Ngày 20-05-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/05: Tôi tớ không trọng hơn chủ – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
02:13 20/05/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Đấng đã sai Thầy".

Đó là lời Chúa
 
Mặc Khải Mới
Lm Vũđình Tường
03:34 20/05/2022
Cô đơn phát xuất từ trong tim óc con người. Người đó dù sống chung với mọi người chung quanh vẫn cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, bị bỏ rơi và nguy hiểm hơn nữa là cảm thấy bị ruồng bỏ. Đức Kitô có kinh nghiệm cô đơn và kinh nghiệm bị bỏ rơi. Ngài không muốn các môn đệ phải trải qua đau thương chính Ngài đã trải qua vì thế Đức Kitô tâm sự với môn đệ về việc Ngài về cùng Chúa Cha. Ngài hứa với các ông, Ngài ra đi nhưng không để các ông mồ côi (Gn 14:18). Kinh nghiệm cô đơn Đức Kitô trải qua chính là kinh nghiệm một mình sống trong hoang địa hoang vu (Lc 4:1-2). Kinh nghiệm cảm thấy bị bỏ rơi xảy ra khi Ngài đau thương quằn quại trên thập tự. Nó trống vắng đến độ chính Đức Kitô than thở lớn tiếng:

'Cha ơi, sao Cha đành bỏ con' Mt 27:47)?

Trong một số trường hợp khác, Đức Kitô cảm thấy cô đơn khi Ngài bị bắt, môn đệ hốt hoảng tháo chạy. Trong phiên xử, Đức Kitô một thân một mình, trơ trọi giữa bày lang sói hung hăng vu vạ, cáo gian, trong khi môn đệ như bày chiên lạc tan tác, không chủ chăn. Kinh nghiệm đau thương trên cho biết môn đệ cũng đau khổ, tan tác khi Đức Kitô dời các ông về cùng Chúa Cha. Đức Kitô an ủi môn đệ với hy vọng giảm bớt đau thương, lo lắng. Ngài hứa ban cho các ông món quà đặc biệt. Quà đó là Đấng Bảo Trợ được Chúa Cha nhân danh Đức Kitô sai đến cùng các môn đệ. Đức Kitô về cùng Chúa Cha, nhưng Ngài không vắng mặt nơi trần gian. Môn đệ không còn nhìn thấy con người Giêsu bằng xương, bằng thịt nữa, nhưng cảm nhận được sự hiện diện của Đức Giêsu Phục Sinh. Đó chính là Đấng Bảo Trợ, Thánh Thần Chúa hiện hữu trong cuộc đời Kitô hữu. Đấng Bảo Trợ đảm nhận trách vụ hướng dẫn, soi sáng môn đệ. Đấng Bảo Trợ soi sáng tâm hồn, giúp môn đệ hiểu sâu hơn, rõ hơn về những điều Đức Kitô hướng dẫn. Chính nhận thức này giúp môn đệ nhận ra chân trời mới, sứ vụ mới. Thành con người mới, các ông mạnh dạn rao giảng Tin Mừng Phục Sinh. Rao giảng với tất cả lòng tin, không phải chỉ nói suông; chính cuộc sống các ông là nhân chứng cho điều các ông rao giảng. Gian khổ, bắt bớ, tù đầy không làm các ông chùn bước. Các ông tin chết không còn là ngăn cách, chia lìa mà là biến đổi thân xác hư nát thành thân xác bất tử. Điều này xảy ra cho những ai sống và tin vào Đức Kitô Phục Sinh, Ngài sẽ ban trao sự sống trường sinh. Đây là một mặc khải mới. Tuần trước Đức Kitô trao cho các ông điều răn mới đó là

'Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em' Gn 13:34.

Tuần này Đức Kitô ban cho các ông một mặc khải mới đó là

'Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy'. Gn 14,23.

Điều này cho biết Kitô hữu không phải chỉ đón nhận Lời Chúa mà còn đón nhận Ba Ngôi Thiên Chúa đến trong tâm hồn. Đón nhận Đức Kitô và giáo huấn Ngài sẽ được Ba Ngôi ngự trị trong lòng. Điều này xảy ra bởi chính Thiên Chúa thực hiện. Thân xác người phàm không thể đón nhận Ba Ngôi. Thiên Chúa thực hiện điều ngoài khả năng nhận thức của con người. Mắt trần không đủ khả năng nhận biết Ba Ngôi hiện hữu trong ta, nhưng tâm linh cảm nhận tình yêu và bình an Ba Ngôi mang lại cho tâm hồn. Lời Chúa biến con người phàm tục thành Đền Thờ Ba Ngôi. Đền thờ đó chứa đựng tình yêu và bình an Đức Kitô ban. Kitô hữu sống tình yêu và bình an Chúa trong cuộc sống, tha nhân sẽ nhận ra Kitô hữu đó đích thực là môn đệ Đức Kitô. Sự khác biệt xảy ra bởi hành động và lời nói của họ được hướng dẫn bởi Ba Ngôi Thiên Chúa.

Bao lâu ta còn lắng nghe và yêu mến Đức Kitô, Ba Ngôi còn ngự trị trong tâm hồn. Điều này cho biết nơi đâu có Đức Kitô, nơi đó có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Chúng ta xin ơn trung thành với Đức Kitô và giáo huấn Ngài, bởi đó là nơi Ngôi Cha và Thánh Thần ngự trị. Chỉ qua Đức Kitô, Kitô hữu mới có thể đón nhận Ba Ngôi.

TiengChuong.org

New Revelation

Loneliness is a problem which is buried deep in a person's mind and heart. A person lives amongst others and yet feels lonely. It is the feeling of being alone and forgotten, and worse of all, is the feeling of being abandoned. Loneliness is a devastating personal experience. Jesus had this personal experience, and He promised His disciples that they would not go through the same horrible experience of being abandoned which He had endured. He promised them, that He would not leave them orphan (Jn 14:18). His first personal experience of being alone was that which He endured in the wilderness (Lk 4:1-2). While hung on the cross, in His excruciating pain, the feeling of being abandoned by the Father became even more real. He cried out aloud to the Father:

'Father, why are you abandon me?' ( Mt 27:47).

On other occasions, the disciples ran away when He was arrested. In His trial, Jesus was alone in the court yard, surrounded by His enemies, while His apostles were scattered like sheep without a shepherd. Through these personal experiences, Jesus knew His disciples would suffer terribly when He returned to the Father. They would feel sad and lonely. To prevent this sad feeling from occurring, Jesus consoled them by promising to give them a special gift, The Advocate, Who the Father will send in His name to be with them.

Jesus is returning to the Father, but not totally absent from His disciples. His physical presence now becomes spiritual presence. The disciples meet Him through the Advocate, Who will teach, guide and be with them in their new journey. The Advocate would help them to deepen and broader what Jesus had taught them. This opened up before them a new horizon, and with a new understanding. They were fearless in their preaching; they preached with conviction and confidence in their language; hostility and hardship would not paralyse them as before, and death of this corruptible body is not a separation, but rather, a transformation into an incorruptible body to rise with Jesus. This understanding comes from the new revelation, when Jesus told them.

Last week, Jesus gave them a new commandment:

'Love one another as I have loved you' Jn 13,34.

This week He revealed,

'If anyone loves me he will keep my word and my Father will love him and we shall come to him and make our home with him'. Jn 14,23.

It reveals that a believer receives not just God's love in her/his heart, but s/he becomes a dwelling place for The Holy Trinity. Our physical body is unable to contain The Holy Trinity, and yet it is possible because it is the work of God; the Father comes to those who love Jesus and His word. The spiritual unity and co-dwelling is invisible for the world. We are incapable of seeing The Holy Trinity, but only feel the effects of God's love and peace in our hearts. They are the gifts Jesus gives to those who love Him. God's word in our hearts makes us bearers of God's love and peace. When we put God's gifts into action, they are visible signs of God's love and peace for the world, because the Father and the Son and the Spirit are active in us. When God's love and peace in us spreads to the world, people will recognize that we are Jesus' disciples.

The Holy Trinity dwells within us as long as we continue to embrace Jesus and His word. God comes to us because we say 'Yes' to Jesus. He invites us to love Him and His teaching because the Holy Trinity will come to us, because His love and His word become the dwelling place for The Holy Trinity.
 
Được Chúa ở cùng
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
06:22 20/05/2022


Thiên Chúa dựng nên muôn loài muôn vật trong vũ trụ bao la vô biên vô tận nầy. Ngài là Chúa tể thống trị muôn loài trên trời dưới đất. Vì thế, không có đền đài hay cung điện nào trên đời, cũng chẳng có ngai tòa nào trên khắp thế giới xứng đáng cho Ngài ngự trị… Thế thì thân xác và tâm hồn mỗi người chúng ta chẳng đáng là gì để Chúa ngự đến viếng thăm và ở lại với chúng ta.

Vậy mà Thiên Chúa quý mến con người cách đặc biệt và ưa thích ngự trị trong tâm hồn các tín hữu như trong đền thờ của Ngài.

Chúa Giê-su khẳng định rằng không chỉ riêng Chúa Cha mà còn cả chính Ngài cũng như Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn kết hợp với Chúa Cha và Chúa Con, sẽ ngự đến và ở lại với những người xứng hợp.

Nhưng những ai được xem là xứng hợp?

Đó là những người yêu mến và vâng giữ lời Chúa Giê-su dạy, như lời Ngài phán: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23).

Có lẽ chúng ta chưa bao giờ ước mơ có ngày được tiếp đón Đức Thánh Cha hay những vị Hồng Y cao cả trong Hội thánh đến ngụ tại nhà mình, vì cảm thấy mình bất xứng; thế mà chúng ta lại được vinh dự vạn lần hơn khi được cả ba Ngôi Thiên Chúa đến ở lại với mình. Hạnh phúc biết bao!

Diễm phúc tuyệt vời nhất

Hôm xưa, khi đến truyền tin cho Đức trinh nữ Maria, sứ thần Gáp-ri-en cất tiếng chào: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng!”

Vì sao trinh nữ Maria được gọi là người đầy ân sủng thì sứ thần cho biết lý do: “Vì được Thiên Chúa ở cùng.”

Được Thiên Chúa ở cùng là diễm phúc tuyệt vời nhất trên thế gian. Muốn đạt được diễm phúc đó thì phải thực hiện hai điều Chúa Giê-su dạy: một là yêu mến Chúa, hai là tuân giữ lời Ngài. Việc nầy nằm trong khả năng, trong tầm tay mỗi người.

Tiếc thay, nhiều người ước mơ những phúc lộc phù du đời nầy và dồn hết công sức để chiếm hữu chúng, mà lãng quên hồng phúc lớn lao là được Chúa ở cùng.

Những phúc lộc đời nầy sẽ tiêu tan như khói như mây nên chẳng đáng cho ta đầu tư công sức để chiếm hữu, chỉ có những ai được Chúa ở cùng mới đạt được hạnh phúc đích thực và trường cửu mà thôi.

Lạy Chúa Giê-su,

Mặc dù chúng con bất xứng nhưng Chúa vẫn ưa thích ngự đến và ở lại với chúng con.

Xin cho chúng con đừng để tâm hồn bị ô nhiễm vì tội lỗi và những thói hư tật xấu, nhưng luôn gìn giữ tâm hồn trong sạch và tô điểm tâm hồn bằng các nhân đức, để xứng đáng làm nơi Chúa ngự. Amen.
 
Bình an Chúa chở che
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:04 20/05/2022

BÌNH AN TRONG CHÚA CHỞ CHE

Con người luôn mong ước được bình an. Thế nên, khi giáng sinh, Chúa ban bình an cho nhân thế. Khi phục sinh Chúa ban bình an cho các môn đệ. Rồi trong mỗi thánh lễ hàng ngày, lời chúc bình an vẫn luôn vang lên. Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, người tin Chúa vẫn cảm nhận một nỗi bất an. Tại sao? Vì người ta quan niệm bình an là được bình yên, an toàn, không gặp hoạn nạn, nguy hiểm. Đấy là bình an theo kiểu thế gian phụ thuộc hoàn cảnh bên ngoài. Còn bình an Chúa ban là bình an của cõi lòng thanh thản và tín thác vì sống trong Chúa bao bọc chở che.

1. Lòng thanh thản. Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.” Giữ lời Chúa là giữ điều răn mến Chúa yêu người, sống chân thật công chính, sống không thù ghét làm hại ai, nhưng đem niềm vui hạnh phúc cho người khác. Sống như thế lòng mình sẽ thanh thản: Ngẩng lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với người. Sống không bị lương tâm cắn rứt vì không làm những điều độc hại xấu xa.

2. Lòng tín thác. Lời Chúa trong Phúc Âm tuần này vang lên đầy an ủi nâng đỡ: Cha Thầy và Thầy yêu mến, và đến ở lại với các con. Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ các con. Cuộc sống không thể tránh khỏi những gian nan sóng gió. Nhưng ngay giữa những sóng gió mà vẫn có bình an khi ta sống một lòng tín thác vào Chúa là Cha yêu thương chăm sóc. Lòng mình bình an vì sống trong vòng tay Chúa yêu thương che chở như hình ảnh trẻ thơ ngủ ngon an lành trong vòng tay mẹ yêu dấu. Lòng bình an khi có Chúa, có mẹ.

Khi ta sống xác tín mạnh mẽ rằng: Tôi đang sống trong Chúa, Chúa đang ở trong tôi. Chúa đang yêu thương che chở tôi, thì cho dù đi bất cứ nơi đâu, ở trong bất cứ hoàn cảnh gian khó nào chúng ta vẫn sống bình an thanh thản. Amen.
 
Ngài sẽ lo phần còn lại
Lm. Minh Anh
22:02 20/05/2022

NGÀI SẼ LO PHẦN CÒN LẠI
“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết rằng, nó đã ghét Thầy trước!”.

E. Stanley Jones nói, “Con rắn đuôi chuông, nếu bị dồn vào đường cùng, đôi khi sẽ tức giận đến mức tự cắn mình! Đó chính xác là những gì xảy ra nơi một người tích chứa sự căm ghét, oán hờn; họ cắn rứt bản thân! Ôm chặt những ghét bỏ và thù hận, người ấy nghĩ, họ đang làm nhức nhối người khác; thế nhưng, cái hại sâu sắc hơn là hại chính bản thân!”. Tốt nhất, hãy chấp nhận sự thù ghét, cứ tìm dịp để yêu thương, phó thác cho Chúa, ‘Ngài sẽ lo phần còn lại!’.

Kính thưa Anh Chị em,

“Cứ tìm dịp để yêu thương, phó thác cho Chúa, ‘Ngài sẽ lo phần còn lại!’”. Đó cũng là những gì Chúa Giêsu đã sống, trước một nền văn hoá chống lại Ngài. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “Nếu thế gian ghét các con, hãy biết rằng, nó đã ghét Thầy trước!”.

Sứ vụ của Chúa Giêsu càng mở ra, các thế lực phản diện càng trở nên tồi tệ. Thế nhưng, Ngài đã chấp nhận ôm lấy thập giá đó. Ngài yêu thương giới biệt phái cừu hận Ngài; yêu đến cùng người môn đệ bán Ngài; yêu cả những kẻ đã đóng đinh Ngài. Đây là một gánh nặng thực sự, “Ngài đã đến nhà của Ngài, mà người nhà lại không tiếp đón Ngài!”. Chúa Giêsu đã không phàn nàn, Ngài phó dâng tất cả cho Chúa Cha, và Ngài đã có được sức mạnh để vượt qua. Ai trong chúng ta, vào một giai đoạn nào đó, cũng cảm thấy gánh nặng này khi trải qua sự từ chối tương tự. Đây là gánh nặng của bậc cha mẹ có con cái và những người thân yêu quay lưng chống lại mình. Chúng ta thường xuyên đối mặt với những vấn đề, cả khi chỉ muốn làm điều tốt cho người khác. Đây là những khoảnh khắc đáng nhớ, khoảnh khắc chúng ta nên giống Chúa Giêsu nhất, chấp nhận thập giá đời mình. Dĩ nhiên, sự chấp nhận đó không hề dễ dàng, nhưng nếu được vậy, nó sẽ lấp đầy trái tim chúng ta bằng một sự bình an sâu sắc, và đôi khi, với cả niềm vui; với một điều kiện, như Chúa Giêsu, chúng ta phó mặc cho Chúa Cha, ‘Ngài sẽ lo phần còn lại!’.

Và tình yêu luôn luôn tìm kiếm các giải pháp! Dù bị từ chối, Chúa Giêsu vẫn không ngừng tìm kiếm các giải pháp để đến được với các nền văn hoá, Ngài đi từ thành này sang thành khác. Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng làm điều tương tự. Chỗ thì họ được đón tiếp, chỗ thì bị chối từ. Tại Đerbê, sau đó là Lystra, Phaolô tiếp nhận Timôtê; các ngài đi qua Phygia, Galat, Trôa và xuống Macêđônia. Nhờ đó Tin Mừng được toả lan. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu!”.

Anh Chị em,

“Nếu thế gian ghét các con, hãy biết rằng, nó đã ghét Thầy trước!”. Thế gian ghét Chúa Giêsu? Đúng thế! Họ ghét Ngài hơn ghét một tên cướp, họ xin quan tổng trấn tha cho Baraba. Tại sao? Vì Ngài đã nói cho họ sự thật về Thiên Chúa, về chính mình và về con người. Ngài chấp nhận tất cả và cứ tìm dịp để yêu thương, yêu cho đến chết trên thập giá. Cuối cùng, tình yêu của Ngài đã chiến thắng; tình yêu là tiếng nói cuối cùng, vì tình yêu mạnh hơn sự thù ghét và mạnh hơn sự chết. Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ cho nhân loại, một nhân loại thù ghét Ngài. Lời Chúa hôm nay thật an ủi! Giữa một thế giới thù ghét Thiên Chúa; nhưng, như Chúa Giêsu, với trái tim yêu thương, chúng ta luôn tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục yêu thương, tha thứ. Với sự trợ lực của Ngài, sẽ không trở ngại nào là quá lớn đối với chúng ta; chính Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Điều quan trọng là chúng ta cứ tập trung vào việc mở mang Nước Chúa, thực hiện ý nguyện yêu thương; phó thác cho Chúa, và ‘Ngài sẽ lo phần còn lại!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa biết điều gì khiến con mất ngủ, điều gì khiến con chỗi dậy lo lắng. Xin giúp con ôm lấy thập giá đời con như Chúa đã ôm lấy thập giá đời Ngài; để ngày kia, như Ngài, thập giá của con cũng nở hoa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Y Grech, một ứng viên Giáo hoàng tương lai đến từ Malta
Đặng Tự Do
05:57 20/05/2022


Khi sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô là chủ đề của nhiều bài báo trong vài tháng qua, nhiều đồn đoán về những vị có thể kế nhiệm ngài trong trường hợp ngài từ chức. Trong số đó, gần đây nổi lên một tên tuổi mới là Đức Hồng Y Mario Grech.

Các ứng viên Giáo Hoàng sáng giá nhất trong thời gian gần đây là Đức Hồng Y người Hung Gia Lợi Peter Erdo, Đức Hồng Y người Hà Lan Wim Eijk và Đức Hồng Y người Canada Marc Ouellet. Tuy nhiên, một cái tên khác đã xuất hiện là Đức Hồng Y Mario Grech người Malta.

Tờ Times of Malta giải thích rằng vị Tổng thư ký 65 tuổi của Thượng Hội đồng Giám mục đã trở thành Hồng Y sau khi ủng hộ tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng.

Cũng có những tiếng nói ủng hộ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Hồng Y Luis Tagle người Phi Luật Tân, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Tuy nhiên, vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hôm 11 tháng 5, gần như chấm dứt mọi cơ hội của Đức Hồng Y Pietro Parolin. Chính sách đối với Trung Quốc do Đức Hồng Y Pietro Parolin chủ xướng bị phê bình là phá sản. Chính sách ấy có tên là “Ostpolitik”, đã từng được áp dụng trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì quan hệ với các chế độ Cộng sản, bất kể chúng đang đàn áp các tín hữu Công Giáo trên thực địa, đã bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bác bỏ.

Đề xuất cho rằng Đức Hồng Y Mario Grech là ứng viên Giáo Hoàng là do tờ Times of Malta đưa ra và dường như không được chia sẻ một cách rộng rãi bởi các quan sát viên về Vatican.

Theo ký giả Ý, Sandro Magister, hai vấn đề nổi cộm được các Hồng Y và Giám Mục quan tâm là vấn đề Tiến Trình Công Nghị Đức và vấn đề tự do tôn giáo. Hai vấn đề này xem ra là những thách thức đối với Đức Hồng Y Mario Grech.

Hàng trăm giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã công bố một “bức thư ngỏ trong tình huynh đệ” cho các giám mục của Đức cảnh báo rằng những thay đổi sâu rộng và liên tục đối với giáo huấn của Giáo hội được ủng hộ bởi cái được gọi là “Tiến Trình Công Nghị” có thể dẫn đến ly giáo.

Bức thư bày tỏ “mối quan tâm ngày càng tăng của chúng tôi về bản chất của toàn bộ Tiến Trình Công Nghị của Đức,” mà những người ký tên cho rằng đã dẫn đến sự lầm lạc và hoang mang về giáo huấn của Giáo hội và dường như tập trung nhiều hơn vào ý muốn của con người hơn là thánh ý của Thiên Chúa.

“Không lắng nghe Chúa Thánh Thần và Tin Mừng, các hành động của Tiến Trình Công Nghị làm suy yếu uy tín của thẩm quyền Giáo Hội, bao gồm cả quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Nhân học Kitô giáo và luân lý tình dục; và độ tin cậy của Kinh thánh,” lá thư viết.

“Trong khi trình bày một lượng lớn các ý tưởng và từ vựng tôn giáo, các tài liệu về Tiến Trình Công Nghị Đức dường như phần lớn không được lấy cảm hứng từ Kinh thánh và Truyền thống - mà đối với Công đồng Vatican II, là 'một kho tàng thiêng liêng duy nhất của Lời Chúa' – nhưng được lấy từ các phân tích xã hội học và chính trị đương đại, bao gồm cả ý thức hệ giới tính.”

“Họ nhìn Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội qua lăng kính của thế giới hơn là qua lăng kính của những chân lý được mạc khải trong Kinh thánh và Truyền thống có thẩm quyền của Giáo hội.”

Trước những góp ý huynh đệ này, Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã thẳng thừng bác bỏ và tuyên bố tiếp tục Tiến Trình Công Nghị như dự kiến ban đầu. Đến nay, Tiến Trình Công Nghị này đã thông qua được các văn bản kêu gọi chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, và bãi bỏ luật độc thân linh mục.

Vấn đề tự do tôn giáo đã nổi lên một cách mạnh mẽ sau vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân.
Source:Times Of Malta
 
Cuộc hành hương Lộ Đức mang đến sự an ủi cho những tâm hồn bị tổn thương
Đặng Tự Do
05:58 20/05/2022


Vết thương chiến tranh “vô hình” là trọng tâm của cuộc hành hương Hàng năm của các Chiến binh đến Lộ Đức lần thứ tám, diễn ra từ ngày 10 đến 16 tháng 5 trong cuộc Hành hương Quân sự Quốc tế lần thứ 62 tại ngôi đền ở Tây Nam nước Pháp.

Được tài trợ bởi nhóm Hiệp sĩ Kha Luân Bố hợp tác với Tổng giáo phận quân đội, cuộc hành hương của các Chiến binh đến Lộ Đức giúp các binh sĩ Hoa Kỳ trải nghiệm sự biến đổi và chữa lành tại thành phố của Pháp, nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ Bernadette Soubirous vào năm 1858.

Mỗi năm, khoảng một trăm binh sĩ “cần sự giúp đỡ” được lựa chọn từ khắp đất nước bởi lãnh đạo của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, và được trang trải chi phí cho chuyến đi. Hơn 175 nhân viên tại ngũ và các cựu chiến binh đang tham gia cuộc hành hương năm nay, do Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio dẫn đầu.

Đối với nhiều thương binh, những thành quả tốt đẹp của chương trình hỗ trợ đã có thể nhìn thấy ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc hành hương.

Richard Johnson, một cựu y tá quân đội có vấn đề về nghiện ngập nghiêm trọng, cảm thấy được tái sinh dưới chân Đức Mẹ, được thúc đẩy bởi sự chăm sóc, lòng trắc ẩn và chuyên môn của những người lãnh đạo chuyến đi, và tình bạn hình thành nhanh chóng với những người hành hương khác.

Anh nói: “Sự thân thiện và tốt bụng bao quanh chúng tôi ở đây đặt chúng tôi trong những điều kiện lý tưởng để chào đón tình yêu của Thiên Chúa và gặp gỡ Chúa Giêsu của chúng ta qua Mẹ Maria.”

“Từ ngữ khó có thể mô tả trải nghiệm tôi đang sống ở đây. Tôi có thể cảm nhận được sự chữa lành. Nó là thứ mà người ta gần như có thể chạm vào “.

Cuộc Hành hương Quân sự Quốc tế năm nay - lần đầu tiên kể từ khi bùng phát virus coronavirus - bao gồm khoảng 10.300 người hành hương từ 42 quốc gia khác nhau, háo hức được đoàn tụ với những người anh em của họ trong vòng tay lần đầu tiên sau ba năm.

Được khởi xướng vào cuối Thế chiến II nhằm thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên toàn thế giới, cuộc hành hương chính thức được thành lập vào năm 1958, nhân kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra. Nó không chỉ có các lễ kỷ niệm tôn giáo mà còn có thời gian chia sẻ, các buổi hòa nhạc quanh thành phố và các lễ hội khác.

Ngoài các hoạt động quốc tế này, những người tham gia chương trình hành hương Lộ Đức còn được tham dự Thánh lễ nói tiếng Anh hàng ngày cũng như các buổi học giáo lý.

Năm nay, cuộc hành hương của các quân nhân Hoa Kỳ - với chủ đề là Pacem mam do vobis “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em” - nhấn mạnh những vết thương vô hình do chiến tranh gây ra. Chúng bao gồm những chấn thương về mặt đạo đức là một tai họa vẫn còn ít được biết đến.
Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Công Giáo đặt câu hỏi về việc thiếu sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu khi Ba Lan hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Ukraine
Đặng Tự Do
05:58 20/05/2022


Một giám mục Công Giáo đã đặt câu hỏi tại sao Ba Lan không nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ Liên minh Âu Châu và các quốc gia khác khi nước này hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Ukraine.

Đức Cha Krzysztof Zadarko, chủ tịch Ủy ban di cư, du lịch và hành hương của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, lưu ý rằng hàng ngàn người tị nạn tiếp tục từ Ukraine đến Ba Lan mỗi ngày.

“Cần phải thiết lập sự hỗ trợ mang tính hệ thống và lâu dài. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao không có sự hỗ trợ từ Liên minh Âu Châu và các quốc gia khác”.

Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, hơn sáu triệu người đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh. Hơn một nửa trong số họ đã tìm kiếm nơi trú ẩn ở Ba Lan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất Âu Châu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với 38 triệu dân, đã gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, một liên minh kinh tế và chính trị của 27 quốc gia thành viên, vào năm 2004.

Đức Cha Zadarko, Giám Mục Phụ Tá của Koszalin-Kołobrzeg, tây bắc Ba Lan, cho biết: “Quy mô viện trợ nhân đạo do Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan cung cấp là rất lớn. Không có giáo xứ nào không tham gia hỗ trợ - dù bằng cách tiếp nhận người tị nạn hay tổ chức quyên góp tiền và hiện vật”.

“Với tư cách là Giáo hội, chúng tôi cố gắng hiểu và thực hiện những lời của Chúa Giêsu: 'Ta là ngoại kiều và các ngươi đã chào đón Ta.'“

Ngài nói tiếp: “Cả xã hội cùng tham gia giúp đỡ. Tất cả chúng ta đều có chung mong muốn được giúp đỡ người nghèo và những người khó khăn. Điều quan trọng cần ghi nhận là sự tham gia rất đông đảo của các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận”.

Chủ tịch hội đồng di cư của các giám mục nhấn mạnh rằng mọi người đã trở thành tình nguyện viên ở Ba Lan kể từ tháng Hai. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đất nước vẫn thiếu một mạng lưới tình nguyện viên được tổ chức chuyên nghiệp gần ba tháng sau khi chiến tranh bùng nổ.

Ngài nói: “Sự giúp đỡ tự phát, ngày nay đã trở thành một công thức, thậm chí là một thương hiệu của hình thức hỗ trợ của chúng tôi, là tốt trong một thời gian ngắn. Chúng ta có thể kêu gọi sự đoàn kết và kiên trì trong sự giúp đỡ này, điều rất cần ngày nay, bởi vì điều kiện tự nhiên của xã hội đang suy yếu và kiệt quệ, nó gặp phải trở ngại là kiệt sức và mệt mỏi.”

Vị giám mục 61 tuổi nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ lâu dài cho những người tị nạn Ukraine sống ở Ba Lan.

Ngài nói: “Cần phải tạo ra một viện trợ mang tính hệ thống, dài hạn và cơ cấu được bảo đảm về mặt pháp lý và tài chính - một chương trình dựa trên một chính sách di cư nhất quán.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi đừng quên những người đã ở trong chúng tôi ngày hôm nay, mà còn hàng nghìn người đang đến với chúng tôi mỗi ngày từ Ukraine.”

Ngài nói thêm: “Nhà nước Ba Lan đang cố gắng ngày càng tốt hơn, từng tuần, để đối phó với một tình huống cực kỳ khó khăn. Một cơ quan đặc mệnh toàn quyền của chính phủ về hỗ trợ người tị nạn từ Ukraine đã được chỉ định và một luật đặc biệt được chính phủ thông qua, tạo điều kiện cho người di cư Ukraine tiếp cận thị trường lao động, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.”
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Thư ký của Thánh bộ Ngoại giao Vatican, cho đài Vatican biết về những trải nghiệm kinh hoàng khi Ngài đến thăm thành phố Bucha ở Ukraine, nơi phơi bày những tội ác chiến tranh của quân đội Nga, đã đối xử với...
Thanh Quảng sdb
15:58 20/05/2022
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Thư ký của Thánh bộ Ngoại giao Vatican, cho đài Vatican biết về những "trải nghiệm kinh hoàng" khi Ngài đến thăm thành phố Bucha ở Ukraine, nơi phơi bày những tội ác chiến tranh của quân đội Nga, đã đối xử với thường dân Ukraine trước quyết tâm bảo vệ quê hương và xây dựng lại đất nước Ukraine.

(Tin Vatican - Linda Bordoni & Stefano Leszczynski)

Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Thư ký của Thánh bộ Ngoại giao Vatican, thay thế Đức Thánh Cha đang thăm viếng Ukraine, một đất nước đang bị chiến tranh tàn phá và thương lượng với các phe nhằm chấm dứt chiến tranh.

Trong bài phát biểu vào hôm thứ Sáu (20/5/22) với ký giả Stefano Leszczynski của Đài phát thanh Vatican, người cùng tháp tùng với ngài tới Ukraine, Đức Tổng Giám Mục đã bày tỏ cảm xúc của ngài khi cầu nguyện trước một ngôi mộ tập thể ở Bucha, nơi có khoảng một trăm thường dân vô tội Ukraine đã bị tra tấn và "hành quyết" bởi Lữ đoàn Nga, khi họ tiến công về phía Kyiv.

Những ký ức đầy ám ảnh

Đức Tổng kể lại rằng đây không phải là lần đầu tiên ngài chứng kiến cảnh kinh hoàng như vậy. ”Tôi đã thấy nó trước đây. Bản thân tôi đã hỗ trợ Burundi trong một vụ thảm sát người dân khủng khiếp. Bạn không thể quên những điều này, và bạn bàng hoàng trước những đau khổ mà con người có thể áp đặt lên người khác, và nhân loại có thể chịu đựng được! Sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành những vết thương này. Sẽ mất nhiều thời gian để tìm thấy ân sủng của sự tha thứ và tiến hành một quá trình hòa giải”.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh: "Tiến trình đó mới chỉ được bắt đầu."
 
Nhà Thờ Chính Tòa tại Nigeria bị tấn công. Sinh viên Công Giáo bị thiêu sống
Đặng Tự Do
16:26 20/05/2022


Một đám đông đã tấn công một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria trong bối cảnh các cuộc biểu tình đòi thả hai nghi phạm trong vụ giết một sinh viên Công Giáo.

Giáo phận Sokoto cho biết trong một tuyên bố rằng các thanh niên đã tấn công vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Sokoto, tây bắc Nigeria, sau khi cảnh sát bắt giữ hai sinh viên liên quan đến vụ sát hại Deborah Samuel.

Samuel, một sinh viên tại Đại học Sư phạm Shehu Shagari ở Sokoto, đã bị đánh và thiêu sống vào ngày 11 tháng 5 sau khi bị cáo buộc đăng những phát biểu “báng bổ” về Hồi giáo trong một nhóm WhatsApp.

Giáo phận Sokoto cho biết: “Chính quyền bang Sokoto đã tuyên bố lệnh giới nghiêm 24 giờ để giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình đang diễn ra của thanh niên Hồi giáo ở thủ đô bang ngày nay.”

“Trong cuộc biểu tình, các nhóm thanh niên do một số người lớn dẫn đầu đã tấn công Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Bello Way, phá hủy cửa kính nhà thờ, cửa kính của Văn phòng Đức Cha Lawton và phá hoại một chiếc xe buýt cộng đồng đang đậu trong khuôn viên.”

“Nhà thờ Công Giáo Thánh Kevin, ở Gidan Dere, East By-pass, cũng bị tấn công và bị cháy một phần; các cửa sổ của khu bệnh viện mới đang được xây dựng, trong cùng một khuôn viên, đã bị vỡ tan tành”.

“Những kẻ tấn công đã được giải tán kịp thời bởi một đội cảnh sát cơ động trước khi họ có thể gây thêm thiệt hại.”

“Những kẻ lưu manh cũng tấn công Trung tâm Bakhita nằm dọc theo Đường Aliyu Jodi và đốt cháy một chiếc xe buýt trong khuôn viên.”

Đức Cha Sokoto Matthew Hassan Kukah cảm ơn thống đốc bang Aminu Tambuwal đã áp đặt lệnh giới nghiêm để dập tắt các cuộc biểu tình, và cám ơn lực lượng an ninh đã ngăn chặn thiệt hại thêm cho các cơ sở của giáo phận”.

Giáo phận nói thêm: “Trái ngược với thông tin đang lưu hành, chúng tôi muốn bác bỏ tin cho rằng đã có một cuộc tấn công cách này cách khác vào tư dinh của Đức Cha Matthew Hassan Kukah.”

“Vị giám mục kêu gọi các Kitô hữu tiếp tục tuân thủ luật pháp và cầu nguyện cho sự bình thường trở lại. Tất cả các thánh lễ ở Sokoto đã bị đình chỉ cho đến khi lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ”.

Sokoto là một thành phố chủ yếu là người Hồi giáo với hơn 600.000 người ở cực tây bắc Nigeria, một quốc gia được phân chia gần như đồng đều giữa người Công Giáo và Hồi Giáo.

Đức Cha Kukah, đã lãnh đạo giáo phận Sokoto từ năm 2011, bày tỏ “sự bàng hoàng sâu sắc” trước “vụ giết người khủng khiếp” đối với anh Samuel trong một tuyên bố ngày 11 tháng 5.

Ngài nói: “Chúng tôi lên án vụ việc này với những lời lẽ mạnh mẽ nhất và kêu gọi các nhà chức trách điều tra thảm kịch này và bảo đảm rằng công lý được thực hiện.”
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Vatican thăm Ukraine
Đặng Tự Do
16:27 20/05/2022


Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã đến Kyiv khi Tòa thánh tìm cách cân bằng mối quan tâm của mình đối với người Ukraine với nỗ lực duy trì một kênh đối thoại với Nga.

Đức Cha Gallagher đã đến Kyiv vào hôm thứ Tư và hôm thứ Sáu, ngài có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Chuyến viếng thăm này ban đầu được lên kế hoạch trước Lễ Phục sinh nhưng đã bị hoãn lại sau khi Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhiễm COVID-19.

Chuyến đi diễn ra khi Tòa thánh cố vạch ra một ranh giới mong manh trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ mới được cải thiện với Giáo Hội Chính thống giáo Nga trong khi cung cấp sự hỗ trợ cho các tín hữu Ukraine “tử đạo”. Đồng thời, Tòa thánh cũng đang hòa giải việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên tố cáo ngành công nghiệp vũ khí và “sự điên rồ” trong việc tái trang bị cho Ukraine với giáo lý Công Giáo trong đó nói rằng các quốc gia có quyền và nghĩa vụ phải đẩy lùi một “kẻ xâm lược bất chính”.

Sách giáo lý Công Giáo, điều 2310 nêu rõ trong trường hợp quốc gia bị xâm lược bất chính, “Nhà cầm quyền có quyền và bổn phận đề ra cho các công dân những nghĩa vụ cần thiết để bảo vệ tổ quốc. Những ai phục vụ tổ quốc trong quân đội, là những người phụng sự cho an ninh và tự do của các dân tộc. Khi chu toàn đúng đắn nhiệm vụ của mình, họ thật sự góp phần vào công ích và vào việc gìn giữ hòa bình.”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói với đài truyền hình nhà nước RAI khi thông báo về chuyến đi của mình. “Đúng, Ukraine có quyền tự vệ và họ cần vũ khí để làm điều đó, nhưng phải thận trọng trong cách thực hiện”.

Đức Cha Gallagher, một nhà ngoại giao Vatican 68 tuổi đến từ Liverpool, trở thành đặc sứ thứ ba của Đức Giáo Hoàng được Đức Phanxicô cử đến khu vực, sau khi hai vị Hồng Y thân tín đến Ukraine và các nước giáp biên giới để đánh giá nhu cầu nhân đạo của những người tị nạn Ukraine và mang lại cho họ sự đoàn kết của Đức Giáo Hoàng.

Đức Phanxicô đã bị một số người chỉ trích vì từ chối lên án đích danh Nga hoặc đích danh Tổng thống Vladimir Putin, mặc dù ngài đã tăng cường chỉ trích cuộc chiến “man rợ” và gần đây đã gặp gỡ vợ của hai binh sĩ Ukraine đang cầm cự tại nhà máy thép bị bao vây ở Mariupol, một cử chỉ “sự quan tâm và tham gia của chúng tôi vào nỗi đau khổ của những gia đình này,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.

Đường lối trung dung của Đức Phanxicô là bằng chứng về truyền thống ngoại giao của Tòa thánh, đó là không gọi đích danh những kẻ xâm lược và nỗ lực duy trì các con đường đối thoại rộng mở với cả hai bên trong một cuộc xung đột. Cái gọi là “Ostpolitik” này đã được áp dụng trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì quan hệ với các chế độ Cộng sản, bất kể chúng đang đàn áp các tín hữu Công Giáo trên thực địa.

Trong trường hợp của Ukraine, Tòa thánh không muốn cắt đứt mối quan hệ mới được cải thiện với Giáo Hội Chính thống Nga, vốn đã có một bước tiến lớn vào năm 2016 khi Đức Phanxicô gặp Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga tại Havana.

Đức Phanxicô cho đến nay đã từ chối lời mời từ Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy đến thăm Ukraine, gần đây ngài nói rằng ông muốn đến Mạc Tư Khoa trước. Đức Phanxicô cho biết ngài đã yêu cầu sớm gặp Tổng thống Nga Putin, nhưng nhà lãnh đạo Nga chưa trả lời.

Tuy nhiên, Đức Phanxicô đã hủy một cuộc gặp đã được lên kế hoạch vào tháng 6 với Kirill, là người đã biện minh cho cuộc chiến của Putin trên cơ sở ý thức hệ. Đức Phanxicô cho biết các nhà ngoại giao của Vatican - có lẽ là Đức Tổng Giám Mục Gallagher và Đức Hồng Y Pietro Parolin cho rằng một cuộc gặp gỡ như thế sẽ gây ra nhiều ngộ nhận và chẳng giải quyết được điều gì,

Nhưng Vatican vẫn đang theo đuổi các nỗ lực ngoại giao của mình với hy vọng ít nhất có thể mang lại một lệnh ngừng bắn.

“Tòa thánh có ơn gọi này,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói với RAI. “Chúng tôi cố gắng không bao giờ đặt mình vào phe này hay phe kia, mà tạo ra một không gian để đối thoại vì hòa bình, và tìm ra giải pháp cho những xung đột khủng khiếp như thế này.”


Source:AP
 
Thượng phụ Kirill gọi Orban là một trong số ít các chính trị gia Âu Châu ủng hộ các giá trị Kitô giáo
Đặng Tự Do
16:28 20/05/2022


Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga đã chúc mừng Viktor Orban về việc ông được bầu lại làm thủ tướng Hung Gia Lợi gần đây, nêu bật công lao của ông trong việc bảo vệ đạo đức truyền thống.

“Bạn là một trong số ít các chính trị gia Âu Châu quan tâm nhiều đến các vấn đề ủng hộ các giá trị Kitô Giáo, củng cố thể chế gia đình truyền thống và các quy tắc đạo đức công vụ. Tôi biết bạn là người tích cực bảo vệ các Kitô Hữu bị đàn áp ở Trung Đông và ở các nước Phi Châu,” vị giáo chủ nói trong một thông điệp chúc mừng được đăng trên trang web của Nhà thờ Chính thống Nga hôm thứ Hai 16 tháng 5.

Thượng phụ Kirill lưu ý rằng trong những năm gần đây, phần lớn nhờ sự hỗ trợ của Orban và sự tham gia cá nhân, mối quan hệ tốt đẹp đã phát triển giữa nhà nước Hung Gia Lợi và Giáo Hội Chính thống Nga.

“Tôi đánh giá cao sự quan tâm và chăm sóc của bạn đối với các nhu cầu của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thuộc giáo phận Hung Gia Lợi, với sự hỗ trợ đầy đủ của các cơ quan chức năng đang khôi phục và xây dựng thành công các nhà thờ Chính thống giáo. Trong số đó có Nhà thờ Đức Mẹ An Nghỉ ở Budapest, một viên ngọc kiến trúc của thủ đô,” vị giáo chủ nói và bày tỏ hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Kết luận, Thượng Phụ Kirill cầu chúc Orban “sức mạnh của tinh thần và thể chất, sự giúp đỡ của Chúa, và thành công không ngừng trong sự phục vụ cao cả và có trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân của mình.”

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã lên án cuộc xâm lược Ukraine, nhưng ông đã không chỉ trích trực tiếp Tổng thống Vladimir Putin và nói rằng ông không đồng ý với các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu. Mặc dù không đồng ý, ông đã không phủ quyết các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa. Tuy vậy, ông đã không cho vận chuyển vũ khí cho Ukraine qua ngã Hung Gia Lợi.

Hôm 3 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã nói với ngài khi họ gặp nhau vào cuối tháng 4 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 9 tháng 5 - Ngày Chiến thắng của Nga. Điều đó đã không xảy ra.
Source:Interfax
 
Muốn ủng hộ phá thai thì cứ việc ủng hộ, nhưng đừng nhân danh người nghèo
Vũ Văn An
19:55 20/05/2022

Một trong những chiêu bài của những người như Biden, Pelosi là cổ vũ quyền phá thai vì người nghèo, nhất là những người nghèo da đen, da mầu. Vì không đủ phương tiện tài chánh, nên đã phải phá thai không an toàn. Do đó, quyền phá thai phải được liệt kê vào loại chăm sóc sức khỏe, chứ không phải sát hại thai nhi. Giáo sư thần học và đạo đức xã hội tại Đại Học Fordham Charles C. Camosy không nghĩ như thế. Trên tạp chí America ngày 20 tháng 5, 2022, ông viết:



Kể từ ngày dự thảo ý kiến đa số của Chánh án Samuel Alito bị rò rỉ, người ta thường nghe thấy những tuyên bố như thế này:

“Chúng ta cần tập trung vào câu chuyện của những người dễ bị tổn thương về kinh tế và lý do tại sao họ cần phá thai.”

"Đây là chuyện những người đàn ông da trắng có đặc quyền cố gắng kiểm soát cơ thể của phụ nữ."

"Các luật hạn chế phá thai là hình thức thượng quyền da trắng."

Lúc nào cũng thế, đúng không? Ngày nay, người ta không thể vung túi xách Gucci của họ mà không đụng một số người có đặc quyền phát biểu thay mặt cho những người nghèo (và đặc biệt là người da màu nghèo) như một cách để tăng cường sự ủng hộ của chính họ đối với quyền phá thai.

Đúng là người da đen và da mầu bị thúc đẩy phải phá thai thường xuyên hơn nhiều so với người da trắng. Trong 14 năm qua, tôi đã giảng dạy tại Đại học Fordham ở Bronx. Trong thời gian đó, tỷ lệ phá thai bên ngoài các bức tường của khuôn viên trường chúng tôi thay đổi quanh mức 50% đáng kinh ngạc và khủng khiếp.

Đây là một trong những khu vực nghèo nhất của đất nước, với tỷ lệ rất cao cư dân da đen và da mầu bị ép buộc một cách có cơ cấu phải phá thai: Họ thường phải đối đầu với việc thiếu nhà ở, chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe. Họ thường không được hỗ trợ để làm mẹ nhiều đứa con (hầu hết phụ nữ phá thai đã có một hoặc nhiều con) tại nơi làm việc. Họ phải đối đầu với mức độ khủng khiếp của bạo lực từ người bạn đời. Tất cả những điều này tương quan rất chặt chẽ với việc phá thai.

Nhưng những người tưởng tượng rằng loại dân số này là đồng minh ủng hộ quyền phá thai nên suy nghĩ lại. Thật vậy, vào năm 2021, Gallup phát hiện ra rằng những người da màu dễ bị tổn thương về kinh tế chống phá thai nhiều hơn những người da trắng giàu có.

Đối với những người trong các hộ gia đình kiếm được dưới 40,000 đô la mỗi năm, chỉ 30% ủng hộ chủ trương chính thức của Đảng Dân chủ: rằng phá thai là hợp pháp trong mọi trường hợp. Đối với những người trong các hộ gia đình kiếm được hơn 100,000 đô la mỗi năm, những người muốn phá thai không giới hạn tăng lên 39%.

Trong số những người dễ bị tổn thương về kinh tế, 42% chỉ muốn phá thai hợp pháp trong một số trường hợp nhất định, trong khi 50% những người có đặc quyền kinh tế muốn việc này. Nhưng còn điều này nữa: Cứ 4 người dễ bị tổn thương về kinh tế thì có 1 người muốn cấm phá thai hoàn toàn, trong khi chỉ 1/10 người có đặc quyền kinh tế muốn như vậy.

Ngoài ra, trong mọi hoàn cảnh của cùng một cuộc thăm dò của Gallup, người da màu chống phá thai nhiều hơn người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn khi được hỏi về việc liệu họ ủng hộ sự sống hay ủng hộ sự lựa chọn. Những người dễ bị tổn thương về kinh tế có +11 điểm phần trăm ủng hộ sự sống trong khi những người có đặc quyền kinh tế là +24 ủng hộ lựa chọn. Những người da màu tự nhận mình ủng hộ sự sống hơi đông hơn những người tự nhận là ủng hộ lựa chọn, trong khi điều ngược lại là đúng đối với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Những con số trên buộc chúng ta phải đối đầu với một tình thế ma quái của vụ việc: Những người có nhiều khả năng phản đối việc phá thai nhất là những người có nhiều xác suất hơn bị ép buộc một cách có cơ cấu phải phá thai.

Như thế, xem các nhà chẩn đoán có đặc quyền liên tục nại người da màu nghèo ra để bảo vệ quan điểm phá thai của họ, là một cảnh tượng khá đáng lưu ý. Nếu chúng ta dành thời gian để thực sự lắng nghe những người dân này — nếu chúng ta thực sự tập trung quan điểm và trải nghiệm của họ — thì điều đó sẽ trực tiếp thách thức các chính sách thân thiện đối với hoạt động phá thai của Roe. (Tất nhiên, là các chính sách được ban bố từ trên cao xuống bởi một nhóm đàn ông da trắng có đặc quyền áp đảo.) Nó sẽ thách thức chủ nghĩa cực đoan phá thai do Roe tạo ra mà Hoa Kỳ hiện chỉ có chung với bảy quốc gia khác.

Trong khi các phong trào ủng hộ sự sống đã đầu tư nhiều triệu đô la vào các trung tâm trợ giúp mang thai và các cơ sở khác (làm giảm số lượng các phòng khám phá thai) để cố gắng giúp những phụ nữ này trong 5 thập niên qua, phải nói rằng nhiều hơn thế nữa có thể và nên được thực hiện để giải quyết các vấn đề về cơ cấu và các chính sách công không thành công dẫn đến những kết quả ma quái như vậy.

Đáng mừng là phe phóng túng trong Đảng Cộng hòa đang bắt đầu suy yếu và các phong trào phò sinh của đảng này đang đi lên. Đặc biệt là các người có tôn giáo phò sinh đang có những động thái đáng kể để giải quyết điều gọi là nhu cầu phá thai.

Tháng 11 năm ngoái, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã công bố dự án mới của mình, có tựa đề: Đồng hành với Các Bà mẹ Đang có Nhu cầu. (Các giám mục California có kế hoạch riêng của họ, tựa là “Chúng tôi đã Sinh ra Sẵn sàng.”) Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công gần đây đã công bố Sáng kiến Đời sống và Gia đình của mình. Trung tâm Đạo đức và Văn hóa de Nicola tại Đại học Notre Dame đã đưa ra sáng kiến Đầu tiên dành cho Phụ nữ và Trẻ em.

Những nỗ lực trên chắc chắn tốt hơn những nỗ lực của các tập đoàn như Amazon, những tập đoàn làm việc không mệt mỏi để phá hoại các thiện ích có lợi cho người lao động nhằm mang lại lợi nhuận cho các cổ đông của họ, thậm chí còn cung cấp “lựa chọn” phá thai bạo lực cho nhân viên của mình. Rất tiếc, thậm chí họ còn trả tiền cho phụ nữ đi du lịch để phá thai thay vì thực sự hỗ trợ họ vừa làm mẹ vừa làm nhân viên của Amazon.

Phá thai là một “việc không lựa chọn” đối với những người không có quyền lực và đặc quyền. Họ không muốn bạo lực. Họ muốn công lý.

Nếu các giai cấp nói chuyện rôm rả muốn tìm hiểu thêm về lý do tại sao câu chuyện phổ biến về tính dễ bị tổn thương kinh tế, chủng tộc và nạo phá thai là sai, tôi xin đề nghị những tiếng nói của Người da đen sau đây với qúy vị, chỉ như một khởi đầu: Gloria Purvis, Justin Giboney, Monique Chiereau Wubbenhorst và Dân biểu Tiểu Bang Connecticut Trenee McGee. Họ tuyêt đối sẽ làm đầu óc qúy vị suy nghĩ và nhiều điều hơn thế nữa về nguồn gốc của họ.

Đối với phần còn lại của giới chuyên gia: Qúy vị hãy bênh vực quyền phá thai, nếu qúy vị phải làm như vậy. Nhưng giờ đây, rõ ràng qúy vị đang ở phía sai lầm của lịch sử, nếu lịch sử đang nghiêng về phía bất bạo động và đề cao những người không có tiếng nói và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nhưng khi qúy vị bênh vực, qúy vị hãy ngưng kêu gọi làm đồng minh, những người không chia sẻ quan điểm của qúy vị về việc phá thai.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:50 20/05/2022
Hình ảnh “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành.”

Trong đời sống con người xưa nay luôn phải có quyết định sau cùng nên hay không nên trong mọi lãnh vực đời sống. Để có quyết định đúng, phải cần có sự hướng dẫn chỉ bảo tốt cùng có tầm nhìn xa trông rộng. Theo ngôn ngữ văn hóa là cần có cố vấn hay tư vấn để tham khảo.

Ngày xưa, năm 49. trước Chúa giáng sinh, theo truyền thuyết thuật lại, hoàng đế Julius Caesar của đế quốc Roma đã có câu nói thời danh ” Alea iacta est! ” xin tạm dịch: Con bài đã được đưa ra, hay Quyết định đã ngã ngũ!, sau khi bàn tính suy nghĩ với các cố vấn, ông đã đưa ra quyết định cho quân đội băng qua sông Rubikon tiến tới trong cuộc chiến.

“ Alea iacta est” cũng là cảm nhận tế nhị trong đời sống con người ở mọi lãnh vực, khi phải đi đến một quyết định khó khăn.

Trước những tình trạng tế nhị khó khăn không biết phải đi đến quyết định thế nào cho đúng, nên trước đó cần sự hướng dẫn chỉ bảo, sự cố vấn tốt. Vì sự quyết định sau cùng được hiểu là mốc điểm xuay chiều đổi hướng trong đời sống.

Vậy đâu là hình ảnh sự cố vấn cho đời sống tinh thần đức tin đạo giáo chúng ta?

Xưa nay hằng cần có những lời cố vấn, linh hướng chỉ bảo trong lãnh vực này.

Đức Mẹ Maria là người đã nhận được sự cố vấn chỉ dẫn tốt lành nhất, khi Maria ưng thuận chấp nhận chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa cho Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người trong cung lòng mình, do Thiên Thần Gabriel của Thiên Chúa hiện đến báo tin này.

Maria trải qua tình trạng lo âu bối rối, nhưng đã có quyết định Fiat- Xin vâng- đúng phù hợp với chương trình của Thiên Chúa không riêng cho mình, nhưng sự quyết định đó cần thiết cho cả toàn nhân loại. Lời Fiat của Maria ở Nazareth trong biến cố Thiên Thần truyền tin năm xưa là điểm mốc xuay chiều hướng trong lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa muốn thực hiện cho trần gian.

Maria đã có thể đi đến quyết định đúng, vì lời cố vấn sự chỉ dẫn cho Maria cao qúi cùng tế nhị. Chấp nhận trở thành người mẹ hạ sinh nuôi dưỡng và cùng chịu đau khổ với Chúa Jesus, Con Thiên Chúa, Đấng được ca tụng diễn tả là” Vị cố vấn kỳ diệu” ( Isaia 9,5).

Vị Cố vấn kỳ diệu Jesus, Con Thiên Chúa, được sai xuống trần gian trong cung lòng Đức Mẹ Maria, mang sự sống ơn cứu độ, ơn tha thứ hòa giải với Thiên Chúa cho linh hồn con người khỏi án phạt tội lỗi, mà Ông Bà nguyên tổ Adong Evà đã vấp phạm chống lại Thiên Chúa khi xưa trong vườn địa đàng.

Tượng đúc khắc Đức Mẹ Maria tay bồng ẵm Chúa Jesus, vị Cố vấn kỳ diệu, là hình ảnh đạo đức quen thuộc phổ biện xưa nay trong dòng lịch sử đức tin Kitô giáo ở khắp mọi nơi, nói lên Đức Mẹ Maria đã được cố vấn tốt nhất, và Maria đã trở thành người mang ẵm “ vị cố vấn kỳ diệu” Jesus tốt nhất cho trần gian.

Sự cố vấn, chỉ bảo đàng lành của Thiên Chúa là trung tâm nằm tận sâu trong trái tim đời sống Đức Mẹ Maria.

Lời ca tụng cầu xin “ Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành” trong kinh cầu Đức Mẹ diễn tả vẽ lên hình ảnh tình yêu mến cùng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa nơi Đức Mẹ Maria.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
VietCatholic TV
Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha: Người cao niên dạy chúng ta biết kiên trì trong đức tin
VietCatholic Media
02:08 20/05/2022

Sáng thứ Tư, ngày 18 tháng Năm năm 2022, đã có khoảng 15.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô.

Trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu.

Đầu buổi tiếp kiến là phần tôn vinh Lời Chúa. Mọi người lắng nghe đoạn sách ông Gióp, đoạn thứ 42 (Gb 42, 1-6.12.16):

“Ông Gióp thưa với Chúa: Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được, không có gì Ngài đã định trước mà lại không thành tựu... Phải, con đã nói dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con... Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn... Chúa giáng phúc cho những năm cuối đời của ông Gióp nhiều hơn trước kia... Sau tất cả những điều đó, ông Gióp còn sống 140 năm nữa và nhìn thấy con cái cháu chắt bốn đời”.

Trong bài huấn đức, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Đoạn Kinh thánh chúng ta vừa nghe kết thúc Sách Gióp, một tác phẩm văn học cổ điển phổ quát. Trong hành trình giáo lý, chúng ta gặp ông Gióp khi ông đã là một ông già. Chúng ta gặp ông như nhân chứng cho một đức tin không chấp nhận một “bức tranh biếm họa” về Thiên Chúa, nhưng phản đối lớn tiếng khi đối diện với sự dữ cho đến khi Thiên Chúa đáp lời và mạc khải khuôn mặt của Người. Và cuối cùng, Thiên Chúa đáp lời một cách đáng ngạc nhiên như mọi khi-Người bày tỏ cho ông Gióp sự vinh quang của Người mà không đè bẹp ông, hoặc đúng hơn, với sự dịu dàng tối cao, một cách dịu dàng, như Thiên Chúa vẫn luôn làm như thế. Các trang của cuốn sách này cần được đọc kỹ, không thành kiến, không khuôn thước định sẵn, để hiểu được sức mạnh của tiếng than của Gióp. Sẽ rất tốt cho chúng ta khi đặt mình vào trường học của ông để vượt qua cơn cám dỗ duy luân lý do sự bực tức và cay đắng của nỗi đau mất tất cả gây ra.

Trong đoạn kết của cuốn sách - chúng ta nhớ câu chuyện, phải không? Ông Gióp mất tất cả mọi sự ở trong đời, mất của cải, mất gia đình, mất con trai và thậm chí mất cả sức khỏe, và thế là ông ở đây, bị dịch hạch, trong cuộc đối thoại với ba người bạn, rồi một người thứ tư, họ đến thăm chào ông: đó là câu chuyện - và hôm nay, trong đoạn này, đoạn kết của cuốn sách, khi Thiên Chúa cuối cùng lên tiếng (và cuộc đối thoại giữa Ông Gióp và các bạn của ông giống như nẻo đường dẫn đến khoảnh khắc trong đó Thiên Chúa cất lên tiếng nói của Người), Ông Gióp được ca ngợi vì ông hiểu mầu nhiệm dịu dàng của Thiên Chúa ẩn sau sự im lặng của Người. Thiên Chúa quở trách các người bạn của ông Gióp, những người cho rằng họ biết mọi sự, biết về Thiên Chúa và về sự đau khổ, và khi đến để an ủi ông Gióp, kết cục họ lại phán xét ông bằng những khuôn mẫu định kiến của họ. Thiên Chúa bảo vệ chúng ta khỏi tính đạo đức giả hình và tự phụ này! Thiên Chúa bảo vệ chúng ta khỏi tính đạo đức dạy đời này và tính đạo đức của các giới luật vốn đem lại cho chúng ta một sự cao ngạo nào đó, và dẫn anh chị em đến chủ nghĩa biệt phái và đạo đức giả.

Đây là cách Chúa tự phát biểu chính mình Người với họ. Chúa phán như vậy: “Cơn thịnh nộ của ta bừng bừng chống lại các ngươi […] vì các ngươi đã không nói điều đúng về ta, như tôi tớ Gióp của ta đã nói”, Chúa phán với các bạn của Gióp như thế. “Tôi tớ của ta, Gióp sẽ cầu nguyện cho các ngươi, vì ta sẽ nhận lời cầu xin của nó là không giao dịch với các ngươi theo sự điên rồ của các ngươi; vì các ngươi chẳng nói điều gì đúng về ta, như Gióp tôi tớ ta đã nói ”(42: 7-8). Lời tuyên bố của Thiên Chúa khiến chúng ta ngạc nhiên bởi vì chúng ta đã đọc những trang rực lửa với sự phản đối của Gióp khiến chúng ta mất tinh thần. Tuy nhiên, Chúa nói Gióp đã nói tốt, ngay cả khi ông tức giận, và thậm chí giận Thiên Chúa, nhưng ông nói tốt vì ông không chấp nhận việc nói rằng Thiên Chúa là “Kẻ bách hại”. Thiên Chúa là một điều khác thế. Và đó là điều gì? Ông Gióp đang tìm kiếm điều đó. Và như một phần thưởng, Thiên Chúa trả lại cho Gióp gấp đôi số tài sản của ông, sau khi yêu cầu ông cầu nguyện cho những người bạn xấu xa này của mình.

Bước ngoặt trong cuộc trò chuyện về đức tin xảy ra ngay ở cao điểm của ông Gióp, khi ông nói, “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu hủy, thì với tấm thân này, tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ” (19: 25-27). Đoạn văn này thực sự rất đẹp. Nó khiến tôi liên tưởng đến phần cuối của bài thánh nhạc tuyệt vời đó của Handel, Đấng Mêxia, sau bài hát Hallelujah có tính cử hành, giọng nữ cao chậm rãi hát đoạn này: “Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống”, một cách yên bình. Và vì vậy, sau kinh nghiệm đau đớn và vui sướng này của Gióp, tiếng nói của Chúa là một điều hoàn toàn khác. “Tôi biết rằng Đấng Cứu Chuộc của tôi đang sống” - đó thực sự là một điều tuyệt đẹp. Chúng ta có thể giải thích nó như thế này: “Chúa ơi, con biết Chúa không phải là Kẻ bách hại. Thiên Chúa của con sẽ đến và thực thi công lý cho con”. Đó là đức tin đơn sơ vào sự sống lại của Thiên Chúa, đức tin đơn sơ vào Chúa Giêsu Kitô, đức tin đơn sơ rằng Chúa luôn chờ đợi chúng ta và sẽ đến.

Câu chuyện dụ ngôn trong Sách Gióp đại diện một cách mẫu mực điều thực sự xảy ra trong cuộc sống - đó là những thử thách thực sự nặng nề giáng xuống một người, một gia đình, một dân tộc, những thử thách không cân xứng so với sự thấp hèn và yếu đuối của con người. Trong cuộc sống thường xảy ra chuyện “khi trời mưa, nó mưa như thác”, như câu người ta thường nói. Và một số người bị tràn ngập bởi việc tích lũy sự ác dường như thực sự quá đáng và bất công. Nó là như thế với nhiều người.

Chúng ta thẩy đều biết những người như thế. Chúng ta có ấn tượng bởi tiếng khóc than của họ, nhưng chúng ta cũng ngưỡng mộ trước sự vững chắc của niềm tin và tình yêu trong im lặng của họ. Tôi nghĩ đến cha mẹ của những đứa trẻ khuyết tật nặng nề, anh chị em có bao giờ nghĩ đến cha mẹ của những đứa trẻ khuyết tật nặng nề chưa? Toàn bộ cuộc đời của họ.… Tôi cũng nghĩ đến những người đang sống với bệnh tật vĩnh viễn, hoặc những người hỗ trợ một thành viên trong gia đình của họ…. Những tình huống này thường trở nên gia trọng hơn do sự khan hiếm các nguồn lực kinh tế. Tại một số thời điểm nhất định trong lịch sử, việc chồng chất các gánh nặng cho ta ấn tượng này: chúng được dành cho từng nhóm. Đây là những gì đã xảy ra trong những năm này với đại dịch Covid-19, và hiện đang xảy ra với cuộc chiến ở Ukraine.

Chúng ta có thể biện minh cho những “thái quá” này bằng trí hiểu cao hơn về tự nhiên và lịch sử không? Liệu chúng ta có thể chúc lành cho chúng về mặt tôn giáo, coi chúng như những giải đáp chính đáng đối với tội lỗi của các nạn nhân, như thể chúng đáng được như vậy không? Không, chúng ta không thể. Các nạn nhân có quyền phản đối mầu nhiệm sự ác, một quyền mà Thiên Chúa ban cho mọi người, mà sau cùng, chính Người đã truyền cảm hứng cho. Đôi khi tôi gặp những người đến gần tôi và nói: “Nhưng thưa Cha, con đã phản đối Thiên Chúa vì con có vấn đề này và vấn đề nọ….” Nhưng bạn biết đấy, bạn à, phản đối là một cách cầu nguyện khi nó được thực hiện như vậy. Khi trẻ em, khi người trẻ phản đối cha mẹ, đó là cách kéo chú ý của họ và yêu cầu họ chăm sóc mình. Nếu anh chị em có một vết thương trong lòng, một vài nỗi đau, và anh chị em muốn phản đối, hãy phản đối ngay cả với Thiên Chúa. Thiên Chúa sẵn sàng lắng nghe anh chị em. Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa không sợ lời cầu nguyện phản kháng của chúng ta, không! Thiên Chúa hiểu. Nhưng hãy tự do, hãy tự do trong lời cầu nguyện của anh chị em. Đừng giam cầm lời cầu nguyện của anh chị em trong những khuôn mẫu đã định trước! Không! Lời cầu nguyện phải như thế này: một cách tự phát, giống như của một đứa trẻ nói với cha mình, em nói ra mọi điều từ miệng em bởi vì em biết cha em hiểu em. Đoạn đầu tiên của bộ phim, “sự im lặng” của Thiên Chúa, đã diễn tả điều này. Thiên Chúa không né tránh cuộc đối đầu, nhưng ngay từ đầu, Người đã cho phép ông Gióp trút hết sự phản đối của mình ra, và Thiên Chúa lắng nghe. Đôi khi, chúng ta cần học hỏi lòng tôn trọng và sự dịu dàng này của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa không thích cuốn bách khoa đó - hãy tạm gọi như vậy – của những lời giải thích, những suy nghĩ mà bạn bè của ông Gióp đã đưa ra. Đây là những điều phát ra từ đầu lưỡi của họ và đều không đúng - kiểu lòng đạo giải thích mọi sự, nhưng trái tim thì mãi lạnh lùng. Thiên Chúa không thích điều này. Người thích sự phản đối và sự im lặng của ông Gióp hơn.

Lời tuyên xưng đức tin của ông Gióp - xuất phát chính từ lời kêu cầu không ngừng của ông lên Thiên Chúa, lên công lý tối cao - cuối cùng kết thúc bằng một kinh nghiệm gần như huyền nhiệm khiến ông phải thốt lên: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (42: 5). Có bao nhiêu người, bao nhiêu người trong chúng ta sau một trải nghiệm hơi tồi tệ, hơi đen tối một chút, đã tiến một bước và biết Chúa nhiều hơn trước! Và chúng ta có thể nói như ông Gióp: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến Ngài vì con đã gặp Ngài”. Chứng từ này đặc biệt đáng tin cậy nếu nó được phát xuất trong tuổi già, trong tình trạng ngày càng yếu ớt và mất mát. Những người già đã chứng kiến rất nhiều trải nghiệm này trong cuộc sống! Và họ cũng đã thấy sự bất nhất trong các lời hứa hẹn của con người. Các luật sư, nhà khoa học, thậm chí cả những người của tôn giáo, những người nhầm lẫn kẻ bách hại với nạn nhân, nói xa nói gần rằng họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những đau khổ của chính họ. Họ đã lầm!

Những người cao niên nào tìm thấy nẻo đường của chứng từ này, những người nào biến sự phẫn uất vì mất mát của họ thành sự kiên trì chờ đợi các hứa hẹn của Thiên Chúa - có sự thay đổi từ sự phẫn uất vì mất mát sang sự kiên trì tìm kiếm lời hứa của Thiên Chúa - những người cao niên này là một pháo đài không thể thay thế để cộng đồng chống trả các thái quá của sự ác. Tín hữu nào chịu hướng mắt về phía Cây Thánh Giá đã học hỏi được chính điều đó. Ước gì chúng ta cũng học được điều này từ nhiều ông bà, những người giống như Đức Maria, hiệp lời cầu nguyện đôi khi tan nát cõi lòng của họ, với lời cầu nguyện của Con Thiên Chúa, Đấng đã phó mình cho Chúa Cha trên thập giá. Chúng ta hãy nhìn những người già, chúng ta hãy quan sát những người đàn ông và đàn bà cao niên, những người lớn tuổi. Chúng ta hãy nhìn họ một cách yêu thương. Chúng ta hãy xem các kinh nghiệm bản thân của họ. Họ đã chịu đựng rất nhiều trong cuộc sống, họ đã học được rất nhiều trong cuộc sống, họ đã trải qua rất nhiều, nhưng cuối cùng họ có được sự bình yên này, một sự bình yên, tôi phải nói rằng, gần như huyền nhiệm, tức là sự bình yên từ một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa đến mức họ có thể nói, " Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến". Những người cao niên này giống như sự bình yên của Con Thiên Chúa trên thập giá hoàn toàn phó mình cho Chúa Cha.
 
Thông qua 40 tỷ cho Ukraine. Tướng Mỹ alô tướng Nga, Putin sợ đảo chính. Chỉ huy Azov vẫn chiến đấu
VietCatholic Media
03:03 20/05/2022


1. Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận áp đảo 40 tỷ đô la viện trợ cho Ukraine

Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua gói viện trợ khoảng 40 tỷ đô la để gửi viện trợ khẩn cấp cho Ukraine. Số phiếu cuối cùng là 86 trên 11. Dự luật bây giờ sẽ được chuyển cho Tổng thống Biden ký.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh việc Thượng viện Hoa Kỳ thông qua hỗ trợ kinh tế hơn nữa, viết rằng điều đó là “quan trọng.”

Trước cuộc bỏ phiếu, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer nói rằng Thượng viện “sẽ giữ lời hứa sát cánh với người dân Ukraine.” Ông nói thêm rằng khoản viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo trị giá 40 tỷ USD là “lớn” và “nó sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của người dân Ukraine khi họ chiến đấu vì sự sống còn của mình.”

2. Tham mưu trưởng Mỹ nói chuyện với tướng Nga. Putin sợ Mỹ đang thuyết phục các tướng Nga đảo chính

Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã nói chuyện với Tổng Tham Mưu quân đội Nga lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine diễn ra.

Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, đã nói chuyện với Tướng Nga Valery Gerasimov, qua điện thoại vào hôm thứ Năm. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết như trên.

Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo quân sự kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2.

“Các nhà lãnh đạo quân đội đã thảo luận về một số vấn đề liên quan đến an ninh mà họ quan tâm và đồng ý giữ các đường dây liên lạc mở,” Thiếu tướng John Kirby cho biết như trên nhưng không cho biết thêm về nội dung trao đổi.

Cuộc trò chuyện của Milley với Gerasimov diễn ra sáu ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, lần đầu tiên kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine.

Cuộc nói chuyện giữa Austin và Shoigu kéo dài khoảng một giờ. Tướng Austin đã sử dụng lời kêu gọi này để thúc giục Shoigu thực hiện “lệnh ngừng bắn ngay lập tức” ở Ukraine. Lần cuối cùng cả hai nói chuyện là vào ngày 18 tháng 2, trước khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.

Những trao đổi giữa các tướng Mỹ và các tướng Nga có thể gây ra các căng thẳng giữa Putin và giới quân sự Nga, vốn đã nảy sinh sau các thất bại quân sự của Nga tại Ukraine.

Thiếu tướng John Kirby cũng lên tiếng hoan nghênh Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD.

Tổng thống Mỹ Joe Biden được tường trình sẽ ký gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine khi ông đang ở Hàn Quốc. Dự luật phải được chuyển đến Hàn Quốc để có chữ ký của Tổng thống vì Biden đã bắt đầu chuyến đi đến Hán Thành vào chiều thứ Năm.

3. Đây là những điều bạn cần biết về cuộc gặp giữa Mỹ, Thụy Điển và Phần Lan

Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo của Thụy Điển và Phần Lan đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc sau khi họ nộp đơn xin gia nhập NATO vào hôm thứ Tư.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về những gì các nhà lãnh đạo đã nói trong cuộc họp báo ở Vườn Hồng sau cuộc họp của họ trong Phòng Nội các.

Biden cung cấp “hỗ trợ mạnh mẽ” cho các nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển

“Quân đội Phần Lan và Thụy Điển đã sát cánh cùng các lực lượng Mỹ và NATO ở Kosovo, ở Afghanistan và ở Iraq. Và cả Phần Lan và Thụy Điển đều đang làm việc phối hợp với Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác khác của chúng ta để hỗ trợ những người dân dũng cảm của Ukraine”, tổng thống Biden nói và nhấn mạnh thêm rằng các nước đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của NATO”

Chính quyền Biden sẽ đệ trình các báo cáo lên Quốc hội Hoa Kỳ về việc gia nhập NATO này cho cả hai nước. Đây là cách “để Thượng viện có thể tiến hành một cách hiệu quả và nhanh chóng trong việc đồng ý với hiệp ước”. Trong nội bộ Hoa Kỳ, ít nhất 2/3 Thượng viện phải bỏ phiếu chấp thuận các quốc gia thành viên mới trong liên minh phòng thủ. Tương tự, các cơ quan lập pháp của tất cả 30 thành viên hiện tại phải chấp thuận các ứng viên NATO mới.

Các nhà lãnh đạo của Phần Lan và Thụy Điển bày tỏ hy vọng các quốc gia sẽ nhanh chóng phê chuẩn.

“Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã thay đổi Âu Châu và môi trường an ninh của chúng tôi. Phần Lan thực hiện bước trở thành thành viên NATO không chỉ để củng cố an ninh của riêng mình, mà còn để tăng cường an ninh xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn”, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói.

Tổng thống Phần Lan thề là “đồng minh NATO mạnh mẽ” và lên án chủ nghĩa khủng bố sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nêu ra những lo ngại

Ông nói rằng ông hy vọng sẽ có “sự phê chuẩn nhanh chóng” đối với đơn xin NATO của Phần Lan.

Tổng thống Niinistö cũng đã nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau khi ông này cho biết sẽ phủ quyết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

“Phần Lan luôn có mối quan hệ song phương tốt đẹp và đáng tự hào với Thổ Nhĩ Kỳ. Với tư cách là đồng minh của NATO, chúng tôi sẽ cam kết với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cam kết về an ninh của chúng tôi. Chúng tôi rất coi trọng vấn đề khủng bố. Chúng tôi lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức của nó và chúng tôi tích cực tham gia chống lại nó. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về tất cả các mối quan tâm mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể có liên quan đến tư cách thành viên của chúng tôi một cách cởi mở và mang tính xây dựng. Những cuộc thảo luận này đã diễn ra và chúng sẽ tiếp tục trong những ngày tới.”

Tổng thống Niinistö cũng nói về việc Nga xâm lược Ukraine đã thúc đẩy đất nước của ông tìm kiếm tư cách thành viên NATO như thế nào.

“Vào ngày 24 tháng 2, tôi nói rằng những chiếc mặt nạ đã rơi xuống và chúng ta chỉ thấy những khuôn mặt lạnh lùng của chiến tranh. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã thay đổi Âu Châu và môi trường an ninh của chúng ta. Phần Lan trở thành thành viên NATO không chỉ để củng cố an ninh của riêng mình mà còn để tăng cường an ninh xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn. Điều này không khiêu khích bất kỳ ai. Giống như Tổng thống Biden đã nói, NATO bảo vệ, phòng thủ, không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ ai.”

Phần Lan có đường biên giới dài 800 dặm, hay 1.335km với Nga.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết: Chính phủ Thụy Điển “đã đi đến kết luận rằng an ninh của người dân Thụy Điển sẽ được bảo vệ tốt nhất trong liên minh NATO và điều này được hỗ trợ rất rộng rãi trong quốc hội Thụy Điển”.

“Hành động gây hấn toàn diện” của Nga đối với Ukraine đã dẫn đến “thời điểm đầu tiên” để Thụy Điển quyết định xin gia nhập NATO

“Chính phủ của tôi đã đi đến kết luận rằng an ninh của người dân Thụy Điển sẽ được bảo vệ tốt nhất trong liên minh NATO và điều này được hỗ trợ rất rộng rãi trong quốc hội Thụy Điển,” cô nói khi đứng cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö.

Bà nhấn mạnh NATO cũng sẽ mạnh hơn với Thụy Điển và Phần Lan là thành viên.

“Chúng tôi là những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng tôi có truyền thống hợp tác quân sự sâu rộng lâu đời với NATO, bao gồm tất cả các nhiệm vụ. Và chúng tôi hiện đang tăng cường chi tiêu quốc phòng và chúng tôi sẽ đạt 2% GDP trong thời gian sớm nhất có thể.”

Andersson gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là “tầm quan trọng cơ bản”, nhưng cho biết bà mong muốn được đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết các mối quan ngại của nước này.

Bà nói thêm, Thụy Điển mong đợi “một quá trình phê chuẩn nhanh chóng”, đồng thời cho biết nước này “chuẩn bị gánh vác trách nhiệm với tư cách là một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”.

4. Chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine chia sẻ đánh giá lạc quan về diễn biến xung đột với Nga

Phái đoàn quân sự cấp cao nhất của Ukraine đã gặp gỡ các giới chức NATO và đưa ra đánh giá những tích cực về cuộc xung đột.

“Ngày nay, chúng tôi không chỉ tự vệ. Chúng tôi đã tiến hành một loạt những cuộc phản công thành công”, Tướng Valeriy Zaluzhny, Tổng tư lệnh Bộ Tổng tham mưu Ukraine, cho biết như trên với Ủy ban Quân vụ NATO.

Các lực lượng Ukraine đã giải phóng hoàn toàn Kharkiv và Mykolaiv, và đang bao vây Kherson, ông nói.

Zaluzhny cho biết ông đã nhấn mạnh rằng người Ukraine đang phải trả một cái giá cực kỳ đắt cho tự do và sự lựa chọn của Âu Châu, và Âu Châu đang trải qua cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Kể từ năm 2014, “chúng tôi đã nhận thức được rằng cuộc xâm lược toàn diện cuối cùng sẽ bắt đầu và chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó,” ông nói thêm.

Quân đội Ukraine đã “thừa nhận rằng tháng đầu tiên sẽ là bước ngoặt.”

Tuy nhiên, bất chấp những thành công của Ukraine, “Người Nga đang duy trì hỏa lực hỏa tiễn ở cường độ cao, trung bình 10-14 hỏa tiễn hành trình và đạn đạo mỗi ngày. Đây là mối đe dọa không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với các quốc gia thành viên NATO, “và điều cốt yếu là phải tăng cường khả năng phòng thủ chống lại hỏa tiễn”.

5. Tổng thống Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm rằng nhiều người thiệt mạng sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tại một ngôi làng ở vùng Chernihiv

Tại khu vực Chernihiv phía bắc Kyiv, ngôi làng Desna bị trúng hỏa tiễn của Nga hôm thứ Năm khiến nhiều người thiệt mạng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm tối thứ Năm. Desna cách biên giới với Belarus 40 km.

“Các cuộc tấn công của Nga vào vùng Chernihiv, đặc biệt là cú đánh khủng khiếp vào sông Desna, tung ra các mảnh vỡ, khiến nhiều người chết,” Ông Zelenskiy nói.

Ông nhấn mạnh rằng “liên tục có các cuộc tấn công vào khu vực Odesa, vào các thành phố ở miền trung Ukraine, Donbas bị phá hủy hoàn toàn - tất cả những điều này không có và không thể có bất kỳ lời giải thích quân sự nào cho Nga”.

Ông nói: “Đây là một nỗ lực có chủ ý và tội phạm nhằm giết càng nhiều người Ukraine càng tốt.”

Ông Zelenskiy cho biết thêm

“Ở Donbas, quân xâm lược đang cố gắng gia tăng sức ép. Đó là địa ngục, nói không ngoa chút nào. Vụ đánh bom tàn bạo và hoàn toàn vô nghĩa ở Severodonetsk khiến 12 người chết và hàng chục người bị thương chỉ trong một ngày.”

“Các cuộc ném bom và pháo kích vào các thành phố khác, các cuộc không kích và hỏa tiễn của quân đội Nga - tất cả những điều này không thể xem là giao tranh trong chiến tranh.”

“Đây là một nỗ lực có chủ ý và tội phạm nhằm giết càng nhiều người Ukraine càng tốt. Phá hủy càng nhiều nhà cửa, cơ sở xã hội và xí nghiệp càng tốt. Đây là những gì sẽ đủ điều kiện cho tội ác diệt chủng nhắm vào người dân Ukraine và quân xâm lược chắc chắn sẽ bị đưa ra công lý,” ông nói thêm.

Trong khi đó, chính quyền quân sự cho biết 12 thường dân thiệt mạng ở khu vực Luhansk khi các cuộc ném bom của Nga tăng cường

Chính quyền quân sự khu vực Luhansk cho biết 12 dân thường đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong một ngày bị pháo kích dữ dội của quân đội Nga.

Người đứng đầu chính quyền Luhansk Serhiy Haidai cho biết tất cả thương vong đều xảy ra ở thành phố Severodonetsk.

Haidai mô tả vụ pháo kích là bừa bãi, nói thêm rằng “chủ yếu là người Nga nhắm vào các tòa nhà dân cư”.

Ông cho biết con số thương vong không phải là cuối cùng, “vì không thể kiểm tra khu vực bị cháy.”

6. Một chỉ huy Ukraine vẫn ở bên trong nhà máy Azovstal thề rằng “cuộc chiến vẫn tiếp tục”

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết trong khi hàng trăm binh sĩ Ukraine đã rời khỏi nhà máy Azovstal trong tuần này, có khả năng vẫn còn hàng trăm người bên trong khu phức hợp bị bao vây ở rìa Mariupol - bao gồm cả một số chỉ huy cao cấp.

Một trong số đó là Thiếu tướng Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Trung đoàn Azov. Trong vài ngày qua, ông đã thường xuyên đăng trên các tài khoản mạng xã hội của mình, nói về các chiến thuật quân sự và cuộc chiến phía trước cho Ukraine, nhưng không phải về những gì có thể xảy ra với ông.

Trong một bài đăng hôm thứ Tư, ông cho biết sẽ không đầu hàng, và nói rằng “cuộc chiến vẫn tiếp tục.”

Bộ Quốc phòng Nga kháo rằng hơn 1.700 binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol kể từ ngày 16 tháng 5. Trong khi đó, một quan chức quân đội Ukraine cho biết việc di tản nhà máy này vẫn tiếp tục và ông hy vọng rằng Nga sẽ giữ lời của mình để đối xử với các binh sĩ theo luật pháp quốc tế. Hội Hồng Thập Tự Quốc tế cho biết họ đã lấy danh sách hàng trăm tù nhân chiến tranh Ukraine đã rời bỏ nhà máy.

Trong một bài đăng trên Instagram, Krotevych nói với các chiến binh của mình: “Chiến tranh vẫn chưa kết thúc, cuộc chiến toàn diện chỉ mới bắt đầu. Bạn sẽ phải trở thành chỉ huy và nắm quyền kiểm soát, hoặc bỏ chạy và sau đó bạn sẽ phải gánh chịu những tổn thất lớn hơn nữa”.

Một sĩ quan khác của Trung đoàn Azov vẫn ở trong nhà máy thép đã đưa ra một tuyên bố video ngắn vào tối thứ Năm.

Sviatoslav Palamar, chỉ huy phó của Azov cho biết: “Chỉ huy của tôi và tôi đang ở trên lãnh thổ của nhà máy Azovstal. Một cuộc hành quân đang được tiến hành. Tôi sẽ không cung cấp bất kỳ chi tiết. Tôi biết ơn cả thế giới và Ukraine vì sự ủng hộ. Tôi sẽ gặp lại các bạn!”

Palamar không cung cấp thêm dấu hiệu về cuộc hành quân đó có thể là gì.

Một số chính trị gia Nga đã đề xuất rằng các chỉ huy Azov sẽ bị xét xử như tội phạm chiến tranh nếu họ bị giam giữ. Truyền thông nhà nước Nga thường gọi họ là “những người theo chủ nghĩa dân tộc mới” và dân quân chủ nghĩa.

7. Chính quyền Biden công bố gói an ninh trị giá 100 triệu USD cho Ukraine

Chính quyền Biden đã công bố một gói an ninh trị giá 100 triệu đô la khác cho Ukraine hôm thứ Năm khi Tổng thống chuẩn bị ký một dự luật hỗ trợ hàng tỷ đô la nữa.

Hỗ trợ an ninh bổ sung sẽ “cung cấp thêm pháo, radar và các thiết bị khác cho Ukraine, những thứ mà họ đã sử dụng rất hiệu quả trên chiến trường,” Biden cho biết trong một tuyên bố. “Những vũ khí và thiết bị này sẽ trực tiếp đến tiền tuyến của tự do ở Ukraine, và nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ của chúng tôi đối với những người dân Ukraine dũng cảm khi họ bảo vệ đất nước của họ trước sự xâm lược đang diễn ra của Nga.”

Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đưa ra một tuyên bố.

Ông nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi đang rút bớt vũ khí và thiết bị bổ sung của Hoa Kỳ cho quốc phòng Ukraine. Đây là lần thứ mười từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Mỹ, trị giá lên tới 100 triệu USD”.

Gói mới nhất nâng tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên tới khoảng 3,9 tỷ USD vũ khí và trang thiết bị kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga.

Ông Blinken nói: “Hoa Kỳ, cũng như hơn 40 nước Đồng minh và các nước đối tác, đang làm việc suốt ngày đêm để xúc tiến các chuyến hàng vũ khí và thiết bị cần thiết cho quốc phòng của Ukraine”.

Điều này diễn ra khi Tòa Bạch Ốc cảnh báo bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc cấp phép tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể dẫn đến việc gián đoạn các chuyến hàng vũ khí và thiết bị.

Chính quyền Biden đặt ưu tiên hàng đầu là đưa các lô hàng vào Ukraine càng nhanh càng tốt, cắt giảm quy trình phê duyệt và giao hàng từ vài tuần xuống còn vài ngày.
 
Truyền thông Malta tin rằng Đức Hồng Y Mario Grech sẽ là Giáo Hoàng kế vị Đức Phanxicô
VietCatholic Media
05:50 20/05/2022


1. Hồng Y Grech, một ứng viên Giáo hoàng tương lai đến từ Malta

Khi sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô là chủ đề của nhiều bài báo trong vài tháng qua, nhiều đồn đoán về những vị có thể kế nhiệm ngài trong trường hợp ngài từ chức. Trong số đó, gần đây nổi lên một tên tuổi mới là Đức Hồng Y Mario Grech.

Các ứng viên Giáo Hoàng sáng giá nhất trong thời gian gần đây là Đức Hồng Y người Hung Gia Lợi Peter Erdo, Đức Hồng Y người Hà Lan Wim Eijk và Đức Hồng Y người Canada Marc Ouellet. Tuy nhiên, một cái tên khác đã xuất hiện là Đức Hồng Y Mario Grech người Malta.

Tờ Times of Malta giải thích rằng vị Tổng thư ký 65 tuổi của Thượng Hội đồng Giám mục đã trở thành Hồng Y sau khi ủng hộ tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng.

Cũng có những tiếng nói ủng hộ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Hồng Y Luis Tagle người Phi Luật Tân, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Tuy nhiên, vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hôm 11 tháng 5, gần như chấm dứt mọi cơ hội của Đức Hồng Y Pietro Parolin. Chính sách đối với Trung Quốc do Đức Hồng Y Pietro Parolin chủ xướng bị phê bình là phá sản. Chính sách ấy có tên là “Ostpolitik”, đã từng được áp dụng trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì quan hệ với các chế độ Cộng sản, bất kể chúng đang đàn áp các tín hữu Công Giáo trên thực địa, đã bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bác bỏ.

Đề xuất cho rằng Đức Hồng Y Mario Grech là ứng viên Giáo Hoàng là do tờ Times of Malta đưa ra và dường như không được chia sẻ một cách rộng rãi bởi các quan sát viên về Vatican.

Theo ký giả Ý, Sandro Magister, hai vấn đề nổi cộm được các Hồng Y và Giám Mục quan tâm là vấn đề Tiến Trình Công Nghị Đức và vấn đề tự do tôn giáo. Hai vấn đề này xem ra là những thách thức đối với Đức Hồng Y Mario Grech.

Hàng trăm giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã công bố một “bức thư ngỏ trong tình huynh đệ” cho các giám mục của Đức cảnh báo rằng những thay đổi sâu rộng và liên tục đối với giáo huấn của Giáo hội được ủng hộ bởi cái được gọi là “Tiến Trình Công Nghị” có thể dẫn đến ly giáo.

Bức thư bày tỏ “mối quan tâm ngày càng tăng của chúng tôi về bản chất của toàn bộ Tiến Trình Công Nghị của Đức,” mà những người ký tên cho rằng đã dẫn đến sự lầm lạc và hoang mang về giáo huấn của Giáo hội và dường như tập trung nhiều hơn vào ý muốn của con người hơn là thánh ý của Thiên Chúa.

“Không lắng nghe Chúa Thánh Thần và Tin Mừng, các hành động của Tiến Trình Công Nghị làm suy yếu uy tín của thẩm quyền Giáo Hội, bao gồm cả quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Nhân học Kitô giáo và luân lý tình dục; và độ tin cậy của Kinh thánh,” lá thư viết.

“Trong khi trình bày một lượng lớn các ý tưởng và từ vựng tôn giáo, các tài liệu về Tiến Trình Công Nghị Đức dường như phần lớn không được lấy cảm hứng từ Kinh thánh và Truyền thống - mà đối với Công đồng Vatican II, là 'một kho tàng thiêng liêng duy nhất của Lời Chúa' – nhưng được lấy từ các phân tích xã hội học và chính trị đương đại, bao gồm cả ý thức hệ giới tính.”

“Họ nhìn Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội qua lăng kính của thế giới hơn là qua lăng kính của những chân lý được mạc khải trong Kinh thánh và Truyền thống có thẩm quyền của Giáo hội.”

Trước những góp ý huynh đệ này, Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã thẳng thừng bác bỏ và tuyên bố tiếp tục Tiến Trình Công Nghị như dự kiến ban đầu. Đến nay, Tiến Trình Công Nghị này đã thông qua được các văn bản kêu gọi chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, và bãi bỏ luật độc thân linh mục.

Vấn đề tự do tôn giáo đã nổi lên một cách mạnh mẽ sau vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân.
Source:Times Of Malta

2. Cuộc hành hương Lộ Đức mang đến sự an ủi cho những tâm hồn bị tổn thương

Vết thương chiến tranh “vô hình” là trọng tâm của cuộc hành hương Hàng năm của các Chiến binh đến Lộ Đức lần thứ tám, diễn ra từ ngày 10 đến 16 tháng 5 trong cuộc Hành hương Quân sự Quốc tế lần thứ 62 tại ngôi đền ở Tây Nam nước Pháp.

Được tài trợ bởi nhóm Hiệp sĩ Kha Luân Bố hợp tác với Tổng giáo phận quân đội, cuộc hành hương của các Chiến binh đến Lộ Đức giúp các binh sĩ Hoa Kỳ trải nghiệm sự biến đổi và chữa lành tại thành phố của Pháp, nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ Bernadette Soubirous vào năm 1858.

Mỗi năm, khoảng một trăm binh sĩ “cần sự giúp đỡ” được lựa chọn từ khắp đất nước bởi lãnh đạo của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, và được trang trải chi phí cho chuyến đi. Hơn 175 nhân viên tại ngũ và các cựu chiến binh đang tham gia cuộc hành hương năm nay, do Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio dẫn đầu.

Đối với nhiều thương binh, những thành quả tốt đẹp của chương trình hỗ trợ đã có thể nhìn thấy ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc hành hương.

Richard Johnson, một cựu y tá quân đội có vấn đề về nghiện ngập nghiêm trọng, cảm thấy được tái sinh dưới chân Đức Mẹ, được thúc đẩy bởi sự chăm sóc, lòng trắc ẩn và chuyên môn của những người lãnh đạo chuyến đi, và tình bạn hình thành nhanh chóng với những người hành hương khác.

Anh nói: “Sự thân thiện và tốt bụng bao quanh chúng tôi ở đây đặt chúng tôi trong những điều kiện lý tưởng để chào đón tình yêu của Thiên Chúa và gặp gỡ Chúa Giêsu của chúng ta qua Mẹ Maria.”

“Từ ngữ khó có thể mô tả trải nghiệm tôi đang sống ở đây. Tôi có thể cảm nhận được sự chữa lành. Nó là thứ mà người ta gần như có thể chạm vào “.

Cuộc Hành hương Quân sự Quốc tế năm nay - lần đầu tiên kể từ khi bùng phát virus coronavirus - bao gồm khoảng 10.300 người hành hương từ 42 quốc gia khác nhau, háo hức được đoàn tụ với những người anh em của họ trong vòng tay lần đầu tiên sau ba năm.

Được khởi xướng vào cuối Thế chiến II nhằm thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên toàn thế giới, cuộc hành hương chính thức được thành lập vào năm 1958, nhân kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra. Nó không chỉ có các lễ kỷ niệm tôn giáo mà còn có thời gian chia sẻ, các buổi hòa nhạc quanh thành phố và các lễ hội khác.

Ngoài các hoạt động quốc tế này, những người tham gia chương trình hành hương Lộ Đức còn được tham dự Thánh lễ nói tiếng Anh hàng ngày cũng như các buổi học giáo lý.

Năm nay, cuộc hành hương của các quân nhân Hoa Kỳ - với chủ đề là Pacem mam do vobis “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em” - nhấn mạnh những vết thương vô hình do chiến tranh gây ra. Chúng bao gồm những chấn thương về mặt đạo đức là một tai họa vẫn còn ít được biết đến.
Source:Catholic News Agency

3. Giám mục Công Giáo đặt câu hỏi về việc thiếu sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu khi Ba Lan hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Ukraine

Một giám mục Công Giáo đã đặt câu hỏi tại sao Ba Lan không nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ Liên minh Âu Châu và các quốc gia khác khi nước này hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Ukraine.

Đức Cha Krzysztof Zadarko, chủ tịch Ủy ban di cư, du lịch và hành hương của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, lưu ý rằng hàng ngàn người tị nạn tiếp tục từ Ukraine đến Ba Lan mỗi ngày.

“Cần phải thiết lập sự hỗ trợ mang tính hệ thống và lâu dài. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao không có sự hỗ trợ từ Liên minh Âu Châu và các quốc gia khác”.

Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2, hơn sáu triệu người đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh. Hơn một nửa trong số họ đã tìm kiếm nơi trú ẩn ở Ba Lan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất Âu Châu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với 38 triệu dân, đã gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, một liên minh kinh tế và chính trị của 27 quốc gia thành viên, vào năm 2004.

Đức Cha Zadarko, Giám Mục Phụ Tá của Koszalin-Kołobrzeg, tây bắc Ba Lan, cho biết: “Quy mô viện trợ nhân đạo do Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan cung cấp là rất lớn. Không có giáo xứ nào không tham gia hỗ trợ - dù bằng cách tiếp nhận người tị nạn hay tổ chức quyên góp tiền và hiện vật”.

“Với tư cách là Giáo hội, chúng tôi cố gắng hiểu và thực hiện những lời của Chúa Giêsu: 'Ta là ngoại kiều và các ngươi đã chào đón Ta.'“

Ngài nói tiếp: “Cả xã hội cùng tham gia giúp đỡ. Tất cả chúng ta đều có chung mong muốn được giúp đỡ người nghèo và những người khó khăn. Điều quan trọng cần ghi nhận là sự tham gia rất đông đảo của các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận”.

Chủ tịch hội đồng di cư của các giám mục nhấn mạnh rằng mọi người đã trở thành tình nguyện viên ở Ba Lan kể từ tháng Hai. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đất nước vẫn thiếu một mạng lưới tình nguyện viên được tổ chức chuyên nghiệp gần ba tháng sau khi chiến tranh bùng nổ.

Ngài nói: “Sự giúp đỡ tự phát, ngày nay đã trở thành một công thức, thậm chí là một thương hiệu của hình thức hỗ trợ của chúng tôi, là tốt trong một thời gian ngắn. Chúng ta có thể kêu gọi sự đoàn kết và kiên trì trong sự giúp đỡ này, điều rất cần ngày nay, bởi vì điều kiện tự nhiên của xã hội đang suy yếu và kiệt quệ, nó gặp phải trở ngại là kiệt sức và mệt mỏi.”

Vị giám mục 61 tuổi nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ lâu dài cho những người tị nạn Ukraine sống ở Ba Lan.

Ngài nói: “Cần phải tạo ra một viện trợ mang tính hệ thống, dài hạn và cơ cấu được bảo đảm về mặt pháp lý và tài chính - một chương trình dựa trên một chính sách di cư nhất quán.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi đừng quên những người đã ở trong chúng tôi ngày hôm nay, mà còn hàng nghìn người đang đến với chúng tôi mỗi ngày từ Ukraine.”

Ngài nói thêm: “Nhà nước Ba Lan đang cố gắng ngày càng tốt hơn, từng tuần, để đối phó với một tình huống cực kỳ khó khăn. Một cơ quan đặc mệnh toàn quyền của chính phủ về hỗ trợ người tị nạn từ Ukraine đã được chỉ định và một luật đặc biệt được chính phủ thông qua, tạo điều kiện cho người di cư Ukraine tiếp cận thị trường lao động, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.”
Source:Catholic News Agency
 
Anh, Mỹ giải mã được bí mật chiếc SU-35 do Ukraine bắn rơi. Nga tung tin Zelenskiy mới quyên sinh
VietCatholic Media
16:21 20/05/2022


1. Cú sốc lớn đối với Nga: Ukraine trao cho Mỹ các máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi để nghiên cứu

Cuộc chiến Ukraine đã khiến Nga mất đi một số lượng đáng kể máy bay, xe tăng và xe bọc thép. Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất là tiết lộ cho rằng máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mạc Tư Khoa, Su-35, đã bị lực lượng Ukraine bắn hạ.

Hiện có vẻ như nó được định sẵn để trở thành một thách thức quan trọng đối với Điện Cẩm Linh, vì phần công nghệ tiên tiến nhất của nó có thể lọt vào tay Hoa Kỳ.

Tờ Express đưa tin, hệ thống tấn công tầm xa bí mật của máy bay chiến đấu tinh vi nhất của Nga đang được các nhà khoa học Anh và Mỹ kiểm tra. Mặc dù máy bay đã bị phá hủy, các báo cáo khẳng định rằng hệ thống tấn công vẫn còn tốt đủ để kiểm tra kỹ lưỡng.

Máy bay chiến đấu Su-35, được NATO đặt tên là “Flanker”, đang thực hiện hoạt động trấn áp hệ thống phòng không của đối phương khi nó bị hạ gục gần Izium, cách Kharkiv khoảng 75 dặm về phía đông, vào ngày 3 tháng 4, như đã được Thời báo EurAsian đưa tin trước đó.

Giờ đây, khi các nhà khoa học ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh điều tra tàn tích của chiếc máy bay chiến đấu xấu số này, các chuyên gia tin rằng nó có thể tạo ra “sự khác biệt lớn” trong cách phương Tây tiến hành chiến tranh không đối không với cả Nga và Trung Quốc, và như thế là giáng một đòn chí tử vào tổ hợp công nghiệp và quân sự của Nga.

Các chuyên gia của Lực lượng Không quân Ukraine đã có thể thu hồi các phần quan trọng và bí mật trước đó từ đống đổ nát và thông báo cho tình báo Anh. Các hệ thống sau đó được đưa đến Phòng thí nghiệm Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ (DSTL) của Chính phủ ở Porton Down, Wiltshire, nơi các nhà khoa học và hai chuyên gia Không quân Mỹ đã dành 10 ngày để phân tích chúng.

Đánh giá sơ bộ hứa hẹn đến mức các hệ thống đã được vận chuyển đến Nevada, Hoa Kỳ, để phân tích thêm.

2. An ninh mạng Hoa Kỳ cáo buộc Nga tung tin đồn thất thiệt rằng tổng thống Ukraine mới vừa quyên sinh

Trong một nỗ lực để gây chấn động dư luận và tô vẽ thêm cho chiến tích tại Mariupol, mạng lưới dư luận viên trực tuyến của Nga đã tung ra tin giả cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tự sát sau điều họ cho là một thất bại thê thảm tại Mariupol.

Hôm thứ Năm, công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ cho biết, mạng lưới dư luận viên trực tuyến của Nga đã đưa ra các tuyên bố sai sự thật về cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine trong vài tuần qua, đã vừa đồng loạt tung ra tin giả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tự sát sau thất bại tại Mariupol.

Tin giả liên quan đến tổng thống Zelenskiy chỉ là một trong số các hoạt động thông tin được Mandiant theo dõi từ các tác nhân trên mạng xã hội bị nghi ngờ là người Nga và Belarus nhằm mục đích lừa dối những người nhẹ dạ cả tin ở Ukraine, Nga và các nơi khác ở Âu Châu - hoặc ít nhất là làm mờ sự thật về cuộc chiến tàn khốc.

Các nhà phân tích cho rằng, các chiến dịch gây ảnh hưởng nhấn mạnh cách Điện Cẩm Linh đầu tư hơn bao giờ hết cho chiến tranh thông tin và nỗ lực định hình nhận thức về cuộc xung đột ngay cả khi binh sĩ của họ đang phải chịu tổn thất nặng nề trên chiến trường.

Trong một trường hợp khác, các đặc vụ có liên hệ với Belarus đã khẳng định sai sự thật rằng một nhóm tội phạm Ba Lan đang mổ cướp nội tạng của những người tị nạn Ukraine, với sự đồng lõa của các quan chức Ba Lan.

Alden Wahlstrom, nhà phân tích cấp cao tại Mandiant, nói với CNN: “Sự gia tăng của các hoạt động thông tin liên kết với Nga, cả về quy mô và nhịp độ, cho thấy sự chú ý của các quan chức Nga trong việc định hình môi trường thông tin.”

Theo các học giả, trong nhiều thập kỷ ngay từ thời Liên Xô, thông tin sai lệch và cái gọi là “các biện pháp hướng dẫn dư luận tích cực” là một phần quan trọng trong chiến lược và trong chính sách đối ngoại của Nga.

Facebook và YouTube vào tháng 3 đã xóa bỏ một video “deepfake” bị thay đổi bằng kỹ thuật số, được phổ biến rộng rãi nhằm mục đích cho thấy Zelenskiy yêu cầu quân đội Ukraine hạ vũ khí. Zelenskiy thật xuất hiện trong một video ngay sau đó nói rằng việc bảo vệ Ukraine vẫn tiếp tục.

Theo phân tích của Mandiant, các chiến dịch tung tin giả của Nga dường như thu được ít chú ý. Các công dân và binh sĩ Ukraine không có dấu hiệu từ bỏ cuộc kháng chiến của họ trước sự xâm lược của Nga.

Trước tin giả cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ra lệnh đầu hàng, Nga đã tung ra tin giả cho rằng Zelenskiy đã tự sát trong boongke quân sự ở Kyiv vào tháng 3.

Chính phủ Nga đã miêu tả sai sự thật cuộc xâm lược Ukraine của họ như một chiến dịch “phi Quốc Xã hóa” mặc dù trên thực tế ông Zelenskiy là người Do Thái. Câu chuyện tự sát giả mang một số điểm tương đồng với cách nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler đã chết vào năm 1945, bằng cách tự sát trong boongke khi quân đội Đồng Minh tiến vào Berlin.

CNN đã yêu cầu bình luận từ Đại sứ quán Nga tại Washington và Bộ Ngoại giao Belarus về nghiên cứu của Mandiant nhưng đến nay chưa có hồi đáp.

Tin giả cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tự sát sau thất bại tại Mariupol cũng là một cách để Nga đánh bóng cho chiến thắng tại Mariupol.

Nhiều người có thể đồng ý với thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Ukraine Hanna Maliar rằng kết cục tại Mariupol không thể coi là một chiến thắng của Nga. Quân phòng thủ Ukraine tại Mariupol đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là cầm chân hơn 20.000 binh sĩ Nga, ngăn không cho họ có thời gian tiến đánh các khu vực khác của Ukraine, và do đó kéo dài thời gian cho phép Ukraine có thể nhận được viện trợ tiếp cứu từ các quốc gia trên thế giới.

Công ty an ninh mạng Mandiant cũng chỉ ra rằng, một tổ chức thông tin mạng ủng hộ Iran đã mạo danh một nhà báo Nga và đăng các dòng tweet tuyên bố rằng tình báo Israel đã hỗ trợ Ukraine chống lại Nga trước thềm chiến tranh. Rõ ràng đây là một nỗ lực nhằm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Israel. Chính phủ Israel và Iran là những kẻ thù không đội trời chung.

Chính phủ Mỹ đã cố gắng phơi bày trước công chúng thực tế của cuộc chiến tại Ukraine bằng nhiều cách, bao gồm cả việc thiết lập tài khoản của Bộ Ngoại giao trên Telegram, là một ứng dụng nhắn tin phổ biến với người Nga.

3. Chủ sở hữu máy bay lớn nhất thế giới bị Nga tịch thu mất 113 máy bay

AerCap Holdings, tập đoàn cho thuê máy bay khổng lồ, là chủ sở hữu nhiều máy bay phản lực nhất thế giới, đã mất 113 máy bay khi nhà cầm quyền Nga thu giữ chúng để đáp trả các lệnh trừng phạt do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

Vụ tịch thu máy bay và 11 động cơ phản lực của nhà chức trách Nga khiến AerCap mất đi 2,7 tỷ USD trong quý vừa qua, khiến công ty báo cáo khoản lỗ ròng 2 tỷ USD, thay vì khoản lãi 500 triệu USD nếu không có vụ tịch thu này.

Công ty đã may mắn đưa được 22 máy bay phản lực và ba động cơ ra khỏi Nga trước khi chúng bị chính quyền Nga thu giữ.

AerCap Holdings đã đệ đơn yêu cầu các hãng bảo hiểm chi trả cho các chiếc máy bay bị mất. Điều đáng nói là trong số các máy bay bị tịch thu, nhiều chiếc được bảo hiểm với các công ty bảo hiểm của Nga. Các chính sách đó được hỗ trợ bởi các công ty tái bảo hiểm phương Tây, nhưng AerCap nói rằng “thời gian và số tiền nhận được liên quan đến những chiếc máy bay này vẫn không có gì chắc chắn.”

113 chiếc máy bay là 5% trong tổng số 2260 chiếc máy bay của công ty.

4. Nga giữ dân làm lá chắn, chặn hơn 1.000 xe hơi di tản đến Zaporizhzhia

Tại thị trấn Vasylivka, quân Nga đã bắt đầu rối loạn khi có tin quân Ukraine sẽ sớm tiến đánh vị trí này. Yulia Sokolovska, phát ngôn nhân tại Phủ tổng thống Ukraine cho biết hơn 1.000 xe hơi chở người Ukraine đã bị ngăn cản đi vào lãnh thổ do Ukraine nắm giữ ở Zaporizhzhia.

Chính quyền cho biết hôm thứ Sáu rằng những chiếc xe chở đầy người đang cố gắng di tản đã bị mắc kẹt tại một trạm kiểm soát của Nga ở thành phố Vasylivka.

“Trong 4 ngày liên tiếp, ở Vasylivka, quân xâm lược đã không cho phép hơn 1.000 xe hơi đi vào lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.” Cô cho biết thêm rằng có phụ nữ và trẻ em trên xe, và hầu hết trong số họ không còn tiền mua thức ăn và nước uống.

Một số xe hơi đã tìm cách vượt qua thành phố Zaporizhzhia, ở đông nam Ukraine, hôm thứ Năm.

Một đoạn video do Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin của chính phủ Ukraine đăng lên Telegram cho thấy một hàng dài ô tô bên lề đường.

5. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố chương trình mới nhằm cung cấp “bằng chứng về tội ác chiến tranh do Nga gây ra”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Hoa Kỳ đã khởi động một chương trình mới “nhằm thu thập, phân tích và cung cấp bằng chứng phổ biến rộng rãi về tội ác chiến tranh do Nga gây ra và các hành động tàn bạo khác ở Ukraine.”

Chương trình, được gọi là Đài quan sát xung đột, “bao gồm tài liệu, những chứng từ và việc phổ biến những nguồn mở liên quan đến các hành động của lực lượng Nga trong cuộc chiến tàn khốc do Putin gây ra.”

“Đài quan sát xung đột sẽ phân tích và lưu giữ thông tin, bao gồm cả các hình ảnh vệ tinh và thông tin được chia sẻ qua phương tiện truyền thông xã hội, phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, để sử dụng trong các cơ chế liên quan đến trách nhiệm giải trình đang diễn ra và trong tương lai. Điều này bao gồm việc duy trì các thủ tục nghiêm ngặt cho các quy trình pháp lý dân sự và hình sự trong tương lai theo các khu vực pháp lý thích hợp.”

“Thông tin sẽ được chia sẻ công khai thông qua một nền tảng trực tuyến”, tuyên bố cho biết thêm.

Bộ Ngoại giao cho biết chương trình là sự hợp tác với “Esri, một công ty hệ thống thông tin địa lý hàng đầu, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Nhân đạo của Đại học Yale, Sáng kiến Văn hóa Smithsonian, và PlanetScape”. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã đóng góp hình ảnh vệ tinh cho những nỗ lực này.

Bộ Ngoại giao cho biết họ mong đợi các tổ chức đối tác quốc tế tham gia chương trình. Các báo cáo sẽ có tại trang web ConflictObservatory.org.

6. Áo sơ mi truyền thống của Ukraine trở thành trung tâm của Ngày Vyshyvanka

Áo sơ mi truyền thống của Ukraine trở thành trung tâm của Ngày Vyshyvanka, cùng với thông điệp về tình đoàn kết với Ukraine.

Áo sơ mi thêu trắng truyền thống của Ukraine, được gọi là vyshyvanka, là biểu tượng của tình đoàn kết với Ukraine và văn hóa Ukraine – đã rất được ưa chuộng kể từ khi Nga xâm lược đất nước vào ngày 24 tháng 2.

Vào Ngày Vyshyvanka năm nay, chiếc áo sơ mi truyền thống của Ukraine một lần nữa lại trở thành tâm điểm trên mạng, và tại các thành phố trên thế giới như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết trên tài khoản Twitter chính thức của mình hôm thứ Năm, cùng với một bức ảnh cho thấy cô ấy mặc một chiếc vyshyvanka: “Hôm nay tôi kỷ niệm nền văn hóa Ukraine phong phú và sôi động bằng cách mặc Vyshyvanka. Vào mỗi thứ Năm của tuần thứ 3 của tháng 5, mọi người mặc loại vải truyền thống này như một biểu hiện của sự thống nhất và bản sắc dân tộc. Trong những thời điểm khó khăn này, chúng tôi sát cánh cùng những người bạn Ukraine của chúng ta”.
 
Nhà Thờ Chính Tòa tại Nigeria bị tấn công. Huyền thoại Casaroli – Vụ án gián điệp tại Vatican
VietCatholic Media
16:24 20/05/2022


1. Nhà Thờ Chính Tòa tại Nigeria bị tấn công

Một đám đông đã tấn công một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria trong bối cảnh các cuộc biểu tình đòi thả hai nghi phạm trong vụ giết một sinh viên Công Giáo.

Giáo phận Sokoto cho biết trong một tuyên bố rằng các thanh niên đã tấn công vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Sokoto, tây bắc Nigeria, sau khi cảnh sát bắt giữ hai sinh viên liên quan đến vụ sát hại Deborah Samuel.

Samuel, một sinh viên tại Đại học Sư phạm Shehu Shagari ở Sokoto, đã bị đánh và thiêu sống vào ngày 11 tháng 5 sau khi bị cáo buộc đăng những phát biểu “báng bổ” về Hồi giáo trong một nhóm WhatsApp.

Giáo phận Sokoto cho biết: “Chính quyền bang Sokoto đã tuyên bố lệnh giới nghiêm 24 giờ để giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình đang diễn ra của thanh niên Hồi giáo ở thủ đô bang ngày nay.”

“Trong cuộc biểu tình, các nhóm thanh niên do một số người lớn dẫn đầu đã tấn công Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Bello Way, phá hủy cửa kính nhà thờ, cửa kính của Văn phòng Đức Cha Lawton và phá hoại một chiếc xe buýt cộng đồng đang đậu trong khuôn viên.”

“Nhà thờ Công Giáo Thánh Kevin, ở Gidan Dere, East By-pass, cũng bị tấn công và bị cháy một phần; các cửa sổ của khu bệnh viện mới đang được xây dựng, trong cùng một khuôn viên, đã bị vỡ tan tành”.

“Những kẻ tấn công đã được giải tán kịp thời bởi một đội cảnh sát cơ động trước khi họ có thể gây thêm thiệt hại.”

“Những kẻ lưu manh cũng tấn công Trung tâm Bakhita nằm dọc theo Đường Aliyu Jodi và đốt cháy một chiếc xe buýt trong khuôn viên.”

Đức Cha Sokoto Matthew Hassan Kukah cảm ơn thống đốc bang Aminu Tambuwal đã áp đặt lệnh giới nghiêm để dập tắt các cuộc biểu tình, và cám ơn lực lượng an ninh đã ngăn chặn thiệt hại thêm cho các cơ sở của giáo phận”.

Giáo phận nói thêm: “Trái ngược với thông tin đang lưu hành, chúng tôi muốn bác bỏ tin cho rằng đã có một cuộc tấn công cách này cách khác vào tư dinh của Đức Cha Matthew Hassan Kukah.”

“Vị giám mục kêu gọi các Kitô hữu tiếp tục tuân thủ luật pháp và cầu nguyện cho sự bình thường trở lại. Tất cả các thánh lễ ở Sokoto đã bị đình chỉ cho đến khi lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ”.

Sokoto là một thành phố chủ yếu là người Hồi giáo với hơn 600.000 người ở cực tây bắc Nigeria, một quốc gia được phân chia gần như đồng đều giữa người Công Giáo và Hồi Giáo.

Đức Cha Kukah, đã lãnh đạo giáo phận Sokoto từ năm 2011, bày tỏ “sự bàng hoàng sâu sắc” trước “vụ giết người khủng khiếp” đối với anh Samuel trong một tuyên bố ngày 11 tháng 5.

Ngài nói: “Chúng tôi lên án vụ việc này với những lời lẽ mạnh mẽ nhất và kêu gọi các nhà chức trách điều tra thảm kịch này và bảo đảm rằng công lý được thực hiện.”
Source:Catholic News Agency

2. Ngoại trưởng Vatican thăm Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã đến Kyiv khi Tòa thánh tìm cách cân bằng mối quan tâm của mình đối với người Ukraine với nỗ lực duy trì một kênh đối thoại với Nga.

Đức Cha Gallagher đã đến Kyiv vào hôm thứ Tư và hôm thứ Sáu, ngài có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Chuyến viếng thăm này ban đầu được lên kế hoạch trước Lễ Phục sinh nhưng đã bị hoãn lại sau khi Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhiễm COVID-19.

Chuyến đi diễn ra khi Tòa thánh cố vạch ra một ranh giới mong manh trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ mới được cải thiện với Giáo Hội Chính thống giáo Nga trong khi cung cấp sự hỗ trợ cho các tín hữu Ukraine “tử đạo”. Đồng thời, Tòa thánh cũng đang hòa giải việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên tố cáo ngành công nghiệp vũ khí và “sự điên rồ” trong việc tái trang bị cho Ukraine với giáo lý Công Giáo trong đó nói rằng các quốc gia có quyền và nghĩa vụ phải đẩy lùi một “kẻ xâm lược bất chính”.

Sách giáo lý Công Giáo, điều 2310 nêu rõ trong trường hợp quốc gia bị xâm lược bất chính, “Nhà cầm quyền có quyền và bổn phận đề ra cho các công dân những nghĩa vụ cần thiết để bảo vệ tổ quốc. Những ai phục vụ tổ quốc trong quân đội, là những người phụng sự cho an ninh và tự do của các dân tộc. Khi chu toàn đúng đắn nhiệm vụ của mình, họ thật sự góp phần vào công ích và vào việc gìn giữ hòa bình.”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói với đài truyền hình nhà nước RAI khi thông báo về chuyến đi của mình. “Đúng, Ukraine có quyền tự vệ và họ cần vũ khí để làm điều đó, nhưng phải thận trọng trong cách thực hiện”.

Đức Cha Gallagher, một nhà ngoại giao Vatican 68 tuổi đến từ Liverpool, trở thành đặc sứ thứ ba của Đức Giáo Hoàng được Đức Phanxicô cử đến khu vực, sau khi hai vị Hồng Y thân tín đến Ukraine và các nước giáp biên giới để đánh giá nhu cầu nhân đạo của những người tị nạn Ukraine và mang lại cho họ sự đoàn kết của Đức Giáo Hoàng.

Đức Phanxicô đã bị một số người chỉ trích vì từ chối lên án đích danh Nga hoặc đích danh Tổng thống Vladimir Putin, mặc dù ngài đã tăng cường chỉ trích cuộc chiến “man rợ” và gần đây đã gặp gỡ vợ của hai binh sĩ Ukraine đang cầm cự tại nhà máy thép bị bao vây ở Mariupol, một cử chỉ “sự quan tâm và tham gia của chúng tôi vào nỗi đau khổ của những gia đình này,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.

Đường lối trung dung của Đức Phanxicô là bằng chứng về truyền thống ngoại giao của Tòa thánh, đó là không gọi đích danh những kẻ xâm lược và nỗ lực duy trì các con đường đối thoại rộng mở với cả hai bên trong một cuộc xung đột. Cái gọi là “Ostpolitik” này đã được áp dụng trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì quan hệ với các chế độ Cộng sản, bất kể chúng đang đàn áp các tín hữu Công Giáo trên thực địa.

Trong trường hợp của Ukraine, Tòa thánh không muốn cắt đứt mối quan hệ mới được cải thiện với Giáo Hội Chính thống Nga, vốn đã có một bước tiến lớn vào năm 2016 khi Đức Phanxicô gặp Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga tại Havana.

Đức Phanxicô cho đến nay đã từ chối lời mời từ Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy đến thăm Ukraine, gần đây ngài nói rằng ông muốn đến Mạc Tư Khoa trước. Đức Phanxicô cho biết ngài đã yêu cầu sớm gặp Tổng thống Nga Putin, nhưng nhà lãnh đạo Nga chưa trả lời.

Tuy nhiên, Đức Phanxicô đã hủy một cuộc gặp đã được lên kế hoạch vào tháng 6 với Kirill, là người đã biện minh cho cuộc chiến của Putin trên cơ sở ý thức hệ. Đức Phanxicô cho biết các nhà ngoại giao của Vatican - có lẽ là Đức Tổng Giám Mục Gallagher và Đức Hồng Y Pietro Parolin cho rằng một cuộc gặp gỡ như thế sẽ gây ra nhiều ngộ nhận và chẳng giải quyết được điều gì,

Nhưng Vatican vẫn đang theo đuổi các nỗ lực ngoại giao của mình với hy vọng ít nhất có thể mang lại một lệnh ngừng bắn.

“Tòa thánh có ơn gọi này,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói với RAI. “Chúng tôi cố gắng không bao giờ đặt mình vào phe này hay phe kia, mà tạo ra một không gian để đối thoại vì hòa bình, và tìm ra giải pháp cho những xung đột khủng khiếp như thế này.”


Source:AP

3. Thượng phụ Kirill gọi Orban là một trong số ít các chính trị gia Âu Châu ủng hộ các giá trị Kitô giáo

Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga đã chúc mừng Viktor Orban về việc ông được bầu lại làm thủ tướng Hung Gia Lợi gần đây, nêu bật công lao của ông trong việc bảo vệ đạo đức truyền thống.

“Bạn là một trong số ít các chính trị gia Âu Châu quan tâm nhiều đến các vấn đề ủng hộ các giá trị Kitô Giáo, củng cố thể chế gia đình truyền thống và các quy tắc đạo đức công vụ. Tôi biết bạn là người tích cực bảo vệ các Kitô Hữu bị đàn áp ở Trung Đông và ở các nước Phi Châu,” vị giáo chủ nói trong một thông điệp chúc mừng được đăng trên trang web của Nhà thờ Chính thống Nga hôm thứ Hai 16 tháng 5.

Thượng phụ Kirill lưu ý rằng trong những năm gần đây, phần lớn nhờ sự hỗ trợ của Orban và sự tham gia cá nhân, mối quan hệ tốt đẹp đã phát triển giữa nhà nước Hung Gia Lợi và Giáo Hội Chính thống Nga.

“Tôi đánh giá cao sự quan tâm và chăm sóc của bạn đối với các nhu cầu của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thuộc giáo phận Hung Gia Lợi, với sự hỗ trợ đầy đủ của các cơ quan chức năng đang khôi phục và xây dựng thành công các nhà thờ Chính thống giáo. Trong số đó có Nhà thờ Đức Mẹ An Nghỉ ở Budapest, một viên ngọc kiến trúc của thủ đô,” vị giáo chủ nói và bày tỏ hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Kết luận, Thượng Phụ Kirill cầu chúc Orban “sức mạnh của tinh thần và thể chất, sự giúp đỡ của Chúa, và thành công không ngừng trong sự phục vụ cao cả và có trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân của mình.”

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã lên án cuộc xâm lược Ukraine, nhưng ông đã không chỉ trích trực tiếp Tổng thống Vladimir Putin và nói rằng ông không đồng ý với các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu. Mặc dù không đồng ý, ông đã không phủ quyết các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa. Tuy vậy, ông đã không cho vận chuyển vũ khí cho Ukraine qua ngã Hung Gia Lợi.

Hôm 3 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã nói với ngài khi họ gặp nhau vào cuối tháng 4 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 9 tháng 5 - Ngày Chiến thắng của Nga. Điều đó đã không xảy ra.
Source:Interfax