Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 28/04/2009
TUYỆT VỌNG
- “Minh tâm kiến tính có thể đào tạo ra nhân vật nào ?”
Đại sư nói:
- “Lấy thiên hạ làm nhiệm vụ, nhưng không a dua giống như bè đảng.
Gặp sao cũng được, không có gì dừng bước cố định.
Vật đến thì lấy, người đi thì đừng giữ lại.
Người đã chết thì không trách cứ không hối hận, người chưa đến thì không phiền không sợ.
Vời là đến ngay.
Huơ tay là đi.
Mạnh như gió bão trên biển,
yếu như bông bay trong gió,
nhu như nước trôi bên bờ lau
lại còn như một cối xay xoay chuyển cả ngày không một lời nói.
Không đợi vật yêu quý,
Giống như trời che đất chở, không có gì riêng tư uốn cong.
Những điều ấy đều là mức độ của minh tâm kiến tính.”
Một người đệ tử trẻ nghe xong thì khóc hu hu, nói: “Những lời dạy này chỉ sử dụng cho những người chết, làm sao có thể ứng dụng trên thân của những người sống như chúng con !”
Bèn nhất quyết bỏ đi, vì đạo nghĩa không cho phép chùn bước.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
“Vì đạo nghĩa thì không cho phép mình được chùn bước” đó là câu nói đúng, nhưng khi hiểu rõ lẽ đạo, hiểu rõ lời người khác nói về đạo mà vẫn cứ quay lưng bỏ đi vì cho đó là lời khó nghe, thì quả thật đó không phải là vì đạo nghĩa, mà là vì kiêu ngạo mà thôi.
Có rất nhiều người được nghe lời nói thật, và cũng có rất nhiều người bỏ đi và tuyệt vọng vì lời nói chói tai nhưng rất thật của người khác.
Muốn được “minh tâm kiến tính” thì trước hết phải có tâm hồn khiêm tốn và vô vị lợi, bởi vì nếu một tâm hồn đầy ắp những kiêu ngạo thì không thể nào tiếp thu được những lời khai ngộ của người khác; nếu không có một tâm hồn vô vị lợi thì sẽ thấy những ích kỷ trong những suy nghĩ và lời nói của người khác, vì tâm hồn mình vốn đã ích kỷ.
“Minh tâm kiến tính” của người Ki-tô hữu là dùng Lời Chúa để soi sáng những suy nghĩ của mình, và để hiểu thấu lẽ đạo trong lời dạy của người khác, hoặc để nhìn thấy đạo trong cuộc sống của mình, như thế mới không tuyệt vọng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
N2T |
- “Minh tâm kiến tính có thể đào tạo ra nhân vật nào ?”
Đại sư nói:
- “Lấy thiên hạ làm nhiệm vụ, nhưng không a dua giống như bè đảng.
Gặp sao cũng được, không có gì dừng bước cố định.
Vật đến thì lấy, người đi thì đừng giữ lại.
Người đã chết thì không trách cứ không hối hận, người chưa đến thì không phiền không sợ.
Vời là đến ngay.
Huơ tay là đi.
Mạnh như gió bão trên biển,
yếu như bông bay trong gió,
nhu như nước trôi bên bờ lau
lại còn như một cối xay xoay chuyển cả ngày không một lời nói.
Không đợi vật yêu quý,
Giống như trời che đất chở, không có gì riêng tư uốn cong.
Những điều ấy đều là mức độ của minh tâm kiến tính.”
Một người đệ tử trẻ nghe xong thì khóc hu hu, nói: “Những lời dạy này chỉ sử dụng cho những người chết, làm sao có thể ứng dụng trên thân của những người sống như chúng con !”
Bèn nhất quyết bỏ đi, vì đạo nghĩa không cho phép chùn bước.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
“Vì đạo nghĩa thì không cho phép mình được chùn bước” đó là câu nói đúng, nhưng khi hiểu rõ lẽ đạo, hiểu rõ lời người khác nói về đạo mà vẫn cứ quay lưng bỏ đi vì cho đó là lời khó nghe, thì quả thật đó không phải là vì đạo nghĩa, mà là vì kiêu ngạo mà thôi.
Có rất nhiều người được nghe lời nói thật, và cũng có rất nhiều người bỏ đi và tuyệt vọng vì lời nói chói tai nhưng rất thật của người khác.
Muốn được “minh tâm kiến tính” thì trước hết phải có tâm hồn khiêm tốn và vô vị lợi, bởi vì nếu một tâm hồn đầy ắp những kiêu ngạo thì không thể nào tiếp thu được những lời khai ngộ của người khác; nếu không có một tâm hồn vô vị lợi thì sẽ thấy những ích kỷ trong những suy nghĩ và lời nói của người khác, vì tâm hồn mình vốn đã ích kỷ.
“Minh tâm kiến tính” của người Ki-tô hữu là dùng Lời Chúa để soi sáng những suy nghĩ của mình, và để hiểu thấu lẽ đạo trong lời dạy của người khác, hoặc để nhìn thấy đạo trong cuộc sống của mình, như thế mới không tuyệt vọng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 28/04/2009
N2T |
3. Nên phán đoán xét mình, không nên đoán xét người khác; đoán xét người khác thì hoài công nhọc nhằn, thường thường sai lầm và không tránh khỏi phạm tội, đoán xét mình thì được nhiều lợi ích vô cùng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:35 28/04/2009
N2T |
99. Cuộc đời là biển cả, hy vọng là la bàn của người cầm lái, khiến cho người ta dù trong phong ba bão tố cũng không lạc mất phương hướng.
Ơn gọi phục vụ
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
03:46 28/04/2009
Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Bài đọc 1: Cv 4,8-12: Là lời chứng hùng hồn của Phêrô trước Thượng Hội đồng Do Thái gồm các thủ lãnh và kỳ mục trong dân. Phêrô quả quyết chính nhờ Danh Đức Giêsu Nadarét mà ngài đã chữa lành người què. Đấng mà Phêrô nhân danh để làm phép lạ chính là Đức Giêsu Nadarét mà giới lãnh đạo Đền thờ đã giết hại bằng cách kết án trên cây thập tự. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết để minh oan cho Người, để siêu tôn Người và trả lại cho Người tất cả quyền năng mà Người đã tự ý khước từ khi nhập thể làm người. Cái chết hy sinh trên thập giá của Đức Giêsu chứng tỏ Người là Vị Mục tử nhân lành trong Tin Mừng Gioan.
Bài đọc 2: 1 Ga 3,1-2: Gioan muốn các tín hữu tin vào Lòng Yêu Thương vô bờ vô bến của Chúa Cha. Bằng chứng Thiên Chúa Cha đã làm cho mọi người nên con của Người, trong và nhờ Đức Giêsu Kitô Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng: Ga 10,11-18: Là lời khẳng định long trọng của Đức Giêsu với người Do Thái: “Chính tôi là Mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Mối liên hệ giữa Mục tử và đoàn chiên là gắn bó, mật thiết, sống động: đoàn chiên thuộc về Người, biết Người, nghe tiếng Người. Còn Người, Người biết rõ từng con chiên một và Người hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Người tự nguyện, tự ý hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, nên càng được Chúa Cha yêu thương quí mến. Người còn có rất nhiều chiên khác chưa tập trung cùng đàn mà còn tản mác khắp chốn khắp nơi, nên trong lòng Người còn nặng nỗi bức xúc phải tập hợp tất cả mọi con chiên thành một đàn duy nhất.
Chúa nhật IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chăn Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúa Giêsu Mục tử nhân lành chính là mẫu gương tuyệt hảo cho mọi Ơn Gọi Phục Vụ.
1. Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành
Từ Abraham cho đến Môisen, Đavit, biết bao Tổ Phụ Do thái đã từng là những người chăn chiên. Từ kinh nghiệm của nghề chăn chiên, họ đứng ra lãnh đạo dân tộc. Quan niệm của họ về Thiên Chúa cũng dựa trên kinh nghiệm đó nên họ gọi Thiên Chúa là Mục tử và coi mình là đoàn chiên của Ngài.
Các Ngôn sứ thường dùng hình ảnh này để nói về tương quan thân tình giữa Thiên Chúa và dân của Người. Nhất là trong Ed 34, Sách Giôna chương cuối và TV 23. Đặc biệt chương 10 Phúc âm Thánh Gioan: Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành.
Mục tử và đàn chiên là một hình ảnh rất đẹp gắn liền với dân du mục. Khác với hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò ở làng quê Việt nam, chúng đi sau đàn vật. Người mục tử đi trước đàn chiên, dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, tìm suối mát cho chiên, dẫn về đàn những con chiên lạc, bảo vệ chiên khỏi thú dữ, biết từng con chiên một.
Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những Mục Tử Nhân Lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:
- Yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: "Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt" ( Is 40, 11 ).
- Yêu quý từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: "Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc" ( Mt 18, 12-13 ).
- Lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: "Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ" ( Ed 34, 14 ).
- Làm cho chiên được sống no ấm, hạnh phúc: "Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì" ( Tv 23, 1 ); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: "Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm" ( 23, 4 ).
- Tinh thần trách nhiệm đối với đàn chiên rất cao: "Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng" ( Ed 34, 16 ).
- Cứu thoát, giải phóng đàn chiên: "Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên" ( Dc 9, 16 ).
Người Mục Tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên.
Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, mọi Kitô hữu là đàn chiên của Chúa. Chúa ban cho đàn chiên sự sống cách dồi dào, đó là sự sống đời đời. Mỗi con chiên đều quý giá vô ngần đối với Chúa.
Chúa Giêsu là người Mục Tử tuyệt vời nhất: "hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên", "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi... chúng sẽ nghe tiếng tôi".
Biết chiên:
Khi dùng từ “biết” ở đây, Chúa Giêsu muốn nói cái biết theo nghĩa Kinh Thánh, nghĩa là cái biết tận bên trong, thân mật, thắm thiết. “Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha”. Ðó là “Cái biết” khiến cho Ba Ngôi trở nên Một.
Là Mục Tử tốt lành, Chúa Giêsu thấu rõ mỗi con người như lời tác giả Thánh vịnh: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, … Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết. Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con... Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?” (Tv 139, 1-7).
Thí mạng vì chiên:
Người Mục Tử tốt lành sẵn sàng “thí mạng sống vì chiên”. Chúa Giêsu đã hết lòng yêu thương, chăm sóc đàn chiên, sẵn sàng thí mạng mình cho đàn chiên. Chúa Giêsu Mục Tử đã chết và Phục Sinh để cho tất cả chúng ta, những kẻ đã cùng chết với Ngài nhờ bí tích Rửa tội, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là “Abba, Cha ơi!” (x. Rm 8, 15-17)
2. Chúa Giêsu vị Mục tử hết mình phục vụ đoàn chiên
Cả cuộc đời Chúa Giêsu từ khi nhập thể làm người đến Tử Nạn Phục Sinh có thể tóm tắt cách đơn giản là phục vụ đoàn chiên vì yêu thương. Đỉnh cao phục vụ là thí mạng vì đoàn chiên. Việc gặp gỡ Người, kết hợp với Người sẽ dần dần biến đổi chúng ta trở nên những người phục vụ. Mỗi người Kitô hữu đều có trách nhiệm phục vụ anh chị em mình trong tư cách tham dự vào trách nhiệm Mục tử của Chúa Giêsu.
Trong sứ điệp “ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu” năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn chủ đề Ơn Gọi Phục Vụ. Khởi đi từ Đức Kitô: Người không đến để phục vụ,” nhưng để phục vụ và trao ban mạng sống để cứu chuộc nhiều người” ( Mt 20,28). Người đã rửa chân cho các môn đệ và tuân phục chương trình của Chúa Cha cho đến chết, chết trên thánh giá ( x.Pl 2,8). Vì thế, Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và đặt Người làm Chúa trên trời dưới đất ( x Pl 2,9-11). Đức Thánh Cha xác định: Một cách huyền nhiệm, ơn gọi phục vụ luôn là một ơn gọi thông phần một cách rất riêng tư vào trong sứ vụ cứu độ” ( số 2). ”Ơn gọi linh mục hoặc ơn gọi tu trì, bởi chính bản chất của nó, luôn là những ơn gọi để quãng đại phục vụ Thiên Chúa và người lân cận”(số 3).
Đức Thánh Cha đã từng nói rằng ”Trong thời đại chúng ta, một thời đại tuy đã bị tục hoá, giải thiêng nhưng vẫn được thúc đẩy đi tìm sự thánh thiện;một thời đại rất cần có những vị thánh làm sáng tỏ sự hiện diện đầy yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa.Nhân loại đang cần có những linh mục thánh thiện và những tâm hồn được thánh hiến,họ là những người ngày ngày sống hết mình cho Thiên Chúa, cho tha nhân,họ là những bậc cha mẹ sống chứng nhân ngay trong bầu khí gia đình nhờ ân sủng của bí tích hôn nhân,họ là những người trẻ có kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô và được Người thu hút để hướng dẫn anh chị em đồng loại tới cội nguồn tin mừng”( Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 36).
Ngài gởi lời mời gọi thiết tha đến các bạn trẻ “ cha hy vọng các con có thể biết cách lắng nghe tiếng Thiên Chúa mời gọi các con phục vụ.Đó là con đường mở ra biết bao hình thức của sứ vụ vì lợi ích của cộng đoàn: từ các tác vụ được phong cho đến các tác vụ khác nhau được thiết lập và được nhìn nhận là những thừa tác vụ,như dạy giáo lý,linh hoạt phụng vụ,giáo dục giới trẻ và những diễn tả khác nhau về đức ái” ( Số 4)
3. Ai phục vụ Thầy, người ấy phải theo Thầy
Một xã hội thiếu bóng dáng những người sống đời tận hiến là một xã hội thiếu lòng quãng đại,một xã hội bị khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống.Chính sự có mặt của những người sống đời tận hiến phục vụ như là một nhắc nhở rằng, con người có khả năng sống yêu thương, phục vụ như Đức Kitô và sống quãng đại hy sinh dấn thân cho người khác.
Những người trẻ lớn lên thường lập gia đình,điều đó thật tốt đẹp.Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số người trẻ dâng hiến đời mình cho Chúa,ở bên Chúa cách đặc biệt để được sai đi.Vì thế Đức Thánh Cha nhắn nhủ những người trẻ ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng ngày hôm nay “Nếu ai phục vụ Thầy,người ấy phải theo Thầy” (Ga 12,26).Đừng e ngại đón nhận lời mời gọi này.Chắc chắn các con sẽ gặp phải những khó khăn hy sinh,nhưng các con sẽ hạnh phúc khi phục vụ,các con sẽ là chứng nhân của niềm vui mà thế gian không thể ban tặng.Các con sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô biên và vĩnh cửu.Các con sẽ nhận biết những phong phú thiêng liêng của chức vụ linh mục, quà tặng và mầu nhiệm thần linh” (Số 5).
Người sống đời tận hiến chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm.Họ dâng tình yêu lứa đôi cho một tình yêu cao hơn trong ơn gọi tu trì để có thể yêu mãnh liệt và bao la hơn. Đức Thánh Cha khẳng định “Họ không tìm kiếm những lợi lộc vị kỷ,nhưng hiến mình cho kẻ khác,khi cảm nghiệm niềm vui của tính nhưng không qua việc hiến tặng bản thân” (số 4).
Người đi tu là người muốn nên trọn lành,muốn đạt đến đỉnh cao của sự toàn thiện. Đó cũng tựa như người leo núi.Muốn có ánh sáng thì phải lên cao.Để lên cao phải vất vả, nhiều khi phải leo lên những sườn dốc cheo leo.Leo núi là một cuộc mạo hiểm. Đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ.Nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo và nhất là sự can đảm.Đời sống tu trì cũng vậy.Nó đòi hỏi một sức khoẻ tinh thần, thể xác,sự khôn ngoan, nhẫn nại, lòng can đảm, sức chịu đựng bền bỉ.Nếu không người ta sẽ sợ hãi chóng mặt, dừng lại và rút lui. Đổi lại,người leo núi được hưởng những niềm vui mà người khác không biết đến. Đó là, được ở trong ánh sáng không bao giờ tắt, được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ, cảnh mây bay lững lờ tận dưới xa chân mình, càng leo những núi cao càng khám phá ra muôn vàn những đỉnh núi khác.
4. Cầu nguyện cho những người Mẹ
Ơn gọi tu trì là ân huệ đến từ Thiên Chúa. Gia đình là chủng viện đầu tiên, dòng tu đầu tiên ươm mầm ơn gọi phát triển. Các bậc cha mẹ là những người phát hiện và vun trồng cho ơn gọi lớn lên, trổ sinh hoa trái.
Hôm nay giáo hội cũng cầu nguyện đặc biệt cho các người Mẹ.Giống như người mục tử, giống như Chúa Giêsu, một bà mẹ luôn có mối tương giao gần gũi sâu sắc với đàn con cái.Người Mẹ yêu thương chăm sóc từng đứa con, tuỳ tính tình mỗi đứa để có cach giáo dục thích hợp. Không gì mà người Mẹ không làm để bảo vệ con khỏi nguy hiểm. Bà sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để tìm kiếm đứa con lầm đường lạc lối trở về.
Ơn gọi tu trì thường do người Mẹ phát hiện và dìu dắt từng bước.Hầu như linh mục nào cũng giống Mẹ và rất kính yêu Mẹ của mình.Tấm lòng người Mẹ bao la như biển cả. Trái tim người Mẹ nhân hậu bao dung như đất trời. Bởi vậy ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu cũng cần dành lời cầu nguyện đặc biệt cho mọi người Mẹ trên thế giới. Xin cho mọi người Mẹ luôn sống vai trò mục tử nhân lành với con cái và luôn biết quãng đại dâng con mình cho Chúa, cho Giáo hội trong Ơn Gọi Phục Vụ.
Bài đọc 1: Cv 4,8-12: Là lời chứng hùng hồn của Phêrô trước Thượng Hội đồng Do Thái gồm các thủ lãnh và kỳ mục trong dân. Phêrô quả quyết chính nhờ Danh Đức Giêsu Nadarét mà ngài đã chữa lành người què. Đấng mà Phêrô nhân danh để làm phép lạ chính là Đức Giêsu Nadarét mà giới lãnh đạo Đền thờ đã giết hại bằng cách kết án trên cây thập tự. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết để minh oan cho Người, để siêu tôn Người và trả lại cho Người tất cả quyền năng mà Người đã tự ý khước từ khi nhập thể làm người. Cái chết hy sinh trên thập giá của Đức Giêsu chứng tỏ Người là Vị Mục tử nhân lành trong Tin Mừng Gioan.
Bài đọc 2: 1 Ga 3,1-2: Gioan muốn các tín hữu tin vào Lòng Yêu Thương vô bờ vô bến của Chúa Cha. Bằng chứng Thiên Chúa Cha đã làm cho mọi người nên con của Người, trong và nhờ Đức Giêsu Kitô Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng: Ga 10,11-18: Là lời khẳng định long trọng của Đức Giêsu với người Do Thái: “Chính tôi là Mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Mối liên hệ giữa Mục tử và đoàn chiên là gắn bó, mật thiết, sống động: đoàn chiên thuộc về Người, biết Người, nghe tiếng Người. Còn Người, Người biết rõ từng con chiên một và Người hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Người tự nguyện, tự ý hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, nên càng được Chúa Cha yêu thương quí mến. Người còn có rất nhiều chiên khác chưa tập trung cùng đàn mà còn tản mác khắp chốn khắp nơi, nên trong lòng Người còn nặng nỗi bức xúc phải tập hợp tất cả mọi con chiên thành một đàn duy nhất.
Chúa nhật IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chăn Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúa Giêsu Mục tử nhân lành chính là mẫu gương tuyệt hảo cho mọi Ơn Gọi Phục Vụ.
1. Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành
Từ Abraham cho đến Môisen, Đavit, biết bao Tổ Phụ Do thái đã từng là những người chăn chiên. Từ kinh nghiệm của nghề chăn chiên, họ đứng ra lãnh đạo dân tộc. Quan niệm của họ về Thiên Chúa cũng dựa trên kinh nghiệm đó nên họ gọi Thiên Chúa là Mục tử và coi mình là đoàn chiên của Ngài.
Các Ngôn sứ thường dùng hình ảnh này để nói về tương quan thân tình giữa Thiên Chúa và dân của Người. Nhất là trong Ed 34, Sách Giôna chương cuối và TV 23. Đặc biệt chương 10 Phúc âm Thánh Gioan: Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành.
Mục tử và đàn chiên là một hình ảnh rất đẹp gắn liền với dân du mục. Khác với hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò ở làng quê Việt nam, chúng đi sau đàn vật. Người mục tử đi trước đàn chiên, dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, tìm suối mát cho chiên, dẫn về đàn những con chiên lạc, bảo vệ chiên khỏi thú dữ, biết từng con chiên một.
Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những Mục Tử Nhân Lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:
- Yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: "Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt" ( Is 40, 11 ).
- Yêu quý từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: "Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc" ( Mt 18, 12-13 ).
- Lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: "Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ" ( Ed 34, 14 ).
- Làm cho chiên được sống no ấm, hạnh phúc: "Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì" ( Tv 23, 1 ); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: "Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm" ( 23, 4 ).
- Tinh thần trách nhiệm đối với đàn chiên rất cao: "Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng" ( Ed 34, 16 ).
- Cứu thoát, giải phóng đàn chiên: "Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên" ( Dc 9, 16 ).
Người Mục Tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên.
Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, mọi Kitô hữu là đàn chiên của Chúa. Chúa ban cho đàn chiên sự sống cách dồi dào, đó là sự sống đời đời. Mỗi con chiên đều quý giá vô ngần đối với Chúa.
Chúa Giêsu là người Mục Tử tuyệt vời nhất: "hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên", "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi... chúng sẽ nghe tiếng tôi".
Biết chiên:
Khi dùng từ “biết” ở đây, Chúa Giêsu muốn nói cái biết theo nghĩa Kinh Thánh, nghĩa là cái biết tận bên trong, thân mật, thắm thiết. “Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha”. Ðó là “Cái biết” khiến cho Ba Ngôi trở nên Một.
Là Mục Tử tốt lành, Chúa Giêsu thấu rõ mỗi con người như lời tác giả Thánh vịnh: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, … Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết. Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con... Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?” (Tv 139, 1-7).
Thí mạng vì chiên:
Người Mục Tử tốt lành sẵn sàng “thí mạng sống vì chiên”. Chúa Giêsu đã hết lòng yêu thương, chăm sóc đàn chiên, sẵn sàng thí mạng mình cho đàn chiên. Chúa Giêsu Mục Tử đã chết và Phục Sinh để cho tất cả chúng ta, những kẻ đã cùng chết với Ngài nhờ bí tích Rửa tội, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là “Abba, Cha ơi!” (x. Rm 8, 15-17)
2. Chúa Giêsu vị Mục tử hết mình phục vụ đoàn chiên
Cả cuộc đời Chúa Giêsu từ khi nhập thể làm người đến Tử Nạn Phục Sinh có thể tóm tắt cách đơn giản là phục vụ đoàn chiên vì yêu thương. Đỉnh cao phục vụ là thí mạng vì đoàn chiên. Việc gặp gỡ Người, kết hợp với Người sẽ dần dần biến đổi chúng ta trở nên những người phục vụ. Mỗi người Kitô hữu đều có trách nhiệm phục vụ anh chị em mình trong tư cách tham dự vào trách nhiệm Mục tử của Chúa Giêsu.
Trong sứ điệp “ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu” năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn chủ đề Ơn Gọi Phục Vụ. Khởi đi từ Đức Kitô: Người không đến để phục vụ,” nhưng để phục vụ và trao ban mạng sống để cứu chuộc nhiều người” ( Mt 20,28). Người đã rửa chân cho các môn đệ và tuân phục chương trình của Chúa Cha cho đến chết, chết trên thánh giá ( x.Pl 2,8). Vì thế, Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và đặt Người làm Chúa trên trời dưới đất ( x Pl 2,9-11). Đức Thánh Cha xác định: Một cách huyền nhiệm, ơn gọi phục vụ luôn là một ơn gọi thông phần một cách rất riêng tư vào trong sứ vụ cứu độ” ( số 2). ”Ơn gọi linh mục hoặc ơn gọi tu trì, bởi chính bản chất của nó, luôn là những ơn gọi để quãng đại phục vụ Thiên Chúa và người lân cận”(số 3).
Đức Thánh Cha đã từng nói rằng ”Trong thời đại chúng ta, một thời đại tuy đã bị tục hoá, giải thiêng nhưng vẫn được thúc đẩy đi tìm sự thánh thiện;một thời đại rất cần có những vị thánh làm sáng tỏ sự hiện diện đầy yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa.Nhân loại đang cần có những linh mục thánh thiện và những tâm hồn được thánh hiến,họ là những người ngày ngày sống hết mình cho Thiên Chúa, cho tha nhân,họ là những bậc cha mẹ sống chứng nhân ngay trong bầu khí gia đình nhờ ân sủng của bí tích hôn nhân,họ là những người trẻ có kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô và được Người thu hút để hướng dẫn anh chị em đồng loại tới cội nguồn tin mừng”( Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 36).
Ngài gởi lời mời gọi thiết tha đến các bạn trẻ “ cha hy vọng các con có thể biết cách lắng nghe tiếng Thiên Chúa mời gọi các con phục vụ.Đó là con đường mở ra biết bao hình thức của sứ vụ vì lợi ích của cộng đoàn: từ các tác vụ được phong cho đến các tác vụ khác nhau được thiết lập và được nhìn nhận là những thừa tác vụ,như dạy giáo lý,linh hoạt phụng vụ,giáo dục giới trẻ và những diễn tả khác nhau về đức ái” ( Số 4)
3. Ai phục vụ Thầy, người ấy phải theo Thầy
Một xã hội thiếu bóng dáng những người sống đời tận hiến là một xã hội thiếu lòng quãng đại,một xã hội bị khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống.Chính sự có mặt của những người sống đời tận hiến phục vụ như là một nhắc nhở rằng, con người có khả năng sống yêu thương, phục vụ như Đức Kitô và sống quãng đại hy sinh dấn thân cho người khác.
Những người trẻ lớn lên thường lập gia đình,điều đó thật tốt đẹp.Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số người trẻ dâng hiến đời mình cho Chúa,ở bên Chúa cách đặc biệt để được sai đi.Vì thế Đức Thánh Cha nhắn nhủ những người trẻ ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng ngày hôm nay “Nếu ai phục vụ Thầy,người ấy phải theo Thầy” (Ga 12,26).Đừng e ngại đón nhận lời mời gọi này.Chắc chắn các con sẽ gặp phải những khó khăn hy sinh,nhưng các con sẽ hạnh phúc khi phục vụ,các con sẽ là chứng nhân của niềm vui mà thế gian không thể ban tặng.Các con sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô biên và vĩnh cửu.Các con sẽ nhận biết những phong phú thiêng liêng của chức vụ linh mục, quà tặng và mầu nhiệm thần linh” (Số 5).
Người sống đời tận hiến chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm.Họ dâng tình yêu lứa đôi cho một tình yêu cao hơn trong ơn gọi tu trì để có thể yêu mãnh liệt và bao la hơn. Đức Thánh Cha khẳng định “Họ không tìm kiếm những lợi lộc vị kỷ,nhưng hiến mình cho kẻ khác,khi cảm nghiệm niềm vui của tính nhưng không qua việc hiến tặng bản thân” (số 4).
Người đi tu là người muốn nên trọn lành,muốn đạt đến đỉnh cao của sự toàn thiện. Đó cũng tựa như người leo núi.Muốn có ánh sáng thì phải lên cao.Để lên cao phải vất vả, nhiều khi phải leo lên những sườn dốc cheo leo.Leo núi là một cuộc mạo hiểm. Đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ.Nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo và nhất là sự can đảm.Đời sống tu trì cũng vậy.Nó đòi hỏi một sức khoẻ tinh thần, thể xác,sự khôn ngoan, nhẫn nại, lòng can đảm, sức chịu đựng bền bỉ.Nếu không người ta sẽ sợ hãi chóng mặt, dừng lại và rút lui. Đổi lại,người leo núi được hưởng những niềm vui mà người khác không biết đến. Đó là, được ở trong ánh sáng không bao giờ tắt, được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ, cảnh mây bay lững lờ tận dưới xa chân mình, càng leo những núi cao càng khám phá ra muôn vàn những đỉnh núi khác.
4. Cầu nguyện cho những người Mẹ
Ơn gọi tu trì là ân huệ đến từ Thiên Chúa. Gia đình là chủng viện đầu tiên, dòng tu đầu tiên ươm mầm ơn gọi phát triển. Các bậc cha mẹ là những người phát hiện và vun trồng cho ơn gọi lớn lên, trổ sinh hoa trái.
Hôm nay giáo hội cũng cầu nguyện đặc biệt cho các người Mẹ.Giống như người mục tử, giống như Chúa Giêsu, một bà mẹ luôn có mối tương giao gần gũi sâu sắc với đàn con cái.Người Mẹ yêu thương chăm sóc từng đứa con, tuỳ tính tình mỗi đứa để có cach giáo dục thích hợp. Không gì mà người Mẹ không làm để bảo vệ con khỏi nguy hiểm. Bà sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để tìm kiếm đứa con lầm đường lạc lối trở về.
Ơn gọi tu trì thường do người Mẹ phát hiện và dìu dắt từng bước.Hầu như linh mục nào cũng giống Mẹ và rất kính yêu Mẹ của mình.Tấm lòng người Mẹ bao la như biển cả. Trái tim người Mẹ nhân hậu bao dung như đất trời. Bởi vậy ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu cũng cần dành lời cầu nguyện đặc biệt cho mọi người Mẹ trên thế giới. Xin cho mọi người Mẹ luôn sống vai trò mục tử nhân lành với con cái và luôn biết quãng đại dâng con mình cho Chúa, cho Giáo hội trong Ơn Gọi Phục Vụ.
Chúa Chiên Lành
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
04:30 28/04/2009
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Chính Đức Kitô là Vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đàn chiên (Ga10,11). Ngài đến trong thế gian với sứ mệnh quy tụ tất cả các con chiên về một mối: ngõ hầu chỉ có một Chủ chiên duy nhất và một đàn chiên duy nhất.
Qua thánh Phêrô Tông Đồ, Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao phó nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Người cho Giáo Hội (xem Ga 21,15-17). Theo gương Chúa Kitô Mục Tử, Giáo Hội không ngừng dấn thân trong việc chăm sóc đàn chiên. Vào mọi nơi mọi thời, không thiếu những tấm gương của những vị mục tử trong Giáo Hội đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình để sống chết vì đàn chiên.
Ý thức được trách nhiệm cao cả của mình, Giáo Hội luôn luôn kêu mời các bạn trẻ nam nữ đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử nhân lành biết quảng đại dấn thân trên con đường tận hiến để phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô và tha nhân. Vì vậy, Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh hàng năm để cầu nguyện cho ơn gọi thánh hiến nói chung và ơn gọi linh mục nói riêng.
Việc Chúa chọn gọi luôn đồng nghĩa với việc Chúa trao phó một sứ mạng đi kèm. Ngay từ khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ để các ông đến ở với Người và được Người sai đi rao giảng (xem Mc 2,14). Được Chúa gọi luôn là một màu nhiệm vượt qua sự so đo tính toán của con người. Chúa gọi ai đó cộng tác với Người không phải vì họ tài giỏi. Người đã chọn các Tông Đồ vốn là những kẻ chài lưới tầm thường và ít học. Nơi họ vẫn còn mang nặng tính vụ lợi hơn thiệt (xem Mt 19,27), tranh cãi về địa vị thứ bậc (xem Mc 9,34), ham hố danh vọng (xem Mt 20,21), và thậm chí cũng có cả tội bất trung như Phêrô chối Chúa (xem Mc 14,71). Việc chọn và gọi luôn là sáng kiếng riêng của Chúa và cũng là cách thức để Chúa chia sẻ
sứ mạng của Ngài với những người được yêu mến và được tuyển chọn.
Việc Chúa trao phó sứ mệnh cho ai đó luôn đi kèm theo lời hứa và phương tiện để thi hành (xem Mt 28, 19-20). Các Tông Đồ đã được Chúa Giêsu hứa sai phái Thánh Thần đến để thánh hóa, dạy dỗ, ban sức mạnh cũng như ơn khôn ngoan hiểu biết (xem Ga 16,13).
Điều này đã được kiểm chứng nơi bài đọc thứ nhất. Tác giả sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại việc thánh Phêrô và Gioan bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng. Hai ông bị kết án với tội danh vì đã chữa lành cho một người què từ khi lọt lòng mẹ ngay tại cửa Đền Thờ và vì đã lôi kéo được chừng năm ngàn người tin vào lời rao giảng của các ông. Chính nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà một Phêrô khiếp đảm ẩn mình trong gian phòng cửa đóng then cài thành một Phêrô can đảm xuất hiện trước dân chúng. Cũng nhờ Chúa Thánh Thần, từ một anh chàng chài lưới quê mùa năm xưa, Phêrô đã trở nên người người giảng giải hết sức lưu loát thu hút được rất nhiều người theo đạo. Chúa Thánh Thần cũng biến đổi một Phêrô chối Thầy thành một
Phêrô dõng dạc làm chứng về Đức Kitô bị đóng đinh và nay đã phục sinh để trở nên nguồn ơn cứu độ duy nhất cho nhân loại.
Thật kỳ diệu. Chúa Thánh Thần đã hoán chuyển vị trí của một Phêrô bị cáo trong phiên tòa người đời thành một Phêrô thẩm phán để vạch tội giết Đấng Công Chính của họ, để kêu gọi họ sám hối và đặt niềm tin vào Đấng mà chính họ đã đóng đinh vào thập giá.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được sát nhập vào thân thể của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta được sinh ra trong Thánh Thần để tham gia vào sứ mệnh và các chức năng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Kitô. Trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu là được mời gọi để trở nên những chứng nhân cho một Đức Kitô đã bị kết án, bị đóng đinh trên thập giá, đã chết một cách bi thảm và đã Phục Sinh vinh hiển.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến để sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con. Xin soi lòng mở trí chúng con để ánh sáng Phục Sinh xua tan mọi u mê tăm tối. Xin hãy canh tân bộ mặt trái đất. Lạy Ngôi Ba Thiên Chúa xin hãy ngự đến vì chúng con đang mong chờ Ngài.
Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Chính Đức Kitô là Vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đàn chiên (Ga10,11). Ngài đến trong thế gian với sứ mệnh quy tụ tất cả các con chiên về một mối: ngõ hầu chỉ có một Chủ chiên duy nhất và một đàn chiên duy nhất.
Qua thánh Phêrô Tông Đồ, Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao phó nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Người cho Giáo Hội (xem Ga 21,15-17). Theo gương Chúa Kitô Mục Tử, Giáo Hội không ngừng dấn thân trong việc chăm sóc đàn chiên. Vào mọi nơi mọi thời, không thiếu những tấm gương của những vị mục tử trong Giáo Hội đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình để sống chết vì đàn chiên.
Ý thức được trách nhiệm cao cả của mình, Giáo Hội luôn luôn kêu mời các bạn trẻ nam nữ đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử nhân lành biết quảng đại dấn thân trên con đường tận hiến để phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô và tha nhân. Vì vậy, Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh hàng năm để cầu nguyện cho ơn gọi thánh hiến nói chung và ơn gọi linh mục nói riêng.
Việc Chúa chọn gọi luôn đồng nghĩa với việc Chúa trao phó một sứ mạng đi kèm. Ngay từ khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ để các ông đến ở với Người và được Người sai đi rao giảng (xem Mc 2,14). Được Chúa gọi luôn là một màu nhiệm vượt qua sự so đo tính toán của con người. Chúa gọi ai đó cộng tác với Người không phải vì họ tài giỏi. Người đã chọn các Tông Đồ vốn là những kẻ chài lưới tầm thường và ít học. Nơi họ vẫn còn mang nặng tính vụ lợi hơn thiệt (xem Mt 19,27), tranh cãi về địa vị thứ bậc (xem Mc 9,34), ham hố danh vọng (xem Mt 20,21), và thậm chí cũng có cả tội bất trung như Phêrô chối Chúa (xem Mc 14,71). Việc chọn và gọi luôn là sáng kiếng riêng của Chúa và cũng là cách thức để Chúa chia sẻ
sứ mạng của Ngài với những người được yêu mến và được tuyển chọn.
Việc Chúa trao phó sứ mệnh cho ai đó luôn đi kèm theo lời hứa và phương tiện để thi hành (xem Mt 28, 19-20). Các Tông Đồ đã được Chúa Giêsu hứa sai phái Thánh Thần đến để thánh hóa, dạy dỗ, ban sức mạnh cũng như ơn khôn ngoan hiểu biết (xem Ga 16,13).
Điều này đã được kiểm chứng nơi bài đọc thứ nhất. Tác giả sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại việc thánh Phêrô và Gioan bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng. Hai ông bị kết án với tội danh vì đã chữa lành cho một người què từ khi lọt lòng mẹ ngay tại cửa Đền Thờ và vì đã lôi kéo được chừng năm ngàn người tin vào lời rao giảng của các ông. Chính nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà một Phêrô khiếp đảm ẩn mình trong gian phòng cửa đóng then cài thành một Phêrô can đảm xuất hiện trước dân chúng. Cũng nhờ Chúa Thánh Thần, từ một anh chàng chài lưới quê mùa năm xưa, Phêrô đã trở nên người người giảng giải hết sức lưu loát thu hút được rất nhiều người theo đạo. Chúa Thánh Thần cũng biến đổi một Phêrô chối Thầy thành một
Phêrô dõng dạc làm chứng về Đức Kitô bị đóng đinh và nay đã phục sinh để trở nên nguồn ơn cứu độ duy nhất cho nhân loại.
Thật kỳ diệu. Chúa Thánh Thần đã hoán chuyển vị trí của một Phêrô bị cáo trong phiên tòa người đời thành một Phêrô thẩm phán để vạch tội giết Đấng Công Chính của họ, để kêu gọi họ sám hối và đặt niềm tin vào Đấng mà chính họ đã đóng đinh vào thập giá.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được sát nhập vào thân thể của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta được sinh ra trong Thánh Thần để tham gia vào sứ mệnh và các chức năng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Kitô. Trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu là được mời gọi để trở nên những chứng nhân cho một Đức Kitô đã bị kết án, bị đóng đinh trên thập giá, đã chết một cách bi thảm và đã Phục Sinh vinh hiển.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến để sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con. Xin soi lòng mở trí chúng con để ánh sáng Phục Sinh xua tan mọi u mê tăm tối. Xin hãy canh tân bộ mặt trái đất. Lạy Ngôi Ba Thiên Chúa xin hãy ngự đến vì chúng con đang mong chờ Ngài.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video Đức Thánh Cha tôn phong hiển thánh cho 5 vị Chân Phước
Thúy Dung
01:18 28/04/2009
Sáng Chúa Nhật 26/4, theo lịch Phụng Vụ là Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã long trọng cử hành nghi thức phong Thánh cho 5 vị chân phước trong đó có một vị là anh hùng dân tộc Bồ Đào Nha.
Chân phước Nuno Alvares Pereira, sống vào thế kỷ thứ 14, đã từng là tư lệnh quân đội Bồ Đào Nha trong cuộc chiến đấu giành độc lập khỏi tay người Castile. Ngài sinh năm 1360 và ở tuổi 24, Alvares Pereira đã là tư lệnh quân đội. Trong trận đánh ác liệt diễn ra tại Aljubarrota vào năm 1385, với 6,500 quân nhân trong tay, ngài đã đại phá 30,000 quân Castile, giành lại độc lập cho đất nước và khiến các lân bang nể sợ. Nhờ thế, Bồ Đào Nha đã được hưởng thái bình liên tiếp trong 200 năm sau đó.
Sau khi đất nước thái bình, trước sự ngỡ ngàng của triều thần văn võ bá quan, tư lệnh quân đội Alvares Pereira với tột đỉnh quyền lực trong tay, đã xin từ quan để sống cuộc đời ẩn dật của một thầy dòng Camêlô tại một tu viện ở Lisbon do ngài xây dựng nên.
Trước sự hiện diện của một rừng người đông đảo đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhận định rằng trường hợp của chân phước Alvares Pereira cho thấy “trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả trong quân đội và trong môi trường chiến tranh kinh hoàng, ta vẫn có thể hành xử và sống đúng theo các giá trị và các nguyên tắc của đời sống Kitô hữu”.
Thầy Alvares Pereira đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô 15 tôn phong chân phước cách đây gần một thế kỷ, chính xác là và năm 1918. Tiến trình lập án phong hiển thánh cho ngài đã diễn ra sau phép lạ trong đó một phụ nữ bị mù hai mắt được tin là đã được ngài chữa khỏi. Biến cố phong thánh cho ngài đã gây ra một làn sóng phấn khởi cao độ trong Giáo Hội và xã hội Bồ Đào Nha. Những buổi nói chuyện về ngài thu hút đông đảo người tham dự. Trong khi đó, tiểu sử và hình ảnh của ngài được nhiều người tìm mua. Bộ bưu điện Bồ Đào Nha cũng đã phát hành một bộ tem đặc biệt nhân biến cố này.
Các vị chân phước khác cũng được tôn phong hiển thánh là chân phước Bernardo Tolomei, người đã chết cùng với 82 linh mục tu sĩ khác vào năm 1348, trong khi chăm sóc cho các nạn nhân của trận dịch kinh hoàng tại Arezzo, Italia. Ngài qua đời ở tuổi 76 sau khi đã lãnh đạo dòng Đức Bà Đồng Trinh Monte Oliveto do ngài thành lập được 27 năm. Sau khi ngài qua đời, hàng loạt phép lạ đã diễn ra. Ngài được tôn phong chân phước vào năm 1634. Tuy nhiên, từ lâu dân chúng Italia đã gọi ngài là Thánh Bernardo.
Ba vị chân phước khác là linh mục Arcangelo Tadini và hai phụ nữ là Geltrude Comensoli và Caterina Volpicelli. Các vị đều là người Ý.
Cha Arcangelo Tadini sinh ngày 12/10/1846 tại Verolanuova, Brescia, Italia. Ngài bị tàn tật từ thuở nhỏ do bởi một tai nạn. Do lòng yêu mến các linh hồn ngài vượt qua mọi khó khăn trong việc đi lại để thánh hiến giáo xứ do ngài phụ trách với các chương trình mục vụ phong phú và các sáng kiến truyền giáo.
Chân phước Geltrude Comensoli sinh tại Val Camonica, Brescia, Italia ngày 18/1/1847. Từ bé ngài đã có lòng yêu mến thánh thể cách đặc biệt. Khi mới lên 7 tuổi, ngài đã thành lập đội các em thiếu nhi cung nghinh Mình Thánh Chúa. Năm 1880, ngài được Đức Thánh Cha Leo 8 ban phép cho thành lập dòng nữ Chầu Thánh Thể chuyên tâm cầu nguyện 24 giờ mỗi ngày trước Mình Thánh Chúa.
Chân phước Caterina Volpicelli sinh ngày 21/01/1839 tại Neapolitan. Ngài là đấng sáng lập dòng Nữ Tì Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Naples. Đây là dòng chuyên giúp đỡ người nghèo và chuyên tâm cầu nguyện.
Thánh lễ tôn phong hiển thánh đã được 62 đài truyền hình truyền đi trên toàn thế giới.
Chân phước Nuno Alvares Pereira, sống vào thế kỷ thứ 14, đã từng là tư lệnh quân đội Bồ Đào Nha trong cuộc chiến đấu giành độc lập khỏi tay người Castile. Ngài sinh năm 1360 và ở tuổi 24, Alvares Pereira đã là tư lệnh quân đội. Trong trận đánh ác liệt diễn ra tại Aljubarrota vào năm 1385, với 6,500 quân nhân trong tay, ngài đã đại phá 30,000 quân Castile, giành lại độc lập cho đất nước và khiến các lân bang nể sợ. Nhờ thế, Bồ Đào Nha đã được hưởng thái bình liên tiếp trong 200 năm sau đó.
Sau khi đất nước thái bình, trước sự ngỡ ngàng của triều thần văn võ bá quan, tư lệnh quân đội Alvares Pereira với tột đỉnh quyền lực trong tay, đã xin từ quan để sống cuộc đời ẩn dật của một thầy dòng Camêlô tại một tu viện ở Lisbon do ngài xây dựng nên.
Trước sự hiện diện của một rừng người đông đảo đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhận định rằng trường hợp của chân phước Alvares Pereira cho thấy “trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả trong quân đội và trong môi trường chiến tranh kinh hoàng, ta vẫn có thể hành xử và sống đúng theo các giá trị và các nguyên tắc của đời sống Kitô hữu”.
Thầy Alvares Pereira đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô 15 tôn phong chân phước cách đây gần một thế kỷ, chính xác là và năm 1918. Tiến trình lập án phong hiển thánh cho ngài đã diễn ra sau phép lạ trong đó một phụ nữ bị mù hai mắt được tin là đã được ngài chữa khỏi. Biến cố phong thánh cho ngài đã gây ra một làn sóng phấn khởi cao độ trong Giáo Hội và xã hội Bồ Đào Nha. Những buổi nói chuyện về ngài thu hút đông đảo người tham dự. Trong khi đó, tiểu sử và hình ảnh của ngài được nhiều người tìm mua. Bộ bưu điện Bồ Đào Nha cũng đã phát hành một bộ tem đặc biệt nhân biến cố này.
Các vị chân phước khác cũng được tôn phong hiển thánh là chân phước Bernardo Tolomei, người đã chết cùng với 82 linh mục tu sĩ khác vào năm 1348, trong khi chăm sóc cho các nạn nhân của trận dịch kinh hoàng tại Arezzo, Italia. Ngài qua đời ở tuổi 76 sau khi đã lãnh đạo dòng Đức Bà Đồng Trinh Monte Oliveto do ngài thành lập được 27 năm. Sau khi ngài qua đời, hàng loạt phép lạ đã diễn ra. Ngài được tôn phong chân phước vào năm 1634. Tuy nhiên, từ lâu dân chúng Italia đã gọi ngài là Thánh Bernardo.
Ba vị chân phước khác là linh mục Arcangelo Tadini và hai phụ nữ là Geltrude Comensoli và Caterina Volpicelli. Các vị đều là người Ý.
Cha Arcangelo Tadini sinh ngày 12/10/1846 tại Verolanuova, Brescia, Italia. Ngài bị tàn tật từ thuở nhỏ do bởi một tai nạn. Do lòng yêu mến các linh hồn ngài vượt qua mọi khó khăn trong việc đi lại để thánh hiến giáo xứ do ngài phụ trách với các chương trình mục vụ phong phú và các sáng kiến truyền giáo.
Chân phước Geltrude Comensoli sinh tại Val Camonica, Brescia, Italia ngày 18/1/1847. Từ bé ngài đã có lòng yêu mến thánh thể cách đặc biệt. Khi mới lên 7 tuổi, ngài đã thành lập đội các em thiếu nhi cung nghinh Mình Thánh Chúa. Năm 1880, ngài được Đức Thánh Cha Leo 8 ban phép cho thành lập dòng nữ Chầu Thánh Thể chuyên tâm cầu nguyện 24 giờ mỗi ngày trước Mình Thánh Chúa.
Chân phước Caterina Volpicelli sinh ngày 21/01/1839 tại Neapolitan. Ngài là đấng sáng lập dòng Nữ Tì Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Naples. Đây là dòng chuyên giúp đỡ người nghèo và chuyên tâm cầu nguyện.
Thánh lễ tôn phong hiển thánh đã được 62 đài truyền hình truyền đi trên toàn thế giới.
Mặt trận chống văn hóa sự chết
Vũ Văn An
07:52 28/04/2009
Mặt trận chống văn hóa sự chết
Rất mừng khi thấy nhiều dấu chỉ cho thấy mặt trận chống văn hóa sự chết vẫn tiếp diễn một cách kiên trì và cương quyết ở nhiều trận tuyến khác nhau. Tuần này, người ta lưu ý tới một vài biến cố quan trọng.
Từ chối nhận vinh dự tại Đại Học Notre Dame
Theo tin Zenit, cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, Mary Ann Glendon, ngày 27 tháng Tư vừa qua, đã gửi tới chủ tịch Đại Học Notre Dame, linh mục John Jenkins, một lá thư để từ khước không nhận huy chương Laetare của Trường này.
Hiện là Giáo Sư Luật tại ĐH Harvard và là chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội, Glendon nói với linh mục John Jenkins rằng: bà “cảm kích sâu sắc” khi được thông báo về quyết định của Trường trao tặng bà danh dự trên vào buổi lễ tốt nghiệp năm nay. Bà vui mừng trước tin ấy đến nỗi đã soạn thảo bài diễn văn chấp nhận danh dự trên từ hồi tháng Mười Hai năm ngoái. Bà viết: “Con trân quý kỷ niệm về buổi tiếp nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Notre Dame vào năm 1996, và con luôn cảm thấy vinh hạnh khi thấy bài diễn văn vào buổi lễ tốt nghiệp năm đó của con được đăng vào tuyển tập những bài diễn văn tốt nghiệp đáng ghi nhớ nhất của Notre Dame”
Bà cho biết thêm: nhưng mấy tháng sau, bà được tin Notre Dame cũng đã mời Tổng Thống Obama tới Notre Dame để không những tham dự buổi lễ tốt nghiệp mà còn đọc diễn văn tốt nghiệp và tiếp nhận văn bằng tiến sĩ danh dự tại đó nữa. Trước sự kiện ấy, bà dự tính sẽ phải sửa lại bài diễn văn đã soạn vì “trách vụ trước đây vốn vui thích là thế nay đã trở thành phức tạp vì nhiều yếu tố khác nhau”. Bà nói, “trước nhất, trong tư cách là cố vấn thâm niên của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, con không thể không thất vọng về tin Notre Dame cũng dự định sẽ trao tặng Tổng Thống Obama văn bằng tiến sĩ danh dự”. Theo bà, điều ấy đi ngược hẳn lại “yêu cầu minh nhiên của các vị giám mục Mỹ vào năm 2004 đòi các định chế Công Giáo không được vinh danh những người hành động bất chấp các nguyên tắc luân lý căn bản” và những người như thế “không được trao tặng các huy chương, các danh dự hay diễn đàn vì việc ấy hàm ý (ta) ủng hộ các hành động của họ”.
Đối với Glendon, “lời yêu cầu trên, một lời yêu cầu không hề tìm cách kiểm soát hay can thiệp vào quyền tự do của một định chế trong việc mời cũng như tham dự tranh luận một cách nghiêm chỉnh với bất cứ ai mà định chế này muốn, lời yêu cầu này đối với con hợp lý đến độ con không thể nào hiểu được tại sao một đại học Công Giáo lại có thể coi thường nó”.
Đề tài tranh cãi (talking points)
Glendon thừa nhận rằng trong các luận điểm mà Notre Dame đưa ra gần đây để trả lời các chỉ trích chống lại quyết định của họ, quả có những điểm có thể tranh cãi được. Theo bà, các điểm này hàm ý rằng bài diễn văn tiếp nhận huy chương của bà “phần nào sẽ thăng bằng hóa được biến cố” tại Notre Dame, vì nhờ thế, “Tổng Thống Obama không phải là người duy nhất lên tiếng tại buổi lễ tốt nghiệp, và ông sẽ có diễm phúc được nghe bài nói truyện của vị cựu đại sứ”.
Nhưng theo Glendon, lễ tốt nghiệp “không phải là nơi thích hợp, mà bài diễn văn ngắn để tiếp nhận huy chương cũng không là phương thế thích hợp để có thể bàn tới các vấn đề hết sức nghiêm trọng do quyết định của Notre Dame tạo ra, tức việc coi thường quan điểm dứt khoát của các vị giám mục Mỹ, đối với việc vinh danh một người chống đối nổi danh và không khoan nhượng các chủ trương của Giáo Hội trong các vấn đề có liên hệ tới các nguyên tắc căn bản của công lý”.
Glendon viết thêm: “Sau cùng, trước các phúc trình tin tức gần đây cho thấy nhiều trường Công Giáo khác đang có quyết định chống lại các hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục, con sợ rằng gương (mù) của Notre Dame sẽ có hiệu quả lan tỏa (ripple effect) đầy bất hạnh”. Do đó, “với một nỗi buồn lớn lao, con đành phải kết luận không thể tiếp nhận Huy Chương Laetare hay tham dự buổi lễ tốt nghiệp vào ngày 17 tháng Năm”. Laetare có nghĩa hãy hân hoan vui mừng, nhưng phản ứng của Glendon đối với Notre Dame quả chẳng vui vẻ hân hoan chút nào.
Các tuyên bố của hàng giáo phẩm
Cho đến nay, 46 vị giám mục Mỹ đã cho công bố các lời phản đối công khai đối với quyết định của Notre Dame nhằm vinh danh Tổng Thống Obama.
Trong bản tuyên bố công khai của mình, Đức cha John D'Arcy, giám mục giáo phận Fort Wayne-South Bend, nơi đặt bản doanh ĐH Notre Dame, cho hay tuần vừa qua, ngài có gửi cho linh mục Jenkins một lá thư, trong đó, ngài cho hay: “một tham khảo thích đáng có lẽ đã tránh được một hành động hiện đang mang lại một chia sẽ đau đớn giữa Notre Dame và nhiều giám mục, cũng như đại bộ phận giáo dân”. Ngài viết tiếp: “Sự chia rẽ ấy cần phải được giải quyết bằng cầu nguyện và việc làm, và tôi cam kết sẽ cùng cha Jenkins và mọi người tại Notre Dame cố gắng hàn gắn sự chia rẽ khủng khiếp này, một chia rẽ xẩy ra giữa Notre Dame và Giáo Hội. Việc chia rẽ ấy không thể tiếp diễn được nữa”.
Trong phần kết luận, Đức Cha D’Arcy viết rằng: “Tôi xin mọi người cầu nguyện để việc hàn gắn trên xẩy ra một cách đáng kể và chân thật, chứ không phải chỉ là ảo giác. Notre Dame và Cha Jenkins phải góp phần của họ nếu họ muốn việc hàn gắn này thực sự xẩy ra. Tôi cũng sẽ đóng góp phần của mình”.
Không đóng góp 8.2 triệu mỹ kim cho Notre Dame
Một liên minh cựu sinh viên Notre Dame tại Dearborn, Michigan, cho hay các nhà hảo tâm đã giữ lại một ngân khoản 8.2 triệu mỹ kim, không trao cho Notre Dame, để phản đối Trường này dự tính vinh danh Tổng Thống Obama vào ngày 17 tháng Năm.
Liên minh sinh viên trên đã phát động một chiến dịch toàn quốc vào tuần trước, kêu gọi các cựu sinh viên và ân nhân của Trường ngưng không tặng dữ cho đến khi linh mục Jenkins bị thay thế. Trong một thông cáo báo chí vào ngày hôm nay, 27 tháng Tư, nhóm mệnh danh là “Hãy thay thế Jenkins” này cho hay hơn 900 lời tuyên bố đăng trên liên mạng đã cam đoan sẽ hủy bỏ không gửi số tiền trên tới Trường nữa. Số người này còn cam kết sẽ thay đổi di chúc, để loại khỏi đó những hiến tặng lớn lao về bất động sản cho Notre Dame.
Liên minh cũng cho hay những người tổ chức chiến dịch này “đã đích thân xác nhận được một đa số các tặng dữ lớn nhất, và tiếp tục kiểm chứng hàng triệu các tặng dữ phụ trội khác” Phát ngôn viên của nhóm, là David DiFranco, tuyên bố: “Chúng tôi biết nhiều ân nhân và cựu sinh viên rất bất bình với quyết định vinh danh vị tổng thống phò phá thai, nhưng chưa bao giờ ngờ lại có một đáp ứng lớn lao như thế này”. Ông quả quyết rằng: “diễn trình kiểm chứng các ân nhân lớn nhất đã được tiến hành một cách thận trọng”. Ông giải thích: “Chúng tôi loại bỏ các trả lời rõ ràng có tính ngụy tạo, và chưa tính con số các tặng dữ lớn chưa kiểm chứng xong. Chúng tôi trực tiếp nói truyện với các ân nhân, và trong một số trường hợp, còn nói truyện với quản trị viên các tài sản quá cố để loại những người quá cố này ra khỏi danh sách ân nhân nữa. Chúng tôi tiến hành diễn trình này với một con mắt phê phán để con số do chúng tôi tường trình là con số chính xác. Chính vì thế, số tiền 8.2 triệu mỹ kim mà chúng tôi tường trình hôm nay thực ra là con số rất dè dặt”.
Ông cũng tiên đoán rằng: “cùng với đà này diễn tiến, chúng tôi chắc chắn hình phạt tài chánh phát sinh do quyết định vinh danh vị tổng thống phò thai bậc nhất trong lịch sử đất nước ta sẽ hết sứ to lớn”.
Liên minh này kêu gọi Notre Dame đề cử vị chủ tịch mới, “một người biết cam kết đối với căn tính chân chính của Notre Dame, đặt cơ sở trên các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo”. Ông DiFranco quả quyết rằng: “sự kiện phải đưa ra cố gắng này là một điều bất hạnh. Tuy nhiên, các cựu sinh viên và người yểm trợ của Notre Dame không còn phương tiện nào khác hơn là phản đối bằng túi tiền. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cố gắng của mình bao lâu còn cần thiết để đem lại một thay đổi tích cực tại Notre Dame, một thay đổi làm vinh danh ‘Đại Học của Đức Mẹ’”.
Ủng hộ đạo luật trợ giúp phụ nữ mang thai
Trong khi đó, chủ tịch Uỷ Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, là ĐHY Justin Rigali, đưa ra lời kêu gọi các dân biểu quốc hội ủng hộ một dự luật nhằm cung cấp yểm trợ tức khắc cho các phụ nữ mang thai và gia đình họ.
Trong lá thư gửi các dân biểu Mỹ vào ngày thứ Sáu vừa qua, Đức Hồng Y thúc giục họ ủng hộ và đồng bảo trợ dự luật Yểm Trợ Các Phụ Nữ Mang Thai (Pregnant Women Support Act), vừa được dân biểu Lincoln Davis tái đệ trình tại Hạ Viện vào hôm thứ Tư vừa qua.
Trong lá thư trên, Đức HY viết rằng: “Trong một xã hội mà các bất đồng về phá thai và quyền của trẻ chưa sinh xem ra dai dẳng và nan giải, vẫn có những lời tuyên bố mà hầu như ai ai cũng có thể ủng hộ… Trước nhất, sự kiện hơn một triệu vụ phá thai xẩy ra hàng năm tại xứ sở này là một thảm kịch, và ít nhất ta cũng phải đưa ra các biện pháp nào đó để giảm thiểu con số phá thai ấy. Thứ hai, không người phụ nữ nào buộc phải kinh qua phá thai chỉ vì bà ta không có một chọn lựa nào khác, hay vì biện pháp thay thế không có sẵn hoặc không làm cho bà ấy biết tới. Một vụ phá thai thực hiện trong cảnh ức chế như thế về phương diện xã hội và kinh tế không hề thoả mãn tiêu chuẩn ‘tự do chọn lựa’ của người ta”
Lá thư đề cập tới một số các yểm trợ có tính phò sự sống của dự luật này dành cho các phụ nữ mang thai, như loại bỏ “việc coi mang thai là điều kiện tiên quyết để từ chối bảo hiểm sức khỏe cho phụ nữ; cấp ngân khoản cho các trung tâm trợ giúp để họ cung cấp các biện pháp thay thế cho việc phá thai; giúp ngân khoản để các cao đẳng và đại học giúp đỡ các nữ sinh viên đang mang thai và nuôi con”.
Dự luật này cũng gia tăng trợ giúp cho các chương trình nhận con nuôi và các dịch vụ dành cho các phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị bạo lực gia đình.
Đức Hồng Y Rigali cũng ghi nhận việc dự luật này giúp các tiểu bang chịu cung cấp bảo hiểm cho các trẻ chưa sinh và các bà mẹ của các em, mà nếu không có sự trợ giúp này, thì họ không hề được bảo hiểm. Ngài cho hay: dự luật này vươn bàn tay cứu giúp tới các phụ nữ lúc họ dễ bị thương tổn hơn cả, nhưng đã dấn thân hơn hết trong các quyết định liên quan tới sự sống hay cái chết của đứa trẻ chưa sinh của họ.
Căn bản chung
Bức thư của Đức HY Rigali còn cho rằng dự luật kia thực sự mang lại một căn bản chung, một phương thức mà người ta có thể ủng hộ bất chấp họ nghĩ sao về vấn đề này. Nó không đặt vấn đề “tìm cách giảm thiểu việc mang thai qua việc chính phủ cổ vũ thuốc ngừa thai, một việc mà gần đây vốn gây ra nhiều tranh cãi khi có người dám đề nghị cho nó vào kế hoạch kích thích kinh tế. Vấn đề ấy tạo ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng liên quan đến các ưu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như quyền lương tâm của bệnh nhân và những người cung cấp việc chăm sóc kia”. Ngài quả quyết rằng “nhiều cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng các chương trình phân phối thuốc ngừa thai đã không làm giảm tỷ xuất phá thai”. Dĩ nhiên, những vấn đề ấy còn được người ta bàn cãi hoài hoài. Tuy nhiên, theo ngài, trong khi đó, các phụ nữ mang thai cần được chúng ta hỗ trợ để phá thai không còn được cổ vũ như là phương thế duy nhất đối với họ nữa.
Thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau không có tính điều trị
Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Thuốc Men Hoa Kỳ vừa quyết định cho phép các vị thành niên được mua thuốc viên “Buổi Sáng Hôm Sau” (morning-after pill) ở tiệm mà không cần phải có toa bác sĩ. Việc này, theo Deirdre McQuade, phụ tá giám đốc phụ trách chính sách và truyền thông của Văn Phòng Thư Ký Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, là một cú tát “vào mặt lương tri”.
Theo vị này, thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau, tên chính thức là Levonorgestrel, là một thứ thuốc cực mạnh, mạnh hơn thuốc ngừa thai bình thường như Ovrette chẳng hạn tới 40 lần. Thế mà Ovrette thì đòi phải có toa bác sĩ. Sử dụng loại thuốc này một cách rộng rãi sẽ nguy hại đến sinh mạng của các thai nhi vừa được thụ thai và chắc chắn đem lại cho các vị thành niên nhiều biến chứng phụ không cần thiết, phá hoại quyền làm cha mẹ, gia tăng các bệnh do làm tình đem lại. Các biến chứng phụ thì có nhiều, chỉ đơn cử một vài như: ói mửa, đau dạ dầy, mệt mỏi, tiêu chẩy, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, và thay đổi kinh nguyệt. Nguy cơ mang thai ngoài dạ con (ectopic pregnancy) cũng cao hơn bình thường tới năm lần.
Điều quan trọng, theo McQuade, là mang thai không phải là một chứng bệnh và thai nghén không phải là một tình trạng bệnh hoạn, cho nên thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau không hề có mục đích điều trị và thực tế có thể gây hại cho phụ nữ và đứa con vừa thụ thai của họ, trong khi ấy cơ quan quản trị kia lại mô tả loại thuốc viên này là “thuốc ngừa thai” (contraceptive drug). Mặc dù loại thuốc này có thể ngăn cản việc thụ tinh, nhưng các nhà chế tạo từng thú nhận nó có thể ngăn cản một phôi thai không bám được vào thành tử cung, điều hết sức chủ yếu để nó sinh tồn. Vì một phôi thai cần vài ngày mới có thể tiến tới màng tử cung và bám được vào dạ mẹ, nên một thai nhi lúc mới được 2 tuần có thể sẽ chết do hiệu quả trực tiếp của Buổi Sáng Hôm Sau. Điều ấy không thể gọi gì khác hơn là phá thai ở giai đoạn đầu.
McQuade lo ngại rằng không có sự giám sát của một bác sĩ, nhiều thiếu niên sẽ không biết gì về tác dụng trục thai cũng như các nguy cơ khác của Levonorgestrel, nhất là khi dùng tới dùng lui loại thuốc này. Các người ủng hộ loại thuốc này đâu có để ý chi tới kết quả các khảo cứu trong năm năm ở Âu Châu và ở Mỹ cho thấy việc khẩn cấp dùng thuốc ngừa thai đã không làm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai. Ngừa thai kiểu này chỉ làm gia tăng việc bất cẩn về tình dục nơi thanh thiếu niên và do đó gia tăng các bệnh do việc làm tình đem lại. Thực ra, nếu chịu khó đọc từ đầu đến cuối các chỉ dẫn ở ngoài bao thuốc Buổi Sáng Hôm Sau, các thiếu niên sẽ thấy rằng “Lẽ dĩ nhiên, không làm tình là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa thai nghén và các bệnh do việc làm tình lây lan ra”.
Lời tuyên bố vào năm 2000 của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống cho hay: Việc chống không để phôi thai bám vào thành tử cung của thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau làm cho nó thực sự trở thành thuốc phá thai bằng hóa chất. Hàn Lâm Viện này kêu gọi những ai đang làm việc trong lãnh vực này hãy cương quyết chống đối nó bằng một lương tâm luân lý, một lương tâm sẵn sàng làm chứng nhân can trường và thực tiễn cho giá trị bất khả nhượng của sự sống con người.
Rất mừng khi thấy nhiều dấu chỉ cho thấy mặt trận chống văn hóa sự chết vẫn tiếp diễn một cách kiên trì và cương quyết ở nhiều trận tuyến khác nhau. Tuần này, người ta lưu ý tới một vài biến cố quan trọng.
Từ chối nhận vinh dự tại Đại Học Notre Dame
Theo tin Zenit, cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, Mary Ann Glendon, ngày 27 tháng Tư vừa qua, đã gửi tới chủ tịch Đại Học Notre Dame, linh mục John Jenkins, một lá thư để từ khước không nhận huy chương Laetare của Trường này.
Hiện là Giáo Sư Luật tại ĐH Harvard và là chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội, Glendon nói với linh mục John Jenkins rằng: bà “cảm kích sâu sắc” khi được thông báo về quyết định của Trường trao tặng bà danh dự trên vào buổi lễ tốt nghiệp năm nay. Bà vui mừng trước tin ấy đến nỗi đã soạn thảo bài diễn văn chấp nhận danh dự trên từ hồi tháng Mười Hai năm ngoái. Bà viết: “Con trân quý kỷ niệm về buổi tiếp nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Notre Dame vào năm 1996, và con luôn cảm thấy vinh hạnh khi thấy bài diễn văn vào buổi lễ tốt nghiệp năm đó của con được đăng vào tuyển tập những bài diễn văn tốt nghiệp đáng ghi nhớ nhất của Notre Dame”
Bà cho biết thêm: nhưng mấy tháng sau, bà được tin Notre Dame cũng đã mời Tổng Thống Obama tới Notre Dame để không những tham dự buổi lễ tốt nghiệp mà còn đọc diễn văn tốt nghiệp và tiếp nhận văn bằng tiến sĩ danh dự tại đó nữa. Trước sự kiện ấy, bà dự tính sẽ phải sửa lại bài diễn văn đã soạn vì “trách vụ trước đây vốn vui thích là thế nay đã trở thành phức tạp vì nhiều yếu tố khác nhau”. Bà nói, “trước nhất, trong tư cách là cố vấn thâm niên của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, con không thể không thất vọng về tin Notre Dame cũng dự định sẽ trao tặng Tổng Thống Obama văn bằng tiến sĩ danh dự”. Theo bà, điều ấy đi ngược hẳn lại “yêu cầu minh nhiên của các vị giám mục Mỹ vào năm 2004 đòi các định chế Công Giáo không được vinh danh những người hành động bất chấp các nguyên tắc luân lý căn bản” và những người như thế “không được trao tặng các huy chương, các danh dự hay diễn đàn vì việc ấy hàm ý (ta) ủng hộ các hành động của họ”.
Đối với Glendon, “lời yêu cầu trên, một lời yêu cầu không hề tìm cách kiểm soát hay can thiệp vào quyền tự do của một định chế trong việc mời cũng như tham dự tranh luận một cách nghiêm chỉnh với bất cứ ai mà định chế này muốn, lời yêu cầu này đối với con hợp lý đến độ con không thể nào hiểu được tại sao một đại học Công Giáo lại có thể coi thường nó”.
Đề tài tranh cãi (talking points)
Glendon thừa nhận rằng trong các luận điểm mà Notre Dame đưa ra gần đây để trả lời các chỉ trích chống lại quyết định của họ, quả có những điểm có thể tranh cãi được. Theo bà, các điểm này hàm ý rằng bài diễn văn tiếp nhận huy chương của bà “phần nào sẽ thăng bằng hóa được biến cố” tại Notre Dame, vì nhờ thế, “Tổng Thống Obama không phải là người duy nhất lên tiếng tại buổi lễ tốt nghiệp, và ông sẽ có diễm phúc được nghe bài nói truyện của vị cựu đại sứ”.
Nhưng theo Glendon, lễ tốt nghiệp “không phải là nơi thích hợp, mà bài diễn văn ngắn để tiếp nhận huy chương cũng không là phương thế thích hợp để có thể bàn tới các vấn đề hết sức nghiêm trọng do quyết định của Notre Dame tạo ra, tức việc coi thường quan điểm dứt khoát của các vị giám mục Mỹ, đối với việc vinh danh một người chống đối nổi danh và không khoan nhượng các chủ trương của Giáo Hội trong các vấn đề có liên hệ tới các nguyên tắc căn bản của công lý”.
Glendon viết thêm: “Sau cùng, trước các phúc trình tin tức gần đây cho thấy nhiều trường Công Giáo khác đang có quyết định chống lại các hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục, con sợ rằng gương (mù) của Notre Dame sẽ có hiệu quả lan tỏa (ripple effect) đầy bất hạnh”. Do đó, “với một nỗi buồn lớn lao, con đành phải kết luận không thể tiếp nhận Huy Chương Laetare hay tham dự buổi lễ tốt nghiệp vào ngày 17 tháng Năm”. Laetare có nghĩa hãy hân hoan vui mừng, nhưng phản ứng của Glendon đối với Notre Dame quả chẳng vui vẻ hân hoan chút nào.
Các tuyên bố của hàng giáo phẩm
Cho đến nay, 46 vị giám mục Mỹ đã cho công bố các lời phản đối công khai đối với quyết định của Notre Dame nhằm vinh danh Tổng Thống Obama.
Trong bản tuyên bố công khai của mình, Đức cha John D'Arcy, giám mục giáo phận Fort Wayne-South Bend, nơi đặt bản doanh ĐH Notre Dame, cho hay tuần vừa qua, ngài có gửi cho linh mục Jenkins một lá thư, trong đó, ngài cho hay: “một tham khảo thích đáng có lẽ đã tránh được một hành động hiện đang mang lại một chia sẽ đau đớn giữa Notre Dame và nhiều giám mục, cũng như đại bộ phận giáo dân”. Ngài viết tiếp: “Sự chia rẽ ấy cần phải được giải quyết bằng cầu nguyện và việc làm, và tôi cam kết sẽ cùng cha Jenkins và mọi người tại Notre Dame cố gắng hàn gắn sự chia rẽ khủng khiếp này, một chia rẽ xẩy ra giữa Notre Dame và Giáo Hội. Việc chia rẽ ấy không thể tiếp diễn được nữa”.
Trong phần kết luận, Đức Cha D’Arcy viết rằng: “Tôi xin mọi người cầu nguyện để việc hàn gắn trên xẩy ra một cách đáng kể và chân thật, chứ không phải chỉ là ảo giác. Notre Dame và Cha Jenkins phải góp phần của họ nếu họ muốn việc hàn gắn này thực sự xẩy ra. Tôi cũng sẽ đóng góp phần của mình”.
Không đóng góp 8.2 triệu mỹ kim cho Notre Dame
Một liên minh cựu sinh viên Notre Dame tại Dearborn, Michigan, cho hay các nhà hảo tâm đã giữ lại một ngân khoản 8.2 triệu mỹ kim, không trao cho Notre Dame, để phản đối Trường này dự tính vinh danh Tổng Thống Obama vào ngày 17 tháng Năm.
Liên minh sinh viên trên đã phát động một chiến dịch toàn quốc vào tuần trước, kêu gọi các cựu sinh viên và ân nhân của Trường ngưng không tặng dữ cho đến khi linh mục Jenkins bị thay thế. Trong một thông cáo báo chí vào ngày hôm nay, 27 tháng Tư, nhóm mệnh danh là “Hãy thay thế Jenkins” này cho hay hơn 900 lời tuyên bố đăng trên liên mạng đã cam đoan sẽ hủy bỏ không gửi số tiền trên tới Trường nữa. Số người này còn cam kết sẽ thay đổi di chúc, để loại khỏi đó những hiến tặng lớn lao về bất động sản cho Notre Dame.
Liên minh cũng cho hay những người tổ chức chiến dịch này “đã đích thân xác nhận được một đa số các tặng dữ lớn nhất, và tiếp tục kiểm chứng hàng triệu các tặng dữ phụ trội khác” Phát ngôn viên của nhóm, là David DiFranco, tuyên bố: “Chúng tôi biết nhiều ân nhân và cựu sinh viên rất bất bình với quyết định vinh danh vị tổng thống phò phá thai, nhưng chưa bao giờ ngờ lại có một đáp ứng lớn lao như thế này”. Ông quả quyết rằng: “diễn trình kiểm chứng các ân nhân lớn nhất đã được tiến hành một cách thận trọng”. Ông giải thích: “Chúng tôi loại bỏ các trả lời rõ ràng có tính ngụy tạo, và chưa tính con số các tặng dữ lớn chưa kiểm chứng xong. Chúng tôi trực tiếp nói truyện với các ân nhân, và trong một số trường hợp, còn nói truyện với quản trị viên các tài sản quá cố để loại những người quá cố này ra khỏi danh sách ân nhân nữa. Chúng tôi tiến hành diễn trình này với một con mắt phê phán để con số do chúng tôi tường trình là con số chính xác. Chính vì thế, số tiền 8.2 triệu mỹ kim mà chúng tôi tường trình hôm nay thực ra là con số rất dè dặt”.
Ông cũng tiên đoán rằng: “cùng với đà này diễn tiến, chúng tôi chắc chắn hình phạt tài chánh phát sinh do quyết định vinh danh vị tổng thống phò thai bậc nhất trong lịch sử đất nước ta sẽ hết sứ to lớn”.
Liên minh này kêu gọi Notre Dame đề cử vị chủ tịch mới, “một người biết cam kết đối với căn tính chân chính của Notre Dame, đặt cơ sở trên các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo”. Ông DiFranco quả quyết rằng: “sự kiện phải đưa ra cố gắng này là một điều bất hạnh. Tuy nhiên, các cựu sinh viên và người yểm trợ của Notre Dame không còn phương tiện nào khác hơn là phản đối bằng túi tiền. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cố gắng của mình bao lâu còn cần thiết để đem lại một thay đổi tích cực tại Notre Dame, một thay đổi làm vinh danh ‘Đại Học của Đức Mẹ’”.
Ủng hộ đạo luật trợ giúp phụ nữ mang thai
Trong khi đó, chủ tịch Uỷ Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, là ĐHY Justin Rigali, đưa ra lời kêu gọi các dân biểu quốc hội ủng hộ một dự luật nhằm cung cấp yểm trợ tức khắc cho các phụ nữ mang thai và gia đình họ.
Trong lá thư gửi các dân biểu Mỹ vào ngày thứ Sáu vừa qua, Đức Hồng Y thúc giục họ ủng hộ và đồng bảo trợ dự luật Yểm Trợ Các Phụ Nữ Mang Thai (Pregnant Women Support Act), vừa được dân biểu Lincoln Davis tái đệ trình tại Hạ Viện vào hôm thứ Tư vừa qua.
Trong lá thư trên, Đức HY viết rằng: “Trong một xã hội mà các bất đồng về phá thai và quyền của trẻ chưa sinh xem ra dai dẳng và nan giải, vẫn có những lời tuyên bố mà hầu như ai ai cũng có thể ủng hộ… Trước nhất, sự kiện hơn một triệu vụ phá thai xẩy ra hàng năm tại xứ sở này là một thảm kịch, và ít nhất ta cũng phải đưa ra các biện pháp nào đó để giảm thiểu con số phá thai ấy. Thứ hai, không người phụ nữ nào buộc phải kinh qua phá thai chỉ vì bà ta không có một chọn lựa nào khác, hay vì biện pháp thay thế không có sẵn hoặc không làm cho bà ấy biết tới. Một vụ phá thai thực hiện trong cảnh ức chế như thế về phương diện xã hội và kinh tế không hề thoả mãn tiêu chuẩn ‘tự do chọn lựa’ của người ta”
Lá thư đề cập tới một số các yểm trợ có tính phò sự sống của dự luật này dành cho các phụ nữ mang thai, như loại bỏ “việc coi mang thai là điều kiện tiên quyết để từ chối bảo hiểm sức khỏe cho phụ nữ; cấp ngân khoản cho các trung tâm trợ giúp để họ cung cấp các biện pháp thay thế cho việc phá thai; giúp ngân khoản để các cao đẳng và đại học giúp đỡ các nữ sinh viên đang mang thai và nuôi con”.
Dự luật này cũng gia tăng trợ giúp cho các chương trình nhận con nuôi và các dịch vụ dành cho các phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị bạo lực gia đình.
Đức Hồng Y Rigali cũng ghi nhận việc dự luật này giúp các tiểu bang chịu cung cấp bảo hiểm cho các trẻ chưa sinh và các bà mẹ của các em, mà nếu không có sự trợ giúp này, thì họ không hề được bảo hiểm. Ngài cho hay: dự luật này vươn bàn tay cứu giúp tới các phụ nữ lúc họ dễ bị thương tổn hơn cả, nhưng đã dấn thân hơn hết trong các quyết định liên quan tới sự sống hay cái chết của đứa trẻ chưa sinh của họ.
Căn bản chung
Bức thư của Đức HY Rigali còn cho rằng dự luật kia thực sự mang lại một căn bản chung, một phương thức mà người ta có thể ủng hộ bất chấp họ nghĩ sao về vấn đề này. Nó không đặt vấn đề “tìm cách giảm thiểu việc mang thai qua việc chính phủ cổ vũ thuốc ngừa thai, một việc mà gần đây vốn gây ra nhiều tranh cãi khi có người dám đề nghị cho nó vào kế hoạch kích thích kinh tế. Vấn đề ấy tạo ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng liên quan đến các ưu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như quyền lương tâm của bệnh nhân và những người cung cấp việc chăm sóc kia”. Ngài quả quyết rằng “nhiều cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng các chương trình phân phối thuốc ngừa thai đã không làm giảm tỷ xuất phá thai”. Dĩ nhiên, những vấn đề ấy còn được người ta bàn cãi hoài hoài. Tuy nhiên, theo ngài, trong khi đó, các phụ nữ mang thai cần được chúng ta hỗ trợ để phá thai không còn được cổ vũ như là phương thế duy nhất đối với họ nữa.
Thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau không có tính điều trị
Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Thuốc Men Hoa Kỳ vừa quyết định cho phép các vị thành niên được mua thuốc viên “Buổi Sáng Hôm Sau” (morning-after pill) ở tiệm mà không cần phải có toa bác sĩ. Việc này, theo Deirdre McQuade, phụ tá giám đốc phụ trách chính sách và truyền thông của Văn Phòng Thư Ký Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, là một cú tát “vào mặt lương tri”.
Theo vị này, thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau, tên chính thức là Levonorgestrel, là một thứ thuốc cực mạnh, mạnh hơn thuốc ngừa thai bình thường như Ovrette chẳng hạn tới 40 lần. Thế mà Ovrette thì đòi phải có toa bác sĩ. Sử dụng loại thuốc này một cách rộng rãi sẽ nguy hại đến sinh mạng của các thai nhi vừa được thụ thai và chắc chắn đem lại cho các vị thành niên nhiều biến chứng phụ không cần thiết, phá hoại quyền làm cha mẹ, gia tăng các bệnh do làm tình đem lại. Các biến chứng phụ thì có nhiều, chỉ đơn cử một vài như: ói mửa, đau dạ dầy, mệt mỏi, tiêu chẩy, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, và thay đổi kinh nguyệt. Nguy cơ mang thai ngoài dạ con (ectopic pregnancy) cũng cao hơn bình thường tới năm lần.
Điều quan trọng, theo McQuade, là mang thai không phải là một chứng bệnh và thai nghén không phải là một tình trạng bệnh hoạn, cho nên thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau không hề có mục đích điều trị và thực tế có thể gây hại cho phụ nữ và đứa con vừa thụ thai của họ, trong khi ấy cơ quan quản trị kia lại mô tả loại thuốc viên này là “thuốc ngừa thai” (contraceptive drug). Mặc dù loại thuốc này có thể ngăn cản việc thụ tinh, nhưng các nhà chế tạo từng thú nhận nó có thể ngăn cản một phôi thai không bám được vào thành tử cung, điều hết sức chủ yếu để nó sinh tồn. Vì một phôi thai cần vài ngày mới có thể tiến tới màng tử cung và bám được vào dạ mẹ, nên một thai nhi lúc mới được 2 tuần có thể sẽ chết do hiệu quả trực tiếp của Buổi Sáng Hôm Sau. Điều ấy không thể gọi gì khác hơn là phá thai ở giai đoạn đầu.
McQuade lo ngại rằng không có sự giám sát của một bác sĩ, nhiều thiếu niên sẽ không biết gì về tác dụng trục thai cũng như các nguy cơ khác của Levonorgestrel, nhất là khi dùng tới dùng lui loại thuốc này. Các người ủng hộ loại thuốc này đâu có để ý chi tới kết quả các khảo cứu trong năm năm ở Âu Châu và ở Mỹ cho thấy việc khẩn cấp dùng thuốc ngừa thai đã không làm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai. Ngừa thai kiểu này chỉ làm gia tăng việc bất cẩn về tình dục nơi thanh thiếu niên và do đó gia tăng các bệnh do việc làm tình đem lại. Thực ra, nếu chịu khó đọc từ đầu đến cuối các chỉ dẫn ở ngoài bao thuốc Buổi Sáng Hôm Sau, các thiếu niên sẽ thấy rằng “Lẽ dĩ nhiên, không làm tình là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa thai nghén và các bệnh do việc làm tình lây lan ra”.
Lời tuyên bố vào năm 2000 của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống cho hay: Việc chống không để phôi thai bám vào thành tử cung của thuốc viên Buổi Sáng Hôm Sau làm cho nó thực sự trở thành thuốc phá thai bằng hóa chất. Hàn Lâm Viện này kêu gọi những ai đang làm việc trong lãnh vực này hãy cương quyết chống đối nó bằng một lương tâm luân lý, một lương tâm sẵn sàng làm chứng nhân can trường và thực tiễn cho giá trị bất khả nhượng của sự sống con người.
Có thể đổ lỗi cho người giầu về tình trạng nghèo khó trên thế giới chăng?
Phụng Nghi
15:11 28/04/2009
Bình luận của Linh mục Piero Gheddo
Rome (Zenit.org) - Những nguyên nhân căn cội gây ra nạn nghèo đói không phải do là chế độ thực dân, hoặc đa quốc gia, hay chủ nghĩa vị kỷ của những nước giầu có.
Mặc dầu người giầu có trên thế giới phải gánh nhiều trách nhiệm và tội lỗi, nhưng họ không phải là cội rễ gây ra sự nghèo túng của người nghèo.
Điều làm cho tôi buồn khi đọc trong các sách vở và báo chí là người ta không dùng cách gọi “kẻ bị bần cùng hóa” thay cho “người nghèo khổ”. Và lời giải thích được đưa ra là, chẳng hạn, trước khi bị Tây phương đô hộ, người dân châu Phi và những thổ dân vùng Amazon đã sống cuộc sống cộng đồng tự nhiên, hạnh phúc và hòa bình. Tuy nhiên, đó là một cái nhìn có tính cách lý tưởng hầu như trái ngược với thực tế lịch sử.
Để chứng tỏ điều này, hãy đọc tiểu sử của những nhà truyền giáo đầu tiên đến tiếp xúc với những thổ dân đó trước khi có sự can thiệp của những kẻ thực dân. Chẳng hạn, các nhà truyền giáo PIME (*) đã đến vùng phía đông nước Miến điện [tên gọi ngày nay là Myanmar] vào năm 1868 và thực dân Anh bắt đầu đến chiếm vùng đất này vào cuối thế kỷ 19. Lúc đó các vùng này có những thổ dân còn sống trong thời đại Đồ Đá (Stone Age, không biết gì đến kim loại như sắt thép gì cả.)
Trong thực tế, các nhà truyền giáo viết rằng những bộ tộc này thường xuyên chiến tranh với nhau, các vị đó mô tả cuộc sống của họ là không có nhân tính, chỉ hơn tình trạng súc vật đôi chút, thêm vào đó còn bị “bần cùng hóa.” Các thổ dân ở Miến điện sở dĩ phát triển được chính là nhờ hành động của các vị truyền giáo, những người đã mang lại hòa bình, dạy dỗ họ làm việc và trồng tỉa lúa gạo (vì trước đó họ sống như những người du mục nay đây mai đó), du nhập nền y khoa tân tiến, học hỏi ngôn ngữ của họ, biên soạn các từ điển, thâu thập những câu tục ngữ và truyện cổ của họ, v.v…
Năm 2001, những “người không chủ trương toàn cầu hóa” đã vắt óc nghĩ ra một câu khẩu hiệu có hiệu quả cho Nhóm Tám Quốc gia (G8) họp tại Genoa: “Chúng ta giầu có bởi vì họ nghèo nàn, và họ nghèo nàn bởi vì chúng ta giầu có.” Tôi vẫn chủ trương rằng nói ra những lời dối trá chẳng giúp gì được cho người nghèo.
Na ná như một câu khẩu hiệu khác: “Mười phần trăm dân số thế giới tiêu thụ 90% tài nguyên, còn 90% người kia tiêu thụ chỉ 10% tài nguyên còn lại.” Câu này phải được sửa lại để đọc như sau: “10% con người sản xuất và tiêu dùng 90% tài nguyên, còn 90% con người sản xuất và tiêu thụ 10% tài nguyên.”
Gốc rễ của vấn đề là trước nhất nếu muốn tiêu dùng, phải sản xuất đã: Người ta tiêu dùng nếu người ta sản xuất ra được, còn ở trong các nước nghèo, người ta sản xuất không đủ để theo được với đà gia tăng dân số.
Dân số châu Phi đã gia tăng từ 300 triệu năm 1960 lên tới ngày nay là 800 triệu người, nhưng nền nông nghiệp căn bản trên quy mô rộng lớn vẫn còn ở trong tình trạng thô sơ như thời thuộc địa. Một số người theo chủ thuyết “tai biến” (**) nói rằng vì có quá nhiều người nên không thể khắc phục được nạn đói. Điều đó không đúng.
Nhật bản, có 342 người cư ngụ trong diện tích một cây số vuông (ở nước Ý, có 194), là một trong những nước mà mật độ dân số cao nhất trên thế giới, với một đất nước nhiều đồi núi (chỉ có 19% đất đai là canh tác được), và một khí hậu khắc nghiệt, vậy mà lại tự túc được về thực phẩm căn bản họ dùng hàng ngày, đó là lúa gạo.
Nạn đói kém không phải đến từ chuyện có quá nhiều người nam nữ, mà do sự kiện là họ không được dạy bảo cách thức sản xuất nhiều hơn, vượt lên trên mức đồ ăn thức uống thuần túy.
Tuy nhiên, ở phương Tây người ta không công nhận điều đó bởi vì người ta đặt vấn đề về trách nhiệm đích thực của chúng ta là đã không tài trợ những quốc gia nghèo và trả đúng giá cho các nguyên liệu thô của họ (đây cũng là điều đúng, nhưng không phải là trước hết và quan trọng hơn hết). Trách nhiệm của chúng ta là đóng góp vào nền giáo dục của họ để họ có thể tự túc, trước nhất là sản xuất ra thực phẩm và sau đó mới đến các lãnh vực khác.
Khoảng cách giữa giầu và nghèo trên thế giới trước hết không phải là một sự kiện về kinh tế, nhưng là một sự kiện về chính trị, văn hóa. Ở châu Âu, sau nhiều thế kỷ chậm chạp trong tiến bộ về kỹ nghệ và nông nghiệp tân tiến, chúng ta đã đi đến chỗ có được kỹ thuật, khả năng, tâm thức hoạt động và kinh doanh (cộng thêm với nền dân chủ và thị trường tự do mậu dịch) để mà sản xuất. Trong khi đó thì ở cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, nhiều dân tộc vùng nam bán cầu mới bước qua được thời tiền sử -- nghĩa là, không có chữ viết – sang thời hiện đại, trong vòng chỉ một thế kỷ, mà giữa thời kỳ đó có tới hai trận Thế chiến!
Trong một tình huống như thế, thật là điều thừa thãi khi nói rằng họ có các giá trị nhân bản lớn lao, họ trẻ trung, thông minh và khả ái, thiện chí cùng mình. Dù là tôi biết rất rõ những điều đó, nhưng bước nhảy vọt văn hóa từ tình trạng tiền sử sang đến máy điện toán, đến phi cơ, có thể phần nào được một số cá nhân hấp thụ xét theo nghĩa kỹ thuật, nhưng không theo ý nghĩa văn hóa.
Đại chúng bình dân dù sử dụng điện thoại di động, máy truyền hình, nhưng cái đầu, những thói quen, tập quán trong đời sống, tâm thức cơ bản vẫn còn ít hay nhiều nằm nơi quá khứ. Đức tin tôn giáo và văn hóa không thể đổi thay nhanh chóng mà cần phải có thời gian.
Đây là câu chuyện tôi thường được nghe kể lại nhiều lần do các nhà truyền giáo sinh sống với dân nghèo, một số điều phương Tây vẫn còn chưa hiểu được, và hơn thế nữa, không muốn chấp nhận.
Vào tháng chạp Năm 2007, tôi ở Cameroon, một trong những quốc gia mẫu mực của châu Phi nằm phía nam sa mạc Sahara: rộng gấp một lần rưỡi nước Ý, với dân số là 18 triệu người, ổn định về chính trị, không có chiến tranh và xung đột nội bộ, với một hình thức có thể chấp nhận được về chính trị và tự do. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm bằng 2%-3% GDP. Lợi tức bình quân đầu người là 800 mỹ kim một năm, trong khi đó nhiều nước khác ở châu Phi, con số này thay đổi từ 100 đến 300 mỹ kim (ở Ý, số này khoảng 30 ngàn mỹ kim). Nợ nước ngoài gần như không có, khoảng vài chục triệu.
Những điều đó tốt thôi, nhưng sự kiện là Cameroon sản xuất rất ít hay kể như không có trong lãnh vực kỹ nghệ. Không có kỹ nghệ thực sự nào, chỉ có những công trình về xi măng, sản xuất tơ sợi và đường, bia, thuốc lá, tỉa hột bông, ít có gì khác. Nước này nhập cảng gần như mọi hàng hóa tân tiến, cả bóng đèn và tủ lạnh, trong khi xuất cảng tài nguyên thiên nhiên (dầu, khoáng sản, gỗ) và các sản phẩm nông nghiệp. Và sự tăng trưởng kinh tế là điều bất khả thi nếu không có công nghiệp.
Căn bệnh trầm kha thứ hai của nước Cameroon là tình trạng tham nhũng ở các cấp bực chính trị và hành chánh. Trong danh sách những nước tham nhũng nhất trên thế giới do Liên hiệp quốc lập, Cameroon lúc nào cũng đứng đầu bảng. Quả vậy, năm 2007 nước này được xếp hạng nhất. Đây không phải là lầm lỗi đặc biệt của người này người kia đứng đầu nước hay nhà hành chánh nào; nó là một tập tục bắt nguồn từ tâm thái: Khi một người nắm quyền, y phải nghĩ tới phe nhóm, bộ tộc, làng nước hay gia đình mình trước hết.
Đó là căn bệnh trầm kha lan rộng khắp cả châu Phi – và dĩ nhiên không phải chỉ ở châu lục này mà thôi – đã chặn đứng sự phát triển lại rất nhiều, bởi vì sự giúp đỡ và trợ cấp nhận được từ Liên hiệp quốc hoặc từ các nước khác gần như hầu hết đều chui vào túi những kẻ nắm giữ quyền hành.
Và, tôi xin lặp lại, đây là chuyện có thực xảy ra nơi các viên chức quản trị chính quyền ở cấp cao, giới quân nhân, v.v., nhưng cũng còn ở nơi bất cứ ai có chút quyền hành trên những người khác. Dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ, mhưng cái tập quán xấu xa mọi người nói tới chính là điều đó, và đó là căn nguyên đích thực của tình trạng kém phát triển.
Phát triển không phải chỉ là một biến cố kỹ thuật hay kinh tế, nhưng trên hết bắt nguồn từ văn hóa, từ giáo dục: Nó là công trình của những cá nhân, chứ không phải của tiền bạc, nó đến từ con người chứ không phải từ máy móc, nó phát sinh từ giáo dục, tức là một tiến trình kiên nhẫn, lâu dài, không thể thành đạt bằng những sự can thiệp khẩn cấp, nhưng bằng sự sống chung với người khác.
Chúng ta những người ở phương Tây đang làm rất ít cho công cuộc giáo dục các dân tộc nghèo, và chúng ta không bao giờ nghe đến vai trò của những giá trị về văn hoá và tôn giáo trong việc dẫn đưa tới phát triển: Đó là một đề tài bị bỏ qua bởi giới truyền thông đại chúng và những “chuyên gia” người Tây phương thường ưa chuộng chuyện viện trợ kinh tế và kỹ thuật hơn.
Nguồn: Father Piero Gheddo/Zenit.org
Linh mục Piero Gheddo hiện là giám đốc của tổ chức Mondo e Missione và của Italia Missionaria, đồng thời là người sáng lập thông tấn xã AsiaNews. Từ năm 1994 đến nay, ngài là giám đốc văn phòng chuyên về lịch sử PIME, là cáo thỉnh viên trong nhiều vụ án tuyên thánh. Hiện nay ngài đang giảng dạy tại đại chủng viện PIME ở Roma, và là tác giả của hơn 60 cuốn sách đã xuất bản.
(*) PIME: (viết tắt các chữ đầu của những từ ngữ Latinh Pontificium Institutum pro Missionibus Exteris, Học viện Giáo hoàng về Truyền giáo Ngoại quốc) là một Hiệp hội Sinh hoạt Tông đồ gồm các linh mục và giáo dân dâng hiến cuộc đời cho sứ mạng truyền giáo tại khắp 5 châu lục, được thành lập tại Ý năm 1850.
(**) Chủ thuyết “tai biến (catastrophism)” là thuyết theo đó các biến đổi địa chất xảy ra trên vỏ trái đất là do các tác nhân kích thích mãnh liệt, tác động bất thần, chứ không phải do những quá trình tiệm tiến, chậm chạp.
Rome (Zenit.org) - Những nguyên nhân căn cội gây ra nạn nghèo đói không phải do là chế độ thực dân, hoặc đa quốc gia, hay chủ nghĩa vị kỷ của những nước giầu có.
Mặc dầu người giầu có trên thế giới phải gánh nhiều trách nhiệm và tội lỗi, nhưng họ không phải là cội rễ gây ra sự nghèo túng của người nghèo.
Điều làm cho tôi buồn khi đọc trong các sách vở và báo chí là người ta không dùng cách gọi “kẻ bị bần cùng hóa” thay cho “người nghèo khổ”. Và lời giải thích được đưa ra là, chẳng hạn, trước khi bị Tây phương đô hộ, người dân châu Phi và những thổ dân vùng Amazon đã sống cuộc sống cộng đồng tự nhiên, hạnh phúc và hòa bình. Tuy nhiên, đó là một cái nhìn có tính cách lý tưởng hầu như trái ngược với thực tế lịch sử.
Để chứng tỏ điều này, hãy đọc tiểu sử của những nhà truyền giáo đầu tiên đến tiếp xúc với những thổ dân đó trước khi có sự can thiệp của những kẻ thực dân. Chẳng hạn, các nhà truyền giáo PIME (*) đã đến vùng phía đông nước Miến điện [tên gọi ngày nay là Myanmar] vào năm 1868 và thực dân Anh bắt đầu đến chiếm vùng đất này vào cuối thế kỷ 19. Lúc đó các vùng này có những thổ dân còn sống trong thời đại Đồ Đá (Stone Age, không biết gì đến kim loại như sắt thép gì cả.)
Trong thực tế, các nhà truyền giáo viết rằng những bộ tộc này thường xuyên chiến tranh với nhau, các vị đó mô tả cuộc sống của họ là không có nhân tính, chỉ hơn tình trạng súc vật đôi chút, thêm vào đó còn bị “bần cùng hóa.” Các thổ dân ở Miến điện sở dĩ phát triển được chính là nhờ hành động của các vị truyền giáo, những người đã mang lại hòa bình, dạy dỗ họ làm việc và trồng tỉa lúa gạo (vì trước đó họ sống như những người du mục nay đây mai đó), du nhập nền y khoa tân tiến, học hỏi ngôn ngữ của họ, biên soạn các từ điển, thâu thập những câu tục ngữ và truyện cổ của họ, v.v…
Năm 2001, những “người không chủ trương toàn cầu hóa” đã vắt óc nghĩ ra một câu khẩu hiệu có hiệu quả cho Nhóm Tám Quốc gia (G8) họp tại Genoa: “Chúng ta giầu có bởi vì họ nghèo nàn, và họ nghèo nàn bởi vì chúng ta giầu có.” Tôi vẫn chủ trương rằng nói ra những lời dối trá chẳng giúp gì được cho người nghèo.
Na ná như một câu khẩu hiệu khác: “Mười phần trăm dân số thế giới tiêu thụ 90% tài nguyên, còn 90% người kia tiêu thụ chỉ 10% tài nguyên còn lại.” Câu này phải được sửa lại để đọc như sau: “10% con người sản xuất và tiêu dùng 90% tài nguyên, còn 90% con người sản xuất và tiêu thụ 10% tài nguyên.”
Gốc rễ của vấn đề là trước nhất nếu muốn tiêu dùng, phải sản xuất đã: Người ta tiêu dùng nếu người ta sản xuất ra được, còn ở trong các nước nghèo, người ta sản xuất không đủ để theo được với đà gia tăng dân số.
Dân số châu Phi đã gia tăng từ 300 triệu năm 1960 lên tới ngày nay là 800 triệu người, nhưng nền nông nghiệp căn bản trên quy mô rộng lớn vẫn còn ở trong tình trạng thô sơ như thời thuộc địa. Một số người theo chủ thuyết “tai biến” (**) nói rằng vì có quá nhiều người nên không thể khắc phục được nạn đói. Điều đó không đúng.
Nhật bản, có 342 người cư ngụ trong diện tích một cây số vuông (ở nước Ý, có 194), là một trong những nước mà mật độ dân số cao nhất trên thế giới, với một đất nước nhiều đồi núi (chỉ có 19% đất đai là canh tác được), và một khí hậu khắc nghiệt, vậy mà lại tự túc được về thực phẩm căn bản họ dùng hàng ngày, đó là lúa gạo.
Nạn đói kém không phải đến từ chuyện có quá nhiều người nam nữ, mà do sự kiện là họ không được dạy bảo cách thức sản xuất nhiều hơn, vượt lên trên mức đồ ăn thức uống thuần túy.
Tuy nhiên, ở phương Tây người ta không công nhận điều đó bởi vì người ta đặt vấn đề về trách nhiệm đích thực của chúng ta là đã không tài trợ những quốc gia nghèo và trả đúng giá cho các nguyên liệu thô của họ (đây cũng là điều đúng, nhưng không phải là trước hết và quan trọng hơn hết). Trách nhiệm của chúng ta là đóng góp vào nền giáo dục của họ để họ có thể tự túc, trước nhất là sản xuất ra thực phẩm và sau đó mới đến các lãnh vực khác.
Khoảng cách giữa giầu và nghèo trên thế giới trước hết không phải là một sự kiện về kinh tế, nhưng là một sự kiện về chính trị, văn hóa. Ở châu Âu, sau nhiều thế kỷ chậm chạp trong tiến bộ về kỹ nghệ và nông nghiệp tân tiến, chúng ta đã đi đến chỗ có được kỹ thuật, khả năng, tâm thức hoạt động và kinh doanh (cộng thêm với nền dân chủ và thị trường tự do mậu dịch) để mà sản xuất. Trong khi đó thì ở cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, nhiều dân tộc vùng nam bán cầu mới bước qua được thời tiền sử -- nghĩa là, không có chữ viết – sang thời hiện đại, trong vòng chỉ một thế kỷ, mà giữa thời kỳ đó có tới hai trận Thế chiến!
Trong một tình huống như thế, thật là điều thừa thãi khi nói rằng họ có các giá trị nhân bản lớn lao, họ trẻ trung, thông minh và khả ái, thiện chí cùng mình. Dù là tôi biết rất rõ những điều đó, nhưng bước nhảy vọt văn hóa từ tình trạng tiền sử sang đến máy điện toán, đến phi cơ, có thể phần nào được một số cá nhân hấp thụ xét theo nghĩa kỹ thuật, nhưng không theo ý nghĩa văn hóa.
Đại chúng bình dân dù sử dụng điện thoại di động, máy truyền hình, nhưng cái đầu, những thói quen, tập quán trong đời sống, tâm thức cơ bản vẫn còn ít hay nhiều nằm nơi quá khứ. Đức tin tôn giáo và văn hóa không thể đổi thay nhanh chóng mà cần phải có thời gian.
Đây là câu chuyện tôi thường được nghe kể lại nhiều lần do các nhà truyền giáo sinh sống với dân nghèo, một số điều phương Tây vẫn còn chưa hiểu được, và hơn thế nữa, không muốn chấp nhận.
Vào tháng chạp Năm 2007, tôi ở Cameroon, một trong những quốc gia mẫu mực của châu Phi nằm phía nam sa mạc Sahara: rộng gấp một lần rưỡi nước Ý, với dân số là 18 triệu người, ổn định về chính trị, không có chiến tranh và xung đột nội bộ, với một hình thức có thể chấp nhận được về chính trị và tự do. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm bằng 2%-3% GDP. Lợi tức bình quân đầu người là 800 mỹ kim một năm, trong khi đó nhiều nước khác ở châu Phi, con số này thay đổi từ 100 đến 300 mỹ kim (ở Ý, số này khoảng 30 ngàn mỹ kim). Nợ nước ngoài gần như không có, khoảng vài chục triệu.
Những điều đó tốt thôi, nhưng sự kiện là Cameroon sản xuất rất ít hay kể như không có trong lãnh vực kỹ nghệ. Không có kỹ nghệ thực sự nào, chỉ có những công trình về xi măng, sản xuất tơ sợi và đường, bia, thuốc lá, tỉa hột bông, ít có gì khác. Nước này nhập cảng gần như mọi hàng hóa tân tiến, cả bóng đèn và tủ lạnh, trong khi xuất cảng tài nguyên thiên nhiên (dầu, khoáng sản, gỗ) và các sản phẩm nông nghiệp. Và sự tăng trưởng kinh tế là điều bất khả thi nếu không có công nghiệp.
Căn bệnh trầm kha thứ hai của nước Cameroon là tình trạng tham nhũng ở các cấp bực chính trị và hành chánh. Trong danh sách những nước tham nhũng nhất trên thế giới do Liên hiệp quốc lập, Cameroon lúc nào cũng đứng đầu bảng. Quả vậy, năm 2007 nước này được xếp hạng nhất. Đây không phải là lầm lỗi đặc biệt của người này người kia đứng đầu nước hay nhà hành chánh nào; nó là một tập tục bắt nguồn từ tâm thái: Khi một người nắm quyền, y phải nghĩ tới phe nhóm, bộ tộc, làng nước hay gia đình mình trước hết.
Đó là căn bệnh trầm kha lan rộng khắp cả châu Phi – và dĩ nhiên không phải chỉ ở châu lục này mà thôi – đã chặn đứng sự phát triển lại rất nhiều, bởi vì sự giúp đỡ và trợ cấp nhận được từ Liên hiệp quốc hoặc từ các nước khác gần như hầu hết đều chui vào túi những kẻ nắm giữ quyền hành.
Và, tôi xin lặp lại, đây là chuyện có thực xảy ra nơi các viên chức quản trị chính quyền ở cấp cao, giới quân nhân, v.v., nhưng cũng còn ở nơi bất cứ ai có chút quyền hành trên những người khác. Dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ, mhưng cái tập quán xấu xa mọi người nói tới chính là điều đó, và đó là căn nguyên đích thực của tình trạng kém phát triển.
Phát triển không phải chỉ là một biến cố kỹ thuật hay kinh tế, nhưng trên hết bắt nguồn từ văn hóa, từ giáo dục: Nó là công trình của những cá nhân, chứ không phải của tiền bạc, nó đến từ con người chứ không phải từ máy móc, nó phát sinh từ giáo dục, tức là một tiến trình kiên nhẫn, lâu dài, không thể thành đạt bằng những sự can thiệp khẩn cấp, nhưng bằng sự sống chung với người khác.
Chúng ta những người ở phương Tây đang làm rất ít cho công cuộc giáo dục các dân tộc nghèo, và chúng ta không bao giờ nghe đến vai trò của những giá trị về văn hoá và tôn giáo trong việc dẫn đưa tới phát triển: Đó là một đề tài bị bỏ qua bởi giới truyền thông đại chúng và những “chuyên gia” người Tây phương thường ưa chuộng chuyện viện trợ kinh tế và kỹ thuật hơn.
Nguồn: Father Piero Gheddo/Zenit.org
Linh mục Piero Gheddo hiện là giám đốc của tổ chức Mondo e Missione và của Italia Missionaria, đồng thời là người sáng lập thông tấn xã AsiaNews. Từ năm 1994 đến nay, ngài là giám đốc văn phòng chuyên về lịch sử PIME, là cáo thỉnh viên trong nhiều vụ án tuyên thánh. Hiện nay ngài đang giảng dạy tại đại chủng viện PIME ở Roma, và là tác giả của hơn 60 cuốn sách đã xuất bản.
(*) PIME: (viết tắt các chữ đầu của những từ ngữ Latinh Pontificium Institutum pro Missionibus Exteris, Học viện Giáo hoàng về Truyền giáo Ngoại quốc) là một Hiệp hội Sinh hoạt Tông đồ gồm các linh mục và giáo dân dâng hiến cuộc đời cho sứ mạng truyền giáo tại khắp 5 châu lục, được thành lập tại Ý năm 1850.
(**) Chủ thuyết “tai biến (catastrophism)” là thuyết theo đó các biến đổi địa chất xảy ra trên vỏ trái đất là do các tác nhân kích thích mãnh liệt, tác động bất thần, chứ không phải do những quá trình tiệm tiến, chậm chạp.
Top Stories
Petition to Hanoi Department of Public Security
Redemptorist monastery and Thai Ha parish
07:24 28/04/2009
Re: Hanoi Bureau of Security and Investigation’s summon of Rev. Nguyen van Khai- spoke person to the Redemptorist Monastery- Thai Ha parish.
To:
Hanoi Dept. of Public Security
Bureau of Security and Investigation, Hanoi city's Police.
We, the Redemptorist priests, religious and faithful from Thai Ha parish, are petitioning to the above agencies for the followings:
The Redemptorist monastery - Thai Ha parish is a religious organization which has included the priests, religious and parishioners and recognized by the state. Our main facility is located at 180/2 Nguyen Luong Bang St, Dong Da district, Hanoi city.
Rev. Peter Nguyen Van Khai is our appointed spokesperson for the Redemptorist monastery- Thai Ha parish. Every single document or statement produced by Rev. Peter Nguyen Van Khai as our spokesperson therefore has to be understood with common sense as the reflection of the collective aspiration, the will, the position, the view of all priests, religious, and parishioners from the Redemptorist monastery - Thai Ha parish. Rev. Peter Nguyen Van Khai personally is just a member among our community who is responsible for making announcements.
All priests, religious and parishioners here at Redemptorist monastery- Thai Ha are in perfect unison and all responsible for any affair, policies, and actions that are pertinent to the Redemptorist monastery- Thai Ha parish.
Since we are all sharing the same responsibility, we oppose the Bureau's (of Security and Investigation) summon of just Rev. Peter Nguyen Van Khai for all announcements, documents, and actions that are pertinent to the Redemptorist- Thai Ha parish.
Should there be any issue that the above-mentioned agencies need to work with the Redemptorist monastery- Thai Ha parish, we ask that it would be done with all our priests, religious and parishioners.
We, the priests, religious and faithful from the Redemptorist monastery and Thai Ha parish would like to extent our regards to all above-mentioned agencies.
Priests, Religious and Faithful of Redemptorist monastery and Thai Ha parish
(Sealed and Signed)
To:
Hanoi Dept. of Public Security
Bureau of Security and Investigation, Hanoi city's Police.
We, the Redemptorist priests, religious and faithful from Thai Ha parish, are petitioning to the above agencies for the followings:
The Redemptorist monastery - Thai Ha parish is a religious organization which has included the priests, religious and parishioners and recognized by the state. Our main facility is located at 180/2 Nguyen Luong Bang St, Dong Da district, Hanoi city.
Rev. Peter Nguyen Van Khai is our appointed spokesperson for the Redemptorist monastery- Thai Ha parish. Every single document or statement produced by Rev. Peter Nguyen Van Khai as our spokesperson therefore has to be understood with common sense as the reflection of the collective aspiration, the will, the position, the view of all priests, religious, and parishioners from the Redemptorist monastery - Thai Ha parish. Rev. Peter Nguyen Van Khai personally is just a member among our community who is responsible for making announcements.
All priests, religious and parishioners here at Redemptorist monastery- Thai Ha are in perfect unison and all responsible for any affair, policies, and actions that are pertinent to the Redemptorist monastery- Thai Ha parish.
Since we are all sharing the same responsibility, we oppose the Bureau's (of Security and Investigation) summon of just Rev. Peter Nguyen Van Khai for all announcements, documents, and actions that are pertinent to the Redemptorist- Thai Ha parish.
Should there be any issue that the above-mentioned agencies need to work with the Redemptorist monastery- Thai Ha parish, we ask that it would be done with all our priests, religious and parishioners.
We, the priests, religious and faithful from the Redemptorist monastery and Thai Ha parish would like to extent our regards to all above-mentioned agencies.
Priests, Religious and Faithful of Redemptorist monastery and Thai Ha parish
(Sealed and Signed)
Two Redemptorists accused of wanting to overthrow Vietnamese government
Asia-News
14:59 28/04/2009
The accusation, issued by the state-owned media, includes the possibility of the death penalty. At the origin is the protest against a construction project on a plot of land belonging to the parish of Thai Ha, and against a plan to mine bauxite in the high plains, which would cause irreversible damage to the environment and to the population. Buddhists and the legendary general Giap join the criticism.
Hanoi (AsiaNews) - Accusations of damaging national unity and the development of the country, and of plotting to overthrow the communist regime, and calls for "immediate and severe punishment," which, for such crimes, could include the death penalty. There is concern over the new attack launched through the state-owned media by the Vietnamese authorities, against the Redemptorists of the parish of Thai Ha, in Hanoi. There are two reasons for the dispute: the request to stop construction work in an area that the parish says is its property, and a petition not to proceed with the project to mine the bauxite in the central high plains, which would cause irreversible damage to the environment and to the local people, many of whom belong to ethnic minorities.
The first attack took place on April 26, when the newspaper New Hanoi, which is run by the Hanoi Committee of the Communist Party, accused Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesman of the parish, of "instigating parishioners to provoke divisions, inciting riots, launching false accusations against the government, breaking up the nation, violating and ridiculing the law, and instigating others to violate it."
The religious is also accused of organizing, on Saturday evening, a prayer vigil (in the photo) to protest against the construction project in the area along the lake of Ba Giang, which belongs to the parish.
The vigil was also an opportunity for the faithful to unite themselves with those calling for the government to stop the project to mine the bauxite in the central high plains, which the prime minister calls "the main political initiative for the state and the party." Criticisms of the project have also come from groups of scientists, intellectuals, former officials, and many Vietnamese at home and abroad, who point out how the social and environmental damage produced by the mining would exceed any economic benefit.
Yesterday, April 27, Capital Security joined New Hanoi in the attack on Fr. Peter Nguyen, saying that he teaches false Church doctrine in order to incite riots against the government, and also taking aim at another Redemptorist, from Ho Chi Minh City, Fr. Joseph Le Quang Uy, who has been accused because of his opposition to the project to mine the bauxite, even creating a website on which he asks Catholics to sign electronically the petition to stop the project.
The newspaper makes fun of Fr. Joseph Le, accusing him of "stupidity" and "ignorance," of causing serious damage to national unity and to the process of development, and of plotting to overthrow the communist regime.
In the article, the newspaper asks the government for "immediate and severe punishment" of the two priests, "before they go too far." The accusations issued against the two priests, in particular the "sin" of plotting to overthrow the government - a crime in which the death penalty could be applied - are so serious that they lead to the belief that the government is preparing public opinion for an immediate crackdown.
In reality, the criticism of the bauxite project has come from various directions. In recent days, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, has said that the planned open pit mines would destroy the lifestyle of the ethnic minorities in the region. His opinion was greatly respected, and his call to action was openly supported by many faithful.
Irreversible damage to the environment stemming from the project was also a topic of discussion at a seminar that gathered more than 50 scientists in Hanoi at the beginning of the month. But the most unexpected criticism came from a legendary figure in the country's recent history, General Vo Nguyen Giap, the head of the Vietnamese army who defeated the French and Americans, and was the defense minister after unification. In a letter to the prime minister, the 97-year-old general expressed his concern over the presence of a great number of Chinese in the high plains, a strategic passage for Vietnam.
The Candlelight prayer vigil on Saturday April 24 |
Parishioners signed petitions |
The first attack took place on April 26, when the newspaper New Hanoi, which is run by the Hanoi Committee of the Communist Party, accused Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesman of the parish, of "instigating parishioners to provoke divisions, inciting riots, launching false accusations against the government, breaking up the nation, violating and ridiculing the law, and instigating others to violate it."
The religious is also accused of organizing, on Saturday evening, a prayer vigil (in the photo) to protest against the construction project in the area along the lake of Ba Giang, which belongs to the parish.
The vigil was also an opportunity for the faithful to unite themselves with those calling for the government to stop the project to mine the bauxite in the central high plains, which the prime minister calls "the main political initiative for the state and the party." Criticisms of the project have also come from groups of scientists, intellectuals, former officials, and many Vietnamese at home and abroad, who point out how the social and environmental damage produced by the mining would exceed any economic benefit.
Yesterday, April 27, Capital Security joined New Hanoi in the attack on Fr. Peter Nguyen, saying that he teaches false Church doctrine in order to incite riots against the government, and also taking aim at another Redemptorist, from Ho Chi Minh City, Fr. Joseph Le Quang Uy, who has been accused because of his opposition to the project to mine the bauxite, even creating a website on which he asks Catholics to sign electronically the petition to stop the project.
The newspaper makes fun of Fr. Joseph Le, accusing him of "stupidity" and "ignorance," of causing serious damage to national unity and to the process of development, and of plotting to overthrow the communist regime.
In the article, the newspaper asks the government for "immediate and severe punishment" of the two priests, "before they go too far." The accusations issued against the two priests, in particular the "sin" of plotting to overthrow the government - a crime in which the death penalty could be applied - are so serious that they lead to the belief that the government is preparing public opinion for an immediate crackdown.
In reality, the criticism of the bauxite project has come from various directions. In recent days, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, has said that the planned open pit mines would destroy the lifestyle of the ethnic minorities in the region. His opinion was greatly respected, and his call to action was openly supported by many faithful.
Irreversible damage to the environment stemming from the project was also a topic of discussion at a seminar that gathered more than 50 scientists in Hanoi at the beginning of the month. But the most unexpected criticism came from a legendary figure in the country's recent history, General Vo Nguyen Giap, the head of the Vietnamese army who defeated the French and Americans, and was the defense minister after unification. In a letter to the prime minister, the 97-year-old general expressed his concern over the presence of a great number of Chinese in the high plains, a strategic passage for Vietnam.
Due Redentoristi accusati di voler rovesciare il regime vietnamita
Asia-News
15:01 28/04/2009
L’accusa, lanciata dalla stampa di regime, prevede anche la pena di morte. All’origine la protesta contro un progetto di costruzione in un terreno della parrocchia di Thai Ha e contro un piano di sfruttamento della bauxite negli Altipiani, che provocherebbe danni irreversibili all’ambiente e alla popolazione. Alle critiche si uniscono buddisti e il mitico generale Giap.
Hanoi (AsiaNews) - Accuse di provocare danni all’unità nazionale e al processo di sviluppo del Paese e di complottare per rovesciare il regime comunista e richieste di “immediata e severa punizione” che, per tali reati, può arrivare alla pena di morte. Preoccupa il nuovo attacco lanciato tramite la stampa di regime dalle autorità vietnamite contro i Redentoristi della parrocchia di Thai Ha, a Hanoi. Due i motivi del contendere: la richiesta di fermare i lavori di costruzione in un’area che la parrocchia afferma essere di sua proprietà e una petizione perché non si proceda in un progetto di sfruttamento della bauxite esistente negli Altipiani centrali, che provocherebbe danni irreversibili all’ambiente e alla vita delle popolazioni locali, in gran parte appartenenti a minoranze etniche.
Il primo attacco è venuto il 26 aprile, quando il quotidiano New Hanoi, che è gestito dal Comitato di Hanoi del Partito, ha accusato padre Peter Nguyen Van Khai, portavoce della parrocchia, di “istigare i parrocchiani per provocare divisioni, incitare sommosse, lanciare false accuse al governo, disgregare la nazione, violando e ridicolizzando la legge e istigando altri a violarla”.
Il religioso è criticato anche per aver organizzato, sabato sera, una veglia di preghiera (nella foto) per protestare contro il progetto di costruzione nell’area lungo il lago di Ba Giang, che appartiene alla parrocchia.
La veglia è stata anche occasione per i fedeli di unirsi a quanti chiedono al governo di fermare il progetto di sfruttamento della bauxite negli Altipiani centrali, definito dal primo ministro “principale iniziativa politica per lo Stato e il Partito”. Critiche al progetto sono venute da gruppi di scienziati, intellettuali, ex ufficiali e molti vietnamiti in patria e all’estero che evidenziano come il danno sociale e ambientale prodotto dallo sfruttamento supererà qualsiasi beneficio economico.
Ieri, 27 aprile, il Capital Security si è unito al New Hanoi nell’attacco a padre Peter Nguyen, affermando che insegna una falsa dottrina della Chiesa per incitare sommosse contro il governo e ha preso di mira anche un altro Redentorista, di Ho Chi Minh City, padre Joseph Le Quang Uy, finito sotto accusa per la sua opposizione al progetto di sfruttamento della bauxite, creando anche un sito nel quale invita i cattolici a firmare elettronicamente la richiesta di fermare il piano.
Il giornale prende in giro padre Joseph Le, accusandolo di “stupidità” e “ignoranza”, di causare seri Danni all’unità nazionale e al processo di sviluppo e di complottare per rovesciare il regime comunista.
Nell’articolo, il giornale chiede al governo una “immediate e severa punizione” dei due sacerdoti “prima che vadano troppo oltre”. Le accuse mosse contro i due sacerdoti, in particolare “il peccato” di complottare per rovesciare il regime - reato per il quale si può incorrere nella pena capitale – sono così gravi da far credere che il governo sta preparando l’opinione pubblica a imminenti giri di vite.
In realtà, le critiche contro il progetto bauxite sono venute da vari ambienti. Nei giorni scorsi, un monaco buddista dissidente, Thich Quang Do, ha detto che le previste miniere a cielo aperto distruggeranno lo stile di vita delle minoranze etniche della regione. La sua opinione ha avuto grande rispetto e la sua chiamata all’azione è stata apertamente appoggiata da molti fedeli.
Di danni irreversibili all’ambiente derivanti dal progetto si è parlato anche in un seminario che all’inizio del mese, ha visto riuniti a Hanoi più di 50 scienziati. Ma la critica più inattesa è venuta da un personaggio mitico della storia recente del Paese, il generale Vo Nguyen Giap, il capo dell’esercito vietnamita che ha sconfitto i francesi e gli americani e ministro della difesa dopo l’unificazione. In una lettera al Primo ministro, il 97enne generale ha espresso la sua preoccupazione per la presenza di un gran numero di cinesi negli Altipiani, passaggio strategico per il Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) - Accuse di provocare danni all’unità nazionale e al processo di sviluppo del Paese e di complottare per rovesciare il regime comunista e richieste di “immediata e severa punizione” che, per tali reati, può arrivare alla pena di morte. Preoccupa il nuovo attacco lanciato tramite la stampa di regime dalle autorità vietnamite contro i Redentoristi della parrocchia di Thai Ha, a Hanoi. Due i motivi del contendere: la richiesta di fermare i lavori di costruzione in un’area che la parrocchia afferma essere di sua proprietà e una petizione perché non si proceda in un progetto di sfruttamento della bauxite esistente negli Altipiani centrali, che provocherebbe danni irreversibili all’ambiente e alla vita delle popolazioni locali, in gran parte appartenenti a minoranze etniche.
Il primo attacco è venuto il 26 aprile, quando il quotidiano New Hanoi, che è gestito dal Comitato di Hanoi del Partito, ha accusato padre Peter Nguyen Van Khai, portavoce della parrocchia, di “istigare i parrocchiani per provocare divisioni, incitare sommosse, lanciare false accuse al governo, disgregare la nazione, violando e ridicolizzando la legge e istigando altri a violarla”.
Il religioso è criticato anche per aver organizzato, sabato sera, una veglia di preghiera (nella foto) per protestare contro il progetto di costruzione nell’area lungo il lago di Ba Giang, che appartiene alla parrocchia.
La veglia è stata anche occasione per i fedeli di unirsi a quanti chiedono al governo di fermare il progetto di sfruttamento della bauxite negli Altipiani centrali, definito dal primo ministro “principale iniziativa politica per lo Stato e il Partito”. Critiche al progetto sono venute da gruppi di scienziati, intellettuali, ex ufficiali e molti vietnamiti in patria e all’estero che evidenziano come il danno sociale e ambientale prodotto dallo sfruttamento supererà qualsiasi beneficio economico.
Ieri, 27 aprile, il Capital Security si è unito al New Hanoi nell’attacco a padre Peter Nguyen, affermando che insegna una falsa dottrina della Chiesa per incitare sommosse contro il governo e ha preso di mira anche un altro Redentorista, di Ho Chi Minh City, padre Joseph Le Quang Uy, finito sotto accusa per la sua opposizione al progetto di sfruttamento della bauxite, creando anche un sito nel quale invita i cattolici a firmare elettronicamente la richiesta di fermare il piano.
Il giornale prende in giro padre Joseph Le, accusandolo di “stupidità” e “ignoranza”, di causare seri Danni all’unità nazionale e al processo di sviluppo e di complottare per rovesciare il regime comunista.
Nell’articolo, il giornale chiede al governo una “immediate e severa punizione” dei due sacerdoti “prima che vadano troppo oltre”. Le accuse mosse contro i due sacerdoti, in particolare “il peccato” di complottare per rovesciare il regime - reato per il quale si può incorrere nella pena capitale – sono così gravi da far credere che il governo sta preparando l’opinione pubblica a imminenti giri di vite.
In realtà, le critiche contro il progetto bauxite sono venute da vari ambienti. Nei giorni scorsi, un monaco buddista dissidente, Thich Quang Do, ha detto che le previste miniere a cielo aperto distruggeranno lo stile di vita delle minoranze etniche della regione. La sua opinione ha avuto grande rispetto e la sua chiamata all’azione è stata apertamente appoggiata da molti fedeli.
Di danni irreversibili all’ambiente derivanti dal progetto si è parlato anche in un seminario che all’inizio del mese, ha visto riuniti a Hanoi più di 50 scienziati. Ma la critica più inattesa è venuta da un personaggio mitico della storia recente del Paese, il generale Vo Nguyen Giap, il capo dell’esercito vietnamita che ha sconfitto i francesi e gli americani e ministro della difesa dopo l’unificazione. In una lettera al Primo ministro, il 97enne generale ha espresso la sua preoccupazione per la presenza di un gran numero di cinesi negli Altipiani, passaggio strategico per il Vietnam.
Vietnamese government continues targeting Catholics
Catholic News Agency
17:36 28/04/2009
Hanoi, Vietnam, Apr 28, 2009 / 01:11 am (CNA).- Vietnamese state media have “fiercely attacked” two Redemptorist priests, accusing them of critically damaging national unity and blocking the national construction and development process. In what some see as a preparation for a government crackdown, the media are accusing the priests of the capital crime of plotting to overthrow the Communist regime. The tactic is commonly practiced to target opponents whose leadership among ordinary citizens is perceived as a threat to the current regime, Fr. J.B. An Dang tells CNA.
While property ownership disputes between the Catholic Church and the Vietnamese Government have caused tension in recent years, the controversy has expanded to include the government’s bauxite mining plans.
On Sunday the New Hanoi newspaper, run by the Party Committee of Hanoi City, began journalistic attacks against Thai Ha Church. The newspaper took aim at Fr. Peter Nguyen Van Khai, spokesman of Thai Ha Redemptorist Monastery.
The paper denounced him for “instigating parishioners in order to cause divisions, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law and instigating others to violate it.”
The priest was also criticized for organizing a candlelight prayer vigil on Saturday night to protest a construction project at a lakeside which belonged to Thai Ha parish.
Soon after Easter, the local government suddenly began a construction project at the 4.5 acre site surrounding Lake Ba Giang. The property has been legally owned and managed by Thai Ha parish.
The construction caused much anxiety and distress among the priests and parishioners of Thai Ha. The faithful objected to the construction, asking for an immediate suspension of the project and a legal process to resolve the issue peacefully.
Before the candlelight vigil, police repeatedly sent “urgent summoning orders” to Thai Ha Monastery asking Fr. Nguyen to be present at Hanoi Criminal Investigation Department for the “clarification of a number of documents.”
The action was seen as a threatening tactic designed to destroy the vigil, Fr. An Dang tells CNA.
On Monday the Capital Security Newspaper joined the New Hanoi in its attacks on Fr. Nguyen, claiming he taught false Church doctrine to incite violence against the government.
Fr. Joseph Le Quang Uy, another Redemptorist priest in Saigon, was then attacked by the New Hanoi because he had openly criticized bauxite mining plans. The priest set up a web site asking Catholics in Vietnam and abroad to sign an electronic petition which called for an immediate suspension of the mining in Vietnam’s Central Highlands.
The New Hanoi accused Fr. Joseph Le of “stupidity,” “ignorance,” causing critical damage to national unity, and plotting to overthrow the communist regime.
The paper called for the government to apply “immediate and severe punishment” against the two priests “before they go too far.”
Such allegations, especially the accusation of plotting to overthrow the government, were so severe that “many have believed that Vietnam government has been preparing public opinions for an imminent crackdown,” Fr. An Dang writes.
At the candlelight vigil by Lake Ba Giang, Catholics prayed for the government and expressed their opposition to the bauxite mining. Protesters signed a petition against the plans, which the Vietnamese prime minister called “a major policy for the state and the [Communist] party.”
Critics of the government’s bauxite mining plans include a diverse coalition of scientists, intellectuals, former officials and other Vietnamese at home and abroad. Opponents charged that any economic benefit would be outweighed by detrimental long-term environmental and social damage from the operations.
Over 50 scientists have said the plans would cause irreversible environmental damage in the nearly 700 square miles set aside for mining and processing.
A dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, has said the mining would destroy the way of life of the region’s ethnic minorities. His view was highly regarded and his call for action was widely supported by many citizens
The Candlelight prayer vigil on Saturday April 24 |
Parishioners signed petitions |
On Sunday the New Hanoi newspaper, run by the Party Committee of Hanoi City, began journalistic attacks against Thai Ha Church. The newspaper took aim at Fr. Peter Nguyen Van Khai, spokesman of Thai Ha Redemptorist Monastery.
The paper denounced him for “instigating parishioners in order to cause divisions, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law and instigating others to violate it.”
The priest was also criticized for organizing a candlelight prayer vigil on Saturday night to protest a construction project at a lakeside which belonged to Thai Ha parish.
Soon after Easter, the local government suddenly began a construction project at the 4.5 acre site surrounding Lake Ba Giang. The property has been legally owned and managed by Thai Ha parish.
The construction caused much anxiety and distress among the priests and parishioners of Thai Ha. The faithful objected to the construction, asking for an immediate suspension of the project and a legal process to resolve the issue peacefully.
Before the candlelight vigil, police repeatedly sent “urgent summoning orders” to Thai Ha Monastery asking Fr. Nguyen to be present at Hanoi Criminal Investigation Department for the “clarification of a number of documents.”
The action was seen as a threatening tactic designed to destroy the vigil, Fr. An Dang tells CNA.
On Monday the Capital Security Newspaper joined the New Hanoi in its attacks on Fr. Nguyen, claiming he taught false Church doctrine to incite violence against the government.
Fr. Joseph Le Quang Uy, another Redemptorist priest in Saigon, was then attacked by the New Hanoi because he had openly criticized bauxite mining plans. The priest set up a web site asking Catholics in Vietnam and abroad to sign an electronic petition which called for an immediate suspension of the mining in Vietnam’s Central Highlands.
The New Hanoi accused Fr. Joseph Le of “stupidity,” “ignorance,” causing critical damage to national unity, and plotting to overthrow the communist regime.
The paper called for the government to apply “immediate and severe punishment” against the two priests “before they go too far.”
Such allegations, especially the accusation of plotting to overthrow the government, were so severe that “many have believed that Vietnam government has been preparing public opinions for an imminent crackdown,” Fr. An Dang writes.
At the candlelight vigil by Lake Ba Giang, Catholics prayed for the government and expressed their opposition to the bauxite mining. Protesters signed a petition against the plans, which the Vietnamese prime minister called “a major policy for the state and the [Communist] party.”
Critics of the government’s bauxite mining plans include a diverse coalition of scientists, intellectuals, former officials and other Vietnamese at home and abroad. Opponents charged that any economic benefit would be outweighed by detrimental long-term environmental and social damage from the operations.
Over 50 scientists have said the plans would cause irreversible environmental damage in the nearly 700 square miles set aside for mining and processing.
A dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, has said the mining would destroy the way of life of the region’s ethnic minorities. His view was highly regarded and his call for action was widely supported by many citizens
Redemptorist superior praises anti-bauxite mining priests
J.B. An Dang
22:52 28/04/2009
While state-run media continue to launch vicious attacks on two Redemptorist priests, depicting them as traitors who are trying to break up the national unity, their superior on the contrary has just issued a statement to defend his confreres' action, also praising them as patriotic noblemen.
In a public statement dated April 28, Fr. Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior of Vietnam, states that Redemptorists in Vietnam unanimously share the concern of a diverse coalition of scientists, intellectuals, former officials and countless of Vietnamese at home and abroad who have adamantly opposed government’s bauxite plans for detrimental, long term environmental and social damages that this exploitation may bring about.
Citing the message of Pope Benedict XVI for the celebration of the World Day of Peace in Jan. 1, 2007, Fr. Vincent Pham states that “there is a reciprocal connection between the ecology of nature, the human ecology, and the social ecology.”
“Experience shows that disregards for the environment always harms human coexistence, and vice versa. It becomes more and more evident that there is an inseparable link between peace with creation and peace among men. Both of these presuppose peace with God”, Fr. Vincent Pham adds.
So, in the Order’s point of view “protecting nature and the environment is a necessary condition for human development”. Furthermore, “in any development process, in any areas, the spiritual and material benefits of the whole community, especially of the poor and the under-developed, must be taken into account. The economy must serve the entire society and the welfare of all the members of the society, not just a privileged minority,” he stresses.
In conclusion, Fr. Vincent Pham states that Fr. Joseph Le Quang Uy and Fr. Peter Nguyen Van Khai who have been under attack for their open criticism on the government's reckless bauxite exploitation plans are indeed patriotic noblemen. “Their worries and concerns are proper which serve as proof of their patriotism”, he writes.
In another development, Hanoi Criminal Investigation Department has repeatedly sent “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen to be present "in person" at the department for the "clarification of a number of documents". So far, Fr. Peter Nguyen has refused to go.
In a statement released on Tuesday April 28, representatives of priests, religious and parishioners of Thai Ha parish state that: “Rev. Peter Nguyen Van Khai is our appointed spokesperson for the Redemptorist monastery- Thai Ha parish. Every single document or statement produced by Rev. Peter Nguyen Van Khai as our spokesperson therefore has to be understood with common sense as the reflection of the collective aspiration, the will, the position, the view of all priests, religious, and parishioners from the Redemptorist monastery - Thai Ha parish. Rev. Peter Nguyen Van Khai personally is just a member among our community who is responsible for making announcements.”
“All priests, religious and parishioners here at Redemptorist monastery- Thai Ha are in perfect unison and all responsible for any affair, policies, and actions that are pertinent to the Redemptorist monastery- Thai Ha parish,” continues the statement.
“Since we are all sharing the same responsibility, we oppose the Bureau's (of Security and Investigation) summon of just Rev. Peter Nguyen Van Khai for all announcements, documents, and actions that are pertinent to the Redemptorist- Thai Ha parish.”
“Should there be any issue that the above-mentioned agencies need to work with the Redemptorist monastery- Thai Ha parish, we ask that it would be done with all our priests, religious and parishioners,” it concludes.
In a public statement dated April 28, Fr. Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior of Vietnam, states that Redemptorists in Vietnam unanimously share the concern of a diverse coalition of scientists, intellectuals, former officials and countless of Vietnamese at home and abroad who have adamantly opposed government’s bauxite plans for detrimental, long term environmental and social damages that this exploitation may bring about.
Citing the message of Pope Benedict XVI for the celebration of the World Day of Peace in Jan. 1, 2007, Fr. Vincent Pham states that “there is a reciprocal connection between the ecology of nature, the human ecology, and the social ecology.”
“Experience shows that disregards for the environment always harms human coexistence, and vice versa. It becomes more and more evident that there is an inseparable link between peace with creation and peace among men. Both of these presuppose peace with God”, Fr. Vincent Pham adds.
So, in the Order’s point of view “protecting nature and the environment is a necessary condition for human development”. Furthermore, “in any development process, in any areas, the spiritual and material benefits of the whole community, especially of the poor and the under-developed, must be taken into account. The economy must serve the entire society and the welfare of all the members of the society, not just a privileged minority,” he stresses.
In conclusion, Fr. Vincent Pham states that Fr. Joseph Le Quang Uy and Fr. Peter Nguyen Van Khai who have been under attack for their open criticism on the government's reckless bauxite exploitation plans are indeed patriotic noblemen. “Their worries and concerns are proper which serve as proof of their patriotism”, he writes.
In another development, Hanoi Criminal Investigation Department has repeatedly sent “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen to be present "in person" at the department for the "clarification of a number of documents". So far, Fr. Peter Nguyen has refused to go.
In a statement released on Tuesday April 28, representatives of priests, religious and parishioners of Thai Ha parish state that: “Rev. Peter Nguyen Van Khai is our appointed spokesperson for the Redemptorist monastery- Thai Ha parish. Every single document or statement produced by Rev. Peter Nguyen Van Khai as our spokesperson therefore has to be understood with common sense as the reflection of the collective aspiration, the will, the position, the view of all priests, religious, and parishioners from the Redemptorist monastery - Thai Ha parish. Rev. Peter Nguyen Van Khai personally is just a member among our community who is responsible for making announcements.”
“All priests, religious and parishioners here at Redemptorist monastery- Thai Ha are in perfect unison and all responsible for any affair, policies, and actions that are pertinent to the Redemptorist monastery- Thai Ha parish,” continues the statement.
“Since we are all sharing the same responsibility, we oppose the Bureau's (of Security and Investigation) summon of just Rev. Peter Nguyen Van Khai for all announcements, documents, and actions that are pertinent to the Redemptorist- Thai Ha parish.”
“Should there be any issue that the above-mentioned agencies need to work with the Redemptorist monastery- Thai Ha parish, we ask that it would be done with all our priests, religious and parishioners,” it concludes.
Hanoi orders work stopped on church-claimed site: official
AFP
23:50 28/04/2009
HANOI (AFP) — The city of Hanoi has ordered one of its districts to stop construction work on land claimed by the Catholic church, a government official said Tuesday.
About 1,000 Vietnamese Catholics held a prayer vigil after evening mass Saturday to protest the project on land that the Thai Ha Redemptorist parish church claims to have owned since 1928.
Foreign Ministry spokesman Le Dung said Tuesday that the Hanoi People's Committee has asked agencies to "stop the implementation of the project and construction works on the land of the Ba Giang lake."
The committee had also asked the Dong Da and the Quang Trung district authorities to "strengthen their land management activity, maintaining the present situation, preventing further occupation and ensuring security and discipline in the area."
A priest, Nguyen Van Khai, told AFP on Friday that a school was already erected on the land, and work had recently began on another building. A construction hoarding has gone up indicating that a residential block will be built there.
The church had already complained last year about construction projects on property it says was seized by the communist regime.
During Saturday's vigil, the protesters also denounced a controversial bauxite mining project in central Vietnam.
By criticising the bauxite plan, the Catholics join a diverse collection of scientists and intellectuals opposed to the mining project.
They say the environmental and social damage of the mine will far outweigh any economic benefit and cite worries about safety because a Chinese company has been granted a contract to build one of the mines.
The foreign ministry spokesman dismissed the parish's criticism, saying it "provided inaccurate information, touching upon non-religious issues, slandering the regime, distorting the truth and undermining national unity."
Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.
Religious activity remains under state control, but Hanoi's relations with the Catholic Church had improved before the wave of property protests.
About 1,000 Vietnamese Catholics held a prayer vigil after evening mass Saturday to protest the project on land that the Thai Ha Redemptorist parish church claims to have owned since 1928.
Foreign Ministry spokesman Le Dung said Tuesday that the Hanoi People's Committee has asked agencies to "stop the implementation of the project and construction works on the land of the Ba Giang lake."
The committee had also asked the Dong Da and the Quang Trung district authorities to "strengthen their land management activity, maintaining the present situation, preventing further occupation and ensuring security and discipline in the area."
A priest, Nguyen Van Khai, told AFP on Friday that a school was already erected on the land, and work had recently began on another building. A construction hoarding has gone up indicating that a residential block will be built there.
The church had already complained last year about construction projects on property it says was seized by the communist regime.
During Saturday's vigil, the protesters also denounced a controversial bauxite mining project in central Vietnam.
By criticising the bauxite plan, the Catholics join a diverse collection of scientists and intellectuals opposed to the mining project.
They say the environmental and social damage of the mine will far outweigh any economic benefit and cite worries about safety because a Chinese company has been granted a contract to build one of the mines.
The foreign ministry spokesman dismissed the parish's criticism, saying it "provided inaccurate information, touching upon non-religious issues, slandering the regime, distorting the truth and undermining national unity."
Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.
Religious activity remains under state control, but Hanoi's relations with the Catholic Church had improved before the wave of property protests.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền huyện Mỹ Đức thuê người cho đập Thánh gía ở nghĩa trang trên Núi Thờ của người Công giáo ở giáo xứ Đồng Chiêm
Phóng viên Hà Nội
02:59 28/04/2009
MỸ ĐỨC - Một giáo dân xứ Đồng Chiêm đã phát biểu như sau: "Sinh ra và lớn lên tại một giáo họ thuộc giáo xứ Đồng Chiêm ( huyện Mỹ Đức, Hà Nội mới), quê tôi là nơi đồng chiêm, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thì nước ngập mênh mông. Mỗi năm một vụ lúa, nên trước đây chuyện thiếu đói là chuyện thường tình. Mấy năm gần đây do bãi bỏ các chính sách sai lầm trong quản lý nông nghiệp, người dân quê tôi bươn trải ra các thành phố kiếm sống bằng đủ thứ nghề, những người có vai vế, tiền bạc thì mở các cơ sở sản xuất đá xây dựng (vì chung quanh quê tôi các núi đá nhiều vô kể). Người người tiết kiệm, nhà nhà tiết kiệm, chắt mồm bóp miệng, cố sao sau khi cưới nhau, vài năm xây thô xong một căn nhà, rồi cứ hoàn thiện dần dần, chờ khi nào lên lão mừng 'tân gia' là vừa."
Từ bao đời nay, dân vùng Đồng Chiêm có thói quen, các người xẩy thai, các hài nhi chết sau khi sinh, các em mới mấy tháng tuổi không may chết... gia đình đều cho các em vào một hòm gỗ và đưa đặt vào các hốc đá trong một quả núi. Dân quanh vùng quen gọi núi ấy là “Núi Thờ”. Chung quanh núi thờ là nơi chôn cất người lớn. Núi này nhân dân rất tôn kính, không ai dám lên núi chặt cây, kiếm củi, săn bắt, hoặc khai thác đá cảnh, nên quả núi vô cùng xanh tốt, trong khi đó các quả núi xung quanh đang bị khai thác làm đá xây dựng một cách không thương tiếc. Các ngôi mộ xung quanh Núi Thờ, ngôi nào cũng có một Cây Thánh Giá. Núi Thờ trước đây cũng có Thánh Giá bằng cây của rừng, nhưng đã bị mục đổ, mà dân thì quá nghèo nên chưa có điều kiện dựng lại cây Thánh Giá khác, nay kinh tế tuy còn khó khăn, nhưng ai cũng muốn chung tay góp sức để dựng lại một cây Thánh Giá bằng bê tông trên mồ của con em mình (vì nhà nào cũng có). Một việc làm hoàn toàn mang tính chất tâm linh tôn giáo thuần tuý, đáng được khuyến khích.
Cũng tại nơi đây, giáo xứ Đồng Chiêm đã xin được một dự án “Đập Chẽ”, và một con đường bê tông vào Núi Thờ, dự án này do chính huyện nhận tiền, thiết kế, và thi công!
Việc dựng Thánh Giá bằng bê tông được công khai, với sự đóng góp của mọi người. Sau khi đã lo xong nguyên vật liệu, việc dựng Thánh Giá không phải chỉ là trong chốc lát, hay ngày một, ngày hai. Vì không có đường, nên phải dùng hoàn toàn sức người vận chuyển từng ít một vật liệu lên nơi thi công, việc này các cấp chính quyền đều biết, nhưng không ai có ý kiến gì!? Mãi khi đã xong, được vài ngày, huyện mới hỏi xã, xã mới hỏi dân, dân vô tư trả lời, việc dựng một Thánh Giá trên mộ người chết là truyền thống của giáo xứ toàn tòng này, mà núi này không phải chỉ là nơi an táng một người mà là nơi an nghỉ của rất, rất nhiều người, không thể đếm hết, nhớ hết, vì nó đã có từ bao đời nay rồi!!! Huyện hỏi cha xứ, cha xứ cho hay việc nghĩa trang là tập tục địa phương do giáo dân tự quản. Huyện liền phân công cho các xã xung quanh Núi Thờ lập phương án giải toả, đến giờ G người đã nhận tiền để đập Thánh Giá trả lại tiền cho các quan ra lệnh “giải toả”. Số tiền tuy có 7 chữ số, đối với anh ta là hy vọng cả cuộc đời, nhưng anh ta lại sợ “thánh vật” như ai đó ở sông Tô Lịch, hoặc như đang xẩy ra ở giáo xứ Thái Hà.
Đang trong tuần Bát nhật Phục Sinh việc mục vụ quá bận, thế mà chiều thứ ba 14.4 cha xứ vẫn phải chấp hành lệnh của huyện triệu tập. Cùng đi với ngài lên huyện có cha phó và vài chục giáo dân. Quan huyện chỉ tiếp một cha xứ, nhưng làm ngơ để cha phó cùng vào, còn giáo dân thì bị CA cản lại ngay đầu cầu thang gác 2. Giáo dân muốn biết cha xứ bị huyện gọi vì chuyện gì, nếu là chuyện Núi Thờ thì là việc của giáo dân, chứ không phải trách nhiệm thuộc về cha, yêu cầu để cha về để lo mục vụ trong Tuần Bát Nhật. Cuộc chất vấn vừa xẩy ra, một người mặc thường phục liền ra đòn với giáo dân ngay trước mặt CA huyện, một bà bị đánh ngửa ra đằng sau lăn xuống mấy bậc thang, và bị ngất liền. Quan huyện được tin, thay vì trách cứ thuộc cấp của mình, lại đổ tội lên cha xứ: “Tôi mời ông, ông lại đưa giáo dân lên làm loạn à ? thôi ông về đi !!!”. Nhưng 2 linh mục quản nhiệm làm sao về được, khi giáo dân của mình đang nằm chết ngất mà không được cứu chữa. Sau mấy giờ kiên quyết đòi hỏi, huyện mới cho xe đưa nạn nhân đi cấp cứu, giáo dân yêu cầu lập biên bản, nhưng các quan huyện như điếc, dân đành làm và ký với nhau. Mấy ngày nằm ở bệnh viện, không có bóng một ai của huyện đến thăm hỏi, chỉ có CA đến gặp em trai nạn nhân đe doạ: “định ăn vạ bệnh viện à, sao không đến đón về” (ông này đang khai thác đá tại địa phương, nên rất sợ chính quyền các cấp làm phiền hà, chiều 17.4.2009 đón chị về nhà, ông còn hứa với các quan là gia đình sẽ không khiếu nại gì)!!!
Sau gần 4 ngày nằm điêù trị tại bệnh viện, nạn nhân phải ra viện trong tình trạng sức khoẻ vô cùng yếu kém. Về tới nhà, chính quyền vẫn im lặng, đừng không được, nạn nhân đành viết đơn để kính xin đèn trời soi xét (xem Biên bản hiện trường, và Đơn của nạn nhân ở cuối bài)
Dựng một Cây Thánh Giá tại khu mộ tập thể Hài Nhi của giáo xứ trên một quả núi thuộc quyền quản lý của giáo xứ Đồng Chiêm đã bao đời nay là một việc rất hợp đạo lý, nhẽ ra chính quyền, mặt trận, ban tôn giáo các cấp phải động viên ủng hộ, vì đây là một việc làm hợp lòng dân... nhưng tiếc thay chính quyền lại dùng đao to, búa lớn nhằm hình sự hoá việc này, nào là: Cây Thánh Giá làm ảnh hưởng tầm nhìn quốc phòng! nào là xây dựng không phép, trong khi ở nông thôn hầu như làm gì có ai xin phép, trừ việc sửa chữa, xây dựng lại các nhà thờ bị đổ nát!!! Chính quyền yêu cầu giáo dân phải tuân thủ luật pháp, trong khi cán bộ đánh dân ngay trong trụ sở UBNN huyện, trước mặt CA huyện và giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm thì không thấy quan huyện nào thực thi pháp luật, mà việc này là phạm pháp công khai, CA có quyền bắt tạm giam ngay hung thủ theo như luật pháp đã qui định.
Giáo dân Đồng Chiêm đi làm ăn các nơi. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nên các điều bị nhồi sọ bao năm, nay dần dần được hiểu ra. Suy ra thì các quan địa phương lĩnh những đồng lương từ tiền thuế của dân cũng phải thay đổi tư duy, tôn trọng nhân dân, nên nhớ câu “dân giầu nước mạnh” quên đi quan hệ “xin cho” trong giao tiếp với nhân dân. Các quan phát động phong trào “học tập và làm việc theo gương Bác Hồ” nhưng các quan có chịu học không, hay chỉ phát động thôi, nên quan hệ ở nông thôn chẳng thay đổi là mấy.
Buồn lắm thay, hơn nửa thế kỷ qua rồi mà chỉ quen nói mà không quen làm, ai cùng biết vậy, mà không ai dám nói, vì nói ra thì quan có thể mất chức, dân có thể lâm chốn lao tù, hoặc tán gia bại sản như trường hợp Luật sư Lê Trần Luật trong vụ 8 nạn nhân Thái Hà.
Sau đây là Biên Bản giáo dân Đồng Chiêm làm tại hiện trường
Đơn soạn thảo Khiếu Nại của bà Bạch Thị Lưu sẽ gửi chính quyền Huyện
Núi Thờ ở Đồng Chiêm và thánh giá nghĩa trang bị đập phá |
Cũng tại nơi đây, giáo xứ Đồng Chiêm đã xin được một dự án “Đập Chẽ”, và một con đường bê tông vào Núi Thờ, dự án này do chính huyện nhận tiền, thiết kế, và thi công!
Dự án Đập Chẽ ở Đồng Chiêm |
Đang trong tuần Bát nhật Phục Sinh việc mục vụ quá bận, thế mà chiều thứ ba 14.4 cha xứ vẫn phải chấp hành lệnh của huyện triệu tập. Cùng đi với ngài lên huyện có cha phó và vài chục giáo dân. Quan huyện chỉ tiếp một cha xứ, nhưng làm ngơ để cha phó cùng vào, còn giáo dân thì bị CA cản lại ngay đầu cầu thang gác 2. Giáo dân muốn biết cha xứ bị huyện gọi vì chuyện gì, nếu là chuyện Núi Thờ thì là việc của giáo dân, chứ không phải trách nhiệm thuộc về cha, yêu cầu để cha về để lo mục vụ trong Tuần Bát Nhật. Cuộc chất vấn vừa xẩy ra, một người mặc thường phục liền ra đòn với giáo dân ngay trước mặt CA huyện, một bà bị đánh ngửa ra đằng sau lăn xuống mấy bậc thang, và bị ngất liền. Quan huyện được tin, thay vì trách cứ thuộc cấp của mình, lại đổ tội lên cha xứ: “Tôi mời ông, ông lại đưa giáo dân lên làm loạn à ? thôi ông về đi !!!”. Nhưng 2 linh mục quản nhiệm làm sao về được, khi giáo dân của mình đang nằm chết ngất mà không được cứu chữa. Sau mấy giờ kiên quyết đòi hỏi, huyện mới cho xe đưa nạn nhân đi cấp cứu, giáo dân yêu cầu lập biên bản, nhưng các quan huyện như điếc, dân đành làm và ký với nhau. Mấy ngày nằm ở bệnh viện, không có bóng một ai của huyện đến thăm hỏi, chỉ có CA đến gặp em trai nạn nhân đe doạ: “định ăn vạ bệnh viện à, sao không đến đón về” (ông này đang khai thác đá tại địa phương, nên rất sợ chính quyền các cấp làm phiền hà, chiều 17.4.2009 đón chị về nhà, ông còn hứa với các quan là gia đình sẽ không khiếu nại gì)!!!
Sau gần 4 ngày nằm điêù trị tại bệnh viện, nạn nhân phải ra viện trong tình trạng sức khoẻ vô cùng yếu kém. Về tới nhà, chính quyền vẫn im lặng, đừng không được, nạn nhân đành viết đơn để kính xin đèn trời soi xét (xem Biên bản hiện trường, và Đơn của nạn nhân ở cuối bài)
Dựng một Cây Thánh Giá tại khu mộ tập thể Hài Nhi của giáo xứ trên một quả núi thuộc quyền quản lý của giáo xứ Đồng Chiêm đã bao đời nay là một việc rất hợp đạo lý, nhẽ ra chính quyền, mặt trận, ban tôn giáo các cấp phải động viên ủng hộ, vì đây là một việc làm hợp lòng dân... nhưng tiếc thay chính quyền lại dùng đao to, búa lớn nhằm hình sự hoá việc này, nào là: Cây Thánh Giá làm ảnh hưởng tầm nhìn quốc phòng! nào là xây dựng không phép, trong khi ở nông thôn hầu như làm gì có ai xin phép, trừ việc sửa chữa, xây dựng lại các nhà thờ bị đổ nát!!! Chính quyền yêu cầu giáo dân phải tuân thủ luật pháp, trong khi cán bộ đánh dân ngay trong trụ sở UBNN huyện, trước mặt CA huyện và giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm thì không thấy quan huyện nào thực thi pháp luật, mà việc này là phạm pháp công khai, CA có quyền bắt tạm giam ngay hung thủ theo như luật pháp đã qui định.
Giáo dân Đồng Chiêm đi làm ăn các nơi. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nên các điều bị nhồi sọ bao năm, nay dần dần được hiểu ra. Suy ra thì các quan địa phương lĩnh những đồng lương từ tiền thuế của dân cũng phải thay đổi tư duy, tôn trọng nhân dân, nên nhớ câu “dân giầu nước mạnh” quên đi quan hệ “xin cho” trong giao tiếp với nhân dân. Các quan phát động phong trào “học tập và làm việc theo gương Bác Hồ” nhưng các quan có chịu học không, hay chỉ phát động thôi, nên quan hệ ở nông thôn chẳng thay đổi là mấy.
Buồn lắm thay, hơn nửa thế kỷ qua rồi mà chỉ quen nói mà không quen làm, ai cùng biết vậy, mà không ai dám nói, vì nói ra thì quan có thể mất chức, dân có thể lâm chốn lao tù, hoặc tán gia bại sản như trường hợp Luật sư Lê Trần Luật trong vụ 8 nạn nhân Thái Hà.
Sau đây là Biên Bản giáo dân Đồng Chiêm làm tại hiện trường
Đơn soạn thảo Khiếu Nại của bà Bạch Thị Lưu sẽ gửi chính quyền Huyện
Trọng nghĩa hay trọng tiền?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
05:08 28/04/2009
Một bài báo trên trang An Ninh Thủ đô ngày 23/4/2009 của tác giả Trọng Nghĩa được thay đổi nội dung trong chỉ mấy tiếng đồng hồ? Điều gì đã xảy ra vậy?
Đẹp đâu phải ở cái tên
Thoạt nhìn tên tác giả, cái tên thật đẹp: Trọng Nghĩa. Có lẽ khi sinh ra tác giả này, ông bố bà mẹ nào đó cũng có một ước mơ cho người con của mình khi lớn lên có được những đức tính tốt đẹp như truyền thống của đất nước, của dân tộc như cha ông đã dạy: “Trọng nghĩa – khinh tài”.
Nhưng, đọc nội dung bài viết, thật sự tôi thấy thất vọng cho ông bố bà mẹ nào đó nếu biết được những ước mơ của mình chỉ là hão huyền. Đâu còn có “trọng nghĩa” ở đây và chắc là với những bài báo kiểu này, thì chữ “khinh tài” chỉ là điều vớ vẩn?
Vẫn là những lời lẽ ngô nghê hằn học sặc mùi kết tội và cố tình bẻ cong sự thật – một kiểu đánh đòn hội chợ truyền thống với lợi thế độc quyền của báo chí, tác giả đã không thể nói lên được điều gì hơn là sự xuyên tạc sự thật một cách không ngại ngùng, đó có là “trọng nghĩa”?
Thử đọc một số dòng để hiểu nội dung bài báo muốn nói gì và trình độ của tác giả ra sao, nhưng cái chính chúng ta hiểu bản chất con người của tác giả và tờ báo là gì?
Mở đầu bài báo viết: “Ngày 23-4-2009, mượn danh giáo xứ Thái Hà, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải - người được gọi là phát ngôn viên giáo xứ Thái Hà - đã phát đi trên trang web Chuacuuthe cái gọi là “Thông cáo của giáo xứ Thái Hà” với nội dung kích động, xuyên tạc sự thật. Đằng sau cái thông cáo ấy, người bình thường nhất cũng có thể nhận ra Linh mục Nguyễn Văn Khải muốn điều gì”.
Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Khải là phát ngôn viên của Giáo xứ Thái Hà, đó là sự thật. Linh mục Khải chẳng cần mượn danh ai, ở đó Linh mục Khải đã ghi rõ ràng là phát ngôn viên.
Vậy thì ai mới là người mượn danh?
Tác giả mang tên Trọng Nghĩa, có thật là Trọng Nghĩa hay không? với những lời lẽ trong bài viết ai cũng có thể trả lời được tác giả này là trọng nghĩa hay trọng gì? Vậy ai đã “mượn danh”?
Tờ báo mang tên An ninh Thủ đô lại đưa ra một sự kiện và cố tình suy diễn nội dung theo ý áp đặt của mình, mập mờ dẫn dụ nhân dân Thủ đô vào sự nhầm lẫn, thoá mạ một chức sắc tu hành, miệt thị cộng đồng tôn giáo một cách trơ trẽn, dẫn đến sự kỳ thị tôn giáo, không tôn trọng các chức sắc tu hành…
Điều đó chính là phá hoại sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân. Vậy nó có còn là “An ninh” hay không? Ai đã mượn danh chỗ này?
Điều dễ thấy sự hèn hạ và không chính đáng của tác giả bài báo là khi nói về bản thông báo được đăng trên chỉ ghi rất mơ hồ là trang web Chuacuuthe mà không dám ghi rõ ràng tên của trang web đó là dcctvn.net? Trong khi tên miền chuacuuthe đã bị đánh sập không thương tiếc ngay từ những ngày đầu Thái Hà nóng lên, mặt khác tên miền chuacuuthe.com đã được cẩn thận dựng bức tường lửa che chắn, do vậy dù độc giả có tìm cả ngày cũng không thể nào tìm ra được trang web đó. Vậy mà họ vẫn sợ? Có gì ở trang web đó khiến họ sợ hãi đến vậy?
Thực ra, đâu chỉ có trang web của Dòng Chúa cứu thế đăng bản thông cáo đó. Ngoài ra còn những trang khác nữa như Vietcatholic.org hoặc giaoxuthaiha.org. Nhưng chắc chắn là có cho kẹo thì tác giả cũng không dám đăng những tên miền này nếu muốn đi đúng lề phải.
Hãy nhìn kỹ và hãy học cách hành xử đàng hoàng đi. Trên những trang web của người Công giáo, những bài báo dù không được ưa chuộng bởi nội dung xuyên tạc của nó, nhưng khi được trích dẫn, vẫn trích nguồn và dẫn link tới bài viết một cách đàng hoàng.
Sự thật và lẽ phải không nằm ở chỗ mập mờ và hèn mạt.
Ai xuyên tạc sự thật?
Nội dung bản Thông cáo của Giáo xứ Thái Hà có “kích động, xuyên tạc sự thật” hay không, người đọc chắc không đến nỗi ngu muội để không hiểu được những gì bản thông cáo đã nói.
Tác giả viết: “Khi đưa ra luận điệu “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước”, Nguyễn Văn Khải đã cố tình khái quát hóa một số việc riêng rẽ, nhằm tấn công trực diện vào bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam - một xã hội mà ở đó, phương châm và hành động “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” đang mỗi ngày một trở thành hiện thực”.
Đọc đoạn văn này của tác giả, tôi cứ ngỡ mình đang sống trong lòng đất nước những năm 60, khi bức màn sắt chụp lên đất nước, cách biệt hoàn toàn với thế giới xung quanh, nên những điều báo chí nói đều là cẩm nang, là Kinh Thánh và được mọi người nhắm mắt cũng tin tưởng.
Nhưng thời nay đã khác.
Sự bất công có lan tràn hay không thiết nghĩ rằng dù có nhắm mắt lại ai cũng hiểu chỉ trừ tác giả và tờ báo cố tình không hiểu?
Chỉ nhìn ngay các mục trên tờ An Ninh thủ đô thôi, hàng loạt ngày càng nhiều những vụ án cướp, giết, hiếp… những chuyện con đánh bố, chồng đánh vợ, học sinh đánh thầy giáo… Đó là gì nếu không phải là sự bất công trong xã hội? Một xã hội có nhiều tội phạm và tệ nạn, có là một xã hội công bằng không? Xin hãy hiểu rằng công bằng không thể xuất hiện trong tội ác.
Hàng đoàn dân oan, hàng loạt án oan, những người dân kéo nhau về thủ đô ngày càng nhiều để kêu oan, khiếu kiện… đó có phải là hậu quả của sự “công bằng, tốt đẹp” mà tác giả bài báo muốn nói? Những cán bộ, công chức là nô bộc của dân đã bóp nặn ông chủ mình từng hào bạc cắc trên đường phố, trong công sở. Những ông đầy tớ dân xà xẻo từ bát cơm cứu đói của dân đến cả gia sản đất đai như là chuyện bình thường… có là sự công bằng tốt đẹp?
Điển hình nhất, hai vụ án xét xử 8 giáo dân Thái Hà gần đây được công phu chuẩn bị bởi hàng loạt cảnh sát và phương tiện, đổ ra biết bao nhiêu tiền bạc và nhân lực như một cuộc chiến. Hãy so với những phiên toà xét xử quan chức tham nhũng bằng những phiên toà khác, để tìm hiểu sự công bằng.
Hãy đừng nói nhiều đến những khẩu hiệu, những khẩu hiệu đó chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó là sự thật, nếu nó được thực hiện. Những khẩu hiệu được nêu ra sáng loà, nhưng tối tăm trong thực tế thì hãy nhớ rằng nhân dân không còn ngu dốt và thừa thãi lòng tin.
Tôi giật mình khi đọc đến đoạn văn: “Người dân Việt Nam, trong đó có cả triệu người theo các tôn giáo đang được hưởng một cuộc sống tự do, dân chủ - cuộc sống mà ở nhiều nước trên thế giới người dân lành đang mơ ước”.
Thật sự tôi không hiểu được tác giả đang định nói đến “nhiều nước trên thế giới” đang mơ ước cuộc sống nhân dân Việt Nam là những nước nào? Phải chăng đó là những tên “tư bản giãy chết” mà hiện nay vẫn thường doạ cắt viện trợ ODA cho Việt Nam làm bao nhiêu dự án phải đình trệ? Phải chăng là những quốc gia từng được Việt Nam mệnh danh “chó săn đế quốc” như các nước xung quanh mà hiện nay chúng ta đang đem con dân mình cho họ bóc lột sức lao động hòng kiếm chút tiền còm về nuôi sống gia đình?
Hay ở những nơi mà những người đàn ông già cả, què quặt, ốm đau cũng có thể đến Việt Nam và được cả trăm thiếu nữ thoát y biểu diễn hòng mong được họ mua về đất nước họ? Hay ở những nơi mà những cô gái Việt Nam chúng ta được trưng bày trong tủ kính như món cá cảnh cho người địa phương tha hồ lựa chọn?
Phải chăng tác giả muốn nói đến Bắc Hàn xã hội chủ nghĩa anh em? Nơi mà hàng năm cả thế giới nhốn nháo thông tin cứu trợ vì nạn đói luôn đe doạ? Nơi mà chắc thế giới sẽ dành để làm mô hình cho hậu thế học hỏi về “Thiên đường Chủ nghĩa cộng sản”?
Hoặc tôi chưa được chứng kiến những đất nước đó, hoặc tác giả cố tình nhằm mắt nói liều. Hai điều đó, những người có nhận thức sẽ tự tìm cho mình câu trả lời.
Hài hước nhất, là tác giả này đã viết: “Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước” .
Cần phải nói ngay rằng dù là người tu hành, thì linh mục Nguyễn Văn Khải cũng là một công dân. Không có bất cứ điều luật nào cấm công dân bàn tán, tham gia hoặc hoạt động chính trị. Chính trị không hề được quy định là độc quyền của bất cứ một nhóm người nào. Việc công dân có tham gia chính trị hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân đó.
Tôi không thể hiểu tại sao khi tham gia, can thiệp chính trị lại là đi ngược lợi ích đất nước? Vậy những người tham gia hệ thống chính trị hiện nay có là đi ngược lại lợi ích đất nước hay không? Phải chăng chỉ có họ tham gia, thì đi xuôi, còn tất cả những thành phần khác tham gia là đi ngược lợi ích đất nước? Lợi ích đất nước hay lợi ích của ai?
Những nhà sư luôn luôn tụng niệm “đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” thường diện áo cà sa, những linh mục quốc doanh thường mặc áo tu sĩ trong diễn đàn quốc hội, trong các tổ chức chính quyền, mặt trận, uỷ ban họ có “vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước” hay không? Hay chỉ vì họ được lãnh đạo tuyệt đối của Đảng nên việc làm đó không phải là chính trị?
Những dòng tác giả này viết về việc khai thác bauxite đã chứng minh việc bóp méo sự thật đến mức độ trơ trẽn và bịa đặt trắng trợn, bài báo viết: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bauxite là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước” .
Không hiểu tác giả này lấy cơ sở nào để đăng lên những thông tin này cho nhân dân Thủ đô khi mà đội ngũ trí thức đất nước và nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả bậc công thần chế độ đang thẳng thắn đề nghị dừng lại dự án Bauxite để cứu Tây Nguyên? Khi mà những khu dự án đã đưa nhân lực Trung Quốc vào làm việc nhưng chỉ đến gần đây mới có một buổi thảo luận về dự án gây nhiều tranh cãi này. Cũng chẳng có thông tin nào rằng Quốc Hội đã được trình, nhân dân được đóng góp ý kiến?
Chắc cần phải hỏi lại tờ An ninh Thủ đô điều này: Nhân dân nào và quốc hội nào đã được Đảng và Nhà nước lắng nghe về vấn đề bauxite Tây Nguyên Việt Nam thời gian qua?
Nếu tác giả và tờ báo cho rằng việc nói đến việc cứu lấy Tây Nguyên qua vụ dự án Bauxite “là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” , là “can thiệp thô bạo vào những quyết sách của Đảng và Nhà nước” thì người đầu tiên đáng được xử với những “tội tày đình” này phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một công thần chế độ đã cả gan gửi thư đến can ngăn Thủ tướng chính phủ. Sau đó hàng ngũ những trí thức, nhân sỹ, những nhà văn… những người có tâm huyết với đất nước lần lượt phải đưa vào tù hoặc xử bắn để những quyết sách của Đảng và Nhà nước không bị ai can thiệp.
Và cũng đến đây thì ai tim đen, ai tim đỏ đã rõ ràng.
Cũng có một chi tiết mà tác giả đã nói như sau: “linh mục Nguyễn Văn Khải đã cố tình “xới” lại một chuyện cũ - mà chuyện đó đã êm thấm” .
Vâng, đã êm thấm, khu đất đó đã được giữ lại, không thể bán, đổi, chia chác.
Nhưng êm thấm với ai lại là chuyện khác. Thực ra, khu đất đó đã êm nhưng chưa thấm, nó vẫn làm các cán bộ, công an vất vả những ngày người dân Thái Hà có lễ lớn, hàng loạt cảnh sát, dân phòng được huy động để chặn con đường đi ra vườn hoa bằng dây thừng, bằng rào người…
Người ta vẫn chưa thấm, vì mới mấy ngày đây thôi, khu đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục “bổn cũ soạn lại” trong việc chiếm dụng bởi công quyền.
Và nó vẫn là một nỗi đau trong lòng những giáo dân xót xa cho tài sản Giáo hội khi họ đang tiếp tục hành trình tìm kiếm sự thật, họ đã thấm, nhưng không êm.
Hài hước nhất là những dòng sau đây của tác giả Trọng Nghĩa trên tờ An ninh Thủ đô: “Cầu nguyện gì mà: “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam”? Cầu nguyện gì mà: “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt… quyết định ngưng dự án khai thác…”. Cầu nguyện gì mà “Cho công lý và sự thật được thực thi ở giáo xứ Thái Hà” v.v và v.v. Nói gọn lại, người ta chỉ thấy trong nội dung buổi “cầu nguyện” được Nguyễn Văn Khải đưa ra như một “Lời kêu gọi” đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm”.
Đọc những dòng này, tôi thật sự ngạc nhiên với trình độ nhận thức của tác giả và cả ban biên tập tờ báo. Từ ngạc nhiên đến phẫn nộ. Họ định nói điều gì? Họ do dốt nát hay đột ngột họ nói thật tâm? Họ đã viết những điều ngây ngô của một đứa trẻ lên ba chưa có khái niệm về ngôn ngữ? Họ không hề biết cầu nguyện là gì? Họ muốn người tín ngưỡng phải cầu nguyện điều gì?
Cũng phải thôi, có bao giờ họ cầu nguyện đâu mà biết, chỉ có điều nhắc họ rằng: Cầu nguyện, là thể hiện những mong ước chân thành của mình với Đấng Thiêng liêng, cầu xin để ước mong của mình có cơ hội được thực hiện.
Vì vậy, nếu như cầu nguyện “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam” “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt …”. “Cho công lý và sự thật được thực thi…” là “đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm” như tuyên bố của tác giả bài báo trên, thì phải chăng những người tu hành và các tôn giáo phải cầu nguyện ngược lại những điều đó?
Chẳng hạn như “cầu nguyện cho bất công được thịnh hành và luôn phát triển, sự thật không bao giờ được tôn trọng để tôn thờ sự giả trá, cho các nhà lãnh đạo được ngu muội, cho công lý và sự thật không thể thực thi…” mới là điều mà “những nhà tu hành chân chính” cần làm?
Hình như tác giả và tờ báo đã cố tình nhạo báng ngôn ngữ Việt Nam bằng phương pháp từ điển… tra chéo? Ở Việt Nam, ai đã dung túng, nuôi dưỡng và có bao nhiêu “nhà tu hành chân chính” như vậy?
Phải chăng, đó mới là tôn chỉ mục đích định hướng của tác giả Trọng Nghĩa và tờ báo này?
Xin thưa, người Công giáo Việt Nam vốn có tâm lòng sáng và luôn vị tha, hướng tới những điều cao đẹp và đoàn kết. Bất cứ lúc nào cũng luôn cầu nguyện cho các nhà cầm quyền được hạnh phúc và sức khoẻ, biết cầm cân trị nước theo những chuẩn mực đạo đức cần có. Không phải đến bây giờ, mà từ xa xưa, người công giáo vẫn hàng ngày cầu nguyện như vậy.
Tất nhiên, từ việc cầu nguyện đến việc ước nguyện có được thực thi hay không, những đối tượng được cầu nguyện có đáp ứng được lòng mong mỏi của họ hay không, là một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Bởi ngay cả với những tên khát máu nhất, những tội phạm tày trời nhất như những kẻ dữ đã đóng đinh Đức Giê su vẫn được Ngài cầu nguyện vì “chúng chẳng biết việc chúng làm”. Đó mới là sự khác biệt của người Công giáo gây những khó hiểu cho những người như tác giả và tờ báo này.
Hai tấm hình và sự xảo trá.
Hai bức hình được đưa lên trong bài báo này ở hai thời điểm khác nhau nói với chúng ta nhiều ý nghĩa. Bức hình đưa lên buổi sáng là bức hình khi chính công an đã không dẹp được giáo dân trước Toà Án phải nhờ linh mục Khải cầm loa để đề nghị giáo dân ổn định trật tự.
Bức hình này đã được đưa lên để chú thích rằng “Linh mục Nguyễn Văn Khải cầm loa kích động…”. Người ta không lạ gì trò đổi trắng thay đen một cách trơ trẽn nhất, hạ đẳng nhất ở những bài báo dạng này.
Nhưng sự đời cứ đi đêm hẳn có ngày gặp ma. Chiếc loa của Công an, hàng trăm công an dày đặc đứng đó mà để Linh mục Khải cầm loa kích động, thì quả là cả hệ thống công an này đã bất tuân pháp luật và không chịu làm việc?
Bức hình đó đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhân dân, ngay trưa hôm đó cả đoàn giáo dân kéo lên tận Toà soạn để phản đối việc làm trơ tráo này, đến chiều buộc họ thay đổi hình khác.
Nhưng lại một lần nữa, chứng nào tật ấy. Họ dùng bức hình khi linh muc Khải đề nghị bà con giáo dân ngồi xuống trật tự tại linh địa Đức Bà đề phòng bọn quần chúng tự phát mang áo Đoàn Thanh niên Cộng Sản phá rối trật tự được phái đến sau khi giáo dân bị xịt hơi cay. Hàng loạt công an vây xung quanh đã đứng im để bọn này mặc sức gào thét, chửi bậy. Vậy mà họ cho là Linh mục Khải kích động giáo dân Thái Hà?
Đây cũng là bài học cho chính linh mục Khải khi tiếp xúc với Công an, ông đã không chịu học bài học “làm ơn mắc oán, làm bạn lỗ vốn”.
Đoạn kết của bài báo, thật sự xứng đáng là câu chuyện hài đầy kịch tính nhất về nhân cách và trình độ tác giả.
Tác giả đã phải cầu viện đến chuyện ăn uống để lấy đó làm mục tiêu hành động cho con người và đánh giá người khác. Thật ra là tác giả đã nhầm lẫn lớn về cách sống. Chuyện ăn uống chỉ là một phần trong đời sống con người, cần thiết nhưng không phải là mục đích sống và là thước đo giá trị hạnh phúc của con người như tác giả suy nghĩ. Tôi cũng đã đọc đâu đó một câu rằng: “Nếu hạnh phúc con người chỉ là vật chất đầy đủ, thì con lợn còn hạnh phúc hơn” – Các Mác.
Nhưng, hài nhất vẫn là câu này: “Những điều chúng tôi vừa nói ở trên là lương tri tử tế…” đọc đến đây, chắc người nghiêm túc máu lạnh nhất cũng không khỏi bật cười về sự quảng cáo sống sượng của chính tác giả và tờ báo. Xin thưa, người có lương tri, tử tế hay không thiên hạ sẽ đánh giá về mình, tự đánh bóng mình bằng những quảng cáo lộng ngôn dù có hay ho đến mấy, tự nó đã cho thiên hạ biết bản chất kiêu ngạo và hợm mình của người đó.
Thật đúng là người ta thường nói đến cái người ta thiếu. Thường thì những kẻ tự cho mình là đạo đức, là lương tri tử tế chính là những kẻ thiếu trầm trọng món hàng xa xỉ này.
Quả thật câu “thùng rỗng kêu to” mà cha ông đã đúc kết luôn luôn cần dạy lại cho tác giả này am hiểu hơn. Và cả Ban biên tập tờ báo, khi để những dòng chữ hợm mình, dốt nát này được chình ình lên mặt báo của mình mà không thấy xấu hổ, chỉ càng để thiên hạ rõ hơn tâm địa đằng sau mà thôi.
Một bài báo của anh thợ rèn chuyên nghề bẻ cong ngòi bút, mạo danh lương tri, tự cho mình tử tế nhưng nội dung và hành động của nó đã lộ rõ bản chất không thể thay đổi: Dối trá, vu cáo và thay trắng đổi đen.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009.
Đẹp đâu phải ở cái tên
Thoạt nhìn tên tác giả, cái tên thật đẹp: Trọng Nghĩa. Có lẽ khi sinh ra tác giả này, ông bố bà mẹ nào đó cũng có một ước mơ cho người con của mình khi lớn lên có được những đức tính tốt đẹp như truyền thống của đất nước, của dân tộc như cha ông đã dạy: “Trọng nghĩa – khinh tài”.
Nhưng, đọc nội dung bài viết, thật sự tôi thấy thất vọng cho ông bố bà mẹ nào đó nếu biết được những ước mơ của mình chỉ là hão huyền. Đâu còn có “trọng nghĩa” ở đây và chắc là với những bài báo kiểu này, thì chữ “khinh tài” chỉ là điều vớ vẩn?
Vẫn là những lời lẽ ngô nghê hằn học sặc mùi kết tội và cố tình bẻ cong sự thật – một kiểu đánh đòn hội chợ truyền thống với lợi thế độc quyền của báo chí, tác giả đã không thể nói lên được điều gì hơn là sự xuyên tạc sự thật một cách không ngại ngùng, đó có là “trọng nghĩa”?
Thử đọc một số dòng để hiểu nội dung bài báo muốn nói gì và trình độ của tác giả ra sao, nhưng cái chính chúng ta hiểu bản chất con người của tác giả và tờ báo là gì?
Mở đầu bài báo viết: “Ngày 23-4-2009, mượn danh giáo xứ Thái Hà, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải - người được gọi là phát ngôn viên giáo xứ Thái Hà - đã phát đi trên trang web Chuacuuthe cái gọi là “Thông cáo của giáo xứ Thái Hà” với nội dung kích động, xuyên tạc sự thật. Đằng sau cái thông cáo ấy, người bình thường nhất cũng có thể nhận ra Linh mục Nguyễn Văn Khải muốn điều gì”.
Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Khải là phát ngôn viên của Giáo xứ Thái Hà, đó là sự thật. Linh mục Khải chẳng cần mượn danh ai, ở đó Linh mục Khải đã ghi rõ ràng là phát ngôn viên.
Vậy thì ai mới là người mượn danh?
Tác giả mang tên Trọng Nghĩa, có thật là Trọng Nghĩa hay không? với những lời lẽ trong bài viết ai cũng có thể trả lời được tác giả này là trọng nghĩa hay trọng gì? Vậy ai đã “mượn danh”?
Tờ báo mang tên An ninh Thủ đô lại đưa ra một sự kiện và cố tình suy diễn nội dung theo ý áp đặt của mình, mập mờ dẫn dụ nhân dân Thủ đô vào sự nhầm lẫn, thoá mạ một chức sắc tu hành, miệt thị cộng đồng tôn giáo một cách trơ trẽn, dẫn đến sự kỳ thị tôn giáo, không tôn trọng các chức sắc tu hành…
Điều đó chính là phá hoại sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân. Vậy nó có còn là “An ninh” hay không? Ai đã mượn danh chỗ này?
Điều dễ thấy sự hèn hạ và không chính đáng của tác giả bài báo là khi nói về bản thông báo được đăng trên chỉ ghi rất mơ hồ là trang web Chuacuuthe mà không dám ghi rõ ràng tên của trang web đó là dcctvn.net? Trong khi tên miền chuacuuthe đã bị đánh sập không thương tiếc ngay từ những ngày đầu Thái Hà nóng lên, mặt khác tên miền chuacuuthe.com đã được cẩn thận dựng bức tường lửa che chắn, do vậy dù độc giả có tìm cả ngày cũng không thể nào tìm ra được trang web đó. Vậy mà họ vẫn sợ? Có gì ở trang web đó khiến họ sợ hãi đến vậy?
Thực ra, đâu chỉ có trang web của Dòng Chúa cứu thế đăng bản thông cáo đó. Ngoài ra còn những trang khác nữa như Vietcatholic.org hoặc giaoxuthaiha.org. Nhưng chắc chắn là có cho kẹo thì tác giả cũng không dám đăng những tên miền này nếu muốn đi đúng lề phải.
Hãy nhìn kỹ và hãy học cách hành xử đàng hoàng đi. Trên những trang web của người Công giáo, những bài báo dù không được ưa chuộng bởi nội dung xuyên tạc của nó, nhưng khi được trích dẫn, vẫn trích nguồn và dẫn link tới bài viết một cách đàng hoàng.
Sự thật và lẽ phải không nằm ở chỗ mập mờ và hèn mạt.
Ai xuyên tạc sự thật?
Nội dung bản Thông cáo của Giáo xứ Thái Hà có “kích động, xuyên tạc sự thật” hay không, người đọc chắc không đến nỗi ngu muội để không hiểu được những gì bản thông cáo đã nói.
Tác giả viết: “Khi đưa ra luận điệu “Trước hiện tượng bất công tràn lan trên đất nước”, Nguyễn Văn Khải đã cố tình khái quát hóa một số việc riêng rẽ, nhằm tấn công trực diện vào bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam - một xã hội mà ở đó, phương châm và hành động “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” đang mỗi ngày một trở thành hiện thực”.
Đọc đoạn văn này của tác giả, tôi cứ ngỡ mình đang sống trong lòng đất nước những năm 60, khi bức màn sắt chụp lên đất nước, cách biệt hoàn toàn với thế giới xung quanh, nên những điều báo chí nói đều là cẩm nang, là Kinh Thánh và được mọi người nhắm mắt cũng tin tưởng.
Nhưng thời nay đã khác.
Sự bất công có lan tràn hay không thiết nghĩ rằng dù có nhắm mắt lại ai cũng hiểu chỉ trừ tác giả và tờ báo cố tình không hiểu?
Chỉ nhìn ngay các mục trên tờ An Ninh thủ đô thôi, hàng loạt ngày càng nhiều những vụ án cướp, giết, hiếp… những chuyện con đánh bố, chồng đánh vợ, học sinh đánh thầy giáo… Đó là gì nếu không phải là sự bất công trong xã hội? Một xã hội có nhiều tội phạm và tệ nạn, có là một xã hội công bằng không? Xin hãy hiểu rằng công bằng không thể xuất hiện trong tội ác.
Hàng đoàn dân oan, hàng loạt án oan, những người dân kéo nhau về thủ đô ngày càng nhiều để kêu oan, khiếu kiện… đó có phải là hậu quả của sự “công bằng, tốt đẹp” mà tác giả bài báo muốn nói? Những cán bộ, công chức là nô bộc của dân đã bóp nặn ông chủ mình từng hào bạc cắc trên đường phố, trong công sở. Những ông đầy tớ dân xà xẻo từ bát cơm cứu đói của dân đến cả gia sản đất đai như là chuyện bình thường… có là sự công bằng tốt đẹp?
Điển hình nhất, hai vụ án xét xử 8 giáo dân Thái Hà gần đây được công phu chuẩn bị bởi hàng loạt cảnh sát và phương tiện, đổ ra biết bao nhiêu tiền bạc và nhân lực như một cuộc chiến. Hãy so với những phiên toà xét xử quan chức tham nhũng bằng những phiên toà khác, để tìm hiểu sự công bằng.
Hãy đừng nói nhiều đến những khẩu hiệu, những khẩu hiệu đó chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó là sự thật, nếu nó được thực hiện. Những khẩu hiệu được nêu ra sáng loà, nhưng tối tăm trong thực tế thì hãy nhớ rằng nhân dân không còn ngu dốt và thừa thãi lòng tin.
Tôi giật mình khi đọc đến đoạn văn: “Người dân Việt Nam, trong đó có cả triệu người theo các tôn giáo đang được hưởng một cuộc sống tự do, dân chủ - cuộc sống mà ở nhiều nước trên thế giới người dân lành đang mơ ước”.
Thật sự tôi không hiểu được tác giả đang định nói đến “nhiều nước trên thế giới” đang mơ ước cuộc sống nhân dân Việt Nam là những nước nào? Phải chăng đó là những tên “tư bản giãy chết” mà hiện nay vẫn thường doạ cắt viện trợ ODA cho Việt Nam làm bao nhiêu dự án phải đình trệ? Phải chăng là những quốc gia từng được Việt Nam mệnh danh “chó săn đế quốc” như các nước xung quanh mà hiện nay chúng ta đang đem con dân mình cho họ bóc lột sức lao động hòng kiếm chút tiền còm về nuôi sống gia đình?
Hay ở những nơi mà những người đàn ông già cả, què quặt, ốm đau cũng có thể đến Việt Nam và được cả trăm thiếu nữ thoát y biểu diễn hòng mong được họ mua về đất nước họ? Hay ở những nơi mà những cô gái Việt Nam chúng ta được trưng bày trong tủ kính như món cá cảnh cho người địa phương tha hồ lựa chọn?
Phải chăng tác giả muốn nói đến Bắc Hàn xã hội chủ nghĩa anh em? Nơi mà hàng năm cả thế giới nhốn nháo thông tin cứu trợ vì nạn đói luôn đe doạ? Nơi mà chắc thế giới sẽ dành để làm mô hình cho hậu thế học hỏi về “Thiên đường Chủ nghĩa cộng sản”?
Hoặc tôi chưa được chứng kiến những đất nước đó, hoặc tác giả cố tình nhằm mắt nói liều. Hai điều đó, những người có nhận thức sẽ tự tìm cho mình câu trả lời.
Hài hước nhất, là tác giả này đã viết: “Nguyễn Văn Khải đã vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước” .
Cần phải nói ngay rằng dù là người tu hành, thì linh mục Nguyễn Văn Khải cũng là một công dân. Không có bất cứ điều luật nào cấm công dân bàn tán, tham gia hoặc hoạt động chính trị. Chính trị không hề được quy định là độc quyền của bất cứ một nhóm người nào. Việc công dân có tham gia chính trị hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân đó.
Tôi không thể hiểu tại sao khi tham gia, can thiệp chính trị lại là đi ngược lợi ích đất nước? Vậy những người tham gia hệ thống chính trị hiện nay có là đi ngược lại lợi ích đất nước hay không? Phải chăng chỉ có họ tham gia, thì đi xuôi, còn tất cả những thành phần khác tham gia là đi ngược lợi ích đất nước? Lợi ích đất nước hay lợi ích của ai?
Những nhà sư luôn luôn tụng niệm “đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” thường diện áo cà sa, những linh mục quốc doanh thường mặc áo tu sĩ trong diễn đàn quốc hội, trong các tổ chức chính quyền, mặt trận, uỷ ban họ có “vượt quá giới hạn của một người tu hành, can thiệp vào chính trị, đi ngược lại lợi ích của đất nước” hay không? Hay chỉ vì họ được lãnh đạo tuyệt đối của Đảng nên việc làm đó không phải là chính trị?
Những dòng tác giả này viết về việc khai thác bauxite đã chứng minh việc bóp méo sự thật đến mức độ trơ trẽn và bịa đặt trắng trợn, bài báo viết: “Ai cũng biết, việc khai thác quặng bauxite là một vấn đề lớn, dự án đã được đưa ra bàn trong các hội thảo khoa học, đã được trình trước Quốc hội để các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng và Nhà nước đã lắng nghe mọi ý kiến, phân tích trên cơ sở khoa học và đời sống dân sinh để có một quyết định đúng đắn, vì sự giàu mạnh và phát triển bền vững của đất nước” .
Không hiểu tác giả này lấy cơ sở nào để đăng lên những thông tin này cho nhân dân Thủ đô khi mà đội ngũ trí thức đất nước và nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả bậc công thần chế độ đang thẳng thắn đề nghị dừng lại dự án Bauxite để cứu Tây Nguyên? Khi mà những khu dự án đã đưa nhân lực Trung Quốc vào làm việc nhưng chỉ đến gần đây mới có một buổi thảo luận về dự án gây nhiều tranh cãi này. Cũng chẳng có thông tin nào rằng Quốc Hội đã được trình, nhân dân được đóng góp ý kiến?
Chắc cần phải hỏi lại tờ An ninh Thủ đô điều này: Nhân dân nào và quốc hội nào đã được Đảng và Nhà nước lắng nghe về vấn đề bauxite Tây Nguyên Việt Nam thời gian qua?
Nếu tác giả và tờ báo cho rằng việc nói đến việc cứu lấy Tây Nguyên qua vụ dự án Bauxite “là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” , là “can thiệp thô bạo vào những quyết sách của Đảng và Nhà nước” thì người đầu tiên đáng được xử với những “tội tày đình” này phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một công thần chế độ đã cả gan gửi thư đến can ngăn Thủ tướng chính phủ. Sau đó hàng ngũ những trí thức, nhân sỹ, những nhà văn… những người có tâm huyết với đất nước lần lượt phải đưa vào tù hoặc xử bắn để những quyết sách của Đảng và Nhà nước không bị ai can thiệp.
Và cũng đến đây thì ai tim đen, ai tim đỏ đã rõ ràng.
Cũng có một chi tiết mà tác giả đã nói như sau: “linh mục Nguyễn Văn Khải đã cố tình “xới” lại một chuyện cũ - mà chuyện đó đã êm thấm” .
Vâng, đã êm thấm, khu đất đó đã được giữ lại, không thể bán, đổi, chia chác.
Nhưng êm thấm với ai lại là chuyện khác. Thực ra, khu đất đó đã êm nhưng chưa thấm, nó vẫn làm các cán bộ, công an vất vả những ngày người dân Thái Hà có lễ lớn, hàng loạt cảnh sát, dân phòng được huy động để chặn con đường đi ra vườn hoa bằng dây thừng, bằng rào người…
Người ta vẫn chưa thấm, vì mới mấy ngày đây thôi, khu đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục “bổn cũ soạn lại” trong việc chiếm dụng bởi công quyền.
Và nó vẫn là một nỗi đau trong lòng những giáo dân xót xa cho tài sản Giáo hội khi họ đang tiếp tục hành trình tìm kiếm sự thật, họ đã thấm, nhưng không êm.
Hài hước nhất là những dòng sau đây của tác giả Trọng Nghĩa trên tờ An ninh Thủ đô: “Cầu nguyện gì mà: “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam”? Cầu nguyện gì mà: “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt… quyết định ngưng dự án khai thác…”. Cầu nguyện gì mà “Cho công lý và sự thật được thực thi ở giáo xứ Thái Hà” v.v và v.v. Nói gọn lại, người ta chỉ thấy trong nội dung buổi “cầu nguyện” được Nguyễn Văn Khải đưa ra như một “Lời kêu gọi” đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm”.
Đọc những dòng này, tôi thật sự ngạc nhiên với trình độ nhận thức của tác giả và cả ban biên tập tờ báo. Từ ngạc nhiên đến phẫn nộ. Họ định nói điều gì? Họ do dốt nát hay đột ngột họ nói thật tâm? Họ đã viết những điều ngây ngô của một đứa trẻ lên ba chưa có khái niệm về ngôn ngữ? Họ không hề biết cầu nguyện là gì? Họ muốn người tín ngưỡng phải cầu nguyện điều gì?
Cũng phải thôi, có bao giờ họ cầu nguyện đâu mà biết, chỉ có điều nhắc họ rằng: Cầu nguyện, là thể hiện những mong ước chân thành của mình với Đấng Thiêng liêng, cầu xin để ước mong của mình có cơ hội được thực hiện.
Vì vậy, nếu như cầu nguyện “Cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam” “Cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt …”. “Cho công lý và sự thật được thực thi…” là “đi ngược lại những gì mà một người tu hành chân chính cần làm” như tuyên bố của tác giả bài báo trên, thì phải chăng những người tu hành và các tôn giáo phải cầu nguyện ngược lại những điều đó?
Chẳng hạn như “cầu nguyện cho bất công được thịnh hành và luôn phát triển, sự thật không bao giờ được tôn trọng để tôn thờ sự giả trá, cho các nhà lãnh đạo được ngu muội, cho công lý và sự thật không thể thực thi…” mới là điều mà “những nhà tu hành chân chính” cần làm?
Hình như tác giả và tờ báo đã cố tình nhạo báng ngôn ngữ Việt Nam bằng phương pháp từ điển… tra chéo? Ở Việt Nam, ai đã dung túng, nuôi dưỡng và có bao nhiêu “nhà tu hành chân chính” như vậy?
Phải chăng, đó mới là tôn chỉ mục đích định hướng của tác giả Trọng Nghĩa và tờ báo này?
Xin thưa, người Công giáo Việt Nam vốn có tâm lòng sáng và luôn vị tha, hướng tới những điều cao đẹp và đoàn kết. Bất cứ lúc nào cũng luôn cầu nguyện cho các nhà cầm quyền được hạnh phúc và sức khoẻ, biết cầm cân trị nước theo những chuẩn mực đạo đức cần có. Không phải đến bây giờ, mà từ xa xưa, người công giáo vẫn hàng ngày cầu nguyện như vậy.
Tất nhiên, từ việc cầu nguyện đến việc ước nguyện có được thực thi hay không, những đối tượng được cầu nguyện có đáp ứng được lòng mong mỏi của họ hay không, là một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Bởi ngay cả với những tên khát máu nhất, những tội phạm tày trời nhất như những kẻ dữ đã đóng đinh Đức Giê su vẫn được Ngài cầu nguyện vì “chúng chẳng biết việc chúng làm”. Đó mới là sự khác biệt của người Công giáo gây những khó hiểu cho những người như tác giả và tờ báo này.
Hai tấm hình và sự xảo trá.
Hai bức hình được đưa lên trong bài báo này ở hai thời điểm khác nhau nói với chúng ta nhiều ý nghĩa. Bức hình đưa lên buổi sáng là bức hình khi chính công an đã không dẹp được giáo dân trước Toà Án phải nhờ linh mục Khải cầm loa để đề nghị giáo dân ổn định trật tự.
Bức hình này đã được đưa lên để chú thích rằng “Linh mục Nguyễn Văn Khải cầm loa kích động…”. Người ta không lạ gì trò đổi trắng thay đen một cách trơ trẽn nhất, hạ đẳng nhất ở những bài báo dạng này.
Nhưng sự đời cứ đi đêm hẳn có ngày gặp ma. Chiếc loa của Công an, hàng trăm công an dày đặc đứng đó mà để Linh mục Khải cầm loa kích động, thì quả là cả hệ thống công an này đã bất tuân pháp luật và không chịu làm việc?
Bức hình đó đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhân dân, ngay trưa hôm đó cả đoàn giáo dân kéo lên tận Toà soạn để phản đối việc làm trơ tráo này, đến chiều buộc họ thay đổi hình khác.
Nhưng lại một lần nữa, chứng nào tật ấy. Họ dùng bức hình khi linh muc Khải đề nghị bà con giáo dân ngồi xuống trật tự tại linh địa Đức Bà đề phòng bọn quần chúng tự phát mang áo Đoàn Thanh niên Cộng Sản phá rối trật tự được phái đến sau khi giáo dân bị xịt hơi cay. Hàng loạt công an vây xung quanh đã đứng im để bọn này mặc sức gào thét, chửi bậy. Vậy mà họ cho là Linh mục Khải kích động giáo dân Thái Hà?
Đây cũng là bài học cho chính linh mục Khải khi tiếp xúc với Công an, ông đã không chịu học bài học “làm ơn mắc oán, làm bạn lỗ vốn”.
Đoạn kết của bài báo, thật sự xứng đáng là câu chuyện hài đầy kịch tính nhất về nhân cách và trình độ tác giả.
Tác giả đã phải cầu viện đến chuyện ăn uống để lấy đó làm mục tiêu hành động cho con người và đánh giá người khác. Thật ra là tác giả đã nhầm lẫn lớn về cách sống. Chuyện ăn uống chỉ là một phần trong đời sống con người, cần thiết nhưng không phải là mục đích sống và là thước đo giá trị hạnh phúc của con người như tác giả suy nghĩ. Tôi cũng đã đọc đâu đó một câu rằng: “Nếu hạnh phúc con người chỉ là vật chất đầy đủ, thì con lợn còn hạnh phúc hơn” – Các Mác.
Nhưng, hài nhất vẫn là câu này: “Những điều chúng tôi vừa nói ở trên là lương tri tử tế…” đọc đến đây, chắc người nghiêm túc máu lạnh nhất cũng không khỏi bật cười về sự quảng cáo sống sượng của chính tác giả và tờ báo. Xin thưa, người có lương tri, tử tế hay không thiên hạ sẽ đánh giá về mình, tự đánh bóng mình bằng những quảng cáo lộng ngôn dù có hay ho đến mấy, tự nó đã cho thiên hạ biết bản chất kiêu ngạo và hợm mình của người đó.
Thật đúng là người ta thường nói đến cái người ta thiếu. Thường thì những kẻ tự cho mình là đạo đức, là lương tri tử tế chính là những kẻ thiếu trầm trọng món hàng xa xỉ này.
Quả thật câu “thùng rỗng kêu to” mà cha ông đã đúc kết luôn luôn cần dạy lại cho tác giả này am hiểu hơn. Và cả Ban biên tập tờ báo, khi để những dòng chữ hợm mình, dốt nát này được chình ình lên mặt báo của mình mà không thấy xấu hổ, chỉ càng để thiên hạ rõ hơn tâm địa đằng sau mà thôi.
Một bài báo của anh thợ rèn chuyên nghề bẻ cong ngòi bút, mạo danh lương tri, tự cho mình tử tế nhưng nội dung và hành động của nó đã lộ rõ bản chất không thể thay đổi: Dối trá, vu cáo và thay trắng đổi đen.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009.
Hình ảnh ngày 27.4 Giáo dân đến cầu nguyện khu hồ Ba Giang và công an rầm rộ kéo tới...
Phóng viên Hà Nội
06:11 28/04/2009
Giáo xứ Thái Hà gửi đơn Khiếu Nại: nêu rõ tu sĩ và toàn giáo dân đồng chịu trách nhiệm với Cha Khải
Giáo xứ Thái Hà
06:21 28/04/2009
Tôi đã ký như là tôi thở
Bùi Minh Quốc
10:35 28/04/2009
Trân trọng gửi các anh các chị đã và sẽ cùng ký tên vào KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
Tôi đã ký
Vâng chính tôi đã ký
Đây chính là chữ ký của tôi
Và ghi rõ họ tên địa chỉ
Bùi Minh Quốc
Số 3
Nguyễn Thượng Hiền
Đà Lạt
Tôi đã ký
Như là tôi thở
Tôi đã ký
Để mắt nhìn thẳng mắt mọi người
Để tôi nguyên vẹn tôi
Con dân Việt Nam
Vinh hạnh cùng các anh các chị
Ngẩng đầu đi giữa Việt Nam
Giữ Việt Nam
Nâng niu Việt Nam
Từng tấc máu giang san
Đường xa không mỏi
Bền bỉ và hiên ngang
Người bên người dấn bước
Tim cất lời non nước
Rung vang:
Chặn lại ngay những cái vòi bạch tuộc
Bọn thẻ đỏ tim đen
Đang sục ngầu rừng đất Tây Nguyên!
Đà Lạt 26.04.2009
Tôi đã ký
Vâng chính tôi đã ký
Đây chính là chữ ký của tôi
Và ghi rõ họ tên địa chỉ
Bùi Minh Quốc
Số 3
Nguyễn Thượng Hiền
Đà Lạt
Tôi đã ký
Như là tôi thở
Tôi đã ký
Để mắt nhìn thẳng mắt mọi người
Để tôi nguyên vẹn tôi
Con dân Việt Nam
Vinh hạnh cùng các anh các chị
Ngẩng đầu đi giữa Việt Nam
Giữ Việt Nam
Nâng niu Việt Nam
Từng tấc máu giang san
Đường xa không mỏi
Bền bỉ và hiên ngang
Người bên người dấn bước
Tim cất lời non nước
Rung vang:
Chặn lại ngay những cái vòi bạch tuộc
Bọn thẻ đỏ tim đen
Đang sục ngầu rừng đất Tây Nguyên!
Đà Lạt 26.04.2009
Thông báo của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nhân vụ bauxite
LM. Vinhsơn Phạm Trung Thành
13:13 28/04/2009
Bồi Bút
Fiater Phaolô HK
15:17 28/04/2009
Sau bài kêu gọi thảm họa từ Bauxite tôi đoán thế nào Bố Uy cũng bị “đập”, quả đúng như vậy!.
Khỏi phải nói thêm dài dòng, thảm họa từ Bauxite đã quá rõ ràng, nhưng người ta cứ khăng khăng phủ nhận tất cả các ý kiến đóng góp chân thành từ phía các nhà khoa học, tôi không biết người Việt nam nói chung và anh em Tây Nguyên nói riêng hưởng lợi gì từ việc khai thác đó, nhưng điều tôi đoán (Lại đoán) nó chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người độc quyền cai trị mà thôi. Như thể toàn nước Việt Nam này là thuộc sở hữu của họ vậy. Tôi xin nhắc lại lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt “Tổ quốc không phải của riêng ai, không phải của bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào mà là của hơn tám mươi triệu đồng bào Việt nam”.
Tôi còn nhớ rõ trong một lần học môn triết học, một vị giáo sư có nêu lên một thực trạng hiện nay về việc xin gia nhập Đảng, Vị giáo sư hỏi: “Các bạn có biết hiện nay lý do chính để người ta xin vào Đảng là gì không?” và ông ta không ngần ngại trả lời là để “xôi thịt”.
Người ta cứ rêu rao trên báo đài về cái tâm: tâm người cầm bút, tâm người cầm phấn, tâm người cầm cán cân công lý, tâm người cách mạng…đã được trui rèn với tư tưởng của Bác, ý thức hệ CS và chúng ta đã thấy được thành quả từ nó ngay chính từ các tờ báo của Đảng và nhà nước: nhà báo tống tiền, tệ mua bán điểm, bằng cấp, tham nhũng, mãi lộ, phá thai… Thật vậy, ở một xã hội với chủ thuyết vô thần, nơi con người ta được dạy con người được tiến hóa từ loài khỉ thì làm gì có khái niêm lương tâm, sợ làm điều ác, nên người ta mặc sức thể hiện bản chất xấu xa, tham lam, đê hèn, mạnh được yếu thua. Anh mà có được nhiều thủ đoạn tinh vi, ma mãnh, mị dân hơn anh sẽ thắng. Mà thử nghĩ thời này mà còn mị được ai, chẳng qua anh sử dụng cường quyền để o ép dân chúng đúng theo kiểu cờ trong tay ai thì người đó phất.
Các bồi bút “xôi thịt” báo HNM ơi, đọc mấy bài của các anh xong “bỗng dưng em muốn hét”. Hét lên rằng các anh vẫn là con người mà, khi được sinh ra và cất tiếng khóc chào đời các anh vẫn mang tính bản thiện, mang trong mình dòng máu tiên rồng. Cớ gì các anh phải làm vậy, tiền hả? Một chức vụ được cơ cấu nay mai? hay thói quen hay nịnh hót? Đọc tác phẩm “Đêm giữa ban ngày” đi các anh, các anh sẽ thấy người ta cả đời đi theo cách mạng nhưng kết cục vẫn bị ruồng bỏ, vẫn bị đi cải tạo như ai. Ngẫm mới thấy lời Thầy dạy: “Những ai sử dụng gươm giáo sẽ chết vì gươm giáo” luôn luôn đúng. Đi xem vở Lệ Chi Viên ở Edicaf, tôi không khỏi tỉnh thức khi nghe câu nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức con người”.
Quan tâm đến vận mệnh của đất nước là trách nhiệm của mỗi con dân Việt Nam, từ anh hàng thịt, cô công nhân hay bác kỹ sư và ngay cả các đấng tu hành đều có quyền cất lên tiếng nói của mình, đó là điều hợp pháp và nên khuyến khích. Tôi còn nhớ khi xưa lúc Mỹ ném bom ở Cosovo nhầm lẫn thế nào vào tòa đại sứ Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đồng ý cho dân chúng biểu tình 3 ngày trước đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, nhưng ta thì vì lý gì đó mà không dám, ngay cả chỉ mới viết một bài phản ảnh thôi là bị chụp mũ rồi. Mà nghĩ cũng lạ, thường các dự án đầu tư nước ngoài nhằm để tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước, đằng này họ đưa qua cả mấy ngàn lao đông phổ thông với hộ du dịch vi phạm trắng trợn luật lao động Việt Nam mà chẳng thấy anh “Bồi Bút “nào lên tiếng giúp, cứ đè các ông cha lên tiếng vì công lý và sự thật mà lên án. Xem ra cái nghề “Bồi Bút” có thể gọi hái ra tiền trong xã hội độc đảng toàn trị. Chắc chuyến này em xin chuyển nghề Marketing sang làm nhà báo cho khỏe, nói láo có tiền mới hay làm sao.
Tôi không dám nói là kêu gọi lương tâm các anh sám hối (chữ này đối với các anh giống như hàng xa xỉ), vì vốn dĩ các anh được đào tạo để làm như vậy. Nhưng khi viết hay đưa ra bất kỳ bình luận gì, xin hiểu cho rằng, các anh vẫn mang thiên chức của một con người.
Riêng tôi, tôi cũng không quên cầu nguyện cho các anh sớm được ánh sáng chân lý soi sáng. Và cất lên bài hát
“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám bất công lan tràn…”
Khỏi phải nói thêm dài dòng, thảm họa từ Bauxite đã quá rõ ràng, nhưng người ta cứ khăng khăng phủ nhận tất cả các ý kiến đóng góp chân thành từ phía các nhà khoa học, tôi không biết người Việt nam nói chung và anh em Tây Nguyên nói riêng hưởng lợi gì từ việc khai thác đó, nhưng điều tôi đoán (Lại đoán) nó chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người độc quyền cai trị mà thôi. Như thể toàn nước Việt Nam này là thuộc sở hữu của họ vậy. Tôi xin nhắc lại lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt “Tổ quốc không phải của riêng ai, không phải của bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào mà là của hơn tám mươi triệu đồng bào Việt nam”.
Tôi còn nhớ rõ trong một lần học môn triết học, một vị giáo sư có nêu lên một thực trạng hiện nay về việc xin gia nhập Đảng, Vị giáo sư hỏi: “Các bạn có biết hiện nay lý do chính để người ta xin vào Đảng là gì không?” và ông ta không ngần ngại trả lời là để “xôi thịt”.
Người ta cứ rêu rao trên báo đài về cái tâm: tâm người cầm bút, tâm người cầm phấn, tâm người cầm cán cân công lý, tâm người cách mạng…đã được trui rèn với tư tưởng của Bác, ý thức hệ CS và chúng ta đã thấy được thành quả từ nó ngay chính từ các tờ báo của Đảng và nhà nước: nhà báo tống tiền, tệ mua bán điểm, bằng cấp, tham nhũng, mãi lộ, phá thai… Thật vậy, ở một xã hội với chủ thuyết vô thần, nơi con người ta được dạy con người được tiến hóa từ loài khỉ thì làm gì có khái niêm lương tâm, sợ làm điều ác, nên người ta mặc sức thể hiện bản chất xấu xa, tham lam, đê hèn, mạnh được yếu thua. Anh mà có được nhiều thủ đoạn tinh vi, ma mãnh, mị dân hơn anh sẽ thắng. Mà thử nghĩ thời này mà còn mị được ai, chẳng qua anh sử dụng cường quyền để o ép dân chúng đúng theo kiểu cờ trong tay ai thì người đó phất.
Các bồi bút “xôi thịt” báo HNM ơi, đọc mấy bài của các anh xong “bỗng dưng em muốn hét”. Hét lên rằng các anh vẫn là con người mà, khi được sinh ra và cất tiếng khóc chào đời các anh vẫn mang tính bản thiện, mang trong mình dòng máu tiên rồng. Cớ gì các anh phải làm vậy, tiền hả? Một chức vụ được cơ cấu nay mai? hay thói quen hay nịnh hót? Đọc tác phẩm “Đêm giữa ban ngày” đi các anh, các anh sẽ thấy người ta cả đời đi theo cách mạng nhưng kết cục vẫn bị ruồng bỏ, vẫn bị đi cải tạo như ai. Ngẫm mới thấy lời Thầy dạy: “Những ai sử dụng gươm giáo sẽ chết vì gươm giáo” luôn luôn đúng. Đi xem vở Lệ Chi Viên ở Edicaf, tôi không khỏi tỉnh thức khi nghe câu nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức con người”.
Quan tâm đến vận mệnh của đất nước là trách nhiệm của mỗi con dân Việt Nam, từ anh hàng thịt, cô công nhân hay bác kỹ sư và ngay cả các đấng tu hành đều có quyền cất lên tiếng nói của mình, đó là điều hợp pháp và nên khuyến khích. Tôi còn nhớ khi xưa lúc Mỹ ném bom ở Cosovo nhầm lẫn thế nào vào tòa đại sứ Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đồng ý cho dân chúng biểu tình 3 ngày trước đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, nhưng ta thì vì lý gì đó mà không dám, ngay cả chỉ mới viết một bài phản ảnh thôi là bị chụp mũ rồi. Mà nghĩ cũng lạ, thường các dự án đầu tư nước ngoài nhằm để tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước, đằng này họ đưa qua cả mấy ngàn lao đông phổ thông với hộ du dịch vi phạm trắng trợn luật lao động Việt Nam mà chẳng thấy anh “Bồi Bút “nào lên tiếng giúp, cứ đè các ông cha lên tiếng vì công lý và sự thật mà lên án. Xem ra cái nghề “Bồi Bút” có thể gọi hái ra tiền trong xã hội độc đảng toàn trị. Chắc chuyến này em xin chuyển nghề Marketing sang làm nhà báo cho khỏe, nói láo có tiền mới hay làm sao.
Tôi không dám nói là kêu gọi lương tâm các anh sám hối (chữ này đối với các anh giống như hàng xa xỉ), vì vốn dĩ các anh được đào tạo để làm như vậy. Nhưng khi viết hay đưa ra bất kỳ bình luận gì, xin hiểu cho rằng, các anh vẫn mang thiên chức của một con người.
Riêng tôi, tôi cũng không quên cầu nguyện cho các anh sớm được ánh sáng chân lý soi sáng. Và cất lên bài hát
“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám bất công lan tràn…”
Linh mục Nguyễn Văn Khải có thể bị bỏ tù vì vấn đề bauxite Tây Nguyên?
Thiên Bình
15:24 28/04/2009
Đã cả gần hai tháng nay, dư luận trong nước và quốc tế xôn xao về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vốn được Đảng và Nhà Nước Việt Nam cho đó là “chủ trương lớn”. Dự án này được Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trong bài trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 27/4/2009, nhận xét là “lợi chưa thấy đâu mà hại thì đã gần kề rồi” ( xin nghe tại http://www.rfi.fr/actuvi/articles/112/article_3334.asp ). Giáo sư cũng cho biết thêm: “Đây là vận mệnh sống còn của đất nước, của dân tộc mà ai cũng phải băn khoăn nếu người đó còn có lương tri, còn có quan tâm đến tương lai của con em chúng ta thì không thể lảng tránh vấn đề”.
Dư luận xôn xao từ lâu, nhưng mấy ngày nay, xuất phát từ đơn kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và Quốc hội, bầu khí Hà Nội lại trở nên hết sức căng thẳng, ngột ngạt trước “chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” trong việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Áp lực xã hội từ giới bình dân đến trí thức càng lúc càng đạt tới cao trào. Thêm vào đó, cả ngàn ngọn nến ở Thái Hà được thắp lên để “cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt” như thể làm vỡ tung cái bức xúc của cả xã hội.
Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam tuy vẫn xem khai thác bauxit là chủ trương nhất quán của Đảng, nhưng trước những áp lực xuất phát từ những phản biện xã hội, đã buộc lòng phải thực hiện một động thái được gọi “chỉ đạo rà soát lại dự án bauxite Nhân Cơ”.
Nhưng bên cạnh việc có sự chỉ đạo của Đảng về cái được gọi là “ra soát dự án bauxite”, thì còn có thêm một chuyện khác đang cuốn hút sự theo dõi đặc biệt của cộng luận trong nước và ngoài nước: Phải tuyên truyền, tập trung đánh hội đồng những kẻ đã tổ chức việc “cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt để cân nhắc dự án bauxite”, nhất là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên Tu viện – Giáo xứ Thái Hà, người đã đại diện Tu viện và Giáo xứ ra thông cáo về buổi cầu nguyện; và việc đánh như thế, theo nhận xét của một số người, cũng đồng nghĩa với việc dằn mặt những kẻ chủ trương không bauxite Tây Nguyên.
Để đánh thật mạnh những người đã cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt, dường như tất cả các phương tiện truyền thông trong vòng kiểm soát của Thành Uỷ Hà Nội đã được huy động. Thậm chí báo chí Hà Nội còn sẵn sàng chà đạp lên sự thật để tấn công những người thuộc Tu viện – Giáo xứ Thái Hà, nơi đã làm bùng nổ cái bức xúc của xã hội vốn đã âm ỉ từ lâu. Báo An Ninh Thủ Đô, cơ quan ngôn luận của công an thành phố Hà Nội, dối trá đến độ bảo rằng dự án bauxite đã được Quốc hội thông qua để rồi tha hồ lăng mạ linh mục Nguyễn Văn Khải và cũng là lăng mạ, lên án nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giới trí thức Việt Nam và tất cả “những người còn có lương tri”, nói như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Hơn thế nữa, để tấn công những người có tâm huyết với đất nước, với dân tộc như linh mục Nguyễn Văn Khải, Báo An Ninh Thủ Đô còn sẵn sàn chà đạp lên cả đạo lý làm người, phỉ báng những giá trị tôn giáo, nhân văn khi coi việc cầu nguyện của người công giáo “cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam, cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt…” là xấu xa. Riêng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành Uỷ Hà Nội, hăng say vào cuộc đánh hội đồng những chủ trương không bauxite Tây Nguyên như linh mục Nguyễn Văn Khải đến độ nói mê nói sảng như thể ca ngợi kẻ mình đang muốn tấn công, và thế là có một chỉ đạo phải gỡ bỏ, phải thu hồi ngay bài báo.
Bên cạnh việc dùng truyền thông lên án, mạ lỵ những người chủ trương không bauxite Tây Nguyên như linh mục Nguyễn Văn Khải, lực lượng cảnh sát an ninh được huy động nhảy vào cuộc. Trong vòng chưa đầy một ngày, 3 giấy mời từ lực lượng an ninh điều tra công an Hà Nội đã được gửi đến cho linh mục Nguyễn Văn Khải. Chưa hết, tối qua 21h (27/4/2009) một giấy triệu tập đã được tống đạt cho linh mục Nguyễn Văn Khải. Trong thời gian tới, có thể có việc bắt bớ, áp tải linh mục Nguyễn Văn Khải đến cơ quan điều tra.
Dư luận trong nước và quốc tế đang hết sức quan tâm đến những động thái của chính quyền Hà Nội trong vụ việc này. Nhiều người nhận định, nếu việc bỏ tù linh mục Nguyễn Văn Khải “thành công tốt đẹp”, thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó cho ngay cả vị công thần của chế độ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (người trước đây cũng có thư lưu ý Thủ tướng Chính phủ về dự án Bauxite) và dĩ nhiên là tất cả giới trí thức Việt Nam nữa….
Dư luận xôn xao từ lâu, nhưng mấy ngày nay, xuất phát từ đơn kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và Quốc hội, bầu khí Hà Nội lại trở nên hết sức căng thẳng, ngột ngạt trước “chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” trong việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Áp lực xã hội từ giới bình dân đến trí thức càng lúc càng đạt tới cao trào. Thêm vào đó, cả ngàn ngọn nến ở Thái Hà được thắp lên để “cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt” như thể làm vỡ tung cái bức xúc của cả xã hội.
Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam tuy vẫn xem khai thác bauxit là chủ trương nhất quán của Đảng, nhưng trước những áp lực xuất phát từ những phản biện xã hội, đã buộc lòng phải thực hiện một động thái được gọi “chỉ đạo rà soát lại dự án bauxite Nhân Cơ”.
Nhưng bên cạnh việc có sự chỉ đạo của Đảng về cái được gọi là “ra soát dự án bauxite”, thì còn có thêm một chuyện khác đang cuốn hút sự theo dõi đặc biệt của cộng luận trong nước và ngoài nước: Phải tuyên truyền, tập trung đánh hội đồng những kẻ đã tổ chức việc “cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt để cân nhắc dự án bauxite”, nhất là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên Tu viện – Giáo xứ Thái Hà, người đã đại diện Tu viện và Giáo xứ ra thông cáo về buổi cầu nguyện; và việc đánh như thế, theo nhận xét của một số người, cũng đồng nghĩa với việc dằn mặt những kẻ chủ trương không bauxite Tây Nguyên.
Để đánh thật mạnh những người đã cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo quốc gia được sáng suốt, dường như tất cả các phương tiện truyền thông trong vòng kiểm soát của Thành Uỷ Hà Nội đã được huy động. Thậm chí báo chí Hà Nội còn sẵn sàng chà đạp lên sự thật để tấn công những người thuộc Tu viện – Giáo xứ Thái Hà, nơi đã làm bùng nổ cái bức xúc của xã hội vốn đã âm ỉ từ lâu. Báo An Ninh Thủ Đô, cơ quan ngôn luận của công an thành phố Hà Nội, dối trá đến độ bảo rằng dự án bauxite đã được Quốc hội thông qua để rồi tha hồ lăng mạ linh mục Nguyễn Văn Khải và cũng là lăng mạ, lên án nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giới trí thức Việt Nam và tất cả “những người còn có lương tri”, nói như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Hơn thế nữa, để tấn công những người có tâm huyết với đất nước, với dân tộc như linh mục Nguyễn Văn Khải, Báo An Ninh Thủ Đô còn sẵn sàn chà đạp lên cả đạo lý làm người, phỉ báng những giá trị tôn giáo, nhân văn khi coi việc cầu nguyện của người công giáo “cho bất công sớm chấm dứt, sự thật được tôn trọng, công lý và hòa bình được sớm hiển trị trên quê hương Việt Nam, cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt…” là xấu xa. Riêng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành Uỷ Hà Nội, hăng say vào cuộc đánh hội đồng những chủ trương không bauxite Tây Nguyên như linh mục Nguyễn Văn Khải đến độ nói mê nói sảng như thể ca ngợi kẻ mình đang muốn tấn công, và thế là có một chỉ đạo phải gỡ bỏ, phải thu hồi ngay bài báo.
Bên cạnh việc dùng truyền thông lên án, mạ lỵ những người chủ trương không bauxite Tây Nguyên như linh mục Nguyễn Văn Khải, lực lượng cảnh sát an ninh được huy động nhảy vào cuộc. Trong vòng chưa đầy một ngày, 3 giấy mời từ lực lượng an ninh điều tra công an Hà Nội đã được gửi đến cho linh mục Nguyễn Văn Khải. Chưa hết, tối qua 21h (27/4/2009) một giấy triệu tập đã được tống đạt cho linh mục Nguyễn Văn Khải. Trong thời gian tới, có thể có việc bắt bớ, áp tải linh mục Nguyễn Văn Khải đến cơ quan điều tra.
Dư luận trong nước và quốc tế đang hết sức quan tâm đến những động thái của chính quyền Hà Nội trong vụ việc này. Nhiều người nhận định, nếu việc bỏ tù linh mục Nguyễn Văn Khải “thành công tốt đẹp”, thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó cho ngay cả vị công thần của chế độ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (người trước đây cũng có thư lưu ý Thủ tướng Chính phủ về dự án Bauxite) và dĩ nhiên là tất cả giới trí thức Việt Nam nữa….
Biểu tình phản đối Báo An Ninh Thủ Đô đưa tin sai sự thật
CTV CSsR
17:59 28/04/2009
Trụ sở Báo An Ninh Thủ Đô |
Cảnh sát đứng nhìn thôi |
Chụp hình quay phim với ý đồ đe dọa |
Dân chúng biểu tình phản đối |
Dân chúng biểu tình phản đối |
Đả đảo loan tin sai sự thật |
Cả trăm người này từ khắp nơi trong thành phố đổ về, hầu hết họ là người bạn đọc lâu năm của tờ báo! Thế nhưng vừa khi "Trọng Nghía" đưa tin sai sự thật về Linh Mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, họ đã phải đối kịch liệt !
Từ đây tờ báo này đã đánh mất niềm tin của khán giả. Thêm vào đó là sự hối hận - vì đã mất tiền nuôi các ký giả lâu nay, Những bồi bút của tờ báo này đã đánh lừa dư luận, đánh lừa quần chúng đã lâu, nay đã bị độc giả vạch mặt !
Sau khi họ đòi gặp tác giả "Trọng Nghĩa" và ông tổng biên tập, một đám nhân viên trả lời là không gặp được !!! Nhưng rồi cuối cùng cũng phải cho họ gặp một ông gọi là tiếp bạn đọc tên la "Chính?"
Ông Chính và bốn nhân viên nữa đã "cúi đầu nhận tội" và các nhân viên khác cũng thế !! Chúng tôi đề nghị phải cải chính.( Bạn xem hình thì biết) Nhưng Ông "Chính" nói nếu muốn cải chính thì phải xin ý kiến cấp trên !!!
Sau đó chúng tôi ra khỏi phòng tiếp dân, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều công an trận tự, công an giao thông, dân phòng, các nhà quay phim, nhiếp ảnh và đủ các loại xe... đứng đầy chung quanh trước cửa toà soạn để khủng bố tinh thần những người bạn đọc lâu năm của tờ báo.
Khoảng 15giờ cùng ngày tôi thấy tờ báo đã lấy tấm ảnh của Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khải xuống!
Kết tội người khác trái pháp luật là phạm tội
Luật sư Lê Văn Minh
18:09 28/04/2009
Trong bài: "Dư luận xã hội về những hành vi sai trái của một số chức sắc công giáo: Họ đang lợi dụng tôn giáo để làm hại đất nước" của Báo Hà Nội Mới ra ngày 28/4/2009 có ý kiến phát biểu của ông Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Với tư cách là Luật sư chân chính, chúng tôi có ý kiến về phát biểu của ông Nguyễn Trọng Tỵ như sau:
Trong nội dung phát biểu, ông Nguyễn Trọng Tỵ gán gép, chụp mũ cho Linh mục Nguyễn Văn Khải hai vấn đề:
Thứ nhất, mở đầu bài phát biểu, ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: "Linh mục Nguyễn Văn Khải đã ra Thông cáo vượt quá giới hạn chức phận của linh mục, can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước".
Thứ hai, ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: Linh mục Nguyễn Văn Khải "phạm vào điểm a Điều 88 của Bộ luật Hình sự".
Chúng tôi xét thấy,
- Một là, việc cầu nguyện là trách nhiệm và là bổn phận của mỗi người có Đạo. Đối với linh mục, ngoài trách nhiệm và bổn phận phải cầu nguyện, còn có trách nhiệm tổ chức cho giáo dân cầu nguyện trong phạm vi không trái với điều cấm của pháp luật.
Việc giáo xứ Thái Hà ra Thông cáo ngày 23 tháng 4 năm 2009 kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho công lý và sự thật là không trái với pháp luật và giáo luật, vì không có gì gọi là "can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước".
Việc ông ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: "Linh mục Nguyễn Văn Khải đã ra Thông cáo vượt quá giới hạn chức phận của linh mục, can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước" là không có căn cứ, là suy diễn chủ quan. Công dân Việt Nam theo tôn giáo có hành vi cầu nguyện cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước mà ông lại cho đó là "can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước" sao?!
- Hai là, chỉ có Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền tuyên bố một người nào đó phạm vào điều, khoản, điểm nào của Bộ luật hình sự. Tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 và tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Vậy mà ông Nguyễn Trọng Tỵ lại dám "cả gan" tuyên bố trên Báo Hà Nội Mới rằng: Linh mục Nguyễn Văn Khải "phạm vào điểm a Điều 88 của Bộ luật Hình sự"!?
Là luật sư, chắc ông cũng thừa biết rằng: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, là hành vi phạm vào tội "Vu khống" được quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999.
11 giờ 00 ngày 28 tháng 4 năm 2009
Trong nội dung phát biểu, ông Nguyễn Trọng Tỵ gán gép, chụp mũ cho Linh mục Nguyễn Văn Khải hai vấn đề:
Thứ nhất, mở đầu bài phát biểu, ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: "Linh mục Nguyễn Văn Khải đã ra Thông cáo vượt quá giới hạn chức phận của linh mục, can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước".
Thứ hai, ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: Linh mục Nguyễn Văn Khải "phạm vào điểm a Điều 88 của Bộ luật Hình sự".
Chúng tôi xét thấy,
- Một là, việc cầu nguyện là trách nhiệm và là bổn phận của mỗi người có Đạo. Đối với linh mục, ngoài trách nhiệm và bổn phận phải cầu nguyện, còn có trách nhiệm tổ chức cho giáo dân cầu nguyện trong phạm vi không trái với điều cấm của pháp luật.
Việc giáo xứ Thái Hà ra Thông cáo ngày 23 tháng 4 năm 2009 kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho công lý và sự thật là không trái với pháp luật và giáo luật, vì không có gì gọi là "can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước".
Việc ông ông Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng: "Linh mục Nguyễn Văn Khải đã ra Thông cáo vượt quá giới hạn chức phận của linh mục, can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước" là không có căn cứ, là suy diễn chủ quan. Công dân Việt Nam theo tôn giáo có hành vi cầu nguyện cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước mà ông lại cho đó là "can thiệp sâu vào những vấn đề chính trị, chống phá đất nước" sao?!
- Hai là, chỉ có Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền tuyên bố một người nào đó phạm vào điều, khoản, điểm nào của Bộ luật hình sự. Tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 và tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Vậy mà ông Nguyễn Trọng Tỵ lại dám "cả gan" tuyên bố trên Báo Hà Nội Mới rằng: Linh mục Nguyễn Văn Khải "phạm vào điểm a Điều 88 của Bộ luật Hình sự"!?
Là luật sư, chắc ông cũng thừa biết rằng: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, là hành vi phạm vào tội "Vu khống" được quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999.
11 giờ 00 ngày 28 tháng 4 năm 2009
Thư gửi Nguyễn Văn Lâm chủ tịch hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội.
Viễn Phong
23:45 28/04/2009
Về ý kiến của anh trên báo Hà Nội Mới ngày 28-4 như sau:
“Sao họ không cầu nguyện cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc hay hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc da cam vẫn quặn đau chờ đợi công lý? Không còn nghi ngờ gì nữa, các linh mục Nhà thờ Thái Hà đã đi quá xa, lợi dụng vấn đề bô-xít hòng can dự chính trị, gây sức ép với Nhà nước. Nghe những lời lẽ của các linh mục Khải, Uy, bất kỳ người yêu nước Việt Nam nào cũng sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm, nhất là gia đình có thân nhân đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Các linh mục này đã phủ nhận tất cả thành quả mà cả dân tộc đã không tiếc máu xương giành được. Không những thế, những thành tựu hàng thập kỷ đổi mới đã được cả thế giới thừa nhận cũng bị họ phủ nhận sạch trơn. Tôi cho rằng, Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn trừng trị những kẻ đang tâm đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết truyền thống ngàn đời, khối đại đoàn kết đã làm nên sức mạnh cho Tổ quốc ta trong chiến tranh và giờ đây là trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.” Báo HNM
Thưa anh Lâm
Nhờ có vụ anh ý kiến về giáo xứ Thái Hà, tôi một người Hà Nội mới may mắn biết được anh là chủ tịch hội chữ thập đỏ Hà Nội. Thật ra trong muôn vàn những cái hội đoàn của thành phố Hà Nội thì cái chức chủ tịch hội CTĐ HN của anh khó mà có dịp được người dân biêt đến. Mặc dù tệ cắt xén viện trợ xẩy ra đầy dẫy khắp nơi trên đất nước này, đến mức độ báo chí phải lên án. Người dân cực kỳ phẫn nộ, điều này chắc anh biết. Tôi nghĩ anh nên có ý kiến về vấn đề thuộc chuyên môn này đã trước khi ý kiến việc khác.
Anh sử dụng những người có thân nhân ngã xuống trong các cuộc chiến tranh để dành hoà bình, độc lập cho đất nước làm lá bài mập mờ che đậy ý kiến của mình. Một thủ đoạn quá xưa của tuyên truyền Việt Nam, đáng phải lên án thì một thầy thuốc như anh lại nhuần nhuyễn trò bỉ ổi ấy không kém gì.
Tôi hỏi anh rằng, thân nhân của những người ngã xuống được hưởng chính sách gì, họ có hài lòng về chính sách đó không. Những ngôi nhà tình nghĩa cấp 4, mái xi măng mà các anh đã làm liệu có bằng cái một lông chân của những tên tham nhũng, bằng món quà mà các quan chức cho gái như Nguyễn Việt Tiến., Lương Quốc Dũng sau một lần vui vẻ.
Anh lớn tiếng đòi cầu nguyện cho liệt sĩ đã hy sinh, ôi cái tấm lòng lương y kiêm đao phủ ở các bệnh viện thì chả ai lạ gì. Anh đòi thế đã nghĩ chưa ? Giả dụ bây giờ giáo xứ Thái Hà kéo nhau đến vườn hoa Điện Biên Phủ cầu nguyện cho mấy chục nghìn liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của quân bành trướng Trung Quốc, anh có hài lòng không ? Anh đã kém nhận thức hậu quả lời nói rồi, cái báo đưa lại lời anh cũng chả hơn gì. Giờ nếu chúng tôi nghe theo lời anh và báo HNM phát động phong trào cầu nguyện cho các liệt sĩ hy sinh ở biên giới phía Bắc tại thời điểm này. E rằng không chỉ người Công Giáo mà còn hàng nghìn người khác nữa sẵn sàng tham gia. Lúc ấy xin anh và toàn bộ nhân viên báo HNM sát cánh nhé, chứ đừng ca ngợi tướng Tàu Hứa Thế Hữu như báo HNM đã từng đăng. Nói đến đây mới thấy chua chát, than ôi cho đất nước này, chính cái báo ca ngợi quân giết người Việt giờ lại trách người khác sao không cầu nguyện cho người bị giết.
Có lẽ chúng tôi sẽ lưu ý và có khả năng sẽ thực hiện ý tưởng mà anh và báo HNM đã nêu ra, đây sẽ là căn cứ để cho thấy chúng tôi hoà mình cùng với dân tộc theo đúng đường lối mà đảng viên Nguyễn Văn Lâm cùng tờ báo đảng thủ đô Hà Nội Mới đề nghị.
Lúc ấy xin anh và báo HNM mới đừng cho rằng giáo dân và các linh mục làm chính trị nhé. Nhân đây thưa với anh, linh mục cho dù có làm chính trị thì cũng đến ngưỡng là linh mục mà thôi. Họ là người tu hành, dâng mình cho Chúa, không thể nào có chức vụ gì hứa hẹn để họ mưu đồ làm chính trị cả. Chỉ có thú y, hoạn lợn… làm chính trị và đến những chức vụ cao cấp nào, cái này hẳn anh biết. Có phải đó là động cơ thúc đẩy, để anh học hỏi mà tiến thân sau này chăng, qua những ý kiến của anh về Thái Hà tôi nghĩ anh cũng đang thực hiện mưu đồ chính trị của riếng mình lắm. Thú y, hoạn lơn…còn vươn đến thế, thì chủ tịch hội CTĐ có gì mà không tự tin làm anh nhỉ. Chỉ cần vu khống người lương thiện, trung thành làm tay sai là anh có cơ hội thôi.
Anh kêu gọi những biện pháp cứng rắn trừng trị những người yêu nước đã dám cất tiếng nói phản đối một chính sách sai lầm như Bô Xít, Tây Nguyên. Lời kêu gọi của anh thật ra chỉ để chứng minh tấm lòng trung của anh với ông chủ của mình mà thôi. Kêu khi thấy bóng người ngoài ngõ, chưa cần biết gian hay ngay, cứ thấy bóng đi vào là kêu liên tục để chứng tỏ nuôi mình không tốn cơm. Chứ còn cứng rắn thì từ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, cải tạo tư sản, lệnh tập trung…nhà nước này có thừa không cần anh kêu mới có. Tôi mong anh làm một người có lương tâm trong sáng để tiếp tục làm trọn chức vụ của mình, đừng manh nha lợi dụng để tìm kiếm chỗ bon chen kiếm chức quyền. Mình làm thầy thuốc phải có tâm anh ạ, cho các cháu nhà mình được tự hào khi người ta nhắc đến anh. Đấy mới là cái quý nhất mà người thầy thuốc làm cha để lại cho con mình.
Hay anh làm bài so sánh giữa tiền chi cho đãi ngộ gia đình thương binh liệt sĩ với thất thoát trong xây dựng cơ bản. Hoặc những vụ như đề án 112, CPI, PMU18…..có khi lại là tiếng tốt anh để cho con cháu.
Chúc anh sáng suốt hơn sau khi đọc thư này.
Hà Nội, 28/4/2009
“Sao họ không cầu nguyện cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc hay hàng triệu nạn nhân nhiễm chất độc da cam vẫn quặn đau chờ đợi công lý? Không còn nghi ngờ gì nữa, các linh mục Nhà thờ Thái Hà đã đi quá xa, lợi dụng vấn đề bô-xít hòng can dự chính trị, gây sức ép với Nhà nước. Nghe những lời lẽ của các linh mục Khải, Uy, bất kỳ người yêu nước Việt Nam nào cũng sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm, nhất là gia đình có thân nhân đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Các linh mục này đã phủ nhận tất cả thành quả mà cả dân tộc đã không tiếc máu xương giành được. Không những thế, những thành tựu hàng thập kỷ đổi mới đã được cả thế giới thừa nhận cũng bị họ phủ nhận sạch trơn. Tôi cho rằng, Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn trừng trị những kẻ đang tâm đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết truyền thống ngàn đời, khối đại đoàn kết đã làm nên sức mạnh cho Tổ quốc ta trong chiến tranh và giờ đây là trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.” Báo HNM
Thưa anh Lâm
Nhờ có vụ anh ý kiến về giáo xứ Thái Hà, tôi một người Hà Nội mới may mắn biết được anh là chủ tịch hội chữ thập đỏ Hà Nội. Thật ra trong muôn vàn những cái hội đoàn của thành phố Hà Nội thì cái chức chủ tịch hội CTĐ HN của anh khó mà có dịp được người dân biêt đến. Mặc dù tệ cắt xén viện trợ xẩy ra đầy dẫy khắp nơi trên đất nước này, đến mức độ báo chí phải lên án. Người dân cực kỳ phẫn nộ, điều này chắc anh biết. Tôi nghĩ anh nên có ý kiến về vấn đề thuộc chuyên môn này đã trước khi ý kiến việc khác.
Anh sử dụng những người có thân nhân ngã xuống trong các cuộc chiến tranh để dành hoà bình, độc lập cho đất nước làm lá bài mập mờ che đậy ý kiến của mình. Một thủ đoạn quá xưa của tuyên truyền Việt Nam, đáng phải lên án thì một thầy thuốc như anh lại nhuần nhuyễn trò bỉ ổi ấy không kém gì.
Tôi hỏi anh rằng, thân nhân của những người ngã xuống được hưởng chính sách gì, họ có hài lòng về chính sách đó không. Những ngôi nhà tình nghĩa cấp 4, mái xi măng mà các anh đã làm liệu có bằng cái một lông chân của những tên tham nhũng, bằng món quà mà các quan chức cho gái như Nguyễn Việt Tiến., Lương Quốc Dũng sau một lần vui vẻ.
Anh lớn tiếng đòi cầu nguyện cho liệt sĩ đã hy sinh, ôi cái tấm lòng lương y kiêm đao phủ ở các bệnh viện thì chả ai lạ gì. Anh đòi thế đã nghĩ chưa ? Giả dụ bây giờ giáo xứ Thái Hà kéo nhau đến vườn hoa Điện Biên Phủ cầu nguyện cho mấy chục nghìn liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của quân bành trướng Trung Quốc, anh có hài lòng không ? Anh đã kém nhận thức hậu quả lời nói rồi, cái báo đưa lại lời anh cũng chả hơn gì. Giờ nếu chúng tôi nghe theo lời anh và báo HNM phát động phong trào cầu nguyện cho các liệt sĩ hy sinh ở biên giới phía Bắc tại thời điểm này. E rằng không chỉ người Công Giáo mà còn hàng nghìn người khác nữa sẵn sàng tham gia. Lúc ấy xin anh và toàn bộ nhân viên báo HNM sát cánh nhé, chứ đừng ca ngợi tướng Tàu Hứa Thế Hữu như báo HNM đã từng đăng. Nói đến đây mới thấy chua chát, than ôi cho đất nước này, chính cái báo ca ngợi quân giết người Việt giờ lại trách người khác sao không cầu nguyện cho người bị giết.
Có lẽ chúng tôi sẽ lưu ý và có khả năng sẽ thực hiện ý tưởng mà anh và báo HNM đã nêu ra, đây sẽ là căn cứ để cho thấy chúng tôi hoà mình cùng với dân tộc theo đúng đường lối mà đảng viên Nguyễn Văn Lâm cùng tờ báo đảng thủ đô Hà Nội Mới đề nghị.
Lúc ấy xin anh và báo HNM mới đừng cho rằng giáo dân và các linh mục làm chính trị nhé. Nhân đây thưa với anh, linh mục cho dù có làm chính trị thì cũng đến ngưỡng là linh mục mà thôi. Họ là người tu hành, dâng mình cho Chúa, không thể nào có chức vụ gì hứa hẹn để họ mưu đồ làm chính trị cả. Chỉ có thú y, hoạn lợn… làm chính trị và đến những chức vụ cao cấp nào, cái này hẳn anh biết. Có phải đó là động cơ thúc đẩy, để anh học hỏi mà tiến thân sau này chăng, qua những ý kiến của anh về Thái Hà tôi nghĩ anh cũng đang thực hiện mưu đồ chính trị của riếng mình lắm. Thú y, hoạn lơn…còn vươn đến thế, thì chủ tịch hội CTĐ có gì mà không tự tin làm anh nhỉ. Chỉ cần vu khống người lương thiện, trung thành làm tay sai là anh có cơ hội thôi.
Anh kêu gọi những biện pháp cứng rắn trừng trị những người yêu nước đã dám cất tiếng nói phản đối một chính sách sai lầm như Bô Xít, Tây Nguyên. Lời kêu gọi của anh thật ra chỉ để chứng minh tấm lòng trung của anh với ông chủ của mình mà thôi. Kêu khi thấy bóng người ngoài ngõ, chưa cần biết gian hay ngay, cứ thấy bóng đi vào là kêu liên tục để chứng tỏ nuôi mình không tốn cơm. Chứ còn cứng rắn thì từ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, cải tạo tư sản, lệnh tập trung…nhà nước này có thừa không cần anh kêu mới có. Tôi mong anh làm một người có lương tâm trong sáng để tiếp tục làm trọn chức vụ của mình, đừng manh nha lợi dụng để tìm kiếm chỗ bon chen kiếm chức quyền. Mình làm thầy thuốc phải có tâm anh ạ, cho các cháu nhà mình được tự hào khi người ta nhắc đến anh. Đấy mới là cái quý nhất mà người thầy thuốc làm cha để lại cho con mình.
Hay anh làm bài so sánh giữa tiền chi cho đãi ngộ gia đình thương binh liệt sĩ với thất thoát trong xây dựng cơ bản. Hoặc những vụ như đề án 112, CPI, PMU18…..có khi lại là tiếng tốt anh để cho con cháu.
Chúc anh sáng suốt hơn sau khi đọc thư này.
Hà Nội, 28/4/2009
Da cam đã khổ lắm rồi, da đỏ sẽ lại... kêu trời khổ hơn !
Đa Minh Phan Văn Dũng
23:46 28/04/2009
Những vết thương âm ỉ nhức nhối còn đọng lại sau mấy mươi năm chiến tranh hằn lên trên những thân thể tật nguyền dị dạng do chất độc mầu da cam mà quân đội Hoa Kỳ đã từng sử dụng vẫn hiển hiện trong cuộc sống hôm nay. Chiến tranh đã qua đi từ rất lâu, có lẽ mới chỉ có thống nhất nhưng chưa có ấm no hạnh phúc, nên chúng ta đã bỏ quên họ từ rất lâu trong đau đớn bệnh tật, mãi mấy năm sau này chúng ta mới vác đơn đi kiện để đòi lại công bằng cho những nạn nhân ấy. Nhưng muộn quá rồi, trễ quá rồi vì phần lớn những chứng cứ tác động đã nhạt phai và thay đổi nên không đủ sức thuyết phục. Hết lần này qua lần khác, Tòa An Tối Cao Hoa kỳ bác bỏ đơn kiện của những nạn nhân thương tâm này và lần nào cũng vậy, trên khắp các mặt báo và truyền thông, chúng ta lại rền rĩ: Công lý ở đâu ?
Tôi không dám xúc phạm trên những nỗi đau của những nạn nhân này. Nhưng công lý tưởng như là sự thật hiển nhiên nhưng công lý không phải dễ dàng mà đạt được. Nhiều người biết chuyện đã đặt ra những câu hỏi như: Tại sao, những người cựu chiến binh Mỹ kiện thì thắng mà chúng ta kiện lại thua ? Sự thật là như thế nào ? Có phải là Tòa An Tối Cao Hoa kỳ không công bằng. Người ta nói râm ran với nhau rằng: cùng bị rải chất diệt cỏ đó như nhau. Sao những vùng đã giải phóng lại nhiều nạn nhân đến thế, còn những vùng giải phóng sau ngày 30 tháng 4 thì chẳng thấy ai bị như vậy. mà toàn là những nạn nhân thế hệ sau này chứ không mấy bắt gặp những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp ngày xưa. Hay có thể là do chính sách kế hoạch hóa gia đình, uống thuốc phá thai bừa bãi quá.
Quan điểm của tôi thì cho là cũng có thể người ta xì xầm đúng một phần nào đó, nhưng dẫu sao thì một thứ hóa chất độc hại như dioxin chắc chắn sẽ có những tai hại di chứng về sau đối với con người và môi trường, đã muốn đi kiện thì các chứng lý phải rõ ràng, có cơ sở, có phân tích khoa học minh bạch để người ta không thể chối cãi được thì mới có hy vọng thắng kiện, chứ cứ xem những hình ảnh như các em bé tật nguyền trên truyền thông nước mình nói về vụ kiện thì cũng thật là quá sơ sài, mà những em bé như thế này quốc gia nào chả có ?!?
Khép lại vấn đề màu da cam, tôi cũng mong rằng công lý sẽ sớm đến với những nạn nhân đích thực chứ đừng như là cái vụ tiền thưởng Tết cho người nghèo vừa qua, lại có những kẻ ăn trắng mặc trơn, chân tay lành lặn lại có trong danh sách những kẻ tật nguyền để lãnh tiền đền bù thì trơ trẽn quá đáng. Tôi cũng cầu mong những con người đáng thương ấy có một khoản kha khá để mà sống, để mà không phải tủi nhục vì phải cầu cạnh đến ai, chứ bấy lâu nay có mấy ai đoái hoài đến họ ngoài các cơ sở của tôn giáo này tôn giáo kia.
Trên là vấn đề da cam, giờ là vấn đề... da đỏ. Việt Nam ta là da vàng nhưng có thể lắm chứ, ít năm sau nữa lại có những nạn nhân da đỏ. Vì mới vừa qua, sau khi hội thảo về cái vụ Bauxite đỏ, cái được mệnh danh là “Chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” thì chính phủ lại công bố rằng chủ trương đó là đúng đắn, chỉ cần quản lý chặt chẽ hơn một chút, chỉ cần phê duyệt cái đánh giá tác động môi trường là cứ việc làm tới, là OK, miễn bàn.
Các ý kiến tâm huyết, xác thực của các nhà khoa học, quân sự, nhà báo, nhà văn, giới trí thức, cựu quan thầy Xôviết cũ, và đông đảo quần chúng nhân dân xem ra chẳng bằng vài câu hứa đại của mấy anh làng giềng xấu bụng phương Bắc. Mà tôi cũng thật kinh ngạc vô cùng, vì tôi đã từng tham gia không ít vào các dự án kinh tế, mà toàn là các dự án xanh và sạch như trồng rừng, du lịch sinh thái. Ấy vậy mà chúng tôi phải tốn cả trăm triệu, sửa tới sửa lui, nói vã bọt mép, hết cả hơi về mấy cái vụ đánh giá an toàn môi trường mà cũng chưa làm được cho mấy ông Nghị nhà ta gật gù, khó đến thế là cùng, chỉ đến khi phải xì túi dưới, lộn túi trên mới mua được cái cười nham nhở đắc ý của quan trên. Ấy thế mà cái dự án Bauxite này được thực hiện nhanh chóng y như vườn hoa Thái Hà và Tòa Khâm Sứ dạo nọ, dường như bệnh quan liêu đã được chữa khỏi bằng thuốc tiên vậy, mặc dù cái luận chứng kinh tế của nó mà nhân dân được biết chí là một câu ngắn ngủi “là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước”.
Biện pháp kỹ thuật chỉ là sao y bản chánh cái văn hóa đào đào lấp lấp, copy lại cái biện pháp thi công của mấy trăm cái lô cốt đang làm cho người dân Sàigòn khốn đốn. Tin sao nổi cái kiểu thực hiện làm sạch cái kênh Nhiêu Lộc hay cái cống Ba Bò thôi đã ngán ngẩm lắm rồi, an tâm làm sao được với cả một hệ thống sông ngòi, đất đai gấp cả triệu lần như thế. Thế mà ngay lập tức, dự án đã được đấu thầu, san ủi, khởi công hàng loạt, công nhân ngoại binh Trung Quốc tấp nập, lại còn tính đến chuyện xây cảng biển, đường sắt để vận chuyển, phục vụ “thượng quốc” một cách tận tình cun cút đúng với tinh thần “khách hàng là thượng đế” nhé.
Nhưng còn trên cả thượng đế ấy chứ, ấy là vì khách hàng này chính là quan thầy mà lị. Sau các tiến trình đó rồi mới mang ra hội thảo xem xét đến hiệu quả kinh tế và hiện tại còn phải chờ duyệt cái đánh giá tác động môi trường ( tính bỏ qua luôn ), thế mà vẫn được cho là một chủ trương đúng đắn. Thật chả hiểu ra làm sao !
Thôi thì người ta có quyền có thế, người ta cố tình thực hiện chủ trương lớn ấy thì chúng mình phải biết làm sao, cỡ như cựu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói còn chửa xinhê, huống hồ gì mình. Ráng đợi cho cái Bauxite đỏ ấy mang theo nó cả một hệ thống chất độc hóa học còn nguy hiểm hơn cả dioxin theo các dòng nước từ trên nóc nhà Đông Dương tràn xuống biển, xuống sông, xuống ao hồ, xuống giếng hay ngấm sâu vào đất hoặc bay lơ lửng chu du trên các tầng mây rồi theo cơn mưa chiều lãng mạn đổ xuống làm ướt hết áo anh, áo em, áo của chúng mình và biến tất cả chúng ta, con cái cháu chắt chút chít chúng ta thành chủng tộc Việt Nam da đỏ, quái thai, dị hợm. Lúc ấy mọi da đỏ made in Vietnam cũng sẽ lại vác đơn đi kiện, sẽ mang những em bé tật nguyền làm thành tập hồ sơ... Nhưng kiện ai đây ? Và những tiếng rền rĩ kêu gào Công Lý ở đâu ? Sẽ vang vọng khắp non sông.
Thật thương thay những phận con dân phải sống trong một “Đất nước có rất nhiều đêm thắp nến nguyện cầu”.
Tôi không dám xúc phạm trên những nỗi đau của những nạn nhân này. Nhưng công lý tưởng như là sự thật hiển nhiên nhưng công lý không phải dễ dàng mà đạt được. Nhiều người biết chuyện đã đặt ra những câu hỏi như: Tại sao, những người cựu chiến binh Mỹ kiện thì thắng mà chúng ta kiện lại thua ? Sự thật là như thế nào ? Có phải là Tòa An Tối Cao Hoa kỳ không công bằng. Người ta nói râm ran với nhau rằng: cùng bị rải chất diệt cỏ đó như nhau. Sao những vùng đã giải phóng lại nhiều nạn nhân đến thế, còn những vùng giải phóng sau ngày 30 tháng 4 thì chẳng thấy ai bị như vậy. mà toàn là những nạn nhân thế hệ sau này chứ không mấy bắt gặp những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp ngày xưa. Hay có thể là do chính sách kế hoạch hóa gia đình, uống thuốc phá thai bừa bãi quá.
Quan điểm của tôi thì cho là cũng có thể người ta xì xầm đúng một phần nào đó, nhưng dẫu sao thì một thứ hóa chất độc hại như dioxin chắc chắn sẽ có những tai hại di chứng về sau đối với con người và môi trường, đã muốn đi kiện thì các chứng lý phải rõ ràng, có cơ sở, có phân tích khoa học minh bạch để người ta không thể chối cãi được thì mới có hy vọng thắng kiện, chứ cứ xem những hình ảnh như các em bé tật nguyền trên truyền thông nước mình nói về vụ kiện thì cũng thật là quá sơ sài, mà những em bé như thế này quốc gia nào chả có ?!?
Khép lại vấn đề màu da cam, tôi cũng mong rằng công lý sẽ sớm đến với những nạn nhân đích thực chứ đừng như là cái vụ tiền thưởng Tết cho người nghèo vừa qua, lại có những kẻ ăn trắng mặc trơn, chân tay lành lặn lại có trong danh sách những kẻ tật nguyền để lãnh tiền đền bù thì trơ trẽn quá đáng. Tôi cũng cầu mong những con người đáng thương ấy có một khoản kha khá để mà sống, để mà không phải tủi nhục vì phải cầu cạnh đến ai, chứ bấy lâu nay có mấy ai đoái hoài đến họ ngoài các cơ sở của tôn giáo này tôn giáo kia.
Trên là vấn đề da cam, giờ là vấn đề... da đỏ. Việt Nam ta là da vàng nhưng có thể lắm chứ, ít năm sau nữa lại có những nạn nhân da đỏ. Vì mới vừa qua, sau khi hội thảo về cái vụ Bauxite đỏ, cái được mệnh danh là “Chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” thì chính phủ lại công bố rằng chủ trương đó là đúng đắn, chỉ cần quản lý chặt chẽ hơn một chút, chỉ cần phê duyệt cái đánh giá tác động môi trường là cứ việc làm tới, là OK, miễn bàn.
Các ý kiến tâm huyết, xác thực của các nhà khoa học, quân sự, nhà báo, nhà văn, giới trí thức, cựu quan thầy Xôviết cũ, và đông đảo quần chúng nhân dân xem ra chẳng bằng vài câu hứa đại của mấy anh làng giềng xấu bụng phương Bắc. Mà tôi cũng thật kinh ngạc vô cùng, vì tôi đã từng tham gia không ít vào các dự án kinh tế, mà toàn là các dự án xanh và sạch như trồng rừng, du lịch sinh thái. Ấy vậy mà chúng tôi phải tốn cả trăm triệu, sửa tới sửa lui, nói vã bọt mép, hết cả hơi về mấy cái vụ đánh giá an toàn môi trường mà cũng chưa làm được cho mấy ông Nghị nhà ta gật gù, khó đến thế là cùng, chỉ đến khi phải xì túi dưới, lộn túi trên mới mua được cái cười nham nhở đắc ý của quan trên. Ấy thế mà cái dự án Bauxite này được thực hiện nhanh chóng y như vườn hoa Thái Hà và Tòa Khâm Sứ dạo nọ, dường như bệnh quan liêu đã được chữa khỏi bằng thuốc tiên vậy, mặc dù cái luận chứng kinh tế của nó mà nhân dân được biết chí là một câu ngắn ngủi “là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước”.
Biện pháp kỹ thuật chỉ là sao y bản chánh cái văn hóa đào đào lấp lấp, copy lại cái biện pháp thi công của mấy trăm cái lô cốt đang làm cho người dân Sàigòn khốn đốn. Tin sao nổi cái kiểu thực hiện làm sạch cái kênh Nhiêu Lộc hay cái cống Ba Bò thôi đã ngán ngẩm lắm rồi, an tâm làm sao được với cả một hệ thống sông ngòi, đất đai gấp cả triệu lần như thế. Thế mà ngay lập tức, dự án đã được đấu thầu, san ủi, khởi công hàng loạt, công nhân ngoại binh Trung Quốc tấp nập, lại còn tính đến chuyện xây cảng biển, đường sắt để vận chuyển, phục vụ “thượng quốc” một cách tận tình cun cút đúng với tinh thần “khách hàng là thượng đế” nhé.
Nhưng còn trên cả thượng đế ấy chứ, ấy là vì khách hàng này chính là quan thầy mà lị. Sau các tiến trình đó rồi mới mang ra hội thảo xem xét đến hiệu quả kinh tế và hiện tại còn phải chờ duyệt cái đánh giá tác động môi trường ( tính bỏ qua luôn ), thế mà vẫn được cho là một chủ trương đúng đắn. Thật chả hiểu ra làm sao !
Thôi thì người ta có quyền có thế, người ta cố tình thực hiện chủ trương lớn ấy thì chúng mình phải biết làm sao, cỡ như cựu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói còn chửa xinhê, huống hồ gì mình. Ráng đợi cho cái Bauxite đỏ ấy mang theo nó cả một hệ thống chất độc hóa học còn nguy hiểm hơn cả dioxin theo các dòng nước từ trên nóc nhà Đông Dương tràn xuống biển, xuống sông, xuống ao hồ, xuống giếng hay ngấm sâu vào đất hoặc bay lơ lửng chu du trên các tầng mây rồi theo cơn mưa chiều lãng mạn đổ xuống làm ướt hết áo anh, áo em, áo của chúng mình và biến tất cả chúng ta, con cái cháu chắt chút chít chúng ta thành chủng tộc Việt Nam da đỏ, quái thai, dị hợm. Lúc ấy mọi da đỏ made in Vietnam cũng sẽ lại vác đơn đi kiện, sẽ mang những em bé tật nguyền làm thành tập hồ sơ... Nhưng kiện ai đây ? Và những tiếng rền rĩ kêu gào Công Lý ở đâu ? Sẽ vang vọng khắp non sông.
Thật thương thay những phận con dân phải sống trong một “Đất nước có rất nhiều đêm thắp nến nguyện cầu”.
Linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là một trong số các nạn nhân…
Xuân An
23:49 28/04/2009
Kể từ sau buổi dự thảo khoa học về dự án bôxít Tây Nguyên kết thúc với kết quả kể là thất vọng đối với giới khoa học và những người bận tâm về vấn đề môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, và an ninh quốc gia, xem chừng dư luận xã hội đối với chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước trong dự án bôxít Tây Nguyên có vẻ như chùng xuống. Ngoài những phát biểu đơn lẻ của một vài cá nhân như nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, hay Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, …thì xem ra không ai còn muốn thiết tha lên tiếng nữa trước cái gọi là “chủ trương lớn” của Đảng (Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc khẳng định rằng việc tiếp tục dự án bôxít Tây Nguyên mà không thông qua Quốc hội là bất hợp pháp; hơn nữa, đất nước trước đây dù khó khăn, ngặt nghèo cũng không đến nỗi ”đào tài nguyên bán mà ăn” như thế).
Bất ngờ một kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi tới giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước do nhóm ba người là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và nhà văn Phạm Toàn khởi xướng những ngày này đã làm dấy lên trong xã hội một làn sóng dữ dội phản đối chủ trương lớn của giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước trong vấn đề bôxít Tây Nguyên. Khởi xướng của nhóm ba người này như đã đáp ứng đúng mong mỏi của đại đa số các thành phần trong xã hội từ các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên đến những người lao động bình dân, những con người còn có tâm với đất nước, với dân tộc.
Trước áp lực càng ngày càng dữ dội của dư luận xã hội, ngày 24/4/2009, nhóm 15 người thuộc Bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam đã miễn cưỡng thực hiện một động tác gọi là chỉ đạo việc rà soát vấn đề ô nhiễm môi trường của dự án bôxít. Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin quốc tế RFI, cái việc chỉ đạo này chẳng qua chỉ là để đối phó với phản ứng bất bình ngày càng lan rộng trong xã hội mà thôi. Hơn nữa, cũng theo hãng tin RFI, để đối phó với phản ứng dữ dội của quần chúng, Bộ chính trị đã yêu cầu Ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến kết luận nói trên để gọi là tạo sự '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội''.
Ngay sau khi có lệnh từ Bộ chính trị là dùng truyền thông để tạo cái được gọi là '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội”, các tờ báo như Hà Nội Mới, An ninh thủ đô…vốn từ trước tới nay vẫn được dân gian coi là “những con vẹt” bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Đảng. Hai tờ báo này thực hiện việc tuyên truyền cái được gọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội” bằng cách chĩa mũi dùi vào những người cố suý cho việc tẩy chay dự án bôxít Tây Nguyên. Linh mục Lê Quang Uy và Linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nạn nhận của chiến dịch “tạo thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội mà thôi, theo như nhận xét của giới phân tích chính trị-xã hội. Và từ hôm qua đến nay, trên nhiều trang mạng “lề trái” đã vạch ra cái xảo thuật gian trá của các tờ báo trung thành với Đảng trong nỗ lực tuyên truyền cái được cọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội”.
Tuy nhiên, không phải tờ báo “lề phải” nào cũng trung thành phụng sự Đảng. Có những tờ bào xem ra là tuân thủ đi theo “lề phải” Đảng chỉ, nhưng thỉnh thoảng lại lách qua “lề trái” cho lương tâm nghề nghiệp đỡ bị cắn rứt. Báo Tuổi Trẻ, một trong những nhật báo được xem là lớn nhất trong nước hiện nay, số 109/2009 (5792) ra ngày 27/4/2009, trang 4, đã tuân thủ chỉ đạo từ trên, đưa tin về sự chỉ đạo của Bộ chính trị về việc rà soát dự án bôxít với bài viết có tiêu đề: “Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức”. Đọc xong bài viết, nhiều nhà phân tích gợi ý, từ nay những phóng viên còn có tâm với nghề, còn biết nghĩ đến sự phồn thịnh của đất nước, của dân tộc, thôi thì tiêu đề bài báo cứ việc tuân thủ theo lệnh cấp trên, còn nội dung xin vui lòng phản ánh đúng hiện thực khách quan của vấn đề, của lòng dân.
Bất ngờ một kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi tới giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước do nhóm ba người là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và nhà văn Phạm Toàn khởi xướng những ngày này đã làm dấy lên trong xã hội một làn sóng dữ dội phản đối chủ trương lớn của giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước trong vấn đề bôxít Tây Nguyên. Khởi xướng của nhóm ba người này như đã đáp ứng đúng mong mỏi của đại đa số các thành phần trong xã hội từ các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên đến những người lao động bình dân, những con người còn có tâm với đất nước, với dân tộc.
Trước áp lực càng ngày càng dữ dội của dư luận xã hội, ngày 24/4/2009, nhóm 15 người thuộc Bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam đã miễn cưỡng thực hiện một động tác gọi là chỉ đạo việc rà soát vấn đề ô nhiễm môi trường của dự án bôxít. Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin quốc tế RFI, cái việc chỉ đạo này chẳng qua chỉ là để đối phó với phản ứng bất bình ngày càng lan rộng trong xã hội mà thôi. Hơn nữa, cũng theo hãng tin RFI, để đối phó với phản ứng dữ dội của quần chúng, Bộ chính trị đã yêu cầu Ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến kết luận nói trên để gọi là tạo sự '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội''.
Ngay sau khi có lệnh từ Bộ chính trị là dùng truyền thông để tạo cái được gọi là '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội”, các tờ báo như Hà Nội Mới, An ninh thủ đô…vốn từ trước tới nay vẫn được dân gian coi là “những con vẹt” bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Đảng. Hai tờ báo này thực hiện việc tuyên truyền cái được gọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội” bằng cách chĩa mũi dùi vào những người cố suý cho việc tẩy chay dự án bôxít Tây Nguyên. Linh mục Lê Quang Uy và Linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nạn nhận của chiến dịch “tạo thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội mà thôi, theo như nhận xét của giới phân tích chính trị-xã hội. Và từ hôm qua đến nay, trên nhiều trang mạng “lề trái” đã vạch ra cái xảo thuật gian trá của các tờ báo trung thành với Đảng trong nỗ lực tuyên truyền cái được cọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội”.
Tuy nhiên, không phải tờ báo “lề phải” nào cũng trung thành phụng sự Đảng. Có những tờ bào xem ra là tuân thủ đi theo “lề phải” Đảng chỉ, nhưng thỉnh thoảng lại lách qua “lề trái” cho lương tâm nghề nghiệp đỡ bị cắn rứt. Báo Tuổi Trẻ, một trong những nhật báo được xem là lớn nhất trong nước hiện nay, số 109/2009 (5792) ra ngày 27/4/2009, trang 4, đã tuân thủ chỉ đạo từ trên, đưa tin về sự chỉ đạo của Bộ chính trị về việc rà soát dự án bôxít với bài viết có tiêu đề: “Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức”. Đọc xong bài viết, nhiều nhà phân tích gợi ý, từ nay những phóng viên còn có tâm với nghề, còn biết nghĩ đến sự phồn thịnh của đất nước, của dân tộc, thôi thì tiêu đề bài báo cứ việc tuân thủ theo lệnh cấp trên, còn nội dung xin vui lòng phản ánh đúng hiện thực khách quan của vấn đề, của lòng dân.
Thông Báo
Linh mục Phêrô Nguyễn Phước Lợi đã từ trần tại Saigòn
Nhóm Cựu Chủng Sinh
04:02 28/04/2009
AI TÍN
Cựu Chủng Sinh P. Minh xin thông báo:
Linh mục Phêrô Nguyễn Phước Lợi
- Giáo sư Tiểu Chủng Viện P. Minh Vĩnh Long trước 1975.
- Cha Sở Họ Đạo Mặc Bắc - Giáo Phận Vĩnh Long.
Sau thời gian lâm bệnh, Cha Phêrô đã về với Chúa
vào 2 giờ 30 sáng 28.4.2009 tại Bệnh Viện 115, Saigon.
Thời biểu Tang Lễ cho cố Linh mục Phêrô:
- 15 giờ 30 chiều nay, nghi thức Tẩn Liệm tại Họ Đạo Mặc Bắc.
- 15 giờ ngày 30.4.2009 Lễ An Táng tại Họ Đạo Mặc Bắc.
Mời họp mặt đồng hương di dân Phát Diệm và Thanh Hóa tại Miền Nam Việt Nam
Văn phòng TGM
02:28 28/04/2009
Địa điểm: Nhà thờ Phát Diệm Phú Nhuận
485 Nguyễn Kiệm P9 Phú Nhuận TPHCM
Vào lúc: 6g thứ sáu 1/5/2009
Đề tài: Giáo dục Kitô giáo trong gia đình theo giáo huấn của Thánh Phaolô
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Thật Đẹp
Sr. Thérésa Thanh Thảo
06:16 28/04/2009
NGÀY THẬT ĐẸP
Ảnh của Sr Theresa Thanh Thảo, CMRM, Nebraska.
Xuân đã về đây xuân đến nơi
Chúc anh chúc chị mãi yêu đời
Tình thân tươi thắm xuân thêm sắc
Hạnh phúc an vui vọng tiếng cười.
(Trích thơ của Vạn Võ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền