Ngày 23-05-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/05: Được Thánh Hiến cho Tình Yêu – Lm. Phao-lô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
03:25 23/05/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.

Khi ấy, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:36 23/05/2023

70. Đức Mẹ Ma-ri-a được vinh dự cao quý làm Mẹ Thiên Chúa là vì để tội nhân được nên công chính, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã biết rõ: Ngài đến không phải để tìm kiếm người công chính, nhưng đến tìm kiếm người tội lỗi.

(Thánh Anselm of Canterbury)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:38 23/05/2023
57. VIÊN ĐÁ NHỎ

Hồ Anh là một tài xế trẻ, bởi vì uống rượu nên bị bệnh nặng, bác sĩ nói với anh ta:

- “Nếu anh không cai rượu thì sẽ chết, tuổi còn trẻ như vậy uống rượu tức là uống thuốc độc.”

Hồ Anh trả lời:

- “Đối với tôi mà nói, việc cai rượu giờ đã quá trễ rồi, bây giờ tôi mỗi ngày không thể không uống một bình, bác sĩ kêu tôi làm sao thay đổi đây?”

Bác sĩ im lặng chút xíu rồi nói:

- “Chúng ta cần phải suy nghĩ để tìm ra phương pháp. “

Sáng hôm sau, bác sĩ đem đến một cái hộp, bên trong bỏ đầy những viên đá sỏi, ông ta nói với người bệnh:

- “Mỗi ngày bỏ một viên đá vào trong bình rượu của anh và không được lấy ra, như thế rượu sẽ không làm hại anh.”

Hồ Anh rất tin tưởng phương thuốc mới của bác sĩ, nên mỗi ngày đều làm theo lời dặn của bác sĩ. Ngày ngày qua đi, thời gian không ai để ý, anh ta càng ngày càng uống ít, và khi trong bình chứa đầy những viên đá nhỏ thì anh ta cũng đã cai được rượu rồi.

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 57:

Mặc dù dùng cái búa rìu thật nhỏ, nhưng mỗi ngày chặt một chút ít thì cuối cùng cũng sẽ chặt ngã một cây cổ thụ.

Quyết tâm làm thì sẽ tìm ra phương pháp, không quyết tâm làm thì sẽ không có phương pháp. Phương pháp không ở đâu xa, nhưng ở trong sự quyết tâm của mỗi người, bởi vì quyết tâm là chìa khóa vạn năng mở các đề tài khó và là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn đi đến thành công.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Vẫn luôn kỳ vọng
Lm. Minh Anh
15:45 23/05/2023

VẪN LUÔN KỲ VỌNG
“Như Cha đã sai Con đến thế gian, Con cũng sai họ đến thế gian”.

Ngày kia, cậu bé Thomas Edison đem về cho mẹ một tờ giấy; mở ra, đôi mắt bà thất thần, đẫm lệ. Bà đọc lớn tiếng, “Con của bà là một thiên tài; trường này quá nhỏ, không đủ để đào tạo cháu. Bà hãy tự dạy cháu!”. Về sau, Edison là một nhà phát minh lớn. Và vào một ngày kia, lục lại đồ đạc cũ, ông bỗng tìm thấy mảnh giấy năm xưa. Tờ giấy ghi, “Con bà bị đần, chúng tôi không nhận nó”. Edison khóc hàng giờ liền và viết những dòng này xuống nhật ký, “Edison là một thằng đần, sinh ra bởi một bà mẹ anh hùng. Nó đã trở thành một thiên tài của thế kỷ!”. Ông nhớ lại, “Mẹ tôi ‘vẫn luôn kỳ vọng’ vào tôi; bà là một ai đó để tôi không làm cho thất vọng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu bà mẹ của Thomas Edison kỳ vọng tuyệt đối vào con, một thiên tài của thế giới, thì Chúa Giêsu còn kỳ vọng vào các môn đệ của Ngài bội phần! Họ không chỉ là những thiên tài tạo nên sự khác biệt cho thế giới, nhưng còn là những con người cứu độ thế giới! Tin Mừng hôm nay tiết lộ ước muốn của Ngài, “Như Cha đã sai Con đến thế gian, Con cũng sai họ đến thế gian!”.

Như Chúa Cha hằng ở với Chúa Con khi sai Ngài xuống trần gian, các môn đệ cũng luôn được Chúa Giêsu ở cùng khi Ngài tiếp tục sai họ đi vào trần gian. Bạn và tôi ở trong tình yêu của Ngài cùng sự nâng đỡ của Thánh Thần Ngài. Và giờ đây, ngự bên hữu Chúa Cha, Ngài vẫn luôn cầu bầu cho sứ vụ của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta được bao quanh bởi một triều thần thánh tốt lành, những người luôn ủng hộ, cầu bầu, và khơi nguồn cảm hứng; ngoài ra, chúng ta còn có các linh hồn thánh thiện, là những người thân yêu còn sống hay đã qua đời… Họ là những món quà vô giá Chúa ban để đồng hành với bạn và tôi trong việc xây dựng Nước Trời.

Chúa Giêsu không cầu xin để chúng ta ra khỏi thế gian, nhưng để được giữ khỏi ác thần của thế gian. Vậy mà không ít lần, chúng ta cảm thấy bầm dập và nát tan, để rồi tìm cách chạy trốn khỏi các cuộc chiến. Không! Ngài không kéo chúng ta khỏi cuộc chiến; nhưng ban cho chúng ta sức mạnh Thánh Thần, Đấng ở bên, ở trong chúng ta, cùng chúng ta chiến đấu cho sứ vụ, hầu muôn dân nhận biết Chúa. Thánh Vịnh đáp ca thật ý vị, “Chư quốc trần ai, hãy ca khen Thiên Chúa!”. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, Phaolô rất ý thức trách nhiệm này; đồng thời, ngài cũng nhận thức sâu sắc thực tế khó khăn, “Tôi biết, khi tôi đi rồi, sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên”. Phaolô phó dâng họ cho Chúa, cho Lời ân sủng.

Anh Chị em,

“Như Cha đã sai Con đến thế gian, Con cũng sai họ đến thế gian”. Trong tình yêu và sức mạnh của Thánh Thần, Chúa Giêsu sai bạn và tôi đi vào thế gian, ôm lấy thế gian và cứu độ thế gian! Hãy sống như những con trai, con gái của Chúa! Đừng ngạc nhiên khi nhiều người sẽ chỉ trích chúng ta. Điều quan trọng, phải sống làm sao để những lời chỉ trích của họ sẽ không ai tin! Chúa Giêsu kỳ vọng chúng ta; vì lẽ, Ngài hằng yêu thương chúng ta, luôn cầu nguyện cho chúng ta. Và dẫu chúng ta có là gì đi nữa, có thể ngã gục, sa sẩy, nhưng ơn Chúa luôn đủ để chúng ta trỗi dậy và tiếp tục đi tới! Vì thế, bạn không được phép thất vọng và bi quan; vì bi quan là cướp quyền của Thiên Chúa! Và Chúa Giêsu, phải là Đấng để bạn và tôi không thể làm cho thất vọng!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con chùn bước trước bất cứ một nghịch cảnh nào; nếu con lỡ bước, giúp con trỗi dậy và xô đi tới. Con biết, Chúa ‘vẫn luôn kỳ vọng’ vào con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hiệp ước Trung Quốc-Vatican lại thất bại: lời kêu gọi từ Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc
Vũ Văn An
17:55 23/05/2023

Ngày 20 tháng 5 năm 2023, tạp chí The Catholic Herald của Anh cho đăng tải một bài viết mà tờ này cho là của “một người Công Giáo Trung Quốc, người mà vì những lý do rõ ràng, được giấu tên”. Bài viết như sau (https://catholicherald.co.uk/the-sino-vatican-pact-fails-again-an-appeal-from-the-catholic-church-in-china):



Việc thuyên chuyển Giám mục Shen Bin từ Giáo phận Hải Môn đến giáo phận Thượng Hải lân cận vào ngày 4 tháng 4 năm 2023 đánh dấu sự thất bại của thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Vatican năm 2018. Các linh mục giáo phận ở Thượng Hải hầu hết miễn cưỡng chấp nhận Giám mục Shen Bin làm giám mục của Thượng Hải, và có vẻ như Đức Giám Mục Shen gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc cai quản của mình, chẳng hạn như thuyên chuyển các linh mục giữa các giáo xứ.

Việc bổ nhiệm đã được thực hiện mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh bởi cơ quan gọi là ‘Hội đồng Giám mục Trung Quốc’, một tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, trong đó Giám mục Shen Bin là Chủ tịch. Đây là lần thứ hai Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm một giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.

Lần đầu tiên, bị Vatican tố cáo, là việc bổ nhiệm bất hợp pháp Giám mục John Peng Weizhao, giám mục của Giáo phận Yujiang thuộc tỉnh Giang Tây, làm Giám Mục Phụ Tá của cái gọi là ‘Giáo phận Giang Tây’. (Cùng với việc kiểm soát việc bổ nhiệm giám mục, nhà nước Trung Quốc đã tự đảm nhận tổ chức lại các giáo phận mà không cần tham khảo Tòa thánh.) Nhìn lại 5 năm kể từ khi có thỏa thuận, thật khó để nhận ra những kết quả tích cực của nó.

Cho đến năm 2018, đã có các giám mục ‘hầm trú’ công nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng, và một cơ cấu song song gồm các giám mục và giáo phận, ‘Hiệp hội Công Giáo Yêu nước’, thực tế là một chi nhánh của Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước đã được tấn phong hợp lệ và trong một số trường hợp đã tuyên bố công khai hoặc riêng tư về lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng.

Có lẽ đáng ngạc nhiên là các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và các linh mục của họ không nhất thiết được bảo vệ khỏi sự bách hại—chẳng hạn như việc tịch thu các tòa nhà của nhà thờ, hoặc bắt giữ tùy tiện—và một số lượng lớn các giáo phận bị cố tình bỏ trống không có giám mục. Không thể có Hội đồng Giám mục chính thức nào được Vatican công nhận, vì theo định nghĩa, phải có mọi giám mục và chỉ là các giám mục hợp pháp của một quốc gia mới là thành viên của Hội đồng Giám mục.

Mặt khác, ngoại trừ thông điệp Ad Apostolorum Principis (Tại mộ Thủ Lãnh các Tông đồ) của Đức Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1958, Hiệp hội Công Giáo Yêu nước đã không bị Vatican chính thức tố cáo là một thực thể ly giáo, mà trong nhiều năm đã muốn duy trì tình trạng mơ hồ, với hy vọng rằng điều này sẽ làm cho một số mối quan hệ hợp tác trong tương lai dễ dàng hơn. Trong tình huống khó hiểu này, giáo dân Công Giáo thường cảm thấy có thể tham dự các buổi lễ được tổ chức dưới quyền của cả hai nhóm giám mục.

Thỏa thuận năm 2018 nhằm mang lại một số trật tự cho tình huống này. Đầu tiên, để bảo đảm rằng tất cả các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước đều được tấn phong với 'sự ủy nhiệm cần thiết của giáo hoàng' từ Vatican. Thứ hai, để gộp Giáo hội ‘hầm trú’ vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước, để có một Giáo Hội Công Giáo chân chính duy nhất ở Trung Quốc. Thứ ba, để tạo ra một tình huống ổn định đang diễn ra với một mức độ can dự của nhà nước Trung Quốc được cả hai bên chấp nhận. Tuy nhiên, thất bại của nó có thể được tóm tắt dưới ba điểm.

1. Tòa Thánh vẫn chưa có tiếng nói cuối cùng về việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc. Các nhà quan sát lạc quan cho rằng sự thống nhất của Giáo hội ở Trung Quốc sẽ được phục vụ bằng cách chấm dứt việc tấn phong giám mục mà không có sự cho phép của Tòa thánh. Trên thực tế, điều đã xảy ra là Hiệp hội Công Giáo Yêu nước (hoặc chính phủ Cộng sản Trung Quốc, vì chúng là một) đã tạm dừng các lễ tấn phong giám mục thiếu thẩm quyền thích hợp, nhưng thuyên chuyển các giám mục giữa các giáo phận mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng. Đây dường như là một cách để lách lệnh cấm tấn phong giám mục trái phép. Tuy nhiên, để xem thực tiễn này liên quan như thế nào đến thỏa thuận năm 2018, chúng ta không thể chỉ đơn giản tham khảo lời lẽ của tài liệu, vì điều này chưa bao giờ được tiết lộ công khai đầy đủ. Đúng là việc tấn phong giám mục hiện nay diễn ra với sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng, nhưng trên thực tế, điều này đã xảy ra trước khi thỏa thuận được thực hiện, vì vậy không diễn tả sự nhượng bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên thực tế, bất kể trước hay sau thỏa thuận, trong các lễ tấn phong Giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước với sự ủy quyền của giáo hoàng, chỉ có thư bổ nhiệm từ Hiệp hội Công Giáo Yêu nước mới được phép đọc công khai, trong khi sắc chỉ bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng chỉ có thể được đọc trước trong phòng áo lễ.

2. Vẫn còn một số giám mục bị rút phép thông công ở Trung Quốc đại lục. Theo Giáo luật, nếu một cuộc tấn phong giám mục bất hợp pháp diễn ra, những người tấn phong và (các) người được tấn phong đều bị vạ tuyệt thông latae sententiae [tiền kết]. Đây là một hình phạt tự động, xảy ra ngay lập tức và không có bất cứ tuyên bố nào từ Tòa thánh (Giáo luật 1382). Có một thời, có nhiều trường hợp tấn phong giám mục mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, và tất cả những người tấn phong (bao gồm cả những người đồng tấn phong) cũng như những người được tấn phong sẽ vi phạm điều giáo luật này. Năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với tám giám mục (lạ lùng thay, bao gồm cả một giám mục đã qua đời, người đã xuống mồ vốn khăng khăng đòi độc lập khỏi Giáo hội Hoàn vũ), người đã được tấn phong một cách bất hợp pháp, nhưng lại đã không làm điều tương tự cho các giám mục tấn phong họ. Thật khó để biết liệu đây có phải là một sự sơ suất hay một nỗ lực để giả vờ cho rằng không có vụ tuyệt thông latae sententiae nào xảy ra.

3. Các giám mục hợp pháp hợp tác với thỏa thuận tiếp tục bị sách nhiễu. Vào năm 2018, với việc thực hiện thỏa thuận, hai giám mục thầm lặng, Peter Zhuang Jianjian của Giáo phận Swatow và Vincent Guo Xijin của Giáo phận Mindong, đã được yêu cầu từ bỏ chức vụ của họ. Ở tuổi 87 vào năm 2018, Giám mục Zhuang đã được yêu cầu từ chức để nhường chỗ cho người đồng cấp của mình, giám mục Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Huang Bingzhang. Vào thời điểm Giám mục Zhuang được đưa đến Bắc Kinh và bị một ‘giám mục nước ngoài’ yêu cầu từ chức, ngài cảm thấy rất chán nản và nói rằng ngài thà bị buộc tội bất tuân còn hơn là tuân theo một yêu cầu vô lý như vậy. Tuy nhiên, cuối cùng, ngài đã chấp nhận yêu cầu từ Tòa thánh và bước sang một bên. Trường hợp của Giám mục Guo Xijin dường như còn lạ thường hơn. Ngài được Vatican yêu cầu chấp nhận giáng chức xuống vị trí Giám Mục Phụ Tá trong giáo phận của mình, trong khi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước của người đồng cấp, Giám mục Zhan Silu, đã được Tòa thánh công nhận là đấng bản quyền. Lúc đầu, Giám mục Guo đã chấp nhận điều này, theo lệnh của Đức Giáo Hoàng. Nhưng vào tháng 1 năm 2020, ngài bị chính quyền địa phương đuổi ra khỏi nhà thờ bằng biện pháp cắt điện nước. Đồng thời, một thông báo được dán trên tường nói rằng tòa nhà nơi Giám mục Guo sống, được xây dựng cách đây hơn 10 năm, ‘không phù hợp với luật và quy định về phòng cháy chữa cháy’, do đó phải đóng cửa ngay lập tức. Một số linh mục của ngài cũng bị đuổi khỏi giáo xứ của họ. Chín tháng sau, ngài tuyên bố từ chức.

Hai trường hợp trên đã được người Công Giáo Trung Quốc biết đến rộng rãi, và dường như rõ ràng là thỏa thuận đã không làm được gì ngoài việc khuyến khích nhà nước Trung Quốc xâm phạm hơn nữa quyền tự do và quyền của Giáo hội. Thay vì nhượng bộ mà không có bất cứ động thái đáp lại nào từ Trung Quốc, đã đến lúc Vatican ít nhất phải đăng ký phản đối. Vì phẩm giá của Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi kêu gọi rằng:

1. Tòa thánh tuyên bố rằng việc thuyên chuyển Giám mục Shen Bin là bất hợp pháp và không có hiệu lực.

2. Tòa thánh tiết lộ toàn bộ nội dung của Thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Vatican 2018 cho các tín hữu trên toàn thế giới, đặc biệt những người ở Trung Quốc biết. Họ có quyền được biết một thỏa thuận quan trọng như vậy liên quan đến họ.

3. Tòa Thánh xem xét lại việc gia hạn thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc và điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình nhằm đạt được một số nhượng bộ thực sự vì lợi ích của Giáo hội.

Người xưa có câu: “Quân tử thà chết chứ không để nhục” (士可殺不可辱). Người Công Giáo Trung Quốc không muốn những nhượng bộ vô tận chỉ mang lại đau đớn và khổ sở cho Giáo hội. Ngay cả khi phải trả giá bằng sự xấu hổ về mặt ngoại giao, chúng tôi muốn Vatican phá vỡ sự im lặng của mình và đáp ứng việc thuyên chuyển bất hợp pháp này với lòng can đảm và phẩm giá, hơn là nhắm mắt làm ngơ trước nó.
 
Đức Thánh Cha tham dự cuộc họp quốc tế về Tình huynh đệ Nhân loại
Thanh Quảng sdb
18:41 23/05/2023
Đức Thánh Cha tham dự cuộc họp quốc tế về Tình huynh đệ Nhân loại

Hội nghị Quốc tế về Tình huynh đệ Nhân loại, mang chủ đề “Không đơn độc” (#notalone), sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô, đồng thời tại tám quảng trường khác nhau trên khắp thế giới, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, vào ngày 10 tháng Sáu.

(Tin Vatican)

Tổ chức “Tình Huynh Đệ” (Fratelli Tutti) của Vatican đã thông báo hôm thứ Ba (23/5/2023) rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Hội nghị Quốc tế về Tình huynh đệ Nhân loại, mang tên “Không đơn độc” (#notalone), sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 lúc 4:00 chiều tại Quảng trường Thánh Phêrô và 8 giờ chiều tại các quảng trường khác ở các thành phố khác nhau trên thế giới.

Ngoài Đức Thánh Cha, 30 người đoạt giải Hòa bình Nobel và hàng ngàn thanh niên từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham gia vào cuộc họp mặt này tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sự kiện này được tổ chức bởi Tổ chức “Tình Huynh Đệ” (Fratelli Tutti), với sự cộng tác của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Thánh Bộ Cổ vũ Phát triển Con người Toàn diện và Thánh Bộ Truyền giáo Tin Mừng.

Sáng kiến

Sáng kiến, lấy cảm hứng từ Thông điệp Fratelli tutti, sẽ lôi kéo mọi người từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Mục đích là thúc đẩy một nền văn hóa tình huynh đệ và hòa bình, đồng thời khuyến khích cam kết cá nhân trong các lựa chọn và thực hành đền bù, đối thoại và tha thứ với hy vọng vượt qua nỗi cô đơn và bị gạt ra ngoài vốn phủ nhận phẩm giá con người.

Sự kiện này bao gồm sự tham gia của một nhóm thanh niên quốc tế, những người mà khi kết thúc sự kiện, họ sẽ nắm tay nhau và tham gia vào một cái ôm khổng lồ trong hàng cột của Quảng trường Thánh Phêrô, biểu tượng kiến trúc cho cái ôm phổ quát của Giáo hội.

Sự kiện này cũng được tham dự của nhiều đại diện của các cam kết giáo hội và giáo dân, các gia đình và hiệp hội, cũng như tất cả những người ngày nay bị buộc phải sống bên lề xã hội: từ những người nghèo nhất và vô gia cư đến những người di cư và nạn nhân của bạo lực và nạn buôn người.

Ngoài ra, nhờ một biên bản ghi nhớ đã ký với Thánh Bộ Giáo dục và Bằng khen của chính phủ Ý, cuộc họp sẽ trình bày công việc được các đại học Ý học hỏi và nghiên cứu trong những tháng gần đây về chủ đề tình huynh đệ. Sự kiện này được hình thành như một quá trình và kinh nghiệm trong việc thúc đẩy tình huynh đệ.

Những mong đợi

Sự kiện này sẽ được chia thành hai thời điểm vào ngày 10 tháng 6: vào buổi sáng, một số nhóm sẽ gặp nhau để chia sẻ kinh nghiệm rước lễ; những kinh nghiệm này sẽ được báo cáo ngắn gọn vào buổi chiều.

Những người đoạt giải Nobel - những người đã tham gia sáng kiến - sẽ gặp gỡ cùng với những nhân vật hàng đầu của các tổ chức khoa học, văn hóa, luật pháp và quốc tế, để soạn thảo một tài liệu kêu gọi cam kết vì tình huynh đệ nhân loại.

Tài liệu sẽ được trình bày cho Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô và cùng với Đức Thánh Cha, cho tất cả mọi người trên thế giới cảm thấy được kêu gọi xây dựng tình bạn xã hội và mô hình mới về tình huynh đệ, công lý và hòa bình. Sự kiện buổi chiều tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ bắt đầu lúc 4:00 chiều và tất cả mọi người được mời tham dự mà không cần đăng ký.

Quảng trường sẽ bắt đầu đón khách lúc 2:00 chiều. Thông tin thêm về chương trình được xem tại đây.

Cuộc họp sẽ được truyền hình trực tiếp trên các truyền hình Vatican và trực tuyến, trên trang web và trên tất cả các kênh Facebook và YouTube của Tổ chức “Tinh Huynh Đệ” (Fratelli Tutti).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng kính Thánh Gioan Lasan, quan thầy các nhà giáo dục Trung Tâm Lasan, San Jose
Thái Phạm
10:01 23/05/2023
 
VietCatholic TV
Binh biến: Phe nổi dậy lật đổ Putin đã chiếm Kozinka. Putin di tản vũ khí hạt nhân. Wagner bị vây
VietCatholic Media
03:28 23/05/2023


1. Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố Bakhmut vẫn là “tâm điểm giao tranh”

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 23 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các thành phố Bakhmut và Marinka ở miền đông Ukraine tiếp tục là “tâm điểm giao tranh”.

Cô cho biết 25 “cuộc giao tranh” đã diễn ra xung quanh Kupyansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka.

“Cuộc chiến giành thành phố Bakhmut vẫn tiếp tục. Quân xâm lược Nga đã tiến hành các cuộc không kích gần Bakhmut và Ivanivske. Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của đối phương gần thị trấn Marinka. Ngoài ra, làng Pobieda ở vùng Donetsk đã bị đối phương pháo kích”.

Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết các cuộc tấn công của Nga nhằm vào các tòa nhà chung cư, nhà riêng, trường mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng dân sự khác, khiến một số thường dân bị thương.

“Họ tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự gần giới tuyến” theo hướng Zaporizhzhia và Kherson, theo bản cập nhật. Cô cũng nhấn mạnh “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và đường không quy mô lớn nhằm vào các cơ sở hạ tầng dân sự và quan trọng của Ukraine,” tấn công thành phố Dnipro, thành phố Zaporizhzhia và các khu định cư ở khu vực Kharkiv.

Trước đó vào thứ Hai, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn các lực lượng Ukraine đang bảo vệ bầu trời của đất nước.

“Từ đêm qua đến sáng nay, họ đã bắn hạ 25 chiếc máy bay không người lái Shahed. 25 trên 25. Một kết quả xuất sắc,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng ngày của mình. “Mỗi lần bắn rơi như vậy có nghĩa là cứu được mạng sống, cứu được cơ sở hạ tầng.”

2. Thứ trưởng quốc phòng nói quân Ukraine vẫn kiểm soát một số tòa nhà ở Bakhmut, tiến công từ hai bên sườn

Các lực lượng Ukraine vẫn đang kiểm soát một số tòa nhà ở phía tây nam Bakhmut, hai ngày sau khi Nga tuyên bố đã chiếm được thành phố này, theo Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine.

Hanna Maliar cũng tuyên bố rằng quân đội của Kyiv đang tiến vào hai bên sườn của thành phố. “Hôm qua, Lực lượng vũ trang Ukraine đã giữ quyền kiểm soát một số cơ sở công nghiệp và nhà riêng ở khu vực phía tây nam, khu vực đặt tượng đài máy bay,” Maliar nói trên truyền hình Ukraine, đề cập đến tượng đài MiG-17 ở Quảng trường Druzhba..

“Ngày nay, chúng ta vẫn có quyền kiểm soát phần nhỏ này của thành phố. Cuộc chiến vẫn tiếp tục,” cô nói thêm. Maliar cho biết Nga đã triển khai “hầu hết lực lượng của mình” ở khu vực Bakhmut.

Maliar cho biết Ukraine đã giành được quyền kiểm soát “các đỉnh cao vượt trội ở hai bên sườn” phía bắc và phía nam của vùng ngoại ô thành phố. Cuộc tiến công của Ukraine ở hai bên sườn đã cho phép pháo binh Ukraine nã đạn vào quân đội Nga trong thành phố.

“Do sự di chuyển của chúng ta ở hai bên sườn phía bắc và phía nam, chúng ta có thể bắn phá và có thể thực hiện một số cuộc tấn công tiêu diệt đối phương. Ở một số địa điểm cụ thể do đối phương kiểm soát ở Bakhmut, họ buộc phải chuyển sang thế phòng thủ và giữ nó theo một cách nào đó, bởi vì điều đó không dễ dàng chút nào”.

Maliar nói thêm rằng vì quân đội Ukraine “di chuyển dọc theo hai bên sườn và chiếm ưu thế về độ cao ở đó, Lực lượng Vũ trang của chúng ta đã gây rất nhiều khó khăn cho đối phương ở bên trong thành phố. Trên thực tế, khi chúng ta tiếp tục tiến lên. Cường độ chống cự của quân xâm lược có phần giảm đi.”

3. Quân du kích Nga chống Putin tuyên bố đã tràn qua khu định cư biên giới Nga ở Belgorod

Giao tranh đã nổ ra dọc biên giới Nga với Ukraine sau khi các lực lượng du kích Nga đã tiến hành một cuộc đột kích xuyên biên giới và tuyên bố đã chiếm được một khu định cư biên giới lần đầu tiên trong cuộc chiến.

Quân đoàn Tự do của Nga, tự mô tả mình là một lực lượng dân quân chống Putin đang tìm cách lật đổ giới lãnh đạo Điện Cẩm Linh và giải phóng nước Nga khỏi tay Vladimir Putin, tuyên bố đã vượt qua biên giới và tràn vào khu định cư Kozinka, đồng thời đưa các đơn vị vào thị trấn Grayvoron trong vùng Belgorod của Nga.

Việc chiếm giữ lãnh thổ vẫn chưa được các nhà báo tại thực địa xác nhận một cách độc lập. Lực lượng dân quân chủ yếu tồn tại trên mạng xã hội và không được biết là đã tham gia vào bất kỳ trận đánh lớn nào trong chiến tranh.

Tuy nhiên, cả quan chức Nga và Ukraine đều xác nhận có giao tranh ở biên giới và video trên mạng xã hội cho thấy các xe thiết giáp dường như đã vượt qua một đồn biên phòng của Nga gần Grayvoron.

“Chúng tôi là những người Nga giống như các bạn,” một tuyên bố được nhóm đưa ra trên mạng xã hội cho biết. “Chúng tôi khác biệt duy nhất bởi thực tế là chúng tôi không còn muốn biện minh cho hành động của bọn tội phạm nắm quyền và cầm vũ khí để bảo vệ tự do của chúng tôi và của các bạn. Nhưng hôm nay đã đến lúc mọi người phải chịu trách nhiệm về tương lai của mình. Đã đến lúc chấm dứt chế độ độc tài của Cẩm Linh.”

Một video khác được đăng lên mạng xã hội cho thấy một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga đang kéo theo những ngọn lửa trên thị trấn Kozinka và video khói bốc lên từ khu định cư với âm thanh của còi báo động khẩn cấp có thể nghe rõ.

Thống đốc vùng Belgorod đã xác nhận một cuộc tấn công vào thứ Hai, ông nói rằng: “nhóm phá hoại và trinh sát của lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến vào lãnh thổ của quận Grayvoron. Các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga, cùng với lực lượng biên phòng, Rosgvardiya và FSB, đang thực hiện các biện pháp cần thiết để tiêu diệt đối phương”.

Ukraine đã phủ nhận mối liên hệ với các chiến binh du kích Nga, nói rằng nhóm này hành động độc lập và không chịu sự kiểm soát của quân đội Ukraine.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Nga Tass đưa tin về những gì họ biết về các sự kiện ở Belgorod như sau:

Người đứng đầu vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov đã báo cáo về sự xâm nhập của những kẻ phá hoại Ukraine vào quận Grayvoron. Ông làm rõ rằng quân đội Nga, lực lượng biên phòng, cũng như các nhân viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia và FSB đang thực hiện “các biện pháp cần thiết để loại bỏ đối phương”.

Trước đó, thống đốc đã báo cáo hai nạn nhân của vụ pháo kích ở làng Glotovo, quận Graivoronsky. Theo ông, người phụ nữ bị vết thương do bom mìn, đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, người đàn ông được đánh giá ở mức độ trung bình.

Sau đó, Điện Cẩm Linh xác nhận rằng một nhóm phá hoại người Ukraine đã cố gắng đột nhập vào khu vực Belgorod, hiện nhóm này đang bị đẩy ra khỏi lãnh thổ Nga và bị tiêu diệt.

Christopher Miller, đưa tin về cuộc xung đột cho Financial Times, đã gợi ý trên Twitter rằng “Các cuộc xâm nhập của Ukraine vào các khu định cư được bảo vệ yếu kém của Nga dọc biên giới có thể là một phần của chiến lược phản công nhằm làm cho Điện Cẩm Linh lúng túng.”

4. Điện Cẩm Linh cho biết Putin đã được thông báo về nỗ lực của 'những kẻ phá hoại Ukraine' tại khu vực Belgorod

Hãng thông tấn Tass thuộc sở hữu nhà nước của Nga cho biết Putin đã được thông báo về những gì được cho là một nỗ lực xâm nhập vào khu vực Belgorod của lực lượng Ukraine.

Phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói: “Bộ Quốc phòng, FSB và lực lượng biên phòng đã báo cáo với Putin về âm mưu của những kẻ phá hoại Ukraine nhằm đột nhập vào khu vực Belgorod”.

Ông lưu ý rằng mục đích của vụ phá hoại Ukraine ở khu vực Belgorod là để chuyển sự chú ý khỏi tình hình tại Bakhmut.

“Các lực lượng Nga đang làm việc để loại bỏ nhóm phá hoại Ukraine khỏi lãnh thổ Liên bang Nga và tiêu diệt chúng. Có đủ lực lượng và phương tiện,” thư ký báo chí của tổng thống Liên bang Nga cho biết thêm.

Reuters báo cáo rằng cơ quan tình báo quân sự của Ukraine cho biết hoạt động vũ trang ở Belgorod là của các công dân Nga thuộc hai nhóm bán quân sự

Phát ngôn nhân tình báo quân sự Andriy Yusov nói rằng Quân đoàn Tự do Nga và Quân đoàn tình nguyện Nga chịu trách nhiệm cho hoạt động này.

Tass xác định lãnh thổ của quận Graivoronsky là địa điểm xảy ra vụ việc. Không có tuyên bố nào được xác minh độc lập.

5. Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, đã tách Ukraine ra khỏi các sự kiện ở Belgorod, nơi có báo cáo về một cuộc xâm nhập vũ trang vào lãnh thổ Nga.

Lực lượng chính trị duy nhất có khả năng thay đổi guồng máy chính trị trong một quốc gia toàn trị siết chặt đinh vít luôn phải là một phong trào du kích có vũ trang. Ukraine đang theo dõi các sự kiện ở vùng Belgorod của Nga với sự quan tâm và nghiên cứu tình hình, nhưng họ không liên quan gì đến chúng tôi. Như các bạn đã biết, xe tăng được bán tại bất kỳ cửa hàng quân sự nào của Nga và các nhóm du kích ngầm bao gồm các công dân Nga.

Điện Cẩm Linh đã cáo buộc Ukraine dàn dựng một cuộc xâm nhập để đánh lạc hướng khỏi tuyên bố của Nga rằng họ đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Bakhmut vào cuối tuần qua.

6. Ukraine cho biết Nga phải di tản khẩn cấp kho vũ khí hạt nhân khỏi Belgorod trong bối cảnh du kích Nga tấn công quân Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Removes Nuclear Munitions From Belgorod Amid Conflict: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga di tản đạn hạt nhân khỏi Belgorod trong bối cảnh xung đột.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga được tường trình đã di tản vũ khí hạt nhân của mình khỏi một cơ sở lưu trữ ở Belgorod sau khi những người đào thoát khỏi Nga đang chiến đấu bên cạnh quân đội Ukraine chiếm giữ các khu định cư.

Các thành viên của Quân đoàn Tự do Nga, được thành lập chỉ vài tuần sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Tổng thống Nga Vladimir Putin mà ông đã phát động vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, bao gồm các cựu thành viên quân đội Nga cùng với các tình nguyện viên người Nga và Belarus khác.

Ilya Ponomarev, một chính trị gia người Nga lưu vong và là đại diện chính trị của nhóm, nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng mục tiêu của họ là “giải phóng nước Nga khỏi chủ nghĩa Putin”. Ông cho biết thành phố Kozinka của Nga đã rơi vào tay các thành viên của quân đoàn Tự Do Nga và Quân đoàn tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK.

Andriy Yusov, phát ngôn viên của cục tình báo quân sự Ukraine, cho biết trong một cuộc điện đàm hôm thứ Hai rằng cơ sở vũ khí hạt nhân của Nga được gọi là căn cứ quân sự số 25624 và nằm ở Grayvoron, một thị trấn và là trung tâm hành chính của tỉnh Belgorod nằm ở phía tây nước Nga gần biên giới Ukraine.

Theo Ukrainska Pravda, căn cứ quân sự này được Nga phân loại là “đối tượng C” theo các chuẩn mực của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược Nga dành cho cơ sở lưu trữ hạt nhân trung tâm của nước này.

Nikolai Sokov, thành viên cao cấp tại Trung tâm giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân Vienna, nói với Newsweek qua email hôm thứ Hai rằng ông chắc chắn hơn “99%” rằng nếu báo cáo là đúng, thì việc di tản được tiến hành vì sự an toàn của vũ khí— chứ không phải là lôi chúng ra sử dụng; và nói thêm rằng khả năng người Nga sử dụng chúng “thực tế là bằng không.”

“Nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng, điều này sẽ kéo theo sự leo thang với NATO và chúng sẽ được sử dụng để chống lại NATO (rất có thể là Ba Lan)”, ông Sokov nói. “Tuy nhiên, cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã thể hiện sự thận trọng tương đối: Bất chấp nhiều mối đe dọa mơ hồ khác nhau, họ đã không thực hiện các bước leo thang dẫn đến việc sử dụng hạt nhân”.

Theo Ukrainska Pravda, các thành viên quân đoàn đã tiến vào Grayvoron, nơi họ kêu gọi cư dân ở yên trong nhà và “không kháng cự”. Ngôi làng Gora-Podol của Nga cũng được cho là đang trong quá trình bị tạm chiếm.

Mikhail Troitskiy, giáo sư thực hành tại Đại học Wisconsin-Madison, đồng ý với Sokov, và nói với Newsweek trong một email rằng thật là “lạ” vì Nga đã không loại bỏ những loại vũ khí như vậy trước đây vì căn cứ này quá gần biên giới.

Ông nói, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy hành động của quân du kích Nga có thể đã khiến Điện Cẩm Linh cảm thấy bất ngờ.

Troitskiy nói thêm: “Mặc dù Ukraine có thể sẽ không triển khai các đầu đạn hạt nhân ngay cả khi nắm giữ chúng, nhưng Mạc Tư Khoa có thể đang ngăn chặn việc chúng rơi vào tay các nước NATO”. “Vì vậy, việc di chuyển vũ khí hạt nhân ra khỏi vùng chiến sự sẽ là một dấu hiệu trấn an cho chúng ta vì nó cho thấy Nga không muốn dùng đến vũ khí hạt nhân. Nga không muốn thấy Ukraine tịch thu các loại vũ khí hạt nhân này để rồi phải đáp trả bằng hạt nhân.”

Yusov cho biết các sự kiện hôm thứ Hai không liên quan gì đến Ukraine và quân đội nước ông.

“Các lực lượng an ninh và quốc phòng Ukraine đang giải phóng lãnh thổ Ukraine và giải phóng các vùng đất của chúng tôi để tiến tới biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine năm 1991,” Yusov nói. “Mọi thứ đang diễn ra trên lãnh thổ Liên bang Nga là xung đột nội bộ của Nga”.

Trích dẫn một báo cáo trước đây của The Washington Post từ các tài liệu bị rò rỉ cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các quan chức quân sự hàng đầu của Kyiv đang cân nhắc “tiến hành các cuộc tấn công bên trong nước Nga” để chiếm các thành phố biên giới nhằm “tạo cho Kyiv đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Mạc Tư Khoa”, Sokov tin rằng cuộc tấn công mới nhất này có thể gây ra những hậu quả chết người.

“Mặc dù Putin xâm lược Ukraine, Mạc Tư Khoa luôn rêu rao rằng cuộc chiến này là cuộc chiến ủy nhiệm của NATO nên nguy cơ leo thang có thể sẽ tăng lên. Khi 'Quân đoàn' Nga này tiến xa hơn và bắn vào kho chứa hạt nhân, ngay cả khi nó trống rỗng vào thời điểm đó, thì nguy cơ leo thang sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tôi đã dự đoán rằng mùa hè và đầu mùa thu có thể chứng kiến những diễn biến nguy hiểm. Thật không may, mọi thứ dường như đi theo hướng đó.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga qua email để bình luận.

7. Hãng tin AP đưa tin rằng các bộ trưởng quốc phòng và quan chức cấp cao từ 12 quốc gia Bắc Âu đã gặp nhau tại Ba Lan hôm thứ Hai để thảo luận về việc tăng cường khả năng răn đe và an ninh ở sườn phía đông của NATO và tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.

Họ tập trung gần Warsaw với tư cách là một phần của Nhóm phương Bắc, một nền tảng để phát triển các sáng kiến an ninh cho các thành viên của NATO và Liên minh Âu Châu. Các thành viên của Nhóm phương Bắc bao gồm Anh, Đức, Ba Lan và Phần Lan.

Sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Mariusz Błaszczak, cho biết các cuộc đàm phán “rất tốt” tập trung vào việc phối hợp các phương thế cung cấp an ninh cho các quốc gia trong nhóm.

Ông nhấn mạnh sự hợp tác tốt đẹp với Anh và Thụy Điển, cho biết hai nước có quan điểm tương đồng về các mối đe dọa đến từ Nga khi nước này gây chiến với Ukraine.

Błaszczak cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp chung để bảo đảm an ninh.

Ông cho biết những nỗ lực của Ba Lan để có được máy bay cảnh báo sớm từ Thụy Điển đang được tiến hành.

Các quan chức cũng thảo luận về công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tại Vilnius, Lithuania và các đề xuất của Ba Lan cho hội nghị này, Błaszczak cho biết như trên.

Hội nghị thượng đỉnh đó dự kiến sẽ đánh giá triển vọng trở thành thành viên của Ukraine.

8. Lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya đã cáo buộc tổng thống nước này, Alexander Lukashenko, đích thân ra lệnh vận chuyển bất hợp pháp trẻ mồ côi Ukraine và cho rằng ông ta có thể phạm tội ác chiến tranh.

Tsikhanouskaya, hiện đang sống lưu vong ở Lithuania, cho biết “nhiều bằng chứng” đã được thu thập cho thấy “sự tham gia trực tiếp” của Lukashenko và chế độ của ông ta trong việc bắt cóc trẻ em Ukraine từ các vùng lãnh thổ bị Nga xâm lược sang Belarus.

“Đích thân Alexander Lukashenko đã ra lệnh chuyển những đứa trẻ mồ côi đến Belarus và tạo điều kiện cho chúng đến bằng sự hỗ trợ về tài chính và tổ chức,” một báo cáo mà Tsikhanouskaya gửi cho chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, và các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu nêu rõ như trên.

Nhóm của Tsikhanouskaya ước tính rằng ít nhất 2.150 trẻ em sẽ được đưa đến Belarus vào cuối tháng này. Một số đã được gửi đến trại Dubrava ở vùng Minsk, nơi được cho là do Belaruskali điều hành. Belaruskali là một công ty phân bón kali thuộc sở hữu nhà nước và là nguồn thu chính của chế độ Lukashenko.

Bản cáo trạng chống lại Lukashenko và Belaruskali được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Âu Châu ngày càng có nhiều áp lực buộc phải thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus. Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, bao gồm cả Belaruskali, cả về vai trò hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga và cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người biểu tình sau cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, việc gia hạn các biện pháp trừng phạt đã bị trì hoãn trong nhiều tháng về câu hỏi liệu Belaruskali có nên được miễn trừ vì lý do an ninh lương thực hay không.

Ủy ban Âu Châu đã đề xuất miễn trừ cho Belaruskali với niềm tin rằng nó sẽ giảm bớt tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Lithuania, được hỗ trợ bởi Ba Lan, Estonia và Hung Gia Lợi, đang từ chối ký kết các biện pháp trừng phạt nếu bao gồm việc miễn trừ cho Belaruskali. Vilnius lập luận rằng thị trường đang thích ứng để cung cấp các lựa chọn thay thế cho phân bón kali của Belarus. “Nhiệm vụ của chúng ta là không rơi vào cái bẫy tuyên truyền của Nga. Không thiếu phân bón, và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga không gây ra tình trạng mất an ninh lương thực”, Bộ Ngoại giao Lithuania cho biết như trên hôm thứ Hai.

9. Ngoại trưởng Lithuania ca ngợi liên minh F-16 đang phát triển, cảnh báo Ukraine cần thêm vũ khí hạng nặng

Ngoại trưởng Lithuania đã ca ngợi liên minh quốc tế F-16 đang phát triển là một “bước tiến quan trọng”, nhưng kêu gọi các quốc gia đồng minh nhớ rằng Kyiv cũng cần nhiều vũ khí phương Tây hơn những gì họ đã nhận được.

Đến dự cuộc họp của các ngoại trưởng Liên minh Âu Châu tại Brussels hôm thứ Hai, Gabrielius Landsbergis kêu gọi các đồng minh không để việc tập trung vào máy bay phản lực khiến họ phân tâm khỏi việc gửi cho Ukraine vũ khí mà họ đã cung cấp để phòng thủ chống lại Nga, như lựu pháo, hỏa tiễn Stinger và HIMARS.

Landsbergis nói: “Sự hỗ trợ của chúng ta dành cho Ukraine phải liên tục, không chỉ bổ sung vũ khí mới mà còn hỗ trợ theo những gì đã nói trước đây”.

Cũng nói chuyện với các nhà báo khi đến dự cuộc họp ở Brussels, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết ông hy vọng Ukraine có thể sớm được cung cấp F-16.

Borrel nói rằng thật “tốt” khi G7 “cuối cùng đã quyết định chuẩn bị mặt bằng để cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu phản lực mà họ cần”.

“Tôi nghĩ rằng việc đào tạo phi công đã bắt đầu. Đây là điều đầu tiên cần làm. Và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này”, ông nói thêm.

Các cuộc đàm phán về máy bay phản lực đang tăng tốc: Việc Ukraine tìm kiếm các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đã nhận được một sự thúc đẩy lớn vào cuối tuần khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ủng hộ các phi công của Kyiv được đào tạo để lái các chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây.

Bình luận của Biden tại hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo G7 ở Nhật Bản được đưa ra vài ngày sau khi Anh và Hà Lan cho biết họ đang xây dựng một “liên minh quốc tế” để giúp Ukraine mua F-16 khi nước này tìm cách cải thiện khả năng phòng thủ trước các cuộc không kích của Nga.

Những chiếc F-16 sẽ là sự nâng cấp đáng kể cho không quân Ukraine, mà ngày nay vẫn phải dùng những chiếc máy bay chủ yếu có từ thời Liên Xô. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh quyết định của Biden, nói trong một tweet, “điều này sẽ tăng cường đáng kể quân đội của chúng tôi trên bầu trời.”

10. Trung Quốc phản ứng về việc Zelenskiy tham gia G7, nói rằng cuộc khủng hoảng Ukraine nên được giải quyết thông qua đối thoại

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai rằng cuộc khủng hoảng Ukraine nên được giải quyết thông qua đối thoại, sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cùng với các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ lớn gặp nhau vào hôm thứ Bảy tại một hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản.

“Chúng tôi nhận thấy Tổng thống Zelenskiy đã tham gia hội nghị thượng đỉnh G7. Lập trường của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán. Chúng tôi luôn tin rằng cuộc khủng hoảng nên được giải quyết về mặt chính trị thông qua đối thoại và tham vấn”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Mao Ninh nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng các nước, đặc biệt là các nước thành viên G7, có thể hợp tác với cộng đồng quốc tế để đóng “vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng”.

Bắc Kinh đã nhiều lần cố gắng thể hiện mình là người hòa giải trong cuộc xung đột gay gắt, bất chấp mối quan hệ chặt chẽ với Nga.

Lý Huy, đặc phái viên mới được bổ nhiệm của Bắc Kinh về cuộc chiến Ukraine, đã đến Kyiv vào tuần trước. Đây là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tàn khốc ở Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây đã đặt câu hỏi liệu những nỗ lực thúc đẩy hòa bình của Trung Quốc có phải là thật hay không - và liệu tầm nhìn của họ về cách cuộc xung đột có thể kết thúc có phù hợp với tầm nhìn của Kyiv hay không.

Trong chuyến thăm của Lý Huy, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán hòa bình phải “dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

“Ukraine không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào liên quan đến việc mất lãnh thổ hoặc đóng băng cuộc xung đột,” Kuleba nói.

11. Đại sứ Nga nói việc Mỹ hậu thuẫn cho phi công Ukraine huấn luyện F-16 cho thấy Mỹ “chưa bao giờ quan tâm đến hòa bình”

Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, nói rằng quyết định của Mỹ hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine trên F-16 và các máy bay chiến đấu hiện đại khác chứng tỏ rằng họ “chưa bao giờ quan tâm đến hòa bình”.

Tuy nhiên, Đại Sứ Nga Anatoly Antonov đã không trả lời câu hỏi của phóng viên CBC rằng liệu việc Putin xua quân xâm lược Ukraine có thể hiện “sự quan tâm đến hòa bình” của Nga hay không.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thông báo với các nhà lãnh đạo G7 vào hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ nỗ lực đào tạo phi công Ukraine trên F16 và các máy bay thế hệ thứ tư khác. F-16 được coi là hệ thống vũ khí hiệu suất cao với tầm bắn 500 dặm hay 860 km, và sẽ là một sự nâng cấp đáng kể cho các loại máy bay hiện có trong phi đội của Ukraine.

Trước đó, Đại Sứ Nga Anatoly Antonov nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ “tiếp tục thổi bùng ngọn lửa xung đột”.

“Cho đến nay, Washington đang chống lại chúng tôi bằng bàn tay của người khác, bằng cách ủy quyền. Tuy nhiên, mọi chuyên gia đều biết rằng Ukraine không có cơ sở hạ tầng để sử dụng F-16, cũng như không có đủ số lượng phi công và nhân viên bảo trì cần thiết”, ông nói.

Những lời của đại sứ lặp lại lời của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, người đã cảnh báo các nước phương Tây về “rủi ro to lớn” nếu Ukraine được cung cấp máy bay chiến đấu F-16, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Bảy.

“Chúng tôi thấy rằng các nước phương Tây vẫn đang tuân theo kịch bản leo thang,” Grushko nói.

“Nó liên quan đến những rủi ro to lớn cho chính họ. Trong mọi trường hợp, điều này sẽ được tính đến trong tất cả các kế hoạch của chúng tôi và chúng tôi có tất cả các phương tiện cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra.”
 
Dấu chỉ cảnh cáo: Xe của Thượng Phụ Kirill, gặp nạn ở Moscow. Vô thần là thuốc phiện của nhân dân
VietCatholic Media
05:01 23/05/2023


1. Xe của Thượng Phụ Kirill, người ủng hộ nhiệt thành Putin, gặp nạn ở Mạc Tư Khoa

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pro-Putin Church Leader's Car Reportedly Crashes in Moscow”, nghĩa là “Xe của nhà lãnh đạo Giáo hội ủng hộ Putin gặp nạn ở Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một số kênh Telegram của Nga, một chiếc xe hơi được cho là của người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, đã gặp tai nạn ở trung tâm Mạc Tư Khoa vào sáng thứ Hai.

Kênh Baza, có liên kết với các dịch vụ an ninh của Nga, đưa tin rằng chiếc Aurus của Kirill đã va chạm với một chiếc Volvo vào khoảng 6:30 sáng theo giờ Mạc Tư Khoa. Vụ việc xảy ra ở ngã tư Prospekt Mira và Botanichesky Lane, khiến một người bị thương nhưng người này không chịu đến bệnh viện.

Kirill, 76 tuổi, đã biện minh cho quyết định xâm chiếm Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022 trên cơ sở tinh thần và ý thức hệ.

Cũng như Putin, Thượng Phụ Kirill thường cố gắng bao quanh bằng những hào quang nhằm chứng tỏ mình thuộc hàng siêu nhân, tách biệt với những người khác. Chính vì thế, ngay sau khi tai nạn xảy ra, một nguồn tin không được nêu tên từ Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Interfax rằng: “Những báo cáo này là không đúng sự thật. Hiện tại, chiếc xe Aurus chở Thượng phụ Kirill đang lái đến Nhà thờ Chúa Cứu thế”.

Nhà thờ Chúa Cứu thế là một nhà thờ Chính thống Nga ở Mạc Tư Khoa, nằm gần điện Cẩm Linh.

Kênh Telegram 112 cũng đưa tin về tai nạn liên quan đến chiếc xe Aurus thuộc về người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga.

Một kênh khác, SHOT, đã đăng một đoạn video về hiện trường vụ tai nạn, trong đó cho thấy một chiếc xe hơi bị hư hỏng nặng được che bằng một tấm vải đen khi một sĩ quan cảnh sát đi ngang qua.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin một chiếc xe hơi Aurus đã gặp tai nạn ở trung tâm thủ đô Mạc Tư Khoa và cảnh sát vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.

Phát ngôn nhân không nói rõ liệu có nạn nhân hay không và cảnh sát vẫn chưa bình luận về vụ việc.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Thượng Phụ Kirill, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, đã biện minh cho cuộc xung đột ở Ukraine bằng cách đưa ra những bài phát biểu về Nga như một “cường quốc yêu chuộng hòa bình” không tham gia vào “những cuộc phiêu lưu quân sự”.

Ba ngày sau cuộc chiến, vào ngày 27 tháng 2 năm 2022, ông nói trong một bài giảng rằng Ukraine và Belarus là một phần của “vùng đất của Nga” và những người Ukraine bảo vệ đất nước của họ là những “thế lực xấu xa”.

Vào tháng 6 năm 2022, ông cho biết Nga đang bị “tấn công” trên toàn thế giới vì cảm giác ghen tị, đố kỵ và phẫn nộ. Kirill nói thêm rằng ông tin rằng điều này xảy ra vì Nga “khác biệt” với các nước khác.

Và tháng 9 năm ngoái, sau khi tổng thống Nga tuyên bố động viên một phần, Kirill đã kêu gọi công dân Nga đừng sợ chết, khi hàng nghìn người bắt đầu chạy khỏi đất nước để tránh bị gọi đi chiến đấu ở Ukraine.

2. Thượng phụ thuốc lá – Gương mù thê thảm của Chính Thống Giáo Nga

Hôm 24 tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đã công khai kêu gọi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu dành cho các nhà tài phiệt Nga cũng phải được áp đặt lên Thượng Phụ Kirill. Chính Thống Giáo Nga phê bình đề xuất của Vilnius là “vô nghĩa”.

Trước diễn biến này, Maria Antonietta Calabrò, ký giả tờ HuffPost của Ý, có bài nhận định nhan đề “Un oligarca come patriarca. Il lusso di Kirill nel mirino delle sanzioni Ue”, nghĩa là “Tài phiệt làm Thượng Phụ. Sự giàu sang của Krill trong tầm ngắm của lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu đưa ra”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Ông ta quyết liệt phủ nhận sự giàu có của mình. Nhưng tài sản cá nhân của ông ước tính khoảng vài tỷ đô la và có thể đã phát sinh trong quá khứ từ việc buôn bán thuốc lá và rượu bia và từ các khoản miễn thuế mà nhà nước Nga cấp cho Giáo Hội Chính thống giáo.

Kirill không phải là nhà lãnh đạo Kitô Giáo như Đức Thánh Cha Phanxicô. Không phải theo nghĩa là một vị Giáo chủ, như Đức Giáo Hoàng Rôma Bergoglio. Ông ta không phải là nhà tu hành theo nghĩa mà vị thánh nghèo thành Assisi hiểu. Đức Thượng phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, là người vào năm 2012 đã định nghĩa Vladimir Putin là “phép lạ của Chúa”. Ngài Thượng phụ là người đã chúc lành cho hỏa tiễn hạt nhân trong Nhà thờ Chúa Cứu thế, và người đã tuyên bố thánh chiến ở Ukraine. Trên tất cả, ông ta không phải là một nhà tu khổ hạnh, nhưng ông ta là một tài phiệt, với khối tài sản được ước tính là 4 tỷ đô la.

Vì lý do này, các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đang nghiên cứu các biện pháp trừng phạt đối với ông ta, cũng như đối với các nhà tài phiệt khác. Vào ngày 24 tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đã công khai kêu gọi các biện pháp hạn chế đối với Thượng Phụ Kirill. Trước một mối nguy hiểm cụ thể như vậy, trên Interfax, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã xác định đề xuất của Vilnius về việc yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với Kirill là “vô nghĩa”. Họ nói: “Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo là vô nghĩa, nó trái với lẽ thường”. Tuy nhiên, sự kiện này xác nhận sự tồn tại các tài sản chìm nổi của Thượng Phụ Kirill ở nước ngoài, và chúng có thể bị tấn công. Thượng Phụ Kirill luôn quyết liệt phủ nhận sự giàu có của mình, thế thì phản ứng làm gì?

Chắc chắn sẽ là vô nghĩa nếu trừng phạt vị thánh nghèo của Assisi, nhưng đây chắc chắn không phải là trường hợp, vì theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Khi Forbes France đặt câu hỏi về sự giàu có của ngài, Thượng phụ Kirill trả lời: “Chủ nghĩa khổ hạnh trên hết là hướng vào cuộc đấu tranh với những đam mê. Đam mê là một vấn đề vì nó có thể nhấn chìm chúng ta và biến chúng ta thành nô lệ của nó. Khát khao quyền lực không thể dập tắt, đối với một số thứ vật chất nhất định hay tiền bạc là những ví dụ điển hình cho những đam mê mà nhiều người mắc phải ngày nay”.

Thượng Phụ Kirill quyết liệt phủ nhận mình không dính bén đến của cải, nhưng nhà lãnh đạo tôn giáo bị nghi ngờ sở hữu một khối lượng tài sản cá nhân kếch xù, một số lớn đang ở nước ngoài, bao gồm cả ở Thụy Sĩ và các địa điểm an toàn khác ở hải ngoại. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng ngài Thượng phụ thậm chí còn là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác. Theo một số nguồn tin công khai (tuy nhiên khó xác minh, do tính chất bảo mật cao dành cho khách hàng của các ngân hàng) Kirill cũng có tài khoản ngân hàng ở Ý, Áo và Tây Ban Nha. Chuyên gia nhân quyền Hanna Hopko cho rằng Thượng phụ Kirill “trên thực tế là một trong những chính trị gia cấp cao nhất ở nước Nga của Putin”. Do đó, Hanna Hopko đang yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại ngài Thượng Phụ trên tờ Repubblica.

Các cuộc điều tra đang được tiến hành trên khắp Âu Châu. Thêm vào đó là các tài sản ở Nga: một biệt thự gần nhà của Putin ở Gelendzhik trên Biển Đen và một siêu đồng hồ mà ông đeo trên tay, chụp trong bộ đồ tắm. Niềm đam mê đồng hồ xa xỉ của Kirill trong quá khứ đã làm nảy sinh những hình ảnh photoshop gây tò mò về Giáo chủ, điều này đã loại bỏ chiếc đồng hồ trên cổ tay ông ta, nhưng điều đó không phản ảnh hoán cải của ông. Hệ thống tài chính của Giáo Hội Chính thống Nga có rất nhiều lợi nhuận, nhờ được miễn thuế đối với các sản phẩm thuốc lá và bia, là cơ sở mang lại rất nhiều của cải. Hoạt động nhập khẩu thuốc lá đã mang lại cho Kirill những danh xưng như “Giáo hoàng của Putin”, hay “Đức Thượng Phụ thuốc lá”, dù Kirill tuyên bố đã tách mình khỏi công việc kinh doanh này
 
Quân Putin trao thiết giáp cho phe nổi dậy. Nga bị đẩy lùi ở Bakhmut. Các khoa học gia lừa gạt Putin
VietCatholic Media
16:09 23/05/2023


1. Quân Putin bỏ chạy ở Belgorod, quân nổi dậy Nga đã tịch thu được 4 xe thiết giáp của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pillaging Inside Russia as Defectors Claim to Have Taken 'Trophy Equipment'“, nghĩa là “Tịch thu bên trong nước Nga khi quân nổi dậy tuyên bố đã lấy được 'thiết bị chiến lợi phẩm'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Ilya Ponomarev, một chính trị gia người Nga lưu vong, là đại diện chính trị cho nhóm các chiến binh, cho biết một lực lượng dân quân chống Vladimir Putin của Nga đã vượt qua khu vực Belgorod giáp Ukraine hôm thứ Hai và đã chiếm được một số thiết bị “chiến lợi phẩm” của Nga.

“Họ đã chiếm được rất nhiều thiết bị chiến lợi phẩm,” Ponomarev, thành viên duy nhất của quốc hội Nga bỏ phiếu chống lại việc Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea vào năm 2014, cho biết từ Kyiv, nơi ông hiện đang sinh sống.

Ponomarev đang đề cập đến Quân đoàn Tự do Nga, được thành lập vào tháng 3 năm 2022, vài tuần sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu. Nó bao gồm những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Nga, cũng như các tình nguyện viên Nga và Belarus.

Quân đoàn Tự do của Nga ở Belgorod cho biết đã tịch thu một xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga. Quân đoàn Tự do của Nga, được thành lập vào tháng 3 năm 2022, đã tiến vào vùng Belgorod của Nga cùng với Quân đoàn tình nguyện Nga vào hôm thứ Hai.

Quân đoàn tuyên bố đã chiếm được Kozinka và nói rằng các đơn vị của họ đã tiến vào thị trấn nhỏ Graivoron.

Ponomarev cho biết cho đến nay, Quân đoàn đã chiếm được 4 xe bọc thép chở quân BTR-82A – là phương tiện bọc thép chủ lực của Nga. Phương tiện này do Công ty Công nghiệp Quân sự Nga sản xuất và được quân đội các nước Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan và Belarus sử dụng.

Ponomarev cho biết các binh sĩ của Quân đoàn đang “cố thủ” ở Belgorod, và các chiến binh đang củng cố vị trí của họ trong khu vực.

Chính trị gia lưu vong nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng Quân Đoàn, bị Tòa án Tối cao Nga tuyên bố là một tổ chức khủng bố vào tháng 3, được thành lập nhằm mục đích “giải phóng nước Nga khỏi chủ nghĩa Putin”.

Khi được hỏi liệu các chiến binh của Quân Đoàn có ý định tiến vào các thành phố hoặc khu vực khác ở Nga hay không, Ponomarev nói: “Chúng tôi sẽ xem mọi việc diễn ra như thế nào. Hiện tại, không có đủ lực lượng để giải phóng toàn bộ nước Nga.” Số lượng chiến binh của Quân Đoàn không được biết đến.

Ngay trước khi có tin các nhóm này đã xâm nhập vào vùng Belgorod của Nga, Quân Đoàn đã công bố một video trên các kênh truyền thông xã hội của mình kêu gọi chấm dứt “chế độ độc tài” do Putin cầm đầu

“Chúng tôi là những người Nga giống như các bạn,” một thành viên nói trong video khi đứng trước một nhóm đồng đội của mình. “Chúng tôi muốn con cái chúng ta lớn lên trong hòa bình và trở thành những người tự do để chúng có thể đi du lịch, học tập và hạnh phúc ở một đất nước tự do.”

Chế độ Putin đang “thối nát vì tham nhũng, dối trá, kiểm duyệt, hạn chế các quyền tự do và đàn áp”, đồng thời Quân Đoàn nói thêm rằng “đã đến lúc phải chấm dứt chế độ độc tài của Điện Cẩm Linh”.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod, cho biết “một nhóm phá hoại và trinh sát của Lực lượng Vũ trang Ukraine” đã thâm nhập vào khu vực và chính quyền Nga đang “thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ đối phương.”

Điện Cẩm Linh cho biết Putin đã biết về nỗ lực của một “nhóm phá hoại Ukraine” đột nhập vào khu vực Belgorod, trong khi tình báo Ukraine nói rằng các chiến binh Quân đoàn tình nguyện và Quân đoàn Nga đã vào khu vực này để thực hiện một chiến dịch nhằm tạo ra “một khu vực an ninh nhằm bảo vệ thường dân Ukraine”.

Quân đoàn tình nguyện Nga, được thành lập vào mùa hè năm 2022 và do nhà tư tưởng nổi tiếng Denis Nikitin lãnh đạo, đã nhận trách nhiệm về một cuộc xâm nhập gần đây vào vùng Bryansk của Nga.

Quân đoàn cho biết trên kênh Telegram của mình hôm thứ Hai rằng các chiến binh của họ đang ở Nga, xuất bản một đoạn clip ngắn cho thấy các thành viên đang đứng trước các biển báo giao thông ở vùng Belgorod.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.

2. Kyiv cho biết Nga đang bị đẩy lùi tại Bakhmut khi Ukraine chiếm lại một số tòa nhà

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Pushed Back in Bakhmut as Ukraine Retakes a Number of Buildings—Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga đang bị đẩy lùi tại Bakhmut khi Ukraine chiếm lại một số tòa nhà.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ukraine đã đẩy lùi lực lượng Nga tại thành phố Bakhmut, chiếm lại một số tòa nhà, phát ngôn nhân lực lượng vũ trang Ukraine cho biết như trên.

Phát ngôn nhân của Lực lượng miền Đông Ukraine Serhiy Cherevaty cho biết các lực lượng Ukraine đang giữ vững ở phía tây nam thành phố, mâu thuẫn với tuyên bố của lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người hôm thứ Bảy nói rằng các chiến binh của ông đã chiếm được thị trấn ở khu vực phía đông Donetsk, nơi giao tranh ác liệt đã diễn ra ác liệt từ mùa hè năm ngoái.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cuối tuần qua phủ nhận rằng thành phố đã bị chiếm. Ông nói trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản rằng “Bakhmut không bị tạm chiếm bởi Liên bang Nga cho đến ngày hôm nay”.

“Tổng thống đã nói chính xác rằng thành phố về cơ bản đã bị san bằng. Đối phương đang phá hủy nó mỗi ngày bằng các cuộc không kích và pháo binh ồ ạt, và các đơn vị của chúng tôi báo cáo rằng tình hình vô cùng khó khăn,” Cherevaty cho biết trong một bản cập nhật.

“Quân đội của chúng tôi đang nắm giữ các công sự và một số cơ sở ở phía tây nam của thành phố. Có những cuộc chiến khó khăn, ông nói thêm. “Các lực lượng vũ trang của Ukraine đang cố gắng gây sức ép lên hai bên sườn, ám ảnh quân xâm lược và nếu có thể thì phản công”.

Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết rằng “đối phương tiếp tục các hành động tấn công” và rằng “cuộc chiến giành thành phố Bakhmut vẫn tiếp tục.”

Các cơ quan nhà nước Nga đã trích dẫn Điện Cẩm Linh nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng “quân Wagner” và quân đội Nga về việc “giải phóng” Bakhmut.

Cherevaty, trong một cuộc phỏng vấn với Đài NV của Ukraine, cho biết có hai lý do quan trọng khiến Prigozhin dường như đã nói dối về chiến thắng của Bakhmut.

“Có một số lý do. Đầu tiên, họ cần ít nhất một số, ít nhất là một chiến thắng, bởi vì họ đã cảm thấy phải ô nhục trước thế giới khi không thể chiếm được trung tâm khu vực trong hơn 9 tháng, mặc dù họ đã vung tay ném vào một lực lượng đông đảo của 'đội quân thứ hai của thế giới'“

“Thứ hai, như tôi đã nói, tổ chức khủng bố Wagner đã bị tiêu diệt, tổ chức này đã chịu tổn thất lớn về nhân sự. Prigozhin thực sự muốn bò đi chỗ khác, liếm vết thương của anh ta như anh ta đã nói”.

Newsweek đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố từ cả Nga và Ukraine, và đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đã đánh giá rằng tuyên bố chiến thắng của Tập đoàn Wagner ở Bakhmut, nếu có đi chăng nữa, chỉ “hoàn toàn mang tính biểu tượng”.

3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thăm các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến ở tiền tuyến

Ngày 23 tháng 5 được kỷ niệm là ngày quốc khánh của lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine và tổng thống đã gặp gỡ các quân nhân ngay ở tiền tuyến.

Hôm nay tôi ở đây để chúc mừng các chiến binh của chúng ta nhân ngày lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine. Vinh quang cho tất cả những người bảo vệ Ukraine!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã việc gần như không ngừng nghỉ trong các ngày qua. Sau khi sang Trung Đông nói chuyện với Liên Đoàn Ả Rập, ông đã đến Hiroshima, Nhật Bản để thuyết phục các đồng minh ủng hộ các chiến đấu cơ F16.

Ngay sau khi trở về Kyiv, ông đã đến thăm các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Ukraine.

4. Nga phóng máy bay không người lái Shahed tấn công Ukraine, tất cả đều bị hạ. Quân Nga mất 40 hệ thống pháo chung quanh thành phố Bakhmut, và một máy bay trực thăng.

Đêm 22 rạng sáng 23 Tháng Năm, Nga lại tấn công lãnh thổ Ukraine bằng 4 máy bay không người lái cảm tử Shahed. Các đơn vị phòng không của Ukraine đã phá hủy tất cả chúng. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, đã cho biết như trên.

Trong 25 giờ qua, quân đội Nga đã tiến hành 20 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Đối phương đã bắn hỏa tiễn hành trình vào các khu định cư ở vùng Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia và Kharkiv, cũng như hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M và hỏa tiễn đất đối không dẫn đường S-300.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 23 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết tất cả các cố gắng của quân Nga nhằm cản bước tiến của quân Ukraine ở hai bên sườn thành phố Bakhmut đã thất bại.

Trong 24 giờ qua, 480 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 40 hệ thống pháo. Đặc biệt, Lữ Đoàn 24 Cơ Giới Biệt Lập của quân Ukraine đã bắn rớt một máy bay trực thăng Mi-24 của quân Nga.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 23 Tháng Năm, khoảng 204.360 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.789 xe tăng, 7.419 xe thiết giáp, 3.318 hệ thống pháo, 565 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 327 hệ thống tác chiến phòng không, 309 máy bay, 295 trực thăng, 2.864 máy bay không người lái, 1.015 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.139 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 433 đơn vị thiết bị đặc biệt.

5. Tại sao máy bay phản lực siêu hạng của Nga sẽ thất bại trước F-16 của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why Russia's Superior Jet Will Lose Against Ukrainian F-16s”, nghĩa là “Tại sao máy bay phản lực siêu hạng của Nga sẽ thất bại trước F-16 của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Các chuyên gia nói với Newsweek rằng máy bay chiến đấu Su-35 của Nga có thể tỏ ra vượt trội hoặc ngang bằng với các máy bay phản lực nhanh do Mỹ sản xuất, nhưng cuối cùng sẽ gục ngã khi đọ sức với bất kỳ chiếc F-16 nào được hứa hẹn với Kyiv và được điều khiển bởi các phi công Ukraine.

Nga đã sử dụng máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35, được ca ngợi là máy bay thế hệ thứ tư với công nghệ thế hệ thứ năm, trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng lực lượng không quân của Nga đã mất một máy bay chiến đấu Su-35 sau khi chiếc chiến đấu cơ này “đã cắm đầu xuống lãnh hải của Ukraine” ở khu vực Kherson phía nam của đất nước vào hôm Chúa Nhật. Bộ Quốc phòng Nga đã không bình luận về điều này tại thời điểm viết bài.

Nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trong cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành trọng tâm hơn khi Ukraine dường như tiến gần hơn đến việc nhận các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất, chẳng hạn như F-16, mà Kyiv đã yêu cầu từ lâu. Các chuyên gia cho biết F-16, loại máy bay thu hút nhiều sự chú ý hơn so với các máy bay chiến đấu khác do phương Tây sản xuất, là ứng cử viên có khả năng nhất để nâng cấp Lực lượng Không quân Ukraine. Có một số phiên bản của F-16 và không rõ Ukraine sẽ nhận được mẫu nào về mặt lý thuyết.

Ukraine hiện đang vận hành một phi đội máy bay phản lực thời Liên Xô về cơ bản tương tự như lực lượng không quân Nga. Các chuyên gia nhận định, việc cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine không chỉ đánh dấu một bước chuyển đổi công nghệ lớn đối với máy bay phương Tây mà còn là một động thái hướng tới học thuyết quân sự của NATO. Có một số trở ngại - cả về chính trị và hậu cần - trong việc cung cấp máy bay cho Ukraine, nhưng các nhà quan sát xung đột đang ngày càng tin tưởng rằng Ukraine sẽ sớm nhận được cam kết cung cấp F-16.

Theo cựu sĩ quan quân đội Anh Frank Ledwidge, Su-35 của Nga khó có thể đối đầu trực tiếp với F-16 do Mỹ sản xuất ở Ukraine. Nhưng Su-35 được coi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 tiên tiến nhất của Nga, ông nói với Newsweek, và được “thiết kế đặc biệt để bắn hạ” các máy bay như F-16.

Su-35 là phiên bản hiện đại hóa của máy bay chiến đấu Su-27, được thiết kế để “tăng đáng kể hiệu quả tham gia chống lại các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển”, theo United Aircraft Corporation, gọi tắt là UAC, một tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Theo UAC, chuyến bay đầu tiên của Su-35 diễn ra vào tháng 2 năm 2008.

“Trên lý thuyết, có thể lập luận rằng Su-35 có lợi thế hơn so với các loại F-16 mà Ukraine có thể mua, nhưng điều đó không nói lên toàn bộ câu chuyện,” theo David Jordan, đồng giám đốc của Viện Hàng không và Không gian Freeman tại King's College London, Vương quốc Anh

“Thông số kỹ thuật của Su-35 có thể cho thấy nó là một máy bay tốt hơn xét trên nhiều phương diện”, cựu Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và Thống chế Không quân Greg Bagwell nói với Newsweek, nhưng bức tranh thực tế “thực sự phức tạp hơn thế nhiều”.

Theo các chuyên gia, có một số yếu tố khác cần xem xét khi so sánh hai máy bay phản lực. Mặc dù khung máy bay F-16 đã có từ hàng chục năm trước và Ukraine khó có thể nhận được hệ thống điện tử hàng không mới nhất, nhưng cách sử dụng máy bay phản lực sẽ tạo ra sự khác biệt quyết định trên chiến trường.

Jordan cho biết một số chiến thuật tác chiến trên không của Nga “dường như quá cứng nhắc”, đồng thời cho biết thêm điều này có thể “cản trở họ, bất kể họ đang bay bằng phương tiện gì”.

Jordan nói thêm, phẩm chất của các phi công là yếu tố then chốt. Mặc dù chưa có quốc gia nào hứa cung cấp F-16 cho Ukraine, nhưng một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đã cam kết hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine trên loại máy bay tiên tiến này.

Hôm thứ Bảy, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói rằng khi khóa huấn luyện diễn ra “trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định thời điểm máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng chúng”.

Jordan nói thêm: “Chúng tôi chưa thấy nhiều bằng chứng cho thấy người Nga đã bắt đầu cuộc chiến với bất kỳ bộ kỹ năng đặc biệt vượt trội nào so với người Ukraine. Ledwidge cho biết khóa đào tạo dành cho các phi công Ukraine trong thời gian ngắn sẽ cho phép họ sử dụng một số chiếc F-16 mà họ nhận được. Nhưng để có thể sử dụng chúng với công suất tối đa sẽ mất nhiều năm, ông nói thêm.

Các chuyên gia nhấn mạnh, nhận thức về tình huống mà máy bay cung cấp cho phi công của mỗi bên cũng rất quan trọng.

“Nếu người Nga đang bay xung quanh và biết đại khái vị trí của máy bay Ukraine trong khi người Ukraine biết gần như chính xác vị trí của người Nga, thì người Ukraine có khả năng sẽ có lợi thế ngay cả trước khi họ ở trong tầm nhìn của nhau (và ngược lại), “Jordan nói.

Jordan nói thêm: “Tôi nghĩ rằng những chiếc F-16 trong tay Ukraine sẽ là một thách thức ghê gớm.”

Thiếu tướng Không quân đã nghỉ hưu Andrew Curtis, trước đây thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, cho biết: “Xét về khả năng F-16 đối đầu với Su-35 của Nga, điều đó sẽ phụ thuộc vào vũ khí không đối không mà người Ukraine có. Nếu nói đến không chiến, F-16 vẫn là một trong những loại tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, các phi công Nga có khả năng sẽ thử và chiến đấu trong một trận chiến độc lập, sử dụng hỏa tiễn tầm trung và tầm xa. Nếu họ có thể làm điều này thành công, điều đó có thể nghiêng cán cân có lợi cho Su-35.”

Tính đến thứ Hai, Nga đã mất 3 chiếc Su-35 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, theo nguồn tin mở của Hà Lan, Oryx. Tuy nhiên, con số này chỉ bao gồm các tổn thất được xác nhận trực quan, vì vậy con số thực có thể cao hơn nhiều.

Ông Bagwell nói thêm: Su-35 tương đối ít xuất hiện trong suốt cuộc chiến, điều này đặt ra câu hỏi về việc Nga có bao nhiêu chiếc và chúng tốt đến mức nào.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 5 năm 2023, lực lượng an ninh Nga rất có thể đã đụng độ với các phe phái tại ít nhất ba địa điểm trong Tỉnh Belgorod của Nga, gần biên giới Ukraine.

Danh tính của các phe phái vẫn chưa được xác nhận, nhưng các nhóm chống chế độ Nga đã nhận trách nhiệm.

Vụ việc nghiêm trọng nhất diễn ra gần thị trấn Grayvoran. Cũng như các cuộc đấu súng bằng vũ khí nhỏ, đã có sự gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hoặc hỏa lực gián tiếp gần các sự việc.

Nga đã di tản một số ngôi làng và triển khai thêm lực lượng an ninh tới khu vực.

Nga đang phải đối mặt với mối đe dọa an ninh đa lĩnh vực ngày càng nghiêm trọng ở các khu vực biên giới, với tổn thất về máy bay chiến đấu, các cuộc tấn công bằng thiết bị nổ tự chế vào các tuyến đường sắt và giờ đây là hành động phe phái trực tiếp.

Nga gần như chắc chắn sẽ sử dụng những sự việc này để hỗ trợ cho câu chuyện chính thức rằng họ là nạn nhân của cuộc chiến.

7. Phi công Ukraine bắt đầu được huấn luyện lái máy bay F-16 ở Ba Lan

AFP dẫn lời người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết việc đào tạo phi công Ukraine lái máy bay phản lực F-16 đã bắt đầu ở Ba Lan, sau khi Hoa Kỳ bật đèn xanh. Ông đã nói với một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels:

Tôi rất vui vì cuối cùng việc đào tạo phi công lái F-16 cho Ukraine đã bắt đầu ở một số quốc gia. Sẽ mất thời gian, nhưng càng sớm càng tốt... Ví dụ, như ở Ba Lan.

Một nhà ngoại giao Âu Châu, nói chuyện với AFP với điều kiện giấu tên, xác nhận khóa đào tạo đã bắt đầu ở Ba Lan.

Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ, Joe Biden, hồi tuần trước cho phép các phi công của Kyiv được huấn luyện trên các máy bay phản lực do Mỹ sản xuất mà Ukraine cho rằng họ cần phải chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Ba Lan, một nước láng giềng của Ukraine và là một trong những người ủng hộ trung thành nhất của nước này, đã tuyên bố trong nhiều tháng rằng họ sẵn sàng đào tạo các phi công Ukraine trên các máy bay phản lực. Đất nước này đã từng là trung tâm huấn luyện binh lính chính của Ukraine cũng như là nguồn cung cấp vũ khí cho Kyiv.

Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren nói rằng cuộc họp của Liên Hiệp Âu Châu sẽ là “bước đầu tiên” hướng tới việc cung cấp máy bay phương Tây cho Kyiv.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đồng minh của chúng tôi và với các quốc gia có thể có sẵn F-16 về bước tiếp theo đó

8. Điện Cẩm Linh cho rằng 'Các chiến binh Ukraine' vẫn hoạt động ở Belgorod

Trong khi phía Ukraine cho rằng các cuộc tấn công bên trong nước Nga là do những người Nga chống Putin giao tranh với quân chính phủ, Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Ba rằng “các chiến binh Ukraine” vẫn đang hoạt động ở khu vực biên giới Belgorod của Nga, một ngày sau khi chính quyền địa phương tuyên bố một chiến dịch chống khủng bố ở đó để đẩy lùi cái mà họ gọi là nhóm phá hoại từ Ukraine.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã được phát động để ngăn chặn những cuộc xâm nhập như vậy. Reuters báo cáo ông nói rằng cần nhiều nỗ lực hơn từ phía Nga để ngăn chặn những sự việc như thế.

Nhóm liên quan đã tự nhận mình là một lực lượng dân quân chống Điện Cẩm Linh thuộc sắc tộc Nga. Khi được hỏi về điều này, Peskov nói rằng có nhiều người gốc Nga ở Ukraine và những kẻ tấn công vẫn là “chiến binh Ukraine”.

Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết cư dân từ 9 khu định cư trong khu vực đã phải di tản do vụ việc.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod ở Nga, đã đưa ra một bản cập nhật về tình hình ở đó. Trong đó, ông nhắc lại rằng lệnh chống khủng bố đã được ban hành và việc “dọn dẹp khu vực khỏi hậu quả vẫn tiếp tục”.

Ông tuyên bố rằng nhiều khu định cư đã nằm dưới “súng cối và pháo binh”.

Các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt hoạt động trên các tòa nhà dân cư và dân thường, các thiết bị nổ đã được thả từ máy bay không người lái 4 cánh quạt. Hậu quả là có 12 thường dân bị thương, thiệt hại được ghi nhận ở 29 ngôi nhà riêng và ba xe hơi. Hiện tại không có điện ở 14 khu định cư, chúng tôi sẽ bắt đầu công việc khôi phục khi tình hình hoạt động cho phép.

Trước đó, ông đã đưa ra một tuyên bố bằng video cảnh báo người dân tránh xa khu vực bị ảnh hưởng.

9. Cựu giám đốc tình báo Ukraine nói nhà sản xuất hỏa tiễn Kinzhal đã 'lừa dối' Putin

Đại Tướng Valerii Zaluzhny, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ukraine, cho biết trong đêm 15 rạng sáng 16 Tháng Năm, Nga đã tấn công từ ba góc độ bằng cách sử dụng hỏa tiễn trên không, trên biển và trên đất liền. Tất cả 18 hỏa tiễn Nga bắn vào Thủ đô Kyiv đều bị bắn hạ. Sỉ nhục lớn nhất đối với Putin là trong số 18 hỏa tiễn này có 6 hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal được Putin khoe khoang là không thể đánh bại vì nó bay ở tốc độ hơn 10 lần tốc độ âm thanh.

Trước sỉ nhục này, Putin ra lệnh truy tố tất cả các nhà khoa học phát triển hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kinzhal Missile Makers 'Deceived' Putin, Says Ukrainian Ex-Intel Chief”, nghĩa là “Cựu giám đốc tình báo Ukraine nói nhà sản xuất hỏa tiễn Kinzhal đã 'lừa dối' Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Theo cựu giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine, các nhà phát triển chương trình hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal, nghĩa là “Dao găm”, của Nga đã “lừa dối” Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mykola Malomuzh, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine cho đến năm 2010, nói với truyền thông Ukraine rằng các nhà phát triển đã quảng cáo hỏa tiễn này như một “siêu vũ khí”, nhưng hiệu quả của nó đã không đáp ứng được sự cường điệu này. Khả năng của nó cũng đã bị các nhà phân tích phương Tây nghi ngờ.

Điều này xảy ra sau khi Điện Cẩm Linh cho biết các nhà khoa học làm việc trong quá trình phát triển hệ thống hỏa tiễn Kinzhal đã bị bắt và sẽ phải đối mặt với “những cáo buộc rất nghiêm trọng” nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.

Trong một bức thư ngỏ được công bố trực tuyến, các đồng nghiệp của Anatoly Maslov, Alexander Shiplyuk và Valery Zvegintsev đã phản đối việc bắt giữ “ba nhà khoa học khí động học xuất sắc”.

Bức thư từ các thành viên của Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich ở Siberia tại thành phố Novosibirsk cho biết ba người đàn ông đã bị bắt ngay cả trước khi Ukraine bắn hạ các hỏa tiễn Kinzhal vì bị nghi ngờ phản quốc. Shiplyuk bị bắt vào tháng 8 năm 2022 và Maslov bị chính quyền Nga giam giữ vào tháng 6, theo truyền thông nhà nước Nga.

Vụ bắt giữ Zvegintsev không được báo cáo trước đó, nhưng diễn ra vào ngày 7 tháng 4, theo Reuters, trích dẫn phương tiện truyền thông địa phương.

Nhà vật lý người Nga Dmitry Kolker, một nhà khoa học khác từ Novosibirsk, người đã bị bắt ở Siberia vào mùa hè năm ngoái vì tội phản quốc, được cho là đã chết vì bệnh ung thư giai đoạn cuối ở Mạc Tư Khoa sau khi được cơ quan an ninh Nga chuyển trại.

“Cả xã hội bị sốc và phẫn nộ” trước cái chết của ông, bức thư ngỏ viết.

Hệ thống hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal được Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại trên thế giới”. Nga cho biết hỏa tiễn phóng từ trên không, còn được NATO định danh là “Killjoy”, có thể tăng tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn vượt quá 2.000 km, tương đương 1.250 dặm. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây đã đặt câu hỏi về khả năng của Kinzhal và tên gọi của nó như một loại vũ khí siêu thanh.

Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn hạ thành công 6 chiếc Kinzhal được bắn trong một cuộc tấn công qua đêm. Kyiv trước đó cho biết họ đã đánh chặn một chiếc Kinzhal bằng cách sử dụng hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, nhưng Nga phủ nhận.

Malomuzh cho biết các nhà khoa học đã bị bắt sau khi một cuộc tấn công bằng Kinzhal không gây ra thiệt hại như dự kiến.

Các nhà phát triển Kinzhal đã “xác định rõ ràng” Kinzhal là một “siêu vũ khí không tồn tại”, Malomuzh cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng họ “thực sự đã lừa dối Putin”.

Các báo cáo về các cuộc tấn công Kinzhal bị chặn lại cho thấy các cuộc tấn công “đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn,” Malomuzh nói với hãng tin TSN của Ukraine. “Vì vậy, số phận của những nhà phát triển hỏa tiễn siêu thanh này cũng sẽ kết thúc trong sự thất bại hoàn toàn, bởi vì họ đã làm suy yếu cơ sở chiến lược về khả năng chiến đấu của Nga,” ông Malomuzh nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Viện Khristianovich để nhận xét qua email.

Trong bức thư ngỏ, đồng nghiệp của ba nhà khoa học cho biết họ “biết mỗi người trong số họ là một người yêu nước và một người tử tế, những người không có khả năng làm những gì mà cơ quan điều tra nghi ngờ họ”.

“Chúng tôi không chỉ lo sợ cho số phận của các đồng nghiệp của mình,” bức thư ngỏ tiếp tục. “Chúng tôi chỉ không hiểu làm thế nào để tiếp tục làm công việc của mình.”

Kinzhal đã được Putin tiết lộ vào năm 2018 như một phần của gói vũ khí tiên tiến và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào tháng 8 năm 2022 rằng hỏa tiễn này đã thể hiện “những đặc điểm tuyệt vời” của nó ở Ukraine.

Chuyên gia quân sự David Hambling trước đây đã nói với Newsweek rằng một hỏa tiễn siêu thanh thực sự sẽ rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, nhưng nhấn mạnh rằng “tất cả các dấu hiệu cho thấy Kinzhal chỉ đơn giản là một hỏa tiễn đạn đạo phóng từ trên không” với khả năng điều chỉnh hướng đi rất hạn chế.
 
Những con quỷ đeo mặt nạ như những thần thánh. ĐTGM Hàn Đại Huy nói về kế sách của TQ
VietCatholic Media
17:22 23/05/2023


1. Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy kiêm nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Libya

Hôm 18 tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy kiêm nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Libya.

Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy năm nay 73 tuổi, sinh trưởng tại Hương Cảng, làm giáo sư Thần học tại Học viện Thánh Linh ở địa phương và đã dịch sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo ra tiếng Hoa. Ngài từng giữ nhiều nhiệm vụ trong dòng, kể cả làm Giám tỉnh từ năm 2001 đến 2006, và là thành viên Ủy ban Thần học Quốc tế.

Tháng Mười Hai năm 2010, cha Hàn Đại Huy được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ làm Tổng giám mục Tổng thư ký Bộ Truyền giáo. Nhưng đến cuối tháng Chín năm 2017, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp, mặc dù không xuất thân từ trường ngoại giao Tòa Thánh. Hồi tháng Mười năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục được thuyên chuyển tới đảo Malta và nay ngài kiêm nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Libya.

Quốc gia này có rất ít tín hữu Công Giáo, đa số là người nước ngoài. Địa phận Đại diện Tông tòa ở thủ đô Tripoli chỉ có khoảng 15.000 tín hữu Công Giáo, trong khi địa phận Tông tòa Bengasi chỉ có 530 tín hữu Công Giáo.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu lại với quý vị và anh chị em bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy về 3 giai đoạn của Giáo Hội Công Giáo dưới chế độ hiện nay.

2. Hội đồng Giám mục Anh quốc lên tiếng về vấn đề trợ tử

Hội đồng Giám mục Anh quốc kêu gọi chính quyền đầu tư nhiều hơn vào việc tăng cường các biện pháp trị liệu chống đau, thay vì ban hành việc giúp tự tử.

Trong bài tường trình gửi đến Ủy ban Quốc hội Anh về y tế và trợ giúp xã hội, Đức Cha John Sherrington, đặc trách các vấn đề đạo đức sinh học thuộc Hội đồng Giám mục Anh, khẳng định rằng việc săn sóc sự sống con người phải là “một nghệ thuật trị liệu”, hòa hợp một mạng các quan hệ với sự cộng tác của các bệnh nhân, thân nhân, chuyên gia sức khỏe, các linh mục và toàn thể cộng đoàn, trong bối cảnh một sự chăm sóc nhìn nhận tình thương trường kỳ của Thiên Chúa đối với con người và bảo vệ sự sống cho đến lúc chết tự nhiên”.

Tại Anh quốc, hiện nay, ai khuyến khích hoặc giúp người khác tự tử sẽ bị phạt tới 14 năm tù, cho dù luật này ít khi được áp dụng, nếu bệnh nhân tự ý chọn lựa và người giúp đỡ có thể chứng minh là đã ngăn cản người ấy đừng tự tử.

Toan tính hợp thức hóa việc trợ tử tại Anh là hồi năm 2015, khi dự luật Marris bị bác bỏ tại Hạ viện, với 330 phiếu chống, và chỉ có 118 phiếu thuận.