Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:52 21/04/2023
43. Khẩn cầu thánh ân mà không có sự cầu bàu của Đức Mẹ Ma-ri-a thì giống như chim không có lông cánh mà đòi bay cao, lời cầu xin của họ sẽ không thể sinh hiệu quả.
(Thánh Antoninus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:55 21/04/2023
30. CHIM VÀNH QUYÊN
Lệ Đình yêu cầu mẹ nó mua cho nó một con chim vành quyên, mẹ nó nói:
- “Nếu có thể vâng lời, quyết tâm, thì mẹ mua cho con. Quan trọng là con phải thay đổi thói xấu của con, không đươc phép xía vào chuyện người khác, không được tò mò với tất cả những chuyện xấu.”
Lệ Đình nhất nhất đáp ứng điều kiện, một hôm nó tan học về nhà, vừa vào đến cửa thì mẹ nó hỏi:
- “Trên bàn có cái hộp con không được mở nó ra, cũng không được đụng đến nó, tốt nhất là đừng nghĩ đến nó. Nếu con nghe lời mẹ nói thì con sẽ được một thứ mà con rất thích.”
Mẹ nó nói xong liền đi ra khỏi nhà đi thăm Uy Liêm, Uy Liêm là học trò của bà ta, gần đây bị bệnh. Mẹ nó vừa đóng cửa, và Lệ Đình đã đi đến bên cái hộp.
Nó vẫn là không nhịn được sự hiếu kỳ trong lòng, cuối cùng mở cái hộp ra coi, lập tức một con chim vành khuyên rất đẹp màu vàng nhung bay ra, ca hát nhảy nhót vui vẻ trong phòng.
Lệ Đình biết rất rõ ràng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, nó tuyệt vọng muốn bắt con chim vàng khuyện trở lại trong hộp, như thế khi mẹ về thì mới không biết nó đã mở cái hộp. Nhưng con chim nhỏ ấy rất linh hoạt, Lệ Đình hao tổn sức lực mà vẫn bắt không được nó. Đang lúc nó đỏ mày đỏ mặt, sức cùng lực kiệt thì mẹ nó trở về, sau khi nhìn thấy tình cảnh đó thì nói với nó:
- “Lệ Đình, con thật là một đứa con không biết nghe lời lại còn hiếu kỳ nữa, con chim này vốn là mua cho con. Mẹ muốn trước tiên là thử con để coi con có tư cách để được nó không, bây giờ mẹ quyết định đem con chim vàng khuyên này tặng cho Uy Liêm, nó ngoan hơn con nhiều.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 30:
Tò mò là hành động của người hiếu kỳ, bởi vì khi tò mò thì nảy sinh ra sự hiếu kỳ có khi rất là tai hại.
Vì tò mò hiếu kỳ mà rất nhiều người đã phải hối tiếc chuyện đã làm. Cho nên vâng lời là điều kiện tiên quyết để đạt tới sự thành công vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lệ Đình yêu cầu mẹ nó mua cho nó một con chim vành quyên, mẹ nó nói:
- “Nếu có thể vâng lời, quyết tâm, thì mẹ mua cho con. Quan trọng là con phải thay đổi thói xấu của con, không đươc phép xía vào chuyện người khác, không được tò mò với tất cả những chuyện xấu.”
Lệ Đình nhất nhất đáp ứng điều kiện, một hôm nó tan học về nhà, vừa vào đến cửa thì mẹ nó hỏi:
- “Trên bàn có cái hộp con không được mở nó ra, cũng không được đụng đến nó, tốt nhất là đừng nghĩ đến nó. Nếu con nghe lời mẹ nói thì con sẽ được một thứ mà con rất thích.”
Mẹ nó nói xong liền đi ra khỏi nhà đi thăm Uy Liêm, Uy Liêm là học trò của bà ta, gần đây bị bệnh. Mẹ nó vừa đóng cửa, và Lệ Đình đã đi đến bên cái hộp.
Nó vẫn là không nhịn được sự hiếu kỳ trong lòng, cuối cùng mở cái hộp ra coi, lập tức một con chim vành khuyên rất đẹp màu vàng nhung bay ra, ca hát nhảy nhót vui vẻ trong phòng.
Lệ Đình biết rất rõ ràng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, nó tuyệt vọng muốn bắt con chim vàng khuyện trở lại trong hộp, như thế khi mẹ về thì mới không biết nó đã mở cái hộp. Nhưng con chim nhỏ ấy rất linh hoạt, Lệ Đình hao tổn sức lực mà vẫn bắt không được nó. Đang lúc nó đỏ mày đỏ mặt, sức cùng lực kiệt thì mẹ nó trở về, sau khi nhìn thấy tình cảnh đó thì nói với nó:
- “Lệ Đình, con thật là một đứa con không biết nghe lời lại còn hiếu kỳ nữa, con chim này vốn là mua cho con. Mẹ muốn trước tiên là thử con để coi con có tư cách để được nó không, bây giờ mẹ quyết định đem con chim vàng khuyên này tặng cho Uy Liêm, nó ngoan hơn con nhiều.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 30:
Tò mò là hành động của người hiếu kỳ, bởi vì khi tò mò thì nảy sinh ra sự hiếu kỳ có khi rất là tai hại.
Vì tò mò hiếu kỳ mà rất nhiều người đã phải hối tiếc chuyện đã làm. Cho nên vâng lời là điều kiện tiên quyết để đạt tới sự thành công vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cái đêm tối ấy đáng sợ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:14 21/04/2023
CÁI ĐÊM TỐI ẤY ĐÁNG SỢ
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A
Ở cuối hành trình về làng Emmaus, hai môn đệ mời Người Khách bộ hành, chính là Chúa Phục Sinh mà cả hai đều không nhận ra: “Xin Ngài ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn”.
Đi về làng. Ngôi làng vẫn là ngôi làng thân yêu ấy thôi, vẫn cơn gió chiều phe phẩy, vẫn cánh đồng lam bát ngát, vẫn rặng núi đội mây bạc trắng đầu, vẫn con đường lốm đốm màu hoa trên nền xanh lá cỏ quanh co uốn lượn... Tất cả đã nên quen thuộc, đã quá thân thương, đã như tự thuở nào thấm vào huyết quản...
Nhưng chiều muộn hôm nay, đã thật sự đặt chân lên chính ngôi làng của mình, mà trong hồn không phải là niềm vui của biết bao nhiêu lần đã từng ra đi, đã từng trở về.
Lần này là một cuộc tháo chạy. Đó là sự chạy trốn trong hoảng loạn, trong sợ hãi, trong khiếp đảm tận cùng. Về đến quê hương, nơi cách xa Giêrusalem mà hồn vẫn chưa hoàn, phách chưa hồi sinh.
Trở về không mang theo chiến thắng, không mang theo hy vọng, không mang theo bình an cõi lòng, không mang theo niềm rạo rực cho tương lai, lại chỉ thấy ngập đầy ám ảnh về một cuộc ám hại tàn độc của mấy kẻ cầm quyền dành cho người công chính, một Đấng Thánh, Vị đại diện của Thiên Chúa ở trần gian, Đấng chỉ biết làm bạn với người nghèo, người đau khổ, Đấng chỉ giảng dạy giáo lý nước trời, chỉ biết làm phúc cho bao nhiêu kẻ bệnh, tật, đói, chết... được khỏe, được lành, được no, được sống...
Đang khi hai con người nặng trĩu bước chân trên làng quê của chính mình lại chỉ ôm theo bằng ấy thê lương, vỡ mộng, ảm đạm, bàng hoàng và nhói đau trong tâm trạng rệu rã, mất định hướng, thì màn đêm vẫn cứ buông.
Tự bản chất, đêm làm tăng sợ hãi. Trong lòng vốn đã tăm tối, đã vô cùng sợ hãi, lại còn bị nhấn dần vào đêm của tự nhiên. Hình như NỖI KHIẾP SỢ TRONG CÕI HỒN HAI NGƯỜI CÀNG TĂNG DỮ DỘI. Lại đến lúc phải chia tay Người Khách bộ hành, dù lạ, đã trở nên thân thiết, quen thuộc.
ĐÊM TỐI ẤY ĐÁNG SỢ. NÓ ĐÁNG SỢ VÔ CÙNG.
Còn Người Khách, bằng những cách giải thích Kinh Thánh, đã khiến lòng các ông ấm áp, đã khiến hạnh phúc hồi sinh, đã khiến đức tin quay về đúng vị trí của nó trong hồn.
Các ông cần Người Khách ấy. Các ông thật sự cần điểm tựa ngay lúc này. Hai cõi hồn đang không lối thoát, đang tối thật sự, cần một sức ấm sưởi lòng. Cả hai cùng lên tiếng nài nỉ: “Xin Ngài ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn”.
Các ông đâu ngờ, người đi bên cạnh các ông, hâm nóng lòng các ông trên quảng đường hun hút lại chính là Chúa Giêsu, là Đấng vừa khải hoàn phục sinh, Thầy Chí thánh của các ông.
Người chính là chiếc phao cứu sinh của các ông giữa biển hoang mang, là chỗ bám víu giữa lúc không chỉ màn đêm đang dần bao vây, mà chính là nội tâm của các ông đang chìm trong đêm tối, cái đêm của nghi ngờ, của thất vọng, của sợ hãi đang chiếm giữ phần lớn cõi hồn...
Cũng vậy, lời cầu khẩn: “Xin Ngài ở lại với chúng con...” đâu phải lời xa xưa, đâu phải lời quá khứ, đâu chỉ là lời của hai môn đệ thuộc về mấy ngàn năm trước.
NÓ LÀ LỜI HIỆN TẠI VÀ LÀ HIỆN THỰC CỦA CHÍNH CHÚNG TA, CỦA BIẾT BAO CUỘC ĐỜI XUNG QUANH CHÚNG TA.
Bởi biết bao nhiêu lần sóng gió, khổ đau, sợ hãi, bế tắc... trong đời mình, CHÚNG TA CŨNG CẦN CHÚA Ở CÙNG.
Những lúc đời ta thất bại dồn thất bại, cay đắng dồn cay đắng, thương đau đè lên thương đau, gục ngã như kéo nhau ập đến, oan khuất như cùng lúc tấn công tứ phía, chúng ta, người môn đệ của Chúa hôm nay, không thốt lên để kêu nài: “LẠY CHÚA, XIN Ở LẠI VỚI CON” đó sao!
Chắc bất cứ ai trong đời, nếu đã có đức tin, đều cảm nhận, chính khi lên đến tận cùng của sự đau khổ, chính khi không còn biết cách giải quyết, chúng ta chỉ còn có một lối mở cho mình mà thôi. Đó là cấp tốc chạy về phía Chúa.
Hãy giao tất cả cho Chúa. Hãy chấp nhận ngã nhào vào vòng tay của Chúa như đứa bé trong tay mẹ nó.
Có Chúa, dẫu cho ngày có tàn, ta không chới với, không mất tất cả, không lo sự dữ có sức tận diệt ta.
Có Chúa, màn đêm sẽ có ánh sáng.
Hãy thốt lên liên lỉ: “Lạy Chúa, dù cho ngày có tàn, dù đêm có dày đặc, xin ở lại với chúng con!”...
Biển trong đêm
Lm. Minh Anh
14:25 21/04/2023
BIỂN TRONG ĐÊM
“Thầy đây. Đừng sợ!”.
Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose”, tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ”, Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão. Và, Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Chúa Kitô. Tin cậy vào Lời Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy hướng mắt về Chúa Kitô. Tin cậy vào Lời Ngài!”. Thông điệp của S. J. Lawson được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu muốn bạn và tôi đặt niềm tin vào Ngài, “khi tất cả đổ vỡ”, khi hỗn mang chụp xuống, như đã chụp trên con thuyền các môn đệ giữa ‘biển trong đêm’.
Vậy thì điều gì khiến chúng ta sợ hãi? Với một số người, nỗi sợ xuất hiện vì bất an tài chính, sức khoẻ kém, quan hệ vỡ vụn, tương quan hỏng hóc, tội lỗi giày vò... Và đôi khi, cả những ‘dòng lưu’ trong tâm hồn dậy sóng bởi những cảm xúc vô kiểm soát, những kiêu hãnh, phù phiếm, hay ý tưởng lăng loàn… khiến chúng ta mất phương hướng; và dường như việc chèo chống ‘con thuyền lòng’ đều trở nên vô ích giữa ‘biển trong đêm’. Bên cạnh đó, nỗi sợ lớn nhất là sợ chết. Thế nhưng, Đức Kitô, Chúa chúng ta, đã vượt qua cái chết và đã sống lại. Ngài là Chúa kẻ sống và kẻ chết thì không gì có thể khiến chúng ta sợ hãi, dẫu chết là ‘biển trong đêm’ hãi hùng nhất!
Tin Mừng tường thuật bi kịch của các môn đệ: gió nổi, sóng gào, thuyền sắp chìm. Nhưng kìa Giêsu, Đấng “Đi Trên Nước” đang đến! Và dẫu những ngư dân dày dạn này đã trải qua nhiều đêm trên biển, nhưng Thầy của họ lại chọn lúc này để đến với họ, không phải để đưa họ vào bờ nhưng để nói với họ rằng, bất kể ‘cơn bão’ nào trong cuộc đời, Ngài vẫn có mặt ở đó theo một cách thức kỳ diệu nhất! Ngài muốn chúng ta tin rằng, bất kể chúng ta phải vật lộn với loại hình ‘biển trong đêm’ nào, Ngài vẫn luôn có đó, gây ngạc nhiên, an ủi và đầy yêu thương.
Niềm tin vào Chúa và Lời Ngài không mở ra một con đường dẫn đến mọi việc sẽ thông suốt và thuận lợi; nó không cứu bạn khỏi những bão tố cuộc đời. Nhưng niềm tin cho bạn một bảo đảm về sự ‘Hiện Diện’ của Đấng khuyến khích bạn vượt qua những thử thách hiện sinh; nó bảo đảm về sự chắc chắn của một bàn tay nắm lấy bạn, giúp bạn đối mặt với những khốn khó, chỉ cho bạn con đường phải đi, cả khi nó tối tăm nhất. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một minh hoạ. Khi các tín hữu kêu trách lẫn nhau vì giữa họ, có sự kỳ thị… thì Hội Thánh hướng mắt về Chúa Phục Sinh. Các phó tế đầu tiên ra đời. Giông bão qua đi! Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài!”.
Anh Chị em,
“Thầy đây. Đừng sợ!”. Cuộc đời mỗi người như một hải trình vượt biển, nhiều ngày êm đềm; nhưng không ít ngày ‘dông tố’ cả trong lẫn ngoài. Đó là những lúc chúng ta phải nghe cho được “Thầy đây, đừng sợ!”. Quả thế, qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã cưới lấy nhân loại, Ngài sẽ không bỏ rơi một ai. Nhưng có người tự hỏi, ‘Tại sao tôi khổ đau?’. Vâng, Chúa ở với chúng ta, Ngài không cất đi thánh giá, nhưng ban sức để bạn và tôi vác nó, ôm lấy nó một cách ý nghĩa. Vậy, đừng sợ bất cứ điều gì! Bởi Chúa biết hết mọi sự, không gì nằm ngoài chương trình của Ngài. Ngài “đưa chúng ta vào cơn bão; Ngài đem chúng ta ra”. Điều quan trọng, dù ở đấng bậc nào, bạn và tôi vững tin, để nghe được tiếng Ngài, ngay giữa ‘biển trong đêm!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lắm khi, thuyền đời con chòng chành bất định, xin hãy bước vào, nói với con “Đừng sợ!”. Có bóng Ngài, con cập bến bình an!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 21/04/2023
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Tin mừng: Lc 24, 13-35.
“Họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh”.
Bạn thân mến,
Nội dung của bài Tin Mừng hôm nay chúng ta đều biết rõ, và thường nghe nhắc nhở tới trong mùa phục sinh, đó là câu chuyện của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau. Cả hai ông không nhận ra Đức Chúa Giê-su đang cùng đồng hành với mình, nhưng chỉ nhận ra Ngài khi Ngài lập lại một cử chỉ rất quen thuộc đó là bẻ bánh, rồi trao cho các ông ăn. Trong tâm tình “bẻ bánh” ấy, tôi xin chia sẻ tâm tình sau đây:
1. Bẻ bánh là dấu hiệu của bác ái
Cuộc sống của một con người có rất nhiều lần bẻ bánh, và những lần bẻ bánh ấy cũng có rất nhiều ý nghĩa:
- Bẻ bánh để ăn, là để nuôi mình,
- Bẻ bánh để phân phát cho mọi người, là để nhân rộng thêm tình bác ái.
- Bẻ bánh để chia sẻ với người nghèo khó, là để chia sẻ với Đức Chúa Giê-su khổ đau trên con người của họ.
Và cũng có lúc chúng ta bẻ bánh để quăng cho chó ăn hơn là cho người nghèo, đây là một hành vi bẻ bánh khinh thường Thiên Chúa và coi thường nhân phẩm của anh em chị em.
Bẻ bánh cần phải đi đôi với một tâm tình yêu mến và phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã làm với các môn đệ, Ngài yêu thương các môn đệ đến cùng: rửa chân cho họ và ban Mình và Máu thánh của Ngài cho họ.
2. Bẻ bánh là dấu hiệu Hiệp Nhất
Có những người vừa bẻ bánh vừa chỉ trích nhau trên bàn ăn, họ coi việc ăn uống là dịp để cãi cọ nhau; có người vừa bẻ bánh vừa làm áp phe buôn bán, họ coi việc bẻ bánh (ăn uống) là cơ hội để phát tài; lại có người coi việc bẻ bánh là chuyện riêng tư, nên không thấy họ cùng đồng bàn với người khác, đối với họ sự hiệp nhất chỉ là chuyện lý thuyết viễn vông.
Chúng ta tham dự thánh lễ, tức là chúng ta cùng nhau tham dự việc “bẻ bánh” của Đức Chúa Giê-su, đó là dấu hiệu của tình thương hiệp nhất, mỗi lần chúng ta cùng nhau sắp hàng đi lên lãnh nhận tấm bánh đã được bẻ ra, nhưng nó vẫn nguyên vẹn tinh tuyền là Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là dấu hiệu của sự hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mỗi một cộng đoàn của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Hai môn đệ đi về làng Em-mau đã không nhận ra được Thầy mình là Đức Chúa Giê-su đang đồng hành và trò chuyện với mình, dù cho Ngài giải thích rất cặn kẻ về việc Đấng Mê-si-a phải chịu đau khổ và phải chết rồi sống lại, nhưng hai môn đệ chỉ nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh mà thôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tham dự thánh lễ, tức là tham dự vào việc “bẻ bánh” và ăn tấm bánh ấy, nhưng chúng ta có nhận ra Đức Chúa Giê-su đang thật sự ở với chúng ta không, lòng chúng ta có thật sự nóng lên khi nghe đọc và giải thích Lời Chúa không.
Câu hỏi gợi ý:
1. “Bẻ bánh” là tham dự tiệc Thánh Thể, bạn có nhận ra sự ích lợi cho phần hồn cũng như phần xác khi rước Đức Chúa Giê-su vào lòng không?
2. Bạn có thấy mình giống hai môn đệ đi đường Em-mau: nhiệt tâm sau khi thấy Đức Chúa Giê-su bẻ bánh không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 24, 13-35.
“Họ nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh”.
Bạn thân mến,
Nội dung của bài Tin Mừng hôm nay chúng ta đều biết rõ, và thường nghe nhắc nhở tới trong mùa phục sinh, đó là câu chuyện của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau. Cả hai ông không nhận ra Đức Chúa Giê-su đang cùng đồng hành với mình, nhưng chỉ nhận ra Ngài khi Ngài lập lại một cử chỉ rất quen thuộc đó là bẻ bánh, rồi trao cho các ông ăn. Trong tâm tình “bẻ bánh” ấy, tôi xin chia sẻ tâm tình sau đây:
1. Bẻ bánh là dấu hiệu của bác ái
Cuộc sống của một con người có rất nhiều lần bẻ bánh, và những lần bẻ bánh ấy cũng có rất nhiều ý nghĩa:
- Bẻ bánh để ăn, là để nuôi mình,
- Bẻ bánh để phân phát cho mọi người, là để nhân rộng thêm tình bác ái.
- Bẻ bánh để chia sẻ với người nghèo khó, là để chia sẻ với Đức Chúa Giê-su khổ đau trên con người của họ.
Và cũng có lúc chúng ta bẻ bánh để quăng cho chó ăn hơn là cho người nghèo, đây là một hành vi bẻ bánh khinh thường Thiên Chúa và coi thường nhân phẩm của anh em chị em.
Bẻ bánh cần phải đi đôi với một tâm tình yêu mến và phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã làm với các môn đệ, Ngài yêu thương các môn đệ đến cùng: rửa chân cho họ và ban Mình và Máu thánh của Ngài cho họ.
2. Bẻ bánh là dấu hiệu Hiệp Nhất
Có những người vừa bẻ bánh vừa chỉ trích nhau trên bàn ăn, họ coi việc ăn uống là dịp để cãi cọ nhau; có người vừa bẻ bánh vừa làm áp phe buôn bán, họ coi việc bẻ bánh (ăn uống) là cơ hội để phát tài; lại có người coi việc bẻ bánh là chuyện riêng tư, nên không thấy họ cùng đồng bàn với người khác, đối với họ sự hiệp nhất chỉ là chuyện lý thuyết viễn vông.
Chúng ta tham dự thánh lễ, tức là chúng ta cùng nhau tham dự việc “bẻ bánh” của Đức Chúa Giê-su, đó là dấu hiệu của tình thương hiệp nhất, mỗi lần chúng ta cùng nhau sắp hàng đi lên lãnh nhận tấm bánh đã được bẻ ra, nhưng nó vẫn nguyên vẹn tinh tuyền là Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, là dấu hiệu của sự hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mỗi một cộng đoàn của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Hai môn đệ đi về làng Em-mau đã không nhận ra được Thầy mình là Đức Chúa Giê-su đang đồng hành và trò chuyện với mình, dù cho Ngài giải thích rất cặn kẻ về việc Đấng Mê-si-a phải chịu đau khổ và phải chết rồi sống lại, nhưng hai môn đệ chỉ nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh mà thôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tham dự thánh lễ, tức là tham dự vào việc “bẻ bánh” và ăn tấm bánh ấy, nhưng chúng ta có nhận ra Đức Chúa Giê-su đang thật sự ở với chúng ta không, lòng chúng ta có thật sự nóng lên khi nghe đọc và giải thích Lời Chúa không.
Câu hỏi gợi ý:
1. “Bẻ bánh” là tham dự tiệc Thánh Thể, bạn có nhận ra sự ích lợi cho phần hồn cũng như phần xác khi rước Đức Chúa Giê-su vào lòng không?
2. Bạn có thấy mình giống hai môn đệ đi đường Em-mau: nhiệt tâm sau khi thấy Đức Chúa Giê-su bẻ bánh không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường đời có những buồn vui
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:12 21/04/2023
HIỆP HÀNH HÂN HOAN HAY HÉO HẮT
Phúc Âm kể chuyện 2 môn đệ hiệp hành mà có những tâm trạng buồn vui rất khác. Vì sao đường đời lại có những buồn vui khác biệt như thế? Là do mắt nhìn.
1. Đi đến đâu. Đường đời mắt hướng đến đâu. Lúc đầu 2 môn đệ đi về Emmau, rời xa khỏi Giêrusalem, nghĩa là rời xa đền thờ. Càng đi, các ông càng xa đền thờ, càng thêm lạc lối. Buồn. Vui thay, sau đó, hai ông đã quyết định quay trở lại Giêrusalem, trở lại đền thờ, gặp lại các tông đồ. Các ông đi đúng hướng, về đến đích. Mỗi ngày chọn đường đi đâu rất quan trọng. Hai môn đệ đã chọn đường đi làm chứng Tin Mừng Chúa phục sinh.
2. Đi cùng ai. Quan trọng hơn cả đi đâu, đó là đi cùng ai. Người môn đệ Chúa không đi 1 mình, mà đi cùng nhau, và đi cùng Chúa. Lời Chúa đã làm lòng môn đệ bừng cháy, sưởi ấm tâm hồn héo hắt. Lãnh nhận Mình Thánh Chúa đã giúp mắt họ bừng sáng, mở ra, nhận ra Chúa, và biến đổi hoàn toàn đường đời của mình. Đúng như lời Thánh Vịnh: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.”
Vẫn con đường đấy, con người đó, và có cả Chúa nữa, nhưng sự thay đổi tâm trạng, thay đổi hướng đi làm đổi đời người môn đệ chỉ xảy ra khi mắt họ mở ra nhận ra Chúa. Trên đường Emmau - Giêrusalem có 2 môn đệ hiệp hành, một người tên là Cơ-lê-ô-pát, còn môn đệ kia thì vô danh. Phải chăng, môn đệ vô danh ấy hàm ý là chính mỗi người chúng ta. Đường đi của môn đệ ấy cũng là của mỗi chúng ta. Chúa phục sinh đang luôn hiệp hành với chúng ta, điều quan trọng ta có nhận ra Chúa hay không. Nếu nhận ra Ngài, thì: “Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!” Amen.
Yêu Tha Nhân
Lm Vũđình Tường
22:24 21/04/2023
Đức Kitô Phục Sinh đưa ra rất ít lệnh truyền, nhưng mỗi lần Ngài hiện ra nói lên tâm tình, lòng mến của Chúa Phục Sinh. Điều Ngài quan tâm nhất sau khi sống lại là mang bình an lại cho môn đệ. Các ông sống trong lo âu, sợ hãi. Vì thế mỗi lần hiện ra Đức Kitô đều ban ban bình an cho các ông. Tiếp theo, Đức Kitô chúc lành cho những ai không thấy Ngài mà tin. Sau đó, Ngài sai môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Các ông chia sẻ bình an do Đức Kitô ban tặng, và Tin Mừng Đức Kitô Phục Sinh. Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Đây là lệnh truyền không phải bằng tiếng nói, mà là hình ảnh sống động của con người.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành muối, men cho đời bằng hành động thực tiễn. Lần đầu tiên hiện ra, Đức Kitô đến dưới dạng một người làm vườn. Hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người nông dân, công nhân, người làm việc lam lũ, phơi nắng, dầm mưa, hay miệt mài trong công xưởng. Hình ảnh kế tiếp là hình ảnh người lữ khách cô đơn, một mình đi trên con đường vắng. Cuộc đời rao giảng công khai, có lần Đức Kitô nói, 'Con Người không chỗ dựa đầu'. Không nơi nào trên trần thế là nhà của Đức Kitô Phục Sinh. Nhà của Ngài chính là nơi Chúa Cha ngự và đây cũng là nhà của Kitô hữu. Đức Kitô không dừng chân một địa điểm nhất định, luôn di động và môn đệ Ngài cũng sống cuộc sống nay đây, mai đó. Nay đây, mai đó, lang thang, không phải cuộc sống bụi đời. Sống lang thang có mục đích. Mục đích của Đức Kitô là đi tìm gặp, qui tụ môn đệ bị đánh tan tác trong cuộc khổ nạn của Ngài. Mục đích đi nay đây, mai đó của môn đệ Đức Kitô là đi loan truyền Tin Vui cho thân nhân, thân hữu, và loan truyền Tin Vui đến muôn dân như điều Đức Kitô sai họ khi gọi họ tin theo.
'Từ nay các anh sẽ trở thành kẻ chài lưới người ta Mt 4,19'.
Các môn đệ phái nữ là nhóm người đầu tiên mang trọng trách loan báo Tin Vui, khi Đức Kitô nói với bà Maria Magdalene
'Hãy đi nói với anh em Ta, Ta sẽ gặp họ tại Galilê'.
Đức Kitô thể hiện tình yêu mến cho tha nhân khi Ngài hiện ra dưới dạng người lữ hành trên đường Emau. Đây là hình ảnh nói lên đoạn kết, đoạn chót của một đời người. Dù bạn tin theo Đức Kitô, hay bạn từ chối không tin Ngài sống lại từ cõi chết; tất cả đều có chung điểm kết. Tuy nhiên điểm kết khác nhau. Điểm kết của Kitô hữu là hy vọng được chung sống với Đức Kitô, nơi Đức Kitô ngự trị; thường được biết đến là thiên đàng, nơi tràn đầy hạnh phúc; nơi vắng bóng vất vả, đắng cay, sầu khổ, chia lìa. Hình ảnh khác của Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người dạo dọc bãi biển. Bãi biển là nơi Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành kẻ chài lưới người. Hiện ra nơi bãi biển lần này làm rõ í nghĩa lời mời gọi các môn đệ tiên khởi. Ngài nói với các ông đi theo Ngài,
'Từ nay các anh trở thành kẻ chài lưới người'.
Lần hiện ra này cho biết rõ là từ nay môn đệ trở thành kẻ chài lưới các linh hồn, loan Tin Mừng Phục Sinh đến muôn dân. Ai tin và chịu phép Thanh Tẩy sẽ nhận được sự sống trường sinh Mk 16,16.
Môn đệ còn nhận biết Đức Kitô Phục Sinh qua nghi thức bẻ bánh. Ngày nay hiểu như là Bí Tích Thánh thể. Điều này không chỉ nhắc đến bữa Tiệc Li, việc giải thích Kinh Thánh, mà còn chú trọng nhiều đến việc kêu gọi chia sẻ của cải, vật chất cho tha nhân, người ốm đau, nghèo khó. Chia sẻ của cải vật chất chính là cho đi một phần sự sống của chính mình. Thay vì để nuôi sống mình; cho đi để tha nhân có của ăn nuôi sống bản thân họ. Đức Kitô gặp các môn đệ trên đường đi, cùng đồng hành với họ, chung cảnh nóng bức trưa hè, đói khát, mệt mỏi. Đức Kitô chia sẻ Kinh Thánh cho họ nói lên mối liên kết giữa Tân Ước và Cựu Ước. Ngài nhắc lại những tiên tri về chính cuộc khổ nạn của Ngài. Điều này cho biết việc Đức Kitô chịu đóng đanh thập giá và sống lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà chính là một phần trong chương trình cứu chuộc Thiên Chúa đã định từ trước.
Một trong hai môn đệ, ông Cleopas nói với Đức Kitô khi Ngài hỏi các ông bàn tán chuyện gì vừa xảy ra tại Jerusalem. Cleopas nói với Đức Kitô Ngài là người không biết chuyện thời sự, đau khổ tang thương, lo lắng của toàn dân (Lk 24,18). Đến cuối ngày, hai môn đệ tự nhận không phải Đức Kitô mà chính họ mới là người sai lầm, lầm lẫn, không hiểu sự việc. Ngày nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại. Khi đau khổ, tan thương ập đến, xã hội đầy bất công, người ta hay nêu nghi vấn không biết Thiên Chúa ở đâu mà Ngài để kẻ dữ lộng quyền, để mặc đám đông dân chúng lầm than. Điều đáng chú í là ngôn từ và thái độ Cleopas diễn tả liên quan đến cảm xúc nhiều hơn. Dường như ông không tỏ thái độ giận dữ, hằn học mà chỉ diễn tả nỗi buồn, niềm đau làm sầu héo con tim.
Đến cuối ngày, Đức Kitô dâng lời chúc tụng chúa Cha rồi bẻ bánh. Mắt hai ông bừng sáng, con tim sầu héo vui tươi trở lại, lòng các ông đầy hoan lạc. Chính lúc này đây Đức Kitô biến khỏi các ông. Hai môn đệ lòng tràn đầy sinh khí, ngay trong đêm trở lại nơi các ông khởi hành lúc ban sáng. Đến nơi, chưa kịp kể rõ sự tự, Phêrô đại diện anh em thông báo cho hai ông biết là nhóm đã gặp Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó hai ông tường thuật lại tự sự cho toàn nhóm. Các bà phụ nữ và tông đồ Đức Kitô nhận đức tin từ chính Đức Kitô Phục Sinh. Điều này cho biết đức tin có được không phải là do khả năng con người mà chính là điều Chúa mặc khải, điều Chúa ban tặng cho những tâm hồn thiện tâm. Đây cũng chính là điều Thiên Thần loan báo trong ngày Giáng Sinh Đấng Cứu Thế. Chúng ta tin vào Đức Kitô Phục Sinh không phải do tài trí của mình mà là ơn Chúa ban cho những tấm lòng khiêm nhường, rộng mở, chân thành đón chào Tin Mừng Phục Sinh.
TiengChuong.org
Being For Others
The spoken Easter's message is brief and clear: 'Peace be with you;' or 'Happy are those who have not seen and believe', or 'Go out to the whole world and baptize people in Jesus' name'. Other Easter messages are non-verbal, and each of them has a message that we can identify ourselves with that person. In his very first appearance, Jesus identified himself as a gardener. This represents all peasants, and blue-collar workers. His second appearance took the form of a traveller. Jesus revealed himself as a single, lonely person, who is on a journey. Jesus made claim to have no place to lay his head in his public ministry. The risen Jesus made claim to have no place on earth to be his true home. His true home was with his Father and also ours. Jesus was on the move, and so were his disciples. They move for a purpose. For Jesus, He travelled to gather the scattered disciples; for the apostles, they travelled to share with joy the Good News message to others, to fulfil their call to be fishers of men. Jesus' message to Mary Magdalene was, 'Go to Galilee and tell my disciples that I will meet them there'. He walked alongside the two disciples on the way to Emmaus. Each one of us knows that life is a journey toward its destination. For us, Christians, our destination is God's kingdom, our eternal life. His third appearance happened at the beach. This appeals to the call when Jesus first called his disciples. He called them to be 'fishers of men Mt 4,19'. This also concludes the first calling by sending them to the world, 'Go out to the whole world, proclaim the Good News to all creation'. Mk 16,16.
The Risen One was recognized as 'At the breaking of bread'. It is not simply reminding the apostles of the Last Supper, and the Eucharist, but also is the calling to share the resources we have with others, especially our daily food. Sharing our resources daily is the sacrifice we make to follow Jesus.
Christ meets the apostles on the road. He shared their tiredness, their thirst walking under the hot sun, and hungry and fatigue. Jesus then explained the Scriptures to them, making the connection between the prophecy about himself and the reality, the Passion he went through. This sharing reveals what happened to him was not an accident but was a part of God's design to save mankind.
On the road, Cleopas told the traveller that he failed to understand what was happening in the world. Lk 24,18. It turned out; it was not the traveller, but Cleopas himself who failed to understand the Scriptures, and the necessary suffering that Christ must supper before going into his glory. Under certain circumstances, experiencing the force of darkness in our lives and in the world, we wonder something like, 'Does God know the miserable state we are having?'; when it happens; we can identify ourselves with Cleopas' feelings. He revealed not his frustration or anger but rather the honesty, sadness, and hopelessness deep in his heart. The breaking of bread in the evening opened the pair's eyes and changed their hearts. Their heavy hearts were on fire again, and eternal strength wound up in them so much that gave the pair energy to walk overnight returning to Jerusalem, where they began the journey. Before they could tell their story, Peter acted as the group leader and testified something like, we have already seen the risen Lord. The Emmaus' story was on Sunday. It included the explanation of the Scriptures and the breaking of bread. They are parts of the Eucharistic celebration nowadays. The apostles and the women came to believe in Jesus because they met him. It implies that their faith came not from their own effort, but rather the divine revelation. We believe in Jesus, not because of our own knowledge about God, but rather because God reveals himself to our hearts.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành muối, men cho đời bằng hành động thực tiễn. Lần đầu tiên hiện ra, Đức Kitô đến dưới dạng một người làm vườn. Hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người nông dân, công nhân, người làm việc lam lũ, phơi nắng, dầm mưa, hay miệt mài trong công xưởng. Hình ảnh kế tiếp là hình ảnh người lữ khách cô đơn, một mình đi trên con đường vắng. Cuộc đời rao giảng công khai, có lần Đức Kitô nói, 'Con Người không chỗ dựa đầu'. Không nơi nào trên trần thế là nhà của Đức Kitô Phục Sinh. Nhà của Ngài chính là nơi Chúa Cha ngự và đây cũng là nhà của Kitô hữu. Đức Kitô không dừng chân một địa điểm nhất định, luôn di động và môn đệ Ngài cũng sống cuộc sống nay đây, mai đó. Nay đây, mai đó, lang thang, không phải cuộc sống bụi đời. Sống lang thang có mục đích. Mục đích của Đức Kitô là đi tìm gặp, qui tụ môn đệ bị đánh tan tác trong cuộc khổ nạn của Ngài. Mục đích đi nay đây, mai đó của môn đệ Đức Kitô là đi loan truyền Tin Vui cho thân nhân, thân hữu, và loan truyền Tin Vui đến muôn dân như điều Đức Kitô sai họ khi gọi họ tin theo.
'Từ nay các anh sẽ trở thành kẻ chài lưới người ta Mt 4,19'.
Các môn đệ phái nữ là nhóm người đầu tiên mang trọng trách loan báo Tin Vui, khi Đức Kitô nói với bà Maria Magdalene
'Hãy đi nói với anh em Ta, Ta sẽ gặp họ tại Galilê'.
Đức Kitô thể hiện tình yêu mến cho tha nhân khi Ngài hiện ra dưới dạng người lữ hành trên đường Emau. Đây là hình ảnh nói lên đoạn kết, đoạn chót của một đời người. Dù bạn tin theo Đức Kitô, hay bạn từ chối không tin Ngài sống lại từ cõi chết; tất cả đều có chung điểm kết. Tuy nhiên điểm kết khác nhau. Điểm kết của Kitô hữu là hy vọng được chung sống với Đức Kitô, nơi Đức Kitô ngự trị; thường được biết đến là thiên đàng, nơi tràn đầy hạnh phúc; nơi vắng bóng vất vả, đắng cay, sầu khổ, chia lìa. Hình ảnh khác của Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người dạo dọc bãi biển. Bãi biển là nơi Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành kẻ chài lưới người. Hiện ra nơi bãi biển lần này làm rõ í nghĩa lời mời gọi các môn đệ tiên khởi. Ngài nói với các ông đi theo Ngài,
'Từ nay các anh trở thành kẻ chài lưới người'.
Lần hiện ra này cho biết rõ là từ nay môn đệ trở thành kẻ chài lưới các linh hồn, loan Tin Mừng Phục Sinh đến muôn dân. Ai tin và chịu phép Thanh Tẩy sẽ nhận được sự sống trường sinh Mk 16,16.
Môn đệ còn nhận biết Đức Kitô Phục Sinh qua nghi thức bẻ bánh. Ngày nay hiểu như là Bí Tích Thánh thể. Điều này không chỉ nhắc đến bữa Tiệc Li, việc giải thích Kinh Thánh, mà còn chú trọng nhiều đến việc kêu gọi chia sẻ của cải, vật chất cho tha nhân, người ốm đau, nghèo khó. Chia sẻ của cải vật chất chính là cho đi một phần sự sống của chính mình. Thay vì để nuôi sống mình; cho đi để tha nhân có của ăn nuôi sống bản thân họ. Đức Kitô gặp các môn đệ trên đường đi, cùng đồng hành với họ, chung cảnh nóng bức trưa hè, đói khát, mệt mỏi. Đức Kitô chia sẻ Kinh Thánh cho họ nói lên mối liên kết giữa Tân Ước và Cựu Ước. Ngài nhắc lại những tiên tri về chính cuộc khổ nạn của Ngài. Điều này cho biết việc Đức Kitô chịu đóng đanh thập giá và sống lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà chính là một phần trong chương trình cứu chuộc Thiên Chúa đã định từ trước.
Một trong hai môn đệ, ông Cleopas nói với Đức Kitô khi Ngài hỏi các ông bàn tán chuyện gì vừa xảy ra tại Jerusalem. Cleopas nói với Đức Kitô Ngài là người không biết chuyện thời sự, đau khổ tang thương, lo lắng của toàn dân (Lk 24,18). Đến cuối ngày, hai môn đệ tự nhận không phải Đức Kitô mà chính họ mới là người sai lầm, lầm lẫn, không hiểu sự việc. Ngày nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại. Khi đau khổ, tan thương ập đến, xã hội đầy bất công, người ta hay nêu nghi vấn không biết Thiên Chúa ở đâu mà Ngài để kẻ dữ lộng quyền, để mặc đám đông dân chúng lầm than. Điều đáng chú í là ngôn từ và thái độ Cleopas diễn tả liên quan đến cảm xúc nhiều hơn. Dường như ông không tỏ thái độ giận dữ, hằn học mà chỉ diễn tả nỗi buồn, niềm đau làm sầu héo con tim.
Đến cuối ngày, Đức Kitô dâng lời chúc tụng chúa Cha rồi bẻ bánh. Mắt hai ông bừng sáng, con tim sầu héo vui tươi trở lại, lòng các ông đầy hoan lạc. Chính lúc này đây Đức Kitô biến khỏi các ông. Hai môn đệ lòng tràn đầy sinh khí, ngay trong đêm trở lại nơi các ông khởi hành lúc ban sáng. Đến nơi, chưa kịp kể rõ sự tự, Phêrô đại diện anh em thông báo cho hai ông biết là nhóm đã gặp Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó hai ông tường thuật lại tự sự cho toàn nhóm. Các bà phụ nữ và tông đồ Đức Kitô nhận đức tin từ chính Đức Kitô Phục Sinh. Điều này cho biết đức tin có được không phải là do khả năng con người mà chính là điều Chúa mặc khải, điều Chúa ban tặng cho những tâm hồn thiện tâm. Đây cũng chính là điều Thiên Thần loan báo trong ngày Giáng Sinh Đấng Cứu Thế. Chúng ta tin vào Đức Kitô Phục Sinh không phải do tài trí của mình mà là ơn Chúa ban cho những tấm lòng khiêm nhường, rộng mở, chân thành đón chào Tin Mừng Phục Sinh.
TiengChuong.org
Being For Others
The spoken Easter's message is brief and clear: 'Peace be with you;' or 'Happy are those who have not seen and believe', or 'Go out to the whole world and baptize people in Jesus' name'. Other Easter messages are non-verbal, and each of them has a message that we can identify ourselves with that person. In his very first appearance, Jesus identified himself as a gardener. This represents all peasants, and blue-collar workers. His second appearance took the form of a traveller. Jesus revealed himself as a single, lonely person, who is on a journey. Jesus made claim to have no place to lay his head in his public ministry. The risen Jesus made claim to have no place on earth to be his true home. His true home was with his Father and also ours. Jesus was on the move, and so were his disciples. They move for a purpose. For Jesus, He travelled to gather the scattered disciples; for the apostles, they travelled to share with joy the Good News message to others, to fulfil their call to be fishers of men. Jesus' message to Mary Magdalene was, 'Go to Galilee and tell my disciples that I will meet them there'. He walked alongside the two disciples on the way to Emmaus. Each one of us knows that life is a journey toward its destination. For us, Christians, our destination is God's kingdom, our eternal life. His third appearance happened at the beach. This appeals to the call when Jesus first called his disciples. He called them to be 'fishers of men Mt 4,19'. This also concludes the first calling by sending them to the world, 'Go out to the whole world, proclaim the Good News to all creation'. Mk 16,16.
The Risen One was recognized as 'At the breaking of bread'. It is not simply reminding the apostles of the Last Supper, and the Eucharist, but also is the calling to share the resources we have with others, especially our daily food. Sharing our resources daily is the sacrifice we make to follow Jesus.
Christ meets the apostles on the road. He shared their tiredness, their thirst walking under the hot sun, and hungry and fatigue. Jesus then explained the Scriptures to them, making the connection between the prophecy about himself and the reality, the Passion he went through. This sharing reveals what happened to him was not an accident but was a part of God's design to save mankind.
On the road, Cleopas told the traveller that he failed to understand what was happening in the world. Lk 24,18. It turned out; it was not the traveller, but Cleopas himself who failed to understand the Scriptures, and the necessary suffering that Christ must supper before going into his glory. Under certain circumstances, experiencing the force of darkness in our lives and in the world, we wonder something like, 'Does God know the miserable state we are having?'; when it happens; we can identify ourselves with Cleopas' feelings. He revealed not his frustration or anger but rather the honesty, sadness, and hopelessness deep in his heart. The breaking of bread in the evening opened the pair's eyes and changed their hearts. Their heavy hearts were on fire again, and eternal strength wound up in them so much that gave the pair energy to walk overnight returning to Jerusalem, where they began the journey. Before they could tell their story, Peter acted as the group leader and testified something like, we have already seen the risen Lord. The Emmaus' story was on Sunday. It included the explanation of the Scriptures and the breaking of bread. They are parts of the Eucharistic celebration nowadays. The apostles and the women came to believe in Jesus because they met him. It implies that their faith came not from their own effort, but rather the divine revelation. We believe in Jesus, not because of our own knowledge about God, but rather because God reveals himself to our hearts.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục Washington: Các linh mục thà vào tù còn hơn vi phạm ấn tín tòa giải tội
Đặng Tự Do
17:10 21/04/2023
Khi các nhà lập pháp của tiểu bang Washington tranh luận về luật sẽ chấm dứt các biện pháp bảo vệ pháp lý đối với ấn tín giải tội, Đức Cha Thomas A. Daly của Spokane đã bảo đảm với giáo phận của mình rằng các linh mục sẽ lựa chọn án tù trước khi các ngài vi phạm ấn tín tòa giải tội.
“Tôi muốn bảo đảm với anh chị em rằng các mục tử, giám mục và linh mục của anh chị em cam kết giữ ấn tín tòa giải tội – thậm chí đến mức phải ngồi tù,” Đức Cha Daly viết trong một lá thư gửi cho người Công Giáo ở Giáo phận Spokane, bao gồm phía đông Washington..
“Bí tích Hòa giải là thiêng liêng và sẽ vẫn như vậy trong Giáo phận Spokane,” ngài nói.
Bức thư ngày 19 tháng 4 của vị giám mục đề cập đến một dự luật của Thượng viện tiểu bang sẽ buộc các linh mục phải báo cáo các vụ lạm dụng. Dự luật ban đầu được Thượng viện thông qua bao gồm việc miễn trừ thông tin mà các linh mục có được trong tòa giải tội, điều này được đưa vào để bảo vệ ấn tín giải tội. Tuy nhiên, phiên bản được Hạ viện thông qua bao gồm một sửa đổi loại bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý đối với ấn tín tòa giải tội và sẽ đe dọa các linh mục với án tù nếu các ngài từ chối tiết lộ thông tin nghe được trong tòa giải tội.
Vào ngày 17 tháng 4, Thượng viện từ chối sửa đổi của Hạ viện và gửi dự luật ban đầu trở lại Hạ viện. Giờ đây, Hạ viện phải lựa chọn xem họ có muốn nhấn mạnh vào sửa đổi của mình hay không, trì hoãn dự luật ban đầu của Thượng viện hay đưa ra một giải pháp thay thế khác. Nếu Hạ viện quyết định nhấn mạnh vào sửa đổi của mình hoặc đưa ra một giải pháp thay thế khác, thì luật đó sẽ được gửi lại cho Thượng viện một lần nữa. Nếu nó tuân theo ngôn ngữ gốc của Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển đến bàn của thống đốc.
Bất kỳ luật nào cố gắng buộc các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ khiến luật dân sự chống lại giáo luật. Điều 983 của Bộ Giáo luật quy định rằng ấn tín giải tội là “bất khả xâm phạm”.
Giáo luật tuyên bố: “Việc một cha giải tội phản bội hối nhân dưới bất kỳ hình thức nào, vì bất kỳ lý do gì, dù bằng lời nói hay bằng bất kỳ hình thức nào khác là hoàn toàn sai trái.
Các hình phạt vi phạm ấn tín giải tội rất nghiêm khắc. Theo Điều 1386, nếu một linh mục “trực tiếp vi phạm ấn tín bí tích,” thì linh mục ấy sẽ tự động bị vạ tuyệt thông. Bất kỳ linh mục nào vi phạm ấn tín một cách gián tiếp “sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.”
Trong thư của mình, Đức Cha Daly khuyến khích các nhà lập pháp “làm ra những luật tốt mà người ta có thể tuân theo và thực thi” và ngài cho biết vẫn lạc quan rằng tự do tôn giáo sẽ thắng thế.
“Tiểu bang Washington không phải là cơ quan quản lý đầu tiên cố gắng hình sự hóa cam kết của chúng ta để giữ ấn tín giải tội,” vị giám mục viết. “Lịch sử có rất nhiều ví dụ về các vị vua, hoàng hậu, nhà độc tài, kẻ cầm quyền và nhà lập pháp đã cố gắng vi phạm ấn tín giải tội thông qua luật pháp, cưỡng chế hoặc sắc lệnh. Tất cả đều thất bại.”
Phát ngôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Washington nói với CNA rằng tổ chức này đang làm việc với các nhà lập pháp để soạn thảo một dự luật bảo vệ trẻ em và ấn tín giải tội.
Phát ngôn nhân nói: “Chúng tôi rất biết ơn những nỗ lực của các thượng nghị sĩ của lưỡng đảng đã không đồng ý với sửa đổi loại bỏ đặc quyền của giáo sĩ trong ấn tín tòa giải tội. Chúng tôi hiện đang làm việc với các nhà lập pháp để tìm ra một phiên bản của SB 5280 có thể phù hợp với tất cả mọi người và bảo vệ trẻ em cũng như bảo vệ ấn tín tòa giải tội của giáo sĩ. Các giám mục của Hội đồng Giám Mục Tiểu bang Washington tiếp tục ủng hộ luật khiến các giáo sĩ bắt buộc phải báo cáo thông tin thu được bên ngoài bí tích hòa giải.”
Trong các phiên họp lập pháp năm 2023, các nhà lập pháp ở Delaware và Vermont cũng đưa ra các dự luật có thể gây nguy hiểm cho ấn tín giải tội. Một số người ủng hộ tự do tôn giáo đã lập luận rằng những luật như vậy sẽ vi phạm các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo của Tu chính án thứ nhất và chúng ta nên mong đợi các vụ kiện nếu bất kỳ dự luật nào trong số này trở thành luật.
Source:Catholic News Agency
Diễn biến gây đau buồn. Vatican đổ lỗi cho sự thất bại trong liên lạc khiến người Anh giáo đã có thể cử hành nghi lễ tại nhà thờ của Đức Giáo Hoàng ở Rôma
Đặng Tự Do
17:11 21/04/2023
Khoảng 50 giáo sĩ Anh giáo, những người không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, đã tham gia các nghi lễ tôn giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng ở Rôma vào hôm thứ Ba, ngày 18 tháng Tư. Vatican sau đó đã đưa ra một tuyên bố lấy làm tiếc, cho rằng vụ việc là một thất bại trong giao tiếp.
Các giáo sĩ, đi cùng với Giám mục Jonathan Baker của Anh Giáo, là một phần của Hiệp thông Anh giáo, đã ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo vào năm 1534 trong bối cảnh Vua Henry VIII thất vọng vì ông không thể nhận được lệnh hủy hôn cho mình. Giáo Hội Công Giáo không coi các bí tích truyền chức thánh của Anh giáo là hợp lệ và không công nhận hàng giáo phẩm Anh giáo là hợp lệ, điều đó có nghĩa là họ không thể cử hành Thánh lễ một cách hợp lệ.
Thánh lễ của Anh giáo đã được cử hành tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô ở Rôma, đây là đền thờ lâu đời nhất ở Rôma và là trụ sở chính thức của giám mục Rome, hay Đức Giáo Hoàng.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Năm, Đức Cha Guerino Di Tora, người phục vụ với tư cách là cha sở của Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, cho biết vụ việc là kết quả của “sự thất bại trong liên lạc” và rằng ngài “bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về những gì đã xảy ra”.
Tuyên bố nói rằng “một nhóm khoảng 50 linh mục, cùng với giám mục của họ, tất cả đều thuộc Anh giáo, đã cử hành nghi lễ trên bàn thờ cao của nhà thờ chính tòa ở Rome, trái với các quy tắc giáo luật. Đức Cha Di Tora cũng giải thích rằng tình tiết đáng tiếc xảy ra là do thất bại trong giao tiếp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Baker và các giáo sĩ khác vào sáng thứ Tư, nhưng không rõ bằng cách nào hoặc tại sao họ được phép tiến hành một nghi lễ tôn giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.
Khác với nhiều tôn giáo khác, Anh Giáo là một quang phổ rộng lớn. Ở đầu quang phổ này là nhóm gọi là Anh Giáo - Công Giáo có đức tin và nghi lễ gần giống với Công Giáo nhất. Ở cuối quang phổ này là nhóm Anh Giáo tự xem mình như một hiệp hội xã hội thuần túy, như một loại câu lạc bộ dân sự không có chút sắc mầu tôn giáo nào.
Các giáo sĩ Anh giáo tham gia buổi lễ là Anh giáo-Công Giáo. Tuy nhiên, bất chấp tên gọi, nhóm này hiệp thông với Giáo hội Anh giáo và không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Họ có xu hướng giữ quan điểm truyền thống hơn so với Anh giáo nói chung, chẳng hạn như phản đối việc phong chức cho phụ nữ.
Source:Catholic News Agency
ĐTC Phanxicô SắpTông Du Hungary
Thanh Quảng sdb
18:13 21/04/2023
ĐTC Phanxicô SắpTông Du Hungary
Với khẩu hiệu 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại đất nước Hungary để bày tỏ sự gần gũi với tín hữu Hungary. Chuyến Tông du này đánh dấu chuyến thứ 41 của ngài ra nước ngoài, sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021. Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, nói với các nhà báo, đồng thời chỉ ra rằng chuyến đi này, diễn ra khi châu Âu phải đối diện với một cuộc khủng hoảng di cư và nhân đạo, khi cuộc chiến ở Ukraine đang bùng nổ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị bắt đầu Chuyến Tông du lần thứ 41 của ngài đến quốc gia Trung Âu Hungary, đây không phải là lần đầu Đức Thánh Cha đến thủ đô của quốc gia này, vì Ngài đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021.
Với phương châm 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến viếng thăm ba ngày tới quốc gia có số người Kitô hữu đông đảo này. Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí nhấn mạnh, thông điệp về niềm hy vọng của Đức Thánh Cha sẽ vang vọng trong một thế kỷ mới, khi cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra nhiều đau khổ ở biên giới phía đông bắc của quốc gia.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ 'thắp lửa niềm tin' cho Hungary
Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, khoảng một triệu người tị nạn đã đổ qua Hungary để phân tán đi châu Âu, nơi họ nhận được viện trợ và một phần nhỏ trong số họ được định cư.
Chuyến tông du này đánh dấu chuyến tông đồ thứ hai trong năm 2023, sau chuyến Tông du của ĐTC đến các quốc gia châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan vào đầu năm.
Ông Bruni nhắc nhớ lại Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm Hungary hai lần vào năm 1991 và 1996 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Giữ lời hứa
Ngay cả khi một số người đặt câu hỏi tại sao về mặt địa lý, Đức Thánh Cha lại trở lại cùng một quốc gia lần thứ hai trong vòng hai năm, thì sự khác biệt nằm ở chỗ vào năm 2021, ngài đã đến đó để tham gia một sự kiện quốc tế quy tụ các tín hữu từ khoảng 83 quốc gia, trong khi lần này ngài trở lại để thăm Giáo hội địa phương và người dân trong nước, điều này đã không làm khi ngài chỉ đến Budapest để cử hành Thánh lễ trong vài giờ, trước khi đi Slovakia.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ mong muốn đến thăm Hungary nhiều giờ hơn trên chuyến bay từ Slovakia trở về Rôma vào năm 2021.
Ông Matteo Bruni nói: “ĐTC đã giữ lời hứa với người dân Hungary là sẽ trở lại thăm viếng họ.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay Đức Thánh Cha sẽ đọc sáu bài diễn văn bằng tiếng Ý và sẽ thông dịch.
Chương trình
Trong số những điểm nổi bật của chuyến Tông du này là cuộc gặp gỡ với những người di cư và người nghèo, và một cuộc gặp gỡ khác với trẻ em mù và khuyết tật, và những cuộc gặp gỡ của ngài với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn, giáo sĩ, giới trẻ.
ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ cho các tín hữu Hungary, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, và sẽ có cuộc gặp riêng với anh em Dòng Tên.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cũng cho hay ĐTC sẽ có một cuộc gặp gỡ với cộng đồng Công Giáo Hy Lạp vào ngày 29 tháng 4.
Các Vị Thánh của Hungary
Toàn bộ chuyến thăm sẽ diễn ra ở Budapest, dù Hungary có nhiều vị thánh, nhiều người trong số họ xuất thân từ những nguồn gốc cao quý, và cống hiến đời mình để chăm sóc người bệnh hoặc người nghèo.
Ông Bruni lưu ý, biết về những tấm gương thánh thiện trong lịch sử Hungary sẽ giúp những người theo dõi cuộc Tông du của Đức Thánh Cha để “biết và hiểu đích điểm của cuộc đời chúng ta”.
Gần gũi với những nạn nhân đau khổ của chiến tranh
Theo thông lệ, các giới chức Vatican tháp tùng Đức Thánh Cha sẽ có Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin; Chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia và Chủ tịch Thánh bộ Đa phương của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher; Các nhân viên Vatican như Đức Tổng Giám Mục Edgar Pena Parra; Chủ tịch Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti; Chủ tịch Thánh bộ Giám mục Vatican, Đức Tổng Giám Mục Robert Francis Prevost; Chủ tịch Thánh bộ Truyền Thông Vatican là Tổng Giám mục Paolo Ruffini.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh lưu ý rằng sự hiện diện của Chủ tịch Thánh bộ Giáo hội Đông phương nhằm mang lại sự gần gũi hơn nữa cho những người đau khổ ở đó.
Các vị tử đạo và chứng nhân Kitô giáo
Giáo Hội Công Giáo có lịch sử hơn 1.000 năm ở đất nước này, từ thời Thánh Stephen, Vua Hungary, dù sống dưới chế độ Cộng sản dưới thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Giáo Hội vẫn sống mạnh mẽ nhờ các chứng nhân anh hùng tử đạo.
Theo thông lệ, người ta có thể đoán trước Đức Thánh Cha có một cuộc họp báo ngắn trên chuyến bay trở về Rôma.
Với khẩu hiệu 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại đất nước Hungary để bày tỏ sự gần gũi với tín hữu Hungary. Chuyến Tông du này đánh dấu chuyến thứ 41 của ngài ra nước ngoài, sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021. Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, nói với các nhà báo, đồng thời chỉ ra rằng chuyến đi này, diễn ra khi châu Âu phải đối diện với một cuộc khủng hoảng di cư và nhân đạo, khi cuộc chiến ở Ukraine đang bùng nổ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị bắt đầu Chuyến Tông du lần thứ 41 của ngài đến quốc gia Trung Âu Hungary, đây không phải là lần đầu Đức Thánh Cha đến thủ đô của quốc gia này, vì Ngài đã đến chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 vào năm 2021.
Với phương châm 'Chúa Kitô là tương lai của chúng ta', Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến viếng thăm ba ngày tới quốc gia có số người Kitô hữu đông đảo này. Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí nhấn mạnh, thông điệp về niềm hy vọng của Đức Thánh Cha sẽ vang vọng trong một thế kỷ mới, khi cuộc chiến ở Ukraine đang gây ra nhiều đau khổ ở biên giới phía đông bắc của quốc gia.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ 'thắp lửa niềm tin' cho Hungary
Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, khoảng một triệu người tị nạn đã đổ qua Hungary để phân tán đi châu Âu, nơi họ nhận được viện trợ và một phần nhỏ trong số họ được định cư.
Chuyến tông du này đánh dấu chuyến tông đồ thứ hai trong năm 2023, sau chuyến Tông du của ĐTC đến các quốc gia châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan vào đầu năm.
Ông Bruni nhắc nhớ lại Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm Hungary hai lần vào năm 1991 và 1996 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Giữ lời hứa
Ngay cả khi một số người đặt câu hỏi tại sao về mặt địa lý, Đức Thánh Cha lại trở lại cùng một quốc gia lần thứ hai trong vòng hai năm, thì sự khác biệt nằm ở chỗ vào năm 2021, ngài đã đến đó để tham gia một sự kiện quốc tế quy tụ các tín hữu từ khoảng 83 quốc gia, trong khi lần này ngài trở lại để thăm Giáo hội địa phương và người dân trong nước, điều này đã không làm khi ngài chỉ đến Budapest để cử hành Thánh lễ trong vài giờ, trước khi đi Slovakia.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ mong muốn đến thăm Hungary nhiều giờ hơn trên chuyến bay từ Slovakia trở về Rôma vào năm 2021.
Ông Matteo Bruni nói: “ĐTC đã giữ lời hứa với người dân Hungary là sẽ trở lại thăm viếng họ.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho hay Đức Thánh Cha sẽ đọc sáu bài diễn văn bằng tiếng Ý và sẽ thông dịch.
Chương trình
Trong số những điểm nổi bật của chuyến Tông du này là cuộc gặp gỡ với những người di cư và người nghèo, và một cuộc gặp gỡ khác với trẻ em mù và khuyết tật, và những cuộc gặp gỡ của ngài với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn, giáo sĩ, giới trẻ.
ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ cho các tín hữu Hungary, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, và sẽ có cuộc gặp riêng với anh em Dòng Tên.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cũng cho hay ĐTC sẽ có một cuộc gặp gỡ với cộng đồng Công Giáo Hy Lạp vào ngày 29 tháng 4.
Các Vị Thánh của Hungary
Toàn bộ chuyến thăm sẽ diễn ra ở Budapest, dù Hungary có nhiều vị thánh, nhiều người trong số họ xuất thân từ những nguồn gốc cao quý, và cống hiến đời mình để chăm sóc người bệnh hoặc người nghèo.
Ông Bruni lưu ý, biết về những tấm gương thánh thiện trong lịch sử Hungary sẽ giúp những người theo dõi cuộc Tông du của Đức Thánh Cha để “biết và hiểu đích điểm của cuộc đời chúng ta”.
Gần gũi với những nạn nhân đau khổ của chiến tranh
Theo thông lệ, các giới chức Vatican tháp tùng Đức Thánh Cha sẽ có Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin; Chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia và Chủ tịch Thánh bộ Đa phương của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher; Các nhân viên Vatican như Đức Tổng Giám Mục Edgar Pena Parra; Chủ tịch Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti; Chủ tịch Thánh bộ Giám mục Vatican, Đức Tổng Giám Mục Robert Francis Prevost; Chủ tịch Thánh bộ Truyền Thông Vatican là Tổng Giám mục Paolo Ruffini.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh lưu ý rằng sự hiện diện của Chủ tịch Thánh bộ Giáo hội Đông phương nhằm mang lại sự gần gũi hơn nữa cho những người đau khổ ở đó.
Các vị tử đạo và chứng nhân Kitô giáo
Giáo Hội Công Giáo có lịch sử hơn 1.000 năm ở đất nước này, từ thời Thánh Stephen, Vua Hungary, dù sống dưới chế độ Cộng sản dưới thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Giáo Hội vẫn sống mạnh mẽ nhờ các chứng nhân anh hùng tử đạo.
Theo thông lệ, người ta có thể đoán trước Đức Thánh Cha có một cuộc họp báo ngắn trên chuyến bay trở về Rôma.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ 2 năm: Thương nhớ Lm Gioan Trần Công Nghị, sáng lập viên ViệtCatholic
Tin Vui Media
09:52 21/04/2023
Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại San Jose
Thái Phạm
16:08 21/04/2023
VietCatholic TV
Công lý nhãn tiền: Phi công Putin dội bom thành phố Nga, cảnh tượng thê lương. Tia sáng gây đồn đoán
VietCatholic Media
03:12 21/04/2023
1. Truyền thông chính thức của nhà nước Nga báo cáo: Máy bay ném bom của Nga thay vì ném bom Ukraine đã ném bom một thành phố Nga gây ra những tiếng nổ long trời, thương vong rất nặng nề.
Theo một hãng thông tấn nhà nước và các quan chức địa phương, một máy bay chiến đấu của Nga đã buộc phải “thả khẩn cấp vũ khí hàng không” xuống một thành phố của Nga hôm thứ Năm, gây ra một những tiếng nổ long trời ở ngay khu vực trung tâm thành phố.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Nga, cho biết một máy bay phản lực Su-34 của Không quân Nga đang bay ngang qua thành phố Belgorod, có biên giới với Ukraine và ở ngay phía bắc Ukraine, đã thả những quả bom xuống trung tâm thành phố này vì những lý do vẫn đang được điều tra
Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết thương vong đang được kiểm đếm nhưng e ngại rằng sẽ rất cao vì vụ nổ đã diễn ra ở một ngã tư đông đúc ở trung tâm thành phố và để lại một “hố sâu khổng lồ” bán kính khoảng 20 mét.
“Cửa sổ của một số tòa nhà chung cư gần đó bị vỡ nát, cùng với một số xe hơi đang đậu tại ngã tư giao thông. Các cột điện đã bị đổ,” ông nói thêm.
Theo RIA Novosti, vụ nổ khủng khiếp đến mức hất một chiếc xe hơi tung lên cao, và hạ xuống nóc một cửa hàng gần tòa nhà cao tầng dân cư. Các đội khẩn cấp đang ở hiện trường.
Belgorod nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 40 kilômét về phía bắc.
Nhiều giả thuyết cho rằng phi công Nga không cố ý ném bom thành phố Belgorod, nhưng anh ta vẫn làm như thường làm, là khi vẫn còn trong không phận của Nga, anh ta phóng những trái bom đó về phía biên giới với Ukraine. Những quả bom đó là những quả bom được GPS dẫn đường sẽ bay qua Ukraine tấn công vào thành phố Kharkiv hay vùng Sumy của Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 21 tháng Tư, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, khi đề cập đến câu chuyện này, đã lặp lại yêu cầu của Ukraine muốn có máy bay F-16.
Ông nói rằng: “Nga ngày càng sử dụng bom trên không được dẫn đường bằng GPS nặng tới 500 kg phóng từ máy bay. Các máy bay của Nga không đi vào khu vực phòng không của chúng ta, chúng tấn công từ xa, khi vẫn còn trong không phận Nga hay các vùng bị tạm chiếm, vào các thành phố tiền tuyến và gần tiền tuyến. Những cư dân yên bình ở các khu vực phía bắc, phía nam và phía đông đang phải chịu đựng.”
Ông cảnh báo “có các dấu hiệu Nga đang chuẩn bị cho việc sử dụng hàng loạt các loại bom KAB nặng 1.500 kg phóng từ máy bay.”
“F-16 được trang bị hỏa tiễn không đối không với tầm bắn lên tới 180 km. Điều này sẽ giúp xua đuổi máy bay địch xa biên giới và giới tuyến của chúng ta, điều này sẽ giảm thiểu khả năng sử dụng bom dẫn đường và các loại vũ khí phóng từ trên không khác”
Đại Tá Yurii Ihnat cũng tiết lộ rằng vào thời điểm khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng ở thành phố Belgorod, không quân Ukraine nhận được yêu cầu từ một phi công Nga xin được hướng dẫn đáp xuống một phi trường Ukraine vì anh ta muốn đào thoát. Tuy nhiên, anh ta được khuyên nên bay sang Ba Lan.
Giải thích lý do không cho anh ta đáp xuống phi trường Ukraine. Đại Tá Yurii Ihnat cho biết đã có trường hợp trá hàng và yêu cầu mọi người chú ý đến thông báo được đưa ra cùng ngày bởi Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là SBU.
Một nhóm quân nhân Ukraine đã bị buộc tội phản quốc vì cung cấp thông tin trái phép giúp Nga tấn công một sân bay quân sự, cơ quan an ninh SBU của Ukraine cho biết hôm thứ Năm.
SBU cho biết trong một tuyên bố rằng các quân nhân đã cố gắng bắt giữ một chiếc máy bay Nga vào tháng 7 năm ngoái mà “không có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan”, sau khi phi công Nga nói rằng anh ta sẽ đào tẩu.
Họ đã tiết lộ chi tiết giúp tên phi công Nga trá hàng có thể vượt qua hàng rào phòng không Ukraine, bay thành công đến sân bay Kanatove ở miền trung Ukraine, gần thành phố Kryvyi Rih.
Một chỉ huy Ukraine thiệt mạng, 17 binh sĩ khác bị thương, hai máy bay chiến đấu bị phá hủy. Đường băng, các tòa nhà và thiết bị đã bị hư hại đáng kể.
Tên phi công trá hàng bị nổ tung cùng với chiếc máy bay sau những phản ứng muộn màng của không quân Ukraine.
Cho đến nay vẫn không rõ người phi công Nga muốn xin đầu hàng có phải là người đã thả bom xuống trung tâm thành phố Belgorod hay không.
2. Tia sáng chói lòa bí ẩn trên bầu trời Kyiv làm loé lên một đợt sóng các giả thuyết
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mysterious Bright Flash of Light Over Kyiv Sparks Wave of Theories”, nghĩa là “Tia sáng chói lòa bí ẩn trên bầu trời Kyiv làm loé lên một đợt sóng các giả thuyết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những suy đoán đã bùng lên sau sự xuất hiện của một tia sáng rực rỡ trên đường chân trời Kyiv vẫn chưa được liên kết với các cuộc không kích của Nga vào thủ đô Ukraine.
Đoạn phim được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy khoảnh khắc một khu dân cư ở Kyiv được chiếu sáng trong một thời gian ngắn bởi một vật thể không xác định vào khoảng 10 giờ tối thứ Tư. Một clip khác cho thấy một vật thể rực lửa rơi xuống đất.
Serhiy Popko, người đứng đầu chính quyền quân sự của Kyiv cho biết trên Telegram rằng vụ việc đã gây ra một cảnh báo không kích để bảo đảm không có thương vong do “các mảnh vỡ rơi xuống đất”.
Nó đã thúc đẩy cố vấn tổng thống Ukraine Andriy Yermak tweet một biểu tượng cảm xúc UFO mà không có bất kỳ lời bình luận nào khác, làm dấy lên một chủ đề nhẹ nhàng bao gồm các chủ đề bàn cãi trên mạng xã hội và phim hoạt hình về người ngoài hành tinh cũng như UFO.
Cố vấn các vấn đề nội bộ Ukraine Anton Gerashchenko đã đưa ra một lời giải thích bình thường hơn. Ông nói rằng theo thông tin sơ bộ, tia sáng là do một vệ tinh của NASA gây ra.
NASA cho biết trong tuần này rằng tàu vũ trụ RHESSI nặng 300 kg đã ngừng hoạt động vào năm 2018, sẽ quay trở lại bầu khí quyển. Tuy nhiên, Rob Margetta từ Văn phòng Truyền thông của NASA nói với BBC rằng vệ tinh vẫn ở trên quỹ đạo vào thời điểm quan sát thấy tia chớp.
Alpha Centauri, một dự án giáo dục phi lợi nhuận của Ukraine cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng điều quan trọng là không lan truyền “lời nói dối” rằng đó là một vệ tinh, nhưng phải làm rõ rằng đó là một “sao băng”.
“Ngày nay, vệ tinh RHESSI của NASA, vốn đã quan sát các tia lửa mặt trời từ năm 2002 đến năm 2018, có lẽ đang thực sự quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất, nhưng quỹ đạo rơi của nó rất xa Ukraine.”
Alpha Centauri kêu gọi mọi người “lan truyền tin tức” về sự thật của vụ việc và chia sẻ bản đồ đường đi của vệ tinh, tính đến sáng thứ Năm, đã bay qua các quốc gia Chad và Libya của Phi Châu.
Newsweek đã liên hệ với NASA để bình luận thêm
Năm nay đã chứng kiến một số vật thể bí ẩn trên bầu trời, một số trong số đó đã cần đến sự can thiệp của quân đội. Vào tháng 2, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một vật thể bay không xác định trên Hồ Huron ở Michigan, gần biên giới Canada. Các vật thể trên Alaska và miền bắc Canada cũng bị bắn hạ.
Suy đoán về sự tham gia của người ngoài hành tinh trong một sự việc kịch tính trên bầu trời Kyiv đã mang lại một chút nhẹ nhõm sau nhiều tháng không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết họ đã phá hủy 10 trong số 11 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất được Nga phái đi hôm thứ Tư, một ngày mà quân đội Nga cũng phóng bom dẫn đường vào lãnh thổ Ukraine.
3. Xe tăng Leopard 2 của Tây Ban Nha sẽ được triển khai tới tiền tuyến Ukraine vào cuối tháng 4
Sáu chiếc xe tăng Leopard 2 mà Tây Ban Nha viện trợ cho Kyiv đã xuống tầu ở cảng Santander, miền bắc nước này, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây gửi hàng tiếp tế quân sự để củng cố hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Các cảnh quay và ảnh tĩnh do truyền thông Tây Ban Nha công bố cho thấy một đoạn video về sáu chiếc xe tăng tại thành phố. Các xe tăng này, cùng với các phương tiện bọc thép khác do Tây Ban Nha tài trợ, dự kiến sẽ sẵn sàng triển khai tới tiền tuyến ở Ukraine vào cuối tháng.
Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha tháng trước cho biết các xe tăng sẽ được gửi đi sau lễ Phục sinh, sau khi trải qua quá trình sửa chữa và thử nghiệm tại một cơ sở ở Cordoba, miền nam Tây Ban Nha.
Xe tăng Leopard 2 được coi là một phương tiện quân sự hiện đại, quan trọng sẽ hỗ trợ lực lượng của Kyiv sau hơn một năm tham chiến. Yêu cầu bảo trì tương đối thấp của Leopard so với các mẫu xe khác khiến các chuyên gia tin rằng xe tăng này có thể giúp Ukraine nhanh chóng.
4. Các quan chức Nga tuyên bố Ukraine thăm dò hệ thống phòng thủ ở khu vực Zaporizhzhia
Các quan chức Nga tuyên bố các lực lượng Ukraine đang thăm dò hệ thống phòng thủ của họ tại các khu vực bị xâm lược ở khu vực Zaporizhzhia.
Vladimir Rogov, một thành viên của hội đồng trong chính quyền quân sự-dân sự của khu vực Zaporizhzhia do Nga thành lập, cho biết một nhóm Lực lượng Vũ trang Ukraine đã “cố gắng thăm dò” lực lượng phòng thủ của Nga trong “khu vực thuộc trách nhiệm của trung đoàn 291”.
Rogov cho biết trong Telegram chính thức của mình hôm thứ Ba rằng các lực lượng Ukraine đã thực hiện một “nỗ lực bất thành nhằm đột phá gần Orikhiv,” nằm ở phía đông nam của vùng Zaporizhzhia.
“Sau khi chuẩn bị bằng pháo binh, một nhóm thiết giáp của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công gần thị trấn Orikhiv ở quận Polohy của vùng Zaporizhzhia,” ông Rogov nói.
Rogov nói thêm rằng việc các lực lượng Ukraine kiểm tra hệ thống phòng thủ của Nga trong đêm là điều bất thường.
“Đối phương một lần nữa thăm dò sự phòng thủ của chúng ta ở khu vực này của mặt trận, nhưng giờ đang làm điều đó trong bóng tối. Có lẽ là do nhận được thiết bị nhìn ban đêm.”
Trong các bình luận với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA, ông Rogov còn đi xa hơn khi nói rằng các lực lượng Ukraine đã tăng cường pháo kích vào các khu định cư ở tiền tuyến, bao gồm Vasylivka, Tokmak và Polohy ở vùng Zaporizhzhia và Vodiane ở vùng Donetsk liền kề.
“Điều này nói lên cái gì, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán,” Rogov nói
Một số bối cảnh: Rogov trước đây đã nói rằng Ukraine đang tích lũy dự trữ gần giao điểm của các vùng Zaporizhzhia, Dnipro và Donetsk.
Các quan chức Ukraine vẫn chưa bình luận về tuyên bố của Rogov, nhưng theo truyền thống, họ sẽ không bình luận về các hoạt động tấn công cho đến khi chúng được kết thúc.
5. Nga gặp khó khăn trong việc chế tạo vũ khí mới, nhưng có thể có các vũ khí cũ hơn
Theo một phân tích độc lập mới, tổn thất trên chiến trường và lệnh trừng phạt của phương Tây khiến quân đội Nga rơi vào tình trạng suy thoái, nhưng Mạc Tư Khoa vẫn sẽ có đủ hỏa lực để kéo dài cuộc chiến ở Ukraine.
Báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đưa ra những con số thiệt hại nặng nề của quân đội Nga - gần 10.000 đơn vị thiết bị quan trọng như xe tăng, xe tải, pháo và máy bay không người lái.
Nhưng báo cáo cũng nói rằng Nga có thể tận dụng các nguồn dự trữ từ thời Chiến tranh Lạnh và cũ hơn ở tuyến đầu để bù đắp những gì mà nước này có thể đã mất về công nghệ.
Báo cáo của CSIS cho biết: “Phẩm chất của quân đội Nga về mặt thiết bị tiên tiến đã giảm sút và có thể sẽ giảm sút hơn nữa”.
CSIS lưu ý rằng tổn thất của xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, đặc biệt là những chiếc hiện đại, đã rất nghiêm trọng.
“Mạc Tư Khoa đã mất từ 1.845 đến 3.511 xe tăng trong một năm tham chiến,” báo cáo của CSIS cho biết, trong đó tổn thất của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 mới hơn, được nâng cấp, được chuyển giao lần đầu vào năm 2013, được ghi nhận là thiệt hại đặc biệt nặng nề.
Báo cáo của CSIS cho biết Mạc Tư Khoa phải tân trang và đưa những chiếc xe tăng cũ hàng thập kỷ của mình hoạt động trở lại vì họ không có đủ nguồn lực để chế tạo những chiếc xe tăng mới. Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến họ không thể tìm nguồn phụ tùng và công cụ cần thiết để lắp ráp một chiếc xe tăng hiện đại.
6. Tổng công tố Ukraine cho biết văn phòng của ông đã lập hồ sơ khoảng 80.000 vụ việc có thể là tội ác chiến tranh
Công tố viên Ukraine Andriy Kostin nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm thứ Tư rằng văn phòng của ông đã thành lập khoảng 80.000 hồ sơ các vụ việc có thể là tội ác chiến tranh và cho đến nay đã kết án 31 người Nga vì tội ác chiến tranh tại các tòa án Ukraine.
Kostin nói với các nhà lập pháp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện rằng văn phòng của ông cũng đã xác định được 310 thủ phạm tiềm ẩn của các tội ác và đã “hoàn thành các vụ án chống lại 152 tội phạm chiến tranh tiềm năng”.
Ông cho biết một số vụ án “được xử vắng mặt vì chúng tôi đã xác định được thủ phạm, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ, chúng tôi rất nóng lòng trông mong một ngày nào đó sẽ bắt được họ”
Kostin kêu gọi cộng đồng quốc tế chia sẻ thông tin tình báo để hỗ trợ công việc của văn phòng ông trong việc kết tội những tội phạm chiến tranh, lưu ý rằng họ đã xác định được danh tính của hàng nghìn người khác nhưng họ không có bằng chứng đầy đủ để kết tội những tội phạm bị cáo buộc đó.
7. Chính quyền do Nga hậu thuẫn ở miền nam Ukraine bắt đầu tịch thu tàu thuyền
Chính quyền địa phương ở khu vực Kherson do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine cho biết họ đã bắt đầu thu giữ những chiếc thuyền để dùng cho mục đích quân sự.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS cho biết, người đứng đầu khu vực Kherson, Vladimir Saldo, đã ra lệnh tịch thu các tàu thuyền dân sự trong khu vực để dùng cho quân đội Nga.
TASS dẫn lời ông Saldo phát biểu tại một cuộc họp của chính quyền khu vực: “Tuần trước, tôi đã ra lệnh tập hợp số lượng tàu thuyền nhỏ mà quân đội của chúng ta cần.”
Saldo cho biết các chủ thuyền sẽ nhận được tiền bồi thường nếu sinh kế của họ bị ảnh hưởng và những chiếc thuyền sẽ được trả lại sau “một thời gian nhất định”.
Trên kênh Telegram của mình, Saldo nói rằng việc tịch thu được cho phép theo thiết quân luật.
Ông nói: “Đặc biệt, khoảng 30 chiếc thuyền có động cơ đã bị tịch thu ở Henichesk để cung cấp cho quân đội. Henichesk là một cảng trên Biển Azov gần Crimea.
Một số bối cảnh khác: Các lực lượng Nga kiểm soát toàn bộ đường bờ biển của Biển Azov, cũng như bờ phía đông của sông Dnipro ở Kherson.
8. Nhà phê bình Điện Cẩm Linh bị buộc tội phát tán “thông tin sai lệch” về chiến tranh thua kiện
Nhà phê bình điện Cẩm Linh Ilya Yashin đã thất bại trong kháng cáo hôm thứ Tư. Phán quyết của tòa án thành phố Mạc Tư Khoa giữ nguyên bản án 8 năm rưỡi tù giam của ông vì tội làm mất uy tín của quân đội Nga.
Là đồng minh thân cận của đối thủ chế độ đang bị bỏ tù Alexey Navalny và là một trong số ít các chính trị gia đối lập còn ở lại Nga, Yashin bị kết tội truyền bá “thông tin sai lệch” về cuộc chiến ở Ukraine, một cáo buộc mà ông đã bác bỏ và kháng cáo.
Theo tuyên bố chính thức từ dịch vụ báo chí của tòa án, các quan tòa đã “giữ nguyên phán quyết của Tòa án quận Meshchansky của Mạc Tư Khoa ngày 12 tháng 9 năm 2022 đối với cựu phó chủ tịch thành phố Ilya Yashin, người bị kết tội vi phạm đoạn 'd' phần 2 điều 207.3 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.”
Phát biểu trước tòa, Yashin nói rằng anh ta có tội “đã hoàn thành nghĩa vụ của một chính trị gia và người yêu nước Nga, nói lên sự thật về cuộc chiến này, đặc biệt là về những tội ác mà quân đội của Putin đã gây ra ở thành phố Bucha.”
“Trong khi nước Nga đang vấy máu người vô tội, tòa án đang xem xét kháng cáo bản án của tôi,” Yashin nói trong một tuyên bố trước tòa trước khi tòa tuyên án
Việc bắt giữ và giam cầm Yashin càng hạn chế hơn nữa những tiếng nói của các chính trị gia đối lập và những người bất đồng chính kiến ở Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi một nhà phê bình nổi tiếng khác của Điện Cẩm Linh là Vladimir Kara-Murza bị kết án 25 năm tù vì lên án cuộc chiến ở Ukraine.
9. Điện Cẩm Linh cáo buộc Hàn Quốc có “lập trường không thân thiện” với Nga về Ukraine
Điện Cẩm Linh cho biết Hàn Quốc đã có “quan điểm không thân thiện” đối với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine, vài ngày sau khi nhà lãnh đạo nước này đưa ra tín hiệu rằng Hán Thành có thể gửi viện trợ quân sự cho Kyiv.
Tổng thống Doãn Tích Duyệt (Yoon Suk-yeol,윤석열) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng Hàn Quốc sẽ xem xét gửi viện trợ sát thương cho Ukraine nếu xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào dân thường, báo hiệu một sự thay đổi lớn khi lần đầu tiên Hán Thành thay đổi lập trường chống lại việc vũ trang cho Kyiv.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Tư khi được hỏi về nhận xét của tổng thống Hàn Quốc: “Chúng tôi lấy làm tiếc, Hán Thành đã có một quan điểm không thân thiện trong toàn bộ câu chuyện này. Tất nhiên, sẽ có những nỗ lực lôi kéo ngày càng nhiều quốc gia vào cuộc xung đột này.”
“Chắc chắn, việc bắt đầu cung cấp vũ khí sẽ gián tiếp đồng nghĩa với việc tham gia vào một giai đoạn nhất định trong cuộc xung đột này,” Peskov nói thêm.
Mạc Tư Khoa đã phản ứng lại những nhận xét của Hàn Quốc trước chuyến thăm Hoa Kỳ của tổng thống Doãn Tích Duyệt.
“Nếu có một tình huống mà cộng đồng quốc tế không thể tha thứ, chẳng hạn như bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào nhằm vào dân thường, thảm sát hoặc vi phạm nghiêm trọng luật chiến tranh, chúng ta có thể khó thuyết phục lương tâm mình nếu chỉ hỗ trợ nhân đạo hoặc tài chính mà thôi”, tổng thống Doãn Tích Duyệt nói.
“Tôi tin rằng sẽ không có giới hạn nào trong phạm vi hỗ trợ để bảo vệ và khôi phục một quốc gia bị xâm chiếm bất hợp pháp cả theo luật pháp quốc tế và trong nước,” ông nói thêm.
“Tuy nhiên, xét đến mối quan hệ của chúng ta với các bên tham chiến và những diễn biến trên chiến trường, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp nhất”.
Bình luận của ông được đưa ra trước chuyến đi quan trọng tới Tòa Bạch Ốc vào tuần tới, khi ông dự kiến gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhân dịp kỷ niệm 70 năm liên minh giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
10. Cuộc tuần hành thế chiến thứ 2 do Putin dẫn đầu ở Mạc Tư Khoa bị hủy bỏ giữa những lo ngại phản công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin-Led WWII March in Mạc Tư Khoa Canceled Amid Counteroffensive Fears”, nghĩa là “Cuộc tuần hành thế chiến thứ 2 do Putin dẫn đầu ở Mạc Tư Khoa bị hủy bỏ giữa những lo ngại phản công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo các nhà chức trách Nga, cuộc tuần hành tưởng niệm hàng năm của Nga dành cho các binh sĩ trong Thế chiến II của nước này sẽ không diễn ra trong năm nay.
Việc hủy bỏ cuộc tuần hành “Trung đoàn bất tử” diễn ra trong bối cảnh có thông tin rằng sự kiện quốc gia trọng đại của quốc gia là Ngày Chiến thắng, dự kiến diễn ra vào ngày 9 tháng 5 để kỷ niệm vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã, có thể bị hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô ở một số khu vực bao gồm Crimea, Kursk và Belgorod do những lo ngại về an ninh đang diễn ra do cuộc chiến với Ukraine.
Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Elena Tsunaeva, đồng chủ tịch trụ sở trung tâm của “Trung đoàn bất tử của Nga”, nói với hãng truyền thông nhà nước Nga Tass rằng các sự kiện tưởng niệm sẽ vẫn diễn ra dưới các hình thức khác, bao gồm cả việc đăng ảnh của quân nhân thân nhân các thành viên trên mạng xã hội, trên quần áo, trên xe hơi và trên các trang web dành riêng cho trung đoàn.
“Một số khu vực đã phải hủy bỏ vì các mối đe dọa, đặc biệt là ở Cộng hòa Crimea,” Tsunaeva nói với Tass. “Cuộc diễn hành của Trung đoàn bất tử vẫn là một câu chuyện duy nhất không thể chia cắt. Nếu ở đâu đó mọi người không có cơ hội như vậy, hãy sử dụng các lựa chọn khác.”
Phó Duma Quốc gia Olga Zanko, chủ tịch trụ sở trung tâm của phong trào công cộng toàn Nga “Những người tình nguyện chiến thắng”, nói với Tass rằng người Nga cũng sẽ có thể tham gia vào dự án “Bức tường ký ức”. Công dân có thể đặt chân dung của những người thân đã tham gia Thế chiến II, được gọi là Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ở Nga, tại các địa điểm đặc biệt trên toàn quốc.
Tsunaeva cho biết thêm, một trung đoàn xe hơi vinh danh những người thân từ nhiều thập kỷ trước cũng có thể diễn ra ở một số vùng nhất định.
Cuộc tuần hành bắt đầu vào năm 2012 tại Tomsk, phát triển theo cấp số nhân trong những năm qua. Vào năm 2019, hơn 10 triệu người Nga ở khoảng 3.700 thành phố và làng mạc đã tham gia lễ kỷ niệm.
Một hình thức trực tuyến đã xảy ra vào năm 2020 và 2021 do đại dịch COVID-19 trước khi hoạt động trở lại vào năm 2022.
Oleksiy Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói với hãng tin AP hôm thứ Hai rằng “chỉ là vấn đề thời gian” cho đến khi cuộc phản công của Ukraine bắt đầu. Ông nói thêm rằng các quan chức đang làm việc suốt ngày đêm để chuẩn bị, và nói rằng chính quyền Ukraine hết sức cẩn thận vì động thái này “đi kèm với một mức giá rất cao đối với chúng tôi.”
Arkady Moshes, giám đốc chương trình nghiên cứu về các nước láng giềng phía Đông của Liên Hiệp Âu Châu và chương trình nghiên cứu về Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan, nói với Newsweek qua email rằng ông tin rằng cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga tại Mạc Tư Khoa có thể sẽ vẫn diễn ra.
Moshes nói: “Việc loại bỏ hoặc thậm chí thu hẹp đáng kể Ngày Chiến thắng sẽ chứng minh cho quảng đại người dân rằng tình hình nói chung và mặt trận nói riêng, có nhiều vấn đề hơn những gì chính quyền sẵn sàng thừa nhận.”
Ông cho biết việc hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các cuộc tuần hành của Trung đoàn bất tử có thể là một biện pháp phòng ngừa để tránh các cuộc biểu tình có chủ ý, biểu tình phản đối chiến tranh hoặc những “xấu hổ ngoài ý muốn” nếu mọi người xuất hiện trong đám rước với hình ảnh của người thân của họ đã chiến đấu và bỏ mạng ở Ukraine.
“Điều thứ hai hoàn toàn có khả năng xảy ra rất cao vì cuộc chiến ở Ukraine được tuyên truyền Nga thể hiện là sự tiếp nối của cuộc chiến chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai, và vì lý do này, những người bình thường có thể quyết định thể hiện họ tự hào như thế nào với các thành viên gia đình của họ,” Moshes nói. “Nhưng các nhà chức trách có thể quan tâm đến việc xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy cuộc chiến ở Ukraine có nghĩa là thiệt hại về người và sự đau khổ của chính những người tạo nên cơ sở quyền lực của họ.”
Chuyên gia người Nga Dmitry Gorenburg của Trung tâm Phân tích Hải quân nói với Newsweek qua email rằng ông nghi ngờ điều này ít liên quan đến các mối đe dọa an ninh mà liên quan nhiều hơn đến những lo ngại về việc thể hiện sự đau buồn “trái phép” đối với những người đã chết trong cuộc chiến hiện nay chống lại Ukraine.
“Giới lãnh đạo Nga cực kỳ lo ngại về bất kỳ biểu hiện phản đối chiến tranh rõ ràng nào trong nước, và ngay cả khi không có biểu hiện phản đối trực tiếp nào, việc nêu bật thương vong của Nga ở Ukraine là điều không mong muốn từ góc độ chế độ,” Gorenburg nói. “Tương tự như vậy, nếu cuộc duyệt binh ngày chiến thắng bị hủy bỏ, có thể là do quân đội Nga không có thiết bị tiên tiến để dự phòng cho một hoạt động như vậy.
“Ngay cả khi cuộc diễn hành chính ở Mạc Tư Khoa vẫn diễn ra, tôi nghi ngờ đó là lý do tại sao các cuộc diễn hành địa phương đã bị hủy bỏ. Thiết bị đang được sử dụng trong chiến tranh, vì vậy không có đủ cho tất cả các cuộc diễn hành thông thường.”
Theo một phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho đến tháng 2 năm nay, số người Nga đã thiệt mạng trong năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Ukraine nhiều hơn tất cả các cuộc chiến kể từ Thế chiến II cộng lại. Điều đó có nghĩa là gấp 25 lần số thương vong hàng tháng của Nga ở Chechnya và gấp 35 lần số người thiệt mạng ở Afghanistan.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.
11. Lính Nga “bắt tôi tự đào mồ chôn mình”: Người phụ nữ Ukraine kể với Hạ Viện Hoa Kỳ về việc bị tra tấn
Một phụ nữ Ukraine đến từ Kherson đã kể lại với các nhà lập pháp Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư về việc cô đã bị lực lượng Nga đánh đập hồi đầu năm nay.
Lyubov, 57 tuổi, làm kế toán và sống dưới sự xâm lược của Nga hơn một năm.
“Vào Tháng Giêng năm nay, họ đến tìm tôi,” cô nói với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thông qua một phiên dịch viên. Lyubov nói rằng những người lính Nga đã xông vào nhà cô, tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm vũ khí, và tịch thu một bản đồ Ukraine, quốc kỳ Ukraine, nam châm lưu niệm có hình ảnh Ukraine và một biểu tượng có dải ruy băng màu xanh lam và màu vàng tượng trưng cho các nạn nhân của Thế giới chiến tranh lần thứ II.”
“Đó là bằng chứng của họ chống lại tôi,” cô nói.
Cô bị đưa đến nơi mà cô gọi là “phòng tra tấn” và bị giam giữ trong năm ngày, nơi cô bị đánh đập, buộc phải cởi quần áo, bị hăm băm ra từng mảnh bằng dao và đe dọa cưỡng hiếp.
“Tôi cũng bị đưa ra ngoài đồng và họ đánh tôi một lần nữa và họ dí một khẩu súng ngắn vào đầu tôi và bắn như thể đang hành quyết tôi vậy. Họ cũng buộc tôi tự đào mồ chôn mình.”
Cô ấy nói rằng cô ấy đã nhìn thấy những người khác bị tra tấn, bị lôi ra ngoài với những chiếc túi nhựa màu đen trên đầu.”
“Tôi rất lo lắng cho họ. Tôi rất muốn tìm thấy họ vào một ngày nào đó nhưng tôi không chắc liệu họ có còn sống hay không,” cô nói.
Lyubov cho biết cuối cùng họ quăng tôi ra ngoài đường nhưng hăm dọa sẽ quay lại bắt tôi một lần nữa. Khi cô trở về nhà, tất cả mọi thứ đã bị cướp phá và họ đã lấy đi những huy chương của cha cô.
Cô ấy đã có thể trốn khỏi Kherson và tìm đường đến Hoa Kỳ để đoàn tụ cùng con gái, nhưng cô ấy hy vọng có thể trở lại Ukraine.
“Tôi đang kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi, và có những người khác đang bị cướp, hãm hiếp và đánh đập ở những vùng lãnh thổ đó. Những tội ác khủng khiếp này cần phải được ngăn chặn.”
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã liệt kê hàng nghìn trường hợp thương vong dân sự cùng với các trường hợp tra tấn, hãm hiếp và giam giữ tùy tiện trong cuộc xung đột ở Ukraine trong hơn sáu tháng, từ tháng 8 năm 2022 đến Tháng Giêng năm 2023, gọi tình hình là “thảm khốc” về mặt nhân đạo.
Nga hiện vẫn đang chiếm giữ các khu vực phía nam Kherson, trong khi quân đội của Mạc Tư Khoa đã bị đẩy ra khỏi thành phố Kherson và phần phía tây của khu vực vào tháng 11 năm 2022.
Lạnh tóc gáy: Người phụ nữ hấp hối thấy những gì khi ai đó đọc cho chị ấy một Kinh Kính Mừng.
VietCatholic Media
05:18 21/04/2023
1. Người phụ nữ sắp mất mạng nhìn thấy Chúa Giêsu sau khi người đàn ông đọc một Kinh Kính Mừng
Mạng Church Pop có bài tường trình nhan đề “Dying Woman Has Vision of Jesus After Man Prays One Hail Mary: ‘You Saved My Life’”, nghĩa là “Người phụ nữ sắp mất mạng nhìn thấy Chúa Giêsu sau khi người đàn ông đọc một Kinh Kính Mừng. Anh đã cứu tôi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Cha Joe Freedy của Giáo phận Pittsburgh đã xuất hiện trong một loạt bài mới có tựa đề, “Chuỗi Chuỗi Mân Côi: Những mầu nhiệm của Kinh Mân Côi,” trong đó mô tả một bằng chứng kỳ diệu từ John Petrovich, cư dân Green Tree, Pennsylvania về sức mạnh của việc đọc Kinh Kính Mừng. '
Petrovich nói với vị linh mục rằng trong khi anh ấy “đang chạy bộ quanh một khu phố mà bình thường anh ấy không chạy bộ, thì anh ấy nhìn thấy một chiếc xe cấp cứu trên lối vào nhà của một người nào đó.”
Anh ấy nói, “Con không phải là bác sĩ. Con cũng không biết nhà này là nhà ai.”
Anh ấy nói với Cha Freedy “Con cứ tiếp tục chạy. Con đã đọc một 'Kính mừng Maria.' Và con quên đi câu chuyện này.”
Tuần sau, Petrovich chạy bộ trong cùng một khu phố đó và nghe thấy tiếng một người phụ nữ gọi. Anh ấy tiếp tục chạy, và cô ấy “cuối cùng cũng thu hút được sự chú ý của anh ta.”
Cô ấy nói, “Anh đã cứu mạng tôi.”
Petrovich trả lời: “Chúng ta không biết nhau…Tôi đã cứu mạng cô như thế nào?”
Người phụ nữ trả lời: “Không, tôi nhận ra khuôn mặt của anh. Tuần trước, tôi được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, và tôi sắp chết.
“Tôi biết mình sắp chết, và Chúa Giêsu đã hiện ra với tôi. Ngài đưa tay ra, và mặt của anh ở trong lòng bàn tay Ngài. Và Chúa Giêsu nói, 'con sắp chết, nhưng nhờ lời cầu nguyện của người này, con sẽ sống.'“
Sau câu chuyện này, Petrovich mô tả trải nghiệm này như một “cơn choáng váng” trong đời sống cầu nguyện của mình.
Anh ấy nói: “Thật là một cú sốc không chỉ đối với đời sống cầu nguyện của tôi mà còn đối với đời sống cầu nguyện của cả gia đình tôi.”
“Cái nhìn của chúng tôi đã thay đổi sâu sắc đối với bản thân việc cầu nguyện, và đặc biệt là những lời cầu nguyện chuyển cầu. Khi ai đó nhờ bạn cầu nguyện cho họ, hoặc bạn tình nguyện cầu nguyện cho ai đó, bạn sẽ không bao giờ biết được–bạn không bao giờ mong đợi mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, bởi vì cuối cùng, đó luôn là thánh ý của Chúa,” anh ấy nói thêm.
“Nhưng trong một trường hợp như thế này, thật là ấn tượng và sâu sắc khi người phụ nữ này nói với tôi về những gì đã xảy ra. Đó là quá đủ để đưa tôi trở lại và kéo tôi đến gần hơn với việc cầu nguyện với Đức Mẹ.”
“Bởi vì như tất cả chúng ta đều biết, Mẹ là người chuyển cầu trực tiếp với Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, để đáp ứng mọi lời cầu nguyện cho mọi người.”
Qua nhiều thế kỷ, mọi người trên khắp thế giới tiếp tục chia sẻ những phép lạ của họ sau khi xin Đức Mẹ chuyển cầu.
Đức Mẹ yêu cầu chúng ta lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ nói với ba trẻ chăn cừu “hãy đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày để tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi, để có được hòa bình cho thế giới”
Người phụ nữ sắp chết nhìn thấy Chúa Giêsu sau khi người đàn ông cầu nguyện một Kinh Kính Mừng: “Bạn đã cứu mạng tôi”
Source:Church POP
2. Thiếu niên Ukraine bị cưỡng bức đến Nga, buộc phải bỏ đạo và nhận giấy khai sinh mới
Một thanh niên Ukraine 16 tuổi đã bị ép buộc đến Nga “để nghỉ mát” và được đưa vào một gia đình đã cố gắng truyền bá cho cậu bé những tuyên truyền thân Nga, một đại diện của thiếu niên nói với Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ.
Tháng trước, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và một quan chức cấp cao khác của Nga, Maria Lvova-Belova, vì cáo buộc âm mưu bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
Tại phiên điều trần hôm thứ Tư, người đại diện nói với các nhà lập pháp rằng Roman, 16 tuổi, một đứa trẻ mồ côi, sống trong một trường nội trú của Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã bị buộc phải rời trường sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và đi bộ 60 km để thoát khỏi vùng bị Nga tạm chiếm. Người đại diện cho biết sau khi cậu bé đến đích -là một ngôi làng ở Donetsk nơi anh chị em của cậu bé đang sống sau khi cha mẹ qua đời trong chiến tranh từ năm 2014– chẳng may là người Nga cũng đã chiếm được ngôi làng đó và Roman được đưa vào bệnh viện địa phương cùng với những đứa trẻ khác.
“Tại bệnh viện đó, cậu bé được thông báo rằng giờ đây, cậu sẽ có một gia đình khác và phớt lờ sự thật và lời nói của cậu bé rằng cậu muốn sống anh chị em của mình ở đó.”
Sau đó, cậu bé được gửi đến một bệnh viện khác ở Donetsk, được cấp giấy khai sinh mới của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, và sau đó được gửi đến Nga “để đi nghỉ”. Khi đến đó, Roman và những đứa trẻ Ukraine khác được Lvova-Belova đến thăm, người nói với chúng rằng chúng sẽ được nhận làm con nuôi, là điều mà bọn trẻ phản đối. Sau đó, các trẻ em được gửi đến một trường nội trú.
“Cuối cùng, người Nga đã tìm được gia đình mới cho Roman. Họ đã cố gắng định hình lại tâm trí của cậu bé. … Họ bắt cậu xem các chương trình tuyên truyền trên TV.”
Cậu bé “bị buộc phải nói rằng mình thích gia đình mới và cuộc sống mới”, mặc dù phải sống như một nô lệ, làm các công việc nặng nhọc trong một trang trại, và không được tham dự các thánh lễ.
Roman bị buộc phải lấy hộ chiếu của Liên bang Nga, nhưng sau đó họ ngay lập tức lấy nó đi và nói rằng họ sẽ giải quyết các giấy tờ để nhận con nuôi.
Roman cuối cùng trốn thoát và đã có thể quay trở lại Ukraine với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên người Ukraine sống ở Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đã có 16.000 trẻ em Ukraine bị trục xuất, nhưng con số đó có thể cao hơn.
Chính phủ Nga không phủ nhận việc bắt cóc trẻ em Ukraine và đã biến các gia đình Nga nhận con nuôi thành trung tâm tuyên truyền. Theo văn phòng của Lvova-Belova, trẻ em Ukraine đã được gửi đến sống trong các cơ sở và với các gia đình nuôi dưỡng ở 19 khu vực khác nhau của Nga.
Âm mưu lật đổ Putin? Hàng loạt sĩ quan bị bắt. Tư lệnh Hạm đội mất chức. Nga bị khựng lại ở Bakhmut
VietCatholic Media
16:20 21/04/2023
1. Các cuộc tấn công tại thành phố Bakhmut đã bị khựng lại sau khi các kho đạn Nga nổ tung
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 21 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược của Putin bắt đầu vào ngày 24 Tháng Hai, nằm ngoái 2022, người dân ở Kharkiv và toàn vùng Sumy đã được một giấc ngủ ngon vì không có tiếng còi không kích.
Các máy bay ném bom của Nga đã tạm thời ngưng các cuộc ném bom mỗi đêm vào khu vực này sau khi một phi công Nga lái chiếc Su-34 đã ném bom một thành phố của Nga ngay giữa trung tâm thành phố vào khuya ngày thứ Năm chuẩn bị sang ngày thứ Sáu.
Thống đốc khu vực Belgorod của Nga là ông Vyacheslav Gladkov cho biết vụ ném bom đã diễn ra lúc 22:15 khuya thứ Năm 20 Tháng Tư, tức là 2:15 sáng thứ Sáu 21 Tháng Tư theo giờ Việt Nam.
Khi vẫn còn trong không phận của Nga, anh ta phóng những trái bom nặng đến 500 kg về phía biên giới với Ukraine. Những quả bom đó là những quả bom được GPS dẫn đường sẽ bay qua Ukraine tấn công vào thành phố Kharkiv hay vùng Sumy của Ukraine.
Có thể hệ thống định vị GPS của Nga bị trục trặc, nên những quả bom này thay vì bay qua Ukraine đã quay ngược lại tấn công khu vực trung tâm của thành phố nơi được xem là khu phố chơi đêm. Sức nổ của những quả bom này đã hất văng một chiếc xe hơi đang đậu ở ngã tư giao thông lên nóc một tòa nhà cao tầng. Theo các bloggers quân sự Nga, gia đình đi trên xe được lính cứu hỏa đưa xuống, nhưng thật không may, tất cả đã thiệt mạng vì sức nổ của quả bom.
Sức nổ của một trong những quả bom này đã khoét trên mặt đường một hố sâu có bán kính khoảng 20m.
Sau tai nạn kinh hoàng này, Nga tạm thời ngưng các vụ quăng bom vào lãnh thổ Ukraine.
Liên quan đến tình hình chiến sự, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân đội Nga đang tập trung nỗ lực tiến hành các hành động tấn công ở các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi hơn 60 cuộc tấn công của đối phương trong 24 giờ qua.
Theo hướng Bakhmut, quân xâm lược Nga tiếp tục tiến hành các hành động tấn công. Các trận chiến khốc liệt để chiếm thành phố Bakhmut vẫn tiếp tục. Một sĩ quan Nga bị bắt tại mặt trận cho biết Putin kỳ hạn cho các lực lượng Dù phải chiếm cho bằng được toàn bộ thành phố Bakhmut trước ngày 30 Tháng Tư. Theo cô Maliar, quân Nga đang trong tình trạng kiệt quệ về đạn dược, vũ khí và nhân lực. Quân Ukraine vừa được trang bị các phương tiện trinh sát cả ngày lẫn đêm, mang lại cho họ cơ hội tấn công vào các tuyến đường tiếp tế cũng như các kho bãi của quân Nga.
Theo hướng Avdiivka, quân xâm lược Nga đang tiến hành các hành động tấn công gần Kamianka, Pervomaiske và Nevelske của vùng Donetsk, nhưng không thành công.
Ở hướng Marinka, các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của đối phương gần Marinka và Pobieda của vùng Donetsk.
Trong 24 giờ qua, 630 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với một xe xe tăng, 6 xe thiết giáp, 2 hệ thống pháo và 6 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 21 Tháng Tư, khoảng 185.050 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.668 xe tăng, 7.126 xe thiết giáp, 2.827 hệ thống pháo, 539 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 285 hệ thống tác chiến phòng không, 308 máy bay, 293 trực thăng, 2.394 máy bay không người lái, 911 hỏa tiễn hành trình 18 tàu chiến, 5.713 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 334 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Âm mưu lật đổ Putin, chấm dứt chiến tranh, hàng loạt sĩ quan cảnh sát Mạc Tư Khoa bị bắt
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Making Big Changes to Domestic Security”, nghĩa là “Nga thực hiện những thay đổi lớn đối với an ninh nội địa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, được tường trình đang tiến hành một cuộc “đại tu” quy mô lớn đối với các cơ quan an ninh nội địa của họ sau cáo buộc rò rỉ dữ liệu cho Ukraine, một tổ chức tư vấn cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đưa ra đánh giá trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Tư.
Biến cố diễn ra gần 14 tháng sau cuộc chiến và khi căng thẳng gia tăng ở Nga xuất phát từ những lo ngại về an ninh trước một cuộc phản công mùa xuân được dự đoán trước từ Ukraine.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin hôm thứ Tư rằng trong vài tuần qua, FSB và Tổng cục An ninh của Bộ Nội vụ, gọi tắt là MVD, đã tiến hành kiểm tra hàng loạt tại Ban Nội chính Quận trung tâm Mạc Tư Khoa và một số cơ quan khác, đặc biệt là Văn phòng cảnh sát quận Mạc Tư Khoa.
ISW cho biết những điều này xảy ra sau “sự rò rỉ dữ liệu từ lực lượng an ninh Nga cho các công dân Ukraine”.
Tass trích dẫn các cơ quan thực thi pháp luật nói rằng các cuộc kiểm tra đang được tiến hành tại Ban Giám đốc Nội vụ của Nga ở Quận Trung tâm, cũng như tại các phòng ban khu vực của các cơ quan nội vụ.
Một số sĩ quan cảnh sát Nga đã bị giam giữ, ISW cho biết, trích dẫn một nguồn tin khác của Nga.
ISW cho biết các cuộc đột kích của FSB và MVD được báo cáo là nhắm vào các sở cảnh sát Mạc Tư Khoa đang diễn ra trong bối cảnh một loạt vụ bắt giữ và sa thải các thành viên nổi bật của Vệ binh Quốc gia Nga thường được gọi là Rosgvardia.
“Điện Cẩm Linh có thể đang thúc đẩy các vụ bắt giữ và điều tra như vậy để tiến hành đại tu bộ máy an ninh nội địa nhằm thay thế các quan chức không được Điện Cẩm Linh tin tưởng và củng cố thêm quyền kiểm soát đối với các cơ quan an ninh nội địa,” báo cáo viết.
Theo Tass, một số sĩ quan cảnh sát đã tiết lộ dữ liệu về lực lượng an ninh Nga cho “khách hàng”, một số là công dân Ukraine, để đổi lấy “phần thưởng bằng tiền”.
Tờ báo độc lập của Nga The Moscow Times đưa tin hôm thứ Tư rằng việc sa thải hàng loạt lực lượng cảnh sát Mạc Tư Khoa đã bắt đầu do hậu quả của cáo buộc rò rỉ dữ liệu và âm mưu lật đổ.
“Các sĩ quan FSB đã 'thanh lý' Ban Giám đốc Nội vụ của Khu Hành chính Trung tâm và các sở cảnh sát quận khác ở trung tâm Mạc Tư Khoa trong vài tuần liên tiếp,” tờ báo cho biết.
Tại quận Tagansky của Mạc Tư Khoa, ba nhân viên đã bị giam giữ, trong khi một số người khác bị giam giữ tại sở cảnh sát Arbat. Tờ báo đưa tin, phó trưởng ban nội vụ của Khu hành chính trung tâm, cảnh sát trưởng Alexei Shchipov, đã từ chức.
Newsweek đã liên hệ với các bộ ngoại giao của Nga và Ukraine để bình luận.
3. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ chức một tuần sau một 'cuộc kiểm tra bất ngờ'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Pacific Fleet Commander Resigns a Week After 'Surprise Inspection'“, nghĩa là “Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ chức một tuần sau một 'cuộc kiểm tra bất ngờ'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã từ chức, đại diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại vùng Viễn Đông của nước này thông báo hôm thứ Năm.
Đặc phái viên của Putin, Yury Trutnev, cho biết Đô đốc Sergei Avakyants, 65 tuổi, đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu một nhóm phụ trách huấn luyện thể thao quân sự và giáo dục lòng yêu nước, hãng tin Kommersant của Nga đưa tin. Avakyants đã giữ vị trí chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 2012 cho đến hôm thứ Năm vừa qua.
Thông tin về việc từ chức của ông được đưa ra một tuần sau khi Nga quyết định tiến hành các vụ phóng hỏa tiễn và phóng ngư lôi như một phần của “cuộc kiểm tra bất ngờ” đối với Hạm đội Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết trên truyền hình nhà nước vào ngày 14 tháng 4 rằng mục tiêu của nó “là tăng cường khả năng của Lực lượng vũ trang để đẩy lùi sự xâm lược của đối phương có thể xảy ra từ hướng biển và đại dương”.
“Avakyants, người cho đến gần đây chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, sẽ phụ trách bộ chỉ huy các trung tâm huấn luyện thể thao quân sự và giáo dục lòng yêu nước.”
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, các trung tâm huấn luyện thể thao quân sự thí điểm đang được thành lập tại 12 khu vực: Buryatia, khu vực Donetsk phía đông Ukraine, Kalmykia, Tatarstan, Cộng hòa Chechnya, Lãnh thổ Khabarovsk, Belgorod, Kemerovo, Pskov, Sverdlovsk, Tyumen và Yamalo- Okrug tự trị Nenets.
Các trung tâm dự kiến khai trương vào tháng 5 và dự kiến sẽ có ít nhất 9.000 người tham dự trong suốt cả năm. Các trung tâm sẽ đào tạo và giáo dục những người trong độ tuổi từ 14 đến 35, bao gồm cả học sinh và sinh viên.
Avakyants được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào tháng 5 năm 2012. Ông được phong quân hàm đô đốc vào ngày 13 tháng 12 năm 2014.
Shoigu cho biết cuộc kiểm tra đột xuất hạm đội nhằm mục đích “đánh giá tình trạng và tăng cường sự sẵn sàng của chỉ huy quân sự, quân đội và các lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ trên tất cả các hướng chiến lược”. Ông nói thêm rằng nó sẽ đẩy lùi một cuộc đổ bộ của đối phương vào phía nam quần đảo Kuril và đảo Sakhalin.
Các đảo Kunashiri, Etorofu, Shikotan và Habomai thuộc chuỗi đảo Kuril đã bị Liên Xô chiếm giữ vào cuối Thế chiến II. Tokyo nói quần đảo này là “Lãnh thổ phương Bắc” của họ và vấn đề này đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ. Một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Thế chiến II chưa bao giờ được hai nước ký kết. Điều này phần lớn là do tranh chấp về nhóm đảo do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhưng bị Nga xâm lược.
Do nằm giữa hòn đảo lớn Hokkaido của Nhật Bản và Bán đảo Kamchatka của Nga, quần đảo Kuril mang lại một số lợi ích về quân sự và chính trị.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra nhận định về cách thức các phương tiện truyền thông Nga đưa ra thông tin sai lạc về điều kiện trên chiến trường Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Với điều kiện nền đất mềm trên hầu hết lãnh thổ Ukraine, bùn đất nghiêm trọng có khả năng làm chậm hoạt động của cả hai bên trong cuộc xung đột.
Tuy nhiên, các trang web trực tuyến của Nga lại thường phóng đại tác động tổng thể của bùn đối với lực lượng Ukraine như một phần của hoạt động thông tin nhằm nâng cao tinh thần của Nga và làm suy yếu những người ủng hộ Ukraine, trước một cuộc phản công được Ukraine dự đoán trước.
Điều kiện mặt đất có thể được cải thiện trong những tuần tới. Mối đe dọa từ mìn có lẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng hơn trong việc hạn chế khả năng cơ động vượt địa hình của các chiến binh.
5. Tòa Bạch Ốc nói Biden và Macron thảo luận về Ukraine qua điện thoại
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thảo luận về Ukraine với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm.
Các nhà lãnh đạo trong cuộc gọi “nhắc lại sự ủng hộ kiên định của họ đối với Ukraine trước sự xâm lược tàn bạo của Nga.”
Hai người cũng nói về chuyến thăm Trung Quốc của Macron cũng như “những nỗ lực không ngừng của họ nhằm thúc đẩy thịnh vượng, an ninh, các giá trị chung và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
“Trung Quốc có vai trò trong việc đóng góp, trong trung hạn, việc chấm dứt xung đột phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hiệp Quốc,” nội dung cuộc điện đàm từ Điện Elysee cho biết như trên.
Cả hai nguyên thủ quốc gia cũng đồng ý với nhau về “tầm quan trọng của việc tiếp tục giao tiếp” với chính quyền Trung Quốc trên cơ sở này.
6. Đan Mạch và Hà Lan đồng ý tặng 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine
Đan Mạch và Hà Lan đã cùng đồng ý “mua, tân trang và tặng” 14 xe tăng Leopard 2A4 cho Ukraine, khi các đồng minh phương Tây tăng cường nỗ lực củng cố vũ khí quân sự của Kyiv trong bối cảnh nguồn cung đang cạn kiệt.
“Xe tăng Leopard 2 sẽ được cung cấp cho Ukraine từ đầu năm 2024, như một phần trong cam kết lâu dài của chúng tôi với Ukraine. Chi phí ước tính 165 triệu euro sẽ được chia đều cho các quốc gia của chúng tôi. Bằng cách này, chúng tôi sẽ cùng tham gia vào 'liên minh Leopard 2', được hỗ trợ bởi nhiều đối tác và đồng minh”, Bộ Quốc phòng các nước cho biết trong một tuyên bố chung hôm thứ Năm.
Đan Mạch và Hà Lan trước đây đã đồng ý cùng với Đức cung cấp hơn 100 xe tăng chiến đấu Leopard 1 cho Ukraine vào mùa xuân năm 2024.
“Hai quốc gia của chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá các lĩnh vực khả thi khác để cùng mua sắm các năng lực bổ sung với mục đích hỗ trợ Ukraine. Chúng tôi quyết tâm hỗ trợ Ukraine càng lâu càng tốt. Ukraine phải có khả năng tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược của Nga”, tuyên bố chung kết luận.
Xe tăng Leopard 2 được coi là phương tiện quân sự hiện đại, quan trọng giúp tăng cường sức mạnh cho lực lượng của Kyiv vì chúng tiết kiệm nhiên liệu và có nhu cầu bảo dưỡng tương đối thấp so với các mẫu khác, khiến các chuyên gia tin rằng xe tăng này có thể giúp Ukraine nhanh chóng.
7. Điện Cẩm Linh tái khẳng định mục tiêu ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO, khi người đứng đầu liên minh đến thăm Kyiv
Hôm thứ Năm, Nga nhắc lại rằng việc ngăn chặn Kyiv gia nhập NATO là một trong những mục tiêu chính của nước này, khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thăm Ukraine trong chuyến công du đầu tiên tới Ukraine kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết việc Ukraine gia nhập liên minh sẽ “gây ra mối nguy hiểm nghiêm trọng và đáng kể đối với đất nước chúng ta, đối với an ninh của đất nước chúng ta”.
Đầu tháng này, Điện Cẩm Linh cảnh báo sẽ mở rộng quy mô lực lượng gần Phần Lan sau khi quốc gia Bắc Âu này gia nhập liên minh làm tăng gấp đôi biên giới đất liền của NATO với Nga.
Sự ủng hộ của công chúng Phần Lan và Thụy Điển đối với việc gia nhập NATO đã tăng vọt sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khơi lại những lời kêu gọi gia nhập từ Kyiv.
Cho đến nay Ukraine không phải là thành viên của liên minh và NATO đã cố hết sức tránh không tham gia trực tiếp vì sợ rằng điều đó sẽ mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cái cớ để leo thang hơn nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là Stoltenberg và NATO không đóng vai trò quan trọng ở Ukraine.
Ukraine đã thu hút tâm trí của liên minh và trong nhiều trường hợp đã khiến các nhà ngoại giao và quan chức ngạc nhiên về sự đoàn kết và sẵn sàng thực hiện các bước gây tranh cãi.
Cho dù đó là ủng hộ đơn xin gia nhập NATO của Ukraine, cung cấp viện trợ quân sự hay chính thức chào đón Phần Lan gia nhập liên minh, tất cả các hành động này đều được coi là nguy hiểm vì sợ chọc vào mắt Putin.
Vẫn còn những điểm bất đồng trong liên minh, đáng chú ý là Hung Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai đều có mối quan hệ với Nga thân thiết hơn những nước khác, đều hoài nghi về bất cứ điều gì chẳng hạn như tác động của NATO đối với sườn phía đông của Âu Châu.
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, người ta chưa thấy Putin thành công điều gì, trừ ra điều này là tập hợp nhiều người ở phương Tây mà ông coi là đối phương của mình lại cùng nhau vì khiếp sợ trước sự tàn bạo của ông ta và ủng hộ việc kiên quyết chống lại ông ta bằng những hành động thực tế.
8. Mỹ nằm trong số các nước cân nhắc 'cấm hoàn toàn' xuất khẩu sang Nga
Hoa Kỳ và các đồng minh khác của Ukraine đang xem xét lệnh cấm hoàn toàn hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Nga nhằm tăng áp lực kinh tế lên Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Báo cáo của trang web kinh doanh Bloomberg cho biết các cuộc thảo luận đang được tiến hành trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G7 vào tháng Năm. Người ta cho rằng nó sẽ được theo sau bởi các hành động tương tự của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Nó sẽ chuyển đổi gói các biện pháp trừng phạt hiện tại để đưa ra các hạn chế nghiêm ngặt hơn. Chỉ có một số lượng hạn chế hàng hóa vẫn có thể được giao dịch.
9. G7 xem xét lệnh cấm hoàn toàn việc xuất khẩu sang Nga
G7 đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu gần như hoàn toàn sang Nga, hãng tin Kyodo đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản.
Hãng tin Bloomberg hôm thứ Năm cũng đưa tin rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của Ukraine đang xem xét “một lệnh cấm hoàn toàn đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Nga”. Báo cáo đó cho biết các quan chức từ các quốc gia G7 đang thảo luận về ý tưởng này trước cuộc họp thượng đỉnh tại Nhật Bản vào tháng tới.
Khi được hỏi về báo cáo của Bloomberg, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Hirokazu Matsuno, cho biết chính phủ đã biết về điều đó nhưng không bình luận về các cuộc trao đổi giữa các nước G7 và các quốc gia có cùng quan điểm về các lệnh trừng phạt có thể có thêm đối với Nga.
“Điều quan trọng là phải chấm dứt hành vi gây hấn của Nga càng sớm càng tốt, và vì thế G7 vẫn thống nhất ủng hộ các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga và ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine.”
10. Zelenskiy ca ngợi chuyến thăm của Jens Stoltenberg là 'Chương mới' trong quan hệ NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelenskiy Hails Jens Stoltenberg Visit As 'New Chapter' in NATO Relations”, nghĩa là “Zelenskiy ca ngợi chuyến thăm của Jens Stoltenberg là 'Chương mới' trong quan hệ NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ca ngợi chuyến thăm của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá hôm thứ Năm là một “chương mới” trong quan hệ với liên minh quân sự.
Ông nói với các phóng viên sau các cuộc đàm phán với Stoltenberg ở thủ đô: “Chúng tôi hoan nghênh Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tới thăm Kyiv, và nhiều vùng ở Ukraine, nơi mạnh mẽ, tự do và nhìn thấy triển vọng giải phóng hoàn toàn vùng đất của chúng ta khỏi quân xâm lược Nga”.
“Chúng tôi diễn giải chuyến thăm này... như một dấu hiệu cho thấy Liên minh đã sẵn sàng bắt đầu một chương mới trong quan hệ với Ukraine—một chương của những quyết định đầy hứa hẹn.”
Chuyến thăm bất ngờ của ông Stoltenberg tới Ukraine hôm thứ Năm là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào nước này hồi tháng 2 năm ngoái. Cuộc chiến đã kéo dài gần 14 tháng và Ukraine được cho là sẽ sớm phát động một cuộc phản công nhằm chiếm lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong suốt cuộc xung đột. Zelenskiy đã yêu cầu các đồng minh phương Tây của mình cung cấp thêm vũ khí để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga.
Zelenskiy và Stoltenberg đã đề cập đến bốn vấn đề chính trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm. Đó là cuộc họp lần thứ 11 của Nhóm Quốc phòng Ukraine tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức vào ngày 21 tháng 4, việc cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine, chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7, và bảo đảm an ninh cho Ukraine trong khi nước này gặp khó khăn dù Ukraine chưa phải là thành viên của liên minh.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng mặc dù ông rất biết ơn về lời mời cá nhân ông tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7, nhưng ông tin rằng “điều quan trọng là Ukraine cũng nhận được lời mời tương ứng”.
“Không có một rào cản khách quan nào có thể ngăn cản việc thông qua các quyết định chính trị về việc mời Ukraine gia nhập Liên minh. Và ngay bây giờ, khi đa số người dân ở các nước NATO và đa số người Ukraine ủng hộ việc nhà nước của chúng ta gia nhập Liên minh, đã đến lúc cần có những quyết định phù hợp. Không thể tưởng tượng được an ninh của không gian Âu Châu-Đại Tây Dương nếu không có Ukraine, và mọi người hiểu điều này”, ông Zelenskiy nói.
Tháng 9 năm ngoái, Ukraine tuyên bố nỗ lực trở thành thành viên nhanh chóng của NATO sau khi Putin tuyên bố sáp nhập 4 khu vực Ukraine bị Nga chiếm một phần.
Ông Stoltenberg cho biết vị trí hợp pháp của Ukraine là trong NATO và liên minh này sẽ đứng vững để hỗ trợ đất nước.
“Thưa Tổng thống, tôi ở đây hôm nay với một thông điệp đơn giản: NATO sát cánh cùng Ukraine,” ông nói. “NATO sát cánh cùng các bạn hôm nay, ngày mai và cho đến chừng nào còn cần thiết.”
Khi được hỏi về chuyến đi của ông Stoltenberg, phát ngôn viên Cẩm Linh Dmitry Peskov nói trong một cuộc họp báo rằng việc ngăn cản Ukraine gia nhập NATO là một trong những mục tiêu của đất nước ông và điều đó là “vô điều kiện”.
“ Nếu không, sẽ có một mối đe dọa nghiêm trọng, đáng kể đối với đất nước chúng ta và an ninh của nó,” Peskov nói.
Các linh mục thà vào tù quyết giữ ấn tín giải tội. Chuyện đáng tiếc ở Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô
VietCatholic Media
17:08 21/04/2023
1. Giám mục Washington: Các linh mục thà vào tù còn hơn vi phạm ấn tín tòa giải tội
Khi các nhà lập pháp của tiểu bang Washington tranh luận về luật sẽ chấm dứt các biện pháp bảo vệ pháp lý đối với ấn tín giải tội, Đức Cha Thomas A. Daly của Spokane đã bảo đảm với giáo phận của mình rằng các linh mục sẽ lựa chọn án tù trước khi các ngài vi phạm ấn tín tòa giải tội.
“Tôi muốn bảo đảm với anh chị em rằng các mục tử, giám mục và linh mục của anh chị em cam kết giữ ấn tín tòa giải tội – thậm chí đến mức phải ngồi tù,” Đức Cha Daly viết trong một lá thư gửi cho người Công Giáo ở Giáo phận Spokane, bao gồm phía đông Washington..
“Bí tích Hòa giải là thiêng liêng và sẽ vẫn như vậy trong Giáo phận Spokane,” ngài nói.
Bức thư ngày 19 tháng 4 của vị giám mục đề cập đến một dự luật của Thượng viện tiểu bang sẽ buộc các linh mục phải báo cáo các vụ lạm dụng. Dự luật ban đầu được Thượng viện thông qua bao gồm việc miễn trừ thông tin mà các linh mục có được trong tòa giải tội, điều này được đưa vào để bảo vệ ấn tín giải tội. Tuy nhiên, phiên bản được Hạ viện thông qua bao gồm một sửa đổi loại bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý đối với ấn tín tòa giải tội và sẽ đe dọa các linh mục với án tù nếu các ngài từ chối tiết lộ thông tin nghe được trong tòa giải tội.
Vào ngày 17 tháng 4, Thượng viện từ chối sửa đổi của Hạ viện và gửi dự luật ban đầu trở lại Hạ viện. Giờ đây, Hạ viện phải lựa chọn xem họ có muốn nhấn mạnh vào sửa đổi của mình hay không, trì hoãn dự luật ban đầu của Thượng viện hay đưa ra một giải pháp thay thế khác. Nếu Hạ viện quyết định nhấn mạnh vào sửa đổi của mình hoặc đưa ra một giải pháp thay thế khác, thì luật đó sẽ được gửi lại cho Thượng viện một lần nữa. Nếu nó tuân theo ngôn ngữ gốc của Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển đến bàn của thống đốc.
Bất kỳ luật nào cố gắng buộc các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ khiến luật dân sự chống lại giáo luật. Điều 983 của Bộ Giáo luật quy định rằng ấn tín giải tội là “bất khả xâm phạm”.
Giáo luật tuyên bố: “Việc một cha giải tội phản bội hối nhân dưới bất kỳ hình thức nào, vì bất kỳ lý do gì, dù bằng lời nói hay bằng bất kỳ hình thức nào khác là hoàn toàn sai trái.
Các hình phạt vi phạm ấn tín giải tội rất nghiêm khắc. Theo Điều 1386, nếu một linh mục “trực tiếp vi phạm ấn tín bí tích,” thì linh mục ấy sẽ tự động bị vạ tuyệt thông. Bất kỳ linh mục nào vi phạm ấn tín một cách gián tiếp “sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.”
Trong thư của mình, Đức Cha Daly khuyến khích các nhà lập pháp “làm ra những luật tốt mà người ta có thể tuân theo và thực thi” và ngài cho biết vẫn lạc quan rằng tự do tôn giáo sẽ thắng thế.
“Tiểu bang Washington không phải là cơ quan quản lý đầu tiên cố gắng hình sự hóa cam kết của chúng ta để giữ ấn tín giải tội,” vị giám mục viết. “Lịch sử có rất nhiều ví dụ về các vị vua, hoàng hậu, nhà độc tài, kẻ cầm quyền và nhà lập pháp đã cố gắng vi phạm ấn tín giải tội thông qua luật pháp, cưỡng chế hoặc sắc lệnh. Tất cả đều thất bại.”
Phát ngôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Washington nói với CNA rằng tổ chức này đang làm việc với các nhà lập pháp để soạn thảo một dự luật bảo vệ trẻ em và ấn tín giải tội.
Phát ngôn nhân nói: “Chúng tôi rất biết ơn những nỗ lực của các thượng nghị sĩ của lưỡng đảng đã không đồng ý với sửa đổi loại bỏ đặc quyền của giáo sĩ trong ấn tín tòa giải tội. Chúng tôi hiện đang làm việc với các nhà lập pháp để tìm ra một phiên bản của SB 5280 có thể phù hợp với tất cả mọi người và bảo vệ trẻ em cũng như bảo vệ ấn tín tòa giải tội của giáo sĩ. Các giám mục của Hội đồng Giám Mục Tiểu bang Washington tiếp tục ủng hộ luật khiến các giáo sĩ bắt buộc phải báo cáo thông tin thu được bên ngoài bí tích hòa giải.”
Trong các phiên họp lập pháp năm 2023, các nhà lập pháp ở Delaware và Vermont cũng đưa ra các dự luật có thể gây nguy hiểm cho ấn tín giải tội. Một số người ủng hộ tự do tôn giáo đã lập luận rằng những luật như vậy sẽ vi phạm các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo của Tu chính án thứ nhất và chúng ta nên mong đợi các vụ kiện nếu bất kỳ dự luật nào trong số này trở thành luật.
Source:Catholic News Agency
2. Diễn biến gây đau buồn. Vatican đổ lỗi cho 'sự thất bại trong liên lạc' khiến người Anh giáo đã có thể cử hành nghi lễ tại nhà thờ của Đức Giáo Hoàng ở Rôma
Khoảng 50 giáo sĩ Anh giáo, những người không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, đã tham gia các nghi lễ tôn giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng ở Rôma vào hôm thứ Ba, ngày 18 tháng Tư. Vatican sau đó đã đưa ra một tuyên bố lấy làm tiếc, cho rằng vụ việc là một thất bại trong giao tiếp.
Các giáo sĩ, đi cùng với Giám mục Jonathan Baker của Anh Giáo, là một phần của Hiệp thông Anh giáo, đã ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo vào năm 1534 trong bối cảnh Vua Henry VIII thất vọng vì ông không thể nhận được lệnh hủy hôn cho mình. Giáo Hội Công Giáo không coi các bí tích truyền chức thánh của Anh giáo là hợp lệ và không công nhận hàng giáo phẩm Anh giáo là hợp lệ, điều đó có nghĩa là họ không thể cử hành Thánh lễ một cách hợp lệ.
Thánh lễ của Anh giáo đã được cử hành tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô ở Rôma, đây là đền thờ lâu đời nhất ở Rôma và là trụ sở chính thức của giám mục Rome, hay Đức Giáo Hoàng.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Năm, Đức Cha Guerino Di Tora, người phục vụ với tư cách là cha sở của Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, cho biết vụ việc là kết quả của “sự thất bại trong liên lạc” và rằng ngài “bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về những gì đã xảy ra”.
Tuyên bố nói rằng “một nhóm khoảng 50 linh mục, cùng với giám mục của họ, tất cả đều thuộc Anh giáo, đã cử hành nghi lễ trên bàn thờ cao của nhà thờ chính tòa ở Rome, trái với các quy tắc giáo luật. Đức Cha Di Tora cũng giải thích rằng tình tiết đáng tiếc xảy ra là do thất bại trong giao tiếp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Baker và các giáo sĩ khác vào sáng thứ Tư, nhưng không rõ bằng cách nào hoặc tại sao họ được phép tiến hành một nghi lễ tôn giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.
Khác với nhiều tôn giáo khác, Anh Giáo là một quang phổ rộng lớn. Ở đầu quang phổ này là nhóm gọi là Anh Giáo - Công Giáo có đức tin và nghi lễ gần giống với Công Giáo nhất. Ở cuối quang phổ này là nhóm Anh Giáo tự xem mình như một hiệp hội xã hội thuần túy, như một loại câu lạc bộ dân sự không có chút sắc mầu tôn giáo nào.
Các giáo sĩ Anh giáo tham gia buổi lễ là Anh giáo-Công Giáo. Tuy nhiên, bất chấp tên gọi, nhóm này hiệp thông với Giáo hội Anh giáo và không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Họ có xu hướng giữ quan điểm truyền thống hơn so với Anh giáo nói chung, chẳng hạn như phản đối việc phong chức cho phụ nữ.
Source:Catholic News Agency
3. Tòa Thánh tiếp tục lo âu vì hiện tượng buôn người
Đại diện Tòa Thánh tại Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu, OSCE, là Đức ông Janusz Urbańczyk, tái bày tỏ lo âu của Tòa Thánh trước tệ nạn buôn người, do tính cách liên quốc và càng gia tăng tai hại dưới khía cạnh kỹ thuật số.
Hôm 19 tháng Tư vừa qua, trong ngày kết thúc khóa họp thứ 23 của tổ chức OSCE ở Vienne, bên Áo, về Liên minh chống buôn người, Đức ông Urbańczyk, Quan sát viên thường trực tại tổ chức này, tái khẳng định tầm quan trọng của sự hiệp lực và đa phương để phòng ngừa và chống lại tội ác này. Nạn buôn người cần được đối phó với những phương pháp đa ngành. Ngày nay cần những luật lệ đương đầu với những nguyên nhân sâu xa gây nên tệ nạn này và giúp phòng ngừa, bảo vệ các nạn nhân, và bảo đảm việc thi hành công lý đối với những kẻ trách nhiệm. Tuy nhiên, vị đại diện Tòa Thánh nhấn mạnh rằng cần có những luật lệ thích hợp và một hoạt động ngăn chặn, đứng trước sự tiến hóa của các môi trường trực tuyến. Đức ông Urbańczyk nhận xét rằng sự liên kết giữa nghèo đói kinh tế, nạn bóc lột và sử dụng không đúng đắn các mạng xã hội có ảnh hưởng lớn đối với những người trẻ cũng như người già. Vì thế, nếu chỉ ý thức tập thể mà thôi thì vẫn chưa đủ, cần phải có sự phòng ngừa bằng những hành động cụ thể, cần một lối tiếp cận toàn diện đối vấn đề di dân: họ vốn là những người dễ bị tổn thương và dễ trở thành đối tượng để những kẻ buôn người khai thác.
Ngoài ra, Đức ông Urbańczyk cũng nói rằng: “Những kẻ buôn người vô lương tâm thường liên kết với các băng đảng ma túy và những kẻ buôn bán võ khí, lợi dụng sự yếu thế của những người di dân, quá nhiều khi họ phải chịu bạo hành, lạm dụng tâm lý và thể lý, những đau khổ khôn tả trong hành trình của họ. Theo vị đại diện Tòa Thánh, hiện tượng di dân đã gần như trở thành một điều kiện tiến bộ kinh tế tại nhiều xã hội chúng ta, qua các lãnh vực sản xuất, nông nghiệp, cho tới việc sản xuất lương thực, từ điện tử cho tới việc xây cất, từ ngành du lịch cho đến việc làm công trong các gia đình. Vì thế, sự phức tạp của nạn buôn người đòi phải có một câu trả lời đa chiều kích và đa tác nhân, cần được phối hợp trên bình diện quốc gia, miền và quốc tế”. Rất tiếc là sự phối hợp này thiết sót và những hậu quả là điều chúng ta đang thấy trước mắt”.
Trong bài tham luận, Đức ông Urbańczyk cũng nói đến hoạt động của Giáo Hội Công Giáo trên bình diện hoàn cầu để giúp đỡ và bảo vệ các nạn nhân, cộng tác chặt chẽ với những đối tác địa phương. Đức ông đại diện cũng nhắc đến gương của nhóm “Santa Marta”, một liên minh hoàn vũ của các vị lãnh đạo các lực lượng an ninh trật tự, các giám mục, các cộng đoàn dòng tu, cộng tác với nhau và với xã hội dân sự trong cuộc chiến chống nạn buôn người trên bình diện quốc tế. Ngoài ra cần phải nói đến liên mạng “Talitha Kum” của các nữ tu, linh mục và người trẻ hăng say làm việc trên bình diện thế giới để chống nạn buôn người, qua những sáng kiến nhắm phòng ngừa, bảo vệ và giúp tái hội nhập xã hội, phục hồi những người sống sót trong nạn buôn người.