Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy yêu như chính Thầy
Jos.Vinc. Ngọc Biển
08:32 24/04/2013
Chúa Nhật V Phục Sinh
Đọc lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam thuở ban đầu, chúng ta thấy cha ông chúng ta sống hết lòng yêu thương và đoàn kết với nhau. Các ngài đã lấy Chúa làm trung tâm, làm điểm tựa cho mọi hoạt động. Lấy tinh thần bác ái, yêu thương làm nên bản chất của mình. Vì thế, những người ngoài Công giáo thời đó không biết tiền nhân của chúng ta theo đạo gì mà lại sống những giá trị cao đẹp như vậy, nên họ nói với nhau: những người này họ sống “Đạo Yêu Nhau”.
Tại sao các tín hữu lại có lối sống như thế? Lối sống đó bắt nguồn từ đâu? Thưa, mọi giá trị và ưu phẩm đó khởi đi từ một Đấng đã sống và dạy cho con người bài học “yêu thương”.
1. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu giữa Chúa Cha và loài người
Từ lúc xuống thế, nhập thể để ở với loài người, Đức Giêsu đã sống và đem “Đạo Yêu” đến trần gian. Ngài đã diễn tả nó qua hành động và lối sống của Ngài để làm toát lên khuôn mặt của một Thiên Chúa hết lòng yêu thương con người. Tình yêu ấy được bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đến lượt Đức Giêsu, Ngài cũng sống triệt để sứ mạng đó khi yêu và yêu đến cùng bằng việc chết trên thập giá để hiến mạng vì người mình yêu: “Không có mối tình nào lớn lao cho bằng mối tình của kẻ chết vì người mình yêu” (Ga 15,13).
Quả thật:
Vì yêu, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-8).
Vì yêu, Đức Giêsu đã chấp nhận sinh ra nơi máng cỏ bò lừa giữa đêm đông lạnh giá. Chấp nhận bị phiêu bạt nơi đất khách quê người vì vua Hêrôđê bạo chúa tìm cách bắt bớ. Khiêm tốn vâng lời cha mẹ của Ngài là Thánh Giuse và Mẹ Maria.
Vì yêu, Đức Giêsu đã hạ mình để Gioan làm phép rửa thống hối cho Ngài, mặc dù Ngài vô tội; đã ăn chay suốt 40 đêm ngày để làm gương cho mỗi chúng ta; đã rao giảng Tin Mừng khắp đó đây để cho mọi người được ơn cứu độ; luôn cảm thông với người tội lỗi, nâng đỡ kẻ yếu đuối, vỗ về người thất vọng. Ngài đã “chạnh lòng thương” đến đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt; đã nuôi sống họ bằng phép lạ hóa bánh ra nhiều; đã chữa lành những người ốm đau tật nguyền; đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ; đã làm ơn cho kẻ hại mình; đã yêu luôn cả kẻ thù và sẵn sàng tha thứ cho họ.
Vì yêu, Đức Giêsu đã trao ban chính mình Ngài cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể và ở lại mọi ngày với loài người cho đến tận thế. Vì yêu, Ngài đã chấp nhận bị môn đệ thân tín bán đứng, bị Phêrô chối là không biết mình và bị người đời khinh khi nhục mạ. Cuối cùng, đã đón nhận chính cái chết để cứu chuộc loài người.
Như vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu đã sống và chết vì yêu. Qua đó, Ngài cũng dạy cho các môn đệ bài học về tình yêu: “Đây là Điều Răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); hãy yêu như Thầy: “Không có tình yêu nào quý hơn tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).
“Hãy yêu thương nhau” là gia tài, là di chúc của Đức Giêsu dành cho các môn đệ khi sắp lên đường chịu chết. Lời trăng trối này thật thiêng liêng trong một không gian thánh giữa lúc thầy trò chuẩn bị ly biệt:“Hỡi anh em là những người bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em ít lâu nữa thôi”, vì thế, “anh em hãy yêu thương nhau”.
2. Tại sao lại phải yêu thương nhau?
Có yêu thương nhau thì mới cùng nhau vượt qua được thử thách khi thấy cảnh Thầy của mình bị bắt, bị trói, bị đánh đập và bị giết chết trần trụi trên thập giá.
Có yêu thương nhau thì mới đón nhận nhau là anh em và không tranh dành chỗ cao thấp trong cuộc đời khi không còn Thầy hiện diện ở giữa nữa.
Có yêu thương nhau thì mới cùng nhau loan truyền và làm chứng về Thầy cho người khác.
Có yêu thương nhau thì mới đến được với người nghèo, người khổ đau, bệnh tật để an ủi họ. Mới dám cùng nhau chấp nhận cái chết để minh chứng cho mọi người biết mình đã tin vào Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Yêu nhau và dám chết cho nhau thì mới là người đáng tin và mọi người mới biết mình tin vào ai. Ngược lại, chỉ yêu nhau trong những lúc vui vẻ, thành công thì chỉ là một thứ tình yêu đầu môi chóp lưỡi.
Lời trăng trối của Đức Giêsu không chỉ là “hãy yêu thương nhau”, mà còn đi một bước xa hơn và mới hơn nữa là “hãy yêu như chính Thầy”. Yêu nhau là tình bằng hữu, nhưng chết cho nhau là một tình yêu cao cả. Yêu như Thầy là dám chết cho người mình yêu. Yêu như Thầy là một tình yêu bằng cả cuộc đời: từ lời nói, hành động và cái chết luôn thống nhất với nhau.
Nếu yêu thương nhau là cốt lõi của Tin Mừng, thì chết cho nhau là đỉnh cao của tình yêu ấy. Khi yêu nhau, ta làm toát lên vẻ đẹp của mình, khơi gợi cho con người niềm hy vọng và xác tín mạnh mẽ vào Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Và như thế, “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Khi yêu như thế, ta cũng được ở lại trong Chúa và Chúa ở trong ta. Bởi vì, “Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).
Yêu thương là yếu tính của Đạo chúng ta. Cha ông chúng ta đã sống và làm chứng cho những giá trị cao quý ấy bằng cả mạng sống của mình để minh chứng niềm tin vào Đấng đã yêu và chết cho mình trước. Đấng ấy là chính Đức Giêsu. Hoa trái của các ngài đã toả lan và lưu truyền nơi Giáo Hội. Còn chúng ta, chúng ta đã thực hiện Lời Chúa dạy về đức yêu thương như thế nào? Xin để lại nơi suy nghĩ của mỗi chúng ta trước mặt Chúa...
Đọc lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam thuở ban đầu, chúng ta thấy cha ông chúng ta sống hết lòng yêu thương và đoàn kết với nhau. Các ngài đã lấy Chúa làm trung tâm, làm điểm tựa cho mọi hoạt động. Lấy tinh thần bác ái, yêu thương làm nên bản chất của mình. Vì thế, những người ngoài Công giáo thời đó không biết tiền nhân của chúng ta theo đạo gì mà lại sống những giá trị cao đẹp như vậy, nên họ nói với nhau: những người này họ sống “Đạo Yêu Nhau”.
Tại sao các tín hữu lại có lối sống như thế? Lối sống đó bắt nguồn từ đâu? Thưa, mọi giá trị và ưu phẩm đó khởi đi từ một Đấng đã sống và dạy cho con người bài học “yêu thương”.
1. Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu giữa Chúa Cha và loài người
Từ lúc xuống thế, nhập thể để ở với loài người, Đức Giêsu đã sống và đem “Đạo Yêu” đến trần gian. Ngài đã diễn tả nó qua hành động và lối sống của Ngài để làm toát lên khuôn mặt của một Thiên Chúa hết lòng yêu thương con người. Tình yêu ấy được bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đến lượt Đức Giêsu, Ngài cũng sống triệt để sứ mạng đó khi yêu và yêu đến cùng bằng việc chết trên thập giá để hiến mạng vì người mình yêu: “Không có mối tình nào lớn lao cho bằng mối tình của kẻ chết vì người mình yêu” (Ga 15,13).
Quả thật:
Vì yêu, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-8).
Vì yêu, Đức Giêsu đã chấp nhận sinh ra nơi máng cỏ bò lừa giữa đêm đông lạnh giá. Chấp nhận bị phiêu bạt nơi đất khách quê người vì vua Hêrôđê bạo chúa tìm cách bắt bớ. Khiêm tốn vâng lời cha mẹ của Ngài là Thánh Giuse và Mẹ Maria.
Vì yêu, Đức Giêsu đã hạ mình để Gioan làm phép rửa thống hối cho Ngài, mặc dù Ngài vô tội; đã ăn chay suốt 40 đêm ngày để làm gương cho mỗi chúng ta; đã rao giảng Tin Mừng khắp đó đây để cho mọi người được ơn cứu độ; luôn cảm thông với người tội lỗi, nâng đỡ kẻ yếu đuối, vỗ về người thất vọng. Ngài đã “chạnh lòng thương” đến đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt; đã nuôi sống họ bằng phép lạ hóa bánh ra nhiều; đã chữa lành những người ốm đau tật nguyền; đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ; đã làm ơn cho kẻ hại mình; đã yêu luôn cả kẻ thù và sẵn sàng tha thứ cho họ.
Vì yêu, Đức Giêsu đã trao ban chính mình Ngài cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể và ở lại mọi ngày với loài người cho đến tận thế. Vì yêu, Ngài đã chấp nhận bị môn đệ thân tín bán đứng, bị Phêrô chối là không biết mình và bị người đời khinh khi nhục mạ. Cuối cùng, đã đón nhận chính cái chết để cứu chuộc loài người.
Như vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu đã sống và chết vì yêu. Qua đó, Ngài cũng dạy cho các môn đệ bài học về tình yêu: “Đây là Điều Răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); hãy yêu như Thầy: “Không có tình yêu nào quý hơn tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).
“Hãy yêu thương nhau” là gia tài, là di chúc của Đức Giêsu dành cho các môn đệ khi sắp lên đường chịu chết. Lời trăng trối này thật thiêng liêng trong một không gian thánh giữa lúc thầy trò chuẩn bị ly biệt:“Hỡi anh em là những người bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em ít lâu nữa thôi”, vì thế, “anh em hãy yêu thương nhau”.
2. Tại sao lại phải yêu thương nhau?
Có yêu thương nhau thì mới cùng nhau vượt qua được thử thách khi thấy cảnh Thầy của mình bị bắt, bị trói, bị đánh đập và bị giết chết trần trụi trên thập giá.
Có yêu thương nhau thì mới đón nhận nhau là anh em và không tranh dành chỗ cao thấp trong cuộc đời khi không còn Thầy hiện diện ở giữa nữa.
Có yêu thương nhau thì mới cùng nhau loan truyền và làm chứng về Thầy cho người khác.
Có yêu thương nhau thì mới đến được với người nghèo, người khổ đau, bệnh tật để an ủi họ. Mới dám cùng nhau chấp nhận cái chết để minh chứng cho mọi người biết mình đã tin vào Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Yêu nhau và dám chết cho nhau thì mới là người đáng tin và mọi người mới biết mình tin vào ai. Ngược lại, chỉ yêu nhau trong những lúc vui vẻ, thành công thì chỉ là một thứ tình yêu đầu môi chóp lưỡi.
Lời trăng trối của Đức Giêsu không chỉ là “hãy yêu thương nhau”, mà còn đi một bước xa hơn và mới hơn nữa là “hãy yêu như chính Thầy”. Yêu nhau là tình bằng hữu, nhưng chết cho nhau là một tình yêu cao cả. Yêu như Thầy là dám chết cho người mình yêu. Yêu như Thầy là một tình yêu bằng cả cuộc đời: từ lời nói, hành động và cái chết luôn thống nhất với nhau.
Nếu yêu thương nhau là cốt lõi của Tin Mừng, thì chết cho nhau là đỉnh cao của tình yêu ấy. Khi yêu nhau, ta làm toát lên vẻ đẹp của mình, khơi gợi cho con người niềm hy vọng và xác tín mạnh mẽ vào Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Và như thế, “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Khi yêu như thế, ta cũng được ở lại trong Chúa và Chúa ở trong ta. Bởi vì, “Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).
Yêu thương là yếu tính của Đạo chúng ta. Cha ông chúng ta đã sống và làm chứng cho những giá trị cao quý ấy bằng cả mạng sống của mình để minh chứng niềm tin vào Đấng đã yêu và chết cho mình trước. Đấng ấy là chính Đức Giêsu. Hoa trái của các ngài đã toả lan và lưu truyền nơi Giáo Hội. Còn chúng ta, chúng ta đã thực hiện Lời Chúa dạy về đức yêu thương như thế nào? Xin để lại nơi suy nghĩ của mỗi chúng ta trước mặt Chúa...
Như Thầy đã yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:06 24/04/2013
Chúa Nhật 5 Phục Sinh
Wiliam Oscar Wilde đã viết về một huyền thoại tình yêu : "Hoạ mi và bông hồng đỏ".
Một sớm mùa hè, con hoạ mi làm tổ trên cành dương đã nghe trọn lời than thở của một chàng trai bên cửa sổ :"Nếu anh không kiếm nổi bông hồng đỏ để em cài ngực áo trong buổi dạ hội đêm nay, em sẽ xa anh mãi mãi". Hoạ mi dư hiểu chàng trai đã lang thang khắp các nương đồng. Nhưng tìm đâu một bông hồng màu đỏ dưới nắng cháy mùa hạ này ? Trời ơi, người tình sẽ chắp cánh bay xa mất thôi. Hoạ mi không chịu nổi dằn vặt bi thương của chàng. Hoạ mi phải ra tay giúp đỡ.Hoạ mi khép cánh trước cây hoa hồng bên giếng nước nài xin :
- Chị hồng ơi, chị có vui lòng tặng em một bông hồng đỏ thắm không ?
- Hoạ mi ơi ! em vô tâm như những chiếc gai trên thân chị. Mùa hạ nắng cháy sao em lại xin hoa hồng đỏ ?
Chị hồng rung rung cành lá giận dỗi. Hoạ mi tiếp tục tìm kiếm. Nàng nép mình đậu trên một cành hồng ngoài xa hàng dậu.
- Chị hồng ơi, có phép mầu nào làm nở cho em một bông hồng đỏ chăng?
- Hoạ mi ơi, đời cần hoa chi cho thương đau ?
- Sao cũng được, miễn em kết chặt một mối tình
- Được, những phép mầu cần phải có máu đỏ.
- Bằng mọi giá chị ạ.
- Bằng giá sinh mạng?
- Kể cả sinh mạng em.
- Hoạ mi ơi ! Hãy đặt cổ em trên gai nhọn của chị, hãy hót cho chị, cho cây cỏ, cho đất trời khúc tình ca thắm thiết nhất đời em. Hãy đổ máu đỏ cho bông hồng nở. Hãy nhuộm máu cho bông hồng đỏ. Mình sẽ có một bông hồng đỏ như máu đẹp nhất trần gian.
Hoạ mi đã hót say mê đến giây phút cuối cuộc đời, đã đổ đến giọt máu cuối cùng, đã chết rũ trên cành hồng bên cạnh đoá hồng bí nhiệm đỏ thắm nở tươi.
Chàng trai mừng vui tiếng cười mở hội. Bông hồng được hái về trau chuốt trước khi có mặt trong dạ hội. Điều lạ lùng nhất và cũng phi lý nhất, phi lý như chính cuộc đời phi lý, là người tình đã khước từ đoá hồng bí nhiệm, vì trên ngực áo cô gái một bông hồng giả đang ngự trị … Sáng hôm sau, dân làng bắt gặp một đoá hồng bị nghiền nát, nằm tả tơi dưới vết bánh xe bò.
Hoạ mi yêu người,đã lấy máu và sinh mạng đổi lấy bông hồng. Người thiếu nữ nhận bông hồng giả để chối từ một tình yêu chân thật.
Câu chuyện là một huyền thoại, chuyên chở một nội dung rất thực: Đó là nét thực của tình yêu, của tự do, của hy sinh. Tình yêu phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, bằng cả sinh mạng. Tình yêu chân thật phải được trả bằng một giá rất đắt. Chúa Giêsu đã trả giá cho tình yêu chân thật bằng cái chết trên thập giá.
Hoạ mi đã cất tiếng hót bi thương trước khi chết vì muốn hiến tặng đoá hồng tươi thắm nở. Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn,chịu chết đã để lại cho các môn đệ những lời tâm huyết rất chân thật và cũng là những chỉ thị cuối cùng của Ngài.”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chỉ thị này bao hàm mọi chỉ thị khác.
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giêsu đã so sánh : như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Ngài ( x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này(x Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẽ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Ngài.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Sự Rạng Ngời Chân Lý”: Chữ như này đòi hỏi phải bắt chước Chúa Giêsu, nơi tình yêu của Người mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể. Chữ như cũng chỉ mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ và các môn đệ cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy” (số 20).
Yêu “như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào?
Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
“Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”. Ngài là Thầy, là Chúa.Các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được; nhưng không vậy,Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Ngài. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”.
Cả cuộc đời của Chúa đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người.Chúa không để ai về tay không khi đến với Ngài. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi và những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Tình yêu của Chúa Giêsu cao đẹp quá, quý giá vô ngần. “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu”. Lời này quả thật là quá khó đối với con người ! Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta. Vì thế,Thánh Gioan khuyên rằng : "Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu".
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời: “Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” ( R.Tagore).
Nhưng đâu là những dấu hiệu để nhận ra là chúng ta yêu thương nhau? Tình yêu không phải là cái gì trừu tượng, nên rất dễ nhận ra. Yêu thương nhau là luôn nghĩ tới nhau. Những người yêu thương nhau thường nghĩ tới nhau; yêu nhau nhiều thì nghĩ tới nhau nhiều, nghĩ tới mà trong lòng cảm thấy vui sướng.
Yêu nhau nên thích gặp nhau. Những người kitô hữu yêu nhau, thì rất thích tụ họp, thích gặp gỡ nhau. Và thường họ tụ họp nhau vào ngày Chúa Nhật, trước hết là để cùng nhau cử hành thánh lễ, sau là để gặp nhau trò chuyện, hàn huyên, giải trí với nhau, chia sẻ tâm tình với nhau. Yêu nhau nên ước muốn điều lành cho nhau. Mong cho nhau được sự may mắn, được thăng tiến, được làm ăn thành đạt, được sức khoẻ dồi dào, được có lòng đạo đức, được mãn nguyện theo ý muốn tốt lành. Và chính vì thế mà những người yêu nhau thường cầu nguyện cho nhau, xin Chúa yêu thương, an ủi, cứu giúp, phù hộ bạn mình.
Yêu nhau nên làm những điều lành cho nhau: có thể đó là sự giúp đỡ khi túng thiếu hay ốm đau, sự chăm sóc sức khoẻ, đời sống tâm linh của nhau, là sự chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho nhau. Giúp nhau củng cố và giáo dục đức tin, giúp hoà giải với nhau, giúp nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, giúp nhau thành đạt trong công ăn việc làm. Dấu hiệu rõ nhất của tình yêu là sự hy sinh cho nhau: hy sinh thì giờ, sức khoẻ, tiền bạc, và thậm chí cả sự sống vì nhau.
Điều cao quý nhất mà chúng ta nên làm cho nhau là mang Chúa đến cho nhau, vì mỗi người kitô hữu khi đã chịu phép rửa đều là đền thờ của Thiên Chúa, trong đó có Chúa Thánh Thần cư ngụ. Điều tốt nhất mà những có đạo có thể làm là mang đến cho nhau Chúa Thánh Thần là Niềm vui ở trong Thiên Chúa và là Nguồn vui của chúng ta. Thánh Thần làm cho chúng ta gắn bó mật thiết với Thiên Chúa và nên một với nhau.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương “như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta”.
Wiliam Oscar Wilde đã viết về một huyền thoại tình yêu : "Hoạ mi và bông hồng đỏ".
Một sớm mùa hè, con hoạ mi làm tổ trên cành dương đã nghe trọn lời than thở của một chàng trai bên cửa sổ :"Nếu anh không kiếm nổi bông hồng đỏ để em cài ngực áo trong buổi dạ hội đêm nay, em sẽ xa anh mãi mãi". Hoạ mi dư hiểu chàng trai đã lang thang khắp các nương đồng. Nhưng tìm đâu một bông hồng màu đỏ dưới nắng cháy mùa hạ này ? Trời ơi, người tình sẽ chắp cánh bay xa mất thôi. Hoạ mi không chịu nổi dằn vặt bi thương của chàng. Hoạ mi phải ra tay giúp đỡ.Hoạ mi khép cánh trước cây hoa hồng bên giếng nước nài xin :
- Chị hồng ơi, chị có vui lòng tặng em một bông hồng đỏ thắm không ?
- Hoạ mi ơi ! em vô tâm như những chiếc gai trên thân chị. Mùa hạ nắng cháy sao em lại xin hoa hồng đỏ ?
Chị hồng rung rung cành lá giận dỗi. Hoạ mi tiếp tục tìm kiếm. Nàng nép mình đậu trên một cành hồng ngoài xa hàng dậu.
- Chị hồng ơi, có phép mầu nào làm nở cho em một bông hồng đỏ chăng?
- Hoạ mi ơi, đời cần hoa chi cho thương đau ?
- Sao cũng được, miễn em kết chặt một mối tình
- Được, những phép mầu cần phải có máu đỏ.
- Bằng mọi giá chị ạ.
- Bằng giá sinh mạng?
- Kể cả sinh mạng em.
- Hoạ mi ơi ! Hãy đặt cổ em trên gai nhọn của chị, hãy hót cho chị, cho cây cỏ, cho đất trời khúc tình ca thắm thiết nhất đời em. Hãy đổ máu đỏ cho bông hồng nở. Hãy nhuộm máu cho bông hồng đỏ. Mình sẽ có một bông hồng đỏ như máu đẹp nhất trần gian.
Hoạ mi đã hót say mê đến giây phút cuối cuộc đời, đã đổ đến giọt máu cuối cùng, đã chết rũ trên cành hồng bên cạnh đoá hồng bí nhiệm đỏ thắm nở tươi.
Chàng trai mừng vui tiếng cười mở hội. Bông hồng được hái về trau chuốt trước khi có mặt trong dạ hội. Điều lạ lùng nhất và cũng phi lý nhất, phi lý như chính cuộc đời phi lý, là người tình đã khước từ đoá hồng bí nhiệm, vì trên ngực áo cô gái một bông hồng giả đang ngự trị … Sáng hôm sau, dân làng bắt gặp một đoá hồng bị nghiền nát, nằm tả tơi dưới vết bánh xe bò.
Hoạ mi yêu người,đã lấy máu và sinh mạng đổi lấy bông hồng. Người thiếu nữ nhận bông hồng giả để chối từ một tình yêu chân thật.
Câu chuyện là một huyền thoại, chuyên chở một nội dung rất thực: Đó là nét thực của tình yêu, của tự do, của hy sinh. Tình yêu phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, bằng cả sinh mạng. Tình yêu chân thật phải được trả bằng một giá rất đắt. Chúa Giêsu đã trả giá cho tình yêu chân thật bằng cái chết trên thập giá.
Hoạ mi đã cất tiếng hót bi thương trước khi chết vì muốn hiến tặng đoá hồng tươi thắm nở. Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn,chịu chết đã để lại cho các môn đệ những lời tâm huyết rất chân thật và cũng là những chỉ thị cuối cùng của Ngài.”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chỉ thị này bao hàm mọi chỉ thị khác.
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giêsu đã so sánh : như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Ngài ( x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này(x Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẽ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Ngài.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Sự Rạng Ngời Chân Lý”: Chữ như này đòi hỏi phải bắt chước Chúa Giêsu, nơi tình yêu của Người mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể. Chữ như cũng chỉ mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ và các môn đệ cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy” (số 20).
Yêu “như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào?
Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
“Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”. Ngài là Thầy, là Chúa.Các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được; nhưng không vậy,Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Ngài. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”.
Cả cuộc đời của Chúa đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người.Chúa không để ai về tay không khi đến với Ngài. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi và những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Tình yêu của Chúa Giêsu cao đẹp quá, quý giá vô ngần. “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu”. Lời này quả thật là quá khó đối với con người ! Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta. Vì thế,Thánh Gioan khuyên rằng : "Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu".
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời: “Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” ( R.Tagore).
Nhưng đâu là những dấu hiệu để nhận ra là chúng ta yêu thương nhau? Tình yêu không phải là cái gì trừu tượng, nên rất dễ nhận ra. Yêu thương nhau là luôn nghĩ tới nhau. Những người yêu thương nhau thường nghĩ tới nhau; yêu nhau nhiều thì nghĩ tới nhau nhiều, nghĩ tới mà trong lòng cảm thấy vui sướng.
Yêu nhau nên thích gặp nhau. Những người kitô hữu yêu nhau, thì rất thích tụ họp, thích gặp gỡ nhau. Và thường họ tụ họp nhau vào ngày Chúa Nhật, trước hết là để cùng nhau cử hành thánh lễ, sau là để gặp nhau trò chuyện, hàn huyên, giải trí với nhau, chia sẻ tâm tình với nhau. Yêu nhau nên ước muốn điều lành cho nhau. Mong cho nhau được sự may mắn, được thăng tiến, được làm ăn thành đạt, được sức khoẻ dồi dào, được có lòng đạo đức, được mãn nguyện theo ý muốn tốt lành. Và chính vì thế mà những người yêu nhau thường cầu nguyện cho nhau, xin Chúa yêu thương, an ủi, cứu giúp, phù hộ bạn mình.
Yêu nhau nên làm những điều lành cho nhau: có thể đó là sự giúp đỡ khi túng thiếu hay ốm đau, sự chăm sóc sức khoẻ, đời sống tâm linh của nhau, là sự chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho nhau. Giúp nhau củng cố và giáo dục đức tin, giúp hoà giải với nhau, giúp nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, giúp nhau thành đạt trong công ăn việc làm. Dấu hiệu rõ nhất của tình yêu là sự hy sinh cho nhau: hy sinh thì giờ, sức khoẻ, tiền bạc, và thậm chí cả sự sống vì nhau.
Điều cao quý nhất mà chúng ta nên làm cho nhau là mang Chúa đến cho nhau, vì mỗi người kitô hữu khi đã chịu phép rửa đều là đền thờ của Thiên Chúa, trong đó có Chúa Thánh Thần cư ngụ. Điều tốt nhất mà những có đạo có thể làm là mang đến cho nhau Chúa Thánh Thần là Niềm vui ở trong Thiên Chúa và là Nguồn vui của chúng ta. Thánh Thần làm cho chúng ta gắn bó mật thiết với Thiên Chúa và nên một với nhau.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương “như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta”.
Yêu thương nhau
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:45 24/04/2013
Chúa nhật 5 PS.C (Tđcv 14, 20b-26; Kh 21, 1-5a; Ga 13, 31-33a. 34-35).
Truyện kể: Một vị Giám Mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Ngài hỏi: Bằng dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công Giáo? Không có tiếng trả lời. Rõ ràng, không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám Mục lập lại câu hỏi. Và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý nhắc nhớ cho các người dự tòng một câu trả lời chính xác. Bất chợt một ứng viên trả lời: Đó là tình yêu. Vị Giám mục rất ngạc nhiên! Khi ngài sắp mở miệng nói “Sai”, ngài bỗng kịp thời ngậm miệng lại. Thánh giá biểu lộ tình yêu. Dấu chỉ của tình yêu là thánh giá. Đạo Công Giáo là đạo của bác ái yêu thương.
Yêu thương nhau như Thầy yêu. Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa đã sai chính Con Một yêu dấu xuống thế để cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu Thiên Chúa một cách cụ thể trong đời sống. Tình yêu của Chúa trải rộng trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Ngài đã dùng mọi cách gần gũi nhất để tỏ lòng yêu thương. Chúa sinh ra nơi máng cỏ nghèo hèn, chịu chung số phận với những người kiều cư khách lạ, sinh sống nơi làng quê nghèo và hoạt động cách bình dị âm thầm. Chúa Giêsu hòa chung những sinh hoạt hằng ngày với mọi người, đến nỗi người đồng hương chẳng nhận ra Chúa là ai. Họ nghĩ Chúa chỉ là con bác thợ mộc Giuse và mẹ là bà Maria. Thiên Chúa ẩn mình một cách thật khiêm hạ.
Chúa Giêsu đã kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian và không gian để thi hành sứ mệnh. Ngài đã hoàn tất mọi lời tiên tri loan báo về Ngài. Chúa đã chịu mọi khổ nhục và chịu chết treo trên cây thánh giá. Chúa đã sống lại. Mọi uy quyền trên trời dưới đất được trao ban trong tay Ngài. Mọi tư tưởng, lời nói, hành động của Chúa Giêsu là lời nói hành động của Thiên Chúa làm Người. Lời của Ngài là Tin Mừng cứu độ. Trước khi rời khỏi thế gian, Chúa Giêsu đã ưu ái ban truyền cho các tông đồ: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13, 34). Yêu thương nhau như Thầy yêu chúng con. Một điều răn căn cốt tóm gọm lời dạy của Chúa.
Chúa yêu thương trong mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động. Những cử chỉ thân thương đối với người nghèo, kẻ bệnh tật, người phung cùi, khuyết tật, kẻ câm điếc, đui mù, quỉ ám và người đau khổ. Những bài giảng nói về đức yêu thương, yêu Chúa yêu người. Yêu thương anh chị em và yêu cả kẻ thù. Lời giảng của Chúa được cụ thể hóa qua các hành động Chúa đã thực hiện. Chúa đã tỏ lòng xót thương người tội lỗi lầm lạc và tha thứ cho những kẻ đã chống đối, nhạo cười và phản bội giết Chúa. Chúa đã chấp nhận mọi xỉ vả nhục nhã chỉ vì yêu. Kìa người ta khạc nhổ vào mặt Chúa. Chúng ta có thể chấp nhận một hành động bị khinh bỉ như thế không? Có khi nào chúng ta bị người ta khạc nhổ vào mặt chưa? Thật gớm!
Chúa Giêsu đã hiến dâng tất cả chỉ vì yêu. Chúa yêu chúng ta vô điều kiện. Chúa yêu chúng ta trước. Chúa mời gọi chúng ta học theo Chúa. Chỉ qua tình yêu, mọi người nhận biết chúng ta là Kitô hữu: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."(Ga 13, 35). Chúng ta hãy tập sống yêu thương từ trong nôi ấm của gia đình trước. Khi hạt giống tình yêu nẩy mầm trong tâm, hoa trái tình yêu sẽ tỏa lan hương thơm ra những người chung quanh. Tất cả hoa trái yêu thương của ngày mai đều ẩn tàng trong những hạt giống tốt được gieo ngày hôm nay. Khi gieo trồng tình yêu thì sớm muộn gì cũng sẽ trổ sinh hoa trái yêu thương. Trong cuộc sống giao tế hằng ngày với tha nhân, chúng ta sẽ hái những gì chúng ta đã gieo. Như một đóa hoa tươi đẹp dần bị héo úa nhưng luôn để lại những hạt giống tốt trên mặt đất.
Nếu trái tim bị khô cằn và đóng khung, chúng ta khó có thể mở cửa đón nhận và cho đi tình yêu. Hạt giống tình yêu phải được vun tưới, chăm bón và tạo cơ hội để triển nở. Khi tình yêu được hòa trộn trong việc làm thì tình yêu sẽ thăng hoa. Và chính chúng ta là người đầu tiên được hưởng nếm hạnh phúc của tình yêu. Chúng ta biết rằng hạnh phúc nhất của cuộc sống này là tin chắc rằng chúng ta đang được yêu thương. Chúa yêu, cha mẹ yêu, vợ chồng yêu, con cái yêu, anh chị em và bằng hữu yêu. Chúng ta vui hưởng hạnh phúc ngay trên đường đi, chứ không phải tìm hạnh phúc ở cuối đường. Thực hành giới răn yêu thương là cốt lõi đưa dẫn chúng ta đến tình yêu và hạnh phúc thật.
Các Tông đồ với trái tim yêu thương đầy nhiệt huyết đã bước vào đời. Các ngài rao truyền tình yêu thập giá và tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô. Các ngài gắn bó mật thiết với Chúa và với nhau để củng cố niềm tin yêu. Sách Tông Đồ Công Vụ tiếp tục ghi lại sứ vụ của các Tông đồ: Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa."(Tđcv 14, 22). Để được chung hưởng hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Thánh giá là biểu tượng của tình yêu và thánh giá cũng là biểu tượng của sự hy sinh. Tình yêu không có hy sinh là tình yêu giả dối. Hy sinh mà không có tình yêu là hy sinh thừa thãi. Tình yêu và hy sinh như đồng tiền hai mặt luôn gắn kết với nhau trọn vẹn.
Bước đầu, cơ cấu tổ chức đời sống của các Kitô hữu đã được hình thành nơi các cộng đoàn. Là một tổ chức tâm linh, các tông đồ nêu gương ăn chay cầu nguyện và phó thác niềm tin vào Chúa Phục Sinh. Cậy trông vào ơn thiêng để kiên trì sống đạo, giữ đạo và hành đạo. Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin (Tđcv 14, 23). Các thành viên của các cộng đồng nhỏ đã liên kết với nhau trong yêu thương và chia sẻ đời sống bác ái nâng đỡ và phụ giúp nhau sống niềm tin. Giáo Hội của Chúa đã hình thành qua dấu chỉ của sự yêu thương.
Cuộc lữ hành của Giáo Hội trần thế sẽ dẫn dắt mọi người đến Nước Trời, thành thánh Giêrusalem mới. Thánh Gioan khai mở hình ảnh về sự viên mãn: Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa (Kh 21, 1). Vũ trụ này sẽ qua đi. Chúng ta hiện hữu trong thời gian và không gian. Chúng ta khó có thể tưởng tượng sự thay đổi một trời mới và đất mới thế nào. Kinh nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta biết, mọi sự trong vũ trụ đều đang thay đổi. Sự thay đổi rất tiệm tiến về sinh thái. Hằng năm, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi ngay trước mắt. Chính chúng ta cũng đang thay đổi cả nội tâm đến ngoại hình. Sự thay đổi làm cho chúng ta nhận biết rằng cuộc sống là vô thường. Chúng ta đừng bám víu vào những giá trị mau qua chóng hết nhưng hướng đến một kết cục hằng hữu đời đời. Đó là Thiên Chúa của tình yêu.
Thiên Chúa bao dung và nhân ái. Thiên Chúa chậm bất bình và đầy ân sủng. Chúng ta đặt niềm tin yêu vào Thiên Chúa, Ngài sẽ giải thoát chúng ta: Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất."(Kh 21, 4). Đây là niềm hy vọng tuyết đối cho những ai đặt niềm tin nơi Chúa. Hạnh phúc tuyệt vời là chúng ta đang được Thiên Chúa yêu thương. Sống từng giây hạnh phúc, cuộc đời chúng ta sẽ no hưởng hạnh phúc. Khi yêu thương thật lòng, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc ngay trong tầm tay.
Lạy Chúa, Chúa là suối nguồn tình yêu, xin tràn đổ tình yêu trong tâm hồn để chúng con được no thỏa. Xin cho chúng con biết đón nhận và cho đi tình yêu như dòng suối mãi tuôn chảy.
Truyện kể: Một vị Giám Mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Ngài hỏi: Bằng dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công Giáo? Không có tiếng trả lời. Rõ ràng, không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám Mục lập lại câu hỏi. Và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý nhắc nhớ cho các người dự tòng một câu trả lời chính xác. Bất chợt một ứng viên trả lời: Đó là tình yêu. Vị Giám mục rất ngạc nhiên! Khi ngài sắp mở miệng nói “Sai”, ngài bỗng kịp thời ngậm miệng lại. Thánh giá biểu lộ tình yêu. Dấu chỉ của tình yêu là thánh giá. Đạo Công Giáo là đạo của bác ái yêu thương.
Yêu thương nhau như Thầy yêu. Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa đã sai chính Con Một yêu dấu xuống thế để cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu Thiên Chúa một cách cụ thể trong đời sống. Tình yêu của Chúa trải rộng trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Ngài đã dùng mọi cách gần gũi nhất để tỏ lòng yêu thương. Chúa sinh ra nơi máng cỏ nghèo hèn, chịu chung số phận với những người kiều cư khách lạ, sinh sống nơi làng quê nghèo và hoạt động cách bình dị âm thầm. Chúa Giêsu hòa chung những sinh hoạt hằng ngày với mọi người, đến nỗi người đồng hương chẳng nhận ra Chúa là ai. Họ nghĩ Chúa chỉ là con bác thợ mộc Giuse và mẹ là bà Maria. Thiên Chúa ẩn mình một cách thật khiêm hạ.
Chúa Giêsu đã kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian và không gian để thi hành sứ mệnh. Ngài đã hoàn tất mọi lời tiên tri loan báo về Ngài. Chúa đã chịu mọi khổ nhục và chịu chết treo trên cây thánh giá. Chúa đã sống lại. Mọi uy quyền trên trời dưới đất được trao ban trong tay Ngài. Mọi tư tưởng, lời nói, hành động của Chúa Giêsu là lời nói hành động của Thiên Chúa làm Người. Lời của Ngài là Tin Mừng cứu độ. Trước khi rời khỏi thế gian, Chúa Giêsu đã ưu ái ban truyền cho các tông đồ: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13, 34). Yêu thương nhau như Thầy yêu chúng con. Một điều răn căn cốt tóm gọm lời dạy của Chúa.
Chúa yêu thương trong mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động. Những cử chỉ thân thương đối với người nghèo, kẻ bệnh tật, người phung cùi, khuyết tật, kẻ câm điếc, đui mù, quỉ ám và người đau khổ. Những bài giảng nói về đức yêu thương, yêu Chúa yêu người. Yêu thương anh chị em và yêu cả kẻ thù. Lời giảng của Chúa được cụ thể hóa qua các hành động Chúa đã thực hiện. Chúa đã tỏ lòng xót thương người tội lỗi lầm lạc và tha thứ cho những kẻ đã chống đối, nhạo cười và phản bội giết Chúa. Chúa đã chấp nhận mọi xỉ vả nhục nhã chỉ vì yêu. Kìa người ta khạc nhổ vào mặt Chúa. Chúng ta có thể chấp nhận một hành động bị khinh bỉ như thế không? Có khi nào chúng ta bị người ta khạc nhổ vào mặt chưa? Thật gớm!
Chúa Giêsu đã hiến dâng tất cả chỉ vì yêu. Chúa yêu chúng ta vô điều kiện. Chúa yêu chúng ta trước. Chúa mời gọi chúng ta học theo Chúa. Chỉ qua tình yêu, mọi người nhận biết chúng ta là Kitô hữu: Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."(Ga 13, 35). Chúng ta hãy tập sống yêu thương từ trong nôi ấm của gia đình trước. Khi hạt giống tình yêu nẩy mầm trong tâm, hoa trái tình yêu sẽ tỏa lan hương thơm ra những người chung quanh. Tất cả hoa trái yêu thương của ngày mai đều ẩn tàng trong những hạt giống tốt được gieo ngày hôm nay. Khi gieo trồng tình yêu thì sớm muộn gì cũng sẽ trổ sinh hoa trái yêu thương. Trong cuộc sống giao tế hằng ngày với tha nhân, chúng ta sẽ hái những gì chúng ta đã gieo. Như một đóa hoa tươi đẹp dần bị héo úa nhưng luôn để lại những hạt giống tốt trên mặt đất.
Nếu trái tim bị khô cằn và đóng khung, chúng ta khó có thể mở cửa đón nhận và cho đi tình yêu. Hạt giống tình yêu phải được vun tưới, chăm bón và tạo cơ hội để triển nở. Khi tình yêu được hòa trộn trong việc làm thì tình yêu sẽ thăng hoa. Và chính chúng ta là người đầu tiên được hưởng nếm hạnh phúc của tình yêu. Chúng ta biết rằng hạnh phúc nhất của cuộc sống này là tin chắc rằng chúng ta đang được yêu thương. Chúa yêu, cha mẹ yêu, vợ chồng yêu, con cái yêu, anh chị em và bằng hữu yêu. Chúng ta vui hưởng hạnh phúc ngay trên đường đi, chứ không phải tìm hạnh phúc ở cuối đường. Thực hành giới răn yêu thương là cốt lõi đưa dẫn chúng ta đến tình yêu và hạnh phúc thật.
Các Tông đồ với trái tim yêu thương đầy nhiệt huyết đã bước vào đời. Các ngài rao truyền tình yêu thập giá và tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô. Các ngài gắn bó mật thiết với Chúa và với nhau để củng cố niềm tin yêu. Sách Tông Đồ Công Vụ tiếp tục ghi lại sứ vụ của các Tông đồ: Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa."(Tđcv 14, 22). Để được chung hưởng hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Thánh giá là biểu tượng của tình yêu và thánh giá cũng là biểu tượng của sự hy sinh. Tình yêu không có hy sinh là tình yêu giả dối. Hy sinh mà không có tình yêu là hy sinh thừa thãi. Tình yêu và hy sinh như đồng tiền hai mặt luôn gắn kết với nhau trọn vẹn.
Bước đầu, cơ cấu tổ chức đời sống của các Kitô hữu đã được hình thành nơi các cộng đoàn. Là một tổ chức tâm linh, các tông đồ nêu gương ăn chay cầu nguyện và phó thác niềm tin vào Chúa Phục Sinh. Cậy trông vào ơn thiêng để kiên trì sống đạo, giữ đạo và hành đạo. Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin (Tđcv 14, 23). Các thành viên của các cộng đồng nhỏ đã liên kết với nhau trong yêu thương và chia sẻ đời sống bác ái nâng đỡ và phụ giúp nhau sống niềm tin. Giáo Hội của Chúa đã hình thành qua dấu chỉ của sự yêu thương.
Cuộc lữ hành của Giáo Hội trần thế sẽ dẫn dắt mọi người đến Nước Trời, thành thánh Giêrusalem mới. Thánh Gioan khai mở hình ảnh về sự viên mãn: Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa (Kh 21, 1). Vũ trụ này sẽ qua đi. Chúng ta hiện hữu trong thời gian và không gian. Chúng ta khó có thể tưởng tượng sự thay đổi một trời mới và đất mới thế nào. Kinh nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta biết, mọi sự trong vũ trụ đều đang thay đổi. Sự thay đổi rất tiệm tiến về sinh thái. Hằng năm, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi ngay trước mắt. Chính chúng ta cũng đang thay đổi cả nội tâm đến ngoại hình. Sự thay đổi làm cho chúng ta nhận biết rằng cuộc sống là vô thường. Chúng ta đừng bám víu vào những giá trị mau qua chóng hết nhưng hướng đến một kết cục hằng hữu đời đời. Đó là Thiên Chúa của tình yêu.
Thiên Chúa bao dung và nhân ái. Thiên Chúa chậm bất bình và đầy ân sủng. Chúng ta đặt niềm tin yêu vào Thiên Chúa, Ngài sẽ giải thoát chúng ta: Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất."(Kh 21, 4). Đây là niềm hy vọng tuyết đối cho những ai đặt niềm tin nơi Chúa. Hạnh phúc tuyệt vời là chúng ta đang được Thiên Chúa yêu thương. Sống từng giây hạnh phúc, cuộc đời chúng ta sẽ no hưởng hạnh phúc. Khi yêu thương thật lòng, chúng ta sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc ngay trong tầm tay.
Lạy Chúa, Chúa là suối nguồn tình yêu, xin tràn đổ tình yêu trong tâm hồn để chúng con được no thỏa. Xin cho chúng con biết đón nhận và cho đi tình yêu như dòng suối mãi tuôn chảy.
Giới luật yêu thương
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
22:23 24/04/2013
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH C
GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
A. DẪN NHẬP
Yêu thương ! Đây là một đề tài rất quen thuộc và rất phổ biến đối với thời đại chúng ta. Người ta hay thảo luận, quảng cáo, ca ngợi tình yêu dưới nhiều hình thức như tiểu thuyết, phim ảnh, truyền hình, báo chí… Nhưng thứ tình yêu mà người ta bàn đến là thứ tình yêu nào ? Thật là hàm hồ không thể xác định được.
Tình yêu thương mà chúng ta bàn đến hôm nay là thứ tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, một thứ tình yêu cao quí giúp cho con người vươn tới Thiên Chúa là tình yêu (x.1Ga 4,8). Tình yêu này là cốt lõi trong Đạo và đã trở thành giới luật :”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi… Ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình”(Mt 22,37-39). Giới luật này đã được ghi trong sách Thứ luật và sách Lêvi…
Nếu giới răn yêu người đã có sẵn trong sách Lêvi, tại sao hôm nay Đức Giêsu lại còn đưa ra một giới răn mới về giới luật yêu thương :”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,34) ?
Sở dĩ giới răn Đức Giêsu đưa ra được gọi là mới vì nội dung của nó phong phú hơn, và nó đã được đổi mới. Nó phong phú không tại chữ “yêu” mà tại chữ “như”. Như vậy là Ngài có ý nói : chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương. Ngài đã làm thế nào chúng ta phải làm như vậy.
Hãy sống với nền văn minh tình thương mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói tới. Giới răn yêu thương của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện. Thực ra, Đức Giêsu đã làm gương, đã thực hiện trước, chúng ta chỉ việc dấn bước theo gương Ngài. Đây là một việc khả thi, không vượt quá sức chúng ta. Với sự trợ lực của Chúa cùng với sự cố gắng của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện được, và qua đó, người ta sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài (x. Ga 13,35).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 14,20-26
Bài đọc này chấm dứt hành trình truyền giáo đầu tiên của thánh Phaolô và Barnabê. Trước khi ra đi, hai vị Tông đồ củng cố các giáo đoàn mới thành lập, khuyên nhủ họ giữ vững lòng tin trong cơn thử thách gian nan, nếu muốn cho Nước Chúa được mở rộng.
Sau khi cắt đặt các chức việc phụ trách các cộng đoàn, hai vị trở về cộng đoàn đã sai mình đi, báo cáo thành quả của việc rao giảng.
+ Bài đọc 2 : Kh 21,1-5
Đây là thị kiến cuối cùng của thánh Gioan. Bài này mở ra một thế giới mới và một trật tự mới các sự việc do Đức Giêsu bắt đầu.
Điểm tới mà Thiên Chúa muốn đưa nhân loại về là “trời mới đất mới”, như bài Khải huyền trình bầy một cách thần bí : đó là được sống mãi mãi với Thiên Chúa, trong niềm vui hạnh phúc vững bền. Chính niềm tin này nâng đỡ khích lệ các tín hữu, đặc biệt các nhà truyền giáo, trung kiên trong sứ mạng.
+ Bài Tin mừng : Ga 13,31-33a.34-35
Lời từ biệt của Đức Giêsu được diễn ra trong phòng tiệc ly, sau khi Giuđa đã ra đi vào đêm tối. Lời từ biệt nhắc tới giờ Ngài bị treo trên thập giá. Đức Giêsu cho biết, bằng cuộc tử nạn, Ngài làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha, và ngược lại, Thiên Chúa Cha lại tôn vinh Ngài.
Ngài sẽ ra đi, và trong lúc chờ đợi Ngài trở lại, họ còn có anh em đồng loại để yêu thương, họ phải sống theo một giới răn mới. Giới răn yêu thương – và tiêu chuẩn của giới răn này là “Như Thầy đã yêu thương các con”. Thế gian sẽ biết rằng các Tông đồ là môn đệ của Đức Kitô bởi lòng trung tín của họ đối với giới răn này.
B. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Các con hãy yêu thương nhau
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Trong Cựu ước
Phải chăng tình yêu đích thực phải bắt nguồn từ Thiên Chúa (1Ga 4,7) ? Sách Khởi nguyên cho ta thấy nguồn gốc của tình yêu đích thực. Nguồn gốc ấy chính là Thiên Chúa, Đấng luôn sáng tạo và giải phóng để mọi vật hiện hữu theo kế hoạch yêu thương của Ngài. Từ ban đầu, Ngài đã dựng nên ánh sáng, mặt trăng giữa hoàn vũ, trong đó có trái đất với mọi thứ cây cỏ và súc vật. Những thứ ấy đều tốt nhưng Thiên Chúa không thể yêu thương chúng, vì yêu thương đòi phải có đáp trả. Vậy cuối cùng Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài… Ngài ban cho họ có tình yêu, có tự do. Đó là món quà quí giá Ngài ban cho con người.
Khi Thiên Chúa chọn Israel làm dân riêng của Ngài, Ngài đã ký kết với họ một giao ước qua trung gian ông Maisen, theo đó, họ phải tin theo, yêu mến , trung thành với Ngài, với lề luật của Ngài. Trong lề luật đó, ta thấy có hai khoản luật căn bản và quan trọng nhất, đó là :”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình””(Mt 22,37-39 ; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28).
2. Trong Tân ước
Đọc đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta liên tưởng đến lời cụ Phan bội Châu viết trong “Lưu cầu huyết lệ tân thư” rằng :”Con chim sắp chết hót tiếng bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết”.
Sau khi Giuđa ra đi vào đêm tối, chỉ còn lại Đức Giêsu và mười một môn đệ, trong bầu khí yêu thương và nhuốm mầu bi ai, Ngài đã nói những lời tâm huyết trối lại cho các ông những lời cuối cùng:”Thầy truyền cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,14).
Kitô giáo vừa là đạo mới vừa là đạo cũ. Cũ là vì đạo đã có từ thời tổ phụ Abraham. Mới là vì Đức Kitô đến đổi mới lại đạo cũ. Đấng Cứu Thế đến thiết lập một giao ước mới không phải phê chuẩn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính máu của Ngài đổ ra trên thập giá.
II. MỘT GIỚI RĂN MỚI
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Thầy ban cho các con một điều răn mới” thì thực sự, đó không phải là điều răn mới theo nghĩa Đức Giêsu là người đầu tiên ban bố. Dân Chúa trong Cựu ước đã nghe biết về giới răn yêu thương. Và giới răn yêu thương đã được viết trong sách Lêvi :”Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình”(Lv 19,18). Vậy tại sao Đức Giêsu lại gọi giới răn yêu thương là giới răn mới ?
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy điểm mới mẻ mà Đức Giêsu muốn nói không nằm ở chữ “yêu”, vì Ngài đã từng nói:”Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6), nhưng cái mới ở đây nằm ở chữ “như”, Đức Giêsu nói:”NHƯ Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Yêu như Đức Giêsu đã yêu là một thứ tình yêu vô vị lợi, không đòi đáp trả như một thứ đổi chác : Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tình yêu rộng mở cho hết mọi người, kể cả kẻ thù, như cảm nghiệm của thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Rôma:”Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân”(Rm 5.8b). Đức Kitô đã chết cho chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân, nghĩa là ngay lúc chúng ta ở trong tình trạng thù địch với Thiên Chúa. Yêu như Đức Giêsu đã yêu còn là một tình yêu dám hy sinh tính mạng vì người yêu, chịu chết trên cây thập giá vì tội lỗi nhân loại.
Trở lại với bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng trước khi ban cho các môn đệ giới răn mới này, thì trước đó, ngay trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể để lại chính Mình và Máu Ngài làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Kế đó, Ngài lại còn dùng chính Máu của mình để lập nên một giao ước mới thanh tẩy tội lỗi chúng ta. Mặc dù là thân vô tội, nhưng vì yêu thương chúng ta, Đức Giêsu đã chấp nhận trở nên con Chiên hiền lành bị đem đi sát tế vì tất cả tội lỗi chúng ta (x. Ga 1,29).
Tắt một lời, cái mới trong giới răn yêu thương của Đức Giêsu không nằm ở nguyên một chữ “yêu”, nhưng nằm ở chữ “như”. Yêu như Ngài đã yêu chúng ta, đó là một tình yêu dành cho hết mọi người, hoàn toàn vị tha, luôn hướng về người mình yêu, một tình yêu không tính toán hơn thiệt, tình yêu chỉ có cho đi mà không hề đòi đáp trả, một tình yêu không có giới hạn.
III. SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ
1. Thư Mục vụ của HĐGMVN năm 2006
Thư mục vụ năm 2006 chọn chủ đề “Sống đạo hôm nay” để mời gọi mọi người sống niềm tin bằng những hành động cụ thể, như thánh Giacôbê viết:”Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết”(Gc 2,17). Quả thực, đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta.
Chúng ta có thể nói được ý chính của bức thư mục vụ này được tóm gọn trong công thức “Yêu thương và phục vụ”. Thư mục vụ nói :”Con người mới theo gương Chúa Giêsu phải là con người “dấn thân phục vụ”. Nếu việc phục vụ tha nhân có thể giúp cho người khác nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Kitô hữu, thì chính việc phục vụ đó cũng có thể giúp Kitô hữu cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét hơn…
Như thế, dấn thân phục vụ con người là đòi hỏi tất yếu của đức tin Kitô giáo. Đời sống đạo luôn luôn phải được đặt trên nền tảng bác ái yêu thương, vì đây là điều răn quí trọng nhất (x. Mt 22,37-39) và là dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định chúng ta thuộc về Chúa Giêsu:”Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35) (Trích thư Mục vụ số 6).
2. Sống và yêu thương
Yêu thương vẫn là lẽ sống của con người. Ai mà không biết yêu thương ? Nếu một người chẳng muốn yêu ai, và cũng không muốn ai yêu mình thì có thể kể như không phải là con người nữa. Nói thế chắc không quá đáng ? Ta hãy xem từ một kỳ công cho đến một công việc bình thường thôi, có ai lại không làm do động lực yêu thương ? Dù là vị kỷ, chỉ yêu chính mình đi nữa – chứ nếu tuyệt nhiên không yêu thương đến cả bản thân mình – thì hầu chắc là trạng thái của người tâm thần mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, theo nguyên tắc thì ai cũng phải yêu, nhưng chúng ta thấy người ta có thể ở một trong ba trạng thái này :
a) Không yêu thương và không được yêu thương, điều này xem ra giống hỏa ngục trần gian.
b) Yêu thương nhưng không được yêu thương đáp lại, nhưng vẫn tốt hơn tình trạng trên.
c) Yêu thương và được yêu thương – đây là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã vui hưởng:”Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy, cũng thế Thầy đã yêu mến anh em”.
3. Yêu bằng tình yêu nào ?
Ngày nay người ta nói nhiều đến tình yêu, nghiên cứu tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nào ? Eros hay Agapè ? Tình yêu bản thân hay tình yêu kẻ khác ? Theo từ ngữ Hy lạp ta thấy hai từ Eros và Agapè diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau :
a) EROS : là thứ tình yêu vị kỷ, chỉ biết thu vào, tìm mình trong người khác. Đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
Viết về kinh nghiệm của mình ở Auschwitz, Elie Wiesel nói rằng người Đức đã nỗ lực làm cho các tù nhân quên hết người thân và bạn bè mà chỉ nghĩ đến mình và chỉ nhắm đến các nhu cầu của mình hoặc họ phải chết. Điều đó khiến họ nói đến các nhu cầu ấy cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra. Những người nào chỉ sống cho mình, ít có cơ may sống sót, trong khi người nào sống cho người thân, bạn hữu, anh em, một lý tưởng đã có cơ may tốt hơn để sống còn. Người ta sống nhờ những gì người ta cho đi (McCarthy).
Truyện : Chàng Narcisse cô đơn.
Huyền thoại kể rằng Narcisse là một vị thần rất đẹp trai. Nàng tiên Echo (Tiếng Vọng) yêu chàng nhưng bị chàng cự tuyệt, đã biến thành tượng đá. Một hôm Narcisse đi lang thang, tình cờ đến bên bờ một giếng nước, chàng nhìn thấy bóng mình trong lòng giếng và đâm ra ngây ngất say mê. Chàng cố sức nắm bắt cái bóng của mình, nhưng không cách gì bắt được, nên sinh ra buồn bã và chết, biến thành bông hoa thủy tiên bên bờ giếng.
Mỗi người chúng ta ít nhiều đều là anh chàng Narcisse đáng buồn ấy, bởi vì ai cũng yêu mình thái quá, ai cũng khoe rằng mình hay, mình giỏi, mình đẹp… Và ai cũng muốn mình là trung tâm vũ trụ, người khác sinh ra là để phục vụ mình, để cuối cùng nằm chết bên bờ giếng hư vô, chả biết có hóa thành hoa thủy tiên không.
b) AGAPE : là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết tìm hạnh phúc cho người khác. Đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác.
Tính ích kỷ làm cho chúng ta khép kín tâm hồn, nó hạn chế chúng ta. Nó dựng nên các rào cản, cả những bức tường giữa chúng ta và những người khác. Điều giải phóng chúng ta khỏi sự giam hãm ấy là mỗi tình cảm sâu sắc, quan trọng đối với những người khác. Trở nên bạn hữu, anh em và chị em, người yêu là những người sẽ mở cửa nhà tù. Tình yêu thương giải phóng chúng ta khỏi tù ngục các tính ích kỷ.
Truyện : Trở nên người cùi.
Trong y học, người ta không nhớ những thầy thuốc làm giầu do nghề nghiệp, nhưng nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống để chữa lành những đau đớn của con người.
Tại một hội nghị chuyên đề về bệnh cùi được tổ chức tại Cairô, thủ đô Ai cập, có một y sĩ trẻ người thành Alexandria được người ta để ý, anh chăm chú nghe các bài thuyết trình của các chuyên gia, nhưng có một điều lạ là anh ngồi tách rời với đám đông, trong một góc nhỏ. Không ai biết anh dùng bữa ở đâu. Anh cũng không giao thiệp với bất cứ thành viên nào trong hội nghị. Vào phiên họp cuối cùng anh lên tiếng. Khi anh tóm kết bài tham luận, một sự im lặng như chết bao trùm cả phòng họp : nhiều người bật tiếng khóc. Anh nói gì ? Anh tuyên bố rằng anh đã tự nguyện để mình nhiễm bệnh cùi để có thể tự anh quan sát diễn biến của cái bệnh kinh khủng này. Anh cho thấy những vết trắng và nâu ở cánh tay anh, một triệu chứng không thể chối cãi của sự nhiễm trùng, và rồi anh mô tả tất cả những gì anh đã cảm thấy, cùng hiệu quả của tất cả các thuốc anh đã dùng. Anh biết rằng anh không thể tránh được cái chết từ từ và đau đớn, nhưng anh sẵn sàng chịu đựng tất cả để góp phần vào sự tiến bộ của khoa học, hầu đẩy lui những hiểm nguy cho các người mắc bệnh.
Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh không thuộc về những người sống sót mà thuộc về những người đã bỏ thây nơi chiến trường. Bài học đơn giản của lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Nhân loại quên đi những người thành công nhưng chẳng bao giờ quên ơn những người dám hy sinh. Họ bước đi trong các vết chân của Đức Kitô.
Yêu thương có đặc tính là trao ban, là cho đi, trao tặng ngay cả đến bản thân. Chính lúc cho đi mạng sống mình trên thập giá, tình yêu của Đức Giêsu mới thực sự lên ngôi, tình yêu ấy mới bắt đầu chiếm hữu tâm hồn nhân loại. Nói khác đi, yêu thương chính là hy sinh chia sẻ bất cứ điều gì mình có – Thế nên trong tình yêu thương chân thành thì chuyện hy sinh là tất nhiên (như trong nước thì tất nhiên phải có oxy và dydrô vậy), chứ nếu ngại ngùng, sợ phiền hà… thì chưa kể là Tình Yêu thương đích thực.
Truyện : Tôi đã cho đi tình yêu của mình.
Một buổi tối nọ, trước khi ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Broadway, Mary Martin lên sân khấu trình bầy vở nhạc kịch lừng danh South Pacific (vở nhạc kịch này đoạt giải hay nhất năm 1950). Người ta đưa cho Mary Martin một mảnh giấy của Oscar Hammerstein, tác giả của vở kịch này, hiện đang nằm trên giường bệnh, sắp chết. Không biết trong mảnh giấy viết gì, chỉ biết rằng sau buổi trình diễn hôm đó, người ta ùn ùn chạy ra hậu trường, khóc lóc, nói rằng :”Mary, điều gì đã xẩy ra với cô tối nay vậy ? Chúng tôi chưa bao giờ thấy cô diễn xuất như vậy cả”. Vừa chớp mắt đôi mắt ướt đẵm, Mary đọc bức thư ngắn ngủi của Oscar Hammerstein, nội dung như sau :
“Mary mến, một cái chuông không phải là chuông cho đến khi cô rung nó. Một bản nhạc không phải là bản nhạc cho đến khi cô hát nó. Tình yêu trong trái tim của cô đừng để nó nằm yên tại đó. Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi cô cho đi”
Rồi cô ta nói :”Tối nay, tôi đã cho đi tình yêu của mình”(Internet).
Hôm nay Chúa dạy chúng ta một bài học cụ thể, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, đó là một thách đố triền miên : phải thực hiện sự cho đi của mình, phải thể hiện một cách rõ ràng bằng hành động, phải làm cho thiên hạ thấy được sự yêu thương nhau trong cư xử, của những người anh em trong một thân thể duy nhất là Hội thánh, trước khi lan tỏa đến những người ngoài Giáo hội.
4. Sống với nền văn minh Tình thương.
Trong những năm gần đây, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thường đề cập đến một nền văn minh tình thương. Thực vậy, con người chỉ được coi là văn minh khi biết bước ra khỏi sự man rợ của thú tính, khi biết sống yêu thương và nhìn nhận kẻ khác cũng là người như mình, bất chấp những khác biệt về chủng tộc, mầu da, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Xây dựng một nền văn minh dựa trên tình thương, đó là bổn phận cấp bách của người Kitô hữu hôm nay. Và đó cũng là ý muốn của Chúa Giêsu khi Ngài nói với chúng ta :”Thầy ban cho chúng con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau” .
Nếu không có tình yêu thương, người ta sẽ là gì ? Những người không muốn yêu thương đều có đời sống nghèo nàn. Nhưng những người sống yêu thương có một đời sống phong phú và hiệu quả. William Blake nói :”Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Giải thoát khỏi tính ích kỷ và có khả năng yêu thương người khác – đó là ý nghĩa của đời sống của chúng ta và của mọi người.
Khi kết thúc cuộc đời, nhìn lại, người ta chẳng thấy có gì quí giá cho bằng Tinh Thương yêu. Con người chỉ thấy được hạnh phúc khi mình biết yêu và được yêu. Đây là một chứng từ : Một bác sĩ, được ưu tiên chia sẻ những giây phút thâm sâu nhất của cuộc đời, nói rằng : con người đối diện với cái chết không còn nghĩ gì về mức độ họ đã thu được, hoặc họ nắm giữ những địa vị nào, hoặc đã tích trữ được bao nhiêu của cải. Vào lúc cuối cùng, điều thực sự quan trọng là bạn đã yêu thương ai và ai đã yêu thương bạn (McCarthy).
Yêu thương anh em là sống tinh túy của Đạo. Có thể rằng trong vài đạo giáo có sự đọc kinh nhiều hơn đạo ta, như Hồi giáo với 5 lần kinh nguyện trong ngày hướng về La Mecca. Có thể có đạo giáo với sự hãm mình phạt xác, diệt dục nhiều hơn ta như Ấn độ giáo. Nhưng cái đặc điểm Đạo thánh ta phải là Tình yêu “nhờ dấu ấy, người ta mới biết chúng con là môn đệ Thầy”. Giáo hữu tiên khởi đã hiểu và đã thực thi bác ái đến độ mọi người chung quanh đều kêu lên :”Kìa xem họ thương yêu nhau” .
Nhìn vào dòng lịch sử, chúng ta thấy yêu thương nhau là một nét tiêu biểu của các tín hữu buổi sơ khai. Sách Công vụ Tông đồ cho thấy : họ coi mọi sự như là của chung. Họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới đền thờ cầu nguyện và bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của ăn nuôi thân. Ông Tertullianô đã ghi nhận về cộng đoàn các Kitô hữu thời sơ khai như sau :”Dân chúng nhìn họ, tức các Kitô hữu, và nói về họ rằng : Hãy xem họ yêu thương nhau biết bao và sẵn sàng hiến mạng cho nhau chừng nào. Những người ở ngoài gọi họ là Kitô hữu, nhưng họ vẫn gọi nhau là anh em”. Đó là cộng đoàn Kitô sơ khai ở Giêrusalem.
Thánh Giêrônimô có kể lại câu chuyện về thánh Gioan tông đồ. Lúc vị Tông đồ đã về già, ngài vẫn không ngừng nhắc nhở các Kitô hữu trong cộng đoàn là hãy yêu thương nhau. Người ta phát chán vì thấy Ngài cứ nói mãi điều ấy, nên mới hỏi lý do. Ngài trả lời :”Bởi vì đó là điều răn của Chúa, chỉ cần giữ điều răn này là đủ”.
Điều duy nhất và cần thiết mà chúng ta phải làm trong ngày hôm nay đó là khám phá lại năng lực của tình yêu, loại tình yêu mà Đức Giêsu đã truyền giảng. Tình yêu ấy nâng con người lên một thế giới cao hơn, mang lại cho họ niềm hy vọng mới.
Một người Ấn giáo đã nêu thắc mắc nho nhỏ sau đây với một thừa sai Kitô giáo:”Nếu Kitô hữu các ngài sống đúng như lời Kinh thánh của các ngài dạy (nghĩa là biết yêu thương như lời Kinh thánh dạy) thì chỉ trong vòng 5 năm thôi, các ngài sẽ chinh phục được cả Ấn độ”.
Thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay :”Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy ở điểm này : là các con có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35), chúng ta hãy đem tình yêu vào trong cuộc sống, chính tình yêu sẽ làm cho mọi công việc của chúng ta, tuy tầm thường, nhưng sẽ lóe sáng trước mặt thiên hạ để người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa qua con người của chúng ta.
Truyện : Viên ngọc lóe sáng.
Có hai người bạn đi vào tham quan bên trong một tiệm bán đồ nữ trang. Khi đã chiêm ngắm nhiều viên đá quí, họ để ý và lấy làm lạ là có một viên ngọc sần sùi, không óng ánh bóng loáng như những viên ngọc khác. Vì thế, một người bạn lên tiếng bình phẩm:”Nếu viên đá này không có vẻ gì quí giá cả, tại làm sao người ta lại trưng bầy nó ở đây”? Nghe vậy, người chủ tiệm kim hoàn bèn cầm lấy viên ngọc và nắm chặt trong lòng bàn tay mình. Một lát sau viên đá mờ đục không bóng loáng đó trở nên lấp lánh muôn mầu sắc hết sức kỳ diệu. Thấy lạ, một người bạn hỏi ông chủ tiệm :”Làm sao mà kỳ lạ vậy”? Người chủ trả lời :”Đây là viên ngọc mắt mèo, được mệnh danh là viên đá thiện cảm, nghĩa là nó cần có đụng chạm với hơi nóng ấm của bàn tay, tức khắc nó sẽ phát ra những tia sáng óng ánh muôn mầu sắc là thế” (Quê Ngọc).
GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
A. DẪN NHẬP
Yêu thương ! Đây là một đề tài rất quen thuộc và rất phổ biến đối với thời đại chúng ta. Người ta hay thảo luận, quảng cáo, ca ngợi tình yêu dưới nhiều hình thức như tiểu thuyết, phim ảnh, truyền hình, báo chí… Nhưng thứ tình yêu mà người ta bàn đến là thứ tình yêu nào ? Thật là hàm hồ không thể xác định được.
Tình yêu thương mà chúng ta bàn đến hôm nay là thứ tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, một thứ tình yêu cao quí giúp cho con người vươn tới Thiên Chúa là tình yêu (x.1Ga 4,8). Tình yêu này là cốt lõi trong Đạo và đã trở thành giới luật :”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi… Ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình”(Mt 22,37-39). Giới luật này đã được ghi trong sách Thứ luật và sách Lêvi…
Nếu giới răn yêu người đã có sẵn trong sách Lêvi, tại sao hôm nay Đức Giêsu lại còn đưa ra một giới răn mới về giới luật yêu thương :”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,34) ?
Sở dĩ giới răn Đức Giêsu đưa ra được gọi là mới vì nội dung của nó phong phú hơn, và nó đã được đổi mới. Nó phong phú không tại chữ “yêu” mà tại chữ “như”. Như vậy là Ngài có ý nói : chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương. Ngài đã làm thế nào chúng ta phải làm như vậy.
Hãy sống với nền văn minh tình thương mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói tới. Giới răn yêu thương của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện. Thực ra, Đức Giêsu đã làm gương, đã thực hiện trước, chúng ta chỉ việc dấn bước theo gương Ngài. Đây là một việc khả thi, không vượt quá sức chúng ta. Với sự trợ lực của Chúa cùng với sự cố gắng của chúng ta, chúng ta sẽ thực hiện được, và qua đó, người ta sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài (x. Ga 13,35).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 14,20-26
Bài đọc này chấm dứt hành trình truyền giáo đầu tiên của thánh Phaolô và Barnabê. Trước khi ra đi, hai vị Tông đồ củng cố các giáo đoàn mới thành lập, khuyên nhủ họ giữ vững lòng tin trong cơn thử thách gian nan, nếu muốn cho Nước Chúa được mở rộng.
Sau khi cắt đặt các chức việc phụ trách các cộng đoàn, hai vị trở về cộng đoàn đã sai mình đi, báo cáo thành quả của việc rao giảng.
+ Bài đọc 2 : Kh 21,1-5
Đây là thị kiến cuối cùng của thánh Gioan. Bài này mở ra một thế giới mới và một trật tự mới các sự việc do Đức Giêsu bắt đầu.
Điểm tới mà Thiên Chúa muốn đưa nhân loại về là “trời mới đất mới”, như bài Khải huyền trình bầy một cách thần bí : đó là được sống mãi mãi với Thiên Chúa, trong niềm vui hạnh phúc vững bền. Chính niềm tin này nâng đỡ khích lệ các tín hữu, đặc biệt các nhà truyền giáo, trung kiên trong sứ mạng.
+ Bài Tin mừng : Ga 13,31-33a.34-35
Lời từ biệt của Đức Giêsu được diễn ra trong phòng tiệc ly, sau khi Giuđa đã ra đi vào đêm tối. Lời từ biệt nhắc tới giờ Ngài bị treo trên thập giá. Đức Giêsu cho biết, bằng cuộc tử nạn, Ngài làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha, và ngược lại, Thiên Chúa Cha lại tôn vinh Ngài.
Ngài sẽ ra đi, và trong lúc chờ đợi Ngài trở lại, họ còn có anh em đồng loại để yêu thương, họ phải sống theo một giới răn mới. Giới răn yêu thương – và tiêu chuẩn của giới răn này là “Như Thầy đã yêu thương các con”. Thế gian sẽ biết rằng các Tông đồ là môn đệ của Đức Kitô bởi lòng trung tín của họ đối với giới răn này.
B. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Các con hãy yêu thương nhau
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Trong Cựu ước
Phải chăng tình yêu đích thực phải bắt nguồn từ Thiên Chúa (1Ga 4,7) ? Sách Khởi nguyên cho ta thấy nguồn gốc của tình yêu đích thực. Nguồn gốc ấy chính là Thiên Chúa, Đấng luôn sáng tạo và giải phóng để mọi vật hiện hữu theo kế hoạch yêu thương của Ngài. Từ ban đầu, Ngài đã dựng nên ánh sáng, mặt trăng giữa hoàn vũ, trong đó có trái đất với mọi thứ cây cỏ và súc vật. Những thứ ấy đều tốt nhưng Thiên Chúa không thể yêu thương chúng, vì yêu thương đòi phải có đáp trả. Vậy cuối cùng Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài… Ngài ban cho họ có tình yêu, có tự do. Đó là món quà quí giá Ngài ban cho con người.
Khi Thiên Chúa chọn Israel làm dân riêng của Ngài, Ngài đã ký kết với họ một giao ước qua trung gian ông Maisen, theo đó, họ phải tin theo, yêu mến , trung thành với Ngài, với lề luật của Ngài. Trong lề luật đó, ta thấy có hai khoản luật căn bản và quan trọng nhất, đó là :”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu mến tha nhân như chính mình””(Mt 22,37-39 ; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28).
2. Trong Tân ước
Đọc đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta liên tưởng đến lời cụ Phan bội Châu viết trong “Lưu cầu huyết lệ tân thư” rằng :”Con chim sắp chết hót tiếng bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết”.
Sau khi Giuđa ra đi vào đêm tối, chỉ còn lại Đức Giêsu và mười một môn đệ, trong bầu khí yêu thương và nhuốm mầu bi ai, Ngài đã nói những lời tâm huyết trối lại cho các ông những lời cuối cùng:”Thầy truyền cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13,14).
Kitô giáo vừa là đạo mới vừa là đạo cũ. Cũ là vì đạo đã có từ thời tổ phụ Abraham. Mới là vì Đức Kitô đến đổi mới lại đạo cũ. Đấng Cứu Thế đến thiết lập một giao ước mới không phải phê chuẩn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính máu của Ngài đổ ra trên thập giá.
II. MỘT GIỚI RĂN MỚI
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Thầy ban cho các con một điều răn mới” thì thực sự, đó không phải là điều răn mới theo nghĩa Đức Giêsu là người đầu tiên ban bố. Dân Chúa trong Cựu ước đã nghe biết về giới răn yêu thương. Và giới răn yêu thương đã được viết trong sách Lêvi :”Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình”(Lv 19,18). Vậy tại sao Đức Giêsu lại gọi giới răn yêu thương là giới răn mới ?
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy điểm mới mẻ mà Đức Giêsu muốn nói không nằm ở chữ “yêu”, vì Ngài đã từng nói:”Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6), nhưng cái mới ở đây nằm ở chữ “như”, Đức Giêsu nói:”NHƯ Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Yêu như Đức Giêsu đã yêu là một thứ tình yêu vô vị lợi, không đòi đáp trả như một thứ đổi chác : Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tình yêu rộng mở cho hết mọi người, kể cả kẻ thù, như cảm nghiệm của thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Rôma:”Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân”(Rm 5.8b). Đức Kitô đã chết cho chúng ta ngay lúc chúng ta còn là tội nhân, nghĩa là ngay lúc chúng ta ở trong tình trạng thù địch với Thiên Chúa. Yêu như Đức Giêsu đã yêu còn là một tình yêu dám hy sinh tính mạng vì người yêu, chịu chết trên cây thập giá vì tội lỗi nhân loại.
Trở lại với bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng trước khi ban cho các môn đệ giới răn mới này, thì trước đó, ngay trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Đức Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể để lại chính Mình và Máu Ngài làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Kế đó, Ngài lại còn dùng chính Máu của mình để lập nên một giao ước mới thanh tẩy tội lỗi chúng ta. Mặc dù là thân vô tội, nhưng vì yêu thương chúng ta, Đức Giêsu đã chấp nhận trở nên con Chiên hiền lành bị đem đi sát tế vì tất cả tội lỗi chúng ta (x. Ga 1,29).
Tắt một lời, cái mới trong giới răn yêu thương của Đức Giêsu không nằm ở nguyên một chữ “yêu”, nhưng nằm ở chữ “như”. Yêu như Ngài đã yêu chúng ta, đó là một tình yêu dành cho hết mọi người, hoàn toàn vị tha, luôn hướng về người mình yêu, một tình yêu không tính toán hơn thiệt, tình yêu chỉ có cho đi mà không hề đòi đáp trả, một tình yêu không có giới hạn.
III. SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ
1. Thư Mục vụ của HĐGMVN năm 2006
Thư mục vụ năm 2006 chọn chủ đề “Sống đạo hôm nay” để mời gọi mọi người sống niềm tin bằng những hành động cụ thể, như thánh Giacôbê viết:”Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết”(Gc 2,17). Quả thực, đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta.
Chúng ta có thể nói được ý chính của bức thư mục vụ này được tóm gọn trong công thức “Yêu thương và phục vụ”. Thư mục vụ nói :”Con người mới theo gương Chúa Giêsu phải là con người “dấn thân phục vụ”. Nếu việc phục vụ tha nhân có thể giúp cho người khác nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Kitô hữu, thì chính việc phục vụ đó cũng có thể giúp Kitô hữu cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa cách rõ nét hơn…
Như thế, dấn thân phục vụ con người là đòi hỏi tất yếu của đức tin Kitô giáo. Đời sống đạo luôn luôn phải được đặt trên nền tảng bác ái yêu thương, vì đây là điều răn quí trọng nhất (x. Mt 22,37-39) và là dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định chúng ta thuộc về Chúa Giêsu:”Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35) (Trích thư Mục vụ số 6).
2. Sống và yêu thương
Yêu thương vẫn là lẽ sống của con người. Ai mà không biết yêu thương ? Nếu một người chẳng muốn yêu ai, và cũng không muốn ai yêu mình thì có thể kể như không phải là con người nữa. Nói thế chắc không quá đáng ? Ta hãy xem từ một kỳ công cho đến một công việc bình thường thôi, có ai lại không làm do động lực yêu thương ? Dù là vị kỷ, chỉ yêu chính mình đi nữa – chứ nếu tuyệt nhiên không yêu thương đến cả bản thân mình – thì hầu chắc là trạng thái của người tâm thần mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, theo nguyên tắc thì ai cũng phải yêu, nhưng chúng ta thấy người ta có thể ở một trong ba trạng thái này :
a) Không yêu thương và không được yêu thương, điều này xem ra giống hỏa ngục trần gian.
b) Yêu thương nhưng không được yêu thương đáp lại, nhưng vẫn tốt hơn tình trạng trên.
c) Yêu thương và được yêu thương – đây là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã vui hưởng:”Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy, cũng thế Thầy đã yêu mến anh em”.
3. Yêu bằng tình yêu nào ?
Ngày nay người ta nói nhiều đến tình yêu, nghiên cứu tình yêu, ca ngợi tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nào ? Eros hay Agapè ? Tình yêu bản thân hay tình yêu kẻ khác ? Theo từ ngữ Hy lạp ta thấy hai từ Eros và Agapè diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau :
a) EROS : là thứ tình yêu vị kỷ, chỉ biết thu vào, tìm mình trong người khác. Đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
Viết về kinh nghiệm của mình ở Auschwitz, Elie Wiesel nói rằng người Đức đã nỗ lực làm cho các tù nhân quên hết người thân và bạn bè mà chỉ nghĩ đến mình và chỉ nhắm đến các nhu cầu của mình hoặc họ phải chết. Điều đó khiến họ nói đến các nhu cầu ấy cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều ngược lại đã xẩy ra. Những người nào chỉ sống cho mình, ít có cơ may sống sót, trong khi người nào sống cho người thân, bạn hữu, anh em, một lý tưởng đã có cơ may tốt hơn để sống còn. Người ta sống nhờ những gì người ta cho đi (McCarthy).
Truyện : Chàng Narcisse cô đơn.
Huyền thoại kể rằng Narcisse là một vị thần rất đẹp trai. Nàng tiên Echo (Tiếng Vọng) yêu chàng nhưng bị chàng cự tuyệt, đã biến thành tượng đá. Một hôm Narcisse đi lang thang, tình cờ đến bên bờ một giếng nước, chàng nhìn thấy bóng mình trong lòng giếng và đâm ra ngây ngất say mê. Chàng cố sức nắm bắt cái bóng của mình, nhưng không cách gì bắt được, nên sinh ra buồn bã và chết, biến thành bông hoa thủy tiên bên bờ giếng.
Mỗi người chúng ta ít nhiều đều là anh chàng Narcisse đáng buồn ấy, bởi vì ai cũng yêu mình thái quá, ai cũng khoe rằng mình hay, mình giỏi, mình đẹp… Và ai cũng muốn mình là trung tâm vũ trụ, người khác sinh ra là để phục vụ mình, để cuối cùng nằm chết bên bờ giếng hư vô, chả biết có hóa thành hoa thủy tiên không.
b) AGAPE : là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết tìm hạnh phúc cho người khác. Đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác.
Tính ích kỷ làm cho chúng ta khép kín tâm hồn, nó hạn chế chúng ta. Nó dựng nên các rào cản, cả những bức tường giữa chúng ta và những người khác. Điều giải phóng chúng ta khỏi sự giam hãm ấy là mỗi tình cảm sâu sắc, quan trọng đối với những người khác. Trở nên bạn hữu, anh em và chị em, người yêu là những người sẽ mở cửa nhà tù. Tình yêu thương giải phóng chúng ta khỏi tù ngục các tính ích kỷ.
Truyện : Trở nên người cùi.
Trong y học, người ta không nhớ những thầy thuốc làm giầu do nghề nghiệp, nhưng nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống để chữa lành những đau đớn của con người.
Tại một hội nghị chuyên đề về bệnh cùi được tổ chức tại Cairô, thủ đô Ai cập, có một y sĩ trẻ người thành Alexandria được người ta để ý, anh chăm chú nghe các bài thuyết trình của các chuyên gia, nhưng có một điều lạ là anh ngồi tách rời với đám đông, trong một góc nhỏ. Không ai biết anh dùng bữa ở đâu. Anh cũng không giao thiệp với bất cứ thành viên nào trong hội nghị. Vào phiên họp cuối cùng anh lên tiếng. Khi anh tóm kết bài tham luận, một sự im lặng như chết bao trùm cả phòng họp : nhiều người bật tiếng khóc. Anh nói gì ? Anh tuyên bố rằng anh đã tự nguyện để mình nhiễm bệnh cùi để có thể tự anh quan sát diễn biến của cái bệnh kinh khủng này. Anh cho thấy những vết trắng và nâu ở cánh tay anh, một triệu chứng không thể chối cãi của sự nhiễm trùng, và rồi anh mô tả tất cả những gì anh đã cảm thấy, cùng hiệu quả của tất cả các thuốc anh đã dùng. Anh biết rằng anh không thể tránh được cái chết từ từ và đau đớn, nhưng anh sẵn sàng chịu đựng tất cả để góp phần vào sự tiến bộ của khoa học, hầu đẩy lui những hiểm nguy cho các người mắc bệnh.
Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh không thuộc về những người sống sót mà thuộc về những người đã bỏ thây nơi chiến trường. Bài học đơn giản của lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Nhân loại quên đi những người thành công nhưng chẳng bao giờ quên ơn những người dám hy sinh. Họ bước đi trong các vết chân của Đức Kitô.
Yêu thương có đặc tính là trao ban, là cho đi, trao tặng ngay cả đến bản thân. Chính lúc cho đi mạng sống mình trên thập giá, tình yêu của Đức Giêsu mới thực sự lên ngôi, tình yêu ấy mới bắt đầu chiếm hữu tâm hồn nhân loại. Nói khác đi, yêu thương chính là hy sinh chia sẻ bất cứ điều gì mình có – Thế nên trong tình yêu thương chân thành thì chuyện hy sinh là tất nhiên (như trong nước thì tất nhiên phải có oxy và dydrô vậy), chứ nếu ngại ngùng, sợ phiền hà… thì chưa kể là Tình Yêu thương đích thực.
Truyện : Tôi đã cho đi tình yêu của mình.
Một buổi tối nọ, trước khi ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Broadway, Mary Martin lên sân khấu trình bầy vở nhạc kịch lừng danh South Pacific (vở nhạc kịch này đoạt giải hay nhất năm 1950). Người ta đưa cho Mary Martin một mảnh giấy của Oscar Hammerstein, tác giả của vở kịch này, hiện đang nằm trên giường bệnh, sắp chết. Không biết trong mảnh giấy viết gì, chỉ biết rằng sau buổi trình diễn hôm đó, người ta ùn ùn chạy ra hậu trường, khóc lóc, nói rằng :”Mary, điều gì đã xẩy ra với cô tối nay vậy ? Chúng tôi chưa bao giờ thấy cô diễn xuất như vậy cả”. Vừa chớp mắt đôi mắt ướt đẵm, Mary đọc bức thư ngắn ngủi của Oscar Hammerstein, nội dung như sau :
“Mary mến, một cái chuông không phải là chuông cho đến khi cô rung nó. Một bản nhạc không phải là bản nhạc cho đến khi cô hát nó. Tình yêu trong trái tim của cô đừng để nó nằm yên tại đó. Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi cô cho đi”
Rồi cô ta nói :”Tối nay, tôi đã cho đi tình yêu của mình”(Internet).
Hôm nay Chúa dạy chúng ta một bài học cụ thể, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, đó là một thách đố triền miên : phải thực hiện sự cho đi của mình, phải thể hiện một cách rõ ràng bằng hành động, phải làm cho thiên hạ thấy được sự yêu thương nhau trong cư xử, của những người anh em trong một thân thể duy nhất là Hội thánh, trước khi lan tỏa đến những người ngoài Giáo hội.
4. Sống với nền văn minh Tình thương.
Trong những năm gần đây, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thường đề cập đến một nền văn minh tình thương. Thực vậy, con người chỉ được coi là văn minh khi biết bước ra khỏi sự man rợ của thú tính, khi biết sống yêu thương và nhìn nhận kẻ khác cũng là người như mình, bất chấp những khác biệt về chủng tộc, mầu da, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Xây dựng một nền văn minh dựa trên tình thương, đó là bổn phận cấp bách của người Kitô hữu hôm nay. Và đó cũng là ý muốn của Chúa Giêsu khi Ngài nói với chúng ta :”Thầy ban cho chúng con một điều răn mới, là các con hãy thương yêu nhau” .
Nếu không có tình yêu thương, người ta sẽ là gì ? Những người không muốn yêu thương đều có đời sống nghèo nàn. Nhưng những người sống yêu thương có một đời sống phong phú và hiệu quả. William Blake nói :”Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Giải thoát khỏi tính ích kỷ và có khả năng yêu thương người khác – đó là ý nghĩa của đời sống của chúng ta và của mọi người.
Khi kết thúc cuộc đời, nhìn lại, người ta chẳng thấy có gì quí giá cho bằng Tinh Thương yêu. Con người chỉ thấy được hạnh phúc khi mình biết yêu và được yêu. Đây là một chứng từ : Một bác sĩ, được ưu tiên chia sẻ những giây phút thâm sâu nhất của cuộc đời, nói rằng : con người đối diện với cái chết không còn nghĩ gì về mức độ họ đã thu được, hoặc họ nắm giữ những địa vị nào, hoặc đã tích trữ được bao nhiêu của cải. Vào lúc cuối cùng, điều thực sự quan trọng là bạn đã yêu thương ai và ai đã yêu thương bạn (McCarthy).
Yêu thương anh em là sống tinh túy của Đạo. Có thể rằng trong vài đạo giáo có sự đọc kinh nhiều hơn đạo ta, như Hồi giáo với 5 lần kinh nguyện trong ngày hướng về La Mecca. Có thể có đạo giáo với sự hãm mình phạt xác, diệt dục nhiều hơn ta như Ấn độ giáo. Nhưng cái đặc điểm Đạo thánh ta phải là Tình yêu “nhờ dấu ấy, người ta mới biết chúng con là môn đệ Thầy”. Giáo hữu tiên khởi đã hiểu và đã thực thi bác ái đến độ mọi người chung quanh đều kêu lên :”Kìa xem họ thương yêu nhau” .
Nhìn vào dòng lịch sử, chúng ta thấy yêu thương nhau là một nét tiêu biểu của các tín hữu buổi sơ khai. Sách Công vụ Tông đồ cho thấy : họ coi mọi sự như là của chung. Họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới đền thờ cầu nguyện và bẻ bánh, cùng nhau chia sẻ của ăn nuôi thân. Ông Tertullianô đã ghi nhận về cộng đoàn các Kitô hữu thời sơ khai như sau :”Dân chúng nhìn họ, tức các Kitô hữu, và nói về họ rằng : Hãy xem họ yêu thương nhau biết bao và sẵn sàng hiến mạng cho nhau chừng nào. Những người ở ngoài gọi họ là Kitô hữu, nhưng họ vẫn gọi nhau là anh em”. Đó là cộng đoàn Kitô sơ khai ở Giêrusalem.
Thánh Giêrônimô có kể lại câu chuyện về thánh Gioan tông đồ. Lúc vị Tông đồ đã về già, ngài vẫn không ngừng nhắc nhở các Kitô hữu trong cộng đoàn là hãy yêu thương nhau. Người ta phát chán vì thấy Ngài cứ nói mãi điều ấy, nên mới hỏi lý do. Ngài trả lời :”Bởi vì đó là điều răn của Chúa, chỉ cần giữ điều răn này là đủ”.
Điều duy nhất và cần thiết mà chúng ta phải làm trong ngày hôm nay đó là khám phá lại năng lực của tình yêu, loại tình yêu mà Đức Giêsu đã truyền giảng. Tình yêu ấy nâng con người lên một thế giới cao hơn, mang lại cho họ niềm hy vọng mới.
Một người Ấn giáo đã nêu thắc mắc nho nhỏ sau đây với một thừa sai Kitô giáo:”Nếu Kitô hữu các ngài sống đúng như lời Kinh thánh của các ngài dạy (nghĩa là biết yêu thương như lời Kinh thánh dạy) thì chỉ trong vòng 5 năm thôi, các ngài sẽ chinh phục được cả Ấn độ”.
Thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay :”Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy ở điểm này : là các con có lòng yêu thương nhau”(Ga 13,35), chúng ta hãy đem tình yêu vào trong cuộc sống, chính tình yêu sẽ làm cho mọi công việc của chúng ta, tuy tầm thường, nhưng sẽ lóe sáng trước mặt thiên hạ để người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa qua con người của chúng ta.
Truyện : Viên ngọc lóe sáng.
Có hai người bạn đi vào tham quan bên trong một tiệm bán đồ nữ trang. Khi đã chiêm ngắm nhiều viên đá quí, họ để ý và lấy làm lạ là có một viên ngọc sần sùi, không óng ánh bóng loáng như những viên ngọc khác. Vì thế, một người bạn lên tiếng bình phẩm:”Nếu viên đá này không có vẻ gì quí giá cả, tại làm sao người ta lại trưng bầy nó ở đây”? Nghe vậy, người chủ tiệm kim hoàn bèn cầm lấy viên ngọc và nắm chặt trong lòng bàn tay mình. Một lát sau viên đá mờ đục không bóng loáng đó trở nên lấp lánh muôn mầu sắc hết sức kỳ diệu. Thấy lạ, một người bạn hỏi ông chủ tiệm :”Làm sao mà kỳ lạ vậy”? Người chủ trả lời :”Đây là viên ngọc mắt mèo, được mệnh danh là viên đá thiện cảm, nghĩa là nó cần có đụng chạm với hơi nóng ấm của bàn tay, tức khắc nó sẽ phát ra những tia sáng óng ánh muôn mầu sắc là thế” (Quê Ngọc).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô: “Muốn giải quyết những vấn đề thường ngày, hãy nhìn thẳng vào thực tại của vấn đề!”
Pt Huỳnh Mai Trác
06:51 24/04/2013
Trong thánh lễ ngày 13 tháng 4, ĐTC Phanxicô nói:” Muốn giải quyết những khó khăn hàng ngày thì phải nhìn thẳng vào thực tại của vấn đề, luôn sẵng sàng như người thủ thành (“giữ gôn”) trong đội bóng đá, phải chận đứng trái bóng bất kỳ từ hướng nào đến.”
“Và như vậy là đừng bao giờ sợ hãi hoặc than phiền, bởi vì Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh chúng ta dù là những lúc rất khó khăn”
Các thánh tông đồ bàn bạc với nhau và đã đưa ra một giải pháp cách mạng bởi vì các ngài nói: “Chúng ta là những tông đồ, những người được Chúa Giêsu chọn”.Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Và các ngài nhận thấy công việc đầu tiên của các ngài là cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa.” Và để có người trợ giúp trong công việc hằng ngày’ giúp đỡ những quá phụ, chúng ta cần thành lập những phó tế.”
Một quyết định rất nguy hiểm lúc bây giờ. Nhưng Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy làm công việc đó. Họ đã thực hành. Họ đã quyết định chọn các phó tế. Các ngài đã không nói: Hãy kiên nhẩn, chờ xem đến ngày mai.” Không, không các ngài đã quyết định và kết quả rất là tốt đẹp.” Và Lời Chúa đã được loan truyền nhanh chóng và các môn đệ của Chúa đã tăng nhanh chóng ở Giêrusalem.” Thật là tốt đẹp. Là khi có những vấn đề, thì cần phải đương đầu ngay và Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta giải quyết.”
Như vậy chúng ta đừng sợ hãi những khó khăn; chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: Ta đây đừng sợ, chính Ta đây! Với những khó khăn trong đời sống, những vấn đề, và những thử thách mới chúng ta phải đương đầu: Chúa luôn hiện diện. Chúng ta có thể lầm lẩn, nhưng Chúa mãi ở bên chúng ta và nói: “Con đã nhầm lẩn, hãy trở lại bước đi cho đúng đường.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng bằng cách cầu xin với Chúa ban cho ân sủng là đừng sợ hãi, đừng lừa dối cuộc sống” mà chấp nhận đời sống thực tại như đang xẩy ra và tìm biện pháp giải quyết như các thánh tông đồ đã thực hành. Và hãy đến với Chúa Giêsu vì ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, trong những lúc tối tăm nhất của đời sống.”
Giữa những người tham dự thánh lễ có ông Domenico Giani, giám đốc cơ quan an ninh và gia đình của ông, cùng tất cả những cảnh sát và lính cứu hỏa, cùng mẹ của Đức Cha Alfred Xuereb và nhiều nhân viên khác thuộc ban giúp đỡ người khuyến tật ở Vatican.(tin Osservatore Romano).
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các Kitô hữu hãy quảng đại về các tài năng Chúa ban
Bùi Hữu Thư
19:27 24/04/2013
2013-04-24 Vatican Radio
Ngày hôm nay, thứ tứ
, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy chờ đợi ngày Chúa Kitô lại đến với niềm tin tưởng vững mạnh và lòng hân hoan.
Nói với đám đông khách hành hương tụ tập trong quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về Kinh Tin Kính và suy niệm về ba Phúc Âm – ngài nói - giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm của Ngày Phán Xét Cuối Cùng và việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Cũng như lịch sử nhân loại khởi sự với việc tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa, thì cũng chấm dứt với việc Chúa Kitô trở lại và Ngày Phán Xét Cuối Cùng”.
Dụ ngôn Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn là dụ ngôn của các cô trinh nữ khôn và dại. Ngài nói: nhắc nhớ chúng ta là chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm linh để gặp Chúa Kitô khi Người lại đến; dụ ngôn các nén bạc, nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta là phải biết dùng các tài năng Chúa ban một cách khôn ngoan, khiến cho chúng sinh hoa kết quả, và ở đây ngài nói: “ Tôi muốn yêu cầu những người trẻ hiện diện ở đây, hãy quảng đại với các tài năng Chúa ban để giúp ích cho người khác, cho Giáo Hội và cho thế giới”; và cuối cùng, dụ ngôn của ngày cánh chung “nhắc nhớ chúng ta là, cuối cùng, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu chúng ta dành cho người khác, và nhất là những ai thiếu thốn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng qua các dụ ngôn này, Chúa Kitô dậy chúng ta hãy chờ đợi ngày Người trở lại, không với sự sợ hãi nhưng với niềm tin tưởng vững vàng, luôn luôn tìm kiếm các dấu chỉ của sự hiện diện của Người, và trung thành trong việc cầu nguyện và các công trinh bác ái, để cho khi Người tới, Chúa sẽ thấy chúng ta là những đầy tớ tốt lành và trung thành.
Ngày hôm nay, thứ tứ
Đức Thánh Cha Phanxicô |
Nói với đám đông khách hành hương tụ tập trong quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về Kinh Tin Kính và suy niệm về ba Phúc Âm – ngài nói - giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm của Ngày Phán Xét Cuối Cùng và việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Cũng như lịch sử nhân loại khởi sự với việc tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa, thì cũng chấm dứt với việc Chúa Kitô trở lại và Ngày Phán Xét Cuối Cùng”.
Dụ ngôn Đức Thánh Cha Phanxicô lựa chọn là dụ ngôn của các cô trinh nữ khôn và dại. Ngài nói: nhắc nhớ chúng ta là chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm linh để gặp Chúa Kitô khi Người lại đến; dụ ngôn các nén bạc, nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta là phải biết dùng các tài năng Chúa ban một cách khôn ngoan, khiến cho chúng sinh hoa kết quả, và ở đây ngài nói: “ Tôi muốn yêu cầu những người trẻ hiện diện ở đây, hãy quảng đại với các tài năng Chúa ban để giúp ích cho người khác, cho Giáo Hội và cho thế giới”; và cuối cùng, dụ ngôn của ngày cánh chung “nhắc nhớ chúng ta là, cuối cùng, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu chúng ta dành cho người khác, và nhất là những ai thiếu thốn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng qua các dụ ngôn này, Chúa Kitô dậy chúng ta hãy chờ đợi ngày Người trở lại, không với sự sợ hãi nhưng với niềm tin tưởng vững vàng, luôn luôn tìm kiếm các dấu chỉ của sự hiện diện của Người, và trung thành trong việc cầu nguyện và các công trinh bác ái, để cho khi Người tới, Chúa sẽ thấy chúng ta là những đầy tớ tốt lành và trung thành.
Kỳ thị Kitô hữu sẽ lớn mạnh, nếu không bị cưỡng lại
Vũ Văn An
20:11 24/04/2013
Sinh ra trong một gia đình Anh Giáo, năm 1993, Ann Noreen Widdecombe trở lại Công Giáo. Một trong những lý do của việc trở lại này là Hiệp Thông Anh Giáo truyền chức cho phụ nữ. Nhưng đó chỉ là cọng rơm cuối cùng, nói chung bà thất vọng vì Anh Giáo sẵn sàng thỏa hiệp mọi điều, trong khi Công Giáo không quan tâm nếu có điều gì đó không vừa lòng người. Lúc đó, bà đang là Bộ Trưởng trong chính phủ John Major. Sau khi đảng bảo thủ thất cử vào năm 1997, bà là Bộ Trưởng Y Tế rồi Bộ Trưởng Nội Vụ trong bóng tối dưới thời William Hague.
Song song với sự nghiệp chính trị, Widdecombe còn hoạt động trong ngành truyền thông, tham dự chương trình Celebrity Fit Club của ITV, The Widdecombe Project của BBC Two, điều khiển Ann Widdecombe to the Rescue Show, chủ trì Have I Got News for You News Quiz… Ngoài ra, Widdecombe còn là một diễn viên trong vở Snow White and the Seven Dwarfs năm 2011 tại The Orchard Theatre, Dartford và đóng vai Quận Chúa de Crackentorp trong vở La Fille Du Regiment của Gaetano Donizetti nằm 2012. Bà cũng là một tiểu thuyết gia hiện đang cộng tác với tờ Daily Express.
Bà rời khỏi chính trường năm 2010, hiện được biết đến như là một nhân vật truyền thông. Ngày 23 tháng 4 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 20 năm trở lại Công Giáo, bà đã nhận lời đến nói chuyện tại một biến cố do Aid to the Church in Need, một cơ quan bác ái chuyên giúp đỡ các Kitô hữu đang bị bách hại, đứng ra tổ chức. Cơ quan này năm 2011 đã cử bà làm Phái Viên Đặc Biệt tại Anh để tranh đấu cho tự do tôn giáo.
Trong bài nói chuyện trên, Widdecombe cho rằng Kitô hữu cần tạo áp lực đối với chính phủ Anh để họ ngưng các vụ bách hại Kitô hữu ở ngoại quốc, và ngăn ngừa họ khỏi phát triển việc bách hại đó tại quê nhà. Bà cảnh cáo rằng “cuộc bách hại Kitô hữu với qui mô nhỏ tại Anh” sẽ nhanh chóng trở thành tệ hại hơn nếu dân chúng không bắt đầu “đánh trả”.
Bà nói: “Quả dễ thấy những vụ cực đoan ở ngoại quốc khiến ta cám ơn Chúa vì mình không bị như thế tại đây, để rồi quên khuấy rằng ở đây ta cũng có sự kiện ấy, sự kiện càng ngày người ta càng bất khoan dung đối với các Kitô hữu và muốn đẩy họ qua bên lề”.
Bà kêu gọi chính phủ Anh phải đặt điều kiện cho ngoại viện để gây áp lực với các chính phủ hiện đang bách hại Kitô hữu. Theo bà, phần lớn các nước bách hại Kitô hữu đang nhận ngoại viện của chính phủ Anh. Nhưng chính phủ đã không lưu ý gì tới khía cạnh đó, ngược lại, chỉ đã lưu ý tới người đồng tính. Bà bảo: “Chỉ mấy tháng trước đây, chính phủ tuyên bố rõ ràng rằng khi xét duyệt ngân sách ngoại viện, họ sẽ tính xem nước tiếp nhận có hồ sơ bách hại hay khoan dung người đồng tính. Như vậy, nếu chính phủ biết làm điều đó cho những người thuộc nhóm này thì họ cũng có thể làm thế cho các Kitô hữu. Khi cấp ngoại viện cho một nước nào đó, chính phủ nên cho họ hay: ‘chúng tôi sẽ rút hoặc giảm viện trợ nếu quí vị bách hại Kitô hữu’”
Không phải những kẻ quá khích
Nhấn mạnh tới việc cần phải đương đầu với việc bách hại của nhà nước, Widdecombe cho hay: “Chúng ta không nói tới các nhóm quá khích, những nhóm bất chấp luật lệ của xứ sở mà vi phạm những hành vi bạo lực chống lại các Kitô hữu hay tài sản của họ, chúng ta nói tới những xứ trong đó nhà nước cho phép các lực lượng hay các cơ quan chấp pháp của họ, như cảnh sát chẳng hạn, được quyền thực hành và cổ vũ việc bách hại một nhóm đặc thù nào đó”.
Bà nói: “Càng nhiều kiến nghị gửi tới các chính khách, ta càng tạo nhiều áp lực đối với chính phủ để họ không những đặt điều kiện cho chương trình ngoại viện của họ, mà còn nêu vấn đề ấy trên phương diện ngoại giao nữa…”. Cách hay nhất để gửi kiến nghị là viết thư riêng về một nước đặc thù nào đó cho các dân biểu tại đơn vị cử tri của mình.
Trong nước
Quay về nước Anh, Widdecombe cho hay: nguyên nhân chính gây bách hại Kitô hữu hiện là luật lệ tự gọi là bình đẳng hóa và lối giải thích quá thiên vị về nó cũng như quan điểm cho rằng: “bác bỏ việc xúc phạm các tín ngưỡng khác đòi phải có việc hy sinh tín ngưỡng của riêng ta”.
Dù cho rằng việc bách hại Kitô hữu là điều mới có tại Anh trong khi việc bách hại ấy tại ngoại quốc đã có từ lâu và hết sức tồi tệ, Widdecombe vẫn nhấn mạnh rằng: “Nếu những bắt đầu nhỏ này không bị cưỡng lại, chúng sẽ lớn mạnh thành một điều lớn hơn rất nhiều”.
Bà trưng dẫn 2 trường hợp kỳ thị Kitô hữu đã xẩy ra tại nơi làm việc ở Anh. Trường hợp thứ nhất liên quan tới một nhân viên bị hạ chức vì đã chỉ trích hôn nhân đồng tính cách riêng tư. Trường hợp thứ hai liên quan tới một nhân viên bị kỷ luật vì đã đeo cây thánh giá nhỏ lúc làm việc.
Về trường hợp thứ hai, Widdecombe cho hay: “không lạ lùng sao được khi người kế bên họ có thể đội khăn trùm đầu (hijab) và một người xa hơn đội khăn xếp (turban) – và nếu những người này được phép đội khăn trùm đầu hay khăn xếp, thì các Kitô hữu cũng phải được phép đeo thánh giá chứ”.
Bà cho rằng: “Nếu tất cả chúng ta bác bỏ việc dấu cây thánh giá, bác bỏ việc hạn chế nói những điều như ‘Xin Chúa chúc lành cho bạn’ và ‘bạn có muốn tôi cầu nguyện cho bạn không?’… Và nếu tất cả chúng ta bác bỏ, nhất định không chịu để mình bị đe dọa hay bắt nạt vì việc này, chúng ta sẽ đóng góp rất lớn vào việc sống còn và phát triển của Kitô giáo tại xứ sở này, chúng ta sẽ không trở thành một thiểu số nhỏ nhoi, thực hành đạo trong bóng tối”.
Song song với sự nghiệp chính trị, Widdecombe còn hoạt động trong ngành truyền thông, tham dự chương trình Celebrity Fit Club của ITV, The Widdecombe Project của BBC Two, điều khiển Ann Widdecombe to the Rescue Show, chủ trì Have I Got News for You News Quiz… Ngoài ra, Widdecombe còn là một diễn viên trong vở Snow White and the Seven Dwarfs năm 2011 tại The Orchard Theatre, Dartford và đóng vai Quận Chúa de Crackentorp trong vở La Fille Du Regiment của Gaetano Donizetti nằm 2012. Bà cũng là một tiểu thuyết gia hiện đang cộng tác với tờ Daily Express.
Bà rời khỏi chính trường năm 2010, hiện được biết đến như là một nhân vật truyền thông. Ngày 23 tháng 4 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 20 năm trở lại Công Giáo, bà đã nhận lời đến nói chuyện tại một biến cố do Aid to the Church in Need, một cơ quan bác ái chuyên giúp đỡ các Kitô hữu đang bị bách hại, đứng ra tổ chức. Cơ quan này năm 2011 đã cử bà làm Phái Viên Đặc Biệt tại Anh để tranh đấu cho tự do tôn giáo.
Trong bài nói chuyện trên, Widdecombe cho rằng Kitô hữu cần tạo áp lực đối với chính phủ Anh để họ ngưng các vụ bách hại Kitô hữu ở ngoại quốc, và ngăn ngừa họ khỏi phát triển việc bách hại đó tại quê nhà. Bà cảnh cáo rằng “cuộc bách hại Kitô hữu với qui mô nhỏ tại Anh” sẽ nhanh chóng trở thành tệ hại hơn nếu dân chúng không bắt đầu “đánh trả”.
Bà nói: “Quả dễ thấy những vụ cực đoan ở ngoại quốc khiến ta cám ơn Chúa vì mình không bị như thế tại đây, để rồi quên khuấy rằng ở đây ta cũng có sự kiện ấy, sự kiện càng ngày người ta càng bất khoan dung đối với các Kitô hữu và muốn đẩy họ qua bên lề”.
Bà kêu gọi chính phủ Anh phải đặt điều kiện cho ngoại viện để gây áp lực với các chính phủ hiện đang bách hại Kitô hữu. Theo bà, phần lớn các nước bách hại Kitô hữu đang nhận ngoại viện của chính phủ Anh. Nhưng chính phủ đã không lưu ý gì tới khía cạnh đó, ngược lại, chỉ đã lưu ý tới người đồng tính. Bà bảo: “Chỉ mấy tháng trước đây, chính phủ tuyên bố rõ ràng rằng khi xét duyệt ngân sách ngoại viện, họ sẽ tính xem nước tiếp nhận có hồ sơ bách hại hay khoan dung người đồng tính. Như vậy, nếu chính phủ biết làm điều đó cho những người thuộc nhóm này thì họ cũng có thể làm thế cho các Kitô hữu. Khi cấp ngoại viện cho một nước nào đó, chính phủ nên cho họ hay: ‘chúng tôi sẽ rút hoặc giảm viện trợ nếu quí vị bách hại Kitô hữu’”
Không phải những kẻ quá khích
Nhấn mạnh tới việc cần phải đương đầu với việc bách hại của nhà nước, Widdecombe cho hay: “Chúng ta không nói tới các nhóm quá khích, những nhóm bất chấp luật lệ của xứ sở mà vi phạm những hành vi bạo lực chống lại các Kitô hữu hay tài sản của họ, chúng ta nói tới những xứ trong đó nhà nước cho phép các lực lượng hay các cơ quan chấp pháp của họ, như cảnh sát chẳng hạn, được quyền thực hành và cổ vũ việc bách hại một nhóm đặc thù nào đó”.
Bà nói: “Càng nhiều kiến nghị gửi tới các chính khách, ta càng tạo nhiều áp lực đối với chính phủ để họ không những đặt điều kiện cho chương trình ngoại viện của họ, mà còn nêu vấn đề ấy trên phương diện ngoại giao nữa…”. Cách hay nhất để gửi kiến nghị là viết thư riêng về một nước đặc thù nào đó cho các dân biểu tại đơn vị cử tri của mình.
Trong nước
Quay về nước Anh, Widdecombe cho hay: nguyên nhân chính gây bách hại Kitô hữu hiện là luật lệ tự gọi là bình đẳng hóa và lối giải thích quá thiên vị về nó cũng như quan điểm cho rằng: “bác bỏ việc xúc phạm các tín ngưỡng khác đòi phải có việc hy sinh tín ngưỡng của riêng ta”.
Dù cho rằng việc bách hại Kitô hữu là điều mới có tại Anh trong khi việc bách hại ấy tại ngoại quốc đã có từ lâu và hết sức tồi tệ, Widdecombe vẫn nhấn mạnh rằng: “Nếu những bắt đầu nhỏ này không bị cưỡng lại, chúng sẽ lớn mạnh thành một điều lớn hơn rất nhiều”.
Bà trưng dẫn 2 trường hợp kỳ thị Kitô hữu đã xẩy ra tại nơi làm việc ở Anh. Trường hợp thứ nhất liên quan tới một nhân viên bị hạ chức vì đã chỉ trích hôn nhân đồng tính cách riêng tư. Trường hợp thứ hai liên quan tới một nhân viên bị kỷ luật vì đã đeo cây thánh giá nhỏ lúc làm việc.
Về trường hợp thứ hai, Widdecombe cho hay: “không lạ lùng sao được khi người kế bên họ có thể đội khăn trùm đầu (hijab) và một người xa hơn đội khăn xếp (turban) – và nếu những người này được phép đội khăn trùm đầu hay khăn xếp, thì các Kitô hữu cũng phải được phép đeo thánh giá chứ”.
Bà cho rằng: “Nếu tất cả chúng ta bác bỏ việc dấu cây thánh giá, bác bỏ việc hạn chế nói những điều như ‘Xin Chúa chúc lành cho bạn’ và ‘bạn có muốn tôi cầu nguyện cho bạn không?’… Và nếu tất cả chúng ta bác bỏ, nhất định không chịu để mình bị đe dọa hay bắt nạt vì việc này, chúng ta sẽ đóng góp rất lớn vào việc sống còn và phát triển của Kitô giáo tại xứ sở này, chúng ta sẽ không trở thành một thiểu số nhỏ nhoi, thực hành đạo trong bóng tối”.
Ban Tổng Cố vấn cám ơn Anh José
LM. Phan Du Sinh Chuyển Ngữ
23:34 24/04/2013
Anh José thân mến,
Trong thời gian Tam nhật thánh, khi Giáo hội hoàn vũ hân hoan cất lên bài hát Alleluia, tiếng Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi Anh làm Tổng Giám mục Thư ký Thánh bộ Đời sống thánh hiến và Tu đoàn tông đồ.
Thông báo gây xúc động của Anh diễn ra vào lễ Vọng Kính Lòng Chúa thương xót, và chính trong những dấu chỉ này mà chúng tôi, anh em của Anh, muốn tìm ra một cách hiểu thời điểm hạnh phúc này, và đồng thời một thời điểm buồn bã và không thể hiểu được của Hội dòng.
Quả vậy, chúng tôi xác tín rằng Alleluia là thước đo để hiểu biến cố bổ nhiệm của Anh như là người cộng tác gần gũi của Đức Giáo hoàng, và đồng thời, sự rời khỏi Hội dòng yêu quý của Anh.
Trong tất cả những gì Anh đã làm để phục vụ Hội dòng, chúng tôi đã thán phục Anh như một người huấn luyện và truyền giáo không mệt mỏi; luôn sẵn sàng làm cho đời sống từ tốt nên tốt hơn. Tính dũng cảm và sự tự tin của Anh đến từ trái tim. Một trái tim tràn ngập niềm vui phục sinh và tiếng hát alleluia tích cực. tất cả chúng tôi đều cảm nghiệm điều đó: từ sự chiến thắng của mồ trống, Anh đã phân định các biến cố trong đời sống Hội dòng, luôn nhận ra chúng như những chồi non của niềm hy vọng và khả thể của sự sống lại. Tâm hồn thấu hiểu của Anh thường giống như một ảnh tượng của Lòng Chúa thương xót, an ủi, tha thứ và thúc đẩy mọi người đến con đường hoà giải và bình an.
Chúng tôi không thể đếm được vô vàn cây số mà anh đã đi như khách hành hương và khách lạ trong Hội dòng để dạy chúng tôi rằng mỗi cuộc hành trình phải được thực hiện trong sự tín thác hoàn toàn vào Chúa và với một trái tim luôn hướng về Người. Tại nhiều huynh đệ đoàn của Hội dòng, Anh đến để ghi khắc sự đam mê đối với đời sống Phan sinh và canh tân những con đường để tìm lại được phần cốt tuỷ của căn tính chúng ta như những Anh Em Hèn Mọn.
Đối với tất cả chúng tôi, Anh là người huấn luyện khôn ngoan có khả năng chỉ cho thấy con đường tự do đích thực, và anh làm việc ấy với hết tình. Trong các năm phục vụ Hội dòng, Anh không tiếc công sức, dùng mọi năng lực thể lý và tinh thần để mưu cầu lợi ích cho anh em. Biết bao lần chúng tôi khuyên anh nghỉ ngơi, vì anh đáng được nghỉ ngơi, nhưng nhịp bước của anh luôn đi đến giới hạn có thể chịu đựng được. Trong đôi mắt của Anh, chúng tôi đọc được câu thánh vịnh: “Nhiệt tâm nhà Chúa đã thiêu đốt tôi!” (Tv 69, 9).
Anh José thân mến, biết bao nhiêu năm anh đã sống trong con tim của Hội dòng, chia sẻ với anh em niềm vui và ưu phiền. Từ trái tim đó anh bơm cho chúng tôi máu của cuộc sống là hy vọng và sức mạnh phát xuất từ Lời Chúa. Anh luôn cất lên tiếng Alleluia của chiến thắng. Chúng tôi bảo đảm với Anh rằng sự hoà hợp ấy sẽ ở lại trong ký ức của Hội dòng, và nó tiếp tục đập trong thân thể của huynh đệ đoàn.
Trong thừa tác vụ của Anh như là Tổng Phục vụ, Anh luôn dạy chúng tôi rằng vâng phục và kính trọng đối với Tôn chủ Giáo hoàng, mà trong thời điểm này Anh đang sống một cách đặc biệt. Trong sự vâng phục của Anh và cũng như của chúng tôi, chúng tôi tuyên bố cùng với Anh tiếng xin vâng với Đức Giáo hoàng Phanxicô. Qua việc bổ nhiệm của Anh, chúng tôi đang sống niềm vinh dự và trách nhiệm vì sự tuyển chọn này.
Như khẩu hiệu giám mục mà Anh đã chọn, một đoạn trích trong thư thứ hai gởi Timothê đã khẳng định: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1, 12). Chúng tôi sẽ luôn ở với Anh trong sự tín thác vào Chúa của lòng thương xót, dâng trả cho Chúa quà tặng là chính Anh và mọi điều thiện hảo Anh sẽ làm trong tư cách Tổng Giám mục Thư ký của Thánh bộ.
Mỗi lần Anh nói với chúng tôi về tình huynh đệ, anh đã gợi lên hình ảnh một tổ chim. Hôm nay, khi chúng tôi chào thăm Anh, chúng tôi lại trao tặng điều đó: vâng, huynh đệ đoàn của Anh là tổ chim nơi Anh sẽ luôn trở về bất cứ khi nào Anh muốn; trong tổ chim, chúng tôi chờ Anh, lại lắng nghe Anh và cùng hát lên bài hát Alleluia!
Anh José thân mến, nguyện xin Chúa chúc phúc cho Anh và gìn giữ Anh. Xin Người tỏ lộ dung nhan Người cho Anh và thương xót Anh. Xin Người ngoảnh mặt lại nhìn Anh và ban cho Anh được bình an.
Nhân danh Ban Tổng Cố vấn và toàn thể Hội dòng.
Michael A. Perry, OFM
Phó Tổng Phục vụ
15 tháng 4 năm 2013
Trong thời gian Tam nhật thánh, khi Giáo hội hoàn vũ hân hoan cất lên bài hát Alleluia, tiếng Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi Anh làm Tổng Giám mục Thư ký Thánh bộ Đời sống thánh hiến và Tu đoàn tông đồ.
Thông báo gây xúc động của Anh diễn ra vào lễ Vọng Kính Lòng Chúa thương xót, và chính trong những dấu chỉ này mà chúng tôi, anh em của Anh, muốn tìm ra một cách hiểu thời điểm hạnh phúc này, và đồng thời một thời điểm buồn bã và không thể hiểu được của Hội dòng.
Quả vậy, chúng tôi xác tín rằng Alleluia là thước đo để hiểu biến cố bổ nhiệm của Anh như là người cộng tác gần gũi của Đức Giáo hoàng, và đồng thời, sự rời khỏi Hội dòng yêu quý của Anh.
Trong tất cả những gì Anh đã làm để phục vụ Hội dòng, chúng tôi đã thán phục Anh như một người huấn luyện và truyền giáo không mệt mỏi; luôn sẵn sàng làm cho đời sống từ tốt nên tốt hơn. Tính dũng cảm và sự tự tin của Anh đến từ trái tim. Một trái tim tràn ngập niềm vui phục sinh và tiếng hát alleluia tích cực. tất cả chúng tôi đều cảm nghiệm điều đó: từ sự chiến thắng của mồ trống, Anh đã phân định các biến cố trong đời sống Hội dòng, luôn nhận ra chúng như những chồi non của niềm hy vọng và khả thể của sự sống lại. Tâm hồn thấu hiểu của Anh thường giống như một ảnh tượng của Lòng Chúa thương xót, an ủi, tha thứ và thúc đẩy mọi người đến con đường hoà giải và bình an.
Chúng tôi không thể đếm được vô vàn cây số mà anh đã đi như khách hành hương và khách lạ trong Hội dòng để dạy chúng tôi rằng mỗi cuộc hành trình phải được thực hiện trong sự tín thác hoàn toàn vào Chúa và với một trái tim luôn hướng về Người. Tại nhiều huynh đệ đoàn của Hội dòng, Anh đến để ghi khắc sự đam mê đối với đời sống Phan sinh và canh tân những con đường để tìm lại được phần cốt tuỷ của căn tính chúng ta như những Anh Em Hèn Mọn.
Đối với tất cả chúng tôi, Anh là người huấn luyện khôn ngoan có khả năng chỉ cho thấy con đường tự do đích thực, và anh làm việc ấy với hết tình. Trong các năm phục vụ Hội dòng, Anh không tiếc công sức, dùng mọi năng lực thể lý và tinh thần để mưu cầu lợi ích cho anh em. Biết bao lần chúng tôi khuyên anh nghỉ ngơi, vì anh đáng được nghỉ ngơi, nhưng nhịp bước của anh luôn đi đến giới hạn có thể chịu đựng được. Trong đôi mắt của Anh, chúng tôi đọc được câu thánh vịnh: “Nhiệt tâm nhà Chúa đã thiêu đốt tôi!” (Tv 69, 9).
Anh José thân mến, biết bao nhiêu năm anh đã sống trong con tim của Hội dòng, chia sẻ với anh em niềm vui và ưu phiền. Từ trái tim đó anh bơm cho chúng tôi máu của cuộc sống là hy vọng và sức mạnh phát xuất từ Lời Chúa. Anh luôn cất lên tiếng Alleluia của chiến thắng. Chúng tôi bảo đảm với Anh rằng sự hoà hợp ấy sẽ ở lại trong ký ức của Hội dòng, và nó tiếp tục đập trong thân thể của huynh đệ đoàn.
Trong thừa tác vụ của Anh như là Tổng Phục vụ, Anh luôn dạy chúng tôi rằng vâng phục và kính trọng đối với Tôn chủ Giáo hoàng, mà trong thời điểm này Anh đang sống một cách đặc biệt. Trong sự vâng phục của Anh và cũng như của chúng tôi, chúng tôi tuyên bố cùng với Anh tiếng xin vâng với Đức Giáo hoàng Phanxicô. Qua việc bổ nhiệm của Anh, chúng tôi đang sống niềm vinh dự và trách nhiệm vì sự tuyển chọn này.
Như khẩu hiệu giám mục mà Anh đã chọn, một đoạn trích trong thư thứ hai gởi Timothê đã khẳng định: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1, 12). Chúng tôi sẽ luôn ở với Anh trong sự tín thác vào Chúa của lòng thương xót, dâng trả cho Chúa quà tặng là chính Anh và mọi điều thiện hảo Anh sẽ làm trong tư cách Tổng Giám mục Thư ký của Thánh bộ.
Mỗi lần Anh nói với chúng tôi về tình huynh đệ, anh đã gợi lên hình ảnh một tổ chim. Hôm nay, khi chúng tôi chào thăm Anh, chúng tôi lại trao tặng điều đó: vâng, huynh đệ đoàn của Anh là tổ chim nơi Anh sẽ luôn trở về bất cứ khi nào Anh muốn; trong tổ chim, chúng tôi chờ Anh, lại lắng nghe Anh và cùng hát lên bài hát Alleluia!
Anh José thân mến, nguyện xin Chúa chúc phúc cho Anh và gìn giữ Anh. Xin Người tỏ lộ dung nhan Người cho Anh và thương xót Anh. Xin Người ngoảnh mặt lại nhìn Anh và ban cho Anh được bình an.
Nhân danh Ban Tổng Cố vấn và toàn thể Hội dòng.
Michael A. Perry, OFM
Phó Tổng Phục vụ
15 tháng 4 năm 2013
Top Stories
India - Sexual abuse concerning 50 thousand children in 10 years: ''What is the value of life?'' Asks the Church
Fides
08:44 24/04/2013
Delhi (Agenzia Fides) - "What is the value of human life? What meaning does it have?: "From this question of meaning one must start, at a cultural, anthropological and religious level, to seek answers to the sad phenomenon of violence and sexual abuse on minors, which in India reached a record of 48,338 cases in the decade 2001-2011. This was stated to Fides Agency by Fr. Dominic D'Abreo, spokesman for the Catholic Bishops' Conference of India, commenting on the latest case of a 5-year-old girl in Delhi, kidnapped and raped repeatedly for 48 hours by two torturers, who were arrested by the police.
"We are very sad - says Fr. D’Abreo to Fides - the whole country is in shock. These episodes ruin the name and image of the nation. People of every religion are shocked and protest. The government and NGOs are making efforts to eradicate the phenomenon. It is urgent to work on awareness in society at the grassroot level, not just at a high level. Everyone must take charge of the responsibility "
A recent report sent to Fides by the "Asian Centre for Human Rights," rattles off impressive figures: according to official statistics, a total of 48,338 cases of rapes of children was recorded in the decade 2001-2011, with an increase of 336% of the cases between 2001 (2.113 cases) and in 2011 (7.112 cases). These are only cases reported and verified. On the roots of the phenomenon, Fr. D’Abreo, indicates "a culture that relies entirely on money, pleasure, power," and has neglected the value and the profound meaning of human life. "Life is degraded: one no longer asks what meaning does it have", fundamental question for the life of every man.
This is why, he explains, "education, the development of consciousness and here the Church does a lot especially in remote areas and with poor and marginalized groups, are certainly fields where more work has to be done." "It is our special mission field - adds the priest – with which we contribute to the improvement of society." At a legislative level, finally, "the laws are there but have to be applied," notes the Spokesman of the Bishops, calling for "education and awareness in the family are to be carried out which are the basis of society." (PA) (Agenzia Fides 22/04/2013)
"We are very sad - says Fr. D’Abreo to Fides - the whole country is in shock. These episodes ruin the name and image of the nation. People of every religion are shocked and protest. The government and NGOs are making efforts to eradicate the phenomenon. It is urgent to work on awareness in society at the grassroot level, not just at a high level. Everyone must take charge of the responsibility "
A recent report sent to Fides by the "Asian Centre for Human Rights," rattles off impressive figures: according to official statistics, a total of 48,338 cases of rapes of children was recorded in the decade 2001-2011, with an increase of 336% of the cases between 2001 (2.113 cases) and in 2011 (7.112 cases). These are only cases reported and verified. On the roots of the phenomenon, Fr. D’Abreo, indicates "a culture that relies entirely on money, pleasure, power," and has neglected the value and the profound meaning of human life. "Life is degraded: one no longer asks what meaning does it have", fundamental question for the life of every man.
This is why, he explains, "education, the development of consciousness and here the Church does a lot especially in remote areas and with poor and marginalized groups, are certainly fields where more work has to be done." "It is our special mission field - adds the priest – with which we contribute to the improvement of society." At a legislative level, finally, "the laws are there but have to be applied," notes the Spokesman of the Bishops, calling for "education and awareness in the family are to be carried out which are the basis of society." (PA) (Agenzia Fides 22/04/2013)
Pope Francis urges Christians to be generous with their God-given talents
Vatican Radio
08:45 24/04/2013
Pope Francis on Wednesday called on Christians to await the coming of the Lord with trust and joy.
Speaking to crowds of pilgrims gathered in St. Peter’s Square for the Wednesday General Audience, the Pope continued his catechesis on the Creed and reflected on three Gospel texts that – he said – help us to understand the mystery of the Last Judgment and the second coming of the Lord.
“Just as human history began with the creation of man and woman in the image of God” – the Pope explained - “so it will end with Christ’s return and the final judgment”.
The parables Pope Francis chose to examine are the parable of the wise and foolish virgins that, he said, reminds us that we must be spiritually prepared to meet the Lord when he comes; the parable of the talents, that emphasizes our responsibility to use wisely God’s gifts, making them bear abundant fruit, and here he said: “ I would ask the many young people present to be generous with their God-given talents for the good of others, the Church and our world”; and finally, the parable of the final judgment that “reminds us that, in the end, we will be judged on our love for others and especially for those in need”.
Pope Francis said that through these parables, our Lord teaches us to await his coming not with fear but with confident trust, ever watchful for the signs of his presence and faithful in prayer and works of charity, so that when he comes he will find us his good and faithful servants.
Speaking to crowds of pilgrims gathered in St. Peter’s Square for the Wednesday General Audience, the Pope continued his catechesis on the Creed and reflected on three Gospel texts that – he said – help us to understand the mystery of the Last Judgment and the second coming of the Lord.
“Just as human history began with the creation of man and woman in the image of God” – the Pope explained - “so it will end with Christ’s return and the final judgment”.
The parables Pope Francis chose to examine are the parable of the wise and foolish virgins that, he said, reminds us that we must be spiritually prepared to meet the Lord when he comes; the parable of the talents, that emphasizes our responsibility to use wisely God’s gifts, making them bear abundant fruit, and here he said: “ I would ask the many young people present to be generous with their God-given talents for the good of others, the Church and our world”; and finally, the parable of the final judgment that “reminds us that, in the end, we will be judged on our love for others and especially for those in need”.
Pope Francis said that through these parables, our Lord teaches us to await his coming not with fear but with confident trust, ever watchful for the signs of his presence and faithful in prayer and works of charity, so that when he comes he will find us his good and faithful servants.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kỷ niệm 30 tháng 4: Một chuyến đi thăm nuôi chồng
Hoàng Yến
15:50 24/04/2013
Một chuyến đi thăm nuôi chồng
Tiếng chuyển động rì rì của máy chiếc xe đò loại nhỏ đang chạy trên tuyến đường từ Qui nhơn đi Pleiku Kontum. Hành khách trên xe bắt đầu chập chờn vào giấc ngủ. Dù có mệt mỏi cho một chuyến đi xa, tôi không thể nào ngủ được, mắt nhìn ra khung cảnh ngoài cửa sổ xe, nhà cửa lui dần khỏi cảnh ồn ào bụi bậm trong thành phố. Nhìn xa xa, những ngọn núi nối tiếp ẩn hiện nhấp nhô, được bao phủ lớp sương mù như mây như khói. Xe bắt đầu tăng ga để leo dốc, con đường dốc ngoằn nghèo thật cao, một bên là vách núi đá một bên là vực sâu, chiếc xe như chênh vênh đang bò bên bờ vực, phía dưới vực rừng cây mờ mờ thật sâu. Tôi không dám nhìn xuống phía dưới, đưa tay áp lấy ngực miệng lâm râm cầu nguyện, cứ tưởng tượng không biết lúc nào chiếc xe sẽ lao xuống vực. Xe leo gần tới đỉnh đèo, ngay khúc quẹo hình chữ V độ dốc thẳng và cao. Đột nhiên xe khựng mạnh và dừng hẳn. Những người trên xe bừng tỉnh nhốn nháo vì đầu máy xe đang bốc khói mù mịt, sợ xe cháy ông tài xế nhảy vọt ra khỏi cửa sổ xe. Chiếc xe không người lái lùi lại từ từ, mọi người trong xe hoảng hốt tìm cách nhảy ra ngoài. Tôi ngồi hàng ghế bên trong, kẹt cứng giữa đám người đang chen nhau thoát ra khỏi xe. Chiếc xe lùi lại thật nhanh. Thất thần mắt nhìn thấy bờ vực cận kề tôi hét to “Lậy Chúa tôi”. Trong lúc chú lơ xe cầm cái cục gỗ chận bánh xe lại, với đà đổ dốc bánh xe trườn trên cục gỗ nẩy mạnh lên và càng lùi nhanh hơn, chú lơ xe không kịp chạy theo. Tiếng la khóc, tiếng kêu cầu cứu Chúa và Phật, Tôi nhắm mắt phó linh hồn trong tay Chúa, biết chắc sẽ chết nơi đây. Giây phút cuối cùng, hình ảnh thân yêu của mẹ và chồng con tôi lóe nhanh trong đầu. Một tiếng “ rầm” thật lớn cùng sức dội mạnh như muốn vỡ lồng ngực, mọi người đổ ngã chụm vào nhau, mọi sự chìm trong im lặng, nửa tỉnh nửa mê, không biết mình còn sống hay đã chết. Một phép lạ, chiếc xe đang lùi thật nhanh thì đuôi xe quay ngang đâm vào vách núi và khựng lại, bánh xe kẹt vào khe rãnh thoát nước. Nhờ ơn Trên, mọi người sống sót nhưng vẫn còn thất kinh hồn vía biểu lộ trên khuôn mặt.
Chúng tôi được chuyển qua một chiếc xe khác. Qua cơn hiểm nghèo, ai cũng nguyền rủa ông tài xế không có lương tâm, không có trách nhiệm, nắm giữ hơn 50 sinh mạng, chỉ biết cho mình, còn những người khác coi như cỏ rác. Tôi không nguyền rủa ông ta mà tôi đau cho cả xã hội này, đã đào tạo con người ông giống như CS. Nếu họ có trái tim, người dân đâu chịu khổ, chồng tôi đâu bị đày ải tù tội như thế này. Nhớ tới chồng, tới giây phút vừa thoát hiểm nguy, tôi bật khóc, nếu chiếc xe rớt xuống đèo, tôi không bao giờ còn thấy chồng, đau thương hơn nữa, tôi chết ngay địa danh gần nơi giam giữ chồng tôi, mà anh đang ngóng chờ mong mỏi được gặp tôi.
Xe qua khỏi mấy cái đèo nguy hiểm như đèo An Khê, đèo Măng Giang. Bớt lo sợ, tôi đưa mắt quan sát những hành khách còn trong xe. Bốn người tôi mới quen ở bến xe Qui nhơn tối hôm qua, cùng đồng cảnh đi thăm nuôi như tôi, họ ngồi rải rác những hàng ghế phía khác, mắt tôi chăm chú nhìn một ông lão ngồi ngoài đầu hàng ghế bên kia, cách chỗ tôi ngồi là lối đi giữa của hai hàng ghế. Ông trạc tuổi bố chồng tôi, dáng người nhỏ còm cõi trông rất hom hem. Ông không ngủ, trên khuôn mặt khắc khổ, thỉnh thoảng môi ông nhếch lên mỉm cười, ánh mắt lộ vẻ hân hoan như sắp nhận được món quà quí, hoặc sắp gặp lại gia đình sau một chuyến đi, đôi lúc lại thấy ông tư lự đăm chiêu như đang suy nghĩ một vấn đề gì, hai bàn tay ông ôm chặt cái giỏ vào lòng như sợ nó vuột mất. Bất giác tôi cười thầm nhìn xuống tay mình thì cũng như ông lão thôi, tôi có hai cái giỏ lúc nào cũng bên cạnh không dám rời xa nó, hở một tý là bị lấy cắp.
Bất chợt ông lão nghiêng mặt qua phía tôi, bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Tôi nhoẻn miệng cười chào hỏi làm quen:
- Dạ chào bác! Bác là người ở trên miền này hả bác?
Ông lão quay hẳn qua phía tôi cười. Răng ông đã rụng gần hết, miệng móm mém. Nhìn ông tôi có cảm tình ngay với đôi mắt và nụ cười hiền hòa phúc hậu của ông. Ông trả lời:
- Không! Tôi không phải người trên miền này cô à. Ông thân thiện. - “Tôi ở xa lắm! Cô có biết Saigon không? Nhà tôi còn ở xa hơn nữa, mãi tận Rạch Giá cô à”. Thấy ông lão vui vẻ, tôi tò mò hỏi tiếp:
- Vậy bác đi thăm con cháu ở trên này à?
Trong ánh mắt ông lão thoáng buồn, nhưng môi ông lại mỉm cười tạo trên khuôn mặt ông nét vừa buồn vừa vui, nửa khóc nửa cười. Tôi không thể nào đoán được ông lão đang nghĩ gì. Thấy ông im lặng, tôi than thở dùm ông lão:
- Trời ơi! Bác lớn tuổi rồi, sao không để con cháu về dưới thăm bác, đường đi xa xôi, lại nguy hiểm bác ngồi xe như thế này mệt lắm.
Miệng ông đang cười, câu nói của tôi như chạm vào nỗi niềm riêng tư của ông, mắt ông nhuốm màu sương khói ngấn lệ. Tôi cảm thấy áy náy cho câu hỏi thăm tự nhiên nhưng vô ý của mình, định ngỏ lời xin lỗi và an ủi ông, thì ông cất lên lời tâm sự cùng tiếng thở dài:
- Cô ơi! Tôi già cả rồi, đi lại rất khó khăn, đâu muốn đi xa như thế này đâu, vì thương con tôi phải đi thôi.
Nghe tới đây tự nhiên trong lòng tôi thật bất mãn người con của ông, thầm trách trong bụng: “ Bố già rồi không về thăm bố, lại để bố lặn lội đường xa đi thăm mình, loại con gì vô tâm bất hiếu vậy”. Tôi đang tức dùm cho ông lão. Ông đưa mắt ngó tôi, chép miệng thở than:
- Tội nghiệp thằng con tôi lắm cô ơi! Nó bị nhốt mấy năm nay rồi, nó là lính VNCH cô à. Nói tới đây giọng ông nhỏ lại, đưa mắt lấm lét nhìn xung quanh như sợ người khác nghe. Có thể ông cảm được tôi đồng cảnh đồng thuyền nên ông dễ dàng tâm sự, nhìn tôi ông rỉ rả:
- Nó chưa vợ cô à, nên tôi cứ phải lê thân già đi từng trại tù thăm nó.
Tôi thật xúc động. Ông lão cùng cảnh ngộ với tôi, như một luồng giao cảm, tôi nghiêng người chồm hẳn gần ông lão hỏi nhỏ
- Bác! Vậy chuyến đi này có phải bác đi thăm nuôi ở trại tù Gia trung không ạ?
Mặc dù lần đầu tiên tôi đi đến vùng này, không biết con trai ông có cùng chung trại tù với chồng tôi không? Vừa nghe đến tên trại tù Gia-trung từ miệng tôi, ông lão mở to mắt mừng rỡ:
- Đúng! Tôi đi thăm con tôi ở đó.
Ông bỏ lửng câu nói, mắt nhìn tôi ngập ngừng, e dè nói khẽ: “Cô là người ở đây hay sao mà biết trại tù đó”?
Tôi mỉm cười với tay xoa nhẹ vào tay ông: “Thưa bác! Cháu không phải người trên này mà là cháu đi thăm nuôi nhà cháu ở trại tù đó”.
Mắt ông lão sáng lên. Thế là một già một trẻ cùng cảnh ngộ như nhau trở nên thân thiết. Nhích người chụm đầu vào nhau rủ rỉ chuyện thăm nuôi, chuyện gia đình, thời cuộc đất nước, chuyện khổ cực nghèo đói của mọi người sau ngày mất nước.
Ông tâm sự, người con của ông hiện giờ bị giam ở K3. Tôi đoán chắc không xa nơi giam giữ chồng tôi,vì chồng tôi ở K1. Đã mấy năm trời ông lăn lội đi từng trại tù thăm nuôi con trai ông. Trước ngày miền Nam mất vào tay CS, người con ông có vị hôn thê sắp làm đám cưới. Thời điểm đó đất nước trong cơn hỗn loạn, nơi con ông đóng quân đánh nhau dữ dội nên không thể về làm đám cưới. Ngày 29/4/1975 người vợ chưa cưới theo gia đình xuống tàu trốn chạy CS. Vài tuần sau con ông bị đưa đi tù cải tạo. Bà cụ thì quá gìa yếu bệnh tật liên miên, muốn đi thăm để nhìn thấy mặt con trai mà cũng không sao đi được. Ông chỉ lo bà cụ chờ không được tới khi con ông về.
Giọng ông run run thở dài lo sợ: “Hoặc là con ông không bao giờ có ngày về” . Lời ông đều đều bên tai như muốn tôi chia sẻ nỗi buồn niềm đau với ông. Ông cứ kể , tôi vẫn nghe để cho những gì đang chất chứa trong ông hòa vào với khổ đau tủi cực của tôi. Cùng một cảnh đời, lòng tôi nhói lên theo từng lời kể của ông. Ông lại chép miệng nỉ non:
- Còn hai người con gái lớn đã có gia đình. Thời buổi cuộc sống khó khăn, tất bật kiếm miếng ăn chưa đủ nuôi mấy cháu ngoại của ông, làm sao có thể giúp đỡ ông hoặc đi thăm con trai ông. Ông bà chỉ còn tí mảnh vườn sau nhà, trồng mấy liếp rau nuôi bầy gà lấy trứng, sống lây lất rau cháo qua ngày. Nước mắt ông rưng rưng ứa tràn khóe mắt, giọng ông đứt quãng nghẹn lại. Ông nhận được giấy thăm nuôi của con ông mấy tuần rồi nhưng ông không thể đi thăm con ông sớm được, vì không có tiền, ông biết con ông rất mong ông. Vừa kể ông vừa lấy tay áo chấm nước mắt làm tôi cũng mủi lòng. Hoàn cảnh gia đình ông và gia đình tôi đều giống nhau. Sống trong một xã hội mới không tự do, bơi lội trong khổ đau khốn nghèo và người thân bị đày ải trong lao tù chẳng biết ngày về.
Ông chỉ vào cái giỏ đang ôm trong tay, bờ vai vẫn còn rung nhẹ theo cảm xúc:
- Cô biết không! Tôi phải chờ thêm vài tuần lễ để bầy gà lớn thêm lên mới bán được, rồi mua đồ thăm con, còn tiền xe đi đường tôi được người hàng xóm tốt bụng cho mượn. Lồng ngực của ông hít thật sâu, thả mạnh trong tiếng thở dài như xả những ưu phiền khổ đau, giọng ông não nuột: “Không biết về nhà xoay đâu ra tiền mua lại bầy gà”.
Giấu nỗi buồn lo, ông quay mặt qua hướng cửa sổ, nhìn nghiêng khuôn mặt ông, tôi thấy khóe mắt ông ươn ướt. Tôi cảm được những lo lắng, buồn phiền nhớ thương trong đôi mắt ấy.
Chợt ông quay sang cười với tôi, miệng ông móm mém kéo theo những đường nhăn nhúm hai bên má như thể những nhăn nhúm của cuộc đời hằn nặng trên khuôn mặt ông. Ông lại rỉ rả :
- Tội nghiệp con tôi! Chắc là đang mong và mừng lắm khi thấy tôi đi thăm .
Ông ngó xuống cái giỏ nhỏ để trên đùi, tay vẫn nắm chặt hai quai giỏ. Ông gật gù cái đầu: - Vợ chồng tôi chỉ lo liệu ít đồ ăn trong cái giỏ này thôi, dọc đường phải đổi mấy lượt xe, tôi lo lắm chẳng dám ngủ nghê, sợ bị giật giỏ con tôi chẳng có gì ăn. Ông chép miệng: -“Khổ quá nỗi, thời buổi làm ăn khó khăn mà trộm cắp mọc lên như rươi, chỗ nào cũng có”.
Ông nói giọng Bắc như tôi, cách nói chuyện thật thà miền quê. Tôi cảm thấy thật gần gũi với ông và tội nghiệp cho ông, đường sá xa xôi, thân già lặn lội đi thăm con. Tôi lại nghĩ tới tôi có khác gì ông đâu.
Xe chạy xuống khỏi mấy cái đèo. Ông cụ thấm mệt mắt lim dim, có lẽ ông đang nghĩ đến người con trai mà ông sắp được gặp, và niềm vui con ông nhận được những món quà nhỏ nhoi mà ông dành dụm chắt chiu như một gia tài của ông. Nhìn ông lòng tôi thương chồng, như ông đầy vơi nghĩ đến người con của mình. Quang cảnh hai bên đường đồi núi chập chùng, con đường đến trại tù xa vời vợi. Nghĩ tới chồng, tới sự thoát chết vừa qua, cùng nỗi khổ hiên tại của tôi, nước mắt tôi ứa ra…
Nếu không có ngày đen tối quái ác 30 tháng 4 năm 1975, mọi người dân đâu phải khốn khổ đói rách, chồng tôi đâu bị đi tù cải tạo khổ nhục xa xôi như thế này mà không biết ngày về. nếu đừng có xã hội như thế này, nếu tôi có tiền, nếu tụi du kích CS đừng tịch thu hàng mua bán của tôi. Nếu tôi đừng dùng phương tiện bằng xe lửa đi thăm chồng và còn nhiều cái nếu trong đầu làm lòng tôi quặn đau, khổ thương quay quắt.
Hơn 4 năm rồi,chồng tôi đã chịu bao tủi nhục khổ cực qua hai trại tù, bây giờ Cộng sản lại đưa chồng tôi đi trại khác. Gần một năm bặt tin tức của anh, tôi chẳng dò hỏi được gì về anh và chẳng biết tìm kiếm anh ở đâu. Phần sống trong một xã hội khốn khổ chẳng chút tự do, chỗ nào cũng chận bắt tịch thu giam giữ. Trong khó khăn lầm than, tôi bôn ba vật lộn tìm miếng ăn cho gia đình và cho chính mình thật gian nan vất vả, còn tâm trí lúc nào cũng nghĩ và lo sợ cho số phận chồng trong lao tù CS chẳng biết giam giữ nơi đâu. Tâm hồn tôi bất an phập phồng không thôi, đôi khi tưởng rằng mình đang rơi xuống đáy vực thẳm của cuộc đời. Nhờ tình yêu anh tôi cố bám víu ngoi lên, mong nhìn thấy tia hy vọng về anh dù chỉ là mong manh.
Ngày nhận được thư chồng, không chỉ mình tôi mà cả gia đình và hàng xóm, ai cũng vui mừng, cả xóm huyên náo ồn ào vì biết chồng tôi vẫn còn sống, mọi người đến nhà hỏi thăm, họ cũng như tôi nôn nao mong được gặp anh. Tất cả đều khó khăn nghèo khổ, họ không có gì làm quà để gửi cho chồng tôi, nhưng sự ân cần quan tâm lo lắng của họ đối với chồng tôi cả là niềm an ủi xúc động cho gia đình tôi.
Địa chỉ trại tù giam chồng tôi thật xa lạ và quá xa xôi. Đọc thư chồng nước mắt tôi ngắn dài đầy vơi. Tội nghiệp chồng tôi, trong thơ vỏn vẹn vài câu kín đáo hỏi thăm gia đình và cho biết đã được phép thăm nuôi. Thơ anh viết ngắn, tôi đọc và cảm được biết bao tình cảm của anh gói ghém trong đó dành cho tôi. Anh không dám xin những thứ mà anh cần, mặc dù anh rất cần. Tôi biết anh rất thương tôi. Bố mẹ anh đã già, mọi việc mình tôi cáng đáng lo liệu với hoàn cảnh và xã hội hiện tại. Còn tôi dù cuộc sống khó khăn vất vả, tôi cũng cố xoay sở lo cho chồng, chút an ủi giúp anh thêm nghị lực, và cho tôi chút niềm vui hạnh phúc trong tình nghĩa vợ chồng.
Số tiền tôi cực khổ dành dụm chắt chiu để đi thăm nuôi chồng, số tiền đó cũng bao lần đã muốn lấy mạng sống của tôi. Trong một chuyến hàng tuần trước, tôi đã trở thành trắng tay, cũng may mạng sống tôi vẫn còn. Những lần bị bắt bị tịch thu, chị em bạn chúng tôi thường than thở với nhau: “ Ký ca ký cóp cho cọp nó tha”, rồi lại lăn lộn bôn ba bất chấp nguy hiểm làm lại từ đầu, được tý vốn lại bị tịch thu, cứ xoay vòng trong cuộc sống XHCN. Vậy mà chỗ nào cũng thấy cái bảng tô đỏ hàng chữ “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Trại tù giam chồng tôi mãi tận Pleiku - Kontum có tên là trại Gia Trung, một địa danh tôi chưa bao giờ biết đến. Trước ngày đi thăm chồng, tôi dò hỏi được biết mỗi ngày bến xe Saigon - Miền Trung có hai chuyến chạy suốt về Pleiku. Giá chính thức được bán ra từ 15 tới 20 vé, còn lại bán với giá chợ đen rất mắc, mà phảỉ đứng xếp hàng từ đêm tới sáng may ra mới mua được vé. Tôi ở miền quê ngu ngơ làm sao mua được. Thật khó khăn và tốn kém. Tôi đành chọn giải pháp đi bằng tàu lửa, giá rẻ mà dễ đi . Ga xe lửa tôi đi gần chợ Long Khánh cách nhà tôi khoảng gần 30 cây số.
Nhớ tới giây phút giành giật chen nhau để lên toa xe lửa, bất giác tôi cảm thấy sau gáy và bả vai vẫn còn đau, đưa tay lên rờ phía sau đầu cục sưng u vẫn còn, vì tôi bị những bó củi họ quăng ném vào người. Trời ơi! Tôi không thể nào tưởng tượng được cảnh chen lấn hỗn loạn tại ga xe lửa lúc bấy giờ. Không giống như ga xe lửa trong phim ảnh, kẻ đi người về, kẻ tiễn đưa người đi đón sao êm đềm cảm động nên thơ đến thế. Ga xe lửa này cũng người lên kẻ xuống nhưng trong cảnh xô đẩy chen lấn giành giật cùng tiếng chửi thề xen lẫn tiếng la hét inh ỏi hỗn loạn. Bao nhiêu hàng hóa vừa bao vừa túi, bao than, giỏ đựng gà vịt, bất cứ vật gì cũng đều quăng ném vào toa theo lối cửa sổ, có người quăng cả đứa con nít như quăng một món đồ, kẻ tung lên người ném xuống. Tôi chen lấn trong đám người xô đẩy, kéo lê hai giỏ đồ tới gần cửa lên xuống, tay cố bám vào thành cửa, hy vọng đu được người vào bên trong,nhưng thân người tôi như tàu lá chuối vật vờ đong đưa giữa đám người hỗn độn. Tay tôi bị giật thốc ra khỏi thành cửa làm tôi ngã chúi theo đà xô đẩy, tôi ngồi xuống ôm lấy hai giỏ đồ vừa khóc vừa năn nỉ mọi người:
- Bà con ơi! Tôi có mua vé mà, hãy để tôi lên toa đi.
Mặc cho tôi khóc năn nỉ, họ chẳng để ý, cứ vô tình bước đạp trên hai giỏ đồ và cánh tay tôi làm đà bước lên toa xe, còn quay lại mắng tôi:
- Bộ tưởng một mình cô có vé thôi sao, tụi tui cũng có vé vậy.
Người họ khỏe bám trèo lên bằng lối cửa sổ, tôi thân đàn bà chân yếu tay mềm nên không thể bám và leo lên như họ, còn hai giỏ đồ thăm nuôi tôi làm cách nào đưa lên bằng lối đó. Tiếng còi xe lửa hú lên từng chập như báo hiệu sắp khởi hành, tôi càng quýnh quáng, mọi người càng vội vã chen lấn hơn trước. Sợ lỡ chuyến tàu sẽ trễ ngày thăm chồng, tiếng còi xe lửa hú lên càng làm tôi hốt hoảng. Ôm hai giỏ đồ, mắt đỏ hoe ngó lên toa xe, tôi hết hy vọng vì bánh xe lửa bắt đầu chuyển động trên đường sắt cùng những người còn đang chạy theo bám lấy.
Trong những người xô đẩy vô lương tâm đó, cũng còn một người có chút lương tri. Người đó là một thanh niên, ngồi trên nóc xe nhìn cảnh hỗn loạn phía dưới, thấy tôi ngồi khóc, mặc cho xe lửa đang chuyển bánh, nhảy xuống đất cầm vội hai giỏ đồ của tôi quăng vào lối cửa sổ, không cần biết có trúng ai bên trong hay không và nâng người tôi lên đẩy vào cửa sổ. Tôi chưa kịp cám ơn, người thanh niên đã xa tấm mắt của tôi, ngoái cổ nhìn với theo bên hông tàu, người thanh niên đang tìm cách nhảy lên toa xe và rồi những tàng cây bên đường làm khuất mất hình ảnh người thanh niên đó.
Tôi vui mừng không bị lỡ chuyến tàu, thở phào nhẹ nhõm, nhưng nghĩ tới người thanh niên trong lòng tôi lại áy náy, thấp thỏm không biết người thanh niên tốt bụng đó đã lên được tàu chưa hay là đã lỡ chuyến?
Tìm một chỗ dưới sàn tàu ngồi xuống, người tôi mỏi mệt đau nhừ, nhất là trên đầu phía sau ót và bả vai, tôi bị những bó củi ném trúng làm đau buốt. Thấy mặt tôi nhăn nhó, tay xoa xoa phía sau đầu, một bác ngồi gần bên lấy hộp dầu cù là đưa cho tôi xoa bóp.
Yên trí ngày mai gặp chồng làm tôi nôn nao, những mỏi mệt đau nhừ tan biến nhanh, nhường cho tâm tư sắp đặt những gì muốn nói với anh. Đừng như những lần trước, gặp được anh mừng quá chẳng nói được gì, hết giờ thăm lúc đó mới ngẩn người nuối tiếc. Ừ nhỉ! Nếu ngày mai tên cán bộ có đứng xa xa nơi vợ chồng tôi như ở trại tù Hốc môn, những người đi thăm nuôi như tôi cùng tâm trạng, họ cũng biểu lộ tình cảm như tôi. Tôi sẽ ngả đầu vào vai anh, thủ thỉ với anh bao nỗi nhớ niềm thương, bao buồn phiền tủi cực, bao vất vả đắng cay và biết bao điều muốn nói với anh. Nhưng tôi biết anh không cần nghe tôi nói, chỉ cần nhìn thấy tôi là anh hiểu và nghe nặng cả bao nghĩa ân tình yêu thương, giúp anh thêm nghị lực vượt qua tất cả. Tôi vẫn biết rằng ý chí của anh rất mạnh.
Theo lịch trình 6 giờ chiều xe lửa sẽ tới ga Nha trang, và chuyến xe lửa từ Nha trang đi Qui nhơn khởi hành lúc 6 giờ 45 phút. Tôi thở phào yên trí đủ thời gian mua vé đi Qui nhơn và tôi cũng không lo ngại nếu có cảnh chen lấn như ở ga Long khánh.
Quá mỏi mệt, tôi tìm cách tựa lưng vào thùng đồ của ai để bên cạnh nhắm mắt thiu thiu vì chuyến đi còn dài, chân tôi gác lên kẹp lấy một giỏ đồ còn một giỏ tôi lấy khăn tay cột quai giỏ vào cánh tay của mình, lỡ ngủ mệt sợ có người lấy cắp. Nhắm mắt để đó chứ không ngủ được, phấn ồn ào, phần háo hức sắp được gặp chồng làm tôi nôn nao. Không biết khi vợ chồng tôi gặp nhau, sự mừng rỡ sẽ như thế nào? Con người tôi rất tình cảm và xấu tính, buồn cũng khóc vui cũng khóc. Cả hai nhập lại không biết lúc đó tôi như thế nào? Còn hình dáng chồng tôi có khác lạ không? Gần một năm trời rồi, tôi chưa được nhìn thấy anh. Trong đầu tưởng tượng về anh, về nơi giam giữ anh. Họ đưa anh đi xa xôi thế này chắc là thăm nuôi đễ dãi và được ở lại đêm với chồng như là trại tù Phước-long mà chị Thái cùng xóm đi thăm chồng đã kể lại cho tôi nghe. Nếu lần thăm này mà giống như trạị tù Phước-long, không biết tôi có trải được tình cảm yêu thương với chồng tôi không, mặc dù tôi rất yêu anh, rất nhớ anh. Tôi không muốn bị CS xỉ nhục bằng cách đê tiện này, càng nghĩ trái tim tôi càng bị bóp nghẽn. Tôi hy vọng rằng chồng tôi cùng quan điểm với tôi, thông cảm cho tôi nếu đúng như điều tôi đang nghĩ.
Tôi giật mình bởi tiếng nổ lớn do xe lửa bị đứt ống hơi, thỉnh thoảng cứ phải nghe như vậy vì mấy người đi buôn họ dựt đứt để xe lửa ngừng lại, lần đầu tiên tôi đi xe lửa nên không biết cảnh này, cũng vì vậy tôi thật lo sợ muốn khóc tại ga Nha trang.
Xe lửa ngừng tại ga Nha trang là lúc tôi không biết phải làm sao xoay sở vì quá trễ, chuyến xe lửa đi Qui nhơn đã khởi hành trước đó 1 giờ. Trời đã tối, mọi người trong sân ga lần lượt đi mỗi người mỗi ngả, càng lúc càng thưa thớt người. Tôi định ở lại sân ga chờ chuyến xe lửa khác. Khung cảnh sân ga trở nên vắng vẻ im lìm. Tôi bơ vơ lạc lõng nơi xa lạ, lo sợ nhìn tứ phía, nước mắt rưng rưng, thật sự hoảng hốt không biết đi ngã nào, lạ người lạ cảnh. May quá từ xa một người đạp xích lô đang đến. Tôi hỏi thăm được biết ngày mai mới có chuyến xe lửa đi Qui nhơn. Nhìn tôi còn trẻ và giọng nói người khác miền, chú xích lô khuyên tôi không nên ở lại sân ga ban đêm vắng vẻ không người, sợ điều không tốt xảy đến cho tôi. Nghe chú nói người tôi run lên vì sợ, tôi cố trấn tĩnh nhưng sao giọng tôi run như muốn khóc. Chú gợi ý chở tôi tới nhà trọ nghỉ đêm chờ sáng ngày mai đi Qui nhơn. Nghe tới nhà trọ tôi càng sợ thêm vì nghĩ không biết chú ấy có tà ý gì, nơi lạ lẫm với giòng đời đầy lừa lọc gian trá liệu tôi có tin chú ấy không? Ánh đèn vàng vọt, sân ga không đủ sáng cho khung cảnh vắng vẻ như thế này. Tôi nhìn chung quanh rồi lại nhìn chú xích lô lưỡng lự. Không còn cách lựa chọn, đánh bạo tôi đành nhờ chú ấy chở đến bến xe đò Qui nhơn, nơi đó có lẽ an toàn cho tôi hơn. Ngồi trên xe xích lô tôi vẫn lo sợ, miệng lâm râm cầu nguyện cho tôi được bình an.
Tôi ngồi ngay trước quày bán vé đi Qui nhơn, hy vọng sáng sớm hôm sau tôi là người đầu tiên mua vé. Khung cảnh nơi đây sáng sủa hơn, có người qua lại bán quà rong, những gian hàng nhỏ đèn điện còn sáng. Tôi an tâm khoan khoái đặt lưng nằm xuống đất, đầu gối lên hai giỏ đồ để ngủ. Trời đã về khuya sao mặt nền đất vẫn còn nóng bỏng, hâm hâm dưới lưng tôi, mùi khen khét xông cả vào mũi thấm tận trong bụng tôi, quá mệt tôi cố chịu để dỗ cho đôi mắt nhắm lại. Chưa kịp nhắm mắt thì một tiếng thét thất thanh vang trong đêm. Tôi nhổm dậy, một người đàn bà đang chạy theo một người thanh niên còn rất trẻ ngang qua chỗ tôi, tay bà với với phía trước, tiếng thất thần kêu cầu cứu của bà “bắt lấy nó …, ăn cướp, ăn cướp bà con ơi”. Nhưng tiếng kêu cầu cứu ấy rơi trong đêm, giữa bao con mắt nhìn theo hờ hững. Người thanh niên tung cái giỏ cho một người khác hứng lấy chạy vào ngõ tối, rồi nhẩn nha đi như người đi dạo, làm như không có chuyện gì xẩy ra. Người đàn bà ngồi bệt xuống đất òa khóc tức tưởi cách tuyệt vọng. “Trời ơi! Nó lấy hết của tôi rồi, cả giấy tờ nữa, làm sao tôi về nhà được đây hở trời? Sao thất nhơn thất đức quá nè, Trời ơi!”. Tiếng than não lòng của bà như xé lòng Trời mà không làm động lòng người.
Nhìn bà tôi lại nghĩ đến tôi, tay rờ nhanh vào bụng, cái ví nhỏ bọc nhựa vẫn còn nằm trong lưng quần. Tôi chỉ có ít tiền đi đường và tờ giấy đi thăm nuôi trong đó, nếu bị mất, không biết sự đau khổ của tôi như thế nào, vì sẽ không được thăm chồng, lại lo lắng hai giỏ đồ thăm nuôi, thời buổi này bất cứ cái gì cũng sợ. Tôi khệ nệ vừa rê vừa xách tới gần hàng bán cháo ở góc xa, mua một chén cháo để làm quen và như là một nơi an toàn cho mình, mặc dù tôi chẳng thấy đói
Gần về sáng ngoài đường bắt đầu nhộn nhịp, xe chạy qua chạy lại trong bến, xích lô máy xích lô đạp chạy tới chạy lui, hàng quán mở cửa. Bóng người qua lại tiếng cười tiếng nói ồn ào. Nhìn về phía quầy bán vé đã có vài người đứng xếp hàng ở đó. Tôi chào cảm ơn bà bán cháo cho tôi một đêm an toàn bên cạnh bà, rồi đến quày bán vé đi Qui nhơn, vậy mà tôi cũng chẳng mua được vé chuyến đầu tiên vì ở đó người ta đã đặt từng gói đồ, từng khúc củi, cả cái sô nước theo hàng dài để giữ chỗ. Cuối cùng tôi cũng đi tới Qui nhơn.
Tiếng chú lơ xe la to: Tới Gia Trung rồi bà con ơi, ai xuống Gia Trung chuẩn bị đồ đạc đi bà con ơi. Tôi giật mình trở về hiện tại. Xe từ từ vào sát lề đường. Tiếng của chú lơ xe đơn độc hai chữ Gia Trung mà không thêm tiếng trại cải tạo. Tôi tưởng tên gọi Gia Trung là tên của một thành phố, ngơ ngẩn ngó ra ngoài, chẳng thấy nhà cửa hoặc trại tù, chỉ thấy rừng cây cao vút, chung quanh hoang vắng. Tôi nhìn quanh quẩn tự hỏi trại cải tạo ở đâu. Trên xe mọi người lục đục kẻ kéo người xách, lách người xuống xe. Ông cụ ngồi gần bên ôm giỏ đồ đứng lên, thấy tôi còn ngơ ngác, gục gặc đầu nói:
-Tới nơi rồi cô ơi! Họ xuống xe cả rồi, mình cũng xuống đi thôi kẻo không kịp, từ đây vô tới trại còn xa lắm.
Tôi lật đật xuống xe theo mấy người đó. Số người đi thăm nuôi khoảng 12 người. Tôi thật bỡ ngỡ, khung cảnh chung quanh vắng vẻ quạnh hiu không bóng người, ngoài tốp người mới xuống khỏi xe, đang đi trên con đường đất vào sâu hút bên trong.
Vừa đi tôi vừa ngó hai bên đường, những cây cao cây thấp, chỗ dầy chỗ thưa làm ánh sáng chỗ âm u chỗ sáng rực. Tôi lẹt đẹt đàng sau xa nhóm người đi phía trước. Họ đã đi thăm nuôi nhiều lần, nên họ có người nhà đi theo để phụ giúp xách đồ, còn tôi vướng hai giỏ loay hoay tay xách đầu đội, lúc mỏi cổ đau tay tôi lại hất cái giỏ trên đầu xuống bả vai để vác. Vai tôi vẫn còn đau vì hai ngày trước bị củi ném trúng ở ga xe lửa Long-khánh, vừa đi vừa nghiêng cổ vẹo người, dáng người tôinghiêng nghiêng như bóng nắng dưới đường, mồ hôi đổ theo thấm chung từng giọt nước mắt. Xa xa phía trước, ông già lúp xúp đi như chạy để theo kịp họ, ông vừa đi vừa ngoái cổ ra phía sau, tay vời vời ra hiệu cho tôi đi nhanh lên. Những người phía trước bỏ tôi khoảng cách thật xa và khuất hẳn vào khúc đường cong.
Qua khỏi khúc đường quẹo, một trạm kiểm soát với tên công an mặc áo vàng ngồi bên trong. Tôi giật mình theo phản xạ tự nhiên - “chết rồi lại gặp công an”, giữ bình tĩnh tôi thầm nghĩ - “mình đi thăm nuôi chứ buôn bán gì mà sợ tịch thu”. Tấm bảng nhỏ ghi hàng chữ “ Trình giấy tờ tại đây”. Tôi bước đến, tên công an nhìn còn rất trẻ tươi cười chào thân mật:
- Chị đi thăm người nhà phải không?
Sự thật là tôi không có thiện cảm với những người mặc bộ đồ công an, tôi đã khổ nhiều với họ rồi, họ không cùng giới tuyến với tôi và họ là người đang giam giữ chồng tôi. Tôi không cười, đưa trình tờ giấy thăm nuôi để ra khỏi chỗ này thật nhanh, vì tôi dị ứng không muốn nhìn họ. Khi nhìn vào thẻ Chứng minh nhân dân của tôi, tên công an mặt hớn hở reo lên:
- Ồ! Quê chị ở Đông Phú - Tiền Hải - Thái Bình, vậy là cùng quê với em. Còn thân mật như là người nhà của tôi: “Gia đình thầy mẹ em còn đang ở ngoài ấy, mà chị cùng họ Đinh với em, chả nhẽ chị em mình có họ hàng với nhau.”
Tôi lườm thầm trong bụng: “Họ hàng gì với chú mà chú nhận, tôi bên Quốc Gia, chú là CS, không thể họ hàng được”. Không muốn mất đi vẻ lịch sự của người miền Nam, tôi hơi mỉm cười nói mát:
- Tôi người miền Nam còn chú miền Bắc sao mà có họ hàng được.
Tên công an ngẩn người như suy nghĩ câu nói của tôi. Cử chỉ vồn vã, nét mặt vui tươi thân thiện của hắn khi biết tôi cùng quê cùng họ, làm như trong tôi có vết thương đang bị muối xát vào. Cùng mẹ VN một dòng máu, một màu da, nhưng không cùng lý tưởng. Biết đâu người công an này có họ hàng với tôi và cũng có thể những người coi tù là bà con với chồng tôi. Với nghiệt cảnh hiện tại, làm sao tránh khỏi anh em cốt nhục tương tàn.
Tôi được chỉ đường tới K1 là nơi giam giữ chồng tôi, đường vẫn còn dài, tôi đến ngồi dưới bóng mát gốc cây bên vệ đường. Phía xa cùng con đường, một người đàn bà đầu đội tay xách như tôi còn dẫn theo một bé gái, vừa đi bé gái vừa khóc, người đàn bà rất trẻ, đứa bé gái khoảng tuổi con tôi. Hình như bé gái không chịu đi bộ nên người mẹ cúi xuống vừa đỡ con vừa kéo lết giỏ đồ trông khó nhọc lê thê. Có lúc người mẹ bỏ giỏ đồ bên vệ đường, gập lưng xuống để cõng con, một tay đưa ra phía sau đỡ lấy con trên lưng mình còn một tay xách giỏ đồ, dáng xiêu xiêu bước đi nặng nề mỏi mệt giữa trưa nắng như lửa đốt. Đi được vài bước, người mẹ lại xốc đứa con trên lưng để khỏi bị tuột xuống, lưng người mẹ còng hẳn xuống, tay vuốt mồ hôi trên mặt và quay lại vuốt nhè nhẹ vào má đứa bé như thể dỗ đành vỗ về. Người mẹ cõng đứa con tới gốc cây tôi đang ngồi, thả con xuống và nhờ tôi trông chừng rồi trở lại chỗ cũ xách giỏ đồ còn lại. Cứ như vậy suốt con đường, thay phiên cõng con và xách đồ từng chặng, thật vất vả khổ sở. Nếu không cùng hoàn cảnh, không thể nào cảm được cái cảnh đi thăm chồng. Trên thân người đàn bà đó đã chịu bao nỗi khổ trong cuộc sống, giờ đây đang cố gắng gồng giữ niềm yêu thương của mình..
Đứa bé gái trông thật xinh, mặt bé đỏ au dưới ánh nắng mặt trời, tóc ướt mồ hôi dính chặt trên vầng trán, mắt bé tròn như hai hòn bi, thơ ngây nhìn tôi an tâm không khóc. Đến khi nhìn thấy một người công an gánh hai thùng nước đang đến gần, những giọt nước sóng sánh toát ra ngoài theo nhịp bước, mắt tôi và bé gái đều sáng lên, tôi còn chịu đựng được nhưng bé gái gào khóc lên gọi mẹ vì thấy nước. Người mẹ ngước về phía con lo lắng, chân bước thật nhanh đến con mình, thấy mẹ, đứa bé vừa khóc vừa chỉ về hướng người công an:
- Mẹ! Con muốn uống nước, con khát nước quá mẹ ơi.
Người mẹ liếc nhìn tên công an như thể thấy một hung thần, cúi xuống dỗ con.
- Đừng khóc nữa con, gần tới chỗ bố rồi, tha hồ uống nước con ạ.
Nhưng vì quá khát nước, đứa bé càng khóc to hơn.
- Không! Mẹ ơi con muốn uống nước bây giờ, không có nước con sẽ chết.
Người mẹ không còn biết làm sao dỗ con, đành bứt mấy lá cây rừng, cuốn tròn lại thành cái phễu, đánh bạo đến gần người công an để xin nước cho con mình.
- Xin cán bộ cho con tôi tý nước.
Mặt người công an lạnh lùng cau mày gắt lên:
- Chị là vợ của những tên ngụy quân ngụy quyền, là loại phản động phản quốc, được nhà nước khoan hồng cho đi thăm nuôi, mà còn đòi thế nọ thế kia, ở đây không có nước cho các chị.
Người mẹ nhìn về phía con đang gào khóc đòi nước, cố nén tủi nhục, nhẫn nại năn nỉ:
- Không! Tôi không xin nước cho tôi. Người mẹ chỉ tay về đứa con đang khóc, hầu mong khơi dậy một chút tình người. “Cán bộ nhìn thấy đứa bé đang khóc đàng kia kìa, từ sáng đến giờ nó chưa được uống nước. Cán bộ làm ơn cho tí nước đi cán bộ”. Người mẹ giở cái phễu lá rừng năn nỉ:
- Tôi chỉ xin một chút nước đựng trong này thôi, không nhiều đâu cán bộ.
Tên công an đứng bật lên, gánh nước bước đi, trút đổ bao hận thù xuống người mẹ.
- Toàn là thứ phản động, theo đế quốc Mỹ, sống sung sướng quen rồi, nóng một tý mà cũng không chịu được. Chị tưởng tôi là đầy tớ gánh nước cho chị hả, đồ thứ phản quốc..
Người mẹ chạy lại ôm chặt con mình, ép nỗi uất đau òa theo tiếng khóc của con. Tiếng khóc hai mẹ con vang trong rừng vắng không làm vơi thù hận của những kẻ không trái tim không tình người..
Ôi quê hương tôi không còn chiến tranh, không còn nghe tiếng súng mà vẫn còn đè nặng bởi thù hận và khổ đau. Hình ảnh vừa rồi thật trái ngược với hình ảnh năm nào của những người lính Sư đoàn 18 VNCH trong một buổi chiều dừng quân nơi thôn làng tôi ở. Họ chỉ có một vài giờ nghỉ chân mà còn tìm cách giúp đỡ những người dân trong thôn làng, người gánh nước người chẻ củi, cứ thấy công việc nào người dân đang làm là họ xúm lại phụ giúp. Hình ảnh thân thương đầy tình người, gần gũi với đồng bào đã ở mãi trong tim tôi.
Con đường đi vòng trên sườn đồi, nhìn xa xa phía dưới, những dãy nhà lợp tôn lẫn lợp lá hiện ra thấp thoáng. Trong lòng tôi vừa mừng vừa hồi hộp biết là nơi đó có chồng tôi, tự dưng đầu tôi quay mòng mòng, chân tôi muốn quỵ xuống. Mãi tận rừng núi hoang vu, hàng hàng lớp lớp nhà tù, đang giam giữ chồng tôi và những người sống vì chính nghĩa, chịu bao nhục hình của bầy thú dữ, nước mắt tôi lại chảy, chỉ biết gọi thầm tên anh. Mong rằng anh cảm nhận được tiếng gọi của tôi và biết rằng tôi đang đến gần anh.
Căn nhà thăm nuôi của K1 nằm bên phải con đường phía dưới chân đồi, nhìn rất rõ vì cây rừng đã được phá hoang, thỉnh thoảng còn lại ít cây to rải rác. Thấy con đường vòng hơi xa, nóng lòng gặp chồng, tôi tìm cách đi lối khác. Tôi thả hai giỏ đồ đã được cột chặt lăn xuống theo sườn đồi, còn tôi thì cột hai ống quần vào cổ chân rồi ngồi tụt xuống, vì độ dốc rất cao. Cũng may tôi mặc cái quần vải thun dầy nên không bị rách, chỉ bị trầy chút da chân và tay vì vướng vào cành chà.
Tôi tới nhà thăm nuôi đã gần chiều, có mấy người cùng chuyến xe tới trước cũng đang ở đó. Nhà thăm nuôi hẹp và dài, được chia ra nhiều ngăn, mái lợp lá, vách đắp bằng đất trộn rơm. Ngăn đầu có một lối ra vào không cánh cửa, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài, hai cái ghế dài hai bên, có lẽ là chỗ gặp thân nhân. Gần lối ra vào, một cái bảng nội qui ghi những điều luật cấm.Những điều luật cấm thì trại tù nào cũng như nhau, nhưng thời gian thăm nuôi thì tôi như hụt hẫng với bao mơ ước dự tính trong đầu khi nhìn con số 15 phút thăm gặp. Lòng tôi sôi quặn, trời ơi ba ngày đường xa xôi, lặn lội rừng sâu mà chỉ được gặp chồng có 15 phút thôi sao. Chưa gặp mặt chồng mà nước mắt tôi đã ứa bờ mi.
Trước sân nhà thăm nuôi là con suối nhỏ, bên kia con suối, những dãy nhà tù thật xa, dù thấy bóng người tù cũng không thể nhận diện được ai vì quá xa. Tôi mon men đến gần sát bờ suối, mắt hướng về phía trại tù mong ngóng hình bóng yêu thương của mình qua thần giao cách cảm.
Trời gần nhá nhem tối, thêm được hai chị đi thăm chồng ở K4 và K5 đến tạm ngủ chung với chúng tôi cho qua đêm, chờ sáng hôm sau trở lại chỗ cũ để gặp chồng. Chúng tôi chẳng ai biết ai, nhưng cùng hoàn cảnh nên dễ thân thiết, ngồi chụm chung lại với nhau nói chuyện. Thật là khủng khiếp kinh sợ khi nghe các chị kể chuyện, ngay tại nhà thăm nuôi K1 này, đêm đêm có một bóng ma, hiện lên lơ lửng phía sau nhà, chỗ cây cao nhiều cành lá. Ngôi nhà này vách sau có những cửa sổ không cánh, chấn song bằng những cành tre nhỏ nên có thể nhìn qua lại rất rõ. Tin đồn có một chị đi thăm chồng, không biết vì vấn đề gì đã treo cổ tự tử ngay cây cao phía sau nhà, nên bây giờ hồn chị luẩn quẩn quanh đây, hiện ra với âm thanh rên rỉ khóc than theo tiếng gió vi vu thật rợn người. Trời chưa tối hẳn, tôi đã thấy sờ sợ, ngồi chen vào giữa các chị. Có chị quả quyết là chị không tin người đàn bà đó tự tử, trong khi cực khổ đi thăm chồng, đã đến tới nơi sắp gặp được chồng, cớ gì lại tự tử. Có thể người đó tới đây, không có ai cùng thăm nuôi, đêm vắng vẻ bị tụi công an hãm hiếp, rồi giết treo cổ chị trên cây để không chứng cớ và gán cho chị là tự tử. Hai chị thăm nuôi K4 và K5 đều nói cũng nghe tin đồn đó, nên hai chị tìm đến với chúng tôi để không bị nguy hại. Phần tôi, nếu không nghe được chuyện này, lần đầu tiên đến đây, một mình đêm vắng, có thể cũng như người đàn bà bị treo cổ trên cây kia.
Ngoài sân màn đêm đã bao phủ một màu đen đặc, ếch nhái ngoài bờ suối ì ộp kêu. Đàng xa, có ánh đèn bin đang rọi đi tới nhà thăm nuôi, một chị khều tay nói khẽ, “kiến vàng đang đến” ( ý nói Công An). Chờ trời tối, công an mới đến kiểm tra có bao nhiêu người ở đó để phát mùng mền. Tới lượt tôi, tên công an cầm súng chỉa thẳng vào tôi, sợ trường hợp bất cẩn, tôi nói với tên công an:
- Cán bộ làm ơn đưa họng súng qua hướng khác, đừng chỉa vào tôi lỡ tay rất nguy hiểm.
Tên công an sừng sộ:
- Vợ tụi ngụy không tin được, phải cảnh giác.
Và họng súng vẫn hướng về phía tôi. Tôi là người sau cùng vô tới trại, công việc nấu cơm theo thứ tự, tới phiên tôi là chót. Ở đây có một cái bếp và một cái nồi móp méo, người này nấu xong dỡ cơm ra rồi đến người kế tiếp. Cũng có người không nấu cơm, họ mua các loại bánh đưa vào ăn, còn tôi tiền bạc eo hẹp, mua được hai lon gạo, nấu ăn đêm nay và ngày hôm sau, cũng may tôi còn một quả trứng luộc mua dọc đường chưa kịp ăn..
Nấu cơm xong đã quá nửa đêm, tôi dỡ cơm vào chiếc khăn tay ướt nắm lại cho chắc và chia thành hai nắm, một nắm ăn ngay, còn một nắm dành cho ngày mai. Tôi cạo vét những hạt cơm cháy dưới đáy nồi để còn rửa sạch cho người khác nấu. Nhìn những hạt cơm bất chợt lòng tôi nhói buốt xót xa. Hình ảnh hai người tù cải tạo hồi chiều đã làm tôi rơi nước mắt, ruột co thắt và tim gan như xé ra từng mảnh
Lúc tôi đứng bên bờ suối nhìn sang trại giam. Một chị đưa nồi ra suối rửa, những hạt cơm theo nước trôi, nằm đọng dưới nước lẫn lộn đất cát và sỏi đá. Một người tù cải tạo lao động gần đó, đưa mắt liếc nhanh, chờ cho chị ấy bước hẳn lên bờ, người tù vội vàng bước thật nhanh xuống lòng suối, giả bộ cúi xuống rửa mặt, nhanh tay mò nhặt những hạt cơm lẫn chung với đất cát bỏ vội vào miệng của mình. Hình ảnh đó thu nhanh vào mắt tôi, vào đáy lòng của tôi. Ôi! Thật đau khổ dường nào, xót xa dường nào. Trời ơi! Chồng tôi cũng như thế sao?
Khi tôi ra bìa rừng nhặt mấy nhánh củi khô để nấu cơm, một người tù cải tạo đang chặt cây rừng, mon men lại gần phía tôi lấm lét nói nhỏ, ánh mắt như cầu khẩn:
- Chị ơi! Khi nào chị nấu cơm xong, chị đừng đưa nồi ra suối rửa, chị làm ơn dấu cái nồi trong bụi rậm này cho chúng tôi chị nhé.
Hai hình ảnh đó làm tôi như chết lặng. Trời ơi! Những người tù cải tạo, những con người khốn khổ sao ra nông nỗi này? Sao biến đổi như thế này? Cộng sản quá ti tiện bẩn thỉu, hành hạ người tù bằng cách này.
Hai nắm cơm trắng nằm trong chiếc khăn tay. Tự nhiên hình ảnh chồng tôi qua hình ảnh hai người tù cải tạo ấy làm tôi chẳng thấy đói. Một nắm tôi gói lại cho chồng, một nắm tôi bỏ lại trong nồi cùng ít cơm cháy, chờ trời sáng tôi dấu vào bụi rậm, không biết người tù nào may mắn được ăn nắm cơm này.
Đặt lưng xuống chiếc giường tre, tôi không ngủ được, trằn trọc thao thức đếm từng tiếng chim cú kêu ngoài rừng, đếm từng tiếng gà rừng gáy. Chỉ còn vài giờ đồng hồ là tôi được gặp người chồng yêu thương của tôi. Thời gian trôi qua chậm lòng tôi bồn chồn nôn nao khó diễn tả, bao nhiêu hình ảnh của chồng, bao nhiêu tâm tình muốn nói với chồng đầy ắp trong đầu, không biết sắp xếp câu nào trước câu nào sau, vì chỉ có 15 phút. Mắt cứ mở lớn nhìn trên nóc mùng, từng bầy rệp, họ hàng nhà rệp, phải nói là cả xã hội rệp lớn nhỏ có đủ, vừa ngửi thấy hơi người, thi nhau bò theo hàng theo lớp thật nhanh xuống chỗ tôi nằm để hút máu, cái mền cũng vậy, rệp bò lổn ngổn lúc nhúc, mùi tanh tanh ngai ngái đến lợm giọng. Bỏ mền ra thì lạnh, cái lạnh của miền núi rừng cao nguyên tê buốt thấu xương, ra ngoài ngồi thì bị muỗi rừng chích, tôi đành chịu để rệp hút máu. Nhìn đoàn rệp bò như hội chợ, con no máu bụng căng phồng chậm chạp bò lên nóc mùng, con nào còn thèm thuồng lại bò xuống, cứ như vậy bò lên bò xuống suốt đêm. Tôi thương tôi bị rệp hút máu, tôi lại đau xót cho đất nước và đồng bào tôi, chịu để bị tàn phá rỉa róc đến tận xương tủy.
Trời hừng hừng sáng, tiếng kẻng lanh lảnh phát ra từ trong trại tù, hàng loạt vang dội vào tai tôi đến nhức óc, tiếng kẻng báo hiệu những người tù đi làm khổ sai. Mọi người lăng xăng háo hức xếp đồ thăm nuôi gọn gàng chờ gặp người thân, có người sắp đồ để bên cạnh cái bàn như thể chồng mình đang ở đó. Tôi cũng nôn nao hồi hộp, mắt hướng về bên kia bờ suối mong ngóng. Từ đàng xa, người công an dẫn những người tù đi đến, tất cả mọi người chúng tôi chạy ùa ra đứng cạnh bờ suối, chỉ mong nhìn thấy chồng mình trước, nhưng những người tù đó rẽ ra hướng khác làm mọi người hụt hẫng ngơ ngác. Tôi không ngạc nhiên, biết chắc tốp tù đó không có chồng tôi, vì họ mắc bộ đồ tù màu xám nhạt, trước ngực và sau lưng đều đeo bảng số, người nào cũng như bộ xương biết đi được khoác lên bộ đồ tù rộng thùng thình, vạt và tay áo phất phơ như hình thằng bù nhìn mà nông dân thường treo ngoài ruộng rẫy để đuổi chim. Thêm hai lớp tù nữa đi qua, họ đi bên kia bờ suối khoảng cách hơi xa, nhưng họ cứ ngoái lại nhìn chúng tôi, trông thật tội nghiệp. Mặt người nào cũng còm cõi hốc hác. Tôi đoán họ là tù hình sự, chắc bị hành hạ tra tấn dữ lắm nên thân xác họ tiều tụy như vậy. Tiếng các bác các chị nhao nhao:
- Đang ra kìa! Đang đến nữa kìa, chắc lần này đúng rồi.
Tôi bước ra chỗ khác để nhìn cho rõ, vẫn thấy hai người công an mặc áo màu vàng cầm súng đi chung với tù cải tạo, nhưng tốp này ít người tù hơn. Họ cũng mặc áo tù màu xám có bảng số. Tôi nhìn dửng dưng, người tôi đang mong đợi là chồng tôi, chứ không phải những người tù hình sự đó. Những người tù đến gần bờ suối, người nào cũng hướng về chúng tôi, mắt tôi nhìn về một người vì người ấy nhìn tôi mỉm cười. Tôi thấy tội nghiệp vì bộ đồ tù quá rộng phủ lên người đó, còn tóc cắt ngắn gần như trọc nhẵn. Mắt tôi vẫn trông theo người đó, tôi hơi ngạc nhiên, người đó xa lạ tôi không quen tại sao cứ nhìn thẳng vào tôi. Quay sang chị bên cạnh, tôi chỉ vào người tù đó:
- Chị ơi! Tôi không quen người tù đó, mà sao nhìn tôi cười.
Chị ta nhìn theo hướng tay tôi chỉ:
- Chắc người nhà chị, cười với chị, chứ tui đây sao không cười với tui. Chị ta cười nói đùa:
- Trời ơi! Nhìn thấy chồng mà mặt làm bộ tỉnh queo.
Tôi cãi lại : “Chồng tôi nhìn đâu như vậy”. Những người tù qua hẳn bên này suối, khoảng cách thật gần, cách tôi chừng 5 bước. Bỗng mắt tôi hoa lên, chân đứng không vững, bầu trời như sập xuống. Tôi mở to mắt nhìn, như không vào mắt mình, tim tôi đập mạnh trong lồng ngực. Ôm lấy ngực, cắn chặt môi để không thét thành tiếng, tim tôi đau nhói.
Ôi! Chồng tôi, chồng tôi đấy ư! Chồng tôi ra nông nỗi này sao? Không lẽ là anh, lúc này tôi nhận rõ anh qua ánh mắt. Ánh mắt ngày xưa nhìn tôi yêu thương nồng nàn, bây giờ cũng ánh mắt ấy nằm trong một hốc sâu trông thật xót xa. Đôi mắt to tròn đầy cương nghị chỉ còn là hai hố sâu hoắm trên cái đầu lâu được bọc da. Đau xót thương cảm tôi nghẹn ngào, nước mắt cuồn cuộn thi nhau chảy. Trời ơi! Hình dạng chồng tôi hao mòn biến đổi ra thế này ư. Tôi đưa tay bụm chặt lấy miệng để tiếng khóc không thoát ra ngoài, mặt tôi dàn dụa nước mắt, tim nhói đau theo nhịp tiếng khóc trong cổ họng. Hình ảnh chồng tôi lung linh qua làn nước mắt. Anh nhìn tôi đau khổ, đầy nước mắt khô,môi anh khẽ mấp máy:
- Nín đi em, nín đi em. Anh đây! Anh không sao, anh còn sống!
Tôi đứng nhìn anh chết sững, Tôi biết những dòng nước mắt của tôi sẽ làm anh khổ, nhưng tôi không thể nào cầm lòng được khi nhìn thấy chồng như thế này. Tôi muốn chạy lại ôm chặt lấy anh, ôm lấy hình hài như da bọc xương của anh, san sẻ cho anh chút sinh lực hơi ấm nơi tôi. Nhưng tôi không làm được, cặp mắt hai tên công an cầm súng trừng trừng nhìn chúng tôi như ngầm bảo “không được lại gần những người tù”, chúng tôi thật gần mà khoảng cách thật xa bởi quyền lực.
Sáu người tù đứng theo hàng trước nhà thăm nuôi. Tôi chờ tiếng nói của 2 tên công an cho phép gặp gỡ người tù, sẽ chạy đến bên anh, đưa anh vào chỗ nơi tôi để sẵn giỏ đồ thăm nuôi. Nhưng tên công an ra lệnh mấy người tù thứ tự theo hàng đứng vào một bên hàng ghế, còn một bên hàng ghế đối diện, tên công an hất mặt lại phía những người đi thăm nuôi.
- Này! Ai là người nhà, chỉ được một người thôi, ngồi phía bên kia người nhà của mình.
Chúng tôi lần lượt như một cái máy bước nhanh vào chỗ ngồi đối diện. Những người tù ngồi bất động, xót đau nhìn người thân của mình, kiên nhẫn chờ đợi. Người công an đứng ở đầu bàn hắng dặng, gằn giọng nói:
- Trước khi người nhà tâm sự với nhau, phải tuân theo điều luật, động viên các anh ấy học tập tốt, nhất là không được khóc làm nản chí học tập các anh ấy. Phải biết là nhà nước cách mạng đánh đuổi Mỹ- Ngụy ra khỏi nước, nhà nước đã khoan hồng cho các anh ấy học tập để không còn theo Mỹ-Ngụy đánh đổ nhà nước, bây giờ đã hòa bình, xã hội chủ nghĩa là xã hội tự do vv…Ôi chao, tên công an cứ như con vẹt đọc bài thuộc lòng, những lời tên công an không lọt vào tai chúng tôi. Mắt và đầu óc tôi chỉ chăm chú vào chồng tôi, nước mắt tôi vẫn không ngừng rơi.
Trong phòng thăm nuôi im lặng, ngoài tiếng nấc, tiếng sụt xịt nghẹn ngào trong cuống họng và tiếng giảng thuyết lên lớp của tên công an, kéo dài như cố tình quên 15 phút thăm gặp. Những giọt nước mắt của tôi như động lực đưa bàn tay anh về phía tôi, như muốn vỗ về an ủi mà trước đây mỗi lần tôi khóc. Bàn tay anh rướn gần tới bàn tay tôi thì ngừng lại, vì tên công an cầm súng tiến gần phía sau lưng tôi, ngón tay anh run rẩy như những lóng xương đang động đậy. Lòng tôi đau như cắt, chẳng nói được gì ngoài hai hàng nước mắt, tôi muốn vươn tới nắm lấy bàn tay xương xẩu của anh, nhưng cặp mắt của tên công an vừa nói vừa liếc nhìn chúng tôi. Dưới gầm bàn, tôi cảm được bàn chân chồng tôi đang động đậy kiếm bàn chân tôi, trút vội cái dép khỏi chân tôi đưa chân mình lần mò đặt lên chân anh, để chồng tôi nhận hơi ấm và tình cảm của tôi lén lút gửi qua bàn chân anh. Bàn chân chồng tôi đang lạnh từ từ ấm lên, tôi khóc mà cảm được hạnh phúc qua đôi bàn chân. Cho tới khi tên công an cho phép trao đổi tâm tình, thời gian chỉ còn 5 phút ngắn ngủi, tôi chẳng nói được gì với chồng tôi, ngoài tiếng nấc nghẹn ngào, gật đầu và lắc đầu theo tiếng hỏi thăm của chồng tôi về bố mẹ và hàng loạt người thân mà chồng tôi nhớ tới. Hết giờ thăm nuôi.
Tới lúc kiểm tra đồ thăm nuôi, có món mẹ tôi cố công làm gửi cho anh và vài món khác không hợp lệ bị gạt ra. Tôi hồi hộp nhìn những món đang kiểm tra, tới món mỡ chưng hấp với đường cát trắng, tôi nặn óc nghĩ mãi cách qua mặt tên công an, mở gói mỡ ra, những miếng mỡ trong veo bọc với đường cát trắng trông giống như miếng mứt bí, tên công an cầm từng miếng lên ngửi, thắc mắc hỏi tôi:
- Cái này là thứ gì?
Tôi trả lời nhanh để hắn khỏi nghi ngờ:
- Thưa cán bộ, thứ này là mứt bí, Tết qua lâu rồi sợ bị hư, tôi gởi cho chồng tôi để ăn tết muộn ạ.
Như thể tên công an chưa bao giờ nhìn và nghe nói mứt bí, vẫn thắc mắc:
- Mứt bí là cái thứ gì?
Có lẽ người ngoài Bắc không hiểu tiếng người trong Nam. Tôi lại giải nghĩa:
- Mứt này cứ vào dịp tết, chúng tôi lấy quả bí đao cắt lát, ướp với đường phơi khô thành mứt , gọi là mứt bí.
Tôi thở phào khi tên công an bỏ miếng mỡ heo vào gói và đẩy về phía chồng tôi, anh nhanh tay bỏ vào giỏ của mình, chỉ sợ bị lấy lại. Tên công an giả lả:
- Mất bí đao thì cứ gọi là mất bí đao. nói là mứt..mứt …,ai mà biết.
Vài tiếng cười khúc khích nho nhỏ của mấy người đi thăm nuôi đứng gần đó. Tên công an quay lại gừ lên: - Các chị cười cái gì vậy. Còn nắm cơm, tôi gói vào tờ giấy đã nguội ngắt, hắn cầm lên sừng xỏ với tôi:
- A! Chị này giỏi thật. Dám xỉ nhục cách mạng. Chị tưởng nhà nước chúng tôi bỏ đói chồng chị hả, tôi bỏ lại hết đồ thăm nuôi của chị bây giờ.
Lúc đó tôi run quá, vì thương chồng mà làm hại tới anh. Sợ chồng tôi không được nhận những món đồ thăm nuôi, tôi định lấy lại nắm cơm và xin lỗi tên công an, nhưng thấy ánh mắt chồng tôi nhìn vào nắm cơm. Tôi thật đau lòng và xấu hổ cho sự hèn nhát yếu đuối của mình khi phải nói những gì không đúng sự thật, giọng tôi run run uất ức:
- Thưa cán bộ! Tôi biết nhà nước cách mạng khoan hồng cho chồng tôi, được đi học tập cải tạo như vậy là tốt, để chồng tôi thông suốt đường lối, sống tốt với nhà nước với nhân dân. Còn tôi đâu dám xỉ nhục nhà nước, nắm cơm này tôi nắm để ăn, còn thừa đã hơn một ngày rồi, nó bắt đầu hơi thiu, bỏ đi thì tiếc. Tôi để lại cho chồng tôi ăn, nếu không còn ăn được, chồng tôi vất đi cũng được mà.
Những lời tôi nói làm dịu lòng tên công an, cầm cuốn sổ tay, tên công an gõ vào cạnh bàn, nói.
- Chị hiểu được nhà nước như vậy là tốt, thôi được, cho phép chồng chị lấy nắm cơm thiu này. Chồng tôi chỉ chờ có vậy, cầm vội nắm cơm bỏ vào giỏ và bước nhanh vào hàng đi theo hai tên công an vào lại trại.
Chúng tôi nước mắt tiễn đưa những người thân tới bờ suối, ranh giới của chia cách. Những người tù ngoái lại nhìn chúng tôi trông rất thương cảm xót xa, không biết có lần sau gặp lại vợ mình, người nhà của mình nữa không?
Mọi người trở vào thu xếp để đi về. Bóng chồng đã khuất hẳn, tôi thẫn thờ nán lại bên bờ suối, nhìn về hướng trại giam như để hy vọng còn nhìn thấy anh. Tiếng các chị gọi ơi ới:
- Không gặp lại nữa đâu, đi về đi.
Bước vào nhà thăm nuôi, nhìn từng chỗ vẫn thấy hình ảnh chồng tôi, từ chỗ anh đứng xếp hàng, chỗ ngồi vào ghế, lúc anh đứng nhích tới để xếp đồ vào giỏ, từng hình ảnh một hiện lại trong mắt tôi. Tôi ngồi vào ngay chỗ anh ngồi, tưởng tượng anh còn đang ngồi với tôi, tay tôi xoa xoa mặt bàn tìm chút hơi ấm còn đọng lại của anh. Nước mắt tôi lại trào ra, chỉ là tưởng tượng, mặt bàn trống trải lạnh tanh, hơi lạnh chuyền vào tay thấm tới tim tôi, ngơ ngác tôi như còn muốn kiếm tìm.
Mặt trời đã lên cao. Tôi ra về mà lòng trĩu nặng xót đau, hình ảnh tù tội khốn khổ của chồng luẩn quẩn quanh tôi là hành trang yêu thương theo tôi suốt cả cuộc đời. Từng bước chân nặng nề bước trên con đường dốc ven đồi, đầu tôi ngoái lại như hồn còn ở giữa núi rừng hoang vu.
Từ xa, nơi ngã ba đường, hình dáng như quen thộc đang tiến vào con đường tôi đang đi. Ồ! Thì ra ông cụ cùng chuyến xe sáng hôm qua. Tôi đứng lại chờ, dáng ông thất thểu lom khom từng bước chậm chạp, không còn vẻ nhanh nhẹn như hôm qua. Thấy tôi ông chỉ hơi nhếch mép, vẫn cái miệng móm mém của ông, tôi nhanh nhẩu chào:
- Chào bác! Hai bác cháu mình có duyên gặp lại nhau, sao bác? Con trai bác có khỏe không?
Tôi chào hỏi để có chuyện nói chứ cùng cảnh thăm tù, thấy người thân nỗi đau như xé ruột gan. Ông cụ òa lên khóc, tiếng khóc nỉ non ai oán.
- Tôi khổ quá cô ơi! Lặn lộn đường xa mong gặp con mà chẳng được gặp.
Tôi cầm lấy tay ông lắc lắc, lo sợ!
- Sao vậy bác! Anh ấy bị làm sao?
Như cào vào nỗi đau thương của ông, mếu máo ông càng khóc to hơn:
- Tội nghiệp cho con tôi, nếu tôi đi thăm một tuần trước đây thì đâu đến nỗi này, con tôi bị giam vào nhà đá mấy bữa nay rồi cô ơi. Ông khóc hu hu, giọng nghẹn ngào đứt quãng: “ Khổ thân con tôi! Sao con khổ vậy, con làm gì nên tội mà họ hành hạ con”!
Nước mắt tôi chảy theo nước mắt ông, cùng hoàn cảnh và tâm trạng. Kẻ khổ không gặp được con, người đau nhìn chồng thân xác hao mòn xác xơ. Một già một trẻ chung niềm đau, chậm chạp lê bước trên đường.…
Sau này, những đêm nằm gối đầu trên cánh tay chồng, tôi thường nghĩ đến những năm tháng sống trong đen tối khổ đau, những tủi nhục khổ cực mà chồng tôi chịu đựng trong nhà tù khổ sai mà Cộng sản gọi là “ tập trung cải tạo”. Tôi thì thầm hỏi anh nghĩ gì mỗi lần nhìn thấy tôi và ngày đó ở trại tù Gia Trung, cảm giác của anh khi bàn chân tôi tìm để trên bàn chân anh dưới gầm bàn, anh bóp nhè nhẹ bờ vai tôi cách âu yếm. Ngày mất nước, anh mất tất cả. Ngày vào tù, coi như anh đã chết. Những lần thấy tôi, nhìn tôi tàn tạ héo úa, anh rất khổ. Anh bất lực trong hoàn cảnh không thể an ủi xoa dịu tôi, anh không khóc được như tôi đã khóc, anh dồn nén niềm đau của mình càng làm anh đau hơn. Nhưng anh vẫn nhìn thấy nơi tôi một vùng trời đầy hy vọng, giúp anh thêm niềm tin và nghị lực. Và lần đó, anh không nhận được hơi ấm từ bàn chân tôi, có thể chân anh và tôi khoảng cách hơi xa, nên chân tôi đặt lên bàn chân người bạn tù ngồi kế bên.. Thôi thì người bạn tù đó cũng cảm được sự an ủi, hạnh phúc nghĩ đó là chân của vợ mình.
Anh quàng tay ôm chặt lấy tôi, như thể bàn tay anh còn quá hẹp, không đủ ôm cả niềm yêu thương hạnh phúc của mình. Còn tôi, rúc vào cổ vào ngực anh, hạnh phúc nghe được nhịp tim và hơi ấm, như đang nghe điệu nhạc dịu êm, ru tôi vào giấc ngủ trong vòng tay ấm áp của anh, mà trước đây tôi thường phập phồng lo sợ tưởng rằng mình không bao giờ còn có những giây phút này.
Hoàng Yến
Chúng tôi được chuyển qua một chiếc xe khác. Qua cơn hiểm nghèo, ai cũng nguyền rủa ông tài xế không có lương tâm, không có trách nhiệm, nắm giữ hơn 50 sinh mạng, chỉ biết cho mình, còn những người khác coi như cỏ rác. Tôi không nguyền rủa ông ta mà tôi đau cho cả xã hội này, đã đào tạo con người ông giống như CS. Nếu họ có trái tim, người dân đâu chịu khổ, chồng tôi đâu bị đày ải tù tội như thế này. Nhớ tới chồng, tới giây phút vừa thoát hiểm nguy, tôi bật khóc, nếu chiếc xe rớt xuống đèo, tôi không bao giờ còn thấy chồng, đau thương hơn nữa, tôi chết ngay địa danh gần nơi giam giữ chồng tôi, mà anh đang ngóng chờ mong mỏi được gặp tôi.
Xe qua khỏi mấy cái đèo nguy hiểm như đèo An Khê, đèo Măng Giang. Bớt lo sợ, tôi đưa mắt quan sát những hành khách còn trong xe. Bốn người tôi mới quen ở bến xe Qui nhơn tối hôm qua, cùng đồng cảnh đi thăm nuôi như tôi, họ ngồi rải rác những hàng ghế phía khác, mắt tôi chăm chú nhìn một ông lão ngồi ngoài đầu hàng ghế bên kia, cách chỗ tôi ngồi là lối đi giữa của hai hàng ghế. Ông trạc tuổi bố chồng tôi, dáng người nhỏ còm cõi trông rất hom hem. Ông không ngủ, trên khuôn mặt khắc khổ, thỉnh thoảng môi ông nhếch lên mỉm cười, ánh mắt lộ vẻ hân hoan như sắp nhận được món quà quí, hoặc sắp gặp lại gia đình sau một chuyến đi, đôi lúc lại thấy ông tư lự đăm chiêu như đang suy nghĩ một vấn đề gì, hai bàn tay ông ôm chặt cái giỏ vào lòng như sợ nó vuột mất. Bất giác tôi cười thầm nhìn xuống tay mình thì cũng như ông lão thôi, tôi có hai cái giỏ lúc nào cũng bên cạnh không dám rời xa nó, hở một tý là bị lấy cắp.
Bất chợt ông lão nghiêng mặt qua phía tôi, bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Tôi nhoẻn miệng cười chào hỏi làm quen:
- Dạ chào bác! Bác là người ở trên miền này hả bác?
Ông lão quay hẳn qua phía tôi cười. Răng ông đã rụng gần hết, miệng móm mém. Nhìn ông tôi có cảm tình ngay với đôi mắt và nụ cười hiền hòa phúc hậu của ông. Ông trả lời:
- Không! Tôi không phải người trên miền này cô à. Ông thân thiện. - “Tôi ở xa lắm! Cô có biết Saigon không? Nhà tôi còn ở xa hơn nữa, mãi tận Rạch Giá cô à”. Thấy ông lão vui vẻ, tôi tò mò hỏi tiếp:
- Vậy bác đi thăm con cháu ở trên này à?
Trong ánh mắt ông lão thoáng buồn, nhưng môi ông lại mỉm cười tạo trên khuôn mặt ông nét vừa buồn vừa vui, nửa khóc nửa cười. Tôi không thể nào đoán được ông lão đang nghĩ gì. Thấy ông im lặng, tôi than thở dùm ông lão:
- Trời ơi! Bác lớn tuổi rồi, sao không để con cháu về dưới thăm bác, đường đi xa xôi, lại nguy hiểm bác ngồi xe như thế này mệt lắm.
Miệng ông đang cười, câu nói của tôi như chạm vào nỗi niềm riêng tư của ông, mắt ông nhuốm màu sương khói ngấn lệ. Tôi cảm thấy áy náy cho câu hỏi thăm tự nhiên nhưng vô ý của mình, định ngỏ lời xin lỗi và an ủi ông, thì ông cất lên lời tâm sự cùng tiếng thở dài:
- Cô ơi! Tôi già cả rồi, đi lại rất khó khăn, đâu muốn đi xa như thế này đâu, vì thương con tôi phải đi thôi.
Nghe tới đây tự nhiên trong lòng tôi thật bất mãn người con của ông, thầm trách trong bụng: “ Bố già rồi không về thăm bố, lại để bố lặn lội đường xa đi thăm mình, loại con gì vô tâm bất hiếu vậy”. Tôi đang tức dùm cho ông lão. Ông đưa mắt ngó tôi, chép miệng thở than:
- Tội nghiệp thằng con tôi lắm cô ơi! Nó bị nhốt mấy năm nay rồi, nó là lính VNCH cô à. Nói tới đây giọng ông nhỏ lại, đưa mắt lấm lét nhìn xung quanh như sợ người khác nghe. Có thể ông cảm được tôi đồng cảnh đồng thuyền nên ông dễ dàng tâm sự, nhìn tôi ông rỉ rả:
- Nó chưa vợ cô à, nên tôi cứ phải lê thân già đi từng trại tù thăm nó.
Tôi thật xúc động. Ông lão cùng cảnh ngộ với tôi, như một luồng giao cảm, tôi nghiêng người chồm hẳn gần ông lão hỏi nhỏ
- Bác! Vậy chuyến đi này có phải bác đi thăm nuôi ở trại tù Gia trung không ạ?
Mặc dù lần đầu tiên tôi đi đến vùng này, không biết con trai ông có cùng chung trại tù với chồng tôi không? Vừa nghe đến tên trại tù Gia-trung từ miệng tôi, ông lão mở to mắt mừng rỡ:
- Đúng! Tôi đi thăm con tôi ở đó.
Ông bỏ lửng câu nói, mắt nhìn tôi ngập ngừng, e dè nói khẽ: “Cô là người ở đây hay sao mà biết trại tù đó”?
Tôi mỉm cười với tay xoa nhẹ vào tay ông: “Thưa bác! Cháu không phải người trên này mà là cháu đi thăm nuôi nhà cháu ở trại tù đó”.
Mắt ông lão sáng lên. Thế là một già một trẻ cùng cảnh ngộ như nhau trở nên thân thiết. Nhích người chụm đầu vào nhau rủ rỉ chuyện thăm nuôi, chuyện gia đình, thời cuộc đất nước, chuyện khổ cực nghèo đói của mọi người sau ngày mất nước.
Ông tâm sự, người con của ông hiện giờ bị giam ở K3. Tôi đoán chắc không xa nơi giam giữ chồng tôi,vì chồng tôi ở K1. Đã mấy năm trời ông lăn lội đi từng trại tù thăm nuôi con trai ông. Trước ngày miền Nam mất vào tay CS, người con ông có vị hôn thê sắp làm đám cưới. Thời điểm đó đất nước trong cơn hỗn loạn, nơi con ông đóng quân đánh nhau dữ dội nên không thể về làm đám cưới. Ngày 29/4/1975 người vợ chưa cưới theo gia đình xuống tàu trốn chạy CS. Vài tuần sau con ông bị đưa đi tù cải tạo. Bà cụ thì quá gìa yếu bệnh tật liên miên, muốn đi thăm để nhìn thấy mặt con trai mà cũng không sao đi được. Ông chỉ lo bà cụ chờ không được tới khi con ông về.
Giọng ông run run thở dài lo sợ: “Hoặc là con ông không bao giờ có ngày về” . Lời ông đều đều bên tai như muốn tôi chia sẻ nỗi buồn niềm đau với ông. Ông cứ kể , tôi vẫn nghe để cho những gì đang chất chứa trong ông hòa vào với khổ đau tủi cực của tôi. Cùng một cảnh đời, lòng tôi nhói lên theo từng lời kể của ông. Ông lại chép miệng nỉ non:
- Còn hai người con gái lớn đã có gia đình. Thời buổi cuộc sống khó khăn, tất bật kiếm miếng ăn chưa đủ nuôi mấy cháu ngoại của ông, làm sao có thể giúp đỡ ông hoặc đi thăm con trai ông. Ông bà chỉ còn tí mảnh vườn sau nhà, trồng mấy liếp rau nuôi bầy gà lấy trứng, sống lây lất rau cháo qua ngày. Nước mắt ông rưng rưng ứa tràn khóe mắt, giọng ông đứt quãng nghẹn lại. Ông nhận được giấy thăm nuôi của con ông mấy tuần rồi nhưng ông không thể đi thăm con ông sớm được, vì không có tiền, ông biết con ông rất mong ông. Vừa kể ông vừa lấy tay áo chấm nước mắt làm tôi cũng mủi lòng. Hoàn cảnh gia đình ông và gia đình tôi đều giống nhau. Sống trong một xã hội mới không tự do, bơi lội trong khổ đau khốn nghèo và người thân bị đày ải trong lao tù chẳng biết ngày về.
Ông chỉ vào cái giỏ đang ôm trong tay, bờ vai vẫn còn rung nhẹ theo cảm xúc:
- Cô biết không! Tôi phải chờ thêm vài tuần lễ để bầy gà lớn thêm lên mới bán được, rồi mua đồ thăm con, còn tiền xe đi đường tôi được người hàng xóm tốt bụng cho mượn. Lồng ngực của ông hít thật sâu, thả mạnh trong tiếng thở dài như xả những ưu phiền khổ đau, giọng ông não nuột: “Không biết về nhà xoay đâu ra tiền mua lại bầy gà”.
Giấu nỗi buồn lo, ông quay mặt qua hướng cửa sổ, nhìn nghiêng khuôn mặt ông, tôi thấy khóe mắt ông ươn ướt. Tôi cảm được những lo lắng, buồn phiền nhớ thương trong đôi mắt ấy.
Chợt ông quay sang cười với tôi, miệng ông móm mém kéo theo những đường nhăn nhúm hai bên má như thể những nhăn nhúm của cuộc đời hằn nặng trên khuôn mặt ông. Ông lại rỉ rả :
- Tội nghiệp con tôi! Chắc là đang mong và mừng lắm khi thấy tôi đi thăm .
Ông ngó xuống cái giỏ nhỏ để trên đùi, tay vẫn nắm chặt hai quai giỏ. Ông gật gù cái đầu: - Vợ chồng tôi chỉ lo liệu ít đồ ăn trong cái giỏ này thôi, dọc đường phải đổi mấy lượt xe, tôi lo lắm chẳng dám ngủ nghê, sợ bị giật giỏ con tôi chẳng có gì ăn. Ông chép miệng: -“Khổ quá nỗi, thời buổi làm ăn khó khăn mà trộm cắp mọc lên như rươi, chỗ nào cũng có”.
Ông nói giọng Bắc như tôi, cách nói chuyện thật thà miền quê. Tôi cảm thấy thật gần gũi với ông và tội nghiệp cho ông, đường sá xa xôi, thân già lặn lội đi thăm con. Tôi lại nghĩ tới tôi có khác gì ông đâu.
Xe chạy xuống khỏi mấy cái đèo. Ông cụ thấm mệt mắt lim dim, có lẽ ông đang nghĩ đến người con trai mà ông sắp được gặp, và niềm vui con ông nhận được những món quà nhỏ nhoi mà ông dành dụm chắt chiu như một gia tài của ông. Nhìn ông lòng tôi thương chồng, như ông đầy vơi nghĩ đến người con của mình. Quang cảnh hai bên đường đồi núi chập chùng, con đường đến trại tù xa vời vợi. Nghĩ tới chồng, tới sự thoát chết vừa qua, cùng nỗi khổ hiên tại của tôi, nước mắt tôi ứa ra…
Nếu không có ngày đen tối quái ác 30 tháng 4 năm 1975, mọi người dân đâu phải khốn khổ đói rách, chồng tôi đâu bị đi tù cải tạo khổ nhục xa xôi như thế này mà không biết ngày về. nếu đừng có xã hội như thế này, nếu tôi có tiền, nếu tụi du kích CS đừng tịch thu hàng mua bán của tôi. Nếu tôi đừng dùng phương tiện bằng xe lửa đi thăm chồng và còn nhiều cái nếu trong đầu làm lòng tôi quặn đau, khổ thương quay quắt.
Hơn 4 năm rồi,chồng tôi đã chịu bao tủi nhục khổ cực qua hai trại tù, bây giờ Cộng sản lại đưa chồng tôi đi trại khác. Gần một năm bặt tin tức của anh, tôi chẳng dò hỏi được gì về anh và chẳng biết tìm kiếm anh ở đâu. Phần sống trong một xã hội khốn khổ chẳng chút tự do, chỗ nào cũng chận bắt tịch thu giam giữ. Trong khó khăn lầm than, tôi bôn ba vật lộn tìm miếng ăn cho gia đình và cho chính mình thật gian nan vất vả, còn tâm trí lúc nào cũng nghĩ và lo sợ cho số phận chồng trong lao tù CS chẳng biết giam giữ nơi đâu. Tâm hồn tôi bất an phập phồng không thôi, đôi khi tưởng rằng mình đang rơi xuống đáy vực thẳm của cuộc đời. Nhờ tình yêu anh tôi cố bám víu ngoi lên, mong nhìn thấy tia hy vọng về anh dù chỉ là mong manh.
Ngày nhận được thư chồng, không chỉ mình tôi mà cả gia đình và hàng xóm, ai cũng vui mừng, cả xóm huyên náo ồn ào vì biết chồng tôi vẫn còn sống, mọi người đến nhà hỏi thăm, họ cũng như tôi nôn nao mong được gặp anh. Tất cả đều khó khăn nghèo khổ, họ không có gì làm quà để gửi cho chồng tôi, nhưng sự ân cần quan tâm lo lắng của họ đối với chồng tôi cả là niềm an ủi xúc động cho gia đình tôi.
Địa chỉ trại tù giam chồng tôi thật xa lạ và quá xa xôi. Đọc thư chồng nước mắt tôi ngắn dài đầy vơi. Tội nghiệp chồng tôi, trong thơ vỏn vẹn vài câu kín đáo hỏi thăm gia đình và cho biết đã được phép thăm nuôi. Thơ anh viết ngắn, tôi đọc và cảm được biết bao tình cảm của anh gói ghém trong đó dành cho tôi. Anh không dám xin những thứ mà anh cần, mặc dù anh rất cần. Tôi biết anh rất thương tôi. Bố mẹ anh đã già, mọi việc mình tôi cáng đáng lo liệu với hoàn cảnh và xã hội hiện tại. Còn tôi dù cuộc sống khó khăn vất vả, tôi cũng cố xoay sở lo cho chồng, chút an ủi giúp anh thêm nghị lực, và cho tôi chút niềm vui hạnh phúc trong tình nghĩa vợ chồng.
Số tiền tôi cực khổ dành dụm chắt chiu để đi thăm nuôi chồng, số tiền đó cũng bao lần đã muốn lấy mạng sống của tôi. Trong một chuyến hàng tuần trước, tôi đã trở thành trắng tay, cũng may mạng sống tôi vẫn còn. Những lần bị bắt bị tịch thu, chị em bạn chúng tôi thường than thở với nhau: “ Ký ca ký cóp cho cọp nó tha”, rồi lại lăn lộn bôn ba bất chấp nguy hiểm làm lại từ đầu, được tý vốn lại bị tịch thu, cứ xoay vòng trong cuộc sống XHCN. Vậy mà chỗ nào cũng thấy cái bảng tô đỏ hàng chữ “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Trại tù giam chồng tôi mãi tận Pleiku - Kontum có tên là trại Gia Trung, một địa danh tôi chưa bao giờ biết đến. Trước ngày đi thăm chồng, tôi dò hỏi được biết mỗi ngày bến xe Saigon - Miền Trung có hai chuyến chạy suốt về Pleiku. Giá chính thức được bán ra từ 15 tới 20 vé, còn lại bán với giá chợ đen rất mắc, mà phảỉ đứng xếp hàng từ đêm tới sáng may ra mới mua được vé. Tôi ở miền quê ngu ngơ làm sao mua được. Thật khó khăn và tốn kém. Tôi đành chọn giải pháp đi bằng tàu lửa, giá rẻ mà dễ đi . Ga xe lửa tôi đi gần chợ Long Khánh cách nhà tôi khoảng gần 30 cây số.
Nhớ tới giây phút giành giật chen nhau để lên toa xe lửa, bất giác tôi cảm thấy sau gáy và bả vai vẫn còn đau, đưa tay lên rờ phía sau đầu cục sưng u vẫn còn, vì tôi bị những bó củi họ quăng ném vào người. Trời ơi! Tôi không thể nào tưởng tượng được cảnh chen lấn hỗn loạn tại ga xe lửa lúc bấy giờ. Không giống như ga xe lửa trong phim ảnh, kẻ đi người về, kẻ tiễn đưa người đi đón sao êm đềm cảm động nên thơ đến thế. Ga xe lửa này cũng người lên kẻ xuống nhưng trong cảnh xô đẩy chen lấn giành giật cùng tiếng chửi thề xen lẫn tiếng la hét inh ỏi hỗn loạn. Bao nhiêu hàng hóa vừa bao vừa túi, bao than, giỏ đựng gà vịt, bất cứ vật gì cũng đều quăng ném vào toa theo lối cửa sổ, có người quăng cả đứa con nít như quăng một món đồ, kẻ tung lên người ném xuống. Tôi chen lấn trong đám người xô đẩy, kéo lê hai giỏ đồ tới gần cửa lên xuống, tay cố bám vào thành cửa, hy vọng đu được người vào bên trong,nhưng thân người tôi như tàu lá chuối vật vờ đong đưa giữa đám người hỗn độn. Tay tôi bị giật thốc ra khỏi thành cửa làm tôi ngã chúi theo đà xô đẩy, tôi ngồi xuống ôm lấy hai giỏ đồ vừa khóc vừa năn nỉ mọi người:
- Bà con ơi! Tôi có mua vé mà, hãy để tôi lên toa đi.
Mặc cho tôi khóc năn nỉ, họ chẳng để ý, cứ vô tình bước đạp trên hai giỏ đồ và cánh tay tôi làm đà bước lên toa xe, còn quay lại mắng tôi:
- Bộ tưởng một mình cô có vé thôi sao, tụi tui cũng có vé vậy.
Người họ khỏe bám trèo lên bằng lối cửa sổ, tôi thân đàn bà chân yếu tay mềm nên không thể bám và leo lên như họ, còn hai giỏ đồ thăm nuôi tôi làm cách nào đưa lên bằng lối đó. Tiếng còi xe lửa hú lên từng chập như báo hiệu sắp khởi hành, tôi càng quýnh quáng, mọi người càng vội vã chen lấn hơn trước. Sợ lỡ chuyến tàu sẽ trễ ngày thăm chồng, tiếng còi xe lửa hú lên càng làm tôi hốt hoảng. Ôm hai giỏ đồ, mắt đỏ hoe ngó lên toa xe, tôi hết hy vọng vì bánh xe lửa bắt đầu chuyển động trên đường sắt cùng những người còn đang chạy theo bám lấy.
Trong những người xô đẩy vô lương tâm đó, cũng còn một người có chút lương tri. Người đó là một thanh niên, ngồi trên nóc xe nhìn cảnh hỗn loạn phía dưới, thấy tôi ngồi khóc, mặc cho xe lửa đang chuyển bánh, nhảy xuống đất cầm vội hai giỏ đồ của tôi quăng vào lối cửa sổ, không cần biết có trúng ai bên trong hay không và nâng người tôi lên đẩy vào cửa sổ. Tôi chưa kịp cám ơn, người thanh niên đã xa tấm mắt của tôi, ngoái cổ nhìn với theo bên hông tàu, người thanh niên đang tìm cách nhảy lên toa xe và rồi những tàng cây bên đường làm khuất mất hình ảnh người thanh niên đó.
Tôi vui mừng không bị lỡ chuyến tàu, thở phào nhẹ nhõm, nhưng nghĩ tới người thanh niên trong lòng tôi lại áy náy, thấp thỏm không biết người thanh niên tốt bụng đó đã lên được tàu chưa hay là đã lỡ chuyến?
Tìm một chỗ dưới sàn tàu ngồi xuống, người tôi mỏi mệt đau nhừ, nhất là trên đầu phía sau ót và bả vai, tôi bị những bó củi ném trúng làm đau buốt. Thấy mặt tôi nhăn nhó, tay xoa xoa phía sau đầu, một bác ngồi gần bên lấy hộp dầu cù là đưa cho tôi xoa bóp.
Yên trí ngày mai gặp chồng làm tôi nôn nao, những mỏi mệt đau nhừ tan biến nhanh, nhường cho tâm tư sắp đặt những gì muốn nói với anh. Đừng như những lần trước, gặp được anh mừng quá chẳng nói được gì, hết giờ thăm lúc đó mới ngẩn người nuối tiếc. Ừ nhỉ! Nếu ngày mai tên cán bộ có đứng xa xa nơi vợ chồng tôi như ở trại tù Hốc môn, những người đi thăm nuôi như tôi cùng tâm trạng, họ cũng biểu lộ tình cảm như tôi. Tôi sẽ ngả đầu vào vai anh, thủ thỉ với anh bao nỗi nhớ niềm thương, bao buồn phiền tủi cực, bao vất vả đắng cay và biết bao điều muốn nói với anh. Nhưng tôi biết anh không cần nghe tôi nói, chỉ cần nhìn thấy tôi là anh hiểu và nghe nặng cả bao nghĩa ân tình yêu thương, giúp anh thêm nghị lực vượt qua tất cả. Tôi vẫn biết rằng ý chí của anh rất mạnh.
Theo lịch trình 6 giờ chiều xe lửa sẽ tới ga Nha trang, và chuyến xe lửa từ Nha trang đi Qui nhơn khởi hành lúc 6 giờ 45 phút. Tôi thở phào yên trí đủ thời gian mua vé đi Qui nhơn và tôi cũng không lo ngại nếu có cảnh chen lấn như ở ga Long khánh.
Quá mỏi mệt, tôi tìm cách tựa lưng vào thùng đồ của ai để bên cạnh nhắm mắt thiu thiu vì chuyến đi còn dài, chân tôi gác lên kẹp lấy một giỏ đồ còn một giỏ tôi lấy khăn tay cột quai giỏ vào cánh tay của mình, lỡ ngủ mệt sợ có người lấy cắp. Nhắm mắt để đó chứ không ngủ được, phấn ồn ào, phần háo hức sắp được gặp chồng làm tôi nôn nao. Không biết khi vợ chồng tôi gặp nhau, sự mừng rỡ sẽ như thế nào? Con người tôi rất tình cảm và xấu tính, buồn cũng khóc vui cũng khóc. Cả hai nhập lại không biết lúc đó tôi như thế nào? Còn hình dáng chồng tôi có khác lạ không? Gần một năm trời rồi, tôi chưa được nhìn thấy anh. Trong đầu tưởng tượng về anh, về nơi giam giữ anh. Họ đưa anh đi xa xôi thế này chắc là thăm nuôi đễ dãi và được ở lại đêm với chồng như là trại tù Phước-long mà chị Thái cùng xóm đi thăm chồng đã kể lại cho tôi nghe. Nếu lần thăm này mà giống như trạị tù Phước-long, không biết tôi có trải được tình cảm yêu thương với chồng tôi không, mặc dù tôi rất yêu anh, rất nhớ anh. Tôi không muốn bị CS xỉ nhục bằng cách đê tiện này, càng nghĩ trái tim tôi càng bị bóp nghẽn. Tôi hy vọng rằng chồng tôi cùng quan điểm với tôi, thông cảm cho tôi nếu đúng như điều tôi đang nghĩ.
Tôi giật mình bởi tiếng nổ lớn do xe lửa bị đứt ống hơi, thỉnh thoảng cứ phải nghe như vậy vì mấy người đi buôn họ dựt đứt để xe lửa ngừng lại, lần đầu tiên tôi đi xe lửa nên không biết cảnh này, cũng vì vậy tôi thật lo sợ muốn khóc tại ga Nha trang.
Xe lửa ngừng tại ga Nha trang là lúc tôi không biết phải làm sao xoay sở vì quá trễ, chuyến xe lửa đi Qui nhơn đã khởi hành trước đó 1 giờ. Trời đã tối, mọi người trong sân ga lần lượt đi mỗi người mỗi ngả, càng lúc càng thưa thớt người. Tôi định ở lại sân ga chờ chuyến xe lửa khác. Khung cảnh sân ga trở nên vắng vẻ im lìm. Tôi bơ vơ lạc lõng nơi xa lạ, lo sợ nhìn tứ phía, nước mắt rưng rưng, thật sự hoảng hốt không biết đi ngã nào, lạ người lạ cảnh. May quá từ xa một người đạp xích lô đang đến. Tôi hỏi thăm được biết ngày mai mới có chuyến xe lửa đi Qui nhơn. Nhìn tôi còn trẻ và giọng nói người khác miền, chú xích lô khuyên tôi không nên ở lại sân ga ban đêm vắng vẻ không người, sợ điều không tốt xảy đến cho tôi. Nghe chú nói người tôi run lên vì sợ, tôi cố trấn tĩnh nhưng sao giọng tôi run như muốn khóc. Chú gợi ý chở tôi tới nhà trọ nghỉ đêm chờ sáng ngày mai đi Qui nhơn. Nghe tới nhà trọ tôi càng sợ thêm vì nghĩ không biết chú ấy có tà ý gì, nơi lạ lẫm với giòng đời đầy lừa lọc gian trá liệu tôi có tin chú ấy không? Ánh đèn vàng vọt, sân ga không đủ sáng cho khung cảnh vắng vẻ như thế này. Tôi nhìn chung quanh rồi lại nhìn chú xích lô lưỡng lự. Không còn cách lựa chọn, đánh bạo tôi đành nhờ chú ấy chở đến bến xe đò Qui nhơn, nơi đó có lẽ an toàn cho tôi hơn. Ngồi trên xe xích lô tôi vẫn lo sợ, miệng lâm râm cầu nguyện cho tôi được bình an.
Tôi ngồi ngay trước quày bán vé đi Qui nhơn, hy vọng sáng sớm hôm sau tôi là người đầu tiên mua vé. Khung cảnh nơi đây sáng sủa hơn, có người qua lại bán quà rong, những gian hàng nhỏ đèn điện còn sáng. Tôi an tâm khoan khoái đặt lưng nằm xuống đất, đầu gối lên hai giỏ đồ để ngủ. Trời đã về khuya sao mặt nền đất vẫn còn nóng bỏng, hâm hâm dưới lưng tôi, mùi khen khét xông cả vào mũi thấm tận trong bụng tôi, quá mệt tôi cố chịu để dỗ cho đôi mắt nhắm lại. Chưa kịp nhắm mắt thì một tiếng thét thất thanh vang trong đêm. Tôi nhổm dậy, một người đàn bà đang chạy theo một người thanh niên còn rất trẻ ngang qua chỗ tôi, tay bà với với phía trước, tiếng thất thần kêu cầu cứu của bà “bắt lấy nó …, ăn cướp, ăn cướp bà con ơi”. Nhưng tiếng kêu cầu cứu ấy rơi trong đêm, giữa bao con mắt nhìn theo hờ hững. Người thanh niên tung cái giỏ cho một người khác hứng lấy chạy vào ngõ tối, rồi nhẩn nha đi như người đi dạo, làm như không có chuyện gì xẩy ra. Người đàn bà ngồi bệt xuống đất òa khóc tức tưởi cách tuyệt vọng. “Trời ơi! Nó lấy hết của tôi rồi, cả giấy tờ nữa, làm sao tôi về nhà được đây hở trời? Sao thất nhơn thất đức quá nè, Trời ơi!”. Tiếng than não lòng của bà như xé lòng Trời mà không làm động lòng người.
Nhìn bà tôi lại nghĩ đến tôi, tay rờ nhanh vào bụng, cái ví nhỏ bọc nhựa vẫn còn nằm trong lưng quần. Tôi chỉ có ít tiền đi đường và tờ giấy đi thăm nuôi trong đó, nếu bị mất, không biết sự đau khổ của tôi như thế nào, vì sẽ không được thăm chồng, lại lo lắng hai giỏ đồ thăm nuôi, thời buổi này bất cứ cái gì cũng sợ. Tôi khệ nệ vừa rê vừa xách tới gần hàng bán cháo ở góc xa, mua một chén cháo để làm quen và như là một nơi an toàn cho mình, mặc dù tôi chẳng thấy đói
Gần về sáng ngoài đường bắt đầu nhộn nhịp, xe chạy qua chạy lại trong bến, xích lô máy xích lô đạp chạy tới chạy lui, hàng quán mở cửa. Bóng người qua lại tiếng cười tiếng nói ồn ào. Nhìn về phía quầy bán vé đã có vài người đứng xếp hàng ở đó. Tôi chào cảm ơn bà bán cháo cho tôi một đêm an toàn bên cạnh bà, rồi đến quày bán vé đi Qui nhơn, vậy mà tôi cũng chẳng mua được vé chuyến đầu tiên vì ở đó người ta đã đặt từng gói đồ, từng khúc củi, cả cái sô nước theo hàng dài để giữ chỗ. Cuối cùng tôi cũng đi tới Qui nhơn.
Tiếng chú lơ xe la to: Tới Gia Trung rồi bà con ơi, ai xuống Gia Trung chuẩn bị đồ đạc đi bà con ơi. Tôi giật mình trở về hiện tại. Xe từ từ vào sát lề đường. Tiếng của chú lơ xe đơn độc hai chữ Gia Trung mà không thêm tiếng trại cải tạo. Tôi tưởng tên gọi Gia Trung là tên của một thành phố, ngơ ngẩn ngó ra ngoài, chẳng thấy nhà cửa hoặc trại tù, chỉ thấy rừng cây cao vút, chung quanh hoang vắng. Tôi nhìn quanh quẩn tự hỏi trại cải tạo ở đâu. Trên xe mọi người lục đục kẻ kéo người xách, lách người xuống xe. Ông cụ ngồi gần bên ôm giỏ đồ đứng lên, thấy tôi còn ngơ ngác, gục gặc đầu nói:
-Tới nơi rồi cô ơi! Họ xuống xe cả rồi, mình cũng xuống đi thôi kẻo không kịp, từ đây vô tới trại còn xa lắm.
Tôi lật đật xuống xe theo mấy người đó. Số người đi thăm nuôi khoảng 12 người. Tôi thật bỡ ngỡ, khung cảnh chung quanh vắng vẻ quạnh hiu không bóng người, ngoài tốp người mới xuống khỏi xe, đang đi trên con đường đất vào sâu hút bên trong.
Vừa đi tôi vừa ngó hai bên đường, những cây cao cây thấp, chỗ dầy chỗ thưa làm ánh sáng chỗ âm u chỗ sáng rực. Tôi lẹt đẹt đàng sau xa nhóm người đi phía trước. Họ đã đi thăm nuôi nhiều lần, nên họ có người nhà đi theo để phụ giúp xách đồ, còn tôi vướng hai giỏ loay hoay tay xách đầu đội, lúc mỏi cổ đau tay tôi lại hất cái giỏ trên đầu xuống bả vai để vác. Vai tôi vẫn còn đau vì hai ngày trước bị củi ném trúng ở ga xe lửa Long-khánh, vừa đi vừa nghiêng cổ vẹo người, dáng người tôinghiêng nghiêng như bóng nắng dưới đường, mồ hôi đổ theo thấm chung từng giọt nước mắt. Xa xa phía trước, ông già lúp xúp đi như chạy để theo kịp họ, ông vừa đi vừa ngoái cổ ra phía sau, tay vời vời ra hiệu cho tôi đi nhanh lên. Những người phía trước bỏ tôi khoảng cách thật xa và khuất hẳn vào khúc đường cong.
Qua khỏi khúc đường quẹo, một trạm kiểm soát với tên công an mặc áo vàng ngồi bên trong. Tôi giật mình theo phản xạ tự nhiên - “chết rồi lại gặp công an”, giữ bình tĩnh tôi thầm nghĩ - “mình đi thăm nuôi chứ buôn bán gì mà sợ tịch thu”. Tấm bảng nhỏ ghi hàng chữ “ Trình giấy tờ tại đây”. Tôi bước đến, tên công an nhìn còn rất trẻ tươi cười chào thân mật:
- Chị đi thăm người nhà phải không?
Sự thật là tôi không có thiện cảm với những người mặc bộ đồ công an, tôi đã khổ nhiều với họ rồi, họ không cùng giới tuyến với tôi và họ là người đang giam giữ chồng tôi. Tôi không cười, đưa trình tờ giấy thăm nuôi để ra khỏi chỗ này thật nhanh, vì tôi dị ứng không muốn nhìn họ. Khi nhìn vào thẻ Chứng minh nhân dân của tôi, tên công an mặt hớn hở reo lên:
- Ồ! Quê chị ở Đông Phú - Tiền Hải - Thái Bình, vậy là cùng quê với em. Còn thân mật như là người nhà của tôi: “Gia đình thầy mẹ em còn đang ở ngoài ấy, mà chị cùng họ Đinh với em, chả nhẽ chị em mình có họ hàng với nhau.”
Tôi lườm thầm trong bụng: “Họ hàng gì với chú mà chú nhận, tôi bên Quốc Gia, chú là CS, không thể họ hàng được”. Không muốn mất đi vẻ lịch sự của người miền Nam, tôi hơi mỉm cười nói mát:
- Tôi người miền Nam còn chú miền Bắc sao mà có họ hàng được.
Tên công an ngẩn người như suy nghĩ câu nói của tôi. Cử chỉ vồn vã, nét mặt vui tươi thân thiện của hắn khi biết tôi cùng quê cùng họ, làm như trong tôi có vết thương đang bị muối xát vào. Cùng mẹ VN một dòng máu, một màu da, nhưng không cùng lý tưởng. Biết đâu người công an này có họ hàng với tôi và cũng có thể những người coi tù là bà con với chồng tôi. Với nghiệt cảnh hiện tại, làm sao tránh khỏi anh em cốt nhục tương tàn.
Tôi được chỉ đường tới K1 là nơi giam giữ chồng tôi, đường vẫn còn dài, tôi đến ngồi dưới bóng mát gốc cây bên vệ đường. Phía xa cùng con đường, một người đàn bà đầu đội tay xách như tôi còn dẫn theo một bé gái, vừa đi bé gái vừa khóc, người đàn bà rất trẻ, đứa bé gái khoảng tuổi con tôi. Hình như bé gái không chịu đi bộ nên người mẹ cúi xuống vừa đỡ con vừa kéo lết giỏ đồ trông khó nhọc lê thê. Có lúc người mẹ bỏ giỏ đồ bên vệ đường, gập lưng xuống để cõng con, một tay đưa ra phía sau đỡ lấy con trên lưng mình còn một tay xách giỏ đồ, dáng xiêu xiêu bước đi nặng nề mỏi mệt giữa trưa nắng như lửa đốt. Đi được vài bước, người mẹ lại xốc đứa con trên lưng để khỏi bị tuột xuống, lưng người mẹ còng hẳn xuống, tay vuốt mồ hôi trên mặt và quay lại vuốt nhè nhẹ vào má đứa bé như thể dỗ đành vỗ về. Người mẹ cõng đứa con tới gốc cây tôi đang ngồi, thả con xuống và nhờ tôi trông chừng rồi trở lại chỗ cũ xách giỏ đồ còn lại. Cứ như vậy suốt con đường, thay phiên cõng con và xách đồ từng chặng, thật vất vả khổ sở. Nếu không cùng hoàn cảnh, không thể nào cảm được cái cảnh đi thăm chồng. Trên thân người đàn bà đó đã chịu bao nỗi khổ trong cuộc sống, giờ đây đang cố gắng gồng giữ niềm yêu thương của mình..
Đứa bé gái trông thật xinh, mặt bé đỏ au dưới ánh nắng mặt trời, tóc ướt mồ hôi dính chặt trên vầng trán, mắt bé tròn như hai hòn bi, thơ ngây nhìn tôi an tâm không khóc. Đến khi nhìn thấy một người công an gánh hai thùng nước đang đến gần, những giọt nước sóng sánh toát ra ngoài theo nhịp bước, mắt tôi và bé gái đều sáng lên, tôi còn chịu đựng được nhưng bé gái gào khóc lên gọi mẹ vì thấy nước. Người mẹ ngước về phía con lo lắng, chân bước thật nhanh đến con mình, thấy mẹ, đứa bé vừa khóc vừa chỉ về hướng người công an:
- Mẹ! Con muốn uống nước, con khát nước quá mẹ ơi.
Người mẹ liếc nhìn tên công an như thể thấy một hung thần, cúi xuống dỗ con.
- Đừng khóc nữa con, gần tới chỗ bố rồi, tha hồ uống nước con ạ.
Nhưng vì quá khát nước, đứa bé càng khóc to hơn.
- Không! Mẹ ơi con muốn uống nước bây giờ, không có nước con sẽ chết.
Người mẹ không còn biết làm sao dỗ con, đành bứt mấy lá cây rừng, cuốn tròn lại thành cái phễu, đánh bạo đến gần người công an để xin nước cho con mình.
- Xin cán bộ cho con tôi tý nước.
Mặt người công an lạnh lùng cau mày gắt lên:
- Chị là vợ của những tên ngụy quân ngụy quyền, là loại phản động phản quốc, được nhà nước khoan hồng cho đi thăm nuôi, mà còn đòi thế nọ thế kia, ở đây không có nước cho các chị.
Người mẹ nhìn về phía con đang gào khóc đòi nước, cố nén tủi nhục, nhẫn nại năn nỉ:
- Không! Tôi không xin nước cho tôi. Người mẹ chỉ tay về đứa con đang khóc, hầu mong khơi dậy một chút tình người. “Cán bộ nhìn thấy đứa bé đang khóc đàng kia kìa, từ sáng đến giờ nó chưa được uống nước. Cán bộ làm ơn cho tí nước đi cán bộ”. Người mẹ giở cái phễu lá rừng năn nỉ:
- Tôi chỉ xin một chút nước đựng trong này thôi, không nhiều đâu cán bộ.
Tên công an đứng bật lên, gánh nước bước đi, trút đổ bao hận thù xuống người mẹ.
- Toàn là thứ phản động, theo đế quốc Mỹ, sống sung sướng quen rồi, nóng một tý mà cũng không chịu được. Chị tưởng tôi là đầy tớ gánh nước cho chị hả, đồ thứ phản quốc..
Người mẹ chạy lại ôm chặt con mình, ép nỗi uất đau òa theo tiếng khóc của con. Tiếng khóc hai mẹ con vang trong rừng vắng không làm vơi thù hận của những kẻ không trái tim không tình người..
Ôi quê hương tôi không còn chiến tranh, không còn nghe tiếng súng mà vẫn còn đè nặng bởi thù hận và khổ đau. Hình ảnh vừa rồi thật trái ngược với hình ảnh năm nào của những người lính Sư đoàn 18 VNCH trong một buổi chiều dừng quân nơi thôn làng tôi ở. Họ chỉ có một vài giờ nghỉ chân mà còn tìm cách giúp đỡ những người dân trong thôn làng, người gánh nước người chẻ củi, cứ thấy công việc nào người dân đang làm là họ xúm lại phụ giúp. Hình ảnh thân thương đầy tình người, gần gũi với đồng bào đã ở mãi trong tim tôi.
Con đường đi vòng trên sườn đồi, nhìn xa xa phía dưới, những dãy nhà lợp tôn lẫn lợp lá hiện ra thấp thoáng. Trong lòng tôi vừa mừng vừa hồi hộp biết là nơi đó có chồng tôi, tự dưng đầu tôi quay mòng mòng, chân tôi muốn quỵ xuống. Mãi tận rừng núi hoang vu, hàng hàng lớp lớp nhà tù, đang giam giữ chồng tôi và những người sống vì chính nghĩa, chịu bao nhục hình của bầy thú dữ, nước mắt tôi lại chảy, chỉ biết gọi thầm tên anh. Mong rằng anh cảm nhận được tiếng gọi của tôi và biết rằng tôi đang đến gần anh.
Căn nhà thăm nuôi của K1 nằm bên phải con đường phía dưới chân đồi, nhìn rất rõ vì cây rừng đã được phá hoang, thỉnh thoảng còn lại ít cây to rải rác. Thấy con đường vòng hơi xa, nóng lòng gặp chồng, tôi tìm cách đi lối khác. Tôi thả hai giỏ đồ đã được cột chặt lăn xuống theo sườn đồi, còn tôi thì cột hai ống quần vào cổ chân rồi ngồi tụt xuống, vì độ dốc rất cao. Cũng may tôi mặc cái quần vải thun dầy nên không bị rách, chỉ bị trầy chút da chân và tay vì vướng vào cành chà.
Tôi tới nhà thăm nuôi đã gần chiều, có mấy người cùng chuyến xe tới trước cũng đang ở đó. Nhà thăm nuôi hẹp và dài, được chia ra nhiều ngăn, mái lợp lá, vách đắp bằng đất trộn rơm. Ngăn đầu có một lối ra vào không cánh cửa, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài, hai cái ghế dài hai bên, có lẽ là chỗ gặp thân nhân. Gần lối ra vào, một cái bảng nội qui ghi những điều luật cấm.Những điều luật cấm thì trại tù nào cũng như nhau, nhưng thời gian thăm nuôi thì tôi như hụt hẫng với bao mơ ước dự tính trong đầu khi nhìn con số 15 phút thăm gặp. Lòng tôi sôi quặn, trời ơi ba ngày đường xa xôi, lặn lội rừng sâu mà chỉ được gặp chồng có 15 phút thôi sao. Chưa gặp mặt chồng mà nước mắt tôi đã ứa bờ mi.
Trước sân nhà thăm nuôi là con suối nhỏ, bên kia con suối, những dãy nhà tù thật xa, dù thấy bóng người tù cũng không thể nhận diện được ai vì quá xa. Tôi mon men đến gần sát bờ suối, mắt hướng về phía trại tù mong ngóng hình bóng yêu thương của mình qua thần giao cách cảm.
Trời gần nhá nhem tối, thêm được hai chị đi thăm chồng ở K4 và K5 đến tạm ngủ chung với chúng tôi cho qua đêm, chờ sáng hôm sau trở lại chỗ cũ để gặp chồng. Chúng tôi chẳng ai biết ai, nhưng cùng hoàn cảnh nên dễ thân thiết, ngồi chụm chung lại với nhau nói chuyện. Thật là khủng khiếp kinh sợ khi nghe các chị kể chuyện, ngay tại nhà thăm nuôi K1 này, đêm đêm có một bóng ma, hiện lên lơ lửng phía sau nhà, chỗ cây cao nhiều cành lá. Ngôi nhà này vách sau có những cửa sổ không cánh, chấn song bằng những cành tre nhỏ nên có thể nhìn qua lại rất rõ. Tin đồn có một chị đi thăm chồng, không biết vì vấn đề gì đã treo cổ tự tử ngay cây cao phía sau nhà, nên bây giờ hồn chị luẩn quẩn quanh đây, hiện ra với âm thanh rên rỉ khóc than theo tiếng gió vi vu thật rợn người. Trời chưa tối hẳn, tôi đã thấy sờ sợ, ngồi chen vào giữa các chị. Có chị quả quyết là chị không tin người đàn bà đó tự tử, trong khi cực khổ đi thăm chồng, đã đến tới nơi sắp gặp được chồng, cớ gì lại tự tử. Có thể người đó tới đây, không có ai cùng thăm nuôi, đêm vắng vẻ bị tụi công an hãm hiếp, rồi giết treo cổ chị trên cây để không chứng cớ và gán cho chị là tự tử. Hai chị thăm nuôi K4 và K5 đều nói cũng nghe tin đồn đó, nên hai chị tìm đến với chúng tôi để không bị nguy hại. Phần tôi, nếu không nghe được chuyện này, lần đầu tiên đến đây, một mình đêm vắng, có thể cũng như người đàn bà bị treo cổ trên cây kia.
Ngoài sân màn đêm đã bao phủ một màu đen đặc, ếch nhái ngoài bờ suối ì ộp kêu. Đàng xa, có ánh đèn bin đang rọi đi tới nhà thăm nuôi, một chị khều tay nói khẽ, “kiến vàng đang đến” ( ý nói Công An). Chờ trời tối, công an mới đến kiểm tra có bao nhiêu người ở đó để phát mùng mền. Tới lượt tôi, tên công an cầm súng chỉa thẳng vào tôi, sợ trường hợp bất cẩn, tôi nói với tên công an:
- Cán bộ làm ơn đưa họng súng qua hướng khác, đừng chỉa vào tôi lỡ tay rất nguy hiểm.
Tên công an sừng sộ:
- Vợ tụi ngụy không tin được, phải cảnh giác.
Và họng súng vẫn hướng về phía tôi. Tôi là người sau cùng vô tới trại, công việc nấu cơm theo thứ tự, tới phiên tôi là chót. Ở đây có một cái bếp và một cái nồi móp méo, người này nấu xong dỡ cơm ra rồi đến người kế tiếp. Cũng có người không nấu cơm, họ mua các loại bánh đưa vào ăn, còn tôi tiền bạc eo hẹp, mua được hai lon gạo, nấu ăn đêm nay và ngày hôm sau, cũng may tôi còn một quả trứng luộc mua dọc đường chưa kịp ăn..
Nấu cơm xong đã quá nửa đêm, tôi dỡ cơm vào chiếc khăn tay ướt nắm lại cho chắc và chia thành hai nắm, một nắm ăn ngay, còn một nắm dành cho ngày mai. Tôi cạo vét những hạt cơm cháy dưới đáy nồi để còn rửa sạch cho người khác nấu. Nhìn những hạt cơm bất chợt lòng tôi nhói buốt xót xa. Hình ảnh hai người tù cải tạo hồi chiều đã làm tôi rơi nước mắt, ruột co thắt và tim gan như xé ra từng mảnh
Lúc tôi đứng bên bờ suối nhìn sang trại giam. Một chị đưa nồi ra suối rửa, những hạt cơm theo nước trôi, nằm đọng dưới nước lẫn lộn đất cát và sỏi đá. Một người tù cải tạo lao động gần đó, đưa mắt liếc nhanh, chờ cho chị ấy bước hẳn lên bờ, người tù vội vàng bước thật nhanh xuống lòng suối, giả bộ cúi xuống rửa mặt, nhanh tay mò nhặt những hạt cơm lẫn chung với đất cát bỏ vội vào miệng của mình. Hình ảnh đó thu nhanh vào mắt tôi, vào đáy lòng của tôi. Ôi! Thật đau khổ dường nào, xót xa dường nào. Trời ơi! Chồng tôi cũng như thế sao?
Khi tôi ra bìa rừng nhặt mấy nhánh củi khô để nấu cơm, một người tù cải tạo đang chặt cây rừng, mon men lại gần phía tôi lấm lét nói nhỏ, ánh mắt như cầu khẩn:
- Chị ơi! Khi nào chị nấu cơm xong, chị đừng đưa nồi ra suối rửa, chị làm ơn dấu cái nồi trong bụi rậm này cho chúng tôi chị nhé.
Hai hình ảnh đó làm tôi như chết lặng. Trời ơi! Những người tù cải tạo, những con người khốn khổ sao ra nông nỗi này? Sao biến đổi như thế này? Cộng sản quá ti tiện bẩn thỉu, hành hạ người tù bằng cách này.
Hai nắm cơm trắng nằm trong chiếc khăn tay. Tự nhiên hình ảnh chồng tôi qua hình ảnh hai người tù cải tạo ấy làm tôi chẳng thấy đói. Một nắm tôi gói lại cho chồng, một nắm tôi bỏ lại trong nồi cùng ít cơm cháy, chờ trời sáng tôi dấu vào bụi rậm, không biết người tù nào may mắn được ăn nắm cơm này.
Đặt lưng xuống chiếc giường tre, tôi không ngủ được, trằn trọc thao thức đếm từng tiếng chim cú kêu ngoài rừng, đếm từng tiếng gà rừng gáy. Chỉ còn vài giờ đồng hồ là tôi được gặp người chồng yêu thương của tôi. Thời gian trôi qua chậm lòng tôi bồn chồn nôn nao khó diễn tả, bao nhiêu hình ảnh của chồng, bao nhiêu tâm tình muốn nói với chồng đầy ắp trong đầu, không biết sắp xếp câu nào trước câu nào sau, vì chỉ có 15 phút. Mắt cứ mở lớn nhìn trên nóc mùng, từng bầy rệp, họ hàng nhà rệp, phải nói là cả xã hội rệp lớn nhỏ có đủ, vừa ngửi thấy hơi người, thi nhau bò theo hàng theo lớp thật nhanh xuống chỗ tôi nằm để hút máu, cái mền cũng vậy, rệp bò lổn ngổn lúc nhúc, mùi tanh tanh ngai ngái đến lợm giọng. Bỏ mền ra thì lạnh, cái lạnh của miền núi rừng cao nguyên tê buốt thấu xương, ra ngoài ngồi thì bị muỗi rừng chích, tôi đành chịu để rệp hút máu. Nhìn đoàn rệp bò như hội chợ, con no máu bụng căng phồng chậm chạp bò lên nóc mùng, con nào còn thèm thuồng lại bò xuống, cứ như vậy bò lên bò xuống suốt đêm. Tôi thương tôi bị rệp hút máu, tôi lại đau xót cho đất nước và đồng bào tôi, chịu để bị tàn phá rỉa róc đến tận xương tủy.
Trời hừng hừng sáng, tiếng kẻng lanh lảnh phát ra từ trong trại tù, hàng loạt vang dội vào tai tôi đến nhức óc, tiếng kẻng báo hiệu những người tù đi làm khổ sai. Mọi người lăng xăng háo hức xếp đồ thăm nuôi gọn gàng chờ gặp người thân, có người sắp đồ để bên cạnh cái bàn như thể chồng mình đang ở đó. Tôi cũng nôn nao hồi hộp, mắt hướng về bên kia bờ suối mong ngóng. Từ đàng xa, người công an dẫn những người tù đi đến, tất cả mọi người chúng tôi chạy ùa ra đứng cạnh bờ suối, chỉ mong nhìn thấy chồng mình trước, nhưng những người tù đó rẽ ra hướng khác làm mọi người hụt hẫng ngơ ngác. Tôi không ngạc nhiên, biết chắc tốp tù đó không có chồng tôi, vì họ mắc bộ đồ tù màu xám nhạt, trước ngực và sau lưng đều đeo bảng số, người nào cũng như bộ xương biết đi được khoác lên bộ đồ tù rộng thùng thình, vạt và tay áo phất phơ như hình thằng bù nhìn mà nông dân thường treo ngoài ruộng rẫy để đuổi chim. Thêm hai lớp tù nữa đi qua, họ đi bên kia bờ suối khoảng cách hơi xa, nhưng họ cứ ngoái lại nhìn chúng tôi, trông thật tội nghiệp. Mặt người nào cũng còm cõi hốc hác. Tôi đoán họ là tù hình sự, chắc bị hành hạ tra tấn dữ lắm nên thân xác họ tiều tụy như vậy. Tiếng các bác các chị nhao nhao:
- Đang ra kìa! Đang đến nữa kìa, chắc lần này đúng rồi.
Tôi bước ra chỗ khác để nhìn cho rõ, vẫn thấy hai người công an mặc áo màu vàng cầm súng đi chung với tù cải tạo, nhưng tốp này ít người tù hơn. Họ cũng mặc áo tù màu xám có bảng số. Tôi nhìn dửng dưng, người tôi đang mong đợi là chồng tôi, chứ không phải những người tù hình sự đó. Những người tù đến gần bờ suối, người nào cũng hướng về chúng tôi, mắt tôi nhìn về một người vì người ấy nhìn tôi mỉm cười. Tôi thấy tội nghiệp vì bộ đồ tù quá rộng phủ lên người đó, còn tóc cắt ngắn gần như trọc nhẵn. Mắt tôi vẫn trông theo người đó, tôi hơi ngạc nhiên, người đó xa lạ tôi không quen tại sao cứ nhìn thẳng vào tôi. Quay sang chị bên cạnh, tôi chỉ vào người tù đó:
- Chị ơi! Tôi không quen người tù đó, mà sao nhìn tôi cười.
Chị ta nhìn theo hướng tay tôi chỉ:
- Chắc người nhà chị, cười với chị, chứ tui đây sao không cười với tui. Chị ta cười nói đùa:
- Trời ơi! Nhìn thấy chồng mà mặt làm bộ tỉnh queo.
Tôi cãi lại : “Chồng tôi nhìn đâu như vậy”. Những người tù qua hẳn bên này suối, khoảng cách thật gần, cách tôi chừng 5 bước. Bỗng mắt tôi hoa lên, chân đứng không vững, bầu trời như sập xuống. Tôi mở to mắt nhìn, như không vào mắt mình, tim tôi đập mạnh trong lồng ngực. Ôm lấy ngực, cắn chặt môi để không thét thành tiếng, tim tôi đau nhói.
Ôi! Chồng tôi, chồng tôi đấy ư! Chồng tôi ra nông nỗi này sao? Không lẽ là anh, lúc này tôi nhận rõ anh qua ánh mắt. Ánh mắt ngày xưa nhìn tôi yêu thương nồng nàn, bây giờ cũng ánh mắt ấy nằm trong một hốc sâu trông thật xót xa. Đôi mắt to tròn đầy cương nghị chỉ còn là hai hố sâu hoắm trên cái đầu lâu được bọc da. Đau xót thương cảm tôi nghẹn ngào, nước mắt cuồn cuộn thi nhau chảy. Trời ơi! Hình dạng chồng tôi hao mòn biến đổi ra thế này ư. Tôi đưa tay bụm chặt lấy miệng để tiếng khóc không thoát ra ngoài, mặt tôi dàn dụa nước mắt, tim nhói đau theo nhịp tiếng khóc trong cổ họng. Hình ảnh chồng tôi lung linh qua làn nước mắt. Anh nhìn tôi đau khổ, đầy nước mắt khô,môi anh khẽ mấp máy:
- Nín đi em, nín đi em. Anh đây! Anh không sao, anh còn sống!
Tôi đứng nhìn anh chết sững, Tôi biết những dòng nước mắt của tôi sẽ làm anh khổ, nhưng tôi không thể nào cầm lòng được khi nhìn thấy chồng như thế này. Tôi muốn chạy lại ôm chặt lấy anh, ôm lấy hình hài như da bọc xương của anh, san sẻ cho anh chút sinh lực hơi ấm nơi tôi. Nhưng tôi không làm được, cặp mắt hai tên công an cầm súng trừng trừng nhìn chúng tôi như ngầm bảo “không được lại gần những người tù”, chúng tôi thật gần mà khoảng cách thật xa bởi quyền lực.
Sáu người tù đứng theo hàng trước nhà thăm nuôi. Tôi chờ tiếng nói của 2 tên công an cho phép gặp gỡ người tù, sẽ chạy đến bên anh, đưa anh vào chỗ nơi tôi để sẵn giỏ đồ thăm nuôi. Nhưng tên công an ra lệnh mấy người tù thứ tự theo hàng đứng vào một bên hàng ghế, còn một bên hàng ghế đối diện, tên công an hất mặt lại phía những người đi thăm nuôi.
- Này! Ai là người nhà, chỉ được một người thôi, ngồi phía bên kia người nhà của mình.
Chúng tôi lần lượt như một cái máy bước nhanh vào chỗ ngồi đối diện. Những người tù ngồi bất động, xót đau nhìn người thân của mình, kiên nhẫn chờ đợi. Người công an đứng ở đầu bàn hắng dặng, gằn giọng nói:
- Trước khi người nhà tâm sự với nhau, phải tuân theo điều luật, động viên các anh ấy học tập tốt, nhất là không được khóc làm nản chí học tập các anh ấy. Phải biết là nhà nước cách mạng đánh đuổi Mỹ- Ngụy ra khỏi nước, nhà nước đã khoan hồng cho các anh ấy học tập để không còn theo Mỹ-Ngụy đánh đổ nhà nước, bây giờ đã hòa bình, xã hội chủ nghĩa là xã hội tự do vv…Ôi chao, tên công an cứ như con vẹt đọc bài thuộc lòng, những lời tên công an không lọt vào tai chúng tôi. Mắt và đầu óc tôi chỉ chăm chú vào chồng tôi, nước mắt tôi vẫn không ngừng rơi.
Trong phòng thăm nuôi im lặng, ngoài tiếng nấc, tiếng sụt xịt nghẹn ngào trong cuống họng và tiếng giảng thuyết lên lớp của tên công an, kéo dài như cố tình quên 15 phút thăm gặp. Những giọt nước mắt của tôi như động lực đưa bàn tay anh về phía tôi, như muốn vỗ về an ủi mà trước đây mỗi lần tôi khóc. Bàn tay anh rướn gần tới bàn tay tôi thì ngừng lại, vì tên công an cầm súng tiến gần phía sau lưng tôi, ngón tay anh run rẩy như những lóng xương đang động đậy. Lòng tôi đau như cắt, chẳng nói được gì ngoài hai hàng nước mắt, tôi muốn vươn tới nắm lấy bàn tay xương xẩu của anh, nhưng cặp mắt của tên công an vừa nói vừa liếc nhìn chúng tôi. Dưới gầm bàn, tôi cảm được bàn chân chồng tôi đang động đậy kiếm bàn chân tôi, trút vội cái dép khỏi chân tôi đưa chân mình lần mò đặt lên chân anh, để chồng tôi nhận hơi ấm và tình cảm của tôi lén lút gửi qua bàn chân anh. Bàn chân chồng tôi đang lạnh từ từ ấm lên, tôi khóc mà cảm được hạnh phúc qua đôi bàn chân. Cho tới khi tên công an cho phép trao đổi tâm tình, thời gian chỉ còn 5 phút ngắn ngủi, tôi chẳng nói được gì với chồng tôi, ngoài tiếng nấc nghẹn ngào, gật đầu và lắc đầu theo tiếng hỏi thăm của chồng tôi về bố mẹ và hàng loạt người thân mà chồng tôi nhớ tới. Hết giờ thăm nuôi.
Tới lúc kiểm tra đồ thăm nuôi, có món mẹ tôi cố công làm gửi cho anh và vài món khác không hợp lệ bị gạt ra. Tôi hồi hộp nhìn những món đang kiểm tra, tới món mỡ chưng hấp với đường cát trắng, tôi nặn óc nghĩ mãi cách qua mặt tên công an, mở gói mỡ ra, những miếng mỡ trong veo bọc với đường cát trắng trông giống như miếng mứt bí, tên công an cầm từng miếng lên ngửi, thắc mắc hỏi tôi:
- Cái này là thứ gì?
Tôi trả lời nhanh để hắn khỏi nghi ngờ:
- Thưa cán bộ, thứ này là mứt bí, Tết qua lâu rồi sợ bị hư, tôi gởi cho chồng tôi để ăn tết muộn ạ.
Như thể tên công an chưa bao giờ nhìn và nghe nói mứt bí, vẫn thắc mắc:
- Mứt bí là cái thứ gì?
Có lẽ người ngoài Bắc không hiểu tiếng người trong Nam. Tôi lại giải nghĩa:
- Mứt này cứ vào dịp tết, chúng tôi lấy quả bí đao cắt lát, ướp với đường phơi khô thành mứt , gọi là mứt bí.
Tôi thở phào khi tên công an bỏ miếng mỡ heo vào gói và đẩy về phía chồng tôi, anh nhanh tay bỏ vào giỏ của mình, chỉ sợ bị lấy lại. Tên công an giả lả:
- Mất bí đao thì cứ gọi là mất bí đao. nói là mứt..mứt …,ai mà biết.
Vài tiếng cười khúc khích nho nhỏ của mấy người đi thăm nuôi đứng gần đó. Tên công an quay lại gừ lên: - Các chị cười cái gì vậy. Còn nắm cơm, tôi gói vào tờ giấy đã nguội ngắt, hắn cầm lên sừng xỏ với tôi:
- A! Chị này giỏi thật. Dám xỉ nhục cách mạng. Chị tưởng nhà nước chúng tôi bỏ đói chồng chị hả, tôi bỏ lại hết đồ thăm nuôi của chị bây giờ.
Lúc đó tôi run quá, vì thương chồng mà làm hại tới anh. Sợ chồng tôi không được nhận những món đồ thăm nuôi, tôi định lấy lại nắm cơm và xin lỗi tên công an, nhưng thấy ánh mắt chồng tôi nhìn vào nắm cơm. Tôi thật đau lòng và xấu hổ cho sự hèn nhát yếu đuối của mình khi phải nói những gì không đúng sự thật, giọng tôi run run uất ức:
- Thưa cán bộ! Tôi biết nhà nước cách mạng khoan hồng cho chồng tôi, được đi học tập cải tạo như vậy là tốt, để chồng tôi thông suốt đường lối, sống tốt với nhà nước với nhân dân. Còn tôi đâu dám xỉ nhục nhà nước, nắm cơm này tôi nắm để ăn, còn thừa đã hơn một ngày rồi, nó bắt đầu hơi thiu, bỏ đi thì tiếc. Tôi để lại cho chồng tôi ăn, nếu không còn ăn được, chồng tôi vất đi cũng được mà.
Những lời tôi nói làm dịu lòng tên công an, cầm cuốn sổ tay, tên công an gõ vào cạnh bàn, nói.
- Chị hiểu được nhà nước như vậy là tốt, thôi được, cho phép chồng chị lấy nắm cơm thiu này. Chồng tôi chỉ chờ có vậy, cầm vội nắm cơm bỏ vào giỏ và bước nhanh vào hàng đi theo hai tên công an vào lại trại.
Chúng tôi nước mắt tiễn đưa những người thân tới bờ suối, ranh giới của chia cách. Những người tù ngoái lại nhìn chúng tôi trông rất thương cảm xót xa, không biết có lần sau gặp lại vợ mình, người nhà của mình nữa không?
Mọi người trở vào thu xếp để đi về. Bóng chồng đã khuất hẳn, tôi thẫn thờ nán lại bên bờ suối, nhìn về hướng trại giam như để hy vọng còn nhìn thấy anh. Tiếng các chị gọi ơi ới:
- Không gặp lại nữa đâu, đi về đi.
Bước vào nhà thăm nuôi, nhìn từng chỗ vẫn thấy hình ảnh chồng tôi, từ chỗ anh đứng xếp hàng, chỗ ngồi vào ghế, lúc anh đứng nhích tới để xếp đồ vào giỏ, từng hình ảnh một hiện lại trong mắt tôi. Tôi ngồi vào ngay chỗ anh ngồi, tưởng tượng anh còn đang ngồi với tôi, tay tôi xoa xoa mặt bàn tìm chút hơi ấm còn đọng lại của anh. Nước mắt tôi lại trào ra, chỉ là tưởng tượng, mặt bàn trống trải lạnh tanh, hơi lạnh chuyền vào tay thấm tới tim tôi, ngơ ngác tôi như còn muốn kiếm tìm.
Mặt trời đã lên cao. Tôi ra về mà lòng trĩu nặng xót đau, hình ảnh tù tội khốn khổ của chồng luẩn quẩn quanh tôi là hành trang yêu thương theo tôi suốt cả cuộc đời. Từng bước chân nặng nề bước trên con đường dốc ven đồi, đầu tôi ngoái lại như hồn còn ở giữa núi rừng hoang vu.
Từ xa, nơi ngã ba đường, hình dáng như quen thộc đang tiến vào con đường tôi đang đi. Ồ! Thì ra ông cụ cùng chuyến xe sáng hôm qua. Tôi đứng lại chờ, dáng ông thất thểu lom khom từng bước chậm chạp, không còn vẻ nhanh nhẹn như hôm qua. Thấy tôi ông chỉ hơi nhếch mép, vẫn cái miệng móm mém của ông, tôi nhanh nhẩu chào:
- Chào bác! Hai bác cháu mình có duyên gặp lại nhau, sao bác? Con trai bác có khỏe không?
Tôi chào hỏi để có chuyện nói chứ cùng cảnh thăm tù, thấy người thân nỗi đau như xé ruột gan. Ông cụ òa lên khóc, tiếng khóc nỉ non ai oán.
- Tôi khổ quá cô ơi! Lặn lộn đường xa mong gặp con mà chẳng được gặp.
Tôi cầm lấy tay ông lắc lắc, lo sợ!
- Sao vậy bác! Anh ấy bị làm sao?
Như cào vào nỗi đau thương của ông, mếu máo ông càng khóc to hơn:
- Tội nghiệp cho con tôi, nếu tôi đi thăm một tuần trước đây thì đâu đến nỗi này, con tôi bị giam vào nhà đá mấy bữa nay rồi cô ơi. Ông khóc hu hu, giọng nghẹn ngào đứt quãng: “ Khổ thân con tôi! Sao con khổ vậy, con làm gì nên tội mà họ hành hạ con”!
Nước mắt tôi chảy theo nước mắt ông, cùng hoàn cảnh và tâm trạng. Kẻ khổ không gặp được con, người đau nhìn chồng thân xác hao mòn xác xơ. Một già một trẻ chung niềm đau, chậm chạp lê bước trên đường.…
Sau này, những đêm nằm gối đầu trên cánh tay chồng, tôi thường nghĩ đến những năm tháng sống trong đen tối khổ đau, những tủi nhục khổ cực mà chồng tôi chịu đựng trong nhà tù khổ sai mà Cộng sản gọi là “ tập trung cải tạo”. Tôi thì thầm hỏi anh nghĩ gì mỗi lần nhìn thấy tôi và ngày đó ở trại tù Gia Trung, cảm giác của anh khi bàn chân tôi tìm để trên bàn chân anh dưới gầm bàn, anh bóp nhè nhẹ bờ vai tôi cách âu yếm. Ngày mất nước, anh mất tất cả. Ngày vào tù, coi như anh đã chết. Những lần thấy tôi, nhìn tôi tàn tạ héo úa, anh rất khổ. Anh bất lực trong hoàn cảnh không thể an ủi xoa dịu tôi, anh không khóc được như tôi đã khóc, anh dồn nén niềm đau của mình càng làm anh đau hơn. Nhưng anh vẫn nhìn thấy nơi tôi một vùng trời đầy hy vọng, giúp anh thêm niềm tin và nghị lực. Và lần đó, anh không nhận được hơi ấm từ bàn chân tôi, có thể chân anh và tôi khoảng cách hơi xa, nên chân tôi đặt lên bàn chân người bạn tù ngồi kế bên.. Thôi thì người bạn tù đó cũng cảm được sự an ủi, hạnh phúc nghĩ đó là chân của vợ mình.
Anh quàng tay ôm chặt lấy tôi, như thể bàn tay anh còn quá hẹp, không đủ ôm cả niềm yêu thương hạnh phúc của mình. Còn tôi, rúc vào cổ vào ngực anh, hạnh phúc nghe được nhịp tim và hơi ấm, như đang nghe điệu nhạc dịu êm, ru tôi vào giấc ngủ trong vòng tay ấm áp của anh, mà trước đây tôi thường phập phồng lo sợ tưởng rằng mình không bao giờ còn có những giây phút này.
Hoàng Yến
Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản
+ Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
18:41 24/04/2013
Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,
Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.
Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Qúy vị và đồng bào thân mến,
Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ.
Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên “cõng rắn cắn gà nhà” trong qúa khứ.
Qúy vị và đồng bào thân mến,
Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời. Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới.
Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi “gieo trong đau thương”. Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản. Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.
+ Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.
Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Qúy vị và đồng bào thân mến,
Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ.
Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên “cõng rắn cắn gà nhà” trong qúa khứ.
Qúy vị và đồng bào thân mến,
Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời. Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới.
Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi “gieo trong đau thương”. Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản. Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.
+ Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long