Ngày 31-05-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:04 31/05/2020

40. Dưới ảnh hưởng của sự sợ hãi thì chúng ta nhẫn nại vác Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su; trong ảnh hưởng của hy vọng lại càng có mảnh lực khuyến khích để chúng ta dùng tâm hồn kiên định và dũng cảm vác Thánh Giá; nhưng dưới sức mạnh của tình yêu, chúng ta nhiệt tình ôm lấy Thánh Giá.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:08 31/05/2020
36. CHĂN BÔNG QUÁ NÓNG

Có một người trời nóng như thiêu mà đắp chăn bông kép để ngủ, có người hỏi ông ta tại sao đắp chăn mỏng, ông ta trả lời:

- “Bởi vì chăn bông quá nóng.”

(Tiếu lâm)

Suy tư 36:

Chăn bông nóng chứ không phải thời tiết nóng, đó là lập luận của những người thích “đùa” với lửa, tức là thích đùa với tội.

Có người vì quá mê đắm sắc dục nên khi được khuyên bào thì trả lời là tại cô ta đẹp bốc lửa nên tui mới thích; lại có người thích rượu chè be bét khi có người khuyên thì nói tại rượu say chứ mình không say...

Trời nóng là vì khí hậu nóng chứ không phải vì chăn bông nóng đó là lẽ tự nhiên của trời và đất, điều đó thì không có gì đáng sợ; nhưng cái đáng sợ nhất chính là lòng dạ con người bị “nóng” ngay cả khi trời đang lạnh, nóng ngay cả khi trời lạnh là lãnh đạm trước người nghèo khó, dưng dưng trước bất công và cười đùa hưởng thụ trên những đau khổ của người khác...

Người Ki-tô hữu thì luôn luôn điều chỉnh tâm hồn và cuộc sống của mình theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Ki-tô, để dù cho thời tiết xấu hay tốt, thì họ vẫn có thể làm cho hoàn cảnh nóng lên hoặc nguội xuống theo đời sống phục vụ cách tận tụy của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói với Phong trào canh tân Đặc sủng: Chúng ta có thể chấm dứt được cơn đại dịch của đói nghèo.
Thanh Quảng sdb
04:22 31/05/2020
Đức Thánh Cha nói với Phong trào canh tân Đặc sủng: Chúng ta có thể chấm dứt được cơn đại dịch của đói nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video tới Phong trào canh tân Đặc sủng (CHARIS) vào đêm trước Lễ Hiện xuống. ĐTC cảnh báo rằng cuộc sống sau cơn đại dịch sẽ không còn giống như hiện nay, nên chúng ta phải nắm lấy cơ hội này mà làm thăng tiến cuộc sống của những người nghèo khổ dễ bị tổn thương!

(Tin Vatican)

Trong thông điệp video của ĐTC gửi cho Phong trào canh tân Đặc sủng (CHARIS), Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta sẽ đổi mới, sẽ tái tạo, và chữa lành mỗi người chúng ta.

Phong trào canh tân Đặc sủng (CHARIS) được thành lập bởi Thánh bộ đặc trách về Giáo dân, Gia đình và Đời sống vào năm 2018 nhằm thúc đẩy sự hiệp nhất và giao tiếp giữa các thực tại của những đặc sủng khác nhau của người Công Giáo.

Không ai có thể tự cứu mình

Đức Thánh Cha cho hay: Chúa Thánh Thần đến để chữa lành vết thương của chúng ta, kể cả những vết thương chúng ta gây ra cho nhau, hầu biến chúng ta "thành những" môn đệ trung kiên can đảm loan truyền Tin Mừng cho Chúa Giêsu.

Ngày nay chúng ta cần Thánh Thần hơn bao giờ hết, Đức Thánh Cha tiếp tục. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy đau khổ, đầy thương tổn! Nỗi đau này được lộ rõ nơi những người nghèo trong xã hội. Giữa một thế giới đầy bất an, con người chúng ta cần Chúa Giêsu và chính chúng ta phải là chứng nhân cho Chúa.

Đức Thánh Cha tiếp: Để làm chứng cho Chúa, chúng ta cần sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để mở mang tâm lòng chúng ta ra trước những cảm nghiệm của cơn đại dịch này. Cảm nghiệm đó, theo ĐTC là chúng ta không thể tự cứu mình được một cách đơn lẻ!

Đức Thánh Cha khuyến cáo: Nếu chúng ta đánh mất một xã hội công bằng và Kitô giáo, thì khi chúng ta thoát được cơn đại dịch này, chúng ta sẽ không thể lấy lại được những đặc điểm này, vì lúc đó, mọi sự nó rất khác biệt!

Đức Thánh Cha xác quyết: Tất cả những đau khổ này sẽ không có ích gì nếu chúng ta không xây dựng được một xã hội công bằng hơn, Kitô giáo hơn!

Nếu chúng ta không nỗ lực chấm dứt được cái cơn đại dịch đói nghèo trên thế giới, thì ở mỗi quốc gia, mỗi thành phố của chúng ta, giai đoạn này sẽ trôi qua một cách vô ích!

Không ai trong chúng ta có thể bảo đảm được rằng sau cơn đại dịch này; chúng ta sẽ trở lại một cuộc sống tốt hơn hoặc tệ hơn. ĐTC tự hỏi: Liệu bạn có muốn một cuộc sống tốt hơn hay tệ hơn sau cơn đại dịch này?

Đức Thánh Cha Phanxicô nói chính vì lý do này mà chúng ta mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần - vì Ngài có thể biến đổi trái tim của chúng ta và giúp chúng ta thoát ra vượt ra khỏi cảnh trạng hiện nay để đạt được một thế giới tốt hơn.

Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ

Trở nên tốt hơn có nghĩa là thể hiện những gì Chúa Giêsu phán: "Khi Ta đói, các ngươi đã cho ăn”. Nhiệm vụ này được ủy thác cho mọi người, ngay cả những thành viên trong Phong trào canh tân Đặc sủng (CHARIS), những người mời gọi kẻ khác tới với Thần Linh Chúa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc bức diện văn của Ngài bằng nhắc nhớ lại những lời mà Đức thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã dùng để công bố Công đồng Vatican II, điều mà Phong trào canh tân Đặc sủng (CHARIS) nằm lòng: “Hãy đổi mới điều kỳ diệu trong bạn trong thời điểm của Lễ Ngũ tuần mới này".

Cuối cùng, Đức Thánh Cha lặp lại mong ước của Ngài nhận được quyền năng của Chúa Thánh Thần ban trong ngày lễ Ngũ tuần. Có thế, chúng ta mới có thế biến những đau buồn sầu khổ của cơn đại dịch thành những điều tốt lành hơn trước.
 
ĐTC Phanxicô: Sau đại dịch, thế giới không còn như trước nữa
Lê Đình Thông
08:42 31/05/2020
Nhân lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (31/05/2020), từ Đền thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Pnaxicô đã cảnh báo sau đại dịch, nhân loại sẽ tốt hơn hoặc xấu hơn mà không còn như trước nữa. Ngài kêu gọi nhân loại kiến tạo một xã hội công bằng hơn.

Đức Thánh Cha tuyên bố: ‘‘Khi ra khỏi đại dịch, ta không còn tiếp tục như trước đây. Tất cả sẽ thay đổi. Ta sẽ ra khỏi đại dịch như thế nào? Tốt hơn hay xấu hơn? Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho ta cái nhìn mới, mở tâm trí ta ngõ hầu đương đầu với các khó khăn hiện tại và tương lai, rút tỉa từ bài học vừa qua : Không ai có thể đơn thương độc mã cứu vớt nhân loại được. Nhân loại đã trải qua đại dịch trong bi thảm. Trước mắt ta là bổn phận cùng nhau xây dựng một thực tại mới, thế giới hãy bị nhiều tổn thương vì đại dịch, nhất là những người bần cùng, bị bỏ rơi. Vì vậy, nguyện xin Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tác động, làm thay đổi tâm trí ta, giúp ta trở nên tốt hơn. Đó là trách nhiệm chung của mỗi người chúng ta.’’

Theo thống kê chính thức, trong số 196 quốc gia trên thế giới, có 6 triệu người bị nhiễm coronavirus, 367 ngàn người thiệt mạng, kể từ khi đại dịch xuất hiện tại Vũ Hán. Trong thời gian vừa qua, một nửa nhân loại phải sống cách ly. Tính trạng này tác hại nghiêm trọng đến kinh tế và môi sinh, chỉ 5 năm sau bức thông điệp ‘‘Laudato Si’’ : Chúc tụng Chúa, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta (24/05/2025), cùng nhau hướng về thời hậu đại dịch, theo ý nguyện của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Từ giữa tháng 03/2020, Đức Thánh Cha đã thành lập một nhóm quy tụ các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, nghiên cứu trong vòng một năm về thời hậu-Covid 19.

Chiều 30/05/2020, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trong công viên điện Vatican, với sự tham dự của khoảng 100 tín hữu. Ngày Chúa nhật, từ cửa sổ Biệt điện Tông tòa, Đức Thánh Cha xướng kinh Truyền tin trước các tín hữu tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Lê Đình Thông


 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 14
Vũ Văn An
19:15 31/05/2020
4. TÍNH HỖ TƯƠNG GIỮA ĐỨC TIN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN

132. [Vấn đề]. Nếu có một bí tích trong đó tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và bí tích được đưa vào thử nghiệm, thì đó là bí tích hôn nhân, vì nhiều lý do. Theo Giáo hội Latinh, trong chính định nghĩa của bí tích hôn nhân, đức tin không có vẻ gì là minh nhiên cả (xem § 143). Có thể nói, nó được giả định, qua hành động rửa tội trước đó, vốn là bí tích tuyệt vời nhất của đức tin. Hơn nữa, để hôn nhân giữa những người đã chịu phép rửa trong Giáo hội Latinh được thành hiệu (valid), không đòi phải ý định cử hành một bí tích [151]; không đòi phải có lòng mong muốn hoặc ý thức được tính bí tích của việc kết hợp hôn nhân, nhưng chỉ cần có ý định ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, điều này có nghĩa là theo trật tự tạo dựng, với các đặc tính mà Giáo hội vốn coi là cố hữu trong hôn nhân tự nhiên. Trong lối hiểu hôn nhân này, nhiệm vụ của thần học là làm sáng tỏ trường hợp hôn nhân phức tạp giữa những người “đã chịu phép rửa nhưng không tin”. Một sự bảo vệ triệt để tính bí tích của các cuộc kết hợp như vậy sẽ làm suy yếu tính hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và các bí tích, vốn là đặc điểm của nhiệm cục bí tích; sẽ hỗ trợ, vì đã ủng hộ, ít nhất trong trường hợp hôn nhân, một chủ nghĩa tự động bí tích (sacramental automatism) mà chúng ta đã bác bỏ vì không xứng với đức tin Kitô giáo (xem chương 2 trên đây).

133. [Phương thức]. Với việc biết được sự khó khăn của các vấn nạn nêu lên dưới tiêu đề “tính hỗ tương giữa đức tin và hôn nhân”, chúng ta sẽ tiến hành như sau. Trước nhất, vì, dù chúng ta có chung một gốc, nhưng vẫn có những khác biệt đáng chú ý trong thần học về hôn nhân giữa truyền thống Latinh và truyền thống Đông phương, chúng ta sẽ chỉ tập chú vào lối hiểu của truyền thống Latinh. Truyền thống phong phú Đông phương có diện mạo riêng của họ. Chúng ta làm rõ một số khía cạnh khác biệt giữa hai truyền thống. Trong khi, trong thần học Latinh, người ta chủ yếu hiểu rằng vợ chồng là các thừa tác viên của bí tích và bí tích diễn ra qua sự thuận tình tự do và hỗ tương của vợ chồng, thì đối với truyền thống Đông phương, việc ban phước lành của giám mục hoặc linh mục, tự nó, thuộc về chính yếu tính của bí tích [152]. Chỉ có thừa tác viên thánh mới được ban phép khẩn cầu Chúa Thánh Thần (epiclesis) để hoàn tất việc thánh hóa vốn cố hữu trong bí tích. Nó có quy định giáo luật hoàn chỉnh của riêng nó [153]. Điều này là do quan niệm về bí tích hôn nhân bắt nguồn từ một nền thần học có nhân cách và khuôn mạo riêng của nó, trong đó các hiệu quả thánh hóa của bí tích được đặt lên hàng đầu [154].

134. Thứ hai, theo phương pháp luận thông thường (xem § 80), với ít nhiều thích nghi, chúng ta sẽ bàn đến trường hợp thông thường của bí tích hôn nhân. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề nghi ngờ tính chất bí tích của các cuộc hôn nhân giữa những người “ đã chịu phép rửa nhưng không tin”, theo cách tiếp cận hai mặt. Trước nhất, chúng ta xem xét tình trạng của vấn đề và sau đó, chúng ta đưa ra một đề nghị thần học để giải quyết, phù hợp với tính hỗ tương giữa đức tin và các bí tích, không bác bỏ nền thần học hiện nay về hôn nhân.

4.1. Bí tích hôn nhân

a) Nền tảng Kinh Thánh

135. [Hôn nhân trong kế hoạch Thiên Chúa]. Mặc dù mỗi bí tích có đặc điểm riêng của nó, nhưng trường hợp hôn nhân nổi bật vì tính đặc thù của nó. Hôn nhân đúng nghĩa thuộc về trật tự tạo dựng, trong kế hoạch Thiên Chúa (x. GS 48). Thực tại tạo dựng của hôn nhân hệ ở khả năng tương quan giữa những con người thuộc giới tính khác nhau, nam và nữ (St 1:27), được liên kết chặt chẽ với khả năng sinh sản (St 1:28), mà đỉnh cao là một hình thức kết hợp đặc biệt đến nỗi họ tạo thành “một thân xác” (xem St 2: 23-24). Cuộc đàm thoại bí tích của Thiên Chúa suốt trong nhiệm cục cứu độ của Người tìm thấy ở đây một thực tại, được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi [155], rất có khả năng tự phát biểu mối tương quan yêu thương, giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người, người phối ngẫu của Người, luôn được diễn tả một cách tượng trưng bởi một người đàn bà. Theo quan điểm Kitô giáo, thực tại tạo vật này trở thành một bí tích, nghĩa là một dấu hiệu hữu hình của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội (Eph 5:25, 31-32).

136. [Hôn nhân trong giáo huấn của Chúa Giêsu]. Trước việc thực hành rẫy vợ (Đnl 22:19, 29; 24: 1-4), Chúa Giêsu nhắc lại kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa: “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ” (Mc 10: 9 và Mt 19: 6; xem St 2:24; 1 Cr 6:16); Người minh xác rằng ly dị là một sự nhượng bộ do sự cứng lòng (Mc 10: 5 và Mt 19: 8). Trong suốt lịch sử, việc giải thích mệnh đề Mátthêu đã gây tranh cãi rất nhiều: “Người nào rẫy bỏ vợ mình, không phải vì kết hợp bất hợp pháp (πορνεία, porneia), và kết hôn với người khác, là phạm tội ngoại tình” (Mt 19: 9; xem 5:32). Sau vô số cuộc thảo luận, không có sự đồng thuận nào đạt được cả về vấn đề porneia lẫn về hậu quả chính xác mà nó có thể gây ra. Truyền thống Latinh luôn loại trừ khả thể cuộc kết hợp thứ hai vì lý do này [156], sau cuộc kết hợp thành hiệu thứ nhất (x. Mc 10: 10-11), nhất quán với sự bối rối của các môn đệ theo bản văn trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 19:10).

137. [Hôn nhân và “Mysterion” (mầu nhiệm)]. Chính sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana (Ga 2: 1-12), với tất cả ý nghĩa tiệc cưới thiên sai của nó, cùng với những ám chỉ khác của bản chất hôn nhân (Mt 9:15 và tương tự; Mt 25: 5-6), nêu bật khả năng mối quan hệ vợ chồng có thể phát biểu các khía cạnh sâu sắc của mầu nhiệm Thiên Chúa, chẳng hạn như, lòng trung thành của Người đối với sự bất trung của chúng ta với giao ước của Người (x. Edk 16 và 23; Hs 2; Grm 3: 1-10; Is 54). Thư gửi tín hữu Êphêsô (5: 31-32) liên kết giao ước hôn nhân một cách minh nhiên với tính “mysterion” (sacramentum) của giao ước bất khả thu hồi giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Căn cứ vào toàn bộ chứng tá Kinh Thánh, Giáo hội luôn coi tính bất khả hủy tiêu như yếu tố nền tảng của cả hôn nhân tự nhiên lẫn hôn nhân Kitô giáo. Sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, từ bản chất vốn không thể hủy tiêu, thể hiện sự thật của nó trong lòng chung thủy và thiện ích con cái. Sau việc lãnh nhận bí tích rửa tội (việc đồng hình đồng dạng của các người phối ngẫu với Chúa Kitô và việc nên thánh của họ nhờ sự cư ngụ của Chúa Thánh Thần), một cách nào đó, tự nó trở thành một đại biểu bí tích cho lòng trung thành của Chúa Kitô [157]. Tình yêu giữa vợ chồng không xa lạ gì với nguồn sống mới và đức tin Kitô giáo của họ. Trong đời sống Kitô hữu, đức tin và tình yêu không thể tách rời nhau một cách tuyệt đối.

138. [Hôn nhân: được Đức tin lên đặc điểm]. Theo Thánh Phaolô, Giáo hội cũng hiểu tương quan vợ chồng như một điều có đặc điểm cao nhờ sự hiện diện của đức tin (x. 1Cr 7: 12-16). Trong hôn nhân của một Kitô hữu với một người ngoài Kitô giáo, Thánh Phaolô nói như sau: “Người chồng không có đức tin được thánh hóa nhờ vợ, và người vợ không có đức tin được thánh hóa nhờ người chồng có đức tin” (1 Cr 7:14). Điều gọi là đặc ân Thánh Phaolô được đặt căn bản trên đoạn văn này (nhất là 1 Cr 7:15), trong đó ta phân định được một phẩm chất cao hơn của hôn nhân bí tích so với hôn nhân tự nhiên, trong trật tự ơn thánh.

b) Ánh sáng từ Thánh truyền

139. Việc “kết hôn trong Chúa”, một đặc điểm của các Kitô hữu, đã được phát biểu nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử. Theo Thư gửi Diognetus, lúc ban đầu, các Kitô hữu không phân biệt: “Họ kết hôn như mọi người khác” [158]. Tuy nhiên, việc này chẳng bao lâu sau đã có sự biến chuyển. Thánh Inhaxiô Thành Antiôkia chủ trương nên có cơ hội liên hệ việc này với giám mục [159]. Về phần ông, Tertullianô ca ngợi các cuộc kết hợp được Giáo hội chúc phúc [160]. Vượt ra ngoài cách giải thích chính xác đối với phạm vi phát biểu của các nhà thần học tiên khởi này, người ta nhấn mạnh rằng biến cố kết hôn không xa lạ đối với cả đức tin của cô dâu và chú rể lẫn cộng đồng giáo hội. Từ thế kỷ thứ tư và thứ năm trở đi, việc chúc phúc của giáo hội, qua một thừa tác viên, trở thành một phong tục hẳn hoi [161]. Từ thời kỳ này trở đi, một nền phụng vụ Kitô giáo đã tự hình thành [162], tích hợp các phong tục đặc trưng ngoại giáo và biến đổi chúng, như trong việc “trùm khăn” [velatio], [163] đội triều thiên (coronatio) [164], việc bàn giao cô dâu, việc cột các bàn tay [165], việc làm phép các chiếc nhẫn, của hồi môn (arras) hay hôn người đã hứa hôn; đồng thời, nó thêm vào nhiều điều khác, như cho vợ chồng “uống chén chung” vốn đặc trưng đối với phụng vụ Byzantine [166]. Phụng vụ hôn nhân, trong các lời cầu nguyện và giải thích các cử chỉ, nói lên vị trí độc đáo của hôn nhân trong nhiệm cục thần linh, với nhiều ám chỉ đến các bản văn Kinh thánh về hôn nhân. Cả Peter Lombard lẫn Công đồng Lateranô thứ hai đều coi hôn nhân như một bí tích; một điều được cả Công đồng Florence và Công đồng Trent tán thành một cách đầy xác tín [167]. Trong Công đồng cuối cùng vừa kể này, sự cần thiết của hình thức giáo luật để bí tích được thành hiệu đã được ấn định, mà không sửa đổi cách hiểu tín lý về bí tích, do đó cho thấy đây là một thực tại giáo hội, thuộc trật tự đức tin diễn ra “in facie Ecclesiae” (trước mặt Giáo Hội) [168] trái với học thuyết của các nhà cải cách coi hôn nhân chỉ là vấn đề dân sự đơn thuần [169]. Theo cách này, đặc tính giáo hội của hôn nhân được công nhận, khác xa với việc hiểu nó như một vấn đề riêng tư giữa hai vợ chồng.

c) Hôn nhân như một bí tích

140. Nếu các bí tích giả thiết phải có đức tin (SC 59), thì hôn nhân cũng không ngoại lệ: “Các đấng chăn chiên, được tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, luôn cố gắng đón nhận cô dâu chú rể và trước hết nuôi dưỡng và củng cố đức tin của họ: vì bí tích Hôn nhân giả thiết phải có nó và đòi hỏi nó" [170]. Một cuộc kết hợp hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đều không được rửa tội, theo quan điểm của đức tin Kitô giáo, là một thực tại tạo vật rất có giá trị, có khả năng được nâng lên trật tự siêu nhiên, như, trong trường hợp trở lại sau này của vợ chồng. Nói cách khác, trong cuộc hôn nhân “tự nhiên”, có một thực tại có ý nghĩa, sẵn sàng được hiện thực hóa và hoàn thành trọn vẹn trong Chúa Kitô. Trong các cộng đồng tiên khởi, thực tại hôn nhân vốn không bị sống ở bên lề đức tin. Kitô hữu vốn sống giao ước vợ chồng của họ “trong Chúa” (1 Cr 7:39). Một số tác phong công khai trái với đức tin trong bối cảnh mối tương quan vợ chồng có thể dẫn đến việc bị tuyệt thông (1 Cr 5). Vì tình yêu phu phụ giữa vợ chồng Kitô hữu đã trở thành một dấu chỉ, một bí tích, nói lên tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội của Người. Dấu hiệu của mối tình yêu bất khả thu hồi này chỉ có thể nói lên điều nó biểu thị nếu chính mối dây này không thể hủy tiêu. Tính bất khả hủy tiêu là một khía cạnh đã hiện diện từ “ngay ban đầu” trong kế hoạch thần linh và do đó, trong yếu tính, vốn cấu hình cho thực tại của mọi cuộc hôn nhân đích thực trong cốt lõi thần học của nó. Nhờ cách này, thực tại nhân bản sâu sắc như tình yêu của cặp vợ chồng, rất đặc trưng của hữu thể tương quan của chúng ta, khả năng tự hiến cho nhau giữa vợ chồng và con cái, nói lên phần sâu sắc nhất của mầu nhiệm thần linh: tình yêu.

141. Hai người Công Giáo đã được rửa tội, thêm sức và có thói quen lãnh nhận Thánh Thể, tiến một bước đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống đức tin của họ khi họ cử hành bí tích hôn nhân. Họ lãnh nhận được ơn thánh của bí tích hôn nhân, một ơn, về căn bản, hệ ở việc nay họ “biểu lộ và tham dự vào mầu nhiệm hiệp nhất của tình yêu sinh hoa trái giữa Chúa Kitô và Giáo hội (Eph 5:32), họ giúp nhau tự thánh hóa trong đời sống vợ chồng và trong việc sinh con cái” [171]. Các nẻo đường đức tin của họ đã gặp nhau để làm chứng cho sức mạnh của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội, để làm phong phú cho nhau, để giáo dục Kitô giáo cho con cái và để thánh hóa lẫn nhau [172]. Họ tạo nên “một Giáo hội tại gia” [173]. “Họ được củng cố và thánh hiến bởi một bí tích đặc biệt” (GS 48). Nhờ cách này, họ nói lên một cách cụ thể tính trưởng thành của đức tin đã lãnh nhận lúc chịu Phép Thêm Sức, bằng cách đảm nhiệm một bậc sống Kitô hữu (x. LG 11) và một số trách nhiệm trong cộng đồng Kitô hữu. Trong lúc cử hành cuộc hôn nhân của họ, đức tin của họ được giả thiết, phát biểu, nuôi dưỡng và củng cố bởi hành động của Chúa Kitô trong bí tích, Đấng “cư ngụ với họ” (GS 48), với giao ước hôn nhân và với cuộc sống gia đình mà giờ đây họ đảm nhiệm dưới sự chúc phúc của Thiên Chúa và Giáo hội. Hôn nhân Công Giáo phát biểu một cách thâm hậu rằng nó là một dự án sống được đức tin thai nghén và khuyến khích [174] như một cách thánh hóa lẫn nhau, trong đó vợ chồng thực hiện chức tư tế chung bằng cách trao cho nhau bí tích [175] (x. LG 10). Ý thức và mục đích trở thành bí tích của Tình yêu Thiên Chúa giả thiết và phát biểu đức tin bản thân của mỗi người phối ngẫu. Do đó, nó thực sự xuất hiện như một bí tích đức tin, trong đó Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần, Thánh Thần tình yêu (x. Rm 5: 5), hành động một cách hữu hiệu. Tình yêu mà vợ chồng tuyên bố cho nhau đã được xác định bởi thực tại của họ như những người đã chịu phép rửa. Sự thánh hóa do bí tích mang lại sẽ thúc đẩy tình yêu siêu nhiên này trong việc hiện thực hóa cộng đồng phu thê và gia đình.

d) Đức tin và các thiện ích của hôn nhân

142. Sự hiện diện của đức tin và hành động hữu hiệu của ơn thánh bí tích thúc đẩy vợ chồng thể hiện các thiện ích riêng của hôn nhân: “Như một hiến thân cho nhau của hai người, sự kết hợp thân mật này và thiện ích con cái buộc vợ chồng phải có lòng chung thủy hoàn toàn và đòi phải có sự hợp nhất bền vững giữa họ với nhau” (GS 48). Theo quan điểm đức tin, tính bất khả tiêu (xem GS 49) được hiểu như đặc điểm yếu tính của tương quan vợ chồng, bởi nếu không nó sẽ đi chệch khỏi kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (St 2: 23-24) và sẽ không còn là dấu hiệu hữu hình của Tình yêu bất khả thu hồi của Chúa Kitô dành cho Giáo hội của Người. Lòng chung thủy giữa các người phối ngẫu và việc quảng đại tìm kiếm thiện ích của người phối ngẫu kia (x. GS 49) được sống như một điều phát xuất một cách nhẹ nhàng và đồng dạng từ đức tin và mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu. Vì đức tin đặt chúng ta vào mối tương quan bản thân với Chúa Giêsu Kitô, đồng thời tự trình bày như một kiểu mẫu theo chân Đấng đã hiến mạng sống mình cho tội nhân (thí dụ, Mc 10:45; Rm 5: 6-8; 14:15; Eph 5: 2; 1 Ga 4: 9-10). Nhờ đức tin, những người chồng và những người vợ Kitô hữu cố gắng diễn dịch vào cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ câu châm ngôn theo đó, “có nhiều niềm vui trong việc cho đi hơn là nhận lãnh” (Cv 20:35). Nhờ đức tin, chúng ta biết khả năng sinh sản được khắc ghi trong chính kế hoạch của Thiên Chúa (St 1:28), một trong những dấu hiệu của phúc lành là con cái. Qua đức tin, tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi dạy chúng ta rằng tình yêu đích thực luôn bao gồm tính hỗ tương yêu thương tối đa và sự cởi mở tối đa đối với người khác. Vì lý do này, đức tin ngăn cản chúng ta hiểu hôn nhân như một kiểu ích kỷ tính toán của vợ chồng. Một đức tin tích cực của cả hai vợ chồng dẫn họ đến việc hiểu rõ rằng Thiên Chúa, trong tư cách tác giả của hôn nhân, “đã ban cho nó những thiện ích và mục đích khác nhau (GS 48), những điều mà vợ chồng Kitô giáo luôn cố gắng sống và khai mở. Do đó, một đức tin sống động và chia sẻ trong lãnh vực kết hợp hôn nhân sẽ giảm thiểu khả thể này là các xu hướng qui ngã (egocentric) hoặc duy cá nhân có cơ hội bén rễ nơi mỗi người phối ngẫu cũng như nơi vợ chồng, thậm chí bất chấp áp lực môi trường của nền văn hóa xung quanh.

Kỳ sau: 4.2. Một vấn đề gây hoài nghi: Phẩm chất bí tích của cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”
 
Cùng với Chúa Giêsu, hãy trở nên người truyền giáo của Chúa Cha
Thanh Quảng sdb
21:08 31/05/2020
Cùng với Chúa Giêsu, 'hãy trở nên người truyền giáo của Chúa Cha'

Nhân dịp Chúa nhật lễ Chúa thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đi Thông điệp hàng năm cho Chúa nhật Truyền giáo nhấn mạnh tới sứ mệnh trong bối cảnh đại dịch coronavirus hiện tại.

(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)

Vào Chủ nhật lễ Hiện xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Thông điệp hàng năm cho ngày Chúa nhật Truyền giáo của năm 2020. Chủ đề được rút từ sách Tiên tri Isai: “Lạy Chúa, con đây, xin hãy sai con” (Is 6: 8). Chủ nhật Truyền giáo sẽ được mừng vào ngày 18 tháng 10 năm 2020.

Lời mời gọi dấn thân truyền giáo trong cuộc khủng hoảng hiện nay

Thánh Cha bắt đầu sứ điệp của mình với những lời ngài đã dùng để cầu nguyện trong dịp cầu nguyện bất thường được tổ chức vào ngày 27 tháng 3. Ngay cả trong sự mất phương hướng và trong nỗi sợ bị kích động bởi cuộc khủng hoảng toàn thế giới hiện nay, Thánh Cha Phanxicô nói Chúa vẫn tiếp tục hỏi “Ta sẽ sai ai? ” Ngay dù khi chúng ta cảm nghiệm được sự yếu hèn của mình trong nỗi đau và cái chết mà chúng ta đang trải nghiệm, chúng ta cũng được nhắc nhở về nỗi khát vọng sâu thẳm của chúng ta đối với cuộc sống và sự giải thoát khỏi ách quỷ ma! Từ đó lời mời gọi truyền giáo được dấy lên như một lời mời gọi ra khỏi chính mình trước tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, qua hành động và cầu nguyện.

Những người Truyền giáo với sứ mạng của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giống như Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh của mình bằng cách chết trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi trao hiến cho người khác. Nhiệm vụ của chúng ta, lời mời gọi của chúng ta, sự sẵn lòng của chúng ta được bắt nguồn từ ơn gọi của Chúa Giêsu là sứ giả của Chúa Cha. Ơn gọi cá nhân của chúng ta, cũng được khởi nguồn từ sự kiện chúng ta là con cái của Chúa trong Giáo hội.

Một Giáo hội truyền giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng: Giáo hội tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu trong lịch sử. Do đó, các thành viên được thanh tảy trong Giáo hội cũng được sai đi nhân danh Giáo hội. Qua những chứng tá và loan báo Tin Mừng của chúng ta mà Thiên Chúa tiếp tục thể hiện tình yêu của Ngài. Đây là cách mà Ngài có thể đụng chạm và biến đổi trái tim, tâm trí, thể xác, xã hội và văn hóa ở mọi nơi và mọi thời.

Đáp lại lời mời gọi tâm giao

Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta: Sứ mệnh truyền giáo là một lời mời gọi tự do và ý thức trước tiếng gọi mời của Thiên Chúa. Một lời mời gọi truyền giáo chỉ có thể được nhận ra khi chúng ta có một mối tương giao thân tình với Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo hội. Điều đó dẫn đến câu hỏi là chúng ta có sẵn sàng để đón nhận Chúa Thánh Thần hiện diện và hành động trong cuộc sống của chúng ta. Lời mời gọi đó được rộng mở cho các cặp vợ chồng, cho các tu sĩ nam nữ cũng như cho các thừa tác viên được truyền chức cho các phận vụ này trong cuộc sống.

Một câu hỏi khác mà Đức Thánh Cha đề cập đến: Chúng ta nên tự hỏi mình liệu chúng ta có sẵn sàng để được sai đi bất cứ nơi nào và lúc nào để loan truyền đức tin và tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi: Cha, Con và Thánh Thần không? Và câu hỏi cuối cùng là nếu chúng ta sẵn sàng đáp lại lời mời gọi như Đức Maria hằng luôn mở rộng tâm lòng trước tôn ý của Thiên Chúa không?

Sứ mệnh truyền giáo trong cuộc sống

Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận thách đố của sứ mệnh mệnh truyền giáo của Giáo hội ngày nay là “Chúa muốn gì nơi chúng ta trong thời điểm xảy đại dịch này? ” Khi nhiều người chết đơn độc hay bị bỏ rơi, khi nhiều người bị mất việc, với sự giãn cách xã hội, phải bó chân ở nhà, Đức Thánh Cha nói chúng ta được mời để khám phá lại rằng chúng ta cần các mối quan hệ xã hội cũng như tương quan cộng đoàn và mối tâm giao với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha cho hay: Tình huống này có thể làm tăng thêm nhận thức của chúng ta trước nhu cầu liên đới với tha nhân. Thiên Chúa sẽ chạm đến trái tim của chúng ta thông qua những tiếng kêu thống thiết trước những nhu cầu của tha nhân. Những người trong cộng đoàn của chúng ta, những người không được tham dự các nghi lễ phụng vụ của giáo xứ, giờ đã thấm thía cảm nghiệm của cộng đoàn Kitô hữu không được tham dự các Thánh lễ mỗi Chủ nhật!

Ta sẽ sai ai?

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng câu hỏi mà Tiên tri Isai đã viết “Ta sẽ sai ai? ” một lần nữa lại được vang vọng nơi chúng ta và đợi chờ chúng ta đáp trả một cách quảng đại: “Lạy Chúa con đây, xin hãy sai con!” (Is 6: 8).

Sứ điệp Ngày Chúa nhật Truyền giáo sẽ là một ngày mà chúng ta sẽ tái xác quyết lại thông qua tâm tình cầu nguyện, suy tư và cống hiến vật chất một các tích cực vào sứ mệnh của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô xác định rằng sự quyên góp được thực hiện vào ngày 18 tháng 10 sẽ hỗ trợ các công cuộc truyền giáo được thực hiện dưới danh hiệu Hội Truyền giáo Tòa thánh, đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vật chất cho nhiều dân tộc và nhiều Giáo hội trên khắp thế giới, hầu cứu rỗi các linh hồn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Thánh Thần: Trình thuật theo Phúc Âm và 7 Phép Bí Tích
Đinh Văn Tiến Hùng
09:35 31/05/2020
Lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 31/5/20.

“ Ta cầu xin Đức Chúa Cha, Người sẽ ban Đấng khác từ trời xuống với các con, và ở cùng các con luôn, vì đó là Đấng Thánh Linh” (Yn. 14: 16)

Trước khi về trời, Chúa đã hứa cùng các môn đệ rằng: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy chúng hết mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi. Và này Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế.

( Mt. 28: 18- 20)

Như thế, chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Nhưng Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa độc nhất, thánh thiện, trọn hảo, thông biết mọi sự, quyền phép vô biên và hằng có đời đời.

Thiên Chúa duy nhất lại có Ba Ngôi, là một tín lý mầu nhiệm cao trọng của Đức Tin Kitô Giáo.

‘Vô tri bất mộ’ không hiểu thì không yêu. Vì vậy, người viết với kiến thức hạn hẹp, không đủ khả năng đi sâu vào thần học diễn tả về Chúa Thánh Thần. Nhưng cố gắng tìm hiểu qua Phúc Âm và các Nhiệm Tích Thánh mong học hỏi thêm, để yêu mến, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho ta ‘ Tặng phẩm tuyệt hảo vô giá’ là chính Chúa Thánh Linh.

Ta thường hiểu một cách tổng quát về Thiên Chúa Ba Ngôi qua các biểu tượng :

- Chúa Cha là Vị Quan toà uy nghiêm chính trực.

- Chúa Con là Vị Mục Tử nhân lành khoan dung.

- Chúa Thánh Thần như chim Bồ Câu thanh khiết, Lưỡi Lửa Tình Yêu. Trong Phúc Âm các Thánh Sử còn gọi Ngài là Thánh Linh, Thần Khí, Đấng Bầu Chữa, Đấng Phù Trợ.

Đối với ta, Chúa Cha quá cao xa quyền thế- Chúa Con gần gũi ta hơn vì đã hạ sinh làm người

cứu chuộc tội lỗi nhân loại- Còn Chúa Thánh Thần xem ra mông lung huyền nhiệm. Nhưng đây là Mầu nhiệm Đức Tin, ta phải tin dù không thể hiểu được. ( Giống như câu truyện Thánh Augustinô suy niệm về Chúa Ba Ngôi còn khó hơn cậu bé muốn múc hết nước biển đổ vào một lỗ nhỏ )

Nhân Lễ Kính Chúa Thánh Thần, ta hãy tìm hiểu sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần qua Phúc âm 4 Thánh Sử: Máthêu, Luca, Mac-cô và Gioan.

* CHÚA THÁNH THẦN TRONG PHÚC ÂM 4 THÁNH SỬ:

Trong Phúc âm có nhiều chỗ nhắc đến chính Chúa Giêsu dạy cho ta biết về Chúa Thánh Thần.

- Chúa nói với ông Nicôđêmô: “ Thật Ta bảo thật ông, không ai có thể vào nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi Nước và Thần Khí “ (Yn.3: 5)

- Thiên Chúa hiện ra với Zacarya và báo tin Gioan Tiền Hô sẽ sinh ra: “ Zacarya đừng sợ! Vì lới ngươi đã được nhận và Elisabeth vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một con trai, ngươi sẽ đặt tên là Gioan. Ngươi sẽ hoan hỉ và nhiều người sẽ vui mừng và đứa trẻ sẽ làm lớn trước mặt Thiên Chúa. Rượu chua, chất say sẽ không hề uống và ngay từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần.

( Mc. 1: 13- 15)

- Maria đã đính hôn với Giuse, trước khi hai ngưới về sống chung, Maria đã có thai do quyền linh Chúa Thánh Thần. Giuse là người công chính, không muốn tố giác Maria đã âm thầm bỏ đi. Nhưng Thiên Sứ đã bảo Ông trong giấc chiêm bao: “ Giuse con Davít! Chớ sợ rước Maria về nhà. Thai nhi nơi Bà là do tự nơi Thánh Thần. Bà sẽ sinh Con Trai và Ông sẽ đặt tên là Giêsu và chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” ( Mt. 1: 18- 20)

- Thiên Thần được Thiên Chúa sai đến 1 thành xứ Galilêa tên là Nazareth đến với Trinh Nữ Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc dòng Davit. Thiên Thần chào Maria: “ Hãy vui lên! Hỡi Người đầy ơn phúc! Chúa ở cùng Bà! ….Maria đừng sợ! Vì Người đã được ân sủng nơi Thiên Chúa. Nơi lòng dạ Người sẽ thụ thai và sinh Con Trai, sẽ đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ làm lớn được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Davit và làm vua nhà Yacob đến đời đời, vương quyền Ngài sẽ vô cùng tận. Maria thưa với Thiên Thần rằng “ Điều ấy sẽ làm sao được, vì tôi không nghĩ tới việc phu thê” Nhưng Thiên Sứ đáp lại lời Bà: “ Thánh Thần sẽ đến trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà. Bởi thế Con Trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa. (Lc.1: 26-35)

- Bấy giờ Chúa Giêsu rời Galilêa đến với Gioan bên sông Yordan để được thanh tảy. Sau khi Chúa chịu phép rửa, Đức Giêsu ra khỏi nước. Lúc ấy trời mở ra và Ngài thấy Thần Khí Thiên Chúa là Chim Bồ Câu đáp xuống trên Ngài và tiếng từ trời phán: “ Đây là Con Chí ái Ta, Kẻ mà Ta yêu mến! “ (Mt.3: 17)

- Theo Phúc Âm Thánh Mác-cô, ngay sau khi Chúa chịu phép rửa, Thần Khí đưa Ngài vào sa mạc và Ngài ở đó 40 ngày chịu Sa-tan cám dỗ. Ngài ở giữa dã thú và các Thiên Thần hầu hạ. (Mc. 1:12-13)

- Khi Chúa chữa lành người qủi ám câm và mù, bọn biệt phái tỏ ra không tin và cho Ngài đã nhờ Bêelzêbul đầu mục qủi mà trừ…Nên Chúa đã lên án nặng nề bọn này đã lộng ngôn xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, không thể tha thứ, nên Ngài phán: “ Bởi đó, Ta bảo các ngươi: mọi tội lỗi và lộng ngôn sẽ được tha cho người ta. Còn lộng ngôn đến Thần Khí sẽ không được tha. Ai nói lời nghịch đến Con Người, điều đó sẽ được tha cho người ấy. Còn ai nói nghịch đến Thánh Thần, điều ấy sẽ không tha được cho người ấy, thời này cũng như thời sẽ đến. (Mt. 12: 22- 32)

-Trong diễn từ Chung luận, Chúa dặn các môn đệ: “ Khi người ta dẫn các con đi giao nộp, các con đừng lo toan trước sẽ phải nói những gì, nhưng các con hãy nói điều gì ban cho ngày đó, vì không phải các con nói mà là Thánh Thần. (Mc. 13: 11)

- Vào dịp cuối Đại Lễ Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần và Ngài đứng lên lớn tiếng nói rằng: “Ai khát hãy đến với Ta và hãy uống! Kẻ tin vào Ta như Kinh Thánh đã nói: tự lòng Ngài sẽ có sông tuôn chảy nước trong mát. Điều ấy Ngài nói về Thần Khí, các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy, vì Thần Khí chưa có, bởi Đức Giêsu chưa được tôn vinh. (Yn. 7: 37- 39)

- Sau khi sống lại Chúa hiện ra với các môn đệ trong phòng đóng kín vì sợ người Do Thái. Họ mừng rỡ vì được thấy Chúa…Ngài nói với họ: “ Bình an cho các con! Cũng như Cha Ta đã sai Ta, Ta cũng sai các con” Ngài thổi hơi trên họ và nói: “Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì người ấy sẽ được tha, các con cầm giữ ai họ sẽ bị cầm giữ” (Yn. 20: 19- 22)

- Đặc biệt trong Phúc Âm Thánh Gioan, Ngài viết nhiều chương nói về Đấng Bầu Chữa và hoạt động của Chúa Thánh Thần :

- “ Nếu các con yêu mến Ta, các con hãy giữ lệnh truyền của Ta. Ta sẽ xin Cha Ta và Ngài sẽ ban cho các con 1 Đấng Bầu Chữa khác, để ở với các con luôn mãi. (Yn. 14:15- 16)

- “ Ai không mến Ta, thì không giữ lời Ta. Mà lời các con nghe đây không phải là lời Ta, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Ta. Các điều ấy Ta đã nói với các con, lúc còn lưu lại với các con. Nhưng Đấng Bầu Chữa Thánh Thần, Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, chính Ngài sẽ dạy các con mọi sự và sẽ nhắc các con nhớ lại mọi điều Ta đã nói với các con.” (Yn. 14: 24- 26)

- “ Song Ta nói thật với các con: Ta ra đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Ta không ra đi thì Đấng Bầu Chữa không đến với các con. Còn nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến với các con. “ (Yn. 16: 17)

- “ Khi nào Ngài đến vì là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa các con vào tất cả sự thật, vì không phải tự mình mà Ngài nói, nhưng nghe gì Ngài sẽ nói ra và Ngài sẽ loan báo cho các con những điều gì sẽ đến. “ (Yn. 16: 13)

* CHÚA THÁNH THẦN TRONG 7 PHÉP BÍ TÍCH:

Chúa Giêsu khi sống nơi trần thế, chính Ngài đã lập các phép Bí Tích để giúp ta nên thánh và cộng tác với Ngài trong việc thánh hoá thế trần.

- Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể là 3 Bí Tích khởi đầu gia nhập Giáo Hội.

- Bí Tích : Hòa Giải và Sức Dầu là hai Bí Tích chữa lành và tăng thêm sức mạnh hồn xác.

- Bí Tích: Hôn Phối và Truyền chức Thánh là 2 Bí Tích gíup ta hiệp thông và phục vụ tha nhân và Giáo Hội.

1-Bí Tích Rửa Tội.

Bí Tích Rửa Tội là Nhiệm Tích Thánh đầu tiên trong 7 Bí Tích Chúa đã lập ra để thanh tảy tâm hồn ta khỏi tội Tổ tông và tội riêng ta phạm, để ban cho ta một đời sống mới đầy ân sủng và trở nên con cái Chúa. Vì thế khi lãnh nhận Phép Rửa Tội là tâm hồn ta đã trở nên đền thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trong thời Giáo Hội sơ khai, chỉ Rửa Tội cho các tân tòng khi mới gia nhập Giáo Hội, nhưng sau này buộc cha mẹ phải cho con trẻ chịu Phép Rửa lúc mới sinh.

Bình thường các Linh Mục và Phó Tế được ban Bí Tích Rửa Tội, nhưng khi khẩn cấp mọi người đều có quyền và có bổn phận làm Phép Rửa theo đúng nghi thức Giáo Hội truyền dạy.

Người khôn lớn muốn nhận Bí Tích Rửa Tội phải: Học Giáo lý tin vào Chúa Kitô- Cải thiện đời sống- và tham dự các nghi lễ gia nhập đạo Công Giáo.

Khi lập Phép Rửa Tội Chúa đã dạy các môn đệ rằng:

“ Ta đã được mọi uy quyền trên trời dưới đất. Các con hãy đi thu nạp môn đệ trên khắp các dân tộc, rửa tội cho họ: nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu rỗi, còn ai không tin sẽ bị luận tội. (Mc. 16: 15- 16)

2-Bí Tích Thêm Sức.

Những thế kỷ đầu Giáo Hội, Bí Tích Thêm Sức thường được cử hành ngay sau khi lãnh nhận Phép Rửa Tội. Nhưng sau này thường đợi đến lúc đứa trẻ khôn lớn, hiểu biết hơn về giáo lý mới cho chịu Phép Thêm Sức.

Thường chỉ các Giám mục được quyền ban Thêm Sức, nhưng các Linh Mục được Giám Mục uỷ quyền cũng được cử hành Thêm Sức. Nhưng sách Giáo lý Công Giáo cũng qui định : trong trường hợp bệnh nhân hay người gặp tai nạn nguy đến tính mạng thì bất cứ Linh Mục nào cũng có thể ban Phép Thêm Sức.

Bí Tích Thêm Sức kiện toàn và bổ túc Phép Rửa Tội, tăng Đức Tin mạnh mẽ để can đảm chống lại tội lỗi và ma qủi cám dỗ, cùng cộng tác với Giáo Hội thánh hoá trần thế.

Người lãnh nhận Thêm Sức phải: Học Giáo lý- Sạch tội trọng cùng ước ao lãnh nhận Bí Tích này.

Chịu Phép Thêm Sức ta nhận được 7 ơn Chúa Thánh Thần: ‘ Khôn ngoan- Thông hiểu- Sức mạnh- Đạo đức- Lo liệu- Suy biết và Kính sợ Chúa ‘.

Đúng như ý nghĩa 2 chữ ‘ Thêm Sức’ là củng cố và tăng thêm sức mạnh bởi ơn Chúa Thánh Thần.

Công Vụ Tông Đồ kể rằng: “ Khi hay tin dân Samari đón nhận lời Chúa thì các Tông đồ Gia-liêm liền phái Phêrô và Gioan tới. Các vị này đến Samari và cầu xin cho họ đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một ai cả, các ông đặt tay trên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần. ( CVTD. 8: 14-17)

3-Bí Tích Thánh Thể.

Theo Tin Mừng Thánh Gioan, chính Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể: ‘Bánh bởi trời’ chính là Ngài và ai ăn sẽ được sống đời đời: “Thật Ta bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết, vì Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống (Yn. 6: 53- 55).

Cũng theo Phúc Âm Thánh Luca và Mác-cô: đêm trước khi chịu chết Chúa dùng Bữa Tiệc Ly cùng các Tông Đồ, Ngài đã lập phép Thánh Thể.. Nguời cầm bánh sau khi đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các ông mà rằng: “ Các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Ta sắp phải hiến dâng vì các con. Đoạn lại cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn Cha, trao cho các Tông Đồ mà phán: các con hãy cùng uống chén rượu này, đó là Máu Ta, Máu của giao ước mới sẽ đổ ra vì các con và muôn ngươi để đền tội thay cho họ. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta ! “

(Mc. 14: 17- 25 và Lc. 22: 14- 20)

Nhờ Bí Tích Thánh Thể người Tín Hữu được tham dự vào hy lễ của Chúa cùng Cộng đoàn và Giáo Hội- Bí Tích Thánh Thể làm của nuôi linh hồn, tăng sức mạnh để ta chống lại mọi tội lỗi-

Sau cùng nhờ Bí Tích Thánh Thể ban cho ta diễm phúc trường sinh cùng với Thiên Chúa.

Khi Chúa phán: “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta!“ là Chúa đã trao cho các Tông Đồ cũng như những người kế vị các Ngài sau này là các Linh Mục được quyền truyền phép Thánh Thể: biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu.

Trong Thánh Lễ, sau khi truyền phép Thánh Thể, vị Chủ Tế tay dâng lễ vật lên cao và lớn tiếng đọc kết thúc kinh tế lễ: “ Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha Toàn Năng, cùng với Chúa Thánh Thần muôn đời “

4-Bí Tích Hòa Giải.

Buổi chiều ngày Chúa Sống Lại, Ngài hiện ra với các môn đệ và phán: “ Bình an cho các con! Như Cha Ta đã sai Ta thế nào, Ta cũng sai các con như vậy. Nói đoạn Ngài thở hơi trên các ông và dạy: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì kẻ đó được tha; các con cầm giữ ai thì kẻ ấy bị cầm giữ.” (Yn. 20: 19- 23)

Các Bí Tích Rửa Tội- Thêm Sức- Thánh Thể là ngưỡng cửa đầu tiên đưa ta bước vào đời sống trần thế, thì các Bí Tích Hoà Giải- Xức Dầu- Thánh Thể là hành trang gíúp ta mạnh bước tiến về Quê Trời.

Để được lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải cho thành, ta phải làm 5 việc:1 là xét mình cho kỹ- 2 là lo buồn thống hối- 3 là quyết chí sửa mình- 4 là xưng hết mọi tội- 5 là làm việc đền tội.

Khi lãnh Bí Tích Hoà Giải, Chúa ban cho ta những ân sủng:Tăng sức mạnh tâm hồn- Hoà giải cùng Thiên Chúa và Giáo Hội- Được tha hết tội trọng và hình phạt đời đời- Bình an tâm hồn.

Sau khi tội nhân có lòng can đảm thống hối xưng hết các tội, lúc đó Linh Mục giơ tay ban phép lành tha tội rằng: “ Ta tha tội cho con! Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

5-Bí Tích Xức Dầu.

‘ Ai trong anh em đau yếu phải lo mời Linh Mục đến, để các Ngài nhân danh Chúa Kitô và cầu nguyện cho bệnh nhân. Kinh nguyện Đức Tin sẽ cứu người ấy, Chúa sẽ nâng đỡ và tha thứ tội họ đã phạm. (Giacôbê 5: 13- 15)

Mọi người khi già yếu bệnh hoạn hay bị tai nạn nguy đến tính mạng đều có thể lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu và có thể chịu phép này nhiều lần trong những trường hợp nguy hiểm khác nhau.

Chỉ các Giám Mục và Linh Mục được ban Phép Xức Dầu. Người chịu Xức Dầu phải sạch tội trọng, nếu không thể xưng tội được ( như á khẩu, hôn mê bất tỉnh) phải có lòng ăn năn thống hối.

Người lãnh Phép Xức Dầu nhận được nhiều ân sủng: Được tha hết mọi tội- Cùng thông hiệp với khổ nạn Chúa để sinh ích cho mình và Giáo hội- Được an ủi bình an trong tâm hồn- Tăng sức mạnh can đảm chịu đau khổ, chống lại ma qủi cám dỗ, bền vững cùng Chúa trong những giờ phút cuối đời.

Trong nghi thức Xức Dầu, Linh Mục dâng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi:

- Lạy Chúa Cha Toàn Năng! Chúc tụng Chúa là Đấng đã sai Con Chúa xuống trần gian vì chúng con và phần rỗi chúng con.

- Lạy Chúa Con là Con Một Thiên Chúa! Chúc tụng Chúa là Đấng đã muốn chữa lành mọi tật nguyền của chúng con, khi Chúa xuống trần với bản tính loài người chúng con.

- Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi! Chúc tụng Chúa là Đấng luôn dùng thần lực của Chúa mà làm cho những yếu đuối chúng con nên vững mạnh.

6-Bí Tích Hôn Phối.

“ Vì thế người ta sẽ từ bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình và cả 2 sẽ thành 1 xương 1 thịt. Như vậy họ sẽ không còn là 2, nhưng chỉ là 1 xương 1 thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không đựợc phân ly” (Mt. 19: 5- 6)

Từ vườn Địa Đàng, Chúa đã ban Phép Hôn Phối đầu tiên cho Adam và Eva. Đây cũng là hình ảnh phối hợp đầy ân sủng giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.

Muốn lãnh Bí Tích Hôn Phối cả 2 nam nữ phải: Đã chịu Phép Rửa Tội- Sạch tội trọng- Cùng Công Giáo (1 trong 2 người theo đạo khác cần trở lại Công Giáo).

Sau khi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, Chúa ban cho đội tân hôn những ơn: Yêu thương nhau như Chúa yêu thương Giáo Hội- Nên thánh theo đấng bậc mình- Bất khả phân ly ( trung thành 1 vợ 1 chồng).

Nhưng kèm theo những bổn phận buộc tuân giữ: Yêu thương ( nhường nhịn, tha thứ, nâng đỡ nhau)- Sinh sản ( Con cái là hoa trái Tình yêu Chúa ban)- Giáo dục ( Dạy dỗ con cái nên người hữu dụng đẹp lòng Chúa)

Trong nghi Lễ Hôn Phối, khi đôi tân hôn trao nhau Chiếc Nhẫn Tình Yêu, đã long trọng tuyên xưng chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa:

- Teresa…..Xin em nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

- Gioan…..Xin anh nhận chiếc nhẫn này để làm chứng tình yêu và lòng trung thành của em.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

7-Bí Tích Truyền Chức Thánh.

“ Lúa chin đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt, sai thợ ra gặt lúa về”

(Mt.9: 36- 37)

“ Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc. 22: 19)

Chúa Giêsu là Linh Mục Thượng Tế, Chúa kêu gọi một số người đặc biệt, hiến thân cho Chúa để phụng sự Chúa và tha nhân. Ngay khi Chúa lập Bí Tích Thánh Thể cũng chính là lúc Chúa Truyền Chức Linh Mục cho các Tông Đồ. Và sau này các Tông Đồ lại thông ban chức Linh Mục cho những người khác được tuyển chọn.

Vì thế muốn theo đuổi đời sống tu trì để trở thành Linh Mục phải có ý tưởng ngay lành ( không phải bi quan chán đời hay tìm danh vọng cho cá nhân và gia đình )- Có đầy đủ sức khoẻ, có lòng đạo hạnh và trình độ học vấn cần thiết.

Sau một thời gian tu luyện thử thách, sẽ được tuyển chọn trở thành Linh Mục nếu hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết theo giáo luật qui định. Sự tuyển chọn rất khó khăn đúng như lời Chúa phán:

“ Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít “

Chỉ các Giám Mục kế vị các Tông Đồ mới được Truyền Chức Linh Mục.

Khi nhận lãnh chức Linh Mục, các Tân Chức phải tuyên hứa trước Giám Mục chủ phong đại diện Chúa và Giáo Hội sẽ giữ nghiêm nhặt 3 điều: Sống Khó nghèo- Vâng lời và Khiết tịnh

Nhiệm vụ Linh Mục cao trọng, nên Chúa ban cho các ơn cần thiết để chu toàn sứ mệnh: Dâng Thánh Lễ- Rao giảng Lời Chúa- Ban các Bí Tích cùng Chăn dắt Đoàn Chiên.

Trong nghi thức Truyền Chức Linh Mục, sau cùng Giám Mục chủ phong đặt tay lần cuối trên đầu các Tân Linh Mục mà đọc:

“ Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần! Các con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ. “

* Sau khi nhận thức khái niệm qua trình thuật trong 4 Phúc Âm Thánh Sử và 7 Bí Tích Thánh, ta luôn thấy Chúa Thánh Thần hiện diện nâng đỡ, an ủi, bầu chữa và thêm sức mạnh cho chúng ta và Giáo Hội để chống lại tội lỗi, ma qủi và những thế lực phản lại Hội Thánh.

Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hoá, Phù trợ, đem An bình, là Ánh sáng Công chính, là Ngọn lửa Tình yêu của tâm hồn con.

Lạy Chúa Thánh Thần là Thần khí sức mạnh, là Ngọn lửa tình thương, là Chim Bồ Câu thanh khiết, là Đấng Phù Trợ toàn năng, xin giữ gìn Hội Thánh trường tồn vững mạnh. Xin phù trợ cho Đức Thánh Cha Phanxicô luôn khôn ngoan và can đảm hướng dẫn Giáo Hội và chăn dắt đoàn chiên Chúa trao phó.

Lạy Chúa Thánh Thần! Xin thương ban sức mạnh cho Giáo Hội toàn cầu và Đoàn chiên Chúa vượt thắng làn sóng Vô thần đang tàn phá Giáo Hội..

Lạy Chúa Thánh Thần! Xin ban lòng can đảm cho các Vị Mục Tử để không khiếp nhược và chấp nhận hy sinh bảo vệ Giáo Hội và Đoàn Chiên.

Lạy Chúa Thánh Thần ! Xin ban Đức Tin- Cậy- Mến cho nhân loại để biết tin tưởng vào quyền năng vô biên Thiên Chúa, sẽ dẹp tan loài quỉ đỏ đang gieo rắc tang thương khắp nơi.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi !

Xưa Chúa đã mặc khải qua các Ngôn Sứ để loài ngườI biết đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.

Chúa đã ban Thần Khí Thánh Thần để tăng sức mạnh cho các Môn Đệ hăng say nhiết thành trên đường rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

*Giờ đây xin Chúa ban Thánh Thần đến thánh hoá đời sống chúng con nên trọn hảo xứng dáng trở nên Đền thờ Chúa Ba Ngôi ngự đến.

Con khiêm cung, cúi mình dâng lên Chúa Thánh Thần lời nguyện cầu tha thiết:

“ Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

- Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành.Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con- Amen. “

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:48 31/05/2020
Từ năm 2018 trong nếp sống phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, vào ngày thứ hai, sau ngày Chúa nhật lễ trọng mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội.

Đâu là lịch sử nguồn gốc truyền thống đạo giáo lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội?

Ngay từ thời Thánh Giáo phụ Ambrosio, Giám mục thành Milano ( 339/397) đã có danh hiệu xưng tụng „ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“ trong thần học và trong nếp sống đạo đức bình dân rồi. Như ở bên đất nước Argentina và Polen cùng nhiều Dòng tu nếp sống đạo đức xưng tụng Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo Hội đã có truyền thống từ những thế kỷ trước rồi.

Năm 1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã chính thức tuyên xưng Đức Mẹ Maria với danh hiệu là mẹ Giáo hội giữa khung cảnh Công đồng Vatican II. ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican.

Năm 1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II., bây giờ là vị Thánh trong Giáo hội, đã thêm vào Kinh cầu Đức Mẹ Maria câu xưng tụng“ Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội“.

Năm 1986 trong sách lễ về những ngày lễ kính Đức Mẹ có lời nguyện thánh lễ ngày lễ kính “ Đức Mẹ Maria, Đấng là hình ảnh khởi thủy và là mẹ Gíao hội.“.

Đức Thánh Cha Benedicktô XVI. đã bày tở về vai trò Đức Mẹ Maria, người mẹ sự sống, mẹ Giáo hội như sau:

Peter Seewald:„ Maria được kịnh nhớ như nữ vương thiên đình, như Nguyên ảnh của Giáo hội, hay cũng như Mẹ của lòng nhân ái. Lực tỏa sáng của người nữ đó, đấng vẫn luôn dấy động tâm can hàng triệu con người, không thể nào đong đo bằng tiêu chuẩn thường tình được.

Đức Giáo Hoàng Benedictô VI.: „Trong lịch sử, biến cố mẹ Maria càng ngày cũng được hiểu như là nét vẻ vang của phụ nữ. Bản chất nguyên thủy của phụ nữ được biểu hiện nơi Maria, ngài là hiện thân sự tinh tuyền của nhân loại và Giáo hội. Và trong khi Eva - người phụ nữ đầu tiên và là „ nguyên mẫu“, như người ta vẫn nói, và là người mẹ của mọi loài sống động được sinh ra trên căn bản để chết, thì Maria - nhờ sinh ra đấng cứu thế, đấng đã phục sinh và mang lại sự sống - thật sự được coi như là sự thể tinh tuyền hai yếu tố hàm chứa trong chữ Eva, đó là niềm hứa hẹn và khả năng sinh sản của người nữ. Maria trở thành mẹ của sự sống, của mhững gì trao ban sự sống và của mọi loài sống động.“ (Joseph Ratzinger Biển Đức XVI., Gott und die Welt -Thiên Chúa và trần thế, Tin và sống trong thời đại ngày nay, Trao đổi với Peter Seewald, 2000, Phong trào Giáo Dân Việt nam hải ngoại 2008, trang 302).

Năm nay ngày 01.06.2020 lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội vào mùa bệnh đại dịch Corona lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Bệnh đại dịch lây lan trên khắp thế giới, nên những sinh hoạt đạo đức tôn giáo bị đình trệ ngưng lại hay bị giới hạn : không thánh lễ Misa, không thánh đường, không dâng hoa kính Đức Mẹ Maria như truyền thống xưa nay…

Nhưng dẫu vậy, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô vẫn luôn hằng giữ đức tin sống động vào Thiên Chúa, nguồn ơn chữa lành, qua việc đọc kinh lần hạt, xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho Giáo hội, cho trần gian được bằng an mạnh khoẻ mau thoát khỏi tai nạn bệnh dịch đe dọa nguy hiểm này.

Không chỉ những sinh hoạt chính trị kinh tế, thể thao văn hóa xã hội gặp khủng hoảng nặng trầm trọng, nhưng cả trong chính lòng Giáo Hội nữa. Giáo Hội không chỉ vướng trở trong khủng hoảng về niềm tin, về giáo lý về truyền thống, và cả nơi cấu trúc tổ chức. Cách chung sự tin tưởng vào Giáo hội Chúa ở trần gian, nhất là ở u Châu, xưa nay là nôi của văn minh Kitô giáo, nôi của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, đang trong bước đường bị hoài nghi đặt thành vấn nạn.

Điều này xảy ra không chỉ nơi những người giáo dân bình thường, nhưng nảy sinh ngay trong chính hàng ngũ lãnh đạo như đại đa số các vị Giám Mục ở nước Đức. Con đường Công nghị ở Giáo hội nước Đức là một thí dụ điển hình nói lên sự khủng hoảng vào Giáo hội rõ nét nhất. Vì Con đường công nghị muốn bàn cãi đặt thành vấn đề mổ xẻ những truyền thống xưa nay trong đời sống Giáo Hội, như giáo lý về tính dục, như vai trò người phụ nữ trong Giáo hội được làm linh mục, như thẩm quyền cai trị Giáo hội cần phải được chia sẻ cho với người giáo dân, như đời sống độc thân của giáo sỹ có còn thích hợp nữa hay không…

Ngoài ra đai dịch Corona năm nay còn gây ra tình trạng khủng hoảng thâm thủng khá trầm trọng về tài chính cho Giáo hội trung ương Vatican cũng như cho Giáo hội ở các nước địa phương.

Có suy nghĩ cho rằng sau cơn đại dịch Corona, Giáo hội còn phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng khác là sẽ có ít đi số người đến thánh đường dâng thánh lễ nữa, sự lơ là với việc tiếp nhận các Bí Tích...

Nên lòng sùng kính cầu xin Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo hội giúp con thuyền Giáo hội trần gian vượt qua cơn khủng hoảng, là điều cần thiết hơn khi nào hết.

„ Đức Mẹ là mẹ Giáo hội! Cầu cho chúng con.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cành Khô Sa Mạc
Nguyễn Trung Tây Lm.
16:42 31/05/2020
CÀNH KHÔ SA MẠC
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Trần gian sa mạc cỏ cháy khô,
cành cây xám đen một nỗi buồn!
Bao giờ thiên đàng mưa tuôn đổ?
Ân sủng tràn lan mùa phục hồi!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Buổi đọc kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha và các Đền Thánh Đức Mẹ trên thế giới
Giáo Hội Năm Châu
06:11 31/05/2020

Lúc 5:20 chiều, Đức Thánh Cha đã đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican. Ngài đặt hoa kính Đức Mẹ và cùng đọc kinh Mân Côi với khoảng 130 người tập trung tại hang đá Lộ Đức vào ngày Thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm.

Truyền thống đọc kinh Mân Côi tại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong Vườn Vatican khi kết thúc tháng Năm đã có từ lâu.

Năm nay, truyền thống này có điểm đặc biệt là được sự hiệp thông của khoảng 50 đền thờ trên thế giới bao gồm Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ Tây Cơ, Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha, Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp, Đền Thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội ở Hoa Kỳ, Walsingham ở Anh, Đức Mẹ Pompeii, Đức Mẹ Tình yêu Thiên Chúa và Đền Pietrelcina ở Ý, Đức Mẹ Lujan ở Á Căn Đình, Đức Mẹ Knock ở Ái Nhĩ Lan, Đức Mẹ Aparecida ở Ba Tây, Đức Mẹ Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần ở Assisi, Notre Dame ở Canada và Nhà thờ Truyền tin ở Israel.

Nhờ các đài truyền hình, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới đã kết hiệp với Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu sự trợ giúp của Đức Mẹ để chấm dứt đại dịch coronavirus. Trong giờ cầu nguyện, hình ảnh của nhiều đền thờ Đức Mẹ trên khắp thế giới xuất hiện trên một màn hình lớn tại hang đá Lộ Đức của Vatican và trên màn hình của những người được kết nối với sự kiện này.

Đức Thánh Cha đang làm dấu thánh giá khai mạc buổi cầu nguyện. Giờ đây, ngài đọc một kinh đã được ngài soạn và Tòa Thánh đã phổ biến vào ngày 11 tháng Ba vừa qua.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân.

Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững.

Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này.

Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con.

Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh.

Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen.

Sau lời cầu nguyện này kinh Mân Côi đã được xướng lên.

Mầu nhiệm mùa Sáng đầu tiên được xướng lên bởi một bác sĩ và một y tá nhân danh tất cả các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống đại dịch coronavirus kinh hoàng, để cầu nguyện cho các bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế khác.

Mầu nhiệm mùa Sáng thứ hai được xướng lên bởi một người đã từng chiến thắng được coronavirus, và một người chẳng may đã mất một thành viên trong gia đình để đại diện cho những người bị ảnh hưởng bởi virus này với ý chỉ cầu cho tất cả các nhân viên quân sự, lực lượng an ninh, lính cứu hỏa và tất cả các tình nguyện viên.

Mầu nhiệm mùa Sáng thứ ba được xướng lên bởi một linh mục là tuyên uý bệnh viện và một nữ tu y tá đại diện cho tất cả các linh mục và những người tận hiến đang gần gũi những bệnh nhân với ý chỉ cầu nguyện cho các linh mục và những người tận hiến là những người đem các Bí tích và những lời an ủi Kitô giáo cho các bệnh nhân. Chúng ta đã được nhắc nhở rằng một số trong số họ đã mất mạng khi phục vụ cộng đồng của mình.

Mầu nhiệm mùa Sáng thứ tư được xướng lên bởi một dược sĩ và một nhà báo để làm nổi bật những ai tiếp tục cung cấp các dịch vụ quý giá của họ vì lợi ích của người khác trong thời gian xảy ra đại dịch. Ý định cho chục kinh này là dành cho người sắp chết, trên hết là những người chết một mình, cho những người đã chết và cho những gia đình vẫn còn phải thương tiếc cái chết của những người thân yêu.

Cuối cùng, mầu nhiệm mùa Sáng thứ năm được xướng lên bởi một thành viên của Dịch vụ Bảo vệ Dân sự Ý cùng với gia đình của mình, để đại diện cho tất cả những người làm việc nhằm hướng đến việc quản lý cuộc khủng hoảng này, cũng như tiêu biểu cho thế giới của những tình nguyện viên không ngừng đưa ra các chứng tá bác ái. Nửa sau của chục kinh được xướng lên bởi một cặp vợ chồng trẻ gần đây đã có con, là một dấu hiệu hy vọng và chiến thắng của sự sống đối với chết. Chục kinh này có ý cầu nguyện cho tất cả những ai cần phải được củng cố và tăng cường niềm tin và hy vọng, cho những người thất nghiệp, cho những người cô đơn và tất cả những đứa trẻ mới chào đời.

Kết thúc chuỗi Mân Côi, Đức Thánh Cha và cộng đoàn cùng đọc lời cầu nguyện sau:

“Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con chạy đến ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ.”

Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong tình cảnh bi thương hiện nay, khi toàn thế giới chìm trong khổ đau và lo lắng, chúng con chạy đến với Mẹ và tìm nương ẩn dưới sự chở che của Mẹ.

Lạy Đức Trinh nữ Maria, xin đoái thương ghé mắt từ ái nhìn đến chúng con đang trong đại dịch coronavirus này; xin an ủi những người đang phải bàng hoàng than khóc người thân đã qua đời, đôi khi chỉ được an táng sơ sài khiến họ đau lòng sâu sắc. Xin gần gũi với những ai đang lo lắng cho những người thân yêu bị nhiễm bệnh, và những ai, để tránh lây lan, không thể cận kề bên cạnh. Xin mang đến hy vọng cho những ai đang lo lắng trước một tương lai bấp bênh do các hậu quả đối với kinh tế và công ăn việc làm của đại dịch này.

Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin cầu cùng Chúa, là Cha đầy lòng thương xót cho chúng con, để thử thách này chấm dứt, và rạng đông của hy vọng và bình an sẽ lại đến. Xin Mẹ cầu khẩn cùng Con chí thánh của Mẹ, như khi xưa Mẹ đã cầu khẩn cùng Người ở Cana, để gia đình các bệnh nhân và nạn nhân được an ủi; và tâm hồn họ được mở ra với hy vọng và cậy trông.

Xin bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, tình nguyện viên, là những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của mình để cứu những mạng sống khác. Xin nâng đỡ nỗ lực anh hùng của họ và ban cho họ sức mạnh, lòng quảng đại và sức khỏe dồi dào.

Xin cận kề bên những người ngày đêm trợ giúp các bệnh nhân, và xin gần gũi với các linh mục, là những vị với mối quan tâm mục vụ và lòng trung tín với Tin Mừng, đang tìm cách giúp đỡ và trợ giúp tất cả mọi người.

Lạy Đức Trinh nữ đầy ơn phúc, xin soi sáng tâm trí của những người nam nữ dấn thân trong các nghiên cứu khoa học, xin giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để khống chế được virus này.

Xin nâng đỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia, để với sự khôn ngoan, quan tâm và quảng đại, họ có thể giúp đỡ những người đang thiếu những điều cần thiết căn bản cho cuộc sống, và đề ra được các giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa và với tình liên đới.

Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm chúng con để những số tiền khổng lồ thay vì được chi trả cho việc phát triển và thu tích các vũ khí, được dùng để thúc đẩy các nghiên cứu hiệu quả, nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai.

Lạy Mẹ rất yêu dấu, xin giúp chúng con nhận thức được rằng tất cả chúng con là các thành viên của cùng một đại gia đình duy nhất, và ý thức được mối liên hệ hiệp nhất tất cả mọi người, để trong tình huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp giảm bớt biết bao các tình cảnh nghèo đói và lầm than. Xin cho chúng con kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện.

Lạy Mẹ Maria, Đấng An ủi những người đau khổ, xin ôm lấy các con cái của Mẹ đang u sầu, và xin cầu cùng Chúa để Người vươn cánh tay quyền năng ra giải thoát chúng con khỏi đại dịch khủng khiếp này, để cuộc sống thanh thản có thể trở lại như bình thường.

Lạy Mẹ, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng, chúng con phó thác chúng con cho Mẹ. Ôi Khoan Thay, Nhân Thay, Dịu Thay Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Amen.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha đang ban phép lành Tòa Thánh cho những ai hiện diện tại chỗ và tất cả những ai kết hiệp với chuỗi Mân Côi này các đài truyền hình, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Sau khi ban phép lành Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói vài lời cám ơn những người kết nối với biến cố này từ Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe và các Đền Thánh Đức Mẹ khác tại Mỹ châu Latinh.

Ngài nói: “Với tất cả những ai tại các đền thờ ở Mỹ Latinh - Guadalupe và nhiều nơi khác - những người đang kết nối với chúng tôi, đang kết hiệp với chúng tôi trong lời cầu nguyện, tôi chào anh chị em bằng tiếng mẹ đẻ của tôi: cảm ơn anh chị em đã gần gũi với chúng tôi. Xin Mẹ chúng ta ở Guadalupe đồng hành cùng chúng ta!”


Source:Vatican News
 
Công tố viện tiết lộ 30 phút cuối cùng trước cái chết của anh George Floyd
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:38 31/05/2020
Hoa Kỳ đã bị co giật bởi các cuộc biểu tình trên toàn quốc về cái chết của một người đàn ông Mỹ gốc Phi khi bị cảnh sát bắt giữ. Các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ đã làm việc hết sức nhanh chóng để đưa ra ánh sáng vụ này. Báo cáo sơ khởi của các cơ quan điều tra cho biết như sau:

George Floyd, 46 tuổi, đã chết sau khi bị cảnh sát bắt giữ bên ngoài một cửa hàng ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota.

Cảnh quay vụ bắt giữ vào ngày 25 tháng Năm cho thấy một cảnh sát da trắng, Derek Chauvin, quỳ trên cổ Floyd trong khi anh ta bị đè chặt xuống đất. Có một lúc cả ba cảnh sát viên Derek Chauvin, Alexander Kueng và Thomas Lane cùng quỳ lên người nạn nhân.

Chauvin, 44 tuổi, đã bị buộc tội giết người.

Các sự kiện quan trọng dẫn đến cái chết của ông Floyd chỉ xảy ra trong vòng 30 phút. Dựa trên các lời khai từ các nhân chứng, cảnh quay video và các tuyên bố chính thức, đây là những gì chúng ta biết cho đến nay.

Câu chuyện đã bắt đầu với một báo cáo về một tờ bạc giả 20 Mỹ Kim.

Tối ngày 25 tháng Năm, Floyd mua một gói thuốc lá từ Cup Food, một cửa hàng tạp hóa.

Tin rằng tờ 20 đô la mà anh ta đưa ra là tờ bạc giả, một nhân viên cửa hàng đã báo cáo với cảnh sát.

Floyd đã sống ở Minneapolis trong nhiều năm sau khi chuyển đến đó từ Houston, Texas. Gần đây anh ta đã làm việc như một nhân viên an ninh cho một câu lạc bộ trong thành phố, nhưng, giống như hàng triệu người Mỹ khác, anh đã thất nghiệp vì đại dịch coronavirus.

Floyd là một khách hàng thường xuyên tại Cup Food. Anh là một khuôn mặt thân thiện, một khách hàng dễ chịu, không bao giờ gây ra bất kỳ rắc rối nào, chủ cửa hàng Mike Abumayyaleh nói với NBC.

Nhưng Abumayyaleh không làm việc vào ngày xảy ra vụ việc. Một nhân viên ở tuổi thiếu niên đã báo cáo về tờ giấy bạc giả theo một giao thức của cửa hàng.

Trong một cuộc gọi tới 911, được thực hiện vào lúc 20:01, nhân viên nói với cảnh sát rằng anh ta đã yêu cầu Floyd trả lại thuốc lá nhưng Floyd từ chối.

Nhân viên này nói rằng Floyd có vẻ say rượu.

Ngay sau cú gọi này, vào khoảng 20:08, hai nhân viên cảnh sát đã đến. Floyd đang ngồi cùng hai người khác trong một chiếc ô tô đậu quanh góc phố.

Sau khi đến gần xe, Thomas Lane, một viên cảnh sát, rút súng ra và ra lệnh cho Floyd giơ tay lên. Theo các công tố viên, Thomas Lane không thể giải thích lý do tại sao anh ta nghĩ rằng cần phải rút súng ra.

Các công tố viên cho biết Lane đã còng tay và kéo Floyd ra khỏi xe. Floyd phàn nàn vì bị còng tay.

Tuy nhiên, sau khi bị còng tay, Floyd đã tuân thủ mọi yêu cầu của cảnh sát trong khi Lane giải thích rằng anh ta đang bị bắt vì xài tiền giả.

Vào khoảng 20:14, Floyd bị đẩy vào xe cảnh sát. Chauvin cũng vừa đến hiện trường cùng với Tou Thao.

Lúc 20:19, Chauvin đã kéo Floyd ra khỏi ghế hành khách, khiến anh ta ngã xuống đất.

Anh nằm đó, úp mặt, vẫn bị còng tay. Chauvin quỳ đầu gối trái giữa đầu và cổ Floyd.

“Tôi không thể thở được, xin đừng giết tôi, ” Floyd liên tục van xin.

Chauvin vẫn quỳ ghì chặt đầu Floyd trong 8 phút và 46 giây, báo cáo của các công tố viên cho biết.

Khoảng 6 phút trong khoảng thời gian đó, Floyd trở nên không có phản ứng. Thấy Floyd bất động, những người đứng xem đấu tranh với cảnh sát và yêu cầu kiểm tra mạch đập của ông.

Cảnh sát viên Alexander Kueng đã làm điều đó, kiểm tra cổ tay phải của Floyd, nhưng không thể tìm thấy nhịp mạch. Tuy nhiên, Chauvin đã không buông tha.

Hơn hai phút sau đó, lúc 20:27, Chauvin mới gỡ đầu gối ra khỏi cổ Floyd. Floyd hoàn toàn bất động được khiêng lên xe cứu thương và được đưa đến Trung tâm y tế Hennepin.

Anh được chính thức tuyên bố đã chết khoảng một giờ sau đó. Tuy nhiên, các công tố viên chưa công bố chính xác anh ta chết tại hiện trường hay đến bệnh viện mới chết.

Vào đêm trước khi chết, Floyd đã nói chuyện với một người bạn thân nhất của mình, Christopher Harris. Anh đã khuyên ông Floyd liên hệ với một cơ quan tìm việc làm tạm thời.

“Xài tiền giả, không phải là tính cách của Floyd, ” Christopher Harris khai với các công tố viên.

“Cách mà anh ấy chết thật là vô nghĩa, ” Harris nói với NBC. “Anh đã khẩn khoản xin tha mạng.”

Maya Santamaria là chủ Câu lạc bộ El Nuevo Rodeo ở phía nam thành phố Minneapolis cho đến khi bán câu lạc bộ này cho người khác chỉ vài tháng trước đây. Santamaria xác nhận với các phương tiện truyền thông địa phương rằng cả Floyd và Chauvin đều là những người bảo vệ an ninh cho cơ sở này. Chauvin đã làm việc ngoài giờ tại câu lạc bộ này trong 17 năm qua. Floyd làm việc tại đó trong khoảng một năm từ 2019.

Santamaria nói với ABC5 là bà không biết hai người từng nói chuyện với nhau hay không nhưng chắc là phải biết mặt nhau. Santamaria xác nhận với AFP rằng Chauvin là người cộc cằn, dễ nổi nóng.

Hôm thứ Sáu, Chauvin đã bị bắt. Anh ta có thể bị kết án 25 năm tù vì tội giết người cấp 3 và 10 năm vì tội ngộ sát cấp 2. Những người biểu tình đã kéo đến nhà anh ta và viết một hàng chữ thật lớn: “Kẻ giết người từng sống tại đây.”

Kellie Chauvin là vợ của Chauvin đã nộp đơn ly dị ngay trong ngày thứ Sáu chỉ vài giờ sau khi Chauvin bị bắt.

Kellie Chauvin là một người Lào, sinh năm 1974. Cô và gia đình vượt biên sang Thái Lan xin tị nạn trước khi được cho định cư tại Hoa Kỳ. Qua một cuộc hôn nhân được gia đình sắp đặt, cô lấy chồng vào năm 18 tuổi và đã có 2 đứa con. Sau khi ly dị với người này, cô quay lại trường học và tốt nghiệp khoa radiology và làm việc tại bệnh viện Hennepin. Cô đã từng đọat giải Hoa Hậu Minesota.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Pioneer Press, cô mô tả Chauvin là người có máu bạo hành. Sau cái chết của Floyd cô thấy không thể sống với một kẻ giết người nên quyết định ly dị để đưa hai đứa con và cha mẹ già rời khỏi thành phố Minneapolis.


Source:BBC