Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống C - 15.5.2016
Lm Francis Lý văn Ca
06:35 11/05/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp với Giáo Hội Hoàn Vũ, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: "Ngày Lễ Sinh Nhật của Giáo Hội".
Chúng ta đã nghe nói nhiều về tinh thần hiệp nhất. Thật vậy, sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chú trọng đặc biệt đến vấn đề Hiệp Nhất. Vì thân thể chỉ lành mạnh tráng kiện, khi có sự liên đới điều hòa giữ các chi thể. Giáo Hội chỉ vững mạnh khi các phần tử của Giáo Hội liên kết mật thiết với nhau: Như những người con cùng một Cha chung trên trời, như những người anh em cùng một gia đình mà Thiên Chúa là Cha.
Sự hiệp nhất đó phải được bắt đầu ngay chính cộng đoàn địa phương: Tất cả những phân rẽ, chia cách, cần phải được san bằng để có thể tới gần nhau và với nhau. Nhưng khác biệt cần được tôn trọng để có thể hợp tác với nhau. Như trong một thân thể, mỗi chi thể đều có những đặc tính riêng và nhiệm vụ riêng; sự khác biệt nơi mỗi phần tử là một phong phú hóa cho Cộng Đoàn Dân Chúa.
Sự tôn trọng và chấp nhận những khác biệt nơi người khác là bước đầu tiên đưa đến sự hiệp nhất, và như thế Cộng Đoàn Công Giáo chúng ta sẽ trở nên một vườn hoa muôn sắc ca ngợi tình yêu thương của Thiên Chúa và tô đẹp tình người. Chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu Sống Lại: thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, để chúng ta có tinh thần mới của Thánh Linh Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa Thánh Thần đã làm một việc cả thể: Thay đổi các tông đồ từ nhát đảm trở thành những nhà hùng biện đại tài, rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, đã chết và sống lại. Tất cả mọi việc Thiên Chúa có thể can thiệp, điều khiển, sửa đổi theo chương trình quan phòng của Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Rôma - cũng là lời khuyên chúng ta - hãy để Chúa Thánh Thần điều khiển, hướng dẫn mọi hành vi và ước muốn của chúng ta.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan thuật lại những lời tâm huyết của Đức Kitô trước khi giã từ các môn đệ để vào sự thương khó. Đây là điều đẹp lòng Chúa, qua tình yêu mến, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần đến để nâng đỡ và hướng dẫn mọi việc chúng ta làm đều sáng danh Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất: 1. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, được đầy ơn của Thánh Linh để Ngài hướng dẫn con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Tổng Giám Mục… hàng Giáo Phẩm… Việt Nam để Các Ngài đầy khôn ngoan chu toàn trách vụ những Đấng Chủ Chăn trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức: chúng ta sẽ canh tân cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn-giáo xứ mỗi ngày thêm vui tươi và đầy tràn tình huynh đệ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Thánh Linh thúc giục, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết hăng say trong các công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta cầu nguyên cho thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm tin vững mạnh để làm chứng nhân cho Chúa giữa xã hội và môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hiệp với Giáo Hội Hoàn Vũ, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: "Ngày Lễ Sinh Nhật của Giáo Hội".
Chúng ta đã nghe nói nhiều về tinh thần hiệp nhất. Thật vậy, sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chú trọng đặc biệt đến vấn đề Hiệp Nhất. Vì thân thể chỉ lành mạnh tráng kiện, khi có sự liên đới điều hòa giữ các chi thể. Giáo Hội chỉ vững mạnh khi các phần tử của Giáo Hội liên kết mật thiết với nhau: Như những người con cùng một Cha chung trên trời, như những người anh em cùng một gia đình mà Thiên Chúa là Cha.
Sự hiệp nhất đó phải được bắt đầu ngay chính cộng đoàn địa phương: Tất cả những phân rẽ, chia cách, cần phải được san bằng để có thể tới gần nhau và với nhau. Nhưng khác biệt cần được tôn trọng để có thể hợp tác với nhau. Như trong một thân thể, mỗi chi thể đều có những đặc tính riêng và nhiệm vụ riêng; sự khác biệt nơi mỗi phần tử là một phong phú hóa cho Cộng Đoàn Dân Chúa.
Sự tôn trọng và chấp nhận những khác biệt nơi người khác là bước đầu tiên đưa đến sự hiệp nhất, và như thế Cộng Đoàn Công Giáo chúng ta sẽ trở nên một vườn hoa muôn sắc ca ngợi tình yêu thương của Thiên Chúa và tô đẹp tình người. Chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu Sống Lại: thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, để chúng ta có tinh thần mới của Thánh Linh Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa Thánh Thần đã làm một việc cả thể: Thay đổi các tông đồ từ nhát đảm trở thành những nhà hùng biện đại tài, rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, đã chết và sống lại. Tất cả mọi việc Thiên Chúa có thể can thiệp, điều khiển, sửa đổi theo chương trình quan phòng của Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Rôma - cũng là lời khuyên chúng ta - hãy để Chúa Thánh Thần điều khiển, hướng dẫn mọi hành vi và ước muốn của chúng ta.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan thuật lại những lời tâm huyết của Đức Kitô trước khi giã từ các môn đệ để vào sự thương khó. Đây là điều đẹp lòng Chúa, qua tình yêu mến, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần đến để nâng đỡ và hướng dẫn mọi việc chúng ta làm đều sáng danh Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất: 1. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, được đầy ơn của Thánh Linh để Ngài hướng dẫn con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Tổng Giám Mục… hàng Giáo Phẩm… Việt Nam để Các Ngài đầy khôn ngoan chu toàn trách vụ những Đấng Chủ Chăn trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức: chúng ta sẽ canh tân cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn-giáo xứ mỗi ngày thêm vui tươi và đầy tràn tình huynh đệ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Thánh Linh thúc giục, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết hăng say trong các công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta cầu nguyên cho thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm tin vững mạnh để làm chứng nhân cho Chúa giữa xã hội và môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Suy niệm Chúa Nhật lễ Hiện Xuống C
Lm. Anthony Trung Thành
09:08 11/05/2016
Suy Niệm Chúa Nhật LỄ HIỆN XUỐNG C
Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần. Trong thực tế, chúng ta thường hay nói về Chúa Con, ít nói tới Chúa Cha, và rất hiếm khi nói về Chúa Thánh Thần. Hôm nay, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp thuận tiện để chúng ta nói về Chúa Thánh Thần: Ngài là ai? Hoạt động của Ngài như thế nào? Bổn phận của mỗi người Kitô hữu chúng ta đối với Ngài?
1. Chúa Thánh Thần là ai?
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và một quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con. Ngài còn được gọi là “Đấng ban Sự Sống” (Ga 6, 63), “Đấng Bảo Trợ” (Ga 15,26 ) và “Thần Chân Lý” (Ga 16,13).
Kinh Thánh thường dùng những hình ảnh sau đây để chỉ về Chúa Thánh Thần: Nước, Lửa, Xức dầu, Áng mây và Ánh sáng, Dấu ấn, Bàn tay, Ngón tay và Chim bồ câu.
Mỗi hình ảnh đều mang một ý nghĩa biểu tượng: Nước: Tượng trưng cho sự tái sinh; Lửa: Tượng trưng cho năng lực biến đổi của các hành vi Chúa Thánh Thần; Xức dầu: Đồng nghĩa với danh xưng Chúa Thánh Thần; Áng mây và Ánh sáng: Vừa mạc khải Thiên Chúa vừa che khuất vinh quang siêu việt của Người; Dấu ấn: Đóng ấn ơn Chúa Thánh Thần vào người lãnh nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh; Bàn tay: Tượng trưng cho sự chữa lành; Ngón tay: Tượng trưng cho quyền năng tác động; Chim bồ câu: Tượng trưng cho bình an, hoà bình.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần
Thời Cựu Ước, Chúa Thánh Thần hiện diện trong mọi hoạt động quan trọng như: Khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, khi Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ, trong các cuộc thần hiện và trong niềm mong đợi Đấng Cứu Thế.
Sang Tân Ước, Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kitô từ khi nhập thể cho đến phục sinh : Đức Trinh Nữ Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần (x. Lc 1, 35); Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa tại sông Giođan(x. Lc 3,22); Chúa Thánh Thần dẫn Chúa Giêsu vào sa mạc để chịu ma quỷ cám dỗ (Lc 4,1; Mt 4,1; Mc 1,12); Quyền năng của Chúa Thánh Thần đã toả ra trong các hành vi của Chúa Giêsu để chữa lành các bệnh tật và ban ơn cứu độ (x. Lc 6,19; 8,46); Chúa Thánh Thần cũng làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết (x. Rm 1,4).
Chúa Thánh Thần hoạt động cách mạnh mẽ nơi các môn đệ trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Ga 20, 22-23). Ngày lễ Ngũ Tuần cũng là ngày khai sinh của Giáo Hội. Chính trong ngày này, các môn đệ được biến đổi, nói được các thứ tiếng lạ, can đảm loan báo Tin mừng và sẵn sàng làm chứng cho Chúa Kitô. Trong việc xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng, các Tông Đồ đều khẳng đinh rằng: "Thánh Thần và chúng tôi làm chứng" (Cv 5, 32).
Chúa Thánh Thần không những khai sinh nên Giáo Hội mà còn xây dựng và làm cho Giáo Hội được hình thành. Ngài cư ngụ trong Giáo Hội và trang bị cho Giáo Hội bằng Lời Chúa. Nhờ đó, Giáo Hội tin Lời Chúa, thực hành Lời Chúa và dùng Lời Chúa để giáo huấn. Thánh Thần còn trang bị cho Giáo Hội bằng các Đặc Sủng, Ngài ban ơn cho các chi thể tuỳ theo ý muốn của Ngài. Thánh Syrilô nói: “Thánh Thần dùng miệng người này để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí lòng người kia, ban cho kẻ này quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh Kinh, thêm sức cho kẻ này sống tiết độ, dạy cho kẻ kia biết thương người, cho người này biết ăn chay và tập sống đời khổ hạnh, cho người kia biết khinh chê những thú vui thể xác, cho kẻ khác nữa ơn chuẩn bị tử đạo. Khác nơi những kẻ khác, còn Người không bao giờ khác với chính mình như có lời chép: Thánh Thần tỏ mình ra cho mỗi người một cách, là vì ích chung”.
Nơi các Kitô hữu, Chúa Thánh Thần là Thần khí Tái Sinh, Thánh Hoá và làm cho họ được Vinh Hiển.
Chúa Thánh Thần là Thần khí Tái Sinh: Vì Ađam, con người trở thành nô lệ tội lỗi, trở nên kẻ thù của Thiên Chúa, bất tuân Thiên Chúa dẫn đến sự hư mất đời đời. Tự con người không thể thay đổi được tình trạng đó. Thánh Thần Thiên Chúa đã can thiệp để thay đổi con người. Trước hết, bằng việc tái sinh qua Bí tích Rửa tội (x. Ga 3, 5-6). Sau đó, bằng việc tái sinh qua bí tích Giao Hoà. Nghĩa là, Chúa Thánh Thần soi sáng để người kitô hữu nhận ra mình là kẻ có tội, cần được thanh tẩy để hưởng ơn cứu độ. Chúa Thánh Thần còn giúp các kitô hữu biết hoán cải để lãnh nhận Bí tích Giao Hoà.
Chúa Thánh Thần là Thần Khí Thánh Hoá: Chúa Thánh Thần giúp chúng ta chiến thắng con người cũ, giết chết việc làm của xác thịt (Rm 8,13) để chúng ta xứng đáng là đền thờ của Ngài. Thánh Phaolô kê khai các việc của xác thịt như: “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy” (x. Gl 5, 19-21). Chúng ta không thể chiến thắng được, nếu không nhờ Thần Khí. Khi chúng ta nhờ Thần Khí mà chiến thắng các việc của xác thịt trên, thì chúng ta sẽ thu lượm được những hoa quả dồi dào của Thần Khí, đó là: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (x. Gl 5,11-23). Chúa Thánh Thần còn cho chúng ta biết sự thật, dạy chúng ta biết cầu nguyện, thúc đẩy chúng ta sống mến Chúa yêu người và làm chứng cho Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô được phục sinh vinh hiển, thì Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta được sống lại vinh quang. Con người và thân xác của chúng ta không còn nô lệ sự hư nát, nhưng sẽ sáng láng vinh hiển, thông phần sự sống bất diệt của Thiên Chúa Ba Ngôi (1Cr 15,42-45).
3. Bổn phận của chúng ta đối với Chúa Thánh Thần
Người Kitô hữu chúng ta cần xa tránh các tội phạm đến Chúa Thánh Thần, có bốn tội phạm đến Chúa Thánh Thần:
Thứ nhất, lộng ngôn chống lại Thánh Thần (Mt 12, 31-32). Đó là tội “Cứng tin”, không chấp nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Thứ hai, dập tắt Thần Khí (1Tx 5,19-22) thường được giải thích theo nghĩa “không biết tôn trọng các đặc sủng” mà Thánh Thần ban cho để xây dựng Hội Thánh.
Thứ ba, đối đầu với Thần Khí. Đó là chiều theo xác thịt, để các khuynh hướng xấu đưa tới hành vi xấu, nghĩa là phạm tội thực sự. Mỗi lần để cho xác thịt làm động lực chi phối hay làm chủ cuộc sống là một lần đối đầu với Thánh Thần.
Thứ tư, làm phiền lòng Thánh Thần. Khi mọi hành vi và các cư xử không phù hợp với cương vị của người Kitô hữu đều làm mất lòng Thiên Chúa làm phiền lòng Thánh Thần (Ep 4,30).
Tóm lại, Thánh Thần là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho những kẻ tin vào Đức Kitô. Mỗi người Kitô hữu chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, đặc biệt là khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Vì vậy, chúng ta không những cần phải xa tránh các tội phạm đến Chúa Thánh Thần, mà còn cần phải tin kính, thờ phượng, năng cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta biết sống theo lương tâm ngay thẳng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người (x. 1Cr 6,19).
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, xin tiếp tục đồng hành với chúng con trong bổn phận xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin Mừng. Xin giúp chúng con biết xa tránh tội lỗi tôn trọng thân xác là đền thờ của Người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tài liệu tham khảo:
1. Khái Quát về Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh, ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc
2. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 683-747
Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần. Trong thực tế, chúng ta thường hay nói về Chúa Con, ít nói tới Chúa Cha, và rất hiếm khi nói về Chúa Thánh Thần. Hôm nay, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là dịp thuận tiện để chúng ta nói về Chúa Thánh Thần: Ngài là ai? Hoạt động của Ngài như thế nào? Bổn phận của mỗi người Kitô hữu chúng ta đối với Ngài?
1. Chúa Thánh Thần là ai?
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và một quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con. Ngài còn được gọi là “Đấng ban Sự Sống” (Ga 6, 63), “Đấng Bảo Trợ” (Ga 15,26 ) và “Thần Chân Lý” (Ga 16,13).
Kinh Thánh thường dùng những hình ảnh sau đây để chỉ về Chúa Thánh Thần: Nước, Lửa, Xức dầu, Áng mây và Ánh sáng, Dấu ấn, Bàn tay, Ngón tay và Chim bồ câu.
Mỗi hình ảnh đều mang một ý nghĩa biểu tượng: Nước: Tượng trưng cho sự tái sinh; Lửa: Tượng trưng cho năng lực biến đổi của các hành vi Chúa Thánh Thần; Xức dầu: Đồng nghĩa với danh xưng Chúa Thánh Thần; Áng mây và Ánh sáng: Vừa mạc khải Thiên Chúa vừa che khuất vinh quang siêu việt của Người; Dấu ấn: Đóng ấn ơn Chúa Thánh Thần vào người lãnh nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh; Bàn tay: Tượng trưng cho sự chữa lành; Ngón tay: Tượng trưng cho quyền năng tác động; Chim bồ câu: Tượng trưng cho bình an, hoà bình.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần
Thời Cựu Ước, Chúa Thánh Thần hiện diện trong mọi hoạt động quan trọng như: Khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, khi Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ, trong các cuộc thần hiện và trong niềm mong đợi Đấng Cứu Thế.
Sang Tân Ước, Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kitô từ khi nhập thể cho đến phục sinh : Đức Trinh Nữ Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần (x. Lc 1, 35); Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa tại sông Giođan(x. Lc 3,22); Chúa Thánh Thần dẫn Chúa Giêsu vào sa mạc để chịu ma quỷ cám dỗ (Lc 4,1; Mt 4,1; Mc 1,12); Quyền năng của Chúa Thánh Thần đã toả ra trong các hành vi của Chúa Giêsu để chữa lành các bệnh tật và ban ơn cứu độ (x. Lc 6,19; 8,46); Chúa Thánh Thần cũng làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết (x. Rm 1,4).
Chúa Thánh Thần hoạt động cách mạnh mẽ nơi các môn đệ trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Ga 20, 22-23). Ngày lễ Ngũ Tuần cũng là ngày khai sinh của Giáo Hội. Chính trong ngày này, các môn đệ được biến đổi, nói được các thứ tiếng lạ, can đảm loan báo Tin mừng và sẵn sàng làm chứng cho Chúa Kitô. Trong việc xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng, các Tông Đồ đều khẳng đinh rằng: "Thánh Thần và chúng tôi làm chứng" (Cv 5, 32).
Chúa Thánh Thần không những khai sinh nên Giáo Hội mà còn xây dựng và làm cho Giáo Hội được hình thành. Ngài cư ngụ trong Giáo Hội và trang bị cho Giáo Hội bằng Lời Chúa. Nhờ đó, Giáo Hội tin Lời Chúa, thực hành Lời Chúa và dùng Lời Chúa để giáo huấn. Thánh Thần còn trang bị cho Giáo Hội bằng các Đặc Sủng, Ngài ban ơn cho các chi thể tuỳ theo ý muốn của Ngài. Thánh Syrilô nói: “Thánh Thần dùng miệng người này để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí lòng người kia, ban cho kẻ này quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh Kinh, thêm sức cho kẻ này sống tiết độ, dạy cho kẻ kia biết thương người, cho người này biết ăn chay và tập sống đời khổ hạnh, cho người kia biết khinh chê những thú vui thể xác, cho kẻ khác nữa ơn chuẩn bị tử đạo. Khác nơi những kẻ khác, còn Người không bao giờ khác với chính mình như có lời chép: Thánh Thần tỏ mình ra cho mỗi người một cách, là vì ích chung”.
Nơi các Kitô hữu, Chúa Thánh Thần là Thần khí Tái Sinh, Thánh Hoá và làm cho họ được Vinh Hiển.
Chúa Thánh Thần là Thần khí Tái Sinh: Vì Ađam, con người trở thành nô lệ tội lỗi, trở nên kẻ thù của Thiên Chúa, bất tuân Thiên Chúa dẫn đến sự hư mất đời đời. Tự con người không thể thay đổi được tình trạng đó. Thánh Thần Thiên Chúa đã can thiệp để thay đổi con người. Trước hết, bằng việc tái sinh qua Bí tích Rửa tội (x. Ga 3, 5-6). Sau đó, bằng việc tái sinh qua bí tích Giao Hoà. Nghĩa là, Chúa Thánh Thần soi sáng để người kitô hữu nhận ra mình là kẻ có tội, cần được thanh tẩy để hưởng ơn cứu độ. Chúa Thánh Thần còn giúp các kitô hữu biết hoán cải để lãnh nhận Bí tích Giao Hoà.
Chúa Thánh Thần là Thần Khí Thánh Hoá: Chúa Thánh Thần giúp chúng ta chiến thắng con người cũ, giết chết việc làm của xác thịt (Rm 8,13) để chúng ta xứng đáng là đền thờ của Ngài. Thánh Phaolô kê khai các việc của xác thịt như: “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy” (x. Gl 5, 19-21). Chúng ta không thể chiến thắng được, nếu không nhờ Thần Khí. Khi chúng ta nhờ Thần Khí mà chiến thắng các việc của xác thịt trên, thì chúng ta sẽ thu lượm được những hoa quả dồi dào của Thần Khí, đó là: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (x. Gl 5,11-23). Chúa Thánh Thần còn cho chúng ta biết sự thật, dạy chúng ta biết cầu nguyện, thúc đẩy chúng ta sống mến Chúa yêu người và làm chứng cho Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô được phục sinh vinh hiển, thì Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta được sống lại vinh quang. Con người và thân xác của chúng ta không còn nô lệ sự hư nát, nhưng sẽ sáng láng vinh hiển, thông phần sự sống bất diệt của Thiên Chúa Ba Ngôi (1Cr 15,42-45).
3. Bổn phận của chúng ta đối với Chúa Thánh Thần
Người Kitô hữu chúng ta cần xa tránh các tội phạm đến Chúa Thánh Thần, có bốn tội phạm đến Chúa Thánh Thần:
Thứ nhất, lộng ngôn chống lại Thánh Thần (Mt 12, 31-32). Đó là tội “Cứng tin”, không chấp nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Thứ hai, dập tắt Thần Khí (1Tx 5,19-22) thường được giải thích theo nghĩa “không biết tôn trọng các đặc sủng” mà Thánh Thần ban cho để xây dựng Hội Thánh.
Thứ ba, đối đầu với Thần Khí. Đó là chiều theo xác thịt, để các khuynh hướng xấu đưa tới hành vi xấu, nghĩa là phạm tội thực sự. Mỗi lần để cho xác thịt làm động lực chi phối hay làm chủ cuộc sống là một lần đối đầu với Thánh Thần.
Thứ tư, làm phiền lòng Thánh Thần. Khi mọi hành vi và các cư xử không phù hợp với cương vị của người Kitô hữu đều làm mất lòng Thiên Chúa làm phiền lòng Thánh Thần (Ep 4,30).
Tóm lại, Thánh Thần là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho những kẻ tin vào Đức Kitô. Mỗi người Kitô hữu chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, đặc biệt là khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Vì vậy, chúng ta không những cần phải xa tránh các tội phạm đến Chúa Thánh Thần, mà còn cần phải tin kính, thờ phượng, năng cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta biết sống theo lương tâm ngay thẳng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người (x. 1Cr 6,19).
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, xin tiếp tục đồng hành với chúng con trong bổn phận xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin Mừng. Xin giúp chúng con biết xa tránh tội lỗi tôn trọng thân xác là đền thờ của Người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tài liệu tham khảo:
1. Khái Quát về Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh, ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc
2. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 683-747
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 11/05/2016
47. KHÔNG MẤT CHÌA KHÓA.
Ngày xưa có một anh chàng ngốc đi về kinh thành để dự thi, lúc đi đường thì cái túi da đựng nhiều đồ vật của anh ta bị ăn trộm.
Anh ta nói:
- “Dù ăn trộm đã lấy cái túi da của tôi, nhưng suốt đời nó sẽ không sử dụng được những đồ vật bên trong của tôi, bởi vì chìa khóa vẫn còn nằm ở trong túi áo của tôi đây !”
(Triều Dã Thiêm Tải)
Suy tư 47:
Chúng ta thường có quan niệm, trong các bí tích, nói đúng hơn là bảy bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra thì bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu: tình yêu của người hiến dâng mạng sống của mình vì bạn hữu, tình yêu của Đấng đã trở nên của ăn của uống nuôi sống linh hồn chúng ta, đó là xét theo mặt thần học của bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên lấy theo “lẽ công bằng” mà nói, thì tất cả bảy bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập đều nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, trong mỗi một bí tích đều hiển hiện rất rõ ràng tình yêu của Đấng tạo hoá đối với loài thụ tạo, tình yêu của bố mẹ đối với con cái.
Cũng như anh chàng ngốc cười tên ăn trộm không thể sử dụng đồ vật trong túi da của mình, vì nó không có chìa khoá ! Cũng vậy ma quỷ sẽ cười ngược lại chúng ta là có đầy đủ tất cả phương tiện (bí tích) mà không biết sử dụng sao cho phải để khỏi mất linh hồn !
Bởi vì có những tín hữu coi bảy bí tích như món đồ cổ đợi đến ngày lễ giáng sinh và phục sinh thì đem ra đánh bóng rồi ngó ngó nhìn nhìn sau đó lại quăng vào góc xó tâm hồn và quên mất tiêu; cũng có những tín hữu coi các bí tích như những đồ trang sức thời thượng, thường xuyên tham dự các bí tích nhưng trong tâm hồn và cuộc sống không thấy thay đổi chút nào, họ thoải mái đi rước lễ khi đang mắc tội trọng, họ đi xưng tội như đem thùng rác đi đổ mà không chịu kì cọ rửa ráy cho sạch cái thùng, nghĩa là họ không chịu sửa đổi lỗi lầm.v.v...
Đừng ỷ lại vào các bí tích như tấm bùa hộ mạng, nhưng hãy trông cậy vào lòng nhân từ và tình yêu của Chúa nơi các bí tích, như thế chúng ta mới có thể giữ được linh hồn của mình mà không sợ ma quỷ đến lấy trộm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngày xưa có một anh chàng ngốc đi về kinh thành để dự thi, lúc đi đường thì cái túi da đựng nhiều đồ vật của anh ta bị ăn trộm.
Anh ta nói:
- “Dù ăn trộm đã lấy cái túi da của tôi, nhưng suốt đời nó sẽ không sử dụng được những đồ vật bên trong của tôi, bởi vì chìa khóa vẫn còn nằm ở trong túi áo của tôi đây !”
(Triều Dã Thiêm Tải)
Suy tư 47:
Chúng ta thường có quan niệm, trong các bí tích, nói đúng hơn là bảy bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra thì bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu: tình yêu của người hiến dâng mạng sống của mình vì bạn hữu, tình yêu của Đấng đã trở nên của ăn của uống nuôi sống linh hồn chúng ta, đó là xét theo mặt thần học của bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên lấy theo “lẽ công bằng” mà nói, thì tất cả bảy bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập đều nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, trong mỗi một bí tích đều hiển hiện rất rõ ràng tình yêu của Đấng tạo hoá đối với loài thụ tạo, tình yêu của bố mẹ đối với con cái.
Cũng như anh chàng ngốc cười tên ăn trộm không thể sử dụng đồ vật trong túi da của mình, vì nó không có chìa khoá ! Cũng vậy ma quỷ sẽ cười ngược lại chúng ta là có đầy đủ tất cả phương tiện (bí tích) mà không biết sử dụng sao cho phải để khỏi mất linh hồn !
Bởi vì có những tín hữu coi bảy bí tích như món đồ cổ đợi đến ngày lễ giáng sinh và phục sinh thì đem ra đánh bóng rồi ngó ngó nhìn nhìn sau đó lại quăng vào góc xó tâm hồn và quên mất tiêu; cũng có những tín hữu coi các bí tích như những đồ trang sức thời thượng, thường xuyên tham dự các bí tích nhưng trong tâm hồn và cuộc sống không thấy thay đổi chút nào, họ thoải mái đi rước lễ khi đang mắc tội trọng, họ đi xưng tội như đem thùng rác đi đổ mà không chịu kì cọ rửa ráy cho sạch cái thùng, nghĩa là họ không chịu sửa đổi lỗi lầm.v.v...
Đừng ỷ lại vào các bí tích như tấm bùa hộ mạng, nhưng hãy trông cậy vào lòng nhân từ và tình yêu của Chúa nơi các bí tích, như thế chúng ta mới có thể giữ được linh hồn của mình mà không sợ ma quỷ đến lấy trộm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 11/05/2016
39. Phàm nhiễm bất kỳ hành vi không trong sạch nào, thì trước tòa Thiên Chúa không thể nói là làm việc thiện cách thành kính.
(Thánh Georgius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC tiếp kiến hành hương: Thiên Chúa là Cha vẫn yêu thương và chờ đợi con người trở về
Linh Tiến Khải
17:44 11/05/2016
Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của một người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trước đó ngài đã chào các bệnh nhân tụ họp trong đại thính đường Phaolô VI, vì trời hơi mưa một chút. Ngài nói trong đại thính đường anh chị em sẽ dễ chịu hơn và có thể theo dõi buổi tiếp kiến trên màn hình khổng lồ. Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều. Xin cám ơn. Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi nhé! Giờ đây chúng ta cầu xin Đức Mẹ và tôi ban phép lành cho anh chị em. ĐTC đã đọc Kinh Kính Mừng chung với tín hữu và ban phép lành cho họ. Tiếp đến ngài lên xe díp mui trần ra quảng trường chào tín hữu. Lúc này trời đã tạnh và quang đãng.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng, bắt đầu từ cuối dụ ngôn với niềm vui của con tim người cha và lời mời: “Chúng ta hãy mở tiệc mừng vì con ta đây đã chết nay lại sống, đã mất nay lại tìm được” (Lc 15,23-24). Với các lời này người cha đã ngắt lời đứa con thứ khi anh ta đang xưng thú lỗi lầm của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa…” (c. 19). Và ĐTC quảng diễn như sau:
Nhưng kiểu nói này không thể chịu đựng được đối với trái tim của người cha, mau mắn trả lại cho đứa con các dấu chỉ phẩm giá của nó: áo đẹp, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không miêu tả một người cha bị xúc phạm và giận dỗi; một người cha nói chẳng hạn: “Mày sẽ phải trả giá”; không người cha ôm anh ta, chờ đợi anh ta với tình yêu thương. Trái lại điều duy nhất mà người cha lưu tâm là đứa con này đang đứng trước mặt ông khoẻ mạnh và an lành, và điều này khiến cho ông sung sướng và mở tiệc mừng. Việc đón tiếp đứa con trở về rất là cảm động: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, ông động lòng thương, chạy ra gặp con ngã vào cổ nó và hôn nó” (c. 20). Biết bao nhiêu dịu hiền; ông trông thấy con từ xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha liên tục lên sân thượng, để nhìn con đường và trông thấy đứa con trở về, đứa con đã làm đủ mọi chuyện, nhưng ông chờ đợi nó. Sự dịu hiền của người cha thật đẹp biết bao!
Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện và đưọc biểu lộ ra trước khi đứa con nói. Chắc chắn đứa con biết mình đã sai lầm và thừa nhận điều đó: “Con đã phạm tội… xin cha đối xử với con như một đứa con ăn đầy tớ của cha” (c. 19). Nhưng các lời này tan biến trong sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm và nụ hôn của cha khiến cho anh hiểu rằng mặc dù tất cả, anh đã luôn luôn được coi như là con. Giáo huấn này của Chúa Giêsu quan trọng: điều kiện là con Thiên Chúa của chúng ta là hoa trái của tình yêu nơi con tim của Thiên Chúa Cha; nó không tuỳ thuộc các công nghiệp của chúng ta hay các hành động của chúng ta, và vì thế không ai có thể lấy mất đi của chúng ta, kể cả ma qủy! Không ai có thể lấy mất đi phẩm giá này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lời này của Chúa Giêsu khích lệ chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ tới các người mẹ người cha, khi trông thấy các con mình xa rời và bước vào các con đường nguy hiểm. Tôi nghĩ tới các cha sở và giáo lý viên đôi khi tự hỏi không biết công việc của mình có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ tới những người trong tù và xem ra cuộc đời họ đã hết; tôi nghĩ tới biết bao người đã có các lựa chọn sai lầm và không thành công nhìn vào tương lai; tới tất cả những ai đói khát lòng thương xót và ơn tha thứ và tin rằng mình không xứng đáng được ơn ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của nột người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Trong dụ ngôn có một người con khác, người con cả: Cả anh ta cũng cần tái khám phá ra lòng thương xót của cha. Anh ta đã luôn luôn ở nhà, nhưng rất khác cha! Các lời của anh thiếu sự dịu hiền: “Cha xem con đã hầu hạ cha biết bao năm và không bao giờ trái lệnh cha, nhưng giờ đây cái thằng con cha đó trở về… (cc. 29-30). Chúng ta trông thấy sự khinh rẻ. Anh ta không bao giờ nói cha, và em. Anh ta chỉ nghĩ tới mình, anh ta khoe khoang là đã luôn luôn ở bên cạnh cha và phục vụ cha; nhưng anh ta đã không bao giờ sống sự gần gũi ấy với niềm vui. Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Chúa Giêsu khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần.
Người anh cả cũng cần lòng thương xót. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót. Người con này đại diện cho chúng ta tất cả, khi chúng ta tự hỏi xem có đáng công vất vả nhiều như thế để rồi không nhận được gì đổi lại hay không. ĐTC nêu bật giáo huấn của Chúa Giêsu như sau:
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta không bao giờ ở trong nhà Cha để có một phần thưởng, nhưng bởi vì ta có phẩm giá là con có tinh thần trách nhiệm. Đây không phải là chuyện đổi chác với Thiên Chúa, nhưng là đi theo Chúa Giêsu là Đấng đã tận hiến chính mình trên thập giá không đong đếm.
“Con ơi, con luôn luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con, nhưng phải mừng lễ và vui sướng” c. 31). Người Cha nói với con cả như thế. Cái luận lý của ông là cái luận lý của lòng thương xót! Người con thứ đã nghĩ rằng anh ta đáng phạt vì các tội của mình, người anh cả chờ đợi một phần thưởng cho các phục vụ của anh ta. Hai anh em không nói chuyện với nhau, họ sống các lịch sử khác nhau, nhưng cả hai đều theo lý luận xa lạ đối với Chúa Giêsu: nếu bạn làm tốt, thì được một phần thưởng, còn nếu bạn làm xấu, thì bị phạt. Đó không phải là cái luận lý của Chúa Giêsu. Nó không phải là cái luận lý của Ngài.
Cái luận lý này bị đảo lộn bởi các lời của người cha: “Cần phải mừng lễ và sui sướng bởi vì em con đã chết mà đã sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 31). Người cha đã phục hồi đứa con đã mất và giờ đây cũng có thể phục hồi anh nó! Nếu không có người em út người anh cả cũng thôi là một người anh. Niềm vui lớn nhất đối với người cha là trông thấy các con ông nhận nhau là anh em.
Các người con có thể quyết định hiệp nhất với niềm vui của cha hay từ chối nó. Họ phải tự vấn về các ước mong của cha và quan điểm họ có về cuộc sống. Dụ ngôn kết thúc bằng cách để lửng đoạn kết: chúng ta không biết người anh cả đã quyết định làm gì. Và đây là một kích thích đối với chúng ta. Tin Mừng này dậy chúng ta rằng chúng ta tất cả đều cần bước vào trong nhà Cha và tham dự vào niềm vui của Cha, tham dự vào lễ mừng của lòng thương xót và tình huynh đệ. Anh chị em, chúng ta hãy mở rộng con tim chúng ta để thương xót như Cha.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng pháp, đặc biệt các thị trưởng trong giáo phận Chartres, cũng như đoàn hành hương đảo Corse, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài mời gọi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bằng lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức.
Chào tín hữu đến từ các nước Anh, Ailen, Đan Mạch, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, quần đảo Seychelles và Hoa Kỳ ĐTC xin Chúa đổ tràn đầy trên họ và gia đình họ niềm vui của Chúa phục sinh.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài mời gọi tín hữu đi xưng tội trong Năm Thánh để được tình yêu của Chúa đánh động con tim.
Với các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài khích lệ họ biết tham dự vào lễ hội của lòng thương xót và tình huynh đệ để biết sống nhân từ như Thiên Chúa Cha. Ngài đặc biệt xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên nhân dân Brasil đang phải sống những lúc khó khăn, biết hướng tới sự hòa hợp và hoà bình nhờ lời cầu nguyện và việc đối thoại, dưới sự hướng dẫn của Đức Bà Aparecida.
Chào các tín hữu Slovac, ngài xin Chúa Thánh Thần ban các ơn giúp mọi người trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Kitô phục sinh.
ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục Italia hướng dẫn. Ngài cầu mong Năm Thánh cùng cố đức tin của họ để làm chứng cho Chúa Kitô. Ngài đặc biệt chào các linh mục Á châu và Phi châu sinh viên trường Thánh Phaolô, cũng như của học viện Antonianum.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho biết Chúa Nhật tới là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài cầu chúc các bạn trẻ biết nhận ra tiếng của Chúa Thánh Thần nói với con tim của họ. Ngài khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của trung tâm Cottolengo tỉnh Trentola biết tín thác nơi Chúa Thánh Thần để nhận được ánh sáng ủi an của Chúa. Sau cùng ĐTC cầu chúc các đôi tân hôn, đặc biệt các cặp thuộc phong trào Tổ Ấm, phản ánh tình yêu trong sáng của Chúa trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC chào một nhà sư trong buổi tiếp kiến chung ngày 11-5-2016 |
Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng, bắt đầu từ cuối dụ ngôn với niềm vui của con tim người cha và lời mời: “Chúng ta hãy mở tiệc mừng vì con ta đây đã chết nay lại sống, đã mất nay lại tìm được” (Lc 15,23-24). Với các lời này người cha đã ngắt lời đứa con thứ khi anh ta đang xưng thú lỗi lầm của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa…” (c. 19). Và ĐTC quảng diễn như sau:
Nhưng kiểu nói này không thể chịu đựng được đối với trái tim của người cha, mau mắn trả lại cho đứa con các dấu chỉ phẩm giá của nó: áo đẹp, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không miêu tả một người cha bị xúc phạm và giận dỗi; một người cha nói chẳng hạn: “Mày sẽ phải trả giá”; không người cha ôm anh ta, chờ đợi anh ta với tình yêu thương. Trái lại điều duy nhất mà người cha lưu tâm là đứa con này đang đứng trước mặt ông khoẻ mạnh và an lành, và điều này khiến cho ông sung sướng và mở tiệc mừng. Việc đón tiếp đứa con trở về rất là cảm động: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, ông động lòng thương, chạy ra gặp con ngã vào cổ nó và hôn nó” (c. 20). Biết bao nhiêu dịu hiền; ông trông thấy con từ xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha liên tục lên sân thượng, để nhìn con đường và trông thấy đứa con trở về, đứa con đã làm đủ mọi chuyện, nhưng ông chờ đợi nó. Sự dịu hiền của người cha thật đẹp biết bao!
Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện và đưọc biểu lộ ra trước khi đứa con nói. Chắc chắn đứa con biết mình đã sai lầm và thừa nhận điều đó: “Con đã phạm tội… xin cha đối xử với con như một đứa con ăn đầy tớ của cha” (c. 19). Nhưng các lời này tan biến trong sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm và nụ hôn của cha khiến cho anh hiểu rằng mặc dù tất cả, anh đã luôn luôn được coi như là con. Giáo huấn này của Chúa Giêsu quan trọng: điều kiện là con Thiên Chúa của chúng ta là hoa trái của tình yêu nơi con tim của Thiên Chúa Cha; nó không tuỳ thuộc các công nghiệp của chúng ta hay các hành động của chúng ta, và vì thế không ai có thể lấy mất đi của chúng ta, kể cả ma qủy! Không ai có thể lấy mất đi phẩm giá này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lời này của Chúa Giêsu khích lệ chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ tới các người mẹ người cha, khi trông thấy các con mình xa rời và bước vào các con đường nguy hiểm. Tôi nghĩ tới các cha sở và giáo lý viên đôi khi tự hỏi không biết công việc của mình có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ tới những người trong tù và xem ra cuộc đời họ đã hết; tôi nghĩ tới biết bao người đã có các lựa chọn sai lầm và không thành công nhìn vào tương lai; tới tất cả những ai đói khát lòng thương xót và ơn tha thứ và tin rằng mình không xứng đáng được ơn ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của nột người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.
Trong dụ ngôn có một người con khác, người con cả: Cả anh ta cũng cần tái khám phá ra lòng thương xót của cha. Anh ta đã luôn luôn ở nhà, nhưng rất khác cha! Các lời của anh thiếu sự dịu hiền: “Cha xem con đã hầu hạ cha biết bao năm và không bao giờ trái lệnh cha, nhưng giờ đây cái thằng con cha đó trở về… (cc. 29-30). Chúng ta trông thấy sự khinh rẻ. Anh ta không bao giờ nói cha, và em. Anh ta chỉ nghĩ tới mình, anh ta khoe khoang là đã luôn luôn ở bên cạnh cha và phục vụ cha; nhưng anh ta đã không bao giờ sống sự gần gũi ấy với niềm vui. Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Chúa Giêsu khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần.
Người anh cả cũng cần lòng thương xót. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót. Người con này đại diện cho chúng ta tất cả, khi chúng ta tự hỏi xem có đáng công vất vả nhiều như thế để rồi không nhận được gì đổi lại hay không. ĐTC nêu bật giáo huấn của Chúa Giêsu như sau:
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta không bao giờ ở trong nhà Cha để có một phần thưởng, nhưng bởi vì ta có phẩm giá là con có tinh thần trách nhiệm. Đây không phải là chuyện đổi chác với Thiên Chúa, nhưng là đi theo Chúa Giêsu là Đấng đã tận hiến chính mình trên thập giá không đong đếm.
“Con ơi, con luôn luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con, nhưng phải mừng lễ và vui sướng” c. 31). Người Cha nói với con cả như thế. Cái luận lý của ông là cái luận lý của lòng thương xót! Người con thứ đã nghĩ rằng anh ta đáng phạt vì các tội của mình, người anh cả chờ đợi một phần thưởng cho các phục vụ của anh ta. Hai anh em không nói chuyện với nhau, họ sống các lịch sử khác nhau, nhưng cả hai đều theo lý luận xa lạ đối với Chúa Giêsu: nếu bạn làm tốt, thì được một phần thưởng, còn nếu bạn làm xấu, thì bị phạt. Đó không phải là cái luận lý của Chúa Giêsu. Nó không phải là cái luận lý của Ngài.
Cái luận lý này bị đảo lộn bởi các lời của người cha: “Cần phải mừng lễ và sui sướng bởi vì em con đã chết mà đã sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 31). Người cha đã phục hồi đứa con đã mất và giờ đây cũng có thể phục hồi anh nó! Nếu không có người em út người anh cả cũng thôi là một người anh. Niềm vui lớn nhất đối với người cha là trông thấy các con ông nhận nhau là anh em.
Các người con có thể quyết định hiệp nhất với niềm vui của cha hay từ chối nó. Họ phải tự vấn về các ước mong của cha và quan điểm họ có về cuộc sống. Dụ ngôn kết thúc bằng cách để lửng đoạn kết: chúng ta không biết người anh cả đã quyết định làm gì. Và đây là một kích thích đối với chúng ta. Tin Mừng này dậy chúng ta rằng chúng ta tất cả đều cần bước vào trong nhà Cha và tham dự vào niềm vui của Cha, tham dự vào lễ mừng của lòng thương xót và tình huynh đệ. Anh chị em, chúng ta hãy mở rộng con tim chúng ta để thương xót như Cha.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng pháp, đặc biệt các thị trưởng trong giáo phận Chartres, cũng như đoàn hành hương đảo Corse, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài mời gọi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bằng lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức.
Chào tín hữu đến từ các nước Anh, Ailen, Đan Mạch, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, quần đảo Seychelles và Hoa Kỳ ĐTC xin Chúa đổ tràn đầy trên họ và gia đình họ niềm vui của Chúa phục sinh.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài mời gọi tín hữu đi xưng tội trong Năm Thánh để được tình yêu của Chúa đánh động con tim.
Với các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài khích lệ họ biết tham dự vào lễ hội của lòng thương xót và tình huynh đệ để biết sống nhân từ như Thiên Chúa Cha. Ngài đặc biệt xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên nhân dân Brasil đang phải sống những lúc khó khăn, biết hướng tới sự hòa hợp và hoà bình nhờ lời cầu nguyện và việc đối thoại, dưới sự hướng dẫn của Đức Bà Aparecida.
Chào các tín hữu Slovac, ngài xin Chúa Thánh Thần ban các ơn giúp mọi người trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Kitô phục sinh.
ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục Italia hướng dẫn. Ngài cầu mong Năm Thánh cùng cố đức tin của họ để làm chứng cho Chúa Kitô. Ngài đặc biệt chào các linh mục Á châu và Phi châu sinh viên trường Thánh Phaolô, cũng như của học viện Antonianum.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho biết Chúa Nhật tới là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài cầu chúc các bạn trẻ biết nhận ra tiếng của Chúa Thánh Thần nói với con tim của họ. Ngài khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của trung tâm Cottolengo tỉnh Trentola biết tín thác nơi Chúa Thánh Thần để nhận được ánh sáng ủi an của Chúa. Sau cùng ĐTC cầu chúc các đôi tân hôn, đặc biệt các cặp thuộc phong trào Tổ Ấm, phản ánh tình yêu trong sáng của Chúa trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cùng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II trước lễ kính Mẹ Fatima.
Thanh Quảng sdb
22:14 11/05/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cùng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II trước lễ kính Mẹ Fatima.
Thanh Quảng sdb
Đài Vatican ngày 11/5/2016 cho hay hôm thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi triều yết chung đã nói hãy lắng nghe lời Mẹ kêu mời “hãy cầu nguyện, ăn chay hãm mình và xám hối”.
Đức Thánh Cha nói với đoàn hương Ba Lan trong buổi triều yết rằng lễ Đức Mẹ Fatima năm nay rơi vào ngày thứ Sáu (13/5); Mẹ kêu mời chúng ta đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, Mẹ kêu mời hãy tận hiến toàn thể nhân loại cho Thiên Chúa là nguồn mạch của yêu thương và thương xót.
"Theo gương của Thánh Gioan Phaolô II, một người có lòng tôn kính Đức Mẹ Fatima, chúng ta cũng hãy lắng nghe lời Mẹ và cầu nguyện cho hòa bình cho thế giới" – ĐTC nói tiếp - "Chớ gì Danh Chúa Giêsu Kitô được ca tụng"
Vào ngày này ba mươi lăm năm trước năm 1981, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị tên Mehmet Ali Agca bắn tại quảng trường Thánh Phêrô trong giờ triều yết chung.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhìn nhận rằng Ngài được cứu sống là do sự chở che của Đức Mẹ, nên viên đạn xuyên thấu vào bao tử của Ngài đã được lấy ra và đem dâng cho Đức Mẹ Fatima và được đặt vào mũ triều thiên của Thánh tượng tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha.
Thanh Quảng sdb
Đài Vatican ngày 11/5/2016 cho hay hôm thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi triều yết chung đã nói hãy lắng nghe lời Mẹ kêu mời “hãy cầu nguyện, ăn chay hãm mình và xám hối”.
Đức Thánh Cha nói với đoàn hương Ba Lan trong buổi triều yết rằng lễ Đức Mẹ Fatima năm nay rơi vào ngày thứ Sáu (13/5); Mẹ kêu mời chúng ta đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, Mẹ kêu mời hãy tận hiến toàn thể nhân loại cho Thiên Chúa là nguồn mạch của yêu thương và thương xót.
"Theo gương của Thánh Gioan Phaolô II, một người có lòng tôn kính Đức Mẹ Fatima, chúng ta cũng hãy lắng nghe lời Mẹ và cầu nguyện cho hòa bình cho thế giới" – ĐTC nói tiếp - "Chớ gì Danh Chúa Giêsu Kitô được ca tụng"
Vào ngày này ba mươi lăm năm trước năm 1981, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị tên Mehmet Ali Agca bắn tại quảng trường Thánh Phêrô trong giờ triều yết chung.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhìn nhận rằng Ngài được cứu sống là do sự chở che của Đức Mẹ, nên viên đạn xuyên thấu vào bao tử của Ngài đã được lấy ra và đem dâng cho Đức Mẹ Fatima và được đặt vào mũ triều thiên của Thánh tượng tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha.
Top Stories
Hanoi, manifestano contro la moria di pesci: la polizia risponde con arresti e percosse
Asia-News
21:33 11/05/2016
Hanoi (AsiaNews) – Il governo ha risposto con arresti e violenze ai migliaia di manifestanti che da giorni invadono le strade e le piazze delle principali città del Paese per protestare contro l’inquinamento della costa che ha causato la morte di centinaia di migliaia di pesci, mettendo in ginocchio i pescatori locali. Hanoi, Ho Chi Minh City e altri centri sono occupati da persone che chiedono la totale trasparenza da parte del governo circa l’operato dell’azienda dell’acciaio Hưng Nghiệp (del Formosa Plastic Group), ritenuta responsabile del disastro ambientale. Le forze di polizia hanno interrotto con la forza i cortei pacifici, arrestando almeno 200 persone, tra cui donne e bambini.
Thùy Linh, una scrittrice di Hanoi, è stata testimone delle violenze: “Mentre tornavo dal lago Hoàn Kiếm [nel centro della capitale ndr] ho visto almeno 100 persone rinchiuse dentro i furgoni. La polizia e alcuni agenti in borghese tenevano per il collo i giovani e trascinavano donne e bambini sui mezzi. Queste manifestazioni erano pacifiche, perché le hanno soppresse così?”. Anche p. Nguyễn Văn Toản, dei Redentoristi di Hanoi, è stato arrestato e portato alla centrale di polizia. “Le persone – continua Linh – stavano sedute sulla riva del lago oppure davanti alla Commissione del popolo, ma sono state arrestate”.
Il caso è scoppiato qualche settimana fa, quando migliaia di pesci morti hanno iniziato a spiaggiarsi nelle province centrali di Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị e Thừa Thiên-Huế. Ad inizio maggio è stato scoperto un lungo tubo di scarico appartenente alla compagnia dell’acciaio Hưng Nghiệp che conduce acque inquinate a 17 metri sotto il livello del mare. L’azienda ha ammesso che ogni giorno vengono riversati 12mila metri cubi di liquido tossico. Di recente l’industria ha utilizzato 300 tonnellate di materiale chimico per “raffreddare” i condotti del suo sistema acquifero.
Il gruppo Formosa – che ha il proprio quartier generale a Taiwan – non è nuovo a disastri ecologici. Nel 1998 ha smaltito 5mila tonnellate di materiale tossico contenente mercurio vicino a Sihanoukville, Cambogia. L’inquinamento del suolo ha reso impossibile la vita per più di 1000 persone che vivevano nelle vicinanze. Nel settembre 2009, la società è stata multata per 10 milioni di dollari dalle autorità di Texas e Louisiana, per aver disperso sostanze pericolose nell’aria e nel suolo.
Per fermare la Hưng Nghiệp – che ha firmato con Hanoi un contratto per i prossimi 70 anni – quasi un milione di persone sostiene una petizione in cui chiede che “il gruppo Formosa sospenda immediatamente tutte le attività che stanno creando un danno ambientale”. Essa “deve prendere tutte le misure necessarie per ripristinare un ambiente pulito e sicuro per le persone e per le specie marine. Infine, il gruppo Formosa “deve compensare tutti i danni subiti dalle province”. Nella prima settimana di emergenza, l’industria della pesca ha perso 200mila dollari di ricavi.
Police crack down hard on protests against mass fish kill
Asia-News
21:35 11/05/2016
Hanoi (AsiaNews) – Vietnamese authorities have responded with a crackdown after days of protests in the country’s main cities over mass fish deaths. Police broke up peaceful demonstrations, and arrested at least 200 people, including women and children.
Thousands of people had taken to the streets of Hanoi, Ho Chi Minh City, and other cities demanding transparency from the government over the activities of the Hung Nghiep Formosa Ha Tinh Steel Corp (owned by Formosa Plastics), which has been blamed for a major environmental disaster that threatens the local fishing industry.
Thuy Linh, a writer in Hanoi, saw the police action. "As I walked towards Hoan Kiem*, I saw at least 100 people inside vans. The police and some plainclothes agents were holding young people in a chokehold and dragging some women into buses. The protest was peaceful. Why did they have to do it?”
Fr Nguyen Van Toan, a Hanoi Redemptorist, was also arrested and taken to a police station. “People were sitting on the lakeshore, or in front of the People’s Committee, and yet they were arrested,” he said.
Everything started a few weeks ago when thousands of dead fish washed up on beaches in the central provinces of Tĩnh, Quang Binh, Quang Tri, and Thua Thien-Hue. In early May, reports indicated that the fish had died as a result of pollution caused by a 17-metre sewage pipe that discharges wastewater directly into the sea near the Hung Nghiep steel plant.
The company admitted that it has dumped 12,000 cubic meters of wastewater every day. In the last time (may be last month), they used 300 tons of extremely toxic chemicals to clean the sewer.
The Taiwan-based Formosa Plastics Corp has a track-record of unethical actions in other countries. In 1998, it dumped 5,000 tons of toxic waste, including mercury, in Sihanoukville, a town in Cambodia, forcing more than a thousand people to leave their homes.
In September 2009, authorities in Texas and Louisiana fined the company US$ 10 million for releasing hazardous material into the air and ground.
Almost a million people have signed a petition to stop to Hung Nghiep, which has a 70-year contract with the government, because it is damaging the environment.
The petition calls for Formosa Plastics to “stop immediately all actions causing environmental damage”, and take “measures to restore a clean and safe environment” for humans as well as the sea life. It also calls for the company to compensate for the environmental damages. The local fishing industry has lost so far US$ 200,000.
Combien d'évêques en Chine?
Eglises d'Asie
08:28 11/05/2016
Pour toute Eglise « normale », la réponse à ces questions se trouverait dans l’Annuario Pontificio, l’Annuaire Pontifical publié chaque année par le bureau central de statistiques du Saint-Siège ; il contient de manière détaillée toutes les informations concernant l’administration de l’Eglise catholique. A la rubrique ‘Chine’, cet annuaire est cependant muet ou presque, un silence qui reflète la complexité de la situation de l’Eglise qui est en Chine.
99 évêques en exercice…
Fort heureusement, cependant, le diocèse de Hongkong entretient le Holy Spirit Study Center, un centre d’études sur l’Eglise qui est en Chine continentale, et celui-ci publie une excellente revue trimestrielle, Tripod. Dans sa dernière livraison, datée du printemps 2016, Tripod porte un article du chercheur Anthony Lam Sui-ki sur l’évolution du nombre des catholiques en Chine depuis 2000. Eglises d’Asie reviendra prochainement sur cet aspect statistique de la communauté catholique en Chine, pour s’intéresser dans l’immédiat au nombre des évêques que compte l’Eglise de Chine.
Selon Tripod, l’Eglise de Chine continentale compte 112 évêques (110 en réalité, car deux sont décédés depuis la mise sous presse de l’article d’Anthony Lam (1)). Parmi eux, 99 exercent effectivement leur ministère, et les treize autres non. « Ceux qui n’exercent pas leur ministère sont ceux qui sont à la retraite ou qui ont été contraints à se retirer », précise le chercheur. Qui sont-ils ?, serait-on tenté de demander.
Dans une Eglise « normale », conformément au droit canon, les évêques remettent au Saint-Père leur démission une fois atteint l’âge de 75 ans, à charge pour ce dernier d’accepter leur démission ou de les maintenir en poste. En Chine, il est d’usage que les évêques restent en poste jusqu’à leur mort, l’Eglise de Chine ne pouvant pas entretenir de relations publiques normales avec le Saint-Père ; Pékin considère en effet que l’Eglise catholique de Chine est une Eglise « chinoise » et « indépendante » de tout pouvoir étranger. Malgré tout, une fois parvenus à un très grand âgé – 90 ans et plus –, certains évêques sont diminués par la maladie et ne peuvent plus diriger leur diocèse. Anthony Lam en compte sans doute une dizaine parmi les treize mentionnés ci-dessus. Pour les autres, ceux qui « ont été contraints à se retirer », on peut penser que s’y trouvent l’évêque « clandestin » de Baoding, Mgr Su Zhimin, 84 ans, détenu au secret depuis dix-neuf ans, ainsi que l’évêque « clandestin » de Yixian, Mgr Shi Enxiang, 95 ans, dont l’annonce de la mort en détention a circulé début 2015 sans avoir jamais été confirmée depuis. Emprisonnés, ils sont tous deux empêchés de gouverner leurs diocèses respectifs. A ces deux noms, il faut aussi sans doute ajouter celui de l’évêque auxiliaire « officiel » de Shanghai, Mgr Ma Daqin, en résidence surveillée depuis juillet 2012 et empêché de gouverner son diocèse depuis qu’il a annoncé, à l’issue de son ordination épiscopale, son retrait de l’Association patriotique des catholiques chinois.
… pour combien de diocèses ?
Dans une Eglise « normale », on ne qualifie pas les évêques en fonction de leur appartenance à une communauté « clandestine » ou « officielle ». En Chine, c’est toutefois le cas, et Anthony Lam indique que les 99 évêques actifs se répartissent entre 70 évêques « officiels » et 29 évêques « clandestins ». Il précise aussi que, par rapport à 2014, le groupe des évêques « officiels » a gagné 11 membres et celui des « clandestins » en a perdu 13. Pourtant, selon les données accessibles, l’année 2015 n’a vu que deux évêques seulement prendre possession de leur siège épiscopal, tous deux au sein des « officiels » : il s’agissait de l’ordination de l’évêque coadjuteur d’Anyang, Mgr Zhang Yinlin, en août 2015, et de l’installation de l’évêque de Zhouzhi, Mgr Wu Qinjing, ordonné en 2005 mais installé seulement en juillet de l’année dernière.
Anthony Lam explique cette évolution statistique par le fait que, parmi les évêques nouvellement comptés au nombre des « officiels », figurent d’ex-« clandestins ». « Certains évêques estiment qu’ils ne sont plus ‘clandestins’ au sens de ‘souterrains’ ; nous les comptons par conséquent avec les ‘officiels’ », précise le chercheur, sans pour autant donner les noms des évêques concernés.
Ces chiffres relatifs aux évêques sont à comparer au nombre des diocèses en Chine. Là, encore la situation est complexe, mais un fait saillant demeure : un nombre important de sièges épiscopaux sont actuellement vacants. Selon le gouvernement, l’Eglise de Chine compte 97 diocèses. L’Eglise, elle, en dénombre 138. La différence s’explique par le fait que, depuis des années, les autorités civiles s’efforcent de faire correspondre les frontières des diocèses avec celles des circonscriptions administratives, en regroupant donc des diocèses pour qu’ils correspondent au territoire d’une province ou d’une partie d’une province. Pour le Saint-Siège, la carte des diocèses est en théorie celle qui était en vigueur le 11 juillet 1946, date de l’établissement de la hiérarchie de l’Eglise catholique en Chine.
Enfin, à l’urgence qui existe donc de nommer des évêques pour de nombreux diocèses actuellement vacants, s’ajoute la difficulté de compter, au sein du groupe des évêques « officiels », sept évêques illégitimes, car ordonnés sans avoir été nommés par le pape. Ceux-ci se trouvent de ce fait dans une situation d’excommunication latae sententiae (2).
Notes
(1) Les deux évêques décédés depuis le début de cette année 2016 sont :
- Mgr Thomas Zeng Jingmu, mort le 2 avril à l’âge de 95 ans. Il était l’évêque « clandestin » de Yujiang (province du Jiangxi). Fait peu courant, l’Osservatore Romano a salué sa mémoire, écrivant le 22 avril que Mgr Zeng avait « été un ardent défenseur de la doctrine catholique et avait offert un témoignage courageux de fidélité à l'Eglise, au prix d'un grand sacrifice : il avait été arrêté à de nombreuses reprises et passé trois décennies de sa vie en détention ».
- Mgr Thomas Zhang Huaixin, mort le 8 mai à l’âge de 90 ans. Comme beaucoup de prêtres de sa génération, Mgr Zhang a connu les camps de rééducation par le travail et la prison. Ordonné évêque dans la clandestinité en 1981, il avait patiemment relevé son diocèse, en faisant une communauté particulièrement dynamique et missionnaire. Ce n’est en 2004 qu’il avait accepté d’être installé comme évêque « officiel » de son diocèse, une fois assuré que son geste ne l’obligerait en aucune manière à être membre de l’Association patriotique des catholiques chinois.
(2) Code de Droit canonique, canon 1382 : « L’évêque qui, sans mandat pontifical, consacre quelqu’un évêque, et de même celui qui reçoit la consécration de cet évêque encourent l’excommunication ‘latae sententiae’ réservée au Siège Apostolique. » (latae sententiae signifie qu’il n’y a besoin d’aucune décision exprimée de l’autorité compétente, les contrevenants étant supposés savoir que leur comportement est délictueux).
(Source: Eglises d'Asie, le 11 mai 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hà Nội đàn áp những người biểu tình, bắt một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
Asia-News
22:24 11/05/2016
Hà Nội (AsiaNews) - Các nhà chức trách Việt Nam đã đáp trả tàn bạo trước những cuộc biểu tình ở các thành phố lớn sau khi cá chết hàng loạt. Cảnh sát đã đàn áp dã man các cuộc biểu tình ôn hòa, và bắt giữ ít nhất 200 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Hàng ngàn người đã xuống đường tại Hà Nội, Sàigòn và các thành phố khác đòi hỏi sự minh bạch của nhà nước đối với các hoạt động của Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Steel Corp (thuộc sở hữu của tập đoàn Formosa Plastics), là doanh nghiệp đã gây ra một thảm họa môi trường tai hại dọa ngành công nghiệp đánh cá địa phương.
Thùy Linh, một nhà văn ở Hà Nội, chứng kiến những hành động của cảnh sát. “Khi tôi đi về phía Hồ Hoàn Kiếm, tôi thấy ít nhất 100 người bị tống lên xe. Cảnh sát và một số nhân viên an ninh mặc thường phục kẹp cổ những người trẻ và lôi kéo cả một số phụ nữ lên những chiếc xe buýt. Các cuộc biểu tình diễn ra rất ôn hòa. Tại sao họ phải làm như thế?”
Cha Nguyễn Văn Toản, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, cũng bị bắt vào lúc sáng sớm và bị đưa tới một đồn cảnh sát. Ngài được thả ra lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Cha cho biết: “Mọi người đang ngồi trên bờ hồ, hoặc ở phía trước của Ủy ban nhân dân, rất ôn hòa nhưng họ đã bị bắt”.
Cha Nguyễn Văn Toản là một linh mục được nhiều người biết đến tại Việt Nam vì những dấn thân của ngài trong lãnh vực công lý và hòa bình. Sáu tháng sau ngày thụ phong linh mục, ngài đã có những bài giảng gây chấn động dư luận những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Mọi thứ bắt đầu một vài tuần trước khi hàng nghìn con cá chết trôi dạt vào các bãi biển ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Vào đầu tháng Năm, đã có những báo cáo theo đó cá đã chết vì ô nhiễm môi trường gây ra bởi một đường ống nước thải đường kính 17 mét được thải trực tiếp ra biển gần nhà máy thép Hưng Nghiệp.
Công ty thừa nhận đã tuôn ra biển 12,000 mét khối nước thải mỗi ngày. Trong thời gian qua (có thể là tháng trước), họ đã sử dụng 300 tấn hóa chất cực kỳ độc hại để làm sạch hệ thống thoát nước.
Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan có một hồ sơ rất dầy các hành động phi đạo đức ở các nước khác. Năm 1998, nó đổ 5,000 tấn chất thải độc hại, bao gồm cả thủy ngân, ở Sihanoukville, một thị trấn ở Campuchia, khiến hơn một nghìn người phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Tháng 9 năm 2009, nhà chức trách ở bang Texas và Louisiana đã phạt công ty này 10 triệu Mỹ Kim vì thải các chất độc hại vào không khí và mặt đất.
Gần một triệu người đã ký vào bản kiến nghị chấm dứt hoạt động của công ty Hưng Nghiệp tại Việt Nam, trong đó có cả một hợp đồng 70 năm với nhà nước Việt Nam, vì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường.
Thỉnh nguyện thư kêu gọi Formosa Plastics “chấm dứt ngay mọi hành động gây tổn hại môi trường”, và có “biện pháp để khôi phục lại môi trường trong sạch và an toàn” đối với con người cũng như các sinh vật biển. Ngoài ra, kiến nghị cũng kêu gọi công ty phải bù đắp cho những thiệt hại về môi trường. Cho đến nay, ngành công nghiệp đánh cá địa phương đã thiệt mất 200,000 Mỹ Kim.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – TGP Toronto, Canada gây quỹ yểm trợ truyền giáo
Người Toronto
09:05 11/05/2016
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – TGP Toronto, Canada
Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ Truyền Giáo và Mừng Ngày Hiền Mẫu của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Toronto
Thứ Bảy ngày 07-05-2016 Hơn 600 người Việt Nam Cộng Giáo Nam Công Giáo thuộc TGP Toronto Canada họp mặt tại nhà hàng Casa Deluz Banquet Hall Toronto để ăn mừng Ngày Hiền Mẫu và Gây Quỹ giúp các thày từ Việt Nam qua Canada tu học.
Buổi tiệc có sự hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu GM Phụ Tá TGP Toronto, Cha Giuse Trần Tập, Cha Giuse Phạm Chương, Cha Dominic Bui Quyền, Cha Phúc từ Phú Cường Việt Nam, Quí Sơ Việt Hải, Hà, Tuyết đang phục vụ trong TGP Toronto, và một số Quí Cha người Canada, và Quí Sơ từ Việt Nam.
Giáo dân đến từ các Giáo Xứ Vn Toronto, Đức Mẹ Lavang Mississauga, CĐ North York, CĐ Thánh Giuse Scarborough. Mở đầu Cha Giuse Chương chào mừng Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu Sĩ và các quan khác tham dự và nói về ý nghĩa của buổi tiệc. Cha Giuse Trần Tâp lên giúp vui và chúc mừng các Bà Mẹ nhận ngày hiền mẫu. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đại diện cho ĐHY Collins chào mừng CĐ Công Giáo Việt Nam và nói về mục đích và ý nghĩa của buổi tiệc và Ngài cảm ơn Quí Cha và anh chị em giáo dân đã quảng đại giúp đỡ quí thầy từ VN qua du học.
Buổi tiệc diễn ra rất thân mật trong bầu khi yêu thương và vui vẻ. Có nghi thức trao bông hồng cho các người mẹ tham dự trong buổi tiệc. Phần văn nghệ có Ca Sĩ Hồng Ân từ VN và các anh chi em ca sĩ trong các cộng đoàn. Đặc biệt, cũng là ngày Sinh nhật thứ 50 cuả Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, nhân đó cộng đoàn chúc mừng Sinh Nhật Ngài.
Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ Truyền Giáo và Mừng Ngày Hiền Mẫu của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Toronto
Buổi tiệc có sự hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu GM Phụ Tá TGP Toronto, Cha Giuse Trần Tập, Cha Giuse Phạm Chương, Cha Dominic Bui Quyền, Cha Phúc từ Phú Cường Việt Nam, Quí Sơ Việt Hải, Hà, Tuyết đang phục vụ trong TGP Toronto, và một số Quí Cha người Canada, và Quí Sơ từ Việt Nam.
Giáo dân đến từ các Giáo Xứ Vn Toronto, Đức Mẹ Lavang Mississauga, CĐ North York, CĐ Thánh Giuse Scarborough. Mở đầu Cha Giuse Chương chào mừng Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu Sĩ và các quan khác tham dự và nói về ý nghĩa của buổi tiệc. Cha Giuse Trần Tâp lên giúp vui và chúc mừng các Bà Mẹ nhận ngày hiền mẫu. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đại diện cho ĐHY Collins chào mừng CĐ Công Giáo Việt Nam và nói về mục đích và ý nghĩa của buổi tiệc và Ngài cảm ơn Quí Cha và anh chị em giáo dân đã quảng đại giúp đỡ quí thầy từ VN qua du học.
Buổi tiệc diễn ra rất thân mật trong bầu khi yêu thương và vui vẻ. Có nghi thức trao bông hồng cho các người mẹ tham dự trong buổi tiệc. Phần văn nghệ có Ca Sĩ Hồng Ân từ VN và các anh chi em ca sĩ trong các cộng đoàn. Đặc biệt, cũng là ngày Sinh nhật thứ 50 cuả Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, nhân đó cộng đoàn chúc mừng Sinh Nhật Ngài.
Hành hương kính Đức Mẹ Banneux, Bỉ quốc
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:09 11/05/2016
Hành hương kính Đức Mẹ Banneux, Bỉ quốc
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công giáo ngay từ lúc đầu thời thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn. Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Xem Hình
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cùng để xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khai mạc Năm Thánh hồng ân trong toàn Giáo hôi Công Giáo: Lòng thương xót. Dịp này ngài khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu đậm thân thiết. Vì thế từ nhiểu năm nay, vào Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ họ kéo về thánh địa Đức mẹ Banneux hành hương kính mừng Đức mẹ Chúa Trời.
Bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux
Hằng năm, từ sáu năm qua (2010- 2016) vào ngày chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm cũng là ngày hiền mẫu nhớ ơn người mẹ sinih thành con người theo phong tục văn hóa xã hội - các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ.
Năm nay vào ngày chúa nhật 08.05.2016 từ 10.00 giờ hàng ngàn người từ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbảo, Pháp đã về bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux.
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng nước bảo nhúng tay vào đó sẽ được chữa lành. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Ngày hành hương
Ngày hành hương như từ 6 năm qua ( 2010-2016), khởi đầu bằng cuộc rước Đức Mẹ Banneux và di tích xương thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo.
Đòan tín hữu Chúa Kitô hàng ngàn người đi bước qua Cổng Năm Thánh - Porta Santa - ở thánh địa Banneux theo con đường dài trong rửng thông tiến vào nhà thờ Đức mẹ của người nghèo.
Khi khai mạc Năm Thánh ngày 08.12.2015, Đức Thánh Cha Phanxico đã mở Santa porta - Cửa năm thánh - ở đền thờ Thánh Phero và Santa Porta ở đền thờ Đức Bà cả… để trong suốt Năm Thánh mọi tín hữu Chúa Kitô đến hàng hương bước qua Cửa năm Thánh lãnh nhận ơn lòng thương xót của Chúa.
Thánh địa Banneux được Đức Giám Mục sở tại chọn cho mở Cử Năm Thánh Lòng thương xót cho mọi khách hành hương đến đó đi bước qua cửa Năm Thánh lãnh nhận ơn đức của Chúa trong Năm Thánh.
Chúa Giêsu tự nhận mình là cửa chuồng chiên (Ga 10,7) bảo vệ đàn chiên, che chở con người. Ngài bước qua những bức tường lề luật, những ranh giới phân biệt và mở cửa cho nhiều người. Vì Thiên Chúa muốn cứu độ con người, như khi Ngài chữa lành các người bị bệnh tật vào ngày lễ nghỉ Sabat, người nói chuyện với những người bị cho là tội lỗi, bị nguyền rủa bỏ rơi, với trẻ con, với phụ nữa.
Từ khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người trên trần gian, cửa thông thương đã mở ra giữa trời và đất, Thiên Chúa và con người. Khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, cửa ơn cứu độ trong nước Thiên Chúa mở ra cho mọi người trên trần gian sau khi qua đời.
Nên khi cửa năm thánh được mở ra, và chúng ta người tín hữu Chúa Kitô cùng với Hội Thánh đi bước qua cửa này là chúng ta tin nhận, Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Chúng ta muốn theo người, dõi theo tin mừng cửa lòng thương xót Chúa, như được viết thuật lại trong phúc âm.
11.00 giờ đoàn rước bắt đầu theo con đường đi qua cửa Năm Thánh tiến vào thánh đường. Ngôi nhà thờ lớn này có đủ chỗ ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ và di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa lúc 12.00 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi nhà thờ lớn này.
Mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cùng cầu Thiên Chúa và Đức mẹ chúc phúc lành phù hộ cho bản thân mỗi người, cho Giáo Hội, cho quê hương đất nước dân tộc Việt Nam, cho các gia đình, cho con em bạn trẻ, và cho các người thân yêu đã đi về cùng Chúa.
Sau phần thánh lễ là giờ mọi người gặp gỡ nhau khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu „ picnic“ tự động, mọi gia đình, mọi nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, chỗ tảng đá...cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người với nhau quanh bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Đến 15.30 giờ đi viếng chặng đường thánh giá Chúa Giêsu trong khu rừng. Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.30 giờ trong nhà thờ lớn Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể và hôm tôn kính Xương các Thánh tử đạo Việt Nam.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn gọn đơn giản. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người. Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu tượng Đức mẹ Banneux mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Năm nay hơn 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước trong Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, gần 20 linh mục, các Tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khoẻ mạnh, người đau yếu, và có cả những người không Công giáo cũng đi hành hương với.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức thân thiết với đời sống bằng, còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa.
Tấm chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã về cùng hành hương kính Đức Mẹ Banneux hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Xin nói lên lời hoan hô cùng cám ơn tinh thần nét sống trẻ trung phấn khởi của các em thiếu nhi đội Dâng Hoa, các Bạn Trẻ đội Trắc, các em hội Giúp Lễ, các bạn Trẻ đã cùng tham dự ca hát, diễn xuất làm cho buổi lễ hành hương có mầu sắc trăm hoa đua nở sống động. Đây có thể nói được là một bài giảng sống động khởi sắc, mà các con em bạn trẻ chúng ta đã cùng rao giảng làm chứng cho vẻ đẹp xuân xanh tươi tốt trong khu vườn của Thiên Chúa ở trần gian.
Hằng năm mọi người về hàng hương thánh địa Đức mẹ Banneux với tâm hồn song kính cùng vui mừng cầu khẩn, họ mang theo thực phẩm nước uống không chỉ cho mình, cho gia đình mà còn có tấm lòng hiếu khách mời người khác cùng ăn uống nữa. Thật là một không khí thấm đậm tình người.
Và đặc biệt hơn nữa ai nấy đều tự trọng không xả vứt rác trên bãi cỏ, trên đường đi… Nhưng họ ý thức thu gom tất cả hoặc đem vứt thùng rác công cộng hoặc đem về nhà. Đây là nét sống văn hóa vệ sinh tốt đẹp. Nó vừa bảo vệ giữ cho môi trường công trình thiên nhiên được sạch sẽ, vừa tạo nên khung cảnh thẩm mỹ cho thánh địa linh thiêng Banneux.
Xin cám ơn sự hy sinh dấn thân của các Linh mục, các anh chị trong Ban tổ chức đã nỗ lực quảng đại cho việc chung, việc đạo đức kính thờ Thiên Chúa, mừng kính Đức Mẹ Maria cùng tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta.
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux được diễn ra tốt đẹp, như lòng mong ước của chúng ta.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa nhật 14.05.2017 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Banneux lần thứ VIII.: „Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi. Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.
Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập gía, con người các Bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ. Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.
Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo! Đức mẹ của lòng thương xót.
Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của người tín hữu Chúa tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc, là lòng thương xót cho con người.
Là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa, tôi xin gửi tâm tình lời thăm hỏi chúc lành tới các người mẹ sinh con, nuôi dưỡng giáo dục dậy bảo con cái ở nơi thing lũng nước mắt trần gian.„
Thánh địa Banneux, ngày 08.05.2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công giáo ngay từ lúc đầu thời thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn. Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.
Xem Hình
Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cùng để xin ân đức phù giúp qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Thánh Cha Phanxico đã khai mạc Năm Thánh hồng ân trong toàn Giáo hôi Công Giáo: Lòng thương xót. Dịp này ngài khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay sống lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu đậm thân thiết. Vì thế từ nhiểu năm nay, vào Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ họ kéo về thánh địa Đức mẹ Banneux hành hương kính mừng Đức mẹ Chúa Trời.
Bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux
Hằng năm, từ sáu năm qua (2010- 2016) vào ngày chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm, tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ở nhiều nước bên Âu châu ngày chúa nhật thứ hai tháng Năm cũng là ngày hiền mẫu nhớ ơn người mẹ sinih thành con người theo phong tục văn hóa xã hội - các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở các nước vùng trung Âu châu kéo về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux bên vương quốc Bỉ.
Năm nay vào ngày chúa nhật 08.05.2016 từ 10.00 giờ hàng ngàn người từ khắp các nước Bỉ, Đức, Hòalan, Anh quốc, Lụcxâmbảo, Pháp đã về bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux.
Khi hiện ra năm 1933, Đức Mẹ dẫn Mariette Beco từ vườn sau nhà đi đến dòng nước bảo nhúng tay vào đó sẽ được chữa lành. Như thế, Đức mẹ muốn dẫn Mariette Beco và mọi người đến với dòng suối nước ơn cứu độ là Chúa Giêsu, Đấng là nguồn ân đức các Bí Tích và sự sống vĩnh cửu.
Cử chỉ nhúng tay sâu vào dòng nước nói lên tâm tình muốn gặp gỡ Chúa Giêsu là nguồn suối mọi ân đức nơi Lời của Chúa và nơi các Bí Tích. Đời sống đức tin vào Chúa cho chúng ta cùng được tham dự chia sẻ vào mầu nhiện ơn cứu chuộc của Chúa, không phải chỉ qua sự hiều hiết của lý trí, nhưng còn là lòng tin tưởng yêu mến cùng gắn bó mật thiết với Chúa nữa.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux trở nên thời danh qua nhờ những phép lạ chữa bệnh, mà người tín hữu đến nhúng tay vào trong đó như Đức mẹ truyền bảo Mariette Beco: “ Cho tất cả mọi dân tộc, mang lại sự yên ủi cho người đau bệnh, cho những người bị bệnh tật.“.
Dòng suối nước Đức Mẹ Banneux là dấu chỉ của lòng yêu mến Chúa dành cho mọi người. Đức Giê-su nói: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,14.)
Ngày hành hương
Ngày hành hương như từ 6 năm qua ( 2010-2016), khởi đầu bằng cuộc rước Đức Mẹ Banneux và di tích xương thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đi vòng xuyên qua khu rừng có 15 chặng đàng Thánh gía tiến vào nhà thờ lớn tước hiệu Đức Mẹ của người nghèo.
Đòan tín hữu Chúa Kitô hàng ngàn người đi bước qua Cổng Năm Thánh - Porta Santa - ở thánh địa Banneux theo con đường dài trong rửng thông tiến vào nhà thờ Đức mẹ của người nghèo.
Khi khai mạc Năm Thánh ngày 08.12.2015, Đức Thánh Cha Phanxico đã mở Santa porta - Cửa năm thánh - ở đền thờ Thánh Phero và Santa Porta ở đền thờ Đức Bà cả… để trong suốt Năm Thánh mọi tín hữu Chúa Kitô đến hàng hương bước qua Cửa năm Thánh lãnh nhận ơn lòng thương xót của Chúa.
Thánh địa Banneux được Đức Giám Mục sở tại chọn cho mở Cử Năm Thánh Lòng thương xót cho mọi khách hành hương đến đó đi bước qua cửa Năm Thánh lãnh nhận ơn đức của Chúa trong Năm Thánh.
Chúa Giêsu tự nhận mình là cửa chuồng chiên (Ga 10,7) bảo vệ đàn chiên, che chở con người. Ngài bước qua những bức tường lề luật, những ranh giới phân biệt và mở cửa cho nhiều người. Vì Thiên Chúa muốn cứu độ con người, như khi Ngài chữa lành các người bị bệnh tật vào ngày lễ nghỉ Sabat, người nói chuyện với những người bị cho là tội lỗi, bị nguyền rủa bỏ rơi, với trẻ con, với phụ nữa.
Từ khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người trên trần gian, cửa thông thương đã mở ra giữa trời và đất, Thiên Chúa và con người. Khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, cửa ơn cứu độ trong nước Thiên Chúa mở ra cho mọi người trên trần gian sau khi qua đời.
Nên khi cửa năm thánh được mở ra, và chúng ta người tín hữu Chúa Kitô cùng với Hội Thánh đi bước qua cửa này là chúng ta tin nhận, Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Chúng ta muốn theo người, dõi theo tin mừng cửa lòng thương xót Chúa, như được viết thuật lại trong phúc âm.
11.00 giờ đoàn rước bắt đầu theo con đường đi qua cửa Năm Thánh tiến vào thánh đường. Ngôi nhà thờ lớn này có đủ chỗ ghế ngồi cho 5.000 người. Sau phần rước kiệu tôn kính Đức Mẹ và di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam ngoài trời trong khu rừng là phần thánh lễ Misa lúc 12.00 giờ như cao điểm của ngày hành hương tại ngôi nhà thờ lớn này.
Mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cùng cầu Thiên Chúa và Đức mẹ chúc phúc lành phù hộ cho bản thân mỗi người, cho Giáo Hội, cho quê hương đất nước dân tộc Việt Nam, cho các gia đình, cho con em bạn trẻ, và cho các người thân yêu đã đi về cùng Chúa.
Sau phần thánh lễ là giờ mọi người gặp gỡ nhau khoảng 14.30 giờ trong bữa ăn trưa tự túc mang theo. Đây có thể nói được là một kiểu „ picnic“ tự động, mọi gia đình, mọi nhóm đứng ngồi nơi các gốc cây, chỗ có ghế ngồi, chỗ tảng đá...cùng chia sẻ với nhau bữa ăn huynh đệ tình người. Thật là một cảnh nhộn nhịp mầu sắc, mang sâu đậm hương vị ấm cúng giữa con người với nhau quanh bữa ăn dã chiến giữa trời thinh không bên bóng che chở của Đức Mẹ.
Đến 15.30 giờ đi viếng chặng đường thánh giá Chúa Giêsu trong khu rừng. Và ngày hành hương kết thúc lúc 16.30 giờ trong nhà thờ lớn Đức Mẹ của người nghèo với buổi Chầu Thánh Thể và hôm tôn kính Xương các Thánh tử đạo Việt Nam.
Ngày hành hương Đức Mẹ Banneux từ 10.00 giờ sáng tới 17.30 chiều ngắn gọn đơn giản. Nhưng diễn ra trong không khí đạo đức truyền thống long trọng sầm uất cùng chan chứa tình tự con người với Thiên Chúa, với Đức Mẹ và với nhau.
Năm 1933 Đức Mẹ Maria đã hiện ra và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường nảy Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người. Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu tượng Đức mẹ Banneux mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Năm nay hơn 5.000 người tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nước trong Âu Châu gồm đủ mọi thành phần dân Chúa, gần 20 linh mục, các Tu sỹ nam nữ, người lớn tuổi, bậc trung niên, bạn trẻ, thanh thiếu niên, thiếu nhi, người khoẻ mạnh, người đau yếu, và có cả những người không Công giáo cũng đi hành hương với.
Thật là cảnh tượng của một buổi lễ hùng vĩ tráng lệ đạo đức, cùng uy nghi cảm động. Đây là một bài giảng sâu sắc hùng hồn sống động của hàng ngàn trái tim tâm hồn con người hôm nay đã cùng rao giảng diễn tả tình yêu lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa và của Đức Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa và con người rồi.
Bài giảng này là một bài giảng thoát ra từ tâm hồn lòng yêu mến, lòng cung kính và nguyện cầu của con người. Như thế còn gì thần học đạo đức thân thiết với đời sống bằng, còn gì văn chương cao đẹp hơn cùng thời sự sống động sâu sắc hay hơn nữa.
Tấm chân tình
Xin ca ngợi cảm phục tấm lòng đạo đức của mọi người đã về cùng hành hương kính Đức Mẹ Banneux hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Xin nói lên lời hoan hô cùng cám ơn tinh thần nét sống trẻ trung phấn khởi của các em thiếu nhi đội Dâng Hoa, các Bạn Trẻ đội Trắc, các em hội Giúp Lễ, các bạn Trẻ đã cùng tham dự ca hát, diễn xuất làm cho buổi lễ hành hương có mầu sắc trăm hoa đua nở sống động. Đây có thể nói được là một bài giảng sống động khởi sắc, mà các con em bạn trẻ chúng ta đã cùng rao giảng làm chứng cho vẻ đẹp xuân xanh tươi tốt trong khu vườn của Thiên Chúa ở trần gian.
Hằng năm mọi người về hàng hương thánh địa Đức mẹ Banneux với tâm hồn song kính cùng vui mừng cầu khẩn, họ mang theo thực phẩm nước uống không chỉ cho mình, cho gia đình mà còn có tấm lòng hiếu khách mời người khác cùng ăn uống nữa. Thật là một không khí thấm đậm tình người.
Và đặc biệt hơn nữa ai nấy đều tự trọng không xả vứt rác trên bãi cỏ, trên đường đi… Nhưng họ ý thức thu gom tất cả hoặc đem vứt thùng rác công cộng hoặc đem về nhà. Đây là nét sống văn hóa vệ sinh tốt đẹp. Nó vừa bảo vệ giữ cho môi trường công trình thiên nhiên được sạch sẽ, vừa tạo nên khung cảnh thẩm mỹ cho thánh địa linh thiêng Banneux.
Xin cám ơn sự hy sinh dấn thân của các Linh mục, các anh chị trong Ban tổ chức đã nỗ lực quảng đại cho việc chung, việc đạo đức kính thờ Thiên Chúa, mừng kính Đức Mẹ Maria cùng tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta.
Trước hết và sau hết xin cúi đầu chắp đôi tay nguyện cầu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng cám ơn Đức Mẹ đã ban ân đức chúc phúc lành cho ngày thánh mẫu hành hương Đức Mẹ Banneux được diễn ra tốt đẹp, như lòng mong ước của chúng ta.
Năm tới, chúng ta cũng cùng hẹn nhau vào ngày Chúa nhật 14.05.2017 lại trẩy về thánh địa Banneux hành hương kính Đức Mẹ Banneux lần thứ VIII.: „Là người Mẹ, tôi biết con tôi đang tìm sự an ủi chở che, nên ngồi sát nép vào lòng tôi tìm sự an ủi giúp đỡ để con tôi làm trọn hảo ý Thiên Chúa muốn. Và tôi chấp nhận vâng theo ý Thiên Chúa bằng lòng để con tôi hy sinh cho công cuộc cứu rỗi loài người khỏi vòng tội lỗi. Tôi đã nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa ngay từ giây phút Thiên Thần đến truyền tin cho tôi. Điều này tôi không bao giờ rút lại.
Như Chúa Giêsu, con tôi, nép sát mình bên tôi khi sợ hãi lúng túng nhìn thấy cây thập gía, con người các Bạn trong cơn khốn khó đau khổ, cũng được phép chạy đến tìm sự an ủi giúp đỡ. Tôi là người mẹ luôn sẵn sàng phù hộ giúp đỡ cho những người cần đến kêu cầu tôi.
Và trong dòng thời gian do lòng kính mến cùng biết ơn, người ta ca tụng tặng tôi danh hiệu: Đức Bà phù hộ các giáo hữu! Đức Bà an ủi kẻ âu lo! Đức mẹ của lòng thương xót.
Tôi vui mừng được làm công việc của một người mẹ bây giờ ở trên trời chuyển lời cầu xin của người tín hữu Chúa tới nhan Thiên Chúa, Đấng là kho tàng mọi ân đức phúc lộc, là lòng thương xót cho con người.
Là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu khi xưa, tôi xin gửi tâm tình lời thăm hỏi chúc lành tới các người mẹ sinh con, nuôi dưỡng giáo dục dậy bảo con cái ở nơi thing lũng nước mắt trần gian.„
Thánh địa Banneux, ngày 08.05.2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mùa Bầu Cử 2016 Mỹ – Giới chức Công Giáo lo tìm một phương hướng.
Trần Mạnh Trác
12:00 11/05/2016
Viễn ảnh phải chọn lựa một trong hai ứng viên tổng thống là bà Clinton và ông Trump trở thành một cơn ác mộng cho người Công Giáo Hoa Kỳ.
Một ứng viên thúc đẩy hôn nhân đồng tính và phá thai, còn ứng viên kia chủ trương ngăn chận di dân.
Họ đều chống lại những ưu tiên mà người Công Giáo vẫn đặt lên hàng đầu từ nhiều thập niên qua.
Trước đây chủ trương cuả đảng Cộng Hoà có nhiều phù hợp với giáo lý và luân lý Công Giáo, cho nên sự ủng hộ một ứng viên Cộng Hoà hầu như là tự động. Ngày nay, ngay cả những người Công Giáo 'siêu bảo thủ' cũng phải công khai lên tiếng không thể sống với một ứng viên cuả đảng Cộng Hoà như ông Trump được, ít ra là chưa có thể.
Thí dụ nhóm CatholicVote, bảo thủ và từng hậu thuẫn cho TNS Ted Cruz, đã đưa ra lời cảnh báo rằng việc tranh cử cuả ông Trump sẽ đem lại "những hậu quả tai hại khôn lường" (“disastrous consequences”) cho quốc gia.
"Cho đến gần đây ông Trump đã công khai ủng hộ sự phá thai và là một nhà tài trợ lớn cho những kẻ thù của Giáo Hội," bản tuyên bố viết. "Nhân cách cuả ông và những lý lẽ phán đoán của ông là đáng nghi ngờ. Sở trường cuả ông là bôi bác và chế nhạo đối thủ, nhưng không hề đưa ra một nguyên tắc hay nền tảng nào cho việc cai trị".
Nhưng rõ ràng đối thủ của ông Trump cũng không phải là một lựa chọn tốt đối với họ:
"Các gia đình người Mỹ sẽ không có một kẻ thù nào mà lớn hơn là một 'tổng thống' Hillary Clinton và những sự tàn phá mà bà ta sẽ áp đặt lên trên gia đình cuả chúng ta từ Washington, DC," bản tuyên bố viết tiếp. "Mỗi lá phiếu Công Giáo có lương tâm phải chống lại Hillary Clinton."
Vì vậy, nhóm CatholicVote kêu gọi các thành viên tập trung vào các cuộc chạy đua ở cấp địa phương.
"Trong khi mọi người lo tập trung vào 'một toà Bạch Cung,' thì vẫn có tới 435 ghế dân biểu và 34 ghế Thượng viện trong cuộc bầu cử tháng 11 này - đó là chưa kể hàng ngàn các cuộc chạy đua cấp tiếu bang và địa phương có ý nghĩa khác," bản tuyên bố viết.
CatholicVote cho biết họ sẽ chuyển nguồn lực và chiến lược sang 4-5 cuộc đua Thượng viện quan trọng cùng với 10 + ghế Hạ viện. Vì cử tri Công Giáo tại các nơi đó đang là nòng cốt có thể gây ảnh hưởng lên kết quả của cuộc đua.
Chiến lược của họ không phải là không có giá trị, vì một số dân biểu và thượng nghị sĩ ở các tiểu bang "lưng chừng" đang lo sợ rằng những tiêu cực cuả ông Trump có thể gây nguy hại cho việc tái cử cuả họ.
Cùng hô hào một sách lược giống như CatholicVote, LM Dwight Longnecker viết như sau:
"Nếu bạn đang kinh ngạc như tôi trước những lựa chọn đặt ra trước mắt chúng ta bây giờ. Thì rõ ràng là người Mỹ sẽ phải chọn giữa hai người, một nhân vật đầy tham nhũng, quỷ quyệt, vô đạo đức, dễ bị mua chuộc, kiêu ngạo, tham lam và ngu dốt cuả đảng Cộng Hòa hay là một nhân vật khác cũng tham nhũng, quỷ quyệt, vô đạo đức, dễ bị mua chuộc, kiêu ngạo và ngu dốt cuả đảng Dân Chủ." (Wow...!)
Cha Dwight Longnecker là một linh mục Tân Giáo đã gia nhập cùng với vợ và gia đình vào Giáo Hội Công Giáo La Mã năm 1995. Cha Longnecker là một tác giả, diễn giả và đang là chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi ở Greenville, South Carolina. Ngài đóng góp thường xuyên trên trang web 'Patheos Catholic.'
Ngài viết tiếp: "Cả hai người đó là bạn cố tri và đều hãnh diện về cái lý lịch là thành viên của câu lạc bộ tỷ phú trên bờ biển Đông, NYC."
Vì vậy, phải làm gì? Cha Longnecker đặt câu hỏi và có sẵn câu trả lời như sau:
"Hãy lựa chọn như dân Amish (một nhóm nông dân Tin Lành gốc Đức, cực kỳ bảo thủ, sinh sống tại Pennsylvania.) Người Amish không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử liên bang. Họ chỉ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương. Họ làm như vậy vì họ có quyết định từ lâu là hễ bỏ phiếu cho bất cứ ai trên bình diện liên bang tức là bỏ phiếu cho một đứa con cuả Satan, tham nhũng, dối trá và mưu đồ. Họ quyết không làm điều đó. Thay vào đó họ lập luận rằng lá phiếu ở cấp địa phương của họ có thể tạo ra một chút khác biệt."
"Vì vậy, tôi sẽ quên đi những rắc rối về việc chính trị tổng thống, cường điệu, xa hoa, mà tìm hiểu về chính trị địa phương. Tôi sẽ học hỏi và bỏ phiếu cho nơi tôi sinh sống mà trên thực tế có thể làm một cái gì cho địa phương và tiểu bang của tôi."
"Hãy đối mặt với thực tế. Đối với hầu hết người Mỹ thì lá phiếu của họ trong các cuộc tranh cử tổng thống đã là vô nghĩa rồi. Bởi vì nguyên tắc 'cử tri đoàn' đưa toàn bộ số phiếu cho một người, và trừ phi bạn đang sống trong một tiểu bang "lưng chừng, xôi đậu", lá phiếu của bạn không có ý nghiã gì cả. Thí dụ, tiểu bang của tôi là South Carolina, chắc chắn nó sẽ dồn phiếu cho một tên tham nhũng, vô đạo đức, quỷ quyệt, dễ bị mua chuộc, kiêu ngạo, tham lam và ngu dốt của đảng Cộng hòa. Cho nên dù bà vợ cuả tôi có ghi trên lá phiếu rằng bà muốn bỏ phiếu cho Nữ hoàng Elizabeth II của Anh, thì sẽ không được tính."
"Tôi muốn áp dụng nguyên tắc Bổ Trợ cuả Giáo Hội Công Giáo với một mức độ sâu xa hơn. Đối với những ai không nhớ nguyên tắc đó là gì. Đó là, mọi vấn đề nên được giải quyết và sáng kiến nên được đưa ra ở cấp địa phương thấp nhất có thể được."
"Sống địa phương. Yêu địa phương. Thờ phụng tại địa phương."
Là châm ngôn cuả Cha Longnecker, vì "Đây là Nơi mà cuộc sống là có thật. Đây là trường hợp mà bạn có thể cuộn tay áo lên và làm ra một sự khác biệt."
Hãy để mặc các bọn tham nhũng choảng nhau, hãy hy vọng vào điều tốt nhất, hãy chuẩn bị cho điều xấu nhất.
Cứ cầu nguyện và đừng lo lắng. Cha Longnecker kết luận.
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (7)
Vũ Văn An
19:52 11/05/2016
II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ (tiếp theo)
2. Thăm dò lịch sử các tôn giáo
Thế giới ngày nay gần gũi nhau hơn và tín đồ các tôn giáo ngoài Kitô Giáo sống sát cạnh ta. Trong tình thế này, để hiểu nhau và chung sống hòa bình với nhau, điều cần thiết là phải nhìn quá bên kia hàng rào văn hóa riêng của ta để đi vào thế giới các tôn giáo. Trong khi làm thế, ta phải bảo đảm điều này: lòng cảm thương và từ tâm không tự giới hạn vào bối cảnh văn hóa của ta, mà đúng hơn, là các hiện tượng nhân bản phổ quát và tôn giáo nguyên thủy.
Như Công Đồng Vatican II từng tuyên bố, mọi tôn giáo đều muốn cung cấp câu trả lời cho “những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, những bí nhiệm xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là gì? Ðời người có mục đích và ý nghĩa nào? Sự thiện và sự ác là chi? Ðâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Ðâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thật sự? Cái chết, sự phán xét, và thưởng phạt sau khi chết là gì? Sau cùng, cái huyền nhiệm tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?” (48).
Thiện cảm [Mitgefuhl], vốn được coi như một trong các nhân đức vĩ đại nhất của mọi truyền thống tôn giáo lớn, cũng thuộc về gia tài chung này. Một cái nhìn tổng quát về các tôn giáo vĩ đại của thế giới sẽ vượt quá phạm vi của các suy tư này và vượt quá khả năng của tôi. Do đó, tôi chỉ xin tự giới hạn vào một số điểm (49).
Ấn Giáo thuộc các truyền thống tôn giáo lâu đời nhất (50). Sau Kitô Giáo và Hồi Giáo, nó là tôn giáo lớn thứ ba. Trong yếu tính, Ấn Giáo là danh xưng tập thể do bên ngoài gán cho nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, nhiều hình ảnh khác nhau về Thiên Chúa, và nhiều quan điểm khác nhau, vốn không có một tuyên tín có giá trị phổ quát nào cũng như không có một định chế trung ương nào. Vì thế, ngay hạn từ ahimsa (từ bi), một hạn từ được dùng trong nền linh đạo Ấn Giáo để chỉ thiện cảm, cũng được giải thích khác nhau giữa người Ấn Giáo. Theo nghĩa căn bản, nó chỉ việc từ bỏ bất cứ điều độc hại nào, và từ khước việc dùng sức mạnh. Như một qui luật của tác phong, hiểu theo nghĩa đã thành quen thuộc trong Ấn Giáo, ta chỉ thấy vết tích của nó ở giai đoạn cuối cùng của thời Vêđa. Đáng lưu ý hơn cả, Mahatma Gandhi đã đổi mới lý tưởng ahimsa cổ xưa thành ý niệm bất bạo động và áp dụng nó vào mọi lãnh vực sống, kể cả chính trị.
Với ý tưởng phản kháng bất bạo động, Gandhi đã gây một ảnh hưởng hết sức lớn lao đối với phong trào dân quyền của Tây Phương. Albert Schweitzer cũng đã khai triển quan niệm Tôn Kính Sự Sống dưới ảnh hưởng của ý niệm ahimsa. Phong trào Radha Krishna, một phong trào hiểu Ấn Giáo theo nghĩa một triết học tôn giáo Tây Phương, coi nó như tôn giáo của tình người, cũng gây nhiều ảnh hưởng tại Tây Phương. Và sau cùng, phong trào Ashram và hình thức chiêm niệm của yoga cũng gây được một ảnh hưởng tâm linh ở Tây Phương. Tuy nhiên, trong diễn trình gây ảnh hưởng này, các thành tố cá thể của nền linh đạo Ấn Giáo thường bị chuyển qua ngữ cảnh Tây Phương một cách đột ngột và không phê phán (51).
Phật Giáo có phải là một tôn giáo hay đúng hơn chỉ là một tổng hợp các giáo huấn khôn ngoan là một vấn đề còn đang được tranh luận, vì Phật Giáo không nhìn nhận thực tại Thiên Chúa, theo nghĩa Tây Phương (52). Theo các truyền thuyết về Buddha, kinh nghiệm về đau khổ của con người là động lực nội tại khiến ngài thay đổi cuộc sống. Đối với ngài, mọi sự sống đều đau khổ. Thành thử, thắng vượt đau khổ bằng tác phong đạo đức, bằng suy niệm, và thiện cảm [Mitgefuhl] trở thành quan tâm chính trong giáo huấn Phật Giáo. Trên con đường tiến tới mục đích này, lòng từ thiện (tâm từ, metta) đóng một vai trò quan trọng. Đây là một hình thức yêu thương tích cực, quên mình, mưu cầu hạnh phúc cho mọi sinh linh. Nó nói lên lòng cảm thương (tâm bi, karuna) nghĩa là cùng cảm nhận sự đau khổ và số phận mọi người cũng như mọi chúng sinh. Do đó, nó gặp gỡ mọi vật và mọi hiện tượng của thế giới này bằng một tình yêu như nhau, ôm lấy tất cả và sẵn sàng giúp đỡ tất cả.
Sau cùng, con đường giác ngộ và đạt tới niết bàn này là cảm nhận được tính hợp nhất của muôn loài, trong đó, mọi ý tưởng phân cực và mọi hình thức đề kháng và ác cảm dính liền với các phân cực này đều tan biến. Chỉ có hình thức Phật Giáo Di Đà (Amida, vô lượng quang) là tin vào sự trợ giúp và ơn thánh của một Đức Phật siêu việt.
Từ thế kỷ thứ 19 trở đi, Phật Giáo tạo ra được một sức lôi cuốn đáng kể ở Tây Phương. Triết gia Arthur Schopenhauer tự cho ông là “người Âu Châu theo Phật Giáo đầu tiên”. Phật Giáo trở thành nổi tiếng cách nay vài thập niên, đặc biệt nhờ Đức Dalai Lama, vị đại diện của Phật Giáo Tây Tạng. Thực vậy, trong các thích ứng có tính bình dân hơn, như các thích ứng trong phong trào Thời Mới và các giới bí truyền, nhiều yếu tố riêng rẽ trong Phật Giáo đã được đưa một cách không phê phán vào ngữ cảnh Tây Phương hay, ngược lại, các quan điểm Tây Phương đã được đem vào Phật Giáo. Trường phái Kyoto ở Nhật Bản (trong đó có tác giả Daisetz Teitaro Suzuki) cố gắng một cách nghiêm túc trong việc đưa Phật Giáo gặp gỡ tư tưởng Tây Phương qua ngả huyền nhiệm học, nhất là huyền nhiệm học và nền thần học tiêu cực của Eckhart.
Hiện nay tại Âu Châu, cuộc gặp gỡ với Hồi Giáo đang hết sức nổi bật (53). Cuộc gặp gỡ này thuộc một loại khác hẳn với cuộc gặp gỡ Ấn Giáo và Phật Giáo. Vì Hồi Giáo vốn có gốc rễ trong nhiều truyền thống cá thể của Cựu và Tân Ước và, cùng với Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nó thường được kể vào số tôn giáo độc thần xuất phát từ Abraham. Làm như thế, người ta rất có thể không lưu ý tới các dị biệt căn bản trong việc hiểu biết Thiên Chúa (tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi) và trong Kitô học (tín điều Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và việc Người chịu đóng đinh). Trong nhiều lớp lang khác của Kinh Kôrăng, ta đọc thấy nhiều phát biểu khác nhau về mối liên hệ của Hồi Giáo đối với các Kitô hữu.
Đối với ngữ cảnh của ta, điều đáng lưu ý là mỗi một sura trong số 114 sura của Kinh Kôrăng (chỉ trừ một sura) đều bắt đầu bằng các chữ “Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Thương Xót Vô Cùng, Đấng Thương Xót Hơn Hết”. Trong số 99 danh xưng dành cho Thiên Chúa, Đấng Thương Xót Vô Cùng và Đấng Thương Xót Hơn Hết là những danh xưng hay được xướng lên nhiều nhất. Mọi người Hồi Giáo đều buộc phải có lòng thiện cảm (rahmah) đối với tù nhân, người góa bụa, và trẻ mồ côi và làm việc bố thí (zakat).
Ảnh hưởng văn hóa của Hồi Giáo Ả Rập đối với văn hóa Âu Châu trong phạm vi toán học (hệ thống thập phân), thiên văn học, y khoa, và nhất là triết học cũng như thi ca (tuyển tập West-Eastern Divan của Goethe là một thí dụ) là điều không thể chối cãi. Công Đồng Vatican II nói tới người Hồi Giáo một cách đầy qúy mến. Công Đồng này thúc giục chúng ta bỏ qua một bên các tranh chấp và thù nghịch trong quá khứ, để cố gắng hiểu nhau và cùng nhau sát cánh để bảo vệ và thăng tiến công bằng xã hội, các sự thiện luân lý, và sau cùng nhưng không kém quan trọng là bảo vệ và thăng tiến hòa bình và tự do cho mọi người (54). Trong tương lai, liệu một hình thức Hồi Giáo chuyên biệt cho Âu Châu có thể có hay không là một vấn đề còn để bỏ ngỏ. Nó còn tùy nhiều ở việc liệu Hồi Giáo có khả năng hội nhập đầy đủ tới đâu các nhân quyền căn bản (tự do tôn giáo, bình đẳng của phụ nữ, v.v…).
Để tóm tắt, ta có thể nói rằng: bất chấp mọi dị biệt sâu xa, vẫn có những điểm tiếp xúc và những cây cầu hiểu biết giữa các tôn giáo. Những điểm và cây cầu này rất quan trọng cho việc sống chung và hợp tác giữa các tôn giáo trên thế giới, một thế giới đang trở nên thống nhất. Không có hòa bình giữa các tôn giáo, hòa bình trên thế giới không thể nào có được (55). Công Đồng Vatican II từng nói: “Giáo Hội Công Giáo không hề bác bỏ bất cứ điều gì chân thực và thánh thiện trong các tôn giáo này”. Trong các tôn giáo này, Công Đồng thừa nhận có một “tia sáng của Sự Thật đang chiếu soi mọi người” (56). Nhưng theo cách nhìn của Công Đồng, Chúa Giêsu Kitô mới là ánh sáng của thế giới và là ánh sáng của người ta (Ga 8:12). Dĩ nhiên, Công Đồng nhìn nhận có nhiều dị biệt và sai lạc trong các tôn giáo khác so với những điều Công Đồng chủ trương và dạy là đúng sự thật.
Các điểm tiếp xúc và các cây cầu hiểu biết không biện minh cho giả thiết coi mọi tôn giáo đều chủ yếu như nhau, nhất là trong vấn đề thiện cảm [Mitgefuhls], hay coi các dị biệt đơn giản chỉ là những cách phát biểu về một vấn đề cốt lõi chung, nhưng bị khuôn định bởi các yếu tố lịch sử, văn hóa hay xã hội khác nhau mà thôi. Cố gắng phân tích và trừu tượng hóa cái lõi chủ yếu ấy ra khỏi các tôn giáo phát sinh từ lối suy nghĩ của phong trào Ánh Sáng, chứ không phải từ cái hiểu của các tôn giáo về chính họ. Điều xem ra là ngoại vi đối với não trạng Ánh Sáng thường lại là thánh thiêng đối với các tín hữu của các tôn giáo này. Do đó, việc hiểu biết lẫn nhau và việc hợp tác với nhau không được dẫn ta tới cái như nhau của một mẫu số chung nhỏ nhất, mà đúng hơn, nên dẫn ta tới việc tôn trọng những cái khác của nhau. Chỉ một sự khoan dung tích cực như thế mới trở thành căn bản cho cuộc chung sống hòa bình và hợp tác có lợi (57). Làm thế nào để điều vừa nói xẩy ra một cách cụ thể sẽ được điển hình cụ thể của Khuôn Vàng Thước Ngọc soi sáng.
3. Khuôn Vàng Thước Ngọc: một điểm qui chiếu chung
Khi nhắc đến Ấn Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo, ta đã thấy mặc dù có những dị biệt sâu xa giữa các tôn giáo của nhân loại, nhưng vẫn có những yếu tố chung. Trong số những yếu tố này, ta thấy có Khuôn Vàng Thước Ngọc, một điều đặc biệt quan trọng đối với ngữ cảnh của ta (58). Luật này nói rằng ta không nên làm cho người khác điều ta không muốn người khác làm cho ta. Luật này còn được phát biểu nhiều cách khác nhau trong lối nói hàng ngày: “điều bạn không muốn một ai đó làm cho bạn, thì bạn đừng làm cho bất cứ ai khác”. Nói một cách tích cực, Khuôn Vàng Thước Ngọc quả quyết rằng “ta nên làm cho người khác mọi điều ta hy vọng và mong muốn người khác làm cho ta trong một hoàn cảnh nhất định”.
Khuôn Vàng Thước Ngọc hiện diện trong mọi tôn giáo lớn. Nó hiện diện trong cả Do Thái Giáo (Tb 4:15; Hc 31:15) (59) lẫn trong Bài Giảng Trên Núi của Tân Ước (Mt 7:12; Lc 6:31) (60). Thỉnh thoảng, người ta thảo luận về ý nghĩa của việc luật này, trong Cựu Ước, luôn được phát biểu cách tiêu cực, trong khi Tân Ước phát biểu nó cách tích cực. Tuy nhiên, việc thảo luận này không ích lợi bao nhiêu và do đó, không giúp hiểu biết nó thêm bao nhiêu. Về phương diện này, ta không nhận ra sự khác nhau căn bản nào giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Theo Thánh Augustinô, Thiên Chúa viết luật này vào trái tim con người nhân bản (61). Dựa vào Gratian, thời Trung Cổ và thời Phong Trào Ánh Sáng nhận nó như là hiện thân của luật tự nhiên. Nhất là từ ngày có bản Tuyên Bố Hướng Tới Nền Đạo Đức Hoàn Cầu của Nghị Viện Các Tôn Giáo Thế Giới (Chicago, 1993), Khuôn Vàng Thước Ngọc đã hành xử như một yếu tố căn bản trong cuộc đối thoại hiện nay giữa các tôn giáo (62). Luật này được coi là một trong các truyền thống được nhân loại truyền lại và do đó, nó là gia tài văn hóa của nhân loại. Điều này có nghĩa: lòng cảm thương [Mitleid], thiện cảm [Mitgefuhl], việc sẵn sàng giúp đỡ nhau, và lòng nhân từ tạo nên túi khôn của nhân loại. Ấy thế nhưng, đã có và tiếp tục có nhiều tranh chấp giữa các tôn giáo, có khi đẫm máu nữa. Trong các hình thức cụ thể của chúng, các tôn giáo không những vừa yêu vừa ghét, họ còn duy trì những chủ trương mâu thuẫn nhau. Tuy thế, họ vẫn có những điểm chung với nhau, nhất là trong Khuôn Vàng Thước Ngọc, điều này cho thấy: không một tôn giáo lớn nào của nhân loại, miễn là đừng rơi vào cuồng tín, trái lại luôn trung thực với chính mình, lại tôn vinh bạo lực hay nói tốt cho việc tự phóng đại mình một cách thiếu suy nghĩ. Do đó, theo các xác tín căn bản của mọi tôn giáo, việc liên kết tôn giáo với bạo lực là một hiểu sai, một lạm dụng, một hình thức sai lạc của tôn giáo chân chính (63).
Dĩ nhiên, ta không nên bỏ qua sự kiện này: Khuôn Vàng Thước Ngọc cũng kết tủa nhiều câu hỏi quan yếu. Thánh Augustinô là một trong những người đầu tiên bảo ta phải lưu ý tới sự kiện này: điều đáng kể là ta và người khác luôn muốn điều tốt chứ không phải là điều xấu (64). Kant coi Khuôn Vàng Thước Ngọc là điều không quan trọng vì nó không chỉ rõ căn bản của nghĩa vụ và vì nội dung của nó bất định. Ông nhận định cách mỉa mai rằng “trên căn bản này, phạm nhân cũng có khả năng tranh luận với quan tòa là người trừng phạt anh ta” (65). George Bernard Shaw cũng có nhận định châm biếm này: “Đừng cư xử với người khác như bạn muốn họ cư xử với bạn. Sự nếm trải của họ có thể không y như bạn”. Do đó, Khuôn Vàng Thước Ngọc cần được làm cho chính xác hơn và được giải thích theo tính toàn bộ của bối cảnh liên hệ.
Các nhân tố thực tế dùng để xác định ý nghĩa của Khuôn Vàng Thước Ngọc rất khác nhau trong mỗi tôn giáo. Tách biệt chúng ra khỏi toàn bộ bối cảnh tổng quát hơn của nó là điều chỉ khả hữu nhờ diễn trình trừu tượng hóa mà thôi. Kết quả, việc này tùy thuộc các tiền giả định của Phong Trào Ánh Sáng ở Tây Phương và việc dị biệt hóa giữa yếu tính của luật và các biểu hiện chịu ảnh hưởng của thời gian và văn hóa của nó. Tuy nhiên, điều đối với một tư tưởng gia thông sáng có thể là một biểu hiện không thuộc yếu tính mà chỉ có tính tùy thể, thì đối với một tín đồ của tôn giáo liên hệ, không có cùng hay bác bỏ các tiền giả định của Phong Trào Ánh Sáng, đôi khi lại thuộc yếu tính, thậm chí còn thánh thiêng nữa. Vì lý do này, quan niệm về một triết lý sống phổ quát dựa trên mẫu số chung nhỏ nhất tuy có ý hướng tốt, nhưng dù sao vẫn giả tạo. Do đó, nó đi quá thực tại sống của các tôn giáo.
Vì lý do trên, ta phải thận trọng xét xem Chúa Giêsu đã thích ứng Khuôn Vàng Thước Ngọc ra sao. Đối với Người, nó được nối kết với Bài Giảng Trên Núi và do đó nối kết với lệnh truyền yêu thương, một lệnh truyền buộc ta cũng phải yêu cả kẻ thù nữa. Bối cảnh toàn diện này thiết lập ra căn bản cho Luật và cách phải giải thích nội dung của nó. Các Giáo Phụ đã chỉ có thể hiểu Khuôn Vàng Thước Ngọc như một tổng hợp và một nên trọn của toàn bộ luật lệ (66) khi dựa vào lý lẽ và cách giải thích này mà thôi.
Như thế, ta có thể nối kết đạo đức học Kitô Giáo với một truyền thống tôn giáo chung. Nó không phải là một hệ thống luân lý độc hữu, hoàn toàn bị niêm kín về phương diện giải thích, nhưng có khả năng được trình bầy và được thông đạt một cách khả niệm nói chung. Thành thử, nó cũng mở cửa đón nhận cuộc đối thoại liên tôn. Tuy nhiên, ta lại không thể giản lược đạo đức học Kitô Giáo vào một nhân bản thuyết phổ quát. Với sứ điệp yêu thương của nó, Kitô Giáo có khả năng giải thích và phẩm chất hóa (qualify) nội dung của Khuôn Vàng Thước Ngọc, là một Luật tự nó có tính bỏ ngỏ (open) và bất định (indeterminate). Thánh Tôma Aquinô nói đến việc Tin Mừng xác định (determination) rõ nền luân lý tự nhiên (67). Như thế, ngài đã thành công trong việc làm cho nền đạo đức học Kitô Giáo có khả năng nối kết và thông đạt với một hệ thống đạo đức học có tính khả niệm phổ quát, mà vẫn không để nó thoái hóa thành một nền luân lý phổ quát của mẫu số chung nhỏ nhất. Nguyên tắc xác định của ngài có nghĩa: nền luân lý tự nhiên, vốn có tính bỏ ngỏ về nhiều phương diện và do đó có thể được giải thích nhiều cách, được Tin Mừng đem đến một nội dung cụ thể, nhờ thế hết còn “mơ hồ” (68).
Sự kiện lòng cảm thương và lòng thương xót là những nhân đức nhân bản phổ quát có thể khuyến khích ta dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo khác và cùng làm việc với các nền văn hóa và tôn giáo này cho việc hiểu nhau và cho hòa bình thế giới. Ngược lại, truyền thống nhân bản chung này giúp ta dừng lại để suy nghĩ. Vì nó cho rằng nơi nào không còn cảm thương, nhân từ (beneficence), giúp đỡ và tha thứ lẫn nhau, nơi nào ích kỷ và lãnh cảm (apathy) đối với các đồng loại nhân bản của mình thắng thế và các liên hệ liên ngã chỉ còn là các diễn trình trao đổi kinh tế, thì tính nhân bản (humaneness) của văn hóa và xã hội sẽ lâm nguy. Để đương đầu với mối nguy này ở Tây Phương, một mối nguy ta không thể khua tay bỏ qua được, ta nên tiếp nhận các gợi ý của các tôn giáo khác. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải nhớ như mới tiềm năng truyền thống thương xót Kitô Giáo của ta, tiềm năng này vẫn chưa được tận lực khám phá. Nó từng lên khuôn cho nền văn hóa Tây Phương và cả nền văn hóa của toàn thể nhân loại nữa một cách dứt khoát. Ngày nay, một suy nghĩ như thế hết sức cần thiết. Ít có chủ đề nào quan trọng hơn chủ đề này.
Kỳ Sau: III. Sứ điệp của Cựu Ước
______________________________________________________________________________________________________________
(48) Nostra Aetate, “Tuyên Ngôn về mối Liên Hệ của Giáo Hội với các Tôn Giáo không hải là Kitô Giáo” tiết 1.
(49) Helmut von Glasenapp, Die funf Weltreligionen (Dusseldorf: Eugen Diederichs Verlag, 1963); Emma Brunner-Traut, hiệu đính, Die funf grossen Weltreligionen (Freiburg, i.Br.: Herder, 1974).
(50) Về Ấn Giáo, xem P. Hacker, G. Oberhammer, H. Burkle, A. Michaels. Muốn có một tóm lược, xem Heinrich von Stietencron, Der Hinduismus (Munchen: Beck, 2006).
(51) Xem H. Burkle, “Hinduismus”, VII và X, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, Waltre Kasper và nhiều người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001), 5:139-42.
(52) Về Án Giáo, xem H.M. Enomya-Lasalle, H. Dumoulin, H. Waldenfels. Muốn có một tóm lược, xem Michael von Bruck, Einfuhrung ein den Buddhismus (Frankfurt a. M.: Verlag der Weltreligionen, 2007).
(53) Về Hồi Giáo, xem Annemarie Schimmel, Im Namen Allahs des Allbarmherzigen: Der Islam (Dusseldorf: Patmos Verlag, 2002); Schimmel, Die Religion des Islam: Eine Einfuhrung (Stuttgart:Reclam, 2010); Tilman Nagel, The History of Islamic Theology from Muhammad to the Present, bản tiếng Anh của Thomas Thornton (Princeton: Markus Weiner, 2000); Bassam Tibi, Die islamische Herausforderung: Religion und Politik im Europa des 21. Jahrhunderts (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2008). Về mối tương quan giữa Thánh Kinh và Kinh Kôrăng, xem: Joachim Gnilka, Bibel und Koran: Was sie verbindet, was sie trennt (Freiburg i. Br.: Herder, 2004); Gnilka, Der Nazarener und der Koran: Eine Spurensuche (Freiburg i. Br.: Herder, 2007).
(54) Nostra Aetate, tiết 3.
(55) Đây là chủ đề năng được Hans Kung trích dẫn. Xem cuốn sách của ông Global Responsibility: In Search of a New World Ethic, bản tiếng Anh của John Bowden (New York: Crossroad, 1991), 75-76.
(56) Nostra Aetate, tiết 2.
(57) Về nền tảng của cuộc đối thoại liên tôn, xem Kasper, Katholische Kirche, 439-52.
(58) Xem H.P. Mathys, R.Heiligenthal và H.H. Schrey, “Goldene Tregel”, Theologische Realenzyklopadie, Gerhard Muller, Horst Balz và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 13:570-83; H.H. Schrey, “Golden Regel” Historisches Worterbuch der Philosophie, 8:450-64; A. Sand và G, Hunold, “Golden Regel” Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 4:821-23.
(59) Xem Paul Billerbeck và Hermann Leberecht Struck hiệu đính, Kommentar Zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch (Munich: C.H. Beck, 1985-89), 1:459f.
(60) Xem Heinz Schurmann, Das Lukasevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1969) 349-52; Ulrich Luz, Matthew 1-7: A Commentary, bản tiếng Anh của James E. Crouch, Hermeneia (Minneapolis: Fortress, 2007), 362-68; Joachim Gnilka, Das Matthausevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1986) 264-68. Dưới sự các giải thích này, có thể coi chủ trương của Rudolf Bulmann rằng Khuôn Vàng Thước Ngọc là một nền luân lý của lòng vị kỷ ngây thơ là lỗi thời. Xem Rudolf Bultmann, The History of the Synoptic Tradition, bản tiếng Anh của John Marsh (New York: Harper and Row, 1963), 103.
(61) Thánh Augustinô, On Order, II, 25; Confessions, I, 18, 29; Expositions on the Psalms, 57, 1f; Sermon, IX, 14. Xem Eberhard Schockenhoff, Das umstrittene Gewissen: Eine theologische Grundlegung (Mainz: Matthias-Grunewald Verlag, 1990), 70-77.
(62) Khuôn Vàng Thước Ngọc là điều căn bản, đặc biệt đối với Dự Án Đạo Đức Học Thế Giới, do Hans Kung khai triển và được nhiều người quan tâm. Xem Kung, Global Responsibility, 58-59.
(63) Ở đây, ta không thể tiếp tục nói nhiều hơn về vấn đề bạo lực tôn giáo, một vấn đề đặc biệt được J. Assmann và René Girard nêu lên và hiện đang được thảo luận rộng rãi. Tuy nhiên, việc nhắc tới Khuôn Vàng Thước Ngọc cho thấy ta cần thận trọng đối với các phán đoán có tính tổng quát hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với Cựu Ước. Về vấn đề này, xem J. Niewiadomski, “Unbekommlicher Monotheismus? Der christliche Gott unter Generalverdacht” trong Streitfall Gott: Zugange und Perspektiven, Herder Korrespondenz Special, hiệu đính bởi Ulrich Ruh và nhiều người khác (Freiburg i.Br.: Herder, 2011), 6-11; J-H. Tuck, “Arbeit am Gottesbegriff: Eine Erkundungsgang anhand jungerer Veroffentlichungen” trong cùng cuốn này, 24f.
(64) Thánh Augustinô, Kinh Thành Thiên Chúa, cuốn XIV, 8.
(65) Immanuel Kant, Groundwork of the Metaphysic of Morals, bản tiếng Anh của H.J. Paton (New York: Harper Torchbooks, 1964), 97.
(66) Didache, 1:2f; Thánh Giustinô Tử Đạo, Dialogue with Trypho, 93:2; Thánh Clêmentê thành Alexandria, The Instructor, II,2.
(67) Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, pt I/II q. 100 a.11; xem pt. III q.84 a.7 ad 1; q.60 a. 5; q.61 a.3 ad 2. Vấn đề đã gặp trong mối tương quan của thần học và triết học (xem tiết 1, chương II và ghi chú 46 trên đây). Ta sẽ gặp lại vấn đề này một lần nữa khi xác định mối tương quan của hai lối hiểu thần học và triết học về Thiên Chúa (chương V, 1) cũng như mối tương quan của hai lối hiểu độc thần và ba ngôi về Thiên Chúa (chương V,2).
(68) Cũng theo cách này, Martin Luther cũng đã bắt Khuôn Vàng Thước Ngọc phại chịu lối giải thích có phê phán. Xem Schrey, “Goldene Regal”, Historisches Worterbuch der Philosophie, 576f.
2. Thăm dò lịch sử các tôn giáo
Thế giới ngày nay gần gũi nhau hơn và tín đồ các tôn giáo ngoài Kitô Giáo sống sát cạnh ta. Trong tình thế này, để hiểu nhau và chung sống hòa bình với nhau, điều cần thiết là phải nhìn quá bên kia hàng rào văn hóa riêng của ta để đi vào thế giới các tôn giáo. Trong khi làm thế, ta phải bảo đảm điều này: lòng cảm thương và từ tâm không tự giới hạn vào bối cảnh văn hóa của ta, mà đúng hơn, là các hiện tượng nhân bản phổ quát và tôn giáo nguyên thủy.
Như Công Đồng Vatican II từng tuyên bố, mọi tôn giáo đều muốn cung cấp câu trả lời cho “những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, những bí nhiệm xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là gì? Ðời người có mục đích và ý nghĩa nào? Sự thiện và sự ác là chi? Ðâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Ðâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thật sự? Cái chết, sự phán xét, và thưởng phạt sau khi chết là gì? Sau cùng, cái huyền nhiệm tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?” (48).
Thiện cảm [Mitgefuhl], vốn được coi như một trong các nhân đức vĩ đại nhất của mọi truyền thống tôn giáo lớn, cũng thuộc về gia tài chung này. Một cái nhìn tổng quát về các tôn giáo vĩ đại của thế giới sẽ vượt quá phạm vi của các suy tư này và vượt quá khả năng của tôi. Do đó, tôi chỉ xin tự giới hạn vào một số điểm (49).
Ấn Giáo thuộc các truyền thống tôn giáo lâu đời nhất (50). Sau Kitô Giáo và Hồi Giáo, nó là tôn giáo lớn thứ ba. Trong yếu tính, Ấn Giáo là danh xưng tập thể do bên ngoài gán cho nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, nhiều hình ảnh khác nhau về Thiên Chúa, và nhiều quan điểm khác nhau, vốn không có một tuyên tín có giá trị phổ quát nào cũng như không có một định chế trung ương nào. Vì thế, ngay hạn từ ahimsa (từ bi), một hạn từ được dùng trong nền linh đạo Ấn Giáo để chỉ thiện cảm, cũng được giải thích khác nhau giữa người Ấn Giáo. Theo nghĩa căn bản, nó chỉ việc từ bỏ bất cứ điều độc hại nào, và từ khước việc dùng sức mạnh. Như một qui luật của tác phong, hiểu theo nghĩa đã thành quen thuộc trong Ấn Giáo, ta chỉ thấy vết tích của nó ở giai đoạn cuối cùng của thời Vêđa. Đáng lưu ý hơn cả, Mahatma Gandhi đã đổi mới lý tưởng ahimsa cổ xưa thành ý niệm bất bạo động và áp dụng nó vào mọi lãnh vực sống, kể cả chính trị.
Với ý tưởng phản kháng bất bạo động, Gandhi đã gây một ảnh hưởng hết sức lớn lao đối với phong trào dân quyền của Tây Phương. Albert Schweitzer cũng đã khai triển quan niệm Tôn Kính Sự Sống dưới ảnh hưởng của ý niệm ahimsa. Phong trào Radha Krishna, một phong trào hiểu Ấn Giáo theo nghĩa một triết học tôn giáo Tây Phương, coi nó như tôn giáo của tình người, cũng gây nhiều ảnh hưởng tại Tây Phương. Và sau cùng, phong trào Ashram và hình thức chiêm niệm của yoga cũng gây được một ảnh hưởng tâm linh ở Tây Phương. Tuy nhiên, trong diễn trình gây ảnh hưởng này, các thành tố cá thể của nền linh đạo Ấn Giáo thường bị chuyển qua ngữ cảnh Tây Phương một cách đột ngột và không phê phán (51).
Phật Giáo có phải là một tôn giáo hay đúng hơn chỉ là một tổng hợp các giáo huấn khôn ngoan là một vấn đề còn đang được tranh luận, vì Phật Giáo không nhìn nhận thực tại Thiên Chúa, theo nghĩa Tây Phương (52). Theo các truyền thuyết về Buddha, kinh nghiệm về đau khổ của con người là động lực nội tại khiến ngài thay đổi cuộc sống. Đối với ngài, mọi sự sống đều đau khổ. Thành thử, thắng vượt đau khổ bằng tác phong đạo đức, bằng suy niệm, và thiện cảm [Mitgefuhl] trở thành quan tâm chính trong giáo huấn Phật Giáo. Trên con đường tiến tới mục đích này, lòng từ thiện (tâm từ, metta) đóng một vai trò quan trọng. Đây là một hình thức yêu thương tích cực, quên mình, mưu cầu hạnh phúc cho mọi sinh linh. Nó nói lên lòng cảm thương (tâm bi, karuna) nghĩa là cùng cảm nhận sự đau khổ và số phận mọi người cũng như mọi chúng sinh. Do đó, nó gặp gỡ mọi vật và mọi hiện tượng của thế giới này bằng một tình yêu như nhau, ôm lấy tất cả và sẵn sàng giúp đỡ tất cả.
Sau cùng, con đường giác ngộ và đạt tới niết bàn này là cảm nhận được tính hợp nhất của muôn loài, trong đó, mọi ý tưởng phân cực và mọi hình thức đề kháng và ác cảm dính liền với các phân cực này đều tan biến. Chỉ có hình thức Phật Giáo Di Đà (Amida, vô lượng quang) là tin vào sự trợ giúp và ơn thánh của một Đức Phật siêu việt.
Từ thế kỷ thứ 19 trở đi, Phật Giáo tạo ra được một sức lôi cuốn đáng kể ở Tây Phương. Triết gia Arthur Schopenhauer tự cho ông là “người Âu Châu theo Phật Giáo đầu tiên”. Phật Giáo trở thành nổi tiếng cách nay vài thập niên, đặc biệt nhờ Đức Dalai Lama, vị đại diện của Phật Giáo Tây Tạng. Thực vậy, trong các thích ứng có tính bình dân hơn, như các thích ứng trong phong trào Thời Mới và các giới bí truyền, nhiều yếu tố riêng rẽ trong Phật Giáo đã được đưa một cách không phê phán vào ngữ cảnh Tây Phương hay, ngược lại, các quan điểm Tây Phương đã được đem vào Phật Giáo. Trường phái Kyoto ở Nhật Bản (trong đó có tác giả Daisetz Teitaro Suzuki) cố gắng một cách nghiêm túc trong việc đưa Phật Giáo gặp gỡ tư tưởng Tây Phương qua ngả huyền nhiệm học, nhất là huyền nhiệm học và nền thần học tiêu cực của Eckhart.
Hiện nay tại Âu Châu, cuộc gặp gỡ với Hồi Giáo đang hết sức nổi bật (53). Cuộc gặp gỡ này thuộc một loại khác hẳn với cuộc gặp gỡ Ấn Giáo và Phật Giáo. Vì Hồi Giáo vốn có gốc rễ trong nhiều truyền thống cá thể của Cựu và Tân Ước và, cùng với Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nó thường được kể vào số tôn giáo độc thần xuất phát từ Abraham. Làm như thế, người ta rất có thể không lưu ý tới các dị biệt căn bản trong việc hiểu biết Thiên Chúa (tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi) và trong Kitô học (tín điều Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và việc Người chịu đóng đinh). Trong nhiều lớp lang khác của Kinh Kôrăng, ta đọc thấy nhiều phát biểu khác nhau về mối liên hệ của Hồi Giáo đối với các Kitô hữu.
Đối với ngữ cảnh của ta, điều đáng lưu ý là mỗi một sura trong số 114 sura của Kinh Kôrăng (chỉ trừ một sura) đều bắt đầu bằng các chữ “Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Thương Xót Vô Cùng, Đấng Thương Xót Hơn Hết”. Trong số 99 danh xưng dành cho Thiên Chúa, Đấng Thương Xót Vô Cùng và Đấng Thương Xót Hơn Hết là những danh xưng hay được xướng lên nhiều nhất. Mọi người Hồi Giáo đều buộc phải có lòng thiện cảm (rahmah) đối với tù nhân, người góa bụa, và trẻ mồ côi và làm việc bố thí (zakat).
Ảnh hưởng văn hóa của Hồi Giáo Ả Rập đối với văn hóa Âu Châu trong phạm vi toán học (hệ thống thập phân), thiên văn học, y khoa, và nhất là triết học cũng như thi ca (tuyển tập West-Eastern Divan của Goethe là một thí dụ) là điều không thể chối cãi. Công Đồng Vatican II nói tới người Hồi Giáo một cách đầy qúy mến. Công Đồng này thúc giục chúng ta bỏ qua một bên các tranh chấp và thù nghịch trong quá khứ, để cố gắng hiểu nhau và cùng nhau sát cánh để bảo vệ và thăng tiến công bằng xã hội, các sự thiện luân lý, và sau cùng nhưng không kém quan trọng là bảo vệ và thăng tiến hòa bình và tự do cho mọi người (54). Trong tương lai, liệu một hình thức Hồi Giáo chuyên biệt cho Âu Châu có thể có hay không là một vấn đề còn để bỏ ngỏ. Nó còn tùy nhiều ở việc liệu Hồi Giáo có khả năng hội nhập đầy đủ tới đâu các nhân quyền căn bản (tự do tôn giáo, bình đẳng của phụ nữ, v.v…).
Để tóm tắt, ta có thể nói rằng: bất chấp mọi dị biệt sâu xa, vẫn có những điểm tiếp xúc và những cây cầu hiểu biết giữa các tôn giáo. Những điểm và cây cầu này rất quan trọng cho việc sống chung và hợp tác giữa các tôn giáo trên thế giới, một thế giới đang trở nên thống nhất. Không có hòa bình giữa các tôn giáo, hòa bình trên thế giới không thể nào có được (55). Công Đồng Vatican II từng nói: “Giáo Hội Công Giáo không hề bác bỏ bất cứ điều gì chân thực và thánh thiện trong các tôn giáo này”. Trong các tôn giáo này, Công Đồng thừa nhận có một “tia sáng của Sự Thật đang chiếu soi mọi người” (56). Nhưng theo cách nhìn của Công Đồng, Chúa Giêsu Kitô mới là ánh sáng của thế giới và là ánh sáng của người ta (Ga 8:12). Dĩ nhiên, Công Đồng nhìn nhận có nhiều dị biệt và sai lạc trong các tôn giáo khác so với những điều Công Đồng chủ trương và dạy là đúng sự thật.
Các điểm tiếp xúc và các cây cầu hiểu biết không biện minh cho giả thiết coi mọi tôn giáo đều chủ yếu như nhau, nhất là trong vấn đề thiện cảm [Mitgefuhls], hay coi các dị biệt đơn giản chỉ là những cách phát biểu về một vấn đề cốt lõi chung, nhưng bị khuôn định bởi các yếu tố lịch sử, văn hóa hay xã hội khác nhau mà thôi. Cố gắng phân tích và trừu tượng hóa cái lõi chủ yếu ấy ra khỏi các tôn giáo phát sinh từ lối suy nghĩ của phong trào Ánh Sáng, chứ không phải từ cái hiểu của các tôn giáo về chính họ. Điều xem ra là ngoại vi đối với não trạng Ánh Sáng thường lại là thánh thiêng đối với các tín hữu của các tôn giáo này. Do đó, việc hiểu biết lẫn nhau và việc hợp tác với nhau không được dẫn ta tới cái như nhau của một mẫu số chung nhỏ nhất, mà đúng hơn, nên dẫn ta tới việc tôn trọng những cái khác của nhau. Chỉ một sự khoan dung tích cực như thế mới trở thành căn bản cho cuộc chung sống hòa bình và hợp tác có lợi (57). Làm thế nào để điều vừa nói xẩy ra một cách cụ thể sẽ được điển hình cụ thể của Khuôn Vàng Thước Ngọc soi sáng.
3. Khuôn Vàng Thước Ngọc: một điểm qui chiếu chung
Khi nhắc đến Ấn Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo, ta đã thấy mặc dù có những dị biệt sâu xa giữa các tôn giáo của nhân loại, nhưng vẫn có những yếu tố chung. Trong số những yếu tố này, ta thấy có Khuôn Vàng Thước Ngọc, một điều đặc biệt quan trọng đối với ngữ cảnh của ta (58). Luật này nói rằng ta không nên làm cho người khác điều ta không muốn người khác làm cho ta. Luật này còn được phát biểu nhiều cách khác nhau trong lối nói hàng ngày: “điều bạn không muốn một ai đó làm cho bạn, thì bạn đừng làm cho bất cứ ai khác”. Nói một cách tích cực, Khuôn Vàng Thước Ngọc quả quyết rằng “ta nên làm cho người khác mọi điều ta hy vọng và mong muốn người khác làm cho ta trong một hoàn cảnh nhất định”.
Khuôn Vàng Thước Ngọc hiện diện trong mọi tôn giáo lớn. Nó hiện diện trong cả Do Thái Giáo (Tb 4:15; Hc 31:15) (59) lẫn trong Bài Giảng Trên Núi của Tân Ước (Mt 7:12; Lc 6:31) (60). Thỉnh thoảng, người ta thảo luận về ý nghĩa của việc luật này, trong Cựu Ước, luôn được phát biểu cách tiêu cực, trong khi Tân Ước phát biểu nó cách tích cực. Tuy nhiên, việc thảo luận này không ích lợi bao nhiêu và do đó, không giúp hiểu biết nó thêm bao nhiêu. Về phương diện này, ta không nhận ra sự khác nhau căn bản nào giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Theo Thánh Augustinô, Thiên Chúa viết luật này vào trái tim con người nhân bản (61). Dựa vào Gratian, thời Trung Cổ và thời Phong Trào Ánh Sáng nhận nó như là hiện thân của luật tự nhiên. Nhất là từ ngày có bản Tuyên Bố Hướng Tới Nền Đạo Đức Hoàn Cầu của Nghị Viện Các Tôn Giáo Thế Giới (Chicago, 1993), Khuôn Vàng Thước Ngọc đã hành xử như một yếu tố căn bản trong cuộc đối thoại hiện nay giữa các tôn giáo (62). Luật này được coi là một trong các truyền thống được nhân loại truyền lại và do đó, nó là gia tài văn hóa của nhân loại. Điều này có nghĩa: lòng cảm thương [Mitleid], thiện cảm [Mitgefuhl], việc sẵn sàng giúp đỡ nhau, và lòng nhân từ tạo nên túi khôn của nhân loại. Ấy thế nhưng, đã có và tiếp tục có nhiều tranh chấp giữa các tôn giáo, có khi đẫm máu nữa. Trong các hình thức cụ thể của chúng, các tôn giáo không những vừa yêu vừa ghét, họ còn duy trì những chủ trương mâu thuẫn nhau. Tuy thế, họ vẫn có những điểm chung với nhau, nhất là trong Khuôn Vàng Thước Ngọc, điều này cho thấy: không một tôn giáo lớn nào của nhân loại, miễn là đừng rơi vào cuồng tín, trái lại luôn trung thực với chính mình, lại tôn vinh bạo lực hay nói tốt cho việc tự phóng đại mình một cách thiếu suy nghĩ. Do đó, theo các xác tín căn bản của mọi tôn giáo, việc liên kết tôn giáo với bạo lực là một hiểu sai, một lạm dụng, một hình thức sai lạc của tôn giáo chân chính (63).
Dĩ nhiên, ta không nên bỏ qua sự kiện này: Khuôn Vàng Thước Ngọc cũng kết tủa nhiều câu hỏi quan yếu. Thánh Augustinô là một trong những người đầu tiên bảo ta phải lưu ý tới sự kiện này: điều đáng kể là ta và người khác luôn muốn điều tốt chứ không phải là điều xấu (64). Kant coi Khuôn Vàng Thước Ngọc là điều không quan trọng vì nó không chỉ rõ căn bản của nghĩa vụ và vì nội dung của nó bất định. Ông nhận định cách mỉa mai rằng “trên căn bản này, phạm nhân cũng có khả năng tranh luận với quan tòa là người trừng phạt anh ta” (65). George Bernard Shaw cũng có nhận định châm biếm này: “Đừng cư xử với người khác như bạn muốn họ cư xử với bạn. Sự nếm trải của họ có thể không y như bạn”. Do đó, Khuôn Vàng Thước Ngọc cần được làm cho chính xác hơn và được giải thích theo tính toàn bộ của bối cảnh liên hệ.
Các nhân tố thực tế dùng để xác định ý nghĩa của Khuôn Vàng Thước Ngọc rất khác nhau trong mỗi tôn giáo. Tách biệt chúng ra khỏi toàn bộ bối cảnh tổng quát hơn của nó là điều chỉ khả hữu nhờ diễn trình trừu tượng hóa mà thôi. Kết quả, việc này tùy thuộc các tiền giả định của Phong Trào Ánh Sáng ở Tây Phương và việc dị biệt hóa giữa yếu tính của luật và các biểu hiện chịu ảnh hưởng của thời gian và văn hóa của nó. Tuy nhiên, điều đối với một tư tưởng gia thông sáng có thể là một biểu hiện không thuộc yếu tính mà chỉ có tính tùy thể, thì đối với một tín đồ của tôn giáo liên hệ, không có cùng hay bác bỏ các tiền giả định của Phong Trào Ánh Sáng, đôi khi lại thuộc yếu tính, thậm chí còn thánh thiêng nữa. Vì lý do này, quan niệm về một triết lý sống phổ quát dựa trên mẫu số chung nhỏ nhất tuy có ý hướng tốt, nhưng dù sao vẫn giả tạo. Do đó, nó đi quá thực tại sống của các tôn giáo.
Vì lý do trên, ta phải thận trọng xét xem Chúa Giêsu đã thích ứng Khuôn Vàng Thước Ngọc ra sao. Đối với Người, nó được nối kết với Bài Giảng Trên Núi và do đó nối kết với lệnh truyền yêu thương, một lệnh truyền buộc ta cũng phải yêu cả kẻ thù nữa. Bối cảnh toàn diện này thiết lập ra căn bản cho Luật và cách phải giải thích nội dung của nó. Các Giáo Phụ đã chỉ có thể hiểu Khuôn Vàng Thước Ngọc như một tổng hợp và một nên trọn của toàn bộ luật lệ (66) khi dựa vào lý lẽ và cách giải thích này mà thôi.
Như thế, ta có thể nối kết đạo đức học Kitô Giáo với một truyền thống tôn giáo chung. Nó không phải là một hệ thống luân lý độc hữu, hoàn toàn bị niêm kín về phương diện giải thích, nhưng có khả năng được trình bầy và được thông đạt một cách khả niệm nói chung. Thành thử, nó cũng mở cửa đón nhận cuộc đối thoại liên tôn. Tuy nhiên, ta lại không thể giản lược đạo đức học Kitô Giáo vào một nhân bản thuyết phổ quát. Với sứ điệp yêu thương của nó, Kitô Giáo có khả năng giải thích và phẩm chất hóa (qualify) nội dung của Khuôn Vàng Thước Ngọc, là một Luật tự nó có tính bỏ ngỏ (open) và bất định (indeterminate). Thánh Tôma Aquinô nói đến việc Tin Mừng xác định (determination) rõ nền luân lý tự nhiên (67). Như thế, ngài đã thành công trong việc làm cho nền đạo đức học Kitô Giáo có khả năng nối kết và thông đạt với một hệ thống đạo đức học có tính khả niệm phổ quát, mà vẫn không để nó thoái hóa thành một nền luân lý phổ quát của mẫu số chung nhỏ nhất. Nguyên tắc xác định của ngài có nghĩa: nền luân lý tự nhiên, vốn có tính bỏ ngỏ về nhiều phương diện và do đó có thể được giải thích nhiều cách, được Tin Mừng đem đến một nội dung cụ thể, nhờ thế hết còn “mơ hồ” (68).
Sự kiện lòng cảm thương và lòng thương xót là những nhân đức nhân bản phổ quát có thể khuyến khích ta dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo khác và cùng làm việc với các nền văn hóa và tôn giáo này cho việc hiểu nhau và cho hòa bình thế giới. Ngược lại, truyền thống nhân bản chung này giúp ta dừng lại để suy nghĩ. Vì nó cho rằng nơi nào không còn cảm thương, nhân từ (beneficence), giúp đỡ và tha thứ lẫn nhau, nơi nào ích kỷ và lãnh cảm (apathy) đối với các đồng loại nhân bản của mình thắng thế và các liên hệ liên ngã chỉ còn là các diễn trình trao đổi kinh tế, thì tính nhân bản (humaneness) của văn hóa và xã hội sẽ lâm nguy. Để đương đầu với mối nguy này ở Tây Phương, một mối nguy ta không thể khua tay bỏ qua được, ta nên tiếp nhận các gợi ý của các tôn giáo khác. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải nhớ như mới tiềm năng truyền thống thương xót Kitô Giáo của ta, tiềm năng này vẫn chưa được tận lực khám phá. Nó từng lên khuôn cho nền văn hóa Tây Phương và cả nền văn hóa của toàn thể nhân loại nữa một cách dứt khoát. Ngày nay, một suy nghĩ như thế hết sức cần thiết. Ít có chủ đề nào quan trọng hơn chủ đề này.
Kỳ Sau: III. Sứ điệp của Cựu Ước
______________________________________________________________________________________________________________
(48) Nostra Aetate, “Tuyên Ngôn về mối Liên Hệ của Giáo Hội với các Tôn Giáo không hải là Kitô Giáo” tiết 1.
(49) Helmut von Glasenapp, Die funf Weltreligionen (Dusseldorf: Eugen Diederichs Verlag, 1963); Emma Brunner-Traut, hiệu đính, Die funf grossen Weltreligionen (Freiburg, i.Br.: Herder, 1974).
(50) Về Ấn Giáo, xem P. Hacker, G. Oberhammer, H. Burkle, A. Michaels. Muốn có một tóm lược, xem Heinrich von Stietencron, Der Hinduismus (Munchen: Beck, 2006).
(51) Xem H. Burkle, “Hinduismus”, VII và X, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, Waltre Kasper và nhiều người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001), 5:139-42.
(52) Về Án Giáo, xem H.M. Enomya-Lasalle, H. Dumoulin, H. Waldenfels. Muốn có một tóm lược, xem Michael von Bruck, Einfuhrung ein den Buddhismus (Frankfurt a. M.: Verlag der Weltreligionen, 2007).
(53) Về Hồi Giáo, xem Annemarie Schimmel, Im Namen Allahs des Allbarmherzigen: Der Islam (Dusseldorf: Patmos Verlag, 2002); Schimmel, Die Religion des Islam: Eine Einfuhrung (Stuttgart:Reclam, 2010); Tilman Nagel, The History of Islamic Theology from Muhammad to the Present, bản tiếng Anh của Thomas Thornton (Princeton: Markus Weiner, 2000); Bassam Tibi, Die islamische Herausforderung: Religion und Politik im Europa des 21. Jahrhunderts (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2008). Về mối tương quan giữa Thánh Kinh và Kinh Kôrăng, xem: Joachim Gnilka, Bibel und Koran: Was sie verbindet, was sie trennt (Freiburg i. Br.: Herder, 2004); Gnilka, Der Nazarener und der Koran: Eine Spurensuche (Freiburg i. Br.: Herder, 2007).
(54) Nostra Aetate, tiết 3.
(55) Đây là chủ đề năng được Hans Kung trích dẫn. Xem cuốn sách của ông Global Responsibility: In Search of a New World Ethic, bản tiếng Anh của John Bowden (New York: Crossroad, 1991), 75-76.
(56) Nostra Aetate, tiết 2.
(57) Về nền tảng của cuộc đối thoại liên tôn, xem Kasper, Katholische Kirche, 439-52.
(58) Xem H.P. Mathys, R.Heiligenthal và H.H. Schrey, “Goldene Tregel”, Theologische Realenzyklopadie, Gerhard Muller, Horst Balz và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 13:570-83; H.H. Schrey, “Golden Regel” Historisches Worterbuch der Philosophie, 8:450-64; A. Sand và G, Hunold, “Golden Regel” Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 4:821-23.
(59) Xem Paul Billerbeck và Hermann Leberecht Struck hiệu đính, Kommentar Zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch (Munich: C.H. Beck, 1985-89), 1:459f.
(60) Xem Heinz Schurmann, Das Lukasevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1969) 349-52; Ulrich Luz, Matthew 1-7: A Commentary, bản tiếng Anh của James E. Crouch, Hermeneia (Minneapolis: Fortress, 2007), 362-68; Joachim Gnilka, Das Matthausevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1986) 264-68. Dưới sự các giải thích này, có thể coi chủ trương của Rudolf Bulmann rằng Khuôn Vàng Thước Ngọc là một nền luân lý của lòng vị kỷ ngây thơ là lỗi thời. Xem Rudolf Bultmann, The History of the Synoptic Tradition, bản tiếng Anh của John Marsh (New York: Harper and Row, 1963), 103.
(61) Thánh Augustinô, On Order, II, 25; Confessions, I, 18, 29; Expositions on the Psalms, 57, 1f; Sermon, IX, 14. Xem Eberhard Schockenhoff, Das umstrittene Gewissen: Eine theologische Grundlegung (Mainz: Matthias-Grunewald Verlag, 1990), 70-77.
(62) Khuôn Vàng Thước Ngọc là điều căn bản, đặc biệt đối với Dự Án Đạo Đức Học Thế Giới, do Hans Kung khai triển và được nhiều người quan tâm. Xem Kung, Global Responsibility, 58-59.
(63) Ở đây, ta không thể tiếp tục nói nhiều hơn về vấn đề bạo lực tôn giáo, một vấn đề đặc biệt được J. Assmann và René Girard nêu lên và hiện đang được thảo luận rộng rãi. Tuy nhiên, việc nhắc tới Khuôn Vàng Thước Ngọc cho thấy ta cần thận trọng đối với các phán đoán có tính tổng quát hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với Cựu Ước. Về vấn đề này, xem J. Niewiadomski, “Unbekommlicher Monotheismus? Der christliche Gott unter Generalverdacht” trong Streitfall Gott: Zugange und Perspektiven, Herder Korrespondenz Special, hiệu đính bởi Ulrich Ruh và nhiều người khác (Freiburg i.Br.: Herder, 2011), 6-11; J-H. Tuck, “Arbeit am Gottesbegriff: Eine Erkundungsgang anhand jungerer Veroffentlichungen” trong cùng cuốn này, 24f.
(64) Thánh Augustinô, Kinh Thành Thiên Chúa, cuốn XIV, 8.
(65) Immanuel Kant, Groundwork of the Metaphysic of Morals, bản tiếng Anh của H.J. Paton (New York: Harper Torchbooks, 1964), 97.
(66) Didache, 1:2f; Thánh Giustinô Tử Đạo, Dialogue with Trypho, 93:2; Thánh Clêmentê thành Alexandria, The Instructor, II,2.
(67) Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, pt I/II q. 100 a.11; xem pt. III q.84 a.7 ad 1; q.60 a. 5; q.61 a.3 ad 2. Vấn đề đã gặp trong mối tương quan của thần học và triết học (xem tiết 1, chương II và ghi chú 46 trên đây). Ta sẽ gặp lại vấn đề này một lần nữa khi xác định mối tương quan của hai lối hiểu thần học và triết học về Thiên Chúa (chương V, 1) cũng như mối tương quan của hai lối hiểu độc thần và ba ngôi về Thiên Chúa (chương V,2).
(68) Cũng theo cách này, Martin Luther cũng đã bắt Khuôn Vàng Thước Ngọc phại chịu lối giải thích có phê phán. Xem Schrey, “Goldene Regal”, Historisches Worterbuch der Philosophie, 576f.
Văn Hóa
Tôi mơ ước về một Âu châu
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:05 11/05/2016
Tôi mơ ước về một Âu châu
Ngày 28.08.1963 Mục sư Martin Luther King trong buổi tuần hành tranh đấu kêu gọi tôn trọng nhân quyền bình đẳng cho người da Đen bị phân biệt kỳ thị trên đất nước Hoa Kỳ, đã đọc bài diễn văn rất ý nghĩa cùng rất rất cảm động : Tôi có một giấc mơ!
Bài diễn văn cảm động này của Mục Sư Martin Luther King tranh đấu cho nhân quyền có sức mạnh thuyết phục đánh động lòng con người và đã đi vào lịch sử thế giới cùng trở thành huyền thoại trong dân gian từ ngày đó…
Ngày 06.05.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxico của Giáo Hội Công Giáo được trao tặng giải thưởng Karlpreis - Carlo Magno, vì đã có công kêu gọi xây dựng Âu Châu, đã đọc bài diễn văn cám ơn Âu Châu trao tặng ngài giải thưởng này.
Ngoài phần nhắc đến căn tính, đến lịch sử Liên hiệp Âu Châu, nơi phần cuối bài diễn văn Đức Giáo Hoàng nói tới tâm tư viễn cảnh tương lai: Tôi mơ ước về một Âu Châu mới tươi trẻ!
Giấc mơ ước về một Âu châu mới tươi trẻ của vị Giáo Hoàng Phanxico đậm nét hình ảnh chiếu tỏa nếp sống lòng nhân đạo cho và vì con người trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa nơi xã hội con người:
„ Tôi mơ ước về một Âu châu mới tươi trẻ
có khả năng là một người Mẹ chan hòa chứa đầy nhựa sức sống. Người mẹ đó tôn trọng sự sống và kêu mời niềm hy vọng cho sự sống vươn lên.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các trẻ em được bảo vệ săn sóc, người nghèo được nâng đỡ, cũng vậy người di cư đi tìm kiếm nhận được sự đón nhận chở che giúp đỡ „ cho khách đỗ nhờ.“.
Tôi mơ về một Âu châu,
nơi đó người đau yếu bệnh tật, người cao tuổi không bị loại bỏ ra bên ngoài lề xã hội, trái lại được kính trọng che chở.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó sự di dân tỵ nạn không phải là tệ nạn tội phạm xã hội. Nhưng nhiều hơn thế là lời mời gọi sự dấn thân quảng đại to lớn cho nhân phẩm con người.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó những người trẻ được hít thở bầu khí trong lành sự chân thật,
nơi đó họ yêu mến nét đẹp của văn hóa, và một đời sống đơn giản không bị lệ thuộc vướng vào vòng chỉ biết tiêu thụ cho những nhu cầu không có giới hạn,
nơi đó việc lập gia đình và lòng mong muốn có con là trách nhiệm bổn phận, cũng như lòng vui tươi phấn khởi lớn lao không có vấn đề gì được đặt ra,
nơi đó có đủ công việc làm ăn vững chắc cho đời sống con người.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các gia đình sống trong một nền chính trị thật sự mang lại hiệu qủa là khuôn mặt con người được kể đến hơn là chỉ căn cứ vào những con số thống kê,
và nơi đó sự sinh sản con trẻ được khuyến khích tôn trọng hơn là tài sản hàng hóa được nhân làm giầu thêm ra.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các quyền con người được nâng đỡ và bảo vệ , cùng được hướng dẫn tôn trọng luật lệ chung.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó người ta không thế nói được rằng, sự dấn thân cho quyền con người là bước trạm chót cuối cùng cho những viễn tượng mong muốn của họ. „
Lm. Đamimh Nguyễn ngọc Long
Ngày 28.08.1963 Mục sư Martin Luther King trong buổi tuần hành tranh đấu kêu gọi tôn trọng nhân quyền bình đẳng cho người da Đen bị phân biệt kỳ thị trên đất nước Hoa Kỳ, đã đọc bài diễn văn rất ý nghĩa cùng rất rất cảm động : Tôi có một giấc mơ!
Bài diễn văn cảm động này của Mục Sư Martin Luther King tranh đấu cho nhân quyền có sức mạnh thuyết phục đánh động lòng con người và đã đi vào lịch sử thế giới cùng trở thành huyền thoại trong dân gian từ ngày đó…
Ngày 06.05.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxico của Giáo Hội Công Giáo được trao tặng giải thưởng Karlpreis - Carlo Magno, vì đã có công kêu gọi xây dựng Âu Châu, đã đọc bài diễn văn cám ơn Âu Châu trao tặng ngài giải thưởng này.
Ngoài phần nhắc đến căn tính, đến lịch sử Liên hiệp Âu Châu, nơi phần cuối bài diễn văn Đức Giáo Hoàng nói tới tâm tư viễn cảnh tương lai: Tôi mơ ước về một Âu Châu mới tươi trẻ!
Giấc mơ ước về một Âu châu mới tươi trẻ của vị Giáo Hoàng Phanxico đậm nét hình ảnh chiếu tỏa nếp sống lòng nhân đạo cho và vì con người trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa nơi xã hội con người:
„ Tôi mơ ước về một Âu châu mới tươi trẻ
có khả năng là một người Mẹ chan hòa chứa đầy nhựa sức sống. Người mẹ đó tôn trọng sự sống và kêu mời niềm hy vọng cho sự sống vươn lên.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các trẻ em được bảo vệ săn sóc, người nghèo được nâng đỡ, cũng vậy người di cư đi tìm kiếm nhận được sự đón nhận chở che giúp đỡ „ cho khách đỗ nhờ.“.
Tôi mơ về một Âu châu,
nơi đó người đau yếu bệnh tật, người cao tuổi không bị loại bỏ ra bên ngoài lề xã hội, trái lại được kính trọng che chở.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó sự di dân tỵ nạn không phải là tệ nạn tội phạm xã hội. Nhưng nhiều hơn thế là lời mời gọi sự dấn thân quảng đại to lớn cho nhân phẩm con người.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó những người trẻ được hít thở bầu khí trong lành sự chân thật,
nơi đó họ yêu mến nét đẹp của văn hóa, và một đời sống đơn giản không bị lệ thuộc vướng vào vòng chỉ biết tiêu thụ cho những nhu cầu không có giới hạn,
nơi đó việc lập gia đình và lòng mong muốn có con là trách nhiệm bổn phận, cũng như lòng vui tươi phấn khởi lớn lao không có vấn đề gì được đặt ra,
nơi đó có đủ công việc làm ăn vững chắc cho đời sống con người.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các gia đình sống trong một nền chính trị thật sự mang lại hiệu qủa là khuôn mặt con người được kể đến hơn là chỉ căn cứ vào những con số thống kê,
và nơi đó sự sinh sản con trẻ được khuyến khích tôn trọng hơn là tài sản hàng hóa được nhân làm giầu thêm ra.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó các quyền con người được nâng đỡ và bảo vệ , cùng được hướng dẫn tôn trọng luật lệ chung.
Tôi mơ ước về một Âu châu,
nơi đó người ta không thế nói được rằng, sự dấn thân cho quyền con người là bước trạm chót cuối cùng cho những viễn tượng mong muốn của họ. „
Lm. Đamimh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xương Rồng Sa Mạc
Lê Trị
18:14 11/05/2016
Ảnh của Lê Trị
Ồ đẹp quá xương rồng đón nắng
Giữa bạt ngàn cát trắng bao la
Vẻ đẹp kiều diễm kiêu sa
Vững vàng trước những phong ba dập vùi.
(Trích thơ của Đặng Minh Mai)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06 – 11/05/2016: Những bổ nhiệm liên quan đến các Giám Mục Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:49 11/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Sáu 6 tháng 5, các tân binh trong đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ đã tuyên thệ nhân dịp kỷ niệm biến cố thành Rôma bị cướp phá bởi quân đội của Hoàng đế Charles Đệ Ngũ vào năm 1527.
Những “cái chết anh hùng” của 147 ngự lâm quân Thụy Sĩ vào thời điểm đó “sẽ không thể có được nếu các binh sĩ này không có đức tin vào Chúa của sự sống”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói như trên trong bài giảng Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Ngài nói thêm:
“Được dưỡng nuôi bởi đức tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh và được củng cố bởi những cảm nghiệm của niềm vui là Chúa ban cho chúng ta sự sống viên mãn, tôi mời gọi các bạn, những ngự lâm quân thân yêu, hãy có can đảm để làm chứng nhân trong thế giới ngày nay, bất chấp những khó khăn,”
Hãy là chứng nhân của Chúa Kitô - ngay cả ở chính quê hương của mình, Thụy Sĩ - và trong một thế giới ao ước ánh sáng và sự sống nhưng thường khi nhưng không có can đảm để chấp nhận nó
Hãy là chứng nhân của Chúa Kitô ở giữa các đồng nghiệp trẻ của mình, những người đói khát ý nghĩa và sự viên mãn, để anh em có thể nói với họ rằng thật đáng để đề xuất những điều tuyệt vời và xinh đẹp, mặc dù điều này đòi hỏi sự dấn thân, cống hiến và một số công việc mệt nhọc.
2. Đức Thánh Cha tiếp kiến các Vệ Binh Thụy Sĩ
Sáng 7 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến và cám ơn các vệ binh Thụy Sĩ, đặc biệt là 23 tân vệ binh vừa làm lễ tuyên thệ chiều ngày 6-5 trước đó. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có đại diện chính quyền Thụy Sĩ và thân nhân của các tân vệ binh.
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vệ binh hãy tăng trưởng trong đức tin, coi công việc của mình như một sứ mạng được Chúa ủy thác, tận dụng thời gian ở Roma như một cơ hội để đào sâu bình bạn với Chúa Giêsu, vì thế cần nuôi dưỡng tinh thần của mình bằng kinh nguyện, lắng nghe Lời Chúa, sốt sắng tham dự thánh lễ và vun trồng tình con thảo đối với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến cơ hội của các vệ binh Thụy sĩ được cảm nghiệm đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội, qua sự hiện diện của các tín hữu từ các nơi về Roma hành hương. Sau cùng ngài đặc biệt nhắn nhủ các vệ binh hãy cảm nghiệm đời sống huynh đệ, quan tâm và nâng đỡ nhau trong công việc thường nhật, biết đề cao đời sống chung, chia sẻ những lui vui mừng và những khó khăn, để ý đến những người lân cận, nhiều khi chỉ cần một cử chỉ khích lệ, một nụ cười và tình thân hữu. Ngài nói: “Khi có những thái đọ như thế, anh em sẽ được nâng đỡ để chuyên cần và kiên trì chu toàn những công tác lớn nhỏ trong việc phục vụ hằng ngày, chứng tỏ lòng tử tế và tinh thần hiếu khách, vị tha và nhân bản đối với tất cả mọi người”.
23 tân vệ binh Thụy Sĩ đã tuyên thệ sẵn sàng bảo vệ Đức Thánh Cha, dù có phải hy sinh tính mạng, trong buổi lễ do Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ tọa tại sân Damaso trong nội thành Vatican, và trong số các quan khách hiện diện cũng có tổng thống Liên bang Thụy Sĩ.
3. Trao tặng giải thưởng Carlo Magno cho Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Âu Châu nhớ lại dự phóng của các tiền nhân và kiến tạo một Âu Châu hiệp nhất, vượt lên trên những cám dỗ xây dựng những bức tường chia cách, thay vì bắc những nhịp cầu liên đới.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây sáng hôm qua, 6-5, nhân dịp nhận giải thưởng Carlo Magno (Charlemagne) trong một buổi lễ tại Vatican trước sự hiện diện của hàng trăm vị lãnh đạo chính trị và đại biểu nghị viện Âu Châu.
Giải thưởng này chỉ trị giá 5 ngàn Euro và kèm theo một mề đai, một mặt có hình Carlo Magno, hoàng đế của người Franc hồi thế kỷ thứ 8 và được coi là “người cha của Âu Châu”. Tuy nhiên, giải này được coi là rất quan trọng về mặt ảnh hưởng và uy tín. Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết thông thường Đức Thánh Cha từ chối không nhận các giải thưởng, nhưng ngài nhận giải này để khích lệ vai trò của Âu Châu đối với nền hòa bình trên thế giới.
Trong diễn văn nhân dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến những dự phóng của những người thành lập Âu Châu trong thế kỷ 20 sau những biến cố đụng độ đau thương qua các cuộc thế chiến. Nhưng ngày nay, ước muốn xây dựng Âu Châu dường như đang tắt lịm, và chúng ta, những người con của giấc mơ hiệp nhất ấy đang bị cám dỗ chiều theo những ích kỷ của mình, nhìn tư lợi và nghĩ đến việc xây dựng những tường thành riêng. Nhưng tôi xác tín rằng thái độ cam chịu và mệt mỏi ấy không phải là điều thuộc về tâm hồn Âu Châu và đàng khác những khó khăn có thể trở thành những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự hiệp nhất”.
Đức Thánh Cha cũng cổ võ công trình tiếp tục xây dựng Âu Châu, một công trình dài hạn, qua những thực hiện cụ thể, kiến tạo tình liên đới thực tiễn và cụ thể. Ngài nói: “Chính lúc này, trong thế giới chúng ta đang bị xâu xé và thương tổn, cần trở lại với tình liên đới thực tiễn, lòng quảng đại cụ thể tiếp theo sau thế chiến thứ hai, vì hòa bình thế giới không thể cứu vẫn nếu không có những nỗ lực trong tinh thần sáng tạo, tương ứng với những nguy hiểm đang đe dọa hòa bình. Những dự phóng của các vị sáng lập Âu Châu, là những sứ giả hòa bình và tiên báo tương lai, vẫn không bị lỗi thời: ngày nay hơn bao giờ hết, những dự phóng ấy vẫn còn gợi hứng, để xây dựng những cây cầu và phá đổ các bức tường. Những dự phóng ấy dường như nói lên một lời mời gọi tha thiết đừng hài lòng với những sửa chữa bề ngoài, hoặc những thỏa hiệp quanh quéo để sửa chữa vài hiệp định, nhưng là can đảm đặt những nền tảng mới, ăn rễ sâu vững chắc, như Alcide De Gasperi đã nói, “Tất cả mọi người đều được linh hoạt nhờ mối quan tâm đối với công ích của các tổ quốc chúng ta ở Âu Châu, Tổ Quốc Âu Châu chung của chúng ta, không sợ bắt đầu lại công việc xây dựng đang đòi hỏi những cố gắng kiên nhẫn cộng tác dài hạn của chúng ta”.
Nhân buổi trao giải thưởng cho Đức Thánh Cha, chiều thứ năm, 5-5 vừa qua, đã có một cuộc hội thảo ở Roma với nhiều nhân vật như Chủ tịch Hội đồng Âu Châu ông Donald Tusk, người Ba Lan, Chủ tịch Nghị viên Âu Châu ông Martin Schultz, người Đức, Chủ tịch Ủy ban hành pháp Âu Châu, ông Jean-Claude Juncker, người Luxembourg. Ngoài ra cũng có sự tham dự của thủ tướng Đức và thủ tướng Italia.
Sáng ngày, 6-5, Đức Hồng Y Walter Kasper người Đức, đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô cho các tham dự viên. Và ban trưa các đại diện Âu Châu đã họp mặt tại Sảnh đường Regia ở dinh tông tòa để dự buổi trao giải thưởng.
4. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long làm tân Giám Mục chính tòa Parramatta
Sáng 5 tháng 5, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, làm tân Giám Mục chính tòa giáo phận Parramatta, Úc Đại Lợi.
Với quyết định này của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long là người gốc Việt đầu tiên làm Giám Mục chính tòa ở hải ngoại, là Giám Mục thứ Tư của giáo phận Parramatta, kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, OP.
Giáo phận Parramatta là giáo phận lớn thứ năm tại Úc Đại Lợi bao gồm miền Tây Sydney và dãy núi Blue, tức là khu vực đang phát triển nhanh nhất của Úc, kéo dài từ Parramatta ở miền Tây Sydney đến Blackheath trong dãy núi Blue và từ Richmond đến Warragamba.
Giáo phận có 330,000 người Công Giáo trên tổng số 1,050,000 dân, với 47 giáo xứ, 45,000 học sinh theo học tại hơn 83 trường học, với hơn 5,000 nhân viên.
Đức Cha Nguyễn Văn Long, năm nay 55 tuổi, thuộc dòng Phanxicô Viện Tu. Từ năm 2011 đến nay là Giám Mục Phụ tá Tổng giáo phận Melbourne.
Ngài sinh ngày 3 tháng 12 năm 1961 tại Gia Kiệm, giáo phận Xuân Lộc, Việt Nam. Ngài rời Việt Nam ngày 11/8/1980, khi được 19 tuổi và tị nạn tại Úc Đại Lợi ngày 2/12/1981. 2 năm sau đó, ngài gia nhập dòng Phanxicô Viện Tu, đậu cử nhân thần học năm 1989 tại Học viện thần học Melbourne, rồi đậu cao học về linh đạo và Kitô học năm 1994 tại học viện Seraphicum của dòng Phanxicô Viện tu ở Roma.
Thầy Vinh Sơn Long thụ phong linh mục ngày 30/12/1989. Sau đó cha lần lượt làm cha phó ở Springvale thuộc tổng giáo phận Melbourne (1990-1992), Giám đốc thỉnh viện của dòng ở Úc Đại Lợi (1994-1998), Đại diện Bề trên tỉnh trong 10 năm trời (1995-2005) rồi làm cha sở ở Kellyville thuộc giáo phận Parramatta (1999-2002), cha sở ở Springvale (2002-2008). Năm 2005, cha Long làm Bề trên giám tỉnh và thành viên của nhóm các Bề trên dòng Phanxicô viện tu (International Leadership Team OFM Conv.), và 3 năm sau, 2008 làm Tổng cố vấn của dòng ở Roma, đặc trách vùng Á châu Thái Bình Dương.
Ngày 20/5/2011, Cha Vinh Sơn Long được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục hiệu tòa Tala, Phụ tá Tổng giáo phận Melbourne.
5. Diễn từ của Đức Hồng Y Parolin trong hội nghị về tự do tôn giáo, nhân quyền, và toàn cầu hóa
Trong hội nghị về tự do tôn giáo, nhân quyền, và toàn cầu hóa đang được diễn ra tại Palazzo Madama, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói đối thoại đại kết và liên tôn không phải là một sự xa xỉ viển vông mà là điều mà thế giới càng ngày càng bị thương tổn của chúng ta cần đến, nếu không chúng ta sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng bạo lực và khổ đau.
Đức Hồng Y Parolin kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy cùng các guồng máy chính phủ hoạt động như những khí cụ mang lại sự bình an cho quốc dân bằng cách kết hợp qua những trao đổi đối thoại hòa bình, cho những công tác phục vụ được tốt đẹp hơn. Ngài yêu cầu các đại biểu hãy làm mọi thứ có thể để hòa giải giữa các phe phái, không chỉ để giải quyết xung đột, mà còn để thay thế các giải pháp quân sự. Ngài nói hòa bình sẽ được đảm bảo thông qua việc công nhận các quyền cơ bản của con người.
Đức Hồng Y cho hay đây là biên giới mới của các cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, mà tôn giáo có thể ngồi lại với nhau để phát triển quá trình hòa bình, tránh gây nên những thảm cảnh đau khổ, oán giận và hận thù, cũng như nghèo đói và mọi hình thức khác của bất công.
Đức Hồng Y cũng nói về những bước tiến quan trọng trong vai trò của Giáo Hội Công Giáo đối với công tác bảo vệ tự do tôn giáo. Ngài nói điều này không chỉ được đề cập đến trong “Thông điệp về quyền tự do của Tôn giáo “libertas Ecclesiae”, một sự tự do cho Giáo Hội để bảo vệ cho các tín hữu và tất cả những nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số, những người đang chịu nhiều đau khổ tang thương.
Đức Hồng Y Parolin cho rằng “với tinh thần tôn giáo và qua thời gian” tổ chức này đã mang lại nhiều hoa trái”, tuy nhiên Ngài cũng nhấn mạnh rằng “trên thực tế những luồng ý thức hệ trần tục luôn muốn loại bỏ tôn giáo ra khỏi mọi hoạt động công cộng”. Sự khác biệt mà Giáo Hội đề xuất, một mặt là “giúp người giáo dân trưởng thành hầu cộng tác với nhau và với mọi người một cách trưởng thành trong sự tôn trọng phẩm giá chống lại mọi hình thức bạo lực phản lại nhân phẩm con người”. Ngài bày tỏ nỗi thất vọng khi nhìn vào những con số ngày càng gia tăng của việc chém giết các Kitô hữu và thái độ vô cảm của con người xã hội ngày nay.
6. Đức Thánh Cha tiếp tổng tu nghị Dòng Đức Mẹ Chuộc kẻ làm tôi
Đức Thánh Cha khích lệ các tu sĩ dòng Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi (mercedari) dấn thân trong sứ vụ ngôn sứ, loan báo Lời Chúa trong các môi trường “ngoại ô” của cuộc sống con người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ hai 2-5-2016 dành cho 50 thành viên tổng tu nghị dòng Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi, nhân dịp bắt đầu kỷ niệm 800 năm thành lập dòng (1218).
Đức Thánh Cha nhắc đến chủ đề của Tổng tu nghị là “ký ức và ngôn sứ trong các khu ngoại ô của tự do” và đề cao bao nhiêu thành tích của dòng trong 8 thế kỷ qua như cứu chuộc những người bị bắt làm nô lệ, dấn thân truyền giáo ở tân thế giới, bao nhiêu phần tử của dòng nổi bật về đời sống thánh thiện và trí thức. Ngài đặc biệt nhấn mạnh sứ vụ ngôn sứ mà dòng đang nhắm phát triển.
Đức Thánh Cha nói:
“Vị ngôn sứ là người được sai đi, được xức dầu, đã nhận lãnh ơn của Chúa Thánh Linh để phục vụ dân thánh của Thiên Chúa. Anh em cũng đã nhận lãnh một hồng ân và được thánh hiến để thi hành một sứ mạng là công trình từ bi thương xót: theo Chúa Kitô, mang Tin Mừng đến cho người nghèo và giải thoát kẻ bị tù đày (Xc Lc 4,18). Anh em thân mến, lời khấn dòng của chúng ta là một hồng ân và là một trách nhiệm lớn, nhưng chúng ta mang nó trong bình sành. Chúng ta không cậy dựa vào sức riêng của mình, nhưng luôn tín thác nơi lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của sự tỉnh thức, kiên trì trong việc nguyện gẫm, vun trồng đời sống nội tâm. Đó là những cột trụ nâng đỡ chúng ta. Nếu Thiên Chúa hiện diện trong đời sống anh em, thì niềm vui mang Tin Mừng của Chúa sẽ là sức mạnh và là niềm vui của anh em”. Ngài cũng nhắc nhở rằng “vị ngôn sứ đi tới các khu ngoại ô, vì thế cần phải mang hành lý nhẹ. Chúa Thánh Linh là làn gió nhẹ thúc đẩy chúng ta tiến bước.”
Dòng Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi do cha Pietro Nolasco thành lập năm 1218 tại thành Barcelona, Tây Ban Nha với mục đích nguyên thủy là giải thoát các tín hữu Công Giáo bị bắt làm nô lệ cho người Hồi giáo. Vì thế ngoài ba lời khấn thông thường, các tu sĩ của dòng có lời khấn cứu chuộc, dấn thân sẵn sàng đổi mạng cho các tù nhân có nguy cơ chối bỏ đức tin. Hiện nay dòng có 681 tu sĩ, trong số này có 529 linh mục, và hoạt động tại 159 nhà trên thế giới, theo niên giám năm nay của Tòa Thánh.
Sau công đồng Trento vào năm 1603, một số tu sĩ của dòng thành lập nhánh cải tổ và sống nhặt phép, nhưng hiện nay nhánh này chỉ còn 34 tu sĩ.
7. Buổi Canh Thức ''Lau khô những giọt lệ''
Lúc 6 giờ chiều ngày 5-5, lễ Thăng Thiên tại Vatican, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi Canh Thức ''Lau khô những giọt lệ'' tại Đền thờ Thánh Phêrô
Buổi canh thức này nằm trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót và là một dấu chỉ hữu hình về bàn tay thương xót của Chúa Cha lau nước mắt của những người cha người mẹ mất con, của người con bị mất cha hoặc mẹ, của người đang chiến đấu chống bệnh tật, những người bị thất nghiệp hoặc không tìm được công ăn việc làm, những người sống tình trạng bất hòa trong gia đình, những người cô đơn vì tuổi cao, những đau khổ vì cuộc sống, những bất công phải chịu, và cả những người đánh mất ý nghĩa cuộc sống.
Trong Thánh Đường, tại buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của 9 ngàn tín hữu, có trưng bày cho các tín hữu tôn kính, thánh tích của Đức Mẹ khóc ở thành Siracusa trên đảo Sicilia, nam Italia. Hiện tượng lạ lùng này xảy ra từ ngày 29-8 đến 1-9 năm 1953, khi một pho tượng Đức Mẹ khiết tâm bằng thạch cao để ở đầu giường đôi vợ chồng Angelo Iannuso và Antonina Giusto chảy nước mắt. Bình đựng thánh tích chứa một phần những giọt nước mắt của tượng Đức Mẹ trong dịp ấy.
Trong phần đầu của buổi canh thức, có 3 chứng từ được trình bày xen kẽ với bài thánh ca và một đoạn sách thánh. Trước tiên là chứng từ của gia đình Pellegrino có người con trai tự tử, tiếp kiến là ông Felix Qaiser ký giả Công Giáo người Pakistan, tị nạn chính trị tại Italia, để giữ an ninh cho gia đình ông; sau cùng là Maurizio Fratamino, cùng với người em song sinh Enzo. Cuộc trở lại của Enzo đã ảnh hưởng mạnh trên cuộc đời của Maurizio: anh này khi còn trẻ, đã sống trong tiện nghi vật chất đầy đủ, nhưng rồi đã đánh mất ý nghĩa cuộc sống. Chỉ nhờ niềm tin và nước mắt của người mẹ, cùng với một cuộc gặp gỡ sau đó, anh đã tìm lại được ý nghĩa cuộc đời.
8. 900 nữ Bề trên Tổng quyền về Roma dự Đại Hội
900 nữ Bề trên Tổng quyền thuộc các dòng trên thế giới đã nhóm đại hội 3 năm một lần tại Roma từ ngày 9 đến 13-5-2016 về chủ đề “Kiến tạo tình liên đới hoàn cầu cho sự sống”.
Đại Hội này do Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nữ tổ chức lần thứ 20. Đặc biệt lần này có 4 Bề trên Tổng Quyền của 4 dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam cũng được tài trợ để có thể tham dự, không kể một số vị khác thuộc dòng Chúa Quan Phòng Portieux, hay dòng nữ Đa Minh Tam Hiệp.
Trong thông cáo, Văn phòng Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nữ cho biết chủ đề khóa họp nói đến những thách đố gọi hỏi các tham dự viên liên quan đến “những dấu chỉ thời đại” như Trái Đất là căn nhà chung, các khu vực ngoại ô của cuộc sống và của xã hội, như những người di dân, nạn buôn người, vấn đề hòa bình, và câu trả lời tông đồ trong tư cách là những phụ nữ thánh hiến.
Trong số các thuyết trình viên có nữ tu Rosemarie Nassif, người Mỹ, dòng Các Trường Học Đức Bà (SSND), thuộc tổ chức Conrad N. Hilton, nói về sự nâng đỡ dành cho tình chị em giữa các nữ tu trên thế giới.
Vào cuối đại hội, sẽ có một tuyên ngôn chung kết được công bố, chứa đựng những quyết tâm cụ thể trong các thách đố về môi trường và xã hội ngày nay. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng sẽ tiếp kiến các nữ Bề trên, dự kiến vào ngày thứ năm, 12-5 tới đây.
Theo niên giám năm 2016 của Tòa Thánh, trong Giáo Hội hiện có 683 ngàn nữ tu đã khấn, thuộc khoảng 2 ngàn dòng nữ.
9. Ðức Thánh Cha Phanxicô gặp các tham dự viên của cuộc Hội thảo liên tôn
Trước buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 04 tháng 05 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các tham dự viên đang tham dự cuộc Hội thảo giữa Viện Nghiên cứu Liên tôn Hoàng gia Amman và Hội đồng Tòa Thánh về Ðối thoại Liên tôn tại Vatican. Chủ đề chính của cuộc Hội thảo lần thứ tư giữa hai tổ chức này là: “Những giá trị chung trong đời sống xã hội và chính trị: công dân và tín hữu”.
Trong bài phát biểu ngắn không soạn trước, Ðức Thánh Cha nhắc lại chuyến tông du của ngài đến Jordan vào năm 2014 và nói: “Ðó là một kỷ niệm đẹp mà tôi nhớ mãi”.
Ngài cảm ơn các tham dự viên cuộc Hội thảo và nói với họ rằng công việc họ đang làm là “một công việc xây dựng”. Mặc dù trong thời đại ngày nay, “chúng ta đã quá quen với sự tàn phá của chiến tranh, nhưng công việc đối thoại, xích lại gần nhau luôn giúp chúng ta xây dựng”.
Ðức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “đối thoại”: “Ðối thoại là ra khỏi chính mình, là nói và nghe người khác nói. Hai lời nói gặp nhau, hai tư tưởng gặp nhau. Ðó là bước khởi đầu của một hành trình. Sau cuộc gặp gỡ của lời nói, những con tim sẽ gặp nhau và bắt đầu một cuộc đối thoại của tình bằng hữu, cuối cùng là nắm tay nhau. Lời nói, trái tim, bàn tay. Rất đơn giản! Một đứa trẻ cũng biết cách làm điều đó...”
Nhắc nhở cử tọa rằng “Chúng ta có chung một người Cha nên chúng ta là anh em với nhau”, Ðức Thánh Cha khích lệ mọi người “hãy tiến bước trên con đường tốt đẹp này!”
10. Pakistan: Bùng nổ ơn gọi linh mục.
Giáo Hội tại Pakistan đang sống đức tin trong hoàn cảnh khó khăn hằng ngày, trong một đất nước mà 95% là người Hồi giáo; tuy nhiên Giáo Hội ấy “rất nhiệt thành trong ơn gọi linh mục và tu sĩ, đó là dấu chỉ được Thiên Chúa chúc phúc, một Thiên Chúa luôn gần gũi với dân Người”, cha Inayat Bernard, Giám đốc Tiểu chủng viện Santa Maria ở Lahore, nhấn mạnh điều đó.
Chủng viện của cha Bernard hiện có 26 tiểu chủng sinh, và những con số về ơn gọi tại Giáo Hội Pakistan thật ấn tượng: từ đầu năm 2015 đến nay có 23 tân linh mục (giáo phận và dòng tu) và 15 tân phó tế sẽ được phong chức linh mục trong năm 2016. Trong khi đó, có 79 đại chủng sinh đang học tại Học viện Thần học Quốc gia Karachi, và 96 đại chủng sinh học tại Ðại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê ở Lahore. Cha Bernard nhận định: “Những con số này dự báo một tương lai tươi sáng cho Giáo Hội Công Giáo ở Pakistan. Cha nói thêm: “Và cũng đừng quên rằng còn nhiều ơn gọi trong các dòng tu nữ: một dấu chỉ của niềm hy vọng, mang lại sự tin tưởng và lòng can trường, ngay cả trong những lúc khó khăn”.
Cha Bernard cho biết: Ðúng là cộng đồng Kitô hữu, trong tình hình xã hội-chính trị phức tạp ở Pakistan, nhiều lúc bị phân biệt đối xử hay là nạn nhân của bạo lực, chẳng hạn như cuộc tấn công diễn ra vào dịp lễ Phục sinh vừa qua ở Lahore, trong khi nạn khủng bố nhắm vào các mục tiêu tôn giáo, dân sự và quân sự một cách bừa bãi. Nhưng những khó khăn này “không ảnh hưởng đến sự tự do và niềm tin của dân chúng, mà còn khiến cho niềm tin ấy thêm mạnh mẽ, và hôm nay chúng tôi được hưởng những hoa trái của nó”.
Cha kết luận: “Rõ ràng là sự tử đạo -mà đôi khi chúng ta có cơ hội trải nghiệm-, là hạt giống sinh ra các Kitô hữu và vẫn là một ơn huệ của Thiên Chúa mà chúng ta chỉ có thể hiểu và sống nhờ ơn đức tin”.
11. Đức Thánh Cha viết thư cho tổng thống Venezuela về tình trạng nghiêm trọng của đất nước
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư tới Tổng thống Nicholas Maduro của Venezuela về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở quốc gia này.
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho Maduro, nhưng từ chối tiết lộ nội dung của bức thư. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng theo dõi với sự quan tâm rất lớn về tình hình nghiêm trọng tại Venezuela,” và nhắc nhở các phóng viên rằng Đức Thánh Cha đã đề cập đến cuộc khủng hoảng ở đất nước Nam Mỹ này trong buổi đọc sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi.
Lạm phát phi mã, với sự thiếu hụt thực phẩm và vật liệu cơ bản, đã khiến cuộc biểu tình nổ ra rộng khắp Venezuela. Trong nhiều trường hợp, các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự không khống chế được tình hình đã tạo nhiều cơ hội cho nạn cướp bóc và hôi của.
Cha Lombardi nhận xét rằng các giám mục Venezuela đã thường xuyên gọi sự chú ý đến tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, gần đây nhất là trong một tuyên bố vào ngày 27 tháng 4, khi họ kêu gọi Tổng thống Maduro cho phép các cơ quan của Giáo Hội nhập khẩu lương thực và thuốc men trước sự thiếu hụt chưa từng có.
12. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo làm Giám Mục Chính Tòa Xuân Lộc
Tiếp theo thông cáo ngày thứ Năm 5 tháng 5, bổ nhiệm Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long làm Giám Mục chính tòa Paramatta, Australia; sáng thứ Bẩy 7 tháng 5, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra tiếp một thông báo khác có liên quan đến các Giám Mục Việt Nam.
Thông báo cho biết:
“Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, theo khoản giáo luật số 401 triệt 1. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phó, sẽ lên kế nhiệm”.
Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh năm nay 76 tuổi, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1940 tại Phú Nhai, Bùi Chu, thụ phong linh mục năm 1966 tại Sàigòn. Năm 2000, ngài là Cha Tổng đại diện Giáo Phận Xuân Lộc. Bốn năm sau, ngày 30-9 năm 2004, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục chính tòa Xuân Lộc, kế nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo năm nay 71 tuổi, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1945 tại Thức Hóa, Bùi Chu. Ngài được thụ phong linh mục tại Roma vào năm 1971, rồi giữ chức Phó Giám Đốc Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo (gọi tắt là CIAM) ở Rôma trong 31 năm trước khi làm Giám Đốc Trung Tâm này năm 2007. Ngài cũng từng làm giáo sư rồi làm khoa trưởng phân khoa truyền giáo học tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana của Bộ truyền giáo.
Sau khi về nước, Cha Đinh Đức Đạo làm Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc từ năm 2009 đến 2013 ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc.
Ngày 4 tháng 6 năm 2015, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phó với quyền kế vị Giáo Phận Xuân Lộc.
Theo niên giám năm 2016 của Tòa Thánh, Giáo Phận Xuân Lộc có đông tín hữu Công Giáo nhất tại Việt Nam, với 940,080 tín hữu, trên tổng số 3,205,000 dân, với 248 giáo xứ, 545 linh mục triều và dòng, 145 đại chủng sinh, và hơn 1,800 nữ tu.
13. Đức Thánh Cha tiếp kiến 9 ngàn người “trợ giúp Phi châu”
Đức Thánh Cha phê bình sự kiện quyền sức khỏe còn bị phủ nhận tại nhiều nơi ở Phi châu và nhiều khi đây là đặc ân của một thiểu số.
Ngài đưa ra nhận định trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7 tháng 5, dành cho 9 ngàn người gồm các bác sĩ, nhân viên y tế, những người thiện nguyện, cộng tác viên, các ân nhân và bạn hữu của Hiệp Hội “các bác sĩ với Phi châu”, gọi tắt là Cuamm. Đây là tổ chức thiện nguyện đầu tiên trong lãnh vực y tế được nhìn nhận tại Italia và cũng là tổ chức lớn nhất của nước này chuyên thăng tiến và bảo vệ sức khỏe của dân chúng ở Phi châu.
Hiệp hội Cuamm được thành lập năm 1950 do sáng kiến của bác sĩ thừa sai Francesco Canova và Đức Cha Girolamo Bortignon, cố Giám Mục giáo phận Padova. Ngày nay, hội này hiện diện và hoạt động tại 7 quốc gia Phi châu nghèo nhất ở miền nam Sahara, bênh vực quyền của người nghèo được săn sóc sức khỏe như các bà mẹ và trẻ em, các bệnh nhân HIV-Sida, người bị bệnh lao phổi và tàn tật. Chủ tịch của hội Cuamm hiện nay là Cha Dante Carraro.
Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã gợi lại quá trình hoạt động trên đây của Hội Cuamm và nhiệt liệt cám ơn sự dấn thân của các thành viên hội này như những người Samaritano nhân lành, hoạt động để cứu giúp những người thuộc các tầng lớp dễ bị tổn thương nhất.
Ngài cũng ca ngợi chủ trương của hội Cuamm là “bác sĩ với Phi châu” chứ không phải là “cho Phi châu. Hội nhắm đưa dân Phi châu vào tiến trình tăng trưởng, đồng hành, chia sẻ những thảm trạng, vui mừng và đau khổ. Dân chúng là những tác nhân đầu tiên trong tiến trình phát triển chính họ”
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 06– 11/05/2016: Câu chuyện Khác Biệt Giữa Ngày Và Ðêm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:06 11/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Giêsu là con đường ngay chính và một điều quan trọng là cần phải không ngừng phản tỉnh xem các Kitô hữu có hoàn toàn bước đi trên con đường ấy không, hay kinh nghiệm đức tin của họ đã bị sai đường lạc lối hoặc đã dừng lại từ lâu rồi. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ 3, 03.05, tại nguyện đường Thánh Marta.
Đời sống đức tin là một cuộc hành trình và trong suốt cuộc hành trình này người ta sẽ bắt gặp nhiều kiểu Kitô hữu khác nhau. Đức Thánh Cha đã liệt kê ra như: “ Có những Kitô hữu xác ướp, Kitô hữu đi lang thang, Kitô hữu cứng đầu, Kitô hữu nửa vời. Họ là những người bị quyến rũ trước những cảnh đẹp bên đường và chôn chân mình ở đó chứ không chịu bước tiếp. Cách này cách khác, người ta quên rằng chỉ có một con đường duy nhất. Trong bài Tin Mừng ngày hôm nay, Đức Giêsu cũng khẳng định với Tô-ma như thế: ‘Chính thầy là con đường. Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.’
Xác ướp thiêng liêng
Một Kitô hữu không bước đi, không ở trên đường, thì không phải là một Kitô hữu. Chúng ta không biết gọi người đó như thế nào. Họ có một chút ‘ngoại giáo’. Họ ở lì một chỗ, không chịu tiến lên phía trước trong đời sống Kitô hữu, không sống các mối phúc, không thực hành những công việc của lòng bác ái… Họ đã đứng lại. Xin lỗi anh chị em, nhưng tôi muốn dùng một từ để mô tả những người này: Xác ướp, một xác ướp thiêng liêng. Có nhiều Kitô hữu là những xác ướp thiêng liêng. Họ dậm chân tại chỗ. Họ không làm gì xấu nhưng cũng chẳng muốn làm điều tốt.
Những Kitô hữu cứng đầu và đi lang thang
Lại có những người đi lang thang trong đời sống Kitô hữu. Họ hết rẽ sang bên này lại ngoặt sang bên khác, và chính vì thế mà đánh mất đi điều tuyệt vời khi được đến gần, tiếp chạm vào Đức Giêsu. Họ lạc đường, vì đi lòng vòng và rẽ vào quá nhiều ngõ ngách để rồi cuối cùng cuộc sống của họ không còn lối thoát nữa. Khi rẽ hết đường này lối nọ, người ta sẽ lạc vào mê cung và không còn biết làm thế nào để thoát ra. Họ không có la bàn để tiếp tục tiến bước. Cũng có những người lại bị quyến rũ bởi những cảnh sắc đẹp đẽ ven đường. Họ dừng lại ở những bóng mát đợi chờ hết lần này đến lần khác. Để rồi cuối cùng họ không đi được nữa. Họ bị cột chặt với những cái đẹp mà họ thấy, với những ý tưởng, với những gọi mời của cảnh sắc ven đường. Đời sống Kitô hữu không phải là điều gì đó đẹp đẽ hào nhoáng, quyến rũ nhưng là chân lý, là sự thật. Và đó chính là Đức Giêsu.
Ngày hôm nay chúng ta hãy dành thời gian để xét duyệt lại bản thân mình, trong vòng năm phút thôi. Chúng ta đang bước đi như thế nào trên con đường Kitô hữu? Chúng ta đã dừng lại, đã đi sai đường, thích rẽ trái rẽ phải, bị quyến rũ bởi các cảnh sắc bên đường hay được lôi cuốn bởi Đức Giêsu ‘Ta chính là con đường’? Chúng ta hãy nài xin Chúa Thánh Thần dạy dỗ chúng ta luôn biết bước đi trong cuộc hành trình tiến về quê trời. Khi chúng ta mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi chút ít rồi lại tiếp tục tiến bước. Chúng ta hãy tha thiết xin ơn này.”
2. Kitô hữu không gây tê nỗi đau của mình nhưng sống nỗi đau ấy trong hy vọng
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nhận xét rằng Kitô hữu không gây tê nỗi đau của mình, không tìm cách làm mất đi cảm giác đau đớn nhưng sống nỗi đau ấy trong hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một niềm vui không ai có thể cướp đi được.
Niềm vui và nỗi đau của một người phụ nữ sinh con
Lấy ý từ bài đọc trong ngày, trong đó Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ về một nỗi buồn đang ập đến, nhưng Chúa nói rằng nỗi buồn ấy sẽ được biến đổi sau này thành một tiếng reo vui, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày những suy tư về cách các Kitô hữu nên luôn luôn duy trì niềm vui và hy vọng của họ, ngay cả ở giữa những khổ đau. Ngài đã nêu ví dụ về người phụ nữ đang sinh con. Đức Thánh Cha nói: “Bà đau đớn khi thời khắc sinh em bé đến, nhưng bà quên đi những đau khổ.” Bà mang niềm hy vọng trong suốt thời kỳ đau đớn và sau đó bà vui mừng.
“Đây là tác động mà niềm vui và hy vọng có thể cùng nhau mang đến trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta đang đối mặt với đau khổ, khi chúng ta có vấn đề, khi chúng ta đang phải lao đao. Đó không phải là gây mê. Đau khổ là đau khổ nhưng nếu chúng ta sống với niềm vui và hy vọng, đau khổ sẽ mở ra cho anh chị em niềm vui của con người mới. Hình ảnh này của Chúa sẽ mang đến cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao giữa những khó khăn của cuọc đời: khó khăn thường là khủng khiếp đến độ những khó khăn kinh hoàng ấy có thể làm cho chúng ta nghi ngờ đức tin của mình ... Nhưng với niềm vui và hy vọng chúng ta tiến về phía trước bởi vì sau cơn bão này, một con người mới được nảy sinh, như trong trường hợp người phụ nữ sinh con. Và Chúa Giêsu nói với chúng ta đó là một niềm vui lâu dài và niềm hy vọng này sẽ không lụi tàn”
Niềm vui và hy vọng, không chỉ đơn giản là hạnh phúc hay lạc quan
Đức Thánh Cha giải thích rằng niềm vui và hy vọng của người Kitô hữu luôn gắn liền với nhau và chúng không thể bị lẫn lộn với thứ hạnh phúc đơn giản hay thái độ lạc quan.
“Một niềm vui mà không có hy vọng chỉ là một sự thích thú hay một cảm giác hạnh phúc tạm thời. Hy vọng mà không có niềm vui không phải là hy vọng, và nó không thể vượt xa hơn một thái độ lạc quan lành mạnh. Niềm vui và hy vọng luôn sánh bước bên nhau và cả hai đều tạo ra một sự bùng nổ mà trong Phụng Vụ Giáo Hội gần như reo lên – xin cho tôi nói từ này không chút xấu hổ: “Hãy mừng vui lên vì Giáo Hội của anh chị em! Mừng vui lên không màu mè hình thức! Bởi vì khi đó là một niềm vui mạnh mẽ, thì nó không cần hình thức bên ngoài, chỉ đơn giản là niềm vui.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích niềm vui và hy vọng phụ thuộc vào nhau như thế nào để phát triển; và các Kitô hữu được mời gọi để mở lòng ra ra đối với người khác với hai nhân đức này.
“Niềm vui củng cố hy vọng, và hy vọng nở hoa giữa niềm vui. Và chúng ta tiến về phía trước như thế. Nhưng cả hai nhân đức Kitô này, cùng với thái độ trong đó Giáo Hội muốn thấy nơi hai nhân đức ấy, chỉ cho chúng ta con đường mở lòng mình ra đối với tha nhân. Người vui mừng không đóng kín trong chính mình: hy vọng làm cho anh chị em mở lòng mình ra, nó giống như một mỏ neo trên bờ thiên đàng kéo chúng ta lên và ra ngoài. Mở ra khỏi chính mình, với niềm vui và hy vọng.”
Một niềm vui lâu dài
Đức Giáo Hoàng cũng lưu ý rằng niềm vui của con người có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào trong khi Chúa Giêsu ban cho chúng ta một niềm vui lâu dài mà không ai có thể cướp đi khỏi chúng ta. Nó vẫn còn “thậm chí ngay cả trong khoảnh khắc đen tối nhất của chúng ta” giống như khi các tông đồ được trấn an bởi các thiên thần sau khi Chúa Giêsu lên trời đã trở về “tràn đầy niềm vui.” Đức Thánh Cha nói rằng các tông đồ có niềm vui “nhận biết rằng nhân loại được lên trời lần đầu tiên”, niềm hy vọng của sự sống và được hội ngộ với Chúa chúng ta. Điều này, ngài kết luận, đã trở thành “một niềm vui tràn ngập trong toàn thể Giáo Hội.”
3. Câu chuyện Khác Biệt Giữa Ngày Và Ðêm
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một vị đạo sĩ Ấn Giáo nọ hỏi các đệ tử của ông như sau: “Làm thế nào để biết được đêm đã tàn và ngày bắt đầu?”
Một người đệ tử trả lời như sau: “Khi ta trông thấy một con thú từ đằng xa và ta có thể nói: đó là con bò hay con ngựa”.
Câu trả lời trên đây đã không làm cho nhà đạo sĩ ưng ý chút nào...
Người đệ tử thứ hai mới lên tiếng nói: “Khi ta thấy một cây lớn từ đằng xa và ta có thể nói nó là cây xoài hay cây mít”.
Vị đạo sĩ cũng lắc đầu không đồng ý. Khi các đệ tử nhao nhao muốn biết câu giải đáp, ông mới ôn tồn nói như sau: “Khi ta nhìn vào gương mặt của bất cứ người nào và nhận ra người anh em của ta trong người đó thì đó là lúc đêm tàn và ngày mới bắt đầu. Nếu ta không phân biệt được như thế, thì cho dù đêm có tàn, ngày có bắt đầu, tất cả mọi sự không có gì thay đổi”.
Ngày 25 tháng 12, lễ Thần Mặt Trời của dân ngoại đã được Giáo Hội chọn làm ngày sinh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu quả thực là Mặt Trời Công Chính. Ngài xuất hiện để báo hiệu Ðêm đã tàn và Ngày Mới bắt đầu.
Nhân loại đã chìm ngập trong đêm tối của tội lỗi, đêm tối của trốn chạy khỏi Thiên Chúa và chối bỏ lẫn nhau giữa người với người. Chúa Giêsu đã đến để xóa tan đêm tối ấy và khai mở ngày mới trong đó người nhận ra người, người trở về với Thiên Chúa.
Quả thực, chỉ trong Ðức Giêsu Kitô, mầu nhiệm con người mới được sáng tỏ. Trong đêm tối âm u của khước từ Thiên Chúa và chối bỏ lẫn nhau, con người đã không biết mình là ai, mình sẽ đi về đâu. Trong ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô, con người nhận dạng được chính mình cũng như nhìn thấy người anh em của mình.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó chính là nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa nơi mọi người cũng như phẩm giá vô cùng cao quý của người đó.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó là nhìn thấy niềm vui, nỗi khổ, sự bất hạnh và ngay cả lỗi lầm của người đó như của chính mình.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó chính là sẵn sàng tha thứ cho người đó ngay cả khi người đó xúc phạm đến ta và không muốn nhìn mặt ta.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó cũng có nghĩa là không thất vọng về khả năng hướng thiện của người đó.
Nhận ra người anh em nơi một người nào đó cũng có nghĩa là muốn nói với người đó rằng, cách này hay cách khác, chính ta cần đến người đó để được sống xứng với ơn gọi làm người hơn.
4. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn
Lúc 19:30 chiều thứ Năm 5 tháng Năm, lễ Chúa Lên Trời, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Canh Thức “Lau khô những giọt lệ”. Đây là một cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho tất cả những ai đang đau khổ và những người tìm kiếm sự ủi an.
Các thành viên của một gia đình và hai cá nhân đã trải qua những loại đau khổ khác nhau trong cuộc sống của họ đã làm chứng trước cộng đoàn về những trải nghiệm đau đớn của họ và cách họ được giúp đỡ để phục hồi từ những đau khổ này.
Sau chứng từ của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng như sau:
Thưa Anh Chị Em,
Sau những chứng từ đầy xúc động mà chúng ta đã nghe, và trong ánh sáng của Lời Chúa, là Lời đem lại ý nghĩa cho sự đau khổ của chúng ta, trước hết, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến ở giữa chúng ta. Ngài có thể soi sáng tâm trí của chúng ta để tìm ra những từ thích hợp có khả năng mang lại niềm ủi an. Xin Ngài mở rộng tâm hồn chúng ta, để chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn. Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ rằng Ngài sẽ không để họ mồ côi, nhưng ở mọi thời điểm trong cuộc sống, Ngài sẽ luôn gần gũi với họ bằng cách gửi Thánh Thần của Người, Đấng An Ủi (x Jn 14:26) đến giúp đỡ, dưỡng nuôi và ủi an họ.
Vào những lúc buồn bã, đau khổ và bệnh tật, giữa những đau khổ của bách hại và buồn sầu, tất cả mọi người đều tìm kiếm một lời ủi an. Chúng ta cảm nhận một nhu cầu mạnh mẽ có ai đó gần gũi và từ bi đối với chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm những gì là mất phương hướng, bối rối, chán nản, đau lòng hơn chúng ta tưởng. Chúng ta nhìn xung quanh chúng ta với sự hoài nghi, cố gắng để xem liệu chúng ta có thể tìm được một người thực sự hiểu được những nỗi đau của chúng ta. Tâm trí của chúng ta tràn ngập các câu hỏi mà chẳng có câu trả lời nào. Lý trí tự nó không có khả năng giải thích ý nghĩa của những cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta, hiểu thấu những nỗi đau chúng ta cảm nghiệm và đưa ra các câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm. Vào những lúc như thế, hơn bao giờ hết chúng ta cần những luận lý của con tim, là điều duy nhất có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm bao trùm lên sự cô đơn của chúng ta.
Bao nhiêu nỗi buồn chúng ta thấy trên rất nhiều khuôn mặt xung quanh chúng ta! Bao nhiêu nước mắt đang đổ mỗi giây trên cõi đời này; mỗi giọt lệ tuy khác nhau nhưng cùng tạo thành, một đại dương hoang vu kêu đòi lòng thương xót, lòng từ bi, và sự ủi an. Những giọt nước mắt cay đắng nhất được hình thành từ sự độc ác của con người: những giọt nước mắt của những người đã phải chứng kiến một người thân yêu bị tách ly khỏi họ bằng bạo lực; những giọt nước mắt của ông bà, cha mẹ, và con cái; với đôi mắt cứ nhìn chằm chằm vào hoàng hôn và thấy thật khó khăn để nhìn thấy bình minh của một ngày mới. Chúng ta cần lòng thương xót, và sự ủi an đến từ Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều cần đến sự ủi an này. Đây là cái nghèo của chúng ta nhưng cũng là sự vĩ đại của chúng ta: đó là khẩn cầu sự ủi an của Thiên Chúa, Đấng trong sự dịu dàng của Ngài đến để lau những giọt lệ từ đôi mắt của chúng ta (x Is 25: 8; Rev 7:17; 21: 4).
Trong nỗi đau của chúng ta, chúng ta không đơn độc. Chúa Giêsu, biết rõ thế nào là khóc thương trước sự mất mát một người thân. Nơi một trong những trang cảm động nhất của Tin Mừng, Chúa Giêsu chứng kiến Maria khóc trước cái chết của em mình là Lazarô, Ngài đã không thể cầm được nước mắt. Ngài xúc động sâu xa và bắt đầu khóc (x Jn 11: 33-35). Thánh Sử Gioan, khi mô tả chuyện này, muốn cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chia sẻ biết ngần nào nỗi buồn và sự đau khổ của bạn bè Ngài. Những giọt lệ của Chúa Giêsu làm bối rối biết bao các nhà thần học trong nhiều thế kỷ, nhưng những giọt lệ ấy đã tắm gội biết bao các linh hồn và là dầu chữa lành bao nhiêu những vết thương. Chúa Giêsu cũng tự mình cảm nghiệm nỗi sợ đau khổ và cái chết, sự thất vọng và chán nản trước sự phản bội của Giuđa và Thánh Phêrô, và đau buồn với cái chết của người bạn mình là Lazarô. Chúa Giêsu “không bỏ mặc những người mà Ngài yêu thương” (Augustinô, trong Joh., 49, 5). Nếu Thiên Chúa có thể khóc, thì tôi cũng có thể khóc, vì biết rằng Ngài hiểu tôi. Những giọt nước mắt của Chúa Giêsu có tác dụng như một liều thuốc giải độc cho sự thờ ơ của tôi trước những đau khổ của anh chị em mình. Những giọt lệ của Ngài dạy cho tôi biết biến những nỗi đau của người khác thành nỗi đau của chính mình, để chia sẻ sự chán nản, đau khổ của những ai đang trải qua những tình huống đau buồn. Những giọt lệ của Ngài làm cho tôi nhận ra nỗi buồn và tuyệt vọng của những người đã phải chứng kiến thi thể của một người thân yêu bị cướp đi khỏi họ, và những người không còn có một chỗ nào có thể tìm được sự ủi an. Những giọt lệ của Chúa Giêsu không thể tuôn ra mà không có một phản ứng nào từ phía những người tin vào Ngài. Như Ngài đã ủi an, chúng ta cũng được mời gọi để an ủi.
Trong lúc bối rối, thất vọng và nước mắt, trái tim của Chúa Kitô hướng đến Chúa Cha trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện là phương thuốc thật sự cho những đau khổ của chúng ta. Trong lời cầu nguyện, chúng ta cũng có thể cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự dịu dàng trong ánh mắt của Ngài an ủi chúng ta; sức mạnh của lời Ngài nâng đỡ chúng ta và cho chúng ta hy vọng. Chúa Giêsu, đứng trước mộ của Lazarô, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì đã nhận lời con. Con biết rằng Cha luôn luôn nhận lời con” (Ga 11: 41-42). Cả chúng ta cũng cần đến sự xác tín rằng Cha nhận lời chúng ta và đến trợ giúp chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa, đổ vào lòng chúng ta, cho phép chúng ta nói rằng khi chúng ta yêu thương, không có gì và không ai có thể tách chúng ta khỏi những người chúng ta yêu mến. Thánh Phaolô Tông Đồ nói với chúng ta điều này với những lời rất ủi an: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?.. Không. trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.” (Rm 8:35, 37-39). Sức mạnh của tình yêu biến đau khổ thành sự xác tín nơi chiến thắng của Chúa Kitô, và sự kết hiệp của chính chúng ta với Ngài, và với hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ một lần nữa được ở bên nhau và mãi mãi sẽ được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa Ba Ngôi, là suối nguồn vĩnh cửu của cuộc sống và tình yêu.
Dưới chân của mỗi thập giá, Mẹ Chúa Giêsu luôn luôn ở đó. Với vạt áo của Mẹ, Mẹ lau đi những giọt lệ của chúng ta. Với bàn tay duỗi thẳng, Mẹ giúp chúng ta đứng dậy và Mẹ đồng hành cùng với chúng ta trên con đường của hy vọng.
5. Bách hại - cái giá của việc làm chứng cho Chúa
Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh để trở nên những chứng nhân của Đức Giêsu ngay giữa những bách hại. Có những bách hại lớn đòi chúng ta phải hy sinh mạng sống mình, nhưng cũng có những bách hại nho nhỏ là những lời đàm tiếu, phê bình và chỉ trích. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Hai, 02.05, tại nguyện đường Thánh Marta.
Chúng ta đã đến gần Lễ Ngũ Tuần và các bài đọc trình bày cho chúng ta nhiều hơn về Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ Tông Đồ thuật lại rằng có một bà tên là Ly-đi-a, quê ở Thy-a-ti-ra, chuyên buôn bán vải điều. Thiên Chúa đã mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói.
Người phụ nữ này đã cảm nhận được điều gì đó trong tâm hồn khiến bà cất tiếng nói: ‘Điều này thật đúng đắn! tôi đồng ý với những gì mà người ấy (Thánh Phao-lô) nói. Ông ấy đã làm chứng về Đức Giêsu Phục Sinh. Và những lời ông nói đều chân thật.’ Nhưng ai đã đụng chạm lay động trái tim của người phụ nữ này? Ai đã nói với bà: ‘Hãy lắng nghe, vì đó là sự thật’? Chính Chúa Thánh Thần đã làm cho người phụ nữ này nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa; giúp bà khám phá ra ơn cứu độ ngang qua những lời mà Thánh Phao-lô rao giảng; và giúp bà lắng nghe được những lời chứng ấy. Chúa Thánh Thần đã làm chứng về Đức Giêsu. Mỗi lần chúng ta cảm thấy có điều gì kéo chúng ta lại gần với Giêsu, thì đó chính là Chúa Thánh Thần đang làm việc trong tâm hồn chúng ta.
Tin Mừng nói về một chứng tá kép: một là của Chúa Thánh Thần, Đấng làm chứng về Đức Giêsu; và hai là chính những lời chứng của chúng ta. Chúng ta là những chứng nhân của Thiên Chúa với sức mạnh của Thánh Thần. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ đừng để mình bị vấp ngã, vì làm chứng sẽ dẫn đến những bách hại. Từ những bách hại nho nhỏ của những lời dèm pha, chỉ trích đến những bách hại lớn - đã xảy ra nhiều trong lịch sử Giáo Hội - khiến các Kitô hữu phải chịu cách lao tù hay thậm chí phải hy sinh cả mạng sống của mình.
Đó chính là cái giá của việc làm chứng cho Đức Giêsu: ‘Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa.’ Kitô hữu, với sức mạnh của Thần Khí, can đảm làm chứng rằng Đức Giêsu vẫn sống, Ngài đã phục sinh và luôn ở giữa chúng ta. Đức Giêsu sẽ cùng với chúng ta cử hành việc Ngài chịu chết và phục sinh mỗi khi chúng ta quây quần với nhau bên cạnh bàn thờ. Với sự giúp sức của Thần Khí, các Kitô hữu biết làm chứng tá cho Chúa ngay cả trong cuộc sống thường ngày ngang qua cách hành xử và làm việc của mình. Những lời chứng của các Kitô hữu vẫn còn tiếp tục. Nhưng chúng cũng gặp phải nhiều công kích, bách hại, khủng bố.
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết Đức Giêsu. Ngài thôi thúc chúng ta nhận biết Giêsu không chỉ bằng những lời nói nhưng bằng chính chứng tá đời sống.
Như vậy, sẽ thật tốt đẹp nếu chúng ta biết nài xin Chúa Thánh Thần đến ngự trong tâm hồn chúng ta để giúp chúng ta làm chứng về Đức Giêsu. Chúng ta hãy thân thưa với Ngài: ‘Lạy Chúa, xin kéo con đến gần với Giêsu. Xin soi sáng cho con hiểu những gì mà Đức Giêsu đã dạy. Nhắc nhớ cho con tất cả những gì mà Đức Giêsu đã làm và giúp con dám can đảm làm chứng về tất cả những điều này. Xin gìn giữ con, để tinh thần thế gian, những việc dễ dàng thoải mái đến từ cha của sự dối trá, thủ lãnh thế gian này, là tội lỗi, không làm con xa lìa việc làm chứng cho Chúa.’”