Phụng Vụ - Mục Vụ
Ớ lại trong Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:29 28/04/2015
Chúa Nhật V PHỤC SINH, năm B
Cv 9, 26-31 1 Ga 3, 18-24 Ga 15, 1-8
Ở LẠI TRONG CHÚA
Hình ảnh chiên, mục tử, cây nho là hình ảnh rất phổ thông đối người Do Thái. Cây nho, chiên không chỉ có giá trị kinh tế vì người Do Thái trồng nho và nuôi chiên rất nhiều. Tuy nhiên, nó còn có ý nghĩa tôn giáo. Người Do Thái đã sớm dùng hai hình ảnh cây nho, chiên làm những biểu tượng tôn giáo. Dân Do Thái tự ví mình là vườn nho và đàn chiên của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia trong đoạn 5,1-2.7 đã mô tả vườn nho Thiên Chúa quí chuộng đó là nước Giuđa. Chúa Giêsu đã ví mình là cây nho và Chúa Cha là người trồng nho, tất cả chúng ta là những cành nho…
Nền văn hóa của Dân Tộc Do Thái phát xuất từ những thực tại rất thân thương : cây nho, chiên giống như trâu và tre của Dân Tộc Việt Nam. Những hình ảnh này rất thực tế, và phổ thông tại đất nước Do Thái. Chúa Giêsu được sinh ra và sinh sống ở Do Thái. Do đó, nền văn hóa của Dân Do Thái đã in đậm trong đời sống của Ngài. Chúa Giêsu đã sử dụng những hình ảnh, những thực tại ở đất Do Thái để công bố cho người Do Thái biết sứ điệp cứu độ của Ngài muốn trao gửi cho họ. Với hình ảnh con chiên, Chúa Giêsu đã mặc khải Người là Mục tử nhân lành, Ngài biết chiên và chiên biết Ngài, Ngài là chính Thiên Chúa. Ngài không những chăn dắt đàn chiên nhưng còn hy sinh trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, cứu độ mọi người.Hinh ảnh cây nho cho chúng ta thấy : Chúa Giêsu chính là Cây Nho, là hiện thân của Thiên Chúa.Ngài đến không những để chăm sóc vườn nho của mình, nhưng để trực tiếp thông ban sự sống của Người cho mọi người, cho chúng ta, như thân cây nuôi sống lá cành bằng chính nhựa sống của nó.
Cây nho, dân Do Thái trồng đã được Chúa Giêsu dùng làm cho ý nghĩa sâu hơn, cao hơn. Chúa Giêsu quả thực đúng ta hiểu hơn giữa Thiên Chúa và con người, có một trung gian. Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, Ngài là cây nho mới đến để chăm sóc vườn nho mới, những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Với cái nhìn và với ngôn ngữ thánh Phaolô dùng Chúa Giêsu là Con Người Mới, là Ađam Mới, Ngài đến để tạo thành loài người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã dùng 6 lần sinh hoa trái và 5 lần ở lại trong Thầy. Chúa Giêsu là Cây Nho, chúng ta là cành là lá. Chúa phục sinh chia sẻ cho chúng ta sự sống thần linh của Ngài, như cây nho nuôi cành lá bằng chính nhựa sống của nó. Mối tương quan của nhân loại, của chúng ta không chỉ là mối tương quan giữa Thiên Chúa và loài thọ tạo, nhưng là mối tương quan thân tình, gần gũi, gắn bó như cành liền với cây và cành lá được nuôi sống bằng chính nhựa của cây. Mối tương quan mật thiết :” Thiên Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Thiên Chúa “. Sinh hoa kết quả cần phải cắt tỉa. Đây là hình ảnh thân thương của nghề trồng nho. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cắt tỉa để cho thấy người tín hữu được tái sinh trong Chúa Kitô, đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, họ cũng phải chịu đồng số phận với Ngài. Tuy nhiên, tin vào Chúa, kết hiệp với Chúa, đồng lao cộng khổ với Chúa thì chúng ta cũng được phục sinh với Ngài :” Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống với Người.Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người “ (2 Tm 2, 11-12 ). Sự sống của chúng ta nếu trực tiếp gắn bó với Đức Kitô như cành gắn với cây thì công việc chúng ta làm sẽ tốt đẹp vì không có Chúa chúng ta không thề làm gì được.
Vâng, Chúa dọn chỗ cho chúng ta để chúng ta ở với Chúa, và để chúng ta không ham hố bám víu lấy những lợi lộc mau qua ở trần gian mà bám chặt lấy Chúa, và gắn bó mật thiết với Chúa. Cây nho sinh trái từ các cành nho. Những cành, những nhánh được cắt tỉa gọn, khéo, đúng kỹ thuật sẽ sinh nhiều hoa trái. Người Kitô hữu càng kết hiệp mật thiết với Chúa, càng gắn bó, càng bám chặt lấy Chúa, chịu đựng gian nan thử thách vì Chúa, người ấy sẽ được Chúa chúc lành và có sức để lướt thắng mọi sự.
Linh mục Marc Sévin viết :” Chúa Giêsu đang nói với các môn đệ.Việc so sánh cây nho và các cành nho mô tả sự liên kết chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Từ việc gắn vào cây nho, các môn đệ cành nho, được cung cấp nhựa sống và sự sai trái dồi dào của cây.Họ phải được bảo đảm “ gắn liền “ với cây nho. Động từ “ ở lại trong “ nha61nma5nh sự liên kết duy nhất giữa cây và cành. Tại sao Chúa Giêsu là cây nho “ đích thực “ ? Tại sao lại báo trước cho các môn đệ là họ sẽ là môn đệ của Chúa Giêsu trong khi họ đã là như vậy rồi ?
Các môn đệ là những môn đệ đích thực nếu họ được tháp vào và gắn chặt vĩnh viễn trên Chúa Kitô. Lúc đó, chắc chắn, họ được tất cả những gì họ xin: Là sinh ra hoa trái. Chắc chắn, họ biểu lộ sự sống mới thần linh, lãnh nhận từ Đức Chúa “. Ở lại trong Chúa sẽ sinh hoa trái là những việc lành dồi dào.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cây nho, chiên đối với người Do Thái biểu tượng gì ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại ví mình là cây nho ?
3.Tại sao cây nho lại phải tỉa nhánh, tỉa cành ?
Cv 9, 26-31 1 Ga 3, 18-24 Ga 15, 1-8
Ở LẠI TRONG CHÚA
Hình ảnh chiên, mục tử, cây nho là hình ảnh rất phổ thông đối người Do Thái. Cây nho, chiên không chỉ có giá trị kinh tế vì người Do Thái trồng nho và nuôi chiên rất nhiều. Tuy nhiên, nó còn có ý nghĩa tôn giáo. Người Do Thái đã sớm dùng hai hình ảnh cây nho, chiên làm những biểu tượng tôn giáo. Dân Do Thái tự ví mình là vườn nho và đàn chiên của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia trong đoạn 5,1-2.7 đã mô tả vườn nho Thiên Chúa quí chuộng đó là nước Giuđa. Chúa Giêsu đã ví mình là cây nho và Chúa Cha là người trồng nho, tất cả chúng ta là những cành nho…
Nền văn hóa của Dân Tộc Do Thái phát xuất từ những thực tại rất thân thương : cây nho, chiên giống như trâu và tre của Dân Tộc Việt Nam. Những hình ảnh này rất thực tế, và phổ thông tại đất nước Do Thái. Chúa Giêsu được sinh ra và sinh sống ở Do Thái. Do đó, nền văn hóa của Dân Do Thái đã in đậm trong đời sống của Ngài. Chúa Giêsu đã sử dụng những hình ảnh, những thực tại ở đất Do Thái để công bố cho người Do Thái biết sứ điệp cứu độ của Ngài muốn trao gửi cho họ. Với hình ảnh con chiên, Chúa Giêsu đã mặc khải Người là Mục tử nhân lành, Ngài biết chiên và chiên biết Ngài, Ngài là chính Thiên Chúa. Ngài không những chăn dắt đàn chiên nhưng còn hy sinh trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, cứu độ mọi người.Hinh ảnh cây nho cho chúng ta thấy : Chúa Giêsu chính là Cây Nho, là hiện thân của Thiên Chúa.Ngài đến không những để chăm sóc vườn nho của mình, nhưng để trực tiếp thông ban sự sống của Người cho mọi người, cho chúng ta, như thân cây nuôi sống lá cành bằng chính nhựa sống của nó.
Cây nho, dân Do Thái trồng đã được Chúa Giêsu dùng làm cho ý nghĩa sâu hơn, cao hơn. Chúa Giêsu quả thực đúng ta hiểu hơn giữa Thiên Chúa và con người, có một trung gian. Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, Ngài là cây nho mới đến để chăm sóc vườn nho mới, những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Với cái nhìn và với ngôn ngữ thánh Phaolô dùng Chúa Giêsu là Con Người Mới, là Ađam Mới, Ngài đến để tạo thành loài người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã dùng 6 lần sinh hoa trái và 5 lần ở lại trong Thầy. Chúa Giêsu là Cây Nho, chúng ta là cành là lá. Chúa phục sinh chia sẻ cho chúng ta sự sống thần linh của Ngài, như cây nho nuôi cành lá bằng chính nhựa sống của nó. Mối tương quan của nhân loại, của chúng ta không chỉ là mối tương quan giữa Thiên Chúa và loài thọ tạo, nhưng là mối tương quan thân tình, gần gũi, gắn bó như cành liền với cây và cành lá được nuôi sống bằng chính nhựa của cây. Mối tương quan mật thiết :” Thiên Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Thiên Chúa “. Sinh hoa kết quả cần phải cắt tỉa. Đây là hình ảnh thân thương của nghề trồng nho. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cắt tỉa để cho thấy người tín hữu được tái sinh trong Chúa Kitô, đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, họ cũng phải chịu đồng số phận với Ngài. Tuy nhiên, tin vào Chúa, kết hiệp với Chúa, đồng lao cộng khổ với Chúa thì chúng ta cũng được phục sinh với Ngài :” Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, ta sẽ cùng sống với Người.Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người “ (2 Tm 2, 11-12 ). Sự sống của chúng ta nếu trực tiếp gắn bó với Đức Kitô như cành gắn với cây thì công việc chúng ta làm sẽ tốt đẹp vì không có Chúa chúng ta không thề làm gì được.
Vâng, Chúa dọn chỗ cho chúng ta để chúng ta ở với Chúa, và để chúng ta không ham hố bám víu lấy những lợi lộc mau qua ở trần gian mà bám chặt lấy Chúa, và gắn bó mật thiết với Chúa. Cây nho sinh trái từ các cành nho. Những cành, những nhánh được cắt tỉa gọn, khéo, đúng kỹ thuật sẽ sinh nhiều hoa trái. Người Kitô hữu càng kết hiệp mật thiết với Chúa, càng gắn bó, càng bám chặt lấy Chúa, chịu đựng gian nan thử thách vì Chúa, người ấy sẽ được Chúa chúc lành và có sức để lướt thắng mọi sự.
Linh mục Marc Sévin viết :” Chúa Giêsu đang nói với các môn đệ.Việc so sánh cây nho và các cành nho mô tả sự liên kết chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Từ việc gắn vào cây nho, các môn đệ cành nho, được cung cấp nhựa sống và sự sai trái dồi dào của cây.Họ phải được bảo đảm “ gắn liền “ với cây nho. Động từ “ ở lại trong “ nha61nma5nh sự liên kết duy nhất giữa cây và cành. Tại sao Chúa Giêsu là cây nho “ đích thực “ ? Tại sao lại báo trước cho các môn đệ là họ sẽ là môn đệ của Chúa Giêsu trong khi họ đã là như vậy rồi ?
Các môn đệ là những môn đệ đích thực nếu họ được tháp vào và gắn chặt vĩnh viễn trên Chúa Kitô. Lúc đó, chắc chắn, họ được tất cả những gì họ xin: Là sinh ra hoa trái. Chắc chắn, họ biểu lộ sự sống mới thần linh, lãnh nhận từ Đức Chúa “. Ở lại trong Chúa sẽ sinh hoa trái là những việc lành dồi dào.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cây nho, chiên đối với người Do Thái biểu tượng gì ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại ví mình là cây nho ?
3.Tại sao cây nho lại phải tỉa nhánh, tỉa cành ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thư ký Liên Hợp quốc khai mạc hội thảo tại Vatican
Lm. Trần Đức Anh OP
08:39 28/04/2015
VATICAN. Hôm 28-4-2015, Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký LHQ đã khai mạc cuộc hội thảo quốc tế tại Vatican về việc bảo vệ môi sinh.
Cuộc Hội thảo do Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học tổ chức với chủ đề ”Bảo vệ trái đất, làm cho nhân loại xứng đáng hơn”, với khoảng 60 tham dự viên, trong đó có hơn 20 khoa học gia và chuyên gia, 20 vị lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt cả tổng thống Italia, ông Sergio Mattarella, cũng đến dự cuộc hội thảo.
Trước cuộc hội thảo, ĐTC đã đến trụ sở Hàn lâm viện Khoa học của Tòa Thánh, lúc quá 9 giờ để chào thăm và nói chuyện riêng với Ông Tổng thư ký LHQ nửa tiếng đồng hồ.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, trong dịp này Ông Ban Ki Moon đã cám ơn ĐTC vì đã nhận lời viếng thăm và lên tiếng tại Đại Hội đồng LHQ ngày 25-9 tới đây. Ông cho biết ông chờ đợi bài diễn văn của ngài trong dịp đó cũng như thông điệp sắp tới của ngài, đồng thời cũng trình bày cho ĐTC một vài điểm trong nỗ lực hiện nay của LHQ không những về vấn đề môi sinh, nhưng cả và vấn đề di dân và tình trạng thê thảm tại những cùng đang có xung đột trên thế giới.
Trong bài tham luận sau đó tại cuộc hội thảo, Ông Ban Ki Moon đề cao sự đóng góp của các tôn giáo vào vấn đề quan trọng này và nhận định rằng khoa học và tôn giáo không đối nghịch nhau về vấn đề thay đổi khí hậu, trái lại họ có cùng đường hướng.
Ông Tổng thư ký LHQ cũng ghi nhận rằng những người đầu tiên chịu đau khổ nhiều nhất vì sự thay đổi khí hậu chính là những người ít gây ra vấn đề này nhất, đó những người nghèo và những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội”.
Ông Ban Ki Moon nhận xét rằng các nhóm tôn giáo đã thành lập, điều khiển hơn một nửa số trường học trên thế giới. Vì thế ông kêu gọi các tôn giáo đầu tư vào những giải pháp có năng lực sạch, mưu ích cho người nghèo và thanh tẩy không khí của chúng ta.
ĐHY Turkson
Trong số các diễn giả có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình. Ngài nói đến sự cấp thiết cần giải quyết vấn đề sự thay đổi khí hậu và khẳng định rằng các giải pháp cho vấn đề này không thể chỉ là những giải pháp kỹ thuật chuyên môn, hoặc là sự quyết tâm tuân giữ các hợp đồng hay những điều cam kết. Đúng hơn các giải pháp đó phải ăn rễ sâu trong luân lý, được luân lý hứơgn dẫn và được đo lường theo mức độ chúng có làm cho con người phát triển và được an sinh hay không.
Được mời tham dự và cộng tác vào việc tổ chức cuộc Hội thảo cũng có chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Focolare, và trong tư cách là đồng chủ tịch tổ chức ”Các tôn giáo phụng sự hòa bình” (Religions for peace”.
Trang thông tin trên mạng của Tổ chức này cho biết ”Cuộc hội thảo tại Vatican nhắm thông tin và đạt tới một sự đồng thuận về sự kiện các giá trị phát triển dài hạn rất hợp với các giá trị của các truyền thống tôn giáo lớn. Cuộc thảo luận này diễn ra 8 tháng trước Hội nghị quốc tế tại Paris về khí hậu do LHQ tổ chức, và nhắm nâng cao cuộc thảo luận về các chiều kích luân lý trong việc bảo vệ môi sinh, trước Thông điệp ĐTC sắp công bố về môi sinh; chú ý đặc biệt hơn đến những người dễ bị tổn thương nhất, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. người dễ bị tổn thương hơn; củng cố phong trào liên tôn thế giới hỗ trợ sự phát triển dài hạn để chống lại sự thay đổi khí hậu trong năm 2015 và sau đó.
Cuộc Hội thảo do Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học tổ chức với chủ đề ”Bảo vệ trái đất, làm cho nhân loại xứng đáng hơn”, với khoảng 60 tham dự viên, trong đó có hơn 20 khoa học gia và chuyên gia, 20 vị lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt cả tổng thống Italia, ông Sergio Mattarella, cũng đến dự cuộc hội thảo.
Trước cuộc hội thảo, ĐTC đã đến trụ sở Hàn lâm viện Khoa học của Tòa Thánh, lúc quá 9 giờ để chào thăm và nói chuyện riêng với Ông Tổng thư ký LHQ nửa tiếng đồng hồ.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, trong dịp này Ông Ban Ki Moon đã cám ơn ĐTC vì đã nhận lời viếng thăm và lên tiếng tại Đại Hội đồng LHQ ngày 25-9 tới đây. Ông cho biết ông chờ đợi bài diễn văn của ngài trong dịp đó cũng như thông điệp sắp tới của ngài, đồng thời cũng trình bày cho ĐTC một vài điểm trong nỗ lực hiện nay của LHQ không những về vấn đề môi sinh, nhưng cả và vấn đề di dân và tình trạng thê thảm tại những cùng đang có xung đột trên thế giới.
Trong bài tham luận sau đó tại cuộc hội thảo, Ông Ban Ki Moon đề cao sự đóng góp của các tôn giáo vào vấn đề quan trọng này và nhận định rằng khoa học và tôn giáo không đối nghịch nhau về vấn đề thay đổi khí hậu, trái lại họ có cùng đường hướng.
Ông Tổng thư ký LHQ cũng ghi nhận rằng những người đầu tiên chịu đau khổ nhiều nhất vì sự thay đổi khí hậu chính là những người ít gây ra vấn đề này nhất, đó những người nghèo và những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội”.
Ông Ban Ki Moon nhận xét rằng các nhóm tôn giáo đã thành lập, điều khiển hơn một nửa số trường học trên thế giới. Vì thế ông kêu gọi các tôn giáo đầu tư vào những giải pháp có năng lực sạch, mưu ích cho người nghèo và thanh tẩy không khí của chúng ta.
ĐHY Turkson
Trong số các diễn giả có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình. Ngài nói đến sự cấp thiết cần giải quyết vấn đề sự thay đổi khí hậu và khẳng định rằng các giải pháp cho vấn đề này không thể chỉ là những giải pháp kỹ thuật chuyên môn, hoặc là sự quyết tâm tuân giữ các hợp đồng hay những điều cam kết. Đúng hơn các giải pháp đó phải ăn rễ sâu trong luân lý, được luân lý hứơgn dẫn và được đo lường theo mức độ chúng có làm cho con người phát triển và được an sinh hay không.
Được mời tham dự và cộng tác vào việc tổ chức cuộc Hội thảo cũng có chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Focolare, và trong tư cách là đồng chủ tịch tổ chức ”Các tôn giáo phụng sự hòa bình” (Religions for peace”.
Trang thông tin trên mạng của Tổ chức này cho biết ”Cuộc hội thảo tại Vatican nhắm thông tin và đạt tới một sự đồng thuận về sự kiện các giá trị phát triển dài hạn rất hợp với các giá trị của các truyền thống tôn giáo lớn. Cuộc thảo luận này diễn ra 8 tháng trước Hội nghị quốc tế tại Paris về khí hậu do LHQ tổ chức, và nhắm nâng cao cuộc thảo luận về các chiều kích luân lý trong việc bảo vệ môi sinh, trước Thông điệp ĐTC sắp công bố về môi sinh; chú ý đặc biệt hơn đến những người dễ bị tổn thương nhất, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. người dễ bị tổn thương hơn; củng cố phong trào liên tôn thế giới hỗ trợ sự phát triển dài hạn để chống lại sự thay đổi khí hậu trong năm 2015 và sau đó.
Đức Thánh Cha duyệt lại chung kết Thông Điệp về môi sinh
Lm. Trần Đức Anh OP
08:39 28/04/2015
VATICAN. Trong tuần này, ĐTC giảm bớt tối đa các hoạt động khác để dành thời giờ duyệt lại bản thảo cuối cùng của thông điệp về môi sinh.
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm 23-3-2015.
Trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Philippines ngày 15-1 năm nay, ĐTC đã cho giới báo chí tháp tùng biết ngài sẽ dành trọn 1 tuần lễ trong tháng 3 để duyệt lại dự thảo cuối dùng của thông điệp mà ngài muốn công bố trước đầu mùa hè năm nay.
ĐTC cũng kể rằng ngài đã nhận được dự thảo đầu tiên từ ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. ”Tiếp đến cùng với vài chuyên viên, tôi cứu xét dự thảo, rồi với sự giúp đỡ của một số thần học gia, chúng tôi đi tới dự thảo thứ ba. Tôi đã gửi đến Bộ giáo lý đức tin và Bộ ngoại giao Tòa Thánh, để yêu cầu nghiên cứu thêm, hầu tránh những gì quá lố.. Cách đây 3 tuần (tức là hạ tuần tháng 12-2014), tôi đã nhận được các câu trả lời, nhiều câu rất dài, nhưng rất xây dựng. Tôi sẽ dành 1 tuần trong tháng 3 để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, và tôi tin là sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3. Tiếp đến là công việc dịch thuật, và nếu mọi sự xuôi chảy tôi nghĩ là vào tháng 6 thông điệp có thể được công bố. Điều quan trọng là có một khoảng thời gian từ khi công bố Thông điệp cho đến Hội nghị quốc tế của LHQ về sự thay đổi khí hậu (nhóm tại Paris vào tháng 12 năm nay). Đã có một Hội nghị về vấn đề này hồi tháng 12 năm 2014 ở Lima, Peru, nhưng không có kết quả bao nhiêu. Tôi thất vọng vì sự thiếu can đảm tại hội nghị ấy”.
ĐTC cho biết cả trong lãnh vực này, cuộc đối thoại liên tôn thật là quan trọng. Ngài tiết lộ một số chi tiết về cuộc đối thoại với một vài nhà thần học liên quan tới vấn đề này, cũng như với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople, là người rất nhạy cảm về vấn đề môi sinh từ nhiều năm nay”. (Ansa 23-3-2015)
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết như trên hôm 23-3-2015.
Trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Philippines ngày 15-1 năm nay, ĐTC đã cho giới báo chí tháp tùng biết ngài sẽ dành trọn 1 tuần lễ trong tháng 3 để duyệt lại dự thảo cuối dùng của thông điệp mà ngài muốn công bố trước đầu mùa hè năm nay.
ĐTC cũng kể rằng ngài đã nhận được dự thảo đầu tiên từ ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. ”Tiếp đến cùng với vài chuyên viên, tôi cứu xét dự thảo, rồi với sự giúp đỡ của một số thần học gia, chúng tôi đi tới dự thảo thứ ba. Tôi đã gửi đến Bộ giáo lý đức tin và Bộ ngoại giao Tòa Thánh, để yêu cầu nghiên cứu thêm, hầu tránh những gì quá lố.. Cách đây 3 tuần (tức là hạ tuần tháng 12-2014), tôi đã nhận được các câu trả lời, nhiều câu rất dài, nhưng rất xây dựng. Tôi sẽ dành 1 tuần trong tháng 3 để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, và tôi tin là sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3. Tiếp đến là công việc dịch thuật, và nếu mọi sự xuôi chảy tôi nghĩ là vào tháng 6 thông điệp có thể được công bố. Điều quan trọng là có một khoảng thời gian từ khi công bố Thông điệp cho đến Hội nghị quốc tế của LHQ về sự thay đổi khí hậu (nhóm tại Paris vào tháng 12 năm nay). Đã có một Hội nghị về vấn đề này hồi tháng 12 năm 2014 ở Lima, Peru, nhưng không có kết quả bao nhiêu. Tôi thất vọng vì sự thiếu can đảm tại hội nghị ấy”.
ĐTC cho biết cả trong lãnh vực này, cuộc đối thoại liên tôn thật là quan trọng. Ngài tiết lộ một số chi tiết về cuộc đối thoại với một vài nhà thần học liên quan tới vấn đề này, cũng như với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople, là người rất nhạy cảm về vấn đề môi sinh từ nhiều năm nay”. (Ansa 23-3-2015)
Giáo phận Kathmandu, Nepal tường trình: thương vong có thể lên đến 10,000 người, 7 triệu người vô gia cư
Nguyễn Việt Nam
16:41 28/04/2015
Mùi tử thi ở khắp mọi nơi |
7 triệu người lâm vào cảnh vô gia cư |
Đức Cha Simick là giám mục Công Giáo duy nhất ở Nepal nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài "thấy nhà cửa rơi xuống như những lá bài trong một bộ bài" và dân chúng "chạy theo mọi hướng để thoát thân."
Đức Cha cho biết ngài đã chạy ra khỏi văn phòng của ngài tay chân run rẩy và những chấn động sau cơn địa chấn vẫn tiếp tục làm người dân thành phố kinh hoàng. Cho đến nay, hàng trăm ngàn người đang tìm mọi cách di chuyển khỏi thành phố vì 7 triệu người lâm vào cảnh vô gia cư và mùi tử thi ở khắp mọi nơi.
Đức Cha xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và những người sống sót đang đau buồn và biết bao nhiêu người lâm vào cảnh vô gia cư.
Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm đã cứu trợ cấp thời 100,000 Euros và còn tiếp tục gởi thêm trong những ngày sắp tới.
Vài ngày trước khi xảy ra trận động đất hôm thứ Bẩy 25 tháng Tư đã có những dấu hiệu cho thấy thiên tai này sẽ xảy đến nhưng guồng máy chính quyền tê liệt vì khủng hoảng chính trị đã không làm gì để làm giảm bớt thiệt hại.
Indonesia xử bắn 8 người bất chấp phản đối của thế giới, một người Phi thoát chết vào giờ thứ 25
Nguyễn Việt Nam
17:21 28/04/2015
Mary Jane Veloso thoát chết vào giờ thứ 25 |
Biểu tình đã nổ ra dữ dội tại Úc để phản đối án tử hình và chính quyền Úc đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ để cứu các công dân của mình. Tuy nhiên, tổng thống Indonesia Joko Widodo, một người ủng hộ hình phạt tử hình cho những kẻ buôn ma túy, đã nhất quyết bác bỏ yêu cầu của Úc. Sáng ngày 29 tháng Tư, Úc đã rút đại sứ về nước để phản đối Indonesia.
Mary Jane Veloso, người Phi Luật Tân được chừa lại không bị bắn trong một trường hợp rất hi hữu. Bà Maria Kristina Sergio, người phụ nữ Phi Luật Tân, là người bị cáo buộc đã nhờ Veloso vận chuyển ma túy đã tự nguyện ra đầu thú hôm thứ Hai 27 tháng Tư. Sáng thứ Ba, chính phủ Phi Luật Tân đã gởi một công hàm ngoại giao “tối khẩn” cho Indonesia đừng bắn Veloso để cô ta có thể ra hầu tòa tại Phi Luật Tân trong phiên xử Sergio. Indonesia đã chấp nhận đề nghị này.
Mary Jane Veloso,, 30 tuổi, là một trường hợp rất thương tâm. Là con út trong một gia đình 5 con, cô lấy chồng từ năm 17 tuổi và đã có hai con trai trước khi bị người chồng bỏ rơi. Cô sang Dubai làm người ở nhưng bị chủ nhà toan tính hiếp dâm. Cô bị bắt hồi tháng Tư năm 2010 vì tội mang 2.6kg bạch phiến vào Indonesia. Tuy nhiên, cô đã luôn khẳng định mình vô tội và cho biết đã bị bà Sergio lừa mang giúp một vali sau khi cô mất công việc tại Malaysia.
Chỉ trong 4 ngày đã có 50,000 chữ ký tại Indonesia và từ 125 quốc gia trên thế giới xin miễn án tử hình cho cô.
Bài giảng tại Santa Marta: Lời cầu nguyện khiêm nhường là bí quyết giúp ta phân định
Đặng Tự Do
19:33 28/04/2015
Trong thánh lễ sáng Thứ Ba 28 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã tập trung vào cuộc lữ hành trần thế của Giáo Hội trong lịch sử dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Trình bày những suy tư của ngài về việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Giáo Hoàng chỉ ra sự cần thiết phải có lòng can đảm Tông Đồ. Lòng can đảm ấy là cần thiết đặc biệt ngày hôm nay để tránh cho đời sống Kitô chỉ còn là một “bảo tàng của ký ức”. Đức Thánh Cha nhận xét là có biết bao các Kitô hữu sống vào thời điểm các sự kiện được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ đã ngỡ ngàng khi thấy Phúc Âm được rao giảng cho cả những người không phải là Do Thái, mặc dù, bài đọc trong ngày tường thuật cho chúng ta là ông Barnabas lúc đó đang ở thành Antiôkia đã hạnh phúc dường nào khi thấy điều đó và hiểu ngay sự hoán cải dân ngoại là công việc của Thiên Chúa.
Đừng sợ Thiên Chúa của những bất ngờ
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý cộng đoàn rằng việc rao giảng ơn cứu độ cho tất cả các dân nước thực ra đã được tiên đoán trong chương 60 sách tiên tri Isaia, mặc dù nhiều người đã không hiểu được câu này:
“Họ không hiểu. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả những điều mới mẻ: Chúa đã phán cùng chúng ta ‘Ta làm tất cả mọi thứ nên mới’. Ngài dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần đã đến vì lý do này, nghĩa là để làm mới mọi sự, và Ngài và tiếp tục công việc canh tân này. Điều này làm cho một số người sợ hãi. Trong lịch sử Giáo Hội, từ thời các Thánh Tông Đồ cho đến nay, bao nhiêu người đã sợ hãi khi đối mặt với những bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Ngài là Thiên Chúa của những sự bất ngờ.”
Bàn về thái độ đúng đắn của chúng ta và cách thức giúp chúng ta phân định những điều mới lạ, xem điều nào xuất phát từ Thiên Chúa, và điều nào không phải từ ngài, Đức Thánh Cha đã lấy trường hợp của hai Tông Đồ Barnabas và Phêrô làm ví dụ. Đức Thánh Cha nói rằng cả hai vị đều đầy tràn Chúa Thánh Thần.
“Nơi cả hai vị, chúng ta ta thấy rằng chính Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhìn thấy sự thật: dựa vào chúng ta mà thôi thì đơn giản là không thể; với trí khôn của chúng ta, chúng ta không thể. Chúng ta có thể học toàn bộ lịch sử ơn cứu độ, chúng ta có thể học toàn bộ Thần học, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Chúa làm cho chúng ta nhận biết sự thật; hay - theo lời của Chúa chúng ta - chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng nói của Chúa. Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử tốt lành, đã phán ‘Chiên ta thì nghe tiếng ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.’”
Giáo Hội di chuyển về phía trước với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng “Sự tiến bộ của Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài khiến chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa.” Và ngài đặt câu hỏi “Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tiếng tôi đang nghe đây là tiếng nói của Chúa Giêsu, làm sao tôi biết những gì tôi cảm thấy mình phải làm được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần?”. Đức Thánh Cha đáp: “Câu trả lời là bằng cách cầu nguyện”. Ngài giải thích như sau:
“Nếu không có lời cầu nguyện, thì chúng ta không có chỗ cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để chúng con luôn luôn có thể phân định được những gì chúng con phải làm,’ trước những vẫn đề đa dạng và khác biệt. Thông điệp dọc dài lịch sử Giáo Hội luôn luôn là thế này: Giáo Hội tiến bước, Giáo Hội đi về phía trước với những bất ngờ, với những thay đổi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải biết phân định, và để phân định thì phải cầu nguyện, chúng ta phải xin ân sủng này. Barnabas được đầy tràn Chúa Thánh Thần và ông nhận ra ngay. Thánh Phêrô đã nhận ra và nói, ‘Nhưng tôi là ai mà phủ nhận Phép Rửa ở đây?’ Chúa Thánh Thần không dẫn dắt chúng ta đến chỗ lầm lạc đâu. Nhưng, thưa cha, làm sao cứ làm mọi sự rối tung lên như thế? Sao không để chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm, là cách mà chúng ta cảm thấy an toàn hơn ...”
Đời sống Kitô hữu không phải là một viện bảo tàng của ký ức
Theo Đức Thánh Cha, não trạng “chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm” bởi vì “đó là cách chúng ta vẫn làm” là một thái độ chết. Ngài khuyến khích các tín hữu, “Hãy chấp nhận rủi ro, với lời cầu nguyện, và sau đó, với sự khiêm tốn để chấp nhận những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.” Đó mới là con đường.
“Chúa đã nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, chúng ta sẽ có sự sống. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành thánh lễ này, với những lời sau: ‘Lạy Chúa, Chúa là Đấng đang hiện diện ở đây với chúng con trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa là Đấng sẽ ở với chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con ơn đừng sợ với sự vững tin khi Chúa Thánh Thần nói với chúng con hãy bước về phía trước.’ Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin cho có sự can đảm này, sự can đảm tông đồ này để mang lại sức sống cho đời sống Kitô của chúng ta và đừng để đời sống ấy thành một viện bảo tàng của ký ức.”
Trình bày những suy tư của ngài về việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Giáo Hoàng chỉ ra sự cần thiết phải có lòng can đảm Tông Đồ. Lòng can đảm ấy là cần thiết đặc biệt ngày hôm nay để tránh cho đời sống Kitô chỉ còn là một “bảo tàng của ký ức”. Đức Thánh Cha nhận xét là có biết bao các Kitô hữu sống vào thời điểm các sự kiện được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ đã ngỡ ngàng khi thấy Phúc Âm được rao giảng cho cả những người không phải là Do Thái, mặc dù, bài đọc trong ngày tường thuật cho chúng ta là ông Barnabas lúc đó đang ở thành Antiôkia đã hạnh phúc dường nào khi thấy điều đó và hiểu ngay sự hoán cải dân ngoại là công việc của Thiên Chúa.
Đừng sợ Thiên Chúa của những bất ngờ
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý cộng đoàn rằng việc rao giảng ơn cứu độ cho tất cả các dân nước thực ra đã được tiên đoán trong chương 60 sách tiên tri Isaia, mặc dù nhiều người đã không hiểu được câu này:
“Họ không hiểu. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả những điều mới mẻ: Chúa đã phán cùng chúng ta ‘Ta làm tất cả mọi thứ nên mới’. Ngài dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần đã đến vì lý do này, nghĩa là để làm mới mọi sự, và Ngài và tiếp tục công việc canh tân này. Điều này làm cho một số người sợ hãi. Trong lịch sử Giáo Hội, từ thời các Thánh Tông Đồ cho đến nay, bao nhiêu người đã sợ hãi khi đối mặt với những bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Ngài là Thiên Chúa của những sự bất ngờ.”
Bàn về thái độ đúng đắn của chúng ta và cách thức giúp chúng ta phân định những điều mới lạ, xem điều nào xuất phát từ Thiên Chúa, và điều nào không phải từ ngài, Đức Thánh Cha đã lấy trường hợp của hai Tông Đồ Barnabas và Phêrô làm ví dụ. Đức Thánh Cha nói rằng cả hai vị đều đầy tràn Chúa Thánh Thần.
“Nơi cả hai vị, chúng ta ta thấy rằng chính Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhìn thấy sự thật: dựa vào chúng ta mà thôi thì đơn giản là không thể; với trí khôn của chúng ta, chúng ta không thể. Chúng ta có thể học toàn bộ lịch sử ơn cứu độ, chúng ta có thể học toàn bộ Thần học, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Chúa làm cho chúng ta nhận biết sự thật; hay - theo lời của Chúa chúng ta - chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng nói của Chúa. Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử tốt lành, đã phán ‘Chiên ta thì nghe tiếng ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.’”
Giáo Hội di chuyển về phía trước với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng “Sự tiến bộ của Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài khiến chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa.” Và ngài đặt câu hỏi “Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tiếng tôi đang nghe đây là tiếng nói của Chúa Giêsu, làm sao tôi biết những gì tôi cảm thấy mình phải làm được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần?”. Đức Thánh Cha đáp: “Câu trả lời là bằng cách cầu nguyện”. Ngài giải thích như sau:
“Nếu không có lời cầu nguyện, thì chúng ta không có chỗ cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để chúng con luôn luôn có thể phân định được những gì chúng con phải làm,’ trước những vẫn đề đa dạng và khác biệt. Thông điệp dọc dài lịch sử Giáo Hội luôn luôn là thế này: Giáo Hội tiến bước, Giáo Hội đi về phía trước với những bất ngờ, với những thay đổi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải biết phân định, và để phân định thì phải cầu nguyện, chúng ta phải xin ân sủng này. Barnabas được đầy tràn Chúa Thánh Thần và ông nhận ra ngay. Thánh Phêrô đã nhận ra và nói, ‘Nhưng tôi là ai mà phủ nhận Phép Rửa ở đây?’ Chúa Thánh Thần không dẫn dắt chúng ta đến chỗ lầm lạc đâu. Nhưng, thưa cha, làm sao cứ làm mọi sự rối tung lên như thế? Sao không để chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm, là cách mà chúng ta cảm thấy an toàn hơn ...”
Đời sống Kitô hữu không phải là một viện bảo tàng của ký ức
Theo Đức Thánh Cha, não trạng “chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm” bởi vì “đó là cách chúng ta vẫn làm” là một thái độ chết. Ngài khuyến khích các tín hữu, “Hãy chấp nhận rủi ro, với lời cầu nguyện, và sau đó, với sự khiêm tốn để chấp nhận những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.” Đó mới là con đường.
“Chúa đã nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, chúng ta sẽ có sự sống. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành thánh lễ này, với những lời sau: ‘Lạy Chúa, Chúa là Đấng đang hiện diện ở đây với chúng con trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa là Đấng sẽ ở với chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con ơn đừng sợ với sự vững tin khi Chúa Thánh Thần nói với chúng con hãy bước về phía trước.’ Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin cho có sự can đảm này, sự can đảm tông đồ này để mang lại sức sống cho đời sống Kitô của chúng ta và đừng để đời sống ấy thành một viện bảo tàng của ký ức.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh: Mừng hồng ân kỷ niệm 20 năm thành lập.
Jos. Trọng Tấn
07:58 28/04/2015
Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh: Mừng hồng ân kỷ niệm 20 năm thành lập.
Lúc khởi đầu vào năm 1995, chỉ từ một Gia đình Thánh Tâm tại giáo họ Tân Yên (nay là giáo xứ Tân Yên, giáo hạt Xã Đoài), đến thời điểm hiện tại năm 2015, Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh đã hiện diện tại 130 giáo xứ và quy tụ 30.233 thành viên. 20 năm hình thành và phát triển, đó quả là một hành trình trong ân sủng và bình an của Thánh Tâm Chúa Giêsu. 20 năm dấn thân tiến bước với bao thăng trầm, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh.
Để ghi khắc thời điểm đầy ân sủng và trọng đại đó, Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh đã tổ chức cuộc hành hương về Linh địa Trại Gáo để cùng hội ngộ và mừng hồng ân kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là dịp để mọi thành viên Gia đình Thánh Tâm được gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ cho nhau. Đây còn là cơ hội để hội đoàn lớn nhất giáo phận này nhìn về chặng đường đã qua với lòng tri ân tình Chúa và cảm tạ ơn người, từ đó, mọi người cùng chung tay xây dựng Gia đình Thánh Tâm ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Ngày hôm nay, 27/4/2015, Linh địa Trại Gáo ngập tràn sắc đỏ (tượng trưng cho máu từ Thánh Tâm Chúa đã tuôn trào) của hơn 17.000 thành viên trên khắp mọi nẻo đường thuộc 3 tỉnh Nghệ – Tĩnh – Bình đã quy tụ về nơi đây. Đó quả là một cuộc hành hương vĩ đại của một hội đoàn trong giáo phận. Sự hiện diện của Đức cha Phaolô, chủ chăn giáo phận và Đức cha Phaolô Maria cùng đông đảo các linh mục đang phục vụ tại giáo phận Vinh cho thấy sự quan tâm và ưu ái mà bề trên giáo phận dành cho Gia đình Thánh Tâm trong ngày hồng phúc này.
20 năm – Hành trình trong hồng ân của Thánh Tâm Chúa Giêsu
Gia đình Thánh Tâm (GĐTT) là một hội đoàn Công Giáo Tiến hành, thu nhận tất cả mọi người thuộc Công Giáo để họp nhau cầu nguyện chung, chia sẻ Tin mừng, tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và phục vụ tha nhân. GĐTT được thành lập vào 7/8/1971 tại Canada, hiện nay đã có mặt tại 45 quốc gia. GĐTT du nhập vào Việt Nam vào năm 1992 và được thành lập tại giáo phận Vinh vào năm 1995 tại giáo họ Tân Yên (nay là giáo xứ Tân Yên, giáo hạt Xã Đoài) bởi cha Giuse Nguyễn Tiến Lợi. Những bước thăng trầm trong tiến trình phát triển của GĐTT Gp. Vinh đã được thể hiện rõ nét thông qua những con số thống kê và nhiều sự kiện nổi bật. Được khởi điểm từ một Gia đình với 14 thành viên vào cuối năm 1995; đến năm 2002 con số thành viên tăng lên 1.848; năm 2007, con số đã lên tới hơn 13.000; năm 2011, gần 20.000 thành viên và ở thời điểm hiện tại, năm 2015, GĐTT Gp. Vinh đã hiện diện tại 130 giáo xứ và quy tụ 30.233 thành viên, được chia thành 10 cụm. Linh mục đặc trách của GĐTT hiện tại là cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính.
Đó quả là những bước tiến lớn của GĐTT Gp. Vinh, với số lượng thành viên đông đảo như vậy, thì hằng ngày có khoảng hơn 2000 thành viên làm tuần cửu nhật đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt vào các thứ 6 đầu tháng, thì hầu hết mọi thành viên đều tổ chức chầu Thánh Thể. Cùng với việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, GĐTT Gp. Vinh còn tham gia các công tác bác ái và công tác mục vụ trong giáo xứ, giáo phận. Bên cạnh những điều đã làm được, GĐTT vẫn còn một số hạn chế theo như nhận định của Ban điều hành như chất lượng chưa được phát triển đồng đều với số lượng, một số thành viên có xu hướng chạy theo hình thức. Chắc chắn trong tương lai, mỗi thành viên GĐTT sẽ ý thức lại để vừa phát triển triển về số lượng thành viên nhưng cũng sẽ chú tâm đến chất lượng, vừa tổ chức các sự kiện bên ngoài, nhưng cũng đào sâu đời sống tâm linh bên trong.
Hội ngộ, tạ ơn và mừng hồng ân 20 năm thành lập
Ngay từ sáng sớm, từng dòng người đã tề tựu về Linh địa Trại Gáo. Được biết, các giáo xứ ở xa đã đi từ chiều ngày hôm trước. Linh địa Trại Gáo hôm nay ngập tràn trong sắc đỏ như bừng lên ngọn lửa yêu mến.
Trong buổi sáng, sau phần báo cáo tổng lược hoạt động của GĐTT Gp. Vinh trong 20 năm qua, Đức cha Phaolô Maria đã có bài huấn từ với mọi thành viên. Trong bài huấn từ của mình, ngài đặc biệt lưu ý các thành viên GĐTT về trách nhiệm loan truyền Tin mừng của người Kitô hữu, trách nhiệm đó còn lớn lao hơn khi là một thành viên GĐTT. Ngài nói: “Là một Kitô hữu và còn là một thành viên GĐTT, chúng ta có bổn phận không ngừng rao giảng Lòng Thương Xót Chúa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải sống tốt bổn phận là một Kitô hữu. Tức là khắc họa lại hình ảnh Chúa Kitô nơi chính bản thân mình. Con người thời nay thích chứng nhân hơn là thầy dạy”. Ngài cùng nhắc nhở mọi người phải biết sống tốt cả 2 giới răn mến Chúa và yêu người, ngài nói: “Đời sống Kitô hữu trọn vẹn là đời sống hướng về cả Thiên Chúa lẫn anh em tha nhân. Tức là vừa mến Chúa nhưng cũng phải vừa yêu người. Nhưng thực tế, chúng ta thường có xu hướng thiên về Chúa hơn. Chúng ta đọc kinh cầu nguyện nhiều giờ, nhưng lại không dành chút thời giờ viếng thăm anh em bạn hữu mình. Như thế là chúng ta chưa thi hành trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa là kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình”.
Sau đó, mọi người đã có những giây phút linh thiêng chìm đắm trong Tình Yêu Tự Hiến qua giờ chầu Thánh Thể. Hơn 17.000 con tim cùng chung nhịp mến yêu Thánh Thể Chúa. Hơn 17.000 môi miệng cùng vang lên lời tán tụng Thiên Chúa. Hơn 17.000 khối óc cùng suy ngắm nhiệm tích Tình Yêu cao vời khôn ví.
Cao điểm của ngày hành hương và mừng 20 năm thánh lập GĐTT Gp. Vinh là thành lễ lúc 15h00 do Đức cha Phaolô, chủ chăn giáo phận chủ sự; cùng đồng tế với ngài, có đông đảo quý cha trong giáo phận.
Chia sẻ niềm vui với GĐTT Gp. Vinh trong thánh lễ, Đức cha Phaolô đã chúc mừng các thành viên trong ngày trọng đại này. Ngài cũng mời gọi mọi thành viên theo gương mục tử nhân lành Giêsu để biểu lộ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ngài nói: “Chúng ta cũng phải là một người mục tử nhân lành. Bằng cách chúng ta thổ lộ tình yêu, sự săn sóc ngay trong chính gia đình, lối xóm của mình. Chúng ta không thể là thành viên GĐTT mà trái tim chúng ta chai đá, không biết yêu thương và đón nhận anh em mình. Trong 20 năm qua, chúng ta đã phát triển vượt bậc, chúng ta đã có được số lượng thành viên đông đảo, thì cũng phải biết chăm lo đến những hoạt động có chiều kích thiêng liêng và chiều sâu trong tâm hồn”.
20 năm qua, con thuyền GĐTT Gp. Vinh vẫn đang lướt sóng dưới sự bao bọc và chở che của ân sủng. Ngọn lửa đức mến Thánh Tâm Chúa vẫn đang được bùng cháy, hi vọng ngọn lửa mà biết bao con người đã dày công vun trồng và chăm sóc suốt 20 năm qua sẽ không ngừng được lan tỏa đến mọi nơi. Để rồi, GĐTT Gp. Vinh sẽ là một cộng đoàn Đức tin sống động và một cộng đoàn bác ái sống trong niềm hi vọng Nước Trời.
Lúc khởi đầu vào năm 1995, chỉ từ một Gia đình Thánh Tâm tại giáo họ Tân Yên (nay là giáo xứ Tân Yên, giáo hạt Xã Đoài), đến thời điểm hiện tại năm 2015, Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh đã hiện diện tại 130 giáo xứ và quy tụ 30.233 thành viên. 20 năm hình thành và phát triển, đó quả là một hành trình trong ân sủng và bình an của Thánh Tâm Chúa Giêsu. 20 năm dấn thân tiến bước với bao thăng trầm, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh.
Để ghi khắc thời điểm đầy ân sủng và trọng đại đó, Gia đình Thánh Tâm Gp. Vinh đã tổ chức cuộc hành hương về Linh địa Trại Gáo để cùng hội ngộ và mừng hồng ân kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là dịp để mọi thành viên Gia đình Thánh Tâm được gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ cho nhau. Đây còn là cơ hội để hội đoàn lớn nhất giáo phận này nhìn về chặng đường đã qua với lòng tri ân tình Chúa và cảm tạ ơn người, từ đó, mọi người cùng chung tay xây dựng Gia đình Thánh Tâm ngày càng lớn mạnh hơn nữa.
Ngày hôm nay, 27/4/2015, Linh địa Trại Gáo ngập tràn sắc đỏ (tượng trưng cho máu từ Thánh Tâm Chúa đã tuôn trào) của hơn 17.000 thành viên trên khắp mọi nẻo đường thuộc 3 tỉnh Nghệ – Tĩnh – Bình đã quy tụ về nơi đây. Đó quả là một cuộc hành hương vĩ đại của một hội đoàn trong giáo phận. Sự hiện diện của Đức cha Phaolô, chủ chăn giáo phận và Đức cha Phaolô Maria cùng đông đảo các linh mục đang phục vụ tại giáo phận Vinh cho thấy sự quan tâm và ưu ái mà bề trên giáo phận dành cho Gia đình Thánh Tâm trong ngày hồng phúc này.
20 năm – Hành trình trong hồng ân của Thánh Tâm Chúa Giêsu
Gia đình Thánh Tâm (GĐTT) là một hội đoàn Công Giáo Tiến hành, thu nhận tất cả mọi người thuộc Công Giáo để họp nhau cầu nguyện chung, chia sẻ Tin mừng, tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và phục vụ tha nhân. GĐTT được thành lập vào 7/8/1971 tại Canada, hiện nay đã có mặt tại 45 quốc gia. GĐTT du nhập vào Việt Nam vào năm 1992 và được thành lập tại giáo phận Vinh vào năm 1995 tại giáo họ Tân Yên (nay là giáo xứ Tân Yên, giáo hạt Xã Đoài) bởi cha Giuse Nguyễn Tiến Lợi. Những bước thăng trầm trong tiến trình phát triển của GĐTT Gp. Vinh đã được thể hiện rõ nét thông qua những con số thống kê và nhiều sự kiện nổi bật. Được khởi điểm từ một Gia đình với 14 thành viên vào cuối năm 1995; đến năm 2002 con số thành viên tăng lên 1.848; năm 2007, con số đã lên tới hơn 13.000; năm 2011, gần 20.000 thành viên và ở thời điểm hiện tại, năm 2015, GĐTT Gp. Vinh đã hiện diện tại 130 giáo xứ và quy tụ 30.233 thành viên, được chia thành 10 cụm. Linh mục đặc trách của GĐTT hiện tại là cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính.
Đó quả là những bước tiến lớn của GĐTT Gp. Vinh, với số lượng thành viên đông đảo như vậy, thì hằng ngày có khoảng hơn 2000 thành viên làm tuần cửu nhật đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt vào các thứ 6 đầu tháng, thì hầu hết mọi thành viên đều tổ chức chầu Thánh Thể. Cùng với việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, GĐTT Gp. Vinh còn tham gia các công tác bác ái và công tác mục vụ trong giáo xứ, giáo phận. Bên cạnh những điều đã làm được, GĐTT vẫn còn một số hạn chế theo như nhận định của Ban điều hành như chất lượng chưa được phát triển đồng đều với số lượng, một số thành viên có xu hướng chạy theo hình thức. Chắc chắn trong tương lai, mỗi thành viên GĐTT sẽ ý thức lại để vừa phát triển triển về số lượng thành viên nhưng cũng sẽ chú tâm đến chất lượng, vừa tổ chức các sự kiện bên ngoài, nhưng cũng đào sâu đời sống tâm linh bên trong.
Hội ngộ, tạ ơn và mừng hồng ân 20 năm thành lập
Ngay từ sáng sớm, từng dòng người đã tề tựu về Linh địa Trại Gáo. Được biết, các giáo xứ ở xa đã đi từ chiều ngày hôm trước. Linh địa Trại Gáo hôm nay ngập tràn trong sắc đỏ như bừng lên ngọn lửa yêu mến.
Trong buổi sáng, sau phần báo cáo tổng lược hoạt động của GĐTT Gp. Vinh trong 20 năm qua, Đức cha Phaolô Maria đã có bài huấn từ với mọi thành viên. Trong bài huấn từ của mình, ngài đặc biệt lưu ý các thành viên GĐTT về trách nhiệm loan truyền Tin mừng của người Kitô hữu, trách nhiệm đó còn lớn lao hơn khi là một thành viên GĐTT. Ngài nói: “Là một Kitô hữu và còn là một thành viên GĐTT, chúng ta có bổn phận không ngừng rao giảng Lòng Thương Xót Chúa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải sống tốt bổn phận là một Kitô hữu. Tức là khắc họa lại hình ảnh Chúa Kitô nơi chính bản thân mình. Con người thời nay thích chứng nhân hơn là thầy dạy”. Ngài cùng nhắc nhở mọi người phải biết sống tốt cả 2 giới răn mến Chúa và yêu người, ngài nói: “Đời sống Kitô hữu trọn vẹn là đời sống hướng về cả Thiên Chúa lẫn anh em tha nhân. Tức là vừa mến Chúa nhưng cũng phải vừa yêu người. Nhưng thực tế, chúng ta thường có xu hướng thiên về Chúa hơn. Chúng ta đọc kinh cầu nguyện nhiều giờ, nhưng lại không dành chút thời giờ viếng thăm anh em bạn hữu mình. Như thế là chúng ta chưa thi hành trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa là kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình”.
Sau đó, mọi người đã có những giây phút linh thiêng chìm đắm trong Tình Yêu Tự Hiến qua giờ chầu Thánh Thể. Hơn 17.000 con tim cùng chung nhịp mến yêu Thánh Thể Chúa. Hơn 17.000 môi miệng cùng vang lên lời tán tụng Thiên Chúa. Hơn 17.000 khối óc cùng suy ngắm nhiệm tích Tình Yêu cao vời khôn ví.
Cao điểm của ngày hành hương và mừng 20 năm thánh lập GĐTT Gp. Vinh là thành lễ lúc 15h00 do Đức cha Phaolô, chủ chăn giáo phận chủ sự; cùng đồng tế với ngài, có đông đảo quý cha trong giáo phận.
Chia sẻ niềm vui với GĐTT Gp. Vinh trong thánh lễ, Đức cha Phaolô đã chúc mừng các thành viên trong ngày trọng đại này. Ngài cũng mời gọi mọi thành viên theo gương mục tử nhân lành Giêsu để biểu lộ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ngài nói: “Chúng ta cũng phải là một người mục tử nhân lành. Bằng cách chúng ta thổ lộ tình yêu, sự săn sóc ngay trong chính gia đình, lối xóm của mình. Chúng ta không thể là thành viên GĐTT mà trái tim chúng ta chai đá, không biết yêu thương và đón nhận anh em mình. Trong 20 năm qua, chúng ta đã phát triển vượt bậc, chúng ta đã có được số lượng thành viên đông đảo, thì cũng phải biết chăm lo đến những hoạt động có chiều kích thiêng liêng và chiều sâu trong tâm hồn”.
20 năm qua, con thuyền GĐTT Gp. Vinh vẫn đang lướt sóng dưới sự bao bọc và chở che của ân sủng. Ngọn lửa đức mến Thánh Tâm Chúa vẫn đang được bùng cháy, hi vọng ngọn lửa mà biết bao con người đã dày công vun trồng và chăm sóc suốt 20 năm qua sẽ không ngừng được lan tỏa đến mọi nơi. Để rồi, GĐTT Gp. Vinh sẽ là một cộng đoàn Đức tin sống động và một cộng đoàn bác ái sống trong niềm hi vọng Nước Trời.
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Hội ngộ lớp Mầm Ơn Gọi Lần Thứ II
Hằng Nga
09:00 28/04/2015
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành chỉ vừa mới qua đi, hẳn trong tâm thức của mỗi chúng ta vẫn còn vẹn nguyên cái cảm giác sướng vui, hạnh phúc khi cùng chiêm ngắm hình ảnh đẹp đẽ của vị Mục Tử nhân lành Giêsu, cùng khám phá ra hồng ân cao cả mà Chúa đã ban cho cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh và thầm dâng những ước vọng được hiến dâng trọn vẹn cho Thiên Chúa tình yêu. Những cung bậc cảm xúc ấy vẫn như còn tròn đầy chưa nguôi ngoai thì hôm nay (ngày 28 /4) tại giáo hạt Thuận Nghĩa lại diễn ra buổi giao lưu gặp gỡ nhóm Mầm Ơn Gọi trong toàn Giáo hạt tại Giáo xứ Cẩm Trường.
Hình ảnh
Đúng 7h30’ hơn 500 bạn dự tu lớp Mầm ơn gọi đến từ 12 Giáo xứ trong Giáo hạt đã tề tựu đông đủ tại tiền sảnh nhà thờ Giáo xứ Cẩm Trường (nơi sẽ diễn ra buổi gặp mặt tĩnh tâm) để cùng nhau khởi động chào ngày mới với những bài cử điệu đầy sôi động. 8h00’ buổi gặp mặt giao lưu chính thức được khai mạc trong niềm hân hoan, phấn khởi.
Tiếp đó, Cha Đặc Trách – Cha Phanxicô Phan Đình Giáo đã chia sẻ và tĩnh tâm cho các bạn trong nhóm Mầm Ơn Gọi. Mở đầu bài tĩnh tâm, Cha Đặc Trách đã bày tỏ niềm vui mừng khi thấy ơn gọi trong Giáo hạt Thuận Nghĩa phát triển một cách mạnh mẽ và đông đảo đến như thế. Cũng từ đó, Ngài đã giúp hiểu ơn gọi là gì và như thế nào được gọi là ơn Thiên Triệu? Ngài cho rằng: “Dù trong bậc sống nào, hôn nhân hay tu trì thì tất cả cũng đều phát xuất từ tiếng gọi của Thiên Chúa.” Ngài cũng nêu ra những thách đố mà các bạn phải đối diện trên bước đường theo Chúa và mời gọi mọi người phải từ bỏ, “hủy hoại” chính mình bởi nếu hạt lúa mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình. Sau đó, Cha Đặc Trách cùng một số Cha trong Giáo hạt đã giải tội nhằm giúp các bạn giao hòa với Thiên Chúa và sống thân tình với Ngài. Đúng 10h45’ các bạn lại cùng quy tụ với nhau bên bàn cơm thân mật, tình anh em lại càng được xích lại gần nhau hơn.
13h00’ các bạn trong nhóm Mầm Ơn Gọi lại cùng quây quần bên nhau trước Thánh Thể Chúa. Đây chính là giây phút ngọt ngào mà các bạn được chìm ngập trong tình yêu Thiên Chúa, được lắng đọng lòng mình. Sau đó, các bạn ngồi lại với nhau để chia sẻ, thuyết trình về những đề tài mà các bạn cảm thấy băn khoăn. Những lời chia sẻ được nói ra là cả nỗi lòng lắng lo như “gào xé” con tim, những mệt mỏi lắm lúc chẳng ai biết, những phút cô đơn đến vô chừng, với cả những trăn trở “mơ hồ” về ơn gọi của đời mình.
Đến 15h30’ Thánh lễ cầu nguyện cho các bạn dự tu được cử hành. Trước Thánh lễ, Cha Đặc Trách đã giới thiệu về các dòng tu, linh đạo của dòng qua các “tu sĩ nhí”. Trong phần khai lễ, Cha Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đã nêu lên lý do của ngày gặp gỡ tĩnh tâm hôm nay. Ngài cũng kêu mời các bạn dự tu cố gắng nhiều hơn nữa, cầu nguyện “liên lỉ” hơn, bám chặt lấy Đức Giêsu để triển nở trong tình yêu Chúa và có điều kiện để ước mơ theo Chúa thành hiện thực giữa một xã hội đầy biến động như hôm nay. Trong bài giảng lễ, Cha Đặc Trách đã tái khẳng định lại ơn gọi là tiếng gọi của Thiên Chúa mời gọi mỗi người vào công trình của Ngài. Ngài cũng nêu lên những dấu hiệu để nhận biết mình có ơn gọi tu trì và mong muốn các bạn trẻ sẽ luôn mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, đại diện cho các bạn dự tu, trưởng nhóm Mầm Ơn Gọi đã bày tỏ tấm lòng tri ân đặc biệt sâu sắc tới Cha Quản Hạt, Cha Đặc Trách, quý Cha trong Giáo hạt, quý tu sĩ nam nữ đã luôn đồng hành, giúp đỡ các bạn trên con đường tìm hiểu ơn gọi.
“Mình không biết sau này sẽ như thế nào, mình có trở thành tu sĩ của Chúa hay không nhưng bây giờ mình chỉ biết rằng Chúa đang gọi mình và mình muốn hiến dâng cho Chúa, như thế đã đủ lắm rồi. Thực sự mình chẳng muốn giây phú này qua đi!” - Một bạn đến từ Giáo xứ Thanh Dạ đã nói như thế. Quả vậy, đây là lần thứ 2 diễn ra ngày gặp gỡ giao lưu của các bạn nhóm Mầm Ơn Gọi Giáo Hạt Thuận Nghĩa, bao tâm tư tình cảm đã trở nên sâu đậm hơn, đào sâu hơn về đời sống tâm linh và có vẻ quy cũ hơn ( theo sự nhận định của Cha Quản Hạt ).
Ngày gặp gỡ giao lưu đã qua đi nhưng dư âm của nó vẫn như còn vang vọng mãi đối với từng người, từng tâm hồn. Hy vọng rằng ngọn lửa tình yêu được hiến đâng cho Chúa vẫn mãi rực sáng trong tâm hồn của từng thành viên nhóm Mầm Ơn Gọi để một ngày nào đó cánh đồng truyền giáo sẽ có thêm những thợ lành nghề từ Giáo Hạt Thuận Nghĩa.
Hình ảnh
Đúng 7h30’ hơn 500 bạn dự tu lớp Mầm ơn gọi đến từ 12 Giáo xứ trong Giáo hạt đã tề tựu đông đủ tại tiền sảnh nhà thờ Giáo xứ Cẩm Trường (nơi sẽ diễn ra buổi gặp mặt tĩnh tâm) để cùng nhau khởi động chào ngày mới với những bài cử điệu đầy sôi động. 8h00’ buổi gặp mặt giao lưu chính thức được khai mạc trong niềm hân hoan, phấn khởi.
Tiếp đó, Cha Đặc Trách – Cha Phanxicô Phan Đình Giáo đã chia sẻ và tĩnh tâm cho các bạn trong nhóm Mầm Ơn Gọi. Mở đầu bài tĩnh tâm, Cha Đặc Trách đã bày tỏ niềm vui mừng khi thấy ơn gọi trong Giáo hạt Thuận Nghĩa phát triển một cách mạnh mẽ và đông đảo đến như thế. Cũng từ đó, Ngài đã giúp hiểu ơn gọi là gì và như thế nào được gọi là ơn Thiên Triệu? Ngài cho rằng: “Dù trong bậc sống nào, hôn nhân hay tu trì thì tất cả cũng đều phát xuất từ tiếng gọi của Thiên Chúa.” Ngài cũng nêu ra những thách đố mà các bạn phải đối diện trên bước đường theo Chúa và mời gọi mọi người phải từ bỏ, “hủy hoại” chính mình bởi nếu hạt lúa mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình. Sau đó, Cha Đặc Trách cùng một số Cha trong Giáo hạt đã giải tội nhằm giúp các bạn giao hòa với Thiên Chúa và sống thân tình với Ngài. Đúng 10h45’ các bạn lại cùng quy tụ với nhau bên bàn cơm thân mật, tình anh em lại càng được xích lại gần nhau hơn.
13h00’ các bạn trong nhóm Mầm Ơn Gọi lại cùng quây quần bên nhau trước Thánh Thể Chúa. Đây chính là giây phút ngọt ngào mà các bạn được chìm ngập trong tình yêu Thiên Chúa, được lắng đọng lòng mình. Sau đó, các bạn ngồi lại với nhau để chia sẻ, thuyết trình về những đề tài mà các bạn cảm thấy băn khoăn. Những lời chia sẻ được nói ra là cả nỗi lòng lắng lo như “gào xé” con tim, những mệt mỏi lắm lúc chẳng ai biết, những phút cô đơn đến vô chừng, với cả những trăn trở “mơ hồ” về ơn gọi của đời mình.
Đến 15h30’ Thánh lễ cầu nguyện cho các bạn dự tu được cử hành. Trước Thánh lễ, Cha Đặc Trách đã giới thiệu về các dòng tu, linh đạo của dòng qua các “tu sĩ nhí”. Trong phần khai lễ, Cha Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đã nêu lên lý do của ngày gặp gỡ tĩnh tâm hôm nay. Ngài cũng kêu mời các bạn dự tu cố gắng nhiều hơn nữa, cầu nguyện “liên lỉ” hơn, bám chặt lấy Đức Giêsu để triển nở trong tình yêu Chúa và có điều kiện để ước mơ theo Chúa thành hiện thực giữa một xã hội đầy biến động như hôm nay. Trong bài giảng lễ, Cha Đặc Trách đã tái khẳng định lại ơn gọi là tiếng gọi của Thiên Chúa mời gọi mỗi người vào công trình của Ngài. Ngài cũng nêu lên những dấu hiệu để nhận biết mình có ơn gọi tu trì và mong muốn các bạn trẻ sẽ luôn mau mắn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, đại diện cho các bạn dự tu, trưởng nhóm Mầm Ơn Gọi đã bày tỏ tấm lòng tri ân đặc biệt sâu sắc tới Cha Quản Hạt, Cha Đặc Trách, quý Cha trong Giáo hạt, quý tu sĩ nam nữ đã luôn đồng hành, giúp đỡ các bạn trên con đường tìm hiểu ơn gọi.
“Mình không biết sau này sẽ như thế nào, mình có trở thành tu sĩ của Chúa hay không nhưng bây giờ mình chỉ biết rằng Chúa đang gọi mình và mình muốn hiến dâng cho Chúa, như thế đã đủ lắm rồi. Thực sự mình chẳng muốn giây phú này qua đi!” - Một bạn đến từ Giáo xứ Thanh Dạ đã nói như thế. Quả vậy, đây là lần thứ 2 diễn ra ngày gặp gỡ giao lưu của các bạn nhóm Mầm Ơn Gọi Giáo Hạt Thuận Nghĩa, bao tâm tư tình cảm đã trở nên sâu đậm hơn, đào sâu hơn về đời sống tâm linh và có vẻ quy cũ hơn ( theo sự nhận định của Cha Quản Hạt ).
Ngày gặp gỡ giao lưu đã qua đi nhưng dư âm của nó vẫn như còn vang vọng mãi đối với từng người, từng tâm hồn. Hy vọng rằng ngọn lửa tình yêu được hiến đâng cho Chúa vẫn mãi rực sáng trong tâm hồn của từng thành viên nhóm Mầm Ơn Gọi để một ngày nào đó cánh đồng truyền giáo sẽ có thêm những thợ lành nghề từ Giáo Hạt Thuận Nghĩa.
Ngày Hội Ơn Gọi Tại Giáo Phận Bà Rịa
Fx. Phan Dương, a.a.
13:10 28/04/2015
Ngày Hội Ơn Gọi Tại Giáo Phận Bà Rịa
Lúc 9h00 ngày 26 tháng 4 năm 2015, tại Gx. Phước Lộc, Gp. Bà Rịa, đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Hiện diện trong thánh lễ có hơn 1000 bạn trẻ và quý tu sĩ của 32 Hội dòng trong và ngoài Giáo phận. Thánh lễ do cha tổng đại diện - Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha đặc trách ơn gọi, quý cha giám tỉnh, bề trên các Hội dòng và một số cha trong Giáo phận.
Xem Hình
Đây là lần đầu tiên Giáo phận Bà Rịa tổ chức ngày hội ơn gọi với quy mô lớn. Thực hiện việc này trong ngày lễ Chúa Chiên Lành, với sự hiện diện của các Hội dòng và đông đảo các bạn trẻ, ban tổ chức đã giúp những người tham dự có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ rạng ngời trên khuôn mặt của Đức Ki-tô. Vẻ rạng ngời ấy được diễn tả cách đa dạng nơi các Hội dòng, qua việc can đảm đón nhận lời mời cấp thiết của Giáo Hội: “chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới” (Lc 5,4). Lời mời gọi này, hơn bao giờ hết, vẫn đang rất cần vang vọng trong tâm hồn của những người trẻ, để qua đó khơi dậy lên trong họ một niềm hy vọng tràn trề và mới mẻ, một nỗi khát khao sống Tin Mừng và sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Đây là điều mà cha chủ tế nhấn mạnh và mời gọi trong thánh lễ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang trọng và sốt sắng.
Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn tham dự tiếp tục lắng nghe những nét chính yếu về các linh đạo: chiêm niệm, hoạt động truyền giáo, lo viêc bác ái xã hội, Mến Thánh Giá. Mỗi Hội dòng, với những đặc sủng và linh đạo khác nhau, đã làm cho khuôn mặt của Đức Ki-tô thêm rạng ngời, đồng thời phản ánh cụ thể cách thức hành động của Ngài và tình yêu mà Ngài đã dành cho nhân loại.
Sau phần giới thiệu linh đạo các Hội dòng, các tu sĩ của mỗi Hội dòng về khu vực đã được phân chia để tiếp đón, gặp gỡ và hướng dẫn tìm hiểu ơn gọi riêng của Hội dòng mình. Sáng kiến này đã giúp các bạn trẻ dễ dàng tiếp xúc với nhiều Hội dòng và nhiều đặc sủng khác nhau. Để qua đó, nhờ tiếp cận trong sự đa dạng, các bạn có được những cái nhìn tổng quát và cởi mở hơn, ngõ hầu chọn cho mình những hướng dấn thân thích hợp.
Ngày hội ơn gọi được kết thúc sau bữa cơm thân mật trong khuôn viên giáo xứ. Mọi người ra về và mang trong mình tâm tình của Đức Thánh Cha trong ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi (26/4/2015): “Sự hiến dâng cuộc sống của mình chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có khả năng ra khỏi chính mình”, để “nhờ lời mời gọi yêu thương, chúng ta được gửi đi xa hơn bản thân mình, giải tỏa sự tập trung vào chính mình, nhằm khơi lên một cuộc xuất hành trường kỳ ra khỏi cái tôi bị khép kín, ngõ hầu giải thoát nó qua sự dấn thân, hay đúng hơn là sự khám phá Thiên Chúa”.
Ước mong mọi người, nhất là các bạn trẻ, dám “ra khỏi chính mình” để làm cho Nước Chúa hiển trị nơi tâm hồn mình và những người xung quanh!
Fx. Phan Dương, a.a.
Lúc 9h00 ngày 26 tháng 4 năm 2015, tại Gx. Phước Lộc, Gp. Bà Rịa, đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Hiện diện trong thánh lễ có hơn 1000 bạn trẻ và quý tu sĩ của 32 Hội dòng trong và ngoài Giáo phận. Thánh lễ do cha tổng đại diện - Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha đặc trách ơn gọi, quý cha giám tỉnh, bề trên các Hội dòng và một số cha trong Giáo phận.
Xem Hình
Đây là lần đầu tiên Giáo phận Bà Rịa tổ chức ngày hội ơn gọi với quy mô lớn. Thực hiện việc này trong ngày lễ Chúa Chiên Lành, với sự hiện diện của các Hội dòng và đông đảo các bạn trẻ, ban tổ chức đã giúp những người tham dự có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ rạng ngời trên khuôn mặt của Đức Ki-tô. Vẻ rạng ngời ấy được diễn tả cách đa dạng nơi các Hội dòng, qua việc can đảm đón nhận lời mời cấp thiết của Giáo Hội: “chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới” (Lc 5,4). Lời mời gọi này, hơn bao giờ hết, vẫn đang rất cần vang vọng trong tâm hồn của những người trẻ, để qua đó khơi dậy lên trong họ một niềm hy vọng tràn trề và mới mẻ, một nỗi khát khao sống Tin Mừng và sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Đây là điều mà cha chủ tế nhấn mạnh và mời gọi trong thánh lễ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu khí trang trọng và sốt sắng.
Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn tham dự tiếp tục lắng nghe những nét chính yếu về các linh đạo: chiêm niệm, hoạt động truyền giáo, lo viêc bác ái xã hội, Mến Thánh Giá. Mỗi Hội dòng, với những đặc sủng và linh đạo khác nhau, đã làm cho khuôn mặt của Đức Ki-tô thêm rạng ngời, đồng thời phản ánh cụ thể cách thức hành động của Ngài và tình yêu mà Ngài đã dành cho nhân loại.
Sau phần giới thiệu linh đạo các Hội dòng, các tu sĩ của mỗi Hội dòng về khu vực đã được phân chia để tiếp đón, gặp gỡ và hướng dẫn tìm hiểu ơn gọi riêng của Hội dòng mình. Sáng kiến này đã giúp các bạn trẻ dễ dàng tiếp xúc với nhiều Hội dòng và nhiều đặc sủng khác nhau. Để qua đó, nhờ tiếp cận trong sự đa dạng, các bạn có được những cái nhìn tổng quát và cởi mở hơn, ngõ hầu chọn cho mình những hướng dấn thân thích hợp.
Ngày hội ơn gọi được kết thúc sau bữa cơm thân mật trong khuôn viên giáo xứ. Mọi người ra về và mang trong mình tâm tình của Đức Thánh Cha trong ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi (26/4/2015): “Sự hiến dâng cuộc sống của mình chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có khả năng ra khỏi chính mình”, để “nhờ lời mời gọi yêu thương, chúng ta được gửi đi xa hơn bản thân mình, giải tỏa sự tập trung vào chính mình, nhằm khơi lên một cuộc xuất hành trường kỳ ra khỏi cái tôi bị khép kín, ngõ hầu giải thoát nó qua sự dấn thân, hay đúng hơn là sự khám phá Thiên Chúa”.
Ước mong mọi người, nhất là các bạn trẻ, dám “ra khỏi chính mình” để làm cho Nước Chúa hiển trị nơi tâm hồn mình và những người xung quanh!
Fx. Phan Dương, a.a.
Đại hội Legio Mariae Liên bang Úc châu ''tin Yêu với Mẹ''
Hoàng Việt Nam
18:21 28/04/2015
SYDNEY - Chiều thứ 6 ngày 24.4.2015, quý hội viên Legio Mariae từ khắp các tiểu bang của Úc Châu cùng nhau hội ngộ về Trung Tâm Tĩnh Huấn và Hành Hương Bringelly Sydney tham dự Đại Hội Liên Bang Úc Châu của Legio Mariae với chủ đề “Tin Yêu với Mẹ”.
Hình ảnh
Những đoàn xe bus, những chuyến xe nhỏ chuyên chở hội viên từ khắp các tiểu bang về Đại Hội từ Adelaide, Melbourne, Canberra, Brisbane, Sydney, Perth...Con số tham dư viên trên dưới 460 thành viên tham dự...Con đường dẫn về Trung Tâm Hành Hương Bringelly nhộn nhịp khác thường...Ban Linh Giám Đại Hội chúng tôi nhận thấy Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Đức Ông Paul Nguyễn Minh Tâm từ Adelaide, Cha Giuse Vũ Minh Nguyên từ Brisbane, Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng từ Melbourne, Cha Giuse Mai Văn Thịnh từ Melbourne, Cha Giuse Đinh Thanh Bình từ Melbourne, Cha Paul Văn Chi và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch từ Sydney, Cha Arthur Givney, Linh Giám Senatus cùng chị Trưởng Amy của Senatus và các ủy viên từ Senatus Sydney cùng tham dự...
Hình ảnh Mẹ Maria, Nữ Tướng Legio Mariae đứng trên con tầu vượt biên của người Tỵ Nạn Thuyền Nhân Việt Nam cách đây 40 năm. Mẹ đang yêu thương chào đón đoàn con từ muôn phương trở về Hội Ngộ trong Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cộng Đồng Việt Nam tưởng nhớ 40 năm viễn xứ và có Mẹ luôn đồng hành. Mẹ đứng nhân từ chào đón đoàn con từ muôn phương trở về Đại Hội. Những tiếng chào hỏi thân thương:
-Quý anh chị tiểu bang nào...
-Chúng em từ Brisbane...
-Chúng em từ Adelaide...
-Chúng em từ Melbourne...Với chuyến xe bus gần 60 người...
Đúng 5.30 chiều, 3 hồi 9 tiếng chiêng trống uy nghiêm vang lên khai mạc Đại Hội. Các thành viên từ 5 hướng tượng trưng cho 5 châu lục và các tiểu bang về hội ngộ bên Mẹ. Những lá cờ hình cánh buồm lung linh trước gió dẫn đoàn con của Mẹ đi theo Mẹ để Tin Yêu Với Mẹ...Kiệu Mẹ uy nghi tiến vào Hội Trường Chúa Chiên Lành, và đoàn con trên dưới 460 quân binh của Mẹ vừa đi theo Mẹ vừa vang hát Nữ Vương Hòa Bình...
Trong nghi thức khai mạc, khi Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long tuyên bố khai mạc Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ, tràng pháo tay rộn rã hân hoan chào mừng Đại Hội...Phần giới thiệu các quan khách và các phái đoàn tham dự...Các phái đoàn khi được giới thiệu đã cùng đứng lên reo vang những niềm vui hội ngộ trong ngày Hội Ngộ Cùng Mẹ...
Thánh Lễ khai mạc với Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne chủ tế, với quý Cha Linh Giám Đồng Tế...Sau Thánh lễ khai mạc, đoàn con của Mẹ cùng chụp hình lưu niệm và ăn cơm tối Hội Ngộ chung với nhau trong tình yêu thương thắm thiết bên Mẹ Hiền...Buổi tối tâm sự bên Mẹ với tường trình của các đơn vị về Đại Hội...Sau đó, giờ chia sẻ tâm tình tận hiến của Legio Mariae...Kết thúc bằng nghi thức mỗi người lãnh nhận một trái tim tận hiến đầy tràn ý nghĩa...
Sáng sớm thứ 7, ngày Hành Trình Với Mẹ, cả Đại Hội tập trung về Hội Trường Chúa Chiên Lành để cùng đọc kinh Thần Vụ rất sốt sắng...Sau đó, Đại Hội cùng nhau chia sẻ các đề tài: "Ơn Gọi Tông Đồ của Legio Mariae...Con Đường Nên Thánh của Hội Viên Legio Mariae...Hội Viên Legio Mariae Sống Yêu Thương Theo Mẹ...Gia Đình Nền Tảng Của Đức Tin..." Các đề tài do Quý Cha Linh Giám hướng dẫn và cả Đại Hội đều tích cực hưởng ứng...
Buổi chiều, Thành Lễ Tận Hiến Hành Trình Với Mẹ được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne chủ tế và quý Cha Linh Giám Đồng Tế...Quý Đại Diện các Tiểu Bang và các đơn vị tiến về Nhà Chúa trong tâm tình tận hiến cho Mẹ...Sau khi chia sẻ tâm tình Tận Hiến do Cha Linh Giám Paul Văn Chi, quý Đại Diện Tiểu Bang và các đơn vị đứng phía trước cờ Vexilium cùng toàn thể Đại Hội, long trọng Tận Hiến cho Mẹ với câu Tận Hiến: "Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là củ Mẹ..." Nghi thức Tận Hiến thật sốt sắng và cảm động...
Sau cơm tối, mọi người chuẩn bị phần Văn Nghệ với Mẹ...Sân khấu do Ban Khánh Tiết của CĐCGVN Sydney dàn dựng vĩ đại ngay phía trước Trung Tâm Tĩnh Huấn...Theo chương trình, Đại Hội sẽ rước Mẹ từ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân về sân khấu với những ánh nến hoa đăng của Đại Hội rước Mẹ về tham dự văn nghệ và cầu cho Quê Hương Việt Nam...Nhưng trời đổ mưa nặng hạt...Ban Tổ Chức quyết định làm gọn nhẹ hơn...Mẹ Hiền oai nghiêm đứng trên con tầu Thuyền Nhân Việt Nam tiến về sân khấu...Hàng trăm ánh nến hoa đăng đón Mẹ với tiếng hát: "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam..." cảm động và sốt sắng...Mẹ trên con tầu vượt biên như mỉm cười và cảm thông với con cái Mẹ trong hành trình viễn xứ 40 năm...Mẹ như đang chúc lành cho con cái Việt Nam của Mẹ.... Khai mào với bài đồng ca Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ cùng quả bóng pháo bông rộn rã yêu thương tỏa xuống những cánh hoa của Mẹ... và chương trình sinh động với ca vũ nhạc kịch tràn đầy ý nghĩa về Mẹ. Mẹ vẫn trên con tầu vượt biên sóng gió...Mọi người rưng rưng giọt lệ hồi tưởng hành trình vượt biên giữa sóng vỗ gió ngàn kinh hoàng trên đại dương...Nhưng Mẹ vẫn đồng hành với đoàn con Việt Nam tỵ nạn của Mẹ...Kết thúc văn nghệ, cả Đại Hội cùng vang hát Xin Vâng trước ngai Mẹ...Sau đó, phần ăn cháo khuya...Mọi người kháo láo với nhau:
-Melbourne trình diễn thoại kịch hay quá..
-Brisbane hát khá hay...
-Adelaide vũ điệu thật tuyệt vời...
-Sydney diễn nguyện và hát xuất sắc...
Những lời trầm trồ khen ngợi buổi văn nghệ với Mẹ dưới mưa thật tuyệt vời...
Màn đêm buông phủ với cơn mưa rả rích...Con cái Mẹ nghỉ đêm an bình trong tay Hiền Mẫu Maria...
Sáng Chúa Nhật 26.4, Đại Hội thức dậy sớm chuẩn bị ngày Lên Đường Với Mẹ...Tiếng chuông như tiếng Mẹ mời gọi đoàn con thức giấc...
Giờ kinh Thần Vụ vang lên sốt sắng trong tâm tình ca ngợi, tạ ơn, sám hối, và cầu nguyện...Sau đó, Thánh Lễ Lên Đường Với Mẹ...Trăm trái tim nối kết hiệp thông để Lên Đường Với Mẹ...Bài chia sẻ chót với Cha Linh Giám Giuse Mai Văn Thịnh Lên Đường Với Mẹ...Sau đó, panel giải đáp các thắc mắc về Legio Mariae...
Ngày Hội Ngộ cũng tới lúc chấm dứt...Mọi người tập trung tại Hội Trường Chúa Chiên Lành...Mẹ vẫn nhân từ trên con tầu vượt biên của hành trình viễn xứ 40 năm...Bàn tay ban ơn cho con cái Việt Nam...Mẹ đứng đó...Chung quanh là con cái Legio Mariae của Mẹ vây kín...Giờ chia sẻ tâm tình...Những tâm tình yêu thương cùng nhau lên đường làm công tác Tông Đồ Với Mẹ, Vì Mẹ, Trong Mẹ, và Cùng Mẹ...Những chia sẻ chân tình về những ngày Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ trong Hội Ngộ Cùng Mẹ, Hành Trình Với Mẹ, và hôm nay Lên Đường Với Mẹ, để cùng nhau ôn lại những ân tình yêu thương mà mọi người tham dự Đại Hội trao cho nhau...Đại Hội chia sẻ cho nhau những kỷ vật...Ban Tổ Chức trao cho mỗi đơn vị Tiểu Bang một tượng Mẹ La Vang kỷ niệm Đại Hội...Melbourne trao cho Ban Tổ Chức một tượng Mẹ dịu hiền...Mỗi người đón nhận những tấm hình lưu niệm, Kinh Tessera, hình Mẹ tuyệt vời để kỷ niệm những ngày Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ...
Giờ Chầu Thánh Thể bế mạc...Mẹ vẫn đứng đó trên con tầu vượt biên hướng về Thánh Thể cùng đoàn con của Mẹ tôn thờ Chúa Thánh Thể...Mọi người sốt sắng quỳ chung quanh Thánh Thể và bên Mẹ...Đại diện các Tiểu Bang dâng những lời cầu xin tha thiết...Nghi thức trao cờ Tổ Chức Đại Hội cho Tiểu Bang Victoria Melbourne tổ chức vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima...Phép Lành Thánh Thể trọng đại và trang nghiêm để Lên Đường Với Mẹ...Tâm hồn mọi người chùng xuống trong tiếng hát lời kinh...Kết thúc là bài ca Tận Hiến Cho Mẹ...Mọi người hướng về Mẹ xác tín đời Tận Hiến của một quân binh Legio Mariae...Kinh Bế Mạc Legio Mariae và nghi thức lên đường thật cảm động...
Đoàn con của Mẹ ra về trong Tin Yêu Với Mẹ...Những lời chào tạm biệt...Những "pô" hình ghi nhớ kỷ niệm...Những cái bắt tay chân tình...
-Về nhé...Nhớ gặp lại năm 2017 tại Melbourne nhe...
-Chúng con muốn ở lại thêm bên Mẹ...
-Xin cầu cho nhau...
Vang dội cả Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly..
Những xe nhỏ, xe bus tấp nập đón con Mẹ Lên Đường Tin Yêu Với Mẹ...Đoàn xe lăn bánh ra khỏi cổng Trung Tâm...Những bàn tay vẫy chào,. .Những yêu thương đong đầy Lên Đường Với Mẹ...Trả lại sự yên tĩnh cho Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly...Còn duy nhất nhóm Adelaide muốn đi tham quan Sydney...Ban Tổ Chức giúp đỡ đặc biệt...Sáng thứ 2, cả đoàn đi thăm Thành Phố Sydney và kính viếng Phần Mộ Thánh Mary McKillop. Buổi tối, cả đoàn vào Nhà Hàng Saigon Belle tại Newtown...
Lạy Mẹ, chúng con về đây Tin Yêu Với Mẹ...Chúng con đã Hội Ngộ Cùng Mẹ, Hành Trình Với Mẹ, và Lên Đường Với Mẹ...Xin Mẹ chúc lành cho Legio Mariae Liên Bang Úc Châu chúng con và chúc lành cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam chúng con mau tới ngày hòa bình thật sự trong hạnh phúc Tự Do và yêu thương. Amen.
Hình ảnh
Những đoàn xe bus, những chuyến xe nhỏ chuyên chở hội viên từ khắp các tiểu bang về Đại Hội từ Adelaide, Melbourne, Canberra, Brisbane, Sydney, Perth...Con số tham dư viên trên dưới 460 thành viên tham dự...Con đường dẫn về Trung Tâm Hành Hương Bringelly nhộn nhịp khác thường...Ban Linh Giám Đại Hội chúng tôi nhận thấy Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Đức Ông Paul Nguyễn Minh Tâm từ Adelaide, Cha Giuse Vũ Minh Nguyên từ Brisbane, Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng từ Melbourne, Cha Giuse Mai Văn Thịnh từ Melbourne, Cha Giuse Đinh Thanh Bình từ Melbourne, Cha Paul Văn Chi và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch từ Sydney, Cha Arthur Givney, Linh Giám Senatus cùng chị Trưởng Amy của Senatus và các ủy viên từ Senatus Sydney cùng tham dự...
Hình ảnh Mẹ Maria, Nữ Tướng Legio Mariae đứng trên con tầu vượt biên của người Tỵ Nạn Thuyền Nhân Việt Nam cách đây 40 năm. Mẹ đang yêu thương chào đón đoàn con từ muôn phương trở về Hội Ngộ trong Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cộng Đồng Việt Nam tưởng nhớ 40 năm viễn xứ và có Mẹ luôn đồng hành. Mẹ đứng nhân từ chào đón đoàn con từ muôn phương trở về Đại Hội. Những tiếng chào hỏi thân thương:
-Quý anh chị tiểu bang nào...
-Chúng em từ Brisbane...
-Chúng em từ Adelaide...
-Chúng em từ Melbourne...Với chuyến xe bus gần 60 người...
Đúng 5.30 chiều, 3 hồi 9 tiếng chiêng trống uy nghiêm vang lên khai mạc Đại Hội. Các thành viên từ 5 hướng tượng trưng cho 5 châu lục và các tiểu bang về hội ngộ bên Mẹ. Những lá cờ hình cánh buồm lung linh trước gió dẫn đoàn con của Mẹ đi theo Mẹ để Tin Yêu Với Mẹ...Kiệu Mẹ uy nghi tiến vào Hội Trường Chúa Chiên Lành, và đoàn con trên dưới 460 quân binh của Mẹ vừa đi theo Mẹ vừa vang hát Nữ Vương Hòa Bình...
Trong nghi thức khai mạc, khi Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long tuyên bố khai mạc Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ, tràng pháo tay rộn rã hân hoan chào mừng Đại Hội...Phần giới thiệu các quan khách và các phái đoàn tham dự...Các phái đoàn khi được giới thiệu đã cùng đứng lên reo vang những niềm vui hội ngộ trong ngày Hội Ngộ Cùng Mẹ...
Thánh Lễ khai mạc với Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne chủ tế, với quý Cha Linh Giám Đồng Tế...Sau Thánh lễ khai mạc, đoàn con của Mẹ cùng chụp hình lưu niệm và ăn cơm tối Hội Ngộ chung với nhau trong tình yêu thương thắm thiết bên Mẹ Hiền...Buổi tối tâm sự bên Mẹ với tường trình của các đơn vị về Đại Hội...Sau đó, giờ chia sẻ tâm tình tận hiến của Legio Mariae...Kết thúc bằng nghi thức mỗi người lãnh nhận một trái tim tận hiến đầy tràn ý nghĩa...
Sáng sớm thứ 7, ngày Hành Trình Với Mẹ, cả Đại Hội tập trung về Hội Trường Chúa Chiên Lành để cùng đọc kinh Thần Vụ rất sốt sắng...Sau đó, Đại Hội cùng nhau chia sẻ các đề tài: "Ơn Gọi Tông Đồ của Legio Mariae...Con Đường Nên Thánh của Hội Viên Legio Mariae...Hội Viên Legio Mariae Sống Yêu Thương Theo Mẹ...Gia Đình Nền Tảng Của Đức Tin..." Các đề tài do Quý Cha Linh Giám hướng dẫn và cả Đại Hội đều tích cực hưởng ứng...
Buổi chiều, Thành Lễ Tận Hiến Hành Trình Với Mẹ được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne chủ tế và quý Cha Linh Giám Đồng Tế...Quý Đại Diện các Tiểu Bang và các đơn vị tiến về Nhà Chúa trong tâm tình tận hiến cho Mẹ...Sau khi chia sẻ tâm tình Tận Hiến do Cha Linh Giám Paul Văn Chi, quý Đại Diện Tiểu Bang và các đơn vị đứng phía trước cờ Vexilium cùng toàn thể Đại Hội, long trọng Tận Hiến cho Mẹ với câu Tận Hiến: "Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là củ Mẹ..." Nghi thức Tận Hiến thật sốt sắng và cảm động...
Sau cơm tối, mọi người chuẩn bị phần Văn Nghệ với Mẹ...Sân khấu do Ban Khánh Tiết của CĐCGVN Sydney dàn dựng vĩ đại ngay phía trước Trung Tâm Tĩnh Huấn...Theo chương trình, Đại Hội sẽ rước Mẹ từ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân về sân khấu với những ánh nến hoa đăng của Đại Hội rước Mẹ về tham dự văn nghệ và cầu cho Quê Hương Việt Nam...Nhưng trời đổ mưa nặng hạt...Ban Tổ Chức quyết định làm gọn nhẹ hơn...Mẹ Hiền oai nghiêm đứng trên con tầu Thuyền Nhân Việt Nam tiến về sân khấu...Hàng trăm ánh nến hoa đăng đón Mẹ với tiếng hát: "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam..." cảm động và sốt sắng...Mẹ trên con tầu vượt biên như mỉm cười và cảm thông với con cái Mẹ trong hành trình viễn xứ 40 năm...Mẹ như đang chúc lành cho con cái Việt Nam của Mẹ.... Khai mào với bài đồng ca Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ cùng quả bóng pháo bông rộn rã yêu thương tỏa xuống những cánh hoa của Mẹ... và chương trình sinh động với ca vũ nhạc kịch tràn đầy ý nghĩa về Mẹ. Mẹ vẫn trên con tầu vượt biên sóng gió...Mọi người rưng rưng giọt lệ hồi tưởng hành trình vượt biên giữa sóng vỗ gió ngàn kinh hoàng trên đại dương...Nhưng Mẹ vẫn đồng hành với đoàn con Việt Nam tỵ nạn của Mẹ...Kết thúc văn nghệ, cả Đại Hội cùng vang hát Xin Vâng trước ngai Mẹ...Sau đó, phần ăn cháo khuya...Mọi người kháo láo với nhau:
-Melbourne trình diễn thoại kịch hay quá..
-Brisbane hát khá hay...
-Adelaide vũ điệu thật tuyệt vời...
-Sydney diễn nguyện và hát xuất sắc...
Những lời trầm trồ khen ngợi buổi văn nghệ với Mẹ dưới mưa thật tuyệt vời...
Màn đêm buông phủ với cơn mưa rả rích...Con cái Mẹ nghỉ đêm an bình trong tay Hiền Mẫu Maria...
Sáng Chúa Nhật 26.4, Đại Hội thức dậy sớm chuẩn bị ngày Lên Đường Với Mẹ...Tiếng chuông như tiếng Mẹ mời gọi đoàn con thức giấc...
Giờ kinh Thần Vụ vang lên sốt sắng trong tâm tình ca ngợi, tạ ơn, sám hối, và cầu nguyện...Sau đó, Thánh Lễ Lên Đường Với Mẹ...Trăm trái tim nối kết hiệp thông để Lên Đường Với Mẹ...Bài chia sẻ chót với Cha Linh Giám Giuse Mai Văn Thịnh Lên Đường Với Mẹ...Sau đó, panel giải đáp các thắc mắc về Legio Mariae...
Ngày Hội Ngộ cũng tới lúc chấm dứt...Mọi người tập trung tại Hội Trường Chúa Chiên Lành...Mẹ vẫn nhân từ trên con tầu vượt biên của hành trình viễn xứ 40 năm...Bàn tay ban ơn cho con cái Việt Nam...Mẹ đứng đó...Chung quanh là con cái Legio Mariae của Mẹ vây kín...Giờ chia sẻ tâm tình...Những tâm tình yêu thương cùng nhau lên đường làm công tác Tông Đồ Với Mẹ, Vì Mẹ, Trong Mẹ, và Cùng Mẹ...Những chia sẻ chân tình về những ngày Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ trong Hội Ngộ Cùng Mẹ, Hành Trình Với Mẹ, và hôm nay Lên Đường Với Mẹ, để cùng nhau ôn lại những ân tình yêu thương mà mọi người tham dự Đại Hội trao cho nhau...Đại Hội chia sẻ cho nhau những kỷ vật...Ban Tổ Chức trao cho mỗi đơn vị Tiểu Bang một tượng Mẹ La Vang kỷ niệm Đại Hội...Melbourne trao cho Ban Tổ Chức một tượng Mẹ dịu hiền...Mỗi người đón nhận những tấm hình lưu niệm, Kinh Tessera, hình Mẹ tuyệt vời để kỷ niệm những ngày Đại Hội Tin Yêu Với Mẹ...
Giờ Chầu Thánh Thể bế mạc...Mẹ vẫn đứng đó trên con tầu vượt biên hướng về Thánh Thể cùng đoàn con của Mẹ tôn thờ Chúa Thánh Thể...Mọi người sốt sắng quỳ chung quanh Thánh Thể và bên Mẹ...Đại diện các Tiểu Bang dâng những lời cầu xin tha thiết...Nghi thức trao cờ Tổ Chức Đại Hội cho Tiểu Bang Victoria Melbourne tổ chức vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima...Phép Lành Thánh Thể trọng đại và trang nghiêm để Lên Đường Với Mẹ...Tâm hồn mọi người chùng xuống trong tiếng hát lời kinh...Kết thúc là bài ca Tận Hiến Cho Mẹ...Mọi người hướng về Mẹ xác tín đời Tận Hiến của một quân binh Legio Mariae...Kinh Bế Mạc Legio Mariae và nghi thức lên đường thật cảm động...
Đoàn con của Mẹ ra về trong Tin Yêu Với Mẹ...Những lời chào tạm biệt...Những "pô" hình ghi nhớ kỷ niệm...Những cái bắt tay chân tình...
-Về nhé...Nhớ gặp lại năm 2017 tại Melbourne nhe...
-Chúng con muốn ở lại thêm bên Mẹ...
-Xin cầu cho nhau...
Vang dội cả Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly..
Những xe nhỏ, xe bus tấp nập đón con Mẹ Lên Đường Tin Yêu Với Mẹ...Đoàn xe lăn bánh ra khỏi cổng Trung Tâm...Những bàn tay vẫy chào,. .Những yêu thương đong đầy Lên Đường Với Mẹ...Trả lại sự yên tĩnh cho Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly...Còn duy nhất nhóm Adelaide muốn đi tham quan Sydney...Ban Tổ Chức giúp đỡ đặc biệt...Sáng thứ 2, cả đoàn đi thăm Thành Phố Sydney và kính viếng Phần Mộ Thánh Mary McKillop. Buổi tối, cả đoàn vào Nhà Hàng Saigon Belle tại Newtown...
Lạy Mẹ, chúng con về đây Tin Yêu Với Mẹ...Chúng con đã Hội Ngộ Cùng Mẹ, Hành Trình Với Mẹ, và Lên Đường Với Mẹ...Xin Mẹ chúc lành cho Legio Mariae Liên Bang Úc Châu chúng con và chúc lành cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam chúng con mau tới ngày hòa bình thật sự trong hạnh phúc Tự Do và yêu thương. Amen.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Liệu linh mục có thể ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt không?
Nguyễn Trọng Đa
20:37 28/04/2015
Giải đáp phụng vụ: Liệu linh mục có thể ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi còn học trong các chủng viện ở Tây Ban Nha và ở Rôma, dường như con đã nghe nói rằng linh mục không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, khi cộng đoàn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thưa cha, điều này có đúng không? Liệu đây là một nguyên tắc phụng vụ, hay là tùy chọn? Một thí dụ khác là linh mục làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong Thánh Lễ, nhưng lại không làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong giờ chầu Thánh Thể, điều này có đúng không? Con đã gửi điện thư hỏi một chuyên viên phụng vụ, và ngài trả lời là không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, vì việc chầu Thánh Thể lấn át mọi việc ban phép lành khác. Nhưng sau đó một câu hỏi khác nảy ra trong tâm trí con, liệu có ban phép lành không, khi đây không phải là giờ chầu Thánh Thể, nhưng chỉ đơn giản là việc đặt Mình Thánh Chúa, do hoàn cảnh chầu Mình Thánh trong trong Hào Quang kéo dài trong một giờ trước khi bắt đầu Thánh Lễ? - K. B., Bloomingdale, Ohio, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, chuyên viên phụng vụ mà bạn hỏi ý kiến đã nói đúng. Không có việc ban phép lành trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt.
Ngoài lý do liên quan đến việc chầu Mình Thánh Chúa, một lý do thường được đưa ra là không thừa tác viên nào ban phép lành, khi một thừa tác viên cao hơn hiện diện ở đó. Vì vậy, trong lúc Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm, đang hiện diện như thế, không thừa tác viên nào thấp hơn Ngài có thể ban phép lành được.
Về mặt thần học, phải nhìn nhận rằng đây không là một lập luận vững mạnh, vì Chúa Kitô cũng hiện diện trong Nhà tạm đóng cửa, và do đó không nên ban phép lành trong nhà thờ. Dù lý do là gì chăng nữa, các ý tưởng ấy đóng góp cho tập tục lâu đời là không ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt.
Vì vậy, bất cứ khi nào Mình Thánh Chúa được đặt vào cuối Thánh Lễ cho cuộc rước kiệu, hoặc cho phiên chầu Mình Thánh kéo dài, việc ban phép lành cuối lễ và lời nói giải tán được bỏ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ, và thừa tác viên xông hương Mình Thánh Chúa, rồi rút lui trong thinh lặng hoặc tiếp tục tham gia cuộc rước.
Khi đọc giờ Kinh Sáng hay giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, giờ kinh được kết thúc khi linh mục hay phó tế nói: "Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả chúng ta, xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ, và dẫn đưa tới cuộc sống muôn đời. Amen”, chứ không đọc "Xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Chúa và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em. Amen”.
Điều này được thực hiện trong mọi trường hợp, ngay cả khi việc chầu Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một thời gian, và mặc dù vài người có mặt lúc đọc giờ Kinh sẽ không hiện diện trong giờ chầu Thánh thể.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Các chữ đỏ hiện nay về việc đặt và chầu Mình Thánh Chúa nói rằng vị chủ tế "làm phép hương mà không nói gì" (Nghi thức của Giám mục, số 1109). Quy luật tương tự sẽ được áp dụng nếu việc xông hương được thực hiện trong Giờ Kinh Phụng Vụ. Ngoại lệ này cũng là đúng đối với hình thức ngoại thường trong một số dịp, khi giờ Kinh Chiều được đọc trước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn vào dịp lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô (lễ Corpus Christi).
Một ngoại lệ tương tự, trước khi có cuộc cải cách phụng vụ, là khi Thánh Lễ được phép cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Điều này chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết hết sức với sự cho phép của Giám mục, hoặc vào các dịp lễ trọng, chẳng hạn như lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, và ngày thứ ba của việc đạo đức Chầu Bốn Mười Giờ. Trong trường hợp này, thực tế là tất cả các việc làm phép và chúc lành trong Thánh lễ đều được thực hiện.
Trong hình thức bình thường, không bao giờ Thánh lễ được cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thánh lễ chỉ có thể diễn ra trong hình thức ngoại thường, nhưng là khá đặc biệt ngoại lệ.
Sự mới lạ trong nghi thức hiện nay là làm phép hương khi đặt Mình Thánh Chúa, chứ không trong nghi thức phụng vụ nào khác. Theo truyền thống, hương không được làm phép một khi đã đặt Mình Thánh Chúa rồi.
Lý do có thể cho sự thay đổi này là đơn giản hoá và thống nhất nghi thức đặt hương, bằng cách loại bỏ sự khác biệt giữa một số tình huống nghi thức
Trong những năm gần đây, một số chuyên viên phụng vụ đã yêu cầu tái lập việc không làm phép và chúc lành trong giờ chầu Thánh Thể. Cá nhân tôi nghĩ rằng một sự trở lại với tập tục quá khứ là không thể. Việc đặt Mình Thánh Chúa hiện nay là bình thường, và không còn đòi hỏi sự cho phép của Đấng Bản quyền nữa. Điều này có nghĩa rằng các nghi thức phụng vụ, như đọc giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Thánh thể là thường xuyên hơn và, như chúng ta đã thấy ở trên, đã có trường hợp ngoại lệ cho quy luật chung. Như thế, sự thống nhất của việc thực hành nghi thức xông hương khi đặt và chầu Thánh Thể tuân theo một tính hợp lý rõ ràng, phù hợp với tập tục hiện nay. (Zenit.org 28-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi còn học trong các chủng viện ở Tây Ban Nha và ở Rôma, dường như con đã nghe nói rằng linh mục không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, khi cộng đoàn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thưa cha, điều này có đúng không? Liệu đây là một nguyên tắc phụng vụ, hay là tùy chọn? Một thí dụ khác là linh mục làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong Thánh Lễ, nhưng lại không làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong giờ chầu Thánh Thể, điều này có đúng không? Con đã gửi điện thư hỏi một chuyên viên phụng vụ, và ngài trả lời là không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, vì việc chầu Thánh Thể lấn át mọi việc ban phép lành khác. Nhưng sau đó một câu hỏi khác nảy ra trong tâm trí con, liệu có ban phép lành không, khi đây không phải là giờ chầu Thánh Thể, nhưng chỉ đơn giản là việc đặt Mình Thánh Chúa, do hoàn cảnh chầu Mình Thánh trong trong Hào Quang kéo dài trong một giờ trước khi bắt đầu Thánh Lễ? - K. B., Bloomingdale, Ohio, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, chuyên viên phụng vụ mà bạn hỏi ý kiến đã nói đúng. Không có việc ban phép lành trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt.
Ngoài lý do liên quan đến việc chầu Mình Thánh Chúa, một lý do thường được đưa ra là không thừa tác viên nào ban phép lành, khi một thừa tác viên cao hơn hiện diện ở đó. Vì vậy, trong lúc Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm, đang hiện diện như thế, không thừa tác viên nào thấp hơn Ngài có thể ban phép lành được.
Về mặt thần học, phải nhìn nhận rằng đây không là một lập luận vững mạnh, vì Chúa Kitô cũng hiện diện trong Nhà tạm đóng cửa, và do đó không nên ban phép lành trong nhà thờ. Dù lý do là gì chăng nữa, các ý tưởng ấy đóng góp cho tập tục lâu đời là không ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt.
Vì vậy, bất cứ khi nào Mình Thánh Chúa được đặt vào cuối Thánh Lễ cho cuộc rước kiệu, hoặc cho phiên chầu Mình Thánh kéo dài, việc ban phép lành cuối lễ và lời nói giải tán được bỏ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ, và thừa tác viên xông hương Mình Thánh Chúa, rồi rút lui trong thinh lặng hoặc tiếp tục tham gia cuộc rước.
Khi đọc giờ Kinh Sáng hay giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, giờ kinh được kết thúc khi linh mục hay phó tế nói: "Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả chúng ta, xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ, và dẫn đưa tới cuộc sống muôn đời. Amen”, chứ không đọc "Xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Chúa và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em. Amen”.
Điều này được thực hiện trong mọi trường hợp, ngay cả khi việc chầu Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một thời gian, và mặc dù vài người có mặt lúc đọc giờ Kinh sẽ không hiện diện trong giờ chầu Thánh thể.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Các chữ đỏ hiện nay về việc đặt và chầu Mình Thánh Chúa nói rằng vị chủ tế "làm phép hương mà không nói gì" (Nghi thức của Giám mục, số 1109). Quy luật tương tự sẽ được áp dụng nếu việc xông hương được thực hiện trong Giờ Kinh Phụng Vụ. Ngoại lệ này cũng là đúng đối với hình thức ngoại thường trong một số dịp, khi giờ Kinh Chiều được đọc trước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn vào dịp lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô (lễ Corpus Christi).
Một ngoại lệ tương tự, trước khi có cuộc cải cách phụng vụ, là khi Thánh Lễ được phép cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Điều này chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết hết sức với sự cho phép của Giám mục, hoặc vào các dịp lễ trọng, chẳng hạn như lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, và ngày thứ ba của việc đạo đức Chầu Bốn Mười Giờ. Trong trường hợp này, thực tế là tất cả các việc làm phép và chúc lành trong Thánh lễ đều được thực hiện.
Trong hình thức bình thường, không bao giờ Thánh lễ được cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thánh lễ chỉ có thể diễn ra trong hình thức ngoại thường, nhưng là khá đặc biệt ngoại lệ.
Sự mới lạ trong nghi thức hiện nay là làm phép hương khi đặt Mình Thánh Chúa, chứ không trong nghi thức phụng vụ nào khác. Theo truyền thống, hương không được làm phép một khi đã đặt Mình Thánh Chúa rồi.
Lý do có thể cho sự thay đổi này là đơn giản hoá và thống nhất nghi thức đặt hương, bằng cách loại bỏ sự khác biệt giữa một số tình huống nghi thức
Trong những năm gần đây, một số chuyên viên phụng vụ đã yêu cầu tái lập việc không làm phép và chúc lành trong giờ chầu Thánh Thể. Cá nhân tôi nghĩ rằng một sự trở lại với tập tục quá khứ là không thể. Việc đặt Mình Thánh Chúa hiện nay là bình thường, và không còn đòi hỏi sự cho phép của Đấng Bản quyền nữa. Điều này có nghĩa rằng các nghi thức phụng vụ, như đọc giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Thánh thể là thường xuyên hơn và, như chúng ta đã thấy ở trên, đã có trường hợp ngoại lệ cho quy luật chung. Như thế, sự thống nhất của việc thực hành nghi thức xông hương khi đặt và chầu Thánh Thể tuân theo một tính hợp lý rõ ràng, phù hợp với tập tục hiện nay. (Zenit.org 28-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Thư mời Họp mặt Di dân gốc Phát Diệm lần 8 tại Phú nhuận Saigòn
Lm Phạm Công Trình
08:30 28/04/2015
Văn Hóa
Tôi giải phóng tôi
Trương Phú Thứ
16:44 28/04/2015
Tin nhắn từ một người quen về vợ chồng chú em họ ở ngoài Bắc sẽ đến thăm làm ông bà Thịnh vừa mừng vừa lo. Mừng vì gặp lại người thân sau hơn hai chục năm trời xa cách. Nghe nói chú em là là cán bộ trong ngành công an. Chỗ người nhà, có gì cần nhờ cậy cũng yên lòng. Lo vì chẳng biết lòng dạ của người đã thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản như thế nào. Người em họ mà tuổi còn chạy nhẩy lúc nào cũng quanh quẩn bên ông chẳng biết có còn chút tình nghĩa gia đình hay lại khô cằn hơn một hòn đá vô sản.
Ông bà Thịnh cùng là giáo chức của một trường trung học rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Ba người con được ông bà thu xếp đi ra khỏi nước trên một tầu buôn sang Hồng Kông mấy ngày trước khi những chiếc mũ cối của bộ đội cộng sản nhởn nhơ trên đường phố Sài Gòn. Ông Thịnh lý luận với vợ dù cho cộng sản có khát máu đến đâu thì chắc cũng chẳng đụng chạm gì đến những người chỉ biết dậy dỗ bọn trẻ nên người. Ông lẩm bẩm “có chính chị chính em gì đâu”. Bà Thịnh, trái lại, sợ đến tắt thở. Qua báo chí, bà đọc tin tức bọn Khmer Đỏ giết đến gần một nửa dân số Miên mà đa số những người này chỉ phạm một cái tội là biết đọc biết viết. Đã đến nửa tháng sau ngày Sài Gòn rơi vào tay những người cộng sản miền Bắc mà chẳng thấy máu lửa gì nên ông bà Thịnh cũng bớt lo. Mấy “thằng 30 tháng 4” chạy lăng xăng như gà mắc đẻ trước cửa nhà nhưng đứa nào cũng còn chút lễ giáo của người Sài Gòn nên vai trò nghiêm nghị của nhà giáo vẫn được kiêng nể. Vài lần chúng cũng gõ cửa hoạnh hoẹ về mấy người con. Bà Thịnh cười xuề xoà nhỏ nhẹ:
“Chúng nó dại dột đi theo bọn Mỹ, bây giờ chẳng biết sống chết ra sao.”
Bà nói với giọng buồn rầu nhưng vẫn không giấu diếm được niềm vui trong lòng vì được tin chắc chắn chuyến tầu đã đưa các con đến bến bờ bình yên. Ông bà Thịnh quyết định không ra đi vì phải “tử thủ”, nếu chuyến đi của các con không thành mà trở về thì cũng có nơi ăn chốn ở. Ông Thịnh mang những bài học binh pháp của cụ cố Tôn Từ bên Tầu giải thích cho quyết định ở lại. Phàm bất cứ việc gì có thế công thì cũng phải có đường thủ. Dắt díu nhau đi hết mà phải quay trở về thì chẳng thà ra ngoài biển “làm mồi câu cá mập” còn hơn. Bà Thịnh nghe có vẻ hợp lý nên cũng chẳng thiết tha gì với chuyện ra đi. Hơn nữa họ hàng bà con, mồ mả tổ tiên tất cả còn ở miền đất Mỹ Tho trái ngọt cây lành. Rứt ruột bỏ đi sao đặng. Hình ảnh của những cuộc đấu tố ở miền Bắc làm cho nhiều người phải rùng mình khiếp sợ. Cộng sản là máu và nước mắt, là chết chóc và thù hận. Đằng sau của những vụ cướp chính quyền bằng bạo lực của các đảng cộng sản trên thế giới luôn luôn là những cuộc tàn sát tập thể, những trại tù khổ sai và cùng cực của đói khát bệnh tật. Bà Thịnh biết vậy nhưng cũng không thể nào đành lòng ra đi.
Hai tuần lễ sau khi những đôi dép râu dẫm nát đường phố Sài Gòn, người dân của miền đất mưa nắng hai mùa vẫn chưa thấy được cái đòn thù của những người cộng sản phương bắc. Hôm nay ông bà Thịnh ăn mặc tươm tất, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đón vợ chồng chú em họ mà nghe đâu chú ấy cũng có vai vế trong ngành công an xã. Ông bà Thịnh cũng không biết rõ người em họ làm to đến cỡ nào nhưng có tí hơi hướm vẫn hơn. Bây giờ quyền hành trong tay những người có súng đạn. Luật pháp là một sản phẩm nhiều khi có tiếng khóc nhưng cũng có lúc không nhịn được những trận cười đến đứt ruột. Bà Thịnh sửa sọan những món đặc biệt miền Nam chỉ mong vừa lòng người em họ mà bà chưa một lần gặp mặt. Bà là dân Mỹ Tho và lớn lên ở Sài Gòn. Hầu hết dân thành phố chỉ nghe và hiểu lờ mờ về chủ nghĩa và những người cộng sản. Người miền Nam tính tình xuề xoà, chuyện gì xong rồi bỏ qua, ăn nhậu hôm nay không nghĩ đến ngày mai. Bây giờ phải đối mặt với những người cộng sản cũng trở nên loạng quạng.
Bà Thịnh đang nêm lại nồi nước lèo. Món hủ tíu Mỹ Tho là món “ruột” của bà. Nhiều người ăn xong chùi mép chưa sạch nhưng đã hẹn ngày tái ngộ. Nghe tiếng gọi ngoài cửa đặc giọng miền Bắc, bà Thịnh chắc là khách đã đến. Bà bật cười nghĩ đến ngày cưới, họ hàng bên ông Thịnh nói đặc một giọng “bắc chay”. Nhiều chữ chẳng hiểu gì nhưng vẫn cứ phải vâng dạ cho qua chuyện.
Ông Thịnh mở cửa nhìn người đàn ông mặc bộ quần áo lính đã ngả mầu đang dướn người nhìn lên tầng ba nhà ông. Người phụ nữ đứng bên cạnh dáng dấp quê mùa tay xách cái bị cói có vẻ nặng nề. Ông Thịnh nói to, giọng mừng rỡ:
“Hướng con chú An đây phải không?”
Người đàn ông không trả lời, chạy đến nắm tay ông khóc mếu máo:
“Anh ơi, đến bây giờ anh em mình mới được gặp nhau.”
Ông Thịnh cầm áo kéo người em con ông chú vào nhà. Người đàn bà đi sau có vẻ lấm lét. Ông Thịnh nói to như để báo tin cho bà vợ dưới bếp:
“Anh Hướng đây là con chú An. Mới ngày nào anh em quấn quýt bên nhau. Thế mà đã hơn hai mươi năm rồi.”
Vợ chồng Hướng nhìn bộ ghế bọc nhung đỏ thẫm, những đồ đạc trưng bầy trong phòng khách toàn là những hình ảnh xa lạ. Đã vài lần ông Thịnh mời khách ngồi, xem chừng như vợ chồng Hướng lại không dám nhưng rồi cũng rụt rè ngồi mấp mé trên làn vải nhung mịn màng. Bà Thịnh từ dưới nhà bếp đi lên, tay bưng khay nước, cười tươi:
“Anh chị Hướng dzô hồi nào dzậy?”
Không nghe ai trả lời. Vợ chồng Hướng chắc không hiểu câu hỏi của bà chị người miền Nam. Ông Thịnh nói:
“Nhà tôi hỏi chú thím vào đây bao giờ đấy.”
Vợ Hướng vội vã:
“Thưa chị, chúng em vào đây cũng được ba ngày rồi ạ. Lần mò hỏi thăm đủ chỗ mới tìm được nhà anh chị.”
Vợ Hướng nhìn bà Thịnh với nét sang cả của một giáo chức trung học như là ở một thế giới khác. Bộ quần áo lụa mầu nâu đậm may thật khéo ôm gọn thân hình vừa bước qua tuổi trung niên cũng là một hình ảnh xa vời mà người phụ nữ cán bộ nông nghiệp chưa bao giờ mơ với tay tới.
Bà Thịnh nói như lấy lòng:
“Mừng quá, anh em xa cách đã hai mươi năm mà còn được gặp nhau như thế này thì còn biết nói gì hơn.”
Hướng đứng bật dậy, hai tay đan chéo vào nhau thưa gửi thật cung kính:
“Báo cáo anh chị, chúng em chỉ mơ có ngày được vào Nam. Vào đây được gặp anh chị với cơ ngơi hoành tráng sang trọng như thế này thì chúng em mừng quá. Thật phúc đức các cụ nhà mình để lại.”
Bà Thịnh rót chai Coca Cola vào hai cái ly sáng bóng mời khách:
“Mời chú thím uống nước.”
Vợ chồng Hướng cũng đã nhìn thấy chai Coca Cola trên phố xá Sài Gòn nhưng vẫn chưa biết mùi vị chua ngọt ra sao. Vợ Hướng uống một hớp to, ra chiều thích thú:
“Gớm, của Mỹ có khác, mát mà lại thơm quá. Ở đây cái gì cũng đẹp cũng thơm cả”
Bà Thịnh bật cười nhìn người phụ nữ như đang lạc lõng ở một thế giới khác. Ông Thịnh kéo Hướng sang ngồi bên cạnh hỏi han bà con ruột thịt và những người trong làng. Hướng kê khai rành mạch người sống người chết, từng chi tộc, mỗi gia đình. Ông Thịnh chăm chú nghe, thỉnh thoảng hỏi về những người mà ông còn nhớ được. Nghe Hướng trả lời, nước mắt ông dàn dụa. Ông xót xa nói như đứt hơi “khốn nạn quá”, “tội nghiệp quá”. Giọng Hướng rầm rì như sợ tai vách mạch rừng, những người chết vì già yếu bệnh tật thì không nói làm gì nhưng cũng đã có người chết vì đói.
Vợ Hướng chỉ trỏ những đồ đạc bầy biện trong phòng khách, hỏi nhiều câu làm bà Thịnh phải lựa lời mà nói cho hợp tình hợp cảnh, đôi khi cũng không nhịn được cười. Ánh mắt vợ Hướng như lạc lõng trước những vật dụng thường ngày của người dân miền Nam. Cái đồng hồ chạy pin có con chim bay đi lượn lại “nhìn thích quá”. Cái dàn máy âm thanh “cực hiện đại, cả tỉnh nhà mình chắc đã có ai nhìn thấy”. Vợ Hướng xúm xít với nhiều câu hỏi. Bà Thịnh mở máy, một bản “nhạc vàng” ca tụng vẻ đẹp của các cô gái đất Thần Kinh và cảnh mộng mơ của xứ Huế, “Một chiều lang thang bên dòng Hương giang, tôi gặp một tà áo tím…”. Người phụ nữ cán bộ nông nghiệp cả đời chỉ đối mặt với “phân xanh phân bắc” thực sự rung động đã không kìm hãm được tư tưởng:
“Bài hát của Ngụy hay thế cơ mà. Bài hát của ta bên ấy thì chỉ toàn là hò với hét.”
Nói xong, vợ Hướng biết lỡ lời nhìn bà Thịnh thẹn thùng. Hướng như ngồi phải lửa, vội chữa cháy cho vợ:
“Thưa chị, ngày còn chiến tranh chúng em vẫn lén lút nghe nhạc vàng đấy. Bài nào cũng tình tứ lãng mạn quá.”
Ông Thịnh nhìn vẻ mặt thèm thuồng của vợ Hướng, nói như vừa đủ nghe:
“Có một cái máy nhỏ bằng hai bàn tay để trên nhà của các cháu. Để rồi tôi sẽ biếu chú thím.”
Vợ Hướng có vẻ kinh ngạc chỉ lên trần nhà:
“Thế mấy cái tầng trên này cũng là nhà của hai bác cả đấy ạ.”
Bà Thịnh mau mắn nói:
“Nhà này có ba tầng. Chúng tôi xây cũng hơn chục năm nay rồi.”
Vợ Hướng như không tin ở tai mình nhưng cũng biết nói khéo:
“Cơ ngơi của hai bác còn to hơn cả cái dinh ngoài đấy.”
Nói xong, vợ Hướng kính cẩn hai tay bưng một gói to bằng cái bánh chưng ngày Tết được buộc lạt kỹ lưỡng ngoài cái vỏ lá chuối khô, nói rất nhỏ nhẹ:
“Chúng em có cân gạo nếp biếu hai bác. Quà bánh nhà quê. Xin hai bác nhận cho.”
Bà Thịnh nhìn cân gạo nếp trên bàn mà thương cảm cho cảnh nghèo của vợ chồng Hướng. Chồng là công an xã, vợ là cán bộ nông nghiệp mà nghèo túng như vậy thì dân quê còn khổ sở đến thế nào. Bà quay sang nói với chồng rằng cơm nước đãi đằng khách đã sẵn sàng. Ông Thịnh nói trong nước mắt:
“Mời chú thím qua phòng ăn. Cũng đến bữa rồi.”
Bà Thịnh cầm tay vợ Hướng kéo xuống nhà dưới. Nhìn nhà bếp, từ cái nồi cái chảo cho đến những chai lọ xếp đặt đâu ra đó thật ngăn nắp và sạch sẽ, vợ Hướng như hoa mắt chẳng còn biết hỏi han thế nào cho ra đầu đuôi câu chuyện. Bà Thịnh cũng biết người miền Bắc đói rách nghèo khổ nhưng lại chưa bao giờ có được những hình ảnh mà qua lời kể của Hướng thì cũng đã có những người họ hàng bên ông Thịnh đã chết vì đói. Vợ Hướng đứng nhìn bà Thịnh sắp xếp những món ăn vào bát đĩa, muốn giúp một tay mà cũng chẳng biết phải làm gì. Nhà bếp mà chỗ nào cũng sạch sẽ trắng bóng như lau như ly chứ chẳng thấy cái kiềng ba chân với nắm rơm nắm rạ chỗ nào.
Món ăn thức uống đã được bà Thịnh bầy biện trên bàn. Ông Thịnh đi vội lên trên lầu lấy chai rượu Johny Walker chẳng nhớ ai cho để dưới gầm bàn viết đã nhiều năm rồi. Ông nhìn Hướng có vẻ ân cần:
“Chú Hướng uống chút rượu cho vui.”
Hướng thấy chai “rượu ngoại” mắt sáng lên, vui ra mặt. Anh công an xã cũng đã nhiều lần được mời mọc tiệc tùng đình đám nhưng cũng chỉ đến rượu trắng ngâm mấy cái rễ cây là cao nhất. Nghe nói “rượu ngoại” thơm ngon lắm, hôm nay mới được đụng môi thì còn phải nói.
Bà Thịnh bắt đầu giới thiệu các món ăn của người Sài Gòn. Món gà xé phay với những đọt rau răm xanh mơn mởn. Con cá lóc nướng trui vàng rộm xối mỡ hành thơm phức. Ông Thịnh mời mọi người ăn. Cũng bát cũng đũa mà sao vợ chồng Hướng có vẻ ngập ngừng. Ông Thịnh mở chai rượu rót cho Hướng một ly. Ông cũng rót cho mình một chút để Hướng có bạn rượu. Ông gắp cho Hướng đầy bát thì bà Thịnh cũng vun đầy cho vợ Hướng. Nhìn vẻ thèm khát của vợ chồng Hướng, ông bà Thịnh quá thương cảm nhưng cũng thấy vui vui. Hướng nhắp một ngụm rượu, hai tay cầm cái ly trịnh trọng:
“Đúng là rượu ngoại, thơm ngon quá sức.”
Ông Thịnh xởi lởi:
“Chú uống đi. Ở lại chơi với chúng tôi mấy ngày rồi đi đâu hãy đi.”
Vợ chồng Hướng như mở cờ trong bụng. Ông bà Thịnh không cho ở lại thì cũng chẳng biết đi đâu. Vài người làng gặp ngày hôm qua cũng chẳng ai mặn mà gì. Ông Thịnh là chỗ máu mủ nên cũng hơn. Vợ Hướng gắp một miếng cá to bỏ vào bát cho chồng cười nói:
“Bộ đội ta không giải phóng được Sài Gòn thì đến bao giờ chúng em mới được gặp các bác.”
Bà Thịnh nhìn vợ Hướng như muốn đuổi ra khỏi nhà. Giải phóng cái gì? Người ta đang sống vui sống khỏe mà nay đặt mìn, mai pháo kích, từ ngoài Bắc mang súng đạn vào cướp của giết người mà giải phóng cái nỗi gì. Vợ Hướng cũng không biết mình lỡ lời. Người phụ nữ quê mùa làm cán bộ nông nghiệp suốt ngày cãi nhau vì bát lúa nắm phân được học tập phải hiến ngay cả thân xác mình cho Bác cho Đảng cũng không nghĩ và nhìn ra ngoài được những giáo điều được tôi luyện. Đảng cho sống thì sống. Đảng bảo chết thì cũng “hạ quyết tâm” tuân lệnh.
Trái lại, Hướng tuy chỉ là một anh công an xã cấp dưới nhưng lại giỏi lý luận. Bất cứ chuyện gì lớn nhỏ, phải trái Hướng luôn phân giải nguyên do và kết cục của sự việc. Vừa vào đến Sài Gòn, nhìn nhà cửa tầng cao tầng thấp xe cộ chạy đầy đường, dân chúng người nào cũng quần áo bảnh bao là Hướng đã biết ngay cả miền Bắc đã bị cái bộ máy tuyên truyền khắc nghiệt của chế độ cộng sản lừa bịp. Nghe vợ nói đến hai chữ “giải phóng” mà anh chồng muốn lộn ruột. Hướng tự tay rót rượu vào cái ly pha lê sáng bóng, nhấp một ngụm to rồi đủng đỉnh nói:
“Chẳng biết ai giải phóng ai đây. Mình chui ra chui vào cái nhà gianh vách đất, ăn uống thì quanh năm chỉ có dưa khú với cà thâm, quần áo thì vá chằng vá chịt. Nhìn cơ ngơi của các bác, thức ăn thức uống ê hề như thế này. Cả miền Bắc bị lừa bịp bao nhiêu năm rồi.”
Hướng bắt đầu kể lể những oan khiên của người dân miền Bắc. Nghèo túng, bệnh họan mà từ đứa trẻ con cho đến những cụ già ai ai cũng phải vác trên vai mình đủ loại bổn phận và nghĩa vụ. Có vài cân gạo nếp giấm dúi ở xó bếp cũng phải lôi ra ủng hộ bộ đội đi B. Không ủng hộ thì bị hành hạ đủ điều cơ khổ. Mười người thì đến chín người bữa no bữa đói. Đã có biết bao người chết vì đói nhưng nào có ai dám mở miệng kêu than. Hướng say sưa kể chuyện với giọng điệu tức tối đến căm phẫn. Mồm ngồm ngoàm thức ăn, ly rượu mới vơi quá nửa đã tự tay rót đầy nhưng vẫn say sưa nói như để trút đi những uất hận bị đè nén trong lòng từ nhiều năm qua.
“Bác Phán nhà mình tháo cả cửa nhà làm hòm chôn cất những người chết đói ngoài đường hồi năm Ất Dậu thế mà cũng bị đội Cải Cách Ruộng Đất bắt ra ngoài đình làng đấu tố rồi mang đi chẳng biết chết mất xác ở đâu.”
Hướng nói huyên thuyên, không mạch lạc mà cũng chẳng có đầu đề, nhớ đến ai thì nói, chuyện vui chuyện buồn gì cũng nói cho hả hơi rượu. Đột nhiên Hướng lắc đầu xuống giọng nói như tiếc rẻ:
“Ông Tổng Thống Mỹ chẳng biết gì cả.”
Ông Thịnh giật mình, một anh công an xã mà tự nhiên lại có lời bình phẩm ông Tổng Thống Mỹ thì chắc là phải có chuyện để nói.
“Chú Hướng nói sao?”
Hướng vội vã:
“Thưa anh, ý là em nói cái hồi Mỹ bỏ bom ngoài ta đấy ạ. Thay vì bỏ bom thì cứ mang đồ hộp, thuốc lá với lại quần bò áo phông mà đổ xuống thì bất chiến tự nhiên thành. Dân mình đói khát quá. Công an bộ đội cũng bữa có bữa không, quần áo rách rưới tả tơi. Người nào cũng như con ma đói mà vớ được hộp thịt bò, điếu thuốc thơm của Mỹ thì chỉ quay ra giành giật bắn giết nhau thôi. Quân ta mà đánh quân mình thì hai bác nghĩ xem còn có binh pháp nào hơn.”
Ông Thịnh cười tủm tỉm:
“Sao hồi đó chú không viết cho ông Tổng Thống Mỹ cái thư. Hiến cho ông ta cái kế ấy thì còn hơn cả Khổng Minh bên Tầu nữa đấy.”
Hướng nhắp vội ngụm rượu nói to:
“Thưa anh, em không biết nhà ông ấy ở chỗ nào đấy chứ. Em mà biết nhà cửa ông ấy thì đi mấy ngày đường em cũng đi.”
Ông Thịnh cười ngặt nghẽo về cái ý tưởng ngộ nghĩnh mà nghe ra lại rất có lý. Đám bộ đội thèm khát đến nỗi giết nhau chỉ vì một bi thuốc lào. Nhìn lên trời những cây thuốc lá Philip sợi vàng lơ lửng trên không thì chắc sự nghiệp giải phóng hay di chúc của ông Hồ cũng bay theo mây khói. Bỏ súng, rã ngũ đạp lên nhau, chém giết nhau mà vồ vập hộp thịt bao thuốc. Dân đánh với quân, bộ đội đánh với công an. Thế là hết. Có vậy mà ông Tổng Thống Mỹ nghĩ không ra!.
Chai rượu vẫn còn quá nửa, Hướng với tay để ngay trước mặt như sợ ai giành giật mất. Ông Thịnh nhìn, vẻ thương hại:
“ Chú Hướng cũng uống rượu được đấy chứ. Nhưng mà vậy đủ rồi. Ngày mai ta lại tiếp tục.”
Hướng đã hơi ngà ngà say nhưng vẫn nghe rõ tiếng nói của ông anh họ là cái phao duy nhất cho vợ chồng Hướng bám víu nơi đất lạ. Đĩa gà xé phay chỉ còn lại một gắp rau. Con cá lóc nướng trui trơ bộ xương trên cái đĩa viền vàng choé. Hướng lại khề khà về cái chiến lược “thịt hộp thuốc lá thơm” nghe ra như chuyện đùa mà nếu những hộp thịt bò thịt gà, những bao thuốc lá Philip của Mỹ cứ ùn ùn túa ra như mưa từ những cái máy bay B52 thay vì những quả bom ngàn cân thì cuộc chiến đã kết thúc không có máu đổ thịt rơi mà lại đỡ tốn phí biết bao. Bộ đội hay công an, anh chị nào cũng đói lên đói xuống. Mang cái chủ nghĩa Mác Lê ra mà gặm vừa đau răng mà bụng lại vẫn đói cồn cào. Dân chúng thì đa số phải ăn độn khoai sắn, nhiều người phải ăn củ chuối cầm hơi. Đám thương binh từ chiến trường miền Nam trở về uốn lưỡi kể lại cái vị ngon ngọt của hộp thịt hộp bánh và mùi thơm huyền hoặc của điếu thuốc lá Mỹ càng làm cho những con ma đói từ quân đến dân thèm thuồng và có một giấc mơ. Đến ngày nào mới được cầm trong tay điếu thuốc lá sợi vàng như ông Hồ vẫn hút mỗi ngày?!
Ăn xong tô hủ tíu, húp cạn chút nước lèo ngon ngọt còn đọng lại trong đáy bát, vợ chồng Hướng lại còn được bà Thịnh mời ăn bát chè đậu đen. Hướng thích chí hỏi bà Thịnh:
“Thưa chị, nhà ta ngày nào cũng ăn uống như thế này sao”
Bà Thịnh nhỏ nhẹ:
“Hôm nay có chú thím thì cũng bầy biện hơn ngày thường nhưng ở đây thịt cá khi nào cũng ê hề.”
Hướng nắm tay vung lên cao:
“Thế mà cái loa phóng thanh ở làng cứ ông ổng suốt ngày đêm là dân miền Nam chết đói như rạ. Cả miền Bắc bị lừa bịp. Nói thật với anh chị chứ mà quân miền Nam ra giải phóng miền Bắc thì dân tình ngoài ấy chắc đỡ khổ hơn.”
Vợ Hướng mạnh dạn chen vào câu chuyện:
“Người đói khát rách rưới lại đi giải phóng người ấm no dư dật như thế này. Ngoài ấy ai cũng chộn rộn dành dụm mấy cái bát mẻ, vài cái giẻ rách mang vào Nam tiếp tế cho bà con họ hàng. Những cái thứ đấy mang vào đây không có chỗ mà vất đi. Rõ nỡm, tai quái ngược ngạo quá sức.”
Trời cũng đã sẩm tối, ông Thịnh dẫn vợ chồng Hướng lên tầng ba nơi phòng ngủ của cô con gái cả. Vợ chồng Hướng loá mắt với đồ đạc và cách bầy biện phòng ngủ của cô gái đang độ tuổi xuân thì. Những bình hoa lụa đủ mầu khoe sắc trong hương thơm của một loại nước hoa đắt tiền vẫn còn phảng phất đâu đây. Ông Thịnh cầm tay Hướng chỉ vào phòng tắm:
“Tắm rửa tất cả ở đây.”
Hướng nhìn chầm chầm vào cái bàn cầu trắng tinh chứa nước trong vắt ra vẻ xuýt xoa:
“Đi nắng về mà sẵn cái chậu nước rửa mặt như thế này thì tha hồ mát.”
Ông Thịnh cắn môi không dám cười thành tiếng:
“Ấy chết, cái đó là chỗ để ngồi lên thôi.”
Hướng ngạc nhiên cao giọng:
“Thưa anh, ngồi lên để làm gì ạ”
Ông Thịnh nói khẽ như thì thầm bên tai Hướng:
“Ngồi lên mà đi đồng như ở ngoài mình đấy.”
Nói rồi ông giảng giải “cứ việc đi vào đây, dùng cái cuộn giấy trắng này cho sạch sẽ rồi kéo cái nút này xuống là tất cả sẽ trôi đi”. Ông vừa nói vừa làm những động tác cần thiết. Vợ Hướng há hốc mồm, nói không ra tiếng:
“Giời ạ, thế mà em lại cứ ngỡ là cái chậu rửa mặt đấy.”
Ông Thịnh không thể cười được nữa. Ông cắn môi nhớ lại ngày xưa dân làng mình cũng chỉ có tầu lá chuối khô chứ nào ai mơ tưởng đến cuộn giấy trắng. Ông thương hại cho những người họ hàng làng nước lúc nào cũng đói rách mà lại còn bị chủ nghĩa cộng sản kìm kẹp đủ điều. Những con lật đật da bọc xương cả đời chỉ mơ đến bát cơm không độn khoai sắn đang khóc than cho thân phận nhục nhằn đau thương trước cảnh phồn vinh của thành phố vừa bị cưỡng chiếm. Ông Thịnh dặn dò chỉ dẫn cho vợ chồng Hướng chăn màn rồi ngồi nán lại hỏi Hướng mấy câu về một người trong họ nghe đâu làm to lắm ở Hà Nội. Vợ chồng Hướng cũng mù tịt chẳng biết đâu mà trả lời vì những người chóp bu trong đảng ông bà nào cũng dăm bẩy cái tên nên ai biết đâu mà mò.
Ông Thịnh khẽ đóng cửa đi xuống dưới nhà sau khi chỉ cho Hướng cách tắt bóng đèn trên trần nhà. Vợ chồng Hướng thẫn thờ ngồi trên chiếc giường nệm nhìn quanh quẩn những đồ đạc quần áo của cô con gái đang thời chưng diện. Mấy lọ nước hoa và những hộp son phấn trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường ngủ là những gì quá xa lạ đối với vợ Hướng nhưng cái “đài” có hát cả băng to hơn hai bàn tay là nỗi thèm khát mong chờ của Hướng từ nhiều năm rồi. Hướng nuốt nước bọt nói thầm vào tai vợ:
“Lúc chiều bác Thịnh nói cho mình cái đài, chắc là cái này đây.”
Vợ Hướng nhìn cái “đài” nói như vừa ra ngõ vớ được vàng:
“Mang cái này về thì cả làng đến mà ngó. Gớm, người trong này sao họ lắm của thế.”
Hướng nhìn quanh quẩn trong phòng ngủ xem có gì “văn minh và hiện đại” hơn cái “đài” không phải là muốn khám phá những mới lạ nhưng để sắp đặt một toan tính ngay lúc ông Thịnh khép cửa đi xuống nhà dưới. Vợ Hướng mở tủ nhìn mấy chiếc áo dài cười nhẹ:
“ Toàn những lụa là sang trọng, các chị lãnh đạo bên ta có mơ cũng không thấy.”
Nói xong, vợ Hướng lấy chiếc áo dài ướm thử vào mình như tắm gội trong hạnh phúc. Chiếc áo cũng hơi dài nhưng cắt ngắn đi khâu lại mấy mũi là vừa thôi. Vợ Hướng tuy hơi thiếu thước tấc nhưng được cái có làn da đẹp, mặc dù gần như ngày nào cũng phải phơi nắng đội mưa ngoài ruộng. Nhìn chiếc áo dài hoa lá sặc sỡ buông lơi bên người vợ quê mùa, Hướng cắn răng nhớ lại hình ảnh chỉ mới mâý ngày trước đây người đàn bà này còn gang mồm lên chửi “bọn đế quốc Mỹ” đã bòn rút đến tận xương tủy của người dân miền Nam để đồng bào ta ở miền Nam phải rách rưới đói khát chết đầy đường đầy chợ. Hướng nuốt nước bọt thèm bi thuốc lào nói chậm rãi như đang phà nạm khói ra khỏi họng:
“Xem có cái nào thích thì nhét vào bị nhanh đi. Lấy vài cái thôi, không khéo các bác ấy biết đấy.”
Vợ Hướng cầm lọ nước hoa nhỏ bằng ngón tay cái ngửi hít hà. Hướng như ngồi phải lửa:
“Ngu thế, các bác ấy ngửi thấy mùi nước hoa thì có mà mặt mo.”
Vợ Hướng nghe chồng, thấy có lý nên để lại chỗ cũ. Hướng nhỏ nhẹ như an ủi vợ:
“Thích thì sáng mai xin bác gái.”
Sau gần hai giờ đồng hồ lục lọi từ cái gương cái lược trên bàn đến những đôi giầy xếp hàng dưới gầm giường, vợ chồng Hướng thầm thì ra chiều tương đắc, vui ra mặt.
Hướng tắt đèn giục vợ đi ngủ. Vợ Hướng vừa ngả lưng trên tấm nện trải khăn giường trắng tinh đã thảng thốt kêu:
“Ối giời ơi, êm ái mà lại thơm lừng. Long sàng của vua cũng đến như thế này thôi chứ chẳng hơn.”
Hai vợ chồng để nguyên quần áo bụi bặm nằm dài trên giường. Hướng khẽ đập vào lưng vợ, thở dài. Chỉ mới vừa bước một chân vào đời sống của người dân miền Nam mà đã như thế này rồi. Nhiều lần một mình ở trụ sở công an xã, Hướng đã mở đài “ngụy” nghe những chương trình ca nhạc, văn học một cách say mê và nhen nhúm lên một khung cảnh tự do ấm no của người dân miền Nam. Con người ta đói rách ốm đau mà lại bị kìm kẹp trong cái nanh vuốt của một thể chế độc tài đảng trị thì không thể nào có những suy tư khai phá về tình yêu người, yêu đời như vậy. Thân mình đang nằm dưới cái đe ngàn cân của chủ nghĩa cộng sản mà không biết cựa quậy để đứng lên.
Buổi sáng nghe tiếng gõ cửa của ông Thịnh thì Hướng vẫn còn đang vật lộn với cơn thèm thuốc lào. Sau cả một lúc lâu tập tành cách sử dụng phòng tắm với những vật dụng hoàn toàn xa lạ, Hướng có cảm tưởng như đã đổi đời nhưng cái mùi huyền hoặc của khói thuốc lào vẫn vất vưởng đâu đây. Ông Thịnh ân cần hỏi han:
“Sao , lạ giường lạ chiếu có ngủ được không?”
Hướng chưa kịp trả lời thì vợ đã nhanh nhẩu:
“Chúng em cứ như lên tiên đấy bác ạ.”
Hướng lườm vợ vì câu nói hớ hênh, vội làm mặt nghiêm:
“Thưa anh, em vẫn không thể nào lý giải được tại sao người miền Nam lại không ra giải phóng chúng em ngoài ấy.”
Ông Thịnh không có câu trả lời. Chuyện “chính chị chính em” là những cái gì dã man tàn bạo và rất nhiều khi ngu đần, mình chỉ là một người mù qườ quạng trong đêm tối. Ông nhỏ nhẹ mời vợ chồng Hướng xuống nhà dưới ăn sáng. Vợ Hướng vai đeo cái bị cói, tay phải nắm chặt hai cái quai bị như sợ trộm mất của. Hướng khoác chiếc ba lô có vẻ như còn mới đựng vài bộ quần áo lính cũ mèm và mấy vật dụng lỉnh kỉnh, tưởng rằng là những thứ hiếm qúy nhưng ở đây vứt ra đường không ai nhặt. Ông Thịnh nhìn hai vợ chồng Hướng như sắp sửa lên đường tiếp tục chuyến đi thăm họ hàng nội ngoại trong Nam. Ông đi vào góc phòng lấy cái “đài có hát băng” đưa cho Hướng bảo mang về mà nghe cho đỡ buồn. Hướng run run cầm trong tay chẳng biết nói lời cám ơn mà chỉ sợ giấc mơ bay đi mất. Vợ Hướng vui ra mặt, chỉ mấy ngày nữa là cả làng sẽ kéo đến đầy nhà nghe nhạc vàng của miền Nam. Người nào nghe nhạc vàng thì còn sợ chứ Hướng là công an xã thì ai đụng đến. Vợ Hướng muốn xin mấy cái quần áo nhưng lại sợ nhỡ mà mấy cái áo “tự biên tự diễn” trong bị cói lòi ra thì còn mặt mũi nào. Tại sao cái loa phóng thanh của Nhà Nước ngày đêm ra rả bên tai là người dân miền Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột đến xương tủy mà nay đất nước thống nhất chẳng thấy có đến một người chạy ra ngoài miền Bắc đề tìm cơm no áo ấm. Nhưng xó xỉnh nào của Sài Gòn cũng có người miền Bắc lê la bòn nhặt từ cái áo rách cho đến cái nồi méo mó.
Bữa ăn sáng không có những tiếng nói lanh chanh của vợ Hướng và ông chồng thì lại trầm tư ra chiều suy nghĩ, vẻ mặt coi bộ nghiêm nghị. Chân phải Hướng đè lên chiếc ba lô để dưới gầm bàn ăn, tay cầm đũa ngập ngừng gắp những lát lạp xưởng đỏ au. Hướng cầm ly cà phê sữa trong lòng hai bàn tay nói như vừa đủ nghe:
“Thưa anh chị, chúng em từ làng mình vào đây kính thăm anh chị mà lại được anh chị thương thế này thì thật quả là một đại phúc. Chúng em mừng rỡ nhìn thấy anh chị sung túc giầu có nhưng vẫn ân cần với họ hàng nghèo khó. Thật chúng em chẳng còn biết nói gì hơn.”
Hướng chưa dứt lời thì bà Thịnh đã cầm chiếc nhẫn vàng dúi vào tay vợ Hướng:
“Thím cầm lấy chút đỉnh về mua quà cho các cháu.”
Vợ Hướng gần như tắt thở. Cái nhẫn vàng đeo ở ngón tay áp út là nỗi mộng mơ của người cán bộ nông nghiệp đã nhiều năm ăn độn khoai sắn nhưng lại biết cân đo đến từng hột thóc ủng hộ chiến sĩ đi B. Hướng nhìn chiếc nhẫn vàng, chân phải vẫn đè chặt trên chiếc ba lô nóí thay vợ:
“Anh chị cho chúng em nhiều quá.”
Bà Thịnh nhanh nhẩu:
“Để tôi đưa thím lên lấy một ít quần áo của con Hai. Cháu nó cũng không cần đến nữa.”
Đến bây giờ vợ chồng Hướng mới nhớ đến mấy người con của ông bà Thịnh đã “trót dại đi theo bọn Mỹ Ngụy”. Vợ Hướng đi theo bà Thịnh lên trên lầu. Một lúc sau ôm xuống một mớ quần áo đủ mầu sặc sỡ. Ông Thịnh cũng cho Hướng đôi giầy và mấy bộ quần áo của anh con trai lớn. Vợ Hướng mân mê chiếc nhẫn vàng nói cười rộn ràng.
Sau một lúc lâu chuyện trò, Hướng đứng lên tay nắm chặt quai chiếc ba lô nói ra vẻ nghẹn ngào:
“Thưa anh chị, chúng em từ làng mình lặn lội vào đây thăm anh chị. Nhờ hồng phúc tổ tiên, anh chị mạnh khoẻ mà lại còn giầu sang như thế này thì chúng em rất lấy làm mừng và hãnh diện. Anh chị lại còn cho chúng em và các cháu đủ thứ. Nhờ ơn anh chị mà chúng em thật sự đổi đời. Chúng em xin phép anh chị về lo cho các cháu vài việc rồi lần sau chúng em vào sẽ quấy quả anh chị.”
Bà Thịnh muốn giữ khách chỉ vì chút máu mủ bên chồng nhưng sao mà chuyện trò với mấy người bên kia nhiều khi cũng thấy tắc họng. Bà nói ra vẻ ân cần:
“Chắc chú thím cũng còn nhiều nơi phải đi thăm nom, thôi vậy lần sau thì ở chơi với chúng tôi lâu hơn.”
Vợ Hướng nhanh nhẩu:
“Thưa chị, bên họ ngoại các cháu có mấy người ở thành phố Biên Hoà cũng là ông bác bà cô cả. Chúng em tranh thủ đến chào hỏi cho phải đạo.”
Ông Thịnh kéo Hướng ra ngoài phòng khách thầm thì dặn dò việc hương khói mồ mả tổ tiên. Ông móc túi đưa cho Hướng cái đồng hồ mầu vàng chói chang như để trả công. Ông nắm tay Hướng giọng sụt sùi:
“ Thôi thì mồ mả tổ tiên ngoài đấy nhờ chú thím chăm nom chứ còn biết trông cậy ai.”
Ông bà Thịnh đưa vợ chồng Hướng ra trước cửa nhà gọi một chiếc xích lô đạp đón xe đi Biên Hoà. Sau khi trả tiền cho người đạp xe, ông nói như khóc:
“Thế nào cũng có ngày tôi ra ngoài ấy thăm bà con họ hàng mình, mồ mả tổ tiên còn cả đấy.”
Chiếc xe từ từ lăn bánh một cách nặng nhọc. Ông bà Thịnh đứng trông theo cho đến lúc quá tầm mắt. Ngồi trên xe, Hướng nắm chặt bàn tay vợ đeo chiếc nhẫn vàng, mắt nhìn lên những toà nhà cao tầng hai bên phố. Hướng nghĩ đến mấy bộ quần áo chắc là “hàng ngoại”, đôi giầy đen bóng và nhất là chiếc đồng hồ mầu vàng chói chang đang nằm trong chiếc ba lô. Vợ chồng Hướng đã thực sự đổi đời. Bất chợt anh công an xã lẩm bẩm:
“Giá mà người trong này ra giải phóng ngoài ấy mới đúng. Thôi thì… tôi giải phóng tôi.”
Ông bà Thịnh cùng là giáo chức của một trường trung học rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Ba người con được ông bà thu xếp đi ra khỏi nước trên một tầu buôn sang Hồng Kông mấy ngày trước khi những chiếc mũ cối của bộ đội cộng sản nhởn nhơ trên đường phố Sài Gòn. Ông Thịnh lý luận với vợ dù cho cộng sản có khát máu đến đâu thì chắc cũng chẳng đụng chạm gì đến những người chỉ biết dậy dỗ bọn trẻ nên người. Ông lẩm bẩm “có chính chị chính em gì đâu”. Bà Thịnh, trái lại, sợ đến tắt thở. Qua báo chí, bà đọc tin tức bọn Khmer Đỏ giết đến gần một nửa dân số Miên mà đa số những người này chỉ phạm một cái tội là biết đọc biết viết. Đã đến nửa tháng sau ngày Sài Gòn rơi vào tay những người cộng sản miền Bắc mà chẳng thấy máu lửa gì nên ông bà Thịnh cũng bớt lo. Mấy “thằng 30 tháng 4” chạy lăng xăng như gà mắc đẻ trước cửa nhà nhưng đứa nào cũng còn chút lễ giáo của người Sài Gòn nên vai trò nghiêm nghị của nhà giáo vẫn được kiêng nể. Vài lần chúng cũng gõ cửa hoạnh hoẹ về mấy người con. Bà Thịnh cười xuề xoà nhỏ nhẹ:
“Chúng nó dại dột đi theo bọn Mỹ, bây giờ chẳng biết sống chết ra sao.”
Bà nói với giọng buồn rầu nhưng vẫn không giấu diếm được niềm vui trong lòng vì được tin chắc chắn chuyến tầu đã đưa các con đến bến bờ bình yên. Ông bà Thịnh quyết định không ra đi vì phải “tử thủ”, nếu chuyến đi của các con không thành mà trở về thì cũng có nơi ăn chốn ở. Ông Thịnh mang những bài học binh pháp của cụ cố Tôn Từ bên Tầu giải thích cho quyết định ở lại. Phàm bất cứ việc gì có thế công thì cũng phải có đường thủ. Dắt díu nhau đi hết mà phải quay trở về thì chẳng thà ra ngoài biển “làm mồi câu cá mập” còn hơn. Bà Thịnh nghe có vẻ hợp lý nên cũng chẳng thiết tha gì với chuyện ra đi. Hơn nữa họ hàng bà con, mồ mả tổ tiên tất cả còn ở miền đất Mỹ Tho trái ngọt cây lành. Rứt ruột bỏ đi sao đặng. Hình ảnh của những cuộc đấu tố ở miền Bắc làm cho nhiều người phải rùng mình khiếp sợ. Cộng sản là máu và nước mắt, là chết chóc và thù hận. Đằng sau của những vụ cướp chính quyền bằng bạo lực của các đảng cộng sản trên thế giới luôn luôn là những cuộc tàn sát tập thể, những trại tù khổ sai và cùng cực của đói khát bệnh tật. Bà Thịnh biết vậy nhưng cũng không thể nào đành lòng ra đi.
Hai tuần lễ sau khi những đôi dép râu dẫm nát đường phố Sài Gòn, người dân của miền đất mưa nắng hai mùa vẫn chưa thấy được cái đòn thù của những người cộng sản phương bắc. Hôm nay ông bà Thịnh ăn mặc tươm tất, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đón vợ chồng chú em họ mà nghe đâu chú ấy cũng có vai vế trong ngành công an xã. Ông bà Thịnh cũng không biết rõ người em họ làm to đến cỡ nào nhưng có tí hơi hướm vẫn hơn. Bây giờ quyền hành trong tay những người có súng đạn. Luật pháp là một sản phẩm nhiều khi có tiếng khóc nhưng cũng có lúc không nhịn được những trận cười đến đứt ruột. Bà Thịnh sửa sọan những món đặc biệt miền Nam chỉ mong vừa lòng người em họ mà bà chưa một lần gặp mặt. Bà là dân Mỹ Tho và lớn lên ở Sài Gòn. Hầu hết dân thành phố chỉ nghe và hiểu lờ mờ về chủ nghĩa và những người cộng sản. Người miền Nam tính tình xuề xoà, chuyện gì xong rồi bỏ qua, ăn nhậu hôm nay không nghĩ đến ngày mai. Bây giờ phải đối mặt với những người cộng sản cũng trở nên loạng quạng.
Bà Thịnh đang nêm lại nồi nước lèo. Món hủ tíu Mỹ Tho là món “ruột” của bà. Nhiều người ăn xong chùi mép chưa sạch nhưng đã hẹn ngày tái ngộ. Nghe tiếng gọi ngoài cửa đặc giọng miền Bắc, bà Thịnh chắc là khách đã đến. Bà bật cười nghĩ đến ngày cưới, họ hàng bên ông Thịnh nói đặc một giọng “bắc chay”. Nhiều chữ chẳng hiểu gì nhưng vẫn cứ phải vâng dạ cho qua chuyện.
Ông Thịnh mở cửa nhìn người đàn ông mặc bộ quần áo lính đã ngả mầu đang dướn người nhìn lên tầng ba nhà ông. Người phụ nữ đứng bên cạnh dáng dấp quê mùa tay xách cái bị cói có vẻ nặng nề. Ông Thịnh nói to, giọng mừng rỡ:
“Hướng con chú An đây phải không?”
Người đàn ông không trả lời, chạy đến nắm tay ông khóc mếu máo:
“Anh ơi, đến bây giờ anh em mình mới được gặp nhau.”
Ông Thịnh cầm áo kéo người em con ông chú vào nhà. Người đàn bà đi sau có vẻ lấm lét. Ông Thịnh nói to như để báo tin cho bà vợ dưới bếp:
“Anh Hướng đây là con chú An. Mới ngày nào anh em quấn quýt bên nhau. Thế mà đã hơn hai mươi năm rồi.”
Vợ chồng Hướng nhìn bộ ghế bọc nhung đỏ thẫm, những đồ đạc trưng bầy trong phòng khách toàn là những hình ảnh xa lạ. Đã vài lần ông Thịnh mời khách ngồi, xem chừng như vợ chồng Hướng lại không dám nhưng rồi cũng rụt rè ngồi mấp mé trên làn vải nhung mịn màng. Bà Thịnh từ dưới nhà bếp đi lên, tay bưng khay nước, cười tươi:
“Anh chị Hướng dzô hồi nào dzậy?”
Không nghe ai trả lời. Vợ chồng Hướng chắc không hiểu câu hỏi của bà chị người miền Nam. Ông Thịnh nói:
“Nhà tôi hỏi chú thím vào đây bao giờ đấy.”
Vợ Hướng vội vã:
“Thưa chị, chúng em vào đây cũng được ba ngày rồi ạ. Lần mò hỏi thăm đủ chỗ mới tìm được nhà anh chị.”
Vợ Hướng nhìn bà Thịnh với nét sang cả của một giáo chức trung học như là ở một thế giới khác. Bộ quần áo lụa mầu nâu đậm may thật khéo ôm gọn thân hình vừa bước qua tuổi trung niên cũng là một hình ảnh xa vời mà người phụ nữ cán bộ nông nghiệp chưa bao giờ mơ với tay tới.
Bà Thịnh nói như lấy lòng:
“Mừng quá, anh em xa cách đã hai mươi năm mà còn được gặp nhau như thế này thì còn biết nói gì hơn.”
Hướng đứng bật dậy, hai tay đan chéo vào nhau thưa gửi thật cung kính:
“Báo cáo anh chị, chúng em chỉ mơ có ngày được vào Nam. Vào đây được gặp anh chị với cơ ngơi hoành tráng sang trọng như thế này thì chúng em mừng quá. Thật phúc đức các cụ nhà mình để lại.”
Bà Thịnh rót chai Coca Cola vào hai cái ly sáng bóng mời khách:
“Mời chú thím uống nước.”
Vợ chồng Hướng cũng đã nhìn thấy chai Coca Cola trên phố xá Sài Gòn nhưng vẫn chưa biết mùi vị chua ngọt ra sao. Vợ Hướng uống một hớp to, ra chiều thích thú:
“Gớm, của Mỹ có khác, mát mà lại thơm quá. Ở đây cái gì cũng đẹp cũng thơm cả”
Bà Thịnh bật cười nhìn người phụ nữ như đang lạc lõng ở một thế giới khác. Ông Thịnh kéo Hướng sang ngồi bên cạnh hỏi han bà con ruột thịt và những người trong làng. Hướng kê khai rành mạch người sống người chết, từng chi tộc, mỗi gia đình. Ông Thịnh chăm chú nghe, thỉnh thoảng hỏi về những người mà ông còn nhớ được. Nghe Hướng trả lời, nước mắt ông dàn dụa. Ông xót xa nói như đứt hơi “khốn nạn quá”, “tội nghiệp quá”. Giọng Hướng rầm rì như sợ tai vách mạch rừng, những người chết vì già yếu bệnh tật thì không nói làm gì nhưng cũng đã có người chết vì đói.
Vợ Hướng chỉ trỏ những đồ đạc bầy biện trong phòng khách, hỏi nhiều câu làm bà Thịnh phải lựa lời mà nói cho hợp tình hợp cảnh, đôi khi cũng không nhịn được cười. Ánh mắt vợ Hướng như lạc lõng trước những vật dụng thường ngày của người dân miền Nam. Cái đồng hồ chạy pin có con chim bay đi lượn lại “nhìn thích quá”. Cái dàn máy âm thanh “cực hiện đại, cả tỉnh nhà mình chắc đã có ai nhìn thấy”. Vợ Hướng xúm xít với nhiều câu hỏi. Bà Thịnh mở máy, một bản “nhạc vàng” ca tụng vẻ đẹp của các cô gái đất Thần Kinh và cảnh mộng mơ của xứ Huế, “Một chiều lang thang bên dòng Hương giang, tôi gặp một tà áo tím…”. Người phụ nữ cán bộ nông nghiệp cả đời chỉ đối mặt với “phân xanh phân bắc” thực sự rung động đã không kìm hãm được tư tưởng:
“Bài hát của Ngụy hay thế cơ mà. Bài hát của ta bên ấy thì chỉ toàn là hò với hét.”
Nói xong, vợ Hướng biết lỡ lời nhìn bà Thịnh thẹn thùng. Hướng như ngồi phải lửa, vội chữa cháy cho vợ:
“Thưa chị, ngày còn chiến tranh chúng em vẫn lén lút nghe nhạc vàng đấy. Bài nào cũng tình tứ lãng mạn quá.”
Ông Thịnh nhìn vẻ mặt thèm thuồng của vợ Hướng, nói như vừa đủ nghe:
“Có một cái máy nhỏ bằng hai bàn tay để trên nhà của các cháu. Để rồi tôi sẽ biếu chú thím.”
Vợ Hướng có vẻ kinh ngạc chỉ lên trần nhà:
“Thế mấy cái tầng trên này cũng là nhà của hai bác cả đấy ạ.”
Bà Thịnh mau mắn nói:
“Nhà này có ba tầng. Chúng tôi xây cũng hơn chục năm nay rồi.”
Vợ Hướng như không tin ở tai mình nhưng cũng biết nói khéo:
“Cơ ngơi của hai bác còn to hơn cả cái dinh ngoài đấy.”
Nói xong, vợ Hướng kính cẩn hai tay bưng một gói to bằng cái bánh chưng ngày Tết được buộc lạt kỹ lưỡng ngoài cái vỏ lá chuối khô, nói rất nhỏ nhẹ:
“Chúng em có cân gạo nếp biếu hai bác. Quà bánh nhà quê. Xin hai bác nhận cho.”
Bà Thịnh nhìn cân gạo nếp trên bàn mà thương cảm cho cảnh nghèo của vợ chồng Hướng. Chồng là công an xã, vợ là cán bộ nông nghiệp mà nghèo túng như vậy thì dân quê còn khổ sở đến thế nào. Bà quay sang nói với chồng rằng cơm nước đãi đằng khách đã sẵn sàng. Ông Thịnh nói trong nước mắt:
“Mời chú thím qua phòng ăn. Cũng đến bữa rồi.”
Bà Thịnh cầm tay vợ Hướng kéo xuống nhà dưới. Nhìn nhà bếp, từ cái nồi cái chảo cho đến những chai lọ xếp đặt đâu ra đó thật ngăn nắp và sạch sẽ, vợ Hướng như hoa mắt chẳng còn biết hỏi han thế nào cho ra đầu đuôi câu chuyện. Bà Thịnh cũng biết người miền Bắc đói rách nghèo khổ nhưng lại chưa bao giờ có được những hình ảnh mà qua lời kể của Hướng thì cũng đã có những người họ hàng bên ông Thịnh đã chết vì đói. Vợ Hướng đứng nhìn bà Thịnh sắp xếp những món ăn vào bát đĩa, muốn giúp một tay mà cũng chẳng biết phải làm gì. Nhà bếp mà chỗ nào cũng sạch sẽ trắng bóng như lau như ly chứ chẳng thấy cái kiềng ba chân với nắm rơm nắm rạ chỗ nào.
Món ăn thức uống đã được bà Thịnh bầy biện trên bàn. Ông Thịnh đi vội lên trên lầu lấy chai rượu Johny Walker chẳng nhớ ai cho để dưới gầm bàn viết đã nhiều năm rồi. Ông nhìn Hướng có vẻ ân cần:
“Chú Hướng uống chút rượu cho vui.”
Hướng thấy chai “rượu ngoại” mắt sáng lên, vui ra mặt. Anh công an xã cũng đã nhiều lần được mời mọc tiệc tùng đình đám nhưng cũng chỉ đến rượu trắng ngâm mấy cái rễ cây là cao nhất. Nghe nói “rượu ngoại” thơm ngon lắm, hôm nay mới được đụng môi thì còn phải nói.
Bà Thịnh bắt đầu giới thiệu các món ăn của người Sài Gòn. Món gà xé phay với những đọt rau răm xanh mơn mởn. Con cá lóc nướng trui vàng rộm xối mỡ hành thơm phức. Ông Thịnh mời mọi người ăn. Cũng bát cũng đũa mà sao vợ chồng Hướng có vẻ ngập ngừng. Ông Thịnh mở chai rượu rót cho Hướng một ly. Ông cũng rót cho mình một chút để Hướng có bạn rượu. Ông gắp cho Hướng đầy bát thì bà Thịnh cũng vun đầy cho vợ Hướng. Nhìn vẻ thèm khát của vợ chồng Hướng, ông bà Thịnh quá thương cảm nhưng cũng thấy vui vui. Hướng nhắp một ngụm rượu, hai tay cầm cái ly trịnh trọng:
“Đúng là rượu ngoại, thơm ngon quá sức.”
Ông Thịnh xởi lởi:
“Chú uống đi. Ở lại chơi với chúng tôi mấy ngày rồi đi đâu hãy đi.”
Vợ chồng Hướng như mở cờ trong bụng. Ông bà Thịnh không cho ở lại thì cũng chẳng biết đi đâu. Vài người làng gặp ngày hôm qua cũng chẳng ai mặn mà gì. Ông Thịnh là chỗ máu mủ nên cũng hơn. Vợ Hướng gắp một miếng cá to bỏ vào bát cho chồng cười nói:
“Bộ đội ta không giải phóng được Sài Gòn thì đến bao giờ chúng em mới được gặp các bác.”
Bà Thịnh nhìn vợ Hướng như muốn đuổi ra khỏi nhà. Giải phóng cái gì? Người ta đang sống vui sống khỏe mà nay đặt mìn, mai pháo kích, từ ngoài Bắc mang súng đạn vào cướp của giết người mà giải phóng cái nỗi gì. Vợ Hướng cũng không biết mình lỡ lời. Người phụ nữ quê mùa làm cán bộ nông nghiệp suốt ngày cãi nhau vì bát lúa nắm phân được học tập phải hiến ngay cả thân xác mình cho Bác cho Đảng cũng không nghĩ và nhìn ra ngoài được những giáo điều được tôi luyện. Đảng cho sống thì sống. Đảng bảo chết thì cũng “hạ quyết tâm” tuân lệnh.
Trái lại, Hướng tuy chỉ là một anh công an xã cấp dưới nhưng lại giỏi lý luận. Bất cứ chuyện gì lớn nhỏ, phải trái Hướng luôn phân giải nguyên do và kết cục của sự việc. Vừa vào đến Sài Gòn, nhìn nhà cửa tầng cao tầng thấp xe cộ chạy đầy đường, dân chúng người nào cũng quần áo bảnh bao là Hướng đã biết ngay cả miền Bắc đã bị cái bộ máy tuyên truyền khắc nghiệt của chế độ cộng sản lừa bịp. Nghe vợ nói đến hai chữ “giải phóng” mà anh chồng muốn lộn ruột. Hướng tự tay rót rượu vào cái ly pha lê sáng bóng, nhấp một ngụm to rồi đủng đỉnh nói:
“Chẳng biết ai giải phóng ai đây. Mình chui ra chui vào cái nhà gianh vách đất, ăn uống thì quanh năm chỉ có dưa khú với cà thâm, quần áo thì vá chằng vá chịt. Nhìn cơ ngơi của các bác, thức ăn thức uống ê hề như thế này. Cả miền Bắc bị lừa bịp bao nhiêu năm rồi.”
Hướng bắt đầu kể lể những oan khiên của người dân miền Bắc. Nghèo túng, bệnh họan mà từ đứa trẻ con cho đến những cụ già ai ai cũng phải vác trên vai mình đủ loại bổn phận và nghĩa vụ. Có vài cân gạo nếp giấm dúi ở xó bếp cũng phải lôi ra ủng hộ bộ đội đi B. Không ủng hộ thì bị hành hạ đủ điều cơ khổ. Mười người thì đến chín người bữa no bữa đói. Đã có biết bao người chết vì đói nhưng nào có ai dám mở miệng kêu than. Hướng say sưa kể chuyện với giọng điệu tức tối đến căm phẫn. Mồm ngồm ngoàm thức ăn, ly rượu mới vơi quá nửa đã tự tay rót đầy nhưng vẫn say sưa nói như để trút đi những uất hận bị đè nén trong lòng từ nhiều năm qua.
“Bác Phán nhà mình tháo cả cửa nhà làm hòm chôn cất những người chết đói ngoài đường hồi năm Ất Dậu thế mà cũng bị đội Cải Cách Ruộng Đất bắt ra ngoài đình làng đấu tố rồi mang đi chẳng biết chết mất xác ở đâu.”
Hướng nói huyên thuyên, không mạch lạc mà cũng chẳng có đầu đề, nhớ đến ai thì nói, chuyện vui chuyện buồn gì cũng nói cho hả hơi rượu. Đột nhiên Hướng lắc đầu xuống giọng nói như tiếc rẻ:
“Ông Tổng Thống Mỹ chẳng biết gì cả.”
Ông Thịnh giật mình, một anh công an xã mà tự nhiên lại có lời bình phẩm ông Tổng Thống Mỹ thì chắc là phải có chuyện để nói.
“Chú Hướng nói sao?”
Hướng vội vã:
“Thưa anh, ý là em nói cái hồi Mỹ bỏ bom ngoài ta đấy ạ. Thay vì bỏ bom thì cứ mang đồ hộp, thuốc lá với lại quần bò áo phông mà đổ xuống thì bất chiến tự nhiên thành. Dân mình đói khát quá. Công an bộ đội cũng bữa có bữa không, quần áo rách rưới tả tơi. Người nào cũng như con ma đói mà vớ được hộp thịt bò, điếu thuốc thơm của Mỹ thì chỉ quay ra giành giật bắn giết nhau thôi. Quân ta mà đánh quân mình thì hai bác nghĩ xem còn có binh pháp nào hơn.”
Ông Thịnh cười tủm tỉm:
“Sao hồi đó chú không viết cho ông Tổng Thống Mỹ cái thư. Hiến cho ông ta cái kế ấy thì còn hơn cả Khổng Minh bên Tầu nữa đấy.”
Hướng nhắp vội ngụm rượu nói to:
“Thưa anh, em không biết nhà ông ấy ở chỗ nào đấy chứ. Em mà biết nhà cửa ông ấy thì đi mấy ngày đường em cũng đi.”
Ông Thịnh cười ngặt nghẽo về cái ý tưởng ngộ nghĩnh mà nghe ra lại rất có lý. Đám bộ đội thèm khát đến nỗi giết nhau chỉ vì một bi thuốc lào. Nhìn lên trời những cây thuốc lá Philip sợi vàng lơ lửng trên không thì chắc sự nghiệp giải phóng hay di chúc của ông Hồ cũng bay theo mây khói. Bỏ súng, rã ngũ đạp lên nhau, chém giết nhau mà vồ vập hộp thịt bao thuốc. Dân đánh với quân, bộ đội đánh với công an. Thế là hết. Có vậy mà ông Tổng Thống Mỹ nghĩ không ra!.
Chai rượu vẫn còn quá nửa, Hướng với tay để ngay trước mặt như sợ ai giành giật mất. Ông Thịnh nhìn, vẻ thương hại:
“ Chú Hướng cũng uống rượu được đấy chứ. Nhưng mà vậy đủ rồi. Ngày mai ta lại tiếp tục.”
Hướng đã hơi ngà ngà say nhưng vẫn nghe rõ tiếng nói của ông anh họ là cái phao duy nhất cho vợ chồng Hướng bám víu nơi đất lạ. Đĩa gà xé phay chỉ còn lại một gắp rau. Con cá lóc nướng trui trơ bộ xương trên cái đĩa viền vàng choé. Hướng lại khề khà về cái chiến lược “thịt hộp thuốc lá thơm” nghe ra như chuyện đùa mà nếu những hộp thịt bò thịt gà, những bao thuốc lá Philip của Mỹ cứ ùn ùn túa ra như mưa từ những cái máy bay B52 thay vì những quả bom ngàn cân thì cuộc chiến đã kết thúc không có máu đổ thịt rơi mà lại đỡ tốn phí biết bao. Bộ đội hay công an, anh chị nào cũng đói lên đói xuống. Mang cái chủ nghĩa Mác Lê ra mà gặm vừa đau răng mà bụng lại vẫn đói cồn cào. Dân chúng thì đa số phải ăn độn khoai sắn, nhiều người phải ăn củ chuối cầm hơi. Đám thương binh từ chiến trường miền Nam trở về uốn lưỡi kể lại cái vị ngon ngọt của hộp thịt hộp bánh và mùi thơm huyền hoặc của điếu thuốc lá Mỹ càng làm cho những con ma đói từ quân đến dân thèm thuồng và có một giấc mơ. Đến ngày nào mới được cầm trong tay điếu thuốc lá sợi vàng như ông Hồ vẫn hút mỗi ngày?!
Ăn xong tô hủ tíu, húp cạn chút nước lèo ngon ngọt còn đọng lại trong đáy bát, vợ chồng Hướng lại còn được bà Thịnh mời ăn bát chè đậu đen. Hướng thích chí hỏi bà Thịnh:
“Thưa chị, nhà ta ngày nào cũng ăn uống như thế này sao”
Bà Thịnh nhỏ nhẹ:
“Hôm nay có chú thím thì cũng bầy biện hơn ngày thường nhưng ở đây thịt cá khi nào cũng ê hề.”
Hướng nắm tay vung lên cao:
“Thế mà cái loa phóng thanh ở làng cứ ông ổng suốt ngày đêm là dân miền Nam chết đói như rạ. Cả miền Bắc bị lừa bịp. Nói thật với anh chị chứ mà quân miền Nam ra giải phóng miền Bắc thì dân tình ngoài ấy chắc đỡ khổ hơn.”
Vợ Hướng mạnh dạn chen vào câu chuyện:
“Người đói khát rách rưới lại đi giải phóng người ấm no dư dật như thế này. Ngoài ấy ai cũng chộn rộn dành dụm mấy cái bát mẻ, vài cái giẻ rách mang vào Nam tiếp tế cho bà con họ hàng. Những cái thứ đấy mang vào đây không có chỗ mà vất đi. Rõ nỡm, tai quái ngược ngạo quá sức.”
Trời cũng đã sẩm tối, ông Thịnh dẫn vợ chồng Hướng lên tầng ba nơi phòng ngủ của cô con gái cả. Vợ chồng Hướng loá mắt với đồ đạc và cách bầy biện phòng ngủ của cô gái đang độ tuổi xuân thì. Những bình hoa lụa đủ mầu khoe sắc trong hương thơm của một loại nước hoa đắt tiền vẫn còn phảng phất đâu đây. Ông Thịnh cầm tay Hướng chỉ vào phòng tắm:
“Tắm rửa tất cả ở đây.”
Hướng nhìn chầm chầm vào cái bàn cầu trắng tinh chứa nước trong vắt ra vẻ xuýt xoa:
“Đi nắng về mà sẵn cái chậu nước rửa mặt như thế này thì tha hồ mát.”
Ông Thịnh cắn môi không dám cười thành tiếng:
“Ấy chết, cái đó là chỗ để ngồi lên thôi.”
Hướng ngạc nhiên cao giọng:
“Thưa anh, ngồi lên để làm gì ạ”
Ông Thịnh nói khẽ như thì thầm bên tai Hướng:
“Ngồi lên mà đi đồng như ở ngoài mình đấy.”
Nói rồi ông giảng giải “cứ việc đi vào đây, dùng cái cuộn giấy trắng này cho sạch sẽ rồi kéo cái nút này xuống là tất cả sẽ trôi đi”. Ông vừa nói vừa làm những động tác cần thiết. Vợ Hướng há hốc mồm, nói không ra tiếng:
“Giời ạ, thế mà em lại cứ ngỡ là cái chậu rửa mặt đấy.”
Ông Thịnh không thể cười được nữa. Ông cắn môi nhớ lại ngày xưa dân làng mình cũng chỉ có tầu lá chuối khô chứ nào ai mơ tưởng đến cuộn giấy trắng. Ông thương hại cho những người họ hàng làng nước lúc nào cũng đói rách mà lại còn bị chủ nghĩa cộng sản kìm kẹp đủ điều. Những con lật đật da bọc xương cả đời chỉ mơ đến bát cơm không độn khoai sắn đang khóc than cho thân phận nhục nhằn đau thương trước cảnh phồn vinh của thành phố vừa bị cưỡng chiếm. Ông Thịnh dặn dò chỉ dẫn cho vợ chồng Hướng chăn màn rồi ngồi nán lại hỏi Hướng mấy câu về một người trong họ nghe đâu làm to lắm ở Hà Nội. Vợ chồng Hướng cũng mù tịt chẳng biết đâu mà trả lời vì những người chóp bu trong đảng ông bà nào cũng dăm bẩy cái tên nên ai biết đâu mà mò.
Ông Thịnh khẽ đóng cửa đi xuống dưới nhà sau khi chỉ cho Hướng cách tắt bóng đèn trên trần nhà. Vợ chồng Hướng thẫn thờ ngồi trên chiếc giường nệm nhìn quanh quẩn những đồ đạc quần áo của cô con gái đang thời chưng diện. Mấy lọ nước hoa và những hộp son phấn trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường ngủ là những gì quá xa lạ đối với vợ Hướng nhưng cái “đài” có hát cả băng to hơn hai bàn tay là nỗi thèm khát mong chờ của Hướng từ nhiều năm rồi. Hướng nuốt nước bọt nói thầm vào tai vợ:
“Lúc chiều bác Thịnh nói cho mình cái đài, chắc là cái này đây.”
Vợ Hướng nhìn cái “đài” nói như vừa ra ngõ vớ được vàng:
“Mang cái này về thì cả làng đến mà ngó. Gớm, người trong này sao họ lắm của thế.”
Hướng nhìn quanh quẩn trong phòng ngủ xem có gì “văn minh và hiện đại” hơn cái “đài” không phải là muốn khám phá những mới lạ nhưng để sắp đặt một toan tính ngay lúc ông Thịnh khép cửa đi xuống nhà dưới. Vợ Hướng mở tủ nhìn mấy chiếc áo dài cười nhẹ:
“ Toàn những lụa là sang trọng, các chị lãnh đạo bên ta có mơ cũng không thấy.”
Nói xong, vợ Hướng lấy chiếc áo dài ướm thử vào mình như tắm gội trong hạnh phúc. Chiếc áo cũng hơi dài nhưng cắt ngắn đi khâu lại mấy mũi là vừa thôi. Vợ Hướng tuy hơi thiếu thước tấc nhưng được cái có làn da đẹp, mặc dù gần như ngày nào cũng phải phơi nắng đội mưa ngoài ruộng. Nhìn chiếc áo dài hoa lá sặc sỡ buông lơi bên người vợ quê mùa, Hướng cắn răng nhớ lại hình ảnh chỉ mới mâý ngày trước đây người đàn bà này còn gang mồm lên chửi “bọn đế quốc Mỹ” đã bòn rút đến tận xương tủy của người dân miền Nam để đồng bào ta ở miền Nam phải rách rưới đói khát chết đầy đường đầy chợ. Hướng nuốt nước bọt thèm bi thuốc lào nói chậm rãi như đang phà nạm khói ra khỏi họng:
“Xem có cái nào thích thì nhét vào bị nhanh đi. Lấy vài cái thôi, không khéo các bác ấy biết đấy.”
Vợ Hướng cầm lọ nước hoa nhỏ bằng ngón tay cái ngửi hít hà. Hướng như ngồi phải lửa:
“Ngu thế, các bác ấy ngửi thấy mùi nước hoa thì có mà mặt mo.”
Vợ Hướng nghe chồng, thấy có lý nên để lại chỗ cũ. Hướng nhỏ nhẹ như an ủi vợ:
“Thích thì sáng mai xin bác gái.”
Sau gần hai giờ đồng hồ lục lọi từ cái gương cái lược trên bàn đến những đôi giầy xếp hàng dưới gầm giường, vợ chồng Hướng thầm thì ra chiều tương đắc, vui ra mặt.
Hướng tắt đèn giục vợ đi ngủ. Vợ Hướng vừa ngả lưng trên tấm nện trải khăn giường trắng tinh đã thảng thốt kêu:
“Ối giời ơi, êm ái mà lại thơm lừng. Long sàng của vua cũng đến như thế này thôi chứ chẳng hơn.”
Hai vợ chồng để nguyên quần áo bụi bặm nằm dài trên giường. Hướng khẽ đập vào lưng vợ, thở dài. Chỉ mới vừa bước một chân vào đời sống của người dân miền Nam mà đã như thế này rồi. Nhiều lần một mình ở trụ sở công an xã, Hướng đã mở đài “ngụy” nghe những chương trình ca nhạc, văn học một cách say mê và nhen nhúm lên một khung cảnh tự do ấm no của người dân miền Nam. Con người ta đói rách ốm đau mà lại bị kìm kẹp trong cái nanh vuốt của một thể chế độc tài đảng trị thì không thể nào có những suy tư khai phá về tình yêu người, yêu đời như vậy. Thân mình đang nằm dưới cái đe ngàn cân của chủ nghĩa cộng sản mà không biết cựa quậy để đứng lên.
Buổi sáng nghe tiếng gõ cửa của ông Thịnh thì Hướng vẫn còn đang vật lộn với cơn thèm thuốc lào. Sau cả một lúc lâu tập tành cách sử dụng phòng tắm với những vật dụng hoàn toàn xa lạ, Hướng có cảm tưởng như đã đổi đời nhưng cái mùi huyền hoặc của khói thuốc lào vẫn vất vưởng đâu đây. Ông Thịnh ân cần hỏi han:
“Sao , lạ giường lạ chiếu có ngủ được không?”
Hướng chưa kịp trả lời thì vợ đã nhanh nhẩu:
“Chúng em cứ như lên tiên đấy bác ạ.”
Hướng lườm vợ vì câu nói hớ hênh, vội làm mặt nghiêm:
“Thưa anh, em vẫn không thể nào lý giải được tại sao người miền Nam lại không ra giải phóng chúng em ngoài ấy.”
Ông Thịnh không có câu trả lời. Chuyện “chính chị chính em” là những cái gì dã man tàn bạo và rất nhiều khi ngu đần, mình chỉ là một người mù qườ quạng trong đêm tối. Ông nhỏ nhẹ mời vợ chồng Hướng xuống nhà dưới ăn sáng. Vợ Hướng vai đeo cái bị cói, tay phải nắm chặt hai cái quai bị như sợ trộm mất của. Hướng khoác chiếc ba lô có vẻ như còn mới đựng vài bộ quần áo lính cũ mèm và mấy vật dụng lỉnh kỉnh, tưởng rằng là những thứ hiếm qúy nhưng ở đây vứt ra đường không ai nhặt. Ông Thịnh nhìn hai vợ chồng Hướng như sắp sửa lên đường tiếp tục chuyến đi thăm họ hàng nội ngoại trong Nam. Ông đi vào góc phòng lấy cái “đài có hát băng” đưa cho Hướng bảo mang về mà nghe cho đỡ buồn. Hướng run run cầm trong tay chẳng biết nói lời cám ơn mà chỉ sợ giấc mơ bay đi mất. Vợ Hướng vui ra mặt, chỉ mấy ngày nữa là cả làng sẽ kéo đến đầy nhà nghe nhạc vàng của miền Nam. Người nào nghe nhạc vàng thì còn sợ chứ Hướng là công an xã thì ai đụng đến. Vợ Hướng muốn xin mấy cái quần áo nhưng lại sợ nhỡ mà mấy cái áo “tự biên tự diễn” trong bị cói lòi ra thì còn mặt mũi nào. Tại sao cái loa phóng thanh của Nhà Nước ngày đêm ra rả bên tai là người dân miền Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột đến xương tủy mà nay đất nước thống nhất chẳng thấy có đến một người chạy ra ngoài miền Bắc đề tìm cơm no áo ấm. Nhưng xó xỉnh nào của Sài Gòn cũng có người miền Bắc lê la bòn nhặt từ cái áo rách cho đến cái nồi méo mó.
Bữa ăn sáng không có những tiếng nói lanh chanh của vợ Hướng và ông chồng thì lại trầm tư ra chiều suy nghĩ, vẻ mặt coi bộ nghiêm nghị. Chân phải Hướng đè lên chiếc ba lô để dưới gầm bàn ăn, tay cầm đũa ngập ngừng gắp những lát lạp xưởng đỏ au. Hướng cầm ly cà phê sữa trong lòng hai bàn tay nói như vừa đủ nghe:
“Thưa anh chị, chúng em từ làng mình vào đây kính thăm anh chị mà lại được anh chị thương thế này thì thật quả là một đại phúc. Chúng em mừng rỡ nhìn thấy anh chị sung túc giầu có nhưng vẫn ân cần với họ hàng nghèo khó. Thật chúng em chẳng còn biết nói gì hơn.”
Hướng chưa dứt lời thì bà Thịnh đã cầm chiếc nhẫn vàng dúi vào tay vợ Hướng:
“Thím cầm lấy chút đỉnh về mua quà cho các cháu.”
Vợ Hướng gần như tắt thở. Cái nhẫn vàng đeo ở ngón tay áp út là nỗi mộng mơ của người cán bộ nông nghiệp đã nhiều năm ăn độn khoai sắn nhưng lại biết cân đo đến từng hột thóc ủng hộ chiến sĩ đi B. Hướng nhìn chiếc nhẫn vàng, chân phải vẫn đè chặt trên chiếc ba lô nóí thay vợ:
“Anh chị cho chúng em nhiều quá.”
Bà Thịnh nhanh nhẩu:
“Để tôi đưa thím lên lấy một ít quần áo của con Hai. Cháu nó cũng không cần đến nữa.”
Đến bây giờ vợ chồng Hướng mới nhớ đến mấy người con của ông bà Thịnh đã “trót dại đi theo bọn Mỹ Ngụy”. Vợ Hướng đi theo bà Thịnh lên trên lầu. Một lúc sau ôm xuống một mớ quần áo đủ mầu sặc sỡ. Ông Thịnh cũng cho Hướng đôi giầy và mấy bộ quần áo của anh con trai lớn. Vợ Hướng mân mê chiếc nhẫn vàng nói cười rộn ràng.
Sau một lúc lâu chuyện trò, Hướng đứng lên tay nắm chặt quai chiếc ba lô nói ra vẻ nghẹn ngào:
“Thưa anh chị, chúng em từ làng mình lặn lội vào đây thăm anh chị. Nhờ hồng phúc tổ tiên, anh chị mạnh khoẻ mà lại còn giầu sang như thế này thì chúng em rất lấy làm mừng và hãnh diện. Anh chị lại còn cho chúng em và các cháu đủ thứ. Nhờ ơn anh chị mà chúng em thật sự đổi đời. Chúng em xin phép anh chị về lo cho các cháu vài việc rồi lần sau chúng em vào sẽ quấy quả anh chị.”
Bà Thịnh muốn giữ khách chỉ vì chút máu mủ bên chồng nhưng sao mà chuyện trò với mấy người bên kia nhiều khi cũng thấy tắc họng. Bà nói ra vẻ ân cần:
“Chắc chú thím cũng còn nhiều nơi phải đi thăm nom, thôi vậy lần sau thì ở chơi với chúng tôi lâu hơn.”
Vợ Hướng nhanh nhẩu:
“Thưa chị, bên họ ngoại các cháu có mấy người ở thành phố Biên Hoà cũng là ông bác bà cô cả. Chúng em tranh thủ đến chào hỏi cho phải đạo.”
Ông Thịnh kéo Hướng ra ngoài phòng khách thầm thì dặn dò việc hương khói mồ mả tổ tiên. Ông móc túi đưa cho Hướng cái đồng hồ mầu vàng chói chang như để trả công. Ông nắm tay Hướng giọng sụt sùi:
“ Thôi thì mồ mả tổ tiên ngoài đấy nhờ chú thím chăm nom chứ còn biết trông cậy ai.”
Ông bà Thịnh đưa vợ chồng Hướng ra trước cửa nhà gọi một chiếc xích lô đạp đón xe đi Biên Hoà. Sau khi trả tiền cho người đạp xe, ông nói như khóc:
“Thế nào cũng có ngày tôi ra ngoài ấy thăm bà con họ hàng mình, mồ mả tổ tiên còn cả đấy.”
Chiếc xe từ từ lăn bánh một cách nặng nhọc. Ông bà Thịnh đứng trông theo cho đến lúc quá tầm mắt. Ngồi trên xe, Hướng nắm chặt bàn tay vợ đeo chiếc nhẫn vàng, mắt nhìn lên những toà nhà cao tầng hai bên phố. Hướng nghĩ đến mấy bộ quần áo chắc là “hàng ngoại”, đôi giầy đen bóng và nhất là chiếc đồng hồ mầu vàng chói chang đang nằm trong chiếc ba lô. Vợ chồng Hướng đã thực sự đổi đời. Bất chợt anh công an xã lẩm bẩm:
“Giá mà người trong này ra giải phóng ngoài ấy mới đúng. Thôi thì… tôi giải phóng tôi.”
Đi Honolulu gặp Dân Làng Hồ
Vũ Van An
23:49 28/04/2015
Ngày 31 tháng 12 năm 2014, vợ chồng tôi theo gia đình con gái thứ hai qua Honolulu 10 ngày. Các cháu tự lo liệu mọi chuyện, từ mua vé máy bay, tới giữ nhà trọ và thuê xe đi tham quan, cũng như chương trình tham quan Đảo. Thoạt đầu, tôi hơi ái ngại. Vì trước đây, đi đâu, chúng tôi cũng đi theo “tour”, không phải lo lắng gì. Nhưng đến cuối cuộc hành trình, mới hay, đi độc lập thế này, thỏai mái hơn đi theo “tour” nhiều.
Honolulu đi sau Sydney 21 tiếng đồng hồ. Xuất hành từ Phi Trường Sydney lúc 5 giờ 55 ngày 31 tháng 12, tới Phi Trường Honolulu lúc 6 giờ 40 sáng cũng ngày 31 tháng 12, sau gần 10 giờ bay. Lấy xe thuê ở hãng Alamo, gần phi trường Honolulu, xong, vì chưa tới giờ được lấy nhà trọ, nên chúng tôi vào trung tâm Honolulu, tới khu China Town kiếm phở lót lòng và tiện thể mua sắm một số vật dụng và thức ăn. Trên đường tới lui khu China Town này, cảm tưởng đầu tiên của tôi là không thiếu người đồng hương tại đây. Nhưng, phở thì không được ngon lắm và khung cảnh của tiệm phở không được “hoành tráng” như của tiệm phở Sydney. Sau mới vỡ lẽ do mình chưa “điều nghiên” kỹ, chứ phở Honolulu không đến nỗi nào.
Địa điểm thứ hai phải tới là Walmart. Chính ở đây, chúng tôi không tìm mà gặp hai gia đình của hai đứa em nhà tôi từ Quận Cam cùng sang ngụ tại một nhà trọ. Đoàn chúng tôi vì thế lên tới 11 người: chúng tôi 6, các em nhà tôi 5. Và dù chưa tới giờ được lấy nhà trọ, chúng tôi cũng cứ trực chỉ số 2555 Pacific Heights Place mà tiến, mục đích chỉ là để biết địa hình địa vật vì nghe đâu chỗ đậu xe của nhà này chỉ chứa được một xe hơi của chúng tôi thôi, xe thứ hai phải đậu ngoài đường, mà đường ở chỗ này hơi hẹp và dốc soải vì ở trên một sườn núi. Không biết sẽ đậu xe thứ hai ở đâu. Không ngờ, địa điểm này chỉ cách trung tâm Honolulu khoảng 20 phút lái xe, và chỗ đậu xe hai bên đường không đến nỗi nào hiếm. Điều vui thêm là chủ nhà cho chúng tôi nhận nhà ngay lúc đó, không cần chờ giờ như đã thông báo trước.
Có điều từ ngoài nhìn vào, căn nhà gỗ thấp lè tè, không toát ra bất cứ nét quyến rũ nào giữa khu vực chung quanh. Điều nản thứ hai: chúng tôi không được chiếm trọn căn nhà vì người chủ vẫn thường xuyên ngụ ở tầng trệt. Vả lại, khi giữ chỗ, chúng tôi chỉ khai 6 người, bây giờ nhân số lên gần gấp đôi, cho một tầng lầu chỉ có 3 phòng ngủ! Không biết tính sao!
Nhưng lúc đã bước vào căn nhà, 11 người chúng tôi đều thở ra nhẹ nhõm: Honolulu trải rộng trước mắt gần như hết một vòng cung hơn 180 độ, thấy trọn cả phi trường phía tay mặt và khu trung tâm Honolulu phía tay trái, giữa bị án ngữ bởi một ngọn núi hình lòng chảo chắc chắn nguyên thủy là một ngọn núi lửa. Căn lầu thuê chiếm hết ngọn một đỉnh đồi với những nhà chung quanh ở sâu dưới thung lũng, khiến tầm mắt chúng tôi phóng ra thật xa, thật rộng, thật dài. Trời Honolulu xanh trong, khí hậu mùa đông êm dịu, gió mát miên man từ biển thổi vào, nhìn đàng trước là đồng bằng, nhìn đàng sau là dẫy núi, không khí hoàn toàn êm ả. Đúng là thiên đàng hạ giới. Thiên đàng hơn nữa là khi chủ nhà, thấy nhiều bước chân đi lại trên lầu hơn dự tưởng, bèn lên thăm, nhưng chỉ để chào hỏi, xem mọi sự có O.K. hay không thôi.
Lòng Chảo
Sau này mới biết ngọn núi phía trước nhà trọ của chúng tôi chính là Núi Lòng Chảo, The Punchbowl, nơi đặt Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia Vùng Thái Bình Dương (National Memorial Cemetery of the Pacific). Người ta vẫn gọi tắt Nghĩa Trang này là The Punchbowl.
Tên Hawai của ngọn núi này là Puowaina, mà người ta thường dịch là “Ngọn Đồi Hy Lễ”, nơi ngày xưa có bàn thờ để tổ tiên người Hawai dâng người làm hy lễ cho các thần minh và giết những ai vi phạm các cấm kỵ đối với văn hóa Hawaii hồi ấy.
Nó vốn là miệng núi lửa được thành hình cách nay 75,000 năm, thuộc loại monogenetic, nghĩa là chỉ phun một lần, vì tương đối nhỏ, nhưng lại tạo ra một miệng lòng chảo khổng lồ. Ngày nay, nó là nơi tọa lạc của Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia Vùng Thái Bình Dương. Tưởng không đâu bằng ngọn núi này dùng làm Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia. Đứng trên nó, người ta thấy khắp Honolulu và Thái Bình Dương, nơi diễn ra nhiều trận đánh đẫm máu hồi Thế Chiến II và không biết bao người con thân yêu của quê hương Hoa Kỳ bát ngát đã bỏ mình tại đó.
Đây là nơi an nghỉ của hài cốt những người Hoa Kỳ từng hy sinh trong thế chiến II, nhất là một số chiến binh bỏ mình trong trận Nhật đánh sập chiến hạm Arizona tại Pearl Harbour năm 1941. Nó cũng là nơi an nghỉ của hài cốt 800 chiến binh Hoa Kỳ bỏ mình trong Chiến Tranh Triều Tiên, và từ 1986, nó cũng được dành cho những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Đài kỷ niệm tại đây gồm 8 bức tường đá hoa cương ghi tên của 26,280 người Hoa Kỳ mất tích trong Thế Chiến II và trong Chiến Tranh Triều Tiên; thêm hai khu vực ghi tên 2,503 binh sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Tóm lại, ngọn Lòng Chảo này trở thành linh thiêng không những đối với người bản gốc Hawaii mà còn đối với nhiều sắc dân khác của Hoa Kỳ.
Đón Giao Thừa
Ngọn núi linh thiêng trên sừng sững trước mắt chúng tôi, án ngữ một phần thành phố Honolulu khỏi tầm nhìn. Có lẽ đó là nét đáng tiếc duy nhất của căn nhà trọ. Nhưng vẫn không đâu bằng địa điểm này để đón giao thừa xa nhà. Thực vậy, sau một chuyến bay gần 10 tiếng đồng hồ qua đêm không ngủ và sau một ngày quanh quẩn khắp Honolulu, vợ chồng tôi đi ngủ sớm. Mấy tay “sung sức” thì kéo nhau đi Waikiki mong được chứng kiến bắn pháo bông ở đó. Tuy nhiên khoảng 10 giờ đêm, mọi người đều kéo nhau về nhà trọ. Hỏi thì được biết Waikiki chưa chắc bằng ban công nhà này.
Đúng như vậy, đó cũng là lúc thành phố bừng lên sôi động với đủ thứ pháo: pháo bông trên cao, pháo bông dưới thấp, pháo đùng tà tà mặt đất. Tất cả chúng tôi kéo nhau ra ban công. Tha hồ “ngắm hỏa châu” xa! Honolulu có khi điệu nghệ hơn Sydney: bắn liên tục cả hàng tiếng đồng hồ không chán, bắn không ngừng, bắn hoài bắn hủy, liên tục, khắp thành phố, tạo ra cả một vòng cung hơn 180 độ, lọt trọn vào tầm nhìn của chúng tôi, trừ phần bị án ngữ bởi Núi Lòng Chảo. Trong khi ở Sydney, cuộc bắn pháo bông tống năm cũ nghinh năm mới thường chỉ tập trung ở khu vực Harbour Bridge vào kéo dài chừng 15 tới 30 phút. Vừa ngắm pháo bông, anh em chúng tôi vừa nhâm nhi vừa chúc tuổi mới nhau, có lẽ lần đầu sau 3, 4 chục năm xa nhau.
Thực thế, tôi rời Việt Nam năm 1980. Sau năm 2000, thỉnh thoảng có về thăm quê hương và gặp được hầu hết các em cột chèo. Có năm tôi về ăn tết âm lịch. Nhưng chưa năm nào được dịp mừng tuổi dương lịch lẫn nhau. Đặc biệt năm nay, tôi được gặp chú em cột chèo mà tôi chưa hề bao giờ được gặp từ ngày chú ấy cưới cô em gái áp út của nhà tôi. Vì lúc tôi vượt biên, chú ấy chưa lò rò tới gõ cửa nhà nhạc phụ. Và khi tôi trở về thăm quê hương lần đầu, chú ấy đang bị kẹt ở trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân. Chú ấy qua Mỹ tháng 12 năm 2005, sau khi vợ chồng tôi qua đó tháng 9 cùng năm trong chuyến đi hành hương 14 nước với Cha Chu Văn Chi trong hơn một tháng. Chú ấy cũng nhiều lần về Việt Nam, nhưng các chuyến đi của chúng tôi không giao thoa nhau. Thành thử giao thừa 2014-2015 là lần đầu hai anh em chúng tôi gặp nhau trên đất Hạ Uy Cầm, giữa tiếng pháo hân hoan giã từ năm cũ và đón chào năm mới.
Thấy khác
Chính nhờ chú em cột chèo này tôi biết bài hát ngày lễ Hiển Linh tại nhà thờ Chính Tòa Honolulu là bài hát tiếng Phi. Họ hát hay quá dù tôi không hiểu gì. Vâng, chúng tôi dự Lễ Hiển Linh năm nay tại nhà thờ này. Có điều khi thấy ngôi thánh đường, chú em cột chèo của tôi không tin là nhà thờ chính tòa, chú ấy bảo hình như nhà thờ chính tòa “ở phía kia, em thấy hai tháp cao lắm”. Nhìn tới, quả thực cái tháp chuông ngắn ngủn và cái dáng dấp cùng địa điểm khiêm tốn, nằm giữa các tòa nhà cao ngất, của nhà thờ này khiến người ta không thể nào tin nó là nhà thờ chính tòa của một thủ phủ Hoa Kỳ được. Nhưng anh con rể tôi nhất quyết nói nó là nhà thờ chính tòa của Honolulu. Đành bước theo anh ta. Vào bên trong, cái muốn không tin trên lại trở lại. Nhà thờ có thứ ánh sáng âm u, mờ mờ ảo ảo, với các hàng ghế dài kê theo chiều dọc lấy lòng nhà thờ làm trung tâm, trong khi Bàn Thờ ở phía trên hẳn, phía sau là tòa của giám mục giáo phận.
Được một điều khi đọc Sách Thánh và lời cầu nguyện giáo dân, thì ai cũng nghe rõ và thấy mặt người đọc, vì bục đọc kê ở giữa lòng nhà thờ. Linh mục chủ lễ cũng xuống dưới đó giảng lễ. Và qúy vị tin hay không tùy ý, nhưng bài giảng hôm ấy làm tôi bỗng chẩy nước mắt. Cho đến hôm nay, tôi cũng không rõ có phải bài giảng của linh mục xoáy vào tận tâm hồn làm tôi xúc động hay vì lý do nào khác. Ngài nói đơn giản thôi. Dáng người của ngài chẳng khắc khổ gì, người Phi, hình như có đến hai hay ba ngấn cổ. Nhưng khi nói, ngài có cái thứ bộ điệu như muốn rút từ ruột ra những điều muốn nói. Ngài bảo rằng điều đáng lưu ý ở Ba Vua là sau khi gặp Đức Kitô, các ông thấy cái gì cũng khác, nhất là thấy cần phải đi theo một con đường khác.
Hẳn bạn đọc thấy con đường khác ấy là con đường nào rồi, là con đường của Hêrốt, con đường nham hiểm giết người vừa bằng âm mưu, lừa lọc vừa bằng gươm đao, tàn sát. Và ngài hỏi cử tọa: chúng ta có thấy gì khác sau khi gặp Chúa Kitô chưa. Bỗng tôi thưa với ngài “trong trí khôn” rằng đến gặp Chúa Kitô, con cũng chưa gặp, thì làm sao thấy được điều gì khác. Nước mắt bỗng trào ra hai khoé mắt của ông già 76 tuổi, đi đạo từ lúc nằm nôi và từng “ăn cơm Nhà Đức Chúa Trời”.
Gặp Dân Làng Hồ
Nhưng khoảng gần một tuần lễ sau, cũng tại nhà thờ này, cũng linh mục này chủ sự Thánh Lễ và cũng giảng, thì tôi lại như khúc gỗ, không hề cảm động chứ đừng nói đến chẩy nước mắt. Có lẽ một phần do việc khám phá ra nhà thờ chính tòa này không có phòng vệ sinh cho giáo dân.
Hôm đó là ngày chúng tôi sắp sửa rời Honolulu. Các người em nhà tôi đã trở lại đất liền Hoa Kỳ mấy hôm trước. Chỉ còn lại cánh Sydney 6 người chúng tôi thôi. Các cháu mải mua sắm, mua sắm hết ở trung tâm Honolulu, rồi các “outlets”, tới Aloha Market, vẫn chưa chán, hôm đó còn đi thêm một trung tâm nữa không xa nhà thờ chính tòa bao xa. Tiện đường, các cháu chở vợ chồng tôi trở lại Nhà Thờ Chính Tòa dự Thánh Lễ lúc 12 giờ trưa, theo lời “rủ rê” của một cư dân Honolulu gốc Việt, nơi bà ngày nào cũng đến đây tham dự Thánh Lễ, dù phải đón xe buýt từ Pearl City.
Đến nơi, chưa tới giờ và chưa thấy “bà chị”, vợ chồng tôi dạo quanh đường Bishop một lúc, rồi rẽ vào một trung tâm bán quần áo gần đó mua thêm hai chiếc quần “short” giá phải chăng, gần 20 dollars một chiếc. Trở lại nhà thờ chính tòa, thì cũng gần tới giờ Thánh Lễ. Nhưng khốn cho thân tôi, vốn là người sáng nào cũng phải nốc nửa viên Uremide 20 mgr, thành thử rất dễ “mót” tiểu tiện. Yên trí, giống như mọi nhà thờ ở Sydney, và tin chắc Hoa Kỳ văn minh hơn Úc, vợ chồng tôi cứ nhà thờ chính tòa mà tiến. Gặp được một phụ nữ đầu tiên, bà ta “hoan hỉ” bảo: đúng rồi, cứ đến cạnh nhà thờ là có. Tôi lục cả hai bên nhà thờ, đầu và cuối nhà thờ, không thấy dấu chỉ “restroom” ở đâu. Toan tính nhào vô Tòa Giám Mục bên cạnh. May quá thấy một người đàn ông dáng mặt gốc Trung Hoa đang xăm xăm bước gần vào cửa nhà thờ, chặn ông hỏi, ông trả lời vắn gọn: chúng tôi không cung cấp “restroom” ở đây!
Không có thì giờ lưu ý tới câu trả lời trên, tôi vội chạy xuống cuối nhà thờ, gặp một nhân viên an ninh đứng “xớ rớ” ở đấy, tưởng là người Phi, giống như phần đông giáo dân và linh mục chủ lễ trong nhà thờ chính tòa, tôi hỏi bằng tiếng Anh. Chắc anh ta thấy giọng Anh của tôi không đúng điệu và đoán là người đồng hương, nên anh ta nói bằng tiếng Việt: bác vào tòa nhà trước mặt, lên lầu, rẽ tay trái, có “toilet” ở đấy. Tôi chạy vội vào, thấy tấm bảng đề là Pacific University (Đại Học Thái Bình Dương), mặc, lên lầu, rẽ tay trái, băng qua nhiều lớp học, trút được “bầu tâm sự” nặng đến ngàn cân, ôi thoải mái làm sao! Lúc ấy mới kịp cám ơn anh bạn an ninh người Việt!
Thành thử hình như đầu óc tôi bị “rửa tội” ngược. Lúc vào nhà thờ, cứ quanh quẩn với câu trả lời của người đồng đạo. Không hiểu có phải thực sự Nhà Thờ Chính Tòa không cung cấp “restroom” hay không, hay đó chỉ là do “suy diễn” của người đồng đạo? Và tại sao lại có thể có chuyện không ăn có gì giữa việc cung cấp “restroom” và việc thờ phượng. Tôi thờ phượng bằng cả con người thể xác và tâm linh của tôi. Thân xác tôi nặng “bầu tâm sự”, làm sao tôi thờ phượng thích đáng được? Hệ quả trước mắt là hôm đó, tôi không biết linh mục kia giảng gì.
Nhưng điều “bà chị” cư dân Honolulu gốc Việt nói hôm đó, thì tôi hiểu rất rõ và để lại ấn tượng cho tôi đến bây giờ. Năm 2008, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, bà có theo một người bạn của em họ nhà tôi qua Sydney tham dự và ngụ tại nhà tôi. Nhà tôi chẳng rộng rãi gì, nhưng ngoài nhà trên gồm 3 phòng ngủ, một phòng khách và một phòng sinh hoạt lớn, phía sau còn một “game room” và chiếc garage đã biến thành phòng ngủ, tổng cộng dài hơn 12 thước, đủ để chứa phái đoàn từ Hoa Kỳ gồm gần 10 người, một linh mục tới từ Hoa Kỳ và một linh mục tới từ Việt Nam.
Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới, phần lớn tản mác đi nơi khác tham quan, nhưng “bà chị” thì vẫn tiếp tục ở lại thêm gần tuần lễ nữa mới trở về Honolulu. Chúng tôi cố gắng thù tiếp “bà chị” cho phải lẽ. Trong thời gian này, “bà chị” có kể một vài câu truyện liên quan tới việc làm trước đây tại trại cấm Hồng Kông và một số câu truyện giúp các trẻ em tật nguyền Việt Nam mới đây tại Hoa Kỳ. Chúng tôi nghe với những lỗ tai hờ hững, một phần vì hình ảnh “đến các con của bà, bà cũng còn từ nữa là” của người bạn bà. Thế mới biết sức mạnh ghê gớm của những điều tiêu cực nói về người khác hoặc xẩy ra cho mình! Dịp này, bà có tặng vợ chồng tôi một tấm “quilt” do người tỵ nạn Việt Nam ở Hồng Kông thực hiện và thêu tay gồm hình ảnh sinh hoạt miền quê ở Việt Nam.
Bẵng đi một thời gian dài, cuối năm 2014, nhận được một e-mail của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Kontum, vốn cùng lớp với bần đạo ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X năm nào. Trong số người nhận, có tên “bà chị”. Hỏi thì Đức Cha Oanh xác nhận, đúng, đúng Bà Ann-Marie Trần, ở Honolulu. Lúc ấy, kế hoạch đi Honolulu đã lên khuôn đầy đủ rồi, bèn hứa với Đức Cha Oanh sẽ tới thăm “bà chị”.
Gọi điện thoại không thấy ai trả lời. Bèn gửi e-mail, cũng không thấy hồi âm. Rất may, hôm trước ngày rời Honolulu, thì nhận được hồi đáp: “tôi mới từ Kontum về hôm nay, được e-mail của cô chú, vội hồi âm, ở đâu, cho biết tôi tới thăm”.
Nơi hẹn, như đã nói ở trên, là nhà thờ chính tòa Honolulu. Sau Thánh Lễ, bà mời chúng tôi đáp xe búyt trở lại China Town để dùng phở. Lại phở! Nhưng quả phở ở đây ngon hơn, không thua phở Sydney, và dĩ nhiên đắt tiền hơn. Chủ tiệm phở biết rõ khẩu vị của bà và tiếp đãi như người nhà.
Thiên thần của lòng từ bi
Câu đầu tiên tôi hỏi lại bà là: năm nay chị đã 80 chưa? Đâu có, 88 rồi! Câu thứ hai: nghe nói chị có 8 cháu? Đâu có, tất cả là 13! Lưng bà vẫn rất thẳng, như một nhà báo Mỹ đã nhận xét về bà khoảng năm 2001, lúc bà 74 tuổi, thị lực rất bình thường, trí óc vẫn minh mẫn, nói năng hoạt bát, không một lần hụt hơi. Bà đi phom phom, bỏ cả tôi ở phía sau để trở lại chỗ đón xe búyt đưa vợ chồng tôi về Pearl City, thăm “tệ xá” là căn hộ một phòng, trong một căn nhà nói theo kiểu của Úc là thuộc “housing commission” (ủy ban nhà ở của chính phủ). Bà ở một mình, với người “cháu gái”, thực ra là người bà đem từ Việt Nam qua để chữa bệnh “xương thủy tinh”.
Em là một trong số gần một trăm trẻ em tàng tật do đủ thứ nguyên nhân ở Việt Nam gây nên, phần lớn là osteogenesis imperfecta (xương dễ gẫy ngay từ bẩm sinh) và spina bifida (vùng quanh xương sống không khép lại ngay từ lúc mới sinh) được bà đưa sang điều trị tại Hoa Kỳ. Bệnh viện Shriners ở Honolulu, Hawaii, cũng như ở Portland, Oregon chữa miễn phí, còn chi phí vận chuyển và ăn ở, do một tay bà lo. Chữa khỏi, các em phải trở lại Việt Nam. Bà cũng là người tháp tùng các em trở lại quê hương bằng phí tổn do một mình bà lo vận động.
Tờ Catholic Sentinel ở Portland, Oregon, số ngày 2 tháng Sáu, năm 2000 gọi bà là “one woman charity crusade” (thập tự chinh bác ái chỉ có một người đàn bà). Bà xông xáo từ Honolulu, qua Portland, Boston… dùng con mắt tinh tường nhận diện những người có thể giúp bà. Nhận diện rồi, thường những người này dâng tặng tiền mặt, được bà biến thành thuốc men, bàn học, luơng giáo viên, giếng nước, mái rơm và nhiều phương tiện khác giúp người nghèo tại Việt Nam.
Song song với chương trình trên là chương trình giúp đưa các trẻ em tàng tật qua Hoa Kỳ chữa bệnh với những cuộc giải phẫu miễn phí cấp cao của hệ thống bệnh viện Shriners rải rác khắp các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Các bệnh viện Shriners ở Honolulu, Portland và Los Angeles đã nhận mổ xẻ và điều trị miễn phí cho các trẻ em được bà mang từ Việt Nam qua.
Nhiều tớ báo Việt Mỹ khác cũng đã nói về bà. Tờ Island Scene, chắc của Honolulu, số Mùa Thu năm 2000, có một bài dài kể lại tiểu sử của bà và những việc bà đang làm cho trẻ em Việt Nam cũng như nhiều việc từ thiện và tôn giáo khác. Điều nổi bật nhất là sau khi một mình, vì chồng bà qua đời năm 1974, đem đủ 13 đứa con và 11 đứa cháu tới Hoa Kỳ an toàn trước ngày Sài Gòn thất thủ, và song song với việc nuôi dạy chúng nên người, bà đã ghi danh học ở Đại Học Williamette ở Portland và đậu Cao Học về văn chương Pháp. Liền sau khi các con đã đủ tự lập, bà qua Hồng Kông vừa làm thông ngôn vừa làm cán sự xã hội cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại các trại cấm chứa người tị nạn Việt Nam. Tiếp xúc với những người này, bà nẩy sinh ý nghĩ trở lại quê mẹ năm 1989 và từ đó cho tới nay, 2015, hoàn toàn và liên tục dấn thân cho việc trợ giúp các chương trình nhân đạo và tôn giáo (Công Giáo) tại Việt Nam.
“Chú biết không, từ Việt Nam, tôi phải đi thật cong để về đây, nên khá mệt”. “Cong làm sao?” “Từ Sàigòn, qua Hồng Kông, xuống Manila, qua Guam rồi mới về Honolulu”. “Chi cho mệt?” “Rẻ hơn, còn dành tiền giúp người nghèo”. Trương Vĩ Lan, 47 tuổi, hồi năm 2000, con gái của bà, nhận định về mẹ với nhà báo: “chúng tôi tin mẹ có thể làm bất cứ điều gì”. Kể cả cái điều đi cong ở cái tuổi 88 này. Không lạ gì, tờ The Oregon, năm 2000, gọi bà là “Resolute angel”. Nhìn người đàn bà 74 tuổi với “lũ cháu hờ” mới đem từ Việt Nam qua, tờ báo này nhận xét: “cao khoảng 5 feet, nhưng ngồi hay đứng, tư thế của bà lúc nào cũng thẳng, giống như các chỉ thị của bà (cho các trẻ em lúc tham dự Thánh Lễ): Ngồi ở đây! Quỳ gối nếu có thể! Cầu nguyện cho tới lúc Thánh Lễ bắt đầu!”.
Linh mục Karl Schray, cha xứ Nhà Thờ Holy Redeemer ở Portland nhận xét về bà: “Bà có trái tim vàng và ý chí thép, bà không cho phép bất cứ trở ngại nào”. Cả sự chết chăng? Ký giả Kristen Hannum của tờ Catholic Sentinel (đã nhắc) thuật lại nhận định của linh mục dòng Biển Đức Kenneth Jacques, người từng gặp bà Trần năm 1975: “Bà lớn hơn cả sự sống. Bà không hề nghĩ đến chuyện có ngày bà sẽ chết. Thực vậy, tôi cho rằng nếu thần chết có đến đập vào vai bà, hẳn bà sẽ bảo hắn ngồi đợi, vì bà đang bận!”.
Tờ The Asian Report, vùng Pacific Northwest, năm 2001, gọi bà là “Angel of Mercy”, người coi việc giúp các trẻ em là “một lao công của tình yêu” qua tổ chức vô vị lợi “Vietnam Rehabilitation Connection” (VRC) thiết lập năm 1997, cao điểm của chiến dịch đem trẻ em tàng tật từ Việt Nam qua Hoa Kỳ giải phẫu và điều trị. Chiến dịch này, như lời bà kể lại, trong 11 năm liên tục, đã giúp đỡ được gần 100 trẻ em. Nổi nhất trong các trường hợp này là hai em: Minh Thu, phỏng nước sôi lúc 5 tuổi, 12 tuổi được bà đem qua Hoa Kỳ chữa trị, các bác sĩ tại Bệnh Viện Shriners ở Portland đã cấy da, đắp vào những chỗ da chết, đậu tú tài Mỹ, về Việt Nam, đậu cử nhân năm 2012, trở lại Boston, đậu cao học tài chánh năm 2014; Trung Hoàng, mắc chứng xương thủy tinh, được Bệnh Viện Shriners ở Portland chữa trị từ năm 2000, lúc 10 tuổi, mãi tới năm 2008 mới khỏi, nay đã có "tú tài" Mỹ và 2 năm đại học kế tóan, hiện đang ở cùng căn hộ với bà Trần tại Pearl City…
Ký giả Mặc Bích của Bán Nguyệt San Tự Do, trong một bài báo dài, dựa vào báo chí Mỹ, cũng gọi bà là “Sứ Giả Của Tình Yêu”. Ông cũng thuật lại hầu hết các chi tiết đã được các báo chí Mỹ viết về bà, dĩ nhiên bằng những biểu thức không Tây Phương. Tựa bài báo là như thế, nhưng trong bài, ông ví bà như thiên thần “ở quanh ta mà chính ta chẳng hay biết”, “một bà tiên có thật ở cõi đời”. Tờ Việt Báo Daily News ở Orange County, năm 2001, cũng có một bài về bà do linh mục Jos. Nguyễn Thanh Sơn, Dòng Chúa Cứu Thế viết. Cha Sơn chỉ vắn tắt kể lại việc làm của bà với các trẻ em tàn tật tới Hoa Kỳ chữa bệnh. Một bài báo khác ở Việt Nam, có lẽ của Dòng Chúa Cứu Thế, nhắc đến bà và 34 trẻ tàn tật sẽ qua Hoa Kỳ, một số chụp hình chung với linh mục Trần Hữu Thanh tại Nhà Thờ Nam Đồng, Thái Hà Ấp. Tuy không gọi bà bằng những danh xưng như báo Mỹ, nhưng tờ này có nhắc tới nhận định của Linh Mục Kenneth Jacques trên đây.
Dân Làng Hồ chính hiệu
Nhiều công việc tình thương khác của bà không được báo chí nhắc đến. Danh sách được chính bà liệt kê, gửi cho các bằng hữu cuối tháng 3 năm 2014, cho thấy nhiều công việc đa dạng, thực hiện ở nhiều nơi trên khắp Bắc Trung Nam của Việt Nam. Chúng tôi đếm được ít nhất 30 chương trình.
Nhưng từ tháng 12 năm 2013, chiều hướng hoạt động của bà Trần có một khúc rẽ đáng lưu ý. Trong chuyến về Việt Nam năm đó, bà được cùng Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Kontum, người từng đến thăm các trẻ khuyết tật của bà tại Portland, năm 2005, và một số nữ tu Mến Thánh Giá của giáo phận Vinh, tham quan vùng truyền giáo bao la của giáo phận ngài, nhất là địa sở nay đã trở thành nổi tiếng Kong Chro, được tác giả "Hạt Nắng Đồi Trọc" gọi là Kống Rò.
Hãy nghe bà tạm kể qua về địa sở này: chỉ cách Tòa Giám Mục Kontum “hơn 100 km nhưng đường đi thật cam go, núi đèo khúc khuỷu quanh co, gập ghềnh hang hố, tệ hại nhất là khi có xe ngược chiều bụi đất bay ngợp trời, thật kinh khủng đối với người không có kinh nghiệm về rừng núi”. Nhưng mà đấy chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là khi bà gặp tác giả "Hạt Nắng Đồi Trọc", dân Làng Hồ chính hiệu:
“‘Kính thưa Đức Cha và phái đoàn, đây là Kong Chro, vùng đất Trắng Tôn Giáo’, rồi chỉ mấy đống gạch nằm chình ình trên sân và nói ‘đây là di tích căn nhà của chúng con. Công an cho đập phá tan tành khi biết anh Sáu (nhân vật vô sản đến làng làm thuê) có tên trong danh sách các thầy sắp chịu chức linh mục và hai chúng con là tu sĩ’. Sau đó, các chị dẫn phái đoàn lò rò từng bước một, tuột dốc (quá cao) để đến con suối nhỏ từng cung cấp nước bùn cho các chị… uống”.
Anh Sáu đây là Thầy Sáu Phêrô Nguyễn Hữu Phú, dòng Đa Minh. Xin ngả mũ không những chào Anh Sáu mà còn xin lạy anh một lạy. Vì anh đã đi đúng con đường mà cách nay hơn 160 năm, một anh sáu khác đã đi tiên phong, mở đường khai sinh ra Giáo Phận Kontum: anh sáu Do, người Việt đầu tiên trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu. Cũng như anh sáu Do giả vờ làm thương nhân người Kinh, hạng người có giá hồi đó, tới buôn bán với người nguyên khởi Làng Hồ (Kon=Làng, Tum=Hồ) thế nào, anh sáu Phú cũng giả vờ làm người vô sản, hạng người được coi là giai cấp chuyên chính, như thế, để được trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu, không hẳn để truyền đạo cho bằng chia sẻ cuộc nhân sinh với họ.
“Hai chúng con là tu sĩ” có tên Maria Phạm Thị Đức và Maria Cao Thị Nhiên, thuộc Nữ Tu Viện Đa Minh Tam Hiệp, Biên Hòa, nhưng nay đã trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu. Nữ Tu Nhiên thuật lại kinh nghiệm chia sẻ nói trên trong “Hạt Nắng Đồi Trọc”, một tác phẩm “lưu hành nội bộ”, nhưng hiện đã được quảng bá khắp nơi. Bà Trần tặng vợ chồng tôi một cuốn, cùng với cuốn “Mùa Đông Ấm Áp” của Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Đông. Tuy đã có cuốn của Cha Đông rồi, dưới dạng ảo, với tựa đề “Những Điều Chia Sẻ”, nhưng tôi vẫn nhận để nhà tôi đọc trên đường trở lại Sydney sáng sớm hôm sau. Bà còn muốn tặng vợ chồng tôi cuốn thứ ba tựa là “Dân Làng Hồ” dịch từ cuốn “Les Sauvages Bahnars” (Những Người Hoang Dã Bana) của Linh Mục P. Dourisboure (1825-1890), thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP). Nhưng cuốn này tôi đã được Đức Cha Oanh tặng hồi ngài sang Sydney tháng Năm năm ngoái, vả lại, các vali của chúng tôi đã đầy đồ mua từ Honolulu rồi, nên xin cám ơn bà.
Tôi nhường cho nhà tôi đọc cuốn của Cha Đông, còn tôi đọc cuốn “Hạt Nắng Đồi Trọc” của Nữ Tu Nhiên. Cả hai chúng tôi mải miết đọc và sau 10 giờ bay từ Honolulu trở lại Sydney, kể như tạm gọi là đọc xong hai tác phẩm này. Dĩ nhiên, tôi thích lối văn kể chuyện dí dỏm của Nữ Tu Nhiên: cái dí dỏm này phản ảnh lối sống đầy ánh sáng (hạt nắng) dù trong đêm tối (đồi trọc) của bà, nó toát ra một thứ hân hoan của những bước chân rao giảng, nhẩy nhót qua khắp núi đồi, mang tin vui đến cho mọi người, dù xa cách mình bao nhiêu cả về địa dư, lối sống lẫn tâm tư, phong tục, tín ngưỡng. Nhưng điều làm tôi ngưỡng mộ hơn cả là phương thức rao giảng tin vui của Dân Làng Hồ, một phương thức tôi cho là có tính cách mạng.
Thực vậy, theo “Hạt Nắng Đồi Trọc”, khi đặt chân tới Kống Rò, hai “lão bà bà” của Tam Hiệp được “Ngoại (Đức Cha Oanh) dặn dò: ‘quên đi sứ vụ truyền giáo, mà chỉ chuyên chăm lao động giữa người lao động, ẩn mình để cầu nguyện’. Ngày ra đi, Ngoại bảo: ‘cần phải có nữ tu bám trụ dọc biên cương’, đến vòng đai trường sơn để thể hiện tính cách hiện diện, thì Ngoại lại nhắn nhủ: ‘mặc lấy thân phận nông dân để được nên giống nông dân’” (tr.25).
Cụ thể hơn, “định hướng sống: ‘hiện diện, cầu nguyện, lao động’ còn mọi việc khác để Chúa Thánh Thần hoạt động. Định hướng được đi kèm với 4 không:
“-Không đi về phía giáo dân, nhưng nhắm tới lương dân, đặc biệt người dân tộc thiểu số.
“-Không vào làng dân tộc ngay.
“-Không hoạt động từ thiện bác ái.
“-Không sống với cung cách của một tu sĩ mà là một nông dân bình thường” (tr.9)
Có lẽ không cái không nào được thi hành thành công bằng cái không thứ tư. Đến nỗi, “vì xa đường (40km), chị em không biết đi xe honda, nên không thể đi dâng Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Đức Giám Mục Micae đã chước chuẩn cho chị em khoản luật này”. Chưa hết, “đây là một cộng đoàn ghép có lẽ chưa từng có trong lịch sử Đaminh. Một cộng đoàn có cả nam và nữ tu sĩ… cùng sống một nhà, cùng giữ một nội vi: chúng em ở phòng trong, Thầy ở phòng ngoài… Thầy coi chúng em như người Dì của mình và chúng em coi Thầy như người cháu”. Cộng đoàn này có sự chúc phúc của cả bề trên Dòng lẫn của giám mục sở tại.
Sự thành công của cái không ấy thật thần kỳ. Theo “Hạt Nắng Đồi Trọc”, sau “dự án” trồng đậu bất thành: “đậu người ta đứng hái, đậu mình thì ngồi nhặt quả rụng”, chính lòng thèm thuồng đĩa thịt gà thơm phức lâu ngày chưa được hưởng khiến đầu óc sáng tạo của những bước chân rao giảng Đaminh Tam Hiệp nghĩ ra cách nuôi gà không mời mà anh em dân tộc cứ thế mà đến. “Hai lão bà bà” quyết định làm chuồng nuôi một đàn 10 con. Mục đích là “lão không vào làng (dân) tộc được, chỉ quanh quẩn cấy chuối, chăm tre; còn gà thì… để vào làng thay lão” (tr.224). Đúng thật, khởi đầu là 3 phụ nữ Bahnar, thấy đàn gà “nhanh nhẹn, đẹp mã, bèn sà vào hỏi mua về nuôi”, rồi một ‘bok Bahnar mình trần khố rách tới mua gà về cúng Yang, và già làng Hle Ktu mua gà về cúng cho làng, cô giáo Mlih đổi phân bò lấy gà, gây nên cảnh “người làng mình vào ra mua gà nhộn nhịp"…
Rồi đến trồng tre. Cây tre bắt đầu cho măng, “mụt măng thi nhau chồi lên khỏi mặt đất. Con cháu nhà Bahnar thấy măng thì mê tít mắt vào… Một người mon men vào xin, xin được về dẫn anh em đến xin, anh em đến xin được về loan báo cho buôn làng, kẻ trước người sau dẫn nhau đến viếng vườn tre của yă… Từ ngày có măng, mỗi khi con cháu tộc Bahnar đến mua gà lại xin măng về nấu gà. Hai lão tuy mất của mất công đào nhưng lại khấp khởi vui mừng vì đàn gà bảo nhau lũ lượt gùi măng vào làng” (tr.228).
Đối với những người “khôn ngoan” cho mình là dại, “hai lão bà bà” chỉ nghĩ thầm: “tiền thì lão lúc nào cũng có, không có nhiều thì có ít, lão đi làm mướn cũng có tiền, còn tình người và tình Chúa với người dân tộc thì lão không có, mà có tiền cũng không mua được tình, lão lấy măng bác cầu chuyển tình vậy”.
Trắng Tôn Giáo nơi các buôn làng dân tộc
Nhưng, chính sách Trắng Tôn Giáo thì vẫn còn đó, người Kinh chỉ có thể mon men ở đàng xa, không vào được làng dân tộc, nơi số người chưa biết Chúa vẫn còn nhiều vô kể. Nhu cầu đào tạo các nhà truyền giáo người dân tộc khẩn cấp được đặt ra. Bà Trần nhận định “nhờ những gì mắt thấy tai nghe, tôi mới dần dần hiểu nỗi thao thức của ĐC Micae, trong việc cố gắng tìm ơn gọi cũng như sự hăng say quyết tâm vượt khó trong việc đào tạo Tông Đồ Truyền Giáo, tìm người sẵn sàng hy sinh đem Chúa đến với anh, chị, em dân tộc sống tận vùng sâu, vùng xa, trong rừng sâu, núi thẳm”.
Chính vì thế từ nay, bà dốc toàn lực vào công tác truyền giáo này qua việc yểm trợ nuôi ăn cho các trung tâm huấn luyện người dân tộc cho công việc truyền giáo trong tương lai. Bắt đầu, bà tiếp xúc với các nhà nội trú cho học sinh dân tộc do linh mục hoặc tu sĩ đảm trách: các em được ở miễn phí hoặc chỉ đóng phần nào tiền ăn, ở và đi học trường công… Xong tú tài (bà Trần vẫn thích dùng kiểu nói xưa), các em có thể xin nhập dòng tu hoặc chủng viện nếu có ơn gọi hay vào đại học (rất hiếm vì thiếu tài chính) hoặc về lại buôn làng lập gia đình, làm Yao Phu dạy giáo lý. “Họ sẽ là những người đem Chúa vào núi rừng, thực thi công tác Truyền Giáo trong những buôn làng mà người Kinh không được phép bén mảng”.
Kết quả cụ thể “trước khi trở lại Kontum-Pleiku lần thứ ba, tôi liên lạc với bạn bè các tiểu bang trình bầy những gì mắt thấy tai nghe và được các bạn ủng hộ nhiệt liệt với số tiền 13,000 dollars đóng góp trong năm qua (2014) (tôi góp vé máy bay và tổn phí). Danh sách ân nhân cũng như chi, thu đều được trình lên Đức Cha và Đức Cha có thư cám ơn ân nhân. Tôi đã trực tiếp chuyển tiền đến các vị đặc trách 5 nhà nội trú: Phan Sinh (Cha Hải và thầy Phát), Hiếu Đức (nữ sinh nên có thêm Sr Nương MTG Cái Mơn tiếp tay), Kim Phước (Sr Ana Trương thị Nữ dòng Chúa Quan Phòng), Trung Tâm Hướng Nghiệp Thăng Tiến (Sr Marie Kim dòng St Paul de Chartres) và giáo xứ Dak Jak (Cha Đaminh Trần Văn Vũ). Với số tiền trên, chúng ta đã giúp trên 200 cháu có cơ hội tiếp tục học”.
Bà Trần đặt mục tiêu mỗi năm về Việt Nam hai lần, bằng phí tổn của mình, để trực tiếp nuôi ăn các em tại các trung tâm huấn luyện nói trên. Tháng Năm này bà sẽ vào Đất Liền Hoa Kỳ để vận động và tháng Sáu bà sẽ lên đường trở lại Kontum đem những “hạt nắng” tiếp tục sưởi ấm “đồi trọc”. Tất nhiên, Bà Trần mong nhận được những “hạt nắng” của mọi người hảo tâm xa gần. Địa chỉ của bà: Ann-Marie Trần, 950 LUEHU St. Apt 504, Pearl City, Hawaii 96782, Phone (808) 456-5975, E-mail annemarietran@gmail.com
Honolulu đi sau Sydney 21 tiếng đồng hồ. Xuất hành từ Phi Trường Sydney lúc 5 giờ 55 ngày 31 tháng 12, tới Phi Trường Honolulu lúc 6 giờ 40 sáng cũng ngày 31 tháng 12, sau gần 10 giờ bay. Lấy xe thuê ở hãng Alamo, gần phi trường Honolulu, xong, vì chưa tới giờ được lấy nhà trọ, nên chúng tôi vào trung tâm Honolulu, tới khu China Town kiếm phở lót lòng và tiện thể mua sắm một số vật dụng và thức ăn. Trên đường tới lui khu China Town này, cảm tưởng đầu tiên của tôi là không thiếu người đồng hương tại đây. Nhưng, phở thì không được ngon lắm và khung cảnh của tiệm phở không được “hoành tráng” như của tiệm phở Sydney. Sau mới vỡ lẽ do mình chưa “điều nghiên” kỹ, chứ phở Honolulu không đến nỗi nào.
Địa điểm thứ hai phải tới là Walmart. Chính ở đây, chúng tôi không tìm mà gặp hai gia đình của hai đứa em nhà tôi từ Quận Cam cùng sang ngụ tại một nhà trọ. Đoàn chúng tôi vì thế lên tới 11 người: chúng tôi 6, các em nhà tôi 5. Và dù chưa tới giờ được lấy nhà trọ, chúng tôi cũng cứ trực chỉ số 2555 Pacific Heights Place mà tiến, mục đích chỉ là để biết địa hình địa vật vì nghe đâu chỗ đậu xe của nhà này chỉ chứa được một xe hơi của chúng tôi thôi, xe thứ hai phải đậu ngoài đường, mà đường ở chỗ này hơi hẹp và dốc soải vì ở trên một sườn núi. Không biết sẽ đậu xe thứ hai ở đâu. Không ngờ, địa điểm này chỉ cách trung tâm Honolulu khoảng 20 phút lái xe, và chỗ đậu xe hai bên đường không đến nỗi nào hiếm. Điều vui thêm là chủ nhà cho chúng tôi nhận nhà ngay lúc đó, không cần chờ giờ như đã thông báo trước.
Có điều từ ngoài nhìn vào, căn nhà gỗ thấp lè tè, không toát ra bất cứ nét quyến rũ nào giữa khu vực chung quanh. Điều nản thứ hai: chúng tôi không được chiếm trọn căn nhà vì người chủ vẫn thường xuyên ngụ ở tầng trệt. Vả lại, khi giữ chỗ, chúng tôi chỉ khai 6 người, bây giờ nhân số lên gần gấp đôi, cho một tầng lầu chỉ có 3 phòng ngủ! Không biết tính sao!
Nhưng lúc đã bước vào căn nhà, 11 người chúng tôi đều thở ra nhẹ nhõm: Honolulu trải rộng trước mắt gần như hết một vòng cung hơn 180 độ, thấy trọn cả phi trường phía tay mặt và khu trung tâm Honolulu phía tay trái, giữa bị án ngữ bởi một ngọn núi hình lòng chảo chắc chắn nguyên thủy là một ngọn núi lửa. Căn lầu thuê chiếm hết ngọn một đỉnh đồi với những nhà chung quanh ở sâu dưới thung lũng, khiến tầm mắt chúng tôi phóng ra thật xa, thật rộng, thật dài. Trời Honolulu xanh trong, khí hậu mùa đông êm dịu, gió mát miên man từ biển thổi vào, nhìn đàng trước là đồng bằng, nhìn đàng sau là dẫy núi, không khí hoàn toàn êm ả. Đúng là thiên đàng hạ giới. Thiên đàng hơn nữa là khi chủ nhà, thấy nhiều bước chân đi lại trên lầu hơn dự tưởng, bèn lên thăm, nhưng chỉ để chào hỏi, xem mọi sự có O.K. hay không thôi.
Lòng Chảo
Sau này mới biết ngọn núi phía trước nhà trọ của chúng tôi chính là Núi Lòng Chảo, The Punchbowl, nơi đặt Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia Vùng Thái Bình Dương (National Memorial Cemetery of the Pacific). Người ta vẫn gọi tắt Nghĩa Trang này là The Punchbowl.
Tên Hawai của ngọn núi này là Puowaina, mà người ta thường dịch là “Ngọn Đồi Hy Lễ”, nơi ngày xưa có bàn thờ để tổ tiên người Hawai dâng người làm hy lễ cho các thần minh và giết những ai vi phạm các cấm kỵ đối với văn hóa Hawaii hồi ấy.
Nó vốn là miệng núi lửa được thành hình cách nay 75,000 năm, thuộc loại monogenetic, nghĩa là chỉ phun một lần, vì tương đối nhỏ, nhưng lại tạo ra một miệng lòng chảo khổng lồ. Ngày nay, nó là nơi tọa lạc của Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia Vùng Thái Bình Dương. Tưởng không đâu bằng ngọn núi này dùng làm Nghĩa Trang Tưởng Niệm Quốc Gia. Đứng trên nó, người ta thấy khắp Honolulu và Thái Bình Dương, nơi diễn ra nhiều trận đánh đẫm máu hồi Thế Chiến II và không biết bao người con thân yêu của quê hương Hoa Kỳ bát ngát đã bỏ mình tại đó.
Đây là nơi an nghỉ của hài cốt những người Hoa Kỳ từng hy sinh trong thế chiến II, nhất là một số chiến binh bỏ mình trong trận Nhật đánh sập chiến hạm Arizona tại Pearl Harbour năm 1941. Nó cũng là nơi an nghỉ của hài cốt 800 chiến binh Hoa Kỳ bỏ mình trong Chiến Tranh Triều Tiên, và từ 1986, nó cũng được dành cho những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Đài kỷ niệm tại đây gồm 8 bức tường đá hoa cương ghi tên của 26,280 người Hoa Kỳ mất tích trong Thế Chiến II và trong Chiến Tranh Triều Tiên; thêm hai khu vực ghi tên 2,503 binh sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Tóm lại, ngọn Lòng Chảo này trở thành linh thiêng không những đối với người bản gốc Hawaii mà còn đối với nhiều sắc dân khác của Hoa Kỳ.
Đón Giao Thừa
Ngọn núi linh thiêng trên sừng sững trước mắt chúng tôi, án ngữ một phần thành phố Honolulu khỏi tầm nhìn. Có lẽ đó là nét đáng tiếc duy nhất của căn nhà trọ. Nhưng vẫn không đâu bằng địa điểm này để đón giao thừa xa nhà. Thực vậy, sau một chuyến bay gần 10 tiếng đồng hồ qua đêm không ngủ và sau một ngày quanh quẩn khắp Honolulu, vợ chồng tôi đi ngủ sớm. Mấy tay “sung sức” thì kéo nhau đi Waikiki mong được chứng kiến bắn pháo bông ở đó. Tuy nhiên khoảng 10 giờ đêm, mọi người đều kéo nhau về nhà trọ. Hỏi thì được biết Waikiki chưa chắc bằng ban công nhà này.
Đúng như vậy, đó cũng là lúc thành phố bừng lên sôi động với đủ thứ pháo: pháo bông trên cao, pháo bông dưới thấp, pháo đùng tà tà mặt đất. Tất cả chúng tôi kéo nhau ra ban công. Tha hồ “ngắm hỏa châu” xa! Honolulu có khi điệu nghệ hơn Sydney: bắn liên tục cả hàng tiếng đồng hồ không chán, bắn không ngừng, bắn hoài bắn hủy, liên tục, khắp thành phố, tạo ra cả một vòng cung hơn 180 độ, lọt trọn vào tầm nhìn của chúng tôi, trừ phần bị án ngữ bởi Núi Lòng Chảo. Trong khi ở Sydney, cuộc bắn pháo bông tống năm cũ nghinh năm mới thường chỉ tập trung ở khu vực Harbour Bridge vào kéo dài chừng 15 tới 30 phút. Vừa ngắm pháo bông, anh em chúng tôi vừa nhâm nhi vừa chúc tuổi mới nhau, có lẽ lần đầu sau 3, 4 chục năm xa nhau.
Thực thế, tôi rời Việt Nam năm 1980. Sau năm 2000, thỉnh thoảng có về thăm quê hương và gặp được hầu hết các em cột chèo. Có năm tôi về ăn tết âm lịch. Nhưng chưa năm nào được dịp mừng tuổi dương lịch lẫn nhau. Đặc biệt năm nay, tôi được gặp chú em cột chèo mà tôi chưa hề bao giờ được gặp từ ngày chú ấy cưới cô em gái áp út của nhà tôi. Vì lúc tôi vượt biên, chú ấy chưa lò rò tới gõ cửa nhà nhạc phụ. Và khi tôi trở về thăm quê hương lần đầu, chú ấy đang bị kẹt ở trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân. Chú ấy qua Mỹ tháng 12 năm 2005, sau khi vợ chồng tôi qua đó tháng 9 cùng năm trong chuyến đi hành hương 14 nước với Cha Chu Văn Chi trong hơn một tháng. Chú ấy cũng nhiều lần về Việt Nam, nhưng các chuyến đi của chúng tôi không giao thoa nhau. Thành thử giao thừa 2014-2015 là lần đầu hai anh em chúng tôi gặp nhau trên đất Hạ Uy Cầm, giữa tiếng pháo hân hoan giã từ năm cũ và đón chào năm mới.
Thấy khác
Chính nhờ chú em cột chèo này tôi biết bài hát ngày lễ Hiển Linh tại nhà thờ Chính Tòa Honolulu là bài hát tiếng Phi. Họ hát hay quá dù tôi không hiểu gì. Vâng, chúng tôi dự Lễ Hiển Linh năm nay tại nhà thờ này. Có điều khi thấy ngôi thánh đường, chú em cột chèo của tôi không tin là nhà thờ chính tòa, chú ấy bảo hình như nhà thờ chính tòa “ở phía kia, em thấy hai tháp cao lắm”. Nhìn tới, quả thực cái tháp chuông ngắn ngủn và cái dáng dấp cùng địa điểm khiêm tốn, nằm giữa các tòa nhà cao ngất, của nhà thờ này khiến người ta không thể nào tin nó là nhà thờ chính tòa của một thủ phủ Hoa Kỳ được. Nhưng anh con rể tôi nhất quyết nói nó là nhà thờ chính tòa của Honolulu. Đành bước theo anh ta. Vào bên trong, cái muốn không tin trên lại trở lại. Nhà thờ có thứ ánh sáng âm u, mờ mờ ảo ảo, với các hàng ghế dài kê theo chiều dọc lấy lòng nhà thờ làm trung tâm, trong khi Bàn Thờ ở phía trên hẳn, phía sau là tòa của giám mục giáo phận.
Được một điều khi đọc Sách Thánh và lời cầu nguyện giáo dân, thì ai cũng nghe rõ và thấy mặt người đọc, vì bục đọc kê ở giữa lòng nhà thờ. Linh mục chủ lễ cũng xuống dưới đó giảng lễ. Và qúy vị tin hay không tùy ý, nhưng bài giảng hôm ấy làm tôi bỗng chẩy nước mắt. Cho đến hôm nay, tôi cũng không rõ có phải bài giảng của linh mục xoáy vào tận tâm hồn làm tôi xúc động hay vì lý do nào khác. Ngài nói đơn giản thôi. Dáng người của ngài chẳng khắc khổ gì, người Phi, hình như có đến hai hay ba ngấn cổ. Nhưng khi nói, ngài có cái thứ bộ điệu như muốn rút từ ruột ra những điều muốn nói. Ngài bảo rằng điều đáng lưu ý ở Ba Vua là sau khi gặp Đức Kitô, các ông thấy cái gì cũng khác, nhất là thấy cần phải đi theo một con đường khác.
Hẳn bạn đọc thấy con đường khác ấy là con đường nào rồi, là con đường của Hêrốt, con đường nham hiểm giết người vừa bằng âm mưu, lừa lọc vừa bằng gươm đao, tàn sát. Và ngài hỏi cử tọa: chúng ta có thấy gì khác sau khi gặp Chúa Kitô chưa. Bỗng tôi thưa với ngài “trong trí khôn” rằng đến gặp Chúa Kitô, con cũng chưa gặp, thì làm sao thấy được điều gì khác. Nước mắt bỗng trào ra hai khoé mắt của ông già 76 tuổi, đi đạo từ lúc nằm nôi và từng “ăn cơm Nhà Đức Chúa Trời”.
Gặp Dân Làng Hồ
Nhưng khoảng gần một tuần lễ sau, cũng tại nhà thờ này, cũng linh mục này chủ sự Thánh Lễ và cũng giảng, thì tôi lại như khúc gỗ, không hề cảm động chứ đừng nói đến chẩy nước mắt. Có lẽ một phần do việc khám phá ra nhà thờ chính tòa này không có phòng vệ sinh cho giáo dân.
Hôm đó là ngày chúng tôi sắp sửa rời Honolulu. Các người em nhà tôi đã trở lại đất liền Hoa Kỳ mấy hôm trước. Chỉ còn lại cánh Sydney 6 người chúng tôi thôi. Các cháu mải mua sắm, mua sắm hết ở trung tâm Honolulu, rồi các “outlets”, tới Aloha Market, vẫn chưa chán, hôm đó còn đi thêm một trung tâm nữa không xa nhà thờ chính tòa bao xa. Tiện đường, các cháu chở vợ chồng tôi trở lại Nhà Thờ Chính Tòa dự Thánh Lễ lúc 12 giờ trưa, theo lời “rủ rê” của một cư dân Honolulu gốc Việt, nơi bà ngày nào cũng đến đây tham dự Thánh Lễ, dù phải đón xe buýt từ Pearl City.
Đến nơi, chưa tới giờ và chưa thấy “bà chị”, vợ chồng tôi dạo quanh đường Bishop một lúc, rồi rẽ vào một trung tâm bán quần áo gần đó mua thêm hai chiếc quần “short” giá phải chăng, gần 20 dollars một chiếc. Trở lại nhà thờ chính tòa, thì cũng gần tới giờ Thánh Lễ. Nhưng khốn cho thân tôi, vốn là người sáng nào cũng phải nốc nửa viên Uremide 20 mgr, thành thử rất dễ “mót” tiểu tiện. Yên trí, giống như mọi nhà thờ ở Sydney, và tin chắc Hoa Kỳ văn minh hơn Úc, vợ chồng tôi cứ nhà thờ chính tòa mà tiến. Gặp được một phụ nữ đầu tiên, bà ta “hoan hỉ” bảo: đúng rồi, cứ đến cạnh nhà thờ là có. Tôi lục cả hai bên nhà thờ, đầu và cuối nhà thờ, không thấy dấu chỉ “restroom” ở đâu. Toan tính nhào vô Tòa Giám Mục bên cạnh. May quá thấy một người đàn ông dáng mặt gốc Trung Hoa đang xăm xăm bước gần vào cửa nhà thờ, chặn ông hỏi, ông trả lời vắn gọn: chúng tôi không cung cấp “restroom” ở đây!
Không có thì giờ lưu ý tới câu trả lời trên, tôi vội chạy xuống cuối nhà thờ, gặp một nhân viên an ninh đứng “xớ rớ” ở đấy, tưởng là người Phi, giống như phần đông giáo dân và linh mục chủ lễ trong nhà thờ chính tòa, tôi hỏi bằng tiếng Anh. Chắc anh ta thấy giọng Anh của tôi không đúng điệu và đoán là người đồng hương, nên anh ta nói bằng tiếng Việt: bác vào tòa nhà trước mặt, lên lầu, rẽ tay trái, có “toilet” ở đấy. Tôi chạy vội vào, thấy tấm bảng đề là Pacific University (Đại Học Thái Bình Dương), mặc, lên lầu, rẽ tay trái, băng qua nhiều lớp học, trút được “bầu tâm sự” nặng đến ngàn cân, ôi thoải mái làm sao! Lúc ấy mới kịp cám ơn anh bạn an ninh người Việt!
Thành thử hình như đầu óc tôi bị “rửa tội” ngược. Lúc vào nhà thờ, cứ quanh quẩn với câu trả lời của người đồng đạo. Không hiểu có phải thực sự Nhà Thờ Chính Tòa không cung cấp “restroom” hay không, hay đó chỉ là do “suy diễn” của người đồng đạo? Và tại sao lại có thể có chuyện không ăn có gì giữa việc cung cấp “restroom” và việc thờ phượng. Tôi thờ phượng bằng cả con người thể xác và tâm linh của tôi. Thân xác tôi nặng “bầu tâm sự”, làm sao tôi thờ phượng thích đáng được? Hệ quả trước mắt là hôm đó, tôi không biết linh mục kia giảng gì.
Nhưng điều “bà chị” cư dân Honolulu gốc Việt nói hôm đó, thì tôi hiểu rất rõ và để lại ấn tượng cho tôi đến bây giờ. Năm 2008, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, bà có theo một người bạn của em họ nhà tôi qua Sydney tham dự và ngụ tại nhà tôi. Nhà tôi chẳng rộng rãi gì, nhưng ngoài nhà trên gồm 3 phòng ngủ, một phòng khách và một phòng sinh hoạt lớn, phía sau còn một “game room” và chiếc garage đã biến thành phòng ngủ, tổng cộng dài hơn 12 thước, đủ để chứa phái đoàn từ Hoa Kỳ gồm gần 10 người, một linh mục tới từ Hoa Kỳ và một linh mục tới từ Việt Nam.
Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới, phần lớn tản mác đi nơi khác tham quan, nhưng “bà chị” thì vẫn tiếp tục ở lại thêm gần tuần lễ nữa mới trở về Honolulu. Chúng tôi cố gắng thù tiếp “bà chị” cho phải lẽ. Trong thời gian này, “bà chị” có kể một vài câu truyện liên quan tới việc làm trước đây tại trại cấm Hồng Kông và một số câu truyện giúp các trẻ em tật nguyền Việt Nam mới đây tại Hoa Kỳ. Chúng tôi nghe với những lỗ tai hờ hững, một phần vì hình ảnh “đến các con của bà, bà cũng còn từ nữa là” của người bạn bà. Thế mới biết sức mạnh ghê gớm của những điều tiêu cực nói về người khác hoặc xẩy ra cho mình! Dịp này, bà có tặng vợ chồng tôi một tấm “quilt” do người tỵ nạn Việt Nam ở Hồng Kông thực hiện và thêu tay gồm hình ảnh sinh hoạt miền quê ở Việt Nam.
Bẵng đi một thời gian dài, cuối năm 2014, nhận được một e-mail của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Kontum, vốn cùng lớp với bần đạo ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X năm nào. Trong số người nhận, có tên “bà chị”. Hỏi thì Đức Cha Oanh xác nhận, đúng, đúng Bà Ann-Marie Trần, ở Honolulu. Lúc ấy, kế hoạch đi Honolulu đã lên khuôn đầy đủ rồi, bèn hứa với Đức Cha Oanh sẽ tới thăm “bà chị”.
Gọi điện thoại không thấy ai trả lời. Bèn gửi e-mail, cũng không thấy hồi âm. Rất may, hôm trước ngày rời Honolulu, thì nhận được hồi đáp: “tôi mới từ Kontum về hôm nay, được e-mail của cô chú, vội hồi âm, ở đâu, cho biết tôi tới thăm”.
Nơi hẹn, như đã nói ở trên, là nhà thờ chính tòa Honolulu. Sau Thánh Lễ, bà mời chúng tôi đáp xe búyt trở lại China Town để dùng phở. Lại phở! Nhưng quả phở ở đây ngon hơn, không thua phở Sydney, và dĩ nhiên đắt tiền hơn. Chủ tiệm phở biết rõ khẩu vị của bà và tiếp đãi như người nhà.
Thiên thần của lòng từ bi
Câu đầu tiên tôi hỏi lại bà là: năm nay chị đã 80 chưa? Đâu có, 88 rồi! Câu thứ hai: nghe nói chị có 8 cháu? Đâu có, tất cả là 13! Lưng bà vẫn rất thẳng, như một nhà báo Mỹ đã nhận xét về bà khoảng năm 2001, lúc bà 74 tuổi, thị lực rất bình thường, trí óc vẫn minh mẫn, nói năng hoạt bát, không một lần hụt hơi. Bà đi phom phom, bỏ cả tôi ở phía sau để trở lại chỗ đón xe búyt đưa vợ chồng tôi về Pearl City, thăm “tệ xá” là căn hộ một phòng, trong một căn nhà nói theo kiểu của Úc là thuộc “housing commission” (ủy ban nhà ở của chính phủ). Bà ở một mình, với người “cháu gái”, thực ra là người bà đem từ Việt Nam qua để chữa bệnh “xương thủy tinh”.
Em là một trong số gần một trăm trẻ em tàng tật do đủ thứ nguyên nhân ở Việt Nam gây nên, phần lớn là osteogenesis imperfecta (xương dễ gẫy ngay từ bẩm sinh) và spina bifida (vùng quanh xương sống không khép lại ngay từ lúc mới sinh) được bà đưa sang điều trị tại Hoa Kỳ. Bệnh viện Shriners ở Honolulu, Hawaii, cũng như ở Portland, Oregon chữa miễn phí, còn chi phí vận chuyển và ăn ở, do một tay bà lo. Chữa khỏi, các em phải trở lại Việt Nam. Bà cũng là người tháp tùng các em trở lại quê hương bằng phí tổn do một mình bà lo vận động.
Tờ Catholic Sentinel ở Portland, Oregon, số ngày 2 tháng Sáu, năm 2000 gọi bà là “one woman charity crusade” (thập tự chinh bác ái chỉ có một người đàn bà). Bà xông xáo từ Honolulu, qua Portland, Boston… dùng con mắt tinh tường nhận diện những người có thể giúp bà. Nhận diện rồi, thường những người này dâng tặng tiền mặt, được bà biến thành thuốc men, bàn học, luơng giáo viên, giếng nước, mái rơm và nhiều phương tiện khác giúp người nghèo tại Việt Nam.
Song song với chương trình trên là chương trình giúp đưa các trẻ em tàng tật qua Hoa Kỳ chữa bệnh với những cuộc giải phẫu miễn phí cấp cao của hệ thống bệnh viện Shriners rải rác khắp các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Các bệnh viện Shriners ở Honolulu, Portland và Los Angeles đã nhận mổ xẻ và điều trị miễn phí cho các trẻ em được bà mang từ Việt Nam qua.
Nhiều tớ báo Việt Mỹ khác cũng đã nói về bà. Tờ Island Scene, chắc của Honolulu, số Mùa Thu năm 2000, có một bài dài kể lại tiểu sử của bà và những việc bà đang làm cho trẻ em Việt Nam cũng như nhiều việc từ thiện và tôn giáo khác. Điều nổi bật nhất là sau khi một mình, vì chồng bà qua đời năm 1974, đem đủ 13 đứa con và 11 đứa cháu tới Hoa Kỳ an toàn trước ngày Sài Gòn thất thủ, và song song với việc nuôi dạy chúng nên người, bà đã ghi danh học ở Đại Học Williamette ở Portland và đậu Cao Học về văn chương Pháp. Liền sau khi các con đã đủ tự lập, bà qua Hồng Kông vừa làm thông ngôn vừa làm cán sự xã hội cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại các trại cấm chứa người tị nạn Việt Nam. Tiếp xúc với những người này, bà nẩy sinh ý nghĩ trở lại quê mẹ năm 1989 và từ đó cho tới nay, 2015, hoàn toàn và liên tục dấn thân cho việc trợ giúp các chương trình nhân đạo và tôn giáo (Công Giáo) tại Việt Nam.
“Chú biết không, từ Việt Nam, tôi phải đi thật cong để về đây, nên khá mệt”. “Cong làm sao?” “Từ Sàigòn, qua Hồng Kông, xuống Manila, qua Guam rồi mới về Honolulu”. “Chi cho mệt?” “Rẻ hơn, còn dành tiền giúp người nghèo”. Trương Vĩ Lan, 47 tuổi, hồi năm 2000, con gái của bà, nhận định về mẹ với nhà báo: “chúng tôi tin mẹ có thể làm bất cứ điều gì”. Kể cả cái điều đi cong ở cái tuổi 88 này. Không lạ gì, tờ The Oregon, năm 2000, gọi bà là “Resolute angel”. Nhìn người đàn bà 74 tuổi với “lũ cháu hờ” mới đem từ Việt Nam qua, tờ báo này nhận xét: “cao khoảng 5 feet, nhưng ngồi hay đứng, tư thế của bà lúc nào cũng thẳng, giống như các chỉ thị của bà (cho các trẻ em lúc tham dự Thánh Lễ): Ngồi ở đây! Quỳ gối nếu có thể! Cầu nguyện cho tới lúc Thánh Lễ bắt đầu!”.
Linh mục Karl Schray, cha xứ Nhà Thờ Holy Redeemer ở Portland nhận xét về bà: “Bà có trái tim vàng và ý chí thép, bà không cho phép bất cứ trở ngại nào”. Cả sự chết chăng? Ký giả Kristen Hannum của tờ Catholic Sentinel (đã nhắc) thuật lại nhận định của linh mục dòng Biển Đức Kenneth Jacques, người từng gặp bà Trần năm 1975: “Bà lớn hơn cả sự sống. Bà không hề nghĩ đến chuyện có ngày bà sẽ chết. Thực vậy, tôi cho rằng nếu thần chết có đến đập vào vai bà, hẳn bà sẽ bảo hắn ngồi đợi, vì bà đang bận!”.
Tờ The Asian Report, vùng Pacific Northwest, năm 2001, gọi bà là “Angel of Mercy”, người coi việc giúp các trẻ em là “một lao công của tình yêu” qua tổ chức vô vị lợi “Vietnam Rehabilitation Connection” (VRC) thiết lập năm 1997, cao điểm của chiến dịch đem trẻ em tàng tật từ Việt Nam qua Hoa Kỳ giải phẫu và điều trị. Chiến dịch này, như lời bà kể lại, trong 11 năm liên tục, đã giúp đỡ được gần 100 trẻ em. Nổi nhất trong các trường hợp này là hai em: Minh Thu, phỏng nước sôi lúc 5 tuổi, 12 tuổi được bà đem qua Hoa Kỳ chữa trị, các bác sĩ tại Bệnh Viện Shriners ở Portland đã cấy da, đắp vào những chỗ da chết, đậu tú tài Mỹ, về Việt Nam, đậu cử nhân năm 2012, trở lại Boston, đậu cao học tài chánh năm 2014; Trung Hoàng, mắc chứng xương thủy tinh, được Bệnh Viện Shriners ở Portland chữa trị từ năm 2000, lúc 10 tuổi, mãi tới năm 2008 mới khỏi, nay đã có "tú tài" Mỹ và 2 năm đại học kế tóan, hiện đang ở cùng căn hộ với bà Trần tại Pearl City…
Ký giả Mặc Bích của Bán Nguyệt San Tự Do, trong một bài báo dài, dựa vào báo chí Mỹ, cũng gọi bà là “Sứ Giả Của Tình Yêu”. Ông cũng thuật lại hầu hết các chi tiết đã được các báo chí Mỹ viết về bà, dĩ nhiên bằng những biểu thức không Tây Phương. Tựa bài báo là như thế, nhưng trong bài, ông ví bà như thiên thần “ở quanh ta mà chính ta chẳng hay biết”, “một bà tiên có thật ở cõi đời”. Tờ Việt Báo Daily News ở Orange County, năm 2001, cũng có một bài về bà do linh mục Jos. Nguyễn Thanh Sơn, Dòng Chúa Cứu Thế viết. Cha Sơn chỉ vắn tắt kể lại việc làm của bà với các trẻ em tàn tật tới Hoa Kỳ chữa bệnh. Một bài báo khác ở Việt Nam, có lẽ của Dòng Chúa Cứu Thế, nhắc đến bà và 34 trẻ tàn tật sẽ qua Hoa Kỳ, một số chụp hình chung với linh mục Trần Hữu Thanh tại Nhà Thờ Nam Đồng, Thái Hà Ấp. Tuy không gọi bà bằng những danh xưng như báo Mỹ, nhưng tờ này có nhắc tới nhận định của Linh Mục Kenneth Jacques trên đây.
Dân Làng Hồ chính hiệu
Nhiều công việc tình thương khác của bà không được báo chí nhắc đến. Danh sách được chính bà liệt kê, gửi cho các bằng hữu cuối tháng 3 năm 2014, cho thấy nhiều công việc đa dạng, thực hiện ở nhiều nơi trên khắp Bắc Trung Nam của Việt Nam. Chúng tôi đếm được ít nhất 30 chương trình.
Nhưng từ tháng 12 năm 2013, chiều hướng hoạt động của bà Trần có một khúc rẽ đáng lưu ý. Trong chuyến về Việt Nam năm đó, bà được cùng Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Kontum, người từng đến thăm các trẻ khuyết tật của bà tại Portland, năm 2005, và một số nữ tu Mến Thánh Giá của giáo phận Vinh, tham quan vùng truyền giáo bao la của giáo phận ngài, nhất là địa sở nay đã trở thành nổi tiếng Kong Chro, được tác giả "Hạt Nắng Đồi Trọc" gọi là Kống Rò.
Hãy nghe bà tạm kể qua về địa sở này: chỉ cách Tòa Giám Mục Kontum “hơn 100 km nhưng đường đi thật cam go, núi đèo khúc khuỷu quanh co, gập ghềnh hang hố, tệ hại nhất là khi có xe ngược chiều bụi đất bay ngợp trời, thật kinh khủng đối với người không có kinh nghiệm về rừng núi”. Nhưng mà đấy chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là khi bà gặp tác giả "Hạt Nắng Đồi Trọc", dân Làng Hồ chính hiệu:
“‘Kính thưa Đức Cha và phái đoàn, đây là Kong Chro, vùng đất Trắng Tôn Giáo’, rồi chỉ mấy đống gạch nằm chình ình trên sân và nói ‘đây là di tích căn nhà của chúng con. Công an cho đập phá tan tành khi biết anh Sáu (nhân vật vô sản đến làng làm thuê) có tên trong danh sách các thầy sắp chịu chức linh mục và hai chúng con là tu sĩ’. Sau đó, các chị dẫn phái đoàn lò rò từng bước một, tuột dốc (quá cao) để đến con suối nhỏ từng cung cấp nước bùn cho các chị… uống”.
Anh Sáu đây là Thầy Sáu Phêrô Nguyễn Hữu Phú, dòng Đa Minh. Xin ngả mũ không những chào Anh Sáu mà còn xin lạy anh một lạy. Vì anh đã đi đúng con đường mà cách nay hơn 160 năm, một anh sáu khác đã đi tiên phong, mở đường khai sinh ra Giáo Phận Kontum: anh sáu Do, người Việt đầu tiên trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu. Cũng như anh sáu Do giả vờ làm thương nhân người Kinh, hạng người có giá hồi đó, tới buôn bán với người nguyên khởi Làng Hồ (Kon=Làng, Tum=Hồ) thế nào, anh sáu Phú cũng giả vờ làm người vô sản, hạng người được coi là giai cấp chuyên chính, như thế, để được trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu, không hẳn để truyền đạo cho bằng chia sẻ cuộc nhân sinh với họ.
“Hai chúng con là tu sĩ” có tên Maria Phạm Thị Đức và Maria Cao Thị Nhiên, thuộc Nữ Tu Viện Đa Minh Tam Hiệp, Biên Hòa, nhưng nay đã trở thành Dân Làng Hồ chính hiệu. Nữ Tu Nhiên thuật lại kinh nghiệm chia sẻ nói trên trong “Hạt Nắng Đồi Trọc”, một tác phẩm “lưu hành nội bộ”, nhưng hiện đã được quảng bá khắp nơi. Bà Trần tặng vợ chồng tôi một cuốn, cùng với cuốn “Mùa Đông Ấm Áp” của Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Đông. Tuy đã có cuốn của Cha Đông rồi, dưới dạng ảo, với tựa đề “Những Điều Chia Sẻ”, nhưng tôi vẫn nhận để nhà tôi đọc trên đường trở lại Sydney sáng sớm hôm sau. Bà còn muốn tặng vợ chồng tôi cuốn thứ ba tựa là “Dân Làng Hồ” dịch từ cuốn “Les Sauvages Bahnars” (Những Người Hoang Dã Bana) của Linh Mục P. Dourisboure (1825-1890), thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP). Nhưng cuốn này tôi đã được Đức Cha Oanh tặng hồi ngài sang Sydney tháng Năm năm ngoái, vả lại, các vali của chúng tôi đã đầy đồ mua từ Honolulu rồi, nên xin cám ơn bà.
Tôi nhường cho nhà tôi đọc cuốn của Cha Đông, còn tôi đọc cuốn “Hạt Nắng Đồi Trọc” của Nữ Tu Nhiên. Cả hai chúng tôi mải miết đọc và sau 10 giờ bay từ Honolulu trở lại Sydney, kể như tạm gọi là đọc xong hai tác phẩm này. Dĩ nhiên, tôi thích lối văn kể chuyện dí dỏm của Nữ Tu Nhiên: cái dí dỏm này phản ảnh lối sống đầy ánh sáng (hạt nắng) dù trong đêm tối (đồi trọc) của bà, nó toát ra một thứ hân hoan của những bước chân rao giảng, nhẩy nhót qua khắp núi đồi, mang tin vui đến cho mọi người, dù xa cách mình bao nhiêu cả về địa dư, lối sống lẫn tâm tư, phong tục, tín ngưỡng. Nhưng điều làm tôi ngưỡng mộ hơn cả là phương thức rao giảng tin vui của Dân Làng Hồ, một phương thức tôi cho là có tính cách mạng.
Thực vậy, theo “Hạt Nắng Đồi Trọc”, khi đặt chân tới Kống Rò, hai “lão bà bà” của Tam Hiệp được “Ngoại (Đức Cha Oanh) dặn dò: ‘quên đi sứ vụ truyền giáo, mà chỉ chuyên chăm lao động giữa người lao động, ẩn mình để cầu nguyện’. Ngày ra đi, Ngoại bảo: ‘cần phải có nữ tu bám trụ dọc biên cương’, đến vòng đai trường sơn để thể hiện tính cách hiện diện, thì Ngoại lại nhắn nhủ: ‘mặc lấy thân phận nông dân để được nên giống nông dân’” (tr.25).
Cụ thể hơn, “định hướng sống: ‘hiện diện, cầu nguyện, lao động’ còn mọi việc khác để Chúa Thánh Thần hoạt động. Định hướng được đi kèm với 4 không:
“-Không đi về phía giáo dân, nhưng nhắm tới lương dân, đặc biệt người dân tộc thiểu số.
“-Không vào làng dân tộc ngay.
“-Không hoạt động từ thiện bác ái.
“-Không sống với cung cách của một tu sĩ mà là một nông dân bình thường” (tr.9)
Có lẽ không cái không nào được thi hành thành công bằng cái không thứ tư. Đến nỗi, “vì xa đường (40km), chị em không biết đi xe honda, nên không thể đi dâng Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Đức Giám Mục Micae đã chước chuẩn cho chị em khoản luật này”. Chưa hết, “đây là một cộng đoàn ghép có lẽ chưa từng có trong lịch sử Đaminh. Một cộng đoàn có cả nam và nữ tu sĩ… cùng sống một nhà, cùng giữ một nội vi: chúng em ở phòng trong, Thầy ở phòng ngoài… Thầy coi chúng em như người Dì của mình và chúng em coi Thầy như người cháu”. Cộng đoàn này có sự chúc phúc của cả bề trên Dòng lẫn của giám mục sở tại.
Sự thành công của cái không ấy thật thần kỳ. Theo “Hạt Nắng Đồi Trọc”, sau “dự án” trồng đậu bất thành: “đậu người ta đứng hái, đậu mình thì ngồi nhặt quả rụng”, chính lòng thèm thuồng đĩa thịt gà thơm phức lâu ngày chưa được hưởng khiến đầu óc sáng tạo của những bước chân rao giảng Đaminh Tam Hiệp nghĩ ra cách nuôi gà không mời mà anh em dân tộc cứ thế mà đến. “Hai lão bà bà” quyết định làm chuồng nuôi một đàn 10 con. Mục đích là “lão không vào làng (dân) tộc được, chỉ quanh quẩn cấy chuối, chăm tre; còn gà thì… để vào làng thay lão” (tr.224). Đúng thật, khởi đầu là 3 phụ nữ Bahnar, thấy đàn gà “nhanh nhẹn, đẹp mã, bèn sà vào hỏi mua về nuôi”, rồi một ‘bok Bahnar mình trần khố rách tới mua gà về cúng Yang, và già làng Hle Ktu mua gà về cúng cho làng, cô giáo Mlih đổi phân bò lấy gà, gây nên cảnh “người làng mình vào ra mua gà nhộn nhịp"…
Rồi đến trồng tre. Cây tre bắt đầu cho măng, “mụt măng thi nhau chồi lên khỏi mặt đất. Con cháu nhà Bahnar thấy măng thì mê tít mắt vào… Một người mon men vào xin, xin được về dẫn anh em đến xin, anh em đến xin được về loan báo cho buôn làng, kẻ trước người sau dẫn nhau đến viếng vườn tre của yă… Từ ngày có măng, mỗi khi con cháu tộc Bahnar đến mua gà lại xin măng về nấu gà. Hai lão tuy mất của mất công đào nhưng lại khấp khởi vui mừng vì đàn gà bảo nhau lũ lượt gùi măng vào làng” (tr.228).
Đối với những người “khôn ngoan” cho mình là dại, “hai lão bà bà” chỉ nghĩ thầm: “tiền thì lão lúc nào cũng có, không có nhiều thì có ít, lão đi làm mướn cũng có tiền, còn tình người và tình Chúa với người dân tộc thì lão không có, mà có tiền cũng không mua được tình, lão lấy măng bác cầu chuyển tình vậy”.
Trắng Tôn Giáo nơi các buôn làng dân tộc
Nhưng, chính sách Trắng Tôn Giáo thì vẫn còn đó, người Kinh chỉ có thể mon men ở đàng xa, không vào được làng dân tộc, nơi số người chưa biết Chúa vẫn còn nhiều vô kể. Nhu cầu đào tạo các nhà truyền giáo người dân tộc khẩn cấp được đặt ra. Bà Trần nhận định “nhờ những gì mắt thấy tai nghe, tôi mới dần dần hiểu nỗi thao thức của ĐC Micae, trong việc cố gắng tìm ơn gọi cũng như sự hăng say quyết tâm vượt khó trong việc đào tạo Tông Đồ Truyền Giáo, tìm người sẵn sàng hy sinh đem Chúa đến với anh, chị, em dân tộc sống tận vùng sâu, vùng xa, trong rừng sâu, núi thẳm”.
Chính vì thế từ nay, bà dốc toàn lực vào công tác truyền giáo này qua việc yểm trợ nuôi ăn cho các trung tâm huấn luyện người dân tộc cho công việc truyền giáo trong tương lai. Bắt đầu, bà tiếp xúc với các nhà nội trú cho học sinh dân tộc do linh mục hoặc tu sĩ đảm trách: các em được ở miễn phí hoặc chỉ đóng phần nào tiền ăn, ở và đi học trường công… Xong tú tài (bà Trần vẫn thích dùng kiểu nói xưa), các em có thể xin nhập dòng tu hoặc chủng viện nếu có ơn gọi hay vào đại học (rất hiếm vì thiếu tài chính) hoặc về lại buôn làng lập gia đình, làm Yao Phu dạy giáo lý. “Họ sẽ là những người đem Chúa vào núi rừng, thực thi công tác Truyền Giáo trong những buôn làng mà người Kinh không được phép bén mảng”.
Kết quả cụ thể “trước khi trở lại Kontum-Pleiku lần thứ ba, tôi liên lạc với bạn bè các tiểu bang trình bầy những gì mắt thấy tai nghe và được các bạn ủng hộ nhiệt liệt với số tiền 13,000 dollars đóng góp trong năm qua (2014) (tôi góp vé máy bay và tổn phí). Danh sách ân nhân cũng như chi, thu đều được trình lên Đức Cha và Đức Cha có thư cám ơn ân nhân. Tôi đã trực tiếp chuyển tiền đến các vị đặc trách 5 nhà nội trú: Phan Sinh (Cha Hải và thầy Phát), Hiếu Đức (nữ sinh nên có thêm Sr Nương MTG Cái Mơn tiếp tay), Kim Phước (Sr Ana Trương thị Nữ dòng Chúa Quan Phòng), Trung Tâm Hướng Nghiệp Thăng Tiến (Sr Marie Kim dòng St Paul de Chartres) và giáo xứ Dak Jak (Cha Đaminh Trần Văn Vũ). Với số tiền trên, chúng ta đã giúp trên 200 cháu có cơ hội tiếp tục học”.
Bà Trần đặt mục tiêu mỗi năm về Việt Nam hai lần, bằng phí tổn của mình, để trực tiếp nuôi ăn các em tại các trung tâm huấn luyện nói trên. Tháng Năm này bà sẽ vào Đất Liền Hoa Kỳ để vận động và tháng Sáu bà sẽ lên đường trở lại Kontum đem những “hạt nắng” tiếp tục sưởi ấm “đồi trọc”. Tất nhiên, Bà Trần mong nhận được những “hạt nắng” của mọi người hảo tâm xa gần. Địa chỉ của bà: Ann-Marie Trần, 950 LUEHU St. Apt 504, Pearl City, Hawaii 96782, Phone (808) 456-5975, E-mail annemarietran@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện Tháng Tư
Lê Trị
21:07 28/04/2015
Ảnh của Lê Trị
(Hình chụp tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang)
Màn đêm tối lửa thiêng bừng sáng
Nguyện cầu Dân, Nước được bình an
Giấc mơ nhỏ bé nhưng chưa đạt
Bốn thập niên rồi vẫn trái ngang !!!
(Lê Trị)