Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 16/04/2009
ĐÁNH THẬT MẠNH
Đại sư thường nói với đệ tử mới nhập môn: “Gõ, cửa sẽ vì con mà mở.”
Không lâu sau đó, ông ta lại điêu toa nói với mấy người trong đó: “Nếu cánh cửa ấy từ trước đến nay không đóng, thì làm sao anh có thể kỳ vọng nó mở ra chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cánh cửa không đóng thì cánh cửa mở, đã mở rồi thì không cần kỳ vọng nó mở nữa, nhưng cánh của mà đại sư nói không phải là cánh cửa của căn nhà, nhưng là cánh cửa của tâm hồn.
Có những người hăm hở tu đạo, nhưng một thời gian sau thì khép kín cửa tâm hồn lại, bởi vì họ nghĩ rằng mình học đạo đủ xài rồi, thế là kiêu ngạo phát sinh và coi mình là người số một của mọi người; có những người hăng hái mở toang cánh cửa tâm hồn để tiếp thu đạo và những gì có liên quan đến đạo, nhưng rồi chẳng ai thấy đạo nơi họ, bởi vì tâm hồn hồn thu nạp quá nhiều những tư tưởng cao siêu về đạo mà không “tiêu hóa" được, cho nên họ vẫn cứ như gỗ đá giữa cuộc đời bon chen và đau khổ của tha nhân...
Đi học đạo là mở cửa tâm hồn để đón những điều hay trong đạo, và từ đó có thể thực hành đạo và trở thành chứng nhân cho đạo.
Ai cũng có thể mở cánh cửa tâm hồn của mình để đón đạo, nhưng ít người hiểu được đạo là con đường để dẫn mình đến với Thiên Chúa là Đấng vô hình, nhưng hiện hữu trong đạo và trong cuộc sống của mỗi người.
Phải đánh thật mạnh và gõ cửa thật lớn cửa tâm hồn. Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
N2T |
Đại sư thường nói với đệ tử mới nhập môn: “Gõ, cửa sẽ vì con mà mở.”
Không lâu sau đó, ông ta lại điêu toa nói với mấy người trong đó: “Nếu cánh cửa ấy từ trước đến nay không đóng, thì làm sao anh có thể kỳ vọng nó mở ra chứ ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cánh cửa không đóng thì cánh cửa mở, đã mở rồi thì không cần kỳ vọng nó mở nữa, nhưng cánh của mà đại sư nói không phải là cánh cửa của căn nhà, nhưng là cánh cửa của tâm hồn.
Có những người hăm hở tu đạo, nhưng một thời gian sau thì khép kín cửa tâm hồn lại, bởi vì họ nghĩ rằng mình học đạo đủ xài rồi, thế là kiêu ngạo phát sinh và coi mình là người số một của mọi người; có những người hăng hái mở toang cánh cửa tâm hồn để tiếp thu đạo và những gì có liên quan đến đạo, nhưng rồi chẳng ai thấy đạo nơi họ, bởi vì tâm hồn hồn thu nạp quá nhiều những tư tưởng cao siêu về đạo mà không “tiêu hóa" được, cho nên họ vẫn cứ như gỗ đá giữa cuộc đời bon chen và đau khổ của tha nhân...
Đi học đạo là mở cửa tâm hồn để đón những điều hay trong đạo, và từ đó có thể thực hành đạo và trở thành chứng nhân cho đạo.
Ai cũng có thể mở cánh cửa tâm hồn của mình để đón đạo, nhưng ít người hiểu được đạo là con đường để dẫn mình đến với Thiên Chúa là Đấng vô hình, nhưng hiện hữu trong đạo và trong cuộc sống của mỗi người.
Phải đánh thật mạnh và gõ cửa thật lớn cửa tâm hồn. Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 16/04/2009
N2T |
141. Mục đích duy nhất của đời sống tu đức là để cứu linh hồn mình; phàm tất cả những việc có giúp cứu linh hồn thì đều nên cẩn thận, giống như giới lệnh của Thiên Chúa, nhất nhất phải tuân giữ.
(Thánh Basilius Magnus)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:12 16/04/2009
N2T |
87. Người đã run cầm cập trong rét lạnh, mới hiểu cảm giác sự ấm áp gấp bội của mặt trời.
Lộ Đức - Nevers và Bernadette
Kim Ân
22:21 16/04/2009
Lộ Đức (Lourdes) là một địa danh hành hương nổi tiếng của nước Pháp. Địa danh này gắn liền với một thiếu nữ mang tên Bernadette Soubirous. Đa số khách hành hương chỉ biết đến người thiếu nữ này qua những lần chị được Đức Mẹ hiện ra, quãng đời còn lại, đặc biệt là chị từ khi trở thành nữ tu dòng Các Nữ Tu Bác Ái Nevers (Sœurs de la Charité de Nevers), hầu như không được biết tới. Nhân kỉ niệm tròn 130 năm ngày chị được vào hưởng vinh quang cùng Đấng mà chị yêu mến, xin gửi tới độc giả vài suy nghĩ cùng đôi nét về cuộc đời chị.
“Phận nữ tì hèn mọn” (Lc 1,48)
Trước khi diễn ra những cuộc hiện ra của Đức Mẹ, cuộc đời Bernadette là một số không tròn trĩnh. Năm 1856, việc làm ăn của gia đình sa sút, ông François Soubirous bị thất nghiệp. Cả gia đình buộc phải rời Le Moulin de Boly, lang thang nay đây mai đó với một tương lai bất định, rồi được một người họ hàng, ông André Sajous, đưa tới tá túc tại nhà tù bỏ hoang của thành phố, tức “le Cachot”.
Cho tới năm 14 tuổi, khi được Đức Mẹ hiện ra, Bernadette vẫn chưa được rước lễ lần đầu, đơn giản chỉ vì chị không biết tiếng Pháp, chỉ nói được một loại thổ ngữ (patois). Ở Lộ Đức không có các lớp giáo lí bằng thổ ngữ. Năm 1857, Bernadette từng tới ở Barthès cùng người họ hàng là Marie Laguës, vừa trông trẻ, vừa giúp chăn cừu với hi vọng sẽ được học để rước lễ lần đầu, vì tại Barthès có linh mục dạy giáo lí bằng thổ ngữ. Cũng tại Barthès, nhiều lần chị bị la mắng là vô tích sự, ngu dốt và sẽ chẳng bao giờ được rước lễ lần đầu, rằng những gì chị làm chẳng xứng với tấm bánh chị ăn hàng ngày.
Sau khi đã được Đức Mẹ hiện ra, khi được hỏi là theo chị tại sao Đức Mẹ lại hiện ra với chị, chị đã trả lời rằng: “Vì tôi là kẻ nghèo hèn và dốt nát nhất nên Đức Trinh Nữ đã chọn tôi” (“C'est parce que j'étais la plus pauvre et la plus ignorante que la Sainte Vierge m'a choisie”), rằng nếu Đức Mẹ tìm được một người nhỏ bé và dốt nát hơn chị thì chắc chắn Mẹ sẽ chọn người đó.
“Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48)
Và từ ngày 11/02/1858 tới ngày 16/07/1858, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra 18 lần với chị Bernadette. Độc giả hẳn cũng hiểu rằng những lần hiện ra này đã ghi dấu ấn rất sâu đậm trong cuộc đời chị, nhưng có lẽ ít người biết được rằng những lần gặp gỡ với Đức Mẹ đã giúp Bernadette khám phá ra phẩm giá của chị.
Khi kể lại kinh nghiệm sâu đậm này, chị Bernadette nói: “Ngài nhìn tôi như một con người nói với một con người” (“Elle me regardait comme une personne parle à une personne”). Có thể nói những cuộc gặp gỡ với Đức Mẹ đã giúp Bernadette xác tín được phẩm giá cao quí của chị. Dù chỉ là một thiếu nữ quê mùa nghèo hèn và dốt nát, trước mặt Đấng Tối Cao chị vẫn là “một con người” được yêu thương và trân trọng. Lời mà Đức Trinh Nữ ngỏ cùng chị cũng cho thấy thái độ kính trọng rất tinh tế: “Con có thể làm ơn tới đây trong mười lăm ngày được không?” (“Voulez-vous me faire plaisir de venir pendant quinze jours ?”).
Khởi đi từ xác tín căn bản này, Bernadette đã can đảm sống đúng ơn gọi của mình, chấp nhận tất cả mọi đớn đau thử thách, không kiêu căng ảo tưởng, nhưng bằng một đức tin sống động và sâu sắc xây dựng trên tình yêu như lời chị nói: “Tôi không sống một giây phút nào mà không yêu mến” ("Je ne vivrai pas un instant que je ne le passe en aimant")
“Từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1,48)
Được Đức Mẹ hiện ra là một phép lạ vĩ đại, nhưng điều căn bản nơi chị Bernadette là việc chị đã vượt bao thử thách và kiên trì khám phá và sống đúng ơn gọi của mình.
Ngay từ ban đầu, sứ mạng của chị không hề dễ dàng. Hầu như không ai dám tin rằng Đức Mẹ lại hiện ra với một thiếu nữ thấp kém như thế, rồi lại còn nói với chị: « Con hãy đi nói với các linh mục là xây dựng tại đây một ngôi nhà nguyện » (« Vous irez dire aux prêtres de faire bâtir ici une chapelle »). Đáp lại thái độ nghi ngờ, chị đã trả lời cha Fonteneau một cách thật đơn giản, nhưng cũng thật thuyết phục: “Con đâu có buộc Cha phải tin con, con chỉ trả lời cho Cha về những gì con đã thấy và đã nghe » (« Je ne vous oblige pas à me croire; mais je ne peux que répondre en vous disant ce que j’ai vu et entendu »).
Sau đó, để tránh những cuộc thăm viếng của những kẻ hiếu kì, Bernadette tới sống trong tu viện của Các Nữ Tu Bác Ái Nevers tại Lộ Đức. Tại đây, chị giúp những việc lặt vặt và bắt đầu được học hành. Chị đã trải qua một thời gian dài tìm kiếm ơn gọi của chính mình để rồi khám phá ra ơn gọi tu trì. Sau khi tìm hiểu nhiều dòng khác nhau, chị quyết định xin vào dòng Các Nữ Tu Bác Ái Nevers, vì như lời chị nói: « Tôi tới Nevers, vì các xơ đã không lôi kéo tôi » (« Je vais à Nevers, parce qu’on ne m’y a pas attirée »), rằng: « Tôi tới đây để ẩn mình » (« Je suis venue ici pour me cacher »).
Ngày 07/07/1866, Bernadette tới Nevers sau ba ngày đi xe lửa và ngày 30/10/1867, chị tuyên khấn với tên dòng là Sœur Marie-Bernard. Vì sức khoẻ của chị rất kém và cũng để tránh cho chị những cuộc thăm viếng hiếu kì, bề trên đã để chị ở lại nhà mẹ, tu viện thánh Gildard, thành phố Nevers. Bị hành hạ bởi nhiều chứng bệnh khác nhau: dạ dày, hen suyễn, lao khớp gối, lao phổi, ít nhất chị đã chịu phép xức dầu bệnh nhân tới ba lần, và là cư dân thường xuyên của bệnh xá. Sœur đã nói về chị như sau: « Thường thường chị ấy phải chịu đau đớn nhiều đêm, nhưng mỗi buổi sáng, chị ấy vẫn dễ thương y như buổi tối hôm trước » (« Souvent, elle passait des nuits à souffrir et, le matin, elle était aussi aimable que la veille »). Chị nữ tu nhỏ bé, chỉ cao 1,42 m, luôn sống an vui và là chỗ nương tựa tinh thần cho nhiều người: « Từ biệt chị, người ta luôn thấy mạnh mẽ và chắc chắn hơn » ("On la quitte plus fort et plus assuré qu'on est venu"). Những ai từng có dịp tiếp xúc hoặc sống với chị đều nhìn nhận rằng chính cuộc sống của chị là bằng chứng xác thực nhất về phép lạ Lộ Đức.
Hồi 15 giờ 15 phút ngày 16/04/1879, sau những cơn ho dữ dội, Sœur Marie-Bernard đã trút hơi thở sau cùng. Thi hài chị được an táng ngày 30/04/1879 trong ngôi nhà nguyện dâng kính thánh Giuse.
Ngày 22/09/1909, khi xúc tiến thủ tục nâng Sœur Marie-Bernard lên hàng tôi tớ Chúa, các vị hữu trách đã cho mở mộ phần của chị. Sau 30 năm nằm trong lòng đất ẩm ướt, thân thể chị vẫn còn nguyên vẹn. Các vị hữu trách đạo đời đã lập hồ sơ với những bản tường trình của các luật sư và các bác sĩ hiện diện từ đầu tới cuối theo đúng giáo luật. Xác chị được tắm rửa, đặt vào quan tài mới và lại được chôn cất vào chỗ cũ. Các vị hữu trách cho biết xác Sœur Marie-Bernard còn nguyên vẹn, ngược lại với quá trình phân huỷ thông thường, nhưng không khẳng định đó là một phép lạ.
Ngày 03/04/1919, mộ phần của Sœur Marie-Bernard được mở lần thứ hai để tiến hành thủ tục phong chân phước, trước sự chứng kiến của các vị hữu trách đạo đời, các luật sư và ba bác sĩ. Xác chị vẫn còn nguyên vẹn. Người ta lại tắm rửa, thay quan tài và lại chôn cất vào chỗ cũ.
Sau cùng, ngày 18/4/1925, theo thủ tục phong thánh, mộ phần lại được mở lần thứ ba cũng với tất cả sự cẩn trọng như những lần trước. Xác chị vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau những lần tiếp xúc lâu giờ với không khí, vài nơi trên thân thể chị bị xạm đen. Các vị hữu trách quyết định phủ lên mặt và tay chị một lớp sáp mỏng và đặt thi hài trong nhà nguyện tu viện để tín hữu khắp nơi tới kính viếng.
Ngày 08/12/1933, Đức Piô XI đã long trọng xác nhận sự thánh thiện của chị Bernadette qua việc sống các nhân đức Kitô giáo một cách anh hùng. Hội Thánh đã không tuyên bố Bernadette là một vị thánh vì chị đã được Đức Mẹ hiện ra, nhưng vì chị đã kiên trì và can đảm thực hành các nhân đức.
Ngày 18/02 hàng năm được chọn là ngày để toàn thế giới Công giáo mừng lễ chị thánh, vì đó là ngày kỉ niệm lần thứ ba Đức Mẹ hiện ra với chị. Ngày đó năm 1858, lần đầu tiên Đức Mẹ đã ngỏ lời cùng chị với một thái độ hết sức kính trọng. Ngày đó đã ghi dấu sâu đậm trong cuộc đời chị, vì chị hiểu rằng vượt trên tất cả ranh giới sang hay hèn, giầu hay nghèo, dốt nát hay giỏi giang, chị là « một con người », « một nhân vị » được Đấng Tối Cao yêu thương và kính trọng.
Không phải mọi Kitô hữu đều có diễm phúc được Đức Trinh Nữ hiện ra, nhưng tất cả mọi người đều cao cả trước mặt Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương vì là hình ảnh của Ngài. Cuộc đời của chị Bernadette minh chứng rằng sự thánh thiện không quá xa vời, nhưng ở trong tầm tay của tất cả mọi người khi họ biết đến với Thiên Chúa ngay cả với hành trang là sự dốt nát, bệnh tật hay tất cả những khiếm khuyết lỗi lầm khác của kiếp người.
“Phận nữ tì hèn mọn” (Lc 1,48)
Trước khi diễn ra những cuộc hiện ra của Đức Mẹ, cuộc đời Bernadette là một số không tròn trĩnh. Năm 1856, việc làm ăn của gia đình sa sút, ông François Soubirous bị thất nghiệp. Cả gia đình buộc phải rời Le Moulin de Boly, lang thang nay đây mai đó với một tương lai bất định, rồi được một người họ hàng, ông André Sajous, đưa tới tá túc tại nhà tù bỏ hoang của thành phố, tức “le Cachot”.
Cho tới năm 14 tuổi, khi được Đức Mẹ hiện ra, Bernadette vẫn chưa được rước lễ lần đầu, đơn giản chỉ vì chị không biết tiếng Pháp, chỉ nói được một loại thổ ngữ (patois). Ở Lộ Đức không có các lớp giáo lí bằng thổ ngữ. Năm 1857, Bernadette từng tới ở Barthès cùng người họ hàng là Marie Laguës, vừa trông trẻ, vừa giúp chăn cừu với hi vọng sẽ được học để rước lễ lần đầu, vì tại Barthès có linh mục dạy giáo lí bằng thổ ngữ. Cũng tại Barthès, nhiều lần chị bị la mắng là vô tích sự, ngu dốt và sẽ chẳng bao giờ được rước lễ lần đầu, rằng những gì chị làm chẳng xứng với tấm bánh chị ăn hàng ngày.
Sau khi đã được Đức Mẹ hiện ra, khi được hỏi là theo chị tại sao Đức Mẹ lại hiện ra với chị, chị đã trả lời rằng: “Vì tôi là kẻ nghèo hèn và dốt nát nhất nên Đức Trinh Nữ đã chọn tôi” (“C'est parce que j'étais la plus pauvre et la plus ignorante que la Sainte Vierge m'a choisie”), rằng nếu Đức Mẹ tìm được một người nhỏ bé và dốt nát hơn chị thì chắc chắn Mẹ sẽ chọn người đó.
“Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48)
Và từ ngày 11/02/1858 tới ngày 16/07/1858, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra 18 lần với chị Bernadette. Độc giả hẳn cũng hiểu rằng những lần hiện ra này đã ghi dấu ấn rất sâu đậm trong cuộc đời chị, nhưng có lẽ ít người biết được rằng những lần gặp gỡ với Đức Mẹ đã giúp Bernadette khám phá ra phẩm giá của chị.
Khi kể lại kinh nghiệm sâu đậm này, chị Bernadette nói: “Ngài nhìn tôi như một con người nói với một con người” (“Elle me regardait comme une personne parle à une personne”). Có thể nói những cuộc gặp gỡ với Đức Mẹ đã giúp Bernadette xác tín được phẩm giá cao quí của chị. Dù chỉ là một thiếu nữ quê mùa nghèo hèn và dốt nát, trước mặt Đấng Tối Cao chị vẫn là “một con người” được yêu thương và trân trọng. Lời mà Đức Trinh Nữ ngỏ cùng chị cũng cho thấy thái độ kính trọng rất tinh tế: “Con có thể làm ơn tới đây trong mười lăm ngày được không?” (“Voulez-vous me faire plaisir de venir pendant quinze jours ?”).
Khởi đi từ xác tín căn bản này, Bernadette đã can đảm sống đúng ơn gọi của mình, chấp nhận tất cả mọi đớn đau thử thách, không kiêu căng ảo tưởng, nhưng bằng một đức tin sống động và sâu sắc xây dựng trên tình yêu như lời chị nói: “Tôi không sống một giây phút nào mà không yêu mến” ("Je ne vivrai pas un instant que je ne le passe en aimant")
“Từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1,48)
Được Đức Mẹ hiện ra là một phép lạ vĩ đại, nhưng điều căn bản nơi chị Bernadette là việc chị đã vượt bao thử thách và kiên trì khám phá và sống đúng ơn gọi của mình.
Ngay từ ban đầu, sứ mạng của chị không hề dễ dàng. Hầu như không ai dám tin rằng Đức Mẹ lại hiện ra với một thiếu nữ thấp kém như thế, rồi lại còn nói với chị: « Con hãy đi nói với các linh mục là xây dựng tại đây một ngôi nhà nguyện » (« Vous irez dire aux prêtres de faire bâtir ici une chapelle »). Đáp lại thái độ nghi ngờ, chị đã trả lời cha Fonteneau một cách thật đơn giản, nhưng cũng thật thuyết phục: “Con đâu có buộc Cha phải tin con, con chỉ trả lời cho Cha về những gì con đã thấy và đã nghe » (« Je ne vous oblige pas à me croire; mais je ne peux que répondre en vous disant ce que j’ai vu et entendu »).
Sau đó, để tránh những cuộc thăm viếng của những kẻ hiếu kì, Bernadette tới sống trong tu viện của Các Nữ Tu Bác Ái Nevers tại Lộ Đức. Tại đây, chị giúp những việc lặt vặt và bắt đầu được học hành. Chị đã trải qua một thời gian dài tìm kiếm ơn gọi của chính mình để rồi khám phá ra ơn gọi tu trì. Sau khi tìm hiểu nhiều dòng khác nhau, chị quyết định xin vào dòng Các Nữ Tu Bác Ái Nevers, vì như lời chị nói: « Tôi tới Nevers, vì các xơ đã không lôi kéo tôi » (« Je vais à Nevers, parce qu’on ne m’y a pas attirée »), rằng: « Tôi tới đây để ẩn mình » (« Je suis venue ici pour me cacher »).
Ngày 07/07/1866, Bernadette tới Nevers sau ba ngày đi xe lửa và ngày 30/10/1867, chị tuyên khấn với tên dòng là Sœur Marie-Bernard. Vì sức khoẻ của chị rất kém và cũng để tránh cho chị những cuộc thăm viếng hiếu kì, bề trên đã để chị ở lại nhà mẹ, tu viện thánh Gildard, thành phố Nevers. Bị hành hạ bởi nhiều chứng bệnh khác nhau: dạ dày, hen suyễn, lao khớp gối, lao phổi, ít nhất chị đã chịu phép xức dầu bệnh nhân tới ba lần, và là cư dân thường xuyên của bệnh xá. Sœur đã nói về chị như sau: « Thường thường chị ấy phải chịu đau đớn nhiều đêm, nhưng mỗi buổi sáng, chị ấy vẫn dễ thương y như buổi tối hôm trước » (« Souvent, elle passait des nuits à souffrir et, le matin, elle était aussi aimable que la veille »). Chị nữ tu nhỏ bé, chỉ cao 1,42 m, luôn sống an vui và là chỗ nương tựa tinh thần cho nhiều người: « Từ biệt chị, người ta luôn thấy mạnh mẽ và chắc chắn hơn » ("On la quitte plus fort et plus assuré qu'on est venu"). Những ai từng có dịp tiếp xúc hoặc sống với chị đều nhìn nhận rằng chính cuộc sống của chị là bằng chứng xác thực nhất về phép lạ Lộ Đức.
Hồi 15 giờ 15 phút ngày 16/04/1879, sau những cơn ho dữ dội, Sœur Marie-Bernard đã trút hơi thở sau cùng. Thi hài chị được an táng ngày 30/04/1879 trong ngôi nhà nguyện dâng kính thánh Giuse.
Ngày 22/09/1909, khi xúc tiến thủ tục nâng Sœur Marie-Bernard lên hàng tôi tớ Chúa, các vị hữu trách đã cho mở mộ phần của chị. Sau 30 năm nằm trong lòng đất ẩm ướt, thân thể chị vẫn còn nguyên vẹn. Các vị hữu trách đạo đời đã lập hồ sơ với những bản tường trình của các luật sư và các bác sĩ hiện diện từ đầu tới cuối theo đúng giáo luật. Xác chị được tắm rửa, đặt vào quan tài mới và lại được chôn cất vào chỗ cũ. Các vị hữu trách cho biết xác Sœur Marie-Bernard còn nguyên vẹn, ngược lại với quá trình phân huỷ thông thường, nhưng không khẳng định đó là một phép lạ.
Ngày 03/04/1919, mộ phần của Sœur Marie-Bernard được mở lần thứ hai để tiến hành thủ tục phong chân phước, trước sự chứng kiến của các vị hữu trách đạo đời, các luật sư và ba bác sĩ. Xác chị vẫn còn nguyên vẹn. Người ta lại tắm rửa, thay quan tài và lại chôn cất vào chỗ cũ.
Sau cùng, ngày 18/4/1925, theo thủ tục phong thánh, mộ phần lại được mở lần thứ ba cũng với tất cả sự cẩn trọng như những lần trước. Xác chị vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau những lần tiếp xúc lâu giờ với không khí, vài nơi trên thân thể chị bị xạm đen. Các vị hữu trách quyết định phủ lên mặt và tay chị một lớp sáp mỏng và đặt thi hài trong nhà nguyện tu viện để tín hữu khắp nơi tới kính viếng.
Ngày 08/12/1933, Đức Piô XI đã long trọng xác nhận sự thánh thiện của chị Bernadette qua việc sống các nhân đức Kitô giáo một cách anh hùng. Hội Thánh đã không tuyên bố Bernadette là một vị thánh vì chị đã được Đức Mẹ hiện ra, nhưng vì chị đã kiên trì và can đảm thực hành các nhân đức.
Ngày 18/02 hàng năm được chọn là ngày để toàn thế giới Công giáo mừng lễ chị thánh, vì đó là ngày kỉ niệm lần thứ ba Đức Mẹ hiện ra với chị. Ngày đó năm 1858, lần đầu tiên Đức Mẹ đã ngỏ lời cùng chị với một thái độ hết sức kính trọng. Ngày đó đã ghi dấu sâu đậm trong cuộc đời chị, vì chị hiểu rằng vượt trên tất cả ranh giới sang hay hèn, giầu hay nghèo, dốt nát hay giỏi giang, chị là « một con người », « một nhân vị » được Đấng Tối Cao yêu thương và kính trọng.
Không phải mọi Kitô hữu đều có diễm phúc được Đức Trinh Nữ hiện ra, nhưng tất cả mọi người đều cao cả trước mặt Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương vì là hình ảnh của Ngài. Cuộc đời của chị Bernadette minh chứng rằng sự thánh thiện không quá xa vời, nhưng ở trong tầm tay của tất cả mọi người khi họ biết đến với Thiên Chúa ngay cả với hành trang là sự dốt nát, bệnh tật hay tất cả những khiếm khuyết lỗi lầm khác của kiếp người.
Hạnh Phúc Hôn Nhân: Dùng 5 Ngôn Ngữ Tình Yêu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:30 16/04/2009
Hạnh phúc Hôn Nhân # 20:
DÙNG NĂM NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
Anh chị thử dùng Năm Ngôn Ngữ Tình Yêu để biểu lộ tình cảm và tư tưởng của mình theo Lời Chúa dạy trong Thánh Kinh như sau:
1- Ngôn Ngữ Tình Yêu là những lời khẳng định: Đối tượng và tính chất của nó hàm chứa tinh thần và trách nhiệm của người nói:
Ví dụ: Chúa Giêsu cũng nói những lời khẳng định đem lại sự sống và đầy hy vọng cho những người đáp lại tình yêu của Ngài: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe Lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử…”(Ga 5, 24). “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối; nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Ga 8, 12)
2- Ngôn Ngữ Tình Yêu là thời gian: Ngôn ngữ này đòi hỏi liên tục giữa hai người: Chúa dành thời gian trò chuyện với Adam và Evà. Ngài cũng thường nói với Ap-ra-ham: Đức Chúa phán: “Ta có nên dấu Áp-ra-ham điều Ta sắp làm chăng.? (St 18, 17). “Hãy đấn gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em… (Gc 4, 8) Chúa Giêsu ở với ta qua danh xưng la Em-ma-mu-en là Ngài ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, Ngài ban Chúa Thánh Linh để ở cùng chúng ta.
3- Ngôn ngữ Tình Yêu là quà tặng: Ngôn ngữ này không mong đợi sự hoàn trả lại nơi người nhận, Chúa ban quà tặng cho loài người trước khi Ngài dựng lên con người: Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: Hãy sinh sôi nẩy nổ thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất…(St 1, 28-29) Thánh Phaolô nói: “... thấy ân huệ tuyệt vời Thiên Chúa đổ xuống trên anh em. Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban.” (2 Cor 9, 14-15)
4- Ngôn ngữ Tình Yêu là những hành động phục vụ: Ngôn ngữ này thể hiện trong đức tính khiêm nhường giữa vợ chồng với nhau:
Chúa phục vụ: “Vì Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm già chuộc muôn người.” (Mc 10, 45). Chúa rửa chân cho các mộn đệ.
5- Ngôn ngữ Tình yêu là sự đụng chạm: Ngôn ngữ này biểu lộ sự cảm thông, đồng cảm giữa hai người: Gia-cop với Thiên Chúa: “Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông… (St 32, 24-30). Thư Gioan viết: Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã đụng chạm đến…(I Ga 1, 1)
Chuyện kể: Một người chồng tên là A hay xử dụng Ngôn Ngữ Tình Yêu là những lời khẳng định, trong khi người vợ của anh tên là M hay xử dụng Ngôn Ngữ Tình Yêu là những món quà tặng.
Do đó, trong cuộc Hôn nhân của họ có những khoảng cách với nhau trong mối quan hệ, bởi vì người này không hiểu Ngôn Ngữ Tình Yêu của người kia. Nhận thấy được, Anh A không thích quà tặng và quà tặng chẳng có ý nghiã gì đối với anh, anh chỉ thích những lời khẳng định, những lời khen thành thật, chân tình. Ngược lại chị M thuộc loại người ít nói, chị không thích khen ai, và tự nhận mình là người thường phê bình kẻ khác. Chị chỉ thích nhận quà và tặng quà cho người khác, cho dù họ đã là vợ chồng ở với nhau lâu; nhưng không hiểu Ngôn Ngữ Tình Yêu của nhau, cho đến khi họ khám phá ra sự khác nhau này.
Cuối cùng họ dùng Ngôn Ngữ Tình Yêu của nhau trong mối quan hệ, vì vậy khoảng cách giữa hai người sẽ gần nhau hơn.
Áp dụng những lời Khẳng định: (Words of Affirmation)
1- Khi những lời nói nhằm bày tõ sự tán thành, khen ngợi, thăm hỏi,…đến người phối ngẫu của mình một cách thành thật thì gọi là những lời khẳng định mang tính cách khích lệ.(Encouraging Words)
2- Những lời nói khích lệ đòi hỏi sự thông cảm và quan tâm chẳng hạn như: “Anh/Em biết điều đó, anh/em sẽ giúp em. Anh/em cần anh giúp trong vấn đề đó không?”. Anh chị cần phải bày tỏ cho người phối ngẫu biết sự quan tâm của mình về vấn đền đó.
3- Chỉ qua sự áp dụng, anh chị mới khám phá được Ngôn Ngữ Tình Yêu, mà người chồng hay vợ vẫn thường xử dụng đối với mình. Sau đó, anh chị cùng dùng một ngôn ngữ của nhau, để chú tâm đáp ứng thật nhiều và thường xuyên cho người phối ngẫu của mình. Một khi đã có sự hợp nhất và gắn bó trong đời sống vợ chồng rồi, anh chị có thể đáp ứng cho nhau từ từ những ngôn ngữ còn lại.
Tóm lại, muốn đạt được Năm Ngôn Ngữ Tình yêu trên, anh chị cần phải chọn đọc một đọan Lời Chúa với nhau trong giờ Kinh tối Gia đình, lắng nghe Chúa Thánh Thần nhắc bảo, cùng nhau chia sẻ vui buồn, nói nhiều với Chúa và đem áp dụng vào đời sống. Nếu thiếu Lời Chúa, gia đình anh chị sẽ mất dần sức sống để thăng tiến.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * Johndvn@yahoo.com
DÙNG NĂM NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
Anh chị thử dùng Năm Ngôn Ngữ Tình Yêu để biểu lộ tình cảm và tư tưởng của mình theo Lời Chúa dạy trong Thánh Kinh như sau:
1- Ngôn Ngữ Tình Yêu là những lời khẳng định: Đối tượng và tính chất của nó hàm chứa tinh thần và trách nhiệm của người nói:
Ví dụ: Chúa Giêsu cũng nói những lời khẳng định đem lại sự sống và đầy hy vọng cho những người đáp lại tình yêu của Ngài: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe Lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử…”(Ga 5, 24). “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối; nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Ga 8, 12)
2- Ngôn Ngữ Tình Yêu là thời gian: Ngôn ngữ này đòi hỏi liên tục giữa hai người: Chúa dành thời gian trò chuyện với Adam và Evà. Ngài cũng thường nói với Ap-ra-ham: Đức Chúa phán: “Ta có nên dấu Áp-ra-ham điều Ta sắp làm chăng.? (St 18, 17). “Hãy đấn gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em… (Gc 4, 8) Chúa Giêsu ở với ta qua danh xưng la Em-ma-mu-en là Ngài ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, Ngài ban Chúa Thánh Linh để ở cùng chúng ta.
3- Ngôn ngữ Tình Yêu là quà tặng: Ngôn ngữ này không mong đợi sự hoàn trả lại nơi người nhận, Chúa ban quà tặng cho loài người trước khi Ngài dựng lên con người: Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: Hãy sinh sôi nẩy nổ thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất…(St 1, 28-29) Thánh Phaolô nói: “... thấy ân huệ tuyệt vời Thiên Chúa đổ xuống trên anh em. Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban.” (2 Cor 9, 14-15)
4- Ngôn ngữ Tình Yêu là những hành động phục vụ: Ngôn ngữ này thể hiện trong đức tính khiêm nhường giữa vợ chồng với nhau:
Chúa phục vụ: “Vì Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm già chuộc muôn người.” (Mc 10, 45). Chúa rửa chân cho các mộn đệ.
5- Ngôn ngữ Tình yêu là sự đụng chạm: Ngôn ngữ này biểu lộ sự cảm thông, đồng cảm giữa hai người: Gia-cop với Thiên Chúa: “Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông… (St 32, 24-30). Thư Gioan viết: Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã đụng chạm đến…(I Ga 1, 1)
Chuyện kể: Một người chồng tên là A hay xử dụng Ngôn Ngữ Tình Yêu là những lời khẳng định, trong khi người vợ của anh tên là M hay xử dụng Ngôn Ngữ Tình Yêu là những món quà tặng.
Do đó, trong cuộc Hôn nhân của họ có những khoảng cách với nhau trong mối quan hệ, bởi vì người này không hiểu Ngôn Ngữ Tình Yêu của người kia. Nhận thấy được, Anh A không thích quà tặng và quà tặng chẳng có ý nghiã gì đối với anh, anh chỉ thích những lời khẳng định, những lời khen thành thật, chân tình. Ngược lại chị M thuộc loại người ít nói, chị không thích khen ai, và tự nhận mình là người thường phê bình kẻ khác. Chị chỉ thích nhận quà và tặng quà cho người khác, cho dù họ đã là vợ chồng ở với nhau lâu; nhưng không hiểu Ngôn Ngữ Tình Yêu của nhau, cho đến khi họ khám phá ra sự khác nhau này.
Cuối cùng họ dùng Ngôn Ngữ Tình Yêu của nhau trong mối quan hệ, vì vậy khoảng cách giữa hai người sẽ gần nhau hơn.
Áp dụng những lời Khẳng định: (Words of Affirmation)
1- Khi những lời nói nhằm bày tõ sự tán thành, khen ngợi, thăm hỏi,…đến người phối ngẫu của mình một cách thành thật thì gọi là những lời khẳng định mang tính cách khích lệ.(Encouraging Words)
2- Những lời nói khích lệ đòi hỏi sự thông cảm và quan tâm chẳng hạn như: “Anh/Em biết điều đó, anh/em sẽ giúp em. Anh/em cần anh giúp trong vấn đề đó không?”. Anh chị cần phải bày tỏ cho người phối ngẫu biết sự quan tâm của mình về vấn đền đó.
3- Chỉ qua sự áp dụng, anh chị mới khám phá được Ngôn Ngữ Tình Yêu, mà người chồng hay vợ vẫn thường xử dụng đối với mình. Sau đó, anh chị cùng dùng một ngôn ngữ của nhau, để chú tâm đáp ứng thật nhiều và thường xuyên cho người phối ngẫu của mình. Một khi đã có sự hợp nhất và gắn bó trong đời sống vợ chồng rồi, anh chị có thể đáp ứng cho nhau từ từ những ngôn ngữ còn lại.
Tóm lại, muốn đạt được Năm Ngôn Ngữ Tình yêu trên, anh chị cần phải chọn đọc một đọan Lời Chúa với nhau trong giờ Kinh tối Gia đình, lắng nghe Chúa Thánh Thần nhắc bảo, cùng nhau chia sẻ vui buồn, nói nhiều với Chúa và đem áp dụng vào đời sống. Nếu thiếu Lời Chúa, gia đình anh chị sẽ mất dần sức sống để thăng tiến.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * Johndvn@yahoo.com
Lời chúc: ''Bình an cho các con''
Tuyết Mai
23:31 16/04/2009
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". (Ga 20, 19-31).
Thưa đúng thế! Không gì bình an, sung sướng, và hạnh phúc cho bằng khi được có Thầy. Không gì bình an cho bằng khi các tông đồ được nhìn thấy tận mắt là Thầy của mình đã thật sự từ cõi chết mà sống lại. Không gì bình an cho bằng khi các tông đồ biết được rằng Thầy đã đến ban bình an cho các ông, trong khi các ông còn chưa được tỉnh táo và hoàn hồn trong Cuộc Tử Nạn quá tang thương của Chúa vừa qua. Hết sự việc kinh ngạc này cho đến sự việc kinh ngạc khác. Nào là xác của Thầy đã bị đánh cắp? Nào là được tin Thầy đã sống lại? Nào là các ông còn ngơ ngác và run sợ vẫn phải tìm chỗ để ẩn núp, sợ bị vạ lây vì nhiều người biết họ là môn đệ của Thầy Giêsu. Chúa Giêsu đã hiểu rất rõ mọi tâm trạng và âu lo của các ông, cho nên Chúa đã hiện đến cùng các ông. Ngài muốn đem sự Bình An là món quà quý giá nhất mà Chúa muốn đem đến cho các môn đệ sau khi Chúa sống lại cũng y như khi Thầy còn sống với các ông vậy! Và quả đúng thật là vậy! Vì khi xưa có Thầy thì các ông đã luôn được Thầy lo lắng và dậy bảo cho, không những Thầy lo cho các ông cơm bánh hằng ngày, mà Thầy còn dậy dỗ cho các ông Giáo Lý của Thầy và con đường chắc chắn để tìm kiếm Nước Trời, nơi mà Thầy xuất thân và nơi mà Thầy sẽ phải trở về bên Thiên Chúa Cha yêu dấu.
Có phải các tông đồ đang còn quá hoang mang, còn hoảng sợ, và thất vọng vì sự chết của Thầy! Các ngài mất Thầy như rắn mất đầu!? Các ngài cảm thấy mất Thầy như mất đi niềm tin và hy vọng? Các ngài cảm thấy quá bơ vơ, trống trải, không biết tương lai thiếu vắng Thầy cuộc đời của họ sẽ trôi dạt về đâu? Có phải khi Thầy còn sống thì Thầy là niềm vui, là nguồn an ủi, là sự ấm no, là bình an, là sự an toàn, và bảo đảm cuộc sống ngày lại ngày cho họ!? Và có phải Thầy là tất cả những gì quý giá nhất có thể mang lại cho các ngài trên đời này hay không? Sau khi xác Thầy được chôn cất, các ngài trở về sống ẩn náu và trốn tránh không dám ra ngoài đường vì sợ người Do-thái nhận diện, mà có thể bị liên lụy khổ sở cho cái tấm thân hèn yếu của họ. Trong khi còn hoang mang, tinh thần khủng hoảng, lo sợ, chưa bình tĩnh, thì ôi lậy Chúa! Lậy Thầy của chúng con, có phải Thầy là Ma hay không? Sao cửa nhà đều đóng kín mà Thầy vào được? Có phải các ông quá đỗi ngạc nhiên và quá sợ hãi khi được thấy Thầy xuất hiện bất ngờ, bất thình lình, và không một ai có thể tin vào con mắt thịt của mình!? Ngay giữa ban ngày ban mặt trước mắt các ông như vậy không!?
Từ thời xửa xưa cho đến thời của các ông làm gì ai trên trái đất này có thể chứng kiến được sự lạ lùng như thế bao giờ!? Người chết nay tự sống lại ư!? Để nhát các ông ư!? Không không, Chúa đến để chứng minh với các ông là Chúa thật sự đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là để chứng minh cho nhân loại biết Ngài thật sự là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì không có thể chết được. Sự sống lại của Ngài là để cho nhân loại thấy và để minh chứng rằng tất cả sự dậy dỗ và Giáo Lý của Ngài là do từ Trên. Từ nơi Thiên Chúa Cha và Ngài là Thiên Chúa Con, nên ai muốn theo Thầy để có được sự sống sung mãn và dồi dào chẳng những ngay tại đời này và cả muôn đời sau. Vì Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống muôn đời. Ai theo Thầy sẽ luôn được bình an, chỉ cần luôn có đức tin, đức cậy, đức mến, đức ái thật sống động, bền tâm chí, và một lòng trung thành theo Chúa đến cuối cuộc đời trần gian này, trong lòng của tất cả anh chị em là thứ nhất phải thờ phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy!. Thì người anh chị em đó đã thật sự là môn đệ đích thực của Ngài. Để nhận diện anh chị em này qua sự Bình An và vui vẻ của họ là chúng ta thấy được đó là dấu chỉ, là người môn đệ trung thành của Thầy Giêsu luôn dấu yêu!?
Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Mà hoa quả của Thánh Thần là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền từ, và tiết độ (Gl 5:22-23).
Lời Chúa chúc cho các môn đệ có phải là được tất cả những ơn trên hay không? Quả là thế! Không gì sung sướng cho bằng tất cả môn đệ được Chúa Giêsu chúc lành cho được như vậy! Quả ngoài sự bình an của Thầy ra thì không tiền của trần gian nào có thể cho chúng ta được hạnh phúc như vậy! Ngài chỉ muốn tất cả chúng ta cần một mình Ngài mà thôi và sống theo Giới Răn của Cha Ngài, là đủ, còn tất cả sẽ được Ngài lo lắng, vì có phải thân phận của con chim sẻ chỉ đáng có vài xu, nhưng không con nào rơi xuống mà Chúa không biết? Và có phải thân phận của hoa huệ ngoài đồng mầu sắc của nó còn đẹp đẽ hơn áo long bào của nhà vua hay không? Chúa muốn chúng ta hãy tin vào sự Phục Sinh của Ngài và hãy tìm những sự trên Trời, mà đừng tìm của cải trên trần gian, là những thứ chóng hư, chóng qua, và hay teng sét. Hãy tích trữ của cải của mình trên Trời nơi mà mối một không thể gặm nhấm và hư hao teng sét được. Cho nên Bình An là món quà Chúa ban cho rất quý giá cho từng người chúng ta. Hãy luôn tìm Bình An của Chúa vì Ngài là sự bình an mà chúng ta rất cần và rất thiết thực trong cuộc đời đầy những phong ba bão táp, đầy những bấp bênh, đầy những bả phù hoa mà không bao giờ chúng cho ta được hạnh phúc thật bao giờ. Càng theo đuổi chúng bao nhiêu thì chúng ta lại càng thất vọng bấy nhiêu vì sự đòi hỏi của chúng ta cứ càng nhân lên gấp đôi gấp ba theo ngày tháng năm dài, mà hạnh phúc thường là những giả tạo của ma quỷ chúng cố gắng chiêu dụ chúng ta chứ không có thật.
Và đây là lần thứ hai Thầy Giêsu hiện đến với đầy đủ 12 môn đệ và ban Bình An cho các ông.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con".
Bởi Chúa Giêsu cũng biết con người trần gian thì rất cứng lòng tin và rất ngu muội tối tăm, muốn ban Bình An cho các môn đệ và để làm chứng rằng Ngài đã Sống lại thật bằng cách bảo với môn đệ Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Thời buổi ngày nay khỏi phải nói chúng ta cũng biết rằng niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã sống lại thật thì còn rất hiếm thấy và hiếm có so với tỷ số trên toàn thế giới, còn rất nhiều những anh chị em chưa biết và nhận ra Chúa. Những anh chị em này thì chúng ta cũng không cần thắc mắc, vì Chúa sẽ dùng quyền năng của Ngài qua những môn đệ đi theo Chúa khắp cùng hiện nay! Nhưng điều thắc mắc và ngạc nhiên nhất là chúng ta có rất nhiều môn đệ như Tôma. Là môn đệ của Ngài, từng nghe Giáo Lý của Ngài, đi theo Ngài vì Ngài ở đâu thì môn đệ cũng ở đó! Nhưng phải đòi thọc ngón tay vào sườn của Ngài và vào những lỗ đinh của Ngài thì ông mới tin. Cho nên thời xưa và thời nay cũng giống nhau thôi! Tuy dù là môn đệ theo Chúa đấy, được nhận Bí Tích Rửa Tội, lãnh nhận bao nhiêu Bí Tích, nhưng cũng như Tôma mà thôi! Là vẫn không trọn vẹn tin vào Chúa, cho nên Bình An của Chúa không được trọn vẹn trong con người của anh chị em đó! Thật tiếc thay vì Chúa muốn ban cho tất cả chúng ta Bình An Phục Sinh của Ngài nhưng không mấy người muốn được nhận lãnh!?.
Có phải Chúa Giêsu Ngài chỉ muốn tất cả chúng ta cần một mình Ngài mà thôi và sống theo Giới Răn của Cha Ngài, là đủ, còn tất cả sẽ được Cha Ngài lo lắng, vì có phải thân phận của con chim sẻ chỉ đáng có vài xu, nhưng không con nào rơi xuống mà Chúa không biết? Và có phải thân phận của hoa huệ ngoài đồng mầu sắc của nó còn đẹp đẽ hơn áo long bào của nhà vua Salomôn hay không? Cho nên Chúa muốn chúng ta hãy tin vào sự Phục Sinh của Ngài và hãy tìm những sự trên Trời, mà đừng tìm của cải trên trần gian, là những thứ chóng hư, chóng qua, và hay teng sét. Hãy tích trữ của cải của mình trên Trời nơi mà mối một không thể gặm nhấm và hư hao teng sét được.
Ước mong sự Sống Lại của Chúa Giêsu và Bình An của Ngài được gieo vãi và được anh chị em trên khắp cùng thế giới được nhận lãnh, để cả thế giới được an bình no ấm và hòa thuận hơn, để sự kết hiệp trong sự thương yêu tình đồng loại được Thiên Chúa là Cha, Con, và Thánh Thần chúc lành và chúc phúc, sống một cuộc đời thánh thiện bác ái trong tâm tình luôn là môn đệ yêu thương của Chúa. Amen.
Thưa đúng thế! Không gì bình an, sung sướng, và hạnh phúc cho bằng khi được có Thầy. Không gì bình an cho bằng khi các tông đồ được nhìn thấy tận mắt là Thầy của mình đã thật sự từ cõi chết mà sống lại. Không gì bình an cho bằng khi các tông đồ biết được rằng Thầy đã đến ban bình an cho các ông, trong khi các ông còn chưa được tỉnh táo và hoàn hồn trong Cuộc Tử Nạn quá tang thương của Chúa vừa qua. Hết sự việc kinh ngạc này cho đến sự việc kinh ngạc khác. Nào là xác của Thầy đã bị đánh cắp? Nào là được tin Thầy đã sống lại? Nào là các ông còn ngơ ngác và run sợ vẫn phải tìm chỗ để ẩn núp, sợ bị vạ lây vì nhiều người biết họ là môn đệ của Thầy Giêsu. Chúa Giêsu đã hiểu rất rõ mọi tâm trạng và âu lo của các ông, cho nên Chúa đã hiện đến cùng các ông. Ngài muốn đem sự Bình An là món quà quý giá nhất mà Chúa muốn đem đến cho các môn đệ sau khi Chúa sống lại cũng y như khi Thầy còn sống với các ông vậy! Và quả đúng thật là vậy! Vì khi xưa có Thầy thì các ông đã luôn được Thầy lo lắng và dậy bảo cho, không những Thầy lo cho các ông cơm bánh hằng ngày, mà Thầy còn dậy dỗ cho các ông Giáo Lý của Thầy và con đường chắc chắn để tìm kiếm Nước Trời, nơi mà Thầy xuất thân và nơi mà Thầy sẽ phải trở về bên Thiên Chúa Cha yêu dấu.
Có phải các tông đồ đang còn quá hoang mang, còn hoảng sợ, và thất vọng vì sự chết của Thầy! Các ngài mất Thầy như rắn mất đầu!? Các ngài cảm thấy mất Thầy như mất đi niềm tin và hy vọng? Các ngài cảm thấy quá bơ vơ, trống trải, không biết tương lai thiếu vắng Thầy cuộc đời của họ sẽ trôi dạt về đâu? Có phải khi Thầy còn sống thì Thầy là niềm vui, là nguồn an ủi, là sự ấm no, là bình an, là sự an toàn, và bảo đảm cuộc sống ngày lại ngày cho họ!? Và có phải Thầy là tất cả những gì quý giá nhất có thể mang lại cho các ngài trên đời này hay không? Sau khi xác Thầy được chôn cất, các ngài trở về sống ẩn náu và trốn tránh không dám ra ngoài đường vì sợ người Do-thái nhận diện, mà có thể bị liên lụy khổ sở cho cái tấm thân hèn yếu của họ. Trong khi còn hoang mang, tinh thần khủng hoảng, lo sợ, chưa bình tĩnh, thì ôi lậy Chúa! Lậy Thầy của chúng con, có phải Thầy là Ma hay không? Sao cửa nhà đều đóng kín mà Thầy vào được? Có phải các ông quá đỗi ngạc nhiên và quá sợ hãi khi được thấy Thầy xuất hiện bất ngờ, bất thình lình, và không một ai có thể tin vào con mắt thịt của mình!? Ngay giữa ban ngày ban mặt trước mắt các ông như vậy không!?
Từ thời xửa xưa cho đến thời của các ông làm gì ai trên trái đất này có thể chứng kiến được sự lạ lùng như thế bao giờ!? Người chết nay tự sống lại ư!? Để nhát các ông ư!? Không không, Chúa đến để chứng minh với các ông là Chúa thật sự đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là để chứng minh cho nhân loại biết Ngài thật sự là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì không có thể chết được. Sự sống lại của Ngài là để cho nhân loại thấy và để minh chứng rằng tất cả sự dậy dỗ và Giáo Lý của Ngài là do từ Trên. Từ nơi Thiên Chúa Cha và Ngài là Thiên Chúa Con, nên ai muốn theo Thầy để có được sự sống sung mãn và dồi dào chẳng những ngay tại đời này và cả muôn đời sau. Vì Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống muôn đời. Ai theo Thầy sẽ luôn được bình an, chỉ cần luôn có đức tin, đức cậy, đức mến, đức ái thật sống động, bền tâm chí, và một lòng trung thành theo Chúa đến cuối cuộc đời trần gian này, trong lòng của tất cả anh chị em là thứ nhất phải thờ phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy!. Thì người anh chị em đó đã thật sự là môn đệ đích thực của Ngài. Để nhận diện anh chị em này qua sự Bình An và vui vẻ của họ là chúng ta thấy được đó là dấu chỉ, là người môn đệ trung thành của Thầy Giêsu luôn dấu yêu!?
Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Mà hoa quả của Thánh Thần là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền từ, và tiết độ (Gl 5:22-23).
Lời Chúa chúc cho các môn đệ có phải là được tất cả những ơn trên hay không? Quả là thế! Không gì sung sướng cho bằng tất cả môn đệ được Chúa Giêsu chúc lành cho được như vậy! Quả ngoài sự bình an của Thầy ra thì không tiền của trần gian nào có thể cho chúng ta được hạnh phúc như vậy! Ngài chỉ muốn tất cả chúng ta cần một mình Ngài mà thôi và sống theo Giới Răn của Cha Ngài, là đủ, còn tất cả sẽ được Ngài lo lắng, vì có phải thân phận của con chim sẻ chỉ đáng có vài xu, nhưng không con nào rơi xuống mà Chúa không biết? Và có phải thân phận của hoa huệ ngoài đồng mầu sắc của nó còn đẹp đẽ hơn áo long bào của nhà vua hay không? Chúa muốn chúng ta hãy tin vào sự Phục Sinh của Ngài và hãy tìm những sự trên Trời, mà đừng tìm của cải trên trần gian, là những thứ chóng hư, chóng qua, và hay teng sét. Hãy tích trữ của cải của mình trên Trời nơi mà mối một không thể gặm nhấm và hư hao teng sét được. Cho nên Bình An là món quà Chúa ban cho rất quý giá cho từng người chúng ta. Hãy luôn tìm Bình An của Chúa vì Ngài là sự bình an mà chúng ta rất cần và rất thiết thực trong cuộc đời đầy những phong ba bão táp, đầy những bấp bênh, đầy những bả phù hoa mà không bao giờ chúng cho ta được hạnh phúc thật bao giờ. Càng theo đuổi chúng bao nhiêu thì chúng ta lại càng thất vọng bấy nhiêu vì sự đòi hỏi của chúng ta cứ càng nhân lên gấp đôi gấp ba theo ngày tháng năm dài, mà hạnh phúc thường là những giả tạo của ma quỷ chúng cố gắng chiêu dụ chúng ta chứ không có thật.
Và đây là lần thứ hai Thầy Giêsu hiện đến với đầy đủ 12 môn đệ và ban Bình An cho các ông.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con".
Bởi Chúa Giêsu cũng biết con người trần gian thì rất cứng lòng tin và rất ngu muội tối tăm, muốn ban Bình An cho các môn đệ và để làm chứng rằng Ngài đã Sống lại thật bằng cách bảo với môn đệ Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Thời buổi ngày nay khỏi phải nói chúng ta cũng biết rằng niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã sống lại thật thì còn rất hiếm thấy và hiếm có so với tỷ số trên toàn thế giới, còn rất nhiều những anh chị em chưa biết và nhận ra Chúa. Những anh chị em này thì chúng ta cũng không cần thắc mắc, vì Chúa sẽ dùng quyền năng của Ngài qua những môn đệ đi theo Chúa khắp cùng hiện nay! Nhưng điều thắc mắc và ngạc nhiên nhất là chúng ta có rất nhiều môn đệ như Tôma. Là môn đệ của Ngài, từng nghe Giáo Lý của Ngài, đi theo Ngài vì Ngài ở đâu thì môn đệ cũng ở đó! Nhưng phải đòi thọc ngón tay vào sườn của Ngài và vào những lỗ đinh của Ngài thì ông mới tin. Cho nên thời xưa và thời nay cũng giống nhau thôi! Tuy dù là môn đệ theo Chúa đấy, được nhận Bí Tích Rửa Tội, lãnh nhận bao nhiêu Bí Tích, nhưng cũng như Tôma mà thôi! Là vẫn không trọn vẹn tin vào Chúa, cho nên Bình An của Chúa không được trọn vẹn trong con người của anh chị em đó! Thật tiếc thay vì Chúa muốn ban cho tất cả chúng ta Bình An Phục Sinh của Ngài nhưng không mấy người muốn được nhận lãnh!?.
Có phải Chúa Giêsu Ngài chỉ muốn tất cả chúng ta cần một mình Ngài mà thôi và sống theo Giới Răn của Cha Ngài, là đủ, còn tất cả sẽ được Cha Ngài lo lắng, vì có phải thân phận của con chim sẻ chỉ đáng có vài xu, nhưng không con nào rơi xuống mà Chúa không biết? Và có phải thân phận của hoa huệ ngoài đồng mầu sắc của nó còn đẹp đẽ hơn áo long bào của nhà vua Salomôn hay không? Cho nên Chúa muốn chúng ta hãy tin vào sự Phục Sinh của Ngài và hãy tìm những sự trên Trời, mà đừng tìm của cải trên trần gian, là những thứ chóng hư, chóng qua, và hay teng sét. Hãy tích trữ của cải của mình trên Trời nơi mà mối một không thể gặm nhấm và hư hao teng sét được.
Ước mong sự Sống Lại của Chúa Giêsu và Bình An của Ngài được gieo vãi và được anh chị em trên khắp cùng thế giới được nhận lãnh, để cả thế giới được an bình no ấm và hòa thuận hơn, để sự kết hiệp trong sự thương yêu tình đồng loại được Thiên Chúa là Cha, Con, và Thánh Thần chúc lành và chúc phúc, sống một cuộc đời thánh thiện bác ái trong tâm tình luôn là môn đệ yêu thương của Chúa. Amen.
Đức Giêsu Kitô phục sinh vẫn còn tự hạ
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
23:33 16/04/2009
Tự hạ, tự hủy (kenosis, kénose, self-emptying), thánh Phaolô đã dùng như một thuật ngữ trong Philip 2, 7, xin viết luôn Philip 2, 6-7 để chúng ta cùng đọc các bản dịch:
- Bản dịch của Cha Nguyễn thế Thuấn năm 1965, Saigon: ” Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa nhưng không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Trái lại, Ngài đã hủy bỏ mình đi, mà lĩnh lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt một người phàm, Ngài đã hạ mình xuống, làm một người vâng phục cho đến chết, và là cái chết trên thập giá”.
-Bản dịch của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn năm 1982: ” Người đồng bản tính vơi Thiên Chúa, song chẳng nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một hạ mình nhận lấy bâc tôi tớ và nên giống như phàm nhân. Và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi, Người còn tự hạ hơn nữa, Người đã vâng phục cho đến chết và chết tên Thập giá “,.
- Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Giờ kinh năm 1994: ” Đức Giêsu Kytô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “
-Bản dịch của Bible de Jérusalem năm 1961: ” Lui, de condition divine, ne retint pas jalousement le rang qui l’ égalait à Dieu Mais il s’ anéantit lui-même prenant condition d’ esclave et devenant semblable aux hommes. S ‘ étant comporté comme un homme, il s’ humilia plus encore, obéissant jusqu’ à la mort et à la mort sur une croix “
- Bản dịch của TOB năm 1988: ” Lui qui est de condition divine n’ a pas considéré comme une proie à saisir d’ être l’ égal de Dieu. Mais il s’ est dépouillé, prenant la condition de serviteur, devenant semblable aux hommes et reconnu à son aspect comme un homme, il s’ est abaissé, devenant obéissant jusqu’ à la mort, à la mort sur une croix “.
- Bản dịch Holy Bible (The new American Bible ) của Công giáo Mỹ năm 1990: ”Who, though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself taking the form of a slave coming in human likeness and found human in appearance, he humbled himself becoming obedient to death even death on a cross “.
Tự hạ, tự hủy trong tiếng Hy lạp là động từ kenoô (vider, exténuer, réduire à rien, to empty himselt) chỉ một chất lỏng được trút hết khỏi bình đến nỗi bình hoàn toàn trống không. Vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người phàm như chúng ta ngoại trừ tỗi lỗi (Do thái 4,15; I Gioan 3,5), đã hủy bỏ mình đi như thế nào ? Chắc chắn là Ngài không bỏ Thiên tính và Ngôi Vị Con Thiên Chúa của Ngài. Và thật ra là Ngài chỉ bỏ đi vinh quang Thiên Chúa của Ngài nơi nhân tính tức là nơi con người để trở nên con người phàm giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đáng lý ra vinh quang Thiên Chúa Ngôi Hai phải tỏa sáng nơi con người vật chất của Ngài, nhưng Ngài đã làm “phép lạ” không cho vinh quang của một Ngôi Vị Thiên Chúa tỏa sáng ra.
Khi sống lại, thân xác Chúa biến đổi hoàn toàn từ trạng thái tự nhiên sang siêu nhiên và được đưa lên địa vị Chúa, vì: ” Thiên Chúa đã tôn Ngài đến cực điểm và đã ban cho Ngài Danh hiệu hầu trước danh hiệu của Đức Giêsu mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy, nơi trời cao, chốn địa cầu, dưới gầm đất, và mọi miệng lưỡi phải xưng hô: GIÊSU KYTÔ LÀ CHÚA “ (Philip 2, 9-11)( Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch).
Nhưng những lần Chúa Kytô phục sinh hiện ra, Tin Mừng cho ta thấy gì ?? - Bà Maria Mađalêna tưởng Chúa là “ông làm vườn” và bà chỉ nhận ra Chúa nhờ tiếng nói quen thuộc của Chúa kêu tên bà ( Gioan 20, 15 – 18). Hai môn đệ bỏ về quê vì thất vọng đã theo Chúa, họ chỉ biết Chúa là” ông khách hành hương Giêrusalem” và chỉ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh (Luca 24, 13- 31). Và khi Chúa hiện ra với các môn đệ, họ tưởng là “ma”, Chúa phải chỉ các đấu đanh và ăn cá nướng trước mặt các ông, các ông mới tin Chúa sống lại (Luca 24, 26-43). Các Tông đồ còn tưởng Chúa sống lại là người đi dạo trên bãi biển và thánh Gioan chỉ nhận ra là Chúa khi mẻ lưới đầy cá nhờ lời chỉ bảo của Chúa (Gioan 21,4-12 ).
Như vậy, Chúa Kytô phục sinh vinh hiển vẫn còn dấu vinh quang Thiên tính khi hiện ra với các môn đệ tức là Chúa phục sinh vẫn còn sống tự hạ với các môn đệ ở trần gian. Kinh Thánh, Các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể, sống với Hội Thánh mỗi ngày cho đến tận thế là sự hiện diện của Chúa phục sinh thưc sự nhưng trong dấu hiệu của Bí tích. Nếu Chúa biễu lộ vinh quang phục sinh ra cho chúng ta, cho mọi người ở trần gian nầy thấy thì “bắt buộc” người ta phải tin. Rõ ràng không phải phương pháp truyền đạo của Chúa ban cho Hội Thánh, trái lại, Chúa dạy khi hiện ra: ” Kinh Thánh đã viết là Đức Kytô phải chịu khổ nạn và đến ngày thứ ba thì sống lại từ cõi chết, và nhân danh Thầy sự hối cải để được tha tội phải được rao giảng cho mọi dân bắt đầu từ Giêrusalem. Về các đều đó, các ngươi là chứng nhân “( Luca 24,46-48).
.
Khi chịu chết, Chúa tiêu diệt sự chết, tiêu diệt thập tự khổ hình Roma và Chúa kéo mọi người lên nhận Thánh giá chiến thắng thần chết của Chúa là tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái và Chúa dạy mỗi người đưa Thánh giá của Chúa đến cho người khác tức là đưa ơn tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái của Chúa cho tha nhân. Dấu hiệu làm chứng Chúa ban cho chúng ta và dấu hiệu vinh quang trong đời sống tự hạ của Chúa ban cho chúng ta là cây Thánh Giá.
- Bản dịch của Cha Nguyễn thế Thuấn năm 1965, Saigon: ” Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa nhưng không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Trái lại, Ngài đã hủy bỏ mình đi, mà lĩnh lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt một người phàm, Ngài đã hạ mình xuống, làm một người vâng phục cho đến chết, và là cái chết trên thập giá”.
-Bản dịch của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn năm 1982: ” Người đồng bản tính vơi Thiên Chúa, song chẳng nghĩ mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một hạ mình nhận lấy bâc tôi tớ và nên giống như phàm nhân. Và khi đã mặc lấy hình thể phàm nhân rồi, Người còn tự hạ hơn nữa, Người đã vâng phục cho đến chết và chết tên Thập giá “,.
- Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Giờ kinh năm 1994: ” Đức Giêsu Kytô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “
-Bản dịch của Bible de Jérusalem năm 1961: ” Lui, de condition divine, ne retint pas jalousement le rang qui l’ égalait à Dieu Mais il s’ anéantit lui-même prenant condition d’ esclave et devenant semblable aux hommes. S ‘ étant comporté comme un homme, il s’ humilia plus encore, obéissant jusqu’ à la mort et à la mort sur une croix “
- Bản dịch của TOB năm 1988: ” Lui qui est de condition divine n’ a pas considéré comme une proie à saisir d’ être l’ égal de Dieu. Mais il s’ est dépouillé, prenant la condition de serviteur, devenant semblable aux hommes et reconnu à son aspect comme un homme, il s’ est abaissé, devenant obéissant jusqu’ à la mort, à la mort sur une croix “.
- Bản dịch Holy Bible (The new American Bible ) của Công giáo Mỹ năm 1990: ”Who, though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself taking the form of a slave coming in human likeness and found human in appearance, he humbled himself becoming obedient to death even death on a cross “.
Tự hạ, tự hủy trong tiếng Hy lạp là động từ kenoô (vider, exténuer, réduire à rien, to empty himselt) chỉ một chất lỏng được trút hết khỏi bình đến nỗi bình hoàn toàn trống không. Vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người phàm như chúng ta ngoại trừ tỗi lỗi (Do thái 4,15; I Gioan 3,5), đã hủy bỏ mình đi như thế nào ? Chắc chắn là Ngài không bỏ Thiên tính và Ngôi Vị Con Thiên Chúa của Ngài. Và thật ra là Ngài chỉ bỏ đi vinh quang Thiên Chúa của Ngài nơi nhân tính tức là nơi con người để trở nên con người phàm giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đáng lý ra vinh quang Thiên Chúa Ngôi Hai phải tỏa sáng nơi con người vật chất của Ngài, nhưng Ngài đã làm “phép lạ” không cho vinh quang của một Ngôi Vị Thiên Chúa tỏa sáng ra.
Khi sống lại, thân xác Chúa biến đổi hoàn toàn từ trạng thái tự nhiên sang siêu nhiên và được đưa lên địa vị Chúa, vì: ” Thiên Chúa đã tôn Ngài đến cực điểm và đã ban cho Ngài Danh hiệu hầu trước danh hiệu của Đức Giêsu mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy, nơi trời cao, chốn địa cầu, dưới gầm đất, và mọi miệng lưỡi phải xưng hô: GIÊSU KYTÔ LÀ CHÚA “ (Philip 2, 9-11)( Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch).
Nhưng những lần Chúa Kytô phục sinh hiện ra, Tin Mừng cho ta thấy gì ?? - Bà Maria Mađalêna tưởng Chúa là “ông làm vườn” và bà chỉ nhận ra Chúa nhờ tiếng nói quen thuộc của Chúa kêu tên bà ( Gioan 20, 15 – 18). Hai môn đệ bỏ về quê vì thất vọng đã theo Chúa, họ chỉ biết Chúa là” ông khách hành hương Giêrusalem” và chỉ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh (Luca 24, 13- 31). Và khi Chúa hiện ra với các môn đệ, họ tưởng là “ma”, Chúa phải chỉ các đấu đanh và ăn cá nướng trước mặt các ông, các ông mới tin Chúa sống lại (Luca 24, 26-43). Các Tông đồ còn tưởng Chúa sống lại là người đi dạo trên bãi biển và thánh Gioan chỉ nhận ra là Chúa khi mẻ lưới đầy cá nhờ lời chỉ bảo của Chúa (Gioan 21,4-12 ).
Như vậy, Chúa Kytô phục sinh vinh hiển vẫn còn dấu vinh quang Thiên tính khi hiện ra với các môn đệ tức là Chúa phục sinh vẫn còn sống tự hạ với các môn đệ ở trần gian. Kinh Thánh, Các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể, sống với Hội Thánh mỗi ngày cho đến tận thế là sự hiện diện của Chúa phục sinh thưc sự nhưng trong dấu hiệu của Bí tích. Nếu Chúa biễu lộ vinh quang phục sinh ra cho chúng ta, cho mọi người ở trần gian nầy thấy thì “bắt buộc” người ta phải tin. Rõ ràng không phải phương pháp truyền đạo của Chúa ban cho Hội Thánh, trái lại, Chúa dạy khi hiện ra: ” Kinh Thánh đã viết là Đức Kytô phải chịu khổ nạn và đến ngày thứ ba thì sống lại từ cõi chết, và nhân danh Thầy sự hối cải để được tha tội phải được rao giảng cho mọi dân bắt đầu từ Giêrusalem. Về các đều đó, các ngươi là chứng nhân “( Luca 24,46-48).
.
Khi chịu chết, Chúa tiêu diệt sự chết, tiêu diệt thập tự khổ hình Roma và Chúa kéo mọi người lên nhận Thánh giá chiến thắng thần chết của Chúa là tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái và Chúa dạy mỗi người đưa Thánh giá của Chúa đến cho người khác tức là đưa ơn tha tội, thánh hóa, yêu thương, bác ái của Chúa cho tha nhân. Dấu hiệu làm chứng Chúa ban cho chúng ta và dấu hiệu vinh quang trong đời sống tự hạ của Chúa ban cho chúng ta là cây Thánh Giá.
“Chúng tôi đã thấy Chúa”
Lm Giuse nguyễn Hữu An
23:35 16/04/2009
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH (Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31.)
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Nhưng tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau, cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là tự tách rời khỏi anh em Tông Đồ, xa cách đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng bởi thất vọng; trong buồn phiền vì chán nản; trong tâm trạng hoài nghi do mất mát, Tôma đã tự nhốt mình trong cô đơn lẽ loi. Tôma xa lánh anh em. Tôma tìm quên lãng trong sự phiền muộn. Vì thế, Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Thế rồi cho đến khi trở lại với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Chúa đang ở giữa anh em. Nhờ đó Tôma đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn vững mạnh và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh. Mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể. Mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ. Mọi người được đón tiếp chân thành, được sống trong bầu khí bác ái, được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở. Ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin. Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý, các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng mà người tín hưũ hiểu biết về những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức. Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo. Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu. Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25). Rất cần thiết phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Chúa luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin. Nơi Tôma có cái gì đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Tuy Tôma có cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25)
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Nhưng tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x. Cv 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau, cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là tự tách rời khỏi anh em Tông Đồ, xa cách đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng bởi thất vọng; trong buồn phiền vì chán nản; trong tâm trạng hoài nghi do mất mát, Tôma đã tự nhốt mình trong cô đơn lẽ loi. Tôma xa lánh anh em. Tôma tìm quên lãng trong sự phiền muộn. Vì thế, Tôma đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Thế rồi cho đến khi trở lại với cộng đoàn, Tôma mới gặp gỡ Chúa đang ở giữa anh em. Nhờ đó Tôma đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn vững mạnh và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh. Mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể. Mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại. Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ. Mọi người được đón tiếp chân thành, được sống trong bầu khí bác ái, được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở. Ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin. Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý, các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng mà người tín hưũ hiểu biết về những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức. Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo. Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu. Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25). Rất cần thiết phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Chúa luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin. Nơi Tôma có cái gì đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Tuy Tôma có cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29). Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin.
Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25)
Đức tin phục sinh
Pm. Cao Huy Hoàng
23:37 16/04/2009
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (Ga 20,19-31)
Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui, là niềm hy vọng, là đích điểm của đời sống tín hữu và cũng chính là Đức Tin Ki tô giáo.
Để được đức tin vào Đức Ki tô Phục Sinh, Giáo hội Chúa đã phải trải qua bao nhiêu thử thách, mà thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự hy sinh của lý trí. Ngay cả các Tông Đồ- những người từng theo Chúa Giêsu trên đường rao giảng, từng nghe lời Chúa Giêsu dạy, từng thấy việc Chúa Giêsu làm, từng chứng kiến Lagiaro chết chôn 4 ngày, xác đã nặng mùi được sống lại.. thế mà họ cũng đã hơn một lần kinh hãi bàng hoàng trước cái chết bi thương của Thầy mình; hơn một lần bỏ trốn Thầy mình để chính Thầy tự xử trước cơn cùng khốn; hơn một lần thất vọng vì tưởng rằng Thầy mình đã chết đi thì ước vọng khôi phục giang san cũng tan tành theo mây khói và bao năm theo thầy cũng xem như đổ sông đổ biển hoặc lãng quên theo cái hư không vô nghĩa đáng tiếc; hơn một lần hồ nghi Thầy mình liệu có sống lại như Thầy đã nói: “Ta có thể phá hủy đền thờ TC và xây lại trong ba ngày”….
Tâm trạng của các tông đồ, những tín hữu sơ khai, luôn chập chờn giữa thật và ảo, giữa có và không, giữa cái tin được và không tin được… một phần do bởi rào cản của lý trí vì sự hạn hẹp trước mầu nhiệm Thiên Chúa, phần khác do bởi sự cố thủ lý trí của mình không để cho ánh sáng khôn ngoan của Thiên Chúa lọt vào soi dẫn, vì thế, họ không thể hiểu trọn vẹn được ý định cứu thế của Thiên Chúa.
Hiểu rõ tâm trạng bất an của các tông đồ, những người đã chấp nhận theo mình vào công cuộc cứu thế của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với họ với câu chào chúc: “Bình an cho anh em”. Chúa Giêsu muốn họ có một bình an thật, sự bình an mà lý trí của họ không mang lại được, nhưng sự bình an ấy phải là hoa quả của niềm tin vào Thầy mình đã sống lại, và ngược lại, chỉ khi nào họ có một niềm tin chắc chắn và kiên vững, thì họ mới thật sự bình an trong cuộc đời. Các ông cũng được xem những dấu đinh nơi tay và dấu lưỡi đòng nơi cạnh sườn của Người, như là chứng tích của một người thật, một con người thật đã chết thật và đang sống lại thật.
Tôma không được chứng kiến. Và khi nghe các bạn tông đồ kể lại: “Chúng tôi đã thấy Chúa”, ông hồ nghi và xem như ông có vẻ muốn đặt một điều kiện cho đức tin ông. Ông nói: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
Chúa Giêsu, hơn ai hết, hiểu Toma như một con người thực dụng- sờ đụng tận tay, thấy tận mắt mới tin, tám ngày sau, Ngài đã thực hiện điều kiện Toma đặt ra: Người bảo ông Tô-ma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Điều đáng ngạc nhiên trên trang tin mừng hôm nay là Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi Toma thành một con người mới, con người của Đức Tin sâu thẳm, đức tin được mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ông phủ phục dưới chân Chúa Giêsu Phục Sinh và tuyên tín: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Câu nói ấy nói lên toàn bộ huyền nhiệm về Đức Giêsu Cứu Chúa, không chỉ là Con Thiên Chúa, mà còn là Thiên Chúa thật. Biết Toma được ơn mạc khải, Chúa Giêsu nhấn mạnh vai trò Chúa Thánh Thần ngay trong câu nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Vai trò Chúa Thánh Thần từ đây trở nên quan trọng là dường nào đối với đức tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Chúa Thánh Thần trở thành một lý trí mới, một con mắt mới, một cảm nhận mới trong mỗi con người. Chính Ngài là Lý trí vô cùng của Thiên Chúa trong con người nhỏ bé chỉ hiểu những gì hạn hẹp; chính Ngài là con mắt siêu phàm của Thiên Chúa trong con người có mắt chỉ để thấy cõi trần gian tạm bợ và mù quáng những thực tại vô hình; chính Ngài là sự cảm nhận siêu nhiên của Thiên Chúa trong con người xác đất vật hèn chỉ cảm nhận được những tình cảm vui buồn chóng qua, những sự thật tạm thời mà không thể cảm nhận được những sự thật thường hằng, bất biến của Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng hôm nay soi rọi cho chúng ta trên hành trình đức tin của mỗi người.
1. Bình an trong cuộc đời phải là bình an phát xuất từ Đức Tin Phục Sinh. Chúng ta luôn khao khát và chấp nhận một thứ bình an ảo: một nền hòa bình ảo khi Đức Tin Kitô Giáo bị loại trừ không khoan nhượng, nhường chổ cho niềm tin niềm tự hào dân tộc; một bình an ảo khi Đức Cậy Kitô giáo bị buông bỏ ngoài khối óc nhân loại kiêu hãnh tự đắc vì tưởng tự lực tự cường; một hạnh phúc ảo khi Đức Ái Kitô giáo mờ dần trong trái tim khô cứng của con người chỉ lo cho sự hưởng thụ để cái vật chất phù du cuốn hút vào chỗ diệt vong không hề hay biết.
Bình an thật mà Chúa Giêsu Phục Sinh chào chúc các tông đồ phải là bình an của niềm tin phục sinh. Và niềm tin ấy được thể hiện bằng việc kết hiệp với Đức Kitô Phục Sinh từng giây phút trong cuộc đời, để loại trừ tất cả những sự “kết-hiệp-không-phục-sinh” khác trong đời. Không đợi đến giờ phút nằm bất động trên giường bệnh chờ đợi sự chết đến, chúng ta mới hiểu ra rằng tất cả thực tại trần gian như danh vọng, chức vị, tiền bạc, nhà lầu xe hơi… đều sẽ không phục sinh cùng với chúng ta, đôi khi còn cản trở hành trình đức tin của chúng ta về với cùng đích là Phục Sinh với Đức Kitô trong cuộc sống mới. Đừng lầm tưởng người giàu có hay mất bình an vì cuộc toan tính làm giàu, mà chính người nghèo khổ lại mất bình an vì cứ tưởng giàu có mới đem lại bình an hạnh phúc. Chúng ta, những người nghèo khổ trong cuộc đời phải tìm cho ra nguyên lý của bình an và vui lên với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta đang sống rất gần với sự sống Phục Sinh, nếu chấp nhận cuộc sống hạnh phúc dưới cái nhìn siêu nhiên hơn: phân biệt cái rất cần và cái bất cần.
2. Đức Tin Phục Sinh đòi hỏi sự hy sinh của lý trí để xác nhận Đức Tin là một ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa ban tặng. Ơn huệ Đức Tin phải bắt nguồn từ lòng khiêm tốn đón nhận ánh sáng Chúa Thánh Thần soi dẫn. Chúa Thánh Thần, Đấng Phù Trợ, làm cho Lời Đức Kitô, cho chính Đức Kitô tồn tại trong trần thế cho đến ngày cánh chung. Ngài mở con mắt đức tin của chúng ta để chúng nhìn thấy một Đức Kitô Phục sinh thật sống động, qua những chứng nhân phục sinh tông truyền từ các tông đồ, để đức tin của chúng ta mang lại cho chúng ta một sự bình an thật, bình an mà thế gian không mang lại được. Chính Đức Tin Phục sinh ấy sẽ biến đổi toàn bộ con người chúng ta nên nhân chứng hùng hồn cho Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
3. Trở nên nhân chứng Phục Sinh, không chỉ bằng lời rao giảng, mà bằng cả cuộc sống Tin, Cậy, Mến viên mãn thể hiện nơi đời sống hằng ngày, nơi bản thân, trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong xã hội. Cuộc sống ấy không còn thấp thoáng bóng dáng của những bám víu thực tại trần thế, của những nghiêng chiều về một sự ly tán nội tại, của những bất an do những khát vọng hư hèn. Cuộc sống của những người làm chứng cho Chúa Kitô phải là một cuộc sống đang phục sinh ngay trên dương gian nầy- sống trước cuộc sống phục sinh khi hãy còn sống trong cuộc-sống-trong-thân-xác-hay-chết. Đòi hỏi ấy, tưởng là một đòi hỏi quá sức của con người, kể cả những con người được thông ban chính sứ vụ thừa tác hy tế Chúa Giêsu, nhưng thiết nghĩ, lại là một đòi hỏi quan trọng cho mỗi tín hữu giữa đời thường, giữa cuộc vật lộn với các trào lưu thế giới hiện nay đang tiến dần đến chỗ lầm tưởng trần gian là thiên đường đích thực.
Với chúng ta, những tín hữu, những Kitô hữu, được cùng chết với Đức Kitô qua bí tích rửa tội, đang được đồng hưởng phần phúc Phục Sinh với Chúa Kitô, qua trang tin mừng hôm nay, có thêm một xác tín về sự bình an thật, về đức tin phục sinh và về cuộc sống chứng nhân phục sinh trong tình trạng Phục sinh. Tất cả đang là những ân huệ sẵn có, và những nghĩa vụ ắt có mà không thể chối từ, nếu không muốn mang tiếng là vô ơn đối với Ơn Cứu Chuộc.
Lạy Chúa, xin cho chúng con khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần trong hành trình Đức tin và để Ngài tác động trong chúng con một cuộc sống phục sinh ngay trên đường đời dương thế của chúng con. A men
Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui, là niềm hy vọng, là đích điểm của đời sống tín hữu và cũng chính là Đức Tin Ki tô giáo.
Để được đức tin vào Đức Ki tô Phục Sinh, Giáo hội Chúa đã phải trải qua bao nhiêu thử thách, mà thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự hy sinh của lý trí. Ngay cả các Tông Đồ- những người từng theo Chúa Giêsu trên đường rao giảng, từng nghe lời Chúa Giêsu dạy, từng thấy việc Chúa Giêsu làm, từng chứng kiến Lagiaro chết chôn 4 ngày, xác đã nặng mùi được sống lại.. thế mà họ cũng đã hơn một lần kinh hãi bàng hoàng trước cái chết bi thương của Thầy mình; hơn một lần bỏ trốn Thầy mình để chính Thầy tự xử trước cơn cùng khốn; hơn một lần thất vọng vì tưởng rằng Thầy mình đã chết đi thì ước vọng khôi phục giang san cũng tan tành theo mây khói và bao năm theo thầy cũng xem như đổ sông đổ biển hoặc lãng quên theo cái hư không vô nghĩa đáng tiếc; hơn một lần hồ nghi Thầy mình liệu có sống lại như Thầy đã nói: “Ta có thể phá hủy đền thờ TC và xây lại trong ba ngày”….
Tâm trạng của các tông đồ, những tín hữu sơ khai, luôn chập chờn giữa thật và ảo, giữa có và không, giữa cái tin được và không tin được… một phần do bởi rào cản của lý trí vì sự hạn hẹp trước mầu nhiệm Thiên Chúa, phần khác do bởi sự cố thủ lý trí của mình không để cho ánh sáng khôn ngoan của Thiên Chúa lọt vào soi dẫn, vì thế, họ không thể hiểu trọn vẹn được ý định cứu thế của Thiên Chúa.
Hiểu rõ tâm trạng bất an của các tông đồ, những người đã chấp nhận theo mình vào công cuộc cứu thế của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với họ với câu chào chúc: “Bình an cho anh em”. Chúa Giêsu muốn họ có một bình an thật, sự bình an mà lý trí của họ không mang lại được, nhưng sự bình an ấy phải là hoa quả của niềm tin vào Thầy mình đã sống lại, và ngược lại, chỉ khi nào họ có một niềm tin chắc chắn và kiên vững, thì họ mới thật sự bình an trong cuộc đời. Các ông cũng được xem những dấu đinh nơi tay và dấu lưỡi đòng nơi cạnh sườn của Người, như là chứng tích của một người thật, một con người thật đã chết thật và đang sống lại thật.
Tôma không được chứng kiến. Và khi nghe các bạn tông đồ kể lại: “Chúng tôi đã thấy Chúa”, ông hồ nghi và xem như ông có vẻ muốn đặt một điều kiện cho đức tin ông. Ông nói: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
Chúa Giêsu, hơn ai hết, hiểu Toma như một con người thực dụng- sờ đụng tận tay, thấy tận mắt mới tin, tám ngày sau, Ngài đã thực hiện điều kiện Toma đặt ra: Người bảo ông Tô-ma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Điều đáng ngạc nhiên trên trang tin mừng hôm nay là Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi Toma thành một con người mới, con người của Đức Tin sâu thẳm, đức tin được mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ông phủ phục dưới chân Chúa Giêsu Phục Sinh và tuyên tín: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Câu nói ấy nói lên toàn bộ huyền nhiệm về Đức Giêsu Cứu Chúa, không chỉ là Con Thiên Chúa, mà còn là Thiên Chúa thật. Biết Toma được ơn mạc khải, Chúa Giêsu nhấn mạnh vai trò Chúa Thánh Thần ngay trong câu nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Vai trò Chúa Thánh Thần từ đây trở nên quan trọng là dường nào đối với đức tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Chúa Thánh Thần trở thành một lý trí mới, một con mắt mới, một cảm nhận mới trong mỗi con người. Chính Ngài là Lý trí vô cùng của Thiên Chúa trong con người nhỏ bé chỉ hiểu những gì hạn hẹp; chính Ngài là con mắt siêu phàm của Thiên Chúa trong con người có mắt chỉ để thấy cõi trần gian tạm bợ và mù quáng những thực tại vô hình; chính Ngài là sự cảm nhận siêu nhiên của Thiên Chúa trong con người xác đất vật hèn chỉ cảm nhận được những tình cảm vui buồn chóng qua, những sự thật tạm thời mà không thể cảm nhận được những sự thật thường hằng, bất biến của Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng hôm nay soi rọi cho chúng ta trên hành trình đức tin của mỗi người.
1. Bình an trong cuộc đời phải là bình an phát xuất từ Đức Tin Phục Sinh. Chúng ta luôn khao khát và chấp nhận một thứ bình an ảo: một nền hòa bình ảo khi Đức Tin Kitô Giáo bị loại trừ không khoan nhượng, nhường chổ cho niềm tin niềm tự hào dân tộc; một bình an ảo khi Đức Cậy Kitô giáo bị buông bỏ ngoài khối óc nhân loại kiêu hãnh tự đắc vì tưởng tự lực tự cường; một hạnh phúc ảo khi Đức Ái Kitô giáo mờ dần trong trái tim khô cứng của con người chỉ lo cho sự hưởng thụ để cái vật chất phù du cuốn hút vào chỗ diệt vong không hề hay biết.
Bình an thật mà Chúa Giêsu Phục Sinh chào chúc các tông đồ phải là bình an của niềm tin phục sinh. Và niềm tin ấy được thể hiện bằng việc kết hiệp với Đức Kitô Phục Sinh từng giây phút trong cuộc đời, để loại trừ tất cả những sự “kết-hiệp-không-phục-sinh” khác trong đời. Không đợi đến giờ phút nằm bất động trên giường bệnh chờ đợi sự chết đến, chúng ta mới hiểu ra rằng tất cả thực tại trần gian như danh vọng, chức vị, tiền bạc, nhà lầu xe hơi… đều sẽ không phục sinh cùng với chúng ta, đôi khi còn cản trở hành trình đức tin của chúng ta về với cùng đích là Phục Sinh với Đức Kitô trong cuộc sống mới. Đừng lầm tưởng người giàu có hay mất bình an vì cuộc toan tính làm giàu, mà chính người nghèo khổ lại mất bình an vì cứ tưởng giàu có mới đem lại bình an hạnh phúc. Chúng ta, những người nghèo khổ trong cuộc đời phải tìm cho ra nguyên lý của bình an và vui lên với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta đang sống rất gần với sự sống Phục Sinh, nếu chấp nhận cuộc sống hạnh phúc dưới cái nhìn siêu nhiên hơn: phân biệt cái rất cần và cái bất cần.
2. Đức Tin Phục Sinh đòi hỏi sự hy sinh của lý trí để xác nhận Đức Tin là một ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa ban tặng. Ơn huệ Đức Tin phải bắt nguồn từ lòng khiêm tốn đón nhận ánh sáng Chúa Thánh Thần soi dẫn. Chúa Thánh Thần, Đấng Phù Trợ, làm cho Lời Đức Kitô, cho chính Đức Kitô tồn tại trong trần thế cho đến ngày cánh chung. Ngài mở con mắt đức tin của chúng ta để chúng nhìn thấy một Đức Kitô Phục sinh thật sống động, qua những chứng nhân phục sinh tông truyền từ các tông đồ, để đức tin của chúng ta mang lại cho chúng ta một sự bình an thật, bình an mà thế gian không mang lại được. Chính Đức Tin Phục sinh ấy sẽ biến đổi toàn bộ con người chúng ta nên nhân chứng hùng hồn cho Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
3. Trở nên nhân chứng Phục Sinh, không chỉ bằng lời rao giảng, mà bằng cả cuộc sống Tin, Cậy, Mến viên mãn thể hiện nơi đời sống hằng ngày, nơi bản thân, trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong xã hội. Cuộc sống ấy không còn thấp thoáng bóng dáng của những bám víu thực tại trần thế, của những nghiêng chiều về một sự ly tán nội tại, của những bất an do những khát vọng hư hèn. Cuộc sống của những người làm chứng cho Chúa Kitô phải là một cuộc sống đang phục sinh ngay trên dương gian nầy- sống trước cuộc sống phục sinh khi hãy còn sống trong cuộc-sống-trong-thân-xác-hay-chết. Đòi hỏi ấy, tưởng là một đòi hỏi quá sức của con người, kể cả những con người được thông ban chính sứ vụ thừa tác hy tế Chúa Giêsu, nhưng thiết nghĩ, lại là một đòi hỏi quan trọng cho mỗi tín hữu giữa đời thường, giữa cuộc vật lộn với các trào lưu thế giới hiện nay đang tiến dần đến chỗ lầm tưởng trần gian là thiên đường đích thực.
Với chúng ta, những tín hữu, những Kitô hữu, được cùng chết với Đức Kitô qua bí tích rửa tội, đang được đồng hưởng phần phúc Phục Sinh với Chúa Kitô, qua trang tin mừng hôm nay, có thêm một xác tín về sự bình an thật, về đức tin phục sinh và về cuộc sống chứng nhân phục sinh trong tình trạng Phục sinh. Tất cả đang là những ân huệ sẵn có, và những nghĩa vụ ắt có mà không thể chối từ, nếu không muốn mang tiếng là vô ơn đối với Ơn Cứu Chuộc.
Lạy Chúa, xin cho chúng con khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần trong hành trình Đức tin và để Ngài tác động trong chúng con một cuộc sống phục sinh ngay trên đường đời dương thế của chúng con. A men
Chúa Giêsu phục sinh đem lại bình an
LM Giacôbê Tạ Chúc
23:39 16/04/2009
Lời chào cao hơn mâm cổ, những lần hiện ra với các môn đệ, sau khi sống lại, Đức Giêsu luôn mở đầu bằng câu chào: “ Bình an cho anh em”(Ga 20, 19).
Theo quyển đại từ điển tiếng việt thì chữ: bình an”, có nghĩa là: “Yên ổn, không gặp trắc trở, nguy hiểm”. Gặp Đức Giêsu, các môn đệ hoàn toàn thanh thản tâm hồn và thư thái thể xác. Họ vui mừng khôn xiết, giữa biết bao cơn khủng hỏang tinh thần, biến động thân xác. Giờ đây các Ngài bừng tỉnh và đứng dậy. Một cuộc sống bình an đó là giấc mơ chung của mọi người, ai lại ưa sống mà gặp tòan là những chuyện bất an, bất ổn. Đức Giêsu mang đến bình an cho con người, nhưng lần giở lại Tin mừng, chúng ta sẽ bắt gặp sự bình an mà Đức Giêsu đem lại có cái gì đó khác hẳn với sự bình an mà thế gian đang có:” Anh em đừng tưởng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ”(Lc12, 51). Nghĩa là một khi chấp nhận làm người môn đệ của Chúa, thì phải trải qua những khó khăn, thách thức, những nghịch lý vô vàn trong cuộc đời:” Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngọai được biết.”(Mt10,17-18). Quả thực như vậy, sau khi Đức Giêsu về Trời, các Tông đồ với sự soi sáng của Chúa Thánh Linh đã mở tung hết các cửa, loan báo Tin mừng Phục sinh cho muôn dân. Ba thế kỷ đầu, là thời kỳ bách hại khốc liệt mà các hòang đế và những người không có cảm tình với các Tông đồ và các Kitô Hữu giáng xuống trên cuộc đời của họ. Những cơn bách hại liên tiếp xảy ra, các tông đồ lần lượt lấy mạng sống mình làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Có lẽ hơn ai hết, những người theo Đức Kitô mới thấm thía hiểu hai chữ “bình an” của Chúa Giêsu Phục sinh tặng ban cho họ.
Sự sống lại của Chúa Giêsu là quà tặng hòa bình cho nhân lọai, Ngài đến đem hạnh phúc cho con người, hạnh phúc mà Chúa trao ban là Nước Trời, mà Nước Trời chỉ dành cho ai có tâm hồn đơn sơ và thật thà, biết sống xả thân vì anh em đồng lọai.
Theo quyển đại từ điển tiếng việt thì chữ: bình an”, có nghĩa là: “Yên ổn, không gặp trắc trở, nguy hiểm”. Gặp Đức Giêsu, các môn đệ hoàn toàn thanh thản tâm hồn và thư thái thể xác. Họ vui mừng khôn xiết, giữa biết bao cơn khủng hỏang tinh thần, biến động thân xác. Giờ đây các Ngài bừng tỉnh và đứng dậy. Một cuộc sống bình an đó là giấc mơ chung của mọi người, ai lại ưa sống mà gặp tòan là những chuyện bất an, bất ổn. Đức Giêsu mang đến bình an cho con người, nhưng lần giở lại Tin mừng, chúng ta sẽ bắt gặp sự bình an mà Đức Giêsu đem lại có cái gì đó khác hẳn với sự bình an mà thế gian đang có:” Anh em đừng tưởng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ”(Lc12, 51). Nghĩa là một khi chấp nhận làm người môn đệ của Chúa, thì phải trải qua những khó khăn, thách thức, những nghịch lý vô vàn trong cuộc đời:” Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngọai được biết.”(Mt10,17-18). Quả thực như vậy, sau khi Đức Giêsu về Trời, các Tông đồ với sự soi sáng của Chúa Thánh Linh đã mở tung hết các cửa, loan báo Tin mừng Phục sinh cho muôn dân. Ba thế kỷ đầu, là thời kỳ bách hại khốc liệt mà các hòang đế và những người không có cảm tình với các Tông đồ và các Kitô Hữu giáng xuống trên cuộc đời của họ. Những cơn bách hại liên tiếp xảy ra, các tông đồ lần lượt lấy mạng sống mình làm chứng cho Tin mừng Phục sinh. Có lẽ hơn ai hết, những người theo Đức Kitô mới thấm thía hiểu hai chữ “bình an” của Chúa Giêsu Phục sinh tặng ban cho họ.
Sự sống lại của Chúa Giêsu là quà tặng hòa bình cho nhân lọai, Ngài đến đem hạnh phúc cho con người, hạnh phúc mà Chúa trao ban là Nước Trời, mà Nước Trời chỉ dành cho ai có tâm hồn đơn sơ và thật thà, biết sống xả thân vì anh em đồng lọai.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh khẳng định chưa phủ quyết Caroline Kennedy trong vai trò đại sứ Mỹ tại Vatican
Thúy Dung
01:02 16/04/2009
Đại Sứ Raymond L. Flynn và Caroline Kenedy |
“Chúng tôi chưa từ chối các ứng viên cho chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, và do đó không đúng sự thật khi nói bà Kennedy đã bị bác”.
Cha Lombardi đã cho biết như trên khi được hỏi về một báo cáo trên nhật báo Ý “Il Giornale” theo đó Tòa Thánh đã đưa ra lời phủ quyết việc bổ nhiệm bà Caroline Kennedy vì lập trường phò phá thai của bà này.
Caroline Kennedy, con gái của cố tổng thống John F. Kennedy, là một trong những người ủng hộ nồng nhiệt Obama trong cuộc tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Bà này luôn nói với mọi người bà là “người Công Giáo ngoan đạo phò lựa chọn” (pro-choice devout Catholic - nghĩa là phò phá thai).
Caroline Kennedy khét tiếng là người ủng hộ mạnh mẽ cho trào lưu phá thai tại Mỹ. Bà chống lại bất cứ hạn chế nào trên quyền được phá thai kể cả việc trẻ em dưới 16 tuổi khi đi phá thai thì gia đình của người phá thai phải được thông báo.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Boston Herald vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican là ông Raymond L. Flynn cho rằng việc đề cử Caroline Kennedy trong chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ là một “sai lầm”.
“Khách quan mà nói, điều thiết yếu là người đại diện cho chúng ta tại Tòa Thánh phải là một người có một lập trường phò các giá trị sự sống. Tôi hy vọng tổng thống không phạm vào cái sai lầm này.”
Việc Obama cử Caroline Kennedy làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican được nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ coi đó là một khiêu khích đối với họ.
Tạp chí Panorama của Ý cho biết Thượng Nghị Sĩ John F. Kerry đã yêu cầu Obama chọn Caroline Kennedy trong chức vụ này.
Đại Sứ Flynn, từng là thị trưởng thành phố Boston, cho rằng Tòa Thánh có nhiều khả năng sẽ phủ quyết việc bổ nhiệm này. Trong hoàn cảnh đó, ông nói: “Tôi không biết làm sao họ thoát ra khỏi vụ này. Tôi không biết làm sao họ có thể đương đầu một cách có hiệu quả với vụ này.” Ông cho biết: “Tổng thống sẽ sang Rôma tháng Bẩy tới đây và điều quan trọng là tới chừng đó phải có một Đại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican”.
Được ở đây là một ơn phước: Tại sao tôi hãnh diện được dẫn dắt tổng giáo phận New York phi thường?
Phụng Nghi
16:12 16/04/2009
Bài của Tổng giám mục Timothy Dolan
Một cậu bé xuất thân từ Ballwin (Missouri) sẽ làm gì tại New York?
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sai tôi tới đây, bổ nhiệm tôi làm tân tổng giám mục New York. Ngày hôm nay buổi lễ nhậm chức chính thức được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick.
Đức thánh cha đã thực hiện việc chọn lựa của ngài, bất kể những yếu đuối và những mặt hạn chế của tôi. Vì thế để tuân phục Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội của Người, tôi tới New York với niềm hân hoan, tin cậy, và hào hứng – và vâng, với cả đôi chút bồn chồn.
Tôi cũng tới với lòng tin tưởng nữa, vừa vì lịch sử của New York, vừa vì sứ mạng đang chờ đợi tôi nơi đây.
Tổng giáo phận New York từ hơn 200 năm qua đã chào đón mọi người gần xa, đến từ khắp nơi trên đất nước chúng ta và khắp quanh thế giới. Nếu có một nơi nào biết cách làm cho một người mới tới cảm thấy được thoải mái như ở nhà mình, đó chính là New York. Vì thế, tôi xin cảm ơn các bạn đã tiếp đón tôi nồng hậu. Nhưng ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp và chỉ dẫn khôn ngoan của các bạn, tôi còn cần đến lời cầu nguyện của các bạn nữa.
Chúng ta hãy thành thực mà nói – làm tổng giám mục ở New York là một công việc khó khăn, một phước lành và một gánh nặng, và có những người xứng đáng hơn tôi rất nhiều đã đi trước tôi. Vì vậy tôi xin tất cả mọi người dân New York – người Công giáo cũng như mọi người khác – cầu nguyện cho tôi, xin Chúa cho tôi được ơn khôn ngoan và can đảm cần thiết để làm một tổng giám mục thành tín. Tôi xin các bạn Do thái người kế cận mới của tôi cầu nguyện cho tôi khi lễ Vượt qua sắp kết thúc. Người Công giáo có một trách nhiệm đặc biệt, và tôi muốn đưa ra lời yêu cầu đặc biệt đến mọi gia đình Công giáo và trường học Công giáo: Xin bảo các trẻ em đọc một kinh Kính Mừng cho tôi. Lời cầu nguyện của trẻ em quả thật có sức mạnh, và tôi cần những lời cầu nguyện như thế.
Người ta đến New York vì nhiều lý do – đây là trung tâm thế giới về văn hoá và thương mại, một nơi gặp gỡ, và một chỗ tụ cư (melting pot). Tôi đến đây với cùng một sứ mạng như tôi đã mang suốt 33 năm qua tại Milwaukee, St. Louis, Rome, Washington, và tất cả những nơi chốn tôi đã phục vụ với chức linh mục. Nhiệm vụ của tôi là công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, và khuyến khích tất cả những ai lắng nghe bước vào cuộc phiêu lưu cao cả làm tông đồ cho Chúa.
Tôi nhắm làm một giám mục vui vẻ, chia sẻ niềm vui và tiếng cười với các bạn. Vì thế các bạn sẽ thấy tôi ở cuộc diễn hành ngày lễ thánh Patrick, ở Vận động trường Yankee mới xây, ở những đám rước trong các ngày lễ, và những buổi nướng barbecue ở khắp 400 giáo xứ của chúng tôi. Làm người Công giáo không phải là một gánh nặng nề, đẩy niềm vui tiêu tan ra khỏi cuộc đời; nhưng trái lại đức tin nơi Chúa Giêsu và Giáo hội của Người mang đến cho cuộc đời ý nghĩa, mục đích và niềm vui. Tôi yêu thích được làm người Công giáo, tôi yêu thích được làm một linh mục, và tôi hoàn toàn muốn yêu thích được làm tổng giám mục New York, yêu thương tất cả các bạn trong Giáo hội tại New York.
Yêu mến Giáo hội ở đây có nghĩa là yểm trợ công việc thiết yếu của Giáo hội: săn sóc người nghèo khó, kẻ di dân, người yếu đau, kẻ già cả, người cô độc, trẻ chưa sinh và người bị bỏ rơi. Có nghĩa là hoạt động chăm chỉ cho các trường học Công giáo của Giáo hội, đó là niềm hãnh diện của tổng giáo phận về nhiều mặt. Có nghĩa là đảm bảo rằng các giáo xứ của chúng ta thành nơi con người gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh lễ, các nhiệm tích và trong một cộng đồng Công giáo chân chính. Có nghĩa là mời gọi thêm thanh niên trở thành linh mục và thiếu nữ thành các nữ tu.
Có nghĩa là nói lên từ tòa giảng danh tiếng nhất của nước Mỹ để ủng hộ công lý và hòa bình, cho tự do tôn giáo và sự thánh thiêng của mọi sinh mạng con người. Có nghĩa là giảng dạy đức tin Công giáo mọi lúc, một nhiệm vụ của người mục tử tốt lành.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II thường nói về các vị tiền nhiệm của tôi là những vị tổng giám mục “của thủ đô thế giới”. Có một chiều kích hoàn vũ đối với Tổng giáo phận New York. Có nghĩa đây thật là Công giáo (Catholic) – vì “catholic/phổ quát” mang ý nghĩa là hoàn vũ. Chúng ta có một sứ mạng hoàn vũ – cũng là sứ vụ tổng giáo phận đã sống suốt hai thế kỷ qua: Tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô cho một thành phố, một giáo phận, một quốc gia và một thế giới đang cần đến tình yêu thương cứu độ của Người.
Sứ mạng của tôi là nhắc nhở người dân New York rằng họ phải đón chào Chúa đến nơi đây, “thủ đô của thế giới”, cũng như đã chào đón không biết bao nhiêu người khác.
Đó là điều một cậu bé xuất thân từ Ballwin sẽ làm tại the Big Apple (New York).
Xin cám ơn các bạn đã để cho tôi tới gia nhập! Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Một cậu bé xuất thân từ Ballwin (Missouri) sẽ làm gì tại New York?
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sai tôi tới đây, bổ nhiệm tôi làm tân tổng giám mục New York. Ngày hôm nay buổi lễ nhậm chức chính thức được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick.
Đức thánh cha đã thực hiện việc chọn lựa của ngài, bất kể những yếu đuối và những mặt hạn chế của tôi. Vì thế để tuân phục Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội của Người, tôi tới New York với niềm hân hoan, tin cậy, và hào hứng – và vâng, với cả đôi chút bồn chồn.
Tôi cũng tới với lòng tin tưởng nữa, vừa vì lịch sử của New York, vừa vì sứ mạng đang chờ đợi tôi nơi đây.
Tổng giám mục Timothy Dolan |
Tổng giáo phận New York từ hơn 200 năm qua đã chào đón mọi người gần xa, đến từ khắp nơi trên đất nước chúng ta và khắp quanh thế giới. Nếu có một nơi nào biết cách làm cho một người mới tới cảm thấy được thoải mái như ở nhà mình, đó chính là New York. Vì thế, tôi xin cảm ơn các bạn đã tiếp đón tôi nồng hậu. Nhưng ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp và chỉ dẫn khôn ngoan của các bạn, tôi còn cần đến lời cầu nguyện của các bạn nữa.
Chúng ta hãy thành thực mà nói – làm tổng giám mục ở New York là một công việc khó khăn, một phước lành và một gánh nặng, và có những người xứng đáng hơn tôi rất nhiều đã đi trước tôi. Vì vậy tôi xin tất cả mọi người dân New York – người Công giáo cũng như mọi người khác – cầu nguyện cho tôi, xin Chúa cho tôi được ơn khôn ngoan và can đảm cần thiết để làm một tổng giám mục thành tín. Tôi xin các bạn Do thái người kế cận mới của tôi cầu nguyện cho tôi khi lễ Vượt qua sắp kết thúc. Người Công giáo có một trách nhiệm đặc biệt, và tôi muốn đưa ra lời yêu cầu đặc biệt đến mọi gia đình Công giáo và trường học Công giáo: Xin bảo các trẻ em đọc một kinh Kính Mừng cho tôi. Lời cầu nguyện của trẻ em quả thật có sức mạnh, và tôi cần những lời cầu nguyện như thế.
Người ta đến New York vì nhiều lý do – đây là trung tâm thế giới về văn hoá và thương mại, một nơi gặp gỡ, và một chỗ tụ cư (melting pot). Tôi đến đây với cùng một sứ mạng như tôi đã mang suốt 33 năm qua tại Milwaukee, St. Louis, Rome, Washington, và tất cả những nơi chốn tôi đã phục vụ với chức linh mục. Nhiệm vụ của tôi là công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, và khuyến khích tất cả những ai lắng nghe bước vào cuộc phiêu lưu cao cả làm tông đồ cho Chúa.
Tôi nhắm làm một giám mục vui vẻ, chia sẻ niềm vui và tiếng cười với các bạn. Vì thế các bạn sẽ thấy tôi ở cuộc diễn hành ngày lễ thánh Patrick, ở Vận động trường Yankee mới xây, ở những đám rước trong các ngày lễ, và những buổi nướng barbecue ở khắp 400 giáo xứ của chúng tôi. Làm người Công giáo không phải là một gánh nặng nề, đẩy niềm vui tiêu tan ra khỏi cuộc đời; nhưng trái lại đức tin nơi Chúa Giêsu và Giáo hội của Người mang đến cho cuộc đời ý nghĩa, mục đích và niềm vui. Tôi yêu thích được làm người Công giáo, tôi yêu thích được làm một linh mục, và tôi hoàn toàn muốn yêu thích được làm tổng giám mục New York, yêu thương tất cả các bạn trong Giáo hội tại New York.
Yêu mến Giáo hội ở đây có nghĩa là yểm trợ công việc thiết yếu của Giáo hội: săn sóc người nghèo khó, kẻ di dân, người yếu đau, kẻ già cả, người cô độc, trẻ chưa sinh và người bị bỏ rơi. Có nghĩa là hoạt động chăm chỉ cho các trường học Công giáo của Giáo hội, đó là niềm hãnh diện của tổng giáo phận về nhiều mặt. Có nghĩa là đảm bảo rằng các giáo xứ của chúng ta thành nơi con người gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh lễ, các nhiệm tích và trong một cộng đồng Công giáo chân chính. Có nghĩa là mời gọi thêm thanh niên trở thành linh mục và thiếu nữ thành các nữ tu.
Có nghĩa là nói lên từ tòa giảng danh tiếng nhất của nước Mỹ để ủng hộ công lý và hòa bình, cho tự do tôn giáo và sự thánh thiêng của mọi sinh mạng con người. Có nghĩa là giảng dạy đức tin Công giáo mọi lúc, một nhiệm vụ của người mục tử tốt lành.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II thường nói về các vị tiền nhiệm của tôi là những vị tổng giám mục “của thủ đô thế giới”. Có một chiều kích hoàn vũ đối với Tổng giáo phận New York. Có nghĩa đây thật là Công giáo (Catholic) – vì “catholic/phổ quát” mang ý nghĩa là hoàn vũ. Chúng ta có một sứ mạng hoàn vũ – cũng là sứ vụ tổng giáo phận đã sống suốt hai thế kỷ qua: Tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô cho một thành phố, một giáo phận, một quốc gia và một thế giới đang cần đến tình yêu thương cứu độ của Người.
Sứ mạng của tôi là nhắc nhở người dân New York rằng họ phải đón chào Chúa đến nơi đây, “thủ đô của thế giới”, cũng như đã chào đón không biết bao nhiêu người khác.
Đó là điều một cậu bé xuất thân từ Ballwin sẽ làm tại the Big Apple (New York).
Xin cám ơn các bạn đã để cho tôi tới gia nhập! Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
Top Stories
Son-La Government Prevented Catholic Priest to Perform Pastoral Duties by Force
Emily Nguyen
00:30 16/04/2009
Catholics in Son La city were once again denied their right to celebrate another religious holiday when the city police used force to prevent Fr. Nguyen Trung Thoai to come prepare his parishioners for Easter celebration this year last Sunday April 12, 2009.
It has been well known that Son La province -situated in the northeast region of North Vietnam where more than a million people mostly of ethnic groups are living in poverty, 6,000 of those are Catholics- has been one of the worst places in Vietnam for Christians to practice their right to religion, even though the local diocese has been established since 1895.
Last Christmas was an example. When Fr. Nguyen Trung Thoai, a priest designated by bishop Anthony Vu Huy Chuong to the region trying to arrive in Son La city for Christmas celebration, he was warned not to come due to "unstable situation". Another priest from Hanoi also tried to come to join Son La Catholic community in Christmas celebration but was followed, intimidated and coerced by the local government to go back home without doing anything for his flock in Son La city. Following the priest-ban, local police issued a curfew for all residents with the intention to prevent them from gathering for Midnight praying on Christmas eve at certain locations.
During Easter celebration this year things did not get any better for the priest and his Catholics, either. On last Sunday, Fr. Nguyen Trung Thoai made his faithful trip to Son La while Catholics were gathering at the designated location, waiting for him to arrive before they can start celebrating mass. He never made it to the site since tens of plain clothed police were waiting for him to force him to go back. Facing fierce resistance from hundreds of defiant Catholics who rushed to Fr. Thoai' rescue to protect and escort him to their "make-shift church", the cadres followed and kept on their harassment until Fr. Thoai had to give up his plan to save his flock from getting more serious threats.
Once again, the people of Son La had witnessed another violation of Vietnam government on human rights and religious freedom on Easter Sunday of 2009, and it seems to get more aggressive and more organized by the city authority.
The situation is now still tense. The Catholics however are determined to bring out this unconstitutional and violent acts of the local government to show the world and ask for help. They took vivid photos which speak thousand times louder than words, that there has never been a day the Catholics can freely worship God the way the rest of the world would, simply because the Vietnam government would rather put them back on poverty and devil worshiping than letting them getting closer to God.
It has been well known that Son La province -situated in the northeast region of North Vietnam where more than a million people mostly of ethnic groups are living in poverty, 6,000 of those are Catholics- has been one of the worst places in Vietnam for Christians to practice their right to religion, even though the local diocese has been established since 1895.
Last Christmas was an example. When Fr. Nguyen Trung Thoai, a priest designated by bishop Anthony Vu Huy Chuong to the region trying to arrive in Son La city for Christmas celebration, he was warned not to come due to "unstable situation". Another priest from Hanoi also tried to come to join Son La Catholic community in Christmas celebration but was followed, intimidated and coerced by the local government to go back home without doing anything for his flock in Son La city. Following the priest-ban, local police issued a curfew for all residents with the intention to prevent them from gathering for Midnight praying on Christmas eve at certain locations.
During Easter celebration this year things did not get any better for the priest and his Catholics, either. On last Sunday, Fr. Nguyen Trung Thoai made his faithful trip to Son La while Catholics were gathering at the designated location, waiting for him to arrive before they can start celebrating mass. He never made it to the site since tens of plain clothed police were waiting for him to force him to go back. Facing fierce resistance from hundreds of defiant Catholics who rushed to Fr. Thoai' rescue to protect and escort him to their "make-shift church", the cadres followed and kept on their harassment until Fr. Thoai had to give up his plan to save his flock from getting more serious threats.
Once again, the people of Son La had witnessed another violation of Vietnam government on human rights and religious freedom on Easter Sunday of 2009, and it seems to get more aggressive and more organized by the city authority.
The situation is now still tense. The Catholics however are determined to bring out this unconstitutional and violent acts of the local government to show the world and ask for help. They took vivid photos which speak thousand times louder than words, that there has never been a day the Catholics can freely worship God the way the rest of the world would, simply because the Vietnam government would rather put them back on poverty and devil worshiping than letting them getting closer to God.
2010 Rome pilgrimage at the centre of Vietnamese bishops’ meeting
Asia-News
13:15 16/04/2009
Vietnam’s Episcopal Council is preparing the visit to mark the 350th anniversary of the creation of the country’s first two apostolic vicariates and the 50th anniversary of the Catholic Hierarchy in the country. Discussions will also touch the issue of social communications.
Vung Tau (AsiaNews) – Preparations for the pilgrimage to Rome next year to mark the 350th anniversary of the establishment of Vietnam’s first two apostolic vicariates and the 50th anniversary of the country’s Catholic Church Hierarchy were discussed at the first annual meeting of the Episcopal Council of Vietnam currently underway. The event is scheduled to last from 13 to 18 April. Some 44 bishops and priests began the meeting on Monday evening in Bai Dau – Vung Tau Town, diocese of Ba Ria, divided among the 15 committees of the Episcopal Council.
In addition to the pilgrimage participants will discuss social communications, including the Council’s website. Indeed Mgr Nguyen Van De, who heads the Social Communication Committee, stressed the importance of such modern means of communication for the Church and its task of announcing the Good News.
A sign of hope came from the words of the chairman the Episcopal Council, Mgr Peter Nguyen Van Nhon, who in his opening address said that through “God’s Grace and the Church’s pastors [.. . ] we can move forward in hope, despite the difficulties and challenges we have had to deal with.”
Preparations for the Jubilee of the Vietnamese Church are at the centre of the meeting, which is not just an event but also an opportunity for the Church to look forward to its development.
In a letter to Card Jean Baptiste Pham Minh Man and all the bishops, dated 19 March of this year, Mgr Van Nhon looked back on the early days of the Church in Vietnam.
“On 9 September 1679 the Holy Father Alexander VII, 125 years after the Vietnamese people received the Good News from the missionaries, created the vicariates of Dang Trong and Dang Ngoai (in the north and the south). At that time the Vietnamese Church was persecuted, and many lay people lost their lives to announce our faith.”
“On 24 November1960,” the letter said, “John XXIII set up the Catholic Hierarchy in Vietnam with three archdiocese and 20 dioceses, including the three new diocese of My Tho, Da Lat and Long Xuyen. Step by step our Church saw other dioceses established: Da Nang (18 January 1963), Phu Cuong – Xuan Lộc (14 October 1965), Ban Me Thuot (22 June 1967), Phan Thiet (1 January 1975) and Ba Ria (20 November 2005). Now we have 26 dioceses serving Vietnam’s eight million of Catholics.”
Vung Tau (AsiaNews) – Preparations for the pilgrimage to Rome next year to mark the 350th anniversary of the establishment of Vietnam’s first two apostolic vicariates and the 50th anniversary of the country’s Catholic Church Hierarchy were discussed at the first annual meeting of the Episcopal Council of Vietnam currently underway. The event is scheduled to last from 13 to 18 April. Some 44 bishops and priests began the meeting on Monday evening in Bai Dau – Vung Tau Town, diocese of Ba Ria, divided among the 15 committees of the Episcopal Council.
In addition to the pilgrimage participants will discuss social communications, including the Council’s website. Indeed Mgr Nguyen Van De, who heads the Social Communication Committee, stressed the importance of such modern means of communication for the Church and its task of announcing the Good News.
A sign of hope came from the words of the chairman the Episcopal Council, Mgr Peter Nguyen Van Nhon, who in his opening address said that through “God’s Grace and the Church’s pastors [.. . ] we can move forward in hope, despite the difficulties and challenges we have had to deal with.”
Preparations for the Jubilee of the Vietnamese Church are at the centre of the meeting, which is not just an event but also an opportunity for the Church to look forward to its development.
In a letter to Card Jean Baptiste Pham Minh Man and all the bishops, dated 19 March of this year, Mgr Van Nhon looked back on the early days of the Church in Vietnam.
“On 9 September 1679 the Holy Father Alexander VII, 125 years after the Vietnamese people received the Good News from the missionaries, created the vicariates of Dang Trong and Dang Ngoai (in the north and the south). At that time the Vietnamese Church was persecuted, and many lay people lost their lives to announce our faith.”
“On 24 November1960,” the letter said, “John XXIII set up the Catholic Hierarchy in Vietnam with three archdiocese and 20 dioceses, including the three new diocese of My Tho, Da Lat and Long Xuyen. Step by step our Church saw other dioceses established: Da Nang (18 January 1963), Phu Cuong – Xuan Lộc (14 October 1965), Ban Me Thuot (22 June 1967), Phan Thiet (1 January 1975) and Ba Ria (20 November 2005). Now we have 26 dioceses serving Vietnam’s eight million of Catholics.”
Il pellegrinaggio del 2010 a Roma al centro della riunione dei vescovi vietnamiti
Asia-News
13:16 16/04/2009
La Conferenza episcopale prepara la visita che vuole ricordare il 350mo anniversario dell’istituzione dei primi due vicariati apostolici e il 50mo anniversario della creazione della gerarchia cattolica nel Paese. Affrontato anche il tema delle comunicazioni sociali.
Vung Tau (AsiaNews) - La preparazione del pellegrinaggio dell’anno prossimo a Roma, in occasione del 350mo anniversario dell’istituzione dei primi due vicariati apostolici in Vietnam e del 50mo anniversario della creazione della gerarchia cattolica nel Paese è stata al centro della prima riunione annuale della Conferenza episcopale vietnamita, che si riunisce dal 13 al 18 di questo mese di aprile.
A Bai Dau – Vung Tau Town, diocesi di Ba Ria, dalla sera del 13 aprile sono riuniti 44 partecipanti, compresi, oltre ai vescovi, alcuni sacerdoti che lavorano nei 15 comitati della Conferenza episcopale.
Ad aprire i lavori, oltre alle questioni legate al pellegrinaggio a Roma, il tema delle comunicazioni sociali, compreso il sito dell’episcopato. In proposito, mons. Nguyen Van De, che guida il Comitato per le comunicazioni sociali, ha evidenziato l’importanza che al giorno d’oggi tali moderni strumenti hanno per la Chiesa, nel suo impegno di annuncio della Buona novella.
Un segno di speranza è venuto dalle parole del presidente della Conferenza episcopale, mons. Peter Nguyen Van Nhon, che, nella prolusione ai lavori, ha affermato che “con la grazia di Dio, sono convinto che i pastori della Chiesa cammineranno nella speranza, malgrado le difficoltà e le sfide con le quali dobbiamo confrontarci”.
Al centro dei lavori resta dunque la preparazione del Giubileo della Chiesa vietnamita, che è non solo un evento, ma anche una opportunità per la Chiesa del Paese di guardare il cammino del proprio sviluppo. Dei primi passi della Chiesa vietnamita, mons. Van Nhon ha scritto in una lettera in data 19 marzo, indirizzata al cardinale Jean Baptist Pham Minh Man e a tutti i vescovi vietnamiti. “Il 9 settembre 1679 – vi si legge – papa Alessandro VII, 125 anni dopo che i missionari portarono il Vangelo nel nostro Paese, creò i vicariati di Dang Trong e Dang Ngoai (per il nord e il sud). A quel tempo, la Chiesa subì la persecuzione e molti laici persero la vita per annunciare la nostra fede”.
“Il 24 novembre 1960 - prosegue il documento – papa Giovanni XXIII stabiliva la gerarchia cattolica in Vietnam, con tre arcidiocesi comprendenti 20 diocesi e le tre nuove dicesi di My Tho, Da Lat e Long Xuyen. Passo dopo passo, la nostra Chiesa ha visto nascere alter diocese, come Da Nang (18 gennaio 1963), Phu Cuong – Xuan Lộc (14 ottobre 1965), Ban Me Thuot (22 giugno 1967), Phan Thiet (1 gennaio 1975) e Ba Ria (20 novembre 2005). Così, ora abbiamo 26 diocesi per il servizio degli otto milioni di cattolici del Vietnam”.
Vung Tau (AsiaNews) - La preparazione del pellegrinaggio dell’anno prossimo a Roma, in occasione del 350mo anniversario dell’istituzione dei primi due vicariati apostolici in Vietnam e del 50mo anniversario della creazione della gerarchia cattolica nel Paese è stata al centro della prima riunione annuale della Conferenza episcopale vietnamita, che si riunisce dal 13 al 18 di questo mese di aprile.
A Bai Dau – Vung Tau Town, diocesi di Ba Ria, dalla sera del 13 aprile sono riuniti 44 partecipanti, compresi, oltre ai vescovi, alcuni sacerdoti che lavorano nei 15 comitati della Conferenza episcopale.
Ad aprire i lavori, oltre alle questioni legate al pellegrinaggio a Roma, il tema delle comunicazioni sociali, compreso il sito dell’episcopato. In proposito, mons. Nguyen Van De, che guida il Comitato per le comunicazioni sociali, ha evidenziato l’importanza che al giorno d’oggi tali moderni strumenti hanno per la Chiesa, nel suo impegno di annuncio della Buona novella.
Un segno di speranza è venuto dalle parole del presidente della Conferenza episcopale, mons. Peter Nguyen Van Nhon, che, nella prolusione ai lavori, ha affermato che “con la grazia di Dio, sono convinto che i pastori della Chiesa cammineranno nella speranza, malgrado le difficoltà e le sfide con le quali dobbiamo confrontarci”.
Al centro dei lavori resta dunque la preparazione del Giubileo della Chiesa vietnamita, che è non solo un evento, ma anche una opportunità per la Chiesa del Paese di guardare il cammino del proprio sviluppo. Dei primi passi della Chiesa vietnamita, mons. Van Nhon ha scritto in una lettera in data 19 marzo, indirizzata al cardinale Jean Baptist Pham Minh Man e a tutti i vescovi vietnamiti. “Il 9 settembre 1679 – vi si legge – papa Alessandro VII, 125 anni dopo che i missionari portarono il Vangelo nel nostro Paese, creò i vicariati di Dang Trong e Dang Ngoai (per il nord e il sud). A quel tempo, la Chiesa subì la persecuzione e molti laici persero la vita per annunciare la nostra fede”.
“Il 24 novembre 1960 - prosegue il documento – papa Giovanni XXIII stabiliva la gerarchia cattolica in Vietnam, con tre arcidiocesi comprendenti 20 diocesi e le tre nuove dicesi di My Tho, Da Lat e Long Xuyen. Passo dopo passo, la nostra Chiesa ha visto nascere alter diocese, come Da Nang (18 gennaio 1963), Phu Cuong – Xuan Lộc (14 ottobre 1965), Ban Me Thuot (22 giugno 1967), Phan Thiet (1 gennaio 1975) e Ba Ria (20 novembre 2005). Così, ora abbiamo 26 diocesi per il servizio degli otto milioni di cattolici del Vietnam”.
Pasqua vietata per i cattolici di Son La
Asia-News
13:17 16/04/2009
Le autorità bloccano un sacerdote inviato dal vescovo di Hung Hoá per celebrare la messa della domenica. Già a Natale la polizia aveva impedito a due preti di raggiungere i fedeli della città. Dal 2004 i cattolici sono costretti a incontrarsi di nascosto. Il governo afferma che non ci sono fedeli nella zona, la Chiesa risponde con documenti che provano la presenza di almeno 3mila cristiani.
Hanoi (AsiaNews) - Vietato celebrare la Pasqua. A Son La, città della regione degli altipiani, la polizia ha impedito con la forza lo svolgimento della messa di domenica 12 aprile.
Mons. Anthony Vu Huy Chuong, vescovo di Hung Hoá, aveva inviato p. Nguyen Trung Thoai per celebrare la messa di Pasqua. I fedeli di Son La, parte dei 6mila cattolici che vivono nella provincia, attendevano il sacerdote in un luogo prestabilito dove avevano allestito una chiesa clandestina provvisoria. Fonti locali raccontano che quando p. Nguyen è arrivato a destinazione ad accoglierlo c’erano una decina di persone, vestite con abiti della polizia: hanno fermato il sacerdote intimandogli di tornare indietro. A nulla è servito l’intervento di alcuni fedeli che hanno cercato di difendere p. Nguyen e scortarlo sino al luogo della celebrazione. Per evitare che la polizia passasse dalle minacce ai fatti e risparmiare i fedeli da ulteriori problemi, il sacerdote non ha potuto far altro che desistere e così la messa di Pasqua non ha avuto luogo.
Già a Natale si era verificata a Son La una situazione simile. Allora le autorità locali avevano imposto il coprifuoco per evitare ai cattolici di ritrovarsi. I due sacerdoti che avevano cercato di raggiungere la città, a 300 chilometri da Hanoi, erano stati minacciati ed invitati a desistere dall’intento di raggiungere i fedeli della zona per le festività natalizie.
Il divieto ufficiale di svolgere celebrazioni pubbliche a Son La risale al 2006, ma già dal 2004 i fedeli sono costretti a ritrovarsi di nascosto in abitazioni private e scantinati. Le autorità affermano che nella città non ci sono cattolici e che quindi la presenza di sacerdoti non è motivata. In realtà la diocesi di Hung Hoá, sotto al cui giurisdizione rientra Son La, è stata eretta nel 1895. La Chiesa ha inoltre documenti che provano la presenza di almeno 3mila cristiani appartenenti a 40 diverse etnie.
Hanoi (AsiaNews) - Vietato celebrare la Pasqua. A Son La, città della regione degli altipiani, la polizia ha impedito con la forza lo svolgimento della messa di domenica 12 aprile.
Mons. Anthony Vu Huy Chuong, vescovo di Hung Hoá, aveva inviato p. Nguyen Trung Thoai per celebrare la messa di Pasqua. I fedeli di Son La, parte dei 6mila cattolici che vivono nella provincia, attendevano il sacerdote in un luogo prestabilito dove avevano allestito una chiesa clandestina provvisoria. Fonti locali raccontano che quando p. Nguyen è arrivato a destinazione ad accoglierlo c’erano una decina di persone, vestite con abiti della polizia: hanno fermato il sacerdote intimandogli di tornare indietro. A nulla è servito l’intervento di alcuni fedeli che hanno cercato di difendere p. Nguyen e scortarlo sino al luogo della celebrazione. Per evitare che la polizia passasse dalle minacce ai fatti e risparmiare i fedeli da ulteriori problemi, il sacerdote non ha potuto far altro che desistere e così la messa di Pasqua non ha avuto luogo.
Già a Natale si era verificata a Son La una situazione simile. Allora le autorità locali avevano imposto il coprifuoco per evitare ai cattolici di ritrovarsi. I due sacerdoti che avevano cercato di raggiungere la città, a 300 chilometri da Hanoi, erano stati minacciati ed invitati a desistere dall’intento di raggiungere i fedeli della zona per le festività natalizie.
Il divieto ufficiale di svolgere celebrazioni pubbliche a Son La risale al 2006, ma già dal 2004 i fedeli sono costretti a ritrovarsi di nascosto in abitazioni private e scantinati. Le autorità affermano che nella città non ci sono cattolici e che quindi la presenza di sacerdoti non è motivata. In realtà la diocesi di Hung Hoá, sotto al cui giurisdizione rientra Son La, è stata eretta nel 1895. La Chiesa ha inoltre documenti che provano la presenza di almeno 3mila cristiani appartenenti a 40 diverse etnie.
Easter denied for Catholics of Son La
Asia-News
15:52 16/04/2009
Authorities prevent a priest sent by the bishop of Hung Hoá from celebrating Sunday Mass. Last Christmas as well, the police had prevented two priests from going to the faithful of the city. Since 2004, Catholics have been forced to meet in hiding. The government says that there are no faithful in the area, but the Church responds with documents proving the presence of at least 3,000 Christians.
Hanoi (AsiaNews) - Easter celebrations prohibited. In the highland city of Son La, the police forcibly blocked the celebration of Sunday Mass on April 12.
Anthony Vu Huy Chuong, the bishop of Hung Hoá, had sent Fr. Nguyen Trung Thoai to celebrate Easter Mass. The faithful of Son La, who are among the 6,000 Catholics living in the province, were waiting for the priest in a prearranged place where they had set up a temporary clandestine church. Local sources say that when Fr. Nguyen arrived at the destination, he was met by a dozen people dressed in police uniforms: they stopped the priest, telling him to turn back. Some of the faithful tried to defend Fr. Nguyen and escort him to the place of the celebration, but were unable to do so. In order to keep the police from moving from threats into action, and to spare the faithful from further problems, the priest could do nothing other than desist, with the result that the Easter Mass did not take place.
Last Christmas, there was a similar situation in Son La. At that time, the local authorities imposed a curfew in order to prevent Catholics from gathering. The two priests who tried to reach the city, 300 kilometers from Hanoi, were threatened and told to give up their intention of going to the faithful of the area for the Christmas celebrations.
The official ban on public celebrations in Son La dates back to 2006, but already in 2004 the faithful were forced to meet secretly in private homes and basements. The authorities say that there are no Catholics in the city, so there is no reason for priests to be there. In reality, the diocese of Hung Hoá, which includes Son La, was established in 1895. The Church also has documents proving the presence of at least 3,000 Christians, belonging to 40 different ethnicities.
Hanoi (AsiaNews) - Easter celebrations prohibited. In the highland city of Son La, the police forcibly blocked the celebration of Sunday Mass on April 12.
Anthony Vu Huy Chuong, the bishop of Hung Hoá, had sent Fr. Nguyen Trung Thoai to celebrate Easter Mass. The faithful of Son La, who are among the 6,000 Catholics living in the province, were waiting for the priest in a prearranged place where they had set up a temporary clandestine church. Local sources say that when Fr. Nguyen arrived at the destination, he was met by a dozen people dressed in police uniforms: they stopped the priest, telling him to turn back. Some of the faithful tried to defend Fr. Nguyen and escort him to the place of the celebration, but were unable to do so. In order to keep the police from moving from threats into action, and to spare the faithful from further problems, the priest could do nothing other than desist, with the result that the Easter Mass did not take place.
Last Christmas, there was a similar situation in Son La. At that time, the local authorities imposed a curfew in order to prevent Catholics from gathering. The two priests who tried to reach the city, 300 kilometers from Hanoi, were threatened and told to give up their intention of going to the faithful of the area for the Christmas celebrations.
The official ban on public celebrations in Son La dates back to 2006, but already in 2004 the faithful were forced to meet secretly in private homes and basements. The authorities say that there are no Catholics in the city, so there is no reason for priests to be there. In reality, the diocese of Hung Hoá, which includes Son La, was established in 1895. The Church also has documents proving the presence of at least 3,000 Christians, belonging to 40 different ethnicities.
Vietnam: Les évêques du Vietnam sont rassemblés au Cap Saint-Jacques pour leur première assemblée annuelle
Eglises d'Asie
23:44 16/04/2009
Désormais, les évêques du Vietnam se réunissent en assemblée plénière deux fois par an. Leur première assemblée pour l'année 2009 vient de commencer ce lundi de Pâques, 13 avril, dans le sanctuaire marial qui domine la plage de Bai Dâu au Cap Saint-Jacques. À l'exception des deux évêques de Thai Binh et de Cân Tho, âgés, et de santé fragile, tous les ordinaires des 26 diocèses du pays sont venus participer aux travaux de la Conférence, y compris, les évêques nouvellement nommés, à savoir les évêques principaux de Bac Ninh et de Ba Mê Thuôt, et les évêques auxiliaires de Hanoï et de Saïgon.
Le 14 avril, après avoir reçu le responsable des affaires religieuses de la province de Ba Ria, venu souhaiter une bonne réussite à l'assemblée, les évêques ont écouté le rapport présenté par Mgr Nguyen Van Dê à l'issue d'un voyage à Rome où il a participé à une conférence sur les moyens de communication. Le débat qui a suivi a souligné l'importance de ces derniers dans un pays comme le Vietnam (l'État y contrôle les principaux médias). Il a été question de l'ensemble des publications de l'Eglise du Vietnam, depuis les bulletins paroissiaux jusqu'aux revues diocésaines. Décision a été prise de favoriser partout la création de nouveaux sites Web, comme supports de l'évangélisation et de l’action pastorale afin que, comme l'a dit le président de la conférence épiscopale, en conclusion du débat, « la voix de la vérité parvienne à tous dans la charité » (1).
Une bonne partie des débats de l'assemblée a été consacrée à la préparation de l'année sainte destinée à célébrer le premier cinquantenaire de l'établissement de la hiérarchie dans l'Eglise du Vietnam, une décision prise le 24 novembre 1960 par le pape Jean XXIII. Cette année sainte qui a été approuvée par Benoît XVI commencera le 24 novembre 2009 pour s'achever le jour de la Pentecôte en 2011. Ce devrait être l'occasion pour l'Eglise catholique de revenir sur son histoire et d'en tirer les leçons pour mener à bien sa mission d'évangélisation. Le comité de l'année sainte, composé des trois archevêques du Vietnam et de quatre évêques chargés de mission, a été placé sous la direction du cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, archevêque de Saïgon. Le cardinal a exposé à l'assemblée l'oeuvre accomplie par le comité au cours de l'année écoulée et celle qui reste à achever avant l'inauguration de l'année sainte, à Hanoï, le 24 septembre, alors que sa clôture est prévue au sanctuaire marial de La Vang. Le sommet de l'année sainte sera, à n'en point douter, la grande assemblée du peuple de Dieu organisée du 21 au 28 novembre à Hô Chi Minh-Ville. Selon le cardinal, la célébration de cette année sainte par l l'Eglise du Vietnam devrait revêtir trois dimensions: la confession de la foi grâce à son étude et à son approfondissement, la célébration de la foi par l'intermédiaire des célébrations liturgiques, la mise en oeuvre de la foi par le renforcement de la communion et la participation de tous à la vie commune de l'Eglise.
Les travaux de l'assemblée devraient s'achever samedi. De nombreux sujets restent à traiter.
(1) La conférence épiscopale vient de moderniser son site Web accessible à l'adresse: http://v3.hdgmvietnam.org/
(Source: Eglises d'Asie, 16 avril 2009)
Le 14 avril, après avoir reçu le responsable des affaires religieuses de la province de Ba Ria, venu souhaiter une bonne réussite à l'assemblée, les évêques ont écouté le rapport présenté par Mgr Nguyen Van Dê à l'issue d'un voyage à Rome où il a participé à une conférence sur les moyens de communication. Le débat qui a suivi a souligné l'importance de ces derniers dans un pays comme le Vietnam (l'État y contrôle les principaux médias). Il a été question de l'ensemble des publications de l'Eglise du Vietnam, depuis les bulletins paroissiaux jusqu'aux revues diocésaines. Décision a été prise de favoriser partout la création de nouveaux sites Web, comme supports de l'évangélisation et de l’action pastorale afin que, comme l'a dit le président de la conférence épiscopale, en conclusion du débat, « la voix de la vérité parvienne à tous dans la charité » (1).
Une bonne partie des débats de l'assemblée a été consacrée à la préparation de l'année sainte destinée à célébrer le premier cinquantenaire de l'établissement de la hiérarchie dans l'Eglise du Vietnam, une décision prise le 24 novembre 1960 par le pape Jean XXIII. Cette année sainte qui a été approuvée par Benoît XVI commencera le 24 novembre 2009 pour s'achever le jour de la Pentecôte en 2011. Ce devrait être l'occasion pour l'Eglise catholique de revenir sur son histoire et d'en tirer les leçons pour mener à bien sa mission d'évangélisation. Le comité de l'année sainte, composé des trois archevêques du Vietnam et de quatre évêques chargés de mission, a été placé sous la direction du cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, archevêque de Saïgon. Le cardinal a exposé à l'assemblée l'oeuvre accomplie par le comité au cours de l'année écoulée et celle qui reste à achever avant l'inauguration de l'année sainte, à Hanoï, le 24 septembre, alors que sa clôture est prévue au sanctuaire marial de La Vang. Le sommet de l'année sainte sera, à n'en point douter, la grande assemblée du peuple de Dieu organisée du 21 au 28 novembre à Hô Chi Minh-Ville. Selon le cardinal, la célébration de cette année sainte par l l'Eglise du Vietnam devrait revêtir trois dimensions: la confession de la foi grâce à son étude et à son approfondissement, la célébration de la foi par l'intermédiaire des célébrations liturgiques, la mise en oeuvre de la foi par le renforcement de la communion et la participation de tous à la vie commune de l'Eglise.
Les travaux de l'assemblée devraient s'achever samedi. De nombreux sujets restent à traiter.
(1) La conférence épiscopale vient de moderniser son site Web accessible à l'adresse: http://v3.hdgmvietnam.org/
(Source: Eglises d'Asie, 16 avril 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngôi Lời Việt Nam du ký tháng Ba
Quang Phan svd
22:30 16/04/2009
Ngày 24/03/09, nhân dịp có thầy Hoàng tổng quản lý cùng với cha Tâm và cha Duy đi kinh lý Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam và Gialai Kontum, thầy Bá và tôi mau mắn tranh thủ xin đi ké. Mục đích của tôi là thăm các anh em svd mình đang làm việc ở các địa điểm đó, và luôn tiện thăm một vài gia đình thân nhân của svd.
Lái xe khoảng bốn tiếng chúng tôi vào thành phố Tuy Hoà. Tôi chợt nhớ đến và muốn ghé thăm người bạn thâm niên đang sống ở đây mà đã hơn 15 năm chưa gặp, Xuân Phúc. Xuân Phúc vốn học chung với tôi từ thủa lớp 6. Gia đình Xuân Phúc thủa đó nghèo lắm. Thời bao cấp thì đám thường dân chúng ta ai mà chẳng nghèo. Nhưng, gia đình Xuân Phúc thuộc loại nghèo đặc biệt. Gia đình đông con, bố mẹ không đủ khả năng để nuôi từng đứa, nên mạnh ai nấy tự nuôi sống mình. Lúc ông Cụ qua đời, trong một hôm tối trời ngồi dưới ngọn đèn dầu loe loét, nước mắt chảy dài, cầm tay tôi cụ Bà nói: “Miệng mồm thiên hạ răng mà ác rứa hè, họ nói bác trai chết là do bác bỏ đói. Gia đình bác nghèo không đủ ăn, nhưng làm chi mà có chuyện nớ.”
Hồi đó Xuân Phúc có nghề làm bánh nậm và bánh bột lộc, một thứ đặc sản của người Huế. Ngày ngày buổi sáng Phúc đội cái rỗ bánh trên đầu ra các khu chợ ở Đà Nẵng kiếm sống. Trưa về đi học, tối về gói bánh để sáng hôm sau ra chợ bán. Có một kỷ niệm đáng nhớ về Phúc. Lúc đó đã là cậu con trai lớp 9 rồi, sớm biết chưng diện trước phái nữ, mỗi lần đội thúng bánh ra chợ, hể gặp mấy đứa con gái quen biết hoặc con gái bạn học cùng lớp, Phúc nhanh chân lủi trốn vì mắc cỡ về cái thúng bánh trên đầu. Nghĩ mà tội nghiệp.
Phúc có một người anh trai khá đặc biệt, đó là anh Xuân Dũng. Anh Xuân Dũng học giỏi lắm. Thời nghèo đói bao cấp như vừa nói trên, anh Xuân Dũng phải đi lượm củi khô bó lại rồi đem ra chợ bán sống qua ngày. Nhưng anh có chí học hành lắm. Muốn thi vào trường Y của Huế, nhưng bị bố cấm học. Người xưa có câu cha làm thầy con đốt sách, nhưng trường hợp của anh Xuân Dũng thì lại là cha đốt sách con đi học! Ông cụ đem hết sách vở ra đốt để cậu con trai không còn tơ tưởng gì đến việc học hành nữa. Nhưng Xuân Phúc kể là anh Dũng vẫn hay trốn bố vào toilet đọc sách trong đó. Tới ngày thi, anh Dũng vẫn đẩy xe ra khỏi nhà, nhưng bỏ làm, đến trường đi thi, tối đẩy xe về nhà bình thường. Thời đó, mỗi lần có kết quả đậu vào trường đại học, tên của những thí sinh trúng tuyển được đọc trên các loa treo trên các cột điện khắp đường phố. Ông bố buổi sáng ngồi sân trước, nghe tên đứa nào trúng tuyển sao mà trùng tên thằng con trai của mình thế. Quả là một gương hiếu học.
Gia đình Xuân Phúc theo đạo Công giáo vì tôi thấy có bàn thờ Chúa Mẹ trong nhà, nhưng tôi hầu như không thấy họ đi nhà thờ bao giờ. Tôi chỉ nhớ là lúc ông Cụ qua đời thì có đưa vào nhà thờ. Anh Xuân Dũng thì hình như có kỵ rơ với Công giáo. Số là, lúc còn là sinh viên trường Y, anh phải lòng một cô gái khá xinh đẹp trong xứ, chị Hạnh. Gia đình chị Hạnh thì rất là Công giáo, có anh trai là Linh mục. Bố mẹ được người trong xứ trọng vọng, ai ai cũng kêu là ông bà Cố. Thế nhưng, buồn thay, anh Xuân Dũng bị gia đình chị Hạnh từ chối. Theo Phúc kể thì lý do là vì cái tội nghèo! Mà quả thật là nghèo. Thế là môn không đăng, hộ không đối, anh Xuân Dũng mang mối hận từ đó. Hận đời, hận tình và hận luôn cả người mang danh đạo! Nhà tu gọi khó nghèo là nhân đức, nhưng người đời cho là một sự nguyền rủa.
Sau này đỗ đạt thành bác sĩ, cũng theo Phúc kể, anh Xuân Dũng ôm mộng lớn lắm. Anh muốn phấn đấu trở thành trưởng khoa trong bệnh viện, rồi lên làm giám đốc. Mà thời đó, muốn thăng quan tiến chức thì phải vào đảng. Thế là anh trở thành đảng viên.
Phúc giờ đây cũng thuộc hàng đại gia ở Tuy Hoà, nhưng tôi thấy cũng không thiết tha gì việc nhà thờ nhà thánh. Gia đình không có bàn thờ Chúa. Phúc đãi ăn trưa, tôi đang phân vân có nên làm dấu thánh giá trước khi ăn, để tránh gia chủ khỏi ngại ngùng? Anh em svd đã làm dấu trước bữa ăn, Phúc cũng làm theo, cho dù một cách máy móc! Một cử chỉ truyền giáo nho nhỏ.
Tôi hơi dài dòng về trường hợp của gia đình Xuân Phúc vì ngày nay cũng còn đó bao nhiêu là Xuân Phúc và Xuân Dũng. Bất mãn hay bị người khác làm vấp ngã đức tin rồi xa Chúa bỏ nhà thờ. Chúng ta học được bài học nào chăng trong việc truyền giáo hoặc tái truyền giáo?
Xế chiều chúng tôi đặt chân đến nhà svd ở Kim Châu. Đó là một khu đất khá rộng với những dãy nhà cũ kỹ nghe đâu có thể hơn 100 tuổi. Nếu là ở Úc thì chắc chắn đã được liệt kê vào hạng di tích lịch sử, không còn thuộc quyền quản lý của chủ nhân mà là của nhà nước rồi. Vì là một toà nhà cũ kỹ nên tiện nghi sinh hoạt cũng hạn chế không thoải mái. Nói ra như vậy để anh em mình hiểu được phần khó khăn của anh em đang sống ở đó. Tuy nhiên với sự chăm sóc và chăm chỉ làm việc, các anh em đã biến nó thành một cộng đoàn xinh xắn. Có ao cá, vườn cây cảnh, đài đức Mẹ thật đẹp.
Mấy sào ngô xanh tươi có được là sự làm việc chăm chỉ của anh em svd cộng tác với bà con địa phương. Thầy Tuấn tâm sự bà con đây nhiệt tình lắm, làm gì họ cũng sẵn sang ra tay giúp đỡ,nhưng mình phải luôn có mặt để động viên tinh thần làm việc. Tôi cũng có ấn tượng là trẻ em cũng như bà con ở đây rất cảm tình với thầy. Không khéo như Phêrô hồi xưa trên núi, họ lại dựng cho thầy một lều gia hạn tạm trú thêm một năm ở Kim Châu! Đó phải chăng là một gương nho nhỏ về đối thoại sống, dialogue of life.
Cha Simon Nguyễn Đức Hồng, thầy Tuấn và thầy Phước vui vẻ đón tiếp. Tối hôm đó chúng tôi được khoản đãi món thịt cầy. Tuy không phải là món khoái khẩu của mình, nhưng không thể không ghi nhận sự tận tình và hiếu khách của cha Hồng, các thầy và các anh chị em giáo dân giúp việc.
Tuy ở lại Kim Châu trong một thời gian ngắn ngủi, tôi khám phá ra vài điều thú vị về địa danh gắn bó mật thiết này với dòng Thánh Giuse. Tuy không hẳn là cái nôi của dòng Giuse, nhưng có thể nói đây là nới chứng kiến sự trưởng thành lớn lên của dòng trong những thập niên kể từ 30’s trước khi dời về Nha trang. Đi đến đâu tôi cũng được nghe những người thuộc thế hệ lớn tuổi đã từng được chịu sự giáo dục của nhà dòng hết lòng ngưỡng mộ và ngợi khen tính kỷ luật và sự chuyên môn về giáo dục của các thầy Giuse một thời. Đến nay không ít những người thành công hoặc có chức vụ trong giáo quyền cũng như chính quyền đã từng thọ giáo với các thầy Giuse. Cho đến nay, Kim Châu vẫn là một vùng khó khăn, dân chúng sống chủ yếu làm nông. Chất lượng giáo dục vẫn chưa đâu sánh bằng các thầy Giuse đã một thời phục vụ địa phương này.
Hôm đi họp các dòng ở Bùi Chu do Hội đồng Giám mục VN tổ chức, một Soeur giám tập đã cao niên có nhận xét là các em tu sinh ngày ngay tuy không thích mình bị so sánh với thế hệ đi trước bằng những câu như “hồi xưa…..thế này thế nọ”, nhằm bắt các em phải sống theo giá trị của người xưa, nhưng các em vẫn có hứng thú và thích được nghe về lịch sử của dòng về thế hệ đi trước với sự hiếu kỳ. Quả thật dòng Giuse đã để lại một dấu ấn truyền giáo sâu đậm trong tâm trí của người dân địa phương. Chớ gì lịch sử đó sẽ được lưu lại để khỏi bị đi vào quên lãng. Ngày nay tuy chúng ta đã hội nhập với dòng Ngôi Lời, sống đời sống sứ vụ và linh đạo Ngôi Lời, nhưng lịch sử dòng thánh Giuse vẫn là di sản làm phong phú cho quá trình hình thành của tỉnh dòng Ngôi Lời tại VN.
Tranh thủ đi thăm một vài gia đình ông bà cố. Chúng tôi thăm bà Cố của cha Thanh và cha Minh, ông bà Cố của cha Ưng. Tuy đã cao tuổi, nhưng các ngài không mất đi tính trẻ trung hài hước.
Nhà thờ Kim Châu bên cạnh cộng đoàn svd cũng là một ngôi thánh đường có bề dày lịch sử do cha Trí, là bào đệ của cố linh mục Simon Nghi svd đảm nhiệm. Ngôi nhà thờ này là ngôi nhà thờ duy nhất trong giáo phận Qui Nhơn với hơn 100 tuổi đời. Những cánh cửa cũ kỹ to lớn với những chạm trổ, những cột trụ gỗ to chắc bên trong nhà thờ thật là ấn tượng, chứng tích lịch sử của bao nhiêu thế hệ đi trước. Nghe nói ngôi thánh đường này được liệt kê là di tích lịch sử của tỉnh.
Sáng hôm sau 25/03 Lễ Truyền Tin, cha Hồng, các anh em svd cùng với cộng đoàn sốt sắng dâng Lễ trước khi lên đường.
Rời Kim Châu khoảng 5km về hướng Bắc, nằm trên quốc lộ, chúng tôi đi ngang qua Đập Đá ghé thăm một khu đất nhỏ, một ngôi thánh đường nhỏ đang được xây dựng, giáo họ Đập Đá. Được biết sau này sẽ giao cho SVD trông coi. Tôi muốn ghé thăm Nhà Thờ Đá, đó mới là cái nôi nơi dòng thánh Giuse được sanh ra. Nghe nói địa danh đó nằm trên một ngọn đồi, giờ đây do ảnh hưởng của chiến tranh và theo thời gian đã trở thành hoang phế.
Cách thành phố Đà Nẵng 60km, chúng tôi ghé thăm giáo xứ Bình Phong, Tam Ky- Quảng Nam. Được cha xứ là anh trai của tôi đãi ăn trưa món mì Quảng mà cha Tâm order khi cách giáo xứ hai tiếng đồng hồ xe. Đi với cha Tâm chắc là khó bị chết đói lắm! Bình phong cây cối mát mẻ, anh em đánh một giấc trưa thoải mái.
Chúng tôi ghé thăm gia đình thầy Thắng, một học viên năm đầu của chúng ta tại học viện Saigon. Đời sống gia đình đơn sơ giản dị trong một khung cảnh hết sức mộc mạc, nhưng ấm áp tình hiếu khách và lạc quan của gia đình thầy – ông bà nội và song thân của thầy. Gia đình sản xuất bún tươi. Anh em nào tương lai ghé Bình Phong, Tam Kỳ, đừng bỏ qua món bún tươi của gia đình thầy Thắng.
Xế chiều thì chúng tôi đến giáo xứ Hoà Khánh, Đà Nẵng, nơi cha Ưng svd đang ở và làm việc trong vai trò cha phó. Đó là một giáo xứ lớn với khoảng bảy ngàn giáo dân, với con số lớn học sinh từ quê hoặc lao động di dân đổ về đó. Chúng tôi nghỉ đêm ở đó và sáng hôm sau cùng dâng thánh Lễ với giáo xứ.
Buổi sáng, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng ghé thăm cộng đoàn các Soeur Phaolô ở nhà Hưu dưỡng. Không biết Soeur trực văn phòng vào báo cáo thế nào mà Soeur bề trên nhà thông báo với các Soeurs già hôm nay có Đức cha đến thăm. Báo hại các Soeurs già áo xống chỉnh tề chuẩn bị đón phép lành của Đức cha. Hoá ra cha Tâm svd nhà mình người đen đen ốm ốm, gầy thầy cơm, ngoại hình trông giống Đức cha Bùi Tuần hết sức. Các Soeurs bị một phen bé cái lầm!!! Tội nghiệp ‘đức cha Tâm’ phải đi từng Soeur để ban phép lành để không phụ lòng trông đợi của quí Soeur già.
Được hướng dẫn qua thăm một cộng đoàn Phaolô khác gần đó, thầy Hoàng quản lý và cha Huy tranh thủ xin các các Soeurs chỉ giáo về nghệ thuật nuôi cá, chăn nuôi thỏ, heo, trồng cây. Quen biết các Souer Phaolô từ thủa nhỏ, tôi không ngừng thán phục tài kinh bang tế thế của các nữ tu này trong những giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Tinh thần tự túc tự cường của giới quần thoa phụ nữ chân yếu tay mềm này đáng cho chúng ta học hỏi lắm.
Trưa 26/05 cha Ưng đề nghị chúng tôi đi thăm một địa điểm hết sức đặc biệt. Đó là mộ thầy James Đặng An, một cựu Giuse của chúng ta, mà dân địa phương quen thuộc gọi là thầy Dzack (do phát âm tiếng Pháp của chữ James). Phần mộ của thầy Dzack nằm ở trung tâm của nghĩa trang, thuộc giáo xứ Cồn Dầu - Quảng Nam, nay thuộc giáo phận Đà Nẵng.
Giáo xứ Cồn Dầu trước đây thuộc giáo phận Qui Nhơn trước khi Đà Nẵng tách thành một giáo phận khác. Thầy Dzack được cử về Cồn Dầu để trong coi tài sản của giáo phận ở đó. Theo một nhân chứng còn sống, nay đã sắp xỉ 80 tuổi, thì một hôm tối trời thầy Dzack bị một nhóm du kích dẫn ra ngoài ruộng chém đầu vì thầy từ chối không thoả mãn những đòi hỏi của họ. Chính nhân chứng sống này đã dẫn giáo dân đến thu lượm di thể của thầy về chôn cất. Thửa ruộng nơi thầy bị chém đầu chúng ta có thể thấy xa xa từ mộ phần của thầy (xem hình). Theo giáo dân sống ở đây, thầy Dzack linh lắm, họ vẫn đến khấn vái xin ơn của thầy. Hôm đó có mấy Soeurs từ Trà Kiệu cũng đến khấn xin với thầy.
Tấm bia đá trên mộ phần của thầy do thời gian đã bị xói mòn, khó khăn lắm tôi mới được được vài thông tin vắn tắt về thầy: ĐẶNG AN, DÒNG THÁNH GIUSE, MẤT NĂM 1945…. Ngoài ra còn những chi tiết khác mà không thể đọc được vì bia đá đã quá xói mòn
Cồn Dầu nằm trong khu vực nay mai có thể bị giải toả, để lại cho tư nhân làm khu du lịch sinh thái. Giáo dân Cồn Dầu đang còn trong giai đoạn căng thẳng với chính quyền về vụ giải toả đất đai này, vì nó liên quan trực tiếp đến không những chỗ ở mà còn là công việc làm ăn của họ. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, di dời chỗ ở, kiếm việc gì để sinh sống là một vấn nạn nhức nhối. Nay mai nếu phải giải toả, không biết mộ phần của thầy Dzack sẽ ra sao. Riêng tôi sực nhớ đến một câu nói của thánh Joseph Freinadametz nhà truyền giáo tiên khởi của hội dòng SVD ở Trung quốc: “Trung quốc không chỉ là quê hương của tôi mà còn là chiến trường mà trên đó một kia tôi sẽ ngã xuống.” Cồn Dầu là nơi mà thầy Dzack không những sống và làm việc, mà còn là chiến trường trên đó thầy đã ngã xuống. Đúng là câu chuyện về một cuộc sống truyền giáo.
Thứ Sáu 27/03, chúng tôi lên đường hướng về vùng cao nguyên Gia Lai – Kontum.
Quả thật nỗ lực truyền giáo của Giáo hội Vietnam, đặc biệt là các hội dòng nam nữ ngày nay hầu như nhắm vào các cứ điểm vùng cao nguyên, mục tiêu không thể bỏ qua là anh chị em người dân tộc thiểu số. Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều anh em svd cũng có những suy tư thao thức về việc đẩy mạnh công việc truyền giáo của mình ở Cao nguyên.
Trước hết chúng tôi ghé thăm xứ Thăng Thiên do cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đảm nhiệm kiêm hạt trưởng Gialai. Thầy Phúc đang mục vụ năm ở giáo xứ này. Thầy Phúc chuyện lo giáo lý và sinh hoạt ca đoàn của giáo xứ. Cha sở Phêrô Đông là một người có đầu óc hoạt động xã hội năng nổ. Cha có công xây dựng nhà khuyết tật, mở mang cơ sở cho học sinh nghèo, và đặc biệt Cha được biết đến do chương trình chôn cất thai nhi bị cha mẹ bỏ. Đến nay cha đã thành lập được các nghĩa trang không những ở Gialai mà còn ở các tỉnh khác, chôn cất đến nay hơn 7000 thai nhi. Cha Đông tiếp đón anh em svd rất là ân cần, ngài vốn có thiện cảm với dòng Ngôi Lời chúng ta và mong mỏi sự cộng tác của svd.
Cha Đông là người kể chuyện rất có duyên và hóm hỉnh. Ngồi nghe Cha kể chuyện không biết chán. Cha kể những câu chuyện như là các đồng nhi về chọc phá giấu đồ đạc của cha, nhiều khi cha phải la mắng chúng không được quậy phá….”dù sao mình cũng là bố tụi nó mà hì hì” Cha vui vẻ kể. Những câu chuyện về sự quan phòng của Chúa và cầu xin với các thánh thai nhi Cha đã chôn cất. Trong những lúc khó khăn, cha không bao giờ quên chạy đến với họ xin trợ giúp. Các chương trình từ thiện xã hội của Cha không những được người trong nước mà cả người không công giáo ở trong cũng như ngoài nước biết đến.
Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường đi đến Giáo xứ Thạch Mỹ nơi có thầy Thiện cũng đang mục vụ năm ở đó. Thạch Mỹ cách Gialai khoảng 20km. Đó cũng là một giáo xứ lâu đời với hơn 5000 giáo dân, đa số là gốc di cư. Giáo xứ không có linh mục, cha hạt trưởng Phêrô Đông đảm nhiệm. Mọi công việc quản lý hầu như trao phó hết cho thầy Thiện. Tội nghiệp thầy, ăn cơm thầy làm việc cha!
Cha Nguyên svd cũng vừa mới rời Thạch Mỹ sau ba tháng giúp ở đó. Sau nhiều năm chờ đợi, rốt cuộc Cha cũng đã có visa đi PNG, nhưng phải qua Philipines lấy visa. Cha Hải svd trong lúc chờ đợi làm visa đi truyền giáo ở Argentina hiện đang ở giúp giáo xứ.
Tối hôm ở Thạch Mỹ, Cha Tâm được mời chia sẻ hành trình ơn gọi với các em dự tu nam nữ của giáo xứ. Cha chia sẻ hành trình đi tu với không nhiều khó khăn, nhưng kiên trì qua cầu nguyện và tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Chúa. “Một tay bám lấy Chúa, một tay bám lấy anh em” đó là danh ngôn của Cha Tâm!
Cha Giám tỉnh và một số anh em sáng thứ Hai, 30/3/09 qua sự giới thiệu của cha Phêrô Đông đã có một cuộc gặp gỡ với Đức cha Micae Oanh giám mục Kontum. Đây là cuộc gặp gỡ lần đầu tiên của đại diện Ngôi Lời Vn với Đức cha địa phận. Cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách xã giao và tìm hiểu.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở địa phận, cha Phêrô Đông đã có những lời khuyên thiết thực. Chúng ta nên từ từ cẩn trọng, không nên quá vội vàng. Chúng ta còn phải nghĩ đến sự hạn chế của chúng ta ở khía cạnh thực lực nhân sự, tài chánh và cơ sở vật chất. Đó là chưa nói đến cần phải có tham khảo và suy xét hơn nữa về hoàn cảnh văn hoá, xã hội, và kinh tế địa phương nơi chúng ta muốn truyền giáo. Trong quá khứ cũng đã từng có các dòng tu đến truyền giáo ở đây nhưng hiệu quả truyền giáo cũng còn có rất nhiều hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng cần có sự nghiên cứu tham khảo nhghiêm túc trước khi anh em svd chúng ta dấn thân sâu vào truyền giáo ở đây.
Thiển nghĩ chúng ta có thể từng bước xây dựng công việc truyền giáo của chúng ta ở Cao nguyên trước hết bằng sự hiện diện truyền giáo. Thay vì xây dựng cơ sở riêng hoặc nhận giáo xứ svd, chúng ta hợp tác với những cơ sở có sẵn của địa phận. Qua những đóng góp mục vụ. Sự hiện diện và hợp tác của các thầy học viện làm mục vụ năm hoặc hè là một ví dụ điển hình.
Phương thức truyền giáo của chúng ta nên áp dụng phải chăng là đối thoại và xây dựng một lối sống với văn hoá nhân bản. Lịch sử truyền giáo kể từ giáo hội sơ khai, đặc biệt là giáo hội Vietnam, luôn chứng minh là đức tin công giáo lớn mạnh khi các nhà truyền giáo biết cổ võ một đời sống với những giá trị nhân bản. Lấy con người làm gốc, thăng tiến đời sống con người, để qua đó giúp con người biết hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc của Chân Thiện Mỹ của mình. Lịch sử cũng chứng minh xây dựng những cơ sở vật chất tôn giáo đồ sộ, không phù hợp với hoàn cảnh sống khó nghèo của dân chúng địa phương, không mang đến hiệu quả truyền giáo cao, ở nhiều trường hợp nếu không muốn nói là suy thoái. Giáo hội Vietnam từ khi đất nước mở cửa 1990, con số tham gia đạo không có gia tăng đáng kể nào, mặc dù cơ sở vật chất nhà thờ được xây dựng khắp nơi, nhất là ở đô thị.
Phương thức truyền giáo qua đối thoại văn hoá không phải là điều mới lạ trong linh đạo truyền giáo của Ngôi Lời. Tấm gương truyền giáo của cha Joseph Freidanametz là một điển hình. Ngài sống cùng, sống với và sống cho người dân địa phương. Cơ sở vật chất hầu Ngài không để lại cái nào, ngoài di sản đức tin! Chúng ta không thiếu những hướng dẫn về văn hoá và hội nhập văn hoá trong văn kiện hướng dẫn cũng như tấm gương truyền giáo trong lãnh vực đối thoại này.
Cao nguyên có lẽ là địa điểm nay mai anh em svd mình sẽ nhắm tới. Chúng ta nên học hỏi gương người đi trước, nghiên cứu xem những gì là khả thể và lâu dài. Nên có một kế hoặch truyền giáo bền vững lâu dài, kẻo không chúng ta lại trở nên ăn xổi ở thì, vừa hao tốn nhân sự và tài nguyên, nhất là lãng phí thời gian. Vấn đề có lẽ không phải là khi nào nhưng là bằng cách nào chúng ta nên dấn thân truyền giáo ở Cao nguyên. Thay vì đặt câu hỏi chúng ta rồi đây sẽ làm được gì, cho bằng chúng ta sẽ có sự hiện diện truyền giáo như thế nào trong một bối cảnh như vậy. Đi chậm mà chắc, còn hơn chạy lẹ mà té nhào!
Sự hiện diện truyền giáo của các anh em mình ở Cao nguyên qua những mục vụ hè và năm trong những năm qua thực sự được đánh giá cao. Có thể nói chúng ta đã bắt đầu bằng những bước đi đúng hướng, dù là những bước đi rất nhỏ.
Cầu chúc tất cả anh em một mùa Phục sinh đầy ơn Trên.
Mùa Phục Sinh, 15/04/09.
Lái xe khoảng bốn tiếng chúng tôi vào thành phố Tuy Hoà. Tôi chợt nhớ đến và muốn ghé thăm người bạn thâm niên đang sống ở đây mà đã hơn 15 năm chưa gặp, Xuân Phúc. Xuân Phúc vốn học chung với tôi từ thủa lớp 6. Gia đình Xuân Phúc thủa đó nghèo lắm. Thời bao cấp thì đám thường dân chúng ta ai mà chẳng nghèo. Nhưng, gia đình Xuân Phúc thuộc loại nghèo đặc biệt. Gia đình đông con, bố mẹ không đủ khả năng để nuôi từng đứa, nên mạnh ai nấy tự nuôi sống mình. Lúc ông Cụ qua đời, trong một hôm tối trời ngồi dưới ngọn đèn dầu loe loét, nước mắt chảy dài, cầm tay tôi cụ Bà nói: “Miệng mồm thiên hạ răng mà ác rứa hè, họ nói bác trai chết là do bác bỏ đói. Gia đình bác nghèo không đủ ăn, nhưng làm chi mà có chuyện nớ.”
Hồi đó Xuân Phúc có nghề làm bánh nậm và bánh bột lộc, một thứ đặc sản của người Huế. Ngày ngày buổi sáng Phúc đội cái rỗ bánh trên đầu ra các khu chợ ở Đà Nẵng kiếm sống. Trưa về đi học, tối về gói bánh để sáng hôm sau ra chợ bán. Có một kỷ niệm đáng nhớ về Phúc. Lúc đó đã là cậu con trai lớp 9 rồi, sớm biết chưng diện trước phái nữ, mỗi lần đội thúng bánh ra chợ, hể gặp mấy đứa con gái quen biết hoặc con gái bạn học cùng lớp, Phúc nhanh chân lủi trốn vì mắc cỡ về cái thúng bánh trên đầu. Nghĩ mà tội nghiệp.
Phúc có một người anh trai khá đặc biệt, đó là anh Xuân Dũng. Anh Xuân Dũng học giỏi lắm. Thời nghèo đói bao cấp như vừa nói trên, anh Xuân Dũng phải đi lượm củi khô bó lại rồi đem ra chợ bán sống qua ngày. Nhưng anh có chí học hành lắm. Muốn thi vào trường Y của Huế, nhưng bị bố cấm học. Người xưa có câu cha làm thầy con đốt sách, nhưng trường hợp của anh Xuân Dũng thì lại là cha đốt sách con đi học! Ông cụ đem hết sách vở ra đốt để cậu con trai không còn tơ tưởng gì đến việc học hành nữa. Nhưng Xuân Phúc kể là anh Dũng vẫn hay trốn bố vào toilet đọc sách trong đó. Tới ngày thi, anh Dũng vẫn đẩy xe ra khỏi nhà, nhưng bỏ làm, đến trường đi thi, tối đẩy xe về nhà bình thường. Thời đó, mỗi lần có kết quả đậu vào trường đại học, tên của những thí sinh trúng tuyển được đọc trên các loa treo trên các cột điện khắp đường phố. Ông bố buổi sáng ngồi sân trước, nghe tên đứa nào trúng tuyển sao mà trùng tên thằng con trai của mình thế. Quả là một gương hiếu học.
Gia đình Xuân Phúc theo đạo Công giáo vì tôi thấy có bàn thờ Chúa Mẹ trong nhà, nhưng tôi hầu như không thấy họ đi nhà thờ bao giờ. Tôi chỉ nhớ là lúc ông Cụ qua đời thì có đưa vào nhà thờ. Anh Xuân Dũng thì hình như có kỵ rơ với Công giáo. Số là, lúc còn là sinh viên trường Y, anh phải lòng một cô gái khá xinh đẹp trong xứ, chị Hạnh. Gia đình chị Hạnh thì rất là Công giáo, có anh trai là Linh mục. Bố mẹ được người trong xứ trọng vọng, ai ai cũng kêu là ông bà Cố. Thế nhưng, buồn thay, anh Xuân Dũng bị gia đình chị Hạnh từ chối. Theo Phúc kể thì lý do là vì cái tội nghèo! Mà quả thật là nghèo. Thế là môn không đăng, hộ không đối, anh Xuân Dũng mang mối hận từ đó. Hận đời, hận tình và hận luôn cả người mang danh đạo! Nhà tu gọi khó nghèo là nhân đức, nhưng người đời cho là một sự nguyền rủa.
Sau này đỗ đạt thành bác sĩ, cũng theo Phúc kể, anh Xuân Dũng ôm mộng lớn lắm. Anh muốn phấn đấu trở thành trưởng khoa trong bệnh viện, rồi lên làm giám đốc. Mà thời đó, muốn thăng quan tiến chức thì phải vào đảng. Thế là anh trở thành đảng viên.
Phúc giờ đây cũng thuộc hàng đại gia ở Tuy Hoà, nhưng tôi thấy cũng không thiết tha gì việc nhà thờ nhà thánh. Gia đình không có bàn thờ Chúa. Phúc đãi ăn trưa, tôi đang phân vân có nên làm dấu thánh giá trước khi ăn, để tránh gia chủ khỏi ngại ngùng? Anh em svd đã làm dấu trước bữa ăn, Phúc cũng làm theo, cho dù một cách máy móc! Một cử chỉ truyền giáo nho nhỏ.
Tôi hơi dài dòng về trường hợp của gia đình Xuân Phúc vì ngày nay cũng còn đó bao nhiêu là Xuân Phúc và Xuân Dũng. Bất mãn hay bị người khác làm vấp ngã đức tin rồi xa Chúa bỏ nhà thờ. Chúng ta học được bài học nào chăng trong việc truyền giáo hoặc tái truyền giáo?
Xế chiều chúng tôi đặt chân đến nhà svd ở Kim Châu. Đó là một khu đất khá rộng với những dãy nhà cũ kỹ nghe đâu có thể hơn 100 tuổi. Nếu là ở Úc thì chắc chắn đã được liệt kê vào hạng di tích lịch sử, không còn thuộc quyền quản lý của chủ nhân mà là của nhà nước rồi. Vì là một toà nhà cũ kỹ nên tiện nghi sinh hoạt cũng hạn chế không thoải mái. Nói ra như vậy để anh em mình hiểu được phần khó khăn của anh em đang sống ở đó. Tuy nhiên với sự chăm sóc và chăm chỉ làm việc, các anh em đã biến nó thành một cộng đoàn xinh xắn. Có ao cá, vườn cây cảnh, đài đức Mẹ thật đẹp.
Mấy sào ngô xanh tươi có được là sự làm việc chăm chỉ của anh em svd cộng tác với bà con địa phương. Thầy Tuấn tâm sự bà con đây nhiệt tình lắm, làm gì họ cũng sẵn sang ra tay giúp đỡ,nhưng mình phải luôn có mặt để động viên tinh thần làm việc. Tôi cũng có ấn tượng là trẻ em cũng như bà con ở đây rất cảm tình với thầy. Không khéo như Phêrô hồi xưa trên núi, họ lại dựng cho thầy một lều gia hạn tạm trú thêm một năm ở Kim Châu! Đó phải chăng là một gương nho nhỏ về đối thoại sống, dialogue of life.
Cha Simon Nguyễn Đức Hồng, thầy Tuấn và thầy Phước vui vẻ đón tiếp. Tối hôm đó chúng tôi được khoản đãi món thịt cầy. Tuy không phải là món khoái khẩu của mình, nhưng không thể không ghi nhận sự tận tình và hiếu khách của cha Hồng, các thầy và các anh chị em giáo dân giúp việc.
Tuy ở lại Kim Châu trong một thời gian ngắn ngủi, tôi khám phá ra vài điều thú vị về địa danh gắn bó mật thiết này với dòng Thánh Giuse. Tuy không hẳn là cái nôi của dòng Giuse, nhưng có thể nói đây là nới chứng kiến sự trưởng thành lớn lên của dòng trong những thập niên kể từ 30’s trước khi dời về Nha trang. Đi đến đâu tôi cũng được nghe những người thuộc thế hệ lớn tuổi đã từng được chịu sự giáo dục của nhà dòng hết lòng ngưỡng mộ và ngợi khen tính kỷ luật và sự chuyên môn về giáo dục của các thầy Giuse một thời. Đến nay không ít những người thành công hoặc có chức vụ trong giáo quyền cũng như chính quyền đã từng thọ giáo với các thầy Giuse. Cho đến nay, Kim Châu vẫn là một vùng khó khăn, dân chúng sống chủ yếu làm nông. Chất lượng giáo dục vẫn chưa đâu sánh bằng các thầy Giuse đã một thời phục vụ địa phương này.
Hôm đi họp các dòng ở Bùi Chu do Hội đồng Giám mục VN tổ chức, một Soeur giám tập đã cao niên có nhận xét là các em tu sinh ngày ngay tuy không thích mình bị so sánh với thế hệ đi trước bằng những câu như “hồi xưa…..thế này thế nọ”, nhằm bắt các em phải sống theo giá trị của người xưa, nhưng các em vẫn có hứng thú và thích được nghe về lịch sử của dòng về thế hệ đi trước với sự hiếu kỳ. Quả thật dòng Giuse đã để lại một dấu ấn truyền giáo sâu đậm trong tâm trí của người dân địa phương. Chớ gì lịch sử đó sẽ được lưu lại để khỏi bị đi vào quên lãng. Ngày nay tuy chúng ta đã hội nhập với dòng Ngôi Lời, sống đời sống sứ vụ và linh đạo Ngôi Lời, nhưng lịch sử dòng thánh Giuse vẫn là di sản làm phong phú cho quá trình hình thành của tỉnh dòng Ngôi Lời tại VN.
Tranh thủ đi thăm một vài gia đình ông bà cố. Chúng tôi thăm bà Cố của cha Thanh và cha Minh, ông bà Cố của cha Ưng. Tuy đã cao tuổi, nhưng các ngài không mất đi tính trẻ trung hài hước.
Nhà thờ Kim Châu bên cạnh cộng đoàn svd cũng là một ngôi thánh đường có bề dày lịch sử do cha Trí, là bào đệ của cố linh mục Simon Nghi svd đảm nhiệm. Ngôi nhà thờ này là ngôi nhà thờ duy nhất trong giáo phận Qui Nhơn với hơn 100 tuổi đời. Những cánh cửa cũ kỹ to lớn với những chạm trổ, những cột trụ gỗ to chắc bên trong nhà thờ thật là ấn tượng, chứng tích lịch sử của bao nhiêu thế hệ đi trước. Nghe nói ngôi thánh đường này được liệt kê là di tích lịch sử của tỉnh.
Sáng hôm sau 25/03 Lễ Truyền Tin, cha Hồng, các anh em svd cùng với cộng đoàn sốt sắng dâng Lễ trước khi lên đường.
Rời Kim Châu khoảng 5km về hướng Bắc, nằm trên quốc lộ, chúng tôi đi ngang qua Đập Đá ghé thăm một khu đất nhỏ, một ngôi thánh đường nhỏ đang được xây dựng, giáo họ Đập Đá. Được biết sau này sẽ giao cho SVD trông coi. Tôi muốn ghé thăm Nhà Thờ Đá, đó mới là cái nôi nơi dòng thánh Giuse được sanh ra. Nghe nói địa danh đó nằm trên một ngọn đồi, giờ đây do ảnh hưởng của chiến tranh và theo thời gian đã trở thành hoang phế.
Cách thành phố Đà Nẵng 60km, chúng tôi ghé thăm giáo xứ Bình Phong, Tam Ky- Quảng Nam. Được cha xứ là anh trai của tôi đãi ăn trưa món mì Quảng mà cha Tâm order khi cách giáo xứ hai tiếng đồng hồ xe. Đi với cha Tâm chắc là khó bị chết đói lắm! Bình phong cây cối mát mẻ, anh em đánh một giấc trưa thoải mái.
Chúng tôi ghé thăm gia đình thầy Thắng, một học viên năm đầu của chúng ta tại học viện Saigon. Đời sống gia đình đơn sơ giản dị trong một khung cảnh hết sức mộc mạc, nhưng ấm áp tình hiếu khách và lạc quan của gia đình thầy – ông bà nội và song thân của thầy. Gia đình sản xuất bún tươi. Anh em nào tương lai ghé Bình Phong, Tam Kỳ, đừng bỏ qua món bún tươi của gia đình thầy Thắng.
Xế chiều thì chúng tôi đến giáo xứ Hoà Khánh, Đà Nẵng, nơi cha Ưng svd đang ở và làm việc trong vai trò cha phó. Đó là một giáo xứ lớn với khoảng bảy ngàn giáo dân, với con số lớn học sinh từ quê hoặc lao động di dân đổ về đó. Chúng tôi nghỉ đêm ở đó và sáng hôm sau cùng dâng thánh Lễ với giáo xứ.
Buổi sáng, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng ghé thăm cộng đoàn các Soeur Phaolô ở nhà Hưu dưỡng. Không biết Soeur trực văn phòng vào báo cáo thế nào mà Soeur bề trên nhà thông báo với các Soeurs già hôm nay có Đức cha đến thăm. Báo hại các Soeurs già áo xống chỉnh tề chuẩn bị đón phép lành của Đức cha. Hoá ra cha Tâm svd nhà mình người đen đen ốm ốm, gầy thầy cơm, ngoại hình trông giống Đức cha Bùi Tuần hết sức. Các Soeurs bị một phen bé cái lầm!!! Tội nghiệp ‘đức cha Tâm’ phải đi từng Soeur để ban phép lành để không phụ lòng trông đợi của quí Soeur già.
Được hướng dẫn qua thăm một cộng đoàn Phaolô khác gần đó, thầy Hoàng quản lý và cha Huy tranh thủ xin các các Soeurs chỉ giáo về nghệ thuật nuôi cá, chăn nuôi thỏ, heo, trồng cây. Quen biết các Souer Phaolô từ thủa nhỏ, tôi không ngừng thán phục tài kinh bang tế thế của các nữ tu này trong những giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Tinh thần tự túc tự cường của giới quần thoa phụ nữ chân yếu tay mềm này đáng cho chúng ta học hỏi lắm.
Trưa 26/05 cha Ưng đề nghị chúng tôi đi thăm một địa điểm hết sức đặc biệt. Đó là mộ thầy James Đặng An, một cựu Giuse của chúng ta, mà dân địa phương quen thuộc gọi là thầy Dzack (do phát âm tiếng Pháp của chữ James). Phần mộ của thầy Dzack nằm ở trung tâm của nghĩa trang, thuộc giáo xứ Cồn Dầu - Quảng Nam, nay thuộc giáo phận Đà Nẵng.
Giáo xứ Cồn Dầu trước đây thuộc giáo phận Qui Nhơn trước khi Đà Nẵng tách thành một giáo phận khác. Thầy Dzack được cử về Cồn Dầu để trong coi tài sản của giáo phận ở đó. Theo một nhân chứng còn sống, nay đã sắp xỉ 80 tuổi, thì một hôm tối trời thầy Dzack bị một nhóm du kích dẫn ra ngoài ruộng chém đầu vì thầy từ chối không thoả mãn những đòi hỏi của họ. Chính nhân chứng sống này đã dẫn giáo dân đến thu lượm di thể của thầy về chôn cất. Thửa ruộng nơi thầy bị chém đầu chúng ta có thể thấy xa xa từ mộ phần của thầy (xem hình). Theo giáo dân sống ở đây, thầy Dzack linh lắm, họ vẫn đến khấn vái xin ơn của thầy. Hôm đó có mấy Soeurs từ Trà Kiệu cũng đến khấn xin với thầy.
Tấm bia đá trên mộ phần của thầy do thời gian đã bị xói mòn, khó khăn lắm tôi mới được được vài thông tin vắn tắt về thầy: ĐẶNG AN, DÒNG THÁNH GIUSE, MẤT NĂM 1945…. Ngoài ra còn những chi tiết khác mà không thể đọc được vì bia đá đã quá xói mòn
Cồn Dầu nằm trong khu vực nay mai có thể bị giải toả, để lại cho tư nhân làm khu du lịch sinh thái. Giáo dân Cồn Dầu đang còn trong giai đoạn căng thẳng với chính quyền về vụ giải toả đất đai này, vì nó liên quan trực tiếp đến không những chỗ ở mà còn là công việc làm ăn của họ. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, di dời chỗ ở, kiếm việc gì để sinh sống là một vấn nạn nhức nhối. Nay mai nếu phải giải toả, không biết mộ phần của thầy Dzack sẽ ra sao. Riêng tôi sực nhớ đến một câu nói của thánh Joseph Freinadametz nhà truyền giáo tiên khởi của hội dòng SVD ở Trung quốc: “Trung quốc không chỉ là quê hương của tôi mà còn là chiến trường mà trên đó một kia tôi sẽ ngã xuống.” Cồn Dầu là nơi mà thầy Dzack không những sống và làm việc, mà còn là chiến trường trên đó thầy đã ngã xuống. Đúng là câu chuyện về một cuộc sống truyền giáo.
Thứ Sáu 27/03, chúng tôi lên đường hướng về vùng cao nguyên Gia Lai – Kontum.
Quả thật nỗ lực truyền giáo của Giáo hội Vietnam, đặc biệt là các hội dòng nam nữ ngày nay hầu như nhắm vào các cứ điểm vùng cao nguyên, mục tiêu không thể bỏ qua là anh chị em người dân tộc thiểu số. Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều anh em svd cũng có những suy tư thao thức về việc đẩy mạnh công việc truyền giáo của mình ở Cao nguyên.
Trước hết chúng tôi ghé thăm xứ Thăng Thiên do cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đảm nhiệm kiêm hạt trưởng Gialai. Thầy Phúc đang mục vụ năm ở giáo xứ này. Thầy Phúc chuyện lo giáo lý và sinh hoạt ca đoàn của giáo xứ. Cha sở Phêrô Đông là một người có đầu óc hoạt động xã hội năng nổ. Cha có công xây dựng nhà khuyết tật, mở mang cơ sở cho học sinh nghèo, và đặc biệt Cha được biết đến do chương trình chôn cất thai nhi bị cha mẹ bỏ. Đến nay cha đã thành lập được các nghĩa trang không những ở Gialai mà còn ở các tỉnh khác, chôn cất đến nay hơn 7000 thai nhi. Cha Đông tiếp đón anh em svd rất là ân cần, ngài vốn có thiện cảm với dòng Ngôi Lời chúng ta và mong mỏi sự cộng tác của svd.
Cha Đông là người kể chuyện rất có duyên và hóm hỉnh. Ngồi nghe Cha kể chuyện không biết chán. Cha kể những câu chuyện như là các đồng nhi về chọc phá giấu đồ đạc của cha, nhiều khi cha phải la mắng chúng không được quậy phá….”dù sao mình cũng là bố tụi nó mà hì hì” Cha vui vẻ kể. Những câu chuyện về sự quan phòng của Chúa và cầu xin với các thánh thai nhi Cha đã chôn cất. Trong những lúc khó khăn, cha không bao giờ quên chạy đến với họ xin trợ giúp. Các chương trình từ thiện xã hội của Cha không những được người trong nước mà cả người không công giáo ở trong cũng như ngoài nước biết đến.
Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường đi đến Giáo xứ Thạch Mỹ nơi có thầy Thiện cũng đang mục vụ năm ở đó. Thạch Mỹ cách Gialai khoảng 20km. Đó cũng là một giáo xứ lâu đời với hơn 5000 giáo dân, đa số là gốc di cư. Giáo xứ không có linh mục, cha hạt trưởng Phêrô Đông đảm nhiệm. Mọi công việc quản lý hầu như trao phó hết cho thầy Thiện. Tội nghiệp thầy, ăn cơm thầy làm việc cha!
Cha Nguyên svd cũng vừa mới rời Thạch Mỹ sau ba tháng giúp ở đó. Sau nhiều năm chờ đợi, rốt cuộc Cha cũng đã có visa đi PNG, nhưng phải qua Philipines lấy visa. Cha Hải svd trong lúc chờ đợi làm visa đi truyền giáo ở Argentina hiện đang ở giúp giáo xứ.
Tối hôm ở Thạch Mỹ, Cha Tâm được mời chia sẻ hành trình ơn gọi với các em dự tu nam nữ của giáo xứ. Cha chia sẻ hành trình đi tu với không nhiều khó khăn, nhưng kiên trì qua cầu nguyện và tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Chúa. “Một tay bám lấy Chúa, một tay bám lấy anh em” đó là danh ngôn của Cha Tâm!
Cha Giám tỉnh và một số anh em sáng thứ Hai, 30/3/09 qua sự giới thiệu của cha Phêrô Đông đã có một cuộc gặp gỡ với Đức cha Micae Oanh giám mục Kontum. Đây là cuộc gặp gỡ lần đầu tiên của đại diện Ngôi Lời Vn với Đức cha địa phận. Cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách xã giao và tìm hiểu.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở địa phận, cha Phêrô Đông đã có những lời khuyên thiết thực. Chúng ta nên từ từ cẩn trọng, không nên quá vội vàng. Chúng ta còn phải nghĩ đến sự hạn chế của chúng ta ở khía cạnh thực lực nhân sự, tài chánh và cơ sở vật chất. Đó là chưa nói đến cần phải có tham khảo và suy xét hơn nữa về hoàn cảnh văn hoá, xã hội, và kinh tế địa phương nơi chúng ta muốn truyền giáo. Trong quá khứ cũng đã từng có các dòng tu đến truyền giáo ở đây nhưng hiệu quả truyền giáo cũng còn có rất nhiều hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng cần có sự nghiên cứu tham khảo nhghiêm túc trước khi anh em svd chúng ta dấn thân sâu vào truyền giáo ở đây.
Thiển nghĩ chúng ta có thể từng bước xây dựng công việc truyền giáo của chúng ta ở Cao nguyên trước hết bằng sự hiện diện truyền giáo. Thay vì xây dựng cơ sở riêng hoặc nhận giáo xứ svd, chúng ta hợp tác với những cơ sở có sẵn của địa phận. Qua những đóng góp mục vụ. Sự hiện diện và hợp tác của các thầy học viện làm mục vụ năm hoặc hè là một ví dụ điển hình.
Phương thức truyền giáo của chúng ta nên áp dụng phải chăng là đối thoại và xây dựng một lối sống với văn hoá nhân bản. Lịch sử truyền giáo kể từ giáo hội sơ khai, đặc biệt là giáo hội Vietnam, luôn chứng minh là đức tin công giáo lớn mạnh khi các nhà truyền giáo biết cổ võ một đời sống với những giá trị nhân bản. Lấy con người làm gốc, thăng tiến đời sống con người, để qua đó giúp con người biết hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc của Chân Thiện Mỹ của mình. Lịch sử cũng chứng minh xây dựng những cơ sở vật chất tôn giáo đồ sộ, không phù hợp với hoàn cảnh sống khó nghèo của dân chúng địa phương, không mang đến hiệu quả truyền giáo cao, ở nhiều trường hợp nếu không muốn nói là suy thoái. Giáo hội Vietnam từ khi đất nước mở cửa 1990, con số tham gia đạo không có gia tăng đáng kể nào, mặc dù cơ sở vật chất nhà thờ được xây dựng khắp nơi, nhất là ở đô thị.
Phương thức truyền giáo qua đối thoại văn hoá không phải là điều mới lạ trong linh đạo truyền giáo của Ngôi Lời. Tấm gương truyền giáo của cha Joseph Freidanametz là một điển hình. Ngài sống cùng, sống với và sống cho người dân địa phương. Cơ sở vật chất hầu Ngài không để lại cái nào, ngoài di sản đức tin! Chúng ta không thiếu những hướng dẫn về văn hoá và hội nhập văn hoá trong văn kiện hướng dẫn cũng như tấm gương truyền giáo trong lãnh vực đối thoại này.
Cao nguyên có lẽ là địa điểm nay mai anh em svd mình sẽ nhắm tới. Chúng ta nên học hỏi gương người đi trước, nghiên cứu xem những gì là khả thể và lâu dài. Nên có một kế hoặch truyền giáo bền vững lâu dài, kẻo không chúng ta lại trở nên ăn xổi ở thì, vừa hao tốn nhân sự và tài nguyên, nhất là lãng phí thời gian. Vấn đề có lẽ không phải là khi nào nhưng là bằng cách nào chúng ta nên dấn thân truyền giáo ở Cao nguyên. Thay vì đặt câu hỏi chúng ta rồi đây sẽ làm được gì, cho bằng chúng ta sẽ có sự hiện diện truyền giáo như thế nào trong một bối cảnh như vậy. Đi chậm mà chắc, còn hơn chạy lẹ mà té nhào!
Sự hiện diện truyền giáo của các anh em mình ở Cao nguyên qua những mục vụ hè và năm trong những năm qua thực sự được đánh giá cao. Có thể nói chúng ta đã bắt đầu bằng những bước đi đúng hướng, dù là những bước đi rất nhỏ.
Cầu chúc tất cả anh em một mùa Phục sinh đầy ơn Trên.
Mùa Phục Sinh, 15/04/09.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Chủ trương lớn của Đảng” hay con đường bán nước hại dân
Minh Tâm
22:37 16/04/2009
Câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ‘Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ về việc khai thác boxit tại Tây Nguyên đã gây nên một trận cuồng phong bất bình trong dân chúng từ trong ra ngoài nước.
Giọt nước đã tràn ly.
Dù các báo đã được lệnh cấm đưa tin, nhưng rồi Đảng đã không thể dùng tay che nổi mặt trời khi xã hội thông tin đã phát triển mạnh mẽ.
Vì thế, cái ‘chủ trương lớn này’ đã được mang ra mổ xẻ, phản đối khi ồn ào quyết liệt, khi âm thầm râm ran nhưng sức nóng của nó thì quá lớn đã làm cho Đảng và Nhà nước hết sức lúng túng, bị động và có nguy cơ phơi trần bộ mặt phản động của mình.
Đó là sức nóng của lòng yêu nước trong nhân dân, dù đã qua gần 2/3 thế kỷ được Đảng lãnh đạo tuyệt đối, được giáo dục cẩn thận theo phương sách ‘Đảng bảo cho là cho, Đảng bảo bán là bán’ nhưng không thể mất đi mà vẫn âm ỉ cháy trong lòng dân Việt.
Ngay cả khi Đảng cho đội quân lâu la của mình ra trấn áp thẳng tay những người yêu nước đòi lại giang sơn Tổ quốc thì nỗi sợ hãi Đảng cố tình tạo nên nhằm bịt miệng người dân đã không có tác dụng.
Sở dĩ vậy là bởi người dân đã quá hiểu những ‘chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ sẽ dẫn dân tộc này đi đến đâu.
Nhìn lại vài ‘Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” trong quá khứ và hiện tại, nhân dân không khỏi rùng mình vì có nhiều bài học quá lớn, hậu quả nặng nề trăm năm không hàn gắn nổi.
- Chủ trương lớn: Cải cách ruộng đất
Nắm được cốt lõi của vấn đề sống còn cho Đảng là ruộng đất, tư liệu, công cụ sản xuất của nhân dân. Từ khi mới manh nha cứng cáp do được người dân nuôi dưỡng sau cuộc cách mạng mùa thu của toàn dân tộc mà Đảng đã chơi trò tháu cáy giành lấy thành công lao của mình, Đảng liền tiến hành một ‘chủ trương lớn’ là Cải cách ruộng đất vào những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ trước.
‘Chủ trương lớn’ này của Đảng đã làm thay đổi xã hội Việt Nam đến tận từng cơ sở nhỏ nhất là cá nhân và gia đình. Số người chết oan uổng dưới bàn tay của Đảng vì tội biết làm ăn, biết làm giàu đến nay Đảng vẫn giấu nhẹm nhưng là một con số khủng khiếp.
Hậu quả không chỉ là tư liệu sản xuất trong xã hội bị phá hoại, là những người đã tức tưởi chết bởi ơn của Đảng, Bác. Hệ thống đạo đức xã hội đã đảo lộn và cứ thế theo đà trượt dốc cho đến ngày nay khi Đảng dạy con tố cha, vợ tố chồng trong bài học đấu tranh giai cấp và cướp chính quyền như một ngón nghề riêng muôn thuở của nòi Cộng sản.
- Chủ trương lớn Đảng ‘Cải tạo tư sản’
Sau khi miền Nam đất nước rơi vào tay những người Cộng sản. Cuộc ‘Cải tạo’ này của Đảng đã đập nát toàn bộ cơ bản nền kinh tế thị trường miền Nam sau ngày đất nước thống nhất để áp dụng khuôn mẫu của nền ‘kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa hơn hẳn’.
Hậu quả của ‘chủ trương lớn’ này là hàng loạt người đã bị tước đoạt thành quả lao động tích luỹ từ nhiều năm. Hàng loạt người vào nhà tù, hàng ngàn gia đình ly tán, những cuộc vượt biển giao tính mạng trong tay hải tặc và vùi dưới đáy biển khơi đã nhấn chìm cả miền Nam đất nước vào cơn tang tóc. Hậu quả nhãn tiền là đẩy đất nước đến suy sụp đói kém, kiệt quệ vào những năm 80 sau đó, để rồi sau này mới ‘xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’.
‘Chủ trương lớn’ của Đảng và Nhà nước tiếp theo là cuộc chiếm đóng đất nước Campuchia một thời gian dài, đặt đất nước vào thế phi nghĩa và bị cô lập trên thế giới. Cuộc bao vây, cấm vận của các nước kéo dài sau những nghị quyết lên án của Liên Hợp Quốc mà Đảng bỏ ngoài tai. Hậu quả là đất nước chìm trong sự tối tăm, lạc hậu, người dân tiếp tục sống cuộc sống của những con vật hai chân, chậm tiến và bị coi rẻ. Kinh tế hầu như chẳng có gì ngoài khả năng xin viện trợ, quốc phòng hầu như chỉ dựa vào ngoại bang. Chính trị bị cô lập trên toàn thế giới.
Thêm một ‘chủ trương lớn của Đảng’ trong thời kỳ đó, là xây dựng lăng Hồ Chí Minh hoành tráng, vĩ đại cho ‘kịp các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa’. Việc này hoàn toàn nằm ngoài những lợi ích của đất nước, của dân tộc và ngay cả ý nguyện của người đã chết. Dù Đảng đã cố tình bao biện rằng đó là nguyện vọng của nhân dân, nhưng nhân dân chưa bao giờ được Đảng thèm để ý đến nguyện vọng của họ là gì.
Hậu quả của ‘chủ trương lớn’ này là cả đất nước đói nghèo cùng cực vẫn phải xài sang, vẫn phải chi số tiền khổng lồ hàng năm cho ‘chủ trương lớn’ này.
Thử làm con số tính toán đơn giản: Với diện tích 14 ha vùng lăng và Quảng trường 3,2 ha. Giá trị đất khu vực này tính rẻ nhất khoảng 100.000.000đồng/m2, con số đó sẽ là 17,2 ngàn tỷ đồng. Với lãi suất ngân hàng 10%/năm, mỗi năm riêng tiền đất nhân dân ta thất thu vì ‘chủ trương lớn’ này là 1,72 ngàn tỷ đồng. Nên nhớ rằng cây cầu Thanh Trì bắc qua Sông Hồng dài 12 km, rộng 33 mét, lớn nhất Việt Nam hiện nay cũng chỉ có 5,7 ngàn tỷ đồng, nghĩa là riêng tiền đất dành cho lăng Hồ Chí Minh, cứ ba năm thì mất một cây cầu Thanh Trì.
Ngoài hệ thống lăng và biết bao công trình phụ trợ được xây dựng tốn kém như bảo tàng, nơi đón tiếp, nghỉ ngơi…. Một Bộ tư lệnh bảo vệ lăng với đầy đủ quân cán, một hệ thống duy trì bảo dưỡng tốn kém vô cùng về tiền bạc và nhân lực hàng năm là một gánh nặng đặt lên đầu lên cổ nhân dân. Tất cả nhân dân phải cắn răng chịu đựng biết đến bao giờ. Số tiền đó nếu được dùng ‘xoá đói giảm nghèo’ thì con số dân được hưởng sẽ là bao nhiêu người?
Những năm gần đây, nhiều vấn đề của đất nước đã tiến hành một cách âm thầm, đầy sự ngờ vực của dân chúng. Tất cả những vấn đề đó, đều là ‘Chủ trương lớn của Đảng’. Cũng chính vì chủ trương lớn này mà nhân dân cứ thế câm miệng mà làm, cắn răng mà chịu.
Điển hình là vấn đề đàm phán biên giới Việt – Trung, Đảng đã thì thụt với Trung Quốc và ký toẹt từ bao giờ. Biên giới được hoạch định không minh bạch, rõ ràng. Nhiều nguồn tin cho biết Đảng đã cúng không cho nước ngoài số đất đai khổng lồ. Điển hình nhìn thấy được là Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc - những địa điểm có kiểm chứng được thì rõ ràng đã mất đất.
Rồi vấn đề biển đảo, Đảng đã thi hành ‘Chủ trương lớn’ từ ngay những năm 1958 bằng công văn của Phạm Văn Đồng công nhận hải phận của Trung Quốc, nghĩa là từ bỏ hải phận của Việt Nam. Rồi vấn đề phân chia Vịnh Bắc Bộ, khu vực đánh cá chung nhưng khi người dân Việt Nam vào đánh cá thì tàu Trung Quốc bắn chết không thương tiếc, Đảng lại bắt nhân dân phải im lặng không được kêu…
Những vấn đề này đã dẫn đến nhiều tiếng nói bất bình, nhà tù đã phải chứa thêm những người chủ đất nước cần biết sự thật.
Những sự việc đó buộc nhân dân phải chấp nhận, không được có tiếng nói trở lại hay phản ứng, vì đó là ‘Chủ trương lớn của Đảng’.
Việc xa thì thế, việc gần thì mới đây thôi, khu Hoàng thành Thăng Long – một dấu tích ngàn năm của lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông - đã bị Đảng dùng máy đào thuỷ lợi để ‘khai quật’ và phá nát hàng năm trời báo chí mới mò ra được.
Đó cũng là ‘Chủ trương lớn’ của Đảng nên Đảng cứ làm. Nhân dân không cần biết, vì rằng giữ lại khu Hoàng thành Thăng Long, thì Đảng sẽ trả lời ra sao với dân khi dân được biết Hoàng Thành không chỉ là mấy trăm mét vuông hiện đã khai quật. Cả nhiều triều đại lịch sử đã nằm trong khu vực xây dựng lăng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình và những công trình lân cận. Vậy khi làm lăng Hồ Chí Minh, Đảng đã xử lý thế nào với khu Hoàng Thành dưới đó? Hay Đảng đã đào đổ đi đâu dấu tích của cha ông đất Việt? Thôi đã chót thì phải chét, đành đào tất cả đổ đi cho nhẹ tội.
‘Chủ trương lớn của Đảng’ phá nát Hội Trường Ba Đình cũng không nằm ngoài mưu tính này. Ngay sát bên khu vực khai quật Hoàng Thành Thăng Long, hội trường Quốc hội mới sẽ góp phần xoá dấu tích Hoàng Thành càng nhanh càng tốt, giống như cách rửa tay của một tên tội đồ trước khi mặt trời mọc.
Rồi mở rộng thủ đô Hà Nội, chắc chắn người dân biết tỏng tòng tong cái mẹo vặt của mấy tay cộm cán trong Đảng muốn mở nhanh, mở gấp Hà Nội hết đất Hà Tây để nhằm mục đích gì, đâu phải để được cái Thủ đô lớn thứ hai thế giới cho oai. Nhưng nếu không mở rộng, đất Hà Tây không lên giá, thì các ngân hàng do con ông cháu cha dựng lên đã đầu tư mua đất trong đó sẽ bán cho ai.
Vấn đề này cũng nhằm trong ‘chủ trương lớn của Đảng’ nên Quốc hội dù muốn hay không vẫn được chỉ thị phải giơ tay. Thế là xong, ‘chủ trương lớn của Đảng’ đã thành công tốt đẹp.
Chuyện boxit Tây Nguyên được Đảng âm thầm cho thực hiện từ lâu, khi quân Tàu đua nhau rầm rập kéo vào Tây Nguyên – mái nhà Đông Dương - nhân dân vẫn không được biết. Mãi đến khi ngộ ra được nguy cơ rắn vào tận chuồng gà, nhân dân tá hoả tam tinh, thì Đảng lại phán ‘Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”(!)
Những tưởng rằng với cách ra uy doạ dẫm đó, nhân dân sẽ chẳng thằng nào dám mở mồm, dại gì mà chống lại ‘chủ trương lớn’ nếu không muốn mất mạng?
Nhưng, thời thế đã khác. Những người còn tâm huyết với giang sơn, lãnh thổ đất nước và dân tộc đã không thể ngồi im cho những Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời hiện đại mặc sức phá nát cơ đồ, đưa dân tộc ta một lần nữa vào vòng nô lệ Bắc thuộc.
Tất cả đã đồng thanh lên tiếng. Đến đây thì Đảng hoảng, công tác trấn an được bộ sậu được đưa ra khẩn cấp thi hành. Báo chí nhà nước được lệnh im ắng từ lâu, nhưng trước sức ép của lòng dân bất bình, Đảng buộc phải để cho vài lời lên tiếng.
Nhớ lại bộ máy tuyên truyền này của Đảng, đã không thiếu cách để Đảng bịt miệng những người muốn có tiếng nói theo lương tri. Điển hình là ngày hôm nay, Đảng cho đình bản tạp chí Du lịch vì tội dám cổ vũ cho tiếng nói yêu nước thương nòi, cổ vũ những người đã thể hiện tinh thần ái quốc mà không biết rằng chỉ có Đảng mới được có độc quyền yêu nước – yêu nước theo cách của Đảng.
Thế mới hay, các bộ luật Đảng cho dựng lên loè thiên hạ nhưng Đảng lại ngồi xổm lên nó – Đảng chỉ quen xài luật rừng mà thôi.
Thời thế đã đổi thay, vận nước đang hồi suy vi, cơn bão dữ dội của làn sóng đỏ Cộng sản tác oai tác quái một thời gian dài nay đã lộ mặt. Những người tâm huyết với đất nước, với giang sơn dù đã bị nhồi sọ bao nhiêu năm dưới họng súng đã không còn tin vào những lời đường mật. Nhân dân Việt Nam đã bước qua sự cuồng tín về một chủ nghĩa hư vô nhằm lừa mị để đem lại quyền lợi và chức tước cho một nhóm người ngồi xổm trên lợi ích toàn dân tộc.
Vì vậy, những ‘Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ đã bị nhân dân vạch trần, đó chỉ là con đường bán nước, hại dân.
Giọt nước đã tràn ly.
Dù các báo đã được lệnh cấm đưa tin, nhưng rồi Đảng đã không thể dùng tay che nổi mặt trời khi xã hội thông tin đã phát triển mạnh mẽ.
Vì thế, cái ‘chủ trương lớn này’ đã được mang ra mổ xẻ, phản đối khi ồn ào quyết liệt, khi âm thầm râm ran nhưng sức nóng của nó thì quá lớn đã làm cho Đảng và Nhà nước hết sức lúng túng, bị động và có nguy cơ phơi trần bộ mặt phản động của mình.
Đó là sức nóng của lòng yêu nước trong nhân dân, dù đã qua gần 2/3 thế kỷ được Đảng lãnh đạo tuyệt đối, được giáo dục cẩn thận theo phương sách ‘Đảng bảo cho là cho, Đảng bảo bán là bán’ nhưng không thể mất đi mà vẫn âm ỉ cháy trong lòng dân Việt.
Ngay cả khi Đảng cho đội quân lâu la của mình ra trấn áp thẳng tay những người yêu nước đòi lại giang sơn Tổ quốc thì nỗi sợ hãi Đảng cố tình tạo nên nhằm bịt miệng người dân đã không có tác dụng.
Sở dĩ vậy là bởi người dân đã quá hiểu những ‘chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ sẽ dẫn dân tộc này đi đến đâu.
Nhìn lại vài ‘Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước” trong quá khứ và hiện tại, nhân dân không khỏi rùng mình vì có nhiều bài học quá lớn, hậu quả nặng nề trăm năm không hàn gắn nổi.
- Chủ trương lớn: Cải cách ruộng đất
Nắm được cốt lõi của vấn đề sống còn cho Đảng là ruộng đất, tư liệu, công cụ sản xuất của nhân dân. Từ khi mới manh nha cứng cáp do được người dân nuôi dưỡng sau cuộc cách mạng mùa thu của toàn dân tộc mà Đảng đã chơi trò tháu cáy giành lấy thành công lao của mình, Đảng liền tiến hành một ‘chủ trương lớn’ là Cải cách ruộng đất vào những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ trước.
‘Chủ trương lớn’ này của Đảng đã làm thay đổi xã hội Việt Nam đến tận từng cơ sở nhỏ nhất là cá nhân và gia đình. Số người chết oan uổng dưới bàn tay của Đảng vì tội biết làm ăn, biết làm giàu đến nay Đảng vẫn giấu nhẹm nhưng là một con số khủng khiếp.
Hậu quả không chỉ là tư liệu sản xuất trong xã hội bị phá hoại, là những người đã tức tưởi chết bởi ơn của Đảng, Bác. Hệ thống đạo đức xã hội đã đảo lộn và cứ thế theo đà trượt dốc cho đến ngày nay khi Đảng dạy con tố cha, vợ tố chồng trong bài học đấu tranh giai cấp và cướp chính quyền như một ngón nghề riêng muôn thuở của nòi Cộng sản.
- Chủ trương lớn Đảng ‘Cải tạo tư sản’
Sau khi miền Nam đất nước rơi vào tay những người Cộng sản. Cuộc ‘Cải tạo’ này của Đảng đã đập nát toàn bộ cơ bản nền kinh tế thị trường miền Nam sau ngày đất nước thống nhất để áp dụng khuôn mẫu của nền ‘kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa hơn hẳn’.
Khai thác bauxite ở Nhân Cơ |
‘Chủ trương lớn’ của Đảng và Nhà nước tiếp theo là cuộc chiếm đóng đất nước Campuchia một thời gian dài, đặt đất nước vào thế phi nghĩa và bị cô lập trên thế giới. Cuộc bao vây, cấm vận của các nước kéo dài sau những nghị quyết lên án của Liên Hợp Quốc mà Đảng bỏ ngoài tai. Hậu quả là đất nước chìm trong sự tối tăm, lạc hậu, người dân tiếp tục sống cuộc sống của những con vật hai chân, chậm tiến và bị coi rẻ. Kinh tế hầu như chẳng có gì ngoài khả năng xin viện trợ, quốc phòng hầu như chỉ dựa vào ngoại bang. Chính trị bị cô lập trên toàn thế giới.
Thêm một ‘chủ trương lớn của Đảng’ trong thời kỳ đó, là xây dựng lăng Hồ Chí Minh hoành tráng, vĩ đại cho ‘kịp các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa’. Việc này hoàn toàn nằm ngoài những lợi ích của đất nước, của dân tộc và ngay cả ý nguyện của người đã chết. Dù Đảng đã cố tình bao biện rằng đó là nguyện vọng của nhân dân, nhưng nhân dân chưa bao giờ được Đảng thèm để ý đến nguyện vọng của họ là gì.
Hậu quả của ‘chủ trương lớn’ này là cả đất nước đói nghèo cùng cực vẫn phải xài sang, vẫn phải chi số tiền khổng lồ hàng năm cho ‘chủ trương lớn’ này.
Thử làm con số tính toán đơn giản: Với diện tích 14 ha vùng lăng và Quảng trường 3,2 ha. Giá trị đất khu vực này tính rẻ nhất khoảng 100.000.000đồng/m2, con số đó sẽ là 17,2 ngàn tỷ đồng. Với lãi suất ngân hàng 10%/năm, mỗi năm riêng tiền đất nhân dân ta thất thu vì ‘chủ trương lớn’ này là 1,72 ngàn tỷ đồng. Nên nhớ rằng cây cầu Thanh Trì bắc qua Sông Hồng dài 12 km, rộng 33 mét, lớn nhất Việt Nam hiện nay cũng chỉ có 5,7 ngàn tỷ đồng, nghĩa là riêng tiền đất dành cho lăng Hồ Chí Minh, cứ ba năm thì mất một cây cầu Thanh Trì.
Ngoài hệ thống lăng và biết bao công trình phụ trợ được xây dựng tốn kém như bảo tàng, nơi đón tiếp, nghỉ ngơi…. Một Bộ tư lệnh bảo vệ lăng với đầy đủ quân cán, một hệ thống duy trì bảo dưỡng tốn kém vô cùng về tiền bạc và nhân lực hàng năm là một gánh nặng đặt lên đầu lên cổ nhân dân. Tất cả nhân dân phải cắn răng chịu đựng biết đến bao giờ. Số tiền đó nếu được dùng ‘xoá đói giảm nghèo’ thì con số dân được hưởng sẽ là bao nhiêu người?
Những năm gần đây, nhiều vấn đề của đất nước đã tiến hành một cách âm thầm, đầy sự ngờ vực của dân chúng. Tất cả những vấn đề đó, đều là ‘Chủ trương lớn của Đảng’. Cũng chính vì chủ trương lớn này mà nhân dân cứ thế câm miệng mà làm, cắn răng mà chịu.
Điển hình là vấn đề đàm phán biên giới Việt – Trung, Đảng đã thì thụt với Trung Quốc và ký toẹt từ bao giờ. Biên giới được hoạch định không minh bạch, rõ ràng. Nhiều nguồn tin cho biết Đảng đã cúng không cho nước ngoài số đất đai khổng lồ. Điển hình nhìn thấy được là Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc - những địa điểm có kiểm chứng được thì rõ ràng đã mất đất.
Rồi vấn đề biển đảo, Đảng đã thi hành ‘Chủ trương lớn’ từ ngay những năm 1958 bằng công văn của Phạm Văn Đồng công nhận hải phận của Trung Quốc, nghĩa là từ bỏ hải phận của Việt Nam. Rồi vấn đề phân chia Vịnh Bắc Bộ, khu vực đánh cá chung nhưng khi người dân Việt Nam vào đánh cá thì tàu Trung Quốc bắn chết không thương tiếc, Đảng lại bắt nhân dân phải im lặng không được kêu…
Những vấn đề này đã dẫn đến nhiều tiếng nói bất bình, nhà tù đã phải chứa thêm những người chủ đất nước cần biết sự thật.
Những sự việc đó buộc nhân dân phải chấp nhận, không được có tiếng nói trở lại hay phản ứng, vì đó là ‘Chủ trương lớn của Đảng’.
Việc xa thì thế, việc gần thì mới đây thôi, khu Hoàng thành Thăng Long – một dấu tích ngàn năm của lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông - đã bị Đảng dùng máy đào thuỷ lợi để ‘khai quật’ và phá nát hàng năm trời báo chí mới mò ra được.
Đó cũng là ‘Chủ trương lớn’ của Đảng nên Đảng cứ làm. Nhân dân không cần biết, vì rằng giữ lại khu Hoàng thành Thăng Long, thì Đảng sẽ trả lời ra sao với dân khi dân được biết Hoàng Thành không chỉ là mấy trăm mét vuông hiện đã khai quật. Cả nhiều triều đại lịch sử đã nằm trong khu vực xây dựng lăng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình và những công trình lân cận. Vậy khi làm lăng Hồ Chí Minh, Đảng đã xử lý thế nào với khu Hoàng Thành dưới đó? Hay Đảng đã đào đổ đi đâu dấu tích của cha ông đất Việt? Thôi đã chót thì phải chét, đành đào tất cả đổ đi cho nhẹ tội.
‘Chủ trương lớn của Đảng’ phá nát Hội Trường Ba Đình cũng không nằm ngoài mưu tính này. Ngay sát bên khu vực khai quật Hoàng Thành Thăng Long, hội trường Quốc hội mới sẽ góp phần xoá dấu tích Hoàng Thành càng nhanh càng tốt, giống như cách rửa tay của một tên tội đồ trước khi mặt trời mọc.
Rồi mở rộng thủ đô Hà Nội, chắc chắn người dân biết tỏng tòng tong cái mẹo vặt của mấy tay cộm cán trong Đảng muốn mở nhanh, mở gấp Hà Nội hết đất Hà Tây để nhằm mục đích gì, đâu phải để được cái Thủ đô lớn thứ hai thế giới cho oai. Nhưng nếu không mở rộng, đất Hà Tây không lên giá, thì các ngân hàng do con ông cháu cha dựng lên đã đầu tư mua đất trong đó sẽ bán cho ai.
Vấn đề này cũng nhằm trong ‘chủ trương lớn của Đảng’ nên Quốc hội dù muốn hay không vẫn được chỉ thị phải giơ tay. Thế là xong, ‘chủ trương lớn của Đảng’ đã thành công tốt đẹp.
Chuyện boxit Tây Nguyên được Đảng âm thầm cho thực hiện từ lâu, khi quân Tàu đua nhau rầm rập kéo vào Tây Nguyên – mái nhà Đông Dương - nhân dân vẫn không được biết. Mãi đến khi ngộ ra được nguy cơ rắn vào tận chuồng gà, nhân dân tá hoả tam tinh, thì Đảng lại phán ‘Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”(!)
Những tưởng rằng với cách ra uy doạ dẫm đó, nhân dân sẽ chẳng thằng nào dám mở mồm, dại gì mà chống lại ‘chủ trương lớn’ nếu không muốn mất mạng?
Nhưng, thời thế đã khác. Những người còn tâm huyết với giang sơn, lãnh thổ đất nước và dân tộc đã không thể ngồi im cho những Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời hiện đại mặc sức phá nát cơ đồ, đưa dân tộc ta một lần nữa vào vòng nô lệ Bắc thuộc.
Tất cả đã đồng thanh lên tiếng. Đến đây thì Đảng hoảng, công tác trấn an được bộ sậu được đưa ra khẩn cấp thi hành. Báo chí nhà nước được lệnh im ắng từ lâu, nhưng trước sức ép của lòng dân bất bình, Đảng buộc phải để cho vài lời lên tiếng.
Nhớ lại bộ máy tuyên truyền này của Đảng, đã không thiếu cách để Đảng bịt miệng những người muốn có tiếng nói theo lương tri. Điển hình là ngày hôm nay, Đảng cho đình bản tạp chí Du lịch vì tội dám cổ vũ cho tiếng nói yêu nước thương nòi, cổ vũ những người đã thể hiện tinh thần ái quốc mà không biết rằng chỉ có Đảng mới được có độc quyền yêu nước – yêu nước theo cách của Đảng.
Thế mới hay, các bộ luật Đảng cho dựng lên loè thiên hạ nhưng Đảng lại ngồi xổm lên nó – Đảng chỉ quen xài luật rừng mà thôi.
Thời thế đã đổi thay, vận nước đang hồi suy vi, cơn bão dữ dội của làn sóng đỏ Cộng sản tác oai tác quái một thời gian dài nay đã lộ mặt. Những người tâm huyết với đất nước, với giang sơn dù đã bị nhồi sọ bao nhiêu năm dưới họng súng đã không còn tin vào những lời đường mật. Nhân dân Việt Nam đã bước qua sự cuồng tín về một chủ nghĩa hư vô nhằm lừa mị để đem lại quyền lợi và chức tước cho một nhóm người ngồi xổm trên lợi ích toàn dân tộc.
Vì vậy, những ‘Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ đã bị nhân dân vạch trần, đó chỉ là con đường bán nước, hại dân.
Bán cho Tầu Cộng
LM Giacôbê Tạ Chúc
23:42 16/04/2009
BÁN CHO TÀU CỘNG
Đem Tổ Quốc bán cho Tàu Cộng
Giúp kẻ thù mở rộng đất đai
Chính quyền đâu biết họa tai
Quê hương đất nước tương lai điêu tàn
Họ đem qua trăm ngàn lao động
Người Việt hết hy vọng làm ăn
Cuộc đời đầy dẫy tối tăm
Sống trong nhục nhã tháng năm buồn sầu
Cấp lãnh đạo ở đâu chẳng biết
Để dân lành dãy chết khắp nơi
Quê hương Đất Nước tả tơi
Lòng người dân Việt rối bời ruột gan
Dân Việt hãy hiên ngang giành lại
Cùng một lòng hăng hái lên đường
Quyết tâm bảo vệ quê hương
Để cho Dân Tộc trường tồn nghìn thu.
15.04.2009 HTMV
(Hội nhà thơ TP Hồ Chí Minh)
PHÁ HỦY TÂY NGUYÊN
Đất Tây Nguyên đã bị đào bới
Đuổi dân lành ra khỏi rẫy nương
Cuộc đời gặp lắm tai ương
Hết công, chẳng việc, đau thương buồn phiền
Dân lành phải triền miên đói khổ
Bởi từ nay hết chỗ náu thân
Đất đai Tàu Cộng chia phần
Muôn nghìn dân Việt phải đành rút lui
Tổ Quốc được nếm mùi thần chết
Bởi chính quyền bán hết tài nguyên
Bất cần gia sản tổ tiên
Miễn sao thu được nhiều tiền mà thôi
Đồng bào hãy nghe lời sông núi
Đứng lên, chớ luồn cúi ngoại bang
Nhưng luôn biết sống hiên ngang
Một lòng thế hứa đập tan kè thù.
15.04.2009 HTMV
(Hội nhà thơ TP Hồ Chí Minh)
Đem Tổ Quốc bán cho Tàu Cộng
Giúp kẻ thù mở rộng đất đai
Chính quyền đâu biết họa tai
Quê hương đất nước tương lai điêu tàn
Họ đem qua trăm ngàn lao động
Người Việt hết hy vọng làm ăn
Cuộc đời đầy dẫy tối tăm
Sống trong nhục nhã tháng năm buồn sầu
Cấp lãnh đạo ở đâu chẳng biết
Để dân lành dãy chết khắp nơi
Quê hương Đất Nước tả tơi
Lòng người dân Việt rối bời ruột gan
Dân Việt hãy hiên ngang giành lại
Cùng một lòng hăng hái lên đường
Quyết tâm bảo vệ quê hương
Để cho Dân Tộc trường tồn nghìn thu.
15.04.2009 HTMV
(Hội nhà thơ TP Hồ Chí Minh)
PHÁ HỦY TÂY NGUYÊN
Đất Tây Nguyên đã bị đào bới
Đuổi dân lành ra khỏi rẫy nương
Cuộc đời gặp lắm tai ương
Hết công, chẳng việc, đau thương buồn phiền
Dân lành phải triền miên đói khổ
Bởi từ nay hết chỗ náu thân
Đất đai Tàu Cộng chia phần
Muôn nghìn dân Việt phải đành rút lui
Tổ Quốc được nếm mùi thần chết
Bởi chính quyền bán hết tài nguyên
Bất cần gia sản tổ tiên
Miễn sao thu được nhiều tiền mà thôi
Đồng bào hãy nghe lời sông núi
Đứng lên, chớ luồn cúi ngoại bang
Nhưng luôn biết sống hiên ngang
Một lòng thế hứa đập tan kè thù.
15.04.2009 HTMV
(Hội nhà thơ TP Hồ Chí Minh)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một Kitô học tính đất
Vũ Văn An
04:17 16/04/2009
Một Kitô học tính đất
Khi thấy một con gấu chết tại Yosemite, John Muir, nhà tự nhiên học người Mỹ, bèn viết mấy lời trong nhật ký của mình để kịch liệt chỉ trích các nhà tôn giáo đã không dành một chỗ trên thiên đàng cho loài thụ tạo cao thượng này. Ông cho rằng những nhà tôn giáo này, sau khi chiếm trọn trái đất làm của riêng, còn dành trọn các lãnh thổ thiên giới cho những kẻ được họ coi là có một linh hồn mà thôi.
Rất ít người thời Muir đồng ý với ông. Tuy nhiên, phong trào ý thức tới môi trường của thời nay mỗi ngày một dâng cao, đã đem lại một ngữ cảnh cấp thiết để người ta suy nghĩ khác hẳn về vấn đề này. Liệu tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa có bao gồm cả những con gấu, con báo, và những trái dâu chúng ăn để sống, những dòng sông nơi chúng săn mồi và những hang động chúng ngủ mùa đông? Liệu Người có cảm thương cái chết yểu của chúng và hứa hẹn ơn cứu chuộc cho chúng hay không? Nếu không, thì việc hủy hoại môi sinh của chúng và việc dồn chúng vào thế tận chủng chả hề có một ý nghĩa tôn giáo nào. Nhưng nếu có, thì giá trị sự sống của chúng và của mọi tạo vật trong thiên nhiên phải trở thành minh nhiên trong giáo huấn và thực hành của Giáo Hội.
Dù không lãng quên tính lưỡng nan trong thân phận con người, nền thần học gần đây đang mở rộng tầm chú ý của mình để bao hàm cả thế giới tự nhiên, một thế giới mà từ đó con người đã xuất hiện, đã sống dính cứng và luôn chịu trách nhiệm. Cái tầm nhìn bao quát hơn này đang đem thần học trở về đồng điệu với các thể tài chính của nền thần học thánh kinh, giáo phụ và trung cổ, giúp nó có thể chơi được các giai điệu vũ trụ chưa từng ai được nghe cả hàng chục thế kỷ nay. Cho đến nay, cái phần được chú ý nhiều hơn cả chính là học lý về sáng tạo. Vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế gian, đã coi nó “rất tốt” (St 1:31), nên tự nhiên giới không phải chỉ là chiếc phông cho vở kịch con người phạm tội và được cứu chuộc, càng không phải chỉ là phương tiện thoả mãn các nhu cầu của họ.
Nó là nghệ phẩm thân thương của bàn tay Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần chọn làm nơi cư ngụ, có một giá trị nội tại riêng biệt. Cái lối nhìn của đức tin này tuôn trào thành một nền đạo đức biết quan tâm, biết kính trọng vẹn toàn tính của sáng tạo ở mọi phạm vi, mức độ. Lúc mà Đức Gioan Phaolô II, sau khi nói tới Thánh Kinh và học lý, viết vào năm 1990 rằng “việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người phải được kéo dài thành việc tôn trọng toàn bộ sáng thế”, nền thần học này quả đã cho thấy dấu chỉ về một chương mới hẳn trong sự nối kết giữa niềm tin vào Thiên Chúa và nền đạo đức sinh thái.
Nhưng còn về Chúa Giêsu Kitô thì sao? Niềm tin Kitô giáo vốn xoay quanh trục sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Thành Nadarét, được âu yếm gọi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi; do đó, cái nhìn thông sáng trong phạm vi này có tính hết sức sinh tử. Thoạt nhìn, sự ăn có về sinh thái trong Kitô học có vẻ như chỉ có tính đệ nhị đẳng, nếu không muốn nói là xa vời. Truyền thống Tây Phương xưa nay, một truyền thống chỉ nhấn mạnh đến việc Chúa Kitô xuống trần gian để cứu vớt ta khỏi tội, hầu như chỉ hoàn toàn tập chú vào con người nhân bản mà thôi. Phương thức của nền Kitô học hiện đại, như công trình của Karl Rahner chẳng hạn, một công trình được lên khuôn bởi việc phân tích có tính siêu việt hóa chủ thể nhân bản, cũng như các công trình của nền thần học Giải Phóng, một nền thần học đặt căn bản trên việc ưu tiên chọn người nghèo của Chúa Giêsu, cũng có chiều hướng đẩy thế giới tự nhiên vào vùng vô ý (disinterest). Tuy nhiên, đặt câu hỏi về sinh thái cho ta thấy Kitô học chưa có cạn kiệt (exhausted), trái lại vẫn còn hàm chứa nhiều tiềm năng hơn nữa trong việc huy động để niềm tin bao gồm luôn trái đất. Xin mời các bạn xem sét ba yếu tố chính yếu sau đây: thừa tác vụ của Chúa Giêsu, cái chết và sự sống lại của Người, và học lý nhập thể.
Một thừa tác vụ tính đất (an earthy ministry)
Theo mô tả của các Phúc Âm Nhất Lãm, thừa tác vụ của Chúa Giêsu đặt trọng tâm nơi Nước Thiên Chúa. Cái biểu tượng khó định nghĩa này có ý nói tới thời điểm trong đó ý Thiên Chúa được thể hiện trên đất cũng như trên trời. Nhìn nhận tình yêu bao hàm của Đấng Hóa Công đối với thế giới đau khổ là nhìn nhận ơn cứu chuộc của Người đối với thế giới ấy, một ơn cứu chuộc vốn được coi là ơn triển nở trọn vẹn của mọi tạo vật. Chúa Giêsu loan báo bằng lời và thực hiện bằng hành động việc sắp xẩy ra của Nước Thiên Chúa này. Bằng dụ ngôn và mối phúc, giáo huấn của Người đã minh họa đầy đủ các hiệu quả cứu rỗi của Nước ấy, kể cả việc đảo ngược ai nhất ai bét trong đó nữa. Trong các lần chữa bệnh, trừ qủy và đồng bàn bao hàm đủ loại người đến ‘gây gương mù gương xấu’, việc Người làm đã đem đến một tiền vị (foretaste) đầy hân hoan cho thấy ơn cứu rỗi sẽ như thế nào. Sau cùng, cái chết của Người do nhà nước kết tội là cái giá Người phải trả cho lòng trung trinh đối với thừa tác vụ công khai của mình. Những người đàn bà và đàn ông vốn đi theo Người trên khắp các nẻo đường Galilê, tới tận Giêrusalem, đã trở thành các nhân chứng đầy ngạc nhiên của hình thức hiện hữu mới mẻ nhờ quyền lực phục sinh của Thiên Chúa sự sống. Được tràn đầy Chúa Thánh Thần, họ và mọi môn đệ từ đó đến nay được kêu gọi bước theo Đường của Người, kiến tạo Nước Thiên Chúa ở bất cứ nơi nào sự sống đang bị bóp nghẹt và ngăn chặn trong cái thăng trầm của lịch sử.
Ý thức sinh thái giúp ta hiểu rõ thừa tác vụ của Chúa Giêsu có tính ‘đất” (earthy) đến chừng nào. Đối với Đấng sau đó được giải thích là vị Cứu Tinh Thiêng Liêng này, quả là đáng lưu ý khi ta thấy các thói quen chữa bệnh của Người luôn đặt nỗi thống khổ về thể xác của con người làm tâm điểm cho các quan tâm của mình. Thân xác họ là điều quan trọng, và Người dùng nước miếng của Người cũng như những đụng chạm ấm áp của Người mà chữa lành họ. Lại còn việc Người quan tâm xiết bao đến cái đói của họ nữa! Hàng đoàn lũ người trên sườn đồi và nhiều nhóm nhỏ hơn tại các tư gia nơi Người được thù tiếp và là bạn đồng bàn biết rất rõ quan tâm của Người đối với cái đói thể xác của họ.
Cái xu hướng của Chúa Giêsu đối với thể lý tính cũng đã bàng bạc trong giáo huấn của Người. Được kết cấu trong một nền văn hóa nông nghiệp, các dụ ngôn của Người được thêm mắm thêm muối bằng nhiều hình ảnh hạt giống và cỏ dại, đồng ruộng và vườn nho, cày bừa và gặt hái, chiên cừu và chim làm tổ, mưa rơi và mặt trời mọc. Người không ngần ngại nói một cách mủi lòng tới việc Thiên Chúa chăm sóc cho hoa đồng cỏ nội, và sử dụng sự quan tâm của Thiên Chúa đối với con sẻ đã chết làm loại suy hàm ẩn tình yêu của Chúa Cha dành cho các hữu thể nhân bản. Trong phúc âm Luca, ngay từ lúc ban đầu, Người đã định vị thừa tác vụ của Người trong truyền thống tiên tri, bằng cách, song song với tin mừng cho người nghèo và tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân trong đó, theo truyền thống giao ước về năm Sa-bát và năm thánh 49 năm, đất đai được nghỉ ngơi và lấy lại mầu mỡ (Lc 4:18-19, trích Is 61:1-2 là đoạn vốn trích Lv 25). Bởi thế, Nước của Thiên Chúa trời và đất, từng là cơ sở cho thừa tác vụ của Người, quả là bao hàm hết mọi sự. Trong tinh thần tiên tri sói sống chung với chiên con, phương thức nước ấy quả đã cổ vũ phúc lợi của mọi tạo vật.
Quả là phi thời gian khi gán cho Chúa Giêsu Thành Nadarét sự quan tâm đối với sinh thái theo kiểu con người thế kỷ 21. Ở đây, chỉ nhấn mạnh điều này: thừa tác vụ cả đời của Người đầy các xu thế mở rộng cửa chào đón tính thể lý, chào đón các chiều kích trần đời mà không hề có căng thẳng, khi vấn đề được nêu ra. Vì Nước Thiên Chúa bao hàm mọi sự, nên đương nhiên nó bao hàm cả chính hành tinh của ta, các hệ sinh thái đa dạng của nó và mọi tạo vật cư ngụ trong các hệ sinh thái ấy. Vì Nước Thiên Chúa đặc biệt chú tâm tới người thiếu thốn và người bị bỏ rơi, nên tình liên đới với người nghèo phải bao trùm toàn bộ địa cầu và các tạo vật đang khốn khổ trong đó. Trong viễn tượng sinh thái, giới răn vĩ đại của Chúa Giêsu đòi ta yêu thương người lân cận như chính mình phải trải dài tới mọi loài đang cùng nhau chung chia cộng đoàn biến hóa của sự sống, kể cả loài người và mọi loài khác nữa. Các trình thuật của Phúc Âm về thừa tác vụ lịch sử của Chúa Giêsu thúc giục ta phải dấn thân vào biên giới mới này, một biên giới cũng bao la như chính lòng từ bi vô lượng của Thiên Chúa.
Một niềm hy vọng tính đất (an Earthy Hope).
Thánh giá và cuộc phục sinh của Chúa Giêsu cũng mang nhiều cái nhìn thông sáng về sinh thái. Không muốn có luật trừ nào đối với qui luật có lẽ là sắt thép duy nhất áp dụng cho mọi loài trong vũ trụ, nên Chúa Giêsu cũng đã chết, cuộc đời của Người kết thúc trong cơn đau do bạo hành nhà nước mang tới. Thần học hiện đại rất giầu suy tư về quyền lực của cái chết này trong việc mạc khải sự tự đổ mình ra, cái bản tính đầy cảm thương trong tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu chịu cực hình qua nỗi hấp hối đối với nhân loại. Nhưng con người không cô đơn trong cơn đau của họ: “cho đến nay, toàn thể sáng thế đang rên xiết và cùng quằn quại với nhau như sắp sinh nở” (Rm 8:22), vì mong chờ ơn cứu chuộc. Nền Kitô học sinh thái giải thích thập giá, được tôn thờ như cây sự sống, là dấu chỉ lòng sót thương của Chúa đối với cả thế giới tự nhiên, mang theo mình cái giá mua sự sống mới cho muôn vàn thiên niên kỷ những người đang chết do biến hóa mang lại. Để có thể liên đới với sự quan tâm của Thiên Chúa đối với sự rên xiết của sáng thế, cộng đoàn các môn đệ phải đứng về phía những ai sẵn sàng hành động cho phúc lợi của sinh thái, chấp nhận mọi đau thương do việc đứng về phía họ mang lại. Nhờ ngữ cảnh cánh chung Do Thái, việc tuyên xưng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết luôn luôn mang theo tính xác thân làm yếu tố chủ yếu. Không phải chỉ có linh hồn của Người được cứu khỏi chết mà là toàn bộ con người gồm bản ngã và xác thân của Người được cứu thoát. Ta khó tưởng tượng được điều ấy cụ thể có nghĩa như thế nào, vì ta là người hiện còn đang sống trong cái rối rắm của hệ thống thời gian và không gian của vũ trụ này. Nhưng chắc chắn một điều, nó không có nghĩa là xác chết của Chúa Giêsu được hồi sinh để nhận lại sự sống trong trạng thái hiện hữu sinh học hiện nay. Như hạt giống không tài nào nhận ra nơi chiếc cây trưởng thành mà từ đó nó trổ sinh; như một điều dễ hư nát biến thành một điều không thể nào hư nát; như một tạo vật bằng cát bụi đạt tới chỗ mang hình ảnh thiên đàng (1 Cor 15), cũng thế, sự biến đổi quá bên kia sự chết đem tới những thay đổi không thể nào tưởng tượng được. Thiên thần, trong ánh sáng chói lọi của ngôi mồ trống, chỉ nói đơn giản: “Người đã trỗi dậy” (Mt 28:6).
Với Chúa Giêsu, điều ấy có nghĩa như một chứng nghiệm có giá trị trường cửu, được cứu chuộc, cho sự hiện hữu nhân bản lịch sử của Người trước nhan Thiên Chúa mãi mãi. Niềm vui được loan truyền trong ngày Phục Sinh đã xuất hiện với ý thức hơn nữa rằng số phận của Người không phải chỉ có nghĩa đối với Người mà thôi, mà còn hết sức có ý nghĩa đối với toàn thể nhân loại nữa. Nó là dấu chỉ cho thấy tương lai đầy hạnh phúc đang chờ đón tất cả những ai đang kinh qua cái tan tác của sự chết, nghĩa là mọi người. Thi phú trong thánh ca Kitô giáo buổi đầu đã nắm bắt được điều đó một cách khúc chiết: Chúa Kitô phục sinh là “trưởng tử người chết” (Cl 1:18). Chết không có nghĩa là ra không, mà ơn cứu rỗi cũng không hề có nghĩa là linh thể nhân bản thoát ra ngoài cuộc hiện sinh đầy tương quan dính cứng trong vật chất. Đúng hơn, chúa Kitô phục sinh làm sống lại niềm hy vọng có thể biến đổi toàn bộ con người xác thân, cả bụi đất lẫn hơi thở, thành vinh quang Thiên Chúa.
Ý thức sinh thái đẩy xa cái hiểu đó quá bên kia lãnh vực nhân bản để bao hàm cả tương lai của toàn bộ thế giới tự nhiên. Thánh Ambrôsiô Thành Milanô quả quyết rằng: “Trong sự phục sinh của Chúa Kitô, trái đất cũng đã trỗi dậy”. Nếu đã nhận rằng sự sống của Chúa Giêsu là một phần trong cộng đoàn lịch sử và sinh học của trái đất, thì khó có thể hiểu đến tận cùng cốt lõi một cách khác thế được. Căn tính của Người là dấu chỉ cho thấy trước tương lai đang chờ đón toàn bộ sáng thế, biến Chúa Kitô không những thành trưởng tử những con người nhân bản đã chết mà thôi, nhưng như chính bài thánh ca buổi đầu kia từng hát, Người còn là “trưởng tử toàn bộ sáng thế” (Cl 1:15) nữa. Trong một hợp năng tuyệt mỹ gồm thi ca vừa tượng hình vừa tượng từ, phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh đã hát lên điều vừa nói bằng các biểu tượng vũ trụ của ánh sáng và bóng tối, của lửa mới, của hoa và cây xanh, của nước và dầu, của bánh và rượu. Thánh thi “Hãy Vui Lên” (Exultet) mỗi năm hát một lần vào đêm này, đã hân hoan réo gọi: “Hãy vui lên, hỡi toàn thể tạo vật, quanh ngai toà Thiên Chúa”, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại! Bài thánh thi hát tiếp:
“Và vui lên! hỡi trái đất vui lên!
rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi,
và trong ánh quang vinh Vua muôn đời chói ngời,
tất cả vũ trụ hãy vui mừng hân hoan!
được ơn thoát ly xa miền u tối u sầu (Lm Văn Chi).
Mở rộng vòng cứu chuộc để bao gồm luôn thế giới tự nhiên đem lại cho ta một lực đẩy gia tốc cho nền đạo đức học sinh thái. Thay vì bị bỏ rơi ở phía sau hay bị ruồng bỏ, thế giới đang biến hóa kia với man vàn chuyển dịch biến đổi sẽ được hiển dung nhờ hành động ban sự sống của Thánh Thần Sáng Tạo. Mục đích của Thiên Chúa tựu chung có tính vũ trụ quy và sinh quy, chứ không hẳn chỉ nhân quy (cosmocentric, biocentric & anthropocentric). Trong ánh sáng Chúa Kitô phục sinh, niềm hy vọng cứu rỗi đối với những con người nhân bản đầy tội lệ và dễ hư nát kia đã được mở rộng để trở thành niềm hy vọng vũ trụ, một niềm hy vọng chung chia. Quan tâm chăm sóc trái đất và mọi tạo vật trong đó vì thế phải phát sinh như một đáp ứng.
Một Thiên Chúa tính đất (An Earthy God)
Trước khi thời của Phúc Âm kết thúc, niềm tin cho rằng Chúa Giêsu là hiện thân Khôn Ngoan Thiên Chúa đã chín mùi lắm rồi. “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt và ở giữa chúng ta, đầy ơn thánh và sự thật” (Ga 1:14). Lời mở đầu của Phúc Âm Gioan, phỏng theo một thánh thi xưa của người Do Thái nói về Khôn Ngoan, đã định nghĩa niềm tin ấy như vậy. Nguyên bản Hy Lạp không nói về việc Ngôi Lời trở thành phàm nhân (anthropos), mà là thành xác thịt (sarx), một thực tại rộng hơn nhiều. Ở đây, xác thịt không đồng nghĩa với tội lệ hay tương phản với lối hiện hữu linh thiêng, như trong Kitô học sarx-pneuma (xác thịt - thần khí) có trước đó của Thánh Phaolô. Đúng hơn, trong Phúc Âm Gioan, sarx chỉ thực tại vật chất, mau hư, dễ nát, tóm lại, hữu hạn, ngược với thiên chúa tính uy nghi. Trong ngữ cảnh lịch sử của nó, cái âm sắc chống Ngộ Đạo Thuyết của thánh thi này là điều không thể lầm lẫn được. Nó phản kháng ý niệm cho rằng trong Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chỉ hiện diện một cách phiến diện, không hề bị vật chất ô tạp đụng tới. Đẩy chủ đề Thiên Chúa cư ngụ giữa dân Israel của Người một bước xa hơn, nó quả quyết rằng Ngôi Lời đã được thốt lên trong tính đất, bước hẳn vào lãnh vực vật chất, mau chết để dõi sáng cho mọi sự từ bên trong.
Đã đành việc lên đồng hình đồng dạng của xác thịt mà Ngôi Lời trở nên chính là một đồng hình đồng dạng nhân bản (human configuration). Nhưng điều này không có nghĩa Kitô học nhất thiết phải có tính quy nhân. Kiến văn về thế giới của thời ta đang đặt loài người trở lại làm thành phần nội tại trong hệ thống biến hóa của sự sống trên hành tinh này, một hệ thống thực ra vốn là thành phần của thái dương hệ, một hệ vốn hiện hữu như là chương đến sau của lịch sử vũ trụ. Từ Big Bang, xuất hiện các ngân hà tinh cầu; từ vật chất nổ bùng của các tinh cầu có tuổi, xuất hiện thái dương và các hành tinh của ta; từ các phân tử Địa Cầu, xuất hiện các sinh vật; từ các tổ tiên đơn bào (single-celled), vạn biến muôn vàn cây cối và giống vật, trong đó có con người; loài thượng đẳng chúng ta có được bộ óc tinh tế đến có thể cảm nghiệm được ý thức tự phản và tự do, nói theo các hạn từ cổ điển, là tâm và chí.
Việc tái vị trí hóa hiện tượng nhân bản vào mối tương quan lịch sử, luôn tiếp diễn của nó với vật chất tinh cầu và vũ trụ có những hệ lụy hết sức rộng lớn. Nó tái sắp xếp cảnh địa cho óc tưởng tượng để ta biết rằng sự nối kết của con người với vật chất sâu sắc đến độ ta không thể xác định chính xác được bản sắc của mình nếu không chịu bao hàm trong đó cái rẻ quạt vĩ đại của biến hóa vũ trụ và sinh vật. Ta biến hóa trong tương quan; ta hiện hữu trong cộng sinh; sự hiện hữu của ta tùy thuộc vào sự tương hành qua lại của toàn bộ thế giới tự nhiên.
Từ tầm nhìn trên, xác thịt mà Ngôi Lời trở thành là thành phần của cơ phận bao la của vũ trụ. Thuật ngữ “nhập thể sâu xa” (deep incarnation) được Niels Gregersen sáng chế ra, hiện đang được nền thần học ngày nay sử dụng để chỉ việc Thiên Chúa triệt để đi vào chính cơ cấu tế bào của hiện hữu sinh vật và các hệ lớn hơn của tự nhiên giới. Chúa Giêsu Thành Nadarét là một người con bé nhỏ của đất (earthling), một đơn vị phức hợp gồm nhiều khoáng chất và chất lỏng, một đơn vị các-bon, một chu kỳ ốc-xi và ni-tơ, một khoảnh khắc trong cuộc biến hóa sinh vật của hành tinh này. Các nguyên tử cấu thành thân xác Người trước đó vốn thuộc các tạo vật khác. Cấu trúc di truyền nơi các tế bào của Người làm Người trở thành một phần của toàn bộ cộng đồng sự sống từng phát sinh từ các tổ tiên chung nơi các đại dương xửa xưa. Như thế, xác thịt trong Gioan 1:14 quả đã vượt quá bên kia Chúa Giêsu, và bên kia mọi con người nhân bản khác, để bao hàm toàn bộ thế giới sinh vật và bụi bặm vũ trụ mà các sinh vật kia vốn từ đó được cấu thành nên.
Loại suy tư như trên, một suy tư vinh danh cả học lý xưa lẫn khoa học nay, có thật nhiều hệ lụy sinh thái quan yếu. Giải thích “sâu xa” câu Ga 1:14 sẽ cho người ta thấy rằng Ngôi Lời Thiên Chúa bước vào liên đới không phải chỉ với toàn bộ loài người mà còn với cả toàn bộ thế giới sinh vật lý nữa, một thế giới mà con người vốn là thành phần và sự hiện hữu của họ luôn tùy thuộc vào. Do đó, việc nhập thể, một biểu thức hết sức đặc thù của tình yêu Thiên Chúa đổ tràn ra cho sáng thế, quả đã đem phẩm giá lại cho toàn bộ thực tại trần thế trong mọi chiều kích xác thân và vật thể của nó. Luận lý học của phẩm giá này dẫn ta đi vào một hướng rõ ràng. Thay vì thiêng liêng khinh miệt vật chất, người có đức tin được mời gọi liên minh với Thiên Chúa hằng sống bằng cách yêu thương chính vật chất. Thay vì chỉ biết loay hoay duy nhất quan tâm tới lân bang nhân bản, họ được kêu mời nới rộng tầm xem sét tinh thần đối với toàn bộ cộng đồng sự sống. Thay cho cái tính phí phạm sinh thái, họ được kêu mời ăn năn thống hối về các tội trọng làm ô nhiễm, tiêu dùng và sát hại bừa bãi các loài khác, biến chúng thành tận chủng. Họ được kêu mời làm thế vì địa cầu và mọi tạo vật trong đó, như lời Pierre Teilhard de Chardin, S.J. từng viết, đã được Thánh Thần Thiên Chúa chúc phúc, một hành vi cụ thể cho thấy Chúa Kitô quả đã tự dìm mình trong vật chất để cứu chuộc nó.
Một mô hình Kitô
Một trong những cách thống nhất hóa các luồng tư duy tản mạn trên là sử dụng ý niệm mô hình Kitô do Sallie McFague khai triển. Rút tỉa từ cách hình dung của các Phúc Âm về thừa tác vụ của Chúa Giêsu, một thừa tác vụ lấy Nước Thiên Chúa làm tâm điểm cùng khắp cho đến tận thập giá, mô hình này trình bày rõ “tình yêu giải phóng, chữa lành và bao hàm giải thích hết mọi sự”. Kết cục, việc quan tâm đối với tất cả những người đau khổ, và nhất là hàng triệu những con người nghèo đói trên trái đất đang thiếu thốn những nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống, phải lên đặc điểm cho giáo huấn, thực hành và linh đạo của Giáo Hội. Vì các hệ thống xã hội vốn là một hình thức nhập thân, vì toàn là những nối dài có tính cơ cấu các quyết định nhân bản trong việc chung chia tội lỗi và ơn thánh, nên Nước Thiên Chúa chỉ có thể đạt được các mục tiêu của mình theo mức độ các hệ thống xã hội kia (chính trị, kinh tế, văn hóa) biết nhập thân tình yêu bao hàm đối với những người bị bỏ rơi hơn hết.
Viết chữ ký của mô hình Kitô lên khắp thế giới tự nhiên là nối dài tình yêu giải phóng, chữa lành và bao hàm của Thiên Chúa tới tận cùng địa cầu. Rồi nhập thể sẽ nhấn mạnh tới phẩm giá của mọi thể vật lý, vì mọi thân xác đều quan trọng đối với Thiên Chúa, mọi thân xác, chứ không phải chỉ là các thân xác tươi trẻ, tràn đầy sức sống, mà còn là các thân xác bị tàn phá, bị xúc phạm, đang đói lả và hấp hối của loài người cũng như của các loài khác. Rồi phục sinh sẽ đặt cơ sở ngay trong sáng thế cho lời hứa hoàn thiện hóa mọi xác thân, không phải chỉ là những thân xác thành công đúng lúc mà cả những thân xác bị khinh khi, bị coi là không quan trọng, không chấp nhận được, bị trù dập, bị đẩy vào thế tận diệt. Hệ luận đạo đức học của mô hình Kitô này đem công bằng xã hội và toàn vẹn tính của sáng thế vào cái ôm thật xiết.
Chúa Giêsu Kitô là tặng phẩm trao ban vì “Thiên Chúa đã yêu thế gian”, trong tiếng Hy lạp là kosmos (vũ trụ ) (Ga 3:15). Các công phúc của Chúa Kitô không chỉ dành cho thế giới nhân bản mà thôi mà còn dành cho toàn bộ thế giới tự nhiên nữa, trong vẻ đẹp cũng như vẻ ô nhiễm, trong những điều kỳ diệu cũng như trong các khổ cực của nó.
_______________________________________________________________________
Theo nữ tu Elizabeth A. Johnson, C.S.J., giáo sư thần học nổi tiếng tại Đại Học Fordham và
là tác giả cuốn “Consider Jesus, She Who Is” và cuốn “Quest for the Living God”.
Khi thấy một con gấu chết tại Yosemite, John Muir, nhà tự nhiên học người Mỹ, bèn viết mấy lời trong nhật ký của mình để kịch liệt chỉ trích các nhà tôn giáo đã không dành một chỗ trên thiên đàng cho loài thụ tạo cao thượng này. Ông cho rằng những nhà tôn giáo này, sau khi chiếm trọn trái đất làm của riêng, còn dành trọn các lãnh thổ thiên giới cho những kẻ được họ coi là có một linh hồn mà thôi.
Rất ít người thời Muir đồng ý với ông. Tuy nhiên, phong trào ý thức tới môi trường của thời nay mỗi ngày một dâng cao, đã đem lại một ngữ cảnh cấp thiết để người ta suy nghĩ khác hẳn về vấn đề này. Liệu tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa có bao gồm cả những con gấu, con báo, và những trái dâu chúng ăn để sống, những dòng sông nơi chúng săn mồi và những hang động chúng ngủ mùa đông? Liệu Người có cảm thương cái chết yểu của chúng và hứa hẹn ơn cứu chuộc cho chúng hay không? Nếu không, thì việc hủy hoại môi sinh của chúng và việc dồn chúng vào thế tận chủng chả hề có một ý nghĩa tôn giáo nào. Nhưng nếu có, thì giá trị sự sống của chúng và của mọi tạo vật trong thiên nhiên phải trở thành minh nhiên trong giáo huấn và thực hành của Giáo Hội.
Dù không lãng quên tính lưỡng nan trong thân phận con người, nền thần học gần đây đang mở rộng tầm chú ý của mình để bao hàm cả thế giới tự nhiên, một thế giới mà từ đó con người đã xuất hiện, đã sống dính cứng và luôn chịu trách nhiệm. Cái tầm nhìn bao quát hơn này đang đem thần học trở về đồng điệu với các thể tài chính của nền thần học thánh kinh, giáo phụ và trung cổ, giúp nó có thể chơi được các giai điệu vũ trụ chưa từng ai được nghe cả hàng chục thế kỷ nay. Cho đến nay, cái phần được chú ý nhiều hơn cả chính là học lý về sáng tạo. Vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên thế gian, đã coi nó “rất tốt” (St 1:31), nên tự nhiên giới không phải chỉ là chiếc phông cho vở kịch con người phạm tội và được cứu chuộc, càng không phải chỉ là phương tiện thoả mãn các nhu cầu của họ.
Nó là nghệ phẩm thân thương của bàn tay Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần chọn làm nơi cư ngụ, có một giá trị nội tại riêng biệt. Cái lối nhìn của đức tin này tuôn trào thành một nền đạo đức biết quan tâm, biết kính trọng vẹn toàn tính của sáng tạo ở mọi phạm vi, mức độ. Lúc mà Đức Gioan Phaolô II, sau khi nói tới Thánh Kinh và học lý, viết vào năm 1990 rằng “việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người phải được kéo dài thành việc tôn trọng toàn bộ sáng thế”, nền thần học này quả đã cho thấy dấu chỉ về một chương mới hẳn trong sự nối kết giữa niềm tin vào Thiên Chúa và nền đạo đức sinh thái.
Nhưng còn về Chúa Giêsu Kitô thì sao? Niềm tin Kitô giáo vốn xoay quanh trục sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Thành Nadarét, được âu yếm gọi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi; do đó, cái nhìn thông sáng trong phạm vi này có tính hết sức sinh tử. Thoạt nhìn, sự ăn có về sinh thái trong Kitô học có vẻ như chỉ có tính đệ nhị đẳng, nếu không muốn nói là xa vời. Truyền thống Tây Phương xưa nay, một truyền thống chỉ nhấn mạnh đến việc Chúa Kitô xuống trần gian để cứu vớt ta khỏi tội, hầu như chỉ hoàn toàn tập chú vào con người nhân bản mà thôi. Phương thức của nền Kitô học hiện đại, như công trình của Karl Rahner chẳng hạn, một công trình được lên khuôn bởi việc phân tích có tính siêu việt hóa chủ thể nhân bản, cũng như các công trình của nền thần học Giải Phóng, một nền thần học đặt căn bản trên việc ưu tiên chọn người nghèo của Chúa Giêsu, cũng có chiều hướng đẩy thế giới tự nhiên vào vùng vô ý (disinterest). Tuy nhiên, đặt câu hỏi về sinh thái cho ta thấy Kitô học chưa có cạn kiệt (exhausted), trái lại vẫn còn hàm chứa nhiều tiềm năng hơn nữa trong việc huy động để niềm tin bao gồm luôn trái đất. Xin mời các bạn xem sét ba yếu tố chính yếu sau đây: thừa tác vụ của Chúa Giêsu, cái chết và sự sống lại của Người, và học lý nhập thể.
Một thừa tác vụ tính đất (an earthy ministry)
Theo mô tả của các Phúc Âm Nhất Lãm, thừa tác vụ của Chúa Giêsu đặt trọng tâm nơi Nước Thiên Chúa. Cái biểu tượng khó định nghĩa này có ý nói tới thời điểm trong đó ý Thiên Chúa được thể hiện trên đất cũng như trên trời. Nhìn nhận tình yêu bao hàm của Đấng Hóa Công đối với thế giới đau khổ là nhìn nhận ơn cứu chuộc của Người đối với thế giới ấy, một ơn cứu chuộc vốn được coi là ơn triển nở trọn vẹn của mọi tạo vật. Chúa Giêsu loan báo bằng lời và thực hiện bằng hành động việc sắp xẩy ra của Nước Thiên Chúa này. Bằng dụ ngôn và mối phúc, giáo huấn của Người đã minh họa đầy đủ các hiệu quả cứu rỗi của Nước ấy, kể cả việc đảo ngược ai nhất ai bét trong đó nữa. Trong các lần chữa bệnh, trừ qủy và đồng bàn bao hàm đủ loại người đến ‘gây gương mù gương xấu’, việc Người làm đã đem đến một tiền vị (foretaste) đầy hân hoan cho thấy ơn cứu rỗi sẽ như thế nào. Sau cùng, cái chết của Người do nhà nước kết tội là cái giá Người phải trả cho lòng trung trinh đối với thừa tác vụ công khai của mình. Những người đàn bà và đàn ông vốn đi theo Người trên khắp các nẻo đường Galilê, tới tận Giêrusalem, đã trở thành các nhân chứng đầy ngạc nhiên của hình thức hiện hữu mới mẻ nhờ quyền lực phục sinh của Thiên Chúa sự sống. Được tràn đầy Chúa Thánh Thần, họ và mọi môn đệ từ đó đến nay được kêu gọi bước theo Đường của Người, kiến tạo Nước Thiên Chúa ở bất cứ nơi nào sự sống đang bị bóp nghẹt và ngăn chặn trong cái thăng trầm của lịch sử.
Ý thức sinh thái giúp ta hiểu rõ thừa tác vụ của Chúa Giêsu có tính ‘đất” (earthy) đến chừng nào. Đối với Đấng sau đó được giải thích là vị Cứu Tinh Thiêng Liêng này, quả là đáng lưu ý khi ta thấy các thói quen chữa bệnh của Người luôn đặt nỗi thống khổ về thể xác của con người làm tâm điểm cho các quan tâm của mình. Thân xác họ là điều quan trọng, và Người dùng nước miếng của Người cũng như những đụng chạm ấm áp của Người mà chữa lành họ. Lại còn việc Người quan tâm xiết bao đến cái đói của họ nữa! Hàng đoàn lũ người trên sườn đồi và nhiều nhóm nhỏ hơn tại các tư gia nơi Người được thù tiếp và là bạn đồng bàn biết rất rõ quan tâm của Người đối với cái đói thể xác của họ.
Cái xu hướng của Chúa Giêsu đối với thể lý tính cũng đã bàng bạc trong giáo huấn của Người. Được kết cấu trong một nền văn hóa nông nghiệp, các dụ ngôn của Người được thêm mắm thêm muối bằng nhiều hình ảnh hạt giống và cỏ dại, đồng ruộng và vườn nho, cày bừa và gặt hái, chiên cừu và chim làm tổ, mưa rơi và mặt trời mọc. Người không ngần ngại nói một cách mủi lòng tới việc Thiên Chúa chăm sóc cho hoa đồng cỏ nội, và sử dụng sự quan tâm của Thiên Chúa đối với con sẻ đã chết làm loại suy hàm ẩn tình yêu của Chúa Cha dành cho các hữu thể nhân bản. Trong phúc âm Luca, ngay từ lúc ban đầu, Người đã định vị thừa tác vụ của Người trong truyền thống tiên tri, bằng cách, song song với tin mừng cho người nghèo và tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân trong đó, theo truyền thống giao ước về năm Sa-bát và năm thánh 49 năm, đất đai được nghỉ ngơi và lấy lại mầu mỡ (Lc 4:18-19, trích Is 61:1-2 là đoạn vốn trích Lv 25). Bởi thế, Nước của Thiên Chúa trời và đất, từng là cơ sở cho thừa tác vụ của Người, quả là bao hàm hết mọi sự. Trong tinh thần tiên tri sói sống chung với chiên con, phương thức nước ấy quả đã cổ vũ phúc lợi của mọi tạo vật.
Quả là phi thời gian khi gán cho Chúa Giêsu Thành Nadarét sự quan tâm đối với sinh thái theo kiểu con người thế kỷ 21. Ở đây, chỉ nhấn mạnh điều này: thừa tác vụ cả đời của Người đầy các xu thế mở rộng cửa chào đón tính thể lý, chào đón các chiều kích trần đời mà không hề có căng thẳng, khi vấn đề được nêu ra. Vì Nước Thiên Chúa bao hàm mọi sự, nên đương nhiên nó bao hàm cả chính hành tinh của ta, các hệ sinh thái đa dạng của nó và mọi tạo vật cư ngụ trong các hệ sinh thái ấy. Vì Nước Thiên Chúa đặc biệt chú tâm tới người thiếu thốn và người bị bỏ rơi, nên tình liên đới với người nghèo phải bao trùm toàn bộ địa cầu và các tạo vật đang khốn khổ trong đó. Trong viễn tượng sinh thái, giới răn vĩ đại của Chúa Giêsu đòi ta yêu thương người lân cận như chính mình phải trải dài tới mọi loài đang cùng nhau chung chia cộng đoàn biến hóa của sự sống, kể cả loài người và mọi loài khác nữa. Các trình thuật của Phúc Âm về thừa tác vụ lịch sử của Chúa Giêsu thúc giục ta phải dấn thân vào biên giới mới này, một biên giới cũng bao la như chính lòng từ bi vô lượng của Thiên Chúa.
Một niềm hy vọng tính đất (an Earthy Hope).
Thánh giá và cuộc phục sinh của Chúa Giêsu cũng mang nhiều cái nhìn thông sáng về sinh thái. Không muốn có luật trừ nào đối với qui luật có lẽ là sắt thép duy nhất áp dụng cho mọi loài trong vũ trụ, nên Chúa Giêsu cũng đã chết, cuộc đời của Người kết thúc trong cơn đau do bạo hành nhà nước mang tới. Thần học hiện đại rất giầu suy tư về quyền lực của cái chết này trong việc mạc khải sự tự đổ mình ra, cái bản tính đầy cảm thương trong tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu chịu cực hình qua nỗi hấp hối đối với nhân loại. Nhưng con người không cô đơn trong cơn đau của họ: “cho đến nay, toàn thể sáng thế đang rên xiết và cùng quằn quại với nhau như sắp sinh nở” (Rm 8:22), vì mong chờ ơn cứu chuộc. Nền Kitô học sinh thái giải thích thập giá, được tôn thờ như cây sự sống, là dấu chỉ lòng sót thương của Chúa đối với cả thế giới tự nhiên, mang theo mình cái giá mua sự sống mới cho muôn vàn thiên niên kỷ những người đang chết do biến hóa mang lại. Để có thể liên đới với sự quan tâm của Thiên Chúa đối với sự rên xiết của sáng thế, cộng đoàn các môn đệ phải đứng về phía những ai sẵn sàng hành động cho phúc lợi của sinh thái, chấp nhận mọi đau thương do việc đứng về phía họ mang lại. Nhờ ngữ cảnh cánh chung Do Thái, việc tuyên xưng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết luôn luôn mang theo tính xác thân làm yếu tố chủ yếu. Không phải chỉ có linh hồn của Người được cứu khỏi chết mà là toàn bộ con người gồm bản ngã và xác thân của Người được cứu thoát. Ta khó tưởng tượng được điều ấy cụ thể có nghĩa như thế nào, vì ta là người hiện còn đang sống trong cái rối rắm của hệ thống thời gian và không gian của vũ trụ này. Nhưng chắc chắn một điều, nó không có nghĩa là xác chết của Chúa Giêsu được hồi sinh để nhận lại sự sống trong trạng thái hiện hữu sinh học hiện nay. Như hạt giống không tài nào nhận ra nơi chiếc cây trưởng thành mà từ đó nó trổ sinh; như một điều dễ hư nát biến thành một điều không thể nào hư nát; như một tạo vật bằng cát bụi đạt tới chỗ mang hình ảnh thiên đàng (1 Cor 15), cũng thế, sự biến đổi quá bên kia sự chết đem tới những thay đổi không thể nào tưởng tượng được. Thiên thần, trong ánh sáng chói lọi của ngôi mồ trống, chỉ nói đơn giản: “Người đã trỗi dậy” (Mt 28:6).
Với Chúa Giêsu, điều ấy có nghĩa như một chứng nghiệm có giá trị trường cửu, được cứu chuộc, cho sự hiện hữu nhân bản lịch sử của Người trước nhan Thiên Chúa mãi mãi. Niềm vui được loan truyền trong ngày Phục Sinh đã xuất hiện với ý thức hơn nữa rằng số phận của Người không phải chỉ có nghĩa đối với Người mà thôi, mà còn hết sức có ý nghĩa đối với toàn thể nhân loại nữa. Nó là dấu chỉ cho thấy tương lai đầy hạnh phúc đang chờ đón tất cả những ai đang kinh qua cái tan tác của sự chết, nghĩa là mọi người. Thi phú trong thánh ca Kitô giáo buổi đầu đã nắm bắt được điều đó một cách khúc chiết: Chúa Kitô phục sinh là “trưởng tử người chết” (Cl 1:18). Chết không có nghĩa là ra không, mà ơn cứu rỗi cũng không hề có nghĩa là linh thể nhân bản thoát ra ngoài cuộc hiện sinh đầy tương quan dính cứng trong vật chất. Đúng hơn, chúa Kitô phục sinh làm sống lại niềm hy vọng có thể biến đổi toàn bộ con người xác thân, cả bụi đất lẫn hơi thở, thành vinh quang Thiên Chúa.
Ý thức sinh thái đẩy xa cái hiểu đó quá bên kia lãnh vực nhân bản để bao hàm cả tương lai của toàn bộ thế giới tự nhiên. Thánh Ambrôsiô Thành Milanô quả quyết rằng: “Trong sự phục sinh của Chúa Kitô, trái đất cũng đã trỗi dậy”. Nếu đã nhận rằng sự sống của Chúa Giêsu là một phần trong cộng đoàn lịch sử và sinh học của trái đất, thì khó có thể hiểu đến tận cùng cốt lõi một cách khác thế được. Căn tính của Người là dấu chỉ cho thấy trước tương lai đang chờ đón toàn bộ sáng thế, biến Chúa Kitô không những thành trưởng tử những con người nhân bản đã chết mà thôi, nhưng như chính bài thánh ca buổi đầu kia từng hát, Người còn là “trưởng tử toàn bộ sáng thế” (Cl 1:15) nữa. Trong một hợp năng tuyệt mỹ gồm thi ca vừa tượng hình vừa tượng từ, phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh đã hát lên điều vừa nói bằng các biểu tượng vũ trụ của ánh sáng và bóng tối, của lửa mới, của hoa và cây xanh, của nước và dầu, của bánh và rượu. Thánh thi “Hãy Vui Lên” (Exultet) mỗi năm hát một lần vào đêm này, đã hân hoan réo gọi: “Hãy vui lên, hỡi toàn thể tạo vật, quanh ngai toà Thiên Chúa”, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại! Bài thánh thi hát tiếp:
“Và vui lên! hỡi trái đất vui lên!
rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi,
và trong ánh quang vinh Vua muôn đời chói ngời,
tất cả vũ trụ hãy vui mừng hân hoan!
được ơn thoát ly xa miền u tối u sầu (Lm Văn Chi).
Mở rộng vòng cứu chuộc để bao gồm luôn thế giới tự nhiên đem lại cho ta một lực đẩy gia tốc cho nền đạo đức học sinh thái. Thay vì bị bỏ rơi ở phía sau hay bị ruồng bỏ, thế giới đang biến hóa kia với man vàn chuyển dịch biến đổi sẽ được hiển dung nhờ hành động ban sự sống của Thánh Thần Sáng Tạo. Mục đích của Thiên Chúa tựu chung có tính vũ trụ quy và sinh quy, chứ không hẳn chỉ nhân quy (cosmocentric, biocentric & anthropocentric). Trong ánh sáng Chúa Kitô phục sinh, niềm hy vọng cứu rỗi đối với những con người nhân bản đầy tội lệ và dễ hư nát kia đã được mở rộng để trở thành niềm hy vọng vũ trụ, một niềm hy vọng chung chia. Quan tâm chăm sóc trái đất và mọi tạo vật trong đó vì thế phải phát sinh như một đáp ứng.
Một Thiên Chúa tính đất (An Earthy God)
Trước khi thời của Phúc Âm kết thúc, niềm tin cho rằng Chúa Giêsu là hiện thân Khôn Ngoan Thiên Chúa đã chín mùi lắm rồi. “Ngôi Lời đã trở thành xác thịt và ở giữa chúng ta, đầy ơn thánh và sự thật” (Ga 1:14). Lời mở đầu của Phúc Âm Gioan, phỏng theo một thánh thi xưa của người Do Thái nói về Khôn Ngoan, đã định nghĩa niềm tin ấy như vậy. Nguyên bản Hy Lạp không nói về việc Ngôi Lời trở thành phàm nhân (anthropos), mà là thành xác thịt (sarx), một thực tại rộng hơn nhiều. Ở đây, xác thịt không đồng nghĩa với tội lệ hay tương phản với lối hiện hữu linh thiêng, như trong Kitô học sarx-pneuma (xác thịt - thần khí) có trước đó của Thánh Phaolô. Đúng hơn, trong Phúc Âm Gioan, sarx chỉ thực tại vật chất, mau hư, dễ nát, tóm lại, hữu hạn, ngược với thiên chúa tính uy nghi. Trong ngữ cảnh lịch sử của nó, cái âm sắc chống Ngộ Đạo Thuyết của thánh thi này là điều không thể lầm lẫn được. Nó phản kháng ý niệm cho rằng trong Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chỉ hiện diện một cách phiến diện, không hề bị vật chất ô tạp đụng tới. Đẩy chủ đề Thiên Chúa cư ngụ giữa dân Israel của Người một bước xa hơn, nó quả quyết rằng Ngôi Lời đã được thốt lên trong tính đất, bước hẳn vào lãnh vực vật chất, mau chết để dõi sáng cho mọi sự từ bên trong.
Đã đành việc lên đồng hình đồng dạng của xác thịt mà Ngôi Lời trở nên chính là một đồng hình đồng dạng nhân bản (human configuration). Nhưng điều này không có nghĩa Kitô học nhất thiết phải có tính quy nhân. Kiến văn về thế giới của thời ta đang đặt loài người trở lại làm thành phần nội tại trong hệ thống biến hóa của sự sống trên hành tinh này, một hệ thống thực ra vốn là thành phần của thái dương hệ, một hệ vốn hiện hữu như là chương đến sau của lịch sử vũ trụ. Từ Big Bang, xuất hiện các ngân hà tinh cầu; từ vật chất nổ bùng của các tinh cầu có tuổi, xuất hiện thái dương và các hành tinh của ta; từ các phân tử Địa Cầu, xuất hiện các sinh vật; từ các tổ tiên đơn bào (single-celled), vạn biến muôn vàn cây cối và giống vật, trong đó có con người; loài thượng đẳng chúng ta có được bộ óc tinh tế đến có thể cảm nghiệm được ý thức tự phản và tự do, nói theo các hạn từ cổ điển, là tâm và chí.
Việc tái vị trí hóa hiện tượng nhân bản vào mối tương quan lịch sử, luôn tiếp diễn của nó với vật chất tinh cầu và vũ trụ có những hệ lụy hết sức rộng lớn. Nó tái sắp xếp cảnh địa cho óc tưởng tượng để ta biết rằng sự nối kết của con người với vật chất sâu sắc đến độ ta không thể xác định chính xác được bản sắc của mình nếu không chịu bao hàm trong đó cái rẻ quạt vĩ đại của biến hóa vũ trụ và sinh vật. Ta biến hóa trong tương quan; ta hiện hữu trong cộng sinh; sự hiện hữu của ta tùy thuộc vào sự tương hành qua lại của toàn bộ thế giới tự nhiên.
Từ tầm nhìn trên, xác thịt mà Ngôi Lời trở thành là thành phần của cơ phận bao la của vũ trụ. Thuật ngữ “nhập thể sâu xa” (deep incarnation) được Niels Gregersen sáng chế ra, hiện đang được nền thần học ngày nay sử dụng để chỉ việc Thiên Chúa triệt để đi vào chính cơ cấu tế bào của hiện hữu sinh vật và các hệ lớn hơn của tự nhiên giới. Chúa Giêsu Thành Nadarét là một người con bé nhỏ của đất (earthling), một đơn vị phức hợp gồm nhiều khoáng chất và chất lỏng, một đơn vị các-bon, một chu kỳ ốc-xi và ni-tơ, một khoảnh khắc trong cuộc biến hóa sinh vật của hành tinh này. Các nguyên tử cấu thành thân xác Người trước đó vốn thuộc các tạo vật khác. Cấu trúc di truyền nơi các tế bào của Người làm Người trở thành một phần của toàn bộ cộng đồng sự sống từng phát sinh từ các tổ tiên chung nơi các đại dương xửa xưa. Như thế, xác thịt trong Gioan 1:14 quả đã vượt quá bên kia Chúa Giêsu, và bên kia mọi con người nhân bản khác, để bao hàm toàn bộ thế giới sinh vật và bụi bặm vũ trụ mà các sinh vật kia vốn từ đó được cấu thành nên.
Loại suy tư như trên, một suy tư vinh danh cả học lý xưa lẫn khoa học nay, có thật nhiều hệ lụy sinh thái quan yếu. Giải thích “sâu xa” câu Ga 1:14 sẽ cho người ta thấy rằng Ngôi Lời Thiên Chúa bước vào liên đới không phải chỉ với toàn bộ loài người mà còn với cả toàn bộ thế giới sinh vật lý nữa, một thế giới mà con người vốn là thành phần và sự hiện hữu của họ luôn tùy thuộc vào. Do đó, việc nhập thể, một biểu thức hết sức đặc thù của tình yêu Thiên Chúa đổ tràn ra cho sáng thế, quả đã đem phẩm giá lại cho toàn bộ thực tại trần thế trong mọi chiều kích xác thân và vật thể của nó. Luận lý học của phẩm giá này dẫn ta đi vào một hướng rõ ràng. Thay vì thiêng liêng khinh miệt vật chất, người có đức tin được mời gọi liên minh với Thiên Chúa hằng sống bằng cách yêu thương chính vật chất. Thay vì chỉ biết loay hoay duy nhất quan tâm tới lân bang nhân bản, họ được kêu mời nới rộng tầm xem sét tinh thần đối với toàn bộ cộng đồng sự sống. Thay cho cái tính phí phạm sinh thái, họ được kêu mời ăn năn thống hối về các tội trọng làm ô nhiễm, tiêu dùng và sát hại bừa bãi các loài khác, biến chúng thành tận chủng. Họ được kêu mời làm thế vì địa cầu và mọi tạo vật trong đó, như lời Pierre Teilhard de Chardin, S.J. từng viết, đã được Thánh Thần Thiên Chúa chúc phúc, một hành vi cụ thể cho thấy Chúa Kitô quả đã tự dìm mình trong vật chất để cứu chuộc nó.
Một mô hình Kitô
Một trong những cách thống nhất hóa các luồng tư duy tản mạn trên là sử dụng ý niệm mô hình Kitô do Sallie McFague khai triển. Rút tỉa từ cách hình dung của các Phúc Âm về thừa tác vụ của Chúa Giêsu, một thừa tác vụ lấy Nước Thiên Chúa làm tâm điểm cùng khắp cho đến tận thập giá, mô hình này trình bày rõ “tình yêu giải phóng, chữa lành và bao hàm giải thích hết mọi sự”. Kết cục, việc quan tâm đối với tất cả những người đau khổ, và nhất là hàng triệu những con người nghèo đói trên trái đất đang thiếu thốn những nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống, phải lên đặc điểm cho giáo huấn, thực hành và linh đạo của Giáo Hội. Vì các hệ thống xã hội vốn là một hình thức nhập thân, vì toàn là những nối dài có tính cơ cấu các quyết định nhân bản trong việc chung chia tội lỗi và ơn thánh, nên Nước Thiên Chúa chỉ có thể đạt được các mục tiêu của mình theo mức độ các hệ thống xã hội kia (chính trị, kinh tế, văn hóa) biết nhập thân tình yêu bao hàm đối với những người bị bỏ rơi hơn hết.
Viết chữ ký của mô hình Kitô lên khắp thế giới tự nhiên là nối dài tình yêu giải phóng, chữa lành và bao hàm của Thiên Chúa tới tận cùng địa cầu. Rồi nhập thể sẽ nhấn mạnh tới phẩm giá của mọi thể vật lý, vì mọi thân xác đều quan trọng đối với Thiên Chúa, mọi thân xác, chứ không phải chỉ là các thân xác tươi trẻ, tràn đầy sức sống, mà còn là các thân xác bị tàn phá, bị xúc phạm, đang đói lả và hấp hối của loài người cũng như của các loài khác. Rồi phục sinh sẽ đặt cơ sở ngay trong sáng thế cho lời hứa hoàn thiện hóa mọi xác thân, không phải chỉ là những thân xác thành công đúng lúc mà cả những thân xác bị khinh khi, bị coi là không quan trọng, không chấp nhận được, bị trù dập, bị đẩy vào thế tận diệt. Hệ luận đạo đức học của mô hình Kitô này đem công bằng xã hội và toàn vẹn tính của sáng thế vào cái ôm thật xiết.
Chúa Giêsu Kitô là tặng phẩm trao ban vì “Thiên Chúa đã yêu thế gian”, trong tiếng Hy lạp là kosmos (vũ trụ ) (Ga 3:15). Các công phúc của Chúa Kitô không chỉ dành cho thế giới nhân bản mà thôi mà còn dành cho toàn bộ thế giới tự nhiên nữa, trong vẻ đẹp cũng như vẻ ô nhiễm, trong những điều kỳ diệu cũng như trong các khổ cực của nó.
_______________________________________________________________________
Theo nữ tu Elizabeth A. Johnson, C.S.J., giáo sư thần học nổi tiếng tại Đại Học Fordham và
là tác giả cuốn “Consider Jesus, She Who Is” và cuốn “Quest for the Living God”.
Gặp gỡ Thiên Chúa
LM. Nguyễn Hữu Thy
21:35 16/04/2009
Gặp gỡ Thiên Chúa
Romano Guardini, sinh năm 1885 tại Verona/Ý Đại Lợi và qua đời năm 1968 tại München/Đức quốc, một triết gia tôn giáo và nhà thần học lỗi lạc, đã ba lần nắm giữ ghế giáo sư về «Triết học tôn giáo và vũ trụ quan Kitô giáo» với một sự thành công ngoại thường:
· Đại học Bá Linh từ năm 1923-1939.
· Đại học Tübingen từ năm 1945-1948.
· Đại học München từ năm 1948-1962.
Tài năng sư phạm vượt trội của ông trong công cuộc hướng dẫn tuổi trẻ qua việc phát huy mạnh mẽ phong trào Thanh Niên Công Giáo „Quickborn“ trên lầu đài Rothenfels bên bờ sông Main (1920-1939, 1948-1957). Rất nhiều công trình khảo cứu sâu sắc về ngôn ngữ học và tư tưởng của ông đã gây được một ảnh hưởng mang tính cách quyết định rất lớn; Những tựa đề các công trình khảo cứu đó, phần lớn đã trở thành sách „giáo khoa“. Trong số đó phải kể tới: „Vom Geist der Liturgie“ – Tinh thần Phụng Vụ (1918); „Vom Sinn der Kirche“ – Theo tinh thần Giáo Hội (1922); „Der Herr“ – Đức Chúa (1938); „Das Ende der Neuzeit“ – Chấm dứt thời tân đại (1950); „Nur wer von Gott weiss, kennt den Menschen“ – Chỉ ai biết được Thiên Chúa, thì mới hiểu được con người (1952).
Từ năm 1933 đến năm 1939, để chống lại chủ nghĩa diệt chủng man rợ của Đức Quốc Xã, giáo sư Guardini đã tập trung các bài giáo án của ông ở đại học Bá Linh vào chủ đề „Nhân chủng học Kitô giáo“. Đây là một loạt các giáo án rất bao quát rộng rãi, trình bày trước hết các tư duy của Heidegger cũng như của Nietzsche, của Jaspers và của những triết gia khác, trong một „thời đại tân tiến“ được kiểu mẫu song đôi hóa. Sau khi bị chính quyền Đức Quốc Xã truất quyền dạy học tại đại học Bá Linh vào năm 1939, giáo sư Guardini đã cho xuất bản một tác phẩm được đúc kết bởi tất cả các bài giáo án của ông với tựa đề là „Welt und Person“ – (Vũ trụ và con người).
Tuy sách chỉ dày có 160 trang, nhưng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Guardini, và tư tưởng chính của tác phẩm là: „Con người không hiện hữu như một khối thực tại khép kín hay tự thỏa mãn, tự mình phát triển chính mình thành hình thể người, nhưng là hiện hữu đối mặt với những thực thể ngoại tại khác.“ Không phải hữu thể học từ trước tới nay của con người hay sự tự lập của chủ thể đã đủ cho một sự „ý thức hiện sinh của Kitô giáo nguyên thủy“. Chủ thuyết duy lý Kantianismus của Immanuel Kant cũng như nền triết học hiện sinh và tâm lý học theo nghĩa ý thức tự tạo (Selbstsetzung) thuộc thời đại tân tiến sẽ phải đối mặt với công trình sáng tạo: Trước hết, qua sự chấp nhận sự hữu hạn, người ta đã nhận ra được biên giới của sự tự lập, và càng nhận thức được sự hiện hữu hữu hạn thì càng nhận thức được bản chất của nó là hư không, vì tự bản chất sự hiện hữu hữu hạn là hư không, và càng khám phá ra nguồn gốc (được mặc khải) của nó xuất phát từ Thiên Chúa. Nói cách khác, nếu không được bắt nguồn từ Thiên Chúa – một hữu thể tự hữu và vô hạn, và là nguồn cội làm xuất phát mọi hữu thể hữu hạn –, thì sự hiện hữu hạn là hư không, vì tự bản chất của nó, sự hiện hữu hữu hạn là hư không.
Để xác định được ngôi vị con người, trước hết vũ trụ phải được hiểu là không gian của cuộc sống hiện sinh. Cái không gian ấy chứa đựng những chiều hướng hay những thái cực của cuộc sống, tức: Ở phía trong (trung tâm) và ở phía bên ngoài (những biên giới). Áp dụng vào lãnh vực tinh thần, thì trong con người có những „chiều hướng“: „Phía trong“ hay „chỗ sâu kín“ và „phía trên“ hay là „phía cao“. Bản chất tinh thần con người là nhằm tư duy (về các giá trị) – một thừa kế của thánh Augustinus (354-430) và Max Scheler (1874-1928), triết gia người Đức. Vậy, ngôi vị được hiểu theo hai nghĩa: Sự hiện hữu trong chính mình (nội tại), và đồng thời sự tự định đoạt trên chính mình, tức tự làm chủ chính mình (từ trên). Như thế, thực tại của con người chịu ảnh hưởng phạm trù không gian, tức theo hướng vào sâu bên trong và theo hướng ra bên ngoài; đồng thời nó lại bị giới hạn rõ ràng trong một phạm vi nhất định: Khi hướng vào sâu trong sự hiện hữu nội tại của chính mình, con người sẽ phải đối mặt với sự hữu hạn và bên kia biên giới sự hữu hạn ấy là sự hư không, như là khởi điểm sự hiện hữu của con người. Trái lại, khi hướng „ra bên ngoài“, con người khám phá ra nguồn gốc hay nguyên nhân sự hiện hữu của mình: Thiên Chúa.
Nhưng ngôi vị con người không phải là sự chấp hữu dửng dưng vô cảm; trái lại, khi nó mở mắt là gặp gỡ ngay với hữu thể độc lập khác, với đối tượng khác. Chính trong sự gặp gỡ như thế làm nảy sinh bản năng tự vệ chính mình, mới có thể hiện tại hóa được bản ngã của mình. Guardini nêu danh hai cách thể hiện bản năng tự vệ: Sự tôn trọng trật tự trong công bình và sự tôn trọng kẻ khác (các hình thức giá trị của họ) trong tình yêu thương. Khi tự tách rời ra khỏi những thực tại và những quy phạm trên, ngôi vị con người sẽ phải đối mặt với nguy hiểm. Guardini viết: „Ai yêu thương thì luôn bước đi trong sự tự do, trong sự tự do khỏi những ràng buộc với chính người đó, tức khỏi chính mình. (...) Những ai hiểu rõ tình yêu, thì hiểu rõ được luật này, là: Sự cởi mở chỉ nảy sinh khi con người biết thoát ra khỏi chính mình, và trong sự cởi mở đó nhân vị con người và tất cả những lãnh vực khác mới phát huy, mới đâm hoa kết quả được.“
Bởi vậy, một động lực đầy tính cách quyết định, vâng, một động lực định mệnh, xảy đến trong sự chấp hữu không chỉ qua thái độ quy hướng về chính mình (hiện hữu trong chính mình và tự định đoạt trên chính mình), nhưng còn qua sự tự vệ của người khác nữa. „Có nhiều hình thức và cấp độ gặp gỡ, kể cả sự gặp gỡ đầy bi kịch tính, một sự gặp gỡ mà chỉ có sự khước từ và sự khôn ngoan mới có thể giải thoát được tâm trí con người ra khỏi đó.“ Sự cởi mở chân thành và định mệnh con người tùy thuộc sự tương quan giữa bản ngã và đối tượng có tương quan với bản ngã, tùy thuộc sự trung gian của ngôn ngữ và tùy thuộc sự tương quan giữa bản ngã và Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải trong Ngôi Lời nhập thể.
Khi thực thi cuộc sống đức tin Kitô giáo, sự chấp hữu hay sự độc lập của ngôi vị con người không đánh mất vị trí hàng đầu của mình, trái lại nó càng chứng minh mình một cách đầy xác tín, bởi vì tính cách đối thoại là đặc điểm chính yếu của ngôi vị. Ngôi vị chỉ có thể „vượt lên trên chính mình“, tức tự mở rộng mình ra, bởi vì tác động đó thuộc khả năng của nó. „Thật ra, ngôi vị không chỉ là động lực, nhưng còn là sự hiện hữu; không chỉ là động tác, nhưng còn là hình thể.“ „Sự hiện hữu của bản ngã của tôi chính yếu hệ (...) ở chỗ: Thiên Chúa là đối tượng có tương quan mật thiết với tôi.“ Với những luận đề này, sự chấp hữu cá thể của con người đòi hỏi phải hội đủ hai đặc điểm là nội tại tính và sự độc lập.
Và: „Chính Thiên Chúa là ngôi vị“ cần phải được suy tư dưới cùng phạm trù như thế, tức vượt ra khỏi chính mình và hội tụ trong chính mình. „Chính sự mặc khải một cách đầy huyền nhiệm và phong phú - ví dụ Thiên Chúa là ngôi vị - đã kết tạo nên trọng tâm Sứ Điệp Kitô giáo (...).“ Sống đức tin Kitô giáo có nghĩa là tham phần vào đặc tính giao liên qua lại (tương quan) giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa, là tham phần vào tình yêu Thiên Chúa như là một nét đặc trưng của sự chấp hữu của Thiên Chúa.
Phẩm chất Kitô giáo được xác định bởi sự tự do, một sự tự do đích thực trong bản chất của nó (không phải sự tự trị), tức: Tự do trong sự hiện hữu nói chung, tự do trong cuộc sống riêng tư của mình, tự do trong tương quan với căn nguyên của chính mình, trong sự được thương yêu và trong sự yêu thương. Khi người tín hữu để cho Đức Kitô được tự do tác động trong cuộc sống của mình, thì không có nghĩa là sự tự do, các quyền lợi và sự độc lập của họ bị mất mát hay bị giảm thiểu, nhưng ngược lại, là một đặc ân được tham phần vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Quyền năng vô biên của Thiên Chúa được tỏ hiện như là tình yêu ngôi vị, như là Thần Khí, như là tinh thần. Tinh thần (của Thiên Chúa cũng như của con người) là sự tự chấp hữu và sự tự cách biệt, hay nói đúng hơn: Sự tự chấp hữu trong sự tự hy sinh chính mình. Chính sự tương quan là yếu tính của Thiên Chúa và của con người (hữu thể học tương quan thay vì hữu thể học bản thể). Sự tự sở hữu chính mình, tức tính tự siêu việt, thay vì nội tại tính; tình yêu đối với tha nhân, thay vì sự tự trị của luật pháp.
Chính vũ trụ cũng phát xuất từ một quyền lực ngoại tại và hoàn toàn khác với vũ trụ. Vũ trụ hội tụ ba đặc trưng, và là ba đặc trưng nói lên nguồn gốc của nó, đó là tính cách hữu hạn, sự tự túc và sự tự lập. Nhưng những khuynh hướng triết học tân thời lại phủ nhận „con đường đi ngược lên“ hướng về Đấng Tạo Hóa của vũ trụ được chứa đựng trong đó. Guardini tìm gặp nơi Giordano Bruno chủ trương xóa bỏ tính cách hữu hạn của vũ trụ bằng nhưng luận đề về sự lặp đi lặp lại vô tận của các vũ trụ; còn nơi Friedrich Nietzsche ông lại bắt gặp một vũ trụ chỉ biết tham chiếu chính mình một cách đầy bi kịch tính; tiếp đến, ông đọc nơi Phật Thích Ca cũng như nơi triết gia hiện sinh Heidegger sự tự lập của sự trống rỗng vô nghĩa, cường độ độc quyền và đồng thời là cường độ có tác dụng làm tê liệt tính cách hữu hạn và sau cùng sự qui định về sự chết.
Guardini bắt đầu bằng chỉ thị hướng dẫn của Kinh Thánh, một chỉ thị hướng dẫn giúp cho khả năng con người biết tư duy và cảm nghiệm được rằng vũ trụ xuất phát từ một nguyên nhân ngoại tại, hay nói đúng hơn: Vũ trụ hiện hữu do quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa, đệ nhất nguyên nhân của sự hữu, chứ không phải vũ trụ tự hiện hữu; nói cách khác, vũ trụ được tạo thành, chứ không phải tự hiện hữu bởi năng lực của nó như thuyết duy vật biện chứng và thuyết tiến hóa vẫn chủ trương: Tự ban đầu đã có vật chất. Vì thế, tác dụng của vũ trụ không phải là biểu thị trên chính mình, nhưng nó biểu thị cho căn nguyên, cho nguyên nhân sự hiện hữu của mình, và cho đối tượng tối thượng của nó. Guardini gọi sự biểu thị này là „Ân sủng của cuộc sống“. Theo mặc khải, thì cuộc sống con người không cần tới „sự bi thảm anh hùng“, một biểu thị cho đặc tính triết học hiện sinh một cách đầy cảm tính.
Vậy, qua các dấu vết mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã để lại trong vũ trụ, một tuyệt tác của Người, con người có thể khám phá và gặp gỡ được Thiên Chúa trong sự nhận thức triết học.
Kể từ năm 1990, khi hàn lâm viện Công Giáo Tiểu bang Bayern xuất bản toàn bộ các tác phẩm của ông ở Đức và Morcelliana, Brescia ở Ý, thì chỗ đứng của tư tưởng triết học Guardini tại các đại học ở Đức và ở Ý trở nên vững vàng và sôi nổi hơn bao giờ hết, đặc biệt ông được nổi danh nhất trong lãnh vực ý niệm của ông về „nhân vị con người“, về khoa sư phạm và về văn hóa. Bởi vậy, Romano Guardini là một trong những nhà đại tư tưởng về triết học tôn giáo và thần học được biết đến, được đọc và được yêu chuộng nhất tại Âu Châu nói chung và tại Đức quốc nói riêng.
____________________
Sách tham khảo:
Romano Guardini: Welt und Person. Versuche zur christlichen Lehre vom Menschen. Nhà xuất bản Grünewald 1988, 200 trang.
Romano Guardini, sinh năm 1885 tại Verona/Ý Đại Lợi và qua đời năm 1968 tại München/Đức quốc, một triết gia tôn giáo và nhà thần học lỗi lạc, đã ba lần nắm giữ ghế giáo sư về «Triết học tôn giáo và vũ trụ quan Kitô giáo» với một sự thành công ngoại thường:
· Đại học Bá Linh từ năm 1923-1939.
· Đại học Tübingen từ năm 1945-1948.
· Đại học München từ năm 1948-1962.
Tài năng sư phạm vượt trội của ông trong công cuộc hướng dẫn tuổi trẻ qua việc phát huy mạnh mẽ phong trào Thanh Niên Công Giáo „Quickborn“ trên lầu đài Rothenfels bên bờ sông Main (1920-1939, 1948-1957). Rất nhiều công trình khảo cứu sâu sắc về ngôn ngữ học và tư tưởng của ông đã gây được một ảnh hưởng mang tính cách quyết định rất lớn; Những tựa đề các công trình khảo cứu đó, phần lớn đã trở thành sách „giáo khoa“. Trong số đó phải kể tới: „Vom Geist der Liturgie“ – Tinh thần Phụng Vụ (1918); „Vom Sinn der Kirche“ – Theo tinh thần Giáo Hội (1922); „Der Herr“ – Đức Chúa (1938); „Das Ende der Neuzeit“ – Chấm dứt thời tân đại (1950); „Nur wer von Gott weiss, kennt den Menschen“ – Chỉ ai biết được Thiên Chúa, thì mới hiểu được con người (1952).
Từ năm 1933 đến năm 1939, để chống lại chủ nghĩa diệt chủng man rợ của Đức Quốc Xã, giáo sư Guardini đã tập trung các bài giáo án của ông ở đại học Bá Linh vào chủ đề „Nhân chủng học Kitô giáo“. Đây là một loạt các giáo án rất bao quát rộng rãi, trình bày trước hết các tư duy của Heidegger cũng như của Nietzsche, của Jaspers và của những triết gia khác, trong một „thời đại tân tiến“ được kiểu mẫu song đôi hóa. Sau khi bị chính quyền Đức Quốc Xã truất quyền dạy học tại đại học Bá Linh vào năm 1939, giáo sư Guardini đã cho xuất bản một tác phẩm được đúc kết bởi tất cả các bài giáo án của ông với tựa đề là „Welt und Person“ – (Vũ trụ và con người).
Tuy sách chỉ dày có 160 trang, nhưng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Guardini, và tư tưởng chính của tác phẩm là: „Con người không hiện hữu như một khối thực tại khép kín hay tự thỏa mãn, tự mình phát triển chính mình thành hình thể người, nhưng là hiện hữu đối mặt với những thực thể ngoại tại khác.“ Không phải hữu thể học từ trước tới nay của con người hay sự tự lập của chủ thể đã đủ cho một sự „ý thức hiện sinh của Kitô giáo nguyên thủy“. Chủ thuyết duy lý Kantianismus của Immanuel Kant cũng như nền triết học hiện sinh và tâm lý học theo nghĩa ý thức tự tạo (Selbstsetzung) thuộc thời đại tân tiến sẽ phải đối mặt với công trình sáng tạo: Trước hết, qua sự chấp nhận sự hữu hạn, người ta đã nhận ra được biên giới của sự tự lập, và càng nhận thức được sự hiện hữu hữu hạn thì càng nhận thức được bản chất của nó là hư không, vì tự bản chất sự hiện hữu hữu hạn là hư không, và càng khám phá ra nguồn gốc (được mặc khải) của nó xuất phát từ Thiên Chúa. Nói cách khác, nếu không được bắt nguồn từ Thiên Chúa – một hữu thể tự hữu và vô hạn, và là nguồn cội làm xuất phát mọi hữu thể hữu hạn –, thì sự hiện hữu hạn là hư không, vì tự bản chất của nó, sự hiện hữu hữu hạn là hư không.
Để xác định được ngôi vị con người, trước hết vũ trụ phải được hiểu là không gian của cuộc sống hiện sinh. Cái không gian ấy chứa đựng những chiều hướng hay những thái cực của cuộc sống, tức: Ở phía trong (trung tâm) và ở phía bên ngoài (những biên giới). Áp dụng vào lãnh vực tinh thần, thì trong con người có những „chiều hướng“: „Phía trong“ hay „chỗ sâu kín“ và „phía trên“ hay là „phía cao“. Bản chất tinh thần con người là nhằm tư duy (về các giá trị) – một thừa kế của thánh Augustinus (354-430) và Max Scheler (1874-1928), triết gia người Đức. Vậy, ngôi vị được hiểu theo hai nghĩa: Sự hiện hữu trong chính mình (nội tại), và đồng thời sự tự định đoạt trên chính mình, tức tự làm chủ chính mình (từ trên). Như thế, thực tại của con người chịu ảnh hưởng phạm trù không gian, tức theo hướng vào sâu bên trong và theo hướng ra bên ngoài; đồng thời nó lại bị giới hạn rõ ràng trong một phạm vi nhất định: Khi hướng vào sâu trong sự hiện hữu nội tại của chính mình, con người sẽ phải đối mặt với sự hữu hạn và bên kia biên giới sự hữu hạn ấy là sự hư không, như là khởi điểm sự hiện hữu của con người. Trái lại, khi hướng „ra bên ngoài“, con người khám phá ra nguồn gốc hay nguyên nhân sự hiện hữu của mình: Thiên Chúa.
Nhưng ngôi vị con người không phải là sự chấp hữu dửng dưng vô cảm; trái lại, khi nó mở mắt là gặp gỡ ngay với hữu thể độc lập khác, với đối tượng khác. Chính trong sự gặp gỡ như thế làm nảy sinh bản năng tự vệ chính mình, mới có thể hiện tại hóa được bản ngã của mình. Guardini nêu danh hai cách thể hiện bản năng tự vệ: Sự tôn trọng trật tự trong công bình và sự tôn trọng kẻ khác (các hình thức giá trị của họ) trong tình yêu thương. Khi tự tách rời ra khỏi những thực tại và những quy phạm trên, ngôi vị con người sẽ phải đối mặt với nguy hiểm. Guardini viết: „Ai yêu thương thì luôn bước đi trong sự tự do, trong sự tự do khỏi những ràng buộc với chính người đó, tức khỏi chính mình. (...) Những ai hiểu rõ tình yêu, thì hiểu rõ được luật này, là: Sự cởi mở chỉ nảy sinh khi con người biết thoát ra khỏi chính mình, và trong sự cởi mở đó nhân vị con người và tất cả những lãnh vực khác mới phát huy, mới đâm hoa kết quả được.“
Bởi vậy, một động lực đầy tính cách quyết định, vâng, một động lực định mệnh, xảy đến trong sự chấp hữu không chỉ qua thái độ quy hướng về chính mình (hiện hữu trong chính mình và tự định đoạt trên chính mình), nhưng còn qua sự tự vệ của người khác nữa. „Có nhiều hình thức và cấp độ gặp gỡ, kể cả sự gặp gỡ đầy bi kịch tính, một sự gặp gỡ mà chỉ có sự khước từ và sự khôn ngoan mới có thể giải thoát được tâm trí con người ra khỏi đó.“ Sự cởi mở chân thành và định mệnh con người tùy thuộc sự tương quan giữa bản ngã và đối tượng có tương quan với bản ngã, tùy thuộc sự trung gian của ngôn ngữ và tùy thuộc sự tương quan giữa bản ngã và Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải trong Ngôi Lời nhập thể.
Khi thực thi cuộc sống đức tin Kitô giáo, sự chấp hữu hay sự độc lập của ngôi vị con người không đánh mất vị trí hàng đầu của mình, trái lại nó càng chứng minh mình một cách đầy xác tín, bởi vì tính cách đối thoại là đặc điểm chính yếu của ngôi vị. Ngôi vị chỉ có thể „vượt lên trên chính mình“, tức tự mở rộng mình ra, bởi vì tác động đó thuộc khả năng của nó. „Thật ra, ngôi vị không chỉ là động lực, nhưng còn là sự hiện hữu; không chỉ là động tác, nhưng còn là hình thể.“ „Sự hiện hữu của bản ngã của tôi chính yếu hệ (...) ở chỗ: Thiên Chúa là đối tượng có tương quan mật thiết với tôi.“ Với những luận đề này, sự chấp hữu cá thể của con người đòi hỏi phải hội đủ hai đặc điểm là nội tại tính và sự độc lập.
Và: „Chính Thiên Chúa là ngôi vị“ cần phải được suy tư dưới cùng phạm trù như thế, tức vượt ra khỏi chính mình và hội tụ trong chính mình. „Chính sự mặc khải một cách đầy huyền nhiệm và phong phú - ví dụ Thiên Chúa là ngôi vị - đã kết tạo nên trọng tâm Sứ Điệp Kitô giáo (...).“ Sống đức tin Kitô giáo có nghĩa là tham phần vào đặc tính giao liên qua lại (tương quan) giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa, là tham phần vào tình yêu Thiên Chúa như là một nét đặc trưng của sự chấp hữu của Thiên Chúa.
Phẩm chất Kitô giáo được xác định bởi sự tự do, một sự tự do đích thực trong bản chất của nó (không phải sự tự trị), tức: Tự do trong sự hiện hữu nói chung, tự do trong cuộc sống riêng tư của mình, tự do trong tương quan với căn nguyên của chính mình, trong sự được thương yêu và trong sự yêu thương. Khi người tín hữu để cho Đức Kitô được tự do tác động trong cuộc sống của mình, thì không có nghĩa là sự tự do, các quyền lợi và sự độc lập của họ bị mất mát hay bị giảm thiểu, nhưng ngược lại, là một đặc ân được tham phần vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Quyền năng vô biên của Thiên Chúa được tỏ hiện như là tình yêu ngôi vị, như là Thần Khí, như là tinh thần. Tinh thần (của Thiên Chúa cũng như của con người) là sự tự chấp hữu và sự tự cách biệt, hay nói đúng hơn: Sự tự chấp hữu trong sự tự hy sinh chính mình. Chính sự tương quan là yếu tính của Thiên Chúa và của con người (hữu thể học tương quan thay vì hữu thể học bản thể). Sự tự sở hữu chính mình, tức tính tự siêu việt, thay vì nội tại tính; tình yêu đối với tha nhân, thay vì sự tự trị của luật pháp.
Chính vũ trụ cũng phát xuất từ một quyền lực ngoại tại và hoàn toàn khác với vũ trụ. Vũ trụ hội tụ ba đặc trưng, và là ba đặc trưng nói lên nguồn gốc của nó, đó là tính cách hữu hạn, sự tự túc và sự tự lập. Nhưng những khuynh hướng triết học tân thời lại phủ nhận „con đường đi ngược lên“ hướng về Đấng Tạo Hóa của vũ trụ được chứa đựng trong đó. Guardini tìm gặp nơi Giordano Bruno chủ trương xóa bỏ tính cách hữu hạn của vũ trụ bằng nhưng luận đề về sự lặp đi lặp lại vô tận của các vũ trụ; còn nơi Friedrich Nietzsche ông lại bắt gặp một vũ trụ chỉ biết tham chiếu chính mình một cách đầy bi kịch tính; tiếp đến, ông đọc nơi Phật Thích Ca cũng như nơi triết gia hiện sinh Heidegger sự tự lập của sự trống rỗng vô nghĩa, cường độ độc quyền và đồng thời là cường độ có tác dụng làm tê liệt tính cách hữu hạn và sau cùng sự qui định về sự chết.
Guardini bắt đầu bằng chỉ thị hướng dẫn của Kinh Thánh, một chỉ thị hướng dẫn giúp cho khả năng con người biết tư duy và cảm nghiệm được rằng vũ trụ xuất phát từ một nguyên nhân ngoại tại, hay nói đúng hơn: Vũ trụ hiện hữu do quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa, đệ nhất nguyên nhân của sự hữu, chứ không phải vũ trụ tự hiện hữu; nói cách khác, vũ trụ được tạo thành, chứ không phải tự hiện hữu bởi năng lực của nó như thuyết duy vật biện chứng và thuyết tiến hóa vẫn chủ trương: Tự ban đầu đã có vật chất. Vì thế, tác dụng của vũ trụ không phải là biểu thị trên chính mình, nhưng nó biểu thị cho căn nguyên, cho nguyên nhân sự hiện hữu của mình, và cho đối tượng tối thượng của nó. Guardini gọi sự biểu thị này là „Ân sủng của cuộc sống“. Theo mặc khải, thì cuộc sống con người không cần tới „sự bi thảm anh hùng“, một biểu thị cho đặc tính triết học hiện sinh một cách đầy cảm tính.
Vậy, qua các dấu vết mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã để lại trong vũ trụ, một tuyệt tác của Người, con người có thể khám phá và gặp gỡ được Thiên Chúa trong sự nhận thức triết học.
Kể từ năm 1990, khi hàn lâm viện Công Giáo Tiểu bang Bayern xuất bản toàn bộ các tác phẩm của ông ở Đức và Morcelliana, Brescia ở Ý, thì chỗ đứng của tư tưởng triết học Guardini tại các đại học ở Đức và ở Ý trở nên vững vàng và sôi nổi hơn bao giờ hết, đặc biệt ông được nổi danh nhất trong lãnh vực ý niệm của ông về „nhân vị con người“, về khoa sư phạm và về văn hóa. Bởi vậy, Romano Guardini là một trong những nhà đại tư tưởng về triết học tôn giáo và thần học được biết đến, được đọc và được yêu chuộng nhất tại Âu Châu nói chung và tại Đức quốc nói riêng.
____________________
Sách tham khảo:
Romano Guardini: Welt und Person. Versuche zur christlichen Lehre vom Menschen. Nhà xuất bản Grünewald 1988, 200 trang.
Văn Hóa
Giấc mộng ven đường
Hai Tôm Cần Giờ
22:16 16/04/2009
Thi thoảng có dịp Hai Tôm có dịp về Sài Thành. Đường Sài Thành vốn đã nhỏ còn mang trên mình những chiếc lô-cốt thật to, thật dài nên các phương tiện phải vất vả mới có thể đến nơi mà người ta muốn đến. Phận nhỏ bé nên rồi cứ phải nép vào ven đường để mà đi chứ lơ tơ mơ là toi mạng ! Nhiều lần ú tim vì các bác tài xe buýt và ta-xin đón trả khách vô tội vạ ! Có lần phải dừng hẳn lại để chờ các “bác” buýt và ta-xi qua rồi Hai Tôm mới đi tiếp.
Sau một ngày bôn ba với công việc, Hai Tôm trở về căn phòng nhỏ bé ở Cần Giờ và có một giấc ngủ thật ngon. Trong cơn ngủ say ấy, Hai Tôm mộng mị thấy toàn cảnh con đường mà Hai Tôm đã đi qua trong ngày. Trong giấc mơ ấy, Hai Tôm thấy mình cứ phải nép vào ven đường để mà đi vì lẽ những chiếc lô cốt đã áng ngự phần đường của các phương tiện giao thông, điều lạ trong giấc mơ ấy Hai Tôm nghe được tiếng bàn luận của các cụ tiền bối !
Cụ Trần Hưng Đạo cảm thấy khó chịu lắm khi cơn mưa sáng 13 tháng 4 vụt đến vài giờ đồng hồ mà cụ phải mang trên mình một lượng nước quá lớn để rồi bà con qua lại trên con đường mang tên cụ cảm thấy bực bội khó chịu. Nhiều người phải vật vã lắm để lội trên con đường mang tên cụ. Sau cơn mưa vụt đến đấy cụ thở vắn than dài với các cụ khác:
- Khổ cái thân già của tôi quá các bác ơi ! Người ta quý mến tôi, người ta mang tôi ra đặt tên đường nhưng chẳng hiểu sao họ thi công nhếch nhác quá ! Đoạn thì lô-cốt đoạn thì ứ nước, đoạn thì mặt đường ghồ ghề nhếch nhác sau khi đào bới ! Chỉ với cơn mưa nhỏ thôi mà tôi cũng bị người ta than trách.
Nghe cụ Trần Hưng Đạo than thân trách phận như thế, cụ bà Âu Cơ “trăm trứng đẻ trăm con” nảy giờ ấm ức lắm nhưng chưa được lên tiếng. Cụ bà Âu Cơ bực mình phát biểu ngay:
- Ông ơi là ông ! Ông chỉ mang nước trong mình chút xíu vậy mà ông than thân trách phận. Tôi đây, nước lênh láng sau cơn mưa nhưng xui quá, chẳng hiểu sao mấy ông nhà đèn để cho dây điện trung thế rớt ngay trên tôi và một con bé sinh viên tên Truyền xấu số quê ở Bình Định vào Sài Gòn học đi ngang bị điện giật chết ! Tôi đâu có muốn tôi được nổi tiếng đâu mà mấy hôm nay báo chí cứ kêu tên tôi hoài ! Tôi đâu có muốn giết người đâu mà nay người ta lại chết trên con đường mang tên tôi !
Bà Âu Cơ vừa than xong thì cụ Nguyễn Văn Tạo mếu máo:
- Thôi đi các ông các bà ơi ! Tôi đây mới vô phúc. Người ta lấy tên tôi đặt cho con đường từ Nhà Bè về Hiệp Phước. Chẳng hiểu thi công như thế nào mà tôi đây mang trên mình toàn ổ voi thôi. Bụi bặm bay tứ tung mặt mũi đến độ nhà dân họ kêu lên thấu trời nhưng chẳng cải thiện tí nào cả. Ngày ngày, người dân ven đường phải bơm nước sông lên tưới lên mình tôi cho đỡ bụi nè ! Tôi tưởng tôi chết tôi được mồ yên mả đẹp yên thân yên phận vậy mà người ta cứ chửi “Tạo ơi là Tạo ! Sao mà Tạo bẩn thỉu và bụi bặm thế ! Sao mà ổ gà ổ voi nhiều thế !”. Tôi đâu có muốn người ta chửi tôi đâu ! Tôi tức lắm nhưng bây giờ than ai đây ?
Nảy giờ không được nói nhưng cũng rất bực mình vì mình đang bị đào ngang cày dọc. Cụ Hai Bà Trưng lên tiếng:
- Khổ lắm ! Tôi đang đẹp đẽ như thế, người ta đào đào bới bới lên làm chi ? Làm gì mà cứ ì à ì ạch, dân chúng đi ngang chửi bới tôi hoài, khổ quá !
Cụ Hai Bà Trưng vừa dứt tiếng thì cụ Nguyễn Thông ra vẻ oán hờn:
- Trời ơi là trời ! Tôi đây nhỏ bé, khiêm hạ, chỉ chiếm 1 đoạn rất ngắn ở mảnh đất Sài Thành này nhưng có yên thân đâu. Người ta cày tôi lên đặt cống đặt hộp gì đó mà lâu lắm rồi không hoàn thiện để rồi dân đi ngang chửi tôi thậm tệ quá ! Đoạn ngay dòng của mấy bà sơ Nữ Tử Bác Ái người ta thi công xong mà người ta không ủi lại cho bằng phẳng, dân chúng đi ngang đây vất vả quá ! Mấy người yếu tay lái đã té tên mình tôi thật đau đớn.
Bà Tú Xương ở gần cụ Nguyễn Thông nảy giờ cũng bực mình lắm nhưng chưa nói được, giờ đây bà lên tiếng:
Ông ơi ông à ! Ông tưởng ông ngon à ! Tôi đây bị cày xới hoài à, lề đường đang đẹp người ta lại đào đào bới bới rối tung lên. Bà con chửi tôi quá sức. Tôi đâu có muốn bà con kêu than đâu !
Các cụ ông cụ bà cứ tranh cãi với nhau xem ai sướng ai khổ, ai bị dân chửi nhiều hay ít thì cụ Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, cụ Lê Thánh Tôn, cụ Lê Lai, Lê Lợi … lại mỉm cười. Hoá ra là cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Lê Duẩn, cụ Lê Thánh Tôn, Lê Lai, Lê Lợi sướng hơn các cụ kia. Cũng được người ta mang tên mình đặt cho các con đường đường nhưng các cụ này được nằm ở trung tâm thành phố nên dù cho có đào đào bới bới đi chăng nữa nhưng hoàn thiện một cách hết sức mau chóng !
Đang mộng mị ngon giấc thì chiếc loa sắt ầm ĩ ngay nhà thờ lại kêu lên chương trình Phát thanh Nông thôn của đài tiếng nói NDTPHCM. Thế là giấc mộng đẹp bỗng nhiên bị vụt mất do tiếng loa sắt chát chúa ấy !
Thì ra là các cụ nhà ta tưởng chừng mồ yên mã đẹp và được một chút vinh vang với đời là có tên mình trên các nẻo được nhưng thật sự các cụ bị người dân phàn và la ó quá ! Không la ó sao được khi người ta thi công các con đường ấy với tốc độ ì à ì ạch và lem nhem lôi thôi lếch thếch !
Thử hỏi, ai đã từng đi ngang con đường Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè) một lần sẽ phải phát khóc lên vì bụi bặm và thân hình bác Tạo bị cày ngang cày dọc. Những người sống ở con đường Nguyễn Văn Tạo sẽ giảm thọ và những ai lưu thông qua con đường Nguyễn Văn Tạo ấy sẽ nám phổi vì bụi mù mịt.
Giấc mộng ven đường tưởng chỉ mộng mị nhưng sao thực tế quá ! Cứ đi quanh một vòng thành phố sẽ thấy sự thật bi đát của những con đường đang bị cày xới là thế nào !
Những con đường Sài Thành giờ đây thành nỗi ám ảnh cho nhiều người. Cực chẳng đã phải đi ra đường chứ xem ra ở trong nhà sướng hơn ra đường vì lẽ ra đường quá nhiều ô nhiễm bởi khói và bụi cộng thêm với những tay lái lụa ngồi trên xe buýt, ta-xi, container …
Sau một ngày bôn ba với công việc, Hai Tôm trở về căn phòng nhỏ bé ở Cần Giờ và có một giấc ngủ thật ngon. Trong cơn ngủ say ấy, Hai Tôm mộng mị thấy toàn cảnh con đường mà Hai Tôm đã đi qua trong ngày. Trong giấc mơ ấy, Hai Tôm thấy mình cứ phải nép vào ven đường để mà đi vì lẽ những chiếc lô cốt đã áng ngự phần đường của các phương tiện giao thông, điều lạ trong giấc mơ ấy Hai Tôm nghe được tiếng bàn luận của các cụ tiền bối !
Cụ Trần Hưng Đạo cảm thấy khó chịu lắm khi cơn mưa sáng 13 tháng 4 vụt đến vài giờ đồng hồ mà cụ phải mang trên mình một lượng nước quá lớn để rồi bà con qua lại trên con đường mang tên cụ cảm thấy bực bội khó chịu. Nhiều người phải vật vã lắm để lội trên con đường mang tên cụ. Sau cơn mưa vụt đến đấy cụ thở vắn than dài với các cụ khác:
- Khổ cái thân già của tôi quá các bác ơi ! Người ta quý mến tôi, người ta mang tôi ra đặt tên đường nhưng chẳng hiểu sao họ thi công nhếch nhác quá ! Đoạn thì lô-cốt đoạn thì ứ nước, đoạn thì mặt đường ghồ ghề nhếch nhác sau khi đào bới ! Chỉ với cơn mưa nhỏ thôi mà tôi cũng bị người ta than trách.
Nghe cụ Trần Hưng Đạo than thân trách phận như thế, cụ bà Âu Cơ “trăm trứng đẻ trăm con” nảy giờ ấm ức lắm nhưng chưa được lên tiếng. Cụ bà Âu Cơ bực mình phát biểu ngay:
- Ông ơi là ông ! Ông chỉ mang nước trong mình chút xíu vậy mà ông than thân trách phận. Tôi đây, nước lênh láng sau cơn mưa nhưng xui quá, chẳng hiểu sao mấy ông nhà đèn để cho dây điện trung thế rớt ngay trên tôi và một con bé sinh viên tên Truyền xấu số quê ở Bình Định vào Sài Gòn học đi ngang bị điện giật chết ! Tôi đâu có muốn tôi được nổi tiếng đâu mà mấy hôm nay báo chí cứ kêu tên tôi hoài ! Tôi đâu có muốn giết người đâu mà nay người ta lại chết trên con đường mang tên tôi !
Bà Âu Cơ vừa than xong thì cụ Nguyễn Văn Tạo mếu máo:
- Thôi đi các ông các bà ơi ! Tôi đây mới vô phúc. Người ta lấy tên tôi đặt cho con đường từ Nhà Bè về Hiệp Phước. Chẳng hiểu thi công như thế nào mà tôi đây mang trên mình toàn ổ voi thôi. Bụi bặm bay tứ tung mặt mũi đến độ nhà dân họ kêu lên thấu trời nhưng chẳng cải thiện tí nào cả. Ngày ngày, người dân ven đường phải bơm nước sông lên tưới lên mình tôi cho đỡ bụi nè ! Tôi tưởng tôi chết tôi được mồ yên mả đẹp yên thân yên phận vậy mà người ta cứ chửi “Tạo ơi là Tạo ! Sao mà Tạo bẩn thỉu và bụi bặm thế ! Sao mà ổ gà ổ voi nhiều thế !”. Tôi đâu có muốn người ta chửi tôi đâu ! Tôi tức lắm nhưng bây giờ than ai đây ?
Nảy giờ không được nói nhưng cũng rất bực mình vì mình đang bị đào ngang cày dọc. Cụ Hai Bà Trưng lên tiếng:
- Khổ lắm ! Tôi đang đẹp đẽ như thế, người ta đào đào bới bới lên làm chi ? Làm gì mà cứ ì à ì ạch, dân chúng đi ngang chửi bới tôi hoài, khổ quá !
Cụ Hai Bà Trưng vừa dứt tiếng thì cụ Nguyễn Thông ra vẻ oán hờn:
- Trời ơi là trời ! Tôi đây nhỏ bé, khiêm hạ, chỉ chiếm 1 đoạn rất ngắn ở mảnh đất Sài Thành này nhưng có yên thân đâu. Người ta cày tôi lên đặt cống đặt hộp gì đó mà lâu lắm rồi không hoàn thiện để rồi dân đi ngang chửi tôi thậm tệ quá ! Đoạn ngay dòng của mấy bà sơ Nữ Tử Bác Ái người ta thi công xong mà người ta không ủi lại cho bằng phẳng, dân chúng đi ngang đây vất vả quá ! Mấy người yếu tay lái đã té tên mình tôi thật đau đớn.
Bà Tú Xương ở gần cụ Nguyễn Thông nảy giờ cũng bực mình lắm nhưng chưa nói được, giờ đây bà lên tiếng:
Ông ơi ông à ! Ông tưởng ông ngon à ! Tôi đây bị cày xới hoài à, lề đường đang đẹp người ta lại đào đào bới bới rối tung lên. Bà con chửi tôi quá sức. Tôi đâu có muốn bà con kêu than đâu !
Các cụ ông cụ bà cứ tranh cãi với nhau xem ai sướng ai khổ, ai bị dân chửi nhiều hay ít thì cụ Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, cụ Lê Thánh Tôn, cụ Lê Lai, Lê Lợi … lại mỉm cười. Hoá ra là cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Lê Duẩn, cụ Lê Thánh Tôn, Lê Lai, Lê Lợi sướng hơn các cụ kia. Cũng được người ta mang tên mình đặt cho các con đường đường nhưng các cụ này được nằm ở trung tâm thành phố nên dù cho có đào đào bới bới đi chăng nữa nhưng hoàn thiện một cách hết sức mau chóng !
Đang mộng mị ngon giấc thì chiếc loa sắt ầm ĩ ngay nhà thờ lại kêu lên chương trình Phát thanh Nông thôn của đài tiếng nói NDTPHCM. Thế là giấc mộng đẹp bỗng nhiên bị vụt mất do tiếng loa sắt chát chúa ấy !
Thì ra là các cụ nhà ta tưởng chừng mồ yên mã đẹp và được một chút vinh vang với đời là có tên mình trên các nẻo được nhưng thật sự các cụ bị người dân phàn và la ó quá ! Không la ó sao được khi người ta thi công các con đường ấy với tốc độ ì à ì ạch và lem nhem lôi thôi lếch thếch !
Thử hỏi, ai đã từng đi ngang con đường Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè) một lần sẽ phải phát khóc lên vì bụi bặm và thân hình bác Tạo bị cày ngang cày dọc. Những người sống ở con đường Nguyễn Văn Tạo sẽ giảm thọ và những ai lưu thông qua con đường Nguyễn Văn Tạo ấy sẽ nám phổi vì bụi mù mịt.
Giấc mộng ven đường tưởng chỉ mộng mị nhưng sao thực tế quá ! Cứ đi quanh một vòng thành phố sẽ thấy sự thật bi đát của những con đường đang bị cày xới là thế nào !
Những con đường Sài Thành giờ đây thành nỗi ám ảnh cho nhiều người. Cực chẳng đã phải đi ra đường chứ xem ra ở trong nhà sướng hơn ra đường vì lẽ ra đường quá nhiều ô nhiễm bởi khói và bụi cộng thêm với những tay lái lụa ngồi trên xe buýt, ta-xi, container …
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng
Tâm Ngộ
17:01 16/04/2009
ÁNH SÁNG
Ảnh của Tâm Ngộ
“Ánh sáng mới đã bừng lên cho dân đang lầm lũi tối tăm trong đêm dài.
Mặt trời công minh đã chiếu sáng khắp nơi. ”
(Is 9,1)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều
Đặng Đức Cương
17:04 16/04/2009
CHIỀU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Lửa hoàng hôn đỏ ối một góc trời
Ngồi với biển nghe lòng mình sóng vỗ
Người đi rồi quanh đây toàn những gió
Cánh chim hiền chẳng đỗ bến-đời-tôi!
(Trích thơ của Cát Nhu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Conscientious Objector - Convulsionaries
Nguyễn Trọng Đa
15:49 16/04/2009
Conscientious Objector
Kháng viên lương tâm. Là một người, dựa trên nền tảng luân lý hoặc tôn giáo, từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự. Theo nguyên tắc Công giáo, chiến tranh là không nhất thiết xấu và không xấu tự bản chất. Tuy nhiên, một người công giáo có thể là một kháng viên lương tâm, khi chiến tranh bị nghi ngờ là không công bằng, hoặc khi người ấy tin rằng đối với mình, theo một số hòan cảnh nào đó, việc tham gia chiến tranh ấy có thể là sai lầm về luân lý. Nói chung, một kháng viên lương tâm phải tuân theo các xác tín chân thành của mình trong vấn đề này. Vì thế nếu người ấy không tự thuyết phục mình tin vào tính hợp pháp của chiến tranh, mà mình có thể đăng ký hoặc tình nguyện tham gia, người ấy phải tránh tham gia tích cực vào chiến tranh.
Consciousness
Ý thức, tỉnh táo. Là sự nhận thức tức thời một điều gì đó. Đây là kinh nghiệm nội tại ngay trước mắt của một điều gì hiện diện nội tại hay ngọai tại đối với người nhận thức.
Consecr
Consecratus—đã truyền phép, đã thánh hiến, đã tấn phong, đã cung hiến.
Consecrated Altar
Bàn thờ cung hiến, đá bàn thờ cung hiến. Là một bàn thờ cố định hay một phiến đá thường trực trên bàn thờ, gồm cái bàn và bộ giá đỡ cùng được cung hiến chung như một tòan thể. Đá bàn thờ không thể tách khỏi bàn thờ mà không mất sự cung hiến của nó.
Consecrated Ground
Khu đất thánh. Là bất cứ nơi nào hoặc không gian nào đã được làm phép theo phụng vụ, hoặc một nơi mà một vật thánh như một nhà thờ được xây dựng trên đó. Nhưng nói cách tổng quát, khu đất thánh là một ngôi mộ hoặc nhiều ngôi mộ hay cả một nghĩa trang chôn cất các tín hữu Kitô giáo.
Consecration
Lời Truyền phép. Là lời thành lập Bí tích Thánh thể, được đọc trong Thánh lễ, qua đó hoàn tất hy tế mà Chúa Kitô đã thiết lập trong Bữa Tiệc Ly. Công thức truyền phép là không thay đổi trong mọi Lễ quy và đọc như sau: “Khi bị nộp và chịu chịu khổ hình, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con". Cũng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy." (Từ nguyên Latinh consecratio; từ chữ consecrare, hiến thánh.)
Consecration Of Virgins
Hiến thánh trinh nữ. Là một nghi thức trọng thể qua đó một phụ nữ được hiến thánh, tận hiến sự đồng trinh cho Chúa Kitô và Giáo hội Ngài. Các phụ nữ hiến thánh có thể là các nữ tu, hoặc phụ nữ sống giữa đời nhưng không hề lập gia đình, và không sống công khai hoặc cởi mở trong tình trạng trái với đức trong sạch. Vị chủ sự nghi thức hiến thánh trinh nữ là đấng bản quyền địa phương hay vị đại diện của ngài. Có sự cam kết trọn đời trong việc hiến thánh này. Hơn nữa, theo quy định của Tòa thánh, “Các trinh nữ Kitô hữu, mỗi người tùy theo bậc sống và đặc sủng của mình, phải dành thời gian cho việc ăn năn đền tội và công tác từ thiện, cho hoạt động tồng đồ và cầu nguyện.”
Consecration To The Sacred Heart
Tận hiến cho Thánh Tâm. Là sự tận hiến chính thức của một người, gia đình, cộng đoàn, xã hội hoặc cả nhân loại cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sự tận hiến này hàm ý là quy phục hoàn toàn cho Chúa Cứu Thế, nhằm tạ ơn Ngài vì bao phúc lành Ngài ban trong quá khứ, và như lời thề trung thành với Ngài trong tương lai. Một trong các hình thức xưa nhất về tận hiến và phạt tạ cho Thánh Tâm Chúa đã phát sinh trong thế kỷ 15, và được các đan sĩ Biển Đức tại Đan viện thánh Matthias ở Trier phổ biến mạnh ở vùng Rhineland, nước Đức. Sau thánh nữ Margaret Mary, tập tục tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên lan rộng trong thế giới Công giáo. Sự tận hiến cá nhân có thể làm thường xuyên và một cách không chính thức, và trong thực tế, Việc Dâng mình Ban sáng của Hội tông đồ cầu nguyện là một hành vi tận hiến mỗi ngày rồi. Việc tận hiến gia đình đã được các Đức Giáo hoàng thời hiện đại cổ vũ mạnh mẽ, chẳng hạn Đức Giáo hòang Pius XII, ngài đã tuyên bố: “Chúng tôi ước muốn chân thành rằng lòng yêu mến Chúa Giêsu Kitô, mà Thánh Tâm Ngài là suối mạch, sẽ lại chiếm đời tư và đời công của mỗi người. Xin Chúa Cứu Thế cai trị xã hội và đời sống gia đình qua Luật tình yêu của Ngài. Đó là lý do mà chúng tôi đặc biệt kêu gọi các gia đình công giáo hãy tận hiến cho Thánh Tâm Chúa.” Việc tận hiến tập thể có thể đã bắt đầu sớm nhất vào năm 1720, khi thành phố Marseilles (Pháp), qua Đức Giám mục sở tại và các quan chức dân sự, đã tận hiến thành phố cho Thánh Tâm Chúa. Đức Giáo hòang Leo XIII đã tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa vào năm 1899, trước năm thánh bắt đầu một thế kỷ mới. Năm 1925, Đức Giáo hòang Pius XI ban bố mẫu thức Hành vi Tận hiến Loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, và mẫu thức này được đọc hằng năm trong ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.
Consent
Ưng thuận, bằng lòng. Là một hành vi tự do trong đó một người đồng ý làm, chấp nhận hoặc từ bỏ điều gì. Từ ngữ này thường được phân biệt với từ ngữ “tin nhận, tin phục” (assent), vốn chủ yếu thuộc về trí tuệ. Sự ưng thuận của ý chí có thể là một phần hoặc toàn phần, và chỉ là toàn phần hoặc trọn vẹn khi một người chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi của mình. Như thế cần phải có sự ưng thuận hoàn toàn cho một hành động sai trái nặng để trở thành một tội trọng. (Từ nguyên Latinh consentire, đồng ý.)
Consequent Conscience
Lương tâm hệ quả. Là sự phán đóan của trí tuệ về luân lý tính của một hành vi đã được thực hiện. Lương tâm hoặc chấp nhận điều đã làm, đem lại bình an cho tâm trí và niềm vui tinh thần, hoặc không ưng thuận điều đã làm, do đó gây ra sự hối hận và cảm thức tội lỗi.
Conservation
Bảo tồn, bảo tòan. Hành động duy trì cái gì đó vẫn hiện hữu, hoạt động hoặc sự hoàn thiện hay một trạng thái. Thường được áp dụng cho hành động của Chúa về bảo tồn mọi vật trong sự hiện hữu và hoàn thiện. Đó là sự bảo tồn tích cực, cốt yếu và trực tiếp bởi vì Chúa duy trì hành động nguyên nhân cần thiết cho sự tồn tại vững bền của thế giới. (Từ nguyên Latinh conservare, gìn giữ, duy trì.)
Consistency
Kiên định, nhất quán. Là sự đồng ý của một người với sự thi hành các nguyên tắc, do đó có sự kiên định trong tính tình.
Consistorial Advocates
Biện sĩ mật hội. Chức này có từ thời Thánh Giáo hoàng Gregory I năm 598, như là các vị bênh vực pháp lý của Giáo hội. Công việc hiện nay của các vị này là bào chữa các vụ việc trong Mật hội và Tòa Thượng thẩm. Các biện sĩ cũng có phận vụ lục sự trong Tòa thánh và có chỗ ngồi trong Nhà nguyện Giáo hoàng.
Consistory
Mật hội, hội nghị giáo triều. Là một hội nghị giáo triều, nhất là hội nghị của các Hồng y nhằm mục đích thảo luận các vấn đề, do Đức Giáo hoàng làm chủ toa. Mật hội giáo hoàng là kín nếu chỉ có các Hồng y tham dự, là bán công khai nếu có các Giám mục tham dự nữa, và là công khai nếu có các giám chức khác cũng được mời tham dự. (Từ nguyên Latinh consistere, đứng chung, nhất trí.)
Consolation, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ An ủi. Là đền thánh tọa lạc tại Carey, tiểu bang Ohio (Mỹ), từ năm 1868, khi một bản sao bức tượng “Ðức Mẹ An Ủi” tại Luxembourg được làm và mang tới văn phòng giáo xứ tại Berwick, Ohio. Hơn một ngàn người đã tụ tập để cung nghinh trọng thể bức tượng. Vừa hát thánh ca, họ đã rước bức tượng trên chặng đường 11km tới nhà thờ ở Carey. Các báo cáo đáng tin cậy ghi lại rằng không một khách hành hương nào bị ướt dưới một cơn mưa xối xả bất ngờ trong ngày hôm ấy. Năm 1907 địa điểm hiện nay được chọn, và hai năm sau tầng hầm nhà thờ được hoàn thành. Ðược Đức Giám mục Stritch giáo phận Toledo cung hiến vào năm 1925, đền thánh Đức Mẹ đã trở thành một vương cung thánh đường và là Ðền thánh quốc gia Ðức Mẹ An Ủi. Các tu sĩ Anh Em Hèn Mọn Viện Tu có nhiệm vụ trông coi đền thánh, và hàng ngàn người viếng đền thánh mỗi năm. Rất nhiều bảng tạ ơn đã làm chứng cho các sự lành bệnh được khách hành hương báo cáo.
Constant
Bất biến, không thay đổi, trung thành. Nói chung là sự bất biến. Trong từ ngữ thần học, bất biến có nghĩa là sự gì vẫn tiếp tục tồn tại trong khi phát triển. Sự mâu thuẫn rõ ràng giữa điều vẫn không thay đổi trong khi phát triển là một trong các hiện tượng của Kitô giáo. Do vậy Giáo hội vẫn chủ yếu là Giáo hội, cả khi Giáo hội thay đổi cho thích nghi với các nền văn hóa và thời đại khác nhau. Và mặc khải vẫn là cơ bản như vào cuối thời các tông đồ, trong khi phát triển mạnh về chiều sâu và khả tri qua nhiều thế kỷ. Điều thay đổi là cái gì thuộc về con người, còn điều không thay đổi là thuộc về Chúa.
Const. Ap.
Constitutio apostolica – Tông hiến.
Constitution, Conciliar
Hiến chế Công đồng. Là một văn kiện được một Công đồng công bố và được Đức Giáo hoàng phê chuẩn, chứa đựng một giáo thuyết xác thực của Giáo hội, để phân biệt với điều khoản lên án một cách chính thức một học thuyết sai trái. Trong số các văn kiện của Công đồng chung Vatican II, các hiến chế hoặc là về phụng vụ; hoặc tín lý, về Giáo hội và Mặc khải; hoặc mục vụ, về Giáo hội trong thế giới ngày nay.
Constitution, Papal
Hiến chế Giáo hòang, qui chế Giáo hòang. Là một văn kiện có thẩm quyền mà Đức Gíao hoàng thường công bố nhân danh Ngài và nhằm nói với Giáo hội Hoàn vũ. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã dùng hình thức này để công bố các quyết định hậu công đồng quan trọng nhất, vốn ảnh hưởng đến việc ban các Bí tích.
Constitution, Religious
Hiến chương Dòng tu. Là luật sống cơ bản của một Dòng tu, chứa đựng các nguyên tắc đời tu nói chung của một cộng đòan đặc biệt, cùng với các qui tắc cơ bản qua đó các thành viên Dòng tu thực thi các nguyên tắc ấy. Để trở nên có hiệu lực, các hiến chương Dòng tu, dù là Dòng tòa thánh hay Dòng tu hội giáo phận, phải được Tòa thánh chuẩn y.
Consubstantiation
Lưỡng thể đồng tại, đồng bộ thực thể thuyết. Đây là niềm tin, trái với giáo lý công giáo, cho rằng trong Bí tích Thánh Thể, Mình và Máu Chúa Kitô cùng hiện diện với bánh và rượu sau khi Truyền phép. John Wyclif (1324-84) và Martin Luther (1483-1546) tuyên xưng lưỡng thể đồng tại, bởi vì họ chối bỏ biến đổi bản thể.
Consuetudinarian
Người phạm thường xuyên một tội. Là người phạm cùng một tội, thường là tội trọng trong một thời gian dài, mà không có thời gian dài đáng kể trong đó tội ấy không bị phạm. (Từ nguyên Latinh consuetudo, tập tục.)
Consultor
Tư vấn, chuyên viên. Là thành viên của một hội đồng trong một giáo phận hay một Dòng tu. Các tư vấn chủ yếu làm việc cố vấn, nhưng các điều khỏan của hội đồng thường cho phép các tư vấn có thể biểu quyết trong các vấn để có tầm quan trọng lớn.
Consummated Marriage
Hôn nhân hoàn hợp. Là hôn nhân trong đó hai vợ chồng giao hợp với nhau sau khi đã làm phép cưới. Sự giao hợp ngừa thai không làm cho hôn nhân trở nên hoàn hợp. (Từ nguyên Latinh consummare, hòan thành.)
Consummatum Est
Consummatum est, “Mọi sự đã hoàn tất”. Đây là lời Chúa Kitô nói khi đang hấp hối trên Thập giá, trích trong Kinh thánh Phổ thông Latinh. Chữ này thường xuất hiện trên các câu ghi và trong nghệ thuật thánh.
Contemplation
Chiêm niệm. Sự chiêm ngắm vui vẻ chân lý lĩnh hội được (thánh Âu Tinh). Là sự nâng lòng lên với Chúa (thánh Bernard). Là trực kiến chân lý thiên linh sản sinh ra tình yêu (thánh Tôma). (Từ nguyên Latinh contemplatio, tâm trí nhìn vào sự thật; từ chữ con-, cùng với + templum, khu mở để quan sát của thầy bói: contemplari, quan sát, xem xét.)
Contemplative Life
Đời sống chiêm niệm. Là đời sống chỉ nghĩ đến Chúa và các việc thiêng liêng. So sánh với đời sống họat động, đời sống chiêm niệm nhấn mạnh đến việc cầu nguyện và từ bỏ mình như một phương thế lớn lên trong sự hiểu biết và yêu mến Chúa. Là một hình thức của đời tu, đời sống chiêm niệm xác định “những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, trong đó các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình” (Sắc lệnh Perfectae Caritatis của Công đồng chung Vatican II về canh tân thích nghi đời sống Dòng tu, 7).
Contemplative Prayer
Chiêm ngắm, chiêm niệm, chiêm nguyện, nguyện ngắm. Nói chung, đây là hình thức chiêm ngắm, trong đó tình cảm của ý chí thắng thế, để phân biệt với suy tư lan man của tâm trí. Hoặc nói rõ hơn, đây là việc cầu nguyện nhìn vào Chúa bằng cách chiêm ngắm và thờ lạy các phẩm tính của Ngài, hơn là cầu xin Chúa ban ơn hay tạ ơn Ngài vì các ơn đã nhận được.
Continence
Tiết dục, tiết chế. Là nhân đức qua đó một người kiểm sóat các chuyển động phóng túng của ham muốn tình dục hoặc các cảm xúc thân xác khác. Nhân đức này được liên kết với nhân đức tiết độ. Nó thường có nghĩa là đức trong sạch cần phải được tuân giữ bởi những người chưa kết hôn. Nhưng nó cũng nói đến sự kiêng cử tiết dục, trong hôn nhân, được vợ chồng tự nguyện đồng ý với nhau hoặc hoàn cảnh bắt buộc kiêng cử giao hợp. (Từ nguyên Latinh continentia, hạn chế, chặt chẽ, tự chế.)
Contingent
Ngẫu nhiên, đột xuất, bất tất. Là bất cứ điều gì có thể hoặc không có thể khác với chính nó; là điều gì không cần hiện diện. Như vậy mọi tạo vật đều là hữu thể bất tất, bởi vì chúng hiện hữu từ hư vô, và chúng là những thực tại có thể thay đổi được, tùy thuộc hòan tòan vào quyền năng nâng đỡ duy trì của Chúa.
Continuity
Tính liên tục. Áp dụng cho giáo huấn của Giáo hội, là sự rao truyền không ngơi nghỉ các mầu nhiệm đức tin từ thời các thánh Tông đồ cho đến hôm nay. Là sự tồn tại bền vững của chân lý mặc khải, được duy trì bởi quyền giảng dạy của Giáo hội (huấn quyền).
Contraceptive Culture
Văn hóa ngừa thai. Là một xã hội trong đó việc ngừa thai được chấp nhận như là một cách ngăn ngừa thụ thai con cái ngòai ý muốn.
Contraceptive Intercourse
Giao hợp tránh thai. Là sự giao hợp trong đó chất vật lý hoặc hóa học được dùng để ngừa thai. Sự giao hợp như thế không làm cho bí tích hôn nhân trở nên hoàn hợp.
Contraceptive Sterilization
Triệt sản. Là việc làm cho thân thể không còn khả năng sinh sản nhằm ngừa thai, hoặc để cho thai của con cái không mong muốn không được phát triển, để thỏa mãn mong muốn của một người hoặc làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội hay gánh nặng kinh tế. Luân lý tính của nó được xếp cùng lọai với sự ngừa thai. Nó bị cấm bởi luật tự nhiên.
Contract
Hợp đồng, khế ước. Là sự thoả thuận hỗ tương sau khi xem xét đầy đủ việc chuyển một quyền lợi. Một khế ước hay một hợp đồng là một thỏa thuận, bởi vì có sự đồng ý của ít nhất hai bên mong muốn cùng một đối tượng. Nó phải là hỗ tương, bởi vì sự đồng ý của một bên phải đưa ra và có sự đồng ý của bên kia; nó không thể là sự trùng hợp thuần túy giữa hai người cùng muốn một vật. Các bên hợp đồng chuyển một quyền và ràng buộc lẫn nhau trong sự công bình giao hoán, giữa người với người. Theo luật tự nhiên, một số tiền thưởng rõ ràng hay tiền đền bù là không cần thiết trong mọi hợp đồng hay khế ước, bởi vì có thể có những hợp đồng biếu không, chẳng hạn quà tặng hay lời hứa. Tuy nhiên, trong các hợp đồng này đã có phần thưởng phi vật thể được chờ mong, dưới hình thức tình cảm hoặc lòng biết ơn. Sau cùng, bổn phận về đức công bằng có thể là ở cả hai phía hoặc chỉ một phía, tùy theo khế ước là song phương (như trong hôn nhân) hay là đơn phương (như trong lời hứa tặng quà). Trong mọi trường hợp, sự đồng ý phải là từ cả hai phía.
Contradiction
Mâu thuẫn. Là sự từ bỏ hoàn toàn hoặc sự loại trừ hoàn toàn một điều ngược lại. Nói chung, là sự đối lập giữa hai phán quyết hay hai vấn đề, vốn không thể đều là đúng hoặc đều là sai cả.
Contradiction, Principle Of
Nguyên tắc mâu thuẫn. Là luật phổ quát của hữu thể và tư tưởng cho rằng một vật không thể hiện hữu và hiện hữu cùng một lúc trong cùng một khía cạnh.
Control Of Passion
Kiểm sóat dục vọng. Là đời sống tình cảm và trí tưởng tượng của một người và họat động của người ấy bị lý trí kiểm soát và điều khiển. Điều này có nghĩa là sự miễn khỏi việc thống trị của dục vọng, vốn làm cho việc thực hành nhân đức trở nên khó khăn. Các dục vọng bị kiểm soát làm cho các năng lực cấp thấp qui phục lý trí, thân xác qui phục linh hồn và ý chí qui phục Thiên Chúa.
Controversial Theology
Thần học tranh biện. Là một phần của thần học tín lý, tìm cách bênh vực các giáo huấn của Giáo hội, chống lại các vấn nạn về các chân lý ngàn đời và tính chất ràng buộc của Giáo hội.
Contumacious
Cố chấp, bất khẳng. Trong luật Giáo hội, lá thái độ của một người xem thường và bất chấp quyển bính của Giáo hội, mà vẫn biết rõ ràng rằng minh đang vi phạm luật Giáo hội. (Từ nguyên Latinh con-, hòan tòan + tumere, tự mãn: contumacia, cố chấp, ngoan cố.)
Contumacy
Bất khẳng, khuyết tịch. Là sự ngoan cố trong việc bất tuân các lệnh hợp pháp của một tòa án Giáo hội, hoặc từ chối tuân theo các lời khuyên hoặc mệnh lệnh của bề trên hợp pháp.
Contumely
Thái độ vô lễ, thái độ hỗn xược. Là hành động bất kính một cách thiếu công bằng đối với người khác ngay trước mặt người ấy. Nó tương đương với điều người ta thường gọi là sự lăng mạ. Các tội hỗn xược là trái với đức công bằng và đức ái, vì nó trái với quyền của một người được tôn trọng và được có dấu kính trọng bề ngoài, xứng hợp với tính cách và địa vị của người ấy. Nó không chỉ là sự thiếu sót vì không tôn trọng một người đúng mức, mà là một hành vi tích cực về vô lễ đối với người khác và diễn tả bằng sự khinh thường. Trong các hình thức vô lễ có sự bắt chước, đả kích bài bác, cười mỉa mai, tranh biếm họa, vả vào mặt, đốt hình nộm. Vô lễ là tội trọng nếu nó xúc phạm nặng nề tới danh dự người khác, và lúc ấy sự đền bù là cần thiết. (Từ nguyên Latinh contumelia, vô lễ, xúc phạm.)
Convent
Tu viện nữ. Là tòa nhà hoặc một dãy nhà trong đó một cộng đoàn nữ tu sinh sống; cũng là một cộng đoàn đan tu trong một khu vực sống tập thể. (Từ nguyên Latinh conventus, nhóm hội; từ chữ convenire, đến với nhau.)
Convention
Công ước, quy ước. Là bất cứ đề nghị hoặc tập tục nào mà sự thật được chấp nhận, không dựa vào nền tảng của sự việc hoặc bằng chứng, nhưng dựa vào sự thỏa thuận của xã hội hoặc sự sử dụng của cả xã hội.
Conventual
Thuộc về tu viện, cộng đòan tu viện. Nói chung, là có liên quan đến đời sống cộng đoàn, để phân biệt với cuộc sống đơn lẻ. Từ ngữ cũng được áp dụng cho mọi khía cạnh cộng đồng của đời đan tu hoặc đời tu, chẳng hạn Thánh lễ cộng đòan tu viện hoặc các luật tu viện.
Conventuals
Dòng Anh em Hèn mọn Viện Tu. Là một nhánh của Dòng Phanxicô, cổ vũ giảm nhẹ luật sống nghèo khó. Điều khỏan chính của Dòng là tài sản có thể được tích trữ và được cộng đoàn giữ. Đường lối của Dòng Anh em Hèn mọn Viện Tu đã được Đức Giáo hoàng Gioan XXII phê chuẩn năm 1332. Lúc ban đầu nhánh Viện Tu này được nhánh Anh em Hèn Mọn Tuân Thủ ủng hộ mạnh mẽ, nhưng rồi hai bên phân ly hẳn kể từ năm 1517.
Convergence
Đồng quy, hội tụ. Là một tiến trình lý luận để dẫn tới một sự xác thực, không phải bởi một lý lẽ hoặc một sự hiển nhiên được kết luận, nhưng bởi sự tích tụ của nhiều lý lẽ, tất cả đều liên quan đến vấn đề.
Conversion
Hối cải, hóan cải, trở lại đạo. Là sự hóan cải hoặc sự thay đổi từ tình trạng tội lỗi đến sự ăn năn, từ một lối sống lỏng lẻo đến một lối sống đạo đức, từ vô tín ngưỡng đến có đức tin, từ một tôn giáo không Kitô đến Kitô giáo. Kể từ Công đồng chung Vatican II, từ ngữ này không còn được dùng để mô tả Kitô hữu không công giáo trở thành người Công giáo nữa. Từ ngữ được ưa thích là “đi vào hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.” (Từ nguyên Latinh conversio, quay lại, sự thay đổi, trở lại.)
Convert
Người trở lại. Là người được sự trợ giúp của ơn Chúa, có sự thay đổi thiêng liêng có ý nghĩa để nên tốt hơn. Trong mọi trường hợp, sự thay đổi phải là ở trong nội tâm sâu sắc và có sự thay đổi về trí tuệ và tâm hồn (hối cải), để chứng tỏ có sự trở lại thật sự.
Convulsionaries
Kẻ cuồng tín co giật. Là những người cuồng tín phái Jansen, chống đối việc Giáo hòang lên án họ năm 1713 và trình bày các hiện tượng được cho là phép lạ để chứng minh cho chính nghĩa của họ. Các hiện tượng này được quan sát lần đầu tiên, cùng với việc chữa bệnh và lời tiên tri, tại mộ của François de Paris, một thành viên phái Jansen, năm 1731 ở nhà thờ thánh Médard, Paris. Họ tiếp tục hoạt động tại nhiều miền nước Pháp cho đến cuối thế kỷ 18.