Ngày 03-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu vẫn hiện diện
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
01:08 03/05/2013
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C
ĐỨC GIÊSU VẪN HIỆN DIỆN

A. DẪN NHẬP

Bài Tin mừng hôm nay là một đoạn trích trong bài diễn từ giã biệt của Đức Giêsu (Ga 13,31; 14,31). Việc Đức Giêsu ra đi đã làm cho các môn đệ buồn sầu lo lắng, không biết tương lai sẽ ra sao. Thấy vậy, Đức Giêsu đã trấn an các ông, Người khuyên các ông “đừng xao xuyến và buồn sầu” (Ga 14,27), vì Người ra đi rồi sẽ trở lại với các ông bằng một cách thế khác.

Đức Giêsu khuyên các ông hãy giữ mối tinh thắm thiết với Người, đừng “cách mặt xa lòng”, và cách thế để tỏ lòng yêu mến đối với Người là hãy thực hiện những điều Người truyền dạy :”Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy tuân giữ các giới răn của Thầy”(Ga 14,5). Và tuân giữ lời Người là thước đo cụ thể và chính xác nhất lòng yêu mến của các ông đối với Người.

Đức Giêsu còn cho các ông biết việc Người ra đi thì có lợi cho các ông hơn vì Người có ra đi thì Thánh Thần mới được sai đến để dạy dỗ và nhắc nhở các ông, giúp các ông hiểu thấu đáo hơn những lời nói và việc làm của Người khi còn tại thế :”Thầy ra đi thì có lợi cho các con. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với các con; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với các con”(Ga 16,7).

Sau cùng, Đức Giêsu còn hứa ban cho các môn đệ sự bình an riêng của Người. Đây là sự bình an đặc biệt, bình an nội tâm, một sự bình an tuyệt hảo mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban tặng cho chúng ta :”Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng”(Ga 14,27).

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 15,1-2.22-29

Ngay từ ban đầu, Hội thánh cũng gặp một ít trục trặc, nhưng đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Số là đang khi Phaolô và Barnabê truyền giáo cho dân ngoại thì có những người Do thái từ Giêrusalem đến buộc dân ngoại tân tòng phải cắt bì và phải tuân giữ luật của Maisen. Hai vị truyền giáo không đồng ý nên trình vấn đề này lên Hội thánh.

Các Tông đồ đã họp hội nghị tại Giêrusalem và ra quyết nghị : những người ngoại tân tòng chỉ phải giữ những cái tối thiểu. Hội nghị đã cử Phaolô, Barnabê và mấy vị khác đến Antiochia với sứ mạng báo tin cho họ : chỉ cần giữ những điều cần thiết, đó là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm.

+ Bài đọc 2 : Kh 21,10-23.

Trong một thị kiến khác, thánh Gioan được trông thấy “kinh thành muôn thưở” lý tưởng trong tương lai. Đó là hình ảnh uy nghi của Giêrusalem mới được trình bầy cho chúng ta :
- Thành từ trên trời ngự xuống.
- Rất xinh đẹp và tươi sáng.
- Thành không có đền thờ vì chính Thiên Chúa là đền thờ của thành; thành cũng không có mặt trời mặt trăng vì chính Thiên Chúa là ánh sáng của thành.
- Đó là Hội thánh tương lai trên trời khi vương quốc của Thiên Chúa sẽ đến trong vinh quang trọn vẹn.

+ Bài Tin mừng : Ga 14, 23-29

Bài Tin mừng lấy từ bài diễn từ của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly, và ý chính là sự ra đi sắp xẩy ra của Người. Người bảo đảm cho các môn đệ rằng Người sẽ không để cho họ mô côi. Dù Người ra đi, Người và họ sẽ không rời nhau. Nếu họ giữ lời Người, họ sẽ được đưa vào trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Chính Thánh Thần sẽ nhắc họ lời Người.

Trong dịp này, Người trấn an các môn đệ trong cuộc ra đi của Người. Vì thế, Người hứa ban cho các ông sự bình an, một thứ bình an đặc biệt mà thế gian không thể ban cho các ông.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Những lời hứa của Đức Giêsu

I. SỰ HIỆN DIỆN MỚI CỦA ĐỨC GIÊSU

1. Sự ra đi của Đức Giêsu.

Trong suốt thời gian rao giảng Tin mừng của Đức Giêsu, các môn đệ đã được Người rao giảng về Nước Trời, được nghe những lời Người giảng, chứng kiến những việc Người làm, nhưng các ông chưa hiểu được ý Chúa. Các ông cứ tưởng Chúa mời gọi mình để được hưởng đặc quyền đặc lợi, được ăn trên ngồi trốc, được quyền lãnh đạo và được mọi người tôn trọng trong Nước Người sắp thành lập.

Nhưng không, trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu nói về sự ra đi của Người : Người sẽ bị bắt, bị đánh dòn, bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Thật là một tin sét đánh làm cho các ông chao đảo. Các ông chìm vào sự đau buồn trước viễn cảnh mất Người. Họ không muốn Người đi, họ muốn giữ Người lại vì “Ra đi là chết trong lòng một ít”.

Các ông cảm thấy lo sợ vì như sống trong cảnh rắn mất đầu, các ông sẽ phải cô đơn, phải gặp nhiều trắc trở và gian nan thử thách. Tương lai còn mù mịt, không biết số phận mình sẽ rao sao. Đức Giêsu hiểu rõ tâm trạng của các ông.

2. Những lời khích lệ của Đức Giêsu

Đức Giêsu nói với họ rằng Người không để cho họ mồ côi đâu. Người ra đi rồi sẽ trở lại với họ, để bắt đầu giữa họ và trong họ một cách hiện diện khác, mầu nhiệm, chỉ dành cho những ai trung tín với lời Người. Người không có ý đề cập đến sự trở lại với hình dạng thể lý, cũng không phải sự trở lại huy hoàng trong ngày thế mạt, nhưng , ngay từ bây giờ, là sự hiệp thông nghĩa thiết với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi :”Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy”(Ga 14,23).

Đức Giêsu còn cho biết việc ra đi của Người sẽ có lợi cho các ông hơn, vì như Người nói :”Các con sẽ buồn vì nghe nói Thầy phải rời xa các con. Lòng các con sẽ buồn sầu và sợ hãi, nhưng này Thầy bảo cho chúng con biết Thầy ra đi sẽ tốt cho các con hơn, vì khi ấy, Cha Thầy sẽ sai Thánh Thần đến giúp các con tăng trưởng theo một cách thức mới”.

Hay nói cách khác, Đức Giêsu nói cho các môn đệ biết đã đến giờ Người phải rời xa các ông ít lâu, đã đến giờ họ phải bắt đầu một giai đoạn mới trong việc phát triển tâm linh, đã đến giờ họ cần được phát triển theo một phương cách mới.

Đức Giêsu nhấn mạnh cho các ông tư tưởng này là hãy bình tĩnh :”Các con đừng xao xuyến và sợ hãi”(Ga 14, 27). Người không bỏ rơi các ông nhưng luôn hiện diện với các ông bằng một cách thức khác mà các ông không ngờ.

Truyện : Thầy đã vác con trên vai
Chúa Giêsu và một thanh niên cùng đồng hành trên một bãi cát dài trên biển. Bốn vết bàn chân hằn lên rõ trên mặt cát. Nhưng khi chàng thanh niên chẳng may gặp phải khó khăn thử thách, anh ta liền nhìn xuống mặt cát thì chỉ thấy còn lại hai dấu bàn chân. Anh kinh ngạc thất vọng kêu lên :”
- Thưa Thầy, lúc nãy Thầy trốn đi đâu để con bước đi một mình ?
Chúa Giêsu nhỏ nhẹ bảo anh ta :
- Con thử nhìn kỹ xem, coi đó là những vết chân của ai ?
Nghe lời Chúa, anh thanh niên nhìn kỹ lại thì mới tỉnh ngộ ra, đó là những dấu chân của Chúa. Anh ta vội thắc mắc la lên :
- Vậy thưa thầy, lúc đó con ở đâu ?
Chúa âu yếm trả lời :
- Con ạ, những lúc con gặp khó khăn gian nan, chính khi đó Thầy biết con không đủ sức chịu đựng nên Thầy đã vác con trên vai Thầy để cứu giúp con khỏi hoạn nạn đấy.

Dĩ nhiên đây là câu chuyện tưởng tượng, nhưng lại là một câu chuyện đầy ý nghĩa vì nó nói lên được một sự thật mà có lẽ ngày xưa các Tông đồ cũng như ngày nay chúng ta đều không nhận ra hoặc chưa tìm hiểu cặn kẽ : đó là Chúa luôn luôn hiện diện bên ta để bênh vực giúp đỡ ta.

Một chân lý thật đơn giản và rõ ràng. Vì suốt trong thời gian truyền đạo, riêng tư cũng như công khai, Chúa Giêsu luôn nhắc đi nhắc lại câu nói :”Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Thế thì tại sao trong cuộc sống hằng ngày, nhất là những lúc gặp gian nan khốn khó chúng ta hầu như quên sự hiện diện của Chúa, thậm chí đôi lúc có những người đối xử, ăn nói kiểu như không có Chúa nữa.

3. Những lời căn dặn của Đức Giêsu

Người ta thường nói :”Cách mặt xa lòng” (Tục ngữ) nghĩa là xa nhau thì dễ quên nhau. Đây là một kinh nghiệm rất phổ biến vì nó thường xẩy ra hằng ngày một cách rất tự nhiên. Đức Giêsu muốn đề phòng cho các môn đệ khỏi lâm vào cảnh đau lòng “cách mặt xa lòng”, nên trước khi về trời, về cùng Chúa Cha, Người đã đảm bảo với môn đệ rằng về phía Thiên Chúa không có chuyện xa mặt cách lòng, và về phía con người cần phải giữ lời Thầy để “cách mặt, nhưng gần lòng”.

a) Về phía Thiên Chúa

Đức Giêsu đảm bảo với các môn đệ rằng về phía Thiên Chúa không có cách mặt xa lòng đâu. Chúng ta có thể trưng ra những câu Đức Giêsu nói với các ông trong bữa Tiệc Ly :
- “Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với các con (Ga 14,23)
- “Cha Thầy phái đến nhân danh Thầy, Đấng Bào chữa là Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với các con”(Ga 14,26).
-Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế, chứ không để các con mồ côi đâu.

Như vậy, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều đến ở trong các con, các con được yêu mến, dạy dỗ, được bào chữa nâng đỡ và được ban phúc bình an, không còn phải xao xuyến, sợ hãi, mà còn được vui mừng về cùng Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Vậy, về phía Đức Giêsu, Người càng xa mặt về phần xác bao nhiêu, thì về phía thiêng liêng càng gắn bó kết hợp với các con ở khắp mọi nơi mọi lúc.

b) Về phía loài người

Để đề phòng khi xa mặt Chúa, mà lòng mình không xa Chúa, thì Đức Giêsu đã bảo :”Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”(Ga 14,23). Giữ lời Thầy là một trắc nghiệm rõ nhất, chính xác nhất về lòng mến Chúa.

Đức Giêsu đã nói :”Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy… Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy”. Câu nói này đủ xác định thế nào là yêu mến Chúa, nghĩa là dấu hiệu, bằng chứng để chúng ta biết được hay người khác biết được chúng ta yêu mến Chúa là chúng ta tuân giữ lời Chúa. Vì đây cũng là thước đo lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa nhiều hay ít, đó là chúng ta giữ lời Chúa nhiều hay ít.

Chúa bảo chúng ta hãy tuân giữ lời Chúa, nhưng lời Chúa ở đâu ? Nếu trả lời một cách ngắn gọn, chúng ta có thể nói : lời Chúa chứa đựng trong Sách Thánh, tức là trong Kinh Thánh. Nhưng nếu hiểu rộng ra, chúng ta có thể nói : lời Chúa còn chứa đựng trong Thánh truyền, tức là một phần mạc khải được lưu lại dưới hình thức truyền khẩu và trong giáo huấn của các giáo phụ. Lời Chúa còn chứa đựng trong Phụng vụ, tức là những gì Giáo hội sống và thể hiện trong sinh hoạt phụng tự. Và lời Chúa còn chứa đựng trong đời sống của Giáo hội, tức là giáo huấn của các công đồng, các Đức Giáo hoàng, các Giám mục…

Tóm lại, Kinh thánh, Thánh truyền, phụng vụ và giáo huấn của Giáo hội, đó là những kho tàng chứa đựng lời Chúa. Nhưng thông thường và cụ thể, mỗi khi nói đến lời Chúa , chúng ta thường hiểu là Thánh Kinh, nhất là sách Tin mừng.

Ngoài ra, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ và chúng ta khi xa mặt Chúa, phải có đức tin vững vàng trong cơn gian nan thử thách. Thiên Chúa xếp đặt cho chúng ta phải trải qua một thời kỳ gian khổ, để ta trưởng thành về tâm linh. Nhưng trong suốt thời gian chịu đựng thử thách đó, Thiên Chúa không bỏ rơi ta. Người luôn ở trong ta để động viên và giúp đỡ ta vượt qua gian khổ, để đức tin của ta ngày càng mạnh mẽ và trưởng thành.
Truyện : Con kén và con bướm.
Ngày nọ, một chuyên gia sưu tầm các loài bướm vào một công viên, thấy một cái kén lạ treo lơ lửng trên cành cây, ông ta liền bứt lấy cành cây ấy và đem kén bướm về nhà nghiên cứu. Ít ngày sau, ông thấy có cái gì động đậy bên trong kén. Ông biết là sắp tới lúc con bướm nở. Hôm sau, cái kén lại nhúc nhích, nhưng cũng chẳng có gì khác xẩy ra. Ngày thứ ba vẫn thấy kén nhúc nhích mà con bướm bên trong cũng không ra được. Nghĩ rằng tại cái kén mà bướm không ra được, ông lấy con dao sắc ra rạch vỏ kén giúp nó ra ngoài. Có điều sau một ngày mà con bướm vẫn không bay ra được, và cuối cùng nó chết.

Về sau, ông được một người bạn thân là nhà côn trùng học cho biết lý do con bướm không bay ra được, là do thiên nhiên đã xếp đặt cho nó phải tự phấn đấu để thoát ra khỏi cái kén. Ngày nào nó phát triển đến độ tự mình đạp bể cái kén chui ra ngoài thì mới chứng tỏ nó phát triển đầy đủ và mới có khả năng sinh tồn được trong thiên nhiên. Muốn làm con bướm bay trên ngàn hoa rực rỡ, thì bướm phải trải qua thời kỳ làm con sâu lặng lẽ, rồi phải ẩn mình trong cái kén một thời gian, đợi ngày phát triển đầy đủ. Còn nếu ông rạch cái kén giúp nó ra ngoài trước thời hạn, là ông vô tình tiêu hủy khả năng phát triển và sinh tồn của nó.

Chúng ta chẳng khác gì con bướm nọ : Thiên Chúa đã hoạch định cho chúng ta phải đấu tranh gian khổ để nhờ đó chúng ta được tiến triển về mặt tâm linh. Chúa đã an bài mọi sự để vào một số thời điểm trong cuộc sống chiêm niệm của chúng ta, vào một số thời điểm trong cuộc sống tín trung của chúng ta, vào một số thời điểm trong cuộc sống thiêng liêng của chúng ta, chúng ta phải nỗ lực gian khổ. Vào những thời điểm ấy, Thiên Chúa ở rất gần chúng ta . Chúa biết rõ chúng ta cần phải chịu gian khổ một thời gian vì lợi ích riêng của chúng ta, vì nhờ những gian khổ này chúng ta mới được tăng triển về mặt thiêng liêng để trở thành những Kitô hữu vững mạnh (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật năm C, tr 133).

II. ĐỨC GIÊSU BAN THÁNH THẦN CHO CÁC MÔN ĐỆ

Nay Đức Giêsu ra đi, sự lưu truyền của Thiên Chúa trong Giáo hội không phải là một sự tồn kho bất động, bởi vì chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến nhân danh Đức Giêsu, làm nên sự lưu truyền này bằng cách dạy dỗ và nhắc nhở cho Giáo hội tất cả những gì Đức Giêsu đã ban bố khi còn ở trần gian.

Đúng vậy, Lời của Đức Giêsu không phải là một “sự vật”, nhưng là một “con người nào đó”. Dù Đức Giêsu đã ra đi, nhưng vẫn có một “Đấng khác” đến để tiếp tục Lời của Chúa Cha, một thầy phụ đạo thần linh, một thầy nội tâm, được Chúa Cha sai đến nhân danh Đức Giêsu.

Một thời kỳ đã kết thúc, thời kỳ người ta thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai. Với biến cố Phục sinh, một thời kỳ mới bắt đầu, một cách thể khác cho liên hệ giữa Người và các môn đệ. Thời kỳ Chúa Thánh Thần mà “Cha sai đến nhân danh Thầy”. Người sẽ dẫn các ông tới chỗ hiểu thấu đáo lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu.

Léon Dufour giải thích rằng:”Tiếp theo thời kỳ mạc khải của Đức Giêsu Nazareth, là thời kỳ của Đấng Bầu Chữa. Người tỏ lộ cùng một mạc khải, nhưng đầy đủ, trọn vẹn. Sứ vụ của Đức Giêsu ở trần gian kết thúc, nhưng đối với các môn đệ, Chúa Thánh Thần còn rọi sáng những lời Đức Giêsu dạy rõ hơn khi các ông nghe lúc trước”(Lecture de l’Evangile selon Jean, Seuil, tr 120).

Nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần là dạy dỗ và nhắc lại những điều Đức Giêsu đã dạy lúc tại thế. Khi nói nhắc lại thì không phải chỉ là ôn lại, nhưng theo cách nói của Thánh Kinh, là khám phá ra ý nghĩa lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố Phục sinh.

Về vấn đề này, Léon-Dufour chú giải :”Khi nhắc các môn đệ nhớ lời của Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần không chỉ lặp lại giọng điệu của Thầy cho những trí nhớ quá tệ, nhưng Người còn giải nghĩa dưới ánh sáng Phục sinh cho các ông nắm bắt được ý nghĩa mà, cho đến lúc này, còn rất tối tăm đối với các ông… Nhiệm vụ giải thích của Chúa Thánh Thần liên quan tới sứ điệp của Ngôi Con, nhằm làm cho cộng đoàn nơi mạc khải luôn được tiếp tục và hiện thực một cách sáng tạo trong đời sống các tín hữu. Như thế, lời Đức Giêsu luôn sống động qua thời gian”(Sđd, tr 132).

III. ĐỨC GIÊSU BAN BÌNH AN CHO CÁC ÔNG

Đức Giêsu nói với các môn đệ :”Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng”(Ga 14, 27).

Theo phong tục Do thái, khi từ giã nhau, người ta thường chào nhau bằng “bình an” (shalom), nhưng ở đây sự bình an của Đức Giêsu để lại, không có ý nghĩa như lời chào từ biệt thông thường, vì thế gian chỉ có thể cầu chúc bình an chứ không thể tự mình ban bình an được, còn Đức Giêsu chính Người ban bình an riêng của Người.

Trong tiếng Hip-ri, bình an là Shalom, một chữ được dùng rộng rãi trong Thánh Kinh. Nội dung từ ấy rất phong phú đến nỗi từ “bình an hay hòa bình” chỉ chuyển tải một phần ý nghĩa. Một cách tổng quát, nó có ý nghĩa một sự viên mãn phổ quát, một điều kiện trong đó không một vật gì được thiếu sót. Từ ấy diễn tả hạnh phúc hoàn hảo chỉ thuộc về Thiên Chúa. Khi người ta có bình an, người ta sống trong sự hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa.

Vì vậy, Bình an, đối với người quen thuộc Thánh Kinh, không phải chỉ là vắng bóng bạo hành, tĩnh lặng tâm hồn, không có chiến tranh, mà chính là sức khỏe, sự thịnh vượng, hạnh phúc sung mãn, ơn cứu độ. Và chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban bình an này.

Theo cha Cantalamessa, Đức Giêsu không nói tới một sự bình an bên ngoài, chủ yếu là không có chiến tranh, xung đột giữa các dân tộc và quốc gia khác nhau. Người nói đến bình an đó trong những dịp khác, chẳng hạn khi nói :”Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.

Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Người nói đến một sự bình an khác, bình an nội tâm của con tim, của con người với chính mình và với Thiên Chúa. Điều này thật rõ ràng nơi lời nói mà Đức Giêsu thêm vào liền theo đó trong đoạn văn này của thánh Gioan :”Các con đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi”. Đây là sự bình an nền tảng nhất. Không có sự bình an này, thì không bình an nào khác có thể tồn tại. Từ mà Đức Giêsu sử dụng là “shalom”.

Người Do thái chào chúc lẫn nhau với lời này và vẫn còn làm thế; chính Đức Giêsu đã chào các môn đệ với lời này vào buổi chiều Phục sinh và truyền cho các môn đệ chào hỏi dân chúng cùng cách thức như thế :”Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói : “Bình an cho nhà này”(Lc 10,5-6).

Đức Giêsu có thể ban bình an cho các môn đệ bởi vì chính Người sở hữu sự bình an :”Thầy ban cho các con sự bình an của Thầy”. Bình an là sự hiệp thông với Thiên Chúa. Khi Đức Giêsu hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa, Người có thể ban cho ta ơn bình an. Chúng ta có thể ban sự bình an nào nếu không phải là sự bình an của chúng ta ? Người Kitô hữu có ơn gọi đem lại bình an. Nhưng khổ nỗi, thay vì chúng ta đem lại bình an cho người khác, chúng ta bắt họ chịu đựng sự bất an và bất hạnh của chúng ta.

Sự bình an thực sự chỉ có khi chúng ta tuân giữ lệnh truyền của Đức Giêsu là :”Các con hãy yêu thương nhau”(Ga 13,34). Về vấn đề này, Đức Giáo hoang Gioan Phaolô II nói :”Con đường của bình an chung cục phải đi qua trong tình thương và hướng tới việc tạo nên một nền văn minh tình thương. Giáo hội chăm chú nhìn về Đấng là Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con và bất chấp mọi đe dọa không ngớt gia tăng, Giáo hội không ngừng hy vọng, Giáo hội không ngừng kêu cầu và phục vụ hòa bình của nhân loại trên trái đất” (Dominum et Vivificantem đoạn 67)

Không thể có bình an nếu không có sự tha thứ. Hãy tuân giữ luật yêu thương, và tha thứ cho nhau, ngay cả kẻ thù của mình (Mt 5,44), thay vì luật báo thù – luật rừng. Bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực. Báo thù không dẫn đến hòa bình. Chỉ có tình thương mới đem lại bình an thực sự mà thôi. Vì Thiên Chúa là Tình yêu cũng là nguồn bình an (Ga 4,8,16; Rm 16,20).




 
Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều
Lm Jude Siciliano OP
01:25 03/05/2013
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH-C-
CVTĐ 15:1-2, 22-29; Tv. 67; Khải.huyền 21: 10-14, 22-23; Gioan 14: 23-29


THÁNH THẦN SẼ DẠY ANH EM MỌI ĐIỀU

Quý vị có để ý thấy các Chúa Nhật sau Phục sinh, các bài đọc I được trích từ sách Công vụ hay không? Các Chúa Nhật này giúp chúng ta chuẩn bị đón lễ Hiện Xuống bằng việc thay những bài đọc thư Hípri bằng những bài trích từ sách Công vụ tông đồ. Bản văn Công vụ tông đồ là một trình thuật về những hành động của Thánh Thần giữa các Kitô hữu tiên khởi. Thứ tự của các bài đọc dường như hơi rối, vì chúng ta đọc về sức mạnh và công trình của Thánh Thần trong Giáo hội sơ khai trước, sau đó chúng ta mới cử hành lễ đại lễ Hiện Xuống, khi đó chúng ta mới được nghe lại việc Thánh Thần lần đầu tiên hiện xuống trên cộng đoàn (Cv 2,1-11). Những bài đọc sách thánh này cần chúng ta phải điều chỉnh một chút về trật tự thời gian theo kiểu của chúng ta.

Một trong những bất tiện của việc chuyển qua đọc Công vụ tông đồ trong mùa Phục sinh là việc này làm tách biệt hành động liên tục của Thiên Chúa xuyên suốt Cựu Ước, khỏi sự phục sinh và những hành động của Thiên Chúa trong Tân Ước. Một hậu quả không hay khác là việc bỏ qua bài đọc thư Hípri có thể gây hiểu lầm rằng công trình của Thánh Thần trong Tân Ước chỉ là sự cải thiện những cuộc thần hiện của Thánh Thần trong Cựu Ước. Hay nói cách khác, điều này cho thấy rằng trước đây Thánh Thần đã bị treo lại một chỗ, chờ một cuộc tỏ hiện huy hoàng vào Lễ Hiện Xuống. Nhưng các bài đọc sách Hípri mà chúng ta nghe trong suốt năm phụng vụ, thậm chí là toàn thể Cựu Ước, cho thấy Thánh Thần đã hoàn toàn chủ động ngay từ những câu đầu tiên của sách Sáng Thế trong công trình tạo dựng, cho đến Tân Ước và mãi cho đến hôm nay. Vì thế, hãy chú tâm đến bài Tin mừng hôm nay.

Khi khách đến nhà, chúng ta dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Sắp xếp đồ vật gọn gẽ; hút bụi và lau chùi; rửa hết chén đĩa còn ngâm trong bồn; thậm chí còn chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn và đón tiếp đặc biệt. Chúng ta dọn dẹp ngăn nắp vì khách sắp đến nhà. Nhưng đón tiếp Đấng Bào Chữa mà Đức Giêsu đã hứa “Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy” thì ngược lại. Đấng Bào Chữa, một danh xưng dành cho Chúa Thánh Thần, lấy từ thuật ngữ pháp luật để sử dụng với nghĩa là “một người được gọi đến bên cạnh”. Đó chính là người có thanh danh tốt được mời đến biện hộ cho một người đang bị xét xử, làm nhân chứng hoặc làm người thay mặt phạm nhân xin với tòa, đặc biệt trong trường hợp phạm nhân sắp lãnh án tử hình.

Vì thế, Đấng Bào Chữa hoàn toàn đứng về phía chúng ta và được sai đến để trợ giúp chúng ta. Nếu nói theo kiểu gia đình thì Đấng Bào Chữa đến “để làm cho mọi sự được ngăn nắp”. Đó chẳng phải là một vị khách bất thường sao? Nỗ lực của Đấng Bào Chữa và của chúng ta trộn lẫn vào nhau. Chúng ta nỗ lực kiên trì cầu nguyện, giữ vững đức tin, tự đứng dây sau những vấp ngã – cảm thấy tất cả là do bản thân mình nỗ lực. Nhưng thực ra, đó là sự khéo léo phối hợp cách tài tình của Thánh Thần để giúp ta trở nên môn đệ của Đức Kitô.

Chúa Thánh Thần không thoạt đến thoạt đi khỏi cuộc đời chúng ta như kiểu một vị khách đột xuất. Nhưng, Thánh Thần không ngừng tìm cách thúc đẩy chúng ta để luôn có một con tim và ý muốn sẵn sàng đáp lại những gì Đức Giêsu muốn ta làm cho thế giới này. Khi ta không thể đáp lại bằng sức riêng của mình, thì Thánh Thần luôn bên cạnh để hướng dẫn và ban cho ta sức sống mới. Đời sống Kitô hữu thật khó để mà nèo lái trong thế giới hiện đại này. Khi chúng ta trượt ngã thì có Thánh Thần nâng ta dậy, xóa sạch bùn nhơ và tiếp tục giúp ta kiến tạo cuộc đời mới – giống như một vị khách tuyệt vời và luôn giúp đỡ.

Những những ai đã dự lễ Chúa nhật và cầu nguyện lâu năm sẽ dễ dàng nhận ra tất cả dường như đã trở thành sự lặp đi lặp lại. Trong suốt những giai đoạn ấy, Chúa Thánh Thần “đứng bên cạnh ta” để biến những câu từ thô kệch trở thành những lời nguyện đích thực, thậm chí cả khi chúng ta thấy mình chẳng biết cách cầu nguyện (Rm 8,26-27). Đức Giêsu đã thực hiện lời Người hứa. Chúa Cha đã gửi cho chúng ta Thánh Thần nhân danh Đức Giêsu. Không phải một Thánh Thần thụ động, chỉ ngồi chờ chúng ta cầu nguyện rồi chuyển lời, nhưng là một Thánh Thần “làm cho chúng ta nhớ lại” tất cả những gì Đức Giêsu đã dạy và giúp ta biết cầu nguyện.

Việc nhắc nhở này không chỉ được thực hiện bằng cách ban cho chúng ta một trí nhớ tốt. Có hai giai đoạn thời gian trong diễn từ của Đức Giêsu: thời hiện tại, khi Người nói với các môn đệ của mình trong “Diễn Từ Cuối Cùng” tại bữa Tiệc Ly. Người sẽ sớm rời khỏi các ông. Người cũng nói đến thời gian thứ hai: thời tương lai khi mà Người không còn ở với các ông nữa. Nhưng họ sẽ không bị bỏ rơi, mà ngược lại, Thiên Chúa Cha sẽ sai Đấng Bào Chữa, Thánh Thần đến để đồng hành với các ông. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Thánh Thần sẽ đợi các ông ở cuối hành trình, chào đón các ông trở về nhà sau khi đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Nhưng các ông sẽ được Thánh Thần ở cùng trong suốt cuộc đời.

Trong lúc Đức Giêsu nói với các môn đệ khi các ngài đang dùng bữa thì lúc ấy các ông vẫn chưa hiểu ý Người mong muốn các ông làm gì. Cụ thể, Phêrô phản đối ngay từ đầu việc Đức Giêsu rửa chân cho ông. Liệu chúng ta có thể hiểu nổi việc rửa chân đòi hỏi chúng ta điều gì, thậm chí sau ngần ấy thế kỷ trôi qua? ĐGH Phanxicô nhắc nhở chúng ta trong ngày Thứ Năm tuần thánh khi ngài cúi xuống rửa và hôn chân các bạn trẻ trong trung tâm cai nghiện ma túy. Nhưng, liệu chúng ta nhớ được bao lâu.

Những Kitô hữu như chúng ta không biết trong tương lai sẽ còn phải đối diện với những thử thách gì, cả phương diện cá nhân lẫn Giáo hội. Chúng ta sẽ chuẩn bị gì cho những vấn đề có thể xảy đến tình cờ, và đòi ta phải can đảm cũng như khôn ngoan sáng suốt? Chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ trang web hay quyển sách nào có thể đưa ra một chỉ dẫn hay câu trả lời thích hợp. Dù nhiều người ở đây có thể đã học thần học, hoặc đã có những chứng chỉ về giáo lý, nhưng khi đụng phải bức tường ngăn lối, thường chúng ta vẫn thấy lúng túng, lo lắng và bối rối.

Đó chính là điều mà Đức Giêsu nói cho chúng ta biết về công việc của Thánh Thần – nhắc nhớ – như người mẹ yêu mến đặt tay lên vai đứa con để nhắc nhở: “nhớ rửa tay, rửa mặt và đáng răng trước khi đi ngủ nhé”. Nhưng người mẹ biết quá rõ về con mình. Đứa trẻ còn phải học nhiều để biết cách giữ vệ sinh, thế nên bà cùng với con đi ra chỗ bồn rửa, và một lần nữa, chỉ cho đứa trẻ biết phải rửa mặt ra sao. Rồi bà tự nói với mình “một ngày nào đó”…

Thánh Thần sẽ tiếp tục công trình của Đức Giêsu bằng cách nhắc chúng ta nhớ những điều Đức Kitô đã dạy: đừng ích kỷ một mình, nhưng hãy làm việc và chia sẻ với cộng đoàn; không chỉ chăm chú mỗi mục đích của mình nhưng hãy nhìn ra nhu cầu của tha nhân; bỏ qua thù hận và hãy tha thứ; vượt qua nỗi sợ hãi để thực hiện hành động anh hùng qua việc tự hiến. Trong những lời của Đức Giêsu: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”.

Thánh Thần không phải là cái máy tự động đưa ra những giải đáp cho các vấn nạn hay các bài kiểm tra trên trường. (Tôi thi trượt môn vật lý trong năm đầu sau khi đã cầu xin Thánh Thần ban “ơn khôn ngoan và hiểu biết). Nhưng Đức Giêsu hứa rằng trong những lúc gian nan thử thách, Đấng Bầu Chữa sẽ giúp chúng ta vượt qua những nghi ngại và làm chúng ta nhớ lại những lời Đức Giêsu đã dạy. Thánh Thần hiện diện với chúng ta trong “khoảng thời gian” từ sau khi Đức Giêsu đã lên trời và chúng ta đang mong chờ Người trở lại. Trong khi các môn đệ được Đức Giêsu hiện diện bằng sương bằng thịt, thì cũng thế, nay chúng ta cũng được Chúa Thánh Thần hiện diện, nhắc nhở chúng ta về những giáo huấn của Đức Kitô cũng như giúp chúng ta sống những lời dạy ấy.

Trong ngày Lễ HIện Xuống chúng ta sẽ mừng kính điều chúng ta đã nhận được –như Đức Giêsu đã hứa – ân sủng của Thánh Thần. Hoặc, như đã nói ở trên, Lễ Hiện Xuống nhắc đến “vị khách bất thường” đã đến và ở lại với chúng ta. Không chỉ khoanh tay đứng nhìn hay thờ ơ nhìn xem chúng ta sẽ thực hiện ra sao, nhưng Người xắn tay cùng “làm việc nhà” – dọn dẹp cho tươm tất để xứng đáng là nơi cho Thiên Chúa hằng sống.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


6th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 15:1-2, 22-29; Psalm 67; Revelation 21: 10-14, 22-23; John 14: 23-29

Have you noticed that the weeks after Easter have had first readings from the Acts of the Apostle? These Sundays help us prepare for Pentecost by replacing the Hebrew texts of the first reading with selections from Acts. Acts is the story of the Spirit’s activities among the first Christians. The sequence of the Sunday readings is a bit confusing, since we are reading about the power and work of the Spirit’s presence already with the early church, as we lead up to the feast of Pentecost, when we will hear of the Spirit’s first coming on that community (Acts 2:1-11). These lectionary readings require a bit of mental gymnastics and adjustments in our sequence of time.

One of the disadvantages of this Easter season’s shift to Acts is that it separates God’s continual action throughout the former (Old) Testament, from the resurrection and God’s activities in the New Testament. An unfortunate effect of temporarily pulling away from the Hebrew texts gives the false impression that the work of the Spirit in the New Testament is an improvement on the manifestations of the Spirit in the Old Testament. In other words, it suggests that formerly the Spirit was hanging back, waiting to make a grand entrance on Pentecost. Yet the Hebrew texts we have heard throughout the liturgical year, indeed the entire Old Testament, shows that the Spirit was fully active from the first verses in Genesis’ creation account, up to the New Testament and beyond to our present time. That being said, let’s look at today’s scriptures.

When a guest is coming we get our homes ready. We put away things that are lying around; dust and vacuum; clear the dishes from the sink; even prepare a meal or special treats. We tidy up the place – a guest is coming. But reverse all that with the coming of the Advocate, whom Jesus says, "The Father will send in my name." Advocate (Paraclete), a name for the Holy Spirit, is taken from a legal term used in courts which means, "someone called alongside." It’s a person of good reputation who is called in to speak for a person on trial, either as a character witness, or to intercede with the judge on behalf of the accused – especially when sentence is about to be passed.

Thus, the Advocate is definitely on our side and sent to help us. To put it in domestic terms, the Advocate comes "to tidy up the place." What an unusual guest! We don’t make ourselves suitable for the Spirit’s coming, instead the Spirit helps us put our place in order. The Advocate’s efforts and our own, mingle together. Our attempts to keep praying, stay faithful, pick ourselves up when we fall – feel like our own hard work. But in fact, that’s how smoothly the Advocate blends and works with us to help us become Christ’s disciples.

The Holy Spirit doesn’t pop in and out of our lives like an occasional houseguest. Rather, the Spirit seeks us out, always readying hearts and minds to respond to what Christ would want us to do in the world. When we can’t rely on our own strength, the ever-present Spirit is by our side for guidance and new life. The Christian life is hard to navigate in our modern world. When we slip up the Holy Spirit picks us up, wipes us off and continues to work with us to make new life – like a very helpful and wonderful houseguest.

Those of us who have been at prayer and Sunday worship for years might find it all becoming routine. During these periods the Holy Spirit "stands by our side" to turn our poor words to true prayer, even when we admit we don’t know how to pray (Romans (8:26-27). Jesus has fulfilled his word. The Father has sent us the Spirit in Jesus’ name. The Spirit is not passive, sitting and waiting for our prayer to pass muster. Instead the Spirit "reminds" us of all Jesus has told us and stirs us to prayer.

This reminding isn’t just accomplished by giving us a good memory. There are two periods of time in Jesus’ discourse: the present, when he is speaking to his disciples in his "Last Discourse" at the Last Supper. Soon he will no longer be with them. He also speaks of a second time period; the future time when he will no longer be with them. But they will not be on their own, quite the contrary, the Advocate, the Holy Spirit, sent by the Father, will be their companion. However, that doesn’t mean the Spirit will be just waiting for them up ahead at the finish line, cheering for them till they successfully work their way home. Instead they will have the ongoing-presence of the Spirit throughout their lives.

While Jesus is speaking to his disciples at table they still don’t understand what he expects of them. For example, even Peter initially protests when Jesus wants to wash their feet. Do we comprehend, even after all these centuries, what foot washing asks of us? Pope Francis reminded us when, on Holy Thursday, he washed and kissed the feet of the young women and men in the drug rehabilitation center. But, how soon we can forget.

We don’t know what challenges we Christians will face in the future, both as a church and individuals. How can we be prepared for what will probably come upon us as a surprise and ask courage and wisdom of us? There are no books or Internet sites that we can go to for direction and answers. Even those of us who studied theology, or have gotten a certificate in catechetics, when we find a wall of problems blocking our paths, we often flounder with confusion and anxiety.

That’s what Jesus tells us the Spirit will do – remind us – like a loving mother who peeks over our shoulder telling us before we go to bed: "Don’t forget to wash your hands and face and brush your teeth." But the mother knows her child too well. He has more to learn about cleanliness, so the mother accompanies him to the sink and, once again, shows the child how to wash up. "Someday," she says to herself, "Someday."

The Spirit will continue Christ’s work by reminding us of what Christ taught us to do: not be selfish individuals, but work and share in community; turn from only focusing on our own goals and see the needs of others; let go of animosity and grudges to forgive; overcome fear and take on the heroic deeds of self-sacrifice. In Jesus’ words, "The Advocate, the Hold the Spirit, whom the Father will send in my name, will teach you everything and remind you of all that I told you."

The Spirit isn’t a vending machine that doles out answers to problems and school exams. (Take my word for that: I flunked physics my first year of engineering college after praying to the Spirit for "wisdom and knowledge!") Rather, Jesus promises, during times of struggle and confusion, the Advocate will help us overcome doubt and help us "remember" what Jesus said. The Spirit is with us in this "in-between-time," after Jesus has departed and as we wait for his return. In the meantime, as the disciples had the physical companionship of Jesus, so we have the intimate presence of the Sprit now, reminding us of Christ’s teachings and enabling us to live them out.

On Pentecost we will celebrate what we have already received – just as Jesus promised – the gift of the Holy Spirit. Or, as we have described, Pentecost reminds us that the best and most unusual houseguest has come to be with us. Not to stand idly by, to observe how we do on our own, but to join us in our "housework" – tidying up the place to make it a most acceptable dwelling place for our living God.
 
Làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:42 03/05/2013
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN, năm C
Lc 24, 46-53

LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA PHỤC SINH

Lễ Chúa Thăng Thiên là một trong những lễ quan trọng của năm phụng vụ.Bởi vì, qua lễ này, chúng ta mỗi Kitô hữu đều ý thức vai trò, nghĩa vụ và bổn phận của chúng ta là làm chứng cho Chúa sống lại. Khi Chúa về trời thì cũng là lúc, thời điểm các tông đồ, môn đệ ra đi khắp nơi. Ra đi tuyên xưng của các Ngài về một Giêsu mà người ta cho rằng đã tiêu diệt được cái trên Thập giá. Các Ngài tuyên xưng Đức Giêsu Kitô đã chết và đã phục sinh.Người đã chiến thắng tử thần, Người từ Cha mà đến, nay trở về cùng Cha.

Chúa Giêsu về trời và lúc đó cũng là lúc các môn đệ, các tông đồ phải trở về với cuộc sống thực tế. Các Ngài xuống núi nghĩa là không còn ngây ngất trong vinh quang của núi Tabôrê khi Chúa tỏ mình ra cho ba môn đệ thân tín.Các Ngài ra đi xây dựng trời mới đất mới, xây dựng một thế giới đầy tình yêu thương, hiệp nhất, xây dựng một thế giới công bình, huynh đệ, văn minh, tiến bộ. Các tông đồ đã làm theo lệnh truyền của Chúa về trời :” Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng…” hoặc “…Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính các con làm chứng về những điều này” ( Lc 24, 47 ). Các tông đồ nhất nhất đã hăng say rao giảng, làm chứng cho Chúa và dám hy sinh cả mạng sống để loan báo cho Chúa phục sinh, làm chứng cho Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

Mọi Kitô hữu đều có có sứ mạng và vinh dự tiếp nối sứ mạng của các tông đồ đi loan báo Lời Chúa, rao giảng chân lý, làm chứng cho Chúa sống lại.Tuy nhiên, đây cũng là một việc rất khó khăn, nặng nề vì còn 80% số người trên thế giới này chưa đón nhận Tin Mừng. Và thật sự, việc loan báo Tin Mừng, giới thiệu Đức Kitô là một thách đố lớn lao cho mọi người có lòng tin.

Chúa đã về trời cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng thực tế rất nhiều người chưa nhận ra Tin Mừng phục sinh. Chúng ta có thể đặt vấn đề như thế này: Tại sao Chúa đã sống lại từ lâu nhưng nhiều người lại chưa nhận ra Chúa phục sinh ? Phải chăng chúng ta quên đi, Chúa phục sinh nhưng Ngài vẫn hiện diện sống động giữa chúng ta, Ngài đang muốn chúng ta chia sẻ cho những người khác sự sống của Ngài. Chúa đã sống lại, Ngài vẫn ở với chúng ta, Ngài đang hoạt động nơi thế giới, nơi con người. Chúng ta phải giới thiệu Ngài bằng chính cuộc sống của chúng ta. Ngày hôm nay, thế giới này, thích sống chứng nhân hơn chứ không muốn nghe những lời rao giảng suông. Cuộc sống hy sinh, xả thân, phục vụ vô vị lợi, bác ái, yêu thương là cuộc sống chứng nhân hùng hồn hơn biết bao lời nói hoa mỹ nhưng chỉ là những lời trên môi miệng.

Cha Pierre Emonet, s.j đã viết một đoạn khá ấn tượng, Ngài nói :” Sự hiệp nhất nơi các tông đồ xác thực sứ vụ của Đức Giêsu. Họ chịu trách nhiệm về đức tin của thế gian. Dường như chưa bao giờ Đức Giêsu đã phải giao một trách nhiệm nặng nề như vậy cho cho những người đi theo và nói về Người. Từ giờ trở đi, công việc của họ là làm cho người ta tin vào Chúa. Và thách thức vượt quá sức của họ đến nỗi, đó chỉ là tác phẩm của Thiên Chúa. Đó là điều tại sao Đức Giêsu cầu nguyện để gửi gắm mọi sự cho Chúa Cha. Từ bây giờ, một điều nguy hiểm đang rình chờ các môn đệ : đó là xuyên tạc về Thiên Chúa. Bằng việc hướng đến những giới hạn hiệp nhất mà Chúa muốn, họ lại có nguy cơ bộc lộ sự nhỏ nhen của sứ vụ. một cách tỉ mỉ, thận trọng, như người biết con đường duy nhất của sự trung thành, các môn đệ có ý định chuyên tâm tạo nên một lộ trình bắt buộc của Chúa. Từ đó, những cấu trúc được luân phiên với cuộc sống và sự đồng nhất thay thế cho sự hiệp nhất. Bằng cách đưa ra bốn cách tiếp cận khác nhau về cuộc đời và giảng dạy của Đức Giêsu, các Thánh sử tự mình lấy khoảng cách với sự cám dỗ này. Họ khẳng định rằng hiệp nhất mà Đức Giêsu cầu xin làm nên từ sự đa dạng. Hiệp nhất trở nên có thể khi một người hoặc một lời khẩn cầu có thể vượt qua chính mình để ý thức về một nửa khác của bản thân mình “.

Để kết luận, chúng ta hãy dùng lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Matthêu 5, 13-16 soi sáng chúng ta :” Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là ánh sáng cho thế gian, là một thành phố xây trên đồi không thể giấu được…Cũng thế ánh sáng của chúng con cũng phải tỏa sáng trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con sẵn sàng và mạnh dạn loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa phục sinh. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:34 03/05/2013
BÀN CỔ KHAI THIÊN
N2T

Ngày xửa ngày xưa, trời và đất liên kết với nhau thành một khối, nhưng giữa trời và đất thai nghén một người khổng lồ tên là Bàn Cổ. Trãi qua một vạn tám ngàn năm, Bàn Cổ tỉnh dậy, bị trời đất trên dưới bốn phía đè nén không cách gì đứng lên được, thế là ông ta dùng sức mạnh mở trời ! Sau một tiếng “cạch” lớn vang trời, trong cảnh tối tăm giữa trời đất xuất hiện một luống ánh sáng, trời từ từ lên cao, bày ra bầu trời trong xanh; đất chậm chạp trầm xuống tích tụ thành một vùng rộng lớn rất dày.
Trời và đất từ đó chia đôi.
Bàn Cổ lo lắng trời và đất sẽ hợp lại nữa, bèn thẳng tay chống đở trời cao, chân đạp xuống đất, mà thân thể của ông ta cũng theo chiều cao của trời mà không ngừng cao thêm.
Một vạn tám ngàn năm sau thì Bàn Cổ mệt và chết.
(Tam ngũ lịch ký)

Suy tư:
Một vạn tám ngàn năm là con số tượng trưng cho thời gian rất lâu rất lâu của câu chuyện thần thoại này, cũng như trong sách Sáng thế ký nói Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong sáu ngày, và ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. Con số sáu ngày chỉ là con số tượng trưng và ấn định sáu khoảng thời gian , mà mỗi thời gian thì có khi cả triệu năm, cả trăm ngàn năm...Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chứ không phải sáu ngày của một tuần như chúng ta tính bây giờ.
Vũ trụ vạn vật và con người đều được Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài trao quyền làm chủ vạn vật cho con người tiếp tục thay mặt Ngài mà làm cho vũ trụ thế giới này ngày càng đẹp hơn. Và, mỗi một con người trong vũ trụ này đều có bổn phận phải gìn giữ, xây dựng xã hội này tôt đẹp hơn theo thánh ý của Thiên Chúa.
Bàn Cổ vì chống trời đạp đất lâu ngày nên mệt mà chết.
Thiên Chúa của chúng ta là Đấng tạo dựng và là Đấng căn nguyên của mọi sự, cho nên Ngài là Đấng hằng sống. Bởi vì khi trời đất chưa được tạo thành thì đã có Thiên Chúa, khi trời đất đã được tạo thành thì vẫn có Thiên Chúa, và khi trời đất này qua đi thì Thiên Chúa vẫn tồn tại và hiện hữu đến muôn muôn đời...
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:36 03/05/2013
N2T

44. Ý riêng mình làm hại rất lớn, bởi vì nó, ban đầu là việc có lợi cho chúng ta, sau sẽ biến thành có hại.

(Thánh Bernad)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hết thuốc chữa: Đảng cầm quyền Mã Lai đem Kitô giáo ra hù dọa cử tri
Nguyễn Long Thao
11:58 03/05/2013
Hết thuốc chữa: Đảng cầm quyền tại Mã Lai đem Kitô Giáo ra hù dọa cử tri

Cử tri Mã Lai sẽ đi bầu đại biểu quốc hội khóa 13 vào Chúa Nhật sắp tới. Các đảng phải cố gắng khuyến dụ khối cử tri Hồi Giáo bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng mình. Liên minh chính trị ở Mã Lai có tên là Barisan Nasional, từng lãnh đạo quốc gia này trong 56 năm qua, đã thấy ngày càng mất uy tín, nhiều người dân quay sang ủng hộ phe đối lập. Trong cuộc bầu cử năm 2008, Liên Minh đã mất thế thượng phong 2/3 số phiếu tại quốc hội. Do vậy, trong những năm qua, họ đã áp dụng nhiều luật lệ Hồi Giáo để củng cố uy tín đối với cử tri Hồi Giáo. Trong cuộc bầu cử năm 2013 vào Chúa Nhật sắp tới, Liên minh Barisan Nasio đã dùng Kitô Giáo làm chiêu bài để hù dọa khối cử tri Hồi Giáo .

Liên minh đã dùng những bảng hiệu vẽ nhà thờ Kitô Giáo với hàng chữ : "Cử tri có muốn con cái, cháu chắt qúy vị cầu nguyện trong các nhà thờ này không” và ngay dưới hàng chữ trên là hàng chữ :

"Hãy bầu cho các ứng cử viên liên minh Barisan Nasional vì họ sẽ bảo vệ tôn giáo, chủng tộc và quốc gia của qúy vị”

Trong khi đó, đảng đối lập với liên mình cầm quyền cũng đưa người ra tranh cử, nhưng có lập trường khoan dung hơn đối với các tôn giáo khác như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Tìn Lành và Công Giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại Liên Minh Barisan Nasional từng chống lại việc Kitô Giáo dùng chữ Allah để chỉ Thượng Đế trong các ấn phẩm của Kitô Giáo. Vì vụ này, Liên minh đã kiện Công Giáo ra trước tòa án Mã Lai. Sau khi nghe các chứng cớ rằng người Công Giáo đã dùng từ Allah từ thế kỷ 17 trong bản văn Thánh Kinh bằng tiếng Mã Lai nên quan tòa đã ra phán quyết người Công Giáo tại Mã lai có quyền dùng từ Allah trong Thánh Kinh

Lãnh tụ Anwar Ibrahim của đảng đối lập không có lập trường chống Kitô Giáo. Ông từng tuyên bố với các tín hữu Kitô Giáo rằng qúy vị cứ việc tiếp tục dùng từ Allah như từ trước.

Đươc biết dân số Mã Lai là 29.2 triệu người trong đó 60% theo Hồi Giáo, 19% Phật Giáo, 6% Ấn Độ Giáo, 6% Tin Lành , và 3% là Công Giáo.
 
Các mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Mẹ Maria trong Kinh Mân CôiMầu nhiệm của sự vui và sự sáng
Linh Tiến Khải
13:19 03/05/2013
Trong chương III Tông thư ”Kinh Mân Côi của Trinh Nữ Maria” Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bầy các mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Mẹ Maria, và định nghĩa Kinh Mân Côi là ”Phúc Âm tóm gọn”.

Đức Gioan Phaolô II khẳng định rằng chỉ khi biết lắng nghe, trong Thần Khí, tiếng nói của Thiên Chúa Cha, tín hữu mới bước vào sự chiêm ngắm gương mặt của Chúa Kitô, bởi vì ”không ai biết Người Con trừ Chúa Cha” (Mt 11,27). Trước lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô gần Cesarea Philiphê, Chúa Giêsu sẽ xác định nguồn gốc trực giác trong sáng về căn cước của Người: ”Không phải thịt xác hay khí huyết đã vén mở cho con biết điều đó, nhưng Cha Thầy ở trên trời” (Mt 16,17). Như vậy sự mạc khải từ trên cao cần thiết. Nhưng để tiếp nhận nó, cần phải đặt mình trong tư thế lắng nghe: ”Chỉ có kinh nghiệm của sự thinh lặng và lời cầu nguyện cống hiến chân trời thích hợp, trong đó có thể chín mùi và phát triển sự hiểu biết thật sự, gắn bó và trung thực với mầu nhiệm ấy”.

Kinh Mân Côi là một trong các lộ trình truyền thống của lời cầu nguyện được áp dụng vào việc chiêm ngắm gương mặt của Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI miêu tả Kinh Mân Côi như sau: ”Là lời kinh tin mừng, tập trung vào mầu nhiệm nhập thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi như thế là lời kinh có định hướng kitô học một cách rõ ràng. Thật thế, yếu tố đặc thái của nó - việc lập lại lời kinh ”Hãy vui lên, hỡi Maria” - cũng trở thành lời chúc tụng không ngừng dâng lên Chúa Kitô, đích điểm lời loan báo của thiên thần và lời chào của mẹ Đấng Tẩy Giả: ”Phúc cho hoa quả lòng bà” (Lc 1,42). Chúng ta sẽ còn nói hơn thế nữa: việc lập lại Kinh Kính Mừng Maria làm thành khuôn khổ, trên đó phát triển việc chiêm ngắm các mầu nhiệm: Đức Giêsu, mà mỗi Kinh Kính Mừng Maria nhắc tới, cũng chính là Đức Giêsu, Con của Thiên Chúa và của Mẹ Maria, mà sự tiếp nối các mầu nhiệm đề nghị với chúng ta lần này sang lần khác” (MC 46) (s. 18).

Như đã được củng cố trong thói quen chung được giáo quyền chấp nhận, Kinh Mân Côi chỉ đề nghị với chúng ta vài mầu nhiệm trong biết bao nhiêu mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô. Việc lựa chọn này đã được áp đặt bởi khuôn khổ ban đầu của lời kinh, được tổ chức theo số 150 tương đương với các Thánh Vịnh.

Tuy nhiên, để củng cố bề dầy kitô học của Kinh Mân Côi, Đức Gioan Phaolô II đã thêm vào năm mầu nhiệm sự Sáng, bao gồm cả các mầu nhiệm cuộc sống công khai của Chúa Kitô từ Phép Rửa cho tới cuộc Khổ Nạn. Thật thế, trong các mầu nhiệm này chúng ta chiêm ngắm những khía cạnh quan trọng của con người Chúa Kitô, Đấng mặc khải Thiên Chúa. Người là Đấng, được tuyên bố là Con yếu dấu của Thiên Chúa Cha trong Phép Rửa ở sông Giordan, loan báo Nước Thiên Chúa đến và làm chứng với các việc làm và công bố các đòi buộc của nó. Chính trong các năm của cuộc sống công khai mà mầu nhiệm của Chúa Kitô đặc biệt cho thấy mầu nhiệm sự sáng: ”Cho tới khi nào Thầy còn ở trong trần gian, Thầy là sánh sáng thế gian” (Ga 9,5).

Vì thế để cho Kinh Mân Côi có thể nói được một cách tràn đầy là ”Tin Mừng tóm gọn”, thật thích hợp việc cũng chiêm ngắm vài thời điểm đặc biệt ý nghĩa trong cuộc sống công khai (các mầu nhiệm của ánh sáng), sau khi đã nhớ lại việc nhập thể và cuộc sống ẩn dật của Chúa Kitô (các mầu nhiệm của sự vui), và trước khi dừng lại trên các khổ đau của cuộc khổ nạn (các mầu nhiệm của sự thương), và trên chiến thắng của sự phục sinh (các mầu nhiệm của sự vinh quang). Việc đưa vào các mầu nhiệm mới này, không gây thiệt hại cho khía cạnh nòng cốt nào trong trật tự truyền thống của lời kinh này, nhằm mục đích giúp sống lời kinh với sự chú ý được canh tân trong nền tu đức kitô, như là việc thực sự bước vào trong sự sâu thẳm của trái tim Chúa Kitô, là vực sâu của niềm vui và ánh sáng, của khổ đau và vinh quang (s. 19).

Tiếp đến Tông thư trình bày các mầu nhiệm sự vui, sự sáng, sự thương và sự mừng hay sự vinh quang của Tràng Hạt Mân Côi.

Chu kỳ thứ nhất, chu kỳ của “các mầu nhiệm vui”, thực sự có tính cách của sự vui mừng tỏa ra từ biến cố Nhập Thể. Điều này hiển nhiên ngay từ lúc Truyền Tin, trong đó lời sứ thần Gabriel chào Trinh Nữ thành Nagiarét gắn liền với lời mời của niềm vui cứu thế: ”Hãy vui lên, hỡi Maria”.

Toàn lịch sử cứu độ, còn hơn thế nữa, trong một cách nào đó, chính lịch sử thế giới dẫn đến lời chào này. Thật vậy nếu chương trình của Thiên Chúa Cha là thu tóm mọi sự nơi Chúa Kitô (x. Ep 1,10), thì toàn vũ trụ, trong một nghĩa nào đó, đã được đạt tới bởi ơn nghĩa thiên linh, qua đó Thiên Chúa Cha cúi xuống trên Đức Maria để khiến cho Người trở thành Mẹ của Con mình. Tới lần mình nhân loại như được gói trọn trong lời thưa Fiat, qua đó Đức Maria đáp lại ý muốn của Thiên Chúa một cách mau mắn.

Thế rồi như dấu chỉ của niềm vui là cảnh gặp gỡ bà Elidabét, trong đó chính tiếng nói của Đức Maria và sự hiện diện của Chúa Kitô trong lòng Mẹ khiến cho Gioan ”nhảy mừng” (x. Lc 1,44). Tràn đầy niềm vui là cảnh Bếtlêhem, trong đó biến cố Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế sinh ra được các thiên thần ca hát và loan báo cho các mục đồng như là ”một niềm vui lớn lao” (Lc 2,10).

Trong hai mầu nhiệm cuối, tuy vẫn giữ được mùi vị của niềm vui, nhưng đã diễn tả trước các dấu chỉ của thảm cảnh. Thật thế, việc dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, trong khi diễn tả niềm vui của sự thánh hiến và đắm chìm trong sự xuất thần của cụ già Simeon, nó cũng ghi nhận lời tiên tri của ”dấu chỉ chống đối”, mà Con Trẻ sẽ là đối với Israel và của lưỡi gươm sẽ đâm thâu linh hồn Đức Maria (x. Lc 2,34-35). Vừa vui mừng và vừa thê thảm cũng là cảnh Đức Giêsu, khi lên mười hai tuổi lên đền thờ. Ở đây Người xuất hiện trong sự khôn ngoan thiên linh của mình, trong khi lắng nghe và chất vấn, và một cách nòng cốt trong lớp áo của người ”giảng dậy”. Việc vén mở mầu nhiệm là Con hoàn toàn tận hiến cho các việc của Thiên Chúa Cha là lời loan báo tính cách triệt để của Tin Mừng, khiến cho các tương quan thân tình nhất của con người bị khủng hoảng, trước các đòi buộc tuyệt đối của Nước Trời. Chính Thánh Giuse và Mẹ Maria run rẩy và lo lắng cũng ”không hiểu các lời của Người” (Lc 2,50).

Chiêm ngắm các ”mầu nhiệm vui” như thế có nghĩa là bước vào trong các lý do cuối cùng và trong ý nghĩa của niềm vui kitô. Nó có nghĩa là dán cái nhìn vào sự cụ thể của mầu nhiệm Nhập Thể và lời loan báo tăm tối của mầu nhiệm khổ đau cứu rỗi. Mẹ Maria dẫn đưa chúng ta học hỏi bí mật của niềm vui kitô, bằng cách nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Kitô giáo trước hết là “tin vui”, có trọng tâm, và hơn thế nữa, có chính nội dung của nó nơi con người của Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới (s. 20).

Tiếp đến Tông Thư giải thích các mầu nhiệm của sự sáng. Khi từ tuổi thơ ấu và cuộc sống tại Nagiarét bước sang cuộc sống công khai, việc chiêm ngắm đưa chúng ta tới các mầu nhiệm có thể gọi, với tước hiệu đặc biệt, là các ”mầu nhiệm của ánh sáng”. Trong thực tế, toàn mầu nhiệm của Chúa Kitô là ánh sáng. Người là ”ánh sáng thế gian” (Ga 8,12). Nhưng chiều kích này đặc biệt nổi bật trong các năm của cuộc sống công khai, khi Người loan báo tin mừng Nước Trời. Khi muốn chỉ cho cộng đoàn kitô năm lúc ý nghĩa - các mầu nhiệm sáng láng - của giai đoạn này trong cuộc đời Chúa Kitô, tôi cho rằng chúng có thể được nhận diện một cách thích hợp: thứ nhất, trong Phép Rửa tại sông giordan; thứ hai, trong việc tự mạc khải ở tiệc cưới làng Cana; thứ ba, trong việc loan báo Nước Thiên Chúa và kêu mời hoán cải; thứ bốn, trong việc Hiển Dung; và sau cùng thứ năm, trong việc Thành lập Thánh Thể, diễn tả bí tích của mầu nhiệm vượt qua.

Mỗi một mầu nhiệm này là mạc khải của Nước Trời đã đến trong chính con người của Đức Giêsu. Là mầu nhiệm của ánh sáng trước hết là Phép Rửa tại sông Giordan. Ở đây, trong khi Chúa Kitô xuống nước sông, Đấng vô tội tự biến thành ”tội lỗi vì chúng ta” (x. 2 Cr 5,21), trời mở ra và có tiếng nói của Chúa Cha công bố Con yêu dấu (x. Mt 3,17 song song), trong khi Thần Khí xuống trên Người để tấn phong cho Người sứ mệnh đón chờ Người. Mầu nhiệm của sự sáng là sự khởi đầu các dấu chỉ tại Cana (x. ga 2,1-12), khi Chúa Kitô biến nước thành rượu, mở ra cho đức tin con tim của các môn đệ, nhờ sự can thiệp của Mẹ Maria, người đầu tiên của các kẻ tin. Mầu nhiệm của sự sáng là lời rao giảng, qua đó Chúa Giêsu loan báo nước Thiên Chúa đến và mời gọi hoán cải (x. Mc 1,15), bằng cách tha tội cho những ai tới gần Người với lòng tin tưởng khiêm tốn (x. Mc 2,3-13; Lc 7,47-48), bắt đầu chức thừa tác của lòng thương xót, mà Người sẽ tiếp tục thi hành cho tới ngày tận thế, đặc biệt qua bí tích Hòa giải được phó thác cho Giáo Hội (x. Ga 20,22-23).

Thế rồi mầu nhiệm ánh sáng tuyệt vời là sự Hiển Dung trên núi Tabor theo truyền thống. Vinh quang của Thiên tính rạng ngời trên mặt Chúa Kitô, trong khi Thiên Chúa Cha giới thiệu Người với các Tông Đồ đang xuất thần, để các ông lắng nghe Người (x. Lc 9,35 song song) và chuẩn bị sống với Người lúc đớn đau của cuộc Khổ Nạn, để cùng Người đạt tới niềm vui của sự Phục Sinh và một cuộc sống được Chúa Thánh Thần biến đổi. Sau cùng mầu nhiệm của sự sáng là việc thành lập bí tích Thánh Thể, trong đó Chúa Kitô trở thành lương thực với Mình và Máu Người, đưới các hình bánh và rượu, bằng cách làm chứng ”cho tới cùng” tình yêu của Người đối với nhân loại (x. Ga 13,1), mà Người sẽ tự hiến làm lễ tế cho ơn cứu rỗi của nó.

Trong các mầu nhiệm này, trừ tại Cana ra, Mẹ Maria chỉ hiện diện ở hậu trường. Các Phúc Âm chỉ hơi nhấn mạnh sự hiện diện của Mẹ trong lúc này hay lúc khác trong việc rao giảng của Chúa Giêsu (x. Mc 3,31-35; Ga 2,12), và không có gì nói tới sự hiện diện của Mẹ trong Nhà Tiệc Ly khi Chúa thành lập Thánh Thể. Nhưng vai trò Mẹ có tại tiệc cưới Cana, trong một cách nào đó, đi theo toàn lộ trình của Chúa Kitô. Mạc khải, trong Phép rửa tại sông Giordan, đã được Thiên Chúa Cha cống hiến một cách trực tiếp và được Gioan Tẩy Giả làm vang dội lên, ở trên miệng của Mẹ tại Cana và trở thành lời dặn dò hiền mẫu lớn lao, mà Mẹ hướng tới Giáo Hội thuộc mọi thời đại: ”Người bảo gì, các con cứ làm theo” (Ga 2,5). Đây là lời dặn dò giới thiệu tốt đẹp các lời nói và dấu chỉ của Chúa Kitô trong suốt cuộc sống công khai, làm thành bối cảnh thánh mẫu của tất cả mọi mầu nhiệm sự sáng.

(Thánh Mẫu Học bài 358)
 
Cuộc gặp lịch sử giữa Đức Thánh Cha và Đại sứ Nga cạnh Toà Thánh lần đầu tiên
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
17:57 03/05/2013
"Xin chào ngài". Đức Thánh Cha đã nói như trên với Tân Đại sứ Nga hôm thứ Năm 02/05/2013 trong buổi lễ trình quốc thư. Đây là lần đầu tiên Nga bổ nhiệm một đại sứ cạnh Tòa Thánh kể từ khi Liên bang Nga và Tòa Thánh Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 2009.

Đại sứ Alexander Avdeev, cựu Bộ trưởng Văn hóa Liên bang Nga, đã gặp Đức Thánh Cha trong cuộc hội kiến ngắn tại Dinh Tông Tòa với sự hiện diện của một thông dịch viên người Pháp.

Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang một ý nghĩa tôn giáo quan trọng, vì chính phủ Nga có mối liên kết chặt chẽ với Giáo hội Chính thống Nga.

Kết thúc cuộc gặp gỡ, Đại sứ Avdeev đã giới thiệu các nhân viên đại sứ quán với Đức Thánh Cha.

Mặc dù hai nước đã có mối quan hệ ngoại giao từ năm 1990, nhưng cách đây bốn năm tức là vào năm 2009 Nga mới nâng văn phòng của họ tại Vatican trở thành đại sứ quán chính thức.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Hãy cầu cho chúng tôi. Đó là điều rất cần thiết."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Đại sứ Nga một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài mới được đúc gần đây để làm quà. Bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha cũng đã đưa ra một thỉnh cầu ngài thường nói với nhiều vị khách là hãy cầu nguyện cho ngài.
 
Nhóm Hồi giáo vũ trang ở Kashmir yêu cầu các nhà truyền giáo Kitô rời khỏi nơi này hoặc là ''gánh chịu hậu quả''
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
17:59 03/05/2013
Một phát ngôn viên của Hội đồng Thánh chiến Hợp nhất, một tổ chức Hồi giáo vũ trang, cho hay các nhà truyền giáo Kitô phải rời khỏi khu vực Kashmir, miền bắc Ấn Độ hoặc là "phải gánh chịu hậu quả." Hiện nay, 97% dân số Kashmir là người Hồi giáo.

Syed Hussain Sadaqat cáo buộc rằng: "Các nhà truyền giáo Kitô đang lợi dụng người nghèo và cùng quẫn bằng cách cung cấp cho họ các khoản trợ cấp tài chính để họ cải đạo".

Ông tuyên bố thêm: "Hồi giáo là tôn giáo của hòa bình và hòa hợp nhằm mang đến sự bảo vệ người thiểu số. Tuy nhiên, các hoạt động chống Hồi giáo của một vài người là không thể dung thứ được."
 
Top Stories
Pope: Lukewarm Christians hurt the Church
Vatican Radio
12:59 03/05/2013
2013-05-03 Vatican Radio - All Christians have a duty to pass on the faith with courage, lukewarm Christians, a lukewarm faith hurts the Church, because it creates divisions. The courage to be Christian in today’s society was the focus of Pope Francis homily Friday morning in Casa Santa Marta.

Pope Francis concelebrated with Archbishop Claudio Maria Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications and mass was attended by the Pontifical Swiss Guard with their commander Daniel Rudolf Anrig. On Sunday May 6th, the guard will hold their annual celebration, commemorating the last stand of 1527 with Mass and the swearing in of new recruits.

At the end of the celebration, Pope Francis addressed a special greeting them, describing their service as "is a beautiful testimony of fidelity to the Church" and "love for the Pope."

In his homily which focused on the readings of the day, Pope Francis said all Christians who have received the gift of faith must pass this gift on by proclaiming it with our lives, with our word. But, the Pope questioned, “what is this fundamental faith? It is faith in the Risen Jesus, in Jesus who has forgiven our sins through His death and reconciled us with the Father":

"Transmitting this requires us to be courageous: the courage of transmitting the faith. A sometimes simple courage. I remember - excuse me - a personal story: as a child every Good Friday my grandmother took us to the Procession of Candles and at the end of the procession came the recumbent Christ and my grandmother made us kneel down and told us children, 'Look he is dead, but tomorrow he will be Risen! '. That is how the faith entered: faith in Christ Crucified and Risen. In the history of the Church there have been many, many people who have wanted to blur this strong certainty and speak of a spiritual resurrection. No, Christ is alive”.

Pope Francis continued saying that “Christ is alive and is also alive among us”, reiterating that Christians must have the courage to proclaim His Resurrection, the Good News. But, he added there is also another courage that Jesus asks of us:

"Jesus - to put it in stronger terms - challenges us to prayer and says this:' Whatever you ask in my name, I will do so that the Father may be glorified in the Son '. If you ask anything in my name, I will do it ... But this is really powerful! We must have the courage to go to Jesus and ask him: 'But you said this, do it! Make the faith grow, make evangelization move forward, help me to solve this problem... Do we have this courage in prayer? Or do we pray a little, when we can, spending a bit' of time in prayer? But that courage, that parresia even in prayer ... ".

The Pope recalled how we read in the Bible that Abraham and Moses have the courage to "negotiate with the Lord." A courage "in favor of others, in favor of the Church" which we also need today:

"When the Church loses courage, the Church enters into a ‘lukewarm’ atmosphere. The lukewarm, lukewarm Christians, without courage ... That hurts the Church so much, because this tepid atmosphere draws you inside, and problems arise among us; we no longer have the horizon, or courage to pray towards heaven, or the courage to proclaim the Gospel. We are lukewarm ... We have the courage to get involved in our small things in our jealousies, our envy, our careerism, in selfishly going forward ... In all these things, but this is not good for the Church: the Church must be courageous! We all have to be courageous in prayer, in challenging Jesus!".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ XIV GXVN Paris
Thục Hiền, Minh Đức và Văn Cảnh
08:33 03/05/2013
Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ XIV GXVN Paris

Paris, ngày 01/05/2013, Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp đã cử hành Đại Hội thứ XIV, xoay quanh ba việc : cầu nguyện chung qua lễ thánh Giuse Thợ, gặp gỡ qua bữa cơm huynh đệ và trao đổi thảo luận về đề tài « Sống Đức Tin qua các ngành nghề ».

A. Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse Thợ

Như một ngày Chúa Nhật, hay lễ trọng, Đại Hội lần thứ XIV của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) đã được khởi đầu bằng thánh lễ 11g30. Từ 10 giờ, nhiều anh chị đã đến giáo xứ. Đến 11g00 thì số người đã lên đến cả trăm. 11g20, nhà nguyện đã gần đầy.

11g30, đoàn đồng tế gồm 12 linh mục và 3 phó tế tiến ra bàn thờ. Ca đoàn đặc biệt của LĐNN đã hướng dẫn cả cộng đoàn hát Bài ca hiệp nhất « Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa,.. ». Chia sẻ Lời Chúa, linh mục chủ tế đã gợi ra nhiều điều về cuộc đời thánh Giuse, trong đó có những điểm trùng phùng với những ý tưởng mà Đức Thánh Cha đã nhắc đến trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 1-5-2013 hôm nay, đặc biệt là 3 ý tưởng sau đây : 1- « Chúa Giêsu sinh ra và sống trong một gia đình, trong Thánh Gia, học từ thánh Giuse nghề thợ mộc, trong xưởng thợ Nagiarét, chia sẻ với thánh nhân sự dấn thân, sự mệt nhọc, hài lòng và cả các khó khăn thường ngày nữa. Điều này nhắc nhở cho chúng ta biết phẩm giá và sự quan trọng của công việc làm. 2- Công việc làm là một phần của chương trình tình yêu của Thiên Chúa; chúng ta được mời gọi vun trồng và giữ gìn tất cả các thiện ích của thụ tạo, và như thế tham dự vào công trình tạo dựng! Công việc làm là một yếu tố nến tảng đối với phẩm giá của một người. Công việc, để dùng một hinh ảnh, ”xức dầu ” phẩm giá cho chúng ta, làm cho chúng ta được tràn đầy phẩm giá; khiến cho chúng ta giống Thiên Chúa, là Đấng đã làm việc và đang làm việc, là Đấng luôn hành động (x. Ga 5,17). Công việc làm trao ban cho chúng ta khả năng nuôi sống chính mình, gia đình mình, góp phần vào việc phát triển quốc gia mình. 3- Tôi muốn hướng tới tất cả mọi người lời mời gọi liên đới, và hướng tới các vi hữu trách của cuộc sống công cộng lời khích lệ làm mọi cố gắng để tái tạo công ăn việc làm ».

Trước khi thánh lễ chấm dứt, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh, cũng là tuyên úy sáng lập của Phong Trào LĐNN đã đại diện Phong Trào, nói đôi lời « Giới thiệu Liên Đới Nghề Nghiệp ». Ngài nói :

GIỚI THIỆU LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP

1. Năm thành lập : Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) được thành lập tại Giáo Xứ từ năm 2000, gồm năm ngành : Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Taxi, Xây Dựng.

2. Quan thày của LĐNN : Thánh Giuse Thợ (mừng mỗi năm vào ngày 01. 05)

3. Mục đích của LĐNN :

Để sống Phúc Âm : LĐNN là một thể hiện sâu đậm Thánh Kinh trong đời sống chúng ta : Như Chúa Giêsu đã liên đới với chúng ta (Dt 3,14-18), chúng ta phải liên đới với nhau như các chi thể trong một thân thể (1Cr 11,12-30). Nhờ đó, chúng ta biết khóc với người khóc, vuì với người vui (1Cr 9,19-23), không phân biệt ‘tự do’ hay ‘nô lệ’, ‘Do Thái’ hay ‘Hy Lạp’ nữa, nhưng tất cả là ANH EM TRONG ĐỨC KITÔ (Cl 3,11).

Để sống tình người : Càng gần với Phúc Âm, LĐNN là một trong những tương quan cao độ, cần thiết, cụ thể và luôn thích hợp với tình người : Tức là trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp. LĐNN mang những đặc tính con người tự nhiên và giá trị mãi như lời dạy của ông bà chúng ta : ‘Anh em như thể tay chân’, ‘Chị ngã em nâng’, ‘Học thày không tày học bạn’, ‘chia rẽ thì chết’, ‘Hợp quần xây sức mạnh’…

Để xây dựng Giáo Xứ : Càng biết sống Phúc Âm, càng biết thể hiện tình người trong nếp sống nghề nghiệp của mình, chúng ta càng ý thức được rằng : đây là hai điều kiện tối cần để xây dụng Giáo Xứ chúng ta. Giáo Xứ chỉ tồn tại và phát triển khi mỗi chúng ta biết đoàn kết và liên đới với nhau. Đây là mục đích cụ thể, gần gũi và cơ bản của phong trào LĐNN.

4. Sinh hoạt của Liên Đới Nghề Nghiệp : Để cùng nhau chung sức thể hiện ba mục đích trên đây, LĐNN có những sinh hạt cụ thể :

Chung của Liên Nghành: Đại Hội LĐNN mỗi năm một lần, vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ, ngày 01 tháng 05. - Bữa cơm Liên Đới Truyền Giáo vào một trưa thứ bảy của tuần ‘Truyền Giáõ, thường là cuối tháng 10.

Riêng của từng ngành :

+ Nghành Chuyên Gia : - Cố vấn về Nha-Y- Dược- Luật (khi cần) - Phục vụ Cao Niên -Ngày Văn hóa chung với nhóm Thư Viện ; - Cầu nguyện (gia đình trong nhóm bệnh tật, qua đời…tuần thứ ba trong tháng).

+ Ngành Dịch Vụ : - Hội và chia sẻ Thánh Kinh năm hai lần ; - Tổng vệ sinh cơ sở Giáo Xứ năm hai lần : mùa Vọng và mùa Chay.

+ Ngành Doanh Thương : không có sinh hoạt gì đặc biệt, nhưng vẫn tích cực tha gia các sinh hoạt chung của Liên Ngành.

+ Ngành Thân hữu Taxi : - Mỗi tháng gặp nhau cầu nguyện một lần, - mỗi năm tổ chức ‘Tiệc Xuân huynh đệ giữa các anh chị Taxi Việt, Lào, Cao Miên, Trung Hoa để có món tiền giúp các cô nhi viện, bệnh phong cùi …’, - ‘Xuất du chung với nhau một ngày’.

+ Ngành Xây Dựng : Lo bảo trì toàn bộ cơ sở ; - ‘Mỗi năm họp mặt đốt Tết, hoạch định chương trình làm việc’.

5. Cơ cấu tổ chức :

Ban Đại Diện Liên Ngành : Gồm các Đại Diện, các vị Đồng Hành của mỗi ngành. Nhưng điều hành và phối hợp Ban Đại Diện Liên Ngành, hiện nay là ông Trần Văn Cảnh, chánh đại diện liên ngành, ông Nguyễn Đình Chiểu, phó đại diện liên ngành, và cha Mai Đức Vinh đồng hành liên ngành.

Đại Diện của mỗi ngành : Mỗi ngành có hai vị đại diện. Hai vị đại diện cũng là thành viên của Hội Đồng Mục Vụ.

Đồng Hành của mỗi ngành : Mỗi ngành có hai hay nhiều đồng hành là thành phần của Ban Giám Đốc và của Ban Thường Vụ.

Xét rằng Đại Diện của Liên ngành hay của mỗi ngành là thành phần hoạt động chính yếu, nên tôi xin muốn gìới thiệu với quý ông bà và anh chị em những người hoạt động cốt cán này :

Đại Diện Liên Ngành : Ông Trần Văn Cảnh – Ông Nguyễn Đình Chiểu.

Đại Diện Chuyên Gia : Bà Lê Xuân Phương, Anh Nguyễn Antoine

Đại Diện Dịch Vụ : A. Huỳnh Công Thành,

Đại Diện Doanh Thương : Anh Lương Thành Trung, Ông Ngyuễn Văn Hòa,

Đại Diện Taxi : Anh. Vũ Hoàng Thanh, Anh. Nguyễn Văn Báu.

Đại Diện Xây Dựng : Ông Nguyễn Văn Thơm, Ông Trương Thành Nam

6. Kính mời ghi danh vào Phong Trào LĐNN.

Chúng tôi tha thiết mời gọi quý ông bà, nhất là các bạn trẻ, ghi danh sinh hoạt trong Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, tuỳ theo nghề nghiệp đã sống hay đang sống.

Để cùng nhau tuyên chứng Niềm Tin - Hiệp Nhất của người Công Giáo.

Để cùng nhau chia sẻ, học hỏi, trao truyền kinh nghiệp sống đạo trong nghề nghiệp.

Để cùng nhau gây tạo tình Liên Đới - Huynh Đệ trong Cộng Đoàn, giữa những anh chị em làm chung một nghề.

Để cùng nhau đốt sáng Văn Hóa Dân Tộc : Hợp quần gây sức mạnh …

………………………….

XIN PHỔ BIẾN TỔ CHỨC LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP

XIN GHI DANH VÀO LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP.

XIN THAM GIA SINH HOẠT LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP.

7. Chân thành cám ơn :

Quý Ông Bà, Anh Chị Em đến dâng lễ Thánh Giuse Thợ Mộc, quan thày của LĐNN, bữa cơm Liên Đới – Huynh Đệ, và chia sẻ về ‘kinh nghiệm sống Đức Tin trong nghề nghiệp’.

Quý Ông Bà và Anh Chị đã bán vé, đã chuẩn bị dưới nhiều hình thức cho ngày Đại Hội.

Đặc biệt cám ơn Ban Ẩm Thực đã hy sinh sức khoẻ, thời giờ, tài gia chánh cho bữa cơm thanh đạm, ngon miệng và đầy ắp mùi vị quê hương … hôm nay.

Mỗi năm chỉ có một ngày,

Tháng Năm Mồng Một xum vầy bên nhau.

Cây hoa Liên Đới muôn mầu,

Xin Anh, xin Chị rủ nhau cùng về

Gặp nhau vui thỏa tính tình tang tang… ! ! !

B. Gặp gỡ thân thiện qua bữa cơm huynh đệ

Sau thánh lễ, một bữa cơm huynh đệ đã được tổ chức. Nhóm tầu 101 đã tình nguyện giúp làm bếp. Một bữa cơm thuần túy Việt Nam đã được các anh chị thiết đãi, gồm 3 món : khai vị với chả giò cuộn với rau diếp và lá húng ; món chính là một tô phở tái to, tô to như tô phở tầu bay, mà ai muốn, có thể dùng 2 hay 3 tô ; món tráng miệng là chè xôi nước. Ngoài ra còn có nước uống đầy đủ, mỗi bàn đều có 2 chai nước suối lọc, 1 chai cocacola và 1 chai rượu chát « Bordeaux Supérieur ».

Trong bữa ăn, cả một chương trình văn nghệ đã được nhóm Du Ca thiết kế giúp vui, với nhiều ca sĩ và nghệ sĩ điêu luyện.

320 người đã đến tham dự bữa cơm huynh đệ của LĐNN.

C. Trao đổi thảo luận về « Sống Đức Tin qua các ngành nghề »

Sau bữa cơm huynh đệ, một buổi thảo luận đã được tổ chức cho tất cả những ai muốn tham dự. Khoảng trên dưới 70 người đã ở lại tham dự buổi trao đổi này. Quả đúng là một cuộc trao đổi và thảo luận. Dưới sự dẫn nhập, hướng dẫn và tổng kết của cha Vũ Minh Sinh, các hội thảo viên đã tích cực trao đổi về đề tài « Sống Đức Tin qua các ngành nghề ».

Lời dẫn nhập của cha Vũ Minh Sinh. Trong năm Đức Tin, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta tìm hiểu và đào sâu Đức Tin của mình. Cũng trong tinh thần ấy, ban điều hành Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức một buổi chia sẽ về đời sống Đức Tin thể hiện qua công ăn việc làm của mỗi người, trong truyền thống liên đới như mọi năm, vào ngày Lễ Thánh Giuse Lao Động.

Chia sẽ Đức Tin trong công việc của mình giúp chúng ta nhận ra được tình liên đới đối với người xung quanh và cũng nâng đỡ họ trong đời sống Đức Tin hay đó cũng là một cách truyền giáo đem Thiên Chúa đến với tha nhân.

Mọi ngành nghề đều như nhau, không ai cao trọng hay thấp hèn cả, tất cả đều cùng mục đích phục vụ công việc của mình, công sở, gia đình, xã hội và Giáo hội.

Câu hỏi được đưa ra là chúng ta sống đời sống Đức Tin như thế nào trong nghề nghiệp của mình ? Đức Tin có hổ trợ, giúp ích hay nâng đỡ trong công việc của chúng ta hay không ? Ngành nghề có ảnh hưởng đến Đức Tin của chúng ta không ? Hay Đức Tin có làm cản trở ngành nghề không ? Có gặp khó khăn khi thể hiện Đức Tin cách cụ thể như làm dấu trước khi ăn, treo tượng trong xe không … ?

Tham gia chia sẽ của các anh chị trong các ngành chuyên gia, dịch vụ, doanh thương, thân hữu taxi và xây dựng tham dự Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp.


Đức Tin được thể hiện qua tình yêu nghề nghiệp và hoàn thành công việc cách công tâm. Vui thích làm việc, không làm che mắt, không dối trá, không phá phách, không oán hận. Dùng chuyên môn và kỷ năng hiểu biết để tránh tai nạn, rắc rối và không làm buồn phiền lòng người khác. Ngành xây dựng là ngành liên quan nhiều đến Chúa Giêsu, con thánh Giuse thợ mộc.

Đức Tin được thể hiện qua việc sử dụng tiền của, sống trong tinh thần nghèo khó, không làm tôi hai chủ như lời Chúa Giêsu dạy. Tiền của được sử dụng cho thân xác và giúp ích lợi cho linh hồn. Tiền của là ơn của Chúa, vì Chúa đã ban cho chúng ta sức lực và trí tuệ. « Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ». Đời sống Đức Tin được thể hiện qua việc chia sẽ tiền của với tha nhân, cụ thể qua các công việc đạo đức như giúp người nghèo, đóng góp tiền giúp Giáo hội, xây dựng giáo xứ, yểm trợ ơn gọi, các hội từ thiện …

Cùng với công việc, Đức Tin được thể hiện qua đời sống cầu nguyện để xin Chúa trợ giúp cho công việc được trôi chảy, thuận tiện. Phải có « Tín » thì công việc mới ăn nên làm ra : đó cũng là đều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải trung tín trong việc nhỏ cũng như việc lớn. Qua việc trung tín với khách hàng, chúng ta cũng thể hiện lòng trung tín với Thiên Chúa.

Nhiều khi công việc quá nhiều, nhưng nhờ Đức Tin, chúng ta dung hòa giữa công việc và gia đình để sống với gia đình, lo lắng cho con cái, dạy dỗ chúng …

Đức Tin còn được sống qua các cử chỉ như treo tượng Chúa và Đức Mẹ trong xe taxi, treo chuỗi hạt Mân Côi, và đó không chỉ là một cách thể hiện Đức Tin mà còn là lối truyền giáo cho hành khách. Những CD thánh ca, bài giảng của linh mục và radio Vatican là những công cụ thiết thực giúp chúng ta sống và làm vững mạnh Đức Tin. Công việc không chỉ để kiếm tiền mà còn mang tinh thần phục vụ tha nhân. Đó là cơ hội cho chúng ta nói về Chúa.

Đức Tin đã khiến cho chúng ta đặt lương tâm lên trên lợi ích riêng và tiền bạc. Cho dù có thiệt thòi cho cá nhân, vì trái lương tâm và trái với lối sống đạo, chúng ta vẫn chấp nhận cư xử theo người Kitô hữu với thiệt thòi vật chất để được rỗi phần hồn : thể hiện Đức Tin và đặt Thiên Chúa lên hàng đầu.

Cũng qua công việc, chúng ta có cơ hội làm chứng nhân cho Chúa : nâng đỡ và an ủi bệnh nhân mua thuốc, mang thuốc đến nhà họ khi họ không đến lấy được…

Đức Tin nâng đỡ công việc khi chúng ta cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa để chúng ta có sức mạnh, kiên nhẫn để có thể hoàn thành công việc như chăm sóc người cao niên. Cầu nguyện liên lỉ để có Đức Tin. Đọc kinh làm dấu trước khi ăn cũng là cách thể hiện Đức Tin sống động và cũng là cách truyền giáo cho người xung quanh.

Đức Tin là một hành trình, giúp chúng ta nhận ra lẽ phải và biết lựa chọn : không làm tôi hai chủ.

Qua công việc, chúng ta cũng có cơ hội giao tiếp và thể hiện Đức Tin với những người khác tôn giáo với chúng ta bằng việc làm lương tâm ngay thẳng (ví dụ không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi)

Đức Tin còn được thể hiện qua việc làm giàu công đức bằng cách thực hành một công đức nhỏ mỗi ngày nhưng liên lỉ trong nhiều năm thì chúng ta sẽ được một vốn liếng thật lớn lao cho phần hồn và Chúa sẽ thưởng công bội hậu. Đó cũng là chiến lược mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta làm lời qua dụ ngôn nén bạc.

Đúc kết của cha Vũ Minh Sinh. Mối dây liên kết giữa chúng ta với Thiên Chúa và giữa chúng ta với nhau là mối dây Đức Tin. Trên hết, thánh Phaolô nhấn mạnh thành quả Đức Tin được thể hiện qua Đức Ái. Mỗi ngành nghề đều như nhau và đụng chạm đến đời sống Đức Tin. Chúng ta hãy nhìn lên thánh Giuse thợ mộc đã tận tâm phục vụ trong nghề nghiệp và chu toàn trong bổn phận lo lắng cho gia đình, cho Chúa Giêsu, như là một gương sáng để chúng ta noi theo. Thánh Giuse đã phục vụ cho gia đình thánh gia, phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Vì vậy, Chúa dạy chúng ta hãy sống trọn trong ơn gọi của mình được thể hiện trong đời sống gia đình, trong môi trường Kitô hữu, trong các mối tương quan, để xây dựng gia đình, giáo xứ, xã hội và Giáo hội. Như công đồng Vaticano II định nghĩa : mỗi gia đình là một hội thánh thu nhỏ. Vì vậy, gia đình tốt thì Hội thánh tốt. Sống Đức Tin tốt là chúng ta phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức tin tác động trên nghề nghiệp. Người không có đức tin vững thì có thể bị lôi cuốn vào bất chính. Người có Đức Tin vững mạnh thì lại là một tông đồ của lương thiện, của công lý và của Tin Mừng.

Paris, ngày 01 tháng 05 năm 2013

Thục Hiền, Minh Đức và Văn Cảnh
 
Đồng hương Ngô Khê hành hương tới Đan viện Châu Sơn
Ngô Khê
08:37 03/05/2013
Châu Sơn - Ngay sau những Ngày Lễ hội và Thánh hiến nhà thờ, sáng 02.05 Đồng hương Ngô Khê trong nam ngoài bắc đã hành hương tới Đan viện Châu Sơn (Ninh Bình), thăm chúc sức khỏe Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Dẫn đầu đoàn là Cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu và Cha Fx Nguyễn Văn Thuận.

Xem hình ảnh

Vào lúc 09h30, Đức tổng Giuse đã chủ sự Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ Ngô Khê. Trong bài chia sẻ của mình, Đức tổng Giuse đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giữ gìn và làm lớn mạnh gia sản Đức tin trong ngày hôm nay. Ngài cũng không quên nhắc lại những biến cố lịch sử đã xảy đến với mảnh đất và con người Ngô Khê.

Trước Thánh Lễ ít phút, đoàn hành hương đã có cuộc diện kiến và thăm hỏi Đức Tổng Giuse tại phòng khách Đan viện. Cha xứ, Cha quê hương đại diện bà con giáo dân Ngô Khê trong Nam ngoài Bắc đã gửi những lời chúc tốt đẹp tới Đức Tổng.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Tổng Giuse đã giới thiệu đôi nét chính yếu về quá trình hình thành và phát triển của Đan Viện. Sau nhiều thay đổi của thời cuộc gắn với những lúc thăng lúc trầm, hiện nay Đan viện Châu Sơn đã ổn định và phát triển không ngừng.

Đức Tổng cũng cho hay, Đan viện luôn luôn mở rộng vòng tay đón tiếp các vị khách khắp nơi xa gần đến hành hương cũng như tĩnh tâm. Và đây cũng là một điểm hẹn lý tưởng cho các bạn trẻ có ước nguyện dâng hiến đời mình cho Chúa theo con đường lao động và chiêm niệm.

Sau Thánh Lễ, Đức Tổng và Đan viện đã khoản đãi đoàn hành hương bữa cơm than mật với những sản phẩm do chính bàn tay các đan sĩ đã tạo nên. Bữa cơm tuy thanh đạm nhưng thực sự ấm cúng và than tình như một gia đình, để giây phút chia tay trở nên xao xuyến và bịn rịn.

Cũng cần nói them, theo truyền thống tốt đẹp của giáo xứ Ngô Khê cứ 5 năm một lần những người con khắp nơi lại quy tụ về mảnh đất tiên tổ vào dịp Kính Thánh Quan Thầy Giuse Thợ. Năm nay, chương trình hội ngộ và tri ân được tổ chức trong thời gian khá dài từ ngày 28.04 và kết thúc bằng chuyến hành hương đến Châu Sơn.

Nhớ 5 năm trước vào dịp gặp gỡ, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt (khi ấy Ngài đương là Tổng giám mục Hà Nội, kiêm giám quản bắc Ninh) đã về chủ sự Thánh lễ khai mạc năm toàn xá cho giáo xứ Ngô Khê. Sau 5 năm, Ngô Khê đã thăng triển về mọi mặt nhất là vào dịp này, kỷ niệm 120 năm đón nhận Đức tin, ngôi nhà thờ 80 năm tuổi được Đức Cha Cosma sức dầu Thánh hiến.

Đối với người Ngô Khê dù Bắc hay Nam, Đức Cha Giuse luôn là người cha gần gũi và chia sẻ lắng nghe. Năm nay, chuyến hành hương viếng thăm Ngài là một dịp để những người con của xứ sở Ngô Khê tri ân những đấng bậc đã có công vun trồng và chăm bón để cây Đức tin sinh hoa kết trái.
 
Mừng lễ Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng Quan Thầy Khóa VIII ĐCV Hà Nội
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:17 03/05/2013
THÁI BÌNH - Hằng năm cứ vào dịp cuối tháng 04, Khóa VIII (lớp 2000) của ĐCV Thánh Giuse Hà Nội lại tập trung tại một địa điểm để mừng lễ thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục tử đạo - Quan Thầy lớp. Trước khi ra trường, anh em đã thống nhất mỗi năm gặp gỡ nhau một lần tại một giáo phận nào đó có thành viên trong lớp. Năm nay, anh em linh mục Khóa VIII tập trung tại Đền Thánh Tử Đạo Đông Phú, thuộc giáo xứ Đông Phú, giáo phận Thái Bình để dâng lễ và gặp gỡ nhau.

Khóa VIII (lớp 2000) nhập trường vào tháng 9 năm 2000 và tốt nghiệp vào tháng 06 năm 2007. Khi nhập trường, có 62 chủng sinh đến từ 7 giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội. Đó là các giáo phận Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa, Phát Diệm và Thái Bình (không có ai thuộc giáo phận Lạng Sơn). Khi ra trường, vì nhiều lí do khác nhau nên chỉ còn 58 chủng sinh. Và hiện giờ số này đã trở thành 58 linh mục đang làm việc mục vụ tại các giáo xứ hoặc du học hay tại các văn phòng Tòa Giám Mục.

Vì năm nay, lễ kính Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng vào ngày thứ bảy (27.04), các linh mục bận làm mục vụ tại giáo xứ nên quí cha giáo phận Thái Bình, chịu trách nhiệm đăng cai, chuyển sang ngày thứ hai và thứ 3 (29-30.04). Chính vì vậy, anh em từ các nhiệm sở của mình đến khá đầy đủ từ chiều hôm trước. Mọi người gặp gỡ nhau tay bắt mặt mừng. Nhìn ai cũng thấy vui và rạng rỡ. Đúng như lời Thánh Vịnh 113,1 đã ghi:

“Thật là tốt đẹp lắm thay

Anh em ta được sum vầy bên nhau”.


Cha xứ Giuse Nguyễn Thuân, cũng là thành viên của lớp, cùng BHG và ban tiếp tân tiếp hết sức chu đáo và nhiệt tình.

Theo sự sắp xếp của lớp, giáo phận chủ nhà cử một cha chủ tế Thánh lễ, còn giáo phận khác cử người chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ và cám ơn. Vì thế, Thánh lễ Tạ ơn hôm nay, cha Giuse Nguyễn Thuân – giáo phận Thái Bình chủ tế. Cha Giuse Bùi Văn Cường, giáo phận Hà Nội chia sẻ Lời Chúa. Giáo phận Hưng Hóa cám ơn.

Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Giuse Bùi Văn Cường, dân tộc Mường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các thánh tử đạo Việt Nam. Những người đã dùng máu mình để làm chứng cho đức tin vào Chúa. Cha nói: “Qua ngày lễ Thánh tử đạo Laurensô Nguyễn Văn Hưởng mà chúng ta mừng kính hôm nay, Giáo Hội muốn khẳng định rằng trong số đoàn người đông đảo đứng trước ngai Thiên Chúa có cả những người thuộc dân tộc Việt Nam, có cả con cháu dòng giống Lạc Hồng. Các ngài đã trải qua những cơn thử thách gian truân, lấy mạng sống của mình để minh chứng cho niềm tin và nay được trở về cùng Thiên Chúa”.

Cha còn động viên mỗi người tham dự Thánh lễ hãy noi theo gương sáng của vị thánh Tử Đạo này: “Cuộc sống và cái chết của thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng có thể nói được rằng đây chính là những dòng chữ đầu tiên trong trang sử của Giáo Hội Việt Nam mà mỗi người chúng ta được kêu mời và noi gương vị tiền nhân anh dũng”.

Cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh thay mặt cho lớp 2000 cám ơn ban tổ chức, cha xứ, HĐGX và bà con giáo dân tham dự Thánh lễ và cầu nguyện cho các linh mục trẻ. Cha cũng không quên cám ơn các hội đoàn như ca đoàn và đội kèn, nhất là các diễn viên không chuyên nghiệp nhưng lại diễn rất chuyên nghiệp trong buổi Hoan ca văn nghệ vào buổi tối ngày 29.

Ước mong sự hiệp nhất, yêu thương và liên đới trong Giáo tỉnh Hà Nội luôn hiện diện nơi các linh mục, nhất là nơi các linh mục mới ra trường, để cứ dấu này mà người ta nhận biết các linh mục là môn đệ trung tín của Chúa Giêsu. Hơn bao giờ hết, hiện nay, Giáo Hội gặp phải nhiều thách đố không chỉ đến từ bên ngoài mà còn ngay bên trong nội bộ Giáo Hội. Vì thế, các linh mục trẻ phải là đội ngũ đi tiên phong trong việc canh tân Giáo Hội để Giáo Hội luôn luôn giữ đúng căn tính của mình.

Lần gặp gỡ nhân dịp mừng lễ Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng năm 2013 này được kết thúc bằng bữa tiệc tại khuôn viên giáo xứ. Quí cha Thái Bình đã thiết đãi những món đặc biệt nhất của miền biển. Trước khi ra về, mỗi cha còn được tặng một món quà đặc sản Thái Bình.

Thánh lễ Tạ Ơn và sự gặp gỡ huynh đệ hết sức thân tình sẽ là liều thuốc bổ cho các linh mục trẻ đang làm công tác mục vụ tại các miền truyền giáo của 7 giáo phận Miền Bắc, nhất là vùng Tây Bắc.

Xin Chúa chúc lành và thánh hóa các linh mục của Chúa qua lời bầu cử của thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng mà các ngài nhận làm đấng bảo trợ.
 
Dạ tiệc gây qũy của Hội Bảo Trợ Ơn Gọi tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:45 03/05/2013
Tối thứ Sáu 03/05/2013 khoảng 600 quan khách đã đến nhà hàng Crystal Palece vùng Canley Heights Sydney tham dự buổi dạ tiệc gây quỹ Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney.

Xem hình ảnh

Khai mạc chương trình Mc. Đình Lộc và Ngọc Oanh chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý quan khách, đồng thời giới thiệu Tốp ca nhạc phẩm “Mẹ Đẹp Tươi và Tấu Lạy Bà” để mở đầu cho buổi dạ tiệc. Sau đó giới thiệu quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, quý Cha trong Ban Tuyên của CĐCGVN TGP Sydney, Quý Cha Khách, quý Sơ , quý Thầy trong Đại Chủng Viện Chúa Chiên Lành, quý Hội Đồng Mục Vụ Sydney.

Kế tiếp ông Hoàng Văn Hùng Hội Trưởng Hội Bảo Trợ Ơn Gọi lên báo cáo tường trình về những hoạt động của Hội trong năm tháng qua. Hội được thành lập đầu năm 2006 dưới sự Linh hướng của Cha Paul Văn Chi, với 1 Nội Quy được chấp thuận. Cha Tuyên úý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Linh hướng nhiệm kỳ kế tiếp và hiện nay Hội đang được Linh hướng bởi Cha Phêrô Đặng Đình Nên.

Năm vừa qua 2012 Hội Bảo Trợ cho 640 Tu Sinh Nam Nữ, thuộc 40 Hội Dòng, Tu Hội, Đan Viện, Đại Chủng Viện và đã gởi về $96,760.oo Úc kim. Năm nay 2013 Hội dự trù sẽ bảo trợ cho khoảng 710 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 44 Hội Dòng, Tu Hội, Đan Viện và Đại Chủng Viện với số tiền khoảng $110,000.oo Úc kim.

Hội tiến hành xin các ân nhân Cũ sau cùng, đóng tiền tái bảo trợ cho năm 2013 và mời gọi Cộng Đồng Dân Chúa nhận Bảo Trợ thêm cho các Hội Dòng và hiện nay có khoảng 40 Tu Sinh chưa có ân nhân bảo trợ.

Tính đến hôm nay đã có 11 Nam Tu Siinh thụ phong Linh Mục, và rất nhiều Nữ Tu đã được Khấn Lần Đầu hoặc Khấn Trọn Đời, nhiều trăm Tu Sinh khác tốt nghiệp cao đẳng đại học hoặc các nghành nghê chuyên môn. Hai trong 11 Linh Mục đã được thụ phong có Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Thoại hiện đang là Chánh xứ nhà thờ Mary Queen of Peace tại New Castle tiểu bang NSW và Linh mục Phan Trọng Huy Phó xứ nhà thờ St. Mark vùng Drummoyne thuộc TGP Sydney. Nam Tu Sinh được thu phong Linh mục mới nhất là Cha Phêrô Lê Anh Tuấn thuộc địa phận Xuân Lộc VN, thụ phong ngày Thứ Năm 25/04/2013. Nhân dịp này chúng con xin cám ơn Ban Tuyên Úy , Cha Tuyên úy Đặc trách Phêrô Đặng Đình Nên đã Linh hướng cho Hội và giúp cho Hội có một hướng đi phù hợp với Giáo Hội Việt Nam, xin cám ơn Ban Thường Vụ, quý Hội Đồng Mục Vụ và quý Trưởng Ban Ngành Đoàn Thể đã luôn tích cực tiếp tay và đồng hành với Hội.

Cha Linh hướng Đặng Đình Nên ngỏ lời cám ơn qúy Cha, quý Thầy, quý Sơ và mọi người. Đặc biệt quý Ông Bà, Anh Chị Em đã và đang đóng góp một cách tích cực cho việc huấn luyện và đào tạo các ứng sinh Tu sĩ, Linh mục ở Việt Nam cũng như nhiều hoạt động bác ái khác, nhằm nâng đỡ những người thiếu thốn điều kiện cơ bản cho cuộc sống..

Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc mừng buổi Dạ Tiệc Bảo Trợ Ơn Gọi và Cha cũng kêu gọi khuyến khích mọi người hãy giúp đỡ các Tu Sinh tại quê nhà có cơ hội và phương tiện bước theo Ơn Gọi của Chúa, đồng thời Cha ban phép lành của ăn. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Hội đã đứng ra tổ chức buổi dạ tiệc gây quỹ giúp cho các Tu Sinh. Kê tiếp mọi người cùng xem một đoạn Video Clip nói về những sự sinh hoạt của Tu Sinh ở Việt Nam. Sau đó phần văn nghệ tiếp nối với vũ khúc Làm Dấu do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Fatima Giáo đoàn Miller trình diễn và tiếp nối với những màn Đơn Ca,, Song Ca, Tốp Ca rất đặc sắc với những bài Thánh ca Dấu Ấn Tình Yêu, Tình Mẹ, Đỉnh Trời Yêu Thương v..v.. ngoài ra Ca đoàn Monica Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cũng trình diễn nhạc phẩm Bài Ca Dâng Mẹ rất hay.

Ông Nguyễn Thanh Vương Giáo đoàn Plumton một vị ân nhân thường xuyên của Hội cũng lên phát biểu cảm tưởng và chia sẻ về sự đóng góp Bảo Trợ cho Hội có phương tiện trợ giúp các Tu Sinh Nam Nữ bước theo tiếng gọi của Chúa.

Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc ông Vũ Đức Thắng thay mặt Ban Chấp Hành Hội lên ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người và báo cáo tài chánh sau khii trừ tất cả mọi chi phí, Hội thu được được $13,165.oo Úc kim và sẽ công bố chính thức sau trên tờ Niềm Tin và trang Website của Cộng Đồng.
 
GX Quảng Ngãi hành Hương mộ tử đạo Bàu Gốc, GP Quy Nhơn
Giáo xứ Bàu Gốc
22:02 03/05/2013
CUỘC HÀNH HƯƠNG VIẾNG MỘ TỬ ĐẠO BÀU GỐC 01-5-2013

So với những năm trước, lễ giỗ tử đạo giáo xứ Bàu Gốc trong Năm Đức tin này thật đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ. Đặc biệt năm nay có đông đủ anh chị em giáo dân Ba Tơ, dù ở nơi xa xôi nhất. Đây là dịp hành hương để lãnh ơn toàn xá theo “Văn thư hướng dẫn hưởng ơn toàn xá trong năm đức tin” của Đức Giám mục Giáo phận.

Xem Hình

Có hầu hết đại diện các giáo xứ trong giáo hạt Quảng Ngãi: giáo xứ Châu Ổ, giáo xứ Phú Hòa, Châu Me, Kỳ Tân, nổi bật là đông đảo quý chức việc giáo xứ Quảng Ngãi với đồng phục cùng màu áo lễ các thánh tử đạo, và đặc biệt có Soeur Phụ trách Anna Dạ Thảo và hai soeur cộng đoàn Mến Thánh Giá Mai Trinh tham gia và điều khiển ban hát.

Cha Hạt trưởng Giuse Trương Đình Hiền chủ tế và giảng lễ. Cùng đồng tế có các cha: Cha Micae Trương Văn Hành, nguyên Bề trên cộng đoàn DCCT Châu Ổ, cha Ghêgôriô Lê Văn Hiếu, cha sở Kỳ Tân, cha Giacôbê Bùi Tấn Mai cùng cha sở Bàu Gốc, Ghêgôriô Văn Ngọc Anh và cha phó Louis Huỳnh Anh Trung. Một số cha vì bị trùng chương trình ở giáo xứ nên không thể tham dự đông đủ như những năm trước.

Sau khi cùng nhau viếng thánh địa tử đạo, lăng mộ tử đạo, phần mộ cha Hai trong ngôi nhà thờ nay chỉ còn khung sườn, cộng đoàn hành hương hiệp dâng thánh lễ ngoại lịch kính các Thánh Tử đạo Việt Nam trong trại được dựng lên cạnh ngôi nhà thờ bị tàn phá. Khởi đầu thánh lễ, cha chủ tế nhắc đến mảnh đất cộng đoàn đang đứng hôm nay đã có một cuộc hy tế đổ máu làm chứng của cha sở và 500 giáo dân vào năm 1885. Và rồi khởi đầu bài giảng lễ, ngài liên tưởng cái nóng bức của thời tiết mọi người phải chịu hôm nay với ngọn lửa đã thiêu đốt các vị tiền bối tử đạo khi xưa. Trưng lời thơ của thi sĩ Văn Thiên Tường được nhà thơ Nguyễn Công Trứ sử dụng trong bài thơ “Chí Nam Nhi” nổi tiếng: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử? Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Xưa nay hỏi có ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh), cha so sánh cái chết không oán hận, nhưng đầy yêu thương của những người tín hữu vô danh, nhưng nay lại danh tiếng khắp thế giới với lòng ngưỡng mộ và yêu mến của bao người, ngược lại với những kẻ độc tài độc ác, khi sống dân chúng kinh hãi, khi chết nhắc đến họ tên, người người kinh tởm. Cha giảng lễ mời gọi mọi người sống hiệp thông với Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống và tình yêu để sống chứng nhân trong Năm đức tin này.

Niềm vui hiệp thông với các Thánh đang vinh quang trên Thiên đàng được tiếp nối sau thánh lễ trong bữa cơm trưa thanh đạm ấm áp tình con cái Chúa, tình anh em giống nòi. Đáng nói, đã ba năm nay chính quyền xã Đức Phú cử nhiều đại diện đến tham dự. Mặc cho Bàu Gốc ngày nay không còn một mảnh ruộng nào dù ruộng đồng ngày xưa cò bay thẳng cánh, mảnh đất tổ tiên để thờ phụng lại còn bị lấn chiếm, anh chị em vẫn cùng chung sức góp phần làm cho bếp lửa đỏ hồng tình thương mến thương vào ngày tảo mộ truyền thống 20 tháng 3 trong tiết Thanh minh, từ trên 20 năm nay.

giaoxubaugoc
 
Văn Hóa
Bông hoa lạ trên đống gạch vụn
Lm Piô Ngô Phúc Hậu
10:09 03/05/2013
Mình ngồi tâm sự với cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh, giám đốc Caritas giáo phận Hưng Hóa. Tách nước trà của ông Quốc Anh thì đặc quánh và đắng nghét. Mình chỉ dám nhấm nháp từng giọt, từng giọt. Chuyện ông kể thì cay sè, nhưng mình lại say mê nghe và ghi nhớ từng lời, từng lời.

I. Chuyện về một đống gạch vụn ngổn ngang.

Cha xứ Cốc Lếu dẫn phái đoàn Caritas Hưng Hóa đi thăm một gia đình dân tộc Hán ở Xóm Mới, xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh lào Cai, ngay sau cơn mưa đá dữ dội xảy ra đêm ngày 26/3/2013. Con đường dài trên 30 cây số: đường tráng nhựa, nhưng nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo như con rắn bò. Bò mãi mới tới một căn nhà tuềnh toàng: nồi niêu xoong chảo lăn lóc; áo quần vắt vẻo trên dây tùm lum. Căn nhà tuềnh toàng ấy lại là một nhà kho chất chứa biết bao nỗi khổ của loài người.

Thống khổ một: Ông Lồ Khái Phủ, 91 tuổi, góa vợ - ông ngồi gật gù, không muốn nói chuyện. Ông tủi thân nhớ lại quá khứ nghèo nàn. Ông tức tưởi nhìn một bầy con sống vật vờ: đứa thì mắc bệnh tâm thần; đứa thì câm; đứa thì điếc; đứa vừa câm vừa cụt chân. Chẳng bữa cơm nào đủ no. Chẳng có bộ quần áo nào lành. Ông vừa muốn chết để khỏi thấy kiếp sống đọa đày, vừa muốn sống đến trăm tuổi để thấy mình còn có cái gì đó hơn người ta. Sống cũng khổ. Chết cũng khổ. Cái khổ nào cũng to như núi. Cái khổ nào cũng mênh mông như biển cả…

Thống khổ hai: Đứa con trai đầu lòng của ông là Lồ Sẻo Xì năm nay đã được 57 tuổi, nhưng vẫn sống như đứa trẻ thơ chưa có tuổi nào. Đầu thì hói, trán thì cao, cứ tưởng là triết gia, nhưng chỉ là cái sọ rỗng tuếch, ngờ nghệch. Cặp mắt thì lờ đờ, chỉ biết nhìn xuống, chẳng dám nhìn lên. Râu và ria mọc vô trật tự y như một nghệ sĩ lãng mạn, nhưng dường như nghệ sĩ ấy chưa có linh hồn. Chân tay oặt oẹo chưa bao giờ biết đứng thẳng là gì. Chỉ biết ăn bám, chỉ biết sống nhờ, nhưng lại ngơ ngơ chẳng biết ai cho mình ăn…

Thống khổ thứ ba: Đứa con thứ hai là Lồ Thị Mửng, năm nay đã 50 tuổi, vừa câm, vừa xấu gái. Đã không biết nói, lại còn hơi ngơ ngơ. Có lúc cười thật đẹp, mà có lúc lại cười vô duyên. Và …dường như không biết làm đẹp là gì. Bởi thế chẳng có người đàn ông nào chiếu cố. Đành một mình vui buồn với cái cuốc, cái liềm trên mảnh vườn nhỏ như cái bàn tay ếch…

Thống khổ bốn: Đứa con thứ ba là Lồ Thị Pà, năm nay đã 46 tuổi, nhưng vẫn sống độc thân, không chồng, không con. Cái mặt nhìn nghiêng thì dường như có duyên. Nhưng khổ một nỗi là vừa câm, lại vừa cụt một chân. Trí khôn thì tỉnh táo, hơn hẳn ông anh và bà chị, nhưng khôn hơn mà chẳng sướng hơn, vì khôn là chỉ để thấy mình cụt và câm. Lao động thì chẳng bằng bà chị, mà ăn thì chẳng thua ai. Mặc cảm đầy mình!

Thống khổ năm: Đứa con thứ tư là Lồ Thị Sửu, năm nay cũng 46 tuổi như bà chị. Không câm, không cụt như bà chị, nhưng lại điếc, điếc trăm phần trăm. Bà là người con gái may mắn nhất của cụ Lồ Khái Phủ, vì bà có chồng và có con. Chồng thì khỏe mạnh và cần cù để gánh vác hết một tập thể tật nguyền. Nhưng dường như quá nặng, khiến vai ông phải oằn xuống và cặp mắt của ông cũng chẳng dám ngước lên để nhìn đời…

Thống khổ sáu: Đứa con út của cụ Phủ là anh Lồ Dung Túng, đứa con may mắn nhất vì không tật nguyền và có vợ có con như ai. Nhưng vẫn như trốn tránh gia đình, vì quá nghèo không đủ sức để chia cơm xẻ áo…Đành chịu mang tiếng là thiếu tình ruột thịt.

II. Chuyện kể về một bông hoa trên đống gạch vụn.

Sau khi ủ rũ kể chuyện về một gia đình chồng chất nỗi thống khổ, linh mục Q. Anh lại cười toe toét kể về hai đưa con gái của bà điếc Lồ Thị Sửu, đó là hai em: Lồ Mai Duyên và Lồ Thị Múi. Em Duyên học lớp 8, em Múi học lớp 6 – cả hai em đều là học sinh giỏi và ngoan. Giỏi – ngoan – nghèo là đối tượng số một của Caritas Hưng Hóa. Vì thế khi nói về em Duyên, linh mục Q. Anh dang tay, hứng khí kể: “ Khi phái đoàn đến thăm, một mình em Múi kể chuyện về gia đình như một MC – Em đi tới đi lui, đi ra đi vào, vừa rót nước mời khách, vừa niềm nở giới thiệu từ ông ngoại, đến ông bác, ông chú, và các dì. Em mô tả rành mạch tật nguyền và khả năng lao động của từng phần tử trong gia đình…Em kể chuyện học hành của bản thân em và của bé Múi. Em là ngôi sao sáng rực giữa một đêm tối mịt mù. Em là bông hoa lạ mọc lên từ đóng gạch vụn ngổn ngang”.

Chuyện kể chưa xong, thì có tiếng nhạc trổi lên từ trong túi quần của linh mục Q. Anh báo hiệu có người muốn nói chuyện. Mình tủm tỉm cười và dí dỏm hỏi:

- Ai dám chui vào đấy mà nói chuyện vậy?
- Có tin buồn từ cha Thành, Lào Cai: Ngoài việc mưa đá xảy ra đêm 26/03/2013 đã giập tanh bành căn nhà của cụ Lồ Khải Phủ, thì nay lại thêm một tin buồn là cụ Phủ vừa qua đời. Thế là một thống khổ đè lên một thống khổ!
- Caritas tính sao đây?
- Thì phải cấp tốc lo cho gia đình ông ấy một mái ấm tàm tạm đã…

Mình giã từ linh mục Q. Anh, về phòng riêng, ngồi ngẫm nghĩ một mình. Nỗi đau của hôm nay thì ngổn ngang như thế. Nỗi đau của hôm nay còn kéo dài cho tới khi nào? Và…Còn tương lai thì dài vô tận. Mình chạnh nghĩ đến em Duyên và em Múi: hai người thoát nạn lạ lùng của một tai nạn khủng khiếp; hai bông hoa bỗng dưng lại mọc lên từ đống đổ nát ngổn ngang. Đẹp quá! Quý quá! Nhưng làm thế nào để hai bông hoa ấy mãi mãi tỏa hương, mãi mãi khoe sắc?...
 
Lá thư Canada : Đây Mùa Xuân
Trà Lũ
15:06 03/05/2013
Lá thư Canada: ĐẦY MÙA XUÂN

Ngay đầu xuân năm nay, Canada đã đón hai vị khách quý. Tôi nói ‘khách qúy’ là nói theo ngôn ngữ của chính quyền. Chưa bao giờ báo chí nói nhiều như thế. Điều khiến tôi ngạc nhiên là hai khách này đâu phải là người, mà là hai con thú. Đọc đến đây các cụ phương xa đã biết tôi nói về con thú gì chưa ạ? Thưa đó là hai con gấu trúc panda được đưa từ Trung Quốc sang. Hai con gấu này được coi như báu vật, Trung Quốc qúy Canada lắm nên mới cho Canada mượn trong 10 năm. 5 năm đầu chúng ở Sở Thú Toronto, 5 năm sau sẽ ở Sở Thú Calgary. Thủ tướng Harper cùng với Đại sứ Trung Cộng ra tận sân bay đón 2 chú. Ông đại sứ Trung Cộng cho biết ngày ông tới nhậm chức ở Canada ông cũng không được đón tiếp trọng thể như thế này ! Dân làng An Lạc của tôi thấy giới truyền thông Canada làm rầm rộ tin này thì đều bĩu môi: Báu gì ! Trông chúng như hai bị bông có vài vết đen đen, đẹp đẽ chỗ nào? Ông ODP còn thêm : À, mà mình nói ‘ 2 chú’ là nói sai ! Đây là một con đực một con cái. Hai con này khảnh ăn, chỉ thích ăn lá trúc nên phe ta mới đặt tên chúng là gấu trúc, chứ các ông Tầu thì gọi chúng là ‘Đại Hùng Miêu’, nghĩa là ‘gấu mèo lớn’. À, hóa ra chúng thuộc họ nhà Mèo. Họ nhà chúng hầu như sắp tuyệt chủng nên chúng trở nên hiếm. Vì hiếm nên mới được qúy là thế. Ông ODP này đúng là bồ chữ, cái gì cũng biết. Ông bảo họ nhà chúng sắp tuyệt tự vì chúng lười biếng việc truyền giống. Mỗi năm con gấu mèo cái này chỉ có thể thụ thai trong 4 ngày. Mà con đực lại thường chểng mảng việc ái ân. Ông Trung Cộng cho Canada thuê trong `10 năm đã giao hẹn rằng nếu trong 10 năm này mà chúng đẻ con thì đứa con sẽ thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Trung Cộng cho ‘thuê’ nha, vì Canada phải trả 10 triêu đô la.

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa lên tiếng. Chị bảo như vậy là sai luật quốc tế. Xưa nay đứa bé sinh ra trên nước nào thì nó sẽ mang quốc tịch nước đó. Hiện nay có rất nhiều phụ nữ Tàu mang thai đua nhau đến du lịch Canada với mục đích đẻ con ở đây để đứa con mang quốc tịch Canada, và nhờ thế người mẹ sẽ dễ xin ở lại đất thiên đàng này.

Phe các bà đang lắng nghe Chị Ba Biên Hòa nói về luật đẻ con thì phe liền ông tự nhiên phá ra cười. Bà cụ B.95 lên tiếng ngay : Chúng ta đang họp làng thì không ai được nói chuyện riêng cả. Phe các ông cười cái gì vậy? Anh H.O. bèn lên tiếng : Tụi cháu nghe bác ODP bảo rằng loại gấu mèo này sở dĩ sắp tuyệt chủng là vì chúng lơ là việc truyền giống. Việc này làm cháu nhớ tới đoạn phim mà người bạn cháu mới đi du lịch ở Phi Châu về cho coi. Phim quay hai con sư tử Phi Châu làm tình. Rằng giống sư tử cũng yêu nhau có hạn kỳ. Hướng dẫn viên du lịch cho cả đoàn đi qua khu vực sư tử sống. Cặp sư tử mà đoàn gặp lúc đó đúng vào thời gian chúng yêu nhau. Anh hướng dẫn viên cho biết hai con này mỗi năm chỉ yêu nhau có 4 ngày, nhưng mỗi ngày yêu những 18 lần. Bạn cháu quay được cảnh anh chị sư tử yêu nhau. Trông buồn cười lắm. Chị sư tử nằm im, Anh sư tử chồm lên, anh hùng hục được đúng 1 phút rồi xong ngay. Thật là lãng xẹt. Thật là dở ẹc! Thế nhưng vì mỗi ngày anh chị yêu nhau những 18 lần nên tỷ số thụ thai rất cao, nên dòng họ nhà sư tử vì thế vẫn phát triển mạnh. Sư tử Phi Châu nên dạy cho gấu mèo Tầu Cộng bài học về ân ái.

Tin nóng thứ hai cũng vào đầu mùa xuân là tin cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời. Giới truyền thông Canada vừa đưa tin vừa bình luận nhiều ngày. Dân Canada lớp già đa số có gốc tổ tiên bên Anh nên họ rất quan tâm tới bà. Tôi không ngờ là giới yêu bà cũng nhiều mà giới ghét bà cũng lắm. Sở dĩ có người ghét là vì bà đã cai trị với bàn tay sắt. Có nghiệp đoàn đã biểu tình chống bà gần một năm mà bà không hề nao núng. Báo chí gọi bà là ‘Iron Lady’. Báo tiếng Việt dịch chữ Iron này là ‘Người Đàn Bà Thép’. Thép chứ không phải Sắt. Tôi thì gọi bà không phải là sắt hay thép gì hết. Tôi gọi là ‘ Bà Già Gân’. Bà Gân ở Anh để cân xứng với Tổng Thống Reagan ‘Gân’ ở Mỹ. Bà Già Gân này và ông già Gân kia đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho chế độ CS ở Nga và Đông Âu sụp đổ hồi 1990 và 1991.

Nhân nói tới Bà Già Gân bên Anh làm tôi nhớ tới Ông già Gân ở VNCH thuở xưa. Đó là Cụ Trần Văn Hương. Năm xưa Cụ cũng được báo chí Saigon gọi là Ông Già Gân. Hình như cái tên này có từ lúc cụ Hương làm đô trưởng Saigon. Làm đô trưởng mà hàng ngày cụ không đi công xa tới sở mà vẫn một mình cỡi xe đạp đền tòa đô chính làm việc.

Ở Canada này cũng có một bà già ‘gân’, còn ‘gân’ hơn bà Thatcher bên Anh và cụ Trần Văn hương bên VN. Đó là bà già thị trưởng Hazel McCallion của thành phố Mississauga ở Ontario. Các cụ phương xa có nghe tiếng bà già gân này bao giờ chưa? Xin mời cụ vào Google là thấy liền. Bà đang đi vào sách kỷ lục về vai trò ngồi ghế thị trưởng lâu nhất thế giới, đã 34 năm liền, từ năm 1978 đến nay. Bà giống như cụ đô trưởng Trần Văn Hương, bà đến sở không bằng công xa, bà tự lái xe. Năm ngoài bà lái xe qúa tốc độ, bà bị cảnh sát phạt. Bà vui vẻ nhận lỗi và móc túi đóng tiền phạt ngay. Ông cảnh sát biên giấy phạt xong thì tịch thu bằng lái. Cảnh sát bắt bà phải đi công xa vì bà đã 92 tuổi vàng. Đây là bà già gân đúng ý nghĩa nhất. Bà được mọi người yêu vì tính bộc trực thẳng băng. Từ xưa, khi mãn nhiệm 4 năm thì bà ghi danh tái ứng cử. Bà chỉ ghi danh thôi chứ bà không bỏ một đồng xu nào vào việc vận động. Không vận động mà dân vẫn bầu cho bà 99%. Tuyệt vời qúa chứ. Bà yêu qúy người VN chúng ta lắm. Hội Tết mỗi năm bao giờ bà cũng đến dự, cũng đứng lên chào quốc kỳ VNCH, cũng lên đọc diễn văn chúc mừng.

Thấy tôi nói nhiều về các người ‘gân’, bà cụ B.95 liền hỏi : Thế vị tân giáo hoàng Phan Xi Cô mới được bầu có gân không? Anh John thấy tôi nói đã nhiều nên thương hại. Anh liền đáp thay : Việc gân hay không gân thì phải chờ một thời gian nữa mới biết được. Hiện giờ thì tôi thấy người ta đã khen tân giáo hoáng sống bình dân và khó nghèo. Ngài không chịu dọn về ở dinh giáo hoàng mà cứ nấn ná ở nhà khách của Roma, ngài hay hôn các em bé trong các cuộc tiếp rước, đặc biệt trong Tuần Thánh vừa qua ngài đã rửa chân và hôn chân một số tù nhân, trong đó có mấy tù nhân Hồi giáo.

Rồi anh John hỏi cụ : Chắc cụ thèm tiếng cười rồi phải không? Nhân nói tới tân giáo hoàng Phan Xi Cô, cháu chợt nhớ tới một câu chuyện vui về một Dòng tu tên là Dòng Phan Xi Cô. Rằng hồi xưa có một họ đạo ở Ý xây được nhà thờ mới và họ chọn Thánh Phan Xi Cô làm thánh quan thày. Họ nhờ một họa sĩ danh tiếng vẽ hình vị thánh này. Như chúng ta biết dòng Phan Xi Cô có 2 phái, một phái để râu, một phái không để râu. Phái nào cũng đến gặp họa sĩ, nhóm không râu thì yêu cầu ông ta không được vẽ thánh Phan xi cô có râu, còn nhóm để râu thì yêu cầu hoạ sĩ phải vẽ bộ râu dài. Họa sĩ đều gật đầu với cả hai nhóm. Mọi người đều hồi hợp chờ đợi và thắc mắc chả lẽ hoạ sĩ này sẽ vẽ thánh Phan Xi Cô một nửa cằm có râu và một nửa cằm không râu sao. Ngày quan trọng khai mạc đã đến. Mọi người chăm chú nhìn vào bức tranh đang được che màn. Chuông rung và màn hạ xuống. Mọi người ồ lên một tiếng lớn. Bức tranh vẽ hình thánh Phan Xi Cô nằm trên giường bệnh. Ngài đắp chăn. Chăn đắp từ mũi trở xuống cho tới chân. Chăn đắp như thế này thì làm sao ta biết được ngài có râu hay không có râu ! Ai cũng thán phục sự thông minh của hoạ sĩ.

Bà cụ B.95 thích chuyện này qúa, chuyện thánh có khác. Cười một chập xong rồi cụ hỏi anh John : Thế ngài tân giáo hoàng thuộc dòng phái có râu hay không râu? Anh John đáp ngay : Thưa, vị tân giáo hoàng lấy danh hiệu là Phan Xi Cô mà thôi, chứ ngài thuộc Dòng Tên Jesuit.

Thấy cụ B.95 bữa nay hỏi nhiều qúa, chị Ba Biên Hòa tìm cách giải thoát cho anh John. Chị xin ngưng các chuyện liên hệ tới nhà thờ. Chị xin Ông ODP nói chuyện thời sự. Mọi người vỗ tay tán thưởng việc này vì trong làng không ai am hiểu thời sự bằng bồ chữ này. Ông ODP vui vẻ chia sẻ tin tức ngay.

Tin thứ nhất là tin cộng đồng VN Toronto đang hô hào xây một nhà dưỡng lão cho các cu cao niên. Thấy Hòa Thượng Thiện Tâm ở Alberta thành công rực rỡ trong việc xây một xư xá dưỡng lão cho các cụ VN ở miền Tây, đồng bào ta đã thỉnh ngài sang Toronto để lập một cơ sở thứ hai. Dự án nghe đâu khoảng 20 triệu, nay mới quyên góp được nửa triệu. Hòa Thượng gặp bọn gìa chúng tôi đã nói ngay : Xin các cụ mở rộng bàn tay, nhất là xin các cụ nhớ đền dự án này trong di chúc nha. Mai này các cụ ra đi thì xin để lại nhà đất và tiền bảo hiểm tặng cho dự án người già của bần tăng nha. Nhiều người đã đáp ‘ Mô Phật’ rất to. Đây là điềm tốt, phải không cơ?

Tin thứ hai xin nói về quê nhà VN. Rằng nói tới VN lúc này là nói tới việc CSVN đang hỏi ý dânvề việc sửa hiến pháp. Thấy dân chúng rất quan tâm và đáp ứng rất nhiều nên các quan CS đã gia hạn việc góp ý từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9. Những ai có kinh nghiệm sống với CS thì đều cho đây là một màn kịch CSVN giả bộ diễn trò dân chủ chứ bản chất của họ là luôn chiếm độc quyền cai trị. Nguyễn Minh Triết mấy năm trước đã tuyên bố bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát. Mới đây Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch quốc hội cũng lên tiếng y như vậy: ai ủng hộ việc bỏ điều 4 là ngu xuẩn. Ông ODP nói rất to tiếng : Tôi đánh cuộc với cả làng là sau Tháng Chín này, đảng CS VN sẽ ra thông cáo rằng tuyệt đại đa số dân chúng vẫn yêu mến chủ nghĩa CS, tuyệt đại đa số đã không đồng ý hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp 1992. Ai kiểm soát được việc này, vì bản chất của CS là gian dối. Chính cụ tổ CS Nga Yetsin đã nói từ xưa : bản chất của CS là dối trá, ta không thể sửa đổi được CS, chỉ vất nó đi mà thôi.

Theo tiết lộ mới đây của mạng Wikileaks thì đảng CSVN đã hứa dâng nước VN cho Tàu từ lâu rồi. Đảng CS Tàu đã cho đảng CSVN 30 năm để chuẩn bị việc sát nhập nước ta vào đất Tàu, VN sẽ được theo quy chế tự trị như Tây Tạng, Tân Cương, VN sẽ là một ngôi sao nhỏ trên lá cờ TC. TC đã hứa sẽ cho đảng CSVN được nương thân để hưởng giàu sang phú qúy, và tiếp tục cai trị. Việc dâng đất dâng biển cho TC thì đã rõ. Việc xuất hiện cờ TQ có 6 sao trước đây ở Hà Nội và in cờ TC trong sách giáo khoa mới đây càng rõ hơn. Nó chứng tỏ VC đang chuẩn bị cho việc sát nhập.

Cụ Chánh tiên chỉ xin góp ý về việc này. Rằng chuyện trên đây của Ông ODP là chuyện sự thực, tôi gọi là chuyện số 1. Tôi xin nói chuyện số 2 mà tôi gọi là chuyện ước mơ. Cầu xin quốc tổ làm phép lạ khiến VC mở mắt để có một chút lòng ái quốc, dám bỏ Điều 4 Hiến Pháp, cho tổng tuyển cử có quốc tế giám sát rồi trao chính quyền cho một đảng mà dân sẽ bầu ra. VC phải làm việc này để tạ tội với tổ quốc, với toàn dân. Giao xong chính quyền cho dân thì chúng ta cho họ chạy làng để trốn TC. Chỉ có cách này thì VC mới xóa được nợ với TC. Chính phủ mới của VN sẽ tuyên bố mình không mắc nợ gì với TC cả, và hô hào toàn dân đứng lên bảo vệ đất nước, đứng lên làm một hội nghị Diên Hồng thứ hai. Truyền thống hào hùng của cha ông ta xưa nay là bao giờ VN đoàn kết cũng thắng quân Tàu. Lịch sử còn ghi dân ta đã đại thắng quân nhà Hán, quân nhà Tống, quân nhà Nguyên, quân nhà Minh, quân nhà Thanh. Nước VN mới sẽ thoát ra khỏi vòng tay của TC như Miến Điến hiện nay.

Cụ Chánh thấy dân làng nghe cụ mà mặt mũi ai cũng đăm chiêu bèn ngưng lại ngay. Cụ biết chuyện này làm mọi người nhức đầu. Cụ bảo họp làng là để mọi người được hưởng những giây phút thư giãn và thoải mái, họp làng là để vui cười tăng sức sống. Lão xin chấm hết chuyện ước mơ. Xin Ơn Trên phù hộ nước Nam.

Rồi cụ Chánh trả lại diễn đàn. Ông ODP nhận lại diễn đàn mà không biết nói tiếp chuyện gì. Cụ Chánh cười khà khà rồi bảo ông ODP nói tiếp chuyện Sợ Vợ đang bàn giở tháng trước.

Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay. Không khí vui vẻ lại tràn ngập.

Ông ODP cao giọng : Tháng năm này là tháng cả thế giới tôn vinh các bà mẹ. Sợ vợ chỉ là một mặt nhỏ của nét văn hóa lớn về lòng tôn kình các bà. Nhà văn Tôn Kàn mới gửi cho tôi một bài nghiên cứu rất công phu nói về 15 ngôi đền, mà dân gian quen gọi là chùa, tất cả đều thờ các BÀ. Chỉ có ở VN mới đề cao vai trò thần thánh của các bà như thế này. Ngoài Bắc có 11 ngôi, trong Nam có 4 ngôi. Mỗi chùa là một dấu ấn của lịch sử. Xin kể theo thứ tự :

1. Chùa Ba Dâu, tên chữ là Chùa Diên Ứng, ở tỉnh Bắc Ninh. Theo sử thì đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở VN, xây cất từ thế kỷ thứ 2, năm 187. Chùa đã được tu sửa nhiều lần. Người có công đại tu là Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi.

2. Chùa Bà Đậu ở tỉnh Hà Tây, thờ thần Pháp Vũ là Thần Mưa

3. Chùa Bà Tướng, thờ một vị nữ tướng của Hai Bà Trưng, ở thành Tuy lâu, tỉnh Bắc Ninh.

4. Chùa Bà Dàn, thờ thần Pháp Điện tức là Thần Chớp, ở tỉnh Bắc Ninh

5. Chùa Bà Đanh, thờ Thần Gió, ở tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở địa thế khuất vắng, ít khách qua lại nên ta có câu ‘vắng như Chùa bà Đanh’ là vậy

6. Chùa Bà Già ở Tây Hồ, Hà Nội. Theo truyền thuyết thì vào thời Nhà Trần có hai bà bán muối đã bỏ công sức ra xây chùa này

7. Chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang Tự, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

8. Chùa Bà Ngô xây từ đời Lý Nhân Tông, ở phố Nguyễn Khuyến Hà Nội. Sử ghi là một bà VN rất đẹp, lấy chồng người Tàu rất giầu có. Bà đã mang tiền của ra xây chùa này. Vì bà lấy chồng người Ngô Chú Khách nên dân gian gọi chùa bà xây là chùa Ngô.

9. Chùa Bà Nành ở đường Văn Miếu, Hà Nội. Nành là tên bà bán sữa đậu nành lâu đời trước Quốc Tử Giám.

10. Chùa Bà Tấm ở huyện Gia lâm Hà Nội, thờ Bà Hoàng Thái hậu Ỷ Lan vợ vua Lý Thái Tông

11. Chuyện Bà Móc, huyện Hoàn Kiếm Hà Nội

12. Chùa bà Thiên Hậu ở đường Nguyễn Trãi Chơ Lớn. Đây là chùa của người Tàu Chơ Lớn thờ Bà Thiên hậu gốc người Phúc Kiến

13. Chùa Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Theo nhà văn Sơn Nam, đây là nơi thờ tượng Phật gốc đàn ông của người Khmer. Tượng này bị người Kmer bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam, người Việt tìm thấy đã rước về thờ và đã tô điểm thành tượng Phật bà. Theo nhà khảo cổ học Malleret thì đây chính là tượng nam thần Vishnu bằng đá thuộc nền văn hóa Óc Eo.

14. Chùa Bà Đen trên núi Bà Đen ở phía bắc thành phố Tây Ninh, nơi đây thờ bà Lý Thị Thiên Hương một người vợ nổi tiếng nhân đức của một vị tướng Tây Sơn. Bà là người nhan sắc da trắng trẻo, nhưng bà đã tự bôi mặt đen để tránh cặp mắt háo sắc của tên đội lính Tây đóng quân ở gần.

15. Chùa Bà Thiên Hậu ở thị xã Thủ Đầu Một. Nơi đây thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu như chùa ở Chợ Lớn.

Kể đến đây xong thì ông ODP đặt câu hỏi : Có nước nào trên thế giới tôn kính phụ nữ như VN chúng ta không? Tôi đã tìm kiếm kỹ rồi. Xưa nay đàn bà VN đuợc coi là số 1, đàn ông VN là số 2. Đàn bà có đền thờ khắp nơi, còn đàn ông VN thì chỉ loanh quanh xó nhà, nhà trên thì có bàn thờ Ông Địa, nhà bếp thì có bàn thờ Ông Đầu Rau, và ngoài vườn thì có bàn thờ Ông Thiên. Chỉ có 3 nơi này thờ Ông mà thôi.

Thấy không ai nói tiếp được nữa, mà chỉ vỗ tay, anh H.O. xin kể một chuyện về đề tài sợ vợ truyền thống của đàn ông VN. Rằng có một bà gìà kia nổi tiếng là suốt đời bắt nạt và ăn hiếp chồng, ông chồng không bao giờ dám chống cự. Thấy chồng bệnh nặng sắp chết, bà vợ liền ngồi xuống khóc : Ông ơi, ông đừng bỏ tôi một mình. Ông mà chết thì tôi cũng xin chết theo ngay. Nghe nói thế ông già bỏ nhỏm dậy, vẻ mặt hoảng sợ : Xin bà đừng theo tôi, xin bà để tôi đi một mình. Nói xong ông gục xuống chết ngay vì sợ qúa.

Để làng cười xong, Cụ B.95 lên tiếng : Đang đầu mùa xuân vạn vật đang sống lại , xin đừng nói tới chuyện chết, xin nói tới những chuyện sống, sống vui sống khoẻ. Anh John của tôi đâu, xin anh kể tiếp chuyện ngày xưa anh học tiếng Việt ra sao.

Cụ đã gõ đúng tần số. Anh John kể ngay. Tuần qua con mới được đọc một tập sách của Cha Nguyễn Phúc Kim gửi tặng. Đây là một linh mục VN còn rất trẻ ở miền tây Canada. Ông là một nhà văn. Cha Kim kể chuyện về thăm quê hương VN. Quê ngài ở Miệt Vườn. Bà con lối xóm nghe có ông cha từ Canada về nên đến thăm rất đông. Có một bà mẹ bảo mấy đứa con đến chào. Mấy đứa bé vội vàng chắp tay: “ Con xin giái ông cố ” . Lần đầu tiên nghe lời chào lạ lùng, ông cha trẻ giật mình kinh ngạc. Mẹ ngài là dân gốc Bắc Kỳ ngày xưa biết nỗi kinh ngạc của con mình, liền giải thích : Ở miền Nam, ông cha xứ được giáo dân gọi là ‘ông cố’. Còn ‘Giái’ đây là tiếng Nam, là vái, là chào, chứ không có nghĩa gì tầm bậy cả. Mãi rồi ông cha mới hiểu ra tiếng chào gốc Miền Nam.

Nhân chuyện tiếng ‘nhà đạo’ này, cha Kim bàn sang mấy chuyện khác, nghe cũng vui và có lý lắm. Chẳng hạn tiếng ‘đám ma’ và ‘đám tang’, tiếng nào đúng? Ngươì thân yêu của mình vừa nằm xuống thì hóa ra ma ngay sao?

Vừa nghe đến tang chay, ông ODP xin góp thêm chuyện ngay. Ông là người Công Giáo nên ông rành chuyện nhà thờ lắm. Người Công giáo tin rằng cuộc đời này là cõi tạm, đời sau mới là cõi thật, cõi hạnh phúc trường sinh. Đời này nếu sống tốt lành thì đời sau sẽ được lên thiên đàng, về với Chúa. Ai cũng mong đời sau về với Chúa. Ấy thế mà nhiều tờ cáo phó đọc nghe rất rối đạo và vô lý. Đại loại tôi thường thấy lời đăng như thế này : Chúng tôi rất đau đớn báo tin : thân phụ chúng tôi là Cụ… đã về với Chúa ngày… Có phải trái lẽ đạo không? ‘Về với Chúa’ tức là đã đạt được mục tiêu của cuộc sống tạm này thì phải vui chứ, cớ sao lại nói là rất đau đớn báo tin? Và nhiều lời phân ưu cũng vô lý y như vậy : Chúng tôi nhận được tin buồn Cụ … đã về với Chúa. Chúng tôi xin thành kính phân ưu cùng tang gia và cầu xin cho Cụ sớm về nước thiên đàng! Cụ đã về với Chúa thì phải là tin vui, cớ sao lại cho là tin buồn rồi phân ưu ? Đã về với Chúa là về thiên đàng rồi, cớ sao lại còn cầu cho cụ được về thiên đàng ?

Chị Ba Biên Hòa liền hỏi : Theo bác thì người Công Giáo nên viết cáo phó hay phân ưu thế nào cho trúng cách. Ông ODP trả lời ngay : Dễ qúa mà. Phần đầu báo tin hay nhận tin thì chỉ nói là Cụ …đã chết, đã qua đời, đã tạ thế…rôi phần sau mới xin cầu nguyện cho cụ được về với Chúa hay được về thiên đàng. Xin nhắc lại : phần đầu chỉ nói là đã chết, đừng nói đã về với Chúa.

Mọi người nghe xong đều gật đầu cho ý kiến của ông ODP là hợp lý và hợp lẽ đạo.

Chị Ba nói tiếp : Thôi, đang mùa xuân, nói về cáo phó phân ưu như vậy đủ rồi, xin nói chuyện vui mùa xuân. Anh John à, xin anh nói tiếp chuyện học tiếng Việt ngày xưa đi. Anh John vâng lời vợ và kể ngay : Ngày xưa học tiếng Việt, khi học đến chữ qủa trứng gà, tôi thấy người Việt ai cũng nói : quả trứng gà có lòng đỏ và lòng trắng. Tôi cứ thắc mắc về chữ ‘đỏ’ này. Màu nó đâu có đỏ, màu nó vàng tươi chứ. Đáng lẽ phải nói lòng vàng, thế mà trăm người như một, người Việt nào cũng nói lòng đỏ trứng gà. Các cụ phương xa có tìm ra câu trả lời cho anh John không? Làng tôi nghe anh John nêu thắc mắc này mà không biết trả lời ra sao. Xưa nay chúng ta vẫn nói ‘lòng đỏ’ chứ không hề nói ‘lòng vàng’ bao giờ! Chả lẽ chúng ta đã nói sai sao, thưa các cụ?

Anh John còn kể chuyện vui này nữa là tuần qua anh theo vợ đi họp với mấy bà trong hội phụ nữ. Buổi họp này vui lắm. các bà toàn nói chuyện tếu không à. Bà chủ tịch thì mở lời chào mừng xong thì đi vào phần chia sẻ kinh nghiệm sống. Bà nói: Chúng mình sống ở Bắc Mỹ này ai cũng nhiễm 3 cái cao và 1 cái thấp. Hội trường vang lên câu hỏi ; cái gì mà 3 cao 1 thấp? Để cho bà con im lặng rồi bà chủ tịch mới nói :Tôi nói ‘3 cao 1 thấp’ là để dễ nhớ ấy mà. 3 cao là cao máu, cao mỡ, cao đường, và 1 thấp là thấp khớp. Nghe xong thì cả hội trường vỗ tay khen bà chủ tịch dí dỏm. Được hứng bà kể luôn một chuyện khác cũng là kinh nghiệm của bản thân bà : Rằng tôi nói 3 cao 1 thấp thì được các bà khen, chứ tháng trước tôi cũng đi nói chuyện cho hội phụ nữ cao tuổi ở miền tây, tôi than rằng : chúng mình đều già cả bệnh hoạn hết rồi. Thấy tôi nhấn mạnh chữ bệnh hoạn thì có một bà gìà rất tếu đã ngưng tôi lại rồi phán : Phe nữ bọn mình làm gì có 2 cái viên ngọc như phái nam mà hoạn hoạn cái gì ! Từ hôm đó trờ đi thì tôi không nói phái nữ bệnh hoạn nữa mà nói là bệnh tật.

Các cụ đã thấy anh chàng rể VN trong làng tôi giỏi chưa? Nói về người đẹp, phái đep thì anh John này thao thao đầy hứng thú. Kể xong chuyện về lòng đỏ trứng gà, 3 cao 1 thấp và đàn bà bệnh hoạn xong, anh xin nói tiếp về sắc đẹp phụ nữ : Rằng trong cõi văn chương của VN và văn chương thế giới, chỗ nào cũng chỉ mô tả và ca tụng nhan sắc phụ nữ, tôi chưa thấy chổ nào mô tả và tán tụng nhan sắc của đàn ông bao giờ. Thật là bất công. Phe liền ông chúng tôi cũng ‘ngầu’ lắm chứ. Mà nói về nhan sắc phụ nữa thì bao giờ cũng phải dẫn tới tình yêu. Mà tình yêu trong văn chương thì bao giờ cũng phải là tình hụt, tình lỡ dở, thế mới đẹp. Tình yêu mà trọn vẹn, yêu nhau và lấy được nhau thì chuyện không còn hay nữa.

Người gật gù tán thưởng lời của anh John mạnh mẽ nhất là ông ODP bồ chữ trong làng. Ông bảo anh John đã có một nhận xét rất đúng. Ông xin chứng minh bằng chuyện văn chương VN. Đó là hai bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng. Tôi xin đọc mấy câu :

…Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Mắt kia em có sầu cô quạnh

Khi chớm thu về một sớm mai…

(Đôi Bờ)

…Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ em nhớ thương…

(Đôi mắt người Sơn Tây)


Hai bài đều nói về tình yêu lỡ dở, yêu nhau mà không được sống với nhau. Hai bài thơ đã trở thành nổi tiếng, và sự nổi tiếng này chưa dừng ở đây. Hai bài này đã được nhạc sĩ thiên tài Phạm Đình Chương kết lại thành một bài ca hay tuyệt vời.

Nhân mùa xuân bàn về lễ các bà mẹ, bàn về việc tôn vinh phái đẹp, tôi đã đi xa qúa mất rồi, quên chưa kể chuyện thời sự nóng hổi là ông Justin Trudeau, con trai của Cựu Thủ Tướng nổi tiếng Pierre Trudeau vừa được bầu làm đảng trưởng đảng Tự Do của liên bang Canada. Viêc này đang sôi nổi. Ông Trudeau Bố ngày xưa làm thủ tướng 15 năm đã đưa đất nước này vào cõi vinh quang. Nay ông Trudeau Con coi bộ cũng hứa hẹn nhiều cho đất nước này lắm. Xin hẹn kể chuyện này hầu qúy cụ vào số tới.

Kính chúc các cụ đầy mùa xuân trong lòng.

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháng Hoa
Đặng Đức Cương
21:17 03/05/2013
THÁNG HOA
Ảnh của Đặng Đức Cương
Dòng đời trôi nổi bao tháng Hoa,
Tình Mẹ trong con vẫn đậm đà,
Xưa mái đầu xanh nay tuyết phủ,
Lòng con yêu Mẹ vẫn thiết tha.
(Trích thơ của Đinh văn Tiến Hùng)