Ngày 11-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đi lạc
Lm Vũđình Tường
07:02 11/05/2012
Chúa Nhật 6 Mùa Phục Sinh năm B
Ga 15, 9-17


.Không phải chỉ có con người mới đi lạc mà con vật cũng đôi khi lạc đường, sai lối. Điểm khác biệt là con vật lạc đường vì nhận sai phương hướng, lầm lẫn trong lối đi. Trong khi con người lạc đường không phải lầm lẫn phương hướng mà chủ trương đi lạc. Con đường đi lạc là con đường người đó đi lại hàng ngày, mỗi ngày đi lại cùng con đường, mòn mỏi trên con đường. Dù đi lại nhiều lần vẫn lạc bởi vì người đó chủ trương đi lạc. Dù có đi lại ngàn lần mỗi lần đi tăng thêm một lần lạc. Con vật lạc đường tránh không đi lại con đường đó nữa

Đó là câu chuyện con chim cánh cụt tại vùng nam cực. Nó chưa đầy một tuổi, người ta phỏng chừng nó mới mười tháng tuổi, trên đường đi săn mồi về đã lạc đường bơi theo giòng nước nhiều ngàn cây số trước khi trôi dạt vào bờ biển Tân Tây Lan. Báo chí đặt cho nó cái tên là đôi chân hạnh phúc. Đối với con người thì quả là hạnh phúc, lần đầu trên đời nhìn thấy nó mà không phải tốn công, mất của đến nam cực, giá buốt để xem nó. Hạnh phúc vì đời người may mắn lắm mới gặp một lần bởi vì cách đây 44 năm cũng có con chim cánh cụt bơi lạc vào Tân Tây Lan. Đối với sự sống, tồn vong thì con chim cánh cụt quả có đôi chân hạnh phúc. Nhờ đôi chân đó mà nó sống sót. Mới 10 tháng tuổi nó đã cao 80cm. Trung bình chim cánh cụt nam cực cao 122cm và năng khoảng 34kg.

Nghĩa tương phản, đôi chân cánh cụt là đôi chân bất hạnh, dẫn đưa nó xa đàn, rời tổ. Hạnh phúc có chăng là nó sống sót, đôi chân mỏi mệt kia dẫn đưa nó đến bến bờ, dù là bến bờ ngoài í muốn nhưng nó sống sót trên đường đi, không bị cá mập xơi tái trong cuộc hành trình.

Chim cánh cụt thường ăn tuyết để cơ thể đủ nước, giữ mức độ thân nhiệt cân bằng với nhiệt độ nam cực. Lần đầu trên đời nó nhìn thấy cát lại lầm là tuyết nên nó xơi một bụng cát. Kết quả cơ thể không tiêu hoá được phải nhờ đến bác sĩ thú i rửa ruột.

Con người đi lạc gia đình đau buồn, hàng xóm láng giềng lo sợ và Giáo Hội đau khổ. Con người đi lạc không bao giờ chấp nhận mình đi lạc. Trái lại còn tự hào, tự nhận mình tiến bộ, hiểu biết hơn người, sống lối sống mới. Mới ở đây không có nghĩa là tốt mà chọn lựa đi lạc lại hãnh diện mình làm đúng, tài khôn. Giáo Hội luôn tìm cách an ủi, giúp đỡ, tạo cơ hội cho người đó trở về.

Con chim đi lạc được người ta ca tụng, người đến xem kẻ viết bài tường thuật. Hình ảnh con chim đi lạc đăng tải đủ kiểu, lớn nhỏ, chụp thẳng, chụp nghiêng, chụp người coi sóc chim, phỏng vấn người đầu tiên nhìn thấy con chim lạc. Mọi chi tiết được diễn tả rõ ràng mạch lạc. Nhóm bảo vệ súc vật sẵn sàng lên tiếng bênh vực con vật đi lạc. Ca tụng con vật đi lạc đã đành họ còn vận động yêu cầu chính phủ chi tiền cho một chuyến máy bay riêng chở con chim về tổ ấm cũ.

Đối với con vật đi lạc là thế, nó là con vật vô danh, đi lạc trở thành con vật hữu danh, danh tiếng lẫy lừng. Nổi tiếng cỡ nào đi chăng nữa thì con vật cũng không hưởng gì, không ích gì. Điều nó thích nhất, sung sướng nhất là hãy trả nó về đời sống hoang dã, nơi nó sinh ra, nơi nó ngày ngày bơi tìm mò cá, nhặt tôm. Được chăm sóc chu đáo trái lối sống tự nhiên của nó nên nó không thích. Nó không thích tiếng cũng chẳng thích miếng, nếu miếng đó không do chính công lao của nó, do cánh cụt cộng với đôi chân vẫy bơi trong nước, do chính mỏ nó bắt được con mồi. Danh tiếng đối với nó bằng thừa.

Cá nhân đi lạc người thân lo lắng, họ hàng tiếc thương. Báo chí không lên tiếng lấy một câu, truyền hình không cho lấy một tấm ảnh. Nếu báo chí có nhắc đến một là qua đời cách mờ ám, hai là kết quả của những lỗi lầm khai ra trước toà. Khác với con vật, con vật đi lạc thường ít gây tai vạ cho con người cho xã hội. Con người đi lạc thường tạo ra những tệ đoan xã hội. Lạc càng nhiều mức tàn phá xã hội càng lớn. Lạc càng sâu đặm thì mức phá hoại gây ra càng khủng khiếp. Trong tất cả các loại lạc thì loại lạc tư tưởng là nghiêm trọng hơn cả. Nhất là khi kẻ lạc đó lại ở thế lãnh đạo, chỉ huy thì mức độ tàn phá không phải do một người mà do một phe nhóm, một đảng phái. Khi một đảng phái cùng nhau hợp lực tàn phá thì mức huỷ hoại khủng khiếp tăng nhiều ngàn lần. Số người thiệt mạng vô số kể, tài sản quốc gia hao mòn, thất thoát, tương lai dân tộc lụn bại xuống dốc theo sự hướng dẫn sai lạc của nhóm chủ trương.

Về phương diện tâm linh, lạc giáo, lạc đạo sẽ dẫn đến tình trạng một là li khai khỏi tôn giáo mình có thời tin theo để lập một tôn giáo mới có cùng căn bản của tôn giáo cũ nhưng giải thích trại đi. Hai là hoàn toàn chống lại tôn giáo có thời đã tin theo. Cách nào thì lạc giáo cũng tạo nên chia rẽ, ngăn cách, bài xích tôn giáo cũ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Đức Maria – Cửa Nước Trời, Huyền Nhiệm Vĩ Đại của Tình Yêu.
Lm Dominik O.C
07:37 11/05/2012
Đức Maria – Cửa Nước Trời, Huyền Nhiệm Vĩ Đại của Tình Yêu.

Một Mầu Nhiệm vĩ đại của tình yêu được giới thiệu cho chúng ta ngày hôm nay để chiêm ngưỡng, đó là sự kiện Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng một sức mạnh vô biên của tình yêu Ngài. Vâng, chỉ có tình yêu mới có sức mạnh vô biên. Tình yêu này đã thúc bách Chúa Ky-tô chết cho chúng ta và cũng chính tình yêu đó khiến Ngài chiến thắng sự chết. Vì thế, chỉ có tình yêu mới có thể cho phép con người bước vào trong vương quốc của sự sống! Và Đức Maria đã được đi vào trong Vương Quốc đó, được sáp nhập với vẻ huy hoàng tráng lệ của Chúa Con, sau khi đã liên kết với Chúa Con trong nỗi thống khổ của Ngài. Mẹ đã bước vào trong Vương Quốc của Chúa Con với một sức mạnh không thể cản ngăn, và hôm nay Mẹ lại tiếp tục mở đường cho tất cả chúng ta bước vào. Chính vì thế mà hôm nay chúng ta tôn vinh Mẹ với các tước hiệu: „Cửa Nước Trời“, „Nữ Vương Các Thiên Thần“ và „Nơi Nương Ẩn Của Các Tội Nhân“. Tất nhiên, những suy luận thuộc lý trí con người thì không thể cho phép chúng ta hiểu được những chân lý trác việt đó, nhưng một điều đơn giản: Đức Tin chân thật và lời cầu khẩn thầm kín, lại giúp chúng ta hiểu được. Lời cầu nguyện trong thầm kín sẽ đưa chúng ta đến với những Huyền Nhiệm đó trong mối giao tiếp có thể đụng chạm tới được, và lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta vượt qua những cái hữu hạn để bước vào cái vô hạn. Lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta để chúng ta có thể trực tiếp đối thoại với Thiên Chúa và cảm nhận được Ngài, như Ngài đang nói với chính con tim và trong cõi lòng của chúng ta.

Chúng ta hãy xin với Mẹ để ngày hôm nay Mẹ cũng trao tặng cho chúng ta đức tin của Mẹ. Đức tin ấy cho phép chúng ta sống hầu như đồng lúc giữa và trong cả hai chiều kích: chiều kích hữu hạn và chiều kích vô hạn. Đức tin ấy cũng chuyển hóa sự cảm nhận về thời gian và sự tàn lụi nơi sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Trong Đức tin ấy, chúng ta cảm nhật một cách sâu xa rằng, cuộc sống của chúng ta không phải đã được hấp thụ từ dĩ vãng, nhưng là được cuốn hút từ tương lai, từ một hấp lực là chính Thiên Chúa, từ Chúa Ky-tô, và sau Chúa Ky-tô là Đức Maria, khiến chúng ta bước nhanh tới phía trước.

Bằng một hấp lực khiến chúng ta hướng cái nhìn về trời cao, chúng ta nhận thức được một cách tốt hơn rằng, cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, bất chấp những khổ đau và những khó khăn, đã được phác thảo trước để giống như một dòng sông, nó chảy về với đại dương bao la là chính Thiên Chúa, hướng tới sự phong phú đa dạng của niềm vui và bình an; chúng ta nhận thức được rằng, cái chết của chúng ta không phải là điểm kết, nhưng đó lại là cánh cổng được mở ra để bước vào một sự sống mới, nơi không hề biết đến bóng dáng của sự chết. Sự tàn lụi của chúng ta nơi chân trời của thế giới này sẽ là sự phục sinh trong bình minh của ngày vĩnh cữu nơi thế giới mới. „Lạy Mẹ Maria, Trong khi Mẹ đồng hành với chúng con trong sự gian khổ của kiếp sống mỗi ngày và kể cả trong sự chết của chúng con nữa, xin Mẹ hãy đừng bao giờ ngừng dẫn dắt chúng con về với quê hương đích thật của niềm hoan lạc đời đời. Xin mẹ hãy giúp chúng con để chúng con có thể hành động như Mẹ đã từng hàng động“

Khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng rầu rĩ của vô số những niềm vui giả tạo cũng như vô số những nỗi khổ chồng chất, những nỗi khổ đang trải rộng ra mãi trên thế giới này, chúng ta phải học lấy từ nơi Mẹ để trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng và ủi an; chúng ta phải công bố cho thế giới về sự phục sinh của Chúa Ky-tô bằng chính cuộc sống của mỗi chúng ta. „Lạy Mẹ Maria, xin mẹ hãy cứu giúp chúng con. Mẹ chính là cổng trời ngời sáng, Thân Mẫu của Đấng từ bi nhân hậu, Đấng là nguồn mà từ đó xuất phát sự sống và niềm vui của chúng con, Đấng ấy chính là chúa Giê-su Ky-tô, Con Mẹ. Amen“ (Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô 16, Bài giảng ngày 15 tháng 8 năm 2008).

Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Maria, Tor des Himmels. Das große Geheimnis der Liebe (kath.net).
 
Biết rồi, phải nói
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
13:59 11/05/2012
Chúa Nhật VI PS B

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)

Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chưong, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).

Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Tuy nhiên thánh Gioan Tông đồ lại cho chúng ta một cái nhìn về tình yêu: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.

1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu: Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. Chính vì thế tình yêu đòi hỏi ta thực thi điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cứu sống nhân loại, giải thoát nhân lại khỏi ách nô lệ thần dữ, đưa nhân loại vào hàng con cái, được thừa hưởng gia nghiệp trên trời, chính là việc Thiên Chúa đã thực hiện để bày tỏ tình Người yêu thương nhân loại chúng ta.

“Sông sâu còn có người dò…”, nhưng để đo mức độ của ước muốn thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường: “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.

2. Đi bước trước: Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Ngay khi nguyên tổ sa ngã, thì Thiên Chúa đã hứa ban Đấng cứu độ. Người đã đi bước trước trong việc chọn gọi Abraham để thành lập một dân được tuyển lựa hầu chuẩn bị cho Ngôi Lời vào đời thực hiện công trình cứu độ. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.

Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Kinh Thánh cho ta thấy điều này: Mỗi khi Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào một biến cố lịch sử nào đó thì dân chúng nói chung và những người được tuyển chọn nói riêng đều bàng hoàng, kinh sợ. Các trang Tin mừng cũng tường thuật hiện tượng này rất nhiều lần. Sau mỗi kỳ công mà Chúa Giêsu thực hiện để thi ân giáng phúc, thì dân chúng đều kinh hãi và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).

Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời…cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Dù chưa đến thời viên mãn thì Thiên Chúa cũng đã tự tỏ bày chương trình yêu thương của Người qua các tổ phụ, các ngôn sứ (x.Dt 1,1). Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.

3. Để sống yêu thương thì phải vác thập giá: Tiền nào của nấy (you get what you pay), câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.

Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.

Nhiều người nói rằng mình yêu thương khi sẵn sàng cho đi tiền bạc và cả thời giờ, nhưng lại không chịu được khi bị mất một chút danh dự hay uy quyền, chưa kể là chính mạng sống. Cho đi chút của tiền, quả là không dễ, vì đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng vẫn có thể cho đi cách này cách khác, lúc này lúc kia, và nhất là khi khúc ruột ấy là “khúc ruột thừa”. Cho đi ít thời giờ, cũng không mấy dễ, vì thời giờ là vàng bạc, nhưng vẫn có thể cho đi, nhất là những lúc rảnh rỗi, không biết làm gì. Còn cho đi cái phẩm vị, cái danh dự của mình, thì dường như là quá khó, vì đó chính là bản thân tôi. Thế nhưng, nếu không vượt qua cái khó này thì đừng nói chuyện yêu thương.

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Dù nhiều người đã biết những cũng cần phải nói: Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là một lời trối trăng của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:20 11/05/2012
TÌM THỨC ĂN
N2T

Người nọ đi ăn tiệc, ngồi cùng bàn với một người tham ăn, nên chỉ chốc lát thì thức ăn trong đĩa hết sạch, người khách ấy bèn xin chủ nhân đem một cây nến đến, chủ nhân hỏi:
- “Trời còn sáng mà !”
Người khách nói:
- “Nhưng thức ăn trên bàn của tôi không thấy đâu cả !”

Suy tư:
Khi đi ăn tiệc mà so đo với người cùng bàn tham ăn là chúng ta tự tố cáo mình cũng là người tham ăn; khi nói xấu sau lưng những tật xấu của người khác, là chúng ta vô tình nói cho người khác biết đó cũng là những tật xấu của mình; khi càng nói nhiều đến khuyết điểm của tha nhân là chúng ta càng mắc phải những khuyết điểm ấy của họ…
Tham ăn có thể là tật xấu của một vài người cũng giống như tật ham danh của chúng ta, cũng đều là tật xấu như nhau; thích nịnh hót cấp trên là tính tình của một vài người nào đó, cũng giống như tính thích khoe khoang của chúng ta, cũng đều là những tật xấu của người đời cả, do đó mà cần gì phải phân bua thanh mình cãi cọ hoặc so đo với người có tật xấu.
Người Ki-tô hữu cũng là những con người nên cũng có những khuyết điểm và tật xấu, nhưng người Ki-tô hữu biết dùng Lời Chúa để soi rọi cuộc sống mình với những khuyết điểm nào để sửa đổi, nhưng tật xấu nào để ngăn chặn, đó chính là điều mà người Ki-tô hữu hơn hẳn người khác.
Chỉ so đo phân bì với những khuyết điểm và tật xấu của người khác, thì chúng ta –người Ki-tô hữu- có hơn gì ai đâu ?
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:22 11/05/2012
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Tin Mừng : Ga 15, 9-17
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu”.


Anh chị em thân mến,
Tuần trước có một giáo dân đến “mắng vốn” tôi về người bạn của ông ta, bởi vì quá tin vào bạn bè, nên ông ta đã giao cho người bạn tất cả số vốn để qua đại lục (Trung Quốc) mở công ty, nhưng người bạn “quý” ấy đã cuỗm mất tất cả số tiền ấy và của những người khác đi biệt mất tiêu không nghe tin tức gì...
Có được tình thương chân thật nơi người bạn chân thật, đó chính là món quà quý giá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta vậy.

1. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều loại bạn :
Bạn thân, bạn sơ giao, bạn nhậu, bạn buôn bán, bạn làm ăn, bạn hàng xóm, bạn chôi bời, bạn tình, bạn nối khố, bạn học, bạn cờ bạc.v.v... và còn nhiều loại bạn khác mà chúng ta gặp trong cuộc sống đầy bon chen này.

Nhưng chúng ta chưa gặp một người bạn nào dám sống chết vì chúng ta.

Người bạn dám sống chết vì chúng ta thì hiếm có, bởi vì ai cũng muốn kết bạn để thủ lợi cho mình, hoặc là để kết bè kết cánh để củng cố địa vị của mình, hoặc là để cùng nhau có lợi khi làm ăn...
Người bạn tốt chưa chắc phải là người giàu có, cũng không phải là người uống rượu giỏi, cũng không phải là người chịu chôi, nhưng một người bạn tốt là người hiểu, yêu thương và dám hi sinh mạng sống vì bạn hữu , đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh để dạy dỗ các Tông Đồ.

Người bạn tốt chính là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta, như Ngài đã ban tặng Con Một của mình cho nhân loại là Đức Chúa Ki-tô, chính Đức Chúa Ki-tô đã hiểu thế nào là một tình thương chân thật nơi người bạn hữu, bởi vì chính Ngài đã thực hiện điều ấy khi vì yêu thương những người bạn tội lỗi –là chúng ta- mà Ngài đã tình nguyện chết trên thập giá để cứu chuộc bạn mình.

2. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu”.
Cha mẹ có thể hi sinh cho con cái, vì con cái là món quà tặng của Thiên Chúa ban cho họ để họ được an ủi lúc tuổi già, để họ được hạnh phúc trong đời sống đôi bạn, để họ được quyền thay mặt Chúa để nuôi nấng và dạy dỗ con cái theo ý muốn của Thiên Chúa. Đây là một tình thương của người làm cha làm mẹ.
Bạn hữu hi sinh cho nhau, vì tình bạn này được Thiên Chúa chúc phúc, do đó nó là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã tặng cho chúng ta, để qua tình bạn chân thật này, chúng ta nhận ra được tình thương của Đức Chúa Giê-su đối với cá nhân mình và đối với nhân loại, một tình thương hiến dâng mạng sống cho người mình thương.

Bạn hữu không có nghĩa là hạn hẹp trong phạm vi bè bạn, nhưng nó được mở rộng ra trong gia đình giữa anh chị em với nhau, giữa đồng sự với nhau, giữa người với người, giữa cha sở và giáo dân, giữa bề trên và thuộc cấp, bởi vì trong tất cả tình cảm ấy, nếu không có một tình cảm bạn hữu chân thật thì chỉ làm khổ nhau mà thôi.

Hằng ngày chúng ta thường gặp nhau nhưng chúng ta ít khi trò chuyện với nhau, bởi vì chúng ta chưa có một tình thương chân thật với nhau, bởi vì chúng ta chỉ biết cá nhân mình mà thôi; chúng ta thường ăn uống với nhau nhưng chúng ta chưa hiểu nhau, bởi vì chúng ta chưa thật sự nhận ra Đức Chúa Giê-su đang hiện diện nơi người anh em của chúng ta; chúng ta cùng làm việc với nhau nhưng chúng ta chưa thông cảm cho nhau, bởi vì chúng ta vẫn có thành kiến với nhau; chúng ta đùa vui với nhau nhưng chúng ta vẫn còn giữ kẻ với nhau, bởi vì chúng ta chưa có tinh thần bác ái với nhau...

Anh chị em thân mến,
Không phê bình bạn bè, không nói xấu bạn bè, không chỉ trích bạn bè, không chú trọng đến các khuyết điểm của bạn bè để phê bình, nhưng biết góp ý tốt cho bạn bè với một tâm tình yêu mến, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn bè, thì đó là dấu hiệu của một người bạn tốt. Những người bạn này đúng thật là món quà của Thiên Chúa tặng cho chúng ta vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 11/05/2012
N2T

15. Không nên nương tựa vào mình nhưng phải nương dựa vào Thiên Chúa, bởi vì nếu con cậy vào mình thì linh hồn con sẽ buồn phiền bất an, bởi vì nó chưa có tìm được lý do để giữ mình.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:24 11/05/2012
MỨC ĐỘ KIÊU NGẠO
Một linh mục già hỏi thầy giúp xứ:
- “Giáo dân kiêu ngạo thì đánh mấy lần ?
Thầy giúp xứ cười cười nói không biết.
Linh mục già nói:
- “Giáo dân chỉ cần đánh một lần, các bà sơ thì đánh hai lần, nhưng các linh mục thì phải đánh từ ba lần trở lên”.
Và linh mục già kết luận: không ai kiêu ngạo và hống hách cho bằng các linh mục thiếu cầu nguyện và thiếu tinh thần tu đức.
Thầy giúp xứ ngẫm nghĩ thấy vị linh mục già nói cũng không sai.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Maria – Cửa Nước Trời, Huyền Nhiệm vĩ đại của Tình Yêu.
Lm Dominik O.C
08:34 11/05/2012
Một Mầu Nhiệm vĩ đại của tình yêu được giới thiệu cho chúng ta ngày hôm nay để chiêm ngưỡng, đó là sự kiện Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng một sức mạnh vô biên của tình yêu Ngài. Vâng, chỉ có tình yêu mới có sức mạnh vô biên. Tình yêu này đã thúc bách Chúa Ky-tô chết cho chúng ta và cũng chính tình yêu đó khiến Ngài chiến thắng sự chết. Vì thế, chỉ có tình yêu mới có thể cho phép con người bước vào trong vương quốc của sự sống! Và Đức Maria đã được đi vào trong Vương Quốc đó, được sáp nhập với vẻ huy hoàng tráng lệ của Chúa Con, sau khi đã liên kết với Chúa Con trong nỗi thống khổ của Ngài. Mẹ đã bước vào trong Vương Quốc của Chúa Con với một sức mạnh không thể cản ngăn, và hôm nay Mẹ lại tiếp tục mở đường cho tất cả chúng ta bước vào. Chính vì thế mà hôm nay chúng ta tôn vinh Mẹ với các tước hiệu: „Cửa Nước Trời“, „Nữ Vương Các Thiên Thần“ và „Nơi Nương Ẩn Của Các Tội Nhân“. Tất nhiên, những suy luận thuộc lý trí con người thì không thể cho phép chúng ta hiểu được những chân lý trác việt đó, nhưng một điều đơn giản: Đức Tin chân thật và lời cầu khẩn thầm kín, lại giúp chúng ta hiểu được. Lời cầu nguyện trong thầm kín sẽ đưa chúng ta đến với những Huyền Nhiệm đó trong mối giao tiếp có thể đụng chạm tới được, và lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta vượt qua những cái hữu hạn để bước vào cái vô hạn. Lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta để chúng ta có thể trực tiếp đối thoại với Thiên Chúa và cảm nhận được Ngài, như Ngài đang nói với chính con tim và trong cõi lòng của chúng ta.

Chúng ta hãy xin với Mẹ để ngày hôm nay Mẹ cũng trao tặng cho chúng ta đức tin của Mẹ. Đức tin ấy cho phép chúng ta sống hầu như đồng lúc giữa và trong cả hai chiều kích: chiều kích hữu hạn và chiều kích vô hạn. Đức tin ấy cũng chuyển hóa sự cảm nhận về thời gian và sự tàn lụi nơi sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Trong Đức tin ấy, chúng ta cảm nhật một cách sâu xa rằng, cuộc sống của chúng ta không phải đã được hấp thụ từ dĩ vãng, nhưng là được cuốn hút từ tương lai, từ một hấp lực là chính Thiên Chúa, từ Chúa Ky-tô, và sau Chúa Ky-tô là Đức Maria, khiến chúng ta bước nhanh tới phía trước.

Bằng một hấp lực khiến chúng ta hướng cái nhìn về trời cao, chúng ta nhận thức được một cách tốt hơn rằng, cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, bất chấp những khổ đau và những khó khăn, đã được phác thảo trước để giống như một dòng sông, nó chảy về với đại dương bao la là chính Thiên Chúa, hướng tới sự phong phú đa dạng của niềm vui và bình an; chúng ta nhận thức được rằng, cái chết của chúng ta không phải là điểm kết, nhưng đó lại là cánh cổng được mở ra để bước vào một sự sống mới, nơi không hề biết đến bóng dáng của sự chết. Sự tàn lụi của chúng ta nơi chân trời của thế giới này sẽ là sự phục sinh trong bình minh của ngày vĩnh cữu nơi thế giới mới. „Lạy Mẹ Maria, Trong khi Mẹ đồng hành với chúng con trong sự gian khổ của kiếp sống mỗi ngày và kể cả trong sự chết của chúng con nữa, xin Mẹ hãy đừng bao giờ ngừng dẫn dắt chúng con về với quê hương đích thật của niềm hoan lạc đời đời. Xin mẹ hãy giúp chúng con để chúng con có thể hành động như Mẹ đã từng hàng động“

Khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng rầu rĩ của vô số những niềm vui giả tạo cũng như vô số những nỗi khổ chồng chất, những nỗi khổ đang trải rộng ra mãi trên thế giới này, chúng ta phải học lấy từ nơi Mẹ để trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng và ủi an; chúng ta phải công bố cho thế giới về sự phục sinh của Chúa Ky-tô bằng chính cuộc sống của mỗi chúng ta. „Lạy Mẹ Maria, xin mẹ hãy cứu giúp chúng con. Mẹ chính là cổng trời ngời sáng, Thân Mẫu của Đấng từ bi nhân hậu, Đấng là nguồn mà từ đó xuất phát sự sống và niềm vui của chúng con, Đấng ấy chính là chúa Giê-su Ky-tô, Con Mẹ. Amen“ (Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô 16, Bài giảng ngày 15 tháng 8 năm 2008).

Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Maria, Tor des Himmels. Das große Geheimnis der Liebe (kath.net).
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi
Bùi Hữu Thư
07:55 11/05/2012
Kinh nguyện "giản dị" nhưng "hữu hiệu"

ROME, mercredi 9 mai 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi, một kinh nguyện "giản dị" nhưng "hữu hiệu".

Vào cuối buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, sáng nay ngày 9 tháng 5, 2012, Đức Thánh Cha đã quay về phía các giới trẻ, các bệnh nhân và những cặp vợ chồng mới cưới, và ngài nhắc bằng tiếng Ý rằng "tháng Năm là tháng tái thiết việc sùng kính Mẹ Thiên Chúa."

Ngài tiếp: "Các bạn trẻ thân mến, đừng sao lãng việc đọc kinh Mân Côi", là một kinh nguyện "giản dị" nhưng "hữu hiệu."

Đức Thánh Cha đã cam đoan với các bệnh nhân là Đức Trinh Nữ Maria là một 'đấng hộ phù" trong những đau đớn của họ, và là một "gương mẫu" trong việc phó thác cho Thiên Chúa.

Sau đó ngài đã mời gọi các cặp vợ chồng mới cưới, đang bắt đầu "xây dựng cuộc sống chung", hãy quay về với Mẹ Maria "là một người mẹ và là một người vợ."

Ngài cũng nói bằng tiếng Pháp: Kinh nguyện cần được "chuyên cần" và "liên đới với người khác". Ngài khẳng định: "Cầu nguyện giúp chúng ta vượt thắng những thử thách của cuộc đời, vì kết hợp với Thiên Chúa giúp chúng ta cũng được liên kết mạnh mẽ với tha nhân."

Đức Thánh Cha kết luận: Trong khi cầu nguyện thường xuyên và khám phá "sự trợ giúp của những lời cầu nguyện của kẻ khác", thì "đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương chúng ta" sẽ tăng trưởng.
 
ĐTC: không có tình yêu, khoa học mất đi tính nhân đạo
Jos. Tú Nạc, NMS
08:31 11/05/2012
Bài phát biểu của ĐTC Benedict XVI trước những nhà chức trách, những chuyên viên y tế và giáo sư tại Đại học Gông Giáo Sacred Heart, Policlinico “Agostino Gemelli”

Nhân dịp này tôi mạn phép được bày tỏ một số nhận xét. Cái mà chúng ta có là một thời điểm khi những ngành khoa học thực nghiệm đã làm thay đổi thế giới quan và nhận thức của con người. Nhiều khám phá, những kỹ thuật được đổi mới đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, là lý do đáng tự hào. Nhưng thường cũng không thiếu những hàm ý phức tạp. Trong thực tế, đằng sau chủ nghĩa lạc quan về khoa học phổ biến, bóng tối của sự khủng hoảng tư tưởng lan truyền. Phương tiện dồi dào, nhưng mục đích thì không, con người trong thời đại chúng ta thường bị ảnh hưởng thuyết biến đổi và thuyết tương quan cái mà dẫn đến sự mất mát ý nghĩa của sự việc; như thể bị hiệu quả kỹ thuật làm hoa mắt, ta quên đi chân trời thiết yếu về câu hỏi của ý nghĩa, thật vậy, sự tụt hậu chiều kích thái quá trước những tầm thường vô nghĩa. Trong bối cảnh này, tư duy trở nên nhu nhược và sự bần cùng hóa luân thường đạo lý chiếm lĩnh vị trí. Căn nguyên duy nhất của văn hóa Âu châu và sự tiến bộ dường như bị lãng quên. Ớ đó, việc nghiên cứu dành cho vật tồn tại độc lập – Quaerere Deum – bao gồm sự cần thiết để đào sâu những ngành khoa học thế tục, thế giới thuần túy của tri thức (xem Bài phát biểu tại Collège des Bernadins, Ba Lê, 12 tháng chín, 2008). Công việc nghiên cứu khoa học và truy tìm ý nghĩa, thực tế, với sự biểu hiện vẻ mặt của tính cách bên trong thuộc phương pháp luận và tri thức triết lý đặc trưng của nó, bắt nguồn từ một cội nguồn đơn lẻ, những biểu tượng đó chịu trách nhiệm về công cuộc sáng tạo và hướng dẫn quan điểm của lịch sử. Trí lực kỹ thuật thực hành trên nguyên tắc căn bản sản sinh sự thiếu cân bằng môt cách mạo hiểm giữa những gì là khả thi và những gì là lợi ích đạo đức, cùng với những hậu quả không tiên đoán được.

Thật quan trọng khi mà văn hóa tái phát hiện khí lực và động năng, nói một cách vắn tắt nó phải trưng bày trước chân trời “quaerere Deum.” Người ta hồi tưởng câu nói nổi tiếng của Thánh Augustine “Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta cho Người, và con tim không nghỉ ngơi cho đến khi nó an nghỉ trong Người” (Confessions I,1). Người ta có thể nói rằng sự thôi thúc tức thời đối với việc nghiên cứu khoa học ngăn chặn nỗi luyến tiếc quá khứ dành cho Thiên Chúa sống trong trái tim nhân loại: sau cùng, con người của khoa học có khuynh hướng, thường vô thức, vươn tới chân lý đó, cái mà mang đến ý nghĩa cuộc sống. Nhưng tuy nhiên, công cuộc nghiên cứu của con người sôi nổi và bền bỉ, điều đó không khả thi trong việc tìm kiếm một nơi ẩn náu an toàn bằng những phương tiện riêng của nó. Bởi vì “Con người không thể làm sáng tỏ đầy đủ chi tiết bóng tối xa lạ bao trùm nghi vấn của những bản chất thực tế vô thủy vô chung … Thiên Chúa phải nắm khả năng khởi thủy của sự việc để giáp mặt và nói với con người ) “Âu châu trong sự khủng hoảng văn hóa” – J. Ratzinger, Ignatius Press). Phục hồi nguyên nhân chiều kích đặc hữu và không thể thiếu nó, chúng ta phải tái phát hiện cội nguồn mà việc nghiên cứu khoa học chia sẻ với việc tìm kiếm đức tin, fides quaerens intellectum, theo khả năng trực giác Alselm. Khoa học và đức tin có một sự hỗ tương phong phú, và một yêu cầu hầu như cần được bổ sung trí năng của những gì là thực tế. Nhưng nghịch lý thay, đó là văn hóa thực chứng, bằng việc tách rời những nghi vấn về Thiên Chúa khỏi những tranh luận khoa học, đó là việc đi đến quyết định tụt hậu tư duy và trở nên nhu nhược khả năng tri thức về những gì là thực tế. Nhưng quaerere Deum của con người có thể tự đánh mất trong sự rối rắm của những con đường nếu nó không gặp bởi một lối đi của sự soi sáng và ẩn náu an toàn, là Thiên Chúa người mà tự mình tạo sự gần gũi con người với tình yêu vĩ đại: “Trong Chúa Giê-su Ki-tô Thiên Chúa không chỉ nói với con người mà còn nỗ lực tìm kiếm Người – đó là một sự tìm kiếm mà bắt đầu trong trái tim Thiên Chúa và kết cuộc trong sự hóa thân của thế giới” (John Paul II, Tertis Millenio Adveniente), 7)

Sự sùng bái biểu tượng, người Ki-tô giáo lạo bỏ đức tin đối với những phạm vi ảnh hưởng không hợp lý, mà qui cho sự nguyên thủy và ý nghĩa của thực tiễn đối với nguyên nhân sáng tạo, điều mà hiển nhiên trong Thiên Chúa bị hành hình đóng dinh trên thập giá vì yêu thương và mời gọi chúng ta bước trên con đường quaerere Deum “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống .” Thánh Thomas Aquinas nhận xét: “Cực điểm của con đường này, thực tế, là sự kết thúc của lòng khát khao nhân loại. Giờ đây con người khao khát chủ yếu hai điều: thứ nhất,tri thức ấy thuộc về chân lý đó là đặc trưng thuộc bản chất của mình; thứ hai là, vĩnh cửu trong sự tồn tại, sở hữu này chúng ta cho tất cả mọi thứ. Trong đức Ki-tô là một và là tha nhân … do đó, nếu ta tìm một lối đi ở phái trước, hãy lãnh nhận Đức Ki-tô vì người là Đường.” (Exp. John, 14: 2). Vậy Tin Mừng chiếu soi con đường gian khó của con người, và trước cám dỗ thuần túy tự do cá nhân, hồi tưởng rằng “sự sống của con người đến từ Thiên Chúa; đó là món quà của Người, hình ảnh của Người, dấu ấn của Người, một sự chia sẻ hơi thở sự sống của Người. (John Paul II, Evangelium Vitae, 39). Và là bởi đi theo con đường của đức tin mà con người có thể được phép để nhìn thực tế tương đồng của khổ nạn và tử nạn, thập giá đó sự hiện hữu của Người, một tiềm năng khả tín của cái thiện và của sự sống., một sự mặc khải nồng nàn của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Vậy chăm sóc cho những ai đau khổ là một cuộc gặp gỡ mỗi ngày với dung mạo của Đức Ki-tô, và sự cống hiến trí năng và tâm hồn trở nên dấu chỉ của hồng ân Thiên Chúa và sự chiến thắng của Người vượt lên trên cái chết.

Được trải nghiệm toàn vẹn, việc nghiên cứu được soi sáng bởi đức tin và khoa học và từ hai “đôi cánh” này vươn đến sự mãnh liệt và tăng tốc, không bao giờ đánh mất tính nhân đạo chân chính, hình ảnh những giới hạn của chính nó. Thật vậy, sự nghiên cứu dành cho Thiên Chúa trở nên thành công cho trí tuệ, một chất xúc tác của văn hóa, thúc đẩy chủ nghĩa nhân đạo đích thực. Một công cuộc nghiên cứu không dừng lại ở hời hợt bên ngoài. Các bạn thân mến, hãy tự cho phép mình luôn được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một tri thức được soi sáng bởi đức tin, hãy nhớ rằng sự khôn ngoan đó đòi hỏi niềm say mê và tận tụy nghiên cứu.

Trong điều kiện kiện này là vai trò không thể thay thế của Đại học Công Giáo, nơi mà mối quan hệ giáo dục được đặt vào sự phục vụ của cá nhân trong việc xây dựng tài năng chuyên môn khoa học tiêu chuẩn, được đào bới trong sự phong phú của tri thức mà trải qua bao thế hệ của sự bảo dưỡng không phải là một chuyên môn mà là một sứ mệnh bác ái của người Samari Nhân đức chủ tọa trên hết và là diện mạo của sự đau khổ, Dung mạo Đức Ki-tô, “bạn đã gây ra cho tôi.” Đại học Công Giáo Sacred Heart, bằng công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập hàng ngày, sống trong traditio này cái mà nó truyền đạt tiềm năng biến đổi của nó: không tiến triển, không giảm thiểu về trình độ văn hóa, được nuôi dưỡng ấp ủ bởi không ngừng tái diễn, mà nó đòi hỏi một sự khởi đầu không ngừng đổi mới. Nó cũng đỏi hỏi lòng tự nguyện nhiệt tình để tranh luận và đối thoại cởi mở tâm tư và đưa ra bằng chứng trước sự thành công của di sản đức tin phong phú. Bằng cách này công trình nghiên cứu chắc chắn của nhân cách được hình thành, nơi mà phong cách cá nhân được thấm vào cuộc sống hàng ngày và truyền đạt từ lương tâm trình độ nghệp vụ chuyên môn của sự ưu tú.

Đại học Công Giáo, có sự liên quan đặc biệt với Tòa Thánh Phê-rô, ngày nay được gọi là một tổ chức điển hình không hạn chế việc học về căn bản của kết quả kinh tế mà mở rộng tinh thần những dự án mà trong năng khiếu của tài năng tra cứu và phát triển những ngăng khiếu của thế giới được sáng tạo, vượt qúa tầm nhìn gia tăng liên tục trong tiêu thụ và thiết thực của cuộc sống, bởi vì, “sự tồn tại của con người hướng về năng khiếu, điều mà biểu đạt và tạo ra chiều kích siêu việt của nó.” (Caritas in Veritate, 34). Điều này đó là đó là sự sắp xếp biến dạng của việc nghiên cứu khoa học và phục vụ vô điều kiện cho đời sống để phác họa diện mạo của Y khoa Công Giáo “Agostino Gemelli,” bởi tiền đề của đức tin là nội tâm – không trùng lặp hay cạnh tranh – nghiên cứu tinh thông và bền bỉ.

Trường Y khoa Công Giáo là nơi mà chủ nghĩa nhân đạo siêu nghiệm không phải là một “khẩu hiệu” tu từ, mà là một quy luật của sự cống hiến hàng ngày. Mơ về một trường Y khoa và Khoa phẫu thuật, Cha Gemelli – cùng với nhiều nhân vật khác , như Gs. Brasca – đã mang thân phận con người vào sự mỏng dòn và cao trọng trở về với trung tâm của sự tao nhã, trong cái mới không cùng trong những mạch nguồn của một công cuộc nghiên cứu thiết tha, và không ít nhận thức về những hạn chế và mầu nhiệm của sự sống. Đây là lý do tại sao mà các bạn muốn thiết lập một Trung tâm Đại học cho Sự Sống, hỗ trợ những thực tế tồn tại khác chẳng hạn, ví dụ như Viện Khoa học Quốc tế John Paul VI. Do đó, tôi cổ vũ sự chú ý đến cuộc sống hết thảy những thời kỳ của nó.

Đó là tình yêu của Thiên Chúa, tỏa sáng trong Đức Ki-tô, dẫn dắt những ánh mắt của công việc nghiên cứu sắc bén và xuyên suốt, và giúp đỡ nắm bắt cái mà không học tập nghiên cứu nào có thể nắm bắt được. Thánh Giuseppe toniolo đã khẳng định rằng nó ở trong bản chất con người để gán cho người khác hình ảnh của Thiên Chúa người mà đã yêu thương và dấu ấn của người trong sự sáng tạo, đã tường tận điều này. Không có tình yêu, thậm chí khoa học mất đi tính nhân đạo của nó. Duy chỉ tình yêu.
 
ĐTC: tôi cảm thấy được trợ giúp bởi những lời cầu nguyện của giáo hữu
Jos. Tú Nạc, NMS
08:32 11/05/2012
VATICAN CITY – ĐTC Benedict XVI nói Ngài biết rằng các giáo hữu trên toàn thế giới đã cầu nguyện cho Ngài và đã ban cho Ngài sức mạnh và sự cậy tin từ khi ngài được bầu chọn vào ngôi vị giáo hoàng cách đây 7 năm.

“Từ những giây phút đầu tiên bầu chọn tôi là người kế vị Thánh Phê-rô, tôi luôn cảm thấy mình được sự trợ giúp bởi những lời cầu nguyện của các bạn, bởi những lời cầu nguyện của Giáo Hội, đặc biệt trong những lúc khó khăn nhất,” Ngài đã nói vào ngày 9 tháng Năm tại buổi yết triều thông lệ hàng tuần.

Bị gián đoạn bởi tràng pháo tay ước tính 10,000 người tập trung triều kiến tại Công trường Thánh Phê-rô, Đức Thanh Cha đã nói với những người cầu nguyện cho Ngài, “Tôi thành tâm cảm ơn các bạn.”

Tiếp tục loạt bài nói về gương cầu nguyện trong Sách công vụ Tông đồ, Đức Thánh Cha quay lại câu chuyện về việc giam cầm của Thánh Phê-rô ở Jerusalem và sự giải thoát kỳ diệu của ông. Nội dung tường thuật của Kinh Thánh nhấn mạnh rằng tại sao toàn thể cộng đồng Ki-tô giáo đã tập trung cho những lời cầu nguyện thiết tha nồng nhiệt dành cho người lãnh đạo cuộc cải cách trong lúc Phê-rô ngủ trong xà lim, Đức Thánh cha nói.

Tình tiết này, Ngài nói, “chứng minh cụ thể sức mạnh của việc cầu nguyện.”

“Với sự cầu nguyện bền bỉ và tín thác,” Đức Thánh Cha nói,Thiên Chúa giải phóng con người khỏi xiềng xích của mình, dẫn dắt chúng ta qua đêm tối, và, “cho chúng ta sự bình an tâm hồn để đối diện trước những khó khăn của cuộc đời, gồm sự ruồng bỏ, đối nghịch, ngược đãi.”

“Cầu nguyen65sieng6 năng, sốt sắng là công cụ quí giá để vượt qua những gian nan diễn ra trong cuộc sống,” bởi nó là dấu chỉ của sự tồn tại hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau, Ngài nói.

Đức Thánh Cha nói sự giải phóng của Thánh Phê-rô mang đến cho Giáo Hội hôm nay một bài học về tầm quan trong cả hai cầu nguyện xác tín và hiệp nhất trong lời cầu nguyện.

Trong Sách Tông đồ Công vụ mô tả một cộng đồng Ki-tô giáo đang phải đối mặt với sự hành hạ, Thư của Thánh Gia-cô-bê đã kể về một cộng đồng sống trong nguy hiểm bởi sự chia rẽ, bất đồng nội bộ gây nên bởi tính ích kỷ - “tính độc đoán về những khao khát của con người” – và sự thiếu sót nguyện cầu, Ngài nói.

Thánh Gia-cô-bê khuyến cáo cộng đồng rằng lời nguyện của họ sẽ không được phúc đáp nếu họ bị tác động chủ yếu bởi sự thèm khát “giành được những gì mình muốn” và chẳng có những gì mà Thiên Chúa mong muốn ngoài sự tốt lành của cộng đồng. Ngài nói.

Thậm chí việc rao giảng và giáo huấn về Thiên Chúa có nguy cơ mất đi ý nghĩa của nó và sức mạnh lay động tâm hồn và thay đổi cuộc sống nếu không được trợ giúp bằng việc cầu nguyện, đó là một cuộc đối thoại bền bỉ và trực tiếp với Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha nói mọi cộng đồng – “cả hai những cộng đồng nhỏ như gia đình và những cộng đồng rộng lớn như giáo xứ, giáo phận và toàn giáo hội” cần phải nhớ tầm quan trọng của sự tồn tại hiệp nhất trong việc cầu nguyện.
 
Đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng
LM. Nguyễn Hữu Thy
19:13 11/05/2012
Đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng

Hằng năm, ngày 6 tháng 5 là ngày kỷ niệm biến cố „Sacco di Roma“, biến cố quân đội Đức đánh chiếm và cướp phá thành Roma và Vatican, và cũng là ngày các tân binh thuộc đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng, hay cũng được gọi là đội Vệ Binh Thụy Sĩ, tuyên thệ trước lá cờ của binh đoàn. Bởi vậy, ngày Chúa Nhật 6.5.2012 vừa qua 26 tân binh của đội Vệ Binh người Thụy Sĩ đã long trọng tuyên thệ tuyệt đối trung thành phục vụ Đức Giáo Hoàng và các Đấng kế vị hợp hiến của ngài một cách chân thành và kính cẩn.

Từ hơn 500 năm qua đội Vệ Binh người Thụy Sĩ đã được tin tưởng giao phó cho trách nhiệm phục vụ Đức Giáo Hoàng và bảo vệ Tòa Thánh Vatican. Khởi đầu là vào năm 1506, để đáp lại lời kêu gọi xin bảo vệ Tòa Thánh Vatican của Đức Giáo Hoàng Julius II lúc bấy giờ trước sự bao vây và đe dọa trầm trọng của các lực lượng thù địch, thì trong lúc các nước Âu châu khác từ chối, các Vệ Binh người Thụy Sĩ đầu tiên đã lên đường tập họp tại miền Nam nước Ý. Ngày 22.01.1506, đội Vệ Binh gồm 150 người Thụy Sĩ dưới quyền chỉ huy của đại úy Kaspar von Silenen đã chính thức long trọng được thành lập. Sau đó, đội Vệ Binh đã can đảm và khôn khéo vượt qua được cổng thành Porta del Populo và lần đầu tiên lọt được vào trong nội thành Vatian và đã được Đức Giáo Hoàng Julius II vui mừng đón tiếp và ban phép lành cho.

Đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng được tuyển chọn rất kỹ càng và nghiệm nhặt trong số các thanh niên Công Giáo người Thụy Sĩ. Các thanh niên Công Giáo người Thụy Sĩ này nhất thiết phải là những người có hạnh kiểm tốt, có đời sống đạo đức gương mẫu, dũng cảm, nhân hậu, độ lượng và trung thành bảo vệ Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh Vatican đến sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình.

Vào ngày 6.5.1527 một biến cố thảm khốc đã xảy ra cho đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng người Thụy Sĩ, đó là khi sư đoàn bộ binh của hoàng đế Đức Karl V đã đánh chiếm Roma để cướp giật của cải, giết hại dân lành và đốt phá các nhà thờ. Trước quân số đông đảo và được trang bị khí giới đầy đủ của quân Đức, đội Vệ Binh người Thụy Sĩ đã khó lòng cầm cự được. Tuy lực lượng quá yếu so với quân Đức và phải chống trả kẻ thù trong sự tuyệt vọng, nhưng đội Vệ Binh Thụy Sĩ đã can trường chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng. Vì thế, dù sau cùng chỉ còn 42 người sống sót trong số 189 vệ binh, nhưng vào giây phút cuối cùng họ cũng đã thành công trong việc đưa Đức Giáo Hoàng Clemens VII trốn qua một lối thoát bí mật vào ẩn náu trong lầu đài Engelsburg một cách an toàn.

Do đó, hằng năm biến cố đầy thảm khốc nhưng cũng đầy can trường và anh dũng này của đội Vệ Binh Thụy Sĩ vẫn được tưởng nhớ mãi cho đến ngày hôm nay, và đồng thời được chọn làm ngày tuyên thệ phục vụ Đức Giáo Hoàng của các tân binh vừa được tuyển từ Thụy Sĩ sang. Trong số họ, có người phục vụ có thời hạn và có người lại phục vụ suốt đời trong đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng. Nhưng một điều chắc chắn là đối với các vệ binh này, dù một khi họ đã chấm dứt nhiệm kỳ phục vụ Đức Giáo Hoàng tại Vatican thì trong lòng trí và trong tâm tình kính yêu đối với Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican họ vẫn là người vệ binh, vâng, một lần đã là vệ binh thì họ sẽ là vệ binh suốt đời! Đây là một điều vô cùng đáng cảm kích, đáng trân trọng và đáng kính phục nơi các Vệ Binh Thụy Sĩ.

Ngày nay, đội Vệ Binh Thụy Sĩ gồm 110 người. Trách nhiệm chính của họ là ngày đêm bảo vệ Đức Giáo Hoàng và canh giữ an ninh tại dinh thự của ngài. Ngoài ra, các vệ binh còn phải canh giữ tại các cổng thành Vatican, cùng đồng hành với Đức Giáo Hoàng trong các chuyến công du mục vụ của ngài tại các nước với tính cách là cận vệ danh dự và giữ an ninh cho ngài. Trong trường hợp Tòa Thánh trống ngôi, thì các vệ binh Thụy Sĩ tuân phục Hội đồng các Đức Hồng Y.

Các Vệ Binh được chia từng nhóm ba người để thi hành các công tác được giao phó và các nhóm luân phiên nhau cứ 24 giờ trong công tác phục vụ của họ. Trong các cuộc yết kiến chung, các Thánh Lễ và các cuộc đón tiếp các vị nguyên thủ các quốc gia của Đức Giáo Hoàng, tất cả các vệ binh luôn phải sẵn sàng phục vụ tùy nhu cầu đòi hỏi. Các vệ binh cũng được nghỉ phép, tùy vào hoàn cảnh cần thiết của mỗi người, như: tham dự tuần cấm phòng, trao đổi thông tin, tham gia các cuộc tập huấn, trau dồi và thực tập ca nhạc. Các tân vệ binh cũng như các vệ binh khác đều đòi buộc phải hiểu và nói thông thạo tiếng Ý; nếu không, họ bó buộc phải tham dự các lớp học tiếng Ý và phải thi cử đàng hoàng.

Trong thời gian phục vụ tại Vatican, các Vệ Binh Thụy Sĩ đều mang quốc tịch Vatican, và do đó các vệ binh phải tuân phục các luật lệ của nhà nước Vatican cũng như nội quy của đội Vệ Binh. Họ phải tuyên thệ trung thành, kính trọng, vâng lời, trung thực và luôn sẵn sàng phục vụ các vị Bề Trên của họ trong bất cứ trường hợp nào và vào bất cứ lúc nào. Trong khi thi hành công tác cũng như lúc rảnh rỗi nghỉ ngơi, các vệ binh luôn phải sống đầy đủ luân lý đạo đức, trau dồi nghề nghiệp và liên đới với hết mọi người.

Điều kiện để được tuyển chọn

Để có thể được tuyển chọn vào đội Vệ Binh Thụy Sĩ, bó buộc phải hội đủ các điều kiện sau:

• có quốc tịch Thụy Sĩ,

• hạnh kiểm tốt,

• trong lớp tuổi từ 19 đến 30 tuổi,

• còn độc thân,

• tín hữu Công Giáo Rôma

• đã lãnh nhận các Bí tích: Rửa Tội, Rước Lễ lần đầu và Thêm Sức,

• cao ít nhất 1m74,

• ít nhất phải có bằng tú tài hay đã tốt nghiệp trường huấn nghệ,

• đã thi hành nhiệm vụ quân dịch trong quân đội Thụy Sĩ.

Khi được nhận vào đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng, các tân vệ binh phải phục vụ ít nhất là 25 tháng tại Vatican. Sau hai năm phục vụ trong đội Vệ Binh phủ Giáo Hoàng, các vệ binh được tự do, hoặc tiếp tục phục vụ trong đội Vệ Binh với sự chấp thuận của vị Tổng chỉ huy đội Vệ Binh, hoặc giải ngũ trở về gia đình. Trong thời gian phục vụ, tất cả các vệ binh phải cư trú tại Vatican. Khi mới tới Vatican, tất cả các tân binh ngủ chung trong một nhà ngủ dành cho họ. Sau đó, họ sẽ được chia ra từng hai hay ba vệ binh ngủ trong một phòng. Các hạ sĩ quan và các vệ binh cao tuổi mỗi người được phép có phòng ngủ riêng. Hằng ngày các vệ binh dùng bữa tại Cantine được dành riêng cho họ trong nội thành Vatican. Tại đây, các thực đơn và các thức uống được thay đổi tùy thuộc vào thời khóa biểu phục vụ của các vệ binh.

Còn việc thăng chức phó hạ sĩ, hạ sĩ, tổ trưởng các nhóm canh phòng và thượng sĩ trong đội Vệ Binh, v.v… tùy thuộc vào nhu cầu, và do các vị chỉ huy trưởng đề cử với sự chấp thuận của ĐHY Quốc Vụ Khanh, dựa trên khả năng và điều kiện cá nhân của mỗi vệ binh. Trong trường hợp cần thiết các hạ sĩ quan có thể được thăng hàm sị quan, nhưng các đương sự đòi hỏi phải có hạnh kiểm hoàn toàn tốt, có các khả năng chuyên môn trổi vượt. Trong thời gian phục vụ các vệ binh cũng được phép lập gia đình, với các điều kiện cần thiết sau, ít nhất:

• phải có cấp bậc hạ sĩ quan,

• phải từ 25 tuổi trở lên,

• đã phục vụ tại Vatican ít nhất là ba năm,

• và hứa sẽ tiếp tục phục vụ tại phủ Giáo Hoàng ít nhất là ba năm nữa.

Đội Vệ Binh Thụy Sĩ không chỉ là niềm tự hào của dân tộc nhỏ bé Thụy Sĩ với dân số xấp xỉ trên dưới 7 triệu người, nhưng còn là một vinh dự to lớn của toàn thể Kitô giáo. Thật vậy, binh đoàn bé nhỏ nhất thế giới của một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới này và đặc biệt nhất là họ không hề mang bất cứ vũ khí nào trên mình trong khi thi hành nhiệm vụ giữ an ninh và trật tự tại Vatican, là một biểu tượng cao cả và đầy tính chất nhân bản của nhân loại. Điều đó muốn khẳng định rằng con người không nhất thiết phải giải quyết các bất đồng và tranh chấp trong cuộc sống hằng ngày bằng vũ khí và bạo lực, nhưng trên hết bằng thái độ hợp lý, sự thông cảm, tình yêu thương, sự tha thứ và tình liên đới giúp đỡ.

“Các con hãy yêu thương nhau để qua đó thiên hạ nhận ra các con là môn đệ củaThầy!”
 
Lên đường hành hương
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
12:24 11/05/2012
Lên đường hành hương

Con người xưa nay đều có ước vọng mong muốn có cảm nhận, kinh nghiệm sống trải qua sự gần gũi với Thiên Chúa, với Thần Thánh.

Từ ước vọng sâu thẳm của đời sống tinh thần tôn giáo đó nảy sinh tập tục nếp sống đi hành hương đến những nơi có dấu vết di tích của Thần Thánh.

1. Tập tục hành hương nơi tôn giáo

Ngày xưa dân Do Thái có tục lệ hằng năm, mỗi người phải đi hành hương kính viếng đền thờ Giêrusalem ba lần. ( Sách Xuất hành 34,23).

Đi hành hương không phải là một cuộc du lịch tham quan thắng cảnh, nhưng mang sâu đậm ý nghĩa niềm tin tôn giáo đến với sức mạnh nhiệm mầu vượt qúa tầm trí khôn suy hiểu của con người.

Ngày xưa vào thời thượng cổ, người Hylạp và người Roma cũng đã có tập tục nếp sống đi hành hương theo ý nghĩa tôn giáo đến kính viếng đền thờ thần thánh.

Người Hồi giáo đi hành hương kính viếng đền thờ Mekka bên Ả Rập Xau-đi.

Người Ấn giáo đi hành hương đến tắm nước sống Hằng bên Ấn Độ.

Với người Phật giáo, đến với Đức Phật Thích Ca là đích điểm thánh thiêng của hành hương.

Người Công giáo hành hương đến với Chúa Giêsu, kính viếng Đức Mẹ Maria và các Thánh, ở khắp các đền thờ hành hương trên thế giới.

Từ khi đạo Công giáo được công nhận và phát triển vào thế kỷ thứ 3. sau Chúa giáng sinh, Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino được kể là người thứ nhất đi hành hương sangGierusalem, nơi Chúa Giêsu đã sinh sống và chịu chết cùng sống lại. Thánh nữ sang hành hương bên đó đã cho khai quật tìm thấy những di tích thánh của Chúa Giêsu như cây thánh gía gỗ chúa Giêsu bị đóng đinh trên đó, tấm áo không đường may khâu của Chúa do quân lính bắt thăm xem ai trúng…

Và cũng từ ngày đó cao trào hành hương sang đất thánh Israel, đến những nơi Chúa Giêsu sinh ra, sinh sống, chịu chết và sống lại rất sầm uất thịnh hành.

2. Hành hương trong Công giáo

Theo nếp sống đức tin Công giáo, đi hành hương là một việc làm đạo đức, cầu nguyện ăn năn sám hối với ý hướng hy sinh đền tội, để lãnh nhận được ơn tha thứ của Chúa, ơn chữa lành những bệnh tật thân xác cũng như tâm hồn, nhất là cầu xin ơn cho ý nguyện đặc biệt của mỗi người.

Vào thời Trung Cổ, phong trào hành hương trở thành thiết yếu trong nếp sống đức tin người Công giáo. Đây là cung cách biểu lộ làm chứng về đức tin. Đi hành huơng phải vượt qua những đoạn đường dài, phải chịu nhiều hy sinh cố gắng, có khi còn trải qua nguy hiểm dọc đường nữa. Vì thế, đi hành hương cũng tựa như lời tuyên hứa khấn với Chúa, với thần thánh muốn thực hiện.

Đi hành hương không chỉ với tâm hồn cầu nguyện, mà còn cả bằng miệng lưỡi như ca hát đọc kinh, chân đi bộ đường dài, có khi qùy gối, tay giơ lên trời cao như cử chỉ cầu xin khấn khứa. Ấy là chưa nói đến tốn phí về tiền bạc cho ăn uống, cho chỗ ở và di chuyển.

Đi hành hương như thế có khác chi là tập thể thao vừa cho đời sống tâm linh, và vừa cho đời sống thân xác được mạnh khoẻ phấn khởi hăng hái. Vì đời sống con người như một dòng sông phải luôn luôn chảy không được ngưng tụ dừng lại ở một điểm khúc đoạn nào.

3. Dọc đường gío bụi

Dọc đường là tình trạng sống căn bản của đời sống con người. Đời sống luôn luôn tiếp tục tiến về phía trước, giây phút nọ tiếp nối giây phút kia, giờ nọ tiếp nối giờ kia, ngày nọ tiếp nối ngày kia, tuần lễ, tháng, năm tiếp nối nhau. Đời sống đòi hỏi phải lên đường, phải bỏ lại sau lưng, phải bắt đầu mới lại.

Thánh Augustino đã có tâm tình diễn tả đời sống con người: Trái tim tâm hồn con luôn bất an cho đến khi nghỉ yên trong Chúa!

Martin Luther, Ông tổ phụ của phong trào cải cách đạo Tin Lành, đã có suy tư về đời sống dọc đường của con người: Chúng ta là người hành khất!

Đời sống dọc đường của con người chúng ta như thế có khác chi là một đời đi hành hương. Đời sống con người là cuộc đi hành hương không phải chỉ đến nơi thánh địa có di tích thánh. Nhưng chúng ta đi hành hương biểu lộ lòng mong muốn tìm về một đời sống năng động, tìm về ý nghĩa cùng đích điểm đời sống. Lòng mong muốn đó là tìm về Thiên Chúa, Đấng là đức tin, niềm hy vọng và tình yêu của đời sống con người.

Đi hành hương củng cố lòng trông cậy vào Thiên Chúa. Vì trong cuộc sống dọc đường rất nhiều khi con người quên mất đích điểm Thiên Chúa là đời sống của mình.

Đi hành hương, nhất là trong hoàn cảnh sống đau khổ phức tạp khó khăn, và cả trong niềm vui hạnh phúc nữa, cảm nghiệm được sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống mình.

Ngày nay, đi hành hương mang ý nghĩa sâu đậm mầu sắc đạo đức cá nhân cầu xin ơn đức hơn là một bổn phận phải thực hiện.

Ngày nay đi hành hương sống tâm tình niềm hy vọng cậy trông vào lòng nhân lành của Chúa hơn là việc làm chịu đựng hy sinh.

Ngày nay đi hành hương tuy vẫn là đến với Chúa, với Đức Mẹ trong ý hướng đạo đức cầu nguyện, nhưng con người cũng muốn tìm hiểu về lịch sử địa lý, cùng nguồn gốc di tích thánh nơi đó thế nào.

Ngày nay đi hành hương không còn thịnh hành như thời Trung Cổ, hay như trước đây gần một thế kỷ. Nhưng những nơi thánh địa hành hương như Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ đức, Đền thánh Giacobe bên Campostella Tây ban Nha, Đức Mẹ Banneux, hay những nơi thánh địa mới bên Medjugorie, Đức mẹ Lavang bên Việt Nam…hằng tháng, hằng năm vẫn thu hút hằng trăm ngàn người đến kính viếng khấn nguyện xin ơn trợ giúp cho đời sống dọc đường hành khất của mình.

Kỷ niệm hành hương thánh địa Đức Mẹ Banneux, ngày 13.05.2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Những hoang mang tiếp theo việc Obama tuyên bố ủng hộ “hôn nhân đồng tính”
J.B. Đặng Minh An
19:29 11/05/2012
Hôm thứ Tư, Obama, người đã từng viện dẫn Kinh Thánh để chống lại việc coi “hôn nhân đồng tính” ngang hàng với hôn nhân truyền thống - giữa một người nam và một người nữ - trong cuộc tranh cử tổng thống 4 năm về trước, thì nay lại cũng viện dẫn Kinh Thánh để ủng hộ cho “hôn nhân đồng tính”.

Giải thích cho lập trường bất nhất này của mình, Obama nói rằng tư duy của mình đã “tiến hóa”. Obama đã nói với một giọng điệu thương cảm rất điêu luyện về kịch nghệ, chỉ chút xíu nữa là rơi nước mắt.

Trước diễn biến này, Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố chỉ trích lập trường của Tổng thống Barack Obama về hôn nhân đồng tính. Ngài nói rằng ngài cầu nguyện cho tổng thống và chính quyền của ông "hành động một cách đúng đắn để duy trì và bảo vệ hôn nhân như sự hợp nhất của một người đàn ông và một người nữ."

Đức Hồng Y cho rằng ý kiến của tổng thống về hôn nhân đồng tính "theo sau những hành động khác đã được thực hiện bởi chính quyền Hoa Kỳ đang làm xói mòn hoặc xem thường ý nghĩa độc đáo của hôn nhân."

Ngài nói, "Chúng ta không thể im lặng khi đối mặt với những lời nói hay hành động làm suy yếu định chế hôn nhân, là nền tảng của xã hội chúng ta”

Tuy nhiên, quan điểm của Đức Hồng Y nhanh chóng bị “chết ngộp” trong vô số những bài tường thuật trên thế giới về quan điểm liên quan đến vấn đề này của ba “thần học gia Công Giáo” đang giảng dạy tại các học viện thần học của Dòng Tên tại Hoa Kỳ.

Theo Catholic World News, ba nhà thần học Paul Lakeland của Fairfield University, Daniel Maguire trường đại học Marquette, và Frank Parella của Đại học Santa Clara - đã nhanh chóng lên án quan điểm về “hôn nhân đồng tính” của Đức Hồng Y Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Daniel Maguire nói: "[Đức Hồng y Timothy] Dolan và Hội nghị Công giáo Hoa Kỳ đang giải thích sai lạc giáo huấn Công giáo, và đang cố gắng để trình bày quan điểm thiểu số mang phong cách riêng của họ như là quan điểm của Giáo Hội Công Giáo."

"Các giám mục chắc chắn sẽ đứng về phía [Đức Hồng y Timothy] Dolan và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Nhưng về vấn đề này, họ đang ly giáo về luân lý trong một Giáo Hội đã thay đổi theo chiều hướng có một cái nhìn nhân đạo hơn về quyền của những người mà Thiên Chúa đã làm cho đồng tính."

Daniel Maguire, một cựu linh mục Dòng Tên, đã xuất ra để lập gia đình nói tiếp: "Hầu hết các nhà thần học Công giáo chấp nhận hôn nhân đồng tính và người Công giáo nói chung không có quan điểm khác biệt với những người khác về vấn đề này". Maguire cũng là một người bảo vệ kiên quyết phá thai hợp pháp.

Trong khi đó, “thần học gia” Parella cho biết ông thấy "không tìm thấy gì trong các sách Tin Mừng" là cơ sở hướng dẫn Giáo Hội phản đối “hôn nhân đồng tính”.

Trong khi đó, “thần học gia” Lakeland nói rằng “chẳng có cơ sở thần học nào biện minh cho lập trường của các giám mục Hoa Kỳ phản đối ‘hôn nhân đồng tính’”

Từ Vatican, Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski đang trong chương trình adlimina cho biết ngài tin rằng Obama hỗ trợ cho hôn nhân đồng tính là một động thái chính trị cố ý gây ra một sự phân tâm trong chiến dịch bầu cử năm nay.

Đức Cha Thomas Wenski cho rằng Obama đã cố ý hướng dư luận chú ý đến vấn đề “hôn nhân đồng tính” mà quên đi những thảm hại về kinh tế trong 4 năm cầm quyền của mình.

Ngài nói: "Cần lưu ý đến thời điểm cụ thể mà tổng thống nêu lên lập trường này. Tuần trước, báo chí đã nói rằng trọng tâm của cuộc bầu cử này sẽ là nền kinh tế. Và tôi nghĩ rằng nền kinh tế đã không được cải thiện theo chiều hướng mà mọi người đã hy vọng.”

Giáo Hội đang đứng trước những khó khăn nhất định khi những lập trường đứng đắn của mình lại bị chính các “thần học gia” phê phán là “bảo thủ” và “phi nhân bản”.

Chúng tôi xin trích thuật dưới đây tài liệu chính thức của các Giám Mục Hoa Kỳ về các kết hiệp đồng tính.

Dẫn Nhập

Ngày nay một trào lưu đang lớn mạnh muốn đưa những mối quan hệ thường được gọi là sống chung đồng tính lên ngang hàng về mặt luật pháp với hôn nhân. Tình trạng này thách đố những người Công Giáo - và tất cả những ai tìm kiếm sự thật - phải nghĩ sâu xa về ý nghĩa của hôn nhân, mục đích của nó và giá trị của nó đối với những cá nhân, gia đình và xã hội. Suy niệm về vấn đề này, qua sự vận dụng cả lý trí và đức tin, là một khởi đầu thích hợp và là khuôn khổ cho sự bàn bạc hiện nay.

Chúng tôi, các Đức Giám Mục Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, xin được đưa ra nơi đây những sự thật căn bản để giúp hiểu biết giáo huấn Công Giáo về hôn nhân và giúp đề cao hôn nhân cũng như tính chất thánh thiêng của nó.

1. Hôn nhân là gì?

Hôn nhân, như đã được thiết lập bởi Thiên Chúa, là một sự kết hiệp trung tín, độc quyền và suốt đời giữa một người nam và một người nữ được kết hiệp trong một một cộng đoàn mật thiết của đời sống và tình yêu. Họ dâng hiến hoàn toàn chính họ cho nhau và cho bổn phận diệu kỳ là đem con cái của họ vào trong thế gian này và nuôi dưỡng chúng. Ơn gọi hôn nhân được đan sâu trong tâm trí con người. Nam cũng như nữ. Tuy nhiên, như đã được tạo dựng, họ tuy khác biệt nhưng đã được tạo ra cho nhau. Sự bổ túc lẫn nhau này, bao gồm cả sự khác biệt về giới tính, lôi kéo họ lại với nhau trong một sự kết hiệp yêu thương lẫn nhau và luôn mở ngõ cho sự sản sinh con cái (x. Sách Giáo Lý Công Giáo - SGLCG- số 1602-1605).

Những sự thật về hôn nhân này hiện hữu theo trật tự tự nhiên và có thể lĩnh hội dưới ánh sáng của lý trí con người. Những sự thật này đã được xác nhận trong Mạc Khải Thánh Thiện của Thánh Kinh.

2. Đức tin nói với chúng ta điều gì về hôn nhân?

Hôn nhân xuất phát từ bàn tay từ ái của Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên cả người nam và người nữ giống hình ảnh thánh thiện của Ngài (x. Kn 1:27). Người đàn ông "lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (Kn 2:24). Người đàn ông nhận người đàn bà như là "xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" (Kn 2:23). Thiên Chúa chúc phúc cho hai người nam nữ và ra lệnh cho họ "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều" (Kn 1:28). Chúa Giêsu cũng đã lập lại những lời dạy trong Sách Khởi Nguyên khi nói: "Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt." (Mc 10:6-8).

Những đoạn Thánh Kinh này giúp chúng ta hiểu chương trình của Thiên Chúa dành cho hôn nhân. Đó là một sự kết hiệp mật thiết trong đó những người phối ngẫu, như những con người bình đẳng với nhau, ban tặng chính mình cho nhau hoàn toàn và đầy thương yêu. Qua món quà trao tặng nhau là chính mình, họ hợp tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản con cái và chăm sóc cho chúng.

Hôn nhân vừa là một cơ chế tự nhiên, vừa là một sự kết hiệp thánh thiêng bởi vì nó bắt rễ từ chương trình tạo dựng thánh thiện của Thiên Chúa. Thêm vào đó, Giáo Hội dạy rằng hôn nhân hợp pháp của những người đã chịu phép Rửa Tội là một bí tích - một thực tại cứu độ. Đức Giêsu Kitô đã biến hôn nhân thành một biểu tượng cho tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội (x. Eph 5:25-33). Điều này nghĩa là một cuộc hôn nhân bí tích làm cho thế giới thấy, theo khía cạnh nhân loại, những điều gì đó về tình yêu trung tín, sáng tạo, phong phú và cho đi của Đức Kitô. Một hôn nhân chân thật trong Chúa với ơn sủng của Ngài sẽ mang đến sự thánh thiện cho những người phối ngẫu. Tình yêu của họ một khi được diễn tả nơi sự trung tín, nhiệt thành, sinh sản, quảng đại, hy sinh, tha thứ, và chữa lành sẽ đem tình yêu của Thiên Chúa đến cho gia đình, cộng đoàn và xã hội của họ. Ý nghĩa Kitô Giáo này xác nhận và củng cố giá trị nhân bản của sự kết hiệp hôn nhân (SGLCG số 1612-1617; 1641-1642).

3. Tại sao hôn nhân chỉ tồn tại giữa người nam và người nữ?

Cấu trúc tự nhiên của tính dục con người khiến cho người nam và người nữ trở nên những đối tác bổ túc lẫn nhau trong việc di truyền sự sống con người. Chỉ có sự kết hiệp giữa người nam và người nữ mới diễn tả sự bổ khuyết tính dục theo ý Chúa định cho hôn nhân. Cam kết vĩnh viễn và độc quyền của hôn nhân là bối cảnh cần thiết cho sự thể hiện tình yêu đôi lứa mà Thiên Chúa đã định nhằm di truyền sự sống con người và xây đắp mối giây ràng buộc giữa người chồng và người vợ. (x SGLCG số 1639-1640).

Trong hôn nhân, người chồng và người vợ ban tặng hoàn toàn chính họ cho nhau trong nam tính và nữ tính của họ (SGLCG số 1643). Họ bình đẳng như những con người, nhưng khác biệt nam và nữ để bổ sung lẫn nhau qua sự khác biệt tự nhiên này. Sự bổ khuyết độc đáo này khiến cho mối giây ràng buộc hôn nhân, là trung tâm điểm của đời sống hôn nhân, có thể thực hiện được

4. Tại sao kết hiệp đồng tính không thể so sánh với hôn nhân?

Có những lý do cho thấy kết hiệp đồng tính trái ngược với bản chất của hôn nhân: nó không dựa trên sự bổ khuyết tự nhiên của người nam và người nữ; nó không hợp tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng sự sống mới; và mục đích tự nhiên của kết hiệp lứa đôi không thể đạt được qua hôn nhân đồng tính. Những người trong mối liên hệ đồng tính không thể tiến vào một sự kết hiệp hôn nhân phu phụ. Do đó, là sai lầm khi đánh đồng quan hệ của họ với hôn nhân.

5. Tại sao đối với xã hội điều quan trọng là phải bảo tồn hôn nhân như một kết hiệp duy nhất giữa một người nam và một người nữ?

Vượt trên thời gian, và những khác biệt rất xa về văn hóa và tín ngưỡng, hôn nhân luôn là căn bản của gia đình. Đến lượt mình, gia đình là đơn vị căn bản của xã hội. Vì vậy, tuy hôn nhân là một quan hệ riêng tư, nó có một ý nghĩa đại chúng.

Hôn nhân là khuôn mẫu căn bản cho những mối quan hệ nam nữ. Nó đóng góp cho xã hội bởi vì nó tạo ra khuôn mẫu theo đó những người nam nữ sống phụ thuộc vào nhau và cam kết tìm kiếm điều tốt đẹp cho nhau trong suốt cuộc đời.

Kết hiệp hôn nhân cũng đem lại những điều kiện tốt nhất để nuôi dạy trẻ em: chẳng hạn, quan hệ vững bền và yêu thương của một người mẹ và một người cha chỉ hiện hữu trong hôn nhân. Nhà nước đúng đắn khi nhìn nhận mối quan hệ này như là một định chế công cộng trong luật của mình bởi vì quan hệ này tạo ra một đóng góp độc đáo và thiết yếu cho thiện ích chung.

Luật pháp đóng một vai trò giáo dục vì chúng hình thành khuôn mẫu tư duy và hành vi, đặc biệt về những điều mà xã hội cho phép và được chấp nhận. Thành thử, khi ban cho những kết hiệp đồng tính một tình trạng pháp lý ngang bằng với hôn nhân nó cũng công khai ban một sự chuẩn thuận cho hành vi đồng tính luyến ái và coi đó như một điều vô thưởng vô phạt về mặt luân lý.

Khi hôn nhân được tái định nghĩa sao cho những quan hệ khác được ngang bằng với nó, định chế hôn nhân bị hạ giá và bị suy yếu hơn nữa. Việc làm suy yếu định chế căn bản này ở mọi cấp độ và bởi các thế lực khác nhau đã khiến cho xã hội phải trả một giá quá đắt.

6. Có phải từ chối hôn nhân của những người đồng tính là thể hiện một sự phân biệt bất công và một sự thiếu tôn trọng họ như những con người không?

Việc phủ nhận tình trạng pháp lý của các kết hiệp đồng tính không phải là bất công bởi vì hôn nhân và các kết hiệp đồng tính là những thực tại khác biệt nghiêm trọng. Thực ra, chính công lý đòi hỏi xã hội phải hành động như thế. Để giữ ý định của Thiên Chúa dành cho hôn nhân, trong đó quan hệ tính dục có vị trí đúng đắn và độc quyền, không phải là xúc phạm đến phẩm giá của những người đồng tính. Những người Kitô hữu cần phải là chứng tá cho toàn bộ sự thật luân lý và chống lại, như một điều vô luân, cả những hành vi đồng tính luyến ái lẫn việc kỳ thị bất công những người đồng tính.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo khuyến khích những người đồng tính luyến ái "được chấp nhận với sự tôn trọng, lòng thương yêu, và sự tế nhị" (số 2358). Sách Giáo Lý cũng khuyến khích tình bằng hữu thanh sạch "Sự khiết tịnh được biểu lộ cách cao thượng nơi tình bằng hữu với tha nhân. Dù nó được nảy nở giữa những người cùng giới hay khác giới, tình bằng hữu đem lại một sự tốt đẹp cao cả cho mọi người". (số 2347).

7. Những người đang sống trong các mối quan hệ đồng tính có đáng được hưởng những phúc lợi xã hội và kinh tế dành cho các cặp vợ chồng không?

Nhà nước có trách nhiệm đề cao gia đình, bắt rễ từ hôn nhân. Do đó, nhà nước đúng đắn khi chỉ cấp cho những cặp vợ chồng các quyền lợi và phúc lợi mà không nới rộng cho những kết hiệp khác. Nói cho cùng, sự ổn định và phát triển của xã hội tùy thuộc vào sự ổn định và phát triển của đời sống gia đình lành mạnh.

Việc nhìn nhận hợp pháp hôn nhân, bao gồm cả những phúc lợi đi liền với nó không chỉ là vì chuyện riêng tư cá nhân, nhưng còn là vì sự cam kết xã hội của vợ chồng trong việc làm thăng tiến xã hội. Sẽ là sai lầm khi định nghĩa lại hôn nhân vì muốn cung ứng các phúc lợi cho những ai không thể chính đáng bước vào đời sống hôn nhân.

Nhiều phúc lợi hiện nay những người sống trong các loại kết hiệp đồng tính đã có thể nhận được bất kể tình trạng hôn nhân. Chẳng hạn, các cá nhân có thể đồng ý sở hữu tài sản chung với người khác, và họ có thể chỉ định ai là người thừa kế di chúc hay ai là người có quyền quyết định trong việc chăm sóc sức khoẻ cho họ một khi họ đau yếu liệt lào.

8. Dưới ánh sáng của giáo huấn Công Giáo về sự thật và vẻ đẹp của hôn nhân, người Công Giáo nên làm gì?

Không thể có sự tách biệt giữa đức tin của ta với đời sống dù là trong phạm vi riêng tư hay công cộng. Tất cả mọi người Công Giáo phải hành động theo đức tin của họ với một lương tâm trưởng thành theo Thánh Kinh và Thánh Truyền. Qua tiếng nói và lá phiếu của họ, họ nên đóng góp cho sự hưng thịnh của xã hội, cũng như phê phán đời sống xã hội qua những tiêu chí của lý trí đúng đắn và sự thật Tin Mừng. Thi hành bổn phận công dân có trách nhiệm là một nhân đức. Dự phần trong tiến trình xã hội là một bổn phận luân lý. Đây là một điều cấp thiết dưới ánh sáng của nhu cầu cần phải bảo vệ hôn nhân và chống lại việc đánh đồng về mặt luật pháp giữa hôn nhân và các loại kết hiệp đồng tính.

Chính những cặp vợ chồng, qua chứng tá của tình yêu trung tín và cho đi, là những trạng sư tốt nhất cho hôn nhân. Qua gương sáng của họ, họ là những nhà giáo đầu tiên của thế hệ tiếp theo về thế giá của hôn nhân và nhu cầu phải bảo vệ nó. Như những nhà lãnh đạo của gia đình - mà Công Đồng Vaticanô II đã gọi là "một giáo hội tại gia" (Hiến Chế Ánh Sánh Muôn Dân số 11), các cặp vợ chồng nên đem những ơn huệ cùng như những nhu cầu của họ đến với Giáo Hội rộng lớn hơn. Nơi đó, với sự trợ lực của những cặp vợ chồng khác và những mục tử cũng như những cộng tác viên, họ có thể củng cố cam kết của họ và nuôi dưỡng bí tích hôn nhân của họ suốt đời.

Kết luận

Hôn nhân là một định chế căn bản của loài người và xã hội. Dù hôn nhân bị chi phối bởi luật dân sự và Giáo Luật, hôn nhân không xuất phát từ Giáo Hội hay nhà nước, nhưng từ Thiên Chúa. Do đó, cả Giáo Hội lẫn nhà nước đều không có quyền thay đổi ý nghĩa và cấu trúc cơ bản của hôn nhân.

Hôn nhân, với bản chất và những mục đích được thiết lập bởi Thiên Chúa, chỉ có thể là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ và phải được giữ nguyên như thế trong luật pháp. Trong một thể thức không giống bất kỳ một thứ quan hệ nào khác, hôn nhân tạo ra một sự đóng góp độc đáo và không thể thay thế được cho thiện ích chung của xã hội, đặc biệt thông qua việc sinh sản và giáo dưỡng con cái. Sự kết hiệp suốt đời giữa một người nam và một người nữ trở thành một điều tốt cho chính họ, gia đình, cộng đoàn và xã hội của họ. Hôn nhân là một ơn sủng phải được tán dương và bảo vệ.

Đức Ông. William P. Fay

Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Xem Thêm

Second Vatican Council. Pastoral Constitution on the Church in the Modern World (Gaudium et Spes), nos. 47-52. December 1965. Available online at www.vatican.va.

Catechism of the Catholic Church, nos. 369-373, nos. 1601-1666, and nos. 2331-2400. Washington, DC: United States Conference of Catholic Bishops-Libreria Editrice Vaticana, 2000.

Pope John Paul II. On the Family (Familiaris Consortio). Washington, DC: United States Conference of Catholic Bishops, 1982.

Congregation for the Doctrine of the Faith. Considerations Regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions Between Homosexual Persons. July 2003. Available online at www.vatican.va.

United States Conference of Catholic Bishops. Follow the Way of Love: A Pastoral Message of the U.S. Catholic Bishops to Families. Washington, DC: United States Conference of Catholic Bishops, 1993.

United States Conference of Catholic Bishops. Faithful Citizenship: A Catholic Call to Political Responsibility. Washington, DC: United States Conference of Catholic Bishops, 2003.
 
Một biến cố không thể nào quên: Sứ điệp Phatima của ngày 13 tháng 10
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
23:49 11/05/2012
Tháng 5 Dương lịch, tháng hoa để dâng kính Đức Mẹ. Chúng ta nhớ đến ngày 13/5/1917, liên tiếp trong sáu tháng liền Đức Mẹ đã hiện ra “Trên cây Sồi ở làng Phatima xa xôi”. Lần đầu tiên với ba đứa trẻ chăn cừu. Ngày 13/5/1917 đã phán ra những lời tiên tri não nùng, trong số đó có lời tiên tri về nước Nga sụp đổ, Nga Hoàng (hay là Liên Xô cũ) và những lời đe dọa về một chiến tranh tàn khốc cùng vơi lời năng lần hạt Mân côi. Ngày 13/10/1917 Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng và một sự lạ xảy ra trước đám đông 100.000 nghìn người: “Sự lạ của mặt trời múa nhảy”.

Năm 2008, Đức Cha Macxong đã kể lại một cách phấn khích, dựa vào bản tường trình của chị Lucia.

Lần hiện ra sau hết: Đức Cha Macxong viết: ngày 13/10/1917, là một ngày quyết định vì chính trong ngày đó ba trẻ chăn chiên đã loan báo:

1) Bà sẽ nói: Bà là ai? và Bà muốn gì? Bà sẽ làm một phép lạ để cả thế giới tin vào các cuộc hiện ra: “Thứ 7, ngày 13 bằng một cuộc thất vọng.Vì từ ban sáng, trái với những gì mong đợi thời tiết mưa phùn gió bấc ảm đạm. Mưa liên miên đã khiến nơi Đức Mẹ hiện ra thành một vũng lầy. Những khách hành hương, những khán giả ướt như chuột lột dưới cái lạnh thấu xương. Tới lúc ban trưa, người ta ước lượng con số trong đám quần chúng khoảng 70 nghìn người. Bác sỹ Gerett, Giáo sư Trường Đại học Coimbara ước lượng đám đông tới hơn 100 ngàn người.

Mưa và mặt trời: Sau cùng chị Lucia kêu lớn tiếng với đám đông, phải cất tất cả các ô dù vào, đám đông nghe theo. Và dưới cơn mưa tầm tã, họ tiếp tục lần hạt. Bỗng chốc chị Lucia nhảy nhẹ và kêu lên: “Có ánh chớp kia kìa” và giơ hai tay, chị thêm rằng: “Bà ấy đang đến đó, mọi người có trông thấy không”. Bà mẹ của chị kêu lên: “Con gái ơi, hãy cẩm thận trông cho rõ khỏi nhầm lẫn; lúc đó bà quỳ bên cạnh con, nhưng chị Lucia không còn nghe thế tiếng bà nữa, chị như đang xuất thần.

Vào cuối buổi: “Hiện ra trên cây sồi”. Đức Trinh Nữ, mở đôi tay những tia sáng chiếu về phía mặt trời, lập tức chị Lucia kêu lên: “Hãy nhìn xem mặt trời”, chẳng ai nghĩ tới mặt trời cả vì suốt buổi chẳng nhìn thấy nó đâu, nhưng nghe tiếng kêu của chị mọi người đều ngẩng đầu lên xem sự gì sẽ xảy ra. Từ lúc đó cả đám đông có thể tùy thích ngắn nhìn trong 12 phút đồng hồ. Một quang cảnh hoành tráng, lạ lùng có một không hai trên thế giới.

Những cử động của mặt trời: Bỗng nhiên, mặt trời run rẩy hoạt động tạo thành những chuyển động đột xuất rồi bắt đầu quoay như chong chóng, như một bánh xe lửa ném ra mọi phía. Như một máy chiếu khổng lồ phát ra những luồng ánh sáng xanh, đỏ, tím, vàng, vv... Làm cho vạn vật xung quanh từ mây trời, nước biếc, cỏ cây, hoa lá, đất đá, quần áo, các khuôn mặt đều đầy ánh sáng của đám đông ngút ngàn tới chân trời. Trong khi cả đám đông đang hổn hển nhìn ngắm quang cảnh lạ lùng như trên thì ba mục đồng nhìn thấy ở bên cạnh mặt trời có cả Thánh Gia hiện ra. Rồi trong vòng 4 phút mặt trời lại ngừng nhảy múa, một lúc sau đó lại nhảy múa.

Lần thứ 2: Kèm theo ánh sáng màu sắc như một cuộc bắn pháo hoa diễm lệ và một lúc sau mặt trời lại ngừng không còn nhảy múa như để nghỉ ngơi và cả để cho đám đông nghỉ ngơi trong chốc lát. Sau đó, một lúc thì lần thứ 3: Mặt trời lần này nhảy múa đặc sắc và đầy màu sắc lớn như một cuộc bắn pháo hoa diễm lệ, mà con người có thể nhìn ngắm trên trái đất trong những phút khó quên ấy, có đám đông đứng yên nín thở chiêm ngưỡng phong cảnh mà có người cách xa hàng chục cây số vẫn nhìn thấy. Vị thi sỹ Chứ danh của nước Bồ Đào Nha Tiến sỹ Anphongsô làm chứng rằng; ông ở cánh xa Phatima cũng được nhìn thấy phong cảnh rõ ràng.

Sự sợ hãi của ngày tận thế: Đến đây, thì một phép lạ lùng nhất xảy ra đã được loan báo rõ ràng, đúng ngày, đúng giờ, đúng nơi, chỗ làm cho mọi người phải tin vào sự thật của các cuộc hiện ra và phải vâng theo sứ điệp của Mẹ Mân Côi đã đem đến từ trời cho họ.

Việc mặt trời rơi xuống gây choáng váng cho người xem là một việc lạ lùng nhất, là lúc gây kính động nhất.

Thật thế trong lúc mặt trời đang nhảy múa đang bắn ra những tia lửa màu sắc giống như một bánh xe đang quoay bị tụt các đanh ốc, mặt trời bị rời ra từ bầu trời và nghiêng ngả, rơi rả rích trên đám đông đang hoảng hốt và một sức nóng tỏa ra càng ngày càng lớn. Tiến sỹ ĐaMinh Pinhto không những người ta đang nhìn thấy mặt trời đang rơi xuống mà còn cảm thấy sức nóng mặt trời đang tiến đến dần, tất cả quần áo ướt của khán giả đều được khô ráo, và mọi người đều cảm thế như đang đến ngày tận thế đã được tin báo trong Phúc âm: “Mặt trời và các ngôi sao sa xuống hỗn loạn trên trái đất”. Lúc đó đám đông kiếp sợ kêu lên những tiếng hãi hùng như là các linh hồn đạo đức đang dọn mình chết, họ xưng thú đức tin, xin Thiên Chúa tha tội lỗi của họ, có người kêu lên. Con tin Thiên Chúa là Đấng toàn năng, có người kêu Maria đầy ơn phúc, có người thì kêu: Lạy Chúa xin thương xót con. Nhất loạt mọi người đều quỳ xuống mặt đất như vũng bùn và kêu lan, khóc lóc ăn năn tội lỗi từ trái tim. Rồi sau đó mọi sự đều chấm dứt và sau đó mặt trời lại về chỗ cũ với đường lên dích dắc như trước, cả đám đông chỗi dậy thở phào và sau cùng hát câu tin kính.

Ân ban đức tin: Một Cụ Già, từ trước vô tín ngưỡng đã giơ tay lên trời kêu xin chúc tụng Đức Trinh Nữ Maria rất Thánh, rồi ông ta tiếp tục giơ tay lên trời như một vị ngôn sứ: “Đức Mẹ rất Thánh Mân Côi xin cầu cho nước Bồ Đào Nha” và mọi phía đều xảy ra những quang cảnh tương tự mọi người lúc trước đều ướt như chuột lột bỗng dưng cảm thấy khoan khoái, quần áo hoàn toàn khô ráo. Điều này được chính viện hàn lâm viện mặc kín Dderrus khẳng định trước tòa án đạo, điều tra và cũng có cả một phép lạ đã xảy ra, một phụ nữ bị lao phổi đã được chữa lành trải qua nhiều giờ ẩm ướt.

Sứ điệp của ngày 13 tháng 10:

Năm 2009 Đức Cha Masso đã nhấn mạnh sứ điệp Trinh Nữ Maria trong lần hiện ra cuối cùng này. Chị Lucia đã hỏi Đức Mẹ bà muốn con phải làm gì, Đức Mẹ trả lời: “Ta muốn con nói với mọi người, làm một nhà nguyện ở đây để dâng kính ta” ta là Đức Mẹ rất Thánh Mân Côi; mọi người tiếp tục, luôn luôn lần hạt mân côi mỗt ngày, chiến tranh sẽ chấm dứt các binh lính sắp sửa được về nhà. Chị Lucia xin một số bệnh nhân được chữa lành, người này được người kia không được vì họ phải sửa mình và xin tha thứ tội lỗi và Đức Mẹ nghiêm sắc mặt thêm: người ta đừng xúc phạm tới Thiên Chúa nữa chúng ta đã xúc phạm quá nhiều. Chị Lucia hỏi thêm: Bà không muốn gì ở nơi con nữa? Đức Mẹ trả lời: Ta không đòi hỏi gì nữa. Chị Lucia trả lời: Con cũng không xin với bà gì nữa.

Đức Cha Mácxông viết tiếp. Sau khi Đức Mẹ biến đi, ba mục đồng nhìn thấy Thánh Gia rồi Đức Trinh Nữ trong điệu bộ của Đức Mẹ Sầu Bi và Đức Mẹ Núi Camelo mà lúc đó xảy ra phép lạ mặt trời nhảy múa. Chị Lucia thêm vào một số chi tiết sau đây: “Đức Mẹ mở tay ra làm cho ánh sáng phản chiếu trên mặt trời, và khi Đức Mẹ lên cao, ánh sáng từ thân người vẫn tiếp tục phản chiếu trên mặt trời, đó là lý do mà tôi kêu lên xin mọi người nhìn vào mặt trời”.

Đức Mẹ một khi biến đi trong bầu trời mênh mông chúng tôi nhìn thấy bênh cạnh mặt trời: bên cạnh Thánh Gia và Hài Nhi. Đức Mẹ Mặc áo trắng và áo choàng xanh. Thánh Gia và Hài Đồng Giêsu đang ban phép lành cho toàn thế giới với dấu Thánh Giá. Sau đó cuộc hiện ra chấm dứt. Tôi còn nhìn thấy Chúa Giêsu và Đức Mẹ Sầu Bi cũng đang chúc phúc cho thế giới cũng như Thánh Cả Giu se trước đó và cuộc diễn ra biến đi mà đối với tôi hình như vẫn còn đang diễn ra.

(Tác giả: Veres Demain, số 915 tháng 10/11/12 năm 2011, do Đức Giám Mục F.X. Nguyễn Văn Sang, lược dịch)
 
Top Stories
Philippines: L’Eglise et les médias philippins réclament justice pour le journaliste catholique récemment assassiné
Eglises d'Asie
23:43 11/05/2012
Mgr Jose Palma, archevêque de Cebu et Président de la Conférence épiscopale des Philippines (CBCP), a fermement condamné le 9 mai sur Radio Veritas le meurtre de Nestor Libaton, reporter pour la radio catholique dxHM ('Ang Radyo Totoo'), et a pressé les autorités de tout mettre en œuvre afin de poursuivre les coupables et rendre justice au journaliste assassiné.

Agé d’une quarantaine d’années, marié et père de quatre enfants, Nestor Libaton a été abattu sur l'île de Mindanao mardi 8 mai en début d'après-midi, par deux personnes non identifiées, alors qu’il revenait à moto d’un reportage avec son confrère Eldon Cruz. Selon les derniers éléments de l’enquête, les tueurs, qui le suivaient à moto, auraient tiré à sept reprises sur le journaliste, lequel aurait été déclaré décédé à son arrivée à l’hôpital.

Nestor Libaton travaillait pour la dxHM, radio catholique connue également sous le nom de « Radio de la Vérité » émettant depuis Mati, capitale du Davao Oriental de l’île de Mindanao. « Cette station qui appartient au réseau de médias soutenu par l’Eglise (...) est très attentive à la « culture de vie » ainsi qu’aux questions liées au développement de Mindanao, et ces dernières semaines, Nestor Libaton avait beaucoup parlé de ces valeurs », a expliqué à l’agence Fides, le P. Francis Lucas, Secrétaire exécutif de la Commission pour les Communications sociales de la Conférence épiscopale. Un avis partagé par les collègues du journaliste qui pensent que son assassinat pourrait être en lien avec les derniers reportages qu’il avait effectués.

«Nous condamnons cette violence et demandons que justice soit rendue », a encore déclaré le P. Lucas, ajoutant que « de tels gestes entend[aient] intimider et faire taire les voix défendant les valeurs telles que la vérité, la justice et les droits de l’homme, mais que l'Eglise aux Philippines continue[rait] à annoncer l'Evangile et ne se[ait] jamais réduite au silence ».

Ce nouvel assassinat endeuille l’Eglise catholique qui s’apprête à fêter la Journée mondiale des Communications et des médias le 20 mai prochain. Les préparatifs de l’événement commencent dès ce week-end, avec notamment un grand rassemblement et un colloque organisés par l’archidiocèse de Manille. « Nous sommes d’autant plus attristés [par l’assassinat de Nestor Libaton], que la Journée mondiale des Communications est un moyen de nous rappeler que nous, chrétiens, avons le devoir de proclamer et de faire connaître la Parole de Jésus », a tenu à souligner Mgr Palma lors de son interview sur Radio Veritas.

Nestor Libaton est le cinquième journaliste assassiné depuis le début de l’année, et le troisième en moins d’un mois. L’ont précédé sur cette liste noire détaillée par la National Union of Journalists of the Philippines (NUJP) : Rommel ‘Jojo’ Palma ( de Bombo Radyo, tué le 30 avril 2012), Michael Calanasan ( du Laguna Courier, assassiné le 24 avril), Aldion Layao (de Super Radyo, assassiné le 8 avril), Christopher Guarin (du Tatak News Nationwide, tué le 5 janvier). Tous ont été abattu selon le même mode opératoire : une embuscade au cours de laquelle deux hommes à moto ont tiré sur la victime à plusieurs reprises.

Ces derniers mois, les menaces de mort et les exécutions extrajudiciaires de journalistes ont augmenté considérablement aux Philippines, qui figuraient déjà parmi les pays considérés comme les plus dangereux pour l'exercice de la presse. Il y a quelques jours, l'archipel a été placé par le Comité pour la protection des journalistes, basé aux Etats-Unis, au 3e rang des Etats ayant le plus grand nombre de meurtres de journalistes non élucidés.

De nombreuses associations de défense de la liberté de la presse et des droits de l’homme ont vigoureusement interpellé Manille à l’annonce de ce cinquième assassinat. Reporters Sans Frontières (RSF), a fustigé pour sa part « le climat de grande violence dans lequel est contrainte de travailler la presse philippine », dénonçant l’implication de la police dans ces affaires et l’impunité totale dont elle bénéficie. Peu avant le meurtre de Nestor Libaton, l’ONG avait publié une déclaration dans laquelle elle « [appelait] une fois de plus le président Benigno Aquino III à mettre en place des mesures efficaces pour protéger les professionnels des médias, et à prendre des sanctions exemplaires contre les policiers coupables d’exactions et les réseaux mafieux ».

Selon des informations diffusées par le quotidien en ligne MindaNews ce vendredi 11 mai, Lito Labra, un animateur radio de la tranche matinale de dxWM-Sunrise de Mati, aurait été menacé d’être « exécuté comme Libaton » après la diffusion de son émission du 10 mai dans laquelle il dénonçait l’exploitation illégale des mines de la région par des compagnies mafieuses. Le journaliste a confié au être victime de menaces depuis des mois et avoir appris qu’un groupe dissident du Moro Islamic Liberation Front (MILF) avait reçu de l’une des compagnies minières de Mati l’ordre de l’assassiner.

Dans le but avoué de faire pression sur les forces de l’ordre chargées de l’enquête, différentes radios de Mindanao - dont la station dxHM à laquelle appartenait Nestor Libaton – réunies au sein de l’association Tingog Mindanao Radio Alliance (TIMRA), ont ce même vendredi 11 mai, enjoint la police des Philippines à « faire toute la lumière sur le meurtre de Nestor Libaton » sans que joue une fois encore la 'culture de l’impunité'. L’un des principaux responsables de l’association, le P. Ignacio Rellin, également dirigeant de Notre Dame Broadcasting Corporation (NDBC), a lancé un appel à témoins, priant « toute personne ayant des informations sur l’affaire, d’aider les autorités à identifier les suspects, afin que justice soit rendue à Nestor Libaton ».

Mgr Oscar Cruz, archevêque émérite de Lingayen-Dagupan, s’exprimant sur les ondes de Radio Veritas le 10 mai, a déclaré qu’il n’était pas surpris de l’augmentation des exécutions extrajudiciaires dans le pays, et ce spécialement parmi les médias, depuis que l’administration Aquino avait montré des « signes de faiblesse dans l’application de la loi ». Le prélat, dont l’engagement dans la lutte anti-corruption y compris au sein de l’appareil d’Etat est bien connu, a déclaré que la violence et l’impunité qui sévissaient aux Philippines « ne disparaîtraient que lorsque le gouvernement déciderait de prendre les mesures nécessaires ».

(Source: Eglises d'Asie, 11 mai 2012)
 
Văn Hóa
Châu Âu ký sự (3)
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
14:09 11/05/2012
CHÂU ÂU KÝ SỰ (3)

Những chuyến khám phá tại Roma

Xem hình ảnh

Khi còn nhỏ chúng tôi thường được nghe nói rất nhiều rằng Roma là nơi huấn luyện chính thống của giáo hội Công giáo và là cái nôi của giáo hội, và hai cột trụ của giáo hội là thánh Phê-rô- giáo hoàng đầu tiên đại diện cho Đức Ki-tô ở trần gian, và thánh Phao-lô- nhà truyền giáo vĩ đại, cả hai đều tử vì đạo tại thánh đô Roma này. Ai mà đến được Roma thì là một điều hạnh Puc. Cũng chính vì lẽ ấy mà rất nhiều Dòng tu lớn nhỏ trên thế giới đều muốn có một trụ sở tổng quyền tại đây. Dòng Truyền giáo Ngôi Lời của chúng tôi cũng có Nhà Tổng Quyền cách quảng trường thánh Phê-rô khoảng 15 phút xe và đây cũng là nơi để các linh mục sinh viên của Dòng từ nhiều nơi trên thế giới tá túc trong trong những năm mài dùi kinh sử các phân khoa chuyên ngành nhằm phục vụ cho các nhu cầu của Hội Dòng trong tương lai. Ngoài trụ sở của Nhà Tổng Quyền, Dòng chúng tôi còn phụ trách một trong 63 hang toại đạo lớn nhất của Roma theo những thỏa thuận với Tòa Thánh. Nhà Dòng cũng còn có một trung tâm gọi là Centro Ad Gentes có thời Công đồng Vatican II để làm nơi tĩnh tâm, thường huấn và nhiều sinh hoạt khác trong Hội Dòng. Những ngày thường huấn ở Roma chúng tôi đã tá túc ở đây.

Vì khóa học bị rút ngắn lại do nhà Dòng chuẩn bị cho Tổng Công Hội nên việc học của chúng tôi khá căng thẳng và giờ giấc khá xít sao. Nhiều ngày phải học thêm buổi tối đến 21h30 nên khá mệt. Tuy nhiên các giáo sư giảng dạy rất hay và những buổi chia sẻ hàng đêm với những điều mới lạ kèm theo các video clip vui nhộn của các thuyết trình viên khiến các buổi học khá thú vị. Phải công nhận rằng các giáo sư và phương pháp học ở đây thật tuyệt vời chứ nếu không chắc mọi người đã ngáp dài, ngáp ngắn và chẳng có tâm trí đâu mà học hành.

Trong những ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chúng tôi tranh thủ khám phá những điều mà trước đây chúng tôi chỉ được học trên sách vở. Vì điều kiện thời gian và tiền bạc eo hẹp, chúng tôi đành phải chọn phương án là thăm các Vương cung thánh đường chính ở Roma để khám phá cách tường tận lối kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của những nơi thánh này.

Như chúng ta biết, Vương Cung Thánh Đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma. Phần lớn Vương Cung Thánh Đường là nhà thờ chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường (ví dụ như Vương Cung Thánh Đường La Vang không phải là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Huế). Ở Việt Nam hiện nay có 4 Nhà Thờ được gọi là Vương Cung Thánh Đường, đó là: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Tổng giáo phận Sài Gòn, Vương Cung Thánh Đường La Vang ở Tổng giáo phận Huế, Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở giáo phận Bùi Chu và Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện ở Hà Nam thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.

Tuy nhiên ở Roma nói riêng và cả nước Italia nói chung, có rất nhiều Đại Thánh Đường đã được các các giáo hoàng nâng lên thành bậc vương cung. Trong các vương cung thánh đường ấy chỉ có 4 đại công trình hay còn gọi là 4 Vương Cung Thánh Đường Chính tại Vatican- nước Tòa Thánh là: Vương Cung Thánh Đường thánh Phê-rô còn được gọi là Đền Thánh Phê-rô- nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt trong đại của Giáo hội hoàn vũ, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phao-lô ngoại thành, Vương Cung Thánh Đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô và Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.

Nhiều người nói rằng đến Roma mà không thăm quảng trường thánh Phê-rô thì coi như chẳng biết gì về Roma. Mà quả đúng như vậy. Chúng tôi có được may mắn là hai lần hiệp dâng thánh lễ ở đây với phái đoàn và 2 lần đi riêng để khám phá thêm những nét đẹp của Vương cung thánh đường này. Chúng tôi đã mua vé leo lên chóp đỉnh của Đại Thánh Đường để nhìn xem toàn bộ quang cảnh Roma xinh đẹp. Phải công nhận đây là một công trình vĩ đại và nghệ thuật cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng tôi không thể nào tưởng tượng được từ nhiều thế kỷ trước đây khi máy móc còn thô sơ, vậy mà người ta đã xây cất và làm được nhiều điều kì diệu đến như vậy.

Chúng tôi đã tham quan nhiều nơi thánh khác và được tận mắt ngắm, sờ và ghi lại những tấm hình quí giá. Bên cạnh Vương cung thánh đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô, nhà thờ chính tòa của giám mục Roma cũng chính là Đức Giáo Hoàng, chúng tôi viếng thăm Cầu Thang Thánh, mà theo truyền thuyết thì đây chính là những bậc thang mà khi xử án Chúa Giê-su ở dinh tổng trấn Phi-la-tô, Chúa Giê-su đã từng lê bước trên những bậc thang gỗ này. Từ thế kỷ thứ IV, thánh nữ Ê-lê-na đã đem từ Đất Thánh đến Roma và đặt bên cạnh vương cung thánh đường thánh Gioan La-tê-ra-nô đế khách hành hương có dịp đi lại những giây phút khổ nạn của Chúa Giê-su. Chúng tôi cũng đồng hành với khách hành hương và quí gối cầu nguyện theo 28 bậc thang thánh này.

Biết bao điều thú vị và bổ ích trong chuyến khám phá và học hỏi ở Roma này mà nếu kể ra cũng phải mất nhiều thời gian nhưng chúng tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” vì ở Roma nghe đâu có đến hơn 300 linh mục và nam, nữ tu sĩ Việt Nam đang tu học tại đây. Chúng tôi không được hân hạnh gặp được các nam nữ tu sĩ đồng hương vì thời gian không cho phép. Nhưng rất may chúng tôi gặp lại được 2 linh mục cùng lớp từ thời đệ tử viện vào thập niên 90 đang chuẩn bị hoàn tất luận án ra trường và chuẩn bị trở lại Việt Nam để thi hành sứ vụ trong Học viện. Nhìn thấy các anh em vẫn còn trẻ trung, trắng trẻo trong khi mình đen đúa và già đi so với đồng bạn, vị linh mục giáo sư mới thắc mắc là sao cùng lớp mà trông có người trẻ, kẻ già! Chúng tôi chỉ biết cười và nói tránh đi chuyện khác.

Chuyến đi Oslo – Nauy

Sau khi kết thúc khóa thường huấn, anh em chúng tôi có thêm vài ngày nghỉ để tham quan các nơi mà mình chưa biết đến. Một số anh em chọn đi Lộ Đức, Pháp. Số khác chọn đi Fa-ti-ma, Bồ Đào Nha. Có một số anh em chọn đi Át-si-di hay một vài điểm hành hương khác trước khi về lại quốc gia mình làm việc. Chúng tôi được một anh bạn ở Oslo, Nauy mua vé mời sang thăm quốc gia Bắc Âu này. Tôi rất vui vì muốn khám phá thêm một quốc gia nữa ở Âu châu nên đã nhận lời dù trong lòng còn ái ngại và hồi hộp vì là lần đầu tiên đến Nauy với những người mà thật sự chưa hề quen biết.

Chúng tôi đến Nauy vào những ngày đầu của tháng 5 khi trời bắt đầu vào Hạ. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy buổi sáng, chúng tôi thấy tuyết rơi giữa Hạ và nhìn vào nhiệt kế chỉ 0 độ C. Anh bạn nói với tôi rằng đây là hiện tượng lạ của Nauy và còn đùa thêm rằng có lẽ đất nước Nauy muốn chào mừng tôi với trận tuyết rơi. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi nhìn thấy tuyết rơi thật đẹp và rơi đúng vào những ngày đầu của mùa Hè.

Na Uy là một quốc gia thuộc Bắc Âu và thuộc hiệp ước Shengen nên người nào có visa vào một trong khối này có thể đến các nước đó mà không cần làm visa nữa. Đây là một trong các quốc gia được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2011 vừa qua, một người Nauy theo hướng khuynh hữu cực đoan đã gài bom gần tòa nhà quốc hội Nauy, rồi ngày sau đó lại xả súng bắn vào một nhóm trẻ trong một trại hè khiến gần cả trăm người thiệt mạng và bị thương. Vụ khủng bố này đã làm chấn động cả Âu châu và toàn thế giới về sự dã man này. Hiện bản ản của anh ta vẫn còn đang gây tranh cãi vì nếu xét hành vi anh ta làm là khủng bố, anh ta chỉ ở tù 21 năm theo luật Nauy. Còn nếu anh ta bị cho là bị tâm thần, anh ta sẽ ở nhà thương điên suốt đời. Luật phát luôn có những kẻ hở cho những tên khủng bố ở các quốc gia dân chủ.

Anh bạn đưa chúng tôi đi tham quan những nơi chính ở thủ đô Nauy và có nói rằng lát nữa sẽ đến tham quan “Quảng trường sexy”. Chúng tôi nghĩ trong đầu rằng chẳng lẽ Nauy lại chơi trội hơn “khu đèn đỏ” của thủ đô Amsterdam, Hòa Lan vì ở khu đèn đỏ ấy là nơi kinh doanh công nghệ tình dục cách công khai. Tuy nhiên khi đến nơi chúng tôi mới biết là không phải vậy. Đây đúng là “Quảng trường sexy” do nhà điêu khắc Gustav Vigeland tạo thành 600 tượng đá và đồng thau rải khắp không gian mênh mông trong mọi tư thế kiểu dáng con người trong trang phục Adam và Eva với các khuôn mặc trầm tư mặc tưởng khiến người ta có cảm giác các vị thần cổ xưa đã biến thành các bức tượng kia. Mẹ bế con, người cha nhắc bổng đứa bé trên tay, đôi nam nữ đối diện, các cặp tình nhân ôm nhau, hai người đàn ông tựa lưng nhau suy tư trầm ngâm... sự sáng tạo sao mà tinh tế, sâu lắng. Tất cả các tác phẩm đều khỏa thân.

Anh bạn còn tranh thủ dẫn chúng tôi đi thăm hàng loạt các bảo tàng như Resistance Museum, bảo tàng Nghệ thuật quốc gia, bảo tàng Tàu ViKing, bảo tàng trượt tuyết, Bygdoy, Maritiament of Museum,... trưng bày đầy đủ mọi yếu tố văn hóa, con người của Oslo nói riêng và Na Uy nói chung.

Chúng tôi còn ghé thăm Tòa Đô Chính của thủ đô Oslo, nơi hàng năm trao giải Nobel Hòa Bình cho các các nhân hay tổ chức trên thế giới có công trong việc cỗ võ hòa bình. Nhìn thấy con người và lối sống ở đây mà trong lòng ước mong quê hương mình trong tương lai cũng được như vậy thì hay biết mấy!

Chúng tôi cũng ghé ăn trưa một quán Sushi của một gia đình Việt Nam làm chủ. Dù mới gặp lần đầu còn nhiều lạ lẫm, chúng tôi cảm thấy như rất gần gũi và gia đình chủ quán là người công giáo nên đã cho chúng tôi ăn miễn phí và mời chúng tôi có dịp viếng thăm gia đình anh chị.

Anh bạn chúng tôi là người có đại lí bán vé máy bay tại thủ đô nên quen biết khá nhiều. Anh có liên lạc trước với các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn hiện có 2 cộng đoàn ở Oslo, và chúng tôi đã đến dâng thánh lễ chiều thứ bảy tại công đoàn các Soeurs đúng dịp các Soeurs tĩnh tâm. Lần đầu tiên gặp nhau và được nghe lại giọng “Bình Định” mà một nữ tu đàn chị đã từng có thâm niên ở Nauy gọi là “giọng chửng wuất tế”. Chúng tôi có được những trận cười vui vẻ, đơn sơ và chân tình của những người đi tu mà vẫn còn tầm hồn trẻ thơ. Chúng tôi được ngồi bên nhau trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé để đọc kinh Thần vụ và dâng thánh lễ Tạ ơn Chúa bằng chính ngôn ngữ mẹ để của mình. Ôi, sao mà sung sướng và hạnh phúc quá.

Ngày Chúa Nhật V Phục sinh, anh bạn lại đưa chúng tôi đến Nhà Thờ Chính Toàn Sanct Olafs của thủ đô Oslo để dâng thánh lễ cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. Chúng tôi cứ nghĩ trong đầu là chắc cộng đoàn này chỉ vài chục người là cùng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến nơi thì thấy mọi người đã ngồi chật nhà thờ và đang râm ra đọc kinh. Cha chủ tế có nhờ chúng tôi ngồi tòa vì ngài có việc bận. Nhìn thấy những người đồng hương của mình sống bên xứ người mà còn giữ đạo khá sốt sắng mà trong lòng mừng rỡ vô cùng. Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở đây được tổ chức bài bản, các Soeurs phụ trách ca đoàn hát nhịp nhàng làm cho thánh lễ thêm phần sốt sắng hơn. Chúng tôi được mời chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ và chia sẻ về mục vụ truyền giáo sau thánh lễ và được ăn món phở chính cống rất ngon. Nhiều người chỉ nhận ra chúng tôi là người Việt khi chúng tôi nói chuyện với họ vì lúc đầu họ tưởng chúng tôi là người Nam Mỹ vì da đen đen.

Tạm biệt Oslo, Nauy thân yêu dù đây mới là lần đầu tiên ghé thăm nhưng đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp. Cảm ơn những gia đình mới quen nhưng đã đón tiếp cách nồng ấm. Một chuyến đi ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa. Mong rằng có một ngày nào đó sẽ trở lại để gặp gỡ những người thân quen. Mange takk.
 
Quên ơn Mẹ
Nguyễn thanh Trúc
14:29 11/05/2012
Nghĩ đến Mẹ tuổi già hơi sức yếu
Còn bao lâu, con thấy Mẹ trên đời?
Nghĩ đến Mẹ một cuộc đời vá víu
Bằng đau buồn bằng cô độc chơi vơi

Nghĩ đến Mẹ con thấy nhiều thiếu sót
Lỗi với đời, quên ơn Mẹ dưỡng nuôi
Đời Mẹ trải qua muôn ngàn đắng đót
Khi Ba con khổ đau chốn lao tù

Ba con đã không bao giờ trở lại
Xác thân chôn nơi đất Bắc kinh hoàng
Mẹ nước mắt thân người như tê dại
Hết thật rồi còn đâu nữa mà mong

Rồi Mẹ sống những tháng ngày đơn chiếc
Vì đàn con Mẹ vất vả đêm ngày
Từng miếng cơm dòng nước mắt trên tay
Đêm trăn trở con có nào hay biết!

Con khôn lớn nhưng chưa hề nghĩ tới
Công Mẹ nuôi công Mẹ dưỡng nên con
Khi năm tháng làm đời con chơi với
Con chợt quên tình Mẹ luôn sắt son.
 
Mẹ
Jos. Tú Nạc, NMS
14:31 11/05/2012
Mẹ của con, ôi cao vời khôn sánh
Dạy dỗ con nào ai biết bao điều
Nên con viết cho Mẹ biết bao nhiêu
Cầu xin Chúa ban ơn lành cho Mẹ.

Suốt tháng năm cùng ưu phiền vất vả
Luôn cạnh bên con trai Mẹ nuông chiều
Giờ nên người nhờ xưa lời Mẹ dạy
Thi thoảng bảo mẹ “thơm đít con nhiều”.

Dù thế nào con chỉ muốn nói lời
Cảm ơn Mẹ chỉ con lối của Người
Vì thiếu Mẹ con nào có ngày nay
Nhưng bởi Mẹ và Chúa Trời bên cạnh
Con sẽ thấy trong lòng con can đảm.

Sức mạnh để con chống đỡ thói đời
Mà kẻ thù ném, con coi như bỏ
Nên đối với con “Mẹ nhất thế gian”
Con nhớ Mẹ, quả bom này cho nổ.

Cảm ơn Mẹ, con yêu Mẹ lắm
Hãy yêu con, con cả Mẹ mà.
 
Dòng sữa Mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:46 11/05/2012
Mời nghe bản nhạc ở cuối bài

Mẹ của con, ôi cao vời khôn sánh
Dạy dỗ con nào ai biết bao điều
Nên con viết cho Mẹ biết bao nhiêu
Cầu xin Chúa ban ơn lành cho Mẹ.

Suốt tháng năm cùng ưu phiền vất vả
Luôn cạnh bên con trai Mẹ nuông chiều
Giờ nên người nhờ xưa lời Mẹ dạy
Thi thoảng bảo mẹ “thơm đít con nhiều”.

Dù thế nào con chỉ muốn nói lời
Cảm ơn Mẹ chỉ con lối của Người
Vì thiếu Mẹ con nào có ngày nay
Nhưng bởi Mẹ và Chúa Trời bên cạnh
Con sẽ thấy trong lòng con can đảm.

Sức mạnh để con chống đỡ thói đời
Mà kẻ thù ném, con coi như bỏ
Nên đối với con “Mẹ nhất thế gian”
Con nhớ Mẹ, quả bom này cho nổ.

Cảm ơn Mẹ, con yêu Mẹ lắm
Hãy yêu con, con cả Mẹ mà.DÒNG SỮA MẸ

Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day, ngày được dành riêng để nhớ ơn mẹ hầu như trên khắp cõi đất này. Nhớ ơn mẹ đã cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ ơn mẹ đã yêu thương, đã hy sinh cho con lớn khôn thành người nhân nghĩa.

Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm mẹ. Xin tạ ơn người mẹ của chúng con.
Mẹ, chỉ một từ ngữ thôi mà mênh mông tình yêu, bao la tâm tình hiếu kính. Mẹ được ca ngợi như mùa xuân của con, mẹ được tán tụng như bầu trời mênh mang, mẹ được ví như xôi nếp mật, như đường mía lau, như nước trong nguồn chảy ra.

Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Thơ viết về mẹ bao giờ cũng dào dạt cảm xúc. Nhạc viết về mẹ bao giờ cũng trầm tư tình cảm. Tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng lung linh ấm áp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ. Trong lãnh vực tôn giáo, chính trị, kinh tế, con người thường tìm đủ lý lẽ để phân biệt, tách rời, phe nhóm; nhưng khi trái tim lên tiếng, nhất là trái tim của người mẹ thì thường đem mọi người lại gần nhau hơn.

Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con.
Tình mẹ thương con, thiêng liêng cao quý. Ngay chính Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Mẹ Maria đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu vất vả nhọc nhằn như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại.
Một người phụ nữ nghe Chúa Giêsu giảng dạy, bà đã tán dương người mẹ: “phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”.Chúa Giêsu đã bú dòng sữa Mẹ để lớn lên từng ngày.

Con cái bú sữa mẹ và bú cả tình thương của mẹ nữa, để rồi từng ngày con được lớn khôn thành người hiểu thảo lễ nghĩa.

Lm Nhạc sĩ Thanh Yên viết ca khúc “Dòng sữa mẹ” với giai điệu và ca từ ngọt ngào trữ tình thấm đẫm lòng hiếu thảo. Bài ca nhẹ nhàng, lắng đọng, rung động lòng người, thể hiện lòng biết ơn của người con đã từng bú mớm từ dòng sữa suối nguồn tình thương của mẹ.

Dòng sữa mẹ cho con trọn tình yêu.
Dòng sữa mẹ sức sống của tình yêu.
Dòng sữa mẹ cho con bao điều kỳ diệu.
Dòng sữa mẹ cho con biết sống để yêu.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khốc liệt như sa mạc nắng cháy. Dòng sữa mẹ như những bóng cây xanh làm dịu mát cuộc đời.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khô cằn sỏi đá. Dòng sữa mẹ như dòng suối mát tưới gội cho tâm hồn mềm mại xanh tươi.

Thế giới hôm nay đang gắng sức xây dựng nền văn minh khoa học kỹ thuật. Dòng sữa mẹ góp phần xây dựng nền văn minh tình thương.
Hôm nay, ngày của mẹ, tất cả chúng ta nói lên lời cám ơn mẹ.

Mẹ đã cưu mang con chín tháng mười, mẹ đã sinh ra con. Cám ơn mẹ đã cho con dòng sữa ngọt ngào. Cám ơn mẹ đã dạy dỗ, dìu dắt con trên đường đời. Ơn dưỡng dục chín chữ cù lao: ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực.

Mẹ ơi, dòng sữa mẹ, tình yêu mẹ luôn chan hòa trong tâm hồn con như dòng suối hiền, mẹ trở thành tất cả cho cuộc đời con. Mẹ là đại dương, là bầu trời, là áng mây, là nhịp thở, là đoá hoa xinh tươi, con mãi hoà tan vào hạnh phúc bên Mẹ.

Mẹ ơi, dòng sữa mẹ tựa như dòng suối, chỉ biết chảy xuống không ngừng qua năm tháng, cho dù đôi khi không nhận được giọt nước nào ngược dòng trở lại biết ơn. Dòng sữa mẹ cao quý ngọt ngào nhất của tình thương bao dung và tha thứ.

Xin cám ơn mẹ và xin cầu nguyện thật nhiều cho con mỗi ngày.

Ước gì những ai đang còn mẹ hãy làm điều gì đó thật đẹp thật hiếu thảo cho mẹ khi mẹ còn sống. Đừng để khi mẹ qua đi lại phải mang trong mình nỗi niềm day dứt khôn nguôi.
Mẹ ơi! Chúng con chỉ mong mẹ luôn vui và hạnh phúc bên đàn con cháu. Chúng con luôn tâm niệm rằng: cho dù cả thế gian cũng không bằng một mẹ. Cuộc đời của con chính là cuộc đời của mẹ. Hạnh phúc của con cũng chính là hạnh phúc của mẹ.

Trong ngày Hiền Mẫu, có những sum họp gia đình, con cái hàn huyên vui chơi, ăn uống đấm ấm bên cạnh người mẹ hiền yêu dấu. Có những cuộc điện thoại của những người con xa nhà gọi về cho mẹ với những lời yêu thương thăm hỏi. Có những cuộc thăm viếng, những bông hoa, những gói quà gửi đến mẹ với lòng tri ân hiếu kính…Và cũng còn có biết bao bà mẹ bất hạnh bị lãng quên giữa cuộc đời…Trong nỗi cô đơn và bất hạnh những người mẹ ấy thèm một lời thăm hỏi, khát một câu nói yêu thương.

Hy vọng mỗi ngày đối với chúng ta đều là Ngày Kính Mẹ.

Nghe bản nhạc Dòng sữa Mẹ, sáng tác của LM Thanh Yên, tiếng hát ca sĩ Mai Ly

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Mẹ Già
Dominic Đức Nguyễn
21:35 11/05/2012
NỤ CƯỜI MẸ GIÀ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ
Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan...
(Trích thơ của Huỳnh Văn Nghệ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News