Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Venezuela với chương trình năm chống phá thai
Jos. Tú Nạc, NMS
22:24 24/05/2013
CARACAS, VENEZUELA (CNA) – Một Giám mục Nevezuela cho biết cuộc vận động phò sự sống hàng năm lần thứ 13 của quốc gia sẽ kéo dài suốt năm, nhằm bảo vệ sự sống và phản đối việc phá thai “như là gây ra cái chết cho một con người yếu đuối và không được bảo vệ.”
Phát biểu với CNA, Giám mục Rafael Conde Alfonzo nhắc lại rằng trong vài năm Tuần lễ vì Sự Sống bắt đầu vào ngày 25 tháng 3. Tuy nhiên, năm nay bị đình hoãn vì ngày này rơi vào thứ Hai Tuần Thánh và vì cuộc tranh luận chính trị sau cái chết gần đây của TT Hugo Chavez.
GM. Conde Alfonzo, chủ tịch Ủy ban Gia đình và Trẻ em của Hội đồng Giám mục Nevezuela, cho biết một cuộc vận động mang tính quốc tế sẽ tồn tại bất tuân việc phá thai dưới sự thoái thác của chính quyền địa phương cục bộ vì đó là quyền lợi của một phụ nữ.
Những tổ chức này không giống như chức năng của Giáo Hội trong việc ủng hộ thai nhi và sẽ lên án để Giáo Hội tự thích ứng “trước những khuynh hướng khác đang tìm kiếm từ chối để bắt buộc và vi phạm những nguyên tắc căn bản không chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với nhiều nguyên nhân khác thuộc giá trị nhân văn,” ngài nói.
Tuy nhiên, “Giáo Hội bảo vệ sự sống dựa trên căn bản lời dạy của Chúa Giê-su đã cho chúng ta hiểu rằng sự sống là món quà của Thiên Chúa … vì lý do này, đó là việc phủ nhận để cân nhắc sự hủy diệt sự sống vừa hình thành. Duy nhất Thiên Chúa là người tạo sự sống, và chỉ mình Người mới có quyền quyết định đối với sự sống,” ngài nói.
Trong bài phát biểu, GM Conde Alfonzo kêu gọi các Ki-tô hữu thực hiện bổn phận của mình “để trở nên người bảo vệ và khởi xướng món quà của sự sống này.”
“Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa rằng tất cả mọi người, nhất là đối với các tín hữu, tri ân món quà sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và những ai nắm quyền cai trị vận mệnh dân tộc sẽ thiết lập những đạo luật để tôn trọng và bảo vệ món quà này.”
“Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, là Chúa của sự sống và muốn chúng ta có được món quà phong phú này,” Giám mục kết luận.
Phát biểu với CNA, Giám mục Rafael Conde Alfonzo nhắc lại rằng trong vài năm Tuần lễ vì Sự Sống bắt đầu vào ngày 25 tháng 3. Tuy nhiên, năm nay bị đình hoãn vì ngày này rơi vào thứ Hai Tuần Thánh và vì cuộc tranh luận chính trị sau cái chết gần đây của TT Hugo Chavez.
GM. Conde Alfonzo, chủ tịch Ủy ban Gia đình và Trẻ em của Hội đồng Giám mục Nevezuela, cho biết một cuộc vận động mang tính quốc tế sẽ tồn tại bất tuân việc phá thai dưới sự thoái thác của chính quyền địa phương cục bộ vì đó là quyền lợi của một phụ nữ.
Những tổ chức này không giống như chức năng của Giáo Hội trong việc ủng hộ thai nhi và sẽ lên án để Giáo Hội tự thích ứng “trước những khuynh hướng khác đang tìm kiếm từ chối để bắt buộc và vi phạm những nguyên tắc căn bản không chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với nhiều nguyên nhân khác thuộc giá trị nhân văn,” ngài nói.
Tuy nhiên, “Giáo Hội bảo vệ sự sống dựa trên căn bản lời dạy của Chúa Giê-su đã cho chúng ta hiểu rằng sự sống là món quà của Thiên Chúa … vì lý do này, đó là việc phủ nhận để cân nhắc sự hủy diệt sự sống vừa hình thành. Duy nhất Thiên Chúa là người tạo sự sống, và chỉ mình Người mới có quyền quyết định đối với sự sống,” ngài nói.
Trong bài phát biểu, GM Conde Alfonzo kêu gọi các Ki-tô hữu thực hiện bổn phận của mình “để trở nên người bảo vệ và khởi xướng món quà của sự sống này.”
“Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa rằng tất cả mọi người, nhất là đối với các tín hữu, tri ân món quà sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và những ai nắm quyền cai trị vận mệnh dân tộc sẽ thiết lập những đạo luật để tôn trọng và bảo vệ món quà này.”
“Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, là Chúa của sự sống và muốn chúng ta có được món quà phong phú này,” Giám mục kết luận.
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô: Hãy Trở Thành Những Công Cụ của Hiệp Nhất và Hiệp Thông
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:26 24/05/2013
“Mỗi người trong tất cả chúng ta đều phải là người rao giảng Tin Mừng, đặc biệt là bằng cách sống của mình!... (hãy) trở thành những công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 22 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay ĐTC mời gọi chúng ta “trở thành những công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.” Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong Kinh Tin Kính, ngày sau khi đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Thánh Thần, chúng ta nói: "Tôi tin Hội Thánh Duy Nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền." Có một liên hệ sâu xa giữa hai thực tại này của đức tin: Thực ra, Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống cho Hội Thánh, hướng dẫn các bước đi của Hội Thánh. Nếu không có sự hiện diện và hành động không ngừng của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh không thể sống và không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao phó là đi và làm cho muôn dân thành môn đệ (x. Mt 28:18).
Rao giảng Tin Mừng là sứ vụ của Hội Thánh, chứ không chỉ là sứ vụ của một số người, nhưng là sứ vụ của tôi, của anh, của chị, là sứ vụ của chúng ta. Thánh Tông Đồ Phaolô kêu lên: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!" (1 Cor 9:16). Mỗi người trong tất cả chúng ta đều phải là người rao giảng Tin Mừng, đặc biệt là bằng cách sống của mình! Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh rằng "truyền giáo là… ân sủng và ơn gọi riêng của Hội Thánh, là căn tính của Hội Thánh. Hội Thánh hiện hữu để rao giảng Tin Mừng" (Tông Huấn. Evangelii Nuntiandi, 14).
Động lực thực sự của việc truyền giáo trong đời sống chúng ta và trong Hội Thánh là ai? Đức Phaolô VI đã viết một cách rõ ràng rằng: "Chính Ngài, Chúa Thánh Thần, ngày nay cũng như thủa ban đầu của Hội Thánh, hoạt động nơi mọi nhà truyền giáo là người để cho mình được Ngài sở hữu và hướng dẫn, và để Ngài đặt trên môi miệng mình những lời mà họ không thể tự mình tìm thấy, đồng thời Ngài cũng chuẩn bị tâm hồn người nghe để mở ra và đón nhận Tin Mừng và Vương Quốc được rao giảng" (ibid., 75). Như thế, để truyền giáo, một lần nữa, cần phải mở lòng ra cho chân trời của Thánh Thần Thiên Chúa, mà không sợ Ngài sẽ đòi hỏi nơi chúng ta những gì và sẽ dẫn chúng ta đi đâu. Chúng ta hãy phó thác cho Ngài! Ngài sẽ cho chúng ta có khả năng sống và làm chứng cho đức tin của mình, cùng soi sáng tâm hồn của những người mà chúng ta sẽ gặp. Đó chính là kinh nghiệm của Lễ Ngũ Tuần; các Tông Đồ tụ họp cùng Đức Mẹ Maria trong nhà Tiệc Ly, "thấy những hình như lưỡi lửa hiện ra với họ, phân tán ra và đậu xuống từng người một. Tất cả mọi người trong họ đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ, tuỳ theo Chúa Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2:3-4). Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ, làm cho các ông ra khỏi phòng, nơi mà các ông đã phải đóng cửa vì sợ, làm cho các ông ra khỏi chính mình, và biến đổi các ông thành những người loan báo và nhân chứng của "những kỳ công của Thiên Chúa" (câu 11). Và sự biến đổi này được thực hiện bởi Chúa Thánh Thần, được phản ảnh trong việc đám đông vội vã kéo đến hiện trường và họ đến "từ mọi dân tộc dưới bầu trời" (câu 5), vì mỗi người nghe những lời của các Tông Đồ như chúng được nói bằng ngôn ngữ riêng của họ (câu 6 ).
Đây là một kết quả quan trọng đầu tiên của hành động của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn và linh hoạt hóa việc loan báo Tin Mừng: sự hiệp nhất và hiệp thông. Nơi tháp Babel, theo Kinh Thánh, việc phân tán của các dân tộc và sự xáo trộn về ngôn ngữ đã bắt đầu, là kết quả của các hành động ngạo mạn và tự hào của con người, những kẻ muốn xây dựng bằng sức mạnh của chính mình, không cần Thiên Chúa, "một thành và một cái tháp, mà đỉnh tháp cao thấu trời" (St 11:4). Ở Lễ Hiện Xuống, những phân chia này được khắc phục. Không còn niềm tự hào đối với Thiên Chúa nữa, và cũng không đóng cửa lòng đối với nhau, nhưng có việc mở lòng ra với Thiên Chúa, người ta đi ra ngoài để loan báo Lời Ngài: một ngôn ngữ mới, đó là ngôn ngữ của tình yêu mà Chúa Thánh Thần đã đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 5:5), một ngôn ngữ mà tất cả mọi người có thể hiểu được và nếu người ta lắng nghe, nó có thể được diễn tả trong mọi cuộc sống và mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, ngôn ngữ của Tin Mừng, là ngôn ngữ của sự hiệp thông, mời gọi chúng ta vượt qua những khép kín và thờ ơ, những chia rẽ và xung đột. Tất cả chúng ta nên tự hỏi mình: tôi phài làm thế nào để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ngõ hầu cuộc sống của tôi và lời chứng của tôi về đức tin thành những dấu chỉ của sự hiệp nhất và hiệp thông? Tôi có đem sứ điệp hòa giải và tình yêu, là Tin Mừng, vào trong môi trường mà tôi đang sống không? Đôi khi dường như điều đã xảy ra ở tháp Babel đang được lặp lại hôm nay; những chia rẽ, không có khả năng hiểu nhau, những cạnh tranh, ganh tị, ích kỷ. Còn tôi, tôi phải làm gì với cuộc đời của tôi? Tôi có tạo nên sự hiệp nhất quanh tôi không? Hay là tôi tạo ra chia rẽ, với những việc ngồi lê mách lẻo, chỉ trích và tị hiềm của tôi? Tôi phải làm gì? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó. Đem Tin Mừng, chính là bắt đầu bằng việc loan báo và sống sự hòa giải, tha thứ, bình an, hiệp nhất và tình yêu mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ những lời của Chúa Giêsu: "Vì điều này mà mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13:34-35).
Một yếu tố thứ hai: ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô, tràn đầy Chúa Thánh Thần, đứng lên "cùng nhóm mười một" và "lên tiếng" (Cv 2:14), "với sự mạnh dạn" (câu 29), loan báo tin mừng về Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống của Người để cứu rỗi chúng ta và Thiên Chúa đã cho Ngừoi từ cõi chết sống lại. Đây là một kết quả khác của tác động của Chúa Thánh Thần: lòng can đảm để loan báo tính mới mẻ của Tin Mừng của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với sự chắc chắn (parrhesia), lớn tiếng, trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Và điều này vẫn còn xảy ra ngày nay cho Hội Thánh và cho mỗi người chúng ta: ngọn lửa của Lễ Ngũ Tuần, tác động của Chúa Thánh Thần, không ngừng phát ra những năng lượng mới cho sứ vụ, những con đường mới để công bố sứ điệp cứu độ, một lòng can đảm mới để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ đóng cửa lòng lại với tác động này! Chúng ta hãy sống Tin Mừng với lòng khiêm nhường và can đảm! Chúng ta hãy làm chứng cho tính mới lạ, niềm hy vọng, niềm vui mà Chúa mang đến cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy cảm nghiệm trong mình "niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc rao giảng Tin Mừng" (Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 80). Bởi vì việc truyền giáo, việc rao giảng Chúa Giêsu, ban cho chúng ta niềm vui: ngược lại, sự ích kỷ cho chúng ta cay đắng, buồn rầu, làm cho chúng ta ra suy đồi; rao giảng Tin Mừng kéo chúng ta lên cao.
Tôi chỉ đề cập một cách đơn sơ đến yếu tố thứ ba, nhưng nó đặc biệt quan trọng: một cuộc tân phúc âm hóa, một Hội Thánh truyền giáo, phải luôn luôn khởi đầu bằng cầu nguyện, khẩn xin ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, như các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly. Chỉ có mối liên hệ trung thành và mãnh liệt với Thiên Chúa mới cho phép chúng ta ra khỏi những nơi đóng kín của mình và rao giảng Tin Mừng với parrhesia (sự chắc chắn). Nếu không có cầu nguyện những việc làm của chúng ta trở nên trống rỗng và lời rao giảng của chúng ta không có hồn, vì nó không được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần.
Các bạn thân mến, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xác quyết, Hội Thánh ngày nay “đặc biệt cảm thấy luồng gió của Chúa Thánh Thần là Đấng trợ giúp chúng ta, cho chúng ta thấy một cách đúng đắn; và vì vậy, với nhiệt tình mới, chúng ta đang bước trên đường và chúng ta cảm tạ Chúa" (Ngỏ Lời với Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường Kỳ, ngày 27 tháng 10 năm 2012). Chúng ta hãy canh tân mỗi ngày niềm tin tưởng của mình vào Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tin tưởng rằng Ngài hoạt động trong chúng ta, Ngài ngự trong chúng ta, ban cho chúng ta lòng nhiệt thành làm việc tông đồ, ban cho chúng ta bình an, ban cho chúng ta niềm vui. Chúng ta hãy để cho Ngài hướng dẫn, chúng ta là những người của cầu nguyện, là những người làm chứng cho Tin Mừng với lòng can đảm, để trở thành những công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Cảm ơn anh chị em!
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 22 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay ĐTC mời gọi chúng ta “trở thành những công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.” Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong Kinh Tin Kính, ngày sau khi đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Thánh Thần, chúng ta nói: "Tôi tin Hội Thánh Duy Nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền." Có một liên hệ sâu xa giữa hai thực tại này của đức tin: Thực ra, Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống cho Hội Thánh, hướng dẫn các bước đi của Hội Thánh. Nếu không có sự hiện diện và hành động không ngừng của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh không thể sống và không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao phó là đi và làm cho muôn dân thành môn đệ (x. Mt 28:18).
Rao giảng Tin Mừng là sứ vụ của Hội Thánh, chứ không chỉ là sứ vụ của một số người, nhưng là sứ vụ của tôi, của anh, của chị, là sứ vụ của chúng ta. Thánh Tông Đồ Phaolô kêu lên: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!" (1 Cor 9:16). Mỗi người trong tất cả chúng ta đều phải là người rao giảng Tin Mừng, đặc biệt là bằng cách sống của mình! Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh rằng "truyền giáo là… ân sủng và ơn gọi riêng của Hội Thánh, là căn tính của Hội Thánh. Hội Thánh hiện hữu để rao giảng Tin Mừng" (Tông Huấn. Evangelii Nuntiandi, 14).
Động lực thực sự của việc truyền giáo trong đời sống chúng ta và trong Hội Thánh là ai? Đức Phaolô VI đã viết một cách rõ ràng rằng: "Chính Ngài, Chúa Thánh Thần, ngày nay cũng như thủa ban đầu của Hội Thánh, hoạt động nơi mọi nhà truyền giáo là người để cho mình được Ngài sở hữu và hướng dẫn, và để Ngài đặt trên môi miệng mình những lời mà họ không thể tự mình tìm thấy, đồng thời Ngài cũng chuẩn bị tâm hồn người nghe để mở ra và đón nhận Tin Mừng và Vương Quốc được rao giảng" (ibid., 75). Như thế, để truyền giáo, một lần nữa, cần phải mở lòng ra cho chân trời của Thánh Thần Thiên Chúa, mà không sợ Ngài sẽ đòi hỏi nơi chúng ta những gì và sẽ dẫn chúng ta đi đâu. Chúng ta hãy phó thác cho Ngài! Ngài sẽ cho chúng ta có khả năng sống và làm chứng cho đức tin của mình, cùng soi sáng tâm hồn của những người mà chúng ta sẽ gặp. Đó chính là kinh nghiệm của Lễ Ngũ Tuần; các Tông Đồ tụ họp cùng Đức Mẹ Maria trong nhà Tiệc Ly, "thấy những hình như lưỡi lửa hiện ra với họ, phân tán ra và đậu xuống từng người một. Tất cả mọi người trong họ đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ, tuỳ theo Chúa Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2:3-4). Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ, làm cho các ông ra khỏi phòng, nơi mà các ông đã phải đóng cửa vì sợ, làm cho các ông ra khỏi chính mình, và biến đổi các ông thành những người loan báo và nhân chứng của "những kỳ công của Thiên Chúa" (câu 11). Và sự biến đổi này được thực hiện bởi Chúa Thánh Thần, được phản ảnh trong việc đám đông vội vã kéo đến hiện trường và họ đến "từ mọi dân tộc dưới bầu trời" (câu 5), vì mỗi người nghe những lời của các Tông Đồ như chúng được nói bằng ngôn ngữ riêng của họ (câu 6 ).
Đây là một kết quả quan trọng đầu tiên của hành động của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn và linh hoạt hóa việc loan báo Tin Mừng: sự hiệp nhất và hiệp thông. Nơi tháp Babel, theo Kinh Thánh, việc phân tán của các dân tộc và sự xáo trộn về ngôn ngữ đã bắt đầu, là kết quả của các hành động ngạo mạn và tự hào của con người, những kẻ muốn xây dựng bằng sức mạnh của chính mình, không cần Thiên Chúa, "một thành và một cái tháp, mà đỉnh tháp cao thấu trời" (St 11:4). Ở Lễ Hiện Xuống, những phân chia này được khắc phục. Không còn niềm tự hào đối với Thiên Chúa nữa, và cũng không đóng cửa lòng đối với nhau, nhưng có việc mở lòng ra với Thiên Chúa, người ta đi ra ngoài để loan báo Lời Ngài: một ngôn ngữ mới, đó là ngôn ngữ của tình yêu mà Chúa Thánh Thần đã đổ vào lòng chúng ta (x. Rm 5:5), một ngôn ngữ mà tất cả mọi người có thể hiểu được và nếu người ta lắng nghe, nó có thể được diễn tả trong mọi cuộc sống và mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, ngôn ngữ của Tin Mừng, là ngôn ngữ của sự hiệp thông, mời gọi chúng ta vượt qua những khép kín và thờ ơ, những chia rẽ và xung đột. Tất cả chúng ta nên tự hỏi mình: tôi phài làm thế nào để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ngõ hầu cuộc sống của tôi và lời chứng của tôi về đức tin thành những dấu chỉ của sự hiệp nhất và hiệp thông? Tôi có đem sứ điệp hòa giải và tình yêu, là Tin Mừng, vào trong môi trường mà tôi đang sống không? Đôi khi dường như điều đã xảy ra ở tháp Babel đang được lặp lại hôm nay; những chia rẽ, không có khả năng hiểu nhau, những cạnh tranh, ganh tị, ích kỷ. Còn tôi, tôi phải làm gì với cuộc đời của tôi? Tôi có tạo nên sự hiệp nhất quanh tôi không? Hay là tôi tạo ra chia rẽ, với những việc ngồi lê mách lẻo, chỉ trích và tị hiềm của tôi? Tôi phải làm gì? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó. Đem Tin Mừng, chính là bắt đầu bằng việc loan báo và sống sự hòa giải, tha thứ, bình an, hiệp nhất và tình yêu mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ những lời của Chúa Giêsu: "Vì điều này mà mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13:34-35).
Một yếu tố thứ hai: ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô, tràn đầy Chúa Thánh Thần, đứng lên "cùng nhóm mười một" và "lên tiếng" (Cv 2:14), "với sự mạnh dạn" (câu 29), loan báo tin mừng về Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống của Người để cứu rỗi chúng ta và Thiên Chúa đã cho Ngừoi từ cõi chết sống lại. Đây là một kết quả khác của tác động của Chúa Thánh Thần: lòng can đảm để loan báo tính mới mẻ của Tin Mừng của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với sự chắc chắn (parrhesia), lớn tiếng, trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Và điều này vẫn còn xảy ra ngày nay cho Hội Thánh và cho mỗi người chúng ta: ngọn lửa của Lễ Ngũ Tuần, tác động của Chúa Thánh Thần, không ngừng phát ra những năng lượng mới cho sứ vụ, những con đường mới để công bố sứ điệp cứu độ, một lòng can đảm mới để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ đóng cửa lòng lại với tác động này! Chúng ta hãy sống Tin Mừng với lòng khiêm nhường và can đảm! Chúng ta hãy làm chứng cho tính mới lạ, niềm hy vọng, niềm vui mà Chúa mang đến cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy cảm nghiệm trong mình "niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc rao giảng Tin Mừng" (Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 80). Bởi vì việc truyền giáo, việc rao giảng Chúa Giêsu, ban cho chúng ta niềm vui: ngược lại, sự ích kỷ cho chúng ta cay đắng, buồn rầu, làm cho chúng ta ra suy đồi; rao giảng Tin Mừng kéo chúng ta lên cao.
Tôi chỉ đề cập một cách đơn sơ đến yếu tố thứ ba, nhưng nó đặc biệt quan trọng: một cuộc tân phúc âm hóa, một Hội Thánh truyền giáo, phải luôn luôn khởi đầu bằng cầu nguyện, khẩn xin ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, như các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly. Chỉ có mối liên hệ trung thành và mãnh liệt với Thiên Chúa mới cho phép chúng ta ra khỏi những nơi đóng kín của mình và rao giảng Tin Mừng với parrhesia (sự chắc chắn). Nếu không có cầu nguyện những việc làm của chúng ta trở nên trống rỗng và lời rao giảng của chúng ta không có hồn, vì nó không được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần.
Các bạn thân mến, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xác quyết, Hội Thánh ngày nay “đặc biệt cảm thấy luồng gió của Chúa Thánh Thần là Đấng trợ giúp chúng ta, cho chúng ta thấy một cách đúng đắn; và vì vậy, với nhiệt tình mới, chúng ta đang bước trên đường và chúng ta cảm tạ Chúa" (Ngỏ Lời với Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường Kỳ, ngày 27 tháng 10 năm 2012). Chúng ta hãy canh tân mỗi ngày niềm tin tưởng của mình vào Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tin tưởng rằng Ngài hoạt động trong chúng ta, Ngài ngự trong chúng ta, ban cho chúng ta lòng nhiệt thành làm việc tông đồ, ban cho chúng ta bình an, ban cho chúng ta niềm vui. Chúng ta hãy để cho Ngài hướng dẫn, chúng ta là những người của cầu nguyện, là những người làm chứng cho Tin Mừng với lòng can đảm, để trở thành những công cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Cảm ơn anh chị em!
http://giaoly.org/vn/
Đức Thánh Cha và các Giám Mục Italia tuyên xưng đức tin
LM. Trần Đức Anh OP
08:23 24/05/2013
VATICAN. Lúc 6 giờ chiều 23-5-2013, ĐTC Phanxicô và hàng GM Italia đã long trọng tuyên xưng đức tin tại Đền thờ thánh Phêrô nhân dịp Năm Đức Tin.
Buổi lễ này cũng trùng vào dịp HĐGM Italia kết thúc khóa họp toàn thể thứ 65 tại Vatican và kết thúc chương trình hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh kể từ đầu năm đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp toàn bộ các GM của 226 giáo phận ở Italia.
Hiện diện tại Đền thờ có hơn 7 ngàn tín hữu, trong đó đông đảo các LM và nữ tu.
ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, Chủ tịch HĐGM Itallia, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài ứng khẩu nồng nhiệt cám ơn các GM và khích lệ các vị trong trong việc cam go được các vị bàn đến trong khóa họp, đặc biệt là tăng cường vai trò của các HĐGM miền và giảm bớt con số quá đông các giáo phận tại Italia. Công việc này hiện do một Ủy ban nghiên cứu và ĐTC nói là ngài biết những khó khăn mà Ủy ban gặp phải.
Buổi tuyên xưng đức tin được mở đầu với bài Thánh Ca năm Đức Tin và diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa.
Có 3 bài đọc lần lượt được công bố với bài đáp ca đi kèm. Sau mỗi lần như thế, 1 GM, một nữ tu thánh hiến và một gia đình lần lượt mang nến sáng tiến lên đặt trên giá trước bàn thờ.
Tiếp đến là bài Phúc Âm và bài giảng của ĐTC. Ngài diễn giải câu hỏi của Chúa Giêsu với thánh Phêrô ”con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,15ss) và nhấn mạnh rằng ”Mỗi thừa tác vụ trong Giáo Hội đều dựa trên cuộc sống thân mật với Chúa; sống bởi Chúa chính là mẫu mực việc phục vụ của chúng ta trong Giáo Hội, được biểu lộ qua thái độ sẵn sàng vâng phục, hạ mình xuống và hiến thân trọn vẹn” (Xc Pl 2,6-11).
ĐTC cũng nhắc nhở các GM rằng: ”Hệ luận của sự yêu mến Chúa là cho tất cả, hiến cả mạng sống chúng ta vì Chúa: đây phải là đặc tính sứ vụ mục tử của chúng ta.. Chúng ta không phải là biểu hiện của một cơ cấu hay một sự tổ chức cần thiết: với việc phục vụ của chúng ta qua quyền bính, chúng ta được kêu gọi trở thành dấu chỉ sự hiện diện và hoạt động của Chúa phục sinh, xây dựng cộng đoàn trong tình bác ái huynh đệ”.
ĐTC nhắc nhở các GM rằng: ”dù tình yêu mặn nồng thế nào đi nữa, nếu không được liên tục nuôi dưỡng thì sẽ suy yếu và tắt lịm. Không phải vô cớ mà Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ rằng: ”Anh em hãy cảnh giác về bản thân và về toàn thể đoàn chiên mà Chúa Thánh Linh đã đặt anh em như người canh giữ để trở thành những mục tử của Giáo Hội Chúa, Giáo Hội mà Thiên Chúa đã thủ đắc bằng máu chính Con của Ngài” (Cv 20,28)
ĐTC giải thích rằng: ”Chúng ta biết sự thiếu cảnh giác làm cho mục tử trở nên nguội lạnh; hành động một cách đãng trí, quên sót và thậm chí có thái độ bất cần; sự thiếu cảnh giác ấy quyến rũ mục tử bằng viễn tượng công danh sự nghiệp, sự dua nịnh của tiền bạc, và thỏa hiệp với tinh thần thế gian; làm cho mục tử lười biếng, biến họ thành một công chức, một giáo sĩ của Nhà Nước quan tâm tới bản thân, tới tổ chức và cơ cấu, hơn là thiện ích đích thực của Dân Chúa. Khi ấy, như Tông Đồ Phêrô, mục tử có nguy cơ chối Chúa, tuy rằng họ vẫn xuất hiện và nói nhân danh Chúa; sự thánh thiện của Mẹ Giáo Hội phẩm trật bị lu mờ và làm cho Giáo Hội không còn phong phú nữa”.
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người long trọng tuyên xưng đức tin theo câu hỏi của ĐTC: tin Chúa Giêsu Kitô là con một Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria Đồng Trinh, chịu chết và táng xác, sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha. Tin Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, sự hiệp thông của các thánh, sự thứ tha tội lỗi và xác loài người sẽ sống lại, tin sự sống đời đời”.
Buổi tuyên xưng đức tin được nối tiếp với những lời nguyện phổ quát, Kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC (SD 23-5-2013)
Buổi lễ này cũng trùng vào dịp HĐGM Italia kết thúc khóa họp toàn thể thứ 65 tại Vatican và kết thúc chương trình hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh kể từ đầu năm đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp toàn bộ các GM của 226 giáo phận ở Italia.
Hiện diện tại Đền thờ có hơn 7 ngàn tín hữu, trong đó đông đảo các LM và nữ tu.
ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, Chủ tịch HĐGM Itallia, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài ứng khẩu nồng nhiệt cám ơn các GM và khích lệ các vị trong trong việc cam go được các vị bàn đến trong khóa họp, đặc biệt là tăng cường vai trò của các HĐGM miền và giảm bớt con số quá đông các giáo phận tại Italia. Công việc này hiện do một Ủy ban nghiên cứu và ĐTC nói là ngài biết những khó khăn mà Ủy ban gặp phải.
Buổi tuyên xưng đức tin được mở đầu với bài Thánh Ca năm Đức Tin và diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa.
Có 3 bài đọc lần lượt được công bố với bài đáp ca đi kèm. Sau mỗi lần như thế, 1 GM, một nữ tu thánh hiến và một gia đình lần lượt mang nến sáng tiến lên đặt trên giá trước bàn thờ.
Tiếp đến là bài Phúc Âm và bài giảng của ĐTC. Ngài diễn giải câu hỏi của Chúa Giêsu với thánh Phêrô ”con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,15ss) và nhấn mạnh rằng ”Mỗi thừa tác vụ trong Giáo Hội đều dựa trên cuộc sống thân mật với Chúa; sống bởi Chúa chính là mẫu mực việc phục vụ của chúng ta trong Giáo Hội, được biểu lộ qua thái độ sẵn sàng vâng phục, hạ mình xuống và hiến thân trọn vẹn” (Xc Pl 2,6-11).
ĐTC cũng nhắc nhở các GM rằng: ”Hệ luận của sự yêu mến Chúa là cho tất cả, hiến cả mạng sống chúng ta vì Chúa: đây phải là đặc tính sứ vụ mục tử của chúng ta.. Chúng ta không phải là biểu hiện của một cơ cấu hay một sự tổ chức cần thiết: với việc phục vụ của chúng ta qua quyền bính, chúng ta được kêu gọi trở thành dấu chỉ sự hiện diện và hoạt động của Chúa phục sinh, xây dựng cộng đoàn trong tình bác ái huynh đệ”.
ĐTC nhắc nhở các GM rằng: ”dù tình yêu mặn nồng thế nào đi nữa, nếu không được liên tục nuôi dưỡng thì sẽ suy yếu và tắt lịm. Không phải vô cớ mà Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ rằng: ”Anh em hãy cảnh giác về bản thân và về toàn thể đoàn chiên mà Chúa Thánh Linh đã đặt anh em như người canh giữ để trở thành những mục tử của Giáo Hội Chúa, Giáo Hội mà Thiên Chúa đã thủ đắc bằng máu chính Con của Ngài” (Cv 20,28)
ĐTC giải thích rằng: ”Chúng ta biết sự thiếu cảnh giác làm cho mục tử trở nên nguội lạnh; hành động một cách đãng trí, quên sót và thậm chí có thái độ bất cần; sự thiếu cảnh giác ấy quyến rũ mục tử bằng viễn tượng công danh sự nghiệp, sự dua nịnh của tiền bạc, và thỏa hiệp với tinh thần thế gian; làm cho mục tử lười biếng, biến họ thành một công chức, một giáo sĩ của Nhà Nước quan tâm tới bản thân, tới tổ chức và cơ cấu, hơn là thiện ích đích thực của Dân Chúa. Khi ấy, như Tông Đồ Phêrô, mục tử có nguy cơ chối Chúa, tuy rằng họ vẫn xuất hiện và nói nhân danh Chúa; sự thánh thiện của Mẹ Giáo Hội phẩm trật bị lu mờ và làm cho Giáo Hội không còn phong phú nữa”.
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người long trọng tuyên xưng đức tin theo câu hỏi của ĐTC: tin Chúa Giêsu Kitô là con một Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria Đồng Trinh, chịu chết và táng xác, sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha. Tin Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, sự hiệp thông của các thánh, sự thứ tha tội lỗi và xác loài người sẽ sống lại, tin sự sống đời đời”.
Buổi tuyên xưng đức tin được nối tiếp với những lời nguyện phổ quát, Kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC (SD 23-5-2013)
Đức Thánh Cha tái lên án nạn buôn người
LM. Trần Đức Anh OP
08:24 24/05/2013
VATICAN. ĐTC tái mạnh mẽ lên án tệ nạn buôn người và kêu gọi các chính quyền và cộng đồng quốc tế bênh vực những người bị cưỡng bách di cư.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 24-5-2013 dành cho các HY, GM và chuyên gia tham dự khóa họp toàn thể lần thứ 20 của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người di dân và lưu động về đề tài ”quan tâm mục vụ của Giáo Hội trong bối cảnh các cuộc cưỡng bách di cư”, trùng với dịp công bố tài liệu của Hội đồng với tựa đề ”Đón nhận Chúa Kitô nơi những người tị nạn và những người bị cưỡng bách di cư”, trong đó cũng nói đến tệ nạn buôn người, nhất là các trẻ em.
ĐTC nói: ”Tại đây tôi tái khẳng định rằng ”buôn người” là một hành vi bỉ ổi, một ô nhục cho các xã hội chúng ta mệnh danh là văn minh! Những kẻ bóc lột và các khách hàng ở mọi cấp độ đều phải nghiêm túc xét mình trước lương tâm và trước mặt Chúa! Hôm nay Giáo Hội mạnh mẽ lập lại lời kêu gọi để phẩm giá và vị trí trung tâm của mỗi người được bảo vệ, trong niềm tôn trọng các quyền cơ bản, như đạo lý xã hội của Hội Thánh vẫn nhấn mạnh.. Trong một thế giới người ta nói nhiều về các quyền, nhưng bao nhiêu lần phẩm giá con người bị chà đạp trong thực tế”!
ĐTC cám ơn và đánh giá cao hoạt động của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người di dân và lưu động đồng thời khích lệ các thành viên Hội đồng này tiếp tục con đường phục vụ những anh chị em nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ngài nói thêm rằng:
”Giáo Hội là Mẹ và mối quan tâm hiền mẫu của Giáo Hội được biểu lộ một cách đặc biệt gần gũi và dịu dàng đối với những người bị bó buộc phải rời bỏ quê hương và sống giữa tình trạng bị mất gốc và sự hội nhập. Lòng từ bi cảm thông của Giáo Hội được diễn tả trước tiên qua sự dấn thân nhận ra những biến cố thúc đẩy họ phải rời bỏ quê hương, và khi cần lên, tiếng thay có những người không làm cho người khác nghe được tiếng kêu đau đớn và tình trạng bị áp bức mà họ phải chịu”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng ”tôi mời gọi các nhà cầm quyền và toàn thể cộng đồng quốc tế hãy cứu xét thực trạng của những ngừơi bị cưỡng bách xuất cư và giúp đỡ họ bằng những sáng kiến hữu hiệu và những lối tiếp kiện mới mẻ để bảo vệ phẩm giá, cải tiến chất lượng cuộc sống của họ, và đương đầu với những thách đố do những hình thức mới mẻ của tệ nạn bách hại, đàn áp và nô lệ. Tôi nhấn mạnh rằng đây là những nhân vị đang kêu gọi tình liên đới và trợ giúp, cần được can thiệp cất thiết, và nhất là cần được cảm thông và cần lòng từ nhân. Không thể có thái độ dửng dưng lãnh đạo đứng trước tình trạng của họ”.
Tham dự khóa họp kết thúc hôm 24-5-2013 có 25 HY, GM thành viên đến từ nhiều nước trên thế giới, cùng với 19 vị cố vấn và chuyên gia. Vấn đề cưỡng bách di cư được Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và lưu động cứu xét, có nhiều động lực và lý do về mặt chính trị, xã hội và kinh tế, các cuộc xung đột võ trang, những thay đổi khí hậu hoặc việc kiến thiết các cơ cấu hạ tầng thúc đẩy nhiều người dân phải rời bỏ quê hương. Ngoài ra cũng có trường hợp của những người bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục và cưỡng bách lao động, các trẻ em bị xung vào quân ngũ và những người vô tổ quốc. (SD 24-5-2013)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 24-5-2013 dành cho các HY, GM và chuyên gia tham dự khóa họp toàn thể lần thứ 20 của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người di dân và lưu động về đề tài ”quan tâm mục vụ của Giáo Hội trong bối cảnh các cuộc cưỡng bách di cư”, trùng với dịp công bố tài liệu của Hội đồng với tựa đề ”Đón nhận Chúa Kitô nơi những người tị nạn và những người bị cưỡng bách di cư”, trong đó cũng nói đến tệ nạn buôn người, nhất là các trẻ em.
ĐTC nói: ”Tại đây tôi tái khẳng định rằng ”buôn người” là một hành vi bỉ ổi, một ô nhục cho các xã hội chúng ta mệnh danh là văn minh! Những kẻ bóc lột và các khách hàng ở mọi cấp độ đều phải nghiêm túc xét mình trước lương tâm và trước mặt Chúa! Hôm nay Giáo Hội mạnh mẽ lập lại lời kêu gọi để phẩm giá và vị trí trung tâm của mỗi người được bảo vệ, trong niềm tôn trọng các quyền cơ bản, như đạo lý xã hội của Hội Thánh vẫn nhấn mạnh.. Trong một thế giới người ta nói nhiều về các quyền, nhưng bao nhiêu lần phẩm giá con người bị chà đạp trong thực tế”!
ĐTC cám ơn và đánh giá cao hoạt động của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người di dân và lưu động đồng thời khích lệ các thành viên Hội đồng này tiếp tục con đường phục vụ những anh chị em nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ngài nói thêm rằng:
”Giáo Hội là Mẹ và mối quan tâm hiền mẫu của Giáo Hội được biểu lộ một cách đặc biệt gần gũi và dịu dàng đối với những người bị bó buộc phải rời bỏ quê hương và sống giữa tình trạng bị mất gốc và sự hội nhập. Lòng từ bi cảm thông của Giáo Hội được diễn tả trước tiên qua sự dấn thân nhận ra những biến cố thúc đẩy họ phải rời bỏ quê hương, và khi cần lên, tiếng thay có những người không làm cho người khác nghe được tiếng kêu đau đớn và tình trạng bị áp bức mà họ phải chịu”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng ”tôi mời gọi các nhà cầm quyền và toàn thể cộng đồng quốc tế hãy cứu xét thực trạng của những ngừơi bị cưỡng bách xuất cư và giúp đỡ họ bằng những sáng kiến hữu hiệu và những lối tiếp kiện mới mẻ để bảo vệ phẩm giá, cải tiến chất lượng cuộc sống của họ, và đương đầu với những thách đố do những hình thức mới mẻ của tệ nạn bách hại, đàn áp và nô lệ. Tôi nhấn mạnh rằng đây là những nhân vị đang kêu gọi tình liên đới và trợ giúp, cần được can thiệp cất thiết, và nhất là cần được cảm thông và cần lòng từ nhân. Không thể có thái độ dửng dưng lãnh đạo đứng trước tình trạng của họ”.
Tham dự khóa họp kết thúc hôm 24-5-2013 có 25 HY, GM thành viên đến từ nhiều nước trên thế giới, cùng với 19 vị cố vấn và chuyên gia. Vấn đề cưỡng bách di cư được Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và lưu động cứu xét, có nhiều động lực và lý do về mặt chính trị, xã hội và kinh tế, các cuộc xung đột võ trang, những thay đổi khí hậu hoặc việc kiến thiết các cơ cấu hạ tầng thúc đẩy nhiều người dân phải rời bỏ quê hương. Ngoài ra cũng có trường hợp của những người bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục và cưỡng bách lao động, các trẻ em bị xung vào quân ngũ và những người vô tổ quốc. (SD 24-5-2013)
Một lời cầu nguyện cho Oklahoma.
Trần Mạnh Trác
14:00 24/05/2013
Truyền thông và hệ thống Mạng đã mau chóng đưa lên những hình ảnh cuả 2 ngôi trường, 1 nhà thương, và 4000 ngôi nhà bị tàn phá. Một phần tư thành phố trở thành bình địa. Sức mạnh cuả cơn lốc được ước lượng lớn bằng 2 lần trái bom Hiroshima. Sự thiệt hại lên cao hơn 2 tỷ Mỹ kim.
Giữa cảnh điêu tàn ấy, người ta đã chứng kiến những tấm gương anh hùng của các cô giáo đánh đổi sự sống cuả mình để che chở cho đám học sinh và những câu chuyện cảm động về tình tương trợ giữa những người 'hàng xóm' giúp đỡ nhau vượt qua cơn bão.
Đó là những công việc mà chỉ có hai chữ 'Tình Yêu' mới giải thích nổi. Chúng ta đang chứng kiến những người làm công việc cuả Thiên Chuá.
Đó là chưa kể đến những hy sinh lớn lao cuả nhiều đoàn cấp cứu, nhân viên và tình nguyện viên, dân sự và lực lượng vũ trang, đã làm việc 'thâu đêm suốt sáng' để lật 'từng viên gạch một' ít ra là 2 lần trong nỗ lực tìm kiếm và thâu hồi nạn nhân.
Đây là những công việc vượt quá giới hạn cuả nhiệm vụ đòi hỏi. Xin cuí đầu chào những vị anh hùng ấy.
Thiết tưởng có nói lại nhiều lần những 'thiên anh hùng ca' này cũng không phải là thừa. Bởi vì nó chứng minh một niềm tin, là tuy Chuá đã để cho sự Dữ xảy ra, nhưng luôn luôn Người cũng gửi tới dư đủ những nhân tố cuả sự Thiện.
Trong khi chứng kiến một tai ương như vậy, chúng ta cũng rút tiả được nhiều bài học cho chính chúng ta.
Cô giáo Rhonda Crosswhite cuả trường Plaza Towers đã vất hết các học sinh cuả mình vào phòng tắm, xếp chúng lên nhau như một hộp cá mòi và nằm đè lên chúng để cho gío không cuốn đi. Trong giây phút tuyệt vọng nhất, cô đã không đánh mất niềm tin và thốt lên lời cầu nguyện "God, please take care of my kids" (Chuá ơi, xin lo liệu cho những đứa bé cuả con) và cơn bão đã giảm đi và chúng đã được sống tất cả.
Những người Việt Nam di cư vào Nam năm 1954 chắc cũng nhớ lại cảnh những người Công Giáo khi ra đi vẫn không quên mang theo bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Hai hoàn cảnh tuy khác nhau, ở hai chân trời và thế kỷ khác biệt, nhưng vẫn là một niềm tin.
Những bi kịch như vậy nhắc nhở cho chúng ta rằng có lẽ cách tốt nhất để xây dựng một cuộc sống là đặt niềm tin vào Chuá, và để xây dựng một xã hội tốt đẹp là kiên nhẫn hơn và yêu thương nhau nhiều hơn.
Vậy thì, khi chúng ta đổ một giọt nước mắt cho một nạn nhân chưa từng gặp mặt hay cho một người mẹ vừa mất con trong tai ương vừa qua, là chúng ta đang hiệp thông vào công việc của Thiên Chúa.
Xin hãy bỏ ra một vài giây cúi đầu cầu nguyện cho Oklahoma.
Top Stories
Chine: Pékin durcit le processus de sélection des évêques « officiels »
Eglises d'Asie
11:39 24/05/2013
Le texte circulait dans les milieux ecclésiaux chinois depuis plusieurs mois sous forme de proposition et inquiétait les observateurs de l’Eglise catholique en Chine. Ces inquiétudes se sont confirmées lorsque le texte en question a été approuvé par Pékin au mois d’avril dernier. Le document, qui concerne le processus de sélection des évêques en Chine continentale, vient durcir un précédent règlement de 1993.
Ce nouveau règlement va dans le sens d’une centralisation accrue des décisions à Pékin et donc d’un contrôle renforcé sur la vie des diocèses par les organes centraux, notamment de la Conférence « officielle » des évêques, entièrement entre les mains du pouvoir chinois. Avec seize articles, le nouveau règlement est plus détaillé que le texte de 1993, qui n’en comptait que six. Il a été mis en ligne le 24 avril dernier sur le site officiel de l'Eglise catholique en Chine (Association patriotique et Conférence « officielle »).
Ainsi, lorsqu’un siège épiscopal est vacant ou qu’un diocèse se trouve dans la situation de devoir choisir celui qui sera amené à le diriger (une trentaine de diocèses sont aujourd'hui dans ce cas), le nouveau règlement stipule que le diocèse en question a l’obligation d’obtenir le double accord de la Conférence épiscopale et du Bureau des Affaires religieuses à Pékin pour entamer le processus qui mènera du choix du futur évêque à son ordination effective. Le nouveau texte précise aussi la manière dont doit être composé le comité diocésain chargé d’« élire » le futur évêque, ainsi que le mode de fonctionnement de celui-ci.
Dans l’ancien règlement, les diocèses avaient déjà l’obligation d’en référer aux instances de contrôle de l’Eglise mais cette obligation ne s’exerçait qu’au niveau provincial. En l’absence de pressions particulières exercées par Pékin, les responsables locaux de ces instances de contrôle pouvaient très bien fermer les yeux sur la manière dont un diocèse s’organisait pour choisir son futur évêque dès lors que l’Eglise locale en question entretenait de bonnes relations avec eux. Désormais, ce genre d’arrangement ne sera plus possible, estiment les observateurs.
Par ailleurs, le nouveau texte réaffirme que les évêques de Chine doivent soutenir le rôle dirigeant du Parti communiste chinois et défendre le système socialiste en place, engagement déjà présent dans le serment exigé du nouvel évêque lors de son ordination.
Pour Anthony Lam Sui-ki, spécialiste de ces questions au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong, ce nouveau règlement « constitue une régression dans la mesure où il bloque toute normalisation de la vie de l’Eglise en Chine ».
Sur les raisons qui motivent Pékin à durcir ainsi son attitude concernant les ordinations épiscopales au sein de l’Eglise catholique, les analystes avancent les actes posés ces derniers temps par différents jeunes prêtres appelés à l’épiscopat au sein de la partie « officielle » de l’Eglise qui se sont rebellés contre la mainmise des autorités gouvernementales sur la vie de leurs diocèses respectifs. Sont cités l’exemple de Mgr Joseph Sun Jigen, consacré évêque coadjuteur du diocèse de Handan (Hebei) dans le secret le 21 juin 2011, huit jours avant la date officiellement prévue, pour éviter de se voir consacré par un évêque qui lui-même n’était pas en communion avec Rome, ou bien encore le cas de Mgr Thaddeus Ma Daqin, qui, lors de sa messe d’ordination le 7 juillet dernier en la cathédrale de Shanghai, évita de se voir imposer les mains par un évêque illégitime pourtant présent autour de l’autel, et qui annonça son départ de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Pékin, qui manœuvre déjà quasiment à chaque ordination épiscopale pour imposer des évêques illégitimes parmi les évêques consécrateurs, chercherait, avec ce nouveau règlement, à verrouiller le processus de sélection et d’ordination des évêques de manière à être certain de le contrôler entièrement. Les observateurs notent aussi que le nouveau règlement se pose en miroir du fonctionnement de l’Eglise universelle. Ainsi, là où Rome envoie à un évêque nouvellement ordonné son anneau épiscopal et sa croix épiscopale après la cérémonie d’ordination, Pékin, avec ce nouveau texte, se réserve le droit de dire si, une fois la cérémonie achevée et pourvu que celle-ci se soit déroulée conformément à ses instructions, l’évêque ordonné en Chine sera ou non à même de prendre la tête de son diocèse.
Cité par l’agence Ucanews, Kwun Ping-hung, qui depuis Hongkong suit de longue date les affaires de l’Eglise en Chine, estime que, face à un tel texte, « certains diocèses [dans la partie « officielle » de l’Eglise] pourraient être contraints d’ordonner secrètement leurs évêques de manière à éviter la présence d’un évêque illégitime [i.e. non en communion avec Rome] lors d’une cérémonie d’ordination épiscopale approuvée par le Vatican ».
Si ce document est un nouveau témoignage de la dégradation des relations entre la Chine et le Saint-Siège, il est aussi, estime Anthony Lam Sui-ki, « l’occasion pour les évêques approuvés par le Vatican de se montrer courageux et de ne pas se laisser intimider par les autorités ».
Des propos qui viennent en écho à ceux prononcés par le pape François le 22 mai à l’occasion de la traditionnelle audience générale du mercredi, place Saint-Pierre à Rome. S’exprimant pour la première fois en public au sujet de la Chine, le pape François a évoqué le 24 mai, journée de prière pour les catholiques chinois, instituée en 2007 par son prédécesseur. Reprenant des passages de la prière à Notre-Dame de Sheshan, écrite par Benoît XVI en 2008, il a invoqué la Vierge Marie, lui demandant de « soutenir les catholiques de Chine, de faire grandir l’affection et la participation de l’Eglise qui est en Chine au chemin de l’Eglise universelle ».
« Que leurs engagements, difficiles, aient toujours plus de prix aux yeux du Seigneur », a-t-il poursuivi, concluant son appel par ces mots : « Notre-Dame de Sheshan, soutiens l’engagement de ceux qui, en Chine, à travers les difficultés quotidiennes, continuent à croire, à espérer, à aimer, afin qu’ils ne craignent jamais de parler de Jésus au monde et du monde à Jésus. »
Le soir même de son élection sur le trône de Pierre, le pape François avait reçu des mains du cardinal John Tong Hon, évêque de Hongkong, une petite statue en bronze de Notre-Dame de Sheshan, réplique de celle qui trône au sommet du sanctuaire marial, près de la ville de Shanghai. Dans les jours suivants, le pape avait assuré qu’il avait placé cette statue dans sa chambre et qu’il priait tous les jours pour l'Eglise en Chine, ajoutant ces mots : « La Chiesa in Cina è nel moi cuore. » (‘L’Eglise en Chine est dans mon cœur.’)
(Source: Eglises d'Asie, 23 mai 2013)
Ce nouveau règlement va dans le sens d’une centralisation accrue des décisions à Pékin et donc d’un contrôle renforcé sur la vie des diocèses par les organes centraux, notamment de la Conférence « officielle » des évêques, entièrement entre les mains du pouvoir chinois. Avec seize articles, le nouveau règlement est plus détaillé que le texte de 1993, qui n’en comptait que six. Il a été mis en ligne le 24 avril dernier sur le site officiel de l'Eglise catholique en Chine (Association patriotique et Conférence « officielle »).
Ainsi, lorsqu’un siège épiscopal est vacant ou qu’un diocèse se trouve dans la situation de devoir choisir celui qui sera amené à le diriger (une trentaine de diocèses sont aujourd'hui dans ce cas), le nouveau règlement stipule que le diocèse en question a l’obligation d’obtenir le double accord de la Conférence épiscopale et du Bureau des Affaires religieuses à Pékin pour entamer le processus qui mènera du choix du futur évêque à son ordination effective. Le nouveau texte précise aussi la manière dont doit être composé le comité diocésain chargé d’« élire » le futur évêque, ainsi que le mode de fonctionnement de celui-ci.
Dans l’ancien règlement, les diocèses avaient déjà l’obligation d’en référer aux instances de contrôle de l’Eglise mais cette obligation ne s’exerçait qu’au niveau provincial. En l’absence de pressions particulières exercées par Pékin, les responsables locaux de ces instances de contrôle pouvaient très bien fermer les yeux sur la manière dont un diocèse s’organisait pour choisir son futur évêque dès lors que l’Eglise locale en question entretenait de bonnes relations avec eux. Désormais, ce genre d’arrangement ne sera plus possible, estiment les observateurs.
Par ailleurs, le nouveau texte réaffirme que les évêques de Chine doivent soutenir le rôle dirigeant du Parti communiste chinois et défendre le système socialiste en place, engagement déjà présent dans le serment exigé du nouvel évêque lors de son ordination.
Pour Anthony Lam Sui-ki, spécialiste de ces questions au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong, ce nouveau règlement « constitue une régression dans la mesure où il bloque toute normalisation de la vie de l’Eglise en Chine ».
Sur les raisons qui motivent Pékin à durcir ainsi son attitude concernant les ordinations épiscopales au sein de l’Eglise catholique, les analystes avancent les actes posés ces derniers temps par différents jeunes prêtres appelés à l’épiscopat au sein de la partie « officielle » de l’Eglise qui se sont rebellés contre la mainmise des autorités gouvernementales sur la vie de leurs diocèses respectifs. Sont cités l’exemple de Mgr Joseph Sun Jigen, consacré évêque coadjuteur du diocèse de Handan (Hebei) dans le secret le 21 juin 2011, huit jours avant la date officiellement prévue, pour éviter de se voir consacré par un évêque qui lui-même n’était pas en communion avec Rome, ou bien encore le cas de Mgr Thaddeus Ma Daqin, qui, lors de sa messe d’ordination le 7 juillet dernier en la cathédrale de Shanghai, évita de se voir imposer les mains par un évêque illégitime pourtant présent autour de l’autel, et qui annonça son départ de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Pékin, qui manœuvre déjà quasiment à chaque ordination épiscopale pour imposer des évêques illégitimes parmi les évêques consécrateurs, chercherait, avec ce nouveau règlement, à verrouiller le processus de sélection et d’ordination des évêques de manière à être certain de le contrôler entièrement. Les observateurs notent aussi que le nouveau règlement se pose en miroir du fonctionnement de l’Eglise universelle. Ainsi, là où Rome envoie à un évêque nouvellement ordonné son anneau épiscopal et sa croix épiscopale après la cérémonie d’ordination, Pékin, avec ce nouveau texte, se réserve le droit de dire si, une fois la cérémonie achevée et pourvu que celle-ci se soit déroulée conformément à ses instructions, l’évêque ordonné en Chine sera ou non à même de prendre la tête de son diocèse.
Cité par l’agence Ucanews, Kwun Ping-hung, qui depuis Hongkong suit de longue date les affaires de l’Eglise en Chine, estime que, face à un tel texte, « certains diocèses [dans la partie « officielle » de l’Eglise] pourraient être contraints d’ordonner secrètement leurs évêques de manière à éviter la présence d’un évêque illégitime [i.e. non en communion avec Rome] lors d’une cérémonie d’ordination épiscopale approuvée par le Vatican ».
Si ce document est un nouveau témoignage de la dégradation des relations entre la Chine et le Saint-Siège, il est aussi, estime Anthony Lam Sui-ki, « l’occasion pour les évêques approuvés par le Vatican de se montrer courageux et de ne pas se laisser intimider par les autorités ».
Des propos qui viennent en écho à ceux prononcés par le pape François le 22 mai à l’occasion de la traditionnelle audience générale du mercredi, place Saint-Pierre à Rome. S’exprimant pour la première fois en public au sujet de la Chine, le pape François a évoqué le 24 mai, journée de prière pour les catholiques chinois, instituée en 2007 par son prédécesseur. Reprenant des passages de la prière à Notre-Dame de Sheshan, écrite par Benoît XVI en 2008, il a invoqué la Vierge Marie, lui demandant de « soutenir les catholiques de Chine, de faire grandir l’affection et la participation de l’Eglise qui est en Chine au chemin de l’Eglise universelle ».
« Que leurs engagements, difficiles, aient toujours plus de prix aux yeux du Seigneur », a-t-il poursuivi, concluant son appel par ces mots : « Notre-Dame de Sheshan, soutiens l’engagement de ceux qui, en Chine, à travers les difficultés quotidiennes, continuent à croire, à espérer, à aimer, afin qu’ils ne craignent jamais de parler de Jésus au monde et du monde à Jésus. »
Le soir même de son élection sur le trône de Pierre, le pape François avait reçu des mains du cardinal John Tong Hon, évêque de Hongkong, une petite statue en bronze de Notre-Dame de Sheshan, réplique de celle qui trône au sommet du sanctuaire marial, près de la ville de Shanghai. Dans les jours suivants, le pape avait assuré qu’il avait placé cette statue dans sa chambre et qu’il priait tous les jours pour l'Eglise en Chine, ajoutant ces mots : « La Chiesa in Cina è nel moi cuore. » (‘L’Eglise en Chine est dans mon cœur.’)
(Source: Eglises d'Asie, 23 mai 2013)
Asie du Sud : Le sous-continent de l’Intolérance
Eglises d'Asie
11:41 24/05/2013
Loin des projecteurs des médias braqués sur les Etats islamiques de l’Afrique du nord et de la péninsule arabique,en Asie du Sud, l’extrémisme et l’intolérance religieuse ont atteint des niveaux inacceptables. Une situation qui est le fruit de lois extrémistes et de l’impunité accordée aux responsables par des Etats complices.
Si les fidèles de plus grandes religions mondiales sont l’objet de graves discriminations dans un ou plusieurs des sept pays qui forment l’Asie du Sud – soit l’Inde, le Pakistan, le Bhoutan, le Népal, le Bangladesh et le Sri Lanka (Le 7e Etat, les Maldives, Etat islamique, ne compte pas de minorités religieuses ) - , les chrétiens, en tant que minorité religieuse, sont quant à eux persécutés dans chacun de ces sept Etats.
Ce phénomène prend des formes différentes selon la structure politique et l’identité ethnique des pays. Les musulmans et les chrétiens sont davantage attaqués en Inde, les chrétiens, les hindous et les bouddhistes au Bangladesh ou au Pakistan - pays où l’islam est la religion de la majorité - , les chrétiens et les musulmans sont persécutés au Sri Lanka et au Bhoutan, - pays à prédominance bouddhiste -, et le sont aussi au Népal par la majorité hindoue.
Malgré ces différences, les lois anti-conversion établies en Inde afin de contrer les Eglises chrétiennes, tout comme les lois anti-blasphèmes décrétées au Pakistan, sont en train d’être dupliquées dans les autres pays afin de réduire l’évangélisation et d’asseoir la suprématie de la religion majoritaire.
Une vague de fond qui va à l’encontre des efforts de réconciliation interreligieuses menés par certains comme le projet de loi Communal and Targeted Violence Prevention Bill (2), du National Advisory Council mené par Sonia Gandhi, proposé en réaction aux violences antimusulmanes de 2002 dans le Gujarat et du pogrom antichrétien de 2008 en Orissa (3).
Une récente rencontre entre les différents groupes religieux des pays de l’Asie du Sud a permis de mettre en garde ces Etats contre la montée d’un extrémisme qui pourrait menacer la paix, notamment dans une région où l’Inde et le Pakistan disposent d’un important arsenal nucléaire.
Bien que le fait de vouloir imposer une religion dominante soit le facteur commun de ces pays, et la récente progression de l’islam fondamentaliste au Pakistan et au Bangladesh l’exemple le plus frappant, de petits Etats comme le Bhoutan et le Népal sont eux aussi tombés dans le piège de l’extrême protectionnisme religieux leur faisant craindre que les « confessions étrangères » ou apportés par les immigrants, ne viennent polluer leur « culture traditionnelle ».
Au Népal, pays actuellement en proie au chaos politique et sans gouvernance légale (4), l’hindouisme n’est plus désormais la religion officielle. Pourtant, la menace d’une loi anti-conversion plane toujours, telle une épée de Damoclès. Une autre cause d’inquiétude est l’influence grandissante dans le pays himalayen de l’idéologie hindouiste prônée par le Rashtriya Swayamsewak Sangh (5).
L’Eglise catholique est relativement tolérée dans le pays en raison de l’excellence de ses institutions d’éducation mais une menace pèse en permanence sur les quelque 25 000 fidèles chrétiens protestants répartis au sein de communautés pentecôtistes et d’« Eglises de maison » (6). Pour toutes ces raisons, un grand nombre de chrétiens ne sont pas recensés, préférant faire partie de l’ Eglise souterraine.
Les chrétiens se font encore plus discrets au Bhoutan qui pratique un nationalisme archaïque et une politique culturelle destinée à préserver sa pureté ethnique et ses traditions bouddhistes (7). Même les bouddhistes népalais y sont considérés comme des étrangers.
Il n’y aurait que 14 000 chrétiens pour une population bhoutanaise de 700 000 habitants. Mais le premier gouvernement démocratique de l’histoire de ce pays étudierait actuellement la possibilité d’accorder aux chrétiens le droit de construire des églises et de se former en associations, bien qu’il n’ait pas longuement hésité avant d’édicter une loi anti-conversion (8). Une décision qui signifie qu’en réalité l’Etat refuse bien de reconnaître officiellement la présence de chrétiens dans le pays.
Depuis la fin de la guerre civile au Sri Lanka, le gouvernement cinghalais et bouddhiste, vainqueur du conflit, a commencé une politique de forte répression à l’encontre des musulmans et des chrétiens. Environ 70 % de la population du Sri Lanka est bouddhiste et cinghalaise, pour 15 % d’hindous, 8 % de chrétiens et 7 % de musulmans essentiellement tamouls. Environ 80 % des chrétiens sont catholiques et comptent beaucoup de Cinghalais dans leurs rangs.
L’Etat sri-lankais est particulièrement suspicieux vis à vis des groupes protestants, dont 40 % en tant que Tamouls souffrent d’une double discrimination. On recense de fréquentes attaques de chrétiens et d’églises (9).
Outre les crimes de guerre, la persécution menée par le bouddhisme triomphant du Sri Lanka à l’encontre des musulmans et des chrétiens a déclenché la profonde préoccupation des organisations des droits de l’homme et de la communauté internationale (10).
Quant à la situation dramatique des chrétiens au Pakistan (viols, incendies d’habitations, arrestations abusives, menaces et exécutions au titre de la loi anti-blasphème), elle est aujourd’hui bien connue de la communauté internationale qui l’a vigoureusement condamnée et a lancé de nombreuses campagnes en faveur des victimes (11).
Mais c’est la vague de violence contre les hindous et les chrétiens au Bangladesh qui a récemment provoqué la plus grande inquiétude, particulièrement en Inde qui s’est retrouvée assaillie par les populations fuyant les massacres dans leur pays.
L’Inde a toujours eu une politique ambivalente en ce qui concerne les populations arrivant du Bangladesh. Les hindous sont intégrés et reçoivent généralement la nationalité indienne en tant que réfugiés, mais les musulmans sont considérés comme des immigrés clandestins et vivent sous la menace constante d’une expulsion. La situation pour les chrétiens relève de la même incertitude.
Ces dernières semaines, les islamistes qui protestaient contre le jugement des crimes de guerres commis en 1971 lors de la guerre d’indépendance, ont laissé libre cours à leur colère, spécialement à l’égard des hindous, dans une orgie de violence qui a lancé sur les routes des milliers de sans-abris. Le gouvernement a pris quelques timides mesures afin de tenter de maîtriser l’influence des extrémistes mais les minorités vivent toujours sous la menace et dans la peur (12).
L’Inde elle-même n’est pas vraiment en position morale de critiquer ses voisins. Les statistiques officielles rapportent qu’en 2012, 560 émeutes communautaristes ont été enregistrées lesquelles ont fait plus de 89 morts et de 1 846 blessés (13). La majorité de ces victimes étaient des musulmans. Il n’y a en revanche aucune statistiques officielles concernant les persécutions envers les chrétiens ...
(1) John Dayal est également membre de l’Indian government’s National Integration Council.NDR.
(2) Proposé en 2011, ce projet de loi appuyé par le gouvernement fédéral et soutenu par les évêques indiens et les ONG de défense des droits de l’homme a pour but de « prévenir la violence intercommunautaire et sauvegarder les minorités ethniques, religieuses et culturelles en Inde ».NDR.
(3) Sur les violences antichrétienens en Orissa, voir la dernière dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/inde/2013-05-06-orissa-sept-chretiens-toujours-emprisonnes-sans-jugement-depuis-2008. NDR.
(4) Au sujet de la politique népalaise et des minorités religieuse, voir la dernière dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/2013-02-19-les-menaces-sur-la-liberte-de-la-presse-inquietent-les-minorites-ethniques-et-religieuses. NDR.
(5) Le Rashtriya Swayamsewak Sang (RSS) ‘Corps national des volontaires’, est la nébuleuse hindouiste fédérant les organisations prônant l’hindutva et soutenant le BJP (Bharatiya Janata Party, ‘Parti du Peuple indien’), vitrine politique du nationalisme hindou. NDR.
(6) Les derniers chiffres concernant le nombre de chrétiens au Népal sont beaucoup plus élevés. Lors du recensement national de 2012, 376 000 chrétiens avaient été recensés officiellement , mais ces chiffres avaient été contestés par les Eglises aussi bien catholiques que protestantes, dont les sources locales évaluaient le nombre de croyants à près de 2 millions, soit 7 % de la population. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/2012-12-03-les-resultats-du-recensement-national-contestes-par-les-chretiens-et-les-minorites. NDR.
(7) Sur la situation des chrétiens au Bhoutan voir la dernière dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/bhoutan/2013-05-07-des-elections-parlementaires-sur-fond-de-discrimination-ethnique-et-religieuse. NDR.
(8) Sur le vote de la loi anti-conversion votée de 29 novembre 2010 voir : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/bhoutan/2010-12-17-ciblant-la-communaute-chretienne-une-loi-anti-conversion-a-ete-adoptee-par-le-parlement-bhoutanais. NDR.
(9) Sur la question sri-lankaise, voir la dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/sri-lanka/2013-02-22-les-eglises-demandent-a-l2019onu-de-stopper-ab-le-genocide-en-cours-bb-des-populations-tamoules. NDR
(10) http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/sri-lanka/2013-03-29-le-parti-des-bonzes-au-pouvoir-s2019attaque-aux-musulmans-pour-ab-sauver-la-race-bouddhiste-et-cinghalaise. NDR.
(11) Sur la situation des chrétiens au Pakistan voir la dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/pakistan/2013-04-05-la-communaute-catholique-oscille-entre-l2019espoir-et-l2019abattement. NDR
(12) Sur les affrontements au Bangladesh, voir la dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/bangladesh/2013-04-08-affrontements-meurtriers-entre-les-islamistes-qui-reclament-une-loi-anti-blaspheme-et-leurs-opposants. NDR.
(13) Voir la dépêche EDA : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/inde/2013-05-06-orissa-sept-chretiens-toujours-emprisonnes-sans-jugement-depuis-2008. NDR.
(Source: Eglises d'Asie, 23 mai 2013)
Pope Francis receives Council for Migrants
Vatican Radio
11:43 24/05/2013
2013-05-24 - Pope Francis received the participants in the Plenary session of the Pontifical Council for Migrants and Itinerant People on Friday. Over the course of three days this week, bishops, pastoral workers and experts in various fields from all around the world gathered to discuss a variety of questions related to the theme of “Welcoming Christ in Refugees and forcibly displaced Persons”. In remarks to the participants on Friday, Pope Francis invited those involved in caring for refugees and displaced persons to see their work as a mission of hope. Listen:
“This hope,” said Pope Francis, “is one that expresses itself in the expectations for the future, the desire for friendly relations, the desire [of refugees and displaced persons] to participate in the society that hosts them, including through learning the [local] language, [having or obtaining] access to employment, and education for children.” The Holy Father went on to express admiration for the strength of those, who work gradually to rebuild normal life after the traumatic experience of being uprooted. He invited the whole international community, “To consider the plight of forcibly displaced persons,” calling on them to develop, “effective initiatives and new approaches in order to protect their dignity.”
Pope Francis went on to discuss the central place that the duty to welcome the stranger has in Christian life and mission. “The Church,” he said, “is Mother, and her maternal attention manifests itself with particular tenderness and closeness toward those, who are forced to flee their native countries,” whose lives are charatcerised by the experience of being torn from home.
“This hope,” said Pope Francis, “is one that expresses itself in the expectations for the future, the desire for friendly relations, the desire [of refugees and displaced persons] to participate in the society that hosts them, including through learning the [local] language, [having or obtaining] access to employment, and education for children.” The Holy Father went on to express admiration for the strength of those, who work gradually to rebuild normal life after the traumatic experience of being uprooted. He invited the whole international community, “To consider the plight of forcibly displaced persons,” calling on them to develop, “effective initiatives and new approaches in order to protect their dignity.”
Pope Francis went on to discuss the central place that the duty to welcome the stranger has in Christian life and mission. “The Church,” he said, “is Mother, and her maternal attention manifests itself with particular tenderness and closeness toward those, who are forced to flee their native countries,” whose lives are charatcerised by the experience of being torn from home.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tổng kết năm học trường Tình Thương Tân Sơn Nhì
Anmai, CSsR
08:19 24/05/2013
Lễ tổng kết năm học trường Tình Thương Tân Sơn Nhì, Sàigòn
Dùng bữa sáng xong, tôi ngược về vùng xa trung tâm Sài Thành một tí. Vừa nghe theo lời dặn, vừa theo bản đồ chỉ dẫn, tôi hỏi thăm ngay người bán vé số nên đã đến nơi cần đến một cách dễ dàng. Địa chỉ tìm đến sáng nay của tôi đó là trường Tình Thương Tân Sơn Nhì.
Được nghe và được thấy qua hình ảnh, hôm nay tôi được hiện diện để xem và thấy thật nhờ lời mời đến dự lễ tổng tết năm học 2012-2013 của trường.
Xem Hình
Đứng trước cảnh nghèo của nhiều gia đình nhập cư tạm trú không có điều kiện cho con em mình đến lớp, lòng chạnh thương với những hoàn cảnh đặc biệt này đã thôi thúc cha Gioan B. Đoàn Vĩnh Phúc - nguyên hạt trưởng Tân Sơn Nhì và chính xứ giáo xứ Thiên Ân - nay ngài đã nghỉ hưu. Ngôi trường được dựng lên bởi lòng của Cha G.B và nhiều người có lòng thơm thảo. Ngôi trường Tình Thương Tân Sơn Nhì này được các sơ Dòng Chúa Chiên Lành quản lý cũng như phục vụ cùng với nhiều giáo viên có lòng với người nghèo.
Trước giờ Lễ Tổng Kết, có dịp tiếp xúc với một số em có hoàn cảnh đặc biệt ở trường này. Hầu như các em nghèo không có khả năng đến trường cũng như có em vừa học vừa làm để phụ cha mẹ. Có em mới lớp 3 thôi, ngoài giờ học phải coi em để mẹ đi làm mướn.
Khởi động cho buổi Lễ hôm nay, toàn trường các em cùng cất lên bài hát "Kỷ niệm mến thương" dựa trên nền nhạc của bài hát "Mặt trời bé con" của nhạc sĩ Trần Tiến: "Ngày vui chúng con hát ngàn câu ca tim rộn ràng hòa reo. Tình tang chúng con hát lời hân hoan xin kính chào quý cha. Đàn ơi tấu lên đi, hòa vang muôn khúc ca đón mừng. Bạn ơn hát lên đi hòa vang bao nỗi niềm chúng mình. Hạnh phúc quá đi thôi niềm vui mãi lan tràn bờ môi nở nụ cười thêm hy vọng chứa chan. .. Làm sao nói lên hết lòng tri ân của bao người chúng con. Làm sao nói lên hết lời yêu thương đã ấp ủ tháng ngày. Thầy cô đã cho con con trời xanh như ước mơ tuổi thơ. Thầy cô đã cho con dòng sông mang cánh buồm khát vọng. Đoàn con ước mong sao thầy cô mãi vui tương, quý khách mãi yêu đời, cha đầy tràn phúc ân. .."
Tiếp theo là bài hát "Nối vòng tay lớn" được các em hát vang giòn giã.
Hai cô giáo Yến Như và Minh Thư là MC cho chương trình Lễ Tổng Kết hôm nay.
Thành phần dự Lễ hôm nay được MC công bố có sự hiện diện của Cha G.B. Đoàn Vĩnh Phúc, cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy - chánh xứ Tân Thái Sơn kiêm trưởng ban truyền giáo Hạt Tân Sơn Nhì, cha phụ tá giáo xứ Bình Thuận, phó hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Thuận, đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Thiên Ân, giáo xứ Bình Thuận, các sơ dòng Mẹ Hy Vọng giáo xứ Thiên Ân, đại diện khu phố 8 (nơi trường đang hiện diện), phụ huynh, ân nhân, khách mời và toàn thể thầy cô giáo học sinh trường Tình Thương Tân Sơn Nhì.
Sau lời dẫn vào buổi Lễ, cha G.B Đoàn Vĩnh Phúc có đôi lời với thầy cô, các em học sinh và phụ huynh. Lời phát biểu của Cha nhấn đến giáo dục hôm nay - ngày mai giúp đời. Cha nhắc đi nhắc lại thiếu nhi chính là tương lai của đất nước và vì thế chúng con phải cố gắng học hành. Cha quan tâm đặc biệt đến 19 em tốt nghiệp bậc Tiểu Học trong năm nay. Cha khuyến khích và chúc mừng các em bước vào cấp II và đạt thành tích tốt.
Tiếp lời của cha G.B là Cha Phêrô. Cha Phêrô cũng nhấn mạnh việc học tập của các cháu. Đặc biệt cha nhắc nhở việc song song với việc học văn hóa cần học về nhân bản, đạo đức làm người. Cha dặn dò các em cố gắng trau dồi và sống nhân bản hơn. Cha nhắc đi nhắc lại về việc học nhân bản bởi vì ngày hôm nay người ta quên đào tạo về nhân bản mà chỉ chú trọng về văn hóa.
Sau đó, cô Văn Khánh Chí - phụ trách chunh toàn trường - lên báo cáo kết quả năm học 2012 - 2013. Kết quả với con số đáng mừng là hơn 20% các em đạt học sinh giỏi và 100% các em tốt nghiệp bậc Tiểu Học. Bên cạnh đó, tồn tại một con số kha khá về học sinh yếu.
Đang khi đó, một cô giáo ghé vào tai tôi nói nhỏ: "Các em ở đây toàn là nhà nghèo, cha mẹ làm thuê làm mướn cả ngày, chẳng có ai quan tâm hết. Tất cả các em ở đây đều ở nhà thuê nhà mướn nên không có đủ điều kiện học tập như các em bình thường khác. Kết quả học tập như vậy chứ khó có thể cao hơn dù ai cũng muốn các em được cao. ..". Lời của cô như muốn giãi bày kết quả không như mong ước của nhà trường dù đã cố gắng hết sức mình.
Kế tiếp là lời phát biểu của vị đại diện Ban hành giáo giáo xứ Thiên Ân, giáo xứ Bình Thuận và đại diện khu phố 8. Tất cả những lời phát biểu đều nhắc nhở các em phải học tốt cũng như lời chúc cho các em có một mùa hè thật vui.
Xen kẽ các lời phát biểu là các tiết mục văn nghệ hết sức đơn sơ và dễ thương do chính các em thực hiện: Khối lớp 1 thật đơn sơ với bài hát Hoa Hồng Nhỏ, khối lớp 2 cùng hát bài Cookis thật hay với chỉ huy dàn nhạc gây sự thu hút của khán giả, khối lớp 3 gây "sốc" cho cả hội trường với tiết mục múa hiện đại "Gangnamstyle", khối lớp 4 với bài "Mái trường mến yêu".
Sau đó là phần phát thưởng cho các em đạt giải thưởng cũng như phát bằng tốt nghiệp Tiểu Học. Cha Phêrô - chánh xứ Tân Thái Sơn - đã phát bằng và chụp hình lưu niệm với từng em một. Ngài hiện diện với các em trong bộ lễ phục ngày ra trường thật dễ thương.
Đặc biệt trong buổi Lễ Tổng Kết hôm nay có sự hiện diện của ca sĩ Gia Ân. Gia Ân hiện diện ở mái trường mến thương này bởi lẽ anh cưu mang 4 em nghèo và anh gửi các cháu vào đây học. Năm nay đặc biệt có 1 em tốt nghiệp Tiểu Học, niềm vui của trường và niềm vui của anh.
Góp vui cho buổi Lễ hôm nay, ca sĩ Gia Ân bước lên sân khấu. Anh nói rằng hôm nay còn trong tháng Mân Côi nên Anh gửi đến mọi người "Bài Ca Dâng Mẹ". Giọng ca ngọt ngào của Anh đã thu hút sự chú ý cũng như đưa mọi người hướng lòng lên với Mẹ Maria.
Buổi Lễ Tổng Kết cũng đến phần kết thúc. Sau đó, các em khối lớp 5 - tốt nghiệp Tiểu Học - lên sân khấu chụp hình lưu niệm với các thầy cô và bè bạn. Ngay lúc đó, ngoài sân trường, các cô giáo đã chuẩn bị sẵn phần "quà" hết sức teen cho các em nhỏ đó là món bánh tráng trộn và sirô. Lần lượt từng khối lớp xếp hàng trong trật tự để nhận một chút niềm vui của ngày Lễ Tổng Kết hôm nay.
Trên đường về, lòng miên man với hình ảnh, tấm lòng của Cha G.B. Đoàn Vĩnh Phúc, tấm lòng của các sơ, của các giáo viên và của nhiều ân nhân chung tay với mái trường Tình Thương Tân Sơn Nhì này. Ngôi trường này cưu mang những mảnh đời con trẻ nghèo của Xã Hội và của Giáo Hội. Phải nói rằng để cho ngôi trường này mọc lên và hoạt động không phải là chuyện giản đơn chút nào cả. Chính ngôi trường này băng bó phần nào vết thương lòng cho những người nghèo không được ăn được học theo điều kiện bình thường.
Vẫn còn đó hình ảnh của những đứa trẻ nghèo lem luốc trước giờ Lễ Tổng Kết mà tôi được tiếp xúc. Đặc biệt, cô giáo cho tôi biết có một em năm nay đang học lớp 4 - con nuôi của ca sĩ Gia Ân. Trước đây em được học trường Quốc Tế nhưng 2 năm nay gia đình làm ăn thua lỗ, cha mẹ chia tay đường ai nấy đi không còn khả năng đi học nữa, ca sĩ đã cưu mang em và gửi em vào đây học.
Giữa chốn Sài Thành xe cộ ngược xuôi nhà cao cửa rộng, biệt thự, cao ốc mọc lên như nấm vẫn còn đó những mái nhà ổ chuột, những chỗ ở không đúng là chỗ ở của một con người. Và, cần lắm những mái trường tình thương như trường Tình Thương Tân Sơn Nhì và cũng cần lắm những tấm lòng sẻ chia những mảng đời nghèo khổ của các em.
Còn quá nhiều mảnh đời bất hạnh nghèo khổ quanh ta nhưng nào ta có hay ?
Dùng bữa sáng xong, tôi ngược về vùng xa trung tâm Sài Thành một tí. Vừa nghe theo lời dặn, vừa theo bản đồ chỉ dẫn, tôi hỏi thăm ngay người bán vé số nên đã đến nơi cần đến một cách dễ dàng. Địa chỉ tìm đến sáng nay của tôi đó là trường Tình Thương Tân Sơn Nhì.
Được nghe và được thấy qua hình ảnh, hôm nay tôi được hiện diện để xem và thấy thật nhờ lời mời đến dự lễ tổng tết năm học 2012-2013 của trường.
Xem Hình
Đứng trước cảnh nghèo của nhiều gia đình nhập cư tạm trú không có điều kiện cho con em mình đến lớp, lòng chạnh thương với những hoàn cảnh đặc biệt này đã thôi thúc cha Gioan B. Đoàn Vĩnh Phúc - nguyên hạt trưởng Tân Sơn Nhì và chính xứ giáo xứ Thiên Ân - nay ngài đã nghỉ hưu. Ngôi trường được dựng lên bởi lòng của Cha G.B và nhiều người có lòng thơm thảo. Ngôi trường Tình Thương Tân Sơn Nhì này được các sơ Dòng Chúa Chiên Lành quản lý cũng như phục vụ cùng với nhiều giáo viên có lòng với người nghèo.
Trước giờ Lễ Tổng Kết, có dịp tiếp xúc với một số em có hoàn cảnh đặc biệt ở trường này. Hầu như các em nghèo không có khả năng đến trường cũng như có em vừa học vừa làm để phụ cha mẹ. Có em mới lớp 3 thôi, ngoài giờ học phải coi em để mẹ đi làm mướn.
Khởi động cho buổi Lễ hôm nay, toàn trường các em cùng cất lên bài hát "Kỷ niệm mến thương" dựa trên nền nhạc của bài hát "Mặt trời bé con" của nhạc sĩ Trần Tiến: "Ngày vui chúng con hát ngàn câu ca tim rộn ràng hòa reo. Tình tang chúng con hát lời hân hoan xin kính chào quý cha. Đàn ơi tấu lên đi, hòa vang muôn khúc ca đón mừng. Bạn ơn hát lên đi hòa vang bao nỗi niềm chúng mình. Hạnh phúc quá đi thôi niềm vui mãi lan tràn bờ môi nở nụ cười thêm hy vọng chứa chan. .. Làm sao nói lên hết lòng tri ân của bao người chúng con. Làm sao nói lên hết lời yêu thương đã ấp ủ tháng ngày. Thầy cô đã cho con con trời xanh như ước mơ tuổi thơ. Thầy cô đã cho con dòng sông mang cánh buồm khát vọng. Đoàn con ước mong sao thầy cô mãi vui tương, quý khách mãi yêu đời, cha đầy tràn phúc ân. .."
Tiếp theo là bài hát "Nối vòng tay lớn" được các em hát vang giòn giã.
Hai cô giáo Yến Như và Minh Thư là MC cho chương trình Lễ Tổng Kết hôm nay.
Thành phần dự Lễ hôm nay được MC công bố có sự hiện diện của Cha G.B. Đoàn Vĩnh Phúc, cha Phêrô Nguyễn Quốc Túy - chánh xứ Tân Thái Sơn kiêm trưởng ban truyền giáo Hạt Tân Sơn Nhì, cha phụ tá giáo xứ Bình Thuận, phó hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Thuận, đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Thiên Ân, giáo xứ Bình Thuận, các sơ dòng Mẹ Hy Vọng giáo xứ Thiên Ân, đại diện khu phố 8 (nơi trường đang hiện diện), phụ huynh, ân nhân, khách mời và toàn thể thầy cô giáo học sinh trường Tình Thương Tân Sơn Nhì.
Sau lời dẫn vào buổi Lễ, cha G.B Đoàn Vĩnh Phúc có đôi lời với thầy cô, các em học sinh và phụ huynh. Lời phát biểu của Cha nhấn đến giáo dục hôm nay - ngày mai giúp đời. Cha nhắc đi nhắc lại thiếu nhi chính là tương lai của đất nước và vì thế chúng con phải cố gắng học hành. Cha quan tâm đặc biệt đến 19 em tốt nghiệp bậc Tiểu Học trong năm nay. Cha khuyến khích và chúc mừng các em bước vào cấp II và đạt thành tích tốt.
Tiếp lời của cha G.B là Cha Phêrô. Cha Phêrô cũng nhấn mạnh việc học tập của các cháu. Đặc biệt cha nhắc nhở việc song song với việc học văn hóa cần học về nhân bản, đạo đức làm người. Cha dặn dò các em cố gắng trau dồi và sống nhân bản hơn. Cha nhắc đi nhắc lại về việc học nhân bản bởi vì ngày hôm nay người ta quên đào tạo về nhân bản mà chỉ chú trọng về văn hóa.
Sau đó, cô Văn Khánh Chí - phụ trách chunh toàn trường - lên báo cáo kết quả năm học 2012 - 2013. Kết quả với con số đáng mừng là hơn 20% các em đạt học sinh giỏi và 100% các em tốt nghiệp bậc Tiểu Học. Bên cạnh đó, tồn tại một con số kha khá về học sinh yếu.
Đang khi đó, một cô giáo ghé vào tai tôi nói nhỏ: "Các em ở đây toàn là nhà nghèo, cha mẹ làm thuê làm mướn cả ngày, chẳng có ai quan tâm hết. Tất cả các em ở đây đều ở nhà thuê nhà mướn nên không có đủ điều kiện học tập như các em bình thường khác. Kết quả học tập như vậy chứ khó có thể cao hơn dù ai cũng muốn các em được cao. ..". Lời của cô như muốn giãi bày kết quả không như mong ước của nhà trường dù đã cố gắng hết sức mình.
Kế tiếp là lời phát biểu của vị đại diện Ban hành giáo giáo xứ Thiên Ân, giáo xứ Bình Thuận và đại diện khu phố 8. Tất cả những lời phát biểu đều nhắc nhở các em phải học tốt cũng như lời chúc cho các em có một mùa hè thật vui.
Xen kẽ các lời phát biểu là các tiết mục văn nghệ hết sức đơn sơ và dễ thương do chính các em thực hiện: Khối lớp 1 thật đơn sơ với bài hát Hoa Hồng Nhỏ, khối lớp 2 cùng hát bài Cookis thật hay với chỉ huy dàn nhạc gây sự thu hút của khán giả, khối lớp 3 gây "sốc" cho cả hội trường với tiết mục múa hiện đại "Gangnamstyle", khối lớp 4 với bài "Mái trường mến yêu".
Sau đó là phần phát thưởng cho các em đạt giải thưởng cũng như phát bằng tốt nghiệp Tiểu Học. Cha Phêrô - chánh xứ Tân Thái Sơn - đã phát bằng và chụp hình lưu niệm với từng em một. Ngài hiện diện với các em trong bộ lễ phục ngày ra trường thật dễ thương.
Đặc biệt trong buổi Lễ Tổng Kết hôm nay có sự hiện diện của ca sĩ Gia Ân. Gia Ân hiện diện ở mái trường mến thương này bởi lẽ anh cưu mang 4 em nghèo và anh gửi các cháu vào đây học. Năm nay đặc biệt có 1 em tốt nghiệp Tiểu Học, niềm vui của trường và niềm vui của anh.
Góp vui cho buổi Lễ hôm nay, ca sĩ Gia Ân bước lên sân khấu. Anh nói rằng hôm nay còn trong tháng Mân Côi nên Anh gửi đến mọi người "Bài Ca Dâng Mẹ". Giọng ca ngọt ngào của Anh đã thu hút sự chú ý cũng như đưa mọi người hướng lòng lên với Mẹ Maria.
Buổi Lễ Tổng Kết cũng đến phần kết thúc. Sau đó, các em khối lớp 5 - tốt nghiệp Tiểu Học - lên sân khấu chụp hình lưu niệm với các thầy cô và bè bạn. Ngay lúc đó, ngoài sân trường, các cô giáo đã chuẩn bị sẵn phần "quà" hết sức teen cho các em nhỏ đó là món bánh tráng trộn và sirô. Lần lượt từng khối lớp xếp hàng trong trật tự để nhận một chút niềm vui của ngày Lễ Tổng Kết hôm nay.
Trên đường về, lòng miên man với hình ảnh, tấm lòng của Cha G.B. Đoàn Vĩnh Phúc, tấm lòng của các sơ, của các giáo viên và của nhiều ân nhân chung tay với mái trường Tình Thương Tân Sơn Nhì này. Ngôi trường này cưu mang những mảnh đời con trẻ nghèo của Xã Hội và của Giáo Hội. Phải nói rằng để cho ngôi trường này mọc lên và hoạt động không phải là chuyện giản đơn chút nào cả. Chính ngôi trường này băng bó phần nào vết thương lòng cho những người nghèo không được ăn được học theo điều kiện bình thường.
Vẫn còn đó hình ảnh của những đứa trẻ nghèo lem luốc trước giờ Lễ Tổng Kết mà tôi được tiếp xúc. Đặc biệt, cô giáo cho tôi biết có một em năm nay đang học lớp 4 - con nuôi của ca sĩ Gia Ân. Trước đây em được học trường Quốc Tế nhưng 2 năm nay gia đình làm ăn thua lỗ, cha mẹ chia tay đường ai nấy đi không còn khả năng đi học nữa, ca sĩ đã cưu mang em và gửi em vào đây học.
Giữa chốn Sài Thành xe cộ ngược xuôi nhà cao cửa rộng, biệt thự, cao ốc mọc lên như nấm vẫn còn đó những mái nhà ổ chuột, những chỗ ở không đúng là chỗ ở của một con người. Và, cần lắm những mái trường tình thương như trường Tình Thương Tân Sơn Nhì và cũng cần lắm những tấm lòng sẻ chia những mảng đời nghèo khổ của các em.
Còn quá nhiều mảnh đời bất hạnh nghèo khổ quanh ta nhưng nào ta có hay ?
Tháng Hoa - Rước Kiệu Kính Đức Mẹ - Tổng Giáo Phận Adelaide – South Australia
Cô giáo gốc Việt lấy thân mình che cho học sinh trong cơn lốc ở Oaklahoma
RFA
08:03 24/05/2013
Cô giáo gốc Việt lấy thân mình che cho học sinh trong cơn lốc ở Oaklahoma
Một cô giáo Việt Nam trở thành nhân vật được mọi người ca ngợi khi cơn lốc xoáy với vận tốc lên đến 200miles/giờ tàn phá khu vực Moore nằm ở ngoại ô thành phố Okalhoma City lúc 3 giờ chiều ngày thứ Hai tuần này, giết chết 24 người trong đó có 9 học sinh.
Cô giáo Jennifer Đoàn, 30 tuổi, là người đang được dân chúng địa phương và Hoa Kỳ nói đến vì lòng dũng cảm, lấy chính thân mình để che chở cho các học sinh của cô ở trường tiểu học Plaza Tower Elementary School khi thiên tai bất ngờ đổ xuống. Hình ảnh được đài truyền hình CBS chiếu toàn nước Mỹ cho thấy cô nằm trên giường bệnh, vừa khóc vừa kể lại những gì đã xảy ra trong giây phút kinh hoàng gây chấn động cả thế giới.
Theo lời cô giáo Jennifer Đoàn, khi được thông báo sẽ có lốc xoáy “tôi bảo các em nằm sát xuống đất, lúc đó trường đã bị cúp điện và các em học trò rất sợi hãi”. Cô kể tiếp “tôi lấy tay ôm chặt những em nằm sát tôi, mắt cứ nhìn ra cửa xem tình hình như thế nào và cúi đầu sát đất khi cơn lốc thổi qua nhà trường. Tôi bảo các em bình tĩnh, có một em trai bảo với tôi là cô ơi, em không thở được, em không muốn chết”.
Cô không nhớ chuyện xảy ra bao lâu cho tới khi có người đào bới đống gạch vụn để cứu cô và một cậu học sinh nằm ngất xỉu gần đó. Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Tư, bác sĩ cho biết bệnh tình của cả cô giáo lẫn cậu học trò đều ổn định, không nguy hiểm đến tính mạng.
Dù may mắn thoát hiểm nhưng điều khiến cô đau buồn nhất là được báo tin 7 em học sinh của cô chết vì cơn lốc kinh hoàng. Vừa khóc, cô vừa nói với đài truyền hình CBS rằng “hình ảnh các em lúc nào cũng quay cuồng trong đầu tôi”.
Cô giáo Jennifer Đoàn, 30 tuổi, là người đang được dân chúng địa phương và Hoa Kỳ nói đến vì lòng dũng cảm, lấy chính thân mình để che chở cho các học sinh của cô ở trường tiểu học Plaza Tower Elementary School khi thiên tai bất ngờ đổ xuống. Hình ảnh được đài truyền hình CBS chiếu toàn nước Mỹ cho thấy cô nằm trên giường bệnh, vừa khóc vừa kể lại những gì đã xảy ra trong giây phút kinh hoàng gây chấn động cả thế giới.
Theo lời cô giáo Jennifer Đoàn, khi được thông báo sẽ có lốc xoáy “tôi bảo các em nằm sát xuống đất, lúc đó trường đã bị cúp điện và các em học trò rất sợi hãi”. Cô kể tiếp “tôi lấy tay ôm chặt những em nằm sát tôi, mắt cứ nhìn ra cửa xem tình hình như thế nào và cúi đầu sát đất khi cơn lốc thổi qua nhà trường. Tôi bảo các em bình tĩnh, có một em trai bảo với tôi là cô ơi, em không thở được, em không muốn chết”.
Cô không nhớ chuyện xảy ra bao lâu cho tới khi có người đào bới đống gạch vụn để cứu cô và một cậu học sinh nằm ngất xỉu gần đó. Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Tư, bác sĩ cho biết bệnh tình của cả cô giáo lẫn cậu học trò đều ổn định, không nguy hiểm đến tính mạng.
Dù may mắn thoát hiểm nhưng điều khiến cô đau buồn nhất là được báo tin 7 em học sinh của cô chết vì cơn lốc kinh hoàng. Vừa khóc, cô vừa nói với đài truyền hình CBS rằng “hình ảnh các em lúc nào cũng quay cuồng trong đầu tôi”.
Trên 600 em thuộc GP Bắc Ninh được lãnh nhận Chúa Thánh Thần
Tử Nê
10:05 24/05/2013
Ngày 19.05.2013, đúng ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Bắc Ninh, đã về họ nhà xứ Tử Nê ban bí tích thêm sức cho 639 em đến từ các giáo xứ: Tử Nê, Phượng Giáo, Ngăm Giáo, Khương Tự và Đạo Ngạn. Cũng tại nhà thờ Tử Nê sáu năm về trước, ngày 16.07.2007, đức tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản giáo phận Bắc Ninh lúc bấy giờ, đã ban bí tích thêm sức cho 978 em đến từ 8 giáo xứ khác nhau.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tử Nê là một trong những nơi đón nhận đức tin sớm nhất của giáo phận Bắc Ninh và là nơi đặt tòa giám mục đầu tiên khi giáo phận Bắc Ninh được thành lập ngày 29.05.1883. Hiện giáo xứ Tử Nê do cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân coi sóc. Cùng đồng tế với Đức Cha có cha quản hạt và một số quí cha giáo hạt Bắc Ninh.
Nhà thờ Tử Nê thuộc hàng những nhà thờ rộng lớn nhất giáo phận Bắc Ninh với lối kiên trúc hiện đại thông thoáng, có sức chứa khoảng 1.500 người. Vậy mà hôm nay ngôi thánh đường dường như nhỏ lại, cả nhà thờ chật kín các em lãnh nhận bí tích thêm sức, cha mẹ đỡ đầu, quí vị ban hành giáo và các anh chị huynh trưởng giáo lí viên. Khoảng gần 1.000 giáo dân khác đã phải ngồi tham dự thánh lễ tại tầng trệt và hai bên nhà thờ qua hệ thống truyền hình.
Trong bài giảng, Đức Cha đã kể 4 câu chuyện nhắm đến các em lãnh nhận bí tích làm nổi bật sự khác biệt của đời sống con người có và không có Chúa Thánh Thần. Đức Cha cầu xin Chúa Thánh Thần ban sự sống và ơn đổi mới cho toàn thể cộng đoàn, nhất là các em sắp lãnh nhận bí tích thêm sức.
Sau bài giảng, Đức Cha và các cha đồng cùng ban bí tích thêm sức cho các em. Các em trang nghiêm và hân hoan lên lãnh nhận bí tích, trong khi đó, ca đoàn hát những bài thánh ca cầu xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy ơn xuống cho các em.
Cuối thánh lễ, một em đại diện bày tỏ lòng biết ơn và thảo hiếu của các em với các bậc cha mẹ, Đức Cha, quí cha và mọi thành phần đã dạy dỗ và giúp đỡ các em được lãnh nhận bí tích ngày hôm nay.
Ước mong sau khi lãnh nhận bí tích thêm sức, các em được thêm mạnh mẽ và nhiệt thành trong đời sống đức tin của mình, để những hoa trái Chúa Thánh Thần trổ sinh trong cuộc đời các em và tất cả những người con Chúa.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tử Nê là một trong những nơi đón nhận đức tin sớm nhất của giáo phận Bắc Ninh và là nơi đặt tòa giám mục đầu tiên khi giáo phận Bắc Ninh được thành lập ngày 29.05.1883. Hiện giáo xứ Tử Nê do cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân coi sóc. Cùng đồng tế với Đức Cha có cha quản hạt và một số quí cha giáo hạt Bắc Ninh.
Nhà thờ Tử Nê thuộc hàng những nhà thờ rộng lớn nhất giáo phận Bắc Ninh với lối kiên trúc hiện đại thông thoáng, có sức chứa khoảng 1.500 người. Vậy mà hôm nay ngôi thánh đường dường như nhỏ lại, cả nhà thờ chật kín các em lãnh nhận bí tích thêm sức, cha mẹ đỡ đầu, quí vị ban hành giáo và các anh chị huynh trưởng giáo lí viên. Khoảng gần 1.000 giáo dân khác đã phải ngồi tham dự thánh lễ tại tầng trệt và hai bên nhà thờ qua hệ thống truyền hình.
Trong bài giảng, Đức Cha đã kể 4 câu chuyện nhắm đến các em lãnh nhận bí tích làm nổi bật sự khác biệt của đời sống con người có và không có Chúa Thánh Thần. Đức Cha cầu xin Chúa Thánh Thần ban sự sống và ơn đổi mới cho toàn thể cộng đoàn, nhất là các em sắp lãnh nhận bí tích thêm sức.
Sau bài giảng, Đức Cha và các cha đồng cùng ban bí tích thêm sức cho các em. Các em trang nghiêm và hân hoan lên lãnh nhận bí tích, trong khi đó, ca đoàn hát những bài thánh ca cầu xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy ơn xuống cho các em.
Cuối thánh lễ, một em đại diện bày tỏ lòng biết ơn và thảo hiếu của các em với các bậc cha mẹ, Đức Cha, quí cha và mọi thành phần đã dạy dỗ và giúp đỡ các em được lãnh nhận bí tích ngày hôm nay.
Ước mong sau khi lãnh nhận bí tích thêm sức, các em được thêm mạnh mẽ và nhiệt thành trong đời sống đức tin của mình, để những hoa trái Chúa Thánh Thần trổ sinh trong cuộc đời các em và tất cả những người con Chúa.
Năm Đức Tin - Hành hương châu Âu: Lộ Đức
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:15 24/05/2013
NĂM ĐỨC TIN 2013 – HÀNH HƯƠNG CHÂU ÂU: LỘ ĐỨC
Từ Paris, chúng tôi đi TGV đến Lộ Đức. Chỗ ngồi trên TGV rộng rãi hơn trên máy bay nên thoải mái đọc sách và gõ bàn phím. Tàu cao tốc chạy rất nhanh nên khoảng 6 tiếng là đến nơi. Sau cơm trưa tại một tiệm ăn Việt Nam, chúng tôi có cả buổi chiều tự do đi dạo và tìm hiểu.
Xem hình ảnh
Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức là một quần thể bao gồm: Đại vương cung thánh đường với 2 tầng: Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (tầng trên) và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi (tầng dưới), được xây dựng ngay trên vách đá, nơi có hang đá Massabielle, Đức Maria đã hiện ra với thánh nữ Bernadette. Cũng chính nơi hang đá này, lời Đức Mẹ nói với thánh nữ Bernadette: “Con hãy đến uống và rửa tại suối này” được viết bằng nhiều thứ tiếng, trong đó bản tiếng Việt được treo gần hang đá nhất. Bên phải là dòng sông Gave de Pau trong xanh, nước lững lờ chảy. Một công viên rộng với thảm cỏ xanh mát được chăm sóc cẩn thận. Bên trái là đồi Calvaire, có 15 đường thánh giá dựng trên địa hình của núi đá tự nhiên giúp khách hành hương suy ngẫm cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Phía trước là quảng trường rộng lớn có đường kiệu bao quanh và Vương cung Thánh đường Pio X, do kiến trúc sư Pierre Vago thiết kế, xây ngầm dưới lòng đất với sức chứa trên 25.000 người, tựa như hai chiếc thuyền lớn úp ngược lên nhau, khiến người ta có cảm giác đang ở trong một con tàu thực sự. Ngoài ra còn một hệ thống các nguyện đường nơi chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi, cử hành Bí tích Hòa Giải, các phòng thông tin, chiếu phim, hội họp, bệnh viện, nhà khách...
Lịch một ngày hành hương của Lộ Đức được phân chia theo ý tưởng “qua Đức Maria đến với Đức Kitô”, tập trung chủ yếu vào mầu nhiệm Đức Kitô và Thánh Thể là trung tâm của toàn bộ một ngày hành hương Lộ Đức. 8g30 sáng khách hành hương sẽ đi đường thánh giá. 11g thánh lễ. Buổi chiều 17g rước kiệu Thánh Thể, chầu Thánh Thể và ban phép lành Thánh Thể cho bệnh nhân. 18g lần hạt ngay tại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. 21g rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Và kết thúc một ngày hành hương là thánh lễ lúc 23g cũng tại hang đá này. Ngoài ra, khách hành hương được mời gọi tự do tham gia các hoạt động khác như tham dự giờ giáo lý, chầu Thánh Thể riêng, lãnh nhận Bí tích Hòa giải, theo bước hành trình của thánh nữ Bernadette, thăm viếng nhà thánh nữ, bảo tàng Bernadette…
Lộ Đức là một trung tâm hành hương Đức Mẹ rất lớn và nổi tiếng của Giáo Hội. Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới đây 2 lần vào ngày 15-8-1983 và ngày 14.15-8-2004. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã hành hương đến đây vào tháng 9-2008, nhân kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra. ĐGM Jacques Perrier cai quản giáo phận Tarbes và Lộ Đức cho biết, để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, Tòa Thánh đã cho phép Giáo phận Tarbes và Lộ Đức tổ chức năm 2008 là Năm Thánh trong tinh thần truyền giáo.Trong Năm Thánh, tại Lộ Đức có khoảng 8 triệu người đến kính viếng Đức Mẹ.
Lúc 9 giờ sáng ngày 11-2-2008, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã tham dự thánh lễ do Đức Cha Jacques Perrier chủ sự tại Lễ Đài trước hang đá Đức Mẹ. Đây cũng là ngày thế giới các bệnh nhân lần thứ 16. Đồng tế với Đức Cha Perrier có gần 30 Giám Mục và 800 Linh Mục Pháp và nước ngoài.
Ban chiều cùng ngày có giờ Chầu Thánh Thể, và ban tối có cuộc rước nến kính Đức Mẹ bắt đầu lúc 9 giờ tối từ hang đá Đức Mẹ.
Tổng cộng từ ngày 9-11,có gần 70 ngàn tín hữu hành hương đến Lộ Đức, trong đó có hơn 30 đoàn tín hữu hành hương đến từ nhiều nước Âu Châu, và riêng từ Italia có 15 ngàn tín hữu, đặc biệt là một đoàn 2.500 tín hữu trong đó có nhiều bệnh nhân và người tàn tật dưới sự hướng dẫn của Đức ông Luigi Marrucci, Phó Tuyên úy toàn quốc của tổ chức Unitalsi, chuyên giúp đỡ các tín hữu bệnh nhân đi hành hương tại Lộ Đức và các đền thánh khác. 200 ký giả đã đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt tôn giáo.
Trong khi đó, tại Roma nhân lễ kỷ niệm này, lúc 11 giờ sáng ngày 11-2-2008, có cuộc rước trọng thể từ Lâu Đài Thiên Thần tiến qua đường Hòa Giải, và tới Quảng trường Thánh Phêrô. Hòm đựng hài cốt xương sườn của thánh nữ Bernadette Soubirous cũng được rước đi trong đoàn. Tại đây vào lúc 12 giờ, ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu. ĐHY gợi lại thân thế khiêm hạ của thánh nữ Bernadette và mời gọi các tín hữu noi gương thánh nữ đến cùng Mẹ Maria. Sau đó, vào lúc 4 giờ, cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, có buổi đọc kinh Mân Côi và thánh lễ do ĐHY Javier Lozano Barragán, người Mêhicô, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, chủ sự, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Nữ Bernadette được đưa tới Roma từ ngày 8-2. Có 10 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Lozano Barragán nhắc đến sứ điệp của ĐTC nhân ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 16, liên kết ngày này với hai biến cố: kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sẽ tiến hành tại Québec Canada vào tháng 6-2008. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ Maria và Thánh Thể. Thân Thể Chúa Kitô mà Mẹ Maria trao tặng chúng ta cũng là Mình Thánh Chúa trong Thánh Thể. (x.Vietcatholic.org 11-2.2008).
Tại Lộ Đức có 3 Vương cung Thánh đường và 2 nguyện đường khá lớn. Lúc 5giờ chiều, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm. Cha Thọ chánh xứ Tân Trang chủ tế và giảng lễ. Sau lễ mọi người ra Hang đá Massabielle lần chuỗi và cầu nguyện.Từng đoàn hành hương thinh lặng xếp hàng tiến vào hang đá. Mỗi người tay đặt lên hang đá, lòng thầm thì nguyện xin.Sau bàn thờ là mạch nước chảy không ngừng từ trong núi đá. Mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp với nhiều vòi nước, nhiều người đang tới lấy nước và uống nước. Lần lượt từng người dừng lại nơi tượng Đức Mẹ cầu nguyện sốt mến. Có nhiều người quỳ gối thành tâm sám hối. Đến 9giờ tối, chúng tôi hòa vào đoàn hành hương hơn 20 ngàn người đi kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi đoàn xe của các bệnh nhân được các thiện nguyện viên đẩy giúp, kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lung linh, tay đếm chuỗi hạt Mân Côi, chậm rãi bước đi trong tiếng tung hô “Ave, Ave Maria”. Trời mưa lất phất, thời tiết lạnh 5 độ c. Giữa màn đêm, những ngọn nến vươn cao theo lời hát như một dòng sông ánh sáng, tuyệt đẹp và huyền diệu vô cùng. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội uy linh tiến bước hòa trong lời suy niệm, lời kinh Kính Mừng và thánh ca ngợi khen tôn vinh Mẹ. Hơn 11g đêm nghi thức cung nghinh kết thúc bằng phép lành và lời kinh tạ ơn. Nhiều người trở lại Hang đá cầu nguyện bên Mẹ.
Hôm sau, chúng tôi dành cả ngày theo hướng dẫn viên đi thăm các địa danh liên quan đến cuộc đời thánh nữ Bernadette và Hang đá nơi Mẹ hiện ra, thăm các Vương cung Thánh đường và nguyện đường. Lộ Đức với tổng diện tích 51ha, bao gồm 22 địa điểm thờ phượng riêng biệt. Có sáu ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Đền thánh: Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức. Ở khu vực bể tắm dành cho bệnh nhân và khách hành hương, người ta phải chờ đợi cả mấy giờ đồng hồ để mong đến lượt. Trời quá lạnh nên chúng tôi không ai dám tắm. Lúc 5giờ chiều, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, cha Duy Phó xứ Bình Thái chủ tế và giảng lễ. Sau đó, chúng tôi qua bên kia sông lần chuỗi Mân Côi. Ban tối, tham dự cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ với hàng chục ngàn người.
Lộ Đức là địa điểm gặp gỡ linh thiêng. Lộ Đức không có những công trình kiến trúc nguy nga, không có những danh lam thắng cảnh lý tưởng, nhưng đây thực sự là nơi linh thánh. Những ngày ở Lộ Đức đã cho tôi những cảm nhận thiêng liêng đó.
1. Nguồn gốc của từ Lourdes
Theo truyền thuyết, tên Lourdes có từ thời vua Charlemage (742-814). Một người Sarrasin (người Hồi giáo thời cổ) tên Mirat đã chiếm miền đất này và cố thủ. Năm 778 quân đội của Charlemagne bao vây thành phố. Tình cờ có một con chim đại bàng ngậm một con cá hồi nước ngọt mang đến cho các người Hồi giáo, các người này liền mang con cá tới cho Charlemagne để làm cho ông ta tin rằng họ có đủ lương thực để cố thủ, chống lại cuộc vây hãm của nhà vua. Thấy khó chiếm được thành phố và theo gợi ý của Giám Mục Turpin của Giáo Phận Puy-en-Velay, nhà vua đề nghị cho phép Mirat giữ thành phố, nhưng ông này phải gia nhập đạo Công Giáo. Mirat chấp nhận lời đề nghị, ông ta đem vũ khí tới bỏ dưới chân tượng Đức Trinh Nữ Đen ở Puy-en-Velay và lãnh nhận bí tích rửa tội với tên thánh là "Lorus", sau này trở thành Lorda (tiếng Gascon miền nam nước Pháp) tức Lourdes (Lộ Đức).
2. Địa danh Lourdes
Lourdes theo thổ ngữ Gascon địa phương miền nam Pháp là Lorda. Tiếng Việt phiên âm là Lộ Đức. Lourdes nằm trong vùng hành chính Midi-Pyrénées, thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées, miền tây nam nước Pháp sát ranh giới với phía bắc Tây Ban Nha.
Lourdes nguyên là một thị trấn thương mại lớn với nét đặc trưng như một lâu đài nổi lên giữa thành phố trên một dốc đá đứng. Lourdes nằm ở chân dãy núi Pyrénées, thuộc khu vực kinh tuyến gốc (số 0), trong vùng Bigorre ở phía tây nam tỉnh Tarbes. Thành phố nằm trên khu vực dốc đá, ở độ cao trung bình 420m, có dòng sông Pau chảy qua từ đầu nguồn Gavarnie. Quanh thành phố có 3 ngọn núi cao khoảng 1.000 m là "Béout", "Petit Jer" và "Grand Jer". Có thể tới ngọn Grand Jer bằng xe lửa chạy trên đường sắt leo núi, còn ngọn Béout thì phải đi bằng cáp treo.
Do vị trí thuận lợi nằm giữa nhiều thung lũng, Lourdes đã có người cư ngụ từ rất sớm. Người ta đã khai quật được các dụng cụ, đồ trang sức, các mảnh sành và các mộ phần ở Espeluges và trong các hang động Arrouza thuộc thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng. Công sự của lâu đài ở Lourdes dường như đã có từ thế kỷ I trước công nguyên. Vào thế kỷ XIX, các mảnh tường kiểu La mã đã được Công binh Pháp khám phá ở lâu đài này. Giữa những năm 1904 và 1907, khi phá Nhà thờ giáo xứ mang tên thánh Phêrô cũ, người ta cũng khám phá ra cấu trúc phần nền của một ngôi đền dâng cúng cho Thủy thần (Tutelles) với các mảnh sành và 3 bàn thờ dưới nền vòm cung sau cung thánh của Nhà thờ. Vào thế kỷ V, một ngôi Nhà thờ Công Giáo đã thay thế ngôi đền này bị hỏa hoạn thiêu rụi. Người ta đã tìm thấy bằng chứng là các đồ vật của ngôi đền đã bị vôi hóa.
Thời Trung cổ, ở Lourdes có lâu đài là trụ sở của bá tước Bigorre. Cùng với cuộc chiến chống lại bè rối Albigeois (1208-1249), Lourdes được coi là điểm then chốt của tỉnh, bị nhiều phe tranh giành. Nó rơi vào tay Bá tước Champagne, sau này là Vua Navarre (khoảng đầu thế kỷ 13). Sau đó vào tay vua Pháp Philippe IV (Philippe le Bel). Rồi sau năm 1360 lại rơi vào tay người Anh trong cuộc Chiến tranh 100 năm cho tới đầu thế kỷ XV. Trong Chiến tranh 100 năm, Pierre Arnaud de Béarn giữ lâu đài cùng với toàn vùng Bigorre và Lavedan cho vua Anh. Sau năm 1374, người em là Jean de Béarn lên thay thế, nhưng lúc ấy lãnh thổ bị thu hẹp lại trong vùng núi mà thôi. Tới tháng 10-1407, lâu đài Lourdes rơi vào tay vua Pháp. Thời Trung cổ, thành phố mở về phía tây của lâu đài và được xây tường bao quanh (nay chỉ còn lại tháp Garnavie). Vào thế kỷ XIII, Lourdes có khoảng 150 hộ gia đình và sang đầu thế kỷ XV có 243 hộ gia đình.
Thế kỷ XVI và XVII, Lourdes trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Nhà thờ giáo xứ và Tu viện Saint-Pé-de-Bigorre gần đó bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh tôn giáo giữa Công Giáo và Tin Lành.
Tới thế kỷ XVIII, mặc dù có nạn đói và các trận dịch xảy ra, nhưng dân số lại cứ gia tăng. Năm 1696 có 2.315 dân. Từ năm 1730 – 1772, thêm 1.189 dân. Năm 1755, dân số gồm khoảng 40% là nông dân, 40% là thợ thủ công (chủ yếu ngành dệt), 8,5% là thợ làm đá và khoảng 13% làm dịch vụ (buôn bán vv...). Tuy nhiên tới đầu cuộc Cách mạng Pháp (1789), dân số lại giảm xuống chỉ còn khoảng 2.300 người.
Nửa đầu thế kỷ XIX, Lourdes là thị trấn nông nghiệp, khiêm tốn, với khoảng 4.000 dân, phần lớn dân chúng nuôi heo. Cuộc sống ở đây êm đềm buồn tẻ.
3. Từ khi Đức Mẹ hiện ra, Lộ Đức là địa chỉ linh thánh.
Năm 1858, sau khi Đức Mẹ hiện ra với một thiếu nữ nhà quê tên là Bernadette Soubirous trong hang đá nhỏ tên là Massabielle bên bờ sông Pau chảy qua thành phố, Lộ Đức trở thành trung tâm hành hương kính Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Hàng năm có khoảng hơn 6 triệu khách hành hương tới Lộ Đức, trong đó có khoảng 60.000 bệnh nhân và người tàn tật đến cầu nguyện, xin ơn phép lạ chữa bệnh.
Ngày 11.2.1858, một cô gái 14 tuổi tên là Bernadette Soubrirous loan tin rằng cô đã gặp một phụ nữ lạ, tại hang đá nhỏ Massabielle bên bờ sông Pau, phía tây thành phố. Bà này xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau đó, Bà còn hiện ra với cô 17 lần nữa. Dân chúng trong thành phố và các vùng phụ cận đều tuôn đến hang đá cầu nguyện. Chính quyền phải tạm cấm bằng cách đặt hàng rào gỗ chắn lối vào hang. Nhưng đầu tháng 10-1858, họ phải gỡ bỏ hàng rào chắn vì áp lực của dân chúng và sự can thiệp của hoàng hậu Eugénie de Montijo, vợ của hoàng đế Napoléon III, một người Công Giáo nhiệt thành.
Năm 1862, sau những cuộc điều tra theo Giáo luật về sự kiện lạ lùng đó, Đức Cha Laurence, Giám Mục Giáo Phận Tarbes nhìn nhận việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette. Cùng năm đó, Giáo Hội bắt đầu xây ngôi Thánh đường mới - Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi Ngôi thay thế cho ngôi Nhà thờ đầu tiên và xây tầng trên là Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngôi Thánh đường thứ ba mang tên Vương cung Thánh đường Thánh Piô X được xây dưới lòng đất (thấp hơn mức sông Pau), toàn bằng bêtông cốt thép, dài 200m, rộng 80m, ở giữa cao 10m, chứa được trên 25.000 người, do kiến trúc sư Pierre Vago thiết kế và kỹ sư Eugène Freyssinet thực hiện, đã được khánh thành ngày 25-3-1958.
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của Đức Piô XI đã có các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Beauraing và Đức Mẹ Banneux (ở Bỉ). Năm 1937, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã đề cử Hồng Y Eugenio Pacelli (sau này là Giáo hoàng Piô XII) làm Đặc sứ đến hành hương và kính viếng Lộ Đức. Đức Piô XI đã tích cực đẩy mạnh việc tôn kính Đức Mẹ Lộ Đức khi ngài phong Chân phước cho Bernadette Soubirous ngày 06 tháng 06 năm 1925. Sau đó ngài phong Thánh Bernadette vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08 tháng 12 năm 1933.
Chính quyền địa phương mở rộng các đường phố và mở một đại lộ tới thẳng hang đá (từ 1879 - 1881). Từ đó các khách sạn và các cửa tiệm mọc lên như nấm để đón tiếp khách hành hương trên toàn thế giới.
4. Lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua Thánh nữ Bernadette.
Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ ".
Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.
Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.
Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.
Cho đến ngày hôm nay, đã có 68 phép lạ được Bản quyền Giáo Hội công nhận. Phép lạ gần nhất được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI công nhận năm 2011.
Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức vào ngày 11 tháng 2, để ghi nhớ 18 lần mẹ đã hiện ra với Bernadetta, kể từ ngày 11 tháng 2 tới ngày 16 tháng 7 năm 1858. Năm 1907, Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo Hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.
Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ. Đến thăm căn nhà Bernadetta sinh sống, tôi thấy đây là gia đình quá nghèo.
Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11-02-1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.
Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.
Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.
Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.
Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể: “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng Pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.
Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự.
Ngày 25-2-1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.
Ông biện lý cho gọi Bernadette tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận: - Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?
Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng: - Thưa ông, cháu không hứa như vậy.
Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang. Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói: Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây".
Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng: - Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
Dòng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.
Đã có những phép lạ nhãn tiền:
- Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
- Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
- Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài: - Nó chết rồi.
Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên. Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà. Sáng hôm sau, bé hết bệnh. Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.
Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng. Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.
Ngày 25-3, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt: - Bà nói: Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn: - Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.
Ngày 8-12-1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25-3-1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.".
Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15-4-1879, khi mới 35 tuổi. Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933. Lễ kính thánh nữ vào ngày 16-4 hàng năm.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của Mẹ Maria.
Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.".
Sứ điệp Đức Mẹ trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:
- Mời gọi cầu nguyện: Khi hiện ra lần thứ nhất, Mẹ đã dạy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Mẹ đều làm như vậy. Mẹ còn dạy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
- Mời gọi sám hối: Đức Trinh Nữ lập lại với Bernadette ba lần: ‘Hãy sám hối, sám hối, sám hối’. Ngày 25-2-1858, Mẹ nói với Bernadette: ‘Con hãy đến uống và rửa ở suối này’. Mẹ chỉ cho cô tìm ra một giòng suối. Suối nước này ban đầu rất đục, sau đó bùn lắng xuống rồi trở thành suối nước trong lành. Đó là dấu hiệu cho sự sám hối. Nó tượng trưng cho sự lắng đọng trong tâm hồn tất cả những gì là vẩn đục hầu nên thanh sạch hơn.
- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện:“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”. Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện vọng của Đức Maria mà ba đại giáo đường và 2 Nhà thờ khá lớn lần lượt được xây dựng ở đây.“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn”, cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình bày về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng. Lộ Đức xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tích Thánh Thể”.
Hai buổi chiều, tôi dành thời giờ ngồi bên dòng sông Pau, đối diện với Hang Đá, ngắm nhìn Vương Cung Thánh Đường uy nghi xây vách đá, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhìn dòng người không ngớt cầu nguyện dưới chân Mẹ. Tôi hiểu tại sao Giáo Hội, trong dọc dài thời gian hơn hai ngàn năm qua vẫn luôn vững bền và phát triển cho dù trải biết bao thăng trầm dâu bể của lịch sử nhân loại. Nhờ Mẹ Maria luôn chở che Giáo Hội như Mẹ đã bao bọc nâng đỡ các Tông Đồ sau Lễ Ngũ Tuần. Mẹ là dòng sông tưới mát cho nhân loại đang trên hành trình tìm về nguồn hạnh phúc bên Chúa.
Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Có hai ngày được diễm phúc ở bên Đức Mẹ từ ái, kín múc nhiều ơn lành, chúng tôi cám ơn Mẹ và tạm biệt linh địa để lên đường đi Tây Ban Nha kính viếng Đền thánh Loyola ở Burgos, nơi Thánh Ignatiô sáng lập Dòng Tên được ơn hoán cải.
(còn tiếp)
Từ Paris, chúng tôi đi TGV đến Lộ Đức. Chỗ ngồi trên TGV rộng rãi hơn trên máy bay nên thoải mái đọc sách và gõ bàn phím. Tàu cao tốc chạy rất nhanh nên khoảng 6 tiếng là đến nơi. Sau cơm trưa tại một tiệm ăn Việt Nam, chúng tôi có cả buổi chiều tự do đi dạo và tìm hiểu.
Xem hình ảnh
Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức là một quần thể bao gồm: Đại vương cung thánh đường với 2 tầng: Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (tầng trên) và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi (tầng dưới), được xây dựng ngay trên vách đá, nơi có hang đá Massabielle, Đức Maria đã hiện ra với thánh nữ Bernadette. Cũng chính nơi hang đá này, lời Đức Mẹ nói với thánh nữ Bernadette: “Con hãy đến uống và rửa tại suối này” được viết bằng nhiều thứ tiếng, trong đó bản tiếng Việt được treo gần hang đá nhất. Bên phải là dòng sông Gave de Pau trong xanh, nước lững lờ chảy. Một công viên rộng với thảm cỏ xanh mát được chăm sóc cẩn thận. Bên trái là đồi Calvaire, có 15 đường thánh giá dựng trên địa hình của núi đá tự nhiên giúp khách hành hương suy ngẫm cuộc Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Phía trước là quảng trường rộng lớn có đường kiệu bao quanh và Vương cung Thánh đường Pio X, do kiến trúc sư Pierre Vago thiết kế, xây ngầm dưới lòng đất với sức chứa trên 25.000 người, tựa như hai chiếc thuyền lớn úp ngược lên nhau, khiến người ta có cảm giác đang ở trong một con tàu thực sự. Ngoài ra còn một hệ thống các nguyện đường nơi chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi, cử hành Bí tích Hòa Giải, các phòng thông tin, chiếu phim, hội họp, bệnh viện, nhà khách...
Lịch một ngày hành hương của Lộ Đức được phân chia theo ý tưởng “qua Đức Maria đến với Đức Kitô”, tập trung chủ yếu vào mầu nhiệm Đức Kitô và Thánh Thể là trung tâm của toàn bộ một ngày hành hương Lộ Đức. 8g30 sáng khách hành hương sẽ đi đường thánh giá. 11g thánh lễ. Buổi chiều 17g rước kiệu Thánh Thể, chầu Thánh Thể và ban phép lành Thánh Thể cho bệnh nhân. 18g lần hạt ngay tại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. 21g rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Và kết thúc một ngày hành hương là thánh lễ lúc 23g cũng tại hang đá này. Ngoài ra, khách hành hương được mời gọi tự do tham gia các hoạt động khác như tham dự giờ giáo lý, chầu Thánh Thể riêng, lãnh nhận Bí tích Hòa giải, theo bước hành trình của thánh nữ Bernadette, thăm viếng nhà thánh nữ, bảo tàng Bernadette…
Lộ Đức là một trung tâm hành hương Đức Mẹ rất lớn và nổi tiếng của Giáo Hội. Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới đây 2 lần vào ngày 15-8-1983 và ngày 14.15-8-2004. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã hành hương đến đây vào tháng 9-2008, nhân kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra. ĐGM Jacques Perrier cai quản giáo phận Tarbes và Lộ Đức cho biết, để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, Tòa Thánh đã cho phép Giáo phận Tarbes và Lộ Đức tổ chức năm 2008 là Năm Thánh trong tinh thần truyền giáo.Trong Năm Thánh, tại Lộ Đức có khoảng 8 triệu người đến kính viếng Đức Mẹ.
Lúc 9 giờ sáng ngày 11-2-2008, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã tham dự thánh lễ do Đức Cha Jacques Perrier chủ sự tại Lễ Đài trước hang đá Đức Mẹ. Đây cũng là ngày thế giới các bệnh nhân lần thứ 16. Đồng tế với Đức Cha Perrier có gần 30 Giám Mục và 800 Linh Mục Pháp và nước ngoài.
Ban chiều cùng ngày có giờ Chầu Thánh Thể, và ban tối có cuộc rước nến kính Đức Mẹ bắt đầu lúc 9 giờ tối từ hang đá Đức Mẹ.
Tổng cộng từ ngày 9-11,có gần 70 ngàn tín hữu hành hương đến Lộ Đức, trong đó có hơn 30 đoàn tín hữu hành hương đến từ nhiều nước Âu Châu, và riêng từ Italia có 15 ngàn tín hữu, đặc biệt là một đoàn 2.500 tín hữu trong đó có nhiều bệnh nhân và người tàn tật dưới sự hướng dẫn của Đức ông Luigi Marrucci, Phó Tuyên úy toàn quốc của tổ chức Unitalsi, chuyên giúp đỡ các tín hữu bệnh nhân đi hành hương tại Lộ Đức và các đền thánh khác. 200 ký giả đã đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt tôn giáo.
Trong khi đó, tại Roma nhân lễ kỷ niệm này, lúc 11 giờ sáng ngày 11-2-2008, có cuộc rước trọng thể từ Lâu Đài Thiên Thần tiến qua đường Hòa Giải, và tới Quảng trường Thánh Phêrô. Hòm đựng hài cốt xương sườn của thánh nữ Bernadette Soubirous cũng được rước đi trong đoàn. Tại đây vào lúc 12 giờ, ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu. ĐHY gợi lại thân thế khiêm hạ của thánh nữ Bernadette và mời gọi các tín hữu noi gương thánh nữ đến cùng Mẹ Maria. Sau đó, vào lúc 4 giờ, cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, có buổi đọc kinh Mân Côi và thánh lễ do ĐHY Javier Lozano Barragán, người Mêhicô, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, chủ sự, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Nữ Bernadette được đưa tới Roma từ ngày 8-2. Có 10 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.Trong bài giảng thánh lễ, ĐHY Lozano Barragán nhắc đến sứ điệp của ĐTC nhân ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 16, liên kết ngày này với hai biến cố: kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sẽ tiến hành tại Québec Canada vào tháng 6-2008. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ Maria và Thánh Thể. Thân Thể Chúa Kitô mà Mẹ Maria trao tặng chúng ta cũng là Mình Thánh Chúa trong Thánh Thể. (x.Vietcatholic.org 11-2.2008).
Tại Lộ Đức có 3 Vương cung Thánh đường và 2 nguyện đường khá lớn. Lúc 5giờ chiều, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm. Cha Thọ chánh xứ Tân Trang chủ tế và giảng lễ. Sau lễ mọi người ra Hang đá Massabielle lần chuỗi và cầu nguyện.Từng đoàn hành hương thinh lặng xếp hàng tiến vào hang đá. Mỗi người tay đặt lên hang đá, lòng thầm thì nguyện xin.Sau bàn thờ là mạch nước chảy không ngừng từ trong núi đá. Mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp với nhiều vòi nước, nhiều người đang tới lấy nước và uống nước. Lần lượt từng người dừng lại nơi tượng Đức Mẹ cầu nguyện sốt mến. Có nhiều người quỳ gối thành tâm sám hối. Đến 9giờ tối, chúng tôi hòa vào đoàn hành hương hơn 20 ngàn người đi kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi đoàn xe của các bệnh nhân được các thiện nguyện viên đẩy giúp, kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lung linh, tay đếm chuỗi hạt Mân Côi, chậm rãi bước đi trong tiếng tung hô “Ave, Ave Maria”. Trời mưa lất phất, thời tiết lạnh 5 độ c. Giữa màn đêm, những ngọn nến vươn cao theo lời hát như một dòng sông ánh sáng, tuyệt đẹp và huyền diệu vô cùng. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội uy linh tiến bước hòa trong lời suy niệm, lời kinh Kính Mừng và thánh ca ngợi khen tôn vinh Mẹ. Hơn 11g đêm nghi thức cung nghinh kết thúc bằng phép lành và lời kinh tạ ơn. Nhiều người trở lại Hang đá cầu nguyện bên Mẹ.
Hôm sau, chúng tôi dành cả ngày theo hướng dẫn viên đi thăm các địa danh liên quan đến cuộc đời thánh nữ Bernadette và Hang đá nơi Mẹ hiện ra, thăm các Vương cung Thánh đường và nguyện đường. Lộ Đức với tổng diện tích 51ha, bao gồm 22 địa điểm thờ phượng riêng biệt. Có sáu ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Đền thánh: Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức. Ở khu vực bể tắm dành cho bệnh nhân và khách hành hương, người ta phải chờ đợi cả mấy giờ đồng hồ để mong đến lượt. Trời quá lạnh nên chúng tôi không ai dám tắm. Lúc 5giờ chiều, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, cha Duy Phó xứ Bình Thái chủ tế và giảng lễ. Sau đó, chúng tôi qua bên kia sông lần chuỗi Mân Côi. Ban tối, tham dự cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ với hàng chục ngàn người.
Lộ Đức là địa điểm gặp gỡ linh thiêng. Lộ Đức không có những công trình kiến trúc nguy nga, không có những danh lam thắng cảnh lý tưởng, nhưng đây thực sự là nơi linh thánh. Những ngày ở Lộ Đức đã cho tôi những cảm nhận thiêng liêng đó.
1. Nguồn gốc của từ Lourdes
Theo truyền thuyết, tên Lourdes có từ thời vua Charlemage (742-814). Một người Sarrasin (người Hồi giáo thời cổ) tên Mirat đã chiếm miền đất này và cố thủ. Năm 778 quân đội của Charlemagne bao vây thành phố. Tình cờ có một con chim đại bàng ngậm một con cá hồi nước ngọt mang đến cho các người Hồi giáo, các người này liền mang con cá tới cho Charlemagne để làm cho ông ta tin rằng họ có đủ lương thực để cố thủ, chống lại cuộc vây hãm của nhà vua. Thấy khó chiếm được thành phố và theo gợi ý của Giám Mục Turpin của Giáo Phận Puy-en-Velay, nhà vua đề nghị cho phép Mirat giữ thành phố, nhưng ông này phải gia nhập đạo Công Giáo. Mirat chấp nhận lời đề nghị, ông ta đem vũ khí tới bỏ dưới chân tượng Đức Trinh Nữ Đen ở Puy-en-Velay và lãnh nhận bí tích rửa tội với tên thánh là "Lorus", sau này trở thành Lorda (tiếng Gascon miền nam nước Pháp) tức Lourdes (Lộ Đức).
2. Địa danh Lourdes
Lourdes theo thổ ngữ Gascon địa phương miền nam Pháp là Lorda. Tiếng Việt phiên âm là Lộ Đức. Lourdes nằm trong vùng hành chính Midi-Pyrénées, thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées, miền tây nam nước Pháp sát ranh giới với phía bắc Tây Ban Nha.
Lourdes nguyên là một thị trấn thương mại lớn với nét đặc trưng như một lâu đài nổi lên giữa thành phố trên một dốc đá đứng. Lourdes nằm ở chân dãy núi Pyrénées, thuộc khu vực kinh tuyến gốc (số 0), trong vùng Bigorre ở phía tây nam tỉnh Tarbes. Thành phố nằm trên khu vực dốc đá, ở độ cao trung bình 420m, có dòng sông Pau chảy qua từ đầu nguồn Gavarnie. Quanh thành phố có 3 ngọn núi cao khoảng 1.000 m là "Béout", "Petit Jer" và "Grand Jer". Có thể tới ngọn Grand Jer bằng xe lửa chạy trên đường sắt leo núi, còn ngọn Béout thì phải đi bằng cáp treo.
Do vị trí thuận lợi nằm giữa nhiều thung lũng, Lourdes đã có người cư ngụ từ rất sớm. Người ta đã khai quật được các dụng cụ, đồ trang sức, các mảnh sành và các mộ phần ở Espeluges và trong các hang động Arrouza thuộc thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng. Công sự của lâu đài ở Lourdes dường như đã có từ thế kỷ I trước công nguyên. Vào thế kỷ XIX, các mảnh tường kiểu La mã đã được Công binh Pháp khám phá ở lâu đài này. Giữa những năm 1904 và 1907, khi phá Nhà thờ giáo xứ mang tên thánh Phêrô cũ, người ta cũng khám phá ra cấu trúc phần nền của một ngôi đền dâng cúng cho Thủy thần (Tutelles) với các mảnh sành và 3 bàn thờ dưới nền vòm cung sau cung thánh của Nhà thờ. Vào thế kỷ V, một ngôi Nhà thờ Công Giáo đã thay thế ngôi đền này bị hỏa hoạn thiêu rụi. Người ta đã tìm thấy bằng chứng là các đồ vật của ngôi đền đã bị vôi hóa.
Thời Trung cổ, ở Lourdes có lâu đài là trụ sở của bá tước Bigorre. Cùng với cuộc chiến chống lại bè rối Albigeois (1208-1249), Lourdes được coi là điểm then chốt của tỉnh, bị nhiều phe tranh giành. Nó rơi vào tay Bá tước Champagne, sau này là Vua Navarre (khoảng đầu thế kỷ 13). Sau đó vào tay vua Pháp Philippe IV (Philippe le Bel). Rồi sau năm 1360 lại rơi vào tay người Anh trong cuộc Chiến tranh 100 năm cho tới đầu thế kỷ XV. Trong Chiến tranh 100 năm, Pierre Arnaud de Béarn giữ lâu đài cùng với toàn vùng Bigorre và Lavedan cho vua Anh. Sau năm 1374, người em là Jean de Béarn lên thay thế, nhưng lúc ấy lãnh thổ bị thu hẹp lại trong vùng núi mà thôi. Tới tháng 10-1407, lâu đài Lourdes rơi vào tay vua Pháp. Thời Trung cổ, thành phố mở về phía tây của lâu đài và được xây tường bao quanh (nay chỉ còn lại tháp Garnavie). Vào thế kỷ XIII, Lourdes có khoảng 150 hộ gia đình và sang đầu thế kỷ XV có 243 hộ gia đình.
Thế kỷ XVI và XVII, Lourdes trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Nhà thờ giáo xứ và Tu viện Saint-Pé-de-Bigorre gần đó bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh tôn giáo giữa Công Giáo và Tin Lành.
Tới thế kỷ XVIII, mặc dù có nạn đói và các trận dịch xảy ra, nhưng dân số lại cứ gia tăng. Năm 1696 có 2.315 dân. Từ năm 1730 – 1772, thêm 1.189 dân. Năm 1755, dân số gồm khoảng 40% là nông dân, 40% là thợ thủ công (chủ yếu ngành dệt), 8,5% là thợ làm đá và khoảng 13% làm dịch vụ (buôn bán vv...). Tuy nhiên tới đầu cuộc Cách mạng Pháp (1789), dân số lại giảm xuống chỉ còn khoảng 2.300 người.
Nửa đầu thế kỷ XIX, Lourdes là thị trấn nông nghiệp, khiêm tốn, với khoảng 4.000 dân, phần lớn dân chúng nuôi heo. Cuộc sống ở đây êm đềm buồn tẻ.
3. Từ khi Đức Mẹ hiện ra, Lộ Đức là địa chỉ linh thánh.
Năm 1858, sau khi Đức Mẹ hiện ra với một thiếu nữ nhà quê tên là Bernadette Soubirous trong hang đá nhỏ tên là Massabielle bên bờ sông Pau chảy qua thành phố, Lộ Đức trở thành trung tâm hành hương kính Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Hàng năm có khoảng hơn 6 triệu khách hành hương tới Lộ Đức, trong đó có khoảng 60.000 bệnh nhân và người tàn tật đến cầu nguyện, xin ơn phép lạ chữa bệnh.
Ngày 11.2.1858, một cô gái 14 tuổi tên là Bernadette Soubrirous loan tin rằng cô đã gặp một phụ nữ lạ, tại hang đá nhỏ Massabielle bên bờ sông Pau, phía tây thành phố. Bà này xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau đó, Bà còn hiện ra với cô 17 lần nữa. Dân chúng trong thành phố và các vùng phụ cận đều tuôn đến hang đá cầu nguyện. Chính quyền phải tạm cấm bằng cách đặt hàng rào gỗ chắn lối vào hang. Nhưng đầu tháng 10-1858, họ phải gỡ bỏ hàng rào chắn vì áp lực của dân chúng và sự can thiệp của hoàng hậu Eugénie de Montijo, vợ của hoàng đế Napoléon III, một người Công Giáo nhiệt thành.
Năm 1862, sau những cuộc điều tra theo Giáo luật về sự kiện lạ lùng đó, Đức Cha Laurence, Giám Mục Giáo Phận Tarbes nhìn nhận việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette. Cùng năm đó, Giáo Hội bắt đầu xây ngôi Thánh đường mới - Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi Ngôi thay thế cho ngôi Nhà thờ đầu tiên và xây tầng trên là Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngôi Thánh đường thứ ba mang tên Vương cung Thánh đường Thánh Piô X được xây dưới lòng đất (thấp hơn mức sông Pau), toàn bằng bêtông cốt thép, dài 200m, rộng 80m, ở giữa cao 10m, chứa được trên 25.000 người, do kiến trúc sư Pierre Vago thiết kế và kỹ sư Eugène Freyssinet thực hiện, đã được khánh thành ngày 25-3-1958.
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của Đức Piô XI đã có các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Beauraing và Đức Mẹ Banneux (ở Bỉ). Năm 1937, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã đề cử Hồng Y Eugenio Pacelli (sau này là Giáo hoàng Piô XII) làm Đặc sứ đến hành hương và kính viếng Lộ Đức. Đức Piô XI đã tích cực đẩy mạnh việc tôn kính Đức Mẹ Lộ Đức khi ngài phong Chân phước cho Bernadette Soubirous ngày 06 tháng 06 năm 1925. Sau đó ngài phong Thánh Bernadette vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08 tháng 12 năm 1933.
Chính quyền địa phương mở rộng các đường phố và mở một đại lộ tới thẳng hang đá (từ 1879 - 1881). Từ đó các khách sạn và các cửa tiệm mọc lên như nấm để đón tiếp khách hành hương trên toàn thế giới.
4. Lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua Thánh nữ Bernadette.
Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ ".
Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.
Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.
Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.
Cho đến ngày hôm nay, đã có 68 phép lạ được Bản quyền Giáo Hội công nhận. Phép lạ gần nhất được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI công nhận năm 2011.
Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức vào ngày 11 tháng 2, để ghi nhớ 18 lần mẹ đã hiện ra với Bernadetta, kể từ ngày 11 tháng 2 tới ngày 16 tháng 7 năm 1858. Năm 1907, Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo Hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.
Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ. Đến thăm căn nhà Bernadetta sinh sống, tôi thấy đây là gia đình quá nghèo.
Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11-02-1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.
Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.
Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.
Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.
Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể: “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng Pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.
Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự.
Ngày 25-2-1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.
Ông biện lý cho gọi Bernadette tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận: - Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?
Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng: - Thưa ông, cháu không hứa như vậy.
Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang. Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói: Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây".
Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng: - Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
Dòng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.
Đã có những phép lạ nhãn tiền:
- Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
- Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
- Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài: - Nó chết rồi.
Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên. Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà. Sáng hôm sau, bé hết bệnh. Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.
Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng. Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.
Ngày 25-3, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt: - Bà nói: Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn: - Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.
Ngày 8-12-1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25-3-1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.".
Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15-4-1879, khi mới 35 tuổi. Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933. Lễ kính thánh nữ vào ngày 16-4 hàng năm.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của Mẹ Maria.
Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.".
Sứ điệp Đức Mẹ trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:
- Mời gọi cầu nguyện: Khi hiện ra lần thứ nhất, Mẹ đã dạy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Mẹ đều làm như vậy. Mẹ còn dạy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
- Mời gọi sám hối: Đức Trinh Nữ lập lại với Bernadette ba lần: ‘Hãy sám hối, sám hối, sám hối’. Ngày 25-2-1858, Mẹ nói với Bernadette: ‘Con hãy đến uống và rửa ở suối này’. Mẹ chỉ cho cô tìm ra một giòng suối. Suối nước này ban đầu rất đục, sau đó bùn lắng xuống rồi trở thành suối nước trong lành. Đó là dấu hiệu cho sự sám hối. Nó tượng trưng cho sự lắng đọng trong tâm hồn tất cả những gì là vẩn đục hầu nên thanh sạch hơn.
- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện:“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”. Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện vọng của Đức Maria mà ba đại giáo đường và 2 Nhà thờ khá lớn lần lượt được xây dựng ở đây.“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn”, cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình bày về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng. Lộ Đức xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tích Thánh Thể”.
Hai buổi chiều, tôi dành thời giờ ngồi bên dòng sông Pau, đối diện với Hang Đá, ngắm nhìn Vương Cung Thánh Đường uy nghi xây vách đá, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhìn dòng người không ngớt cầu nguyện dưới chân Mẹ. Tôi hiểu tại sao Giáo Hội, trong dọc dài thời gian hơn hai ngàn năm qua vẫn luôn vững bền và phát triển cho dù trải biết bao thăng trầm dâu bể của lịch sử nhân loại. Nhờ Mẹ Maria luôn chở che Giáo Hội như Mẹ đã bao bọc nâng đỡ các Tông Đồ sau Lễ Ngũ Tuần. Mẹ là dòng sông tưới mát cho nhân loại đang trên hành trình tìm về nguồn hạnh phúc bên Chúa.
Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Có hai ngày được diễm phúc ở bên Đức Mẹ từ ái, kín múc nhiều ơn lành, chúng tôi cám ơn Mẹ và tạm biệt linh địa để lên đường đi Tây Ban Nha kính viếng Đền thánh Loyola ở Burgos, nơi Thánh Ignatiô sáng lập Dòng Tên được ơn hoán cải.
(còn tiếp)
Đẹp Thay Những Bước Chân Truyền Giáo
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
17:56 24/05/2013
Đẹp Thay Những Bước Chân Truyền Giáo
Khoảng thập niên nay, Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, là một trong các Tỉnh dòng đã quảng đại dâng hiến những Hội viên ưu tú và nhiệt thành Tông đồ truyền giáo nhiều nhất trong Tu hội Salesian khắp nơi trên thế giới. Anh em Việt Nam đã tung cánh di khắp muôn nơi rao truyền Tin Mừng và Niềm Vui Tinh Thần Gia Đình và lòng yêu mến Đức Mẹ mà Cha Thánh Gioan Bosco đã để lại cho các con cái Ngài. Năm nay 11 anh em sẽ tham gia vào phái đoàn truyền giáo lần thứ 144 của Tu Hội. Những anh em này sẽ tham dự khóa học Truyền giáo và sau đó lãnh nhận Thánh gía và đi tới các miền đất khác nhau. Xin được chúc mừng anh em và nguyện cầu Thiên Chúa và Mẹ thánh Người chúc lành cho công việc truyền giáo của anh em.
Danh sách anh em đi truyền giáo năm 2013:
1. Tư giáo Augustino TRẦN ĐỖ PHÚC đến tỉnh dòng GBR, Anh Quốc
2. Tư giáo Gioan B. BÙI NHƯ CAO '' ZMB, Zambia
3. Tư giáo Giuse NGUYỄN TUẤN ANH '' ZMB, Zambia
4. Tư giáo Giuse NGUYỄN CAO THÁI '' AFM, Nam Phi
5. Tư giáo P. Thịnh BÙI HỮU NGỌC THỊNH '' PER, Peru
6. Tư giáo G. Bosco VŨ TIẾN DŨNG '' PER, Peru
7. Sư huynh Phêrô NGUYỄN THANH SƠN '' BOL, Bolivia
8. Tư giáo Gioan B. NGUYỄN ĐỨC TÍN '' BOL, Bolivia
9. Sư huynh Vinhsơn NGUYỄN TIẾN NAM '' MOZ, Mozambique
10. Tư giáo Giuse TRẦN VĂN XUÂN '' MOZ, Mozambique
11. Tư giáo Gioan NGUYỄN QUỐC TUYỂN '' CIN, Trung Hoa
Khoảng thập niên nay, Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, là một trong các Tỉnh dòng đã quảng đại dâng hiến những Hội viên ưu tú và nhiệt thành Tông đồ truyền giáo nhiều nhất trong Tu hội Salesian khắp nơi trên thế giới. Anh em Việt Nam đã tung cánh di khắp muôn nơi rao truyền Tin Mừng và Niềm Vui Tinh Thần Gia Đình và lòng yêu mến Đức Mẹ mà Cha Thánh Gioan Bosco đã để lại cho các con cái Ngài. Năm nay 11 anh em sẽ tham gia vào phái đoàn truyền giáo lần thứ 144 của Tu Hội. Những anh em này sẽ tham dự khóa học Truyền giáo và sau đó lãnh nhận Thánh gía và đi tới các miền đất khác nhau. Xin được chúc mừng anh em và nguyện cầu Thiên Chúa và Mẹ thánh Người chúc lành cho công việc truyền giáo của anh em.
Danh sách anh em đi truyền giáo năm 2013:
1. Tư giáo Augustino TRẦN ĐỖ PHÚC đến tỉnh dòng GBR, Anh Quốc
2. Tư giáo Gioan B. BÙI NHƯ CAO '' ZMB, Zambia
3. Tư giáo Giuse NGUYỄN TUẤN ANH '' ZMB, Zambia
4. Tư giáo Giuse NGUYỄN CAO THÁI '' AFM, Nam Phi
5. Tư giáo P. Thịnh BÙI HỮU NGỌC THỊNH '' PER, Peru
6. Tư giáo G. Bosco VŨ TIẾN DŨNG '' PER, Peru
7. Sư huynh Phêrô NGUYỄN THANH SƠN '' BOL, Bolivia
8. Tư giáo Gioan B. NGUYỄN ĐỨC TÍN '' BOL, Bolivia
9. Sư huynh Vinhsơn NGUYỄN TIẾN NAM '' MOZ, Mozambique
10. Tư giáo Giuse TRẦN VĂN XUÂN '' MOZ, Mozambique
11. Tư giáo Gioan NGUYỄN QUỐC TUYỂN '' CIN, Trung Hoa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tổ Ấm
Lê Trị
21:24 24/05/2013
Ảnh của Lê Trị
Chim có tổ người có tông.
(Ca dao)