Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 27/05/2022
91. BÓI TOÁN BẰNG QUÂN BÀI
Có người Tô Châu nọ làm quan ở An Huy, bình thường rất thích chơi bài cá ngựa, lại rất mê tín bói toán bằng quân bài.
Một hôm, ông ta bói được mấy câu:
- “Bảy mươi hai chiến, chiến không có lợi; nhịn nghe Sở ca, thất bại thảm hại.”
Lập tức lòng dạ buồn rầu, ngay cả bài cá ngựa cũng không dám chơi. Có người bạn an ủi, nói:
- “Nửa câu trước là điềm có lợi, tại sao anh không mua một vé số có con số bảy mươi hai thử xem sao?”
Ông quan nọ bèn đi mua một vé số có số đuôi là bảy mươi hai.
Khi xổ số, quả nhiên ông ta được trúng thưởng, đột nhiên được mười vạn tiền thưởng. Nhưng từ khi ông ta được thưởng trở nên giàu có thì ngày ngày luôn ưu tư, sợ hãi, không dám rời nhà nửa bước, không dám tiêu xài lãng phí. Có người hỏi tại sao thì ông ta trả lời:
- “Nửa câu bói trước đã linh nghiệm rồi, nhưng không biết nửa câu sau lúc nào thì ứng nghiệm, cho nên tôi mới ngày lo đêm buồn”.
(Tiếu lâm sử)
Suy tư 91:
Có nhiều người gia đình đang hạnh phúc, nhưng sau khi đi coi bói toán thì hạnh phúc tan vỡ vì nghe lời bói toán; có những người quan hệ bạn bè rất chí thân, nhưng sau khi coi bói xong thì bạn bè thành người xa lạ; có những đôi nam nữ yêu nhau thắm thiết, nhưng sau khi cha mẹ đi coi bói toán thì họ trở thành ngưu lang chức nữ, không được lấy nhau.v.v...
Người tin vào việc coi bói xem quẻ là người tâm hồn bất ổn, mộng mị như đi trên mây trên gió, nên những cái mà họ đã có như: hạnh phúc, tình yêu, công việc.v.v... trở thành mây khói vì tin dị đoan.
Cũng có vài người Ki-tô hữu tin vào dị đoan, nhất là trong những khi gặp rắc rối, họ không nhớ đến Thiên Chúa là Cha của họ trên trời, họ không còn nhớ mình là ai, nhưng lại nhớ và nghe theo lời bói toán dị đoan của những người dị đoan buôn thần bán thánh, phủ nhận Cha trên trời của mình để nhận ma quỷ trong hỏa ngục làm cha của mình.
Tội nặng nhất trong các thứ tội là con cái bất hiếu không nhận người đã sinh dưỡng mình làm cha mẹ, huống gì là phủ nhận Thiên Chúa là Cha của mình, tội lút đầu đấy nhé.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người Tô Châu nọ làm quan ở An Huy, bình thường rất thích chơi bài cá ngựa, lại rất mê tín bói toán bằng quân bài.
Một hôm, ông ta bói được mấy câu:
- “Bảy mươi hai chiến, chiến không có lợi; nhịn nghe Sở ca, thất bại thảm hại.”
Lập tức lòng dạ buồn rầu, ngay cả bài cá ngựa cũng không dám chơi. Có người bạn an ủi, nói:
- “Nửa câu trước là điềm có lợi, tại sao anh không mua một vé số có con số bảy mươi hai thử xem sao?”
Ông quan nọ bèn đi mua một vé số có số đuôi là bảy mươi hai.
Khi xổ số, quả nhiên ông ta được trúng thưởng, đột nhiên được mười vạn tiền thưởng. Nhưng từ khi ông ta được thưởng trở nên giàu có thì ngày ngày luôn ưu tư, sợ hãi, không dám rời nhà nửa bước, không dám tiêu xài lãng phí. Có người hỏi tại sao thì ông ta trả lời:
- “Nửa câu bói trước đã linh nghiệm rồi, nhưng không biết nửa câu sau lúc nào thì ứng nghiệm, cho nên tôi mới ngày lo đêm buồn”.
(Tiếu lâm sử)
Suy tư 91:
Có nhiều người gia đình đang hạnh phúc, nhưng sau khi đi coi bói toán thì hạnh phúc tan vỡ vì nghe lời bói toán; có những người quan hệ bạn bè rất chí thân, nhưng sau khi coi bói xong thì bạn bè thành người xa lạ; có những đôi nam nữ yêu nhau thắm thiết, nhưng sau khi cha mẹ đi coi bói toán thì họ trở thành ngưu lang chức nữ, không được lấy nhau.v.v...
Người tin vào việc coi bói xem quẻ là người tâm hồn bất ổn, mộng mị như đi trên mây trên gió, nên những cái mà họ đã có như: hạnh phúc, tình yêu, công việc.v.v... trở thành mây khói vì tin dị đoan.
Cũng có vài người Ki-tô hữu tin vào dị đoan, nhất là trong những khi gặp rắc rối, họ không nhớ đến Thiên Chúa là Cha của họ trên trời, họ không còn nhớ mình là ai, nhưng lại nhớ và nghe theo lời bói toán dị đoan của những người dị đoan buôn thần bán thánh, phủ nhận Cha trên trời của mình để nhận ma quỷ trong hỏa ngục làm cha của mình.
Tội nặng nhất trong các thứ tội là con cái bất hiếu không nhận người đã sinh dưỡng mình làm cha mẹ, huống gì là phủ nhận Thiên Chúa là Cha của mình, tội lút đầu đấy nhé.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 27/05/2022
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN
Tin Mừng: Lc 24, 46-53.
“Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời”.
Bạn thân mến,
Hôm nay lễ giáo hội long trọng mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, lên trời đối với các thần học gia thì lên trời là lên ngự bên hữu Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Giê-su đi vào viên mãn vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta lên trời là lên thiên đàng. Đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
Đức Chúa Giê-su lên trời là một thực tại có thật theo lời tường thuật của thánh Lu-ca trong sách Công Vụ Tông Đồ cũng như trong Tin Mừng của ngài: “Và đang khi chúc lành thì Ngừơi rời khỏi các ông và được đem lên trời” (Lc 24, 51), “...Nói xong, Người được cất lên ngay trước mặt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1, 9). Hợp rồi tan, tan rồi hợp là lẽ thường của người thế gian và hợp tan nào cũng có mất mát và đau thương, các tông đồ cũng vậy: nhớ thương và tiếc nuối. Nhưng rồi các ngài lòng cũng tràn ngập hân hoan vì lời hứa của Đức Chúa Giê-su: Thầy đi và rồi Thầy sẽ trở lại.
Đức Chúa Giê-su lên trời là lên thiên đàng sau khi đã chiến thắng tử thần của ma quỷ, là niềm hy vọng của bạn và tôi, và của những ai vì Ngài mà chịu sỉ nhục ở đời này.
Cuộc sống đời này của bạn và tôi là chuẩn bị cho ngày sau ở trên thiên đàng, như Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta cũng sẽ chiến thắng cái làm cho chúng ta không được lên thiên đàng, mà cái gì làm cho chúng ta không được lên trời với Đức Chúa Giê-su, đó là:
- Tội lỗi: đây là ngục tù kiên cố nhất nhốt chúng ta lại không cho chúng ta lên trời với Đức Chúa Giê-su.
- Cái tôi: đây là cái đã xiềng đôi chân của chúng ta, không cho chúng ta đi tới với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống đời thường...
- Kiêu ngạo: là nguyên nhân thứ nhất để cho tội lỗi vào trong thế gian, nó cũng là cái làm cho chúng ta xa lìa ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su lên trời trước mặt các môn đệ để cho chúng ta hiểu rằng, sứ mạng của Ngài ở trần gian đến đây là kết thúc, kết thúc mà không đóng lại, nhưng tiếp tục bắt đầu từ nơi các tông đồ là những người được sai đi, để làm cho muôn dân nhận biết Tin Mừng của Thiên Chúa, và quan trọng hơn chính là mọi người cùng nhau tham dự tiệc cưới trên thiên đàng của Con Chiên đã chiến thắng tử thần và tội lỗi.
Lên thiên đàng là mục đích sống của bạn và tôi ở trần gian này, vì thế Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người trong chúng ta hãy mau mắn gởi “các vật liệu” về thiên đàng để các thiên thần giúp xây nhà hạnh phúc viên mãn, “các vật liệu” của chúng ta là khiêm tốn, hy sinh, phục vụ và yêu thương tha nhân như chính mình...” đó là các vật liệu bền chắc không sợ mối mọt gặm nhấm...
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời vinh hiển, tức là bạn và tôi cũng mừng lễ lên trời của chúng ta, bởi vì không lẽ “đầu” –là Đức Chúa Giê-su- đã lên thiên đàng, còn “thân mình và các chi thể” –là Hội Thánh và chúng ta- thì ở mãi trần gian này hay sao?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Lc 24, 46-53.
“Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời”.
Bạn thân mến,
Hôm nay lễ giáo hội long trọng mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, lên trời đối với các thần học gia thì lên trời là lên ngự bên hữu Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Giê-su đi vào viên mãn vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta lên trời là lên thiên đàng. Đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
Đức Chúa Giê-su lên trời là một thực tại có thật theo lời tường thuật của thánh Lu-ca trong sách Công Vụ Tông Đồ cũng như trong Tin Mừng của ngài: “Và đang khi chúc lành thì Ngừơi rời khỏi các ông và được đem lên trời” (Lc 24, 51), “...Nói xong, Người được cất lên ngay trước mặt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1, 9). Hợp rồi tan, tan rồi hợp là lẽ thường của người thế gian và hợp tan nào cũng có mất mát và đau thương, các tông đồ cũng vậy: nhớ thương và tiếc nuối. Nhưng rồi các ngài lòng cũng tràn ngập hân hoan vì lời hứa của Đức Chúa Giê-su: Thầy đi và rồi Thầy sẽ trở lại.
Đức Chúa Giê-su lên trời là lên thiên đàng sau khi đã chiến thắng tử thần của ma quỷ, là niềm hy vọng của bạn và tôi, và của những ai vì Ngài mà chịu sỉ nhục ở đời này.
Cuộc sống đời này của bạn và tôi là chuẩn bị cho ngày sau ở trên thiên đàng, như Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta cũng sẽ chiến thắng cái làm cho chúng ta không được lên thiên đàng, mà cái gì làm cho chúng ta không được lên trời với Đức Chúa Giê-su, đó là:
- Tội lỗi: đây là ngục tù kiên cố nhất nhốt chúng ta lại không cho chúng ta lên trời với Đức Chúa Giê-su.
- Cái tôi: đây là cái đã xiềng đôi chân của chúng ta, không cho chúng ta đi tới với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống đời thường...
- Kiêu ngạo: là nguyên nhân thứ nhất để cho tội lỗi vào trong thế gian, nó cũng là cái làm cho chúng ta xa lìa ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su lên trời trước mặt các môn đệ để cho chúng ta hiểu rằng, sứ mạng của Ngài ở trần gian đến đây là kết thúc, kết thúc mà không đóng lại, nhưng tiếp tục bắt đầu từ nơi các tông đồ là những người được sai đi, để làm cho muôn dân nhận biết Tin Mừng của Thiên Chúa, và quan trọng hơn chính là mọi người cùng nhau tham dự tiệc cưới trên thiên đàng của Con Chiên đã chiến thắng tử thần và tội lỗi.
Lên thiên đàng là mục đích sống của bạn và tôi ở trần gian này, vì thế Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người trong chúng ta hãy mau mắn gởi “các vật liệu” về thiên đàng để các thiên thần giúp xây nhà hạnh phúc viên mãn, “các vật liệu” của chúng ta là khiêm tốn, hy sinh, phục vụ và yêu thương tha nhân như chính mình...” đó là các vật liệu bền chắc không sợ mối mọt gặm nhấm...
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời vinh hiển, tức là bạn và tôi cũng mừng lễ lên trời của chúng ta, bởi vì không lẽ “đầu” –là Đức Chúa Giê-su- đã lên thiên đàng, còn “thân mình và các chi thể” –là Hội Thánh và chúng ta- thì ở mãi trần gian này hay sao?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 28/05: Cậy Trông, Tin Tưởng & Phó Thác vào Chúa – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:08 27/05/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.
“Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.”
Đó là lời Chúa
Hãy nhân danh Người mà rao giảng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
03:32 27/05/2022
“HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG”
LỄ THĂNG THIÊN – CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH NĂM C
Chính thánh Luca, đã từng ghi lại thao thức của Chúa Giêsu về sứ mạng truyền giáo, khi đề nghị các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về" (Lc 10, 2).
Năm 2004, Thánh Gioan Phaolô II chọn chính lời của Chúa Giêsu làm chủ đề Sứ điệp Ơn gọi của mình, để xin mọi người cầu nguyện cho việc truyền giáo, cách riêng cho những người sống ơn gọi tu trì: “Luôn trung thành với ơn gọi của mình và đạt tới mức cao độ nhất của sự hoàn thiện Phúc Âm” (Sứ điệp Ơn gọi 2004, số 3).
Đến lúc Chúa về trời, một lần nữa, thánh Luca đã không bỏ qua chi tiết quan trọng trong di chúc của Chúa: “Hãy nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem” (Lc 24, 47). Những lời ấy được trao ban chỉ ít phút trước khi Chúa “lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa”, trở thành lẽ sống, thành hướng nhắm để đi tới, thành mục tiêu để theo đuổi và là hoạt động không ngơi nghỉ của Hội Thánh.
Bởi từ ngày Chúa rời trần gian, bất cứ làm gì, dù chiêm niệm, cầu nguyện, sinh hoạt thường nhật của đời sống, làm công tác xã hội và từ thiện… Hãy suy nghĩ gì, cử hành mầu nhiệm và bí tích nào, tổ chức phong trào nào… Hội Thánh cũng chỉ quy về một việc duy nhất: giới thiệu Chúa Kitô cho con người, và thánh hóa lòng người. Hội Thánh làm như thế vì, hơn ai hết, Hội Thánh hiểu rõ: truyền giáo là sự sống của mình.
Riêng quê hương Việt Nam, vào năm 1533, Hội Thánh Việt Nam đã bắt đầu phôi thai với sự hiện diện của giáo sĩ Inikhu, người đến làng Ninh Cường, và Trà Lũ, thuộc giáo phận Bùi Chu ngày nay…
Nhờ những bước chân mở mang truyền giáo ấy, Tin Mừng đã bắt đầu. Hạt giống Lời Chúa đã gieo, vẫn âm ỉ, để khi có điều kiện, sẽ nảy nở và trổ sinh trong lòng người. Tất nhiên, điều đó cần ơn Chúa và nỗ lực truyền giáo của người Kitô hữu, có khi rất gian truân, đòi hỏi công sức, hy sinh, kể cả mồ hôi, nước mắt và đổ máu.
500 năm, dù không thể sánh cùng nhiều Hội Thánh địa phương khác, càng không thể sánh cùng Hội Thánh hoàn vũ đã mấy ngàn năm, Hội Thánh Việt Nam vẫn tự hào vẽ thêm một đường lịch sử không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ dừng lại trên trang sử đức tin.
Ý thức truyền giáo của Hội Thánh Việt Nam phải vượt nhiều thử thách, do lòng người đố kỵ, thù ghét, cả lo sợ sự phát triển và ảnh hưởng của Hội Thánh, nên chưa khi nào Hội Thánh Việt Nam sống trong bình yên thực sự, chưa bao giờ được tôn trọng đúng mức.
Thật lạ lùng, càng khó khăn, Hội Thánh Việt Nam càng thắm thiết với đức tin. Ơn gọi tu trì của Hội Thánh Việt Nam không thiếu, nơi nào có người Việt sinh sống, dù quê nhà, hay quê người, vẫn có người Công Giáo Việt hiến dâng cuộc đời cho Chúa. Các nhà thờ bao giờ cũng đông đảo. Các lớp giáo lý, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, các hội đoàn, phong trào đạo đức, các tổ chức làm công tác xã hội… vẫn không ngừng phát triển.
Nhưng những gì Hội Thánh Việt Nam đã làm, chưa là tất cả của công tác truyền giáo. Nhiệm vụ của Hội Thánh Việt Nam chưa bao giờ kết thúc. Sau gần 500 năm, hình như đó chỉ là cánh cửa vừa mở ra. Trách nhiệm của từng người Công Giáo Việt Nam hôm nay phải luôn luôn ra đi theo lối mở ấy của tiền nhân để nhân danh Thiên Chúa và làm chứng cho Ngài bằng cuộc sống chứng tá của mình ngay trong hoàn cảnh hiện tại.
Hãy ghi nhớ: Cách đây 500 năm, quê hương là cả một cánh đồng truyền giáo bao la. Nhưng đã gần 5 thế kỷ đi qua, quê hương vẫn chỉ là một cánh đồng bao la mà chúng ta phải truyền giáo!
Mừng lễ Chúa về trời, ôn lại thao thức truyền giáo của Chúa, lắng nghe lời Chúa dạy: “Hãy nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem” (Lc 24, 47), ta nhận ra nhiệm vụ lớn lao và vinh dự của mỗi người Việt Công Giáo hôm nay. Đó là tiếp nối bước chân truyền giáo của Chúa, noi gương Ngài, cùng lớp lớp cha ông, lên đường mang ơn cứu rổi cho cuộc đời, cho con người.
Có hai cách để chúng ta hoạt động truyền giáo:
1. Cầu nguyện: Chúa Giêsu nhắc nhở: “Hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10, 2). Cầu nguyện cho việc truyền giáo là bổn phận của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa cho có nhiều trái tim quảng đại biết cảm thương những cảnh đời bơ vơ không người chăn dắt, đồng thời xin Chúa sai nhiều tâm hồn thiện chí dấn thân ra đi loan báo Tin Mừng.
Chúa Thánh Thần chính là tác nhân của việc rao giảng Tin Mừng. Chúng ta cầu xin Ngài thúc đẩy mỗi người ý thức và hăng say loan báo Tin Mừng. Xin Ngài tác động trong thâm cung tâm hồn để giúp mọi người chấp nhận và hiểu biết Lời cứu độ.
2. Sống chứng tá: Hãy nhớ, trước khi là người loan báo Tin Mừng, bản thân người Công Giáo phải sống Tin Mừng. Vì thế, nêu gương sống lương tâm Công Giáo là việc cấp bách, liên lỉ.
Từng người tín hữu cần nỗ lực cùng đồng bào xây dựng nếp sống lành mạnh trong khu phố, xóm làng, loại trừ mọi tệ đoan, mọi tật xấu. Đặc biệt, họ nêu gương đời sống hiệp nhất yêu thương; nêu gương tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sống theo lương tâm ngay thẳng. Không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương mà người tín hữu thể hiện từ trong gia đình ra đến xóm làng, giáo xứ và giáo phận...
Chúa Giêsu đã về trời. Biến cố về trời bế mạc giai đoạn hiện diện của Chúa trên trần gian, nhưng khai mạc giai đoạn hiện diện và hoạt động của Hội Thánh cùng với Thánh Thần.
Vì thế, Hội Thánh nói chung và Hội Thánh tại Việt Nam nói riêng, vẫn tiếp tục được mời gọi chia sẻ chức vụ mục tử của Chúa Giêsu, đem ơn thánh hóa, cứu độ mọi người và chính đồng bào Việt Nam của mình.
Nhưng nỗ lực sống lời mời gọi chia sẻ chức vụ của Chúa Giêsu, phải là nỗ lực của từng cá nhân, trong từng ngày sống.
Vậy bản thân chúng ta hãy tiếp nối sứ vụ của Chúa, bằng cách sống những hướng dẫn cụ thể mà Hội Thánh dạy: "Mọi Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải lấy gương mẫu đời sống và chứng tá lời nói để biểu dương con người mới mà họ đã mặc lấy nhờ phép Rửa, và biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà họ đã được củng cố nhờ phép Thêm Sức, để những người khác nhìn thấy những việc lành của họ mà ngợi khen Chúa Cha, cùng nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa đích thực của đời sống con người và mối dây liên kết toàn thể cộng đồng nhân loại" (Công Đồng Vatican II - Sắc Lệnh về hoạt động Truyền Giáo của Giáo Hội - số 11).
Chứng nhân Tin Mừng
Lm. Thái Nguyên
03:36 27/05/2022
CHỨNG NHÂN TIN MỪNG
Chúa Nhật 7 Phục Sinh năm C : Lc 24,46-53
Suy niệm
Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay có hai bài đọc cùng một tác giả là thánh Luca. Ngài viết một tác phẩm gồm hai tập: tập I là sách Tin Mừng: nói về sứ mạng của Đức Giêsu bắt đầu từ Galilê đến Giêrusalem; tập II là sách Công vụ: viết về sứ mạng của Giáo Hội bắt đầu từ Giêrusalem đến toàn thế giới. Liên kết hai bài đọc hôm nay vào toàn bộ tác phẩm của thánh Luca, ta thấy việc Chúa Giêsu thăng thiên là cái bản lề giữa hai sứ mạng đó, hay nói cách khác, lúc Chúa Giêsu thăng thiên là lúc Ngài bàn giao sứ mạng cho Giáo hội. Sứ mạng đó là: “Phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem...”.
Như vậy, sứ điệp quan trọng nhất mà Đức Kitô muốn trao gửi lại cho các môn đệ và cho mọi Kitô hữu là: hãy tiếp tục sứ mạng loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của Ngài trước mọi người, cũng như mọi dân tộc trên thế giới. Các tông đồ và những đấng kế vị đã thực hiện sứ mạng đó, và Giáo hội Chúa đã có mặt hầu hết các quốc gia. Đức tin của chúng ta đặt nền tảng trên sự làm chứng của các tông đồ, và hàng ngàn người đã đổ máu mình vì niềm tin Giêsu. Chúng ta cũng phải tiếp tục loan báo và làm chứng về Chúa trước mặt mọi người.
Không thể gói gọn cuộc sống đức tin của mình bằng những lời kinh hay thánh lễ trong nhà thờ; cũng không thể bó hẹp đời sống Kitô hữu của mình vào những cộng đoàn giáo xứ hay dòng tu, mà cụ thể là phải đi vào đời thường để minh chứng mầu nhiệm mình cử hành, lời Chúa mình nghe, lời kinh mình đọc… và góp phần xây dựng cuộc sống con người hôm nay trên mọi phương diện. Chẳng ai có thể lên thiên đàng một mình nếu không sống tình liên đới và quan tâm đến phân rỗi của người khác. Điều này đòi ta phải ra khỏi mình để hướng đến anh chị em lương dân xung quanh. Phải thăm viếng, gặp gỡ, gần gũi chia sẻ, nâng đỡ, và cứu giúp những anh chị em nghèo khổ, yếu đau, tật nguyền.
Mỗi người chúng ta có một vị trí riêng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa trong việc làm chứng và loan báo Tin Mừng, không ai thay ai được. Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng số 48, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta: “Hãy lên đường, hãy lên đường cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Kitô… Tôi muốn thấy một Gíao hội bị bầm giập, tổn thương và lấm lem trên đường dấn thân, chứ không phải là một Gíao hội 'xanh xao vàng vọt' vì sống đóng khung và bám víu vào chu vi hàng rào an toàn của riêng mình”… “Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo ba điều này, các con sẽ cảm nghiệm được rằng, người làm chứng hay loan báo Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng”. Sứ mạng loan báo Tin Mừng và giới thiệu Chúa Kitô Phục Sinh cho nhân loại là lệnh truyền khẩn thiết nhất và quyết liệt nhất mà Chúa trao cho cho Giáo Hội cũng như mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu về trời không còn hiện diện cách hữu hình, nhưng Ngài vẫn hiện diện cách vô hình giữa lòng thế giới, trong cuộc đời mỗi người chúng ta, đặc biệt trong Lời Ngài và Bí tích Thánh Thể, như lời Ngài đã hứa:“Thầy ở lại với anh em cho đến ngày tận thế” (Mt 28, 17-20). Lời Chúa là ánh sáng và Mình Chúa là sức sống cho chúng ta giữa cuộc đời hôm nay. Từ sự đón nhận đó sâu sát đó, chúng ta cũng trở nên ánh sáng và sức sống cho người khác. Hơn nữa, Chúa về trời là để ban Thánh Thần xuống trên các tông đồ và cho Giáo Hội qua mọi thời đại. Ngài ban Thánh Thần là để giúp mọi Kitô hữu chúng ta kiên cường làm chứng cho Chúa phục sinh và loan báo Tin Mừng cứu độ. Thật là vinh hạnh cho chúng ta được tiếp nối các Tông đồ để làm vinh danh Chúa và ích lợi phần rỗi cho tha nhân.
Chúa Giêsu về trời cũng chính là lời mời gọi chúng ta hướng về trời mới đất mới, nơi quê hương vĩnh cửu: nơi không còn tang tóc, đau thương, chia lìa, chết chóc… mà là nơi bình an và hoan lạc muôn đời, vì mọi điều cũ đã biến mất (Kh 21,1.4). Tuy nhiên, trời mới đất mới hay nước Thiên Chúa đã bắt đầu từ hôm nay, trong cuộc sống này, khi chúng ta nhiệt tình xây dựng quê hương này mỗi ngày công bằng hơn, chân thật hơn, huynh đệ hơn, bác ái hơn, tươi đẹp hơn… để đón mừng ngày Chúa quang lâm. Đó cũng là ngày mà chúng ta được về trời vinh hiển với Chúa, sau khi hoàn thành sứ vụ của mình với cả tình yêu mến.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã về trời,
nhưng vẫn còn lại đây Thánh Thể Ngài,
là nguồn sống linh thiêng cho tín hữu,
là thần lương trên con đường lữ thứ,
để con viết nên lịch sử đời mình.
Chúa về trời nhưng còn lại Lời Ngài,
Lời đưa con tới quê hương trời cao,
bằng một tình yêu mến biết dâng trao,
để làm cho cuộc sống được dồi dào.
Chúa về trời nhưng cho toàn Giáo Hội,
bừng lên niềm vui mới trong Thánh Thần,
cho chúng con sức mạnh đầy phấn chấn,
để ai cũng trở nên những chứng nhân.
Chúa về trời nhưng hiện diện khắp nơi,
qua từng biến cố nhỏ to trong đời,
mời gọi con hãy đi vào thế giới,
loan Tin Mừng cho mọi nước mọi dân.
Chúa về trời sáng ngời niềm tin mới,
con không còn phải chờ đợi một ai,
vì thật Ngài là chính Đấng Thiên sai,
đã hoàn thành tất cả cho nhân loại.
Chúa về trời mở ra sự sống mới,
đó chính là sự sống mãi muôn đời,
trong niềm vui và hạnh phúc chẳng vơi,
cho chúng con niềm hy vọng cao vời.
Xin cho con vững một lòng tin cậy,
để hăng say xây dựng cuộc sống này,
và chờ ngày Chúa đến trong vinh quang,
cho đoàn con được hưởng phúc thiên đàng. Amen.
Một Vài Ý Nghĩa Của Mầu Nhiệm Chúa Lên Trời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:30 27/05/2022
Một Vài Ý Nghĩa Của Mầu Nhiệm Chúa Lên Trời.
Cùng với Hội Thánh toàn cầu chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời. Mầu nhiệm Chúa lên trời dường như rất có ý nghĩa với anh em Chính Thống giáo qua các cử hành Phụng Vụ. Còn với Kitô hữu Công Giáo chúng ta thì không mấy chú tâm mầu nhiệm này, vì mỗi năm chỉ một lần được đề cập theo niên lịch Phụng vụ. Đoàn tín hữu được nghe dẫn giải về mầu nhiệm này hình như cũng chỉ một lần trong Thánh lễ mừng Chúa về trời. Chúa Giêsu lên trời là gì? Việc Người lên trời có liên quan gì đến chúng ta, những người đang tại thế? Xin được chia sẻ đôi dòng suy tư và cảm nhận.
Chúa Giêsu lên trời là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, không ai giữ mãi quan niệm Chúa lên trời là Chúa bay lên một nơi nào đó trên cao, trên chốn bồng lai, tiên cảnh đầy mây. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Chúa tự nguyện bỏ đi vinh quang danh dự của Người để rồi lấy lại thì có liên quan gì đến chúng ta? Vậy chúng cần đào sâu một vài ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời.
1. Chúa lên trời nghĩa là Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh như “thuyết dưỡng tử” chủ trương (adoptionism). Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
2. Chúa lên trời nghĩa là Người đã hoàn tất công cuộc cứu độ: “Đức Kitô đã lên cao dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người. Người lên trời nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,8-10). Con người và mọi sự mọi loài từ đây có được con đường nên hoàn thiện, nên viên mãn, chính nhờ Người, với Người và trong Người, Giêsu – Kitô.
3. Chúa lên trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).
4. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.
Với những ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời như trên, hẳn Mẹ Hội Thánh khao khát đoàn con luôn có thái độ vững tin và hy vọng trong niềm hân hoan phấn khởi. Sao lại không vững tin khi mà Đấng chúng ta tôn thờ và tiếp bước chính là Thiên Chúa thật, là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Sao lại không hy vọng khi mà cửa trời đã mở ra với chúng ta, với tất cả mọi loài thụ tạo. Sao lại không phấn khởi hân hoan khi mà ta luôn có đó Đấng hiểu ta, cảm thông với ta và đang bầu chữa cho ta trước ngai tòa Thiên Chúa.
Để cho niềm tin, niềm hân hoan và hy vọng ấy được hiện thực thì không gì hơn chúng ta hãy nỗ lực làm cho các thực tại trần thế này, từ chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện con chuyện cái, chuyện nhà cửa đến xã hội quốc gia, chuyện Hội Thánh…được đi vào vĩnh cửu, bằng chính con tim của ta, một con tim đồng hình đồng dạng với Thầy chí Thánh, Giêsu Kitô. Nước Trời đã ở giữa chúng ta. Đừng có mãi mê nhìn trời nhưng hãy làm cho trái đất này và những chuyện của trần thế này mang giá trị đời đời. Và cách thế tuyệt vời là hãy sống và hoạt động, nghĩa là làm mọi sự đều nhân danh Giêsu, cứu nhân độ thế.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột.
Cùng với Hội Thánh toàn cầu chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời. Mầu nhiệm Chúa lên trời dường như rất có ý nghĩa với anh em Chính Thống giáo qua các cử hành Phụng Vụ. Còn với Kitô hữu Công Giáo chúng ta thì không mấy chú tâm mầu nhiệm này, vì mỗi năm chỉ một lần được đề cập theo niên lịch Phụng vụ. Đoàn tín hữu được nghe dẫn giải về mầu nhiệm này hình như cũng chỉ một lần trong Thánh lễ mừng Chúa về trời. Chúa Giêsu lên trời là gì? Việc Người lên trời có liên quan gì đến chúng ta, những người đang tại thế? Xin được chia sẻ đôi dòng suy tư và cảm nhận.
Chúa Giêsu lên trời là gì? Là Kitô hữu trưởng thành, không ai giữ mãi quan niệm Chúa lên trời là Chúa bay lên một nơi nào đó trên cao, trên chốn bồng lai, tiên cảnh đầy mây. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Chúa tự nguyện bỏ đi vinh quang danh dự của Người để rồi lấy lại thì có liên quan gì đến chúng ta? Vậy chúng cần đào sâu một vài ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời.
1. Chúa lên trời nghĩa là Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh như “thuyết dưỡng tử” chủ trương (adoptionism). Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
2. Chúa lên trời nghĩa là Người đã hoàn tất công cuộc cứu độ: “Đức Kitô đã lên cao dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người. Người lên trời nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Eph 4,8-10). Con người và mọi sự mọi loài từ đây có được con đường nên hoàn thiện, nên viên mãn, chính nhờ Người, với Người và trong Người, Giêsu – Kitô.
3. Chúa lên trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).
4. Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.
Với những ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa lên trời như trên, hẳn Mẹ Hội Thánh khao khát đoàn con luôn có thái độ vững tin và hy vọng trong niềm hân hoan phấn khởi. Sao lại không vững tin khi mà Đấng chúng ta tôn thờ và tiếp bước chính là Thiên Chúa thật, là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Sao lại không hy vọng khi mà cửa trời đã mở ra với chúng ta, với tất cả mọi loài thụ tạo. Sao lại không phấn khởi hân hoan khi mà ta luôn có đó Đấng hiểu ta, cảm thông với ta và đang bầu chữa cho ta trước ngai tòa Thiên Chúa.
Để cho niềm tin, niềm hân hoan và hy vọng ấy được hiện thực thì không gì hơn chúng ta hãy nỗ lực làm cho các thực tại trần thế này, từ chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện con chuyện cái, chuyện nhà cửa đến xã hội quốc gia, chuyện Hội Thánh…được đi vào vĩnh cửu, bằng chính con tim của ta, một con tim đồng hình đồng dạng với Thầy chí Thánh, Giêsu Kitô. Nước Trời đã ở giữa chúng ta. Đừng có mãi mê nhìn trời nhưng hãy làm cho trái đất này và những chuyện của trần thế này mang giá trị đời đời. Và cách thế tuyệt vời là hãy sống và hoạt động, nghĩa là làm mọi sự đều nhân danh Giêsu, cứu nhân độ thế.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột.
Chúa lên trời mời gọi chúng ta lên đường - Suy niệm lễ Chúa Lên Trời - năm C
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:31 27/05/2022
Chúa lên trời mời gọi chúng ta lên đường - Suy niệm lễ Chúa Lên Trời - năm C
Chúa lên Trời, là lên ở đâu?
Hành động lên trời của Đức Giê-su không là di chuyển theo mặt địa lý; chẳng phải lên trời như kiểu máy bay hay các loài chim, nhưng nói Chúa lên Trời là nói lên tình trạng Chúa được về với Chúa Cha, được ngự bên hữu Chúa Cha, được hưởng hạnh phúc viên mãn bên Chúa Cha. Hay nói khác đi, Chúa lên Trời là lên thiên đàng, là quê hương đích thực mà Thánh Phaolô mời gọi mọi người hướng tới chứ không phải là thế gian này.
Chúa Lên Trời như Lời Người đã hứa?
Ít nhất 3 lần trong quá trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã loan báo Ngài sẽ chịu đau khổ, chịu đánh đòn, chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại trong ngày thứ ba. Quả thật, sau khi 40 ngày sống lại hiện ra và hiệp hành với các Tông Đồ nói riêng và các môn đệ nói riêng, Đức Giê-su đã được Chúa Cha đưa về Trời. Đức Giê-su về với Chúa Cha để dọn chỗ cho tất cả mọi người theo như Lời Người đã nói: Thầy đi để dọn chỗ cho anh em để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó với Thầy. Hơn nữa, Đức Giê-su lên Trời thì tất cả mọi người sẽ được lên Trời với Người. Đức Giê-su là Đầu, Hội Thánh là Thân hình mầu nhiệm của Người, mỗi người là chi thể làm nên thân hình đó, khi Người lên Trời, thì đương nhiên thân mình mầu nhiệm của Người cũng sẽ được lên với Người. Đó là Đức tin. Đó là niềm hy vọng vô cùng cao quý của chúng ta. Từ nay, chúng ta có một nơi chốn, có một nơi ở Vĩnh cửu, nơi mà Đức Giê-su đã đi trước và dọn chỗ cho chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng nỗ lực sống tốt và chuẩn bị hành trang để được đón lên Trời với Đức Giê-su Ki-tô.
Đức Giê-su lên Trời nhưng không để con người mồ côi.
Tình yêu chân thật và đúng nghĩa là tình yêu của người dám hy sinh và chết cho người mình yêu. Chỉ nơi Đức Giê-su, qua Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, tình yêu đó mới được hiện hữu. Vì yêu nên sẽ luôn luôn trung thành và yêu cho đến cùng. Dù đã chết, dù sống lại và được ngự bên hữu Chúa Cha, nhưng Đức Giê-su không bỏ rơi các Tông đồ, không bỏ rơi mỗi người chúng ta ngang qua việc ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Thầy hiện diện là Chúa Cha hiện diện, mà Chúa Cha và Chúa Con hiện diện thì đương nhiên có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Vì thế, Đức Giê-su lên Trời không có nghĩa là Ngài không hiện diện mà là Ngài sẽ hiện diện một cách thể khác, một sự hiện diện vượt mọi không gian và thời gian, một sự hiện diện thiêng liêng nhưng luôn có thật để tiếp tục đồng hành, hiệp hành, ban ơn nâng đỡ và chúc lành cho con người trong mọi nơi và mọi lúc.
Đức Giê-Su lên Trời mời gọi mọi người lên đường.
Mệnh lệnh của Đức Giê-su trước khi về Trời là mong muốn mọi người lên đường làm chứng nhân về Thầy cho tha nhân, là Loan báo Tin Mừng, tin bình an của Chúa cho hết thảy mọi người ở khắp mọi nơi. Quả thật, sứ vụ loan báo Tin Mừng không dừng lại khi Đức Giê-su về Trời nhưng có thể được bắt đầu và tiếp tục tham dự vào sứ mạng của Thầy Chí Thánh, là nhà truyền giáo tiên khởi từ Trời xuống thế để mọi người đón nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Vì thế, mệnh lệnh giới thiệu Chúa cho mọi người lại càng khẩn thiết hơn và tối quan trọng cho mỗi chúng ta, là con cái của Thiên Chúa, là em Đức Giê-su. Ý thức được mệnh lệnh đó, mọi người hãy ra sức nỗ lực để tiếp tục gặp gỡ Đức Giê-su trong đời sống cầu nguyện, nơi Bàn Tiệc Lời Chúa và nhất là Bàn Tiệc Mình Máu Thánh Người để đủ sức mạnh và ơn nhiệt huyết ra đi làm chứng cho anh chị em đồng loại, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Đức Giê-su lên Trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên Trời.
Ái mộ những sự trên Trời là yếu mến và thích thú lấy những điều hay ý đẹp, là mến chuộng lòng bao dung vị tha, là khao khát lòng yêu thương tha thứ, là yêu mến sự thiên đàng, là mong được hưởng sự sống đời đời. Nói tóm, Đức Giê-su lên Trời mời gọi ta luôn biết ngước mắt lên để không nhìn những sự tối tăm, tội lỗi và sự lôi kéo của ma quỷ, cha của sự dối gian và sự chết chóc, nhưng biết hướng lên sự cao sang, sự thánh thiện, công chính, hoan lạc, là tất cả những điều cao quý và đẹp đẽ nhất, cái mà thế gian không thể tạo ra. Nói cách khác, Đức Giê-su lên Trời, ta hãy luôn biết hướng lòng, hướng hết tâm trí và toàn thể con người về thượng giới, là nơi Chúa Giê-su đang được chiếm trọn từ cung lòng của Chúa Cha. Tuy nhiên, làm sao chúng ta hướng về Chúa và làm được những điều thiện hảo nếu không có sự lôi kéo của Chúa Cha và sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Vì thế, mỗi người chúng ta mong muốn hết sức sự bảo trợ, đồng hành và thánh hoá của Thiên Chúa Ba Ngôi nơi đời sống thường ngày của chúng ta nơi trần gian nhằm giúp chúng ta biết chọn Chúa, những sự thuộc trọn về Chúa hơn là sự hèn mọn thế gian hay nương chiêu theo sự mê hoặc của thần dữ, là ma quỷ.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chúa lên Trời, là lên ở đâu?
Hành động lên trời của Đức Giê-su không là di chuyển theo mặt địa lý; chẳng phải lên trời như kiểu máy bay hay các loài chim, nhưng nói Chúa lên Trời là nói lên tình trạng Chúa được về với Chúa Cha, được ngự bên hữu Chúa Cha, được hưởng hạnh phúc viên mãn bên Chúa Cha. Hay nói khác đi, Chúa lên Trời là lên thiên đàng, là quê hương đích thực mà Thánh Phaolô mời gọi mọi người hướng tới chứ không phải là thế gian này.
Chúa Lên Trời như Lời Người đã hứa?
Ít nhất 3 lần trong quá trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã loan báo Ngài sẽ chịu đau khổ, chịu đánh đòn, chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại trong ngày thứ ba. Quả thật, sau khi 40 ngày sống lại hiện ra và hiệp hành với các Tông Đồ nói riêng và các môn đệ nói riêng, Đức Giê-su đã được Chúa Cha đưa về Trời. Đức Giê-su về với Chúa Cha để dọn chỗ cho tất cả mọi người theo như Lời Người đã nói: Thầy đi để dọn chỗ cho anh em để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó với Thầy. Hơn nữa, Đức Giê-su lên Trời thì tất cả mọi người sẽ được lên Trời với Người. Đức Giê-su là Đầu, Hội Thánh là Thân hình mầu nhiệm của Người, mỗi người là chi thể làm nên thân hình đó, khi Người lên Trời, thì đương nhiên thân mình mầu nhiệm của Người cũng sẽ được lên với Người. Đó là Đức tin. Đó là niềm hy vọng vô cùng cao quý của chúng ta. Từ nay, chúng ta có một nơi chốn, có một nơi ở Vĩnh cửu, nơi mà Đức Giê-su đã đi trước và dọn chỗ cho chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng nỗ lực sống tốt và chuẩn bị hành trang để được đón lên Trời với Đức Giê-su Ki-tô.
Đức Giê-su lên Trời nhưng không để con người mồ côi.
Tình yêu chân thật và đúng nghĩa là tình yêu của người dám hy sinh và chết cho người mình yêu. Chỉ nơi Đức Giê-su, qua Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, tình yêu đó mới được hiện hữu. Vì yêu nên sẽ luôn luôn trung thành và yêu cho đến cùng. Dù đã chết, dù sống lại và được ngự bên hữu Chúa Cha, nhưng Đức Giê-su không bỏ rơi các Tông đồ, không bỏ rơi mỗi người chúng ta ngang qua việc ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Thầy hiện diện là Chúa Cha hiện diện, mà Chúa Cha và Chúa Con hiện diện thì đương nhiên có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Vì thế, Đức Giê-su lên Trời không có nghĩa là Ngài không hiện diện mà là Ngài sẽ hiện diện một cách thể khác, một sự hiện diện vượt mọi không gian và thời gian, một sự hiện diện thiêng liêng nhưng luôn có thật để tiếp tục đồng hành, hiệp hành, ban ơn nâng đỡ và chúc lành cho con người trong mọi nơi và mọi lúc.
Đức Giê-Su lên Trời mời gọi mọi người lên đường.
Mệnh lệnh của Đức Giê-su trước khi về Trời là mong muốn mọi người lên đường làm chứng nhân về Thầy cho tha nhân, là Loan báo Tin Mừng, tin bình an của Chúa cho hết thảy mọi người ở khắp mọi nơi. Quả thật, sứ vụ loan báo Tin Mừng không dừng lại khi Đức Giê-su về Trời nhưng có thể được bắt đầu và tiếp tục tham dự vào sứ mạng của Thầy Chí Thánh, là nhà truyền giáo tiên khởi từ Trời xuống thế để mọi người đón nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Vì thế, mệnh lệnh giới thiệu Chúa cho mọi người lại càng khẩn thiết hơn và tối quan trọng cho mỗi chúng ta, là con cái của Thiên Chúa, là em Đức Giê-su. Ý thức được mệnh lệnh đó, mọi người hãy ra sức nỗ lực để tiếp tục gặp gỡ Đức Giê-su trong đời sống cầu nguyện, nơi Bàn Tiệc Lời Chúa và nhất là Bàn Tiệc Mình Máu Thánh Người để đủ sức mạnh và ơn nhiệt huyết ra đi làm chứng cho anh chị em đồng loại, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Đức Giê-su lên Trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên Trời.
Ái mộ những sự trên Trời là yếu mến và thích thú lấy những điều hay ý đẹp, là mến chuộng lòng bao dung vị tha, là khao khát lòng yêu thương tha thứ, là yêu mến sự thiên đàng, là mong được hưởng sự sống đời đời. Nói tóm, Đức Giê-su lên Trời mời gọi ta luôn biết ngước mắt lên để không nhìn những sự tối tăm, tội lỗi và sự lôi kéo của ma quỷ, cha của sự dối gian và sự chết chóc, nhưng biết hướng lên sự cao sang, sự thánh thiện, công chính, hoan lạc, là tất cả những điều cao quý và đẹp đẽ nhất, cái mà thế gian không thể tạo ra. Nói cách khác, Đức Giê-su lên Trời, ta hãy luôn biết hướng lòng, hướng hết tâm trí và toàn thể con người về thượng giới, là nơi Chúa Giê-su đang được chiếm trọn từ cung lòng của Chúa Cha. Tuy nhiên, làm sao chúng ta hướng về Chúa và làm được những điều thiện hảo nếu không có sự lôi kéo của Chúa Cha và sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Vì thế, mỗi người chúng ta mong muốn hết sức sự bảo trợ, đồng hành và thánh hoá của Thiên Chúa Ba Ngôi nơi đời sống thường ngày của chúng ta nơi trần gian nhằm giúp chúng ta biết chọn Chúa, những sự thuộc trọn về Chúa hơn là sự hèn mọn thế gian hay nương chiêu theo sự mê hoặc của thần dữ, là ma quỷ.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chúa lên trời đời cao rộng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:39 27/05/2022
CHÚA LÊN TRỜI ĐỜI CAO RỘNG
Chúa Giêsu lên trời làm cho cuộc đời con người trở nên cao rộng hơn: Đời người không chỉ giới hạn ở nơi đất thấp mà còn vươn lên tận trời cao. Đời người không chỉ thu hẹp chăm lo cho mình, mà còn mở rộng đem Tin Mừng cho tha nhân.
1. Đời người vươn cao. Chúa Giêsu đã làm người, chịu chết, sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Chúa làm người rồi lên trời là tin mừng vĩ đại cho nhân loại: Chúa kéo loài người lên trời với Chúa. Cuộc đời con người từ nay không chỉ giới hạn ở nơi đất thấp, mà vươn lên tận trời cao. Kết thúc đời người không phải là an nghỉ nơi huyệt mộ tối tăm trong lòng đất, nhưng là vui sống hạnh phúc trên trời với Thiên Chúa. Phải chăng vì thế mà Chúa đã tạo dựng con người trong tư thế: Đầu đội trời, chân đạp đất. Con người sống nơi đất thấp, nhưng lại luôn hướng lên trời cao. Đất cho ta sinh sống, nhưng Trời mới cho ta lẽ sống.
2. Đời người mở rộng. Càng lên cao thì tầm nhìn con người càng mở rộng, tâm hồn con người càng nhẹ nhàng thanh thoát. Thế nên, Chúa lên trời giúp con người có tầm nhìn về một lối sống cao đẹp, đó là lối sống không chỉ thu hẹp chăm lo cho mình, mà là mở rộng ra với tha nhân. Mở rộng bằng cách hy sinh quên mình như Chúa đã chịu khổ hình hy sinh để cứu độ nhân loại. Mở rộng bằng cách dấn thân ra đi loan báo Tin Mừng cho tha nhân như lệnh Chúa truyền.
Trong thời buổi truyền thông hiện đại ngày nay, có thể ví von Chúa Giêsu như “vệ tinh” bay lên trời cao không phải rời xa, nhưng là kết nối toàn nhân loại và phủ sóng rộng khắp toàn cầu. Chúa lên trời để chúng ta kết nối với Chúa và với nhau qua những đường truyền từ trái tim đến trái tim yêu thương, nhờ đó tất cả chúng ta vui sướng hòa vào mạng Tin Mừng cứu độ nơi Chúa Kitô để hưởng sự sống đời đời trên Nước Trời. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 27/05/2022
8. Lý trí con người yếu đuối nên thường có thể làm sai, duy chỉ có đức tin chân chính mới hoàn toàn không sai lầm.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một gia đình thiên linh
Lm. Minh Anh
21:36 27/05/2022
MỘT GIA ĐÌNH THIÊN LINH
“Chúa Cha yêu mến các con, bởi các con yêu mến và tin Thầy!”.
William Hershey Davis nói, “Danh tiếng là những gì người ta biết về bạn; tính cách là những gì Chúa biết bạn là ai! Danh tiếng là những gì người ta nói về bạn trước bia mộ bạn; tính cách là những gì các thiên thần nói về bạn trước ngai vàng Thiên Chúa. Danh tiếng là những gì bạn có khi đến một cộng đồng mới; tính cách là những gì bạn có khi rời xa cộng đồng; nhưng người ta biết chắc một điều, bạn đã thuộc về một cộng đồng thiên linh, ‘Một Gia Đình Thiên Linh!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi Lời Chúa hôm nay cho biết, “Bạn đã thuộc về ‘Một Gia Đình Thiên Linh!’”. Đó là một cộng đồng đức tin của những người con Chúa thời Giáo Hội sơ khai; đó còn là ‘Một Gia Đình Thiên Linh’ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu tiết lộ!
Bài đọc thứ nhất cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về cách thức các tín hữu sơ khai nâng đỡ nhau! Apollô, một nhân vật rất ấn tượng, có một kiến thức Thánh Kinh vững chắc, tài hùng biện uyên bác; vậy mà anh vẫn cần vợ chồng Priscilla - Aquila hướng dẫn đức tin. Rõ ràng, Apollô có những quà tặng mà đôi bạn này không có; ngược lại, Priscilla và Aquila có những cái mà Apollô không có. Sau một thời gian, cộng đoàn Êphêsô sẵn sàng để Apollô sang giúp Akaia. Để lớn lên trong đức tin, chúng ta cần một cộng đồng; trong đó, mỗi người ‘cho đi’ và ‘nhận lại’. Là chi thể của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, chúng ta có bổn phận hỗ trợ nhau; cùng nhau chia sẻ một sứ vụ là mở rộng Vương Quốc; chúng ta bổ túc cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nhờ đó, dân ngoại các nước có thể tuyên xưng, “Thiên Chúa là vua toàn cõi địa cầu” như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo. Chúng ta cần Giáo Hội, cần một cộng đồng. Không ai có thể đi một mình!
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nâng cao và mở rộng cộng đồng đức tin đó lên một cấp độ cao hơn, với một trương độ có chiều kích phổ quát hơn. Đó là cộng đồng Ba Ngôi, nền tảng của mọi cộng đồng! Chúa Con nói đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần bằng những ngôn ngữ đẹp đẽ nhất, “Chúa Cha yêu mến các con, vì các con đã yêu mến Thầy, và tin rằng, Thầy bởi Chúa Cha mà đến”; chúng ta được kết hiệp với Chúa Cha nhờ tình yêu và quyền năng của Thánh Thần. Để từ đó, không thể tuyệt vời hơn, cung lòng mỗi người sẽ là nơi cư ngụ của ‘Một Gia Đình Thiên Linh’, cung điện của Thiên Chúa Ba Ngôi và là đền thờ của Chúa Thánh Thần!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Chúng ta không được mời gọi để sống biệt lập, nhưng là sống với người khác, cho người khác và trong người khác; nó có nghĩa là chúng ta chào đón và sản sinh những nhân chứng cho vẻ đẹp của Tin Mừng. Giáo Hội được mời gọi để trở nên một gia đình, có khả năng phản chiếu vinh quang Ba Ngôi và Tin Mừng. Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới sự hiểu biết trọn vẹn giáo huấn của Chúa Giêsu; Chúa Giêsu đến để mặc khải cho chúng ta Chúa Cha. Và như vậy, toàn bộ cuộc sống Kitô hữu xoay quanh mầu nhiệm Ba Ngôi! Vì vậy, hãy giữ cho cuộc sống mình ở một ‘cung điệu tầm cao!’. Hãy nhớ, vì chính vinh quang ấy mà chúng ta tồn tại, làm việc, chiến đấu, và chịu đựng. Như thế, ơn gọi của chúng ta là ‘được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu’ của ‘Một Gia Đình Thiên Linh’ rạng ngời vinh quang!”.
Anh Chị em,
“Được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu của ‘Một Gia Đình Thiên Linh!’” là ơn gọi của mỗi người chúng ta. Nói đến “gia đình” là nói đến thông truyền sự sống; nói đến “thiên linh” là nói đến một cái gì trên cao! Như thế, một khi được gọi, chúng ta được nâng lên; từ đất thấp đến trời cao; từ tội lỗi đến thánh thiện; từ tầm thường đến phi thường! Từ đó, mọi hành vi cử chỉ của chúng ta đều trở thành ‘hành vi nhân linh’; và còn hơn thế nữa, trở thành ‘hành vi thiên linh’. Không chỉ thông truyền sự sống tự nhiên, chúng ta còn thông chuyển ‘sự sống và tình yêu thiên linh!’. Sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống chúng ta là bằng chứng sống động về sự thông chuyển mới mẻ này. Như Priscilla - Aquila và Apollô, Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong chúng ta, để chúng ta sống và mở rộng cộng đồng sự sống này ngay trong gia đình, thôn xóm và môi trường mình. Trong Chúa Kitô, chúng ta đã thuộc về ‘Một Gia Đình Thiên Linh!’; vì thế, từ đây, bạn đừng ngần ngại và lần lữa đến với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Chúa Giêsu. Đừng sợ đến gần ngai vàng chất ngất ân sủng và thương xót!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin lấp đầy con với niềm tri ân cảm tạ vì con đã thuộc về ‘Một Gia Đình Thiên Linh’ ân sủng và xót thương. Xin đừng để con tỏ ra bất xứng với phẩm vị cao cả của mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha giải tội của Đức Giáo Hoàng ở Buenos Aires, 95 tuổi, kể về Bergoglio của ngài
Đặng Tự Do
05:10 27/05/2022
Cha Luis Dri là một giáo sĩ dòng Capuchin 95 tuổi sống trong một tu viện ở một khu dân cư của tầng lớp lao động ở Buenos Aires. Chính nơi đây nhiều năm trước, ngài đã rửa tội cho “huyền thoại” của đất nước, là cầu thủ bóng đá Diego Armando Maradona.
Tạp chí Tây Ban Nha Alfa y Omega cho biết cũng chính tại thành phố này, ngài đã được chọn để trở thành cha giải tội cho giám mục của mình, Jorge Mario Bergoglio, là người mà ngài đã phát triển một “tình bạn tuyệt vời”
Sau khi trở thành Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã đưa Cha Dri trở thành nhân vật chính của một cuốn sách về Bí tích Hòa giải cách đây vài năm. Ngài ngạc nhiên khi thấy Đức Giáo Hoàng đã không quên ngài kể từ khi đến Rôma và thậm chí còn gọi cho ngài vào ngày sinh nhật của mình.
“Ngài có nhiều việc phải làm liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine nhưng ngài vẫn nhớ đến gã khờ này,” vị linh mục già kinh ngạc nói. “Chúa đã ban cho tôi ân sủng là sự tha thứ và ân sủng luôn sẵn sàng tha thứ”
Source:https://alfayomega.es
Mối quan tâm của các Giáo hội Trung Đông đối với Giêrusalem
Đặng Tự Do
05:11 27/05/2022
Lần đầu tiên, Hội đồng Giáo hội Trung Đông - nơi quy tụ các nhà lãnh đạo Chính thống, Công Giáo và Tin lành từ khu vực - đã nhóm họp tại Ai Cập trong bốn ngày. Trong tuyên bố cuối cùng của mình, các thành viên hội đồng đặc biệt nhấn mạnh đến Giêrusalem và việc bảo tồn thánh địa.
Trong bối cảnh vô cùng căng thẳng sau cái chết của một nhà báo Kitô giáo người Palestine, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ La tinh của Giêrusalem, nhắc lại rằng các Kitô hữu không thể im lặng, rằng “Thành phố Thánh mang đặc tính Kitô giáo” và nó phải được bảo tồn, và được tôn trọng.
Trong tài liệu cuối cùng, các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng muốn nhắc nhở cộng đồng quốc tế về “tầm quan trọng của việc tăng cường sự hiện diện của Kitô hữu tại Thành phố Hòa bình,” nơi Chúa Kitô đã chết và sống lại.
Theo báo cáo của Terre Sainte, hội đồng đại kết này, được thành lập vào năm 1974, nhằm mục đích tăng cường sự thống nhất của các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông về các vấn đề cùng quan tâm, xây dựng cầu nối với các Giáo Hội phương Tây và thúc đẩy đối thoại với các tôn giáo khác trong khu vực, đặc biệt là người Hồi giáo.
Source:https://www.terresainte.net
Nancy Pelosi tăng gấp đôi ủng hộ việc phá thai để thách thức lệnh cấm rước lễ
Đặng Tự Do
05:13 27/05/2022
Phản ứng công khai đầu tiên đối với việc Đức Tổng Giám Mục bản quyền cấm bà rước lễ tại giáo phận quê hương, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết bà vẫn kiên quyết ủng hộ việc phá thai.
Hôm 20 tháng 5 Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone thông báo rằng bà Nancy Pelosi không được Rước lễ tại Tổng giáo phận San Francisco sau khi công khai ủng hộ việc phá thai với tư cách là một chính trị gia Công Giáo. Đức Cha Cordilenoe nói rằng quyết định của ngài là một quyết định mục vụ chứ không phải chính trị.
Trong nhiều năm, Pelosi đã bảo vệ việc phá thai trong khi viện dẫn đức tin Công Giáo của mình. Giáo Hội Công Giáo coi phá thai là việc hủy hoại con người, là một tội ác nghiêm trọng.
Hôm thứ Ba, Pelosi không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy quan điểm của bà ấy về việc phá thai và cách bà ấy nói về nó với tư cách là một người Công Giáo, sẽ thay đổi.
“Tôi băn khoăn về án tử hình, là điều mà tôi phản đối. Đối với Giáo hội cũng vậy. Nhưng họ không có hành động chống lại những người có thể không chia sẻ quan điểm của họ,” bà ta nói trong chương trình “Morning Joe” của MSNBC.
Pelosi không cho biết liệu bà ấy có ý định tiếp tục lên rước lễ hay không. Lệnh của Đức Cha Cordileone chỉ được áp dụng trong Tổng giáo phận San Francisco, và mặc dù Đức Hồng Y Wilton Gregory của Tổng giáo phận Washington đã không bình luận công khai về hành động của Đức Cha Cordileone, ngài cũng không chỉ thị cho các linh mục từ chối rước lễ cho bất cứ ai.
Pelosi được cho là đã Rước lễ vào lúc 9 giờ sáng Thánh lễ Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 tại Nhà thờ Công Giáo Holy Trinity ở Georgetown, theo Politico Playbook, nhưng báo cáo không xác định nguồn của thông tin đó. Một nữ phát ngôn viên của giáo xứ hôm thứ Ba đã chuyển các câu hỏi của giới truyền thông cho Tổng giáo phận Washington, nhưng tổng giáo phận đã không trả lời yêu cầu bình luận của CNA.
Đáp lại hành động của Cordileone, Đức Giám Mục Robert Vasa của Giáo phận Santa Rosa, California - nơi có nhà nghỉ Napa của Pelosi - đã nói rằng ngài cũng sẽ cấm Pelosi không được Rước lễ trong giáo phận của ngài.
Trong lần xuất hiện trên “Morning Joe”, Pelosi đã trực tiếp đề cập đến Đức Tổng Giám Mục Cordileone một lần, để chỉ trích ngài vì đã “kịch liệt chống lại quyền của LGBTQ”.
Source:Catholic News Agency
Diễn biến lịch sử: Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cắt đứt quan hệ với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.
Đặng Tự Do
19:08 27/05/2022
Trong một diễn biến ngoại thường Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố “độc lập hoàn toàn” khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tổng Giám Mục Onufriy đã cho biết như trên vào cuối cuộc họp của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine.
“Chúng tôi không đồng ý với quan điểm về chiến tranh của Thượng phụ Kirill, là Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga”
“Thánh Công Đồng lên án chiến tranh, vì đó là vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa ‘Không được giết người’ và bày tỏ sự chia buồn với tất cả những người đã phải chịu đựng trong chiến tranh”
Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine cho biết như trên sau cuộc họp khoáng đại tập trung vào “sự xâm lược” của Nga, và tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Chi nhánh Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính thống Ukraine trước đây hoàn toàn liên kết với Thượng phụ Kirill, là người bày tỏ sự ủng hộ của ông với Putin và cuộc xâm lược Ukraine. Danh xưng của họ là Ukrainian Orthodox Church of the Mạc Tư Khoa Patriarchate, thường được viết tắt là UOC-MP. Từ nay, họ chỉ muốn được gọi là Ukrainian Orthodox Church, hay vắn tắt là UOC.
Quyết định trên được xem là rất khó khăn đối với Giáo Hội này, vì với quyết định này lập tức họ được xem là một Giáo Hội Chính Thống không được công nhận bởi cả Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa lẫn Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.
Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước.
Với quyết định này, UOC của Tổng Giám Mục Onufriy, chắc chắn là tan rã vì Giáo Hội này không còn cơ sở pháp lý nào để tồn tại. Cho nên, để đưa ra một quyết định như thế này Đức Tổng Giám Mục Onufriy phải hết sức can đảm. Chắc chắn, trong những ngày tới, hàng loạt giáo phận và giáo xứ của UOC sẽ gia nhập OCU. Có thể là trong vài tháng tới Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống duy nhất, do Đức Tổng Giám Mục Epiphanius lãnh đạo.
Source:Kyiv PostUkrainian Orthodox loyal to Moscow break with Moscow Patriarchate
“Chúng tôi không đồng ý với quan điểm về chiến tranh của Thượng phụ Kirill, là Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga”
“Thánh Công Đồng lên án chiến tranh, vì đó là vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa ‘Không được giết người’ và bày tỏ sự chia buồn với tất cả những người đã phải chịu đựng trong chiến tranh”
Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine cho biết như trên sau cuộc họp khoáng đại tập trung vào “sự xâm lược” của Nga, và tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Chi nhánh Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính thống Ukraine trước đây hoàn toàn liên kết với Thượng phụ Kirill, là người bày tỏ sự ủng hộ của ông với Putin và cuộc xâm lược Ukraine. Danh xưng của họ là Ukrainian Orthodox Church of the Mạc Tư Khoa Patriarchate, thường được viết tắt là UOC-MP. Từ nay, họ chỉ muốn được gọi là Ukrainian Orthodox Church, hay vắn tắt là UOC.
Quyết định trên được xem là rất khó khăn đối với Giáo Hội này, vì với quyết định này lập tức họ được xem là một Giáo Hội Chính Thống không được công nhận bởi cả Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa lẫn Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.
Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước.
Với quyết định này, UOC của Tổng Giám Mục Onufriy, chắc chắn là tan rã vì Giáo Hội này không còn cơ sở pháp lý nào để tồn tại. Cho nên, để đưa ra một quyết định như thế này Đức Tổng Giám Mục Onufriy phải hết sức can đảm. Chắc chắn, trong những ngày tới, hàng loạt giáo phận và giáo xứ của UOC sẽ gia nhập OCU. Có thể là trong vài tháng tới Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống duy nhất, do Đức Tổng Giám Mục Epiphanius lãnh đạo.
Source:Kyiv Post
Đại tang của Giáo Hội Công Giáo: Đức Hồng Y Angelo Sodano, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh qua đời vì Covid
Đặng Tự Do
20:33 27/05/2022
Đức Hồng Y Angelo Sodano, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và nguyên niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã trở về nhà Cha Trên Trời của chúng ta vào hôm thứ Sáu 27 tháng 5, thọ 94 tuổi.
Ngài là vị Hồng Y thứ tư của Giáo Hội Công Giáo qua đời vì coronavirus. Các vị khác là
Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục danh dự của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil, sinh năm 1932. Đã chết vì Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm 2021.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela, sinh năm 1942. Đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm 2021.
Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil, sinh năm 1925. Qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm 2021.
Đức Hồng Y Angelo Sodano chào đời ở Isola d'Asti vào ngày 23 tháng 11 năm 1927, trong gia đình hai ông bà Giovanni và Delfina Sodano và là con thứ hai trong gia đình có sáu người con.
Xuất thân từ một gia đình nông thôn Piedmontese, vị Hồng Y vừa quá cố có những đóng góp đáng kể cho đời sống của Giáo hội.
Cha của ngài, thuộc Đảng Dân chủ Kitô giáo, từng là phó chủ tịch Quốc Hội Ý trong ba nhiệm kỳ từ năm 1948 đến năm 1963, đã qua đời không lâu trước khi ngài được tấn phong Hồng Y
Sau khi học triết học và thần học tại chủng viện Asti, thầy Sodano được Đức Cha Umberto Rossi phong chức linh mục vào ngày 23 tháng 9 năm 1950, sau đó làm công việc mục vụ và dạy thần học tín lý tại chủng viện Asti.
Cha Sodano đã học ở Rôma tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô, nơi ngài lấy bằng tiến sĩ thần học, và tại Đại học Giáo hoàng Latêranô, ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật. Để chuẩn bị cho sự nghiệp ngoại giao, ngài vào Học viện Giáo hoàng về Ngoại Giao vào năm 1959. Khi gia nhập cơ quan ngoại giao của Tòa thánh, ngài làm thư ký tại các Tòa sứ thần ở Mỹ Châu Latinh. Năm 1968, ngài được bổ nhiệm vào Hội đồng Công vụ của Giáo hội ở Vatican.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1977, Cha Sodano, người nói được tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Ý, được bổ nhiệm làm tổng giám mục chính thức hiệu tòa Nova Caesaris và được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Chí Lợi, là một trong những quốc gia nơi ngài từng làm thư ký cho tòa sứ thần. Ngài được Đức Hồng Y Antonio Samoré tấn phong Tổng Giám Mục tại quê hương Asti của mình vào ngày 15 tháng Giêng năm 1978. Ngài đến Chí Lợi vào một thời điểm khó khăn, khi Chí Lợi đang trên bờ vực chiến tranh với Á Căn Đình về Kênh đào Beagle, và là lúcAugusto Pinochet vừa lên nắm quyền.
Năm 1980, cùng với Hồng Y Raúl Silva Henríquez, ngài đã cố gắng nhưng không thành công để yêu cầu Pinochet cho phép một số người lưu vong chính trị trở lại quê hương, và vào năm 1984, bốn thành viên của Phong trào Cánh tả Cách mạng đã chạy vào xin tị nạn chính trị tại Tòa sứ thần. Ngài đã giúp họ lánh nạn sang Ecuador, với cái giá phải trả là tranh chấp giữa Tòa thánh và chính quyền quân sự Chí Lợi.
Năm 1987, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Chí Lợi, Đức Tổng Giám Mục Sodano đã sắp xếp để ngài gặp gỡ các lãnh đạo của phe đối lập với chính phủ Pinochet tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Năm sau, Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Sodano làm Ngoại trưởng Tòa Thánh, và vào ngày 1 tháng 12 năm 1990, bổ nhiệm ngài là Đồng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và tấn phong ngài là Hồng Y đẳng Linh mục hiệu tòa Saint Maria Nuova vào ngày 28 tháng 6 năm 1991.
Vào ngày 29 tháng 6 năm 1991, Đức Hồng Y Sodano trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, kế nhiệm Đức Hồng Y Agostino Casaroli, người đã nghỉ hưu vào ngày 1 tháng 12 năm 1990. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1994, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Đức Hồng Y Sodano lên đẳng Hồng Y Giám mục hiệu tòa Albano. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sodano vẫn giữ mối quan hệ của mình với nhà thờ Santa Maria Nuova.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1998, ngài viết, theo yêu cầu của chính phủ dân chủ Chí Lợi, một lá thư chính thức gửi Thủ tướng Anh Tony Blair nêu rõ rằng “Chính phủ Chí Lợi coi đây là hành vi xúc phạm chủ quyền lãnh thổ của mình trong tư cách là một quốc gia khi bị tước đoạt quyền phán xét công dân của mình thông qua việc giam giữ Pinochet ở Anh”.
Khi Đức Hồng Y Sodano bước sang tuổi 75 vào năm 2002, Đức Gioan Phaolô đã mời ngài tiếp tục làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, mặc dù đây là tuổi nghỉ hưu theo thông lệ của những người đứng đầu các cơ quan chính của Vatican và của các Giám Mục trên thế giới. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2002, đúng 25 năm sau khi lần đầu tiên được bổ nhiệm làm giám mục, ngài được bầu làm phó niên trưởng Hồng Y Đoàn, kế vị Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người đã trở thành Niên Trưởng. Vào năm 2003, Hồng Y Sodano đã thu hút sự chú ý khi kỷ niệm 500 năm ngày Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị được bầu vào ngôi Giáo Hoàng trong thời kỳ Phục hưng.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2005, Đức Hồng Y Sodano thường không được coi là một trong các ứng viên giáo hoàng. Điều này phần lớn là do tuổi cao của ngài, mặc dù ngài trẻ hơn bảy tháng so với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người được bầu vào ngôi Giáo Hoàng với danh hiệu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Trong mật nghị, bởi vì Đức Hồng Y Ratzinger, người được bầu là Giáo hoàng, là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, nên Đức Hồng Y Sodano với tư cách là Phó Niên Trưởng đã thực hiện các nhiệm vụ thường được giao cho Niên Trưởng trong việc hỏi vị giáo hoàng được bầu xem ngài có chấp nhận sự bầu cử của mình hay không, và ngài sẽ được gọi bằng tên nào. Cũng với tư cách là Phó Niên trưởng và là Hồng Y đẳng Giám mục cao cấp nhất, Đức Hồng Y Sodano đã hoàn thành các nhiệm vụ thường được giao cho Niên Trưởng tại lễ nhậm chức giáo hoàng mới. Cụ thể, tại lễ nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Hồng Y Sodano đã trao cho Đức Bênêđíctô XVI chiếc nhẫn Ngư phủ.
Theo thông lệ, ngay khi một vị Giáo Hoàng qua đời, tất cả các vị đứng đầu các cơ quan Tòa Thánh đều bị mất chức. Do đó, chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Đức Hồng Y Sodano hết hiệu lực sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời. Đức Bênêđíctô XVI đã tái bổ nhiệm ngài vào vị trí này vào ngày 21 tháng 4 năm 2005, mặc dù thực tế là ngài đã quá tuổi nghỉ hưu theo thông lệ. Vào ngày 30 tháng 4, Đức Bênêđíctô phê chuẩn cuộc bầu cử Đức Hồng Y Sodano vào vị trí Niên trưởng Hồng Y Đoàn bởi các giám mục Hồng Y hiệu tòa quanh Rôma.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI chấp nhận đơn từ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Đức Hồng Y Sodano, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2006. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2012, Đức Hồng Y Sodano được Đức Bênêđíctô bổ nhiệm là một trong các Nghị phụ của Thượng Hội đồng Thường kỳ lần thứ 13 của Thượng Hội đồng Giám mục.
Khi Đức Bênêđíctô từ chức, Đức Hồng Y Sodano với tư cách là Niên trưởng Hồng Y Đoàn đã triệu tập các Hồng Y cho mật nghị bầu Giáo Hoàng và chủ sự thánh lễ Pro eligendo Pontifice vào buổi sáng khai mạc mật nghị. Ngài không đủ điều kiện để tham gia mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã quá tuổi 80. Tại lễ nhậm chức của tân giáo hoàng, Đức Hồng Y Sodano, với tư cách là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, đã trao chiếc Nhẫn Ngư Phủ cho Đức Phanxicô.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận việc Đức Hồng Y Sodano từ chức Niên trưởng Hồng Y Đoàn, sau cuộc gặp gỡ Giáng Sinh hàng năm của Đức Giáo Hoàng với các viên chức của Giáo triều.
Source:Sismografo
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức bày tỏ sự thất vọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do
05:14 27/05/2022
Hôm Chúa Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đã bày tỏ sự thất vọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhấn mạnh rằng “giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo” phải được “thay đổi”, đặc biệt là liên quan đến đồng tính luyến ái và vai trò của phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 5, Giám mục Georg Bätzing bày tỏ “sự thất vọng” của mình đối với Đức Giáo Hoàng, và nói thêm: “theo nghĩa nào đó, đó là một sự lừa dối”.
Bätzing đã sử dụng các từ tiếng Đức gần đồng âm với nhau là Enttäuschung, nghĩa là “thất vọng”; và Täuschung nghĩa là “lừa dối”.
Giải thích ý mình muốn nói, Bätzing: “Giáo hoàng, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo, ngay cả với tất cả các quyền lực được trao cho ngài, không phải là người có thể biến Giáo hội từ đầu thành chân, đó là điều chúng tôi muốn.”
Bätzing nói thêm: “Đức Giáo Hoàng đang làm những gì có thể. Cụ thể, ngài đang bắt đầu một quá trình mà tất cả những câu hỏi này được đặt lên bàn. Đối với Thượng Hội Đồng thế giới năm 2023 và các câu hỏi, có thể nói như thế 'Các nhóm được phép tham gia, LGBTQ có được phép tham gia không?' ngài luôn nói: tất cả mọi người.”
Trong cuộc phỏng vấn rộng rãi với đài truyền hình quốc gia Deutschlandfunk, giám mục Limburg, miền tây nước Đức, cho biết: “Tôi tin rằng trong nhận thức cuối cùng về hình ảnh của chúng ta đối với Thiên Chúa và con người, sự phân biệt đối xử với người đồng tính, những người sống trong các mối quan hệ, chẳng hạn, không nên bị đóng khung như một điều cấm kỵ, mà là một khả năng phải được tiếp cận một cách đáng trân trọng”.
Bätzing cũng nói rằng về vấn đề phong chức linh mục Công Giáo cho phụ nữ, ông muốn “duy trì một hành động cân bằng theo một cách nào đó” để ông có thể nói giáo huấn của Giáo hội là gì, nhưng đồng thời công nhận rằng “giáo huấn này không còn tìm thấy sự chấp nhận giữa các tín hữu, không chỉ trong bối cảnh chung của xã hội, nhưng giữa các tín hữu”.
Bätzing thừa nhận rằng ông quen biết cá nhân với một linh mục Công Giáo vừa tuyên bố bỏ đạo hôm 13 tháng 5, gây xôn xao khắp thế giới. Cựu linh mục Andreas Sturm, là tổng đại diện của Giáo phận Speyer. Ông cho biết ông đã tham gia vào Tiến Trình Công Nghị Đức, với hy vọng có thể thay đổi giáo huấn của Giáo hội. Khi tuyên bố rời khỏi Giáo hội, Sturm đã nêu ra sự thất vọng vì thiếu những thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội liên quan đến một số lĩnh vực, đặc biệt là luật độc thân linh mục, tình dục và phong chức cho phụ nữ. Tuy nhiên, như nhiều người đã chỉ ra và chính Sturm đã xác nhận, Sturm đã chung sống với một người phụ nữ, lỗi lời thề độc thân khi được thụ phong.
Vấn đề của cựu linh mục Sturm đặt ra những câu hỏi rất lớn. Là con người, chúng ta khó tránh khỏi những cám dỗ và sa ngã. Chúng ta cần nhận thức về tình trạng tội lỗi của mình, chạy đến với Bí tích Hòa giải. Vấn đề đối với cựu linh mục Sturm là sa khi đã sa ngã phạm tội, ông ta muốn biến tình trạng tội lỗi của mình thành một điều bình thường, một “tiêu chuẩn sống”, khi cố gắng đập tan luật độc thân linh mục.
Khi được hỏi liệu ông ta có dự tính một bước đi tương tự hay không, Bätzing trả lời rằng ông cũng sẽ cân nhắc việc quay lưng lại với Giáo Hội một cách triệt để nếu ông “có ấn tượng rằng sẽ không có gì thay đổi”.
“Tuy nhiên, tôi có ấn tượng rằng rất nhiều điều đang thay đổi vào lúc này,” vị giám mục 61 tuổi nói.
Source:Catholic News Agency
Học giả Nhật Bản: Nguồn gốc Công Giáo đáng ngạc nhiên của món tempura Nhật Bản
Đặng Tự Do
16:55 27/05/2022
Món tempura là một món không thể thiếu tại một nhà hàng Nhật Bản. Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể không biết rằng món ăn ấy bắt nguồn từ phong tục ăn chay của Công Giáo.
Tempura, hay món hải sản lăn bột chiên giòn, phổ biến trên toàn thế giới, bắt nguồn từ thực phẩm Mùa Chay của Bồ Đào Nha mà các nhà truyền giáo và thương nhân Công Giáo vùng Iberia đã giới thiệu vào Nhật Bản hồi thế kỷ 16.
Công thức đặc trưng của Nhật Bản, thường bao gồm hải sản và rau được chiên giòn, là phiên bản của món Peixinhos da Horta truyền thống của Bồ Đào Nha (nghĩa đen là “những chú cá nhỏ trong vườn”), một món ăn bao gồm ớt chuông, bí và đậu xanh chiên trong bột làm từ bột mì. Nhiều màu sắc của các loại rau giống như những con cá sặc sỡ trong bể, do đó có tên gọi là Peixinhos da Horta.
Trong cuốn “Tracking Down Tempura” nghĩa là “Truy Tìm Tông Tích Món Tempura”, học giả Nhật Bản Takashi Morieda giải thích rằng Peixinhos được giới thiệu vào Nhật Bản bởi các thủy thủ Bồ Đào Nha. Món này cuối cùng phát triển thành tempura. Bồ Đào Nha và Nhật Bản bắt đầu giao thương vào năm 1543, người Bồ Đào Nha là những người Âu Châu đầu tiên đến hòn đảo này. Thời kỳ này thường được gọi là Thời kỳ Thương mại Nanban, trong đó cảng Nagasaki, thông qua sáng kiến của tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng Gaspar Vilela và Daimyo Omura Sumitada được nhường lại cho Dòng Tên. Daimyo nghĩa là lãnh chúa phong kiến Nhật Bản. Lúc đó, lãnh chúa Omura Sumitada, đã được rửa tội và là một thành viên tích cực trong Giáo Hội sơ khai tại Nhật Bản.
Từ Peixinhos đến Tempura
Trước khi có sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha, những món ăn chiên giòn của người Nhật Bản thường không tẩm bột hay phủ bằng một chút bột gạo. Sau khi Sumitada cải đạo, với ảnh hưởng ngày càng tăng của các tu sĩ Dòng Tên và văn hóa Âu Châu nói chung, peixinhos ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong Mùa Chay. Là một bữa ăn ít thịt, nó đáp ứng các quy tắc chay tịnh trong những ngày Than Hồng và Mùa Chay.
Các Ngày Than Hồng, hay Ember Days, là khoảng thời gian cầu nguyện và ăn chay trong lịch phụng vụ vào thời đó nhằm hâm nóng lòng đạo đức chuẩn bị cho các lễ trọng. Những ngày chay tịnh này theo truyền thống diễn ra vào Thứ Tư, Thứ Sáu và Thứ Bảy sau Ngày Lễ Thánh Lucia, 13 tháng 12, Chúa Nhật đầu tiên trong Mùa Chay, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Ngày Suy Tôn Thánh Giá, 14 tháng 9. Tiếng Latinh của Các Ngày Than Hồng là quatuor tempora, có nghĩa là bốn mùa. Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ mời những người Nhật đã cải đạo nhịn ăn trong thời gian này, và ăn peixinhos.
Takashi Morieda giải thích rằng thuật ngữ tempora này nhanh chóng trở nên phổ biến ở miền nam Nhật Bản, và được đọc chại đi thành tempura, cũng như được sử dụng rộng rãi để chỉ bất kỳ loại thực phẩm nào được chế biến bằng dầu nóng, có tẩm bột hay không.
Source:Aleteia
Hàng triệu Mỹ Kim đã được các Giám Mục Đức tung ra để thay đổi giáo huấn Công Giáo
Đặng Tự Do
16:57 27/05/2022
“Tiến Trình Công Nghị” của Đức đã tạo ra tranh cãi trên toàn thế giới. Nhưng các Giám Mục Đức đã tung ra bao nhiêu tiền cho kế hoạch đảo lộn giáo huấn Công Giáo vẫn còn là một bí ẩn.
Hôm 8 tháng 5, một phát ngôn viên của Giáo hội Đức đã từ chối đưa ra bảng phân tích chi phí của dự án kéo dài nhiều năm, là điều mà các nhà phê bình cho rằng có thể dẫn đến ly giáo.
CNA đã tiếp cận phát ngôn nhân sau khi xem các tài liệu cho thấy Giáo hội Đức đã chi hàng triệu Mỹ Kim cho Tiến Trình Công Nghị, một sáng kiến tập hợp các giáo dân và giám mục để thảo luận về những thay đổi sâu rộng đối với giáo huấn và thực hành Công Giáo.
Các tài liệu cho thấy dự án cho đến nay đã tiêu tốn hơn 5,7 triệu euro (khoảng 6 triệu đô la).
Con số này dựa trên dữ liệu do Hiệp hội các Giáo phận Đức, một tổ chức hợp pháp của Hội đồng Giám mục Đức đặt tại Bonn, tổng hợp.
Các tài liệu không được công bố rộng rãi cho thấy Giáo hội đã chi 703.195 euro vào năm 2019, 878.035 euro vào năm 2020, 2.231.400 euro vào năm 2021 và 1.900.245 euro vào năm 2022. Như thế, đến nay ít nhất 5.712.875 euro đã được các Giám Mục Đức chi ra để thay đổi giáo huấn Công Giáo. Con số cuối cùng vẫn chưa được biết vì Tiến Trình Công Nghị Đức vẫn còn đang tiếp diễn.
Các tài liệu được CNA xem xét liệt kê các khoản chi là “Hậu quả từ Nghiên cứu MHG”, với ghi chú rõ rằng “Trung tâm chi phí Kostenstelle này bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến Tiến Trình Công Nghị của Hội đồng Giám mục Đức.”
Nhưng Matthias Kopp, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Đức, nói với CNA vào ngày 16 tháng 3 rằng các số liệu không chỉ đề cập đến Tiến Trình Công Nghị mà là tất cả các chi phí sau một phân tích năm 2018 về tình trạng lạm dụng giáo sĩ trong Giáo hội Đức được gọi là Nghiên cứu MHG.
Source:Catholic News Agency
Tiền Nhà Thờ xài như tiền chùa: Tổng giáo phận Munich của Đức đã chi khoảng 1,5 triệu đô la cho báo cáo lạm dụng
Đặng Tự Do
16:58 27/05/2022
Hồng Y Reinhard Marx đã chi ra 1,45 triệu euro, tương đương 1,53 triệu đô la, cho một báo cáo về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich và Freising của Đức, được xuất bản vào tháng Giêng.
Con số được CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo, cao hơn gấp đôi số tiền mà Tổng giáo phận Köln đã phải trả cho một báo cáo của cùng một công ty luật.
Một phát ngôn viên của Tổng giáo phận Munich cho biết vào ngày 19 tháng 5 rằng công việc chuẩn bị cho nghiên cứu của công ty luật Westpfahl Spilker Wastl đã mất gần hai năm.
Phát ngôn nhân cho biết: “Ngoài ra, còn có thêm chi phí cho việc xuất bản, đặc biệt là việc chuẩn bị và thực hiện cuộc họp báo và sự tham gia của các chuyên gia khác của công ty luật”.
Nghiên cứu ở Munich bao gồm giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982, là giai đoạn mà Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI tương lai, lãnh đạo tổng giáo phận, cũng như các nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Friedrich Wetter, người kế vị ngài, và Đức Hồng Y Reinhard Marx, người là Tổng Giám Mục của Munich và Freising từ năm 2007.
Bản báo cáo dài hơn 1.000 trang chỉ trích cách giải quyết của vị giáo hoàng người Đức đã nghỉ hưu 95 tuổi đối với 4 trường hợp trong thời gian ngài phụ trách tổng giáo phận miền nam nước Đức.
Bản báo cáo cũng quy lỗi cho việc Đức Hồng Y Marx đã xử lý hai trường hợp lạm dụng. Vị Hồng Y 68 tuổi nói với các phóng viên vào tháng 1 năm 2022 rằng ông dự định sẽ tại vị ngay bây giờ, nhưng không loại trừ việc tìm cách từ chức lần thứ hai.
Đức Hồng Y Marx đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 5 năm 2021, đề nghị từ chức trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ ở Đức.
Tổng giáo phận Köln đã trả 757.500 euro, tương đương 857.000 USD, cho một báo cáo ban đầu của Westpfahl Spilker Wastl, mà Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, người đã lãnh đạo tổng giáo phận từ năm 2014, đã từ chối công bố.
Sau khi các luật sư tư vấn cho tổng giáo phận nêu lên những lo ngại về “những thiếu sót về phương pháp luận” trong nghiên cứu, Đức Hồng Y Woelki đã ủy nhiệm cho chuyên gia luật hình sự có trụ sở tại Köln, là Giáo sư Björn Gercke viết một báo cáo mới, với chi phí 516.200 euro, tương đương với 584.000 Mỹ Kim.
Báo cáo Gercke dày 800 trang, được phát hành vào tháng 3 năm 2021, bao gồm giai đoạn từ 1975 đến 2018.
Vào tháng 9 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng Đức Hồng Y Woelki nên tiếp tục phụ trách tổng giáo phận Cologne sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng của ngài, và thấy rằng ngài hoàn toàn giải quyết đúng đắn mọi trường hợp.
Gần đây hơn, Vatican cũng ra phán quyết rằng Đức Hồng Y Woelki không vi phạm giáo luật khi trao các hợp đồng liên quan đến Báo cáo Gercke.
Một dự án nghiên cứu khác của Đức về lạm dụng tình dục trong giáo sĩ, Nghiên cứu MHG, đã được trình bày bởi các giám mục Đức vào năm 2018. Nghiên cứu này tiêu tốn khoảng một triệu euro (1,06 triệu đô la), theo số liệu do hội đồng giám mục Đức cung cấp.
Source:National Catholic Register
Hồ Đức Hòa, người Công Giáo bất đồng, đã được trả tự do và qua Hoa Kỳ
Vũ Văn An
18:42 27/05/2022
Theo hãng tin AsiaNews, bị bắt vào năm 2011, anh Hồ Đức Hòa vừa được trả tự do sớm nhờ kháng cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Anh bị kết án 13 năm tù vào năm 2013 vì tham gia vào các hoạt động bị coi là "nhằm lật đổ chính quyền của nhân dân". Thực tế, tất cả những gì anh làm đều chỉ là thành viên tích cực của Giáo phận Vinh và làm việc với một hãng thông tấn do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế điều hành.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, nhà hoạt động nói về thời gian ở tù, bày tỏ sự tiếc nuối vì không thể ở bên gia đình trong vài năm gần đây, nhưng cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng đã đến Hoa Kỳ sau nhiều lần kêu gọi của Bộ Ngoại giao.
Anh nói, “Tâm tư đầu tiên của tôi là tôi nhớ mẹ tôi,” và “người cha đã mất của tôi, người đã qua đời khi tôi ở trong tù; và em trai tôi, người cũng đã chết khi tôi ở trong tù. ”
Đối với nhà hoạt động, người bị giam giữ ở bốn nơi khác nhau, tạm thời ở ba nơi và vĩnh viễn ở một, “trại giam ở tỉnh Nghệ An là nơi tồi tệ nhất về điều kiện sống”.
Nhận định rằng, ông “sống trong khu vực dành cho tù nhân chính trị, được tách biệt với khu vực dành cho tù nhân bình thường”, ông “nhanh chóng nhận ra sự kỳ thị đối với tù nhân chính trị ngay sau khi đến mỗi trại giam.”
Những điều kiện ấy tồi tệ đến nỗi, “chúng tôi phải sống trong những phòng giam nóng và nhỏ xíu và nằm cạnh nhà vệ sinh. Nước bị ô nhiễm đến nỗi chúng tôi thường bị đau mắt và ngứa sau khi tắm xong”.
Hòa tìm thấy niềm an ủi khi đọc Kinh thánh và các sách tôn giáo, mà ban đầu, anh có thể tham khảo mỗi ngày.
Trong thời gian anh ở “trại tạm giam, tôi được phép nhận sách thánh và đọc chúng hàng ngày”, nhưng “mọi thứ đã thay đổi kể từ năm 2020, khi tôi ở Trại giam Nam Hà. Họ thắt chặt chính sách và chỉ cho phép tôi đọc sách thánh mỗi tuần một lần - vào Chúa nhật hàng tuần”.
Khi “Tôi mạnh mẽ đòi hỏi quyền được đọc sách thánh hàng ngày, họ đã ban hành một văn bản cáo buộc tôi vi phạm nội quy của trung tâm giam giữ. Sau đó tôi tuyệt thực 10 ngày để đấu tranh giành quyền đọc sách thánh”.
Theo quan điểm của anh, “thực hành tôn giáo là một quyền lợi, không phải là một ân huệ. Tuy nhiên, họ không thay đổi chính sách hà khắc của mình đối với các tù nhân tôn giáo. Tôi đã rất yếu trong thời gian tuyệt thực và sức khỏe của tôi đã xấu đi đáng kể kể từ đó”.
Hiện Hòa đang sống tự do ở Hoa Kỳ, nơi anh đến vào ngày 11 tháng 5, trước chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Washington dự hội nghị thượng đỉnh với các nước Đông Nam Á khác.
Tuy nhiên, anh vẫn chưa quên nỗi đau khổ của những tù nhân khác, những người mà anh hy vọng sẽ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của họ nhiều nhất có thể.
Anh nói, “Chúng tôi sẽ ở với các bạn, cầu nguyện cho các bạn và tiếp tục nỗ lực vận động giúp các bạn được trả tự do, cũng như được chăm sóc tốt hơn, đặc biệt là cho những người có vấn đề sức khỏe trầm trọng.”
Trong trường hợp của anh, Đức Hòa được trả tự do sớm, sau chín năm, vì sức khỏe kém. Sau khi bị từ chối điều trị y tế, anh ta bị đau bụng, tăng huyết áp, tê dại chân tay và suy nhược, điều mà anh từng tiết lộ với gia đình trong một bức thư gửi ba năm trước.
Kể từ năm 2016, các nhà hoạt động và blogger Việt Nam đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch chống bất đồng chính kiến của chính phủ. Những người chỉ trích phải đối mặt với sự quấy nhiễu, đe dọa, giám sát và thẩm vấn của cảnh sát, và thường bị giam giữ trước khi xét xử trong thời gian dài mà không được tiếp cận với luật sư.
VietCatholic TV
Tướng Kyrylo Budanov tiết lộ tình trạng bệnh lý của Putin. Mỗi ngày, tưóng Nga nướng cả đại đội lính
VietCatholic Media
03:27 27/05/2022
1. Vladimir Putin 'sẽ không chết vào ngày mai' nhưng tình trạng tâm lý và sức khoẻ thể chất của ông ta sẽ khiến nhiều người mất mạng
Một giám đốc tình báo Ukraine đã tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin “sẽ không chết vào ngày mai” dù mắc một số bệnh.
Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Ukraine, Kyrylo Budanov, Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, tuyên bố: “Ông Putin mắc một số bệnh nghiêm trọng, một trong số đó là bệnh ung thư.”
Bundanov cho biết ông có thể “xác nhận hoàn toàn” những thông tin về tình trạng sức khỏe kém của kẻ độc tài.
Tuy nhiên, ông cũng nói: “Hy vọng rằng Putin sẽ chết vào ngày mai là điều hoang tưởng”.
“Ông ấy còn sống ít nhất vài năm nữa. Dù chúng ta muốn tin vào điều đó hay không, thì đó là sự thật. “
Bundanov nói thêm rằng trạng thái tinh thần của Putin là “hoang mang” và ám chỉ về cái giá mà cuộc chiến thất bại có thể gây ra cho ông, và cho rằng ông đang ở trong trạng thái trầm cảm.
Ông nói: “Ở đây chúng ta có thể tranh luận rất nhiều về tình trạng của nhà độc tài, là người đã nghĩ rằng ông ta sẽ chiếm được cả đất nước Ukraine trong ba ngày và giương cao lá cờ Nga trên tòa nhà chính phủ ở Kyiv.”
“Và trong tháng thứ ba liên tiếp, bất chấp các tuyên bố rằng ông ta có trong tay quân đội thứ hai và đôi khi là quân đội số một trên thế giới, ông ta vẫn không thể đối phó được với một quốc gia, mà ông ta thường nói là một Ukraine lạc hậu không đáng được gọi là một quốc gia”.
“Đây là luận điệu của ông ta. Ông ta vẫn cho rằng Ukraine chúng ta là một quốc gia phải để cho ông ta ngự trị “
Tin đồn đã lan truyền khắp nơi về sức khỏe của kẻ độc tài.
Tuần trước, một nhà tài phiệt giấu tên được ghi nhận nói rằng nhà lãnh đạo Nga “bị bệnh ung thư máu nặng”.
Ashley Grossman, giáo sư nội tiết học tại Đại học Oxford, nói với New Lines rằng Putin đã có ngoại hình “Cushingoid”, là từ chuyên môn dùng để chỉ khuôn mặt sưng húp.
Giáo sư Grossman cho biết điều này “xảy ra do việc sử dụng quá liều” các dược phẩm, mà ông ta dùng để điều trị ung thư.
Giáo sư Grossman không phải là người đầu tiên phân tích sức khỏe của Putin. Trước đó, cựu lãnh đạo phản gián Anh, gọi tắt là MI6, Christopher Steele tuyên bố với Đài LBC rằng Putin thường xuyên phải ngưng ngang cuộc họp để đi chữa bệnh.
Ông nói: “Không có sự lãnh đạo chính trị rõ ràng nào đến từ Putin, người đang ngày càng ốm yếu, và về mặt quân sự, các cơ cấu chỉ huy, v.v. không hoạt động như bình thường”.
2. Trực thăng, hai súng cối bị phá hủy, gần 90 kẻ xâm lược bị loại khỏi vòng chiến ở miền đông Ukraine vào ngày 26 tháng 5
Trong báo cáo vào sáng thứ Sáu 27 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã tiếp tục kìm chân quân Nga ở phía đông, tiêu diệt gần 90 kẻ xâm lược Nga, đồng thời phá hủy một máy bay trực thăng và hai súng cối của đối phương trong ngày qua.
Vào ngày 26 tháng 5, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 87 quân nhân Nga, 5 xe chiến đấu bộ binh, 3 hệ thống pháo, 2 súng cối, 3 xe tải, một máy bay trực thăng và một máy bay không người lái.
Tính từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 26 tháng 5, quân trú phòng Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 29.600 quân nhân Nga, trong đó có 150 người chỉ trong ngày 26 tháng 5
3. Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Jack Keane ủng hộ lời kêu gọi 'liên minh quốc tế' các tàu chiến nhằm phá vỡ sự phong tỏa của Nga đối với các cảng Ukraine
Jack Keane là vị tướng 4 sao lừng danh của Hoa Kỳ đã được đích thân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trao Bảo quốc huân chương Tự do tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 10 tháng Ba năm 2020. Vị Cựu Phó Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ này đã kêu gọi một liên minh tàu chiến quốc tế nhằm phá vỡ lệnh phong tỏa của Nga đối với hàng hóa xuất khẩu của Ukraine.
Theo thông tin tình báo mới được giải mật của The Washington Post, Nga đã ngăn chặn hiệu quả thương mại hàng hải tại các cảng của Ukraine, đặt ra mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
Ông Keane, một tướng 4 sao đã nghỉ hưu, đã nói chuyện với The Bolt Report và nói rằng Mỹ nên “giữ vững lập trường của chúng ta” và can đảm “đối mặt với rủi ro” trước hành động của Nga.
Ông nói với người dẫn chương trình Sky News, Andrew Bolt: “Tôi không tin rằng nên có một hoạt động của NATO, tôi nghĩ rằng cần có một liên minh quốc tế gồm các bên quan tâm, những người muốn thấy hoạt động cứu trợ nhân đạo này diễn ra và tránh tình trạng thiếu lương thực trên thế giới.
“Có hai rủi ro ở đây - một là thủy lôi trên biển. Nhưng, Mỹ có khả năng cùng các quốc gia khác loại bỏ điều đó”.
“Thứ hai, rõ ràng là người Nga đang ở đó và đó là một nguy cơ có thể kích động họ thực hiện một số loại hành động.”
Ông Keane nói rằng ông tin rằng rủi ro về một liên minh hải quân là “có thể chấp nhận được” do tác động của các hành động của Nga.
Ông nói: “Tôi tin rằng rủi ro có thể chấp nhận được với những gì chúng ta biết sẽ xảy ra đối với nguồn cung cấp lương thực thế giới và vâng, chúng ta có mọi quyền ở các vùng biển quốc tế và giữ cho các vùng biển luôn rộng mở về mặt thương mại toàn cầu.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải giữ vững lập trường của mình và chúng ta phải can đảm đối mặt với rủi ro để tiếp tục hoạt động.”
Kế hoạch này đòi hỏi phải một hành lang đi an toàn, cũng như sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của NATO – nhằm bảo vệ đường thủy ra vào Hắc Hải.
4. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết: Người Nga vẫn lên kế hoạch buộc vượt qua sông Siverskyi Donets
Quân đội Nga đang cố gắng giành toàn quyền kiểm soát Khu vực Luhansk và Khu vực Donetsk, nhưng những nỗ lực của họ cho đến nay đều không thành công. Trong khi đó, quân Nga vẫn đang có kế hoạch thực hiện một cuộc vượt sông Siverskyi Donets.
Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trong một cuộc họp ngắn tại Trung tâm Truyền thông Ukraine.
“Quân Nga tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công ở miền đông Ukraine, mở các cuộc tấn công trên khắp chiến tuyến và thọc sâu vào phòng tuyến của các lực lượng Ukraine. Mặc dù có số lượng binh sĩ, đạn dược và thiết bị quân sự của chúng vượt trội hơn chúng ta, nhưng cho đến nay quân Nga vẫn không đạt được mục tiêu của chúng.”
Ở hướng Kharkiv, quân xâm lược Nga đã nổ súng vào các lực lượng Ukraine để ngăn chặn họ tiếp cận biên giới quốc gia. Địch cố gắng cải thiện các vị trí chiến thuật của chúng, tiến hành các cuộc hành quân tấn công ở Ternova nhưng không thành công. Người Nga đang tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo vào các vị trí của Ukraine gần các khu định cư như Rubizhne, Ternova, Cherkaski và Ruski Tyshky.
Trên hướng Sloviansk, quân đội Nga tập trung nỗ lực duy trì biên giới đã chiếm được, tiến hành trinh sát đường không, gây thiệt hại hỏa lực cho lực lượng Ukraine và tạo điều kiện để nối lại cuộc tấn công. Bất chấp những tổn thất đáng kể của Nga, quân Nga vẫn tiếp tục nỗ lực tiến hành các hoạt động tấn công và tấn công gần Dovhenke thuộc Vùng Kharkiv và Bohorodchyne thuộc Vùng Donetsk, nhưng nỗ lực của chúng đã không thành công.
Trên các hướng Lyman, Sievierodonetsk và Bakhmut, quân xâm lược Nga đang cố gắng phá vỡ các tuyến phòng thủ của Ukraine và bao vây các lực lượng Ukraine gần Sievierodonetsk và Lysychansk.
Trên hướng Sievierodonetsk, với sự yểm trợ của pháo binh và không quân, quân xâm lược tiếp tục các hoạt động tấn công nhưng không thành công.
Để ngăn chặn kết nối giao thông, quân đội Nga đã bắn vào cầu vượt giữa Sievierodonetsk và Lysychansk.
Theo dữ liệu sơ bộ, quân đội Nga đang chuẩn bị thực hiện một cuộc vượt sông Siverskyi Donets trong khu vực Dronivka-Bilohorivka bất kể những thiệt hại trước đó.
Tương cũng nên nhắc lại rằng, Thống Đốc Miền Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết các cuộc kiểm đếm đã diễn ra tại làng Bilohorivka, để xác định thiệt hại của quân đội Nga trong cố gắng vượt qua sông Siverskyi Donets. Kết quả sơ khởi cho thấy Nga đã mất ít nhất 1.000 binh sĩ và khoảng 100 xe quân sự, phần lớn là xe tăng và thiết giáp. Nhiều binh sĩ Nga chết chìm và bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi nên con số tử trận của quân Nga có thể còn cao hơn.
Ông Serhiy Haidai cho biết điều này trong một video được đăng trên Telegram. Ông nói:
“Chiến dịch đáng hổ thẹn mà những kẻ xâm lược tiến hành ở Bilohorivka sẽ đi vào lịch sử của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine này như là thất bại nặng nề của họ ở vùng Luhansk. Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu hủy cả 100 xe tăng và thiết giáp ở đó. Hai tiểu đoàn đã bị giết, tức là cả một nghìn binh sĩ. Ngoài ra, một số cầu phao đã bị phá hủy. Tất cả những nỗ lực của họ để vượt sông và tạo một đầu cầu ở Bilohorivka đều thất bại”.
Bộ Quốc Phòng Anh nhận định về sai lầm chiến thuật trong cuộc vượt sông Siverskyi Donets của Nga như sau:
Thực hiện các cuộc vượt sông trong môi trường đang có chiến sự là một hoạt động có tính rủi ro cao, và nói lên áp lực mà các chỉ huy Nga đang phải chịu để đạt được tiến bộ trong các hoạt động của họ ở miền đông Ukraine.
Thống Đốc Serhiy Haidai nói thêm rằng, rất tiếc, kẻ thù không từ bỏ kế hoạch quay lại Bilohorivka. Người Nga có kế hoạch bao vây trung tâm khu vực Sievierodonetsk và vì thế họ tiếp tục mở các cuộc tấn công theo hướng Bilohorivka.
“Hàng ngàn quân xâm lược Nga đang cố gắng tiến đến Bilohorivka, nhưng chúng sẽ thất bại. Trong các ngôi làng ở ngoại ô Sievierodonetsk, quân phòng thủ của chúng tôi đang đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù, một số đơn vị Nga đang phải rút lui.”
5. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin thăm Kyiv
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã đến thăm Kyiv - cũng như các thành phố Irpin và Bucha, gặp gỡ người dân địa phương và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Bà đã công bố kế hoạch hỗ trợ thêm cho Ukraine, bao gồm cả việc tăng cường việc chuyển giao vũ khí.
Sau khi nghe lời khai về những hành vi tàn bạo mà binh lính Nga gây ra, Marin nhấn mạnh rằng Phần Lan ủng hộ Ukraine và Tòa án Hình sự Quốc tế đưa thủ phạm ra trước công lý, theo một tuyên bố của chính phủ Phần Lan, và rằng sẽ “không có chỗ cho những tội ác không bị trừng phạt”.
Trong chuyến thăm, Marin đã lên án mạnh mẽ các hành động của Nga ở Ukraine, gọi đó là “sự vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế”, tuyên bố viết.
Bà Marin nhấn mạnh: “Điều quan trọng là Liên minh Âu Châu phải đoàn kết, mạnh dạn và kiên quyết đối mặt với sự xâm lược của Nga”, Cô Marin nhấn mạnh và cho biết thêm rằng “điều quan trọng là phải tạo ra các bước cụ thể để Ukraine trở thành Quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu”.
6. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Putin “nên gióng lên hồi chuông cảnh báo”, ngoại trưởng Mỹ nói
Trong một sự kiện do Viện Chính sách Xã hội Á Châu tổ chức tại Đại học George Washington ở Washington, DC, vào ngày 26 tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên tiếng về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích Trung Quốc vì bảo vệ cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Ukraine, và nói rằng sự hợp tác quốc phòng giữa 2 nước này “nên gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả chúng ta, và những người coi khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là quê hương”.
Ông Blinken nói trong bài phát biểu về chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc tại George Washington: “Ngay cả khi Nga rõ ràng đang vận động để xâm lược Ukraine, Chủ tịch Tập và Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai nước là không có giới hạn.”
Ông nhấn mạnh rằng Mỹ không tìm kiếm một cuộc xung đột hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc.
“Nhiệm vụ của chúng ta là một lần nữa chứng minh rằng nền dân chủ có thể đáp ứng những thách thức cấp bách, tạo cơ hội, nâng cao phẩm giá con người, rằng tương lai thuộc về những người tin tưởng vào tự do và tất cả các quốc gia sẽ được tự do vạch ra con đường của riêng mình mà không bị ép buộc. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Ngược lại, chúng tôi quyết tâm tránh cả hai điều này”.
Ông nói thêm: “Ngay cả khi cuộc chiến của Tổng thống Putin tiếp tục, chúng tôi sẽ vẫn tập trung vào thách thức lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế - và đó là thách thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra.
Bätzing đe dọa lìa bỏ Giáo Hội nếu không thay đổi tín lý. Peloci thách thức ĐTGM San Fracisco
VietCatholic Media
05:06 27/05/2022
1. Cha giải tội của Đức Giáo Hoàng ở Buenos Aires, 95 tuổi, kể về Bergoglio của ngài
Cha Luis Dri là một giáo sĩ dòng Capuchin 95 tuổi sống trong một tu viện ở một khu dân cư của tầng lớp lao động ở Buenos Aires. Chính nơi đây nhiều năm trước, ngài đã rửa tội cho “huyền thoại” của đất nước, là cầu thủ bóng đá Diego Armando Maradona.
Tạp chí Tây Ban Nha Alfa y Omega cho biết cũng chính tại thành phố này, ngài đã được chọn để trở thành cha giải tội cho giám mục của mình, Jorge Mario Bergoglio, là người mà ngài đã phát triển một “tình bạn tuyệt vời”
Sau khi trở thành Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã đưa Cha Dri trở thành nhân vật chính của một cuốn sách về Bí tích Hòa giải cách đây vài năm. Ngài ngạc nhiên khi thấy Đức Giáo Hoàng đã không quên ngài kể từ khi đến Rôma và thậm chí còn gọi cho ngài vào ngày sinh nhật của mình.
“Ngài có nhiều việc phải làm liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine nhưng ngài vẫn nhớ đến gã khờ này,” vị linh mục già kinh ngạc nói. “Chúa đã ban cho tôi ân sủng là sự tha thứ và ân sủng luôn sẵn sàng tha thứ”
Source:https://alfayomega.es
2. Mối quan tâm của các Giáo hội Trung Đông đối với Giêrusalem
Lần đầu tiên, Hội đồng Giáo hội Trung Đông - nơi quy tụ các nhà lãnh đạo Chính thống, Công Giáo và Tin lành từ khu vực - đã nhóm họp tại Ai Cập trong bốn ngày. Trong tuyên bố cuối cùng của mình, các thành viên hội đồng đặc biệt nhấn mạnh đến Giêrusalem và việc bảo tồn thánh địa.
Trong bối cảnh vô cùng căng thẳng sau cái chết của một nhà báo Kitô giáo người Palestine, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ La tinh của Giêrusalem, nhắc lại rằng các Kitô hữu không thể im lặng, rằng “Thành phố Thánh mang đặc tính Kitô giáo” và nó phải được bảo tồn, và được tôn trọng.
Trong tài liệu cuối cùng, các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng muốn nhắc nhở cộng đồng quốc tế về “tầm quan trọng của việc tăng cường sự hiện diện của Kitô hữu tại Thành phố Hòa bình,” nơi Chúa Kitô đã chết và sống lại.
Theo báo cáo của Terre Sainte, hội đồng đại kết này, được thành lập vào năm 1974, nhằm mục đích tăng cường sự thống nhất của các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông về các vấn đề cùng quan tâm, xây dựng cầu nối với các Giáo Hội phương Tây và thúc đẩy đối thoại với các tôn giáo khác trong khu vực, đặc biệt là người Hồi giáo.
Source:https://www.terresainte.net
3. Nancy Pelosi tăng gấp đôi ủng hộ việc phá thai để thách thức lệnh cấm rước lễ
Phản ứng công khai đầu tiên đối với việc Đức Tổng Giám Mục bản quyền cấm bà rước lễ tại giáo phận quê hương, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết bà vẫn kiên quyết ủng hộ việc phá thai.
Hôm 20 tháng 5 Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone thông báo rằng bà Nancy Pelosi không được Rước lễ tại Tổng giáo phận San Francisco sau khi công khai ủng hộ việc phá thai với tư cách là một chính trị gia Công Giáo. Đức Cha Cordilenoe nói rằng quyết định của ngài là một quyết định mục vụ chứ không phải chính trị.
Trong nhiều năm, Pelosi đã bảo vệ việc phá thai trong khi viện dẫn đức tin Công Giáo của mình. Giáo Hội Công Giáo coi phá thai là việc hủy hoại con người, là một tội ác nghiêm trọng.
Hôm thứ Ba, Pelosi không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy quan điểm của bà ấy về việc phá thai và cách bà ấy nói về nó với tư cách là một người Công Giáo, sẽ thay đổi.
“Tôi băn khoăn về án tử hình, là điều mà tôi phản đối. Đối với Giáo hội cũng vậy. Nhưng họ không có hành động chống lại những người có thể không chia sẻ quan điểm của họ,” bà ta nói trong chương trình “Morning Joe” của MSNBC.
Pelosi không cho biết liệu bà ấy có ý định tiếp tục lên rước lễ hay không. Lệnh của Đức Cha Cordileone chỉ được áp dụng trong Tổng giáo phận San Francisco, và mặc dù Đức Hồng Y Wilton Gregory của Tổng giáo phận Washington đã không bình luận công khai về hành động của Đức Cha Cordileone, ngài cũng không chỉ thị cho các linh mục từ chối rước lễ cho bất cứ ai.
Pelosi được cho là đã Rước lễ vào lúc 9 giờ sáng Thánh lễ Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 tại Nhà thờ Công Giáo Holy Trinity ở Georgetown, theo Politico Playbook, nhưng báo cáo không xác định nguồn của thông tin đó. Một nữ phát ngôn viên của giáo xứ hôm thứ Ba đã chuyển các câu hỏi của giới truyền thông cho Tổng giáo phận Washington, nhưng tổng giáo phận đã không trả lời yêu cầu bình luận của CNA.
Đáp lại hành động của Cordileone, Đức Giám Mục Robert Vasa của Giáo phận Santa Rosa, California - nơi có nhà nghỉ Napa của Pelosi - đã nói rằng ngài cũng sẽ cấm Pelosi không được Rước lễ trong giáo phận của ngài.
Trong lần xuất hiện trên “Morning Joe”, Pelosi đã trực tiếp đề cập đến Đức Tổng Giám Mục Cordileone một lần, để chỉ trích ngài vì đã “kịch liệt chống lại quyền của LGBTQ”.
Source:Catholic News Agency
4. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức bày tỏ sự thất vọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Hôm Chúa Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đã bày tỏ sự thất vọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhấn mạnh rằng “giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo” phải được “thay đổi”, đặc biệt là liên quan đến đồng tính luyến ái và vai trò của phụ nữ.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 5, Giám mục Georg Bätzing bày tỏ “sự thất vọng” của mình đối với Đức Giáo Hoàng, và nói thêm: “theo nghĩa nào đó, đó là một sự lừa dối”.
Bätzing đã sử dụng các từ tiếng Đức gần đồng âm với nhau là Enttäuschung, nghĩa là “thất vọng”; và Täuschung nghĩa là “lừa dối”.
Giải thích ý mình muốn nói, Bätzing: “Giáo hoàng, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo, ngay cả với tất cả các quyền lực được trao cho ngài, không phải là người có thể biến Giáo hội từ đầu thành chân, đó là điều chúng tôi muốn.”
Bätzing nói thêm: “Đức Giáo Hoàng đang làm những gì có thể. Cụ thể, ngài đang bắt đầu một quá trình mà tất cả những câu hỏi này được đặt lên bàn. Đối với Thượng Hội Đồng thế giới năm 2023 và các câu hỏi, có thể nói như thế 'Các nhóm được phép tham gia, LGBTQ có được phép tham gia không?' ngài luôn nói: tất cả mọi người.”
Trong cuộc phỏng vấn rộng rãi với đài truyền hình quốc gia Deutschlandfunk, giám mục Limburg, miền tây nước Đức, cho biết: “Tôi tin rằng trong nhận thức cuối cùng về hình ảnh của chúng ta đối với Thiên Chúa và con người, sự phân biệt đối xử với người đồng tính, những người sống trong các mối quan hệ, chẳng hạn, không nên bị đóng khung như một điều cấm kỵ, mà là một khả năng phải được tiếp cận một cách đáng trân trọng”.
Bätzing cũng nói rằng về vấn đề phong chức linh mục Công Giáo cho phụ nữ, ông muốn “duy trì một hành động cân bằng theo một cách nào đó” để ông có thể nói giáo huấn của Giáo hội là gì, nhưng đồng thời công nhận rằng “giáo huấn này không còn tìm thấy sự chấp nhận giữa các tín hữu, không chỉ trong bối cảnh chung của xã hội, nhưng giữa các tín hữu”.
Bätzing thừa nhận rằng ông quen biết cá nhân với một linh mục Công Giáo vừa tuyên bố bỏ đạo hôm 13 tháng 5, gây xôn xao khắp thế giới. Cựu linh mục Andreas Sturm, là tổng đại diện của Giáo phận Speyer. Ông cho biết ông đã tham gia vào Tiến Trình Công Nghị Đức, với hy vọng có thể thay đổi giáo huấn của Giáo hội. Khi tuyên bố rời khỏi Giáo hội, Sturm đã nêu ra sự thất vọng vì thiếu những thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội liên quan đến một số lĩnh vực, đặc biệt là luật độc thân linh mục, tình dục và phong chức cho phụ nữ. Tuy nhiên, như nhiều người đã chỉ ra và chính Sturm đã xác nhận, Sturm đã chung sống với một người phụ nữ, lỗi lời thề độc thân khi được thụ phong.
Vấn đề của cựu linh mục Sturm đặt ra những câu hỏi rất lớn. Là con người, chúng ta khó tránh khỏi những cám dỗ và sa ngã. Chúng ta cần nhận thức về tình trạng tội lỗi của mình, chạy đến với Bí tích Hòa giải. Vấn đề đối với cựu linh mục Sturm là sa khi đã sa ngã phạm tội, ông ta muốn biến tình trạng tội lỗi của mình thành một điều bình thường, một “tiêu chuẩn sống”, khi cố gắng đập tan luật độc thân linh mục.
Khi được hỏi liệu ông ta có dự tính một bước đi tương tự hay không, Bätzing trả lời rằng ông cũng sẽ cân nhắc việc quay lưng lại với Giáo Hội một cách triệt để nếu ông “có ấn tượng rằng sẽ không có gì thay đổi”.
“Tuy nhiên, tôi có ấn tượng rằng rất nhiều điều đang thay đổi vào lúc này,” vị giám mục 61 tuổi nói.
Source:Catholic News Agency
Trùm tình báo MI6: Putin không xong, khủng hoảng lãnh đạo. Trận Mykolaiv: Nga tổn thất nặng, rút lui
VietCatholic Media
16:47 27/05/2022
1. Christopher Steele tiết lộ về tình trạng của nhà độc tài Putin
Ông Christopher Steele, cựu lãnh đạo phản gián Anh, gọi tắt là MI6, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thường xuyên ngưng ngang và rời khỏi các cuộc họp để được điều trị y tế trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng ông ta đang ở thời kỳ cuối của bệnh ung thư máu.
“Các cuộc họp của hội đồng an ninh được cho là kéo dài cả giờ thực sự được chia thành nhiều phần,” Ông Steele, lãnh đạo cục tình báo MI6 của Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh LBC. “Putin ra ngoài và nhận được một số loại điều trị y tế trước khi vào họp tiếp,” Ông Steele nói:
Ông Steele cũng tiết lộ rằng Putin “thường xuyên được đội ngũ bác sĩ tháp tùng khắp nơi”.
Nhận xét của Steele được đưa ra trong bối cảnh có nhiều tuyên bố rằng Putin đang mắc một số loại bệnh xuất phát từ cuộc chiến giằng dai ở Ukraine.
Đầu tháng này, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, cho biết Putin mắc những bệnh tật nghiêm trọng trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
“Thiếu tướng Budanov cho biết Putin đang ở trong tình trạng tâm lý và thể chất rất tồi tệ và ông ta rất đau yếu”.
Vài ngày trước cuộc phỏng vấn với Đài LBC của Anh, Steele cũng đưa ra những nhận xét tương tự về sức khỏe của Putin.
Steele nói với Sky News hôm thứ Hai rằng: “Chắc chắn, theo những gì chúng tôi nghe được từ các nguồn tin ở Nga và các nơi khác, thì thực tế là Putin đang bị bệnh khá nặng. Không rõ chính xác căn bệnh này là gì - không thể chữa khỏi hay giai đoạn cuối, hay bất cứ điều gì. Nhưng chắc chắn, tôi nghĩ đó sẽ là một phần của phương trình.”
Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất với Đài phát thanh LBC, Steele không giải thích làm thế nào mà ông đưa ra kết luận rằng Putin bị ốm nhưng khẳng định rằng “điều đó chắc chắn có tác động rất nghiêm trọng đến việc điều hành nước Nga vào lúc này.
“Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng trong Điện Cẩm Linh và sự hỗn loạn này đã lên đến mức, trên thực tế, không có sự lãnh đạo chính trị rõ ràng nào đến từ Putin, người đang ngày càng ốm yếu”.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, ngày càng có nhiều đồn đoán liên quan đến sức khỏe của Putin.
Vào tháng 4, Visegrád 24 News đã đăng một video trên Twitter về tình hình sức khỏe của Putin và suy đoán rằng ông ta có thể bị Parkinson.
“Đây có lẽ là đoạn video rõ ràng nhất cho thấy có điều gì đó không ổn với sức khỏe của Putin. Hãy nhìn vào chứng run chân và tay của ông ta! Mọi bác sĩ đều sẵn sàng chẩn đón là chứng Parkinson?” Visegrád 24 News đã viết trên Twitter.
Một video khác quay cảnh Putin nắm chặt bàn trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khiến một loạt người dùng mạng xã hội đưa ra những suy đoán của riêng họ về sức khỏe của Putin.
Điện Cẩm Linh đã không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về sức khỏe của Putin kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận nhưng không được hồi đáp.
2. Tổng thống Nga, Vladimir Putin, gọi cho Thủ tướng Ý
Chiều thứ Năm phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã nói chuyện với Thủ tướng Ý, Mario Draghi, trong một cuộc điện đàm vào đầu giờ chiều thứ Năm.
Zakharova cho biết hai người đã thảo luận về tình hình ở Ukraine, cuộc khủng hoảng lương thực và tác động của nó đối với các nước nghèo. Bộ Ngoại Giao Nga cho biết ông Putin nói với Draghi rằng Nga sẵn sàng đóng góp đáng kể vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế nhưng chỉ khi nào phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết Mạc Tư Khoa sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt không bị gián đoạn cho Ý.
Diễn biến này xảy ra sau khi có sự can thiệp của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger với đề xuất rằng Ukraine nên chấp nhận nhường những lãnh thổ bị chiếm đóng cho Nga để đổi lấy hòa bình.
Chỉ mới hôm 24 tháng 5, chính bà Zakharova đã miệt thị Thủ tướng Ý, và gọi kế hoạch hòa bình cho Ukraine của Thủ tướng Mario Draghi là một 'điều hoang tưởng'
Nhiều quan sát viên lo ngại rằng những tràng pháo tay vang dội dành cho Henry Kissinger tại Davos là dấu chỉ cho một tương lai u ám của Ukraine. Phương Tây thường mau chán, và thực tiễn. Họ sẵn sàng hy sinh các giá trị để đổi lấy giá xăng dầu, khí đốt rẻ của Nga. Nhưng để làm điều đó, họ cần những lý thuyết như của Henry Kissinger để ru ngủ lương tâm mình. Henry Kissinger là đạo diễn của thỏa hiệp Paris 1973 dành cho cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam. Chỉ hai năm sau đó, miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Nhận định về những bài học lịch sử, Cố vấn cấp cao của Zelenskiy Mykhailo Podolyak cho biết Kyiv sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào với Nga liên quan đến việc nhượng bộ lãnh thổ. Ông nói nhượng bộ sẽ phản tác dụng đối với Ukraine vì Nga sẽ đánh trả mạnh hơn sau thời gian tạm nghỉ.
Bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Nga không phải là con đường dẫn đến hòa bình, mà là một cuộc chiến bị hoãn lại trong vài năm. Ukraine không đánh đổi chủ quyền của mình, cũng như các vùng lãnh thổ và người dân Ukraine sống trên đó “.
Cuộc chiến sẽ không dừng lại sau khi nhượng bộ. Nó sẽ chỉ bị tạm dừng một thời gian… Chúng sẽ bắt đầu một cuộc tấn công mới, thậm chí còn đẫm máu hơn với quy mô lớn hơn. “
3. Quân đội Nga cố gắng tiến về phía Mykolaiv nhưng không thành công
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong báo cáo tối 27 tháng 5 như sau: Tại Khu vực Mykolaiv, quân đội Nga đã cố gắng vượt qua các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine và tiến về trung tâm khu vực.
Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Bộ Chỉ huy Chiến dịch phía Nam trên Facebook, một phóng viên của Ukrinform đưa tin.
“Tìm kiếm cơ hội nhỏ nhất để tiến về thành phố Mykolaiv, trung đội tăng cường của đối phương, với sự hỗ trợ của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, đã cố gắng vượt qua các vị trí của Ukraine. Dù bị thiệt hại gây ra bởi hỏa lực của quân Nga, với sự hỗ trợ của trực thăng Mi-8, lực lượng Ukraine đã phá hủy 1 xe bọc thép. Quân Nga cuối cùng đã bị đẩy lui, và rút lui về biên giới phòng thủ của chúng.”
Trong khi đó, quân đội Nga tiếp tục phá hủy các khu định cư của Ukraine và bắn vào dân thường bằng hệ thống pháo và súng cối.
Tại cộng đồng Kutsurub, Vùng Mykolaiv, bốn cơ sở hạ tầng xã hội và hành chính đã bị hư hại. Một người bị thương. Tại khu định cư kiểu đô thị Pervomaiske, một người đã thiệt mạng.
Tại làng Kotliareve, cộng đồng Shevchenkove, một cửa hàng và nhà dân bị hư hại. Cộng đồng Shyrokove một lần nữa phải hứng chịu làn đạn của quân Nga. Các ngôi nhà dân cư bị hư hại và phá hủy, nhưng không có thương vong nào được báo cáo. Trong cộng đồng Bereznehuvate, một người đã thiệt mạng và một người bị thương trong cuộc pháo kích ngày đêm của Nga.
4. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy than thở thêm về luận điệu của Henry Kissinger
Trong video trước quốc dân đồng bào tối thứ Sáu 27 tháng 5, Ông Zelenskiy nói: “Cuộc tấn công hiện tại của những người chiếm đóng ở Donbas có thể khiến khu vực này không còn người ở. “Họ muốn thiêu rụi Popasna, Bakhmut, Lyman, Lysychansk và Severodonetsk thành tro. Như Volnovakha, như Mariupol. “
“Tại các thành phố gần biên giới Nga như Donetsk và Luhansk, các lực lượng Nga “tập hợp tất cả những người có thể chiến đấu để lấp chỗ cho các binh lính Nga bị thiệt mạng và bị thương,”
“Tất cả những điều này, bao gồm cả việc trục xuất người dân của chúng tôi và giết hại hàng loạt dân thường, là một chính sách diệt chủng rõ ràng mà Nga theo đuổi.”
Ông Zelenskiy cho biết việc gây áp lực lên Nga “theo nghĩa đen là vấn đề cứu sống” và mọi sự chậm trễ, tranh chấp hoặc đề xuất “nhượng bộ” Nga như đã được Ông Henry Kissinger đưa ra đều dẫn đến “những người Ukraine mới bị giết” và những mối đe dọa mới đối với tất cả mọi người trên lục địa.
Trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đề cập đến đề xuất Kissinger đang gây ra những xôn xao trong dư luận Ukraine, phát ngôn nhân Ned Price nói chính phủ của tổng thống Joe Biden tôn trọng quyền tự quyết của người dân Ukraine, và ủng hộ các quyết định của Ukraine.
5. Quân đội Ukraine thừa nhận mất một ít lãnh thổ ở khu vực Donetsk nhưng Nga thiệt hại rất nặng
Hôm thứ Năm 26 tháng 5, Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết hiện có 110 tiểu đoàn tác chiến, gọi tắt là BTG, của Nga đang hoạt động bên trong Ukraine, tăng từ 97 BTG mà ông đã nêu ra trong đánh giá vào ngày 9/5. Đó là mức tăng khoảng 13 BTG trong khoảng hai tuần rưỡi.
Các lực lượng Nga đã đạt được “một số ít lãnh thổ” khi họ tiến tới Sloviansk và Kramatorsk, “không nhiều nhưng có sự gia tăng nhận định”
Xung quanh Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Hoa Kỳ đánh giá rằng người Ukraine đã “tiếp tục đẩy lực lượng Nga ra xa hơn” trong phạm vi “vài km đến hơn 10 km trong biên giới Nga, nghĩa là không có thay đổi lớn ở đó.”
Trong khi đó, 85 trọng pháo M-777 mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine trong ba gói hỗ trợ quân sự gần đây nhất đang được sử dụng trên tiền tuyến của cuộc chiến.
Trong số 209.000 quả đạn 155 ly được Mỹ hứa cho Ukraine, 190.000 quả đã được chuyển cho Ukraine.
Chín trong tổng số 11 máy bay trực thăng Mi-17 mà Mỹ hứa cho Ukraine đã được chuyển giao cho Ukraine và đã được đưa vào sử dụng. Hai chiếc trực thăng cuối cùng sẽ đến “vào cuối tháng này hoặc rất sớm vào tháng Sáu”.
Tướng Kirby nói thêm: 419 binh sĩ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện trọng pháo M-777, khoảng 30 người Ukraine đã hoàn thành khóa học bảo dưỡng trọng pháo cơ bản và 17 người khác đã hoàn thành khóa học bảo dưỡng 14 ngày nâng cao hơn cho các hệ thống trọng pháo M-777.
Khoảng 20 binh sĩ Ukraine đang hoàn thành đợt huấn luyện thứ hai về Hệ thống máy bay không người lái Phoenix Ghost hay còn gọi là máy bay không người lái tàng hình mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Tướng Kirby cho biết Mỹ “cũng đang hỗ trợ việc tạo điều kiện đào tạo” cho người Ukraine về hỏa tiễn phòng thủ bờ biển sau khi Đan Mạch đã đồng ý đóng góp các phương tiện và bệ phóng Harpoon cho Ukraine.
“Một số khóa đào tạo cần được thực hiện về cách sử dụng Harpoon không được thiết kế cho phòng thủ bờ biển, nó được thiết kế cho chiến tranh chống hạm, tác chiến đối hạm, vì vậy đây là một ứng dụng tương đối mới của hỏa tiễn, và do đó chúng tôi biết họ sẽ cần một chút đào tạo về điều đó,” Tướng Kirby nói.
6. Cập nhật vụ pháo kích Kharkiv: Chín người thiệt mạng, bao gồm cả trẻ sơ sinh
Tại Kharkiv, số người chết do cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn hàng loạt mới nhất của Nga đã tăng lên 9 người, trong khi 19 người được báo cáo là bị thương.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Cho đến nay, đã có 19 người bị thương, trong đó có một đứa trẻ 9 tuổi. Và, thật không may, chín người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Đó là một gia đình đang đi dạo bên ngoài. Người cha và em bé đã chết, người mẹ đang ở bệnh viện, trong tình trạng nguy kịch”, quan chức này cho biết thêm.
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, cuộc pháo kích vào Kharkiv được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn và pháo Tornado và Smerch, một sửa đổi hiện đang được các chuyên gia xác minh.
“Theo dữ liệu của chúng tôi, các cuộc tấn công được phát động từ phía bắc của khu vực, nơi quân đội của chúng tôi đang giữ vững vị trí của mình và dần dần đánh đuổi quân Nga về phía biên giới”.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhấn mạnh rằng quân Nga đang khủng bố dân thường khi pháo kích vào các khu dân cư. Điều này đã không xảy ra trong những tuần gần đây do sự thành công của Quân đội Ukraine trong việc đuổi quân Nga ra xa hơn.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhận định rằng: “Trong vài tuần, chúng tôi quan sát thấy sự im lặng, sự im lặng tương đối, và chúng tôi liên tục nhấn mạnh rằng việc đi bộ trên đường phố Kharkiv vẫn rất nguy hiểm”
Ngoài Kharkiv, các cuộc pháo kích của quân Nga ngày nay đã được ghi nhận ở các huyện Derhachiv, Zolochiv và Chuhuiv. Các cuộc đọ súng dữ dội tiếp tục diễn ra ở phía bắc khu vực.
Vào ngày 26 tháng 5, quân Nga đã bắn vào các quận Shevchenkivskyi và Kyivskyi của Kharkiv, cũng như quận Pavlove Pole gần trung tâm.
7. Mỹ đang chuẩn bị phê duyệt hệ thống hỏa tiễn tầm xa khi nó trở thành yêu cầu hàng đầu của Ukraine
Tình hình quân sự ở các khu vực phía đông “thảm khốc như người ta vẫn nói - thậm chí còn tồi tệ hơn người ta nói”, Kuleba cho biết hôm thứ Năm.
Ông nói, phản ứng duy nhất sẽ là hãy tiếp cứu chúng tôi với “nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Nếu không có những thứ này, chúng tôi sẽ không thể đẩy lùi chúng”.
Ông gọi quyết định của Washington về điều này là “quan trọng”.
CNN cho biết chính quyền Biden đang chuẩn bị tăng cường các loại vũ khí mà họ đang cung cấp cho Ukraine bằng cách gửi các hệ thống hỏa tiễn tầm xa, tiên tiến khi chúng trở thành yêu cầu hàng đầu của các quan chức Ukraine.
Chính quyền đang có xu hướng gửi các hệ thống này như một phần của gói hỗ trợ an ninh và quân sự lớn hơn cho Ukraine, có thể được công bố ngay trong tuần tới.
Ngoài ngoại trưởng Ukraine, các quan chức cấp cao khác của Ukraine, bao gồm Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong những tuần gần đây đã cầu xin Mỹ và các đồng minh cung cấp hệ thống hỏa tiễn hàng loạt. Các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất có thể bắn một loạt hỏa tiễn hàng trăm km - xa hơn nhiều so với bất kỳ hệ thống nào mà Ukraine hiện có - mà người Ukraine cho rằng có thể là một yếu tố tạo ra bước ngoặc trong cuộc chiến chống lại Nga.
Một hệ thống khác mà Ukraine đã yêu cầu là Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, được gọi là HIMARS, một hệ thống bánh lốp nhẹ hơn có khả năng bắn nhiều loại đạn tương tự như hệ thống hỏa tiễn hàng loạt.
Các quan chức Ukraine cho biết trong những tuần gần đây, Nga đã tấn công Ukraine ở phía đông với một cường độ rất mạnh đến mức trong một số trường hợp Ukraine đành phải di tản chiến thuật để bảo toàn lực lượng.
Tuy nhiên, chính quyền Biden đã dao động trong nhiều tuần về việc có nên gửi các hệ thống này hay không, trong bối cảnh Hội đồng An ninh Quốc gia lo ngại rằng Ukraine có thể sử dụng các hệ thống này để thực hiện các cuộc tấn công bên trong nước Nga.
Các quan chức cho biết, vấn đề này đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hai cuộc họp vào tuần trước tại Tòa Bạch Ốc, nơi các thành viên Nội các đã triệu tập để thảo luận về chính sách an ninh quốc gia. Trọng tâm của vấn đề là mối quan tâm tương tự mà chính quyền đã phải đối mặt kể từ khi bắt đầu chiến tranh - liệu việc gửi vũ khí ngày càng hạng nặng tới Ukraine có bị Nga coi là một hành động khiêu khích có thể kích hoạt một hình thức trả đũa nào đó chống lại Mỹ hay không.
Ukraine được cho là đã thực hiện nhiều cuộc tấn công xuyên biên giới bên trong nước Nga, mà các quan chức Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận. Các quan chức Nga đã tuyên bố công khai rằng bất kỳ mối đe dọa nào đối với quê hương của họ sẽ tạo thành một leo thang lớn và nói rằng các nước phương Tây đang biến mình thành mục tiêu hợp pháp trong cuộc chiến bằng cách tiếp tục vũ trang cho người Ukraine.
Các nguồn tin cho biết một mối quan tâm lớn khác trong chính quyền Biden là liệu Mỹ có đủ khả năng cho đi nhiều vũ khí cao cấp được lấy từ kho dự trữ của quân đội hay không.
Tiền Nhà Thờ xài như tiền chùa: Giám Mục Batzing, Hồng Y Marx chi 6 triệu USD để thay đổi tín lý và kỷ luật Công Giáo
VietCatholic Media
16:53 27/05/2022
1. Nguồn gốc Công Giáo đáng ngạc nhiên của món tempura Nhật Bản
Món tempura là một món không thể thiếu tại một nhà hàng Nhật Bản. Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể không biết rằng món ăn ấy bắt nguồn từ phong tục ăn chay của Công Giáo.
Tempura, hay món hải sản lăn bột chiên giòn, phổ biến trên toàn thế giới, bắt nguồn từ thực phẩm Mùa Chay của Bồ Đào Nha mà các nhà truyền giáo và thương nhân Công Giáo vùng Iberia đã giới thiệu vào Nhật Bản hồi thế kỷ 16.
Công thức đặc trưng của Nhật Bản, thường bao gồm hải sản và rau được chiên giòn, là phiên bản của món Peixinhos da Horta truyền thống của Bồ Đào Nha (nghĩa đen là “những chú cá nhỏ trong vườn”), một món ăn bao gồm ớt chuông, bí và đậu xanh chiên trong bột làm từ bột mì. Nhiều màu sắc của các loại rau giống như những con cá sặc sỡ trong bể, do đó có tên gọi là Peixinhos da Horta.
Trong cuốn “Tracking Down Tempura” nghĩa là “Truy Tìm Tông Tích Món Tempura”, học giả Nhật Bản Takashi Morieda giải thích rằng Peixinhos được giới thiệu vào Nhật Bản bởi các thủy thủ Bồ Đào Nha. Món này cuối cùng phát triển thành tempura. Bồ Đào Nha và Nhật Bản bắt đầu giao thương vào năm 1543, người Bồ Đào Nha là những người Âu Châu đầu tiên đến hòn đảo này. Thời kỳ này thường được gọi là Thời kỳ Thương mại Nanban, trong đó cảng Nagasaki, thông qua sáng kiến của tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng Gaspar Vilela và Daimyo Omura Sumitada được nhường lại cho Dòng Tên. Daimyo nghĩa là lãnh chúa phong kiến Nhật Bản. Lúc đó, lãnh chúa Omura Sumitada, đã được rửa tội và là một thành viên tích cực trong Giáo Hội sơ khai tại Nhật Bản.
Từ Peixinhos đến Tempura
Trước khi có sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha, những món ăn chiên giòn của người Nhật Bản thường không tẩm bột hay phủ bằng một chút bột gạo. Sau khi Sumitada cải đạo, với ảnh hưởng ngày càng tăng của các tu sĩ Dòng Tên và văn hóa Âu Châu nói chung, peixinhos ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong Mùa Chay. Là một bữa ăn ít thịt, nó đáp ứng các quy tắc chay tịnh trong những ngày Than Hồng và Mùa Chay.
Các Ngày Than Hồng, hay Ember Days, là khoảng thời gian cầu nguyện và ăn chay trong lịch phụng vụ vào thời đó nhằm hâm nóng lòng đạo đức chuẩn bị cho các lễ trọng. Những ngày chay tịnh này theo truyền thống diễn ra vào Thứ Tư, Thứ Sáu và Thứ Bảy sau Ngày Lễ Thánh Lucia, 13 tháng 12, Chúa Nhật đầu tiên trong Mùa Chay, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Ngày Suy Tôn Thánh Giá, 14 tháng 9. Tiếng Latinh của Các Ngày Than Hồng là quatuor tempora, có nghĩa là bốn mùa. Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ mời những người Nhật đã cải đạo nhịn ăn trong thời gian này, và ăn peixinhos.
Takashi Morieda giải thích rằng thuật ngữ tempora này nhanh chóng trở nên phổ biến ở miền nam Nhật Bản, và được đọc chại đi thành tempura, cũng như được sử dụng rộng rãi để chỉ bất kỳ loại thực phẩm nào được chế biến bằng dầu nóng, có tẩm bột hay không.
Source:Aleteia
2. Hàng triệu Mỹ Kim đã được các Giám Mục Đức tung ra để thay đổi giáo huấn Công Giáo
“Tiến Trình Công Nghị” của Đức đã tạo ra tranh cãi trên toàn thế giới. Nhưng các Giám Mục Đức đã tung ra bao nhiêu tiền cho kế hoạch đảo lộn giáo huấn Công Giáo vẫn còn là một bí ẩn.
Hôm 8 tháng 5, một phát ngôn viên của Giáo hội Đức đã từ chối đưa ra bảng phân tích chi phí của dự án kéo dài nhiều năm, là điều mà các nhà phê bình cho rằng có thể dẫn đến ly giáo.
CNA đã tiếp cận phát ngôn nhân sau khi xem các tài liệu cho thấy Giáo hội Đức đã chi hàng triệu Mỹ Kim cho Tiến Trình Công Nghị, một sáng kiến tập hợp các giáo dân và giám mục để thảo luận về những thay đổi sâu rộng đối với giáo huấn và thực hành Công Giáo.
Các tài liệu cho thấy dự án cho đến nay đã tiêu tốn hơn 5,7 triệu euro (khoảng 6 triệu đô la).
Con số này dựa trên dữ liệu do Hiệp hội các Giáo phận Đức, một tổ chức hợp pháp của Hội đồng Giám mục Đức đặt tại Bonn, tổng hợp.
Các tài liệu không được công bố rộng rãi cho thấy Giáo hội đã chi 703.195 euro vào năm 2019, 878.035 euro vào năm 2020, 2.231.400 euro vào năm 2021 và 1.900.245 euro vào năm 2022. Như thế, đến nay ít nhất 5.712.875 euro đã được các Giám Mục Đức chi ra để thay đổi giáo huấn Công Giáo. Con số cuối cùng vẫn chưa được biết vì Tiến Trình Công Nghị Đức vẫn còn đang tiếp diễn.
Các tài liệu được CNA xem xét liệt kê các khoản chi là “Hậu quả từ Nghiên cứu MHG”, với ghi chú rõ rằng “Trung tâm chi phí Kostenstelle này bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến Tiến Trình Công Nghị của Hội đồng Giám mục Đức.”
Nhưng Matthias Kopp, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Đức, nói với CNA vào ngày 16 tháng 3 rằng các số liệu không chỉ đề cập đến Tiến Trình Công Nghị mà là tất cả các chi phí sau một phân tích năm 2018 về tình trạng lạm dụng giáo sĩ trong Giáo hội Đức được gọi là Nghiên cứu MHG.
Source:Catholic News Agency
3. Tiền Nhà Thờ xài như tiền chùa: Tổng giáo phận Munich của Đức đã chi khoảng 1,5 triệu đô la cho báo cáo lạm dụng
Hồng Y Reinhard Marx đã chi ra 1,45 triệu euro, tương đương 1,53 triệu đô la, cho một báo cáo về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich và Freising của Đức, được xuất bản vào tháng Giêng.
Con số được CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo, cao hơn gấp đôi số tiền mà Tổng giáo phận Köln đã phải trả cho một báo cáo của cùng một công ty luật.
Một phát ngôn viên của Tổng giáo phận Munich cho biết vào ngày 19 tháng 5 rằng công việc chuẩn bị cho nghiên cứu của công ty luật Westpfahl Spilker Wastl đã mất gần hai năm.
Phát ngôn nhân cho biết: “Ngoài ra, còn có thêm chi phí cho việc xuất bản, đặc biệt là việc chuẩn bị và thực hiện cuộc họp báo và sự tham gia của các chuyên gia khác của công ty luật”.
Nghiên cứu ở Munich bao gồm giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982, là giai đoạn mà Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI tương lai, lãnh đạo tổng giáo phận, cũng như các nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Friedrich Wetter, người kế vị ngài, và Đức Hồng Y Reinhard Marx, người là Tổng Giám Mục của Munich và Freising từ năm 2007.
Bản báo cáo dài hơn 1.000 trang chỉ trích cách giải quyết của vị giáo hoàng người Đức đã nghỉ hưu 95 tuổi đối với 4 trường hợp trong thời gian ngài phụ trách tổng giáo phận miền nam nước Đức.
Bản báo cáo cũng quy lỗi cho việc Đức Hồng Y Marx đã xử lý hai trường hợp lạm dụng. Vị Hồng Y 68 tuổi nói với các phóng viên vào tháng 1 năm 2022 rằng ông dự định sẽ tại vị ngay bây giờ, nhưng không loại trừ việc tìm cách từ chức lần thứ hai.
Đức Hồng Y Marx đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 5 năm 2021, đề nghị từ chức trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ ở Đức.
Tổng giáo phận Köln đã trả 757.500 euro, tương đương 857.000 USD, cho một báo cáo ban đầu của Westpfahl Spilker Wastl, mà Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, người đã lãnh đạo tổng giáo phận từ năm 2014, đã từ chối công bố.
Sau khi các luật sư tư vấn cho tổng giáo phận nêu lên những lo ngại về “những thiếu sót về phương pháp luận” trong nghiên cứu, Đức Hồng Y Woelki đã ủy nhiệm cho chuyên gia luật hình sự có trụ sở tại Köln, là Giáo sư Björn Gercke viết một báo cáo mới, với chi phí 516.200 euro, tương đương với 584.000 Mỹ Kim.
Báo cáo Gercke dày 800 trang, được phát hành vào tháng 3 năm 2021, bao gồm giai đoạn từ 1975 đến 2018.
Vào tháng 9 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng Đức Hồng Y Woelki nên tiếp tục phụ trách tổng giáo phận Cologne sau cuộc điều tra của Vatican về việc xử lý các trường hợp lạm dụng của ngài, và thấy rằng ngài hoàn toàn giải quyết đúng đắn mọi trường hợp.
Gần đây hơn, Vatican cũng ra phán quyết rằng Đức Hồng Y Woelki không vi phạm giáo luật khi trao các hợp đồng liên quan đến Báo cáo Gercke.
Một dự án nghiên cứu khác của Đức về lạm dụng tình dục trong giáo sĩ, Nghiên cứu MHG, đã được trình bày bởi các giám mục Đức vào năm 2018. Nghiên cứu này tiêu tốn khoảng một triệu euro (1,06 triệu đô la), theo số liệu do hội đồng giám mục Đức cung cấp.
Source:National Catholic Register