung-của-dân-tộc: “Ngay cả lũ chó rừng cũng biết chìa vú cho con bú, thế mà con gái dân tôi lại dữ dằn hung bạo như đà điểu chốn hoang địa khô cằn. Thiếu nữ dân tôi gian ác tầy trời vượt xa cả Xô-đôm tội lỗi; thành đó bị đổ nhào trong nháy mắt, chẳng cần ai phải nhúng tay vào” (Ac 4:3, 6). Tóm lại, đối với Chúa, đó là lòng tín trung đối với chính Ngài. Điều này trở thành hiển nhiên thường xuyên ở cả hai dạng “tận tụy” mà chúng ta gặp (ân sủng và tín trung), có thể được coi là trường hợp của phép thế đôi (hendiadys, cách dùng liên từ “và” giữa 2 từ ngữ), ví dụ: Xh 34:6; 2 Sm 2:6; 15:20; Tv 25 [24]:10; 40 [39]:11-12; 85 [84]:11; 138 [137]:2; Mi 7:20).
“Ngươi hãy nói với nhà Israen: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Hỡi nhà Ítraen, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì danh thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đã đi đến” (Ed 36:22). Do đó mà dân Israel, mặc dù nhiều tội lỗi vì vi phạm giao ước, không thể yêu cầu “hesed” của Thiên Chúa theo pháp lý, nhưng họ có thể và phải tiếp tục hy vọng và tin sẽ được điều đó, vì Thiên Chúa của giao ước thực sự “chịu trách nhiệm về tình yêu của Ngài”.
Thành quả của tình yêu này là ơn tha thứ và phục hồi ân sủng, tái lập giao ước nội tại. Từ ngữ thứ hai theo thuật ngữ Cựu ước xác định Lòng Thương Xót là “rahamim”.
Đây là sự khác biệt của “hesed”. Trong khi “sự tận tụy” làm nổi bật lòng tín trung của “trách nhiệm đối với tình yêu của mình” (theo nghĩa nam tính), “rahamim” theo chính nguyên ngữ đã bao hàm tình yêu của người mẹ (rehem = tử cung).
Từ hệ lụy nguồn gốc và sâu xa – thực sự là sự kết hợp – liên kết người mẹ với đứa con làm nảy sinh mối quan hệ đặc biệt với đứa con, một tình yêu đặc biệt. Với tình yêu này, người ta có thể nói rằng đó là “hoàn toàn cho không”, vô điều kiện, và về phương diện này nó cấu thành sự cần thiết nội tại: Tình trạng cấp bách của con tim.
Như vậy, đó là sự biến đổi “nữ tính” của lòng tín trung nam tính đối với chính nó được diễn tả bằng từ ngữ “hesed”. Đối với nền tảng tâm lý này, “rahamim” phát sinh một loạt cảm xúc, kể cả lòng tốt và dịu dàng, kiên nhẫn và hiểu biết, nghĩa là sẵn sàng tha thứ.
Cựu ước quy cho Thiên Chúa các đặc tính này khi dùng thuật ngữ “rahamim” để nói về Ngài. Chúng ta đọc thấy trong sách Isaia: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49:15).
Tình yêu này là lời cảm tạ tín thành đối với sức mạnh mầu nhiệm của tình mẫu tử, được diễn tả trong Cựu ước bằng nhiều cách: Cứu thoát khỏi mọi nguy hiểm, nhất là thoát khỏi kẻ thù; tha thứ tội lỗi – của từng người và của cả toàn dân Israel – cuối cùng là sẵn sàng làm trọn lời hứa và niềm cậy trông, mặc dù nhân loại bất trung, như chúng ta thấy trong sách Hôsê: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng” (Hs 14:5).
Theo cách nói của Cựu ước, chúng ta cũng thấy những cách diễn tả khác, ngụ ý nhiều cách đối với ngữ cảnh cơ bản. Nhưng cả hai cách nói trên đều đáng lưu ý đặc biệt, cho thấy rõ phương diện theo thuyết hình người nguyên thủy (original anthropomorphic aspect): Khi diễn tả LCTX, các tác giả Kinh thánh dùng cách nói phù hợp với lương tâm và kinh nghiệm của những người đương thời.
Thuật ngữ Hy Lạp theo bản dịch “Bảy Mươi” (*) không cho thấy như bản cổ ngữ Do Thái: Vì thế nó không đưa ra tất cả sự khác biệt về ngữ nghĩa riêng đối với văn bản gốc. Dù ở mức nào, Tân ước cũng dựa vào sự phong phú và độ sâu ghi dấu cổ.
Theo cách này, chúng ta thừa hưởng từ Cựu ước – theo cách tổng hợp – không chỉ phong phú về cách diễn tả được các sách đó dùng để xác định LCTX, mà còn về “tâm lý” của Thiên Chúa theo thuyết hình người: Hình ảnh về tình yêu khắc khoải của Ngài, khi tiếp xúc với điều ác, nhất là với tội lỗi của cá nhân và dân tộc, được biểu hiện là LTX.
Hình ảnh này được tạo nên không chỉ về ngữ cảnh tổng quát của động từ “hanan” mà còn về ngữ cảnh của từ ngữ “hesed” và “rahamim”. Thuật ngữ “hanan” diễn tả một khái niệm rộng hơn, thực sự có nghĩa là cách biểu hiện của ân sủng, liên quan một bẩm chất kiên định (constant predisposition) là khoan hồng, nhân từ và thương xót.
Thêm vào các yếu tố ngữ nghĩa, khái niệm của Cựu ước về LCTX cũng được tạo nên từ những gì bao hàm trong động từ “hamal”, theo nghĩa đen là “tha chết” (một kẻ thù chiến bại) nhưng cũng “tỏ lòng thương xót và trắc ẩn”, vì thế mà tha thứ và miễn trừ tội lỗi.
Còn có thuật ngữ “hus” diễn tả lòng thương xót và trắc ẩn, nhưng đặc biệt mang ý nghĩa xúc động. Các thuật ngữ này xuất hiện ít hơn trong các văn bản Kinh thánh khi diễn tả LCTX.
Ngoài ra, nên chú ý từ ngữ “emet” đã được nói tới. Nó có nghĩa ban đầu là “sự vững chắc, sự an toàn” (theo Hy ngữ của bản Bảy Mươi là “chân lý”) và khi đó có nghĩa là “lòng thành tín”. Theo cách này, nó có vẻ liên kết với ngữ nghĩa riêng đối với thuật ngữ “hesed”. Ở cả 2 nơi, đó là trường hợp của “hesed”, nghĩa là lòng thành tín mà Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài đối với dân, trung thành với điều Ngài hứa là sẽ làm trọn trong tình mẫu tử của Mẹ Thiên Chúa (x. Lc 1:49-54), như Kinh thánh nói: “Chúa sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1:72). Đây cũng là trường hợp của LCTX theo nghĩa của từ “hesed”, theo mức của những câu theo sau, những câu mà Dacaria nói về “LTX nhân hậu của Thiên Chúa”, diễn tả rõ ràng nghĩa thứ hai, nghĩa là “rahamim” (bản La ngữ: Viscera Misericordiae), đồng hóa LCTX với tình thương của người mẹ.
CỰU ƯỚC
Cựu ước hiểu LCTX bằng cách dùng nhiều thuật ngữ có ý nghĩa liên quan, khác nhau bằng nội dung riêng, nhưng có thể nói được rằng chúng đều đồng quy từ những hướng khác nhau theo nghĩa cơ bản, diễn tả sự phong phú nổi bật và gần gũi với con người với các phương diện khác nhau.
Cựu ước khuyến khích mọi người chịu đựng nỗi bất hạnh, nhất là nỗi đau khổ do tội lỗi – như dân Israel được Thiên Chúa hứa ban giao ước – để cầu xin LTX của Thiên Chúa, và làm cho những nỗi bất hạnh đó trở thành niềm hy vọng, nhắc nhở về LCTX trong những lúc thất bại và mất niềm tin.
Cựu ước cũng luôn dâng lời tạ ơn về LCTX, thể hiện trong đời sống của toàn dân và mỗi cá nhân. Theo cách này, LCTX tương phản với sự công thẳng của Thiên Chúa theo nghĩa nào đó, và trong nhiều trường hợp được thể hiện không chỉ mạnh hơn mà còn sâu sắc hơn công lý. Cũng vậy, tình yêu tác động tới công lý, và cuối cùng thì công lý phục vụ tình yêu.
Cựu ước còn dạy rằng, dù công lý là một nhân đức đích thực nơi con người, và nơi Thiên Chúa biểu hiện sự hoàn hảo trong suốt, do đó mà tình yêu “lớn hơn” công lý – lớn hơn về ý nghĩa nguyên thủy và cơ bản.
Tính ưu việt và nổi trội của tình yêu có liên quan công lý – đây là dấu ấn của toàn bộ mặc khải – được mặc khải chính xác qua LTX. Điều này có vẻ minh nhiên đối với các tác giả thánh vịnh và các tiên tri mà công lý kết thúc theo nghĩa Ơn cứu độ được hoàn tất bởi chính Thiên Chúa và LCTX [Tv 40 (39):11; 98 (97):2; Is 45:21; Is 51:5 & 8; Is 56:1].
LCTX khác với công lý, nhưng không đối lập, nếu chúng ta nhận theo lịch sử con người – như Cựu ước đã thể hiện chính xác – sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa đã tự liên kết với thụ tạo của Ngài bằng một tình yêu đặc biệt.
Theo bản chất, tình yêu loại trừ thù hận và ý xấu đối với người mà Ngài đã trao tặng phẩm là chính mình: “Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Ngài đã làm ra” (Kn 11:24). Những từ này cho thấy cơ bản thâm sâu của mối quan hệ giữa công lý và LTX nơi Thiên Chúa, trong mối quan hệ của Ngài với con người và thế giới.
Những lời đó cho chúng ta biết rằng chúng ta phải tìm kiếm nguồn gốc của việc trao ban sự sống và các lý do thân thiết đối với mối quan hệ này bằng cách trở lại từ “sự bắt đầu”, trong chính mầu nhiệm sáng tạo. Những lời đó báo trước Giao ước cũ (Cựu ước), sự mặc khải viên mãn của Thiên Chúa, Đấng mệnh danh là “tình yêu” (1 Ga 4:15 & 16).
Nối kết với mầu nhiệm sáng thế là mầu nhiệm của sự chọn lựa, theo cách đặc biệt mà hình thành lịch sử con người có người cha tâm linh là Abraham nhờ đức tin. Do đó, qua dân tộc này mà các hành trình xuyên suốt lịch sử Cựu ước và Tân ước, mầu nhiệm của sự chọn lựa nói đến mỗi người trong đại gia đình nhân loại.
“Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31:3). “Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi, giao ước hoà bình của Ta cũng chẳng chuyển lay, Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy” (Is 54:10). Sự thật này, đã từng được công bố với dân Israel, liên quan viễn cảnh của toàn lịch sử con người, cả viễn cảnh thời gian và thế mạt (Gn 4:2, 11; Tv 145 (144):9; Hc 18:8-14; Kn 11:23-12:1).
Đức Kitô mặc khải Chúa Cha trong cùng viễn cảnh và theo nền tảng đã được chuẩn bị, như nhiều trang Cựu ước mô tả. Cuối mặc khải này, vào đêm trước khi chịu chết, Chúa Giêsu nói với tông đồ Philipphê lời đáng ghi nhớ này: “Thầy ở với anh em bấy lâu, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9).
TÂN ƯỚC
Ngay đầu Tân ước, hai tiếng nói vang lên trong Phúc âm thánh Luca phù hợp việc liên quan LCTX – một sự hài hòa vang dội cả truyền thống Cựu ước. Đức Maria vào nhà ông Dacaria, tán tụng Chúa bằng cả linh hồn vì LXT của Chúa, điều mà “từ đời nọ đến đời kia” được trao ban cho những ai kính yêu Ngài.
Sau đó, khi Đức Mẹ nhớ lại sự tuyển chọn dân Israel, Đức Mẹ đã tuyên xưng LCTX mà Ngài đã chọn Đức Mẹ là người được mọi thời khen là “đầy ơn phúc” (x. Lc 1:49-54). Khi Gioan Tẩy giả chào đời, ông Dacaria ca tụng Thiên Chúa của Israel và tôn vinh Ngài vì đã tỏ LTX như đã hứa với các tổ phụ và vì đã nhớ giao ước thánh của Ngài (x. Lc 1:72). Đây cũng là trường hợp của LCTX theo nghĩa của từ “hesed”, điều mà ông Dacaria nói về “lòng nhân hậu của Thiên Chúa”, được diễn tả rõ theo nghĩa thứ hai, nghĩa là “rahamim” (La ngữ là viscera misericordiae), xác định LCTX như tình mẫu tử.
Trong giáo huấn của chính Chúa Giêsu, hình ảnh này kế thừa từ Cựu ước trở nên đơn giản hơn và sâu xa hơn. Đây có thể là điều hiển nhiên nhất trong dụ ngôn về đứa con hoang đàng (x. Lc 15:14-32). Dù từ ngữ “lòng thương xót” không xuất hiện, nhưng vẫn diễn tả rõ ràng bản chất của LCTX.
Đó là mầu nhiệm của LCTX, một kịch bản thâm thúy thể hiện Tình Cha đối với đứa con hoang đàng và tội lỗi. Người con đó không chỉ được hồi phục quyền làm con mà còn được tiếp tục thừa kế gia sản của người cha dù đã ăn chơi phung phí hết phần gia sản riêng. Ăn năn và trở về, nhận lỗi và xin lỗi, tất cả lại trở về nguyên trạng của người con. Tình Chúa quá bao la và kỳ diệu!
“Khi tiêu xài hết mọi thứ”, người con “bị túng quẫn”, nhất là “nạn đói xảy ra trong vùng đó” đến nỗi người con “thèm ăn cám heo” mà cũng không được ăn, thế là người con phải quyết định về nhà cha: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà mình ở đây lại chết đói!” (Lc 15:17). Việc trở về của người con có thể chỉ là vạn bất đắc dĩ, nhưng ít nhiều gì anh cũng nhận thấy mình bất xứng và chỉ dám xin cha coi mình như tôi tớ: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15:18-19). Thế nhưng anh không thể tin những gì anh thấy: Người cha ra ôm anh vào lòng, làm tiệc mừng, cho mang đồ mới và giày mới. Dụ ngôn này đã “chạm” đến giao-ước-tình-yêu, “chạm” đến mọi tình trạng mất ân sủng và mọi tội lỗi.
Theo nhận thức, người con này lý luận để khả dĩ thấy rằng mình đã hoàn toàn bất xứng, không còn mối quan hệ mật thiết của tình phụ tử. Do đó mà người con quyết định đứng dậy và trở về với cha. Dám trở về là can đảm, vì dù sao cũng đã bẽ mặt và nhục nhã, nhưng không mặc cảm tội lỗi. Người con hoang đàng nhận thấy mình không có quyền đòi hỏi gì nữa, không đáng là con, may lắm cũng chỉ mong được làm người giúp việc trong nhà cha mình thôi. Người con đã nhận thức đầy đủ về tình trạng bất xứng của mình và “đáng đời” thế nào theo công lý. “Quyết định dứt khoát trở về” là động thái rất quan yếu. Lúc đó, con người phải giằng co âm thầm rất mãnh liệt. Đó chính là động thái trưởng thành trong đức tin – tin vào LCTX và tin mình được thứ tha.
Trong dụ ngôn “người con hoang đàng”, thuật ngữ “công bình” không được dùng, và trong nguyên bản cũng không dùng từ “lòng thương xót”. Mối quan hệ giữa công bình và yêu thương được biểu hiện như LCTX, đồng thời được khắc sâu bằng tính chính xác trong nội dung của dụ ngôn.
Rõ ràng hơn là tình yêu được biến đổi thành LCTX khi cần có quy luật chính xác của sự công bình. Người con hoang đàng không còn xứng đáng sau khi ăn chơi sa đọa, trắng tay khi trở về với cha, nhưng được cha tha bổng, và dần dần người con được vun đắp về vật chất và tinh thần, dù có thể không bao giờ được đầy đủ như xưa. Tình phụ tử được khôi phục là nhờ tính cao thượng và tình thương của người cha.
Mối quan hệ như vậy không bao giờ có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy bằng bất cứ động thái nào. Người con hoang đàng biết vậy và biết mình phải làm gì để chuộc lỗi lầm, đó là lúc người ta biết rõ mình để có thể sống khiêm nhường hơn.
Hình ảnh người con hoang đàng giúp chúng ta nhận biết LCTX là gì và như thế nào. Chắc chắn đây là mặc khải về Thiên Chúa Cha, giúp chúng ta tái phát hiện cách nhìn của Cựu ước về LCTX luôn mới, vừa đơn giản vừa sâu xa.
Người cha của đứa con hoang đàng luôn trung thành với cương vị làm cha, trung thành với tình yêu bao la mà ông luôn dành cho con mình. Do đó mà người cha luôn chờ đợi và sẵn sàng tha thứ nếu đứa con biết trở về. Tình yêu ấy là LTX, kỳ lạ đến nỗi không ai khả dĩ hiểu hết. Người cha ấy đã tha thứ thì không còn phân biệt gì so với đứa con vẫn ngoan ngoãn ở với mình. Người con ngoan ngoãn đã so đo nhưng người cha đã phân tích rõ ràng để huynh đệ vẫn hiếu thuận với nhau.
Người cha trung tín với chính mình – một đặc điểm mà Cựu ước dùng thuật ngữ “hesed” – ngay khi diễn tả bằng cách thể hiện tình phụ tử. Thật vậy, chúng ta đọc thấy rằng khi người cha thấy đứa con hoang đàng trở về, ông đã chạnh lòng trắc ẩn, chạnh LTX, chạy ra đón nó, ôm nó trước khi nó ôm mình, rồi hôn nó (Lc 15:20). Chắc chắn ông làm điều này vì yêu thương con sâu sắc lắm, và điều này cũng bày tỏ lòng đại lượng dành cho con, lòng đại lượng đó đã khiến người con lớn phải tức giận. Lời người cha nói với người con lớn giản dị mà thâm sâu: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15:32).
Trong Phúc âm của thánh sử Luca có dụ ngôn Con Chiên Lạc (x. Lc 15:4-7) và dụ ngôn Đồng Bạc Bị Mất (x. Lc 15:8-9). Mỗi lần đều có mức nhấn mạnh tương tự về niềm vui có trong trường hợp của đứa con hoang đàng (x. Lc 15:11-32). Lòng thành tín của người cha hoàn toàn được tập trung vào tính nhân bản đối với đứa con hư hỏng, về nhân phẩm của đứa con.
Điều này giải thích mọi niềm vui nỗi mừng lúc đứa con trở về nhà. Do đó người ta có thể nói rằng tình thương dành cho đứa con là tình yêu xuất phát từ chính bản chất tình phụ tử, theo cách thức bắt buộc người cha quan tâm đến nhân phẩm của đứa con. Mối quan tâm này là thước đo tình yêu thương của người cha, tình yêu thương mà thánh Phaolô diễn tả: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn” (1 Cr 13:4-8).
Lòng Thương Xót – như Đức Kitô đã bày tỏ trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu (hoặc dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng) – có dạng nội tại của tình yêu trong Tân ước gọi là “agape”. Tình yêu thương này có thể đạt tới mọi đứa con hoang đàng, tới mọi nỗi khổ đau của con người, tới cả nỗi khốn khổ luân lý và tội lỗi.
Khi điều này xảy ra, con người là khách thể của LTX mà không hề cảm thấy bị hạ nhục, mà cảm thấy lại được tìm thấy và “được phục hồi giá trị”. Người cha bày tỏ niềm vui mừng đối với đứa con vừa “được tìm thấy” và như “chết sống lại”.
Niềm vui này thể hiện cái tốt nguyên trạng, dù đứa con hoang đàng cũng không thể ngăn cản tình cha thương con. Niềm vui đó còn thể hiện cái tốt lại được tìm thấy, khi đứa con trở về thú nhận tội lỗi. Điều xảy ra giữa mối quan hệ phụ tử trong dụ ngôn của Chúa Giêsu không được đánh giá “từ bên ngoài”. Định kiến của chúng ta về LTX đa số là hậu quả của việc chúng ta đánh giá theo bề ngoài.
Thi thoảng điều này xảy ra bằng cách theo phương pháp đánh giá mà chúng ta thấy trong LTX vượt trên mọi mối quan hệ bất bình đẳng giữa người trao LTX và người nhận LTX. Do đó, chúng ta vội vã “chiết khấu” LTX mà “thu nhỏ” người nhận, cho nên chúng ta xúc phạm nhân phẩm người khác.
Dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng cho thấy thực tế khác hẳn: Mối quan hệ của LTX dựa trên kinh nghiệm chung của cái tốt là con người, kinh nghiệm chung của phẩm chất đúng nơi con người. Kinh nghiệm chung này làm cho đứa con hoang đàng bắt đầu tự nhận thấy mình và hành động của mình bằng sự thật trọn vẹn (đó là khiêm nhường). Mặt khác, vì chính lý do này mà đứa con trở thành cái tốt riêng của người cha: Người cha thấy rõ cái tốt đạt được nhờ mầu nhiệm của chân lý và yêu thương để người cha có vẻ quên mọi tội lỗi mà đứa con đã phạm.
Hoán cải là cách diễn tả cụ thể nhất về tác dụng của tình yêu và sự hiện hữu của LTX trong thế giới loài người. Dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng diễn tả theo cách đơn giản nhưng sâu sắc trong thực tế cải tà quy chánh.
Ý nghĩa riêng và đúng của LTX không chỉ bao gồm trong cách nhìn, mà còn xuyên suốt và đầy lòng trắc ẩn: LTX được diễn tả về phương diện đúng và riêng khi LTX phục hồi để đánh giá, thúc đẩy và thu hút những điều tốt từ mọi dạng của điều xấu hiện hữu trong thế giới và trong con người. Hãy hiểu theo cách này, LTX cấu thành nền tảng của sứ vụ cứu độ và sức mạnh trong sứ vụ của Đức Kitô.
Các tông đồ và các môn đệ của Ngài đã hiểu và thực hành LTX như cách của Ngài. LTX không bao giờ ngừng mặc khải, bằng tâm khảm và trong hành động, như bằng chứng hùng hồn về tình yêu: “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (x. Rm 12:21). Khuôn mặt đích thực của LTX phải được mặc khải theo cách mới. Mặc dù có nhiều định kiến, LTX vẫn thực sự rất cần thiết trong thời đại chúng ta.
LCTX được mặc khải trên Thánh giá và trong sự Phục sinh
Sứ vụ của Đức Kitô và hoạt động của Ngài giữa nhân loại kết thúc bằng cái chết trên Thập giá và sự Phục sinh. Chúng ta phải thẩm thấu sự kiện cuối cùng này, nhất là theo ngôn ngữ của Công đồng Vatican II xác định là Mầu nhiệm Vượt qua (Mysterium Paschale) – nếu chúng ta muốn diễn tả sâu sắc sự thật về LTX, như được mặc khải trong lịch sử cứu độ.
Ở mức cân nhắc này, chúng ta phải tiếp cận Tông thư Redemptor Hominis (Gioan Phaolô II, 1978). Thật vậy, thực tế của ơn cứu độ, theo chiều kích con người, đã mặc khải những điều chưa từng nghe biết – về sự cao cả của con người, như Bài Exsultet (công bố trong đêm Vọng Phục Sinh) mô tả: “Tội hồng phúc đã ban cho chúng ta Đấng cứu chuộc rất cao sang”, ngay lúc chiều kích cứu độ của Thiên Chúa làm cho chúng ta có thể hồi sinh theo cách kinh nghiệm nhất và lịch sử nhất, để tiết lộ chiều sâu của tình yêu không không chùn bước trước sự hy sinh khác thường của Chúa Con, để thỏa mãn lòng trung thành của Chúa Cha đối với loài người, tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài và chọn chúng ta từ khởi nguyên, nơi Chúa Con, đối với ân sủng và vinh quang.
Các sự kiện của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, thậm chí trước đó, trong lời cầu nguyện tại Ghết-si-ma-ni, giới thiệu sự thay đổi nền tảng của toàn bộ sự mặc khải về tình yêu và LTX trong sứ vụ của Đức Kitô. Ngài “thi ân giáng phúc, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế” (Cv 10:38), đồng thời “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 9:35), chính Ngài thực hiện LTX và kêu gọi LTX, khi Ngài bị bắt, bị đối xử tệ, bị kết án, bị đánh đòn, đội vòng gai, bị đóng đinh vào Thập giá và chết trong đau đớn vô cùng (x. Mc 15:37; Ga 19:30).
Lúc đó Ngài xứng đáng nhận LTX từ những người mà Ngài đã làm tốt cho họ, nhưng Ngài đã không nhận được. Ngay cả những người thân tín nhất cũng không thể bảo vệ Ngài khỏi kẻ ác. Ở giai đoạn cuối cùng của sứ vụ, các lời tiên tri, nhất là của tiên tri Isaia nói về Người Tôi Tớ Đau Khổ, hoàn toàn ứng nghiệm nơi Đức Kitô: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Is 53:5).
Đức Kitô, là người chịu đau khổ trong Vườn Cây Dầu và trên đồi Can-vê, đã thưa với Chúa Cha rằng Ngài đã thể hiện tình yêu của Chúa Cha cho mọi người. Nhưng Ngài cũng không được thoát khỏi đau khổ và cái chết trên Thập giá: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:21).
Thánh Phaolô viết về chiều kích thực tế của ơn cứu độ. Chính ơn cứu độ này là mặc khải tính thánh thiêng của Thiên Chúa, Đấng hoàn thiện, đầy đủ công lý và yêu thương, vì công lý dựa trên yêu thương.
Trong cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Kitô, Chúa Cha không tha chính Con mình, nhưng “vì chúng ta mà tự nhận thân phận như tội nhân”, công lý được diễn tả, Đức Kitô chịu đau khổ và chấp nhận Thập giá vì tội lỗi nhân loại. Điều này cấu thành “sự dồi dào” của công lý, vì tội lỗi của loài người “được đền bù” nhờ sự hy sinh của Thiên-Chúa-Làm-Người.
Công lý này là “tiêu chuẩn của Thiên Chúa”, hoàn toàn nhiệm xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, và sinh hoa kết trái trong tình yêu. Vì thế, công lý của Chúa mặc khải trên Thánh giá của Đức Kitô là “chiều kích cùa Thiên Chúa” vì nhiệm xuất từ tình yêu và được hoàn tất trong tình yêu, sinh ra hoa trái ơn cứu độ. Ơn cứu độ liên quan sự mặc khải về LTX viên mãn.
Chiều kích ơn cứu độ được đặt trong hiệu quả không chỉ bằng cách đem lại công lý để chịu đựng tội lỗi, mà còn phục hồi tình yêu nơi con người, vì chính con người đã từng viên mãn sự sống và sự thánh thiện đến từ Thiên Chúa. Theo cách này, ơn cứu độ liên quan sự mặc khải về LTX một cách viên mãn.
Mầu nhiệm Vượt qua là tột đỉnh của sự mặc khải này và hiệu của cùa LTX, có thể biện hộ cho con người, phục hồi công lý theo nghĩa của mệnh lệnh cứu độ mà Thiên Chúa đã muốn từ khi tạo dựng nhân loại. Cuộc khổ nạn của Đức Kitô nói theo cách đặc biệt đối với con người, không chỉ với người có niềm tin.
Những người không có niềm tin cũng có thể khám phá nơi Ngài về mối liên kết với số phận con người, cũng như sự hài hòa trọn vẹn của sự dấn thân vô vị lợi vì con người, vì chân lý và vì yêu thương. Nhưng chiều kích của Mầu nhiệm Vượt qua còn thâm thúy hơn. Thập giá trên đồi Can-vê, nơi mà Đức Kitô đã đối thoại lần cuối với Chúa Cha, nổi bật lên từ chính trái tim yêu thương của con người, vốn được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa, đã được làm thành tặng phẩm theo kế hoạch đời đời của Thiên Chúa.
Như Đức Kitô đã mặc khải, Thiên Chúa không chỉ thân thiện với thế giới với tư cách Tạo hóa và nguồn hiện hữu, mà Ngài còn là Cha: Ngài liên kết với con người, và Ngài mời gọi họ hiện hữu trong thế giới vô hình, bằng mối liên kết thân mật hơn. Đó là tình yêu không chỉ tạo điều tốt mà còn cho tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vì Ngài yêu thương và muốn trao ban chính Ngài. Và Ngài cũng mời gọi chúng ta chia sẻ chân lý và tình yêu nơi Thiên Chúa.
Tín điều Công đồng Nicê-Constantinopolitan xác nhận: “Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Thập giá là bằng chứng tuyệt vời về giao ước của Thiên Chúa đối với nhân loại – mỗi con người đều là giao ước này. Thập giá là giao ước mới đã được thiết lập trên đồi Can-vê, không hạn chế với một người nào.
Thập giá của Đức Kitô nói gì với chúng ta? Thập giá lại cho chúng ta một sứ điệp quan trọng: “Đức Kitô phục sinh”.
Những người thấy ngôi mộ trống trở thành nhân chứng về Đức Kitô phục sinh. Nhưng ngay trong vinh quang Thiên Chúa, Thập giá vẫn còn. Thập giá đó vẫn nói và không ngừng nói về Thiên Chúa Cha, Đấng tuyệt đối trung tín với tình yêu đời đời của Ngài đối với con người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).
LTX là tình yêu tuyệt đối. Tin vào tình yêu này là tin vào LCTX. Tin vào Chúa Con bị đóng đinh là “thấy Chúa Cha” (x. Ga 14:9), nghĩa là tin tình yêu đó hiện hữu trong thế giới và tình yêu này mạnh hơn mọi điều ác nơi mọi người, nơi nhân loại, hoặc cả thế gian. LCTX là chiều kích tuyệt đối của tình yêu.
Tình yêu mạnh hơn tử thần và mạnh hơn tội lỗi
Thập giá của Đức Kitô trên đồi Can-vê cũng là nhân chứng đối với sức mạnh của sự ác chống lại Con Thiên Chúa, chống lại một người con trong những người con của nhân loại, con người đó có bản chất vô tội, chống lại những người sinh ra trong thế gian chưa bị hoen ố vì sự bất tuân phục của Adam và ảnh hưởng Tội nguyên tổ. Và ở đây, chính nơi Đức Kitô, công lý được thực hiện đối với tội lỗi bằng giá máu hy sinh của Ngài, bằng cách “vâng lời cho đến chết trên Thập giá” (Pl 2:8).
“Ngài chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài” (2 Cr 5:21). Công lý cũng được đem tới để liên quan cái chết, mà từ đầu lịch sử nhân loại đã bị nối kết với tội lỗi. SỰ chết đã được công lý thực hiện bằng giá của cái chết của Con Người không hề có tội và chiến thắng bằng cái chết: “Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1 Cr 15:54-57).
Chúa Con, Đấng đồng bản thể với Chúa Cha, đã hoàn lại công lý cho Thiên Chúa bằng chính Thập giá, đồng thời mặc khải LTX, đó là tình yêu trái ngược với những gì cấu thành nguồn gốc điều ác trong lịch sử nhân loại: chống lại tội lỗi và sự chết.
Thập giá là sự hạ mình sâu thẳm nhất của Thiên Chúa đối với loài người và những số phận bất hạnh của loài người – nhất là những lúc khó khăn và đau khổ. Thập giá như là “cách tiếp xúc” của tình yêu vĩnh hằng đối với những vết thương của loài người; đó là sự hoàn tất trọn vẹn của chương trình cứu độ nhân loại mà Đức Kitô đã bày tỏ tại Đền Thờ ở Nadarét (x. Lc 4:18-21) và đã được ngôn sứ Gioan Tẩy giả lặp lại (x. Lc 7:20-23).
Theo cách nói của tiên tri Isaia (x. Is 35:5; 61:1-3), chương trình này cốt ở việc mặc khải về LCTX đối với người nghèo, người đau khổ, tội nhân, người mù, người bị đàn áp và bị bóc lột. Trong Mầu nhiệm Vượt qua, các giới hạn của “sự dữ đa chiều” mà nhân loại “ăn chia” đã bị vượt qua: Thật vậy, Thập giá của Đức Kitô làm chúng ta hiểu căn nguyên sâu xa của sự dữ, đã bị gắn sâu trong tội lỗi và sự chết; vì thế Thập giá trở nên dấu hiệu tận thế (eschatological sign).
Chỉ trong sự hoàn tất cuối cùng và sự canh tân cuối cùng của thế giới mà tình yêu sẽ chiến thắng, trong những người Chúa chọn, hoa trái chín muồi của vương quốc sự sống và vinh quang bất tử. Việc thiết lập sự hoàn tất cuối cùng này có nơi Thập giá của Đức Kitô và trong cái chết của Ngài.
“Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ ba” (x. 1 Cr 15:4), điều đó cấu thành dấu hiệu cuối cùng của sứ vụ cứu độ, dấu hiệu hoàn tất toàn bộ mặc khải về LCTX trong thế-gian-bị-cái ác-chế-ngự. Đồng thời cấu thành dấu hiệu tiên báo “trời mới và đất mới” (Kh 21:1), lúc “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:4).
Trong sự hoàn tất cuối cùng, LCTX sẽ được mặc khải là tình yêu, trong khi trên thế gian, trong lịch sử nhân loại, cùng với lịch sử của tội lỗi và sự chết, tình yêu phải được mặc khải là LCTX và cũng phải được hiên thực hóa là LCTX. Chương trình cứu độ của Đức Kitô, chương trình của LTX, trở thành chương trình của Dân Ngài, chương trình của Giáo hội.
Ngay tại trung tâm của chương trình đó luôn có Thập giá, vì chính nơi Thập giá mà sự mặc khải LCTX đạt tới đỉnh cao. Khi “những cái cũ bị tẩy sạch” (x. Kh 21:4), Thập giá vẫn còn được dẫn chứng những từ ngữ trong sách Khải huyền của Thánh Gioan: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3:20).
Theo cách đặc biệt, Thiên Chúa cũng mặc khải LTX khi Ngài mời gọi nhân loại “thương xót” Con Một Ngài là Đấng-bị-đóng-đinh. Đức-Kitô-bị-đóng-đinh chính là Ngôi-Lời-không-qua-đi: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24:35), và Ngài là người “đứng trước cửa và gõ vào cửa lòng của mỗi người” (x. Kh 3:20), không hạn chế tự do nhưng tìm cách rút ra từ chính lòng yêu chuộng tự do, đó không chỉ là hành động đoàn kết với Con-Người-chịu-đau-khổ (Đức Kitô), mà còn là dạng LTX được mỗi người trong chúng ta thể hiện với Con của Chúa Cha hằng hữu.
Trong toàn bộ chương trình cứu độ của Đức Kitô, trong toàn bộ mặc khải về LTX qua Thập giá, phẩm giá con người có thể được tôn trọng hơn và được đề cao hơn, vì đạt được LTX. Đức Kitô đã xác định: “Các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).
Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu nói đến một trong Bát Phúc (Tám mối phúc thật): “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7). Điều đó cấu thành một bản tổng hợp của toàn bộ Tân ước, toàn bộ “sự trao đổi tuyệt vời” (admirable commercium) bao gồm trong đó. Sự trao đổi này là luật của kế hoạch cứu độ, luật này vừa đơn giản, vừa mạnh mẽ, vừa dễ dàng.
Thể hiện ngay từ đầu những gì mà “trái tim con người” có thể thương xót, những từ ngữ này không từ Bài Giảng Trên Núi mặc khải viễn cảnh mầu nhiệm thẳm sâu của Thiên Chúa: Tính đồng nhất bí ẩn của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, trong đó tình yêu bao gồm công lý, đặt trong LTX, mặc khải sự hoàn hảo của công lý.
Mầu nhiệm Vượt qua là Đức Kitô ở đỉnh cao của sự mặc khải về mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa. Đó là những lời được nói đã hoàn toàn nên trọn: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14:9). Thật vậy, Đức Kitô là Đấng mà Chúa Cha “cũng không tha” (Rm 8:32) vì nhân loại, Đấng phải chịu khổ hình Thập giá đã không được nhân loại thương xót, Đấng đã mặc khải tình yêu viên mãn trong sự phục sinh của Ngài mà Chúa Cha đã dành cho Ngài, nơi Ngài, và cho nhân loại: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống” (Mc 12:27).
Trong sự phục sinh, Đức Kitô đã mặc khải Thiên Chúa của LTX, vì Ngài đã chấp nhận Thập giá là đường tới phục sinh. Vì thế, khi chúng ta nhớ tới Thập giá, cuộc Khổ nạn và Sự chết của Đức Kitô, đức tin và đức cậy của chúng ta tập trung vào Đấng Phục Sinh: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20:19-20). Rồi Ngài nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:22-23).
Ở đây Chúa Con có kinh nghiệm về LTX đã được thể hiện với Ngài, nghĩa là tình yêu của Chúa Cha mạnh hơn Tử thần. Đức Kitô cũng vậy, vào lúc cuối của sứ vụ cứu độ, Ngài đã mặc khải chính Ngài là Nguồn Thương Xót vô tận, về chính tình yêu ấy, trong viễn cảnh lịch sử cứu độ nơi Giáo hội, được xác nhận là lớn hơn mọi tội lỗi của nhân loại.
Đức Kitô Vượt Qua là hiện thân cuối cùng của LTX, dấu hiệu sống động trong lịch sử nhân loại cho đến tận thế. Trong tinh thần đó, phụng vụ mùa Phục sinh đặt trên môi miệng chúng ta những lời của Thánh vịnh: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” [Tv 89 (88):2].
(Chuyển ngữ từ TheDivineMercy.org)
________________________________________
(*) Septuagint, quen gọi là Bản Bảy Mươi. Bản Kinh thánh phổ thông (Vulgate) chủ yếu là công của thánh Giêrônimô, và được ĐGH Damasus I ủy nhiệm năm 382. Lúc đó, bản này là tiêu chuẩn trong Giáo hội, nhưng đến thế kỷ XVI có vài trăm bản được in, với nhiều thay đổi. Công đồng Trentô tuyên bố rằng Bản Kinh thánh phổ thôn là xác thực khi đọc công khai, tranh luận, giảng thuyết và bình luận, và truyền lệnh xem xét kỹ lưỡng. Nghĩa là bản phổ thông này là bản Kinh thánh chính thức của Giáo hội. Bản này cũng được Công đồng Vatican I và Vatican II sử dụng.
Khi diễn tả Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), các sách Cựu ước dùng 2 cách diễn tả đặc biệt, mỗi câu đều có một sắc thái khác nhau về ngữ nghĩa.
Trước hết, thuật ngữ “hesed” ngụ ý một thái độ sâu sắc của “lòng tốt”. Khi điều này được thiết lập giữa hai cá nhân, họ không chỉ muốn tốt cho nhau mà họ còn tin tưởng nhau bằng sự thầm hứa trong lòng, và trung thành với nhau. Vì “hesed” cũng có nghĩa về ân huệ hoặc yêu thương, điều này xảy ra đúng theo nền tảng của lòng trung thành. Sự thật là sự tận tụy được nói tới không chỉ là đặc tính luân lý mà còn hầu như là đặc tính pháp lý tạo sự khác biệt.
Cựu ước dùng từ “hesed” để nói về Thiên Chúa, điều này luôn xảy ra khi liên kết với giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân Israel. Đối với Thiên Chúa, giao ước này là tặng phẩm và ân huệ dành cho dân Israel. Do đó, Thiên Chúa đã hứa tôn trọng giao ước, “hesed” cũng cần một ý nghĩa hợp pháp phù hợp với giao ước.
Lời hứa theo pháp lý về phần Thiên Chúa bắt buộc dân Israel không được vi phạm giao ước và phải tôn trọng các điều kiện của giao ước. Nhưng ở điểm này, “hesed” không là pháp lý, được mặc khải phương diện sâu xa hơn, cho thấy chính nó là gì ngay từ đầu, nghĩa là tình yêu đã được trao ban, tình yêu mạnh hơn sự phản trắc và ân sủng mạnh hơn tội lỗi.
Lòng tín trung này đối với con-gái-bất-trung-của-dân-tộc: “Ngay cả lũ chó rừng cũng biết chìa vú cho con bú, thế mà con gái dân tôi lại dữ dằn hung bạo như đà điểu chốn hoang địa khô cằn. Thiếu nữ dân tôi gian ác tầy trời vượt xa cả Xô-đôm tội lỗi; thành đó bị đổ nhào trong nháy mắt, chẳng cần ai phải nhúng tay vào” (Ac 4:3, 6). Tóm lại, đối với Chúa, đó là lòng tín trung đối với chính Ngài. Điều này trở thành hiển nhiên thường xuyên ở cả hai dạng “tận tụy” mà chúng ta gặp (ân sủng và tín trung), có thể được coi là trường hợp của phép thế đôi (hendiadys, cách dùng liên từ “và” giữa 2 từ ngữ), ví dụ: Xh 34:6; 2 Sm 2:6; 15:20; Tv 25 [24]:10; 40 [39]:11-12; 85 [84]:11; 138 [137]:2; Mi 7:20).
“Ngươi hãy nói với nhà Israen: Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Hỡi nhà Ítraen, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì danh thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đã đi đến” (Ed 36:22). Do đó mà dân Israel, mặc dù nhiều tội lỗi vì vi phạm giao ước, không thể yêu cầu “hesed” của Thiên Chúa theo pháp lý, nhưng họ có thể và phải tiếp tục hy vọng và tin sẽ được điều đó, vì Thiên Chúa của giao ước thực sự “chịu trách nhiệm về tình yêu của Ngài”.
Thành quả của tình yêu này là ơn tha thứ và phục hồi ân sủng, tái lập giao ước nội tại. Từ ngữ thứ hai theo thuật ngữ Cựu ước xác định Lòng Thương Xót là “rahamim”.
Đây là sự khác biệt của “hesed”. Trong khi “sự tận tụy” làm nổi bật lòng tín trung của “trách nhiệm đối với tình yêu của mình” (theo nghĩa nam tính), “rahamim” theo chính nguyên ngữ đã bao hàm tình yêu của người mẹ (rehem = tử cung).
Từ hệ lụy nguồn gốc và sâu xa – thực sự là sự kết hợp – liên kết người mẹ với đứa con làm nảy sinh mối quan hệ đặc biệt với đứa con, một tình yêu đặc biệt. Với tình yêu này, người ta có thể nói rằng đó là “hoàn toàn cho không”, vô điều kiện, và về phương diện này nó cấu thành sự cần thiết nội tại: Tình trạng cấp bách của con tim.
Như vậy, đó là sự biến đổi “nữ tính” của lòng tín trung nam tính đối với chính nó được diễn tả bằng từ ngữ “hesed”. Đối với nền tảng tâm lý này, “rahamim” phát sinh một loạt cảm xúc, kể cả lòng tốt và dịu dàng, kiên nhẫn và hiểu biết, nghĩa là sẵn sàng tha thứ.
Cựu ước quy cho Thiên Chúa các đặc tính này khi dùng thuật ngữ “rahamim” để nói về Ngài. Chúng ta đọc thấy trong sách Isaia: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49:15).
Tình yêu này là lời cảm tạ tín thành đối với sức mạnh mầu nhiệm của tình mẫu tử, được diễn tả trong Cựu ước bằng nhiều cách: Cứu thoát khỏi mọi nguy hiểm, nhất là thoát khỏi kẻ thù; tha thứ tội lỗi – của từng người và của cả toàn dân Israel – cuối cùng là sẵn sàng làm trọn lời hứa và niềm cậy trông, mặc dù nhân loại bất trung, như chúng ta thấy trong sách Hôsê: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng” (Hs 14:5).
Theo cách nói của Cựu ước, chúng ta cũng thấy những cách diễn tả khác, ngụ ý nhiều cách đối với ngữ cảnh cơ bản. Nhưng cả hai cách nói trên đều đáng lưu ý đặc biệt, cho thấy rõ phương diện theo thuyết hình người nguyên thủy (original anthropomorphic aspect): Khi diễn tả LCTX, các tác giả Kinh thánh dùng cách nói phù hợp với lương tâm và kinh nghiệm của những người đương thời.
Thuật ngữ Hy Lạp theo bản dịch “Bảy Mươi” (*) không cho thấy như bản cổ ngữ Do Thái: Vì thế nó không đưa ra tất cả sự khác biệt về ngữ nghĩa riêng đối với văn bản gốc. Dù ở mức nào, Tân ước cũng dựa vào sự phong phú và độ sâu ghi dấu cổ.
Theo cách này, chúng ta thừa hưởng từ Cựu ước – theo cách tổng hợp – không chỉ phong phú về cách diễn tả được các sách đó dùng để xác định LCTX, mà còn về “tâm lý” của Thiên Chúa theo thuyết hình người: Hình ảnh về tình yêu khắc khoải của Ngài, khi tiếp xúc với điều ác, nhất là với tội lỗi của cá nhân và dân tộc, được biểu hiện là LTX.
Hình ảnh này được tạo nên không chỉ về ngữ cảnh tổng quát của động từ “hanan” mà còn về ngữ cảnh của từ ngữ “hesed” và “rahamim”. Thuật ngữ “hanan” diễn tả một khái niệm rộng hơn, thực sự có nghĩa là cách biểu hiện của ân sủng, liên quan một bẩm chất kiên định (constant predisposition) là khoan hồng, nhân từ và thương xót.
Thêm vào các yếu tố ngữ nghĩa, khái niệm của Cựu ước về LCTX cũng được tạo nên từ những gì bao hàm trong động từ “hamal”, theo nghĩa đen là “tha chết” (một kẻ thù chiến bại) nhưng cũng “tỏ lòng thương xót và trắc ẩn”, vì thế mà tha thứ và miễn trừ tội lỗi.
Còn có thuật ngữ “hus” diễn tả lòng thương xót và trắc ẩn, nhưng đặc biệt mang ý nghĩa xúc động. Các thuật ngữ này xuất hiện ít hơn trong các văn bản Kinh thánh khi diễn tả LCTX.
Ngoài ra, nên chú ý từ ngữ “emet” đã được nói tới. Nó có nghĩa ban đầu là “sự vững chắc, sự an toàn” (theo Hy ngữ của bản Bảy Mươi là “chân lý”) và khi đó có nghĩa là “lòng thành tín”. Theo cách này, nó có vẻ liên kết với ngữ nghĩa riêng đối với thuật ngữ “hesed”. Ở cả 2 nơi, đó là trường hợp của “hesed”, nghĩa là lòng thành tín mà Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài đối với dân, trung thành với điều Ngài hứa là sẽ làm trọn trong tình mẫu tử của Mẹ Thiên Chúa (x. Lc 1:49-54), như Kinh thánh nói: “Chúa sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1:72). Đây cũng là trường hợp của LCTX theo nghĩa của từ “hesed”, theo mức của những câu theo sau, những câu mà Dacaria nói về “LTX nhân hậu của Thiên Chúa”, diễn tả rõ ràng nghĩa thứ hai, nghĩa là “rahamim” (bản La ngữ: Viscera Misericordiae), đồng hóa LCTX với tình thương của người mẹ.
CỰU ƯỚC
Cựu ước hiểu LCTX bằng cách dùng nhiều thuật ngữ có ý nghĩa liên quan, khác nhau bằng nội dung riêng, nhưng có thể nói được rằng chúng đều đồng quy từ những hướng khác nhau theo nghĩa cơ bản, diễn tả sự phong phú nổi bật và gần gũi với con người với các phương diện khác nhau.
Cựu ước khuyến khích mọi người chịu đựng nỗi bất hạnh, nhất là nỗi đau khổ do tội lỗi – như dân Israel được Thiên Chúa hứa ban giao ước – để cầu xin LTX của Thiên Chúa, và làm cho những nỗi bất hạnh đó trở thành niềm hy vọng, nhắc nhở về LCTX trong những lúc thất bại và mất niềm tin.
Cựu ước cũng luôn dâng lời tạ ơn về LCTX, thể hiện trong đời sống của toàn dân và mỗi cá nhân. Theo cách này, LCTX tương phản với sự công thẳng của Thiên Chúa theo nghĩa nào đó, và trong nhiều trường hợp được thể hiện không chỉ mạnh hơn mà còn sâu sắc hơn công lý. Cũng vậy, tình yêu tác động tới công lý, và cuối cùng thì công lý phục vụ tình yêu.
Cựu ước còn dạy rằng, dù công lý là một nhân đức đích thực nơi con người, và nơi Thiên Chúa biểu hiện sự hoàn hảo trong suốt, do đó mà tình yêu “lớn hơn” công lý – lớn hơn về ý nghĩa nguyên thủy và cơ bản.
Tính ưu việt và nổi trội của tình yêu có liên quan công lý – đây là dấu ấn của toàn bộ mặc khải – được mặc khải chính xác qua LTX. Điều này có vẻ minh nhiên đối với các tác giả thánh vịnh và các tiên tri mà công lý kết thúc theo nghĩa Ơn cứu độ được hoàn tất bởi chính Thiên Chúa và LCTX [Tv 40 (39):11; 98 (97):2; Is 45:21; Is 51:5 & 8; Is 56:1].
LCTX khác với công lý, nhưng không đối lập, nếu chúng ta nhận theo lịch sử con người – như Cựu ước đã thể hiện chính xác – sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa đã tự liên kết với thụ tạo của Ngài bằng một tình yêu đặc biệt.
Theo bản chất, tình yêu loại trừ thù hận và ý xấu đối với người mà Ngài đã trao tặng phẩm là chính mình: “Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Ngài đã làm ra” (Kn 11:24). Những từ này cho thấy cơ bản thâm sâu của mối quan hệ giữa công lý và LTX nơi Thiên Chúa, trong mối quan hệ của Ngài với con người và thế giới.
Những lời đó cho chúng ta biết rằng chúng ta phải tìm kiếm nguồn gốc của việc trao ban sự sống và các lý do thân thiết đối với mối quan hệ này bằng cách trở lại từ “sự bắt đầu”, trong chính mầu nhiệm sáng tạo. Những lời đó báo trước Giao ước cũ (Cựu ước), sự mặc khải viên mãn của Thiên Chúa, Đấng mệnh danh là “tình yêu” (1 Ga 4:15 & 16).
Nối kết với mầu nhiệm sáng thế là mầu nhiệm của sự chọn lựa, theo cách đặc biệt mà hình thành lịch sử con người có người cha tâm linh là Abraham nhờ đức tin. Do đó, qua dân tộc này mà các hành trình xuyên suốt lịch sử Cựu ước và Tân ước, mầu nhiệm của sự chọn lựa nói đến mỗi người trong đại gia đình nhân loại.
“Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31:3). “Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi, giao ước hoà bình của Ta cũng chẳng chuyển lay, Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy” (Is 54:10). Sự thật này, đã từng được công bố với dân Israel, liên quan viễn cảnh của toàn lịch sử con người, cả viễn cảnh thời gian và thế mạt (Gn 4:2, 11; Tv 145 (144):9; Hc 18:8-14; Kn 11:23-12:1).
Đức Kitô mặc khải Chúa Cha trong cùng viễn cảnh và theo nền tảng đã được chuẩn bị, như nhiều trang Cựu ước mô tả. Cuối mặc khải này, vào đêm trước khi chịu chết, Chúa Giêsu nói với tông đồ Philipphê lời đáng ghi nhớ này: “Thầy ở với anh em bấy lâu, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9).
TÂN ƯỚC
Ngay đầu Tân ước, hai tiếng nói vang lên trong Phúc âm thánh Luca phù hợp việc liên quan LCTX – một sự hài hòa vang dội cả truyền thống Cựu ước. Đức Maria vào nhà ông Dacaria, tán tụng Chúa bằng cả linh hồn vì LXT của Chúa, điều mà “từ đời nọ đến đời kia” được trao ban cho những ai kính yêu Ngài.
Sau đó, khi Đức Mẹ nhớ lại sự tuyển chọn dân Israel, Đức Mẹ đã tuyên xưng LCTX mà Ngài đã chọn Đức Mẹ là người được mọi thời khen là “đầy ơn phúc” (x. Lc 1:49-54). Khi Gioan Tẩy giả chào đời, ông Dacaria ca tụng Thiên Chúa của Israel và tôn vinh Ngài vì đã tỏ LTX như đã hứa với các tổ phụ và vì đã nhớ giao ước thánh của Ngài (x. Lc 1:72). Đây cũng là trường hợp của LCTX theo nghĩa của từ “hesed”, điều mà ông Dacaria nói về “lòng nhân hậu của Thiên Chúa”, được diễn tả rõ theo nghĩa thứ hai, nghĩa là “rahamim” (La ngữ là viscera misericordiae), xác định LCTX như tình mẫu tử.
Trong giáo huấn của chính Chúa Giêsu, hình ảnh này kế thừa từ Cựu ước trở nên đơn giản hơn và sâu xa hơn. Đây có thể là điều hiển nhiên nhất trong dụ ngôn về đứa con hoang đàng (x. Lc 15:14-32). Dù từ ngữ “lòng thương xót” không xuất hiện, nhưng vẫn diễn tả rõ ràng bản chất của LCTX.
Đó là mầu nhiệm của LCTX, một kịch bản thâm thúy thể hiện Tình Cha đối với đứa con hoang đàng và tội lỗi. Người con đó không chỉ được hồi phục quyền làm con mà còn được tiếp tục thừa kế gia sản của người cha dù đã ăn chơi phung phí hết phần gia sản riêng. Ăn năn và trở về, nhận lỗi và xin lỗi, tất cả lại trở về nguyên trạng của người con. Tình Chúa quá bao la và kỳ diệu!
“Khi tiêu xài hết mọi thứ”, người con “bị túng quẫn”, nhất là “nạn đói xảy ra trong vùng đó” đến nỗi người con “thèm ăn cám heo” mà cũng không được ăn, thế là người con phải quyết định về nhà cha: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà mình ở đây lại chết đói!” (Lc 15:17). Việc trở về của người con có thể chỉ là vạn bất đắc dĩ, nhưng ít nhiều gì anh cũng nhận thấy mình bất xứng và chỉ dám xin cha coi mình như tôi tớ: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15:18-19). Thế nhưng anh không thể tin những gì anh thấy: Người cha ra ôm anh vào lòng, làm tiệc mừng, cho mang đồ mới và giày mới. Dụ ngôn này đã “chạm” đến giao-ước-tình-yêu, “chạm” đến mọi tình trạng mất ân sủng và mọi tội lỗi.
Theo nhận thức, người con này lý luận để khả dĩ thấy rằng mình đã hoàn toàn bất xứng, không còn mối quan hệ mật thiết của tình phụ tử. Do đó mà người con quyết định đứng dậy và trở về với cha. Dám trở về là can đảm, vì dù sao cũng đã bẽ mặt và nhục nhã, nhưng không mặc cảm tội lỗi. Người con hoang đàng nhận thấy mình không có quyền đòi hỏi gì nữa, không đáng là con, may lắm cũng chỉ mong được làm người giúp việc trong nhà cha mình thôi. Người con đã nhận thức đầy đủ về tình trạng bất xứng của mình và “đáng đời” thế nào theo công lý. “Quyết định dứt khoát trở về” là động thái rất quan yếu. Lúc đó, con người phải giằng co âm thầm rất mãnh liệt. Đó chính là động thái trưởng thành trong đức tin – tin vào LCTX và tin mình được thứ tha.
Trong dụ ngôn “người con hoang đàng”, thuật ngữ “công bình” không được dùng, và trong nguyên bản cũng không dùng từ “lòng thương xót”. Mối quan hệ giữa công bình và yêu thương được biểu hiện như LCTX, đồng thời được khắc sâu bằng tính chính xác trong nội dung của dụ ngôn.
Rõ ràng hơn là tình yêu được biến đổi thành LCTX khi cần có quy luật chính xác của sự công bình. Người con hoang đàng không còn xứng đáng sau khi ăn chơi sa đọa, trắng tay khi trở về với cha, nhưng được cha tha bổng, và dần dần người con được vun đắp về vật chất và tinh thần, dù có thể không bao giờ được đầy đủ như xưa. Tình phụ tử được khôi phục là nhờ tính cao thượng và tình thương của người cha.
Mối quan hệ như vậy không bao giờ có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy bằng bất cứ động thái nào. Người con hoang đàng biết vậy và biết mình phải làm gì để chuộc lỗi lầm, đó là lúc người ta biết rõ mình để có thể sống khiêm nhường hơn.
Hình ảnh người con hoang đàng giúp chúng ta nhận biết LCTX là gì và như thế nào. Chắc chắn đây là mặc khải về Thiên Chúa Cha, giúp chúng ta tái phát hiện cách nhìn của Cựu ước về LCTX luôn mới, vừa đơn giản vừa sâu xa.
Người cha của đứa con hoang đàng luôn trung thành với cương vị làm cha, trung thành với tình yêu bao la mà ông luôn dành cho con mình. Do đó mà người cha luôn chờ đợi và sẵn sàng tha thứ nếu đứa con biết trở về. Tình yêu ấy là LTX, kỳ lạ đến nỗi không ai khả dĩ hiểu hết. Người cha ấy đã tha thứ thì không còn phân biệt gì so với đứa con vẫn ngoan ngoãn ở với mình. Người con ngoan ngoãn đã so đo nhưng người cha đã phân tích rõ ràng để huynh đệ vẫn hiếu thuận với nhau.
Người cha trung tín với chính mình – một đặc điểm mà Cựu ước dùng thuật ngữ “hesed” – ngay khi diễn tả bằng cách thể hiện tình phụ tử. Thật vậy, chúng ta đọc thấy rằng khi người cha thấy đứa con hoang đàng trở về, ông đã chạnh lòng trắc ẩn, chạnh LTX, chạy ra đón nó, ôm nó trước khi nó ôm mình, rồi hôn nó (Lc 15:20). Chắc chắn ông làm điều này vì yêu thương con sâu sắc lắm, và điều này cũng bày tỏ lòng đại lượng dành cho con, lòng đại lượng đó đã khiến người con lớn phải tức giận. Lời người cha nói với người con lớn giản dị mà thâm sâu: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15:32).
Trong Phúc âm của thánh sử Luca có dụ ngôn Con Chiên Lạc (x. Lc 15:4-7) và dụ ngôn Đồng Bạc Bị Mất (x. Lc 15:8-9). Mỗi lần đều có mức nhấn mạnh tương tự về niềm vui có trong trường hợp của đứa con hoang đàng (x. Lc 15:11-32). Lòng thành tín của người cha hoàn toàn được tập trung vào tính nhân bản đối với đứa con hư hỏng, về nhân phẩm của đứa con.
Điều này giải thích mọi niềm vui nỗi mừng lúc đứa con trở về nhà. Do đó người ta có thể nói rằng tình thương dành cho đứa con là tình yêu xuất phát từ chính bản chất tình phụ tử, theo cách thức bắt buộc người cha quan tâm đến nhân phẩm của đứa con. Mối quan tâm này là thước đo tình yêu thương của người cha, tình yêu thương mà thánh Phaolô diễn tả: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn” (1 Cr 13:4-8).
Lòng Thương Xót – như Đức Kitô đã bày tỏ trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu (hoặc dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng) – có dạng nội tại của tình yêu trong Tân ước gọi là “agape”. Tình yêu thương này có thể đạt tới mọi đứa con hoang đàng, tới mọi nỗi khổ đau của con người, tới cả nỗi khốn khổ luân lý và tội lỗi.
Khi điều này xảy ra, con người là khách thể của LTX mà không hề cảm thấy bị hạ nhục, mà cảm thấy lại được tìm thấy và “được phục hồi giá trị”. Người cha bày tỏ niềm vui mừng đối với đứa con vừa “được tìm thấy” và như “chết sống lại”.
Niềm vui này thể hiện cái tốt nguyên trạng, dù đứa con hoang đàng cũng không thể ngăn cản tình cha thương con. Niềm vui đó còn thể hiện cái tốt lại được tìm thấy, khi đứa con trở về thú nhận tội lỗi. Điều xảy ra giữa mối quan hệ phụ tử trong dụ ngôn của Chúa Giêsu không được đánh giá “từ bên ngoài”. Định kiến của chúng ta về LTX đa số là hậu quả của việc chúng ta đánh giá theo bề ngoài.
Thi thoảng điều này xảy ra bằng cách theo phương pháp đánh giá mà chúng ta thấy trong LTX vượt trên mọi mối quan hệ bất bình đẳng giữa người trao LTX và người nhận LTX. Do đó, chúng ta vội vã “chiết khấu” LTX mà “thu nhỏ” người nhận, cho nên chúng ta xúc phạm nhân phẩm người khác.
Dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng cho thấy thực tế khác hẳn: Mối quan hệ của LTX dựa trên kinh nghiệm chung của cái tốt là con người, kinh nghiệm chung của phẩm chất đúng nơi con người. Kinh nghiệm chung này làm cho đứa con hoang đàng bắt đầu tự nhận thấy mình và hành động của mình bằng sự thật trọn vẹn (đó là khiêm nhường). Mặt khác, vì chính lý do này mà đứa con trở thành cái tốt riêng của người cha: Người cha thấy rõ cái tốt đạt được nhờ mầu nhiệm của chân lý và yêu thương để người cha có vẻ quên mọi tội lỗi mà đứa con đã phạm.
Hoán cải là cách diễn tả cụ thể nhất về tác dụng của tình yêu và sự hiện hữu của LTX trong thế giới loài người. Dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng diễn tả theo cách đơn giản nhưng sâu sắc trong thực tế cải tà quy chánh.
Ý nghĩa riêng và đúng của LTX không chỉ bao gồm trong cách nhìn, mà còn xuyên suốt và đầy lòng trắc ẩn: LTX được diễn tả về phương diện đúng và riêng khi LTX phục hồi để đánh giá, thúc đẩy và thu hút những điều tốt từ mọi dạng của điều xấu hiện hữu trong thế giới và trong con người. Hãy hiểu theo cách này, LTX cấu thành nền tảng của sứ vụ cứu độ và sức mạnh trong sứ vụ của Đức Kitô.
Các tông đồ và các môn đệ của Ngài đã hiểu và thực hành LTX như cách của Ngài. LTX không bao giờ ngừng mặc khải, bằng tâm khảm và trong hành động, như bằng chứng hùng hồn về tình yêu: “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (x. Rm 12:21). Khuôn mặt đích thực của LTX phải được mặc khải theo cách mới. Mặc dù có nhiều định kiến, LTX vẫn thực sự rất cần thiết trong thời đại chúng ta.
LCTX được mặc khải trên Thánh giá và trong sự Phục sinh
Sứ vụ của Đức Kitô và hoạt động của Ngài giữa nhân loại kết thúc bằng cái chết trên Thập giá và sự Phục sinh. Chúng ta phải thẩm thấu sự kiện cuối cùng này, nhất là theo ngôn ngữ của Công đồng Vatican II xác định là Mầu nhiệm Vượt qua (Mysterium Paschale) – nếu chúng ta muốn diễn tả sâu sắc sự thật về LTX, như được mặc khải trong lịch sử cứu độ.
Ở mức cân nhắc này, chúng ta phải tiếp cận Tông thư Redemptor Hominis (Gioan Phaolô II, 1978). Thật vậy, thực tế của ơn cứu độ, theo chiều kích con người, đã mặc khải những điều chưa từng nghe biết – về sự cao cả của con người, như Bài Exsultet (công bố trong đêm Vọng Phục Sinh) mô tả: “Tội hồng phúc đã ban cho chúng ta Đấng cứu chuộc rất cao sang”, ngay lúc chiều kích cứu độ của Thiên Chúa làm cho chúng ta có thể hồi sinh theo cách kinh nghiệm nhất và lịch sử nhất, để tiết lộ chiều sâu của tình yêu không không chùn bước trước sự hy sinh khác thường của Chúa Con, để thỏa mãn lòng trung thành của Chúa Cha đối với loài người, tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài và chọn chúng ta từ khởi nguyên, nơi Chúa Con, đối với ân sủng và vinh quang.
Các sự kiện của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, thậm chí trước đó, trong lời cầu nguyện tại Ghết-si-ma-ni, giới thiệu sự thay đổi nền tảng của toàn bộ sự mặc khải về tình yêu và LTX trong sứ vụ của Đức Kitô. Ngài “thi ân giáng phúc, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế” (Cv 10:38), đồng thời “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 9:35), chính Ngài thực hiện LTX và kêu gọi LTX, khi Ngài bị bắt, bị đối xử tệ, bị kết án, bị đánh đòn, đội vòng gai, bị đóng đinh vào Thập giá và chết trong đau đớn vô cùng (x. Mc 15:37; Ga 19:30).
Lúc đó Ngài xứng đáng nhận LTX từ những người mà Ngài đã làm tốt cho họ, nhưng Ngài đã không nhận được. Ngay cả những người thân tín nhất cũng không thể bảo vệ Ngài khỏi kẻ ác. Ở giai đoạn cuối cùng của sứ vụ, các lời tiên tri, nhất là của tiên tri Isaia nói về Người Tôi Tớ Đau Khổ, hoàn toàn ứng nghiệm nơi Đức Kitô: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Is 53:5).
Đức Kitô, là người chịu đau khổ trong Vườn Cây Dầu và trên đồi Can-vê, đã thưa với Chúa Cha rằng Ngài đã thể hiện tình yêu của Chúa Cha cho mọi người. Nhưng Ngài cũng không được thoát khỏi đau khổ và cái chết trên Thập giá: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:21).
Thánh Phaolô viết về chiều kích thực tế của ơn cứu độ. Chính ơn cứu độ này là mặc khải tính thánh thiêng của Thiên Chúa, Đấng hoàn thiện, đầy đủ công lý và yêu thương, vì công lý dựa trên yêu thương.
Trong cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Kitô, Chúa Cha không tha chính Con mình, nhưng “vì chúng ta mà tự nhận thân phận như tội nhân”, công lý được diễn tả, Đức Kitô chịu đau khổ và chấp nhận Thập giá vì tội lỗi nhân loại. Điều này cấu thành “sự dồi dào” của công lý, vì tội lỗi của loài người “được đền bù” nhờ sự hy sinh của Thiên-Chúa-Làm-Người.
Công lý này là “tiêu chuẩn của Thiên Chúa”, hoàn toàn nhiệm xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, và sinh hoa kết trái trong tình yêu. Vì thế, công lý của Chúa mặc khải trên Thánh giá của Đức Kitô là “chiều kích cùa Thiên Chúa” vì nhiệm xuất từ tình yêu và được hoàn tất trong tình yêu, sinh ra hoa trái ơn cứu độ. Ơn cứu độ liên quan sự mặc khải về LTX viên mãn.
Chiều kích ơn cứu độ được đặt trong hiệu quả không chỉ bằng cách đem lại công lý để chịu đựng tội lỗi, mà còn phục hồi tình yêu nơi con người, vì chính con người đã từng viên mãn sự sống và sự thánh thiện đến từ Thiên Chúa. Theo cách này, ơn cứu độ liên quan sự mặc khải về LTX một cách viên mãn.
Mầu nhiệm Vượt qua là tột đỉnh của sự mặc khải này và hiệu của cùa LTX, có thể biện hộ cho con người, phục hồi công lý theo nghĩa của mệnh lệnh cứu độ mà Thiên Chúa đã muốn từ khi tạo dựng nhân loại. Cuộc khổ nạn của Đức Kitô nói theo cách đặc biệt đối với con người, không chỉ với người có niềm tin.
Những người không có niềm tin cũng có thể khám phá nơi Ngài về mối liên kết với số phận con người, cũng như sự hài hòa trọn vẹn của sự dấn thân vô vị lợi vì con người, vì chân lý và vì yêu thương. Nhưng chiều kích của Mầu nhiệm Vượt qua còn thâm thúy hơn. Thập giá trên đồi Can-vê, nơi mà Đức Kitô đã đối thoại lần cuối với Chúa Cha, nổi bật lên từ chính trái tim yêu thương của con người, vốn được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa, đã được làm thành tặng phẩm theo kế hoạch đời đời của Thiên Chúa.
Như Đức Kitô đã mặc khải, Thiên Chúa không chỉ thân thiện với thế giới với tư cách Tạo hóa và nguồn hiện hữu, mà Ngài còn là Cha: Ngài liên kết với con người, và Ngài mời gọi họ hiện hữu trong thế giới vô hình, bằng mối liên kết thân mật hơn. Đó là tình yêu không chỉ tạo điều tốt mà còn cho tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vì Ngài yêu thương và muốn trao ban chính Ngài. Và Ngài cũng mời gọi chúng ta chia sẻ chân lý và tình yêu nơi Thiên Chúa.
Tín điều Công đồng Nicê-Constantinopolitan xác nhận: “Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Thập giá là bằng chứng tuyệt vời về giao ước của Thiên Chúa đối với nhân loại – mỗi con người đều là giao ước này. Thập giá là giao ước mới đã được thiết lập trên đồi Can-vê, không hạn chế với một người nào.
Thập giá của Đức Kitô nói gì với chúng ta? Thập giá lại cho chúng ta một sứ điệp quan trọng: “Đức Kitô phục sinh”.
Những người thấy ngôi mộ trống trở thành nhân chứng về Đức Kitô phục sinh. Nhưng ngay trong vinh quang Thiên Chúa, Thập giá vẫn còn. Thập giá đó vẫn nói và không ngừng nói về Thiên Chúa Cha, Đấng tuyệt đối trung tín với tình yêu đời đời của Ngài đối với con người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).
LTX là tình yêu tuyệt đối. Tin vào tình yêu này là tin vào LCTX. Tin vào Chúa Con bị đóng đinh là “thấy Chúa Cha” (x. Ga 14:9), nghĩa là tin tình yêu đó hiện hữu trong thế giới và tình yêu này mạnh hơn mọi điều ác nơi mọi người, nơi nhân loại, hoặc cả thế gian. LCTX là chiều kích tuyệt đối của tình yêu.
Tình yêu mạnh hơn tử thần và mạnh hơn tội lỗi
Thập giá của Đức Kitô trên đồi Can-vê cũng là nhân chứng đối với sức mạnh của sự ác chống lại Con Thiên Chúa, chống lại một người con trong những người con của nhân loại, con người đó có bản chất vô tội, chống lại những người sinh ra trong thế gian chưa bị hoen ố vì sự bất tuân phục của Adam và ảnh hưởng Tội nguyên tổ. Và ở đây, chính nơi Đức Kitô, công lý được thực hiện đối với tội lỗi bằng giá máu hy sinh của Ngài, bằng cách “vâng lời cho đến chết trên Thập giá” (Pl 2:8).
“Ngài chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài” (2 Cr 5:21). Công lý cũng được đem tới để liên quan cái chết, mà từ đầu lịch sử nhân loại đã bị nối kết với tội lỗi. SỰ chết đã được công lý thực hiện bằng giá của cái chết của Con Người không hề có tội và chiến thắng bằng cái chết: “Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1 Cr 15:54-57).
Chúa Con, Đấng đồng bản thể với Chúa Cha, đã hoàn lại công lý cho Thiên Chúa bằng chính Thập giá, đồng thời mặc khải LTX, đó là tình yêu trái ngược với những gì cấu thành nguồn gốc điều ác trong lịch sử nhân loại: chống lại tội lỗi và sự chết.
Thập giá là sự hạ mình sâu thẳm nhất của Thiên Chúa đối với loài người và những số phận bất hạnh của loài người – nhất là những lúc khó khăn và đau khổ. Thập giá như là “cách tiếp xúc” của tình yêu vĩnh hằng đối với những vết thương của loài người; đó là sự hoàn tất trọn vẹn của chương trình cứu độ nhân loại mà Đức Kitô đã bày tỏ tại Đền Thờ ở Nadarét (x. Lc 4:18-21) và đã được ngôn sứ Gioan Tẩy giả lặp lại (x. Lc 7:20-23).
Theo cách nói của tiên tri Isaia (x. Is 35:5; 61:1-3), chương trình này cốt ở việc mặc khải về LCTX đối với người nghèo, người đau khổ, tội nhân, người mù, người bị đàn áp và bị bóc lột. Trong Mầu nhiệm Vượt qua, các giới hạn của “sự dữ đa chiều” mà nhân loại “ăn chia” đã bị vượt qua: Thật vậy, Thập giá của Đức Kitô làm chúng ta hiểu căn nguyên sâu xa của sự dữ, đã bị gắn sâu trong tội lỗi và sự chết; vì thế Thập giá trở nên dấu hiệu tận thế (eschatological sign).
Chỉ trong sự hoàn tất cuối cùng và sự canh tân cuối cùng của thế giới mà tình yêu sẽ chiến thắng, trong những người Chúa chọn, hoa trái chín muồi của vương quốc sự sống và vinh quang bất tử. Việc thiết lập sự hoàn tất cuối cùng này có nơi Thập giá của Đức Kitô và trong cái chết của Ngài.
“Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ ba” (x. 1 Cr 15:4), điều đó cấu thành dấu hiệu cuối cùng của sứ vụ cứu độ, dấu hiệu hoàn tất toàn bộ mặc khải về LCTX trong thế-gian-bị-cái ác-chế-ngự. Đồng thời cấu thành dấu hiệu tiên báo “trời mới và đất mới” (Kh 21:1), lúc “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:4).
Trong sự hoàn tất cuối cùng, LCTX sẽ được mặc khải là tình yêu, trong khi trên thế gian, trong lịch sử nhân loại, cùng với lịch sử của tội lỗi và sự chết, tình yêu phải được mặc khải là LCTX và cũng phải được hiên thực hóa là LCTX. Chương trình cứu độ của Đức Kitô, chương trình của LTX, trở thành chương trình của Dân Ngài, chương trình của Giáo hội.
Ngay tại trung tâm của chương trình đó luôn có Thập giá, vì chính nơi Thập giá mà sự mặc khải LCTX đạt tới đỉnh cao. Khi “những cái cũ bị tẩy sạch” (x. Kh 21:4), Thập giá vẫn còn được dẫn chứng những từ ngữ trong sách Khải huyền của Thánh Gioan: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3:20).
Theo cách đặc biệt, Thiên Chúa cũng mặc khải LTX khi Ngài mời gọi nhân loại “thương xót” Con Một Ngài là Đấng-bị-đóng-đinh. Đức-Kitô-bị-đóng-đinh chính là Ngôi-Lời-không-qua-đi: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24:35), và Ngài là người “đứng trước cửa và gõ vào cửa lòng của mỗi người” (x. Kh 3:20), không hạn chế tự do nhưng tìm cách rút ra từ chính lòng yêu chuộng tự do, đó không chỉ là hành động đoàn kết với Con-Người-chịu-đau-khổ (Đức Kitô), mà còn là dạng LTX được mỗi người trong chúng ta thể hiện với Con của Chúa Cha hằng hữu.
Trong toàn bộ chương trình cứu độ của Đức Kitô, trong toàn bộ mặc khải về LTX qua Thập giá, phẩm giá con người có thể được tôn trọng hơn và được đề cao hơn, vì đạt được LTX. Đức Kitô đã xác định: “Các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).
Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu nói đến một trong Bát Phúc (Tám mối phúc thật): “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7). Điều đó cấu thành một bản tổng hợp của toàn bộ Tân ước, toàn bộ “sự trao đổi tuyệt vời” (admirable commercium) bao gồm trong đó. Sự trao đổi này là luật của kế hoạch cứu độ, luật này vừa đơn giản, vừa mạnh mẽ, vừa dễ dàng.
Thể hiện ngay từ đầu những gì mà “trái tim con người” có thể thương xót, những từ ngữ này không từ Bài Giảng Trên Núi mặc khải viễn cảnh mầu nhiệm thẳm sâu của Thiên Chúa: Tính đồng nhất bí ẩn của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, trong đó tình yêu bao gồm công lý, đặt trong LTX, mặc khải sự hoàn hảo của công lý.
Mầu nhiệm Vượt qua là Đức Kitô ở đỉnh cao của sự mặc khải về mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa. Đó là những lời được nói đã hoàn toàn nên trọn: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14:9). Thật vậy, Đức Kitô là Đấng mà Chúa Cha “cũng không tha” (Rm 8:32) vì nhân loại, Đấng phải chịu khổ hình Thập giá đã không được nhân loại thương xót, Đấng đã mặc khải tình yêu viên mãn trong sự phục sinh của Ngài mà Chúa Cha đã dành cho Ngài, nơi Ngài, và cho nhân loại: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống” (Mc 12:27).
Trong sự phục sinh, Đức Kitô đã mặc khải Thiên Chúa của LTX, vì Ngài đã chấp nhận Thập giá là đường tới phục sinh. Vì thế, khi chúng ta nhớ tới Thập giá, cuộc Khổ nạn và Sự chết của Đức Kitô, đức tin và đức cậy của chúng ta tập trung vào Đấng Phục Sinh: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20:19-20). Rồi Ngài nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:22-23).
Ở đây Chúa Con có kinh nghiệm về LTX đã được thể hiện với Ngài, nghĩa là tình yêu của Chúa Cha mạnh hơn Tử thần. Đức Kitô cũng vậy, vào lúc cuối của sứ vụ cứu độ, Ngài đã mặc khải chính Ngài là Nguồn Thương Xót vô tận, về chính tình yêu ấy, trong viễn cảnh lịch sử cứu độ nơi Giáo hội, được xác nhận là lớn hơn mọi tội lỗi của nhân loại.
Đức Kitô Vượt Qua là hiện thân cuối cùng của LTX, dấu hiệu sống động trong lịch sử nhân loại cho đến tận thế. Trong tinh thần đó, phụng vụ mùa Phục sinh đặt trên môi miệng chúng ta những lời của Thánh vịnh: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” [Tv 89 (88):2].
(Chuyển ngữ từ TheDivineMercy.org)
________________________________________
(*) Septuagint, quen gọi là Bản Bảy Mươi. Bản Kinh thánh phổ thông (Vulgate) chủ yếu là công của thánh Giêrônimô, và được ĐGH Damasus I ủy nhiệm năm 382. Lúc đó, bản này là tiêu chuẩn trong Giáo hội, nhưng đến thế kỷ XVI có vài trăm bản được in, với nhiều thay đổi. Công đồng Trentô tuyên bố rằng Bản Kinh thánh phổ thôn là xác thực khi đọc công khai, tranh luận, giảng thuyết và bình luận, và truyền lệnh xem xét kỹ lưỡng. Nghĩa là bản phổ thông này là bản Kinh thánh chính thức của Giáo hội. Bản này cũng được Công đồng Vatican I và Vatican II sử dụng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trên đài truyền hình quốc gia, Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội
Đặng Tự Do
07:15 10/04/2012
(The Wall Street Journal) Trong một diễn biến bất ngờ và gây sửng sốt cho dân chúng tại Venezuela, đặc biệt là các Giám Mục nước này, đài truyền hình quốc gia Venezuela, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Venezuela, đã cho phát hình thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh mùng 5 tháng Tư vừa qua tại một nhà thờ tại Barinas.
Vấn đề cho phát hình một thánh lễ đã là một chuyện lạ vì như Đức Tổng Giám Mục Roberto Luckert Leon của tổng giáo phận Coro đã nhiều lần tố cáo đài truyền hình quốc gia Venezuela được dành riêng để đánh bóng tên tuổi Hugo Chavéz, tô hồng cho đường lối cộng sản, và mắng nhiếc các Giám Mục Công Giáo nước này.
Chuyện lạ hơn nữa là Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và khóc ngay trước mặt các linh mục đồng tế trong thánh lễ và anh chị em giáo dân. Tờ The Wall Street Journal tường thuật rằng, đứng trên bục giảng quay mặt xuống anh chị em giáo dân, Hugo Chavéz vừa khóc, vừa nói như sau:
"Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]".
"Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Tổng thống Hugo Chavéz đã mắc phải bệnh ung thư. Khi Đức Thánh Cha sang thăm Cuba từ Thứ Hai 26 đến Thứ Tư 28 tháng Ba, Hugo Chavéz đã có mặt tại đó vào hôm thứ Bẩy 24 tháng Ba để xạ trị và được tường trình là cũng bày tỏ ý muốn được gặp Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sau đó chuyện không thành.
Hugo Chavéz, sau đó đã rời Cuba về lại Venezuela. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Hugo Chavéz đã quay lại Havana để được xạ trị lần thứ ba.
Các nhà báo Venezuela và Brazil tường trình rằng Hugo Chavéz đang chú ý tới bệnh viện nổi tiếng Sao Paulo Sirio-Libanes, nơi cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và đương kim tổng thống Dilma Rousseff của Brazil đã được điều trị ung thư.
Tưởng cũng nên nhắc lại ban đầu, khi mới được bầu lên làm tổng thống, Chavez và Hội Ðồng Giám Mục có mối giao hảo tốt. Y luôn tuyên bố y là người Công Giáo, có chủ trương cải cách xã hội và chủ trương không phá thai. Tuy nhiên, mối giao hảo bị suy đồi dần khi các Ðức Giám Mục chống lại bản dự thảo hiến pháp dành quá nhiều quyền cho Chavez và đường lối đưa đất nước vào con đường chủ nghĩa xã hội.
Chavéz là một người rất đa nghi và luôn cho rằng các Đức Giám Mục Venezuela đang trù định một cuộc đảo chính. Y thường đáp lại các chỉ trích của các Đức Giám Mục Venezuela một cách rất không tương xứng và thiếu lễ độ.
Chẳng hạn như hôm 17/7/2005, tổng thống Hugo Chávez đã đùng đùng nổi giận sau khi nhật báo El Universal của Venezuela đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Rosalio Castillo Lara. Y đã lên radio và truyền hình mắng chửi Đức Hồng Y Castillo Lara là "kẻ cướp" và "vô luân" và cho rằng Đức Hồng Y có "con quỷ bên trong". Thực ra, trong bài phỏng vấn, Đức Hồng Y chỉ đưa ra một nhận định đã được Hội Đồng Giám Mục Venezuela lên tiếng nhiều lần. Đức Hồng Y nói rằng xã hội Venezuela hiện nay đang trải qua một nền dân chủ "phù phiếm".
Đức Hồng Y Castillo Lara nói: "Tôi xác tín rằng đang có một chế độ độc tài ngự trị tại đây. Tôi đang đề cập đến tính chuyên chế và việc thực thi các quyền hành tùy tiện đã được thu tóm trong tay một cá nhân".
Bài phỏng vấn Đức Hồng Y Castillo đã được thực hiện sau bản tuyên bố chung của Hội Đồng Giám Mục Venezuela đưa ra hôm 16/7/2005, sau khóa họp thường niên. Trong bản tuyên bố này, các Đức Giám Mục Venezuela kêu gọi toàn dân đừng để cho hệ thống tư pháp nước này "áp đặt quyền hạn bất chính và sự trừng phạt đối với những người đối lập". Bản tuyên bố cũng cảnh cáo quốc hội đang thông qua những luật lệ mà không lý gì đến các kết quả điều tra dư luận. Bản tuyên bố có những lời lẽ mạnh mẽ như "Đang có những kẻ mưu toan giải quyết các dị biệt bằng cách đàn áp và bằng việc áp đặt quyền lực tùy tiện hay bằng các lực lượng vũ trang".
Trong cuộc phỏng vấn với báo El Tiempo hôm 31/7/2005, Đức Hồng Y mạnh mẽ tố cáo chế độ Hugo Chávez giam cầm trái phép hơn 100 chính trị gia đối lập và tra tấn một số người trong họ. Điều mỉa mai là Chávez luôn nhấn mạnh rằng chế độ của y là một chế độ dân chủ "gấp triệu lần dân chủ" ở các nước khác và ông ta được đông đảo dân chúng ủng hộ (Những người đã từng sống ở Việt Nam, Trung quốc, Cuba và các nước cộng sản khác có lẽ chẳng xa lạ gì với luận điệu này).
Hugo Chavéz đang mếu máo hôm 5/4/2012 |
Chuyện lạ hơn nữa là Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và khóc ngay trước mặt các linh mục đồng tế trong thánh lễ và anh chị em giáo dân. Tờ The Wall Street Journal tường thuật rằng, đứng trên bục giảng quay mặt xuống anh chị em giáo dân, Hugo Chavéz vừa khóc, vừa nói như sau:
"Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]".
"Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."
Tổng thống Hugo Chavéz đã mắc phải bệnh ung thư. Khi Đức Thánh Cha sang thăm Cuba từ Thứ Hai 26 đến Thứ Tư 28 tháng Ba, Hugo Chavéz đã có mặt tại đó vào hôm thứ Bẩy 24 tháng Ba để xạ trị và được tường trình là cũng bày tỏ ý muốn được gặp Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sau đó chuyện không thành.
Hugo Chavéz, sau đó đã rời Cuba về lại Venezuela. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Hugo Chavéz đã quay lại Havana để được xạ trị lần thứ ba.
Các nhà báo Venezuela và Brazil tường trình rằng Hugo Chavéz đang chú ý tới bệnh viện nổi tiếng Sao Paulo Sirio-Libanes, nơi cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và đương kim tổng thống Dilma Rousseff của Brazil đã được điều trị ung thư.
Tưởng cũng nên nhắc lại ban đầu, khi mới được bầu lên làm tổng thống, Chavez và Hội Ðồng Giám Mục có mối giao hảo tốt. Y luôn tuyên bố y là người Công Giáo, có chủ trương cải cách xã hội và chủ trương không phá thai. Tuy nhiên, mối giao hảo bị suy đồi dần khi các Ðức Giám Mục chống lại bản dự thảo hiến pháp dành quá nhiều quyền cho Chavez và đường lối đưa đất nước vào con đường chủ nghĩa xã hội.
Chavéz là một người rất đa nghi và luôn cho rằng các Đức Giám Mục Venezuela đang trù định một cuộc đảo chính. Y thường đáp lại các chỉ trích của các Đức Giám Mục Venezuela một cách rất không tương xứng và thiếu lễ độ.
Chẳng hạn như hôm 17/7/2005, tổng thống Hugo Chávez đã đùng đùng nổi giận sau khi nhật báo El Universal của Venezuela đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y Rosalio Castillo Lara. Y đã lên radio và truyền hình mắng chửi Đức Hồng Y Castillo Lara là "kẻ cướp" và "vô luân" và cho rằng Đức Hồng Y có "con quỷ bên trong". Thực ra, trong bài phỏng vấn, Đức Hồng Y chỉ đưa ra một nhận định đã được Hội Đồng Giám Mục Venezuela lên tiếng nhiều lần. Đức Hồng Y nói rằng xã hội Venezuela hiện nay đang trải qua một nền dân chủ "phù phiếm".
Đức Hồng Y Castillo Lara nói: "Tôi xác tín rằng đang có một chế độ độc tài ngự trị tại đây. Tôi đang đề cập đến tính chuyên chế và việc thực thi các quyền hành tùy tiện đã được thu tóm trong tay một cá nhân".
Bài phỏng vấn Đức Hồng Y Castillo đã được thực hiện sau bản tuyên bố chung của Hội Đồng Giám Mục Venezuela đưa ra hôm 16/7/2005, sau khóa họp thường niên. Trong bản tuyên bố này, các Đức Giám Mục Venezuela kêu gọi toàn dân đừng để cho hệ thống tư pháp nước này "áp đặt quyền hạn bất chính và sự trừng phạt đối với những người đối lập". Bản tuyên bố cũng cảnh cáo quốc hội đang thông qua những luật lệ mà không lý gì đến các kết quả điều tra dư luận. Bản tuyên bố có những lời lẽ mạnh mẽ như "Đang có những kẻ mưu toan giải quyết các dị biệt bằng cách đàn áp và bằng việc áp đặt quyền lực tùy tiện hay bằng các lực lượng vũ trang".
Trong cuộc phỏng vấn với báo El Tiempo hôm 31/7/2005, Đức Hồng Y mạnh mẽ tố cáo chế độ Hugo Chávez giam cầm trái phép hơn 100 chính trị gia đối lập và tra tấn một số người trong họ. Điều mỉa mai là Chávez luôn nhấn mạnh rằng chế độ của y là một chế độ dân chủ "gấp triệu lần dân chủ" ở các nước khác và ông ta được đông đảo dân chúng ủng hộ (Những người đã từng sống ở Việt Nam, Trung quốc, Cuba và các nước cộng sản khác có lẽ chẳng xa lạ gì với luận điệu này).
“Sự sống mạnh hơn cái chết”
Bùi Hữu Thư
10:19 10/04/2012
ROME, (le Monde vu de Rome) – “Sự sống mạnh hơn cái chết. Sự lành, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu mạnh hơn thù hận. Chân lý mạnh hơn dối trá. Sự tối tăm của những ngày qua đã tan biến vào lúc Chúa Giêsu sống lại từ ngôi mộ và chính ngài trở nên ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa”: Đức Thánh Cha Benedict XVI đã suy niệm về sự sống và ánh sáng chiếu soi từ nơi tăm tối trong đêm vọng Phục Sinh. Ngài đã nhấn mạnh về quyền lực biến cải của tình yêu Chúa Kitô.
Ngày mới của Thiên Chúa cho tất cả chúng ta
“Vào buổi sang của ngày đầu tuần lễ, Đức Thánh Cha đã tuyên bố khi bình luận về các bài đọc cho đêm vọng phục sinh, Thiên Chúa đã lập lại: “Hãy có ánh sáng!”. Trước đó đã có màn đêm của Núi Cây Dầu, nhật thực (éclipse du soleil) của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, và ban đêm của mộ thánh. Nhưng từ bây giờ, đây là ngày mới – tạo vật bắt đầu hoàn toàn mới. Thiên Chuá phán “Hãy có ánh sáng!” và “đã có ánh sang.” Chúa Giêsu sống lại và ra khỏi mồ. Sự sống mạnh hơn cái chết. Sự lành, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu mạnh hơn thù hận. Chân lý mạnh hơn dối trá.”
“Sự tối tăm của những ngày qua đã tan biến vào lúc Chúa Giêsu sống lại từ ngôi mộ và chính ngài trở nên ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa. Luôn luôn, điều này không chỉ đề cập đến Người hay bóng tối của những ngày đó. Cùng với sự sống lại của Giêsu, chính ánh sáng đã được tái tạo mới mẻ. Người lôi cuốn chúng ta đi theo Người trong đời sống mới của sự phục sinh và chiến thắng tất cả mọi hình thức đen tối. Người là ngày mới của Thiên Chúa, dành cho tất cả chúng ta. ”
Chúa Kitô biến đổi thế giới
Đức Thánh Cha đã suy niệm về biểu tượng của cây nến Phục Sinh, biểu tượng của sự hy sinh của Chúa Kitô và quyền lực biến cải của tình yêu Người: “Đó là một ánh sáng sống động nhờ giá trị của sự hy sinh. Cây nến chiếu sáng trong khi tự tan chẩy. Người ban cho ánh sáng trong khi tự hiến thân. Do đó ánh sáng biểu lộ một cách tuyệt vời mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, đã hiến thân mình và như thế đã ban cho ánh sáng chói lọi.
Đức Thánh Cha tiếp: “Chúng ta có thể suy tư về sự kiện ánh sáng của cây nến là lửa. Lửa là một sức mạnh biến cải thế giới, một quyền lực biến đổi. Lửa cũng cho hơi ấm. Ở đây nữa, mầu nhiệm của Chúa Kitô lại được thể hiện. Chúa Kitô, ánh sang và lửa, Người là ngọn lửa thiêu hủy sự dữ và do đó biến đổi thế giới và chính chúng ta.”
Công trình của bầy ong
Đức Thánh Cha đã bình giải về bài học rút tiả từ công việc của bầy ong mà Ca Vịnh Exultet đã nhắc đến: “Ca vịnh mà thầy phó tế hát vào lúc đầu của phụng vụ phục sinh (…) nhắc rằng chất liệu này, chất sáp là nhờ công việc của bầy ong. Do đó tất cả tạo vật có liên hệ. Trong chất sáp, tạo vật trở nên máng chuyển ánh sáng.”
Ngày mới của Thiên Chúa cho tất cả chúng ta
“Vào buổi sang của ngày đầu tuần lễ, Đức Thánh Cha đã tuyên bố khi bình luận về các bài đọc cho đêm vọng phục sinh, Thiên Chúa đã lập lại: “Hãy có ánh sáng!”. Trước đó đã có màn đêm của Núi Cây Dầu, nhật thực (éclipse du soleil) của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, và ban đêm của mộ thánh. Nhưng từ bây giờ, đây là ngày mới – tạo vật bắt đầu hoàn toàn mới. Thiên Chuá phán “Hãy có ánh sáng!” và “đã có ánh sang.” Chúa Giêsu sống lại và ra khỏi mồ. Sự sống mạnh hơn cái chết. Sự lành, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu mạnh hơn thù hận. Chân lý mạnh hơn dối trá.”
“Sự tối tăm của những ngày qua đã tan biến vào lúc Chúa Giêsu sống lại từ ngôi mộ và chính ngài trở nên ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa. Luôn luôn, điều này không chỉ đề cập đến Người hay bóng tối của những ngày đó. Cùng với sự sống lại của Giêsu, chính ánh sáng đã được tái tạo mới mẻ. Người lôi cuốn chúng ta đi theo Người trong đời sống mới của sự phục sinh và chiến thắng tất cả mọi hình thức đen tối. Người là ngày mới của Thiên Chúa, dành cho tất cả chúng ta. ”
Chúa Kitô biến đổi thế giới
Đức Thánh Cha đã suy niệm về biểu tượng của cây nến Phục Sinh, biểu tượng của sự hy sinh của Chúa Kitô và quyền lực biến cải của tình yêu Người: “Đó là một ánh sáng sống động nhờ giá trị của sự hy sinh. Cây nến chiếu sáng trong khi tự tan chẩy. Người ban cho ánh sáng trong khi tự hiến thân. Do đó ánh sáng biểu lộ một cách tuyệt vời mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, đã hiến thân mình và như thế đã ban cho ánh sáng chói lọi.
Đức Thánh Cha tiếp: “Chúng ta có thể suy tư về sự kiện ánh sáng của cây nến là lửa. Lửa là một sức mạnh biến cải thế giới, một quyền lực biến đổi. Lửa cũng cho hơi ấm. Ở đây nữa, mầu nhiệm của Chúa Kitô lại được thể hiện. Chúa Kitô, ánh sang và lửa, Người là ngọn lửa thiêu hủy sự dữ và do đó biến đổi thế giới và chính chúng ta.”
Công trình của bầy ong
Đức Thánh Cha đã bình giải về bài học rút tiả từ công việc của bầy ong mà Ca Vịnh Exultet đã nhắc đến: “Ca vịnh mà thầy phó tế hát vào lúc đầu của phụng vụ phục sinh (…) nhắc rằng chất liệu này, chất sáp là nhờ công việc của bầy ong. Do đó tất cả tạo vật có liên hệ. Trong chất sáp, tạo vật trở nên máng chuyển ánh sáng.”
Top Stories
Laos: A la veille de Pâques, les autorités ont à nouveau procédé à la confiscation d’un lieu de culte chrétien
Eglises d'Asie
10:06 10/04/2012
Jeudi 5 avril, à l’issue d’un « séminaire de formation » de trois jours auquel les 136 familles (soit 745 personnes) qui composent la communauté chrétienne protestante du village de Khamnonsung avaient été sommées d’assister, les autorités provinciales ont décrété la fermeture au culte de l’église de ce village. Il s’agit de la quatrième confiscation d’un lieu de culte dans le district de Saybuli (Saybulim) de la province de Savannakhet depuis le mois de septembre dernier.
Ces informations, relayées par différentes ONG chrétiennes dont la très active Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF), et intervenant quelques jours à peine après les rassemblements des chrétiens de Kengweng et de Dongpaiwan devant leurs églises confisquées dans des circonstances similaires, viennent confirmer le renforcement de la politique antichrétienne menée par les autorités dans cette partie du Laos ces derniers mois et dénoncée par de nombreuses associations de défense des droits de l’homme.
Comme les trois autres églises évangéliques confisquées dans cette même province de Savannakhet (Dongpaiwan en septembre 2011, Nadaeng en décembre 2011 et Kengweng en février dernier), la saisie des lieux de culte par l’Etat s’est faite au nom du décret 92 (la loi sur les affaires religieuses effective depuis 2002). Mais, dénonce Sirikoon Prasertsee, directeur du HRWLRF, à moins d’être appliquée de manière rétrospective, cette loi ne peut s’exercer dans le cas de l’église de Khamnonsung, bâtie il y a plus de 45 ans, soit avant 1975, année de l’arrivée au pouvoir de l’actuel gouvernement communiste du Laos.
Les autorités qui ont apposé les scellés sur l’église à la veille des célébrations du Vendredi saint ont justifié la fermeture du lieu de culte en affirmant que la communauté chrétienne de Khamnonsung n’avait pas d’autorisation officielle pour élever une église et que, dans tout le district de Saybuli, seul le village de Dongpong possédait une église reconnue par les autorités.
Le « séminaire de formation » obligatoire qui avait précédé la saisie du bâtiment, selon un scénario déjà éprouvé à Kengweng en février dernier, avait été mené par les mêmes responsables, à la tête du Parti communiste, de la police et des affaires religieuses du district. Comme à Kengweng, le thème de la « formation » portait sur les « ruses de l’ennemi », désigné par les instructeurs comme l’Occident (et particulièrement les Etats-Unis) lequel se servirait selon eux de la foi chrétiennes pour « déstabiliser politiquement le pays ».
Après avoir confisqué l’église de Khamnonsung, les autorités, qui ont toutefois autorisé les membres de la communauté à célébrer Pâques dans leurs domiciles privés, ont averti que les autres lieux de culte du district et de la province considérés comme illégaux seraient très prochainement saisis par l’Etat et transformés en écoles. Selon différentes sources chrétiennes en lien avec les communautés protestantes et catholiques locales, dont la Christian Aid Mission, il y aurait une trentaine d’églises éparpillées dans la province de Savannakhet parmi lesquelles seules sept auraient reçu l’approbation du gouvernement.
Selon des sources chrétiennes locales, il y aurait environ 200 000 chrétiens au Laos, pays de 6,4 millions d’habitants, majoritairement bouddhistes.
A Kengweng, où les chrétiens avaient défié les autorités en se rassemblant devant leur église placée sous scellés pour célébrer les Rameaux le dimanche 1er avril, une foule de croyants s’est de nouveau réuni pour Pâques malgré les menaces d’arrestation. « Environ 200 catholiques laotiens ont récité le chapelet, chanté des cantiques et lu la Bible pour célébrer la fête de Pâques devant l’église de Kengweng, sous la surveillance de quatre soldats en armes bloquant l’entrée du bâtiment », a rapporté à l’agence Ucanews, ce mardi 10 avril 2012, Sœur Joséphine Seusy, des Amantes de la Croix, une congrégation catholique très présente au Laos, qui avait organisé la célébration. « Nous avons prié le Christ Ressuscité pour que le gouvernement laisse les paroissiens revenir dans leur église », a ajouté la religieuse.
(Source: Eglises d'Asie, 10 avril2012)
Ces informations, relayées par différentes ONG chrétiennes dont la très active Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF), et intervenant quelques jours à peine après les rassemblements des chrétiens de Kengweng et de Dongpaiwan devant leurs églises confisquées dans des circonstances similaires, viennent confirmer le renforcement de la politique antichrétienne menée par les autorités dans cette partie du Laos ces derniers mois et dénoncée par de nombreuses associations de défense des droits de l’homme.
Comme les trois autres églises évangéliques confisquées dans cette même province de Savannakhet (Dongpaiwan en septembre 2011, Nadaeng en décembre 2011 et Kengweng en février dernier), la saisie des lieux de culte par l’Etat s’est faite au nom du décret 92 (la loi sur les affaires religieuses effective depuis 2002). Mais, dénonce Sirikoon Prasertsee, directeur du HRWLRF, à moins d’être appliquée de manière rétrospective, cette loi ne peut s’exercer dans le cas de l’église de Khamnonsung, bâtie il y a plus de 45 ans, soit avant 1975, année de l’arrivée au pouvoir de l’actuel gouvernement communiste du Laos.
Les autorités qui ont apposé les scellés sur l’église à la veille des célébrations du Vendredi saint ont justifié la fermeture du lieu de culte en affirmant que la communauté chrétienne de Khamnonsung n’avait pas d’autorisation officielle pour élever une église et que, dans tout le district de Saybuli, seul le village de Dongpong possédait une église reconnue par les autorités.
Le « séminaire de formation » obligatoire qui avait précédé la saisie du bâtiment, selon un scénario déjà éprouvé à Kengweng en février dernier, avait été mené par les mêmes responsables, à la tête du Parti communiste, de la police et des affaires religieuses du district. Comme à Kengweng, le thème de la « formation » portait sur les « ruses de l’ennemi », désigné par les instructeurs comme l’Occident (et particulièrement les Etats-Unis) lequel se servirait selon eux de la foi chrétiennes pour « déstabiliser politiquement le pays ».
Après avoir confisqué l’église de Khamnonsung, les autorités, qui ont toutefois autorisé les membres de la communauté à célébrer Pâques dans leurs domiciles privés, ont averti que les autres lieux de culte du district et de la province considérés comme illégaux seraient très prochainement saisis par l’Etat et transformés en écoles. Selon différentes sources chrétiennes en lien avec les communautés protestantes et catholiques locales, dont la Christian Aid Mission, il y aurait une trentaine d’églises éparpillées dans la province de Savannakhet parmi lesquelles seules sept auraient reçu l’approbation du gouvernement.
Selon des sources chrétiennes locales, il y aurait environ 200 000 chrétiens au Laos, pays de 6,4 millions d’habitants, majoritairement bouddhistes.
A Kengweng, où les chrétiens avaient défié les autorités en se rassemblant devant leur église placée sous scellés pour célébrer les Rameaux le dimanche 1er avril, une foule de croyants s’est de nouveau réuni pour Pâques malgré les menaces d’arrestation. « Environ 200 catholiques laotiens ont récité le chapelet, chanté des cantiques et lu la Bible pour célébrer la fête de Pâques devant l’église de Kengweng, sous la surveillance de quatre soldats en armes bloquant l’entrée du bâtiment », a rapporté à l’agence Ucanews, ce mardi 10 avril 2012, Sœur Joséphine Seusy, des Amantes de la Croix, une congrégation catholique très présente au Laos, qui avait organisé la célébration. « Nous avons prié le Christ Ressuscité pour que le gouvernement laisse les paroissiens revenir dans leur église », a ajouté la religieuse.
(Source: Eglises d'Asie, 10 avril2012)
Vietnam: Lettre de l’évêque de Kontum aux plus hauts dirigeants de la République socialiste du Vietnam
Eglises d'Asie
10:06 10/04/2012
... cette grave affaire mais ne s’y appesantit pas. Il annonce que, pour le bien des milliers de croyants de la région, il passera outre l’interdiction des autorités. Il s’étonne de l’hostilité toute particulière que les responsables de ce district nourrissent à l’égard de toutes les expressions publiques du christianisme et cela depuis près de quarante ans. L’évêque réfute sans peine les diverses raisons invoquées par les autorités pour interdire aux prêtres de venir célébrer sur les lieux. Il affirme même que les véritables fauteurs de trouble, les véritables opposants au régime ne sont pas les fidèles. Ce sont les auteurs de cette violation de la liberté religieuse qui, sans le savoir, sabotent leur propre régime.
Au-delà de la plainte particulière concernant ce district de son diocèse, l’évêque de Kontum développe ici une belle plaidoirie pour la liberté religieuse. En particulier, on trouve dans cette lettre une argumentation intéressante et subtile qui démontre le manque de sérieux des raisons justifiant l’interdiction de la pratique religieuse et met à nu les motivations profondes de la politique antireligieuse appliquée dans la région par l’Etat vietnamien.
Ce n’est pas la première fois que l’évêque de Kontum s’exprime publiquement sur des questions locales ou encore sur des sujets concernant l’Eglise du Vietnam tout entière. Dans une lettre envoyée à l’évêque de Can Tho, il a récemment proposé une solution au problème des biens d’Eglise spoliés par l’Etat. A plusieurs reprises, il a dénoncé des manquements locaux à la liberté religieuse. En novembre 2010, dans une lettre adressée aux fidèles de son diocèse, il avait relaté les difficultés rencontrées par lui auprès des autorités locales lors d’une visite pastorale effectuée, le 7 novembre 2010, dans trois régions isolées de son diocèse.
La présente lettre, datée du 4 avril 2012, a été mise en ligne sur le site Vietcatholic News, le 8 avril dernier. Le texte vietnamien a été traduit en français par les soins de la rédaction d'Eglises d’Asie.
Evêché de Kontum, le 4 avril 2012
Lettre respectueusement adressée à
M. Truong Tân Sang, président de la République socialiste du Vietnam
M. Nguyên Tân Dung, Premier ministre
M. Nguyên Sinh Hung, président de l’Assemblée nationale
Messieurs,
Le 3 avril 2012, l’évêché de Kontum a reçu la lettre N° 269 UBND NC, envoyée par le district Dak Ha. Il y est spécifié le refus d’autoriser la célébration de Pâques à Turia Yôp, dans la commune de Dak Hring, district de Dak Ha, province de Kontum. C’est là que, le 23 février 2012, après avoir célébré les obsèques d’une dame récemment décédée, le P. Nguyên Quang Hoa a été agressé et grièvement blessé.
Nous prions les autorités de Kontum de bien vouloir faire parvenir aux plus hauts dirigeants du pays, à travers cette lettre ouverte, les aspirations de plusieurs milliers de croyants habitant cette région, qui ne bénéficient pas du droit à la liberté religieuse depuis des dizaines d’années (1972-2012). Ce rapport adressé aux plus hauts dirigeants du pays ne vise pas à obtenir d’eux une grâce ou une aide, mais seulement à accomplir mon devoir qui est de rendre compte.
La liberté religieuse est un droit fondamental et sacré. La liberté religieuse n’est pas une faveur que l’on accorde, mais un droit fondamental et sacré. Dans des rencontres, par des échanges et le dialogue, nous avons successivement été en contact les instances du hameau, de la commune, du district et de la province. Nous avons suivi ensuite le chemin inverse. Aujourd’hui, nous nous adressons autorités centrales afin d’accomplir pleinement notre devoir. Au niveau de la province, de la commune, du hameau, nous avons eu l’impression qu’il était possible de dialoguer avec les responsables, comme par exemple le secrétaire provincial du Parti, M. Ha Ban, ou le président du Comité populaire provincial, M. Nguyên Van Hung, ou encore le directeur de la Sécurité publique, le général Duy Hai. Mais au niveau du district de Dak Ha, et tout particulièrement avec le secrétaire du Parti, M. Hanh, tout est extrêmement difficile !
Voilà plusieurs dizaines d’années (1972-2012) que chez les catholiques, le district de Dak Ha est considéré comme le district où la religion est le plus détestée. La persécution des croyants y est tellement poussée que notre vertueux et vénérable ancien évêque, Mgr Pierre Trân Thanh Chung, a l’habitude de dire : « On n’est même pas autorisé à y aller… ». Ce sont les cadres qui ont donné au groupe de Ha Mông (1), créé par quelques catéchistes, une ampleur qu’il n’avait pas en l’appelant « culte pervers de Ha Mông ». Ce groupe n’est au fond qu’une des conséquences de la politique d’interdiction de la pratique religieuse dans le district de Dak Ha.
Pendant plus de trente ans (1972-2004), nos frères chrétiens de Ha Mông ont subi « la politique des trois refus », à savoir pas de prêtre, pas d’église, pas de sacrement ! Une politique qui a duré jusqu’à 2004, date à laquelle, après des années de lutte et de dialogue, nous avons eu la permission de construire la première église, une église minuscule de 5 m sur 10 m, située à Kon Trang Hong Hloi. Le jour de l’inauguration, 95 % des fidèles n’ont pu rentrer et ont été obligés de se tenir à l’extérieur sur un terrain appartenant à l’Etat. Les autorités n’avaient, en effet, accordé aux catholiques qu’une bande de terrain d’une largeur de 10 m entourant l’église. « La liberté religieuse nous est ainsi mesurée ! » « Tout pour l’intérêt de la population » « Tout pour l’intérêt du peuple ! »
Le 31 mars 2012 lors d’une visite du général Lê Duy Hai, directeur de la Sécurité publique de la province de Kontum, venu s’entretenir de l’affaire de Turia Yôp à l’évêché de Kontum, le vicaire général, le P. Nguyên Van Dông, a demandé à brûle pourpoint : « Si les autorités publiques ne permettent pas à l’évêque d’aller célébrer la messe à Turia Yôp, celui-ci ira-t-il quand même ? S’il n’y va pas, alors qu’il démissionne ! » Une phrase qui exprime l’opinion et la position de toute la famille du diocèse. Lorsque l’on a été appelé au service de la population et que l’on ne rend pas ce service en allant sur place, alors il ne reste plus qu’à démissionner !
Nous avons répondu très clairement : « L’important aujourd’hui, c’est avant tout les intérêts et le bonheur des gens du peuple. Pour le bonheur légitime du peuple croyant, même si cela est interdit, je dois y aller quand même. » Tout comme le ver qui, lorsque on marche sur lui, se tortille pour échapper à la mort. Nous les croyants, après avoir été si longtemps opprimés, pendant près de quarante ans, nous voulons pouvoir respirer, pouvoir vivre ! Vous-même avez appris cette vérité, que vous nous avez ensuite enseignée : « L’oppression engendre la lutte » ou encore : « Se battre, voilà le vrai bonheur ! » C’est aussi simple que cela ! Accusera-t-on un ver du crime d’opposition à celui qui l’écrase ! Que l’on ne traite pas de réactionnaire ou d’opposant celui qui accomplit sa mission ! Que l’on ne l’accuse pas de tentative de renversement du pouvoir ou de crime d’« évolution pacifique » (2). Cela est trop injuste !
Le prétexte avancé par les autorités de Dak Ha, à savoir : « L’ordre public et la sécurité ne sont pas assurées », ne convaincra personne dans le monde technique qui est le nôtre aujourd’hui. Par ailleurs, une telle justification n’est-elle pas une atteinte à l’honneur et au mérite des enfants d’un pays qui se vante d’avoir vaincu les deux impérialismes les plus puissants de la planète ? Après plus de trente ans de paix, on ne pourrait pas garantir une sécurité minimale pour la population d’une région qui n’est éloignée de la route nationale que de 14 km, toute proche de l’agglomération de Dak Ha, la plus riche de la province de Kontum ! Comment comprendre une telle affirmation ?
On nous affirme encore : « Il n’y a pas encore de lieu de culte… » - « Ici, les fidèles n’ont pas besoin de prêtre. Ils pratiquent leur religion à la maison. » Ou encore : « Les catéchistes célèbrent eux-mêmes les cérémonies pour les croyants… » Quiconque a un tant soit peu de bon sens et d’intelligence rejettera ces affirmations. N’est-ce pas plutôt que l’on considère que « la religion est l’opium du peuple » et que par suite, il faut l’interdire et l’éliminer ? Ou encore parce que l’on pense que la religion est une organisation réactionnaire… C’est d’ailleurs ce que me demandait, le mois dernier, un jeune Montagnard en classe de 10ème (NdT : classe de seconde dans le système français).
Messieurs, cette idée ne vous est-elle jamais venue à l’esprit : « Nos ennemis de Chine, depuis la mer d’Orient, se sont infiltrés jusqu’à Dak Ha … »
Messieurs,
Après avoir avec persévérance et patience rencontré les autorités, leur avoir exposé les faits, avoir dialogué avec elles, que devons-nous faire de plus ? Estimez-vous que nous devons accepter l’interdiction de la religion promulguées par la décision VT 269 UBND NC du district de Dak Ha ou, au contraire, devons-nous suivre l’aspiration et le désir légitimes de vivre la liberté religieuse, des sentiments éprouvés par des milliers de croyants habitant la région de Turia Yôp, et reconnus légitimes par la Constitution et la législation de la République socialiste du Vietnam ? Devons-nous écouter la parole de Dieu ou les affirmations erronées des hommes de ce monde ?
Nous voulons répéter aujourd’hui ce qui était le thème principal de notre lettre aux dirigeants suprêmes du pays, le 11 septembre 2008 : « Nous ne nous opposons en rien au régime. Nous pensons que celui-ci est aujourd’hui semblable à un bateau flottant sur la grande mer agitée par la tempête. Il n’est besoin que de changer un peu la direction du gouvernail et le peuple jouira de la liberté et du bonheur, non seulement le peuple mais le gouvernement avec lui. »
J’espère que, grâce à cette affaire de Turia Yôp, Messieurs les dirigeants du pouvoir central, vous bénéficierez d’une meilleure compréhension du peuple. J’espère que les fonctionnaires régionaux auront davantage de sympathie pour le peuple des croyants, afin que tous ensemble nous puissions construire une société plus humaine, plus fraternelle, plus apaisée et plus heureuse. Que personne n’oublie : « Les cadres-serviteurs du peuple, lorsqu’ils se rendent coupables de corruption, de bureaucratisme, lorsqu’ils maltraitent le peuple, se font les véritables saboteurs du régime ! »
De toute façon, en tant que croyants, nous devons vous remercier parce que grâce à des affaires comme celle de Turia Yôp, l’Evangile d’amour est annoncé encore plus largement et que nous-mêmes, les messagers de la Bonne Nouvelle, nous sommes rappelés à notre mission : « Proclame la parole, insiste à temps et à contretemps » (2Tm 4,2).
Respectueusement,
(signature et cachet)
Michel Hoang Duc Oanh, évêque du diocèse de Kontum
(1) NdT : le groupe de Ha Mông est un groupe dont l’inspiratrice prétend avoir reçu des révélations de la Vierge. Il est aujourd’hui en difficulté aussi bien avec l’Eglise locale qu’avec les autorités civiles.
(2) L’« évolution pacifique » est une notion apparue dans les années 1990. Elle consiste à vouloir introduire l’intérieur de la société des réformes libérales inspirées de l’étranger pour faire évoluer le régime vers sa disparition.
(Source: Eglises d'Asie, 10 avril2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Phêrô Trần thế Tuyên được bầu làm Giám Quản Giáo Phận St. Paul, Alberta, Canada
Hiển Quang
10:28 10/04/2012
Xin chung vui và cầu nguyện cho Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên Giám Quản Giáo Phận St. Paul, Alberta, Canada.
Bản tin từ Hội Đồng Giám Mục Canada: http://www.cccb.ca/site/eng/media-room/announcements/3312-diocesan-administratorelected-for-saint-paul
Diocesan Administrator elected for Saint-Paul Friday, March 30 2012:
Subsequent to the appointment of The Most Reverend Luc Bouchard as Bishop of Trois-Rivières, the College of Consultors of the Diocese of Saint-Paul on March 28, 2012, elected Father Peter Tran as Diocesan Administrator of Saint-Paul, as required by Canon 421 §1.
Được biết:
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên sinh ngày 2.12.1951 tại Bến Dinh – Đồng Tháp – VN.
Theo học Tiều Chủng Viện Cần Thơ từ năm 1963 cùng lớp với Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, Giám Mục phụ tá Sàigòn.
Theo học triết học Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long từ 1972-1975.
Tốt nghiệp thần học năm 1979, lớp Xuất Hành, từ Chủng Viện Thánh Quí, cái Răng., Cần Thơ.
Thụ phong linh mục ngày 22.1.1993 tại Canada, địa phận St. Paul và làm cha xứ từ đó.
Tháng 9. 2004 được Đức Cha địa phận bổ nhiệm làm chưởng ấn địa phận. Có thể đây là linh mục người Việt Nam đầu tiên làm chưởng ấn ở Bắc Mỹ lúc bấy giờ.
2005-2008 Tốt nghiệp bằng Giáo Luật tại Đại Học St. Paul ở Ottawa, Canada.
2008 cho tới nay: tiếp tục làm chưởng ấn địa phận St. Paul và kiêm nhiệm thêm những chức vụ khác.
Ngày 28.3.2012 được Hội Đồng Tư Vấn địa phận St. Paul chọn làm Giám Quản với số phiếu tuyệt đại đa số 5/6. Có thể đây là linh mục Việt Nam đầu tiên được chọn làm Giám Quản ở Bắc Mỹ?
Biết tin và được trao đổi với Cha Phêrô Trần thế Tuyên, chúng tôi xin phép được đưa tin vui nầy lên Website của Liên Giáo Sĩ & tu sĩ mà Ngài làm chủ tịch từ năm 2002 cho đến nay. Ngài cho biết:
“Đăng tin làm giám quản thì phải đăng tin lúc hết làm Giám Quản!” Vì Giám Quản chỉ là người được chọn lãnh đạo địa phận tạm thời trong lúc trống tòa. Nên chức Giám Quản có thể mất “khi Tân Giám Mục tựu chức trong giáo phận” (GL. Điều 430)
Tuy nhiên “vui được lúc nào hay lúc đó!” Ngài cũng vui lòng cho đăng tin nầy trên Websiote tiếng Việt, không để khoe khoang nhưng để xin lời cầu nguyện đặc biệt từ phía bà con người Việt Nam cho một linh mục người Việt Nam đang làm việc nơi không có người Việt Nam.
Cha Phêrô Trần thế Tuyên cũng chia sẻ là sau khi được chọn làm Giám Quản và tuyên xưng đức tin. Ngài đã chụp một tấm hình với cây thánh giá và đề là “IN HOC SIGNO VINCES” – Cứ dấu nầy ngươi sẽ chiến thắng! Ngài muốn chinh phục người khác bằng những hy sinh như Chúa Giêsu đã hy sinh chết trên thánh giá cho muôn người.
Cha Giám Quản Phêrô Trần thế Tuyên cho biết thêm là: Giám Quản có bổn phận và quyền hạn như Giám Mục địa phận, như đi dự họp Hội đồng Giám Mục cấp miền hay cấp quốc gia… đặc biệt phải giữ hai điều là: cư ngụ trong địa phận và dâng lễ cho Giáo dân trong địa phận ngày Chúa Nhật và phải lưu ý rằng “Sede Vacante, nihil innovetur!”– Lúc trống tòa, tức không có Giám Mục địa phận, thì không nên thay đổi gì!
Ðiều 427: (1) Giám Quản giáo phận có mọi nghĩa vụ và quyền hành như Giám Mục giáo phận, ngoại trừ những gì xét theo bản tính sự việc hoặc chính luật pháp đã loại trừ.
(2) Giám Quản giáo phận được hưởng quyền hành do việc đã ưng thuận sự bầu cử và không cần sự phê chuan của ai khác, nhưng phải giữ bổn phận nói ở điều 833 số 4.
Ðiều 428: (1) Trong khi trống tòa, thì không được đổi mới gì cả.
(2) Cấm những ai đảm nhiệm việc quản trị tạm thời giáo phận không được làm bất cứ việc gì có thể gây tổn thiệt cho giáo phận hoặc cho các quyền lợi của Giám Mục; đặc biệt cấm các vị đó và bất cứ ai khác nữa không được đích thân hay nhờ người khác lấy ra, tiêu hủy, sửa chữa bất cứ các tài liệu nào của phủ giáo phận.
Nhiều người biết linh mục Phêrô Trần thế Tuyên ở Canada qua vai trò chủ tịch Liên Giáo Sĩ & tu sĩ cũng như những việc làm khác như in ấn tài liệu, phổ biến sách vở giúp cho người Công Giáo Việt Nam tại Canada. Gần đây tên linh mục Phêrô Trần thế Tuyên được biết đến nhiều hơn nhờ vai trò Cáo thỉnh Viên cho tiến trình tuyên thánh Cha Phanxicô Trương bửu Diệp mà Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ đã có sắc chỉ bổ nhiệm ngày 25.8.2011.
Xin chúc mừng Cha Giám Quản Phêrô Trần thế Tuyên! Thực sự đây là niềm hãnh diện chung cho người Công giáo Việt Nam hải ngoại và đặc biệt là ở Canada. Xin Chúa chúc lành cho nhiệm vụ mới được trao phó, đặc biệt xin Chúa và Đức Mẹ Maria phù trợ Cha trong công tác đặc biệt làm thỉnh cáo viên phong chân phước cho Cha Phanxicô Trương bửu Diệp mà cha đang phụ trách.
Diocesan Administrator elected for Saint-Paul Friday, March 30 2012:
Subsequent to the appointment of The Most Reverend Luc Bouchard as Bishop of Trois-Rivières, the College of Consultors of the Diocese of Saint-Paul on March 28, 2012, elected Father Peter Tran as Diocesan Administrator of Saint-Paul, as required by Canon 421 §1.
Được biết:
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên sinh ngày 2.12.1951 tại Bến Dinh – Đồng Tháp – VN.
Theo học Tiều Chủng Viện Cần Thơ từ năm 1963 cùng lớp với Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, Giám Mục phụ tá Sàigòn.
Theo học triết học Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long từ 1972-1975.
Tốt nghiệp thần học năm 1979, lớp Xuất Hành, từ Chủng Viện Thánh Quí, cái Răng., Cần Thơ.
Thụ phong linh mục ngày 22.1.1993 tại Canada, địa phận St. Paul và làm cha xứ từ đó.
Tháng 9. 2004 được Đức Cha địa phận bổ nhiệm làm chưởng ấn địa phận. Có thể đây là linh mục người Việt Nam đầu tiên làm chưởng ấn ở Bắc Mỹ lúc bấy giờ.
2005-2008 Tốt nghiệp bằng Giáo Luật tại Đại Học St. Paul ở Ottawa, Canada.
2008 cho tới nay: tiếp tục làm chưởng ấn địa phận St. Paul và kiêm nhiệm thêm những chức vụ khác.
Ngày 28.3.2012 được Hội Đồng Tư Vấn địa phận St. Paul chọn làm Giám Quản với số phiếu tuyệt đại đa số 5/6. Có thể đây là linh mục Việt Nam đầu tiên được chọn làm Giám Quản ở Bắc Mỹ?
Biết tin và được trao đổi với Cha Phêrô Trần thế Tuyên, chúng tôi xin phép được đưa tin vui nầy lên Website của Liên Giáo Sĩ & tu sĩ mà Ngài làm chủ tịch từ năm 2002 cho đến nay. Ngài cho biết:
“Đăng tin làm giám quản thì phải đăng tin lúc hết làm Giám Quản!” Vì Giám Quản chỉ là người được chọn lãnh đạo địa phận tạm thời trong lúc trống tòa. Nên chức Giám Quản có thể mất “khi Tân Giám Mục tựu chức trong giáo phận” (GL. Điều 430)
Tuy nhiên “vui được lúc nào hay lúc đó!” Ngài cũng vui lòng cho đăng tin nầy trên Websiote tiếng Việt, không để khoe khoang nhưng để xin lời cầu nguyện đặc biệt từ phía bà con người Việt Nam cho một linh mục người Việt Nam đang làm việc nơi không có người Việt Nam.
Cha Phêrô Trần thế Tuyên cũng chia sẻ là sau khi được chọn làm Giám Quản và tuyên xưng đức tin. Ngài đã chụp một tấm hình với cây thánh giá và đề là “IN HOC SIGNO VINCES” – Cứ dấu nầy ngươi sẽ chiến thắng! Ngài muốn chinh phục người khác bằng những hy sinh như Chúa Giêsu đã hy sinh chết trên thánh giá cho muôn người.
Cha Giám Quản Phêrô Trần thế Tuyên cho biết thêm là: Giám Quản có bổn phận và quyền hạn như Giám Mục địa phận, như đi dự họp Hội đồng Giám Mục cấp miền hay cấp quốc gia… đặc biệt phải giữ hai điều là: cư ngụ trong địa phận và dâng lễ cho Giáo dân trong địa phận ngày Chúa Nhật và phải lưu ý rằng “Sede Vacante, nihil innovetur!”– Lúc trống tòa, tức không có Giám Mục địa phận, thì không nên thay đổi gì!
Ðiều 427: (1) Giám Quản giáo phận có mọi nghĩa vụ và quyền hành như Giám Mục giáo phận, ngoại trừ những gì xét theo bản tính sự việc hoặc chính luật pháp đã loại trừ.
(2) Giám Quản giáo phận được hưởng quyền hành do việc đã ưng thuận sự bầu cử và không cần sự phê chuan của ai khác, nhưng phải giữ bổn phận nói ở điều 833 số 4.
Ðiều 428: (1) Trong khi trống tòa, thì không được đổi mới gì cả.
(2) Cấm những ai đảm nhiệm việc quản trị tạm thời giáo phận không được làm bất cứ việc gì có thể gây tổn thiệt cho giáo phận hoặc cho các quyền lợi của Giám Mục; đặc biệt cấm các vị đó và bất cứ ai khác nữa không được đích thân hay nhờ người khác lấy ra, tiêu hủy, sửa chữa bất cứ các tài liệu nào của phủ giáo phận.
Nhiều người biết linh mục Phêrô Trần thế Tuyên ở Canada qua vai trò chủ tịch Liên Giáo Sĩ & tu sĩ cũng như những việc làm khác như in ấn tài liệu, phổ biến sách vở giúp cho người Công Giáo Việt Nam tại Canada. Gần đây tên linh mục Phêrô Trần thế Tuyên được biết đến nhiều hơn nhờ vai trò Cáo thỉnh Viên cho tiến trình tuyên thánh Cha Phanxicô Trương bửu Diệp mà Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ đã có sắc chỉ bổ nhiệm ngày 25.8.2011.
Xin chúc mừng Cha Giám Quản Phêrô Trần thế Tuyên! Thực sự đây là niềm hãnh diện chung cho người Công giáo Việt Nam hải ngoại và đặc biệt là ở Canada. Xin Chúa chúc lành cho nhiệm vụ mới được trao phó, đặc biệt xin Chúa và Đức Mẹ Maria phù trợ Cha trong công tác đặc biệt làm thỉnh cáo viên phong chân phước cho Cha Phanxicô Trương bửu Diệp mà cha đang phụ trách.
Văn Hóa
Thượng hảo hạng
Lm Vũđình Tường
03:52 10/04/2012
Người đi xem tạc tượng ai cũng ngạc nhiên, thắc mắc tại sao ngay phía sau các bức tượng tạc luôn có treo hình khúc gỗ khổng lồ. Những bức hình này được lộng kiếng, trong khung cẩn thận, treo cao phía đầu mỗi bức tượng. Nhìn tấm hình chụp và bức tượng trong đầu người nào cũng hiện lên hình ảnh tương phản rõ ràng. Một bức tượng đẹp tuyệt vời bị tấm hình chụp khúc gỗ phía trên làm cho mất đẹp. Nói về nghệ thuật thì các bức hình kia hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn của nghệ thuật. Các bức hình xem ra chụp cho có hình nhiều hơn là hướng về nghệ thuật chụp ảnh. Có lẽ mục đích của thợ chụp hình cũng không quan tâm đến nghệ thuật. Nếu nói về thẩm mĩ thì nó hoàn toàn mất thẩm mĩ. Ngay cách trình bày, trưng hình, treo hình cũng không mang tính thẩm mĩ. Thắc mắc trong đầu nhưng mấy ai quan tâm hỏi người thợ điêu khắc tại sao lại làm thế. Nhiều người chỉ thoáng bước qua cửa rồi ngoảnh ra không muốn tiếp tục xem tượng nữa. Người tạc tượng cũng không quan tâm. Khó có thể đoán biết trong đầu anh nghĩ gì khi thấy khách vừa bước qua ngưỡng cửa đã bị những tấm hình chụp kia ngăn lại. Mãi cho đến một ngày kia tôi đi ngang nơi anh tạc tượng, đúng lúc đó trời đổ mưa, hạt mưa càng lúc càng to, càng nặng. Anh nghỉ tay nhìn mưa rơi. Nhìn những bong bóng nước mưa cuốn theo giòng nước nổ tan biến mất trong giây phút. Tôi lẩm nhẩm đếm bong bóng nước nổ, một, hai, ba bốn. Anh lên tiếng nói bâng quơ:
- Đếm cho đến bao giờ mới hết.
Tôi quay nhìn anh đáp:
- Hết mưa cũng là lúc cái bong bóng nước cuối cùng nổ tan xác.
Tôi tiếp:
- Nổ tan xác nên khỏi cần chôn, cất, an táng.
Anh nhìn tôi không nói gì. Thấy câu chuyện cụt ngủn, mất hứng tôi vội chuyển đề tài. Tôi nhìn những tấm hình treo đầu tượng nêu thắc mắc:
- Các tấm hình này anh chụp cùng lúc hẳn?
Anh nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên. Lúc sau anh lên tiếng đáp cụt lơ:
- Không thể.
Bây giờ đến phiên tôi ngạc nhiên. Anh nhìn tôi lên tiếng:
- Có thấy liên hệ giữa hình và tượng không?
Tôi nghĩ trong đầu thấy hình chụp và tượng không liên quan gì đến nhau, ngoại trừ cả hai đều là gỗ. một là khúc gỗ, hai là tượng gỗ. Thấy vẻ mặt ngớ ngẩn của tôi anh quay nhìn trời. Lúc lâu sau anh lên tiếng:
- Có nhiều giờ không?
Tôi đáp:
- Cũng không bận rộn lắm.
Anh mời:
- Vậy thì vào đây.
Không hiểu anh mời vào làm gì nhưng ngoài trời mưa, tôi theo anh vào.
Anh chỉ cho tôi một khúc gỗ cao vừa đủ làm ghế ngồi, không chỗ dựa lưng.
Anh kéo một khúc gỗ khác tương tự vào giữa làm bàn rồi phía kia khúc gỗ thứ ba đối diện, anh ngồi xuống, chậm rãi pha bình trà. Hai cái ghế và cái bàn bằng ba khúc gỗ, cao bằng nhau.
Mỗi một bức tượng đều có nguồn gốc từ khúc gỗ trong tấm hình treo phía trên. Anh lên tiếng. Tôi không thể tưởng tượng được bức tượng điêu khắc màu sắc tuyệt vời, đường nét sắc sảo kia lại thoát thai từ khúc gỗ xù xì, bẩn thỉu, khô cằn. Nhìn bức tượng toát ra sức sống vô hình, trái lại nhìn khúc gỗ chết đen đủi ai có thể tưởng tượng ra điều liên hệ đó. Nghe anh diễn tả tôi có cảm tưởng khúc gỗ chết khô; thợ điêu khắc ban cho nó sức sống, biến nó trở thành bức tượng sống động.
Anh miên man kể về nghệ thuật tạc tượng và khó khăn riêng của từng loại gỗ khi tạc. Giỏi tay nghề là một chuyện, còn kinh nghiệm xử dụng gỗ quan trọng không kém. Tạc tượng xong, vấn đề đánh bóng tượng cũng lắm công phu. Quan trọng nhất là vấn đề hun khói cho gỗ lên vân, nổi mầu vừa ý. Tất cả đều đòi hỏi nơi người tạc tượng một nghệ thuật cao.
Đầu tiên người thợ nhìn khúc gỗ kĩ lưỡng, quan sát cẩn thận. Nếu không rất có thể rơi vào trường hợp sau khi bắt tay vào việc mới phát giác ra ngay giữa khuôn mặt là thẹo gỗ thì coi như công toi. Mất công đã thế, mất cả khúc gỗ quí dầy công tìm kiếm, tiền chuyên chở. Vì thế người tạc tượng thường dùng rất nhiều giờ quan sát, thẩm định, phán đoán, ước tính làm thế nào tránh thẹo gỗ rơi vào chỗ không thích hợp khi tạc tượng. Nếu có thể lại để chỗ thẹo đó vào đúng chỗ cần có thẹo. Thứ đến lõi gỗ không phải lúc nào cũng đúng tâm gỗ mà khi chính tâm, khi bên cạnh, uốn lượn tùy theo độ thẳng của cây. Chuẩn bị xong bằng đó thứ coi như xong phần việc chính. Hình ảnh bức tượng định vị trong đầu người tạc tượng và đôi tay cứ thế làm việc theo chỉ thị của hình ảnh trong đầu. Người tạc tượng vạc bỏ tất cả những phần vỏ và gỗ tạp. Gọi là gỗ tạp vì thân gỗ không đạt tiêu chuẩn bền bỉ lâu dài so với thời gian; độ co giãn thích hợp với khí hậu, tránh tình trạng nứt nẻ. Sau cùng là mức dễ đánh bóng. Đặc biệt những chỗ cần đường nét sắc sảo chỉ loại gỗ tốt hảo hạng mới tạo được những đường cong tuyệt vời. Tóm lại toàn thân bức tượng chỉ còn lại những phần gỗ tuyệt hảo của gốc cổ thụ. Tất cả những phần dơ bẩn, gỗ xấu, mộc tạp nhạp được đục bỏ sạch. Đôi khi gốc cổ thụ phải ôm quàng hai tay mới hết, đến khi tạc xong tượng chỉ bằng một phần mười của khúc gỗ. Chín mươi phần trăm là gỗ tạp. Chính vì thế mà khó có thể nhận biết tấm ảnh chụp khúc cây và tượng tạc không mang lại dấu tích của gốc cây.
Tất nhiên phần gỗ tạp và vỏ thân cũng không phí phạm nhưng để hun khói cho tượng được bền lâu. Hun khói cùng loại gỗ tạo được mức giẻo dai, đàn hồi tốt hơn là dùng gỗ khác. Hơn nữa khói cũng hoàn thành một lớp keo cùng màu cho toàn thân tượng. Khói cũng thẩm thấu sâu vào thân mộc vì cùng loại mộc cấu kết, làm cho tượng bền bỉ, tránh mối mọt. Một khi khói quyện vào thân mộc hoà chung với nhựa của thân, chúng coi như là lớp sơn bóng tự nhiên, nguyên thủy bảo vệ thân mộc. Lớp sơn bên ngoài phụ làm đẹp, gây phản chiếu hài hoà cho từng bộ phận thích hợp của tượng.
Người tạc tượng kết luận, tượng gỗ chính là đời sống thứ hai của cây sau khi chết đi. Đời sống thứ hai này tồn tại toàn là chính mộc, phần mộc thượng hảo hạng. Chúng không bị khí hậu ảnh hưởng nhiều, mối mọt rất khó làm hại và đời bức tượng cũng tồn lại thiên niên, vạn niên.
Đây cũng chính là hình ảnh bất tử của linh hồn. Một khi thân xác này chết đi linh hồn được thanh luyện trở thành bất tử, hình ảnh người đó lúc còn sống được thanh tẩy trở nên trong sáng, không tì ố, không vết nhơ, bất tử, không còn bị ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội, hay tài chánh, tham sân si cuộc đời làm hại. Đó chính là cuộc sống Phục Sinh của người Kitô hữu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
- Đếm cho đến bao giờ mới hết.
Tôi quay nhìn anh đáp:
- Hết mưa cũng là lúc cái bong bóng nước cuối cùng nổ tan xác.
Tôi tiếp:
- Nổ tan xác nên khỏi cần chôn, cất, an táng.
Anh nhìn tôi không nói gì. Thấy câu chuyện cụt ngủn, mất hứng tôi vội chuyển đề tài. Tôi nhìn những tấm hình treo đầu tượng nêu thắc mắc:
- Các tấm hình này anh chụp cùng lúc hẳn?
Anh nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên. Lúc sau anh lên tiếng đáp cụt lơ:
- Không thể.
Bây giờ đến phiên tôi ngạc nhiên. Anh nhìn tôi lên tiếng:
- Có thấy liên hệ giữa hình và tượng không?
Tôi nghĩ trong đầu thấy hình chụp và tượng không liên quan gì đến nhau, ngoại trừ cả hai đều là gỗ. một là khúc gỗ, hai là tượng gỗ. Thấy vẻ mặt ngớ ngẩn của tôi anh quay nhìn trời. Lúc lâu sau anh lên tiếng:
- Có nhiều giờ không?
Tôi đáp:
- Cũng không bận rộn lắm.
Anh mời:
- Vậy thì vào đây.
Không hiểu anh mời vào làm gì nhưng ngoài trời mưa, tôi theo anh vào.
Anh chỉ cho tôi một khúc gỗ cao vừa đủ làm ghế ngồi, không chỗ dựa lưng.
Anh kéo một khúc gỗ khác tương tự vào giữa làm bàn rồi phía kia khúc gỗ thứ ba đối diện, anh ngồi xuống, chậm rãi pha bình trà. Hai cái ghế và cái bàn bằng ba khúc gỗ, cao bằng nhau.
Mỗi một bức tượng đều có nguồn gốc từ khúc gỗ trong tấm hình treo phía trên. Anh lên tiếng. Tôi không thể tưởng tượng được bức tượng điêu khắc màu sắc tuyệt vời, đường nét sắc sảo kia lại thoát thai từ khúc gỗ xù xì, bẩn thỉu, khô cằn. Nhìn bức tượng toát ra sức sống vô hình, trái lại nhìn khúc gỗ chết đen đủi ai có thể tưởng tượng ra điều liên hệ đó. Nghe anh diễn tả tôi có cảm tưởng khúc gỗ chết khô; thợ điêu khắc ban cho nó sức sống, biến nó trở thành bức tượng sống động.
Anh miên man kể về nghệ thuật tạc tượng và khó khăn riêng của từng loại gỗ khi tạc. Giỏi tay nghề là một chuyện, còn kinh nghiệm xử dụng gỗ quan trọng không kém. Tạc tượng xong, vấn đề đánh bóng tượng cũng lắm công phu. Quan trọng nhất là vấn đề hun khói cho gỗ lên vân, nổi mầu vừa ý. Tất cả đều đòi hỏi nơi người tạc tượng một nghệ thuật cao.
Đầu tiên người thợ nhìn khúc gỗ kĩ lưỡng, quan sát cẩn thận. Nếu không rất có thể rơi vào trường hợp sau khi bắt tay vào việc mới phát giác ra ngay giữa khuôn mặt là thẹo gỗ thì coi như công toi. Mất công đã thế, mất cả khúc gỗ quí dầy công tìm kiếm, tiền chuyên chở. Vì thế người tạc tượng thường dùng rất nhiều giờ quan sát, thẩm định, phán đoán, ước tính làm thế nào tránh thẹo gỗ rơi vào chỗ không thích hợp khi tạc tượng. Nếu có thể lại để chỗ thẹo đó vào đúng chỗ cần có thẹo. Thứ đến lõi gỗ không phải lúc nào cũng đúng tâm gỗ mà khi chính tâm, khi bên cạnh, uốn lượn tùy theo độ thẳng của cây. Chuẩn bị xong bằng đó thứ coi như xong phần việc chính. Hình ảnh bức tượng định vị trong đầu người tạc tượng và đôi tay cứ thế làm việc theo chỉ thị của hình ảnh trong đầu. Người tạc tượng vạc bỏ tất cả những phần vỏ và gỗ tạp. Gọi là gỗ tạp vì thân gỗ không đạt tiêu chuẩn bền bỉ lâu dài so với thời gian; độ co giãn thích hợp với khí hậu, tránh tình trạng nứt nẻ. Sau cùng là mức dễ đánh bóng. Đặc biệt những chỗ cần đường nét sắc sảo chỉ loại gỗ tốt hảo hạng mới tạo được những đường cong tuyệt vời. Tóm lại toàn thân bức tượng chỉ còn lại những phần gỗ tuyệt hảo của gốc cổ thụ. Tất cả những phần dơ bẩn, gỗ xấu, mộc tạp nhạp được đục bỏ sạch. Đôi khi gốc cổ thụ phải ôm quàng hai tay mới hết, đến khi tạc xong tượng chỉ bằng một phần mười của khúc gỗ. Chín mươi phần trăm là gỗ tạp. Chính vì thế mà khó có thể nhận biết tấm ảnh chụp khúc cây và tượng tạc không mang lại dấu tích của gốc cây.
Tất nhiên phần gỗ tạp và vỏ thân cũng không phí phạm nhưng để hun khói cho tượng được bền lâu. Hun khói cùng loại gỗ tạo được mức giẻo dai, đàn hồi tốt hơn là dùng gỗ khác. Hơn nữa khói cũng hoàn thành một lớp keo cùng màu cho toàn thân tượng. Khói cũng thẩm thấu sâu vào thân mộc vì cùng loại mộc cấu kết, làm cho tượng bền bỉ, tránh mối mọt. Một khi khói quyện vào thân mộc hoà chung với nhựa của thân, chúng coi như là lớp sơn bóng tự nhiên, nguyên thủy bảo vệ thân mộc. Lớp sơn bên ngoài phụ làm đẹp, gây phản chiếu hài hoà cho từng bộ phận thích hợp của tượng.
Người tạc tượng kết luận, tượng gỗ chính là đời sống thứ hai của cây sau khi chết đi. Đời sống thứ hai này tồn tại toàn là chính mộc, phần mộc thượng hảo hạng. Chúng không bị khí hậu ảnh hưởng nhiều, mối mọt rất khó làm hại và đời bức tượng cũng tồn lại thiên niên, vạn niên.
Đây cũng chính là hình ảnh bất tử của linh hồn. Một khi thân xác này chết đi linh hồn được thanh luyện trở thành bất tử, hình ảnh người đó lúc còn sống được thanh tẩy trở nên trong sáng, không tì ố, không vết nhơ, bất tử, không còn bị ảnh hưởng bởi xu hướng xã hội, hay tài chánh, tham sân si cuộc đời làm hại. Đó chính là cuộc sống Phục Sinh của người Kitô hữu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Nhạc Phục Sinh: ''Chúa Đã Sống Lại'' và Thơ: Tưởng Rằng
Vọng Sinh
13:12 10/04/2012
Trận trọng giới thiệu bản nhạc "Chúa Đã Sống Lại" của Vọng Sinh
Tưởng Rằng
Tưởng rằng Người đã chết đi
Nhưng nay sống lại uy nghi rạng ngời!
Mang thân tử tội tơi bời
Từ trong cõi chết tội đời xóa tan.
Phục Sinh vang khúc khải hoàn
Hoan ca rộn tiếng Al-le-lu-ia
Đất Trời mở hội khai hoa
Ơn Thiêng Cứu Rỗi chan hòa chúng nhân.
Đêm đen tăm tối gian trần
Đam mê lạc thú cuốn vần đời con
Giữa cơn lốc xoáy mất còn
Con như kẻ lạc mất hồn u mê
Phục Sinh Chúa dắt đưa về
Rửa cho tinh sạch muôn bề tội nhơ
Từ trong tăm tối mịt mờ
Ánh Quang Ân Thánh vô bờ chiếu soi
Nguồn Ơn Cứu Rỗi đây rồi
Suối Trời khai mở cho người thỏa thuê
Trần gian khao khát tìm về
Ngụp trong Suối Thánh say mê thỏa lòng
Hôm nay Ngày Thánh ước mong
Ơn Thiêng giúp sức thêm lòng cậy trông
Dù đời lắm nỗi long đong
Có Ân Thánh Chúa ta không lo gì.
Chúa Phục Sinh mở lối đi
Đường lên Cõi Phúc giờ thì thênh thang
Xin mở những giây buộc ràng
Những trói buộc của tham lam gian tà
Mở mồ chôn ích kỷ ra
Mở Yêu Thương với Thứ Tha cho người
Mở lòng đón nhận Ơn Trời
Cho con mãi được cùng Người Phục Sinh.
Vọng Sinh.
Chúa đã Sống Lại khải hoàn,
Cho con cùng hát Hoan Ca muôn đời.
Tưởng Rằng
Tưởng rằng Người đã chết đi
Nhưng nay sống lại uy nghi rạng ngời!
Mang thân tử tội tơi bời
Từ trong cõi chết tội đời xóa tan.
Phục Sinh vang khúc khải hoàn
Hoan ca rộn tiếng Al-le-lu-ia
Đất Trời mở hội khai hoa
Ơn Thiêng Cứu Rỗi chan hòa chúng nhân.
Đêm đen tăm tối gian trần
Đam mê lạc thú cuốn vần đời con
Giữa cơn lốc xoáy mất còn
Con như kẻ lạc mất hồn u mê
Phục Sinh Chúa dắt đưa về
Rửa cho tinh sạch muôn bề tội nhơ
Từ trong tăm tối mịt mờ
Ánh Quang Ân Thánh vô bờ chiếu soi
Nguồn Ơn Cứu Rỗi đây rồi
Suối Trời khai mở cho người thỏa thuê
Trần gian khao khát tìm về
Ngụp trong Suối Thánh say mê thỏa lòng
Hôm nay Ngày Thánh ước mong
Ơn Thiêng giúp sức thêm lòng cậy trông
Dù đời lắm nỗi long đong
Có Ân Thánh Chúa ta không lo gì.
Chúa Phục Sinh mở lối đi
Đường lên Cõi Phúc giờ thì thênh thang
Xin mở những giây buộc ràng
Những trói buộc của tham lam gian tà
Mở mồ chôn ích kỷ ra
Mở Yêu Thương với Thứ Tha cho người
Mở lòng đón nhận Ơn Trời
Cho con mãi được cùng Người Phục Sinh.
Vọng Sinh.
Chúa đã Sống Lại khải hoàn,
Cho con cùng hát Hoan Ca muôn đời.
Đức tin của Tôma
Trầm Hương Thơ
15:56 10/04/2012
Các Tông Đồ quây quần cửa đóng kín
Cùng cầu nguyện nổi buồn vương màu tím
Trong căn phòng cài kín của sợ lo
Luôn sợ rằng lũ công an rình mò
Để bắt bớ bày trò diệt đạo Chúa
Chợt bỗng nhiên mắt họ như nhảy múa
NGÀI hiện ra đứng giữa chính các ông
Ban bình an sức sống dậy muôn ngàn
Sức sống mới vươn tràn qua sự chết
Những dấu đanh NGÀI cho họ xem hết
Ôi! vui mừng khôn xiết vượt thời gian
Ơn Thánh Thần reo chót vót cung đàn
Tim rung lên bình an Chúa nồng nàn
Ấm tâm hồn, ấm cả cõi dương gian
Ngài thổi hơi "Bình An" đầy tâm trí
Các con đi và làm theo Thiên Ý
Gieo "Tin Mừng" mở trí cho anh em
Khắp thế gian còn lắm kẻ tối đen
Thờ vật chất bon chen nghèo tình Chúa
Đem "Ánh Sáng" vào nơi đang tàn úa
Và "Binh An Thiên Chúa" mãi tỏa lan
Trong nhóm họ có một ông hơi gàn
Lại vắng mặt trong gian phòng hôm ấy
"Tôi không tin nếu tôi chẳng nhìn thấy!"
Mười ông kể gặp Thầy mừng trọng đại
"Một người ngang mười người nói không lại"
Tám ngày sau trọng đại Ngài hiện ra
Ngài tiến thẳng lại chỗ ông Tôma
Đang trong lúc cửa nhà vẫn đóng kín
Ông Tôma sợ qúa mặt xanh tím
Chúa đưa tay cho nhìn những dấu đanh
Và bảo ông, đặt tay, sườn bên cạnh
Ông cứng lòng, giờ lạnh cóng chân tay
Ông qùy xuống phủ phục, con lạy Thầy!
Xin tha tội cứng lòng, khi chưa thấy!
Linh hồn chàng giờ này run lẩy bẩy
"Tôma này! vì thấy, nên ngươi tin
Phúc thay cho! ai không thấy mà tin"
NGÀI PHỤC SINH đem "Tin Mừng Cứu Rỗi".
(Alleluja)
Ga. 20,19-29
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Làng Tôi Vùng Biển
Nguyễn Ngọc Liên
21:33 10/04/2012
LÀNG TÔI VÙNG BIỂN
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tôi là con của một vùng đồi
Nhưng cũng là con của biển..
Có bầu trời xanh cao vời vợi
Những đêm đi thuyền lưới kéo mặt trời lên.
(Trích thơ của Thuận Hữu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tôi là con của một vùng đồi
Nhưng cũng là con của biển..
Có bầu trời xanh cao vời vợi
Những đêm đi thuyền lưới kéo mặt trời lên.
(Trích thơ của Thuận Hữu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền