Ngày 12-04-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mối phúc thật thứ chín
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
08:17 12/04/2010
MỐI PHÚC THẬT THỨ CHÍN

Ngày hôm nay chúng ta nghe Chúa Giêsu bất ngờ nói với các tông đồ: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20,29). Đó là mối phúc thật được coi như là mối phúc thật thứ chín mà Chúa dành cho các thế hệ của chúng ta là những người ở thế kỷ 21 này xa cách Chúa Giêsu về thời gian và không gian nhưng lại được nghe lời Chúa phán “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” !.

Nói như vậy, dường như chúng ta còn có phúc hơn các tông đồ là những người thấy. Thực ra Chúa Giêsu đã không đưa ra một so sánh thấy hay không thấy nhưng quan trọng ở chỗ tin hay không tin. Rõ ràng có những người đã thấy mà không tin, họ còn đưa ra những ngụy biện nữa. Chẳng hạn “ban đêm, chúng tôi đang ngủ thì môn đệ của ông đến lấy xác của ông ấy và đưa đi mất”. Họ tạo nên cái ngụy tạo để khỏi phải tin là Chúa Giêsu từ trong cõi chết sống lại. Hoặc là như Tôma hôm nay đòi xỏ ngón tay vào bàn tay, thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy thì mới tin. Cho nên có nhiều người thấy mà không tin, nhưng ngược lại có nhiều người không thấy mà lại tin. Vậy thì đức tin là một ân huệ, đức tin xuất phát không phải là từ con mắt của trí tuệ mà đức tin xuất phát từ con mắt đức tin và từ tấm lòng của mỗi người.

Sách Công đồ Tông vụ cho chúng ta thấy khi Phêrô đi ngang qua, chỉ cần bóng Phêrô ngả trên ai thì người tin đó được khỏi. Cũng như những người đang mang thai họ cảm nghiệm sức sống mới trong mình là bởi Chúa ban, cả sự thật đang ở trong họ. Đức tin là ân huệ thực sự đi vào trong tâm hồn mà người nào tin thì cảm nhận rất rõ ràng vì mình là người cảm nhận thấy ơn thánh trong tâm hồn, và đó là con mắt của tâm hồn chứ không phải thị giác này xuất phát từ trí khôn. Một người nói thì một trăm người khác cũng đồng cảm với họ. Họ biết rõ sự thật ở trong mình, sự sống ở trong mình. Họ trở thành chứng nhân của sự sống, trở thành chứng nhân của lòng tin. Tin Mừng thuật lại Tôma đã nhìn thấy thật và Chúa cho phép ông khi Chúa nói: “Con hãy xỏ ngón tay con vào đây. Hãy thọc bàn tay con vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng nhưng hãy tin” (Ga 20,27). Tôma không dám thực hiện nữa, ông quì xuống và kêu lên “Lạy Chúa! Lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28). Nếu cần phải nghi ngờ, nếu cần phải xét nét, nếu cần phải phân tích và mổ xẻ thì Tôma đã làm đến mức ấy là hết rồi. Và nếu đến mức ấy mà Tôma đã quì xuống và tuyên xưng “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con” thì chúng ta khỏi cần phải làm môn đệ của Tôma! Chúng ta hãy thực hiện lời Chúa Giêsu dạy “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.

Phúc cho những ai đã không thấy mà tin, mối phúc ấy dành cho chúng ta hôm nay – những người không thấy mà tin – khác với không có mà tin. Trong thực tế có nhiều cái không có mà tin! Đi đào vàng, rồi đưa vàng mạ đầy xung quanh linh cữu trở về kia kìa! Nhiều lô đất không có vàng mà người ta vẫn tin. Phương chi chúng ta hiểu chân lý của Chúa, Chúa dạy “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Chỉ có sự thật giải thoát được chúng ta mà thôi. Vậy thì chúng ta còn sợ hãi điều chi nữa? Chúng ta tin vào những điều “không thấy mà tin” khác với “không có mà tin”. Trong đời thường, người ta đốt vàng mã, người ta gửi tòa nhà xuống cho ông bà tổ tiên, người ta gửi cả ô tô xuống cho ông bà tổ tiên mà không gửi xăng thì biết chạy làm sao?! Mà ông bà tổ tiên chưa kịp học lái xe, nhỡ xuống đấy gây tai nạn thì sao?! Thế mà người ta vẫn tin! Không có mà người ta vẫn tin! Phương chi chúng ta là những người cảm nhận được sự sống và sức sống trong mình thì sao chúng ta lại không tin. Và đức tin không đòi hỏi được gọi là đức tin không điều kiện thì mạnh hơn đức tin có điều kiện. Tôi đến Nhà thờ Phát Diệm rồi, mà bây giờ tôi còn bảo nhà thờ Phát Diệm cột của nó cũng chỉ bé bằng cột nhà mình thôi thì hoặc là tôi mù, hoặc là tôi “HMT” (hâm mãn tính). Tôi nhìn thấy rồi mà tôi còn không tin thì chỉ là một trong hai tình trạng nhận thức đó. Khiếm thị hoặc là HMT! Cho nên những người đã thấy rồi thì không còn phải giục lòng tin nữa. Ngược lại khi tôi thấy, tôi về tôi nói cho mọi người biết là nhà thờ Phát Diệm đẹp lắm, cột 12m cao, đường kính của cột tới 80cm và những chiếc cột này tồn tại hơn trăm năm nay. Người khác tin, tin những gì tôi nói vì tôi đã thấy.

Hôm nay chúng ta tin vào những tông đồ, những người đã thấy Chúa Giêsu phục sinh và truyền lại cho chúng ta qua Tin Mừng để chúng ta tin vào Chúa Kitô đã phục sinh và đang là sự sống cho chúng ta. Thực sự là với riêng cá nhân tôi, tôi có cảm tưởng thế này, mỗi khi nhìn thấy các đoàn hành hương tôi cảm thấy mình như là Tôma, mình còn cứng lòng tin. Tôi thấy họ kể là họ đi khấn, xin ơn, được ơn. Bây giờ họ không ngần ngại khoe ân sủng của Chúa trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy mình thật xấu hổ vì đức tin của mình có những lúc còn khô khan, còn dao động cách này cách khác, còn xét nét, còn nghi ngờ xem ơn lạ có đúng hay không. Hoặc mỗi người chúng ta là người Kitô hữu nhưng nhiều khi chúng ta sống ở giữa môi trường xã hội lại ngại không dám tuyên xưng đức tin rằng mình là người Công giáo rõ ràng là mình chưa tự tin. Phương chi đón nhận đức tin là ân huệ của Chúa ban. Cho nên chúng ta hãy tự tin và cùng thúc đẩy nhau để sống đức tin. Đó là chứng nhân Tin Mừng. Chúa Giêsu dạy các tông đồ “Các con hãy đi và làm chứng nhân cho điều đó” (Mt 28,19). Chúa Giêsu hiện ra để cho các ông thấy Chúa chiến thắng sự chết, chiến thắng tử thần, chiến thắng thế gian. Rồi Chúa Giêsu dạy “Các con hãy đi và làm chứng về điều đó”, Chúa có dạy các ông phải làm thế này, phải làm thế kia đâu. Ngay cả môn đệ của Gioan đến hỏi Chúa Giêsu “Chúng tôi phải làm thế nào cho người sai chúng tôi đi?”. Chúa Giêsu trả lời “Các ngươi hãy về kể những gì mà mắt thấy tai nghe về kẻ điếc được nghe, kẻ què đi được, kẻ mù được thấy, kẻ câm nói được, kẻ phong hủi được khỏi bệnh” (Mt 11,4-5). Làm chứng cho sự thật trở thành chứng nhân cho sự thật đó là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Khi Gioan và Phêrô bị hội đồng cộng toạ cấm không cho nói về Chúa Giêsu. Phêrô chỉ nói một tiếng thôi “Chúng tôi không thể không nói những điều mắt thấy tai nghe” (Cv 4,20). Đức tin là như vậy, một khi đã thấm vào da, vào thịt, vào máu thì như các thánh tử đạo khi đổ máu ra - Tertuliano đã nói “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo” vì máu ấy có đức tin, cho nên khi đổ ra thì trở thành thế hệ những người có lòng tin. Đó chính là chứng nhân của sự thật. Có thể một tiếng nói nhưng có cả trăm người cũng đồng cảm lên tiếng. Thế nên một tiếng nói làm chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh thì cả thế giới này, mọi thời đại của chúng ta cũng vang lên “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”. Đó là âm thanh cộng hưởng cùng vang lên trong mùa Phục Sinh làm chứng về Đức Kitô đã Phục Sinh từ trong cõi chết và sự sống ấy lại tiếp tục ban cho chúng ta, để những người tin vào Chúa thì được sống và sống dồi dào, hay chính xác hơn là được sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa đã Phục Sinh từ trong cõi chết.

Sự sống của Chúa chính là để trao ban cho chúng con

vì Chúa là nguyên ủy của sự sống.

Chúa đến trần gian để trao đổi kỳ diệu

cho chúng con từ trong cõi chết nay lại được sống

và vì thế sự sống lại của Chúa

chính là cứu cánh của mỗi người chúng con.

Xin cho chúng con hôm nay,

những người không thấy mà tin,

được mỗi phúc thật như Chúa đã hứa.

Phúc cho những ai không thấy mà tin.

Chúng con tin Chúa từ cõi chết Phục Sinh.

Chúng con tin vào Chúa là đường là sự thật và là sự sống.

Chúng con tin Chúa sẽ ban cho chúng con hạnh phúc đời đời.

Chúa sẽ ban cho chúng con sự sống đời đời. Amen.
 
Hồng ân cứu độ
Jos. Tú Nạc, NMS
09:19 12/04/2010
HỒNG ÂN CỨU ĐỘ

Thân lạy Chúa Người vô cùng tuyệt diệu
Và tôn vinh ta yêu dấu ngợi khen
Ta không thể lời tình nào diễn tả
Khi gẫm về ơn cứu độ của Người
Hãy suy nghĩ những gì Người từng trải
Để một ngày trên thập giá gỗ này
Và khoảnh khắc Người dang tay trên ấy
Những tên lính khinh khi và chế giễu
Đánh đập Người không một chút thương tâm
Đứa nhạo báng và lấy làm vui thú
Không một lời người bào chữa lặng thầm
Mặc dù Người vẫn là con Thiên Chúa
Dạt dào yêu thương nên Người cam chịu
Vì những linh hồn hấp hối cuối đời
Để cho ta hy vọng còn nương níu
Một tương lai mãi mở của đón mời
Ôi lạy Chúa một dung mạo tuyệt vời
Của những gì là hồng ân ban phát
Ơn cứu độ cho mọi người cứu vớt
Món quà ban trao hào phóng từ Người

(Ý thơ “Saving Grace” – M. S Lowndes)
 
Cảm Nghiệm Sống 55 - Cầu Nguyện Trước Cơn Cám Dỗ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:12 12/04/2010
Sống Tỉnh Thức 55

CẦU NGUYỆN TRƯỚC CÁM DỖ HIỆN NAY

* Chuyện kể: Theo truyền khẩu thì các nhà đạo đức suy nghĩ và ước lượng số ma qủy/xatan cám dỗ mỗi người khác nhau như sau:

Hàng giáo sĩ và tu sĩ tùy theo các cấp lớn nhỏ, chúng điều động khoảng từ 10 đến 20 thằng qủy khác nhau như qủy tham ăn, qủy dâm dục v..v…đến cám dỗ bạn ngày đêm. Còn tín hữu bình thường chúng cần chừng 5 thằng qủy cám dỗ đêm ngày. Riêng ở ngoài chợ chỉ có một thằng qủy ngồi ở góc chợ, vì nó không cần cám dỗ nhiều.

* Một phút hồi tâm: Qua câu chuyện trên, bạn và tôi cần làm ngay:

1/ Cầu nguyện thống thiết: Bạn cần phải cầu nguyện thật sốt sắng, thống thiết nhất, như của Đavit khi ông kêu lên: Như nai mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng mong được gần Ngài, lạy Chúa! Linh hồn tôi khao khát Chúa Trời…(Tv 42, 1-2)

2/ Cầu nguyện hết lòng: Bạn cần nhiệt thành và mạnh mẽ cầu xin với Lời Chúa thì Ngài sẽ đáp lời ta vượt quá điều ta xin. Những lời cầu nguyện không hết lòng, thiếu sinh khí, ít dựa vào Kinh Thánh, sẽ khó đem bạn đến gần Chúa hay gặp được Chúa.

3/ Cầu nguyện tin tưởng: Chúa sẽ làm cho bạn tất cả, khi bạn phó thác cho Ngài. Bạn hãy cầu với Lời Chúa bằng đức tin, vui mừng trong sự trông cậy, nỗ lực và bền chí, bạn sẽ nhận được sự sáng, lẽ thật và ân sủng dồi dào của Chúa, rồi bạn sẽ biến đổi trong Ngài.

4/ Cầu nguyện với Lời Chúa: Tôi dùng Lời Chúa để đến gần Chúa và cùng chiến đấu với Ngài trong khi cầu nguyện, Ngài sẽ không quay lựng để tôi cô độc; nhưng sẽ ban cho tôi sức mạnh để chiến thắng và phá tan quyền lực của kẻ thù: “Đấng đã chọn tôi, Ngài đang ở với tôi, Ngài không để tôi cô đơn một mình.” (Ga 8, 29)

* Kết quả khi Cầu nguyện:.

Khi bạn cầu nguyện kiên tâm, bền chí trong đức tin, sốt sắng đến đổ mồ hôi hột, thì Chúa sẽ giúp bạn phương cách chống lại sự cám dỗ, đánh bại chúng bằng sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh trong đời sống, làm cho bạn vui mừng và bình an.

Hãy cảm tạ Chúa vì Ngài đã giúp bạn tránh xa các dịp tội, bản ngã, lòng kiêu ngạo, sự ham muốn xác thịt và thế gian.

Phó tế: Gioan B. Maria Định Nguyễn
 
Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thứ 2 Sau Phục Sinh
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
15:32 12/04/2010
TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TRONG TUẦN

Sau Chúa Nhật 2 Phục Sinh

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ hai sau Chúa nhật 2 Phục sinh

Ga 3,1-8

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa mà nhân loại chúng con tìm được mục đích cho cuộc sống. Chúng con biết mình là con cái Thiên Chúa. Chúng con được tạo dựng không phải để chết mà là để sống muôn đời. Xin Chúa phục sinh cũng đổi mới con người chúng con trong sự sống của Chúa, trong ân sủng của Chúa để nhờ đó chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, con người hôm nay đang đánh mất chính mình khi họ sống buông mình trong đam mê tội lỗi, khi họ sống thác loạn theo bản năng xác thịt của mình. Nhiều khi chúng con cũng tắm mình trong dòng đời tội lỗi. Chúng con vẫn để cho những đam mê làm chủ. Chúng con vẫn để lòng mình quyến luyến những tử tưởng xấu xa tầm thường. Chúng con thiếu cương quyết tránh xa dịp tội. Chúng con thiếu cương quyết từ khước cám dỗ tội lỗi. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin thanh tẩy linh hồn chúng con được thanh sạch, được xứng đáng là hoạ ảnh của Chúa. Xin giúp chúng con được đổi mới chính mình mỗi ngày nên xứng đáng là hình ảnh của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su Phục sinh, xin tái sinh chúng con trong nguồn ơn thánh dạt dào của Chúa.. Xin cho tâm hồn chúng con đầy hoan lạc tươi vui nhờ đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 2 phục sinh

Ga 3,7b-15

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin tạ ơn, chúc tụng và ngợi khen tình thương mà Chúa đã dành cho chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đã đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Xin Chúa cũng mang ơn thánh để thánh hoá và thanh tẩy tâm hồn chúng con nên xứng đáng là đền thờ của Chúa. Xin tái sinh chúng con bằng sức mạnh và quyền năng của Chúa để chúng con luôn được sống trong tự do của con cái Thiên Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã chết và sống lại, để từ đây khai mở mùa xuân thiên đàng cho nhân loại chúng con. Chúa đã chịu dương cao trên thập giá để từ đây chúng con không còn thất vọng trước những khó khăn và thử thách trong cuộc đời. Cái chết và sự phục sinh của Chúa đã thay đổi lối sống cho nhiều người và qua nhiều thế hệ. Cái chết của Chúa giúp chúng con biết chết đi cho tội lỗi, đam mê lầm lạc và sống lại trong con người mới là con cái Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết thay đổi đời sống của mình cho phù hợp với phẩm giá làm người của mình và xứng đáng là con cái của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con luôn biết hướng lòng về trời cao để can đảm từ khước những đam mê thấp hèn. Xin giúp chúng con biết chọn Chúa là lẽ sống, là gia nghiệp ngàn đời của chúng con. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật II phục sinh

Ga 3,16-21

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Chúa là tình yêu và là nguồn phát xuất tình yêu. Xin chiếu dọi ánh sáng trên chúng con để chúng con nhận ra nhau là anh chị em, là những người cùng khao khát đi tìm chân thiện mỹ là căn nguyên cuộc đời chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, con người ngày nay vẫn từ chối tin vào Chúa. Họ muốn sống trong bóng tối tội lỗi. Họ sợ tin vào Chúa phải sống theo ánh sáng lề luật và phúc âm của Chúa. Thế giới vẫn chìm đắm trong bóng tối của bất công và hận thù. Lòng người vẫn đầy những bóng tối của lạc thú và sa đoạ. Bóng tối của lòng tham và ích kỷ đã khiến cho tình người như xa cách vời vợi.

Lạy Chúa, xin tha thứ và giúp chúng con vượt thắng những bóng tối của ích lỷ, bóng tối của gian tham đang làm chúng con xa Chúa và xa rời anh em. Xin cho chúng con cũng trở thành ánh sáng của nhau. Ánh sáng của con người ngay thẳng, không gian tham, không xảo quyệt. Ánh sáng của bác ái yêu thương để đối xử nhân ái với nhau. Thế giới ngày nay rất cần ánh sáng của niềm tin để xoá tan nghị kỵ hiểu lầm. Ánh sáng của tình yêu để cảm thông nâng đỡ nhau. Ánh sáng của bao dung để xoá bỏ hận thù, chiến tranh. Ánh sáng ấy cần tỏ hiện trong từng gia đình, từng giáo xứ ngõ hầu nơi mỗi gia đình, giáo xứ luôn được sống trong hiệp nhất và bình an. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật II Phục sinh

Ga 3,31-36

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong bí tích Thánh thể. Chúng con tuyên xưng Chúa là Chúa và là vua của lòng trí chúng con.

Lạy Chúa, năm xưa nhờ sự phục sinh của Chúa đã củng cố đức tin nơi các tông đồ, xin Chúa cũng kiện toàn lòng tin nơi chúng con. Một lòng tin còn ngổn ngang trăm chiều những lo toan trần thế. Một lòng tin còn mong manh trước những cám dỗ của ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt. Một lòng tin cần phải được Chúa bổ sức để có thể lướt thắng những cạm bãy của thế gian. Xin nhờ ơn thánh qua bí tích Thánh Thể nâng đỡ những yếu đuối của chúng con, và giúp chúng con cũng trở thành những tông đồ loan truyền tin vui Chúa phục sinh cho anh em của mình.

Lạy Chúa Giê-su phục sinh, nhờ tin vào Chúa mà các tông đồ dám dùng cái chết để minh chứng cho niềm tin của mình. Nhờ tin vào Chúa mà biết bao thế hệ nam nữ tu sĩ đã và đang dấn thân phục vụ cho những anh em nghèo đói, tật nguyền hay đang bị bỏ rơi. Xin Chúa cũng giúp chúng con nhờ tin vào Chúa mà biết sống thánh thiện, tránh xa những thói hư tật xấu và sống bác ái yêu thương với hết mọi người. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 2 phục sinh

Ga 6,1-15

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Trong giây phút linh thiêng được kết hợp với Chúa. Chúng con xin được thờ lạy và ngợi khen Chúa. Hợp với muôn triều thần thánh trên trời chúng con xin hát khen mừng Chúa, và dâng lời cảm tạ tri ân tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu,

Tình yêu Chúa thật bao la vô bờ. Trái tim Chúa luôn nhạy cảm trước nhu cầu của nhân loại. Năm xưa Chúa đã chạnh lòng thương đoàn lũ bơ vơ, không người chăn dắt. Chúa đã quy tụ họ lại, giảng dạy cho họ và Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ.

Lạy Chúa, chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá, mà Chúa đã biến hóa nhiều thật nhiều đến nỗi phân phát đầy đủ cho trên năm ngàn người ăn no nê mà vẫn còn dư đầy. Chúa thật là Thiên Chúa, đầy quyền năng và rất mực yêu thương chúng con. Xin Chúa ban cho thế giới chúng con đang sống đầy cứng cỏi và khô cằn tình người được có nhiều tâm hồn quảng đại biết đóng góp phần nhỏ bé của mình, để Chúa lại có thể làm phép lạ hoá bánh ra nhiều hầu giúp đỡ những ai đang đói khát và biết xoa dịu những ai khốn cùng. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 2 Phục sinh

Ga 6,16-21

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa viếng thăm chúng con. Chúa là lẽ sống, là gia nghiệp cuộc đời chúng con. Chúa là người cha đầy quyền năng và cũng đầy lòng nhân ái bao dung. Chúng con xin phó thác cuộc đời trong tay Chúa. Chúng con xin dâng lên Chúa hiện tại và tương lai với bao buồn vui và hy vọng. Xin Chúa luôn là thành luỹ bảo vệ cuộc đời chúng con.

Lạy Chúa, cuộc đời chúng con vẫn đong đầy những lo âu và sợ hãi. Cuộc đời vẫn còn quá nhiều sự dữ đang hoành hành. Cuộc sống chúng con còn lắm nguy nan. Chúng con cảm thấy mình quá nhỏ bé trước sóng gió của biển đời. Chúng con cảm thấy mình bất lực trước biết bao những biến cố đang xảy ra chung quanh chúng con. Xin Chúa luôn ở cùng chúng con như lời Chúa đã hứa cùng các tông đồ: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Xin cho chúng con được luôn tín thác vào Chúa, nhất là khi gặp những nghịch cảnh thử thách trong cuộc sống. Xin Chúa cũng đến bên chúng con để xua tan bóng tối của nghi nan, vực dậy đức tin còn yếu kém của chúng con, và ban bình an cho chúng con như Chúa đã đến với các tông đồ trong đêm tối hãi hùng.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giữa phong ba thử thách cuộc đời, xin cho chúng ta luôn tin tưởng vào sự hiện diện quyền năng và yêu thương của Chúa, nhờ đó chúng con sẽ an tâm đi trọn cuộc hành trình và đạt tới bến bờ bình an. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên Bố của Đức TGM John G. Vlazny, tổng giáo phận Portland, về truyền thông phỉ báng Giáo hội
+ TGM John G. Vlazny
06:19 12/04/2010
Sáng ngày 31 tháng 3, chẳng mất nhiều thời gian cho lắm, tôi đã hủy bỏ giao kèo mua báo Oregonian dài hạn. Đây không phải là lần đầu tiên tôi có dự định này. Trong lúc mà sự "phỉ báng Công Giáo" trở nên chính yếu tại địa phương, tôi cũng nghĩ rằng đây là một việc mà tôi sẽ phải chịu đựng cùng với anh chị em. Tại sao vậy? Bồi thẩm đoàn của dư luận đã kết luận rằng giáo hội chúng ta đáng bị đối xử như vậy vì giáo hội đã chẳng khá hơn ai trong khi giải quyết những vấn nạn lạm dụng tính dục trẻ em. Nhưng tôi luôn hoài nghi rằng chắc có một cái gì nữa ở đằng sau những sự chú ý mà giới truyền thông ngoài đời đã dành cho hoàn cảnh khó khăn của chúng ta.

Tôi xin được rõ ràng hơn về những than phiền của tôi. Trong mục đăng ngày 29 tháng Ba của bình luận viên báo chí, E.J. Dionne Jr., phần cuối trong ý đồ sắc xảo nhạo báng Tòa Thánh, chúng ta đọc được sự khẳng định như sau: "Giáo hội cần phải gạt qua một bên những luật sư, những chuyên gia ngoại giao và bản năng tồi tàn của chính mình...." Nếu khẳng định đó chưa đủ tệ, thử xem câu này: "Giáo hội phải minh chứng rằng ngoài việc học được bài học đích đáng từ những "xì-căn-đan" này, giáo hội phải thành thực quyết tâm tự biến đổi mình." Bây giờ xin cho tôi biết, khi anh chị em bị tống kiện đến cả mấy triệu Mỹ kim, việc đi tìm luật sư hay các chuyên gia để giúp đỡ mình có phải là việc ác ý không? Mơ mộng nữa đi. Còn nói về "biến đổi", xin hãy hỏi bất cứ những người làm việc cho giáo hội hay những ai lưu ý đến những hoạt động của giáo hội, hỏi về tất cả những nỗ lực đang nhằm giúp đỡ nạn nhân và bảo vệ trẻ em được đưa nhập vào trong chính sách điều hành của giáo hội tại đây và tại nhiều nơi khác.

Rồi ngày 30 tháng Ba, trong trang xã luận có đăng một bức hí họa hết sức vô lương tâm đã khinh thường một cách bất công Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Nó là một hình họa đầy thái độ thù hằn, một sự công kích nhắm thẳng vào vị linh mục tối cao của chúng ta, vị mục tử chung, vị thầy trung thành của chúng ta, người mà, trong cái nhìn của thế giới, là tượng trưng cho tất cả về người Công Giáo là ai và làm gì. Tôi cảm thấy bị sỉ nhục và tôi hy vọng rằng anh chị em cũng thấy như vậy. Có nhiều người gọi cho tôi và thắc mắc muốn biết tôi sẽ nói gì hay sẽ làm gì. Tôi cám ơn những sự thúc đẩy này. Anh chị em có thể hình dung được những người thuộc tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác sẽ phản ứng như thế nào nếu vị lãnh đạo của họ bị khinh miệt một cách công khai như vậy không? Tờ báo Oregonian sẽ không dám đăng xấu xa về Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mà họ cũng chẳng nên làm như vậy.

Cọng rơm rác cuối cùng xẩy ra vào ngày 31 tháng Ba. Cũng trên mục xã luận, lần này là một bài bình luận nổi bật, những bình luận viên đã ngạo mạn trách mắng giáo hội trong quá khứ đã thất bại khi giải quyết vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em, và, qua sự công kích nhục mạ đầy bất công, đã chọn thời điểm thánh thiện nhất này của năm phụng vụ, trong Năm Linh Mục của hội thánh, móc nối liền đời sống giữ khiết tịnh của các linh mục với những vấn nạn lạm dụng tính dục trẻ em, trong khi mà tất cả chúng ta đều biết rằng: cho tới nay phần đông những người lạm dụng tính dục trẻ em là những người có vợ có chồng! Vậy thì bây giờ mỗi một người sống độc thân đều bị nghi ngờ hết hay sao? Hay chỉ là các linh mục Công Giáo độc thân thôi? Và nếu chỉ là vậy thì anh chị em có nên thắc mắc tại sao không?

Trên mười năm qua, với cương vị là Tổng Giám Mục Địa Phận Portland, bằng cách này hay cách khác, tôi đã cân nhắc rất nhiều về những thử thách này và, có lẽ, tôi đã đặt nặng vấn đề hơn là chúng đáng được. Nhưng tôi biết rằng sự hòa giải và hàn gắn cho những người chịu đau buồn chỉ có thể thực hiện được, nếu chúng ta với tư cách giáo hội, thật sự ăn năn hối cải và chân thành muốn cải thiện. Nhưng giới báo chí và giới truyền thông sẽ chẳng bao giờ hài lòng. Tại sao vậy? Nó là một thủ đoạn xưa như trái đất: "Nếu không ưng ý về một sứ điệp nào thì hãy tiêu diệt người làm sứ giả." Giáo Hội Công đôi khi phải là người phát ngôn rất đơn độc đưa ra những giải pháp hợp lý cho những vấn nạn thực tế như sự phá thai, sự suy giảm giá trị trong đời sống hôn nhân và gia đình, những bất công về kinh tế đã dẫn tới sự nghèo nàn không gia giảm là nguyên nhân làm giảm ý nghĩa về sự thánh thiện của giới tính con người và về thế đứng của tôn giáo trên diễn đàn dư luận.

Có lẽ tờ báo Oregonian không có lỗi gì nhiều hơn những tờ báo ở những cộng đồng khác, nhưng nó là tờ báo mà phần đông chúng ta trong vùng Portland cũng như những người cư ngụ miền Tây Oregon thích đọc vì nó mang tính chất của "thành phố lớn". Thế nhưng bộ ba: thái độ thù hằn, ngạo mạn và nhạo báng đã chào đón độc giả trong những ngày đầu của Tuần Thánh, với cái giá mà Hội Thánh Công Giáo phải trả, đây là một việc chúng ta không thể chỉ đơn thuần chịu đựng và bỏ qua mà không đưa ra một hình thức phản kháng nào. Những người chủ bút tờ báo, dĩ nhiên là nắm hết các quân bài, vậy thì mình phải làm gì? Tôi đã hủy bỏ giao kèo mua báo dài hạn và cũng thúc dục anh chị em làm như vậy. Từ nay, khi nhâm nhi hớp cà phê buổi sáng tôi sẽ thiếu thốn cái gì đó, nhưng như thế sẽ ít tốn thì giờ hơn khi ăn sáng, có thể tôi sẽ chạy bộ được xa hơn một chút đồng thời sẽ bớt ăn hơn một tí. Chắc chắn sẽ có những điều hay, tốt, cho ta khám phá ra trong những tình huống khó chịu nhất.

Thưa các bạn của tôi, người Công Giáo chúng ta không hoàn hảo, nhưng chúng ta đáng được xử xự với sự kính trọng của con người. Tôi đã nghĩ rằng mình nên trì hoãn việc tuyên bố này để đợi cho đến sau này. Thì đây, sau này đã đến vào sáng hôm nay, với tờ báo Oregonian gửi đến nhà tôi tờ cuối cùng của một tương lai dự đoán được.

+ TGM John G. Vlazny

(Bài này được đăng trong tờ Catholic Sentinel của TGP Portland, số báo ngày 8 tháng Tư năm 2010, bản dịch của Trung tâm Mục vụ Portland, Oregon)
 
Đức Thánh Cha nói: Bình an và hoan lạc là của mọi người.
Bùi Hữu Thư
07:47 12/04/2010
Sứ mệnh của Giáo Hội là rao truyền Tình Thương Xót của Chúa

CASTEL GANDOLFO, Ý, ngày 11 tháng 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói sứ mệnh của Giáo Hội là đưa tất cả mọi người đến với “thực tại hân hoan” của tình yêu xót thương của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đề nghị như vậy hôm nay khi ngài nói với đám đông quy tụ tại tư dinh của Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo để cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng. Đức Thánh Cha đang nghỉ ngơi vài ngày tại dinh nghỉ mát mùa hè sau các chương trình sinh hoạt bận rộn của Tuần Thánh và Phục Sinh.

Đức Thánh Cha ghi nhận: "Đoạn Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật hôm nay thật phong phú về lòng thương xót và nhân hậu của Chúa. Chúa Giêsu bầy tỏ các dấu tích của cuộc khổ nạn đến độ cho phép ông Tôma thiếu niềm tin xỏ tay vào thân mình Người.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói “sự hạ mình thiêng liêng” này với Tôma cứng lòng tin “cho phép chúng ta được hưởng lợi nhuận.”

Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy, chạm đến vết thương của Chúa Giêsu người môn đệ nghi ngờ không những đã chữa lành được sự cứng lòng của mình mà còn của chúng ta nữa.”

Ngài tiếp tục bằng việc giải thích sứ mệnh của Giáo Hội, là “thường xuyên được trợ giúp bởi Đấng Bầu Cử để mang mọi người đến với tin mừng, với thực tại hân hoan của tình yêu xót thương của Chúa, ‘để cho,’ như Thánh Gioan nói, ‘anh em tin rằng Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, để cho khi tin như vậy anh em có thể có được đời sống nhân danh Người.'"

Đức Thánh Cha nhắc đến Năm Linh Mục, và khuyên các cha xứ theo gương Thánh Gioan Vianney. Ngài dẫn chứng chính lá thư công bố năm thánh của ngài, trong đó ngài ghi nhận rằng Cha Sở xứ Ars “đã có thể biến đổi các trái tim và đời sống của biết bao nhiêu người vì ngài đã giúp cho họ có cảm nghiệm về tình yêu xót thương của Chúa.”

Đức Thánh Cha khẳng định: "Thời đại của chúng ta cần rất khẩn thiết một tuyên xưng và nhân chứng cho chân lý Tình Yêu. Bằng cách này chúng ta sẽ mãi mãi được trở nên thân mật hơn và gần gũi hơn với Người là Đấng con mắt chúng ta chưa hề thấy nhưng chúng ta chắc chắn sẽ nhận được lòng thương xót vô bờ của Người.”

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc dâng sứ mệnh của Giáo Hội cho Đức Mẹ Maria, và thêm rằng “chúng ta cầu xin Mẹ với niềm hân hoan tha thiết."
 
Đức Cha Donald Wuerl Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn tiếp tục bảo vệ Đức Thánh Cha Benedictô XVI
Dominic David Trần
11:13 12/04/2010
Đức Cha Donald Wuerl Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn tiếp tục bảo vệ Đức Thánh Cha Benedicto

WASHINGTON DC Hoa Kỳ, ngày 12 tháng Tư năm 2010, theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CWN) Đức Tổng Giám mục Donald Wuerl của Tổng Giáo phận thủ đô Washington DC lại một lần nữa tiếp tục bảo vệ Đức Thánh Cha Benedicto- chống lại những cáo buộc vu khống nói rằng Đức Thánh Cha đã bao che cho các giáo sĩ đã lạm dụng và sách nhiễu tình dục các trẻ vị thành niên.

Trong buổi phỏng vấn với Đài Truyền Thanh Vatican Radio vào ngày 10 tháng Tư, Đức Tổng Giám mục Wuerl nêu rõ rằng, Đức Hồng Y Ratzinger ngày đó sau này trở thành Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã đóng một vai trò chủ yếu qua hỗ trợ việc thực thi "Hiến Chương Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên" của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Hiến chương này cho phép tước bỏ vĩnh viễn thừa tác vụ Linh Mục của tất cả những giáo sĩ nào đã lạm dụng-sách nhiễu tình dục các trẻ vị thành niên.

"Cá nhân tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha Benedicto đã nêu gương cho chúng ta biết cách thế để đến an ủi và chia xẻ với những trẻ vị thành niên bị hại và những người có liên quan với họ." Đức Tổng giám Mục Wuerl tuyên bố thêm là các phương tiện truyền thông đại chúng và giới báo chí Hoa Kỳ đã hiếm khi nào tường thuật về những nỗ lực của Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã gặp gỡ và an ủi các nạn nhân này.
 
Tổng Thống Hoa Kỳ Obama bổ nhiệm Tu sĩ Dòng Phanxicô vào Ủy Ban Đạo đức Sinh học
Dominic David Trần
12:10 12/04/2010
Tổng Thống Hoa Kỳ Obama bổ nhiệm Tu sĩ Dòng Phanxicô vào Ủy Ban Đạo đức Sinh học

WASHINGTON DC, Hoa Kỳ, ngày 12 tháng Tư năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CWN) và Phòng Báo Chí Phủ Tổng Thống Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama vừa mới bổ nhiệm một Tu sĩ Dòng Phanxicô hiện đang là giáo sư giảng dạy tại Viện Đại Học Chicago là thành viên của Ủy Ban Nghiên Cứu về các Vấn đề Đạo đức Sinh học trực thuộc Phủ Tổng Thống Hoa Kỳ.

Linh Mục Tu Huynh Daniel P. Sulmasy là người rất nổi tiếng vì đã chống lại việc nghiên cứu tế bào phôi thai gốc(embryonic stem cell research) và nhân giống con người theo hình thái phiên bản vô tính (human cloning).

Tu Huynh Daniel P. Sulmasy rất có ảnh hưởng trong việc thuyết phục Hiệp Hội Y Tế Công Giáo Hoa Kỳ (CHA) rằng các bệnh viện Công giáo Hoa Kỳ có thể giám sát và quản lý những trường hợp dùng thuốc tránh thai dạng B- sáng ngày hôm sau (plan B-morning after-pill) cho những nữ giới là nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp.

Tu Huynh Daniel đã có nhiều bài viết nghiên cứu về Đạo đức Sinh Học và phê phán các công trình nghiên cứu bằng tế bào phôi thai gốc hoặc nhân giống con người theo dạng thức phiên bản vô tính-đã được đăng rộng rãi trên các tạp chí Y Tế cũng như trang mạng tôn giáo Hoa Kỳ.
 
Lễ tấn phong Giám Mục tại Lào: Một Giáo Hội nhỏ bé đang vươn lên
Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn
12:21 12/04/2010
LÀO: LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC TẠI ĐÁT NƯỚC LÀO.

MỘT GIÁO HỘI NHỎ BÉ, THẦM LĂNG ĐANG VƯƠN LÊN

TÂN GIÁM MỤC JEAN MARIE-VIANNEY PRIDA INTHIRATH


THAKHEK, Lào - sáng ngày 10-04-2010 hàng vạn giáo dân khắp đất nước Lào về chật quảng trường Toà Giám Mục Thakhek miền trung Lào để tham dự lễ truyền chức Giám mục Jean-Marie -Vianney Prida INTHIRATH.

Đức Giám mục Louis-Marie Ling MANGKHANÉKHOUNE, Gíám mục giáo phân Pakse Nam Lào, chủ phong

Thánh lễ tấn phong được tổ chức tại khuôn viên nhà thơ chính toà Thakhek, nơi đặt trụ sở giáo phận, cách Viên Chăn 280 km về phía đông nam.

Như được biết từ trước đến nay chưa có một lễ hội tôn giáo nào đông như vậy, đoàn đòng tế gồm có gồm có Đức Khâm Mạng Toà Thánh ở Thai Lan, 11 Giám Mục và 63 linh mục, từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippine, Việt Nam.

Trước lễ phong chức, ban nhạc và các vũ công đã biểu diễn những vũ điệu ngắn gọn, mang đầy bản sắc dân tộc, tiếp đến những nghi thức chào mừng dâng hoa… và không thể thiếu vũ điệu samba. Cộng đoàn vỗ tay lớn tiếng hoan nghênh khi đoàn rước vị tân chức ra lễ đài, dẫn đầu đoàn rước gồm vũ công, thành viên ca đoàn và giáo dân mặc y phục truyền thống múa hát và chơi các nhạc cụ của Lào và Thái Lan, từ chủng viện đến lễ đài được trang trí nhiều màu sắc. Giáo dân sung sướng dương cao các cành tre, mỗi cành gắn 100 tờ Kip (0,01 Mỹ kim), biểu trưng cho thịnh vượng và thiện hảo, và sẽ dâng lên Đức Tân Giám Mục trong Thánh lễ.

Câu khẩu hiệu của Ngài là "ILLUM OPPRIET CRESCERE".

Sau lễ phong chức, Đức Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio Sứ thần Tòa Thánh ở Thái Lan, Campuchia, Phillipinne, Singapore, Malaysia và Myanmar, bằng tiếng Pháp đã bày tỏ vui mừng và nói Thiên Chúa đã gửi cho Giáo hội Lào một tân Giám Mục theo mẫu gương của thánh Jean-Marie -Vianney. Ngài là Bề Trên Chủng Viện, một con người gương mẫu, về lòng đạo đức, nghèo khó, khiêm tốn, hiền hoà trong khi cư xử.

Sứ thần thúc giục cộng đoàn cầu nguyện cho Giáo hội địa phương phát sinh nhiều ơn gọi tu trì nơi người trẻ và đặc biệt xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy nhiều nhà truyền giáo mạnh dạn, không quản ngại khó khăn đem Chúa đến đất nước tháp chùa này, sau cùng Đức Tân Giám Mục Jean-Marie-Vianney Prida INTHIRATH cảm ơn mọi người hiện trong buổi lễ hôm nay, cảm ơn Giáo Hôi Mẹ đã không quên đứa con nhỏ bé của mình.

Sau cùng Ngài tha thiết xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới và Ngài ban phép lành cho mọi người.

Linh mục Hiền người Lào gốc Việt, chánh xứ nhà thờ chính tòa

Hiện tại Giáo Hội Lào đang rất cần các nhà truyền giáo, các linh mục tu sĩ từ các nước khác đến hỗ trợ vì ơn gọi tai địa phương rất ít.

Lào gồm có 4 giáo phận:

-Đức Giám Mục Pierre-Antonio-Jean Bach, M.E.P., Giám Mục Hiệu Tòa Luang Prabang

- Đức Giám Mục Jean Khamsé Vithavong, O.M.I., Giám Quản Tông Tòa Vientiane

-Đức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Giám Quản Tông Tòa Paksé

-Đức Giám Mục Jean-Marie -Vianney Prida INTHIRATH. Giám quản Tông toà Thakhek.

Số linh mục Hiện nay:

1/ Luang Prabang: Không có linh mục.

2/ Vientiane: 3 linh mục, 1cha già hưu

3/ Thakhek: 9 linh mục.

4/ Pakse: 4 linh mục, 1 cha già hưu

Cha Bunlieta cho biết Giáo hội Lào có 43.000 tín hữu trong số hơn sáu triệu dân cả nước, các linh mục rất cực nhọc. Trước hết là địa bàn rộng lớn, thiếu linh mục và nữ tu, đời sống dân chúng đa phần là thu nhập rất thấp, mỗi linh mục chịu trách nhiệm trông coi từ 10-25 giáo xứ, mỗi giáo xứ có từ 100 -2000 giáo dân.

Sau hết xin mọi người cầu nguyện cho Giáo Hội Lào và như lời Đức Khâm Mạng kêu mời các nhà truyền giáo hãy đặt những bước chân "đẹp thay" trên đất nước này để gieo mầm cứu rỗi.
 
Top Stories
Statement from Archbishop Vlazny of Portland, Oregon
+ Archbishop John G. Vlazny
06:23 12/04/2010
It did not take long for me on the morning of March 31 to cancel my subscription to the Oregonian. This was not the first time I had contemplated such a move. When the “Catholic bashing” was principally local, I thought this was something I simply had to endure along with the rest of you. Why? The jury of public opinion seemed to conclude that the church deserved such punishment because it was no better than anyone else in handling the problem of child sexual abuse. But I was always suspicious that there was more behind all the attention given to our plight by the secular media.

Let me be specific about my complaints. In the column on March 29 by syndicated columnist, E.J. Dionne Jr., toward the end of his clever attempt to ridicule the Vatican, we find this bold assertion: “The church needs to cast aside the lawyers, the PR specialists and its own worst instincts...” If that’s not bad enough, try this: “The church will have to show not only that it has learned from the scandal, but also that it’s truly willing to transform itself.” Now you tell me, when you are served with a lawsuit for millions of dollars, is it malicious to seek a lawyer’s help? PR specialists? Dream on. As for “transformation,” ask anyone who works for the church or pays attention to church activities about all the efforts at victim assistance and child protection which have been incorporated into church policies both here and elsewhere.

Then on March 30 there was the unconscionable cartoon on the editorial page that unfairly belittled our Holy Father, Pope Benedict XVI. It was a portrayal dripping with hostility, an attack against our high priest, our universal pastor, our faithful teacher, the one person who, in the eyes of the world, symbolizes all that we are and do as Catholics. I was insulted and I hope you were, too. People called wondering what I would say or do. I’m grateful for the prod. Can you imagine the reaction people of other faiths or persuasions would have if their leadership were so publicly scorned? The Oregonian wouldn’t dare publish something so ugly about the Dalai Lama. Nor should they.

The last straw came on March 31. On the editorial page again, this time in the form of a prominent editorial, the editors arrogantly scolded the church for its past failures in handling this matter of child sexual abuse and, in an insulting and unfair attack, chose this most holy time of the year, during our church’s Year of the Priest, to connect the practice of celibacy among our clergy with the problem of child sexual abuse, when everyone knows that most abusers by far are married persons! Is every single person now under a cloud of suspicion? Or only single Catholic priests? If only the latter, don’t you wonder why?

For more than 10 years as archbishop of Portland, in one way or another, I have pondered these challenges and perhaps taken them more seriously than they merited.But I knew that reconciliation and healing among those aggrieved would only be possible if we who are the church were truly repentant and serious about doing better. But the media could never be satisfied. Why? It’s a trick as old as the human race. “When you don’t like the message, destroy the messenger.” The Catholic Church, in exercising her prophetic role and responsibility, is sometimes a very lonely speaker when addressing reasonable solutions to problematic realities like abortion, devaluing marriage and family life, injustices in the economy, which lead to unabated poverty demeaning the sacredness of human sexuality and the place of religion in the public forum.

The Oregonian is most likely no more guilty than its counterparts in other communities, but that’s the newspaper for most of us in Portland and other folks in western Oregon who like a paper with a “big city” feel. But the triduum of hostility, arrogance and ridicule that greeted readers during the early days of Holy Week, at the expense of the Catholic Church, is simply not tolerable and should not be condoned without some form of protest. The editors, of course, hold all the cards, so what to do? I canceled my subscription and urge others to do the same. Something will be missing while I sip my morning coffee, but with less time for breakfast, maybe I can jog a bit farther and eat a bit less. There’s inevitably something good that can be discovered in most unpleasant situations.

My friends, we Catholics are not perfect, but we are deserving of human respect. I had thought I should delay making assertions like these until later. Well, later arrived this morning with the last issue of the Oregonian that will be delivered to my home in the foreseeable future.

(Source: http://www.catholicsentinel.com/node/10961)
 
LAOS: L’ordination du nouvel évêque de Savannakhet: un événement pour la petite communauté catholique au Laos
Eglises d’Asie
09:17 12/04/2010
LAOS: L’ordination du nouvel évêque de Savannakhet: un événement pour la petite communauté catholique au Laos

Eglises d’Asie, 12 avril 2010 – Plus de 4 000 catholiques se sont pressés dans la paisible ville de Thakhek afin de participer à l’événement, rare au Laos, d’une ordination épiscopale. Le 10 avril 2010, Mgr Jean-Marie Prida Inthirath, 53 ans, a été ordonné et installé dans le vicariat apostolique de Savannakhet lors d’une cérémonie qui s’est tenue à la cathédrale Saint-Louis de Thakhek. Située sur les rives du Mékong, Thakhek est la capitale de la province de Khammouane et le siège du vicariat de Savannakhet (1). Elle compte environ 800 catholiques, sur une population de plusieurs dizaines de milliers d’habitants.

Assistaient à la cérémonie, outre les autres évêques du Laos, des prélats venus pour l’occasion du Cambodge, de Malaisie, de Thaïlande et de France ainsi que quelque 80 prêtres. Mgr Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, vicaire apostolique de Paksé et président de la Conférence épiscopale des évêques du Laos et du Cambodge, présidait la célébration, entièrement en langue lao. Il était assisté de Mgr Jean Khamse Vithavong, vicaire apostolique de Ventiane, et de Mgr Salvatore Pennacchio, délégué apostolique au Laos (2). Ce dernier a appelé les prêtres du vicariat de Savannakhet, en tant que « premiers collaborateurs de l’évêque », à maintenir d’étroites relations avec lui. « Les relations entre l’évêque et le clergé doivent être fondées sur la charité avant toute chose, s’ils veulent être efficaces dans leur apostolat », a-t-il dit. S’adressant aux fidèles du vicariat, le délégué papal a déclaré: « Vous portez également la grande responsabilité de partager avec votre pasteur, le tâche de témoigner de l’amour évangélique et du message de rédemption auprès des autres. »

Comme son prédécesseur, Mgr Sommeng Vorachak, le nouveau vicaire apostolique est issu d’une famille nombreuse. Cinquième enfant d’une fratrie de sept, il est né le 19 février 1957 dans un village de la province de Khammouane, sur le territoire du vicariat apostolique de Savannakhet. Il est entré au séminaire en 1975, alors que les communistes venaient de prendre le pouvoir et que commençait une période difficile pour l’Eglise du Laos.

En 1986, alors que ses parents se sont réfugiés en France, le P. Prida Inthirath est ordonné prêtre au Laos et se met au service de communautés et paroisses successives du vicariat de Savannakhet, excepté entre 1993 et 1994 où il part à Toulouse, en France, parfaire sa formation. De retour au Laos, après avoir dirigé la pastorale de plusieurs paroisses du vicariat, il devient en 2004 recteur de l’unique séminaire du pays, le séminaire Saint-Jean-Marie Vianney à Thakhek, et se voit confier les cures des paroisses de Khôksang et de Keng Kasi.

Le 19 février dernier (date symbolique: il s’agit de l’anniversaire de sa naissance), le pape Benoît XVI le nomme évêque et vicaire apostolique de Savannakhet, après le décès, le 14 juillet 2009, de Mgr Jean Sommeng Vorachak (3).

Le vicariat, qui a été érigé en 1963, se situe dans la partie sud du pays. Il compte environ 12 500 catholiques répartis dans 54 communautés et villages, six prêtres en activité sur place (d’autres étant en formation à l’étranger) et plusieurs dizaines de religieuses (essentiellement les Amantes de la Croix et les Sœurs de la Charité de Besançon), disséminés au sein d’une population très majoritairement bouddhiste (4).

Selon les sources ecclésiastiques locales, les catholiques du Laos représentent moins d’1 % de la population. La pratique chrétienne est toujours considérée, par endroits, avec suspicion par les autorités et les ministres du culte restent sous étroite surveillance (5).

(1) Le Laos compte quatre vicariats apostoliques: Paksé, Vientiane, Luang Prabang et Savannakhet.
(2) Mgr Salvatore Pennacchio est nonce apostolique en Thaïlande (où il réside), au Cambodge et à Singapour, et délégué apostolique à Brunei, au Laos, en Malaisie et en Birmanie.
(3) Mgr Sommeng Vorachak, décédé d’un cancer de la moelle osseuse à l’âge de 76 ans, était à la tête du vicariat de Savannakhet depuis 1997. Né en 1933 près de Thakhek, d’une famille de neuf enfants, il avait suivi ses études au séminaire au Laos et en France, où il fut ordonné prêtre en 1963 avant de rejoindre Rome pour y parachever sa formation. Revenu au Laos en 1965, il exerça son ministère dans la province de Khammouane puis devint recteur du petit séminaire de Thakhek et enfin pro-vicaire de Savannakhet en 1975.
(4) Sources: Ucanews, 12 avril 2010, Fides, 9 janvier 2010, Catholic Hierarchy.
(5) Voir dépêche diffusée le 9 avril 2010
 
Thailande: jusqu'ici silencieux, les responsables religieux appellent au retour au calme
Eglises d'Asie
09:22 12/04/2010
Face à l’amplification de la crise politique, des responsables religieux sortent du silence dans lequel ils s’étaient jusqu’ici cantonnés

Eglises d’Asie, 12 avril 2010 – Après un week-end de violences sanglantes à Bangkok, des responsables religieux sont sortis du silence dans lequel ils se cantonnaient depuis des mois. Face à l’aggravation de la crise politique, ils ont appelé au calme et demandé aux parties en présence de s’entendre pour trouver une issue pacifique au conflit.

Depuis le coup d’Etat de septembre 2006 qui a évincé Thaksin Shinawatra du pouvoir, le pays ne semble pas en mesure de retrouver une véritable stabilité politique. Depuis un mois, les « chemises rouges » du Front uni pour la démocratie et contre la dictature, coalition disparate réunissant les partisans de l’ancien Premier ministre, ont réinvesti le centre de la capitale thaïlandaise pour exiger des élections législatives anticipées et le retour à l’ordre constitutionnel. Face à eux, les élites traditionnelles et le Premier ministre Abhisit Vejjajiva refusent la dissolution du Parlement, sans pour autant parvenir à une issue négociée. Le gouvernement a décrété l’état d’urgence le 7 avril dernier et, durant le week-end, les manifestations, jusqu’ici pacifiques, ont connu une escalade sanglante. Dans la nuit de samedi à dimanche, les heurts avec les forces de l’ordre ont fait 21 morts – dont quatre soldats – et 860 blessés. A la télévision, le Premier ministre a affirmé que des « terroristes » s’étaient mêlés aux manifestants. Les leaders « rouges » ont rétorqué qu’aucune négociation ne pourrait intervenir tant qu’Abhisit ne démissionnerait pas et ne quitterait pas le pays.

Dans ce contexte tendu, des responsables religieux ont pris la parole pour demander le retour au calme. Jusqu’ici, les mouvements et organisations des bouddhistes, qui sont très largement majoritaires dans ce pays, avaient pris soin de ne pas intervenir dans le champ politique. Le 12 avril toutefois, le vénérable Paisan Visalo, moine bouddhiste à la tête du « Réseau pour la non-violence », coalition d’ONG proches de milieux bouddhiques et universitaires, a déclaré « être attristé par les morts et les blessés, qu’ils soient soldats ou manifestants ». « La violence peut contribuer à régler un problème temporairement, mais elle crée en réalité de nouveaux problèmes sur le long terme et souvent exacerbe des problèmes anciens », a-t-il ajouté. Au sujet de la société contemporaine thaïlandaise, il a précisé: « Ce qui nous rassemble est plus important que ce qui nous sépare: la poursuite du bonheur, l’aversion pour la souffrance, la recherche du respect, le désir de faire le bien et de prendre soin de la dignité de chacun. » Il a appelé le gouvernement thaïlandais et les manifestants « rouges » à prendre des mesures pacifiques pour trouver une issue à la crise actuelle.

Du côté de la petite minorité catholique (0,5 % de la population), ses responsables sont eux aussi sortis de la réserve observée jusqu’alors. A la mi-mars, réunis pour leur assemblée biannuelle, les évêques estimaient encore que, si les catholiques avaient le droit de soutenir tel ou tel camp, l’Eglise n’avait pas à prendre position. « En tant qu’Eglise, nous nous devons de promouvoir l’entente commune », déclarait ainsi le P. Pipat Rungruangkanokkul, secrétaire général adjoint de la Conférence épiscopale. Il ajoutait: « La situation est très sensible. Sauf à envenimer le conflit, l’Eglise n’a pas à prendre part ou à juger qui a raison, qui a tort. »

Après les événements de ce week-end, qui sont les plus meurtriers depuis la sanglante répression des manifestations de 1992 (1), l’évêque émérite d’Ubon Ratchathani, Mgr Bunluen Mansap, s’est exprimé publiquement. L’ancien responsable de la Commission ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale a estimé qu’« en Thaïlande, aujourd’hui, la colère et la haine se répandent dans tout le pays. Ce qui menace ce pays, ce n’est pas la guerre civile, mais la colère et la haine et il semble que beaucoup de gens sont remplis de haine aujourd’hui ». L’évêque a appelé tous les Thaïlandais à accepter les différences d’opinion et de croyance. « Les êtres humains sont faits pour s’aimer les uns les autres mais ils sont divisés par la politique et l’idéologie », a-t-il ajouté, demandant au gouvernement et aux manifestants de mettre fin à la violence et de revenir à la table des négociations.

Au-delà des questions de personne et des pressions exercées par les « chemises rouges » pour demander le retour de Thaksin Shinawatra, les affrontements à Bangkok témoignent de la profondeur du fossé qui sépare les élites traditionnelles, liées à l’aristocratie et à la bourgeoisie d’affaires, aux populations rurales, notamment du nord-est du pays, qui estiment ne profiter que peu du développement économique du pays. Un rapport de la Banque mondiale souligne que la distribution des revenus en Thaïlande est l’une des plus inéquitables d’Asie.

(1) Au cours du mois de mai 1992, à Bangkok, l’armée thaïlandaise a violemment réprimé des manifestations de masse en faveur de la démocratie. Au moins 52 personnes furent tuées, des centaines d’autres blessées et 34 ont « disparu » sans laisser de trace. Ces événements ont marqué un tournant dans la vie politique thaïlandaise. Le roi Bhumipol dut intervenir en personne pour rétablir le calme et obtenir la démission du Premier ministre, le général Suchinda Krapa-yoon. Les élections qui suivirent virent le succès du Parti démocratique de Chuan Leekpai, nommé Premier ministre. Après le massacre de Bangkok, l’armée s’est, en général, abstenue d’interférer dans la politique.

(Source: Eglises d'Asie, 12 avril 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các Linh mục VN tại Đài Loan, Nhật Bản
Nguyễn Lưu
08:12 12/04/2010
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các Linh mục VN tại Đài Loan, Nhật Bản



Nhân năm Linh Mục, trong tinh thần hiệp thông với các Linh mục Việt Nam đang truyền giáo tại Đông-Nam Á, cha Nguyễn hữu Hiến (Tuyên úy Giáo đoàn Việt Nam tại Nhật) đã mời các linh mục VN tại Đài Loan đến Nhật để cùng với các Linh mục VN tại Nhật chia sẻ, nâng đỡ nhau trong công việc mục vụ, truyền giáo trong vùng Á Châu.

Ngày 12 tháng 4, đã có 15 Cha từ Đài Loan đến Nhật, được 15 cha và một số thành viên cộng đoàn công giáo Osaka tiếp đón tại khuôn viên nhà dòng Thánh Giuse với không khí thật thân mật tràn đầy tiếng cười hàn huyên.

Ngày thứ Năm, 15-4 phái đoàn các Linh mục sẽ đến thăm bà con thuộc Liên cộng đoàn Công giáo miền Tây, đồng thời dâng thánh lễ tại nhà thờ Takatori- thành phố Kobe vào lúc 18 giờ 30.
 
Năm Linh Mục: Chuyến đi thăm Giáo xứ Hương Phú, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa-Thiên-Huế
Linh Mục Đaminh Phan Hưng
08:25 12/04/2010
Năm Linh Mục: Chuyến đi thăm Giáo xứ Hương Phú, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa-Thiên-Huế

Những ngày vào Hạ của xứ Huế vùng cao thật khác thường, nắng như đổ lửa và đường bụi nhiều, khi 5 anh em Linh mục tiến về Nam Đông, thăm Giáo xứ vùng cao mà cũng là vùng sâu vùng xa của cứ điểm truyền giáo Giáo phận Huế: Giáo xứ Hương Phú. Đây chỉ là tiếp nối những chuyến đi mà anh em Nhà Chung đã thực hiện trong Năm Linh mục, thăm viếng một vài Giáo xứ tiêu biểu có địa bàn cách trở và xa xôi.

Cũng phải mất gần hai tiếng đồng hồ vì những cung đường đang được tu sửa, mới đến được địa điểm đầu tiên: đó là cộng đoàn Hoà An. Cha xứ Phaolô Nguyễn văn Hiệu đã chờ sẳn ở đây với ông Vinh, chủ nhà mà cũng là "chủ" của ngôi nhà nguyện xinh xinh mang tên Nhà nguyện Hoà An. Ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh như Nam Đông này mà có vài giáo dân nhiệt thành năng động như ông thì quả là quý giá! Là thân phụ của một nữ tu MTG và một chú chủng sinh, ông Vinh trước đây là người đã lặn lội gieo trồng niềm tin giữa anh chị em và cũng là người trao ban Mình Thánh Chúa mỗi dịp cần thiết. Không chỉ có một, còn có những ông như ông Dương ở cộng đoàn Hương Lộc, ông Nhiên ở cộng đoàn Ka Tư,, ông Sơn ở cộng đoàn Hương Giang...đều là những người đã một lòng gắn bó với gia sản đức tin mà cha ông đã truyền lại, và cho tới nay vẫn son sắt như thế qua tấm lòng phục vụ Hội thánh địa phương nhà.

Nhắc đến những địa danh nầy cũng để là để giới thiệu Giáo xứ Hương Phú thuộc huyện Nam Đông này: Giáo xứ hiện có khoảng 1200 giáo dân, với 5 cộng đoàn xa nhau cả 15 cây số đường đèo. Đó là những cộng đoàn Hà An - Ka Tư - Hương Lộc - Hương Hoà - và Hương Giang. May mắn là từ trước đây, khi hoàn cảnh còn khó khăn ngáng trở, thì cứ mỗi lần có dịp thuận tiện, lại có mấy cha với balô và gậy đi rừng trèo lên Nam Đông để đến với ạnh em giáo hữu của mình. Từ năm 1991 đến năm 1999, linh mục quản xứ Truồi, cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng (nay là Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế) được Đức Tổng Giám Mục giao đặc trách mục vụ vùng Nam Đông.

Các linh mục: Bênêđitô Viên, Đaminh Hưng, Phaolô Hiệu (Lmqx), Giuse Miên, Philiphê Linh, Micae Hải

Với nhiều nỗ lực và sáng kiến mục vụ, cũng như nhờ sự cộng tác của một số Cha, và đặc biệt của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, mầm đức tin lại hồi sinh và lan tỏa khắp vùng.

Rồi hồng ân tiếp nối hồng ân tuôn đổ trên vùng thâm sơn cùng cốc này, khi từ năm 2002 đến năm 2007, cố linh mục Đôminicô Trương Văn Tập lãnh trách nhiệm mục vụ và loan báo Tin Mừng tại vùng nầy. Ngài đã sống hết mình cho đoàn chiên. Ngài năng động nhiệt thành và có tài quy tụ mọi thành phần dân Chúa trên địa bàn rộng lớn mà khó khăn đi lại này. Khởi đi từ hai bàn tay trắng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cha Tập đã gầy dựng cho Nam Đông một cộng đoàn cơ bản với đầy đủ những gì mà một giáo xứ cần có: từ nhà thờ tạm đến nhà xứ, đến các cộng đoàn tu sĩ thường trú vĩnh viễn và nhất là, các cộng đoàn giáo dâổttước đay rời rạc nay dính kết với nhau như con một nhà, chiên một chủ! Vạn sự khởi đầu nan, đến nay, khi cha Phaolô Hiệu tiếp quản giáo xứ xứ Hương Phú từ sau cái chết đột ngột ngày 12 tháng 6 năm 2007 ở tuổi đời thanh xuân Linh Mục của cha Tập, thì mọi sự như càng thêm khởi sắc và càng đi dần vào nề nếp. Phải thấy được sự nhiệt thành của Ngài với 5 thánh lễ mỗi Chúa nhật cho mỗi cộng đoàn và sự đi lại "nhanh như chớp" trên con ngựa sắt của ngài từ giáo điểm này sang giáo điểm khác, mới thấy là ơn Chúa đang tác động cách mãnh liệt nơi từng bước chân hy sinh và quả cảm của cha Xứ Hiệu! Người ta vẫn nói là "một con én không làm nổi mùa Xuân" nhưng dẫu sao thì cánh én cũng là điềm báo cho một mùa Xuân an lành đang tới, với bao thanh sắc tươi tắn và ấm áp của một mùa Xuân đầy ơn phước cả chứ ! Cùng cộng tác với ngài là cộng đoàn các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng (CĐMĐV), và mấy chị Tu Hội Đời Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nụ cười bao giờ cũng tươi nở là dấu hiệu cho thấy giũa vùng đất nắng cháy da người này vẫn nảy sinh nhiều tin yêu và hy vọng lạc quan vào một tương lai trù phú bội thu các linh hồn ! Giống như những người đi giữa sa mạc khát khô cổ họng gặp được suối mát, thì các chị CĐMĐV cũng đã biết tận dụng khoa học văn minh để quy tụ và gặp gỡ mọi thành phần trong xã hộ qua ứng dụng lọc nước tinh ròng, nước sạch tinh khiết đóng chai! Nhờ đó mà xa hoá ra gần, lạ hoá thành quen, và như miếng trầu là đầu câu truyện thế nào trong văn hoá giao tiếp của dân gian, thì chén nước ngọt tinh ròng mát rượi giữa vùng trời núi bao la này cũng dễ làm cho nhau nên bốn bể là anh em bạn bè thân hữu gần xa lắm chứ!

Năm anh em Linh mục và cha xứ Phaolô đã đi thăm cả năm cộng đoàn, gặp gỡ những anh chị em đồng đạo, và những cái bắt tay, những pô hình chụp, những chén nước trà ngọt niềm giao cảm giữa những người đồng đạo với nhau, đã âm vang cảm nghiệm điều Đức Tổng sẻ chia trong thánh lễ long trọng ngày Thứ Năm Đầu Tháng Đức Mẹ, 07-5-2009, ngày thành lập giáo xứ Hương Phú, thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

"....Chính lòng mến Chúa thương người đã làm cho các cộng đoàn công giáo tại huyện Nam Đông nầy được vững mạnh cho đến hôm nay, và càng ngày càng có nhiều khởi sắc mới, nhất là từ khi có linh mục quản xứ, có các nữ tu đến phục vụ thường xuyên, và có nhà thờ (dù là nhà thờ tạm). Thật đúng như lời ông Mahatma Gandhi nói: “Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng”.

Rời mái nhà Nam Đông chở che cho vùng Huế đồng bằng phố thị mà như vẫn thấy đâu đây một thời đã qua đầy gian nan thử thách của những chứng nhân theo Chúa, " với hành trang duy nhất là niềm tin tưởng sắt son vào Chúa quan phòng, và với tập sách nhỏ “Tôi vui sống” của Giáo phận hướng dẫn cụ thể cho người tín hữu sống đức tin ở vùng đất mới, không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ, không phương tiện..." ( trích bài giảng của Đức Tổng ngày thành lập giáo xứ Hương Phú)

Giờ thì đất trời vẫn đi theo một quy trình muôn thưở, nhưng để vuông tròn với điều cảm nghiệm của cái "cựa mình mùa Xuân" của đất trời Nam Đông lại nằm trong tim mỗi người, như lời thơ của thi sĩ họ Hàn:

Tứ thời Xuân, tứ thời Xuân non nước.

Phút thiêng liêng nhuần gội áng hào quang.

Thiên hạ bình và trời tuôn ơn phước,

Như triều thiên vờn lượn khắp không gian" (Nguồn Thơm)


Và tôi đã cảm nghe cái đột biến của giòng nhựa sống mùa Xuân ấy trên vùng trời núi Nam Đông - Hương Phú này, dòng thác sức sống ấy tuôn tràn qua mọi sự, xuống lòng mình, toả lan nhẹ nhàng và thanh thoát, hội nhập và thẩm thấu trong muôn màu muôn vẻ của lòng người.

Viết về một chuyến đi trong Năm Linh Mục - 11/6/2009 - 11/6/2010)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vài nét về lịch sử tổng giáo phận Hà Nội
Ban Giáo Lý TGP Hà Nội
09:32 12/04/2010
PHẦN I: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

1.H. Theo sử sách, công cuộc truyền giáo ở Việt Nam bắt đầu năm nào và ở đâu?

T. Sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục cho biết năm 1533 giáo sĩ Inikhu đã đến truyền giáo ở xã Ninh Cường và xã Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân và xã Trà Lũ thuộc huyện Giao Thuỷ, ngày nay thuộc tỉnh Nam Định, địa phận Bùi Chu.

2.H. Gần 500 năm hiện diện, Giáo Hội Công Giáo đã đóng góp những gì cho nền văn hóa Việt Nam?

T. Giáo Hội Công Giáo đã đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa Việt Nam. Cụ thể Giáo Hội Công Giáo đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, giới thiệu văn hóa Việt Nam với thế giới và giúp Việt Nam hội nhập với thế giới, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tây phương, thành lập hệ thống giáo dục và y tế hiện đại, đón nhận các giá trị văn hóa văn minh của Kitô giáo như dùng lịch dương lịch, lấy năm Chúa Giêsu sinh ra làm căn cứ để tính thời gian, giúp Việt Nam từng bước loại bỏ tục đa thê và tiến đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng như ngày nay v.v.

3.H. Tổng Giáo phận Hà Nội được thành lập vào năm nào và đã từng được gọi bằng những tên nào?

T. Tổng Giáo phận Hà Nội được thành lập năm 1659. Ban đầu được gọi là Giáo phận Đàng Ngoài. Sau đó, lần lượt được gọi tên là Giáo phận Tây Đàng Ngoài năm 1679, Giáo phận Hà Nội năm 1924 và Tổng Giáo phận Hà Nội năm 1960.

4. H. Tổng Giáo phận Hà Nội được hình thành qua những thời kỳ nào?

T. Tổng Giáo phận Hà Nội được hình thành và phát triển qua 3 thời kỳ: Thời Bảo Trợ từ năm 1627 đến năm 1659, thời Tông Tòa từ năm 1659 đến năm 1960 và thời Chính Tòa từ năm 1960 đến năm 2010.

5.H. Trong thời Bảo Trợ, Tổng Giáo phận Hà Nội có sự kiện nào đáng ghi nhớ?

T. Trong thời Bảo Trợ, trên phần đất Tổng Giáo phận Hà Nội hiện nay có 1 sự kiện đáng ghi nhớ: ngày 19 tháng 3 năm 1627, cha Alexandre de Rhodes (còn gọi là cha Đắc Lộ) và cha Mác-kê (Marquez) đến Cửa Bạng, Thanh Hóa, rồi được Chúa Trịnh mời về Thăng Long ngày 02 tháng 07 năm 1627.

6. H. Công cuộc truyền giáo ở Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời Bảo Trợ diễn ra như thế nào?

T. Công cuộc truyền giáo ở Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời Bảo Trợ rất thành công. Ngay khi đến Đàng Ngoài năm 1627, các thừa sai Dòng Tên đã lập nên những cộng đoàn tín hữu đông đảo từ Thăng Long đến Quảng Bình. Năm 1657, Đàng Ngoài đã có khoảng 350.000 tín hữu và 414 nhà thờ, trong đó Thăng Long có 4 nhà thờ ở nội thành và 12 nhà thờ ở ngoại thành.

7.H. Trong thời Tông Tòa, Tổng Giáo phận Hà Nội có những sự kiện nào đáng ghi nhớ?

T. Trong thời Tông Tòa, Tổng Giáo phận Hà Nội có những sự kiện sau đây đáng ghi nhớ:

1. Năm 1659, Tòa Thánh thành lập Giáo phận Đàng Ngoài, tiền thân của Tổng Giáo phận Hà Nội và bổ nhiệm Đức cha Phăng-xoa Pa-lu (François Pallu) coi sóc.

2. Năm 1669, Đức cha Lam-be Đờ La Mốt (Lambert de la Motte) đã truyền chức linh mục cho 7 thày ở Phố Hiến.

3. Năm 1670, Đức cha Lam-be Đờ La Mốt đã họp Công đồng Phố Hiến và lập nên Dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và Bái Vàng.

4. Năm 1912, Công đồng Bắc Kỳ lần thứ 2 diễn ra tại Kẻ Sở, dưới sự chủ tọa của Đức cha Đông, Giám mục Địa phận Tây Đàng Ngoài.

5. Năm 1934 Đức khâm sứ Cô-lôm-ban Đờ-rây-ê (Colomban Dreyer) triệu tập Công đồng Đông Dương tại Hà Nội.

6. Năm 1950, Tòa Thánh đã bổ nhiệm cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Chính xứ Hàm Long, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Nội.

7. Năm 1954, khoảng 80 linh mục, hầu hết các tu sĩ, chủng sinh và khoảng 60 nghìn giáo dân di cư vào Nam.

8. Năm 1959, Đức Khâm sứ Đô-lây (Dooley) bị buộc phải rời khỏi Hà Nội, kết thúc sự hiện diện thường xuyên của Tòa Thánh tại Miền Bắc Việt Nam.

8.H. Công cuộc truyền giáo xây dựng Giáo Hội ở Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời Tông Tòa diễn ra như thế nào?

T. Thời Tông Tòa kéo dài hơn 300 năm (1659-1960), Tổng Giáo phận Hà Nội trải qua những giai đoạn tồn tại và phát triển khác nhau:

- Giai đoạn 1659-1820: Tin Mừng liên tục được rao giảng và số tín hữu không ngừng gia tăng, Giáo Hội không ngừng phát triển và lan rộng bất chấp sự bách hại tôn giáo bất chợt xảy ra trong từng triều đại vua quan.

- Giai đoạn 1820-1884: Tổng Giáo phận Hà Nội bị bách hại dữ dội và chịu rất nhiều thiệt hại về nhân sự và vật chất do Nhà Nguyễn cấm đạo và do phong trào Văn Thân tàn phá. Mặc dù vậy, công cuộc truyền giáo vẫn phát triển và số tín hữu trong Tổng Giáo phận vẫn không ngừng gia tăng.

- Giai đoạn 1884-1954: Tổng Giáo phận được tương đối bình an, phát triển sâu rộng về mọi phương diện: Truyền giáo, tổ chức, đào tạo, phụng vụ, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, truyền thông... Dung mạo Tổng Giáo phận được định hình và Tổng Giáo phận có ảnh hưởng to lớn trong Giáo Hội Việt Nam.

- Giai đoạn 1954-1960: Tổng Giáo phận càng ngày càng gặp nhiều khó khăn thử thách. Nhân sự sụt giảm; tài sản bị chiếm dụng; các tín hữu bị cô lập, đe dọa, sách nhiễu. Nhiều giáo dân, tu sĩ, linh mục bị bắt bớ, giam cầm. Đức Khâm Sứ bị trục xuất năm 1959. Công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo Hội bị đình chỉ hoặc kiểm soát gắt gao.

9.H. Trong thời Chính Tòa, Tổng Giáo phận Hà Nội có những sự kiện nào đáng ghi nhớ?

T. Trong thời Chính Tòa, Tổng Giáo phận Hà Nội có những sự kiện sau đây đáng ghi nhớ:

1. Năm 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng Giáo phận Hà Nội thành Tổng Giáo phận Hà Nội và bổ nhiệm Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm Tổng Giám mục.

2. Năm 1976, Đức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong làm Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam.

3. Năm 1979, Đức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn được tấn phong làm Hồng Y thứ hai của Giáo Hội Việt Nam.

4. Năm 1989, Đức Hồng Y Roger Etchegaray (Ét-sê-ga-rây) đại diện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tới thăm Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước.

5. Năm 1994, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội và làm Hồng Y thứ ba của Giáo Hội Việt Nam.

6. Năm 2005, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội.

7. Năm 2007, ngày 18 tháng 12 năm 2007, khoảng 3000 người đã cầu nguyện ở sân Tòa Khâm Sứ, khai mạc phong trào mưu tìm công lý và sự thật.

8. Năm 2009, ngày 24 tháng 11, Tổng Giáo phận Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện.

10.H. Công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo Hội ở Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời Chính Tòa diễn ra như thế nào?

T. Công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo Hội ở Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời Chính Tòa, tính cho đến năm 2010 đã diễn ra như sau:

- Những năm 1960-1989: Tổng Giáo phận bị thiệt hại nặng nề do các chính sách bách hại tôn giáo của nhà cầm quyền. Vì thế, nhiều tín hữu bị đe dọa, bị cô lập, bị quản chế hoặc bị bắt giam và bị chết trong tù; nhiều người bỏ đạo và nhiều giáo điểm bị xóa sổ; công cuộc truyền giáo bị ngưng đọng; các cơ sở của Giáo Hội bị đóng cửa và chiếm dụng v.v... Nỗ lực của Tổng Giáo phận trong giai đoạn này chỉ là để bảo đảm cho các tín hữu giữ được đức tin trước muôn vàn khó khăn thử thách.

- Những năm 1989-2010: Tổng Giáo phận từng bước được phục hồi do chính quyền giảm bớt các chính sách và biện pháp sai lầm và khắc nghiệt đối với các tôn giáo: Tổng Giáo phận tái lập và củng cố việc đào tạo, tái lập các mối quan hệ quốc tế; phục hồi và thành lập các hội đoàn đạo đức; tái thiết cơ sở vật chất. Nỗ lực của Tổng Giáo phận trong giai đoạn này là củng cố được đời sống đức tin của các tín hữu và từng bước tái tổ chức công cuộc truyền giáo cho lương dân.

11.H. Vì sao Tổng Giáo phận Hà Nội có vai trò quan trọng đối với Giáo Hội và đất nước Việt Nam?

T. Vì phần đất thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội là nơi tọa lạc kinh đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu của nhiều dân tộc và tôn giáo; cũng chính tại phần đất này, từ rất sớm đã diễn ra công cuộc truyền giáo và xây dựng Giáo Hội và dần dần Tổng Giáo phận Hà Nội trở thành giáo phận Mẹ của các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội.

12.H. Tổng Giáo phận Hà Nội trước đây và ngày nay bao gồm những địa danh và nằm trong những phần đất nào?

T. Trước đây, thời Tổng Giáo phận Hà Nội đang được gọi là Đàng Ngoài, thì địa giới bao gồm Đàng Ngoài của Việt Nam, nước Lào và 5 tỉnh Miền Nam Trung Quốc. Địa giới Tổng Giáo phận Hà Nội hiện nay gồm các quận huyện thuộc Hà Nội nằm giữa sông Hồng và sông Đáy, toàn bộ tỉnh Hà Nam, phần lớn diện tích thành phố Nam Định nằm ở bờ bắc sông Đào và 4 huyện miền trên của tỉnh Nam Định, vùng đông bắc của tỉnh Hòa Bình, và một xã thuộc tỉnh Hưng Yên.

13.H. Từ khi được thành lập đến nay, Tổng Giáo phận Hà Nội đã được bao nhiêu Đức Giám mục lãnh đạo và phục vụ? Hãy kể tên các ngài.

T. Từ khi được thành lập năm 1659 đến nay, Tổng Giáo phận Hà Nội đã được 20 Đức Giám mục chủ chăn và 12 Đức Giám mục phó hoặc phụ tá phục vụ. Đó là các Đức cha sau đây:

1. Đức cha François Pallu (1659-1679)

2. Đức cha Jacques de Bourges (1679-1714)

3. Đức cha Edmé Belot (1714-1717)

4. Đức cha François Gabriel Guisain (1718-1723)

5. Đức cha Louis Neez (1723-1764)

6. Đức cha Bertrand Reydellet (1764-1780)

7. Đức cha Jean Davoust (1780-1789)

8. Đức cha Jacques Benjamin Longer Gia (1789-1831)

9. Đức cha Jean Marie Havard Du (1831-1838)

10. Đức cha Dumaulin Borie Cao (1838)

11. Đức cha Pierre André Retord Liêu (1838-1858)

12. Đức cha Charles Hubert Jeantet Khiêm (1858-1866)

13. Đức cha Joseph Simon Theurel Chiêu (1866-1868)

14. Đức cha Paul Puginier Phước (1868-1892)

15. Đức cha Pierre Marie Gendreau Đông (1892-1935)

16. Đức cha François Chaize Thịnh (1935-1949)

17. ĐHY TGM Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1950-1978)

18. ĐHY TGM Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1978-1990)

19. ĐHY TGM Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1990-2003)

20. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt (2003- )

Các Giám Mục phó hoặc phụ tá

1. Đức Giám mục Louis-Marie-Henri-Joseph Bigolet

2. Đức Giám mục Jean-Pierre-Alexandre Marcou

3. Đức Giám mục Jean-Denis Gauthier

4. Đức Giám mục Jean-François Ollivier

5. Đức Giám mục Jean-Jacques Guérard

6. Đức Giám mục Charles La Mothe

7. Đức Giám mục Edmond Bennetat

8. Đức Giám mục Louis-Marie Deveaux

9. Đức Giám mục Edme Bélot

10. Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (1981-1990)

11. Đức Giám mục Phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng (1994-2006)

12. Đức Giám mục Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh (2008-)

14.H. Hiện nay (2010) Tổng Giáo phận Hà Nội có bao nhiêu giáo xứ và bao nhiêu giáo dân?

T. Tổng Giáo phận Hà Nội hiện nay có 141 giáo xứ, được chia thành 5 giáo hạt là Chính Tòa, Thanh Oai, Phú Xuyên, Hà Nam và Nam Định. Số giáo dân khoảng 330.000 không kể hàng chục nghìn tín hữu nhập cư đang sinh sống trong địa bàn Tổng Giáo phận.

15.H. Hiện nay Tổng Giáo phận Hà Nội có bao nhiêu linh mục và chủng sinh?

T. Năm 2010, Tổng Giáo phận có 104 linh mục triều, 13 linh mục dòng, 70 chủng sinh và 150 tiền chủng sinh.

16.H. Hiện nay Tổng Giáo phận Hà Nội có bao nhiêu dòng tu và tu sĩ?

T. Hiện nay ước tính có khoảng 20 nam tu sĩ thuộc 4 dòng nam và 400 nữ tu thuộc 20 dòng nữ, nhưng chủ yếu là Dòng Mến Thánh Giá đang hiện diện và phục vụ tại Hà Nội. Trong đó có các dòng tu hiện diện lâu năm tại Hà Nội là Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội và Dòng Thánh Phaolô thành Chartres.

17.H. Hiện nay, Tổng Giáo phận Hà Nội có mấy đền thánh và mấy trung tâm hành hương để nhận ân xá trong Năm Thánh?

T. Hiện nay Tổng Giáo phận Hà Nội có 3 đền thánh, đó là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà, Đền Thánh Phêrô Lê Tùy ở Bằng Sở, Đền Thánh Tử Đạo Sở Kiện. Tổng Giáo phận cũng có 4 trung tâm hành hương để nhận ân xá trong Năm Thánh 2010 là Nhà Thờ Chính Tòa, Nhà Thờ giáo xứ Từ Châu, Nhà Thờ giáo xứ Vĩnh Trị và Nhà Thờ giáo xứ Sở Kiện.

18.H. Tại sao lại chọn Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội là 1 trong 4 trung tâm hành hương Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận?

T. Chọn Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội làm nơi hành hương Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận vì lý do sau đây:

Thứ nhất: là nơi đặt ngai tòa của Đức Tổng Giám mục Hà Nội, đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử Tổng Giáo phận và lịch sử Giáo Hội Việt Nam.

Thứ hai: đây cũng là nơi an nghỉ của Đức Giám mục thừa sai cuối cùng của Tổng Giáo phận là Đức cha Chaize Thịnh và ba đấng chủ chăn của Tổng Giáo phận cũng là ba Đức Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam; nơi lưu giữ thủ cấp cha Thánh Dũng Lạc.

Thứ ba: nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin Mừng, có pháp trường Ô Cầu Giấy, có thành Cửa Bắc, nơi giam giữ và xử trảm cha Thánh Ven, có Kẻ Sét nơi thánh Thịnh sinh ra, có ngôi nhà Nguyện đầu tiên, có nhà Đức cha Puginier Phước tức là nhà nguyện Fatima.

19.H. Tại sao lại chọn Nhà thờ Vĩnh Trị làm trung tâm hành hương trong Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận?

T. Nhà thờ Vĩnh Trị được chọn làm nơi hành hương Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận vì 4 lý do sau đây:

- Thứ nhất: Vì từ khoảng năm 1719 đến những năm 1860, Vĩnh Trị là thủ phủ của Giáo phận Tây Đàng Ngoài, là nơi từng tồn tại Chủng viện và những nhà in, nhà thương đầu tiên của Giáo phận.

- Thứ hai: Vĩnh Trị là nơi ghi dấu ấn của nhiều vị thừa sai mà một số còn đang an nghỉ nơi đây.

- Thứ ba: Vĩnh Trị là nơi bị bách hại đạo dữ dội điển hình, nhiều lần hồi thế kỷ 19 và cũng là nơi tín hữu kiên trì, bất khuất và vững tin tái thiết Giáo Hội.

- Thứ bốn: Vĩnh Trị là nơi các thánh tử đạo Antôn Nguyễn Đích, Micae Nguyễn Huy Mỹ, Giacôbê Năm và Phaolô Lê Bảo Tịnh, sinh sống, phục vụ, bị bắt rồi được phúc tử vì đạo.

20.H. Tại sao lại chọn Nhà thờ Sở Kiện làm trung tâm hành hương trong Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận?

T. Nhà thờ Sở Kiện được chọn làm nơi hành hương Năm Thánh của Tổng Giáo phận vì 4 lý do sau đây:

- Thứ nhất: Sở Kiện nguyên là Nhà Thờ Chính tòa và nơi đặt Tòa Giám Mục của Giáo phận Hà Nội từ những năm 1860 đến cuối thế kỷ 19; là nơi an nghỉ của Đức cha Retord Liêu, Đức cha Theurel Chiêu, Đức cha Puginier Phước và Đức cha Gendreau Đông.

- Thứ hai: Sở Kiện là quê hương của hai Thánh Tử Đạo là Phêrô Trương Văn Đường và Phêrô Trương Văn Thi.

- Thứ ba: Sở Kiện là nơi lưu giữ thủ cấp Thánh Thi, hài cốt các vị tử đạo và nhiều chứng tích tử đạo và ngày nay là Trung Tâm Hành Hương của Tổng Giáo phận.

- Thứ bốn: Vì Sở Kiện là trung tâm văn hóa, tinh thần của Giáo phận từ giữa thế kỷ 19 đến những năm đầu thập niên 1930, nơi đã diễn ra những sự kiện quan trọng của Giáo phận Hà Nội và của Giáo Hội Việt Nam, như Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010.

21.H. Tại sao lại chọn Nhà thờ Từ Châu làm trung tâm hành hương trong Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận?

T. Nhà thờ Từ Châu được chọn làm nơi hành hương Năm Thánh 2010 của Tổng Giáo phận vì 4 lý do sau đây:

- Thứ nhất: Trong những năm 1857-1861 các Đức Giám mục của Giáo phận đã ẩn náu ở đây. Ngày 6-3-1859, Đức Cha Khiêm đã tấn phong Giám mục cho Đức Cha Theurel Chiêu.

- Thứ hai: Giáo dân Từ Châu đã kiên trì giữ vững đức tin và can đảm đón nhận và bảo vệ các Giám mục, các thừa sai trong những năm đạo bị bách hại.

- Thứ ba: Từ Châu là nơi an táng và lưu giữ thủ cấp thánh Ven.

- Thứ bốn: Từ Châu là giáo xứ vùng sâu vùng xa nhưng biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa và đức tin.

22.H. Đức Cha Lam-be đờ la Mốt đã giúp gì cho Tổng Giáo phận Hà Nội?

T. Mặc dù ngài không phải là Giám mục coi sóc Giáo phận Đàng Ngoài nhưng ngài đã thay mặt Đức Cha Pa-lu truyền chức cho các linh mục Việt Nam đầu tiên ở đây; lập dòng Mến Thánh Giá; chủ tọa Công đồng đầu tiên ở Phố Hiến. Ngài là vị Giám mục đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này.

23.H. Cha Alexandre de Rhodes có đóng góp gì trong công cuộc truyền giáo?

T. Cha Alexandre de Rhodes được coi là vị thừa sai lỗi lạc của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là người sáng lập Giáo phận Đàng Ngoài. Chỉ trong ít năm, từ 1627 đến 1629, khi ở Miền Bắc mà chủ yếu là ở Thăng Long, ngài đã rửa tội được khoảng 5000 người, lập nên Hội Thầy Giảng và các nhóm trinh nữ tận hiến, đặt nền tảng cho Giáo Hội ở đây trong việc tổ chức, phụng vụ, đào tạo nhân sự, truyền giáo. Ngoài ra ngài còn mở đường cho việc học hỏi và nghiên cứu văn hóa phục vụ cho việc truyền giáo, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Việt Nam qua việc xuất bản các tác phẩm chữ Nôm, hoàn thành việc sáng tạo chữ quốc ngữ và phổ biến các thành tựu khoa học, kỹ thuật.

24.H. Tại sao mối giao hảo giữa chúa Trịnh và cha Đắc Lộ không được lâu bền?

T. Mối giao hảo giữa chúa Trịnh và cha Đắc Lộ không được lâu bền có thể vì:

- Giáo lý cha Đắc Lộ dạy phải ăn ở một vợ một chồng, trong khi đó giới quan lại và quý tộc lại có nhiều vợ, nhiều thê thiếp.

- Hoặc chính các bà phi, thiếp của chúa Trịnh sợ rằng một khi chúa Trịnh theo đạo, sẽ ruồng rẫy mình, nên tạo áp lực để chúa Trịnh ra chỉ dụ cấm đạo và trục xuất.

- Chúa Trịnh vì sức ép trong phủ, sợ rằng tôn giáo sẽ ảnh hưởng tới chính trị, nên đã trục xuất cha Đắc Lộ.

25.H. Hãy cho biết sự nghiệp mà Đức cha Pa-lu đã để lại cho Giáo Hội đàng ngoài là gì?

T. Mặc dù chưa đặt chân lên đất nước Việt Nam nhưng Đức cha Pallu đã để lại cho Giáo Hội Đàng Ngoài là:

- Thiết lập chủng viện thừa sai ngoại quốc.

- Chuẩn bị đường biển đi truyền giáo.

- Thành lập bang giao giữa các nước.

- Củng cố quyền đại diện các Tông Tòa.

26.H. Hãy cho biết sơ qua vài nét về Giáo phận Tây Đàng Ngoài dưới thời chúa Trịnh (1714 – 1789)?

T. Cuộc bách hại đạo dưới thời chúa Trịnh gây nhiều khó khăn cho Giáo phận Tây Đàng Ngoài: các Giám mục bị trục xuất hoặc phải lẩn trốn, nhiều giáo sĩ thừa sai, các linh mục bản xứ, thày giảng và giáo dân bị cấm giảng đạo, bị bắt bớ và bị giết vì đạo. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn như thế, nhưng Giáo phận vẫn phát triển. Năm 1773, toàn Giáo phận Tây Đàng Ngoài có 131.727 giáo dân, nhiều chủng viện được thành lập, số giáo sĩ Việt Nam đã lên tới hơn 40 vị, hàng trăm thày giảng và khoảng 300 nữ tu Mến Thánh Giá đã góp phần không nhỏ vào việc truyền giáo trong Giáo phận.

27.H. Đức cha Retord Liêu là người như thế nào?

T. Đức cha Retord Liêu sinh năm 1803 ở Pháp, mất ở Hà Nam năm 1858, làm Giám mục Tây Đàng Ngoài 20 năm, từ 1838 đến 1858, tức là trong 2 thập niên Đạo bị bách hại dữ dội nhất. Ngay trong những năm đạo bị bách hại dữ dội, ngài đã tổ chức và lãnh đạo Giáo phận phát triển về mọi phương diện, đặc biệt trong việc đào tạo nhân sự, mở rộng việc truyền giáo, mở nhà in và hội Hàn lâm.

28.H. Đức cha Puginier Phước là người như thế nào?

T. Đức cha Phước sinh năm 1835 ở Pháp và mất năm 1892 ở Hà Nội, làm Giám mục Tây Đàng Ngoài từ năm 1868 đến 1892. Ngài đã có công mở rộng việc truyền giáo, xây dựng nhà thờ Chính Tòa Kẻ Sở (1877-1882) và Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội (1882-1886), xây dựng, tổ chức và phát triển các Chủng viện Hoàng Nguyên và Kẻ Sở, mời Dòng Saint Paul Thành Chartres về Hà Nội phục vụ.

29.H. Đức cha Gendreau Đông là người thế nào?

T. Đức cha Đông sinh năm 1850 ở Pháp, mất năm 1935 ở Hà Nội, an táng tại Kẻ Sở. Ngài làm Giám mục giai đoạn 1892-1935, tức là trong những năm Giáo phận được củng cố và phát triển trong tự do và bình an. Ngài đã có công điều tra, nghiên cứu sưu tầm về các vị tử đạo trong Giáo phận, góp phần quan trọng tôn phong 27 chân phúc tử đạo. Ngài cũng mở rộng việc truyền giáo, xây dựng nhiều cơ sở vật chất của Giáo phận, thành lập các bệnh viện, các trường học, phát triển các nhà in và sáng lập báo nguyệt san Trung Hòa, gửi các chủng sinh đi du học, nâng cấp việc đào tạo trong Chủng viện, mời các dòng tu như La San, Carmen, Chúa Cứu Thế, Đa Minh, Xuân Bích đến Hà Nội.

30.H. Đức cha Chaize Thịnh là người như thế nào?

T. Đức cha Thịnh sinh năm 1882 ở Pháp, mất năm 1949 ở Hà Nội, an táng tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội. Ngài là Giám mục Giáo phận từ năm 1935 đến 1949 tức là trong thời chiến tranh Pháp-Nhật (1940-1945), cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 và chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954). Giữa muôn vàn khó khăn, phức tạp, ngài đã phát triển việc truyền giáo cho dân tộc thiểu số vùng Hòa Bình, phát triển các cơ sở giáo dục ở các giáo xứ, phát triển các phong trào Công Giáo tiến hành, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu xã hội, phát triển báo Trung Hòa lên 3 số mỗi tuần, duy trì sự hiệp nhất trong Giáo phận trong thời buổi bị chiến tranh và cách mạng phân hóa và tàn phá.

31.H. Hãy cho biết vài nét sơ lược về tình hình Giáo phận Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802)?

T. Dưới triều nhà Nguyễn Tây Sơn, Giáo phận sống trong hoàn cảnh đất nước nửa hòa bình, nửa chiến tranh. Nhưng với sự khôn ngoan kiên trì của các Giám mục làm cho giáo đoàn thêm tin tưởng và hy vọng.

32.H. Hãy cho biết đôi nét về tình hình Giáo phận Hà Nội dưới triều Nguyễn (1802-1883)?

T. Dưới triều Nguyễn từ Gia Long tới Tự Đức (1802-1883). Thời nhà Trịnh, đạo Chúa đã gặp nhiều khó khăn, tưởng rằng bước sang thời nhà Nguyễn sẽ tươi sáng hơn, nhưng thực tế đạo trong thời kỳ nhà Nguyễn cho tới Tự Đức gặp khó khăn thử thách hơn nhiều.

- Nếu đạo Chúa gieo trong khóc lóc để gặt trong vui tươi thì đây chính là thời kỳ hạt giống Đức Tin của Thiên Chúa đã gieo trong khóc lóc.

- Đối với Giáo phận, thời kỳ này đã trải qua 5 đời Giám mục: Đức Cha Longer; Đức Cha Havart; Đức Cha Retord (Liêu); Đức Cha Jeantet (Khiêm); Đức Cha Theurel (Chiêu). Các Ngài đều là những nhà lãnh đạo tầm vóc có thể đương đầu với thế thời.

33.H. Tình hình Giáo phận Hà Nội dưới thời bảo hộ của Pháp (1883-1945)?

T. Giáo phận Hà Nội nói riêng và toàn cõi miền Bắc nói chung bước vào thời kì phức tạp. Nhà Nguyễn mất quyền tự chủ, nước Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Nhà vua vẫn còn nhưng quyền chính trị phải theo chính phủ bảo hộ sắp đặt.

- Ở Giáo phận trong thời gian này được bình an Đức Cha Phước (Puginer 1868-1927) bắt tay vào việc tổ chức kiến thiết các nhà thờ (Sở Kiện, Nhà thờ Lớn Hà Nội), mời dòng nữ Saint Paul từ Sài Gòn ra Hà Nội nhận các việc bác ái, giáo dục và mở trường Sainte Marie. Buổi giao thời từ Tự Đức cho đến đầu thời thuộc bảo hộ của Pháp. Đức Cha Đông (Gendreau) coi sóc từ 1892-1935 (hoàn toàn dưới thời bảo hộ). Đức Cha Thịnh (Chaize) từ 1935-1949 (cuối thời kỳ bảo hộ đến thời kì lập đất nước).

34.H. Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê là người thế nào?

T. Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê sinh năm 1899 tại Tràng Duệ và mất năm 1978. Ngài là Giám mục người Việt đầu tiên của Tổng Giáo phận Hà Nội vào năm 1950, được vinh thăng Tổng Giám mục Hà Nội năm 1960 và được phong Hồng Y tiên khởi của Việt Nam vào năm 1976.

Ngài lãnh đạo Tổng Giáo phận trong giai đoạn có nhiều thử thách và đau thương, ngài đã kêu gọi hàng giáo sĩ ở lại Miền Bắc; quy tụ các linh mục tài ba, đạo đức để cùng nhau bảo vệ và xây dựng Giáo Hội trong cơn gian nan khốn khó; duy trì sự hiệp nhất, yêu thương của các thành phần dân Chúa với nhau và với Tòa Thánh; xác lập đường hướng mục vụ, diện mạo, cung cách sống và làm chứng cho đức tin trong giáo tỉnh Hà Nội trong những thập niên khó khăn.

35.H. Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn sinh và mất năm nào? Ngài làm Giám mục và Hồng Y vào năm nào? Ngài đã để lại dấu ấn gì trong Giáo phận và Giáo Hội Việt Nam?

T. Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn sinh năm 1921 tại Bút Đông. Ngài giữ chức Tổng Giám mục Hà Nội từ năm 1978, được phong tước Hồng Y năm 1979 và ngài qua đời năm 1990.

Ngài làm chủ chăn của Tổng Giáo phận trong giai đoạn khó khăn, thử thách lên đến cao độ, đồng thời bắt đầu có những dấu hiệu hy vọng trong Giáo Hội Việt Nam.

Ngài là người đã tái lập chủng viện Hà Nội, tái lập mối liên lạc công khai, chính thức giữa các Giám mục với Tòa Thánh, giữa Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội các quốc gia khác, giữa Giáo Hội và Nhà Nước Việt Nam. Ngài cũng là người cải tổ Dòng Mến Thánh Giá, sưu tầm, biên soạn thánh ca, dịch và xuất bản Kinh Thánh. Ngài có lòng yêu mến và sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt.

Một số thời kỳ, ngài còn kiêm nhiệm chức vụ Giám quản các Giáo phận Thái Bình, Hưng Hóa, Huế, Thanh Hóa, đồng thời ngài còn đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Đối với toàn thể Giáo Hội Việt Nam, ngài là người có vai trò then chốt và quan trọng nhất trong việc thành lập Hội Đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 và việc tôn phong các chân phúc Tử Đạo Việt Nam lên hàng hiển thánh năm 1988.

36.H. Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sinh và mất năm nào? Ngài làm Giám mục và Hồng Y vào năm nào? Ngài đã gánh vác những chức vụ nào và để lại dấu ấn gì trong Giáo phận và Giáo Hội Việt Nam?

T. Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sinh năm 1919 tại Ninh Bình, làm giám đốc Tiểu Chủng Viện Gioan năm 1955, Giám mục Bắc Ninh năm 1963 và làm Hồng Y Tổng Giám mục Hà Nội từ năm 1994, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001), Giám quản giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), thành viên Bộ Truyền giáo và Hội đồng Đồng Tâm (1995-2003).

Ngài là người thánh thiện, đạo đức, một mục tử khôn ngoan, nhiệt thành, hiền hoà và can đảm luôn tận tâm hy sinh phục vụ đoàn chiên và được đoàn chiên thương mến. Ngài đã chú trọng đào tạo nhân sự, nâng cấp quy mô đào tạo của Đại Chủng viện Hà Nội, tái lập việc gửi các linh mục đi du học ngoại quốc sau 40 năm gián đoạn, sáng lập Tu đoàn Nam Truyền Tin (1996) và Tu đoàn Nữ Truyền Tin (2002), phục hồi phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Dòng Ba Phan Sinh, Hội Legio Marie (1995), thành lập Hội Gia đình cùng theo Chúa (2000), Gia đình Thánh Tâm (2003), Hội Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo phận Hà Nội (1998). Ngài đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và liên hệ ngoại giao giữa Giáo Hội và Nhà Nước.

37.H. Ai là Đức Tổng Giám mục đương nhiệm của giáo phận Hà Nội? Hãy cho biết đôi nét về tiểu sử của Ngài?

T. Là Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt sinh ngày 04 tháng 09 năm 1952 tại Lạng Sơn. Ngài thụ phong linh mục năm 1991 tại Giáo phận Long Xuyên, làm Giám mục Lạng Sơn-Cao Bằng năm 1999, được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo phận Hà Nội năm 2003 và được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội ngày 19 tháng 2 năm 2005. Hiện nay, ngài còn kiêm chức Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giám mục Việt Nam

38.H. Kể từ khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám mục Hà Nội đến nay, Ngài có những đường hướng mục vụ nào?

T. Kể từ khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám mục Hà Nội đến nay ngoài việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và Ngài còn đặc biệt quan tâm tới:

- Việc đào tạo nhân sự cho Giáo phận: phát triển cơ sở đào tạo của Đại Chủng Viện Hà Nội, mời gọi các hội dòng tới hiện diện và cộng tác xây dựng Giáo phận.

- Xây dựng đức tin có chiều sâu và trưởng thành cho mọi thành phần: mở các lớp thường huấn, tĩnh tâm cho linh mục và giáo dân, thành lập các trung tâm hành hương, các giáo xứ và giáo họ mới.

- Ngài chú trọng đặc biệt tới công việc truyền giáo, thăng tiến đời sống giáo dân qua các chương trình từ thiện bác ái, mở các trung tâm giúp đỡ những người nghèo đói, cô đơn và khuyết tật.

- Hiệp nhất mọi thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận và khích lệ mọi người hăng say, can đảm sống chứng tá trong mọi hoàn cảnh và mở rộng đối thoại với các thành phần tôn giáo và xã hội.

39.H. Kể từ khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Tổng Giám mục Hà Nội đến nay có những sự kiện nào đáng ghi nhớ?

T. Ngoài việc chu toàn sứ vụ của người mục tử Tổng Giáo phận còn có những sự kiện lớn như sau:

- Năm 2005 đón tiếp Đức Hồng Y Sepe, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, thăm Tổng Giáo phận và phong chức linh mục cho 57 thầy trong giáo tỉnh tại Nhà thờ Chính Tòa.

- Năm 2007, cha Giuse Đặng Đức Ngân, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Hà Nội, được tấn phong làm Giám mục Lạng Sơn-Cao Bằng.

- Năm 2007-2008 phong trào hiệp thông cầu nguyện cho công lý và sự thật ở Tổng Giáo phận Hà Nội được khởi phát.

- Năm 2008, cha Lôrenxô Chu Văn Minh, giám đốc Đại Chủng Viện Hà Nội, được tấn phong làm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.

- Năm 2008, Tổng Giáo phận tích cực cứu giúp các nạn nhân trong cơn lũ lụt lịch sử vào đầu tháng 11.

- Năm 2009, Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và Đức cha Phụ tá Phaolô Lê Đắc Trọng qua đời.

- Năm 2009, Tổng Giáo phận tổ chức thành công Lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội Công GiáoViệt Nam tại Sở Kiện (Kẻ Sở).

Nguồn: Chương Trình Hoc Hỏi Giáo Lý 2010 của TGP Hà Nội
 
Văn Hóa
Mồi giả
Lm Vũđình Tường
04:57 12/04/2010
Đã ba tuần không câu được con cá nào, đi không lại cũng về không. Tức anh ách vì người ta câu được còn mình thì cứ vác cần. Rình rập mãi mới biết họ câu mồi giả. Mình câu mồi thật cá không ăn, chỉ tổ cho mấy con bọ biển rỉa mồi, bực cả lên. Đã hai ba lần đổi chỗ, cố gắng quăng giây câu gần chỗ họ câu được cá, sóng biển đánh dạt vào đúng chỗ họ vừa giật cá lên. Bụng mừng thầm thế nào cũng có cái gì mang về. Nào ngờ, mang cái giỏ không về, vất góc sân sau vườn.

Câu không được cá, bực cả mình, lại thấy mệt nhọc. Mấy lần trước câu được nhiều tinh thần hăng hái, không thấy mệt, thấy vui, thoải mái. Hình như kết quả có cá đánh tan cái mệt mỏi. Hoặc có mệt đi chăng nữa cũng mệt trong hài lòng, bằng lòng, chấp nhận với cái mệt mỏi chọn lựa.

Câu không được cá. Tinh thần rã rời. Thân xác mệt mỏi. Đã thế lái xe về còn buồn ngủ cay mắt. Thế mới biết sức mạnh tinh thần là quan trọng, lấn át cả mệt mỏi thân xác.

Khi buồn ngủ đoạn đường dường như dài ra. Lái mãi vẫn không hết đoạn đường quen thuộc. Chán nản, tinh thần xuống dốc, mọi cái đều là gánh nặng. Lúc đi hăng hái bao nhiêu, khi về chán nản bấy nhiêu. Tất nhiên không ai đo được hăng hái, chẳng ai đong được chán nản. Dẫu thế câu nói so sánh phần nào diễn tả tâm trạng con người. Suy từ cái mệt mỏi, nhàm chán, mong chờ hết đoạn đường đoán được hai thái cực đối kháng.

Mua mồi giả

Đi chợ mua con mồi giả. Thực ra là con cá làm bằng hoá chất. Thấy con này vừa mắt cầm lên xem. Cao giá quá, bỏ xuống. Lựa con khác, xem giá thấy rát tay, lại bỏ xuống. Lựa hơn chục con, cầm lên, bỏ xuống, không con nào vừa túi tiền còm. Cuối cùng đành nhắm mắt mua một con giá thấp nhất. Nói là thấp nhất mà cũng mất toi ngày lương. Cô gái, ở quầy tính tiền, cười cười chúc may mắn. Lúc đó tưởng người bán hàng vui vẻ, mãi sau này mới nghiệm ra lời chúc mỉa mai vì con mồi giả loại xoàng này dành riêng cho dân câu tay mơ. Loại mồi này mà cho dân chuyên nghiệp, lịch sự thì cám ơn, không lấy. Bá láp đã không lấy còn mắng vào mặt. Lí do đơn giản con mồi giả thả xuống biển sóng cuốn lăn lóc như con cá chết. Dùng nó làm mồi câu chỉ phí thời gian, vô tích sự.

Là tay mơ, không biết câu cá nên thấy thiên hạ câu mồi giả, mình cũng câu mồi giả. Thiên hạ giật được cá cười dòn tan. Còn mình tay tanh mùi rong biển. Vận may chìm đáy nước.

Học lén

Tối đến hai đứa đưa con mồi giả phân tích. Kẻ nói qua, người nói lại. Kết quả, mỏi mệt đi ngủ.

Hai đứa lại hăng hái ra đi, câu là phụ, rình coi con mồi giả là chính. Đứng gạ gẫm ông bạn kia một chặp khá lâu, anh ta cũng chẳng câu được con nào. Cuối cùng mất kiên nhẫn vác cần về không. Xui đến thế là cùng. Mình không biết câu, ăn cắp nghề, rình trúng ngay thằng tệ hơn mình. Mất công toi. Làm gì cũng cần kinh nghiệm, ngay cả đi rình vụng, xem trộm. May thay thằng bạn nhờ tài khéo bắt chuyện, giỏi chuyển đề tài, gãi đúng chỗ ngứa- chủ đề đá banh- câu chuyện không dứt.

Miệng nói, mắt luôn chú ý đến con mồi giả mỗi khi anh ta kéo vào gỡ rong, gỡ cá. Nói vòng vo, xa gần cuối cùng cũng vào đề tài con mồi giả. Anh bạn vui lòng cho xem. Không phân biệt thực hư. Đành lên tiếng hỏi.

Anh cho biết dân chuyên nghiệp thì biết. Tay mơ nhìn con mồi giống nhau, rất khó phân biệt. Khi thả xuống nước mới thấy khác biệt một trời một vực. Nói xong anh thả con mồi xuống nước. Tay kéo chầm chậm giải thích. Mỗi lần kéo nhẹ con mồi như con cá đang bơi lội, dập dình, đùa vui cùng sóng nước. Bạn nhìn kĩ xem mỗi lần con sóng đến con mồi như con cá đi trốn đảo hối hả, sau cơn sóng nó lại xuất hiện, lững lờ bơi. Đúng hình ảnh một con cá sinh động. Con mồi khác không thể có được những ưu điểm đó.

Màu sắc phản chiếu kém không hấp dẫn con cá. Trong khi một con phát ra ánh quang sáng ngời, ngay cả khi nước đục ánh sáng của nó vẫn chiếu lóng ánh, nhấp nhánh. Chỉ cần một chút ánh sáng đủ làm nó phản chiếu phát ra ánh quang, thu hút con cá. Con kia thì chìm, lẩn trong nước vẩn đục nên cá không thấy.

Điểm thứ ba cá cắn mầu sắc con mồi không phai, chất mềm dẻo không bị nước biển làm chai cứng, và không để lại nốt răng cá; trong khi con rẻ tiền chỉ một thời gian ngắn bị chai cứng. Một vài lần gỡ rong là mất hết màu sắc. Toàn thân nó lỗ chỗ rỗ vết răng cá.

Điểm cuối cùng lưõi câu sắc bén hơn nhiều, phẩm chất tốt hơn. Con cá mạnh mấy cũng không thể làm hại lưỡi được. Chính vì những điểm đó mà giá của nó mắc gấp năm bảy lần. Vì thế không cẩn thận, mất một con mồi giả coi như tối đó cúng thần biển.

Trúng kế

Quả đúng như lời anh bạn hướng dẫn. Nhờ con mồi giả mà có cá mang về. Mặt mày rạng rỡ. Trong số những con cá câu được, con to nhất lại sứt mép hai ba chỗ. Đó là những cái thẹo của những lần cắn cấu con mồi thật. Cả hai cố gắng vùng vẫy. Cá bắt được cố giử. Cá bị bắt cố thoát thân. Dù có chết cũng để lại miệng địch vết thẹo đời. Khốn khổ, đau đớn vì miếng ăn.

Những năm gần đây chúng ta nghe và đọc khá nhiều về hàng giả. Trước đây nghe nói nước bông giả, son phấn giả. Hàng giả xa xỉ phẩm. Đại đa số không quan tâm vì dành riêng cho giới giầu có. Này nay hàng giả đi vào đại chúng. Hàng giả vào con người qua cửa thẩm mỹ viện, trung tâm sửa sắc đẹp. Dịch vụ thẩm mỹ hái ra tiền vì người ta thích hàng giả.

Nhiều người không sợ hàng giả còn mong muốn thứ hàng giả đó. Không đủ điều kiện làm hàng giả, chờ cơ hội đi ngắm, sống mơ màng. Hàng giả được đón chào, các nhà sản xuất tiến thêm một bước nữa. Các dụng cụ, máy móc giả xuất hiện trên thị trường. Lúc đầu còn cất dấu, lén lút, đầu đường, xó chợ. Sau lan tràn, quần chúng hỗ trợ. Hàng giả leo lên sạp trình làng và ngày nay hàng giả chiếm ghế hàng thật sau khung cửa kính.

Giả từ đầu tới chân. Trên đầu mái tóc giả, dưới chân móng chân giả. Lông mi, lông mày giả. Cằm giả, miệng giả nên ngôn từ phát ra từ miệng cũng giả nốt. Giả từ con mắt giả ra. Giả từ môi miệng giả ra. Đâu còn phân biệt thật giả nên thứ gì cũng như thật.

Giả đóng đô trong bao tử. Thực phẩm giả từ giọt nước mắm đến hạt đường. Từ thìa càfê đến dúm bột ngọt và ngay cả trứng gà cũng là trứng giả. Con cá chỉ ăn mồi giả một lần toi mạng. Con người may mắn hơn. Ăn thực phẩm giả. Hút thuốc giả. Uống rượu giả, mặc quần áo giả.

Thực phẩm giả không giết hại mạng sống trong một ngày nhưng mỗi ngày làm chết dần, chết mòn cho đến khi cơ thể phát sinh những loại bệnh vô phương cứu chữa. cứ nhìn bao thuốc lá đủ biết tí khói tác hại đến mức nào. Như thế thực phẩm giả chắc chắn hại đến con người. Suy diễn thêm, món ăn giả tinh thần tác hại tinh thần, tâm linh đến mức không lường được.

Hại tâm linh

Hàng giả cho thân xác đã đành. Hàng giả cho tâm linh cũng không thiếu. Mới đây báo Courier Mail số ra ngày 31 tháng 3/2010 nơi trang 11 đăng tin tựa đề ‘Khói Máu Heo’ tác giả bài báo Danny Rose cho biết hãng sản xuất thuốc lá dùng chất Haemoglobin trong máu heo làm đầu điếu thuốc lọc. Điều này gây ảnh hưởng đến niềm tin của những người theo đạo Hồi và người Do Thái là những người kiêng mọi sản phẩm đến từ heo.

Người ăn thịt heo coi thường tin trên. Người kị heo coi đó là một xúc phạm đến niềm tin của họ. Người ta chưa quên được gần đây có nhiều sách và phim ảnh gây tranh biện ảnh hưởng đến niềm tin Kitô giáo.

Ngày nay nhan nhản các hình ảnh, bài báo, một mặt khai thác nguồn lợi tài chánh; mặt khác mạ lị Kitô giáo vì xu hướng, quan điểm cá nhân. Độc giả không khôn khéo sẽ bị những bài báo, hình ảnh trên đánh lừa, ảnh hưởng đến đức tin. Ảnh hưởng nhẹ thì có hành động, cử chỉ xúc phạm đến đức tin Kitô mà một thời họ gắn bó, sống chết với niềm tin ấy. Nặng hơn thì đi đến bất mãn. Quá khích đi đến phỉ báng, bách hại đạo.

Cá khôn lanh mấy cũng thua người. Người khôn lại có người khôn hơn. Kẻ khôn hơn gài bẫy kẻ khôn ít. Khôn mấy cũng có ngày trúng kế. Tránh được mưu kế con người chưa chắc gì tránh được mưu ma, chước quỉ. Hẳn nhiên những con mồi giả ma quỉ trình bày vừa đẹp vừa hấp dẫn, nhiều khi núp sau những hành vi đạo đức, bác ái, tốt lành. Chính cái mã bác ái, tốt lành kia không cẩn thận lại trở thành con mồi giả.

Con cá trước khi cắn câu cũng thử con mồi nhiều lần, nhá đi nhá lại rồi mới táp thiệt. Thấy miệng dính máu mới biết là trúng thương cắm đầu chạy và người câu kéo ghì lại. Khác loài cá, con người khi trúng mưu không cắm đầu chạy mà quay lại giải thích, giải độc, bào chữa, thanh minh, biện hộ.

Thực phẩm giả làm suy nhược sức khoẻ. Món ăn tinh thần giả làm suy nhược tâm linh. Mỗi ngày một chút, mỗi lần một tí. Cuối cùng tinh thần biến đổi. Ý chí bạc nhược. Từ tình trạng sốt sắng cộng tác, hỗ trợ biến thể. Người có chút kiến thức quay sang tiêu cực, phản đối, đả kích chống đối. Người ít kiến thức phản đối bằng cách ù lì, chối bỏ, phỉ báng niềm tin tôn giáo.

Mồi giả tâm linh từ từ thui chột tinh thần, hại tâm linh.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thôn Nữ
Diệp Hải Dung
22:12 12/04/2010

THÔN NỮ



Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (Hình chụp tại Long An VN)

Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,

để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa.

Xa xôi bóng người anh lữ thứ, nhớ thương

hoài câu hát chiều làng em...

(Trích nhạc phẩm Chiều Làng Em của Nhạc sĩ Trúc Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền