Ngày 04-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phép lạ con bà góa thành Naim
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:28 04/06/2013
Chúa Nhật X THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 7, 11-17

PHÉP LẠ CON BÀ GÓA Ở THÀNH NAIM

Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là yêu thương. Chúa giảng dạy, giáo huấn và làm phép lạ là nói lên lòng nhân từ vô biên của Chúa. Thánh Luca viết Tin Mừng nói lên mặc khải lớn lao của Chúa Giêsu: ” Vừa thấy bà, Chúa liền động lòng thương xót: bà đừng khóc nữa “.

Tin Mừng của thánh Luca thuật lại phép lạ của Chúa Giêsu làm cho con trai bà góa thành Naim, đã chết, người ta đang khiêng đi chôn, nhưng Chúa Giêsu đã làm cho sống lại. Tin Mừng viết: ” Vừa thấy bà “, thánh Luca cho thấy một mặc khải cao siêu về lòng thương xót của Chúa Giêsu.Chúa nhìn là Thiên Chúa nhìn. Chúa thấy bà góa là Thiên Chúa Cha thấy bà góa. Chúa đưa bà góa ra khỏi nỗi tuyệt vọng. Con người đặc biệt bà góa lúc này đang lâm cơn tuyệt vọng. Chúa Giêsu động lòng thương. Lời nói của Chúa Giêsu có sức mạnh mặc khải, có sức mạnh giải thoát con người. Chúa thương xót khi thấy đám đông đi theo Ngài và Chúa đã làm phép lạ để nuôi sống nhiều ngàn người ăn. Chúa chạnh thương chữa lành những người mang bệnh hoạn tật nguyền. Chúa động lòng thương khi thấy đứa con trai hoang đàng của mình trở về. Ở đây, trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu đã cảm thông, đã cảm động khi thấy bà góa bên cạnh quan tài của con một đã chết. Ngài cảm thông với nỗi đau khổ của người đàn bà góa. Chúa làm cho bà đầy hy vọng. Chúa bảo bà: ” Bà đừng khóc nữa “. Chúa đã cho bà niềm hy vọng vì Ngài làm phép lạ cho cậu con trai của bà sống lại, khiến mọi người kinh hãi nhưng đầy thán phục Ngài. Bà mẹ hết sức vui mừng, hạnh phúc, biết ơn Chúa vì từ nỗi tuyệt vọng mất con, bà đã lấy lại hy vọng và cùng với mọi người xác tín mạnh mẽ: tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn tất cả. Đồng thời đám đông cũng nhận ra một điều thật sâu xa là Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài.

Các bài đọc và đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cho chúng ta hiểu lòng thương xót của Chúa. Chính vì lòng nhân từ thương xót của Ngài mà Chúa đã được sai đến trần gian để yêu thương và cứu độ nhân loại, cứu thoát con người.Tuyệt đỉnh của việc viếng thăm dân là cái chết trên thập giá. Đây là mặc khải tuyệt đỉnh của lòng thương xót Chúa.Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu đã để ý đến những vân đề của con người: sinh, bệnh, lão, tử.Đứa con của bà góa đã sinh ra, đã bệnh và đã chết. Chúa đã yêu thương, can thiệp vào những vấn đề thực tế như thế để cho nhân loại hiểu: Chúa có quyền trên sự sống và sự chết.

Cuộc đời là bể khổ bởi vì có ai luôn hạnh phúc, luôn sung sướng, luôn an vui đâu ! Ngộ giả con người luôn sung sướng, luôn hạnh phúc thì đâu họ có cần đến Chúa nữa. Do đó, con người luôn cần đến Chúa. Ai trong chúng ta cũng đều gặp đau khổ trong cuộc đời. Thử thách, bệnh hoạn, tật nguyền Chúa đều biết hết. Ngài luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nếu con người biết chạy đến, kêu cầu và van xin Ngài. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có hy vọng, trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta vẫn có niềm tin, đừng tuyệt vọng, đừng buông xuôi, luôn tin tưởng và bám chặt lấy Chúa.Ngài luôn sẵn sàng cứu giúp và giải thoát chúng ta.

Xin mượn lời của Denis Sonet để kết luận bài suy niệm này: ” Hãy chỗi dậy”. Đây cũng là lời mà Đức Giêsu phán với chúng ta khi chúng ta chịu phép rửa tội: Hãy trỗi dậy, hãy sẵn sàng cho sự sống mới, hãy phục sinh ! liệu chúng ta có để cho sự sống ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận bị lịm tắt? Chúng ta không phải là những kẻ chết đối với tình yêu, và đối với đời sống siêu nhiên hay sao ? Hôm nay, chúng ta hãy lắng nghe tiếng mời gọi tha thiết của Đức Kitô: ” Ta truyền cho ngươi: hãy bước ra khỏi tội lỗi của ngươi, hãy ra khỏi sự tầm thường của ngươi, hãy hồi sinh ! “.

Lời nói này, Chúa Giêsu sẽ nói với mỗi người chúng ta sau khi chúng ta chết đi, Người “ sẽ đánh thức “ chúng ta dậy để bước vào đời sống vĩnh cửu. Phép lạ Naim, giống như phép lạ phục sinh của Đức Kitô, là những dấu chỉ báo trước cho sự phục sinh của chính chúng ta “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng vào quyền năng của Chúa vì Chúa có quyền trên sự sống và trên sự chết. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Cụm từ “ chạnh lòng thương “ nói lên điều gì ?

2.Đứa con trai bà góa thành Naim đã chết và người ta đang khiêng cậu đi chôn nói lên gì ?

3.Chúa đã làm gì cho con trai bà góa thành Naim ?

4.Phép lạ này nói lên gì ?

5.Cụm từ “ Bà đừng khóc nữa “ có ý nghĩa gì ?

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô tôn vinh cuộc đời và di sản của Đức Gioan XXIII
Đặng Tự Do
06:40 04/06/2013
Hôm thứ Hai 3 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm ngôi mộ của Đức Gioan XXIII nhân dịp 50 năm ngày Đức Angelo Roncalli qua đời. Trước đó, sau khi cử hành Thánh Lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chào đón hàng ngàn khách hành hương đến thăm từ giáo phận Bergamo quê hương của Đức Cố Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha cầu nguyện chung với họ và yêu cầu anh chị em tín hữu hiện diện hãy bắt chước Đức Gioan XXIII bằng cách tập trung vào nhân đức hòa bình và vâng lời.

Đức Thánh Cha nói:

"Đức Angelo Roncalli đã có thể truyền đạt hòa bình: Đó là một hình thái hòa bình tự nhiên, thanh thản và thân ái. Trong cương vị Giáo Hoàng, ngài đã truyền bá hòa bình cho thế giới, cùng với danh thơm tiếng tốt của ngài về lòng nhân hậu. Thật là vui khi gặp gỡ một tư tế tốt lành như thế. Một tư tế thật cao cả. "

Đức Thánh Cha giải thích rằng để đạt được hòa bình, điều cần thiết là phải gạt tính ích kỷ sang một bên và thay vào đó là dọn chỗ cho Thiên Chúa ngự trong lòng chúng ta.

Đức Giám Mục của giáo phận Bergamo đã làm cho đám đông dân chúng bật cười khi ngài nói với Đức Thánh Cha Phanxicô rằng khi Đức Thánh Cha ra mắt dân chúng sau khi được bầu vào ngai Giáo Hoàng, nhiều người tại Bergamo nói với ngài rằng vóc dáng và cử chỉ của Đức Tân Giáo Hoàng rất giống với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
 
Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng thống Cộng Hòa Cape Verde
Đặng Tự Do
07:04 04/06/2013
Thủ đô Praia của Cape Verde
Sáng thứ Hai 4 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tổng thống nước Cộng hòa Cape Verde, là ông Jorge Carlos Fonseca de Almeida.

Trong cuộc gặp gỡ, cả hai nhà lãnh đạo đã nói về sự hợp tác giữa đảo quốc này và Tòa Thánh trong các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Hai vị đã đề cập đến tình trạng pháp lý của Giáo Hội tại Cape Verde. Thỏa thuận chính thức dự kiến sẽ được ký kết ngay tại thủ đô của đất nước là Praia, trong chuyến đi sắp tới của Đức Tổng Giám Mục Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh.

Cape Verde là đảo quốc gồm 10 hòn đảo trong vùng biển Đại Tây Dương cách bờ biển Tây Phi 570km. Niềm tự hào của quốc gia này là có một chính phủ dân chủ ổn định nhất châu Phi và phần lớn dân số là Kitô giáo. Theo thống kê năm 2011, Cape Verde có 531,000 dân với 99% dân số là người Công Giáo.

Tổng thống đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc dĩa bạc hình phong cảnh đất nước Cape Verde và một tấm khăn quàng cổ truyền thống. Đức Thánh Cha đã tặng lại tổng thống một bức tranh khắc hình Tòa Thánh.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các trẻ em bị bệnh và các bậc phụ huynh
Đặng Tự Do
07:30 04/06/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các trẻ em bị bệnh và các bậc phụ huynh
Hôm thứ Hai 03 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm các bệnh nhân ung thư trẻ, những người đang được điều trị tại bệnh viện Agostino Gemelli của Rôma. Ngài đã cầu nguyện chung với các em, và một cô gái trẻ đã đọc một thư gởi Đức Giáo Hoàng rất cảm động.

"Con thật hạnh phúc khi có thể tận mắt nhìn thấy Đức Thánh Cha, chứ không phải như con vẫn thường thấy trên truyền hình. Tại Lộ Đức, chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha: chúng con vẽ lại một hang đá, như một món quà dâng lên Đức Thánh Cha. Chúng con hứa sẽ cầu nguyện cho ngài và chúng con xin Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho tất cả các trẻ em bị bệnh tại các bệnh viện và tất cả các nơi trên thế giới. Xin Đức Thánh Cha chúc lành cho tất cả các bậc cha mẹ để họ cũng có nụ cười tươi như Đức Thánh Cha! "

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành cho những người hiện diện, trong đó có cả các nhân viên y tế của bệnh viện và một số tình nguyện viên. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một yêu cầu đặc biệt với các trẻ em.

Đức Thánh Cha nói:

"Tại thời điểm này, Chúa Giêsu đến với các con và ôm ấp các con trong vòng tay Người .

Và cha xin các con một ân huệ cuối cùng: hãy cầu nguyện cho cha! Các con sẽ làm điều đó phải không nào? Chắc chắn chứ? Tuyệt vời! "

Vào cuối cuộc tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để chào đón mỗi trẻ em trong số 22 em và gia đình các em.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp vị tổng thống nghèo nhất thế giới
Đặng Tự Do
10:38 04/06/2013
Tổng thống bình dân José Mujica
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón vị "Tổng thống nghèo nhất thế giới" là tổng thống Uruguay, ông José Mujica, tại điện Tông Tòa của Vatican.

Trong khi chụp hình chung với Đức Thánh Cha, tổng thống nói đùa:

"Thật quá là hân hạnh, tôi cảm thấy choáng ngợp."

Cuộc họp đã diễn ra lâu hơn bình thường và kéo dài đến 45 phút. Theo Vatican, nhiều vấn đề đã được đề cập đến, chẳng hạn như "sự phát triển toàn diện của con người, tôn trọng công lý nhân quyền và hòa bình xã hội."

Dịp này tổng thống José Mujica đã thỉnh cầu Giáo Hội làm "tất cả mọi thứ có thể để tiến trình hòa bình ở Colombia có thể tiếp tục và trở thành hiện thực."

Tổng thống Mujica nói với Đức Giáo Hoàng rằng hai vị có chung một người bạn là, nhà thần học và nhà văn Alberto Methol Ferre, người đã qua đời vào năm 2009. Đức Giáo Hoàng đã công nhận rằng các tác phẩm của Ferre đánh động độc giả.

Vì vậy, như một món quà, tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách của tác giả Ferre. Ngược lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng tổng thống Mujica bộ kỷ yếu các văn bản chung thẩm của hội nghị các giám mục Mỹ 2007 Latinh tại Aparecida, Brazil.

Đức Thánh Cha mô tả chuyến thăm của tổng thống Mujica là một cuộc gặp gỡ với "một nhà thông thái," và tổng thống đã không che giấu sự cảm động của mình.

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, tổng thống Mujica đã gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti và Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: ''Những kẻ băng hoại làm nhiều điều thiệt hại cho Giáo Hội, nhưng các thánh đem lại biết bao điều tốt lành''.
Lã Thụ Nhân
08:16 04/06/2013
Trong Thánh lễ hôm thứ Hai 3 tháng Saú, tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tất cả những người nam nữ đều là những người tội lỗi và cần nhận ra điều đó. Những ai phủ nhận điều này và chối bỏ Thiên Chúa, thì rơi vào tình trạng băng hoại.

Đức Thánh Cha Phaxicô nói: "Giuđa là người đầu tiên: từ một người tội lỗi tham lam, ông đã kết thúc trong sự hư nát. Con đường đòi cho được quyền muốn làm gì thì làm là con đường nguy hiểm: Kẻ băng hoại thì rất hay quên, họ quên cách mà Thiên Chúa từ nhân đã tạo dựng nên họ như những người làm vườn nho thế nào. Họ cắt đứt mối quan hệ với tình yêu này! Và họ trở thành những kẻ thờ lạy chính mình. Thật tồi tệ khi có những kẻ băng hoại len lỏi trong cộng đoàn Kitô giáo! Xin Chúa đừng để chúng ta phải trượt dài xuống con đường hư nát này".

Đức Thánh Cha giải thích rằng trong khi những kẻ băng hoại làm thiệt hại cho Giáo Hội, thì các thánh là mẫu gương mang lại nhiều điều tốt lành.

Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: "Các thánh là những người vâng phục Chúa, thờ phượng Chúa, là những người không quên tình yêu mà Chúa đã dành cho người làm vườn nho khi làm cho họ nên các thánh trong Giáo Hội. Những kẻ băng hoại gây thiệt hại cho Giáo Hội, thì ngược lại các thánh mang lại biết bao điều tốt lành. Thánh Gioan tông đồ nói rằng kẻ băng hoại là những người chống Chúa Kitô, họ ở giữa chúng ta, nhưng họ không thuộc về chúng ta. Về các thánh, Lời Chúa dạy bảo chúng ta rằng họ là ánh sáng, ‘họ sẽ ở trước ngai Thiên Chúa mà thờ phượng’. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban ơn thông hiểu để biết rằng chúng ta là những người tội lỗi, những kẻ tội lỗi thật sự. Không chỉ là những người tội lỗi theo nghĩa rộng, nhưng là những kẻ tội lỗi liên quan đến điều này, điều kia và tất cả những điều khác; những tội lỗi cụ thể, và với sự cụ thể của tội lỗi. Chúng ta hãy xin được ơn để đừng trở thành những kẻ băng hoại: cho dù là những người tội lỗi nhưng xin đừng để chúng ta ra hư nát! Và hãy xin được ơn để tiến bước trên con đường nên thánh".

Đức Thánh Cha cũng đề cập đặc biệt đến người tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan XXIII, nhân kỷ niệm 50 năm ngày qua đời của ngài.
 
Thật là khó khăn khi đi theo Chúa Giêsu!
Pt Huỳnh Mai Trác
13:10 04/06/2013
“Đi theo Chúa Giêsu thật là khó khăn . . . Đi theo Chúa Giêsu thì nhận lãnh được nhiều điều tốt đẹp nhưng chỉ có được sau khi đã chịu bách hại:” Đức Thánh Cha Phanxicô nói như vậy trong bài giảng sáng thứ ba về việc đi theo chân Chúa Kitô .

“Đi theo Chúa với tâm tình sâu xa , chứ đừng đi theo một cách hời hợt, đó là đi theo con đường đầy chông gai có thể bị bách hại, với ý niệm là thế gian này không dung thứ cho những kẻ chí tình đi theo Chúa Giêsu”.

“Con đường của Chúa Giêsu là con đường hạ mình xuống, con đường dẫn đến Thập Giá và luôn có những cuộc bách hại và những khó khăn”,Đức Thánh Cha cảnh báo, bằng cách nhắc nhở là chính Chúa Giêsu đã chọn con đường đó. Không nên đi theo con đường của thế gian, đó là một cám dỗ rất phổ biến giữa người Kitô hữu, Đức Thánh Cha nói: “Thật là đáng tiếc!”

“Bước theo Chúa Giêsu ! Vâng ! nhưng ở điểm nào. Theo Chúa Giêsu như một hình thức văn hóa: Tôi là người Kitô hữu, tôi có được nền văn hóa này nhưng không dấn thân vào con đường của Chúa đi”, Đức Thánh Cha nhận xét. “ Giáo Hội đầy dẩy những người đi theo Chúa như vây để có được quyền lực; đó là những vua chúa, những người cai trị và nhiều người nữa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không gạt ra ngòai hàng giáo sĩ: và nếu có vài nhân vật, mà tôi không muốn nhắc đến, có một vài nhân vật, những linh mục, vài giám mục hoặc vài người đi theo Chúa như một nghề nghiệp”.

“Người ta không thể lấy đi Cây Thập Giá trên đường Chúa đị . Cây Thập Giá luôn ở đó, Đức Thánh Cha báo trược Chính điều này thế gian không dung thứ” Hãy nhìn vào Mẹ Têrêxa, như là một ví dụ, tinh thần thế gian của Mẹ, Chân Phước Têrêxa một người đàn bà tuyệt vời, Mẹ đã làm biết bao nhiêu điều tốt đẹp giữa đời cho những người khác”.

“Tinh thần thế gian không nhắc đến là Mẹ Têrêxa đã cầu nguyện nhiều giờ mỗi ngày. Mẹ đã dùng tinh thần họat động Kitô hữu vào họat động xã hội, như là sự hiện hữu, như môt lớp sơn bóng loáng. Sự rao truyền Chúa Kitô không chỉ là một lớp sơn mà còn thấm sâu vào xương tủy, vào trong tâm can chúng ta và biến đổi chúng tạ. Và chính điều này thế gian không dung thứ chúng ta do đó có những cuộc bách hại”. (Nguồn tin: News.va)
 
Tương quan giữa các ngân hàng, các cơ quan tài chánh, việc buôn bán khí giới và chiến tranh
Linh Tiến Khải
16:45 04/06/2013
Phỏng vấn giáo sư Antonio Mazzeo

Từ năm 2008 tới nay thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh nghiêm trọng, với số người thất nghiệp ngày càng gia tăng. Hàng trăm ngàn hãng xưởng đã phải đóng cửa vì các ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn, hay vì số tiền lời phải trả qúa cao không thể tiếp tục hoạt động nữa. Tuy nhiên, kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới xem ra không bị ảnh hưởng gì. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu hòa bình Stockholm bên Thụy Điển, năm 2011 Hoa Kỳ là quốc gia mua các hệ thống vũ khí nhiều nhất thế giới, khoảng 711 tỷ mỹ kim. Đứng hàng thứ hai là Trung Quốc, cường quốc đang lên, với 143 tỷ, tức gia tăng 170% trong các năm 2002-2011. Đứng hàng thứ ba là Nga với 72 tỷ.

Hoa Kỳ kiểm soát 40% tổng số vũ khí xuất cảng trên thị trường quốc tế. Năm 2012 các hãng chế tạo khí giới khổng lồ của Hoa Kỳ đã bán 46,1 tỷ khí giới, tức gia tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Đây là điều chứng minh cho thấy đàng sau các mỹ từ ”chiến tranh chống khủng bố”, ”bảo vệ các quyền con người”, và ”can thiệp nhân đạo” là các vụ làm ăn bạc tỷ của giới chế tạo và buôn bán cái chết, có cổ phần đầu tư quan trọng của nhà nước. Liên quan tới việc xuất cảng vũ khí hơi có sự thay đổi: lần này Nga đứng hàng đầu, rồi tới Trung Quốc. Các nước trong Liên Hiệp Âu châu mỗi năm bán khoảng 32 tỷ mỹ kim khí giới, năm 2009 đạt độ cao nhất với 41 tỷ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Antonio Mazzeo, nhà báo đồng thời là giáo sư môn Hệ thống soạn thảo tin tức, về tương quan giữa các ngân hàng, các cơ quan tài chánh, việc buôn bán khí giới và chiến tranh.

Từ nhiều năm qua giáo sư Antonio Mazzeo đã tố cáo kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, cũng như mạnh mẽ phê bình chủ trương quân sự hóa và các lợi nhuận béo bở của nó. Giáo sư Antonio đã viết nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới nạn cướp bóc môi sinh, các cuộc xung đột quốc tế và tội phạm của các tổ chức mafia chuyển tiền và rửa tiền bẩn thỉu.

Hỏi: Thưa giáo sư Mazzeo, trong buổi nói chuyện lần trước giáo sư đã cho biết Italia là một trong các nước Âu châu xuất cảng nhiều vũ khí nhất. Thế thì loại vũ khí nào ”bán chạy” nhất trong lúc này?

Đáp: Tất cả đều bán chạy. Các cuộc chiến và các vụ đàn áp người dân luôn ngày càng nhiều hơn. Chúng cần có các khí giới nhẹ, hơi cay, xe tăng, dây xích sắt, trực thăng tấn công, máy bay bỏ bom, vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng và vũ khí hạt nhân. Người ta đã phát động một chương trình rất mắc mỏ nhằm canh tân và thu nhỏ các vũ khí vi trùng và vũ khí hạt nhân này để dễ xử dụng hơn trong các vùng địa lý hạn chế.

Tuy nhiên, các hệ thống chiến tranh trên trời và chiến tranh không gian là những vũ khí đang ngốn các nguồn tài chánh và nhân lực khổng lồ. Ngoài ra, để đáp ứng các chiến thuật mới trong việc can thiệp quân sự và mật thám, các máy bay không người lái ngày nay là một ”cái giếng của thánh Patrizio”, tức là một nguồn lợi vô tận đối với các tổ chức chế tạo và buôn bán khí giới.

Như thế người ta hiểu tại sao trong danh sách thứ hạng lợi nhuận của các kỹ nghệ sản xuất vũ khí, các hãng của Hoa Kỳ và Âu châu đứng hàng đầu trong lãnh vực máy bay, không gian, hỏa tiễn và hạt nhân. Năm 2010 hãng Lookheed Martin là tổ chức xuất cảng vũ khí trên toàn thế giới chế các máy bay bỏ bom F 35 và hệ thống viễn thông vệ tinh gọi tắt là MUOS đã thu vào 26,6 tỷ Euros. Đứng hàng thứ hai là các hệ thống BAE thu vào 24,8 tỷ, theo sau đó là Boeing 23,4 tỷ, rồi tới Northrop Grumman 21,3 tỷ, và General Dynamics 18,1 tỷ. Italia đứng hàng thứ tám với Finmeccanica thu vào 10,9 tỷ.

Hỏi: Thưa giáo sư, đâu là các tương quan giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chánh và việc buôn bán vũ khí?

Đáp: Nếu không có hệ thống tài chánh và ngân hàng quốc tế, thì sẽ không thể có sự hiện hữu của hệ thống kỹ nghệ quân sự, cũng không thể bảo đảm việc sản xuất, các vụ chuyển ngân và việc xuất cảng vũ khí. Các ngân hàng đầu tư trực tiếp vào các kỹ nghệ chiến tranh, ngày càng cho thấy họ có nhiều cổ phần to lớn hơn, họ bỏ ra trước các ngân khoản cần thiết cho việc xuất cảng. Các ngân khoản đầu tư khổng lồ, cả các ngân qũy về hưu do các cơ cấu của nhà nước và các trung tâm nghiệp đoàn trung ương điều khiển, cũng thi nhau mua cổ phần trong lãnh vực này để kiếm lời. Một dòng sông tiền bị rút ra khỏi nền kinh tế thực thụ, cũng như việc sản xuất các thiện ích và qũy trợ cấp xã hội nuôi dưỡng các vụ đầu tư, và gia tốc các tiến trình của cuộc khủng hoảng có hệ thống. Đây là một mô thức phức tạp và gian ác của việc toàn cầu hóa các thị trường và tài chánh, trong đó giữa các người có cổ phần lớn của các nhà sản xuất vũ khí cũng có các chế độ mà ngày mai có thể bị bỏ bom hay bị đánh gục với các khí giới do các hãng được kiểm soát chế tạo ra. Trong đó không có các hạn chế, cũng không có các biên giới và các lựa chọn chính trị kinh tế của các quốc gia riêng rẽ bị điều kiện hóa một cách nặng nề, và phải lụy phục các lợi nhuận của giới điều hành và giởi chủ nhân các hãng xưởng của sự chết.

Hỏi: Thế chính quyền Italia cũng nằm trong vòng kiềm tỏa nay hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Vâng. Càng ngày tôi lại càng xác tín hơn rằng để có thể hiểu thấu các lý do của sự hoàn toàn lụy phục các cuộc mạo hiểm và các dự án quân sự của chính quyền Washington từ phía tất cả các chính quyền Prodi, Berlusconi và Monti, cần nhìn vào sức nặng chuyên biệt của tổ chức Finmeccanica trong hệ thống của Italia. Luôn luôn theo sau các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tại vùng Balcan, tại Irak và Afghanistan, chúng ta đã chấp nhận biến tỉnh Vicenza, là thành phố được UNESCO thừa nhận là gia tài thế giới, trở thành căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Âu châu. Chúng ta đã biến trạm dừng chân Sigonella trở thành thủ đô của các máy bay không người lái drone, và xâm phạm tới cả một vùng thiên nhiên rộng lớn tại Niscemi trong tỉnh Caltanissetta, để thiết lập một trong 4 trạm trên đất của hệ thống viễn thông vệ tinh rất nguy hiểm gọi là MUOS của Hải quân Hoa Kỳ.

Và chúng ta mắc nợ nặng nề và khiến cho các thế hệ tương lai của con cháu chúng ta mang nợ, khi mua sắm hàng trăm máy bay bỏ bom có khả năng nguyên tử F 35, mà các quốc gia thành viên khác của khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương cho là vô ích và lỗi thời, nhưng lại rất mắc mỏ và tốn kém. Và tất các điều này chỉ để bảo đảm cho các đặc ân và lợi lộc của các hãng xưởng chế tạo vũ khí Finmeccanica, mà Ngũ Giác Đài mở rộng cửa bằng cách bảo đảm cho các lợi lộc và giấy phép chế tạo. Bằng chứng của sự giao thoa không thể gỡ rối được nữa giữa các ngân hàng, tài chánh và chợ chết chóc là sự kiện các ngân khoản đầu tư và tiết kiệm của người dân Italia bị dùng vào việc mua các gói cổ phần của các tổ chức chế tạo khí giới nước ngoài, như được minh chứng bởi tài liệu của tổ chức nghiên cứu IRES vùng Toscana, liên quan tới ”Tài chánh và Vũ Khí. Các cơ quan tín dụng và kỹ nghệ quân sự giữa thị trường và trách nhiệm xã hội (Firenze 2010).

Hỏi: Nghĩa là có tương quan tồi bại giữa các cơ cấu quân sự, chiến tranh và việc buôn bán khí giới, có đúng thế không thưa giáo sư Mazzeo?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Có một tương quan tồi bại, vô luân, tội phạm giữa các cơ cấu quân sự, tài chánh và việc buôn bán khí giới, như được minh chứng bởi nhiều cuộc điều tra của các thẩm phán Italia, liên quan tới hệ thống hối lộ công cộng, nảy sinh chung quanh tổ chức Finmeccanica và các hãng xưởng do tổ chức này kiểm soát. Một tài sản ngày càng xem ra là một cái máy rút tiền, từ đó người ta lấy tiền để dưỡng nuôi cái háu ăn của các đảng phái và giới chức chính trị, hay để phân phát lương hậu hĩnh và bổng lộc cho bà con thân thuộc, cho tình nhân và các khách hàng nổi tiếng.

Người ta đã thành lập ra cả một hệ thống, trong đó không còn có các guồng máy để phân biệt giữa cái công và cái tư, giữa các người kiểm soát và các kẻ bị kiểm soát nữa, bằng cách tước đoạt mọi ước muốn kiểm soát của người dân, là điều mà trong một thể chế dân chủ đích thật cần phải có, bởi vì dây là điều liên quan tới của cải chung của toàn dân và các tài nguyên bao la của quốc gia. Thế nhưng trong số các tác viên có các giới trung lưu thuộc các tổ chức tội phạm mafia rửa tiền và chuyển tiền bẩn thỉu; họ gia tăng các lợi nhuận và lọt vào được việc kiểm soát các tương quan chính trị, quân sự, và kinh tế toàn cầu.

Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một vài thí dụ hay không?

Đáp: Một trong các thí dụ điển hình nhất liên quan tới sự xuống dốc trong liên hiệp tài chánh, kỹ nghệ và quân sự đó là sự kiện các cựu tướng lãnh, các đề đốc và hàng lãnh đạo quân đội chuyển sang làm cố vấn điều hành cho các hãng xưởng chế tạo vũ khí chiến tranh. Mới đây bản tường trình của tổ chức phi chính quyền Hoa Kỳ có tên gọi là ”Công dân bảo vệ trách nhiệm và luân lý đạo đức và Tổ chức mới dũng cảm” đã ghi nhận rằng từ năm 2009 tới 2011 đã có 70% các tướng lãnh Mỹ ba và bốn sao về hưu, nghĩa là 76 trên 108 tướng về hưu, đã tìm ra việc làm như nhân viên hay cố vấn trong các tổ chức chế tạo vũ khí. Trong ban điều hành (Cda) của 5 tổ chức kỹ nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ có hợp đồng với các lực lượng quân sự: Loockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman, hiện có 9 tướng lãnh cao cấp nhất của quân đội Mỹ làm việc. Điều nghiêm trọng là có 2 vị vẫn tiếp tục làm việc trong bộ quốc phòng: đó là tướng James Cartwright thành viên ban giám đốc của hãng chế tạo vũ khí Raytheon, và đề đồc Gary Roughead thành viên ban giám đốc của hãng chế tạo khí giới Northrop Grumman, cả hai là nhân viên điều hành chính trị quốc phòng của chính quyền Hoa Kỳ.

Tại Italia, rất tiếc, cũng xảy ra những điều tương tự như thế. Không có ban giám đốc điều hành nào của các hãng xưởng chế tạo khí giới chiến tranh mà lại không có bóng dáng của các cựu tướng lãnh hay sĩ quan cao cấp của quân đội. Như thế người ta mới có thể thăng tiến một cách tốt nhất các ”đồ trang sức” của chết chóc cho quân đội, vài ngày trước khi bị tùng phục. Và họ cững là các tay phung phí tiền bạc điên loạn và vô lý nhất.

Hỏi: Thưa giáo sư, thường khi chúng ta cảm thấy bất lực. Vậy chúng ta có thể làm gì trước tình trạng này?

Đáp: Rất tiếc là toàn cảnh quốc tế không an ủi chúng ta. Trong đa số các trường hợp, các cố gắng bắt buộc Liên Hiệp Quốc đưa ra các đường lối chính trị nhắm hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và xuất cảng khí giới đều thất bại; hay đã bị làm dịu đi bởi hành động của các tổ chức chế tạo vũ khí rất hùng mạnh và của các ngân hàng vũ trang. Các chính quyền và toàn cộng đồng quốc tế luôn luôn là con tin của các ông hoàng chiến tranh. Chính vì thế tôi tin rằng lời nói và hành động phải trực tiếp qua tay các công dân riêng rẽ, các tổ chức phi chính quyền, các hiệp hội, các nhóm cơ bản của chủ thuyết thế giới khác, tức là của cộng đoàn liên quốc ngoại thường, hy vọng và tin rằng một thế giới khác với thế giới hiện nay là điều còn có thể làm được. Cần phải gia tăng các nỗ lực và các chiến dịch chống lại tất cả mọi cuộc chiến và các tiến trình quân sự hóa các vùng đất và không gian, chống lại tất cả các chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí, vũ khí nhẹ cũng như vũ khí siêu nặng. Cần phải giải phóng kinh tế, chính trị, các đại học, các trung tâm hiểu biết khỏi sự kiểm soát nghẹt thở của các quyền bính quân sự. Cần phải can thiệp để đánh vào gốc rễ cấu trúc tài chánh - quân sự - kỹ nghệ, bằng cách ngăn chặn đừng để cho các số tiền tiết kiệm hay qũy về hưu bị cung cấp cho các thị trường chết chóc, bằng cách áp đặt cho các ngân hàng phải ”giải giáp”, không đầu tư tiền bạc vào kỹ nghệ chiến tranh và phải luân lý đạo đức hóa.

Hỏi: Trên bình diện gây ý thức quốc tế thì phải làm gì nữa thưa giáo sư?

Đáp: Các vấn đề quốc tế lớn phải là trung tâm của cuộc thảo luận chính trị nói chung, trong các quốc hội, trong các nhà máy, trong nơi làm việc, trong các trường học và đại học. Cần phải chiếm được trở lại các không gian của nền văn hóa và tư tưởng hoà bình, bằng cách đặt để quyền lợi và bổn phận giải quyết các cuộc tranh chấp và xung đột bằng sự đối thoại chứ không bằng vũ lực. Các phong trào của miền Nam bán cầu và tại Italia này, những người ở Val Suza chống lại đường xe lửa tăng tốc hay ở Niscemi chống lại hệ thống viễn thông MUOS, với các cuộc tranh đấu, hành động trực tiếp và thái độ không tuân hành dân sự, chỉ cho chúng ta thấy hằng ngày các phương pháp hữu hiệu nhất cho một lộ trình giải phóng và giải độc khỏi các huyền thoại của các lợi nhuận dễ dãi, của việc cưởp bóc đất đai và của chiến tranh. Phản đối vì lý do lương tâm phổ biến chống lại quân sự, chống lại việc quân sự hóa, chống lại việc sản xuất khí giới; phản đối đóng thuế không được là của các cá nhân riêng rẽ mà là hiện tượng tố cáo của đám đông, của tập thể quần chúng; các cơ cấu ngân hàng thôi đầu tư và thăng tiến kỹ nghệ chiến tranh có thể là dụng cụ quan trọng giúp giải quyết và nêu bật các tương quan sức mạnh giữa nữ giới nam giới và tư bản, và ngăn chặn cuộc chạy đua ngày càng điên loạn hơn của nhân loại tới chỗ diệt chủng. Chúng ta phải thử làm điều này, và phải làm ngay lập tức.
 
Top Stories
Philippines: La Conférence épiscopale demande aux prêtres de refuser de porter des armes
Eglises d'Asie
13:51 04/06/2013
Lundi 3 juin, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP), par la voix de plusieurs de ses représentants, a réaffirmé avec force son opposition à ce que les prêtres se protègent en portant des armes, y compris dans les zones identifiées comme à « haut risque sécuritaire », telle l’île de Mindanano, dans le sud de l’archipel, où bon nombre de membres de l'Eglise ont été victimes d’enlèvement ou d’assassinat.

« Les prêtres se doivent d'être non violents. Nous recevons notre protection des Saints anges et non pas des armes », a déclaré lors d’une interview Mgr Arturo Bastes, évêque de Sorsogon et membre du conseil permanent de la CBCP, à l’annonce de la nouvelle loi sur le port des armes promulguée la semaine dernière.

Le 29 mai 2013, le président Benigno Aquino a signé le « Comprehensive Firearms and Ammunition Regulation Act » autorisant le port d’armes défensives, sous certaines conditions, pour toute personne dont la vie est mise en danger par l’exercice de ses fonctions. Une énumération non exhaustive de ces « activités à risque » accompagne ce texte, faisant figurer notamment les avocats aux côtés des journalistes, des médecins ou encore des responsables religieux (imams, rabbins, prêtres, etc.).

Comme certains hommes politiques ou militants des droits de l’homme, les prêtres et les religieux travaillant dans des zones très insécurisées de l'archipel, comme les provinces de Sulu et de Basilan et plus généralement l’ensemble de l’île de Mindanao, sont la plupart du temps accompagnés de militaires lors de leurs déplacements. Quant aux évêques, ils sont escortés par plusieurs soldats en camions et voitures blindées lorsqu’ils doivent se rendre dans les paroisses pour assister à des célébrations ou à des événements d’Eglise.

Sur la seule île de Mindanao, en proie à la violence armée depuis plus de quarante ans (1), plusieurs prêtres catholiques ont été assassinés depuis les années 1970 (2), des dizaines d’entre eux ont été enlevés et la plupart des membres du clergé menacés de mort. Sur toutes les enquêtes menées afin d'élucider les exécutions extrajudiciaires, un seul cas de meurtre a donné lieu à l’arrestation des coupables, les autres sont restés impunis.

Il est notoire que plusieurs prêtres ou religieux missionnaires travaillant dans ces régions sensibles portent des armes défensives, parfois même sous leur soutane. Une pratique tolérée mais non officielle, que les évêques de la CBCP ont tenu à réaffirmer comme étant incompatible avec la foi chrétienne. « Les prêtres sont supposés être des hommes de paix, pas de guerre, a déclaré Mgr Jose Oliveros, évêque de Malolos, diocèse de la province de Bataan, située dans le nord de l’archipel. Notre Seigneur a dit que ceux qui vivaient par l’épée mourraient par l’épée. Nous ne devons pas combattre la violence par la violence. »

Mgr Ramon Arguelles, archevêque de Lipa (également situé dans la partie nord des Philippines) et ancien évêque aux armées, s’est aussi exprimé sur le sujet : « Nous, prêtres, n’avons pas à être effrayés par le danger ; si la population, et spécialement les pauvres, est exposée au danger, nous ne devons pas l’être moins qu’elle ».

L’archevêque avait déjà en janvier dernier plaidé aux côtés de Mgr Oscar Cruz, archevêque émérite de Lingayen-Dagupan, afin de faire interdire aux particuliers le port des armes, y compris pour l’auto-défense, et demandé au président philippin de « donner l’exemple en abandonnant l’usage des armes à feu personnelles pour lui-même et les membres de son gouvernement ». Les armes des prêtres, a ajouté Mgr Arguelles sont « le pardon, la compassion, l’amour et la charité, seules arment qui ne blessent ni ne détruisent ».

L’évêque de Cubao, à Quezon City (province de Manille), Mgr Honesto Ongtioco, explique : « En tant que prêtres, notre vocation et le rôle que nous devons jouer dans la transformation de la société sont différents. Plus que de notre sécurité, nous devons nous soucier de ce que nous faisons, de la façon dont nous vivons et dont nous agissons avec les gens. »

Il est cependant à noter qu'aucun évêque de la région de Mindanao et de l'extrême sud philippin où se produisent la plupart des violences armées contre les prêtres, ne semble s'être exprimé au sujet de cette nouvelle loi sur le port d'armes.

(1) Depuis plus de quarante ans, cette région du Sud philippin, où se trouve une grande partie de la minorité musulmane de l’archipel, vit dans un climat de guerre civile latent, entrecoupé de cessez-le-feu éphémères suivis de massacres interreligieux et de règlements de comptes entre clans rivaux. Outre les groupes armés se réclamant du MILF, l’armée philippine y combat le groupuscule Abu Sayyaf, qui se revendique comme proche d’Al-Qaeda, la Nouvelle armée du peuple (communiste), divers groupes terroristes ainsi que les armées privées des clans de l’île qui se livrent à des vendettas. Voir EDA 409, 490, 491, 501 (‘Pour approfondir’ : « Mindanao : la paix insaisissable »), 511, 518, 519, 520, 521, 527, 534, 535

(2) C’est sur l’île de Mindanao et la région de l’extrême sud philippin que se sont produits le plus d’assassinats de membres de l’Eglise. Trois missionnaires PIME y ont laissé la vie, dont, en 2011, le P. Fausto Tentorio, dans le diocèse de Kidapawan dans l’île de Mindanao, alors qu’il se rendait à une réunion à son évêché. Les îles de Sulu ont toujours été considérées comme étant particulièrement hostiles et dangereuses : en 1997, Mgr De Jesus était abattu sur les marches de sa cathédrale de Jolo, un assassinat qui marquait le début d’une série de meurtres et d’enlèvements de prêtres et missionnaires dans toute la région (en décembre 2000, le P. Benjamin Inocencio était à son tour abattu, toujours devant la cathédrale de Jolo et, en juillet 2009, plusieurs attentats à la bombe faisaient dans la même région plusieurs dizaines de morts et des centaines de blessés). Parmi les derniers enlèvements de prêtres, celui en 2009 du P. Sinnott à Pagadian City, dans la province de Zamboanga del Sur, sur l’île de Mindanao, a particulièrement marqué les esprits.

(Source: Eglises d'Asie, 4 juin 2013)
 
Pope Francis urges continued fight to protect children from abuse
Vatican Radio
14:05 04/06/2013
“This is important work, keep it up!” said Pope Francis three times Tuesday morning as he greeted Prof. Hans Zollner, the German Jesuit who heads the Gregorian University Centre for Child Protection. The Centre has just finished hosting an annual English language conference – sponsored by the US Bishops and with the participation of the bishops of Sri Lanka – this year dedicated to the theme “Prevention of abuse: We are going Global”. The Holy Father also greeted representatives from various national Committees for the protection of children and young people who were present at morning Mass.

On the very day that the United Nations has dedicated to Innocent Children Victims of Aggression, Pope Francis wanted to meet with the Centre staff who are helping bishops conferences, religious congregations, local churches and society at large face the issue of the abuse of children and find the best way forward to make sure that it is eradicated.

“It is always a privilege to meet the Holy Father and this morning three people from the Gregorian University Centre for Child Protection were invited to attend morning Mass, because we are also at the end of an English language conference, that is organized every year by the American bishops plus the Sri Lankan bishops. This year the topic was ‘Prevention of abuse: We are going Global’ and certainly our aim from the Centre for Child Protection is that we do something on a global level and therefore we were very glad that some months after we presented the same project to Pope Benedict, we could present it today to Pope Francis. He listened very carefully when we explained about our procedure our measure and our scope, that it is an international one, a truly Catholic one and his words - more than two or three times he repeated – keep up the work! Go on! This is very important!”.

The Centre for Child Protection was founded in 2010 as a cooperation between the Institute of Psychology of the Pontifical Gregorian University (Rome, Italy), the Department for Child and Adolescent Psychiatry and Psychotherapy of Ulm University Hospital (Germany), and the Archdiocese of Munich and Freising (Germany).

Its main purpose is the creation of a global E-Learning training centre in academic resources for the pastoral professions responding to the sexual abuse of minors, taking into account multilingual and intercultural issues. The responsibility for the project and the Centre lies with Prof. Hans Zollner SJ, Accademic Vice- President of the Pontifical Gregorian University.

Speaking to Emer McCarthy, Fr. Zollner admits that it is a daunting task that requires patience and perseverance. That a change of attitude is still needed in many local churches on continents where the scourge of child abuse has yet to come to the fore, but he also adds that a lot has been done in the first three years of the Centre’s work:

Q: Fr. Zollner the Centre for Child Protection was set up in response to Benedict XVI’s call for greater attention to the very important and sensitive issue of child abuse. How is your work progressing? How are bishops conferences responding to the Pope’s request for safeguarding standards to be established in local Churches and how is your Centre helping?

“The guidelines have to be sent in to the Congregation for the Doctrine of the Faith, we are not directly involved there. As far as I know – and this was publically said by the new Promoter of Justice Fr. Oliver… in February – around 80% of bishops conferences around the world had sent in their guidelines. Certainly many continents have already sent them in like Europe North America and I think South America too. There are still some countries where you would have some difficulties for a variety of reasons, but they are certainly behind that and are seeking others help to finalize their proposals. The Holy See then revises those and sends them back with some indications and finally they can be put in place in the various countries.

Now our Centre for Child Protection is helpful in so far as those bishops conferences who send representatives to our symposiums have received guidance for example; what do you do with abusers, what can you and should you offer to victims and what can you do for the prevention of abuse.

The last point is specifically our intention that we help bishops conferences, religious congregations, local churches dioceses and so forth to really do whatever can be done, what is humanly speaking possible so that less abuse is committed in the Church and in society.

We have to remember that in this three years of the pilot phase we still have a limited number of participants and diocese that are online and do the E-learning program. But from 2015 on we will try to enlarge that scope to more dioceses and religious congregations who for us are the multiplicators of this work. We see that this is the work of changing attitudes we have to remember in North Europe and America that this has been an issue for some 30 years but in many countries the churches themselves – the attitude still has to change more and more. This is ground work and we still need to continue with patience and perseverance”.
 
Letter to Seminarians on the Occasion of the Day for the Sanctification of Priests
+ Mauro Cardinal Piacenza
16:38 04/06/2013
Cardinal Mauro Piacenza has published a letter to seminarians to mark the Solemnity of the Most Sacred Heart of Jesus. The full text follows:

The Most Sacred Heart of Jesus 7 June 2013

Dearest Seminarians,On the solemnity of the Most Sacred Heart of Jesus, we celebrate most significantly the day for the sanctification of priests and, as you are in the Seminary to respond in the most fitting way possible to your vocation, it is important for me to send you this letter, with great affection, so that you may feel involved and, as such, remember this important occasion.

We contemplate together today the origin of the divine vocation. The Holy Father has emphasised firmly the love in which those who are Priests of Christ and of the Church must participate. In his homily at his first Chrism Mass (28 March 2013), Pope Francis said “This I ask you: be shepherds, with the ‘odour of the sheep’”. By this striking image, the Successor of Peter invites us to have a strong and solid love for the People of God, a love which – as the same Pontiff has noted – is not fed from purely human sources, nor is it reinforced by techniques of self-persuasion. It is the personal encounter with the Lord; it is keeping alive the knowledge of having been called by Him, who gives the truly greater supernatural strength to be Priests in the image of the Good Shepherd of all, Christ Jesus. But in order to be such tomorrow, you have to prepare yourselves today. In very clear words, Pope Francis has referred to the primacy of grace in the priestly life: “It is not in soul-searching or constant introspection that we encounter the Lord: self-help courses can be useful in life, but to live our priestly life going from one course to another, from one method to another, leads us to become pelagians and to minimise the power of grace” (ibidem).For the disciple walking with Christ, walking in grace, means taking on with spiritual joy the weight of the priestly cross. We hear again the Holy Father teaching about this: “When we journey without the Cross, when we build without the Cross, when we profess Christ without the Cross, we are not disciples of the Lord, we are worldly” (Homily at the Holy Mass with the Cardinals, 14 March 2013). On the contrary, to live our ministry as a service to Christ crucified, prevents us from understanding the Church as a human organisation “a charitable NGO, but not the Church, the Bride of the Lord” (ibidem).

In the light of these first magisterial teachings of Pope Francis, I invite you to consider your life as a gift of God and, at the same time, a task which has been entrusted to you, not simply by men but – albeit by way of the necessary mediation by the Church – ultimately by the Lord himself, who has a plan for your life and for the lives of the brothers and sisters whom you will be called to serve.It is necessary to view the whole of our life in terms of a divine call, and also of a generous human response. This involves cultivating within ourselves the vocational sense, which interprets life as a continual dialogue with the Lord Jesus, risen and alive. In every age, Christ has called and continues to call men to follow him more closely by participating in his priesthood – that implies that, in every period of the history of the Church, the Lord has held a vocational dialogue with the faithful that He has chosen, so that they may be his representatives among the people of God, as well as mediators between heaven and earth, particularly in the celebration of the liturgy and the sacraments. In fact, one can say that the liturgy opens heaven wide here on earth.

On this basis, you are called through ordination – without any merit of your own – to be mediators between God and his people and to make possible the salvific encounter through the celebration of the divine mysteries. Notwithstanding your own limits, you have responded to this call with generosity and joy. It is important that you always keep alive the sense of youthfulness in your hearts: “We must live the faith with a young heart, always: a young heart, even at the age of seventy or eighty. Dear young people! With Christ, the heart never grows old” (Pope Francis, Homily for Palm Sunday, 24 March 2013, no. 3).The youthfulness of the priestly spirit, firm in its vocation, is guaranteed by prayer, that is the continually maintained attitude of interior silence which favours listening to God every day. This continual opening of the heart happens, naturally, within a stability that – once the fundamental life decisions have been taken – is capable, with the help of grace, to remain faithful to the tasks which have been solemnly accepted, right up to the end of our earthly life. However, this necessary stability does not imply closing our ear to the ongoing call of God, because the Lord, while confirming us every day in our fundamental vocation, is always at the door of our heart knocking (cf. Acts 3:30), waiting for us to open it to Him with the same generosity with which we said to him our first “fiat”, imitating the availability of the Ever Virgin Mother of God (cf. Lk. 1:38). We can, therefore, never place limits on the plan that God has for us and that he will communicate to us day after day, throughout the whole of our life.

This vocational openness also represents the most certain way to live evangelical joy. It is, in fact, the Lord who will make us truly happy. Our joy does not come from mundane satisfaction, which makes us briefly happy and quickly disappears, as St. Ignatius of Loyola noted in his first spiritual discernment (cf. Liturgy of the Hours, Office of Readings of 31 July, II Reading). Our joy is Christ! In the daily dialogue with Him, our spirit is reassured and continually renews our passion and our zeal for the salvation of souls.This prayerful dimension of the priestly vocation reminds us of still more very important aspects. First among them is the fact that vocations grow not principally from a pastoral strategy, but above all through prayer. As Jesus taught: “Pray... the Lord of the harvest to send out labourers into his harvest” (Lk. 10:2). Commenting on these evangelical words, Pope Benedict XVI noted: “We cannot simply ‘produce’ vocations; they must come from God. This is not like other professions; we cannot simply recruit people by using the right kind of publicity or the correct type of strategy. The call which comes from the heart of God must always find its way into the heart of man” (Meeting with Priests and Permanent Deacons of Bavaria. 14 September 2006). You, dear Seminarians, have been called by the Lord, but many people spread throughout the world have supported and are supporting your response with their prayers and their sacrifices. Be grateful for this and unite yourselves to these prayers and sacrifices to support other responses to vocations. To the primacy of prayer can then be added, as a channel of this divine grace, the sound, motivated and enthusiastic vocational pastoral action on the part of the Church. With regard to this ecclesial collaboration with the divine work of giving pastors to the People of God and the Mystical Body of Christ, it is appropriate to remember briefly a few matters that mark it out, that is: respect for priestly vocations, the witness of the lives of Priests, the specific work of Seminary formators.

It is first of all necessary that the Church appreciates you for your priestly vocation, considering that the Community of the disciples of Christ cannot exist without the service of the sacred ministers. From this comes the care, attention and reverence for the priesthood. Secondly, vocations are highly favoured, as can be seen from the example and the care that the priests offer them. It would be difficult for an exemplary priest not to stimulate the question in the minds of young people: could I not also be called to a wonderful and happy life like this? Particularly in this way, Priests are channels through which God makes the divine call resound in the heart of those He has chosen. Priests then will nurture the seeds of vocation that begin to spring in the souls of the young, by means of sacramental Confession, spiritual direction, preaching and pastoral enthusiasm. I am sure that many of you will be witnesses to and beneficiaries of this.I would, furthermore, like to say a word about the important role of those priests to whom the Bishops entrust your formation. The Seminary formators are called to continue and to deepen the care for priestly vocations, while they provide all the required help for the necessary personal discernment of every candidate. As to this, we must remember the two principles which must guide the evaluation of vocations: the friendly welcome and the just severity. While every prejudice as well as every rigorsim should be avoided in the treatment of seminarians, on the other hand it is of the greatest importance to guard carefully against laxism and carelessness in judgment. The Church certainly needs Priests, but not any kind of Priest! The love that welcomes must therefore accompany the truth which judges with clarity whether, for a particular candidate, the signs of a vocation and the human qualities necessary for a trustworthy response to it are present. The pastoral urgency of the Church cannot be permitted to bring about haste in conferring the sacred ministry. On the contrary, where there is doubt, it is better to take the time necessary and carry out appropriate evaluations, which will not exclude the dismissal of those candidates who are not able to offer sufficient guarantees.

My dearest Seminarians, with these brief comments, I have endeavoured to redirect our spiritual attention to the immense gift and to the absolutely free mystery of our special vocation. We entrust to the intercession of our most holy Mother Mary and of St. Joseph the gifts of fidelity and of perseverance in the divine call that, by pure grace, they may be bestowed upon us and that we may seek to respond to the divine generosity, which always sends pastors for the flock with renewed apostolic zeal. Keep persevering, always remembering that we show our love in this world by our fidelity.I remember you each day in prayer with great affection, and I implore the Lord to send down his divine benediction upon you.

+ Mauro Cardinal Piacenza
Prefect Congregation for the Clergy
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 29/5 - 3/6/2013
VietCatholic Network
03:18 04/06/2013
TIN GP LẠNG SƠN

Giáo xứ Lộc Bình: Xưng tội và rước lễ lần đầu

Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giám mục giáo phận, đã chủ sự thánh lễ Rửa Tội cho các anh chị em tân tòng, và trao Mình Máu Thánh Chúa cho các em xưng tội rước lễ lần đầu.

Giáo xứ Lộc Bình hân hoan đón nhận 9 anh chị em tân tòng lãnh nhận bí tích rửa tội. Đây là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho giáo xứ, qua nỗ lực của cha xứ, qúi thầy giúp xứ và hội đồng mục vụ.

Thật ý nghĩa, trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi, anh chị em giáo xứ Lộc Bình cùng tuyên xưng đức tin với anh chị em tân tòng. Cũng trong thánh lễ này, có 5 em lễ sinh được rước lễ lần đầu.

Đây là một sự vui mừng, vì lần đầu tiên 5 em giúp lễ, phục vụ bàn thánh, được xưng tội rước lễ lần đầu và cũng là niềm vui lớn cho các gia đình của các em.

Chia sẻ với cộng đoàn giáo xứ, Đức Cha quảng diễn về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: hiệp thông, yêu thương và trao ban.

Đức Cha cũng chia sẻ với gia đình và các em được rước lễ lần đầu: “Cảm nhận một mầu nhiệm yêu thương, sự hiện diện sống động của Chúa Giê-su nơi Hội thánh, mà con cháu chúng ta hôm nay được lãnh nhận và lần đầu tiên được rước Chúa vào lòng”.

Giáo xứ Lộc Bình hiện đang xây dựng 2 mặt, cả thiêng liêng lẫn vật chất.

Công tác trùng tu toàn diện nhà thờ sắp hoàn thành. Chắc chắn đời sống đạo của giáo xứ, sẽ dần dần đi vào nề nếp và thăng tiến hơn.

2. TIN GP BẮC NINH

Chúa Nhật ngày 26/05/2013, mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, niềm vui càng tăng thêm, đối với giáo xứ Yên Thủy được vinh dự đại diện cho toàn giáo phận Chầu Thánh Thể.

Các giờ Chầu được nối tiếp nhau, từ sáng, qua trưa rồi đến chiều. Nhìn thấy những cụ già ở xa nhà thờ giáo xứ, lúc đi chầu còn mang theo bánh mì để ăn trưa, rồi ở lại chầu mấy giờ liền.

Có cả những bạn trẻ ở giáo xứ Thái Nguyên, khá xa giáo xứ Yên Thủy, cũng rủ nhau tới để chầu Thánh Thể, dưới sự hướng dẫn của quý Soeur dòng thánh Phaolô. Các bạn đã cùng nhau quây quần bên Chúa Giêsu Thánh Thể, trong lời kinh cầu nguyện, và những bài thánh ca trầm bổng dâng lên Thiên Chúa.

15 giờ chiều Thánh Lễ được cử hành, kết thúc ngày chầu lượt, rộn trong tiếng kèn, tiếng trống hòa vang, đoàn đồng tế tiến lên Bàn Thánh.

Chủ tế thánh lễ Chúa Ba Ngôi chiều nay, do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Như Định – Chánh xứ Yên thủy. Cùng đồng tế có quý Cha khách đến từ các giáo xứ bạn và các Dòng Tu.

Có rất nhiều Nữ Tu của các Dòng nữ như: Tu Hội Hiệp Nhất, Dòng Phaolô, cùng với đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ đến tham dự.

3.TIN GP PHÁT DIỆM

Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli khâm sứ tòa thánh, thăm mục vụ giáo xứ Hoá Lộc

Chúa Nhật ngày 26/5/2013. Giáo xứ Hoá Lộc hân hoan cử hành phiên chầu lượt Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận. Nhưng hôm nay lại càng long trọng hơn, khi được đón Đức Tổng Giám Mục sứ thần tòa thánh và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận, đến thăm viếng mục vụ.

Ngay từ sớm, từng đoàn người đông đảo, nườm nượp tiến về giáo xứ. Không chỉ là giáo dân Hoá Lộc, mà có thể nói là, giáo dân toàn miền đã quy tụ về, làm cho khuôn viên nhà thờ chật kín.

Từ 9 giờ sáng, mặc dù trời nắng, oi bức của mùa hè, cha chánh xứ đã trực tiếp điều hành các ban ngành lập hàng rào danh dự và chuẩn bị chào đón phái đoàn. Ai nấy đều có tâm trạng hân hoan, vui mừng, xen lẫn những sự hồi hộp, mong chờ.

Đến gần 11 giờ, Tiếng vỗ tay nổi lên vang dội, khi phái đoàn Đức Khâm Sứ và Đức Cha bước xuống xe.

Giáo dân, người thì vỗ tay, người thì vẫy hoa, vẫy cờ chào đón.

Sau khi gặp gỡ cha chính xứ, tại nhà xứ. Thánh Lễ bắt đầu, Đức Khâm Sứ toà thánh, chủ tế thánh lễ hôm nay, đoàn đồng tế khởi hành từ nhà xứ tiến ra thánh đường trong tiếng kèn, tiếng hát rộn vang.

Trước khi cử hành thánh lễ, cha Phêrô Trịnh Ngọc Do – chính xứ Hóa Lộc – thay mặt cộng đoàn giáo xứ, ngỏ lời chào mừng Đức Khâm Sứ, Đức Cha giáo phận, quý cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn hiện diện.

Cha Xứ giới thiệu đến các vị chủ chăn về giáo xứ mà Ngài đang coi sóc. Cha cũng đại diện cho cộng đoàn giáo xứ bày tỏ niềm vinh dự, tri ân đến phái đoàn đã đến thăm viếng giáo xứ và quyết tâm, kiên trì giữ vững đức tin, trung thành với giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội.

Đáp từ, Đức Khâm Sứ chào mừng cộng đoàn bằng Tiếng Việt. Ngài bày tỏ sự vui mừng được hiện diện giữa cộng đoàn giáo xứ Hoá Lộc, để mừng lễ Chúa Ba Ngôi và chầu Thánh Thể. Ngài đến đây với tư cách là đại diện Đức Thánh Cha, cùng với tất cả mọi người hiệp dâng thánh lễ, cảm tạ ơn Chúa.

Kết thúc thánh lễ, cha chính xứ một lần nữa, cám ơn sự ưu ái của Đức Thánh Cha, Đức Khâm Sứ tòa thánh, Đức Cha giáo phận, quý cha và toàn thể cộng đoàn. Ngài đại diện cho cộng đoàn xin khắc ghi và quyết tâm thực hiện những lời dạy của Đức Khâm Sứ Toà Thánh.

Tuy thánh lễ do Đức Khâm Sứ chủ tế đã xong, nhưng ngày chầu lượt của giáo xứ Hóa Lộc chưa kết thúc. Sau Thánh Lễ, cộng đoàn tiếp tục ở lại thay nhau chầu Thánh Thể Chúa, cho đến chiều tối

4. Tin TGP Hà Nội

Thánh lễ Khấn Vĩnh Thệ của 9 Nữ Tu thuộc "Tu Hội Truyền Tin" TGP Hà Nội

Tuần Qua, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ khấn trọn của 9 nữ tu, thuộc Tu hội Truyền Tin do Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự.

Trong tâm tình chia sẻ niềm vui và tạ ơn Thiên Chúa với Tu Hội, quý cha, cùng với quý nam nữ tu sĩ và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa đã về tham dự thánh lễ.

Đức TGM đã quảng diễn: Mọi Kitô-hữu, qua bí tích Thánh tẩy, trở nên con cái của Chúa và được kêu gọi nên thánh. Trong số đó, có những Kitô hữu được gọi song hành cận kề với Chúa Kitô hơn. Đó là các tu sĩ, qua việc tuyên hứa giữ ba lời khấn.

Ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện "cầu nguyện cho các chị em Tu Hội Truyền Tin, hôm nay tuyên khấn Vĩnh Thệ trong Tu đoàn, để nhờ việc sống tận hiến cho Chúa, có thể phục vụ đắc lực cho tha nhân".

Sau Thánh lễ, Soeur Bề trên đặc trách Tu Hội, nói lên lời cảm tạ Thiên Chúa, tri ân Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện, tiếp nhận lời khấn của các chị em trong Tu Hội.

Soeur cũng cám ơn đến cha chính xứ nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, quý cha đồng tế. Soeur cũng không quên tri ân đến Đức cố HY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã dày công vun trồng hạt giống ơn gọi cho Tu Hội.

Cuối cùng, Soeur cám ơn các hội dòng bạn, đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tu Hội và đặc biệt cho các chị em tuyên khấn vĩnh thệ hôm nay.

5. TIN GP THÁI BÌNH

Giáo họ Vọng Lỗ, Giáo xứ Lai Ổn cắt băng khánh thành nhà thờ mới

Chúa Nhật vừa qua, cộng đoàn giáo họ Vọng Lỗ hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giám mục giáo phận, về cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới, và chủ tế thánh lễ Tạ Ơn.

Đến chung chia niềm vui với Giáo họ Vọng Lỗ, có cha Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Tâm – Cha Quản hạt Thái Thụy, quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân và thân nhân hai miền Nam Bắc, quý khách cùng cộng đoàn giáo dân liên xứ, Lai Ổn và Đại Điền.

Giáo họ Vọng Lỗ được thành lập từ năm 1826, thuộc Giáo xứ Lai Ổn, Giáo hạt Thái Thụy, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Hiện nay giáo họ có trên 400 giáo dân, được đặt dưới sự coi sóc của cha Giuse Trần Văn Thực Chánh xứ Lai Ổn.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi nhà thờ cũ của giáo họ đã xuống cấp trầm trọng, mặc dù đã nhiều lần được tu sửa.

Được phép của Bề trên Giáo phận, cha xứ và cộng đoàn đã quyết định tái thiết ngôi thánh đường mới cho giáo họ.

Thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng được cử hành vào ngày 26.5.2010.

Ngôi nhà thờ mới có: chiều dài 42m, rộng 14m, cao 18m, đã chính thức được cắt băng khánh thành hôm nay.

Sau khi nghe tóm tắt về lịch sử của giáo họ Vọng Lỗ, Đức Cha cùng với cha Quản hạt, cha xứ và vị đại diện giáo họ tiến lên cắt băng khánh thành, ngôi nhà thờ mới.

Trong thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng hiệp lời Tạ Ơn Thiên Chúa đã ban muôn hồng ân xuống cho giáo họ qua dấu chỉ có được ngôi nhà thờ khang trang sạch đẹp như hôm nay.

Thánh lễ được khép lại với niềm vui và tâm tình Tạ Ơn qua ca khúc “Tán Tụng Hồng Ân”.

6. TIN GP HẢI PHÒNG

Giáo xứ Lãm Hà, Giáo Phận Đà Nẵng có 35 ứng viên lãnh nhận bí tích thêm sức.

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, giám mục giáo phận, đã chủ sự Thánh Lễ và ban bí tích Thêm sức cho các em thiếu nhi và một số người lớn.

Trong dịp này có 35 ứng viên được lãnh nhận bí tích Thêm sức. Các ứng viên đã được học giáo lý trong vòng 2 năm qua, dưới sự hướng dẫn của Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Ninh và các sơ dòng Mến Thánh Giá thuộc cộng đoàn Lãm Hà.

Trong bài giảng, Đức Cha đã giúp cộng đoàn tín hữu, ý thức về niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.

Sau lời nguyện kết lễ, Đức Cha trao tặng cho mỗi em chịu phép Thêm sức một cuốn sách Kinh Thánh.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc thánh lễ, một em đại diện đã lên nói lời tâm tình tri ân đến Đức Cha, Cha xứ, Quý sơ, quý Ban hành giáo, phụ huynh và tất cả những người đã vất vả dạy dỗ, hướng dẫn các em.

7. TIN Giáo Phận Vinh

Chúa Nhật ngày 26/05 Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng quý cha về dâng thánh lễ trao Quyết định thành lập xứ Cửa Lò.

Tân Giáo xứ Cửa Lò, là một trong 190 giáo xứ, thuộc giáo phận Vinh.

Sáng ngày 27 tháng 05, cha Giuse Phan Sỹ Phương chánh xứ đã dâng thánh lễ tạ ơn với quý cộng đoàn dân Chúa, thuộc hai giáo xứ Tân Lộc và Cửa Lò, sau thánh lễ là buổi tiệc liên hoan, trong tâm tình tri ân và cảm tạ, mỗi gia đình được cử một đại diện tham dự.

Ngày 28 tháng 05 đoàn con Tân giáo xứ Cửa Lò đón chào Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nguyên giám mục giáo phận Vinh, và quý cha về dâng thánh lễ đồng tế cắt băng khánh thành nhà thờ mới, sau hơn sáu năm xây dựng.

Thánh lễ được diễn tiến qua từng nghi thức, theo chương trình.

Sau thánh lễ vị đại diện giáo xứ Mẹ Tân Lộc lên nói lời chúc mừng đến bà con giáo dân Tân giáo xứ Cửa Lò

8. TIN TGP HUẾ

Lễ Bế giảng lớp Giáo lý niên học 2012-2013. Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, Giáo Phận Huế.

Sáng Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế đã long trọng dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các em lớp giáo lý, nhân dịp Lễ Bế giảng năm học 2012-2013.

Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam có một truyền thống đạo đức, bắt nguồn từ lúc các em còn ấu thơ.

Khi các em bắt đầu đi học, biết đọc biết viết, bước vào lớp Một, cũng là lúc các em khởi đầu học Giáo lý, với lớp “Đồng Cỏ non”. Các em sẽ theo học giáo lý cho đến khi trưởng thành

Các em được học giáo lý cho đến khi các em ra làm việc, nếu không có điều kiện bước chân vào Đại học.

Còn những em có điều kiện vào Đại học, vẫn tiếp tục học giáo lý cho đến khi tốt nghiệp Đại học.

Trong các năm học Đại học, các sinh viên sẽ theo học lớp giáo lý “Dấn thân” từ cấp 1 cho đến cấp 4.

Chính các em là những người kế tục tương lai của Giáo xứ.

Sau khi kết thúc chương trình học Giáo lý, các em sẽ trở thành các Giảng viên giáo lý thông thạo.

Chính vì thế, số lượng Giáo lý sinh của Phủ Cam luôn đông đúc. Có khoảng 1.300 em theo học mỗi năm.

Trong buổi lễ Bế giảng, Giáo xứ đã tổ chức trao phần thưởng cho 150 em giáo lý sinh xuất sắc, và chuyên cần trong suốt một năm qua.

Quý Cha Quản xứ và Phó xứ đã trao thưởng cho các em. Tuy giá trị vật chất không cao, nhưng đây là một nguồn động viên tinh thần rất giá trị cho các em.

9.Trại Hè Người Khuyết Tật “Kết Thân” SÀIGÒN - BÀRỊA - VŨNG TÀU” lần thứ 15

Dời Sàigòn từ lúc 04 giờ 00 sáng, vượt gần 100 cây số, phái đoàn đã có mặt tại giáo xứ Chu Hải lúc 06g30 sáng ngày 25/5/2013, để cùng lên đường tham dự trại hè Kết Thân dành cho những người khuyết tật, được tổ chức tại Bà Rịa Vũng Tàu trong hai ngày 25 và 26/5/2013.

Mặc dù 08 giờ sáng mới khai mạc, nhưng các anh chị trong nhóm Rabouni và Tráng đoàn Ra Khơi đã có mặt từ 06g00 sáng để trang trí sân khấu và chuẩn bị chương trình văn nghệ khai mạc trại hè.

Cha Giuse Trần Minh Sơn - chánh xứ giáo xứ Chu Hải cùng với Cha Giuse Tiến Lộc dòng Chúa Cứu Thế và Ban Tổ chức trại, đã hiện diện rất sớm, để đón tiếp gần 600 trại sinh khuyết tật đến từ Sàigòn, Bà Rịa - Vũng Tàu và những vùng lân cận về tham dự trại.

Sau nghi thức trao cờ lưu niệm cho 16 đơn vị tham gia, cùng với 16 đơn vị phục vụ và thiện nguyện viên. Các học bổng cũng được trao cho các em học sinh giỏi.

Cha Giuse Tiến Lộc tuyên úy trại, đã chính thức công bố khai mạc.

Mọi người như quên đi, bản thân bị khuyết tật, để hòa mình trong tiếng nhạc hùng tráng, hăng say thực hiện những cử điệu vui nhộn, với tiết mục khai mạc flashmob do đoàn Hướng Đạo Âu Lạc trình diễn, để rồi với khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười trên môi, mọi người đã lần lượt ra cuối nhà thờ chụp hình lưu niệm, trước khi lên xe di chuyển đến Bãi Dâu, Vũng Tàu.

Khi được một thầy dòng Chúa Cứu Thế bế lên xe. Em Phaolô Bùi Văn Biện bị liệt hai chân, thuộc Mái ấm Phan Sinh đã phấn khởi nói: “Em rất vui khi được tham gia trại hè Kết Thân. Em cũng rất hạnh phúc, vì luôn được sự chăm sóc, giúp đỡ của quý thầy và quý anh chị em tình nguyện viên, nên việc di chuyển của em được dễ dàng. Em chân thành cám ơn quý cha, quý thầy và Ban Tổ chức”.

Sau khi đến Bãi Dâu lúc 10 giờ, cuộc thi đua cắm hoa bắt đầu. Những lẵng hoa xinh xắn, muôn màu muôn vẻ của các đơn vị thi đua, đã diễn tả sự được khéo léo và tinh tế, gửi gấm những tâm tình tri ân đến những tấm lòng giàu tình nhân ái.

-Giải nhất đã được trao cho đơn vị Hoa Hồng Củ Chi,

-Giải nhì thuộc về đơn vị Lái Thiêu,

-và Giải ba, đơn vị Hoa Huệ thắng giải.

Sau giờ cơm trưa, các trại sinh đã được đi tham gia các trò chơi trên bãi biển và tắm biển.

Để bảo đảm an toàn sinh mạng cho các em, các thầy dòng Chúa Cứu Thế đã dầm mình xuống dưới biển nước, gần hai giờ đồng hồ, lập thành hàng rào an toàn, bảo vệ các em.

Đồng thời các nữ tu và những người phụ trách từng nhóm, đã vất vả hướng dẫn từng em xuống tắm biển, bơi lội, đặc biệt là những em bị khiếm thị.

Thật cảm động khi nghe Bé Trương Thị Phương, 10 tuổi, thuộc Mái Ấm Thiên Phúc tâm sự: “Được đi tắm biển là điều em hằng mơ ước. Vì thế, hôm nay, em rất vui và thật hạnh phúc! Không biết đến khi nào, em mới lại được đi tắm biển lần nữa?”

Anh Nguyễn Đình Hồng, thiện nguyện viên mái ấm "Từ Ân" thuộc Chùa Từ Ân tâm sự: “Trại hè Kết Thân đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Đây là dịp xoa dịu những vết thương lòng của các em”. Anh bộc bạch nói thêm: “Tôi chân thành cám ơn Ban Tổ chức đã tạo cơ hội cho các em có điều kiện giao lưu, vui chơi. Giúp các em học hỏi cách sống cộng đồng, đặc biệt là biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, để từ đó, bản thân các em sẽ tự vươn lên, không còn tự ti mặc cảm nữa”.

Đến 16 giờ chiều, các em đã di chuyển về dòng nữ Thánh Phaolô để nghỉ ngơi, dùng cơm chiều và chuẩn bị tham gia chương trình văn nghệ trình diễn lúc 19 giờ tối.

Tiết mục “Múa gối, dân gian Hàn Quốc” thật sôi động và hào hứng do nhóm Âu Lạc trình diễn, đã xóa đi sự mệt nhọc của các em sau một ngày sinh hoạt, thi đua và tắm biển.

Những tiết mục văn nghệ do các em khuyết tật trình diễn, đã nói lên được sự nỗ lực, chuyên cần luyện tập của các em, cũng như sự hy sinh dầy công hướng dẫn của các nữ tu và các cộng tác viên.

Khi tiết mục kể chuyện “Sự tích hoa hồng trắng” kết thúc, do ba cháu bé 5 tuổi bị khiếm thị kể về tình mẫu tử, thì những tràng pháo tay thật dài, vang lên tán thưởng, càng làm cho chương trình văn nghệ thêm hào hứng, náo nhiệt.

Soeur Duyên phụ trách Mái ấm Huynh đệ “Như Nghĩa” cho biết: “Các em tuy bị khiếm thị nhưng rất thông minh và dễ thương. Tiết mục kể chuyện này, các em sẽ trình diễn lại tại Thư viện Tổng hợp Sàigòn vào ngày 21 tháng 7 sắp tới”.

Chuẩn bị đưa các em ra về lúc 21giờ khuya, Nữ tu Têrêsa Thúy Hồng, thuộc dòng Nữ "Trợ Thế Thánh Tâm Chúa Giêsu" cho biết: “Vì có một số em bị bệnh, nên các nữ tu phải đưa các em trở về Mái ấm để uống thuốc và vệ sinh cá nhân.” Sau chương trình văn nghệ, các em đã nghỉ đêm lúc 22g00.

Bước sang ngày 26.05.2013. Sau giờ tập thể dục tại bãi biển và ăn sáng, các em được đưa đến tham gia Hội chợ.

Mỗi em nhận một vé, vào tham dự trò chơi ở 8 gian hàng khác nhau, do các đơn vị thiện nguyện tổ chức. Đây là dịp để các em tham gia các trò chơi dân gian. Cũng nhân cơ hội này, Ban Tổ chức sẽ tặng quà cho các em. Dù thắng hay thua, các em đều nhận được quà để khích lệ tinh thần

Cha Giuse Tiến Lộc trình bày về quá trình hình thành trại hè Kết Thân: “Gần 20 năm nay, trại hè Kết Thân dành cho những người khuyết tật, được tổ chức mỗi năm một lần, nhưng thời gian sau này, kinh tế eo hẹp nên chỉ tổ chức hai năm một lần.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có trại "Hoa Nhân Ái" dành cho các trại viên phong cùi. Sở dĩ Ban Tổ chức vẫn duy trì được hai trại hè trên, là do sự giúp đỡ về tinh thần của các anh chị em thiện nguyện viên, cũng như tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân”.

Anh Giuse Nguyễn Vĩnh Thịnh - Trại phó Điều hành cho biết thêm: “Để chuẩn bị cho các ngày trại, anh em đã phải làm việc cật lực để tính toán kinh phí, nơi ăn, chốn ở, an toàn, vệ sinh, từng công việc nhỏ nhặt, như: sắp xếp nhân sự, đi theo xe từng đơn vị, chuẩn bị quà cáp..vv..và,,vv..”

Sau giờ cơm trưa, các thiện nguyện viên đã di chuyển các em lên xe đi tham quan nhà thờ Chính tòa Bà Rịa. Cha Giuse Tiến Lộc đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn lúc 14 giờ 30.

Sau Thánh Lễ, Cha Giuse đã chân thành cám ơn mọi người, từ quý ân nhân, qúy thiện nguyện viên đến các trại sinh đã góp công, góp của, và tích cực tham dự trại, để trại hè “Kết Thân” lần thứ 15 thành công tốt đẹp.

Các thành viên đã chia tay nhau ra về lúc 16g00, kết thúc hai ngày trại thật ý nghĩa, bởi lẽ dù ở hoàn cảnh nào, nơi nào, vẫn còn “Những mảnh đất tình người” để ưu ái đón nhận những con người bất hạnh, khổ đau

10. TIN TGP SÀIGÒN

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam kỷ niệm 49 năm thành lập Tỉnh Dòng

Vào lúc 18 giờ, thứ hai ngày 27 tháng 5, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 38 Kỳ Đồng quận Ba Sàigòn, đã có hơn 700 giáo dân, nữ tu và trên 30 linh mục cùng các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế về hiệp dâng thánh lễ, nhân dịp kỷ niệm 49 năm thành lập Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam.

Thánh lễ diễn ra trong bối cảnh, giáo xứ mừng Năm thánh, kỷ niệm 60 năm cung hiến thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 50 năm thành lập giáo xứ và 80 năm thành lập tu viện dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Sau 39 năm, kể từ khi các vị thừa sai Canada đầu tiên của DCCT đặt chân đến Huế năm 1925. Ngày 27 tháng 5 năm 1964. Cha Guillaume Gaudreau (Gưi Lô mơ - Gốt Đrô, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế, ký nghị định thành lập Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Từ thời điểm đó, phụ tỉnh Việt Nam đã chính thức trở thành một đơn vị độc lập.

Từ cha Bề trên giám tỉnh tiên khởi Phanxicô Trần Tử Nhãn đến nay, đã có 8 vị đảm nhận trách nhiệm Bề trên giám tỉnh.

Qua 49 năm. Nhắc lại biến cố này, Đương kim Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, đã nói trong lời mở đầu thánh lễ: “Chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa đã trồng cây nho bé mọn dòng này, trên mảnh đất thiêng liêng của chúng ta” và “chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho cây nho Chúa đã trồng nơi mảnh đất VN, mỗi ngày được vươn lên, trong tình thương của Chúa, mỗi ngày được đâm chồi nảy lộc, để sinh hoa, kết quả cho Thiên Chúa và Hội Thánh”.

Bài giảng trong thánh lễ, cha Tôma Phạm Huy Lãm, vị cựu bề trên giám tỉnh thứ 7 của Tỉnh Dòng, đã nhắc lại những thăng trầm trong lịch sử Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Từ thời kỳ các cha Canada, thiết lập nền tảng DCCT đầu tiên tại Việt Nam, đến biến cố 30 tháng 4 năm 75, như là “một trận động đất có độ rung chuyển từ 7 đến 8 độ muốn xụp đổ”. Thế nhưng Tỉnh dòng cố phục hồi, phát triển cho đến ngày hôm nay.

Cha Tôma nói tiếp: “Con đường Tỉnh dòng đã trải qua, anh em luôn thấy rằng có bàn tay của Chúa, bàn tay của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Về vật chất thì chẳng còn gì, nhưng về ơn kêu gọi thì tăng nhiều và càng dồi dào thêm”.

Cha Tôma cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp của các giáo dân, về tinh thần cũng như vật chất. Chúng ta làm thành một tập thể, đại gia đình của thánh Anphong.

Cha Tôma kể lại, sở dĩ Tỉnh dòng được thành lập khá sớm so với các vùng Á – Úc khác, là do các cha Canada đã đầu tư ngay vào việc huấn luyện nhân sự địa phương.

Các cha Canada đã làm một cuộc chọn lựa quan trọng. Thay vì đưa các tu sĩ tân khấn người Việt Nam sang Canada học triết học và thần học, thì các ngài đã đưa cả Học Viện từ Canada sang Việt Nam.

Các thầy học thần học và triết học người Canada được đưa sang Việt Nam học chung với các thầy Việt Nam.

Một ban giám đốc và ban giáo sư hùng hậu được điều sang Việt Nam để lo việc đào tạo. Nhờ vậy, mà trong một thời gian ngắn, nhân sự DCCT/VN tăng vọt, cho cả hai quốc gia.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 19 giờ, cha Vinhsơn Phạm Trung Thành xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và cộng tác để Nhà dòng có thể hoàn thành sứ mạng mà Thiên Chúa và Hội Thánh đã ủy thác.

Được biết, lúc 5:30 sáng Chúa Nhật, 26.05.2013, tại Huế, DCCT cũng tổ chức lễ kỷ niệm 49 năm thành lập Tỉnh Dòng và bắt tay vào những công tác, chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Dòng vào năm 2014

11. TIN TGP SÀIGÒN

Học viện Liên Dòng Nữ: Bế giảng năm học 2012-2013 tại Sàigòn

Hơn 200 nữ tu học viên, thuộc học viện Liên Dòng Nữ, đến từ các nhà Dòng Nữ trên toàn quốc, đã tham dự Thánh lễ tạ ơn, bế giảng năm học 2012 – 2013 môn Thần học của Liên Dòng Nữ thuộc Học viện Phaolô Nguyễn Văn Bình, do Đức Cha Phêrô, giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn chủ sự, tại hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ (TTMV) Tổng Giáo Phận.

Tham dự Thánh lễ có các vị Bề trên Dòng, quý giảng viên của học viện.

Đặc biệt, hôm nay, đánh dấu ngày được sai đi của 49 học viên năm thứ III, khoá 14, tốt nghiệp Cử nhân Thần học.

Dẫn vào Thánh lễ, Đức Cha kêu gọi mọi người, hãy cầu nguyện cho những nhà đào tạo và cho những chị em đã tốt nghiệp.

Đức Cha nói: Chúng ta được mời gọi cầu nguyện cách riêng cho các Nữ Tu trở thành những người loan truyền đức tin. Người nữ tu không chỉ sống ý nghĩa là dấu chỉ, mà còn sống chính cái thực tại của giao ước tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh bằng sự hiến dâng con người, và cuộc đời của mình cho Chúa Giêsu, gắn bó kết hợp với Chúa Giêsu.

Sự liên kết ấy, cũng phải là một cuộc hôn nhân đòi hỏi sự trung tín và chung thủy.

Thánh Lễ kết thúc trong bầu không khí hân hoan của các Nữ Tu tốt nghiệp

12. Dòng Chúa Cứu Thế kỷ niệm 49 năm thành lập

Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tròn hai năm.

Sài gòn – trước khi thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình diễn ra, toàn bộ điện lưới Nhà thờ và Tu viện đã bị mất, trong khi tại các cơ sở xung quanh Nhà thờ và Tu viện vẫn có bình thường. Người phụ trách đã gọi điện đến sở điện lực nhưng đến khoảng 22 giờ, nghĩa là sau khi thánh lễ kết thúc sở điện lực mới cho người đến xem xét.

“Sau hai năm tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, ít nhiều chúng ta đã đạt được những kết quả và chứng kiến những ơn lành, sự can thiệp của Thiên Chúa trên cộng đoàn chúng ta”. Cha Giuse Đinh Hữu Thoại đã nói như trên trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Gx. Đức Mẹ HCG Sài gòn, lúc 20 giờ, ngày 26.5.2013.

Thánh lễ do cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Thư ký Tỉnh DCCT chủ tế và cha Andre Nguyễn Ngọc Dũng thuộc DCCT Mai Thôn (Thanh Đa-Sài Gòn) giảng lễ.

Trước thánh lễ, cha Antôn Lê Ngọc Thanh đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho trường hợp của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới bị xử tại tòa án tỉnh Long An ngày 16.5.2013, cầu nguyện cho tám thanh niên Công Giáo và Tin lành tại Vinh bị xử phúc thẩm ngày 23.5.2013 và đặc biệt là cầu nguyện cho những ngư dân tại Quảng Ngãi luôn bị Trung Cộng đe dọa tính mạng và tài sản mỗi khi ra biển đánh bắt nhưng ngư dân này lại không được chính quyền Việt Nam bảo vệ.

Sau khi nêu ý cầu nguyện, cha Antôn Thanh đã giới thiệu bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên và bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Nguyên Kha với cộng đoàn. Bà Nhung và bà Liên đã cám ơn các tu sĩ DCCT và cộng đoàn giáo dân nơi đây vì tình liên đới và lời cầu nguyện của họ dành cho các con và gia đình các bà.

Được biết, trước khi thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình diễn ra, toàn bộ điện lưới Nhà thờ và Tu viện đã bị mất, trong khi tại các cơ sở xung quanh Nhà thờ và Tu viện vẫn có bình thường. Người phụ trách đã gọi điện đến sở điện lực nhưng đến khoảng 22 giờ, nghĩa là sau khi thánh lễ kết thúc sở điện lực mới cho người đến xem xét.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào Chúa Nhật cuối mỗi tháng tại Gx. Đức Mẹ HCG đã trải qua hai năm tròn

Nhân tròn hai năm thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Gx. Đức Mẹ HCG Sài gòn được tổ chức, cũng cần nhắc lại rằng: khoảng tháng 8.2008, khi chính quyền Hà Nội đã chia nhau mảnh đất thuộc sở hữu của DCCT Hà Nội và có ý định xây dựng trung tâm thương mại trên mảnh đất thuộc Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì các tu sĩ DCCT đã tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện để chính quyền Hà Nội biết hành xử cách công bằng. Một mặt, Chính quyền Hà Nội đã không trả lại những mảnh đất đã lấy cách bất hợp pháp của DCCT và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, mặt khác chính quyền còn dùng an ninh, côn đồ và nhiều chiêu bài để khủng bố tinh thần, đánh đập, bắt bớ các tu sĩ và giáo dân tại đây (8 giáo dân Thái Hà bị bắt và bị xử tại tòa án).

Sau vụ việc tại DCCT và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, hàng loạt giáo xứ Công Giáo trên khắp cả nước bị chính quyền sách nhiễu với nhiều chiêu bài khác nhau, điển hình như vụ việc đập phá thánh giá tại Gx. Đồng Chiêm (Hà Nội), bắt hạ tượng Đức Mẹ tại Gx. Bầu Sen, vụ việc tại Tam Tòa (Quảng Bình) và giải tỏa Gx. Cồn Dâu (Đà Nẵng) … Để cầu nguyện và liên đới với linh mục và giáo dân bị chính quyền bách hại, các tu sĩ DCCT Sài gòn đã tổ chức thánh lễ, thắp nền cầu nguyện cho những anh chị em này.

Đến tháng 5.2011, các tu sĩ DCCT Sài gòn nhận thấy cần phải có những thánh lễ, những buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình không chỉ cho người Công Giáo nhưng cho tất cả người dân Việt Nam. Cụ thể, trên khắp đất nước đâu cũng có dân oan bị mất đất, rất nhiều trường hợp bị tù tội oan sai, trong khi đó tệ nạn tham nhũng, đạo đức y tế, học đường xuống cấp và đặc biệt là lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam bị Trung Cộng đe dọa… Với mục đích cầu nguyện và nói lên tiếng nói của những con người nghèo khổ – đối tượng loan báo Tin Mừng của Hội Dòng, các tu sĩ DCCT đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào lúc 20 giờ, Chúa Nhật cuối mỗi tháng. Thánh lễ này liên tục được tổ chức từ tháng 5.2011 đến nay. Ngoài ra, để gia tăng lời cầu nguyện cho Việt Nam được mau có công lý và hòa bình thật sự, ngoài thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình hàng tháng, đầu tháng 5.2013, các tu sĩ DCCT cũng đã mời gọi giáo dân cầu nguyện lần chuỗi Mân côi vào lúc 13 giờ 30 hàng ngày và chầu Thánh Thể vào lúc 19 giờ, thứ Năm hàng tuần tại nhà thờ Giáo xứ.

Nến sáng và lời cầu nguyện tha thiết dâng lên Thiên Chúa, cầu xin cho Việt Nam có công lý và hòa bình đích thực
 
15 tập sinh Dòng Tên Việt Nam tuyên khấn lần đầu 31.05.2013
Chỉnh Trần /Hoàng Dũng S.J.
07:42 04/06/2013
15 tập sinh Dòng Tên Việt Nam tuyên khấn lần đầu 31.05.2013

SJVN – Đến hẹn lại lên, nhân dịp mừng lễ Đức Mẹ thăm viếng bà Êlisabét 31.05 hàng năm, Dòng Tên Việt Nam lại hân hoan cử hành Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu cho các tập sinh đã hoàn tất 2 năm huấn luyện tại Tập viện.

Xem Hình

1. Thầy Phêrô Nguyễn Phúc Hoàng Dũng, SJ, sinh năm 1986, GP Nha Trang
2. Thầy Vinh Sơn Phạm Văn Đoàn, SJ, sinh năm 1983, GP Long Xuyên
3. Thầy Antôn Trần Phi Lâm, SJ, sinh năm 1986, GP Ban Mê Thuột
4. Thầy Giuse Đỗ Văn Liệu, SJ, sinh năm 1984, GP Hưng Hóa
5. Thầy Phaolô Phạm Khánh Linh, SJ, sinh năm 1987, GP Phan Thiết
6. Thầy Đa Minh Lê Văn Luận, SJ, sinh năm 1988, GP Xuân Lộc
7. Thầy Giuse Nguyễn Văn Lương, SJ, sinh năm 1987, GP Hà Nội
8. Thầy Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ, sinh năm 1986, GP Ban Mê Thuột
9. Thầy Giuse Hoàng Thanh Phong, SJ, sinh năm 1983, GP Xuân Lộc
10. Thầy Phêrô Trần Văn Quân, SJ, sinh năm 1983, GP Thanh Hóa
11. Thầy Vinh Sơn Vũ Tứ Quyết, SJ, sinh năm 1988, GP Bùi Chu
12. Thầy Giuse Tuân Vũ Chí Thành, SJ, sinh năm 1988, GP Phú Cường
13. Thầy Giuse Lê Đắc Thắng, SJ, sinh năm 1988, GP Huế
14. Thầy Đa Minh Nguyễn Văn Thế, SJ, sinh năm 1980, GP Bùi Chu
15. Thầy Conelio Đinh Chí Thiện, SJ, sinh năm 1981, GP Sài Gòn

Đúng 6 giờ ngày 31.05.2013, từ trụ sở Tỉnh Dòng, đoàn rước gồm cha chủ tế Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam, 35 linh mục đồng tế, quý phụ huynh và 15 tân khấn sinh, từ từ tiến về nhà thờ Hiển Linh trong tiếng hát du dương của ca đoàn tập sinh năm I và các thầy học viện Dòng Tên.

Mở đầu Thánh Lễ, cha Giám tỉnh nhấn mạnh rằng việc khấn lần đầu của các tân khấn sinh cũng là khấn trọn đời. Tuy nhiên, sau khi khấn lần đầu trọn đời, tu sĩ Dòng Tên còn được huấn luyện và sau đó làm năm tập thứ ba và khấn cuối. Ngài cũng lưu ý cộng đoàn rằng nơi nhiều Dòng khác nghi thức khấn được cử hành sau phần phụng vụ Lời Chúa. Tuy nhiên, Dòng Tên, với phép của Tòa Thánh, sẽ cử hành nghi thức tuyên khấn trước Thánh Thể, trước khi rước lễ. Cha Giám tỉnh cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện đặc biệt cho các khấn sinh để họ được thuộc trọn về Chúa và quảng đại dâng hiến trọn cuộc đời của mình cho Chúa.

Trong bài giảng, trước hết, cha Giám tỉnh chia sẻ về việc chính Đức Giêsu là niềm vui trọn vẹn nhất mà Đức Mẹ đã đem đến cho gia đình người chị họ. Từ câu chuyện về chuyến thăm viếng đầy niềm vui của Đức Mẹ, cha Giám tỉnh cũng gợi nhắc cộng đoàn rằng chính lòng quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa các tân khấn sinh hôm nay cũng là niềm vui mừng của cha mẹ và những người thân quen và vì thế ngài mời gọi cộng đoàn cũng dâng lên Chúa lời tạ ơn như Đức Maria “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” Kế đến, ngài chia sẻ về Thiên Chúa là Đấng đang ở với con người ngang qua Ngôi Lời Nhập Thể. Từ điểm này, ngài mời gọi cách riêng các tân khấn sinh hãy ý thức nhận ra sự hiện diện yêu thương và lời mời gọi của Thiên Chúa nơi cuộc đời của họ. Ngài nhấn mạnh rằng chính Thiên Chúa sẽ thực hiện và hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự nơi mỗi người.

Thánh Lễ tuyên khấn được cử hành trong một bầu không khí trang trọng, sốt sắng và đầy ý nghĩa qua các phần diễn nghĩa của nghi thức tuyên khấn, nghi thức trao thánh giá khấn và Hiến Chương.

Nghi thức tuyên khấn được cử hành trước phần hiệp lễ. Trong nghi thức khấn, cha Giám tỉnh nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa và tân khấn sinh, từ người một sẽ khấn trước Chúa Giêsu Thánh Thể trọn đời sống nghèo khó, khiết tịch và vâng phục trong Dòng Tên và hứa sẽ gia nhập Dòng. Đối với Dòng Tên, trong ngày lễ khấn lần đầu, các khấn sinh sẽ tuyên khấn trọn đời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục với tư cách là tu sĩ trong Giáo Hội, nhưng họ chỉ mới hứa gia nhập Dòng mà thôi. Vì vậy, sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản gồm: 3 năm triết, 2 năm thực tập tông đồ, 4 năm thần học và học chuyên môn, người tu sĩ Dòng Tên sẽ làm thêm 1 năm tập thứ ba, sau đó sẽ khấn cuối để chính thức được tháp nhập vào thân thể của Dòng.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha Giám tập làm phép Thánh Giá khấn. Sau đó ngài trao Thánh Giá và Hiến Chương cho các tân khấn sinh. Từ nay họ chính thức trở thành bạn đường của Chúa Giêsu nghèo khó, chịu xỉ nhục, vác thập giá, sẵn sàng để được vị đại diện của Người là Đức Giáo Hoàng sai đi đến bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì theo các giá trị Tin Mừng nhằm Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn và giúp ích cho con người hôm nay hơn, theo tinh thần chiêm niệm trong hoạt động.

Cũng trong ngày hôm nay, tỉnh Dòng Tên Việt Nam Phanxicô Xaviê hân hoan đón nhận 20 bạn ứng sinh tiền tập vào huấn luyện tại Tập viện Thánh Tâm, Tam Hà. Đây là giai đoạn giúp các bạn trẻ này tìm hiểu và sống kinh nghiệm thiêng liêng của thánh I-nhã và linh đạo Dòng Tên. Qua thực nghiệm Linh Thao và các thực nghiệm khác, họ sẽ được huấn luyện để mang lấy cung cách hành xử của Dòng Tên.

Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu được cử hành trong ngày lễ Đức Mẹ thăm viếng hôm nay nhắc nhớ mỗi tân khấn sinh noi gương Đức Mẹ, đấng đã hoan hỷ rộn rã lên đường để đem tin vui cứu độ đến cho thế giới, để hôm nay họ cũng chính thức lên đường, bước vào một chặng đường mới theo chân Thầy Giêsu, Đấng chịu đau khổ, sỉ nhục và vác thập gia qua lời khấn nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục trong Dòng Tên.

Xin tạ ơn Thiên Chúa vì Dòng Tên Việt Nam đã có thêm 15 anh em Giêsu hữu và 20 anh em tập sinh để tiếp bước thánh I-nhã và các bạn đầu tiên, trở nên bạn đường bước theo Đức Giêsu vác Thập giá phục vụ sứ mạng làm Vinh danh Chúa và giúp đỡ các linh hồn.

Hội Dòng xin tri ân quý bậc phụ huynh đã quảng đại dâng hiến những người con thân yêu của mình cho Chúa trong ơn gọi Dòng Tên. Xin cảm ơn quý ân nhân, quý bạn hữu xa gần, quý cộng tác viên và toàn thể cộng đoàn đã thành tâm cầu nguyện và nhiệt tình cộng tác với nhà Dòng trong việc huấn luyện ơn gọi.

Xin Thiên Chúa cho quý vị luôn được sống trong tình yêu và ân sủng của Ngài.

Bản tin: Chỉnh Trần, S.J.

Hình ảnh: Hoàng Dũng, S.J.
 
35 Thiếu Nhi Thánh Thể rước lễ lần đầu tại GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
08:23 04/06/2013
35 THIẾU NHI THÁNH THỂ RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU TẠI GXVN PARIS

Chiều thứ bảy 01 tháng 06 năm 2013, GXVN Paris, 35 thiếu nhi đã được rước lễ lần đầu vào lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa.

Thiếu nhi mỗi sáng dâng ngày
Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu
Thiếu nhi Thánh Thể nhiệm mầu,
Tôn sùng rước lễ, nhà chầu viếng thăm.


Trên đây là hai điều tâm niệm đầu tiên, trong 10 điều tâm niệm của Thiếu Nhi Thánh Thể. Điều thứ nhất, các em được huấn luyện để thực hiện ngay từ những bước đầu chập chững đi vào đoàn ở cấp « Chuẩn bị ấu ». Sau vài ba năm ở trong đoàn, khoảng 8-9 tuổi, các em được chuẩn bị để « Rước lễ lần đầu ». Không kể chương trình dài hạn học giáo lý, tuần trước khi rước lễ lần đầu, các em đã đi tĩnh tâm để xưng tội và chuẩn bị rước lễ lần đầu.

Và hôm nay, trước sự hiện diện vui mừng của cha mẹ và của cả Cộng Đoàn Giáo Xứ, các em được rước lễ lần đầu. 35 thiếu nhi được rước lễ lần đầu hôm nay là :

Anna Trần Như Quỳnh
Camille Trần Trâm Anh
Carole Nguyễn Diễm Quỳnh
Cathy Nguyễn Trâm Anh
Cécile Võ Quỳnh Nhi
Deborah Bùi Ngọc Bích
Diane Đinh Ánh Dương
Marie Loch Thanh Phương
Marie Ngô Mai Nguyễn
Marie Nguyễn Emile Yến Khoa
Marie Trần Elodie Minh Phương
Marie Vũ Quỳnh Như
Marie –Thérèse Bùi Vũ Trâm Anh
Marie –Thérèse Souppaya Cẩm Chi
Thérèse Nguyễn Lan Chi
Thérèse Nguyễn Tú Quyên

Antoine Nguyễn Ngọc Đức
Antoine Trương Philippe
Christophe Nguyễn Ngọc Toàn
Dominique Savio Nguyễn Lê Savio
François Xavier Nguyễn Văn Thông
Jean Baptiste Nguyễn Lèo Phong
Joakim Vũ Huỳnh Thi
Martin Nguyễn Hữu Nhân
Mickael Đào Việt Đức
Olivier Nguyễn Hữu Minh Nhật
Paul Nguyễn Gia Phúc
Paul Phạm Trọng Thức
Pierre Brece Nam Hoàng
Pierre Trần An Nam
Pierre Nguyễn Philippe
Stéphane Hồ Hoàng Thiên
Thomas Trương Kévin

Được dìu dắt một cách tận tình và dậy bảo một cách kỹ lưỡng, hôm nay các em đã đóng nhiều vai trò chủ động. Các em đọc hai bài đọc bằng tiếng việt, giọng lơ lớ thật đễ thương.
Linh mục chủ tế chia sẻ Lời Chúa với các em một cách đơn sơ và đứng giữa các em như một người thầy và một người bạn. Bằng những hình ảnh cụ thể thường ngày và dễ hiểu, Ngài đặc biệt chia sẻ với các em rằng Chúa Thánh Thể mà các em sẽ lãnh nhận lần đầu hôm nay là của nuôi linh hồn các em và là người bạn đến ở trong lòng chia vui sẻ buồn cùng các em.

Sau kinh tin kính, các em lại đóng vai chủ động đọc 4 lời nguyện.
Các em xin Chúa cho mình được xứng đáng lãnh nhận bí tích trọng đại này lần đầu hôm nay và luôn mãi được giữ lòng trong trắng sạch tội, siêng năng đi dự thánh lễ để được đón rước Chúa.
Các em xin Chúa Thánh Thể mà các em được đón nhận và kết hiệp lần đầu hôm nay dậy bảo các em được mãi đi trong đức tin mà tín thác vào tình yêu Ngài.
Các em cũng nhớ đến 16 bạn thiếu nhi khác trong họ Cergy sẽ được rước lễ lần đầu tuần sau, cũng như 43 anh chị khác trong Gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể sắp lãnh nhận bí tích Thêm Sức ; Và các em cầu xin Chúa ban thêm sức mạnh cho họ để họ biết trung tín làm chứng cho Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Và để kết thúc những lời nguyện hôm nay, các em xin Chúa cho mình biết sống can đảm, không sợ hãi, cũng chẳng sợ khó.

Giây phút cảm động nhất đã đến. Giây phút các em được rước lễ lần đầu. Một nam, một nữ, từng em một, các em được cha chủ tế trao mình máu Chúa.

Và các em say đắm theo lời ca bài « Trong trái tim Chúa », do Ca đoàn Thiếu nhi và cả cộng đoàn đang hát : « Trong Trái Tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, trái tim con trong trái tim Người, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi. Là tình con trong mối tình Người. ĐK : Trái tim hồng Thiên Chúa, trái tim người Cha, mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca. Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa ».

Rước Chúa vào lòng rồi, các em thầm thì cầu nguyện, tự đáy lòng mình.
Em thì bày tỏ niềm tin. Giêsu Chúa ơi, Con tin Chúa. Tấm bánh nhỏ con vừa ăn, con tin rằng đó là Mình Chúa. Cám ơn Chúa đã đến ở trong con. Xin cho con được sức mạnh, mà yêu Chúa mãi.
Em thì bày tỏ đức cậy. Giêsu Chúa ơi, con cậy trông và kỳ vọng vào Chúa. Chúa mãi ở bên con. Xin giúp con đừng bao giờ quên Chúa, mà trung thành với Chúa luôn.
Em lại bày tỏ long mến. Giêsu Chúa ơi, con mến phục Chúa. Chúa là Chúa của con, là Thiên Chúa của con. Xin giúp đỡ con được luôn tỏ ra xứng đáng với Chúa. Xin giữ tim con được luôn sẵn sàng tiếp đón Chúa.
Em khác lại cám ơn Chúa. Giêsu Chúa ơi, Chúa đến với con và đi với con mỗi ngày. Con cám ơn Chúa ! Chúa ban sự sống mình cho nhân thế. Chúa là đường, là sự thật và là sự sống cho con. Con cám ơn Chúa !
Em khác lại cám ơn Mẹ Maria. Mẹ Maria ơi, Mẹ đã dậy con biết nói lời hết lòng xin vâng với Chúa, lời tin thác vào Ngài và lời tạ ơn với Ngài. Xin cám ơn Mẹ !

Những lời cầu nguyện này của 35 em thiếu nhi rước lễ lần đầu hôm nay, được cả cộng đoàn đóng góp theo qua lời ca « Chúng con xin ngợi khen Cha ! Chúng con xin tạ ơn Ngài. Bây giờ và mãi mãi. Alleluia. Vì những hồng ân Chúa thương ban tràn lan. Vì những kỳ công Chúa ra tay oai hùng. Chúng con xin ngợi khen Cha ! … ».

Sau lời tạ ơn Chúa , vị đại diện phụ huynh cám ơn các cha, các thầy đồng tế. Cám ơn ca đoàn, cám ơn Ban Giám Đốc Giáo Xứ và Cộng Đoàn Giáo Xứ, cám ơn Cha Tuyên Úy, Ban Giáo Lý, Ban Huynh Trưởng và Ban Phụ Huynh.

Kết thúc buổi lễ, 35 em thiếu nhi rước lễ lần đầu đã đến tặng hoa hồng cám ơn thầy cô đã dậy dỗ giáo lý và chuẩn bị cho các em được rước lễ lần đầu hôm nay.
Cả nhà thờ lại vang lên lời ca : « Chúng con xin ngợi khen Cha ! Chúng con xin tạ ơn Ngài. Bây giờ và mãi mãi. Alleluia ».

Paris, ngày 01 tháng 06 năm 2013
 
Kiệu mình thánh Chúa tại Seatle
Nguyễn An Qúy
12:43 04/06/2013
KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA TẠI SEATTLE.

SEATTLE. Chiều cuối tuần, một buổi chiều thật đẹp đến với Cao Nguyên Tình Xanh, nhiệt độ ngoài trời trên dưới 68 độ F nên càng về chiều càng dễ chiụ với ánh nắng dịu dàng. Cùng vơí Giáo Hội hoàn vũ mừng trọng thể lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, nên giáo xứ Các Thánhh Tử Đạo Việt NamTGP Seattle hôm nay thứ bảy 01 tháng 6 cử hành cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa qua những con đường phố chúng quanh khu vực nhà thờ.

Xem Hình

Mới hơn 4 giờ chiều, khuôn viên nhà thờ đã trở nên nhộn nhịp, nhìn quanh tôi thấy các đoàn thể đã tập trung với đoàn kỳ của mỗi hội đoàn để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Đúng 5 giờ, vị MC trong Ban Phụng Vụ xuất hiện trên lễ đài và nói: Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa, hôm nay Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng nhau rước kiệu Mình Thánh Chúa. Cung nghinh Mình Thánh Chúa hôm nay, chúng ta cùng nhau sám hối để đền bù những lần xúc phạm đến Thánh Thể Chúa Giêsu. Giờ Rước Kiệu bắt đầu. Xin thông báo Đoàn kiệu theo thứ tự như sau: Thánh Giá nến cao, chiêng trống, đoàn cờ Hội Thánh, Đoàn quốc phục, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Cộng Đoàn Mân Côi, Cộng Đoàn Fatima, Cộng Đoàn Mông Triệu, Hội Legio, Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Hội Thánh Linh, Đoàn Dâng Hoa, Ban Lễ Sinh MC nó tiếp: Kính mời Cộng đoàn cùng hướng về Mình Thánh Chúa. Cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu cung nghinh Mình Thánh Chúa được anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm theo hầu chung quanh. Cha chủ sự trịnh trọng cầm hào quang Mình Thánh Chúa tiến lễ đài để toàn thể cộng đoàn dân Chúa chầu phép lành để khởi đầu cuộc rước kiệu. Mình Thánh Chúa được đặt trên lễ đài có lọng che hầu hai bên. Mọi người quỳ gối hướng về Mình Thánh Chúa, Cha chủ sự xông hương trước Mình Thánh Chúa. Cộng Đoàn cùng hướng về lễ đài và hát: Thờ Lạy Chúa, thờ lạy Chúa, uy quyền khả ái trong hình bánh náu thân. Thờ Lạy Chúa, thờ lạy Chúa uyquyền khả ái nương mình dưới thế trần…” Cuộc rước bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống vừa dứt cha chủ sự trịnh trọng thỉnh hào quang Mình Thánh Chúa được anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách theo hầu với cặp lọng màu vàng và phong du che Mình Thánh Chúa. Đoàn kiệu theo thứ tự như đã thông báo. Trên suốt chặng đàng Mình Thánh Chúa đi qua, toàn thể cộng đoàn cùng suy niệm và đọc Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót với những suy niệm từng chục kinh chuỗi thương xót. Kết thúc chuỗi Thương Xót với suy niệm: Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa đã trở nên nguồn sống cho cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết sống đền đáp tình yêu cao sâu mà Chúa đã cho chúng con. Đó là biết thực thi lời Chúa, biết sống theo giáo huấn của Chúa. Xin giúp chúng con đừng xa lìa Chúa bởi những đam mê tội lỗi của trần gian.

Đoàn kiệu trở về lễ đài lúc 6 giờ. Cha chủ sự thỉnh Mình Thánh Chúa đặt ở lễ đài. Buổi chầu thánh thể bắt đầu. Mọi người đều quỳ gối trên sân đậu xe, hướng về Mình Thánh Chúa một cách sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho giáo xứ, kinh cầu cho ơn Thiên Triệu. Giờ chầu trước Mình Thánh Chúa kéo dài hơn 20 phút. Sau giờ chầu là Thánh lễ đồng tế do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có linh mục phụ tá Nuyễn Sơn Miên và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế cám ơn sự hiện diện của toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo xứ đã sốt sắng tham dự buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa hôm nay. Trong bài giảng cha chủ tế cũng đã giơí thiệu nguồn gốc lịch sử của ngày lễ Mình Thánh Chúa. Xin tóm gọn vài nét của bài giảng: Chúng ta biết vì sao có ngày lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô mà Giáo Hội cử hành hôm nay. Vào thế kỷ thứ 12 một nữ tu Dòng Augustinô xơ Louiana, một nữ tu rất đạo đức thánh thiện đến gặp vị Giám mục ở địa phương là Rôbertô, chị nói với ngài con được Chúa soi sáng. Chúa muốn là có một lễ kính đặc biệt về Mình và Máu của Ngài. Đức Cha hỏi: lý do gì mà phải làm như vậy. Chị nói: hồi nhỏ con có một giấc mơ, trong giấc mơ đó con thấy trên mặt trăng có một đám màu đen, con cứ phân vân không biết đó có ý nghĩa gì. Khi lớn lên, một hôm Chúa hiện ra và bảo con rằng: Mặt trăng là biểu hiện của lịch phụng vụ, trong đó có đám đen tượng trưng cho việc còn thiếu một cái gì đó như cần có một lễ nữa để hoàn tất trong việc phụng vụ để cho mặt trăng được sáng hết không còn có đám đen nữa, và Chúa nói vơí con là cần có một lễ để kính Mình và Máu Thánh Chúa với ba mục đích: thứ nhất làm cho người ta tăng thêm lòng tin về sự hiện diện thực sự của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, thứ hai để cho họ xác nhận được sức mạnh từ Bí Tích Thánh Thể để sống đức tin trong cuộc sống mỗi ngày và điểm thứ ba đó là để đền bù phạt tạ bởi vì nhiều lần con người chúng ta đã không nhận lảnh Bí Tích Thánh Thể một cách xứng đáng, vì thế đã trở nên sự tội, án phạt cho mình. Vì vậy cần có lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa để con người có ý thức hơn tầm quan trọng của Thánh Thể hiện diện ở giữa trần gian. Đức Giám Mục đã lắng nghe và cuối cùng ngài cho thiết lập lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa trong toàn thể giáo phận của ngài. Đến năm 1224, ngài đã thỉnh lên Đức Giáo Hoàng Ubanô thứ tư. Đức Giáo haòng lúc bấy giờ đã suy nghĩ và cuối cùng ngài cũng ban hành thiết lập ngày lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa trên toàn thế giới. Về sau Công Đồng Vatican Đệ Nhị cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của Mình Thánh Chúa. Trước đây thánh lễ này được cử hành vào ngày thứ năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, và Công Đồng Vatican II đã dời lại ngày Chúa Nhật sau lễ Chúa Ba Ngôi để kính trọng thể. Ngày hôm nay, chúng cùng với Giáo Hội mừng lễ này với mục đích đó. Mình Thánh Chúa và Máu Thánh Chúa hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể là một phép lạ kỳ diệu, một mầu nhiệm cao siêu biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Chúng ta nghe ở đậu có phép lạ thì chúng ta tìm đến, tuy nhiên một phép lạ đang xẩy ra hằng ngày đến với chúng ta thì chúng ta lại coi thường. Đó là phép lạ từ bánh và rượu đã trở nên thịt và máu của con Chúa, và với lòng tin của chúng ta thì chúng ta biết rằng Chúa đang sống động giữa chúng ta hằng ngày với máu và thịt của Ngài và như vậy là với cả con người của Ngài đang thực sự ở với chúng ta. Ngài đã trở nên khiêm nhu ẩn mình trong bánh và rượu để nuôi sống chúng ta và sự sống của chúng ta nhận được đó là sự thông phần, hiệp thông vào sự sống của Chúa Ba Ngôi….”

Kết thúc bài giảng ngài nói: “Mừng lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa, qua cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa vừa rồi, chúng ta hãy biết sống kết hiệp với Chúa Kitô qua Bí Tích Thánh Thể và tránh đừng xúc phạm đến phép Thánh Thể, xin cho mỗi người chúng ta biết quý trọng và siêng năng đón nhận Mình Thánh Chúa vì đó là của ăn trường sinh mà Chúa thương ban cho chúng ta”.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha chủ tế một lần nữa cám ơn sự hiện diện sốt sắng của toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo xứ đã tham dự cuộc rước kiệu và dâng thánh lễ. Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 45 phút.

https://picasaweb.google.com/100429147408528482693/KIEUTHANHTHE2013#
 
Thông báo về buổi lễ kết thúc giai đoạn điều tra cấp giáo phận án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận
LM. Trần Đức Anh OP
13:55 04/06/2013
ROMA. Ngày 5-7-2013, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Roma, sẽ chủ tọa buổi lễ kết thúc cuộc điều tra ở cấp Giáo phận trong án phong chân phước cho vị Tôi Tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Buổi lễ này sẽ diễn ra lúc 11 giờ 30 sáng tại Hội trường ”Hòa Giải” trong dinh thự Latarano cũng là Tòa Giám quản của giáo phận Roma. Bắt đầu là thánh ca, tiếp đến là đọc biên bản, rồi diễn văn của ĐHY Vallini, và lời cám ơn của ĐHY Turkson, sau cùng là thánh ca kết thúc.

Trong thư mời tham dự buổi lễ này, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, và ĐHY Vallini cũng cho biết trước đó, vào lúc 9 giờ rưỡi sáng cùng ngày thứ sáu, 5-7, sẽ có thánh lễ đồng tế tại Vương cung Thánh Đường Thánh Antôn Padova của dòng Phanxicô, ở đường Merulana, 124.

Ngoài ra, vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, sẽ có buổi giới thiệu cuốn sách của ĐHY Nguyễn Văn Thuận với tựa đề ”Các thư mục vụ - theo vết Công đồng chung Vatican 2”; trình bày các bản sao Thánh Giá của ĐHY Nguyễn Văn Thuận; tuyên bố cấp học bổng về đạo lý xã hội của Hội Thánh, để kính nhớ Đức Cố Hồng Y. Sau cùng là buổi hòa nhạc.

Ngày thứ bẩy, 6-7, lúc 12 giờ sẽ có buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha và thánh lễ tạ ơn được cử hành tại Nhà Thờ Đức Mẹ Cầu Thang nơi có mộ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận (Santa Maria della Scala - Piazza S. Maria della Scala, 23).

Thư mời của ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đặc biệt cám các tổ chức ân nhân như: Ngân Quỹ ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận ở Hoa Kỳ; Ngân Quỹ Thánh Mathêu, tưởng niệm ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận ở Vatican, Hiệp Hội các cựu Chủng sinh Huế ở Mỹ, Ngân Quỹ Antica Zecca ở Lucca, Italia, Phong trào Canh tân trong Thánh Linh ở Tampa, Florida, và sau cùng là Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam ở Đức.

Sau buổi lễ tại Tòa Giám Quản Roma, toàn bộ hồ sơ thu thập được trong cuộc điều tra, được niêm phong và gửi về Bộ Phong Thánh. Tại đây, Bộ sẽ cứu xét giá trị cuộc điều tra đã thực hiện trước khi chỉ định vị Tường trình viên (Relatore) để cùng với vị Thỉnh nguyện viên soạn tập Hồ sơ đúc kết (Positio) và các nhân đức anh hùng của vị Tôi Tớ Chúa. Hồ sơ này sẽ được giao cho 9 vị chuyên gia cố vấn của Bộ cứu xét và cho ý kiến. Nếu mọi giai đoạn của việc cứu xét này là tích cực, Đức Thánh Cha sẽ cho phép công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng và vị Tôi Tớ Chúa được gọi là Đấng Đáng Kính.

Giai đoạn kế tiếp và cứu xét phép lạ. Nếu có phép lạ được chứng thực qua các giai đoạn cứu xét của Hội đồng giám định y khoa, Ủy ban thần học và hội đồng Hồng Y, Đức Thánh Cha sẽ cho phép công bố sắc lệnh nhìn nhận, và việc phong chân phước có thể tiến hành sau đó (TPN 3-6-2013)
 
Đại hội thiếu nhi của giáo phận Mỹ Tho
Ban Truyền Thông
18:18 04/06/2013
ĐẠI HỘI THIẾU NHI CỦA GIÁO PHẬN MỸ THO NGÀY 1.6

Trong tinh thần học hỏi, hiểu và sống “Năm Đức Tin” của Giáo Hội, sáng ngày 1.6.2013, vào lúc 7 giờ tại nhà thờ Chánh Tòa - Giáo phận Mỹ Tho, đã diễn ra ngày hội các huynh trưởng và các em thiếu nhi trong toàn giáo phận nhân ngày quốc tế thiếu nhi (1/6) với chủ đề ‘Đức tin - Giáo Hội và em’. Buổi họp mặt do Ban giáo dân của giáo phận tổ chức, nhằm tạo cơ hội cho các huynh trưởng và các em thiếu nhi trong giáo phận Mỹ Tho được giao lưu, học hỏi và sống đức tin của Phong trào thiếu nhi thánh thể.

Xem Hình

Ban tổ chức gồm có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh cũng là Trưởng ban giáo dân, Cha tuyên úy của Thiếu Nhi Thánh Thể Phêrô Nguyễn Ngọc Long, thấy phó tế Phêrô Nguyễn Thành Danh, và quý cha đại diện các hạt của Giáo Phận Mỹ Tho.

Ngày đại hội đã quy tụ khoảng 1500 em thiếu nhi thuộc ba tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp cùng quý cha đại diện cho các giáo hạt. Chương trình của ngày đại hội bắt đầu từ 7g00 – 15g00; và gồm 4 phần chính:

Phần thứ nhất: Đón tiếp, chia ngành và khai mạc

Phần thứ hai: Thi đố vui Giáo Lý

Phần thứ ba: Thánh Lễ

Phần thứ tư: Chương trình văn nghệ, tổng kết phát thưởng và chia tay.

Ngay từ sáng sớm, bầu không khí tại khuôn viên Nhà Thờ Chánh Tòa đã rất tưng bừng và nhộn nhịp. Từ 7g00 – 7g30 là nghi thức đón tiếp các em thiếu nhi từ các giáo xứ khác nhau trong giáo phận Mỹ Tho. Từ 7g30 – 8g00, trưởng Hùng bắt đầu chia ngành: ấu, thiếu, nghĩa và sinh hoạt khởi đầu cho các em làm quen với nhau. Có lẽ giây phút ban đầu còn lạ và bỡ ngỡ nên các em vẫn con rụt rè, chưa khởi động hết mình. Tiếp đến là nghi thức khai mạc với nghi thức chào cờ trọng thể. Ngay sau lời tuyên bố khai mạc ngày đại hội của cha Tổng Đại Diện, bầu không khí bắt đầu vui nhộn hẳn lên với tiếng trống, tiếng vỗ tay chào mừng của các em. Bài múa chủ đề của các em thiếu nhi giáo xứ Chánh Tòa “Hãy để thiếu nhi đến với Thầy” đã khơi lửa cho tình thần của các bạn thiếu nhi. Các em đã mau chóng hoa nhập vào bầu khí.

Tiếp đến là phần thi đố vui giáo lý theo ngành. Mỗi ngành chia 4 đội: Liên hạt Long An, liên hạt Đồng Tháp, hạt Mỹ Tho, và hạt Cái Bè. Có 4 lượt thi và mỗi đội sẽ chọn 2 bạn dự thi cho mỗi lượt thi. Các em thiếu nhi đều tham gia rất nhiệt tình, hăng say và có tinh thần đồng đội cao. Các câu hỏi thi chủ yếu là những câu liên quan đến năm Đức Tin, đến Kinh Thánh và phụng vụ Bí Tích đã được hầu hết các em trả lời chính xác.

Đúng 10 giờ, các em tiến vào nhà thờ Chánh tòa để tham dự thánh lễ do Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự cùng với 14 linh mục đồng tế trong giáo phận. Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phaolô đã chào mừng cha Tồng Đại Diện, cha tuyên úy Thiếu Nhi Thánh Thể, quý cha và tất cả các em thiếu nhi bằng một tràng vỗ tay thân ái. Trong bài giảng, Đức Cha đã nhấn mạnh đến tình thương yêu của Chúa Giêsu dành cho các trẻ nhỏ, ngài cũng ước mong cho các em cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu và đáp lại tình thương yêu ấy bằng cách sống khôn ngoan, thánh thiện, tích cực tham gia học hỏi giáo lý và Lời Chúa, để các em mỗi ngày thêm khôn ngoan và đầy Ân Sủng trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

Sau Thánh Lễ, một bạn thiếu nhi đại diện cám ơn Đức Cha, cùng quý cha đã tổ chức ngày đại hội này để các em có cơ hội gắn bó với nhau hơn để cùng nhau học hỏi và yêu mến Giáo Hội hơn.

Thánh Lễ kết thúc vào lúc 11g00. Các em trở ra sân dùng cơm trưa. Sau giờ giải lao, đúng 12g30, chương trình văn nghệ bắt đầu. Có tất cả 15 tiết mục văn nghệ của các giáo xứ gồm đủ thể loại: múa, hát và đặc biệt có 2 tiết mục ảo thuật đã làm cho bầu khí thêm phần hấp dẫn. Các tiết mục văn nghệ tuy đơn sơ, nhưng đã thể hiện được tinh thần tích cực và sự năng động của thiếu nhi giáo phận.

Và sau cùng là phần khen ngợi và phát thưởng. Từng đợt vỗ tay vang lên sau khi cha tuyên úy công bố kết quả của cuộc thi. Kết quả thi như sau:

Ngành Ấu:

1. Liên hạt Đồng Tháp

2. Liên hạt Long An

3. Hạt Mỹ Tho

Ngành Thiếu:

1. Hạt Cái Bè

2. Liên hạt Long An

3. Liên hạt Đồng Tháp

Ngành Nghĩa:

1. Liên hạt Đồng Tháp

2. Liên hạt Long An

3. Hạt Cái Bè

Kết quả trên cũng chứng tỏ tinh thần ham học hỏi của các em thiếu nhi. Sau khi nhận cờ luân lưu, mỗi em cũng nhận được một phần quà từ ban tổ chức là một phần bánh ngọt và một chuỗi đeo tay.

Sau cùng, cha tuyên úy đã thay mặt cho ban tổ chức một lần nữa cám ơn Đức Cha, và thật bất ngờ khi Đức Cha đứng từ ban-công phòng của ngài vẫy tay và chúc lành cho các em thiếu nhi bằng một nụ cười trìu mến và đầy yêu thương, đến độ các em thiếu nhi reo lên vì vui sướng và vẫy tay chào tạm biệt Đức Cha. Hình ảnh thân thương này chứng tỏ tình thương yêu của vị Cha chung trong Giáo Phận dành cho thiếu nhi thật vô cùng đặc biệt. Sau lời tuyên bố bế mạc ngày đại hội của cha tuyên úy, các em ra về trong niềm vui hòa lẫn với sự chia tay quyến luyến và hy vọng sẽ có ngày được hội ngộ. Ngày đại hội kết thúc thành công tốt đẹp vào lúc 14g30.

Xin hết lòng tri ân Đức Cha, xin hết lòng cảm ơn cha Tổng Đại Diện, cha tuyên úy thiếu nhi, quý cha, quý Thầy, quý Sơ cùng các anh chị huynh trưởng đã giúp các em thiếu nhi có một ngày vui thật trọn vẹn và ý nghĩa. Nguyện chúc cho các em thiếu nhi mỗi ngày thêm khôn ngoan, luôn sống đẹp lòng Chúa và mọi người.

Truyền thông Gx. Mỹ Trung, Ban Truyền Thông Giáo phận
 
Thiếu nhi Thánh Thể Hoa Kỳ mừng lễ bổn mạng
Lm. Nguyễn Thanh Bình, SVD
18:09 04/06/2013
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chọn ngày lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô làm bổn mạng. TNTT tại Hoa Kỳ năm nay mừng lễ bổn mạng một cách rất đặc biệt. Ngày lễ mừng bổn mạng cũng là ngày kết thúc của Sa Mạc lãnh đạo cấp III với danh hiệu Sa Mạc Tiberia V. Đúng ngày lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, lúc 1 giờ sáng ngày 2 tháng 6, khoảng 60 sa mạc sinh cùng với một số các Cha Tuyên Úy và các Huấn Luyện Viên hòa lên tiếng hát mừng bổn mạng Phong Trào. Một chiếc bánh ngọt nho nhỏ hình tròn biểu tượng sự nối kết với nhiều ngọn nến đủ màu sắc tượng trưng cho những màu khăn và tươi trẻ của Thiếu Nhi đã thắp sáng lên niềm vui cho ngày mừng bổn mạng. Sau khi chiếc bánh được mang ra giữa vòng tròn, mọi người cùng hát vang lên bài hát Chúc Mừng như bày tỏ niềm vui hạnh phúc của người Thiếu Nhi Thánh Thể.

Xem Video

Chúc mừng, xin chúc mừng. Chúc mừng và xin chúc mừng. Chúc mừng một ngày thật vui. Chúc mừng ngày lễ quan thầy. Chúc mừng một ngày hạnh phúc. Chúc mừng, và xin chúc mừng.

Khi chiếc bánh được cắt ra từng phần nhỏ và những chai rượu Champaign được nổ tung ra để khai mạc bửa tiệc thân mật, những thau Crawfish, đặc sản vùng New Orleans, được bày trên bàn để bắt đầu một bửa tiệc vừa mặn vừa ngọt thật vui nhộn. Chiếc bánh ngọt được dùng với ý nghĩa mừng lễ quan thầy. Còn món Crawfish là mừng các SM sinh vừa kết thúc 5 ngày sa mạc huấn luyện.

Trong số Sa Mạc sinh có sự hiện diện của linh mục Giuse Nguyễn Hữu Thiệu, cha phó xứ Philipphê Phan Văn Minh, và sáu Sơ Trợ Úy đang phục vụ tại hai thành phố Orlando và Miami, tiểu bang Florida. Hoan hô Cha Thiệu và các Sơ đã tham dự Sa Mạc để cùng đồng hành với các Sa Mạc sinh và học hỏi thêm về Phong Trào. Điểm đáng nhớ khó quên nữa là Sa Mạc Tiberia V vinh dự đón tiếp bảy Cha Tuyên Úy Miền và Nghiên Huấn các ngành. Cha Micae Đặng Minh Trân, CMC, phó Nghiên Huấn ngành Ấu; Cha Giuse Nguyễn Châu, SVD, phó Nghiên Huấn ngành Thiếu; Cha Giuse Ngô Đình Thông, CSsR, phó Nghiên Huấn ngành Hiệp Sĩ; Cha Giuse Hoàng Thanh Sơn, OP, Tuyên Úy Miền Trung Đông, Cha Giuse Phạm Ngọc Thi, SCJ, Tuyên Úy Miền Trung; Cha Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Tuyên Úy Miền Nam, và Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD, Tổng Tuyên Úy. Các Cha đến để ủng hộ tinh thần các Sa Mạc Sinh và gặp gỡ nhau để nung đúc tinh thần phục vụ và đưa ra những đường hướng của Phong Trào cho tương lai. Tinh thần trẻ của các Cha sẽ được ghi vào lòng của các em.

Thánh lễ mừng bổn mạng Phong Trào cũng là thánh lễ kết thúc Sa Mạc Tiberia V tại nhà nguyện dòng Don Bosco thuộc thành phố Tampa, Florida. Sau thánh lễ bế mạc, các Cha Tuyên Úy, các Huấn Luyện Viên, và các Sa Mạc Sinh được sống giây phút thật êm đềm và hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ qua giờ chầu Thánh Thể theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Mọi người ra về tràn đầy hân hoạn như một băng reo được vang lên để nhắc nhở:

Tiberia – mến Chúa thiết tha.

Tiberia- yêu người đậm đà.

Tiberia- tình Chúa bao la. Alleluia.

Dưới đây là link video

http://www.youtube.com/watch?v=ZNo7C6xEgCo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi Bạn
Teresa Nguyen
21:22 04/06/2013
ĐÔI BẠN
Ảnh của Teresa Nguyen
Bên nhau ta giúp sức
Vượt biển đời mênh mông.
(TN)