Ngày 14-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:39 14/05/2016
48. NHẤT ĐỊNH LÀ CON CHÓ ẤY.
Lục Dư Khánh bắt đầu thì làm thượng thư, nhưng về sau vì năng lực không đủ nên chuyển qua làm trưởng sứ Lạc châu.
Con trai của ông ta cười phụ thân không có năng lực, len lén viết mấy chữ bỏ nơi bàn viết của bố:
- “Ngòi bút của Lục Dư Khánh không có lực, mồm miệng thì nói cứng, một ngày nhận kiện cáo, mười ngày xử không xong.”
Lục Dư Khánh vừa nhìn thấy liền biết ngay là ai viết, lớn tiếng chửi:
- “Nhất định là con chó ấy làm.”
Thế là đánh cho thằng con một trận.
(Triều Dã Thiểm Tải)

Suy tư 48:
Trong gia đình, con cái thường cảm phục cha hơn mẹ, vì đối với các em, cha là người “việc chi cũng biết, làm cái gì cũng xong”, nhưng khi con cái lớn lên thì cái cảm phục này cũng đi xuống từ từ, vì xã hội tiến quá nhanh, nhanh đến mức cha mẹ trở thành lạc hậu đối với con cái.
Nhưng dù cho xã hội tiến nhanh đến đâu, con cái học hành đến cở nào, chúng nó cũng sẽ không bao giờ mất đi sự kính trọng và cảm phục nơi cha mẹ nếu cha mẹ sống đạo đức, yêu mến Lời Chúa và hướng dẫn con cái sống theo tin thần của Chúa dạy.
Cha đạo gốc nhưng rất ít đi lễ nhà thờ, mẹ đạo dòng nhưng thường hay gây gổ với hàng xóm, thì thử hỏi con cái sẽ nghĩ như thế nào về cha mẹ của chúng nó ? Chúng nó sẽ không viết giấy tố cáo cha mẹ không có năng lực giáo lý rồi len lén để trên bàn bố, nhưng chúng nó sẽ công khai bắt chước cha mẹ nó không đi lễ nhà thờ, không thèm đi học giáo lý, và cuối cùng là ly khai gia đình đi bụi với bạn bè, bởi vì chỉ có hai con đường mà chúng nó sẽ phải chọn một trong hoàn cảnh đó: một là học hỏi cha mẹ không đi lễ nhà thờ, hai là bắt chước bạn bè xấu đi bụi đời ?
Gia đình là trường học thứ nhất và cha mẹ là người thầy đấu tiên dạy con cái nên người tốt, nên người tốt chứ không phải nên người thông minh xuất chúng, cho nên cái cần thiết nơi cha mẹ là làm gương tốt cho con cái noi theo, mà gương lành tốt đẹp nhất chính là kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:41 14/05/2016
Chúa Nhật
LỄ ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG


Tin mừng : Ga 20, 19-23
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và cũng là chấm dứt mùa Phục Sinh, để ngày mai chúng ta lại bước vào mùa thường niên của phụng vụ. Trong tâm tình của ngày lễ trọng này, tôi xin chia sẻ với bạn về đề tài nhỏ :

Đức Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trưởng thành.
Trưởng thành tức là biết phân biệt điều gì là của Thiên Chúa nên làm, và cái gì là của ma quỷ và của thế gian thì nên tránh, trưởng thành cũng có nghĩa là biết nhận ra cái hay cái tốt của anh em chị em mà cổ võ khích lệ, và thấy rõ cái khuyết điểm của mình mà khiêm tốn sửa đổi. Đó là hiệu quả của ơn khôn ngoan và trí tuệ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta, để chúng ta có cách sống trưởng thành trong xã hội hôm nay.

Trong đời sống thiêng liêng, tức là đời sống tín ngưỡng của chúng ta, sự trưởng thành bao giờ cũng làm cho chúng ta trở nên gương mẫu biết kết hợp với Thiên Chúa, biết sống đời sống đạo hạnh và luôn biết kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh bị bắt bớ vì đức tin, và luôn sẵn sàng tuyên xưng đức tin của mình, thà mất mạng sống ở đời này để được mạng sống đời sau, đó là hiệu quả của ơn mưu lược và anh dũng mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta.

Và trong đời sống hàng ngày chúng ta có hai bổn phận phải chu toàn, đó là bổn phận đối với tổ quốc và bổn phận đối với Thiên Chúa, hai bổn phận này luôn ở trong tâm tư tình cảm của mỗi người Ki-tô hữu, Đức Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong bổn phận hằng ngày, để chúng ta biết đem cái hiểu biết ra phục vụ tha nhân và đem cái hiếu kính ra phục vụ Thiên Chúa, qua cách sống làm người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình, đó là hai ơn tri thức và hiếu thảo cần thiết mà Đức Chúa Thánh Thần (qua đức tin và thành tâm học hỏi Lời Chúa của mỗi người) mà ban cho chúng ta.

Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện, không phải kính sợ như một tội nhân trước pháp đình, nhưng kinh sợ với tất cả sự thánh thiện của lòng yêu mến, đó là vì yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta quyết tâm không phạm tội, là chúng ta quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống của mình, đó là ơn kính sợ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong cuộc sống đời thường.

Anh chị em thân mến,
Cố giáo hoàng Phao-lô VI đã nói trong tông huấn “Rao Giảng Tin Mừng” rằng: “Con người thời nay cần những chứng nhân hơn là các thầy dạy...” đó là lời giáo huấn thông minh sáng suốt của Đức Chúa Thánh Thần qua miệng vị cha chung của chúng ta, do đó, các ơn mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, sẽ rất cần thiết cho đời sống chứng nhân Tin Mừng trong thời đại này.

Người ta cảm thấy Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi người Ki-tô hữu qua việc làm của họ; người ta cũng đang nhìn người Ki-tô hữu sống như thế nào, khi mà xã hội có quá nhiều cách sống hưởng thụ đang bít kín con đường dẫn đến chân lý sự sống đời đời, mà người Ki-tô hữu được Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng...

Đó chính là sự trưởng thành trong đức tin và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, nơi những người Ki-tô hữu chúng ta.

Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, bạn và tôi lại một lần nữa sốt sắng cầu xin Ngài gia tăng thần lực Bảy Ơn Thánh của Ngài, để chúng ta trở nên người Ki-tô trưởng thành và sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:44 14/05/2016

40. Người trinh khiết thì dùng tình ái để thôi thúc ái tình, dùng lửa yêu mến Thiên Chúa để tiêu diệt lửa dục của xác thịt.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thánh thần đổi mới lòng ta
LM. Huệ Minh
09:10 14/05/2016
THÁNH THẦN ĐỔI MỚI LÒNG TA

Cao điểm kết thúc cho mùa mừng lễ Vượt Qua là ngày lễ tạ ơn vì Thiên Chúa đã cho mùa màng tốt tươi. Mừng ngày này cũng để kỷ hiệm ngày Chúa công bố lề luật qua Môsê trên đỉnh núi Sinai. Trở về với Cựu Ước, ta thấy Lễ hiện xuống chính là ngày lễ 50 của Cựu Ước.

Hôm nay, cử hành Lễ Hiện Xuống là ta cũng cử hành cao điểm kết thúc cho mầu nhiệm Phục sinh. Hẳn ta còn nhớ ngày Lễ Hiển Linh đối với ngày Giáng Sinh thế nào thì ngày lễ Hiện Xuống cũng vậy đối với lễ Phục Sinh như vậy.

Trở về với Cựu Ước, ta thấy vài hình ảnh thật mù mờ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi Đức Kitô, người Con duy nhất của Thiên Chúa đến và mạc khải, chúng ta mới thấy được cái đặc tính cốt yếu của Thiên Chúa đó là một Thiên Chúa của tình yêu.

Chúa Thánh Thần mà ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính là Ngôi Ba Thiên Chúa cũng là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần là kết quả của tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Ngài cũng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Ngài đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Thiên Chúa Cha đã tỏ lộ tình yêu của Ngài cho chúng qua chính người con duy nhất của Ngài là Chúa Con. Thánh Gioan đã xác quyết: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin nơi Con Một Ngài thì sẽ có sự sống vĩnh cửu. Ngay từ thuở đời đời, Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con và sợi dây liên kệ thắm thiết và đầy yêu thương ấy chính là Chúa Thánh Thần.

Qua thật, Chúa Thánh Thần chính là sợi dây yêu thương nối kết Chúa Cha và Chúa Con, chi phối nhịp điệu của đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như toả lan cho tất cả chúng ta. Như thế, qua Chúa Thánh Thần chúng ta hiểu được bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng đã trực tiếp cộng tác vào công trình cứu độ, một công trình của tình thương yêu mà Thiên Chúa đã ươm mơ từ muôn thuở trước.

Đức Kitô vâng theo thánh ý của Chúa Cha và với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần đã chết đi để đem lại sự sống cho trần gian. Kể từ khi được diễm phúc làm con cái Thiên Chúa, chúng ta đã được Ngài yêu thương như lời thánh Phaolô đã xác quyết: Nhờ Chúa Thánh Thần mà tình yêu Thiên Chúa được toả lan trong tâm hồn chúng ta. Chính vì lẽ đó, tất cả những tình yêu trong lành nhất của chúng ta đều là một tia sáng, một phản ánh trung thực cho tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu và chúng ta chỉ có thể yêu thương một cách đúng nghĩa khi liên kết với Ngài.

Qua bài trích sách Công Vụ Tông Đồ, ta lại thấy Đức Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới.

Ngài đã đổi mới lòng trí các Tông đồ. Các Tông đồ là những người làm nghề chài lưới, ít học hay còn nữa là quê mùa.

Ròng rã 3 năm dài ở bên cạnh Chúa Giêsu, các ngài đã được Chúa dạy rất nhiều điều nhưng rồi các ngài không hiểu. Thế nhưng, có điều lạ là sau khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, trí hiểu của các ngài như được mở ra. Không những các ngài hiểu biết về Chúa, hiểu biết giáo lý của Chúa, mà còn có thể đi giảng dạy cho người khác nữa. Ơn Chúa Thánh Thần thật lạ lùng. Ngài đã biến những con người thất học nên hiểu biết. Ngài đã đổi những tâm trí u mê thành sáng suốt.

Thánh Thần là Đấng tiếp tục công trình của Đức Giêsu trong thế giới và Giáo Hội. Ngài luôn luôn thúc đẩy sự đổi mới trong Giáo Hội, để Giáo Hội ảnh hưởng tốt đến thế giới. Nhưng để được làm điều ấy, Thánh Thần luôn luôn phải hoạt động trong mỗi cá nhân. Cá nhân có thay đổi thì Giáo Hội mới thay đổi, cá nhân có nên thánh thì Giáo Hội mới thánh thiện. Tất cả mọi đều bắt đầu từ những cá nhân, và lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác.

Kế hoạch của Thiên Chúa để xây dựng Nước Trời là chiến lược “men trong bột” (Mt 13, 33), “muối ướp đời” (Mt 5, 13) hay “đèn sáng cho trần gian” (Mt 5, 14).

Men là một chất có hoạt tính, có khả năng biến đổi chất bột tiếp xúc với mình trở nên giống như mình. Mất hoạt tính này, men không còn là men nữa, nó trở thành một thứ bột vô dụng. Muối hay đèn cũng có hoạt tính tương tự. Một hình ảnh khác là lửa, nhưng lửa có tác dụng lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng. Chính vì thế, Thánh Thần khi hiện xuống trên các tông đồ đã lấy hình lưỡi lửa làm biểu trưng cho mình.

Ngài đã đổi mới tâm trí các Tông đồ. Các Tông đồ sống trong sợ hãi từ khi Chúa Giêsu bị bắt và bị kết án. Các ngài đã trốn chạy và có ngài còn chối Chúa. Các ngài đã ẩn nấp trong nhà đóng kín cửa vì sợ người Do Thái. Thế nhưng từ khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, con người các ngài hoàn toàn thay đổi. Các ngài mở tung cửa ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người.

Dẫu rằng mạng sống bị đe doạ nhưng các ngài vẫn không sợ. Bị đánh đòn, các ngài vẫn kiên cường. Không gì có thể ngăn cản các ngài rao giảng, làm chứng cho Đức Kitô Phục Sinh. Sau cùng tất cả các ngài đã chịu đổ máu, hiến mạng sống mình để làm chứng cho Chúa, ơn Chúa Thánh Thần thật lạ lùng. Ngài đã biến những con người yếu đuối nên vững mạnh. Ngài đã biến những con người nhút nhát nên can đảm.

Chúa Thánh Thần đã đổi mới con tim các Tông đồ. Trước kia các ngài còn mang nặng những ước mơ trần tục. Theo Chúa để mong được chức trọng quyền cao. Mong được ngồi bên tả bên hữu Chúa. Tranh dành nhau chỗ cao chỗ thấp. Có thể nói, trước kia các ngài theo Chúa vì bản thân, vì chính các ngài. Các ngài chưa yêu mến Chúa bằng yêu mến bản thân. Nhưng từ khi được ơn Chúa Thánh Thần, trái tim của các ngài đã hoàn toàn thay đổi. Từ nay các ngài dành trọn trái tim cho Chúa, yêu mến đến sẵn sàng chịu mọi đau khổ, và nhất là sẵn sàng chết vì Chúa. Ơn Chúa Thánh Thần thật lạ lùng. Đã biến đổi những trái tim chai đá thành những tái tim bằng thịt. Đã biến đổi những trái tim ích kỷ thành trái tim yêu thương.

Khi nói về Chúa Thánh Thần, ta thường nghĩ đến bảy ơn Người ban qua bí tích Thêm Sức. Ta như người lãnh nhận một cách thụ động. Và những ơn Người ban chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống ta. Đó thực là một quan niệm sai lầm tai hại. Thực ra, Đức Chúa Thánh Thần là nguồn sự sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo Hội, là năng lực đổi mới thế giới. Hãy đọc lại bài đọc I, ta sẽ thấy sức mạnh đổi mới của Người mãnh liệt như thế nào. Người như luồng gió cường tráng. Người như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Đức Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

Trong ngày lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng kính Chúa Thánh Thần, Giáo Hội mừng kính tình yêu của Thiên Chúa, được tượng trưng qua hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ. Giáo Hội cũng muốn chúng ta thành khẩn kêu xin: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, xin hãy ngập tràn tâm hồn các tín hữu Chúa và xin thắp lên trong chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Ngài không phải là một vị Thiên Chúa vô danh và bị quên lãng. Trái lại Ngài luôn ở giữa chúng ta và hoạt động.

Hàng năm, Giáo Hội cử hành Lễ Hiện xuống không phải là để nhớ một ký ức, nhớ một kỷ niệm trống rỗng nhưng để nhắc nhớ ta rằng đây là một ngày lễ đổi mới chúng ta trong quyền năng và hoạt động của Thánh Thần. Và rồi, lòng ta có mở ra để đón nhận Ngài hay không ? Những gì Chúa Thánh Thần đã làm nơi các tông đồ xưa kia, bây giờ Ngài cũng thực hiện nơi chúng ta.

Chúa Thánh Thần đem lại đức tin và tình yêu. Chính đức tin và tình yêu sẽ tạo nên nơi chúng ta một cái nhìn mới.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Ngài bằng cách thắp lên một ngọn lửa yêu thương, bởi vì chỉ có tình yêu mới có thể làm tiêu tan thù hận, thất vọng và tăm tối.

 
Ý nghiã mỗi ơn trong bảy ơn Chúa Thánh Thần Thần
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
14:22 14/05/2016
Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Những người lớn tuổi trong chúng ta, chắc hãy còn nhớ nằm lòng một câu giáo lý xưa kia về 7 ơn cả của Chúa Thánh Thần : một là ơn khôn ngoan, hai là ơn hiểu biết, ba là ơn thông minh, bốn là ơn khéo liệu, năm là ơn mạnh bạo, sáu là ơn đạo đức, bảy là ơn kính sợ Đức Chúa Trời. Còn những ai nhiều lần tham dự hoặc chủ sự ba bí tích Khai Tâm cho người lớn trong đó có ban Bí tích Thêm sức ; hay những lần ĐGM làm phép xức trán cho các em tuổi mười trở lên, thì khi chủ sự giơ hai tay trên các người lãnh nhận cũng đọc lời nguyện liệt kê 7 ơn đó:

“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.”

Xin thú thật mãi cho tới những năm gần đây vẫn không sao phân biệt nổi những ơn này khác nhau làm sao. Nhất là mấy ơn đầu: 1) Khôn ngoan, 2) Hiểu biết 3) Thông minh. Ba ơn này chẳng là một hay sao, tuy mức độ có chênh nhau hơn kém… . Như khi người ta khen con cái mình rằng là nó nhỏ nhưng nó khôn lắm, nó thông minh lắm, nó hiểu nhanh lắm, ta thấy ba cái khen đó, nó “xêm xêm”: chẳng khác gì đầu đề một quyển sách châm biếm của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nêxin : “Con chúng ta giỏi thật !”
Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” năm 1992 có nhắc tới 7 ơn này hai lần, một trong phần Nghi thức bí tích Thêm sức (số 1299) và một trong phần Hiệu quả bí tích (số 1303), nhưng chỉ liệt kê chứ không có một dòng giải thích.

Vậy muốn hiểu rõ 7 ơn Chúa Thánh Thần, ta phải coi lại bản gốc của nó : Isaia 11,2. Các nhà chuyên môn đã làm giúp ta, ta chỉ việc thu lấy kết quả của họ. Vì quả thật nếu dịch các ơn đó từ tiếng Hipri rồi Hy lạp qua Latinh, rồi mới từ Latinh chuyển qua tiếng Việt chúng ta đọc, thì thật khó lòng hiểu nổi các ơn đó muốn nói gì. Cần phải dịch lại mới sáng tỏ nội dung. Chúng ta sẽ không khởi đầu từ ơn khôn ngoan mà đi từ ơn thứ bảy, ơn dễ hiểu nhất để ngược lên tới ơn trên cùng là ơn khôn ngoan.

7- Ơn thứ bảy là ơn kính sợ Đức Chúa Trời. Đây là ơn mà đọc lên chúng ta hiểu ngay muốn nói gì. Kính sợ là úy kính, một tâm tình mà ở trần thế này con người cần có thì mới mong tránh loạn tặc. Khi một người nào đó ngang tàng, coi trời bằng vung, không biết sợ trời là gì, thì người ấy có thể làm mọi sự và thường là những điều tệ hại nhất.

6- Nhưng một ơn khác của Chúa Thánh Thần làm cho ơn kính sợ này trở nên tình yêu, đó là ơn đạo đức. Sáu là ơn đạo đức : nghe “đạo đức”, ta nghĩ ngay đạo đức là năng đi nhà thờ, năng đọc kinh lần hạt. Nhưng đó mới là những diễn tả. Đạo đức chính là Đạo làm con. Một người con năng đến với cha là người con có hiếu. Và nếu cần dịch lại thì sẽ là ơn sùng hiếu (pietas). Ơn thứ 7 cho ta kính sợ Chúa, nhưng không phải kính sợ Chúa như một ông vua đầy uy quyền sát khí, một lời nói là đầu rơi, một chau mày là người chết. Nhưng ơn kính sợ Chúa cộng với ơn sùng hiếu này khiến ta kính sợ Chúa như người Cha của chúng ta. Đây phải là một ơn riêng của Chúa Thánh Thần khiến ta mới có thể dám xem Chúa là Cha của mình (x. Ga 4,6 ; Rm 8,15).

5- Năm là ơn mạnh bạo hoặc ơn mạnh sức. Đây không phải là sức khoẻ phần xác thôi, nhưng là sự dũng cảm của một người con Chúa can trường và vui vẻ thực hiện ý của Cha mình. Do đó có thể dịch ơn mạnh bạo là ơn dũng cảm.
Thực vậy để thực hiện chứ không phải chỉ biết thôi –ý của Chúa- nhiều khi chẳng dễ nuốt ngon ăn. Phải dũng cảm lắm mới được. Chúa Giêsu đã nói : Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và chỉ những ai mạnh bạo mới được vào Nước Trời (Mt 11,12). Một chỗ khác, Chúa Giêsu nói : Không phải cứ kêu ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ mà được vào Nước Trời, nhưng là thi hành ý của Cha Ta (Mt 7, 21). Móc nối 2 câu này ta thấy phải dũng cảm lắm mới thực thi được ý Chúa để có thể chiếm Nước Trời.

4- Bốn là ơn lo liệu. Ơn thứ năm mạnh bạo cho ta sự dũng cảm để làm theo ý Chúa, nhưng chính ơn lo liệu này, dịch rõ hơn phải là ơn chỉ giáo cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể. Trong Tam Quốc Chí, Khổng Minh Gia Cát Lượng trao cho Triệu Tử Long trên đường sang Đông Ngô 3 túi gấm trong đó có sẵn những chỉ dẫn. Khi cần thì cứ mở cẩm nang (túi gấm) để biết phải làm gì, làm gì, làm gì. Tới bờ sông, mở túi gấm 1, gặp quả núi mở túi gấm 2…
Vì thế ơn lo liệu tức là ơn cẩm nang, ơn túi gấm, ơn chỉ giáo: (conseil) là ơn hiểu biết ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể để ơn dũng cảm cho ta sức mạnh thi hành.
Ba ơn còn lại liên hệ đến chữ BIẾT. Nhưng mỗi ơn cho ta biết Chúa mỗi cách.

3- Ba là ơn thông minh. Dịch như trong lời nguyện của Bí tích Thêm sức sẽ dễ hiểu hơn: ơn suy biết. Là ơn mình suy từ thiên nhiên vạn vật mà biết có Chúa là Đấng Tạo Hoá. Cách biết Chúa bằng lối này Chúa Thánh Thần ban cho rất nhiều người. Nhìn chiếc đồng hồ có các bánh xe ăn khớp nhau, ta suy biết có người làm ra đồng hồ. Thì nhìn trời đất muôn vật với trật tự lạ lùng, ta suy ra có ông Trời là Tạo Hoá. Đây là cách biết Chúa sơ đẳng nhất: biết Chúa qua thiên nhiên, biết Tạo Hoá qua mọi thọ tạo. Trước đây dịch là ơn thông minh. Dịch là ơn suy biết thì có lẽ thông minh hơn !

2- Ơn suy biết là biết Chúa qua thọ tạo (Science). Cách biết Chúa cao hơn là biết Chúa qua mạc khải. Đây chính là ơn thứ hai: hai là ơn hiểu biết, hay dịch đúng hơn: ơn thấu hiểu, ơn thông hiểu. Không phải là hiểu biết thường qua thọ tạo, nhưng là hiểu biết thấu đến chính Tạo Hoá đó đã tỏ mình ra với con người. Tiếng chuyên môn gọi là mặc khải. Nói rõ hơn, ơn này đòi hỏi ta phải tin nữa. Tin Thiên Chúa là Lời – Lời nói với con người – cụ thể là tin Kinh Thánh là Lời ngỏ của Chúa cho nhân loại. Ơn này cũng còn có nghĩa là hiểu lời ngỏ của Chúa nữa: nói nôm na là hiểu và giải thích Kinh Thánh. Các nhà chú giải Thánh Kinh có lẽ nhận được ơn này nhiều. Tất cả thuộc phạm vi của ơn thấu hiểu.

1- Và cuối cùng là ơn khôn ngoan : một là ơn khôn ngoan. Chữ “khôn ngoan” chưa nói được gì cả về ơn thứ nhất trong 7 ơn Chúa Thánh Thần này. Phải móc nối với một câu trong sách Khôn Ngoan ta mới khôn ra được, mới sáng trí hơn : Xin rộng ban cho tôi, Đức Khôn Ngoan hằng ở bên toà Chúa (Kn 9,4). Hoặc trong sách Huấn ca : Khôn ngoan đều xuất phát bởi Chúa, và khôn ngoan ở với Người muôn đời (Hc 1, 1). Vậy ơn khôn ngoan dịch cách khôn ngoan hơn phải là ơn thượng trí, tức là ơn “biết” Chúa thật sự, biết theo nghĩa Kinh Thánh—có thể nói như thế: Adong biết Eva, sinh ra Cain. Ơn thượng trí cho ta biết Chúa thật sự bằng cách bay vút lên trời (thượng trí mà !) để sống thân mật, sống kết hợp, sống kề cận ở ngay bên Chúa, nếm được Chúa, cảm được Ngài: Đức khôn ngoan hằng ở bên toà Chúa.
Chúa Thánh Thần cũng ban ơn thượng trí này cho một số vị tuy còn trong thân xác trần gian, nhưng ngất trí, được đưa thấu tận trời xanh để cảm, để nếm Chúa, để -nói theo lối nói của kẻ đã được đưa lên tầng trời thứ ba : có trong thân xác hay ngoài thân xác, người ấy không biết- đưa lên để nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. “Về một người như thế, tôi sẽ tự hào.” Phaolo thuật như vậy trong 2Cr 12, 1-6.

Nhiều vị thánh khác, nhất là thánh nữ, được ơn thượng trí kết hợp với Chúa trong khi cầu nguyện. Toma Celano thì nói về Phanxicô Assisi như sau, “khi cầu nguyện, không phải là thánh nhân cầu nguyện mà Phanxicô là hiện thân của sự cầu nguyện” -một kiểu nói khác của sự kết hợp chiêm niệm, của ơn thượng trí. (Nếu các thánh khó khăn lắm mới được ơn này, thì hình như ta dễ dàng được ơn thượng trí, ngất trí này hơn, nhất là trong tuần phòng gặp những bài giảng khô và lâu, tức gặp những chuyên viên gây mê giỏi !). Thôi ta hãy khoan vội xin ơn thượng trí này, mà ta hãy cứ thấy Chúa bằng ơn suy biết khi đi dạo vườn hoa cây cối nơi TGM này. Xin Chúa Thánh Thần cho ta biết hô lên Eureka như Archimede ngày xưa khi ta khám phá được ý nghĩa hay ho của Lời Chúa qua ơn thấu hiểu. Ta hãy xin cho ta biết ý Chúa muốn ta làm gì hôm nay, chốn này, qua ơn chỉ giáo. Lại xin ơn dũng cảm để ta thực thi điều Chúa chỉ dẫn. Và như thế ta là người con thật của Chúa là Cha qua ơn sùng hiếu và ơn kính sợ.

[Còn nếu ta xin thẳng ơn thượng trí để “biết” Chúa, kết hợp với Chúa ngay từ đầu tuần phòng, thì chẳng cần mấy bài giảng của Đức Cha, chẳng cần lân la đến nhà thờ lễ lạy, vì ta đã đắm chìm trong Ngài rồi, thì quả là “khôn ngoan,” mà dịch là ơn khôn ngoan cũng chẳng sai vậy !]

[Ghi chú : ta thấy các ơn đi từng cặp :
- ơn sùng hiếu làm cho ta kính sợ Chúa như con kính sợ Cha
- ơn dũng cảm làm cho ta dám thực hiện ý Chúa trong giây phút hiện tại mà ơn chỉ giáo cho ta biết đâu là ý của Ngài lúc này.
- ơn suy biết cho ta biết Chúa qua thọ tạo thiên nhiên để rồi nhờ ơn thấu hiểu giúp ta biết Ngài ngỏ lời với con người.
- cuối cùng, khi biết Chúa thì yêu Ngài (vô tri bất mộ) : lúc đó biết theo nghĩa thông thường trở thành “biết” theo nghĩa Kinh thánh, tức là yêu, là kết hợp với Chúa qua ơn thượng trí.]

Bảy Ơn :
1. ơn Khôn ngoan (dịch lại là ơn Thượng trí, ơn kết hợp thân thiết với Chúa)
2. ơn Hiểu biết (dịch lại là ơn Thấu hiểu, hiểu biết Chúa qua mạc khải)
3. ơn Thông minh (dịch lại là ơn Suy biết, biết Chúa qua suy ra từ vạn vật)
4. ơn Lo liệu (dịch lại là ơn Chỉ giáo, chỉ cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể)
5. ơn Mạnh bạo (dịch lại là ơn Dũng cảm, dám can đảm thực thi ý Chúa mà ơn Chỉ giáo cho biết)
6. ơn Đạo đức (dịch lại là ơn Sùng hiếu, ơn kính sợ Chúa trong tư cách là con của Cha, chứ không phải bề tôi của vua)
7. ơn Kính sợ (không cần dịch lại)

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(từ một bài giảng đầu tuần tĩnh tâm năm)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
“Christo’s Box” – sáng kiến của Đức Thánh Cha ủng hộ bịnh viện nhi ở Trung Phi
Hồng Thủy OP
08:34 14/05/2016
Vatican - Một sáng kiến từ thiện mới, liên kết nghệ thuật, văn hóa, lòng thương xót và sự tương trợ với nhau. Đó là “Christo’s Box – hộp của Christo, giữa nghệ thuật và lòng thương xót, món quà cho Bangui”.

Sự kiên được phát động bởi Bộ truyền thông của Tòa Thánh, bởi bảo tàng viện Vatican với trung tâm Truyền hình Vatican và văn phòng thông tin.

Những tác phẩm nghệ thuật khổ nhỏ (hơn 300 tác phẩm) được thực hiện bởi nghệ nhân nổi tiếng người Bungari Christo Vladimirov Javacheff sẽ được bán tại các buổi đấu giá ở Luân đôn, Torino, Milan, Roma và tất cả số tiền thu được sẽ tặng cho bịnh viện nhi ở Bangui, Cộng hòa Nam Phi. Đó là ý muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô để tương trợ cho một vùng đất nghèo khổ như tại Bangui, miền trung của Châu Phi.

Sáng kiến này bắt đầu từ tác phẩm nghệ thuật mà Christo đã thực hiện với một gói hàng có hộp chứa các dvd “Khám phá bảo tàng viện Vatican”do trung tâm Truyền hình Vatican và văn phòng thông tin thực hiện. Tác phẩm này mô tả khuôn mặt của một thanh niên, được vẽ cách đây 500 năm bởi Raphael, bên cạnh triết gia Aristote trong bức họa nổi tiếng “trường học Atêna”. Họa sĩ đã chọn tập trung sự chú ý của mình vào đôi mắt của chàng thanh niên, người anh em họ của Đức Phaolô II. Christo chụp lấy ánh nhìn của chàng thanh niên, bất động và ngừng lại ở vô cùng, diễn tả vẻ đẹp sâu xa.

Các hộp đựng DVD này sẽ được bán tại nhiều nơi khác và số tiền thu được sẽ giúp cho các bịnh nhân trẻ em của Trung Phi có những bình dưỡng khí và dụng cụ hồi sức, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn và tuyên bố rõ ràng trong cuộc viếng thăm Bangui vào năm ngoái. Còn bản gốc của tác phẩm sẽ được tác giả tặng cho Vatican và sẽ được cất giữ tại Bộ truyền thông của Tòa Thánh.

Trong cuộc phỏng vấn trong buổi giới thiệu tác phẩm này, giám đốc bảo tàng viện Vatican, ông Antonio Paolucci đã nói: “Christo đã đóng gói Raphael” và ông làm như thế để giúp đỡ Bịnh viện nhi đồng ở Bangui, ở vùng thất vọng nhất của Châu Phi: là một mẫu gương đáng khâm phục của sự đa năng. Cách đây 500 năm, Đức Giáo Hoàng Giulio II đã gọi Raphael đến vẽ các phòng của Vatican vì muốn vinh danh ông và Giáo Hội. Ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dùng Raphael và Christo cho một hành động từ thiện cho những người nghèo nhất giữa những người nghèo.

Đức ông Vigàno, giám đốc Ủy ban truyền thông thì nhấn mạnh rằng: “Hoạt động này có một mục đích kép. Trên hết nó trình bày dấu chỉ cụ thể sự quan tâm của Ủy ban Truyền thông của Tòa Thánh đến một thời đại và ngôn ngữ đặc trưng của nó. Christo là một trong những nhân vật nổi tiếng của nghệ thuật đương đại của thế giới. Tác phẩm mà ông tặng cho Bộ truyền thông sẽ là một dấu hiệu cụ thể của sự kết hợp mà ông thấy tại Bảo tàng viện Vatican. Khía cạnh thứ hai là sự liên kết giữa nghệ thuật, văn hóa và sự tương trợ. Tác phẩm nghệ thuật trở thành món quà cho nhân loại và cũng là cơ hội để thực hiện một hành động từ thiện cụ thể. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ định là số tiền thu được sẽ tặng cho bịnh viện nhi đồng ở Bangui. (ACI 12/5/2016)

(Nguồn: Radio Vatican)
 
Đức Giáo hoàng Phanxicô bất ngờ viếng thăm cộng đoàn “Chicco”
Hồng Thủy OP
08:34 14/05/2016
Vatican – Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo bất ngờ vì chuyến viếng thăm đột xuất của ngài.

Chiều hôm qua 13/5, “trong chuỗi hoạt động của sáng kiến Năm Thánh ‘các ngày thứ sáu của lòng thương xót’, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm cộng đoàn ‘Il Chicco’ ở Ciampino. “Chicco” là cộng đoàn được thực hiện đầu tiên ở Italia, được thành lập vào năm 1981, đón nhận 18 người bị thiểu năng trí tuệ nặng. Cộng đoàn thứ 2 tương tự như vậy được thành lập ở Bologna và một cộng đoàn thứ 3 sắp được thành lập ở đảo Sardegna.

Đây là một cộng đoàn trong mạng lưới gia đình rộng lớn của Hiệp hội ‘Arche’ – Con Tàu – do Jean Vanier sáng lập vào năm 1964, hiện diện ở 30 quốc gia thuộc 5 châu. Cùng với Hiệp hội Đức tin và Ánh sáng, các cơ sở này giúp đỡ những người yếu đuối và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ý hướng căn bản của các cộng đoàn này là đón nhận những người khuyết tật nặng nề và làm cho họ cảm thấy được đón nhận và tự lo liệu cho cuộc sống của họ và của những người cùng chia sẻ với họ. Ý tưởng quan trọng của Hiệp Hội ‘Arche’ – Con Tàu là không có ai bị phân biệt kỳ thị bởi bất cứ hình thức khuyết tật nào.

Viếng thăm các cơ sở này giúp chúng ta khám phá ra những người khuyết tật này có một cảm nhận chân thật phát sinh từ tình cảm sâu sắc và tìm kiếm tình bạn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã muốn thực hiện thêm một cử chỉ chống lại nền văn hóa loại trừ.

Cha Lombardi đã giải thích: người ta không thể bị tước đi tình yêu, niềm vui và phẩm giá chỉ vì mang trong mình sự thiểu năng trí tuệ. Không có ai có thể cho phép mình đối xử phân biệt với họ vì những định kiến là thứ đã gạt họ ra ngoài lề và nhốt họ sống đơn độc trong những gia đình và hiệp hội.

Tại cộng đoàn “Chicco” ở Ciampino có 2 “gia đình” là “Vườn nho” và “Oliu”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ngồi ở bàn để dùng bữa snack với các người khuyết tật và các tình nguyện viên, nghe các lời đơn sơ của Nadia, Salvatore, Vittorio, Paolo, Maria Grazia, Danilo…, chia sẻ niềm vui và sự đơn sơ trong giây phút gia đình này. Ngài cũng đã thăm những người bị tâm thần nặng và bày tỏ tình cảm sâu sắc và dịu dàng, đặc biệt với Armando e Fabio, là những người đầu tiên được đón nhận vào cộng đoàn.

Theo ý hướng của vị sáng lập, các người khuyết tật cũng phải tham gia vào cuộc sống với các hoạt động tay chân tùy theo khả năng của họ. Do đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến xưởng thủ công, nơi họ hàng ngày làm việc, tạo ra các đồ thủ công nho nhỏ từ sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các thành viên “Chicco”. Cuối cùng, tất cả cùng nắm tay nhau và cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng trong nhà nguyện nhỏ. Tất cả ôm vị cha chung và chia tay với ngài lúc khoảng 18.30.

Bên cạnh số tiền đóng góp cá nhân, Đức Giáo Hoàng còn mang theo pasta, các loại trái cây, được mọi người hân hoan vỗ tay đón nhận.

Đây là “cử chỉ của Lòng thương xót” thứ 5 của Đức Giáo Hoàng trong Năm Thánh. Vào tháng 1 ngài đã thăm nhà hưu dưỡng dành cho các người già và các bịnh nhân sống thực vật; vào tháng 2 ngài thăm cộng đoàn người nghiện ở Castelgandolfo; tháng 3 ngài đến trung tâm đón tiếp người tị nạn ở Castelnuovo di Porto; và tháng 4 ngài thăm đảo Lesbo. (ACI 13/5/2016)

(Nguồn: Radio Vatican)
 
Kỷ niệm lần thứ 99 Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Đặng Tự Do
17:15 14/05/2016
180,000 khách hành hương đã cầu nguyện đặc biệt cho những người tị nạn hôm thứ Sáu 13 tháng 5 tại đền thánh Đức Mẹ Fatima, một thị trấn 130 km về phía bắc của Lisbon, bên Bồ Đào Nha, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự vào năm tới để kỷ niệm một trăm năm các cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Dom Manuel Clemente, Tổng Giám Mục Lisbon và cũng là nhà lănh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo Bồ Đào Nha, đã yêu cầu những người hành hương cầu nguyện “cho sức khỏe của các bệnh nhân, niềm ủi an và hy vọng cho những người cô đơn, những người thất nghiệp, và đặc biệt cho những người tị nạn.”

Đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố hồi năm ngoái khi ngài rước tượng Đức Mẹ Fatima sang Rôma rằng ngài muốn tham gia vào trong cuộc hành hương hàng năm tại Fatima vào năm 2017.

Theo truyền thống Công Giáo, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra cùng ba trẻ mục đồng sáu lần tại Fatima vào năm 1917, lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 5.

Vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2010 đã là vị Giáo Hoàng thứ ba hành hương đến Fatima sau khi Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến viếng nơi này vào năm 1967. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến viếng đền thánh Đức Mẹ Fatima vào những năm 1982, 1991 và 2000.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặc biệt tôn kính Đức Trinh Nữ Fatima vì ngài xác tín rằng Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát chết trong vụ mưu sát vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Thánh Gioan Phaolô II đã từng mơ ước trở thành một linh mục dòng Cát Minh nhặt phép. Lý do duy nhất cản trở ngài không thực hiện được giấc mơ này là vì chủng viện Camêlô ở Czerna, Ba Lan, vào thời điểm đó đã không nhận các tu sinh mới trong thời chiến.

Cậu thanh niên Karol Wojtyla bị mê hoặc bởi các công trình của Thánh Gioan Thánh Giá, và sau này đã viết luận án tiến sĩ của mình về vị thánh vĩ đại này của dòng Cát Minh.

Sự say mê của ngài trước các công trình của Thánh Gioan Thánh Giá một phần đến từ sứ điệp của chị Faustina Kowalska về lòng Chúa thương xót trong bối cảnh đất nước Ba Lan giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Giai đoạn này là một trong những chương bi đát nhất của lịch sử lâu dài và đau thương của đất nước này.

Đức Gioan Phaolô II luôn luôn nhìn thấy thế giới, bao gồm cả những thăng trầm của cuộc sống riêng của mình, như là một phần trong một bộ phim rộng lớn mô tả một cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Ngài xác tín rằng bất kể những thăng trầm của lịch sử, nhờ Lòng Thương Xót Chúa, nhân loại không bao giờ cạn kiệt các khả năng. Niềm xác tín ấy hình thành nên lời khích lệ thường xuyên của ngài với thế giới: “Đừng sợ!”.

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, ngày lễ kính Đức Mẹ Fatima, tay súng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Agca, là người đã bắn chết một nhà báo và một nhà đấu tranh cho nhân quyền người Thổ Nhĩ Kỳ là Abdi Ipekci, đã bắn không chỉ một nhưng đến hai viên đạn ở cự ly rất gần nhưng Đức Mẹ Fatima đã làm chệch đi các đường đạn để cứu sống ngài.
 
Top Stories
Philippines: Affilié à l’Eglise catholique, le PPCRV a joué un rôle central pour assurer le bon déroulement des opérations électorales
Eglises d'Asie
08:27 14/05/2016
Organisme non partisan affilié à l’Eglise catholique, le Parish Pastoral Council for Responsible Voting (PPCRV, en français ‘Conseil paroissial pastoral pour un vote responsable’), est un acteur crucial des élections nationales et locales, organisées le 9 mai dernier dans le principal pays catholique d’Asie. Le PPCRV est chargé, par décision de la
Cour suprême, de s’assurer du bon déroulé de ce scrutin à un seul tour, alors que le décompte, très serré, se poursuivait hier, 13 mai, pour la vice-présidence.

Après l’élection à la présidence de l’archipel aux 100 millions d’habitants du très controversé Rodrigo Duterte, avec l’un des scores les plus élevés de ces dernières années (près de 40 % des suffrages) et une participation record de 81 %, deux candidats que tout oppose restent au coude-à-coude pour la vice-présidence. D’un côté, ‘Bongbong’ Marcos, le fils du dictateur déchu Ferdinand Marcos (au pouvoir de 1965 à 1986). De l’autre, Leni Robredo, longtemps militante des droits de l’homme.

Déjà sénateur, Bongbong Marcos, 58 ans, a toujours refusé de s’excuser pour les exactions commises par le régime de son père, à l’époque de la loi martiale, décrétée en 1972. Pour sa part, la députée Leni Robredo, catholique, promet de ne céder à aucun compromis au sujet des droits de l’homme face à Rodrigo Duterte. « Selon moi, le vice-président doit, par principe, soutenir le président même si ce dernier est issu d’un parti différent; néanmoins, il y a des sujets sur lesquels on ne peut transiger. Les droits de l’homme en font partie. J’ai l’espoir de faire évoluer sa position [celle de Duterte] si le décompte électoral montre que je suis élue », a affirmé la responsable politique.

De son côté, le porte-parole de Rodrigo Duterte a fait savoir que Leni Robredo, si c’est elle qui est désignée vice-présidente par les urnes, ne ferait pas figure de « pot de fleurs ».

Le PPCRV, un acteur-clef pour la crédibilité des opérations de vote

Aux Philippines, le président et le vice-président ne font pas partie d’un même ticket, comme c’est le cas aux Etats-Unis. Elus le même jour mais de manière distincte, ils sont en général issus de partis politiques différents.

Les Philippins ont adopté le vote électronique depuis 2010. Pour les élections nationales, l’ensemble des résultats est transmis en temps réel à des serveurs informatiques hébergés à Manille par la Commission électorale. Le processus se déroule sous l’œil du PPCRV, défini comme « son bras citoyen » et chargé d’un premier décompte rapide, réalisé à partir d’échantillons de voix. Fondé en 1991 à l’initiative des évêques philippins afin de mobiliser les catholiques dans la lutte contre la fraude électorale, le PPCRV a acquis une expérience et gagné une crédibilité très forte au fil des scrutins.

Alors que pour la vice-présidence le processus se poursuivait ce vendredi, le camp Marcos a accusé Leni Robredo de fraude électorale. Longtemps en tête dans les intentions de vote, Bongbong Marcos a évoqué « une tournure étrange » des événements, après que Leni Robredo est passée devant lui dans le décompte des votes. En guise de protestation, une centaine de partisans de Marcos ont manifesté au parc Luneta. Bongbong Marcos a quant à lui demandé l’interruption du décompte. Requête rejetée par la Commission électorale, qui a demandé au candidat d’apporter d’abord des preuves de ses allégations.

« Profond attachement des Philippins à la démocratie électorale »

Plusieurs observateurs étrangers ont assisté aux élections philippines. « La méthode d’échantillonnage des voix appliquée par le PPCRV est un progrès en faveur de la vigilance et de l’intérêt des citoyens », a déclaré Leif Petterson, envoyé par le Parlement suédois. L’observateur suédois a rendu hommage « aux héros anonymes de ces élections », qui étaient bel et bien « visibles et actifs » dans les différents lieux visités par les observateurs internationaux, en particulier les enseignants, chargés par la loi philippine de tenir les bureaux de vote. « Nous avons constaté des pannes de machines, des cas d’achats de vote, de violences électorales et d’autres irrégularités », témoigne Anushka Ruge, observateur allemand. « Mais dans l’ensemble l’élection s’est déroulée de manière sérieuse et dans le calme », poursuit-elle, interrogée par l’agence Ucanews. Pour le groupe d’observateurs, « le taux de participation de 81 % est extraordinaire », et les Philippins, venus en masse aux urnes « malgré les longues queues, les pépins techniques et les anomalies, témoignent ainsi de leur profond attachement à la démocratie électorale ».

Dans un pays coutumier des violences électorales, ce scrutin a été entaché de plusieurs actes graves. Une dizaine de personnes ont été tuées le jour des élections, notamment dans des fusillades, rapporte l’AFP. A Mindanao, la grande île du sud de l’archipel, vingt hommes armés ont attaqué un bureau de vote avant de voler les urnes à Sultan Kudarat, bastion de la rébellion islamiste. Plus au nord, un électeur a été abattu à l’intérieur même du bureau de vote à Abra, région en proie aux milices armées. En route pour porter une copie des résultats des élections locales, une volontaire du PPCRV a été tuée dans une embuscade à Pagadian, dans l’ouest de Mindanao, rapporte le site de la conférence des évêques philippins, CBCP News. Selon la police, 50 personnes sont mortes durant la campagne électorale, débutée en janvier.

Au total, le PPCRV a déployé 700 000 personnes le jour des élections, sauf à Cotabato, dans la Région autonome en Mindanao musulmane (ARMM), pour des raisons de sécurité.

Les résultats intégraux et officiels des élections sont attendus la semaine prochaine. Rodrigo Duterte entrera en poste le 30 juin, et le Congrès renouvelé aux trois quarts, le lendemain. (eda/md)

(Source: Eglises d'Asie, le 14 mai 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Nguyễn Hồng Sơn Giám mục phó GP Bà Rịa dâng lễ cùng Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
22:41 14/05/2016
Melbourne, Thánh lễ 11 giờ 30 sáng Chúa Nhật, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cộng đoàn Công Giáo Việt nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã hân hạnh được chào đón Đức Cha Emmamuel Nguyễn Hồng Sơn Giám mục phó Giáo phận Bà Rịa, cùng với hai Linh mục Phê Rô Nguyễn Thái Phúc, Linh mục G B. Nguyễn Văn Bộ thuộc Giáo phận Bà Rịa đến thăm và dâng Thánh lễ lễ cùng với Cha Quản nhiệm cùng cộng đoàn Dân Chúa Thánh Vinh Sơn Liêm.

Mời xem hình

Sau bài ca nhập lễ, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã giới thiệu Đức Cha, quý cha đến thăm cộng đoàn, và đặc biệt, các Ngài đã ưu ái cùng đồng tế dâng lễ trọng thể mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, phụ trách phụng vụ thánh ca do Ca đoàn Babylon một ca đoàn lớn của cộng đoàn đã dùng lời ca, tiếng đàn thật xuất sắc, nâng tâm hồn mọi người lên để đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.

Cuối lễ, bà Quách Thị Sáng, đại diên Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã ngỏ lời cám ơn Đức Cha, quý cha thuộc Giáo phận Bà Rịa, nhân chuyến thăm nước Úc, đã bớt chút thời gian để đến với cộng đoàn, và cùng dâng lễ cùng cộng đoàn. Bà cũng chúc Đức Cha, quý cha luôn bình an và có những ngày vui vẻ trên đất Úc.

Đáp từ, Đức Cha Nguyễn Hồng Sơn đã có mấy lời tâm tình, Ngài nói: Ngài là vị Giám mục mới nhất trong Hội đồng Giám Mục Việt Nam. Nếu tính thời gian, Ngài còn thiếu năm ngày nữa mới đủ bốn tháng kể từ ngày được phong chức Giám mục. Vì thế, ngài xin mọi người cùng cầu nguyện cho Ngài. Mong chúng ta hãy nhớ và cầu nguyện cho nhau, dù chúng ta không ai biết ai, nhưng cùng chung là con cái Chúa, và luôn nhớ nhau trong lời cầu nguyện.

Sau lễ, Đức Cha đã chào hỏi và nói chuyện với những người đồng hương trong Giáo phận Bà Rịa đang sống trong cộng đoàn và hụp với nhau những tấm hình kỷ niệm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vừa gian ác tham lam lại vừa ngu
Linh Tiến Khải - Radio Vatican
04:32 14/05/2016
Từ đầu tháng tư và nhất là đầu tháng 5 vừa qua nạn ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam đã khiến cho cá và hải sản chết hàng loạt, kể cả các loại cá sống sâu dưới đáy biển. Thật ra nạn cá chết trôi giạt vào bờ đã được ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh phát hiện ngày mùng 6 tháng 4. Những ngày sau đó nạn cá chết lan dần xuống bờ biền Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.

Ngày 22 tháng 4 một người dân lặn biển là ông Nguyễn Xuân Thành đã tìm thấy đường ống thải hóa chất dưới đáy biển. Ông cho báo Thanh niên biết là đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có mầu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngừi thì cảm thấy nghẹt thở. Ngày 24 tháng 4 giáo sư Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường thuộc đại học công nghiệp thành phố Sài Gòn cho đài BBC Luân Đôn biết những loại chất làm cho cá và thuỷ sản chết nhanh và nhiều như vậy thuộc loại vô cùng độc hại, và dòng hải lưu đã khiến cho các chất độc từ Hà Tĩnh lan nhanh về Quảng Bình, Quảng Trị và Huế. Chỉ trừ một số chất làm sạch nước, chống khuẩn, còn lại các chất chống gỉ, chống ăn mòn, khử trùng, trung hoà vv.. đều gây độc. Các thành phần giầu kim loại nặng, rất giầu hóa chất mạch vòng và chất điện tử tự do đều gây độc kinh khủng. Chúng có thể tạo ra các hợp chất cơ kim rất bền trong nước và rất khó giải độc.

Ngày 27 tháng 4 ngư dân Đã Nẵng cũng thấy cá chết hàng loạt giạt vào bờ.

Ống cống thải các chất cực độc nói trên thuộc Công ty gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh của tập đoàn Formosa Đài Loan, được thành lập năm 2008 và hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Ba chủ đầu tư chiến lược của công ty Formosa Hà Tĩnh là Tổng công ty thép Đài Loan chiếm 25% cổ phần, Công ty Plastics Group Formosa, con của Công ty hoá chất dầu hoả Formosa chiếm 70% và Tập đoàn thép của Nhật Bản chiếm 5%. Các công ty này đầu tư 10,5 tỷ mỹ kim và tạo công ăn việc làm cho gần 6.500 nhân công.

Tuy chứng cớ đã rành rành, nhưng Công ty gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh vẫn khẳng định họ không gây ô nhiễm môi trường biển. Và ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường còn khẳng định rằng Công ty Formosa được nhà nước cho phép xả thải.

Thật ra ngay từ tháng 12 năm 2015 đã xảy ra hiện tượng ngao sò chết tại Hà Tĩnh. Mãi cho tới khi cá bắt đầu chết hàng loạt người ta mới chú ý. Khoảng cách từ Đà Nẵng tới mũi Cà Mau là 1.242 cây số. Chỉ trong vòng 6 tuần toàn bờ biển Việt Nam sẽ trở thành bờ biển chết.

Ngày mùng 8 tháng 4 lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình đã chận bắt 6 tầu đánh cá Trung quốc đột nhập sâu bờ biển Việt Nam, chỉ cách Nhật Lệ tỉnh Đồng Hới 19 hải lý về phía đông. Các ngư dân này đều bất hợp tác và đa số là tầu trinh sát giả dạng ngư phủ.

Cũng vào đầu tháng 5 người dân sống gần đảo Pag-asa thuộc vùng biển phía tây của Philippines cũng chứng kiến hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi giạt đầy bờ. Như thế, cùng thời điểm Công ty Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn chất độc ra biển cũng là lúc nhiều tầu Trung Quốc giả dạng như dân nhưng có vũ trang được lệnh xâm nhập và bỏ các chất độc hại xuống vùng biển tranh chấp, nhằm tiêu diệt người dân các nước vùng Đông Nam Á, bắt đầu với Việt Nam và Philippines.

Vì lợi nhuận 10,5 tỷ mỹ kim nhà nước cộng sản Hà Nội đã khiến cho toàn bờ biển Việt Nam biến thành biển chết, kéo theo các hậu quả vô cùng thảm khốc. Sẽ có hàng chục triệu người mất công ăn việc làm và sẽ chết đói. Toàn bộ thu nhập đánh bắt, nuôi trồng và xuất cảng hải sản đem về hàng mấy chục tỷ mỹ kim hàng năm sẽ bị mất trắng. Thế rồi với nạn ô nhiễm môi trường biển và hải sản ngành du lịch hàng năm đem lại mấy chục tỷ mỹ kim cũng sẽ khựng lại. Toàn dân Việt Nam sẽ bị ngộ độc vì thực phẩm và nước biển ô nhiễm. Hàng chục triệu trẻ em sinh ra sẽ là các quái thai, tàn tật, dị dạng, tạo ra một xã hội gồm hàng triệu trẻ em tàn tật.

Khi nhìn vào tình hình của đất nước, ai cũng dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang bức tử Việt Nam, với hai gọng kìm siết họng 90 triệu con dân nước Việt. Gọng kìm phiá Đông là các căn cứ quân sự và tầu chiến ở Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn tầu đánh cá vũ trang bắn phá, huỷ hoại và xua đuổi tầu đánh cá của ngư phủ Việt Nam. Rồi giờ đây là chiến thuật xả các chất độc hại để giết dân Việt Nam.

Gọng kìm thứ hai ở phiá Tây là ngăn chặn dòng chảy của sông Mêkông với hàng chục đập thuỷ điện lực, khiến cho miền nam Tây nguyên và cả miền Tây Việt Nam đang bị hạn hán, mất mùa và biến đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, trở thành khô cằn và nhiễm mặn nặng nề.

Nhưng lưỡi mác mổ bụng dân Việt là các đội quân kinh tế, gồm cả quân đội, ngày càng đông đảo không giấy tờ tràn sang trồng rừng, xây nhà máy, đường sá, cầu cống, xe lửa, khai thác bau xít, xây cảng, xây các vùng tự trị, lập khu dân cư với các hàng quán cửa hiệu Tầu, lấy phụ nữ Việt, đẻ con mang họ Tầu. Người Tầu nắm chặt mọi hoạt động kinh tế, đời sống của dân Việt từ Bắc chí Nam với hàng trăm nhà máy thuỷ điện, sắt thép, xi măng, phân bón, cơ khí phụ thuộc trang thiết bị Tầu, do các công ty Tầu nắm. Buôn bán thực phẩm, thịt và rau quả độc hại cũng nằm trong tay Tầu. Các thứ nguyên liệu xuất cảng vài, da, tơ lụa cũng do Tầu nắm chặt và định giá.

Thế là vì gian ác, tham lam và ngu dốt, 19 uỷ viên Bộ chính trị, 200 Uỷ viên trung ương, 500 đại biểu Quốc Hội và hơn 3 triệu đảng viên cộng sản đã bán đứng Việt Nam cho Tầu Cộng, để cho tập đoàn cộng sản Bắc Kinh sai khiến như nô lệ và bức tử nhân dân Việt Nam.
 
Sự thật sẽ giải thoát anh em
Hà Minh Thảo
14:25 14/05/2016
SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT ANH EM (Ga 8,32)

Nhân dịp lễ Phật đản vào ngày 21.05.2016, Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn vừa gởi lời chúc mừng đến các phật tử trên thế giới và cổ võ sự dấn thân chung trong việc giáo dục mọi người về việc bảo vệ môi trường.

Trong sứ điệp gởi đi, Đức Hồng Y Jean Tauran, Chủ tịch Hội đồng nhắc lại Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về việc bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên như căn nhà của nhân loại do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 18.06.2015. Qua đó, Người nhận xét, sở dĩ, những sa mạc ngoại giới đang gia tăng trên trái đất là vì những sa mạc nội tâm ngày càng lan rộng. Cuộc khủng hoảng sinh thái là một lời kêu gọi hoán cải sâu xa trong nội tâm. Vì thế, việc giáo dục sẽ không hiệu quả và những cố gắng sẽ vô ích nếu chúng ta không, đồng thới, quan tâm đến một kiểu mẫu mới về con người, về sự sống, về xã hội và tương quan với thiên nhiên. Khi nào bắt đầu bằng việc vun trồng những nhân đức vững chắc thì mới có thể hiến thân trong nổ lực bảo vệ môi trường.

Vì các cuộc khủng hoảng môi sinh do hoạt động của con người, Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn mời gọi các Kitô hữu và Phật tử cùng nhau làm việc đề cập đến đề tài này để đi đến một linh đạo sinh thái. Sự gia tăng các vấn đề môi trường trên thế giới đòi hỏi cần phải có sự cộng tác liên tôn. Việc giáo dục liên quan đến môi trường đòi hỏi một môi trường luân lý và đạo đức, tôn trọng và săn sóc thiên nhiên.

Lời mời gọi hợp tác của Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn đến các Phật tử đúng lúc toàn dân Việt đang rơi vào thãm họa môi trường bị hủy hoại được phát hiện từ ngày 06.04.2016 và đến hôm nay, ngày 13.05.2016, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn không cho đồng bào biết Sự Thật về hải sản chết hàng loạt...

I. - MÔI TRƯỜNG LUÂN LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC.

A./ Nhân đức Khôn ngoan.

Đây là nhân đức cốt yếu giúp chúng ta biết phân định trong từng hoàn cảnh cái gì là điều tốt và lựa chọn những phương tiện tương xứng để đi tới mục tiêu. Đức Khôn ngoan giúp chúng ta nguyên tắc luân lý và hoàn cảnh cụ thể có ba chặn:

1. Suy nghĩ và bàn thoại để nghiên cứu vấn đề;

2. Lược định để phân tích thực trạng và phán đoán những kế hoạch của Thiên Chúa;

3. Quyết định hành động.

Đức Khôn ngoan giúp chúng ta hành động đúng với các nguyên lý và đãm nhận trách nhiệm về hành động của mình. Khôn ngoan không có nghĩa là mưu mô, xảo quyệt cũng không phải là rụt rè nhút nhát, lừng khừng, nhưng laà chính chắntrong những quyết định và can đảm khi thực hành. Con người hành động sáng suốt chứ không chìu theo cảm xúc, bồng bột.

B./ Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa).

Ngày 18.06.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp này để mời chúng ta bảo vệ thiên nhiên được mang tên lấy từ lời cầu của thánh Phanxicô 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.

Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. [Trong giới hạn bài này, chúng ta có thể thay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam, Quê hương yêu dấu chúng ta’ và ‘trẻ em’ bằng ‘con cháu’]. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào ? Tại sao Việt Nam lại cần chúng ta ?’

Là Kitô hữu, nhiều người trong họ còn tự xưng ‘Phanxicô’, có đáp ứng lời Đức Thánh Cha thực hành việc bảo vệ môi trường cũng như lời mời gọi hợp tác của Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn để cùng đồng bào hành động vì căn nhà Việt Nam không?

C./ Sự thật về cá chết hàng loạt làm hủy hoại môi trường?

Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Đến lối ngày 10.04.2016, hiện tượng cá chết lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông, huyện Quảng trạch (Quảng bình). Sau đó, tình trạng cá chết được thấy tại vùng biển Quảng trị rồi lan rộng vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trả lời thông tín viên AFP: « Chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra trước kia ». Sáng ngày 27.04.2016, một số người tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng, Mân thái (Đà nẵng) đã phát hiện một số cá chết dạt vào bờ. Thời gian cứ trôi, tôm, cá và nghêu chết đầy biển miền Trung từ Vũng áng Hà tĩnh đến Thừa thiên–Huế và các tỉnh khác. Các bè cá thiệt hại hàng tỷ đồng, dân nuôi trồng thủy sản đau đớn nhìn tài sản bị tiêu hũy. Ngư dân đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng và chắc chắn sẽ kéo dài.

Formosa Plastics Group (FPG), năm 2009, nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘góp phần’ vào việc phá hủy môi trường và đang là một trong những doanh hiệu chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Từ khi khởi công đến nay, Formosa đã để xảy ra khá nhiều điều tai tiếng ở Việt Nam như:

1. Đưa nhiều ngàn lao động Tàu làm việc ‘chui’ ở Vũng áng.

2. Sập giàn giáo ở Hà tĩnh ngày 25.03.2015 làm 13 người chết và 29 người bị thương. Nhà thầu thi công là Tập đoàn Samsung, Hàn quốc.

3. Đổ trộm rác thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.

4. Năm 2011, chúng chọc giận giáo dân Hà tĩnh phải nổi giận khi, không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, còn ‘thuê’ côn(g) an trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả, sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt nhốt 5 công an và chính quyền không dám phản ứng mạnh, mà phải nhờ sự can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được thả ra.

5. Người Tàu xuất hiện chưa đầy 10 năm tại vùng đất này thì có hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra. Trong đó, gồm những thanh niên hư hỏng, những thiếu nữ sa đà vào nghiện ngập và làm gái điếm, những dịch vụ đen xuất hiện như các ổ chứa, các điểm ghi lô đề, cá độ bóng đá, điểm cho vay nặng lãi, nơi ăn chơi thâu đêm suốt sáng và nạn xì ke ma túy tràn lan…

6. Nghi án Formosa xả thải ra biển, làm hàng chục tấn cá chết (?). Mặc dù thừa nhận có hệ thống ống xả thải xuống biển, nhưng lãnh đạo Formosa vẫn phủ nhận lý do cá chết là do đường ống thải Formosa. Thế rồi…

Ngày 25.04.2016, ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Đó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu quả, hôm sau, ông phải xin lỗi và đã bị sa thải. Do đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ một ‘Sự Thật’.

D./ Chậm trể trong việc xác định nguyên nhân.

Lý do chậm trể được các Bộ Ngành cho biết là vì Vũng áng là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nên không vào được. Phải chăng, chúng ta đã mất ‘chủ quyền’ ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam? Uỷ ban Nhân dân Hà tĩnh thì bảo đang bận kiện toàn nhân sự không xuống hiện trường được. Trong khi đó, những tin đồn (do đảng tung ra ?) ‘cá chết là do người tắm biển tiểu vào nuớc biển nhiều quá’. Khôi hài không kém, ngày 22.04.2016, giải thích hiện tượng này, trong bản tin 11 giờ 30 trên đài truyền hình VTV đã phát đi lời ông Hoàng Dương Tùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc bộ Tài nguyên Môi trường. cho rằng nguyên nhân cá chết có thể là do… ‘sức ép của âm thanh… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Chỉ có não trạng ‘đỉnh cao trí tuệ’ mới nghĩ ra được điều này.

Tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo ngắn chỉ 15 phút để Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: ề Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áÙng có liên quan đến cá chết Ừ. Tuy nhiên, hôm sau, ngày 28.04.2016, bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà đã đến Formosa trực tiếp khảo sát nơi xử lý nước thải của họ. Tuổi Trẻ.online ngày 30.04.2016 cho biết ông đã nhìn nhận sự cố môi trường rất nghiêm trọng, lần đầu ở Việt Nam. Các bộ ngành, cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước thảm họa môi trường còn lúng túng, chậm và không đáp ứng được kỳ vọng người dân và công luận. Oâng rất mong người dân tiếp tục tin tưởng các Bộ, các ngành sẽ làm hết trách nhiệm với tinh thần công tâm, khoa học để sớm giải tỏa mối lo hiện nay. Ông nhận khuyết điểm và trách nhiệm trước người dân và các cơ quan nhà nước. Nhưng, dứt khoát, ông không từ chức.

Minh bạch chính phủ (governmental transparency). Khi hoạt động chính trị, sự minh bạch được đòi hỏi như là một phương tiện để quy trách nhiệm của các viên chức nhà nước phục vụ người dân và trong việc chống tham nhũng. Khi những phiên họp chính phủ được mở rộng cho báo chí và công chúng, ngân sách quốc gia có thể được bất cứ người dân nào xem xét, và luật pháp cũng như quyết định của chính phủ mở rộng để thảo luận, chính phủ đó được xem như là minh bạch, và có ít cơ hội để các viên chức chính phủ lạm dụng hệ thống vì lợi ích riêng tư của họ.

II. - SỰ THẬT VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH.

Khi cái gọi là cách mạng tháng 8, cộng sản hồ hởi khoe với mọi người là chúng ‘cướp chính quyền’. Sau đó, chúng cai trị đồng bào bằng gạt gẫm, dụ dỗ, khủng bố, thủ tiêu... Sau khi, nhờ tay Nga Hoa giết người dân và chiếm Việt Nam Cộng hòa. Từ 41 năm qua, đảng cộng sản vẫn tiếp tục chính sách cướp của, giết đồng bào và dùng đám linh mục quốc doanh lũng đoạn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

A. Hiến pháp Việt Nam lập ra để người cộng sản vi hiến.

Năm 1992, để dụ dỗ các quốc gia Bắc Mỹ và Tây Aâu tranh nhau vô Việt Nam để khai thác thị trường đầy tham nhũng, công nhân và nguyên liệu rẽ, đảng cộng sản đã sao chép Hiến pháp các nước dân chủ, rồi đặt ra điều 4 để cho đảng cướp chủ quyền của người dân. Sau đó, nhờ đám tay sai đại biểu Quốc hội chế ra cái Hiến pháp 2013. Trong đó, Điều 25 qui định ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’. Ngoài ra, Điều 69 trao cho Quốc hội nhiệm vụ Lập pháp, tức làm Luâảt. Không chỉ Hiến pháp 2013 mới có những quy định như vậy, nhưng đã có ghi trong những Hiến pháp trước và không bao giờ chúng hoàn tất những điều ấn định này.

Sự vi hiến bởi chúng còn được thực hiện qua cuộc đảo chính tại Đại hội Đảng 12, trong đó, Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng trả thù khi nước mắt ông này gần trào ra khi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 năm 2012. Sự vi hiến càng trầm trọng hơn, để cấm đồng chí Dũng bắt tay Tổng thống nước ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô – Trung quốc’, Trọng ra lệnh cho cộng đảng đuổi ngay Dũng và kéo theo các tên Sang và Hùng để lập thành tứ ác ‘Quan, Trọng, Phúc, Ngân’.

Thật sự, chúng không có thiện chí muốn hoàn thành một ‘Luật Biểu tình’ như Điều 25 Hiến pháp qui định. Chúng muốn đặt một cái bẩy cho người dân vì Đảng đối nghịch với Dân. Bởi thế, chúng ta nên biết đồng bào phải xuống đường biểu tình là do xuất phát từ lòng yêu thiên nhiên, yêu nước và thương đồng bào. Họ không làm ảnh hưởng tới sản xuất mà việc gây độc hại môi trường còn phá hoại nền kinh tế ngàn lần. Những hành động ‘quá khích dẫn tới xung đột’ là ý muốn của những kẻ độc tài khi xử dụng bất hợp pháp ‘thanh niên xung phong’ trá hình để đàn áp đồng bào để làm thỏa mãn bọn Formosa và Tàu cộng.

III.- SỰ THẬT Giáo Hội Công Giáo DẠY.

a. Đức Giêsu và quyền hành chính trị.

Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công Giáo: « Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.

Đức Giêsu đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện ‘để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình’ (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) » (Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, HTXHCG, số 379).

b. Nước tôi không thuộc về thế gian này…

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta nghe bài Thương khó theo Thánh Gioan ‘Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô’, Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" và “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật.”

Như vậy, Chúa Giêsu nhắc chúng ta đời sống hiện tại chỉ là ‘trên đường lữ thứ trần gian’ để hành trình về nơi Người đáp ‘không thuộc về thế gian này’.

c. Kinh Lạy Cha.

Do đó, trong kinh ‘Lạy Cha’, Chúa Giêsu cầu nguyện Đức Chúa Cha cho ‘hôm nay lương thực hằng ngày’ và Người đã là gương sống thanh bạch: sinh ra ‘trong máng cỏ’ (Luca 2, 12) và tắt thở trên thập giá (Luca 22, 33 và 46). Nên biết là những vấn đề này thuộc về luân lý Kitô giáo, được bàn trong sách Giáo lý Công Giáo (GLCG) từ số 2234 đến số 2243.

d. Quyền bính chính trị.

1. Nền tảng của quyền này:

a/ Giáo Hội phải đương đầu với nhiều quan niệm về quyền bính, và luôn bảo vệ khuôn mẫu quyền bính dựa trên bản tính xã hội của các nhân vị (số 393). Bản tính của quyền bính:

- xã hội không thể đứng vững nếu không có một người chỉ huy để điều động các phần tử phục vụ công ích;

- vì thế tất cả mọi cộng đồng của con người đều cần đến một quyền bính điều hành;

- quyền bính cũng như xã hội đều bắt nguồn từ bản chất của Con Người (nature), có nghĩa là từ chính Thiên Chúa.

Bởi vậy quyền bính chính trị (autorité politique gọi tắt: chính quyền) là điều cần thiết vì những nhiệm vụ được trao phó (GLCG 1897).

b/ Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm nếp sống yên ổn trật tự của cộng đồng, nhưng không phải thay thế các cá nhân hay đoàn thể cho bằng hướng họ về công ích (HTXHCG số 394).

Chính quyền phải phục vụ sự thăng tiến toàn diện của con người, thi hành chức năng trong khuôn khổ của trật tự luân lý, phù hợp với một trật tự pháp lý đã được quy định hợp pháp. Trong điều kiện như vậy, các công dân có bổn phận lương tâm phải tuân hành.

c/ Chủ thể của chính quyền là nhân dân xét theo toàn thể: họ là kẻ nắm giữ chủ quyền (HTXHCG số 395).

- Nhân dân chuyển giao việc thi hành chủ quyền cho những người mà họ lựa chọn làm đại biểu, và nhân dân giữ quyền kiểm soát.

- Chủ nghĩa dân chủ, nhờ có những cơ chế kiểm soát, cho phép đảm bảo việc thực thi chủ quyền.

- Tuy nhiên, chỉ nguyên sự đồng lòng của nhân dân chưa đủ để coi việc hành sử chính quyền là công bình[9].

2. Quyền bính như là sức mạnh luân lý

a/ Quyền bính cần được hướng dẫn bởi luật luân lý (HTXHCG số 396)

- Quyền bính được uy tín khi thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý. Trật tự luân lý dựa trên Thiên Chúa là nguyên uỷ và cứu cánh.

- Không thể nào quan nhiệm quyền bính như là một sức mạnh thuần tuý xã hội và lịch sử. Nếu khước từ trật tự luân lý, thì không thể nào quy tụ được các phần tử, để thuyết phục họ nhất trí chấp nhận một quan điểm công lý.

- Trật tự luân lý cần dựa trên Thiên Chúa; nếu tách rời khỏi Thiên Chúa thì nó sẽ tan rã. Nhờ dựa trên trật tự luân lý mà quyền bính lấy sức mạnh truyền khiến bó buộc.

b/ Quyền bính cần phải nhìn nhận, tôn trọng và cổ động các giá trị nhân bản và luân lý thiết yếu (HTXHCG số 397).

Các giá trị luân lý nằm ngay trong bản tính của con người, diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người, và là những yếu tố của một luật luân lý khách quan được khắc trong tâm khảm của mỗi người. Những giá trị này không dựa theo ý kiến của đa số, và không có thể thay đổi do một cuộc trưng cầu ý kiến.

Các luật pháp của quốc gia cần phải quy chiếu về các giá trị luân lý.

c/ Chính quyền phải ban hành những luật công bằng, nghĩa là phù hợp với phẩm giá nhân vị và với những đòi hỏi của lý trí ngay thẳng (HTXHCG số 398). Chỉ khi nào phù hợp với lý trí ngay thẳng và với luật vĩnh cử thì luật pháp mới xứng đáng với danh nghĩa của nó. Nếu không, nó trở thành luật bất chính (bất nhân) và là hành động bạo lực.

- Ai khước từ tuân phục quyền bính hành động theo trật tự luân lý thì sẽ làm trái ngược với trật tự do Thiên Chúa thiết lập (Rm 13,2). Một cách tương tự như vậy, quyền bính nào không quan tâm đến việc thực hiện công ích thì làm mất mục tiêu của mình và mất thế lực.

3. Quyền phản đối theo lương tâm.

Lương tâm không bắt buộc phải tuân giữ những quy định của chính quyền nếu chúng trái nghịch với những đòi hỏi luân lý (HTXHCG số 399).

Sự phản đối theo lương tâm không chỉ là một bổn phận luân lý nhưng còn là một quyền lợi cản bản của con người. Quyền này phải được luật quốc gia bảo vệ.

4. Quyền chống đối.

a/ Luân lý cho phép chống đối quyền bính trong trường hợp họ vi phạm các nguyên tắc của luật tự nhiên một cách trầm trọng và liên tục (số 400). Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “người ta chỉ buộc phải vâng lời trong mức độ do trật tự công lý đòi hỏi” (Summa Theologiae II-II, q.104, a.6). Do đó, nền tảng của quyền chống đối là luật tự nhiên.

b/ Giáo huấn Xã hội đã vạch ra những tiêu chuẩn của việc thi hành quyền chống đối (HTXHCG số 401). Những điều kiện biện minh cho việc sử dụng vũ trang là:

- có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;

- đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;

- sự chống đối sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;

- có hy vọng thành công với những lý do có cơ sở;

- không thể tiên liệu hợp lý được những giải pháp nào tốt hơn” (GLCG số 2243).

Xét vì những nguy hiểm của việc chống đối bằng vũ lực, khuyên nên sử dụng đường lối “chống đối thụ động” bởi vì phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và không kém hứa hẹn thành công.

Cộng đồng chính trị và Giáo Hội đều độc lập và tự trị trong lãnh vực riêng của mình (HTXHCG số 424). Đó là hai thực thể khác biệt xét theo bản tính bởi vì theo đuổi những mục đích riêng biệt:

- Mục đích của Giáo Hội: thỏa mãn những đòi hỏi tinh thần của các tín đồ của mình.

- Mục đích của cộng đồng chính trị: công ích trần thế. ‘Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18).

Đấy là giáo lý Yêu Thương, là con đường cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô, là lộ trình dẫn Giáo Hội đi vào kỷ nguyên Tân Ước. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho mục tiêu và sứ vụ hàng đầu của Hội Thánh Thiên Chúa giáo hoàn vũ trong cuộc lữ hành trần thế.

IV. KẾT LUẬN.

Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công Giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.

Do đó, với Nhân đức Khôn ngoan nói trên tại I.-A./, về việc có Biểu tình hay không vì vấn đề Bảo vệ Môi trường, nạn nhân bị sự hành hung bởi những phần tử côn đồ tay sai nhà nước độc tài là quyền riên tư và tối thượng của mỗi công dân yêu nước, nói chung, và người Công Giáo, nói riêng, được Thiên Chúa dựng nên giống Người, tức có Lý trí và Tự do.

Trân trọng Cám ơn những con dân Đất Việt dấn thân vì Tổ Quốc, Môi trường Quê Hương và Dân Tộc. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, ước gì chúng ta cầu xin Thánh Thần Chúa để những cảnh tượng như đã được ghi nơi video ở địa chỉ:

https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/02/8096-nguyen-trang-nhung-thuyet-phuc-thanh-nien-xung-phong/

được diễn ra khắp nơi có biểu tình để dòng máu Việt tộc không phải đổ ra sau hơn 70 nội chiến.

Vọng Lễ Hiện Xuống 14.05.2016

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về sự biến thể.
Nguyễn Trọng Đa
09:08 14/05/2016
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về sự biến thể.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Một số độc giả đã viết thêm thư cho tôi về sự biến thể (xem bài ngày 19-4-2016). Một vị là triết gia có trình độ, đã viết để giải thích làm thế nào học thuyết của sự biến thể phù hợp với triết học của Aristotle. Mặc dù, như tôi đã nói trong bài trả lời của tôi là không cần thiết để chọn hệ thống này, tôi tin rằng lời giải thích của ông sẽ giúp làm sáng tỏ một số nghi ngờ, được thể hiện bởi các độc giả khác, dựa vào sự khó khăn mà nhiều người có thể có ngày hôm nay, liên quan đến các từ ngữ như bản thể và các tùy thể (accident), vốn đã thay đổi theo thời gian, và có thể gây ra sự nhầm lẫn. Xin mời đọc phần viết của triết gia này:


"Mặc dù tôi thừa nhận rằng việc sử dụng các từ ngữ “bản thể” (substance) và “sự biến thể” (transubstantiation) xuất hiện trước khi các tác phẩm của Aristotle đến Tây Âu, tôi không nghĩ rằng có điều gì đó cản trở sự hiểu biết của chúng ta về từ ngữ theo nghĩa của Aristotle.

"Đối với Aristotle, 'bản thể' (hoặc 'ousia' trong từ ngữ Hi Lạp gốc của ông) trả lời câu hỏi "Cái gì đó?". Trong thực tế, đôi khi trong bản văn của ông, ông chỉ dùng câu hỏi "Cái gì đó?”, như là một danh từ ('ho ti esti'). Ông đi vào giải thích rằng bản thể, theo câu nói thời danh của ông, là ‘to ti en einai", hoặc đơn giản là "bản thể là cái mà nhờ đó vật hiện hữu” (tức là, không liên quan đến nó làm gì, hoặc nó có các thuộc tính gì).

"Do đó, cả 'bánh' và 'rượu' dễ dàng đủ điều kiện là các bản thể theo nghĩa Aristotle, cũng như hai bản tính của Chúa chúng ta. (Bản tính con người đủ điều kiện theo đơn nghĩa; bản tính Thiên Chúa, theo loại suy). Bánh mì và rượu nho, thí dụ, cả hai trưng bày cái được gọi là “sự hiệp nhất bản thể”: nói cách khác, không phần nào có thể được giản lược, nói về mặt khái niệm, thành phần cấu thành của nó. Hay nói một cách khác nữa, bạn không thể trộn lẫn gluten và tinh bột, và gọi nó là 'bánh mì'; nó phải được nghiền từ lúa mì (hoặc một loại ngũ cốc khác), làm cho ẩm ướt và nướng, và kết quả của việc nướng là khác biệt về chất lượng so với các thành phần đã được trộn lẫn. Tương tự như vậy, rượu không được giản lược thành tartaric, malic, axit citric, tannin, glycerine và rượu (trong số các hợp chất khác) mà làm cho thành rượu.

"Hãy nhớ rằng Aristotle đã không cố gắng để phát minh ra một ý nghĩa mới cho từ ngữ 'ousia' (từ ngữ Kinh viện 'bản thể' hoặc 'yếu tính' (essence)), nhưng đúng hơn, ông tìm cách để diễn tả ý nghĩa chung (theo cảm thức chung) trong một cách nghiêm ngặt triết học. Dẫu sao, thánh Tôma Aquinas rõ ràng cảm thấy rằng 'bản thể' theo Aristotle có thể được sử dụng để hiểu sự biến thể (thí dụ, trong S.Th. III, q. 75, a. 4, kết thúc câu trả lời).

"Vì vậy, để trả lời câu hỏi của người đọc trong ánh sáng này, tôi có thể nói rằng gluten, nói theo nghĩa chặt, là không một 'bản thể' của bánh mì (một ý tưởng như vậy là khá xa lạ với khái niệm của Aristotle về bản thể); đúng hơn, nó là một thành phần (trong thuật ngữ kỹ thuật, một 'phần không thể thiếu') của bản thể đó. Nó là một trong các yếu tố cấu thành, mà trong đó có các thuộc tính của bánh nổi lên, - đặc biệt là 'phẩm chất' của nó: màu sắc, hình dáng, mùi, vị, khối lượng, tính chất hóa học, vv.

"Trong thực tế, cùng với thánh Tôma Aquinas, chúng ta có thể đi một bước xa hơn: thánh Tôma nói rằng, trong một bản thể vật chất (nghĩa là, không phải thiên thần, và không phải là phần thiêng liêng của con người), phần còn lại của các tùy thể (chất lượng, địa điểm, thời gian, vv) đều có số lượng (các kích thước vật lý), như là 'chủ thể' hay thể nền (substrate) của chúng. Thí dụ, màu sắc (một chất lượng) không có ý nghĩa trừ khi nó được 'nằm' ở đâu đó trong vật có màu sắc. Ít nhất về mặt khái niệm, bản thể trước tiên phải có một kích thước vật lý, sau đó một hình dạng, và sau đó mới có một màu sắc, sức bền, hương vị, mùi, vv. Do đó, các kích thước vật lý ('lượng') phục vụ như là 'hỗ trợ' cho tất cả phần còn lại của các tính chất vật lý.

"Áp dụng mô hình này (mà tôi nghĩ là rất hợp lệ), trong khi có tính đến sự hiểu biết của chúng ta về khoa học hiện đại, người ta sẽ suy ra rằng các thành phần hóa học của một bản thể là thực sự một trong các hình thức tùy thể của nó (mặc dù nó không được quan niệm bởi Aristotle hoặc thánh Tôma Aquinas, vì họ rõ ràng là không biết gì về hóa học, cơ học lượng tử, vv); do đó, thật không phải là đầy đủ để nói rằng rằng Mình Thánh được cấu thành theo hóa học bởi gluten và tinh bột (và bất cứ hợp chất khác được tìm thấy trong bánh mì).

"Nếu ai đó dùng iốt cồn và thả một giọt lên một bánh đã truyền phép (mà tôi hy vọng không bao giờ có ai làm như thế), iốt cồn sẽ chuyển sang màu đen hay màu xanh đen (vì nó phản ứng với tinh bột), làm như là tấm bánh chưa được truyền phép vậy.

"Tôi nghi ngờ rằng người đọc đang thực sự nghĩ đến thuật ngữ "bản thể", không theo nghĩa của Aristotle, nhưng theo nghĩa hiện đại, vật lý và hóa học - vốn là đồng nghĩa một cách tổng quát với các thành phần hóa học hoặc 'chất thể', vốn làm thành phần vật lý của vật. Nhưng khái niệm của Aristotle là khá khác với điều này, và gần gũi hơn với ý tưởng chung của 'toàn bộ vật' hoặc 'toàn bộ đối tượng’.

"Nói tóm lại, đối với một người theo thuyết Aristotle, gluten, khi nó là một thành phần của một bản thể như bánh mì, thực sự là một trong các hình thức tùy thể (nghĩa là một tùy thể) của bản thể đó, góp phần vào các tính chất hóa học của nó, vốn cũng là các tùy thể. Điều tương tự cũng có thể được nói về rượu nho".

Cách giải thích này của một triết gia làm sáng tỏ một số điểm liên quan đến các khái niệm của bản thể và tùy thể, mặc dù phải thừa nhận rằng các từ ngữ này, đặc biệt là tùy thể, có thể dễ dàng đưa ra khỏi văn mạch và xem như là một cái gì đó ngẫu nhiên và không quan trọng. Lời giải thích ở trên đề cập trước tiên đến tình trạng của bánh và rượu trước khi truyền phép. Sau khi truyền phép, không gì của bánh và rượu còn lại. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta đang đứng trước một phép lạ. Một độc giả, trích dẫn Ludwig Ott, nói một cách chính xác rằng Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, có thể "duy trì các tùy thể của bánh và rượu trong sự hiện diện thật sự của chúng, sau khi bản thể của bánh và rượu ngưng lại". Bình thường, điều này là không thể được từ một quan điểm triết học, nhưng chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm lớn.

Một độc giả khác đề nghị một phương pháp tiếp cận Kinh Thánh, do các từ ngữ là khó. Kinh thánh chắc chắn có thể soi sáng cho chúng ta, mặc dù đôi khi sự giải thích đúng đắn các bản văn có thể là một câu hỏi hóc búa rồi. Có nhiều lý do tốt tại sao huấn quyền thường nại đến các lối diễn tả không Kinh Thánh để giải thích đức tin, mặc dù đức tin luôn được bắt nguồn từ trong Mặc Khải.

Cuối cùng, một bạn đọc hỏi: "Nếu Mình Chúa thật và Máu Chúa thật ngự trong bánh thánh mà chúng ta rước lễ, con vẫn không hoàn toàn hiểu được Đức Giáo Hoàng Biển Đức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng, những người tin vào sự hiện diện thực sự của Mình Chúa và Máu Chúa Giêsu trong bánh thánh mà họ rước lễ, không phải là kẻ ăn thịt người. Tất nhiên, con tin điều này, nhưng xin cha giải thích rõ thêm cho con".

Đây là sai lầm của những người có mặt tại Ca-phác-na-um ngày xưa (Ga 6:61), và các Kitô hữu thời ban sơ bị cáo buộc thực hiện sự sai lạc này.

Thực ra, một cách tiếp cận Thánh Kinh có lẽ là cách tốt nhất để hiểu điểm đặc biệt này, nhưng chủ đề là quá lớn đối với tôi để bàn luận ở đây. Với Kinh Thánh, chúng ta có thể hiểu được nền tảng nằm bên dưới các cụm từ như "bánh từ trời", "con chiên Vượt Qua" và "Máu của Giao ước" trong liên nhệ với Bí Tích Thánh Thể. Nó cũng có nghĩa đào sâu vào các cuốn sách như Khải Huyền, với các hình ảnh phụng vụ của nó. Thí dụ, trong niềm tin của người Do Thái, khía cạnh quan trọng của việc ăn bữa tối Lễ Vượt Qua là sự tham gia vào hy lễ, vốn nhắc lại Giao ước bằng cách thực hiện một lễ tưởng niệm.

Trong một cách tương tự, người Công Giáo tin rằng chúng ta không tiếp nhận một con cừu chết làm thức ăn thiêng liêng cho chúng ta, nhưng là món quà của Chúa Kitô phục sinh vinh hiển, Đấng hiến mình cho chúng ta. Việc ăn thịt người bao hàm sự chết, còn Thánh Thể là sự sống. Chúa Kitô trở thành lương thực cho chúng ta theo các dấu hiệu, mà Ngài đã chọn để tự hiến mình, để chúng tôi có thể tham dự vào hy lễ của Ngài. Khi tiếp nhận lễ Vượt Qua của Ngài, chúng ta tiếp nhận sự sống của Ngài, khi làm như vậy chúng ta nhắc lại giao ước dứt khoát và vĩnh cửu, vốn làm cho chúng ta thành dân mới của Thiên Chúa.

Tôi biết rằng câu trả lời này là gần đúng, nhưng tôi hy vọng rằng nó có thể giúp ít nhất là chống lại và loại trừ việc áp dụng ý tưởng của việc ăn thịt người vào phép Thánh Thể. (Zenit.org 3-5-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Chuyện Sách Quý và lễ Hiền Mẫu
Trà Lũ
21:32 14/05/2016
Lá thư Canada: CHUYỆN SÁCH QUÝ và LỄ HIỀN MẪU

Dân Canada có thói quen mừng lễ sinh nhật Nữ Hoàng Elizabeth vào đầu mùa xuân. Năm nay ngài thọ 90 tuổi, đã làm vua được 64 năm. Bà đã ngồi trên ngai lâu hơn Nữ Hoàng Victoria là cụ tằng tổ của bà ngày xưa. Cụ tổ chỉ làm vua có 63 năm. Nay bà đã làm vua qua 12 đời thủ tướng Anh, 12 thủ tướng Canada và 12 tổng thống Hoa Kỳ và đã trải qua 7 đời giáo hoàng của Công Giáo Roma. Con người ta quả là có số, bà lên làm vua năm 1952 khi còn trẻ măng. Vì ở trong khối liên hiệp nên Canada, Úc Đại lợi và Tân Tây Lan đều nhận bà làm quốc trưởng. Hiện nay ai nhập quốc tịch Canada cũng phải giơ tay thề trung thành với nữ hòang.

Cô Tôn Nữ trong làng tôi thắc mắc tại sao nữ hoàng đã trọng tuổi, đã ngồi trên ngai hơn 64 năm mà không nhường ngôi cho Thái tử Charles. Chị Ba Biên Hòa trả lời ngay: Dân bên Anh cũng như dân Canada đều không thích cái anh hoàng tử Charles vì anh ta bỏ người vợ khả ái Diana, và gián tiếp gây ra cái chết oan khiên cho nàng. Chắc bà nữ hoàng cũng biết lòng dân như vậy nên chưa muốn nhường ngôi. Chắc bà sẽ làm vua cho đến mãn đời. Hoàng tử Charles nay đã 67 tuổi, mai mốt có làm vua thì cũng chả được bao năm.

Anh John tiếp lời vợ nói thêm về Nữ hoàng. Rằng chẳng phải ngồi trên ngai vàng mà lúc nào bà Elizabeth cũng hạnh phúc đâu. Sử còn ghi năm 1992 là năm bà chịu nhiều đau khổ nhất. Trước tiên là hoàng cung Windsor của bà đã bị hỏa hoạn nặng nề. Vì không thể dùng ngân sách quốc gia để tu sửa, hoàng gia đã phải bán vé cho khách du lịch vào xem điện hoàng cung để có tiền. Cũng năm này 3 đứa con của bà đã tan nát gia đình: Hoàng tử Andrew ly dị vợ là Sarah Ferguson, Công chúa Anne ly dị Mark Phillips, Hoàng tử Charles ly thân Diana.

Nhưng thôi, đầu mùa xuân, chúng ta bàn chuyện về Nữ Hoàng như vậy đủ rồi. Tháng Năm này còn có rất nhiều chuyện để nói.

Tin đầu tiên là miền Fort McMurray ở Alberta, ngay đầu tháng Năm này, đã bị một trận hỏa hoạn kinh hoàng lan rộng hơn 2 ngàn cây số vuông, 25 ngàn cư dân phải di tản. Người ta lo sợ nhất là ngọn lửa đang tiến về hướng có mỏ dầu cát là kho dầu thiên nhiên lớn nhất của Canada. Chính quyền liên bang đã chuẩn bị để gửi không quân liên bang đến tiếp cứu nếu tình trạng nguy kịch hơn. Đó là tin buồn của cộng đồng Alberta. Nhưng cũng ở Alberta này có một tin vui cá nhân đáng kể, đó là tin trúng số hi hữu: Hai cụ già Olive và Peter Huvenaars đã ngoài 80, hai cụ gặp nhau trong một chuyến viễn du, hai cụ độc thân đã bị tiếng sét ái tình nên đã yêu nhau và cưới nhau. Hai cụ cưới xong đã mua chung một vé số, và hai cụ đã trúng dộc đắc. Đó là một căn nhà mới xây trị giá một triệu đồng. Ôi, nào có tổ ấm nào ấm hơn tổ này, phải không cơ. Đây là một tấm gương và tin mừng cho những cụ nào ngoài 80 mà còn độc thân nha. Tình yêu không kể tuổi nha.

Tin thứ hai là chuyện một nhà hàng Nhật ở Montreal thuộc bang Quebec nói tiếng Pháp của Canada, phải đổi tên. Đó là Restaurant Sushi Fukyu. Các cơ sở buôn bán gần tiệm này đã làm đơn thưa tiệm này ra tòa. L‎‎ý do: họ không muốn các cơ sở kinh doanh của họ mang tiếng xấu là ở cùng khu vực với cái tiệm có tên tục tĩu Fukya. Fukya đọc lên nghe mài mại như ‘ fuck you’. Nhà hàng này đã phải đổi tên, từ Fukya ra Kebuki. Nghe đến đây thì anh H.O. òa ra cười hắc hắc rồi bảo: Nếu tôi có cửa hiệu ở khu đó thì tôi sẽ phản đối cái tên mới này vì theo cái tai VN thì cái tên mới nghe cũng tục lắm. Chị Ba Biên Hòa đã giơ tay ngăn không cho anh nói tiếp về đề tài này, các cụ ạ.

Bây giờ là tin vui văn hóa. Tôi có một người bạn rất thân ở Cali. Ông này vừa gửi cho tôi một món quà qu‎ý, đó là cuốn sách ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ của Nguyễn Tiến Hưng. Sách vừa in xong, còn nóng hổi. Xưa nay tôi vẫn mê cái ông học giả họ Nguyễn này. Tôi mê vì ông không đại ngôn, nói có sách mách có chứng. Sách dầy 850 trang, thì 650 trang viết về chủ đề còn 200 trang là các tài liệu chứng minh. Tôi đã mất 2 ngày 2 đêm với cuốn sách. Cách đây 11 năm ông Hưng viết cuốn ‘ Khi Đồng Minh Tháo Chạy’, nói về giai đoạn mất nước năm 1975. Lúc đó ông phải viết ngay vì thời sự còn nóng bỏng và vì ông là người trong cuộc, ông là người thân tín nhất của Tổng Thống Thiệu trong những ngày cuối cùng. Nay ông có thêm nhiều tài liệu mới, cộng với 7 ngàn trang hồ sơ mật của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa được giải mật, nên ông viết ra cuốn này.

Cuốn trước thì nhân vật chính là Tổng Thống Thiệu, cuốn này nhân vật chính là Tổng Thống Ngô Đình Diệm với buổi bình minh rực rỡ của đệ nhất VNCH. Tổng thống L‎ý‎ Quang Diệu của Singapore thời đó chỉ ao ước Singapore được như Saigon. Ban đầu Hoa Kỳ qu‎ý‎ ông Diệm lắm, coi ông như một Khổng Tử của Việt Nam. Tháng 5, 1957, Tổng Thống Diệm được tiếp đón trọng thể ở Hoa Kỳ, TT Eisenhower ra tận phi trường National đón, và hai vị tổng thống ngồi xe mui trần chạy trên đại lộ chính của thành phố New York cho dân chúng hoan hô, rồi TT Diệm đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, rồi đại yến… Xưa nay nào có mấy tổng thống ngoại quốc được Hoa Kỳ đón tiếp bậc quân vương vậy đâu !

Đây không phải là bài điểm sách, tôi đọc sách thấy thú vị quá nên đem các điều thú vị này ra khoe với qu‎ý vị mà thôi. Ngoài những trang viết về các sự kiện, ta còn được xem rất nhiều hình ảnh lịch sử, nhiều phóng ảnh chụp các văn thư ngoại giao. Các lời dẫn giải của tác giả rất rõ ràng. Vì có nhiều tài liệu hiếm qu‎ý và với sự thông thái thiên phú, nghe nói GS Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã thách thức cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đối chất với ông về việc bán VNCH cho Tầu Cộng và Việt Cộng, nhưng Kissinger đã không dám nhận lời.

Sách có rất nhiều hình ảnh lịch sử, như ảnh Hồ Chí Minh mặc áo 4 túi trong ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 ở vườn hoa Ba Đình. Tấm ảnh áo 4 túi này cho ta thấy họ Hồ đã theo Tàu Cộng ngay từ ngày xưa. Áo họ Hồ mặc giống y như áo Mao Trạch Đông và đàn em ông ta thường mang. Tôi chưa bao giờ thấy hình Hồ Chí Minh mặc quốc phục VN, trong khi Vua Bảo Đại và Tổng thống Diệm đã mặc quốc phục rất trang trọng, trong sách của TS Hưng có nhiều ảnh này…

Nhân nói tới hình lịch sử, trong sách tác giả đã cho ta xem những tấm ảnh rất độc đáo như ảnh Phó Tổng Thống Johnson khi sang thăm Saigon năm 1961, ông đã cầm lá cờ VNCH và giơ cao khi đứng ở xe mui trần tuần hành trên đường phố Saigon. Ảnh này tác giả đã dùng làm bìa sách.

Đã lâu tôi cứ thắc mắc và phục tài tác giả chọn tên cho 2 cuốn sách hay quá, nào Khi Đồng Minh Nhảy Vào, nào Khi Đồng Minh Tháo Chạy, nay đọc cuốn này rồi thì tôi mới nghĩ ra là tác giả đã lấy hứng từ hai câu nói nổi tiếng của hai cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tôi đoán như thế này:

- Lời ngoại trưởng Foster Dulles nói ngày 1.11.1955 về việc

Hoa Kỳ phải nhảy vào VN: We should proceed and take the plunge ! Ta phải tiến tới và phải lao vào’. Có lẽ câu này đã gợi ‎ý‎ cho tác giả đặt tên sách là ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’…

- Lời Ngoại Trưởng Henry Kissinger nói ngày 17.4.1975 về việc Hoa Kỳ phải chạy khỏi VN: We should get out fast and now ! Ta phải rút ra cho lẹ và ngay lập tức. Có lẽ câu này đã gợi ‎‎ý cho tác giả đặt tên sách là ‘ Khi Đồng Minh Tháo Chạy’…

Sách có ghi nhiều sự kiện lịch sử quan trọng mà ta không để ‎ý.

Chẳng hạn thời 1945, sau khi Nhật đầu hàng, nước Anh đã cố tình giúp nước Pháp duy trì nên bảo hộ VN. L‎‎ý do là vì lúc đó Anh là một đế quốc có nhiều thuộc địa lắm, nay nếu để VN độc lập thì các nước thuộc địa khác sẽ bắt chước cũng sẽ vùng lên, như vậy thì chế độ thực dân Anh sẽ trắng tay…

Tác giả viết rất nhiều chuyện, nhiều chuyện mà bây giờ tôi mới biết, chẳng hạn như chuyện Phát Diệm: Theo nghị trình hội nghị Paris về VN năm 1954, thủ tướng Mendes France đã có ‎‎ý định giữ miền Phát Diệm của Đức Cha Lê Hữu Từ làm khu trung lập như Berlin ở Đông Đức. Cụ nào gốc Phát Diệm thuộc tỉnh Ninh Bình nhớ mua sách đọc ngay nha. Quê cụ có tiếng lắm đó, xém chút nữa là thành Berlin II.

Hai cuốn ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ và ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ là 2 cuốn sử chính xác nhất của VNCH trong 30 năm 1945-1975. Chúng ta nên có để lưu truyền cho con cháu vì CSVN tại quê nhà đang bóp méo lịch sử.

Tôi đã miên man nhiều quá về cuốn sách mới đang có trong tay.

Tác giả đã ra mắt sách ở Nam Cali giữa tháng Năm vừa qua và sẽ ra mắt sách ở Houston Texas. Các cụ ở phương xa muốn mua cuốn sách qu‎ý này xin liên lạc với Nhật báo Người Việt ở Westminster, California.

Vì tôi miên man với cuốn của GS Hưng mà quên béng hai cuốn sách mới cũng vừa ra mắt tại Toronto ngày 13/5 vừa qua. Đó là dịch phẩm Yến Hội của GS Đỗ Khánh Hoan. GS Hoan dịch tác phẩm Sumposion của Platon, một triết gia Hy Lạp viết cách đây 2375 năm. Sách bàn về tình yêu từ thể xác đi tới thăng hoa. Từ đề tài này đã sinh ra các từ ngữ mà chúng ta quen gặp, như agape, như amour platonique, platonic love… Đó là dịch phẩm Đợt Sóng Dân Chủ Hóa Thứ Ba của TS Trần Lương Ngọc, TS Ngọc dịch kiệt tác của Samuel P. Huntington tổ phụ về các l‎‎ý thuyết dân chủ.

Xin hết chuyện sách để trở về tin nóng Canada: Phía bắc của Canada là Bắc Băng Dương, tiếp giáp với bắc cực. Do khí hậu hoàn cầu đang thay đổi khiến đại dương cực bắc này đang ấm lên và băng đang tan ra, nên một hải trình nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương đang thành hình. Hải trình này sẽ đi ngang miền bắc của Canada. Bộ quốc phòng Canada đang nghĩ tới việc bảo vệ đất và biển cũng như việc giám sát lộ trình bắc cực này. Nga đã thiết lập một tiền đồn sau Đệ Nhị Thế Chiến, và Tàu Cộng cũng đang lăm le lập một tiền đồn như vậy. Tàu mới cho phát hành một tập cẩm nang dày 365 trang chỉ dẫn đầy đủ mọi chi tiết về miền này. Rõ ràng Tàu Cộng đã lộ ‎ý đồ xấu. Hải trình mới sẽ rút ngắn một nửa thời gian đi từ Á Châu sang Mỹ Châu vì không phải đi vòng qua kênh Suez. Ngoài ra dưới đáy Bắc Băng Dương là những kho tài nguyên khổng lồ, Canada biết từ lâu nhưng im lặng, nay thì thời tiết ấm nóng đang lộ các kho này ra khiến anh Tàu thèm khát và đang bắt đầu cựa quậy nhiều mặt. Anh đang tìm đường cấy người. Tàu Cộng đang cho các doanh gia giàu có mang của sang Canada. Theo tài liệu Hồ Sơ Panama vừa nổ ra tháng trước đây thì 30% tổng số các thương vụ của Công ty luật Mossack Fonseca có gốc từ Trung Hoa, và 8 nhà lãnh đạo lớn của Tàu Cộng đang dùng các công ty làm bình phong để đem tiền vào Canada. Hải trình miền bắc cực này chắc chắn sẽ làm cho việc buôn bán và trao đổi với Bắc Mỹ nhanh hơn, hữu hiệu hơn.

Cụ B.95 nghe anh John toàn kể các chuyện về Tầu Cộng với Canada thì sốt ruột. Cụ nói ngay: Tại sao Anh chỉ nói chuyện Tàu ở Bắc Mỹ mà không nói gì về việc nó đang làm cá chết ở bờ biển VN ?

Anh John đáp ngay: Cháu đang kể chuyện nhập đề mà. Từ miền Bắc Cực Canada này cháu mới dẫn vào chuyện VN. Vâng, vụ cá chết ở Vũng Áng Hà Tĩnh hiện nay đã kéo dài xuống tới Huế, đang là tin nóng hổi không những tại VN mà còn toàn thế giới. Dân cả nước xôn xao, biểu tình khắp nơi, còn Đảng CSVN thì vẫn ngậm miệng và các cơ quan thông tin nhà nước cũng nín khe. Không biết đây có phải là những bước đầu của hội nghị bán nước Thành Đô 1990 đang được thi hành không? Phía nam thì chúng đang giết chết dòng sông Cửu Long, phía tây thì chúng đang giết chết biển cá của dân miền Trung và ngoài khơi thì chúng đang chiếm Biển Đông. Bọn CSVN đã cho chúng thuê đất thuê rừng, cho phép người Tàu sinh hoạt ở khắp nơi. Ban đầu chỉ nghe cá chết đầy bãi biển Vũng Áng ở Hà Tĩnh, tôi đã kinh hoàng lắm, đến khi được bạn bè từ VN chuyển cho coi cái bia cấm người VN vào khu Vũng Áng thì tôi kinh hoàng vô cùng, hầu như không tin vào mắt mình nữa. Các cụ đã thấy hình tấm bia cấm người VN này chưa. Rõ ràng một tấm bia lớn, trên cùng là hình cờ TC rồi đến các hàng chữ: ‘Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc, Tô giới Vũng Áng. Nghiêm cấm Người Việt Lai Vãng’. Đọc xong những lời hỗn láo này, các cụ có thấy ứa máu không? Được biết VC đã cho Tàu Cộng thuê và làm chủ vùng này trong 70 năm !

Rồi trên mạng tôi còn đọc được tin chim chết nữa. Cũng gần Vũng Áng về phía đông nam có một hòn đảo tên là Đảo Chim, dân thường gọi là Hòn Gió. Đây là thiên đường của hàng triệu chim biển. Khi thuyền chưa tới đảo ta đã nghe tiếng chim ríu rít râm ran một góc trời, nay thì tiếng chim đã im bặt, chim chết hết rồi, triệu con chim ăn phải tôm cá nhiễm độc. Than ôi !

Thôi, chuyện cá chết biển chết còn dài, ta sẽ bàn tiếp lần sau. Bây giờ xin mời các cụ nghe chuyện làng tôi mừng Lễ Các Bà Mẹ vừa diễn ra trong tháng Năm này nha.

Theo truyền thống, ngày lễ Hiền Mẫu thì phe liền ông trong làng đứng ra làm cỗ đãi phe các bà. Mọi năm thì các nhà quân tử xắn tay áo đi chợ, nấu ăn, dọn tiệc. Năm nay thì chuyện này đã khác. Phe liền ông bảo nhau không tự nấu nữa, mà nhờ nhà hàng dưới phố nấu thay. Đến giờ hẹn thì các nhà quân tử đến lấy. Năm nay món cỗ mà chúng tôi thết các bà là món bún chả thịt heo và thịt gà nướng. Mỗi người một hộp bự. Trong hộp đã bày sẵn thức ăn, các loại rau thơm và nước mắm. Xin mời các cụ cầm đũa và nâng ly. Thế nào cơ ? À, phe các bà vừa ăn vừa khen ngon làm các đấng trượng phu quân tử thích quá sức. Ông ODP đại diện cho các các nhà quân tử lên tiếng:

- Phe liền ông chúng tôi hôm nay vừa đãi cỗ vừa xin góp vui.

Vừa ăn vừa cười mới sướng. Hôm nay xin xả ga, có chuyện gì vui xin đem ra kể hết, chỉ xin các bà coi nhẹ vấn đề thanh và tục nha.

Phe các bà gật đầu lia lịa. Các cụ thấy chưa, bà nào trong bụng cũng rất thích chuyện mặn nhưng ngoài miệng thì bao giờ cũng ‘em chả em chả’. Ông ODP xin kể mở đầu.

Rằng có một chàng trai kia rất trẻ, rất khỏe và rất đẹp trai cưới một bà rất giàu nhưng rất già. Sau tiệc cưới thì cô dâu già và chú rể trẻ đi trăng mật. Ai cũng sợ cho bà già vì chú rể trẻ đang sung sức có thể làm bà già chết. Sáng hôm sau thì mọi người được hung tin: chú rể chết. Gia đình chú rể liền nhờ một hội đồng y khoa khám nghiệm. Sau khi khám nghiệm và bàn luận, hội đồng y khoa cho biết l‎ý‎ do chú rể chết: Chú rể đã uống phải sữa quá hạn lâu ngày !

Cả làng, phe liền bà cũng như phe liền ông cười ầm lên và vỗ tay khen câu chuyện hay quá. Ông H.O. còn phụ đề thêm: Ối giời ơi, tiếng ‘sữa quá hạn’ này càng nghĩ càng thấy nó hay thấm thía! Sữa ở chỗ nào cơ ?

Được hứng, ông ODP xin kể một câu chuyện nữa cũng về đề tài đi trăng mật. Rằng có một cặp trẻ kia, vừa tiệc cưới xong là đi trăng mật ngay. Đôi trẻ chọn một vùng miền quê. Khi vừa vào tới phòng khách sạn thì chú rể tự nhiên lăn đùng ra giường, mắt nhắm nghiền, miệng ngáp ngáp như muốn tắt thở. Cô dâu sợ quá không biết làm sao liền sang đập cửa căn phòng bên cạnh cầu cứu. Một bà già ra mở cửa. Cô dâu cho biết sự tình. Bà già lắc đầu: Chắc gặp gió độc rồi, ông chồng già của tôi cũng đang ngáp ngáp kia kìa. Cô dâu tru lên khóc vì nghĩ rằng hết thuốc chữa. Nhưng rồi cô chợt nghĩ tới một việc mà cô có thể làm ngay. Về phòng cô vội vàng thóat y rồi đến bên chồng đang nhắm mắt. Cô banh mắt chồng ra rồi nói: Anh ơi, trước khi cưới anh cứ đòi cởi quần áo em ra, em đã không cho, bây giờ thì em không từ chối nữa, em cho anh xem hết, nào anh, mở mắt to ra. Anh chồng vừa nhìn thấy cô vợ trần truồng liền tỉnh ngay, bò dậy lập tức và đôi trẻ đã yêu nhau say đắm. Một giờ sau, đôi vợ chồng còn đang đê mê thì có tiếng gõ cửa. Cô vợ mặc vội quần áo rồi ra mở cửa. Đó là bà già lúc nãy. Bà hỏi cô xem anh chồng cô đã ra sao. Cô thực tình kể cho bà nghe hết sự thực. Bà già nghe xong liền gật gù và trở về phòng ngay. Bà già đã bắt chước cô gái, đã thoát y và đã banh mắt ông chồng già. Ông già mở mắt ra thấy bà già trần truồng, kinh quá, đã lăn đùng ra chết tức thì.

Ông ODP xin hết chuyện, rồi mời anh John kể chuyện cười của Canada. Anh John xin kể một chuyện về con nít, một chuyện về người lớn.

Rằng có một ông nhà giàu kia chỉ có một cậu con trai. Ông rất cưng cậu con này. Cậu muốn gì được đó. Bữa kia cậu bé muốn cỡi ngựa. Ông bố liền dẫn cậu đi mua ngựa ngay. Hai cha con đến trại bán ngựa. Cậu thấy ông bố xem xét ngựa rất kỹ. Con nào ông cũng vỗ lưng vỗ bụng vỗ mông nó, vừa vỗ vừa xoa. Câu bé ngạc nhiên về việc này liền hỏi ông bố. Ông trả lời: Ba phải vỗ phải xoa như vậy để biết rõ con ngựa mà mình mua. Nghe xong, cậu bé nhìn ông bố rồi nói:

- Nếu vậy thì anh bưu tá phát thư sắp mua mẹ rồi, ba ơi !

Cả làng cười ầm lên, chuyện hay quá chứ.

Và đây là câu chuyện Canada thứ hai.

Rằng có một anh chồng kia rất cưng vợ. Nhân ngày sinh nhật của vợ, anh bí mật ra tiệm bánh đặt làm một đồng bánh đặc biệt. Cô bán hàng hỏi anh muốn viết chữ gì trên mặt đồng bánh, anh chồng trả lời ngay:

Xin Cô viết 2 dòng chữ như thế này:

‘ Em không già đi’, ở phía trên

‘ Mà em còn trẻ lại’, ở phía dưới.

Cô bán hàng trả lời ngay: Cháu sẽ làm đúng như lời chú dặn. Nghề của cháu mà. Ngày mừng sinh nhật vợ, khi đến phần cắt bánh, cốt làm cho vợ và mọi người ngạc nhiên, anh chồng mới bưng hộp bánh ra. Mọi người ồ lên một tiếng lớn và cười ầm lên khi thấy hàng chữ rất đẹp trên mặt đồng bánh:

“ EM KHÔNG GIÀ ĐI PHÍA TRÊN,

MÀ EM CÒN TRẺ LẠI PHÍA DƯỚI”



Các chuyện cười mừng Ngày Hiền Mẫu như chuyện bánh sinh nhật, mua ngựa và uống sữa ở trên còn nhiều và dài lắm, tháng sau tôi xin kể tiếp.

TRÀ LŨ

LTS: Các cụ đã có bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa ? Mỗi bộ gồm 4 cuốn, 1.800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Mỗi bộ giá $85 Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com