Ngày 05-04-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
07:59 05/04/2015
Anh chị em thân mến
Chúa Giêsu Kitô đã sống lại!


Tình yêu đã chiến thắng hận thù, sự sống đã chinh phục cái chết, ánh sáng đã xua tan bóng tối!

Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu Kitô đã lột bỏ vinh quang thần thánh của Ngài, huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, và đã tự hạ mình cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu là Chúa Vũ Trụ. Chúa Giêsu là Chúa!

Qua sự chết và sống lại của Ngài, Chúa Giêsu cho tất cả mọi người thấy là con đường dẫn đến sự sống và hạnh phúc là sự khiêm nhường, bao gồm cả những sỉ nhục. Đây là con đường dẫn đến vinh quang. Chỉ có những ai tự hạ mình xuống mới có thể hướng đến “những sự trên cao”, hướng tới Thiên Chúa (x Col 3: 1-4). Kẻ kiêu ngạo nhìn “từ trên cao xuống”; trong khi người khiêm tốn nhìn “từ dưới lên”.

Vào buổi sáng Phục Sinh, khi được các phụ nữ cảnh báo, Phêrô và Gioan đã chạy đến mộ. Họ thấy ngôi mộ mở toang ra và trống rỗng. Sau đó, họ đến gần và “cúi xuống” để có thể bước vào. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần phải “cúi xuống”, phải tự hạ mình. Chỉ có những ai hạ mình xuống mới hiểu được vinh quang của Chúa Giêsu và theo Ngài trên con đường của Ngài.

Thế giới đề nghị rằng chúng ta phải đề cao mình bằng mọi giá, phải cạnh tranh với nhau, phải thắng thế... Nhưng các Kitô hữu, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại, là những hạt giống cho một nhân loại khác, trong đó chúng ta tìm cách sống trong sự phục vụ, không kiêu căng, nhưng tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Đây không phải là sự yếu đuối, nhưng là sức mạnh thật sự! Những ai mang trong mình sức mạnh của Thiên Chúa, tình yêu và công lý của Ngài, không cần dùng đến bạo lực; họ nói và hành động với sức mạnh của sự thật, của cái đẹp và tình yêu.

Chúng ta khẩn xin từ Chúa Phục sinh ân sủng để đừng chiều theo sự tự hào là nhiên liệu cho bạo lực và chiến tranh, nhưng có lòng can đảm khiêm tốn của tha thứ và hòa bình. Chúng ta xin Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng trên sự chết, làm nhẹ đi những đau khổ của nhiều anh chị em chúng ta, là những người bị bách hại vì danh Ngài, và những đau khổ của tất cả những ai phải gánh chịu bất công như là hậu quả của xung đột và bạo lực đang tiếp diễn.

Chúng ta khẩn xin hòa bình, trước hết là cho Syria và Iraq, xin cho tiếng gầm rú của vũ khí có thể chấm dứt và quan hệ hòa bình có thể được phục hồi trong những nhóm khác nhau hình thành nên những quốc gia thân yêu này. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng dửng dưng trước những thảm trạng nhân đạo to lớn đang diễn ra nơi những đất nước này và trước những bi kịch của cơ man những người tị nạn.

Chúng ta cầu xin hòa bình cho tất cả các dân tộc tại Thánh Địa. Xin cho nền văn hóa gặp gỡ triển nở giữa người dân Israel và Palestine và tiến trình hòa bình có thể được tái tục ngõ hầu chấm dứt những năm tháng đau khổ và chia cách.

Chúng ta khẩn cầu hòa bình cho Libya, xin cho tình trạng đổ máu vô lý hiện nay và tất cả các hành vi bạo lực dã man sớm chấm dứt, và tất cả những ai quan tâm đến tương lai của đất nước có thể hoạt động cho hòa giải và xây dựng một xã hội huynh đệ tôn trọng phẩm giá của con người. Với Yemen, chúng ta cũng bày tỏ niềm hy vọng cho sự triển nở một mong muốn chung là hòa bình, vì lợi ích của toàn thể dân chúng.

Đồng thời, trong niềm hy vọng chúng ta phó thác cho Chúa từ bi cơ chế vừa được đồng thuận gần đây tại Lausanne, xin cho bước tiến đó có thể là một bước đi dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và huynh đệ hơn.

Chúng ta hãy cầu xin cùng Chúa Phục sinh hồng ân hòa bình cho Nigeria, Nam Sudan và cho các khu vực khác nhau của Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chúng ta hãy cầu xin để từ tất cả những người thiện chí dấy lên những lời cầu nguyện liên lỉ cho những người đã thiệt mạng – mà tôi nghĩ cách riêng đến những người trẻ vừa bị giết hôm thứ Năm tại Đại học Garissa ở Kenya - cho tất cả những người đã bị bắt cóc, và cho những người bị buộc phải bỏ lại nhà cửa và những người thân yêu của họ.

Cầu xin cho sự phục sinh của Chúa mang lại ánh sáng cho đất nước Ukraine yêu quý, đặc biệt là cho những người đã phải chịu đựng bạo lực của các cuộc xung đột trong mấy tháng gần đây. Cầu xin đất nước này có thể tái khám phá hòa bình và hy vọng nhờ vào sự dấn thân của tất cả các bên liên hệ.

Chúng ta cũng khẩn xin hòa bình và tự do cho nhiều người nam nữ đang gánh chịu các hình thức nô lệ cũ và mới do các cá nhân và các nhóm tội phạm gây ra. Hòa bình và tự do cho các nạn nhân của những kẻ buôn bán ma túy, là những kẻ thường liên minh với các thế lực lẽ ra phải bảo vệ hòa bình và hòa hợp trong gia đình nhân loại. Và chúng ta cũng khẩn xin hòa bình cho một thế giới đang bị thao túng bởi những kẻ buôn bán vũ khí.

Cầu xin cho những người bị gạt ra ngoài lề, những tù nhân, người nghèo và những di dân là những người thường bị từ chối, ngược đãi và bỏ mặc, những người bệnh và những người đau khổ, trẻ em, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực; và tất cả những ai hôm nay đây đang phải than khóc, cũng như tất cả những người nam nữ thiện chí, được nghe thấy tiếng nói an ủi của Chúa Giêsu: “Bình an cho các con” (Lc 24:36). “Đừng sợ, vì Ta đã sống lại và Ta sẽ luôn luôn ở cùng anh em” (cf. Sách Lễ Rôma, Ca Nhập Lễ ngày Lễ Phục Sinh).
 
Thánh Lễ, buổi đọc sứ điệp Phục Sinh và ban Phép lành Urbi et Orbi
Linh Tiến Khải
11:27 05/04/2015
Lúc 10 giờ 15 sáng Chúa Nhật Phục Sinh hôm qua ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trước thềm Đền Thờ Thánh Phêrô, rồi đọc sứ điệp Phục Sinh từ bao lơn chính giữa Đền Thờ và ban phép lành toàn xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới.

Mặc dù trời mưa lớn đã có mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự thánh lễ.

Bao lơn, ngai của ĐGH, bàn thờ và thềm đền thờ được trang hoàng với 10.000 hoa Tulip mẩu đỏ, hồng, vàng và cam. Năm nay có thêm loại Tulip đỏ Rococo và Pappagallo, cũng như Tulip kép, hoa hồng Matchpoint và Foxtrot mầu kem. Bên cạnh đó có 7.000 cây Thủy tiên mầu trắng và vàng, đặc biệt là loại Thủy tiên Westward. Ngoài ra còn có các vườn hoa nhỏ với các hoa huệ dạ hương mầu hồng, trắng và xanh, cũng như huệ xạ nhỏ cùng 400 cây thạch thảo, 200 cây hoa cúc, cùng hàng chục loại hoa khác, trong đó có hoa lan trắng và hàng trăm bình hoa tiả. Thềm đền thờ được trang hoàng bằng 8.000 bình hoa thủy tiên. Trong khi bao lơn được trang hoàng với loại Dendrobio nhiều mầu, trong đó có 600 hoa lan gốc Đông Nam Á. Xe vận tại chở hoa đã khởi hành từ Hoà Lan ngày thứ ba Tuần Thánh và đã đến Vaticăng ngày thứ năm Tuần Thánh. Các chuyên viên và nhân viên Vaticăng đã bắt đầu trang hoàng bao lơn và thềm Đền Thờ Thánh Phêrô chiều thứ bẩy và sáng sớm Chúa Nhật.

Truyền thống tặng hoa cho Đức Giáo Hoàng đã nảy sinh từ năm 1985, khi chuyên viên trồng hoa là ông Nic van der Voort được mời sang Roma để trang hoàng hoa nhân dịp lễ phong Chân phước cho cha Titus Brandsma người Hoà Lan. Từ đó mấy anh em ông và các nhà trồng hoa Hoà Lan quyết định tặng và trang hoàng hoa cho Đức Giáo Hoàng vào mỗi dịp lễ Phục Sinh.

Các bài sách Thánh đã được đọc bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha và Anh. Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh và tiếng Hy lạp.

Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng A rập cầu cho ĐTC và các chủ chăn trong Giáo Hội; tiếng Pháp cầu cho các nhà làm luật và hàng lãnh đạo thế giới; tiếng Nga cầu cho các dân tộc bị thử thách vì chiến tranh và chia rẽ; tiếng Đức cầu cho những người bị áp bức bởi hận thù, tội lỗi và nghèo túng; tiếng Hoa cầu cho các tín hữu mới được rửa tội. ĐTC đã cho một số tín hữu rước lễ, trong khi hàng chục linh mục phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu. Thánh lễ đã kết thúc với bài thánh ca Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng Alleluia. Lúc sau 11 giờ trời tạnh mưa, và đã có thêm hàng chục ngàn tín hữu tuôn đến quảng trường thánh Phêrô. Sau khi thay lễ phục ĐTC đã đi xe díp ra chào tín hữu và du khách hành hương lúc này đã lên tới hơn 70.000 tại quảng trường thánh Phêrô và quảng trường Pio XII. Cảnh reo hò réo gọi ĐTC từ mọi phía lại tái diễn như trong các buổi tiếp kiến chung và các dịp lễ lớn. Lần này xe díp của ĐTC đã ra ngoài ranh giới Vaticăng để ngài chào tín hữu tụ tập tại quảng trường Pio XII.

Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để đọc sứ điệp Phục Sinh và ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới.

Đại diện các binh chủng Italia và đội Cận Vệ Thụy Sĩ đã dàn hàng chào danh dự trước thềm Đền Thờ. Ban quân nhạc đã cử Quốc thiều Vaticăng và Quốc thiều Italia. Mở đầu sứ điệp ĐTC nói:

Anh chị em thân mến. Xin chúc mừng lễ Phục Sinh anh chị em. Chúa Giêsu Kitô đã sống lại! Tình yêu đã chiến thắng hận thù, sự sống đã chiến thắng cái chết, ánh sáng đã xua tan bóng tối! Chúa Giêsu Kitô, vì yêu thương chúng ta, đã lột bỏ vinh quang thiên linh của Ngài; đã dốc đổ chính mình, đã mặc lấy hình hài nô lệ và hạ mình cho đến chết và chết trên thập giá. Ví thế Thiên Chúa đã nâng cao Ngài và đặt làm Chúa của vũ trụ. Đức Giêsu là Chúa!

Với cái chết và sự phục sinh của Ngài Chúa Giêsu đã chỉ cho tất cả chúng ta con đường của sự sống và hạnh phúc: con đường này là sự khiêm nhường bao gồm sự nhục nhã. Đó là con đường dẫn tới vinh quang. Chỉ những ai hạ mình xuống mới có thể đi đến với “các sự trên cao”, đi đến với Thiên Chúa (x. Cl 3,1-4). Kẻ kiêu căng nhìn “từ trên cao xuống dưới”, người khiêm nhường nhìn “từ dưới lên cao”.

Vào sáng ngày Phục Sinh, khi được các phụ nữ báo tin, Phêrô và Gioan đã chạy ra mộ và tìm thấy mộ mở và trống. Khi đó họ tới gần và “cúi mình” để vào trong mộ. Để bước vào trong mầu nhiệm cần phải “cúi mình”, hạ thấp mình xuống. Chỉ có ai tự hạ mình mới hiểu sự tôn vinh của Chúa Giêsu và có thể theo Người trên con đường của Người.

Thế gian đề nghị áp đặt bằng mọi cách, thi đua, khoe khoang… Nhưng các kitô hữu, nhờ ơn thánh của Chúa Kitô chết và phục sinh, là các mầm mống của một nhân loại khác, trong đó họ tìm sống phục vụ nhau, không kiêu căng ngạo nghễ, nhưng sẵn sàng và biết tôn trọng nhau.

Đây không phải là sự yếu đuối, nhưng là sức mạnh! Ai đem theo trong chính mình sức mạnh của Thiên Chúa, tình yêu và công lý của Ngài, thì không cần dùng bạo lực, nhưng nói và hành động với sức mạnh của chân lý, vẻ đẹp và tình yêu.

ĐTC khích lệ mọi người như sau:

Chúng ta hãy nài xin Chúa Phục Sinh ơn thánh không nhượng bộ kiêu căng dưỡng nuôi bạo lực và chiến tranh, nhưng có lòng can đảm khiêm tốn của sự thứ tha và hòa bình. Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu chiến thắng xoa dịu các khổ đau của biết bao nhiêu anh chị em bị bách hại vì Danh Ngài, cũng như của tất cả những người khổ đau một cách bất công vì hậu quả của biết bao nhiêu xung khắc và bạo lực đang xảy ra. Họ đông lắm!

Tiếp đến ĐTC đã kêu gọi hòa bình cho mọi quốc gia đang có chiến tranh bạo lực, chia rẽ, bất công. Ngài nói:

Trước hết chúng ta xin hoà bình cho đất nước Siria thân yêu và Iraq, để tiếng súng ngưng và để cho sự chung sống tốt lành giữa các nhóm làm thành các quốc gia thân yêu này được tái lập. Xin cộng đồng quốc tế đừng bất động trước thảm cảnh nhân đạo mênh mông bên trong các quốc gia này, và thảm cảnh của biết bao người di cư tỵ nạn.

Chúng ta nài xin hoà bình cho tất cả mọi người dân sống tại Thánh Địa. Ước chi nền văn hóa gặp gỡ có thể gia tăng giữa người Israel và người Palestin, và tiến trình hòa bình tái lập để chấm dứt bao nhiêu năm khổ đau và chia rẽ.

Chúng ta xin hòa bình cho Libia để việc đổ máu vô lý và mọi bạo lực man rợ chấm dứt, và tất cả những người lưu tâm tới số phận của quốc gia hoạt động hầu tạo thuận tiện cho sự hòa giải và để xây dựng một xã hội huynh đệ biết tôn trọng nhân phẩm. Chúng ta cũng cầu mong cho ý chí chung tái tạo hòa bình chiến thắng tại Yemen vì công ích cho toàn dân.

Đồng thời với niềm hy vọng chúng ta cũng phó thác cho Chúa xót thương thỏa hiệp đã đạt được trong những ngày này tại Lausanne, để nó là một bước tiến hướng tới một thế giới an ninh và huynh đệ hơn.

Chúng ta cũng nài xin từ Chúa Phục Sinh ơn hòa bình cho Nigeria, Nam Sudan, và nhiều miền khác nhau của Sudan và Cộng Hoà Dân chủ Congo. Một lời cầu liên lỉ cũng được dâng lên từ tất cả những người thiện chí cho những ai đã thiệt mạng – tôi nghĩ tới các người trẻ bị giết ngày thứ năm tuần vừa qua trong đại học Garissa bên Kenya – cho biết bao nhiêu người đã bị bắt cóc, cho những người đã phải bỏ nhà cửa và các người thân thương của mình.

Ước chi sự Phục Sinh của Chúa đem lại ánh sáng cho đất nước Ucraina thân yêu, nhất là cho những ai đã phải chịu các bạo lực của cuộc xung đột trong các tháng qua. Ước chi quốc gia này tìm lại được hòa bình và niềm hy vọng nhờ sự dấn thân của mọi phe liên hệ

Nhắc tới các nạn nhân của mọi hình thức nô lệ ĐTC nói

Chúng ta xin hòa bình và tự do cho tất cả những người nam nữ, đối tượng của các hình thức nô lệ cũ mới từ phía các người và các tổ chức tội phạm. Hòa bình và tự do cho các nạn nhân của những kẻ buôn bán ma túy, biết bao lần liên minh với các quyền lực đáng lý ra phải bênh vực hòa bình và hòa hợp trong gia đình nhân loại. Và chúng ta xin hòa bình cho thế giới nằm dưới ách của những kẻ buôn bán khí giới, tay nhuốm máu của biết bao nạn nhân.

Cho nhũng người bị gạt bỏ ngoài lề; cho các tù nhân; cho người nghèo và người di cư biết bao lần bị khước từ, đối xử tàn tệ và bị gạt bỏ; cho những người đau yếu; cho các trẻ em, đặc biệt cho các trẻ em bị bạo hành; cho những người hôm nay đang gặp tang chế; cho tất cả những người nam nữ thiện chí ước chi tiếng nói ủi an của Chúa Giêsu “Bình an cho các con” tới với họ (Lc 24,36) “Đùng sợ, Thầy đã sống lại và sẽ luôn mãi ở cùng các con” (Sách Lễ Roma, Ca nhập lễ Phục Sinh ban ngày).

Tiếp đến ĐHY trưởng đẳng phó tế đã công bố ĐTC sẽ ban phép lành toàn xá cho mọi người với các điều kiện theo thông lệ là xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Ngài xin tín hữu cầu nguyện cho ĐTC khang an trường thọ. ĐTC đã đọc công thức ban phép lành toàn xá:

Xin các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

Nhờ lời chuyển cầu và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em, và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự ủi an của Chúa Thánh Thần, cũng như được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen. Và tiếp theo là phép lành của Đức Thánh Cha. Kính mời quý vị thành tâm lãnh phép lành toàn xá của vị cha chung.

Sau phép lành ĐTC đã chúc mừng lễ Phục Sinh tín hữu hiện diện tại quảng trường đến từ nhiều nước, cũng như tất cả những ai theo dõi buổi đọc sứ điệp phục sinh và phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới trên các phương tiện truyền thông. Ngài nói: xin anh chị em hãy đem về nhà và cho những người thân yêu lời loan báo tươi vui Chúa của sự sống đã phục sinh đem theo Người tình yêu, công lý, sự tôn trọng và ơn tha thứ.

Xin cám ơn anh chị em vì sự hiện diện, lời cầu nguyện và đức tin hăng say của anh chị em. Tôi xin đặc biệt biết ơn về món quà hoa tặng năm nay cũng đến từ Hoà Lan. Xin chúc tất cả anh chị em ngày lễ Phục Sinh tốt lành.
 
Thông Điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2015
VietCatholic Network
12:07 05/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật Mùng 05 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Trong Thông điệp Phục sinh Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến
Chúa Giêsu Kitô đã sống lại!


Tình yêu đã chiến thắng hận thù, sự sống đã chinh phục cái chết, ánh sáng đã xua tan bóng tối!

Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu Kitô đã lột bỏ vinh quang thần thánh của Ngài, huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, và đã tự hạ mình cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu là Chúa Vũ Trụ. Chúa Giêsu là Chúa!

Qua sự chết và sống lại của Ngài, Chúa Giêsu cho tất cả mọi người thấy là con đường dẫn đến sự sống và hạnh phúc là sự khiêm nhường, bao gồm cả những sỉ nhục. Đây là con đường dẫn đến vinh quang. Chỉ có những ai tự hạ mình xuống mới có thể hướng đến “những sự trên cao”, hướng tới Thiên Chúa (x Col 3: 1-4). Kẻ kiêu ngạo nhìn “từ trên cao xuống”; trong khi người khiêm tốn nhìn “từ dưới lên”.

Vào buổi sáng Phục Sinh, khi được các phụ nữ cảnh báo, Phêrô và Gioan đã chạy đến mộ. Họ thấy ngôi mộ mở toang ra và trống rỗng. Sau đó, họ đến gần và “cúi xuống” để có thể bước vào. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần phải “cúi xuống”, phải tự hạ mình. Chỉ có những ai hạ mình xuống mới hiểu được vinh quang của Chúa Giêsu và theo Ngài trên con đường của Ngài.

Thế giới đề nghị rằng chúng ta phải đề cao mình bằng mọi giá, phải cạnh tranh với nhau, phải thắng thế... Nhưng các Kitô hữu, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại, là những hạt giống cho một nhân loại khác, trong đó chúng ta tìm cách sống trong sự phục vụ, không kiêu căng, nhưng tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Đây không phải là sự yếu đuối, nhưng là sức mạnh thật sự! Những ai mang trong mình sức mạnh của Thiên Chúa, tình yêu và công lý của Ngài, không cần dùng đến bạo lực; họ nói và hành động với sức mạnh của sự thật, của cái đẹp và tình yêu.

Chúng ta khẩn xin từ Chúa Phục sinh ân sủng để đừng chiều theo sự tự hào là nhiên liệu cho bạo lực và chiến tranh, nhưng có lòng can đảm khiêm tốn của tha thứ và hòa bình. Chúng ta xin Chúa Giêsu, Đấng chiến thắng trên sự chết, làm nhẹ đi những đau khổ của nhiều anh chị em chúng ta, là những người bị bách hại vì danh Ngài, và những đau khổ của tất cả những ai phải gánh chịu bất công như là hậu quả của xung đột và bạo lực đang tiếp diễn.

Chúng ta khẩn xin hòa bình, trước hết là cho Syria và Iraq, xin cho tiếng gầm rú của vũ khí có thể chấm dứt và quan hệ hòa bình có thể được phục hồi trong những nhóm khác nhau hình thành nên những quốc gia thân yêu này. Cầu xin cho cộng đồng quốc tế đừng dửng dưng trước những thảm trạng nhân đạo to lớn đang diễn ra nơi những đất nước này và trước những bi kịch của cơ man những người tị nạn.

Chúng ta cầu xin hòa bình cho tất cả các dân tộc tại Thánh Địa. Xin cho nền văn hóa gặp gỡ triển nở giữa người dân Israel và Palestine và tiến trình hòa bình có thể được tái tục ngõ hầu chấm dứt những năm tháng đau khổ và chia cách.

Chúng ta khẩn cầu hòa bình cho Libya, xin cho tình trạng đổ máu vô lý hiện nay và tất cả các hành vi bạo lực dã man sớm chấm dứt, và tất cả những ai quan tâm đến tương lai của đất nước có thể hoạt động cho hòa giải và xây dựng một xã hội huynh đệ tôn trọng phẩm giá của con người. Với Yemen, chúng ta cũng bày tỏ niềm hy vọng cho sự triển nở một mong muốn chung là hòa bình, vì lợi ích của toàn thể dân chúng.

Đồng thời, trong niềm hy vọng chúng ta phó thác cho Chúa từ bi cơ chế vừa được đồng thuận gần đây tại Lausanne, xin cho bước tiến đó có thể là một bước đi dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và huynh đệ hơn.

Chúng ta hãy cầu xin cùng Chúa Phục sinh hồng ân hòa bình cho Nigeria, Nam Sudan và cho các khu vực khác nhau của Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chúng ta hãy cầu xin để từ tất cả những người thiện chí dấy lên những lời cầu nguyện liên lỉ cho những người đã thiệt mạng – mà tôi nghĩ cách riêng đến những người trẻ vừa bị giết hôm thứ Năm tại Đại học Garissa ở Kenya - cho tất cả những người đã bị bắt cóc, và cho những người bị buộc phải bỏ lại nhà cửa và những người thân yêu của họ.

Cầu xin cho sự phục sinh của Chúa mang lại ánh sáng cho đất nước Ukraine yêu quý, đặc biệt là cho những người đã phải chịu đựng bạo lực của các cuộc xung đột trong mấy tháng gần đây. Cầu xin đất nước này có thể tái khám phá hòa bình và hy vọng nhờ vào sự dấn thân của tất cả các bên liên hệ.

Chúng ta cũng khẩn xin hòa bình và tự do cho nhiều người nam nữ đang gánh chịu các hình thức nô lệ cũ và mới do các cá nhân và các nhóm tội phạm gây ra. Hòa bình và tự do cho các nạn nhân của những kẻ buôn bán ma túy, là những kẻ thường liên minh với các thế lực lẽ ra phải bảo vệ hòa bình và hòa hợp trong gia đình nhân loại. Và chúng ta cũng khẩn xin hòa bình cho một thế giới đang bị thao túng bởi những kẻ buôn bán vũ khí.

Cầu xin cho những người bị gạt ra ngoài lề, những tù nhân, người nghèo và những di dân là những người thường bị từ chối, ngược đãi và bỏ mặc, những người bệnh và những người đau khổ, trẻ em, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực; và tất cả những ai hôm nay đây đang phải than khóc, cũng như tất cả những người nam nữ thiện chí, được nghe thấy tiếng nói an ủi của Chúa Giêsu: “Bình an cho các con” (Lc 24:36). “Đừng sợ, vì Ta đã sống lại và Ta sẽ luôn luôn ở cùng anh em” (cf. Sách Lễ Rôma, Ca Nhập Lễ ngày Lễ Phục Sinh).

Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.

Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Xin quý vị và anh chị em hiệp ý để đón nhận ơn Toàn Xá.

Đức Thánh Cha long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.

Ngài đọc như sau:

Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
 
Quốc tang 3 ngày tại Kenya cho những nạn nhân bị khủng bố Hồi Giáo Al-Shabaab giết hại
Nguyễn Việt Nam
17:20 05/04/2015
Mohamed Mohamud, kẻ hoạch định vụ tấn công
Cynthia Cheroitich, 19 tuổi, thoát chết nhờ trốn trong tủ quần áo
Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã tuyên bố ba ngày quốc tang, bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Phục sinh cho 148 người, trong đó đa số là các sinh viên Kitô Giáo, đã bị giết trong cuộc tấn công vào trường Đại Học Garissa mờ sáng ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Al-Shabaab, một nhóm khủng bố Hồi Giáo đặt bản doanh tại Somali có liên hệ với al Qaeda đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công kinh hoàng này. Chúng đe dọa sẽ mở thêm nhiều cuộc tấn công vào Kenya.

Garissa là thành phố cách thủ đô Nairobi của Kenya 350km về hướng Đông Bắc và cách biên giới với Somali 150km.

Lúc 5:30 sáng ngày thứ Năm 2 tháng 4, 5 tên khủng bố đã đột nhập vào khu ký túc xá sinh viên và bắn chết 2 người bảo vệ. Cynthia Cheroitich, 19 tuổi, là một sinh viên Công Giáo đã thoát chết nhờ trốn trong một tủ đầy quần áo cho biết hai người bạn của cô đã trốn dưới gầm giường và bị bọn khủng bố lôi ra bắt đọc những đoạn kinh sách Hồi Giáo. Những ai không đọc được thì bị bắn chết.

Bọn khủng bố bắt các sinh viên làm con tin nên đến cuối ngày thứ Năm các lực lượng an ninh mới làm chủ được tình hình sau khi đã giết chết 4 tên khủng bố và bắt giữ một tên khác. Bên cạnh 148 người chết còn có 79 người bị thương nặng.

Tính chất bi đát của vụ tấn công khủng bố này là nó đã được thực hiện với một sự đồng lõa và tham gia trực tiếp của nhiều người được coi là thuộc giới trí thức của Kenya.

Bộ Nội Vụ Kenya xác định kẻ hoạch định vụ tấn công này là Mohamed Mohamud, một thầy giáo người Kenya đã dạy học nhiều năm tại nước này. Chính phủ trao giải thưởng lên đến 215,000 Mỹ Kim cho ai chỉ điểm dẫn đến việc bắt sống hay giết chết y.

Một trong 4 tên khủng bố bị giết chết tại chỗ là Abdirahim Abdullahi, đã từng là một sinh viên Luật Khoa tốt nghiệp đại học Nairobi vào năm 2013. Abdirahim Abdullahi lại là con trai của Abdullahi Daqare, tỉnh trưởng tỉnh Mandera, ở phía Bắc Kenya, giáp biên giới với Kenya.

Trong thông điệp gởi quốc dân đồng bào trên truyền hình tổng thống Uhuru Kenyatta tuyên bố 5 người Kenya bị tình nghi dính líu đến vụ này đã bị bắt “Họ là những người giàu có mà nhìn bề ngoài rất là lương thiện”. Ông tố cáo họ “đã tài trợ cho bọn khủng bố Al-Shabaab nhằm thiết lập một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia trên đất nước này.”

82.5% trong tổng số 45 triệu dân Kenya theo Kitô Giáo trong đó người Công Giáo chiếm 24% dân số. Hồi Giáo chỉ chiếm 11% tại Kenya.
 
Diễn biến ngoạn mục: Đài truyền thanh quốc gia Indonesia trực tiếp các nghi lễ tại Vatican
Nguyễn Việt Nam
17:56 05/04/2015
Trong Tuần Thánh vừa qua Radio Republik Indonesia, gọi tắt là RRI, tức là đài truyền thanh quốc gia Indonesia đã trực tiếp truyền thanh các nghi lễ tại Vatican bằng tiếng Nam Dương bao gồm Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsêô ở Rôma, Đêm Vọng Phục Sinh, Thánh Lễ Phục Sinh và buổi đọc thông điệp Urbi et Orbi.

“Biến cố này không chỉ diễn ra một lần này mà thôi nhưng sẽ tiếp tục trong tương lai”, Bà Rosarita Niken Widiastuti, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Đài phát thanh Republik Indonesia, đã cho biết như trên.

Hôm thứ Tư mùng 1 tháng Tư, trước sự hiện diện của đại sứ Indonesia cạnh Tòa Thánh, là ông Budiarman Bahar, bà Rosarita Niken Widiastuti và Tổng Giám đốc Đài Vatican, là Cha Federico Lombardi đã ký một bản hiệp ước tại văn phòng Radio Vatican ở Rôma.

Cả hai bên đã mô tả hiệp ước này là một sự phát triển "lịch sử" trong cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa.

Lần đầu tiên, người Công Giáo Indonesia có thể theo dõi trực tiếp một nghi lễ tại Vatican là vào Lễ Giáng sinh 2014 nhờ sự hợp tác ban đầu giữa hai đài phát thanh vào tháng Mười Hai năm 2014.
 
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican được đánh dấu bằng việc nhớ đến các tín hữu Kitô bị bách hại trên thế giới
Nguyễn Việt Nam
21:54 05/04/2015
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay đã được ghi dấu bằng máu của hàng trăm người Kenya, trong đó đa số là các sinh viên Kitô Giáo, là những người đã bị quân khủng bố Hồi Giáo Al Shabaab bắn chết tại trường Đại Học Garrisa một ngày trước đó.

Trong nghi thức Suy Tôn Thánh Giá, trước Đức Giáo Hoàng và giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng nói:

“Kitô hữu tất nhiên không phải là những nạn nhân duy nhất của bạo lực giết người trên thế giới, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là tại nhiều quốc gia, họ là những nạn nhân chịu đau khổ thường xuyên nhất. Và ngày hôm nay có tin tức là 147 Kitô hữu đã bị tàn sát trong cơn cuồng nộ của những kẻ thánh chiến Hồi Giáo cực đoan Somali tại một trường đại học ở Kenya. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ của Ngài, ‘Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa.’ (Ga 16:2) Có lẽ từ trước đến nay chưa bao giờ những lời này được thực hiện chính xác đến thế như trong thời đại chúng ta ngày nay.”

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cũng đã được ghi dấu bằng tình cảnh đau khổ của anh chị em tín hữu Công Giáo nghi lễ Chanđê Iraq là những người đã phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn tại thành phố Mosul và vùng bình nguyên Ninivê để lang thang lánh nạn tại thủ phủ Arbil của người Kurd Iraq, những người đã vừa phải trải qua một mùa đông cơ cực trong sự thờ ơ của thế giới. Trước tình cảnh bi đát của họ, chỉ mấy tháng Đức Thánh Cha đã hai lần gửi Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đến thăm và an ủi họ.

Trong buổi đi đàng thánh giá trọng thể tại hí trường Côlôsêô, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta thấy anh chị em chúng ta bị đàn áp, bị chặt đầu, đóng đinh vì đức tin của họ. Những việc ấy xảy ra trước mắt chúng ta và thường là với sự im lặng đồng lõa của chúng ta”.

Thật đúng như thế, sau cuộc tấn công vào miền Bắc Iraq của quân khủng bố Hồi Giáo IS hồi thượng tuần tháng 6 năm ngoái, ngày 27 tháng 7 năm 2014, Đức Hồng Y Louis Sako viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu bảo vệ các tín hữu Kitô Iraq. Ngày 9 tháng 8 năm 2014, đích thân Đức Giáo Hoàng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về tình trạng bi đát của hơn 100,000 tín hữu Kitô Iraq.

Thế mà, sau hơn 9 tháng im lặng rất khó hiểu, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có phiên họp đầu tiên vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba để bàn về “tình trạng thảm họa” mà các tín hữu Kitô ở Iraq và Syria đang phải đối mặt.
 
Top Stories
Pope Francis: Easter Urbi et Orbi Message to the City and to the World
Vatican Radio
09:16 05/04/2015
Tens of thousands of people gathered in Saint Peter's Square on Sunday morning, despite the cold and the rain, to take part in Solemn Mass with Pope Francis in celebration of Easter. Following the Liturgy, the Holy Father gave the traditional Blessing Urbi et Orbi - to the City [of Rome] and to the World.

Below, please find the official English translation of the Holy Father's prepared remarks:

EASTER URBI ET ORBI MESSAGE to the City and to the World
5 April 2015

Dear Brothers and Sisters,

Jesus Christ is risen!

Love has triumphed over hatred, life has conquered death, light has dispelled the darkness!

Out of love for us, Jesus Christ stripped himself of his divine glory, emptied himself, took on the form of a slave and humbled himself even to death, death on a cross. For this reason God exalted him and made him Lord of the universe. Jesus is Lord!

By his death and resurrection, Jesus shows everyone the way to life and happiness: this way is humility, which involves humiliation. This is the path which leads to glory. Only those who humble themselves can go towards the “things that are above”, towards God (cf. Col 3:1-4). The proud look “down from above”; the humble look “up from below”.

On Easter morning, alerted by the women, Peter and John ran to the tomb. They found it open and empty. Then they drew near and “bent down” in order to enter it. To enter into the mystery, we need to “bend down”, to abase ourselves. Only those who abase themselves understand the glorification of Jesus and are able to follow him on his way.

The world proposes that we put ourselves forward at all costs, that we compete, that we prevail… But Christians, by the grace of Christ, dead and risen, are the seeds of another humanity, in which we seek to live in service to one another, not to be arrogant, but rather respectful and ready to help.

This is not weakness, but true strength! Those who bear within them God’s power, his love and his justice, do not need to employ violence; they speak and act with the power of truth, beauty and love.

From the risen Lord we ask the grace not to succumb to the pride which fuels violence and war, but to have the humble courage of pardon and peace. We ask Jesus, the Victor over death, to lighten the sufferings of our many brothers and sisters who are persecuted for his name, and of all those who suffer injustice as a result of ongoing conflicts and violence.

We ask for peace, above all, for Syria and Iraq, that the roar of arms may cease and that peaceful relations may be restored among the various groups which make up those beloved countries. May the international community not stand by before the immense humanitarian tragedy unfolding in these countries and the drama of the numerous refugees.

We pray for peace for all the peoples of the Holy Land. May the culture of encounter grow between Israelis and Palestinians and the peace process be resumed, in order to end years of suffering and division.

We implore peace for Libya, that the present absurd bloodshed and all barbarous acts of violence may cease, and that all concerned for the future of the country may work to favour reconciliation and to build a fraternal society respectful of the dignity of the person. For Yemen too we express our hope for the growth of a common desire for peace, for the good of the entire people.

At the same time, in hope we entrust to the merciful Lord the framework recently agreed to in Lausanne, that it may be a definitive step toward a more secure and fraternal world.

We ask the risen Lord for the gift of peace for Nigeria, South Sudan and for the various areas of Sudan and the Democratic Republic of the Congo. May constant prayer rise up from all people of goodwill for those who lost their lives – I think in particular of the young people who were killed last Thursday at Garissa University College in Kenya –, for all who have been kidnapped, and for those forced to abandon their homes and their dear ones.

May the Lord’s resurrection bring light to beloved Ukraine, especially to those who have endured the violence of the conflict of recent months. May the country rediscover peace and hope thanks to the commitment of all interested parties.

We ask for peace and freedom for the many men and women subject to old and new forms of enslavement on the part of criminal individuals and groups. Peace and liberty for the victims of drug dealers, who are often allied with the powers who ought to defend peace and harmony in the human family. And we ask peace for this world subjected to arms dealers.

May the marginalized, the imprisoned, the poor and the migrants who are so often rejected, maltreated and discarded, the sick and the suffering, children, especially those who are victims of violence; all who today are in mourning, and all men and women of goodwill, hear the consoling voice of the Lord Jesus: “Peace to you!” (Lk 24:36). “Fear not, for I am risen and I shall always be with you” (cf. Roman Missal, Entrance Antiphon for Easter Day).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại nhà thờ Phủ Cam Huế
Trương Trí
08:28 05/04/2015
Đêm Vọng Phục Sinh là đêm tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại vinh hiển. Đồng thời nhớ lại sự kiện ông Môi Sen được Thiên Chúa chọn dẫn dắt dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, thoát khỏi quân Ai Cập, chấm dứt ách nô lệ.

Hình ảnh

Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Thánh lễ Vọng Phục Sinh do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế, cùng đồng tế có 2 Cha Phó và đông đảo tín hữu và cả người ngoài Kitô giáo cùng tham dự.

Đêm Vọng Phục Sinh hôm nay có 4 phần chính: Làm phép nến Phục Sinh; Phụng vụ Lời Chúa; Phụng vụ Thánh tẩy và Phụng vụ Thánh thể.

Làm phép Nến Phục Sinh:

Cha Tổng Đại diện thắp lên ngọn lửa mới và dâng lời nguyện thánh hóa ngọn lửa mới: Lửa biểu trưng Chúa Kitô là ánh sáng trần gian, chiếu soi tâm trí và sưởi ấm cho mọi người. Từ ngọn lửa mới này sẽ được thắp lên Nến Phục Sinh là biểu tượng của Chúa Kitô Phục sinh. Từ trong bóng tối, lửa phục sinh được chuyền đến cộng đoàn Kitô hữu thắp sáng lên. Cha Tổng Đại diện ghi dấu ấn tín của Đức Kitô là khởi đầu và là cùng đích lên nến Phục sinh. Cộng đoàn Dân Chúa hân hoan và long trọng rước nến Phục sinh vào Nhà thờ, đèn trong Nhà thờ bắt đầu được thắp sáng.

Nến Phục sinh được đặt trang trọng chính giữa Cung Thánh, cha đồng tế xông hương và công bố Tin Mừng Phục sinh.

Phụng vụ Lời Chúa:

Bài thứ nhất nhắc lại việc ông Abraham là người biết kính sợ Thiên Chúa. Ông sẵn sàng đem con trai duy nhất của mình để hiến tế cho Thiên Chúa, Thiên Chúa thấu hiểu lòng trung tín của ông mà không bắt ông hiến tế con mình. Thiên Chúa đã chúc phúc cho ông.

Bài thứ hai nhắc lại việc Thiên Chúa sai ông Môisê dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ bình an, còn quân Pharaon bị nhấn chìm giữa lòng biển. Thiên Chúa đã giải thoát dân Ngài khỏi kiếp nô lệ tại đất Ai Cập.

Bài thứ ba: Thiên Chúa ban cho dân Ngài một quả tim mới, một thần trí mới để họ tuân giữ và thực thi huấn lệnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho họ vùng đất mà Ngài đã chọn dành riêng cho họ.

Cha Tổng Đại diện long trọng xướng kinh Vinh Danh, chiêng trống và chuông Nhà thờ cùng vang lên mừng Đức Giêsu Phục sinh vinh hiển trong lời ca tôn vinh của Cộng đoàn.

Bài Tân ước nhấn mạnh việc mỗi tín hữu đều được chịu phép Rửa, được lãnh nhận cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô.

Bài Tin mừng hôm nay tường thuật lại sự kiện các người phụ nữ sáng sớm ra thăm mộ Chúa Giêsu nhưng thấy tảng đá lấp cửa mồ đã bị lăn ra một bên, trong mồ không thấy xác Người mà chỉ có khăn liệm. Chúa Giêsu hiện ra bảo với các bà rằng Đức Giêsu đã sống lại và ra khỏi mồ.

Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện chia sẻ:

“Hôm nay Giáo Hội hân hoan cử hành Mầu nhiệm Chúa Giêsu sống lại, sự Phục sinh của Ngài chính là khởi điểm của công cuộc sáng tạo mới trong thế gian, phân biệt giữa con cái Chúa và những người sống trong tội lỗi.

Chúa Giêsu đã sống lại vì Ngài là Thiên Chúa, Lời Ngài là chân lý, uy quyền của Ngài là tuyệt đối. Cha Tổng Đại diện nhắc lại lời Thánh Phaolô: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại, thì chúng ta là những người vô phúc, vì chúng ta lòng tin vào những chuyện hảo huyền.” Nhưng Ngài đã sống lại thật, Ngài đã tiêu diệt sự chết.

Allêluia! Đó là tiếng reo mừng của các Tông đồ, của Giáo Hội sơ khai, và cũng là tiếng reo vui của mọi tín hữu. xin Chúa cho tiếng reo vui này vang dội khắp năm châu, ở mọi nơi và khắp mọi thời cho đến tận thế.”

Phụng vụ Thánh tẩy:

Những anh chị em Dự tòng là những người đã bao ngày tháng nghe tiếng mời gọi của Chúa trong tâm hồn, chuyên cần học hỏi Giáo lý để nhận biết Đức Tin. Trong Thánh lễ Vọng Phục sinh hôm nay, các anh chị em này sẽ được lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức.

Trước khi cử hành nghi thức, Cha Tổng Đại diện cùng toàn thể cộng đoàn sốt sắng đọc Kinh cầu các Thánh, xin các Ngài ban cho anh chị em Dự tòng luôn vững tin vào Đức Giêsu.

Cha Tổng Đại diện làm phép nước và mời gọi cộng đoàn cùng các Dự tòng cùng tuyên xưng Đức Tin. Ngài lại một lần nữa rảy nước Thánh lên cộng đoàn để thanh tẩy mọi vết nhơ tội lỗi.

Từng Dự tòng được Cha Tổng Đại diện ban phép Thánh tẩy, trao áo trắng và nến sáng. Áo trắng biểu trưng cho sự trong sạch của tâm hồn, nến sáng biểu trưng cho ánh sáng của Đức Kitô để các anh chị em Dự tòng này luôn tỏa sáng Đức Tin.

Tiếp đó, Cha Tổng Đại diện xức Dầu Thánh ban Bí tích Thêm sức để Chúa Thánh Thần ngự trên các anh chị em Dự tòng, ban cho họ lòng can đảm để sữn sàng tuyên xưng Đức Tin.

Phụng vụ Thánh Thể:

Tiếp theo là phụng vụ Thánh Thể, anh chị em Tân tòng cùng với những người đỡ đầu hân hoan tiến dâng lễ vật lên Cha Chủ tế để Ngài tiến dâng lên bàn thờ. Đây là những thành quả hoa màu do công sức con người làm ra được tiến dâng Thiên Chúa làm của lễ hy tế.

Anh chị em Tân tòng được Cha Chủ tế cho lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu với một niềm vinh dự và tự hào được làm con cái Chúa.

Kết thúc Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện trao tặng quà cho các Tân tòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của toàn thể cộng đoàn. Ngài cũng chúc Cộng đoàn Dân Chúa một mùa Phục sinh an lành hạnh phúc và mời các Cha đồng tế cùng ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.
 
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Trung Tâm Hành Hương Bringelly Sydney
Diệp Hải Dung
08:23 05/04/2015
Tối thứ Bảy 4/04/2015 vì thời tiết mưa gió nên Thánh lễ Vọng Phục Sinh hàng năm vẫn tổ chức ở công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney hôm nay dời về Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.

Hình ảnh

Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha ra ngoài khuôn viên Trung Tâm với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về trước khuôn viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.

Sau đó nến Phục Sinh được rước vào hội trường Trung Tâm và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Nguyễn Hoàng Dương điều hợp, mọi người đều sốt sắng giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại và nối tiếp là nghi thức tuyên xưng Đức Tin. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha nói vì thời tiết mưa gió không thuận tiện tổ chức ở ngoài công viên như mọi năm nên Thánh lễ Vọng Phục Sinh dời về Trung Tâm và đây cũng là lần đầu tiên Trung Tâm Hành Hương Bringelly này được vinh dự lớn đón mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh. Sau đó qúy Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm đã nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu KiTô, Ngài đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc cho nhân loại và hôm nay tạ ơn Chúa, cám ơn tất cả mọi người đã đến ngôi nhà chung này để chúng ta thắp lên ngọn nến Phục Sinh tối hôm nay và ngọn nến Phục Sinh này sẽ thắp trong căn nhà này suốt năm nay và tôi cũng cầu xin Thiên Chúa để thánh hóa căn nhà này…

Truớc khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn qúy Cha và tất cả mọi đã đến Trung Tâm tham dự Thánh lễ Vọng Phục Sinh và ông chúc mừng Phục Sinh đến với mọi người. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha trong Ban Tuyên Úy có Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương đặc biệt cám ơn qúy Cha Khách: Đức Viện Phụ Matthêu Nguyễn Bá Linh, Cha Vũ Tiến Đạt và Cha Phêrô Trần Thanh Việt



Ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney hân hoan mừng đón 16 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc 2 Giáo Đoàn Cabramatta và Revesby sẽ được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
 
Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan mừng lễ Phục Sinh
Lm Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP.
12:01 05/04/2015
Niềm vui Phục Sinh tại Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan

Chúa đã sống lại thật rồi! Halelluia! Halelluia!!! Đó là lời tung hô, lời hiệu triệu trong phụng vụ Chúa Nhật lễ phục sinh hôm nay. Chính lời hiệu triệu gợi lên cho chúng ta một niềm vui, niềm vui của sự bùng nổ, niềm vui của sự chiến thắng, niềm vui của sự vinh thăng. Niềm vui ấy không chỉ được thể hiện trên ca từ mà còn trên từng khuôn mặt rạng rỡ của mỗi người khi tham dự phụng vụ lễ Phục sinh.

Xem Hình

Hòa trong niềm vui Phục sinh của toàn Giáo Hội, Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái lan đã long trọng tổ chức lễ mừng Chúa Phục Sinh tại nhà thờ thánh Thomas Aquinas – Minburi, Bangkok. Lễ Phục sinh hôm nay (05/04/2015) có sự tham dự của khoảng 1500 bạn trẻ người Việt Nam đang làm việc hoặc học tập tại thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận như Ayuthaya, Chonburi, Rachaburi, Nakhon Pathom, Nonthaburi.... Các bạn trẻ cùng “tay bắt mặt mừng, cùng nắm tay nhau” đi về nhà Cha để chia sẻ niềm vui mừng lễ Chúa Phục Sinh và niềm vui gặp gỡ thắm “tình huynh nghĩa đệ.”

Mặc dầu theo chương trình thì thánh lễ Phục sinh được bắt đầu lúc 14g00, nhưng các bạn trẻ đã tới địa điểm tổ chức thánh lễ ngay từ lúc 11g00 để được xưng tội. Trước thánh lễ khoảng một tiếng thầy Kính, Dòng Tên đã giúp chương trình tọa đàm cùng các bạn trẻ với chủ đề: “Làm chứng cho Đức Kitô giữa lòng đất Thái hôm nay”. Mục đích của buổi tọa đàm là giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa của Thái Lan, bối cảnh người Việt đang sống và làm việc tại đây và cụ thể hơn, người Kitô hữu Việt Nam cần làm gì để sống các chiều kích Tin – Cậy – Mến trong tư cách là Ngôn sứ, Vương giả và Tư tế của mình. Qua những lời chia sẻ, thầy nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải làm chứng cho Chúa khi sống tại đất nước Phật giáo bằng những hình ảnh như thật thà, cần kiệm, đoàn kết và sống mầu nhiệm đau khổ và phục sinh của Chúa Kitô. Bầu khí tọa đàm thật ấm cúng, sinh động qua các bài hát khởi động bằng vũ điệu của cha Linh hướng giúp các bạn trẻ bớt buồn ngủ và tập trung vào đề tài tọa đàm hơn.

Thánh lễ hôm nay do cha Anthony Lê Đức Dòng Ngôi Lời chủ tế. Mở đầu thánh lễ, cha Anthony đã mời gọi mọi người hãy vui lên vì Chúa đã Phục sinh, đồng thời cha mời gọi các bạn trẻ hãy mang niềm vui Chúa Phục sinh đi vào trong cuộc sốn. Các bạn trẻ hãy làm chứng Tin mừng phục sinh trong môi trường, trong từng ngõ ngách mà các bạn trẻ đang sống nhất là nêu gương cho người khác bằng cách sống niềm vui phục sinh của mình.

Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Mạnh Hà dòng Đa Minh và cũng là cha Linh hướng của Hiệp Hội đã quảng diễn ý nghĩa của lễ Phục Sinh - một lễ của niềm vui, sự bùng nổ và biến đổi. Một sự biến đổi từ bóng tối tới ánh sáng, từ đau khổ tới vinh thăng. Các người ghét Chúa đã hả hê vì đã bắt, đã giết được Chúa, hơn nữa họ còn nhốt Chúa trong mồ với những lính canh, với tảng đá to lấp cửa mộ, nhưng bất chấp những chuyện ấy, Đức Giêsu phục sinh đã mở toang ngục tối, Ngài đã mở ra con đường để đưa con người về với Chúa Cha, nơi không còn bóng tối, bất công và bất kỳ khổ đau nào.

Cha chia sẻ với các bạn trẻ rằng chúng ta, những người di dân lao động bất hợp pháp, chúng ta còn nhiều nỗi sợ, sợ bắt bớ, sợ không có công ăn việc làm... nhưng nỗi sợ lớn nhất đối với người Kitô hữu là sợ không có Chúa. Một khi không có Chúa, ta không thể làm được bất cứ điều gì. Cha đã nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng mỗi lần chúng ta sợ cực nhọc, sợ tốn tiền mà không đi lễ Chúa Nhật, mỗi lần chúng sợ đi lễ Tiếng Thái vì nghĩ rằng mình không hiểu gì thì lễ không thành, mỗi lần ta sợ hãi mà sống bất công với anh chị em của mình thì giống như chúng ta coi như không có Chúa hiện hữu trên trần gian này. Những nỗi sợ này vẫn hiện hữu hàng ngày bên cuộc đời chúng ta. Những nỗi sợ này cũng giống như nỗi sợ của các phụ nữ và các tông đồ trong Tin mừng nhưng họ đã vượt qua nỗi sợ để đến với Chúa và chỉ như thế là đủ phần còn lại dành cho Chúa Phục Sinh. Chúa Phục sinh sẽ lật tung, sẽ đảo lộn, làm cho nỗi âu lo của chúng ta thành niềm vui, thành sự khấp khởi vui mừng ngạc nhiên ngỡ ngàng đến không thể ngờ được. Các bạn công nhân, di dân cũng hãy vượt qua nỗi sợ ấy để đến với Chúa Phục Sinh và chắc chắn Chúa sẽ đón gặp ta trên bước đường ta đi tới.

Trong phần hiệp lễ hôm nay hầu như tất cả các bạn trẻ đều rước lễ. Đây có lẽ một điểm son của thánh lễ Phục sinh năm nay vì trước thánh lễ khoảng gần 2 tiếng đã có tới 6 cha ngồi tòa giải tội và một cha hy sinh ngồi tòa trong lúc thánh lễ đang diễn ra và hơn nữa tất các nhóm đã được cha linh hướng và các cha trong Hiệp Hội giúp tĩnh tâm, ban bí tích giải tội trong suốt mùa Chay để chuẩn bị cho đỉnh điểm mừng Chúa Phục sinh và đón Chúa vào tâm hồn trong thánh lễ hôm nay.

Thánh lễ hôm nay đã quy tụ Ban điều hành và anh chị em của tất cả 12 nhóm trong Hiệp Hội Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan, trong đó một nhóm trong tương lai gần sẽ chính thức trở thành thành viên của Hiệp Hội. Mỗi nhóm hiện nay đều có Ban điều hành và có từ 50 cho đến 300 thành viên. Có thể nói, đây là dịp đầu tiên quy tụ đầy đủ các Đại diện của các Ban điều hành các nhóm và các bạn trẻ thành viên trong nhóm đến dự thánh lễ đông đảo như hôm nay.

Theo lời chia sẻ của cha Anthony Lê Đức, SVD – linh mục thư ký và kiêm thủ quỹ của Hiệp Hội thì đây là lần đầu tiên trong nhà thờ không còn lấy một chỗ trống và còn bao nhiêu bạn trẻ phải ngồi hoặc đứng ở ngoài hành lang cuối và hai bên hông nhà thờ khi tham dự Thánh lễ. Cha thật cảm kích tấm lòng nhiệt thành của các bạn đến tham dự Thánh lễ, có nhóm ở rất xa cách nơi tổ chức cả hơn 150 cây số.

Theo cha Michael Nguyễn Văn Bắc, OP, vị cha già khả kính trong Hiệp Hội đã chia sẻ rằng cha “nhìn các bạn mà thấy thương. Các bạn trẻ từ về dự lễ, nhìn các bạn như những con chiên bơ vơ, nay được trở về, được mừng vui hớn hở. Cha ước mong có các mục tử trẻ và nhiệt thành đến với từng nhóm để các bạn không phải đi quá xa mới tham dự được thánh lễ như thế này.”

Em Lin Đa một sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường Đại Học Assumption chia sẻ rằng “Em rất vui khi có dịp tham dự thánh lễ Phục sinh hôm nay. Hôm nay em đã có dịp gặp gỡ rất nhiều người cùng quê, trong đó có những người bạn thân của em đi sang Thái làm ở các vùng khác nhau và hơn nữa em vui mừng vì gặp được một người bạn ngoại quốc không cùng tôn giáo nhưng vô tình đi tham dự thánh lễ Phục sinh và hứa còn dạy Tiếng Anh miễn phí cho em”.

Anh Michael người Malasia hiện đang là sinh viên học tiến sĩ tại trường đại học Assumption, một người có ông bà nội gốc là Kitô giáo nhưng vì cuộc sống mà anh không được cha mẹ cho gia nhập Kitô giáo. Khi tham dự lễ Phục sinh, anh đã chia sẻ rằng: “Tôi thật ngạc nhiên vì quá đông các bạn trẻ Việt Nam hăng say nhiệt thành tham dự thánh lễ Phục sinh hôm nay. Tôi thán phục các bạn trẻ khi biết nhiều bạn từ rất xa phải đi cả gần 200 cây số để về dự lễ.” Một sự nể phục và đáng trân trọng. Cảm kích bầu khí đầy nhiệt huyết hăng say ấy anh hứa sẽ dạy Tiếng Anh miễn phí cho người Việt đang làm việc và học tập tại Thái lan này.

“Thánh lễ phục sinh năm nay thật ý nghĩa và sốt sắng” đó là lời chia sẻ của bạn Maria Hoàng Xuân. Bạn còn nói thêm rằng các cha, các thầy, các sơ “đã rất cố gắng để chúng con có được niềm vui của lễ Phục sinh, ai cũng vui, ai cũng cười...”

Niềm vui nào rồi cũng có lúc phải rời xa. Các bạn trẻ đã chia ta nhau trong niềm vui hân hoan và nhất là được đón rước Chúa Phục sinh vào tâm hồn. Dù có chút nuối tiếc khi phải chia tay nhưng các bạn trẻ có thể tự hào rằng từ nay cuộc sống của các bạn dù có khó khăn gian khổ, dù có sầu đau, dù có bắt bớ tù đày, nhưng niềm vui Phục sinh sẽ còn mãi nơi các bạn bởi vì chỉ cần các bạn dám bước ra khỏi cái tôi của chính mình thì Chúa Phục sinh sẽ chờ các bạn trên hành trình đời người và biến đổi các bạn và để các bạn mang Chúa Phục sinh đến cho mọi người. Niềm vui ấy còn vang mãi khi mọi người cùng hát lên “hẹn lần sau, xin hẹn lần sau nhé, vui hơn nhiều, hay hơn nhiều...và cười cho thật nhiều”.

Bangkok ngày 05 tháng 04 năm 2015-04-05

Lm Giuse Nguyễn Mạnh Hà, OP.

Linh hướng Hiệp Hội
 
Thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh tại Đền Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch
BTT Đền Thánh Bác Trạch
13:47 05/04/2015
Thánh Lễ Mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh tại Đền Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch Gp Thái Bình.

Hòa cùng niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội mừng biến cố Chúa Giê Su Phục Sinh Khải Hoàn, tại Đền Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch Gp Thái Bình cũng đã long trọng tổ chức cuộc cung nghinh Tượng Chúa Khải Hoàn và Mẹ Ma ria chung quanh Thánh Đường và sau đó là Thánh Lễ trọng thể do Đức Ông Giám Đốc Thomas Trần Trung Hà chủ sự.

Xem Hình

Đúng 15h30, tiếng chuông nhà thờ ngân vang như thúc giục cộng đoàn và các ban ngành trong xứ họ Bác Trạch nô nức trở về tham dự cuộc rước. Các Hội Đoàn, các ban ngành quần áo chỉnh tề ngay ngắn theo đoàn rước Tượng Chúa Phục Sinh và Đức Mẹ Maria đi 1 vòng khuân viên và trở về sân chính quảng trường Thánh Gioan Phao Lô II Đền Thánh để tham dự một nghi thức đặc biệt trước khi Đức Ông Thomas cử hành Thánh Lễ đó là nghi thức “ Bái Kiệu “. Được biết nghi thức này có truyền thống từ lâu và nay vẫn được gìn giữ và thực hiện hằng năm trong ngày lễ mừng Chúa Sống Lại bởi ban Kiệu, Hội Con Đức Mẹ, Hội Lòng Thương Xót Giáo Xứ Đền Thánh. Đức Ông và quý cộng đoàn ai ai cũng đều háo hức cùng theo dõi nghi thức mỗi năm chỉ có một lần

Sau nghi thức Bái Kiệu, Đức Ông Thomas cùng mọi người tiếp tục cung nghinh tượng Chúa Khải Hoàn và Mẹ Maria vào trong nhà thờ để Đức Ông cử hành Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh Khải Hoàn.

Trong bài giảng Phúc Âm, Đức Ông đã chia sẻ về niềm vui trong sự Phục Sinh của Chúa. “Nhờ Màu nhiệm phục sinh, Chúa hướng chúng ta đến với sự hồi sinh trong tâm hồn mỗi người. Chúng ta phải biết cởi bỏ sự xấu xa tội lỗi để mặc lấy hồng ân Phục Sinh của Chúa. Ngoài ra trong cuộc sống hiện tại, chúng ta phải luôn biết đi trên con đường Thập Giá mà Chúa đã đi qua đó là con đường đau khổ nhưng đón chờ là vinh quang Phục Sinh của Người.”

BTT Đền Thánh Bác Trạch
 
Mừng lễ Phục Sinh tại vùng truyền giáo Lộc Hiệp, hạt Bình Long, Giáo phận Phú Cường
Thái phong
20:48 05/04/2015
Mừng lễ Phục Sinh tại vùng truyền giáo mới

Mọi người trong giáo xứ Lộc Hiệp, hạt Bình Long, Giáo phận Phú Cường nôn nao bước vào “Tam nhật Thánh” với mọi thao thức trăn trở, bởi lẽ đây là lễ Phục Sinh đầu tiên đối với một giáo xứ mới được thành lập cách đây không lâu, (Nhà Nguyện và các phương tiện sinh hoạt của một giáo xứ chưa có). Dầu vậy, mọi giáo dân đã hết lòng đóng góp công sức của mình để làm cho tam nhật thánh được diễn ra trong ơn thánh Chúa.

Xem Hình

Sự chuẩn bị ấy được khởi đi từ việc dọn lòng xưng tội, tập hát, tập nghi thức, tĩnh tâm. Cái khó nhất là mượn được một mảnh đất của một nhà Giáo dân để dựng lên một “ngôi nhà Thờ tạm” để cùng nhau cử hành “Tam nhật Thánh” cách xứng đáng. Mọi người hết thảy đã cùng tham gia trong bầu khí hiệp thông và vượt khó. Cảm tạ Chúa đã thương, bà con Giáo dân đã tham dự trong việc cử hành giờ Phụng vụ với bầu khí trang nghiêm và thánh thiện, cộng đoàn tham dự thánh lễ rửa chân thật sốt sắng, những anh em thiện chí đại diện cộng đoàn ngồi xuống để được cha đặc trách rửa chân và hôn lên đôi chân lấm bùn ấy, để được tái diễn lại Lòng yêu

thương tột cùng cùa Thày chí Thánh Giêsu đã dành cho nhân loại. Sau lễ cộng đoàn đã rước Chúa Thánh Thể đến “nhà tạm” (được dựng ở nơi trang trọng nhất trên Bàn thờ của nhà Giáo dân) để thay nhau viếng Chúa.

Bước sang Thứ sáu tuần Thánh. bà con đã tụ họp đông đủ đề cử hành nghi thức “suy tôn thánh Giá” vào lúc 17h 30, sau đó cùng nhau đi trặng đàng thánh giá ngoài khu vườn cạnh nhà. Với cây thánh giá làm bằng gỗ cao su mới được hạ xuống nặng trĩu, cha đặc trách và tông đồ đoàn đã thay phiên nhau vác theo từng chặng để chia sẻ nỗi đau khổ cùng cực mà Chúa Giêsu năm xưa đã vác thay cho tội của nhân loại. Mọi người hiệp thông trong bầu khí trang nghiêm, lắng đọng, những giọt nước mắt của công đoàn và từng cá nhân tuôn trào trong tâm tình xin ơn tha thứ tội lỗi.

Tình yêu hải hà của Chúa Phục sinh đã đong đầy trên các tín hữu. Niềm vui ấy được khởỉ đầu trong nghi thức làm phép lửa, ánh sáng ơn cứu độ được thắp lên trên cây nến Phục Sinh và được truyền đi từ tay nhóm tông đồ đoàn. Và đỉnh cao là thánh lễ mừng Chúa Phục sinh. Niềm vui được nhân lên nhiều hơn nữa khi sáng Chúa Nhật cộng đoàn Giáo xứ đã long trọng kiệu mừng Chúa sống lại trong lời kinh cầu cảm tạ.

Tạ ơn Chúa, dù cho nơi đây chưa có nhà Thờ, và các phương tiện cần thiết của một xứ đạo cho việc thờ phượng Chúa cho xứng, chúng con vẫn cố gắng tìm mọi cách để củng cố, xây dựng lại đền thờ Chúa Thánh Thần trong mỗi tâm hồn người Giáo dân vốn từ lâu đã bị hoang vắng vì thiếu chủ chăn và nơi thờ phượng. trong màu nhiệm Chúa Phục sinh. Cộng đoàn Giáo xứ Lộc Hiệp tha thiết nguyện cầu Chúa thương gởi đến những nhà Hảo Tâm, sẵng sàng giúp đỡ giáo xứ truyền giáo nghèo này, để họ sớm có được nơi sinh hoạt cần thiết cho một giáo xứ, để mọi người có cơ hội có Linh mục ở cùng, sống Đạo, giũ đạo cho tốt, và tương lai gần nhật họ có thể loan

báo tin mung Phục sinh của Chúa đến anh chị em Lương dân trong vùng họ đang sống.
 
Lễ vọng Phục Sinh tại Cộng Đoàn Tam Biên, Nam California
Phạm văn Ry
20:58 05/04/2015
Lễvọng Phục Sinh tại Cộng Đoàn Tam Biên, Nam California

"Người ta đã lấy xác Thày khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thày ở đâu" (Jo 20, 1)

Từ sáng sớm, Bà Maria Madalena một mình đi thăm mộ và vô cùng hoảng sợ khi thấy tảng đá che mộ Chúa bị đẩy qua một bên, Bà đã vội vàng bỏ chạy để báo tin cho Simon-Phêrô và các môn đệ của Chúa Giêsu vì xác Thày không còn ở trong mồ nữa.

Xem Hình

Tâm trạng của bà Maria Madalena và của các môn đệ sau ngày Chúa chịu chết khổ hình trên cây thập tự là tâm trạng của một người bơ vơ, buồn sầu và lo sợ. Do đó các ông đã mất hết niềm tin và đã quên đi những gì mà chính Thày mình đã báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài là " ba ngày sau Thày sẽ sống lại và ở cùng với các con mọi ngày cho đến tận thế". (Mat 17:22-23).

"Bình an cho các con" lời nói của Chúa Giêsu đã trấn an nỗi lo sợ và mất niềm tin nơi các môn đệ khi Ngài hiện ra và đồng hành với các môn đệ trên đường đi Emmau. Các môn đệ đã thực sự hồi tỉnh và vui mừng khi nhận ra có Chúa đang bên cạnh, cuộc đời của các môn đệ đã trở nên can đảm, nỗi lo âu đã biến mất, tâm trạng hoảng sợ đã được lấp đầy những bình an và hy vọng vào Vinh Quang Phục Sinh của Chúa Giêsu.

Năm nay, được sự hỗ trợ của Cha Phó Viện Trưởng Nguyễn Văn Tuyên, Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô, Cộng Đoàn Tam Biên, đã tổ chức tuần Tam Nhật Thánh trong bầu không khí thật long trọng và thánh thiện. Hơn 1500 giáo dân của giáo xứ và của các Cộng Đoàn khác cùng đến tham dự, thông công qua những suy tư về mầu nhiệm của Chúa Giêsu đã chịu chết và đã sống lại vinh quang trong ngày Đại Lễ Phục Sinh tối nay.

Thao thức mong đợi trong niềm vui phó thác vào Chúa Kitô Phục Sinh và cùng mừng vui với Giáo Hội hoàn vũ, cùng với Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô, hân hạnh đón nhận 20 anh chị em tân tòng gia nhập Giáo Hội trong ngày Đại Lễ Phục Sinh năm nay.

Qua Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức của các dự tòng hôm nay, chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng họ sẽ là muối, là men là ánh sáng cho mọi người xung quanh vì họ đã được lãnh nhận ánh sáng nơi Chúa Kitô Phục Sinh, nhờ đó sẽ hướng dẫn họ phân biệt được điều thiện và bất thiện. “Các con là muối đất” (Mt 5, 13)

Lạy Chúa, trong 3 ngày tuần thánh này, chúng con xin Chúa hãy thức tỉnh lại tâm hồn mỗi người chúng con, để chúng con không còn nguội lạnh, thờ ơ trước những sứ vụ Chúa muốn chúng con phải làm, xin cho chúng con biết ăn năn xám hối và thực sự trở về với Chúa qua Bí Tích hòa giải, biết khiêm tốn nhìn nhận những khuyết điểm để quay về với Chúa, nhờ đó mỗi người chúng con sẽ nhận ra rẳng Thiên Chúa luôn là tình yêu bao che, nâng đỡ trong cuộc đời của chúng con. Amen

Pham Văn Ry

04/04/2015
 
Văn Hóa
Tản mạn về Phục Sinh (3)
Vũ Van An
19:33 05/04/2015

IV. Sắp xếp lại câu truyện Phục Sinh



Đọc các trình huật khác nhau về Phục Sinh trong bốn Tin Mừng, trong Công Vụ và trong các Thư của Thánh Phaolô, ta không khỏi thấy có nhiều sai biệt trong chi tiết, nhiều chi tiết khá quan trọng, nhất là trong các lần hiện ra vào ngày thứ nhất.

1. Các sai biệt

Sau đây là một số sai biệt:

(1). Bao nhiêu phụ nữ tới ngôi mộ vào sáng hôm đó, một (Ga 20:21), hai (Mt 28:1) hay ba (Mc 16:1)?

(2). Magđalêna một mình đi gặp Phêrô và Gioan (Ga 20) hay một số phụ nữ đi gặp các môn đệ (Mt 28; Mc 16)?

(3). Họ nhìn thấy bao nhiêu thiên thần ở đó vào sáng hôm đó, một (Mt 28:2; Mc 16:5) hay hai (Lc 24:4; Ga 20:12)?

(4). Các phụ nữ chạy tới gặp các môn đệ khác và kể cho các ngài hay những gì mình thấy (Mt 28:8; Lc 24:9) hay họ không nói gì vì sợ (Mc 16:8)?

(5). Chúa Giêsu gặp họ đầu tiên ở Galilê (Mc 16:7; Mt 28:9) hay ở Giêrusalem (Ga 20; Lc 24:36)?

(6). Trong các tông đồ, có phải Người hiện ra đầu tiên với Phêrô (Lc 24:34), tất cả 11 tông đồ cùng một lúc (Mt 28:16) hay 11 tông đồ trừ Tôma?

(7). Chúa Giêsu hiện ra với họ trong một căn phòng (Ga 20:19) hay trên một đỉnh núi (Mt 28:16)?

(8). Cuối cùng, Chúa Giêsu lên trời vào ngay Chúa Nhật Phục Sinh (Lc 24:50-53; Mc 16:19) hay 40 ngày sau (Cv 1:3, 9)?

2. Các giải thích

Đức Ông Charles Pope của Tổng Giáo Phận Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn giải thích như sau về những sai biệt trên:

(1). Bao nhiêu phụ nữ tới ngôi mộ vào sáng hôm đó, một (Ga 20:21), hai (Mt 28:1) hay ba (Mc 16:1)? Và họ nhìn thấy bao nhiêu thiên thần ở đó vào sáng hôm đó, một (Mt 28:2; Mc 16:5) hay hai (Lc 24:4; Ga 20:12)?

Một giải đáp ở đây là nhớ lại rằng cả Thánh Gioan lẫn Thánh Mátthêu đều không tuyệt đối bác bỏ việc ba người phụ nữ tới ngôi mộ hôm đó. Các ngài chỉ không nhắc tới con số 3 trong khi Thánh Máccô nhắc tới. Thánh Gioan đặc biệt muốn tập chú vào Maria Magđalêna và có thể thấy nhắc tới những người khác là điều không cần thiết. Ngoài ra, việc Thánh Máthêu và Thánh Máccô nhắc đến một thiên thần không nên bị coi là tuyệt đối bác bỏ 2 thiên thần của Thánh Luca và của Thánh Gioan.

Một giải đáp khác là đơn giản thừa nhận sự sai biệt trong các trình thuật nhưng nhấn mạnh sự kiện này là: con số phụ nữ và con số thiên thần không phải là trọng điểm. Trọng điểm là ngôi mộ được khám phá ra không có xác chôn bởi một hoặc vài phụ nữ và họ được chỉ thị thông báo cho các môn đệ điều mình thấy và nghe.

(2) Thánh Mátthêu (28:8) và Thánh Luca (24:9) viết rằng các phụ nữ đi và kể cho các môn đệ về ngôi mộ trống nhưng Thánh Máccô (16:8) viết rằng họ sợ nên không nói gì. Điều này đúng nhưng trong các câu tiếp theo (Mc 16:10), Maria Magđalêna quả có kể cho các tông đồ nghe. Thay vì mâu thuẫn với các vị khác, Thánh Máccô có thể muốn nói thêm chi tiết về sự sững sờ của các phụ nữ, đến nỗi thoạt đầu họ không nói được gì, nhưng sau đó, họ có cho các tông đồ hay.

(3) Thánh Máccô (16:7) và Thánh Mátthêu (28:9) cho biết, theo chỉ thị của thiên thần, Chúa Giêsu sẽ gặp họ tại Galilê, nhưng Thánh Luca (24:36) và Thánh Gioan (Ga 20) mô tả các lần hiện ra đầu tiên ở Giêrusalem. Về sai biệt này, ta cần nhớ rằng các tin mừng không được viết như những cuốn lịch sử theo thứ tự thời gian. Các soạn giả tin mừng chọn lựa các biến cố trong số nhiều điều Chúa Giêsu nói và làm và có thể cũng đã thay đổi thứ tự. Thánh Gioan (20:30; 21:25) minh nhiên tuyên bố rằng trình thuật của ngài có tính lựa lọc. Do đó, ta không nên kết luận rằng tin mừng nào cũng hoàn toàn chi tiết hóa mọi cuộc hiện ra sau phục sinh. Quả tình Thánh Máccô và Thánh Mátthêu chỉ nhắc đến các lần hiện ra ở Galilê. Như thế, các trình thuật này chỉ bao gồm các lời thiên thần chỉ thị phải trẩy đi Galilê vì các ngài không có ý định mô tả các lần hiện ra ở nơi khác. Nói cách khác, ta có thể suy đoán rằng các chỉ thị của thiên thần có thể có nhiều chi tiết hơn và bao gồm cả việc sẵn sàng gặp Chúa Giêsu đầu tiên ở Giêrusalem. Tuy nhiên, Thánh Mátthêu và Thánh Máccô bỏ qua các chi tiết này trong các trình thuật của mình vì các ngài không có ý định bao gồm các lần hiện ra ở Giêrusalem trong các trình thuật của mình. Điều này rất có thể không làm vừa lòng ý niệm của chúng ta về các trình thuật lịch sử: ta muốn được trình thuật mọi chi tiết. Nhưng, Sách Thánh vốn không ghi chép lịch sử theo lối ấy. Đúng hơn Sách Thánh lọc lựa trình thuật nào có liên quan tới lịch sử nhưng không tường trình nó cách thấu đáo. Cũng nên lưu ý: Thánh Mátthêu và Thánh Máccô không rõ ràng về khung thời gian của các cuộc hiện ra. Tuy nhiên, Thánh Luca và Thánh Gioan xác định lần hiện ra đầu tiên ở Giêrusalem và rõ ràng cho biết ngày ấy cũng là ngày Chúa sống lại. Do đó, ta có lý để kết luận rằng các cuộc hiện ra đầu tiên diễn ra ở Giêrusalem và các lần hiện ra sau đó diễn ra tại Galilê. Nói cách khác, các cuộc hiện ra ở Giêrusalem không hề mâu thuẫn với các cuộc hiện ra ở Galilê. Đúng hơn, chúng chỉ thêm các chi tiết mà Thánh Mátthêu và Thánh Máccô, vì lý do riêng, quyết định không bao gồm. Một kết luận như thế tuy có tính suy đoán, nhưng có thể giúp ta thấy rõ các trình thuật tuyệt đối không mâu thuẫn với nhau.

(4) Trong số các tông đồ, Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Phêrô trước nhất (Lc 24:34), tất cả 11 tông đồ cùng một lúc (Mt 28:16), hay 11 tông đồ trừ Tôma (Ga 20:24)? Phần chắc là Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Phêrô trước nhất dù không có trình thuật trực tiếp nào nói về việc hiện ra này trong Sách Thánh. Tin Mừng Luca có nhắc tới việc này: Ngay lúc ấy, họ (hai môn đệ trên đường Emmau) đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon" (24:33-34). Thánh Phaolô cũng ghi lại điều đó: "Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Ðồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non" (1Cor 15: 5-8). Thành thử, Thánh Phêrô chắc chắn là người đầu tiên được Chúa hiện ra. Câu trích dẫn thư Thánh Phaolô vừa rồi cũng giúp ta nhớ lại rằng các trình thuật Tin Mừng luôn có tính lựa lọc cả đối với việc tường trình các lần hiện ra sau phục sinh. Do đó, khi đọc các trình thuật khác nhau, ta chỉ nhận được một phần của bức tranh toàn diện (xem Ga 20:30). Theo Thánh Phaolô, có những cuộc hiện ra với Thánh Phêrô, với 5 trăm môn đệ, và với Thánh Giacôbê. Chi tiết của các lần hiện ra này ta được tự do tưởng nghĩ. Điều này cũng có nghĩa ta không nên coi các trình thuật của Thánh Gioan và của Thánh Mátthêu, như đã được trích dẫn trên đây, là mâu thuẫn. Các trình thuật đó chắc chắn nói tới những lần hiện ra khác nhau.

(5) Chúa Giêsu hiện ra với họ trong một căn phòng (Ga 20:19) hay trên đỉnh núi (Mt 28:16)? Một lần nữa, ta không nên đặt hai bản văn này ở thế mâu thuẫn nhau. Phần chắc, chúng mô tả các lần hiện ra khác nhau. Vì khung thời gian của Thánh Gioan cho biết rõ ràng rằng các lần hiện ra ở thượng lầu diễn ra ngay trong Chúa Nhật Phục Sinh, nên ta có thể coi những cuộc hiện ra đó diễn ra trước nhất. Còn lần hiện ra ở trên đỉnh núi là ở Galilê và khung thời gian không rõ, nên có thể xẩy một hai ngày hay một hai tuần lễ sau.

(6) Chúa Giêsu lên trời ngay Chúa Nhật Phục Sinh (Lc 24:50-53; Mc 16:19) hay 40 ngày sau (Cv 1:3,9)? Thoạt nhìn, các bản văn của Thánh Luca và của Thánh Máccô xem ra muốn ngụ ý rằng việc lên trời xẩy ra cùng ngày với biến cố phục sinh. Tuy nhiên, đọc kỹ ta sẽ thấy: chúng khá mơ hồ về khung thời gian. Thánh Máccô bắt đầu đoạn dẫn tới việc lên trời bằng chữ “sau đó”. Bao lâu sau lần hiện ra trước không chắc chắn. Đoạn văn của Thánh Luca cũng mơ hồ như thế về thời gian. Tuy nhiên, Công Vụ (1:3,9), cũng do Thánh Luca viết, thì nói rất rõ ràng rằng thời gian xẩy ra việc lên trời là 40 ngày sau. Như thế, không nên coi Công Vụ đi ngược lại các trình thuật Tin Mừng; nó chỉ cung cấp các chi tiết không có trong các trình thuật ấy mà thôi. Vả lại, nếu nhận Thánh Luca là tác giả của cả Tin Mừng mang tên ngài và Công Vụ, thì làm sao ngài lại mâu thuẫn với chính ngài được?

Nói tóm lại, ta buộc phải nhận rằng các sách Tin Mừng không ghi chép lịch sử theo lối có hệ thống và tuyệt đối theo thứ tự thời gian như người hiện đại chúng ta. Nhưng quả chúng có ghi lại lịch sử, và ta phải chấp nhận các chứng cớ và trình thuật chúng cung cấp. Nhưng từ đó rút ra một khung thời gian chính xác cũng như mô tả chi tiết theo đúng thời gian của chúng là điều bất khả. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu cẩn thận các bản văn, ta vẫn có thể làm được đôi điều trong khía cạnh này.

3. Sắp xếp lại

Sau khi đưa ra một số tạm gọi là giải thích như trên, Đức Ông Charles Pope cố gắng dựa vào suy nghĩ bản thân của một mục tử, chứ không hẳn một học giả Thánh Kinh, để đề xuất một sắp xếp lại, theo thứ tự thời gian, các biến cố chung quanh việc phục sinh của Chúa Giêsu cho có trình tự thống nhất.

(1). Buổi sáng ngày thứ nhất

A. Sáng sớm, một nhóm phụ nữ, trong đó có bà Maria Magđalêna, đến mộ để hoàn tất các phong tục chôn cất Chúa Giêsu (Mt 28:1; Mc 16:1; Ga 20:1).

B. Họ được báo động khi thấy cửa mộ bị mở ra.

C. Bà Maria Magđalêna chạy đi tìm ông Phêrô và ông Gioan để báo cho các ông về việc kẻ trộm lấy mất xác Thầy (Ga 20:2).

D. Các phụ nữ còn lại gặp một thiên thần; thiên thần này loan báo cho họ hay Chúa Giêsu đã sống lại và các bà phải cho các môn đệ biết điều ấy (Mc 16:5; Lc 24:4; Mt 28:5).

E. Thoạt đầu, họ rất sợ, nên đã rời khỏi mộ không dám nói gì với ai (Mc 16:8).

F. Lấy lại can đảm, họ quyết định tới gặp các Tông Đồ (Lc 24:9; Mt 28:8).

G. Trong khi ấy, ông Phêrô và ông Gioan đi ra mộ để điều tra lời kể của Bà Maria Magđalêna. Bà này theo họ trở lại mộ và đã đến đó trước khi họ rời khỏi. Ông Phêrô và ông Gioan khám phá ra ngôi mộ trống dù không gặp thiên thần nào. Ông Gioan tin việc phục sinh. Kết luận của ông Phêrô không được ghi lại.

H. Các phụ nữ khác đã tường thuật điều các thiên thần truyền cho các tông đồ. Ông Phêrô và ông Gioan chưa trở về và các tông đồ kia, thoạt đầu, không tin câu truyện của các phụ nữ (Lc 24:9-11).

I. Maria Magđalêna, còn nấn ná ở lại mộ, sùi sụt khóc và lo sợ. Lần này, nhìn vào mộ, bà thấy hai thiên thần; các vị thắc mắc không hiểu tại sao bà khóc. Lúc đó, Chúa Giêsu, từ đàng sau, tiến lại phía bà. Không nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, bà nghĩ người này là người làm vườn. Rồi Người gọi tên bà, và bà, vì nhận ra tiếng Người, nên quay lại và thấy Người. Tràn ngập niềm, bà toan ôm lấy Người (cuộc hiện ra thứ nhất) (Ga 20:16).

J. Chúa Giêsu sai bà trở về gặp các tông đồ, cho họ biết nên chuẩn bị để Người hiện ra sau đó cùng ngày (Ga 20:17).

K. Các phụ nữ khác đã từ giã các tông đồ và có thể đang trên đường về nhà. Lúc đó, Chúa Giêsu hiện ra với họ (Mt 28:9) sau khi đã sai Maria Magđalêna đi. Người cũng sai họ trở lại với các tông đồ để báo cho họ hay Người đã sống lại và Người sẽ gặp các ông (cuộc hiện ra thứ hai).

(2). Buổi chiều và buổi tối ngày thứ nhất

A. Chiều cùng ngày, trên đường đi Emmau, hai môn đệ đang suy nghĩ những gì họ nghe đồn về việc Người sống lại, thì Chúa Giêsu từ đàng sau bước tới, nhưng họ không nhận ra Người. Chúa Giêsu mở lời trước tiên với họ, giảng giải cho họ, rồi vào băn ăn với họ và cử hành Phép Thánh Thể, nhờ đó, mắt họ mở ra và họ nhận ra Người trong lúc bẻ bánh (cuộc hiện ra thứ ba) (Lc 24:13-30).

B. Hai môn đệ trở về Giêrusalem tối hôm đó và tới gặp 11 tông đồ. Thoạt đầu, các tông đồ không tin họ giống như các ngài đã không tin các phụ nữ (Mc 16:13). Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục kể lại những gì họ đã trải qua. Vào một lúc nào đó, ông Phêrô rời khỏi các tông đồ khác (có thể đi dạo chăng?). Và Chúa Giêsu hiện ra với ông (cuộc hiện ra thứ tư) (Lc 24:34; 1Cor 15:5); ông thông tri cho 10 tông đồ kia và lúc này họ tin. Nhờ thế, các môn đệ làng Emmau (lúc đó vẫn còn nấn ná với các tông đồ) được các tông đồ cho biết (có thể xin lỗi nữa) quả thực Chúa Giêsu đã sống lại (Lc 24:34).

C. Gần như cùng một lúc, Chúa Giêsu hiện ra với một nhóm nhỏ các tông đồ và hai môn đệ làng Emmau (cuộc hiện ra thứ năm). Ông Tôma vắng mặt (dù Tin Mừng Luca hàm ý cho là hiện ra với nhóm “mười một”, nhưng có thể đây chỉ là một cách chỉ chung nhóm tông đồ). Các ông “kinh hồn bạt vía” nhưng Chúa Giêsu làm các ông an lòng và dùng Sách Thánh mà giảng giải (Lc 24: 36 tt).

D. Có một số tranh luận về việc liệu Người có hiện ra với họ lần thứ hai trong đêm hôm đó hay không. Trình thuật Gioan có một dữ kiện khá khác với trình thuật Luca về cuộc hiện ra vào tối Chúa Nhật đầu tiên. Đây là một dữ kiện khác về cùng một trình thuật hay hoàn toàn về một câu truyện khác hẳn? Không ai có thể nói được. Tuy nhiên, vì dữ kiện quá khác nên ta có thể coi đây là (cuộc hiện ra thứ sáu) (Ga 20:19 tt) dù có phần chắc nó là một với cuộc hiện ra thứ năm.

(3) Tạm ngưng

A. Không có dữ kiện Thánh Kinh nào cho thấy Chúa Giêsu hiện ra với họ trong tuần lễ ấy nữa. Trình thuật phục sinh sau đó viết rằng “tám ngày sau” tức Chúa Nhật kế tiếp.

B. Ta biết rằng các tông đồ có nói với ông Tôma rằng họ đã được thấy Chúa nhưng ông khước từ không tin (Ga 20:24).

C. Các tông đồ có bồn chồn hay không về việc Chúa Giêsu không hiện ra mỗi ngày? Ta không biết, Tân Ước hoàn toàn im lặng không cho biết việc gì đã xẩy ra trong thời gian gián đoạn này.

(4) Một tuần sau, Chúa Nhật thứ hai

A. Chúa Giêsu lại hiện ra (cuộc hiện ra thứ bẩy) khi các tông đồ đang hội họp. Lần này, ông Tôma cùng hiện diện với họ. Người mời gọi ông Tôma tin và giờ đây, ông tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa và là Thiên Chúa (Ga 20:24-29).

(5). Tạm ngưng

A. Các tông đồ nhận được chỉ thị phải trở về Galilê (Mt 28:10; Mc 16:7) nơi họ sẽ thấy Chúa Giêsu. Như thế, họ phải dành mấy ngày trong tuần lễ để vượt đoạn đường 60 dặm lên phía Bắc.

(6). Một thời gian sau

A. Khung thời gian của cuộc hiện ra kế tiếp khá mơ hồ. Thánh Gioan chỉ nói: “Sau đó”. Có thể sau mấy ngày hay một tuần không chừng. Khung cảnh là Biển Hồ Galilê. Không đủ 12 tông đồ hiện diện. Họ đi đánh cá, và Chúa Giêsu gọi họ từ bờ hồ. Họ lên bờ và gặp Người (cuộc hiện ra thứ tám). Thánh Phêrô có cuộc thảo luận cảm động với Chúa Giêsu trong cuộc hiện ra lần này và được ủy nhiệm chăm sóc đoàn chiên của Chúa Kitô (Ga 21).

B. Cuộc hiện ra với hơn 500 người. Không có trình thuật nào về cuộc hiện ra này cả, tuy hiện ra với số thật đông người. Chỉ có Thánh Phaolô nhắc qua tới nó (1Cor 15:6) (cuộc hiện ra thứ chín). Cuộc hiện ra này diễn ra ở đâu? Hiện ra thế nào? Phản ứng với nó ra sao? Ta không biết. Chứng tỏ một lần nữa Thánh Kinh không phải là sách lịch sử theo nghĩa qui ước. Đúng hơn, nó là một câu truyện lựa lọc những điều đã xẩy ra, chứ không kể hết mọi chi tiết (xem Ga 20:30).

C. Cuộc hiện ra với ông Giacôbê. Cả ở đây, ta cũng không có mô tả nào về cuộc hiện ra này, chỉ căn cứ vào lời Thánh Phaolô cho biết quả nó có xẩy ra (1Cor 15:7) (cuộc hiện ra thứ mười). Khung thời gian không rõ. Chỉ biết xẩy ra sau khi Chúa Giêsu đã hiện ra với hơn 500 người và trước lần hiện ra cuối cùng với các tông đồ.

(7). Phần còn lại của 40 ngày

A. Chắc chắn Chúa Giêsu còn tiếp tục có những cuộc hiện ra khác với các môn đệ. Thánh Luca chứng tỏ điều này trong Công Vụ khi ngài viết tại 1:3: Có nhiều bằng chứng cho thấy sau cuộc khổ hình, Người cho họ thấy Người bằng cách hiện ra với họ trong 40 ngày, và nói với họ về Nước Thiên Chúa.

B. Trong thời gian trên, có lẽ có một lần hiện ra như đã được Thánh Mátthêu (Mt 28: 16tt) và Thánh Máccô (Mc 16:14tt) ghi lại. Lần hiện ra này diễn ra trên “ một đỉnh núi ở Galilê”. Thánh Máccô viết thêm: họ đang nằm ở bàn ăn. Vì thế, ta có thể gọi lần hiện ra này là (cuộc hiện ra thứ mười một). Chính ở lần hiện ra này, Chúa Giêsu trao nhiệm vụ lớn cho họ. Dù bản văn của Thánh Máccô xem ra muốn hàm ý rằng Chúa Giêsu lên trời từ đỉnh núi này, nhưng một kết luận như thế có hơi vội vã vì Thánh Máccô chỉ muốn nói rằng Chúa Giêsu chỉ lên trời “sau khi đã nói với các ông” (Mc 16:19).

Hiển nhiên, Chúa Giêsu cũng đã bảo họ trở lại Giêrusalem, ít nhất cũng vào khoảng cuối thời kỳ 40 ngày. Ở đó, họ sẽ tham dự Lễ Ngũ Tuần. Ta có thể tưởng tượng còn nhiều cuộc hiện ra thường xuyên nữa với những giáo huấn liên tục, vì Thánh Luca ghi lại rằng Chúa Giêsu “ở lại với họ”. Phần lớn những lần hiện ra và giáo huấn này đã không được ghi lại. Trong Công Vụ, Thánh Luca viết rằng: Và trong khi ở với họ, Người dặn các ông không được rời Giêrusalem, nhưng phải đợi lời hứa của Chúa Cha, một lời hứa được Người cho hay “các con đã nghe từ Thầy, là Gioan rửa bằng nước, nhưng ít ngày nữa, các con sẽ được rửa bằng Chúa Thánh Thần” (Cv 1:4).

(8). Lần hiện ra cuối cùng và lên trời:

A. Sau 40 ngày hiện ra và giáo huấn, ta có trình thuật sau cùng về cuộc hiện ra sau hết (cuộc hiện ra thứ mười hai) theo đó, Người dẫn họ tới một nơi gần Bethany, dặn dò họ lần sau cùng là chờ đợi ở Giêrusalem cho tới khi Chúa Thánh Thần được sai tới. Và rồi Người được nâng lên trời ngay trước mặt họ (Lc 24:50-53; Cv 1:1-11).

Đó là trình tự rất có thể có và theo thứ tự thời gian của các cuộc hiện ra sau phục sinh, một tổng hợp nhằm gom lại mọi dữ kiện và trình bày chúng theo một thứ tự hợp luận lý. Dĩ nhiên, ta không thể chờ mong một trình thuật Thánh Kinh hoàn toàn viết theo một khung thời gian và trình tự hợp luận lý, vì các bản văn Thánh Kinh vốn chủ yếu không có ý định này.

Như trên đã nói, Sách Thánh là các trình thuật có lọc lựa, dựa trên câu truyện hơn là theo phương thức viết lịch sử ngày nay, một phương thức có tính báo chí. Sách Thánh thường thu thập các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu quanh một chủ đề thần học nào đó, hơn là theo một dòng thời gian chính xác. Các sách Tin Mừng không có ý tường thuật thấu đáo mọi điều Chúa Giêsu nói và làm trong hết mọi chi tiết chính xác của chúng (xem Ga 20:30; 21:25). Đúng hơn, các soạn giả Tin Mừng chọn lựa những gì phù hợp với mục tiêu thần học của họ.

Tuy nhiên, dù biết thế, ta vẫn phải biết rõ rằng các sách Tin Mừng đều là các trình thuật lịch sử, theo nghĩa chúng thuật lại những điều Chúa Giêsu thực sự nói và làm (xem Dei Verbum số 19).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Loa Kèn
Thérésa Nguyễn
21:34 05/04/2015
HOA LOA KÈN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mỗi năm hoa nở tháng tư
Dường như cất tiếng
chào mừng Phục Sinh.
(tn)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 31/03 – 06/04/2015: Liên Hiệp Quốc trước nguy cơ Kitô hữu bị tận diệt ở Trung Đông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:23 05/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao mẫu gương của thánh Têrêsa Chúa Giêsu về đời sống cầu nguyện, tinh thần tông đồ và đời sống cộng đoàn.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong thư gửi đến Cha Saverio Cannistrà, Bề trên Tổng quyền dòng Camêlô Nhặt Phép (OCD) nhân dịp kỷ niệm 500 năm sinh nhật của Thánh Nữ Têrêsa Chúa Giêsu ở thành Avila, Tây Ban Nha, mừng vào ngày 28 tháng 3 vừa qua.

Đức Thánh Cha khẳng định rằng “thánh nữ thành Avila sáng ngời như một vị hướng đạo chắc chắn và như mẫu gương đầy sức thu hút và sự tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa.”

- Trước tiên, “thánh nữ Têrêsa nổi bật như bậc thầy về sự cầu nguyện. Việc cầu nguyện này không bị đóng khung trong một không gian và thời gian nào trong ngày, nhưng cũng bộc phát trong những cơ hội rất khác nhau. Và Đức Thánh Cha xác quyết rằng: “Để canh tân đời sống thánh hiến ngày nay, Thánh Têrêsa đã để lại cho chúng ta một kho tàng lớn, đầy những đề nghị cụ thể, những con đường và phương pháp cầu nguyện, không làm cho chúng ta khép kín vào mình hoặc chỉ dẫn đưa chúng ta tới một sự quân bình nội tâm, nhưng làm cho chúng ta luôn tái khởi hành từ Chúa Giêsu. Những đề nghị ấy là một trường đích thực để tăng trưởng trong lòng mến Chúa yêu người”.

- Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa trở thành một người thông truyền Tin Mừng không biết mệt mỏi... Giống như thánh nữ đã làm thời ấy, ngày nay, Người cũng mở cho chúng ta những chân trời mới, triệu tập chúng ta để thi hành một công trình lớn, để nhìn thế giới với đôi mắt của Chúa Kitô, để tìm kiếm điều mà Chúa tìm và yêu mến như Chúa mến yêu.”

- Sau cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “thánh nữ Têrêsa biết rõ cả kinh nguyện cũng như sứ vụ không thể đứng vững nếu không có đời sống cộng đoàn đích thực. Vì thế nền tảng thánh nữ đề ra cho các Đan viện của Người là tình huynh đệ: “Ở đây tất cả phải yêu mến nhau, yêu thương nhau tận tình và giúp đỡ lẫn nhau” (Cammino 4,7).

Thánh Nữ Têrêsa rất quan tâm cảnh giác các nữ tu của Người về nguy cơ “tự tham chiếu” mình trong đời sống huynh đệ. Người nhắn nhủ các chị thực hành nhân đức khiêm nhường, tránh thói tật “ngồi lê đôi mách”, ghen tương, phê bình chỉ trích, làm thương tổn trầm trọng quan hệ với người khác. Tinh thần khiêm nhường theo thánh nữ Têrêsa là chấp nhận mình, ý thức về phẩm giá của mình, có tinh thần truyền giáo táo bạo, biết ơn và tín thác cho Chúa.”

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:

“Với những căn cội cao thượng ấy, các cộng đoàn Têrêsa ngày nay đang được kêu gọi trở thành những nhà hiệp thông, có khả năng làm chứng về tình huynh đệ và tình mẫu tử của Giáo Hội, trình bày cho Chúa những nhu cầu của thế giới, đang bị xâu xé vì chia rẽ và chiến tranh”.

Theo niên giám 2014 của Tòa Thánh, dòng Camêlô (Cát Minh) nhặt phép hiện có 3964 tu sĩ thuộc 624 tu viện và trong số này có 2864 Linh mục.

Các nữ Đan sĩ Camêlô nhặt phép theo hiến pháp năm 1991 gồm 8.988 chị thuộc 706 đan viện. Còn các chị theo hiến pháp năm 1990 gồm 1.783 chị sống trong 124 Đan viện.

2. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ vào tháng Tư.

Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7 tổ chức tại Panama sẽ là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của đại diện Tòa Thánh. Isabel De Saint Malo, bộ trưởng ngoại giao của Panama, nói với thông tấn xã: “Lần đầu tiên chúng ta có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latin, tôi biết đó là một cơ hội tốt để ngài gửi một thông điệp đến hội nghị.”

Sự tham gia của Đức Hồng Y Parolin là đặc biệt quan trọng vì Ngài là quan chức hàng đầu tại Vatican chỉ sau Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Pietro Parolin là một nhà ngoại giao kỳ cựu và là chuyên gia trong các vấn đề về Mỹ Châu. Ngài từng là sứ thần tại Venezuela trong suốt một thời gian căng thẳng giữa Giáo Hội và tổng thống Hugo Chavez từ năm 2009 đến năm 2013. Gần đây ngài từng là một cầu nối trong các cuộc đàm phán để mở lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba.

3. Công bố Logo cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Sarajevo

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Sarajevo theo dự trù sẽ diễn ra vào ngày 06 tháng 6 được đại diện bởi một logo gồm có một thánh giá hình thành một phần bởi một cành ôliu và một hình tam giác giống như biên giới của Bosnia và Herzegovina, cùng với dòng chữ, “Mir Varna” (“Bình an cho các con”).

Logo này đã được thiết kế bởi Miroslav Setka và Dragan Ivanković và đã được Đức Hồng Y Vinko Puljic là Tổng Giám Mục Sarajevo trình bày với báo chí. Ngài giải thích rằng logo được lấy cảm hứng từ những ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo đó mục tiêu của chuyến thăm của ngài là để khuyến khích tiến trình hòa bình.

4. Tòa Thánh cảnh giác với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nguy cơ tận diệt Kitô hữu tại Trung Đông

Hôm thứ Sáu 27 tháng Ba, đại diện Tòa Thánh nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng các Kitô hữu đang phải đối mặt với một “nỗi sợ hãi hiện sinh” ở Trung Đông.

Hội đồng Bảo an đã tổ chức một cuộc thảo luận về đề tài “Các nạn nhân của các cuộc tấn công và lạm dụng trên cơ sở chủng tộc hay tôn giáo ở Trung Đông.”

Đức Tổng Giám mục Bernard Auza, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng cộng đồng quốc tế được kêu gọi để làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự tấn công và lạm dụng các nạn nhân chỉ vì mầu da, sắc tộc hay tôn giáo của họ.

Đức Tổng Giám mục Auza nói:

“Đối diện với một tình trạng không thể chịu đựng nổi trong một khu vực xung đột bị kiểm soát bởi những kẻ khủng bố và cực đoan, các Kitô hữu trong vùng thường xuyên cảm thấy mạng sống của họ bị đe dọa, và với một ý thức sâu sắc về cảm giác bị bỏ rơi bởi các cơ quan hợp pháp và cộng đồng quốc tế, toàn bộ cộng đồng Kitô hữu, đặc biệt là ở phía Bắc Iraq, đã và đang phải rời bỏ nhà cửa của họ và tìm cách lánh nạn ở khu vực Kurdistan của Iraq và các nước láng giềng trong khu vực”.

Ngài kêu gọi tất cả các “nhà lãnh đạo và những người thiện chí trong khu vực và trên toàn thế giới hãy có những hành động sáng suốt trước khi quá muộn” để ngăn chặn các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và thanh trừng sắc tộc của quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Tổng Giám mục Auza nhắc nhở Hội đồng Bảo an rằng “khi một nhà nước không còn có khả năng thực hiện chức năng bảo vệ người dân khỏi những tội ác chống lại họ, cộng đồng quốc tế cần phải được chuẩn bị để có những hành động thích hợp nhằm bảo vệ những người dân lành vô tội vô phương tự vệ theo đúng Hiến chương Liên Hợp Quốc.”

5. Tòa Thánh nhắc nhở cộng đồng quốc tế cần tôn trọng lãnh thổ của Ukraine

Trong khi Nga tưng bừng kỷ niệm một năm sáp nhập lãnh thổ Crimea vào Nga, hôm thứ Năm 26 tháng Ba, đại diện Tòa Thánh tại Geneva nhắc nhở cộng đồng quốc tế về sự cần thiết phải “tôn trọng tính hợp pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới của Ukraine” như là một “yếu tố then chốt” để đảm bảo sự ổn định, cho cả Ukraine và toàn bộ khu vực.

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đã tuyên bố như trên tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình ở Ukraine.

Ngài nói tiếp:

“Tòa Thánh hoan nghênh các bước đã được thực hiện để thực thi lệnh ngừng bắn, và coi đó như là một điều kiện cần thiết để đi đến một giải pháp chính trị thông qua đối thoại và đàm phán”

“Đồng thời, Tòa Thánh thấy cần phải nhấn mạnh sự cần thiết là tất cả các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã được đồng thuận, bao gồm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế khác, cũng như Hiệp định Minsk”.

6. Nhiều giáo phận tại Nigeria không có nơi để cử hành Tuần Thánh nhưng người dân vẫn vui và tràn ngập hy vọng

Cha Evaristus Bassey, Giám đốc điều hành Caritas Nigeria cho biết nhiều giáo phận tại Nigeria không có nơi để cử hành Tuần Thánh nhưng người dân vẫn vui và tràn ngập hy vọng. Ngài đang ở Rôma để tham dự các cuộc họp của Caritas Internationalis về bi kịch của hơn một triệu người tị nạn và di dời gây ra bởi bạo lực của Boko Haram.

Cha Evaristus cho biết trong những tháng đầu năm nay quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã tấn công nhiều thị trấn và làng mạc Kitô Giáo sát biên giới với Cameroon. Các nhà thờ đầy chật người tạm cư.

“Tại Yola có tới 40,000 người tản cư. Thí dụ như tại nhà thờ Santa Teresa ở Yola, ngay bên cạnh Tòa Giám Mục, là nhà của khoảng 270 người. Ngay trong Tòa Giám Mục, trong nhà nguyện và trong các trường học cũng chật ních những người di tản”.

“Tuy khó khăn nhưng chúng tôi cũng có những niềm vui. Đầu tháng Ba này, anh chị em tín hữu tại trại Maroua đã vui mừng thấy vị Giám Mục của họ còn sống và đến thăm họ.”

Niềm vui lớn hơn và cũng là niềm hy vọng trong Tuần Thánh này là việc quân đội Nigeria đang giải phóng được nhiều làng mạc trong vùng. Đoạn video quý vị đang xem thấy là hình ảnh quân đội Nigeria giải phóng được thành phố Gwoza.

Cha Evaristus Bassey nói thêm là tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn vì nhiều nhà cửa đã bị đốt phá và nhiều gia đình tan nát vì những người đàn ông trong gia đình bị Boko Haram giết chết.

7. Đức Thánh Cha thăm hỏi các nạn nhân bị lũ lụt tại Nam Mỹ

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi điện thăm hỏi các nạn nhân lũ lụt gần đây ở Chile và Peru.

Những trận mưa lớn bất thường vào cuối tháng Ba trong vùng sa mạc Atacama ở miền bắc Chile đã làm nước sông dâng cao và gây ra lũ lụt trầm trọng. Có 9 người bị thiệt mạng đã được ghi nhận trong khi ít nhất 19 người khác vẫn còn mất tích.

Bức điện tín viết:

Trước lũ lụt nghiêm trọng tại các khu vực của Peru và Chile, gây ra thương vong nặng nề và nhiều thiệt hại tài sản, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho phần rỗi đời đời của những người đã chết và xin Chúa ban ơn an ủi và sức mạnh cho những ai chịu ảnh hưởng của thảm họa này.

Đức Thánh Cha một lần nữa thúc giục tất cả các tổ chức và tất cả những người thiện chí, được khích lệ bởi tình đoàn kết huynh đệ và bác ái Kitô giáo, hãy quảng đại hỗ trợ các nạn nhân vượt qua thời điểm khó khăn này.

8. Đức Hồng Y Leonardo Sandri thăm Giáo Hội Hung Gia Lợi

Cuối tháng Ba vừa qua Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, đã viếng thăm Hung Gia Lợi từ ngày 22 đến 25 theo lời mời của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại nước này.

Cơ hội cho biến cố này là dịp bắt đầu kỷ niệm 300 năm thành lập Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Maríapocs và mở lại và làm phép Nhà thờ chính tòa Mislols.

Tháp tùng Đức Hồng Y Sandri trong cuộc viếng thăm có Đức Tổng Giám Mục Bottari De Castello, Sứ thần Tòa Thánh tại Hung Gia Lợi và Đức Cha Fueloep Kocsis. Ảnh Đức Mẹ Mẹ Thiên Chúa Máriapocs được rước tới Nhà thờ chính tòa Hajdudorog hôm 23 tháng 3, trong cuộc thánh du qua các nơi của Giáo Hội Hung Gia Lợi.

Trong bài giảng tại buổi phụng vụ kính Đức Mẹ, Đức Hồng Y Sandri dâng lời cảm tạ Chúa và vô số các chứng nhân âm thầm trong thời kỳ Hung Gia Lợi bị chế độ vô thần cai trị, nhờ đó ánh sáng Tin Mừng đã lan tỏa cả trong những đêm đen tối nhất. Ngài nói: “Chúng ta cũng hãy cầu xin hàng ngũ chứng nhân ấy ngày nay soi sáng và giúp chúng ta phân biệt thiện khác biệt với sự ác, sự ác nhiều khi ẩn nấp dưới sự hào nhoáng của những thần tượng giả dối, và chúng để cho con người càng bị lẻ loi và mong manh hơn. Trong khi người ta tưởng mình là toàn năng trong việc theo đuổi một sự tiến bộ khép kín nơi chính mình”.

Đức Hồng Y Sandri nhắc nhở cho các tín hữu lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô “luôn đặt con người ở trung tâm và học cách trở thành một gia đình các dân tộc”.

9. Cảnh sát Ấn bắt giữ một kẻ tình nghi hãm hiếp một nữ tu 72 tuổi tại Calcutta

Hôm thứ Năm 26 tháng Ba, cảnh sát Ấn Độ cho biết đã bắt giữ một kẻ tình nghi có liên quan đến một băng nhóm đã cưỡng hiếp một nữ tu Công Giáo hồi đầu tháng này.

Kẻ tình nghi đã bị bắt và bị giam ở Mumbai – hay còn gọi là Bombay – vào tối thứ Tư 25 tháng Ba và đã được di chuyển đến Calcutta, nơi xảy ra vụ án. Tại Calcutta, cảnh sát cho biết họ đã xác định một số nghi phạm dựa theo những hình ảnh mà camera trong tu viện thu được, nhưng cho đến nay đã không có vụ bắt giữ nào được thực hiện.

Tổng Giáo Phận Kolkata, cũng gọi là Calcultta, cho biết tu viện Chúa Giêsu và Mẹ Maria, tại Ranagath, đã bị tấn công và cướp phá trong nhiều giờ từ lúc 1 giờ sáng ngày thứ Bẩy 14 thámg Ba mà không nhận được sự trợ giúp của cảnh sát.

Sau khi khống chế các nhân viên bảo vệ, bọn cướp đã trói 3 nữ tu và bắt đầu cướp phá. Nữ tu hiệu trưởng, năm nay 72 tuổi, cũng là bề trên tu viện đã gọi điện thoại báo cảnh sát nhưng bọn cướp xông vào phòng của sơ lục soát, phá hoại tài sản và lấy tiền, một máy tính xách tay và điện thoại di động sau đó đã hãm hiếp sơ.

Sáng thứ Bẩy, học sinh và cha mẹ đã xuống đường để phản đối. Họ chặn đoàn tàu trên tuyến Sealdah-Ranaghat và phong tỏa Quốc lộ 34 trong nhiều giờ nhằm phản đối vụ việc. Những cư dân khác trong vùng cũng tham gia với họ.