Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 6 Phục Sinh 5/5 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:28 04/05/2024
BÀI ĐỌC 1 Cv 10, 25-26. 34-35. 44-48
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Khi ông Phê-rô bước vào nhà ông Co-nê-li-ô, thì ông liền ra đón và phủ phục dưới chân ông mà bái lạy. Nhưng ông Phê-rô đỡ ông ấy lên và nói: “Xin ông đứng dậy, vì bản thân tôi đây cũng chỉ là người phàm.”
Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.”
Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa. Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống cả trên các dân ngoại nữa, bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ ông Phê-rô nói rằng: “Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ?” Rồi ông truyền làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giê-su Ki-tô. Sau đó họ xin ông ở lại ít ngày.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Ga 4, 7-10
Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.
Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
và người ấy biết Thiên Chúa.
Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là tình yêu.
Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta
được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống.
Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,
và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia, Alleluia!
Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy.”
Alleluia
TIN MỪNG Ga 15, 9-17
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.
“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
Đó là Lời Chúa.
Chúa yêu thế nào
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:45 04/05/2024
Là bạn hữu
Lm. Minh Anh
15:47 04/05/2024
LÀ BẠN HỮU
“Thầy gọi các con là bạn hữu!”.
“Có hai điều mà con người không có số học để tính toán, không có thước mực để đo lường. Một là mức độ mất mát của Thiên Chúa, Đấng dám cho đi chính mình; hai là mức độ ân tứ của Ngài khi phải ban Con Một cho tội nhân. Tội lỗi phải thực sự vượt quá chính nó, khi Thiên Chúa buộc phải ban Con mình để làm Bạn của tội nhân. Và bấy giờ, tội nhân được trở nên con cái Ngài, ‘là bạn hữu’ của Ngài!” - John Charles Ryle.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay chứng thực nhận định của J. C. Ryle; đồng thời, nói với chúng ta - những con người phàm trần - một điều không tưởng! Rằng, chúng ta ‘là bạn hữu’ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói, “Thầy gọi các con là bạn hữu!”.
Với Chúa Giêsu, chúng ta gọi Ngài là Đấng Cứu Rỗi, là Thầy, là Chúa, là Vua và là Bạn như Ngài xác nhận. Khi nói Chúa Giêsu như Người Bạn, điều quan trọng là phải hiểu đúng bản chất của tình bạn đó. Tình bạn với Chúa Giêsu không phải là tình bạn đơn giản khiến chúng ta trở thành “bạn bè”. Nó không như tình bạn giữa hai người bình đẳng. Ngài là Chúa nên tình bạn với Ngài mang những đặc điểm độc đáo không có trong những tình bạn khác. Không thể có người bạn nào lớn hơn chính Thiên Chúa. “‘Là bạn hữu’ với Chúa, tình bạn này phải ở dạng thuần khiết nhất!” - Tôma Aquinô.
Đó là một tình bạn; đúng hơn, một tình yêu, trong đó, trọng tâm duy nhất của một người là lợi ích của người khác. Nó không dựa trên lợi ích riêng của một người. Vấn đề không phải là “Tôi nhận được gì từ nó?”. Trong thư Côrintô, Phaolô định nghĩa tình yêu vị tha như sau: “Tình yêu thì kiên nhẫn, nhân hậu. Nó không đố kỵ, không khoa trương, không thổi phồng, không thô lỗ, không tìm tư lợi, không nóng nảy, không nuôi hận thù… Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ thất bại!”. Đây không chỉ là định nghĩa của tình yêu mà còn là nền tảng duy nhất cho một tình bạn chân chính.
Xem xét những phẩm chất đó, chúng ta thấy Thiên Chúa liên hệ với chúng ta theo từng cách này. Việc chúng ta có đáp lại những đức tính này đối với Chúa hay không sẽ quyết định ‘mức độ sâu sắc’ của mối quan hệ ‘là bạn hữu’ chúng ta thiết lập với Ngài. Vì thế, tình yêu chúng ta dâng Ngài đúng đắn nhất xuất hiện dưới hình thức thờ phượng. Ngài đáng được tôn thờ, đầu phục, tin cậy và vâng phục hoàn toàn. Một điều đẹp đẽ và an ủi là khi thờ phượng Chúa, chúng ta nhận lại sự sống của Ngài. Và điều này thiết lập một tình bạn thánh thiện vốn sẽ biến đổi chúng ta nên trọn lành.
Anh Chị em,
“Thầy gọi các con là bạn hữu!”. Hãy suy gẫm lời mời của Chúa Giêsu; từ đó, bước vào một tình bạn đích thực với Ngài! Điều này có nghĩa là Thiên Chúa trở thành trung tâm của cuộc đời bạn. Nó có nghĩa là bạn tìm cách hiến thân một cách vị tha và không dè dặt cho Đấng xứng đáng với mọi tình yêu của bạn. Nó có nghĩa là bạn chọn sự thờ phượng và vâng phục Ngài hoàn toàn. Phần thưởng của tình yêu này là bạn có thể bước vào một mối liên kết thánh thiện, thuần khiết và viên mãn đến mức nó khiến bạn trọn vẹn ‘biến đổi’, giúp bạn ‘là bạn hữu’ của Chúa, đúng con người mà bạn mong muốn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không là bạn của Chúa, con dễ làm bạn với ma quỷ và những gì thuộc về nó. Giúp con tìm điều đẹp lòng Chúa; và con sẽ thiết thân hơn với Chúa mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy gọi các con là bạn hữu!”.
“Có hai điều mà con người không có số học để tính toán, không có thước mực để đo lường. Một là mức độ mất mát của Thiên Chúa, Đấng dám cho đi chính mình; hai là mức độ ân tứ của Ngài khi phải ban Con Một cho tội nhân. Tội lỗi phải thực sự vượt quá chính nó, khi Thiên Chúa buộc phải ban Con mình để làm Bạn của tội nhân. Và bấy giờ, tội nhân được trở nên con cái Ngài, ‘là bạn hữu’ của Ngài!” - John Charles Ryle.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay chứng thực nhận định của J. C. Ryle; đồng thời, nói với chúng ta - những con người phàm trần - một điều không tưởng! Rằng, chúng ta ‘là bạn hữu’ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói, “Thầy gọi các con là bạn hữu!”.
Với Chúa Giêsu, chúng ta gọi Ngài là Đấng Cứu Rỗi, là Thầy, là Chúa, là Vua và là Bạn như Ngài xác nhận. Khi nói Chúa Giêsu như Người Bạn, điều quan trọng là phải hiểu đúng bản chất của tình bạn đó. Tình bạn với Chúa Giêsu không phải là tình bạn đơn giản khiến chúng ta trở thành “bạn bè”. Nó không như tình bạn giữa hai người bình đẳng. Ngài là Chúa nên tình bạn với Ngài mang những đặc điểm độc đáo không có trong những tình bạn khác. Không thể có người bạn nào lớn hơn chính Thiên Chúa. “‘Là bạn hữu’ với Chúa, tình bạn này phải ở dạng thuần khiết nhất!” - Tôma Aquinô.
Đó là một tình bạn; đúng hơn, một tình yêu, trong đó, trọng tâm duy nhất của một người là lợi ích của người khác. Nó không dựa trên lợi ích riêng của một người. Vấn đề không phải là “Tôi nhận được gì từ nó?”. Trong thư Côrintô, Phaolô định nghĩa tình yêu vị tha như sau: “Tình yêu thì kiên nhẫn, nhân hậu. Nó không đố kỵ, không khoa trương, không thổi phồng, không thô lỗ, không tìm tư lợi, không nóng nảy, không nuôi hận thù… Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ thất bại!”. Đây không chỉ là định nghĩa của tình yêu mà còn là nền tảng duy nhất cho một tình bạn chân chính.
Xem xét những phẩm chất đó, chúng ta thấy Thiên Chúa liên hệ với chúng ta theo từng cách này. Việc chúng ta có đáp lại những đức tính này đối với Chúa hay không sẽ quyết định ‘mức độ sâu sắc’ của mối quan hệ ‘là bạn hữu’ chúng ta thiết lập với Ngài. Vì thế, tình yêu chúng ta dâng Ngài đúng đắn nhất xuất hiện dưới hình thức thờ phượng. Ngài đáng được tôn thờ, đầu phục, tin cậy và vâng phục hoàn toàn. Một điều đẹp đẽ và an ủi là khi thờ phượng Chúa, chúng ta nhận lại sự sống của Ngài. Và điều này thiết lập một tình bạn thánh thiện vốn sẽ biến đổi chúng ta nên trọn lành.
Anh Chị em,
“Thầy gọi các con là bạn hữu!”. Hãy suy gẫm lời mời của Chúa Giêsu; từ đó, bước vào một tình bạn đích thực với Ngài! Điều này có nghĩa là Thiên Chúa trở thành trung tâm của cuộc đời bạn. Nó có nghĩa là bạn tìm cách hiến thân một cách vị tha và không dè dặt cho Đấng xứng đáng với mọi tình yêu của bạn. Nó có nghĩa là bạn chọn sự thờ phượng và vâng phục Ngài hoàn toàn. Phần thưởng của tình yêu này là bạn có thể bước vào một mối liên kết thánh thiện, thuần khiết và viên mãn đến mức nó khiến bạn trọn vẹn ‘biến đổi’, giúp bạn ‘là bạn hữu’ của Chúa, đúng con người mà bạn mong muốn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không là bạn của Chúa, con dễ làm bạn với ma quỷ và những gì thuộc về nó. Giúp con tìm điều đẹp lòng Chúa; và con sẽ thiết thân hơn với Chúa mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chuyện Người Bộ Hành
Lm Vũđình Tường
20:34 04/05/2024
Hai người âm thầm, lầm lũi, lẫn chung với dân lao động khi quân lính vừa mở cổng thành. Họ ăn vận như một nông dân đi sớm về tối mỗi ngày. Khi quân lính mở cổng, người ta túa ra tứ phía, mỗi người theo phương hướng quen thuộc. Hai người bộ hành im lặng ra khỏi cổng, người nọ trước, người kia sau, cách nhau vài ba chục bước. Suốt cuối tuần qua, họ ước mong vượt thoát khỏi cái khung cảnh của thời hỗn mang. Cái hỗn mang âm u, chưa được tổ chức thành nề nếp của thời khai thiên, lập địa. Đây là hỗn mang có tính chất vật lí. Thời đó, sáng, tối phân minh, chia ra rõ rệt giữa ngày và đêm. Thời hỗn mang của hai ngàn năm trước là cái hỗn mang tâm linh. Xã hội được thành hình rõ nét, có tổ chức, lề luật phân minh, nhưng hỗn mang xảy ra bởi cái cao ngạo của con người đặt vật chất, chức tước quyền thế trên tâm linh. Sự khác biệt chính của hỗn mang tâm linh. Một đàng là canh tân đời sống, hoà giải với Thiên Chúa, do Đức Kitô lãnh đạo. Đối nghịch với Đức Kitô là lãnh tụ Đền Thờ và thủ lãnh trong dân. Họ dựa vào truyền thống, dùng Danh Thiên Chúa với mục đích tìm danh lợi cá nhân, phe nhóm. Số người tin theo Đức Kitô một ngày một đông. Uy tín Ngài tăng vọt, trong khi uy tín họ xuống dốc như xe tụt dốc từ đỉnh đồi xuống chân đồi. Chính vì bị tụt dốc nhanh chóng như thế mà họ sống trong lo sợ; từ đó tiến đến ghen tương, rồi trở nên căm thù. Thời đó nhóm chống đối Đức Kitô dựa vào thế lực nhà bảo hộ Rôma làm chủ cả ngày lẫn đêm. Phe canh tân, hoà giải tin theo Đức Kitô, sống ngom ngóp trong lo sợ. Họ bị phe chống đối rình rập, bắt bớ, tra tấn. Phe chống đối dựa vào thế quyền lấn át công lí. Tất cả những gì đến từ họ đều đúng. Ngay cả cách họ hít thở cũng đúng, nói chi đến lối sống, niềm tin. Đức Kitô cảnh báo họ, nói họ thích được ca tụng nơi công cộng, mặc áo rộng thùng thình, thích ngồi ghế nhất, cỗ nhất trong cộng đoàn và mong được người chào hỏi. Phe thân Roma làm chủ cuộc sống mọi cá nhân. Ai bất tuân, trái lệnh, họ trục xuất khỏi hội đường, dồn vào thế sống cô lập; trở thành ngoài lề xã hội và mọi thứ đều bị hạn chế, ngay cả đi lại, xin ăn nơi công cộng cũng bị cấm đoán. Đây là thời ki hỗn mang do tham lam, quyền bính tạo ra. Người bô hành mong trốn khỏi thành bởi lãnh đạo Đền Thờ săn lùng kẻ tin theo Đức Kitô gắt gao hơn, khắt khe hơn, chặt chẽ hơn kể từ khi có tin từ các bà phụ nữ sau khi viếng mộ trở về loan tin là Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Họ tin lời các bà, đồng thời sợ roi vọt từ lãnh đạo Đền Thờ.
Đức Kitô tự nguyện vác thập giá, chịu tử hình và sống lại vinh quang để tái lập trật tự tâm linh. Ai in theo Ngài trở thành dân mới, dân được Thiên Chúa chọn, được tẩy rửa bằng chính máu 'Con Chiên Thiên Chúa'. Hỗn mang tâm linh chính là từ chối đón nhận ơn tái sinh. Những ai tin theo Đức Kitô được tái sinh trong Đức Kitô, hưởng quyền thừa tự cùng Đức Kitô và qua Đức Kitô trở thành con Thiên Chúa. Điều này chưa sáng tỏ trong cuối tuần của thời kì hỗn mang, nhưng nay thì rõ như ban ngày, không ai có thể chối cãi được nữa.
Sống trong tình trạng hỗn mang, ai cũng khép nép, lo sợ. Trật một chút là thành nạn nhân của phe thân Rôma. Hai người tình cờ gặp nhau, lòng mừng như được tái sinh; trong khi bề ngoài lại tỏ ra xa lạ, chỉ dám nhìn nhau từ đàng xa, mà không dám lên tiếng thổ lộ tâm tình. Từ những cái nháy mắt mà cả hai hiểu nhau phải vượt ra khỏi cái cảnh hỗn mang trong thành.
Cả hai đi bộ trên đường về quê, lòng buồn so, lẳng lặng tiến về phía mặt trời mọc. Con đường đất ngoài thành chạy dọc theo các con đồi; nó nhấp nhô theo mức độ cao thấp của từng đỉnh đổi. Ánh nắng mới nhích đỉnh đầu mà cái nắng gắt mùa hè đã ập đến. Cứ nhìn cỏ hai bên vệ đường đủ biết cái khô hạn. Lá cỏ cháy bạc phơ màu vàng nhạt, biến các con đồi thành những con đồi vàng úa, lá khô, cỏ cháy bạc phếch. Dọc đường, thỉnh thoảng có cơn lốc nhỏ, gió xoáy cát bụi cuộn tròn hình ống loa. Có hình thù như cái vòi voi, phía dưới to hút cát bụi, phía trên nhỏ dần, nhỏ dần. Cát bụi bị nó hút xoay tròn tung cao khỏi mặt đất rồi cuốn theo cơn gió, bay rà rà mặt đường rồi thình lình quẹo sang lề đường biến vào đám cỏ kêu rào rào trước khi biến dạng. Khi đi qua chỗ lốc xoáy, hai người nhận ra xác bướm trắng; con chết tức tưởi, con cánh gẫy, tàn tạ, con đang tịnh dưỡng, mong phục hồi. Hai người nhận biết, khi bị hút vào cơn lốc, cánh bướm nào cố vùng vẫy thoát ra đều chết tức tưởi, cánh bướm nào gấp cánh buông xuôi cuốn theo chiều gió có cơ hội sống sót, cánh bướm nào vùng vẫy ít hơn đều bị gió cắt, bẻ gập cánh. Hình ảnh cánh bướm vệ đường diễn tả rõ nét vết thương lòng mỗi người. Môn đệ Đức Kitô tàn tạ, rã rời như những cánh bướm bị thương tích, cả thể xác lẫn tâm hồn đều tàn tạ. Thoát ra khỏi thành mong phục hồi.
Hai người âm thầm tiến bước cho đến khi khuất bóng bọn lính canh, lúc đó họ mới lên tiếng. Cẩn trọng hơn, một trong hai người nhìn trước, ngó sau, không thấy ai, chỉ còn có hai người, họ tiến bước bên nhau lên tiếng. Dẫu không có ai, họ cũng không dám lớn tiếng, chỉ thủ thỉ với nhau; mỗi người một câu về tin đồn họ mới nghe. Câu chuyện chưa đi đến đâu. Thình lình có người lên tiếng.
Hai chú thủ thỉ, chuyện trò gì xem ra có vẻ bí mật thế.
Nghe tiếng người lạ, cả hai giật bắn người lên. Không ngờ có người nghe lén câu chuyện. Thứ nhất bị nghe lén mà không hề hay biết. Thứ hai, người lạ xem ra có vẻ thiếu tế nhị bởi không được mời tham dự vào câu chuyện mà lại chen vào. Vì lí do đó mà cả hai nghi người này là mật vụ của chính quyền bảo hộ Rôma. Hai người thắc mắc, tự hỏi, mình nói nhỏ thế mà sao người lạ thính tai đến độ nghe được câu chuyện đang bàn luận. Hơn nữa, người lạ đi sau lưng tự bao giờ? Mới xuất hiện đây hay đã theo sau từ lâu, mà cả hai đều không hề hay biết. Nếu người này là nhân viên mật vụ Rôma thì cả hai kể như gặp nạn lớn: nhẹ là bị đòn vọt cảnh cáo; nặng là tù đầy; nguy hiểm hơn cả là bị kết án tử hình. Luật mới chính quyền bảo hộ Roma, sau khi nghe tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết, ra lệnh cấm không ai được nhắc đến tên Giêsu Nazareth, nói chi đến rao giảng cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Nazaret (Cv 4,18).
Cả hai nhìn nhau tư lự, không biết phải trả lời sao với người lạ. Chối không xong; nhận vào mắc nạn. Một trong hai người đành trả lời, giọng run run, nói cách lững lờ, hững hờ.
Có gì đâu chúng tôi bàn thảo với nhau về sự việc mới xảy ra trong mấy ngày qua đó mà.
Người lạ lên tiếng.
Việc gì thế?
Thắc mắc này ít nhiều giải toả mối lo, giúp cả hai tự tin hơn. Bởi lẽ nếu người này thực sự không biết sự việc sốt giẻo mới xảy ra trong mấy ngày qua thì anh ta không thể nào là mật vụ nhà nước được. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn hơn, họ rất nhẹ nhàng trong việc kết án chính quyền bảo hộ. Ngôn từ nhẹ nhàng, không cục mịch, gay gắt, nặng lời. Họ nói với người lạ. Việc ông Giêsu ấy mà, chúng tôi biết ông là người tốt, chuyên làm việc lành, bác ái, thương người, thế mà
'Các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị kết án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá' Lc 24,20
Theo câu trên thì ai cũng hiểu là cả thượng tế lẫn thủ lãnh của chúng ta đều mang tội sát nhân khi nộp Đức Giêsu để bị kết án tử hình. Kế đến họ nói về người lạ, cho là ông không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra trong xã hội. Họ nói.
Sự việc chúng tôi bàn thảo không có gì là bí mật cả. Toàn thể dân trong vùng đều rõ việc này như ban ngày. Nếu ông bạn không biết thì có lẽ ông bạn là người duy nhất không biết điều mới xảy ra cách đây mới ba hôm (Luca 23:13tt).
Đến đây câu chuyện xoay chiều rõ rệt. Thứ nhất, người lạ bây giờ làm chủ cuộc đàm thoại. Việc làm chủ này kéo dài từ lúc này cho đến chiều tối khi người lạ cầm bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho họ, rồi biến mất. Kể từ lúc này câu chuyện không còn phải kín đáo thủ thỉ, to nhỏ mà trở thành bài giảng công khai, giải thích, nhắc nhở. Thứ hai, người lạ trở thành 'Thầy' dậy cho hai người bộ hành; nhắc lại lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Môisen cho đến các ngôn sứ. Thứ ba, người lạ cho các ông biết lí do các ông không hiểu sự việc vì các ông yếu lòng tin vào lời các ngôn sứ. Thứ tư, sau khi phân tích, giải thích, lời các ông phán đoán về người lạ ( không biết chuyện gì mới xảy ra) lại trở thành sự thật chính các ông mới là người không biết chuyện gì mới xảy ra.
'Ông là cư dân duy nhất tại Giêrusalem không biết chuyện'.
Câu nói trên không ngờ áp dụng chính xác vào chính các ông. Các ông mới chính là người không biết chuyện. Người lạ mặt nêu thắc mắc với hai ông. Tôi không biết chuyện hay chính các anh không biết chuyện. Các anh chậm trí thế.
'Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ' Luca 24: 25
Người lạ cho biết, vinh quang không có đau khổ là vinh quang giả tạo. Vinh quang thật luôn đến sau đau khổ. Sau đau khổ mới có vinh quang thật.
'Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? (Luca 24,26).
Các ông lẳng lặng lắng nghe và nhận ra người lạ biết nhiều hơn các ông rất nhiều. Các ông đem lòng kính phục, yêu mến, tin vào người lạ và sẵn lòng đón nhận họ vào trọ chung nhà. Bác ái, mời gọi người lạ vào trọ chung nhà tạo cơ hội cho người lạ cầm bánh dâng lời chúc tụng, chia cho các ông rồi thình lình biến mất. Mắt các ông sáng ra. Các ông nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Ngài đến bất thình lình, ra đi cũng bất thình lình. Cách đây ít phút các ông nói với người lạ đoạn đường này rất nguy hiểm, bất an, trắc trở. Nhiều người trở thành nạn nhân do bọn bất lương gây ra cho những ai đi trong đêm tối. Bây giờ chính các ông ra đi trong đêm tối, trở về đúng nơi các ông vượt thoát hồi sáng sớm. Các ông trở lại con đường bán tín, bán nghi lời các bà phụ nữ. Trở lại nơi các ông không tin để thắp sáng niềm tin. Đến nơi, các ông vui mừng nói với đồng bạn: Đức Kitô đã sống lại thật. Chúng tôi đã gặp Ngài và kể chi tiết cuộc đối thoại và việc bẻ bánh. Bạn các ông vui mừng đón nhận tin vui; sau đó họ nói với các ông. Cả chúng tôi nữa cũng đã gặp Ngài. Ngài đã hiện ra với chúng tôi và ban bình an cho chúng tôi.
Câu chuyện cho biết, điều quan trọng nhất đối với môn đệ Đức Kitô lúc này là nhận biết, cảm nghiệm sự Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Trong khi Đức Kitô Phục Sinh dường như chú trọng đến việc ban bình an và việc bẻ bánh hơn là việc Ngài sống lại từ cõi chết. Nhắc lại việc bẻ bánh, bí tích Thánh Thể, bữa Tiệc Li, là nhắc lại việc đoàn tụ giữa Thầy và tình huynh đệ của môn đệ. Đức Kitô thể hiện việc bẻ bánh nhiều lần khi hiện ra để nhấn mạnh đến điều Ngài dậy các ông.
Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta (Lc. 22:19).
Hai ngàn năm qua người ta còn tiếp tục tranh biện về sự Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Trong khi chính Đức Kitô lại đặt trọng tâm vào hành động bẻ bánh, phân phát của ăn trường sinh cho muôn dân.
Đối với Đức Kitô, hậu Phục Sinh được tóm gọn qua hành động thần thiêng, hành động bẻ bánh. Chúng ta xin ơn tôn kính Bí Tích Thánh Thể.
TiengChuong.org
Đức Kitô tự nguyện vác thập giá, chịu tử hình và sống lại vinh quang để tái lập trật tự tâm linh. Ai in theo Ngài trở thành dân mới, dân được Thiên Chúa chọn, được tẩy rửa bằng chính máu 'Con Chiên Thiên Chúa'. Hỗn mang tâm linh chính là từ chối đón nhận ơn tái sinh. Những ai tin theo Đức Kitô được tái sinh trong Đức Kitô, hưởng quyền thừa tự cùng Đức Kitô và qua Đức Kitô trở thành con Thiên Chúa. Điều này chưa sáng tỏ trong cuối tuần của thời kì hỗn mang, nhưng nay thì rõ như ban ngày, không ai có thể chối cãi được nữa.
Sống trong tình trạng hỗn mang, ai cũng khép nép, lo sợ. Trật một chút là thành nạn nhân của phe thân Rôma. Hai người tình cờ gặp nhau, lòng mừng như được tái sinh; trong khi bề ngoài lại tỏ ra xa lạ, chỉ dám nhìn nhau từ đàng xa, mà không dám lên tiếng thổ lộ tâm tình. Từ những cái nháy mắt mà cả hai hiểu nhau phải vượt ra khỏi cái cảnh hỗn mang trong thành.
Cả hai đi bộ trên đường về quê, lòng buồn so, lẳng lặng tiến về phía mặt trời mọc. Con đường đất ngoài thành chạy dọc theo các con đồi; nó nhấp nhô theo mức độ cao thấp của từng đỉnh đổi. Ánh nắng mới nhích đỉnh đầu mà cái nắng gắt mùa hè đã ập đến. Cứ nhìn cỏ hai bên vệ đường đủ biết cái khô hạn. Lá cỏ cháy bạc phơ màu vàng nhạt, biến các con đồi thành những con đồi vàng úa, lá khô, cỏ cháy bạc phếch. Dọc đường, thỉnh thoảng có cơn lốc nhỏ, gió xoáy cát bụi cuộn tròn hình ống loa. Có hình thù như cái vòi voi, phía dưới to hút cát bụi, phía trên nhỏ dần, nhỏ dần. Cát bụi bị nó hút xoay tròn tung cao khỏi mặt đất rồi cuốn theo cơn gió, bay rà rà mặt đường rồi thình lình quẹo sang lề đường biến vào đám cỏ kêu rào rào trước khi biến dạng. Khi đi qua chỗ lốc xoáy, hai người nhận ra xác bướm trắng; con chết tức tưởi, con cánh gẫy, tàn tạ, con đang tịnh dưỡng, mong phục hồi. Hai người nhận biết, khi bị hút vào cơn lốc, cánh bướm nào cố vùng vẫy thoát ra đều chết tức tưởi, cánh bướm nào gấp cánh buông xuôi cuốn theo chiều gió có cơ hội sống sót, cánh bướm nào vùng vẫy ít hơn đều bị gió cắt, bẻ gập cánh. Hình ảnh cánh bướm vệ đường diễn tả rõ nét vết thương lòng mỗi người. Môn đệ Đức Kitô tàn tạ, rã rời như những cánh bướm bị thương tích, cả thể xác lẫn tâm hồn đều tàn tạ. Thoát ra khỏi thành mong phục hồi.
Hai người âm thầm tiến bước cho đến khi khuất bóng bọn lính canh, lúc đó họ mới lên tiếng. Cẩn trọng hơn, một trong hai người nhìn trước, ngó sau, không thấy ai, chỉ còn có hai người, họ tiến bước bên nhau lên tiếng. Dẫu không có ai, họ cũng không dám lớn tiếng, chỉ thủ thỉ với nhau; mỗi người một câu về tin đồn họ mới nghe. Câu chuyện chưa đi đến đâu. Thình lình có người lên tiếng.
Hai chú thủ thỉ, chuyện trò gì xem ra có vẻ bí mật thế.
Nghe tiếng người lạ, cả hai giật bắn người lên. Không ngờ có người nghe lén câu chuyện. Thứ nhất bị nghe lén mà không hề hay biết. Thứ hai, người lạ xem ra có vẻ thiếu tế nhị bởi không được mời tham dự vào câu chuyện mà lại chen vào. Vì lí do đó mà cả hai nghi người này là mật vụ của chính quyền bảo hộ Rôma. Hai người thắc mắc, tự hỏi, mình nói nhỏ thế mà sao người lạ thính tai đến độ nghe được câu chuyện đang bàn luận. Hơn nữa, người lạ đi sau lưng tự bao giờ? Mới xuất hiện đây hay đã theo sau từ lâu, mà cả hai đều không hề hay biết. Nếu người này là nhân viên mật vụ Rôma thì cả hai kể như gặp nạn lớn: nhẹ là bị đòn vọt cảnh cáo; nặng là tù đầy; nguy hiểm hơn cả là bị kết án tử hình. Luật mới chính quyền bảo hộ Roma, sau khi nghe tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết, ra lệnh cấm không ai được nhắc đến tên Giêsu Nazareth, nói chi đến rao giảng cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Nazaret (Cv 4,18).
Cả hai nhìn nhau tư lự, không biết phải trả lời sao với người lạ. Chối không xong; nhận vào mắc nạn. Một trong hai người đành trả lời, giọng run run, nói cách lững lờ, hững hờ.
Có gì đâu chúng tôi bàn thảo với nhau về sự việc mới xảy ra trong mấy ngày qua đó mà.
Người lạ lên tiếng.
Việc gì thế?
Thắc mắc này ít nhiều giải toả mối lo, giúp cả hai tự tin hơn. Bởi lẽ nếu người này thực sự không biết sự việc sốt giẻo mới xảy ra trong mấy ngày qua thì anh ta không thể nào là mật vụ nhà nước được. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn hơn, họ rất nhẹ nhàng trong việc kết án chính quyền bảo hộ. Ngôn từ nhẹ nhàng, không cục mịch, gay gắt, nặng lời. Họ nói với người lạ. Việc ông Giêsu ấy mà, chúng tôi biết ông là người tốt, chuyên làm việc lành, bác ái, thương người, thế mà
'Các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị kết án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá' Lc 24,20
Theo câu trên thì ai cũng hiểu là cả thượng tế lẫn thủ lãnh của chúng ta đều mang tội sát nhân khi nộp Đức Giêsu để bị kết án tử hình. Kế đến họ nói về người lạ, cho là ông không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra trong xã hội. Họ nói.
Sự việc chúng tôi bàn thảo không có gì là bí mật cả. Toàn thể dân trong vùng đều rõ việc này như ban ngày. Nếu ông bạn không biết thì có lẽ ông bạn là người duy nhất không biết điều mới xảy ra cách đây mới ba hôm (Luca 23:13tt).
Đến đây câu chuyện xoay chiều rõ rệt. Thứ nhất, người lạ bây giờ làm chủ cuộc đàm thoại. Việc làm chủ này kéo dài từ lúc này cho đến chiều tối khi người lạ cầm bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho họ, rồi biến mất. Kể từ lúc này câu chuyện không còn phải kín đáo thủ thỉ, to nhỏ mà trở thành bài giảng công khai, giải thích, nhắc nhở. Thứ hai, người lạ trở thành 'Thầy' dậy cho hai người bộ hành; nhắc lại lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Môisen cho đến các ngôn sứ. Thứ ba, người lạ cho các ông biết lí do các ông không hiểu sự việc vì các ông yếu lòng tin vào lời các ngôn sứ. Thứ tư, sau khi phân tích, giải thích, lời các ông phán đoán về người lạ ( không biết chuyện gì mới xảy ra) lại trở thành sự thật chính các ông mới là người không biết chuyện gì mới xảy ra.
'Ông là cư dân duy nhất tại Giêrusalem không biết chuyện'.
Câu nói trên không ngờ áp dụng chính xác vào chính các ông. Các ông mới chính là người không biết chuyện. Người lạ mặt nêu thắc mắc với hai ông. Tôi không biết chuyện hay chính các anh không biết chuyện. Các anh chậm trí thế.
'Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ' Luca 24: 25
Người lạ cho biết, vinh quang không có đau khổ là vinh quang giả tạo. Vinh quang thật luôn đến sau đau khổ. Sau đau khổ mới có vinh quang thật.
'Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? (Luca 24,26).
Các ông lẳng lặng lắng nghe và nhận ra người lạ biết nhiều hơn các ông rất nhiều. Các ông đem lòng kính phục, yêu mến, tin vào người lạ và sẵn lòng đón nhận họ vào trọ chung nhà. Bác ái, mời gọi người lạ vào trọ chung nhà tạo cơ hội cho người lạ cầm bánh dâng lời chúc tụng, chia cho các ông rồi thình lình biến mất. Mắt các ông sáng ra. Các ông nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Ngài đến bất thình lình, ra đi cũng bất thình lình. Cách đây ít phút các ông nói với người lạ đoạn đường này rất nguy hiểm, bất an, trắc trở. Nhiều người trở thành nạn nhân do bọn bất lương gây ra cho những ai đi trong đêm tối. Bây giờ chính các ông ra đi trong đêm tối, trở về đúng nơi các ông vượt thoát hồi sáng sớm. Các ông trở lại con đường bán tín, bán nghi lời các bà phụ nữ. Trở lại nơi các ông không tin để thắp sáng niềm tin. Đến nơi, các ông vui mừng nói với đồng bạn: Đức Kitô đã sống lại thật. Chúng tôi đã gặp Ngài và kể chi tiết cuộc đối thoại và việc bẻ bánh. Bạn các ông vui mừng đón nhận tin vui; sau đó họ nói với các ông. Cả chúng tôi nữa cũng đã gặp Ngài. Ngài đã hiện ra với chúng tôi và ban bình an cho chúng tôi.
Câu chuyện cho biết, điều quan trọng nhất đối với môn đệ Đức Kitô lúc này là nhận biết, cảm nghiệm sự Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Trong khi Đức Kitô Phục Sinh dường như chú trọng đến việc ban bình an và việc bẻ bánh hơn là việc Ngài sống lại từ cõi chết. Nhắc lại việc bẻ bánh, bí tích Thánh Thể, bữa Tiệc Li, là nhắc lại việc đoàn tụ giữa Thầy và tình huynh đệ của môn đệ. Đức Kitô thể hiện việc bẻ bánh nhiều lần khi hiện ra để nhấn mạnh đến điều Ngài dậy các ông.
Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta (Lc. 22:19).
Hai ngàn năm qua người ta còn tiếp tục tranh biện về sự Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô. Trong khi chính Đức Kitô lại đặt trọng tâm vào hành động bẻ bánh, phân phát của ăn trường sinh cho muôn dân.
Đối với Đức Kitô, hậu Phục Sinh được tóm gọn qua hành động thần thiêng, hành động bẻ bánh. Chúng ta xin ơn tôn kính Bí Tích Thánh Thể.
TiengChuong.org
Khôn Ngoan - Khờ Dại
Lm Vũđình Tường
20:43 04/05/2024
Người khôn mấy cũng có lúc dại; người dại mấy cũng có lúc khôn. Như thế không ai khôn triền miên, cũng chẳng ai khờ miên viễn. Trong cái khôn có ẩn chứa cái dại; trong cái dại có hạt giống khôn ngoan. Điều khác nhau nằm ở mức độ nhận biết làm điều khôn và tránh xa điều dại. Như thế quyết định khôn ngoan là nhận biết chọn lựa điều khôn; quyết định dại dột là tự chọn điều dại, điều khờ. Cái dại lớn nhất trong đời, không cái dại nào lớn hơn, nguy hiểm hơn, tệ hại hơn, là không tôn thờThiên Chúa, mà tôn thờ tà thần, tôn thờ chủ thuyết.
Kitô hữu được coi là khôn khi người đó có nhiều quyết định khôn ngoan; biết việc phải làm, biết điều phải tránh. Kitô hữu bị coi là khờ dại khi chọn điều đúng ra phải tránh xa, lại quyết định dấn thân làm điều đó. Khôn, dại, đây là hiểu theo chọn lựa củng từng cá nhân: chọn nghe theo lời thiên Chúa là khôn; chọn chạy theo tiếng gọi của xã hội loài người là dại. Khôn dại được định giá dựa theo mức độ vâng lời Thiên Chúa. Được coi là khôn ngoan khi người đó tin, vâng phục, nghe lời, kính trọng, chân thành, tuân theo luật Chúa truyền. Bị coi là khờ dại khi người đó nghe theo lời khuyên bảo, hướng dẫn của loài người. Lời khuyên loài người dù có chân thành đến đâu cũng là lời khuyên khờ dại, bởi cái khôn của thế gian, của loài người đáng sánh với khôn ngoan Lời Chúa. Đây chính là trường hợp của vua Salomôn. Vị vua được coi là khôn ngoan tột đỉnh, được ca tụng trong Cựu Ước. Sách Các Vua thuật lại trước khi qua đời vua Đavit dặn con ông là Solomon hãy trung thành với Thiên Chúa, lắng nghe, tuân giữ phong tục, tập quán, luật Chúa truyền, để chính ông được sống bằng yên, và toàn dân ông coi sóc cũng được sống bình yên (Sách Các Vua 2:1-4,10-12). Solomon trở thành vị vua khôn ngoan và toàn dân hưởng thái bình, thịnh vượng. Bởi khôn ngoan của ông không đến từ loài người mà đến từ vâng phục thiên Chúa. Riêng điểm này cho thấy người lãnh đạo khôn ngoan là người biết lắng nghe, vâng phục Thiên Chúa. Chính vì biết lắng nghe, vâng phục Thiên Chúa mà Thiên Chúa ban cho ông ơn khôn ngoan để ông có những quyết định khôn ngoan mang lại bình an, thái hoà, thịnh vượng cho toàn dân. Như thể kẻ lãnh đạo khờ dại là người lãnh đạo tin vào khôn ngoan, thông thái của con người mà khôn ngoan thông thái của loài người luôn có giới hạn, hạn chế. Lắng nghe lời Solomon cầu xin để biết cái khôn ngoan của ông. Trong giấc mơ ông nghe Thiên Chúa hỏi, ông muốn xin gì cùng Thiên Chúa. Salomon đáp: Thưa Thiên Chúa, con trở thành vua toàn dân bởi chính Ngài ban cho con. Con còn trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo... Con xin Ngài ban cho tôi tớ Ngài một con tim khiêm nhường, biết nghe lời, vâng phục Thiên Chúa, biết làm điều trọn lành tốt hảo, tránh điều ác, điều sai trái bất trung. Thiên Chúa phán với ông: Bởi người không xin được giầu sang, nhiều vàng, chức cao, sống lâu, mà xin ơn biết phán đoán trong chọn lựa nghe theo lời Ta, vì thế Ta ban cho ngươi ơn khôn ngoan hơn mọi người. Ta ban cho cả những điều ngươi không xin (Các Vua 3:4-13). Solomon trở thành vị vua khôn ngoan toàn cõi nghe biết đến cái khôn ngoan của ông. Hoàng hậu xứ Sheba có nhiều điều khó xử, bà xin gặp nhờ ông cố vấn. Ông giúp bà giải quyết mọi khó khăn, thắc mắc. Hoàng hậu ca tụng Solomon như sau: Ta nghe nói Solomon là vị vua khôn ngoan tột bực. Sau khi đối thoại với ông, hoàng hậu Sheba ca tụng khôn ngoan của ông còn vĩ đại hơn những gì người ta đồn thổi. Bà ca tụng Solomon và ca tụng Thiên Chúa, Đấng mà Solomon tôn thờ (Các Vua 10: 1-10).
Không ai khôn triền miên; cũng không ai khờ miên viễn. Khi về già, thay vì nghe lời của Thiên Chúa, Solomon nghe theo lời thủ thỉ của bà vợ, nhất là người đẹp tin theo thần ngoại lai. Salomôn coi thường lời Thiên Chúa, tự nguyện chọn lắng nghe lời loài người. Đây là cái dại 'đột xuất' của Solomon. Nhan sắc phụ nữa làm tâm trí ông lu mờ. Lời nói ngon ngọt khiến con tim ông đắm đuối. Thủ thỉ ngày đêm khiến ông quẩn trí không phân biệt đúng sai. Những điều này làm ông mất ân sủng Thiên Chúa. Thiên Chúa không để mặc ông cô đơn, sống trong lầm lạc. Hai lần Chúa đến trong giấc mơ, kêu gọi ông từ bỏ con đường tà thần, theo đường lối công chính. Solomôn coi thường những giấc mơ đó. Tiên tri Ahijah được sai đến với Jeroboan loan báo Thiên Chúa sẽ thu tóm những gì Solomon có và trao vào trong tay người khác. Đất nước Solomon đang cai trị bị chia tan tác, toàn dân sống trong chiến tranh. Solomon chỉ còn lại một chi tộc bởi Thiên Chúa trung thành với giao ước Ngài hứa với Davị tổ phụ Solomon. Tội của người lãnh đạo là tội của một cá nhân, nhưng cá nhân đó có liên đới với xã hội và khi người đó lãnh đạo phạm tội, mọi người dưới quyền chịu vạ lây. Điều này rất thích hợp với câu ca:
'Mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn, mèo con phải vạ'.
Solomon là mèo già sai trái; mèo ốm là toàn dân đau khổ, chịu chiến tranh ốm tong teo; mèo con là con cháu họ bị vạ lưu đầy từ đời này đến đời kia. Điều này cho thấy lí luận thân ai người ấy lo là một lí luận sai lầm bởi là con người xã hội nên mọi quyết định cá nhân ít nhiều đều ảnh hưởng đến xã hội. Càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội, quyêt định của cá nhân đó càng ảnh hưởng nặng nề đến xã hội đó.
TiengChuong.org
Kitô hữu được coi là khôn khi người đó có nhiều quyết định khôn ngoan; biết việc phải làm, biết điều phải tránh. Kitô hữu bị coi là khờ dại khi chọn điều đúng ra phải tránh xa, lại quyết định dấn thân làm điều đó. Khôn, dại, đây là hiểu theo chọn lựa củng từng cá nhân: chọn nghe theo lời thiên Chúa là khôn; chọn chạy theo tiếng gọi của xã hội loài người là dại. Khôn dại được định giá dựa theo mức độ vâng lời Thiên Chúa. Được coi là khôn ngoan khi người đó tin, vâng phục, nghe lời, kính trọng, chân thành, tuân theo luật Chúa truyền. Bị coi là khờ dại khi người đó nghe theo lời khuyên bảo, hướng dẫn của loài người. Lời khuyên loài người dù có chân thành đến đâu cũng là lời khuyên khờ dại, bởi cái khôn của thế gian, của loài người đáng sánh với khôn ngoan Lời Chúa. Đây chính là trường hợp của vua Salomôn. Vị vua được coi là khôn ngoan tột đỉnh, được ca tụng trong Cựu Ước. Sách Các Vua thuật lại trước khi qua đời vua Đavit dặn con ông là Solomon hãy trung thành với Thiên Chúa, lắng nghe, tuân giữ phong tục, tập quán, luật Chúa truyền, để chính ông được sống bằng yên, và toàn dân ông coi sóc cũng được sống bình yên (Sách Các Vua 2:1-4,10-12). Solomon trở thành vị vua khôn ngoan và toàn dân hưởng thái bình, thịnh vượng. Bởi khôn ngoan của ông không đến từ loài người mà đến từ vâng phục thiên Chúa. Riêng điểm này cho thấy người lãnh đạo khôn ngoan là người biết lắng nghe, vâng phục Thiên Chúa. Chính vì biết lắng nghe, vâng phục Thiên Chúa mà Thiên Chúa ban cho ông ơn khôn ngoan để ông có những quyết định khôn ngoan mang lại bình an, thái hoà, thịnh vượng cho toàn dân. Như thể kẻ lãnh đạo khờ dại là người lãnh đạo tin vào khôn ngoan, thông thái của con người mà khôn ngoan thông thái của loài người luôn có giới hạn, hạn chế. Lắng nghe lời Solomon cầu xin để biết cái khôn ngoan của ông. Trong giấc mơ ông nghe Thiên Chúa hỏi, ông muốn xin gì cùng Thiên Chúa. Salomon đáp: Thưa Thiên Chúa, con trở thành vua toàn dân bởi chính Ngài ban cho con. Con còn trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo... Con xin Ngài ban cho tôi tớ Ngài một con tim khiêm nhường, biết nghe lời, vâng phục Thiên Chúa, biết làm điều trọn lành tốt hảo, tránh điều ác, điều sai trái bất trung. Thiên Chúa phán với ông: Bởi người không xin được giầu sang, nhiều vàng, chức cao, sống lâu, mà xin ơn biết phán đoán trong chọn lựa nghe theo lời Ta, vì thế Ta ban cho ngươi ơn khôn ngoan hơn mọi người. Ta ban cho cả những điều ngươi không xin (Các Vua 3:4-13). Solomon trở thành vị vua khôn ngoan toàn cõi nghe biết đến cái khôn ngoan của ông. Hoàng hậu xứ Sheba có nhiều điều khó xử, bà xin gặp nhờ ông cố vấn. Ông giúp bà giải quyết mọi khó khăn, thắc mắc. Hoàng hậu ca tụng Solomon như sau: Ta nghe nói Solomon là vị vua khôn ngoan tột bực. Sau khi đối thoại với ông, hoàng hậu Sheba ca tụng khôn ngoan của ông còn vĩ đại hơn những gì người ta đồn thổi. Bà ca tụng Solomon và ca tụng Thiên Chúa, Đấng mà Solomon tôn thờ (Các Vua 10: 1-10).
Không ai khôn triền miên; cũng không ai khờ miên viễn. Khi về già, thay vì nghe lời của Thiên Chúa, Solomon nghe theo lời thủ thỉ của bà vợ, nhất là người đẹp tin theo thần ngoại lai. Salomôn coi thường lời Thiên Chúa, tự nguyện chọn lắng nghe lời loài người. Đây là cái dại 'đột xuất' của Solomon. Nhan sắc phụ nữa làm tâm trí ông lu mờ. Lời nói ngon ngọt khiến con tim ông đắm đuối. Thủ thỉ ngày đêm khiến ông quẩn trí không phân biệt đúng sai. Những điều này làm ông mất ân sủng Thiên Chúa. Thiên Chúa không để mặc ông cô đơn, sống trong lầm lạc. Hai lần Chúa đến trong giấc mơ, kêu gọi ông từ bỏ con đường tà thần, theo đường lối công chính. Solomôn coi thường những giấc mơ đó. Tiên tri Ahijah được sai đến với Jeroboan loan báo Thiên Chúa sẽ thu tóm những gì Solomon có và trao vào trong tay người khác. Đất nước Solomon đang cai trị bị chia tan tác, toàn dân sống trong chiến tranh. Solomon chỉ còn lại một chi tộc bởi Thiên Chúa trung thành với giao ước Ngài hứa với Davị tổ phụ Solomon. Tội của người lãnh đạo là tội của một cá nhân, nhưng cá nhân đó có liên đới với xã hội và khi người đó lãnh đạo phạm tội, mọi người dưới quyền chịu vạ lây. Điều này rất thích hợp với câu ca:
'Mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn, mèo con phải vạ'.
Solomon là mèo già sai trái; mèo ốm là toàn dân đau khổ, chịu chiến tranh ốm tong teo; mèo con là con cháu họ bị vạ lưu đầy từ đời này đến đời kia. Điều này cho thấy lí luận thân ai người ấy lo là một lí luận sai lầm bởi là con người xã hội nên mọi quyết định cá nhân ít nhiều đều ảnh hưởng đến xã hội. Càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội, quyêt định của cá nhân đó càng ảnh hưởng nặng nề đến xã hội đó.
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:08 04/05/2024
35. Nếu anh muốn cho người khác nước hằng sống, thì trước tiên anh phải có đầy tràn nước hằng sống của Thiên Chúa, sau đó mới đem rót cho tha nhân.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:11 04/05/2024
47. TRÊU ĐÙA LẤY CÁI MŨ NHỎ
Có người thấy người nọ có cái mũ rách nát tơi tả, bèn hướng về ông ta lạy một cái, cung kính nói:
- “Xin cho tôi cái mũ nhỏ ấy.”
Người nọ nói:
- “Cái mũ nhỏ ở đâu mà có chứ?”
Trả lời:
- “Lẽ nào cái mũ của anh chỉ có ra hoa mà không kết trái sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 47:
Cái mũ rách te tua mà nói giống cánh hoa thì thật là người có đầu óc mỹ thuật và lạc quan hài hước.
Người có óc hài hước thật là người có thể chuyển bại thành thắng, chuyển vui thành buồn và chuyển sự khó khăn thành sự dễ dàng, bởi vì trong tâm hồn họ luôn đầy ắp những điều lạc quan và tích cực.
Người Ki-tô hữu là người lạc quan và có óc hài hước thân thiện, mỗi lời họ nói ra làm cho người âu sầu tìm được niềm an ủi, người đau khổ tìm được niềm vui, người thất vọng tìm được hy vọng, bởi vì tâm hồn họ không chất chứa những mưu mô hãm hại tha nhân...
Có thể nhìn cánh hoa nơi cái mũ te tua thì cũng có thể thấy “trái cây” tưởng tượng nơi cánh hoa ấy; cũng vậy, người ta cũng có thể nhìn thấy một tâm hồn thánh thiện bình an và cũng có thể thấy tính hài hước thân thiện nơi chúng ta, khi chúng ta sống lạc quan và vui vẻ với mọi người trong mọi hoàn cảnh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người thấy người nọ có cái mũ rách nát tơi tả, bèn hướng về ông ta lạy một cái, cung kính nói:
- “Xin cho tôi cái mũ nhỏ ấy.”
Người nọ nói:
- “Cái mũ nhỏ ở đâu mà có chứ?”
Trả lời:
- “Lẽ nào cái mũ của anh chỉ có ra hoa mà không kết trái sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 47:
Cái mũ rách te tua mà nói giống cánh hoa thì thật là người có đầu óc mỹ thuật và lạc quan hài hước.
Người có óc hài hước thật là người có thể chuyển bại thành thắng, chuyển vui thành buồn và chuyển sự khó khăn thành sự dễ dàng, bởi vì trong tâm hồn họ luôn đầy ắp những điều lạc quan và tích cực.
Người Ki-tô hữu là người lạc quan và có óc hài hước thân thiện, mỗi lời họ nói ra làm cho người âu sầu tìm được niềm an ủi, người đau khổ tìm được niềm vui, người thất vọng tìm được hy vọng, bởi vì tâm hồn họ không chất chứa những mưu mô hãm hại tha nhân...
Có thể nhìn cánh hoa nơi cái mũ te tua thì cũng có thể thấy “trái cây” tưởng tượng nơi cánh hoa ấy; cũng vậy, người ta cũng có thể nhìn thấy một tâm hồn thánh thiện bình an và cũng có thể thấy tính hài hước thân thiện nơi chúng ta, khi chúng ta sống lạc quan và vui vẻ với mọi người trong mọi hoàn cảnh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Vâng Lời - Gioan. 15
Lm Vũđình Tường
20:28 04/05/2024
Tình yêu chân chính phát xuất do lòng yêu mến, chân thành, và không có điều kiện kèm theo. Đức Kitô nói với môn đệ là ai yêu mến Thầy thì tuân giữ giới răn của Thầy. Giữ giới răn của Đức Kitô để được yêu mến không phải là điều kiện mà chính là dấu chỉ phát xut từ lòng yêu mến. Tình yêu vô hình, không mầu sắc, nên không thể nhận biết tình yêu mà chỉ có thể nhận biết qua hành động yêu thương. Người ta nhờ vào hành động yêu thương bề ngoài để biểu lộ tình yêu tiềm ẩn trong tâm hồn. Hành động yêu thương, dấu chỉ, tự nó, không phải là tình yêu nhưng nhờ hành động, dấu chỉ mà người ta nhận biết người đó đang yêu. Như thế lệnh truyền tuân giữ giới răn Đức Kitô dậy là dấu chỉ của lòng yêu mến Đức Kitô. Yêu mến Đức Kitô bằng cách vâng lời Người truyền dậy. Thành quả thứ nhất của việc vâng lời Đức Kitô là nhận được tình yêu Đức Kitô dành cho. Mối tình yêu tiên khởi này trở thành nấc thang đầu, đầu tầu, nhịp cầu nối kết, cho những mối tình liên kết tiếp theo mà chính Đức Kitô chủ động trong việc kiến tạo mối liên hệ trong tâm hồn người vâng lời Đức Kitô. Chính Đức Kitô khởi sự và chủ động mối liên hệ chí thánh này. Thành quả đầu tiên của vâng lời chính là được liên kết với Đức Kitô. Mối giây liên kết này được Đức Kitô làm cho triển nở ngoài ước mơ của con người. Đó là được chính Chúa Cha yêu mến.
'Ai yêu mến Thầy thì Cha Thầy sẽ yêu mến người đó, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy' (Gn 14:23).
Ở đây Đức Kitô dùng chữ chúng ta- Cha Thầy và Thầy-. Như thế có nghĩa là cả Chúa Cha lẫn Đức Kitô đều yêu mến và đến cư ngụ trong tâm hồn người yêu mến. Hành động đơn thuần vâng lời Đức Kitô được chính Đức Kitô làm cho trở nên cực kì cao trọng. Tâm hồn người yêu mến trở nên giầu mạnh nhờ có Thiên Chúa ngự cùng. Trước đó Đức Kitô nói với môn đệ:
'Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi' (Gn 14:15-16).
Như thế vâng lời Đức Kitô sẽ được Ba Ngôi Thiên Chúa đến ngự trong tâm hồn người vâng lời Đức Kitô. Đây là thành quả thứ hai của lòng yêu mến, vâng lời Đức Kitô. Người đó trở thành Đền Thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Cuộc sống tâm linh của người vâng lời Đức Kitô được Thánh Thần Chúa hướng dẫn nên mọi ước mơ, hành động của họ được Thánh Thần soi sáng. Họ không còn hành động theo í riêng nhưng sống làm cho danh Đức Kitô được toả sáng trước muôn dân. Vì thế thành quả họ đạt được qua việc vâng lời Đức Kitô không bao giờ tàn phai, nhưng được tồn tại đến muôn đời. Đây là thành quả thứ ba của việc vâng lời Đức Kitô.
Thiên Chúa là Đấng tuyệt hảo. Ngài không cần bất cứ gì đến từ loài người. Lời con người ca tụng, tôn vinh không mang lợi ích gì cho Thiên Chúa. Kể cả việc con người kính tôn, thờ phượng, chúc tụng, tôn vinh, cũng chỉ là dấu chỉ, là cách con người dùng để diễn tả tâm tình khát khao, lòng mến con người dùng để tạ ơn Thiên Chúa. Như thế việc vâng lời Đức Kitô có mục đích gì? Vâng lời Đức Kitô có mục đích mang lại lợi ích cho dân Chúa. Qua lời Đức Kitô phán dậy: Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là
Hãy Yêu Thương Nhau như Thầy Đã yêu Thương Anh Em (Gn 15:12).
Hầu như không Kitô nào hữu gặp khó khăn khi biết rõ mình đang hy sinh, phục vụ Thiên Chúa; tuy nhiên ta thường gặp trở ngại lớn trong việc phục vụ anh em. Đức Kitô không kêu gọi Kitô hữu 'hiến thân chết' cho anh em khác, bởi sự chết và Phục Sinh của Ngài dư thừa cho việc ban sự sống trường sinh cho muôn dân. Tuy nhiên Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu chia sẻ một phần những gì mình có thể để làm giảm bớt gánh nặng cuộc sống tha nhân. Việc chia sẻ này được hiểu là lời mời gọi cho phép con người được dự phần vào việc Đức Kitô tự hiến thân mình trên thập tự mang lại ơn cứu độ trường sinh.
Một khi cuộc sống của Kitô hữu trở thành dấu chỉ môn đệ đích thực của Đức Kitô; cuộc sống đó giúp hướng dẫn tâm hồn khác hướng về Đức Kitô. Đây chính là hoa trái tồn tại muôn đời Đức Kitô kêu gọi môn đệ trước khi Ngài về cùng Chúa Cha.
'Anh em hãy đi và làm cho môn dân trở thành môn đệ' (Mat 28:19)
TiengChuong.org
'Ai yêu mến Thầy thì Cha Thầy sẽ yêu mến người đó, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy' (Gn 14:23).
Ở đây Đức Kitô dùng chữ chúng ta- Cha Thầy và Thầy-. Như thế có nghĩa là cả Chúa Cha lẫn Đức Kitô đều yêu mến và đến cư ngụ trong tâm hồn người yêu mến. Hành động đơn thuần vâng lời Đức Kitô được chính Đức Kitô làm cho trở nên cực kì cao trọng. Tâm hồn người yêu mến trở nên giầu mạnh nhờ có Thiên Chúa ngự cùng. Trước đó Đức Kitô nói với môn đệ:
'Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi' (Gn 14:15-16).
Như thế vâng lời Đức Kitô sẽ được Ba Ngôi Thiên Chúa đến ngự trong tâm hồn người vâng lời Đức Kitô. Đây là thành quả thứ hai của lòng yêu mến, vâng lời Đức Kitô. Người đó trở thành Đền Thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Cuộc sống tâm linh của người vâng lời Đức Kitô được Thánh Thần Chúa hướng dẫn nên mọi ước mơ, hành động của họ được Thánh Thần soi sáng. Họ không còn hành động theo í riêng nhưng sống làm cho danh Đức Kitô được toả sáng trước muôn dân. Vì thế thành quả họ đạt được qua việc vâng lời Đức Kitô không bao giờ tàn phai, nhưng được tồn tại đến muôn đời. Đây là thành quả thứ ba của việc vâng lời Đức Kitô.
Thiên Chúa là Đấng tuyệt hảo. Ngài không cần bất cứ gì đến từ loài người. Lời con người ca tụng, tôn vinh không mang lợi ích gì cho Thiên Chúa. Kể cả việc con người kính tôn, thờ phượng, chúc tụng, tôn vinh, cũng chỉ là dấu chỉ, là cách con người dùng để diễn tả tâm tình khát khao, lòng mến con người dùng để tạ ơn Thiên Chúa. Như thế việc vâng lời Đức Kitô có mục đích gì? Vâng lời Đức Kitô có mục đích mang lại lợi ích cho dân Chúa. Qua lời Đức Kitô phán dậy: Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là
Hãy Yêu Thương Nhau như Thầy Đã yêu Thương Anh Em (Gn 15:12).
Hầu như không Kitô nào hữu gặp khó khăn khi biết rõ mình đang hy sinh, phục vụ Thiên Chúa; tuy nhiên ta thường gặp trở ngại lớn trong việc phục vụ anh em. Đức Kitô không kêu gọi Kitô hữu 'hiến thân chết' cho anh em khác, bởi sự chết và Phục Sinh của Ngài dư thừa cho việc ban sự sống trường sinh cho muôn dân. Tuy nhiên Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu chia sẻ một phần những gì mình có thể để làm giảm bớt gánh nặng cuộc sống tha nhân. Việc chia sẻ này được hiểu là lời mời gọi cho phép con người được dự phần vào việc Đức Kitô tự hiến thân mình trên thập tự mang lại ơn cứu độ trường sinh.
Một khi cuộc sống của Kitô hữu trở thành dấu chỉ môn đệ đích thực của Đức Kitô; cuộc sống đó giúp hướng dẫn tâm hồn khác hướng về Đức Kitô. Đây chính là hoa trái tồn tại muôn đời Đức Kitô kêu gọi môn đệ trước khi Ngài về cùng Chúa Cha.
'Anh em hãy đi và làm cho môn dân trở thành môn đệ' (Mat 28:19)
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người bất đồng đọc ngược Đức Phanxicô về ‘ý thức hệ phái tính’
Vũ Văn An
14:01 04/05/2024
Theo Ed. Condon, trên The Pillar ngày 3 tháng 5 năm 2024, Đức Phanxicô nói rằng người chuyển giới phải được “chấp nhận và hòa nhập vào xã hội” trong một lá thư riêng gửi cho người sáng lập một thừa tác vụ Công Giáo bất đồng chính kiến.
Bức thư được gửi đến Nữ tu Jeannine Gramick, người đồng sáng lập của New Ways Ministry, một tổ chức cung cấp mục vụ nối vòng tay lớn với những người tự nhận mình là LGBT và kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục.
Đức Phanxicô đã viết nhận định này để đáp lại bức thư của Gramick sau khi công bố Dignitas infinita, tuyên bố của văn phòng giáo lý Vatican về phẩm giá con người, mà bà nói rằng “đang làm hại những người chuyển giới mà tôi yêu quý” vì nó bác bỏ ý thức hệ phái tính.
Theo Gramick, Đức Phanxicô đã trả lời bằng cách đề xuất một hiểu biết về “ý thức hệ phái tính” mà bà “chưa từng nghe trước đây” và trong một bài đăng trên trang web của New Ways, gợi ý rằng quan điểm bày tỏ của Đức Phanxicô có nghĩa là ngài ủng hộ các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính dành cho người chuyển giới.
Nhưng mặc dù than thở rằng “những chữ giống nhau có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, Gramick dường như ủng hộ lập luận mà Dignitas Infinita dạy chống lại, và cố gắng tái sử dụng lời lên án của giáo hoàng về “ý thức hệ phái tính” để hỗ trợ nó.
Trong Dignitas infinita, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố rằng “việc tôn trọng thân xác của chính mình và của người khác là rất quan trọng trước sự gia tăng nhanh chóng của các yêu sách về các quyền mới được thúc đẩy bởi lý thuyết giới tính”.
“Ý thức hệ này hướng tới một xã hội không có sự khác biệt về giới tính, do đó loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình”, Bộ Giáo lý Đức tin nói, đồng thời khẳng định rằng “phẩm giá của cơ thể không thể bị coi là thấp kém hơn phẩm giá của con người”.
“Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rõ ràng mời gọi chúng ta nhìn nhận rằng 'thân xác con người chia sẻ phẩm giá của 'hình ảnh Thiên Chúa'. Một sự thật như vậy đáng được ghi nhớ, đặc biệt khi nói đến vấn đề chuyển đổi giới tính, vì con người bao gồm, một cách không thể tách rời, cả thể xác lẫn linh hồn,” bản tuyên bố viết.
Theo Gramick, chính phần này “đang làm hại” những người chuyển giới và đã thôi thúc bà viết thư cho Đức Giáo Hoàng, chê bai việc sử dụng thuật ngữ “ý thức hệ phái tính” và giải thích rằng mặc dù bà “không thể hiểu tại sao một số người chuyển giới lại tìm kiếm 'các biện pháp can thiệp chuyển đổi giới tính'” (mà bà cũng gọi là “các biện pháp can thiệp y tế khẳng định giới tính”) bà “đã lắng nghe câu chuyện của họ.”
Nữ tu tiếp tục đưa ra một lập luận về cơ bản coi việc chấp nhận người chuyển giới, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô ủng hộ, với việc chấp nhận các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính, điều mà cả Đức Giáo Hoàng lẫn Bộ Giáo lý Đức tin đều bác bỏ.
Khi làm như vậy, Gramick nhấn mạnh rằng việc Đức Phanxicô lên án một ý thức hệ “vô hiệu hóa sự khác biệt” giữa hai giới tính là một sự tán thành (có lẽ là vô tình) đối với phẫu thuật chuyển đổi giới tính bởi vì những người chuyển giới, do tình trạng của họ, nhận thức một cách đặc biệt và sâu sắc về những khác biệt này.
Bà lập luận: “Người chuyển giới không cố ý chỉ quyết định rằng bản sắc giới của họ khác với ngoại hình cơ thể của họ. Họ đưa ra quyết định này sau nhiều lần tự vấn tâm hồn, suy gẫm, đau khổ và đau đớn. Giáo hội nên hỗ trợ trong việc loại bỏ nỗi đau để con người có thể trở nên một trong tâm trí và thể xác như ý định của Thiên Chúa.”
Nhưng lập luận của Gramick dường như đã bỏ sót điểm cơ bản mà Đức Phanxicô đưa ra và được giải thích đầy đủ trong tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin: rằng việc tưởng tượng một người có thể “thay đổi giới tính” thông qua các phương tiện thẩm mỹ là khẳng định việc phủ nhận tình dục thân xác như một thực tại khách quan.
Trả lời sự mâu thuẫn rõ ràng này, Gramick đã chuyển trách nhiệm của Giáo hội trong việc trình bày rõ sự thật khách quan thành một nỗ lực nhằm áp đặt một thế giới quan mang tính áp bức đã được Giáo hội hình thành, đúng hơn là tiếp nhận, và do đó Giáo hội nên thay đổi.
Gramick nói, “Nếu ‘chính trong cơ thể mà mỗi người nhận ra chính mình’, như Dignitas Infinita khẳng định, thì Giáo hội đang đặt một gánh nặng nghiêm trọng lên những người không nhận ra chính mình trong cơ thể họ sinh ra!”.
Như một lối lập luận, điều này có vẻ như đã thất bại trong thử nghiệm cơ bản về sự gắn kết nội tại.
Như bà đã công nhận, nếu Dignitas infinita dạy là sự thật khách quan, sự kiện “linh hồn và thể xác đều tham gia vào phẩm giá vốn lên đặc điểm cho mỗi con người” và không thể tách rời và bất biến, thì điều đó không có nghĩa là Giáo hội đặt gánh quá nặng cho mọi người để nhìn nhận sự thật đó.
Quả thực, một “luận lý học” như vậy dường như đảo ngược lời tuyên bố của chính Chúa Ki-tô rằng “các ông sẽ biết sự thật và sự thật đó sẽ giải phóng các ông”.
Mặc dù sự đảo ngược của Gramick đối với sự hiểu biết của Giáo hội về sự thật và những nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về ý thức hệ phái tính dường như không có căn cứ hợp lý, nhưng bà đã trình bày nó theo những lối dùng mỹ từ quen thuộc, đóng khung việc phản đối phẫu thuật chuyển đổi giới tính tương đương với việc bác bỏ người chuyển giới như những con người.
Sự tương đương sai lầm giữa việc chấp nhận và yêu thương một người với việc chấp nhận và chứng nhận những lựa chọn của họ là một mỹ từ pháp đã được luyện tập kỹ lưỡng để phản đối giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề giới tính và tình dục.
Để đáp lại, Giáo hội, trong nhiều thập niên sau cuộc cách mạng tình dục, đã tiếp tục khẳng định rằng một phần thiết yếu của việc yêu thương một người là cảnh cáo trước những lựa chọn có thể gây hại cho họ.
Điều này thường được một số người trình bày như bằng chứng của một kiểu cứng ngắc về giáo lý, hoặc thậm chí là một kiểu cố chấp được che đậy. Thật vậy, các giáo sĩ nổi tiếng như Hồng Y Robert McElroy của San Diego đã lập luận theo phong cách tương tự, đánh đồng việc chào đón những người đồng tính luyến ái với việc xác nhận các hành vi tình dục, đồng thời tìm cách ủng hộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô bằng cách phản đối ngài.
Tuy nhiên, lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như được trình bày một cách có hệ thống trong Dignitas infinita, về việc hòa nhập và chấp nhận nhất thiết phải được kết nối và liên kết với việc trình bày sự thật một cách yêu thương và đầy cảm thông trong nhiều thập niên, kể cả bởi một số cộng tác viên giám mục thân cận nhất của Đức Phanxicô.
Trong lá thư mục vụ của mình về vấn đề đồng tính luyến ái, Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, một thành viên trong hội đồng cố vấn Hồng Y C9 của Đức Phanxicô, nói rằng “Giáo hội thường cảnh cáo chống lại việc định nghĩa con người theo khuynh hướng tình dục của họ theo cách làm giảm bớt nhân tính của họ”.
Đức Hồng Y viết: “Mỗi người là một mầu nhiệm, một kho báu không thể thay thế, quý giá trước mắt Thiên Chúa. Chúng ta là tạo vật của Thiên Chúa và trong phép rửa, chúng ta là con cái của Người, là anh chị em với nhau.”
Tuy nhiên, ĐHY O’Malley cảnh cáo, “chủ nghĩa cá nhân cực đoan của thời đại chúng ta đang làm xói mòn ích chung và chia rẽ cộng đồng”.
Ngài nói: “Không bao giờ là dễ dàng đưa ra một thông điệp kêu gọi mọi người hy sinh hoặc làm những việc khó khăn”, nhưng “điều quan trọng là phải diễn đạt những giáo huấn luân lý của Giáo hội một cách rõ ràng và trung thực. Giáo Hội phải là Giáo Hội. Chúng ta phải giảng dạy các lẽ thật của Tin Mừng bất kể lúc thuận tiện hay không thuận tiện.”
ĐHY O’Malley nói: “Chúng ta không bao giờ được đưa ra thông điệp theo cách tự cho mình là đúng mà phải bằng lòng cảm thương và khiêm tốn,” nhưng cảnh cáo rằng “đôi khi mọi người muốn trừng phạt người đưa tin.”
Trong trường hợp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về ý thức hệ phái tính, chiến thuật mới nổi dường như không phải là trừng phạt người đưa tin, mà thay vào đó là bóp méo chính thông điệp đó để kết nạp họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: ‘Hãy tái khám phá lại việc tôn sùng đền tạ Thánh Tâm’
Thanh Quảng sdb
20:02 04/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: ‘Hãy tái khám phá lại việc tôn sùng đền tạ Thánh Tâm’
Gặp gỡ những tham dự viên một hội nghị được tổ chức tại Rome nhân dịp cử hành Năm Thánh, ĐTC chia sẻ các cuộc hiện ra dẫn đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tái khám phá việc tôn sùng đền tạ này trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Việc tôn kính đền tạ Thánh Tâm Chúa là trọng tâm của hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rome để đánh dấu kỷ niệm 350 năm Ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque ở Paray-le-Monial, thuộc vùng Bourgogne nước Pháp.
Thánh Margarita Maria’ được biết đến là người đã khởi xướng lòng sùng kính này vào cuối thế kỷ 17; lòng sùng kính này sau đó đã được Đức Thánh Cha Clement XIII chính thức công nhận và phê chuẩn.
Chữa lành những vết thương lạm dụng trong Giáo Hội
Tập trung tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 xoay quanh chủ đề “Chữa lành những điều không thể bồi đắp”, đó là chủ đề mà khoảng 150 tham dự viên đang thảo luận về việc thực hành lòng sùng kính đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội đang bị kiện cáo bởi các vụ lạm dụng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu và tạo ra một nhu cầu sâu xa cho việc đền tạ.
Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh hội nghị khi ngài gặp gỡ những tham dự viên vào ngày thứ Bảy (4/5/2024).
Trong bài phát biểu, ĐTC nhắc lại khái niệm đền tạ thường được tìm thấy trong Kinh thánh Cựu ước, nhưng trong Tân Ước, nó mang hình thức của một tiến trình tâm linh trong khuôn khổ Ơn Cứu chuộc do Chúa Kitô và sự hy tế của Người thực hiện trên Thập giá.
Việc đền bồi trong Tân Ước
“Điều mới lạ ở đây – ĐTC nói – là nó bộc lộ lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Do đó, việc đền tạ góp phần vào sự hòa giải giữa con người với nhau, nhưng cũng góp phần vào sự hòa giải với Thiên Chúa, bởi tội ác chống lại người lân cận cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng tiêu đề của hội nghị khuyến khích chúng ta với hy vọng rằng mọi vết thương đều có thể được chữa lành, ngay cả khi vết thương hoằm sâu dù: “Việc đền bù hoàn toàn đôi khi dường như không thể thực hiện được, khi nạn nhân hoặc người thân yêu bị xúc phạm hoặc trong một số tình huống nào đó, nó đã trở thành bệnh hoạn, không thể hàn gắn được. Nhưng ý định chữa lành và thực hiện điều đó một cách cụ thể là điều cần thiết cho tiến trình hòa giải, mang lại bình an cho tâm hồn nạn nhân.”
Mọi sự đền bù đều bắt đầu bằng việc nhận ra lỗi lầm của mình
ĐTC nhận xét, để việc đền tạ thực sự mang tính Kitô giáo và “không chỉ là một hành vi đơn thuần của công lý”, nó phải giả định trước “hai thái độ đòi hỏi: nhận ra mình có tội và xin sự tha thứ”. Thật vậy, “bất kỳ sự đền bù nào, về mặt nhân bản hay tinh thần, đều bắt đầu bằng việc nhận ra tội lỗi của mình”.
“Chính sự tự nhận trung thực này về những tổn hại đã gây ra cho anh chị em mình, và từ cảm thức sâu thẳm và chân thành rằng tình yêu đã bị tổn thương, hầu mong muốn chữa lành được nảy sinh.”
Cầu xin sự tha thứ
Mặt khác, việc cầu xin sự tha thứ “mở lại cuộc đối thoại và thể hiện mong muốn tái lập mối liên kết trong tình bác ái huynh đệ”, trong khi việc đền tạ, hay ngay cả ước muốn đơn giản là đền bù, bảo đảm tính xác thực của lời cầu xin tha thứ. Bằng cách này, nếu những điều không thể bồi hoàn, không thể được chữa lành hoàn toàn, thì tình yêu luôn có thể được tái sinh, khiến vết thương có thể chịu đựng được.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng hội nghị “có thể đổi mới và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được Thánh nữ Margarita Maria’ khởi xướng mà ngày nay có phần bị lãng quên hoặc bị coi là lỗi thời.
Gặp gỡ những tham dự viên một hội nghị được tổ chức tại Rome nhân dịp cử hành Năm Thánh, ĐTC chia sẻ các cuộc hiện ra dẫn đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tái khám phá việc tôn sùng đền tạ này trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Việc tôn kính đền tạ Thánh Tâm Chúa là trọng tâm của hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rome để đánh dấu kỷ niệm 350 năm Ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque ở Paray-le-Monial, thuộc vùng Bourgogne nước Pháp.
Thánh Margarita Maria’ được biết đến là người đã khởi xướng lòng sùng kính này vào cuối thế kỷ 17; lòng sùng kính này sau đó đã được Đức Thánh Cha Clement XIII chính thức công nhận và phê chuẩn.
Chữa lành những vết thương lạm dụng trong Giáo Hội
Tập trung tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 xoay quanh chủ đề “Chữa lành những điều không thể bồi đắp”, đó là chủ đề mà khoảng 150 tham dự viên đang thảo luận về việc thực hành lòng sùng kính đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội đang bị kiện cáo bởi các vụ lạm dụng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu và tạo ra một nhu cầu sâu xa cho việc đền tạ.
Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh hội nghị khi ngài gặp gỡ những tham dự viên vào ngày thứ Bảy (4/5/2024).
Trong bài phát biểu, ĐTC nhắc lại khái niệm đền tạ thường được tìm thấy trong Kinh thánh Cựu ước, nhưng trong Tân Ước, nó mang hình thức của một tiến trình tâm linh trong khuôn khổ Ơn Cứu chuộc do Chúa Kitô và sự hy tế của Người thực hiện trên Thập giá.
Việc đền bồi trong Tân Ước
“Điều mới lạ ở đây – ĐTC nói – là nó bộc lộ lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Do đó, việc đền tạ góp phần vào sự hòa giải giữa con người với nhau, nhưng cũng góp phần vào sự hòa giải với Thiên Chúa, bởi tội ác chống lại người lân cận cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng tiêu đề của hội nghị khuyến khích chúng ta với hy vọng rằng mọi vết thương đều có thể được chữa lành, ngay cả khi vết thương hoằm sâu dù: “Việc đền bù hoàn toàn đôi khi dường như không thể thực hiện được, khi nạn nhân hoặc người thân yêu bị xúc phạm hoặc trong một số tình huống nào đó, nó đã trở thành bệnh hoạn, không thể hàn gắn được. Nhưng ý định chữa lành và thực hiện điều đó một cách cụ thể là điều cần thiết cho tiến trình hòa giải, mang lại bình an cho tâm hồn nạn nhân.”
Mọi sự đền bù đều bắt đầu bằng việc nhận ra lỗi lầm của mình
ĐTC nhận xét, để việc đền tạ thực sự mang tính Kitô giáo và “không chỉ là một hành vi đơn thuần của công lý”, nó phải giả định trước “hai thái độ đòi hỏi: nhận ra mình có tội và xin sự tha thứ”. Thật vậy, “bất kỳ sự đền bù nào, về mặt nhân bản hay tinh thần, đều bắt đầu bằng việc nhận ra tội lỗi của mình”.
“Chính sự tự nhận trung thực này về những tổn hại đã gây ra cho anh chị em mình, và từ cảm thức sâu thẳm và chân thành rằng tình yêu đã bị tổn thương, hầu mong muốn chữa lành được nảy sinh.”
Cầu xin sự tha thứ
Mặt khác, việc cầu xin sự tha thứ “mở lại cuộc đối thoại và thể hiện mong muốn tái lập mối liên kết trong tình bác ái huynh đệ”, trong khi việc đền tạ, hay ngay cả ước muốn đơn giản là đền bù, bảo đảm tính xác thực của lời cầu xin tha thứ. Bằng cách này, nếu những điều không thể bồi hoàn, không thể được chữa lành hoàn toàn, thì tình yêu luôn có thể được tái sinh, khiến vết thương có thể chịu đựng được.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng hội nghị “có thể đổi mới và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được Thánh nữ Margarita Maria’ khởi xướng mà ngày nay có phần bị lãng quên hoặc bị coi là lỗi thời.
Văn Hóa
Mưa Trên Cánh Hoa
Lm Vũđình Tường
20:48 04/05/2024
Khoa học gia vò đầu, bứt tóc, bóp trán suy nghĩ tìm câu trả lời cho sự khác biệt khi họ thí nghiệm trồng rau. Cùng hạt giống, cùng mảnh vườn, cùng khí hậu, cùng loại phân bón, cùng giờ bón phân, cùng giờ tưới nước thế mà rau cây thì to, cây thì còi. Cây mạnh khoẻ, cây còm, ốm tong teo. Tủi người trồng, tội thân rau, mắc cở chủ vườn, nản lòng người tưới nước, bón phân. Khi người ta gieo vãi hột. Vừa nứt mắt, người ta dùng vòi nước tưới. Sức nước mạnh quá làm bật gốc một số cây non. Toàn thân nó lộn nhào, ngọn vùi xuống đất, rễ chổng lên trời. Đã thế vẫn chưa xong, vòi nước cứ phun đi, phun lại, đất trôi, chôn nó chìm sâu xuống đất. Nó không chết là may. Nhờ đất mềm nhão mà nó ngóc đầu gượng dậy được. Ngày sau, người ta lại tưới tiếp. Thân non mềm của nó bị nước phun xối xả khiến cả vườn rau rạp xuống một phía. Những cây rau ngoài bìa chịu trận, che bớt sức ép của nước cho những cây giữa vườn. Qua đêm rau mới gượng tỉnh lại thì lại đúng giờ tưới vườn. Rau cứ như chết đi, sống lại. Đây là cảnh khổ chung của cả vườn rau. Cây ngoài bìa chịu trận nhiều hơn, cây giữa vườn nhẹ hơn.
Theo nguyên tắc vun trồng, cây đủ nước, đủ phân, khí hậu thích hợp sẽ tươi tốt. Nguyên tắc là thế, thực hành không thành đạt là điều ngành khoa học thực vật khúc mắc.
Có sự khác biệt một trời, một biển giữa nước mưa và nước vòi. Thiên nhiên tài hơn con người gấp triệu lần. Sự khác biệt này sáng tỏ như ban ngày nhưng ngành khoa học thực vật không nhận ra. Thực ra khả năng họ giới hạn không thể thực hiện được điều loài cây, lá cỏ mong muốn. Người ta chế tạo đủ các loại phân bón giúp cây phát triển. Nào là phân cho rễ, cho lá, cho hoa, từng loại thảo mộc. Họ thành công trong việc cho ra trái rũ cành, thành công trong việc biến mất hạt, thành công trong việc tháp cây. Có điều quan trọng nhất họ thất bại, không đủ khả năng thực hiện cả hiện tại lẫn tương lai. Đó là tưới cây theo cách trời mưa. Cành cây, lá cỏ nào cũng ưa thích nước mưa hơn nước giếng, nước lọc. Nước mưa trong vắt, không chất bổ, không sinh tố, không hoá chất, hoàn toàn tinh khiết. Không phải vì tinh khiết, cũng không phải vì khí hậu mát mẻ sau cơn mưa mà chính là cách thiên nhiên tưới cây.
Khi người ta tưới cây, nước liên tục bắn mạnh vào thân, vào lá khiến thân thì om, lá thì rũ bởi sức nước mạnh, bắn từ vòi nước; tưới với tốc độ liên tục vì thế sau khi tưới, cây mất thời gian trị thương, dưỡng sức. Trong khi đó rễ chuyển nước qua thân, đưa lên lá luyện thành nhựa nuôi thân. Bởi cả lá lẫn thân đều bị nội thương nên mức luyện nhựa bị giảm, mức hấp thụ thấp kém. Đến khi tỉnh táo, trị thương gần lành, lại đúng vào dịp người ta tưới tiếp. Tình trạnh này xảy ra liên tục, ngày này qua ngày khác vì thế thân rau liên tục trị thương. Ngày này qua ngày khác chỗ bị thương trở nên sơ cứng, dai, chống lại sức mước của vòi tưới cây. Từ từ, thân rau trở nên chai, cứng; lá biến thể, dầy hơn bình thường, chống bị rách nát do sức đập của nước. Nhựa luyện chưa tinh tuyền nên thân cây mang màu xám. Thân rau không còn nõn nà, dòn thấu, ngon ngọt như thân hưởng nhờ nước mưa. Tưới cây bằng vòi nước phun là hành hạ cây trước khi cho chúng uống. Cách tưới tốt nhất với con người vẫn là dùng ca nước tưới gào gốc cây. Cách tưới này nhẹ nhàng, thích hợp cho gốc nhưng không tốt cho lá bởi tưới vào gốc cây; lá của cây không được nước tắm gội, bụi đường bám vào vẫn còn nguyên. Tuy nhiên cây chịu đau ít hơn là tưới bằng vòi phun. Bởi trồng cây kĩ nghệ nên không thể theo nguyên tắc tưới từng gốc một. Người ta đặt vòi nhiểu nước từng giọt giúp cây mọc nhưng nước nhỏ giọt một phía nên thân cây phía kia không có nước và cây phát triển không đều.
Khi trời mưa, trừ trường hợp mưa đá, toàn tế bào cây, từ thân đến lá đều mở to ra để đón nước mưa. Trong khi tưới bằng vòi nước tất cả các tế bào cây co quắp lại tránh bị tổn thương. Rõ ràng nhất là sau cơn mưa cành lá cây non tươi mát hẳn lên; trong khi sau khi tưới vòi toàn vườn cây non, rạp về một phía. Nước mưa còn có công dụng khác như là bàn tay thiên nhiên mềm mại, vuốt ve, nhẹ nhàng thoa bóp, (massage) cho từng tế bào cây. Chính nhờ được thoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng mà tế bào cây được kích thích mọc nhanh hơn, phát triển mau hơn, tươi mát hơn và bóng bảy, nõn nà hơn. Điều này thật rõ nét sau cơn mưa. Từng hạt, từng hạt nước mưa, rất đều đặn từ trên cao rơi xuống kích thích tế bào cây, liên tục nhẹ nhàng, xoa bóp cho tế bào cây phát triển. Không như tưới nước vòi, nước phun ra liên tục, tra tấn tế bào cây.
Mưa rơi từng giọt, từng giọt. Mắt thường không nhìn thấy nhưng biết rõ giữa hai giọt mưa có một khoảng cách thời gian có thể là một phần trăm của một giây đồng hồ, nhưng hạt mưa rớt đều đặn, vừa đủ; khoảng cách giữa hai hạt mưa là nguồn cảm hứng cho cây. Nước mưa chảy từ ngọn cây dọc theo thân vừa lau đi cát bụi, vừa tạo nên làm sóng nhẹ lan sang các tế bào khác của thân tạo nên mối giao thoa, kích thích liên kết giữa các tế bào. Từng giọt nước rơi xuống nước, mỗi hạt tạo nên nhiều vòng tròn tỏa lan dần, nó chạm vào gốc cây là nguồn kích thích khác giúp gốc cây phát triển. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng mưa giống nhau mà có lúc mưa to, lúc mưa nhỏ như thế mức độ ma sát thân và lá cũng khác biệt. Khi ma sát mạnh, lúc lại nhẹ nhàng; khi lăn tăn khi mãnh liệt. Khi mực nước mưa lên cao thì cũng là lúc những tế bào thân được ma sát nhiều hơn, tế bào thân dưới nước được các vòng nước ma sát chạm tới sát gốc cây. Mức ma sát này liên tục hơn, nhẹ nhàng hơn khi giòng nước chảy qua thân trào vào cánh đồng khác sau cơn mưa.
Khoa học thực vật dùng thuốc sát trùng giết sâu rầy. Thuốc giết sâu rầy, ít nhiều có ảnh hưởng đến cây bởi chất độc đó thấm vào cây làm cây bị tổn thương. Thuốc sâu rầy không giết sâu làm hại rễ non của cây bởi nó ẩn mình sâu trong đất phá hoại, đến khi nhận ra đọt héo, lá quăn thì đã quá trễ. Cây bị chết đứng là thế đó. Thiên nhiên có cách giết côn trùng phá rễ tuyệt vời. Mưa rơi, nước đầy cánh đồng, côn trùng không thể ẩn mình sâu dưới nước mãi mà phải chui lên khỏi mặt đất để thở. Dễ dàng thôi, đàn chim đâu đó bay đến hưởng một 'bữa tiệc' côn trùng thịnh soạn. Vẫn chưa hết, nắng trời làm cho nước cạn từ từ nóng lên vì thế những côn trùng nào nằm lì sâu dưới nước bị sức nóng bò lên cho bằng hết. Sức nóng trong nước còn có khả năng diệt hết vi khuẩn, trứng của côn trùng bám quanh rễ cây. Như thế cây hoàn toàn thoát khỏi mức phá hoại của côn trùng và phát triển tươi tốt, nhanh chóng. Đây chính là chìa khoá giúp cây phát triển khi trời mưa. Mưa nắng còn có công dụng nấu chín trứng côn trùng nơi lá và thân cây. Mưa tạo độ ẩm khiến tổ sâu bị ướt. Nắng to từ từ hun. Trước khi làm khô ổ trứng, ánh nắng đủ nóng tiêu diệt trứng sâu bọ trong tổ. Vì thế mưa ban ngày còn có công dụng diệt trùng từ trong trứng nước. Thiên nhiên điều khiển mức độ côn trùng vừa đủ giúp cây phát triển. Mưa đêm có công dụng điều khiển mức độ sinh nảy của cây. Hạt mưa rơi vào cánh hoa, hạt này tiếp theo hạt kia, lau sạch bụi phấn hoa vì thế hoa không thể tạo trái, sinh hạt cho thế hệ kế tiếp. Ngày đến, con ong, cái kiến, cánh bướm đến hút mật, ăn nhụy. Cánh hoa vẫn tươi đẹp nhưng mất khả năng sinh tồn cho thế hệ kế tiếp.
Ngành khoa học thực vật không đủ khả năng thực hiện được điều thiên nhiên nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, ngay cả việc kiểm soát số lượng cây.
TiengChuong.org
Theo nguyên tắc vun trồng, cây đủ nước, đủ phân, khí hậu thích hợp sẽ tươi tốt. Nguyên tắc là thế, thực hành không thành đạt là điều ngành khoa học thực vật khúc mắc.
Có sự khác biệt một trời, một biển giữa nước mưa và nước vòi. Thiên nhiên tài hơn con người gấp triệu lần. Sự khác biệt này sáng tỏ như ban ngày nhưng ngành khoa học thực vật không nhận ra. Thực ra khả năng họ giới hạn không thể thực hiện được điều loài cây, lá cỏ mong muốn. Người ta chế tạo đủ các loại phân bón giúp cây phát triển. Nào là phân cho rễ, cho lá, cho hoa, từng loại thảo mộc. Họ thành công trong việc cho ra trái rũ cành, thành công trong việc biến mất hạt, thành công trong việc tháp cây. Có điều quan trọng nhất họ thất bại, không đủ khả năng thực hiện cả hiện tại lẫn tương lai. Đó là tưới cây theo cách trời mưa. Cành cây, lá cỏ nào cũng ưa thích nước mưa hơn nước giếng, nước lọc. Nước mưa trong vắt, không chất bổ, không sinh tố, không hoá chất, hoàn toàn tinh khiết. Không phải vì tinh khiết, cũng không phải vì khí hậu mát mẻ sau cơn mưa mà chính là cách thiên nhiên tưới cây.
Khi người ta tưới cây, nước liên tục bắn mạnh vào thân, vào lá khiến thân thì om, lá thì rũ bởi sức nước mạnh, bắn từ vòi nước; tưới với tốc độ liên tục vì thế sau khi tưới, cây mất thời gian trị thương, dưỡng sức. Trong khi đó rễ chuyển nước qua thân, đưa lên lá luyện thành nhựa nuôi thân. Bởi cả lá lẫn thân đều bị nội thương nên mức luyện nhựa bị giảm, mức hấp thụ thấp kém. Đến khi tỉnh táo, trị thương gần lành, lại đúng vào dịp người ta tưới tiếp. Tình trạnh này xảy ra liên tục, ngày này qua ngày khác vì thế thân rau liên tục trị thương. Ngày này qua ngày khác chỗ bị thương trở nên sơ cứng, dai, chống lại sức mước của vòi tưới cây. Từ từ, thân rau trở nên chai, cứng; lá biến thể, dầy hơn bình thường, chống bị rách nát do sức đập của nước. Nhựa luyện chưa tinh tuyền nên thân cây mang màu xám. Thân rau không còn nõn nà, dòn thấu, ngon ngọt như thân hưởng nhờ nước mưa. Tưới cây bằng vòi nước phun là hành hạ cây trước khi cho chúng uống. Cách tưới tốt nhất với con người vẫn là dùng ca nước tưới gào gốc cây. Cách tưới này nhẹ nhàng, thích hợp cho gốc nhưng không tốt cho lá bởi tưới vào gốc cây; lá của cây không được nước tắm gội, bụi đường bám vào vẫn còn nguyên. Tuy nhiên cây chịu đau ít hơn là tưới bằng vòi phun. Bởi trồng cây kĩ nghệ nên không thể theo nguyên tắc tưới từng gốc một. Người ta đặt vòi nhiểu nước từng giọt giúp cây mọc nhưng nước nhỏ giọt một phía nên thân cây phía kia không có nước và cây phát triển không đều.
Khi trời mưa, trừ trường hợp mưa đá, toàn tế bào cây, từ thân đến lá đều mở to ra để đón nước mưa. Trong khi tưới bằng vòi nước tất cả các tế bào cây co quắp lại tránh bị tổn thương. Rõ ràng nhất là sau cơn mưa cành lá cây non tươi mát hẳn lên; trong khi sau khi tưới vòi toàn vườn cây non, rạp về một phía. Nước mưa còn có công dụng khác như là bàn tay thiên nhiên mềm mại, vuốt ve, nhẹ nhàng thoa bóp, (massage) cho từng tế bào cây. Chính nhờ được thoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng mà tế bào cây được kích thích mọc nhanh hơn, phát triển mau hơn, tươi mát hơn và bóng bảy, nõn nà hơn. Điều này thật rõ nét sau cơn mưa. Từng hạt, từng hạt nước mưa, rất đều đặn từ trên cao rơi xuống kích thích tế bào cây, liên tục nhẹ nhàng, xoa bóp cho tế bào cây phát triển. Không như tưới nước vòi, nước phun ra liên tục, tra tấn tế bào cây.
Mưa rơi từng giọt, từng giọt. Mắt thường không nhìn thấy nhưng biết rõ giữa hai giọt mưa có một khoảng cách thời gian có thể là một phần trăm của một giây đồng hồ, nhưng hạt mưa rớt đều đặn, vừa đủ; khoảng cách giữa hai hạt mưa là nguồn cảm hứng cho cây. Nước mưa chảy từ ngọn cây dọc theo thân vừa lau đi cát bụi, vừa tạo nên làm sóng nhẹ lan sang các tế bào khác của thân tạo nên mối giao thoa, kích thích liên kết giữa các tế bào. Từng giọt nước rơi xuống nước, mỗi hạt tạo nên nhiều vòng tròn tỏa lan dần, nó chạm vào gốc cây là nguồn kích thích khác giúp gốc cây phát triển. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng mưa giống nhau mà có lúc mưa to, lúc mưa nhỏ như thế mức độ ma sát thân và lá cũng khác biệt. Khi ma sát mạnh, lúc lại nhẹ nhàng; khi lăn tăn khi mãnh liệt. Khi mực nước mưa lên cao thì cũng là lúc những tế bào thân được ma sát nhiều hơn, tế bào thân dưới nước được các vòng nước ma sát chạm tới sát gốc cây. Mức ma sát này liên tục hơn, nhẹ nhàng hơn khi giòng nước chảy qua thân trào vào cánh đồng khác sau cơn mưa.
Khoa học thực vật dùng thuốc sát trùng giết sâu rầy. Thuốc giết sâu rầy, ít nhiều có ảnh hưởng đến cây bởi chất độc đó thấm vào cây làm cây bị tổn thương. Thuốc sâu rầy không giết sâu làm hại rễ non của cây bởi nó ẩn mình sâu trong đất phá hoại, đến khi nhận ra đọt héo, lá quăn thì đã quá trễ. Cây bị chết đứng là thế đó. Thiên nhiên có cách giết côn trùng phá rễ tuyệt vời. Mưa rơi, nước đầy cánh đồng, côn trùng không thể ẩn mình sâu dưới nước mãi mà phải chui lên khỏi mặt đất để thở. Dễ dàng thôi, đàn chim đâu đó bay đến hưởng một 'bữa tiệc' côn trùng thịnh soạn. Vẫn chưa hết, nắng trời làm cho nước cạn từ từ nóng lên vì thế những côn trùng nào nằm lì sâu dưới nước bị sức nóng bò lên cho bằng hết. Sức nóng trong nước còn có khả năng diệt hết vi khuẩn, trứng của côn trùng bám quanh rễ cây. Như thế cây hoàn toàn thoát khỏi mức phá hoại của côn trùng và phát triển tươi tốt, nhanh chóng. Đây chính là chìa khoá giúp cây phát triển khi trời mưa. Mưa nắng còn có công dụng nấu chín trứng côn trùng nơi lá và thân cây. Mưa tạo độ ẩm khiến tổ sâu bị ướt. Nắng to từ từ hun. Trước khi làm khô ổ trứng, ánh nắng đủ nóng tiêu diệt trứng sâu bọ trong tổ. Vì thế mưa ban ngày còn có công dụng diệt trùng từ trong trứng nước. Thiên nhiên điều khiển mức độ côn trùng vừa đủ giúp cây phát triển. Mưa đêm có công dụng điều khiển mức độ sinh nảy của cây. Hạt mưa rơi vào cánh hoa, hạt này tiếp theo hạt kia, lau sạch bụi phấn hoa vì thế hoa không thể tạo trái, sinh hạt cho thế hệ kế tiếp. Ngày đến, con ong, cái kiến, cánh bướm đến hút mật, ăn nhụy. Cánh hoa vẫn tươi đẹp nhưng mất khả năng sinh tồn cho thế hệ kế tiếp.
Ngành khoa học thực vật không đủ khả năng thực hiện được điều thiên nhiên nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, ngay cả việc kiểm soát số lượng cây.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Moscow: Vụ nổ cầu Crimea do sức công phá bằng 10 tấn TNT. ATACMS tầm xa cần tốc chiến, tốc thắng
VietCatholic Media
02:17 04/05/2024
1. Ukraine gấp rút khai thác khung thời gian ngắn ngủi của ATACMS
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Rushes To Exploit Short ATACMS Window”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng của Kyiv đang chạy đua với thời gian để tận dụng ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân MGM-140 – để chống lại các mục tiêu của Nga ở Ukraine bị tạm chiếm, trước khi quân đội Mạc Tư Khoa có thể thích ứng với vũ khí mới.
Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan tiết lộ vào tháng 4 rằng Mỹ đã bí mật cung cấp một “số lượng đáng kể” ATACMS cho Ukraine, hoàn thành nguyện vọng bấy lâu nay của Kyiv là có được hệ thống vũ khí tầm xa có thể đặt toàn bộ Crimea bị tạm chiếm vào tầm ngắm của mình.
Mỹ đã cung cấp các biến thể ATACMS tầm ngắn hơn, nhưng Ukraine hiện có hỏa tiễn có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 290 dặm hay 466km. Sullivan cho biết: “Đây là “khả năng mà chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp”.
ATACMS đã và đang tạo ra tác động trên khắp Ukraine bị tạm chiếm. Các hệ thống phòng không, căn cứ không quân và địa điểm huấn luyện của Nga là những nạn nhân đầu tiên của cuộc tấn công ATACMS mới của Kyiv, với nhiều đồn đoán rằng Cầu eo biển Kerch sẽ là một trong những mục tiêu cuối cùng.
Trong một diễn biến bi thảm cho thấy quân Nga vẫn chưa thích ứng với thực tế mới, bộ chỉ huy của Trung tâm huấn luyện Mozhnyakivka, ở tỉnh Luhansk đã gom quân thao dượt diễn binh mừng ngày chiến thắng 9 Tháng Năm trong nhiều ngày liên tiếp. Bình thường, họ vẫn an toàn vì ở ngoài tầm bắn của HIMARS, là 80km. Số lính Nga tử trận được tường trình đã lên đến hơn 100, với các báo cáo bi quan cho rằng đã ngấp nghé con số 200.
Các lực lượng của Mạc Tư Khoa đã phản ứng và quân đội Nga tuyên bố đã bắn hạ một số hỏa tiễn nhằm vào Crimea. Giống như các hệ thống vũ khí trước đây của phương Tây, hiệu ứng ATACMS có thể sẽ giảm dần khi quân đội Nga thích nghi với việc đối phó.
Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine và hiện là cố vấn cho ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek: “Như chúng tôi biết, người Nga có thể thích ứng trong một khoảng thời gian rất ngắn”.
Stupak nói thêm: “Tôi nghĩ chúng tôi có tới hai tháng để loại bỏ càng nhiều đối tượng chiến tranh của Nga càng tốt trước khi người Nga thích nghi”.
“Chỉ cần nhìn vào đạn có độ chính xác cao Excalibur; mức độ chính xác của chúng đã giảm đáng kể từ 70% xuống còn 6% do các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.”
Việc chuyển giao thành công hoặc được đề xuất từng hệ thống vũ khí riêng lẻ – cho dù là xe tăng HIMARS, xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh Bradley, chiến binh ATACMS hay F-16, v.v. – tới Ukraine đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và bình luận của công chúng. Nhưng không một hệ thống nào có thể đảo ngược sự cân bằng chiến lược ở Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã cảnh báo vào cuối tuần trước khi thảo luận về hệ thống hỏa tiễn đất đối không Patriot: “Tôi sẽ cảnh báo bất kỳ ai khi tin rằng có một loại hệ thống duy nhất sẽ là viên đạn bạc.”
“Nó sẽ là sự kết hợp của một số hệ thống. Nó sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine có thể sử dụng hiệu quả các hệ thống này và duy trì các hệ thống đó hay không, và liệu Ukraine có thể huy động đủ số lượng binh sĩ để bổ sung hàng ngũ của mình hay không.”
2. Giám đốc tình báo Mỹ: Cuộc chiến của Nga chống Ukraine 'khó có thể kết thúc sớm'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US intelligence chief: Russia's war against Ukraine 'unlikely to end anytime soon'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines ngày 2 Tháng Năm cho biết cuộc chiến toàn diện của Nga chống Ukraine khó có thể sớm kết thúc.
Theo Haines, Mạc Tư Khoa có thể sẽ tiếp tục “chiến thuật ngày càng hung hăng” chống lại Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái tăng cường gần đây của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine được cho là đã làm hư hại một nửa hệ thống năng lượng của đất nước.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Mạc Tư Khoa đã tấn công Ukraine bằng hơn 3.2000 quả bom dẫn đường, gần 300 máy bay không người lái loại Shahed và hơn 300 hỏa tiễn chỉ trong tháng Tư.
Theo quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ, Putin tin rằng các sự kiện trong nước và quốc tế đang phát triển có lợi cho ông ta.
Haines nói: “Chiến thuật ngày càng hung hãn nhằm gây ấn tượng với Ukraine rằng việc tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ làm tăng thêm thiệt hại cho Ukraine và không mở ra con đường chiến thắng hợp lý nào”.
Sau nhiều tháng trì hoãn và đấu tranh chính trị, tuần trước Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 61 tỷ Mỹ Kim. Nguồn vốn này rất cần thiết khi lực lượng Nga giành được quyền kiểm soát ở tiền tuyến và các cuộc tấn công trên không quy mô lớn làm xói mòn năng lực phòng không của Ukraine.
Kyiv tuyên bố sẽ giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị Nga xâm lược, bao gồm cả Crimea. Tổng thống Zelenskiy nói rằng viện trợ quân sự được chờ đợi từ lâu của Mỹ mang lại cho Ukraine “cơ hội chiến thắng” trước cuộc chiến của Nga.
3. Nga nói: Vụ nổ cầu Crimea do sức công phá tương đương 10 tấn thuốc nổ TNT
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Bridge Explosion Caused by Equivalent to 10 Tons of TNT: Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tờ báo Nga đưa tin, cây cầu chính nối đất liền Nga với Crimea bị sáp nhập đã bị nổ tung vào tháng 10 năm 2022 bằng thiết bị nổ tự tạo có sức mạnh tương đương 10 tấn thuốc nổ TNT.
Ukraine đã tấn công cây cầu đường bộ và hỏa xa dài 19 km vào ngày 8 tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7 năm 2023. Cây cầu này rất quan trọng để duy trì các cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine và Kyiv đã tuyên bố sẽ tấn công công trình này trong tương lai gần trong khi tìm cách chiếm lại bán đảo mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014.
Báo Kommersant của Nga cho biết một cuộc điều tra cho thấy nhiên liệu hỏa tiễn rắn được giấu trong các cuộn phim polyethylene, được kích nổ trên cầu eo biển Kerch.
Cuộc điều tra cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chỉ định một nhóm do Thiếu Tướng Vasyl Maliuk, nhà lãnh đạo cơ quan an ninh SBU của Ukraine, đứng đầu để phá hủy cây cầu.
“Các thành viên nhóm, vào một thời điểm không xác định, nhưng không muộn hơn tháng 8 năm 2022, có lẽ, trên lãnh thổ Ukraine, 'sử dụng các bộ phận được sản xuất công nghiệp, đã chế tạo một thiết bị nổ tự chế có sức nổ cao với công suất khoảng 10 tấn TNT',” Kommersant đưa tin.
Kíp nổ ẩn được kích hoạt bởi tín hiệu GPS “tại thời điểm đi qua điểm định trước”.
Vụ nổ khiến hai nhịp cầu bị sập, 17 toa xe bồn chở hàng bị hư hỏng.
Tờ báo này nhận định thêm rằng Ukraine giờ đây đã từ bỏ ý định cho nổ cây cầu bằng chất nổ sau khi nhận ra rằng ngay cả 10 tấn TNT cũng không làm sụp đổ được cây cầu. Hy vọng còn lại của người Ukraine là phóng hỏa tiễn vào cây cầu bằng các hệ thống hỏa tiễn đất đối đất hay bằng cách phóng hỏa tiễn từ các chiến đấu cơ, có lẽ từ các chiến đấu cơ F-16 mới nhận được từ Hòa Lan.
4. Ba Lan kêu gọi thành lập 'Lữ đoàn hạng nặng' của quân đội Liên Hiệp Âu Châu trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga gia tăng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Poland Calls for 'Heavy Brigade' of EU Troops Amid Rising Russia Threat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ba Lan đã kêu gọi thành lập một “lữ đoàn hạng nặng” gồm các lực lượng phản ứng nhanh của Liên Hiệp Âu Châu để có thể ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng bên ngoài biên giới của khối, khi lo ngại ngày càng tăng về khả năng Warsaw bị Mạc Tư Khoa tấn công trong tương lai.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ba Lan TVP World phát hành hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski đã trình bày chi tiết về các ưu tiên của đất nước ông liên quan đến an ninh Âu Châu.
Cuộc phỏng vấn được công bố vài ngày sau khi Sikorski cho biết Ba Lan “sẽ không ngạc nhiên chút nào” nếu bị Nga tấn công. Quân đội Ba Lan cho biết trong suốt cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa với Ukraine rằng hỏa tiễn hành trình của Nga bắn vào miền Tây Ukraine đã đi vào không phận của nước này.
“Chúng ta cần thực hiện các biện pháp trừng phạt hiệu quả hơn và như bạn biết, một số quốc gia thành viên đang ngăn chặn hoặc trì hoãn chúng. Chúng ta cần hoàn lại số tiền mà các quốc gia còn nợ từ cơ sở hòa bình Âu Châu để họ có thể gửi thêm hàng hóa tới Ukraine”, Sikorski nói.
Ngoại trưởng Ba Lan cho biết, Ba Lan cũng cần chuẩn bị “trong các lĩnh vực phòng thủ dân sự và an ninh mạng”.
“Ngoài ra, cá nhân tôi, với tư cách trước đây của mình tại Nghị viện Âu Châu cũng như bây giờ — tôi ủng hộ một lữ đoàn hạng nặng, khả năng phản ứng nhanh của Liên Hiệp Âu Châu để chúng ta không phải huy động các nguồn lực của Hoa Kỳ cho mọi trường hợp khẩn cấp ở ngoại vi của chúng ta,” Sikorski nói.
Ông nói, ví dụ, điều này có thể bao gồm “một số vấn đề cấp thấp hơn ở Balkan hoặc Bắc Phi”. “Một điều gì đó mà Âu Châu có thể giải quyết mà không cần nhờ đến NATO và Hoa Kỳ.”
Hôm Chúa Nhật, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild của Đức, Ngoại trưởng đã nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga trong bối cảnh nước này đang diễn ra cuộc chiến chống lại nước láng giềng Ukraine, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Ông nói: “Nga đã tấn công Ba Lan nhiều lần trong 500 năm lịch sử của chúng ta. Nhưng trong kịch bản này, Nga sẽ thua, bởi vì chúng ta, phương Tây, mạnh hơn Nga rất nhiều”.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến đang diễn ra.
“Chúng ta có một sự lựa chọn: hoặc chúng ta có quân đội Nga bị đánh bại bên trong biên giới Ukraine hoặc quân đội Nga chiến thắng ở biên giới với Ba Lan. Và những gì Putin sẽ làm lúc đó cũng giống như những gì Hitler đã làm với Tiệp Khắc; ông ấy sẽ tịch thu ngành công nghiệp và người dân Ukraine và động viên họ tiếp tục phát triển,” Sikorski nói. “Tốt hơn hết là nên ngăn chặn Putin ở Ukraine, cách đây 500 đến 700 km về phía đông.”
Vào tháng 3, Putin đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng nước ông có thể tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, nói rằng suy đoán như vậy là “hoàn toàn vô nghĩa”.
5. Tiểu đoàn quân sự Mỹ sẽ ở lại Lithuania vô thời hạn
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US military battalion to remain in Lithuania indefinitely”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Laurynas Kasciunas ngày 2 Tháng Năm cho biết tiểu đoàn quân sự Mỹ đồn trú tại Lithuania sẽ ở lại nước này vô thời hạn, không chỉ đến năm 2025 như kế hoạch trước đó.
Kasciunas nói với Baltic News Service: “Trong chuyến thăm Washington, tôi đã nhận được xác nhận chắc chắn và rõ ràng từ Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Lithuania là vô thời hạn và việc triển khai lực lượng trong khu vực sẽ không thay đổi”.
Ba nước vùng Baltic là đồng minh NATO của Washington giáp biên giới với Nga. Căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và liên minh đã gia tăng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022.
Mỹ đã duy trì sự hiện diện lực lượng luân phiên ở Lithuania kể từ năm 2019. Sau khi bùng nổ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, các tiểu đoàn này đã được tăng cường thêm binh lính và trang thiết bị. Tiểu đoàn Mỹ của Lithuania ban đầu dự kiến sẽ ở lại nước này cho đến năm 2025.
Kasciunas cho biết quyết định cho phép tiểu đoàn Mỹ ở lại vô thời hạn được đưa ra nhằm ghi nhận giá trị của sự hiện diện quân sự ở Lithuania như một phương tiện để bảo vệ và củng cố liên minh NATO chống lại Mạc Tư Khoa.
“Trong các cuộc họp, tôi đã nói rõ rằng sự hiện diện của Mỹ ở Lithuania là cần thiết và cùng với NATO, lữ đoàn Đức và các lực lượng quốc gia, đây chính xác là sức mạnh chiến đấu cần thiết có thể ngăn chặn Nga một cách đáng tin cậy”.
Kể từ năm 2020, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển năng lực quân sự và khả năng tương tác của quân đội Estonia, Latvia và Lithuania thông qua Sáng kiến An ninh Baltic. Washington đã phân bổ 225 triệu Mỹ Kim cho sáng kiến này vào năm 2023 và 169 triệu Mỹ Kim một năm trước đó. Trọng tâm của nguồn tài trợ là phát triển lực lượng phòng không, nhận thức tình huống trên biển và lực lượng trên bộ.
Đầu năm nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật phân bổ 228 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Estonia, Lithuania và Latvia.
Một báo cáo tình báo của Lithuania hồi đầu tháng này cho biết, ngay cả khi Mạc Tư Khoa tiếp tục phân bổ các nguồn lực khổng lồ cho cuộc chiến chống Ukraine, nước này cũng vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với NATO, kể cả ở khu vực Biển Baltic.
6. Vụ hối lộ khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu rơi vào tầm ngắm
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Bribery case puts Russian Defense Minister Shoigu in the crosshairs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ở Nga, nơi các vụ án cao cấp được thông tin bởi chính trị hơn là luật pháp, các vụ bắt giữ thường đưa ra những thông điệp chứ không phải công lý.
Đó là lý do tại sao vụ bắt giữ Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov vào ngày 23 Tháng Tư với cáo buộc nhận hối lộ là một vụ nổ bom. Những trường hợp chống lại các quan chức cao cấp như vậy là rất hiếm.
Diễn ra trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ năm của Vladimir Putin vào tuần tới, vụ bắt giữ Ivanov được nhiều người hiểu là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với Bộ trưởng Quốc phòng lâu năm của Nga Sergei Shoigu. Người ta dự kiến sẽ có một cuộc cải tổ chính phủ lớn trong nhiệm kỳ mới của nhà độc tài Vladimir Putin.
Mặc dù Shoigu có hàng tá cấp phó nhưng Ivanov là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông. Mối quan hệ của họ đã có từ hơn một thập niên trước, lần đầu tiên họ làm việc cùng nhau trong chính quyền khu vực Mạc Tư Khoa trước khi Ivanov theo ông chủ của mình vào Bộ Quốc phòng.
Luật sư của Ivanov phủ nhận cáo buộc, nhưng ông đã bị Shoigu sa thải vào tuần trước, hãng tin TASS của Nga đưa tin.
Trong công việc mới nhất của mình là giám sát xây dựng quân sự, Ivanov phụ trách một số dự án uy tín nhất của Nga, bao gồm một nhà thờ khổng lồ theo chủ đề quân sự và công viên giải trí yêu nước ở ngoại ô Mạc Tư Khoa và gần đây hơn là công trình tái thiết ở thành phố đổ nát Mariupol ở Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Việc tiếp cận các quỹ to lớn đã mang lại cho ông biệt danh “cái bóp của Shoigu”.
Thay vì che giấu sự giàu có của mình, Ivanov lại phô trương nó. Trong nhiều năm, các tờ báo và các nhà báo độc lập đã ghi lại tình yêu của ông dành cho phụ nữ, bất động sản sang trọng, quần áo hàng hiệu và những chuyến đi tới French Riviera. Trong bản kê khai tài sản chính thức Ivanov tự hào khai rằng ông ta có đến hơn 20 chiếc xe hơi. Cụm từ “tình yêu của ông dành cho phụ nữ” là cách nói văn hoa để mô tả hàng chục nhân tình mà Ivanov không hề che đậy.
Nhưng ở Nga, việc có lối sống không phù hợp với mức lương của chính phủ không phải là điều bất thường, và đó chắc chắn không phải là lý do để bị bắt giữ.
Một cuộc điều tra năm 2022 về Ivanov do nhóm của cố lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny thực hiện đã mô tả cách Ivanov trong một lần kéo tay áo của phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, để che chiếc đồng hồ xa xỉ trên cổ tay của Peskov. Đó là một ví dụ rõ ràng về cách giới thượng lưu của Putin che chắn lẫn nhau từ sự giám sát.
Có thể nói rằng có điều gì đó đã thay đổi khiến Ivanov, một người trong cuộc có mối quan hệ tốt mà trong thời bình thường được coi là không thể chạm tới, đã trở thành mục tiêu.
Chính xác những gì đã xảy ra đang là chủ đề của những đồn đoán gây sốt. Có khả năng, một số yếu tố đang diễn ra.
Sau khi Ivanov xuất hiện trước tòa trong lồng kính vào buổi sáng sau khi bị bắt, các chuyên gia nhanh chóng chỉ ra rằng anh ta vẫn mặc bộ quân phục mà anh ta đã mặc ngày hôm trước trong cuộc họp làm việc trên truyền hình do Shoigu chủ trì.
Quang học cho thấy không chỉ Ivanov mà toàn bộ Bộ Quốc phòng Nga đang ở dưới kính lúp.
Ilya Shumanov, nhà lãnh đạo Tổ chức Minh bạch Quốc tế Nga, cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine, nạn tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng đã tăng vọt cùng với việc chi tiêu quân sự ngày càng tăng.
“Từ quan điểm của giới lãnh đạo, điều này làm suy yếu khả năng phòng thủ của đất nước. Ai đó phải trả lời cho điều đó”, ông nói.
Điện Cẩm Linh đã thực hiện một số biện pháp thận trọng. Ví dụ, vào tháng 3, Putin đã bổ nhiệm một thứ trưởng quốc phòng mới phụ trách cung cấp vật chất và kỹ thuật cho quân đội, đó là người thứ ba giữ chức vụ này trong thời gian một năm rưỡi.
Shumanov nói rằng sự thái quá của Ivanov khiến anh ta trở thành “vật tế thần tiện lợi”.
Nó cũng phù hợp với chiến dịch rộng lớn hơn của Điện Cẩm Linh nhằm áp đặt một tiêu chuẩn mới thời chiến về tín hiệu đạo đức tiết kiệm cho giới thượng lưu của mình, vốn đã chứng kiến nhiều người nổi tiếng bị tẩy chay và trong một số trường hợp bị truy tố vì tội đồi trụy nơi công cộng.
Ivanov “không cảm nhận được hướng gió thổi”, Vladimir Pastukhov từ Đại học College Luân Đôn viết, khi tiếp tục sống một cuộc sống hào nhoáng “vào thời điểm mà toàn bộ giới thượng lưu bắt đầu tích cực thay quần áo kaki”.
Liên kết Prigozhin
Một người đã cảm nhận được làn gió thay đổi trước khi chết trong một vụ tai nạn máy bay đáng ngờ là lãnh chúa Wagner Yevgeny Prigozhin. Ông ta chỉ trích quân đội Nga, dành nọc độc đặc biệt cho Shoigu, cáo buộc ông ta đã bỏ đói đạn dược và thiết bị của lực lượng đánh thuê của mình.
Prigozhin cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2023, “Bạn không thể ném người ta vào máy xay thịt và sau đó tiếp tục ăn món súp kem gồm nhiều hạt morels, hạt dẻ, bất cứ thứ gì đang thịnh hành ngày nay trên Rublyovka,” Prigozhin nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2023, đề cập đến vùng ngoại ô sang trọng nơi phần lớn giới thượng lưu có nhà riêng ở đó.
Cuộc binh biến thất bại của Prigozhin được thúc đẩy bởi yêu cầu lật đổ Shoigu; nhưng sự thất bại của lãnh chúa sau cái chết của ông khiến Shoigu dường như không bị tổn hại gì — cho đến tận bây giờ.
Với cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang năm thứ ba và các phe phái khác nhau trong cơ quan thực thi pháp luật đang tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, Shoigu dường như đang phải đối mặt với thời điểm chung cuộc.
Shumanov nói: “Các cáo buộc tham nhũng là công cụ cho các chủ thể chính trị khác nhau trong cuộc chiến giành quyền lực của họ”.
Trong bài phát biểu sau bầu cử vào tháng 3 trước Cơ quan An ninh Liên bang, Putin đã nói với những người kế nhiệm KGB hãy “đặc biệt chú ý” đến nạn tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng.
Các cơ quan an ninh chưa bao giờ thích Shoigu, Abbas Gallyamov, người từng viết diễn văn cho Điện Cẩm Linh, cho biết “Thứ nhất, các cơ quan an ninh luôn cảnh giác với quân đội và luôn tìm kiếm những âm mưu trong vòng vây của họ.”
Hiện tại, vụ việc chỉ tập trung vào cáo buộc hối lộ và truyền thông nhà nước đưa ra câu chuyện với tương đối ít thời lượng phát sóng, cho thấy Điện Cẩm Linh không muốn tạo ra tiếng vang lớn hơn nữa về vụ bắt giữ Ivanov. Shumanov cho biết ông bị buộc tội nhận hối lộ hơn 1 triệu rúp hay 10.000 euro - một cáo buộc “buồn cười” vì số tiền khổng lồ được chuyển qua tay ông và tay các quan chức cao cấp khác hàng tháng.
Ông nói: “Hãy bắt bất kỳ thứ trưởng nào và bạn sẽ tìm thấy những khoản tiền lớn hơn nhiều, những chiếc Rolls Royces, bất động sản đắt giá và nhiều hơn thế nữa”.
Peskov cũng bác bỏ tin đồn rằng Ivanov có thể bị buộc tội phản quốc, gọi chúng “chẳng qua là suy đoán”.
Trong một dấu hiệu cho thấy vận mệnh của giới thượng lưu Putin có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào, Ivanov sẽ bị tạm giam hai tháng tới tại nhà tù Lefortovo được canh gác an ninh cao ở Mạc Tư Khoa.
Và Shoigu, từ lâu được coi là một trong những tay sai trung thành nhất của Putin, thậm chí còn là bạn đồng hành của ông trong các chuyến đi đến rừng taiga, sẽ ngồi trên ghế của mình, chờ bổ nhiệm người thay thế Ivanov và kết quả của cuộc cải tổ nội các - mà có lẽ là sự ra đi của chính ông ta.
7. Gazprom báo lỗ ròng gần 6,9 tỷ Mỹ Kim vào năm 2023
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Gazprom reports nearly $6.9 billion in net losses in 2023”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã báo cáo tổn thất ròng 629 tỷ rúp tức là gần 6,9 tỷ Mỹ Kim vào năm 2023. Đó là mức sụt giảm lợi nhuận lớn nhất của công ty trong nhiều thập niên trong bối cảnh giá khí đốt giảm, thị trường Âu Châu hạn chế, và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của quân Ukraine.
Gazprom đã công bố báo cáo thu nhập quốc tế vào ngày 2 tháng 5, tiết lộ tổn thất ròng 6,84 tỷ Mỹ Kim vào năm 2023, so với thu nhập ròng 1,23 ngàn tỷ rúp (khoảng 13 tỷ Mỹ Kim) vào năm 2022. Doanh thu từ bán khí đốt giảm 40% trong một năm, báo cáo trình diễn.
Theo Bloomberg, tổn thất năm 2023 của Gazprom là báo cáo lỗ ròng hàng năm đầu tiên của công ty kể từ năm 1999.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Liên minh Âu Châu đã đặt mục tiêu loại bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Thị trường Âu Châu, trước đây là nguồn thu nhập chính của Gazprom, đã thành công trong việc bảo đảm các lựa chọn thay thế cho khí đốt của Nga.
Theo Financial Times, thị phần nhập khẩu khí đốt từ Âu Châu của Nga đã giảm từ 40% vào năm 2021, là năm cuối cùng trước cuộc xâm lược, xuống chỉ còn 8% vào năm 2023.
Để tìm kiếm thị trường mới, Nga buộc phải xuất khẩu khí đốt tự nhiên với giá giảm. Bộ Kinh tế Nga công bố một báo cáo hồi đầu tháng này ấn định giá xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc ở mức 257 Mỹ Kim một mét khối so với mức 320,30 Mỹ Kim của các thị trường phương Tây.
8. Nga tái triển khai các đơn vị ưu tú gây ra nhiều đồn đoán
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Redeployment of Elite Units Fuels Speculation”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Nga đang tái triển khai các sư đoàn Dù tinh nhuệ từ mặt trận phía nam Ukraine để tăng cường tấn công ở phía đông, nơi Mạc Tư Khoa đang tiếp tục đà phát triển.
Các nguồn tin ủng hộ Nga cũng như các nguồn tin ủng hộ Ukraine cho biết các sư đoàn dù số 76 và số 7 của Nga được triển khai đến khu vực Robotyne ở vùng Zaporizhzhia vào mùa hè năm 2023 để đối phó với cuộc phản công của Kyiv đã bị điều động đến các khu vực khác của mặt trận.
Tuy nhiên, vẫn có sự bất đồng về việc chính xác các sư đoàn Nga sẽ được cử đi đâu. Nhà quan sát quân sự Ukraine Kostyantyn Mashovets hôm thứ Tư cho biết ít nhất một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Dù số 76 của Nga từ hướng Orikhiv ở vùng Zaporizhzhia đã đến tiền tuyến Luhansk hoặc hướng Kramatorsk, cả hai đều ở phía đông.
Nhưng một kênh Telegram thân Nga cho biết các thành phần của sư đoàn Dù 76 đã được cử đến để giải vây cho Sư đoàn Dù 104 gần đầu cầu chiến thuật Krynky, vùng Kherson.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm thứ Tư cho biết không có xác nhận nào về việc tái triển khai này mặc dù những báo cáo này là “có ý nghĩa” và “hứa sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong những ngày tới”.
Cơ quan cố vấn này đánh giá rằng Mạc Tư Khoa có thể muốn sử dụng số quân tái triển khai để hỗ trợ cuộc tấn công ở khu vực Donetsk và tận dụng điểm yếu của Kyiv trước khi nước này nhận được số lượng viện trợ quân sự đáng kể vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.
Các lực lượng Nga đang cố gắng xâm nhập vào phía tây bắc Avdiivka, nơi họ đã chiếm được vào tháng 2, khi họ cố gắng chiếm thị trấn Chasiv Yar có ý nghĩa chiến lược, nơi sẽ là bước đệm cho các thành phố lớn khác trong khu vực Donetsk.
ISW cho biết việc Nga tái triển khai các đơn vị về phía đông sẽ cho phép lực lượng của nước này “tăng cường các hoạt động tấn công và đặt các lực lượng Ukraine dưới áp lực ngày càng tăng”.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết họ sẽ đẩy mạnh sản xuất vũ khí để cung cấp vũ khí cho mặt trận phía đông Ukraine nhanh hơn.
Sau cuộc gặp với các lãnh đạo quân sự hàng đầu hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết mục đích là “tăng số lượng và phẩm chất vũ khí và thiết bị quân sự cung cấp cho quân đội, chủ yếu là vũ khí”.
Ukraine đã dự đoán rằng lực lượng của họ sẽ phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn, trước một cuộc tấn công dự kiến của Mạc Tư Khoa vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 khi họ chờ đợi một đợt viện trợ quân sự của Mỹ.
Theo Kyiv, tổn thất nhân sự hàng ngày của Nga vẫn ở mức cao, đồng thời cho biết hôm thứ Năm rằng so với ngày hôm trước, lực lượng Mạc Tư Khoa đã chịu 1.030 thương vong, ngày thứ sáu liên tiếp tổng số người chết và bị thương lên tới bốn con số.
Theo Kyiv, tổng số nhân sự Nga thiệt mạng trong cuộc chiến lên tới 470.870 người.
9. Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Thụy Sĩ diễn ra vào ngày 15-16 Tháng Sáu, Nga không được mời 'ở giai đoạn này'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Switzerland peace summit to take place on June 15-16, Russia not invited 'at this stage'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 2 Tháng Năm cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ sẽ được tổ chức vào ngày 15-16 Tháng Sáu, dựa trên thỏa thuận giữa Kyiv và Bern.
Hãng thông tấn Thụy Sĩ Swissinfo đưa tin vào ngày 10 tháng 4. Cuộc họp sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock phía trên Hồ Lucerne ở miền trung Thụy Sĩ và 160 phái đoàn quốc gia sẽ được mời tham dự hội đàm.
Chính phủ Thụy Sĩ cho biết Nga, kẻ xâm lược trong cuộc chiến đang diễn ra, sẽ không được mời “ở giai đoạn này” của cuộc đàm phán.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba biện minh cho quyết định không mời Nga trong một bình luận trên tạp chí Chính sách đối ngoại, nói rằng: “Đường lối của chúng tôi xuất phát từ thực tế và từ kinh nghiệm mà chúng tôi đã thu được. Từ năm 2014 đến năm 2022, chúng tôi đã có gần 200 vòng đàm phán với Nga ở các hình thức khác nhau, với các nhà hòa giải và song phương.”
“Nhưng chẳng có tác dụng gì cả. Nó kết thúc bằng cuộc xâm lược quy mô lớn năm 2022”, ông nhấn mạnh.
Thụy Sĩ đã nói rằng “dù sớm hay muộn” Mạc Tư Khoa cũng nên tham gia vào quá trình này.
Chính quyền Thụy Sĩ cho biết: “Một tiến trình hòa bình mà không có Nga là không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, tuyên bố hằn học rằng Nga sẽ không tham gia ngay cả khi được mời.
Tổng thống Zelenskiy nói rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đóng vai trò là nền tảng đối thoại để “đạt được nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài cho Ukraine phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế”.
Các nguyên tắc nền tảng của sự kiện này đã được phát triển trong một loạt cuộc họp quốc tế và tập trung vào công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine.
Công thức này bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trả tự do cho tất cả tù nhân chiến tranh và những người bị trục xuất, ngăn chặn nạn diệt chủng sinh thái ở Ukraine và trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh.
10. NATO cáo buộc Nga tiến hành các cuộc tấn công hỗn hợp bên trong lãnh thổ liên minh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO accuses Russia of conducting hybrid attacks inside alliance territory”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
NATO đưa ra tuyên bố lên án “các hành động hỗn hợp” của Nga sau khi nhiều cá nhân bị cáo buộc làm việc thay mặt cho Nga từ bên trong lãnh thổ NATO.
Trong vài tháng qua, chính quyền địa phương ở Estonia, Đức, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Tiệp và Vương quốc Anh đã điều tra hoặc bắt giữ nhiều cá nhân bị cáo buộc làm việc thay mặt cho Nga. Một số hoạt động mà những cá nhân này bị cáo buộc bao gồm hoạt động gián điệp, phá hoại quân sự và thậm chí đề nghị ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Tuyên bố cho biết: “Những sự việc này là một phần trong chiến dịch tăng cường các hoạt động mà Nga tiếp tục thực hiện trên khắp khu vực Euro-Atlantic, bao gồm cả trên lãnh thổ của Liên minh và thông qua các lực lượng ủy nhiệm”. “Điều này bao gồm phá hoại, hành vi bạo lực, can thiệp mạng và điện tử, các chiến dịch thông tin sai lệch và các hoạt động kết hợp khác. Các đồng minh NATO bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các hành động hỗn hợp của Nga, vốn tạo thành mối đe dọa đối với an ninh của Đồng minh”.
Sự gia tăng các vụ bắt giữ và trục xuất đặt ra câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của Nga ở Âu Châu. Ngoài các cuộc tấn công mạng hàng loạt được báo cáo trên khắp khu vực, tình báo Nga còn tích cực triển khai các điệp viên và đặc vụ trên khắp Âu Châu.
NATO hứa sẽ tăng cường phản ứng trước các hành động hỗn hợp của Nga. Đầu tuần này, NATO đã triệu tập cuộc tập trận phòng thủ mạng lớn nhất của mình, Locked Shields, để chuẩn bị tốt hơn cho các đồng minh NATO trước các cuộc tấn công mạng của Nga. Đại diện Ukraine cũng tham gia tập trận.
Căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và liên minh đã gia tăng kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Các nhà lãnh đạo Âu Châu gần đây đã cảnh báo rằng mối đe dọa bành trướng của Nga có thể dẫn đến một cuộc tấn công vào NATO trong những năm tới.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 19 Tháng Ba cho biết Nga có thể tấn công NATO sớm nhất là vào năm 2026 hoặc 2027. Đánh giá đó phù hợp với nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen, người đã ước tính vào ngày 9 Tháng Hai rằng Nga có thể tấn công NATO trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Cùng lúc đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi việc Nga xâm lược Ukraine là vấn đề “sống còn” đối với Pháp và phần còn lại của Âu Châu. Sau đó, ông Macron cho biết ông sẽ không loại trừ khả năng đưa quân phương Tây tới Ukraine.
Mặc dù Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO sau đó tuyên bố rằng hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang lên kế hoạch tấn công các nước NATO, nhưng ông cảnh báo rằng liên minh này phải chuẩn bị cho sự leo thang trong tương lai.
Nga dọa trả thù tàn bạo các nước giúp hạ gục cầu Crimea. London bật đèn xanh cho Kyiv tấn công ở Nga
VietCatholic Media
13:13 04/05/2024
1. Đồng minh NATO bật đèn xanh cho Ukraine vượt qua lằn ranh đỏ của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Ally Gives Ukraine Green Light to Cross Putin's Red Line”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine phải được tự do tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà họ nhận được từ Luân Đôn, David Cameron, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh, nói trong chuyến thăm Kyiv.
“Ukraine có quyền đó. Trong khi Nga đang tấn công bên trong Ukraine, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao Ukraine cảm thấy cần phải bảo đảm rằng họ có thể tự vệ”, ông Cameron nói bên ngoài Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Kyiv, theo Reuters.
Việc sử dụng vũ khí, hỏa tiễn và đạn dược do các đồng minh phương Tây của Ukraine cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga trước đây được coi là ranh giới đỏ lớn đối với Putin.
Tuy nhiên, Ukraine ngày càng táo bạo hơn trước phạm vi ngày càng tăng và sự thành công của các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu, trung tâm quân sự và phi trường trên khắp nước Nga, mặc dù nước này khẳng định cho đến nay chỉ sử dụng máy bay không người lái và hỏa tiễn sản xuất trong nước.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vương quốc Anh tái khẳng định cam kết của đất nước ông trong việc hỗ trợ Ukraine trong chuyến thăm Kyiv, hứa hẹn viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ bảng Anh hay 3,74 tỷ Mỹ Kim — là gói viện trợ lớn nhất của Vương quốc Anh kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
“Chúng tôi sẽ cung cấp 3 tỷ bảng mỗi năm trong thời gian cần thiết. Cameron nói: “Chúng tôi vừa thực sự cạn kiệt tất cả những gì có thể về việc cung cấp thiết bị”.
Tin tức này được đưa ra như một động lực lớn khác cho Kyiv, chỉ vài ngày sau khi Mỹ phê duyệt gói viện trợ lịch sử trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Biden đã không gửi gói viện trợ cho Kyiv kể từ tháng 10, cho phép lực lượng Nga tận dụng nguồn lực của Ukraine đang cạn kiệt để giành được những lợi ích đáng kể dọc chiến tuyến.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố vào tháng Tư rằng gói viện trợ mới nhất của Vương quốc Anh sẽ được sử dụng để nhanh chóng cung cấp đạn dược, hệ thống phòng không, máy bay không người lái và hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine.
Gói hàng này bao gồm 60 tàu thuyền, trong đó có tàu đột kích ngoài khơi, hơn 1.600 hỏa tiễn tấn công và phòng không, hỏa tiễn Storm Shadow và 162 xe thiết giáp.
Hỏa tiễn dẫn đường chính xác, tầm xa Storm Shadow đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tấn công Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Kyiv đã sử dụng Storm Shadows để tấn công một tàu chiến Nga và tàu ngầm Rostov-on-Don đóng tại thành phố Sevastopol của Crimea vào tháng 9 năm 2023. Chúng cũng được sử dụng để phá hủy trụ sở của hạm đội Hắc Hải ở Crimea.
Ukraine cũng sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow để tấn công trung tâm mạng không gian sâu của Nga vào tháng 12 năm 2023 và trung tâm chỉ huy quân sự ở thành phố Luhansk phía đông Ukraine do Nga kiểm soát vào giữa tháng 4 năm 2024.
2. Đại sứ Mỹ tại Ukraine cho rằng Hoa Kỳ không ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ ở Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Doesn't Support Ukraine Using American Weapons in Russia: Ambassador”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink, Mỹ không “khuyến khích cũng chẳng tán thành” Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu ở Nga.
Gói viện trợ Ukraine trị giá 61 tỷ Mỹ Kim mà Tổng thống Joe Biden yêu cầu cuối cùng đã được Quốc hội thông qua và được ký thành luật vào tuần trước, với việc Kyiv bắt đầu nhận được các lô hàng vũ khí và thiết bị quân sự mới chỉ trong vài ngày.
Đầu năm nay, trước khi gói viện trợ được thông qua, chính quyền Tổng thống Biden đã bí mật gửi các hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, tầm xa cho Ukraine có khả năng tấn công một loạt mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Brink ca ngợi động thái này vào tháng trước, viết trong một bài đăng trên X, rằng việc Mỹ cung cấp cho “Ukraine ATACMS tầm xa theo chỉ đạo của Tổng thống Joe Biden” là “một thông điệp khác cho thấy cam kết của chúng tôi đối với việc phòng thủ Ukraine là không lay chuyển”.
Tuy nhiên, khi nói chuyện với truyền thông Ukraine hôm thứ Sáu, đại sứ Mỹ được cho là đã nhấn mạnh rằng tất cả vũ khí do Mỹ cung cấp sẽ không được sử dụng để tấn công bên trong Nga, bất kể khả năng của chúng.
Theo The Kyiv Independent, Brink cho biết: “Phần đầu tiên trong việc giúp Ukraine tự vệ là cung cấp vũ khí của chúng tôi và của các đối tác của chúng tôi để hỗ trợ nỗ lực của những anh hùng dũng cảm của các bạn trên tiền tuyến để giành lại lãnh thổ của các bạn”.
Cô nói thêm: “Quan điểm của chúng tôi ngay từ đầu là chúng tôi không tán thành hoặc khuyến khích việc sử dụng vũ khí của mình ở Nga, bên ngoài lãnh thổ Ukraine”.
Một số quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây vào các nhà máy lọc dầu ở Nga, một phần do khả năng các cuộc tấn công này gây bất ổn thị trường dầu mỏ toàn cầu và đẩy giá lên cao.
Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy dừng các cuộc tấn công trong cuộc họp riêng vào tháng 2 ở Đức, theo The Washington Post. Zelenskiy được cho là đã “gạt bỏ những lo lắng của Harris”.
Tổng thống Ukraine nói rằng vũ khí của Mỹ sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga, đồng thời nhấn mạnh vào dịp kỷ niệm hai năm ngày chiến tranh rằng chỉ vũ khí do Ukraine sản xuất mới được sử dụng cho các cuộc tấn công ở Nga.
Tuy nhiên, Nga có thể lập luận rằng những vũ khí này đã được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga, vì ATACMS đã được sử dụng ở các khu vực của Ukraine mà Điện Cẩm Linh tuyên bố đã sáp nhập.
Putin tuyên bố sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ông ta cũng đưa ra tuyên bố tương tự về các vùng Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk của Ukraine vào tháng 9 năm 2022.
Ivan Stupak, cố vấn an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek hồi đầu tuần rằng Kyiv đang nỗ lực “loại bỏ càng nhiều đối tượng chiến tranh của Nga càng tốt” trước khi các lực lượng Nga thích nghi với ATACMS tầm xa.
“ Như chúng tôi biết, người Nga có thể thích ứng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tôi nghĩ chúng ta có tới hai tháng để loại bỏ càng nhiều đối tượng chiến tranh của Nga càng tốt trước khi người Nga thích nghi.”
Trong khi Mỹ quy định Ukraine không được sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp trong các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga thì các đồng minh bao gồm Anh và Latvia đã gửi vũ khí cho Ukraine mà không có bất kỳ điều kiện ràng buộc nào.
Ngoại trưởng Anh David Cameron, cựu thủ tướng Anh, nói với các phóng viên trong tuần này rằng Ukraine có “quyền” sử dụng vũ khí mà họ nhận được từ Vương Quốc Anh để tấn công các mục tiêu bên trong Nga “giống như Nga đang tấn công bên trong Ukraine”.
3. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova dằn mặt các nước hỗ trợ Ukraine đánh cầu Crimea
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine do phương Tây hậu thuẫn nhằm vào cây cầu Crimea hoặc chính bán đảo Crimea sẽ gặp phải đòn trả thù mạnh mẽ từ Nga.
Zakharova nói: “Tôi muốn cảnh báo Washington và Brussels rằng bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Crimea không chỉ sẽ thất bại mà còn gặp phải một cuộc tấn công trả thù tàn khốc”.
Zakharova cũng nói rằng nhận xét của Ngoại trưởng Anh David Cameron thể hiện sự thừa nhận rằng phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến chống lại Nga bằng cách sử dụng “bàn tay Ukraine”.
Ngoại trưởng Vương Quốc Anh Cameron trong chuyến thăm Kyiv cho biết Ukraine có quyền sử dụng vũ khí do Luân Đôn cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong Nga và việc có làm như vậy hay không là tùy thuộc vào Kyiv.
Zakharova nói: “Những lời nói của Cameron là bằng chứng rõ ràng hơn về cuộc chiến hỗn hợp mà phương Tây đang tiến hành chống lại đất nước chúng ta. Nga đang đáp lại điều đó và sẽ tiếp tục đáp trả.”
4. Nga đưa ra phản ứng đáng lo ngại trước nỗ lực 'nguy hiểm' cổ vũ Ukraine của thành viên NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Issues Ominous Response to NATO Member's 'Dangerous' Ukraine Push”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mạc Tư Khoa đáp trả Vương quốc Anh về những tuyên bố do Ngoại trưởng David Cameron đưa ra hôm thứ Sáu, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Anh để tấn công trên đất Nga.
Điện Cẩm Linh lên án những lời lẽ “nguy hiểm” của các quan chức phương Tây, cho rằng đó là một ví dụ về “leo thang bằng lời nói” có thể đe dọa an ninh Âu Châu.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, hãng tin Reuters đã trích dẫn các tuyên bố của Cameron, được đưa ra trong chuyến thăm chính thức tới Kyiv, trong đó ông đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí mới được cung cấp của Anh vào các mục tiêu bên trong Nga.
Cuộc trao đổi đánh dấu sự leo thang mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa Mạc Tư Khoa với các nhà lãnh đạo và quan chức phương Tây liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Vương quốc Anh là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine trong cuộc chiến ở Âu Châu. Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thề sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv “bao lâu còn cần thiết”.
Phát biểu với Reuters, Cameron, người từng giữ chức thủ tướng Anh từ năm 2010 đến 2016, cho biết Ukraine có quyền sử dụng vũ khí do Luân Đôn cung cấp để tấn công các mục tiêu trên đất Nga.
“Ukraine có quyền đó. Vì Nga đang tấn công bên trong Ukraine, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao Ukraine cảm thấy cần phải bảo đảm rằng họ có thể tự vệ”, ông Cameron nói.
Đề cập đến nhận xét của Cameron, Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, nói với RIA Novosti, hãng thông tấn nhà nước Nga, rằng “đó là một tuyên bố rất nguy hiểm.”
“Chúng tôi nhận thấy sự leo thang bằng lời nói như vậy từ phía các đại diện chính thức. Chúng tôi cũng thấy ở cấp độ nguyên thủ quốc gia - khi liên quan đến Pháp và ở cấp độ chuyên gia hơn - khi liên quan đến Vương quốc Anh.”
Peskov nói: “Đây là sự leo thang căng thẳng trực tiếp xung quanh cuộc xung đột Ukraine, có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh Âu Châu, cho toàn bộ cấu trúc an ninh của Âu Châu”.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng Putin không được phép thắng trong cuộc xâm lược Ukraine. Nếu Nga thắng thế, Pháp sẽ đưa quân vào Ukraine. Ngay cả trước khi đó, nếu được Ukraine yêu cầu, Pháp cũng sẽ đưa bộ binh vào Ukraine trực tiếp chiến đấu.
Peskov nói thêm: “Đây là một phần của xu hướng leo thang căng thẳng nguy hiểm thông qua các tuyên bố chính thức và là nguyên nhân khiến chúng tôi lo ngại”.
Sunak, vào ngày 24 tháng 4, nói rằng Vương quốc Anh đang đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh khi ông cam kết một gói quân sự mới trị giá 500 triệu bảng Anh hay 620 triệu Mỹ Kim cho Ukraine bao gồm 400 phương tiện, 60 tàu thuyền, 1.600 đạn dược và 4 triệu viên đạn.
Sunak nói với các phóng viên trong cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở Ba Lan: “Trong một thế giới nguy hiểm nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chúng ta không thể tự mãn”. “Khi các đối thủ của chúng ta liên kết với nhau, chúng ta phải làm nhiều hơn để bảo vệ đất nước, lợi ích và giá trị của mình.”
Andriy Sadovyi, thị trưởng thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine, cho biết nhận xét của Cameron về việc sử dụng vũ khí của Anh ở Nga “củng cố hy vọng của chúng tôi”.
Ngoại trưởng Cameron đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Ông nói trong chuyến thăm Kyiv: “Tôi nghĩ, một tương lai mà Putin thành công và Ukraine bị đẩy lùi là một tương lai rất nguy hiểm”. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở một điểm bùng phát hết sức quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.”
Cameron nói rằng Vương quốc Anh sẽ cung cấp viện trợ cho Ukraine “bao lâu còn cần thiết”.
“Chúng tôi sẽ cung cấp 3 tỷ bảng mỗi năm trong thời gian cần thiết. Chúng tôi vừa thực sự cạn kiệt tất cả những gì có thể về việc cung cấp thiết bị,” ông nói thêm.
5. Quan chức hàng đầu Ukraine cảnh báo Nga có thể chiếm được vùng Baltic trong 7 ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Top Ukraine Official Warns Russia Could Capture 'Baltics in 7 Days'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một quan chức tình báo cao cấp của Ukraine đã cảnh báo về mối đe dọa mà Mạc Tư Khoa có thể gây ra cho các quốc gia khác ở Âu Châu, và nói rằng “Người Nga sẽ chiếm vùng Baltic trong vòng bảy ngày nếu các đồng minh không đứng lên chống lại Nga ngay bây giờ”.
Nhận xét này được đưa ra bởi Thiếu tướng Vadym Skibitsky, phó giám đốc tổng cục tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, trong cuộc phỏng vấn với The Economist.
Cảnh báo đã vang lên trước đó về khả năng Putin muốn khơi mào xung đột ở các nước vùng Baltic. Đầu năm nay, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đã viết rằng nhà lãnh đạo Nga dường như đang nỗ lực làm suy yếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, bằng những lời lẽ khoa trương liên quan đến các nước vùng Baltic— là Lithuania, Latvia và Estonia—điều đó đã được dự định “để đặt điều kiện thông tin” cho “sự leo thang trong tương lai”. Cả ba nước vùng Baltic đều là thành viên của NATO và Liên Hiệp Âu Châu.
Điều Năm trong tài liệu thành lập NATO nêu rõ rằng “một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều” quốc gia thành viên của tổ chức này “sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả liên minh”.
Theo Skibitsky, các quốc gia giáp Ukraine cần tăng cường sản xuất quốc phòng để hỗ trợ Kyiv tốt hơn vì Putin rất có thể tìm cách xâm chiếm các quốc gia khác trong tham vọng tái lập lại Đế quốc Liên Xô, mà giờ đây Vladimir Putin gọi là thế giới Nga.
The Economist viết rằng Skibitsky cho biết sự hiện diện quân sự của NATO tại các nước láng giềng của Ukraine có thể không ngăn chặn hay làm chậm cuộc xâm lược của Nga.
Ông giải thích: “Thời gian phản ứng của NATO là 10 ngày trong khi người Nga chỉ cần 7 ngày để chiếm toàn vùng Baltic.”
6. SBU bắt giữ người đàn ông được cho là do thám các vị trí của Ukraine khi đang dắt chó đi dạo
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “SBU arrest man who allegedly spied on Ukrainian positions while walking dog”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một sĩ quan cải huấn Nga đã bị bắt ở Kharkiv vì bị cáo buộc do thám vị trí phòng thủ của Ukraine và cung cấp thông tin cho Nga để chuẩn bị cho một cuộc không kích vào các cơ sở quân sự - tất cả đều dưới chiêu bài dắt chó đi dạo.
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 4 Tháng Năm.
Theo SBU, bị cáo được cho là có liên quan đến việc xác định các hệ thống hỏa tiễn phòng không và các trạm radar Ukraine, với ý định bí mật chuyển thông tin cho các đặc vụ Nga.
Trong quá trình điều tra của SBU, những bức ảnh chụp từ điện thoại di động của các mục tiêu tiềm năng đã bị thu giữ từ bị cáo.
Bị cáo bị buộc tội theo Bộ luật Hình sự Ukraine và phải đối mặt với án tù 8 năm nếu bị kết án.
7. Video Ukraine chiếu cảnh 42 xe tăng Nga bị Kyiv tiêu diệt
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows 42 Russian Tanks Wiped Out by Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn video do Ukraine công bố cho thấy 42 xe tăng và phương tiện chiến đấu của Nga bị lực lượng Kyiv phá hủy ở khu vực phía đông Donetsk, nơi đang diễn ra các cuộc đụng độ ác liệt.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã chia sẻ đoạn phim quay bằng máy bay không người lái trên mạng xã hội, được quay bởi Lữ đoàn cơ giới số 58 của Ukraine với chủ đề “Một đường dẫn đến địa ngục. Hàng chục xe tăng và phương tiện chiến đấu của Nga đã bị phá hủy trên một khu vực nhỏ của mặt trận ở khu vực Donetsk”
Các lực lượng Nga gần đây đã đạt được những bước tiến vững chắc ở khu vực Donbas phía đông Ukraine - bao gồm các khu vực Donetsk và Luhansk - sau khi chọc thủng các tuyến phòng thủ kiên cố của quân đội Kyiv trong khu vực.
Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cũng chia sẻ đoạn phim trên X,.
Gerashchenko viết: “42 xe tăng Nga bị phá hủy - là kết quả công việc chỉ huy của Lữ đoàn cơ giới số 58 của Ukraine và sự hợp tác với Lữ đoàn Phòng Thủ Phủ Tổng Thống và Lữ đoàn 762”.
Ông nói thêm: “Các binh sĩ lữ đoàn báo cáo rằng đây là kết quả của việc tăng cường đáng kể hoạt động giao tranh theo hướng của họ trong vài tuần trước đó”. “Tốc độ chiến đấu trên khu vực đó của mặt trận không hề chậm lại, trong khi các tướng Nga tiếp tục tung các đơn vị cơ giới của họ vào các cuộc tấn công bất tận mà không quan tâm đến thương vong”.
Trang web phân tích tình báo quốc phòng nguồn mở Oryx của Hà Lan đã xác nhận trực quan rằng Nga đã mất 2.948 xe tăng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Nó nói rằng 1.970 chiếc đã bị phá hủy, 154 chiếc bị hư hại, 310 chiếc bị bỏ hoang và 514 chiếc bị bắt.
Oryx cũng xác nhận trực quan rằng Ukraine đã mất 797 xe tăng trong chiến tranh, trong đó 539 chiếc bị phá hủy, 68 chiếc bị hư hại, 59 chiếc bị bỏ lại và 131 chiếc bị bắt.
Quân đội Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Sáu rằng lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 22 xe tăng trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 7.354. Các số liệu được cung cấp bởi Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine, nơi đưa ra ước tính về tổn thất về quân đội và thiết bị của Nga hàng ngày.
Vào tháng 2, Bastian Giegerich, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết Nga đã mất nhiều xe tăng trên chiến trường ở Ukraine hơn số xe tăng hoạt động khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022..
Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 2 cho biết quân đội nước này đã tiêu diệt hơn 15.000 xe tăng Ukraine và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột. Con số đó được ghi nhận là một sự thổi phồng quá đáng vì đơn giản là Ukraine không có nhiều xe tăng và xe thiết giáp như thế.
8. Zelenskiy cho biết Ukraine sẵn sàng xem xét việc trao đổi tất cả các tù binh chiến tranh của Nga để nhận lại tất cả các tù binh Ukraine đang bị giam giữ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky: Ukraine open to considering all-for-all POW exchange”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ukraine sẵn sàng xem xét trao đổi toàn bộ tù binh chiến tranh và sẽ thảo luận ý tưởng này tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới ở Thụy Sĩ vào tháng 6, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm Thứ Bẩy, 4 Tháng Năm.
“Chúng tôi mong muốn trao đổi tất cả lấy tất cả. Mọi quốc gia hợp lý đều ủng hộ chính sách này”, Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. “Chúng tôi đang tiến hành trao đổi, nhưng chúng chậm hơn chúng tôi mong muốn.”
Vụ trao đổi tù nhân được báo cáo gần đây nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 2 với 100 tù binh chiến tranh Ukraine trở về từ nơi bị Nga giam cầm. Trước đó vào ngày 3 Tháng Giêng, 230 tù nhân đã được trao đổi trong cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Trước đó, Mạc Tư Khoa đã nhiều tháng không trao đổi tù binh, từ chối tiếp tục các hoạt động này trong một nỗ lực nhằm khiến các gia đình tù binh Ukraine chống lại chính quyền của Tổng thống Zelenskiy.
Zelenskiy nói rằng mặc dù một số người hoài nghi tin rằng một giải pháp tất cả chỉ có thể thực hiện được sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng ông hy vọng rằng có “cơ hội để cố gắng thực hiện điều này sớm hơn”, đồng thời hướng tới hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới đang diễn ra tổ chức vào ngày 15-16 Tháng Sáu.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng thông lệ là 1 đổi 1. Tuy nhiên, trong dịp lễ Phục sinh vừa qua, phía Ukraine đã đề nghị đổi 4 tù binh Nga lấy 1 tù binh Ukraine. Dù vậy, Nga đã không đồng ý. Nga thường không bắt giữ tù binh Ukraine. Trong nhiều trường hợp, họ hạ sát các quân nhân Ukraine tại chỗ. Nga cũng không muốn nhận lại các tù binh Nga vì không muốn trả tiền bồi thường cho họ.
Zelenskiy lưu ý rằng Ukraine có ba ưu tiên cho Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Toàn cầu ở Thụy Sĩ: an ninh năng lượng và hạt nhân, tự do hàng hải trên Hắc Hải và Azon, và các vấn đề nhân đạo trong trao đổi tù binh chiến tranh toàn diện, cũng như trao trả trẻ em Ukraine đã bị cưỡng bức bắt cóc đưa sang Nga.
Nga, kẻ xâm lược trong cuộc chiến đang diễn ra, sẽ không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình “ở giai đoạn này”, chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố hôm 3 Tháng Năm.
9. Tòa Bạch Ốc cho biết Nga cung cấp nhiên liệu cho Bắc Hàn vượt mức giới hạn của Liên Hiệp Quốc
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “White House: Russia supplies North Korea with fuel above UN cap”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 2 Tháng Năm cho biết Nga đã vận chuyển xăng dầu tinh chế tới Bắc Hàn với khối lượng có thể vi phạm các hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Các báo cáo được đưa ra sau khi tờ Financial Times viết rằng Mạc Tư Khoa đang thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc bằng cách cung cấp dầu cho Bắc Hàn, có thể để đổi lấy vũ khí. Bình Nhưỡng phải chịu giới hạn nghiêm ngặt về vận chuyển dầu do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt vào năm 2017 sau một loạt vụ thử vũ khí hạt nhân.
Kirby cho biết Mạc Tư Khoa đã cung cấp hơn 165.000 thùng dầu mỏ tinh chế cho Bắc Hàn chỉ trong tháng 3.
Bắc Hàn bị hạn chế nhập khẩu 500.000 thùng sản phẩm dầu mỏ mỗi năm theo lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Reuters viết: Vào cuối tháng 3, Mạc Tư Khoa đã phủ quyết việc gia hạn hàng năm của nhóm chuyên gia giám sát các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng về các chương trình hỏa tiễn đạn đạo và hạt nhân của nước này, được cho là để che giấu hành vi vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Động thái này đã bị một số thành viên khác của Liên Hiệp Quốc lên án, cáo buộc Nga che chắn cho việc mua vũ khí của Bắc Hàn cho nỗ lực chiến tranh chống lại Ukraine.
Kirby cho biết Washington sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt “đối với những người hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vũ khí và xăng dầu tinh chế” giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng.
Bình Nhưỡng đã và đang trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Nga, được cho là đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa các gói quân sự phong phú, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hơn 3 triệu quả đạn pháo.
Cũng có những lo ngại về những gì Nga có thể cung cấp cho Bắc Hàn để đổi lấy các chuyến hàng phần cứng quân sự và đạn dược. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo rằng Nga đang hỗ trợ Bắc Hàn nâng cấp năng lực quân sự, có thể bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo và công nghệ hạt nhân.
Jung Pak, quan chức cao cấp của Mỹ về Bắc Hàn, cho biết vào cuối tháng 3 rằng đã có ít nhất 10 trường hợp Nga sử dụng hỏa tiễn của Bắc Hàn để tấn công Ukraine.
10. Nga kết án 15 năm tù một nhà hoạt động âm mưu phóng hỏa một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ
Một nhà hoạt động người Nga đã bị kết án 15 năm tù vì âm mưu phóng hỏa một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ để phản đối hành động của Nga ở Ukraine, các quan chức cho biết hôm thứ Sáu.
Một tòa án quân sự ở Khabarovsk, vùng viễn đông của Nga, cho biết Angel Nikolayev bị kết án về tội khủng bố vì đặt hai chai chứa chất dễ cháy trước cửa sổ của một văn phòng quân sự quận trong thành phố và đốt chúng.
Nikolayev, 39 tuổi, cũng bị kết tội làm hư hại những lá cờ Nga được cắm trên mộ của những người lính thiệt mạng trong trận chiến ở Ukraine tại một nghĩa trang địa phương. Ngoài ra, anh ta còn bị kết tội xóa các biểu tượng hành động quân sự của Nga ở Ukraine khỏi một trạm xe buýt và một số phương tiện ở Khabarovsk.
Solidarity Zone, một kênh ứng dụng nhắn tin của Nga theo dõi các cuộc biểu tình của những người phản đối hành động của Mạc Tư Khoa ở Ukraine, cho biết Nikolayev đã nhận tội nhưng không bày tỏ sự hối tiếc.
11. Năm nay, lượng hành khách đi bằng hỏa xa Ukraine tăng thêm 25% so với năm 2023
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “25% more passengers traveled by Ukrainian railways this year compared to 2023”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Công ty báo cáo vào ngày 2 tháng 5 rằng hơn 8 triệu hành khách đã đi trên các chuyến tàu của Hỏa xa Ukraine từ Tháng Giêng đến tháng Tư năm 2024, cho thấy mức tăng 25% về số người so với năm 2023.
Công ty hỏa xa quốc doanh Ukraine, Ukrzaliznytsia, đã thông báo rằng có tổng cộng 8,43 triệu hành khách đã đi trên các chuyến tàu của Hỏa xa Ukraine từ Tháng Giêng đến tháng 4 năm 2024. Khoảng 6,78 triệu hành khách đã đi qua Hỏa xa Ukraine trong cùng khung thời gian vào năm 2023. Ngoài ra, Ukrzaliznytsia báo cáo rằng 93% chuyến tàu nội địa của công ty đã đến đúng giờ.
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, tuyến hỏa xa quốc doanh của Ukraine đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động đi lại giữa các quốc gia và trong nước. Không phận phía trên Ukraine vẫn đóng cửa kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, có nghĩa là việc đi lại bằng đường bộ hoặc hỏa xa là bắt buộc để vào hoặc ra khỏi Ukraine.
Ukrzaliznytsia khai thác các tuyến đến Warsaw, Chelm và Przemysl ở Ba Lan, Vienna ở Áo và Chisinau ở Moldova. Xe lửa cũng chạy đến Chop, một thị trấn ở biên giới với Hung Gia Lợi, cho phép hành khách kết nối bằng tàu hỏa đến Budapest.
Tổng cộng, công ty đã vận chuyển 25 triệu hành khách trên các chuyến tàu đường dài vào năm 2023.
Tuy nhiên, Ukrzaliznytsia đã bị điều tra tham nhũng lớn trong hai năm qua. Cục Chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine (NABU) gần đây thông báo rằng bảy cá nhân, bao gồm cả cựu cố vấn tổng thống, có liên quan đến công ty này bị cáo buộc biển thủ 2,4 triệu Mỹ Kim từ Ukrzaliznytsia.