Ngày 26-05-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm ngày 27/5 – Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy – Suy niệm: Linh mục Xuân Đường CSsr.
Giáo Hội Năm Châu
00:53 26/05/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 26-May-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52

“Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ, và một đám đông, thì có con ông Timê tên là Bartimê, một người mù ăn xin đang ngồi ở vệ đường. Khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, liền kêu lên rằng: “Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: “Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi”.

Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: “Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh”. Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: “Anh muốn Ta làm gì cho anh”? Người mù thưa: “Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”. Chúa Giêsu đáp: “Được, đức tin của anh đã chữa anh”. Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người.

Đó là lời Chúa.
 
Hình Ảnh
Lm Vũđình Tường
04:13 26/05/2021
Một Thiên Chúa, Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần mầu nhiệm thánh, tuyệt hảo.

Thứ nhất, là mầu nhiệm thánh bởi chínhThiên Chúa là Đấng thánh, nơi Ngài vượt trội hơn tất cả các sự thánh trên đời, bởi mọi sự thánh, tốt lành, đều do Ngài. Nơi Ngài mọi sự tuyệt hảo diệu huyền vượt mức. Không vật gì, dù hữu hình, dù vô hình, ngay chỉ cả một í tưởng nhỏ, đơn sơ, cũng không thể thâm nhập. Nơi Ngài là nguồn gốc mọi điều tốt lành. Dù là trên trời, hay dưới thế, tất cả đều do Ngài mà có. Ngài là suối nguồn tình yêu. Thánh Gioan trong Phúc Âm, ngài viết: Thiên Chúa chính là suối nguồn tình yêu tuyệt hảo. Điều phát xuất từ Ngài đều do tình yêu. Ngài là Chúa mọi loài thụ tạo. Chúa muôn loài, muôn vật, bởi tất cả thụ tạo lớn nhỏ đều do Ngài tạo dựng, và ban cho sự sống. Vì thế tất cả đều phải tôn thờ Ngài. Không tôn thờ Thiên Chúa chính là không nhận biết sự thật, nguồn sống, nguồn hạnh phúc phát sinh từ đâu.

Thứ hai, là mối liên kết thánh, tuyệt hảo bởi chính mối liên kết nơi Ngài nói lên điều đó. Đức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đức Kitô chính là hình ảnh của Chúa Cha; Đức Kitô cũng là hình ảnh Chúa Thánh Thần.

Con người có khả năng họa hình của chính mình, tự chụp hình cho mình, và cho người khác. Nhờ vào khoa học kĩ thuật, con người có thể ghi lại hình ảnh, sinh hoạt, di chuyển, chuyển động với tiếng nói. Đây là những hình ảnh xem ra sống động nhưng thực ra chúng là những hình ảnh, âm thanh chết. Nhờ vào máy móc chuyển tải hình ảnh, âm thanh, mà chúng ta nhìn thấy, nghe được. Ngoài những gì máy móc chuyển tải, những hình ảnh, âm thanh kia không có sự sống, không có cảm xúc, bởi chúng là những hình ảnh, âm thanh chết. Hình ảnh chính xác nhất phản chiếu khi soi gương. Ra khỏi gương hình ảnh đó vĩnh viễn ra đi. Con người không thể lấy lại hình ảnh đã vĩnh viễn ra đi.

Không giống họa hình của ta, hay hình ảnh di động trong phim ảnh, chúng là những hình ảnh chết, không cảm xúc. Hình ảnh Chúa Cha và hình ảnh Chúa Thánh Thần, Đức Kitô mặc khải là hình ảnh thực sự sống động. Những hình ảnh này tràn đầy sự sống, chan hoà tình yêu, tràn ngập lòng Chúa xót thương. Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, mỗi ngôi vị có sứ mạng riêng. Đức Kitô mặc khải hình ảnh Chúa Cha và Chúa Thánh Thần bởi chính Đức Kitô hứa ban cho môn đệ Ngài Ngôi Ba Thiên Chúa, là Thánh Thần, khi Ngài nói:

Khi nào Thần Khí Sự Thật đến... Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến....Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em' Gn 16: 13-15.

Ngoài Đức Kitô ra ta không thể nhận biết Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đức Kitô là Đấng duy nhất mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Là nguồn tin duy nhất, xác thực vì chính Đức Kitô là Ngôi Hai trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nơi Ngài không thể sai lầm. Lí do thứ nhất chính Ngài đường, là sự thật, và là sự sống Gn 14,6. Sự thật dẫn đến sự thật, sự sống. Thứ hai, Đức Kitô nói về Chúa Cha, chính là Ngài nên không thể sai lầm.

Đức Kitô còn cho Kitô hữu biết, trở thành môn đệ Đức Kitô chính là quà Chúa Cha trao ban cho Đức Kitô.

Tất cả những gì của con đều là của Cha, và tất cả những gì của Cha đều là của con. Gn 17:10.

Trong lời nguyện hiến tế, Đức Kitô cầu cho các môn đệ được liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Môn đệ Đức Kitô liên kết với Đức Kitô và liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa

Lậy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong Danh Cha mà Cha đã ban cho Con, để họ nên một như chúng ta..... Con đã truyền lại cho họ lời của Cha... Xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật... (Con) còn cầu nguyện cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta'. Gn 17:11-21

Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là niềm tin của Kitô hữu. Nhờ vào niềm tin này ta trở thành môn đệ Đức Kitô. Nhờ vào niềm tin, ta được liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa như lời Đức Kitô cầu xin.
Tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi chính là tuyên xưng đức tin của mình.

TiengChuong.org

Mirror
The unity of the Holy Trinity is a mystery, both holy and extraordinary.

It is a holy mystery because God is above all things. The Holy Trinity is so unique, and perfect, that nothing can intruded. Everything see- able and unseeable from the creative, and created world was subject under the Holy Trinity's authority. The Holy Trinity is the principle, and the source, that creates the cosmos. We human beings are included- a part of God's creation. To have some knowledge about the Holy Trinity, such knowledge must come from the Holy Trinity itself. The second Person of the Holy Trinity, Jesus, told us about the unity of the Holy Trinity. Through Jesus, we come to know God, the Father, and also through Jesus, we come to know the Holy Spirit. Through Jesus, we have some sense of what the Father and the Holy Spirit are like.

The unity of the Holy Trinity is extraordinary, because Jesus reveals the unity of the Holy Trinity. Through Jesus we know the Father, and through Jesus we know the Holy Spirit. In other words, Jesus is the 'mirror' of the Father and Jesus is the 'mirror' of the Holy Spirit.

We are able to create our own images in print or in drawn portraits. With the help of technology, we are able to make moving images. These moving images have sounds and movements within the structure of a device. They are dead images in a sense, they have no feelings and no love. They do not exit outside the framework of a device. Instant images of ourselves on mirrors exist as long as we stand in front of a mirror. When we move out that sphere, these images cease to exist.

Unlike our dead images, the images, of the Father and the Holy Spirit Jesus revealed, are active and alive. They have personal feelings, true love and compassion. They have their own mission. Through Jesus we come to know the Father, and the Holy Spirit, because Jesus once told us that, everything He has comes from the Father; and everything the Spirit has comes from Jesus. The Spirit of truth 'will not be speaking as from himself.... but all he tells you will be taken from what is mine. Everything the Father has is mine. Jn 16;14-15

In order to know the Father, we must learn what Jesus told us. In order to know the Holy Spirit, we must learn what Jesus revealed. Apart from Jesus, other 'knowledge' of the Father and the Holy Spirit is unreal, and unreliable. Jesus alone authorised true knowledge of His Father, and of the Holy Spirit. Jesus told us we become His disciples, because the Father has given Him to take care of us. In His priestly prayer, Jesus praised the Father. He prayed for us, His disciples.

I pray for them.... for those who have given me, because they belong to you: all I have is yours and all you have is mine Jn 17:10.

The Father's gift are not supposed to be separated from the Holy Trinity. Jesus wishes to unite His disciples to the Holy Trinity. He prayed in His priestly prayer,

'Holy Father, keep those you have given me true to your name, so that they may be one in us.... I passed your word on to them.... Consecrate them in truth; you word is truth (John 17: 12- 17)'.

Professing the Holy Trinity is the confession of love and faith in Jesus.
 
Hãy nâng tâm hồn lên
Lm. Minh Anh
04:56 26/05/2021
HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN!
“Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem, Ngài dẫn đầu đi trước họ”.

“Hãy hướng về mặt trời, bạn sẽ không còn thấy bóng tối!”. Đó là câu nói của một phụ nữ mất khả năng nghe, nhìn, từ mười sáu tháng tuổi. Helen Keller, một người khiếm thính, khiếm thị đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Tạp chí Time xếp cô vào 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Nhà văn, nhà xã hội và diễn giả này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người, cô thúc giục họ, “‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, nhìn về phía trước, gạt mọi chướng ngại; các giấc mơ của bạn sẽ không còn là mộng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng là một lời mời gọi ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Một dân tộc nâng tâm hồn lên để nhận biết, ngoài Thiên Chúa, không có chúa nào khác; một môn đệ nâng tâm hồn lên, hướng về ‘Mặt Trời Giêsu’ để nhận biết, ngoài con đường thập giá, Thầy của họ không có con đường nào khác.

Bài đọc Huấn Ca vừa là một lời cầu hướng lòng lên Chúa, vừa là một lời chúc khen, “Lạy Chúa muôn loài, xin thương xót và đoái nhìn chúng con. Xin cho các dân tộc nhận biết Chúa như chúng con đã nhận biết; vì ngoài Chúa ra, không có Chúa nào khác!”. Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình với lời mời ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, “Lạy Chúa, xin hãy tỏ cho chúng con ánh sáng lòng từ bi của Chúa!”.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đang hướng lên Giêrusalem, Ngài mời gọi các môn đệ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để cùng Ngài tiến lên thành đô trên cao đó, nơi Ngài sẽ hoàn tất thánh ý cao vời của Chúa Cha. “Ngài dẫn đầu đi trước họ” một cách kiên định, vững vàng; một số người thì bỡ ngỡ, số khác thì sợ hãi. Biết được điều đó, Chúa Giêsu giải thích cho họ những gì sắp xảy ra; rằng, Ngài sẽ bị nộp, bị kết án, chế giễu, đánh đòn và giết chết, nhưng Ngài cũng kịp trấn an, “và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Thế nhưng, dường như họ không có khả năng nắm bắt thông điệp quan trọng ‘khá mới mẻ’ này; và với những ai ‘vô tình’, chắc chắn, không một điều nào trong thông điệp này có ý nghĩa đối với họ. Bằng chứng là hai anh em nhà Zêbêđê; họ ngỏ lời xin cho được “một chỗ bên tả, bên hữu trong vinh quang của Thầy”. Ở đây, xem ra hai người không hiểu được mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh. Nhiều người đang đồng hành với Chúa Giêsu, nhưng ở một khía cạnh nào đó, Ngài đang đi một mình! Đúng hơn, dù đồng hành với Thầy, nhưng rõ ràng, họ bước đi trên các ‘bước sóng’ khác nhau.

Hãy tạm coi đây như một ý hướng tốt lành của Giacôbê và Gioan. Họ là những người được Chúa Giêsu ưu ái; Ngài đích thân tuyển chọn, họ thường được Ngài đem theo trong các biến cố quan trọng, những khi Ngài đi cầu nguyện. Cả hai cảm thấy có tình cảm sâu đậm với Thầy; vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi họ ước ao được ở gần Thầy ‘thời’ Thầy bước vào vinh quang. Và có thể như thế! Vì lẽ, Chúa Giêsu đã không mảy may quở trách họ về lời thỉnh cầu này, cho dẫu điều đó xảy ra vào thời điểm trái tim Ngài trĩu nặng với những bận tâm sâu sắc hơn. Ngài mời họ suy gẫm về hậu kết của lời thỉnh cầu; mời gọi họ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, lên tận ‘Giêrusalem thành thánh’, lên tận ‘đồi Calvariô thảm khốc’, lên tận ‘thập giá chết chóc’, nơi Ngài sẽ bị treo lên. Để được ở bên hữu, bên tả Ngài trong vinh quang của Ngài có nghĩa là, phải vượt qua thử thách tương tự thử thách Ngài sẽ sớm trải qua. Họ sẽ ở bên hữu, bên tả Ngài vào ngày, vào giờ Chúa Cha được tôn vinh; và đó cũng là ngày, là giờ, Ngài được Cha tôn vinh; giờ Ngài hiến tế để cứu cả một nhân loại, cũng là giờ Ngài ‘sinh thì’.

Mở đầu phụng vụ Thánh Thể, chủ tế mời cộng đoàn ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Với thánh Augustinô, đó là “Một lời giục giã Kitô hữu chuẩn bị lòng trí để bước vào cử hành Hy tế Tạ Ơn; thiết định lòng trí vào ‘những gì ở trên cao’, khử trừ nơi mình bất cứ một cảm giác bất nhất nào. Tín hữu phải ở đó mà chúc tụng Chúa trót cả tấm lòng; họ không thể chân thành tán dương Ngài khi trí lòng bị phân rẽ”.

Anh Chị em,

Cùng với bánh rượu trên bàn thờ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những điều ở trên’, đặt ‘tham vọng’ tốt lành của mình vào những vẻ huy hoàng trên trời. Tình yêu của chúng ta phải đi qua con đường Ngài đã đi, uống chén Ngài đã uống; đó là những chông gai và đau khổ mà chúng ta sẽ trải qua vì tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với Tin Mừng và đối với các linh hồn. Chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi; ngoài con đường đó, không chỉ không tìm ra lối, chúng ta sẽ ‘sử dụng’ Chúa cho những ước muốn thăng tiến thế tục.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, nhờ việc học hỏi Lời Chúa và việc rước Chúa mỗi ngày, xin thường xuyên nhắc con ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những gì ở trên’. Con sẽ kiếm tìm những gì trên cao bằng con đường ôm lấy thập giá và phục vụ; như thế, con sẽ cùng Chúa bước đi trên cùng một ‘bước sóng’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Dấu Thánh Giá - Logo của Giáo Hội
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:04 26/05/2021
Lễ Chúa Ba Ngôi

Dấu Thánh Giá - Logo của Giáo Hội

“Tôi còn nhớ, một trong những câu hỏi trong sách giáo lý cho trẻ em ngày xưa: ‘Dấu chỉ của Kitô hữu là gì? Thưa, là dấu thánh giá’. Tất cả các thể chế, các thương hiệu ngày nay đều có một dấu hiệu riêng biệt, một logo nói lên nét đặc biệt của cơ quan, công ty mình. Tôi nghĩ đến các Kitô hữu đầu tiên, họ đáng được nhận giải thưởng quảng bá giỏi nhất, họ đã tạo ra một logo biểu tượng cho hình ảnh của Giáo hội. Người ta khó có thể tìm một hình ảnh nào đơn giản hơn, trọn vẹn hơn, qua chiều sâu, chiều rộng, tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị của Giáo hội, cây thánh giá hội đủ các yếu tố trên” (x. phanxico.vn, 12.12.2016).

Theo truyền thống của Giáo hội, khi bắt đầu bất cứ công việc gì, người tín hữu làm “Dấu Thánh Giá” để tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi; và khi kết thúc công việc, họ đọc kinh “Sáng Danh” để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hôm nay Giáo hội mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Bởi thế, con người chỉ có thể biết được Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ mạc khải trong Kinh Thánh.

Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, đó là sứ điệp cơ bản của Cựu ước (Đnl 6,4-5) và Tân ước cũng đã ghi nhận lại (Mc 6,4-5).

Chính Chúa Giêsu , trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần. Ngài đã từng bước vén lên bức màn của mầu nhiệm Ba Ngôi. Ngài cho biết: Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, cùng bản tính với Chúa Cha. Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài với Chúa Cha là một Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết: Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau. “Đức Giêsu là Chúa Con, Đấng tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha đầy lòng thương xót, Đấng đã mang “lửa” vào mặt đất. Lửa ấy chính là Chúa Thánh Thần” (x.Bài giảng lễ Chúa Ba Ngôi năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô).

Tân Ước mạc khải Ba Ngôi: sự hợp nhất của Ba Ngôi trong sứ mạng của ngôi thứ hai – Ngôi Con: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bắt đầu sứ vụ, bầu trời mở ra với tiếng Chúa Cha phán cùng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần bằng hình ảnh của chim bồ câu (x. Mt 3, 16-17; Mc 1, 9-11; Lc 3, 22-22). Tin Mừng Gioan đã nhiều lần đề cập Chúa Ba Ngôi mà Chúa Giêsu đã mạc khải: “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16). Sự gắn bó giữa Chúa Cha và Chúa Con luôn khắng khít “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 14,10), gắn bó đến nỗi như Chúa Giêsu thổ lộ: “Ta và Cha Ta là một” (Ga 10,30), và “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9). Chính Thánh Thần là Tình yêu khăng khít giữa Cha và Con, Thánh Thần làm chứng về Ngôi Lời: “…Thần Khí sự thật, từ nơi Cha xuất phát ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” (Ga 15, 26 ). Như Chúa Giêsu sau đó loan báo: “Khi nào Thần Khí sự thật đến … tất cả những gì Người đã nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết … Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13.14).

Sách Công vụ Tông đồ ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô về Giáo huấn Thiên Chúa Ba Ngôi trong công trình cứu độ và cả trong giây phút hiện tại: “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).

Chúa Ba Ngôi hiện diện ở trong ta nếu như ta sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy" (Ga 14,23). Giữ Lời Thầy, Lời Cha Thầy và chúng ta như Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ba Ngôi Thiên Chúa đến ở cùng.

Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra cách rõ ràng qua các vai trò và hoạt động của từng ngôi vị: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc nhân loại và Chúa Thánh Thần thánh hóa và hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cao cả, nhưng rất gần gũi với đời sống của mỗi người Kitô hữu. Qua phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x. Rm 8,15), em của Chúa Con (x. Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x. 1Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là “dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi” (Hiến chế Giáo Hội 4).

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cơ bản của đức tin Kitô giáo. Chính vì khẳng định có Ba Ngôi trong Thiên Chúa mà đức tin khác biệt trong phần cơ bản với các tôn giáo khác, kể cả những tôn giáo độc thần như Do thái giáo và Hồi giáo. Đồng thời đức tin vào Ba Ngôi trong Thiên Chúa là luồng ánh sáng soi chiếu tất cả các yếu tố khác của Kitô giáo. Người ta chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn hình ảnh và sự nghiệp của Đức Giêsu Kitô với tất cả các chiều kích dưới ánh sáng đức tin ấy mà thôi.

Mầu nhiệm Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần được mạc khải cho các kitô hữu trước hết không phải như một đạo lý cần phải thấu hiểu, nhưng như một kinh nghiệm để sống trong Thánh Thần, bước theo Chúa Giêsu để đến với Chúa Cha. Qua Bí tích Thánh tẩy, người tín hữu đón nhận đời sống mới từ Chúa Cha, được đồng hoá với Chúa Kitô nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Đời sống ấy phản ánh sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi, được thể hiện trong cộng đoàn Giáo hội là Thân mình của Đức Kitô (Ep 4,4-5).

Ngay từ thời các Tông đồ, đời sống mới trong Ba Ngôi còn được hiểu như là đời sống theo ba nhân đức hướng thần: Tin, Cậy, Mến (1Tx 1,3; 5,8; 1Cr,7.13; Rm 5,1-5; 12,6-12).

Nhờ Bí tích Thánh tẩy, người tín hữu trở thành con của Chúa Cha và phản ánh nét độc đáo của Chúa Cha, đó là tình yêu trao ban và sáng tạo. Phản ánh ấy là đức Mến, đó là ân huệ lớn lao nhất (1Cr 13.13), nhờ đó con người nên giống “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8) và có thể đi bước đầu để yêu mến một cách vô vị lợi và với óc sáng tạo.

Nhờ Bí tích Thánh tẩy, người tín hữu được tháp nhập vào Chúa Con nhập thể và phản ánh trong cuộc sống của mình nét độc đáo của người Con ấy, đó là khả năng đón nhận tình yêu. Phản ánh này là đức Tin. Khi sống đức tin người tín hữu tham dự một cách nào đó vào động tác vĩnh cửu của tình yêu, qua đó người Con hoàn toàn chấp nhận sự sống từ Chúa Cha và trở thành hình ảnh của Người.Tin là chấp nhận để cho Thiên Chúa yêu mình, là phó thác và là vâng phục (Rm 1,5; 6,17; 2Cr 10,4).Như vậy Đức Kitô là đối tượng của đức tin, đồng thời cũng là gương mẫu cho đức tin của chúng ta, vì Người đi trước chúng ta trong cuộc chiến đấu của đức tin (Dt 12,2).

Nhờ Bí tích Thánh tẩy, người tín hữu được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần và phản ánh nét độc đáo của Người, đó là mối dây liên kết và sự cởi mở tự do đối với tình yêu. Phản ánh này trong đời sống của người kitô hữu là đức Cậy, nó mở rộng cõi lòng của tín hữu để đón nhận tương lai của Thiên Chúa. Đức cậy khơi động đức mến và khích lệ sự vâng phục của đức tin.Đức cậy liên kết sự táo bạo của đức mến với sự kiên nhẫn của đức tin và sẽ không làm cho người tín hữu phải thất vọng (Rm 5,5).(x.Thiên Chúa Ba Ngôi, Norberto).

Làm dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin, tôn vinh Chúa Ba Ngôi của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác.

Dấu Thánh Giá là một chương trình cho ngày sống của con người buổi sáng, buổi chiều, lúc ăn uống cùng cả khi đi đường, lúc đứng qùy hay nằm trên giường.Làm dấu Thánh Gía trên thân thể là lời cầu nguyện, đồng thời cũng là chúc lành cho chính mình cùng cho người khác nữa.

Trước khi dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu Thánh Giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.

Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.

Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin Công Giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh.

Dấu Thánh Giá – Logo của Giáo Hội, là một công thức ngắn gọn nhất, nhưng lại đầy đủ nhất về đức tin vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu Thánh Giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.

Lạy Chúa, khi làm dấu Thánh Giá, xin cho con biết “khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu, Chúa mãi ở trong con, con ở trong Chúa”. Amen.
 
Hiệp thông yêu thương và chia sẻ noi gương Chúa Kitô
Lm. Đan Vinh
06:11 26/05/2021
CN 8 TN - LỄ CHÚA BA NGÔI B
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ NOI GƯƠNG CHÚA BA NGÔI

1. LỜI CHÚA:

Thánh Phao-lô dạy: “Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” ( 1 Cr 13,4-7).

2. SUY NIỆM:

Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?

1) MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH:

1- Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê như sau: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43,10-11).

2- Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:

+Tin Mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giê-su đứng dưới sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Ngôi III). Ngòai ra Tin mừng Mát-thêu cũng ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi lên trời trong đó có nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
+Thánh Lu-ca trong Công vụ Tông đồ đã thuật lại bài giảng của Tông đồ Phê-rô nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thiên Chúa Cha (Ngôi I) đã ra tay uy quyền nâng Người lên (Ngôi II), trao cho Người Thánh Thần (Ngôi III) đã hứa, để Người (Ngôi II) đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33).
+Tin Mừng Gio-an nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thầy (Ngôi II) sẽ xin Chúa Cha (Ngôi I), và Người (Ngôi I) sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác (Ngôi III), đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). - “Mọi sự Chúa Cha có (Ngôi I) đều là của Thầy (Ngôi II). Vì thế, Thầy (Ngôi II) đã nói: Người (Ngôi III) lấy những gì của Thầy (II) mà loan báo cho anh em” (Ga 16,15). Nơi khác: “Tôi (Ngôi II) và Chúa Cha (Ngôi I) là Một” (Ga 10,30).
+Thánh Phao-lô diễn tả về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong lời chào như sau: “Nguyện xin ân sủng Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II), tình yêu của Chúa Cha (Ngôi I) và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (Ngôi III) ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13); Trong thư Ga-lát, Phao-lô viết: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa (Ngôi I) đã sai Thần Khí (Ngôi III) của Con mình (Ngôi II) đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên “Áp-ba, Ba ơi!” (Gl 4,6); Trong thư Ê-phê-sô: “Thật vậy, nhờ Người (Ngôi II), cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí (Ngôi III) duy nhất, mà đến cùng Chúa Cha (Ngôi I)” (Ep 2,18); “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí (Ngôi III), cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa (Ngôi II), một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người (Ngôi I), Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4,4-6); Trong thư Ti-tô: “Thiên Chúa (Ngôi I) đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần (Ngôi III) xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II) Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6).

2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:

1- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Người lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.

2- Về vai trò của từng Ngôi:

+ Chúa Cha sáng tạo và quan phòng: Khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người. Thiên Chúa Ngôi thứ Nhất xuất hiện như một người Cha. Người dùng Lời quyền năng (Ngôi Hai) làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3), và tiếp tục quan phòng gìn giữ để các tạo vật ấy tồn tại, phát triển và tiến hóa ngày một hòan thiện hơn. Người cứu độ loài người bằng việc sai Con Một (Ngôi II) nhập thể cứu chuộc và ban Thánh Thần (Ngôi III) tiếp tục chương trình cứu độ lòai người qua Hội Thánh.
+ Chúa Con dạy dỗ và cứu chuộc: Khi tới Giờ đã định, Chúa Cha (Ngôi I) sai Con Một là Chúa Con (Ngôi II) xuống thế làm người chính là Đức Giê-su Ki-tô (x. Ga 3,16). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi công bố Tin mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, và cuối cùng tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người và sống lại để ban ơn cứu độ loài người. Đức Giê-su là “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,16), là “Con rất yêu dấu luôn làm hài lòng Cha” (Mc 1,11). Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (x. Dt 1,3). Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Người luôn hiệp nhất với Chúa Cha (x. Ga 17,22).
* Về phẩm chức là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su ngang hàng với Thiên Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30.33).
* Về vai trò là Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su luôn lệ thuộc vào Chúa Cha trong mọi sự (x. Ga 5,19), và không thể lớn hơn Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13,16), “Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
* Về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Phao-lô dạy: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa (Ngôi II), mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Ngôi I), nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa (Ngôi I) đã siêu tôn Người (Ngôi II) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,6-11).
+ Chúa Thánh Thần thánh hóa và phù trợ: Thánh Thần tuôn đổ thần khí ân sủng xuống trên các Tông đồ và các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần, ban ơn soi sáng giúp chư dân gia nhập vào Nước Trời là Hội thánh, tiếp tục trợ giúp Hội thánh chu toàn ba sứ vụ của Chúa Giê-su: Một là làm ngôn sứ rao giảng Tin mừng; Hai là làm tư tế thánh hóa loài người nhờ cử hành các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập; Ba là làm vương đế phục vụ đoàn chiên được trao…Đấng ấy là Chúa Ngôi Ba, là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh hay Thần Khí.

3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ:

Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của lòai người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường, dù đó chỉ là những cách diễn tả bất tòan như sau:

1- Thánh Pa-trick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do ba lá nhỏ dính liền với nhau tạo thành.
2- Thánh I-nha-xi-ô dùng hình ảnh một hợp âm trên dòng nhạc, gồm ba nốt nhạc chồng lên nhau.
3- Ngoài ra, chúng ta có thể diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng mấy hình ảnh đời thường như:
+ Nước tuy chỉ là vật chất nhưng có thể xuất hiện dưới ba dạng khác nhau là: Thể hơi, thể đặc và thể lỏng;
+ Một Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc và ba cạnh bằng nhau.
+ Một người đàn ông trong gia đình tuy chỉ là một người nhưng có 3 vai trò khác nhau: là “cha” của con cái, là “con” của bố đẻ, là “chồng” của vợ.

4) SỐNG MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ:

1- Hiệp thông bằng việc năng tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

2- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa bằng « kinh Lạy Cha » như Đức Giê-su đã dạy (x Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con Giê-su và Chúa Thánh Thần, ít nhất 5 lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.

3- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa: có thể quy về 5 điều chính sau:

+ Một là ngợi khen Cha: noi gương Chúa Giê-su đã tôn vinh Chúa Cha “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25); như Đức MA-RI-A đã tôn vinh Thiên Chúa sau khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1,46-55).
+ Hai là tạ ơn Cha: mỗi khi được may lành noi gương một trong mười người phong cùi lương dân đã quay lại tạ ơn Thiên Chúa sau khi được ơn chữa lành như lời Đức Giê-su trách những người Do thái vô ơn: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngọai bang này” (Lc 17,17-18).
+ Ba là xin lỗi Cha: như đứa con thứ đã hồi tâm quay về nhà bày tỏ lòng sám hối với cha trong dụ ngôn « người cha nhân hậu » : “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15,18-19).
+ Bốn là phó thác cậy trông vào Cha: noi gương Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39), hoặc như Đức Ma-ri-a đã thưa với sứ thần đến truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
+ Năm là cầu xin Cha ban ơn lành hồn xác: xin Chúa ban bánh ăn phần xác cũng như ơn cứu độ phần hồn: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Lc 6,9b-13).
4-Sống yêu thương tha nhân noi gương Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Người ta thường ví Chúa Ba Ngôi giống như một gia đình với ba Ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau là khuôn mẫu cho các thành viên trong gia đình tín hữu và tình yêu vị tha mở rộng đến hết mọi người. Thánh Gio-an trong thư thứ nhất đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16b). “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình”(1 Ga 4,20-21).

3. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy chúng con bài học này : “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,7). Từ trước đến nay, con vẫn chưa sống được giới răn yêu thương như Chúa dạy: con còn hay nghĩ xấu cho người khác. Con thường tỏ ra ích kỷ, không quan tâm đến người bên cạnh, con thường làm ngơ và không mau mắn đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nghèo đói bệnh tật đau khổ... Từ nay con quyết tâm sẽ sống yêu thương để nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha. Xin giúp con luôn biết quảng đại để sẵn sàng tha thứ những lỗi phạm của người khác, biết vâng lời cha mẹ thày dạy, thuận hòa với anh chị em trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi nơi những người bất hạnh, để thể hiện tình thương bằng những việc làm cụ thể như: viếng thăm an ủi và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền… giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, như lời Chúa dạy trong kinh “Thương Người Có Mười Bốn Mối” và kinh “Hòa Bình” của thánh Phan-xi-cô.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 
Sống Huynh Đệ Theo Khuôn Mẫu Chúa Ba Ngôi
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
08:41 26/05/2021
Sống Huynh Đệ Theo Khuôn Mẫu Chúa Ba Ngôi

(Gợi ý giảng lễ Chúa Ba Ngôi)

Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm cả trong đạo. Theo Giáo lý Hội thánh Công Giáo, số 234 khẳng định “mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống kitô hữu". Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa "cho chúng ta". Mầu nhiệm này còn là nguồn mạch phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Giáo huấn về mầu nhiệm này là giáo huấn cơ bản và trọng yếu nhất theo "phẩm trật các chân lý đức tin”.

Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tuy ‘Ba’ nhưng là ‘Một’ Thiên Chúa duy nhất. Sự hiệp nhất nên một giữa Ba ngôi vị. Điều này sẽ được hiểu rõ hơn khi chúng ta đọc Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo: “Đức tin Công Giáo là thế này, chúng ta thờ kính Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi trong Một Thiên Chúa, mà không lẫn lộn các Ngôi Vị, không phân chia bản thể: thật vậy, Ngôi Cha là khác, Ngôi Con là khác và Ngôi Thánh Thần là khác; nhưng thần tính, sự vinh quang ngang nhau và uy quyền vĩnh cửu của Chúa Cha, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần là một.” (số 266). Theo đó, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, tuy ‘Ba’ nhưng là ‘Một’, tuy ‘Một’ là ‘Ba’. Nơi Ba Ngôi, khác biệt nhưng không tách biệt. Nơi đâu có Chúa Cha, nơi đó có Chúa Con, nơi đâu có Chúa Cha và Chúa Con thì nơi đó có Chúa Thánh Thần. Sự đồng nhất với nhau trong kế hoạch cứu độ con người của Ba Ngôi Thiên Chúa dẫu mỗi ngôi vị có một sứ vụ khác nhau: Chúa Cha với vai trò sáng tạo, Chúa Con với vai trò cứu chuộc và Chúa Thánh Thần với vai trò thánh hoá. Trong công trình sáng tạo diễn tả sự nối kết trọn vẹn nơi Ba Ngôi Thiên Chúa: “Chúng ta” hãy dựng nên con người giống hình ảnh của chúng ta. (St 1, 26-27) Nơi dòng sông Giordan, khi Đức Giê-su bước xuống để lãnh nhận phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả thì có sự hiện diện của Chúa Cha ngang qua đám mây và Chúa Thánh Thần ngang qua hình ảnh chim bồ câu. (x. Mt 3, 13-17; Lc 3, 15-16.21-22; Mc 1, 7-11) Ba Ngôi Thiên Chúa đã luôn hiện diện bên nhau như là ‘tiếp sức’ và ‘cùng hành động’ trong sứ vụ cứu độ nhân loại. Sự gần gũi và gắn chặt nơi Ba Ngôi Thiên Chúa được so sánh có thể hơi khập khiễng nơi một ngón tay có ba đốt, nơi nguồn nước có thể lỏng, thể rắn và thể khí,…Sự hiện diện nên một mà không thể tách biệt nơi hình ảnh Chúa Ba Ngôi. Do đó, sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa là khuôn mẫu cho đời sống con người nơi trần gian đầy dẫy những xua tan và chia cắt. Như vậy, nơi khuôn mẫu hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta áp dụng như thế nào nơi đời sống hằng ngày, nhất là trong bối cảnh nhân loại đang đối diện với đại dịch Covid-19 này?

Quả thật, hơn bao giờ hết trong lúc này, trước diễn biến phức tạp mà thế giới chúng ta đang phải oằn mình khi phải đối diện với cơn đại dịch cực kỳ nguy hại cho con người, chúng ta càng được mời gọi sống tình huynh đệ và nối kết hơn là chia rẽ và loại trừ nhau. Sự hiệp nhất và cùng chung tay góp sức để chống lại đại dịch Covid phải là điều tiên quyết và quan trọng đối với gia đình nhân loại chúng ta. Thiết tưởng những xung khắc về chính trị, văn hoá hay tôn giáo giữa các nước, tập thể hay cá nhân phải nhường chỗ cho tình liên đới, nối kết, chia sẻ, hợp lực, hợp sức nhằm chống lại căn bệnh đang hoành hành trên toàn thế giới này. Từ những người bấy lâu nay xem là xa lạ, hận thù, ghen ghét, chia cắt, loại trừ,…nay chúng ta được mời gọi noi gương bắt chước tình yêu nối kết nơi Ba Ngôi Thiên Chúa để chung sức, chung lòng, xây dựng chiếc cầu nối kết, bao dung và yêu thương để đẩy trừ dịch bệnh nguy hiểm chết người này.

Mặt khác, để hiệp nhất và sống tình huynh đệ trong bối cảnh nhiễu nhương và lo sợ này, mỗi chúng ta đòi buộc phải chấp nhận bỏ đi cái tôi của chính mình, bỏ đi cái ý riêng của cá nhân, xua đi cái xung khắc, hiềm khích, ích kỷ nơi bản thân để sống cho, sống với, sống cùng anh chị em đang hiện diện xung quanh. Như Ba Ngôi Thiên Chúa dù khác biệt nhưng không tách biệt, mỗi chúng ta cũng chấp nhận gắn kết với nhau dẫu ‘bá nhân bá tính’, dẫu có nền văn hoá, tôn giáo khác nhau vì lợi ích chung nơi mái nhà chung là nhân loại. Đôi khi rất khó khăn để chơi với nhau, đối thoại với nhau, gặp gỡ nhau nhưng để chung tay xây dựng nền văn minh tình thương, chúng ta phải cố gắng nỗ lực quên mình để tha nhân được hiện diện, chấp nhận lu mờ chính mình để người khác được tỏ rạng, như lối nói của Gioan Tẩy Giả “Người phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại” (Ga 3, 30) là vậy. Như Ngôi này sẵn sàng hy sinh và yêu thương Ngôi kia trong Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng sẵn sàng hy sinh và yêu thương anh chị em đồng loại. Tuy nhiên, không phải bằng đầu môi chót lưỡi, chúng ta phải sống yêu thương, liên đới và nối kết bằng hành động cụ thể như nước giàu biết san sẻ cho nước nghèo, nước lớn mạnh biết giúp đỡ và quan tâm đến các nước yếu, những cá nhân và tập thể khá giả biết chia sẻ những của cải cho những cá nhân, gia đình nghèo đói và bệnh tật,…Quả thật, lối sống ích kỷ, vô cảm, dửng dưng và chia rẽ như là ‘kẻ thù’ của đời sống hiệp nhất và tình huynh đệ đối với mọi người trong nhân loại chúng ta. Vì vậy, sống tình huynh đệ và liên đới với nhau quả là ‘hành động’ cần làm ngay mà không chần chừ trong mỗi chúng ta, nhất là trong bối cảnh cả và nhân loại đang đối diện với ‘giông tố bão bùng’ của đại dịch Covid -19 này. Thật vậy, đời sống hiệp nhất và yêu thương nơi Thiên Chúa Ba Ngôi trở nên ‘kim chỉ nam và thước đo’ cho mỗi chúng ta trong hành trình sống mỗi ngày giữa con người với nhau và giữa con người với thiên nhiên vũ trụ. Thế nhưng, để sống được mối tương quan liên đới đó tốt đẹp, thiết nghĩ tiên vàn chúng ta phải nỗ lực sống tương quan khẳng khít và bền chặt với Thiên Chúa Ba Ngôi trong từng giây phút của cuộc đời. Bởi vì chính Chúa là nguồn sức mạnh, nguồn mạch tình yêu, nguồi suối ân sủng mà con người tự sức chẳng là gì nếu thiếu đi tương quan thâm sâu với Ngài. Quả thật, con người chỉ thật sự trở nên người hơn, trở nên anh chị em với nhau hơn, trở nên bạn tri kỷ với thiên nhiên vũ trụ hơn, khi con người biết ở lại liên lỉ và mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, như cành nho chỉ thật sự sinh được hoa trái khi gắn chặt với cây nho.

Tóm lại, khuôn mẫu Ba Ngôi Thiên Chúa đã thật sự trở nên ‘cứu cánh và đường hướng’ cho mỗi chúng ta dõi theo để sống tương quan với nhau trong cộng đồng xã hội. Dấu chỉ sống tình huynh đệ và yêu thương hiệp nhất nơi mỗi chúng ta như thế, không chỉ diễn tả lối sống là hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta còn trở nên dấu chỉ loan báo Tin mừng cho tha nhân, nhất là cho những người chưa nhận biết Thiên Chúa Tình Yêu ngang qua Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ duy nhất. Ước mong rằng mỗi lần làm dấu Thánh Giá, là chúng ta ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi nơi con người trong mọi tư tưởng, lời nói và việc làm hầu cuộc sống chúng ta trở nên “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lãng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”, (trích Kinh Hoà Bình) nhờ đó đạo Chúa, đạo yêu thương được lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm. Như vậy, chúng ta đang thực thi mệnh lệnh của Chúa Giê-su trong Tin mừng hôm nay: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28, 19-20).

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
19:41 26/05/2021
Nhân Danh Cha Và Con Và Thánh Thần

(Mt 28, 16 – 20)

Tiếp liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi, một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết: « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».

Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Dấu tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu

Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm …

Khi đặt tay lên trán chúng ta tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái, phải vinh danh Chúa Thánh Thần, Nguồn ơn Thánh Thiêng hồng phúc của đời chúng ta. Mỗi lần làm Dấu Thánh chúng ta xin Chúa Ba Ngội ngự đến biến đổi tâm hồn chúng ta nên giống Ngài trong lời nói cũng như việc làm.

Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói trọn lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Dấu kẻ có Đạo.

Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta, những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.

– Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.

– Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

Hành động Đức Tin

Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.

1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.

2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.

3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc: « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.

Hành động của Đức Cậy.

Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Người đã mở cửa Trời cho chúng ta.

Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.

Hành động Đức Mến.

Thánh Giá gồm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».

Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang: ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.

Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái: « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».

Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không?

Hai điều cần thiết: « là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần: « Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ». Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.

Xin dâng lời chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:21 26/05/2021

6. Các linh hồn trong địa ngục có thể nhìn thấy tất cả những việc làm cho họ khổ, nhưng họ không thể thấy bất cứ việc gì làm cho họ bớt khổ.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:26 26/05/2021
57. LÀM QUAN CƯỜNG ĐẠO

Có mấy người cùng uống rượu làm thơ đố nhau, khách phải làm một câu thơ nói ra người có tính chất giống như bọn cường đạo.

Một người nói:

- “Vì thủ lỉnh góp tiền mở cửa sổ ăn trộm.”

Một người nói:

- “Lừa người, hại người làm hư học trò.”

Lại một người nói:

- “Bốn người khiêng kiệu quát tránh đường.”

Mọi người ồn ào náo lên, nói:

- “Đó là nô gia gác cổng, sao lại giống quan cường đạo chứ?”

Người ấy đáp:

- “Các anh coi, nếu như hôm nay người ngồi trên kiệu có bốn người khiêng, mười người ngã hết chín người thì ác liệt hơn cả cường đạo nữa đấy?”

(Tiếu Hắc Đạo)

Suy tư 57:

Làm quan được ngồi kiệu, nhưng thử hỏi mấy ai được ngồi kiệu suốt đời? Có người làm quan hối lộ nên mất chức, có người làm quan mà gian ác nên bị dân chúng oán ghét mà mất chức, có người làm quan nhưng tham lam hà khắc với dân lành nên bị trả thù.v.v…

Mười người làm quan ngồi kiệu nhưng ngã (mất chức) hết chín thì đúng là ác ôn hơn cả cường đạo, thà không làm quan mà hạnh phúc thì thảnh thơi hơn nhiều.

Người Ki-tô hữu đều biết vinh hoa phú quý đời này là tạm, các thánh tử đạo đều biết quan quyền chức tước đời này là phù vân gió thổi mây tan, nên các ngài thà chết vì đạo Chúa hơn là làm quan ở đời này.

Cường đạo thì gian ác đã đành, nhưng làm quan mà gian ác thì hơn cả cường đạo trăm phần.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Chúa Ba Ngôi B
Lm. Jude Siciliano, OP
22:51 26/05/2021
Lễ Chúa Ba Ngôi B
Cv 2: 1-11; Tvịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23

Lễ Chúa Ba Ngôi có thể gây nên một vài thận trọng. Nếu có người hỏi "các bạn Kitô hữu tin gì?" Câu trả lời thứ nhất của chúng ta có lẻ không phải là "chúng tôi tin vào Chúa Ba Ngôi". Đó có thể là một điểm dừng của một câu chuyện. Nó có vẻ trừu tượng và không thực tế. Thành thật mà nói, bạn sẽ giải thích về Chúa Ba Ngôi như thế nào? Hình như nó rất tách biệt khỏi đời sống thực tế, một điều mà các nhà thần học phải suy nghĩ, chứ không giản đơn nơi đời sống hằng ngày của người dân. Và các nhà thần học đã phải như thế trong nhiều thế kỷ!

Nguồn gốc của chúng ta là từ trong đức tin của người Do-Thái. Họ không bao giờ nói đến một Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức tin của họ là một đức tin mạnh về chỉ một Thiên Chúa mạnh mẽ uy nghi. Ngay cả trong Tân Ước, tín điều về Chúa Ba Ngôi cũng không được nói rõ ra. Tuy vậy, khi chúng ta chịu phép rửa tội, lời nguyện về Chúa Ba Ngôi được sử dụng trong lúc linh mục đổ nước trên đầu chúng ta. "Cha rửa cho con nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" Đây là điểm chính. Trong kinh tối và kinh sáng sau khi đọc thánh vịnh và khi kết thúc giờ kinh, điều dâng lời chúc tụng Chúa Ba Ngôi "Vinh danh Chúa Cha, và Chúa Con cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa". Sau lời nguyện hiệp lễ, Linh mục chủ tế mời giáo dân ra đi rao giảng lời Chúa và ban phép lành cho họ "nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Cũng giống như Chúa Giêsu dạy các môn đệ trong bài Phúc âm hôm nay, "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Các bài thánh ca và kinh nguyện của chúng ta điều nhấn mạnh đến bản tính thiêng liêng của sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Nói cách khác, khi chúng ta nói tin vào Thiên Chúa, có nghĩa là chúng ta nói chúng ta tin ở Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - Chúa Ba Ngôi. Và nếu không có điều này là không có đức tin Kitô giáo.

Khi tôi còn nhỏ, tôi có quan niệm là Chúa Con sẽ thay mặt chúng ta cầu cùng với Chúa Cha, để xin Thiên Chúa thay đổi thánh ý của Ngài trong ý định về chúng ta. Hay, nói cách khác, xin Chúa Con cứu chúng ta khỏi mọi sự trách phạt… Chúa Con không hợp với Chúa Cha chăng. Chúng ta không thể gán cho một thể trạng khác biệt về một Ngôi nào đó trong Thiên Chúa. Điều chúng ta sẽ nói về Hai Ngôi kia, Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, nhưng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cũng thế. Bởi thế, khi chúng ta nói đến Chúa Con, chúng ta cũng đang nhìn thấy những suy nghĩ và cảm xúc của Chúa Cha đang cảm thông với chúng ta. Chúa Cha không phải là một quan tòa tức giận, sẵn sàng buộc tội các tạo vật hổn láo, nếu không có Chúa Con cầu bàu cho chúng ta.

Điều này cũng đúng khi nói đến Chúa Thánh Thần, là Đấng không phải là một tác nhân độc lập tự làm việc đối kháng với Chúa Cha và Chúa Con. Nếu Thiên Chúa là Ba Ngôi, thì Chúa Giêsu đã mạc khải sự thật về Thiên Chúa và sự liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa và với nhau không theo một vị thầy nào khác, dù được biết chắc cũng tốt lành như thế. Chắc là Thiên Chúa hoạt động qua nhiều người, thuộc nhiều đức tin và qua nhiều cách sống. Nhưng, điều gì chúng ta được thu hút làm cho chúng ta có thể phân biệt Thiên Chúa đang hoạt động trong họ là, đối với chúng ta, họ phản ánh những gì chúng ta biết về Thiên Chúa qua lời nói và hành động của Chúa Giêsu. Thiên Chúa nói với chúng ta qua Chúa Giêsu và Thiên Chúa lôi kéo chúng đến với Thiên Chúa để phục vụ kẻ khác qua Chúa Thánh Thần.

Khi chúng ta quay về việc tìm kiếm Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy điều gì? Rằng Thiên Chúa của chúng ta là một bậc Cha mẹ nhân lành, chỉ muốn cho chúng ta thấy tình yêu thương của cha mẹ luôn luôn hướng đến chúng ta mọi lúc. Chúng ta nhận thấy một người anh nhân hậu của chúng ta là Chúa Giêsu, Ngài đến để phục vụ chúng ta và ban cho chúng ta ơn tha thứ, trước khi chúng ta cầu xin. Chúng ta tìm thấy một Chúa Thánh Thần cởi mở, Đấng mời gọi chúng ta vào đời sống thật mà Chúa Con chia sẻ với Chúa Cha.

Chúa Giêsu gởi các môn đệ Ngài đi để "làm môn đệ cho muôn dân" Tại các quốc gia, họ phải rao giảng cho người khác biết những gì họ đã học được về Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Qua cuộc sống của các môn đệ với Chúa Giêsu và phong cách sống của họ nên giống cách sống của Chúa Giêsu, từ cử chỉ và hành động của Ngài là vác lấy thập giá và cảm nghiệm sự Phục Sinh của Người qua lời nói và các bí tích, chúng ta biết được Thiên Chúa như là một Đấng đầy tình yêu thương luôn luôn ở với chúng ta cho đến cuối cùng.

Biết Chúa Thánh Thần là biết sức sống thiêng liêng đang hiện diện trong chúng ta, là cảm nghiệm ơn sũng và tình yêu thương vô biên có thể đáp lại các điều đó bằng cách sống theo hình ảnh và giống Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần đưa chúng ta lên khỏi sự sợ hãi, và vượt qua sự ràng buộc của luật lệ. Hôm nay thánh Phaolô nói với chúng ta là Chúa Thánh Thần làm chứng nhân của thần khí chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Đáp lời thánh Phaolô qua đức tin, chúng ta tin tưởng là chúng ta đã là con cái yêu dấu của Thiên Chúa, được giải thoát khỏi tội lỗi, và được tự do yêu thương như Thiên Chúa yêu thương.

Trong lúc chúng ta quen gọi Thiên Chúa Ba ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, trong lịch sử của Giáo hội, các nhà thần học và các thi hào đã dùng những hình ảnh khác về Chúa Ba Ngôi. Thí dụ như: Thiên Chúa là lửa, là ánh sáng và hơi nóng. Thiên Chúa là nhà soạn nhạc, ca sĩ và bài ca. Và là Đấng mà chúng ta đã quen thuộc trong Kinh Thánh, Thiên Chúa là Ngôi Lời, là lời nói và hơi thở (ruah). Những hình ảnh đó có thể cho chúng ta một số hiểu biết khái niệm về bản tính của Thiên Chúa chúng ta, nhưng vẫn còn sự mầu nhiệm về Thiên Chúa vượt quá mọi lời nói và hình ảnh. Chúng ta đặt tên cho Thiên Chúa như là một sự cố gắng diển tả cảm nghiệm của chúng ta về Đấng thiêng liêng vô biên. Trong các khoá tĩnh tâm, có giới nữ tham dự, thường họ có thói quen gọi Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Thánh Hóa.

Từ kinh nghiệm của bạn trong lời cầu nguyện, bạn sẽ dùng những hình ảnh nào để nói về Thiên Chúa? Hãy nhớ rằng, điểm mấu chốt ở đây là điều khó nắm bắt nhưng chúng ta vẫn cố gắng, vì loài người, không bao giờ có thể biết Thiên Chúa là ai. Tuy vậy, chúng ta cứ cố gắng. Ai biết được điều gì Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta trong sự cố gắng của chúng ta?

Lưu ý: Trong lúc dùng từ "Chúa Cha" là người nam để nói về Thiên Chúa, chúng ta biết Thiên Chúa không có thân thể hiện vật. Thiên Chúa không phải là một nam nhi. Tu sĩ Julian ở Norwich nói về Thiên Chúa vô biên của chúng ta như là "một người cha và chúng ta có sự sống nơi bản thể Mẹ nhân từ... “Bản tính của chúng ta xuất phát từ Chúa Cha, Thiên Chúa toàn năng và bản tính của chúng ta cũng từ nơi Mẹ Thiên Chúa, bao gồm tất cả khôn ngoan."

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

HOLY TRINITY (B)
Deuteronomy 4: 32-34, 39-40; Ps 33;Romans 8: 14-17; Matthew 28: 16-20

The feast of the Trinity might stir up some caution. If asked by an inquirer, "What do you Christians believe?" Our first response probably would not be, "We believe in the Trinity." That could be a conversation stopper, it seems abstract and detached and, to be honest, how would you explain the Trinity? It sounds so detached from real life, something for theologians to ponder, but not us everyday folk. And the theologians have been at it for many centuries!

Our roots are in the Jewish faith and Jews would never speak of a triune-person God. Their’s is a strong, monotheistic faith. Even in the New Testament the doctrine of the Trinity is not spelled out. Yet, when we were baptized it was the Trinitarian formula that was used as the water was poured over us. "I baptize you in the name of the Father, and of the Son and of the Holy Spirit." Here at the priory, each morning and evening we pray the Psalms and each ends with the Trinitarian doxology, "Glory be to the Father and to the Son and to the Holy Spirit." At the end of our Eucharistic celebration the priest presider sends us forth to preach the gospel, blessing us, "In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit." Just as Jesus instructs his disciples to do in today’s gospel, "Go therefore and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit." Our hymns and prayers presume the divine nature and unity of Father, and Holy Spirit. In other words, when we say we believe in God, we are really saying we believe in the Father, Son and Holy Spirit – the Trinity. And without this there is no Christian faith.

When I was young the notion I had was that the Son would try to intercede on our behalf with the Father, to get God to change God’s mind and intentions towards us. Or, to put it another way, to save us from God’s wrath.... God the Son at odds with God the Father. We cannot attribute to one person in the Godhead what we wouldn’t to the other two. The Son is our Savior – but so are the Father and the Holy Spirit. Thus, when we look at the Son we are also seeing the Father’s thoughts and feelings towards us. The Father is not the angry judge ready to smack us delinquent creatures down, were it not for the Son interceding on our behalf.

The same is true for the Spirit, who is not an independent agent working at odds with the Father and Son. If God is a Trinity, then Jesus has revealed the truth about God and our relationship to God and one another, which cannot be surpassed by any other teacher, as renowned and good as they may be. Certainly God works through many people of many faiths and lifestyles, but what draws us to them and enables us to discern God at work in them is that, for us, they reflect what we know of God through Jesus’ words and actions. God speaks to us in Jesus and God draws us to God and in service to others through the Holy Spirit.

When we turn in our searching to God, what do we discern? That our God is a tender parent who wants to show a parent’s loving face to us, all the time. We find a compassionate brother in Jesus, who came to serve us and offer us forgiveness, before we even asked for it. We find a liberating Spirit, who invites us into the very life that the Son shares with the Father.

Jesus sent his disciples to "make disciples of all nations." All nations. They were to preach to others what they learned about God in Jesus. Through their life with Jesus and by living his way, his attitudes and his actions, and by taking up his cross and experiencing his resurrection through Word and Sacrament, we come to know God as an intimate who is with us always, until the end.

Too know the Spirit is to know the divine life which is present in us, to experience the free gift of grace and love and to be able to respond to it by living in the image and likeness of Jesus. The Spirit lifts us above fear and beyond slavish adherence to laws. Paul tells us today that the Spirit bears witness with our spirit that we are children of God." Receiving Paul’s words in faith we believe that we are already beloved children of God, freed from sin, freed to love as God loves.

While we have been accustomed to calling on the triune God as Father, Son and Spirit, in the history of the church theologians and poets have used other metaphors for the Trinity. For example: God as fire, light and heat. God as composer, singer and song. And one we are more familiar with from our Scriptures, God as speaker, word and breath ("ruah). These metaphors may give us some insight into the nature of our God, but still, God’s mystery is beyond all words and images. We put names on God as a valiant effort to describe our experience of our infinite divine Being. In retreats with women participants it is not unusual to call on God as Creator, Redeemer and Sanctifier.

From your experience in prayer what images would you use for God? Remember, the bottom line is, as hard as we try, we humans can never capture who God is – yet we can try. Who knows what God will reveal to us in our efforts!

Note: while Jesus used the masculine noun "Father" to refer to God, we know God has no physical body. God is not a man. Julian of Norwich, the mystic, referred to our Almighty God as Father and that we have our being in our Mother of mercy.... "Our substance is in our Father God Almighty, and our substance is in our Mother, God all wisdom...." Julian said.
 
Nhiều hơn chúng ta muốn
Lm. Minh Anh
23:05 26/05/2021
NHIỀU HƠN CHÚNG TA MUỐN
“Tôi sẽ ghi nhớ công trình của Chúa, và sẽ thuật lại những điều tôi đã thấy”.

Helen Keller nói, “Một điều gì đó còn tệ hơn mù, là một người có thể nhìn thấy nhưng lại không có một tầm nhìn nào!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tầm nhìn Helen Keller muốn nói ở đây, chính là sự hiểu biết! Sẽ khá bất ngờ khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật đáng kinh ngạc, đó là, Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn thấy, muốn chúng ta hiểu biết ‘nhiều hơn chúng ta muốn’; cả khi chúng ta mong cho mình thấy, ước cho mình biết, vì chúng ta đang ‘mù’. Để từ đó, Ngài sai chúng ta đi, làm nhân chứng cho vinh quang Ngài.

Ngỡ ngàng trước những công trình kỳ vĩ của Thiên Chúa, tác giả sách Huấn Ca, như một người mù được nhìn thấy, nhớ đến sứ mệnh nhân chứng cho vinh quang Ngài. Tác giả đã nhủ lòng, “Tôi sẽ ghi nhớ công trình của Chúa, và sẽ thuật lại những điều tôi đã thấy”; “Công trình Chúa đầy ánh vinh quang”; “Ngài không làm chi khuyết điểm. Vật này làm nổi bật vẻ đẹp cho vật kia”; “Ai có thể nhàm chán nhìn xem vinh quang Ngài?”. Thánh Vịnh đáp ca cũng tán thành, Ngài là Đấng làm nên mọi sự, “Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành”. Đó là những lời đầy cảm hứng của một chứng nhân Cựu Ước trước vẻ huy hoàng tay Chúa tác tạo.

Một điều gì đó tương tự đã xảy ra trong Tin Mừng hôm nay. Người mù ăn xin bên vệ đường không hề nhận ra rằng, hành vi đức tin và sự kiên trì của anh sẽ được Thánh Kinh ghi lại như một chứng từ vốn sẽ tạo cảm hứng cho hàng triệu người thời Tân Ước và suốt các thời đại. Bartimê chỉ đơn giản làm phần việc của mình, là kêu lên, “Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi!”; sau đó, chính Chúa Giêsu đã lấy đức tin của anh để chữa lành anh và sử dụng anh như một nhân chứng cho vinh quang Ngài. Biết Chúa Giêsu đang đi qua, bằng cách nào đó, Bartimê đã cảm nhận được trong tâm hồn mình rằng, Ngài muốn chữa lành anh. Làm sao anh cảm nhận được điều đó? Anh đã lắng nghe tiếng nói của Ngài tự bên trong; tiếng nói trong trẻo của Thánh Thần đã thôi thúc anh, một tiếng nói thúc giục từ nơi sâu thẳm tâm hồn đã tỏ cho anh biết, Ngài muốn chữa lành anh nhiều hơn anh muốn.

Ở đây, Bartimê cho chúng ta một ‘nhân chứng kép’ về việc phải hướng lòng về Chúa như thế nào. Trước tiên, chúng ta phải cảm nhận được sự hiện diện nhẹ nhàng nhưng rõ ràng của Chúa trong tâm hồn mình; làm sao nhận cho được tiếng nói và sự thúc đẩy của ân sủng Ngài tự bên trong. Chúa muốn chữa lành chúng ta ‘nhiều hơn chúng ta muốn’. Thứ hai, chúng ta phải kiên định ‘thả neo’ vào tiếng nói nội tâm mạnh mẽ này. Đám đông quở trách Bartimê là biểu tượng của một ‘nền văn hoá bịt miệng’, một nền văn hoá cố tình cám dỗ, ngăn cản chúng ta bền bỉ kêu lên Thiên Chúa, Đấng đang nói rằng, trong việc mở mắt chúng ta, chữa lành chúng ta, Ngài muốn ‘nhiều hơn chúng ta muốn’.

Nhiều lúc chúng ta thấy mình bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nghĩ, người khác nói, khiến chúng ta không có khả năng trở nên chính mình; thế giới tìm cách đe dọa chúng ta bằng việc cười nhạo, dể duôi, khiến chúng ta thấy mình lố bịch. Những gì họ thực sự muốn là buộc chúng ta sống đức tin của mình một cách kín đáo và đừng bao giờ nghĩ đến việc trở thành chứng nhân. Từ Bartimê, chúng ta thấy, ‘đức tin là một tiếng kêu’; thiếu niềm tin là kìm nén tiếng kêu đó. Những người ngăn cản Bartimê là những người không có đức tin; kìm nén tiếng kêu đó là đi vào vết xe ‘văn hoá bịt miệng’. Tin là phản kháng chống lại tình trạng buộc chúng ta câm nín; thiếu niềm tin là giới hạn bản thân để cam chịu một tình huống vốn ‘đã quen cam chịu’. Tin là hy vọng mình được cứu; thiếu đức tin là trở nên quen thuộc với cái ác, vốn đang áp bức chúng ta tiếp tục chịu đựng. Hãy nhớ, việc chữa lành chúng ta, sai chúng ta làm nhân chứng là điều Thiên Chúa muốn ‘nhiều hơn chúng ta muốn’.

Anh Chị em,

Cuộc sống của Bartimê sẽ không bao giờ như trước, anh được biến đổi không chỉ nội tâm mà cả mù loà thể chất cũng được chữa lành. Giờ đây, anh có thể ‘nhìn thấy’ để “đi theo Chúa Giêsu trên con đường Ngài đi”. “Nhìn thấy” là nhận ra Chúa Giêsu, nguồn mạch mọi ân sủng; nhận biết Ngài đang đi qua cuộc sống chúng ta trong Lời Ngài, Mình Máu Ngài và trong những anh chị em của Ngài; “nhìn thấy” là ý thức rằng, cuộc sống và tất cả những gì chúng ta có là để làm vinh danh Chúa; “nhìn thấy” là hân hoan thực hiện ý muốn Thiên Chúa, bất kể Ngài yêu cầu chúng ta điều gì. Và “nhìn thấy” là biết rằng, Ngài muốn tất cả những điều ấy ‘nhiều hơn chúng ta muốn’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con nhìn thấy những điều tuyệt vời Chúa đang làm trong con. Rằng, Chúa đang muốn chữa lành con, sai con đi; vì Chúa muốn điều đó ‘nhiều hơn con muốn’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ tưởng niệm Thiên An Môn tiếp tục bị cấm tại Hương Cảng
Đặng Tự Do
05:16 26/05/2021


Cảnh sát đã từ chối cho phép tổ chức lễ cầu nguyện truyền thống được tổ chức vào ngày 4 tháng 6 để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Liên minh Hương Cảng Hỗ trợ các Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc, thường tổ chức sự kiện này hàng năm, đã cho biết như trên.

Trong năm thứ hai liên tiếp, các nhà chức trách viện dẫn coronavirus là lý do của lệnh cấm, vì sự cần thiết phải duy trì khoảng cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID.

Các nhà tổ chức đã xin phép tổ chức một cuộc tuần hành từ Sân chơi Southorn ở Loan Tế (Wan Chai, 湾仔) đến Văn phòng Liên lạc Hương Cảng của Trung Quốc ở khu vực Tây Loan (Sai Wan, 西湾). Dự kiến sẽ có từ 3,000 đến 6,000 người tham gia vào năm nay.

Các nhà lãnh đạo Liên minh nói rằng họ sẽ tiếp tục xin phép một cuộc biểu tình, với hy vọng rằng cảnh sát sẽ công nhận quyền tụ tập và biểu tình một cách hòa bình của công dân.

Chính quyền Carrie Lam đã sử dụng đại dịch một cách có hệ thống để ngăn chặn tất cả các hành động công khai ủng hộ dân chủ.

Bộ trưởng An ninh Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu, 李家超) cho biết ông hy vọng các cuộc biểu tình trên đường phố sẽ được tiếp tục sau khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe kết thúc, nhưng nói thêm rằng ông không mong đợi chúng sẽ giống như những cuộc biểu tình năm 2019 nhằm bao vây chính phủ.

Lý Gia Siêu cũng thề rằng tất cả các nhà hoạt động bỏ trốn ra nước ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho đến hết đời của họ.

Trong khi đó, truyền thống pháp luật tự do ở thuộc địa cũ của Anh đã bị giáng một đòn khác. Sáng 20 tháng 5, Thẩm phán Tòa án Tối cao Alex Lee đã ra phán quyết rằng trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia, bị cáo có thể bị xét xử mà không cần bồi thẩm đoàn.

Phán quyết của ông sẽ ảnh hưởng đến việc xét xử Đường Anh Kiệt (Tong Ying-kit, 唐英杰) 24 tuổi, người Hương Cảng đầu tiên bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh.

Cho đến nay, theo hệ thống luật lệ của Hương Cảng, bồi thẩm đoàn đã được sử dụng từ năm 1845 đối với các vụ án hình sự nghiêm trọng. Trang web của cơ quan tư pháp Hương Cảng mô tả bồi thẩm đoàn là một trong những “tính năng quan trọng nhất”.
Source:Asia News
 
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các nhà báo Vatican luôn lên đường tìm kiếm sự thật
Đặng Tự Do
07:50 26/05/2021


Sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Palazzo Pio - tòa nhà đặt Đài phát thanh Vatican, là đài phát thanh của Tòa Thánh; và tờ Quan Sát Viên Rôma, là nhật báo của quốc gia Thành Vatican.

Chuyến thăm của Đức Thánh Cha diễn ra trong bối cảnh Đài phát thanh Vatican và tờ Quan Sát Viên Rôma đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 90 và 160 của họ trong năm nay. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Đài Phát Thanh.

Cả Đài phát thanh Vatican và tờ Quan Sát Viên Rôma đều là một phần của Bộ truyền thông Tòa thánh. Bộ này còn bao gồm nhiều cơ quan khác như Trung tâm Truyền hình Vatican, Nhà xuất bản Vatican, Phòng Báo chí Tòa thánh, Dịch vụ Nhiếp ảnh, Dịch vụ Internet Vatican và nhà in Vatican.

Trong chuyến thăm kéo dài một giờ đồng hồ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các nhà báo của Đài phát thanh Vatican, những người đã xếp hàng dọc các hành lang để chào đón ngài, và các viên chức khác thuộc Bộ Truyền thông.

Đức Giáo Hoàng đã đến thăm văn phòng của tờ Quan Sát Viên Rôma, nơi ngài gặp một số nhà báo và được giới thiệu một số ấn bản của nhật báo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Ngài cũng ghé qua văn phòng đa phương tiện của Đài phát thanh Vatican, nơi ngài được nghe tóm tắt ngắn gọn về hoạt động bên trong của bộ phận kỹ thuật.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô tiến đến Nhà nguyện, nơi ngài dành một vài phút để cầu nguyện.

Ngài cầu nguyện như sau:

“Lạy Chúa, xin dạy chúng con ra khỏi chính mình và lên đường tìm kiếm chân lý. Xin dạy chúng con đi và thấy, dạy chúng con biết lắng nghe, không nuôi dưỡng những thành kiến, không đưa ra những kết luận vội vàng”.

Ngài cũng dành ra một chút thời gian để đến phòng “phát sóng trực tiếp” của “Radio Vaticana Italia”, tại đó ngài trò chuyện với một số nhà báo về việc tiếp cận với càng nhiều thính giả và độc giả càng tốt.

Trong suốt chuyến thăm của mình, Đức Giáo Hoàng đã bắt tay và trao đổi những lời chào thân thiện, cũng như đưa ra những lời khuyên và động viên, thậm chí còn dừng lại trên tầng 4 của Palazzo để uống trà Mate, một thức uống truyền thống của Nam Mỹ.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới “Sala Marconi” của Palazzo Pio, nơi ngài nói chuyện ngắn gọn với một nhóm các nhà báo của Vatican, thúc giục họ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn và tránh hành động như các công chức.
Source:Vatican News
 
Chưa từng có: Chính quyền một quốc gia lại đi cướp máy bay để bắt giữ nhà báo đối lập
Đặng Tự Do
16:24 26/05/2021


Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã bày tỏ sự phẫn nộ sau khi chính quyền Belarus buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair hạ cánh xuống thủ đô Minsk, để bắt giữ một nhà báo đối lập có mặt trên máy bay.

Một số nhà lãnh đạo Âu Châu đã bày tỏ sự phẫn nộ sau khi nhà chức trách Belarus hôm Chúa Nhật đã buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair phải hạ cánh xuống Minsk và bắt giữ một nhà báo đối lập có mặt trên máy bay.

Chiếc máy bay chở khách đang bay từ Athens đến Litva bất ngờ được chuyển hướng tới thủ đô của Belarus vì cho rằng có một quả bom hẹn giờ sắp phát nổ trên máy bay. Một máy bay chiến đấu của Belarus cũng bay lên để buộc chiếc máy bay dân sự phải hạ cánh xuống. Sau khi máy bay hạ cánh, nhà chức trách đã bắt giữ Roman Protasevich, 26 tuổi, và người bạn gái đi chung với anh.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu diễn ra vào hôm thứ Hai, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết trong một tuyên bố, rằng “các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về sự kiện chưa từng có này” trong Hội đồng Âu Châu và nó “không thể xảy ra mà không phải chịu hậu quả nào.”

“Tôi lên án trong những từ mạnh mẽ nhất có thể việc buộc hạ cánh một chuyến bay Ryanair ở Minsk, Belarus, vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 và việc nhà báo Roman Protasevich bị chính quyền Belarus bắt giữ,” Michel nói.

“Tôi kêu gọi các nhà chức trách Belarus ngay lập tức trả tự do cho hành khách bị giam giữ và bảo đảm đầy đủ các quyền của anh ta.”

Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào tháng 8 năm 2020, Tổng thống Belarus Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994 đã tung ra nhiều chiến dịch đàn áp người biểu tình.

Câu chuyện chính quyền một quốc gia lại đi cướp máy bay là một chuyện chưa từng có.

Độc tài Lukashenko bách hại Giáo Hội Công Giáo

Nhân đây, chúng tôi cũng xin nhắc lại trò bách hại Giáo Hội Công Giáo của tên độc tài Alexander Lukashenko, hiện làm tổng thống bất họp pháp tại Belarus.

Từ cuối tháng 8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, và đồng thời là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus, đã bị lưu vong tại Ba Lan. Nhà độc tài Alexander Lukashenko đã cấm không cho ngài về nước và cáo buộc ngài khích động dân chúng nước này tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do.

Hộ chiếu của Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã bị vô hiệu hóa và ngài đã bị lực lượng biên phòng ngăn chặn khi trở về Belarus sau chuyến viếng thăm Ba Lan vào ngày 31 tháng 8. Hành động này của nhà cầm quyền Belarus được coi là một đòn trừng phạt Đức Tổng Giám Mục vì ngài đã lên tiếng bảo vệ người dân tham gia các cuộc biểu tình sau một cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng kể từ sau cuộc bầu cử đó. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko được tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cùng ngày với hơn 80% số phiếu bầu.

Lukashenko cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz có thể là công dân của nhiều quốc gia, và nhận lệnh của các quốc gia khác nhằm xúi giục các cuộc biểu tình.

Đích thân, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, là ngoại trưởng Tòa Thánh, đã sang tận Belarus từ 11/9 đến 14/9 để thuyết phục Alexander Lukashenko cho Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz về nước nhưng không thành công.

Ngày 3 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, là Tân Sứ Thần Tòa Thánh đến trình quốc thư, vẫn không thành công sau rất nhiều vòng đàm phán cam go.

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa thánh tại Vương quốc Anh, đã đóng vai trò là đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ với Lukashenko hôm 17 tháng 12. Đức Tổng Giám Mục Gugerotti từng là Sứ thần Tòa thánh tại Belarus từ năm 2011 đến năm 2015. Ngài nói thông thạo tiếng Belarus.

Năm ngày sau đó, hôm 22 tháng 12, Vladimir Makei, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus, mới cho biết chính quyền Belarus nhượng bộ.

Makei nói:

“Vì sự tôn trọng sâu sắc nhất đối với Đức Giáo Hoàng và vì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Đức Tổng Giám Mục Gugerotti, nguyên thủ Belarus cho rằng có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Giáo Hoàng và đã đưa ra các chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao tìm ra giải pháp cho vấn đề, có tính đến tất cả các cơ chế pháp lý hiện có,”

“Kỳ nghỉ lễ lớn sắp tới là Giáng sinh và các sự kiện lễ hội là một lý do bổ sung để đưa ra quyết định này đối với thành phố Minsk và Tổng giám mục Tadeusz Kondrusiewicz mặc dù có một số điều tiêu cực về người này,” Makei nói thêm.

Việc Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz xuất hiện trong thánh lễ Giáng Sinh là một phép lạ mùa Giáng Sinh đối với người dân Belarus.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz sinh ngày 3/1/1946. Như thế, ngày 3/1/2021 ngài tròn 75 tuổi. Theo giáo luật ngài phải nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, thông thường, Đức Thánh Cha sẽ yêu cầu các Giám Mục đảm nhiệm chức vụ hiện nay thêm một thời gian nữa, trong nhiều trường hợp có thể lên đến vài năm.

Mất bao nhiêu công đàm phán như thế chỉ để làm thêm có 11 ngày! Hay đó là điều kiện của tên độc tài Lukashenko? Điều oái oăm gây ngơ ngác hơn nữa là người thay thế ngài, Đức Cha Kazimierz Wielikosielec (sinh ngày 5/5/1945) thậm chí còn già hơn ngài.
Source:Holy See Press Office

 
Một số giáo phẩm Hoa Kỳ muốn hủy bỏ cuộc tranh luận về việc rước lễ của các chính trị gia phò phá thai, nhưng đa số vẫn tiến hành.
Vũ Văn An
18:03 26/05/2021

Theo bản tin của tờ The Pillar ngày 25 tháng 5, một nhóm hơn 60 giám mục đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez trong tháng này, thúc giục ban lãnh đạo Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đình chỉ việc thảo luận về chủ đề Nhất quán Thánh Thể trong cuộc họp tháng 6 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bất chấp một lá thư gần đây từ Bộ Giáo lý của Vatican góp ý với các giám mục về việc tiếp tục cuộc thảo luận về vấn đề này. Cuộc thảo luận về chủ đề này đã được lên kế hoạch vào tháng 3 đúng theo thủ tục thông thường của Hội Đồng Giám Mục trong việc thiết lập các nghị trình họp hành.



Bức thư được ký bởi một số vị Hồng Y Hoa Kỳ, trong đó có Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington, Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago, và Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston. Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York ban đầu là người ký vào bức thư, nhưng đã rút tên khỏi bản văn sau khi nó được gửi đi.

Bức thư kêu gọi công việc của ủy ban trong diễn trình bàn về “sự Nhất quán Thánh Thể” nên dừng lại và cuộc thảo luận đã lên kế hoạch về chủ đề này nên bị loại bỏ khỏi lịch trình của cuộc họp tháng 6 của các giám mục - trì hoãn cho đến khi có cuộc họp trực tiếp giữa các giám mục.

Một đoạn của lá thư được lưu hành giữa các giám mục để xin chữ ký, và được The Pillar thu thập từ nhiều nguồn, cho biết, “Nay, sau khi nhận được lá thư ngày 7 tháng 5 năm 2021 của Đức Hồng Y Luis F. Ladaria, SJ, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chúng tôi kính cẩn kêu gọi tất cả các cuộc thảo luận rộng rãi và công việc của ủy ban về vấn đề xứng đáng được lãnh nhận Thánh Thể và các vấn đề khác do Tòa Thánh nêu ra sẽ được hoãn lại cho đến khi toàn thể giám mục có thể gặp mặt trực tiếp”.

Bức thư ngày 7 tháng 5 của Đức Hồng Y Ladaria yêu cầu rằng "cuộc đối thoại... diễn ra giữa các giám mục để họ có thể đồng ý như một Hội đồng rằng việc ủng hộ luật lệ phò lựa chọn không phù hợp với giáo huấn Công Giáo".

Nhưng, bản văn The Pillar có được cho biết, “tiêu chuẩn cao phải đồng thuận giữa chúng ta và duy trì sự hợp nhất với Tòa Thánh và Giáo hội Hoàn vũ như Đức Hồng Y Ladaria đề ra còn lâu mới đạt được trong thời điểm hiện tại”.

Bản văn viết thêm, “Hơn nữa, vì lời khuyên sáng suốt về thần học và mục vụ của vị Tổng trưởng mở ra một con đường mới để tiến lên phía trước, chúng ta nên tận dụng cơ hội này để hình dung lại cơ cấu hợp đoàn tốt nhất nhằm đạt được điều đó”.

Tờ The Pillar xác nhận rằng bức thư được gửi tới Đức Tổng Giám Mục Gomez trên giấy có tiêu đề của Tổng giáo phận Washington. Các nguồn tin nói với tờ The Pillar rằng sáng kiến này được tổ chức chủ yếu do nỗ lực của các Đức Hồng Y Gregory và Cupich.

Một số viên chức Giáo hội nói với tờ The Pillar rằng có tới 68 giám mục giáo phận và Giám Mục Phụ Tá ban đầu đã ký vào bức thư.

Một phát ngôn viên của Tổng giáo phận New York đã xác nhận với tờ The Pillar hôm thứ Hai rằng Đức Hồng Y Dolan ban đầu đã ký vào bức thư, nhưng sau đó đã yêu cầu xóa tên ngài khỏi bức thư. Người phát ngôn từ chối trả lời các câu hỏi thêm về việc tham gia của Đức Hồng Y Dolan trong vấn đề này.

Các yêu cầu của bức thư sẽ dẫn đến sự trì hoãn nghiêm trọng các kế hoạch của hội đồng về “tính Nhất quán Thánh Thể”. Dù Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên lịch cuộc thảo luận vào tháng 6 và biểu quyết về việc có thể soạn thảo một bản văn, những người ký bức thư đã thúc giục rằng thay vào đó, “các giám mục tập trung trực tiếp theo giáo vùng hoặc theo giáo tỉnh để thảo luận về bức thư của Đức Hồng Y Ladaria trước cuộc họp của Ủy ban hành chính vào tháng 9 và trước khi bất cứ việc làm nào khác của hội đồng hoặc của ủy ban được tiếp tục về vấn đề này”.

Ban lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng bất cứ văn kiện cuối cùng nào về tính Nhất quán Thánh Thể sẽ có phạm vi rộng rãi, đề nghị các chủ đề và nguyên tắc giúp các giám mục cá thể đưa ra các quyết định mục vụ trong giáo phận của họ.

Bức thư được gửi tới Đức Tổng Giám Mục Gomez trong bối cảnh các giám mục đang có bất đồng về vấn đề chấp nhận để các chính trị gia Công Giáo phò lựa chọn được Rước lễ, và sau sự xung đột giữa Đức Hồng Y Cupich và các giám mục khác, bao gồm cả ban lãnh đạo của Hội đồng Giám mục, xoay quanh việc bắt tay với chính phủ Biden.

Vào tháng Giêng, Đức Hồng Y Cupich đã cáo buộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về "những thất bại trong thể chế nội bộ" trong khi tweet chống lại tuyên bố Ngày nhậm chức của Biden do Đức Tổng Giám Mục Gomez đưa ra. Tuyên bố này cam kết các giám mục sẽ làm việc với Tổng thống Joe Biden về các lĩnh vực thỏa thuận, đồng thời chỉ ra "các tệ nạn đạo đức" trong nghị trình chính sách của chính phủ Biden về các vấn đề như phá thai, ý thức hệ phái tính và tự do tôn giáo.

Đức Hồng Y buộc tội rằng tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez là "thiếu cân nhắc" và được đưa ra mà không tham khảo ý kiến của ủy ban hành chính của hội đồng, một điều bị ngài cáo buộc là vi phạm thông lệ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Cupich đã tweet vào ngày 20 tháng 1, “Những thất bại nội bộ liên quan đến thể chế phải được giải quyết, và tôi mong muốn được đóng góp vào mọi cố gắng cho mục đích đó, để, nhờ được Tin Mừng linh hứng, chúng ta có thể xây dựng sự hợp nhất của Giáo hội, và cùng nhau thực hiện công việc chữa lành đất nước chúng ta trong thời điểm khủng hoảng này”.

Cả hai Đức Hồng Y Dolan và Gregory đều tuyên bố công khai rằng họ sẽ không từ chối việc rước lễ đối với một chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai, vì lo ngại rằng một quyết định như vậy sẽ “vũ khí hóa” hoặc “chính trị hóa” Bí tích Thánh Thể.

Nhưng các giám mục khác đã bày tỏ lo ngại về các hậu quả thiêng liêng của việc rước lễ trong tình trạng có tội trọng tỏ tường, một điều Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo vốn dạy có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng về mặt thiêng liêng.

Viết trên tờ First Things tuần trước, Đức Cha James Wall của Giáo phận Gallup, New Mexico, đã cho rằng “Mối quan tâm của chúng ta không phải là chính trị mà là mục vụ; để cứu rỗi các linh hồn. Vấn đề này có những hệ quả chính trị, nhưng đó không phải là cái cớ để trốn tránh vào thời điểm quan yếu này”.

Khuôn định kỷ luật bí tích như một công cụ để dấn thân mục vụ, Đức Cha Wall gợi ý rằng ngài và các giám mục khác hãy tự hỏi mình: “Tôi đã tuyệt đối làm mọi sự có thể làm trong tư cách một giám mục để cố gắng đưa tất cả các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai trong đoàn chiên của tôi trở lại tình trạng ơn thánh chưa?”

Các viên chức cao cấp của Vatican thân cận với Phủ Quốc Vụ Khanh ở Rôma xác nhận với tờ The Pillar rằng nội dung bức thư [của Đức Hồng Y Ladaria) đã được lưu hành trong phủ Quốc Vụ Khanh, khi Cupich đang ở Rôma vào tuần trước.

Một viên chức cao cấp của Vatican thân cận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói với tờ The Pillar rằng Đức Hồng Y Cupich đã trình cho Phủ việc ngài đích thân đánh cả tình hình lẫn bức thư, đồng thời đề nghị Vatican can thiệp vào lịch trình của hội đồng. Các viên chức Vatican khác cho biết họ không thể xác nhận báo cáo đó, nhưng vốn nghĩ Đức Hồng Y sẽ tìm kiếm sự can thiệp của Phủ để ngăn chặn vấn đề Nhất quán Thánh Thể được tranh luận tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Vào tháng Giêng, Đức Hồng Y Cupich đã đóng vai trò lớn trong việc thuyết phục Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh can thiệp trước khi công bố bản nhận định của Đức Tổng Giám Mục Gomez về Ngày nhậm chức của Biden, yêu cầu loại bỏ bản văn này để có những từ ngữ thích hợp hơn. Việc công bố bản văn đó đã bị trì hoãn cho đến khi Tòa thánh ban hành thông cáo riêng của mình.

Một số chuyên gia Vatican cũng suy đoán rằng Đức Hồng Y Cupich, cùng với Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, có thể đã dự phần vào việc công bố bức thư ngày 7 tháng 5 của Đức Hồng Y Ladaria, khi hai vị này gặp Đức Hồng Y Ladaria một tuần trước khi bức thư đó được gửi đi.

Cả Tổng giáo phận Washington lẫn Tổng giáo phận Chicago đều không trả lời yêu cầu bình luận và làm sáng tỏ của tờ The Pillar.

Thư của Đức Hồng Y Ladaria đã được gửi sau nhiều ngày các giám mục Hoa Kỳ đã thông báo cuộc họp của họ sẽ diễn ra dưới hình thức ảo; Đức Hồng Y Ladaria không nêu lên một lo ngại về viễn cảnh đó. Nhưng các giám mục đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng “bản chất nghiêm trọng của những vấn đề này – nhất là yêu cầu buộc phải xây dựng một sự hợp nhất có chất lượng - khiến chúng ta không thể giải quyết chúng một cách hiệu quả trong bối cảnh rạn nứt và cô lập của một cuộc họp từ xa”.

Cuộc thảo luận vẫn nằm trong lịch trình của cuộc họp tháng 6 sắp tới.

Trong một thông tư được gửi hôm thứ Sáu tới mọi giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng cuộc thảo luận vào tháng Sáu về Bí tích Thánh Thể đã được lên lịch trình từ lâu, kể từ khi có một cuộc bỏ phiếu đã được sự chấp thuận của ủy ban hành chính của hội đồng, một điều vốn là diễn trình lập nghị trình được vạch rõ trong nội quy của hội đồng.

Thông tư của Đức Tổng Giám Mục Gomez, tuy không đề cập đến bức thư của hơn 60 vị giáo phẩm bất đồng, nhưng đã giải thích rằng mục đích của cuộc thảo luận được lên lịch vào tháng 6 là để bỏ phiếu về việc liệu ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có nên soạn thảo một văn kiện về tính Nhất quán Thánh Thể hay không, sau đó sẽ tùy thuộc vào “ diễn trình tham vấn, sửa đổi và tu chính thông thường của Hội đồng” trước khi nó được biểu quyết cuối cùng về khả thể công bố “tại một Hội nghị toàn thể trong tương lai”.

Dù lá thư ngày 7 tháng 5 của Đức Hồng Y Ladaria có xem xét việc các giám mục Hoa Kỳ có thể đang lên kế hoạch chấp nhận một chính sách quốc gia về kỷ luật Thánh Thể, thông tư của Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh rằng hội đồng dự tính một bản giáo lý, chứ không phải một bộ quy tắc.

“Tập chú của văn kiện giáo huấn được đề xuất này là làm thế nào giúp mọi người tốt nhất để họ hiểu được vẻ đẹp và mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể như trung tâm của đời sống Kitô hữu của họ”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez kết luận, “Tôi biết ơn về cách mà Ủy ban Giáo lý đã tiếp cận công việc của mình và về những lời khuyên tốt đẹp mà chúng ta đã nhận được từ Bộ Giáo lý Đức tin. Tôi mong đợi Hội nghị toàn thể của chúng ta”.
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Lời cầu nguyện của ta chắc chắn được khứng nghe
Vũ Văn An
20:01 26/05/2021

Theo VaticanNews, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ tọa buổi yết kiến chung ngày 6 tháng 5 tại Sân San Damaso. Trong buổi yết kiến này, ngài đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, nhấn mạnh tới khía cạnh chắc chắn được khứng nghe.

Sau đây là trọn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh phổ biến.



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Có một phản chứng triệt để đối với việc cầu nguyện, phát xuất từ một nhận xét mà tất cả chúng ta đều có: chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu xin, nhưng đôi khi lời cầu nguyện của chúng ta dường như không được khứng nghe: những gì chúng ta đã cầu xin - cho chính mình hoặc cho người khác - không được ứng nghiệm. Chúng ta có kinh nghiệm này, rất thường xuyên… Nếu lý do cầu nguyện của chúng ta cao thượng (chẳng hạn như cầu cho sức khỏe của một người bệnh, hay như để kết thúc chiến tranh), thì việc không ứng nghiệm này có vẻ gây tai tiếng. Thí dụ, đối với các cuộc chiến tranh: chúng ta cầu xin cho các cuộc chiến tranh kết thúc, những cuộc chiến này có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hãy nghĩ đến Yemen, hãy nghĩ đến Syria, những quốc gia đã trải qua nhiều năm chiến tranh, bị tàn phá bởi chiến tranh, và chúng ta cầu nguyện, nhưng các cuộc chiến tranh này không hề kết thúc. Nhưng làm thế nào có thể có chuyện này? “Một số người thậm chí ngừng cầu nguyện vì họ nghĩ rằng lời thỉnh cầu của họ không được lắng nghe” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2734). Nhưng nếu Thiên Chúa là Cha, tại sao Người không lắng nghe chúng ta? Người đã bảo đảm với chúng ta rằng Người ban những điều tốt lành cho những đứa con đến cầu xin Người những điều ấy (x. Mt 7:10), tại sao Người không đáp ứng lời cầu xin của chúng ta? Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này: chúng ta đã cầu nguyện, đã cầu nguyện nhiều, cho bệnh tật của một người bạn, một người cha, một người mẹ, vân vân. Nhưng Thiên Chúa đã không ban theo yêu cầu của chúng ta! Đó là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều đã có.

Sách Giáo lý cung cấp cho chúng ta một bản tóm tắt rất tốt về vấn đề này. Nó giúp chúng ta đề phòng nguy cơ không sống một trải nghiệm đức tin chân chính, mà là biến đổi mối liên hệ với Thiên Chúa thành một điều gì đó có tính ma thuật. Cầu nguyện không phải là cây đũa thần: nó là một cuộc đối thoại với Chúa. Thật vậy, khi cầu nguyện, chúng ta có thể mắc nguy cơ không phải là người phục vụ Thiên Chúa, nhưng mong đợi Người phục vụ chúng ta (xem 2735). Như thế, đây là một lời cầu nguyện luôn đòi hỏi, muốn hướng các sự kiện theo kế sách riêng của chúng ta, vốn không thừa nhận bất cứ kế hoạch nào khác ngoài các mong muốn của chính chúng ta. Mặt khác, Chúa Giêsu hết sức khôn ngoan khi dạy chúng ta Kinh Lạy Cha. Như chúng ta biết, đó là lời cầu nguyện chỉ gồm các câu hỏi, nhưng các câu hỏi đầu tiên chúng ta thốt ra đều hướng về phía Thiên Chúa. Chúng cầu xin sự ứng nghiệm không phải kế hoạch của chúng ta, mà là ý muốn của Người đối với thế giới. Tốt hơn nên phó mặc cho Người: “Nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện” (Mt 6:9-10).

Và Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta thậm chí không biết mình nên cầu xin điều gì cho thích hợp (xem Rm 8: 26). Chúng ta cầu xin những thứ cần thiết, các nhu cầu của chúng ta, những thứ chúng ta thiếu: "Nhưng điều này có thích đáng hơn hay không?" Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, chúng ta thậm chí không biết nên xin điều gì cho đúng. Khi cầu nguyện, chúng ta cần khiêm tốn: đây là thái độ đầu tiên khi đi cầu nguyện. Cũng giống như thái độ ở nhiều nơi khi đi cầu nguyện trong nhà thờ: phụ nữ đội khăn che mặt hoặc lấy nước thánh để bắt đầu cầu nguyện, theo cách này, chúng ta phải tự nhủ trước khi cầu nguyện rằng đó là cách đúng đắn; Thiên Chúa sẽ ban cho tôi những gì đúng đắn để ban cho. Người biết. Khi cầu nguyện, chúng ta phải khiêm tốn, để lời nói của chúng ta thực sự là lời cầu nguyện chứ không phải chỉ là lời nói suông vốn bị Thiên Chúa bác bỏ. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện vì những lý do sai lầm: chẳng hạn như để đánh bại kẻ thù trong chiến tranh, mà không tự hỏi xem Thiên Chúa nghĩ gì về một cuộc chiến như thế. Thật dễ dàng viết “Chúa ở cùng chúng ta” trên một biểu ngữ; nhiều người rất muốn biết chắc Thiên Chúa ở với họ, nhưng ít người bận tâm đến việc kiểm tra xem họ có thực sự ở với Thiên Chúa hay không. Trong cầu nguyện, chính Thiên Chúa là Đấng phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta là người phải hoán cải Thiên Chúa. Đó là sự khiêm tốn. Con đi cầu nguyện nhưng lạy Chúa, xin hãy hoán cải trái tim con để nó cầu xin điều gì là thích đáng, điều gì tốt nhất cho sức khỏe thiêng liêng của con.

Tuy nhiên, tai tiếng vẫn còn đó: khi người ta cầu nguyện với tấm lòng chân thành, khi họ cầu xin những điều tương ứng với Nước Thiên Chúa, khi một người mẹ cầu nguyện cho đứa con bị bệnh của mình, tại sao đôi khi Thiên Chúa dường như không nghe họ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thanh thản suy gẫm các sách Tin Mừng. Các trình thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu đầy những lời cầu nguyện: nhiều người bị thương tích về thể xác và tinh thần xin Người chữa lành; có những người cầu nguyện cho một người bạn không còn đi được nữa; có những người cha, người mẹ nuôi dưỡng những đứa con trai, con gái đau ốm… Tất cả đều là những lời cầu nguyện thấm đẫm đau khổ. Đó là một dàn hợp xướng bao la khẩn nài: "Xin thương xót chúng con!"

Chúng ta thấy rằng đôi khi đáp ứng của Chúa Giêsu đến ngay lập tức, trong khi trong một số trường hợp khác, đáp ứng của Người bị trì hoãn: dường như Thiên Chúa không trả lời. Hãy nghĩ đến người đàn bà Canaan van xin Chúa Giêsu cho con gái bà: người phụ nữ này phải nài nỉ rất lâu mới được nghe lời (x. Mt 15:21-28). Bà ấy thậm chí còn phải khiêm tốn khi nghe một lời của Chúa Giêsu có vẻ hơi khó chịu đối với bà: chúng ta không được ném bánh mì cho chó, cho những con chó đơn thuần. Nhưng sự sỉ nhục này không đáng kể chi đối với người phụ nữ: sức khỏe của con gái bà mới là điều đáng kể. Và bà ấy tiếp tục: “Đúng vậy, nhưng ngay cả những con chó cũng ăn những mảnh vụn rơi ra từ bàn của chủ chúng”, và Chúa Giêsu thích điều này. Dũng cảm trong lời cầu nguyện. Hoặc nghĩ đến người bại liệt do bốn người bạn của họ mang đến: Đức Giêsu ban đầu tha tội cho ông ta và chỉ sau đó mới chữa lành thân xác ông ta (x. Mc 2: 1-12). Do đó, trong một số trường hợp, việc giải quyết vấn đề không có ngay lập tức. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những trải nghiệm này. Chúng ta hãy nhìn lại một chút: biết bao lần chúng ta đã cầu xin một ơn thánh, một phép lạ, tỷ dụ như thế, và chẳng có gì xảy ra cả. Rồi, với thời gian, sự việc ổn thỏa nhưng theo cách của Thiên Chúa, cách thần thiêng, không theo những gì chúng ta muốn ở thời điểm đó. Thời gian của Chúa không phải là thời gian của chúng ta.

Theo quan điểm này, việc chữa lành cho con gái của ông Gia-ia đáng được đặc biệt chú ý (xem Mc 5: 21-33). Có một người cha đang rất vội vàng: con gái ông bị ốm và vì lý do này ông đến cầu cứu Chúa Giêsu. Thầy Chí Thánh ngay lập tức chấp nhận, nhưng trên đường họ về nhà, một cuộc chữa lành khác xảy ra, và rồi có tin bé gái đã chết. Tưởng chừng như đã kết thúc, nhưng thay vào đó, Chúa Giêsu nói với người cha: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5:36).

“Tiếp tục có đức tin”: vì đức tin nâng đỡ việc cầu nguyện. Và quả thật, Chúa Giêsu sẽ đánh thức đứa trẻ đó khỏi giấc ngủ của thần chết. Nhưng trong một thời gian, Ông Gia-ia đã phải bước đi trong bóng tối, với ánh lửa của đức tin. Lạy Chúa, xin ban cho con đức tin! Xin cho đức tin của con lớn mạnh! Anh chị em hãy xin ơn này, có đức tin. Trong Tin Mừng, Chúa Giê-su nói rằng đức tin rời được núi non. Nhưng, phải là đức tin thực sự. Chúa Giêsu, trước đức tin của người nghèo, của dân Người, đã được thuyết phục; trước niềm tin đó, Người cảm thấy một sự dịu dàng đặc biệt. Và Người khứng nghe.

Lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu ngỏ với Chúa Cha tại vườn Diệtsimani dường như cũng không được lắng nghe. “Lạy Cha, nếu có thể, xin hãy cất chén này khỏi con”. Dường như Chúa Cha không lắng nghe Người. Chúa Con phải uống cạn chén thống khổ. Nhưng Thứ Bảy Tuần Thánh không phải là chương cuối cùng, vì đến ngày thứ ba, tức Chúa Nhật, là ngày Phục sinh. Ma qủy là chúa tể của ngày áp chót: hãy nhớ kỹ điều đó. Ma qủy không bao giờ là chúa tể của ngày cuối cùng, không: áp chót, thời điểm mà đêm tối đen nhất, ngay trước bình minh. Rồi nữa, vào ngày áp chót, có sự cám dỗ, khi ma quỷ khiến chúng ta nghĩ rằng nó đã chiến thắng: “Thấy chưa? Tôi đã thắng!". Ma qủy là chúa tể của ngày áp chót: cuối cùng là ngày Phục sinh. Nhưng ma qủy không bao giờ là chúa tể của ngày sau hết: Thiên Chúa là Chúa của ngày sau hết. Vì ngày đó chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa, và đó là ngày mà mọi khao khát cứu rỗi của con người sẽ được ứng nghiệm. Chúng ta hãy học cho được tính kiên nhẫn khiêm tốn này, biết chờ đợi ơn thánh của Chúa, chờ đợi ngày cuối cùng. Thường thì điều áp chót rất vất vả, vì các đau khổ của con người bao giờ cũng vất vả. Nhưng Thiên Chúa ở đó. Và vào ngày cuối cùng, Người sẽ giải quyết mọi việc. Cảm ơn anh chị em.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cha Michael Nguyễn Hữu Phú Và Tôi Và Cán Bộ Và Hòa Thượng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
09:05 26/05/2021
Cha Michael Nguyễn Hữu Phú Và Tôi Và Cán Bộ Và Hòa Thượng



Cha Micae Nguyễn Hữu Phú qua đời.



Nhận được tin tôi khóc không cầm được nước mắt.



Vì tôi biết một trong những cha già thương yêu tôi và đồng cảm với tôi không đã còn nữa.



Tôi nhớ năm 1989 khi được gửi từ DCCT Thái Hà, Hà Nội vào DCCT Kỳ Đồng, Sài Gòn, tôi được chia công việc quét dọn ba hành lang và hai dẫy nhà vệ sinh ở lầu II.



Tầng này có phòng học của các thầy sinh viên và phòng học của các thầy trợ sĩ là nơi cha Micae

dạy học. Thấy tôi lần đầu, ngài ân cần hỏi han và khuyến khích tôi cố gắng tu hành.



Cái duyên của tôi vời ngài bắt đầu từ đấy. Trước ngày lên đường sang Roma tôi có ghé thăm ngài ở Tu viện Mai Thôn thì thấy ngài đang tập thể dục bằng cách đạp xe quanh hàng lang Tu viên.



Những năm 2008-2010 ở Thái Hà, khi tôi bị nhà cầm quyền bách hại, đài báo ti vi vu khống chụp mũ tôi đủ điều xấu xa, ngài đã đích thân viết những lời an ủi, nâng đỡ, khích lệ tôi.



Ngài viết trên các tờ giấy lớn bé ngắn dài khác nhau. Ngài còn trích dẫn Kinh Thánh và lời các thánh cho từng điều và gửi thư tay cho tôi qua các anh em từ Sài Gòn ra Hà Nội.



Ngài nói rằng trong cái nhìn đức tin, khổ nạn tôi đang phải chịu là chịu cùng Chúa và chịu thay cho anh em, là vinh quang và danh dự cho Nhà Dòng; rằng tôi đừng sợ vì có Chúa Thánh Thần ở với tôi, vì có ngài và nhiều người cầu nguyện cho tôi...



Tôi không nhớ chi tiết. Nhưng nội dung đại khái là vậy. Tôi đọc và rất cảm động. Tôi coi đấy là những chứng tích quý báu của tình huynh đệ nên lưu lại cẩn thận trong hồ sơ cá nhân ở Thái Hà.



Những năm 2000-2005 khi phục vụ tại Tu viện DCCT Kỳ Đồng, tôi gặp ngài khá thường xuyên và hai cha con hay chia sẻ với với nhau chuyện trên trời dưới đất. Đây hai chuyện liên quan đến ngài.



CHUYỆN 1: HÒA THƯỢNG XƯNG TỘI RƯỚC LỄ



Cha Micae Nguyễn Hữu Phú kể lần kia Hòa thượng Thích Trí Dũng trụ trì Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ ( Chùa Một Cột ở Thủ Đức) mời ngài đến để nói một chuyện quan trọng.



Hòa thượng nói ngài quê ở Ứng Luật, huyện Kim Sơn, Giáo phận Phát Diệm, sinh ra trong gia đình Công Giáo và ngài đã được rửa tội và đã xưng tội rước lễ lần đầu.



Vì thời cuộc nhiễu nhương, ngài đã lưu lạc vào Chùa và dần dần trở thành một trong những chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội Phật giáo Miền Nam trước 75 và Phật giáo Việt Nam sau 75.



Dù ở trong Chùa, nhưng Hòa Thượng không quên Chúa và vẫn thường xuyên âm thầm lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ.



Bây giờ về già, Hòa Thượng muốn được trở lại Đạo; nhưng nếu bỏ Chùa và về làm dân thường, sống như một người Công Giáo, thì có lẽ mình thiếu bác ái với Giáo hội Phật giáo và khiến người ta sốc.



Vì thế Hòa Thượng đã xin xưng tội với ngài, xin ngài cho Hòa Thượng sống Đạo trở lại cách âm thầm và xin ngài thỉnh thoảng cho Hòa Thượng được rước Lễ.



Từ đấy ngài có nhờ một người, hình như là một soeur, thỉnh thoảng kiệu Mình Thánh Chúa đến Chùa cho Hòa Thượng rước Lễ.



Khi kể với chúng tôi chuyện này thì Hòa Thượng chưa viên tịch và ngài nói chúng tôi không phổ biến chuyện này ra bên ngoài.



Mấy năm sau, vào năm 2001 trước khi viên tịch, Hòa Thượng đã nhắn cha Phú đến gặp lần cuối. Hòa Thượng xin khi qua đời thì Cha Phú làm lễ cầu nguyện cho Hòa Thượng ở nhà thờ, còn linh cữu thì cứ để cho bên Nhà Chùa họ làm theo nghi thức của Phật giáo.



Khi Hòa Thượng gần chết thì cha Phúc cũng báo cho tôi biết để cầu nguyện cho Hòa Thượng vì ngài biết tôi cùng quê Ninh Bình-Phát Diệm với Hòa Thượng.



Khi Hòa Thượng qua đời, Cha Micae Phú có đến viếng và làm lễ cầu nguyện cho Hòa Thượng theo như yêu cầu của Hòa Thượng trước khi chết.



Thật đúng là Chúa thương yêu người ta vô cùng. Đúng là mọi kẻ Đức Chúa Cha đã ban cho Đức Chúa Giêsu, thì Ngài không để mất một ai. Vậy chúng ta đừng mất niềm hy vọng về ơn cứu độ của mình hay người thân.



Tôi cũng tin vào hiệu năng của phép Mân Côi. Vì theo tôi rõ ràng là Hòa Thượng Thích Trí Dũng, nhờ còn nhớ đọc kinh Mân Côi mà cuối cùng đã có cơ may trở lại Đạo và đón nhận được các bí tích trước khi qua đời.



CHUYỆN 2: XƯỚNG TÊN "BÁC HỒ" TRONG THÁNH LỄ



Hồi thập niên 70-80 cộng sản đang đắc thắng và coi ông Hồ Chí Minh như thần thánh mà mọi người phải tôn vinh.



Một cán bộ Huyện Thủ Đức nhiều lần yêu cầu một cha xứ trong hạt Thủ Đức xướng tên “Bác Hồ” trong Thánh Lễ.



Ông ta bảo bên Công Giáo vẫn xướng tên Đức Giáo Hoàng, các vị thánh và các giáo dân trong Thánh Lễ giờ thêm tên “Bác Hồ” vào thì cũng tốt hơn chứ có sao!



Biết Cha Phú là Giáo sư Phụng vụ, cha xứ kia hỏi ý ngài. Cha Phú nói cha kia cứ về nói với cán bộ rằng:



Trừ Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục giáo phận và các vị thánh của Giáo Hội, đúng là chúng tôi có xướng tên người thường trong Thánh Lễ, nhưng đấy là những kẻ tội lỗi.



Vậy tôi sẽ đọc tên “Bác Hồ” của ông trong Thánh Lễ theo lời ông xin, như đọc tên những người tội lội lỗi khác để cầu xin Chúa tha thứ cho "Bác” những tội lỗi “Bác đã” gây ra làm hại mình và hại người.

Vài tuần sau cha xứ kia kể lại, ông cán bộ nọ nói: "Thôi! Thôi! Vậy thôi xin cụ đừng đọc tên Bác Hồ trong Thánh Lễ nữa!”



Cũng từ đó cán bộ hết dám yêu sách ngang ngược!



Roma 2021.05.26

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
 
Nhớ Cha Micael Nguyễn Hữu Phú DCCT
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
09:08 26/05/2021
Nhớ Cha Micael Nguyễn Hữu Phú DCCT (1929-2021)

Ngài cao to, không béo không gầy, vẻ mặt điềm đạm phúc hậu, giọng nói trầm ấm ngọt ngào, nói năng từ tốn, trò chuyện ân cần, ăn mặc giản dị và lịch sự, nhưng giảng dạy thì rất say mê và hùng biện.

Một cách tổng quan, trên mọi phương diện, tôi thấy hiếm có cha nào tôi gặp trong cuộc đời có đời sống quân bình hơn ngài và tu đắc đạo hơn ngài.

NGÀI SỐNG GIẢN DỊ VÀ NGHÈO KHÓ

Ngài không có người giúp việc hay nấu ăn. Nhà xứ ngài ở chỉ là căn nhà cấp 4 lợp tôn có một gác nhỏ nóng nực chật chội. Bàn ghế, giường tủ, xe pháo, quần áo, giầy dép, máy móc… mọi vật dụng đều ở mức tối thiểu và miễn sao có để dùng được.

Nội thất của ngài tôi nghĩ chỉ có cái bàn bureau của quân đội Mỹ ngày xưa còn lại là quý nhất, thì năm 1991 ngài đã đồng ý đổi cho cha Nguyễn Ngọc Bích để làm bàn giáo sư ở phòng học Dự tập DCCT Sài Gòn.

Làm chính xứ Bình Thọ 26 năm, nhưng cho đến lúc rời khỏi giáo xứ, vật dụng của ngài chỉ là một ít sách vở bằng tiếng Pháp, tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Một cái xe cup 70 mầu tro cũ kỹ và cái máy cassette cổ lỗ sĩ và vài bộ áo quần mà có cái vải đã xơ ra rồi.

NGÀI LÀ NGƯỜI CÓ ĐỜI SỐNG KHIẾT TỊNH MẪU MỰC

Ngài sống rất có tình cảm. Tuy nhiên, ngài giao tiếp với mọi người rất chuẩn mực. Không ai có thể thấy nơi ngài điều gì tổn hại đến đời sống khiết tịnh.

Ngay cả trong lời nói cũng vậy. Không bao giờ ngài có một lời thô thiển ám chỉ đến phái tính chứ đừng nói là quan hệ nam nữ.

Tôi vẫn tự hỏi tại sao ngài có thể vượt qua cám dỗ phái tính, làm sao ngài có sức khỏe tốt như vậy, làm sao ngài có thể sống quân bình và thanh thản như vậy?

Tôi nghĩ bí quyết có lẽ là ngài đam mê lời Chúa, ngài suy gẫm, ngài cầu nguyện, ngài ăn ở điều độ, ngài tập thể dục, ngài giao tiếp thân ái với mọi người và ngài đắm mình trong công việc nghiên cứu và dịch thuật Kinh Thánh và Phụng Vụ.

NGÀI LUÔN MAU MẮN V NG LỜI CÁC ĐẤNG BỀ TRÊN

Hồi năm 1978 cộng sản bỏ vạ cáo gian đồng loạt đánh cướp 5 tu viện của 5 Dòng ở Thủ Đức trong đó có Học viện DCCT do ngài làm Giám đốc. Đúng lúc đó, Đức TGM Nguyễn Văn Bình xin ngài về giúp Giáo xứ Bình Thọ gần ngã tư Thủ Đức, ngài đã nhận lời.

Năm 2001 Cha Phó Tổng quyền và sau đó là Tổng quyền sang kinh lược Việt Nam. Các ngài nhắc anh em đang coi giáo xứ không phải của Nhà Dòng thì nên tìm cách trở về tu viện cho có đời sống cộng đoàn. Ngài lập tức xin Đức TGM Sài Gòn liệu tìm cha xứ mới cho Bình Thọ để ngài có thể sớm về lại Nhà Dòng.

Năm 2004 ngài về ở trong Tu viện DCCT Mai Thôn. Có lần tôi thấy các anh em trung niên muốn được thong dong để làm việc mình thích, không chịu đảm nhận chức vụ Bề trên Tu viện, thế là Cha Giám Tỉnh đã xin ngài và ngài khiêm tốn nhận lời.

Tôi có kinh nghiệm với ngài là bất cứ việc gì các đấng bề trên nhân danh Nhà Dòng giao cho ngài thì ngài mau mắn vâng lời và làm đến nơi đến chốn, làm với tất cả lòng yêu mến và nhiệt thành.

NGÀI LÀ NGƯỜI YÊU MẾN NHÀ DÒNG

Ngài kể lúc nhỏ các cha DCCT Gia Nã Đại đến Bình Cang quê ngài giảng đại phúc. Ông bà cố và ngài thấy các cha dễ thương nên đã xin cho ngài vào đệ tử Huế.

Tôi thấy ngài coi Nhà Dòng là cái gì thiêng liêng và cụ thể, là cái gì máu thịt mà ngài quý có lẽ còn hơn chính bản thân mình. Ngài luôn hết lòng vun đắp cho Nhà Dòng.

Một cách cụ thể bằng sự hiện diện và chu toàn bổn phận, bằng việc kính trọng các thế hệ cha anh và nhiệt thành nâng đỡ các thế hệ đàn em.

HIỆN DIỆN VÀ CHU TOÀN BỔN PHẬN

Tuy ngài ở Giáo xứ Bình Thọ, Thủ Đức, nhưng chẳng mấy tuần mà ngài không có mặt ở Kỳ Đồng ít là một hai ngày.

Ngài cũng hiện diện trong mọi biến cố vui buồn của Nhà Dòng và của anh em ít là ở Sài Gòn và vùng phụ cận.

Không phải chỉ vì dạy học hay họp hành. Nhiều khi ngài đến chỉ để thăm các anh em, ăn với anh em bữa cơm và trò chuyện với các anh em già trẻ.

Yêu mến bằng việc làm cụ thể chứ không phải nơi đầu môi chót lưỡi. Bất cứ điều gì bề trên ngỏ ý với ngài, ngài đều khiêm tốn nhận lời và mau mắn chu toàn.

Tôi có 7 năm làm Chánh văn phòng Tỉnh Dòng và nhiều lần phải liên lạc với ngài theo lệnh Cha Giám Tỉnh nên tôi thấy vậy.

Ngài bảo trong Nhà Dòng có những anh không làm gì mà việc gì cũng xen vào: không làm việc cộng đoàn giao phó, nhưng lại đi chê bai và chỉ trích người khác. Mình không nên vậy. Mình cứ làm thôi!

KÍNH TRỌNG VÀ ĐỀ CAO CÔNG ĐỨC CÁC THẾ HỆ ĐÀN ANH

Tôi hiếm thấy có cha nào kính trọng các cha già và các bậc tiền nhân trong Dòng như ngài.

Tôi biết ngài từ khi ngài 60 tuổi, nhưng tôi thấy mỗi khi ngài gặp các cha già thì ngài ân cần hỏi thăm, trò chuyện bằng một thái độ rất cung kính.

Mỗi khi giảng dạy cho anh em trong Dòng ngài hay đưa gương các cha già và các cha đã qua đời ra làm gương mẫu cho chúng tôi.

Hiếm thấy có cha nào hay nhắc đến các thế hệ trên mình, ghi nhớ và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân như ngài.

Ngài bảo các cha Gia Nã Đại, các cha già như cha Bích, cha Thanh, cha Lành, cha Tín... là những gốc rễ của DCCT và của từng anh em DCCT chúng ta bây giờ.

Ngài bảo các anh em đã cha chết vì tay cộng sản như thầy Văn, thầy Đạt, cha Thuấn, cha Điềm, thầy Đàn… là những hạt giống tốt của DCCT, là “Lời” đã được gieo trên đất nước Việt Nam này.

Ngài nói nhiều chuyện hay lắm. Tiếc là tôi không nhớ được. Tôi chỉ nhớ là khi giảng dạy cũng như khi họp hành, hai thứ mà ngài hay dùng để làm căn cứ giảng dạy nhất là Lời Chúa và việc làm của các thế hệ đi trước.

THƯƠNG YÊU VÀ N NG ĐỠ CÁC THẾ HỆ ĐÀN EM

Ai cũng biết hồi sau 1975, các học viện và chủng viện bị nhà cầm quyền giải tán, kiếm được một giáo xứ hay một tu viện cưu mang để có thể tiếp tục chí hướng tu trì thì khó khăn và may mắn chừng nào.

Biết vậy nên khi ngài làm chính xứ, ngài đã mời hai cha khi ấy còn đang làm thầy là cha Phiên và cha Thành đến sống chung với ngài tại ngôi nhà xứ chật chội trước cửa nhà thờ Bình Thọ.

Khi tôi mới từ Hà Nội vào Sài Gòn, ngài dạy các thầy ở tầng 3 nơi tôi phụ trách quét dọn vệ sinh, gặp tôi ngài ân cần hỏi han và cổ vũ tôi tu học.

Khi tôi hỏi ngài cái gì thì ngài không chỉ giải thích khi ấy mà sau đó về nhà ngài còn nghiên cứu cẩn thận hơn và viết lại ra giấy với những chú thích và cước chú rất cẩn thận rồi gửi lại cho tôi.

Ngài mời chúng tôi khi nào có thể cứ đến chỗ ngài chơi. Nhưng ngài báo trước không có chỗ ngủ, nếu buổi trưa nghỉ tạm ra nằm ở ghế nhà thờ.

Ngài dạy học chúng tôi ở Học viện Liên Dòng và ở Học viện DCCT. Ngài tỏ ra thông cảm với chúng tôi, khuyến khích và nâng đỡ chúng tôi nhiều.

Ngài không bao giờ có ý làm khó dễ sinh viên chúng tôi bằng khối lượng ôn thi khổng lồ hay bằng các đề thi kiểu “hũ nút.”

Ai trình bày ý tưởng gì với ngài thì ngài chăm chú lắng nghe, góp ý và cổ vũ nhiệt thành.

Tôi thấy cái thứ phụng vụ ngài dạy chúng tôi là thứ phụng vụ dựa trên Kinh Thánh, trên truyền thống sống động của Giáo Hội và trên thực tế đời sống của con người hiện tại, chứ không phải là thứ phung vụ hình thức hoặc cải lương.

NGÀI ĐAM MÊ LỜI CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ

Ngài học về Phụng vụ nhưng có lẽ ngài nghiên cứu và dịch thuật Kinh Thánh và sách chú giải Kinh Thánh nhiều hơn là nghiên cứu Phụng vụ thuần túy.

Khi giảng tĩnh tâm, ngài trích dẫn lời Chúa nhiều hơn là trích dẫn tư tưởng của các thần học hoặc trình bày là ý kiến riêng của ngài mà ngài thường gọi đấy là kiểu “nói theo tình tư dục.”

Suy tư cá nhân của ngài, nếu có thể gọi như vậy, thì đấy cũng là các tư tưởng của Kinh Thánh, là chính các lời Kinh Thánh. Ngài dùng Kinh Thánh để giải thích Kinh Thánh.

Một câu lời Chúa ngài giảng gọi lên bao nhiêu câu chữ khác mà ngài trích dẫn trong Kinh Thánh để giúp anh em hiểu xem thực sự ý Chúa muốn nói trong cái lời kia là gì.

Ngài giảng lời Chúa cách say mê đến nỗi có cảm tưởng rằng có mặt hay không có mặt thính giả thì đối với ngài lúc đấy cũng vậy.

Mỗi khi trích dẫn một câu Kinh Thánh thì môi miệng ngài thường thốt lên “Hay lắm! Hay không thể tưởng tượng được!”

Vì hay như vậy nên ngài thường dùng lời Chúa để đặt các bài hát phụng vụ. Nhưng nếu các nhạc sĩ khác thường cắt cúp lời Chúa cho phù hợp với giai điệu thì ngài làm ngược lại: giai điệu phải theo lời Chúa, ngài không bỏ một ý một lời nào của bản văn phụng vụ.

Ngài nói lời Chúa hay như vậy mà nếu cắt cúp đi cho vừa với cảm hứng cá nhân thì còn gì là lời Chúa nữa! Có ai đẽo chân theo giày bao giờ! Mà làm như vậy thì không đúng và không còn phải là thánh ca phụng vụ nữa!

Do đó, bằng mọi cách phải bảo toàn tính nguyên vẹn của lời Chúa: âm nhạc phải đi theo Lời Chúa. Chính vì vậy các bài phụng ca ngài sáng tác không được réo rắn, uyển chuyển và phong phú, nhưng khi nghe ngài hát hay cả cộng đoàn hát, thì thấy rất sốt sắng.

Một trong những bài ngài làm tôi thấy rất ý nghĩa và cũng dễ hát là 10 đoản khúc về Chúa Thánh Thần. Tôi có giữ bản photo trong tủ Văn khố Tu viện Kỳ Đồng mà không biết giờ có còn không?

Nhưng nói về sự đam mê lời Chúa của ngài thì phải nói đến việc ngài dấn thân nghiên cứu và dịch thuật Kinh Thánh và Phụng vụ.

Ngài là một trong những thành viên kỳ cựu của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ - một nhóm các linh mục tu sĩ chuyên môn nghiên cứu và dịch thuật Kinh Thánh và các bản văn Phụng vụ trong suốt 50 năm qua.

Theo nhận định của tôi, trong Giáo hội Việt Nam, từ xưa đến nay, chưa có nhóm chuyên môn nào của Công Giáo gắn bó với nhau hơn, làm việc khoa học hơn và tạo ra nhiều sản phẩm tri thức có phẩm chất hơn, có ảnh hưởng sâu rộng hơn trong Giáo Hội Việt Nam bằng Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

Bộ sách Các Giờ Kinh Phụng vụ và bộ Kinh Thánh tiếng Việt được phổ biến nhất hiện nay, nghi thức Thánh Lễ chúng ta dùng một thời và toàn bộ các lời nguyện Thánh Lễ trong năm - phần dài nhất của Sách Lễ mà chúng ta vẫn đang dùng - và rất nhiều sách chú giải Kinh Thánh là những sản phẩm trí tuệ nổi bật của Nhóm này.

Ngài là một trong những người góp phần quan trọng trong việc tạo ra các bản văn tiếng Việt các sách giá trị trên đây.

Tôi đến thăm Trụ sở làm việc của Nhóm mấy lần và có lần còn ăn cơm ở đấy với các cha các soeurs tôi nghe cha Nguyễn Ngọc Tỉnh nói “chúng tôi là một đội banh” và tôi tin là cha Micae Nguyễn Hữu Phú là một cầu thủ kỳ cựu và xuất sắc trong đội banh hay nhất kia của Giáo Hội Việt Nam.

Tóm lại, cha Micae Nguyễn Hữu Phú là một trong những tu sĩ chân chính của DCCT, một người tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, đã sống ơn gọi và sứ vụ của mình và của Nhà Dòng và Giáo Hội một cách tốt đẹp hết mức có thể trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.

Bằng gương đời sống của mình, bằng việc mục vụ giáo xứ và giảng dạy cho các tu sĩ-chủng sinh, bằng viện nghiên cứu và dịch thuật sách Kinh Thánh và Phụng Vụ, ngài đã đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam.

Trong số những linh mục tôi đã gặp trong cuộc đời, ngài là một trong những cha tôi kính phục nhất.

Tôi cám ơn Chúa đã ban ngài cho Giáo hội Việt Nam, cho Nhà Dòng Chúa Cứu Thế và cho bản thân tôi.

Tôi cầu xin cho tôi, cho Nhà Dòng Chúa Cứu Thế, cho Giáo Hội có những tu sĩ-linh mục có trí ý, tâm tình và lối sống chứng nhân như Cha Micael.

Roma 26.05.2021

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ Maria Regina familiae - Nữ vương các gia đình
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:38 26/05/2021
Trong kinh cầu Đức Mẹ Maria có câu ca tụng cầu nguyện: “Regina familiae - Nữ vương các gia đình“.

Tại sao lại ca tụng kêu cầu Đức Mẹ Maria như thế?

Hình ảnh nếp sống gia đình có từ ngàn xưa ngay từ khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ con người đầu tiên Ông Bà Adong - Evà. (St 2,09-25). Và được Thiên Chúa chúc phúc lành cho sinh sống trong khu vườn địa đàng ngay nơi trần thế.

Nhưng vì căn nguyên tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ lỗi luật Thiên Chúa gây ra, nên nếp sống gia đình ngay từ gia đình đầu tiên của Adong-Evà đã vướng mắc lún sâu vào tình trạng đố kỵ chia rẽ đi đến bạo lực ganh ghét giết nhau: Cain giết em mình là Abel. (St 4, 1-15)

Trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay, hình ảnh nếp sống gia đình dù có trải qua những biến chuyển thay đổi lên xuống, những suy luận trái ngược, vẫn cần thiết cùng hằng luôn được duy trì bảo vệ.

Hình ảnh nếp sống gia đình vẫn có vị trí chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội cùng tôn giáo, với phần lớn con người.

Đời sống con người cần có tình yêu thương gắn bó thân thiết. Những người thân yêu ruột thịt trong gia đình trao cho nhau nhu cầu tình yêu thương thắm thiết đó rất sâu thẳm: vợ chồng cho nhau, cha mẹ con cái cho nhau, anh chị em cho nhau. Từ nếp sống gia đình con người học hỏi có kinh nghiệm thế nào là tình yêu thương gắn bó thân thiết.

Đời sống con người luôn cần đến sự tương quan nâng đỡ trợ giúp nhau, nhất là trong những hoàn cảnh gặp khó khăn khúc mắc. Gia đình là bến bờ thích hợp cùng đúng lúc và lâu dài cho nếp sống như thế.

Đời sống con người từ lúc bước chân vào trường đời phải sống chiến đấu lựa chọn. Nếp sống giáo dục gia đình ngày xưa cha mẹ anh chị em sống trao cho nhau là trường học đầu tiên mang đến những bài học mẫu gương, cùng kinh nghiệm cho suy nghĩ con đường cuộc sống.

Và cũng từ nơi nếp sống gia đình những người con, người trẻ học biết được nếp sống nhân bản lễ nghĩa, thế nào là lòng trung thành, các gía trị đời sống thế nào là lòng nhân nghĩa trong chiều tương quan với Thiên Chúa Thượng Đế, và trong chiều tương quan xã hội với con người trong xã hội.

Xưa nay không ai chối cãi, những điều căn bản trong cuộc sống có được những thói quen căn bản tốt lành mạnh như giữ vệ sinh thân thể, biết đọc biết viết…là do cha mẹ gia đình hướng dẫn tập dậy cho.

Lẽ dĩ nhiên xưa nay vẫn có những người, vì hoàn cảnh số phận không may mắn, không có nếp sống gia đình cha mẹ con cái, anh chị em, đầm ấm…nhưng họ vẫn có cuộc sống căn bản tốt đẹp lành mạnh và thành công.

Nhưng dù thế nào đi nữa, nếp sống gia đình vẫn luôn là hình ảnh cao đẹp cùng đóng vai trò thực tế hằng sống động trong tâm trí con người. Và con người khi có gia đình họ luôn xây dựng hình ảnh cao qúi đó cho con cái gia đình mình.

Phúc âm nói đến gia đình thánh ngày xưa ở Nazareth có Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, hình ảnh nguyên thủy về tình yêu thương của Thiên Chúa, về sự khôn ngoan và sự trọn lành thánh thiện.

Có mẹ Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, người được Thiên Chúa gìn giữ không mắc tội tổ tông truyền lại, là một tạo vật cao qúi toàn vẹn trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa trên trần gian.

Có Giuse, người bạn đường của mẹ Maria, và là người trưởng gia đình cha nuôi Chúa Giêsu, làm lụng lo việc cơm áo cho gia đình. Trong đời sống là trưởng gia đình thánh gia, Giuse đã trải qua những biến chuyển đoạn đường đời sống, như phúc âm thuật lại, có nhiều thử thách chịu đựng trong âm thầm với lòng khiêm nhượng sâu thẳm. Giuse đã phải sống dấn thân với nhiều hy sinh chịu đựng, vì trách nhiệm sự no ấm, bảo vệ gìn giữ gia đình cho mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Dù là gia đình thánh gia khi xưa, nhưng nếp sống gia đình thánh cũng có những căng thẳng, như phúc âm thuật lại chuyến hành hương gia đình lên đền thờ Jerusalem. Sau hành hương Chúa Giêsu ở lại đền thờ một mình để cho cha Giuse và mẹ Maria đi tìm kiếm ba ngày. Khi gặp lại con, trẻ Giesu thay vì mừng rỡ lại lạnh lùng nói ngay sao cha mẹ lại tìm con, con còn phải lo chu toàn việc Chúa Cha trao cho.!

Đó là hình ảnh đời sống chung trong gia đình. Và hình ảnh căng thẳng như thế hằng đã xẩy ra trong các gia đình chúng ta xưa nay. Gốc rễ nảy sinh sự căng thẳng trong nếp sống gia đình có từ sự không hoàn thiện thuộc về con người.

Nếp sống gia đình thánh gia, dù có trải qua căng thẳng, nhưng như phúc âm viết thuật lại, luôn có bầu không khí kính trọng nhau, chú ý đến nhau và thể hiện tình yêu thương giữa nhau sâu đậm: Chúa Giêsu về nhà sống vâng lời cha mẹ mình, và mẹ Maria tế nhị kín đáo gìn giữ những lời nói hình ảnh con mình trong tâm hồn.

Phẩm chất một nếp sống chung như thế, Hội Thánh hằng mong ước cổ vũ cho mọi gia đình, cho mọi cộng đoàn, nơi đó con người sống gắn bó liên kết với nhau thể theo ý muốn của Thiên Chúa. Và chính vì thế Đức Mẹ Maria được ca ngợi kêu cầu là „Regina Familiae - Nữ vương các gia đình“.

Đức Mẹ Maria là hình ảnh gương mẫu của gia đình thánh gia Nazareth, nơi đó các gia đình về phương diện con người, và cộng đoàn chung sống tìm gặp được ánh sáng ngôi sao hướng dẫn. Trong ý nghĩa đó Đức Mẹ Maria, mẹ của „gia đình thánh" là nữ vương của mỗi gia đình.

„Trong thời điểm đại dịch này, giữa biết bao khó khăn tâm lý, cả về kinh tế và y tế, tất cả những điều này trở nên hiển nhiên: mối dây liên kết gia đình đã và đang bị thử thách nặng nề nhưng đồng thời vẫn là điểm quy chiếu vững bền nhất, là sức hỗ trợ mạnh mẽ nhất, là thành trì không thể thay thế để duy trì toàn thể cộng đồng nhân loại và xã hội.

Vì thế chúng ta hãy hậu thuẫn gia đình! Hãy bảo vệ gia đình khỏi những gì làm tổn hại vẻ đẹp của nó. Hãy tiếp cận mầu nhiệm tình yêu này với sự ngạc nhiên, thận trọng và dịu dàng. Hãy cam kết gìn giữ mối liên kết quý giá và mong manh của gia đình: con cái, cha mẹ, ông bà… Cần thắt chặt những mối dây liên kết này để sống và sống tốt, để làm cho nhân loại thêm tình huynh đệ.“ (Đức Thánh Cha Phanxico, Thông điệp khai mạc Năm gia đình 19.03.2021).

„Regina familiae - Nữ vương các gia đình!“

Cầu cho các gia đình chúng con!

Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long
 
VietCatholic TV
Cấm tưởng niệm Thiên An Môn ở Hương Cảng. Tranh luận về việc cấm chính trị gia phò phá thai rước lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:15 26/05/2021


1. Lễ tưởng niệm Thiên An Môn tiếp tục bị cấm tại Hương Cảng

Cảnh sát đã từ chối cho phép tổ chức lễ cầu nguyện truyền thống được tổ chức vào ngày 4 tháng 6 để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Liên minh Hương Cảng Hỗ trợ các Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc, thường tổ chức sự kiện này hàng năm, đã cho biết như trên.

Trong năm thứ hai liên tiếp, các nhà chức trách viện dẫn coronavirus là lý do của lệnh cấm, vì sự cần thiết phải duy trì khoảng cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID.

Các nhà tổ chức đã xin phép tổ chức một cuộc tuần hành từ Sân chơi Southorn ở Loan Tế (Wan Chai, 湾仔) đến Văn phòng Liên lạc Hương Cảng của Trung Quốc ở khu vực Tây Loan (Sai Wan, 西湾). Dự kiến sẽ có từ 3,000 đến 6,000 người tham gia vào năm nay.

Các nhà lãnh đạo Liên minh nói rằng họ sẽ tiếp tục xin phép một cuộc biểu tình, với hy vọng rằng cảnh sát sẽ công nhận quyền tụ tập và biểu tình một cách hòa bình của công dân.

Chính quyền Carrie Lam đã sử dụng đại dịch một cách có hệ thống để ngăn chặn tất cả các hành động công khai ủng hộ dân chủ.

Bộ trưởng An ninh Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu, 李家超) cho biết ông hy vọng các cuộc biểu tình trên đường phố sẽ được tiếp tục sau khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe kết thúc, nhưng nói thêm rằng ông không mong đợi chúng sẽ giống như những cuộc biểu tình năm 2019 nhằm bao vây chính phủ.

Lý Gia Siêu cũng thề rằng tất cả các nhà hoạt động bỏ trốn ra nước ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho đến hết đời của họ.

Trong khi đó, truyền thống pháp luật tự do ở thuộc địa cũ của Anh đã bị giáng một đòn khác. Sáng 20 tháng 5, Thẩm phán Tòa án Tối cao Alex Lee đã ra phán quyết rằng trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia, bị cáo có thể bị xét xử mà không cần bồi thẩm đoàn.

Phán quyết của ông sẽ ảnh hưởng đến việc xét xử Đường Anh Kiệt (Tong Ying-kit, 唐英杰) 24 tuổi, người Hương Cảng đầu tiên bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh.

Cho đến nay, theo hệ thống luật lệ của Hương Cảng, bồi thẩm đoàn đã được sử dụng từ năm 1845 đối với các vụ án hình sự nghiêm trọng. Trang web của cơ quan tư pháp Hương Cảng mô tả bồi thẩm đoàn là một trong những “tính năng quan trọng nhất”.
Source:Asia News

2. Tòa Thánh sắp công bố bộ Giáo luật sửa đổi về các tội phạm, và hình phạt đi kèm

Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật cho biết, phần sửa đổi của Bộ Giáo luật về các tội ác và hình phạt, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, sẽ sẵn sàng để xuất bản trước khi kết thúc mùa hè.

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, người đứng đầu dự án, xác nhận việc công bố sắp xảy ra vào cuối tháng 5 sau khi các Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales công bố những thư từ trao đổi về việc thay đổi bộ luật hiện hành “nhằm phân biệt rõ ràng” giữa trường hợp một linh mục vi phạm lời hứa khiết tịnh với việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên..

Vào tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng công việc sửa đổi Quyển VI của Bộ Giáo luật, tức là phần nói về “Các biện pháp trừng phạt trong Giáo hội”, đã hoàn tất.

Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rằng việc sửa đổi là cần thiết “để làm cho nó trở nên hữu cơ hơn và phản ứng nhanh hơn với các tình huống và vấn đề mới” mà Giáo hội đã nhận thức rõ hơn kể từ khi bộ luật được công bố vào năm 1983. Công việc sửa đổi đã bắt đầu vào năm 2008.

Với tư cách là nhà lập pháp chính của Giáo hội, chính Đức Thánh Cha Phanxicô là người sẽ quyết định có ban hành cuốn sách sửa đổi hay không và ra lệnh thay thế luật hiện hành.

Tiếp theo các khuyến nghị do Cơ quan Điều tra Độc lập của Anh về Lạm dụng Tình dục Trẻ em đưa ra, Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng, yêu cầu một thiên giáo luật riêng trong bộ luật liên quan đến tội lạm dụng trẻ vị thành niên, tách biệt với thiên nói về tội “contra sextum”, nghĩa là tội “chống lại điều răn thứ sáu”.

“Mặc dù người ta thừa nhận rằng thuật ngữ 'contra sextum' đã được sử dụng theo truyền thống để thể hiện một điều gì đó rộng hơn nhiều so với việc vi phạm đức khiết tịnh, nhưng cũng nên nhận ra rằng thuật ngữ này, như được sử dụng trong luật, không còn đủ để đáp ứng các yêu cầu của một cách tiếp cận giáo luật đương đại đối với các tội phạm tình dục đối với trẻ vị thành niên và các quy định tương đương về luật pháp và có thể làm sai lệch các giá trị mà Giáo hội muốn bảo vệ trong việc truy tố những tội này”, vị Hồng Y viết.

Trong thư trả lời của mình, Đức Tổng Giám Mục Iannone nói, “Những mối quan tâm mà Đức Hồng Y bày tỏ đã được xem xét trong việc sửa đổi Quyển VI” của bộ luật 1983.

Trong cuốn sách sửa đổi, ngài nói, “tội ác chống lại trẻ vị thành niên được xem xét dưới một tiêu đề tách biệt với tội ác chống lại luật độc thân của các giáo sĩ. Tiêu đề sửa đổi sẽ là 'Các tội ác chống lại cuộc sống, phẩm giá và tự do của con người' và sẽ bao gồm một điều luật dành riêng cho các tội ác chống lại trẻ vị thành niên”.

Giám mục Arrieta nói với Catholic News Service rằng cuốn sách sửa đổi gồm 90 điều luật và mặc dù không phải tất cả chúng đều được viết lại, nhưng nhiều điều tuân theo các luật và thủ tục mới được ban hành sau khi Thánh Gioan Phaolô II ban hành bộ luật năm 1983.

Các luật mới bao gồm nhiều việc giải quyết tội lạm dụng tình dục giáo sĩ và nghĩa vụ của các giám mục và bề trên dòng phải hành động khi có cáo buộc, nhưng cũng bao gồm việc “mưu toan truyền chức cho phụ nữ” và các hành vi của các linh mục chống lại sự thánh khiết của Bí tích Thánh Thể và chống lại bí tích hòa giải.
Source:Sunday Visitors

3. Đức Thượng phụ Pizzaballa: Căng thẳng nội bộ, hơn cả chiến tranh, là dấu hiệu của khủng hoảng sâu sắc

Cuộc giao tranh mới nhất giữa Israel và Hamas ở Gaza đã làm bùng phát bạo lực giữa người Do Thái và người Ả Rập ở nhiều thành phố khác nhau của Israel và Palestine. Đối với Đức Cha Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Jerusalem, điều này thể hiện một sự thay đổi.

“Thật không may, cuộc chiến giữa Israel và Hamas không có gì mới, và sẽ chẳng dẫn đến kết quả gì, ngoài đống đổ nát và chết chóc”. Tuy nhiên, ‘những căng thẳng trong nước và tình trạng bất ổn’ ở Israel chính đó mới là một sự mới lạ, một ‘dấu hiệu của cuộc khủng hoảng sâu sắc’ đã được phát triển trong một thời gian dài và ngày nay trở thành tỏ tường.

“Nhà nước Do Thái có vấn đề về bản sắc, kết hợp với các vấn đề của Giêrusalem và tôn giáo”. Việc sử dụng một ngôn ngữ bạo lực và các diễn từ dữ dội bởi một số thành phần ‘cánh hữu’ là ‘tia lửa cuối cùng khơi lên’ cuộc xung đột, thúc đẩy bởi một ‘hỗn hợp nổ tung’.

Cuộc đụng độ quân sự giữa quân đội Israel và Hamas, lực lượng được hỗ trợ bởi các nhóm thánh chiến ở Dải Gaza, vẫn tiếp tục. Đồng thời, khoảng 3,750 quả hoả tiễn đã được pháo vào Israel, với hơn 90% bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa Vòm Sắt của Israel đánh chặn.

Về phần mình, các máy bay của Israel đã tiếp tục đánh thủng mạng lưới đường hầm của Hamas ở Dải Gaza, đánh vào 40 đường hầm trong số đó và phá hủy 12 km địa đạo khác, bao gồm cả kho vũ khí và trung tâm chỉ huy. Ít nhất 10 đặc công Hamas đã bị giết.

Trong gần 10 ngày, 219 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza, bao gồm 63 trẻ em, 36 phụ nữ và 16 người già, cộng với 1,530 người bị thương.

Hôm qua, trong một buổi thể hiện tình đoàn kết hiếm hoi, người Palestine và người Ả Rập ở Israel đã tổ chức tổng đình công để phản đối các chính sách phân biệt đối xử và áp bức của Israel cũng như vụ đánh bom ở Gaza.

Người Palestine ở Bờ Tây, Gaza và người Ả Rập có quốc tịch Israel, một số người tự gọi mình là “người Palestine ở Israel”, cũng như con cháu của những người sống ở các vùng lãnh thổ trước năm 1948, đã tham gia cuộc đình công.

Các nhà phân tích và chuyên gia khác nhau chỉ ra rằng yếu tố này đại diện cho một tính chất thực sự mới của giai đoạn hiện tại bởi vì, lần đầu tiên, các cộng đồng bị phân chia về mặt địa lý và chính trị cho đến nay đã đến với nhau vì cùng một mục đích chung.

“Cuộc chiến ở Gaza cũng giống như các cuộc chiến khác trong quá khứ, và sẽ còn nhiều hơn nữa sẽ xảy ra trong tương lai nếu các vấn đề gốc rễ không được giải quyết,” Đức Thượng phụ Pizzaballa cảnh báo. Vấn đề người dân Palestine và đối thoại trong tinh thần tôn trọng giữa các bên cho đến nay vẫn chưa đi đến đâu.

Hơn nữa, tất cả các chính phủ cai trị Israel trong vài năm qua đều không giúp ích gì cho tiến trình hòa bình, cũng như không ủng hộ đối thoại và hòa hoãn giữa các bên.

Ngược lại, Quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu dường như được củng cố bởi cuộc khủng hoảng quân sự vào thời điểm mà một liên minh quốc hội mới dường như đang trên đà loại bỏ ông khỏi chức vụ thủ tướng.

Một buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức vào thứ Bảy 22 tháng 5, Đức Thượng phụ Pizzaballa nói với AsiaNews, rằng tại tất cả các nhà thờ của Thánh Địa sẽ vang lên lời cầu nguyện để âm thanh của vũ khí có thể ngừng và âm thanh của hòa bình và đối thoại có thể vang lên.
Source:Asia News

4. Vì phần rỗi các linh hồn

Một số chính trị gia Hoa Kỳ luôn tự hào mình là người Công Giáo rất sùng đạo nhưng lại công khai ủng hộ phá thai quyết liệt hơn cả những người không Công Giáo. Trước gương mù tỏ tường này, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dự định trong kỳ họp khoáng đại vào tháng 6 tới, sẽ thảo luận viễn ảnh đưa ra một tuyên bố về việc rước lễ của các chính trị gia phò phá thai cũng như “phò” nhiều vấn đề khác mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Hội Thánh.

Đức Cha James Sean Wall, giáo phận Gallup có bài nhận định nhan đề “For the Care of Souls” nghĩa là “Vì sự chăm sóc cho các linh hồn”.

Trong vài tháng qua, một số giám mục Công Giáo đã đưa ra tuyên bố đối với câu hỏi liệu có nên công khai từ chối Bí tích Thánh Thể đối với các chính trị gia ủng hộ phá thai hay không. Tôi biết ơn tất cả các giám mục anh em của tôi, những người đã can đảm lên tiếng về chủ đề hóc búa này. Khi các giám mục chia sẻ theo lương tâm của mình và lắng nghe quan điểm của người khác, họ thúc đẩy đối thoại chân chính — là một bước cần thiết trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.

Do đó, tôi muốn trả lời bài luận gần đây của Đức Cha Robert McElroy. Ngài nói rằng: “Bí tích Thánh Thể đang được dùng như một vũ khí vì mục đích chính trị. Điều này không được xảy ra”. Tiêu đề của ngài gợi ý rằng các động cơ chính trị đang thúc đẩy cuộc thảo luận hiện tại của các giám mục về các chính trị gia ủng hộ phá thai và sự tiếp nhận xứng đáng bí tích Thánh Thể. Mặc dù tôi không giả định là mình biết điều gì trong tâm trí và trái tim của các giám mục anh em của tôi, bản thôi tôi không bị thúc đẩy bởi các mục đích chính trị, và cả những người mà tôi đã thảo luận về chủ đề này với họ cũng vậy. Mối quan tâm của chúng tôi không phải là chính trị mà là mục vụ; là nhằm cứu rỗi các linh hồn. Vấn đề này có thể có những hệ quả chính trị, nhưng không vì thế mà chúng ta phải trốn tránh vào thời điểm quan trọng này.

Đức Cha McElroy cũng lo ngại rằng việc loại trừ các chính trị gia ủng hộ phá thai ra khỏi tình hiệp thông Thánh Thể sẽ làm suy yếu sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúa Giêsu cầu nguyện rằng tất cả các Kitô hữu có thể nên một (Ga 17:21), và đây là nghĩa vụ mà tất cả chúng ta phải nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng nói, “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Đôi khi việc nói ra sự thật dường như tạo ra sự chia rẽ, nhưng thường thì nó chỉ đơn giản là phơi bày sự chia rẽ đã tồn tại rồi. Nếu người Công Giáo không thể đồng ý về việc bảo vệ những đứa trẻ vô phương tự vệ, thì sự hiệp nhất của chúng ta nói nhẹ nhàng một chút là hời hợt, còn nói tệ hơn thì đó là ảo tưởng.

Đức Cha McElroy sau đó phê bình cái mà ngài gọi là “thần học về sự không xứng đáng”. Ngài lập luận rằng những người từ chối không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ đang áp dụng một thử nghiệm “cực kỳ tùy tiện” khi “áp dụng các biện pháp trừng phạt rất có chọn lọc và không nhất quán”. Tôi tự hỏi có đúng như thế không?

Giáo luật quy định: “Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ, nếu chưa đi xưng tội” (Giáo luật 916). Vì phá thai là một trong số những tội lỗi mang vạ tuyệt thông tiền kết (xem Giáo luật 1398), nên chắc chắn rằng một chính trị gia tích cực bảo vệ việc phá thai và cố gắng làm cho nó dễ tiếp cận hơn rất có nguy cơ đối với phần rỗi linh hồn. Chắc chắn không phải là quá “tùy tiện” khi xếp tệ nạn này vào loại các tội nghiêm trọng.

Thật công bằng khi đặt vấn đề liệu chúng ta có chọn lọc không khi chỉ tập trung vào việc phá thai. Tại sao chúng ta không tìm kiếm các biện pháp trừng phạt thánh thể đối với các tệ nạn khác đang tràn lan trong xã hội? Câu trả lời là mặc dù có nhiều tội trọng làm giảm đi sự xứng đáng của chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ những tội trọng nhất mới dập tắt hoàn toàn sự xứng đáng đó. Với tư cách là một nhóm các giám mục, chúng tôi đã đọc “những dấu chỉ của thời đại” (Gaudium et Spes), và nhận ra rằng phá thai là một tệ nạn lớn trong nền văn hóa của chúng ta, và đã gọi nó như vậy trong nhiều thập kỷ. Trở lại năm 1998, Hội Đồng Giám Mục của chúng tôi đã nêu đích danh phá thai là “mối đe dọa hàng đầu” và vào năm 2019, chúng tôi tái khẳng định rằng “mối đe dọa phá thai vẫn là âu lo hàng đầu của chúng tôi vì nó tấn công trực tiếp vào chính sự sống”. Các nhà lãnh đạo chính trị ủng hộ phá thai đã không chú ý đến những lời kêu gọi này, và bây giờ chúng tôi tìm cách áp dụng phương án chữa bệnh cuối cùng và nghiêm khắc nhất mà chúng tôi có: đó là các biện pháp trừng phạt thánh thể.

Đức Cha McElroy khi xem xét các lý lẽ từ chối không cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ đã đặt câu hỏi “Có bao nhiêu nhà lãnh đạo chính trị Công Giáo của hai đảng có thể vượt qua được bài kiểm tra đó?” Tôi cho rằng đây là câu hỏi sai. Chúa Giêsu không quan tâm đến những con số, nhưng đến sự cứu rỗi các linh hồn. Một câu hỏi hay hơn có thể là “Liệu tôi đã làm hết tất cả những gì một Giám Mục có thể làm để cố gắng đưa tất cả các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai trong đàn chiên của tôi trở lại tình trạng ân sủng hay chưa?”
Source:First Things
 
Tin dữ: ĐGM Oakland bị cướp chĩa súng lấy tiền và cả nhẫn Giám Mục. Tâm sự của ĐTC với các ký giả
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:49 26/05/2021


1. Đức Giám Mục giáo phận Oakland, California bị cướp chĩa súng lấy mất nhẫn Giám Mục

Hôm thứ Bảy 22 tháng 5 vừa qua, Đức Giám Mục Michael Barber của Giáo phận Oakland, bang California, trong lúc đi bộ và lần tràng hạt gần Nhà hát Paramount đã bị một kẻ cướp dí súng đòi tiền.

Giảng trong thánh lễ Chúa Nhật Hiện Xuống tại Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô là Ánh Sáng, Đức Cha Barber đã kể lại với anh chị em giáo dân về vụ cướp đáng sợ vào chiều hôm trước. Ngài nói:

“Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này hôm nay và sau đó tôi sẽ im lặng. Hôm qua, lúc 3 giờ chiều, tôi đang đi dạo trên khu phố gần nhà vào buổi chiều và đọc kinh Mân Côi thì một người đàn ông đã rút súng chĩa vào tôi và nói ‘Đưa ngay cái bóp của ông cho tôi’.”

Đức Cha Barber nói tiếp “Trong thâm tâm tôi. Tôi nghĩ mạng sống tôi có thể sớm kết thúc ở đây và tôi có thể trở thành một nạn nhân mới của bạo lực súng ống ở Oakland”.

“Tôi vô cùng sợ hãi. Tôi đã rất sợ. Tôi lấy bóp của mình ra trong khi run lên trong khi kẻ cướp liên tục hét lên: ‘Đưa tôi tiền mặt, đưa tiền mặt cho tôi’. Tôi đưa tiền cho anh ta và sau đó khi nhìn thấy chiếc nhẫn giám mục của tôi. Anh ta nói ‘Hãy đưa tôi chiếc nhẫn đó’”

“Tôi đã sợ. Tôi còn muốn sống, vì vậy tôi đã trao cho anh ta chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn mà tôi đeo đã được Đức Tổng Giám Mục thánh hiến khi tôi được phong làm giám mục. Chiếc nhẫn ấy có nghĩa là tôi đã kết hôn với Giáo phận Oakland. Đối với tôi nó quý giá như chiếc nhẫn cưới của anh chị em vậy”.

Đức Giám Mục cho biết tay súng sau đó phóng đi trên một chiếc xe đạp. Ngài bị chấn động tâm lý nhưng không bị thương về thể xác.

Trong bài giảng, Đức Giám Mục Barber nói rằng Ngài hy vọng điều này không xảy ra với những giáo dân của mình, và Đức Giám Mục hứa sẽ tha thứ cho nghi phạm.

Đức Giám Mục nói: “Cách duy nhất chúng ta đánh bại, tội ác và hận thù là tuôn đổ tình yêu thương của Chúa Giêsu đến bất cứ nơi nào chúng ta thấy sự dữ tội ác, hận thù và những điều tương tự.”

Sở cảnh sát Oakland cho biết họ đang tích cực điều tra vụ cướp có vũ trang này. Thành phố Oakland đã chứng kiến số vụ cướp có vũ trang tăng 50% trong năm nay so với năm 2020.
Source:San Francisco CBS

2. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các nhà báo Vatican luôn lên đường tìm kiếm sự thật

Sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Palazzo Pio - tòa nhà đặt Đài phát thanh Vatican, là đài phát thanh của Tòa Thánh; và tờ Quan Sát Viên Rôma, là nhật báo của quốc gia Thành Vatican.

Chuyến thăm của Đức Thánh Cha diễn ra trong bối cảnh Đài phát thanh Vatican và tờ Quan Sát Viên Rôma đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 90 và 160 của họ trong năm nay. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Đài Phát Thanh.

Cả Đài phát thanh Vatican và tờ Quan Sát Viên Rôma đều là một phần của Bộ truyền thông Tòa thánh. Bộ này còn bao gồm nhiều cơ quan khác như Trung tâm Truyền hình Vatican, Nhà xuất bản Vatican, Phòng Báo chí Tòa thánh, Dịch vụ Nhiếp ảnh, Dịch vụ Internet Vatican và nhà in Vatican.

Trong chuyến thăm kéo dài một giờ đồng hồ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các nhà báo của Đài phát thanh Vatican, những người đã xếp hàng dọc các hành lang để chào đón ngài, và các viên chức khác thuộc Bộ Truyền thông.

Đức Giáo Hoàng đã đến thăm văn phòng của tờ Quan Sát Viên Rôma, nơi ngài gặp một số nhà báo và được giới thiệu một số ấn bản của nhật báo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Ngài cũng ghé qua văn phòng đa phương tiện của Đài phát thanh Vatican, nơi ngài được nghe tóm tắt ngắn gọn về hoạt động bên trong của bộ phận kỹ thuật.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô tiến đến Nhà nguyện, nơi ngài dành một vài phút để cầu nguyện.

Ngài cầu nguyện như sau:

“Lạy Chúa, xin dạy chúng con ra khỏi chính mình và lên đường tìm kiếm chân lý. Xin dạy chúng con đi và thấy, dạy chúng con biết lắng nghe, không nuôi dưỡng những thành kiến, không đưa ra những kết luận vội vàng”.

Ngài cũng dành ra một chút thời gian để đến phòng “phát sóng trực tiếp” của “Radio Vaticana Italia”, tại đó ngài trò chuyện với một số nhà báo về việc tiếp cận với càng nhiều thính giả và độc giả càng tốt.

Trong suốt chuyến thăm của mình, Đức Giáo Hoàng đã bắt tay và trao đổi những lời chào thân thiện, cũng như đưa ra những lời khuyên và động viên, thậm chí còn dừng lại trên tầng 4 của Palazzo để uống trà Mate, một thức uống truyền thống của Nam Mỹ.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới “Sala Marconi” của Palazzo Pio, nơi ngài nói chuyện ngắn gọn với một nhóm các nhà báo của Vatican, thúc giục họ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn và tránh hành động như các công chức.
Source:Vatican News
 
Chưa từng có: Chế độ độc tài liều lĩnh cướp máy bay sau khi đã bách hại Giáo Hội Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:23 26/05/2021

1. Chưa từng có: Chính quyền một quốc gia lại đi cướp máy bay để bắt giữ nhà báo đối lập

Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã bày tỏ sự phẫn nộ sau khi chính quyền Belarus buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair hạ cánh xuống thủ đô Minsk, để bắt giữ một nhà báo đối lập có mặt trên máy bay.

Một số nhà lãnh đạo Âu Châu đã bày tỏ sự phẫn nộ sau khi nhà chức trách Belarus hôm Chúa Nhật đã buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair phải hạ cánh xuống Minsk và bắt giữ một nhà báo đối lập có mặt trên máy bay.

Chiếc máy bay chở khách đang bay từ Athens đến Litva bất ngờ được chuyển hướng tới thủ đô của Belarus vì cho rằng có một quả bom hẹn giờ sắp phát nổ trên máy bay. Một máy bay chiến đấu của Belarus cũng bay lên để buộc chiếc máy bay dân sự phải hạ cánh xuống. Sau khi máy bay hạ cánh, nhà chức trách đã bắt giữ Roman Protasevich, 26 tuổi, và người bạn gái đi chung với anh.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu diễn ra vào hôm thứ Hai, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết trong một tuyên bố, rằng “các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về sự kiện chưa từng có này” trong Hội đồng Âu Châu và nó “không thể xảy ra mà không phải chịu hậu quả nào.”

“Tôi lên án trong những từ mạnh mẽ nhất có thể việc buộc hạ cánh một chuyến bay Ryanair ở Minsk, Belarus, vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 và việc nhà báo Roman Protasevich bị chính quyền Belarus bắt giữ,” Michel nói.

“Tôi kêu gọi các nhà chức trách Belarus ngay lập tức trả tự do cho hành khách bị giam giữ và bảo đảm đầy đủ các quyền của anh ta.”

Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào tháng 8 năm 2020, Tổng thống Belarus Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994 đã tung ra nhiều chiến dịch đàn áp người biểu tình.

Câu chuyện chính quyền một quốc gia lại đi cướp máy bay là một chuyện chưa từng có.

2. Độc tài Lukashenko bách hại Giáo Hội Công Giáo

Nhân đây, chúng tôi cũng xin nhắc lại trò bách hại Giáo Hội Công Giáo của tên độc tài Alexander Lukashenko, hiện làm tổng thống bất họp pháp tại Belarus.

Từ cuối tháng 8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, và đồng thời là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus, đã bị lưu vong tại Ba Lan. Nhà độc tài Alexander Lukashenko đã cấm không cho ngài về nước và cáo buộc ngài khích động dân chúng nước này tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do.

Hộ chiếu của Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã bị vô hiệu hóa và ngài đã bị lực lượng biên phòng ngăn chặn khi trở về Belarus sau chuyến viếng thăm Ba Lan vào ngày 31 tháng 8. Hành động này của nhà cầm quyền Belarus được coi là một đòn trừng phạt Đức Tổng Giám Mục vì ngài đã lên tiếng bảo vệ người dân tham gia các cuộc biểu tình sau một cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng kể từ sau cuộc bầu cử đó. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko được tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cùng ngày với hơn 80% số phiếu bầu.

Lukashenko cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz có thể là công dân của nhiều quốc gia, và nhận lệnh của các quốc gia khác nhằm xúi giục các cuộc biểu tình.

Đích thân, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, là ngoại trưởng Tòa Thánh, đã sang tận Belarus từ 11/9 đến 14/9 để thuyết phục Alexander Lukashenko cho Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz về nước nhưng không thành công.

Ngày 3 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, là Tân Sứ Thần Tòa Thánh đến trình quốc thư, vẫn không thành công sau rất nhiều vòng đàm phán cam go.

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa thánh tại Vương quốc Anh, đã đóng vai trò là đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ với Lukashenko hôm 17 tháng 12. Đức Tổng Giám Mục Gugerotti từng là Sứ thần Tòa thánh tại Belarus từ năm 2011 đến năm 2015. Ngài nói thông thạo tiếng Belarus.

Năm ngày sau đó, hôm 22 tháng 12, Vladimir Makei, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus, mới cho biết chính quyền Belarus nhượng bộ.

Makei nói:

“Vì sự tôn trọng sâu sắc nhất đối với Đức Giáo Hoàng và vì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Đức Tổng Giám Mục Gugerotti, nguyên thủ Belarus cho rằng có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Giáo Hoàng và đã đưa ra các chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao tìm ra giải pháp cho vấn đề, có tính đến tất cả các cơ chế pháp lý hiện có,”

“Kỳ nghỉ lễ lớn sắp tới là Giáng sinh và các sự kiện lễ hội là một lý do bổ sung để đưa ra quyết định này đối với thành phố Minsk và Tổng giám mục Tadeusz Kondrusiewicz mặc dù có một số điều tiêu cực về người này,” Makei nói thêm.

Việc Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz xuất hiện trong thánh lễ Giáng Sinh là một phép lạ mùa Giáng Sinh đối với người dân Belarus.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz sinh ngày 3/1/1946. Như thế, ngày 3/1/2021 ngài tròn 75 tuổi. Theo giáo luật ngài phải nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, thông thường, Đức Thánh Cha sẽ yêu cầu các Giám Mục đảm nhiệm chức vụ hiện nay thêm một thời gian nữa, trong nhiều trường hợp có thể lên đến vài năm.

Mất bao nhiêu công đàm phán như thế chỉ để làm thêm có 11 ngày! Hay đó là điều kiện của tên độc tài Lukashenko? Điều oái oăm gây ngơ ngác hơn nữa là người thay thế ngài, Đức Cha Kazimierz Wielikosielec (sinh ngày 5/5/1945) thậm chí còn già hơn ngài.
Source:Holy See Press Office

3. Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý về những thay đổi lớn sắp xảy ra trong Giáo triều Rôma

Nhiều nguồn tin đã nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các giám mục Ý rằng sẽ sớm có một vị tổng trưởng mới của Bộ Phụng tự và việc bổ nhiệm có thể được đưa ra sớm nhất vào ngày 25 tháng Năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các giám mục Ý khi các ngài đang họp phiên khoáng đại lần thứ 74 của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị và sau đó tổ chức một cuộc thảo luận cởi mở với các giám mục.

Chính trong phiên họp kín này, Đức Giáo Hoàng đã cho biết trước một số quyết định sắp tới của mình, và đề cập rõ ràng về việc bổ nhiệm vị tổng trưởng mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Vị trí này đã bị bỏ trống kể từ khi Đức Giáo Hoàng chấp nhận Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu vào ngày 20 tháng 2.

Sau khi Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu khỏi chức vụ Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, câu hỏi lớn xung quanh Vatican là ai sẽ thay thế vị trí của ngài.

Các nguồn tin thông thạo nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ xem xét ba lựa chọn khả thi.

Đầu tiên là việc Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nâng Tổng Giám mục Arthur Roche, 70 tuổi, từ thư ký của bộ lên làm tổng trưởng.

Đức Tổng Giám Mục Roche được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Thư ký Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào năm 2012. Trước đó, ngài là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Phụng vụ của Anh từ năm 2002 đến năm 2012. Ngài cũng từng là Giám Mục Phụ Tá của Westminster từ 2001 đến năm 2002, Giám mục phó của giáo phận Leeds từ 2002 đến 2004, và Giám mục Leeds từ 2004 đến 2012.

Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài là người đi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Sarah trong các vấn đề phụng vụ. Ngài được giao phó viết bài bình luận cho Tự Sắc Magnum Principium – Nguyên tắc Chính yếu, trong đó chuyển giao trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục khu vực và quốc gia. Bản nhận xét này được đưa ra cùng với việc công bố Tự Sắc.

Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Roche làm thành viên của nhóm xem xét các kháng cáo về delicta graviora, tức là những tội ác nghiêm trọng thuộc trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo lý Đức tin, bao gồm cả tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Lựa chọn thứ hai là Đức Cha Claudio Maniago, Giám Mục giáo phận Castellaneta. Đức Cha Maniago, 62 tuổi, là chủ tịch Ủy ban phụng vụ của Hội đồng Giám mục Ý từ năm 2015. Với cương vị đó, ngài giám sát bản dịch mới sang tiếng Ý của Sách lễ Rôma, trong đó có phiên bản mới của Kinh Lạy Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Maniago làm thành viên của Bộ Phụng tự vào năm 2016.

Lựa chọn thứ ba sẽ là Đức Cha Vittorio Viola, Giám Mục giáo phận Tortona. Một thành viên của Dòng Anh Em Hèn Mọn, Đức Cha Viola, 55 tuổi, đã trở thành giám mục từ năm 2014.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng Cha Viola lên hàng giám mục lên từ vị trí của ngài là chủ tịch của Assisi Caritas. Ngài cũng từng là Bề trên dòng Phanxicô tại Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thiên thần ở Assisi. Ngài quen biết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm Assisi vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, khi ngài ngồi bên cạnh Đức Thánh Cha trong một bữa ăn trưa với người nghèo.

Trước đó ngài được Đức Cha Luca Brandolini, một trong những cộng tác viên thân cận nhất của Đức Tổng Giám Mục Annibale Bugnini, truyền chức linh mục.

Đức Cha Viola cũng là bạn thân của Đức Cha Domenico Sorrentino của Assisi, người từng là thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích từ năm 2003 đến năm 2005.

Được biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao cách Đức Cha Viola tái tổ chức các giáo xứ ở Tortona, và ngài đã thể hiện kỹ năng ra những quyết định mạnh mẽ. Truyền thông Ý cho rằng Đức Cha Viola nằm trong số các ứng viên cho chức vụ Tổng giám mục Genova. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 5 năm ngoái 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Genoa, là Cha Marco Tasca làm Tổng Giám Mục Genoa. Nay truyền thông Ý giải thích quyết định này của Đức Thánh Cha là vì ngài quyết định gọi Đức Cha Viola đến Vatican.
Source:Catholic News Agency

4. Quân phiệt Miến Điện đánh bom một nhà thờ Công Giáo ở bang Kayah, hai người chết trong số những người tị nạn

Các binh sĩ của quân đội Miến Điện đã tấn công làng Kayan Tharyar, cách Loikaw, thủ phủ của bang Kayah, 7 km, bằng đạn pháo vào đêm Chúa Nhật, với mục đích đánh vào các nhóm nổi dậy bị nghi ngờ. Một trong những quả đạn cối đã bắn trúng nhà thờ, giết chết ít nhất hai phụ nữ và làm bị thương nhiều người di tản khác đang tìm nơi ẩn náu ở đó. Các tu sĩ Dòng Tên ở Miến Điện báo cáo với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Dân làng Kayan Tharyar tin rằng nhà thờ giáo xứ sẽ là “nơi trú ẩn an toàn cho những người chạy trốn các vụ xả súng trong khu vực, nhưng bi thảm là quân Miến Điện đã không tha cho các nhà thờ”, các tu sĩ Dòng Tên viết.

Nhà thờ Thánh Tâm ở Pekhon (cách Loikaw khoảng mười lăm cây số) cũng bị đạn pháo làm hư hại. Các tu sĩ Dòng Tên lên án “những tội ác tày trời này theo cách mạnh nhất có thể” và yêu cầu “quân đội Miến Điện phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Quân đội phải ngay lập tức ngăn chặn các cuộc tấn công chống lại dân thường và nhà thờ”. Những quả bom đã phá hủy các tòa nhà, biến chúng thành đống đổ nát, với những hình ảnh gợi lại khung cảnh chiến tranh rõ nét.

Bang Kayah, nơi 75% cư dân thuộc các dân tộc thiểu số, là bang Miến Điện có tỷ lệ Kitô hữu cao nhất Miến Điện. Sự hiện diện của Công Giáo ở khu vực này bắt đầu vào cuối những năm 1800 với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi tắt là PIME.

Ngày nay có hơn 90,000 người Công Giáo Kayah, gần một phần ba trong số 355,000 cư dân của Bang. Mức độ đối đầu đang gia tăng ở Miến Điện, nơi, tính đến ngày 23 tháng 5, ít nhất đã có 818 người đã chết kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2
Source:Fides