Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:40 01/06/2013
NGUYÊN LAI CỦA CÂY TRÚC TƯƠNG PHI
Vua Thuấn cai quản thiên hạ làm rất nhiều việc tốt, người ta rất yêu mến ông ta. Do đó khi Thuấn tuổi đã cao thì đi về phương nam thị sát, bất hạnh thay trên đường đi thì từ trần, người ta than khóc mãi không thôi; mà hai bà vợ của Thuấn thì lại càng bi thương tuyệt vọng, vừa khóc vừa đi đến phương nam để tế trước mộ của Thuấn, nước mắt của họ chảy ra tưới trên các cây tre của phương nam, lưu lại vết hằn tích, người về sau đem các cây tre có vết hằn này gọi là trúc Tương phi.
Sau này, khi hai bà phu nhân đến ngồi thuyền trên sông Tương thì gặp sóng gió lớn làm lật thuyền, hai bà phu nhân mất tích trên sông Tương không thấy tung tích đâu cả.
Truyền thuyết kể rằng, hai bà phu nhân từ đó trở thành thần linh của sông Tương, bảo vệ cho người ngồi thuyền qua sông.
(Tây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)
Suy tư:
Người xưa nói: “hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. Vua Nghiêu và vua Thuấn là hai vị vua nhân từ biết chăm lo cho bá tánh, nên khi chết rồi thì tiếng tốt để đến ngàn năm sau, đó là những người sống thuận theo lẽ trời mà cai trị thiên hạ, mà thuận theo lẽ trời chính là biết lấy yêu thương để chăm lo cho mọi người vậy.
Các thánh nam nữ của Giáo Hội Công Giáo là những người đã sống không những đẹp lòng Chúa, mà còn đẹp lòng mọi người nữa, các ngài đã vì yêu mến Thiên Chúa mà hết lòng phục vụ tha nhân trong cuộc sống của mình, và tên tuổi của các ngài sẽ không bị đi vào quên lãng.
Các thánh nam nữ trên thiên đàng không phải là thần sông hay thần núi, nhưng các ngài chính là những bậc đàn anh đi trước chúng ta về miền hạnh phúc với Chúa, và trở thành những mẫu gương sáng ngời tốt lành cho chúng ta noi theo. Chính nhờ lời cầu bàu của các ngài mà chúng ta được nhận lãnh từ ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa, đó chính là nguyên lai của mầu nhiệm “các thánh thông công” của Giáo Hội Công Giáo vậy.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Vua Thuấn cai quản thiên hạ làm rất nhiều việc tốt, người ta rất yêu mến ông ta. Do đó khi Thuấn tuổi đã cao thì đi về phương nam thị sát, bất hạnh thay trên đường đi thì từ trần, người ta than khóc mãi không thôi; mà hai bà vợ của Thuấn thì lại càng bi thương tuyệt vọng, vừa khóc vừa đi đến phương nam để tế trước mộ của Thuấn, nước mắt của họ chảy ra tưới trên các cây tre của phương nam, lưu lại vết hằn tích, người về sau đem các cây tre có vết hằn này gọi là trúc Tương phi.
Sau này, khi hai bà phu nhân đến ngồi thuyền trên sông Tương thì gặp sóng gió lớn làm lật thuyền, hai bà phu nhân mất tích trên sông Tương không thấy tung tích đâu cả.
Truyền thuyết kể rằng, hai bà phu nhân từ đó trở thành thần linh của sông Tương, bảo vệ cho người ngồi thuyền qua sông.
(Tây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)
Suy tư:
Người xưa nói: “hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. Vua Nghiêu và vua Thuấn là hai vị vua nhân từ biết chăm lo cho bá tánh, nên khi chết rồi thì tiếng tốt để đến ngàn năm sau, đó là những người sống thuận theo lẽ trời mà cai trị thiên hạ, mà thuận theo lẽ trời chính là biết lấy yêu thương để chăm lo cho mọi người vậy.
Các thánh nam nữ của Giáo Hội Công Giáo là những người đã sống không những đẹp lòng Chúa, mà còn đẹp lòng mọi người nữa, các ngài đã vì yêu mến Thiên Chúa mà hết lòng phục vụ tha nhân trong cuộc sống của mình, và tên tuổi của các ngài sẽ không bị đi vào quên lãng.
Các thánh nam nữ trên thiên đàng không phải là thần sông hay thần núi, nhưng các ngài chính là những bậc đàn anh đi trước chúng ta về miền hạnh phúc với Chúa, và trở thành những mẫu gương sáng ngời tốt lành cho chúng ta noi theo. Chính nhờ lời cầu bàu của các ngài mà chúng ta được nhận lãnh từ ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa, đó chính là nguyên lai của mầu nhiệm “các thánh thông công” của Giáo Hội Công Giáo vậy.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 01/06/2013
N2T |
9. Trong Kinh Thánh điều nên cầu xin là chân lý, chứ không phải là từ ngữ văn vẻ.
(sách Gương Chúa Giê-su)--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Mình và Máu Thánh Đức Chúa Ki-tô
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:46 01/06/2013
LỄ MÌNH MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA KI-TÔ
Tin mừng : Lc 9, 11b-17.
“Mọi người đều ăn, và được no nê”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đây là một sự tôn vinh chúc tụng ngợi khen và cám tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta, để khi chúng ta ăn và uống Máu Thịt Thánh này thì được sự sống đời đời. Trong tâm tình cảm tạ sâu sắc hồng ân này, tôi xin chia sẻ với bạn mấy điểm sau đây :
1. Lao động là cơm bánh nuôi thân xác.
Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng hưởng thụ, và khi thân xác được no nê đầy đủ thì linh hồn lại thiếu thốn, đó là “quy luật” của xã hội thời hiện đại. Con người ta sống ở đời không ăn không uống thì thân xác chết dần mòn, do đó mà mọi người cần phải nổ lực làm việc để có cơm bánh nuôi sống thân mình và gia đình. Khoa học càng phát triển thì con người càng khó tìm việc làm cho mình, bởi vì khoa học đã thay thế rất nhiều công việc trong các lãnh vực, tuy nhiên lao động vẫn là nhân tố chính để khoa học tiến bộ.
Mồ hôi đổ xuống trên ruộng đồng của bác nông phu để những mảnh đất trở thành hạt lúa thơm ngon nuôi sống con người; mồ hôi đổ xuống trên những nhà máy của các anh chị công nhân đã làm cho khoa học trở nên cơm bánh nuôi sống mọi người; mồ hôi đổ xuống trên bục giảng với hơi thở bay màu bụi phấn của các thầy cô giáo, được biến thành cơm bánh nuôi sống họ và gia đình...
Lao động là để có cơm ăn áo mặc, lao động là để có của cải giúp người nghèo khó đó là ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài nói với nguyên tổ chúng ta: “Hãy cai quản vũ trụ...” Đó cũng là điều mà Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: “Ai không làm thì đừng ăn”.
2. Hy sinh tận hiến làm nên Thánh Thể
Trước khi lìa thế gian để về ngự bên hữu Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ yêu thương đầy khiêm tốn là rửa chân cho các môn đệ của mình, hành vi khiêm tốn này lột tả được tất cả yêu thương và hy sinh của Ngài với việc làm tiếp theo sau là lập bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương, là bí tích của Hy Sinh và Tận Hiến: Hy sinh thân xác mình làm giá cứu chuộc tội nhân là nhân loại chúng ta, Tận Hiến cho Đức Chúa Cha với tất cả sự phục tùng tín thác, để thân xác hy sinh ấy trở nên tấm bánh thiêng liêng nuôi sống linh hồn người tín hữu khi Đức Chúa Giê-su nói : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” . Và thật rõ ràng khi Đức Chúa Giê-su dạy các môn đệ: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông.
Yêu thương nhau tức là hy sinh và tận hiến cho nhau, mà cao đỉnh của tình yêu hy sinh tận hiến chính là chết cho người mình yêu, cũng có nghĩa là trở nên tấm bánh cho người yêu hưởng dùng, đó chính là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi tham dự thánh lễ là chúng ta phải có tâm tình xác tín rằng: bánh miến và rượu nho trên bàn thờ ấy, cũng có những công lao vất vả mồ hôi của chúng ta góp vào, với tất cả những tâm tình hy sinh và yêu mến, nó sẽ trở nên Máu Thịt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nuôi sống linh hồn và thân xác của chúng ta ở trần gian này. Do đó mà mỗi người trong chúng ta phải hết sức kính trọng, yêu mến và khiêm cung khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su nơi tay của linh mục trao ban.
Trong tâm tình ngày lễ hôm nay, tôi xin bạn hai điều :
- Với sản phẩm thành quả của lao động mà chúng ta đã làm ra, trước hết là để nuôi sống bản thân và gia đình, sau là xin anh chị em thay mặt Đức Chúa Giê-su vươn cánh tay nối dài của Ngài nơi chúng ta đến với những người nghèo khổ, đến các viện mồ côi, viện dưỡng lão.v.v.v... để giúp đỡ họ.
- Mỗi lần đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, xin anh chị em ý thức rằng: mình đang về nhà Cha để cùng với các anh chị em tín hữu khác tham dự tiệc Nước Trời, do đó tôi xin anh chị em đem theo mình nụ cười tươi vui, cái bắt tay thân thiện và lời hỏi thăm quan tâm nồng nhiệt đến với mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, hoặc là tại nhà thờ nơi mà chúng ta đang tham dự thánh lễ ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 9, 11b-17.
“Mọi người đều ăn, và được no nê”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, đây là một sự tôn vinh chúc tụng ngợi khen và cám tạ hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta, để khi chúng ta ăn và uống Máu Thịt Thánh này thì được sự sống đời đời. Trong tâm tình cảm tạ sâu sắc hồng ân này, tôi xin chia sẻ với bạn mấy điểm sau đây :
1. Lao động là cơm bánh nuôi thân xác.
Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng hưởng thụ, và khi thân xác được no nê đầy đủ thì linh hồn lại thiếu thốn, đó là “quy luật” của xã hội thời hiện đại. Con người ta sống ở đời không ăn không uống thì thân xác chết dần mòn, do đó mà mọi người cần phải nổ lực làm việc để có cơm bánh nuôi sống thân mình và gia đình. Khoa học càng phát triển thì con người càng khó tìm việc làm cho mình, bởi vì khoa học đã thay thế rất nhiều công việc trong các lãnh vực, tuy nhiên lao động vẫn là nhân tố chính để khoa học tiến bộ.
Mồ hôi đổ xuống trên ruộng đồng của bác nông phu để những mảnh đất trở thành hạt lúa thơm ngon nuôi sống con người; mồ hôi đổ xuống trên những nhà máy của các anh chị công nhân đã làm cho khoa học trở nên cơm bánh nuôi sống mọi người; mồ hôi đổ xuống trên bục giảng với hơi thở bay màu bụi phấn của các thầy cô giáo, được biến thành cơm bánh nuôi sống họ và gia đình...
Lao động là để có cơm ăn áo mặc, lao động là để có của cải giúp người nghèo khó đó là ý muốn của Thiên Chúa khi Ngài nói với nguyên tổ chúng ta: “Hãy cai quản vũ trụ...” Đó cũng là điều mà Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: “Ai không làm thì đừng ăn”.
2. Hy sinh tận hiến làm nên Thánh Thể
Trước khi lìa thế gian để về ngự bên hữu Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su đã làm một cử chỉ yêu thương đầy khiêm tốn là rửa chân cho các môn đệ của mình, hành vi khiêm tốn này lột tả được tất cả yêu thương và hy sinh của Ngài với việc làm tiếp theo sau là lập bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương, là bí tích của Hy Sinh và Tận Hiến: Hy sinh thân xác mình làm giá cứu chuộc tội nhân là nhân loại chúng ta, Tận Hiến cho Đức Chúa Cha với tất cả sự phục tùng tín thác, để thân xác hy sinh ấy trở nên tấm bánh thiêng liêng nuôi sống linh hồn người tín hữu khi Đức Chúa Giê-su nói : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” . Và thật rõ ràng khi Đức Chúa Giê-su dạy các môn đệ: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương các ông.
Yêu thương nhau tức là hy sinh và tận hiến cho nhau, mà cao đỉnh của tình yêu hy sinh tận hiến chính là chết cho người mình yêu, cũng có nghĩa là trở nên tấm bánh cho người yêu hưởng dùng, đó chính là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi tham dự thánh lễ là chúng ta phải có tâm tình xác tín rằng: bánh miến và rượu nho trên bàn thờ ấy, cũng có những công lao vất vả mồ hôi của chúng ta góp vào, với tất cả những tâm tình hy sinh và yêu mến, nó sẽ trở nên Máu Thịt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nuôi sống linh hồn và thân xác của chúng ta ở trần gian này. Do đó mà mỗi người trong chúng ta phải hết sức kính trọng, yêu mến và khiêm cung khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su nơi tay của linh mục trao ban.
Trong tâm tình ngày lễ hôm nay, tôi xin bạn hai điều :
- Với sản phẩm thành quả của lao động mà chúng ta đã làm ra, trước hết là để nuôi sống bản thân và gia đình, sau là xin anh chị em thay mặt Đức Chúa Giê-su vươn cánh tay nối dài của Ngài nơi chúng ta đến với những người nghèo khổ, đến các viện mồ côi, viện dưỡng lão.v.v.v... để giúp đỡ họ.
- Mỗi lần đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, xin anh chị em ý thức rằng: mình đang về nhà Cha để cùng với các anh chị em tín hữu khác tham dự tiệc Nước Trời, do đó tôi xin anh chị em đem theo mình nụ cười tươi vui, cái bắt tay thân thiện và lời hỏi thăm quan tâm nồng nhiệt đến với mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, hoặc là tại nhà thờ nơi mà chúng ta đang tham dự thánh lễ ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 01/06/2013
HY SINH
Ngày Chúa Nhật phiên làm lễ của cha là bảy giờ rưỡi tối, giáo dân mời cha đi dự tiệc buổi chiều và chắc chắn là sẽ có uống rượu, cha phân vân có nên đi hay không, vì khi làm lễ mà có mùi rượu thì kỳ lắm, giáo dân dễ hiểu lầm. Cha cười vui nói với chủ nhà:
- “Cám ơn ông nhé, tối nay tôi bận làm lễ rồi không tham dự được.”
Người chủ nhà rất đồng tình với cha, và hẹn cha dịp khác.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày Chúa Nhật phiên làm lễ của cha là bảy giờ rưỡi tối, giáo dân mời cha đi dự tiệc buổi chiều và chắc chắn là sẽ có uống rượu, cha phân vân có nên đi hay không, vì khi làm lễ mà có mùi rượu thì kỳ lắm, giáo dân dễ hiểu lầm. Cha cười vui nói với chủ nhà:
- “Cám ơn ông nhé, tối nay tôi bận làm lễ rồi không tham dự được.”
Người chủ nhà rất đồng tình với cha, và hẹn cha dịp khác.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Phép lạ Thánh Thể
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:10 01/06/2013
PHÉP LẠ THÁNH THỂ
Trong chuyến hành hương Fatima tháng 4 vừa qua, tôi có đến thăm Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể ở Santarem.
Santarem là một thị trấn cách Fatima chừng 60km.
Vào khoảng giữa năm 1225 hay 1247, có một phụ nữ Công Giáo cư ngụ tại Santarem. Bà ta là người quá bất hạnh vì luôn yên trí rằng: người chồng không thương yêu mình và đã thất tín, nên bà ta dùng mọi mánh khoé để lôi kéo chồng, nhưng không thành công. Đau khổ quá, bà ta tìm đến với một mụ phù thủy như giải pháp cuối cùng. Mụ phù thủy hứa sẽ làm cho người chồng quay trở lại yêu thương bà với điều kiện bà mang cho mụ ta một tấm Bánh Thánh với ý đồ xúc phạm Mình Thánh Chúa.
Điều kiện quái gở này đã làm cho người phụ nữ rất lo sợ, vì đây là việc phạm sự thánh. Tuy nhiên, vì quá đau khổ, cuối cùng bà ta liều mình chấp nhận. Bà đi dự lễ và lên rước Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Thánh Stêphanô. Nhưng thay vì nuốt Mình Thánh, bà ta lấy Mình Thánh ra khỏi miệng và gói vào một chiếc khăn, rồi lập tức rời khỏi Nhà thờ để đem giao Mình Thánh Chúa cho mụ phù thủy.
Dọc đường, Mình Thánh Chúa bắt đầu rỉ máu. Tuy nhiên, bà ta không hề hay biết, cho đến khi những người qua đường nhìn bà ta chằm chằm, vì họ tưởng bà bị xuất huyết. Quá hoảng sợ, bà ta vội vã trở về nhà, bỏ khăn ra và đặt Mình Thánh Chúa vào một đáy rương. Suốt ngày hôm đó cho đến tối, bà chờ đợi chồng trong sự lo sợ. Đến khuya người chồng về nhà nhưng bà ta giấu không hề hé môi nói về chuyện đó, sau cùng cả hai vợ chồng đi ngủ. Cả đêm hôm đó, bà không sao ngủ được, tâm hồn bị dày vò vì tội phạm sự thánh và bà luôn nghĩ rằng, không biết Mình Thánh có còn chảy máu nữa hay không?
Tảng sáng, hai vợ chồng tỉnh giấc, những tia sáng chói loà từ chiếc rương phát ra. Không giấu nổi, bà đành thú tội với chồng về tội phạm sự thánh. Thế rồi cả hai đã quì thờ lạy Thánh Thể Chúa cho tới sáng. Sáng sớm, ánh sáng càng rực rỡ từ chiếc rương đã thu hút bao khách qua đường đến chật ních ngôi nhà của bà. Tất cả mọi người đã chứng kiến phép lạ cách tỏ tường. Thế rồi tin phép lạ Thánh Thể đã đến tai cha xứ. Ngài vội vã đến nơi xảy ra phép lạ và nghe bà trình lại tỉ mỉ sự việc. Sau đó, cha xứ long trọng rước Thánh Thể về Nhà thờ. Ngài đặt Thánh Thể vào trong hộp tráng sáp và để trong Nhà Tạm.
Rồi một phép lạ khác lại xảy ra sau đó. Lần kia, khi cha xứ mở cửa Nhà Tạm, hộp tráng sáp đựng Thánh Thể đã bị vỡ tung thành trăm mảnh. Thế vào đó, ngài đã phải làm một hộp pha lê đựng Mình Thánh Chúa. Hộp đó đã được lưu giữ cẩn thận ở ngôi thánh đường này cho đến ngày nay. Từ đó, ngôi Thánh đường được đổi tên là “Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể”.
Từ ngày phép lạ xảy ra, hằng năm, vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 4, dân địa phương đã diễn lại sự kiện trên, và Phép Lạ Thánh Thể đã được long trọng cung nghinh từ ngôi nhà xảy ra phép lạ về Nhà thờ chính.
Từ năm 1684, căn nhà này đã trở thành nhà nguyện để cho khách thập phương kính viếng. Phép Lạ Thánh Thể Santarem chỉ rời thành phố một lần vào lúc quân đội Napolêon chiếm đóng Bồ Đào Nha vào năm 1810. Vì dân làng lo sợ quân Pháp xúc phạm đến Mình Thánh Chúa, nên Đức Giám Mục Lisbon đã chuyển Thánh Thể đi khỏi Santarem. Ngài đã đặt Thánh Thể để các tín hữu ở Lisbon tôn kính. Có người cho rằng ngài muốn lưu giữ Thánh Thể vĩnh viễn tại Thánh đường Pacao. Dân thành Santarem hay tin đã nổi giận và mở một cuộc biểu tình quá gây cấn. Thế rồi, Phép Lạ Thánh Thể lại được đem về Santarem cách bí mật trong ngày 2-12-1811 và ở lại đó cho đến ngày nay.
Bánh Thánh Thể có hình khác thường với những đường máu chảy từ trên xuống dưới và người ta đã thu được một số lượng máu ở hộp đựng Bánh Thánh.
Bác sĩ Hoagland ở New Jersey đã đến viếng Bánh Thánh Thể nhiều lần và nhận thấy có nhiều lúc máu có màu như máu tươi. Máu Thánh vẫn còn ở thể lỏng cho tới 750 năm sau khi Phép Lạ xảy ra vào đầu thế kỷ XIII.
Sau khi được sự chuẩn nhận của Giáo quyền, Nhà Thờ Thánh Têphanô ở Santarem được đổi tên là “Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể”.
Trong thinh lặng, chúng tôi lần lượt từng người đi theo lối phía sau cung thánh, ngay phía sau Nhà Tạm có 5 bậc tam cấp để bước lên và hôn kính Thánh Thể được đặt trong một mặt nhật bằng vàng. Sau đó chúng tôi đi ra Nhà thờ quỳ gối thờ lạy Chúa Giêsu ngự trong Bánh Thánh Thể.
Giáo Hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo Hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo Hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép: “Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II); “Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III); “Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Thánh Thể mầu nhiệm đức tin. Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu. Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài. Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho nhân loại: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy. Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy".
Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị: Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.
Rước lễ là gặp gỡ Đức Giêsu đã chết và đã phục sinh: Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy.
Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Hôm nay, Đức Giêsu phục sinh có một lối hiện diện mới mẻ. Ngài hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban bí tích Thánh Thể, chúng con được rước Mình và Máu Thánh Chúa là lãnh nhận sự sống của Chúa, xin cho chúng con mỗi ngày trở nên giống Chúa nhiều hơn. Amen.
Trong chuyến hành hương Fatima tháng 4 vừa qua, tôi có đến thăm Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể ở Santarem.
Santarem là một thị trấn cách Fatima chừng 60km.
Điều kiện quái gở này đã làm cho người phụ nữ rất lo sợ, vì đây là việc phạm sự thánh. Tuy nhiên, vì quá đau khổ, cuối cùng bà ta liều mình chấp nhận. Bà đi dự lễ và lên rước Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Thánh Stêphanô. Nhưng thay vì nuốt Mình Thánh, bà ta lấy Mình Thánh ra khỏi miệng và gói vào một chiếc khăn, rồi lập tức rời khỏi Nhà thờ để đem giao Mình Thánh Chúa cho mụ phù thủy.
Dọc đường, Mình Thánh Chúa bắt đầu rỉ máu. Tuy nhiên, bà ta không hề hay biết, cho đến khi những người qua đường nhìn bà ta chằm chằm, vì họ tưởng bà bị xuất huyết. Quá hoảng sợ, bà ta vội vã trở về nhà, bỏ khăn ra và đặt Mình Thánh Chúa vào một đáy rương. Suốt ngày hôm đó cho đến tối, bà chờ đợi chồng trong sự lo sợ. Đến khuya người chồng về nhà nhưng bà ta giấu không hề hé môi nói về chuyện đó, sau cùng cả hai vợ chồng đi ngủ. Cả đêm hôm đó, bà không sao ngủ được, tâm hồn bị dày vò vì tội phạm sự thánh và bà luôn nghĩ rằng, không biết Mình Thánh có còn chảy máu nữa hay không?
Tảng sáng, hai vợ chồng tỉnh giấc, những tia sáng chói loà từ chiếc rương phát ra. Không giấu nổi, bà đành thú tội với chồng về tội phạm sự thánh. Thế rồi cả hai đã quì thờ lạy Thánh Thể Chúa cho tới sáng. Sáng sớm, ánh sáng càng rực rỡ từ chiếc rương đã thu hút bao khách qua đường đến chật ních ngôi nhà của bà. Tất cả mọi người đã chứng kiến phép lạ cách tỏ tường. Thế rồi tin phép lạ Thánh Thể đã đến tai cha xứ. Ngài vội vã đến nơi xảy ra phép lạ và nghe bà trình lại tỉ mỉ sự việc. Sau đó, cha xứ long trọng rước Thánh Thể về Nhà thờ. Ngài đặt Thánh Thể vào trong hộp tráng sáp và để trong Nhà Tạm.
Rồi một phép lạ khác lại xảy ra sau đó. Lần kia, khi cha xứ mở cửa Nhà Tạm, hộp tráng sáp đựng Thánh Thể đã bị vỡ tung thành trăm mảnh. Thế vào đó, ngài đã phải làm một hộp pha lê đựng Mình Thánh Chúa. Hộp đó đã được lưu giữ cẩn thận ở ngôi thánh đường này cho đến ngày nay. Từ đó, ngôi Thánh đường được đổi tên là “Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể”.
Từ ngày phép lạ xảy ra, hằng năm, vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 4, dân địa phương đã diễn lại sự kiện trên, và Phép Lạ Thánh Thể đã được long trọng cung nghinh từ ngôi nhà xảy ra phép lạ về Nhà thờ chính.
Bánh Thánh Thể có hình khác thường với những đường máu chảy từ trên xuống dưới và người ta đã thu được một số lượng máu ở hộp đựng Bánh Thánh.
Bác sĩ Hoagland ở New Jersey đã đến viếng Bánh Thánh Thể nhiều lần và nhận thấy có nhiều lúc máu có màu như máu tươi. Máu Thánh vẫn còn ở thể lỏng cho tới 750 năm sau khi Phép Lạ xảy ra vào đầu thế kỷ XIII.
Sau khi được sự chuẩn nhận của Giáo quyền, Nhà Thờ Thánh Têphanô ở Santarem được đổi tên là “Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể”.
Trong thinh lặng, chúng tôi lần lượt từng người đi theo lối phía sau cung thánh, ngay phía sau Nhà Tạm có 5 bậc tam cấp để bước lên và hôn kính Thánh Thể được đặt trong một mặt nhật bằng vàng. Sau đó chúng tôi đi ra Nhà thờ quỳ gối thờ lạy Chúa Giêsu ngự trong Bánh Thánh Thể.
Giáo Hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo Hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo Hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép: “Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II); “Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III); “Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Thánh Thể mầu nhiệm đức tin. Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu. Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài. Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho nhân loại: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy. Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy".
Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị: Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.
Rước lễ là gặp gỡ Đức Giêsu đã chết và đã phục sinh: Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy.
Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Hôm nay, Đức Giêsu phục sinh có một lối hiện diện mới mẻ. Ngài hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban bí tích Thánh Thể, chúng con được rước Mình và Máu Thánh Chúa là lãnh nhận sự sống của Chúa, xin cho chúng con mỗi ngày trở nên giống Chúa nhiều hơn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng thúc giục Liên Hiệp Quốc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
Lã Thụ Nhân
06:02 01/06/2013
Hôm 31/05/2013, ông Vuk Jeremic, người Serbia, hiện là Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican. Trong buổi hội kiến thân mật, các vấn về về cuộc chiến chống nạn buôn người, bảo vệ môi trường và khoảng cách giàu nghèo đã được thảo luận.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Tòa Thánh Vatican yêu cầu các biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột. Bên cạnh đó, quyền lợi của các sắc tộc và tôn giáo thiểu số cũng đã được đề cập đến.
Chủ tịch Jeremić đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh do các họa sĩ Serbia thực hiện. Về phần mình, Đức Thánh Cha Phaxicô đã trao tặng vị Chủ tịch tác phẩm điêu khắc các thiên thần giải thoát Thánh Phêrô khỏi nhà tù. Ngài nói: "Chúng ta cần các thiên thần... giúp chúng ta vươn lên".
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã hội kiến với Ngoại trưởng Tòa Thánh là Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, và Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.
Theo Tòa thánh Vatican, cuộc gặp 'khẳng định sự tôn trọng của Tòa Thánh Vatican về vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc trong việc tìm kiếm lợi ích chung của nhân loại'.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Tòa Thánh Vatican yêu cầu các biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột. Bên cạnh đó, quyền lợi của các sắc tộc và tôn giáo thiểu số cũng đã được đề cập đến.
Chủ tịch Jeremić đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh do các họa sĩ Serbia thực hiện. Về phần mình, Đức Thánh Cha Phaxicô đã trao tặng vị Chủ tịch tác phẩm điêu khắc các thiên thần giải thoát Thánh Phêrô khỏi nhà tù. Ngài nói: "Chúng ta cần các thiên thần... giúp chúng ta vươn lên".
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã hội kiến với Ngoại trưởng Tòa Thánh là Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, và Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.
Theo Tòa thánh Vatican, cuộc gặp 'khẳng định sự tôn trọng của Tòa Thánh Vatican về vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc trong việc tìm kiếm lợi ích chung của nhân loại'.
Đức Thánh Cha: Các Kitô hữu với bộ mặt đưa đám không thể rao truyền Tin Mừng. Họ phải phản ánh niềm vui chúc tụng.
Lã Thụ Nhân
06:05 01/06/2013
Trong Thánh lễ hàng ngày hôm 31/05/2013 tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy biết nắm bắt lấy hạnh phúc và đừng sống cuộc sống với 'khuôn mặt đưa đám'. Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần mang đến cho các Kitô hữu một niềm vui đặc biệt để soi sáng họ ngợi khen Thiên Chúa.
Nói về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha khẳng định: "Rõ ràng là Chúa Thánh Thần soi dẫn chúng ta: Ngài là tác giả của niềm vui. Và niềm vui trong Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tự do Kitô giáo đích thực. Không có niềm vui này, các Kitô hữu không thể có được tự do. Chúng ta trở thành nô lệ của nỗi buồn nơi chính bản thân mình. Đức Phaolô VI nói rằng anh em không thể rao truyền Tin Mừng bằng nỗi buồn, sự ngờ vực, hoặc bi quan của người Kitô hữu. Anh em không thể làm thế! Anh em không thể có thái độ như thế được. Đôi khi, dường như Kitô hữu sống như đưa đám thay vì ngợi khen Thiên Chúa. Niềm vui này xuất phát từ lời chúc tụng, lời ngợi khen của Đức Maria, lời ngợi khen mà Tiên tri Xôphônia đã thốt lên. Lời chúc tụng táng dương cũng được ông Simon và bà Ana vang tiếng: Ngợi khen Thiên Chúa!"
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng để thực sự tìm thấy ý nghĩa trong lời cầu nguyện, chúng ta phải sẵn lòng dành thời gian cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa, ngay cả khi dường như nó làm lãng phí thời gian của chúng ta.
Đức Thánh Cha đặt vấn đề: "Trong Thánh Lễ này, tôi hỏi anh chị em: anh chị em ngợi khen Thiên Chúa hay anh chị em chỉ kêu cầu Ngài và dâng lời cảm tạ. Anh chị em có thực sự chúc tụng Thiên Chúa không? Đây là điều mới, nó mới cho đời sống tâm linh của chúng ta. Đó là chúc tụng Thiên Chúa, ra khỏi chính mình và dành thời gian ngợi khen Thiên Chúa. Một số người sẽ bảo rằng 'nhưng Thánh Lễ là quá lâu'. Nếu anh chị em không ca tụng Thiên Chúa, anh chị em sẽ không hiểu được thái độ vui mừng đi cùng với lời ngợi khen, thậm chí thấy rằng mình đang lãng phí thời gian ngợi khen Ngài trong một Thánh lễ dài như thế. Nhưng nếu anh chị em hân hoan trong thái độ ngợi khen, chúc tụng thì thật là tốt đẹp! Đời đời sẽ ngợi khen Thiên Chúa! Nó sẽ không nhàm chán, mà là tốt đẹp! Niềm vui này làm cho chúng ta tự do".
Tham dự trong Thánh lễ sáng có các viên chức của cơ quan kinh tế Toà Thánh Vatican và các vệ binh Thụy Sĩ.
Nói về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha khẳng định: "Rõ ràng là Chúa Thánh Thần soi dẫn chúng ta: Ngài là tác giả của niềm vui. Và niềm vui trong Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tự do Kitô giáo đích thực. Không có niềm vui này, các Kitô hữu không thể có được tự do. Chúng ta trở thành nô lệ của nỗi buồn nơi chính bản thân mình. Đức Phaolô VI nói rằng anh em không thể rao truyền Tin Mừng bằng nỗi buồn, sự ngờ vực, hoặc bi quan của người Kitô hữu. Anh em không thể làm thế! Anh em không thể có thái độ như thế được. Đôi khi, dường như Kitô hữu sống như đưa đám thay vì ngợi khen Thiên Chúa. Niềm vui này xuất phát từ lời chúc tụng, lời ngợi khen của Đức Maria, lời ngợi khen mà Tiên tri Xôphônia đã thốt lên. Lời chúc tụng táng dương cũng được ông Simon và bà Ana vang tiếng: Ngợi khen Thiên Chúa!"
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng để thực sự tìm thấy ý nghĩa trong lời cầu nguyện, chúng ta phải sẵn lòng dành thời gian cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa, ngay cả khi dường như nó làm lãng phí thời gian của chúng ta.
Đức Thánh Cha đặt vấn đề: "Trong Thánh Lễ này, tôi hỏi anh chị em: anh chị em ngợi khen Thiên Chúa hay anh chị em chỉ kêu cầu Ngài và dâng lời cảm tạ. Anh chị em có thực sự chúc tụng Thiên Chúa không? Đây là điều mới, nó mới cho đời sống tâm linh của chúng ta. Đó là chúc tụng Thiên Chúa, ra khỏi chính mình và dành thời gian ngợi khen Thiên Chúa. Một số người sẽ bảo rằng 'nhưng Thánh Lễ là quá lâu'. Nếu anh chị em không ca tụng Thiên Chúa, anh chị em sẽ không hiểu được thái độ vui mừng đi cùng với lời ngợi khen, thậm chí thấy rằng mình đang lãng phí thời gian ngợi khen Ngài trong một Thánh lễ dài như thế. Nhưng nếu anh chị em hân hoan trong thái độ ngợi khen, chúc tụng thì thật là tốt đẹp! Đời đời sẽ ngợi khen Thiên Chúa! Nó sẽ không nhàm chán, mà là tốt đẹp! Niềm vui này làm cho chúng ta tự do".
Tham dự trong Thánh lễ sáng có các viên chức của cơ quan kinh tế Toà Thánh Vatican và các vệ binh Thụy Sĩ.
Một giờ Chầu Thánh Thể với Đức Thánh Cha và Thế Giới Công Giáo
VietCatholic Network
18:51 01/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vatican không thực sự là vấn đề
Vũ Văn An
20:29 01/06/2013
Dù các liên hệ giữa Tòa Thánh và Israel gần đây được mô tả như có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều vấn đề giữa đôi bên vẫn dậm chân tại chỗ. Như vấn đề miễn thuế cho các cơ sở của Giáo Hội tại Israel chẳng hạn. Dĩ nhiên, nhiều người qui trách nhiệm cho Giáo Hội. Thực ra, không phải chỉ là vấn đề liên hệ với Israel, có ba vụ sa lầy khác được coi như chuyện không bao giờ kết thúc. Đó là viễn tượng ngoại giao với Trung Hoa; các cố gắng chấm dứt cuộc ly giáo của phe Lefèbre; hy vọng Đức Giáo Hoàng tới thăm Nga và mùa xuân đại kết với Chính Thống Giáo Nga.
Trong mỗi trường hợp, ta đều thấy cả một chu kỳ thăng trầm có thể tiên đoán được. Cứ mỗi tháng hay gần như thế, một ai đó lại tường trình có sự tiến triển, sắp phá vỡ được bế tắc, tiếp theo là cả một đợt phấn khởi. Nhưng chẳng bao lâu sau, một chuyện gì đó lại xẩy ra cho thấy hứa hẹn trên chỉ là hão huyền hay quá đáng và thế là ta lại trở về cái điểm chờ đợi thuở nào.
Dù không có nhiều tiến bộ trong cả bốn mặt trận trên, người ta vẫn hết sức lưu tâm quan sát. Trong cả bốn mặt trận ấy, các trách cứ trong việc thất bại đẩy banh đi không hoàn toàn, thậm chí, không chủ yếu thuộc về Rôma. Thí dụ rõ rệt nhất là các liên hệ với Hội Thánh Piô X, một hội duy truyền thống, và thường được gọi là Nhóm Lefèbre.
Chỉ thiếu đứng bên ngoài trụ sở chính của họ ở Econe, Thụy Sĩ, trong mưa tuyết để xin họ tha thứ như Henry IV tại Canossa ra, Đức Bênêđíctô XVI đã làm mọi sự có thể làm được để hàn gắn sự rạn nứt, nhưng hội này một mực “em chả, em chả”. Trong một lá thư Phục Sinh gửi bạn bè và ân nhân, Giám Mục Bernard Fellay quả quyết rằng Rôma đã áp đặt việc chấp nhận Công Đồng Vatican II như điều kiện tiên quyết “không có không được” (sine qua non), một áp đặt “chúng ta đã không thể và vẫn còn không thể chấp nhận được”.
Nhiều quan sát viên tin rằng hiện nay “trò chơi đã chấm dứt”, ít nhất cũng trong một tương lai có thể tiên đoán được và sẽ không còn một nhượng bộ bất ngờ nào về phía Lefèbre cả.
Còn về phía Trung Hoa và Chính Thống Nga, Vatican chắc chắn đã thực hiện nhiều bước khiến sự vật đi thụt lùi, bất kể luận lý của chúng ra sao. Như năm 2000 chẳng hạn, 120 vị tử đạo của Trung Hoa đã được phong hiển thánh vào ngày 1 tháng 10, ngày tại Trung Hoa là lễ nghỉ của cả nước mừng kỷ niệm chế độ Cộng Sản. Việc chọn ngày ấy bị nhà cầm quyền Trung Hoa coi như cái tát vào mặt họ bất kể việc Vatican nằng nặc cho rằng ngày 1 tháng 10 là ngày lễ kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, quan thầy phổ quát của các xứ truyền giáo.
Trong khi đó, năm 2002, Vatican tuyên bố rằng bốn tông tòa tại Nga đã được nâng lên hàng giáo phận, khiến người Chính Thống tố cáo Vatican bành trướng và chủ trương cải đạo. Quyết định trên rõ ràng được đưa ra mà không có sự tham khảo người Chính Thống… Ấy thế nhưng, trong cả hai trường hợp này, qui kết Vatican là cản trở hàng đầu là điều không hoàn toàn chính xác.
Đức Hồng Y Angelo Sodano, cựu Quốc Vụ Khanh, có lần đã thời danh cho rằng nếu Trung Hoa chịu thiết lập liên hệ ngoại giao, Vatican sẽ lập tức đóng cửa tòa đại sứ của mình tại Đài Loan, “không phải sáng mai, mà ngay đêm nay”. Sự thực là, phần đông những người quan sát Trung Hoa tin rằng trở ngại thực sự hệ ở các căng thẳng không được giải quyết giữa phe Cộng Sản thực tiễn và phe Cộng Sản thủ cựu bên trong hàng ngũ ưu tú của xứ sở, khiến phát sinh ra thứ hội chứng cá tính nhiều mặt khi đối diện với chính sách về tôn giáo.
Gần đây nhất, giám mục phụ tá của Thượng Hải, Thaddeus Ma Daqin, đã bị giam tại nhà vì đã công khai bác bỏ tư cách hội viên Hội Công Giáo Ái Quốc, một cơ quan được nhà nước bảo trợ nhằm giữ người Công Giáo trong vòng kiểm soát.
Tại Nga, bất kể khuynh hướng hoà dịu đại kết gần đây, người ta vẫn thấy mối hoài nghi sâu xa đối với Rôma và ngôi vị giáo hoàng, khiến cho mọi cử chỉ có ý nghĩa trở thành lưỡng nghĩa, đa nghĩa. Cuối tháng 4 năm nay chẳng hạn, Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra một tuyên bố nồng nhiệt chào mừng việc bầu Đức Phanxicô làm giáo hoàng. Nhưng không lâu sau đó, viên chức đại kết cao cấp nhất, tức TGM Hilarion thuộc Volokolamsk, tuyên bố rằng nếu đức tân giáo hoàng thực sự muốn có mối liên hệ tốt hơn, thì ngài nên chặn đứng đà lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine, một Giáo Hội bị Moscow coi như dẵm chân lên “lãnh thổ giáo luật” của mình.
Tính đa nghi đối với chủ nghĩa duy cải đạo của Công Giáo đã ăn rất sâu vào người Chính Thống Nga, bất chấp sự kiện trong những năm thời Đức Gioan Phaolô II, Vatican đã áp đặt một chính sách không phát triển trên thực tế. Nếu có chủ nghĩa duy cải đạo ở Nga, thì đó là các người Tin Lành, hay Ngũ Tuần, chứ đâu phải là Công Giáo. Năm ngoái, một cuộc nghiên cứu về sự lớn mạnh của Tin Lành tại Nga đã được đặt tựa là "Post-Soviet Gold Rush" (Chạy Đua Tìm Vàng Hậu Xô Viết).
Có lần, người ta hỏi một giám mục Chính Thống Nga lý do tại sao họ lo lắng trước sự bành trướng của Công Giáo mà lại không lo lắng gì trước sự lớn mạnh của người Tin Lành hay Ngũ Tuần. Ngài cho hay: “Họ tới đây hôm nay rồi ngày mai ra đi, nhưng người Công Giáo sẽ ở đây vĩnh viễn”.
Dù người ta nói với ngài rằng quan điểm coi người Tin Lành và Ngũ Tuần ở đây hôm nay, ngày mai ra đi đã sai lầm ít nhất tại Châu Mỹ La Tinh, nhưng vị giám mục này vẫn không tin. Thực thế, cách nay 10 năm, các giám mục Công Giáo của Châu Mỹ La Tinh đã nghĩ như thế, nhưng thực ra, người Tin Lành và người Ngũ Tuần đến Châu Mỹ La Tinh và nay họ càng ngày càng phát triển thêm.
Trở lại Israel và Thoả Hiệp Căn Bản, người ta thấy cả hai bên đều chịu trách nhiệm đối với việc trì trệ. Theo quan điểm Vatican, tư thế luật pháp dành cho các tài sản của Giáo Hội phải được qui định bởi một hiệp ước, chứ không bởi các chính sách nay thay mai đổi của Quốc Hội Israel. Quả là điều hợp lý khi các nhà thương thảo của Vatican đặt câu hỏi: có ích chi khi thương thảo một thoả hiệp hai bên để rồi sau đó các điều khoản của nó bị một phía bên kia tự ý thay đổi.
Về phía Israel, họ có mối quan tâm hợp lý là nhường cho người khác chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, nhất là vì Israel đã phải trả một giá rất đắt mới chiếm được nó. Họ cũng có mối quan tâm hợp lý khi tạo ra một tiền lệ, vì bất cứ thương lượng nào được ký với Vatican, họ thấy khó có thể từ khước cùng một thứ thương lượng đó đối với các nhóm tôn giáo khác.
Phần mình, Vatican đã cố gắng rất nhiều để khai quang bế tắc. Như trong năm 2011, Linh Mục Dòng Phanxicô, David-Maria Jaeger, đã được đề cử làm thẩm phán tòa Tối Cao Rôma, một vinh dự đủ làm ngài từ bỏ chức cố vấn tổng quát của Tòa Thánh trong các cuộc thương thảo với Israel. Sự kiện Cha Jaeger vốn là một tín hữu Do Thái Giáo trở lại Công Giáo từng là nguồn gây ra nhiều cơn đau ruột cho một số người thuộc phía Israel; sự kiện ngài còn là một thương thuyết gia cứng rắn vì biết rõ luật lệ và nền chính trị Do Thái từ trong ra ngoài có lẽ cũng là một nhân tố.
Ở hậu cảnh, các tham dự viên của cuộc thương thuyết thuộc cả đôi bên đều nói rằng họ rất cần đạt được một thỏa hiệp. Họ cho rằng khó khăn hàng đầu hiện nay là làm sao vận động được một đà chính trị tại Israel để họ, kể cả quốc hội, chịu ký bất cứ thoả hiệp nào mang hiệu lực luật lệ. Người ta đang còn phải chờ xem chính phủ của ông Benjamin Netanyahu sẽ đặt vấn đề này ở hàng thứ mấy trên danh sách các ưu tiên của họ.
Tóm lại, việc người ta thường đổ lỗi cho Vatican là người gây trở ngại chính cho 4 lãnh vực ngoại giao nói trên không hoàn toàn được biện minh. Cần có hai người mới có thể có một điệu nhẩy tango. Vatican rất muốn nhẩy, nhưng chưa thực sự có người cùng nhẩy với mình.
Tin mới nhất
Ký giả Andrea Tornielli vừa báo tin trong hai ngày 3 và 4 tháng 6 này, một cuộc gặp gỡ nữa giữa Israel và Tòa Thánh sẽ được tổ chức tại Rôma để giải quyết hai vấn đề cuối cùng còn tồn đọng đó là khu đậu xe tại Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion và một nơi thờ phượng tại Xêdarê.
Theo phát ngôn viên Do Thái, Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion sẽ trở thành nơi thờ phượng của Công Giáo như trước. Điều này có nghĩa từ nay, phía Công Giáo có thể cử hành Thánh Lễ tại đây, nhưng đất đai thì vẫn thuộc sở hữu của Nhà Nước Do Thái, chứ không được trao lại cho các Cha Dòng Phanxicô là người vẫn sở hữu nó trước đây.
Song song với việc ấy, các nơi thánh, các nơi thờ phượng và nghĩa trang Công Giáo sẽ hoàn toàn được miễn thuế, nhưng các nơi dùng cho mục đích thương mãi như tiệm bán đồ kỷ niệm, quán ăn…vẫn phải chịu thuế.
Tuy thế, người ta vẫn không hy vọng là hai bên sẽ ký được một thỏa hiệp dứt khoát trong cuộc họp sắp tới, tuy cả hai bên đều có thương thuyết gia mới. Phía Israel là phó Bộ Trưởng Ngoại Giao, Zeev Elken; phía Vatican là Thứ Trưởng Liên Lạc Các Chính Phủ, Antoine Camilleri.
Hai vấn đề tồn đọng là khu đậu xe trên Núi Xion và một nơi thờ phượng tại Xêdarê. Các Cha Phanxicô đòi quyền sở hữu khu đậu xe, nhưng Israel cho hay họ không thể thay đổi việc dùng khu đất đó làm chỗ đậu xe, nhưng bù lại, họ sẽ cung cấp cho các cha một chỗ khác.
Tình thế có khác đối với khu khảo cổ tại Xêdarê. Tòa Thượng Phụ La Tinh có một nhà thờ nhỏ dâng kính Thánh Phaolô tại đây (Thánh Phaolô rời Xêdarê đi Rôma). Khi Nhà Nước Israel được thành lập, Tòa Thượng Phụ bị tước mảnh đất này và ngôi nhà thờ bị phá hủy. Bây giờ, Tòa Thánh muốn có một nơi thờ phượng ở đấy. Khu vực khảo cổ, nơi hiện còn di tích ngôi nhà thờ của Thập Tự Quân ngày xưa, nay là một công viên và không ai được đụng tới. Hai bên đang cố gắng tìm giải pháp để người Công Giáo được thờ phượng đâu đó tại khu vực này tuy không có quyền sở hữu đất đai. Giải pháp thay thế là một khu đất khác bên ngoài khu khảo cổ để bên Công Giáo xây dựng một khu hành hương.
Cuộc thương thảo hết sức phức tạp và kéo dài đã lâu. Các thông cáo chung chính thức lúc nào cũng có giọng hứa hẹn, nhất là về phía Israel. Tuy nhiên, theo Tornielli, lần này, giọng điệu có nhiều hứa hẹn thực sự. Ta hãy chờ xem.
Trong mỗi trường hợp, ta đều thấy cả một chu kỳ thăng trầm có thể tiên đoán được. Cứ mỗi tháng hay gần như thế, một ai đó lại tường trình có sự tiến triển, sắp phá vỡ được bế tắc, tiếp theo là cả một đợt phấn khởi. Nhưng chẳng bao lâu sau, một chuyện gì đó lại xẩy ra cho thấy hứa hẹn trên chỉ là hão huyền hay quá đáng và thế là ta lại trở về cái điểm chờ đợi thuở nào.
Dù không có nhiều tiến bộ trong cả bốn mặt trận trên, người ta vẫn hết sức lưu tâm quan sát. Trong cả bốn mặt trận ấy, các trách cứ trong việc thất bại đẩy banh đi không hoàn toàn, thậm chí, không chủ yếu thuộc về Rôma. Thí dụ rõ rệt nhất là các liên hệ với Hội Thánh Piô X, một hội duy truyền thống, và thường được gọi là Nhóm Lefèbre.
Chỉ thiếu đứng bên ngoài trụ sở chính của họ ở Econe, Thụy Sĩ, trong mưa tuyết để xin họ tha thứ như Henry IV tại Canossa ra, Đức Bênêđíctô XVI đã làm mọi sự có thể làm được để hàn gắn sự rạn nứt, nhưng hội này một mực “em chả, em chả”. Trong một lá thư Phục Sinh gửi bạn bè và ân nhân, Giám Mục Bernard Fellay quả quyết rằng Rôma đã áp đặt việc chấp nhận Công Đồng Vatican II như điều kiện tiên quyết “không có không được” (sine qua non), một áp đặt “chúng ta đã không thể và vẫn còn không thể chấp nhận được”.
Nhiều quan sát viên tin rằng hiện nay “trò chơi đã chấm dứt”, ít nhất cũng trong một tương lai có thể tiên đoán được và sẽ không còn một nhượng bộ bất ngờ nào về phía Lefèbre cả.
Còn về phía Trung Hoa và Chính Thống Nga, Vatican chắc chắn đã thực hiện nhiều bước khiến sự vật đi thụt lùi, bất kể luận lý của chúng ra sao. Như năm 2000 chẳng hạn, 120 vị tử đạo của Trung Hoa đã được phong hiển thánh vào ngày 1 tháng 10, ngày tại Trung Hoa là lễ nghỉ của cả nước mừng kỷ niệm chế độ Cộng Sản. Việc chọn ngày ấy bị nhà cầm quyền Trung Hoa coi như cái tát vào mặt họ bất kể việc Vatican nằng nặc cho rằng ngày 1 tháng 10 là ngày lễ kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, quan thầy phổ quát của các xứ truyền giáo.
Trong khi đó, năm 2002, Vatican tuyên bố rằng bốn tông tòa tại Nga đã được nâng lên hàng giáo phận, khiến người Chính Thống tố cáo Vatican bành trướng và chủ trương cải đạo. Quyết định trên rõ ràng được đưa ra mà không có sự tham khảo người Chính Thống… Ấy thế nhưng, trong cả hai trường hợp này, qui kết Vatican là cản trở hàng đầu là điều không hoàn toàn chính xác.
Đức Hồng Y Angelo Sodano, cựu Quốc Vụ Khanh, có lần đã thời danh cho rằng nếu Trung Hoa chịu thiết lập liên hệ ngoại giao, Vatican sẽ lập tức đóng cửa tòa đại sứ của mình tại Đài Loan, “không phải sáng mai, mà ngay đêm nay”. Sự thực là, phần đông những người quan sát Trung Hoa tin rằng trở ngại thực sự hệ ở các căng thẳng không được giải quyết giữa phe Cộng Sản thực tiễn và phe Cộng Sản thủ cựu bên trong hàng ngũ ưu tú của xứ sở, khiến phát sinh ra thứ hội chứng cá tính nhiều mặt khi đối diện với chính sách về tôn giáo.
Gần đây nhất, giám mục phụ tá của Thượng Hải, Thaddeus Ma Daqin, đã bị giam tại nhà vì đã công khai bác bỏ tư cách hội viên Hội Công Giáo Ái Quốc, một cơ quan được nhà nước bảo trợ nhằm giữ người Công Giáo trong vòng kiểm soát.
Tại Nga, bất kể khuynh hướng hoà dịu đại kết gần đây, người ta vẫn thấy mối hoài nghi sâu xa đối với Rôma và ngôi vị giáo hoàng, khiến cho mọi cử chỉ có ý nghĩa trở thành lưỡng nghĩa, đa nghĩa. Cuối tháng 4 năm nay chẳng hạn, Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra một tuyên bố nồng nhiệt chào mừng việc bầu Đức Phanxicô làm giáo hoàng. Nhưng không lâu sau đó, viên chức đại kết cao cấp nhất, tức TGM Hilarion thuộc Volokolamsk, tuyên bố rằng nếu đức tân giáo hoàng thực sự muốn có mối liên hệ tốt hơn, thì ngài nên chặn đứng đà lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine, một Giáo Hội bị Moscow coi như dẵm chân lên “lãnh thổ giáo luật” của mình.
Tính đa nghi đối với chủ nghĩa duy cải đạo của Công Giáo đã ăn rất sâu vào người Chính Thống Nga, bất chấp sự kiện trong những năm thời Đức Gioan Phaolô II, Vatican đã áp đặt một chính sách không phát triển trên thực tế. Nếu có chủ nghĩa duy cải đạo ở Nga, thì đó là các người Tin Lành, hay Ngũ Tuần, chứ đâu phải là Công Giáo. Năm ngoái, một cuộc nghiên cứu về sự lớn mạnh của Tin Lành tại Nga đã được đặt tựa là "Post-Soviet Gold Rush" (Chạy Đua Tìm Vàng Hậu Xô Viết).
Có lần, người ta hỏi một giám mục Chính Thống Nga lý do tại sao họ lo lắng trước sự bành trướng của Công Giáo mà lại không lo lắng gì trước sự lớn mạnh của người Tin Lành hay Ngũ Tuần. Ngài cho hay: “Họ tới đây hôm nay rồi ngày mai ra đi, nhưng người Công Giáo sẽ ở đây vĩnh viễn”.
Dù người ta nói với ngài rằng quan điểm coi người Tin Lành và Ngũ Tuần ở đây hôm nay, ngày mai ra đi đã sai lầm ít nhất tại Châu Mỹ La Tinh, nhưng vị giám mục này vẫn không tin. Thực thế, cách nay 10 năm, các giám mục Công Giáo của Châu Mỹ La Tinh đã nghĩ như thế, nhưng thực ra, người Tin Lành và người Ngũ Tuần đến Châu Mỹ La Tinh và nay họ càng ngày càng phát triển thêm.
Trở lại Israel và Thoả Hiệp Căn Bản, người ta thấy cả hai bên đều chịu trách nhiệm đối với việc trì trệ. Theo quan điểm Vatican, tư thế luật pháp dành cho các tài sản của Giáo Hội phải được qui định bởi một hiệp ước, chứ không bởi các chính sách nay thay mai đổi của Quốc Hội Israel. Quả là điều hợp lý khi các nhà thương thảo của Vatican đặt câu hỏi: có ích chi khi thương thảo một thoả hiệp hai bên để rồi sau đó các điều khoản của nó bị một phía bên kia tự ý thay đổi.
Về phía Israel, họ có mối quan tâm hợp lý là nhường cho người khác chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, nhất là vì Israel đã phải trả một giá rất đắt mới chiếm được nó. Họ cũng có mối quan tâm hợp lý khi tạo ra một tiền lệ, vì bất cứ thương lượng nào được ký với Vatican, họ thấy khó có thể từ khước cùng một thứ thương lượng đó đối với các nhóm tôn giáo khác.
Phần mình, Vatican đã cố gắng rất nhiều để khai quang bế tắc. Như trong năm 2011, Linh Mục Dòng Phanxicô, David-Maria Jaeger, đã được đề cử làm thẩm phán tòa Tối Cao Rôma, một vinh dự đủ làm ngài từ bỏ chức cố vấn tổng quát của Tòa Thánh trong các cuộc thương thảo với Israel. Sự kiện Cha Jaeger vốn là một tín hữu Do Thái Giáo trở lại Công Giáo từng là nguồn gây ra nhiều cơn đau ruột cho một số người thuộc phía Israel; sự kiện ngài còn là một thương thuyết gia cứng rắn vì biết rõ luật lệ và nền chính trị Do Thái từ trong ra ngoài có lẽ cũng là một nhân tố.
Ở hậu cảnh, các tham dự viên của cuộc thương thuyết thuộc cả đôi bên đều nói rằng họ rất cần đạt được một thỏa hiệp. Họ cho rằng khó khăn hàng đầu hiện nay là làm sao vận động được một đà chính trị tại Israel để họ, kể cả quốc hội, chịu ký bất cứ thoả hiệp nào mang hiệu lực luật lệ. Người ta đang còn phải chờ xem chính phủ của ông Benjamin Netanyahu sẽ đặt vấn đề này ở hàng thứ mấy trên danh sách các ưu tiên của họ.
Tóm lại, việc người ta thường đổ lỗi cho Vatican là người gây trở ngại chính cho 4 lãnh vực ngoại giao nói trên không hoàn toàn được biện minh. Cần có hai người mới có thể có một điệu nhẩy tango. Vatican rất muốn nhẩy, nhưng chưa thực sự có người cùng nhẩy với mình.
Tin mới nhất
Ký giả Andrea Tornielli vừa báo tin trong hai ngày 3 và 4 tháng 6 này, một cuộc gặp gỡ nữa giữa Israel và Tòa Thánh sẽ được tổ chức tại Rôma để giải quyết hai vấn đề cuối cùng còn tồn đọng đó là khu đậu xe tại Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion và một nơi thờ phượng tại Xêdarê.
Theo phát ngôn viên Do Thái, Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion sẽ trở thành nơi thờ phượng của Công Giáo như trước. Điều này có nghĩa từ nay, phía Công Giáo có thể cử hành Thánh Lễ tại đây, nhưng đất đai thì vẫn thuộc sở hữu của Nhà Nước Do Thái, chứ không được trao lại cho các Cha Dòng Phanxicô là người vẫn sở hữu nó trước đây.
Song song với việc ấy, các nơi thánh, các nơi thờ phượng và nghĩa trang Công Giáo sẽ hoàn toàn được miễn thuế, nhưng các nơi dùng cho mục đích thương mãi như tiệm bán đồ kỷ niệm, quán ăn…vẫn phải chịu thuế.
Tuy thế, người ta vẫn không hy vọng là hai bên sẽ ký được một thỏa hiệp dứt khoát trong cuộc họp sắp tới, tuy cả hai bên đều có thương thuyết gia mới. Phía Israel là phó Bộ Trưởng Ngoại Giao, Zeev Elken; phía Vatican là Thứ Trưởng Liên Lạc Các Chính Phủ, Antoine Camilleri.
Hai vấn đề tồn đọng là khu đậu xe trên Núi Xion và một nơi thờ phượng tại Xêdarê. Các Cha Phanxicô đòi quyền sở hữu khu đậu xe, nhưng Israel cho hay họ không thể thay đổi việc dùng khu đất đó làm chỗ đậu xe, nhưng bù lại, họ sẽ cung cấp cho các cha một chỗ khác.
Tình thế có khác đối với khu khảo cổ tại Xêdarê. Tòa Thượng Phụ La Tinh có một nhà thờ nhỏ dâng kính Thánh Phaolô tại đây (Thánh Phaolô rời Xêdarê đi Rôma). Khi Nhà Nước Israel được thành lập, Tòa Thượng Phụ bị tước mảnh đất này và ngôi nhà thờ bị phá hủy. Bây giờ, Tòa Thánh muốn có một nơi thờ phượng ở đấy. Khu vực khảo cổ, nơi hiện còn di tích ngôi nhà thờ của Thập Tự Quân ngày xưa, nay là một công viên và không ai được đụng tới. Hai bên đang cố gắng tìm giải pháp để người Công Giáo được thờ phượng đâu đó tại khu vực này tuy không có quyền sở hữu đất đai. Giải pháp thay thế là một khu đất khác bên ngoài khu khảo cổ để bên Công Giáo xây dựng một khu hành hương.
Cuộc thương thảo hết sức phức tạp và kéo dài đã lâu. Các thông cáo chung chính thức lúc nào cũng có giọng hứa hẹn, nhất là về phía Israel. Tuy nhiên, theo Tornielli, lần này, giọng điệu có nhiều hứa hẹn thực sự. Ta hãy chờ xem.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Xuân Sơn Gp Vinh Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo
Peter Thư
04:45 01/06/2013
Giáo xứ Xuân Sơn: Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo
Sáng ngày 30/5/2013, giáo xứ Xuân Sơn đã vui mừng đón đoàn Khám bệnh và Phát thuốc miễn phí cho 250 người nghèo trong giáo xứ và một số bà con lương dân vùng lân cận.
Khoảng 7h30, đoàn có mặt tại khuôn viên Nhà thờ giáo xứ do bác sỹ Nguyễn Văn Hanh dẫn đầu, cùng các thành viên là các y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện đóng trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh (một số trong đó là lương dân) và 2 soeurs đến từ dòng Mến Thánh giá Vinh.
Xem Hình
Công tác chuẩn bị cho việc khám bệnh và phát thuốc đã được Cha xứ và HĐMV giáo xứ bố trí chu đáo và sẵn sàng.
Nghỉ ngơi trong giây lát đoàn bắt tay ngay vào công việc sau chặng đường 130km từ thành phố Vinh di chuyển vào.
Một ngày làm việc căng thẳng với tình thương và tinh thần trách nhiệm cao, đoàn đã hòan thành việc khám bệnh và phát thuốc cho hơn 250 người.
Kết luận sơ bộ của đoàn cho thấy có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh tọa, dạ dày, sỏi thận...do điều kiện sinh hoạt hoạt không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt có thể nguồn nước có chứa nhiều tạp chất gây bệnh.
Cách thị trấn Kỳ Anh chừng 30 km, Xuân Sơn là một giáo xứ miền sơn cước thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với gần 1000 giáo dân. Đời sống rất khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Mật độ dân số thưa thớt, địa hình phức tạp, bao bọc chung quanh là núi rừng trùng điệp, ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ của giáo xứ Xuân Sơn nằm trên mảnh đất cách xa với các gia đình giáo dân. Đặc biệt, Giáo họ Mỹ Hòa cách nhà thờ xứ 10km nên hằng tuần cho xứ phải đến để dâng lễ cho giáo dân.
Điều kiện địa lý phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nên giới trẻ trong giáo xứ phải xa gia đình, giáo xứ ở trọ để học phổ thông. Một số giới trẻ nghỉ học sớm cũng đi làm ăn xa quê hương. Vì thế công việc mục vụ cũng gặp phải không ít trở ngại.
Trình độ dân trí và kiến thức giáo lý rất hạn chế. Cha Quản xứ JB. Cao Đình Hải, sau khi về tiếp quản giáo xứ cũng rất ưu tư để xây dựng đội ngũ giáo lý viên có trình độ để truyền đạt kiến thức giáo lý cho giới trẻ, nhưng xem ra cũng không dễ dàng.
Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh sâu sắc cho giáo dân, tái thiết cơ sở vật chất, vị linh mục trẻ cũng thường xuyên động viên các bậc phụ huynh đầu tư nhiều hơn nữa để con em được học tập đến nơi đến chốn.
Kinh tế khó khăn. Nên người dân cũng ít có điều kiện để thăm khám sức khỏe. Vì thế Ngài cũng mong muốn có sự hỗ trợ của các Ân nhân để ít nhất mỗi năm sẽ tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí một lần.
Ngài cũng đang tìm cách để có được nguồn nước sạch nhằm nâng cao điều kiện sinh hoạt và sức khỏe người dân.
Sáng ngày 30/5/2013, giáo xứ Xuân Sơn đã vui mừng đón đoàn Khám bệnh và Phát thuốc miễn phí cho 250 người nghèo trong giáo xứ và một số bà con lương dân vùng lân cận.
Khoảng 7h30, đoàn có mặt tại khuôn viên Nhà thờ giáo xứ do bác sỹ Nguyễn Văn Hanh dẫn đầu, cùng các thành viên là các y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện đóng trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh (một số trong đó là lương dân) và 2 soeurs đến từ dòng Mến Thánh giá Vinh.
Xem Hình
Công tác chuẩn bị cho việc khám bệnh và phát thuốc đã được Cha xứ và HĐMV giáo xứ bố trí chu đáo và sẵn sàng.
Nghỉ ngơi trong giây lát đoàn bắt tay ngay vào công việc sau chặng đường 130km từ thành phố Vinh di chuyển vào.
Một ngày làm việc căng thẳng với tình thương và tinh thần trách nhiệm cao, đoàn đã hòan thành việc khám bệnh và phát thuốc cho hơn 250 người.
Kết luận sơ bộ của đoàn cho thấy có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh tọa, dạ dày, sỏi thận...do điều kiện sinh hoạt hoạt không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt có thể nguồn nước có chứa nhiều tạp chất gây bệnh.
Cách thị trấn Kỳ Anh chừng 30 km, Xuân Sơn là một giáo xứ miền sơn cước thuộc xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với gần 1000 giáo dân. Đời sống rất khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Mật độ dân số thưa thớt, địa hình phức tạp, bao bọc chung quanh là núi rừng trùng điệp, ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ của giáo xứ Xuân Sơn nằm trên mảnh đất cách xa với các gia đình giáo dân. Đặc biệt, Giáo họ Mỹ Hòa cách nhà thờ xứ 10km nên hằng tuần cho xứ phải đến để dâng lễ cho giáo dân.
Điều kiện địa lý phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nên giới trẻ trong giáo xứ phải xa gia đình, giáo xứ ở trọ để học phổ thông. Một số giới trẻ nghỉ học sớm cũng đi làm ăn xa quê hương. Vì thế công việc mục vụ cũng gặp phải không ít trở ngại.
Trình độ dân trí và kiến thức giáo lý rất hạn chế. Cha Quản xứ JB. Cao Đình Hải, sau khi về tiếp quản giáo xứ cũng rất ưu tư để xây dựng đội ngũ giáo lý viên có trình độ để truyền đạt kiến thức giáo lý cho giới trẻ, nhưng xem ra cũng không dễ dàng.
Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh sâu sắc cho giáo dân, tái thiết cơ sở vật chất, vị linh mục trẻ cũng thường xuyên động viên các bậc phụ huynh đầu tư nhiều hơn nữa để con em được học tập đến nơi đến chốn.
Kinh tế khó khăn. Nên người dân cũng ít có điều kiện để thăm khám sức khỏe. Vì thế Ngài cũng mong muốn có sự hỗ trợ của các Ân nhân để ít nhất mỗi năm sẽ tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí một lần.
Ngài cũng đang tìm cách để có được nguồn nước sạch nhằm nâng cao điều kiện sinh hoạt và sức khỏe người dân.
Lễ Đức Mẹ thăm viếng: Diệu cảm thiêng liêng
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
10:16 01/06/2013
Lễ Đức Mẹ thăm viếng (Xp 3, 14-18a;Rm 12, 9-16b; Lc 1, 39-55)
(Bài giảng trong Thánh lễ kỷ niệm 22 năm Linh Mục của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đan viện Châu Sơn, ngày 31-05-2013)
“Bà Elizabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần”. Lời chào của Mẹ Maria phát sinh ngay hai tác động: thánh Gioan Baotixita trong bào thai nhảy mừng. Và bà Elizabeth đầy tràn Thánh Thần.
Cả hai tác động đều cao quí và vượt sức loài người. Thánh Gioan Baotixita nhảy mừng trong Chúa. Nhảy mừng vì được thoát ách tội tổ tông. Nhảy mừng vì được ơn cứu độ. Nhảy mừng vì được Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ con người đến viếng thăm và ban ơn giải thoát.
Bà Elizabeth được tràn đầy Thánh Thần. Bà vui vì được chia sẻ niềm vui với người con trong lòng. Bà vui vì được đón nhận ơn Thánh Thần. Thánh Thần từ bào thai người con tràn lan sang lòng mẹ. Thánh Thần lan tràn đầy căn nhà nhỏ bé đơn sơ, khiến cả nhà vang lời ca tụng Thiên Chúa, tràn ngập niềm vui. Bà Elizabeth chúc tụng Đức Mẹ. Đức Mẹ chúc tụng Thiên Chúa. Niềm vui chan hòa mà Sophonia loan báo nay đã thực hiện.
Nhờ đâu lời chào của Mẹ đem lại kết quả lớn lao dường ấy? Chắc chắn đó là nhờ Mẹ mang Chúa Giêsu trong lòng.
Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể. Thực ra Đức Mẹ đã đón nhận và cưu mang Lời Chúa trước khi cưu mang chính Ngôi Lời. Để đón nhận và cưu mang Lời Chúa, Đức Mẹ có một đức tin thật mãnh liệt. Đức tin này đã khiến bà Elizabeth phải ngưỡng mộ ngợi khen: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức tin của Đức Mẹ thật lớn lao. Vì tin vào những điều đối với con người là không có thể được. Nhưng Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được”.
Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ đón nhận và cưu mang Lời Chúa. Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ trở nên một với Lời Chúa. Sống Lời Chúa. Thực hành Lời Chúa. Và sau khi thụ thai sự kết hợp ấy càng trở nên thiết thực, sống động và hiệu quả hơn. Ngôi Lời Thiên Chúa chính là bào thai trong lòng mẹ. Dòng máu chảy trong bào thai Giêsu là dòng máu luân lưu trong huyết quản của Mẹ. Thịt xương của Hài Nhi Giêsu hình thành nhờ thịt xương của Mẹ. Sự sống của bào thai Giêsu lãnh nhận từ sự sống của Mẹ. Còn hơn thế nữa, từ khi đón nhận sứ mạng, Đức Mẹ trở nên một với Chúa Giêsu. Cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ. Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá là biểu lộ một kết hợp trọn vẹn và tận cùng với Chúa Giêsu.
Sự kết hợp chặt chẽ kỳ diệu đó khiến hai mẹ con trở nên một. Đó là bí quyết khiến lời chào của Đức Mẹ đem lại hiệu quả lớn lao. Kết hợp chặt chẽ với Lời Chúa nên mọi lời nói của Đức Mẹ đều là lời của Thiên Chúa. Có thể nói lời chào của Đức Mẹ chính là lời của Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu là Lời. Đức Mẹ là loa đài. Loa đài chỉ phát ra khi Lời lên tiếng. Mẹ chỉ lên tiếng chào khi Thánh Thần thúc đẩy.
Trong mối tương giao qua cuộc chào hỏi, phát sinh một diệu cảm thiêng liêng. Hai người mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ khả giác. Hai người con giao tiếp bằng ngôn ngữ thiêng liêng. Hai người con là tác nhân chính. Hai người mẹ được thông phần nhờ hiệp thông với bào thai đang mang trong mình. Hai người con chuyển động trong lòng mẹ. Hai người mẹ cất tiếng nói diễn tả hoạt động của hai người con. Tất cả tương quan nhịp nhàng tự nhiên và gắn bó. Tất cả đồng cảm trong một diệu cảm thiêng liêng của những tâm hồn thanh khiết chìm trong Thánh Thần. Nếu thư Rôma mời gọi ta sống bác ái thì đây là bác ái ở mức cao nhất vì chia sẻ một diệu cảm thiêng liêng.
Có lẽ chúng ta tự hỏi tại sao lời chào của Đức Mẹ phát sinh hiệu quả lớn lao như thế mà không thấy Tin mừng thuật lại. Điều này hẳn có lý do. Loa nén, loa thùng hay loa giấy không quan trọng. Quan trọng là để Thiên Chúa sử dụng. Khi Đấng Cứu Độ lên tiếng, sứ điệp cứu độ được loan truyền và ơn cứu độ sẽ phát sinh.
Cũng vậy con người linh mục không quan trọng. Có linh mục giảng hay, có linh mục không biết ăn nói. Nhưng điều quan trọng là linh mục để Chúa chiếm đoạt, để Chúa sử dụng, để Chúa lên tiếng.
Cha Cố Giuse của chúng tôi là một linh mục kém ăn nói. Các bài giảng của ngài cũng thật đơn sơ. Về lễ hôn phối cả đời ngài chỉ có hai bài giảng. Chỉ cần đọc câu đầu là trẻ con đã biết câu kế tiếp. Nhưng giáo dân trong xứ đều yêu mến ngài. Ngài qua đời đã hơn 30 năm mà ai cũng nhớ tiếc. Chúng tôi coi ngài là mẫu mực đời linh mục và luôn khắc ghi lời ngài dạy dỗ. Vì Ngài có Chúa ở cùng.
Mối tương quan giữa linh mục với Chúa Giêsu rất gần với mối tương quan giữa Đức Mẹ với Con Chí Thánh. Xin hãy cầu nguyện cho linh mục chúng tôi biết noi gương Mẹ Maria có một diệu cảm thiêng liêng với Chúa Giêsu. Để mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của linh mục chúng tôi đều do tác động của Ngôi Lời. Sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Sẽ làm cho bầu trời tràn ngập Chúa Thánh Thần. Để em bé trong bụng mẹ cũng nhảy mừng. Bà mẹ 80 tuổi cũng hân hoan. Và người gieo Tin mừng được cùng Đức Mẹ hoan hỉ ca lên: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”.
(Bài giảng trong Thánh lễ kỷ niệm 22 năm Linh Mục của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đan viện Châu Sơn, ngày 31-05-2013)
Cả hai tác động đều cao quí và vượt sức loài người. Thánh Gioan Baotixita nhảy mừng trong Chúa. Nhảy mừng vì được thoát ách tội tổ tông. Nhảy mừng vì được ơn cứu độ. Nhảy mừng vì được Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ con người đến viếng thăm và ban ơn giải thoát.
Bà Elizabeth được tràn đầy Thánh Thần. Bà vui vì được chia sẻ niềm vui với người con trong lòng. Bà vui vì được đón nhận ơn Thánh Thần. Thánh Thần từ bào thai người con tràn lan sang lòng mẹ. Thánh Thần lan tràn đầy căn nhà nhỏ bé đơn sơ, khiến cả nhà vang lời ca tụng Thiên Chúa, tràn ngập niềm vui. Bà Elizabeth chúc tụng Đức Mẹ. Đức Mẹ chúc tụng Thiên Chúa. Niềm vui chan hòa mà Sophonia loan báo nay đã thực hiện.
Nhờ đâu lời chào của Mẹ đem lại kết quả lớn lao dường ấy? Chắc chắn đó là nhờ Mẹ mang Chúa Giêsu trong lòng.
Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể. Thực ra Đức Mẹ đã đón nhận và cưu mang Lời Chúa trước khi cưu mang chính Ngôi Lời. Để đón nhận và cưu mang Lời Chúa, Đức Mẹ có một đức tin thật mãnh liệt. Đức tin này đã khiến bà Elizabeth phải ngưỡng mộ ngợi khen: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức tin của Đức Mẹ thật lớn lao. Vì tin vào những điều đối với con người là không có thể được. Nhưng Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được”.
Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ đón nhận và cưu mang Lời Chúa. Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ trở nên một với Lời Chúa. Sống Lời Chúa. Thực hành Lời Chúa. Và sau khi thụ thai sự kết hợp ấy càng trở nên thiết thực, sống động và hiệu quả hơn. Ngôi Lời Thiên Chúa chính là bào thai trong lòng mẹ. Dòng máu chảy trong bào thai Giêsu là dòng máu luân lưu trong huyết quản của Mẹ. Thịt xương của Hài Nhi Giêsu hình thành nhờ thịt xương của Mẹ. Sự sống của bào thai Giêsu lãnh nhận từ sự sống của Mẹ. Còn hơn thế nữa, từ khi đón nhận sứ mạng, Đức Mẹ trở nên một với Chúa Giêsu. Cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ. Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá là biểu lộ một kết hợp trọn vẹn và tận cùng với Chúa Giêsu.
Sự kết hợp chặt chẽ kỳ diệu đó khiến hai mẹ con trở nên một. Đó là bí quyết khiến lời chào của Đức Mẹ đem lại hiệu quả lớn lao. Kết hợp chặt chẽ với Lời Chúa nên mọi lời nói của Đức Mẹ đều là lời của Thiên Chúa. Có thể nói lời chào của Đức Mẹ chính là lời của Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu là Lời. Đức Mẹ là loa đài. Loa đài chỉ phát ra khi Lời lên tiếng. Mẹ chỉ lên tiếng chào khi Thánh Thần thúc đẩy.
Trong mối tương giao qua cuộc chào hỏi, phát sinh một diệu cảm thiêng liêng. Hai người mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ khả giác. Hai người con giao tiếp bằng ngôn ngữ thiêng liêng. Hai người con là tác nhân chính. Hai người mẹ được thông phần nhờ hiệp thông với bào thai đang mang trong mình. Hai người con chuyển động trong lòng mẹ. Hai người mẹ cất tiếng nói diễn tả hoạt động của hai người con. Tất cả tương quan nhịp nhàng tự nhiên và gắn bó. Tất cả đồng cảm trong một diệu cảm thiêng liêng của những tâm hồn thanh khiết chìm trong Thánh Thần. Nếu thư Rôma mời gọi ta sống bác ái thì đây là bác ái ở mức cao nhất vì chia sẻ một diệu cảm thiêng liêng.
Có lẽ chúng ta tự hỏi tại sao lời chào của Đức Mẹ phát sinh hiệu quả lớn lao như thế mà không thấy Tin mừng thuật lại. Điều này hẳn có lý do. Loa nén, loa thùng hay loa giấy không quan trọng. Quan trọng là để Thiên Chúa sử dụng. Khi Đấng Cứu Độ lên tiếng, sứ điệp cứu độ được loan truyền và ơn cứu độ sẽ phát sinh.
Cũng vậy con người linh mục không quan trọng. Có linh mục giảng hay, có linh mục không biết ăn nói. Nhưng điều quan trọng là linh mục để Chúa chiếm đoạt, để Chúa sử dụng, để Chúa lên tiếng.
Cha Cố Giuse của chúng tôi là một linh mục kém ăn nói. Các bài giảng của ngài cũng thật đơn sơ. Về lễ hôn phối cả đời ngài chỉ có hai bài giảng. Chỉ cần đọc câu đầu là trẻ con đã biết câu kế tiếp. Nhưng giáo dân trong xứ đều yêu mến ngài. Ngài qua đời đã hơn 30 năm mà ai cũng nhớ tiếc. Chúng tôi coi ngài là mẫu mực đời linh mục và luôn khắc ghi lời ngài dạy dỗ. Vì Ngài có Chúa ở cùng.
Mối tương quan giữa linh mục với Chúa Giêsu rất gần với mối tương quan giữa Đức Mẹ với Con Chí Thánh. Xin hãy cầu nguyện cho linh mục chúng tôi biết noi gương Mẹ Maria có một diệu cảm thiêng liêng với Chúa Giêsu. Để mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của linh mục chúng tôi đều do tác động của Ngôi Lời. Sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Sẽ làm cho bầu trời tràn ngập Chúa Thánh Thần. Để em bé trong bụng mẹ cũng nhảy mừng. Bà mẹ 80 tuổi cũng hân hoan. Và người gieo Tin mừng được cùng Đức Mẹ hoan hỉ ca lên: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”.
Thừa Tác Viên Thánh Thể Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
10:54 01/06/2013
Chiếu thứ Sáu 31/05/2013 các anh em Thừa Tác Viên Thánh Thể TGP Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự Tĩnh Tâm. Sau khi ghi danh mọi người tập trung trong hội trường. Ông Huỳnh Công Lợi Trưởng Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể ngỏ lời chào mừng các anh em và Cha Linh hướng Nguyễn Khoa Toàn đồng thời cùng sinh hoạt.
(Xem Hình Ảnh)
Sau giờ cơm tối, Cha Linh hướng Nguyễn Khoa Toàn cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô từ nhà nguyện vào trong hội trường và mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa cầu nguyện và suy niệm về mầu nhiệm Năm Sự Sự Vui kính Đức Mẹ nhân ngày Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Elizabeth sau đó mọi người ở lại Trung Tâm nghỉ đêm.
Ngày thứ Bảy 01/06/2013 sau giờ kinh sáng và điểm tâm, Cha Linh Hướng Nguyễn Khoa Toàn thuyết giảng đề tài “Đức Chúa sẽ chiến đấu cho anh em. Anh em chỉ có việc ngồi yên” (Xh. 14:14) Kế tiếp ông Huỳnh Công Lợi chia sẻ và thuyết giảng về đề tài Phụng Vụ Thánh Lễ để giúp các anh em nắm vững vai trò của mình trong chức vụ Thừa Tác Viên Thánh Thể, đồng thời các anh em góp ý chia sẻ và nêu những thắc măc được Cha Linh hướng và ông Huỳnh Công Lợi giải đáp thỏa đáng.
Sau giờ giải lao mọi người tham dự Thánh lễ và trong bài giảng Cha Linh hướng Nguyễn Khoa Toàn đã kể về mẫu chuyện của Thánh Justin mừng kính Lễ hôm nay. Ngài đi tìm sự thật mà sự thật không bởi là ai mà là chính Chúa vì Chúa chính là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, Thánh Justin cũng đã nói “ Tôi chết để tôi tìm kiếm sự thật, còn hơn là tôi sống mà sống với sự giả dối..” và cuối cùng Ngài Tử Vì Đạo…
Kế tiếp là nghi thức tuyên hứa đảm nhận trọng trách của qúy Thừa Thác Viên Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Linh hướng ngỏ lời cám ơn các anh em Thừa Tác Viên đã dành thời gian quý báu tham dự 2 buổi tĩnh tâm. Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại dùng bữa cơm trưa thân mật và sau đó ra về trong tình yêu thương trong Chúa Giêsu KiTô.
(Xem Hình Ảnh)
Sau giờ cơm tối, Cha Linh hướng Nguyễn Khoa Toàn cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô từ nhà nguyện vào trong hội trường và mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa cầu nguyện và suy niệm về mầu nhiệm Năm Sự Sự Vui kính Đức Mẹ nhân ngày Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Elizabeth sau đó mọi người ở lại Trung Tâm nghỉ đêm.
Ngày thứ Bảy 01/06/2013 sau giờ kinh sáng và điểm tâm, Cha Linh Hướng Nguyễn Khoa Toàn thuyết giảng đề tài “Đức Chúa sẽ chiến đấu cho anh em. Anh em chỉ có việc ngồi yên” (Xh. 14:14) Kế tiếp ông Huỳnh Công Lợi chia sẻ và thuyết giảng về đề tài Phụng Vụ Thánh Lễ để giúp các anh em nắm vững vai trò của mình trong chức vụ Thừa Tác Viên Thánh Thể, đồng thời các anh em góp ý chia sẻ và nêu những thắc măc được Cha Linh hướng và ông Huỳnh Công Lợi giải đáp thỏa đáng.
Sau giờ giải lao mọi người tham dự Thánh lễ và trong bài giảng Cha Linh hướng Nguyễn Khoa Toàn đã kể về mẫu chuyện của Thánh Justin mừng kính Lễ hôm nay. Ngài đi tìm sự thật mà sự thật không bởi là ai mà là chính Chúa vì Chúa chính là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, Thánh Justin cũng đã nói “ Tôi chết để tôi tìm kiếm sự thật, còn hơn là tôi sống mà sống với sự giả dối..” và cuối cùng Ngài Tử Vì Đạo…
Kế tiếp là nghi thức tuyên hứa đảm nhận trọng trách của qúy Thừa Thác Viên Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Linh hướng ngỏ lời cám ơn các anh em Thừa Tác Viên đã dành thời gian quý báu tham dự 2 buổi tĩnh tâm. Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại dùng bữa cơm trưa thân mật và sau đó ra về trong tình yêu thương trong Chúa Giêsu KiTô.
Lệ Tạ ơn của Tân Linh Mục tại giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:00 01/06/2013
HỐ NAI - Sáng thứ Năm ngày 30 tháng 5 vừa qua, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc, đã truyền chức linh mục cho 50 thầy phó tế trong giáo phận. Đây thật sự là một niềm vui lớn đối với Giáo Hội Việt Nam nói chung và cách riêng đối với giáo phận Xuân Lộc, vì có thêm những tân linh mục phục vụ trong cánh đồng truyền giáo. sáng nay thứ Bảy ngày 01.6.2013, cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải hân hoan vui mừng lễ tạ ơn Chúa, khi thầy Giuse Phạm Thanh Quang, một người con trong giáo xứ, một người anh em trong cộng đoàn vừa được Thiên Chúa cất nhắc lên hàng linh mục, tư tế của dân Chúa.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ có cha Giuse, Chưởng ấn giáo phận. Quý Cha Đaminh chánh, phó xứ Bắc Hải. Cha Phero Phạm Duy Liễm, chánh xứ Ninh Phát là cha nghĩa phụ tân linh mục, và Cha Phaolo phó xứ Kẻ Sặt.
Tham dự lễ, có quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, quý cố, quý chức, quý thân nhân, quý khách và cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải và vị đại diện cộng đoàn giáo xứ dâng lời và hoa tươi chúc mừng cha mới Giuse, chúc mừng cha Phero Nghĩa phụ, chúc mừng ông bà cố và thân quyến, sau lời chúc mừng là tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn giáo phận chia sẻ với cộng đoàn.
Kính thưa quý cha cố và quý cha đồng tế !
Trong tình nghĩa thầy trò và anh em linh mục đồng hương, cha mới Giuse có nhờ con chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ tạ ơn này. Vậy con xin phép quý cha cho con được chia sẻ đôi điều với cộng đoàn, cách riêng với cha mới trong ngày lễ đặc biệt hôm nay.
Cách đây hai ngày, tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Cha chánh Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đặt tay truyền chức linh mục cho 50 thầy phó tế, gồm 45 thầy giáo phận và 5 tu sĩ, trong đó có cha mới Giuse Phạm Thanh Quang của chúng ta. Đây là biến cố trọng đại có một không hai trong lịch sử của Giáo phận, vì lần đầu tiên có một thánh lễ truyền chức linh mục cho một con số đông đảo các tân chức đến thế ! Và cũng từ hai ngày qua, đi đâu người ta cũng thấy các nhà thờ trong giáo phận có những băng rôn khẩu hiệu chào đón các tân linh mục, các thánh lễ tạ ơn của các tân linh mục. Chứng kiến tất cả những điều ấy, tôi cảm nhận sâu sắc được điều này: niềm vui có được một tân linh mục là niềm vui của cả Giáo Hội, của tất cả chúng ta đang hiện diện nơi đây chứ không riêng gì của cha mới hay của thân nhân gia đình cha mới.
Vậy việc cha mới trở về giáo xứ quê nhà để dâng thánh lễ tạ ơn này có ý nghĩa như thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin chia sẻ với ông bà anh chị em một vài cảm nhận của tôi trong ngày lễ hôm nay.
1. Cảm nhận thứ nhất về lòng biết ơn
Có người sẽ nghĩ, cha mới về dâng lễ tạ ơn là để "vinh qui bái tổ", và tôi thiết nghĩ, điều đó cũng không sai. Bởi truyền thống người Việt Nam chúng ta xưa nay luôn đề cao lòng biết ơn "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"…, nhất là khi chúng ta tạo được công danh sự nghiệp hay thành đạt trong cuộc sống thì lại càng phải biết thể hiện lòng biết ơn này, nếu không sẽ trở thành kẻ bất hiếu và vô ơn.
Người kitô hữu chúng ta thường xác tín rằng: cuộc sống này là một chuỗi những ân huệ nối tiếp, đan xen nhau. Có những ân huệ do nơi Chúa, cũng có những ơn đến từ con người. Không ai có thể tự sống mà không lãnh nhận như Kinh Thánh viết: “Có điều gì bạn có mà không do nhận lãnh chăng? Nếu bạn đã nhận lãnh, thì sao còn khoe khoang như chưa từng nhận lãnh?” (1 Cr 4, 7) Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giơ bày tỏ tấm lòng tri ân: tri ân Tình Chúa và cám ơn Tình người ?
Như thế, việc cha mới Giuse về dâng lễ tạ ơn tại giáo xứ chính là một bài học dạy chúng ta về lòng biết ơn. Thật vậy, qua thánh lễ này, và sẽ không còn cách thế nào cao đẹp hơn, cha mới muốn kể cho chúng ta về những ơn lành Chúa đã ban cho ngài: ơn sự sống, ơn làm con Chúa và nay là ơn làm linh mục của Chúa, và ngài mời chúng ta hiệp thông với ngài trong lời tạ ơn Chúa. Qua cuộc tập họp chung quanh bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, ngài cũng muốn nói lời cám ơn Cha Mẹ và gia đình đã sinh thành, dày công dưỡng dục và quảng đại hy sinh dâng hiến người con cho Chúa và Giáo Hội; cám ơn cha xứ, cha phó, thân nhân, ân nhân, bạn bè, người đồng hương…đã thương yêu giúp đỡ bằng cách này hay cách khác để đào luyện cha nên người và nên linh mục của Chúa…
2. Cảm nhận thứ hai về sự bất xứng của con người linh mục
Như Môsê trong bài đọc một hôm nay đã cảm thấy bất xứng trước sứ mệnh lớn lao Chúa trao, cha mới Giuse cũng cảm nhận được sự yếu đuối của thân phận con người trước hồng ân thiên chức linh mục mà cha vừa lãnh nhận. Thật vậy, càng nhận thức rõ được về sự thánh thiện của Thiên Chúa bao nhiêu, con người càng nhận thấy mình tội lỗi bất xứng bấy nhiêu. Linh mục hẳn phải là người nhận thức rõ về Thiên Chúa, bởi thế họ không thể không nhận rõ thân phận tội lỗi yếu đuối của mình. Đã thế, cái bản chất hay phạm tội của con người lại không được cất đi cho Linh mục trong ngày truyền chức. Làm sao không run sợ khi lãnh nhận và thi hành sứ vụ Chúa trao? Chắc hẳn trong chính kinh nghiệm này mà Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Kho tàng quý giá ấy, chúng tôi chứa đựng trong những bình sành” (2 Cr 4, 7).
Linh mục là hiện thân của Chúa Giêsu nơi trần thế. Thế mà có dễ dàng gì đâu, để người Linh mục mặc lấy những tâm tình của Đức Ki-tô, để hành xử như Đức Kitô hành xử! Bởi vì luôn luôn vẫn còn đó, nơi họ, những khuynh hướng, những ước muốn dẫu rất người, nhưng lại là những cản trở cho đời Thánh Hiến. Cha Michael Quoist đã bày tỏ nỗi niềm với Chúa qua lời kinh của mình rằng: “Con đã dâng cho Chúa tất cả vì Chúa cần đến con. Nhưng lạy Chúa, dâng như thế thật là khó:
- Thật là khó, khi con đã hiến dâng thân xác con cho Chúa, nhưng thân xác ấy cũng muốn dành cho kẻ khác.
- Thật là khó, khi con phải yêu thương mọi người mà không dám giữ lại một ai cả.
- Thật là khó, khi con bắt tay một người mà không thể cầm họ lại.
- Thật là khó, khi con khơi được một tình thương nhưng rồi phải dâng nó lên Chúa
- Thật là khó, khi con phải luôn ban phát mà không được tìm cách lãnh nhận.
- Thật là khó, khi con phải sống một mình: một mình trước mặt mọi người, một mình trong thế giới, một mình với đau khổ, một mình giữa tội lỗi, một mình trước cái chết…”
Chính vì cảm nghiệm được con người yếu đuối bất toàn của mình nên cha mới cần đến lời cầu nguyện và khích lệ của chúng ta, của tất cả Dân Chúa, nhất là của những người thân yêu của ngài.
3. Cảm thứ ba về lòng thương xót vô biên của Chúa
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc giáo xứ chúng ta, rồi tham gia nhóm lễ sinh, trở thành giáo lý viên, cho đến khi nghe theo tiếng Chúa gọi lên đường vào chủng viện, ai cũng biết rõ cha mới Giuse, biết cả cái hay lẫn cái dở của cha.
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ Mẹ, ta đã biết ngươi”(Gr 1, 5). Chúa đã biết trước thân phận của người Linh mục, nhưng Ngài vẫn chọn gọi, để lời quả quyết: “Chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16) trở thành một hồng ân nhưng không được trao tặng.
Biết trước thần phận yếu hèn của linh mục, Chúa đã không đòi hỏi điều gì nơi ngài ngoại trừ lòng yêu mến, như Ngài đã hỏi Phêrô trước khi trao cho ông sứ vụ quan trọng: "Phêrô, con có yêu mến Thầy không ?". Như Phêrô, cha mới đã trả lời: "Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy".
Và để chấn an người môn đệ, Chúa Giêsu nói: “Đừng sợ, Thầy sẽ ở với các con!”, “Ơn Thầy đủ cho con, và sức mạnh của thầy biểu lộ trong sự yếu đuối của con.” (2 Cr 12, 9).
Lời Chúa đem lại sức mạnh cho người môn đệ, để “dựa vào lời Thầy” người môn đệ giăng buồm thả lưới. Không còn phải lo sợ, trái lại, người môn đệ học lấy tâm tình của Thánh Phaolô: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi.” (2 Cr 12, 9).
4. Cảm nhận thứ tư là một nguồn sức mạnh thúc đẩy bên trong: tình yêu Chúa và tha nhân
Cảm nghiệm được lòng thương xót vô biên của Chúa, cha mới là người đã cảm nghiệm hơn ai hết sức mạnh bên trong thúc đẩy ngài đáp lời xin vâng, dấn thân một cách triệt để và mạnh mẽ cho sứ vụ linh mục ngài vừa lãnh nhận. Sức mạnh ấy chính là tình yêu Chúa và tha nhân. Như câu khẩu hiệu ngài đã chọn cho đời linh mục của mình: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2 Cr 5, 14). Khẩu hiệu này sẽ là động lực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động mục vụ của ngài. “Tình yêu đáp đền tình yêu, mạng sống đáp đền mạng sống”.
Cùng nhau tiếp tục tham dự thánh lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho cha mới Giuse nói riêng, và cho tất cả các linh mục nói chung, được luôn trung thành đi theo Chúa, nhiệt thành phụng sự Giáo Hội và chân thành phục vụ mọi người trong tình yêu thương:
“Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim thuộc về Chúa nên cũng thuộc về con người.
Xin ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Xin ban cho chúng con những Linh Mục biết cầu nguyện, có tình bạn thân thiết với Chúa để các Ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những Linh Mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho, tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin Chúa ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là TÌNH YÊU, là NGUỒN SỐNG THẬT. Amen!”
Thánh lễ thật sốt sắng trang nghiêm, phụng vụ ca đoàn hát rất hay.
Sau kinh cầu cho tân linh mục và lời nguyện hiệp lễ, cha Đaminh Chánh Xứ Bắc Hải công bố phép lành Tòa Thánh với ơn Toàn Xá.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ có cha Giuse, Chưởng ấn giáo phận. Quý Cha Đaminh chánh, phó xứ Bắc Hải. Cha Phero Phạm Duy Liễm, chánh xứ Ninh Phát là cha nghĩa phụ tân linh mục, và Cha Phaolo phó xứ Kẻ Sặt.
Tham dự lễ, có quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, quý cố, quý chức, quý thân nhân, quý khách và cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải và vị đại diện cộng đoàn giáo xứ dâng lời và hoa tươi chúc mừng cha mới Giuse, chúc mừng cha Phero Nghĩa phụ, chúc mừng ông bà cố và thân quyến, sau lời chúc mừng là tràng pháo tay của cộng đoàn vang dội.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn giáo phận chia sẻ với cộng đoàn.
Kính thưa quý cha cố và quý cha đồng tế !
Trong tình nghĩa thầy trò và anh em linh mục đồng hương, cha mới Giuse có nhờ con chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ tạ ơn này. Vậy con xin phép quý cha cho con được chia sẻ đôi điều với cộng đoàn, cách riêng với cha mới trong ngày lễ đặc biệt hôm nay.
Cách đây hai ngày, tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, Đức Cha chánh Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đặt tay truyền chức linh mục cho 50 thầy phó tế, gồm 45 thầy giáo phận và 5 tu sĩ, trong đó có cha mới Giuse Phạm Thanh Quang của chúng ta. Đây là biến cố trọng đại có một không hai trong lịch sử của Giáo phận, vì lần đầu tiên có một thánh lễ truyền chức linh mục cho một con số đông đảo các tân chức đến thế ! Và cũng từ hai ngày qua, đi đâu người ta cũng thấy các nhà thờ trong giáo phận có những băng rôn khẩu hiệu chào đón các tân linh mục, các thánh lễ tạ ơn của các tân linh mục. Chứng kiến tất cả những điều ấy, tôi cảm nhận sâu sắc được điều này: niềm vui có được một tân linh mục là niềm vui của cả Giáo Hội, của tất cả chúng ta đang hiện diện nơi đây chứ không riêng gì của cha mới hay của thân nhân gia đình cha mới.
Vậy việc cha mới trở về giáo xứ quê nhà để dâng thánh lễ tạ ơn này có ý nghĩa như thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin chia sẻ với ông bà anh chị em một vài cảm nhận của tôi trong ngày lễ hôm nay.
1. Cảm nhận thứ nhất về lòng biết ơn
Có người sẽ nghĩ, cha mới về dâng lễ tạ ơn là để "vinh qui bái tổ", và tôi thiết nghĩ, điều đó cũng không sai. Bởi truyền thống người Việt Nam chúng ta xưa nay luôn đề cao lòng biết ơn "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"…, nhất là khi chúng ta tạo được công danh sự nghiệp hay thành đạt trong cuộc sống thì lại càng phải biết thể hiện lòng biết ơn này, nếu không sẽ trở thành kẻ bất hiếu và vô ơn.
Người kitô hữu chúng ta thường xác tín rằng: cuộc sống này là một chuỗi những ân huệ nối tiếp, đan xen nhau. Có những ân huệ do nơi Chúa, cũng có những ơn đến từ con người. Không ai có thể tự sống mà không lãnh nhận như Kinh Thánh viết: “Có điều gì bạn có mà không do nhận lãnh chăng? Nếu bạn đã nhận lãnh, thì sao còn khoe khoang như chưa từng nhận lãnh?” (1 Cr 4, 7) Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng “cám ơn”, hoặc chẳng bao giơ bày tỏ tấm lòng tri ân: tri ân Tình Chúa và cám ơn Tình người ?
Như thế, việc cha mới Giuse về dâng lễ tạ ơn tại giáo xứ chính là một bài học dạy chúng ta về lòng biết ơn. Thật vậy, qua thánh lễ này, và sẽ không còn cách thế nào cao đẹp hơn, cha mới muốn kể cho chúng ta về những ơn lành Chúa đã ban cho ngài: ơn sự sống, ơn làm con Chúa và nay là ơn làm linh mục của Chúa, và ngài mời chúng ta hiệp thông với ngài trong lời tạ ơn Chúa. Qua cuộc tập họp chung quanh bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, ngài cũng muốn nói lời cám ơn Cha Mẹ và gia đình đã sinh thành, dày công dưỡng dục và quảng đại hy sinh dâng hiến người con cho Chúa và Giáo Hội; cám ơn cha xứ, cha phó, thân nhân, ân nhân, bạn bè, người đồng hương…đã thương yêu giúp đỡ bằng cách này hay cách khác để đào luyện cha nên người và nên linh mục của Chúa…
2. Cảm nhận thứ hai về sự bất xứng của con người linh mục
Như Môsê trong bài đọc một hôm nay đã cảm thấy bất xứng trước sứ mệnh lớn lao Chúa trao, cha mới Giuse cũng cảm nhận được sự yếu đuối của thân phận con người trước hồng ân thiên chức linh mục mà cha vừa lãnh nhận. Thật vậy, càng nhận thức rõ được về sự thánh thiện của Thiên Chúa bao nhiêu, con người càng nhận thấy mình tội lỗi bất xứng bấy nhiêu. Linh mục hẳn phải là người nhận thức rõ về Thiên Chúa, bởi thế họ không thể không nhận rõ thân phận tội lỗi yếu đuối của mình. Đã thế, cái bản chất hay phạm tội của con người lại không được cất đi cho Linh mục trong ngày truyền chức. Làm sao không run sợ khi lãnh nhận và thi hành sứ vụ Chúa trao? Chắc hẳn trong chính kinh nghiệm này mà Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Kho tàng quý giá ấy, chúng tôi chứa đựng trong những bình sành” (2 Cr 4, 7).
Linh mục là hiện thân của Chúa Giêsu nơi trần thế. Thế mà có dễ dàng gì đâu, để người Linh mục mặc lấy những tâm tình của Đức Ki-tô, để hành xử như Đức Kitô hành xử! Bởi vì luôn luôn vẫn còn đó, nơi họ, những khuynh hướng, những ước muốn dẫu rất người, nhưng lại là những cản trở cho đời Thánh Hiến. Cha Michael Quoist đã bày tỏ nỗi niềm với Chúa qua lời kinh của mình rằng: “Con đã dâng cho Chúa tất cả vì Chúa cần đến con. Nhưng lạy Chúa, dâng như thế thật là khó:
- Thật là khó, khi con đã hiến dâng thân xác con cho Chúa, nhưng thân xác ấy cũng muốn dành cho kẻ khác.
- Thật là khó, khi con phải yêu thương mọi người mà không dám giữ lại một ai cả.
- Thật là khó, khi con bắt tay một người mà không thể cầm họ lại.
- Thật là khó, khi con khơi được một tình thương nhưng rồi phải dâng nó lên Chúa
- Thật là khó, khi con phải luôn ban phát mà không được tìm cách lãnh nhận.
- Thật là khó, khi con phải sống một mình: một mình trước mặt mọi người, một mình trong thế giới, một mình với đau khổ, một mình giữa tội lỗi, một mình trước cái chết…”
Chính vì cảm nghiệm được con người yếu đuối bất toàn của mình nên cha mới cần đến lời cầu nguyện và khích lệ của chúng ta, của tất cả Dân Chúa, nhất là của những người thân yêu của ngài.
3. Cảm thứ ba về lòng thương xót vô biên của Chúa
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc giáo xứ chúng ta, rồi tham gia nhóm lễ sinh, trở thành giáo lý viên, cho đến khi nghe theo tiếng Chúa gọi lên đường vào chủng viện, ai cũng biết rõ cha mới Giuse, biết cả cái hay lẫn cái dở của cha.
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ Mẹ, ta đã biết ngươi”(Gr 1, 5). Chúa đã biết trước thân phận của người Linh mục, nhưng Ngài vẫn chọn gọi, để lời quả quyết: “Chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16) trở thành một hồng ân nhưng không được trao tặng.
Biết trước thần phận yếu hèn của linh mục, Chúa đã không đòi hỏi điều gì nơi ngài ngoại trừ lòng yêu mến, như Ngài đã hỏi Phêrô trước khi trao cho ông sứ vụ quan trọng: "Phêrô, con có yêu mến Thầy không ?". Như Phêrô, cha mới đã trả lời: "Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy".
Và để chấn an người môn đệ, Chúa Giêsu nói: “Đừng sợ, Thầy sẽ ở với các con!”, “Ơn Thầy đủ cho con, và sức mạnh của thầy biểu lộ trong sự yếu đuối của con.” (2 Cr 12, 9).
Lời Chúa đem lại sức mạnh cho người môn đệ, để “dựa vào lời Thầy” người môn đệ giăng buồm thả lưới. Không còn phải lo sợ, trái lại, người môn đệ học lấy tâm tình của Thánh Phaolô: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi.” (2 Cr 12, 9).
4. Cảm nhận thứ tư là một nguồn sức mạnh thúc đẩy bên trong: tình yêu Chúa và tha nhân
Cảm nghiệm được lòng thương xót vô biên của Chúa, cha mới là người đã cảm nghiệm hơn ai hết sức mạnh bên trong thúc đẩy ngài đáp lời xin vâng, dấn thân một cách triệt để và mạnh mẽ cho sứ vụ linh mục ngài vừa lãnh nhận. Sức mạnh ấy chính là tình yêu Chúa và tha nhân. Như câu khẩu hiệu ngài đã chọn cho đời linh mục của mình: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2 Cr 5, 14). Khẩu hiệu này sẽ là động lực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động mục vụ của ngài. “Tình yêu đáp đền tình yêu, mạng sống đáp đền mạng sống”.
Cùng nhau tiếp tục tham dự thánh lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho cha mới Giuse nói riêng, và cho tất cả các linh mục nói chung, được luôn trung thành đi theo Chúa, nhiệt thành phụng sự Giáo Hội và chân thành phục vụ mọi người trong tình yêu thương:
“Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim thuộc về Chúa nên cũng thuộc về con người.
Xin ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Xin ban cho chúng con những Linh Mục biết cầu nguyện, có tình bạn thân thiết với Chúa để các Ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những Linh Mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho, tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin Chúa ban cho chúng con những Linh Mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là TÌNH YÊU, là NGUỒN SỐNG THẬT. Amen!”
Thánh lễ thật sốt sắng trang nghiêm, phụng vụ ca đoàn hát rất hay.
Sau kinh cầu cho tân linh mục và lời nguyện hiệp lễ, cha Đaminh Chánh Xứ Bắc Hải công bố phép lành Tòa Thánh với ơn Toàn Xá.
Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu
Toma Trương Văn Ân
10:40 01/06/2013
ĐẠI HỘI ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU 29-31.5.2013
Giáo phận Đà Nẵng, Đại hội Đức mẹ Trà Kiệu trong Năm Đức Tin – Năm Thánh Giáo Phận diễn ra trong 3 ngày, đây là lần kỷ niệm 128 năm Đức Mẹ hiện ra , được Giáo phận , cách riêng Quý Cha và cộng đoàn Trà Kiệu chuẩn bị chu đáo.
Ngày 29.5.2013, sau Thánh Lễ khai mạc lúc 17 giờ , cuộc cung nghinh suy tôn Mình thánh Chúa từ đền Đức Mẹ tri ân (nền nhà thờ Thạnh Quang ) về nhà thờ xứ TTTM TK, các phiên Chầu của các đoàn Legio, Phan Sinh, Lòng Chúa Thương Xót, Cursillo, Vinh Sơn…chầu suốt đêm.
Ngày 30.5.2013: các đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí , Giới trẻ… trong màu cờ sắc áo đoàn của mình có một buổi sáng sinh hoạt vui chơi, học hỏi Đức tin, giao lưu trao đổi kiến thức chuyên môn, tạo thân tình liên kết …trong tinh thần hiệp nhất trong một Chúa, một Giáo Hội. Buổi chiều cùng ngày, tất cả giới trẻ cùng dự Thánh Lễ do Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng (Hạt trưởng Tam Kỳ)chủ sự tại sân me nhà thờ TTTM TK để cầu xin ơn Đức Tin. Xin Chúa cho mỗi thành viên có đầy nhiệt huyết , lòng ham say học hỏi, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa để có được một đức tin sống động bằng việc làm trong môi trường mình đang sống , đang làm việc…
19 giờ tối, giới trẻ trong tay nến sáng cùng kiệu Đức Mẹ quanh sân me nhà thờ TTTM TK. Sau kiệu , các nữ Tu dòng Phao lô có các tiết mục ca diễn nguyên trong chương trình Tâm Tình Bên Mẹ cho đến 23 giờ đêm mới nghĩ.
Ngày 31 . 5 . 2013 : 5 giờ sáng , Thánh lễ do Cha An tôn Nguyễn Thanh Vũ, Cha Phê-rô Trần Đức Cường, Cha Phê-rô Hoàng Gia Thành , Cha GB Trần Ngọc Tuyến, Cha Phao-lô Trần Ngọc Hoàng, Cha Phao-lô Lê Tấn Kính và Cha Marcello Đoàn Minh đồng tế tại đồi Bửu Châu, trong Thánh lễ này có nhiều ý lễ : Tạ ơn dịp kỷ niệm thụ phong Linh mục của năm Cha , một số Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể thăng cấp, tạ ơn kết thúc năm học của các Chú Dự Tu tại TTMV Giáo phận .
Sau đó các Giáo hạt trong giáo phận chia phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa đến 13 giờ trưa. Trong thời gian này , các Cha trong Giáo phận đã ban phép Hòa Giải cho hối nhân ở khắp nơi trong khu vực hành hương .
Càng đến gần giờ cung nghinh kiệu Mẹ từ nhà thờ TTTM TK đến lễ đài đồi Bửu Châu, các Tín hữu tuôn về không đếm xuể, khu vực đồi Bửu Châu được mở rộng , đã trở nên chật chội do lương người mỗi lúc một đông, khiến một số anh chị em hành hương đứng tràn cả ra đường giao thông.
Lúc 14 giờ, tại nhà thờ TTTM TK, Cha Tổng Đại diện chủ sự đoàn cung nghinh kiệu Mẹ, sau lời tuyên bố khai mạc, đoàn thiếu nhi của Giáo xứ Trà Kiệu dâng hoa, tung cả rừng hoa và pháo sáng tạo ấn tượng , điểm đặc biệt của năm nay, các bài ca dâng hoa xoay quanh chủ đề Đức Tin , hợp nhất, sống đức tin và ra khơi loan báo Tin Mừng, đoàn con cái Mẹ hiện diện cùng hiệp thông dâng muôn hoa lòng kính dâng lên Mẹ.
Trong đoàn kiệu có đủ tất cả các Giáo xứ trong Giáo phận, mỗi Giáo xứ có người cầm cờ ghi tên Giáo xứ của mình, quý Tu Sỹ nam nữ, quý Cha và đội kèn đồng Giáo xứ TTTM TK.
Kiệu Mẹ về đến trung tâm hành hương đồi Bửu Châu trong tiếng hoan hô vẫy chào cả biển người và trong giai điệu uy nghiêm hùng dũng “Tung Hô Nữ Vương”. Giáo xứ Chính Tòa trong loạt bài múa dâng hoa dậng tiến Me trước Thánh lễ, nhiều vũ công đã lên chức ông bà nội ngoại
Thánh lễ đồng tế do ĐGM Giáo phận chủ sự cùng với hơn 60 Linh Mục trong ngoài Giáo phận , mừng kính Đức Maria thăm bà Elizabet và để kết thúc 3 ngày đại hội trong Năm Thánh Kim Khánh Giáo phận.
Mở đầu Thánh lễ, ĐGM gợi ý cộng đoàn cùng hiệp ý dâng Giáo phận cho Đức Mẹ, để Mẹ luôn bao bọc nâng đỡ từng người, từng gia đình, từng Giáo xứ và Giáo phận, và ngài cũng mời gọi mọi người hiện diện tỏ lòng sám hối để lãnh nhận Ơn Toàn Xá mà Tòa Thánh đã rộng ban cho cộng đoàn Giáo phận trong Năm Thánh Kim Khánh Giáo Phận.
Trong bài chia sẻ, ĐGM tỏ sự vui mừng vì cuộc sum họp gia đình Giáo phận, dù thời tiết oi bức và nhiều khó khăn khác nhau, nhưng mỗi người đều vượt qua về với Mẹ, về với gia đình Giáo phận để cùng Mẹ bày tỏ niềm tin vào Thiên Chúa. …chúng ta cũng được phúc vì chúng ta Tin Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh dù đường gập ghềnh nhưng đầy sức sống, trải qua bao thế hệ của 400 năm hạt giống Tin Mừng gieo vào lòng đất Việt, cha ông chúng ta đã bảo vệ và lưu truyền Đức tin cho con cháu. Giáo phận cũng vui mừng vì qua những biến cố lịch sử, nhiều khó khăn, thời cơ và thách thức , có những cuộc di dân từ các Giáo phận khác đến làm phong phú đời sống Đức tin , cũng như nhiều anh chị em từ Giáo phận Đà Nẵng ra đi khắp nơi gieo hạt giống Tin Mừng.
Dịp Năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận, Cộng đoàn Giáo phận cũng tỏ lòng biết ơn Hội Thánh qua các Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục đã thành lập và dẫn dắt Giáo phận qua các thời kỳ, các Linh Mục đang nghĩ hưu hay đang làm việc khắp nơi, các Tu sĩ nam nữ, mọi Tín hữu nhiệt thành trong ngôi nhà chung giáo phận. Các Ngài đang còn sống , xin Chúa luôn gìn giữ ban ơn, người đã qua đời , xin Chúa thưởng công.
ĐGM cũng mời gọi sự cộng tác chung tay xây dựng của mọi thành phần Dân Chúa, mỗi người là ngọn đèn tỏa sáng trong ngôi nhà chung. Một điều Ngài lưu tâm cách đặc biệt về vai trò thông truyền Đức tin cho thế hệ mai sau của từng gia đình, bố mẹ nên gương sáng cho con cháu.
Xin Mẹ biến đổi mỗi người để chúng ta yêu Chúa , yêu Mẹ và yêu nhau hơn, sống hiệp nhất với nhau, xin Mẹ biến đổi từng Giáo xứ, giúp Giáo xứ vượt thử thách để mọi người chấp nhận sự khác biệt bổ túc cho nhau , hiệp nhất sống Đức tin và loan báo Tin Mừng.
Cuối Thánh lễ, Cha Phao lô Đoàn Quang Dân- Giám đốc TTTM TK- Quản xứ TK đại diện Ban tổ chức cám ơn ĐGM , quý Cha trong ngoài Giáo phận, Chính Quyền, các Giáo xứ, Dòng Phao Lô, Dòng Mến Thánh Giá tại Trà Kiệu, Hướng Đạo, Thiếu Nhi Thánh Thể , Hùng Tâm Dũng Chí, quý ân nhân xa gần , các đoàn thể ….bằng cách này hay cách khác đã giúp đỡ ý lực , sức lực, tài lực… cho đại hội thành công tốt đẹp. Ngài ngân nga giai điệu ca khúc Tạ Ơn “dù đến rồi đi, Tôi cũng xin tạ ơn Trời, tạ ơn ai đã cho tôi…” làm mỗi người đong đầy lòng cảm mến tri ân Thiên Chúa và anh em mỗi ngày.
Sau đó ĐGM đại diện cộng đoàn Giáo phận cám ơn Cha Quản xứ và các ban ngành Giáo xứ TTTM TK, bằng nhiều cách khác nhau đã tôn tạo TTTM ngày càng đẹp và chuẩn bị chu đáo cho đại hội thành công tốt đẹp.
Trong dịp này, ĐGM mời gọi tất cả các Giáo xứ cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxico chầu Mình Thánh Chúa lúc 10 giờ đêm (5 giờ chiều giờ Roma) ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa (2.6.2013) với hai ý chỉ: thứ nhất là cầu cho “Giáo Hội đang hợp nhất trong Nhiệm Tích Chí Thánh” luôn luôn sống theo lời Chúa và tỏ mình cho thế giới là một Giáo Hội “ xinh đẹp, không tì vết, thánh thiện và toàn hảo”. Thứ hai là cầu cho tất cả những ai trên thế giới còn đang phải sống trong cảnh bạo lực, ma túy hoặc buôn người, thiếu thốn và bị đẩy qua bên lề xã hội.
Trước lúc kết thúc, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế đọc Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn xá trong các dịp lễ trong Năm Thánh Giáo Phận cho mỗi Tín Hữu, với điều kiện thông thường: các Tín hữu xa lánh mọi hướng chiều về tội lỗi, xưng tội , rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu là dịp biểu lộ Đức Tin, Hợp Nhất , sống Đức tin và loan báo Tin Mừng của gia đình Giáo phận.
Giáo phận Đà Nẵng, Đại hội Đức mẹ Trà Kiệu trong Năm Đức Tin – Năm Thánh Giáo Phận diễn ra trong 3 ngày, đây là lần kỷ niệm 128 năm Đức Mẹ hiện ra , được Giáo phận , cách riêng Quý Cha và cộng đoàn Trà Kiệu chuẩn bị chu đáo.
Ngày 29.5.2013, sau Thánh Lễ khai mạc lúc 17 giờ , cuộc cung nghinh suy tôn Mình thánh Chúa từ đền Đức Mẹ tri ân (nền nhà thờ Thạnh Quang ) về nhà thờ xứ TTTM TK, các phiên Chầu của các đoàn Legio, Phan Sinh, Lòng Chúa Thương Xót, Cursillo, Vinh Sơn…chầu suốt đêm.
Ngày 30.5.2013: các đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí , Giới trẻ… trong màu cờ sắc áo đoàn của mình có một buổi sáng sinh hoạt vui chơi, học hỏi Đức tin, giao lưu trao đổi kiến thức chuyên môn, tạo thân tình liên kết …trong tinh thần hiệp nhất trong một Chúa, một Giáo Hội. Buổi chiều cùng ngày, tất cả giới trẻ cùng dự Thánh Lễ do Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng (Hạt trưởng Tam Kỳ)chủ sự tại sân me nhà thờ TTTM TK để cầu xin ơn Đức Tin. Xin Chúa cho mỗi thành viên có đầy nhiệt huyết , lòng ham say học hỏi, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa để có được một đức tin sống động bằng việc làm trong môi trường mình đang sống , đang làm việc…
19 giờ tối, giới trẻ trong tay nến sáng cùng kiệu Đức Mẹ quanh sân me nhà thờ TTTM TK. Sau kiệu , các nữ Tu dòng Phao lô có các tiết mục ca diễn nguyên trong chương trình Tâm Tình Bên Mẹ cho đến 23 giờ đêm mới nghĩ.
Ngày 31 . 5 . 2013 : 5 giờ sáng , Thánh lễ do Cha An tôn Nguyễn Thanh Vũ, Cha Phê-rô Trần Đức Cường, Cha Phê-rô Hoàng Gia Thành , Cha GB Trần Ngọc Tuyến, Cha Phao-lô Trần Ngọc Hoàng, Cha Phao-lô Lê Tấn Kính và Cha Marcello Đoàn Minh đồng tế tại đồi Bửu Châu, trong Thánh lễ này có nhiều ý lễ : Tạ ơn dịp kỷ niệm thụ phong Linh mục của năm Cha , một số Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể thăng cấp, tạ ơn kết thúc năm học của các Chú Dự Tu tại TTMV Giáo phận .
Sau đó các Giáo hạt trong giáo phận chia phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa đến 13 giờ trưa. Trong thời gian này , các Cha trong Giáo phận đã ban phép Hòa Giải cho hối nhân ở khắp nơi trong khu vực hành hương .
Càng đến gần giờ cung nghinh kiệu Mẹ từ nhà thờ TTTM TK đến lễ đài đồi Bửu Châu, các Tín hữu tuôn về không đếm xuể, khu vực đồi Bửu Châu được mở rộng , đã trở nên chật chội do lương người mỗi lúc một đông, khiến một số anh chị em hành hương đứng tràn cả ra đường giao thông.
Lúc 14 giờ, tại nhà thờ TTTM TK, Cha Tổng Đại diện chủ sự đoàn cung nghinh kiệu Mẹ, sau lời tuyên bố khai mạc, đoàn thiếu nhi của Giáo xứ Trà Kiệu dâng hoa, tung cả rừng hoa và pháo sáng tạo ấn tượng , điểm đặc biệt của năm nay, các bài ca dâng hoa xoay quanh chủ đề Đức Tin , hợp nhất, sống đức tin và ra khơi loan báo Tin Mừng, đoàn con cái Mẹ hiện diện cùng hiệp thông dâng muôn hoa lòng kính dâng lên Mẹ.
Trong đoàn kiệu có đủ tất cả các Giáo xứ trong Giáo phận, mỗi Giáo xứ có người cầm cờ ghi tên Giáo xứ của mình, quý Tu Sỹ nam nữ, quý Cha và đội kèn đồng Giáo xứ TTTM TK.
Kiệu Mẹ về đến trung tâm hành hương đồi Bửu Châu trong tiếng hoan hô vẫy chào cả biển người và trong giai điệu uy nghiêm hùng dũng “Tung Hô Nữ Vương”. Giáo xứ Chính Tòa trong loạt bài múa dâng hoa dậng tiến Me trước Thánh lễ, nhiều vũ công đã lên chức ông bà nội ngoại
Thánh lễ đồng tế do ĐGM Giáo phận chủ sự cùng với hơn 60 Linh Mục trong ngoài Giáo phận , mừng kính Đức Maria thăm bà Elizabet và để kết thúc 3 ngày đại hội trong Năm Thánh Kim Khánh Giáo phận.
Mở đầu Thánh lễ, ĐGM gợi ý cộng đoàn cùng hiệp ý dâng Giáo phận cho Đức Mẹ, để Mẹ luôn bao bọc nâng đỡ từng người, từng gia đình, từng Giáo xứ và Giáo phận, và ngài cũng mời gọi mọi người hiện diện tỏ lòng sám hối để lãnh nhận Ơn Toàn Xá mà Tòa Thánh đã rộng ban cho cộng đoàn Giáo phận trong Năm Thánh Kim Khánh Giáo Phận.
Trong bài chia sẻ, ĐGM tỏ sự vui mừng vì cuộc sum họp gia đình Giáo phận, dù thời tiết oi bức và nhiều khó khăn khác nhau, nhưng mỗi người đều vượt qua về với Mẹ, về với gia đình Giáo phận để cùng Mẹ bày tỏ niềm tin vào Thiên Chúa. …chúng ta cũng được phúc vì chúng ta Tin Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh dù đường gập ghềnh nhưng đầy sức sống, trải qua bao thế hệ của 400 năm hạt giống Tin Mừng gieo vào lòng đất Việt, cha ông chúng ta đã bảo vệ và lưu truyền Đức tin cho con cháu. Giáo phận cũng vui mừng vì qua những biến cố lịch sử, nhiều khó khăn, thời cơ và thách thức , có những cuộc di dân từ các Giáo phận khác đến làm phong phú đời sống Đức tin , cũng như nhiều anh chị em từ Giáo phận Đà Nẵng ra đi khắp nơi gieo hạt giống Tin Mừng.
Dịp Năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận, Cộng đoàn Giáo phận cũng tỏ lòng biết ơn Hội Thánh qua các Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục đã thành lập và dẫn dắt Giáo phận qua các thời kỳ, các Linh Mục đang nghĩ hưu hay đang làm việc khắp nơi, các Tu sĩ nam nữ, mọi Tín hữu nhiệt thành trong ngôi nhà chung giáo phận. Các Ngài đang còn sống , xin Chúa luôn gìn giữ ban ơn, người đã qua đời , xin Chúa thưởng công.
ĐGM cũng mời gọi sự cộng tác chung tay xây dựng của mọi thành phần Dân Chúa, mỗi người là ngọn đèn tỏa sáng trong ngôi nhà chung. Một điều Ngài lưu tâm cách đặc biệt về vai trò thông truyền Đức tin cho thế hệ mai sau của từng gia đình, bố mẹ nên gương sáng cho con cháu.
Xin Mẹ biến đổi mỗi người để chúng ta yêu Chúa , yêu Mẹ và yêu nhau hơn, sống hiệp nhất với nhau, xin Mẹ biến đổi từng Giáo xứ, giúp Giáo xứ vượt thử thách để mọi người chấp nhận sự khác biệt bổ túc cho nhau , hiệp nhất sống Đức tin và loan báo Tin Mừng.
Cuối Thánh lễ, Cha Phao lô Đoàn Quang Dân- Giám đốc TTTM TK- Quản xứ TK đại diện Ban tổ chức cám ơn ĐGM , quý Cha trong ngoài Giáo phận, Chính Quyền, các Giáo xứ, Dòng Phao Lô, Dòng Mến Thánh Giá tại Trà Kiệu, Hướng Đạo, Thiếu Nhi Thánh Thể , Hùng Tâm Dũng Chí, quý ân nhân xa gần , các đoàn thể ….bằng cách này hay cách khác đã giúp đỡ ý lực , sức lực, tài lực… cho đại hội thành công tốt đẹp. Ngài ngân nga giai điệu ca khúc Tạ Ơn “dù đến rồi đi, Tôi cũng xin tạ ơn Trời, tạ ơn ai đã cho tôi…” làm mỗi người đong đầy lòng cảm mến tri ân Thiên Chúa và anh em mỗi ngày.
Sau đó ĐGM đại diện cộng đoàn Giáo phận cám ơn Cha Quản xứ và các ban ngành Giáo xứ TTTM TK, bằng nhiều cách khác nhau đã tôn tạo TTTM ngày càng đẹp và chuẩn bị chu đáo cho đại hội thành công tốt đẹp.
Trong dịp này, ĐGM mời gọi tất cả các Giáo xứ cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxico chầu Mình Thánh Chúa lúc 10 giờ đêm (5 giờ chiều giờ Roma) ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa (2.6.2013) với hai ý chỉ: thứ nhất là cầu cho “Giáo Hội đang hợp nhất trong Nhiệm Tích Chí Thánh” luôn luôn sống theo lời Chúa và tỏ mình cho thế giới là một Giáo Hội “ xinh đẹp, không tì vết, thánh thiện và toàn hảo”. Thứ hai là cầu cho tất cả những ai trên thế giới còn đang phải sống trong cảnh bạo lực, ma túy hoặc buôn người, thiếu thốn và bị đẩy qua bên lề xã hội.
Trước lúc kết thúc, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế đọc Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc ban Ơn Toàn xá trong các dịp lễ trong Năm Thánh Giáo Phận cho mỗi Tín Hữu, với điều kiện thông thường: các Tín hữu xa lánh mọi hướng chiều về tội lỗi, xưng tội , rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu là dịp biểu lộ Đức Tin, Hợp Nhất , sống Đức tin và loan báo Tin Mừng của gia đình Giáo phận.
Chương trình tiếp sức Mùa thi 2013 Caritas TGP Saigòn
Caritas Saigòn
12:33 01/06/2013
THÔNG BÁO TIẾP NHẬN
Kính thưa quý vị,
Nhằm giúp đỡ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa đến thành phố Hồ Chí Minh dự thi Đại học, Cao đẳng và Trung cấp; cùng với nhiều đoàn thể trong xã hội tham gia phong trào “Tiếp Sức Mùa Thi”, năm nay 2013, một số giáo xứ thuộc Giáo Phận TP HCM cùng liên kết thực hiện CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI 2013 CỦA TỔNG GIÁO PHẬN http://vietcatholic.info/Media/PhieuCaritas2013.pdf.
Các giáo xứ tham gia chương trình sẽ tổ chức cho các em có nơi lưu trú thuận lợi, an toàn, phục vụ một số bữa ăn và đưa các em đến trường thi. Tùy đặc điểm, điều kiện ở mỗi nơi, các thí sinh có thể được hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí ăn uống tại các nơi tiếp nhận.
Khi đăng ký tại nơi muốn lưu trú, thí sinh vui lòng tự thực hiện (có thể viết tay) Phiếu Đăng Ký trên 1 trang giấy A4, điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu Phiếu Đăng Ký đính kèm, có xác nhận bởi một vị chức sắc tôn giáo hoặc Ban Giám Hiệu nhà trường hoặc chính quyền tại địa phương nơi thí sinh cư trú về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình.
Việc đăng ký có thể thực hiện qua điện thoại, gọi trực tiếp đến nơi thí sinh muốn lưu trú. Phiếu đăng ký có xác nhận hoàn cảnh khó khăn có thể được bổ túc cho Ban Tổ Chức vào ngày thí sinh đến nơi tiếp nhận. Kèm theo Phiếu đăng ký, thí sinh vui lòng cung cấp thêmphotocopy Giấy Báo Thi và photocopy CMND của thí sinh.
Trong thời hạn đăng ký, nếu thấy địa điểm trường thi của thí sinh quá xa so với nơi thí sinh đăng ký lưu trú, Ban Điều Hợp của Chương Trình TSMT TGP TP HCM sẽ đề nghị một nơi lưu trú khác phù hợp với địa điểm thi của thí sinh hơn, nếu nơi này còn khả năng tiếp nhận.
Trong trường hợp không liên lạc được với nơi muốn lưu trú, hoặc khẩn cấp, xin vui lòng liên lạc với:
Ban Điều Hợp Chương Trình Tiếp Sức Mùa Thi 2013 TGP
ĐC: 180, Nguyễn Đình Chiểu, P. 6 – Q. 3 – Tp Hồ Chí Minh. Văn Phòng Caritas.
ĐT: (08) 3930 9060 Email: caritassaigon@gmail.com
Kính thưa quý vị,
Các giáo xứ tham gia chương trình sẽ tổ chức cho các em có nơi lưu trú thuận lợi, an toàn, phục vụ một số bữa ăn và đưa các em đến trường thi. Tùy đặc điểm, điều kiện ở mỗi nơi, các thí sinh có thể được hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí ăn uống tại các nơi tiếp nhận.
Khi đăng ký tại nơi muốn lưu trú, thí sinh vui lòng tự thực hiện (có thể viết tay) Phiếu Đăng Ký trên 1 trang giấy A4, điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu Phiếu Đăng Ký đính kèm, có xác nhận bởi một vị chức sắc tôn giáo hoặc Ban Giám Hiệu nhà trường hoặc chính quyền tại địa phương nơi thí sinh cư trú về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình.
Việc đăng ký có thể thực hiện qua điện thoại, gọi trực tiếp đến nơi thí sinh muốn lưu trú. Phiếu đăng ký có xác nhận hoàn cảnh khó khăn có thể được bổ túc cho Ban Tổ Chức vào ngày thí sinh đến nơi tiếp nhận. Kèm theo Phiếu đăng ký, thí sinh vui lòng cung cấp thêmphotocopy Giấy Báo Thi và photocopy CMND của thí sinh.
Trong thời hạn đăng ký, nếu thấy địa điểm trường thi của thí sinh quá xa so với nơi thí sinh đăng ký lưu trú, Ban Điều Hợp của Chương Trình TSMT TGP TP HCM sẽ đề nghị một nơi lưu trú khác phù hợp với địa điểm thi của thí sinh hơn, nếu nơi này còn khả năng tiếp nhận.
Trong trường hợp không liên lạc được với nơi muốn lưu trú, hoặc khẩn cấp, xin vui lòng liên lạc với:
Ban Điều Hợp Chương Trình Tiếp Sức Mùa Thi 2013 TGP
ĐC: 180, Nguyễn Đình Chiểu, P. 6 – Q. 3 – Tp Hồ Chí Minh. Văn Phòng Caritas.
ĐT: (08) 3930 9060 Email: caritassaigon@gmail.com
Giáo xứ Thuận Nghĩa thành lập Hội Khuyến học
Pv Thuận Nghĩa
22:44 01/06/2013
Nhằm mục đích khuyến khích con em học tập tốt, Hội khuyến học Giáo xứ Thuận Nghĩa ra đời. Chiều nay, ngày 01 tháng 06 năm 2013, Hội sinh hoạt và hoàn thành qui chế để bắt đầu đi vào hoạt động. Trong điều 2 qui chế của hội khuyến học Giáo xứ nêu rõ: Mục đích của hội là: “Hỗ trợ cho học sinh – sinh viên trong giáo xứ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, động viên các em thi đậu vào các trường Cao đẳng Đại học, khen thưởng cho các em có kết quả học tập xuất sắc tại các trường và một số trường hợp đặc biệt khác”.
Xem hình ảnh
Bước đầu với những con số đáng mừng: có 200 người tham gia vào hội viên khuyến học, hội thống nhất mỗi hội viên đóng góp hội phí là 500 000đ/năm. Hội kêu mời đóng góp tự nguyện của các nhà hảo tâm và mọi người trong giáo xứ được: 185 000 000 đồng. Hiện tại quỹ của hội có 285 000 000 đồng.
Giáo xứ Thuận Nghĩa có khoảng 100 tu sĩ nam nữ, chủng sinh, gần 200 sinh viên đang học tại các trường Đại học và Cao đẳng, gần 2 000 học sinh đang học tại trường cấp Tiểu học và trung học cơ sở. Trong năm vừa qua, số học sinh đạt danh hiệu tiên tiến là 993, chiếm 50%. Trong số đó, có 220 em đạt học sinh giỏi cấp trường, 32 em đạt học sinh giỏi huyện và 3 em đạt học sinh giỏi tỉnh.
Hội khuyến học quyết định phát thưởng cho tất cả các em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và các danh hiệu khác từ lớp 1 trở lên:
Cụ thể:
Học sinh tiên tiến mỗi em 50.000 đồng và một cuốn giáo lý;
Học sinh giỏi huyện, mỗi em 200 000 đồng và một cuốn giáo lý.
Riêng ba em đạt học sinh hỏi cấp tỉnh, mỗi em được nhận một món quà là một chiếc xe đạp trị giá 1 500 000 đồng.
Tổng cộng quà phát thưởng cho các em trong dịp này trị giá trên 60 000 000đồng.
Nhìn trên khuôn mặt của gần một nghìn em học sinh hôm nay đều không dấu nỗi sự vui mừng phấn khởi, vì lần đầu tiên các em thấy được sự quan tâm đặc biệt của Giáo xứ. Đại diện một trong ba em có phần thưởng cao phát biểu: “Con rất hạnh phúc và biết ơn Cha quản xứ, biết ơn các hội viên trong hội khuyến học. Con thay lời cho các bạn, xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để sau này trở thành người có ích cho gia đình, Giáo Hội và xã hội”.
Lời phát biểu của đại diện các em học sinh cũng là tâm nguyện của Cha xứ, Giáo xứ và các bậc phụ huynh. Vì không ai mà không muốn con cái mình học giỏi trở thành người có ích cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Quan tâm đến con em trong giáo xứ là trách nhiệm của tất cả mọi người, là nghĩ đến tương lai của giáo xứ, Giáo Hội và xã hội, vì “Giới trẻ hôm nay, Giáo Hội và xã hội ngày mai”.
Xem hình ảnh
Bước đầu với những con số đáng mừng: có 200 người tham gia vào hội viên khuyến học, hội thống nhất mỗi hội viên đóng góp hội phí là 500 000đ/năm. Hội kêu mời đóng góp tự nguyện của các nhà hảo tâm và mọi người trong giáo xứ được: 185 000 000 đồng. Hiện tại quỹ của hội có 285 000 000 đồng.
Giáo xứ Thuận Nghĩa có khoảng 100 tu sĩ nam nữ, chủng sinh, gần 200 sinh viên đang học tại các trường Đại học và Cao đẳng, gần 2 000 học sinh đang học tại trường cấp Tiểu học và trung học cơ sở. Trong năm vừa qua, số học sinh đạt danh hiệu tiên tiến là 993, chiếm 50%. Trong số đó, có 220 em đạt học sinh giỏi cấp trường, 32 em đạt học sinh giỏi huyện và 3 em đạt học sinh giỏi tỉnh.
Hội khuyến học quyết định phát thưởng cho tất cả các em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và các danh hiệu khác từ lớp 1 trở lên:
Cụ thể:
Học sinh tiên tiến mỗi em 50.000 đồng và một cuốn giáo lý;
Học sinh giỏi huyện, mỗi em 200 000 đồng và một cuốn giáo lý.
Riêng ba em đạt học sinh hỏi cấp tỉnh, mỗi em được nhận một món quà là một chiếc xe đạp trị giá 1 500 000 đồng.
Tổng cộng quà phát thưởng cho các em trong dịp này trị giá trên 60 000 000đồng.
Nhìn trên khuôn mặt của gần một nghìn em học sinh hôm nay đều không dấu nỗi sự vui mừng phấn khởi, vì lần đầu tiên các em thấy được sự quan tâm đặc biệt của Giáo xứ. Đại diện một trong ba em có phần thưởng cao phát biểu: “Con rất hạnh phúc và biết ơn Cha quản xứ, biết ơn các hội viên trong hội khuyến học. Con thay lời cho các bạn, xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để sau này trở thành người có ích cho gia đình, Giáo Hội và xã hội”.
Lời phát biểu của đại diện các em học sinh cũng là tâm nguyện của Cha xứ, Giáo xứ và các bậc phụ huynh. Vì không ai mà không muốn con cái mình học giỏi trở thành người có ích cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Quan tâm đến con em trong giáo xứ là trách nhiệm của tất cả mọi người, là nghĩ đến tương lai của giáo xứ, Giáo Hội và xã hội, vì “Giới trẻ hôm nay, Giáo Hội và xã hội ngày mai”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải
Mai Tá
06:46 01/06/2013
Phaolô và giòng chảy tâm tư những triết lý chính trị đã diễn giải
Chương 10
Phần 3
3. Chính trị Châu Âu thời buổi này
Tin tức từ Châu Âu cho thấy châu này ngày càng tốt đẹp đến độ khó có thể tin nổi. Hiện đang có bước ngoặt lớn tiếp tục diễn tiến trong giòng đời lịch sử của châu này. Việc thành lập Liên Hiệp Châu Âu chắc chắn là một sự kiện quan trọng trong giòng sử của nền văn minh thế giới ít ai dám nghĩ nó lại xảy ra, sau nhiều thế kỷ dài đằng đẵng với chiến tranh và bạo lực. Người ở châu này đã cẩn thận cân nhắc rất kỹ, khi họ chọn một nền hoà bình không dựa trên chiến thắng, nhưng vẫn muốn đặt nặng lên sự cảm thông, hoà hoãn. Nay, thì đó lại là khía cạnh mang tính chất rất Phaolô trong cuộc bàn luận/tranh cãi, lại rất cũ. Phương châm của cộng đồng Châu Âu, nay thấy có ghi bên tiếng Pháp là: “L’unité dans la diversité” tức: “Hợp nhất trong đa dạng”. Còn, đối với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thì phương châm này lại viết bằng tiếng La-tinh trong đó có chữ: “e pluribus unum”, tức: “hợp nhất đến từ nhiều thứ”, những thứ và những sự từ một quá trình trổi bật biến thành tổng thể đa dạng. Bởi lẽ, ngay từ đầu, châu miền này lại vẫn chưa có được sự hiệp nhất liên minh, như mình từng ao ước. Nói khác đi, đó là góc cạnh và đường ranh khá đối nghịch, thế nên Liên Hiệp Châu Âu nay đang tìm cách tạo thành đặc trưng cho riêng mình bằng một hiệp ước giản đơn bao gồm một hiến pháp ghi nhận quyền căn bản của con người làm bản sắc pháp lý tư riêng rất chí lý. Cho đến nay, việc này chưa thực sự xảy đến nhưng đã thấy diễn ra nhiều đối kháng rất đáng kể. Tuy thế, thời gian sẽ cho thấy chung cuộc rồi ra mọi việc cũng sẽ theo chiều hướng đáng phục.
Nay, trong những thứ và những sự như thế, nếu ta để qua một bên các chi tiết rất hiện thực, thì vấn đề thật sự là Giá Trị chứ không phải Kinh tế. Lại càng không là thị trường tự do, mà là hệ-thống giá trị linh thiêng, đạo đức của một Châu miền khá trổi vượt; và toàn bộ châu này sẽ kết hợp mọi người thành một mối. Xem như thế, lại đã thấy nơi đó gồm mọi phe phái chính trị mà thời trước từng đứng trụ rất vững vàng, như: hệ thống quốc gia, đoàn nhóm sắc tộc, phe phái Giáo Hội lại cứ coi mình như có cung cách đặc trưng, khác biệt. Và hôm nay, người ta ra như không còn dùng chủ từ “nó” để chỉ về hệ thống tổng thể này nữa, mà tất cả đã trở thành “một chút” thực tế Châu Âu khá lớn mạnh. Bản thân tôi, lại đã nghĩ: sự việc này từng làm vữa chảy tính tuyệt đối của châu miền này và từng đưa mọi người vào chốn hư không/trống rỗng như thánh Phaolô trước kia vẫn gọi đó bằng cụm từ tương tự. Và theo tôi, điều đó thật tuyệt vời khiến ta cũng nên để tâm mà xem xét cho thật kỹ.
Dĩ nhiên, điều này từng đánh động Hội thánh cũng khá mạnh, và tôi có thể nói: còn mạnh hơn nhiều thứ khác; bởi Hội thánh từng coi đây là chuyện của giáo dân/trần thế, trong khi ta là con dân nhà Đạo có chỗ đứng bề thế, thánh thiêng, vững chãi. Tôi không nghĩ: Hội thánh lại có thể vứt bỏ đi yếu tố quan trọng ấy mà lại còn đưa vào chân trời mới cũng không chừng.
Như có nói ở trên, tôi đề cập cũng khá nhiều đến cái-gọi-là “ân huệ dân dã”, tức một thực-thể mà người Pháp từng diễn tả bằng cụm từ “laicité” dịch cho sát sẽ có nghĩa là “giáo dân”, tức sự việc khá đặc trưng/đặc thù của họ. Lại nữa, nếu nhìn vào địa hạt sự sống rất sinh lợi của nhiều người, ta sẽ thấy điều đó không do nhà nước tạo ra và cũng chẳng thuộc nhóm hội tôn giáo nào sở hữu hoặc điều động. Theo tôi, ta có thể nói nôm na mà không sợ quá lời rằng: sự việc như thế càng sáng tỏ để ta thấy rõ tính chất rất “người”, mà thôi. Và, sự việc ta đặt tên cho địa hạt vữa chảy này lại càng nổi bật nhờ tính chất “người” vốn được coi là điều khá mới. Và khi ta khởi sự định danh cho sự việc như thế thì danh tánh sẽ mang ý nghĩa của một hiện hữu rất có thực. Như thế, nó mang ý nghĩa một giá trị cũng rất chung; và như thế, là ta đã xác tín về đạo đức/chức năng tức là các địa hạt mà cả nhà nước lẫn tôn giáo đều không có quyền hoặc có khả năng đưa ra quyết định chung cuộc, hay dứt đoạn. Rồi cứ thế, sự việc lại tiến về hướng của đa số quần chúng đầy chất “người” để rồi ta lại sẽ chấp nhận nó một cách rộng lượng như chính con người mình, tôi xin được phép nói như vậy. Như vậy, đây còn là thứ luân thường đạo lý rất chung chưa bị đứt khúc, dứt đoạn. Nói như thế, tức như thể đó là tiến trình “mở ngỏ” rất dân chủ đầy nhượng bộ, lúc nào cũng kiếm tìm sự chuẩn thuận từ quần chúng và chẳng bao giờ nghĩ rằng mình được thế, là nhờ đã trình bày tính chất “người” một cách rất rộng, hơn là dựa vào quyền lợi của phe nhóm có mặt ở thế trần hoặc vẫn mang chất tôn giáo, thôi. Nói tóm lại, thế đó là những thứ và những chuyện đầy giá trị mà lâu nay tôi vẫn tìm cách đạt cùng đích.
Đành rằng, các Giáo Hội và đôi khi cả đến chức sắc trong đạo vẫn phản đối việc này. Hiện có nhóm hội rất lớn, trong đó một số giám mục người châu Âu vẫn thường bảo: ta phải viết những câu như “thuộc về Đức Chúa” khi ta nói đến thể chế. Kịp khi đó, đã có phản ứng từ nhiều nơi như cố tình muốn đáp trả: Vâng. Như thế cũng tốt! Nhưng, với người không tin vào Chúa hoặc những vị tự cho mình chẳng tin vào Chúa/Mẹ gì hết, thì sao? Có vị còn bảo: bọn tôi há không là người sống loanh quanh những chuyện lẩn quẩn thế sao? Nếu thế, sao không bảo: cộng đoàn ta vẫn tin vào Chúa và cũng tôn trọng các vị nào không cùng niềm tin, đấy cả thôi. Phải chăng ở đây có điều gì mâu thuẫn không? Nếu thế thì, sao ta lại bỏ qua một bên những chuyện tương tự rồi ngồi yên không nói gì có tốt hơn không? Hẳn ta cũng biết đường ranh ngăn cách rất nhiều thứ nay vẫn cứ mở ra nhiều hướng để tạo chỗ đứng, thấy rất rõ.
Dù sao thì, châu Âu mai ngày rồi cũng sẽ là châu miền không còn cung cách định danh nhau để xem mình có là kẻ còn tin Chúa hay không và có khám phá ra sự cởi mở khi đối xử với nhau và với Chúa mà không cần đặt tên nhau như thế không? Việc này cũng đâu xa vời cung cách thánh Phaolô từng làm vào thời mình? Có sự thể được gọi là “sự kiện đứng ngoài cuộc” khá mới mẻ cho thấy một số khá đông người của Giáo Hội nay không ở trong cuộc nữa. Đứng ngoài cuộc, là tách khỏi và rời xa tính chất sinh động nơi cuộc sống Giáo Hội, đúng định nghĩa. Và những người tuy buộc mình có lối sống như Giáo Hội đã định nghĩa, nhưng vẫn không là người ở trong cuộc đối với những gì đang tiến triển bên ngoài. Thế nhưng, hiện đang có thứ gì đó cứ diễn tiến ở bên ngoài. Và, “thứ gì đó” ấy nay thấy cũng không đến nỗi tệ.
Quả là, một số những sự thể đó thật rất tốt. Tốt một cách đáng kể. Nhiều trường hợp cho thấy chúng dân ở nơi đó đang quyết sống theo cung cách rất “Phaolô” hoặc cũng đang sống theo lời Chúa dạy cùng một kiểu cách rất Kitô, nhưng lại không sử dụng ngôn từ dành cho sự việc này. Và, phải chăng tốt nhất là ta hãy cứ làm những chuyện như thế, còn hơn là chỉ coi mặt đặt tên cho lối sống khác người? Nhiều vị vẫn công nhận rằng Kitô-giáo là nguồn gốc giá trị chính yếu ở châu Âu. Vâng. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố tôn giáo từng tạo như thế. Thế còn, Do-thái-giáo thì sao? Và, người Hồi giáo nữa? Và, cả người Hy Lạp cũng như La Mã, Tô Cách Lan, Nhật Nhĩ Mãn cũng thế chứ? Còn, sự kiện tự mình rực sáng thì sao? Phải chăng sự kiện này không là nguồn cội sự sống đích thực ở châu Âu sao? Thế, hôm nay thì thế nào, khi người người đang vượt trội lên tất cả những điều như thế? Và, người châu Âu nay còn khám phá ra những sự việc tích cực bằng động thái vượt quá mọi khuôn khổ ấy nữa. Nếu thế thì, vẫn còn nhiều vấn nạn đang lởn vởn ở đâu đó, trong đầu người.
Theo tôi, thánh Phaolô luôn khám phá thêm về chính con người của ông trong bối cảnh và tên gọi rất khác biệt. Phải chăng có thể là toàn bộ tính trần thế đã trổi vượt và đang có sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước? Phải chăng hiện đang thấy xảy ra nhiều động thái phòng vệ một cách máy móc chống đối bạo lực do Giáo Hội tạo ra? Có thể là như thế!. Ít ra, thì chuyện này cũng xuất hiện ở một số địa hạt. Theo tôi, ta không chỉ nói như thế mà thôi. Bởi, xem ra nhiều người như thể như đang bảo: “Vâng. Chuyện này cũng có phần đúng.” Và, hiện nay nhiều người lại cũng đang mở to con mắt để nhìn vào thứ gì đó lớn rộng hơn một chút; và chắc chắn đó là điều mà thánh Phaolô đã khiến nhiều người tìm cách thấy được chuyện ấy.
Nhiều vị lại cứ bảo: châu Âu cần phát hiện ra thần tính rất riêng của mình. Theo tôi thì, tính chất thần thiêng nơi con người mới là thứ gì đó đang dấy động thân xác lớn rộng, tức khuôn khổ của một hiện hữu lớn lao hơn, tựa hồ cung cách mà thánh Phaolô thường cứ bảo: cộng đoàn của ông cần khám phá ra tính chất rất thật của một Israel thực. Israel thực là đất miền gồm toàn đấng bậc cao cả hơn một số người chỉ mỗi mang tên Do-thái, thôi. Chắc chắn còn nhiều sự thể rất song song đang quanh quẩn ở đâu đó.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 là người châu Âu, lâu nay cũng như thế. Ngài lấy danh hiệu Bênêđíchtô, quan thày của toàn châu miền này, không phải là không có mục đích. Thế nhưng, mẫu mực sống rất “tràn đồng” của dân con thế giới thứ nhất ở khắp nơi là, chủ nghĩa duy vật chất. Đây là thế giới chú trọng nhiều vào sự an toàn thoải mái. Thoải mái một cách rất phóng khoáng đến độ trở thành chủ nghĩa v.v.. Hội thánh phải nói đôi điều về chuyện này và đó cũng là triết lý của nhân vị. Toàn bộ đạo đức của sự sống thường do chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ngoài đời theo nghĩa dậy bảo cho biết để mà sống và theo tôi, Giáo Hội phải nói lên thứ triết lý về quan hệ đề cập đến các vấn đề tiềm năng có thật trong lối sống dân dã của con người sống ở ngoài.
Tuy nhiên, triết học cổ điển ta thừa hưởng ở đây không đặt trọng tâm đến khả năng lớn rộng trong quan hệ trao đổi đang có sẵn, thời buổi này. Thế giới này càng lớn rộng lại càng cần đến tâm thân rộng lớn.
Thời buổi này, ta vẫn thấy xảy đến nhiều vấn đề về môi trường. Hội thánh lâu nay vẫn có truyền thống tôn trọng bất cứ công cuộc tạo dựng nào khiến cho nguồn đất sống của ta có thể sinh sống được ngõ hầu dành để cho tương lai mai ngày và toàn bộ khu vực sinh vật kỹ thuật nữa. Tôi không nghĩ Hội thánh phản chống mọi cuộc thử nghiệm này khác; bởi Hội thánh vẫn tôn trọng mọi giá trị chân phương, có thật, nhưng vẫn nói lên điều ấy; và nói, là nói lên tiếng nói của mình giữa muôn vàn tiếng giọng. Nói, để khám phá ra một tương lai rộng lớn hơn, thay vì vùi dập tiếng nói ấy như thể mình đang sống ở chốn miền nào đó như ta biết. Tôi vẫn nghĩ là: thánh Phaolô có lẽ sẽ hài lòng không ít về chuyện ấy và thánh-nhân từng cố gắng làm như thế theo cung cách hư không/trống rỗng còn hơn theo kiểu cha ông, cha chú.
Tôi cũng nghĩ, là: thánh Phaolo cũng sẽ nói về chuyện này nếu ông còn sống đến hôm nay, ngõ hầu biến đổi tính nhân loại khả dĩ đến với thế giới ngang qua nỗi niềm cởi mở ta có với nhau một cách chân phương, đơn giản như kết quả của động thái ít mang tính vị kỷ. Đó là chuyện “cắt bì nội tâm” và cởi mở với quà tặng cũng như xếp lớp khổ đau vào với yêu thương và ân huệ, vv. Và, tôi lại nghĩ: thánh Phaolô cũng sẽ vui lòng khi thấy mỗi khi lướt nhìn vào đó, thôi.
Một trong những điều khiến tôi lấy làm thích thú khi nghĩ đến tương lai mai ngày là cung cách Hoa Kỳ phản ứng với Liên Hiệp Châu Âu. Phần lớn chương trình nghị sự có thể từ đó được ra sẽ có thật theo cung cách cũng rất thần học bởi lẽ tôi vẫn nghĩ điều này hiện đòi ta phải để tâm đến nó nữa.
Những điều khiến tôi muốn đề xuất là: nếu ta đào sâu tính cách chính trị nơi tầm nhìn của thánh Phaolô, ta sẽ thấy có sự nối kết cách nào đó đúng hơn là cách biệt. Điều quan trọng là hố sâu chia cách Hội thánh và thế giới gian trần mới này cũng không mở rộng là bao. Tôi còn nghĩ điều quan trọng khủng khiếp hơn nữa là ở chỗ nó lại khép đóng một số sự việc chứ không còn mở ngỏ cho mai hậu. Để làm thế, tôi hy vọng là Hội thánh Chúa sẽ bớt có động thái tập trung, tín điều và độc đoán, nhưng lại sẽ cởi mở nhiều hơn với tinh thần tập thể, lệ thuộc hoặc bất cứ ngôn từ nào có thể dùng để chỉ sự cởi mở hướng vào bên trong cộng đoàn mình. Nhưng, muốn thực hiện điều này, ta chỉ có thể cài đặt và tái lập tinh thần của Vatican 2, cũng rất phải. Hội thánh của ta cũng nói nhiều về chuyện này, nhưng lại không hề tháp đặt chuyện ấy một cách trọn vẹn cho phải phép.
Tôi không nghĩ là chương trình nghị-sự có được sự trọn vẹn ở trong Hội thánh chút nào nữa. Tôi cũng không nghĩ Hội thánh ta lại có thể làm như thế nữa. Dù gì nữa, ta cũng phải có tầm nhìn lớn hơn những gì ta có trước đó về Giáo Hội như thể phòng giam nhỏ bé, hạn hẹp thôi. Giả như ta thật sự tháp đặt tinh thần của Vatican 2 vào trong đó, thì như thế tức là ta đã gửi thông điệp thật rõ nghĩa cho thế giới rộng lớn hơn. Thế đó, đúng là nhân vật Phaolô như tôi bắt chụp. Theo tôi, thánh Phaolô không chỉ viết lên thông điệp nào đó cho cộng đoàn nhỏ của ông. Trái lại, ông đã gửi đi một thông điệp rất lớn lao cho Đế Quốc La Mã. Và cuối cùng, tôi hy vọng rằng điều này cũng sẽ hàn gắn được nhiều thứ, dù kết quả chưa thật rõ nét. Giả như quý vị là những người ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ, thì tôi không nghĩ là quý vị sẽ đồng ý với những gì tôi đề cập mấy lâu nay.
Phải chăng có những địa hạt nào đó khó có thể thực hiện được khi ta nói “có” hoặc “không” về cùng một chuyện mà lại không có góc nhìn khác nhau. Vâng. Nhưng cũng có thể là không. Theo tôi thì, nếu ta lý sự kiểu biện chứng pháp hay sao đó, vẫn còn đó sự mâu thuẫn giữa các quan điểm/lập trường khác biệt. Nhưng, tôi lại không tin rằng lối lý sự theo biện chứng pháp là lối lý luận độc nhất có trên thế giới này. Có thể có kiểu lý luận nào đó có thể xảy đến không theo kiểu trắng/đen rất biện chứng. Cũng có thể là ta đang ở ngưỡng cửa của sự thể như thế, tức sự thể không hoàn toàn cới mở hoặc khép kín, nào ai biết! Tôi nghĩ, đó cũng là những gì được thánh Phaolô tìm cách nói lên vào mọi lúc, cả vào lúc ông bảo: sự việc đóng đinh thập giá và cái chết được xếp gộp vào với sự sống có phục sinh mà thánh-nhân nói rằng vẫn thấy nổi trôi ở trên mặt mọi sự việc là một tuyên ngôn về sự nghịch ngạo mang tính biện chứng. Về mặt trắng đen rất thật tình, thì điều này không đúng sự thật. Nhưng, theo lý sự của Chúa mà thánh Phaolô từng tin tưởng, ông đã khám phá ra sự thật ở nơi đó. Và, đó cũng là ý nghĩa của khám phá này.
Những ai hoàn toàn quyết tâm có động thái khác biệt rất rõ rệt trong cuộc sống , lại không thể hiểu được những gì thánh Phaolô nói ra. Giả như những người này nói là mình hiểu được điều ấy, cũng rất tốt trước mặt quần chúng, nhưng những người như thế không biết ta đang nói về chuyện gì. Thế đó là chủ thuyết duy tin tưởng chứ không phải niềm tin.
Có niềm tin vào những chuyện như thế là tin rằng Thiên Chúa có thể làm nhiều điều xem ra nghịch ngạo đối với thế gian. Và, có được niềm tin Kitô-giáo là tin rằng Thiên Chúa thực sự làm điều đó với Đức Ghiêsu. Và, điều đó thực sự đánh động thánh Phaolô. Còn lại, là lịch sử.
Thành thử, hiện có rất nhiều điểm để ta nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh về thánh Phaolô như chính con người của ông cho thấy và cái nhìn đứng đắn về tư thế ta đang có, thời buổi này. Nối kết này không có nghĩa là ngẫu nhiên hoặc hời hợt bên ngoài. Nghị trình rất giống nhau, và trực giác cũng giống thế. Thế nhưng, vấn đề là làm sao ta có thể kết nối chuyện này với chuyện khác. Đó cũng là khó khăn mà thánh Phaolô từng gặp vào mọi lúc.
Ý tôi muốn nói, là: thánh Phaolô đã có được một cử toạ tốt đẹp nhất với những người kính sợ thờ phượng Chúa, tức những người thực sự muốn làm người Do thái mà không cần chơi trò kết nạp để trở thành người Do thái rất đích thực. Hiện thời, có rất nhiều người muốn sống đời Kitô-hữu nhưng lại không muốn đến nhà thờ hoặc tham gia cộng đoàn Hội thánh, chút nào hết. Và cũng có nhiều nhóm tuy mang nặng giá trị Kitô-giáo nhưng lại không coi mình là tín-hữu Đức Kitô một chút nào. Bởi thế nên, thánh Phaolô lại đã bảo: “Kìa! Rồi thì quý vị cũng sẽ như thế thôi!” Có lẽ ta cũng nên nói với những người như thế, rằng: những gì ta tin tưởng, là những gì chính họ cũng muốn tin như ta. May ra, ta có thể học được đôi điều từ họ, trong tiến trình Vượt Qua nơi cuộc sống của chính họ khiến ta biết được và định danh như một kiểu trong Đức Giêsu Kitô. Và, ta có cảm giác là điều đó từng được xác-nhận như thế. Dù sao, thì đó cũng là những nối kết mà theo tôi cũng có thể là chuyện thực tế.
KẾT LUẬN
Tác giả Tom Wright lại đã viết:
“Đạo của Chúa không là đường lối mới để sống đạo hạnh, cũng không là cung cách mới mẻ gì để ta nối kết với phần nội-tại của riêng ai, Đạo của Ngài không là phương-thế để ta nắm chắc mình sẽ có được tấm vé đi về chốn thiên cung, thiên đường khi ta chết. Đạo Chúa dạy ta các lề-thói không mang tính pháp luật cho dân con trong Đế quốc hoặc những kẻ tôn thờ hệ-thống chính trị tương-hợp để tuân giữ hoặc chấp nhận. Đó, không đơn thuần chỉ là đòi hỏi của cá-nhân một tôn-giáo nào hết mà nó thu-nạp, thách thức và khiến cho quảng trường công-cộng bị giao động. Nó còn tìm cách lật úp thế giới của Đế quốc. Giả như sự việc Phục sinh đích thực khởi đầu từ Đức Kitô, thì đế quốc của mọi vua quan, lãnh chúa sẽ thực sự bị rối rắm.
“Đạo Chúa thời hiện đại, rủi ro thay, lại đã không tư-duy như thế, nhưng lâu nay vẫn cứ tiến vào với chiều hướng tự chối bỏ mọi hoạt-động của Thiên Chúa và Đức Kitô trong thế giới thực tiễn đầy mầu sắc chính trị. Đạo Chúa đã ra khỏi cuộc chơi nơi thế giới của chính mình. ‘Cung cách’ ngọt ngào, lịch-lãm tạo tính-khí nơi lòng sốt sắng của kẻ cuồng-tín.” Ronald Knox) Chính cảm-tính riêng-tư đã chỉnh sửa niềm tin của quần chúng. Vì thế nên, ta trở thành kẻ nhút nhát nên mới gọi đó là lòng độ-lượng, vẫn nương tay.”
Đến đây, tôi có nhận xét là: vào tháng ngày lúc thánh Phaolô đang sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” diễn ra ở bên ngoài Israel. Và, vào thời ta sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” lại đã diễn ra ngoài Hội thánh hoặc các thể-chế Giáo Hội. Họ là dân con/đệ tử của Phaolô thánh-nhân, nhưng thánh-nhân đâu giúp họ có được cảm giác riêng tư tốt đẹp! Và, thánh-nhân cũng chẳng thôi-thúc họ chiến đấu chống lại các thể chế chuyên áp đạt để thống-trị, rồi cứ thế lập đi lập lại những chuyện như thế. Thánh-nhân yêu cầu họ thăng-hoa các vấn-đề như thế và khám phá ra Đức Chúa Phục sinh/trỗi dậy tựa như họ trở thành bén nhạy đối với đám người bị áp bức, bóc lột cũng đang trỗi dậy từ mọi rối rắm để đi vào một thứ hoà bình và công chính cũng rất mới.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương 10
Phần 3
3. Chính trị Châu Âu thời buổi này
Tin tức từ Châu Âu cho thấy châu này ngày càng tốt đẹp đến độ khó có thể tin nổi. Hiện đang có bước ngoặt lớn tiếp tục diễn tiến trong giòng đời lịch sử của châu này. Việc thành lập Liên Hiệp Châu Âu chắc chắn là một sự kiện quan trọng trong giòng sử của nền văn minh thế giới ít ai dám nghĩ nó lại xảy ra, sau nhiều thế kỷ dài đằng đẵng với chiến tranh và bạo lực. Người ở châu này đã cẩn thận cân nhắc rất kỹ, khi họ chọn một nền hoà bình không dựa trên chiến thắng, nhưng vẫn muốn đặt nặng lên sự cảm thông, hoà hoãn. Nay, thì đó lại là khía cạnh mang tính chất rất Phaolô trong cuộc bàn luận/tranh cãi, lại rất cũ. Phương châm của cộng đồng Châu Âu, nay thấy có ghi bên tiếng Pháp là: “L’unité dans la diversité” tức: “Hợp nhất trong đa dạng”. Còn, đối với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thì phương châm này lại viết bằng tiếng La-tinh trong đó có chữ: “e pluribus unum”, tức: “hợp nhất đến từ nhiều thứ”, những thứ và những sự từ một quá trình trổi bật biến thành tổng thể đa dạng. Bởi lẽ, ngay từ đầu, châu miền này lại vẫn chưa có được sự hiệp nhất liên minh, như mình từng ao ước. Nói khác đi, đó là góc cạnh và đường ranh khá đối nghịch, thế nên Liên Hiệp Châu Âu nay đang tìm cách tạo thành đặc trưng cho riêng mình bằng một hiệp ước giản đơn bao gồm một hiến pháp ghi nhận quyền căn bản của con người làm bản sắc pháp lý tư riêng rất chí lý. Cho đến nay, việc này chưa thực sự xảy đến nhưng đã thấy diễn ra nhiều đối kháng rất đáng kể. Tuy thế, thời gian sẽ cho thấy chung cuộc rồi ra mọi việc cũng sẽ theo chiều hướng đáng phục.
Nay, trong những thứ và những sự như thế, nếu ta để qua một bên các chi tiết rất hiện thực, thì vấn đề thật sự là Giá Trị chứ không phải Kinh tế. Lại càng không là thị trường tự do, mà là hệ-thống giá trị linh thiêng, đạo đức của một Châu miền khá trổi vượt; và toàn bộ châu này sẽ kết hợp mọi người thành một mối. Xem như thế, lại đã thấy nơi đó gồm mọi phe phái chính trị mà thời trước từng đứng trụ rất vững vàng, như: hệ thống quốc gia, đoàn nhóm sắc tộc, phe phái Giáo Hội lại cứ coi mình như có cung cách đặc trưng, khác biệt. Và hôm nay, người ta ra như không còn dùng chủ từ “nó” để chỉ về hệ thống tổng thể này nữa, mà tất cả đã trở thành “một chút” thực tế Châu Âu khá lớn mạnh. Bản thân tôi, lại đã nghĩ: sự việc này từng làm vữa chảy tính tuyệt đối của châu miền này và từng đưa mọi người vào chốn hư không/trống rỗng như thánh Phaolô trước kia vẫn gọi đó bằng cụm từ tương tự. Và theo tôi, điều đó thật tuyệt vời khiến ta cũng nên để tâm mà xem xét cho thật kỹ.
Dĩ nhiên, điều này từng đánh động Hội thánh cũng khá mạnh, và tôi có thể nói: còn mạnh hơn nhiều thứ khác; bởi Hội thánh từng coi đây là chuyện của giáo dân/trần thế, trong khi ta là con dân nhà Đạo có chỗ đứng bề thế, thánh thiêng, vững chãi. Tôi không nghĩ: Hội thánh lại có thể vứt bỏ đi yếu tố quan trọng ấy mà lại còn đưa vào chân trời mới cũng không chừng.
Như có nói ở trên, tôi đề cập cũng khá nhiều đến cái-gọi-là “ân huệ dân dã”, tức một thực-thể mà người Pháp từng diễn tả bằng cụm từ “laicité” dịch cho sát sẽ có nghĩa là “giáo dân”, tức sự việc khá đặc trưng/đặc thù của họ. Lại nữa, nếu nhìn vào địa hạt sự sống rất sinh lợi của nhiều người, ta sẽ thấy điều đó không do nhà nước tạo ra và cũng chẳng thuộc nhóm hội tôn giáo nào sở hữu hoặc điều động. Theo tôi, ta có thể nói nôm na mà không sợ quá lời rằng: sự việc như thế càng sáng tỏ để ta thấy rõ tính chất rất “người”, mà thôi. Và, sự việc ta đặt tên cho địa hạt vữa chảy này lại càng nổi bật nhờ tính chất “người” vốn được coi là điều khá mới. Và khi ta khởi sự định danh cho sự việc như thế thì danh tánh sẽ mang ý nghĩa của một hiện hữu rất có thực. Như thế, nó mang ý nghĩa một giá trị cũng rất chung; và như thế, là ta đã xác tín về đạo đức/chức năng tức là các địa hạt mà cả nhà nước lẫn tôn giáo đều không có quyền hoặc có khả năng đưa ra quyết định chung cuộc, hay dứt đoạn. Rồi cứ thế, sự việc lại tiến về hướng của đa số quần chúng đầy chất “người” để rồi ta lại sẽ chấp nhận nó một cách rộng lượng như chính con người mình, tôi xin được phép nói như vậy. Như vậy, đây còn là thứ luân thường đạo lý rất chung chưa bị đứt khúc, dứt đoạn. Nói như thế, tức như thể đó là tiến trình “mở ngỏ” rất dân chủ đầy nhượng bộ, lúc nào cũng kiếm tìm sự chuẩn thuận từ quần chúng và chẳng bao giờ nghĩ rằng mình được thế, là nhờ đã trình bày tính chất “người” một cách rất rộng, hơn là dựa vào quyền lợi của phe nhóm có mặt ở thế trần hoặc vẫn mang chất tôn giáo, thôi. Nói tóm lại, thế đó là những thứ và những chuyện đầy giá trị mà lâu nay tôi vẫn tìm cách đạt cùng đích.
Đành rằng, các Giáo Hội và đôi khi cả đến chức sắc trong đạo vẫn phản đối việc này. Hiện có nhóm hội rất lớn, trong đó một số giám mục người châu Âu vẫn thường bảo: ta phải viết những câu như “thuộc về Đức Chúa” khi ta nói đến thể chế. Kịp khi đó, đã có phản ứng từ nhiều nơi như cố tình muốn đáp trả: Vâng. Như thế cũng tốt! Nhưng, với người không tin vào Chúa hoặc những vị tự cho mình chẳng tin vào Chúa/Mẹ gì hết, thì sao? Có vị còn bảo: bọn tôi há không là người sống loanh quanh những chuyện lẩn quẩn thế sao? Nếu thế, sao không bảo: cộng đoàn ta vẫn tin vào Chúa và cũng tôn trọng các vị nào không cùng niềm tin, đấy cả thôi. Phải chăng ở đây có điều gì mâu thuẫn không? Nếu thế thì, sao ta lại bỏ qua một bên những chuyện tương tự rồi ngồi yên không nói gì có tốt hơn không? Hẳn ta cũng biết đường ranh ngăn cách rất nhiều thứ nay vẫn cứ mở ra nhiều hướng để tạo chỗ đứng, thấy rất rõ.
Dù sao thì, châu Âu mai ngày rồi cũng sẽ là châu miền không còn cung cách định danh nhau để xem mình có là kẻ còn tin Chúa hay không và có khám phá ra sự cởi mở khi đối xử với nhau và với Chúa mà không cần đặt tên nhau như thế không? Việc này cũng đâu xa vời cung cách thánh Phaolô từng làm vào thời mình? Có sự thể được gọi là “sự kiện đứng ngoài cuộc” khá mới mẻ cho thấy một số khá đông người của Giáo Hội nay không ở trong cuộc nữa. Đứng ngoài cuộc, là tách khỏi và rời xa tính chất sinh động nơi cuộc sống Giáo Hội, đúng định nghĩa. Và những người tuy buộc mình có lối sống như Giáo Hội đã định nghĩa, nhưng vẫn không là người ở trong cuộc đối với những gì đang tiến triển bên ngoài. Thế nhưng, hiện đang có thứ gì đó cứ diễn tiến ở bên ngoài. Và, “thứ gì đó” ấy nay thấy cũng không đến nỗi tệ.
Quả là, một số những sự thể đó thật rất tốt. Tốt một cách đáng kể. Nhiều trường hợp cho thấy chúng dân ở nơi đó đang quyết sống theo cung cách rất “Phaolô” hoặc cũng đang sống theo lời Chúa dạy cùng một kiểu cách rất Kitô, nhưng lại không sử dụng ngôn từ dành cho sự việc này. Và, phải chăng tốt nhất là ta hãy cứ làm những chuyện như thế, còn hơn là chỉ coi mặt đặt tên cho lối sống khác người? Nhiều vị vẫn công nhận rằng Kitô-giáo là nguồn gốc giá trị chính yếu ở châu Âu. Vâng. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố tôn giáo từng tạo như thế. Thế còn, Do-thái-giáo thì sao? Và, người Hồi giáo nữa? Và, cả người Hy Lạp cũng như La Mã, Tô Cách Lan, Nhật Nhĩ Mãn cũng thế chứ? Còn, sự kiện tự mình rực sáng thì sao? Phải chăng sự kiện này không là nguồn cội sự sống đích thực ở châu Âu sao? Thế, hôm nay thì thế nào, khi người người đang vượt trội lên tất cả những điều như thế? Và, người châu Âu nay còn khám phá ra những sự việc tích cực bằng động thái vượt quá mọi khuôn khổ ấy nữa. Nếu thế thì, vẫn còn nhiều vấn nạn đang lởn vởn ở đâu đó, trong đầu người.
Theo tôi, thánh Phaolô luôn khám phá thêm về chính con người của ông trong bối cảnh và tên gọi rất khác biệt. Phải chăng có thể là toàn bộ tính trần thế đã trổi vượt và đang có sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước? Phải chăng hiện đang thấy xảy ra nhiều động thái phòng vệ một cách máy móc chống đối bạo lực do Giáo Hội tạo ra? Có thể là như thế!. Ít ra, thì chuyện này cũng xuất hiện ở một số địa hạt. Theo tôi, ta không chỉ nói như thế mà thôi. Bởi, xem ra nhiều người như thể như đang bảo: “Vâng. Chuyện này cũng có phần đúng.” Và, hiện nay nhiều người lại cũng đang mở to con mắt để nhìn vào thứ gì đó lớn rộng hơn một chút; và chắc chắn đó là điều mà thánh Phaolô đã khiến nhiều người tìm cách thấy được chuyện ấy.
Nhiều vị lại cứ bảo: châu Âu cần phát hiện ra thần tính rất riêng của mình. Theo tôi thì, tính chất thần thiêng nơi con người mới là thứ gì đó đang dấy động thân xác lớn rộng, tức khuôn khổ của một hiện hữu lớn lao hơn, tựa hồ cung cách mà thánh Phaolô thường cứ bảo: cộng đoàn của ông cần khám phá ra tính chất rất thật của một Israel thực. Israel thực là đất miền gồm toàn đấng bậc cao cả hơn một số người chỉ mỗi mang tên Do-thái, thôi. Chắc chắn còn nhiều sự thể rất song song đang quanh quẩn ở đâu đó.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 là người châu Âu, lâu nay cũng như thế. Ngài lấy danh hiệu Bênêđíchtô, quan thày của toàn châu miền này, không phải là không có mục đích. Thế nhưng, mẫu mực sống rất “tràn đồng” của dân con thế giới thứ nhất ở khắp nơi là, chủ nghĩa duy vật chất. Đây là thế giới chú trọng nhiều vào sự an toàn thoải mái. Thoải mái một cách rất phóng khoáng đến độ trở thành chủ nghĩa v.v.. Hội thánh phải nói đôi điều về chuyện này và đó cũng là triết lý của nhân vị. Toàn bộ đạo đức của sự sống thường do chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ngoài đời theo nghĩa dậy bảo cho biết để mà sống và theo tôi, Giáo Hội phải nói lên thứ triết lý về quan hệ đề cập đến các vấn đề tiềm năng có thật trong lối sống dân dã của con người sống ở ngoài.
Tuy nhiên, triết học cổ điển ta thừa hưởng ở đây không đặt trọng tâm đến khả năng lớn rộng trong quan hệ trao đổi đang có sẵn, thời buổi này. Thế giới này càng lớn rộng lại càng cần đến tâm thân rộng lớn.
Thời buổi này, ta vẫn thấy xảy đến nhiều vấn đề về môi trường. Hội thánh lâu nay vẫn có truyền thống tôn trọng bất cứ công cuộc tạo dựng nào khiến cho nguồn đất sống của ta có thể sinh sống được ngõ hầu dành để cho tương lai mai ngày và toàn bộ khu vực sinh vật kỹ thuật nữa. Tôi không nghĩ Hội thánh phản chống mọi cuộc thử nghiệm này khác; bởi Hội thánh vẫn tôn trọng mọi giá trị chân phương, có thật, nhưng vẫn nói lên điều ấy; và nói, là nói lên tiếng nói của mình giữa muôn vàn tiếng giọng. Nói, để khám phá ra một tương lai rộng lớn hơn, thay vì vùi dập tiếng nói ấy như thể mình đang sống ở chốn miền nào đó như ta biết. Tôi vẫn nghĩ là: thánh Phaolô có lẽ sẽ hài lòng không ít về chuyện ấy và thánh-nhân từng cố gắng làm như thế theo cung cách hư không/trống rỗng còn hơn theo kiểu cha ông, cha chú.
Tôi cũng nghĩ, là: thánh Phaolo cũng sẽ nói về chuyện này nếu ông còn sống đến hôm nay, ngõ hầu biến đổi tính nhân loại khả dĩ đến với thế giới ngang qua nỗi niềm cởi mở ta có với nhau một cách chân phương, đơn giản như kết quả của động thái ít mang tính vị kỷ. Đó là chuyện “cắt bì nội tâm” và cởi mở với quà tặng cũng như xếp lớp khổ đau vào với yêu thương và ân huệ, vv. Và, tôi lại nghĩ: thánh Phaolô cũng sẽ vui lòng khi thấy mỗi khi lướt nhìn vào đó, thôi.
Một trong những điều khiến tôi lấy làm thích thú khi nghĩ đến tương lai mai ngày là cung cách Hoa Kỳ phản ứng với Liên Hiệp Châu Âu. Phần lớn chương trình nghị sự có thể từ đó được ra sẽ có thật theo cung cách cũng rất thần học bởi lẽ tôi vẫn nghĩ điều này hiện đòi ta phải để tâm đến nó nữa.
Những điều khiến tôi muốn đề xuất là: nếu ta đào sâu tính cách chính trị nơi tầm nhìn của thánh Phaolô, ta sẽ thấy có sự nối kết cách nào đó đúng hơn là cách biệt. Điều quan trọng là hố sâu chia cách Hội thánh và thế giới gian trần mới này cũng không mở rộng là bao. Tôi còn nghĩ điều quan trọng khủng khiếp hơn nữa là ở chỗ nó lại khép đóng một số sự việc chứ không còn mở ngỏ cho mai hậu. Để làm thế, tôi hy vọng là Hội thánh Chúa sẽ bớt có động thái tập trung, tín điều và độc đoán, nhưng lại sẽ cởi mở nhiều hơn với tinh thần tập thể, lệ thuộc hoặc bất cứ ngôn từ nào có thể dùng để chỉ sự cởi mở hướng vào bên trong cộng đoàn mình. Nhưng, muốn thực hiện điều này, ta chỉ có thể cài đặt và tái lập tinh thần của Vatican 2, cũng rất phải. Hội thánh của ta cũng nói nhiều về chuyện này, nhưng lại không hề tháp đặt chuyện ấy một cách trọn vẹn cho phải phép.
Tôi không nghĩ là chương trình nghị-sự có được sự trọn vẹn ở trong Hội thánh chút nào nữa. Tôi cũng không nghĩ Hội thánh ta lại có thể làm như thế nữa. Dù gì nữa, ta cũng phải có tầm nhìn lớn hơn những gì ta có trước đó về Giáo Hội như thể phòng giam nhỏ bé, hạn hẹp thôi. Giả như ta thật sự tháp đặt tinh thần của Vatican 2 vào trong đó, thì như thế tức là ta đã gửi thông điệp thật rõ nghĩa cho thế giới rộng lớn hơn. Thế đó, đúng là nhân vật Phaolô như tôi bắt chụp. Theo tôi, thánh Phaolô không chỉ viết lên thông điệp nào đó cho cộng đoàn nhỏ của ông. Trái lại, ông đã gửi đi một thông điệp rất lớn lao cho Đế Quốc La Mã. Và cuối cùng, tôi hy vọng rằng điều này cũng sẽ hàn gắn được nhiều thứ, dù kết quả chưa thật rõ nét. Giả như quý vị là những người ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ, thì tôi không nghĩ là quý vị sẽ đồng ý với những gì tôi đề cập mấy lâu nay.
Phải chăng có những địa hạt nào đó khó có thể thực hiện được khi ta nói “có” hoặc “không” về cùng một chuyện mà lại không có góc nhìn khác nhau. Vâng. Nhưng cũng có thể là không. Theo tôi thì, nếu ta lý sự kiểu biện chứng pháp hay sao đó, vẫn còn đó sự mâu thuẫn giữa các quan điểm/lập trường khác biệt. Nhưng, tôi lại không tin rằng lối lý sự theo biện chứng pháp là lối lý luận độc nhất có trên thế giới này. Có thể có kiểu lý luận nào đó có thể xảy đến không theo kiểu trắng/đen rất biện chứng. Cũng có thể là ta đang ở ngưỡng cửa của sự thể như thế, tức sự thể không hoàn toàn cới mở hoặc khép kín, nào ai biết! Tôi nghĩ, đó cũng là những gì được thánh Phaolô tìm cách nói lên vào mọi lúc, cả vào lúc ông bảo: sự việc đóng đinh thập giá và cái chết được xếp gộp vào với sự sống có phục sinh mà thánh-nhân nói rằng vẫn thấy nổi trôi ở trên mặt mọi sự việc là một tuyên ngôn về sự nghịch ngạo mang tính biện chứng. Về mặt trắng đen rất thật tình, thì điều này không đúng sự thật. Nhưng, theo lý sự của Chúa mà thánh Phaolô từng tin tưởng, ông đã khám phá ra sự thật ở nơi đó. Và, đó cũng là ý nghĩa của khám phá này.
Những ai hoàn toàn quyết tâm có động thái khác biệt rất rõ rệt trong cuộc sống , lại không thể hiểu được những gì thánh Phaolô nói ra. Giả như những người này nói là mình hiểu được điều ấy, cũng rất tốt trước mặt quần chúng, nhưng những người như thế không biết ta đang nói về chuyện gì. Thế đó là chủ thuyết duy tin tưởng chứ không phải niềm tin.
Có niềm tin vào những chuyện như thế là tin rằng Thiên Chúa có thể làm nhiều điều xem ra nghịch ngạo đối với thế gian. Và, có được niềm tin Kitô-giáo là tin rằng Thiên Chúa thực sự làm điều đó với Đức Ghiêsu. Và, điều đó thực sự đánh động thánh Phaolô. Còn lại, là lịch sử.
Thành thử, hiện có rất nhiều điểm để ta nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh về thánh Phaolô như chính con người của ông cho thấy và cái nhìn đứng đắn về tư thế ta đang có, thời buổi này. Nối kết này không có nghĩa là ngẫu nhiên hoặc hời hợt bên ngoài. Nghị trình rất giống nhau, và trực giác cũng giống thế. Thế nhưng, vấn đề là làm sao ta có thể kết nối chuyện này với chuyện khác. Đó cũng là khó khăn mà thánh Phaolô từng gặp vào mọi lúc.
Ý tôi muốn nói, là: thánh Phaolô đã có được một cử toạ tốt đẹp nhất với những người kính sợ thờ phượng Chúa, tức những người thực sự muốn làm người Do thái mà không cần chơi trò kết nạp để trở thành người Do thái rất đích thực. Hiện thời, có rất nhiều người muốn sống đời Kitô-hữu nhưng lại không muốn đến nhà thờ hoặc tham gia cộng đoàn Hội thánh, chút nào hết. Và cũng có nhiều nhóm tuy mang nặng giá trị Kitô-giáo nhưng lại không coi mình là tín-hữu Đức Kitô một chút nào. Bởi thế nên, thánh Phaolô lại đã bảo: “Kìa! Rồi thì quý vị cũng sẽ như thế thôi!” Có lẽ ta cũng nên nói với những người như thế, rằng: những gì ta tin tưởng, là những gì chính họ cũng muốn tin như ta. May ra, ta có thể học được đôi điều từ họ, trong tiến trình Vượt Qua nơi cuộc sống của chính họ khiến ta biết được và định danh như một kiểu trong Đức Giêsu Kitô. Và, ta có cảm giác là điều đó từng được xác-nhận như thế. Dù sao, thì đó cũng là những nối kết mà theo tôi cũng có thể là chuyện thực tế.
KẾT LUẬN
Tác giả Tom Wright lại đã viết:
“Đạo của Chúa không là đường lối mới để sống đạo hạnh, cũng không là cung cách mới mẻ gì để ta nối kết với phần nội-tại của riêng ai, Đạo của Ngài không là phương-thế để ta nắm chắc mình sẽ có được tấm vé đi về chốn thiên cung, thiên đường khi ta chết. Đạo Chúa dạy ta các lề-thói không mang tính pháp luật cho dân con trong Đế quốc hoặc những kẻ tôn thờ hệ-thống chính trị tương-hợp để tuân giữ hoặc chấp nhận. Đó, không đơn thuần chỉ là đòi hỏi của cá-nhân một tôn-giáo nào hết mà nó thu-nạp, thách thức và khiến cho quảng trường công-cộng bị giao động. Nó còn tìm cách lật úp thế giới của Đế quốc. Giả như sự việc Phục sinh đích thực khởi đầu từ Đức Kitô, thì đế quốc của mọi vua quan, lãnh chúa sẽ thực sự bị rối rắm.
“Đạo Chúa thời hiện đại, rủi ro thay, lại đã không tư-duy như thế, nhưng lâu nay vẫn cứ tiến vào với chiều hướng tự chối bỏ mọi hoạt-động của Thiên Chúa và Đức Kitô trong thế giới thực tiễn đầy mầu sắc chính trị. Đạo Chúa đã ra khỏi cuộc chơi nơi thế giới của chính mình. ‘Cung cách’ ngọt ngào, lịch-lãm tạo tính-khí nơi lòng sốt sắng của kẻ cuồng-tín.” Ronald Knox) Chính cảm-tính riêng-tư đã chỉnh sửa niềm tin của quần chúng. Vì thế nên, ta trở thành kẻ nhút nhát nên mới gọi đó là lòng độ-lượng, vẫn nương tay.”
Đến đây, tôi có nhận xét là: vào tháng ngày lúc thánh Phaolô đang sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” diễn ra ở bên ngoài Israel. Và, vào thời ta sống, cũng có khá nhiều “tiến trình Vượt Qua” lại đã diễn ra ngoài Hội thánh hoặc các thể-chế Giáo Hội. Họ là dân con/đệ tử của Phaolô thánh-nhân, nhưng thánh-nhân đâu giúp họ có được cảm giác riêng tư tốt đẹp! Và, thánh-nhân cũng chẳng thôi-thúc họ chiến đấu chống lại các thể chế chuyên áp đạt để thống-trị, rồi cứ thế lập đi lập lại những chuyện như thế. Thánh-nhân yêu cầu họ thăng-hoa các vấn-đề như thế và khám phá ra Đức Chúa Phục sinh/trỗi dậy tựa như họ trở thành bén nhạy đối với đám người bị áp bức, bóc lột cũng đang trỗi dậy từ mọi rối rắm để đi vào một thứ hoà bình và công chính cũng rất mới.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Thông Báo
Tiếp Sức Mùa Thi 2013 Của Cộng Đoàn Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu
SVCG Bùi Chu
04:27 01/06/2013
Thư ngỏ
Kính gửi: Quý Đức Cha, Quý Cha Đặc trách, Quý Cha, Quý bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh.
Lời đầu tiên, con xin thay lời cho toàn thể anh chị em Sinh viên Công Giáo Bùi Chu, kính chúc Quý Đức Cha, Quý Cha Đặc trách, Quý Cha, Quý bậc phụ huynh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, chúc các em học sinh gặt hái được nhiều thành công trong học tập.
Kính thưa Quý Cha, Quý bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh, theo truyền thống của Hội Sinh viên Công Giáo Bùi Chu, cứ đến dịp các em thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, Hội Sinh viên chúng con tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi nhằm giúp đỡ các em thí sinh trong Giáo Phận cùng gia đình giảm bớt đi nỗi lo về kinh tế, về những bất trắc nơi đất khách quê người trong thời gian thí sinh dự thi và đặc biệt là tạo điều kiện cho các em thí sinh có tâm lý để bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học một cách tốt nhất.
Năm nay, với sự liên kết cao giữa các Giáo phận, các miền,các tỉnh nên quy mô Tiếp sức sẽ rộng lớn hơn. Ngoài 3 khu vực: Hà Nội, TP. Nam Định, TP. Hải Phòng còn có thêm các khu vực: Vĩnh Phúc ( đại học sư phạm II) , Thái Nguyên, Thái Bình….Với chương trình cụ thể như sau:
I. Dự trù kinh phí :
- Kinh phí sinh hoat trong mỗi đợt thi: 500.000đ/thí sinh (không bao gồm chi phí đi, về). Sau mỗi đợt thi, Nhóm sẽ thanh toán cụ thể chi phí cho từng em.
II. Hình thức đăng kí :
- Các em sẽ liên hệ và đăng kí trực tiếp với Cha xứ hoặc với ban hành giáo giáo xứ mình về điạ điểm, thời gian và trường dự thi (theo mẫu đi kèm), kèm theo một bản foto giấy báo dự thi. Xin Quý Cha, hoặc quý Ban Hành Giáo các giáo xứ có thí sinh đăng kí dự thi tập hợp danh sách và chuyển về cho Cha Đặc trách sinh viên của các Giáo Hạt trước ngày 20/06.
- Ngày 21/06 Ban đại diện Hội SVCG Bùi Chu sẽ về lấy danh sách tại các Cha đặc trách sinh viên Giáo Hạt.
- Xin Quý Cha phận loại thí sinh tại Giáo xứ mình theo 3 khu vực thi chính: Hải Phòng,Nam Định, Hà Nội và Sài Gòn.
III. Các nhóm chính.
Tại TP Nam Định.
1, Thời gian.
- Đợt 1: Kì thi khối A, A1, V ngày 3, 4, 5/7/2013
- Đợt 2: Kì thi khối B, C, D, N, H, T, R, M, K. ngày 8, 9, 10/7/2013
- Đợt 3: Kì thi cao đẳng khối A ngày 14, 15, 16/7/2013
2, Thời gian đón tiếp:
- Đợt 1: Kì thi đại học khối A, A1, V
+ Sáng: 6h=>12h
+ Chiều 13h30=>18h ngày 2/7/2013
- Đợt 2: Kì thi đai học khối B, C, D, N, H, T, R, M, K.
+ Sáng: 6h=>12h
+ Chiều 13h30=>18h ngày 7/7/2013
- Đợt 3: Kì thi CĐ khối A
+ Sáng: 6h=>12h
+ Chiều 13h30=>18h ngày 13/7/2013
3, Nội dung cụ thể:
a, Khu vực tiếp sức và đón tiếp thi sinh.
- Khu vực tập trung thí sinh về dự thi chủ yếu ở nhà thờ xứ Phong Lộc
- Các địa điểm đón tiếp: Cổng nhà thờ giáo xứ Phong Lộc, Bến xe khách Nam Định, Bến xe khách Đò Quan, Bến xe buýt trước cổng Nhà thờ lớn Nam Định, cổng trường đại học điều dưỡng, Ngã tư Đệ Tứ, cổng trường đh sư phạm kĩ thuật đối với thí sinh thi khối A. Cổng trường CĐ Công Nghiệp Nam Định đối với thí sinh thi cao đẳng
- Lưu ý:
+ Tại các điểm đón tiếp, các em thí sinh nhận biết anh chị TNV nhờ áo đồng phục, đeo thẻ và treo băng rôn:” Sinh viên Công Giáo Bùi Chu_Nam Định tiếp sức mùa thi 2013”.
b,Chịu trách nhiệm chính:
-Trưởng ban đại diện: Anh Giuse Vũ Thành Quân
ĐT: 01696696855 Mail: vuthanhquannd@gmail.com
-Phó ban đại diện: Anh Đaminh Đinh Văn Hải
ĐT: 01647579645 Mail: dinhhai.0408@gmail.com
Tại TP Hà Nội.
1. Thời gian đón tiếp :
- Đợt 1 : Từ ngày 02/07 đến ngày 05/07/2011.
- Đợt 2 : Từ ngày 07/07 đến ngày 10/07/2011.
2. Nội dung cụ thể :
a, Khu vực tiếp sức và đón tiếp thí sinh.
- Khu vực tiếp sức: TP Hà Nội chia làm các khu vực tiếp sức:
+ Khu vực: Thái Hà, Làng Tám, Cầu Giấy, Phùng Khoang, Cổ Nhuế sẽ do trực tiếp anh em SVCG Bùi Chu tiếp sức.
+ Khu vực: Nhà thờ lớn, Vĩnh Phúc ( Đại học sư phạm 2), Đại Học Nông Nghiệp, Đại học Công Nghiệp, Thái Nguyên do các nhóm SVCG Tổng Giáo Phận Hà Nội tiếp sức, và có anh chị SVCG Bùi Chu được gửi đi cùng thí sinh.
- Đón tiếp thí sinh:
+ Chỉ đón tiếp thí sinh tại bến xe Giáp Bát vào đúng khung thời gian: từ 6h00-11h30 sáng ngày 02/07 đối với các em thí sinh thi đợt 1. Từ 6h00-11h30 sáng ngày 07/07 đối với các em thí sinh thi đợt 2.
+ Khi lên tới bến xe Giáp Bát, các em thí sinh nhận ra anh chị TNV: áo đồng phục có ghi: Sinh Viên Công Giáo , đeo thẻ. Tại bàn tiếp đón thí sinh có treo băng rôn: “Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội tiếp sức mùa thi”
hoặc “Cộng Đoàn Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu tiếp sức mùa thi”.
b, Chịu trách nhiệm chính:
Anh Toán: 0963 037 232
Anh Nghĩa: 0166 381 3496
Chị Hiền: 0974 573015
Để biết thêm chi tiết xin Quý Cha, Quý bậc phụ huynh và các em học sinh truy cập website: http://svbuichu.com
Tại Hải Phòng:
1, Thời gian đón tiếp:
- Đợt 1: từ 6h30 đến 18h ngày mùng 1, mùng 2 tháng 7
- Đợt 2: Từ 6h30 đến 18h ngày mùng 6, mùng 7 tháng 7
- Đợt 3: Từ 6h30 đến 18h ngày 12, 13 tháng 7
2, Địa điểm đón tiếp:
- Khu vực nội thành(gồm các quận: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Dương Kinh): Đón tại bến xe Cầu Rào
- Chịu trách nhiệm: Anh Sơn. SDT: 01659. 148. 326.
Hoặc anh Long: 01659. 041. 921
- Khu vực Kiến An: Đón tại ngã ba Quán Trữ.
- Chịu trách nhiệm: Anh Lộc: 01657 968 686. Hoặc anh Duy: 0988 156 092
3, Cha đặc trách sinh viên Công Giáo Hải Phòng:
cha Giuse Nguyễn Đình Dương. SDT: 0979 697 967
Tại Sài Gòn
- Các thí sinh liên hệ trực tiếp với anh Giuse Trần Văn Trường - trưởng nhóm sinh viên Bùi Chu- miền Nam
- Số điện thoại: 0982.987.247
- Hoặc liên hệ với anh: Đinh Văn Tùng. SDT : 09.72.92.23.23
Lưu ý:
- Khi đăng ký, các em thí sinh phải điền thật cụ thể địa điểm thi,
VD: Số 41 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
- Các em thí sinh đăng ký với Cha xứ trước ngày 20/06, nếu quá ngày đăng ký, các anh chị TNV sẽ không thể sắp xếp được chỗ nghỉ trọ cho các em và Hội sẽ không nhận thêm bất kỳ một trường hợp nào.
- Các em thí sinh chuẩn bị thật kỹ lưỡng giấy tờ cần thiết trước khi dự thi.
- Anh chị TNV có trách nhiệm đón các em tại bến xe khi các em lên dự thi, đưa các em ra bến xe,bắt xe cho các em khi kết thúc đợt Tiếp sức và chăm sóc các em trong suốt thời gian các em dự thi.
Trên đây là chương trình Tiếp sức mùa thi của Cộng Đoàn SVCG Bùi Chu, xin Quý Cha thông báo rộng rãi tới quý bậc phụ huynh cùng các em thí sinh trong Giáo xứ.
Trong tình yêu của Đức Kitô, Chúng con xin quý Cha và quý cộng đoàn thêm lời cầu nguyện cho chúng con.
Cha Đặc trách SVCG Bùi Chu.
T/M CĐ SVCG Bùi Chu
Đaminh Nguyễn Văn Toán
Văn Hóa
Hãy đến với Giêsu hãy đến với Mẹ Maria!
Tuyết Mai
20:02 01/06/2013
Một Chúa Con Chúa tể rất vô cùng,
Nhưng Ngài không phải là lãnh chúa,
Một lãnh chúa ác độc và lạnh lùng!.
Hãy đến với Giêsu vì Ngài là Thầy,
Một Thầy hướng dẫn giáo dục rất giản đơn,
Dậy học trò biết ơn và trả ơn,
Dậy học trò biết hy sinh và tha thứ.
Hãy đến với Giêsu vì Ngài là bạn,
Một người bạn ta tin tưởng một không hai,
Một người bạn chung thủy với ta không phản,
Một người bạn biết lắng nghe biết ủi an.
Hãy đến với Giêsu vì Ngài độ lượng,
Tình Ngài ôi vũ trụ cũng không lớn bằng,
Tình Ngài thật bao dung nên chọn chịu chết,
Trên Thập Giá cay nghiệt vì tội lỗi của con người.
Hãy đến với Giêsu vì Ngài đã hứa,
Tin vào Ngài thì ở ngày sau hết,
Mọi sự trần gian ta dũ bỏ lại sau lưng,
Và phần thưởng trên Trời sẽ là cùng đích.
Hãy đến với Giêsu là phải qua Đức Mẹ,
Vì Mẹ Ngài cũng là Mẹ của toàn thể nhân loại,
Nhờ có Mẹ Maria mà Chúa Cha lượng thứ tình,
Để cho Mẹ tự do chăm sóc cho đàn con.
Hãy đến với Maria là đến Mẹ Thiên Chúa,
Không gì khôn ngoan cho bằng tìm chạy đến Mẹ,
Mẹ ban ơn và trao ban cho báu vật,
Báu vật của Trời (chuỗi Mân Côi), giúp sa tránh Hỏa Ngục trầm luân.
Chúng con toàn thể con cái Mẹ,
Xin Mẹ luôn hằng gìn giữ xác hồn chúng con,
Để chúng con chu toàn bổn phận và trách nhiệm,
Sống cho xứng đáng để giờ chót được hưởng .....
Nhan Thánh Chúa Trời trên Quê Trời, Amen
Thánh tâm Chúa là cả hồng ân
Trầm Thiên Thu
20:04 01/06/2013
Cho con lắng vơi ưu phiền
Trọn đời lòng con tôn kính
Thánh Tâm là cả hồng ân
Luôn cố gắng học với Chúa
An vui thanh thản tâm hồn
Mặc dù trĩu nặng gian khó
Thánh Tâm xoa dịu nỗi buồn
Vì yêu Chúa đã chấp nhận
Hy sinh trao ban tim mình
Giọt máu cuối cùng đã chảy
Thánh Tâm cứu độ đời con
Đời ai gian truân, khốn khó
Ưu tư sớm khuya âm thầm
Mau đến bên Chúa chí thánh
Thánh Tâm che chở, ủi an
Con vững tin lời Chúa hứa
Và luôn ghi nhớ sớm chiều:
“Khi bị treo trên Thập Giá
Tôi kéo mọi người lên theo”
THÁNH TÂM NGỌT NGÀO
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Dạt dào Lòng Thương Xót
Nhiệm mầu Máu và Nước
Tuôn chảy ơn thứ tha
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Khúc Tình Ca muôn thuở
Diệu kỳ bản tổng phổ
Dịu dàng nhịp thương yêu
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Bài thơ tình độc đáo
Từng vần, từng nhịp điệu
Êm như những lời ru
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Cho con tràn sức sống
Con tuyệt đối tin tưởng
Muốn như Ngài yêu thương
Con muốn hóa lưỡi đòng
Vào trong Thánh Tâm Chúa
Thường trú ở nơi đó
Để thuộc trọn về Ngài.
Ngôn ngữ Tình yêu
P. Trần Đình Phan Tiến
20:07 01/06/2013
Ban cho nhân loại thật nhiều phúc ân
Cảm tạ Thiên Chúa muôn phần
Trao ban Thịt Máu nuôi nhân thế trần
Cao vời nhân thế bâng khuâng !
Gẫm suy lạ lùng Nhiệm Thể Trời cao
Thưở xưa man-na tuôn trào
Chính là thần lương đẹp sao bởi Trời
Chim cút, thịt - bánh mới tươi
Xuống trên nhân thế muôn người được ăn
Tích xưa truyện kể như rằng:
“ Chúa Trời nuôi sống toàn dân của Ngài”
Kinh Thánh thuật lại chẳng sai
Nhớ thời Cứu Chuộc dân Ngài, Chúa Con
Phép lạ Hóa Bánh còn son
Ban cho dân chúng ăn còn có dư
Thật là Phúc cả đầy dư
Thiên Phẩm ban tặng nhân từ chứa chan
Tiên trưng phép lạ rõ ràng
Chính là Thánh Thể được ban sau nầy
Giêsu Cứu Chúa tỏ bày
Lương Thực Hằng Sống từ đây cho đời
Mầu nhiệm thật là cao vời !
Nhiệm Thể từ trời quý hơn man-na
Chính là Thịt Máu “ Con Cha”
Qúy hơn vũ trụ thật là cao siêu !
Thiên Thần chầu chực kính yêu !
Suy tôn Thánh Thể diễm kiều biết bao !
Loài người chẳng có lẽ nào
Thờ ơ , lạnh nhạt ra vào như không
Thánh Thể Thịt Máu tinh ròng !
Là Hoa Mặt Nhật sáng trong tinh tường
Trao cho linh mục muôn phương
Là kho phân phát Thần Lương nhiệm mầu
Thánh Vụ thật là cao sâu !
Dưỡng nuôi dân Thánh hỡi đâu sánh tày?
Sấp mình tin kính chẳng lay
Tôn thờ Chúa Cả ở ngay bên mình
Thánh Thể là phép siêu linh
Ban cho nhân loại thật tình chẳng sai !
Kính thờ Chúa Cả Ngôi Hai
Ngự trong phép Bánh nối dài tình yêu
Con xin thờ lạy kính yêu
Nhiệm mầu Thánh Thể huyền siêu tuyệt trần.
02/06/2013